SlideShare a Scribd company logo
1 of 622
Download to read offline
NHIỀU TÁC GIẢ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT
THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
KỶ YẾU HỘI THẢO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************
2
3
BAN BIÊN TẬP
1 TS. Nguyễn Thị Phượng - Trưởng ban
2 TS. Phùng Thế Anh - Phó Trưởng ban
3 PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu - Ủy viên
4 TS. Nguyễn Thị Quyết - Ủy viên
5 TS. Đặng Thị Minh Tuấn - Ủy viên
6 TS. Trịnh Thị Mai Linh - Ủy viên
7 TS. Trương Thị Tường Vi - Ủy viên
8 ThS. Trần Ngọc Chung - Ủy viên
9 ThS. Võ Thị Mỹ Hương - Ủy viên
10 ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga - Ủy viên
CÁC TÁC GIẢ
1 NCS Ngô Văn An
2 ThS Lê Nguyễn Vân An
3 Phạm Ngọc Lan Anh
4 TS Trần Ngọc Anh
5 TS Phùng Thế Anh
6 TS Nguyễn Thị Vân Anh
7 ThS Nguyễn Mộng Cầm
8 ThS Trương Thị Mỹ Châu
9 ThS Lê Huỳnh Phương Chinh
10 TS Đoàn Trọng Chỉnh
11 ThS Trần Ngọc Chung
12 ThS Lê Quang Chung
13 ThS Nguyễn Văn Cương
14 TS Nguyễn Văn Duy
15 TS Phạm Công Thiên Đỉnh
16 ThS Võ Hoàng Đông
17 ThS Huỳnh Văn Giàu
18 TS Phan Thị Hà
19 TS Nguyễn Thanh Hải
20 ThS Dương Thị Hậu
21 ThS Nguyễn Thị Hiền
22 PGS.TS Đoàn Đức Hiếu
23 TS Nguyễn Thị Hoa
24 ThS Trương Minh Hoài
4
25 ThS Nguyễn Thị Hoài
26 TS Phạm Thị Châu Hồng
27 ThS Huỳnh Thị Cẩm Hồng
28 ThS Lê Văn Hợp
29 ThS Phan Thị Lệ Hương
30 CN Đinh Thị Hương
31 ThS Đoàn Thị Huế
32 TS Dương Đức Hưng
33 ThS Lê Trọng Hưng
34 ThS Võ Thị Mỹ Hương
35 ThS Dương Thị Thu Hương
36 ThS Dư Thị Huyền
37 CN Trịnh Mộng Kha
38 Đinh Thị Kim Khánh
39 NCS Hồ Ngọc Khương
40 ThS Đặng Đôn Lai
41 ThS Đỗ Thị Ngọc Lệ
42 ThS Lê Thanh Liêm
43 NCS Nguyễn Khánh Ly
44 TS Nguyễn Văn Linh
45 ThS Nguyễn Hoàng Minh
46 ThS Nguyễn Trần Minh
47 TS Lê Thị Ái Nhân
48 ThS Nguyễn Thị Nhung
49 ThS Bùi Văn Như
50 ThS Trần Thị Thúy Nga
51 ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga
52 ThS Đoàn Thị Kim Ngân
53 ThS Triệu Thị Cẩm Nhung
54 ThS Trịnh Nguyễn Trường Phong
55 ThS Đinh Hoài Phúc
56 ThS Nguyễn Quang Phước
57 ThS Trịnh Bá Phương
58 TS Trần Lê Đăng Phương
59 TS Đinh Thị Hoàng Phương
60 TS Đặng Thị Minh Phương
61 ThS Nguyễn Thành Phương
62 TS Đặng Thị Minh Phượng
63 TS Nguyễn Thị Phượng
64 ThS Phạm Thị Quý
65 TS Nguyễn Thị Quyết
5
66 TS Trần Thị Rồi
67 ThS Hoàng Xuân Sơn
68 TS Thái Ngọc Tăng
69 ThS Cao Thành Tấn
70 PGS.TS Hà Trọng Thà
71 ThS Trần Thị Lệ Thanh
72 ThS Trịnh Hùng Thanh
73 ThS Trịnh Thị Thanh
74 ThS Nguyễn Chí Thành
75 TS Đinh Văn Thành
76 ThS Hà Văn Thiều
77 ThS Dương Quốc Thịnh
78 ThS Phan Viết Thịnh
79 TS Nguyễn Thị Như Thúy
80 ThS Phạm Thanh Thủy
81 ThS Bùi Xuân Tiến
82 ThS Lâm Bá Khánh Toàn
83 ThS Phạm Chánh Tông
84 TS Đỗ Thùy Trang
85 ThS Tạ Trần Trọng
86 TS Đặng Thị Minh Tuấn
87 TS Phan Văn Tuấn
88 ThS Trần Thị Tươi
89 ThS Ngô Quang Ty
90 ThS Ninh Bá Vinh
91 ThS Trần Thị Thu Vân
92 TS Trương Thị Tường Vi
93 ThS Trần Văn Viễn
94 TS Nguyễn Hữu Vượng
6
7
LỜI NÓI ĐẦU
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được diễn ra từ ngày 25/01/2021
đến ngày 01/02/2021 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội tiến hành trong bối cảnh tình hình thế
giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó dự báo; đất nước đứng trước những thời cơ,
thuận lợi, song cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, Đại hội
đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng (2016 - 2020); nhìn lại 35
năm đổi mới (1986 - 2020); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030;...
Thế và lực của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đất nước ta
chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây vừa là
động lực, vừa là nguồn lực và nền tảng quan trọng trong việc đưa đất nước vượt qua khó
khăn, thách thức để phát triển nhanh, bền vững nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và hội
nhập quốc tế trong tình hình mới. Nghị quyết đã thể hiện tầm nhìn và khát vọng của dân
tộc, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Việc nghiên
cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII để
đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Do
đó, việc vận dụng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào công
tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học các môn lý luận chính trị và pháp luật sẽ góp phần
tuyên truyền, triển khai Nghị quyết của Đảng trong các trường đại học và cao đẳng, góp
phần nâng cao nhận thức và hành động của đảng viên, cán bộ viên chức, sinh viên theo
Nghị quyết của Đảng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa
học lý luận chính trị và pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
Với mục đích đó, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý
luận chính trị và Pháp luật theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng” là diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nghiên
cứu, giảng dạy, đồng thời trình bày các nghiên cứu mới, phân tích thực trạng và đề xuất
các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị và
pháp luật theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hội thảo
8
đã nhận được nhiều tham luận từ các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên đến từ các
trường đại học, cao đẳng và cơ sở nghiên cứu trên cả nước. Những bài tham luận này đã
tập trung vào các vấn đề: Vận dụng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng vào công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị và pháp luật; đổi mới nội
dung và phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị, pháp luật theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; nâng cao chất lượng giảng dạy
các môn lý luận chính trị và pháp luật trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục tại
Việt Nam; đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá các môn lý luận chính
trị, pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy; những vấn đề mới về lý luận và thực
tiễn trong nội dung các môn học lý luận chính trị, pháp luật; những nghiên cứu mới về
lý luận và thực tiễn trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
và các vấn đề khác có liên quan đến chủ đề Hội thảo. Ban Biên tập Hội thảo đã lựa chọn
và tập hợp 77 tham luận có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc để đưa vào kỷ
yếu hội thảo “Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật
theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Xin trân trọng được giới thiệu đến quý độc giả cuốn sách “Nâng cao chất lượng
giảng dạy lý Luận chính trị và Pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng”.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023
Tập thể tác giả
9
MỤC LỤC
TT TÊN BÀI Trang
1 VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
NCS. Ngô Văn An
17
2 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
KHOA HỌC
ThS. Lê Nguyễn Vân An
26
3 VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ KINH TẾ TRONG VĂN KIỆN ĐẠI
HỘI XIII VÀO GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TS. Trần Ngọc Anh
37
4 VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ
XIII CỦA ĐẢNG TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
48
5 CẬP NHẬT MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI
BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦAĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY CÁC
MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Phùng Thế Anh
TS. Nguyễn Thị Như Thúy
59
6 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC QUYỀN CON
NGƯỜI CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Mộng Cầm
67
7 VẬN DỤNG MÔ HÌNH GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỰC HÀNH TRONG
ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÁP LUẬT -
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TỪ THỰC TIỄN KHOA LUẬT
ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh
Phạm Ngọc Lan Anh
75
8 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI
THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
ThS. Trần Ngọc Chung
ThS. Ninh Bá Vinh
85
9 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY - HỌC TẬP
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ThS. Lê Quang Chung
91
10 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KHUNG TIÊU CHÍ CHUẨN MỰC
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TS. Nguyễn Văn Duy
98
10
TT TÊN BÀI Trang
11 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN HỌC TẬP
CÁC MÔN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THIẾT YẾU TRONG
XÃ HỘI HIỆN NAY
TS. Phạm Công Thiên Đỉnh
TS. Đoàn Trọng Chỉnh
108
12 XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC - TỪ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐẾN QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ThS. Võ Hoàng Đông
115
13 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ThS. Huỳnh Văn Giàu
121
14 VẬN DỤNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG THEO
TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII VÀO GIẢNG DẠY
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TS. Phan Thị Hà
127
15 VẬN DỤNG MỘT SỐ QUAN ĐIỂM MỚI CỦA ĐẢNG VỀ DÂN CHỦ VÀ
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀO THỰC TIỄN
GIẢNG DẠY CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thanh Hải
134
16 TỪ KHÁT VỌNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN
ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI
XIII CỦA ĐẢNG
ThS. Dương Thị Hậu
TS. Đinh Thị Hoàng Phương
141
17 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Thị Hiền
150
18 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TỪ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀ VẬN DỤNG
VÀO GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu
ThS. Trương Thị Mỹ Châu
158
19 NÂNGCAOCHẤTLƯỢNGDẠYHỌCTRỰCTUYẾNCÁCMÔNLÝLUẬN
CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
TS. Nguyễn Thị Hoa
165
20 VẬN DỤNG MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII
CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ BẬC
ĐẠI HỌC
ThS. Trương Minh Hoài
173
11
TT TÊN BÀI Trang
21 CHIẾNLƯỢCPHÁTTRIỂNĐỘINGŨTRÍTHỨCTRONGTHỜIHỘINHẬP
THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII
ThS. Nguyễn Thị Hoài
ThS. Nguyễn Văn Cương
179
22 NÂNGCAOGIẢNGDẠYCÁCMÔNLÝLUẬNCHÍNHTRỊVÀPHÁPLUẬT
Ở CÁCTRƯỜNG CAO ĐẲNGVÀ ĐẠI HỌCVIỆTNAMTRONGTHỜI ĐẠI
DỮ LIỆU LỚN
TS. Phạm Thị Châu Hồng
ThS. Lê Thanh Liêm
TS. Lê Thị Ái Nhân
189
23 GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
ThS. Đoàn Thị Huế
198
24 GIẢNG VIÊN MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VỚI VIỆC NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG BÀI GIẢNG
TS. Dương Đức Hưng
203
25 VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII VÀO
GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG NỘI DUNG
CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG
ThS. Lê Trọng Hưng
209
26 GIÁO DỤC “KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH
HẠNH PHÚC” CHO SINH VIÊN VIỆT NAM DƯỚI ÁNH SÁNG ĐẠI HỘI
XIII CỦA ĐẢNG
CN. Đinh Thị Hương
ThS. Trần Thị Tươi
218
27 BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ THƯỢNG TÔN CỦA HIẾN PHÁP VÀ
PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
ThS. Võ Thị Mỹ Hương
226
28 NHẬN THỨC VỀ ĐẤU TRANH VÀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ThS. Dương Thị Thu Hương
236
29 NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG GIẢNG DẠYCÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
ThS. Dư Thị Huyền
244
30 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRONG
GIẢNG DẠY MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THEO TINH
THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII
CỦA ĐẢNG
NCS. Hồ Ngọc Khương
251
31 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ BÀI HỌC CHO ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC VIỆT NAM
ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ
260
12
TT TÊN BÀI Trang
32 ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT TP. HCM
ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ
268
33 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠYHỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
TS. Nguyễn Văn Linh
274
34 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN QUA VIỆC
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH
HỒ CHÍ MINH
ThS. NCS. Nguyễn Khánh Ly
281
35 DẠY VÀ HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC ĐỐI VỚI MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
ThS.NCS. Nguyễn Khánh Ly
288
36 VẬN DỤNG TINH THẦN NGHỊ QUYẾTĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ XIII TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Hoàng Minh
296
37 ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII
ThS. Nguyễn Trần Minh
ThS. Nguyễn Văn Cương
300
38 GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
ThS. Bùi Văn Như
311
39 TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG GIẢNG DẠY
CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
ThS. Trần Thị Thúy Nga
ThS. Phạm Thanh Thủy
318
40 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA HỌC MOOCs CHO HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga
ThS. Lê Văn Hợp
326
41 ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO TINH THẦN ĐẠI
HỘI XIII - VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ HIỆN NAY
ThS. Đoàn Thị Kim Ngân
334
42 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ QUYỀN SỐNG, QUYỀN KHÔNG BỊ
TRA TẤN, NHỤC HÌNH - THÚC ĐẨY GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI
Ở VIỆT NAM THEO ĐẠI HỘI XIII
ThS. Triệu Thị Cẩm Nhung
342
13
TT TÊN BÀI Trang
43 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
ThS. Trịnh Nguyễn Trường Phong
ThS. Nguyễn Thị Nhung
351
44 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Ở TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY
ThS. Đinh Hoài Phúc
358
45 NGHIÊN CỨU GIẢNG DẠYMÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆTNAM
THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
ThS. Nguyễn Quang Phước
365
46 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ VÀ PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÁO DỤC
TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Quang Phước
373
47 GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI
SỐ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
ThS. Trịnh Bá Phương
ThS. Cao Thành Tấn
382
48 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TẠI CÁC
CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRÊN TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI
ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
TS. Trần Lê Đăng Phương
ThS. Nguyễn Thành Phương
ThS. Dương Quốc Thịnh
391
49 TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỚI VIỆC XÂY DỰNG THẾ GIỚI QUAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
TS. Đặng Thị Minh Phương
401
50 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO
SINH VIÊN HIỆN NAY THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI
BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
TS. Đặng Thị Minh Phượng
408
51 ÁP DỤNG KHÓAHỌC MOOCs TRONG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
– MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI
TS. Nguyễn Thị Phượng
415
52 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH DƯƠNG
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ThS. Phạm Thị Quý
423
14
TT TÊN BÀI Trang
53 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TRIẾT HỌC MÁC
- LÊNIN CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
TS. Nguyễn Thị Quyết
429
54 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN
THỨ XIII CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
TS. Trần Thị Rồi
437
55 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA ĐẾN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
ThS. Hoàng Xuân Sơn
ThS. Phan Thị Lệ Hương
ThS. Đặng Đôn Lai
444
56 VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
TS. Thái Ngọc Tăng
452
57 QUÁN TRIỆTVĂN KIỆN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦAĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM VÀO GIẢNG DẠY NỘI DUNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI
KINH TẾ - XÃ HỘI
PGS.TS. Hà Trọng Thà
460
58 QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM “PHẢI KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG,
PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH” TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII VÀO GIẢNG DẠY CÁC
MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
HIỆN NAY
ThS. Trần Thị Lệ Thanh
ThS. Phan Viết Thịnh
467
59 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN – YẾU TỐ THEN CHỐT TRONG
GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH
SÁT NHÂN DÂN
ThS. Nguyễn Chí Thành
CN. Trịnh Mộng Kha
475
60 QUÁN TRIỆT NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TRONG NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
TS. Đinh Văn Thành
Đinh Thị Kim Khánh
480
61 MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY
ThS. Hà Văn Thiều
489
15
TT TÊN BÀI Trang
62 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN
NGÀNH LUẬT TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
ThS. Dương Quốc Thịnh
ThS. Nguyễn Thành Phương
499
63 KHƠI DẬY KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC CHO SINH VIÊN
VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI XIII
ThS. Phan Viết Thịnh
ThS. Trịnh Hùng Thanh
505
64 VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC THEO CHƯƠNG
TRÌNH MỚI DÀNH CHO BẬC ĐẠI HỌC KHÔNG CHUYÊN LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ
ThS. Phạm Thanh Thủy
515
65 MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI VIỆC GIẢNG DẠY LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨATHEO TINH THẦN
CỦA VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII
ThS. Bùi Xuân Tiến
523
66 ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN PHÁP LUẬT – VÀI
GỢI MỞ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN
QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
ThS. Lâm Bá Khánh Toàn
ThS. Huỳnh Thị Cẩm Hồng
531
67 ĐỔIMỚIPHƯƠNGPHÁPGIẢNGDẠYLÝLUẬNCHÍNHTRỊ,TƯTƯỞNG
THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH
TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG
ThS. Phạm Chánh Tông
537
68 SỐ HÓA DI SẢN VÀ ỨNG DỤNG SỐ HÓA DI SẢN VÀO DẠY HỌC
TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. Đỗ Thùy Trang
545
69 KHÁI QUÁT ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
QUAN ĐIỂM VỀ GIÁO DỤC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO
TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN
THỨ XIII CỦA ĐẢNG
ThS. Tạ Trần Trọng
557
70 NHẬN THỨC MỚI CỦA ĐẢNG TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
TS. Đặng Thị Minh Tuấn
ThS. Trịnh Thị Thanh
564
71 QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ XIII CỦAĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TS. Phan Văn Tuấn
573
16
TT TÊN BÀI Trang
72 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ,
TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ThS. Ngô Quang Ty
581
73 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ThS. Ngô Quang Ty
587
74 TRIỂNKHAIHOẠTĐỘNGNGHIÊNCỨUKHOAHỌCTRONGSINHVIÊN
NGÀNH LUẬT - KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
ThS. Trần Thị Thu Vân
ThS. Nguyễn Thành Phương
593
75 ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGÀNH LUẬT
TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
TS. Trương Thị Tường Vi
ThS. Trần Ngọc Tuấn
601
76 VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦAĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TẠI VĨNH LONG
ThS. Trần Văn Viễn
606
77 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁPDẠYVÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Ở ĐẠI HỌC
TS. Nguyễn Hữu Vượng
614
17
VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI
XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO GIẢNG DẠY
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
NCS. Ngô Văn An1
*
TÓM TẮT
Vận dụng những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học trong các cơ sở giáo dục đại
học có ý nghĩa thiết thực, giúp cho sinh viên hiểu biết sâu sắc chủ trương, đường lối đổi
mới của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đưa Nghị quyết của
Đảng sớm đi vào thực tiễn cuộc sống. Bài viết làm rõ những điểm mới trong Văn kiện
Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và vận dụng vào giảng dạy học phần Chủ
nghĩa xã hội khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.
Từ khóa: vận dụng, Văn kiện Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa
xã hội khoa học.
1. Mở đầu
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự
kiện chính trị trọng đại, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Đại hội đã thảo
luận và thông qua các văn kiện có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, là sự kết tinh
trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Do vậy, đối với
các cơ sở giáo dục đại học, việc vận dụng những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII
của Đảng vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học cho sinh viên là nhiệm vụ
chính trị quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống
nhất ý chí và hành động trong đội ngũ giảng viên và sinh viên, qua đó phát huy tinh thần
yêu nước, ý chí tự lực tự cường, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng.
2. Nội dung
2.1. Những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cần vận dụng trong
giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học
2.1.1. Về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định đúng đắn vị trí,
vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Để xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã đề ra mục tiêu:
* Trường Đại học Nha Trang
18
“Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững
vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn
hoá của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình
thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn
kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông
qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam”1
.
Tiếp nối tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khóa X, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn
mạnh: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị,
trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật
lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường tuyên
truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân. Chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần, nhà ở phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của công nhân. Đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp với
cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế; tập
trung làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công
nhân, tập thể công nhân. Định hướng, quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức
của công nhân tại doanh nghiệp ngoài tổ chức công đoàn hiện nay”2
.
So với Đại hội XII, điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về xây dựng
giai cấp công nhân Việt Nam được thể hiện ở 4 nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính
trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật
lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công
nhân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân.
Thứ ba, đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp với cơ cấu lao động, nhu
cầu, nguyện vọng của công nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung làm tốt vai trò đại
diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, tập thể công nhân.
Thứ tư, định hướng, quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của công nhân
tại doanh nghiệp ngoài tổ chức công đoàn hiện nay.
2.1.2. Về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính
trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2008, tr.50.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.166.
19
thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc
sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải
được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”1
. Đây là những quan điểm
được tổng kết, có tính khái quát cao về dân chủ, khẳng định bản chất của chế độ xã hội
ta là “dân chủ” và “nhân dân làm chủ”, trở thành một trong tám đặc trưng của chế độ xã
hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.
Đại hội XIII xác định phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ
của nhân dân với những nội dung mới sau:
Một là, bổ sung nội dung, phương châm thực hiện dân chủ như thêm “dân giám sát,
dân thụ hưởng” trong phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám
sát, dân thụ hưởng”. Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh
thần Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân
chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Làm tốt, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đây là định hướng phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của quá trình dân chủ hóa đời sống
xã hội. Với phương châm này, Đảng không chỉ tiếp tục nhấn mạnh, đề cao vai trò của nhân
dân trong sự nghiệp cách mạng, mà còn “nâng tầm” phấn đấu: lấy hạnh phúc, ấm no của
nhân dân làm mục tiêu trong quá trình đẩy mạnh đổi mới, phát triển đất nước.
Hai là, xác định rõ hơn vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân làm chủ. Đảng và Nhà
nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, tạo nền tảng chính trị, pháp
lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ
chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nêu cao
gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội.
Ba là, khẳng định “vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược
phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nền tảng chính trị, pháp lý
để nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Điều đó đòi hỏi phải phát huy tính tích cực chính
trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức.
Bốn là, nêu rõ yêu cầu “Cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị,
đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nêu gương thực hành dân chủ, tuân thủ
pháp luật, đề cao đạo đức xã hội” trong thực hành dân chủ, trong thực hiện các nhiệm vụ
chính trị. Trên cơ sở đó: “Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng
dân chủ, gây chia rẽ nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ,
làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân”.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 2011, tr.84-85.
20
Năm là, bổ sung, nâng tầm mối quan hệ giữa dân chủ với pháp chế, kỷ cương xã
hội thành một trong 10 mối quan hệ lớn phản ánh tính quy luật khách quan biện chứng
cần nắm vững và xử lý tốt cả về lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới, xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong
bối cảnh đó, yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đặt ra rất cấp bách. Kế thừa nhận thức
về nhà nước pháp quyền XHCN trong văn kiện các kỳ Đại hội trước, Văn kiện Đại hội
XIII của Đảng xác định rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, đó là:
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của
đổi mới hệ thống chính trị.
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn
vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền,
bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt
chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công
khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân,
doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh,
bền vững.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự
là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp.
- Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền,
chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Tiếp tục đổi mới
tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
- Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng,
nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông
thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định.
- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín,
phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
- Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật. Thúc đẩy
xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường sự kết nối, trao đổi thông tin thường xuyên giữa
chính quyền các cấp, giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp.
Như vậy, có thể khẳng định nội dung các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, hoàn
21
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra thể hiện những điểm mới có tính hệ thống, đồng
bộ và toàn diện hơn so với các kỳ Đại hội trước đây của Đảng.
2.1.3. Nhận thức về mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng
Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là
con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Quán triệt sâu sắc, kế thừa, vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
trong bối cảnh mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh “Kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Ðảng; kiên định
các nguyên tắc xây dựng Ðảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa”1
.
Đánh giá chung về 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Văn kiện Đại hội XIII
của Đảng chỉ rõ “Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa.
Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ,
toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên.
Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”2
. Những thành
tựu nêu trên đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng
tạo; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn
Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình thế giới và trong nước trong thời gian tới, sẽ
có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu
mới nặng nề, phức tạp hơn đối vợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Văn kiện Đại
hội XIII của Đảng nhấn mạnh 5 quan điểm chỉ đạo, với mục tiêu tổng quát phát triển đất
nước là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng;
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng
cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi
dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công
cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.109.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.103-104.
22
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành
nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”1
.
Trên nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa và bổ sung phù hợp
với những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; đồng thời nghiên cứu,
tham khảo kinh nghiệm của các nước và những chuẩn mực phát triển chung của thế
giới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định các mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu
nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Để đạt được các mục tiêu trên, Đại hội XIII của Đảng đề ra 12 định hướng phát
triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030: (1) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng,
hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
môi trường; (2) Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình
tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
(3) Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển
giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội; (4) Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở
thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; (5) Quản lý
phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người;
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội
lành mạnh, văn minh. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân; (6) Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững tài nguyên; (7) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa; (8) Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có
hiệu quả; (9) Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ
và vai trò chủ thể của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố,
nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; (10) Xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.111-112.
23
hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội; (11) Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện;
tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng
cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh; (12) Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn, phản ánh các quy luật
mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới của Đảng ta.
2.1.4. Về vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chính sách dân
tộc của Việt Nam luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực
tiễn và sự phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định
vị trí chiến lược của chính sách đoàn kết các dân tộc trên cơ sở “Bảo đảm các dân tộc
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”1
.
Từ thực tế vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở nước ta, Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng nhấn mạnh chủ trương: “Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn
lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có
đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu
số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính
tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã
hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững”2
. Bên cạnh đó cần phải chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chống kỳ
thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Việc áp dụng các chính sách cụ thể cho từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một
bước tiến quan trọng, thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của Đảng về sự công bằng
trong phát triển giữa các dân tộc. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tập trung
hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất
là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo
sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu
quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc
biệt là những dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm giống nòi”3
.
Cùng với vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII cũng được
đề cập với nhiều nội dung mới. Tư tưởng nhất quán của Đảng ta là tôn trọng quyền tự
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.170.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.170.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, 2021, t.II, tr.140- 41.
24
do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân “Thực
hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật”1
.
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm phát huy vai trò, tác động tích cực
của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Vận động, đoàn kết, tập
hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt
động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận.
Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho
sự phát triển đất nước”. Đồng thời phải luôn cảnh giác, đấu tranh với các âm mưu lợi
dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
“Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống
phá Đảng, Nhà nước; chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và
khối đại đoàn kết toàn dân tộc”2
.
Đề cập về nhiệm vụ và giải pháp liên quan đến công tác tôn giáo trong giai đoạn
2021 - 2025, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tạo điều kiện cho các tổ chức
tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ giải quyết các nhu
cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng
ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về công tác tôn giáo”3
.
2.2. Một số giải pháp vận dụng những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII
của Đảng vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học
Để vận dụng hiệu quả các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng vào giảng
dạy học phần chủ nghĩa xã hội khoa học, trước hết Đảng ủy, Ban Giám hiệu các cơ sở
giáo dục đại học cần quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên được tham dự đầy
đủ các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Bản thân giảng viên giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học cần tích cực,
chủ động học tập, nghiên cứu, nắm vững nội dung cốt lõi và những vấn đề mới trong Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng. Bám sát nội dung, yêu cầu, mục tiêu từng chủ đề của học phần
để cập nhật, bổ sung các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng vào bài giảng.
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần vận dụng những điểm mới trong Văn kiện
Đại hội XIII của Đảng một cách linh hoạt, sáng tạo. Có sự so sánh, đối chiếu với các kỳ Đại
hội trước để làm rõ sự kế thừa, bổ sung, phát triển tư duy, lý luận của về những vấn đề chính
trị - xã hội của đất nước. Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tăng tính trực quan
trong bài giảng, đảm bảo chuyển tải kiến thức đến người học đạt được hiệu quả cao nhất.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.272.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.171.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, 2021, t.II, tr.141.
25
Giảng viên cần chú trọng sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, tạo điều
kiện, cơ hội để sinh viên tích cực trao đổi, thảo luận, bày tỏ quan điểm, thái độ của mình,
đồng thời thường xuyên nắm bắt, định hướng tư tưởng cho sinh viên. Giúp sinh viên
nhận diện, phê phán những luận điểm sai trái của các thế lực thù địch xuyên tạc đường
lối, chủ trương của Đảng, qua đó khơi dậy ở họ tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh
chống kẻ thù, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đối với Bộ môn, Khoa Lý luận chính trị của các cơ sở giáo dục đại học cần thường
xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật, hội nghị, hội thảo về các chủ đề có liên quan
đến thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhằm trao đổi thông tin giữa các giảng
viên, giữa giảng viên với sinh viên, bổ sung kiến thức lý luận và thực tiễn, góp phần vào
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường. Tích cực động viên, khuyến
khích giảng viên tham gia chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu tham
khảo, chuyên khảo về vận dụng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào thực tiễn cuộc
sống. Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên Nhà trường tổ chức cho đoàn viên,
sinh viên thi tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hàng năm, các cơ sở giáo dục đại học cần hỗ trợ kinh phí, khuyến khích, tạo điều
kiện cho giảng viên và sinh viên đi thăm quan thực tế để có tư liệu thực tiễn phong phú
phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
3. Kết luận
Văn kiện Đại hội XIII được xây dựng trên cơ sở tổng kết sâu sắc lý luận và thực
tiễn, là sự kết tinh trí tuệ ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Vận dụng những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy học
phần Chủ nghĩa xã hội khoa không chỉ có ý nghĩa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
và nghiên cứu khoa học trong các nhà trường, giáo dục, củng cố niềm tin, lý tưởng cách
mạng cho sinh viên mà còn góp phần quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
sớm đi vào thực tiễn cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khóa X, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2008.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập I, 2021.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập II, 2021.
6. Hội đồng Lý luận Trung ương: Những điểm mới trong các văn kiện Đại hội XIII
của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021.
26
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO
HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ThS. Lê Nguyễn Vân An*
TÓM TẮT
Quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với ngành
giáo dục trong việc đào tạo ra thế hệ người Việt Nam vừa giỏi chuyên môn vừa có bản
lĩnh chính trị vững vàng và sẵn sàng ứng phó trước mọi sự biến động. Yêu cầu đó đòi hỏi
phải có sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong việc dạy và học các môn lý luận chính
trị nói chung và môn chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng. Quá trình thay đổi cần mang
tính đồng bộ từ nội dung dạy học đến phương pháp dạy học và đặc biệt là phương pháp
kiểm tra, đánh giá vì đây chính là khâu có thể giúp giảng viên và sinh viên tự điều chỉnh
được hoạt động dạy và học của mình. Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích
các tài liệu có liên quan, từ đó, cung cấp cái nhìn khái quát về những sự đổi mới cần đạt
được trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn chủ nghĩa xã hội khoa học của
sinh viên theo định hướng tiếp cận năng lực.
Từ khoá: đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá, tiếp cận năng lực, chủ nghĩa
xã hội khoa học.
1. Mở đầu
Đối với bậc giáo dục đại học ở Việt Nam, các môn lý luận chính trị có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp
luận khoa học cho sinh viên. Trong đó, chủ nghĩa xã hội khoa học là học phần có vai
trò chủ đạo trong việc hình thành bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng niềm tin khoa học, từ đó
góp phần tạo nên động lực tinh thần thúc đẩy thế hệ trẻ tham gia một cách chủ động, tự
giác và sáng tạo vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Thực tế1
cho thấy, nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên đối với việc
học tập, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu
được đặt ra từ học phần này. Để gia tăng mức độ đáp ứng, nâng cao chất lượng dạy và
học, cần tiếp tục đổi mới cách tiếp cận trên tất cả các khâu của quá trình giảng dạy, đặc
biệt là cách tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá, đây được coi là hoạt động mang
tính đột phá, thúc đẩy quá trình dạy và học đạt kết quả cao nhất. Có nhiều cách tiếp cận
khác nhau trong lịch sử giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, mỗi cách đều
có những ưu, nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo xây dựng được chương trình
đào tạo phù hợp với sứ mệnh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, giáo
* Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
1. Nguyễn Tiến Dũng: Nâng cao nhận thức, thái độ và tính tích cực về lý luận chính trị của sinh viên các
trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Quản lý nhà nước, 2022
27
dục đại học ở nước ta đang từng bước hoà nhập vào dòng chảy chung của giáo dục trên
thế giới khi chuyển từ hướng tiếp cận theo nội dung sang hướng tiếp cận theo năng lực.
Định hướng này đòi hỏi người dạy phải chủ động và sáng tạo trong việc tổ chức hoạt
động dạy học song hành với việc đa dạng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá
nhằm tạo điều kiện, môi trường, động lực học tập cho sinh viên, quan trọng hơn nữa là
xây dựng được những tiêu chuẩn để kiểm chứng được mức độ hiệu quả của hoạt động
dạy và học. Sự thay đổi này đặt ra một thử thách không nhỏ đối với việc giảng dạy các
học phần nền tảng như học phần chủ nghĩa xã hội khoa học. Nội dung nghiên cứu dưới
đây sẽ góp phần làm rõ những vấn đề nổi bật trong phương pháp kiểm tra, đánh giá theo
hướng tiếp cận theo năng lực. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày quy trình xây dựng
hoạt động kiểm tra, đánh giá gắn với đơn vị kiến thức cụ thể trong học phần chủ nghĩa
xã hội khoa học dành cho sinh viên không chuyên ngành lý luận chính trị.
2. Nội dung
2.1. Một số quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định
hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học
Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực là đánh giá
theo chuẩn và sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà
chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm
vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó. Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh
giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát
triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh người học có năng lực
ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho họ được giải quyết vấn đề trong tình huống
mang tính thực tiễn. Khi đó người học vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã
được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ trải
nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội)1
. Theo hướng tiếp cận
phẩm chất năng lực, có thể đề cập đến một số quan điểm về kiểm tra đánh giá dưới đây:
Một là, đánh giá được tính hợp vào trong quá trình dạy học, giáo dục. Quan
điểm này cho rằng, cần chuyển việc đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với
quá trình dạy học, giáo dục sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, giáo
dục, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục hiệu quả
nhằm liên tục thu được những thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, giúp cho
giáo viên có những quyết định phù hợp trong các thời điểm dạy học và giáo dục, giúp
học sinh tích cực hơn trong học tập và trong tham gia các hoạt động giáo dục.
Hai là, chú trọng đánh giá quá trình và sự tiến bộ của người học. Chuyển dần
trọng tâm từ việc đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá cả quá trình đảm bảo cho
việc đánh giá toàn diện hơn, đầy đủ hơn nội dung môn học và hoạt động giáo dục, giúp
học sinh có nhiều cơ hội hơn để thể hiện mình và giảm bớt sức ép từ việc kiểm tra đánh
giá. Từ đó sẽ có động lực để tiến bộ hơn trong học tập và giáo dục.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học: Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và GV THPT môn Giáo
dục công dân về kĩ thuật xây dựng ma trận đề bài biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan, Hà Nội, 2017.
28
Ba là, chuyển từ đánh giá kĩ năng đơn lẻ sang đánh giá kĩ năng có tính phức hợp.
Không chỉ là đánh giá các kỹ năng riêng lẻ, các sự kiện và đánh giá các kỹ năng tổng
hợp, không chỉ đánh giá khả năng nhớ và hiểu mà còn đánh giá khả năng hiểu sâu, lập
luận, đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức, nhấn mạnh đến kỹ năng tư duy, làm việc
nhóm. Đánh giá cần dựa trên nhiều thông tin đa dạng, người học tự đánh giá các chủ thể
khác nhau.
Việc đánh giá này đòi hỏi phải xem xét người học đã sử dụng kiến thức thu được
để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra như thế nào, các nhiệm vụ thể hiện ở nhiều dạng khác
nhau tuỳ theo tính chất của từng môn học, thường thể hiện ở đánh giá các mục tiêu
về kỹ năng và sản phẩm, đòi hỏi người học phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc đưa ra
quyết định của mình dựa trên cơ sở của những thông tin cho trước. Đánh giá kỹ năng
nhấn mạnh xem người học làm được gì, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn như
thế nào, chúng thường được tích hợp trong các hoạt động dạy học, thông qua các hình
thức thuyết trình, làm dự án, thảo luận, bài viết. Đánh giá sản phẩm thường dựa trên kết
quả thực hiện một bài làm hoàn chỉnh. Đánh giá trên cơ sở thực hiện đo lượng tốt các
mục về kỹ năng, thực hiện quy trình về sản phẩm, nó cho biết những minh chứng cụ
thể, trực tiếp về kết quả đạt được của học sinh. Đánh giá trên cơ sở thực hiện những kỹ
năng có tính phức hợp tác động tích cực đến cách học của học sinh, bởi nó không chỉ
yêu cầu người học nhắc lại những thông tin đã thu nhận mà họ phải cấu trúc lại những gì
đã học, lý giải, vận dụng chúng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, những
kết quả được thể hiện thông qua yêu cầu của đánh giá, do đó những tri thức thu được sẽ
sâu sắc hơn. Qua đánh giá các kỹ năng có tính phức hợp, học sinh được đặt trong các
tình huống để chứng minh sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó, thu được
những thông tin giúp họ điều chỉnh kỹ năng hành động và quá trình tạo sản phẩm, tích
luỹ kinh nghiệm thực tiễn1
.
Bốn là, chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ sang đánh giá phẩm chất,
năng lực. Đánh giá phẩm chất, năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với
đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ. Để chứng minh người học có phẩm chất và năng
lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống,
bối cảnh mang tính thực tiễn. Khi đó, người học vừa phải vận dụng những kiến thức,
kỹ năng, thái độ đã được học và hình thành ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh
nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm giáo dục bên ngoài nhà trường.
Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, có thể đánh
giá được đồng thời khả năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm
của người học.
Năm là, chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều. Chuyển từ đánh
giá một chiều (giáo viên đánh giá) sang đánh giá đa chiều (giáo viên đánh giá kết hợp
với học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá chéo và tổ chức kiểm định, nhà trường, phụ
1 Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh, Từ Đức Văn, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Thị Tình, Trịnh Thuý Giang,
Nguyễn Thị Thanh Hồng: Giáo trình Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm, 2017.
29
huynh và cộng đồng đánh giá). Nhờ vậy mà kết quả đánh giá sẽ toàn diện và khách quan
hơn, đồng thời còn tạo cơ sở để hình thành cho học sinh năng lực tự kiểm tra, tự đánh
giá, tự điều chỉnh nhằm thực hiện triết lý coi đánh giá là hoạt động học tập.
2.2. Tính cấp thiết và quy trình của việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá
theo hướng tiếp cận năng lực trong dạy học môn chủ nghĩa xã hội khoa học
Đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực bao gồm 4 nhóm
phương pháp cơ bản: nhóm phương pháp kiểm tra (bao gồm trắc nghiệm khách quan và
tự luận), nhóm phương pháp quan sát (bao gồm ghi chép các sự kiện thường nhật, thang
đo và bảng kiểm), nhóm phương pháp vấn đáp (bao gồm vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng
cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra) và phương pháp đánh giá bằng hồ sơ học tập.
Mỗi nhóm phương pháp sẽ được cụ thể hoá thông qua các công cụ đánh giá, bao gồm:
kỹ thuật KWLH, bài tập, kỹ thuật 321, bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền, phiếu đánh
giá theo tiêu chí (rubric).
Để thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp
cận năng lực, giảng viên cần có luyện tập để hình thành phản xạ trong việc lựa chọn
các nhóm phương pháp cũng như các công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp. Hiện nay, nội
dung dạy học của học phần chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn đang được xây dựng dựa
trên cách tiếp cận theo nội dung. Do đó, việc thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá
đối với học phần này một cách đột phá và toàn diện là điều không khả thi. Điều này
không có nghĩa là giảng viên phụ trách trở nên thụ động và chờ đợi sự thay đổi của
nội dung chương trình, mà cần thể hiện vai trò chủ động, tích cực trong việc lựa chọn
những nội dung phù hợp để thay đổi phương pháp đánh giá, lúc này phương pháp dạy
học chắc chắn cũng sẽ thay đổi theo. Để thấy được mức độ cấp thiết của vấn đề này,
tác giả thực hiện thao tác so sánh đơn giản giữa đánh giá kiến thức, kỹ năng và đánh giá
năng lực.
Tiêu chí
so sánh
Đánh giá
kiến thức, kỹ năng
Đánh giá
năng lực
Mục đích Đánh giá, xếp hạng giữa những
người học với nhau
Đánh giá khả năng người học trong
việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng
đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn
Ngữ cảnh Gắn với nội dung học tập (những
kiến thức, kỹ năng, thái độ) được
học trong trường
Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn
cuộc sống của người học
Nội dung
đánh giá
Những kiến thức, kỹ năng, thái
độ ở một môn học cụ thể
Kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều
môn học, nhiều hoạt động giáo dục và
những trải nghiệm của bản thân người
học trong cuộc sống (tập trung vào
năng lực thực hiện)
30
Công cụ
đánh giá
- Quy chuẩn theo việc người học
có đạt được một hay một số nội
dung cụ thể đã được học hay
không
- Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ
trong tình huống hàn lâm hoặc
tình huống thực
- Quy chuẩn theo các mức độ phát
triển năng lực của người học
- Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống,
bối cảnh thực
Thời điểm
đánh giá
- Diễn ra ở những thời điểm nhất
định trong quá trình dạy học
- Đặc biệt đánh giá trước và sau
khi dạy học
- Mọi thời điểm của quá trình dạy học
