SlideShare a Scribd company logo
1 of 276
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
Sù BIÕN §æI V¡N HãA LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG
ë Hµ NéI HIÖN NAY
(Qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI – 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
Sù BIÕN §æI V¡N HãA LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG
ë Hµ NéI HIÖN NAY
(Qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lê Quý Đức
2. TS. Lê Trung Kiên
HÀ NỘI - 2015
.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2. Cơ sở lý luận 28
Chương 2: KHÁI LƢỢC VỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, LÀNG NGHỀ TRIỀU
KHÚC, THIẾT NG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ LÀNG NGH
40
2.1. Khái lược làng nghề Hà Nội 40
2.2. Làng nghề truyền thống Triều Khúc và Thiết Úng 50
2.3. Nhân tố tác động đến sự biến đổi văn hoá làng nghề Hà Nội 62
Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG TRIỀU KHÚC VÀ THIẾT ÚNG
77
3.1. Biến đổi lĩnh vực văn hóa vật chất và cảnh quan môi trường 77
3.2. Biến đổi lĩnh vực văn hóa tổ chức cộng đồng 92
3.3. Biến đổi lĩnh vực văn hóa tinh thần 106
Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN VÀ CÁC NHÓM GIẢI
PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG
122
4.1. Một số vấn đề cần bàn luận 122
4.2. Các nhóm giải pháp bảo tồn, phát huy văn hoá làng nghề truyền thống 132
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương
CNH : Công nghiệp hóa
G.S :
PGS.TS :
Giáo sư
HĐH : Hiện đại hóa
HĐND :
HTX :
KTTT :
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
NXB : Nhà xuất bản
NCS : Nghiên cứu sinh
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
Tr :
TW :
Trang
Trung ương
VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Địa điểm sản xuất của thợ thủ công 86
Bảng 3.2. Đánh giá về cảnh quan làng nghề 90
Bảng 3.3. Đánh giá các mối quan hệ gia đình, dòng họ 95
Bảng 3.4. Hình thức giao dịch trong quan hệ bán hàng 95
Bảng 3.5. Đối tượng truyền nghề 105
Bảng 3.6. Nhóm đối tượng được gia đình truyền nghề 105
Bảng 3.7. Đánh giá việc duy trì tín ngưỡng lễ hội 110
Bảng 3.8. Đánh giá vấn đề đạo đức trong quan hệ bạn hàng 119
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới, nền
kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cũng vì thế, biến đổi văn hoá làng nghề truyền thống Hà Nội diễn ra như một
điều tất yếu của sự phát triển. Biến đổi văn hóa ở các làng nghề truyền thống Hà
Nội không chỉ tác động đến cơ cấu tổ chức, diện mạo làng nghề, quy trình sản
xuất, mẫu mã, hình thức, chất lượng sản phẩm, phong tục tập quán…. của mỗi
làng nghề mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội
và cả nước trong quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) hiện
nay. Xu hướng biến đổi trên thực sự là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu
kịp thời để đưa ra những căn cứ khoa học, những giải pháp phù hợp, giúp các
nhà hoạch định chính sách có những quyết sách hợp lý, vừa gìn giữ, vừa phát
huy được giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề.
,
số 33, Hội nghị lần thứ 9 BCHTW
Đảng khóa XI , con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó các làng nghề truyền thống đóng
vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông thôn, nông ngh , vì
phát triển làng nghề truyền thống tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng, phong
phú, góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, tạo việc làm, cải thiện đời sống dân cư
nông thôn, tăng tích lũy, giảm di dân tự do, chuẩn bị cho đội ngũ lao động có
khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp, tạo cơ sở vệ tinh cho các
doanh nghiệp hiện đại, phát n làng nghề truyền thống còn góp phần bảo tồn
và gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề
Hà Nội cho đến nay chưa nhiều, mới chỉ có một số công trình
nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề vùng châu thổ sông Hồng, qua nghiên
2
cứu một số làng ở Hà Tây (cũ), Thái Bình, Hà Nội, mà chưa có công trình
nghiên cứu sâu, riêng biệt về sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội
hiện nay, đặc biệt là vai trò chủ thể của cư dân làng nghề trong sự biến đổi đó.
Vì vậy, nghiên cứu sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội nói
chung và hai làng nghề dệt Triều Khúc (huyện Thanh Trì), đồ gỗ mỹ nghệ Thiết
Úng (huyện Đông Anh) nói riêng không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn đáp ứng
nhu cầu cấp bách của thực tiễn trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa các làng
nghề truyền thống ở nước ta hiện nay trước yêu cầu CNH, HĐH và toàn cầu hóa.
Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) thấy việc nghiên cứu đề
tài “Sự biến đổi văn hóa làng nghề ng ở Hà Nội hiện nay” (Qua
trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng) là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn trong bối cảnh đổi mới của xã hội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong tổng số hơn 750 tài liệu trong nước và nước ngoài nghiên cứu về
Hà Nội, có hơn 100 tài liệu nghiên cứu về làng nghề, phố nghề, văn hóa làng
nghề Hà Nội từ trước giai đoạn đổi mới (năm 1986) đến hiện nay, chưa có công
trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu về biến đổi văn hóa làng nghề truyền
thống Hà Nội ).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở trình bày một số khái niệm cơ bản
, NCS phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi của văn hóa làng nghề
truyền thống trên địa bàn Hà Nội,
qua nghiên cứu trường hợp làng nghề
dệt Triều Khúc và làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng.
3.2. Nhiệm vụ
- và về ;
- Khảo sát thực trạng về sự biến đổi của văn hóa làng n
Triều Khúc, Thiết Úng và so sánh với một số làng nghề khác trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
3
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề truyền
thống Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi của văn hóa làng nghề
truyền thống của thành phố Hà Nội qua khảo sát làng Triều Khúc (xã Tân
Triều, huyện Thanh Trì) và Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh).
.
, ,
đây
, , NCS
,
bàn .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Hai làng nghề truyền thống trên là khách thể nghiên cứu
được chọn theo tiêu chí NCS tự đặt ra. Làng nghề truyền thống Triều Khúc trước
đây sản xuất các sản phẩm phục vụ triều đình phong kiến, nay sản xuất các sản
phẩm phục vụ đời sống xã hội và xuất khẩu. Về không gian, làng Triều Khúc
nằm sát kinh thành Thăng Long xưa và nay là làng ven đô
. Làng nghề Thiết Úng xưa sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt vật chất, nhiều thợ giỏi được triều đình trưng dụng vào thành làm
đền đài, lăng tẩm, nay sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã
hội, nhu cầu tâm linh. Về không gian, làng Thiết Úng nằm ở vùng ngoại thành
và có quan hệ với những làng nghề truyền thố
p
4
?
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu
từ năm 2000
năm 2000, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng tr
Hà Nội , dẫn đến sự biến đổi về mọi
mặt của truyền thống Hà Nội.
4.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Vai trò của chủ thể văn hóa trong sự biến đổi đó ra sao?
- Vấn đề gì đặt ra đối với làng nghề truyền thống trước sự biến đổi hôm nay?
Luận án nghiên cứu đời sống thực tiễn văn hóa làng nghề truyền thống hai
làng Triều Khúc, Thiết Úng và đối chiếu với một số làng nghề khác để trả lời
những vấn đề trên.
5. và phƣơng pháp nghiên cứu
5 luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận sau:
- Triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và
ý thức xã hội; giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
- Quan niệm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của
nhà , .
- Lý thuy .
Trong các tác phẩ , C.Mác và Ăngghen đã chứng minh rằng: tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, ý thức
xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản
xuất biến đổi thì những tư tưởng và những nhận thức của con người, những quan
điểm về chính trị, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật sớm muộn cũng biến đổi theo.
Triết học Mác - Lênin đã chỉ ra: sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động
mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con
5
người, mà trước hết là do sự biến đổi lực lượng sản xuất của xã hội quy định.
Dựa trên nền tảng của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn
tại xã hội và ý thức xã hội, ta nhận thấy việc biến đổi phương thức sản xuất sẽ
kéo theo hàng loạt các biến đổi khác. Do vậy, văn hóa làng nghề
biến đổi cũng là hệ quả tất yếu của sự biến đổi về phương thức sản xuất, công cụ
sản xuất. Việc biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trong xã hội hiện nay còn
do ý thức chủ quan của con người, đặc biệt tính năng động, nhạy bén của người
thợ thủ công. Vì vậy, cần phân tích để thấy được mối quan hệ biện chứng trên
thông qua vai trò của người lao động - người thợ thủ công vừa là chủ thể của văn
hóa làng nghề truyền thống, vừa là bộ phận cơ bản của lực lượng sản xuất ở làng
nghề truyền thống, vừa là sản phẩm của văn hóa làng nghề truyền thống.
Quan điểm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định:
“toàn bộ những sáng tạo và phát minh” của con người ra “những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày” và “các phương thức sử dụng chúng cho ăn, mặc, ở” trong
lĩnh vực văn hóa sản xuất vật chất mà còn khẳng định năng lực “thích ứng” với
“những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” là động lực của sự biến đổi
văn hóa sản xuất vật chất và tinh thần của xã hội [30, tr.431].
L văn hóa học của A.A.Radughin về văn hóa
cho việc nghiên cứu đề tài, trong đó có những phân tích khá rõ
rằng: văn hóa vật chất trước hết là “những phương tiện đa dạng của sản
xuất vật chất (là những công cụ lao động)”; l “ ”, “ ”,
“văn minh” , nói cách khác là “văn hóa công nghệ ”. Không
những thế, văn hóa sản xuất vật chất còn chứa đựng các giá trị nhân văn, nhân
đạo: “Văn hóa học nghiên cứu văn hóa sản xuất từ góc độ, mức độ hoàn thiện
của nó về mặt nhân văn hoặc nhân đạo”, còn “trên quan điểm kinh tế thì sản xuất
vật chất được nghiên cứu từ góc độ kỹ thuật, tức là hiệu quả của nó, hệ số sử
dụng của nó, giá thành, mức độ lợi nhuận” [3, tr.112]. Tham chiếu vào văn hóa
làng nghề truyền thống Hà Nội, lý thuyết của A.A.
khái quát những vấn đề nghiên cứu, như những phương tiện, công cụ, máy móc
6
được sử dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm; phương thức, cách thức chế tạo
sản phẩm; phương thức, cách thức mua bán và trao đổi sản phẩm; cách thức ứng
x , v
.
Bên cạnh việc sử dụng lý thuyết văn hóa học để lý giải quan niệm về văn
hóa sản xuất vật chất, NCS sử dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa
nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống. Biến đổi văn hóa ngày
nay được coi là vấn đề mang tính toàn cầu, việc biến đổi diễn ra ở nhiều chiều và
nhiều cấp độ khác nhau, như biến đổi niềm tin, tôn giáo, tín ngưỡng, biến đổi
văn hóa xã hội, biến đổi văn hóa nghệ thuật…. Toàn cầu hóa, hiện đại hóa là
những nhân tố tác động và ảnh hưởng lớn đến quá trình biến đổi văn hóa ở tất cả
các quốc gia, các cộng đồng xã hội, đặc biệt là trong xã hội nông nghiệp như
Việt Nam hiện nay. Những biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội diễn
ra trên mọi mặt của đời sống cộng đồng, từ sản xuất vật chất đến tổ chức đời
sống xã hội và sinh hoạt tinh thần của con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu sự biến đổi văn hóa làng nghề đem lại hiệu
quả, việc áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, dựa vào quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước về phát triển văn hóa là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
pháp điều tra xã hội học, phương pháp điền dã, tham dự của nhân học văn hóa.
- Phương pháp liên/ đa ngành
Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội là sự thu
thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành
như nhân học văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, sử
học… Cho nên, các thao tác nghiên cứu của luận án được thực hiện thông qua sự
kết hợp linh hoạt các phương pháp trên. Sử dụng phương pháp liên/đa ngành vào
đề tài luận án, giúp cho việc khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác
nhau trong vấn đề nghiên cứu.
7
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để , liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong
biến đổi văn hóa ở các làng nghề truyền thống. Từ đó đưa ra những nhận định
làm rõ biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống.
- Phương pháp điều tra xã hội học
NCS xây dựng và sử dụng 145 bảng hỏi anket khảo sát làng Triều Khúc,
182 bảng hỏi anket khảo sát làng Thiết Úng, 20 phiếu phỏng vấn sâu những
người thợ, cán bộ, nhân viên UBND xã Tân Triều và Vân Hà về 5 nội dung liên
quan đến biến đổi văn hóa làng nghề để có kết quả và thông tin khách quan.
- : ,
NCS
giữa
nghề truyền thống.
- Phương pháp thống kê, so sánh
Sử dụng phương pháp này để thu thập các số liệu thống kê
, sau đó khái quát lại các vấn đề nghiên cứu
khách quan về những biến đổi văn hóa hai làng .
- Phương pháp chuyên gia
Trên cơ sở nội dung của luận án, NCS
các chuyên gia, những người am hiểu về làng nghề, thu thập, bổ sung
được nhiều ý tưởng, thông tin mới.
5.3. Các thao tác nghiên cứu
- Khảo sát thực tế: Thực hiện những chuyến đi điền dã, NCS trực tiếp
tham dự vào cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất, lễ hội… của các làng nghề
truyền thống, từ đó thu thập được những thông
cho luận án.
- c tế, NCS g
.
8
- Ghi hình, chụp ảnh, ghi âm: Trong quá trình khảo sát thực tế, NCS thực
hiện công việc ghi hình, chụp ảnh, ghi âm. Đây là việc làm hết sức cần thiết để
ghi lại một cách khách quan, trung thực về cảnh quan, di tích, nhà ở, quy mô,
quy trình sản xuất, quan hệ bạn hàng, phường thợ, quan hệ gia đình của người
dân làng nghề để làm tư liệu nghiên cứu cho đề tài luận án.
6. Kết quả và đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa
, tác động của văn hóa làng nghề truyền thống đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH đất nước; vai trò của người sản xuất
ở các làng nghề đối với việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề truyền thống
trong sự biến đổi của chúng hiện nay.
- Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những
học viên, sinh viên chuyên ngành văn hóa học, xã hội học, kinh tế học nghiên
cứu những vấn đề về biến đổi văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế,
vấn đề ngoài lĩnh vực văn hóa đối với sự phát triển hiện nay.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- hỉ ra xu hướng biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống, giúp các
nhà quản lý tham khảo để từ đó nghiên cứu, xây dựng những chính sách văn hóa
hợp lý cho sự phát huy văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề
truyền thống Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung của luận án được kết cấu thành 4 chương, .
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ xưa đến nay Hà Nội được mệnh danh là vùng “đất trăm nghề”, các sản
phẩm thủ công qua bàn tay người thợ tài hoa đã làm nên một nét riêng biệt, độc
đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó mang lại sức hấp dẫn, cuốn hút
cho các nhà nghiên cứu trong nước và d
nước ngoài từ nhiều thế kỷ trước.
lịch sử, các công trình, sách, vở, bài viết của
các tác giả về nghề, làng nghề rất phong phú, đa dạng. Riêng bài viết về văn hóa
làng nghề và biến đổi văn hóa làng nghề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói
riêng trong thời gian từ khi đổi mới đến nay đã được các tác giả dành một vị trí
nhất định để có những phân tích mang tính cụ thể hơn cùng với sự đổi thay và
phát triển của xã hội. Công trình nghiên cứu về nghề, làng nghề, văn hóa làng
nghề, biến đổi văn hóa làng nghề Hà Nội hơn 100 tài liệu, nhưng
cũng đặt ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu những vấn đề trên, đặc biệt là
trong điều kiện đổi mới hiện nay. Nghiên cứu về tài liệu, công trình khoa học
trên, NCS kế thừa và tiếp thu những kiến thức quý giá mà các học giả đã dày
công tìm hiểu. Trên cơ sở nghiên cứu tư liệu của các tác giả, những nội
dung đã được trình bày, NCS chia làm 3 nhóm tài liệu có liên quan đến luận án:
1.1.1. Nghiên cứu về nghề, làng nghề, văn hóa làng nghề Hà Nội
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, thời nhà Trần, vào năm 1230, kinh đô
Thăng Long được mở rộng thêm, khu vực người dân ở được chia thành 61
phường .
Một số làng ven đô đã hình thành các làng thủ công, trong đó có làng gốm Bát
Tràng. Đến năm 1274, có khá nhiều thương nhân đến buôn bán và
được nhà Trần cho mở chợ, lập phố buôn bán. Chính sách trên của nhà Trần đã
tạo cơ hội cho các nghề thủ công có điều kiện thuận lợi để trao đổi và mua bán
hàng hóa [43].
10
, cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết, dân cư ở 36 phường
làm ăn, buôn bán nhộn nhịp, đặc biệt là những phường thủ công. Trong 36
phường đó, thợ thủ công và nhà buôn chia nhau ở các phường tùy theo tính chất
nghề nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi viết về điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý, sản vật, nghề thủ công, trong đó có nghề dệt lụa ở Hà Đông, nghề dệt vải
lụa phượng ở Thụy Chương, nghề làm giấy dó ở Yên Thái, nghề làm võng lọng,
áo giáp, gấm triều ở phường Tàng Kiếm (Hàng Trống).
Tuyển tập tư liệu phương Tây là một cuốn sách được Nguyễn Thừa Hỷ
tổng hợp . Mặc dù những tư liệu trong tuyển tập
, nhưng đây là nguồn tư liệu có thể tham khảo cho
nhiều nhà nghiên cứu sau này [35]. Với NCS, khi nghiên cứu về làng nghề thủ
công truyền thống cũng đã kế thừa và tham khảo được một số bài viết trong cuốn
sách, đó là:
Paul Bourde - phóng viên tờ “Le tempt” viết về chợ phố Hà Nội năm 1884
trong chương XII với tựa đề Les industries indig e (Các ngành kỹ nghệ bản xứ)
trong cuốn sách De Paris au Tonkin (Từ Paris đến Bắc Kỳ). Với cái nhìn khá
toàn diện, Paul Bourde viết khá kỹ về các chợ phiên tại Hà Nội, về những người
thợ thủ công ở các vùng lân cận mang các sản phẩm mỹ nghệ thủ công vào các
phố chuyên bán từng mặt hàng, như phố Hàng Đồng chuyên bán cuốc xẻng, đồ
đồng; phố Hàng Tơ (Hàng Đào) chuyên bán đồ tơ lụa. Tác giả đánh giá nghệ
thuật chạm khắc của người dân Bắc Kỳ vào loại tài nghệ độc đáo qua các tác
phẩm chạm khắc ở chùa Khổ Hình (Hà Nội) [35].
Là bạn của Paul Bourde, Paul Bonnetain - với tư cách là phóng viên báo
“Le Figaro” có thời gian ở Hà Nội lâu hơn Paul Bourde, khi về Pháp, Paul
Bonnetain ập hợp các bài ông đã viết về Hà Nội, về Bắc Kỳ và tổng hợp lại
trong cuốn Au Tonkin (Ở Bắc Kỳ). Trong chương XI, XII của tập 2, Paul
Bonnetain có viết về khu phố buôn bán, nghệ thuật của người An Nam ở
Hà Nội. Tác giả mô tả sự kiên nhẫn, tỷ mỷ của những người thợ thủ công với sự
kiên trì, miệt mài và khéo léo để làm ra nhiều sản phẩm đẹp đẽ mà không cần đo
11
vẽ. Nhưng ông cũng cho rằng, các sản phẩm thủ công được lưu truyền từ đời cha
đến đời con này phải có sự thay đổi, không nên cứ dập khuôn mãi theo mẫu mã
đã có sẵn từ trước được. Theo ông, có như vậy mới khuyến khích được tính sáng
tạo của người thợ [35].
Paul Doumer - toàn quyền Đông Dương (1897 - 1902) trong nhiệm kỳ
làm việc của mình, đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, kiện toàn cơ sở
hạ tầng kỹ thuật để xây dựng Hà Nội thành một thành phố Âu hóa, đáng kể là
mạng lưới xe lửa và cây cầu Doumer (cầu Long Biên). Sau khi hết nhiệm kỳ làm
việc, Paul Doumer về Pháp, năm 1905 ông viết và được Nhà xuất bản Vuibert &
Nony ấn hành ở Paris cuốn L’Indochine Francaise - souvenirs (Xứ đông Pháp -
Những kỷ niệm). Trong cuốn sách có nhiều trích đoạn Paul Doumer viết về các
phố nghề Hà Nội, về mỹ nghệ thủ công. Nhiều đoạn viết trong cuốn sách được
ông miêu tả khá kỹ về những người thợ đúc đồng, thợ kim hoàn, thợ thêu, thợ
chạm khắc… Bắc Kỳ khéo léo, cần cù, chăm chỉ, có nghệ thuật thẩm mỹ cao.
Paul Doumer cho rằng những sản phẩm thêu của người thợ Bắc Kỳ tốt và cẩn
thận hơn những sản phẩm thêu của người Nhật Bản và Trung Quốc. Đặc biệt,
Paul Doumer còn có sự so sánh về những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của người
An Nam, trong đó ông nhận định rằng những người thợ khảm xà cừ An Nam,
nhiều người thợ giỏi hầu hết ở Hà Nội và Nam Định [35] .
ách Introduction générale à
l’étude de la technologie du peuple Annamite. Essai sur la vie matériele, les arts
et les industries du peupele Annamite (Nhập môn nghiên cứu kỹ thuật của người
An Nam. Tiểu luận về đời sống vật chất, mỹ nghệ kỹ nghệ của dân tộc An
Nam) (1909) của Henri Oger. Mặc dù được điều từ Pháp sang Việt Nam để làm
việc cho chính quyền Pháp, nhưng Henri Oger đã say mê và có những nghiên
cứu khá sâu về nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam, về nghề thủ công
truyền thống của nhân dân Hà Nội. Henri Oger đã cùng một số thợ chạm khắc gỗ
Việt Nam đi khắp 36 phố phường Hà Nội, ra cả vùng ngoại thành để phác họa
hình ảnh đời sống của người dân Hà thành. Trong , Henri Oger đã
12
phản ánh rõ nét và sinh động mọi mặt của đời sống văn hóa người dân Hà Nội
hơn 100 năm trước [35].
Bài Hà Nội những năm 1886 - 1887 Paulin Vial được in trong
cuốn hồi ký Nos premières annés au Tonkin (Những năm đầu tiên của chúng tôi
ở Bắc Kỳ) khá sâu sắc khi ông nghĩ đến một kế hoạch:
Sửa sang lại đường phố Hà Nội cho thẳng hàng, trong sạch, thoáng
khí và sáng sủa mà không phá hủy đi những di tích thú vị nhất của quá
khứ, không dồn ra xa đám dân chúng làm nghề thủ công và buôn bán,
đã làm nên sự giàu có của thành phố [35, tr.558].
Paulin Vial có những tìm hiểu khá kỹ các ngành nghề, phố nghề Hà Nội,
ông viết trong hồi ký của mình về sự khéo léo, kiên trì và một nghệ thuật không
thể bắt chước được của những người thợ thủ công ở các làng nghề khảm, thêu,
đúc đồng, mộc, rèn như sau: Thật không thể tưởng tượng được rằng người ta lại
có thể làm được nhiều đồ vật xinh đẹp đến như thế mà lại bằng những phương
tiện hết sức thô sơ [35, tr.561].
Nghiên c Le paysan du delta Tonkinois
(Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ) của Piere Gourou (1936), ngoài việc phân
loại các làng ở châu thổ các
ngành nghề truyền thống của người dân châu thổ Bắc Kỳ, tính thụ động của họ
và một số nghề mới được du nhập từ phương Tây sang. Sau này, nhiều nhà
nghiên cứu Việt Nam đã sử dụng cuốn sách của Piere Gourou làm nguồn tài liệu
tham khảo không thể thiếu cho nhiều bài viết, công trình khoa học [78].
Bài thuyết trình Hà Nội thời người Bồ Đào Nha và Hà Lan
- Section des Amis du Vieux Ha Noi), sau đó được chỉnh lý và in trong
chương XII cuốn sách Pour le comprehension de l’Indochine et de l’Occident
(Để tìm hiểu Đông Dương và phương Tây) đã dẫn lại nhận xét của Paul Bourde
về khu phố buôn bán ở Hà Nội vào những ngày chợ phiên vô cùng náo nhiệt:
13
Những thương nhân và thợ thủ công đủ mọi loại đến từ các
[35, tr.79].
Nghiên cứu về người nông dân Bắc Bộ nói riêng (trong đó có thợ thủ công)
và Đông Nam Á nói chung còn có hai nhà nhân học là Scotte C. Jame và Samuel L.
Popkin đã dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu về tính duy lý hay duy tình
của người nông dân Việt Nam. Năm 1976, Scotte C. Jame xuất bản cuốn The Moral
Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia (Kinh tế đạo
lý của nông dân: nổi dậy và sinh tồn ở Đông Nam Á) [140]. Sau đó 3 năm, vào năm
1979 Samuel L. Popkin giới thiệu đến bạn đọc cuốn: The Rational Peasant: The
Political Economy of Rural Society in Vietnam (Người nông dân hợp lý - Kinh tế
học chính trị về xã hội nông thôn Việt Nam) [139]. Đây là hai nhà nhân học đầu
tiên khởi xướng nghiên cứu về tính duy lý hay duy tình của người nông dân Việt
Nam. Trong công trình của mình, hai ông nói về tính thụ động của người nông dân
Bắc Bộ còn chậm chạp trước những đổi thay của xã hội, trong đó có nói đến tính trì
trệ thụ động của người thợ thủ công ).
Sách Những nghề thủ công truyền thống gia đình ở tỉnh Hà Đông của Hoàng
Trọng Phu không đi sâu vào từng nghề, mỗi nghề chỉ giới thiệu rất khái quát, ngắn
gọn, nhưng đã hệ thống được các nghề thủ công tỉnh Hà Đông. Đặc biệt, riêng về
nghề thủ công ở làng Triều Khúc, Hoàng Trọng Phu giới thiệu 15 nghề chính của
làng, trong đó có nói đến nghề dệt thao đã được dân làng không ngừng giữ gìn, sáng
tạo và trao truyền cho các thế hệ con cháu. Đây là cuốn sách được nhiều nhà nghiên
cứu về thủ công Việt Nam sau này tìm đọc và coi như một nguồn tài liệu quý [70].
Sách Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam của Phan Gia
Bền dày gần 200 trang đưa ra một số khái niệm về nghề thủ công và thợ thủ
công. Cùng với hai cuốn sách của Hoàng Trọng Phu và Piere Gourou, cuốn sách
trên của Phan Gia Bền thực sự là nguồn tư liệu quý giúp cho việc nghiên cứu về
nghề thủ công ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng [5].
14
Đầu những năm 1990, thời kỳ địa giới hành chính Hà Nội được mở rộng
thêm, một số huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Thạch Thất, thị
xã Sơn Tây, Mê Linh nhập vào Hà Nội. Ngay sau đó, năm 1991 Sở Văn hóa
Thông tin Hà Nội chủ trì nghiên cứu, xuất bản công trình Địa chí văn hóa dân
gian Thăng Long - Hà Nội. Đây là công trình được các nhà khoa học nghiên cứu
khá kỹ không chỉ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mà các tác giả còn dành
hẳn một chương để viết về các nghề thủ công và mỹ nghệ dân gian, một chương
viết về kiến trúc và điêu khắc của Hà Nội.
Cùng với công trình Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long - Hà Nội, năm
1994 Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội xuất bản cuốn Tìm hiểu di sản văn hóa dân
gian Hà Nội tập hợp nghiên cứu của nhiều tác giả viết cho các đề tài khoa học
cấp thành phố, trong đó có những bài viết về phố nghề, làng nghề, các nghề thủ
công mỹ nghệ, được một số nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá khá cao về giá
trị, đóng góp của chúng trong tiến trình lịch sử phát triển của Hà Nội [129].
Sách Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội của Phan Đại Doãn
viết về sự phát triển của nghề thủ công ở Việt Nam. Đặc biệt từ thời kỳ Lý Thái
Tổ dời đô về thành Thăng Long, kinh thành dần được mở rộng ra ngoài hoàng
thành, nhiều phường hội thủ công được thành lập, thợ từ nơi khác về Thăng
Long làm ăn, sinh sống [14].
Sách Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 - 1945 của Vũ Huy Phúc [72],
của Lưu Thị Tuyết Vân, Tiểu thủ công nghiệp nông thôn
đồng bằng sông Hồng (1954 - 1994) đã xuyên suốt cả một chặng
đường lịch sử của làng nghề thủ công từ năm 1858 khi Pháp nổ súng vào cửa
biển Đà Nẵng đến những năm cuối của thế kỷ XX [120].
Cuốn Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề [128] và
cuốn Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội của GS.Trần Quốc Vượng và
PGS.TS. Đỗ Thị Hảo giới thiệu một cách khái quát, nhưng cũng tương đối đầy
đủ về nghề thủ công Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tác giả chỉ ra
rằng, ban đầu nghề thủ công ở các làng quê chỉ là nghề phụ, người dân thường
15
làm trong những lúc nông nhàn, để phục vụ cho nhu cầu của mỗi gia đình trong
làng, còn nghề trồng trọt, chăn nuôi vẫn là chính. Tuy nhiên, do xã hội phát triển,
nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng gia tăng, sản phẩm thủ công do những
người thợ làm ra được mang đi trao đổi với người dân ở khắp các vùng miền gần
xa trong cả nước, dần dần tạo nên các làng nghề thủ công chuyên nghiệp như:
Làng đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Khảm trai Chuyên Mỹ (Hà Nội)…
Đặc biệt, cuốn sách nói đến những thăng trầm, thay đổi của nghề thủ công
trong các giai đoạn lịch sử của đất nước. Không chỉ n
phong kiến, nghề thủ công có lúc thịnh, lúc suy; cuốn sách còn nêu lên
thời gian đất nước bị thực dân Pháp đô hộ trong gần một thế kỷ, là thời
bị kìm hãm và hạn chế. Mặc dù chính phủ
có những chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển, nhưng do nước Pháp
bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 khiến nghề thủ
công Việt Nam bị suy thoái, các nghề mây tre đan, nghề mộc, nghề dệt… rất khó
có thị trường để tiêu thụ, đi đến chỗ khó khăn, ngừng trệ. Tuy nhiên, người Việt
Nam với sự thông minh, sáng tạo, đã chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng
khác để thích ứng với sự biển đổi của các giai đoạn lịch sử [130].
Cuốn sách Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Dương Bá Phượng đã nêu lên những nguyên nhân tạo
ra sự thay đổi của các làng nghề thủ công, về tiềm năng phát triển, cũng như một
số phương hướng trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề Việt Nam [77].
Bên cạnh đó, các tác giả như Bùi Văn Vượng với Làng nghề thủ công
truyền thống Việt Nam [126], nhà nghiên cứu Lâm Bá Nam cùng hàng chục công
trình nghiên cứu về làng nghề đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về quy trình sản xuất
các sản phẩm thủ công, vai trò của làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung
và Hà Nội nói riêng trong đời sống kinh tế, xã hội của người dân bản địa và tác
động của quá trình đổi mới đối với các làng nghề [58], [59], [60].
Sách Hà Nội như tôi hiểu của G.S Trần Quốc Vượng được xuất bản năm
2005 những nghiên cứu công phu của tác giả về lịch sử hình
16
thành, quá trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội, về nghề thủ công và các
làng nghề, phố nghề Hà Nội [131].
Để chuẩn bị sự kiện cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong
“Tủ sách Thăng Long 1000 năm” có nhiều sách, công trình khoa học nghiên cứu
về làng nghề và những biến đổi của văn hóa làng nghề, trong đó phải kể đến các
công trình: Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển do
Vũ Quốc Tuấn chủ biên [110]. Hai công trình nằm trong Chương trình khoa học
cấp Nhà nước KX.09 là công trình Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật
thể Thăng Long - Hà Nội do Nguyễn Chí Bền chủ biên [6] và công trình Bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Thăng Long - Hà Nội do Võ Quang
Trọng chủ biên [108].
Trong đó, công trình Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể ở Thăng Long Hà Nội có nói đến lễ hội phường nghề thủ công như một nét
đặc trưng của văn hóa Kẻ chợ. Việc thờ thành hoàng làng, tổ nghề vẫn được dân
làng nghề tổ chức chu đáo hàng năm, hoặc 3 năm một lần tùy theo hương ước,
quy định của làng. Công trình cũng đã nghiên cứu về làng nghề, phố nghề Thăng
Long - Hà Nội và cho rằng, trong quá trình CNH, HĐH hiện nay, một số làng
nghề trong nội đô đã và đang mai một đi rất nhiều, như nghề dệt lĩnh Trích Sài,
làng giấy Yên Hòa, thậm chí có nghề còn mất hẳn, nhưng có một số làng nghề ở
vùng ven đô vẫn duy trì, gìn giữ và phát triển được nghề như làng dệt Triều
Khúc, làng đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng
...
Bài viết của Huy Anh đăng trên Báo điện tử VGP News Hà Nội - không
để mai một nghề truyền thống khẳng định tầm quan trọng của làng nghề thủ công
truyền thống Hà Nội hiện nay. Tác giả nhấn mạnh: bên cạnh việc đóng góp cho
sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước; làng nghề còn là nơi
bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý giá từ lâu đời
mà bao thế hệ cha ông đã dày công tạo dựng. Huy Anh nêu lên chính sách của
nhà nước trong thời gian qua đã giúp các làng nghề Hà Nội phát triển một cách
bền vững hơn.
17
Đặc biệt, với Tổng tập Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam do
PGS.TS Trương Minh Hằng chủ biên bao gồm 6 tập đã tổng hợp rất nhiều bài
viết, , làng nghề truyền thống.
Mỗi tập được phân chia khá chi tiết. Về nghề mộc, tập 3 trong Tổng tập
nêu, mặc dù xuất hiện sớm, nhưng vào khoảng thế kỷ XIV, XV các làng nghề
mộc ở châu thổ sông Hồng mới dần hình thành và nằm rải rác ở nhiều nơi, trên
khắp mọi vùng miền của đất nước đều có các làng nghề mộc, như xứ Đoài có
làng mộc Chàng Sơn, làng mộc Sơn Đồng, Dư Dụ (nay thuộc các huyện Thạch
Thất, Hoài Đức, thành phố Hà Nội); xứ Bắc có làng mộc Phù Khê, Đồng Kỵ
(nay thuộc Bắc Ninh), Thiết Úng (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội); xứ Nam
có làng mộc La Xuyên (Nam Định), làng mộc Cao Đà (Hà Nam), xứ Đông có
làng mộc Cúc Bồ (Hải Dương), làng mộc Hà Cầu (Hải Phòng)… Tuy nhiên, các
tác giả cũng nhận định, do lịch sử nghề mộc không được các nhà ghi chép lịch sử
biên chép cẩn thận, nên cho đến nay các công trình nghiên cứu về nghề và làng
nghề mộc chưa nhiều và chưa thực sự đầy đủ [26].
Về nghề dệt, tập 5 trong tổng tập cho thấy, nghề dệt xuất hiện từ thời
Hùng Vương, điều đó chứng minh qua một số công cụ dệt làm từ chất liệu gốm
(di chỉ gò Cây Táo, Thanh Trì, Hà Nội) giúp các nhà nghiên cứu xác định chính
xác đây là thời kỳ mà người Việt cổ đã biết dệt và dùng sản phẩm dệt để làm
thành trang phục cho mình. Các tác giả khẳng định, cùng với nghề đúc đồng, đan
lát, chế tác vàng bạc…, nghề dệt là một trong những nghề thủ công quan trọng
của nước ta.
1.1.2. Nghiên cứu về biến đổi văn hóa, biến đổi văn hóa làng, biến đổi
văn hóa làng nghề thời kỳ đổi mới
Sách Tổng quan về các làng nghề Hà Nội của G.S Trần Quốc Vượng viết
về sự ra đời các làng nghề từ rất xa xưa, với nghề đầu tiên là nghề đá, sau là
nghề gốm và lần lượt là các nghề mây tre đan, nghề mộc… Mặc dù là tổng quan,
nhưng cuốn sách được G.S Trần Quốc Vượng đề cập đến những thay đổi về
cảnh quan, quy trình chế tác sản phẩm, mẫu mã, thị trường cho sản phẩm. Đây là
18
công trình nghiên cứu sớm nhất về sự biến đổi của văn hóa làng
nghề ở Hà Nội từ khi đổi mới (năm 1986) [127].
Bài viết của Trương Duy Bích đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6,
2005, Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam: sự đa dạng và sự chậm biến đổi nêu lên
con số thống kê chưa đầy đủ về số lượng làng nghề hiện có trên cả nước. Bên
cạnh sự phong phú về các ngành nghề, tác giả cũng nêu lên sự chậm biến đổi của
các nghề thủ công mỹ nghệ như chậm biến đổi về tư duy và quy mô sản xuất,
phương thức hành nghề và truyền dạy nghề, chậm biến đổi phương tiện và kỹ
thuật sản xuất, mẫu mã sản phẩm. Đặc biệt, tác giả còn chỉ ra những biến đổi của
nghề thủ công trong thời kỳ thay đổi của nền kinh tế thị trường như: ô nhiễm
môi trường do rác thải, bụi, tiếng ồn, nước thải ở một số làng nghề Vân Hà,
Triều Khúc, Phú Đô, Bát Tràng..; hay nạn tranh mua, tranh bán, sản phẩm làm
ẩu, làm giả, làm nhái ngày càng xuất hiện nhiều ở một số làng nghề Đồng Sâm,
Huê Cầu… Sự biến đổi đó từ bao đời nay được ghi trong các hương ước, văn bia
của làng, của xã nay đã bị xóa nhòa, đảo lộn [7].
Sách “Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay” (Trường hợp làng Đồng
Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) của Nguyễn
Thị Phương Châm nghiên cứu và đưa ra những lập luận về các lý thuyết, khái
niệm biến đổi văn hóa. Đây là một đề tài với nhiều lý thuyết về biến đổi văn hóa
của các nhà nghiên cứu nước ngoài được [9].
Sách Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền
thống của Nguyễn Văn Đại và Trần Văn Luận chỉ ra rằng: để phục hồi và duy trì
sự phát triển của các làng nghề thì vấn đề quan trọng Nhà nước cần quan tâm là
kinh phí. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ, phát triển thị trường, thiết kế sản
phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, cần ưu tiên phát triển các ngành nghề
truyền thống tại địa phương [15].
Đề tài khoa học cấp bộ do Lê Hồng Lý chủ biên cùng các nhà nghiên cứu
Trương Minh Hằng, Trương Duy Bích Nghề thủ công mỹ nghệ đồng bằng sông
Hồng - tiềm năng, thực trạng và một số kiến nghị : thời kỳ phong kiến, thủ
19
công nghiệp Việt Nam là nền sản xuất nhỏ, trải qua các cuộc chiến tranh, nhiều
thời kỳ bị gián đoạn, nghề thủ công chưa có những thay đổi hay ảnh hưởng lớn
nào về tư duy, phương thức hành nghề. Việc thay đổi tư duy và hình thức sản
xuất của thợ thủ công theo các tác giả được bắt đầu từ sự thay đổi của nền kinh
tế. Sự thay đổi đó đặt ra nhiều vấn đề trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, môi
trường sinh thái, nếp nghĩ, nếp sống, sản xuất của thợ thủ công làng nghề [52].
Nguyễn Đình Phan với bài Phát triển môi trường kinh doanh cho các làng
nghề in trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền
thống Việt Nam nêu lên vai trò của môi trường kinh doanh đối với sự phát triển
của các làng nghề, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa nông
thôn và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Theo tác giả, môi trường kinh
doanh cho các làng nghề là môi trường kinh tế, chính trị, khoa học, môi trường
văn hóa - xã hội, môi trường tự nhiên - sinh thái.
Không chỉ dừng lại ở những phân tích trên, Nguyễn Đình Phan còn đưa ra
bốn giải pháp phát triển môi trường kinh doanh, đó là: hình thành và phát triển
đồng bộ thị trường; hoàn thiện hệ thống luật, chính sách để tạo lập, phát triển
môi trường thể chế cho phát triển làng nghề; hình thành, phát triển các tổ chức
đại diện và tổ chức tư vấn, dịch vụ để hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở sản xuất - kinh
doanh ở các làng nghề và giải pháp thứ tư là bảo vệ môi trường sinh thái [69].
Đề cập đến biến đổi văn hóa ở một số làng xã trên địa bàn Hà Nội hiện
nay, có sách Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô
Hà Nội trong thời kỳ đổi mới (2007) của Ngô Văn Giá [22], Sự biến đổi của làng
xã hiện nay ở đồng bằng sông Hồng (2000), bài viết của Nguyễn Thanh Hương
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, Những biến đổi ở làng nghề
Sơn Đồng, Hoài Đức [37] những nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống
của các làng nghề trải qua nhiều thế kỷ được các thế hệ , vun đắp.
Sách Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và
biến đổi (2009) của Bùi Xuân Đính nguyên nhân của sự biến đổi và
những giá trị truyền thống của các làng nghề trong huyện vẫn còn được bảo lưu
và gìn giữ [18].
20
Kỷ yếu hội thảo Phát triển bền vững làng nghề Hà Tây - Thực trạng và giải
pháp được UBND tỉnh Hà Tây in, phục vụ cho hội thảo ngày 02/11/2006 tại Hà
Đông là nguồn tài liệu mang tính thực tiễn cao. Trong bài viết của mình, các tác giả
khái quát lịch sử hình thành, quá trình phát triển của mỗi làng nghề thủ công; vai trò,
vị trí của làng nghề đối với đời sống xã hội. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu nêu
thực trạng sản xuất của các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư thích
đáng cho khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhiều ý kiến nêu ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi,
các bài viết chưa nêu được giải pháp cụ thể, mới chỉ nêu các giải pháp chung chung
như đầu tư kinh phí, xây dựng đề án, quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề [86].
Sách Du lịch Thăng Long - Hà Nội do Trương Sỹ Vinh chủ biên đưa ra
một trong số những giải pháp để phát triển du lịch Hà Nội là phải quan tâm đến
bảo tồn và phát triển làng nghề, đưa loại hình du lịch làng nghề đến gần hơn với
du khách, để du khách tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm [124].
Công trình Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử -
văn hóa phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 do Phùng Hữu Phú
chủ biên, là công trình nằm trong chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.09.
Nội dung cuốn sách đã đưa ra định hướng phát triển cho nghề thủ công như sau:
Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề cần hỗ trợ phát triển trên cơ sở ứng
dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Điều đó cho thấy việc áp
dụng tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại là việc làm cần thiết
cho sự phát triển các làng nghề, và như vậy, việc phát triển đó tất yếu
sẽ dẫn đến sự biến đổi về văn hóa ở các làng nghề thủ công Việt Nam
nói chung và Hà Nội nói riêng [71, tr.207].
Sách Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX
của Nguyễn Thừa Hỷ xuất bản năm 2010 đã tham khảo
ghi chép của các quan chức, giáo sĩ, phóng viên, thương gia nước ngoài thời
kỳ làm việc và buôn bán tại Thăng Long - Hà Nội. Tác giả nhấn mạnh, điểm
21
mạnh của kinh tế hàng hóa Thăng Long - Hà Nội chính là chất lượng sản phẩm
hàng thủ công do những người thợ có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao làm ra,
hấp dẫn không chỉ người Việt Nam, mà còn cả khách nước ngoài. Song tác giả
cũng đề cập đến mặt hạn chế của các ngành nghề thủ công truyền thống khiến
cho nhiều sản phẩm chưa vươn rộng được ra nhiều nước trên thế giới, đó là quy
mô sản xuất vẫn mang tính chất của nền sản xuất nhỏ [36].
Tiếp đó là cuốn sách Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến
Hà Nội của Nguyễn Lang viết về quá trình phát triển của nghề thủ công truyền
thống Hà Nội, sau đó phát triển thành các xí nghiệp công nghiệp với sự ra đời
các hiệp hội doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, mấu chốt của
vấn đề được tác giả nêu rõ: cần đưa sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng
nghề lên trình độ cao hơn, phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi mẫu
mã để vừa mang tính hiện đại, nhưng vẫn giữ được yếu tố truyền thống [46].
Luận án tiến sĩ của Vũ Diệu Trung (tháng 5/2013), “Sự biến đổi văn hóa
làng nghề ở châu thổ sông Hồng từ năm 1986 đến nay (qua khảo sát trường hợp
một số làng: Sơn Đồng, Bát Tràng (Hà Nội), Đồng Xâm (Thái Bình) khái quát
bối cảnh chung về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong các làng nghề từ năm
1986 đến nay. Cùng với bối cảnh đó là sự biến đổi các thành tố trong văn hóa
làng nghề ở Sơn Đồng, Bát Tràng và Đồng Xâm (bao gồm biến đổi về: không
gian, cảnh quan di tích, hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật chế tác, phương thức
truyền nghề, giữ nghề, quan hệ xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội).
Tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích bảo tồn và phát triển văn hóa
làng nghề ở châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới. Đây là một công trình
mới nhất, có giá trị để NCS tham khảo về văn hóa làng nghề
hiện nay [109].
Kỷ yếu hội thảo Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề, phố
nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2013 do Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức vào tháng 10/2013 gồm nhiều bài
viết của các nhà quản lý các ngành, các cấp, các chuyên gia trong lĩnh vực du
22
lịch, các nghệ nhân trực tiếp cho ra đời các sản phẩm thủ công. Các bài viết cũng
chỉ ra nguyên nhân làm cho du lịch làng nghề chưa phát triển, chưa tương xứng
với tiềm năng vốn có của mỗi làng nghề, nhưng bài viết vẫn chưa nê
[87].
Hai đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ 2010
đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 5 -
Hà Nội về Phát triển sản phẩm xuất khẩu chủ
yếu của làng nghề Hà Nội giai đoạn 2013-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định
số 7430/QĐ-UBND ngày 09/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội) đã tổng
hợp: hiện nay thành phố Hà Nội có 1.350 nghề và làng nghề, chiếm gần 59%
tổng số làng . Đề án nhận định, trong điều kiện hiện nay,
các làng nghề có xu hướng chuyển động tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp” ngay trên
địa bàn nông thôn.
Bên cạnh nghiên cứu của các học giả trong nước, còn có một số học giả
nước ngoài nghiên cứu về vấn đề này: Luận án tiến sỹ của Iwai Misaki tại Đại
học Hitotsubashi:“Sự biến đổi của làng xã ở vùng châu thổ sông Hồng Việt Nam
trước và sau đổi mới, lấy trung tâm là hợp tác xã nông nghiệp làng Trang Liệt,
tỉnh Bắc Ninh”. Trước đó, vào năm 1994, Iwai Misaki đã sống một thời gian
tương đối dài tại làng Trang Liệt. Ba năm sau đó, ông đã quay trở lại vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng và làng Trang Liệt nhiều lần, khảo sát thực trạng sự
thay đổi đời sống của người dân trong quá trình làm thêm nghề phụ khi việc
phân chia ruộng đất đang được tiến hành tại các làng xã. Trong luận án, Iwai
Misaki phân tích đặc điểm của làng xã châu thổ sông Hồng. Đặc biệt, ông đi s
đưa ra những đánh giá khoa học, có căn cứ về sự biến đổi văn hóa
của người dân đồng bằng sông Hồng qua nghiên cứu trường hợp HTX nông
nghiệp làng Trang Liệt [38].
Sách Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ do Papin
Philippe và Oliver Tessier chủ biên) viết về xã hội nông thôn truyền thống
23
của người nông dân đồng bằng sông Hồng thông qua cơ cấu tổ chức, hoạt động
kinh tế, thiết chế xã hội tại mỗi làng xã. Biểu hiện cụ thể của các làng xã được
Papin Philippe và Oliver Tessier nghiên cứu là mối quan hệ chặt chẽ giữa các gia
đình, dòng họ, phe giáp, phường hội, phường nghề, phong tục tập quán, đình
chùa, miếu mạo [68].
1.1.3. N làng nghề Thiết Úng
Công trình Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể ở Thăng
Long - Hà Nội nghiên cứu về thực trạng trong việc bảo tồn và phát huy làng cổ,
làng nghề, phố cổ tiêu biểu. Trong đó công trình đề cập đến thực tế hiện nay,
nhiều làng nghề thủ công trước đây không còn nữa, người thợ thủ công phải
chuyển sang các nghề khác để mưu sinh. Công trình chỉ ra nguyên nhân chuyển
đổi nghề, một phần do cách nghĩ còn bảo thủ của người thợ, phần khác bởi
nguyên nhân một thời của cơ chế nhạy bén khi
thị trường mở cửa. Bên cạnh đó, công trình nêu lên vấn đề ô nhiễm môi trường
đáng báo động ở nhiều làng nghề thủ công Hà Nội hiện nay.
Tác giả lấy dẫn chứng việc biến đổi của làng Triều Khúc và Thiết Úng cả
về mặt tích cực lẫn hạn chế như: nhà cao tầng ngày càng nhiều, đường làng, ngõ
xóm rộng rãi, khang trang, sạch sẽ. Song môi trường ô nhiễm ở Triều Khúc cũng
vào bậc nhất. Đó là ô nhiễm tiếng ồn của những khung cửi, ô nhiễm nguồn nước
trong quá trình rửa lông gà, lông vịt, nhiều người dân mắc các bệnh về tai, bệnh
ngoài da. Còn ở Thiết Úng, với đặc thù là nghề chạm khắc gỗ, do vậy với tính
chất nghề, việc quy hoạch khu sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, các hộ
làm nghề ngay tại gia đình làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân,
đáng kể là tỷ lệ mắc bệnh hô hấp của trẻ mới sinh cho đến 4 tuổi chiếm đến 90 -
95% dân số trong làng, trong xã [6].
1.1.3.1. Những bài viết về biến đổi văn hóa làng nghề Triều Khúc
Trên Báo Tiểu thủ công nghiệp ngày 8/1/1976 có bài viết Nghề dệt quai
thao ở Triều Khúc của Trần Quỳnh. Theo tác giả, ng Triều Khúc phát
triển từ thế kỷ XVII với nhiều sản phẩm dành cho phụ nữ như áo the, quạt yếm,
24
bao thắt lưng, độn tóc đuôi gà… Đến thế kỷ XVIII, Vũ Đức Uý được triều
học ch
Triều Khúc còn được gọi là làng Đơ Thao vì chuyên dệt quai thao cho
những chiếc nón làm duyên được các chị em ưa dùng. Xã hội thay đổi, văn hoá
phương Tây du nhập, nón quai thao không còn được sử dụng rộng rãi, người dân
,
quân h ... Thế nhưng nghề dệt quai thao truyền thống
xưa kia của cha ông vẫn luôn là niềm tự hào của các thế hệ con cháu Triều Khúc
ngày nay [83].
Bài viết “Làng Triều Khúc - Truyền thống và biến đổi” của Ngô Đức
Thịnh in trong tập sách “Tình hình hiện nay (nhân loại học về quá trình biến
động) của vùng Đông Nam Á” đã nêu lên những giá trị truyền thống trong văn
hóa của người Triều Khúc luôn được bảo lưu, gìn giữ qua nhiều thế hệ, qua
nhiều biến động của lịch sử. Tác giả cũng có những nghiên cứu mới về biến đổi
của làng Triều Khúc từ sau thời kỳ đổi mới năm 1986 và cho rằng đó là xu
hướng chung của sự phát triển [101].
Sách Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam của Lâm Bá Nam
in trong Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam có những nghiên
cứu về lịch sử nghề dệt đồng bằng Bắc Bộ, trong đó làng Triều Khúc:
Làng thủ công Triều Khúc nổi tiếng về sự đa nghề (cho đến những
năm 1930 của thế kỷ này ở đây có tới trên 30 nghề thủ công khác
nhau), trong đó nghề dệt đóng vai trò quan trọng, nổi tiếng nhất với
sản phẩm quai thao [26, tr.729].
Luận văn thạc sĩ Những vũ điệu trong hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) của Phạm Hùng Thoan đã đi sâu vào
nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của các điệu múa cờ,
múa bồng của người Triều Khúc. Qua luận văn của mình, Phạm Hùng Thoan đã
mang lại cho người đọc một cảm giác được sống lại và hòa mình vào những điệu
múa rộn ràng, mang đậm dấu ấn văn hóa của làng quê vùng châu thổ Bắc Bộ [103].
25
Bài viết Năng động làng nghề Triều Khúc của tác giả Anh Thư đăng trên
báo Hànộimới viết về sự năng động, sáng tạo trong suy nghĩ và cách làm của
người dân Triều Khúc, từ đó có hướng phát triển mới cho làng nghề, tạo ra nhiều
sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng, khắt khe của thị trường [105].
Bài viết của Nhật Linh Dệt Triều Khúc - Thăng trầm những bước đi đăng
trên Tạp chí Truyền hình Hà Nội số 89, ngày 16/6/2012, khái quát về lịch sử ra
đời của nghề dệt ở Triều Khúc, sản phẩm ban đầu là dệt the, dệt thao, đến nay
người Triều Khúc sản xuất ra hàng trăm mẫu mã sản phẩm thủ công, nhất là các
sản phẩm phục vụ cho lực lượng vũ trang và dân sự [50].
Tác giả Phạm Nga với bài Ô nhiễm môi trường ở làng nghề Triều Khúc
đăng trên báo điện tử Pháp luật và Xã hội ngày 11/01/2012 viết: Triều Khúc nổi
tiếng là làng nghề thủ công: thêu, dệt the, dệt khăn mặt, tơ lụa, nhuộm áo…
Ngoài ra, Triều Khúc xưa nay còn được biết đến bởi nghề thu gom phế liệu, thu
mua lông gà, lông vịt làm thà để phục vụ con người. Theo Phạm
Nga: làng Triều Khúc có khoảng 600 hộ dân làm nghề dệt thổ cẩm, chổi lông
gà… trong đó thu gom phế liệu, tái chế nhựa, chủ yếu vẫn sả
. Được sự quan tâm của nhà nước,
Triều Khúc đã được đầu tư dự án cụm công nghiệp Tân Triều để vừa phát triển
làng nghề, vừa bảo vệ môi trường, nhưng dự án còn nhiều bất cập, vì vậy vấn đề
môi trường chưa được giải quyết triệt để [61].
Bài viết của Nghĩa Lê Hợp tác xã dệt công nghiệp Triều Khúc (Hà Nội) -
gìn giữ tinh hoa truyền thống đăng trên báo điện tử Thời báo Kinh doanh ngày
17/5/2012 HTX công nghiệp dệt Triều Khúc. Cho đến nay,
sau hơn 50 năm hoạt động, HTX công nghiệp dệt Triều khúc vẫn duy trì và ngày
càng phát triển. Ngoài mặt hàng truyền thống là vải, HTX còn sản xuất các sản
phẩm: túi đựng tiền cho ngành ngân hàng, băng phù hiệu cấp hiệu, băng huân
huy chương, dây chiến thắng, dây mũ kêpi... phục vụ cho công an, quân đội và
dân sự [48].
26
1.1.3.2. Những bài viết về biến đổi văn hóa làng nghề Thiết Úng
Bài viết Làng chạm gỗ Thiết Ứng của Chu Quang Trứ và Đỗ Thiên Du in
trong Tổng tập nghề và làng nghề viết về lịch sử làng nghề, các sản phẩm được
thị trường ưa chuộng gồm sập gụ, tủ chè, giá gương, cây đèn và đồ chơi mỹ nghệ
là 80 mẫu tượng khác nhau. Bên cạnh đó, tác giả nêu lên sự đổi thay về ngành
nghề của người dân Thiết Úng trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa thời
kỳ đầu những năm 1990 [26].
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21/2/2006 với bài Nghệ nhân
làng nghề Vân Hà và những điều trăn trở viết về tâm tư của nghệ nhân chạm gỗ
mỹ nghệ Thiết Úng trong việc Nhà nước chưa có chế độ đãi ngộ hoặc trợ cấp
hàng tháng cho nghệ nhân cao tuổi, dù chỉ là “đãi ngộ” để “ghi công” động viên
các nghệ nhân khi đã “tuổi già sức yếu” để tài năng của họ được phát huy hơn
nữa và nhất là truyền nghề cho con cháu đi sau tiếp nối.
Bài viết Làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng trên trang web:
www.lang nghe.org.vn giới thiệu về quy trình, yêu cầu kỹ thuật của người thợ
Thiết Úng để làm ra một sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ hoàn thiện. Bên cạnh đó, tác
giả cũng giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã có từ hàng trăm
năm trước (đình chùa Thiết Úng, nhà thờ họ Đỗ, nhà thờ họ Đồng) đều mang
đậm dấu ấn và bàn tay khéo léo của những nghệ nhân tài hoa làng Thiết Úng.
Bài Làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông
Anh” đăng trong sách Làng nghề Hà Nội, tiềm năng và triển vọng phát triển do
UBND thành phố Hà Nội và Sở Công thương
về biến đổi trong sinh hoạt văn hóa của thợ thủ công Thiết Úng. Ngoài ra,
bài viết nêu lên sức lan tỏa, ảnh hưởng của làng ngh Thiết Úng sang các làng
bên cạnh và nêu lên doanh thu từ nghề gỗ chỉ tính riêng năm 2008 chiếm đến
70% doanh thu toàn xã [114, tr.124].
Bài Hướng đi mới cho làng nghề Vân Hà của Hồng Quý đăng trên báo
điện tử Kinh tế nông thôn ngày 23/2/2009 viết về vai trò của làng chạm gỗ Thiết
Úng qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, nay được nhân dân các làng khác
trong vùng làm theo và mở rộng ra toàn xã [82].
27
Bài của Việt Nga Hướng phát triển mới của làng nghề Thiết Úng đăng
trên Baomoi.com ngày 22/7/2011 viết về sự năng động, sáng tạo của người Thiết
Úng trong điều kiện đổi mới của đất nước. Bằng việc nắm bắt nhu cầu sử dụng
đồ gỗ mỹ nghệ của người tiêu dùng, người Thiết Úng đã áp dụng kỹ thuật công
nghệ mới kết hợp với kỹ thuật chạm khắc truyền thống, làm cho sản phẩm được
đẹp hơn, tinh xảo hơn [62].
Gần đây nhất, vào tháng 12/2012, Ban chấp hành Đảng bộ xã Vân Hà đã
in và phát hành cuốn Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vân Hà
(1930 - 2010). Cuốn sách có 4 phần, trong đó phần thứ nhất viết về Vân Hà -
vùng đất, con người và truyền thống lịch sử - văn hiến. Ở phần thứ nhất này,
làng nghề chạm khắc Thiết Úng được các nhà viết sử xã Vân Hà viết khá chi tiết
về lịch sử ra đời, quá trình hình thành, phát triển, mở rộng làng nghề.
1.1.4. Nhận xét chung
nêu trên, NCS rút ra
một s nhận xét sau:
- Các học giả, nhà nghiên cứu đã giới thiệu được: sự phong phú, đa dạng,
sự hội tụ, kết tinh của nghề, làng nghề Thăng Long - Hà Nội.
- Đa số các công trình, sách, bài viết đều tầm quan trọng
của trong đời sống xã hội và cho rằng
, v ,
rằng những biến đổi đó là điều tất yếu trong quá trình phát triển
).
- Công trình của một số học giả nước ngoài như Piere Gourou, Scotte C.
Jame hay S năng động, trì trệ, chậm đổi mới
của người nông dân Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói riêng, trong đó có thợ
thủ công là không hoàn toàn chính xác. Nếu người thợ thủ công không có tư duy
đổi mới, họ khó có thể thay đổi , công cụ sản xuất, áp dụng
tạo ra sản phẩm phong phú, độc đáo, đáp ứng nhu cầ
28
, nhưng vẫn mang phong cách đặc
.
- Những công trình nghiên cứu đã nói lên việc áp dụng tiến bộ của khoa
học công nghệ hiện đại là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi văn
hóa làng nghề truyền thống, đó là: biến đổi về mẫu mã, loại hình, chất lượng sản
phẩm về cảnh quan môi trường, phong tục tập quán, lễ hội; Biến đổi
về hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật chế tác, phương thức đào tạo nghề,
truyền nghề và giữ bí quyết nghề; trong đó biến đổi được nhận diện rõ là biến
đổi mối quan hệ xã hội.
- Mỗi công trình đều có ngh dung biến đổi:
một số công trình đi sâu vào vấn đề cần thiết phải thực hiện việc đa dạng hóa
sản phẩm, thay đổi mẫu mã để vừa mang tính hiện đại, nhưng vẫn giữ được yếu
tố truyền thống; Một số công trình lại đi sâu vào việc nghiên cứu về tầm
quan trọng của môi trường kinh doanh đối với sự phát triển,
làng nghề truyền thống...
-
biến làng nghề thống Hà Nội nói chung và làng Triều Khúc,
Thiết Úng nói riêng
), để có được một cái nhìn toàn cảnh
hơn, sâu sắc hơn những biến đổi này làm nên một diện mạo
mới của làng nghề truyền thống Hà Nội ngày nay
. T
,
.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kế thừa một số khái niệm của các tác giả đi trước như khái niệm: Văn
hóa, Văn hóa nghề; Làng nghề, Văn hóa làng nghề; Làng nghề truyền thống,
Văn hóa làng nghề truyền thống. NCS , đưa ra khái niệm
theo cách hiểu và nhìn nhận của bản thân. Sau khi các khái
29
niệm đã được làm rõ, NCS đi vào phân tích cơ cấu văn hóa làng nghề truyền
thống, về biến đổi v , giúp cho việc
triển khai các vấn đề nghiên cứu ở chương tiếp theo.
1.2.1. hái niệm và cấu trúc văn hóa làng nghề truyền thống
1.2.1.1. V , Văn hóa nghề
Trong khoa học , , có
nghĩa văn hóa. Tuy diễn đạt khác nhau, nhưng có một
số điểm chung mà các nhà nghiên cứu đều thừa nhận, rằng văn hóa là phương thức
tồn tại (tức hoạt động sáng tạo để mưu sinh, nối dài cuộc sống) chỉ có ở loài người,
khác về cơ bản với tổ chức đời sống của các quần thể động vật trên trái đất. Văn hóa
là cái do các thế hệ người trao truyền cho nhau bằng bắt chước, h
bẩm sinh theo con đường sinh học.
“văn hóa” có nguồn La tinh “colere”, sau
n thành culture
mang ý nghĩa là vun trồng đất đai, cây cối trong nông nghiệp, sau đó chuyển sang
nghĩa vun trồng tinh thần, trí là cái thiêng liêng, có ý
nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người. Đến thời Trung cổ, văn hóa được
hiểu là tín ngưỡng. Tín ngưỡng cũng là một điều thiêng liêng, là biểu hiện sự phát
triển cao nhất của tinh thần con người.
, tuy nhiên, qua
nghiên , NCS
:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa
[30, tr.431].
30
a trên
ao, ,
.
,
n A.A.Radughin Văn hóa học - Những bài giảng:
Bản thân sản xuất vật chất cũng có thể xác định bằng những thuật ngữ
của văn hóa học, tức là có thể nói tới văn hóa của sản xuất vật chất,
nói tới mức độ hoàn thiện của nó, nói tới mức độ hợp lý và văn minh
của nó, nói tới tính thẩm mỹ và tính sinh thái của những hình thức và
phương thức thực hiện sản xuất vật chất, nói tới tính đạo đức và tính
công bằng của mối quan hệ phân phối hình thành nên trong sản xuất
vật chất. Chính là theo ý nghĩa đó mà người ta nói tới văn hóa của
công nghệ sản xuất, nói tới văn hóa của công tác quản lý và tổ chức
sản xuất, nói tới văn hóa của những điều kiện sản xuất, nói tới văn hóa
của việc trao đổi và phân phối v.v… [3, tr.111].
, v
( )
.
Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, có một số nhà nghiên cứu đã
quan tâm, đi sâu và đưa ra khái niệm nghề. Theo cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt:
“Nghề là công việc chuyên làm, theo sự phân công lao động của xã hội” [133,
tr.1192]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng lại đưa ra khái niệm nghề như là những
chuyên môn có những đặc điểm chung, gần giống nhau, được xếp thành một
nhóm chuyên môn:
31
Nghề là tập hợp một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau.
Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người
dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động
vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo
hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người [34, tr.11].
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu rằng, nghề là một lĩnh vực lao động,
mà trong đó nhờ được đào tạo, con người tích lũy được kinh nghiệm, tri thức, kỹ
năng, trình độ để tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm tinh thần, nhằm
đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nghề nào cũng hàm chứa hệ thống giá trị kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo, truyền thống nghề, hiệu quả mang lại.
.
) như sau:
, đư
.
Việc phân loại nghề khá đa dạng và phức tạp, nhưng cơ bản nghề được
phân loại theo hai lĩnh vực khái quát nhất, đó là phân theo lĩnh vực quản lý và
phân theo lĩnh vực sản xuất. Ở phạm vi đề tài của luận án, NCS phân loại theo
lĩnh vực sản xuất; trong đó, nhóm nghề đưa ra là nghề thủ công truyền thống,
nghề mà ở đó nhiều khâu sản xuất, nhiều công đoạn làm bằng tay, dùng sức
người là chính.
1.2.1.2. Làng nghề, Văn hóa làng nghề
GS. Trần Quốc Vượng trong cuốn Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà
Nội và Phan Đại Doãn trong sách Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế xã hội đã
gặp nhau ở một số điểm chung khi đưa ra quan niệm về làng nghề, đó là: làng
nghề là làng có nghề thủ công, nhưng vẫn làm nghề nông, vừa sản xuất, vừa
buôn bán sản phẩm do gia đình hoặc phường hội sản xuất. Nghĩa là cùng lúc
32
người dân làng nghề vừa đóng vai trò thợ, vừa đóng vai trò người trao đổi
sản phẩm.
Tác giả Lê Thị Minh L Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn
hóa phi vật thể đăng trên Tạp chí Di trang web
dsvh.gov.vn cho rằng: khái niệm về làng nghề theo cách nhìn văn hoá bao gồm
các nội dung cụ thể, như: Làng nghề là một địa danh gắn với một cộng đồng dân
cư có một nghề truyền thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ;
Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình sản xuất ra một loại sản phẩm; Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay
nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế
hệ sau; Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và
quan trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được
lịch sử, văn hoá và xã hội liên quan tới chính họ [56].
Một số tác giả khác đưa ra khái niệm về làng nghề, tuy có khác nhau về
câu từ, nhưng nhìn chung, các khái niệm vẫn bao hàm các thành tố cấu thành
làng nghề như: Làng nghề là nơi hội tụ thợ thủ công, bao gồm những người thợ
với quy trình, bí quyết làm nghề và truyền nghề; là một cộng đồng có sự liên kết
với nhau về địa lý, quan hệ cùng huyết thống, quan hệ sản xuất, kinh tế; là nơi
sản xuất ra những mặt hàng thủ công có tính mỹ nghệ mang đặc trưng văn hóa
địa phương; là nơi có phong tục tập quán, nếp sống, lễ hội, tục thờ tổ nghề; là
làng nghề không phải làng thuần nông, chuyên sống bằng sản xuất nông nghiệp.
Các tác giả đưa ra quan niệm làng nghề theo cách mô tả dân tộc học như
những dẫn chứng trên là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, sau khi tham khảo tài liệu
từ các nhà nghiên cứu trước, với thực tế khảo sát tại một số địa phương, xin đưa
ra quan niệm về làng nghề như sau: “Làng nghề là làng làm một hoặc một số
nghề thủ công như một sinh kế hay một phần sinh kế”.
trên, căn cứ vào những nghiên cứu của các nhà
khoa học, qua tham khảo nguồn tài liệu của các học giả, xin nêu quan niệm về
văn hóa làng nghề như sau:
33
Văn hóa làng nghề là một dạng đặc thù của văn hóa làng nói chung
với việc sản xuất, sinh sống bằng một nghề hay một số nghề thủ công
nghiệp (không tính đến nghề nông) ,
v
( .
Tính đặc thù của văn hóa làng nghề là đặc trưng của việc làm nghề, sinh
sống bằng nghề ghi đậm dấu ấn trong văn hóa của làng nghề, các làng thuần
nông không có sản phẩm riêng biệt để tạo nên tính văn hóa đặc thù.
1.2.1.3. Làng nghề truyền thống, Văn hóa làng nghề truyền thống
Sách Làng nghề Việt Nam và môi trường do Đặng Kim Chi (chủ biên) và
Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh viết: Làng nghề truyền thống là những làng nghề
hình thành từ lâu đời, sản phẩm có tính cách riêng biệt đặc thù, có giá trị văn hóa
lịch sử của địa phương, được nhiều nơi bi
cha truyền, con nối hoặc gia đình, dòng tộc) [11].
Theo Trần Minh Yến, khái niệm làng nghề truyền thống được khái quát
dựa trên hai khái niệm nghề truyền thống và làng là:
Làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời
trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền
thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có
nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự
liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng
tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế
xã hội và gia tộc [26, tr.983 - 984].
Vũ Quốc Tuấn đưa ra khái niệm về làng nghề truyền thống với một số nội
dung tương đối sát với khái niệm của Trần Minh Yến:
Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền, mà ở đó có các hộ nghề, tộc
nghề chuyên sản xuất, chế tác, sinh sống bằng một nghề hoặc nhiều
nghề, có khi chỉ bằng một công đoạn của nghề. Đấy là nơi có những
thế hệ nghệ nhân, thợ thủ công tài năng của địa phương, đã và đang
34
tạo ra những sản phẩm tinh xảo, độc đáo, đậm nét bản sắc văn hóa, có
giá trị kinh tế, tư tưởng và thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của người tiêu dùng trong và ngoài nước [110, tr.13].
Mặc dù mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một khái niệm riêng khác nhau, nhưng
tinh thần chung trong các khái niệm về làng nghề truyền thống vẫn t
các nội dung sau, đó là: làng nghề truyền thống là làng có một hoặc nhiều nghề
thủ công truyền thống, có các nghệ nhân và những người thợ giỏi chế tác ra các
sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đặc trưng văn hóa cộng đồng, có cùng tổ
nghề, có bí quyết làm nghề, giữ nghề và truyền nghề, các thành viên trong làng
phải tuân theo luật lệ làng nghề.
Định nghĩa về văn hóa làng nghề truyền thống cũng có một số tác giả
trong và ngoài nước đưa ra khái niệm văn hóa làng nghề truyền thống, nghĩa là:
văn hóa làng nghề truyền thống là văn hóa của những làng có nghề truyền thống
bị quy định bởi nghề đó và được truyền lại cho đến hôm nay.
Sau khi tham khảo các công trình, sách, các khái niệm, định nghĩa về
nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, NCS xin đưa ra khái niệm về văn hóa
làng nghề truyền thống như sau: “Văn hóa làng nghề truyền thống là một kiểu
văn hóa làng nghề được quy định bởi việc sản xuất, buôn bán và sinh sống bằng
một nghề thủ công truyền thống của làng”.
Với quan niệm trên, văn hóa làng nghề truyền thống các yếu tố sản xuất,
buôn bán, sinh sống, gồm văn hóa vật chất và tinh thần của người dân làng nghề,
bằng nghề truyền thống của làng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các yếu
tố trên là đặc văn hóa mỗi làng nghề truyền thống. Như vậy, có
thể khái quát đặc trưng văn hóa làng nghề truyền thống theo 2 nội dung chính: làng
làm nghề thủ công truyền thống và văn hóa của làng đó được bảo tồn trong lịch sử.
1.2.1.4 truyền thống
Cũng như văn hóa làng, văn hóa làng nghề gồm 3 thành tố
tạo nên cơ cấu, cụ thể như sau:
35
Văn hóa vật chất ):
gồm không gian tồn tại nghề, không gian giao lưu hàng hóa của làng nghề;
, : chọn, mua nguyên liệu, công cụ sản
xuất; , hệ thống các di tích lịch sử thờ tổ nghề, nhà ở của người dân
làng nghề, cơ sở sản xuất, sản phẩm làng nghề.
Văn hóa tổ chức cộng đồng ): gồm các thiết chế,
thể chế tổ chức làng: bao gồm các quy định giữa người làm nghề với nhau; là
mối quan hệ giữa bạn hàng, thầy trò, giữa các thành viên trong gia đình, giữa các
phường hội, thợ thủ công
...
Văn hóa tinh thần
): bao gồm tri thức
,
, , ...
Xét từ các yếu tố cấu thành văn hóa làng nghề trên, theo NCS: cơ cấu văn
hóa làng nghề truyền thống gồm 3 thành tố tạo nên, đó là: văn hóa vật
chất, văn hóa tổ chức cộng đồng và
.
ng văn ho , NCS
.
1.2.2. Lý thuyết về biến đổi văn hóa
Biến đổi văn hóa (cultural change) là chủ đề nghiên cứu rộng của nhiều
ngành khoa học ... Theo T N
. C
ng
,
.
một số : Thế kỷ XIX, các nhà
khoa học khởi xướng thuyết tiến hóa luận là E.B.Tylor và L. Morgan cho rằng:
36
Sự phát triển tiến bộ tiến hóa của các nền văn hóa là xu hướng chính
trong lịch sử loài người. Xu hướng phát triển này là rất hiển nhiên, vì
rằng có nhiều dữ kiện theo tính liên tục của nó có thể sắp xếp vào một
trật tự xác định, mà không thể làm ngược lại [141, tr.53].
Cuối thế kỷ XIX, thuyết truyền bá luận ra đời và phát triển phổ biến ở các
nước Âu - Mỹ. Tác giả Ph.Ratxen, người Đức trong cuốn Địa lý học nhân loại,
Nhập môn dân tộc học đã có những kết luận về sự truyền bá các nền văn hóa
trong không gian, về sự hình thành và nguồn gốc của chúng. Ph.Ratxen cho
rằng: nguồn gốc cơ bản của những biến đổi trong các nền văn hóa là ở những
tiếp xúc qua lại giữa chúng. Còn đại biểu của xu hướng truyền bá luận lập luận:
truyền bá, tiếp xúc, đụng chạm, hấp thụ, thiên di văn hóa là nội dung chủ yếu của
quá trình lịch sử. Nhìn vào đánh giá trên cho thấy, quan điểm nghiên cứu về biến
đổi văn hóa của các nhà truyền bá luận đối lập với quan điểm của các nhà tiến
hóa luận.
Từ năm 1920 đến năm 1950, một phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa
có ảnh hưởng lớn đối với nước Anh là thuyết chức năng, trong đó phải kể đến
hai nhà nghiên cứu Radcliffe Brown và Malinowski. Theo quan điểm của hai
ông, một nền văn hóa thay đổi khi nó chịu những tác động bên ngoài. Đưa ra
quan điểm này, các nhà khoa học không có ý định nghiên cứu sự thay đổi các
mối quan hệ xã hội, mà ý định chính của họ là nghiên cứu mối quan hệ qua lại
về chức năng của các hệ thống văn hóa, xã hội, chứ không phải nghiên cứu cách
thức hệ thống này được thay đổi.
Đến năm 1955, phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa khác trong nhân
học Bắc Mỹ về sinh thái văn hóa đã được Julian Steward khởi xướng, năm 1960
phương pháp này đã có ảnh hưởng lớn ở cả khu vực và trên thế giới. Julian
Steward cho rằng, biến đổi có thể là sự kiện tình cờ do tiếp xúc giữa các nền văn
hóa với nhau, hoặc có thể là một sản phẩm ngẫu nhiên của lịch sử. Julian
Steward đưa ra nhiều nghiên cứu để chứng minh rằng, biến đổi văn hóa có thể
37
được giải thích chủ yếu xét về sự thích nghi tiến bộ của một nền văn hóa nào đó
với môi trường của .
Biến đổi văn hóa diễn ra theo nhiều chiều và nhiều cấp độ khác nhau. Tuy
nhiên, đã có sự tương đối thống nhất về định nghĩa trong cuốn Từ điển Các khái
niệm nhân học văn hóa, Robert H.Winthdrop đã nêu rõ:
Biến đổi văn hóa bao hàm những sự chia sẻ, những sự biến đổi tương
đối lâu dài của những mô hình ứng xử và niềm tin văn hóa. Nhìn ở
khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những sự biến đổi, cũng
trộn lẫn những sự tiếp nối và biến đổi [143, tr.11].
Trong công trình Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay (trường hợp
làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
(2009), Nguyễn Thị Phương Châm đã chia cuốn sách thành 3 chương, t
dành hẳn chương 1 viết về Biến đổi văn hóa: Những tiền đề lý thuyết và
thực tiễn, theo Nguyễn Thị Phương Châm:
Dù còn rất nhiều quan điểm, những sự phân tích khác nhau về toàn
cầu hóa và văn hóa, nhưng các nhà nghiên cứu có chung thống nhất
cho rằng sự biến đổi văn hóa là xu hướng tất yếu trong quá trình toàn
cầu hóa, sự biến đổi ấy đã và đang diễn ra rất đa dạng, ở nhiều cấp độ
và diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau [9, tr.17].
:
: “
1
38
ê
ệ [9, tr.47- 48].
Những nghiên cứu của các tác giả trên đều dễ dàng nhận thấy một điểm
chung về biến đổi văn hóa, rằng biến đổi văn hóa là một hiện tượng phổ biến, là
một bước tiến bộ trong sự phát triển của dân tộc và nhân loại; biến đổi văn hóa là
do quá trình thay đổi phương thức sản xuất, kỹ thuật sản xuất,
phù hợp với những biến đổi về chính trị,
kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định của mỗi dân tộc.
Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội là nghiên
cứu về biến đổi văn hóa vật chất, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa tinh thần
làng nghề. Qua phân tích lý thuyết về văn hóa vật chất của A.A.Radughin, biến
đổi văn hóa của các học giả trong và ngoài nước cho thấy, bất kỳ xã hội nào,
trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nhất định nào đều có những biến đổi, cũng trộn lẫn
sự tiếp nối và biến đổi. Những tiếp nối và biến đổi văn hóa bao hàm cả biến đổi
về ng thái; Biến đổi giữa cái cũ và cái mới; từ cái chưa
hoàn thiện đến cái hoàn thiện, văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội cũng
không nằm ngoài quy luật ấy.
Nói như vậy không có nghĩa là văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội
tiếp thu toàn cái tích cực, cái hay, cái đẹp của các vùng miền, các quốc gia, mà
văn hóa làng nghề cũng mang luôn cả lối sống, nếp sống, cách nghĩ, tư duy,
phương thức sản xuất, loại hình sản phẩm làng nghề truyền thống của mình tác
động vào xu thế biến đổi hiện nay. Dù ở góc độ này hay góc độ khác, dù biến đổi
ít hay nhiều, dù còn có những vấn đề đáng quan tâm trong quá trình giao lưu,
nhưng xét cho cùng, biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội là xu
hướng tất yếu, khách quan, nằm trong xu thế chung của thời đại CNH, HĐH,
ĐTH và toàn cầu hóa.
Tiểu kết
Mặc dù có nhiều công trình tác giả là các chuyên gia
nh vực nghiên cứu về văn hóa l
là vấn đề còn bỏ ngỏ, đặc biệt là
39
nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề Triều Khúc và Thiết Úng lại càng là
khoảng trống. ông trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa hai làng nghề trên
còn rất khiêm tốn. Bài viết, tạp chí về hai làng nghề chỉ mang tính
thời sự, phóng sự, chưa đi sâu phân tích, đánh giá những biến đổi về văn hóa
cũng như đề xuất hướng giải quyết.
Kế thừa kết quả nghiên cứu cùng các khái niệm về nghề,
, văn hóa làng nghề ; Lý thuyết văn hóa học về
văn hóa sản xuất vật chất và biến đổi văn hóa làng nghề đã được các
nhà khoa học dày công đúc kết. Với kiến thức và hiểu biết qua việc nghiên cứu,
nội dung chương này, NCS đã nêu lên và bổ sung thêm một số khái
cho việc nghiên cứu luận án. Đó là các khái niệm về: Văn hóa
; Là , V ; L , V làng
, NCS
, tham
.
.
? Đây là vấn đề cần giải quyết trong
chương tiếp theo của luận án.
2 sau đây, NCS sự hình
thành, phát triển của văn hóa ; Khái lược về
và
trong thời kỳ CNH, HĐH,
toàn cầu hóa ngày nay.
40
Chƣơng 2
KHÁI LƢỢC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI,
LÀNG NGHỀ TRIỀU KHÚC, THIẾT ÚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG NGHỀ
2.1. KHÁI LƢỢC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI
2.1.1. Điều kiện hình thành và phát triển làng nghề, văn hóa làng
nghề Hà Nội
2.1.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa
độ 105o
87 Đông và 21o
5’ vĩ độ Bắc, địa
hình của Hà Nội là những vùng đồi, núi thấp và đồng bằng. khí hậu
nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh và mưa ít.
: từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng, từ tháng
1 .
xuân. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là 23 - 24o
C. Lượng mưa trung bình
vào khoảng 1.350 - 1.700 mm. P
đã làm cho đất
đai , tạo ra sự phong phú của sản vật, của các loại nguyên vật liệu, làm
nên những nét đặc trưng riêng có và là điều kiện thuận lợi cho các làng nghề của
Hà Nội ra đời và phát triển.
Hà Nội nằm trên tuyến đường thiên lý Bắc - Nam, có đường sông, đường
bộ, đường sắt tạo điều kiện cho thợ thủ công trao đổi hàng hóa, mua bán nguyên
vật liệu của các địa phương khác. Đặc biệt, sau khi Hà Nội trở thành thủ phủ của
liên bang Đông Dương, hệ thống đường giao thông được người Pháp sửa sang,
phát triển, giúp cho việc đi lại và giao thương dễ dàng.
Là thành phố với nhiều sông, hồ, chợ buôn bán, tạo điều kiện thuận lợi,
giúp cho việc sản xuất, giao thương và định cư của thợ thủ công trên khắp mọi
miền đất nước hội tụ về Thăng Long xưa, thu hút hơn cả là thợ thủ công các làng
quê thuộc vùng tứ trấn quanh kinh thành. Trải qua bao thăng trầm, Thăng Long -
41
Hà Nội trở thành nơi sinh cư, lập nghiệp của dân trăm vùng. Đặc biệt, sau mỗi
biến cố lịch sử, Thăng Long lại trở thành nơi có sức hút mạnh mẽ những người
tài giỏi, thợ thủ công khéo léo mọi miền về đây đua sức, thi tài, tạo nên một diện
mạo mới cho Thăng Long. Và cũng từ đó, Hà Nội còn có những cách gọi mang
đậmsắctháivănhóaHàNội:“Đấttrămnghề”,“Khéotayhaynghề,Đ KẻChợ”[124].
Từ xưa đến nay, bao lớp người Thăng Long - Hà Nội đã hun đúc, sáng tạo
nên các giá trị văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Sự tinh tế, thanh lịch
được thể hiện từ nết ăn đến nết ở, từ lối mặc đến cách ăn nói hàng ngày. Không
chỉ vậy, sự văn hoá Thăng Long - Hà Nội còn được thể hiện
trong những lễ hội truyền thống, hoạt động tín ngưỡng, vui chơi, giải trí.
Bên cạnh đó, Hà Nội là nơi tập trung làng nghề đông đúc nhất cả nước với
nhiều làng nghề độc đáo và nổi tiếng: nghề thêu ở Quất Động (huyện Thường
Tín), nghề mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), nghề guột Phú Túc
(huyện Phú Xuyên), nghề khảm trai Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), nghề gốm
Bát Tràng (huyện Gia Lâm)...
. Có thể
nói đây chính là những không gian văn hoá mang đậm nét đặc trưng của các làng
nghề, nơi hấp dẫn khách du lịch với những sản phẩm thủ công truyền thống và
phong cảnh làng quê mộc mạc, đậm chất trữ tình.
2.1.1.2. Sự hình thành, phát triển làng nghề truyền thống Hà Nội
các làng nghề sẵn có ở ven đô và trong nội đô, -
miền trong cả nước
đến sinh cơ, lập ngh : Thời nhà Lý, nhân tài xứ Bắc kéo về
Thăng Long; thời nhà Trần, dân miền biển xứ Nam cũng theo về kinh kỳ; thời
nhà Lê, , Lê Trịnh, dân tài
Thanh Hóa, Nghệ An đua nhau hướng về mảnh đất địa linh nhân kiệt [130].
Người Thăng Long xưa và Hà Nội sau này vốn nhanh nhạy trong việc học
hỏi cái mới, nghề mới. Ngoài các nghề truyền thống của cha ông, Người Thăng
Long - Hà Nội còn học hỏi rất nhanh một số nghề thủ công của nước ngoài. Khi
42
có điều kiện, họ học nghề ở mọi nơi: Vũ Úy - thời vua Lê Hiển Tông (1740 -
1786) học được nghề dệt thao khi đi sứ sang Trung Quốc, rồi mang về truyền
dạy cho dân làng Triều Khúc và nhân dân các làng bên cạnh.
Hay dưới thời thuộc Pháp, các nghề thêu ren, đăng ten du nhập từ Pháp
sang, đã được người dân Kẻ Chợ tiếp nhận và bổ sung, làm phong phú thêm cho
các nghề thủ công ở Thăng Long - Hà Nội; Nghề dệt cho đến nay vẫn đang phát
triển ở các làng dệt La Khê - Vạn Phúc (quận Hà Đông), làng Triều Khúc (huyện
Thanh Trì), làng Phùng Xá (huyện Mỹ Đức), làng Hòa Xá (huyện Ứng Hòa);
Nghề chạm khắc (gỗ, sừng, xương, kim loại) mà tiêu biểu là làng nghề gỗ mỹ
nghệ xã Vân Hà (huyện Đông Anh), xã Hiền Giang (huyện Thường Tín), xã
Chàng Sơn (huyện Thạch Thất); làng nghề tạc tượng gỗ Sơn Đồng (huyện Hoài
Đức), làng nghề đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Ngọc Than (xã Ngọc
Mỹ, huyện Quốc Oai) vẫn ngày đêm nhộn nhịp tiếng đục đẽo của những người
thợ cần cù, chăm chỉ; Nghề sơn, sơn mài, khảm trai không chỉ khắp nơi trong
nước biết đến mà còn được nhiều khách hàng nước ngoài ưa chuộng, đặc biệt là
các sản phẩm của làng nghề sơn mài thôn Hạ Thái (huyện Thường Tín), làng
nghề khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)…
Và còn nhiều nghề khác như: tranh dân gian, giầy, da, nghề chụp ảnh,
tranh đá, tranh gỗ đã làm nên sự phong phú, đa dạng, độc đáo cho văn hóa làng
nghề truyền thống Hà Nội.
2.1.2. Đặc trƣng văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội
Qua nghiên cứu và quá trình về văn hóa làng nghề truyề
5 đặc văn hóa làng nghề truyền thống Hà
Nội như sau:
2.1.2 phong phú và đa dạng
Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay, mảnh đất Thăng Long - Hà
Nội đã được gắn với tên gọi quen thuộc “đất trăm nghề”. Thăng Long - Hà
Nội luôn trở thành nơi thu hút các hiền tài, kẻ sỹ, thợ giỏi về sinh cư, lập
nghiệp. Do thợ của mọi miền về với Thăng Long đều đem theo nghề thủ công
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội

More Related Content

What's hot

Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngPham Van Tam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayYenPhuong16
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 

What's hot (20)

Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
 
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
 
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh BìnhĐề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, 9đĐề tài: Phát huy giá trị làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, 9đ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
Luận văn: Quản lý hoạt động của Bảo tàng Ninh Bình, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động của Bảo tàng Ninh Bình, HOT, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động của Bảo tàng Ninh Bình, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động của Bảo tàng Ninh Bình, HOT, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
 
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOTLuận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
 
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAYLuận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 

Similar to Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Trịnh Minh Tâm
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămThanh Hải
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909jackjohn45
 

Similar to Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội (20)

Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAYLuận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
 
Luận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOT
Luận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOTLuận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOT
Luận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOT
 
Luận án: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HAY
Luận án: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HAYLuận án: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HAY
Luận án: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HAY
 
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đPhát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đLuận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Gợi Ý 639+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Hóa Học – Xịn Xò Con Bò
Gợi Ý 639+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Hóa Học – Xịn Xò Con BòGợi Ý 639+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Hóa Học – Xịn Xò Con Bò
Gợi Ý 639+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Hóa Học – Xịn Xò Con Bò
 
Gợi Ý 639+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Hóa Học – Xịn Xò Con Bò
Gợi Ý 639+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Hóa Học – Xịn Xò Con BòGợi Ý 639+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Hóa Học – Xịn Xò Con Bò
Gợi Ý 639+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Hóa Học – Xịn Xò Con Bò
 
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAYĐề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOTĐề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Sù BIÕN §æI V¡N HãA LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë Hµ NéI HIÖN NAY (Qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Sù BIÕN §æI V¡N HãA LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë Hµ NéI HIÖN NAY (Qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62 31 06 40 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Quý Đức 2. TS. Lê Trung Kiên HÀ NỘI - 2015
  • 3. .
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9 1.2. Cơ sở lý luận 28 Chương 2: KHÁI LƢỢC VỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, LÀNG NGHỀ TRIỀU KHÚC, THIẾT NG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ LÀNG NGH 40 2.1. Khái lược làng nghề Hà Nội 40 2.2. Làng nghề truyền thống Triều Khúc và Thiết Úng 50 2.3. Nhân tố tác động đến sự biến đổi văn hoá làng nghề Hà Nội 62 Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRIỀU KHÚC VÀ THIẾT ÚNG 77 3.1. Biến đổi lĩnh vực văn hóa vật chất và cảnh quan môi trường 77 3.2. Biến đổi lĩnh vực văn hóa tổ chức cộng đồng 92 3.3. Biến đổi lĩnh vực văn hóa tinh thần 106 Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 122 4.1. Một số vấn đề cần bàn luận 122 4.2. Các nhóm giải pháp bảo tồn, phát huy văn hoá làng nghề truyền thống 132 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 164
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương CNH : Công nghiệp hóa G.S : PGS.TS : Giáo sư HĐH : Hiện đại hóa HĐND : HTX : KTTT : Hội đồng nhân dân Hợp tác xã NXB : Nhà xuất bản NCS : Nghiên cứu sinh UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc Tr : TW : Trang Trung ương VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Địa điểm sản xuất của thợ thủ công 86 Bảng 3.2. Đánh giá về cảnh quan làng nghề 90 Bảng 3.3. Đánh giá các mối quan hệ gia đình, dòng họ 95 Bảng 3.4. Hình thức giao dịch trong quan hệ bán hàng 95 Bảng 3.5. Đối tượng truyền nghề 105 Bảng 3.6. Nhóm đối tượng được gia đình truyền nghề 105 Bảng 3.7. Đánh giá việc duy trì tín ngưỡng lễ hội 110 Bảng 3.8. Đánh giá vấn đề đạo đức trong quan hệ bạn hàng 119
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng vì thế, biến đổi văn hoá làng nghề truyền thống Hà Nội diễn ra như một điều tất yếu của sự phát triển. Biến đổi văn hóa ở các làng nghề truyền thống Hà Nội không chỉ tác động đến cơ cấu tổ chức, diện mạo làng nghề, quy trình sản xuất, mẫu mã, hình thức, chất lượng sản phẩm, phong tục tập quán…. của mỗi làng nghề mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội và cả nước trong quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) hiện nay. Xu hướng biến đổi trên thực sự là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu kịp thời để đưa ra những căn cứ khoa học, những giải pháp phù hợp, giúp các nhà hoạch định chính sách có những quyết sách hợp lý, vừa gìn giữ, vừa phát huy được giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề. , số 33, Hội nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng khóa XI , con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó các làng nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông thôn, nông ngh , vì phát triển làng nghề truyền thống tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, tạo việc làm, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, tăng tích lũy, giảm di dân tự do, chuẩn bị cho đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp, tạo cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp hiện đại, phát n làng nghề truyền thống còn góp phần bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề Hà Nội cho đến nay chưa nhiều, mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề vùng châu thổ sông Hồng, qua nghiên
  • 8. 2 cứu một số làng ở Hà Tây (cũ), Thái Bình, Hà Nội, mà chưa có công trình nghiên cứu sâu, riêng biệt về sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội hiện nay, đặc biệt là vai trò chủ thể của cư dân làng nghề trong sự biến đổi đó. Vì vậy, nghiên cứu sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội nói chung và hai làng nghề dệt Triều Khúc (huyện Thanh Trì), đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh) nói riêng không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay trước yêu cầu CNH, HĐH và toàn cầu hóa. Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) thấy việc nghiên cứu đề tài “Sự biến đổi văn hóa làng nghề ng ở Hà Nội hiện nay” (Qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng) là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong bối cảnh đổi mới của xã hội. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong tổng số hơn 750 tài liệu trong nước và nước ngoài nghiên cứu về Hà Nội, có hơn 100 tài liệu nghiên cứu về làng nghề, phố nghề, văn hóa làng nghề Hà Nội từ trước giai đoạn đổi mới (năm 1986) đến hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu về biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội ). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở trình bày một số khái niệm cơ bản , NCS phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi của văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội, qua nghiên cứu trường hợp làng nghề dệt Triều Khúc và làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng. 3.2. Nhiệm vụ - và về ; - Khảo sát thực trạng về sự biến đổi của văn hóa làng n Triều Khúc, Thiết Úng và so sánh với một số làng nghề khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • 9. 3 - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi của văn hóa làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội qua khảo sát làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) và Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh). . , , đây , , NCS , bàn . 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Hai làng nghề truyền thống trên là khách thể nghiên cứu được chọn theo tiêu chí NCS tự đặt ra. Làng nghề truyền thống Triều Khúc trước đây sản xuất các sản phẩm phục vụ triều đình phong kiến, nay sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xã hội và xuất khẩu. Về không gian, làng Triều Khúc nằm sát kinh thành Thăng Long xưa và nay là làng ven đô . Làng nghề Thiết Úng xưa sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vật chất, nhiều thợ giỏi được triều đình trưng dụng vào thành làm đền đài, lăng tẩm, nay sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, nhu cầu tâm linh. Về không gian, làng Thiết Úng nằm ở vùng ngoại thành và có quan hệ với những làng nghề truyền thố p
  • 10. 4 ? - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu từ năm 2000 năm 2000, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng tr Hà Nội , dẫn đến sự biến đổi về mọi mặt của truyền thống Hà Nội. 4.3. Câu hỏi nghiên cứu - Văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội hiện nay như thế nào? - Vai trò của chủ thể văn hóa trong sự biến đổi đó ra sao? - Vấn đề gì đặt ra đối với làng nghề truyền thống trước sự biến đổi hôm nay? Luận án nghiên cứu đời sống thực tiễn văn hóa làng nghề truyền thống hai làng Triều Khúc, Thiết Úng và đối chiếu với một số làng nghề khác để trả lời những vấn đề trên. 5. và phƣơng pháp nghiên cứu 5 luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận sau: - Triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. - Quan niệm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của nhà , . - Lý thuy . Trong các tác phẩ , C.Mác và Ăngghen đã chứng minh rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và những nhận thức của con người, những quan điểm về chính trị, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật sớm muộn cũng biến đổi theo. Triết học Mác - Lênin đã chỉ ra: sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con
  • 11. 5 người, mà trước hết là do sự biến đổi lực lượng sản xuất của xã hội quy định. Dựa trên nền tảng của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ta nhận thấy việc biến đổi phương thức sản xuất sẽ kéo theo hàng loạt các biến đổi khác. Do vậy, văn hóa làng nghề biến đổi cũng là hệ quả tất yếu của sự biến đổi về phương thức sản xuất, công cụ sản xuất. Việc biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trong xã hội hiện nay còn do ý thức chủ quan của con người, đặc biệt tính năng động, nhạy bén của người thợ thủ công. Vì vậy, cần phân tích để thấy được mối quan hệ biện chứng trên thông qua vai trò của người lao động - người thợ thủ công vừa là chủ thể của văn hóa làng nghề truyền thống, vừa là bộ phận cơ bản của lực lượng sản xuất ở làng nghề truyền thống, vừa là sản phẩm của văn hóa làng nghề truyền thống. Quan điểm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định: “toàn bộ những sáng tạo và phát minh” của con người ra “những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày” và “các phương thức sử dụng chúng cho ăn, mặc, ở” trong lĩnh vực văn hóa sản xuất vật chất mà còn khẳng định năng lực “thích ứng” với “những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” là động lực của sự biến đổi văn hóa sản xuất vật chất và tinh thần của xã hội [30, tr.431]. L văn hóa học của A.A.Radughin về văn hóa cho việc nghiên cứu đề tài, trong đó có những phân tích khá rõ rằng: văn hóa vật chất trước hết là “những phương tiện đa dạng của sản xuất vật chất (là những công cụ lao động)”; l “ ”, “ ”, “văn minh” , nói cách khác là “văn hóa công nghệ ”. Không những thế, văn hóa sản xuất vật chất còn chứa đựng các giá trị nhân văn, nhân đạo: “Văn hóa học nghiên cứu văn hóa sản xuất từ góc độ, mức độ hoàn thiện của nó về mặt nhân văn hoặc nhân đạo”, còn “trên quan điểm kinh tế thì sản xuất vật chất được nghiên cứu từ góc độ kỹ thuật, tức là hiệu quả của nó, hệ số sử dụng của nó, giá thành, mức độ lợi nhuận” [3, tr.112]. Tham chiếu vào văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội, lý thuyết của A.A. khái quát những vấn đề nghiên cứu, như những phương tiện, công cụ, máy móc
  • 12. 6 được sử dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm; phương thức, cách thức chế tạo sản phẩm; phương thức, cách thức mua bán và trao đổi sản phẩm; cách thức ứng x , v . Bên cạnh việc sử dụng lý thuyết văn hóa học để lý giải quan niệm về văn hóa sản xuất vật chất, NCS sử dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống. Biến đổi văn hóa ngày nay được coi là vấn đề mang tính toàn cầu, việc biến đổi diễn ra ở nhiều chiều và nhiều cấp độ khác nhau, như biến đổi niềm tin, tôn giáo, tín ngưỡng, biến đổi văn hóa xã hội, biến đổi văn hóa nghệ thuật…. Toàn cầu hóa, hiện đại hóa là những nhân tố tác động và ảnh hưởng lớn đến quá trình biến đổi văn hóa ở tất cả các quốc gia, các cộng đồng xã hội, đặc biệt là trong xã hội nông nghiệp như Việt Nam hiện nay. Những biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội diễn ra trên mọi mặt của đời sống cộng đồng, từ sản xuất vật chất đến tổ chức đời sống xã hội và sinh hoạt tinh thần của con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu sự biến đổi văn hóa làng nghề đem lại hiệu quả, việc áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa vào quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp điền dã, tham dự của nhân học văn hóa. - Phương pháp liên/ đa ngành Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội là sự thu thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như nhân học văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, sử học… Cho nên, các thao tác nghiên cứu của luận án được thực hiện thông qua sự kết hợp linh hoạt các phương pháp trên. Sử dụng phương pháp liên/đa ngành vào đề tài luận án, giúp cho việc khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên cứu.
  • 13. 7 - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu Phương pháp tổng hợp được sử dụng để , liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong biến đổi văn hóa ở các làng nghề truyền thống. Từ đó đưa ra những nhận định làm rõ biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống. - Phương pháp điều tra xã hội học NCS xây dựng và sử dụng 145 bảng hỏi anket khảo sát làng Triều Khúc, 182 bảng hỏi anket khảo sát làng Thiết Úng, 20 phiếu phỏng vấn sâu những người thợ, cán bộ, nhân viên UBND xã Tân Triều và Vân Hà về 5 nội dung liên quan đến biến đổi văn hóa làng nghề để có kết quả và thông tin khách quan. - : , NCS giữa nghề truyền thống. - Phương pháp thống kê, so sánh Sử dụng phương pháp này để thu thập các số liệu thống kê , sau đó khái quát lại các vấn đề nghiên cứu khách quan về những biến đổi văn hóa hai làng . - Phương pháp chuyên gia Trên cơ sở nội dung của luận án, NCS các chuyên gia, những người am hiểu về làng nghề, thu thập, bổ sung được nhiều ý tưởng, thông tin mới. 5.3. Các thao tác nghiên cứu - Khảo sát thực tế: Thực hiện những chuyến đi điền dã, NCS trực tiếp tham dự vào cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất, lễ hội… của các làng nghề truyền thống, từ đó thu thập được những thông cho luận án. - c tế, NCS g .
  • 14. 8 - Ghi hình, chụp ảnh, ghi âm: Trong quá trình khảo sát thực tế, NCS thực hiện công việc ghi hình, chụp ảnh, ghi âm. Đây là việc làm hết sức cần thiết để ghi lại một cách khách quan, trung thực về cảnh quan, di tích, nhà ở, quy mô, quy trình sản xuất, quan hệ bạn hàng, phường thợ, quan hệ gia đình của người dân làng nghề để làm tư liệu nghiên cứu cho đề tài luận án. 6. Kết quả và đóng góp mới của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận - Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa , tác động của văn hóa làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH đất nước; vai trò của người sản xuất ở các làng nghề đối với việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề truyền thống trong sự biến đổi của chúng hiện nay. - Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những học viên, sinh viên chuyên ngành văn hóa học, xã hội học, kinh tế học nghiên cứu những vấn đề về biến đổi văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, vấn đề ngoài lĩnh vực văn hóa đối với sự phát triển hiện nay. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - hỉ ra xu hướng biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống, giúp các nhà quản lý tham khảo để từ đó nghiên cứu, xây dựng những chính sách văn hóa hợp lý cho sự phát huy văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương, .
  • 15. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Từ xưa đến nay Hà Nội được mệnh danh là vùng “đất trăm nghề”, các sản phẩm thủ công qua bàn tay người thợ tài hoa đã làm nên một nét riêng biệt, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó mang lại sức hấp dẫn, cuốn hút cho các nhà nghiên cứu trong nước và d nước ngoài từ nhiều thế kỷ trước. lịch sử, các công trình, sách, vở, bài viết của các tác giả về nghề, làng nghề rất phong phú, đa dạng. Riêng bài viết về văn hóa làng nghề và biến đổi văn hóa làng nghề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong thời gian từ khi đổi mới đến nay đã được các tác giả dành một vị trí nhất định để có những phân tích mang tính cụ thể hơn cùng với sự đổi thay và phát triển của xã hội. Công trình nghiên cứu về nghề, làng nghề, văn hóa làng nghề, biến đổi văn hóa làng nghề Hà Nội hơn 100 tài liệu, nhưng cũng đặt ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu những vấn đề trên, đặc biệt là trong điều kiện đổi mới hiện nay. Nghiên cứu về tài liệu, công trình khoa học trên, NCS kế thừa và tiếp thu những kiến thức quý giá mà các học giả đã dày công tìm hiểu. Trên cơ sở nghiên cứu tư liệu của các tác giả, những nội dung đã được trình bày, NCS chia làm 3 nhóm tài liệu có liên quan đến luận án: 1.1.1. Nghiên cứu về nghề, làng nghề, văn hóa làng nghề Hà Nội Theo Đại Việt sử ký toàn thư, thời nhà Trần, vào năm 1230, kinh đô Thăng Long được mở rộng thêm, khu vực người dân ở được chia thành 61 phường . Một số làng ven đô đã hình thành các làng thủ công, trong đó có làng gốm Bát Tràng. Đến năm 1274, có khá nhiều thương nhân đến buôn bán và được nhà Trần cho mở chợ, lập phố buôn bán. Chính sách trên của nhà Trần đã tạo cơ hội cho các nghề thủ công có điều kiện thuận lợi để trao đổi và mua bán hàng hóa [43].
  • 16. 10 , cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết, dân cư ở 36 phường làm ăn, buôn bán nhộn nhịp, đặc biệt là những phường thủ công. Trong 36 phường đó, thợ thủ công và nhà buôn chia nhau ở các phường tùy theo tính chất nghề nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi viết về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sản vật, nghề thủ công, trong đó có nghề dệt lụa ở Hà Đông, nghề dệt vải lụa phượng ở Thụy Chương, nghề làm giấy dó ở Yên Thái, nghề làm võng lọng, áo giáp, gấm triều ở phường Tàng Kiếm (Hàng Trống). Tuyển tập tư liệu phương Tây là một cuốn sách được Nguyễn Thừa Hỷ tổng hợp . Mặc dù những tư liệu trong tuyển tập , nhưng đây là nguồn tư liệu có thể tham khảo cho nhiều nhà nghiên cứu sau này [35]. Với NCS, khi nghiên cứu về làng nghề thủ công truyền thống cũng đã kế thừa và tham khảo được một số bài viết trong cuốn sách, đó là: Paul Bourde - phóng viên tờ “Le tempt” viết về chợ phố Hà Nội năm 1884 trong chương XII với tựa đề Les industries indig e (Các ngành kỹ nghệ bản xứ) trong cuốn sách De Paris au Tonkin (Từ Paris đến Bắc Kỳ). Với cái nhìn khá toàn diện, Paul Bourde viết khá kỹ về các chợ phiên tại Hà Nội, về những người thợ thủ công ở các vùng lân cận mang các sản phẩm mỹ nghệ thủ công vào các phố chuyên bán từng mặt hàng, như phố Hàng Đồng chuyên bán cuốc xẻng, đồ đồng; phố Hàng Tơ (Hàng Đào) chuyên bán đồ tơ lụa. Tác giả đánh giá nghệ thuật chạm khắc của người dân Bắc Kỳ vào loại tài nghệ độc đáo qua các tác phẩm chạm khắc ở chùa Khổ Hình (Hà Nội) [35]. Là bạn của Paul Bourde, Paul Bonnetain - với tư cách là phóng viên báo “Le Figaro” có thời gian ở Hà Nội lâu hơn Paul Bourde, khi về Pháp, Paul Bonnetain ập hợp các bài ông đã viết về Hà Nội, về Bắc Kỳ và tổng hợp lại trong cuốn Au Tonkin (Ở Bắc Kỳ). Trong chương XI, XII của tập 2, Paul Bonnetain có viết về khu phố buôn bán, nghệ thuật của người An Nam ở Hà Nội. Tác giả mô tả sự kiên nhẫn, tỷ mỷ của những người thợ thủ công với sự kiên trì, miệt mài và khéo léo để làm ra nhiều sản phẩm đẹp đẽ mà không cần đo
  • 17. 11 vẽ. Nhưng ông cũng cho rằng, các sản phẩm thủ công được lưu truyền từ đời cha đến đời con này phải có sự thay đổi, không nên cứ dập khuôn mãi theo mẫu mã đã có sẵn từ trước được. Theo ông, có như vậy mới khuyến khích được tính sáng tạo của người thợ [35]. Paul Doumer - toàn quyền Đông Dương (1897 - 1902) trong nhiệm kỳ làm việc của mình, đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, kiện toàn cơ sở hạ tầng kỹ thuật để xây dựng Hà Nội thành một thành phố Âu hóa, đáng kể là mạng lưới xe lửa và cây cầu Doumer (cầu Long Biên). Sau khi hết nhiệm kỳ làm việc, Paul Doumer về Pháp, năm 1905 ông viết và được Nhà xuất bản Vuibert & Nony ấn hành ở Paris cuốn L’Indochine Francaise - souvenirs (Xứ đông Pháp - Những kỷ niệm). Trong cuốn sách có nhiều trích đoạn Paul Doumer viết về các phố nghề Hà Nội, về mỹ nghệ thủ công. Nhiều đoạn viết trong cuốn sách được ông miêu tả khá kỹ về những người thợ đúc đồng, thợ kim hoàn, thợ thêu, thợ chạm khắc… Bắc Kỳ khéo léo, cần cù, chăm chỉ, có nghệ thuật thẩm mỹ cao. Paul Doumer cho rằng những sản phẩm thêu của người thợ Bắc Kỳ tốt và cẩn thận hơn những sản phẩm thêu của người Nhật Bản và Trung Quốc. Đặc biệt, Paul Doumer còn có sự so sánh về những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của người An Nam, trong đó ông nhận định rằng những người thợ khảm xà cừ An Nam, nhiều người thợ giỏi hầu hết ở Hà Nội và Nam Định [35] . ách Introduction générale à l’étude de la technologie du peuple Annamite. Essai sur la vie matériele, les arts et les industries du peupele Annamite (Nhập môn nghiên cứu kỹ thuật của người An Nam. Tiểu luận về đời sống vật chất, mỹ nghệ kỹ nghệ của dân tộc An Nam) (1909) của Henri Oger. Mặc dù được điều từ Pháp sang Việt Nam để làm việc cho chính quyền Pháp, nhưng Henri Oger đã say mê và có những nghiên cứu khá sâu về nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam, về nghề thủ công truyền thống của nhân dân Hà Nội. Henri Oger đã cùng một số thợ chạm khắc gỗ Việt Nam đi khắp 36 phố phường Hà Nội, ra cả vùng ngoại thành để phác họa hình ảnh đời sống của người dân Hà thành. Trong , Henri Oger đã
  • 18. 12 phản ánh rõ nét và sinh động mọi mặt của đời sống văn hóa người dân Hà Nội hơn 100 năm trước [35]. Bài Hà Nội những năm 1886 - 1887 Paulin Vial được in trong cuốn hồi ký Nos premières annés au Tonkin (Những năm đầu tiên của chúng tôi ở Bắc Kỳ) khá sâu sắc khi ông nghĩ đến một kế hoạch: Sửa sang lại đường phố Hà Nội cho thẳng hàng, trong sạch, thoáng khí và sáng sủa mà không phá hủy đi những di tích thú vị nhất của quá khứ, không dồn ra xa đám dân chúng làm nghề thủ công và buôn bán, đã làm nên sự giàu có của thành phố [35, tr.558]. Paulin Vial có những tìm hiểu khá kỹ các ngành nghề, phố nghề Hà Nội, ông viết trong hồi ký của mình về sự khéo léo, kiên trì và một nghệ thuật không thể bắt chước được của những người thợ thủ công ở các làng nghề khảm, thêu, đúc đồng, mộc, rèn như sau: Thật không thể tưởng tượng được rằng người ta lại có thể làm được nhiều đồ vật xinh đẹp đến như thế mà lại bằng những phương tiện hết sức thô sơ [35, tr.561]. Nghiên c Le paysan du delta Tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ) của Piere Gourou (1936), ngoài việc phân loại các làng ở châu thổ các ngành nghề truyền thống của người dân châu thổ Bắc Kỳ, tính thụ động của họ và một số nghề mới được du nhập từ phương Tây sang. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đã sử dụng cuốn sách của Piere Gourou làm nguồn tài liệu tham khảo không thể thiếu cho nhiều bài viết, công trình khoa học [78]. Bài thuyết trình Hà Nội thời người Bồ Đào Nha và Hà Lan - Section des Amis du Vieux Ha Noi), sau đó được chỉnh lý và in trong chương XII cuốn sách Pour le comprehension de l’Indochine et de l’Occident (Để tìm hiểu Đông Dương và phương Tây) đã dẫn lại nhận xét của Paul Bourde về khu phố buôn bán ở Hà Nội vào những ngày chợ phiên vô cùng náo nhiệt:
  • 19. 13 Những thương nhân và thợ thủ công đủ mọi loại đến từ các [35, tr.79]. Nghiên cứu về người nông dân Bắc Bộ nói riêng (trong đó có thợ thủ công) và Đông Nam Á nói chung còn có hai nhà nhân học là Scotte C. Jame và Samuel L. Popkin đã dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu về tính duy lý hay duy tình của người nông dân Việt Nam. Năm 1976, Scotte C. Jame xuất bản cuốn The Moral Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia (Kinh tế đạo lý của nông dân: nổi dậy và sinh tồn ở Đông Nam Á) [140]. Sau đó 3 năm, vào năm 1979 Samuel L. Popkin giới thiệu đến bạn đọc cuốn: The Rational Peasant: The Political Economy of Rural Society in Vietnam (Người nông dân hợp lý - Kinh tế học chính trị về xã hội nông thôn Việt Nam) [139]. Đây là hai nhà nhân học đầu tiên khởi xướng nghiên cứu về tính duy lý hay duy tình của người nông dân Việt Nam. Trong công trình của mình, hai ông nói về tính thụ động của người nông dân Bắc Bộ còn chậm chạp trước những đổi thay của xã hội, trong đó có nói đến tính trì trệ thụ động của người thợ thủ công ). Sách Những nghề thủ công truyền thống gia đình ở tỉnh Hà Đông của Hoàng Trọng Phu không đi sâu vào từng nghề, mỗi nghề chỉ giới thiệu rất khái quát, ngắn gọn, nhưng đã hệ thống được các nghề thủ công tỉnh Hà Đông. Đặc biệt, riêng về nghề thủ công ở làng Triều Khúc, Hoàng Trọng Phu giới thiệu 15 nghề chính của làng, trong đó có nói đến nghề dệt thao đã được dân làng không ngừng giữ gìn, sáng tạo và trao truyền cho các thế hệ con cháu. Đây là cuốn sách được nhiều nhà nghiên cứu về thủ công Việt Nam sau này tìm đọc và coi như một nguồn tài liệu quý [70]. Sách Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam của Phan Gia Bền dày gần 200 trang đưa ra một số khái niệm về nghề thủ công và thợ thủ công. Cùng với hai cuốn sách của Hoàng Trọng Phu và Piere Gourou, cuốn sách trên của Phan Gia Bền thực sự là nguồn tư liệu quý giúp cho việc nghiên cứu về nghề thủ công ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng [5].
  • 20. 14 Đầu những năm 1990, thời kỳ địa giới hành chính Hà Nội được mở rộng thêm, một số huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây, Mê Linh nhập vào Hà Nội. Ngay sau đó, năm 1991 Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội chủ trì nghiên cứu, xuất bản công trình Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long - Hà Nội. Đây là công trình được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ không chỉ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mà các tác giả còn dành hẳn một chương để viết về các nghề thủ công và mỹ nghệ dân gian, một chương viết về kiến trúc và điêu khắc của Hà Nội. Cùng với công trình Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long - Hà Nội, năm 1994 Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội xuất bản cuốn Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội tập hợp nghiên cứu của nhiều tác giả viết cho các đề tài khoa học cấp thành phố, trong đó có những bài viết về phố nghề, làng nghề, các nghề thủ công mỹ nghệ, được một số nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá khá cao về giá trị, đóng góp của chúng trong tiến trình lịch sử phát triển của Hà Nội [129]. Sách Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội của Phan Đại Doãn viết về sự phát triển của nghề thủ công ở Việt Nam. Đặc biệt từ thời kỳ Lý Thái Tổ dời đô về thành Thăng Long, kinh thành dần được mở rộng ra ngoài hoàng thành, nhiều phường hội thủ công được thành lập, thợ từ nơi khác về Thăng Long làm ăn, sinh sống [14]. Sách Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 - 1945 của Vũ Huy Phúc [72], của Lưu Thị Tuyết Vân, Tiểu thủ công nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng (1954 - 1994) đã xuyên suốt cả một chặng đường lịch sử của làng nghề thủ công từ năm 1858 khi Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng đến những năm cuối của thế kỷ XX [120]. Cuốn Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề [128] và cuốn Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội của GS.Trần Quốc Vượng và PGS.TS. Đỗ Thị Hảo giới thiệu một cách khái quát, nhưng cũng tương đối đầy đủ về nghề thủ công Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tác giả chỉ ra rằng, ban đầu nghề thủ công ở các làng quê chỉ là nghề phụ, người dân thường
  • 21. 15 làm trong những lúc nông nhàn, để phục vụ cho nhu cầu của mỗi gia đình trong làng, còn nghề trồng trọt, chăn nuôi vẫn là chính. Tuy nhiên, do xã hội phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng gia tăng, sản phẩm thủ công do những người thợ làm ra được mang đi trao đổi với người dân ở khắp các vùng miền gần xa trong cả nước, dần dần tạo nên các làng nghề thủ công chuyên nghiệp như: Làng đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Khảm trai Chuyên Mỹ (Hà Nội)… Đặc biệt, cuốn sách nói đến những thăng trầm, thay đổi của nghề thủ công trong các giai đoạn lịch sử của đất nước. Không chỉ n phong kiến, nghề thủ công có lúc thịnh, lúc suy; cuốn sách còn nêu lên thời gian đất nước bị thực dân Pháp đô hộ trong gần một thế kỷ, là thời bị kìm hãm và hạn chế. Mặc dù chính phủ có những chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển, nhưng do nước Pháp bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 khiến nghề thủ công Việt Nam bị suy thoái, các nghề mây tre đan, nghề mộc, nghề dệt… rất khó có thị trường để tiêu thụ, đi đến chỗ khó khăn, ngừng trệ. Tuy nhiên, người Việt Nam với sự thông minh, sáng tạo, đã chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác để thích ứng với sự biển đổi của các giai đoạn lịch sử [130]. Cuốn sách Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Dương Bá Phượng đã nêu lên những nguyên nhân tạo ra sự thay đổi của các làng nghề thủ công, về tiềm năng phát triển, cũng như một số phương hướng trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề Việt Nam [77]. Bên cạnh đó, các tác giả như Bùi Văn Vượng với Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam [126], nhà nghiên cứu Lâm Bá Nam cùng hàng chục công trình nghiên cứu về làng nghề đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về quy trình sản xuất các sản phẩm thủ công, vai trò của làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong đời sống kinh tế, xã hội của người dân bản địa và tác động của quá trình đổi mới đối với các làng nghề [58], [59], [60]. Sách Hà Nội như tôi hiểu của G.S Trần Quốc Vượng được xuất bản năm 2005 những nghiên cứu công phu của tác giả về lịch sử hình
  • 22. 16 thành, quá trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội, về nghề thủ công và các làng nghề, phố nghề Hà Nội [131]. Để chuẩn bị sự kiện cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong “Tủ sách Thăng Long 1000 năm” có nhiều sách, công trình khoa học nghiên cứu về làng nghề và những biến đổi của văn hóa làng nghề, trong đó phải kể đến các công trình: Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển do Vũ Quốc Tuấn chủ biên [110]. Hai công trình nằm trong Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.09 là công trình Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội do Nguyễn Chí Bền chủ biên [6] và công trình Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Thăng Long - Hà Nội do Võ Quang Trọng chủ biên [108]. Trong đó, công trình Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long Hà Nội có nói đến lễ hội phường nghề thủ công như một nét đặc trưng của văn hóa Kẻ chợ. Việc thờ thành hoàng làng, tổ nghề vẫn được dân làng nghề tổ chức chu đáo hàng năm, hoặc 3 năm một lần tùy theo hương ước, quy định của làng. Công trình cũng đã nghiên cứu về làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội và cho rằng, trong quá trình CNH, HĐH hiện nay, một số làng nghề trong nội đô đã và đang mai một đi rất nhiều, như nghề dệt lĩnh Trích Sài, làng giấy Yên Hòa, thậm chí có nghề còn mất hẳn, nhưng có một số làng nghề ở vùng ven đô vẫn duy trì, gìn giữ và phát triển được nghề như làng dệt Triều Khúc, làng đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng ... Bài viết của Huy Anh đăng trên Báo điện tử VGP News Hà Nội - không để mai một nghề truyền thống khẳng định tầm quan trọng của làng nghề thủ công truyền thống Hà Nội hiện nay. Tác giả nhấn mạnh: bên cạnh việc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước; làng nghề còn là nơi bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý giá từ lâu đời mà bao thế hệ cha ông đã dày công tạo dựng. Huy Anh nêu lên chính sách của nhà nước trong thời gian qua đã giúp các làng nghề Hà Nội phát triển một cách bền vững hơn.
  • 23. 17 Đặc biệt, với Tổng tập Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam do PGS.TS Trương Minh Hằng chủ biên bao gồm 6 tập đã tổng hợp rất nhiều bài viết, , làng nghề truyền thống. Mỗi tập được phân chia khá chi tiết. Về nghề mộc, tập 3 trong Tổng tập nêu, mặc dù xuất hiện sớm, nhưng vào khoảng thế kỷ XIV, XV các làng nghề mộc ở châu thổ sông Hồng mới dần hình thành và nằm rải rác ở nhiều nơi, trên khắp mọi vùng miền của đất nước đều có các làng nghề mộc, như xứ Đoài có làng mộc Chàng Sơn, làng mộc Sơn Đồng, Dư Dụ (nay thuộc các huyện Thạch Thất, Hoài Đức, thành phố Hà Nội); xứ Bắc có làng mộc Phù Khê, Đồng Kỵ (nay thuộc Bắc Ninh), Thiết Úng (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội); xứ Nam có làng mộc La Xuyên (Nam Định), làng mộc Cao Đà (Hà Nam), xứ Đông có làng mộc Cúc Bồ (Hải Dương), làng mộc Hà Cầu (Hải Phòng)… Tuy nhiên, các tác giả cũng nhận định, do lịch sử nghề mộc không được các nhà ghi chép lịch sử biên chép cẩn thận, nên cho đến nay các công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề mộc chưa nhiều và chưa thực sự đầy đủ [26]. Về nghề dệt, tập 5 trong tổng tập cho thấy, nghề dệt xuất hiện từ thời Hùng Vương, điều đó chứng minh qua một số công cụ dệt làm từ chất liệu gốm (di chỉ gò Cây Táo, Thanh Trì, Hà Nội) giúp các nhà nghiên cứu xác định chính xác đây là thời kỳ mà người Việt cổ đã biết dệt và dùng sản phẩm dệt để làm thành trang phục cho mình. Các tác giả khẳng định, cùng với nghề đúc đồng, đan lát, chế tác vàng bạc…, nghề dệt là một trong những nghề thủ công quan trọng của nước ta. 1.1.2. Nghiên cứu về biến đổi văn hóa, biến đổi văn hóa làng, biến đổi văn hóa làng nghề thời kỳ đổi mới Sách Tổng quan về các làng nghề Hà Nội của G.S Trần Quốc Vượng viết về sự ra đời các làng nghề từ rất xa xưa, với nghề đầu tiên là nghề đá, sau là nghề gốm và lần lượt là các nghề mây tre đan, nghề mộc… Mặc dù là tổng quan, nhưng cuốn sách được G.S Trần Quốc Vượng đề cập đến những thay đổi về cảnh quan, quy trình chế tác sản phẩm, mẫu mã, thị trường cho sản phẩm. Đây là
  • 24. 18 công trình nghiên cứu sớm nhất về sự biến đổi của văn hóa làng nghề ở Hà Nội từ khi đổi mới (năm 1986) [127]. Bài viết của Trương Duy Bích đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6, 2005, Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam: sự đa dạng và sự chậm biến đổi nêu lên con số thống kê chưa đầy đủ về số lượng làng nghề hiện có trên cả nước. Bên cạnh sự phong phú về các ngành nghề, tác giả cũng nêu lên sự chậm biến đổi của các nghề thủ công mỹ nghệ như chậm biến đổi về tư duy và quy mô sản xuất, phương thức hành nghề và truyền dạy nghề, chậm biến đổi phương tiện và kỹ thuật sản xuất, mẫu mã sản phẩm. Đặc biệt, tác giả còn chỉ ra những biến đổi của nghề thủ công trong thời kỳ thay đổi của nền kinh tế thị trường như: ô nhiễm môi trường do rác thải, bụi, tiếng ồn, nước thải ở một số làng nghề Vân Hà, Triều Khúc, Phú Đô, Bát Tràng..; hay nạn tranh mua, tranh bán, sản phẩm làm ẩu, làm giả, làm nhái ngày càng xuất hiện nhiều ở một số làng nghề Đồng Sâm, Huê Cầu… Sự biến đổi đó từ bao đời nay được ghi trong các hương ước, văn bia của làng, của xã nay đã bị xóa nhòa, đảo lộn [7]. Sách “Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay” (Trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) của Nguyễn Thị Phương Châm nghiên cứu và đưa ra những lập luận về các lý thuyết, khái niệm biến đổi văn hóa. Đây là một đề tài với nhiều lý thuyết về biến đổi văn hóa của các nhà nghiên cứu nước ngoài được [9]. Sách Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống của Nguyễn Văn Đại và Trần Văn Luận chỉ ra rằng: để phục hồi và duy trì sự phát triển của các làng nghề thì vấn đề quan trọng Nhà nước cần quan tâm là kinh phí. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ, phát triển thị trường, thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, cần ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống tại địa phương [15]. Đề tài khoa học cấp bộ do Lê Hồng Lý chủ biên cùng các nhà nghiên cứu Trương Minh Hằng, Trương Duy Bích Nghề thủ công mỹ nghệ đồng bằng sông Hồng - tiềm năng, thực trạng và một số kiến nghị : thời kỳ phong kiến, thủ
  • 25. 19 công nghiệp Việt Nam là nền sản xuất nhỏ, trải qua các cuộc chiến tranh, nhiều thời kỳ bị gián đoạn, nghề thủ công chưa có những thay đổi hay ảnh hưởng lớn nào về tư duy, phương thức hành nghề. Việc thay đổi tư duy và hình thức sản xuất của thợ thủ công theo các tác giả được bắt đầu từ sự thay đổi của nền kinh tế. Sự thay đổi đó đặt ra nhiều vấn đề trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường sinh thái, nếp nghĩ, nếp sống, sản xuất của thợ thủ công làng nghề [52]. Nguyễn Đình Phan với bài Phát triển môi trường kinh doanh cho các làng nghề in trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam nêu lên vai trò của môi trường kinh doanh đối với sự phát triển của các làng nghề, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Theo tác giả, môi trường kinh doanh cho các làng nghề là môi trường kinh tế, chính trị, khoa học, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường tự nhiên - sinh thái. Không chỉ dừng lại ở những phân tích trên, Nguyễn Đình Phan còn đưa ra bốn giải pháp phát triển môi trường kinh doanh, đó là: hình thành và phát triển đồng bộ thị trường; hoàn thiện hệ thống luật, chính sách để tạo lập, phát triển môi trường thể chế cho phát triển làng nghề; hình thành, phát triển các tổ chức đại diện và tổ chức tư vấn, dịch vụ để hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở sản xuất - kinh doanh ở các làng nghề và giải pháp thứ tư là bảo vệ môi trường sinh thái [69]. Đề cập đến biến đổi văn hóa ở một số làng xã trên địa bàn Hà Nội hiện nay, có sách Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới (2007) của Ngô Văn Giá [22], Sự biến đổi của làng xã hiện nay ở đồng bằng sông Hồng (2000), bài viết của Nguyễn Thanh Hương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, Những biến đổi ở làng nghề Sơn Đồng, Hoài Đức [37] những nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề trải qua nhiều thế kỷ được các thế hệ , vun đắp. Sách Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và biến đổi (2009) của Bùi Xuân Đính nguyên nhân của sự biến đổi và những giá trị truyền thống của các làng nghề trong huyện vẫn còn được bảo lưu và gìn giữ [18].
  • 26. 20 Kỷ yếu hội thảo Phát triển bền vững làng nghề Hà Tây - Thực trạng và giải pháp được UBND tỉnh Hà Tây in, phục vụ cho hội thảo ngày 02/11/2006 tại Hà Đông là nguồn tài liệu mang tính thực tiễn cao. Trong bài viết của mình, các tác giả khái quát lịch sử hình thành, quá trình phát triển của mỗi làng nghề thủ công; vai trò, vị trí của làng nghề đối với đời sống xã hội. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu nêu thực trạng sản xuất của các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư thích đáng cho khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều ý kiến nêu ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi, các bài viết chưa nêu được giải pháp cụ thể, mới chỉ nêu các giải pháp chung chung như đầu tư kinh phí, xây dựng đề án, quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề [86]. Sách Du lịch Thăng Long - Hà Nội do Trương Sỹ Vinh chủ biên đưa ra một trong số những giải pháp để phát triển du lịch Hà Nội là phải quan tâm đến bảo tồn và phát triển làng nghề, đưa loại hình du lịch làng nghề đến gần hơn với du khách, để du khách tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm [124]. Công trình Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 do Phùng Hữu Phú chủ biên, là công trình nằm trong chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.09. Nội dung cuốn sách đã đưa ra định hướng phát triển cho nghề thủ công như sau: Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề cần hỗ trợ phát triển trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Điều đó cho thấy việc áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại là việc làm cần thiết cho sự phát triển các làng nghề, và như vậy, việc phát triển đó tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi về văn hóa ở các làng nghề thủ công Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng [71, tr.207]. Sách Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX của Nguyễn Thừa Hỷ xuất bản năm 2010 đã tham khảo ghi chép của các quan chức, giáo sĩ, phóng viên, thương gia nước ngoài thời kỳ làm việc và buôn bán tại Thăng Long - Hà Nội. Tác giả nhấn mạnh, điểm
  • 27. 21 mạnh của kinh tế hàng hóa Thăng Long - Hà Nội chính là chất lượng sản phẩm hàng thủ công do những người thợ có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao làm ra, hấp dẫn không chỉ người Việt Nam, mà còn cả khách nước ngoài. Song tác giả cũng đề cập đến mặt hạn chế của các ngành nghề thủ công truyền thống khiến cho nhiều sản phẩm chưa vươn rộng được ra nhiều nước trên thế giới, đó là quy mô sản xuất vẫn mang tính chất của nền sản xuất nhỏ [36]. Tiếp đó là cuốn sách Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội của Nguyễn Lang viết về quá trình phát triển của nghề thủ công truyền thống Hà Nội, sau đó phát triển thành các xí nghiệp công nghiệp với sự ra đời các hiệp hội doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, mấu chốt của vấn đề được tác giả nêu rõ: cần đưa sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề lên trình độ cao hơn, phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi mẫu mã để vừa mang tính hiện đại, nhưng vẫn giữ được yếu tố truyền thống [46]. Luận án tiến sĩ của Vũ Diệu Trung (tháng 5/2013), “Sự biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng từ năm 1986 đến nay (qua khảo sát trường hợp một số làng: Sơn Đồng, Bát Tràng (Hà Nội), Đồng Xâm (Thái Bình) khái quát bối cảnh chung về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong các làng nghề từ năm 1986 đến nay. Cùng với bối cảnh đó là sự biến đổi các thành tố trong văn hóa làng nghề ở Sơn Đồng, Bát Tràng và Đồng Xâm (bao gồm biến đổi về: không gian, cảnh quan di tích, hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật chế tác, phương thức truyền nghề, giữ nghề, quan hệ xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội). Tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới. Đây là một công trình mới nhất, có giá trị để NCS tham khảo về văn hóa làng nghề hiện nay [109]. Kỷ yếu hội thảo Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề, phố nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2013 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức vào tháng 10/2013 gồm nhiều bài viết của các nhà quản lý các ngành, các cấp, các chuyên gia trong lĩnh vực du
  • 28. 22 lịch, các nghệ nhân trực tiếp cho ra đời các sản phẩm thủ công. Các bài viết cũng chỉ ra nguyên nhân làm cho du lịch làng nghề chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của mỗi làng nghề, nhưng bài viết vẫn chưa nê [87]. Hai đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ 2010 đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 5 - Hà Nội về Phát triển sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của làng nghề Hà Nội giai đoạn 2013-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 7430/QĐ-UBND ngày 09/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội) đã tổng hợp: hiện nay thành phố Hà Nội có 1.350 nghề và làng nghề, chiếm gần 59% tổng số làng . Đề án nhận định, trong điều kiện hiện nay, các làng nghề có xu hướng chuyển động tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp” ngay trên địa bàn nông thôn. Bên cạnh nghiên cứu của các học giả trong nước, còn có một số học giả nước ngoài nghiên cứu về vấn đề này: Luận án tiến sỹ của Iwai Misaki tại Đại học Hitotsubashi:“Sự biến đổi của làng xã ở vùng châu thổ sông Hồng Việt Nam trước và sau đổi mới, lấy trung tâm là hợp tác xã nông nghiệp làng Trang Liệt, tỉnh Bắc Ninh”. Trước đó, vào năm 1994, Iwai Misaki đã sống một thời gian tương đối dài tại làng Trang Liệt. Ba năm sau đó, ông đã quay trở lại vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và làng Trang Liệt nhiều lần, khảo sát thực trạng sự thay đổi đời sống của người dân trong quá trình làm thêm nghề phụ khi việc phân chia ruộng đất đang được tiến hành tại các làng xã. Trong luận án, Iwai Misaki phân tích đặc điểm của làng xã châu thổ sông Hồng. Đặc biệt, ông đi s đưa ra những đánh giá khoa học, có căn cứ về sự biến đổi văn hóa của người dân đồng bằng sông Hồng qua nghiên cứu trường hợp HTX nông nghiệp làng Trang Liệt [38]. Sách Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ do Papin Philippe và Oliver Tessier chủ biên) viết về xã hội nông thôn truyền thống
  • 29. 23 của người nông dân đồng bằng sông Hồng thông qua cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh tế, thiết chế xã hội tại mỗi làng xã. Biểu hiện cụ thể của các làng xã được Papin Philippe và Oliver Tessier nghiên cứu là mối quan hệ chặt chẽ giữa các gia đình, dòng họ, phe giáp, phường hội, phường nghề, phong tục tập quán, đình chùa, miếu mạo [68]. 1.1.3. N làng nghề Thiết Úng Công trình Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể ở Thăng Long - Hà Nội nghiên cứu về thực trạng trong việc bảo tồn và phát huy làng cổ, làng nghề, phố cổ tiêu biểu. Trong đó công trình đề cập đến thực tế hiện nay, nhiều làng nghề thủ công trước đây không còn nữa, người thợ thủ công phải chuyển sang các nghề khác để mưu sinh. Công trình chỉ ra nguyên nhân chuyển đổi nghề, một phần do cách nghĩ còn bảo thủ của người thợ, phần khác bởi nguyên nhân một thời của cơ chế nhạy bén khi thị trường mở cửa. Bên cạnh đó, công trình nêu lên vấn đề ô nhiễm môi trường đáng báo động ở nhiều làng nghề thủ công Hà Nội hiện nay. Tác giả lấy dẫn chứng việc biến đổi của làng Triều Khúc và Thiết Úng cả về mặt tích cực lẫn hạn chế như: nhà cao tầng ngày càng nhiều, đường làng, ngõ xóm rộng rãi, khang trang, sạch sẽ. Song môi trường ô nhiễm ở Triều Khúc cũng vào bậc nhất. Đó là ô nhiễm tiếng ồn của những khung cửi, ô nhiễm nguồn nước trong quá trình rửa lông gà, lông vịt, nhiều người dân mắc các bệnh về tai, bệnh ngoài da. Còn ở Thiết Úng, với đặc thù là nghề chạm khắc gỗ, do vậy với tính chất nghề, việc quy hoạch khu sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, các hộ làm nghề ngay tại gia đình làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, đáng kể là tỷ lệ mắc bệnh hô hấp của trẻ mới sinh cho đến 4 tuổi chiếm đến 90 - 95% dân số trong làng, trong xã [6]. 1.1.3.1. Những bài viết về biến đổi văn hóa làng nghề Triều Khúc Trên Báo Tiểu thủ công nghiệp ngày 8/1/1976 có bài viết Nghề dệt quai thao ở Triều Khúc của Trần Quỳnh. Theo tác giả, ng Triều Khúc phát triển từ thế kỷ XVII với nhiều sản phẩm dành cho phụ nữ như áo the, quạt yếm,
  • 30. 24 bao thắt lưng, độn tóc đuôi gà… Đến thế kỷ XVIII, Vũ Đức Uý được triều học ch Triều Khúc còn được gọi là làng Đơ Thao vì chuyên dệt quai thao cho những chiếc nón làm duyên được các chị em ưa dùng. Xã hội thay đổi, văn hoá phương Tây du nhập, nón quai thao không còn được sử dụng rộng rãi, người dân , quân h ... Thế nhưng nghề dệt quai thao truyền thống xưa kia của cha ông vẫn luôn là niềm tự hào của các thế hệ con cháu Triều Khúc ngày nay [83]. Bài viết “Làng Triều Khúc - Truyền thống và biến đổi” của Ngô Đức Thịnh in trong tập sách “Tình hình hiện nay (nhân loại học về quá trình biến động) của vùng Đông Nam Á” đã nêu lên những giá trị truyền thống trong văn hóa của người Triều Khúc luôn được bảo lưu, gìn giữ qua nhiều thế hệ, qua nhiều biến động của lịch sử. Tác giả cũng có những nghiên cứu mới về biến đổi của làng Triều Khúc từ sau thời kỳ đổi mới năm 1986 và cho rằng đó là xu hướng chung của sự phát triển [101]. Sách Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam của Lâm Bá Nam in trong Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam có những nghiên cứu về lịch sử nghề dệt đồng bằng Bắc Bộ, trong đó làng Triều Khúc: Làng thủ công Triều Khúc nổi tiếng về sự đa nghề (cho đến những năm 1930 của thế kỷ này ở đây có tới trên 30 nghề thủ công khác nhau), trong đó nghề dệt đóng vai trò quan trọng, nổi tiếng nhất với sản phẩm quai thao [26, tr.729]. Luận văn thạc sĩ Những vũ điệu trong hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) của Phạm Hùng Thoan đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của các điệu múa cờ, múa bồng của người Triều Khúc. Qua luận văn của mình, Phạm Hùng Thoan đã mang lại cho người đọc một cảm giác được sống lại và hòa mình vào những điệu múa rộn ràng, mang đậm dấu ấn văn hóa của làng quê vùng châu thổ Bắc Bộ [103].
  • 31. 25 Bài viết Năng động làng nghề Triều Khúc của tác giả Anh Thư đăng trên báo Hànộimới viết về sự năng động, sáng tạo trong suy nghĩ và cách làm của người dân Triều Khúc, từ đó có hướng phát triển mới cho làng nghề, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng, khắt khe của thị trường [105]. Bài viết của Nhật Linh Dệt Triều Khúc - Thăng trầm những bước đi đăng trên Tạp chí Truyền hình Hà Nội số 89, ngày 16/6/2012, khái quát về lịch sử ra đời của nghề dệt ở Triều Khúc, sản phẩm ban đầu là dệt the, dệt thao, đến nay người Triều Khúc sản xuất ra hàng trăm mẫu mã sản phẩm thủ công, nhất là các sản phẩm phục vụ cho lực lượng vũ trang và dân sự [50]. Tác giả Phạm Nga với bài Ô nhiễm môi trường ở làng nghề Triều Khúc đăng trên báo điện tử Pháp luật và Xã hội ngày 11/01/2012 viết: Triều Khúc nổi tiếng là làng nghề thủ công: thêu, dệt the, dệt khăn mặt, tơ lụa, nhuộm áo… Ngoài ra, Triều Khúc xưa nay còn được biết đến bởi nghề thu gom phế liệu, thu mua lông gà, lông vịt làm thà để phục vụ con người. Theo Phạm Nga: làng Triều Khúc có khoảng 600 hộ dân làm nghề dệt thổ cẩm, chổi lông gà… trong đó thu gom phế liệu, tái chế nhựa, chủ yếu vẫn sả . Được sự quan tâm của nhà nước, Triều Khúc đã được đầu tư dự án cụm công nghiệp Tân Triều để vừa phát triển làng nghề, vừa bảo vệ môi trường, nhưng dự án còn nhiều bất cập, vì vậy vấn đề môi trường chưa được giải quyết triệt để [61]. Bài viết của Nghĩa Lê Hợp tác xã dệt công nghiệp Triều Khúc (Hà Nội) - gìn giữ tinh hoa truyền thống đăng trên báo điện tử Thời báo Kinh doanh ngày 17/5/2012 HTX công nghiệp dệt Triều Khúc. Cho đến nay, sau hơn 50 năm hoạt động, HTX công nghiệp dệt Triều khúc vẫn duy trì và ngày càng phát triển. Ngoài mặt hàng truyền thống là vải, HTX còn sản xuất các sản phẩm: túi đựng tiền cho ngành ngân hàng, băng phù hiệu cấp hiệu, băng huân huy chương, dây chiến thắng, dây mũ kêpi... phục vụ cho công an, quân đội và dân sự [48].
  • 32. 26 1.1.3.2. Những bài viết về biến đổi văn hóa làng nghề Thiết Úng Bài viết Làng chạm gỗ Thiết Ứng của Chu Quang Trứ và Đỗ Thiên Du in trong Tổng tập nghề và làng nghề viết về lịch sử làng nghề, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng gồm sập gụ, tủ chè, giá gương, cây đèn và đồ chơi mỹ nghệ là 80 mẫu tượng khác nhau. Bên cạnh đó, tác giả nêu lên sự đổi thay về ngành nghề của người dân Thiết Úng trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa thời kỳ đầu những năm 1990 [26]. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21/2/2006 với bài Nghệ nhân làng nghề Vân Hà và những điều trăn trở viết về tâm tư của nghệ nhân chạm gỗ mỹ nghệ Thiết Úng trong việc Nhà nước chưa có chế độ đãi ngộ hoặc trợ cấp hàng tháng cho nghệ nhân cao tuổi, dù chỉ là “đãi ngộ” để “ghi công” động viên các nghệ nhân khi đã “tuổi già sức yếu” để tài năng của họ được phát huy hơn nữa và nhất là truyền nghề cho con cháu đi sau tiếp nối. Bài viết Làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng trên trang web: www.lang nghe.org.vn giới thiệu về quy trình, yêu cầu kỹ thuật của người thợ Thiết Úng để làm ra một sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ hoàn thiện. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã có từ hàng trăm năm trước (đình chùa Thiết Úng, nhà thờ họ Đỗ, nhà thờ họ Đồng) đều mang đậm dấu ấn và bàn tay khéo léo của những nghệ nhân tài hoa làng Thiết Úng. Bài Làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh” đăng trong sách Làng nghề Hà Nội, tiềm năng và triển vọng phát triển do UBND thành phố Hà Nội và Sở Công thương về biến đổi trong sinh hoạt văn hóa của thợ thủ công Thiết Úng. Ngoài ra, bài viết nêu lên sức lan tỏa, ảnh hưởng của làng ngh Thiết Úng sang các làng bên cạnh và nêu lên doanh thu từ nghề gỗ chỉ tính riêng năm 2008 chiếm đến 70% doanh thu toàn xã [114, tr.124]. Bài Hướng đi mới cho làng nghề Vân Hà của Hồng Quý đăng trên báo điện tử Kinh tế nông thôn ngày 23/2/2009 viết về vai trò của làng chạm gỗ Thiết Úng qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, nay được nhân dân các làng khác trong vùng làm theo và mở rộng ra toàn xã [82].
  • 33. 27 Bài của Việt Nga Hướng phát triển mới của làng nghề Thiết Úng đăng trên Baomoi.com ngày 22/7/2011 viết về sự năng động, sáng tạo của người Thiết Úng trong điều kiện đổi mới của đất nước. Bằng việc nắm bắt nhu cầu sử dụng đồ gỗ mỹ nghệ của người tiêu dùng, người Thiết Úng đã áp dụng kỹ thuật công nghệ mới kết hợp với kỹ thuật chạm khắc truyền thống, làm cho sản phẩm được đẹp hơn, tinh xảo hơn [62]. Gần đây nhất, vào tháng 12/2012, Ban chấp hành Đảng bộ xã Vân Hà đã in và phát hành cuốn Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vân Hà (1930 - 2010). Cuốn sách có 4 phần, trong đó phần thứ nhất viết về Vân Hà - vùng đất, con người và truyền thống lịch sử - văn hiến. Ở phần thứ nhất này, làng nghề chạm khắc Thiết Úng được các nhà viết sử xã Vân Hà viết khá chi tiết về lịch sử ra đời, quá trình hình thành, phát triển, mở rộng làng nghề. 1.1.4. Nhận xét chung nêu trên, NCS rút ra một s nhận xét sau: - Các học giả, nhà nghiên cứu đã giới thiệu được: sự phong phú, đa dạng, sự hội tụ, kết tinh của nghề, làng nghề Thăng Long - Hà Nội. - Đa số các công trình, sách, bài viết đều tầm quan trọng của trong đời sống xã hội và cho rằng , v , rằng những biến đổi đó là điều tất yếu trong quá trình phát triển ). - Công trình của một số học giả nước ngoài như Piere Gourou, Scotte C. Jame hay S năng động, trì trệ, chậm đổi mới của người nông dân Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói riêng, trong đó có thợ thủ công là không hoàn toàn chính xác. Nếu người thợ thủ công không có tư duy đổi mới, họ khó có thể thay đổi , công cụ sản xuất, áp dụng tạo ra sản phẩm phong phú, độc đáo, đáp ứng nhu cầ
  • 34. 28 , nhưng vẫn mang phong cách đặc . - Những công trình nghiên cứu đã nói lên việc áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống, đó là: biến đổi về mẫu mã, loại hình, chất lượng sản phẩm về cảnh quan môi trường, phong tục tập quán, lễ hội; Biến đổi về hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật chế tác, phương thức đào tạo nghề, truyền nghề và giữ bí quyết nghề; trong đó biến đổi được nhận diện rõ là biến đổi mối quan hệ xã hội. - Mỗi công trình đều có ngh dung biến đổi: một số công trình đi sâu vào vấn đề cần thiết phải thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi mẫu mã để vừa mang tính hiện đại, nhưng vẫn giữ được yếu tố truyền thống; Một số công trình lại đi sâu vào việc nghiên cứu về tầm quan trọng của môi trường kinh doanh đối với sự phát triển, làng nghề truyền thống... - biến làng nghề thống Hà Nội nói chung và làng Triều Khúc, Thiết Úng nói riêng ), để có được một cái nhìn toàn cảnh hơn, sâu sắc hơn những biến đổi này làm nên một diện mạo mới của làng nghề truyền thống Hà Nội ngày nay . T , . 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Kế thừa một số khái niệm của các tác giả đi trước như khái niệm: Văn hóa, Văn hóa nghề; Làng nghề, Văn hóa làng nghề; Làng nghề truyền thống, Văn hóa làng nghề truyền thống. NCS , đưa ra khái niệm theo cách hiểu và nhìn nhận của bản thân. Sau khi các khái
  • 35. 29 niệm đã được làm rõ, NCS đi vào phân tích cơ cấu văn hóa làng nghề truyền thống, về biến đổi v , giúp cho việc triển khai các vấn đề nghiên cứu ở chương tiếp theo. 1.2.1. hái niệm và cấu trúc văn hóa làng nghề truyền thống 1.2.1.1. V , Văn hóa nghề Trong khoa học , , có nghĩa văn hóa. Tuy diễn đạt khác nhau, nhưng có một số điểm chung mà các nhà nghiên cứu đều thừa nhận, rằng văn hóa là phương thức tồn tại (tức hoạt động sáng tạo để mưu sinh, nối dài cuộc sống) chỉ có ở loài người, khác về cơ bản với tổ chức đời sống của các quần thể động vật trên trái đất. Văn hóa là cái do các thế hệ người trao truyền cho nhau bằng bắt chước, h bẩm sinh theo con đường sinh học. “văn hóa” có nguồn La tinh “colere”, sau n thành culture mang ý nghĩa là vun trồng đất đai, cây cối trong nông nghiệp, sau đó chuyển sang nghĩa vun trồng tinh thần, trí là cái thiêng liêng, có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người. Đến thời Trung cổ, văn hóa được hiểu là tín ngưỡng. Tín ngưỡng cũng là một điều thiêng liêng, là biểu hiện sự phát triển cao nhất của tinh thần con người. , tuy nhiên, qua nghiên , NCS : Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa [30, tr.431].
  • 36. 30 a trên ao, , . , n A.A.Radughin Văn hóa học - Những bài giảng: Bản thân sản xuất vật chất cũng có thể xác định bằng những thuật ngữ của văn hóa học, tức là có thể nói tới văn hóa của sản xuất vật chất, nói tới mức độ hoàn thiện của nó, nói tới mức độ hợp lý và văn minh của nó, nói tới tính thẩm mỹ và tính sinh thái của những hình thức và phương thức thực hiện sản xuất vật chất, nói tới tính đạo đức và tính công bằng của mối quan hệ phân phối hình thành nên trong sản xuất vật chất. Chính là theo ý nghĩa đó mà người ta nói tới văn hóa của công nghệ sản xuất, nói tới văn hóa của công tác quản lý và tổ chức sản xuất, nói tới văn hóa của những điều kiện sản xuất, nói tới văn hóa của việc trao đổi và phân phối v.v… [3, tr.111]. , v ( ) . Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, có một số nhà nghiên cứu đã quan tâm, đi sâu và đưa ra khái niệm nghề. Theo cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt: “Nghề là công việc chuyên làm, theo sự phân công lao động của xã hội” [133, tr.1192]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng lại đưa ra khái niệm nghề như là những chuyên môn có những đặc điểm chung, gần giống nhau, được xếp thành một nhóm chuyên môn:
  • 37. 31 Nghề là tập hợp một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người [34, tr.11]. Từ các khái niệm trên, có thể hiểu rằng, nghề là một lĩnh vực lao động, mà trong đó nhờ được đào tạo, con người tích lũy được kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, trình độ để tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm tinh thần, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nghề nào cũng hàm chứa hệ thống giá trị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, truyền thống nghề, hiệu quả mang lại. . ) như sau: , đư . Việc phân loại nghề khá đa dạng và phức tạp, nhưng cơ bản nghề được phân loại theo hai lĩnh vực khái quát nhất, đó là phân theo lĩnh vực quản lý và phân theo lĩnh vực sản xuất. Ở phạm vi đề tài của luận án, NCS phân loại theo lĩnh vực sản xuất; trong đó, nhóm nghề đưa ra là nghề thủ công truyền thống, nghề mà ở đó nhiều khâu sản xuất, nhiều công đoạn làm bằng tay, dùng sức người là chính. 1.2.1.2. Làng nghề, Văn hóa làng nghề GS. Trần Quốc Vượng trong cuốn Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội và Phan Đại Doãn trong sách Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế xã hội đã gặp nhau ở một số điểm chung khi đưa ra quan niệm về làng nghề, đó là: làng nghề là làng có nghề thủ công, nhưng vẫn làm nghề nông, vừa sản xuất, vừa buôn bán sản phẩm do gia đình hoặc phường hội sản xuất. Nghĩa là cùng lúc
  • 38. 32 người dân làng nghề vừa đóng vai trò thợ, vừa đóng vai trò người trao đổi sản phẩm. Tác giả Lê Thị Minh L Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đăng trên Tạp chí Di trang web dsvh.gov.vn cho rằng: khái niệm về làng nghề theo cách nhìn văn hoá bao gồm các nội dung cụ thể, như: Làng nghề là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ; Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm; Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau; Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn hoá và xã hội liên quan tới chính họ [56]. Một số tác giả khác đưa ra khái niệm về làng nghề, tuy có khác nhau về câu từ, nhưng nhìn chung, các khái niệm vẫn bao hàm các thành tố cấu thành làng nghề như: Làng nghề là nơi hội tụ thợ thủ công, bao gồm những người thợ với quy trình, bí quyết làm nghề và truyền nghề; là một cộng đồng có sự liên kết với nhau về địa lý, quan hệ cùng huyết thống, quan hệ sản xuất, kinh tế; là nơi sản xuất ra những mặt hàng thủ công có tính mỹ nghệ mang đặc trưng văn hóa địa phương; là nơi có phong tục tập quán, nếp sống, lễ hội, tục thờ tổ nghề; là làng nghề không phải làng thuần nông, chuyên sống bằng sản xuất nông nghiệp. Các tác giả đưa ra quan niệm làng nghề theo cách mô tả dân tộc học như những dẫn chứng trên là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, sau khi tham khảo tài liệu từ các nhà nghiên cứu trước, với thực tế khảo sát tại một số địa phương, xin đưa ra quan niệm về làng nghề như sau: “Làng nghề là làng làm một hoặc một số nghề thủ công như một sinh kế hay một phần sinh kế”. trên, căn cứ vào những nghiên cứu của các nhà khoa học, qua tham khảo nguồn tài liệu của các học giả, xin nêu quan niệm về văn hóa làng nghề như sau:
  • 39. 33 Văn hóa làng nghề là một dạng đặc thù của văn hóa làng nói chung với việc sản xuất, sinh sống bằng một nghề hay một số nghề thủ công nghiệp (không tính đến nghề nông) , v ( . Tính đặc thù của văn hóa làng nghề là đặc trưng của việc làm nghề, sinh sống bằng nghề ghi đậm dấu ấn trong văn hóa của làng nghề, các làng thuần nông không có sản phẩm riêng biệt để tạo nên tính văn hóa đặc thù. 1.2.1.3. Làng nghề truyền thống, Văn hóa làng nghề truyền thống Sách Làng nghề Việt Nam và môi trường do Đặng Kim Chi (chủ biên) và Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh viết: Làng nghề truyền thống là những làng nghề hình thành từ lâu đời, sản phẩm có tính cách riêng biệt đặc thù, có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương, được nhiều nơi bi cha truyền, con nối hoặc gia đình, dòng tộc) [11]. Theo Trần Minh Yến, khái niệm làng nghề truyền thống được khái quát dựa trên hai khái niệm nghề truyền thống và làng là: Làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc [26, tr.983 - 984]. Vũ Quốc Tuấn đưa ra khái niệm về làng nghề truyền thống với một số nội dung tương đối sát với khái niệm của Trần Minh Yến: Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền, mà ở đó có các hộ nghề, tộc nghề chuyên sản xuất, chế tác, sinh sống bằng một nghề hoặc nhiều nghề, có khi chỉ bằng một công đoạn của nghề. Đấy là nơi có những thế hệ nghệ nhân, thợ thủ công tài năng của địa phương, đã và đang
  • 40. 34 tạo ra những sản phẩm tinh xảo, độc đáo, đậm nét bản sắc văn hóa, có giá trị kinh tế, tư tưởng và thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước [110, tr.13]. Mặc dù mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một khái niệm riêng khác nhau, nhưng tinh thần chung trong các khái niệm về làng nghề truyền thống vẫn t các nội dung sau, đó là: làng nghề truyền thống là làng có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, có các nghệ nhân và những người thợ giỏi chế tác ra các sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đặc trưng văn hóa cộng đồng, có cùng tổ nghề, có bí quyết làm nghề, giữ nghề và truyền nghề, các thành viên trong làng phải tuân theo luật lệ làng nghề. Định nghĩa về văn hóa làng nghề truyền thống cũng có một số tác giả trong và ngoài nước đưa ra khái niệm văn hóa làng nghề truyền thống, nghĩa là: văn hóa làng nghề truyền thống là văn hóa của những làng có nghề truyền thống bị quy định bởi nghề đó và được truyền lại cho đến hôm nay. Sau khi tham khảo các công trình, sách, các khái niệm, định nghĩa về nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, NCS xin đưa ra khái niệm về văn hóa làng nghề truyền thống như sau: “Văn hóa làng nghề truyền thống là một kiểu văn hóa làng nghề được quy định bởi việc sản xuất, buôn bán và sinh sống bằng một nghề thủ công truyền thống của làng”. Với quan niệm trên, văn hóa làng nghề truyền thống các yếu tố sản xuất, buôn bán, sinh sống, gồm văn hóa vật chất và tinh thần của người dân làng nghề, bằng nghề truyền thống của làng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các yếu tố trên là đặc văn hóa mỗi làng nghề truyền thống. Như vậy, có thể khái quát đặc trưng văn hóa làng nghề truyền thống theo 2 nội dung chính: làng làm nghề thủ công truyền thống và văn hóa của làng đó được bảo tồn trong lịch sử. 1.2.1.4 truyền thống Cũng như văn hóa làng, văn hóa làng nghề gồm 3 thành tố tạo nên cơ cấu, cụ thể như sau:
  • 41. 35 Văn hóa vật chất ): gồm không gian tồn tại nghề, không gian giao lưu hàng hóa của làng nghề; , : chọn, mua nguyên liệu, công cụ sản xuất; , hệ thống các di tích lịch sử thờ tổ nghề, nhà ở của người dân làng nghề, cơ sở sản xuất, sản phẩm làng nghề. Văn hóa tổ chức cộng đồng ): gồm các thiết chế, thể chế tổ chức làng: bao gồm các quy định giữa người làm nghề với nhau; là mối quan hệ giữa bạn hàng, thầy trò, giữa các thành viên trong gia đình, giữa các phường hội, thợ thủ công ... Văn hóa tinh thần ): bao gồm tri thức , , , ... Xét từ các yếu tố cấu thành văn hóa làng nghề trên, theo NCS: cơ cấu văn hóa làng nghề truyền thống gồm 3 thành tố tạo nên, đó là: văn hóa vật chất, văn hóa tổ chức cộng đồng và . ng văn ho , NCS . 1.2.2. Lý thuyết về biến đổi văn hóa Biến đổi văn hóa (cultural change) là chủ đề nghiên cứu rộng của nhiều ngành khoa học ... Theo T N . C ng , . một số : Thế kỷ XIX, các nhà khoa học khởi xướng thuyết tiến hóa luận là E.B.Tylor và L. Morgan cho rằng:
  • 42. 36 Sự phát triển tiến bộ tiến hóa của các nền văn hóa là xu hướng chính trong lịch sử loài người. Xu hướng phát triển này là rất hiển nhiên, vì rằng có nhiều dữ kiện theo tính liên tục của nó có thể sắp xếp vào một trật tự xác định, mà không thể làm ngược lại [141, tr.53]. Cuối thế kỷ XIX, thuyết truyền bá luận ra đời và phát triển phổ biến ở các nước Âu - Mỹ. Tác giả Ph.Ratxen, người Đức trong cuốn Địa lý học nhân loại, Nhập môn dân tộc học đã có những kết luận về sự truyền bá các nền văn hóa trong không gian, về sự hình thành và nguồn gốc của chúng. Ph.Ratxen cho rằng: nguồn gốc cơ bản của những biến đổi trong các nền văn hóa là ở những tiếp xúc qua lại giữa chúng. Còn đại biểu của xu hướng truyền bá luận lập luận: truyền bá, tiếp xúc, đụng chạm, hấp thụ, thiên di văn hóa là nội dung chủ yếu của quá trình lịch sử. Nhìn vào đánh giá trên cho thấy, quan điểm nghiên cứu về biến đổi văn hóa của các nhà truyền bá luận đối lập với quan điểm của các nhà tiến hóa luận. Từ năm 1920 đến năm 1950, một phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa có ảnh hưởng lớn đối với nước Anh là thuyết chức năng, trong đó phải kể đến hai nhà nghiên cứu Radcliffe Brown và Malinowski. Theo quan điểm của hai ông, một nền văn hóa thay đổi khi nó chịu những tác động bên ngoài. Đưa ra quan điểm này, các nhà khoa học không có ý định nghiên cứu sự thay đổi các mối quan hệ xã hội, mà ý định chính của họ là nghiên cứu mối quan hệ qua lại về chức năng của các hệ thống văn hóa, xã hội, chứ không phải nghiên cứu cách thức hệ thống này được thay đổi. Đến năm 1955, phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa khác trong nhân học Bắc Mỹ về sinh thái văn hóa đã được Julian Steward khởi xướng, năm 1960 phương pháp này đã có ảnh hưởng lớn ở cả khu vực và trên thế giới. Julian Steward cho rằng, biến đổi có thể là sự kiện tình cờ do tiếp xúc giữa các nền văn hóa với nhau, hoặc có thể là một sản phẩm ngẫu nhiên của lịch sử. Julian Steward đưa ra nhiều nghiên cứu để chứng minh rằng, biến đổi văn hóa có thể
  • 43. 37 được giải thích chủ yếu xét về sự thích nghi tiến bộ của một nền văn hóa nào đó với môi trường của . Biến đổi văn hóa diễn ra theo nhiều chiều và nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, đã có sự tương đối thống nhất về định nghĩa trong cuốn Từ điển Các khái niệm nhân học văn hóa, Robert H.Winthdrop đã nêu rõ: Biến đổi văn hóa bao hàm những sự chia sẻ, những sự biến đổi tương đối lâu dài của những mô hình ứng xử và niềm tin văn hóa. Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những sự biến đổi, cũng trộn lẫn những sự tiếp nối và biến đổi [143, tr.11]. Trong công trình Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay (trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) (2009), Nguyễn Thị Phương Châm đã chia cuốn sách thành 3 chương, t dành hẳn chương 1 viết về Biến đổi văn hóa: Những tiền đề lý thuyết và thực tiễn, theo Nguyễn Thị Phương Châm: Dù còn rất nhiều quan điểm, những sự phân tích khác nhau về toàn cầu hóa và văn hóa, nhưng các nhà nghiên cứu có chung thống nhất cho rằng sự biến đổi văn hóa là xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa, sự biến đổi ấy đã và đang diễn ra rất đa dạng, ở nhiều cấp độ và diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau [9, tr.17]. : : “ 1
  • 44. 38 ê ệ [9, tr.47- 48]. Những nghiên cứu của các tác giả trên đều dễ dàng nhận thấy một điểm chung về biến đổi văn hóa, rằng biến đổi văn hóa là một hiện tượng phổ biến, là một bước tiến bộ trong sự phát triển của dân tộc và nhân loại; biến đổi văn hóa là do quá trình thay đổi phương thức sản xuất, kỹ thuật sản xuất, phù hợp với những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định của mỗi dân tộc. Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội là nghiên cứu về biến đổi văn hóa vật chất, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa tinh thần làng nghề. Qua phân tích lý thuyết về văn hóa vật chất của A.A.Radughin, biến đổi văn hóa của các học giả trong và ngoài nước cho thấy, bất kỳ xã hội nào, trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nhất định nào đều có những biến đổi, cũng trộn lẫn sự tiếp nối và biến đổi. Những tiếp nối và biến đổi văn hóa bao hàm cả biến đổi về ng thái; Biến đổi giữa cái cũ và cái mới; từ cái chưa hoàn thiện đến cái hoàn thiện, văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Nói như vậy không có nghĩa là văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội tiếp thu toàn cái tích cực, cái hay, cái đẹp của các vùng miền, các quốc gia, mà văn hóa làng nghề cũng mang luôn cả lối sống, nếp sống, cách nghĩ, tư duy, phương thức sản xuất, loại hình sản phẩm làng nghề truyền thống của mình tác động vào xu thế biến đổi hiện nay. Dù ở góc độ này hay góc độ khác, dù biến đổi ít hay nhiều, dù còn có những vấn đề đáng quan tâm trong quá trình giao lưu, nhưng xét cho cùng, biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội là xu hướng tất yếu, khách quan, nằm trong xu thế chung của thời đại CNH, HĐH, ĐTH và toàn cầu hóa. Tiểu kết Mặc dù có nhiều công trình tác giả là các chuyên gia nh vực nghiên cứu về văn hóa l là vấn đề còn bỏ ngỏ, đặc biệt là
  • 45. 39 nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề Triều Khúc và Thiết Úng lại càng là khoảng trống. ông trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa hai làng nghề trên còn rất khiêm tốn. Bài viết, tạp chí về hai làng nghề chỉ mang tính thời sự, phóng sự, chưa đi sâu phân tích, đánh giá những biến đổi về văn hóa cũng như đề xuất hướng giải quyết. Kế thừa kết quả nghiên cứu cùng các khái niệm về nghề, , văn hóa làng nghề ; Lý thuyết văn hóa học về văn hóa sản xuất vật chất và biến đổi văn hóa làng nghề đã được các nhà khoa học dày công đúc kết. Với kiến thức và hiểu biết qua việc nghiên cứu, nội dung chương này, NCS đã nêu lên và bổ sung thêm một số khái cho việc nghiên cứu luận án. Đó là các khái niệm về: Văn hóa ; Là , V ; L , V làng , NCS , tham . . ? Đây là vấn đề cần giải quyết trong chương tiếp theo của luận án. 2 sau đây, NCS sự hình thành, phát triển của văn hóa ; Khái lược về và trong thời kỳ CNH, HĐH, toàn cầu hóa ngày nay.
  • 46. 40 Chƣơng 2 KHÁI LƢỢC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, LÀNG NGHỀ TRIỀU KHÚC, THIẾT ÚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG NGHỀ 2.1. KHÁI LƢỢC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI 2.1.1. Điều kiện hình thành và phát triển làng nghề, văn hóa làng nghề Hà Nội 2.1.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa độ 105o 87 Đông và 21o 5’ vĩ độ Bắc, địa hình của Hà Nội là những vùng đồi, núi thấp và đồng bằng. khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh và mưa ít. : từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng, từ tháng 1 . xuân. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là 23 - 24o C. Lượng mưa trung bình vào khoảng 1.350 - 1.700 mm. P đã làm cho đất đai , tạo ra sự phong phú của sản vật, của các loại nguyên vật liệu, làm nên những nét đặc trưng riêng có và là điều kiện thuận lợi cho các làng nghề của Hà Nội ra đời và phát triển. Hà Nội nằm trên tuyến đường thiên lý Bắc - Nam, có đường sông, đường bộ, đường sắt tạo điều kiện cho thợ thủ công trao đổi hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu của các địa phương khác. Đặc biệt, sau khi Hà Nội trở thành thủ phủ của liên bang Đông Dương, hệ thống đường giao thông được người Pháp sửa sang, phát triển, giúp cho việc đi lại và giao thương dễ dàng. Là thành phố với nhiều sông, hồ, chợ buôn bán, tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho việc sản xuất, giao thương và định cư của thợ thủ công trên khắp mọi miền đất nước hội tụ về Thăng Long xưa, thu hút hơn cả là thợ thủ công các làng quê thuộc vùng tứ trấn quanh kinh thành. Trải qua bao thăng trầm, Thăng Long -
  • 47. 41 Hà Nội trở thành nơi sinh cư, lập nghiệp của dân trăm vùng. Đặc biệt, sau mỗi biến cố lịch sử, Thăng Long lại trở thành nơi có sức hút mạnh mẽ những người tài giỏi, thợ thủ công khéo léo mọi miền về đây đua sức, thi tài, tạo nên một diện mạo mới cho Thăng Long. Và cũng từ đó, Hà Nội còn có những cách gọi mang đậmsắctháivănhóaHàNội:“Đấttrămnghề”,“Khéotayhaynghề,Đ KẻChợ”[124]. Từ xưa đến nay, bao lớp người Thăng Long - Hà Nội đã hun đúc, sáng tạo nên các giá trị văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Sự tinh tế, thanh lịch được thể hiện từ nết ăn đến nết ở, từ lối mặc đến cách ăn nói hàng ngày. Không chỉ vậy, sự văn hoá Thăng Long - Hà Nội còn được thể hiện trong những lễ hội truyền thống, hoạt động tín ngưỡng, vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, Hà Nội là nơi tập trung làng nghề đông đúc nhất cả nước với nhiều làng nghề độc đáo và nổi tiếng: nghề thêu ở Quất Động (huyện Thường Tín), nghề mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), nghề guột Phú Túc (huyện Phú Xuyên), nghề khảm trai Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm)... . Có thể nói đây chính là những không gian văn hoá mang đậm nét đặc trưng của các làng nghề, nơi hấp dẫn khách du lịch với những sản phẩm thủ công truyền thống và phong cảnh làng quê mộc mạc, đậm chất trữ tình. 2.1.1.2. Sự hình thành, phát triển làng nghề truyền thống Hà Nội các làng nghề sẵn có ở ven đô và trong nội đô, - miền trong cả nước đến sinh cơ, lập ngh : Thời nhà Lý, nhân tài xứ Bắc kéo về Thăng Long; thời nhà Trần, dân miền biển xứ Nam cũng theo về kinh kỳ; thời nhà Lê, , Lê Trịnh, dân tài Thanh Hóa, Nghệ An đua nhau hướng về mảnh đất địa linh nhân kiệt [130]. Người Thăng Long xưa và Hà Nội sau này vốn nhanh nhạy trong việc học hỏi cái mới, nghề mới. Ngoài các nghề truyền thống của cha ông, Người Thăng Long - Hà Nội còn học hỏi rất nhanh một số nghề thủ công của nước ngoài. Khi
  • 48. 42 có điều kiện, họ học nghề ở mọi nơi: Vũ Úy - thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) học được nghề dệt thao khi đi sứ sang Trung Quốc, rồi mang về truyền dạy cho dân làng Triều Khúc và nhân dân các làng bên cạnh. Hay dưới thời thuộc Pháp, các nghề thêu ren, đăng ten du nhập từ Pháp sang, đã được người dân Kẻ Chợ tiếp nhận và bổ sung, làm phong phú thêm cho các nghề thủ công ở Thăng Long - Hà Nội; Nghề dệt cho đến nay vẫn đang phát triển ở các làng dệt La Khê - Vạn Phúc (quận Hà Đông), làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì), làng Phùng Xá (huyện Mỹ Đức), làng Hòa Xá (huyện Ứng Hòa); Nghề chạm khắc (gỗ, sừng, xương, kim loại) mà tiêu biểu là làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Vân Hà (huyện Đông Anh), xã Hiền Giang (huyện Thường Tín), xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất); làng nghề tạc tượng gỗ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), làng nghề đục chạm gỗ cao cấp và mộc dân dụng Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai) vẫn ngày đêm nhộn nhịp tiếng đục đẽo của những người thợ cần cù, chăm chỉ; Nghề sơn, sơn mài, khảm trai không chỉ khắp nơi trong nước biết đến mà còn được nhiều khách hàng nước ngoài ưa chuộng, đặc biệt là các sản phẩm của làng nghề sơn mài thôn Hạ Thái (huyện Thường Tín), làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)… Và còn nhiều nghề khác như: tranh dân gian, giầy, da, nghề chụp ảnh, tranh đá, tranh gỗ đã làm nên sự phong phú, đa dạng, độc đáo cho văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội. 2.1.2. Đặc trƣng văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội Qua nghiên cứu và quá trình về văn hóa làng nghề truyề 5 đặc văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội như sau: 2.1.2 phong phú và đa dạng Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay, mảnh đất Thăng Long - Hà Nội đã được gắn với tên gọi quen thuộc “đất trăm nghề”. Thăng Long - Hà Nội luôn trở thành nơi thu hút các hiền tài, kẻ sỹ, thợ giỏi về sinh cư, lập nghiệp. Do thợ của mọi miền về với Thăng Long đều đem theo nghề thủ công