SlideShare a Scribd company logo
1 of 176
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU NGA
CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính sách công
Mã số: 934.04.02
LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
Ngƣời hƣớng khoa học: PGS.TS. VĂN TẤT THU
Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án: “Chính sách phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, do chính tôi hoàn
thành. Những kết luận khoa học trong Luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả,
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số
liệu, tài liệu tham khảo, trích dẫn được sử dụng trong Luận án này đều rõ xuất xứ, tác
giả, được trích dẫn nguồn một cách trung thực và ghi trong tài liệu tham khảo.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thu Nga
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án ..................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án ...................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án ................................. 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.................................................................. 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................................................7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU....................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.........................................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..........................................................................................13
1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án.........................................17
Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG ...................................................................................... 24
2.1. Khái niệm chính sách phòng, chống tham nhũng................................................................24
2.2. Đặc điểm và nội dung chính sách phòng, chống tham nhũng............................................35
2.3. Vị trí, vai trò của chính sách phòng, chống tham nhũng.....................................................43
2.4. Các tiêu chí đánh giá chính sách phòng, chống tham nhũng..............................................47
2.5. Các yếu tố tác động đến chính sách phòng, chống tham nhũng.........................................51
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................................... 58
3.1. Thực trạng vấn đề của chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam....................58
3.2. Thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam..........................................66
3.3. Đánh giá thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam...........................86
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM........................................................................... 124
4.1. Dự báo vấn đề của chính sách phòng, chống tham nhũng thời gian tới.........................124
4.2. Định hướng hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng........................................128
4.3. Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng..........................132
4.4. Các giải pháp, kiến nghị hỗ trợ hoàn hiện chính sách phòng, chống tham nhũng .........152
KẾT LUẬN............................................................................................................ 158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................ 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 161
PHỤ LỤC............................................................................................................... 168
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
CQNN Cơ quan nhà nước
CBCC, VC Cán bộ, công chức, viên chức
CQHC Cơ quan hành chính
NSNN Ngân sách nhà nước
PCTN Phòng, chống tham nhũng
QPPL Quy phạm pháp luật
TNGT Trách nhiệm giải trình
TTHC Thủ tục hành chính
XĐLI Xung đột lợi ích
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
KTNN Kiểm toán nhà nước
TAND Tòa án nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nghiên cứu cho thấy tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử,
gắn liền với sự xuất hiện của chế độ tư hữu, sự ra đời và phát triển của quyền lực nhà
nước và các quyền lực công khác, được tạo thành bởi hành vi của những người có
chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực được ủy thác để phục vụ cho lợi ích cá nhân.
Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và phát triển ở tất cả các quốc gia không phân biệt chế
độ chính trị. Nó trở thành một vấn nạn mang tính quốc tế, có ảnh hưởng sâu rộng đến
tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của từng quốc gia nói riêng và của toàn thế giới nói
chung. Phòng, chống tham nhũng (PCTN) không chỉ trở thành nhiệm vụ quan trọng,
nan giải và phức tạp của mỗi quốc gia mà còn trở thành một cuộc chiến mang tính
quốc tế. Sự thành công hay thất bại của chính sách PCTN quyết định đến sự phát triển
và ổn định kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, sự tồn vong của mỗi chế độ chính trị.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã khẳng định tình trạng tham nhũng trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam: “Những
hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước... chưa bị
trừng trị nghiêm khắc và kịp thời. Thực trạng nói trên làm giảm lòng tin của quần
chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước”. Từ
đó khẳng định quyết tâm chống tham nhũng: “Trong tư tưởng cũng như hành động,
phải triệt để chống tham nhũng, chống đặc quyền, đặc lợi” [21]. Đảng cộng sản Việt
Nam từ Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 [22] đến nay đã
coi tham nhũng là một trong bốn nguy cơ (từ Đại hội X năm 2006 là một trong bốn
thách thức) đối vai trò lãnh đạo của Đảng, ổn định chính trị - xã hội và đối với với sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong vòng hơn 30 năm qua, Đảng đã
ban hành 7 Nghị quyết Đại hội Đảng và hàng loạt Nghị quyết của Ban chấp hành
Trung ương, các chỉ thị… trong đó có đưa ra những chủ trương, định hướng chính
sách PCTN, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí (sau
đây gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X), Kết luận số 21-KL/TW ngày
25/5/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X, Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016
của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X.
Trong đó, mục tiêu được xác định là: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng
phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững
2
mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính” [1] và một số giải pháp được
đưa ra như: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách
nhiệm của đảng viên, CBCC và nhân dân về công tác PCTN, lãng phí; Tiếp tục hoàn
thiện công tác cán bộ phục vụ PCTN, lãng phí; Bảo đảm công khai, minh bạch trong
hoạt động của các cơ quan, tổ chức; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý
kinh tế, xã hội; Thực hiện tốt công tác truyền thông về PCTN, lãng phí...
Trên cơ sở các chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách PCTN đã được cụ
thể hóa trong hàng loạt văn bản, quy định của Nhà nước. Chiến lược quốc gia PCTN
đến năm 2020 chỉ rõ: “Sử dụng tổng thể các giải pháp PCTN; vừa tích cực, chủ động
trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc,
có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn PCTN với thực
hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí” [18]. Chiến lược cũng nêu ra các nhóm giải
pháp cụ thể để PCTN. Luật PCTN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) (sau
đây gọi tắt là Luật PCTN), các văn bản hướng dẫn thi hành, các chương trình hành
động, kế hoạch, chỉ thị... được ban hành quy định cụ thể về các giải pháp chính sách
phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, các công cụ về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật...
của chính sách PCTN. Tập hợp văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để hệ thống
mục tiêu và các giải pháp, công cụ của chính sách PCTN được triển khai thực hiện.
Trải qua quá trình thực hiện, chính sách PCTN vẫn chưa đạt được mục tiêu đề
ra, “…cuộc đấu tranh PCTN còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham
nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi
rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của
nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta” [1].
Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) liên tục xếp Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng
nghiêm trọng, năm 2017, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam vẫn chỉ đạt 35/100
điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu [64]. Khảo sát Phong vũ biểu toàn cầu Việt Nam năm
2017 cũng chỉ ra: 72% người dân được hỏi cho rằng tham nhũng trong khu vực công là
vấn đề nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng (năm 2013 là 60%), và chỉ có 4% cho rằng
tham nhũng không phải là một vấn đề ở Việt Nam (năm 2013 là 14%) [75]. Cuộc đấu
tranh chống tham nhũng hiệu quả thấp khiến tham nhũng tiếp tục làm méo mó các quan
hệ kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, cản trở đầu tư nước ngoài, khiến cho
những người không đủ năng lực có thể được nhận vào làm việc trong bộ máy nhà nước,
được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng, làm đảo lộn trật tự, văn hóa, các chuẩn mực
đạo đức xã hội, làm giảm niềm tin của người dân với nhà nước.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình hình này là nước ta chưa chú trọng
việc xác định tổng thể hiện trạng vấn đề của chính sách PCTN để thiết kế chính sách
3
đảm bảo tính khoa học, có mục tiêu phù hợp với hiện trạng vấn đề chính sách, có tính
khả thi, hiệu quả, có hệ thống các giải pháp, công cụ đồng bộ, thống nhất, toàn diện,
hiệu lực và tạo ra bước đột phá trong việc kiểm soát tình hình tham nhũng. Nhiều vấn
đề đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết nhằm tăng tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của
chính sách như: xem xét điều chỉnh mục tiêu chính sách cho phù hợp với thực tế để
làm cơ sở điều chỉnh các giải pháp, công cụ chính sách; tăng tính phù hợp, đồng bộ,
thống nhất trong hệ thống văn bản chính sách; khắc phục những mâu thuẫn, khoảng
trống trong nội dung chính sách; hoàn thiện các giải pháp kiểm soát quyền lực để
phòng ngừa tham nhũng, kiểm soát tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ,
quyền hạn, kiểm soát xung đột lợi ích, đổi mới chính sách xử lý hành vi tham nhũng,
đảm bảo sự khách quan, độc lập trong hoạt động của cơ quan, tổ chức là công cụ của
chính sách PCTN, đảm bảo sự phù hợp của nội dung chính sách với định hướng của
Đảng cầm quyền, với thực tế nền kinh tế đang chuyển đổi, bối cảnh chính trị, văn hóa,
xã hội, năng lực của đối tượng thực thi...
Hiệu quả PCTN đòi hỏi khuôn khổ chính sách đồng bộ, khả thi không chỉ dựa
trên yêu cầu của công tác PCTN, của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa mà còn phải đáp ứng yêu cầu của các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia
trong đó có Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, các hiệp ước về kinh tế…
và tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Để giải quyết được tất cả
những đòi hỏi trên, góp phần vào việc đảm bảo hiệu quả của chính sách, giảm thiểu
tình hình tham nhũng nghiêm trọng ở Việt Nam, tôi lựa chọn vấn đề “Chính sách
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của
mình. Luận án sẽ đánh giá tổng thể chính sách PCTN ở Việt Nam theo một hệ thống
tiêu chí khoa học, chặt chẽ để tìm ra các hạn chế, lý giải các nguyên nhân của những
hạn chế, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện nội dung
chính sách, đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
- Mục đích: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách phòng, chống
tham nhũng để có cơ sở khoa học phân tích, đánh giá chính sách phòng, chống tham nhũng
theo các tiêu chí đánh giá chính sách công và đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện
chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
- Để đạt được mục đích trên, Luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chính sách phòng, chống
tham nhũng, bao gồm: khái niệm, đặc điểm và nội dung chính sách (vấn đề, mục tiêu,
giải pháp và công cụ chính sách), vai trò, ý nghĩa của chính sách, tiêu chí đánh giá
chính sách PCTN và các yếu tố tác động đến chính sách PCTN.
4
+ Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam hiện nay
theo các tiêu chí đã được xác định và chỉ rõ những hạn chế của chính sách PCTN ở
Việt Nam theo từng tiêu chí, những nguyên nhân cơ bản gây nên những hạn chế đó.
+ Dự báo tình hình tham nhũng, bối cảnh thời gian tới, xác định các yêu cầu, đề
xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể cho việc hoàn thiện chính sách PCTN ở Việt Nam
nhằm khắc phục các hạn chế đã xác định theo hệ thống tiêu chí và giải pháp, kiến nghị
giải quyết các nguyên nhân nhằm hỗ trợ cho việc hoàn thiện chính sách.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
* Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận
về chính sách phòng, chống tham nhũng và thực trạng chính sách phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Tác giả không tiếp cận nghiên cứu, đánh giá về chu trình các bước
hoạch định, xây dựng, thực hiện, đánh giá chính sách PCTN mà tiếp cận nghiên cứu về nội
dung chính sách PCTN (bao gồm hệ thống mục tiêu, giải pháp, công cụ của chính sách
PCTN được xác lập trong các văn bản chính sách) và kết quả thực hiện chính sách để đánh
giá theo các tiêu chí đánh giá một chính sách công tốt. Với dung lượng bị giới hạn của Luận
án, tác giả chỉ tập trung đánh giá trên góc độ hệ thống mà không đi sâu vào từng giải pháp,
công cụ của chính sách PCTN.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về chính sách PCTN của Việt Nam, bên
cạnh đó tìm hiểu khái quát yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng
để đánh giá nội dung chính sách và tham khảo chính sách PCTN của một số quốc gia
trên thế giới.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách PCTN trong giai
đoạn từ năm 2005 đến năm 2018.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án
Luận án sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm
phương pháp luận trong việc nghiên cứu các nội dung của Luận án. Vấn đề, mục tiêu,
các giải pháp, công cụ chính sách PCTN được phân tích, đánh giá trong mối quan hệ
chặt chẽ, biện chứng với nhau. Bên cạnh đó, chính sách PCTN được đặt trong mối liên
hệ chặt chẽ, tác động qua lại với các yếu tố tác động ảnh hưởng của môi trường chính
sách, đánh giá chính sách dựa trên bối cảnh của giai đoạn được lựa chọn. Các giải
pháp, kiến nghị được đưa ra trên cơ sở các hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và phù
hợp với dự báo về bối cảnh của giai đoạn tiếp theo.
Về phương pháp tiếp cận: Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận từ lý thuyết, ứng
dụng vào thực tiễn để tìm ra giải pháp: các lý thuyết về chính sách công, về PCTN, đặc biệt
5
là các tiêu chí đánh giá một chính sách tốt được sử dụng để làm căn cứ đánh giá thực trạng
chính sách PCTN ở Việt Nam, từ đó tìm ra các hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Bên cạnh đó, Luận án cũng sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực: chính sách
PCTN được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ của các chuyên ngành khác nhau như chính
sách công, luật học, chính trị học, hành chính học,... để phân tính, đánh giá và đưa ra các
giải pháp để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Về phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu: Để thu thập thông tin, Luận án sử
dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ các báo cáo, kết quả khảo sát, điều
tra của các CQNN, các tổ chức trong nước và quốc tế, các công trình nghiên cứu khoa
học, sách báo, tạp chí, thu thập thông tin tại các hội thảo khoa học, qua việc tham gia
xây dựng, hoàn thiện các văn bản về PCTN, những thông tin/tài liệu sơ cấp như các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản của Nhà nước, tham vấn ý kiến các chuyên gia.
Trong quá trình viết báo cáo nghiên cứu, Luận án sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích, đánh giá chính sách: sử dụng phương pháp kết hợp
định tính và định lượng để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, sử dụng số liệu thứ
cấp, kiểm định giả thuyết bằng các bằng chứng định lượng và lịch sử, quan sát trực
tiếp, phỏng vấn, diễn giải để kiểm định giả thuyết, đưa ra các đề xuất cụ thể dựa trên
việc diễn giải các bằng chứng một cách định tính.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp thực trạng các nội dung
hiện hành của chính sách trong hệ thống các văn bản của nhà nước, hiện trạng vấn đề
chính sách, tính hiệu lực, hiệu quả, các yếu tố tác động đến chính sách thông qua hệ
thống các báo cáo chính thức, các nghiên cứu khảo sát liên quan tới vấn đề này.
- Phương pháp so sánh: So sánh nội dung chính sách trong các văn bản của nhà
nước với định hướng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, so sánh chính sách
PCTN của Việt Nam với một số quốc gia trên cơ sở có sự đánh giá tương đồng về điều
kiện chính trị, kinh tế, xã hội. Đối chiếu chính sách PCTN của Việt Nam với yêu cầu
của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. So sánh thực trạng giữa thời điểm
bắt đầu và thời điểm kết thúc trong khoảng thời gian lựa chọn nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các
đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp dự báo khoa học: trên cơ sở thực trạng của chính sách PCTN,
tình hình tham nhũng, những hạn chế,… để dự báo vấn đề của chính sách PCTN trong
tương lai và đưa ra những giải pháp trong khoảng thời gian nhất định để làm chuyển
biến tình hình tham nhũng về trạng thái mong muốn xác định.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học trên các phương diện sau đây:
6
Về phương pháp nghiên cứu: Luận án là công trình tiếp cận nghiên cứu về
PCTN dưới góc độ của khoa học chính sách công nhằm đánh giá tổng thể nội dung
chính sách PCTN bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chính
sách công trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích chính sách (xác định vấn đề, nội
dung chính sách…), đặc biệt là vận dụng các tiêu chí đánh giá chính sách tốt để đánh
giá thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam.
Về lý luận, Luận án phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chưa được
nghiên cứu, làm rõ trong các công trình nghiên cứu hiện nay về PCTN như: nội hàm
khái niệm chính sách PCTN, các đặc điểm cơ bản về chủ thể, thể chế, cấu thành nội
dung của chính sách PCTN, vai trò, ý nghĩa của chính sách PCTN, các tiêu chí đánh
giá và yếu tố tác động đến chính sách PCTN
Về thực trạng, giải pháp:
- Dựa trên cách tiếp cận của khoa học chính sách công, Luận án xác định mục
tiêu, giải pháp, công cụ chính sách PCTN và phân tích, đánh giá theo các tiêu chí phù
hợp, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi, hiệu lực và hiệu quả. Mục tiêu của chính
sách là vấn đề mang tính vĩ mô mà các công trình nghiên cứu hiện có chưa đề cập đến,
sẽ được đưa ra đánh giá theo các tiêu chí đã nêu. Việc phân tích, đánh giá chính sách
PCTN theo các tiêu chí sẽ đảm bảo tính mới của Luận án và cho phép đánh giá toàn
diện nội dung chính sách cũng như kết quả thực thi chính sách trong mối quan hệ biện
chứng với nhau. Kết quả thực thi chính sách được sử dụng để đánh giá tính hiệu lực,
hiệu quả của chính sách. Từ đó, Luận án đề ra các giải pháp điều chỉnh mục tiêu tổng
thể, hoàn thiện nội dung chính sách mang tính toàn diện theo các tiêu chí cụ thể.
- Luận án nghiên cứu, đánh giá các giải pháp, công cụ của chính sách PCTN