- Chú trọng đến đánh giá trong khi học
Kết quả
đánh giá
- Năng lực người học phụ thuộc
vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ
hay bài tập đã hoàn thành
- Càng đạt được nhiều đơn vị
kiến thức, kỹ năng thì càng được
coi là có năng lực cao hơn
- Năng lực của người học phụ thuộc
vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập
đã hoàn thành
- Thực hiện được nhiệm vụ càng
phức tạp, người học càng được đánh
giá là có năng lực cao hơn
Từ bảng so sánh trên có thể thấy, đối với học phần chủ nghĩa xã hội khoa học,
đánh giá theo năng lực hoàn toàn có khả năng giải quyết các vấn đề bất cập trong việc
dạy học học phần này, góp phần nâng cao tính tích cực của sinh viên, tính hiệu quả của
quá trình dạy và học, tính mạnh mẽ, quyết liệt trong việc điều chỉnh hành vi, thái độ
của sinh viên, giúp các em hình thành phản xạ tự nhiên khi đối diện với những vấn đề
liên quan chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn. Đất nước chúng ta cần những con người
xã hội chủ nghĩa chứ không thực sự cần những con người chỉ “nắm” được kiến thức
liên quan đến chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
học phần này không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của giảng viên, mà xuất phát
từ những cơ sở nhất định: chuẩn đầu ra của học phần và yêu cầu cần đạt của chủ đề dạy
học. Quá trình kiểm tra, đánh giá phải đo được mức độ đạt được của người học đối với
các cơ sở trên.
Quy trình xây dựng kế hoạch và công cụ đánh giá học phần chủ nghĩa xã hội khoa
học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học có thể được tiến hành
qua những bước cụ thể như sau:
Bước một, giảng viên lựa chọn đơn vị kiến thức trong chương trình để xây dựng
chủ đề và xác định, phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề. Có thể coi mỗi chương trong
chương trình hiện hành là một chủ đề để khai thác. Khác với chương trình phổ thông,
các môn lý luận chính trị nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng chưa có sẵn
danh sách yêu cầu cần đạt phân bổ cho các chủ đề dạy học. Do đó, giảng viên cần chủ
động liên kết giữa chuẩn đầu ra của học phần và nội dung cụ thể trong từng chương
để xác định chính xác yêu cầu cần đạt của chủ đề trong chương trình. Để dễ dàng vạch
ra được các nhiệm vụ cụ thể cho hoạt động dạy học và hoạt động kiểm tra đánh giá,
31
giảng viên cần tiếp tục mô tả mức độ biểu hiện của từng yêu cầu cần đạt. Việc đánh
giá kết quả học tập của sinh viên cần bám sát yêu cầu cần đạt đã mô tả. Do đó, nếu
yêu cầu cần đạt thể hiện rõ ba yếu tố: nội dung cốt lõi cần đạt, hành vi cần thực hiện
và mức độ chất lượng cần có của hành vi đó, thì việc đánh giá cũng sẽ phải thể hiện
được cả 3 yếu tố này.
Bước 2, lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá dạy học chủ đề. Dựa vào cấu trúc của
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và các chỉ số hành vi, mức
độ biểu hiện để xác định phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá.
Bước 3, thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập. Ở bước này,
giảng viên căn cứ vào một số nội dung nổi bật trong chủ đề để lựa chọn và xây dựng các
công cụ đánh giá phù hợp với từng nội dung.
Trên đây là các bước cơ bản của quy trình xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra,
đánh giá đối với hình thức đánh giá thường xuyên. Riêng đối với hình thức đánh giá định
kỳ, ở đa số các trường đại học, cao đẳng hiện nay, sinh viên sẽ có một cột kiểm tra giữa
học phần và một bài kiểm tra kết thúc học phần. Hình thức đánh giá này cũng cần có sự
thay đổi để đánh giá được một cách toàn diện hơn năng lực của sinh viên. Bản chất và
yêu cầu của dạy học tiếp cận năng lực là người học phải biết vận dụng kiến thức, kỹ năng
của môn học và những phẩm chất sẵn có của bản thân để giải quyết các vấn đề trong thực
tiễn. Do đó, các để kiểm tra viết cần được đa dạng hoá, bổ sung thêm các câu hỏi dạng
tình huống có vấn đề và để giải quyết được, đòi hỏi sinh viên phải đưa ra những quyết
định dựa trên cơ sở lý luận của môn học.
2.3. Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực đối với
chủ đề cụ thể trong chương trình chủ nghĩa xã hội khoa học hiện hành
2.3.1. Phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề
* Xác định vị trí và yêu cầu cần đạt của chủ đề trong chương trình
Trong phạm vi bài viết này, tác giả chọn chủ đề “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”
(Chương 4 – Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học)1
để xây dựng công cụ kiểm tra đánh
giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Yêu cầu cần đạt của chủ
đề được xác định trong chương trình như sau:
- Nêu được sự khác biệt giữa dân chủ và nền dân chủ.
- So sánh được các nền dân chủ trong lịch sử.
- Phân tích được bản chất, đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Xác định được tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá trớn của các hành vi.
- Phê phán được những luận điệu xuyên tạc về quá trình phát huy dân chủ ở Việt
Nam hiện nay.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ chuyên Lý luận
chính trị), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021.
32
* Mô tả mức độ biểu hiện của yêu cầu cần đạt
Yêu cầu cần đạt Mức độ biểu hiện
Nêu được sự khác
biệt giữa dân chủ và
nền dân chủ.
M1. Nêu một vài điểm khác biệt giữa dân chủ và nền dân chủ.
M2. Nêu một vài điểm khác biệt giữa dân chủ và nền dân chủ,
xác định được điểm khác biệt bản chất.
M3. Nêu toàn bộ điểm khác biệt giữa dân chủ và nền dân chủ,
xác định được điểm khác biệt bản chất, kết nối được với các
giai đoạn lịch sử cụ thể.
So sánh được các nền
dân chủ trong lịch sử.
M1. So sánh được một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa
các nền dân chủ trong lịch sử.
M2. So sánh được một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa
các nền dân chủ trong lịch sử, xác định được nguyên nhân tạo
ra sự khác biệt giữa các nền dân chủ.
M3. So sánh được toàn bộ các điểm giống nhau và khác nhau
giữa các nền dân chủ trong lịch sử, xác định được nguyên nhân
tạo ra sự khác biệt giữa các nền dân chủ.
Phân tích được bản
chất, đặc điểm của
nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
M1. Phân tích được đầy đủ các bản chất, đặc điểm của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
M2. Phân tích được đầy đủ các bản chất, đặc điểm của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, giải thích được lý do vì sao nền dân chủ
vô sản là nền dân chủ cao nhất, toàn diện nhất.
Xác định được tính
dân chủ, phản dân
chủ, dân chủ quá trớn
của các hành vi.
M1. Xác định được tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá
trớn của một số hành vi trong các môi trường quen thuộc.
M2. Xác định được tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá
trớn của một số hành vi trong các môi trường quen thuộc, chỉ
ra được cơ sở nhận định.
M3. Xác định được tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá
trớn của một số hành vi trong các môi trường, lĩnh vực cơ bản
trong đời sống xã hội, chỉ ra được cơ sở nhận định, đề xuất
được hướng điều chỉnh hành vi nhằm đảm bảo tính dân chủ
Phê phán được những
luận điệu xuyên tạc
về quá trình phát huy
dân chủ ở Việt Nam
hiện nay.
M1. Nhận xét, đánh giá một số luận điệu xuyên tạc về quá trình
phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
M2. Phê phán một số luận điệu xuyên tạc về quá trình phát huy
dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
M3. Phê phán, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc về quá trình phát
huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
33
2.3.2. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá dạy học chủ đề “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”
Yêu cầu cần đạt
Mức độ
biểu hiện
Kiểm tra đánh giá
Phương pháp Công cụ
1. Nêu được sự khác biệt giữa
dân chủ và nền dân chủ.
M1
M2
M3
Vấn đáp Câu hỏi gợi mở
Kiểm tra viết
Trắc nghiệm
khách quan
2. So sánh được các nền dân
chủ trong lịch sử.
M1
M2
M3
Quan sát
Bảng kiểm đánh giá
kĩ năng thực hành
Kiểm tra viết Câu tự luận
3. Phân tích được bản chất,
đặc điểm của nền dân chủ
XHCN.
M1
M2
Quan sát
Bảng kiểm đánh giá sản
phẩm
Vấn đáp Câu hỏi gợi mở
4. Xác định được tính dân
chủ, phản dân chủ, dân chủ
quá trớn của các hành vi.
M1
M2
M3
Quan sát Kỹ thuật 321
Kiểm tra viết
Trắc nghiệm
khách quan
5. Phê phán được những luận
điệu xuyên tạc về quá trình
phát huy dân chủ ở Việt Nam
hiện nay.
M1
M2
M3
Quan sát
Phiếu đánh giá
theo tiêu chí
Kiểm tra viết Bài tập
2.3.3. Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập
Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ minh hoạ một số công cụ đặc thù phục vụ cho
việc đánh giá khi dạy học chuyên đề “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Các công cụ liên
quan đến phương pháp quan sát sẽ được sử dụng phổ biến cho việc đánh giá kết quả dạy
học của nhiều chủ đề khác nhau nên sẽ không được đề cập trong bài viết này.
* Câu hỏi gợi mở
1. Vì sao trong giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa nền
dân chủ sẽ tiêu vong?
2. Trong hình thái kinh tế - xã hội phong kiến có sự tồn tại của dân chủ và nền dân
chủ không? Vì sao?
3. Giải thích nhận định cho rằng: “Không có nền dân chủ chung chung dành cho
tất cả mọi người”.
* Trắc nghiệm khách quan
1. Phạm trù dân chủ xuất hiện từ khi nào?
A. Từ cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ
34
B. Từ đầu thời kỳ chiếm hữu nô lệ
C. Từ khi xã hội bắt đầu phân chia giai cấp
D. Từ khi có sự xuất hiện của nhà nước
2. Các nhận định sau đây là đúng hay sai?
A. Dân chủ là một phạm trù vĩnh viễn
B. Trong thời kỳ phong kiến, không có sự tồn tại của nền dân chủ nhưng vẫn có
dân chủ
C. Không có nhà nước thì không có dân chủ
D. Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, chỉ có chủ nô mới có quyền dân chủ
3. Xác định tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá trớn của các hành vi/ sự
kiện dưới đây
A. Nhân dân ban Florida (Mỹ) tiến hành các cuộc đấu tranh, biểu tình để phản đối
việc đeo khẩu trang giữa tâm dịch Covid-19 (năm 2021).
B. Anh A vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe. Anh yêu cầu cảnh sát giao
thông xuất trình giấy phép hành nghề.
C. Bạn M thường xuyên chia sẻ về ban cán sự lớp trên mạng xã hội nhưng mỗi lần
họp lớp, bạn đều không đóng góp ý kiến và giơ tay biểu quyết đồng ý tất cả các vấn đề
mà ban cán sự đưa ra.
D. Giảng viên phụ trách học phần A thường xuyên thu quỹ lớp mà không có lý do.
Các bạn sinh viên rất bức xúc nhưng không dám gửi đơn trình báo sự việc đến ban lãnh
đạo nhà trường vì sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập.
* Câu tự luận/ Bài tập
1. Chứng minh nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ toàn diện thông qua
việc so sánh nền dân chủ tư sản và nền dân chủ vô sản.
2. Hãy tìm thông tin của các tổ chức sau:
- Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), có trụ sở tại Mỹ.
- Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) với các nhóm hoạt động ở nhiều nước như: Mỹ, Đức,
Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan
- Tổ chức Freedom House (FH) có trụ sở tại Washington D.C (Mỹ)
Em có nhận xét gì về các tổ chức trên? Giả sử trong cuộc nói chuyện với các bạn
trong lớp, có một số bạn ủng hộ và đề nghị chia sẻ rộng rãi các thông tin liên quan đến
các tổ chức trên, em sẽ hành động như thế nào?
3. Sử dụng sơ đồ tư duy để phác hoạ các vấn đề cần lưu ý gắn với những hành động
cụ thể nhằm phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
4. Thiết kế sản phẩm nhằm phát huy tinh thần dân chủ ở các trường đại học hiện nay.
3. Kết luận
Với định hướng xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, việc dạy và học môn
35
chủ nghĩa xã hội khoa học một cách hiệu quả nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong
việc hình thành, củng cố lập trường chính trị vững vàng cho sinh viên. Hơn nữa, môn
học này còn cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để các em đưa ra những cách
giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh đất nước cũng như xu thế phát triển chung của
thế giới. Thay đổi phương pháp dạy học phải gắn liền với thay đổi phương pháp đánh
giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Vì nếu xem thường khâu đánh giá, mọi
nỗ lực của giảng viên và sinh viên sẽ không được kiểm chứng và đo lường, từ đó không
thể tạo nên không khí dạy và học một cách chủ động, sáng tạo và hào hứng trong môi
trường đại học. Nếu kiểm tra đánh giá học phần này chỉ dừng lại ở việc kiểm tra mức
độ hiểu và khả năng vận dụng thấp các kiến thức trong học phần, giảng viên vừa không
tạo được không khí học tập tích cực, vừa không kiểm chứng được tư tưởng, lập trường
chính trị của sinh viên, từ đó, dần dần quá trình dạy học chỉ đơn thuần là các buổi nhồi
nhét kiến thức của giảng viên, là những giờ đến giảng đường một cách gượng ép của
sinh viên. Phương pháp đánh giá cần thay đổi theo hướng chuyển từ đánh giá định kỳ
sang kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, phương pháp và công cụ được
sử dụng cần thay đổi theo hướng đa dạng hơn, chú trọng vào việc sinh viên có khả năng
áp dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn ở mức độ nào. Từ đó, chúng ta
mới có thể hy vọng vào việc gây dựng được một thế hệ sinh viên không chỉ hiểu biết về
chủ nghĩa xã hội và còn mong muốn, quyết tâm và biết cách để xây dựng và phát triển
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Chương trình ETEP,
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán, Hà Nội, 2020.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại
học hệ chuyên Lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học: Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí
và GV THPT môn Giáo dục công dân về kĩ thuật xây dựng ma trận đề bài biên soạn
câu hỏi trắc nghiệm khách quan, Hà Nội, 2017.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học: Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm
tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học, Hà Nội, 2014.
5. Nguyễn Văn Cường, B. Meier: Lý luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội, 2015.
6. Nguyễn Tiến Dũng: Nâng cao nhận thức, thái độ và tính tích cực về lý luận chính
trị của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Quản lý
nhà nước, 2022.
7. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh: Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2015.
36
8. Nguyễn Lộc (chủ biên): Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực
đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015.
9. Trần Thị Tuyết Oanh: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội, 2009.
10. Lâm Quang Thiệp: Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2012.
11. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Sái Công Hồng: Các kĩ thuật đánh
giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho bậc học phổ thông
ở Việt Nam, Hà Nội, 2013.
12. Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh, Từ Đức Văn, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Thị
Tình, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thị Thanh Hồng: Giáo trình Giáo dục học, NXB
Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2017.
37
VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ KINH TẾ
TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII VÀO GIẢNG DẠY LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TS. Trần Ngọc Anh1
*
TÓM TẮT
Từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay việc triển khai học tập Nghị quyết đã được
tiến hành rộng rãi trong đông đảo các tầng lớp nhân dân. Bài viết này chúng tôi chỉ tập
trung trình bày những điểm mới nổi bật về kinh tế trong các văn kiện Đại hội XIII vào
giảng dạy học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên. Những điểm mới
nổi bật về kinh tế trong các Văn kiện Đại hội XIII chủ yếu được khái quát trong các phần
về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; phần về tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo;
và phần về tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Từ khóa: văn kiện Đảng, lịch sử Đảng, điểm mới, đường lối kinh tế.
NỘI DUNG
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được diễn ra từ ngày 26-1 đến
ngày 2-2-2021, trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động
nhanh, phức tạp. Các Văn kiện của Đại hội lần thứ XIII không chỉ kế thừa, mà còn bổ
sung, phát triển nhiều quan điểm, tư duy trong hầu hết các lĩnh vực của các Đại hội
trước, như: Định hướng phát triển đất nước; phát triển kinh tế; phát triển giáo dục và đào
tạo, khoa học và công nghệ; phát triển văn hóa, xã hội, con người; quản lý và sử dụng
đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh; hoạt động đối
ngoại và hội nhập quốc tế; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng
Đảng;… trong giai đoạn 2021-2025.
Trong quá trình giảng dạy học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài việc
trình bày những nội dung cơ bản, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc cập nhật những
điểm mới nổi bật trong các Văn kiện Đại hội XIII đến sinh viên. Những điểm mới nổi
bật trong Văn kiện Đại hội XIII là khá nhiều. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hội thảo này,
bài viết của chúng tôi chỉ tập trung vào việc trình bày những điểm mới nổi bật về kinh
tế - được thể hiện chủ yếu trong ba Văn kiện: Báo cáo chính trị; Báo cáo đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 10 năm 2021 - 2030. Đặc biệt, những điểm mới nổi bật được khái quát trong các
∗ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf

More Related Content

Similar to Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf

Similar to Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf (20)

Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Ứng dụng khai phá dữ liệu xây dựng hệ hỗ trợ chẩn đoán y khoa
Ứng dụng khai phá dữ liệu xây dựng hệ hỗ trợ chẩn đoán y khoaỨng dụng khai phá dữ liệu xây dựng hệ hỗ trợ chẩn đoán y khoa
Ứng dụng khai phá dữ liệu xây dựng hệ hỗ trợ chẩn đoán y khoa
 
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT tỉnh Đồng Nai
 
Bước đầu nghiên cứu điều trị bệnh nhân thalassemia người trưởng thành tại bện...
Bước đầu nghiên cứu điều trị bệnh nhân thalassemia người trưởng thành tại bện...Bước đầu nghiên cứu điều trị bệnh nhân thalassemia người trưởng thành tại bện...
Bước đầu nghiên cứu điều trị bệnh nhân thalassemia người trưởng thành tại bện...
 
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY TÂM LÝ ...
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY TÂM LÝ ...DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY TÂM LÝ ...
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY TÂM LÝ ...
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
 
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂMKhóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
 
Kỷ yếu Chi Hội Điều dưỡng Ngoại khoa Việt nam 2019
Kỷ yếu Chi Hội Điều dưỡng Ngoại khoa Việt nam 2019Kỷ yếu Chi Hội Điều dưỡng Ngoại khoa Việt nam 2019
Kỷ yếu Chi Hội Điều dưỡng Ngoại khoa Việt nam 2019
 
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAYLuận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
 
176
176176
176
 
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sựLuận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
 
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAYLuận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
 
Luận Văn Thực Trạng Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục Cơ Sở Đào Tạo Bác Sĩ Đa Khoa,...
Luận Văn Thực Trạng Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục Cơ Sở Đào Tạo Bác Sĩ Đa Khoa,...Luận Văn Thực Trạng Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục Cơ Sở Đào Tạo Bác Sĩ Đa Khoa,...
Luận Văn Thực Trạng Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục Cơ Sở Đào Tạo Bác Sĩ Đa Khoa,...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà NẵngLuận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Thong bao so 2
Thong bao so 2Thong bao so 2
Thong bao so 2
 
Đề tài tốt nghiệp: Pháp Luật về Nhận con nuôi tại Việt Nam, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Pháp Luật về Nhận con nuôi tại Việt Nam, HAY!Đề tài tốt nghiệp: Pháp Luật về Nhận con nuôi tại Việt Nam, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Pháp Luật về Nhận con nuôi tại Việt Nam, HAY!
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 

Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.pdf

  • 1.
  • 2. NHIỀU TÁC GIẢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023 KỶ YẾU HỘI THẢO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *******************
  • 3. 2
  • 4. 3 BAN BIÊN TẬP 1 TS. Nguyễn Thị Phượng - Trưởng ban 2 TS. Phùng Thế Anh - Phó Trưởng ban 3 PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu - Ủy viên 4 TS. Nguyễn Thị Quyết - Ủy viên 5 TS. Đặng Thị Minh Tuấn - Ủy viên 6 TS. Trịnh Thị Mai Linh - Ủy viên 7 TS. Trương Thị Tường Vi - Ủy viên 8 ThS. Trần Ngọc Chung - Ủy viên 9 ThS. Võ Thị Mỹ Hương - Ủy viên 10 ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga - Ủy viên CÁC TÁC GIẢ 1 NCS Ngô Văn An 2 ThS Lê Nguyễn Vân An 3 Phạm Ngọc Lan Anh 4 TS Trần Ngọc Anh 5 TS Phùng Thế Anh 6 TS Nguyễn Thị Vân Anh 7 ThS Nguyễn Mộng Cầm 8 ThS Trương Thị Mỹ Châu 9 ThS Lê Huỳnh Phương Chinh 10 TS Đoàn Trọng Chỉnh 11 ThS Trần Ngọc Chung 12 ThS Lê Quang Chung 13 ThS Nguyễn Văn Cương 14 TS Nguyễn Văn Duy 15 TS Phạm Công Thiên Đỉnh 16 ThS Võ Hoàng Đông 17 ThS Huỳnh Văn Giàu 18 TS Phan Thị Hà 19 TS Nguyễn Thanh Hải 20 ThS Dương Thị Hậu 21 ThS Nguyễn Thị Hiền 22 PGS.TS Đoàn Đức Hiếu 23 TS Nguyễn Thị Hoa 24 ThS Trương Minh Hoài
  • 5. 4 25 ThS Nguyễn Thị Hoài 26 TS Phạm Thị Châu Hồng 27 ThS Huỳnh Thị Cẩm Hồng 28 ThS Lê Văn Hợp 29 ThS Phan Thị Lệ Hương 30 CN Đinh Thị Hương 31 ThS Đoàn Thị Huế 32 TS Dương Đức Hưng 33 ThS Lê Trọng Hưng 34 ThS Võ Thị Mỹ Hương 35 ThS Dương Thị Thu Hương 36 ThS Dư Thị Huyền 37 CN Trịnh Mộng Kha 38 Đinh Thị Kim Khánh 39 NCS Hồ Ngọc Khương 40 ThS Đặng Đôn Lai 41 ThS Đỗ Thị Ngọc Lệ 42 ThS Lê Thanh Liêm 43 NCS Nguyễn Khánh Ly 44 TS Nguyễn Văn Linh 45 ThS Nguyễn Hoàng Minh 46 ThS Nguyễn Trần Minh 47 TS Lê Thị Ái Nhân 48 ThS Nguyễn Thị Nhung 49 ThS Bùi Văn Như 50 ThS Trần Thị Thúy Nga 51 ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga 52 ThS Đoàn Thị Kim Ngân 53 ThS Triệu Thị Cẩm Nhung 54 ThS Trịnh Nguyễn Trường Phong 55 ThS Đinh Hoài Phúc 56 ThS Nguyễn Quang Phước 57 ThS Trịnh Bá Phương 58 TS Trần Lê Đăng Phương 59 TS Đinh Thị Hoàng Phương 60 TS Đặng Thị Minh Phương 61 ThS Nguyễn Thành Phương 62 TS Đặng Thị Minh Phượng 63 TS Nguyễn Thị Phượng 64 ThS Phạm Thị Quý 65 TS Nguyễn Thị Quyết
  • 6. 5 66 TS Trần Thị Rồi 67 ThS Hoàng Xuân Sơn 68 TS Thái Ngọc Tăng 69 ThS Cao Thành Tấn 70 PGS.TS Hà Trọng Thà 71 ThS Trần Thị Lệ Thanh 72 ThS Trịnh Hùng Thanh 73 ThS Trịnh Thị Thanh 74 ThS Nguyễn Chí Thành 75 TS Đinh Văn Thành 76 ThS Hà Văn Thiều 77 ThS Dương Quốc Thịnh 78 ThS Phan Viết Thịnh 79 TS Nguyễn Thị Như Thúy 80 ThS Phạm Thanh Thủy 81 ThS Bùi Xuân Tiến 82 ThS Lâm Bá Khánh Toàn 83 ThS Phạm Chánh Tông 84 TS Đỗ Thùy Trang 85 ThS Tạ Trần Trọng 86 TS Đặng Thị Minh Tuấn 87 TS Phan Văn Tuấn 88 ThS Trần Thị Tươi 89 ThS Ngô Quang Ty 90 ThS Ninh Bá Vinh 91 ThS Trần Thị Thu Vân 92 TS Trương Thị Tường Vi 93 ThS Trần Văn Viễn 94 TS Nguyễn Hữu Vượng
  • 7. 6
  • 8. 7 LỜI NÓI ĐẦU Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được diễn ra từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội tiến hành trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó dự báo; đất nước đứng trước những thời cơ, thuận lợi, song cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, Đại hội đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng (2016 - 2020); nhìn lại 35 năm đổi mới (1986 - 2020); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030;... Thế và lực của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây vừa là động lực, vừa là nguồn lực và nền tảng quan trọng trong việc đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển nhanh, bền vững nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nghị quyết đã thể hiện tầm nhìn và khát vọng của dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII để đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, việc vận dụng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học các môn lý luận chính trị và pháp luật sẽ góp phần tuyên truyền, triển khai Nghị quyết của Đảng trong các trường đại học và cao đẳng, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của đảng viên, cán bộ viên chức, sinh viên theo Nghị quyết của Đảng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị và pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Với mục đích đó, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” là diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy, đồng thời trình bày các nghiên cứu mới, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị và pháp luật theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hội thảo
  • 9. 8 đã nhận được nhiều tham luận từ các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên đến từ các trường đại học, cao đẳng và cơ sở nghiên cứu trên cả nước. Những bài tham luận này đã tập trung vào các vấn đề: Vận dụng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị và pháp luật; đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị, pháp luật theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị và pháp luật trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam; đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá các môn lý luận chính trị, pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy; những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn trong nội dung các môn học lý luận chính trị, pháp luật; những nghiên cứu mới về lý luận và thực tiễn trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các vấn đề khác có liên quan đến chủ đề Hội thảo. Ban Biên tập Hội thảo đã lựa chọn và tập hợp 77 tham luận có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc để đưa vào kỷ yếu hội thảo “Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Pháp luật theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Xin trân trọng được giới thiệu đến quý độc giả cuốn sách “Nâng cao chất lượng giảng dạy lý Luận chính trị và Pháp luật theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng”. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023 Tập thể tác giả
  • 10. 9 MỤC LỤC TT TÊN BÀI Trang 1 VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC NCS. Ngô Văn An 17 2 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ThS. Lê Nguyễn Vân An 26 3 VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ KINH TẾ TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII VÀO GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TS. Trần Ngọc Anh 37 4 VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY HỌC PHẦN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT TS. Nguyễn Thị Vân Anh 48 5 CẬP NHẬT MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦAĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Phùng Thế Anh TS. Nguyễn Thị Như Thúy 59 6 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC QUYỀN CON NGƯỜI CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS. Nguyễn Mộng Cầm 67 7 VẬN DỤNG MÔ HÌNH GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỰC HÀNH TRONG ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÁP LUẬT - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TỪ THỰC TIỄN KHOA LUẬT ĐẠI HỌC CẦN THƠ ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh Phạm Ngọc Lan Anh 75 8 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ThS. Trần Ngọc Chung ThS. Ninh Bá Vinh 85 9 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY - HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ThS. Lê Quang Chung 91 10 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KHUNG TIÊU CHÍ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TS. Nguyễn Văn Duy 98
  • 11. 10 TT TÊN BÀI Trang 11 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN HỌC TẬP CÁC MÔN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THIẾT YẾU TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY TS. Phạm Công Thiên Đỉnh TS. Đoàn Trọng Chỉnh 108 12 XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC - TỪ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ThS. Võ Hoàng Đông 115 13 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ThS. Huỳnh Văn Giàu 121 14 VẬN DỤNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII VÀO GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TS. Phan Thị Hà 127 15 VẬN DỤNG MỘT SỐ QUAN ĐIỂM MỚI CỦA ĐẢNG VỀ DÂN CHỦ VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TS. Nguyễn Thanh Hải 134 16 TỪ KHÁT VỌNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG ThS. Dương Thị Hậu TS. Đinh Thị Hoàng Phương 141 17 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thị Hiền 150 18 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TỪ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀ VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu ThS. Trương Thị Mỹ Châu 158 19 NÂNGCAOCHẤTLƯỢNGDẠYHỌCTRỰCTUYẾNCÁCMÔNLÝLUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Hoa 165 20 VẬN DỤNG MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ BẬC ĐẠI HỌC ThS. Trương Minh Hoài 173
  • 12. 11 TT TÊN BÀI Trang 21 CHIẾNLƯỢCPHÁTTRIỂNĐỘINGŨTRÍTHỨCTRONGTHỜIHỘINHẬP THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII ThS. Nguyễn Thị Hoài ThS. Nguyễn Văn Cương 179 22 NÂNGCAOGIẢNGDẠYCÁCMÔNLÝLUẬNCHÍNHTRỊVÀPHÁPLUẬT Ở CÁCTRƯỜNG CAO ĐẲNGVÀ ĐẠI HỌCVIỆTNAMTRONGTHỜI ĐẠI DỮ LIỆU LỚN TS. Phạm Thị Châu Hồng ThS. Lê Thanh Liêm TS. Lê Thị Ái Nhân 189 23 GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ThS. Đoàn Thị Huế 198 24 GIẢNG VIÊN MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI GIẢNG TS. Dương Đức Hưng 203 25 VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII VÀO GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG NỘI DUNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG ThS. Lê Trọng Hưng 209 26 GIÁO DỤC “KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH HẠNH PHÚC” CHO SINH VIÊN VIỆT NAM DƯỚI ÁNH SÁNG ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG CN. Đinh Thị Hương ThS. Trần Thị Tươi 218 27 BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ THƯỢNG TÔN CỦA HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ThS. Võ Thị Mỹ Hương 226 28 NHẬN THỨC VỀ ĐẤU TRANH VÀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ThS. Dương Thị Thu Hương 236 29 NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG GIẢNG DẠYCÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY ThS. Dư Thị Huyền 244 30 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG NCS. Hồ Ngọc Khương 251 31 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ BÀI HỌC CHO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ 260
  • 13. 12 TT TÊN BÀI Trang 32 ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ 268 33 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠYHỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Nguyễn Văn Linh 274 34 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN QUA VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ThS. NCS. Nguyễn Khánh Ly 281 35 DẠY VÀ HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC ĐỐI VỚI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY ThS.NCS. Nguyễn Khánh Ly 288 36 VẬN DỤNG TINH THẦN NGHỊ QUYẾTĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS. Nguyễn Hoàng Minh 296 37 ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII ThS. Nguyễn Trần Minh ThS. Nguyễn Văn Cương 300 38 GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG ThS. Bùi Văn Như 311 39 TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI ThS. Trần Thị Thúy Nga ThS. Phạm Thanh Thủy 318 40 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA HỌC MOOCs CHO HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga ThS. Lê Văn Hợp 326 41 ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI XIII - VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY ThS. Đoàn Thị Kim Ngân 334 42 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ QUYỀN SỐNG, QUYỀN KHÔNG BỊ TRA TẤN, NHỤC HÌNH - THÚC ĐẨY GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM THEO ĐẠI HỘI XIII ThS. Triệu Thị Cẩm Nhung 342
  • 14. 13 TT TÊN BÀI Trang 43 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ThS. Trịnh Nguyễn Trường Phong ThS. Nguyễn Thị Nhung 351 44 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG Ở TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY ThS. Đinh Hoài Phúc 358 45 NGHIÊN CỨU GIẢNG DẠYMÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆTNAM THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG ThS. Nguyễn Quang Phước 365 46 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Quang Phước 373 47 GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG ThS. Trịnh Bá Phương ThS. Cao Thành Tấn 382 48 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRÊN TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG TS. Trần Lê Đăng Phương ThS. Nguyễn Thành Phương ThS. Dương Quốc Thịnh 391 49 TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỚI VIỆC XÂY DỰNG THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG TS. Đặng Thị Minh Phương 401 50 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN HIỆN NAY THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG TS. Đặng Thị Minh Phượng 408 51 ÁP DỤNG KHÓAHỌC MOOCs TRONG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI TS. Nguyễn Thị Phượng 415 52 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ThS. Phạm Thị Quý 423
  • 15. 14 TT TÊN BÀI Trang 53 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TS. Nguyễn Thị Quyết 429 54 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TS. Trần Thị Rồi 437 55 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẾN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG ThS. Hoàng Xuân Sơn ThS. Phan Thị Lệ Hương ThS. Đặng Đôn Lai 444 56 VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY TS. Thái Ngọc Tăng 452 57 QUÁN TRIỆTVĂN KIỆN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦAĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO GIẢNG DẠY NỘI DUNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI PGS.TS. Hà Trọng Thà 460 58 QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM “PHẢI KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH” TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII VÀO GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY ThS. Trần Thị Lệ Thanh ThS. Phan Viết Thịnh 467 59 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN – YẾU TỐ THEN CHỐT TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN ThS. Nguyễn Chí Thành CN. Trịnh Mộng Kha 475 60 QUÁN TRIỆT NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TRONG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY TS. Đinh Văn Thành Đinh Thị Kim Khánh 480 61 MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY ThS. Hà Văn Thiều 489
  • 16. 15 TT TÊN BÀI Trang 62 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN NGÀNH LUẬT TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ThS. Dương Quốc Thịnh ThS. Nguyễn Thành Phương 499 63 KHƠI DẬY KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI XIII ThS. Phan Viết Thịnh ThS. Trịnh Hùng Thanh 505 64 VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI DÀNH CHO BẬC ĐẠI HỌC KHÔNG CHUYÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ThS. Phạm Thanh Thủy 515 65 MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI VIỆC GIẢNG DẠY LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨATHEO TINH THẦN CỦA VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII ThS. Bùi Xuân Tiến 523 66 ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN PHÁP LUẬT – VÀI GỢI MỞ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG ThS. Lâm Bá Khánh Toàn ThS. Huỳnh Thị Cẩm Hồng 531 67 ĐỔIMỚIPHƯƠNGPHÁPGIẢNGDẠYLÝLUẬNCHÍNHTRỊ,TƯTƯỞNG THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG ThS. Phạm Chánh Tông 537 68 SỐ HÓA DI SẢN VÀ ỨNG DỤNG SỐ HÓA DI SẢN VÀO DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA VIỆT NAM TS. Đỗ Thùy Trang 545 69 KHÁI QUÁT ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, QUAN ĐIỂM VỀ GIÁO DỤC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG ThS. Tạ Trần Trọng 557 70 NHẬN THỨC MỚI CỦA ĐẢNG TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN TS. Đặng Thị Minh Tuấn ThS. Trịnh Thị Thanh 564 71 QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦAĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TS. Phan Văn Tuấn 573
  • 17. 16 TT TÊN BÀI Trang 72 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ThS. Ngô Quang Ty 581 73 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Ngô Quang Ty 587 74 TRIỂNKHAIHOẠTĐỘNGNGHIÊNCỨUKHOAHỌCTRONGSINHVIÊN NGÀNH LUẬT - KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ThS. Trần Thị Thu Vân ThS. Nguyễn Thành Phương 593 75 ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGÀNH LUẬT TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TS. Trương Thị Tường Vi ThS. Trần Ngọc Tuấn 601 76 VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦAĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TẠI VĨNH LONG ThS. Trần Văn Viễn 606 77 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁPDẠYVÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở ĐẠI HỌC TS. Nguyễn Hữu Vượng 614
  • 18. 17 VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC NCS. Ngô Văn An1 * TÓM TẮT Vận dụng những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học có ý nghĩa thiết thực, giúp cho sinh viên hiểu biết sâu sắc chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đưa Nghị quyết của Đảng sớm đi vào thực tiễn cuộc sống. Bài viết làm rõ những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và vận dụng vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Từ khóa: vận dụng, Văn kiện Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa xã hội khoa học. 1. Mở đầu Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện chính trị trọng đại, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, là sự kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Do vậy, đối với các cơ sở giáo dục đại học, việc vận dụng những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học cho sinh viên là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong đội ngũ giảng viên và sinh viên, qua đó phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 2. Nội dung 2.1. Những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cần vận dụng trong giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học 2.1.1. Về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định đúng đắn vị trí, vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã đề ra mục tiêu: * Trường Đại học Nha Trang
  • 19. 18 “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hoá của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam”1 . Tiếp nối tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp với cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, tập thể công nhân. Định hướng, quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của công nhân tại doanh nghiệp ngoài tổ chức công đoàn hiện nay”2 . So với Đại hội XII, điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam được thể hiện ở 4 nội dung sau: Thứ nhất, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Thứ ba, đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp với cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, tập thể công nhân. Thứ tư, định hướng, quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của công nhân tại doanh nghiệp ngoài tổ chức công đoàn hiện nay. 2.1.2. Về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2008, tr.50. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.166.
  • 20. 19 thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”1 . Đây là những quan điểm được tổng kết, có tính khái quát cao về dân chủ, khẳng định bản chất của chế độ xã hội ta là “dân chủ” và “nhân dân làm chủ”, trở thành một trong tám đặc trưng của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Đại hội XIII xác định phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân với những nội dung mới sau: Một là, bổ sung nội dung, phương châm thực hiện dân chủ như thêm “dân giám sát, dân thụ hưởng” trong phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Làm tốt, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đây là định hướng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Với phương châm này, Đảng không chỉ tiếp tục nhấn mạnh, đề cao vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, mà còn “nâng tầm” phấn đấu: lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu trong quá trình đẩy mạnh đổi mới, phát triển đất nước. Hai là, xác định rõ hơn vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân làm chủ. Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nêu cao gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội. Ba là, khẳng định “vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nền tảng chính trị, pháp lý để nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Điều đó đòi hỏi phải phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức. Bốn là, nêu rõ yêu cầu “Cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nêu gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội” trong thực hành dân chủ, trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở đó: “Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây chia rẽ nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân”. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.84-85.
  • 21. 20 Năm là, bổ sung, nâng tầm mối quan hệ giữa dân chủ với pháp chế, kỷ cương xã hội thành một trong 10 mối quan hệ lớn phản ánh tính quy luật khách quan biện chứng cần nắm vững và xử lý tốt cả về lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đặt ra rất cấp bách. Kế thừa nhận thức về nhà nước pháp quyền XHCN trong văn kiện các kỳ Đại hội trước, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó là: - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. - Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. - Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững. - Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp. - Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. - Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. - Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định. - Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. - Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật. Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường sự kết nối, trao đổi thông tin thường xuyên giữa chính quyền các cấp, giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp. Như vậy, có thể khẳng định nội dung các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, hoàn
  • 22. 21 thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra thể hiện những điểm mới có tính hệ thống, đồng bộ và toàn diện hơn so với các kỳ Đại hội trước đây của Đảng. 2.1.3. Nhận thức về mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Quán triệt sâu sắc, kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Ðảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Ðảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”1 . Đánh giá chung về 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ “Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”2 . Những thành tựu nêu trên đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình thế giới và trong nước trong thời gian tới, sẽ có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối vợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh 5 quan điểm chỉ đạo, với mục tiêu tổng quát phát triển đất nước là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.109. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.103-104.
  • 23. 22 giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”1 . Trên nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa và bổ sung phù hợp với những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; đồng thời nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước và những chuẩn mực phát triển chung của thế giới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định các mục tiêu cụ thể: - Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. - Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. - Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để đạt được các mục tiêu trên, Đại hội XIII của Đảng đề ra 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030: (1) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường; (2) Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; (3) Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; (4) Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; (5) Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; (6) Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; (7) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; (8) Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; (9) Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; (10) Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.111-112.
  • 24. 23 hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội; (11) Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện; tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; (12) Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới của Đảng ta. 2.1.4. Về vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc của Việt Nam luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược của chính sách đoàn kết các dân tộc trên cơ sở “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”1 . Từ thực tế vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở nước ta, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh chủ trương: “Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững”2 . Bên cạnh đó cần phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chống kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc áp dụng các chính sách cụ thể cho từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một bước tiến quan trọng, thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của Đảng về sự công bằng trong phát triển giữa các dân tộc. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm giống nòi”3 . Cùng với vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII cũng được đề cập với nhiều nội dung mới. Tư tưởng nhất quán của Đảng ta là tôn trọng quyền tự 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.170. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.170. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, t.II, tr.140- 41.
  • 25. 24 do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật”1 . Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm phát huy vai trò, tác động tích cực của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”. Đồng thời phải luôn cảnh giác, đấu tranh với các âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc: “Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước; chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc”2 . Đề cập về nhiệm vụ và giải pháp liên quan đến công tác tôn giáo trong giai đoạn 2021 - 2025, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo”3 . 2.2. Một số giải pháp vận dụng những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học Để vận dụng hiệu quả các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng vào giảng dạy học phần chủ nghĩa xã hội khoa học, trước hết Đảng ủy, Ban Giám hiệu các cơ sở giáo dục đại học cần quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên được tham dự đầy đủ các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Bản thân giảng viên giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học cần tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu, nắm vững nội dung cốt lõi và những vấn đề mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Bám sát nội dung, yêu cầu, mục tiêu từng chủ đề của học phần để cập nhật, bổ sung các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng vào bài giảng. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần vận dụng những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng một cách linh hoạt, sáng tạo. Có sự so sánh, đối chiếu với các kỳ Đại hội trước để làm rõ sự kế thừa, bổ sung, phát triển tư duy, lý luận của về những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước. Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tăng tính trực quan trong bài giảng, đảm bảo chuyển tải kiến thức đến người học đạt được hiệu quả cao nhất. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.272. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.171. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, t.II, tr.141.
  • 26. 25 Giảng viên cần chú trọng sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, tạo điều kiện, cơ hội để sinh viên tích cực trao đổi, thảo luận, bày tỏ quan điểm, thái độ của mình, đồng thời thường xuyên nắm bắt, định hướng tư tưởng cho sinh viên. Giúp sinh viên nhận diện, phê phán những luận điểm sai trái của các thế lực thù địch xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, qua đó khơi dậy ở họ tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đối với Bộ môn, Khoa Lý luận chính trị của các cơ sở giáo dục đại học cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật, hội nghị, hội thảo về các chủ đề có liên quan đến thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhằm trao đổi thông tin giữa các giảng viên, giữa giảng viên với sinh viên, bổ sung kiến thức lý luận và thực tiễn, góp phần vào nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường. Tích cực động viên, khuyến khích giảng viên tham gia chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu tham khảo, chuyên khảo về vận dụng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên Nhà trường tổ chức cho đoàn viên, sinh viên thi tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hàng năm, các cơ sở giáo dục đại học cần hỗ trợ kinh phí, khuyến khích, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên đi thăm quan thực tế để có tư liệu thực tiễn phong phú phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. 3. Kết luận Văn kiện Đại hội XIII được xây dựng trên cơ sở tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn, là sự kết tinh trí tuệ ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Vận dụng những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa không chỉ có ý nghĩa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các nhà trường, giáo dục, củng cố niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên mà còn góp phần quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sớm đi vào thực tiễn cuộc sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2008. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập I, 2021. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập II, 2021. 6. Hội đồng Lý luận Trung ương: Những điểm mới trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021.
  • 27. 26 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ThS. Lê Nguyễn Vân An* TÓM TẮT Quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với ngành giáo dục trong việc đào tạo ra thế hệ người Việt Nam vừa giỏi chuyên môn vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng và sẵn sàng ứng phó trước mọi sự biến động. Yêu cầu đó đòi hỏi phải có sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong việc dạy và học các môn lý luận chính trị nói chung và môn chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng. Quá trình thay đổi cần mang tính đồng bộ từ nội dung dạy học đến phương pháp dạy học và đặc biệt là phương pháp kiểm tra, đánh giá vì đây chính là khâu có thể giúp giảng viên và sinh viên tự điều chỉnh được hoạt động dạy và học của mình. Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích các tài liệu có liên quan, từ đó, cung cấp cái nhìn khái quát về những sự đổi mới cần đạt được trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn chủ nghĩa xã hội khoa học của sinh viên theo định hướng tiếp cận năng lực. Từ khoá: đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá, tiếp cận năng lực, chủ nghĩa xã hội khoa học. 1. Mở đầu Đối với bậc giáo dục đại học ở Việt Nam, các môn lý luận chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên. Trong đó, chủ nghĩa xã hội khoa học là học phần có vai trò chủ đạo trong việc hình thành bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng niềm tin khoa học, từ đó góp phần tạo nên động lực tinh thần thúc đẩy thế hệ trẻ tham gia một cách chủ động, tự giác và sáng tạo vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế1 cho thấy, nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên đối với việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu được đặt ra từ học phần này. Để gia tăng mức độ đáp ứng, nâng cao chất lượng dạy và học, cần tiếp tục đổi mới cách tiếp cận trên tất cả các khâu của quá trình giảng dạy, đặc biệt là cách tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá, đây được coi là hoạt động mang tính đột phá, thúc đẩy quá trình dạy và học đạt kết quả cao nhất. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong lịch sử giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, mỗi cách đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp với sứ mệnh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, giáo * Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 1. Nguyễn Tiến Dũng: Nâng cao nhận thức, thái độ và tính tích cực về lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Quản lý nhà nước, 2022
  • 28. 27 dục đại học ở nước ta đang từng bước hoà nhập vào dòng chảy chung của giáo dục trên thế giới khi chuyển từ hướng tiếp cận theo nội dung sang hướng tiếp cận theo năng lực. Định hướng này đòi hỏi người dạy phải chủ động và sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động dạy học song hành với việc đa dạng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm tạo điều kiện, môi trường, động lực học tập cho sinh viên, quan trọng hơn nữa là xây dựng được những tiêu chuẩn để kiểm chứng được mức độ hiệu quả của hoạt động dạy và học. Sự thay đổi này đặt ra một thử thách không nhỏ đối với việc giảng dạy các học phần nền tảng như học phần chủ nghĩa xã hội khoa học. Nội dung nghiên cứu dưới đây sẽ góp phần làm rõ những vấn đề nổi bật trong phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận theo năng lực. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày quy trình xây dựng hoạt động kiểm tra, đánh giá gắn với đơn vị kiến thức cụ thể trong học phần chủ nghĩa xã hội khoa học dành cho sinh viên không chuyên ngành lý luận chính trị. 2. Nội dung 2.1. Một số quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực là đánh giá theo chuẩn và sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó. Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh người học có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho họ được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó người học vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội)1 . Theo hướng tiếp cận phẩm chất năng lực, có thể đề cập đến một số quan điểm về kiểm tra đánh giá dưới đây: Một là, đánh giá được tính hợp vào trong quá trình dạy học, giáo dục. Quan điểm này cho rằng, cần chuyển việc đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học, giáo dục sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, giáo dục, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục hiệu quả nhằm liên tục thu được những thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên có những quyết định phù hợp trong các thời điểm dạy học và giáo dục, giúp học sinh tích cực hơn trong học tập và trong tham gia các hoạt động giáo dục. Hai là, chú trọng đánh giá quá trình và sự tiến bộ của người học. Chuyển dần trọng tâm từ việc đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá cả quá trình đảm bảo cho việc đánh giá toàn diện hơn, đầy đủ hơn nội dung môn học và hoạt động giáo dục, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn để thể hiện mình và giảm bớt sức ép từ việc kiểm tra đánh giá. Từ đó sẽ có động lực để tiến bộ hơn trong học tập và giáo dục. 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học: Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và GV THPT môn Giáo dục công dân về kĩ thuật xây dựng ma trận đề bài biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan, Hà Nội, 2017.
  • 29. 28 Ba là, chuyển từ đánh giá kĩ năng đơn lẻ sang đánh giá kĩ năng có tính phức hợp. Không chỉ là đánh giá các kỹ năng riêng lẻ, các sự kiện và đánh giá các kỹ năng tổng hợp, không chỉ đánh giá khả năng nhớ và hiểu mà còn đánh giá khả năng hiểu sâu, lập luận, đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức, nhấn mạnh đến kỹ năng tư duy, làm việc nhóm. Đánh giá cần dựa trên nhiều thông tin đa dạng, người học tự đánh giá các chủ thể khác nhau. Việc đánh giá này đòi hỏi phải xem xét người học đã sử dụng kiến thức thu được để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra như thế nào, các nhiệm vụ thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tuỳ theo tính chất của từng môn học, thường thể hiện ở đánh giá các mục tiêu về kỹ năng và sản phẩm, đòi hỏi người học phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc đưa ra quyết định của mình dựa trên cơ sở của những thông tin cho trước. Đánh giá kỹ năng nhấn mạnh xem người học làm được gì, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn như thế nào, chúng thường được tích hợp trong các hoạt động dạy học, thông qua các hình thức thuyết trình, làm dự án, thảo luận, bài viết. Đánh giá sản phẩm thường dựa trên kết quả thực hiện một bài làm hoàn chỉnh. Đánh giá trên cơ sở thực hiện đo lượng tốt các mục về kỹ năng, thực hiện quy trình về sản phẩm, nó cho biết những minh chứng cụ thể, trực tiếp về kết quả đạt được của học sinh. Đánh giá trên cơ sở thực hiện những kỹ năng có tính phức hợp tác động tích cực đến cách học của học sinh, bởi nó không chỉ yêu cầu người học nhắc lại những thông tin đã thu nhận mà họ phải cấu trúc lại những gì đã học, lý giải, vận dụng chúng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, những kết quả được thể hiện thông qua yêu cầu của đánh giá, do đó những tri thức thu được sẽ sâu sắc hơn. Qua đánh giá các kỹ năng có tính phức hợp, học sinh được đặt trong các tình huống để chứng minh sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó, thu được những thông tin giúp họ điều chỉnh kỹ năng hành động và quá trình tạo sản phẩm, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn1 . Bốn là, chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ sang đánh giá phẩm chất, năng lực. Đánh giá phẩm chất, năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ. Để chứng minh người học có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Khi đó, người học vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được học và hình thành ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm giáo dục bên ngoài nhà trường. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, có thể đánh giá được đồng thời khả năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Năm là, chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều. Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá) sang đánh giá đa chiều (giáo viên đánh giá kết hợp với học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá chéo và tổ chức kiểm định, nhà trường, phụ 1 Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh, Từ Đức Văn, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Thị Tình, Trịnh Thuý Giang, Nguyễn Thị Thanh Hồng: Giáo trình Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm, 2017.