một cách tổng thể trong mối quan hệ biện chứng với nhau và hướng tới mục tiêu nhằm
tìm ra những hạn chế, những khoảng trống, chồng chéo về tổng thể, những bất cập của
hệ thống giải pháp, công cụ chính sách để có giải pháp hoàn thiện, lấp đầy các khoảng
trống, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những công cụ, giải pháp còn nhiều hạn chế,
vướng mắc theo mục tiêu chính sách mà Luận án khuyến nghị điều chỉnh.
- Luận án nghiên cứu, đánh giá tổng thể chính sách PCTN của Việt Nam trên cơ
sở hiện trạng của vấn đề chính sách, trong môi trường các yếu tố tác động đến chính
sách, dự báo vấn đề chính sách trong lương lai để đề ra các giải pháp, kiến nghị hoàn
thiện chính sách mang tính phù hợp hơn với hiện trạng vấn đề chính sách, với các yếu
tố khách quan của môi trường chính sách. Trên cơ sở đó, Luận án còn đưa ra các giải
pháp, kiến nghị điều chỉnh các yếu tố tác động đến chính sách để đảm bảo tối đa hiệu
lực, hiệu quả của chính sách. Đây là cách tiếp cận đánh giá khác so với các công trình
nghiên cứu hiện có về PCTN của Việt Nam.
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết thúc quá trình nghiên cứu, Luận án dự kiến đạt được những kết luận, kết
quả có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như sau:
Về lý luận: Luận án hình thành, bổ sung các vấn đề lý luận về chính sách PCTN
còn thiếu hiện nay như: nội hàm khái niệm chính sách PCTN, xác định các đặc điểm,
nội dung của chính sách PCTN (mục tiêu, giải pháp, công cụ), khẳng định vai trò, ý
nghĩa quan trọng của chính sách PCTN trong hệ thống chính sách quốc gia, xác định
được các yếu tố cơ bản về khách quan và chủ quan tác động đến chính sách PCTN,
đặc biệt là xác định được các tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách PCTN.
Về thực tiễn: Luận án phân tích hiện trạng vấn đề chính sách, đánh giá mục tiêu,
giải pháp, công cụ chính sách PCTN ở Việt Nam được quy định và cụ thể hóa trong hệ
thống văn bản chính sách theo các tiêu chí phù hợp, toàn diện, đồng bộ, thống nhất,
khả thi, hiệu lực, hiệu quả. Trên cơ sở các hạn chế rút ra trong từng tiêu chí, các
nguyên nhân tác động và dự báo vấn đề chính sách thời gian tới, Luận án đưa ra các
yêu cầu và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách PCTN ở Việt Nam. Tiếp cận
đánh giá tổng thể nội dung từ mục tiêu cho tới giải pháp, công cụ chính sách theo các
tiêu chí là cách tiếp cận mới so với các công trình nghiên cứu về PCTN ở Việt Nam
hiện nay. Điều này giúp cho việc rút ra hạn chế, đề xuất các phương hướng, giải pháp
mang tính tổng thể, chiến lược, có cơ sở khoa học vững chắc và phù hợp với thực tế.
Những yêu cầu, giải pháp, kiến nghị mà Luận án đưa ra sẽ cung cấp tư liệu cho
cơ quan có thẩm quyền tham khảo trực tiếp cho việc xây dựng Chiến lược quốc gia về
PCTN giai đoạn tiếp theo (từ năm 2020 đến năm 2030), điều chỉnh quy định trong các
văn bản thể chế cụ thể hóa các giải pháp, công cụ của chính sách, tiến hành các giải
pháp hỗ trợ cho việc hoàn thiện chính sách. Bên cạnh đó, Luận án còn là tài liệu để
khai thác trong giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo và các cơ quan, tổ
chức khác, là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về chính sách PCTN.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả
và tài liệu tham khảo, Luận án được chia làm bốn chương: Chƣơng 1. Tổng quan tình
hình nghiên cứu; Chƣơng 2. Những vấn đề lý luận về chính sách phòng, chống tham
nhũng; Chƣơng 3. Thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam;
Chƣơng 4. Giải pháp hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về tham nhũng và phòng, chống
tham nhũng
Lý luận về tham nhũng là nền tảng để phát triển các lý luận về PCTN. Nó được
nhiều công trình nghiên cứu, phân tích lý giải. Một số nghiên cứu đề cập đến các vấn
đề về PCTN dưới góc độ kinh tế học, luật học, chính trị học... Cụ thể như:
Hệ thống phân loại tham nhũng theo bản chất và mức độ, cơ hội để đạt được lợi
ích bất chính tồn tại ở tất cả các quốc gia, các yếu tố xác định quy mô và mức độ tác
động của các khoản chi cho việc hối lộ và việc đánh giá hậu quả tham nhũng trên các
mặt, chính sách PCTN muốn thành công cần hướng tới việc cải thiện hiệu quả, sự
công bằng của Chính phủ và nâng cao hiệu quả của khu vực tư, việc chống tham
nhũng sẽ không hiệu quả nếu Chính phủ cứng nhắc, thiếu trách nhiệm và chuyên
quyền được chỉ ra trong tác phẩm The Political Economy of Corruption/Kinh tế chính
trị của tham nhũng của Susan Rose-Ackerman, Causes and Consequences [99].
Nghiên cứu Elements of a Successful Anticorruption Strategy/Các yếu tố của một
chiến lược chống tham nhũng thành công của Jeremy Pope chỉ ra chống tham nhũng là một
quá trình lâu dài, là công cụ để đạt được mục tiêu lớn hơn - đó là một Chính phủ hiệu lực,
công bằng và hiệu quả hơn. Để tiến tới một chiến lược tổng thể, phải bao gồm các tiêu chí là
ngăn ngừa, cưỡng chế, nhận thức của công chúng và xây dựng thiết chế [87].
Bài viết Overview of corruption and anti-corruption in Vietnam/Tổng quan về
tham nhũng và chống tham nhũng tại Việt Nam của TI đã đưa ra những phân tích ngắn
gọn về các dạng tham nhũng ở Việt Nam và các khuôn khổ pháp luật, thể chế chống
tham nhũng tại Việt Nam [104]; bài viết Corruption and Human Rights: Making the
Connection/Tham nhũng và quyền con người: Thiết lập mối liên hệ của International
Council on Human Rights Policy/Hội đồng quốc tế về chính sách nhân quyền, chỉ ra
tham nhũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người. Biện pháp
hữu hiệu nhất để chống tham nhũng là tôn trọng và thi hành các nguyên tắc nhân
quyền cốt lõi như trách nhiệm giải trình (TNGT), tính minh bạch, không phân biệt đối
xử và đảm bảo thi hành. Để được như vậy, cần phải tăng cường hợp tác giữa các quốc
gia trong việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và Công ước
Liên hợp quốc về quyền con người [85].
9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách công và chính sách phòng,
chống tham nhũng nói chung
Nghiên cứu về chính sách PCTN cần bắt đầu từ quan niệm về chính sách công,
phân tích các đặc điểm cơ bản của chính sách PCTN dựa trên cơ sở các đặc điểm cơ
bản của chính sách công về vấn đề, mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách, đánh giá
chính sách PCTN theo các tiêu chí. Trên thế giới, việc phân tích, đánh giá chính sách
công được đề cập đến trong nhiều tài liệu:
Một số sách nghiên cứu các khái niệm và mô hình phân tích chính trị để giải
thích lĩnh vực chính sách công lớn như tư pháp hình sự, quốc phòng, giáo dục, thuế…,
cung cấp các công cụ để phân tích, cái nhìn tổng quan về toàn bộ chu trình chính sách
từ lập chương trình kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và đánh giá chính sách, giới
thiệu về các chức năng chính sách chủ chốt, những thách thức và cách giải quyết. Với
ví dụ đa dạng từ các nước đã làm nổi bật các nguyên tắc và thực hành chính để nhà
nước quản lý hiệu quả các quá trình và kết quả chính sách như: Understanding Public
Policy/ Nhận thức về chính sách công của Thomas R.Dye [101], The Public Policy
Primer: Managing the Policy Process/Nhập môn chính sách công: quản lý quá trình
chính sách của Xun Wu, M Ramesh, Michael Howlett, Scott Fritzen [108].
Một số sách đã đề cập về vấn đề và cách tiếp cận vấn đề chính sách, cơ chế xây
dựng (xác định một vấn đề để thiết lập chương trình nghị sự, đánh giá, sửa đổi, hoặc
chấm dứt một chính sách), nội dung, thực hành và đánh giá chính sách, sử dụng cách
tiếp cận liên ngành để phân tích các vấn đề chính sách, cung cấp lời khuyên áp dụng
các kỹ thuật phân tích tiên tiến, phân tích các giai đoạn chính của quá trình chính sách
từ xây dựng, xác định mục tiêu, kiểm tra tình hình, lựa chọn phương pháp, thực hiện,
cung cấp dịch vụ đến đánh giá kết quả, cung cấp các kỹ năng thực tế để phân tích
chính sách như cách lựa chọn vấn đề chính sách, phương pháp luận, quy trình, khung
tổng hợp, phương pháp, lịch sử phát triển của phân tích chính sách, vai trò của nó
trong quá trình chính sách, các phương pháp tiếp cận phân tích chính sách, phương
pháp phân tích định lượng, định tính, thảo luận về các công cụ để tinh chỉnh lựa chọn
chính sách, các lĩnh vực chính sách quan trọng như kinh tế và ngân sách, giáo dục, môi
trường…như: Sách Public Policy Making: An Introduction/Giới thiệu về xây dựng chính
sách công của James. E. Anderson [86], Policy Analysis: A Political and Organizational
Perspective/ Phân tích chính sách, dưới góc nhìn tổ chức và chính trị của William l.
Jenkins [106], Public Policy: An Introduction to the Theory and Practice of Policy
Analysis/ Chính sách công: Giới thiệu về lý thuyết và thực hành của phân tích chính sách
của D.W. Parsons [70], Policy Analysis: Concepts and Practice/Khái niệm và thực hành
phân tích chính sách của David Leo Weimer, Aidan R. Vining [71], Policy Analysis for
Practice: Applying Social Policy/ Thực hành phân tích chính sách: áp dụng cho chính
10
sách xã hội của Spicker, Paul [100], Public Policy Analysis: An Introduction/ Phân tích
chính sách công: một giới thiệu của William N. Dunn [106], A Practical Guide for Policy
Analysis: The Eightfold Path to More Effective Problem Solving/Hướng dẫn thực hành
phân tích chính sách của Eugene Bardach [72], Handbook of Public Policy Analysis:
Theory, Methods, and Politics/Sổ tay phân tích chính sách: lý thuyết, phương pháp và
chính trị của Frank Fischer, Gerald J Miller, Mara S Sidney [73] và Public policy:
politics, analysis, and alternatives/Chính sách công: Chính trị, phân tích, và các giải pháp
thay thế của Michael E. Kraft, Scott R. Furlong [91].
Một số công trình nghiên cứu về chính sách PCTN tại các khu vực hoặc quốc gia
nhất định: Anti-corruption policies in Asia and the Parcific: The legal and institutional
frameworks for fighting corruption in twenty-one Asian and Parcific country/Chính sách
chống tham nhũng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Khung pháp lý nhằm đấu tranh
với tham nhũng tại 21 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương của Asia Development
Bank/Ngân hàng phát triển Châu Á đã tổng hợp chương trình hành động, đưa ra các công
cụ pháp lý, cơ chế chống tham nhũng ở khu vực công và tư, các loại hình phạt phổ biến
đối với tội tham nhũng và liên quan, phân tích quá trình điều tra, phát hiện và truy tố tội
tham nhũng, việc cảnh báo và giáo dục về hành vi tham nhũng của các quốc gia này [64];
The effectiveness of anti-corruption policy/Hiệu quả của chính sách chống tham nhũng
của Professor Rema Hanna, Sarah Bishop, Sara Nadel, Gabe Scheffler, Katherine
Durlacher đã nghiên cứu tổng quan về hiệu quả của các chính sách chống tham nhũng ở
các nước phát triển, phân loại quy định chính sách vào 2 loại: (1) các chương trình giám
sát và ưu đãi, (2) các chương trình thay đổi quy tắc của hệ thống, sau đó phân tích bằng
chứng hiện có về các lợi ích và chi phí của các chương trình nhằm làm rõ: những loại đòn
bẩy chính sách có sẵn để giảm tham nhũng, những loại chính sách đã phải chịu sự đánh
giá khắt khe, những loại chính sách đã không bị lệ thuộc vào đánh giá nghiêm ngặt và yêu
cầu thử nghiệm thêm [97].
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến một số giải pháp, công cụ cụ
thể của chính sách phòng, chống tham nhũng
Chính sách công là khoa học được tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở tích hợp của
nhiều khoa học như luật học, xã hội học, chính trị học, kinh tế học… nên khi PCTN
được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ của các khoa học này thì cũng làm cho một số
nội dung của chính sách PCTN được sáng tỏ. Dưới góc độ của các khoa học đó, trên
thế giới đã có những công trình nghiên cứu đề cập, phân tích liên quan một số giải
pháp và công cụ cụ thể của chính sách PCTN như:
Anti-corrruption tool kit: Global programme against corruption/Công cụ chống
tham nhũng: Chương trình chống tham nhũng toàn cầu của United Nations Office on
Drugs and Crime/Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm, gồm những
11
giới thiệu có hệ thống về các tổ chức chống tham nhũng toàn cầu, các biện pháp ngăn
chặn nạn tham nhũng, các biện pháp phổ biến nhận thức tác hại của tham nhũng, luật
chống tham nhũng, kiểm soát và đánh giá nạn tham nhũng [105]; Bài viết Examples of
national anti-corruption strategies/ Ví dụ về chiến lược chống tham nhũng quốc gia
của Maíra Martini phân tích ví dụ về chiến lược chống tham nhũng hiệu quả từ việc
thiết kế đảm bảo, giám sát và đánh giá phải có cơ quan đảm nhận, các nguồn lực và
năng lực, các chỉ số đo lường, phương pháp, thách thức trong thiết kế và thực hiện như
chính trị, xác định trình tự và ưu tiên: cán bộ, thiếu tự chủ của các cơ quan phối hợp,
thiếu sự tham gia của các bên liên quan, thiếu chẩn đoán [92].
Controlling corruption in Asia and the Parcific/Kiểm soát tham nhũng ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương của Asia Development Bank/Ngân hàng phát triển
Châu Á bao gồm các bài thuyết trình về: chiến lược chống tham nhũng, kiểm soát tính
chính trực trong khu vực tư và công, phác thảo và vận dụng luật bảo vệ đối tượng tố
cáo tham nhũng, những hỗ trợ pháp lý và vấn đề thu hồi tiền tham nhũng [63]...; Anti-
coruption year book 1995/Niên giám về chống tham nhũng 1995, The Ministry of
Investigation Bureau Repulic of China, 1995/ Giới thiệu sơ lược về Cục chống tham
nhũng thuộc Bộ điều tra tư pháp Trung Quốc đã phân tích toàn diện các cuộc điều tra
tham nhũng và hành động phi pháp, những gian lận trong lĩnh vực pháp lý và xây
dựng công trình công cộng do MJIB điều tra năm 1995 [62].
Hệ thống giải pháp PCTN trong khu vực tư, từ việc xây dựng chương trình tuân
thủ của công ty (từ khung pháp lý điều chỉnh đến cơ chế khuyến khích nội bộ việc thực
hiện) đến việc xây dựng chương trình hành động đạt hiệu quả tối đa (xây dựng nền văn
hóa tuân thủ đến các biện pháp đảm bảo thực hiện trên thực tế) được đưa ra trong
Fighting Corruption in East Asia: Solutions from the Private Sector/Chống tham
nhũng ở Đông Á – Giải pháp từ khu vực kinh tế tư nhân của Jean-Franpois Arvis,
Ronald E. Berenbeim [88].
Vai trò then chốt của việc quản lý và PCTN đã được thừa nhận là ưu tiên hàng đầu
trong mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (MDGs) và phát triển toàn cầu sau năm 2015. Tuy
nhiên, sự biến đổi của các chủ thể công và tình trạng tham nhũng đang cản trở việc hoàn
thành hai mục tiêu nói trên. Xuất phát từ đó Báo cáo Preventing corruption in public
administration: Citizen Engagement for improved transparency and accountability/Ngăn
chặn tham nhũng trong hành chính công: sự tham gia của công dân nhằm nâng cao tính
minh bạch và TNGT, của nhóm 82 chuyên gia đến từ 25 nước, người chỉ đạo là Haiyan
Quian, Ban Thư ký Liên hợp quốc đã tập trung làm rõ 3 nội dung nhằm ngăn chặn tham
nhũng và kêu gọi sự tham gia của công dân vào công tác này: (1) nâng cao hiệu quả thể chế
khu vực công (2) phát triển nguồn nhân lực khu vực công (3) tăng cường TNGT thông qua
việc minh bạch thông tin và kỹ thuật truyền thông [69].
12
Một số công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò của xã hội trong
PCTN: The role of civil society in fighting corruption in Russia and Poland/Vai trò
của xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng ở Nga và Ba Lan của Andrey Kalikh đã
chỉ ra tác động của các chủ thể phi chính phủ trong PCTN ở Ba Lan và từ đó đưa ra
những khuyến nghị cho Nga: (i) tăng cường sự đoàn kết, thống nhất giữa các tổ chức
phi chính phủ để tạo thành một liên minh vững mạnh, có tầm ảnh hưởng, và thực hiện
những mục tiêu cụ thể, (ii) chức năng giám sát của liên minh này có thể tạo ra áp lực
hoàn thiện hệ thống pháp luật và ảnh hưởng tới những chính sách chung của Nga, (iii)
sử dụng truyền thông như một công cụ hữu hiệu để PCTN và công nhận vai trò của
người tố cáo hành vi tham nhũng, xây dựng cơ chế pháp lý để bảo vệ họ [65]; Báo cáo
The experience of civil society as anticorruption actor in East Central Europe/ Kinh
nghiệm của xã hội như một chủ thể chống tham nhũng ở Đông Trung Âu của Alina
Mungiu - Pippidi đã phân tích (i) sự liên kết của xã hội và sự quản lý tốt, (ii) kiểm tra,
đánh giá sự liên kết này, (iii) đề xuất mô hình có thể giải quyết khó khăn trong việc
thiết lập một “thuyết phổ biến đạo đức” như một quy chuẩn trong việc quản lý ở các
nước cộng sản hậu chủ nghĩa (iv) đưa ra các số liệu của dự án “quản trị tốt” để thấy
được ảnh hưởng của các yếu tố (quy định pháp luật, sự tự do định đoạt viện trợ
công,…) đối với xã hội [66]; The role of civil society in the fight against
corruption/Vai trò của xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng của Huguette Labelle
đã khái quát công tác chống tham nhũng trên phương diện chính trị và kinh tế, đề ra
một số giải pháp: (i) tăng cường minh bạch quốc tế thông qua bảng xếp hạng chỉ số
tham nhũng, (ii) đề cao vai trò của xã hội, (iii) đẩy mạnh tính minh bạch, liêm khiết và
TNGT của nhà nước, (iv) khuyến khích hoạt động kinh doanh lành mạnh, trong sạch,
(v) tập trung giáo dục sớm về chống tham nhũng [75].
Một số công trình nghiên cứu về minh bạch, hiện đại hóa nền hành chính như là
một giải pháp, công cụ quan trọng của chính sách PCTN: Is transparency an effective
anti-corruption strategy? Evidence from a field experiment in India/ Chiến lược chống
tham nhũng hiệu quả là minh bạch? Bằng chứng từ một thử nghiệm thực địa tại Ấn Độ
của Leonid Peisakhin and Paul Pinto đã đánh giá hiệu quả của tính minh bạch và tiếp cận
thông tin là công cụ chống tham nhũng, cung cấp bằng chứng để hỗ trợ cho giả thuyết cải
cách quy định, gia tăng sự minh bạch và tính sẵn sàng của thông tin như ban hành luật
Quyền Thông tin có thể dẫn đến phân phối dịch vụ tốt hơn cho người nghèo [90]; Is
Transparency the Key to Reducing Corruption in Resource-Rich Countries?/ Tính minh
bạch là chìa khóa để giảm tham nhũng ở các quốc gia giàu tài nguyên của Ivar
Kolstad, Arne Wiig đã đề cập tính minh bạch ngày càng được xem như là trung tâm để
kiềm chế tham nhũng của các nước đang phát triển, giàu tài nguyên, nó xem xét các cơ
chế chính thông qua đó minh bạch có thể giảm tham nhũng và lập luận rằng cải cách minh
13
bạch nên tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất để giảm các lời nguyền tài nguyên
[84]; Using ICTs to create a culture of transparency: E-government and social media as
openness and anti-corruption tools for societies/Sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra
một nền văn hóa minh bạch: Chính phủ điện tử và truyền thông xã hội như một công cụ
mở và chống tham nhũng cho xã hội của Seongcheol Kima, Hyun Jeong Kimb, Heejin
Leec đã chứng minh, phân tích tác động tiềm năng của Chính phủ điện tử và phương tiện
truyền thông như một công cụ chống tham nhũng, thúc đẩy sự cởi mở, minh bạch và giảm
tham nhũng; E-Government as an anti-corruption strategy/ Chính phủ điện tử như một
chiến lược chống tham nhũng của Thomas Barnebeck Andersen đã ước tính tác động của
chính phủ điện tử vào kiểm soát tham nhũng [102].
Như vậy, các giải pháp, công cụ chủ yếu của chính sách PCTN được các công trình
nước ngoài đưa ra phân tích chi tiết gồm: (i) Tăng cường minh bạch, tiếp cận thông tin,
trách nhiệm giải trình; (ii) Huy động sự tham gia của xã hội dân sự; (iii) Hiện đại hóa nền
hành chính thông qua xây dựng Chính phủ điện tử… Các công trình đã tiếp cận nghiên cứu
sâu và chi tiết vào các giải pháp, công cụ này, đưa ra các khuyến nghị chủ yếu về mặt pháp
luật và thực thi pháp luật để tăng cường hiệu quả của các giải pháp, công cụ đó trên thực tế,
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia được nghiên cứu.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận và thực trạng tham nhũng
Định nghĩa, bản chất, các dấu hiệu đặc trưng, nguyên nhân của tham nhũng, các
loại tham nhũng và hậu quả, tham nhũng từ góc độ văn hoá đã được một số tác giả
phân tích như: đề tài: “Một số vấn đề chung về tham nhũng”, Trần Ngọc Đường, Hà
Nội, 2007; một số sách: “Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng”,
Nguyễn Văn Thanh, Trần Đức Lượng, Phạm Duy Nghĩa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004,
“Tài liệu bồi dưỡng về PCTN”, Thanh tra Chính phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2008, “Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống tham nhũng”, Bùi Mạnh Cường, Nxb.
Lao động - xã hội, 2003; Một số bài viết: “Tham nhũng: Khái niệm, phân loại, nguyên
nhân và hậu quả”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 9-2005, tr 57-76; “Tham nhũng
có phải là do mặt trái của cơ chế thị trường", Hạnh Liên, Tạp chí Ngân hàng, 2006,
Số 16, Tr.64-66; “Những yếu tố tâm lý và xã hội của hành vi tham nhũng và biện pháp
khắc phục”, Quốc Chấn, Tạp chí Nghiên cứu con người, 2006, Số 4 (25), Tr.49-53.
Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam cũng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau: Các hình thái tham nhũng: Giám sát các khả
năng tham nhũng ở cấp ngành”- J. Edgardo Campos, Sanjay Pradhan, Nxb. Văn hoá
Thông tin, Hà Nội, 2008, Thực trạng và nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam”, Nguyễn
Văn Thanh, Hà Nội, 2007, “Một số nguy cơ tham nhũng dễ phát sinh trong quản lý và sử
dụng đất đai ở Việt Nam”, Đinh Văn Minh (Chủ biên), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà
14
Nội, 2011, “Tài liệu bồi dưỡng về PCTN”, Thanh tra Chính phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2008. Trong đó, đã phân tích về tham nhũng, lãng phí và những nguyên nhân trong
một số lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản; y tế, giáo dục; cổ phẩn hoá doanh nghiệp nhà
nước; quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đất đai, hoạt động tư pháp, thanh tra, kiểm tra,
điều kiện, tác hại của tham nhũng, xu hướng phát triển, những vấn đề có tính quy luật và
biểu hiện của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách phòng, chống
tham nhũng
1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về chính sách
Các khái niệm về chính sách công và một số vấn đề cơ bản như cấu trúc nội
dung, chu trình chính sách công, qui trình xây dựng, nguyên tắc, các bước và phương
pháp, công cụ hoạch định chính sách công; yêu cầu, các hình thức, phương pháp tổ
chức thực thi chính sách công được phân tích trong một số tác phẩm như: Những vấn
đề cơ bản về chính sách công và chu trình chính sách, Lê Chi Mai, Nxb Đại học quốc
gia Hồ Chí Minh, 2001, Tìm hiểu về khoa học chính sách công, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 1999, Chính sách công – Những vấn đề cơ bản, PGS, TS.
Nguyễn Hữu Hải, Nxb Chính trị quốc gia, 2016, Bàn về khái niệm chính sách công,
Hồ Việt Hạnh, Tạp chí nhân lực khoa học xã hội, năm 2017. Những nội dung này sẽ
được nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển để đưa ra quan niệm của riêng mình và làm
cơ sở cho các phân tích về chính sách PCTN.
Một số tác phẩm đã đi sâu nghiên cứu về phân tích, giám sát và đánh giá chính sách
công; đo lường kết quả thực hiện chính sách công; các phương pháp đánh giá tác động, tổ
chức, báo cáo và phổ biến đánh giá tác động chính sách, phương pháp phân tích chính sách
công, nhận định một số vấn đề trong đánh giá chính sách công ở Việt Nam hiện nay như:
Giáo trình phân tích và hoạch định chính sách công (2006) của Học viện Hành chính quốc
gia, Đại cương về phân tích chính sách công, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải và ThS. Lê Văn
Hòa, 2015, Nxb chính trị quốc gia, Giám sát và đánh giá chính sách công, TS. Lê Văn Hòa,
2016, Nxb chính trị quốc gia. Bài viết: “Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: vấn đề và
giải pháp”, PGS,TS. Nguyễn Đăng Thành, Tạp chí Cộng sản, 2012, “Đánh giá chính sách
công tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, PGS.TS Đỗ Phú Hải, Tạp chí Khoa
học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM, Khu vực II, TP HCM, 2014.
Tác phẩm Chính sách công của Hoa Kỳ, Lê Vinh Danh, 2001, NXB Thống kê, đã phân tích
có hệ thống về nền tảng chính sách công của quốc gia này, đặc biệt gắn chặt với nền quản lý
kỹ trị, cơ cấu quyền lực nhà nước, nhất là quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Đây
cũng là cơ sở để tác giả tham khảo lý thuyết trong phân tích và đánh giá chính sách PCTN.
1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thể chế, nội dung và việc
thực hiện các giải pháp và công cụ của chính sách phòng, chống tham nhũng
15
Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước tiếp cận dưới góc độ luật học,
kinh tế học có đề cập đến thể chế và các giải pháp, công cụ PCTN. Tuy không được
tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ chính sách công nhưng những nội dung nghiên cứu
sâu về các vấn đề này có liên quan mật thiết đến các phân tích về thể chế, giải pháp và
công cụ chính sách của chính sách PCTN, cụ thể như:
Các công trình đưa ra các chủ trương, giải pháp về PCTN, các cơ chế giám sát,
thanh tra, kiểm tra trong công tác PCTN, phân tích các giải pháp phòng ngừa, phát
hiện, xử lý tham nhũng; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
cuộc đấu tranh PCTN, phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh
PCTN ở Việt Nam trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
thông qua việc giám sát quyền lực nhà nước, phát huy vai trò của xã hội, PCTN trong
khu vực tư như: “Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng”, Nguyễn
Văn Thanh, Trần Đức Lượng, Phạm Duy Nghĩa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004; Đề tài
khoa học: “Đấu tranh chống tham nhũng với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Đào Trí Úc, Hà Nội, 2007; “Tệ quan liêu, lãng phí và
một số giải pháp phòng, chống”, Ban Chỉ đạo Trung ương 6, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, “Nhận diện tham nhũng và các giải
pháp PCTN ở Việt Nam hiện nay”, Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2008; “Đấu tranh chống tham nhũng - trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, xã hội
và công dân”, Lê Quỳnh s.t., tuyển chọn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, ;
“Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về tham nhũng”, Nguyễn Thị Thu Nga, 2017;
“Phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sỹ,
Phạm Thị Huệ, 2016.
Các công trình phân tích nhiệm vụ chống tham nhũng trong quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền, tình hình công tác chống tham nhũng, các giải pháp phòng
ngừa và nâng cao hiệu quả chống tham nhũng, nghiên cứu pháp luật về PCTN, tội
phạm tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng, hướng hoàn
thiện pháp luật về PCTN, nghiên cứu về điều tra tội phạm tham nhũng như: Đề tài:
“Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả
đấu tranh PCTN ở Việt Nam cho đến năm 2020”, Mai Quốc Bình, Hà Nội, 2007;
“Thực trạng công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam”,
Nguyễn Văn Luật, Hà Nội, 2007; “Các giải pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả
đấu tranh chống tham nhũng”, Đinh Văn Minh, Hà Nội, 2007; Luận án tiến sĩ: “Các
tội phạm về tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam”, Trần Văn Đạt, Học viện
Kỹ thuật Quân sự, 2012; “Hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay”, Trần
Đăng Vinh, Trường đại học Luật Hà Nội, 2013.
Các công trình hướng dẫn về các giải pháp phòng ngừa, hình sự hóa và thực thi pháp
16
luật, hợp tác quốc tế và thu hồi tài sản, đưa ra các phương án và những cân nhắc về chính
sách mà mỗi quốc gia thành viên cần xem xét trong các nỗ lực thực thi Công ước Liên hợp
quốc về chống tham nhũng, chủ trương và giải pháp để thực thi có hiệu quả Công ước tại
Việt Nam: “Hướng dẫn kỹ thuật về việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống
tham nhũng” và “Hướng dẫn lập pháp để thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống
tham nhũng”, Cơ quan của Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm, Nhà xuất bản Lao động -
xã hội, Hà Nội, 2011; Đề tài: “Những nghĩa vụ chủ yếu và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
sau khi phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng”, Hà Trọng Công, Hà
Nội, 2011; “Thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam – Thực
trạng và giải pháp”, Huỳnh Phong Tranh, 2015…
Các bài viết đăng trên các tạp chí đi vào phân tích một số giải pháp cụ thể như
công khai, minh bạch, kiến tạo văn hóa chống tham nhũng, hoàn thiện các cơ chế quản
lý trong các lĩnh vực và các biện pháp chống tham nhũng khác như: “Về công tác
chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Nguyễn Thế Mạnh, Tạp chí Quản lý nhà nước,
2009, số 160, tr. 33-38; “Tham nhũng và giải pháp phòng, chống từ góc nhìn văn
hoá”, Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Cộng Sản, 2009, Số 801, tr. 70-74; “Các biện pháp
PCTN của triều Nguyễn trong việc xây dựng kinh đô Huế - Tác dụng và các bài học
kinh nghiệm”, Phan Tiến Dũng, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2007, Số 1, Tr.27-
40; “Để công tác PCTN có hiệu quả hơn nữa”, Trần Văn Truyền, Tạp chí Cộng Sản,
2009, Số 801, tr. 27-30.
1.2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công cụ các cơ quan, tổ
chức của chính sách phòng, chống tham nhũng
Các cơ quan, tổ chức là công cụ quan trọng của chính sách PCTN. Một số công
trình và bài viết phân tích vai trò, vị trí, hoạt động của một số cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền trong công tác PCTN như Chính phủ, cơ quan thanh tra, các bộ,
ngành, địa phương, chủ tịch UBND các cấp, tổ chức của Đảng, chỉ ra thực trạng thực
hiện thẩm quyền, đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCTN của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền như: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN”,
Trần Ngọc Liêm, Hà Nội, 2007; “Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, báo cáo
việc thực hiện công tác PCTN của các bộ, ngành, địa phương hiện nay”, Phí Ngọc
Tuyển, Hà Nội, 2011, Luận án tiến sĩ: “Hoạt động của chính phủ trong phòng ngừa tội
phạm về tham nhũng ở Việt Nam”, Nguyễn Hiếu Vinh, Học viện Cảnh sát Nhân dân,
2012; Sách:“Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với PCTN ở nước ta hiện nay”, Lê
Hồng Liêm (chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
17
1.2.2.4. Các công trình nghiên cứu về vai trò của xã hội trong phòng, chống
tham nhũng
Các giải pháp về nâng cao vai trò của xã hội được khá nhiều công trình phân
tích. Đây cũng là một trong số các giải pháp chính sách mà Luận án cần phân tích. Tuy
nhiên, các nghiên cứu trong thời gian vừa qua về nhóm giải pháp này chủ yếu được
tiếp cận từ góc độ luật học, xã hội học, đi sâu vào các quy định của luật thực định và
việc thực hiện. Một số tác phẩm đã phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
thành viên, báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội, Ban thanh tra nhân dân và công dân trong
PCTN về mặt lý luận cũng như quy định, đề ra các giải pháp phát huy vai trò này như:
“Vai trò của xã hội trong PCTN”, Nguyễn Quốc Hiệp, Nxb. Chính trị - Hành chính,
Hà Nội, 2011; “Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu tham
nhũng ở nước ta hiện nay”, Trần Quang Nhiếp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005;
“Thanh tra nhân dân với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và PCTN”, Phạm Thị Huệ, Hà
Nội, 2007; “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với công tác PCTN ở Việt
Nam”, Nguyễn Tuấn Anh, Hà Nội, 2007.
Ngoài ra, một số công trình đề cập đến thực trạng, giải pháp để hoàn thiện các
quy định và tăng cường việc thực hiện một số giải pháp, công cụ PCTN như kiểm soát
tài sản, thu nhập, chống hối lộ, phát huy dân chủ, công khai minh bạch như: đề tài:
“Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác chống hối lộ ở Việt Nam”, Đinh Văn
Minh, Hà Nội, 2012; “Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”, Phạm
Trọng Đạt, 2013; sách: “Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước
ta hiện nay”, Phạm Thành Nam, Đỗ Thị Thạch, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.
1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
1.3.1. Các vấn đề liên quan đến đề tài Luận án đã được các công trình nghiên
cứu thống nhất, làm rõ
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được phân tích chủ yếu dưới
góc độ luật học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học… đã đạt được sự thống nhất về
một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án. Các công trình đã có
những phân tích và luận giải là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp thu và triển khai
nghiên cứu các vấn đề trong nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án:
- Các công trình đã có sự thống nhất khá cao về quan niệm, đặc trưng, bản chất,
nguyên nhân của tham nhũng nói chung và tham nhũng ở Việt Nam nói riêng. Những
vẫn đề này sẽ được kế thừa những điểm phù hợp trong Luận án.
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy để chống tham nhũng triệt để cần
phải có trọng tậm, trọng điểm, phải sử dụng tối đa các giải pháp pháp, công cụ có thể bởi
tham nhũng được coi là một căn bệnh nan y. Các giải pháp phải đi từ phòng ngừa cho tới
phát hiện, xử lý, các giải pháp không chỉ từ phía CQNN mà còn phải phát huy tối đa vai trò
18
của xã hội. Trên cơ sở kế thừa, lựa chọn và bổ sung, Luận án sẽ đưa ra kinh nghiệm của một
số quốc gia, tổ chức quốc tế theo hướng tiếp cận của chính sách công.
- Một số công trình đã có sự phân tích, đánh giá về thực trạng khuôn khổ pháp lý, các
biện pháp và công cụ cụ thể trong PCTN như tăng cường tính minh bạch, tiếp cận thông tin,
phát huy vai trò xã hội, hiện đại hóa nền hành chính, tổ chức các cơ quan chuyên trách về
chống tham nhũng, kê khai tài sản, thu nhập... Trên cơ sở đó đã có những thống nhất về các
thực trạng này. Nhiều công trình đã chỉ ra cụ thể những tồn tại, hạn chế trong quy định của
pháp luật, việc thực hiện quy định của pháp luật về các vấn đề này.
- Một số công trình nghiên cứu cũng đã có sự thống nhất khi đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện nội dung quy định pháp luật và việc thực hiện quy định của
pháp luật về PCTN nói chung, hoàn thiện quy định và việc thực hiện quy định theo
từng biện pháp PCTN cụ thể như giải pháp tăng cường hiệu quả giám sát công tác
PCTN của một số chủ thể, giải pháp tổ chức các cơ quan có chức năng chống tham
nhũng, nâng cao vai trò của người dân trong PCTN, tăng cường công khai, minh bạch,
trách nhiệm giải trình, kê khai tài sản, thu nhập...
1.3.2. Các vấn đề liên quan đến đề tài Luận án chưa được các công trình
nghiên cứu thống nhất, làm rõ
Bên cạnh những nội dung đã có sự thống nhất trong các nghiên cứu liên quan
thì vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất, còn có sự tranh luận, với các luồng quan
điểm, cách tiếp cận khác nhau. Đây là những nội dung mà Luận án cần phải lựa chọn,
đưa ra quan điểm rõ ràng. Một số vấn đề còn tranh luận liên quan đến nội dung nghiên
cứu của Luận án bao gồm:
- Quan niệm về chính sách công vẫn còn những điểm chưa thống nhất giữa các
học giả, có học giả quan niệm là một tập hợp quyết định chính trị, có học giả quan
niệm là những gì chính phủ chọn làm/không làm, là thỏa thuận chính trị hoặc là một
quá trình hành động… Mỗi một cách quan niệm lại có những điểm mạnh và yếu khác
nhau mà Luận án cần phải nghiên cứu, lựa chọn, kế thừa và phát triển để tìm ra cho
mình quan niệm phù hợp nhất với đề tài của Luận án.
- Về chủ thể ban hành chính sách ở Việt Nam hiện nay cũng có những quan
điểm khác nhau, đó là việc xác định các văn bản do Đảng Cộng sản Việt Nam ban
hành hiện nay có được coi là văn bản chính sách hay không, những nội dung đề cập
trong các văn bản của Đảng có phải là nội dung chính sách hay không. Chính vì vậy,
Luận án cũng cần phải nghiên cứu, phân tích trên cơ sở cả các quan điểm của các học
giả trong nước và quan điểm của các học giả nước ngoài, dựa vào đặc thù của thể chế
chính trị ở Việt Nam để từ đó xác định lại cho rõ ràng theo quan điểm của tác giả.
- Các công trình tiếp cận ở các góc độ đơn lẻ, như về kinh tế học, luật học, tội
phạm học, hành chính học hoặc xã hội học. Mỗi cách tiếp cận khác nhau đưa ra các cơ
19
sở lý luận, đánh giá, kết luận khác nhau và giải pháp, kiến nghị thiên về một khía cạnh
khác nhau, có nghiên cứu tập trung vào góc độ hành vi, đề ra các giải pháp, kiến nghị
về hình sự, tố tụng hình sự để giải quyết, có nghiên cứu thiên về góc độ chính trị, hành
chính, đề ra hệ thống giải pháp tập trung vào vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước,
nâng cao tính công khai, minh bạch trong quản lý, có nghiên cứu nhấn mạnh đến khía
cạnh văn hóa, đạo đức, nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, có nghiên
cứu đưa ra các giải pháp trên nhiều góc độ nhưng còn dàn trải, thiếu sự phối hợp, đồng
bộ về tổng thể, chưa chỉ ra được giải pháp trọng tâm, ưu tiên, sự phù hợp với bối cảnh.
- Các công trình hiện có cũng chưa nghiên cứu sâu về các giai đoạn trong chu
trình chính sách PCTN từ hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện cho tới giám sát,
kiểm tra, đánh giá chính sách để đề xuất các giải pháp theo cả chu trình khép kín. Luận
án không tiếp cận nghiên cứu chính sách PCTN theo chu trình này nhưng một số giai
đoạn như xây dựng, giám sát, kiểm tra, đánh giá chính sách PCTN sẽ được nghiên cứu
để đưa ra giải pháp chân chính nhằm hỗ trợ cho việc hoàn thiện nội dung chính sách.
1.3.3. Các vấn đề nghiên cứu chưa được làm rõ, cần làm rõ trong Luận án
Ngoài những kết quả đạt được, những vấn đề đã thống nhất hoặc chưa thống
nhất, vẫn còn nhiều vấn đề mà các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến, là khoảng
trống cần được nghiên cứu để cung cấp cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho việc nâng
cao hiệu quả công tác PCTN ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là:
- Các công trình hiện có chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật thực
định về PCTN, về hành vi tham nhũng hay đi sâu nghiên cứu từng công cụ, giải pháp
PCTN riêng lẻ, không đặt trong tổng thể, sử dụng các cách tiếp cận của luật học, xã
hội học, kinh tế học, nên các giải pháp đưa ra chủ yếu là về hoàn thiện quy định và
việc thực hiện quy định của pháp luật hoặc hướng vào hành vi. Chưa có công trình nào
xác định, đánh giá tổng thể chính sách PCTN của Việt Nam hiện nay từ vấn đề chính
sách, mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách, các yếu tố tác động cho tới kết quả thực
hiện. Các công trình hiện có chỉ hướng vào phân tích, đánh giá một số công cụ, giải
pháp cụ thể mà không căn cứ trên mục tiêu tức là chỉ hướng vào phần sau của vấn đề.
Điều này khiến cho các giải pháp mà các công trình hiện có đưa ra chưa đảm bảo tính
hướng đích. Luận án cần xác định mục tiêu và làm rõ việc có phải điều chỉnh mục tiêu
chính sách PCTN hay không, nếu có thì điều chỉnh mục tiêu theo hướng nào cho phù
hợp với bối cảnh?
Các nghiên cứu hiện nay cũng chưa đặt tổng thể các giải pháp, công cụ của
chính sách PCTN trong mối quan hệ biện chứng với nhau và với mục tiêu nhằm tìm ra
những khoảng trống, những chồng chéo, những bất cập để có giải pháp khắc phục,
hoàn thiện một cách tổng thể và phù hợp với mục tiêu. Đây chính là hướng tiếp cận
mới mà đề tài cần giải quyết. Trên cơ sở tích hợp phương pháp của nhiều ngành khoa
20
học trong khoa học chính sách công, Luận án cần đưa ra bức tranh tổng thể về chính
sách PCTN hiện nay trong bối cảnh cụ thể ở nước ta để đưa ra định hướng, giải pháp
hoàn thiện tổng thể các giải pháp và công cụ chính sách và hướng tới việc thực hiện
mục tiêu điều chỉnh dự kiến. Các nguyên nhân tác động đến chính sách PCTN liên
quan đến việc xây dựng, ban hành, giám sát, kiểm tra, đánh giá chính sách cũng được
xem xét, phân tích. Tiếp cận nghiên cứu theo hướng này có ý nghĩa thiết thực bởi sẽ
không chỉ đưa ra các giải pháp hoàn thiện nội dung hiện hành chính sách đơn thuần
dựa trên văn bản mà còn dựa trên những nguyên nhân tác động, kết quả thực hiện, hiệu
quả hiện tại của chính sách, nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của chính sách trên thực
tế và đề ra được cả các giải pháp điều chỉnh việc xây dựng, ban hành, giám sát, kiểm
tra, đánh giá để đảm bảo cho việc hoàn thiện chính sách.
- Hiện nay chưa có công trình nào sử dụng đồng thời các tiêu chí như đồng bộ, thống
nhất, phù hợp, khả thi, hiệu lực, hiệu quả… khi phân tích, đánh giá về mục tiêu, giải pháp,
công cụ chính sách PCTN ở Việt Nam. Vì vậy, Luận án sẽ hướng tới việc xác định, phân
tích, đánh giá chính sách PCTN thời gian qua trên cơ sở sử dụng các tiêu chí đó. Từ đó, căn
cứ vào môi trường chính sách, vào các yếu tố tác động đến chính sách, dự báo tình hình
tham nhũng trong thời gian tới, Luận án sẽ đưa ra quan điểm, giải pháp, kiến nghị để hoàn
thiện nội dung chính sách PCTN đảm bảo theo các tiêu chí vừa nêu.
- Về nội dung chính sách, nhiều giải pháp, kiến nghị được đưa ra ở các công
trình nghiên cứu trước đây liên quan đến các giải pháp, công cụ chính sách và việc
thực hiện cũng không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại vì quy định trong các văn bản
được kiến nghị đã có những điều chỉnh và bối cảnh thực hiện cũng đã có những thay
đổi lớn. Vì vậy, Luận án sẽ nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, kiến nghị mới dựa
trên cơ sở các quy định mới hiện nay trong các văn bản chính sách.
- Bối cảnh của công tác PCTN trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu khác
hơn đối với công tác này. Nước ta đang đứng trước những thách thức rất lớn về chính
trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - anh ninh như tốc độ tăng trưởng kinh tế lý tưởng của
thời kỳ trước đã không còn, nợ công, bài toán vượt qua khủng hoảng, đứng vững trước
hội nhập, sức ép của công luận về sự minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động
của Chính phủ, ngân sách khó khăn. Tình thế mới này đặt ra đòi hỏi cần phải có những
điều chỉnh nhanh chóng, mạnh mẽ, quyết liệt, trọng tâm hơn cho chính sách PCTN.
Việt Nam không còn thời gian để tiến chậm trong cuộc chiến này nữa. Những nghiên
cứu mang tính luật thực định, hành vi trong bối cảnh hiện nay sẽ khó giúp ích trong
việc đưa ra được những khuyến nghị điều chỉnh mang tầm chiến lược. Luận án cần
phải đưa ra những định hướng, giải pháp mang tính đột phá cho tình hình mới, những
khuyến nghị ở tầm chiến lược, chính sách để tham khảo cho việc xây dựng Chiến lược
quốc gia về PCTN giai đoạn tiếp theo (đến năm 2030), từ đó làm cơ sở điều chỉnh quy
21
định của pháp luật thực định. Đặc biệt là lựa chọn mục tiêu ưu tiên, giải pháp, công cụ
phù hợp với bối cảnh để tạo chuyển biến nhanh, đột phá.
Trên cơ sở đó, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu chính của Luận án như sau:
- Câu hỏi nghiên cứu chính: (1) Thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam hiện
nay như thế nào?; (2) Yếu tố tác động đến chính sách PCTN ở Việt Nam hiện nay?; (3)
Cần có giải pháp gì để hoàn thiện chính sách PCTN ở Việt Nam?
- Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể và giả thuyết nghiên cứu:
1. Đặc điểm và nội dung chính sách PCTN?
Giả thuyết: Chính sách PCTN là phương thức/hành động ứng xử của nhà nước
nhằm giải quyết vấn đề tham nhũng. Chính sách PCTN được xây dựng, ban hành, triển
khai thực hiện bởi chủ thể là CQNN trên cơ sở định hướng của Đảng cầm quyền, nội
dung được hình thành trên cơ sở vấn đề chính sách, được xác lập trong hệ thống văn
bản do CQNN ban hành, mang tính tích hợp, phức tạp, tồn tại, vận động trong môi
trường chính trị, kinh tế - xã hội phức tạp. Nội dung chính sách PCTN được tiếp cận
theo nội dung của mục tiêu chính sách, giải pháp và công cụ chính sách, trong đó mục
tiêu chính sách là trạng thái mà nhà nước mong muốn thiết lập liên quan đến tình hình
tham nhũng trong những khoảng thời gian nhất định, những ưu tiên của nhà nước, nội
dung của giải pháp chính sách gồm giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham
nhũng, phát huy vai trò của xã hội và hợp tác quốc tế trong PCTN, nội dung các công
cụ gồm công cụ tổ chức, kinh tế, kỹ thuật…
2. Chính sách PCTN cần được đánh giá theo các tiêu chí nào?
Giả thuyết: Có nhiều cách xác định các tiêu chí để đánh giá chính sách nói
chung, tuỳ thuộc vào loại chính sách mà tập trung vào những tiêu chí nhất định. Để
đánh giá chính sách PCTN đề tài sẽ tập trung vào các tiêu chí chủ yếu sau: tính đồng
bộ, thống nhất, sự phù hợp của chính sách (phù hợp với thực tế, với năng lực triển khai
thực hiện của các chủ thể, đáp ứng các nhu cầu đặt ra…), tính khả thi (khả thi về chính
trị, hành chính, kỹ thuật), hiệu lực, hiệu quả của chính sách (việc đạt được mục tiêu
của chính sách, tác động của chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội). Việc
đánh giá sẽ được tiến hành theo từng tiêu chí.
3. Thực trạng nội dung của chính sách PCTN ở Việt Nam?
Giả thuyết: Nhà nước Việt Nam vừa ban hành văn bản quy định trực tiếp hệ
thống mục tiêu và giải pháp, công cụ của chính sách PCTN, vừa cụ thể hóa nội dung
các giải pháp, công cụ chính sách trong các văn bản pháp luật, pháp quy. Nội dung
hiện hành của chính sách PCTN ở Việt Nam được phân tích theo 3 trục chính:, mục
tiêu chính sách, các giải pháp và công cụ chính sách PCTN trên cơ sở hiện trạng tình
hình tham nhũng và các nguyên nhân chính trị, kinh tế, hành chính, xã hội… của nó.
Tổng thể mục tiêu, giải pháp, công cụ của chính sách PCTN ở Việt Nam được quy
22
định trong các văn bản mới đáp ứng, thỏa mãn một phần các tiêu chí phù hợp, đồng
bộ, thống nhất, toàn diện, khả thi, hiệu lực và hiệu quả. Chính sách còn nhiều khoảng
trống, hạn chế, mục tiêu thiếu phù hợp, thiếu giải pháp, công cụ đột phá, thiên về
phòng ngừa, cần bổ sung, điều chỉnh. Chính sách PCTN đã đạt được những kết quả
bước đầu, tuy nhiên, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, chưa đạt mục tiêu đề ra là ngăn chặn,
từng bước đẩy lùi tham nhũng.
4. Thực trạng các yếu tố tác động đến chính sách PCTN ở Việt Nam?
Các yếu tố tác động đến chính sách PCTN theo cả chiều hướng tích cực và tiêu
cực, trong đó quan trọng hàng đầu là quyết tâm chính trị chống tham nhũng của Đảng,
nhà nước; năng lực, điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách PCTN, hệ thống giám sát,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách PCTN còn hạn chế, việc nghiên cứu, đề
xuất các biện pháp chính sách mới còn thiếu kịp thời, một số nội dung chính sách
chậm được cụ thể hóa, công luận, mức độ phát triển kinh tế - xã hội (trong đó đặc biệt
chú ý đến đặc thù của nền kinh tế đang chuyển đổi và phát triển của Việt Nam hiện
nay), hội nhập quốc tế tạo ra nhiều sức ép, thách thức mà chính sách PCTN phải điều
chỉnh nội dung để thích ứng, phù hợp.
5. Giải pháp hoàn thiện chính sách PCTN ở Việt Nam thời gian tới?
Giả thuyết: Tham nhũng thời gian tới vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sự
ổn định chính trị, phát triển kinh tế của Việt Nam, bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội cũng tạo ra sức ép mạnh mẽ đòi hỏi phải điều chỉnh chính sách PCTN. Định
hướng chính để hoàn thiện chính sách PCTN trong thời gian tới là chuyển hướng mục
tiêu trọng tâm sang chống tham nhũng (phát hiện, xử lý) kết hợp với phòng ngừa mang
tính thường xuyên, cơ bản, lâu dài. Hoàn thiện chính sách PCTN phải đáp ứng các yêu
cầu đặt ra của bối cảnh mới, đặc biệt là căn cứ vào đặc thù của nền kinh tế đang
chuyển đổi. Các giải pháp hoàn thiện tổng thể chính sách PCTN được đề xuất để đảm
bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, hiệu lực, hiệu quả của chính sách, vừa để khắc
phục những hạn chế vướng mắc hiện nay, vừa để thực hiện việc chuyển hướng mục
tiêu. Ngoài ra, còn có hệ thống các giải pháp giải quyết các nguyên nhân hạn chế liên
quan đến năng lực, các điều kiện đảm bảo, hệ thống giám sát, đánh giá chính sách…
để hỗ trợ cho việc hoàn thiện chính sách..
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Tham nhũng và PCTN là vấn đề đã được khá nhiều công trình trong và ngoài
nước nghiên cứu. Các công trình tiếp cận ở các góc độ như về kinh tế học, luật học, tội
phạm học, hành chính học hoặc xã hội học. Mỗi cách tiếp cận khác nhau đưa ra các cơ
sở lý luận và giải pháp cho vấn đề nhưng thường không mang tính bao quát tổng thể
23
mà chủ yếu đi sâu vào từng vấn đề nhỏ lẻ, thường là giải pháp hoàn thiện các nội dung
cụ thể của pháp luật thực định. Vì vậy, cần có sự tiếp cận bao quát, tổng thể, liên
ngành hơn trong nghiên cứu vấn đề này. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở
Việt Nam tiến hành nghiên cứu tổng thể về chính sách PCTN bằng việc sử dụng các
phương pháp nghiên cứu của khoa học chính sách công trong đó chủ yếu là phương
pháp phân tích chính sách, đánh giá chính sách, đặc biệt là vận dụng các tiêu chí đánh
giá chính sách tốt để đánh giá thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam. Chính sách
PCTN là chuỗi hành động gồm nhiều giai đoạn từ xây dựng, ban hành, thực thi cho
đến giám sát, đánh giá, nhưng trong Luận án này, tác giả sẽ không đánh giá chính sách
PCTN theo chu trình hành động mà chỉ tập trung vào đánh giá nội dung hành động
(nội dung chính sách) thông qua các mục tiêu, giải pháp, công cụ đã được xác lập
trong các văn bản chính sách theo các tiêu chí đánh giá một chính sách công tốt. Luận
án sẽ phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận mới so với các nghiên cứu hiện nay
như: nội hàm khái niệm chính sách PCTN, các đặc điểm, nội dung của chính sách
PCTN, vai trò, ý nghĩa, các yếu tố tác động, các tiêu chí đánh giá chính sách PCTN.
Luận án xác định mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách PCTN và phân tích, đánh giá
tổng thể về mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách PCTN trong các văn bản chính
sách theo các tiêu chí phù hợp, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi, hiệu lực và
hiệu quả. Việc phân tích, đánh giá theo các tiêu chí sẽ cho phép đánh giá một cách
toàn diện nội dung chính sách cũng như kết quả thực thi chính sách PCTN trong mối
quan hệ biện chứng với nhau, kết quả thực thi chính sách được sử dụng để đánh giá về
tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách, từ đó đề ra các giải pháp điều chỉnh mục tiêu
tổng thể của chính sách, hoàn thiện nội dung chính sách PCTN một cách tính toàn diện
theo các tiêu chí cụ thể.
24
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG
2.1. Khái niệm chính sách phòng, chống tham nhũng
2.1.1. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng được xem là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện khi xã hội
phân chia thành giai cấp đối kháng, Nhà nước ra đời. Do đó, tham nhũng mang tính lịch sử,
nó có nguồn gốc từ xã hội, tồn tại và phát triển cùng với quá trình phát triển của xã hội, chỉ
xuất hiện khi quyền lực nhà nước và các quyền lực công khác xuất hiện. Để ngăn chặn hiện
tượng này, Nhà nước đã ban hành quy định về hành vi nào được coi là hành vi tham nhũng và
định ra các biện pháp xử lý đối với người nào thực hiện các hành vi đó. Vì thế, tham nhũng
còn là một hiện tượng pháp lý. Tham nhũng xâm phạm đến quyền và các lợi ích hợp pháp
của công dân, hoạt động đúng đắn và lợi ích của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích chung của
toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa pháp lý của việc xác định rõ khái
niệm tham nhũng, khoa học hình sự của các nước, các thỏa thuận, cam kết khu vực, quốc tế
đều đưa ra định nghĩa cho khái niệm tham nhũng về phương diện nội dung và pháp lý, phản
ánh quan điểm, chính sách của từng quốc gia, nhận thức chung của từng khu vực và các quốc
gia tham gia cam kết. Tuy nhiên, dưới góc độ của khoa học chính sách công, khái niệm tham
nhũng cần được làm rõ để làm cơ sở xây dựng khái niệm về PCTN và chính sách PCTN.
- Khái niệm tham nhũng theo cách tiếp cận của thế giới:
Nguồn gốc của “tham nhũng” (corruption) xuất phát từ các từ tiếng Latinh là
corruptus hoặc corrumpere có nghĩa là hư hỏng, vỡ ra, cám dỗ… Thế giới hiện nay
vẫn chưa có một định nghĩa mang tính tổng hợp và được chấp nhận trên phạm vi toàn
cầu về tham nhũng. “Các nỗ lực xây dựng một định nghĩa như vậy đã gặp phải những
vấn đề về luật pháp, tội phạm học, và ở nhiều nước trên thế giới, là cả về chính trị”
[89]. Vì vậy, các tổ chức quốc tế cũng như quốc gia có nhiều cách định nghĩa khác
nhau về tham nhũng, đó có thể là cách liệt kê các hành vi tham nhũng cụ thể thay cho
việc đưa ra một định nghĩa chung nhất về tham nhũng.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc định nghĩa tham nhũng như là: “lạm
dụng chức vụ, quyền lực cho lợi ích cá nhân, thông qua hối lộ, tống tiền, thao túng thị
trường, thiên vị người thân, gian lận, chuyển tiền (hình thức hối lộ) hoặc tham ô” [43].
Văn kiện quốc tế quan trọng là Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc
(UNCAC) không đưa ra một cách hiểu chung về tham nhũng nhưng một số hành vi tham
nhũng được đề cập đến như: hối lộ công chức, tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt
tài sản khác bởi công chức, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi, lạm dụng chức năng, làm giàu
bất hợp pháp, hối lộ trong khu vực tư, biển thủ tài sản trong khu vực tư, tẩy rửa tài sản do
25
phạm tội mà có, che giấu tài sản. Công ước về chống hối lộ các công chức nước ngoài của
29 thành viên OECD và 5 quốc gia không thành viên năm 1997 đã cung cấp thêm một
cách tiếp cận về tham nhũng khi đặt hối lộ xuyên quốc gia và nội địa vào vị trí như nhau
[52]. Qua đây thể hiện nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về tham nhũng và nguy cơ
tham nhũng trên phạm vi đa quốc gia.
Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức minh bạch quốc tế
(TI) cũng đưa ra cách tiếp cận của mình. Theo WB: “Tham nhũng là việc lợi dụng
quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân” [31]. Theo cách tiếp cận này thì quyền lực
công cộng không chỉ là quyền lực của nhà nước, mà cả quyền lực của những tổ chức,
cộng đồng ngoài nhà nước. Quyền lực công cộng được hình thành do có sự ủy quyền
của một tập thể ở mọi quy mô và ở đó luôn có nguy cơ tham nhũng, khi nó bị chi phối,
lợi dụng để phục vụ cho những lợi ích cá nhân, đi ngược lại với những lợi ích công
cộng thì đó là tham nhũng. TI cho rằng: “Tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền ủy
thác vì lợi ích cá nhân” [76]. Bản chất của tham nhũng được TI mô tả bằng công thức:
Tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin – trách nhiệm giải trình. Công thức
trên có thể được diễn giải một cách cụ thể là: mức độ của tham nhũng phụ thuộc vào
sự độc quyền, quyền tuỳ ý ra quyết định mà các quan chức sử dụng, và vào mức độ
mà họ phải chịu trách nhiệm về kết quả hành động của mình. Minh bạch có nghĩa là
làm sáng tỏ các quy tắc, kế hoạch, quy trình, thủ tục và hành động, đây được coi là
cách chắc chắn nhất để PCTN.
Dưới cách tiếp cận của các ngành khoa học khác nhau, tham nhũng cũng được
khai thác từ nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên tham nhũng thường được các nhà
khoa học tiếp cận dưới góc độ chính trị. Theo đó, tham nhũng được cho là có nguồn
gốc từ sự tha hoá quyền lực, việc tổ chức và sử dụng quyền lực không đúng, kiểm soát
quyền lực đã ủy thác không tốt, lợi dụng quyền lực được ủy quyền để phục vụ cho lợi
ích cá nhân người nắm quyền, mức độ nghiêm trọng của nó tùy thuộc vào chức vụ, vị
trí nắm giữ. Quyền lực nhà nước là do người dân ủy thác cho bộ máy nhà nước để
quản lý xã hội. Người dân, doanh nghiệp càng thiếu cơ chế để kiểm soát quyền lực đã
ủy thác thì lại càng rơi vào tình trạng phải đưa hối lộ cho quan chức để tiến hành các
công việc được thuận lợi. Việc lợi dung quyền lực diễn ra ở tất cả các cơ quan với
những biểu hiện và hình thức phong phú như bảo trợ, biển thủ, lạm dụng quyền lực để
trục lợi... Trong chính trị, tham nhũng làm suy yếu nền dân chủ và quản trị tốt bằng
cách phá hoại các quy trình minh bạch.
Dưới góc độ văn hoá, tham nhũng không chỉ đơn thuần là một vấn đề mang tính
học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Các chính sách phòng ngừa đã được xây dựng
bởi Liên minh Châu Âu được đặc trưng bởi các biện pháp lập pháp, hành chính và
hình sự. Tuy nhiên, điều đó được cho là khiến định nghĩa tham nhũng không đầy đủ.
26
Một vài nghiên cứu văn hoá so sánh về tham nhũng ở Châu Âu đã được tiến hành, giả
định rằng định hướng văn hoá có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức của
một quốc gia về vấn đề này và ảnh hưởng đến thành công của bất kỳ biện pháp phòng
ngừa nào. Cách tiếp cận này hướng vào nhận thức tham nhũng của các nhà hoạch định
chính sách và hành chính, trên hết là công dân và truyền thông trong các xã hội châu
Âu. Tham nhũng nhằm thoả mãn lợi ích ích kỷ, long tham, thói quen của cá nhân, là
kết quả của sự dối trá, phản bội tập thể, trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
Tham nhũng với tư cách là một hiện tượng văn hóa nên việc loại bỏ nó cần có thời
gian và không bao giờ loại bỏ được hoàn toàn.
Tham nhũng gần như chỉ là vấn đề của khoa học chính trị, xã hội cho đến
những năm 1970, điều này đã thay đổi khi tác giả Rose – Ackerman đã viết bài: “The
Economics of corruption” (Tham nhũng từ góc độ kinh tế học) đăng trên tạp chí
Journal of Public Economics vào năm 1975 [98]. Sau đó một số lượng bài viết lớn về
chủ đề tham nhũng đã sử dụng khuôn khổ kinh tế để tập trung vào các khía cạnh khác
nhau liên quan đến tham nhũng. Dưới cách tiếp cận kinh tế, nguyên nhân gốc của
tham nhũng cũng nằm trong sự ủy quyền của quyền lực nhưng nhấn mạnh đến khía
cạnh lợi ích kinh tế của hành vi này. Chính quyền sử dụng sức mạnh đó khiến cho các
công ty đại chúng có vị trí độc quyền hưởng lợi. Tham nhũng xảy ra khi các lợi ích
chính trị, quan liêu và kinh tế trùng hợp. Có tham nhũng về lập pháp khi các chính trị
gia phản bội cử tri bằng cách bán phiếu bầu cho các nhóm áp lực và tham nhũng hành
chính khi quan chức thu lợi để cho phép ai đó có thể đảm bảo một hợp đồng mua sắm,
để được miễn trừ thuế. Các nhóm lợi ích và công dân cố gắng tối đa hoá lợi ích của họ
bằng cách trả tiền hối lộ, trong khi các quan chức cố gắng tối đa hoá thu nhập bất hợp
pháp của họ. Hối lộ thường xảy ra ở các nước đang phát triển nhưng hiếm hoi ở các
nước phát triển vì với các quyền tài sản nghiêm ngặt, các thể chế hoàn thiện và công
chức được trả lương cao, tham nhũng ở đó không có tính hệ thống.
Tham nhũng còn được tiếp cận dưới góc độ pháp lý. Nó được coi là hành vi trái với
các quy định của pháp luật và phải chịu những hình thức xử lý khác nhau tùy vào tính chất,
mức độ của hành vi, đó là biện pháp hành chính hoặc hình sự. Cách tiếp cận này hướng tới
việc định hình nguyên nhân của tham nhũng xuất phát từ các kẽ hở trong quy định của pháp
luật, từ các quy trình, thủ tục thiếu chặt chẽ và lỏng lẻo. Và đương nhiên, cách tiếp cận này
hướng việc giải quyết vấn nạn tham nhũng thông qua con đường pháp lý, tức là hoàn thiện
các quy định của pháp luật để tránh việc bị lợi dụng, quy định các chế tài xử lý nghiêm
minh để xét xử và tạo ra tính răn đe đối với hành vi tham nhũng.
Như vậy, trên thế giới tham nhũng vừa được tiếp cận là hành vi, vừa được tiếp cận là
một hiện tượng mang tính lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp lý khó có thể loại
bỏ hoàn toàn nhưng có thể ngăn ngừa, loại trừ về cơ bản. Tham nhũng cũng được ghi nhận
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBùi Quang Xuân
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giang
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giangTư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giang
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giangjackjohn45
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...nataliej4
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Mônphuongqtvpk1d
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNnataliej4
 

What's hot (20)

Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 
Luận văn: Quản lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Quản lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luận văn: Quản lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Quản lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
 
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửaKỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
 
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà NộiLuận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giang
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giangTư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giang
Tư pháp quốc tế pgs.ts. lê thị nam giang
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAYBài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
 
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đLuận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Tại UBN...
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
 

Similar to Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY

CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...hanhha12
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...TiLiu5
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...phamhieu56
 
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayLuận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxPL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxHoaMai738887
 

Similar to Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY (20)

Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụChính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ
 
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, HAY
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, HAYChính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, HAY
Chính sách pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, HAY
 
Phòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng tại Đà Nẵng, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng tại Đà Nẵng, HAYPhòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng tại Đà Nẵng, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng tại Đà Nẵng, HAY
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAYLuận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước phòng chống tham nhũng, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước phòng chống tham nhũng, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước phòng chống tham nhũng, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước phòng chống tham nhũng, HAY
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
 
Quản lý nhà nước về lãnh sự và bảo hộ công dân tỉnh Quảng Nam
Quản lý nhà nước về lãnh sự và bảo hộ công dân tỉnh Quảng NamQuản lý nhà nước về lãnh sự và bảo hộ công dân tỉnh Quảng Nam
Quản lý nhà nước về lãnh sự và bảo hộ công dân tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Quản lý về lãnh sự và bảo hộ công dân tại Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về lãnh sự và bảo hộ công dân tại Quảng NamLuận văn: Quản lý về lãnh sự và bảo hộ công dân tại Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về lãnh sự và bảo hộ công dân tại Quảng Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lãnh sự và bảo hộ công dân, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về lãnh sự và bảo hộ công dân, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về lãnh sự và bảo hộ công dân, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về lãnh sự và bảo hộ công dân, HOT
 
180
180180
180
 
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAYLuận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
 
21 nq cp[1][1]
21 nq cp[1][1]21 nq cp[1][1]
21 nq cp[1][1]
 
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayLuận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt NamLuận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
 
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxPL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU NGA CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 934.04.02 LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Ngƣời hƣớng khoa học: PGS.TS. VĂN TẤT THU Hà Nội, 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án: “Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, do chính tôi hoàn thành. Những kết luận khoa học trong Luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo, trích dẫn được sử dụng trong Luận án này đều rõ xuất xứ, tác giả, được trích dẫn nguồn một cách trung thực và ghi trong tài liệu tham khảo. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Nga
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án ..................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án ...................................................... 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án ................................. 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.................................................................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................................................7 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU....................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.........................................................................................8 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..........................................................................................13 1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án.........................................17 Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ...................................................................................... 24 2.1. Khái niệm chính sách phòng, chống tham nhũng................................................................24 2.2. Đặc điểm và nội dung chính sách phòng, chống tham nhũng............................................35 2.3. Vị trí, vai trò của chính sách phòng, chống tham nhũng.....................................................43 2.4. Các tiêu chí đánh giá chính sách phòng, chống tham nhũng..............................................47 2.5. Các yếu tố tác động đến chính sách phòng, chống tham nhũng.........................................51 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................................... 58 3.1. Thực trạng vấn đề của chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam....................58 3.2. Thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam..........................................66 3.3. Đánh giá thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam...........................86 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM........................................................................... 124 4.1. Dự báo vấn đề của chính sách phòng, chống tham nhũng thời gian tới.........................124 4.2. Định hướng hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng........................................128 4.3. Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng..........................132 4.4. Các giải pháp, kiến nghị hỗ trợ hoàn hiện chính sách phòng, chống tham nhũng .........152 KẾT LUẬN............................................................................................................ 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................ 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 161 PHỤ LỤC............................................................................................................... 168
  • 4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CQNN Cơ quan nhà nước CBCC, VC Cán bộ, công chức, viên chức CQHC Cơ quan hành chính NSNN Ngân sách nhà nước PCTN Phòng, chống tham nhũng QPPL Quy phạm pháp luật TNGT Trách nhiệm giải trình TTHC Thủ tục hành chính XĐLI Xung đột lợi ích VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao KTNN Kiểm toán nhà nước TAND Tòa án nhân dân
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các nghiên cứu cho thấy tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự xuất hiện của chế độ tư hữu, sự ra đời và phát triển của quyền lực nhà nước và các quyền lực công khác, được tạo thành bởi hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực được ủy thác để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và phát triển ở tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị. Nó trở thành một vấn nạn mang tính quốc tế, có ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của từng quốc gia nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Phòng, chống tham nhũng (PCTN) không chỉ trở thành nhiệm vụ quan trọng, nan giải và phức tạp của mỗi quốc gia mà còn trở thành một cuộc chiến mang tính quốc tế. Sự thành công hay thất bại của chính sách PCTN quyết định đến sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, sự tồn vong của mỗi chế độ chính trị. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định tình trạng tham nhũng trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam: “Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước... chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời. Thực trạng nói trên làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước”. Từ đó khẳng định quyết tâm chống tham nhũng: “Trong tư tưởng cũng như hành động, phải triệt để chống tham nhũng, chống đặc quyền, đặc lợi” [21]. Đảng cộng sản Việt Nam từ Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 [22] đến nay đã coi tham nhũng là một trong bốn nguy cơ (từ Đại hội X năm 2006 là một trong bốn thách thức) đối vai trò lãnh đạo của Đảng, ổn định chính trị - xã hội và đối với với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong vòng hơn 30 năm qua, Đảng đã ban hành 7 Nghị quyết Đại hội Đảng và hàng loạt Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, các chỉ thị… trong đó có đưa ra những chủ trương, định hướng chính sách PCTN, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X), Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X, Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X. Trong đó, mục tiêu được xác định là: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững
  • 6. 2 mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính” [1] và một số giải pháp được đưa ra như: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, CBCC và nhân dân về công tác PCTN, lãng phí; Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ PCTN, lãng phí; Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội; Thực hiện tốt công tác truyền thông về PCTN, lãng phí... Trên cơ sở các chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách PCTN đã được cụ thể hóa trong hàng loạt văn bản, quy định của Nhà nước. Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 chỉ rõ: “Sử dụng tổng thể các giải pháp PCTN; vừa tích cực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn PCTN với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí” [18]. Chiến lược cũng nêu ra các nhóm giải pháp cụ thể để PCTN. Luật PCTN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) (sau đây gọi tắt là Luật PCTN), các văn bản hướng dẫn thi hành, các chương trình hành động, kế hoạch, chỉ thị... được ban hành quy định cụ thể về các giải pháp chính sách phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, các công cụ về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật... của chính sách PCTN. Tập hợp văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để hệ thống mục tiêu và các giải pháp, công cụ của chính sách PCTN được triển khai thực hiện. Trải qua quá trình thực hiện, chính sách PCTN vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, “…cuộc đấu tranh PCTN còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta” [1]. Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) liên tục xếp Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng, năm 2017, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam vẫn chỉ đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu [64]. Khảo sát Phong vũ biểu toàn cầu Việt Nam năm 2017 cũng chỉ ra: 72% người dân được hỏi cho rằng tham nhũng trong khu vực công là vấn đề nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng (năm 2013 là 60%), và chỉ có 4% cho rằng tham nhũng không phải là một vấn đề ở Việt Nam (năm 2013 là 14%) [75]. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả thấp khiến tham nhũng tiếp tục làm méo mó các quan hệ kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, cản trở đầu tư nước ngoài, khiến cho những người không đủ năng lực có thể được nhận vào làm việc trong bộ máy nhà nước, được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng, làm đảo lộn trật tự, văn hóa, các chuẩn mực đạo đức xã hội, làm giảm niềm tin của người dân với nhà nước. Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình hình này là nước ta chưa chú trọng việc xác định tổng thể hiện trạng vấn đề của chính sách PCTN để thiết kế chính sách
  • 7. 3 đảm bảo tính khoa học, có mục tiêu phù hợp với hiện trạng vấn đề chính sách, có tính khả thi, hiệu quả, có hệ thống các giải pháp, công cụ đồng bộ, thống nhất, toàn diện, hiệu lực và tạo ra bước đột phá trong việc kiểm soát tình hình tham nhũng. Nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết nhằm tăng tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của chính sách như: xem xét điều chỉnh mục tiêu chính sách cho phù hợp với thực tế để làm cơ sở điều chỉnh các giải pháp, công cụ chính sách; tăng tính phù hợp, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản chính sách; khắc phục những mâu thuẫn, khoảng trống trong nội dung chính sách; hoàn thiện các giải pháp kiểm soát quyền lực để phòng ngừa tham nhũng, kiểm soát tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn, kiểm soát xung đột lợi ích, đổi mới chính sách xử lý hành vi tham nhũng, đảm bảo sự khách quan, độc lập trong hoạt động của cơ quan, tổ chức là công cụ của chính sách PCTN, đảm bảo sự phù hợp của nội dung chính sách với định hướng của Đảng cầm quyền, với thực tế nền kinh tế đang chuyển đổi, bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội, năng lực của đối tượng thực thi... Hiệu quả PCTN đòi hỏi khuôn khổ chính sách đồng bộ, khả thi không chỉ dựa trên yêu cầu của công tác PCTN, của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà còn phải đáp ứng yêu cầu của các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia trong đó có Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, các hiệp ước về kinh tế… và tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Để giải quyết được tất cả những đòi hỏi trên, góp phần vào việc đảm bảo hiệu quả của chính sách, giảm thiểu tình hình tham nhũng nghiêm trọng ở Việt Nam, tôi lựa chọn vấn đề “Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. Luận án sẽ đánh giá tổng thể chính sách PCTN ở Việt Nam theo một hệ thống tiêu chí khoa học, chặt chẽ để tìm ra các hạn chế, lý giải các nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện nội dung chính sách, đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của chính sách. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án - Mục đích: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách phòng, chống tham nhũng để có cơ sở khoa học phân tích, đánh giá chính sách phòng, chống tham nhũng theo các tiêu chí đánh giá chính sách công và đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. - Để đạt được mục đích trên, Luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: + Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chính sách phòng, chống tham nhũng, bao gồm: khái niệm, đặc điểm và nội dung chính sách (vấn đề, mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách), vai trò, ý nghĩa của chính sách, tiêu chí đánh giá chính sách PCTN và các yếu tố tác động đến chính sách PCTN.
  • 8. 4 + Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam hiện nay theo các tiêu chí đã được xác định và chỉ rõ những hạn chế của chính sách PCTN ở Việt Nam theo từng tiêu chí, những nguyên nhân cơ bản gây nên những hạn chế đó. + Dự báo tình hình tham nhũng, bối cảnh thời gian tới, xác định các yêu cầu, đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể cho việc hoàn thiện chính sách PCTN ở Việt Nam nhằm khắc phục các hạn chế đã xác định theo hệ thống tiêu chí và giải pháp, kiến nghị giải quyết các nguyên nhân nhằm hỗ trợ cho việc hoàn thiện chính sách. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án * Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chính sách phòng, chống tham nhũng và thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Tác giả không tiếp cận nghiên cứu, đánh giá về chu trình các bước hoạch định, xây dựng, thực hiện, đánh giá chính sách PCTN mà tiếp cận nghiên cứu về nội dung chính sách PCTN (bao gồm hệ thống mục tiêu, giải pháp, công cụ của chính sách PCTN được xác lập trong các văn bản chính sách) và kết quả thực hiện chính sách để đánh giá theo các tiêu chí đánh giá một chính sách công tốt. Với dung lượng bị giới hạn của Luận án, tác giả chỉ tập trung đánh giá trên góc độ hệ thống mà không đi sâu vào từng giải pháp, công cụ của chính sách PCTN. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu về chính sách PCTN của Việt Nam, bên cạnh đó tìm hiểu khái quát yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng để đánh giá nội dung chính sách và tham khảo chính sách PCTN của một số quốc gia trên thế giới. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách PCTN trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2018. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án Luận án sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận trong việc nghiên cứu các nội dung của Luận án. Vấn đề, mục tiêu, các giải pháp, công cụ chính sách PCTN được phân tích, đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Bên cạnh đó, chính sách PCTN được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với các yếu tố tác động ảnh hưởng của môi trường chính sách, đánh giá chính sách dựa trên bối cảnh của giai đoạn được lựa chọn. Các giải pháp, kiến nghị được đưa ra trên cơ sở các hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và phù hợp với dự báo về bối cảnh của giai đoạn tiếp theo. Về phương pháp tiếp cận: Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận từ lý thuyết, ứng dụng vào thực tiễn để tìm ra giải pháp: các lý thuyết về chính sách công, về PCTN, đặc biệt
  • 9. 5 là các tiêu chí đánh giá một chính sách tốt được sử dụng để làm căn cứ đánh giá thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam, từ đó tìm ra các hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Bên cạnh đó, Luận án cũng sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực: chính sách PCTN được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ của các chuyên ngành khác nhau như chính sách công, luật học, chính trị học, hành chính học,... để phân tính, đánh giá và đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề đặt ra. Về phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu: Để thu thập thông tin, Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ các báo cáo, kết quả khảo sát, điều tra của các CQNN, các tổ chức trong nước và quốc tế, các công trình nghiên cứu khoa học, sách báo, tạp chí, thu thập thông tin tại các hội thảo khoa học, qua việc tham gia xây dựng, hoàn thiện các văn bản về PCTN, những thông tin/tài liệu sơ cấp như các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản của Nhà nước, tham vấn ý kiến các chuyên gia. Trong quá trình viết báo cáo nghiên cứu, Luận án sử dụng các phương pháp: - Phương pháp phân tích, đánh giá chính sách: sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, sử dụng số liệu thứ cấp, kiểm định giả thuyết bằng các bằng chứng định lượng và lịch sử, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, diễn giải để kiểm định giả thuyết, đưa ra các đề xuất cụ thể dựa trên việc diễn giải các bằng chứng một cách định tính. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp thực trạng các nội dung hiện hành của chính sách trong hệ thống các văn bản của nhà nước, hiện trạng vấn đề chính sách, tính hiệu lực, hiệu quả, các yếu tố tác động đến chính sách thông qua hệ thống các báo cáo chính thức, các nghiên cứu khảo sát liên quan tới vấn đề này. - Phương pháp so sánh: So sánh nội dung chính sách trong các văn bản của nhà nước với định hướng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, so sánh chính sách PCTN của Việt Nam với một số quốc gia trên cơ sở có sự đánh giá tương đồng về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội. Đối chiếu chính sách PCTN của Việt Nam với yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. So sánh thực trạng giữa thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc trong khoảng thời gian lựa chọn nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, tổng hợp. - Phương pháp dự báo khoa học: trên cơ sở thực trạng của chính sách PCTN, tình hình tham nhũng, những hạn chế,… để dự báo vấn đề của chính sách PCTN trong tương lai và đưa ra những giải pháp trong khoảng thời gian nhất định để làm chuyển biến tình hình tham nhũng về trạng thái mong muốn xác định. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp mới về khoa học trên các phương diện sau đây:
  • 10. 6 Về phương pháp nghiên cứu: Luận án là công trình tiếp cận nghiên cứu về PCTN dưới góc độ của khoa học chính sách công nhằm đánh giá tổng thể nội dung chính sách PCTN bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chính sách công trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích chính sách (xác định vấn đề, nội dung chính sách…), đặc biệt là vận dụng các tiêu chí đánh giá chính sách tốt để đánh giá thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam. Về lý luận, Luận án phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu, làm rõ trong các công trình nghiên cứu hiện nay về PCTN như: nội hàm khái niệm chính sách PCTN, các đặc điểm cơ bản về chủ thể, thể chế, cấu thành nội dung của chính sách PCTN, vai trò, ý nghĩa của chính sách PCTN, các tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến chính sách PCTN Về thực trạng, giải pháp: - Dựa trên cách tiếp cận của khoa học chính sách công, Luận án xác định mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách PCTN và phân tích, đánh giá theo các tiêu chí phù hợp, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi, hiệu lực và hiệu quả. Mục tiêu của chính sách là vấn đề mang tính vĩ mô mà các công trình nghiên cứu hiện có chưa đề cập đến, sẽ được đưa ra đánh giá theo các tiêu chí đã nêu. Việc phân tích, đánh giá chính sách PCTN theo các tiêu chí sẽ đảm bảo tính mới của Luận án và cho phép đánh giá toàn diện nội dung chính sách cũng như kết quả thực thi chính sách trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Kết quả thực thi chính sách được sử dụng để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Từ đó, Luận án đề ra các giải pháp điều chỉnh mục tiêu tổng thể, hoàn thiện nội dung chính sách mang tính toàn diện theo các tiêu chí cụ thể. - Luận án nghiên cứu, đánh giá các giải pháp, công cụ của chính sách PCTN một cách tổng thể trong mối quan hệ biện chứng với nhau và hướng tới mục tiêu nhằm tìm ra những hạn chế, những khoảng trống, chồng chéo về tổng thể, những bất cập của hệ thống giải pháp, công cụ chính sách để có giải pháp hoàn thiện, lấp đầy các khoảng trống, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những công cụ, giải pháp còn nhiều hạn chế, vướng mắc theo mục tiêu chính sách mà Luận án khuyến nghị điều chỉnh. - Luận án nghiên cứu, đánh giá tổng thể chính sách PCTN của Việt Nam trên cơ sở hiện trạng của vấn đề chính sách, trong môi trường các yếu tố tác động đến chính sách, dự báo vấn đề chính sách trong lương lai để đề ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách mang tính phù hợp hơn với hiện trạng vấn đề chính sách, với các yếu tố khách quan của môi trường chính sách. Trên cơ sở đó, Luận án còn đưa ra các giải pháp, kiến nghị điều chỉnh các yếu tố tác động đến chính sách để đảm bảo tối đa hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Đây là cách tiếp cận đánh giá khác so với các công trình nghiên cứu hiện có về PCTN của Việt Nam.
  • 11. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết thúc quá trình nghiên cứu, Luận án dự kiến đạt được những kết luận, kết quả có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như sau: Về lý luận: Luận án hình thành, bổ sung các vấn đề lý luận về chính sách PCTN còn thiếu hiện nay như: nội hàm khái niệm chính sách PCTN, xác định các đặc điểm, nội dung của chính sách PCTN (mục tiêu, giải pháp, công cụ), khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của chính sách PCTN trong hệ thống chính sách quốc gia, xác định được các yếu tố cơ bản về khách quan và chủ quan tác động đến chính sách PCTN, đặc biệt là xác định được các tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách PCTN. Về thực tiễn: Luận án phân tích hiện trạng vấn đề chính sách, đánh giá mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách PCTN ở Việt Nam được quy định và cụ thể hóa trong hệ thống văn bản chính sách theo các tiêu chí phù hợp, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi, hiệu lực, hiệu quả. Trên cơ sở các hạn chế rút ra trong từng tiêu chí, các nguyên nhân tác động và dự báo vấn đề chính sách thời gian tới, Luận án đưa ra các yêu cầu và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách PCTN ở Việt Nam. Tiếp cận đánh giá tổng thể nội dung từ mục tiêu cho tới giải pháp, công cụ chính sách theo các tiêu chí là cách tiếp cận mới so với các công trình nghiên cứu về PCTN ở Việt Nam hiện nay. Điều này giúp cho việc rút ra hạn chế, đề xuất các phương hướng, giải pháp mang tính tổng thể, chiến lược, có cơ sở khoa học vững chắc và phù hợp với thực tế. Những yêu cầu, giải pháp, kiến nghị mà Luận án đưa ra sẽ cung cấp tư liệu cho cơ quan có thẩm quyền tham khảo trực tiếp cho việc xây dựng Chiến lược quốc gia về PCTN giai đoạn tiếp theo (từ năm 2020 đến năm 2030), điều chỉnh quy định trong các văn bản thể chế cụ thể hóa các giải pháp, công cụ của chính sách, tiến hành các giải pháp hỗ trợ cho việc hoàn thiện chính sách. Bên cạnh đó, Luận án còn là tài liệu để khai thác trong giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo và các cơ quan, tổ chức khác, là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về chính sách PCTN. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả và tài liệu tham khảo, Luận án được chia làm bốn chương: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chƣơng 2. Những vấn đề lý luận về chính sách phòng, chống tham nhũng; Chƣơng 3. Thực trạng chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; Chƣơng 4. Giải pháp hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
  • 12. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng Lý luận về tham nhũng là nền tảng để phát triển các lý luận về PCTN. Nó được nhiều công trình nghiên cứu, phân tích lý giải. Một số nghiên cứu đề cập đến các vấn đề về PCTN dưới góc độ kinh tế học, luật học, chính trị học... Cụ thể như: Hệ thống phân loại tham nhũng theo bản chất và mức độ, cơ hội để đạt được lợi ích bất chính tồn tại ở tất cả các quốc gia, các yếu tố xác định quy mô và mức độ tác động của các khoản chi cho việc hối lộ và việc đánh giá hậu quả tham nhũng trên các mặt, chính sách PCTN muốn thành công cần hướng tới việc cải thiện hiệu quả, sự công bằng của Chính phủ và nâng cao hiệu quả của khu vực tư, việc chống tham nhũng sẽ không hiệu quả nếu Chính phủ cứng nhắc, thiếu trách nhiệm và chuyên quyền được chỉ ra trong tác phẩm The Political Economy of Corruption/Kinh tế chính trị của tham nhũng của Susan Rose-Ackerman, Causes and Consequences [99]. Nghiên cứu Elements of a Successful Anticorruption Strategy/Các yếu tố của một chiến lược chống tham nhũng thành công của Jeremy Pope chỉ ra chống tham nhũng là một quá trình lâu dài, là công cụ để đạt được mục tiêu lớn hơn - đó là một Chính phủ hiệu lực, công bằng và hiệu quả hơn. Để tiến tới một chiến lược tổng thể, phải bao gồm các tiêu chí là ngăn ngừa, cưỡng chế, nhận thức của công chúng và xây dựng thiết chế [87]. Bài viết Overview of corruption and anti-corruption in Vietnam/Tổng quan về tham nhũng và chống tham nhũng tại Việt Nam của TI đã đưa ra những phân tích ngắn gọn về các dạng tham nhũng ở Việt Nam và các khuôn khổ pháp luật, thể chế chống tham nhũng tại Việt Nam [104]; bài viết Corruption and Human Rights: Making the Connection/Tham nhũng và quyền con người: Thiết lập mối liên hệ của International Council on Human Rights Policy/Hội đồng quốc tế về chính sách nhân quyền, chỉ ra tham nhũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người. Biện pháp hữu hiệu nhất để chống tham nhũng là tôn trọng và thi hành các nguyên tắc nhân quyền cốt lõi như trách nhiệm giải trình (TNGT), tính minh bạch, không phân biệt đối xử và đảm bảo thi hành. Để được như vậy, cần phải tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và Công ước Liên hợp quốc về quyền con người [85].
  • 13. 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách công và chính sách phòng, chống tham nhũng nói chung Nghiên cứu về chính sách PCTN cần bắt đầu từ quan niệm về chính sách công, phân tích các đặc điểm cơ bản của chính sách PCTN dựa trên cơ sở các đặc điểm cơ bản của chính sách công về vấn đề, mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách, đánh giá chính sách PCTN theo các tiêu chí. Trên thế giới, việc phân tích, đánh giá chính sách công được đề cập đến trong nhiều tài liệu: Một số sách nghiên cứu các khái niệm và mô hình phân tích chính trị để giải thích lĩnh vực chính sách công lớn như tư pháp hình sự, quốc phòng, giáo dục, thuế…, cung cấp các công cụ để phân tích, cái nhìn tổng quan về toàn bộ chu trình chính sách từ lập chương trình kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và đánh giá chính sách, giới thiệu về các chức năng chính sách chủ chốt, những thách thức và cách giải quyết. Với ví dụ đa dạng từ các nước đã làm nổi bật các nguyên tắc và thực hành chính để nhà nước quản lý hiệu quả các quá trình và kết quả chính sách như: Understanding Public Policy/ Nhận thức về chính sách công của Thomas R.Dye [101], The Public Policy Primer: Managing the Policy Process/Nhập môn chính sách công: quản lý quá trình chính sách của Xun Wu, M Ramesh, Michael Howlett, Scott Fritzen [108]. Một số sách đã đề cập về vấn đề và cách tiếp cận vấn đề chính sách, cơ chế xây dựng (xác định một vấn đề để thiết lập chương trình nghị sự, đánh giá, sửa đổi, hoặc chấm dứt một chính sách), nội dung, thực hành và đánh giá chính sách, sử dụng cách tiếp cận liên ngành để phân tích các vấn đề chính sách, cung cấp lời khuyên áp dụng các kỹ thuật phân tích tiên tiến, phân tích các giai đoạn chính của quá trình chính sách từ xây dựng, xác định mục tiêu, kiểm tra tình hình, lựa chọn phương pháp, thực hiện, cung cấp dịch vụ đến đánh giá kết quả, cung cấp các kỹ năng thực tế để phân tích chính sách như cách lựa chọn vấn đề chính sách, phương pháp luận, quy trình, khung tổng hợp, phương pháp, lịch sử phát triển của phân tích chính sách, vai trò của nó trong quá trình chính sách, các phương pháp tiếp cận phân tích chính sách, phương pháp phân tích định lượng, định tính, thảo luận về các công cụ để tinh chỉnh lựa chọn chính sách, các lĩnh vực chính sách quan trọng như kinh tế và ngân sách, giáo dục, môi trường…như: Sách Public Policy Making: An Introduction/Giới thiệu về xây dựng chính sách công của James. E. Anderson [86], Policy Analysis: A Political and Organizational Perspective/ Phân tích chính sách, dưới góc nhìn tổ chức và chính trị của William l. Jenkins [106], Public Policy: An Introduction to the Theory and Practice of Policy Analysis/ Chính sách công: Giới thiệu về lý thuyết và thực hành của phân tích chính sách của D.W. Parsons [70], Policy Analysis: Concepts and Practice/Khái niệm và thực hành phân tích chính sách của David Leo Weimer, Aidan R. Vining [71], Policy Analysis for Practice: Applying Social Policy/ Thực hành phân tích chính sách: áp dụng cho chính
  • 14. 10 sách xã hội của Spicker, Paul [100], Public Policy Analysis: An Introduction/ Phân tích chính sách công: một giới thiệu của William N. Dunn [106], A Practical Guide for Policy Analysis: The Eightfold Path to More Effective Problem Solving/Hướng dẫn thực hành phân tích chính sách của Eugene Bardach [72], Handbook of Public Policy Analysis: Theory, Methods, and Politics/Sổ tay phân tích chính sách: lý thuyết, phương pháp và chính trị của Frank Fischer, Gerald J Miller, Mara S Sidney [73] và Public policy: politics, analysis, and alternatives/Chính sách công: Chính trị, phân tích, và các giải pháp thay thế của Michael E. Kraft, Scott R. Furlong [91]. Một số công trình nghiên cứu về chính sách PCTN tại các khu vực hoặc quốc gia nhất định: Anti-corruption policies in Asia and the Parcific: The legal and institutional frameworks for fighting corruption in twenty-one Asian and Parcific country/Chính sách chống tham nhũng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Khung pháp lý nhằm đấu tranh với tham nhũng tại 21 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương của Asia Development Bank/Ngân hàng phát triển Châu Á đã tổng hợp chương trình hành động, đưa ra các công cụ pháp lý, cơ chế chống tham nhũng ở khu vực công và tư, các loại hình phạt phổ biến đối với tội tham nhũng và liên quan, phân tích quá trình điều tra, phát hiện và truy tố tội tham nhũng, việc cảnh báo và giáo dục về hành vi tham nhũng của các quốc gia này [64]; The effectiveness of anti-corruption policy/Hiệu quả của chính sách chống tham nhũng của Professor Rema Hanna, Sarah Bishop, Sara Nadel, Gabe Scheffler, Katherine Durlacher đã nghiên cứu tổng quan về hiệu quả của các chính sách chống tham nhũng ở các nước phát triển, phân loại quy định chính sách vào 2 loại: (1) các chương trình giám sát và ưu đãi, (2) các chương trình thay đổi quy tắc của hệ thống, sau đó phân tích bằng chứng hiện có về các lợi ích và chi phí của các chương trình nhằm làm rõ: những loại đòn bẩy chính sách có sẵn để giảm tham nhũng, những loại chính sách đã phải chịu sự đánh giá khắt khe, những loại chính sách đã không bị lệ thuộc vào đánh giá nghiêm ngặt và yêu cầu thử nghiệm thêm [97]. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến một số giải pháp, công cụ cụ thể của chính sách phòng, chống tham nhũng Chính sách công là khoa học được tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở tích hợp của nhiều khoa học như luật học, xã hội học, chính trị học, kinh tế học… nên khi PCTN được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ của các khoa học này thì cũng làm cho một số nội dung của chính sách PCTN được sáng tỏ. Dưới góc độ của các khoa học đó, trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu đề cập, phân tích liên quan một số giải pháp và công cụ cụ thể của chính sách PCTN như: Anti-corrruption tool kit: Global programme against corruption/Công cụ chống tham nhũng: Chương trình chống tham nhũng toàn cầu của United Nations Office on Drugs and Crime/Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm, gồm những
  • 15. 11 giới thiệu có hệ thống về các tổ chức chống tham nhũng toàn cầu, các biện pháp ngăn chặn nạn tham nhũng, các biện pháp phổ biến nhận thức tác hại của tham nhũng, luật chống tham nhũng, kiểm soát và đánh giá nạn tham nhũng [105]; Bài viết Examples of national anti-corruption strategies/ Ví dụ về chiến lược chống tham nhũng quốc gia của Maíra Martini phân tích ví dụ về chiến lược chống tham nhũng hiệu quả từ việc thiết kế đảm bảo, giám sát và đánh giá phải có cơ quan đảm nhận, các nguồn lực và năng lực, các chỉ số đo lường, phương pháp, thách thức trong thiết kế và thực hiện như chính trị, xác định trình tự và ưu tiên: cán bộ, thiếu tự chủ của các cơ quan phối hợp, thiếu sự tham gia của các bên liên quan, thiếu chẩn đoán [92]. Controlling corruption in Asia and the Parcific/Kiểm soát tham nhũng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Asia Development Bank/Ngân hàng phát triển Châu Á bao gồm các bài thuyết trình về: chiến lược chống tham nhũng, kiểm soát tính chính trực trong khu vực tư và công, phác thảo và vận dụng luật bảo vệ đối tượng tố cáo tham nhũng, những hỗ trợ pháp lý và vấn đề thu hồi tiền tham nhũng [63]...; Anti- coruption year book 1995/Niên giám về chống tham nhũng 1995, The Ministry of Investigation Bureau Repulic of China, 1995/ Giới thiệu sơ lược về Cục chống tham nhũng thuộc Bộ điều tra tư pháp Trung Quốc đã phân tích toàn diện các cuộc điều tra tham nhũng và hành động phi pháp, những gian lận trong lĩnh vực pháp lý và xây dựng công trình công cộng do MJIB điều tra năm 1995 [62]. Hệ thống giải pháp PCTN trong khu vực tư, từ việc xây dựng chương trình tuân thủ của công ty (từ khung pháp lý điều chỉnh đến cơ chế khuyến khích nội bộ việc thực hiện) đến việc xây dựng chương trình hành động đạt hiệu quả tối đa (xây dựng nền văn hóa tuân thủ đến các biện pháp đảm bảo thực hiện trên thực tế) được đưa ra trong Fighting Corruption in East Asia: Solutions from the Private Sector/Chống tham nhũng ở Đông Á – Giải pháp từ khu vực kinh tế tư nhân của Jean-Franpois Arvis, Ronald E. Berenbeim [88]. Vai trò then chốt của việc quản lý và PCTN đã được thừa nhận là ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (MDGs) và phát triển toàn cầu sau năm 2015. Tuy nhiên, sự biến đổi của các chủ thể công và tình trạng tham nhũng đang cản trở việc hoàn thành hai mục tiêu nói trên. Xuất phát từ đó Báo cáo Preventing corruption in public administration: Citizen Engagement for improved transparency and accountability/Ngăn chặn tham nhũng trong hành chính công: sự tham gia của công dân nhằm nâng cao tính minh bạch và TNGT, của nhóm 82 chuyên gia đến từ 25 nước, người chỉ đạo là Haiyan Quian, Ban Thư ký Liên hợp quốc đã tập trung làm rõ 3 nội dung nhằm ngăn chặn tham nhũng và kêu gọi sự tham gia của công dân vào công tác này: (1) nâng cao hiệu quả thể chế khu vực công (2) phát triển nguồn nhân lực khu vực công (3) tăng cường TNGT thông qua việc minh bạch thông tin và kỹ thuật truyền thông [69].
  • 16. 12 Một số công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò của xã hội trong PCTN: The role of civil society in fighting corruption in Russia and Poland/Vai trò của xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng ở Nga và Ba Lan của Andrey Kalikh đã chỉ ra tác động của các chủ thể phi chính phủ trong PCTN ở Ba Lan và từ đó đưa ra những khuyến nghị cho Nga: (i) tăng cường sự đoàn kết, thống nhất giữa các tổ chức phi chính phủ để tạo thành một liên minh vững mạnh, có tầm ảnh hưởng, và thực hiện những mục tiêu cụ thể, (ii) chức năng giám sát của liên minh này có thể tạo ra áp lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và ảnh hưởng tới những chính sách chung của Nga, (iii) sử dụng truyền thông như một công cụ hữu hiệu để PCTN và công nhận vai trò của người tố cáo hành vi tham nhũng, xây dựng cơ chế pháp lý để bảo vệ họ [65]; Báo cáo The experience of civil society as anticorruption actor in East Central Europe/ Kinh nghiệm của xã hội như một chủ thể chống tham nhũng ở Đông Trung Âu của Alina Mungiu - Pippidi đã phân tích (i) sự liên kết của xã hội và sự quản lý tốt, (ii) kiểm tra, đánh giá sự liên kết này, (iii) đề xuất mô hình có thể giải quyết khó khăn trong việc thiết lập một “thuyết phổ biến đạo đức” như một quy chuẩn trong việc quản lý ở các nước cộng sản hậu chủ nghĩa (iv) đưa ra các số liệu của dự án “quản trị tốt” để thấy được ảnh hưởng của các yếu tố (quy định pháp luật, sự tự do định đoạt viện trợ công,…) đối với xã hội [66]; The role of civil society in the fight against corruption/Vai trò của xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng của Huguette Labelle đã khái quát công tác chống tham nhũng trên phương diện chính trị và kinh tế, đề ra một số giải pháp: (i) tăng cường minh bạch quốc tế thông qua bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng, (ii) đề cao vai trò của xã hội, (iii) đẩy mạnh tính minh bạch, liêm khiết và TNGT của nhà nước, (iv) khuyến khích hoạt động kinh doanh lành mạnh, trong sạch, (v) tập trung giáo dục sớm về chống tham nhũng [75]. Một số công trình nghiên cứu về minh bạch, hiện đại hóa nền hành chính như là một giải pháp, công cụ quan trọng của chính sách PCTN: Is transparency an effective anti-corruption strategy? Evidence from a field experiment in India/ Chiến lược chống tham nhũng hiệu quả là minh bạch? Bằng chứng từ một thử nghiệm thực địa tại Ấn Độ của Leonid Peisakhin and Paul Pinto đã đánh giá hiệu quả của tính minh bạch và tiếp cận thông tin là công cụ chống tham nhũng, cung cấp bằng chứng để hỗ trợ cho giả thuyết cải cách quy định, gia tăng sự minh bạch và tính sẵn sàng của thông tin như ban hành luật Quyền Thông tin có thể dẫn đến phân phối dịch vụ tốt hơn cho người nghèo [90]; Is Transparency the Key to Reducing Corruption in Resource-Rich Countries?/ Tính minh bạch là chìa khóa để giảm tham nhũng ở các quốc gia giàu tài nguyên của Ivar Kolstad, Arne Wiig đã đề cập tính minh bạch ngày càng được xem như là trung tâm để kiềm chế tham nhũng của các nước đang phát triển, giàu tài nguyên, nó xem xét các cơ chế chính thông qua đó minh bạch có thể giảm tham nhũng và lập luận rằng cải cách minh
  • 17. 13 bạch nên tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất để giảm các lời nguyền tài nguyên [84]; Using ICTs to create a culture of transparency: E-government and social media as openness and anti-corruption tools for societies/Sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra một nền văn hóa minh bạch: Chính phủ điện tử và truyền thông xã hội như một công cụ mở và chống tham nhũng cho xã hội của Seongcheol Kima, Hyun Jeong Kimb, Heejin Leec đã chứng minh, phân tích tác động tiềm năng của Chính phủ điện tử và phương tiện truyền thông như một công cụ chống tham nhũng, thúc đẩy sự cởi mở, minh bạch và giảm tham nhũng; E-Government as an anti-corruption strategy/ Chính phủ điện tử như một chiến lược chống tham nhũng của Thomas Barnebeck Andersen đã ước tính tác động của chính phủ điện tử vào kiểm soát tham nhũng [102]. Như vậy, các giải pháp, công cụ chủ yếu của chính sách PCTN được các công trình nước ngoài đưa ra phân tích chi tiết gồm: (i) Tăng cường minh bạch, tiếp cận thông tin, trách nhiệm giải trình; (ii) Huy động sự tham gia của xã hội dân sự; (iii) Hiện đại hóa nền hành chính thông qua xây dựng Chính phủ điện tử… Các công trình đã tiếp cận nghiên cứu sâu và chi tiết vào các giải pháp, công cụ này, đưa ra các khuyến nghị chủ yếu về mặt pháp luật và thực thi pháp luật để tăng cường hiệu quả của các giải pháp, công cụ đó trên thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia được nghiên cứu. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận và thực trạng tham nhũng Định nghĩa, bản chất, các dấu hiệu đặc trưng, nguyên nhân của tham nhũng, các loại tham nhũng và hậu quả, tham nhũng từ góc độ văn hoá đã được một số tác giả phân tích như: đề tài: “Một số vấn đề chung về tham nhũng”, Trần Ngọc Đường, Hà Nội, 2007; một số sách: “Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng”, Nguyễn Văn Thanh, Trần Đức Lượng, Phạm Duy Nghĩa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004, “Tài liệu bồi dưỡng về PCTN”, Thanh tra Chính phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, “Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống tham nhũng”, Bùi Mạnh Cường, Nxb. Lao động - xã hội, 2003; Một số bài viết: “Tham nhũng: Khái niệm, phân loại, nguyên nhân và hậu quả”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 9-2005, tr 57-76; “Tham nhũng có phải là do mặt trái của cơ chế thị trường", Hạnh Liên, Tạp chí Ngân hàng, 2006, Số 16, Tr.64-66; “Những yếu tố tâm lý và xã hội của hành vi tham nhũng và biện pháp khắc phục”, Quốc Chấn, Tạp chí Nghiên cứu con người, 2006, Số 4 (25), Tr.49-53. Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam cũng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau: Các hình thái tham nhũng: Giám sát các khả năng tham nhũng ở cấp ngành”- J. Edgardo Campos, Sanjay Pradhan, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2008, Thực trạng và nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam”, Nguyễn Văn Thanh, Hà Nội, 2007, “Một số nguy cơ tham nhũng dễ phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam”, Đinh Văn Minh (Chủ biên), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà
  • 18. 14 Nội, 2011, “Tài liệu bồi dưỡng về PCTN”, Thanh tra Chính phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008. Trong đó, đã phân tích về tham nhũng, lãng phí và những nguyên nhân trong một số lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản; y tế, giáo dục; cổ phẩn hoá doanh nghiệp nhà nước; quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đất đai, hoạt động tư pháp, thanh tra, kiểm tra, điều kiện, tác hại của tham nhũng, xu hướng phát triển, những vấn đề có tính quy luật và biểu hiện của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách phòng, chống tham nhũng 1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về chính sách Các khái niệm về chính sách công và một số vấn đề cơ bản như cấu trúc nội dung, chu trình chính sách công, qui trình xây dựng, nguyên tắc, các bước và phương pháp, công cụ hoạch định chính sách công; yêu cầu, các hình thức, phương pháp tổ chức thực thi chính sách công được phân tích trong một số tác phẩm như: Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình chính sách, Lê Chi Mai, Nxb Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, 2001, Tìm hiểu về khoa học chính sách công, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999, Chính sách công – Những vấn đề cơ bản, PGS, TS. Nguyễn Hữu Hải, Nxb Chính trị quốc gia, 2016, Bàn về khái niệm chính sách công, Hồ Việt Hạnh, Tạp chí nhân lực khoa học xã hội, năm 2017. Những nội dung này sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển để đưa ra quan niệm của riêng mình và làm cơ sở cho các phân tích về chính sách PCTN. Một số tác phẩm đã đi sâu nghiên cứu về phân tích, giám sát và đánh giá chính sách công; đo lường kết quả thực hiện chính sách công; các phương pháp đánh giá tác động, tổ chức, báo cáo và phổ biến đánh giá tác động chính sách, phương pháp phân tích chính sách công, nhận định một số vấn đề trong đánh giá chính sách công ở Việt Nam hiện nay như: Giáo trình phân tích và hoạch định chính sách công (2006) của Học viện Hành chính quốc gia, Đại cương về phân tích chính sách công, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải và ThS. Lê Văn Hòa, 2015, Nxb chính trị quốc gia, Giám sát và đánh giá chính sách công, TS. Lê Văn Hòa, 2016, Nxb chính trị quốc gia. Bài viết: “Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp”, PGS,TS. Nguyễn Đăng Thành, Tạp chí Cộng sản, 2012, “Đánh giá chính sách công tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, PGS.TS Đỗ Phú Hải, Tạp chí Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM, Khu vực II, TP HCM, 2014. Tác phẩm Chính sách công của Hoa Kỳ, Lê Vinh Danh, 2001, NXB Thống kê, đã phân tích có hệ thống về nền tảng chính sách công của quốc gia này, đặc biệt gắn chặt với nền quản lý kỹ trị, cơ cấu quyền lực nhà nước, nhất là quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Đây cũng là cơ sở để tác giả tham khảo lý thuyết trong phân tích và đánh giá chính sách PCTN. 1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thể chế, nội dung và việc thực hiện các giải pháp và công cụ của chính sách phòng, chống tham nhũng
  • 19. 15 Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước tiếp cận dưới góc độ luật học, kinh tế học có đề cập đến thể chế và các giải pháp, công cụ PCTN. Tuy không được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ chính sách công nhưng những nội dung nghiên cứu sâu về các vấn đề này có liên quan mật thiết đến các phân tích về thể chế, giải pháp và công cụ chính sách của chính sách PCTN, cụ thể như: Các công trình đưa ra các chủ trương, giải pháp về PCTN, các cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra trong công tác PCTN, phân tích các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cuộc đấu tranh PCTN, phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN ở Việt Nam trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thông qua việc giám sát quyền lực nhà nước, phát huy vai trò của xã hội, PCTN trong khu vực tư như: “Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng”, Nguyễn Văn Thanh, Trần Đức Lượng, Phạm Duy Nghĩa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004; Đề tài khoa học: “Đấu tranh chống tham nhũng với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Đào Trí Úc, Hà Nội, 2007; “Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng, chống”, Ban Chỉ đạo Trung ương 6, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp PCTN ở Việt Nam hiện nay”, Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008; “Đấu tranh chống tham nhũng - trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, xã hội và công dân”, Lê Quỳnh s.t., tuyển chọn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, ; “Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về tham nhũng”, Nguyễn Thị Thu Nga, 2017; “Phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sỹ, Phạm Thị Huệ, 2016. Các công trình phân tích nhiệm vụ chống tham nhũng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, tình hình công tác chống tham nhũng, các giải pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả chống tham nhũng, nghiên cứu pháp luật về PCTN, tội phạm tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng, hướng hoàn thiện pháp luật về PCTN, nghiên cứu về điều tra tội phạm tham nhũng như: Đề tài: “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN ở Việt Nam cho đến năm 2020”, Mai Quốc Bình, Hà Nội, 2007; “Thực trạng công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam”, Nguyễn Văn Luật, Hà Nội, 2007; “Các giải pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng”, Đinh Văn Minh, Hà Nội, 2007; Luận án tiến sĩ: “Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam”, Trần Văn Đạt, Học viện Kỹ thuật Quân sự, 2012; “Hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay”, Trần Đăng Vinh, Trường đại học Luật Hà Nội, 2013. Các công trình hướng dẫn về các giải pháp phòng ngừa, hình sự hóa và thực thi pháp
  • 20. 16 luật, hợp tác quốc tế và thu hồi tài sản, đưa ra các phương án và những cân nhắc về chính sách mà mỗi quốc gia thành viên cần xem xét trong các nỗ lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, chủ trương và giải pháp để thực thi có hiệu quả Công ước tại Việt Nam: “Hướng dẫn kỹ thuật về việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng” và “Hướng dẫn lập pháp để thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng”, Cơ quan của Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội, 2011; Đề tài: “Những nghĩa vụ chủ yếu và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam sau khi phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng”, Hà Trọng Công, Hà Nội, 2011; “Thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Huỳnh Phong Tranh, 2015… Các bài viết đăng trên các tạp chí đi vào phân tích một số giải pháp cụ thể như công khai, minh bạch, kiến tạo văn hóa chống tham nhũng, hoàn thiện các cơ chế quản lý trong các lĩnh vực và các biện pháp chống tham nhũng khác như: “Về công tác chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Nguyễn Thế Mạnh, Tạp chí Quản lý nhà nước, 2009, số 160, tr. 33-38; “Tham nhũng và giải pháp phòng, chống từ góc nhìn văn hoá”, Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Cộng Sản, 2009, Số 801, tr. 70-74; “Các biện pháp PCTN của triều Nguyễn trong việc xây dựng kinh đô Huế - Tác dụng và các bài học kinh nghiệm”, Phan Tiến Dũng, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2007, Số 1, Tr.27- 40; “Để công tác PCTN có hiệu quả hơn nữa”, Trần Văn Truyền, Tạp chí Cộng Sản, 2009, Số 801, tr. 27-30. 1.2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công cụ các cơ quan, tổ chức của chính sách phòng, chống tham nhũng Các cơ quan, tổ chức là công cụ quan trọng của chính sách PCTN. Một số công trình và bài viết phân tích vai trò, vị trí, hoạt động của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong công tác PCTN như Chính phủ, cơ quan thanh tra, các bộ, ngành, địa phương, chủ tịch UBND các cấp, tổ chức của Đảng, chỉ ra thực trạng thực hiện thẩm quyền, đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCTN của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền như: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN”, Trần Ngọc Liêm, Hà Nội, 2007; “Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, báo cáo việc thực hiện công tác PCTN của các bộ, ngành, địa phương hiện nay”, Phí Ngọc Tuyển, Hà Nội, 2011, Luận án tiến sĩ: “Hoạt động của chính phủ trong phòng ngừa tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam”, Nguyễn Hiếu Vinh, Học viện Cảnh sát Nhân dân, 2012; Sách:“Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với PCTN ở nước ta hiện nay”, Lê Hồng Liêm (chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
  • 21. 17 1.2.2.4. Các công trình nghiên cứu về vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng Các giải pháp về nâng cao vai trò của xã hội được khá nhiều công trình phân tích. Đây cũng là một trong số các giải pháp chính sách mà Luận án cần phân tích. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong thời gian vừa qua về nhóm giải pháp này chủ yếu được tiếp cận từ góc độ luật học, xã hội học, đi sâu vào các quy định của luật thực định và việc thực hiện. Một số tác phẩm đã phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội, Ban thanh tra nhân dân và công dân trong PCTN về mặt lý luận cũng như quy định, đề ra các giải pháp phát huy vai trò này như: “Vai trò của xã hội trong PCTN”, Nguyễn Quốc Hiệp, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011; “Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Trần Quang Nhiếp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; “Thanh tra nhân dân với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và PCTN”, Phạm Thị Huệ, Hà Nội, 2007; “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với công tác PCTN ở Việt Nam”, Nguyễn Tuấn Anh, Hà Nội, 2007. Ngoài ra, một số công trình đề cập đến thực trạng, giải pháp để hoàn thiện các quy định và tăng cường việc thực hiện một số giải pháp, công cụ PCTN như kiểm soát tài sản, thu nhập, chống hối lộ, phát huy dân chủ, công khai minh bạch như: đề tài: “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác chống hối lộ ở Việt Nam”, Đinh Văn Minh, Hà Nội, 2012; “Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”, Phạm Trọng Đạt, 2013; sách: “Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Phạm Thành Nam, Đỗ Thị Thạch, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. 1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 1.3.1. Các vấn đề liên quan đến đề tài Luận án đã được các công trình nghiên cứu thống nhất, làm rõ Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được phân tích chủ yếu dưới góc độ luật học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học… đã đạt được sự thống nhất về một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án. Các công trình đã có những phân tích và luận giải là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp thu và triển khai nghiên cứu các vấn đề trong nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án: - Các công trình đã có sự thống nhất khá cao về quan niệm, đặc trưng, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng nói chung và tham nhũng ở Việt Nam nói riêng. Những vẫn đề này sẽ được kế thừa những điểm phù hợp trong Luận án. - Các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy để chống tham nhũng triệt để cần phải có trọng tậm, trọng điểm, phải sử dụng tối đa các giải pháp pháp, công cụ có thể bởi tham nhũng được coi là một căn bệnh nan y. Các giải pháp phải đi từ phòng ngừa cho tới phát hiện, xử lý, các giải pháp không chỉ từ phía CQNN mà còn phải phát huy tối đa vai trò
  • 22. 18 của xã hội. Trên cơ sở kế thừa, lựa chọn và bổ sung, Luận án sẽ đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia, tổ chức quốc tế theo hướng tiếp cận của chính sách công. - Một số công trình đã có sự phân tích, đánh giá về thực trạng khuôn khổ pháp lý, các biện pháp và công cụ cụ thể trong PCTN như tăng cường tính minh bạch, tiếp cận thông tin, phát huy vai trò xã hội, hiện đại hóa nền hành chính, tổ chức các cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng, kê khai tài sản, thu nhập... Trên cơ sở đó đã có những thống nhất về các thực trạng này. Nhiều công trình đã chỉ ra cụ thể những tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật, việc thực hiện quy định của pháp luật về các vấn đề này. - Một số công trình nghiên cứu cũng đã có sự thống nhất khi đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quy định pháp luật và việc thực hiện quy định của pháp luật về PCTN nói chung, hoàn thiện quy định và việc thực hiện quy định theo từng biện pháp PCTN cụ thể như giải pháp tăng cường hiệu quả giám sát công tác PCTN của một số chủ thể, giải pháp tổ chức các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, nâng cao vai trò của người dân trong PCTN, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kê khai tài sản, thu nhập... 1.3.2. Các vấn đề liên quan đến đề tài Luận án chưa được các công trình nghiên cứu thống nhất, làm rõ Bên cạnh những nội dung đã có sự thống nhất trong các nghiên cứu liên quan thì vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất, còn có sự tranh luận, với các luồng quan điểm, cách tiếp cận khác nhau. Đây là những nội dung mà Luận án cần phải lựa chọn, đưa ra quan điểm rõ ràng. Một số vấn đề còn tranh luận liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án bao gồm: - Quan niệm về chính sách công vẫn còn những điểm chưa thống nhất giữa các học giả, có học giả quan niệm là một tập hợp quyết định chính trị, có học giả quan niệm là những gì chính phủ chọn làm/không làm, là thỏa thuận chính trị hoặc là một quá trình hành động… Mỗi một cách quan niệm lại có những điểm mạnh và yếu khác nhau mà Luận án cần phải nghiên cứu, lựa chọn, kế thừa và phát triển để tìm ra cho mình quan niệm phù hợp nhất với đề tài của Luận án. - Về chủ thể ban hành chính sách ở Việt Nam hiện nay cũng có những quan điểm khác nhau, đó là việc xác định các văn bản do Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành hiện nay có được coi là văn bản chính sách hay không, những nội dung đề cập trong các văn bản của Đảng có phải là nội dung chính sách hay không. Chính vì vậy, Luận án cũng cần phải nghiên cứu, phân tích trên cơ sở cả các quan điểm của các học giả trong nước và quan điểm của các học giả nước ngoài, dựa vào đặc thù của thể chế chính trị ở Việt Nam để từ đó xác định lại cho rõ ràng theo quan điểm của tác giả. - Các công trình tiếp cận ở các góc độ đơn lẻ, như về kinh tế học, luật học, tội phạm học, hành chính học hoặc xã hội học. Mỗi cách tiếp cận khác nhau đưa ra các cơ
  • 23. 19 sở lý luận, đánh giá, kết luận khác nhau và giải pháp, kiến nghị thiên về một khía cạnh khác nhau, có nghiên cứu tập trung vào góc độ hành vi, đề ra các giải pháp, kiến nghị về hình sự, tố tụng hình sự để giải quyết, có nghiên cứu thiên về góc độ chính trị, hành chính, đề ra hệ thống giải pháp tập trung vào vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, nâng cao tính công khai, minh bạch trong quản lý, có nghiên cứu nhấn mạnh đến khía cạnh văn hóa, đạo đức, nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, có nghiên cứu đưa ra các giải pháp trên nhiều góc độ nhưng còn dàn trải, thiếu sự phối hợp, đồng bộ về tổng thể, chưa chỉ ra được giải pháp trọng tâm, ưu tiên, sự phù hợp với bối cảnh. - Các công trình hiện có cũng chưa nghiên cứu sâu về các giai đoạn trong chu trình chính sách PCTN từ hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện cho tới giám sát, kiểm tra, đánh giá chính sách để đề xuất các giải pháp theo cả chu trình khép kín. Luận án không tiếp cận nghiên cứu chính sách PCTN theo chu trình này nhưng một số giai đoạn như xây dựng, giám sát, kiểm tra, đánh giá chính sách PCTN sẽ được nghiên cứu để đưa ra giải pháp chân chính nhằm hỗ trợ cho việc hoàn thiện nội dung chính sách. 1.3.3. Các vấn đề nghiên cứu chưa được làm rõ, cần làm rõ trong Luận án Ngoài những kết quả đạt được, những vấn đề đã thống nhất hoặc chưa thống nhất, vẫn còn nhiều vấn đề mà các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến, là khoảng trống cần được nghiên cứu để cung cấp cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả công tác PCTN ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là: - Các công trình hiện có chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định về PCTN, về hành vi tham nhũng hay đi sâu nghiên cứu từng công cụ, giải pháp PCTN riêng lẻ, không đặt trong tổng thể, sử dụng các cách tiếp cận của luật học, xã hội học, kinh tế học, nên các giải pháp đưa ra chủ yếu là về hoàn thiện quy định và việc thực hiện quy định của pháp luật hoặc hướng vào hành vi. Chưa có công trình nào xác định, đánh giá tổng thể chính sách PCTN của Việt Nam hiện nay từ vấn đề chính sách, mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách, các yếu tố tác động cho tới kết quả thực hiện. Các công trình hiện có chỉ hướng vào phân tích, đánh giá một số công cụ, giải pháp cụ thể mà không căn cứ trên mục tiêu tức là chỉ hướng vào phần sau của vấn đề. Điều này khiến cho các giải pháp mà các công trình hiện có đưa ra chưa đảm bảo tính hướng đích. Luận án cần xác định mục tiêu và làm rõ việc có phải điều chỉnh mục tiêu chính sách PCTN hay không, nếu có thì điều chỉnh mục tiêu theo hướng nào cho phù hợp với bối cảnh? Các nghiên cứu hiện nay cũng chưa đặt tổng thể các giải pháp, công cụ của chính sách PCTN trong mối quan hệ biện chứng với nhau và với mục tiêu nhằm tìm ra những khoảng trống, những chồng chéo, những bất cập để có giải pháp khắc phục, hoàn thiện một cách tổng thể và phù hợp với mục tiêu. Đây chính là hướng tiếp cận mới mà đề tài cần giải quyết. Trên cơ sở tích hợp phương pháp của nhiều ngành khoa
  • 24. 20 học trong khoa học chính sách công, Luận án cần đưa ra bức tranh tổng thể về chính sách PCTN hiện nay trong bối cảnh cụ thể ở nước ta để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện tổng thể các giải pháp và công cụ chính sách và hướng tới việc thực hiện mục tiêu điều chỉnh dự kiến. Các nguyên nhân tác động đến chính sách PCTN liên quan đến việc xây dựng, ban hành, giám sát, kiểm tra, đánh giá chính sách cũng được xem xét, phân tích. Tiếp cận nghiên cứu theo hướng này có ý nghĩa thiết thực bởi sẽ không chỉ đưa ra các giải pháp hoàn thiện nội dung hiện hành chính sách đơn thuần dựa trên văn bản mà còn dựa trên những nguyên nhân tác động, kết quả thực hiện, hiệu quả hiện tại của chính sách, nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của chính sách trên thực tế và đề ra được cả các giải pháp điều chỉnh việc xây dựng, ban hành, giám sát, kiểm tra, đánh giá để đảm bảo cho việc hoàn thiện chính sách. - Hiện nay chưa có công trình nào sử dụng đồng thời các tiêu chí như đồng bộ, thống nhất, phù hợp, khả thi, hiệu lực, hiệu quả… khi phân tích, đánh giá về mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách PCTN ở Việt Nam. Vì vậy, Luận án sẽ hướng tới việc xác định, phân tích, đánh giá chính sách PCTN thời gian qua trên cơ sở sử dụng các tiêu chí đó. Từ đó, căn cứ vào môi trường chính sách, vào các yếu tố tác động đến chính sách, dự báo tình hình tham nhũng trong thời gian tới, Luận án sẽ đưa ra quan điểm, giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện nội dung chính sách PCTN đảm bảo theo các tiêu chí vừa nêu. - Về nội dung chính sách, nhiều giải pháp, kiến nghị được đưa ra ở các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến các giải pháp, công cụ chính sách và việc thực hiện cũng không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại vì quy định trong các văn bản được kiến nghị đã có những điều chỉnh và bối cảnh thực hiện cũng đã có những thay đổi lớn. Vì vậy, Luận án sẽ nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, kiến nghị mới dựa trên cơ sở các quy định mới hiện nay trong các văn bản chính sách. - Bối cảnh của công tác PCTN trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu khác hơn đối với công tác này. Nước ta đang đứng trước những thách thức rất lớn về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - anh ninh như tốc độ tăng trưởng kinh tế lý tưởng của thời kỳ trước đã không còn, nợ công, bài toán vượt qua khủng hoảng, đứng vững trước hội nhập, sức ép của công luận về sự minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của Chính phủ, ngân sách khó khăn. Tình thế mới này đặt ra đòi hỏi cần phải có những điều chỉnh nhanh chóng, mạnh mẽ, quyết liệt, trọng tâm hơn cho chính sách PCTN. Việt Nam không còn thời gian để tiến chậm trong cuộc chiến này nữa. Những nghiên cứu mang tính luật thực định, hành vi trong bối cảnh hiện nay sẽ khó giúp ích trong việc đưa ra được những khuyến nghị điều chỉnh mang tầm chiến lược. Luận án cần phải đưa ra những định hướng, giải pháp mang tính đột phá cho tình hình mới, những khuyến nghị ở tầm chiến lược, chính sách để tham khảo cho việc xây dựng Chiến lược quốc gia về PCTN giai đoạn tiếp theo (đến năm 2030), từ đó làm cơ sở điều chỉnh quy
  • 25. 21 định của pháp luật thực định. Đặc biệt là lựa chọn mục tiêu ưu tiên, giải pháp, công cụ phù hợp với bối cảnh để tạo chuyển biến nhanh, đột phá. Trên cơ sở đó, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu chính của Luận án như sau: - Câu hỏi nghiên cứu chính: (1) Thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam hiện nay như thế nào?; (2) Yếu tố tác động đến chính sách PCTN ở Việt Nam hiện nay?; (3) Cần có giải pháp gì để hoàn thiện chính sách PCTN ở Việt Nam? - Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể và giả thuyết nghiên cứu: 1. Đặc điểm và nội dung chính sách PCTN? Giả thuyết: Chính sách PCTN là phương thức/hành động ứng xử của nhà nước nhằm giải quyết vấn đề tham nhũng. Chính sách PCTN được xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện bởi chủ thể là CQNN trên cơ sở định hướng của Đảng cầm quyền, nội dung được hình thành trên cơ sở vấn đề chính sách, được xác lập trong hệ thống văn bản do CQNN ban hành, mang tính tích hợp, phức tạp, tồn tại, vận động trong môi trường chính trị, kinh tế - xã hội phức tạp. Nội dung chính sách PCTN được tiếp cận theo nội dung của mục tiêu chính sách, giải pháp và công cụ chính sách, trong đó mục tiêu chính sách là trạng thái mà nhà nước mong muốn thiết lập liên quan đến tình hình tham nhũng trong những khoảng thời gian nhất định, những ưu tiên của nhà nước, nội dung của giải pháp chính sách gồm giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, phát huy vai trò của xã hội và hợp tác quốc tế trong PCTN, nội dung các công cụ gồm công cụ tổ chức, kinh tế, kỹ thuật… 2. Chính sách PCTN cần được đánh giá theo các tiêu chí nào? Giả thuyết: Có nhiều cách xác định các tiêu chí để đánh giá chính sách nói chung, tuỳ thuộc vào loại chính sách mà tập trung vào những tiêu chí nhất định. Để đánh giá chính sách PCTN đề tài sẽ tập trung vào các tiêu chí chủ yếu sau: tính đồng bộ, thống nhất, sự phù hợp của chính sách (phù hợp với thực tế, với năng lực triển khai thực hiện của các chủ thể, đáp ứng các nhu cầu đặt ra…), tính khả thi (khả thi về chính trị, hành chính, kỹ thuật), hiệu lực, hiệu quả của chính sách (việc đạt được mục tiêu của chính sách, tác động của chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội). Việc đánh giá sẽ được tiến hành theo từng tiêu chí. 3. Thực trạng nội dung của chính sách PCTN ở Việt Nam? Giả thuyết: Nhà nước Việt Nam vừa ban hành văn bản quy định trực tiếp hệ thống mục tiêu và giải pháp, công cụ của chính sách PCTN, vừa cụ thể hóa nội dung các giải pháp, công cụ chính sách trong các văn bản pháp luật, pháp quy. Nội dung hiện hành của chính sách PCTN ở Việt Nam được phân tích theo 3 trục chính:, mục tiêu chính sách, các giải pháp và công cụ chính sách PCTN trên cơ sở hiện trạng tình hình tham nhũng và các nguyên nhân chính trị, kinh tế, hành chính, xã hội… của nó. Tổng thể mục tiêu, giải pháp, công cụ của chính sách PCTN ở Việt Nam được quy
  • 26. 22 định trong các văn bản mới đáp ứng, thỏa mãn một phần các tiêu chí phù hợp, đồng bộ, thống nhất, toàn diện, khả thi, hiệu lực và hiệu quả. Chính sách còn nhiều khoảng trống, hạn chế, mục tiêu thiếu phù hợp, thiếu giải pháp, công cụ đột phá, thiên về phòng ngừa, cần bổ sung, điều chỉnh. Chính sách PCTN đã đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, chưa đạt mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. 4. Thực trạng các yếu tố tác động đến chính sách PCTN ở Việt Nam? Các yếu tố tác động đến chính sách PCTN theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực, trong đó quan trọng hàng đầu là quyết tâm chính trị chống tham nhũng của Đảng, nhà nước; năng lực, điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách PCTN, hệ thống giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách PCTN còn hạn chế, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp chính sách mới còn thiếu kịp thời, một số nội dung chính sách chậm được cụ thể hóa, công luận, mức độ phát triển kinh tế - xã hội (trong đó đặc biệt chú ý đến đặc thù của nền kinh tế đang chuyển đổi và phát triển của Việt Nam hiện nay), hội nhập quốc tế tạo ra nhiều sức ép, thách thức mà chính sách PCTN phải điều chỉnh nội dung để thích ứng, phù hợp. 5. Giải pháp hoàn thiện chính sách PCTN ở Việt Nam thời gian tới? Giả thuyết: Tham nhũng thời gian tới vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế của Việt Nam, bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng tạo ra sức ép mạnh mẽ đòi hỏi phải điều chỉnh chính sách PCTN. Định hướng chính để hoàn thiện chính sách PCTN trong thời gian tới là chuyển hướng mục tiêu trọng tâm sang chống tham nhũng (phát hiện, xử lý) kết hợp với phòng ngừa mang tính thường xuyên, cơ bản, lâu dài. Hoàn thiện chính sách PCTN phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra của bối cảnh mới, đặc biệt là căn cứ vào đặc thù của nền kinh tế đang chuyển đổi. Các giải pháp hoàn thiện tổng thể chính sách PCTN được đề xuất để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, hiệu lực, hiệu quả của chính sách, vừa để khắc phục những hạn chế vướng mắc hiện nay, vừa để thực hiện việc chuyển hướng mục tiêu. Ngoài ra, còn có hệ thống các giải pháp giải quyết các nguyên nhân hạn chế liên quan đến năng lực, các điều kiện đảm bảo, hệ thống giám sát, đánh giá chính sách… để hỗ trợ cho việc hoàn thiện chính sách.. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Tham nhũng và PCTN là vấn đề đã được khá nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu. Các công trình tiếp cận ở các góc độ như về kinh tế học, luật học, tội phạm học, hành chính học hoặc xã hội học. Mỗi cách tiếp cận khác nhau đưa ra các cơ sở lý luận và giải pháp cho vấn đề nhưng thường không mang tính bao quát tổng thể
  • 27. 23 mà chủ yếu đi sâu vào từng vấn đề nhỏ lẻ, thường là giải pháp hoàn thiện các nội dung cụ thể của pháp luật thực định. Vì vậy, cần có sự tiếp cận bao quát, tổng thể, liên ngành hơn trong nghiên cứu vấn đề này. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tiến hành nghiên cứu tổng thể về chính sách PCTN bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chính sách công trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích chính sách, đánh giá chính sách, đặc biệt là vận dụng các tiêu chí đánh giá chính sách tốt để đánh giá thực trạng chính sách PCTN ở Việt Nam. Chính sách PCTN là chuỗi hành động gồm nhiều giai đoạn từ xây dựng, ban hành, thực thi cho đến giám sát, đánh giá, nhưng trong Luận án này, tác giả sẽ không đánh giá chính sách PCTN theo chu trình hành động mà chỉ tập trung vào đánh giá nội dung hành động (nội dung chính sách) thông qua các mục tiêu, giải pháp, công cụ đã được xác lập trong các văn bản chính sách theo các tiêu chí đánh giá một chính sách công tốt. Luận án sẽ phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận mới so với các nghiên cứu hiện nay như: nội hàm khái niệm chính sách PCTN, các đặc điểm, nội dung của chính sách PCTN, vai trò, ý nghĩa, các yếu tố tác động, các tiêu chí đánh giá chính sách PCTN. Luận án xác định mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách PCTN và phân tích, đánh giá tổng thể về mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách PCTN trong các văn bản chính sách theo các tiêu chí phù hợp, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi, hiệu lực và hiệu quả. Việc phân tích, đánh giá theo các tiêu chí sẽ cho phép đánh giá một cách toàn diện nội dung chính sách cũng như kết quả thực thi chính sách PCTN trong mối quan hệ biện chứng với nhau, kết quả thực thi chính sách được sử dụng để đánh giá về tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách, từ đó đề ra các giải pháp điều chỉnh mục tiêu tổng thể của chính sách, hoàn thiện nội dung chính sách PCTN một cách tính toàn diện theo các tiêu chí cụ thể.
  • 28. 24 Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 2.1. Khái niệm chính sách phòng, chống tham nhũng 2.1.1. Khái niệm tham nhũng Tham nhũng được xem là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, Nhà nước ra đời. Do đó, tham nhũng mang tính lịch sử, nó có nguồn gốc từ xã hội, tồn tại và phát triển cùng với quá trình phát triển của xã hội, chỉ xuất hiện khi quyền lực nhà nước và các quyền lực công khác xuất hiện. Để ngăn chặn hiện tượng này, Nhà nước đã ban hành quy định về hành vi nào được coi là hành vi tham nhũng và định ra các biện pháp xử lý đối với người nào thực hiện các hành vi đó. Vì thế, tham nhũng còn là một hiện tượng pháp lý. Tham nhũng xâm phạm đến quyền và các lợi ích hợp pháp của công dân, hoạt động đúng đắn và lợi ích của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa pháp lý của việc xác định rõ khái niệm tham nhũng, khoa học hình sự của các nước, các thỏa thuận, cam kết khu vực, quốc tế đều đưa ra định nghĩa cho khái niệm tham nhũng về phương diện nội dung và pháp lý, phản ánh quan điểm, chính sách của từng quốc gia, nhận thức chung của từng khu vực và các quốc gia tham gia cam kết. Tuy nhiên, dưới góc độ của khoa học chính sách công, khái niệm tham nhũng cần được làm rõ để làm cơ sở xây dựng khái niệm về PCTN và chính sách PCTN. - Khái niệm tham nhũng theo cách tiếp cận của thế giới: Nguồn gốc của “tham nhũng” (corruption) xuất phát từ các từ tiếng Latinh là corruptus hoặc corrumpere có nghĩa là hư hỏng, vỡ ra, cám dỗ… Thế giới hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa mang tính tổng hợp và được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu về tham nhũng. “Các nỗ lực xây dựng một định nghĩa như vậy đã gặp phải những vấn đề về luật pháp, tội phạm học, và ở nhiều nước trên thế giới, là cả về chính trị” [89]. Vì vậy, các tổ chức quốc tế cũng như quốc gia có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tham nhũng, đó có thể là cách liệt kê các hành vi tham nhũng cụ thể thay cho việc đưa ra một định nghĩa chung nhất về tham nhũng. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc định nghĩa tham nhũng như là: “lạm dụng chức vụ, quyền lực cho lợi ích cá nhân, thông qua hối lộ, tống tiền, thao túng thị trường, thiên vị người thân, gian lận, chuyển tiền (hình thức hối lộ) hoặc tham ô” [43]. Văn kiện quốc tế quan trọng là Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc (UNCAC) không đưa ra một cách hiểu chung về tham nhũng nhưng một số hành vi tham nhũng được đề cập đến như: hối lộ công chức, tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi, lạm dụng chức năng, làm giàu bất hợp pháp, hối lộ trong khu vực tư, biển thủ tài sản trong khu vực tư, tẩy rửa tài sản do
  • 29. 25 phạm tội mà có, che giấu tài sản. Công ước về chống hối lộ các công chức nước ngoài của 29 thành viên OECD và 5 quốc gia không thành viên năm 1997 đã cung cấp thêm một cách tiếp cận về tham nhũng khi đặt hối lộ xuyên quốc gia và nội địa vào vị trí như nhau [52]. Qua đây thể hiện nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về tham nhũng và nguy cơ tham nhũng trên phạm vi đa quốc gia. Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) cũng đưa ra cách tiếp cận của mình. Theo WB: “Tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân” [31]. Theo cách tiếp cận này thì quyền lực công cộng không chỉ là quyền lực của nhà nước, mà cả quyền lực của những tổ chức, cộng đồng ngoài nhà nước. Quyền lực công cộng được hình thành do có sự ủy quyền của một tập thể ở mọi quy mô và ở đó luôn có nguy cơ tham nhũng, khi nó bị chi phối, lợi dụng để phục vụ cho những lợi ích cá nhân, đi ngược lại với những lợi ích công cộng thì đó là tham nhũng. TI cho rằng: “Tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền ủy thác vì lợi ích cá nhân” [76]. Bản chất của tham nhũng được TI mô tả bằng công thức: Tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin – trách nhiệm giải trình. Công thức trên có thể được diễn giải một cách cụ thể là: mức độ của tham nhũng phụ thuộc vào sự độc quyền, quyền tuỳ ý ra quyết định mà các quan chức sử dụng, và vào mức độ mà họ phải chịu trách nhiệm về kết quả hành động của mình. Minh bạch có nghĩa là làm sáng tỏ các quy tắc, kế hoạch, quy trình, thủ tục và hành động, đây được coi là cách chắc chắn nhất để PCTN. Dưới cách tiếp cận của các ngành khoa học khác nhau, tham nhũng cũng được khai thác từ nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên tham nhũng thường được các nhà khoa học tiếp cận dưới góc độ chính trị. Theo đó, tham nhũng được cho là có nguồn gốc từ sự tha hoá quyền lực, việc tổ chức và sử dụng quyền lực không đúng, kiểm soát quyền lực đã ủy thác không tốt, lợi dụng quyền lực được ủy quyền để phục vụ cho lợi ích cá nhân người nắm quyền, mức độ nghiêm trọng của nó tùy thuộc vào chức vụ, vị trí nắm giữ. Quyền lực nhà nước là do người dân ủy thác cho bộ máy nhà nước để quản lý xã hội. Người dân, doanh nghiệp càng thiếu cơ chế để kiểm soát quyền lực đã ủy thác thì lại càng rơi vào tình trạng phải đưa hối lộ cho quan chức để tiến hành các công việc được thuận lợi. Việc lợi dung quyền lực diễn ra ở tất cả các cơ quan với những biểu hiện và hình thức phong phú như bảo trợ, biển thủ, lạm dụng quyền lực để trục lợi... Trong chính trị, tham nhũng làm suy yếu nền dân chủ và quản trị tốt bằng cách phá hoại các quy trình minh bạch. Dưới góc độ văn hoá, tham nhũng không chỉ đơn thuần là một vấn đề mang tính học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Các chính sách phòng ngừa đã được xây dựng bởi Liên minh Châu Âu được đặc trưng bởi các biện pháp lập pháp, hành chính và hình sự. Tuy nhiên, điều đó được cho là khiến định nghĩa tham nhũng không đầy đủ.
  • 30. 26 Một vài nghiên cứu văn hoá so sánh về tham nhũng ở Châu Âu đã được tiến hành, giả định rằng định hướng văn hoá có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức của một quốc gia về vấn đề này và ảnh hưởng đến thành công của bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào. Cách tiếp cận này hướng vào nhận thức tham nhũng của các nhà hoạch định chính sách và hành chính, trên hết là công dân và truyền thông trong các xã hội châu Âu. Tham nhũng nhằm thoả mãn lợi ích ích kỷ, long tham, thói quen của cá nhân, là kết quả của sự dối trá, phản bội tập thể, trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Tham nhũng với tư cách là một hiện tượng văn hóa nên việc loại bỏ nó cần có thời gian và không bao giờ loại bỏ được hoàn toàn. Tham nhũng gần như chỉ là vấn đề của khoa học chính trị, xã hội cho đến những năm 1970, điều này đã thay đổi khi tác giả Rose – Ackerman đã viết bài: “The Economics of corruption” (Tham nhũng từ góc độ kinh tế học) đăng trên tạp chí Journal of Public Economics vào năm 1975 [98]. Sau đó một số lượng bài viết lớn về chủ đề tham nhũng đã sử dụng khuôn khổ kinh tế để tập trung vào các khía cạnh khác nhau liên quan đến tham nhũng. Dưới cách tiếp cận kinh tế, nguyên nhân gốc của tham nhũng cũng nằm trong sự ủy quyền của quyền lực nhưng nhấn mạnh đến khía cạnh lợi ích kinh tế của hành vi này. Chính quyền sử dụng sức mạnh đó khiến cho các công ty đại chúng có vị trí độc quyền hưởng lợi. Tham nhũng xảy ra khi các lợi ích chính trị, quan liêu và kinh tế trùng hợp. Có tham nhũng về lập pháp khi các chính trị gia phản bội cử tri bằng cách bán phiếu bầu cho các nhóm áp lực và tham nhũng hành chính khi quan chức thu lợi để cho phép ai đó có thể đảm bảo một hợp đồng mua sắm, để được miễn trừ thuế. Các nhóm lợi ích và công dân cố gắng tối đa hoá lợi ích của họ bằng cách trả tiền hối lộ, trong khi các quan chức cố gắng tối đa hoá thu nhập bất hợp pháp của họ. Hối lộ thường xảy ra ở các nước đang phát triển nhưng hiếm hoi ở các nước phát triển vì với các quyền tài sản nghiêm ngặt, các thể chế hoàn thiện và công chức được trả lương cao, tham nhũng ở đó không có tính hệ thống. Tham nhũng còn được tiếp cận dưới góc độ pháp lý. Nó được coi là hành vi trái với các quy định của pháp luật và phải chịu những hình thức xử lý khác nhau tùy vào tính chất, mức độ của hành vi, đó là biện pháp hành chính hoặc hình sự. Cách tiếp cận này hướng tới việc định hình nguyên nhân của tham nhũng xuất phát từ các kẽ hở trong quy định của pháp luật, từ các quy trình, thủ tục thiếu chặt chẽ và lỏng lẻo. Và đương nhiên, cách tiếp cận này hướng việc giải quyết vấn nạn tham nhũng thông qua con đường pháp lý, tức là hoàn thiện các quy định của pháp luật để tránh việc bị lợi dụng, quy định các chế tài xử lý nghiêm minh để xét xử và tạo ra tính răn đe đối với hành vi tham nhũng. Như vậy, trên thế giới tham nhũng vừa được tiếp cận là hành vi, vừa được tiếp cận là một hiện tượng mang tính lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp lý khó có thể loại bỏ hoàn toàn nhưng có thể ngăn ngừa, loại trừ về cơ bản. Tham nhũng cũng được ghi nhận