  • 30. 29 huynh và cộng đồng đánh giá). Nhờ vậy mà kết quả đánh giá sẽ toàn diện và khách quan hơn, đồng thời còn tạo cơ sở để hình thành cho học sinh năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh nhằm thực hiện triết lý coi đánh giá là hoạt động học tập. 2.2. Tính cấp thiết và quy trình của việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực trong dạy học môn chủ nghĩa xã hội khoa học Đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực bao gồm 4 nhóm phương pháp cơ bản: nhóm phương pháp kiểm tra (bao gồm trắc nghiệm khách quan và tự luận), nhóm phương pháp quan sát (bao gồm ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo và bảng kiểm), nhóm phương pháp vấn đáp (bao gồm vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra) và phương pháp đánh giá bằng hồ sơ học tập. Mỗi nhóm phương pháp sẽ được cụ thể hoá thông qua các công cụ đánh giá, bao gồm: kỹ thuật KWLH, bài tập, kỹ thuật 321, bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền, phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric). Để thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực, giảng viên cần có luyện tập để hình thành phản xạ trong việc lựa chọn các nhóm phương pháp cũng như các công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp. Hiện nay, nội dung dạy học của học phần chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn đang được xây dựng dựa trên cách tiếp cận theo nội dung. Do đó, việc thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với học phần này một cách đột phá và toàn diện là điều không khả thi. Điều này không có nghĩa là giảng viên phụ trách trở nên thụ động và chờ đợi sự thay đổi của nội dung chương trình, mà cần thể hiện vai trò chủ động, tích cực trong việc lựa chọn những nội dung phù hợp để thay đổi phương pháp đánh giá, lúc này phương pháp dạy học chắc chắn cũng sẽ thay đổi theo. Để thấy được mức độ cấp thiết của vấn đề này, tác giả thực hiện thao tác so sánh đơn giản giữa đánh giá kiến thức, kỹ năng và đánh giá năng lực. Tiêu chí so sánh Đánh giá kiến thức, kỹ năng Đánh giá năng lực Mục đích Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau Đánh giá khả năng người học trong việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn Ngữ cảnh Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng, thái độ) được học trong trường Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của người học Nội dung đánh giá Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở một môn học cụ thể Kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân người học trong cuộc sống (tập trung vào năng lực thực hiện)
  • 31. 30 Công cụ đánh giá - Quy chuẩn theo việc người học có đạt được một hay một số nội dung cụ thể đã được học hay không - Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực - Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học - Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực Thời điểm đánh giá - Diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học - Đặc biệt đánh giá trước và sau khi dạy học - Mọi thời điểm của quá trình dạy học - Chú trọng đến đánh giá trong khi học Kết quả đánh giá - Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành - Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn - Năng lực của người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành - Thực hiện được nhiệm vụ càng phức tạp, người học càng được đánh giá là có năng lực cao hơn Từ bảng so sánh trên có thể thấy, đối với học phần chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh giá theo năng lực hoàn toàn có khả năng giải quyết các vấn đề bất cập trong việc dạy học học phần này, góp phần nâng cao tính tích cực của sinh viên, tính hiệu quả của quá trình dạy và học, tính mạnh mẽ, quyết liệt trong việc điều chỉnh hành vi, thái độ của sinh viên, giúp các em hình thành phản xạ tự nhiên khi đối diện với những vấn đề liên quan chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn. Đất nước chúng ta cần những con người xã hội chủ nghĩa chứ không thực sự cần những con người chỉ “nắm” được kiến thức liên quan đến chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học phần này không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của giảng viên, mà xuất phát từ những cơ sở nhất định: chuẩn đầu ra của học phần và yêu cầu cần đạt của chủ đề dạy học. Quá trình kiểm tra, đánh giá phải đo được mức độ đạt được của người học đối với các cơ sở trên. Quy trình xây dựng kế hoạch và công cụ đánh giá học phần chủ nghĩa xã hội khoa học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học có thể được tiến hành qua những bước cụ thể như sau: Bước một, giảng viên lựa chọn đơn vị kiến thức trong chương trình để xây dựng chủ đề và xác định, phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề. Có thể coi mỗi chương trong chương trình hiện hành là một chủ đề để khai thác. Khác với chương trình phổ thông, các môn lý luận chính trị nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng chưa có sẵn danh sách yêu cầu cần đạt phân bổ cho các chủ đề dạy học. Do đó, giảng viên cần chủ động liên kết giữa chuẩn đầu ra của học phần và nội dung cụ thể trong từng chương để xác định chính xác yêu cầu cần đạt của chủ đề trong chương trình. Để dễ dàng vạch ra được các nhiệm vụ cụ thể cho hoạt động dạy học và hoạt động kiểm tra đánh giá,
  • 32. 31 giảng viên cần tiếp tục mô tả mức độ biểu hiện của từng yêu cầu cần đạt. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần bám sát yêu cầu cần đạt đã mô tả. Do đó, nếu yêu cầu cần đạt thể hiện rõ ba yếu tố: nội dung cốt lõi cần đạt, hành vi cần thực hiện và mức độ chất lượng cần có của hành vi đó, thì việc đánh giá cũng sẽ phải thể hiện được cả 3 yếu tố này. Bước 2, lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá dạy học chủ đề. Dựa vào cấu trúc của Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và các chỉ số hành vi, mức độ biểu hiện để xác định phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá. Bước 3, thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập. Ở bước này, giảng viên căn cứ vào một số nội dung nổi bật trong chủ đề để lựa chọn và xây dựng các công cụ đánh giá phù hợp với từng nội dung. Trên đây là các bước cơ bản của quy trình xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá đối với hình thức đánh giá thường xuyên. Riêng đối với hình thức đánh giá định kỳ, ở đa số các trường đại học, cao đẳng hiện nay, sinh viên sẽ có một cột kiểm tra giữa học phần và một bài kiểm tra kết thúc học phần. Hình thức đánh giá này cũng cần có sự thay đổi để đánh giá được một cách toàn diện hơn năng lực của sinh viên. Bản chất và yêu cầu của dạy học tiếp cận năng lực là người học phải biết vận dụng kiến thức, kỹ năng của môn học và những phẩm chất sẵn có của bản thân để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Do đó, các để kiểm tra viết cần được đa dạng hoá, bổ sung thêm các câu hỏi dạng tình huống có vấn đề và để giải quyết được, đòi hỏi sinh viên phải đưa ra những quyết định dựa trên cơ sở lý luận của môn học. 2.3. Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực đối với chủ đề cụ thể trong chương trình chủ nghĩa xã hội khoa học hiện hành 2.3.1. Phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề * Xác định vị trí và yêu cầu cần đạt của chủ đề trong chương trình Trong phạm vi bài viết này, tác giả chọn chủ đề “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” (Chương 4 – Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học)1 để xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Yêu cầu cần đạt của chủ đề được xác định trong chương trình như sau: - Nêu được sự khác biệt giữa dân chủ và nền dân chủ. - So sánh được các nền dân chủ trong lịch sử. - Phân tích được bản chất, đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Xác định được tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá trớn của các hành vi. - Phê phán được những luận điệu xuyên tạc về quá trình phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay. 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ chuyên Lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021.
  • 33. 32 * Mô tả mức độ biểu hiện của yêu cầu cần đạt Yêu cầu cần đạt Mức độ biểu hiện Nêu được sự khác biệt giữa dân chủ và nền dân chủ. M1. Nêu một vài điểm khác biệt giữa dân chủ và nền dân chủ. M2. Nêu một vài điểm khác biệt giữa dân chủ và nền dân chủ, xác định được điểm khác biệt bản chất. M3. Nêu toàn bộ điểm khác biệt giữa dân chủ và nền dân chủ, xác định được điểm khác biệt bản chất, kết nối được với các giai đoạn lịch sử cụ thể. So sánh được các nền dân chủ trong lịch sử. M1. So sánh được một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa các nền dân chủ trong lịch sử. M2. So sánh được một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa các nền dân chủ trong lịch sử, xác định được nguyên nhân tạo ra sự khác biệt giữa các nền dân chủ. M3. So sánh được toàn bộ các điểm giống nhau và khác nhau giữa các nền dân chủ trong lịch sử, xác định được nguyên nhân tạo ra sự khác biệt giữa các nền dân chủ. Phân tích được bản chất, đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. M1. Phân tích được đầy đủ các bản chất, đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. M2. Phân tích được đầy đủ các bản chất, đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, giải thích được lý do vì sao nền dân chủ vô sản là nền dân chủ cao nhất, toàn diện nhất. Xác định được tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá trớn của các hành vi. M1. Xác định được tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá trớn của một số hành vi trong các môi trường quen thuộc. M2. Xác định được tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá trớn của một số hành vi trong các môi trường quen thuộc, chỉ ra được cơ sở nhận định. M3. Xác định được tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá trớn của một số hành vi trong các môi trường, lĩnh vực cơ bản trong đời sống xã hội, chỉ ra được cơ sở nhận định, đề xuất được hướng điều chỉnh hành vi nhằm đảm bảo tính dân chủ Phê phán được những luận điệu xuyên tạc về quá trình phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay. M1. Nhận xét, đánh giá một số luận điệu xuyên tạc về quá trình phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay. M2. Phê phán một số luận điệu xuyên tạc về quá trình phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay. M3. Phê phán, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc về quá trình phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
  • 34. 33 2.3.2. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá dạy học chủ đề “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” Yêu cầu cần đạt Mức độ biểu hiện Kiểm tra đánh giá Phương pháp Công cụ 1. Nêu được sự khác biệt giữa dân chủ và nền dân chủ. M1 M2 M3 Vấn đáp Câu hỏi gợi mở Kiểm tra viết Trắc nghiệm khách quan 2. So sánh được các nền dân chủ trong lịch sử. M1 M2 M3 Quan sát Bảng kiểm đánh giá kĩ năng thực hành Kiểm tra viết Câu tự luận 3. Phân tích được bản chất, đặc điểm của nền dân chủ XHCN. M1 M2 Quan sát Bảng kiểm đánh giá sản phẩm Vấn đáp Câu hỏi gợi mở 4. Xác định được tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá trớn của các hành vi. M1 M2 M3 Quan sát Kỹ thuật 321 Kiểm tra viết Trắc nghiệm khách quan 5. Phê phán được những luận điệu xuyên tạc về quá trình phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay. M1 M2 M3 Quan sát Phiếu đánh giá theo tiêu chí Kiểm tra viết Bài tập 2.3.3. Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ minh hoạ một số công cụ đặc thù phục vụ cho việc đánh giá khi dạy học chuyên đề “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Các công cụ liên quan đến phương pháp quan sát sẽ được sử dụng phổ biến cho việc đánh giá kết quả dạy học của nhiều chủ đề khác nhau nên sẽ không được đề cập trong bài viết này. * Câu hỏi gợi mở 1. Vì sao trong giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa nền dân chủ sẽ tiêu vong? 2. Trong hình thái kinh tế - xã hội phong kiến có sự tồn tại của dân chủ và nền dân chủ không? Vì sao? 3. Giải thích nhận định cho rằng: “Không có nền dân chủ chung chung dành cho tất cả mọi người”. * Trắc nghiệm khách quan 1. Phạm trù dân chủ xuất hiện từ khi nào? A. Từ cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ
  • 35. 34 B. Từ đầu thời kỳ chiếm hữu nô lệ C. Từ khi xã hội bắt đầu phân chia giai cấp D. Từ khi có sự xuất hiện của nhà nước 2. Các nhận định sau đây là đúng hay sai? A. Dân chủ là một phạm trù vĩnh viễn B. Trong thời kỳ phong kiến, không có sự tồn tại của nền dân chủ nhưng vẫn có dân chủ C. Không có nhà nước thì không có dân chủ D. Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, chỉ có chủ nô mới có quyền dân chủ 3. Xác định tính dân chủ, phản dân chủ, dân chủ quá trớn của các hành vi/ sự kiện dưới đây A. Nhân dân ban Florida (Mỹ) tiến hành các cuộc đấu tranh, biểu tình để phản đối việc đeo khẩu trang giữa tâm dịch Covid-19 (năm 2021). B. Anh A vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe. Anh yêu cầu cảnh sát giao thông xuất trình giấy phép hành nghề. C. Bạn M thường xuyên chia sẻ về ban cán sự lớp trên mạng xã hội nhưng mỗi lần họp lớp, bạn đều không đóng góp ý kiến và giơ tay biểu quyết đồng ý tất cả các vấn đề mà ban cán sự đưa ra. D. Giảng viên phụ trách học phần A thường xuyên thu quỹ lớp mà không có lý do. Các bạn sinh viên rất bức xúc nhưng không dám gửi đơn trình báo sự việc đến ban lãnh đạo nhà trường vì sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập. * Câu tự luận/ Bài tập 1. Chứng minh nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ toàn diện thông qua việc so sánh nền dân chủ tư sản và nền dân chủ vô sản. 2. Hãy tìm thông tin của các tổ chức sau: - Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), có trụ sở tại Mỹ. - Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) với các nhóm hoạt động ở nhiều nước như: Mỹ, Đức, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan - Tổ chức Freedom House (FH) có trụ sở tại Washington D.C (Mỹ) Em có nhận xét gì về các tổ chức trên? Giả sử trong cuộc nói chuyện với các bạn trong lớp, có một số bạn ủng hộ và đề nghị chia sẻ rộng rãi các thông tin liên quan đến các tổ chức trên, em sẽ hành động như thế nào? 3. Sử dụng sơ đồ tư duy để phác hoạ các vấn đề cần lưu ý gắn với những hành động cụ thể nhằm phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay. 4. Thiết kế sản phẩm nhằm phát huy tinh thần dân chủ ở các trường đại học hiện nay. 3. Kết luận Với định hướng xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, việc dạy và học môn
  • 36. 35 chủ nghĩa xã hội khoa học một cách hiệu quả nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, củng cố lập trường chính trị vững vàng cho sinh viên. Hơn nữa, môn học này còn cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để các em đưa ra những cách giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh đất nước cũng như xu thế phát triển chung của thế giới. Thay đổi phương pháp dạy học phải gắn liền với thay đổi phương pháp đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Vì nếu xem thường khâu đánh giá, mọi nỗ lực của giảng viên và sinh viên sẽ không được kiểm chứng và đo lường, từ đó không thể tạo nên không khí dạy và học một cách chủ động, sáng tạo và hào hứng trong môi trường đại học. Nếu kiểm tra đánh giá học phần này chỉ dừng lại ở việc kiểm tra mức độ hiểu và khả năng vận dụng thấp các kiến thức trong học phần, giảng viên vừa không tạo được không khí học tập tích cực, vừa không kiểm chứng được tư tưởng, lập trường chính trị của sinh viên, từ đó, dần dần quá trình dạy học chỉ đơn thuần là các buổi nhồi nhét kiến thức của giảng viên, là những giờ đến giảng đường một cách gượng ép của sinh viên. Phương pháp đánh giá cần thay đổi theo hướng chuyển từ đánh giá định kỳ sang kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, phương pháp và công cụ được sử dụng cần thay đổi theo hướng đa dạng hơn, chú trọng vào việc sinh viên có khả năng áp dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn ở mức độ nào. Từ đó, chúng ta mới có thể hy vọng vào việc gây dựng được một thế hệ sinh viên không chỉ hiểu biết về chủ nghĩa xã hội và còn mong muốn, quyết tâm và biết cách để xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Chương trình ETEP, Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán, Hà Nội, 2020. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ chuyên Lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học: Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và GV THPT môn Giáo dục công dân về kĩ thuật xây dựng ma trận đề bài biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan, Hà Nội, 2017. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học: Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học, Hà Nội, 2014. 5. Nguyễn Văn Cường, B. Meier: Lý luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2015. 6. Nguyễn Tiến Dũng: Nâng cao nhận thức, thái độ và tính tích cực về lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Quản lý nhà nước, 2022. 7. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh: Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2015.
  • 37. 36 8. Nguyễn Lộc (chủ biên): Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015. 9. Trần Thị Tuyết Oanh: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009. 10. Lâm Quang Thiệp: Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2012. 11. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Sái Công Hồng: Các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho bậc học phổ thông ở Việt Nam, Hà Nội, 2013. 12. Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh, Từ Đức Văn, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Thị Tình, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thị Thanh Hồng: Giáo trình Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2017.
  • 38. 37 VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ KINH TẾ TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII VÀO GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TS. Trần Ngọc Anh1 * TÓM TẮT Từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay việc triển khai học tập Nghị quyết đã được tiến hành rộng rãi trong đông đảo các tầng lớp nhân dân. Bài viết này chúng tôi chỉ tập trung trình bày những điểm mới nổi bật về kinh tế trong các văn kiện Đại hội XIII vào giảng dạy học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên. Những điểm mới nổi bật về kinh tế trong các Văn kiện Đại hội XIII chủ yếu được khái quát trong các phần về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; phần về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; và phần về tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: văn kiện Đảng, lịch sử Đảng, điểm mới, đường lối kinh tế. NỘI DUNG Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được diễn ra từ ngày 26-1 đến ngày 2-2-2021, trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp. Các Văn kiện của Đại hội lần thứ XIII không chỉ kế thừa, mà còn bổ sung, phát triển nhiều quan điểm, tư duy trong hầu hết các lĩnh vực của các Đại hội trước, như: Định hướng phát triển đất nước; phát triển kinh tế; phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển văn hóa, xã hội, con người; quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng;… trong giai đoạn 2021-2025. Trong quá trình giảng dạy học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài việc trình bày những nội dung cơ bản, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc cập nhật những điểm mới nổi bật trong các Văn kiện Đại hội XIII đến sinh viên. Những điểm mới nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII là khá nhiều. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hội thảo này, bài viết của chúng tôi chỉ tập trung vào việc trình bày những điểm mới nổi bật về kinh tế - được thể hiện chủ yếu trong ba Văn kiện: Báo cáo chính trị; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Đặc biệt, những điểm mới nổi bật được khái quát trong các ∗ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh