SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
HÀ NỘI – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
- TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN
MÃ TÀI LIỆU: 80350
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
- TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN KHÁNH
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi vô cùng biết ơn: Học viện Hành chính
Quốc gia và các thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập tại Học viện.
Cảm ơn Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Nguyên, thư viện các
huyện trong tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế
để phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ,
chia sẻ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Chu Xuân Khánh, là
người thầy tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do
thời gian và khả năng có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để
luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Chu Xuân
Khánh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Huyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯ VIỆN CÔNG CỘNG ................................. 9
1.1. Những vấn đề chung về thư viện........................................................ 9
1.1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................. 9
1.1.2. Chức năng của hệ thống thư viện công cộng.......................... 12
1.1.3. Vai trò của thư viện công cộng ............................................. 13
1.1.4. Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam hiện nay ................ 15
1.2. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng........ 16
1.2.1. Khái niệm ............................................................................ 16
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước đốivới thư viện công cộng............ 18
1.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước đốivới thư viện công cộng.... 20
1.2.4. Vai trò của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng....... 30
1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thư viện công cộng về hoạt
động thư viện công cộng ................................................................... 35
Chương2:THỰCTRẠNGQUẢNLÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚITHƯ VIỆN
CÔNG CỘNG – TỪ THỰC TIỄNTỈNHTHÁINGUYÊN..................... 42
2.1. Khái quát về thư viện côngcộng tỉnh Thái Nguyên .......................... 42
2.1.1. Thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên................................... 42
2.1.2. Thư viện thành phố Thái Nguyên .......................................... 48
2.1.3. Thư viện cấp huyện .............................................................. 49
2.1.4. Thư viện cấp xã.................................................................... 51
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng
tỉnh Thái Nguyên........................................................................... 52
2.2.1. Về hệ thống thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên................. 52
2.2.2. Về đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ thư viện ........................ 55
2.2.3. Về cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin................... 57
2.2.4. Về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ .............................. 61
2.2.5. Về hợp tác quốc tế................................................................ 62
2.2.6. Về chiến lược xây dựng và phát triển thư viện công cộng....... 63
2.3. Nhận xét về thực trạng quản lý nhà nước về thư viện công cộng
tỉnh Thái Nguyên........................................................................... 70
2.3.1. Những thành tựu .................................................................. 71
2.3.2. Những hạn chế..................................................................... 73
2.3.3. Nguyên nhân........................................................................ 74
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ HOẠTĐỘNGTHƯ VIỆNCÔNGCỘNG... 78
3.1. Phương hướng đẩy mạnh quản lý nhà nước về hoạt động thư viện
công cộng ở nước ta hiện nay......................................................... 78
3.2. Những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước đối
với thư viện công cộng................................................................. 87
KẾT LUẬN............................................................................................. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 98
CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
BCHTƯ Ban chấp hành trung ương
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
IFLA Hiệp hội thư viện quốc tế
KHCN Khoa học công nghệ
KHTH Khoa học tổng hợp
QLNN Quản lý nhà nước
TT-TV Thông tin - Thư viện
TVCC Thư viện công cộng
TVQG Thư viện quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội
UNESCO Tổ chức giáo dục và văn hóa Liên Hiệp Quốc
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong mọi
lĩnh vực hoạt động. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất
nước, rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển, con đường duy nhất
của chúng ta là khai thác triệt để nguồn thông tin khoa học phong phú trên thế
giới, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn của Việt Nam. Đảm bảo thông
tin cho các tầng lớp nhân dân là sứ mạng của hệ thống các cơ quan thông tin -
thư viện Việt Nam, trong đó có hệ thống thư viện công cộng.
Văn hóa đọc là một yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả quá trình tự học,
trong đó sách là phương tiện cơ bản và hữu hiệu nhất để con người tiếp cận
đến nguồn thông tin. Văn hóa tri thức, đồng thời khối lượng kiến thức thu
thập được từ việc đọc sách chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức
của mỗi người. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn (truyền hình, phim
ảnh, internet…), sách là phương tiện cơ bản và hữu hiệu nhất để con người
tiếp cận với nguồn thông tin, văn hóa và tri thức. Mỗi cuốn sách là một bậc
thang nhỏ đưa con người đến với những chân trời mới và những khám phá
mới giúp con người tiến bộ và hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Ngày nay,
cùng với sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu ngày càng
cao về trình độ tri thức của nhân loại, nhu cầu đọc sách và văn hóa đọc đang
trở thành vấn đề được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quan tâm và đặt lên hàng
đầu, đặc biệt là trong thời đại văn hóa nghe nhìn ngày càng tỏ ra hấp dẫn và
có ưu thế hơn đang lấn át văn hóa đọc. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải
tiến hành giải quyết vấn đề duy trì vai trò truyền thống của sách và đọc sách
đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình cải biến, xây dựng văn hóa đọc
theo hướng hiện đại.
2
Theo Pháp lệnh thư viện, TVCC do ủy ban nhân dân các cấp thành lập,
có đối tượng phục vụ là toàn bộ cư dân địa phương. Nhiệm vụ chủ yếu của
các TVCC là thỏa mãn nhu cầu thông tin của các tầng lớp nhân dân. Trong
thực tiễn, đây là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp vì đối tượng phục vụ của
thư viện công cộng đa dạng và có thể phân chia thành nhiều nhóm khác nhau.
Theo lứa tuổi, người sử dụng thông tin của TVCC bao gồm cả thiếu nhi và
người lớn (đang trong độ tuổi lao động và đã nghỉ hưu). Theo nghề nghiệp, họ
là những người trực tiếp tham gia hoạt động lao động sản xuất ở tất cả các
lĩnh vực khác nhau trong xã hội.
Những năm gần đây, hoạt động của hệ thống TVCC nước ta đã phát
triển một bước mới, cả về số lượng và chất lượng. Các hình thức phục vụ
trong thư viện cũng được cải tiến, nâng cao chất lượng và đa dạng hơn, phù
hợp với tâm lý và tập quán của người dùng tin. Mọi người dân Việt Nam từ
miền núi đến đồng bằng, từ thành thị đến nông thôn đều có cơ hội tiếp cận và
sử dụng tài liệu của TVCC. Thư viện công cộng đã và đang trở thành trung
tâm văn hóa và thông tin của các địa phương trong cả nước.
Như chúng ta đều biết, từ trước đến nay trong nhiều lĩnh vực hoạt động
văn hóa có sự lẫn lộn, chồng lẫn giữa hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt
động sự nghiệp. Lĩnh vực hoạt động thư viện cũng đang ở trong tình trạng
này. Tình trạng đó đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như khả năng
phát huy hoạt động của từng lĩnh vực. Đó là chưa kể đến những mâu thuẫn,
rắc rối không cần thiết đã từng nảy sinh trong quá trình hoạt động thực hiện
nhiệm vụ được giao của từng lĩnh vực. Vì vậy, việc dự thảo Luật thư viện đã
quy định rạch ròi chức năng quản lý nhà nước với chức năng sự nghiệp là một
việc làm hết sức có ý nghĩa, thiết thực. Đây chính là hành lang pháp lý để cho
từng lĩnh vực tập trung thực thi chức năng - nhiệm vụ của mình, nhất là ở cấp
trung ương - cấp chiến lược, cấp ban hành cơ chế, chính sách và định hướng
3
phát triển... hiện có một tổ chức bộ máy chuyên sâu trong thực thi nhiệm vụ.
Tuy nhiên, đối với hoạt động TVCC ở địa phương, việc quy định chức năng,
nhiệm vụ cho hoạt động QLNN và hoạt động sự nghiệp cần xem xét đến tình
hình thực tế, năng lực - khả năng của từng lĩnh vực hiện nay để có sự điều tiết
về chức năng - nhiệm vụ nếu chức năng - nhiệm vụ đó không ảnh hưởng đến
hoạt động và sự phát triển của ngành.
Có một thực tế là trong hoạt động TVCC ở địa phương, từ trước đến
nay ở hầu hết các địa phương các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh (Sở
VHTT&DL) và cấp huyện (Phòng VHTT) đều rất ít quan tâm đến công tác
QLNN. Ngoài các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác thì có những
nguyên nhân mà ai cũng nhận thấy đó là nhận thức về vai trò, tầm quan trọng
của công tác thư viện, về công tác QLNN trong lĩnh vực thư viện của một số
cơ quan làm công tác QLNN chưa đầy đủ, năng lực - con người làm công tác
QLNN vừa yếu, vừa thiếu, rất ít hiểu biết về công tác chuyên môn nghiệp vụ
Thư viện. Chính vì vậy mà nhiều nhiệm vụ thuộc công tác quản lý nhà nước
đối với hệ thống TVCC ở địa phương rất ít được quan tâm hoặc giao hẳn cho
thư viện tỉnh thực hiện như: Chỉ đạo hoạt động của hệ thống TVCC địa
phương, hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho hệ thống TVCC địa
phương, xây dựng các phong trào đọc và phát triển thư viện, phòng đọc sách
báo ở cơ sở xã - phường, làng - bản, cơ quan...
Xuất phát từ thực tiễn QLNN về hoạt động thư viện hiện nay, đồng thời
dựa trên đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, đào tạo và chấn hưng văn hóa đọc, cùng với việc tìm hiểu
thực trạng công tác QLNN thư viện công cộng tỉnh TháiNguyên, tôichọn đề tài:
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh
Thái Nguyên làm nội dung nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng QLNN về
thư viện công cộng góp phần vào việc thực hiện thành công nhiệm vụ trọng
tâm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và văn hóa trong giaiđoạn hiện nay.
4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1. Về QLNN về thư viện công cộng
- “Cẩm nang nghề thư viện” của tác giả Lê Văn Viết (2000) chủ biên
Nội dung cuốn sách là các hoạt động, quy trình hoạt động, cách sắp xếp, tổ
chức trong thư viện, trong đó có TVCC.
- “Về công tác thư viện: các văn bản pháp quy hiện hành về thư viện”
do Nguyễn Thị Thanh Mai và Nguyễn Hữu Giới (2008) biên soạn - Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch- Vụ thư viện. Cuốn sách gồm 2 phần:
+ Phần thứ nhất: Các văn kiện của Đảng nói về côngtác Thư viện
+ Phần thứ hai: Các văn bản pháp quy hiện hành về công tác thư viện
hoặc liên quan đến công tác thư viện.
Và đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về thư viện trong đó tập
trung vào các vấn đề như:
- “Chính sách đầu tư của Nhà nước cho hệ thống thư viện công cộng
và một số ý kiến đề xuất” của tác giả Nguyễn Thanh Đức (2014), tạp chí Thư
viện Việt Nam số 1/ 2014. Tác giả nêu lên những tồn tại trong chính sách của
Nhà nước với hệ thống thư viện công cộng, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường đầu tư cho hệ thống.
- “Phát triển nhu cầu thông tin trong các thư viện công cộng” của
Trần Thị Minh Nguyệt ( 2010), tạp chí Nghiên cứu văn hóa. Nghiên cứu nhu
cầu tin của bạn đọc trong các thư viện công cộng, định hướng phát triển
nguồn thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin cho đối tượng bạn đọc tại thư viện
công cộng.
- Đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công: “Hệthống thư viện
công cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập pháttriển” của Nguyễn
Thị Hoạt (2010). Đi sâu phân tíchcác kết quả đạt được trên mọi mặt hoạt động
của hệ thống. Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn, những cơ hội và
5
thách thức mà hệ thống thư viện công cộng đã và sẽ trải qua trong quá trình đổi
mới hội nhập và phát triển. Đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống thư viện công cộng, góp phần vào sự phát triển sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn đổi mới.
- Đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công: “QLNN về hoạt
động thưviện công cộng (từ thực tiễn thành phốHồChí Minh)” của BùiXuân
Đức (2009). Khai thác thêm một số vấn đề về QLNN đối với hoạt động thư
viện công cộng ở các tỉnh miền Đông và cực Nam Trung Bộ dưới góc nhìn so
sánh có thể đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn công tác này tại thành phố Hồ Chí
Minh. Chỉ ra ưu và nhược điểm, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đốivới thư viện công cộng.
Ngoài ra còn có nhiều bài báo, tạp chí, các website trên internet, báo
cáo hội thảo của Hội Thư viện Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư
viện Khoa học Tổng hợp Thái Nguyên … Nội dung các bài viết tập trung
trình bày về các mô hình quản lý Nhà nước về Thư viện, hiện đại hóa Thư
viện, nâng cao hiệu quả công tác bạn đọc tại thư viện …
2.2. Về thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên
Luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên”
(2008) của tác giả Quản Thị Hoa. Luận văn đi sâu nghiên cứu nhu cầu tin và
khả năng đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên.
Luận văn “Mạng lưới thư viện huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
(2015) của tác giả Trịnh Thị Hiên. Luận văn nghiên cứu tổ chức và hoạt động
của mạng lưới thư viện huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra còn có các bài báo tạp chí viết về thư viện công cộng tỉnh Thái
Nguyên như:
-“Thưviện tỉnh TháiNguyên với mục tiêu số hóa tài liệu địa chí & phát
huy nguồn lực thông tin địa phương dạng số” của Phạm Minh Tuấn (2011)-
6
Kỷ yếu hội thảo: Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số
phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung: nêu công tác bổ sung, sưu tầm tài liệu địa chí, đề xuất số
hóa tài liệu này nhằm góp phần bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương.
- “Thư viện Thái Nguyên chặng đường 4 năm nhìn lại (2005-2008”)
(2008) của Mai Thanh Nhàn (tạp chí Thư viện Việt Nam số 18)....
Như vậy, hiện nay có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về
QLNN về hoạt động thư viện và đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến các
lĩnh vực công tác của thư viện tỉnh Thái Nguyên song đến nay chưa có luận
văn nào nghiên cứu QLNN về hoạt động thư viện công cộng tỉnh Thái
Nguyên. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động
thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên là đề tài hoàn toàn mới
và không trùng lặp với các công trình đã công bố trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận QLNN về hoạt động TVCC và
tìm hiểu thực trạng công tác QLNN về hoạt động TVCC ở tỉnh Thái Nguyên,
từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả QLNN đối với
thư viện công cộng tại Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
3.2. Nhiệm vụ:
Đi sâu nghiên cứu một số lý luận chung về thư viện và quản lý nhà
nước về thư viện. Đánh giá thực trạng QLNN về thư viện công cộng tại tỉnh
Thái Nguyên để chỉ ra được những điểm còn tồn tại trong công tác quản lý
nhà nước về thư viện công cộng.
7
Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi trong quản lý nhà nước về
thư viện công cộng góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước đối với
ngành thư viện trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1.Đối tượngnghiên cứu:Nộidung công tác quản lý nhà nước về TVCC.
4.2.Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống TVCC tại tỉnh Thái Nguyên gồm
3 cấp: Tỉnh - Huyện – Xã, chủ yếu phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn
vào việc nghiên cứu hệ thống lý luận quản lý nhà nước về hoạt động TVCC
và tìm hiểu thực trạng công tác này trong phạm vi cấp tỉnh và huyện thời
gian từ năm 2011 đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương phápphântích và tổng hợptưliệu:phương pháp này được thực
hiện dựa vào việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thư
viện công cộng, các văn bản quản lý và hoạt động của TVCC tỉnh TháiNguyên
- Phương pháp so sánh: So sánh hoạt động của TVCC tỉnh Thái
Nguyên với TVCC của các tỉnh, thành khác ở Việt Nam.
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp lãnh
đạo thư viện tỉnh Thái Nguyên, thư viện huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
về tổ chức và hoạt động của TVCC.
- Phương pháp quan sát: Quan sát cơ cấu tổ chức, hoạt động của
TVCC tỉnh Thái Nguyên, thư viện huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Qua nghiên cứu hệ thống văn bản pháp quy về công tác thư viện, đặc
biệt là TVCC làm căn cứ để góp phần xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà
nước đối với TVCC nói riêng và thư viện ở nước ta nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng QLNN về hoạt động
TVCC giúp có cái nhìn khách quan về thực trạng QLNN về hoạt động TVCC ở
tỉnh Thái Nguyên. Qua đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế, xác định những
nguyên nhân khách quan, chủ quan và rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tế đó
nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đốivớithư viện công cộng tỉnh TháiNguyên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Kết cấu của
luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thư viện và quản lý nhà nước đối
với thư viện công cộng.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng ở
nước ta hiện nay - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh quản lý nhà nước về
hoạt động thư viện công cộng ở nước ta.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯ VIỆN
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯ VIỆN CÔNG CỘNG
1.1. Những vấn đề chung về thư viện
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Thư viện
Thuật ngữ “thư viện” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ “ biblio theke”:
“biblio” có nghĩa là sách, “ theke” là nơi bảo quản. Theo nghĩa Hán -Việt:
“thư” là sách, “viện” là nơi tàng trữ. Như vậy, theo nghĩa ban đầu thư viện là
nơi tàng trữ sách. Quan điểm này tồn tại trong một thời gian khá dài, từ thời
Cổ đại đến đầu thế kỷ XIX.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
trào lưu tư tưởng dân chủ, đặc biệt là sự xuất hiện của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới, chức năng luân chuyển và sử dụng sách báo trong
thư viện được chú ý và có vị trí ngày càng cao.
Thư viện học hiện đại định nghĩa: thư viện là nơi tàng trữ và sử dụng
tài liệu mang tính chất tập thể và xã hội.
Tàng trữ và sử dụng là hai chức năng cơ bản có mối quan hệ hữu cơ của
thư viện, trong đó chức năng sử dụng đóng vai trò quyết định. Tàng trữ để sử
dụng, sử dụng tàiliệu có hiệu quả là mục đích cuốicùng của hoạt động thông tin
- thư viện, là yếu tố quyết định vịtrí và vai trò của thư viện trong xã hội.
Thư viện là nơi sử dụng tài liệu có tính chất tập thể và xã hội. Chỉ có
thể coi một bộ sưu tập tài liệu là thư viện nếu nó được đưa ra sử dụng phổ
biến trong một tập thể hoặc trong phạm vi xã hội. Một tập hợp sách, báo, tài
liệu dù lớn đến đâu nếu không được sử dụng rộng rãi trong một nhóm người
10
hay một tập thể nhất định thì cũng không thể được gọi là thư viện theo đúng
nghĩa của nó.
Trong cuốn từ điển giải nghĩa thư viện học Anh-Việt của hội thư viện
Mỹ: “Thưviện là một sưu tập những tài liệu đã được tổ chức để đáp ứng nhu
cầu của một nhóm người mà thư viện có bổn phận phục vụ để cho họ có thể
sử dụng cơ sở của thư viện, truy dụng thư tịch cũng như trau dồi kiến thức
của họ” .
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5453-1991, thư viện được xác định là cơ
quan hoặc một bộ phận của cơ quan thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo
quản tài liệu và phục vụ bạn đọc, đồng thời tiến hành tuyên truyền giới thiệu
các tài liệu đó.
Nhìn chung các định nghĩa trên đều nhìn nhận và xem xét thư viện
dưới góc độ vai trò và chức năng mà chưa đề cập đến các yếu tố cấu tạo
của nó. Ở một góc độ tiếp cận khác, nhà thư viện học người Nga Xtaliarop
đã khẳng định: Thư viện là một hệ thống bao gồm 4 yếu tố: tài liệu, người
đọc, cơ sở vật chất và cán bộ thư viện. Bốn yếu tố này có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau trong đó tài liệu là nền tảng vật chất của hệ thống, người đọc
là mục tiêu vận hành của hệ thống, cán bộ thư viện có vai trò là người điều
khiển, cơ sở vật chất là yếu tố đảm bảo cho sự vận hành và là môi trường
bên trong của hệ thống.
Năm 1970, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
UNESCO đã định nghĩa về thư viện. Định nghĩa này có tính chất bao hàm và
khái quát đầy đủ bản chất của thư viện: Thư viện không phụ thuộc vào tên gọi
của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc
các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách
nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin,
nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí.
11
Như vậy trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về thư viện.
Nhưng với định nghĩa của UNESCO cho chúng ta cái nhìn đầy đủ về thư
viện. Định nghĩa đã nêu được các thành phần cấu tạo nên thư viện cũng như
chức năng, nhiệm vụ chủ yếu và quá trình phát triển của nó trong lịch sử.
Hiện nay trên thế giới có sự công nhận khá rộng rãi là thư viện được tạo thành
từ bốn yếu tố: vốn tài liệu, cán bộ thư viện, cơ sở vật chất kỹ thuật và bạn đọc.
Bốn yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.
Thiếu một trong bốn yếu tố thư viện không thể vận hành và phát triển.
Ở Việt Nam, năm 2001 Pháp lệnh thư viện có nêu rõ: “Thư viện có
chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ
chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền
bá tri thức, cung cấp thông tin phụcvụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, công
tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân;góp phần nângcaodân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, văn
hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Việc không ngừng xây dựng và phát triển vốn tài liệu, xử lý tài liệu và
tổ chức bộ máy tra cứu, phục vụ người dùng tin, đào tạo bồi dưỡng nâng cao
trình độ cán bộ thư viện, tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, nghiên cứu ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện...đã làm cho thư viện có thể
góp một phần không nhỏ phục vụ cho việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế, giáo dục,
đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH góp phần đảm bảo
an ninh và quốc phòng cho đất nước.
1.1.1.2. Thư viện công cộng (TVCC)
TVCC là loại hình thư viện cung cấp tài liệu sách báo, các dịch vụ thư
viện phục vụnhân dânmiễn phí. Các thư viện này chọn lọc tàiliệu, sáchbáo phù
hợp với nhu cầucủanhân dân từng địa phương, từng vùng. TVCC góp phầntích
12
cực thu hẹp dần khoảng cách về đờisống văn hóa giữa đô thịvà nông thôn, giữa
những vùng kinh tế, nâng cao dần từng bước trình độ dân trí, phát triển văn hóa,
giáo dục… đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đờisống ở nông thôn.
1.1.2. Chức năng của hệ thống thư viện công cộng
Thư viện công cộng thực hiện bốn chức năng: văn hóa, giáo dục, thông
tin và giải trí. Thông qua việc phổ cập tri thức tổng hợp về mọi lĩnh vực chính
trị, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thư viện góp phần nâng cao dân trí,
giáo dục thẩm mỹ, giáo dục con người phát triển toàn diện.
- Chức năng văn hóa: Thư viện công cộng có nhiệm vụ giữ gìn di sản
thư tịch của dân tộc bao gồm toàn bộ sách, báo, văn bản chép tay, bản đồ,
tranh ảnh và các tài liệu khác đã và đang được lưu hành. Đây là nơi giữ gìn,
bảo quản di sản văn hóa của quốc gia và nhân loại. Thư viện công cộng đã trở
thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân và góp phần
không nhỏ vào việc tuyên truyền các di sản văn hóa, phổ biến kiến thức, thu
hút nhiều đối tượng người đọc khác nhau đến sử dụng.
- Chức năng thông tin: Thư viện thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai
thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung
cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và công tác của mọi tầng
lớp nhân dân. Vốn tài liệu là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo chủ
đề, nội dung nhất định được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học nghiệp vụ
thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao. Trong những năm
gần đây chức năng thông tin của thư viện đặc biệt được chú trọng. Từ quản trị
tài liệu, các thư viện công cộng đã và đang chuyển sang quản trị thông tin. Từ
việc cung cấp tài liệu cho bạn đọc, thư viện công cộng đã hướng tới việc cung
cấp thông tin theo yêu cầu. Trong tuyên ngôn của UNESCO, thư viện công
cộng cũng đã được xác định là: “Trung tâm thông tin địa phương tạo điều
kiện cho người sử dụng của mình sự tiếp cận nhanh chóng tới tri thức và
13
thông tin ở tất cả các dạng thức”. Việc áp dụng công nghệ thông tin đã giúp
các thư viện công cộng phát triển các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm cung
cấp thông tin cho bạn đọc dưới các dạng: thông tin thư mục, thông tin dữ
kiện, thông tin điện tử.
- Chức năng giáo dục: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là sự thể hiện chức năng
giáo dục của thư viện nói chung và thư viện công cộng nói riêng. Thông qua
việc phục vụ nhu cầu của độc giả, thư viện công cộng giúp người đọc không
ngừng nâng cao trình độ hiểu biết góp phần nâng cao trình độ dân trí cho xã
hội. Thư viện công cộng giúp cho mọi người có thể tự học suốt đời, hướng tới
xây dựng một xã hội học tập, hình thành nền kinh tế tri thức.
- Chức năng giải trí: được thư viện công cộng đảm nhiệm bằng việc
cung cấp các tài liệu giúp cho bạn đọc có thể thư giãn, giải trí sau những giờ
lao động căng thẳng. Có thể nói thư viện công cộng tham gia tích cực vào
việc tổ chức sử dụng thời gian nhàn rỗi của nhân dân, đáp ứng nhu cầu giải trí
lành mạnh, bổ ích.
1.1.3. Vai trò của thư viện công cộng
Khi bàn về vai trò, nhiệm vụ của thư viện, Lê nin đã khẳng định: Niềm
tự hào và vinh quang của TVCC không phải ở chỗ trong thư viện có bao
nhiêu sách quý hiếm của thế kỷ XV hoặc sách viết tay của thế kỷ thứ X mà
sách đã được luân chuyển như thế nào trong nhân dân, bao nhiêu người đọc
mới được thu hút vào thư viện, mọi yêu cầu đã được thỏa mãn như thế nào,
bao nhiêu cuốn sách được cho mượn về nhà, bao nhiêu em được thu hút vào
việc đọc sách và sử dụng thư viện.
Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp thư viện Việt
Nam, là hệ thống xương sống của mạng lưới thư viện cả nước, được tổ chức
14
theo đơn vị lãnh thổ và là lực lượng tác động lên việc phổ cập giáo dục, văn
hóa và thông tin cũng như là yếu tố quan trọng nhất giúp củng cố hòa bình và
cuộc sống tinh thần của mọi người dân.
Thư viện công cộng giữ vai trò văn hóa và là công cụ đắc lực trong việc
tuyên truyền phổ biến tri thức về di sản văn hóa dân tộc, văn hóa thế giới và
những thành tựu khoa học kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi
người. Là nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền phổ biến các kiến
thức về các loại hình nghệ thuật (các cuộc triển lãm tranh, ảnh, thư pháp...), là
nơi gặp gỡ các nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, là nơi tổ
chức các câu lạc bộ theo sở thích. Thư viện công cộng góp phần giáo dục
thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, phát huy các giá trị văn
hóa tinh thần dân tộc truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại góp
phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Thư viện công cộng giữ vai trò giáo dục đây là công cụ hiệu quả để hỗ
trợ việc tự học và thực hiện việc tự học của mỗicá nhân thông quaviệc đọc sách
tại thư viện, nhân dân có thể tự học để nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết
cho bản thân. Góp phần xóa nạn mù chữ, mù tin ở nhiều nơi, góp phần giáo dục
thế hệ trẻ, hìnhthành và củng cố thóiquen đọc sách của ngườidân đặc biệt là trẻ
em và thanh thiếu niên, nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho độc giả.
Thư viện công cộng góp phần nâng cao trình độ, giác ngộ chính trị,
giáo dục tư tưởng cho toàn dân, bồi dưỡng truyền thống cách mạng, tinh thần
yêu nước, tinh thần quốc tế chân chính bằng các hình thức tuyên truyền, giới
thiệu các tài liệu chính trị, xã hội, chú trọng truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước.
Thư viện công cộng phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ, góp
phần đưa tri thức khoa học và công nghệ đến với từng người dân giúp họ
15
phấn đấu khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với thư viện công cộng là vấn đề cần thiết góp phần thực hiện
thành công nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục và văn hóa trong giai đoạn hiện
nay. Nhà nước thực hiện công tác quản lý thông qua hệ thống VBQPPL. Pháp
luật thư viện ra đời nhằm quy định quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện cũng như việc tổ chức, xây
dựng và phát triển sự nghiệp thư viện.
Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thư viện nói chung và thư viện công
cộng nói riêng mang tính tất yếu. Đây là việc thể chế hóa đường lối lãnh đạo
của Đảng trong lĩnh vực thư viện, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi
và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. Đồng thời, đây còn là phương tiện
để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn.
Như vậy, quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng thể hiện vai trò
quan trọng trên các mặt hoạt động đảm bảo cho hệ thống thư viện công cộng
thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thể hiện hết vài trò của mình tạo tiền đề
để thư viện hoàn thành trọng trách mà Đảng và Nhà nước đã giao cho.
1.1.4. Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam hiện nay
Hệ thống thư viện Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc hành chính -
lãnh thổ và trực thuộc sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch mà cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp là Vụ Thư viện. Hệ
thống thư viện Việt Nam bao gồm nhiều cấp khác nhau và có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, quan hệ với nhau theo quan hệ thứ bậc. Cơ cấu tổ chức của hệ
thống thư viện Việt Nam bao gồm:
Hệ thống thư viện công cộng
- Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thư viện quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
16
- Thư viện xã, phường, thị trấn.
- Thư viện, tủ sách thôn, làng, bản, ấp…
- Thư viện thiếu nhi.
Đến nay, theo thống kê của Vụ Thư viện thì hệ thống thư viện công
cộng Việt Nam đã có sự phát triển và hoàn thiện về mặt cơ cấu số lượng
tương đối mạnh. Cụ thể về số lượng các thư viện trong hệ thống như sau:
- 01 Thư viện Quốc gia;
- 63 thư viện tỉnh, thành phố;
- 608 thư viện cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- 1.503 thư viện xã, phường, thị trấn;
- 9.087 tủ sáchbản, làng, thôn;
- 455 phòng đọc thiếu nhi trong các thư viện
1.2. Những vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với thư viện
công cộng
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Quản lýnhà nước
Theo quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước xét về
bản chất, là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tồn tại dựa trên một
cơ sở kinh tế nhất định; là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối
với giai cấp khác, là một tổ chức quyền lực đặc biệt, có bộ máy chuyên trách
để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện ở các chức năng của nó.
Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống
trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng thống trị chính trị
của giai cấp - chức năng giai cấp - là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên
chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể
17
xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà
nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội của nhà nước là
chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại
của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới
sự quản lý của nhà nước.
- Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục
tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, để quản trị quốc gia, quản lý nhà nước không chỉ thuộc
thẩm quyền của nhánh hành pháp mà bao gồm tất cả các hoạt động từ việc
xây dựng thể chế, chính sách đến tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, xử
lý vi phạm… Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là hoạt động tổ chức, điều
hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của
quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Như vậy, quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng
các quyền lực của nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp
để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.2.1.2. Quản lý nhà nước về thư viện
QLNN về thư viện là sự tác động có chủ đích, có định hướng của Nhà
nước đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến công tác thư viện bằng quyền
lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực
lượng vật chất và tài chính trên tất cả các mặt hoạt động của công tác thư viện
nhằm đạt mục tiêu của Nhà nước.
18
Hoạt động thư viện được đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước;
chủ động dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của
các loạihình thư viện trong mối liên kết chặt chẽ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
1.2.1.3. Quản lý nhà nước về thư viện công cộng
QLNN về lĩnh vực TVCC có thể hiểu là quá trình nhà nước sử dụng
trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các
quan hệ nảy sinh trong hoạt động TVCC nhằm đảm bảo cho hoạt động TVCC
diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ
của lĩnh vực này. Nói cách khác, QLNN về lĩnh vực TVCC là sự tác động có
chủ đích, có định hướng của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến
TVCC bằng quyền lực của nhà nước, thông qua pháp luật, chínhsách, công cụ,
môi trường, lực lượng vật chất và tàichính nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện. Bộ Văn hóa Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về thư viện. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về thư viện. Chính phủ
quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp với Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc
xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thư
viện. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong
phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Chính phủ quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm
soạn thảo và trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản quy
phạm pháp luật về thư viện; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm
19
Chính phủ
Thư viện quận,
huyện
Phòng VH-TT-DL
Thư viện xã,
phường
Ban Văn hóa xã,
phường, thị trấn
pháp luật về thư viện. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy định về
chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của từng
loại hình thư viện, nội quy mẫu về thư viện.
Hình 1.1
Sơ đồ hệ các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng
Hướng dẫn
nghiệp vụ Bộ VH-TT-DL
QLN
QN
LN
th
Neo
l
t
ã
h
n
e
h
o
t
l
h
ãn
ổ
h
QLNN theo
ngành, lĩnh vực
UBND quận,
huyện, thị xã
UBND tỉnh,
thành phố
UBND xã,
phường, thị trấn
Sở VH-TT-DL
Thư viện tỉnh,
thành phố
Vụ Thư viện
Thư viện
Quốc gia
20
1.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng
QLNN về hoạt động TVCC bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong
đó tập trung vào những nội dung quan trọng mang tính quyết định đến sự phát
triển của TVCC như:
- Xây dựng chiến lược phát triển: Xây dựng chiến lược phát triển là
một trong những nội dung quan trọng của quản lý TVCC, bởi nó giúp cho cơ
quan quản lý xác định được những nhiệm vụ phải hoàn thành nhằm đạt được
mục tiêu. Nhận thức được vai trò to lớn đó và nắm bắt xu thế chung của thế
giới về lĩnh vực này, Đảng và Nhà nước đã sớm định hướng chiến lược cho sự
phát triển hoạt động TVCC trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như:
Pháp lệnh thư viện; Nghị định; Quyết định; Báo cáo của Ban chấp hành Trung
ương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cơ quan QLNN cần có sự đánh giá
và hoàn thiện chiến lược phát triển về TVCC, thực trạng xây dựng mục tiêu
chiến lược phát triển đã được đề cập nhưng nằm tản mạn ở nhiều các văn bản
khác nhau do các cấp khác nhau ban hành. Một số nội dung mới đã được đề
cập trong mục tiêu chiến lược nhưng còn sơ sài, chung chung như: hiện đại
hóa, tự động hóa, tin học hóa công tác TVCC,... Các nội dung này chưa bao
quát được các lĩnh vực hoạt động trọng điểm của hoạt động TVCC hiện nay.
-Về mô hình quản lý và quy hoạch mạng lưới: Mô hình QLNN về lĩnh
vực TVCC đã được thiết lập, tuy nhiên còn tồn tại những bất cập cần có sự
điều chỉnh. Mô hình QLNN về TVCC ở Việt Nam hiện nay về cơ bản đã tuân
thủ các quan điểm chủ đạo như vai trò lãnh đạo của Đảng , vai trò của Nhà
nước... Tuy nhiên, việc nghiên cứu tham khảo mô hình QLNN của các quốc
gia có sự nghiệp thư viện phát triển, chắt lọc những kinh nghiệm phù hợp để
hoàn thiện mô hình quản lý cho Việt Nam là rất cần thiết.
Trong bối cảnh hoạt động TVCC ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo
hướng ứng dụng KH&CN như hiện nay, vấn đề cơ chế vận hành mô hình
cũng cần có những thay đổi. Trong đó, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ
21
giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đại diện cho Chính phủ trực
tiếp quản lý hoạt động TVCC với các bộ, ngành khác. Bởi hoạt động TVCC
ngày nay có sự liên quan mật thiết với các lĩnh vực, như: CNTT, truyền thông
và nhiều lĩnh vực khác.
- Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp
luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động TVCC. Văn
bản quy phạm pháp luật một mặt tạo ra công cụ quản lý, mặt khác nó tạo ra
cơ chế phát triển sự nghiệp thư viện. Thực trạng các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến TVCC tại Việt Nam hiện nay có thể thấy hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật còn thiếu về số lượng và chưa có giá trị pháp lý cao.
Tính đến thời điểm này, Luật Thư viện vẫn chưa được Quốc hội thông qua.
Các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu vẫn là các văn bản dưới luật. Pháp
lệnh Thư viện được ban hành năm 2001 đã tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo cho
sự nghiệp thư viện Việt Nam nói chung và TVCC nói riêng phát triển theo
hướng hiện đại hóa nhưng là một văn bản dưới luật được ban hành từ những
năm đầu thế kỷ.
Trên thế giới, phần lớn các quốc gia phát triển đều sử dụng luật để
quản lý hoạt động thư viện trong đó có hoạt động TVCC. Nhiều quốc gia, ví
dụ , Hoa Kỳ xây dựng và ban hành luật thư viện riêng cho từng bang. Có
những quốc gia ban hành luật cho từng loại hình thư viện riêng biệt như luật
cho thư viện quốc gia, luật cho thư viện công cộng, ví dụ: ở Anh.
-Quản lý nhà nước về đầu tư kinh phí cho hệ thống thư viện công cộng:
Nhà nước cấp 100% kinh phí đối với hoạt động TVCC, hoạt động bằng ngân
sách Nhà nước, đầu tư đảm bảo để các TVCC phát triển theo hướng hiện đại
hóa, khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các TVCC hoạt động
bằng ngân sách Nhà nước.
Nhà nước đề ra định hướng phát triển Thư viện trong thời kỳ CNH-
HĐH, đó là hiện đại hóa thư viện về phương thức hoạt động lẫn cơ sở vật
22
chất, trang thiết bị, các hoạt động cơ bản của Thư viện, chế độ lương phụ cấp
cho cán bộ làm công tác thư viện.
Trong pháp lệnh thư viện, chương IV Đầu tư phát triển Thư viện - Điều
20: Các nguồn tài chính của Thư viện bao gồm:
1. Ngân sách nhà nướccấp hoặc hỗ trợ;
2. Vốn của tổ chức;
3. Các khoản thu từ phí dịch vụ thư viện;
4. Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
Thư viện là một thiết chế văn hóa có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc
sưu tầm, thu thập, lưu trữ, bảo quản lâu dài các xuất bản phẩm dân tộc nhằm
phục vụ việc đọc và học tập suốt đời của người dân. Việc duy trì và phát triển
hệ thống TVCC luôn là chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc này đã được
thể hiện rất rõ trong các Văn kiện, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm tạo hành lang pháp lý cho các địa
phương có căn cứ và cơ sở để tiến hành tổ chức, phát triển mạng lưới thư viện
công cộng của địa phương. Với ý nghĩa đó, ngay sau ngày hòa bình lập lại ở
miền Bắc (tháng 10/1954), Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa - Thông tin (nay
là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã sớm có định hướng chỉ đạo về việc tổ
chức hoạt động của hệ thống thư viện công cộng rộng khắp trên địa bàn, từ
thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng trung du lên miền núi, vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số. Năm 1975, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra ngay Chỉ thị 132/CT/VH ngày
23/7/1977 về việc phát triển hệ thống thư viện công cộng ở các địa phương
phía Nam. Từ đó, việc duy trì và phát triển hệ thống thư viện công cộng luôn
là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, việc này đã được thể hiện rất
rõ trong các Văn kiện tại các Đại hội Đảng toàn quốc đều nêu rõ quan điểm,
chủ trương và khẳng định vị trí của hệ thống thư viện công cộng đối với công
23
cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Chính phủ cũng đã ban
hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thư viện nhằm tạo
hành lang pháp lý cho các địa phương có căn cứ và cơ sở để tiến hành tổ
chức, phát triển mạng lưới thư viện công cộng của địa phương. Bộ Văn hóa -
Thông tin với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong
lĩnh vực thư viện cũng đã ban hành theo thẩm quyền các quy chế tổ chức và
hoạt động của thư viện cấp tỉnh, huyện, xã và nhiều văn bản quy phạm pháp
luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
trong lĩnh vực thư viện, làm căn cứ pháp lý để các địa phương tiến hành có
hiệu quả sự nghiệp thư viện trên địa bàn của mình.
- Ban hành văn bản pháp quy: Hiện nay, văn bản có tính pháp lý cao
nhất trong lĩnh vực thư viện là Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 28/12/2000, trong đó
nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đẩy mạnh việc tổ chức và hoạt động của các
thư viện công cộng bằng các chính sách đầu tư cụ thể tại các điều 4, 20, 21,
22, 23 trong Pháp lệnh Thư viện.
Tại Nghị định 72/2002/NĐ-CP ban hành ngày 06/08/2002 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện cũng được thể hiện về
chính sách đầu tư của nhà nước tại các điều 14, 19, 20, 21.
Chỉ thị số 57/2001/CT-BVHTT: Về tăng cường công tác thư viện
trong các viện, trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
Yêu cầu lãnh đạo các viện, trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ quan
tâm thường xuyên đến công tác thông tin - thư viện; có kế hoạch xây dựng cải
tạo, nâng cấp thư viện; ứng dụng công nghệ tin học trong công tác thông tin -
thư viện; đảm bảo kinh phí cho việc bổ sung tài liệu.
24
Điều 1, Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT
"Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020".
Điểm a khoản 2: Đầu tư đúng mức cho thư viện, chú trọng những thư
viện có tính khu vực...
Điểm b: Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển sự nghiệp thư viện:
Quy định về việc huy động nguồn vốn từ nhà nước, cộng đồng, quốc tế hỗ trợ
phát triển sự nghiệp thư viện.
- Quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ, công chức tại thư viện công
cộng: QLNN về đội ngũ cán bộ, công chức tại TVCC được qui định trong
Luật cán bộ, công chức năm 2008, đó là những nội dung nhằm xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được nhiệm vụ trong các cơ
quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Theo quy định của
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ và công chức có những tiêu chí
chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ Ngân sách
nhà nước, giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên; làm việc trong công sở;
được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ,
công chức cấp xã).
Ngày 08/05/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-
CP, quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngày 22/04/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2013/NĐ-
CP, quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.
Ngày 25/6/2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số Thông
tư số 14/2012/TT-BNV và Thông tư số 05/2013/TT-BNV hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP và Nghị định số 36/2013/NĐ-CP.
25
Căn cứ Điều 8, Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT-BNHTTDL-BNV
ngày 19/5/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ quy định
mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện,
các trường hợp hiện đang hưởng lương theo ngạch thư viện (ngạch 17.169;
17.170; 17.171) mới được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện (theo hạng II, mã số V.10.02.05;
hạng III, mã số V.10.02.06; hạng IV, mã số V.10.02.07).
Đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, tại
Công văn số 533/SNV-CC,VC ngày 14/4/2016 của Sở Nội vụ đã hướng dẫn
việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
Thư viện được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT-
BVHTT&DL-BNV ngày 19/5/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch -
Bộ nội vụ. Theo đó, Thông tư liên tịch số 02 quy định mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối
với viên chức chuyên ngành thư viện. Thông tư này áp dụng đối với viên chức
chuyên ngành thư viện làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo Thông tư liên tịch số 02, chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành thư viện được phân thành 3 hạng, bao gồm:
- Thư viện viên hạng II: Mã số: V.10.02.05
- Thư viện viên hạng III: Mã số: V.10.02.06
- Thư viện viên hạng IV: Mã số: V.10.02.07
Ngoài tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên
ngành thư viện, Thông tư liên tịch số 02 cũng quy định tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp đối với từng hạng chức danh ngành thư viện. Cụ thể:
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Đối với thư viện viên hạng II: tốt nghiệp đại học về chuyên ngành thư
viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên
26
ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; có trình độ
ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT
ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại
ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Thông tư số 01); có trình độ tin học đạt chuẩn
kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy
định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (Thông tư số 03); có chứng
chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thư viện viên hạng II.
Đối với thư viện viên hạng III: tốt nghiệp đại học về chuyên ngành thư
viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên
ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; có trình độ
ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đối với thư viện viên hạng IV: tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về
chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp
trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền cấp; có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư
số 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin sơ bản theo quy định tại Thông tư số 03 của Bộ
Thông tin và Truyền thông.
Về tiêu chuẩn thăng hạng chức danh thư viện viên
Viên chức thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng III lên chức
danh thư viện viên hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện
27
viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm, trong đó thời gian
gần nhất giữ chức danh thư viện viên hạng III tối thiểu đủ 02 (hai) năm.
Viên chức thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng IV lên chức
danh thư viện viên hạng III phải đáp ứng đầy đủ các khoản 1, 2, 3 Điều này
và có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên hạng IV, như sau: (a)
Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng,
phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viện hạng IV tối thiểu đủ 02
(hai) năm. (b) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt
nghiệp trung cấp, phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên hạng
IV tối thiểu 03 (ba) năm.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Đối với thư viện viên hạng II, ngoài việc nắm vững: đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thư viện và
có khả năng vận dụng trong hoạt động phát triển chuyên ngành thư viện; thực
tế về hoạt động thư viện, xu thế phát triển lĩnh vực chuyên môn đang đảm
nhận; có kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực khác; các ứng dụng của công
nghệ thông tin vào lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận và các kỹ năng tin
học khác trong hoạt động chuyên môn được phân công còn phải tham gia ít
nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ, hoặc
chủ trì 02 (hai) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được
nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu trở lên.
Đối với thư viện viên hạng III và hạng IV, nắm vững: Đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành
về côngtác thư viện. Biết được các ứng dụng của công nghệ thông tin vào hoạt
động thư viện và các kỹ năng tin học khác trong hoạt động chuyên môn được
phân công. Các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện và lĩnh vực
chuyên môn được phân công đối với thư viện viên hạng III, nắm được các kiến
thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện đốivớithư viện viên hạng IV.
28
Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 02 cũng quy định nhiệm vụ cụ thể đốivới
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của từng thư viện viên các hạng II, III và IV.
Về nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp
đối với viên chức chuyên ngành thư viện.
Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên
ngành thư viện phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, chuyên môn
nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định tại Điều 8 của
Thông tư này. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề
nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện tương ứng không được kết hợp nâng
bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II đối với
viên chức hiện đang giữ ngạch thư viện viên chính. Bổ nhiệm chức danh nghề
nghiệp thư viện viên hạng III đối với viên chức hiện đang giữ ngạch thư viện
viên. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thư viện viện hạng IV đối với viên
chức hiện đang giữ ngạch thư viện viên trung cấp.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyếtkhiếu nạitrong QLNN về
thư viện: Điều 3 Luật thanh tra (2010) đã xác định, ’’ Hoạt động xem xét, đánh
giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan, nhà nước có
thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Trên thực tế, hiện tượng viphạm chính sách TV
vẫn còn nhiều như chế độ độc hại chưa được lãnh đạo đơn vị thực thi do ảnh
hưởng đến nguồn kinh phí được ổn định trong 3 năm theo Nghịđịnh 43 của Thủ
tướng chính phủ, một số thư viện vẫn không được cấp kinh phí cho các hoạt
động thường xuyên, tình trạng vi phạm bản quyền tác giả tại các TVCC rất phổ
biến như: Sao chụp tài liệu, số hóa toàn văn tài liệu và chuyển lên mạng vớimục
đích rao bán mà không có ý kiến đồng ý của tác giả. Nguồn sách bổ sung vào
thư viện chau được quy định chặt chẽ, có hiện tượng nhiều nơi thiếu sự quản lý
29
của Nhà nước, các nhà xuất bản bắt tay vớitư nhân tham gia vào hoạt động xuất
bản, in ấn, phát hành và đã cho ra đời nhiều loại ” sách đen ”, sách ” đầu nậu”...
Thông qua qua việc đọc của bạn đọc ở thư viện phát hiện, báo cáo cho thanh tra
Bộ, Sở và các cơ quan chức năng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã chỉ đạo thanh tra Bộ
VHTT&DL phối hợp với ban ngành chức năng và thanh tra các Sở VHTT&DL
tiến hành kiểm tra thườngxuyên hàng năm và kiểm tra độtxuấtđểnhắc nhở, chấn
chỉnhkịp thời những đơnvị vi phạm, tuy nhiên vẫn cònhìnhthức ” Giơ cao đánh
khẽ” chỉ mang tính chất nhắc nhở, răn đe nhằm giúp cho hoạt động thư viện phát
triển đúngđịnh hướng, đáp ứngđờisốngtinh thần củanhân dân, nâng cao dântrí,
góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa.
- Hợp tác quốc tế về thư viện: Mặc dù gặp nhiều khó khăn do những
biến động kinh tế trong nước và thế giới, nhưng vấn đề hợp tác quốc tế về thư
viện đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, góp phần nâng cao vị thế thư viện
Việt Nam trên phạm vi khu vực và thế giới. Hoạt động này diễn ra trên nhiều
lĩnh vực, ở nhiều thư viện thuộc các hệ thống trong cả nước, mang lại những
lợi ích to lớn về tinh thần và vật chất.
Có thể quy tụ những hoạt động hợp tác quốc tế tiêu biểu như:Dự án sách
tiếng Anh do Quỹ Châu Á ( Hoa Kỳ) tàitrợ; Chương trình” tăng cường năng lực
tiếp cận thông tin cho ngườikhiếm thị” do quỹFORCE(Hà Lan) hỗ trợ; Dự án “
Tăng cườngnăng lực sửdụng máy tínhvà truy cập Internet côngcộng” ở 40 tỉnh
thành phố do quỹ Bill& Melinda Gates( Hoa Kỳ) tàitrợ; Dự án xây dựng phòng
đọc về Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới, phòng đọc Hàn Quốc năng động, đa
phương tiện... do Đại sứ quán Hao Kỳ, Hàn Quốc, Pháp và Ngân hàng thế giới
hỗ trợ cho Thư viện Quốc gia, Thư viện Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...
30
1.2.4. Vai trò của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng
Ở Việt Nam, Nhà nước luôn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức,
xây dựng, lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện. Đây là một vấn đề mang
tính nguyên tắc. Nhờ có nguyên tắc này, Nhà nước có thể thực hiện tính thống
nhất trong toàn bộ công tác thư viện, tạo điều kiện cho sự nghiệp thư viện
phát triển ổn định, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện.
Nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia. Vì thế, chỉ với sự
quan tâm thích đáng của Nhà nước, sự nghiệp thư viện mới có thể có những
điều kiện cần và đủ để phát triển. Thư viện là nơi tàng trữ, bảo quản và phổ
biến các giá trị văn hóa của nhân loại, thư viện là tài sản văn hóa của quốc
gia, của dân tộc. Vì vậy, Nhà nước có trách nhiệm tổ chức và phát triển sự
nghiệp thư viện. Điều đó đồng nghĩa với việc tổ chức và gìn giữ, phát huy các
giá trị văn hóa của dân tộc. Vai trò của Nhà nước đối với sự nghiệp thư viện
được thể hiện ở những bình diện sau:
Một là, Nhà nước lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, quản lý sự nghiệp
thư viện. Ở các nước phát triển trên thế giới, nguyên tắc này đã được phản
ánh trong các bộ luật về thư viện. Ở Việt Nam, vai trò này đã được quy định
trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nhà nước
thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa” và “Nhà nước phát triển công tác
thông tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản và các
phương tiện thông tin đại chúng khác”
Để lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện, Nhà nước cần xây dựng
được định hướng phát triển sự nghiệp thư viện, đưa ra các chính sách, chương
trình, quy định phù hợp. Nhà nước cần đưa ra những văn bản pháp quy trong
đó xác định rõ phương hướng, phương thức tổ chức sự nghiệp thư viện. Ở các
nước phát triển trên thế giới, nhiều nước đã ban hành các bộ luật về thư viện
từ rất sớm. Ở Việt Nam, Pháp lệnh Thư viện đã được thông qua ngày
31
28/12/2000 và chính thức ban hành vào ngày 11/04/2001. Đó là cơ sở pháp lý
để hoạt động thư viện được đảm bảo và có điều kiện phát triển.
Ở Việt Nam, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển của sự nghiệp thư viện. Nhà nước đảm bảo việc tổ chức lãnh đạo sự
nghiệp thư viện trên quy mô cả nước và tạo điều kiện để thư viện thực sự trở
thành một trợ thủ đắc lực trong công cuộc vận động chính trị, giáo dục lý
tưởng cách mạng và nâng cao kiến thức văn hóa cho nhân dân.
Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách để lãnh đạo sự nghiệp thư
viện, thu hút các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương vào công
tác lãnh đạo thư viện và tổ chức sử dụng sách báo rộng rãitrong nhân dân.
Nhà nước quản lý sự nghiệp thư viện ở Việt Nam trên nhiều bình diện. Để
tăng cường sự chỉ đạo thống nhất các hệ thống thư viện trong cả nước, tăng
cường giám sát việc thi hành các Nghị quyết về công tác văn hóa nói chung và
thư viện nói riêng, Bộ Văn hóa -Thông tin thành lập Vụ Thư viện, cơ quan quản
lý nhà nước về hoạt động thư viện. Vụ này có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ văn
hóa -Thông tin giám sát các hoạt động thư viện và hướng dẫn phát triển sự
nghiệp thư viện trong cả nước theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. Vụ
Thư viện có một số nhiệm vụ, chức năng như soạn thảo các văn bản pháp quy,
chế độ chính sách cho ngành thư viện; xây dựng quy hoạch, kế hoạch dàihạn và
hàng năm cho hoạt động phát triển sự nghiệp thư viện cả nước; xây dựng
phương hướng hợp tác vớinước ngoài, các tổ chức quốc tế về thư viện; tham gia
các tổ chức, chương trình, dự án, các hoạt động quốc tế liên quan đến thư viện;
tổ chức hội nghị, hội thảo, các lớp học chuyên đề theo khu vực hoặc toàn quốc
về lĩnh vực công tác thư viện; phối hợp với các ngành các cấp các tổ chức chỉ
đạo phong trào đọc sách báo và xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở; làm thư ký
thường trực của Hội đồng thư viện; thanh tra, kiểm tra các hoạt động thư viện;
đề xuất khen thưởng và xử lý các viphạm trong hoạt động thư viện….
32
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chínhphủvà các cơ quankhác của nhà nước trong việc phốihợp với
Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.
UBND các cấp quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi địa phương
của mình theo sự phân cấp của Chính phủ. Sở Văn hóa -Thông tin của các tỉnh,
thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trong việc lãnh đạo và
chỉ đạo trực tiếp mạng lưới các cơ quan văn hóa trong đó có các thư viện trong
địa bàn quận, huyện. Các thư viện xã thuộc ban văn hóa xã quản lý.
Bên cạnh đó, nhà nước cònquy định các cơ quan chỉ đạo nghiệp cụ cho
các thư viện. Đối với hệ thống thư viện công cộng, thư viện Quốc gia là trung
tâm chỉ đạo nghiệp vụ lớn nhất. Các thư viện tỉnh, thành phố là trung tâm
hướng dẫn nghiệp vụ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các thư viện quận, huyện
chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện xã, phường.
Đối với hệ thống thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện Khoa học Kỹ
thuật Trung ương thuộc Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho toàn hệ thống.
Viện thông tin Khoa học Xã hội hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện
khoa học xã hội và nhân văn.
Thư viện Trung ương Quân đội chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ
cho hệ thống thư viện trong toàn quân…
Như vậy, sự giám sát của Nhà nước vừa có tính hành chính, vừa có tính
nghiệp vụ. Việc giám sát mang mục đích chủ yếu là đảm bảo sự thống nhất
trong toàn bộ mạng lưới thư viện.
Hai là, Nhà nước điều tiết và tạo điều kiện cho sự nghiệp thư viện
phát triển
Ở một số nước, bên cạnh vai trò của nhà nước, các tổ chức hội thư viện
có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, điều tiết sự phát triển của hoạt động
33
thư viện. Ở Việt Nam, hội thư viện hiện chưa được thành lập. Nhà nước có
vai trò hết sức to lớn trong việc điều tiết hoạt động thư viện ở Việt Nam. Vai
trò điều tiết của nhà nước được thể hiện qua những bình diện sau:
Thứ nhất, nhà nước cấp kinh phí và tổ chức việc ưu tiên cung cấp sách
và thiết bị cho các thư viện quốc lập, khuyến khích giúp đỡ các đoàn thể, các
tổ chức xã hội khác xây dựng thư viện. Điều này được quy định cụ thể trong
điều 4 Pháp lệnh Thư viện:
“Nhà nước đầu tư ngân sách để phát triển thư viện, vốn tài liệu thư
viện trong nước và hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài; khuyến
khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển các loại hình thư
viện; thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện; đào tạo, bồi dưỡng và xây
dựng đội ngũ những người làm công tác thư viện và tham gia phát triển các
loại hình thư viện; thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện đào tạo, bồi
dưỡng và xây dựng đội ngũ những người làm công tác thư viện đáp ứng nhu
cầu phát triển các loại hình thư viện.”
Thứ hai, nhà nước đưa ra một số biện pháp để giúp đỡ thư viện
- Tổ chức ưu tiên cung cấp sách báo: Nhà nước tổ chức hệ thống tập
trung cung cấp sách báo cho các thư viện thông qua các cơ quan phát hành.
Các cơ quan phát hành có nhiệm vụ ưu tiên cung cấp sách cho các thư viện.
Năm 1946, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh về chế độ nộp lưu chiểu các loại văn
hóa phẩm. Tiếp sau đó, Luật Xuất bản được ban hành cũng có điều khoản về
vấn đề nộp lưu chiểu. Nhờ những quy định và văn bản pháp luật trên mà kho
sách các thư viện được được cung cấp một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Như vậy, việc bổ sung được thường xuyên kịp thời. Thư viện Quốc gia có
điều kiện để thu thập, tàng trữ được đầy đủ các loại văn hóa phẩm được xuất
bản trên đất nước Việt Nam, kể cả các văn hóa phẩm quý hiếm.
34
Bên cạnh đó, nhà nước còn giao cho Bộ Văn hóa -Thông tin thực hiện
dự án “xây dựng kho sách lưu động tại các thư viện tỉnh” nhằm luân chuyển
sách báo về huyện và các cơ sở, chương trình bảo quản sách thư viện tỉnh,
cung cấp sách cho các thư viện huyện vùng sâu vùng xa, cấp kinh phí cho một
số thư viện mua sách chữ nổi phục vụ cho người khiếm thị.
- Tổ chức hệ thống biên mục tập trung: Nhà nước giao cho Thư viện
Quốc gia Việt Nam thực hiện công tác biên mục tập trung. Cơ quan này tổ
chức việc mô tả, phân loại sách và lập ký hiệu xếp giá. Biên mục tập trung
đã được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Trước đây, thư viện
Quốc gia gửi các phiếu in xuống cho các thư viện. Sau đó, thư viện Quốc
gia gửi các bản biên mục tập trung và hiện nay với việc nối mạng, thư viện
Quốc gia cho phép các thư viện tỉnh, thành phố có thể tra trực tiếp thông
qua mạng. Việc làm này có tính thống nhất cách mô tả, phân loại sách,
đồng thời bảo đảm tính khoa học, thống nhất, chính xác trong công tác biên
mục tại các thư viện.
Năm 1971, Hội đồng thư viện của Bộ Văn hóa -Thông tin đã được
thành lập. Với tư cách là một tổ chức tư vấn của Bộ Văn hóa -Thông tin, Hội
đồng này có nhiệm vụ giúp Bộ Văn hóa - Thông tin trong việc nghiên cứu
phương hướng phát triển sự nghiệp thư viện, điều hòa và phối hợp hoạt động
giữa các thư viện và tổ chức nghiên cứu các vấn đề của ngành thư viện.
Thành phần của Hội đồng có Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Giám đốc
các thư viện trung ương và một số cán bộ hoạt động thư viện có kinh nghiệm.
Đáng tiếc là hiện nay hội đồng này không còn duy trì nữa.
Ngoài ra, nhà nước còn quan tâm đến việc kiểm soát các sản phẩm và
dịch vụ thông tin thư viện. Nhà nước có những quy định cụ thể về việc xây
dựng nguồn lực thư viện - thông tin. Điều này được quy định trong Pháp lệnh
35
thư viện. Nhà nước giao cho Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng
kiểm tra nhà nước đối với tất cả các hệ thống thư viện.
Các thư viện của các bộ, các ngành đều phải đăng ký hoạt động khi mới
thành lập.
Ba là, Nhà nước tổ chức hệ thống các trường đào tạo đội ngũ cán bộ
thông tin - thư viện
Nhà nước rất quan tâm đến công tác đào tạo và giáo dục cán bộ thư
viện. Nhà nước đã xây dựng hệ thống các trường để đào tạo cán bộ có trình
độ đại học, trung học cho ngành thư viện, tổ chức nâng cao trình độ lý luận
nghiệp vụ cho cán bộ một cách có hệ thống
1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động
thư viện công cộng
1.2.5.1. Yếu tố khách quan
- Luật pháp và chính sách với hoạt động TVCC
Cũng như các loại hình hoạt động xã hội khác, quản lý thư viện bằng
pháp luật là một đặc trưng chung của các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta luật
pháp được coi là công cụ dùng để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và
mọi tầng lớp xã hội. Để luật pháp trở thành côngcụ sắc bén đốivới việc bảo vệ
quyền lợi hợp pháp và trở thành ý chí chung cho mọi người tự giác chấp hành
nội dung của nó, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cũng
như hình thành ý thức chấp hành pháp luật trong mọi lĩnh vực cho công dân.
Quản lý hành chính nhà nước về hoạt động TVCC được thực hiện khi chủ thể
biết dựa vào nội dung của các văn bản pháp quy để giải quyết các nhiệm vụ
quản lý. Để phát triển sự nghiệp TVCC đòihỏiphải có một quyền lực đủ mạnh
tham gia vào tiến trình quản lý mới có thể làm cho hoạt động đó có được sự
phát triển bền vững, hợp quy luật và đạt tớimục tiêu đã định.
36
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, phát triển sự nghiệp TVCC “để
xây dựng, bảo tồn,khaithác và sử dụng vốn tàiliệu của thư viện:đáp ứng nhu cầu
học tập, nghiên cứu thông tin giảitrí của nhân dân và tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước vềthư viện”. Do vậy chủthể quảnlý cần có nhữngkhả năng cơ bản như
biết phát huy vai trò tích cực của yếu tố luật pháp, chính sách đồng thờibiết làm
hạn chế mọi sự vận dụng sai lệch luật pháp, chính sách vào hoạt động quản lý
trongthực tiễn, biếttạo ra đầyđủnhững cơ sở pháp lýcho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ, và định hướng mục tiêu phát triển của TVCC.
- Cơ chế QLNN về hoạt động TVCC
Cơ chế quản lý được coi là nhân tố khách quan quy định nội dung của
các mối quan hệ giữa các cấp quản lý hành chính nhà nước về hoạt động
TVCC. Theo cơ chế quản lý TVCC thì phân cấp quản lý được thực hiện là
nhằm mục đích làm cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả tối đa và có tác dụng
nâng cao ý thức trách nhiệm cho chính người quản lý. Nếu sự phân cấp quản
lý không được xác định rõ ràng thì sẽ dẫn đến tình trạng vô trách nhiệm, làm
cho chủ thể quản lý khi thực hiện nhiệm vụ quản lý không biết rõ nhiệm vụ,
quyền hạn của mình trong công việc. Trước khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ
quản lý, người quản lý phải biết rõ quyền hạn, nhiệm vụ của mình, khi đó mọi
nhiệm vụ của hoạt động quản lý sẽ được chủ thể và đối tượng thực hiện tốt
hơn. Chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cơ chế quản lý mà đặc biệt phải biết
chú trọng chỉ đạo việc nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả của hoạt
động quản lý hành chính nhà nước đối với TVCC. Đổi mới cơ chế quản lý
nhằm mục đích phát huy tác dụng tích cực, đồng thời tháo gỡ được mặt kìm
hãm của cơ chế quản lý cũ, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thực hiện mọi
nhiệm vụ của hoạt động quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ
quản lý, phát huy sức mạnh của tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ
thể cũng như đối tượng trong quản lý hoạt động TVCC
- Môi trường tự nhiên xã hội tác động đến hoạt động của TVCC
37
Sự phát triển bền vững của môi trường có tác dụng tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động TVCC phát triển. Việc xây dựng môi trường thư viện đã
được coi như một phần của kế hoạch đảm bảo chất lượng thư viện. Việc phát
huy ảnh hưởng tích cực của môi trường tự nhiên và xã hội có tác dụng tạo ra
được điều kiện thuận lợi đối với việc giải quyết nhiệm vụ quản lý hoạt động
của TVCC. Mục đích của việc phát huy tính tích cực của môi trường là để tạo
ra được các thế mạnh cũng như làm giảm thiểu tới mức tối đa những tác động
bất thuận có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các yếu tố tự nhiên và
xã hội đến chất lượng hoạt động của TVCC. Chủ thể quản lý của TVCC cần
phải phối hợp với các bộ phận chức năng, với địa phương để kịp thời ngăn
chặn những tác động và ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường, phát huy những
tác động tích cực từ môi trường để phát triển sự nghiệp TVCC
- Sự phát triển của khoa học và công nghệ đối với hoạt động TVCC
Khoa học và công nghệ được coi là yếu tố quan trọng góp phần không
ngừng đảm bảo chất lượng của TVCC. Việc ứng dụng được những thành tựu
của khoa học - công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng bước đảm bảo
chất lượng hoạt động của TVCC. Muốn có được hiệu suất cao trong quản lý
thì chủ thể cần phải có năng lực tư duy, sáng tạo và biết vận dụng thành tựu
của khoa học - công nghệ vào quá trình quản lý. Sự tham gia của khoa học -
công nghệ vào chu trình quản lý có tác dụng làm cho việc giải quyết nhiệm vụ
quản lý của chủ thể quản lý được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.
Chủ thể quản lý cần tập trung nghiên cứu và ứng dụng nhanh chóng những
thành tựu của các công nghệ hiện đại vào các hoạt động của TVCC. Mục 4
Điều 24 Pháp lệnh thư viện đã nêu: “Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu,
ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thư viện”. Việc
hiện đại hóa được thư viện sẽ giúp cho việc xây dựng vốn tài liệu (tài liệu
truyền thống, tài liệu số), và việc cung cấp thông tin đạt hiệu quả cao góp
38
phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng của TVCC. Vì vậy, cần tăng
cường hơn nữa khả năng làm chủ, tiếp thu, cải tiến các công nghệ, rút ngắn
thời gian chuyển giao công nghệ, sớm đưa thành tựu của nó vào ứng dụng
trong các lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý thư viện nói riêng.
1.2.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Chất lượng cán bộ quản lý (CBQL) và cán bộ thư viện (CBTV)
Đội ngũ CBQL và CBTV giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức,
quản lý, điều hành các hoạt động của TVCC, vì vậy CBQL và CBTV phải
thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Mục 3 điều 24 Pháp
lệnh thư viện đã nêu: “Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác thư viện”. Chỉ
khi nào đội ngũ CBQL và CBTV có đầy đủ những phẩm chất, năng lực, kỹ
năng và kinh nghiệm quản lý thì việc giải quyết nhiệm vụ của hoạt động quản
lý và chất lượng hoạt động của thư viện mới đạt hiệu quả cao. Do đó công tác
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng trình độ chính trị cho đội ngũ
CBQL và CBTV cần được quan tâm và tiến hành thường xuyên.
- Chiến lược xây dựng và phát triển hoạt động thư viện công cộng
Mỗi một TVCC dù có lịch sử phát triển lâu đời hay mới được thành
lập, thì việc xây dựng chiến lược phát triển TV có vai trò hết sức quan
trọng đối với sự thành bại chính TV đó. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi
chiến lược xây dựng và phát triển TVCC, thì mỗi đơn vị trong hệ thống
phải xây dựng kế hoạch công tác trong từng năm và chiến lược phát triển
của đơn vị phù hợp với chiến lược phát triển dài và ngắn hạn của TV mình.
Mỗi TVCC tương ứng như một đơn vị trong cơ cấu tổ chức trong hệ thống
TVCC, với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thế mạnh của
TVCC là đang phát huy một cách hiệu quả vai trò và nhiệm vụ, góp phần
39
tích cực vào việc nâng cao chất lượng góp phần vào việc đảm bảo chất
lượng phát triển mạnh mẽ của toàn hệ thống TVCC.
- Điều kiện cơ sở vật chất và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động thư viện công cộng
Để xây dựng điều kiện, cơ sở vật chất cho các hoạt động nghiệp vụ và
hoạt động quản lý thư viện, chúng ta cần phải biết huy động mọi nguồn lực
phục vụ cho công tác quản lý, thực hiện quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa thư
viện. Từng bước chúng ta phải tiến hành trang bị đồng bộ và đầy đủ các
phương tiện vật chất và kỹ thuật bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ cho công tác nghiệp vụ và quản lý. Từ đó, có thể sử dụng tối ưu
sức mạnh của chúng để đảm bảo chất lượng thư viện và nâng cao hiệu quả
quản lý. Cương quyết không để tồn tại hiện tượng là để cho các phương tiện
vật chất, kỹ thuật nằm “chết” trong kho, mà phải làm cho các chủ thể quản lý
được thụ hưởng chất lượng thông tin do chúng mang lại. Ngoài ra chúng ta
còn phải chú ý đến vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ chúng, kéo dài tuổi thọ
của thiết bị. Các cơ sở vật chất, kỹ thuật đó được coi là tài sản quý phục vụ
hiệu quả cho các hoạt động nghiệp vụ và quản lý thư viện.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, nó mang lại thông tin có
giá trị cao cho hoạt động quản lý, và các hoạt động nghiệp vụ TVCC. Do vậy,
việc ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào tổ chức, theo dõi, kiểm tra,
đánh giá quá trình cũng như kết quả hoạt động là một yếu tố quan trọng để đảm
bảo chất lượng thư viện. Có được cơ sở vật chất tốt là điều kiện thuận lợiđể hoạt
động quản lý đạt hiệu quả theo đúng mục tiêu đã đề ra của chủ thể quản lý.
- Vốn tài liệu hoạt động thư viện công cộng
Vốn tài liệu của TVCC là bộ sưu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp
với chức năng, loại hình và đặc điểm của từng TVCC, nhằm phục vụ cho
người đọc của chính thư viện hoặc các thư viện khác, được phản ánh toàn
40
diện trong bộ máy tra cứu, cũng như để bảo quản lâu dài trong suốt thời gian
được người đọc quan tâm. Tùy theo diện bổ sung có thể chia ra vốn tài liệu
tổng hợp, đa ngành, chuyên ngành, chuyên biệt.
Số và chất lượng vốn tài liệu của TVCC ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất
lượng hoạt động của TVCC và tác động tới công tác quản lý. Đặc biệt trong
thế kỷ XXI khi mà các loại hình tài liệu có trong thư viện hết sức phong phú
và đa dạng, không chỉ có các xuất bản phẩm truyền thống được in trên giấy
mà tài liệu đã được xuất bản dưới dạng điện tử, tài liệu được số hóa được lưu
giữ trong các cơ sở dữ liệu. Thực tiễn đó đòi hỏi CBQL phải thay đổi phương
pháp quản lý để bảo quản, lưu giữ và cung cấp thông tin một cách hiệu quả
nhất. Xu hướng xây dựng thư viện điện tử, thư viện số kết hợp với thư viện
truyền thống là xu hướng quan trọng nhất trong việc phát triển hiện đại và tự
động hóa của hoạt động thư viện TVCC.
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019PinkHandmade
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngHọc Huỳnh Bá
 

What's hot (20)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
 
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
 
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOT
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOTLuận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOT
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOT
 
Đề tài: Văn hóa công sở tại cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, HAY
Đề tài: Văn hóa công sở tại cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, HAYĐề tài: Văn hóa công sở tại cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, HAY
Đề tài: Văn hóa công sở tại cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, HAY
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...
 
Đề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy
Đề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạyĐề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy
Đề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy
 
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAYLuận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tếLuận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Luận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà NẵngLuận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà Nẵng
 
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà NộiLuận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
 
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAYLuận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
 

Similar to Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên

Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luan van qlc_tran_my_hanh_doc_sua_05_12_2016__037
Luan van qlc_tran_my_hanh_doc_sua_05_12_2016__037Luan van qlc_tran_my_hanh_doc_sua_05_12_2016__037
Luan van qlc_tran_my_hanh_doc_sua_05_12_2016__037Ctbt Thanh Ngố
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...luanvantrust
 
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...luanvantrust
 
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...luanvantrust
 
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...luanvantrust
 
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...luanvantrust
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (20)

Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã
 
Đề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia Lai
Đề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia LaiĐề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia Lai
Đề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Luận văn: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công, HAY
Luận văn: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công, HAYLuận văn: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công, HAY
Luận văn: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công, HAY
 
Luan van qlc_tran_my_hanh_doc_sua_05_12_2016__037
Luan van qlc_tran_my_hanh_doc_sua_05_12_2016__037Luan van qlc_tran_my_hanh_doc_sua_05_12_2016__037
Luan van qlc_tran_my_hanh_doc_sua_05_12_2016__037
 
Luận văn: Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công ở Hà Nội, HAYLuận văn: Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công ở Hà Nội, HAY
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
 
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...
 
Đánh giá thực hiện quy tắc ứng xử tại bệnh viện công thuộc thành phố Hà Nội.doc
Đánh giá thực hiện quy tắc ứng xử tại bệnh viện công thuộc thành phố Hà Nội.docĐánh giá thực hiện quy tắc ứng xử tại bệnh viện công thuộc thành phố Hà Nội.doc
Đánh giá thực hiện quy tắc ứng xử tại bệnh viện công thuộc thành phố Hà Nội.doc
 
Đánh giá thực hiện quy tắc ứng xử tại bệnh viện công thuộc thành phố Hà Nội.doc
Đánh giá thực hiện quy tắc ứng xử tại bệnh viện công thuộc thành phố Hà Nội.docĐánh giá thực hiện quy tắc ứng xử tại bệnh viện công thuộc thành phố Hà Nội.doc
Đánh giá thực hiện quy tắc ứng xử tại bệnh viện công thuộc thành phố Hà Nội.doc
 
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
 
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...
Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận ...
 
luan van quan ly hoat dong cua thu vien
luan van quan ly hoat dong cua thu vien luan van quan ly hoat dong cua thu vien
luan van quan ly hoat dong cua thu vien
 
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Của Thư Viện
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Của Thư ViệnLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Của Thư Viện
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Của Thư Viện
 
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Người Cao Tuổi Tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Và B...
 
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAYPhân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chínhỨng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên

  • 1. HÀ NỘI – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG - TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN MÃ TÀI LIỆU: 80350 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
  • 2. HÀ NỘI – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG - TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN KHÁNH
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, tôi vô cùng biết ơn: Học viện Hành chính Quốc gia và các thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Cảm ơn Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Nguyên, thư viện các huyện trong tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế để phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn. Xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Chu Xuân Khánh, là người thầy tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Chu Xuân Khánh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Thanh Huyền
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯ VIỆN CÔNG CỘNG ................................. 9 1.1. Những vấn đề chung về thư viện........................................................ 9 1.1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................. 9 1.1.2. Chức năng của hệ thống thư viện công cộng.......................... 12 1.1.3. Vai trò của thư viện công cộng ............................................. 13 1.1.4. Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam hiện nay ................ 15 1.2. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng........ 16 1.2.1. Khái niệm ............................................................................ 16 1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước đốivới thư viện công cộng............ 18 1.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước đốivới thư viện công cộng.... 20 1.2.4. Vai trò của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng....... 30 1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thư viện công cộng về hoạt động thư viện công cộng ................................................................... 35 Chương2:THỰCTRẠNGQUẢNLÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚITHƯ VIỆN CÔNG CỘNG – TỪ THỰC TIỄNTỈNHTHÁINGUYÊN..................... 42 2.1. Khái quát về thư viện côngcộng tỉnh Thái Nguyên .......................... 42 2.1.1. Thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên................................... 42 2.1.2. Thư viện thành phố Thái Nguyên .......................................... 48 2.1.3. Thư viện cấp huyện .............................................................. 49 2.1.4. Thư viện cấp xã.................................................................... 51 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên........................................................................... 52 2.2.1. Về hệ thống thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên................. 52
  • 6. 2.2.2. Về đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ thư viện ........................ 55 2.2.3. Về cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin................... 57 2.2.4. Về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ .............................. 61 2.2.5. Về hợp tác quốc tế................................................................ 62 2.2.6. Về chiến lược xây dựng và phát triển thư viện công cộng....... 63 2.3. Nhận xét về thực trạng quản lý nhà nước về thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên........................................................................... 70 2.3.1. Những thành tựu .................................................................. 71 2.3.2. Những hạn chế..................................................................... 73 2.3.3. Nguyên nhân........................................................................ 74 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ HOẠTĐỘNGTHƯ VIỆNCÔNGCỘNG... 78 3.1. Phương hướng đẩy mạnh quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng ở nước ta hiện nay......................................................... 78 3.2. Những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng................................................................. 87 KẾT LUẬN............................................................................................. 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 98
  • 7. CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN BCHTƯ Ban chấp hành trung ương CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu IFLA Hiệp hội thư viện quốc tế KHCN Khoa học công nghệ KHTH Khoa học tổng hợp QLNN Quản lý nhà nước TT-TV Thông tin - Thư viện TVCC Thư viện công cộng TVQG Thư viện quốc gia UBND Ủy ban nhân dân UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội UNESCO Tổ chức giáo dục và văn hóa Liên Hiệp Quốc VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong mọi lĩnh vực hoạt động. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển, con đường duy nhất của chúng ta là khai thác triệt để nguồn thông tin khoa học phong phú trên thế giới, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn của Việt Nam. Đảm bảo thông tin cho các tầng lớp nhân dân là sứ mạng của hệ thống các cơ quan thông tin - thư viện Việt Nam, trong đó có hệ thống thư viện công cộng. Văn hóa đọc là một yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả quá trình tự học, trong đó sách là phương tiện cơ bản và hữu hiệu nhất để con người tiếp cận đến nguồn thông tin. Văn hóa tri thức, đồng thời khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc sách chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn (truyền hình, phim ảnh, internet…), sách là phương tiện cơ bản và hữu hiệu nhất để con người tiếp cận với nguồn thông tin, văn hóa và tri thức. Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ đưa con người đến với những chân trời mới và những khám phá mới giúp con người tiến bộ và hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Ngày nay, cùng với sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu ngày càng cao về trình độ tri thức của nhân loại, nhu cầu đọc sách và văn hóa đọc đang trở thành vấn đề được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quan tâm và đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trong thời đại văn hóa nghe nhìn ngày càng tỏ ra hấp dẫn và có ưu thế hơn đang lấn át văn hóa đọc. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiến hành giải quyết vấn đề duy trì vai trò truyền thống của sách và đọc sách đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình cải biến, xây dựng văn hóa đọc theo hướng hiện đại.
  • 9. 2 Theo Pháp lệnh thư viện, TVCC do ủy ban nhân dân các cấp thành lập, có đối tượng phục vụ là toàn bộ cư dân địa phương. Nhiệm vụ chủ yếu của các TVCC là thỏa mãn nhu cầu thông tin của các tầng lớp nhân dân. Trong thực tiễn, đây là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp vì đối tượng phục vụ của thư viện công cộng đa dạng và có thể phân chia thành nhiều nhóm khác nhau. Theo lứa tuổi, người sử dụng thông tin của TVCC bao gồm cả thiếu nhi và người lớn (đang trong độ tuổi lao động và đã nghỉ hưu). Theo nghề nghiệp, họ là những người trực tiếp tham gia hoạt động lao động sản xuất ở tất cả các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Những năm gần đây, hoạt động của hệ thống TVCC nước ta đã phát triển một bước mới, cả về số lượng và chất lượng. Các hình thức phục vụ trong thư viện cũng được cải tiến, nâng cao chất lượng và đa dạng hơn, phù hợp với tâm lý và tập quán của người dùng tin. Mọi người dân Việt Nam từ miền núi đến đồng bằng, từ thành thị đến nông thôn đều có cơ hội tiếp cận và sử dụng tài liệu của TVCC. Thư viện công cộng đã và đang trở thành trung tâm văn hóa và thông tin của các địa phương trong cả nước. Như chúng ta đều biết, từ trước đến nay trong nhiều lĩnh vực hoạt động văn hóa có sự lẫn lộn, chồng lẫn giữa hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp. Lĩnh vực hoạt động thư viện cũng đang ở trong tình trạng này. Tình trạng đó đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như khả năng phát huy hoạt động của từng lĩnh vực. Đó là chưa kể đến những mâu thuẫn, rắc rối không cần thiết đã từng nảy sinh trong quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao của từng lĩnh vực. Vì vậy, việc dự thảo Luật thư viện đã quy định rạch ròi chức năng quản lý nhà nước với chức năng sự nghiệp là một việc làm hết sức có ý nghĩa, thiết thực. Đây chính là hành lang pháp lý để cho từng lĩnh vực tập trung thực thi chức năng - nhiệm vụ của mình, nhất là ở cấp trung ương - cấp chiến lược, cấp ban hành cơ chế, chính sách và định hướng
  • 10. 3 phát triển... hiện có một tổ chức bộ máy chuyên sâu trong thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, đối với hoạt động TVCC ở địa phương, việc quy định chức năng, nhiệm vụ cho hoạt động QLNN và hoạt động sự nghiệp cần xem xét đến tình hình thực tế, năng lực - khả năng của từng lĩnh vực hiện nay để có sự điều tiết về chức năng - nhiệm vụ nếu chức năng - nhiệm vụ đó không ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của ngành. Có một thực tế là trong hoạt động TVCC ở địa phương, từ trước đến nay ở hầu hết các địa phương các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh (Sở VHTT&DL) và cấp huyện (Phòng VHTT) đều rất ít quan tâm đến công tác QLNN. Ngoài các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác thì có những nguyên nhân mà ai cũng nhận thấy đó là nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác thư viện, về công tác QLNN trong lĩnh vực thư viện của một số cơ quan làm công tác QLNN chưa đầy đủ, năng lực - con người làm công tác QLNN vừa yếu, vừa thiếu, rất ít hiểu biết về công tác chuyên môn nghiệp vụ Thư viện. Chính vì vậy mà nhiều nhiệm vụ thuộc công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống TVCC ở địa phương rất ít được quan tâm hoặc giao hẳn cho thư viện tỉnh thực hiện như: Chỉ đạo hoạt động của hệ thống TVCC địa phương, hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho hệ thống TVCC địa phương, xây dựng các phong trào đọc và phát triển thư viện, phòng đọc sách báo ở cơ sở xã - phường, làng - bản, cơ quan... Xuất phát từ thực tiễn QLNN về hoạt động thư viện hiện nay, đồng thời dựa trên đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo và chấn hưng văn hóa đọc, cùng với việc tìm hiểu thực trạng công tác QLNN thư viện công cộng tỉnh TháiNguyên, tôichọn đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên làm nội dung nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng QLNN về thư viện công cộng góp phần vào việc thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và văn hóa trong giaiđoạn hiện nay.
  • 11. 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2.1. Về QLNN về thư viện công cộng - “Cẩm nang nghề thư viện” của tác giả Lê Văn Viết (2000) chủ biên Nội dung cuốn sách là các hoạt động, quy trình hoạt động, cách sắp xếp, tổ chức trong thư viện, trong đó có TVCC. - “Về công tác thư viện: các văn bản pháp quy hiện hành về thư viện” do Nguyễn Thị Thanh Mai và Nguyễn Hữu Giới (2008) biên soạn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch- Vụ thư viện. Cuốn sách gồm 2 phần: + Phần thứ nhất: Các văn kiện của Đảng nói về côngtác Thư viện + Phần thứ hai: Các văn bản pháp quy hiện hành về công tác thư viện hoặc liên quan đến công tác thư viện. Và đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về thư viện trong đó tập trung vào các vấn đề như: - “Chính sách đầu tư của Nhà nước cho hệ thống thư viện công cộng và một số ý kiến đề xuất” của tác giả Nguyễn Thanh Đức (2014), tạp chí Thư viện Việt Nam số 1/ 2014. Tác giả nêu lên những tồn tại trong chính sách của Nhà nước với hệ thống thư viện công cộng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư cho hệ thống. - “Phát triển nhu cầu thông tin trong các thư viện công cộng” của Trần Thị Minh Nguyệt ( 2010), tạp chí Nghiên cứu văn hóa. Nghiên cứu nhu cầu tin của bạn đọc trong các thư viện công cộng, định hướng phát triển nguồn thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin cho đối tượng bạn đọc tại thư viện công cộng. - Đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công: “Hệthống thư viện công cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập pháttriển” của Nguyễn Thị Hoạt (2010). Đi sâu phân tíchcác kết quả đạt được trên mọi mặt hoạt động của hệ thống. Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn, những cơ hội và
  • 12. 5 thách thức mà hệ thống thư viện công cộng đã và sẽ trải qua trong quá trình đổi mới hội nhập và phát triển. Đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công cộng, góp phần vào sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn đổi mới. - Đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công: “QLNN về hoạt động thưviện công cộng (từ thực tiễn thành phốHồChí Minh)” của BùiXuân Đức (2009). Khai thác thêm một số vấn đề về QLNN đối với hoạt động thư viện công cộng ở các tỉnh miền Đông và cực Nam Trung Bộ dưới góc nhìn so sánh có thể đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn công tác này tại thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ ra ưu và nhược điểm, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đốivới thư viện công cộng. Ngoài ra còn có nhiều bài báo, tạp chí, các website trên internet, báo cáo hội thảo của Hội Thư viện Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thái Nguyên … Nội dung các bài viết tập trung trình bày về các mô hình quản lý Nhà nước về Thư viện, hiện đại hóa Thư viện, nâng cao hiệu quả công tác bạn đọc tại thư viện … 2.2. Về thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên Luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên” (2008) của tác giả Quản Thị Hoa. Luận văn đi sâu nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên. Luận văn “Mạng lưới thư viện huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (2015) của tác giả Trịnh Thị Hiên. Luận văn nghiên cứu tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra còn có các bài báo tạp chí viết về thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên như: -“Thưviện tỉnh TháiNguyên với mục tiêu số hóa tài liệu địa chí & phát huy nguồn lực thông tin địa phương dạng số” của Phạm Minh Tuấn (2011)-
  • 13. 6 Kỷ yếu hội thảo: Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung: nêu công tác bổ sung, sưu tầm tài liệu địa chí, đề xuất số hóa tài liệu này nhằm góp phần bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - “Thư viện Thái Nguyên chặng đường 4 năm nhìn lại (2005-2008”) (2008) của Mai Thanh Nhàn (tạp chí Thư viện Việt Nam số 18).... Như vậy, hiện nay có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về QLNN về hoạt động thư viện và đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến các lĩnh vực công tác của thư viện tỉnh Thái Nguyên song đến nay chưa có luận văn nào nghiên cứu QLNN về hoạt động thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên là đề tài hoàn toàn mới và không trùng lặp với các công trình đã công bố trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận QLNN về hoạt động TVCC và tìm hiểu thực trạng công tác QLNN về hoạt động TVCC ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả QLNN đối với thư viện công cộng tại Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. 3.2. Nhiệm vụ: Đi sâu nghiên cứu một số lý luận chung về thư viện và quản lý nhà nước về thư viện. Đánh giá thực trạng QLNN về thư viện công cộng tại tỉnh Thái Nguyên để chỉ ra được những điểm còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về thư viện công cộng.
  • 14. 7 Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi trong quản lý nhà nước về thư viện công cộng góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành thư viện trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1.Đối tượngnghiên cứu:Nộidung công tác quản lý nhà nước về TVCC. 4.2.Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống TVCC tại tỉnh Thái Nguyên gồm 3 cấp: Tỉnh - Huyện – Xã, chủ yếu phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn vào việc nghiên cứu hệ thống lý luận quản lý nhà nước về hoạt động TVCC và tìm hiểu thực trạng công tác này trong phạm vi cấp tỉnh và huyện thời gian từ năm 2011 đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương phápphântích và tổng hợptưliệu:phương pháp này được thực hiện dựa vào việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thư viện công cộng, các văn bản quản lý và hoạt động của TVCC tỉnh TháiNguyên - Phương pháp so sánh: So sánh hoạt động của TVCC tỉnh Thái Nguyên với TVCC của các tỉnh, thành khác ở Việt Nam. - Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo thư viện tỉnh Thái Nguyên, thư viện huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tổ chức và hoạt động của TVCC. - Phương pháp quan sát: Quan sát cơ cấu tổ chức, hoạt động của TVCC tỉnh Thái Nguyên, thư viện huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  • 15. 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Qua nghiên cứu hệ thống văn bản pháp quy về công tác thư viện, đặc biệt là TVCC làm căn cứ để góp phần xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với TVCC nói riêng và thư viện ở nước ta nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng QLNN về hoạt động TVCC giúp có cái nhìn khách quan về thực trạng QLNN về hoạt động TVCC ở tỉnh Thái Nguyên. Qua đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế, xác định những nguyên nhân khách quan, chủ quan và rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tế đó nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đốivớithư viện công cộng tỉnh TháiNguyên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Kết cấu của luận văn chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về thư viện và quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng ở nước ta hiện nay - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng ở nước ta.
  • 16. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯ VIỆN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯ VIỆN CÔNG CỘNG 1.1. Những vấn đề chung về thư viện 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Thư viện Thuật ngữ “thư viện” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ “ biblio theke”: “biblio” có nghĩa là sách, “ theke” là nơi bảo quản. Theo nghĩa Hán -Việt: “thư” là sách, “viện” là nơi tàng trữ. Như vậy, theo nghĩa ban đầu thư viện là nơi tàng trữ sách. Quan điểm này tồn tại trong một thời gian khá dài, từ thời Cổ đại đến đầu thế kỷ XIX. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu tư tưởng dân chủ, đặc biệt là sự xuất hiện của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, chức năng luân chuyển và sử dụng sách báo trong thư viện được chú ý và có vị trí ngày càng cao. Thư viện học hiện đại định nghĩa: thư viện là nơi tàng trữ và sử dụng tài liệu mang tính chất tập thể và xã hội. Tàng trữ và sử dụng là hai chức năng cơ bản có mối quan hệ hữu cơ của thư viện, trong đó chức năng sử dụng đóng vai trò quyết định. Tàng trữ để sử dụng, sử dụng tàiliệu có hiệu quả là mục đích cuốicùng của hoạt động thông tin - thư viện, là yếu tố quyết định vịtrí và vai trò của thư viện trong xã hội. Thư viện là nơi sử dụng tài liệu có tính chất tập thể và xã hội. Chỉ có thể coi một bộ sưu tập tài liệu là thư viện nếu nó được đưa ra sử dụng phổ biến trong một tập thể hoặc trong phạm vi xã hội. Một tập hợp sách, báo, tài liệu dù lớn đến đâu nếu không được sử dụng rộng rãi trong một nhóm người
  • 17. 10 hay một tập thể nhất định thì cũng không thể được gọi là thư viện theo đúng nghĩa của nó. Trong cuốn từ điển giải nghĩa thư viện học Anh-Việt của hội thư viện Mỹ: “Thưviện là một sưu tập những tài liệu đã được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của một nhóm người mà thư viện có bổn phận phục vụ để cho họ có thể sử dụng cơ sở của thư viện, truy dụng thư tịch cũng như trau dồi kiến thức của họ” . Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5453-1991, thư viện được xác định là cơ quan hoặc một bộ phận của cơ quan thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu và phục vụ bạn đọc, đồng thời tiến hành tuyên truyền giới thiệu các tài liệu đó. Nhìn chung các định nghĩa trên đều nhìn nhận và xem xét thư viện dưới góc độ vai trò và chức năng mà chưa đề cập đến các yếu tố cấu tạo của nó. Ở một góc độ tiếp cận khác, nhà thư viện học người Nga Xtaliarop đã khẳng định: Thư viện là một hệ thống bao gồm 4 yếu tố: tài liệu, người đọc, cơ sở vật chất và cán bộ thư viện. Bốn yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó tài liệu là nền tảng vật chất của hệ thống, người đọc là mục tiêu vận hành của hệ thống, cán bộ thư viện có vai trò là người điều khiển, cơ sở vật chất là yếu tố đảm bảo cho sự vận hành và là môi trường bên trong của hệ thống. Năm 1970, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã định nghĩa về thư viện. Định nghĩa này có tính chất bao hàm và khái quát đầy đủ bản chất của thư viện: Thư viện không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí.
  • 18. 11 Như vậy trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về thư viện. Nhưng với định nghĩa của UNESCO cho chúng ta cái nhìn đầy đủ về thư viện. Định nghĩa đã nêu được các thành phần cấu tạo nên thư viện cũng như chức năng, nhiệm vụ chủ yếu và quá trình phát triển của nó trong lịch sử. Hiện nay trên thế giới có sự công nhận khá rộng rãi là thư viện được tạo thành từ bốn yếu tố: vốn tài liệu, cán bộ thư viện, cơ sở vật chất kỹ thuật và bạn đọc. Bốn yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Thiếu một trong bốn yếu tố thư viện không thể vận hành và phát triển. Ở Việt Nam, năm 2001 Pháp lệnh thư viện có nêu rõ: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phụcvụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân;góp phần nângcaodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Việc không ngừng xây dựng và phát triển vốn tài liệu, xử lý tài liệu và tổ chức bộ máy tra cứu, phục vụ người dùng tin, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thư viện, tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện...đã làm cho thư viện có thể góp một phần không nhỏ phục vụ cho việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH góp phần đảm bảo an ninh và quốc phòng cho đất nước. 1.1.1.2. Thư viện công cộng (TVCC) TVCC là loại hình thư viện cung cấp tài liệu sách báo, các dịch vụ thư viện phục vụnhân dânmiễn phí. Các thư viện này chọn lọc tàiliệu, sáchbáo phù hợp với nhu cầucủanhân dân từng địa phương, từng vùng. TVCC góp phầntích
  • 19. 12 cực thu hẹp dần khoảng cách về đờisống văn hóa giữa đô thịvà nông thôn, giữa những vùng kinh tế, nâng cao dần từng bước trình độ dân trí, phát triển văn hóa, giáo dục… đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đờisống ở nông thôn. 1.1.2. Chức năng của hệ thống thư viện công cộng Thư viện công cộng thực hiện bốn chức năng: văn hóa, giáo dục, thông tin và giải trí. Thông qua việc phổ cập tri thức tổng hợp về mọi lĩnh vực chính trị, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thư viện góp phần nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục con người phát triển toàn diện. - Chức năng văn hóa: Thư viện công cộng có nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc bao gồm toàn bộ sách, báo, văn bản chép tay, bản đồ, tranh ảnh và các tài liệu khác đã và đang được lưu hành. Đây là nơi giữ gìn, bảo quản di sản văn hóa của quốc gia và nhân loại. Thư viện công cộng đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân và góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền các di sản văn hóa, phổ biến kiến thức, thu hút nhiều đối tượng người đọc khác nhau đến sử dụng. - Chức năng thông tin: Thư viện thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và công tác của mọi tầng lớp nhân dân. Vốn tài liệu là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo chủ đề, nội dung nhất định được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao. Trong những năm gần đây chức năng thông tin của thư viện đặc biệt được chú trọng. Từ quản trị tài liệu, các thư viện công cộng đã và đang chuyển sang quản trị thông tin. Từ việc cung cấp tài liệu cho bạn đọc, thư viện công cộng đã hướng tới việc cung cấp thông tin theo yêu cầu. Trong tuyên ngôn của UNESCO, thư viện công cộng cũng đã được xác định là: “Trung tâm thông tin địa phương tạo điều kiện cho người sử dụng của mình sự tiếp cận nhanh chóng tới tri thức và
  • 20. 13 thông tin ở tất cả các dạng thức”. Việc áp dụng công nghệ thông tin đã giúp các thư viện công cộng phát triển các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc dưới các dạng: thông tin thư mục, thông tin dữ kiện, thông tin điện tử. - Chức năng giáo dục: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là sự thể hiện chức năng giáo dục của thư viện nói chung và thư viện công cộng nói riêng. Thông qua việc phục vụ nhu cầu của độc giả, thư viện công cộng giúp người đọc không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết góp phần nâng cao trình độ dân trí cho xã hội. Thư viện công cộng giúp cho mọi người có thể tự học suốt đời, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, hình thành nền kinh tế tri thức. - Chức năng giải trí: được thư viện công cộng đảm nhiệm bằng việc cung cấp các tài liệu giúp cho bạn đọc có thể thư giãn, giải trí sau những giờ lao động căng thẳng. Có thể nói thư viện công cộng tham gia tích cực vào việc tổ chức sử dụng thời gian nhàn rỗi của nhân dân, đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, bổ ích. 1.1.3. Vai trò của thư viện công cộng Khi bàn về vai trò, nhiệm vụ của thư viện, Lê nin đã khẳng định: Niềm tự hào và vinh quang của TVCC không phải ở chỗ trong thư viện có bao nhiêu sách quý hiếm của thế kỷ XV hoặc sách viết tay của thế kỷ thứ X mà sách đã được luân chuyển như thế nào trong nhân dân, bao nhiêu người đọc mới được thu hút vào thư viện, mọi yêu cầu đã được thỏa mãn như thế nào, bao nhiêu cuốn sách được cho mượn về nhà, bao nhiêu em được thu hút vào việc đọc sách và sử dụng thư viện. Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp thư viện Việt Nam, là hệ thống xương sống của mạng lưới thư viện cả nước, được tổ chức
  • 21. 14 theo đơn vị lãnh thổ và là lực lượng tác động lên việc phổ cập giáo dục, văn hóa và thông tin cũng như là yếu tố quan trọng nhất giúp củng cố hòa bình và cuộc sống tinh thần của mọi người dân. Thư viện công cộng giữ vai trò văn hóa và là công cụ đắc lực trong việc tuyên truyền phổ biến tri thức về di sản văn hóa dân tộc, văn hóa thế giới và những thành tựu khoa học kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi người. Là nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền phổ biến các kiến thức về các loại hình nghệ thuật (các cuộc triển lãm tranh, ảnh, thư pháp...), là nơi gặp gỡ các nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, là nơi tổ chức các câu lạc bộ theo sở thích. Thư viện công cộng góp phần giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần dân tộc truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Thư viện công cộng giữ vai trò giáo dục đây là công cụ hiệu quả để hỗ trợ việc tự học và thực hiện việc tự học của mỗicá nhân thông quaviệc đọc sách tại thư viện, nhân dân có thể tự học để nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết cho bản thân. Góp phần xóa nạn mù chữ, mù tin ở nhiều nơi, góp phần giáo dục thế hệ trẻ, hìnhthành và củng cố thóiquen đọc sách của ngườidân đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho độc giả. Thư viện công cộng góp phần nâng cao trình độ, giác ngộ chính trị, giáo dục tư tưởng cho toàn dân, bồi dưỡng truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế chân chính bằng các hình thức tuyên truyền, giới thiệu các tài liệu chính trị, xã hội, chú trọng truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thư viện công cộng phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ, góp phần đưa tri thức khoa học và công nghệ đến với từng người dân giúp họ
  • 22. 15 phấn đấu khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng là vấn đề cần thiết góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục và văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước thực hiện công tác quản lý thông qua hệ thống VBQPPL. Pháp luật thư viện ra đời nhằm quy định quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện cũng như việc tổ chức, xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện. Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thư viện nói chung và thư viện công cộng nói riêng mang tính tất yếu. Đây là việc thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực thư viện, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. Đồng thời, đây còn là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn. Như vậy, quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng thể hiện vai trò quan trọng trên các mặt hoạt động đảm bảo cho hệ thống thư viện công cộng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thể hiện hết vài trò của mình tạo tiền đề để thư viện hoàn thành trọng trách mà Đảng và Nhà nước đã giao cho. 1.1.4. Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam hiện nay Hệ thống thư viện Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc hành chính - lãnh thổ và trực thuộc sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp là Vụ Thư viện. Hệ thống thư viện Việt Nam bao gồm nhiều cấp khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, quan hệ với nhau theo quan hệ thứ bậc. Cơ cấu tổ chức của hệ thống thư viện Việt Nam bao gồm: Hệ thống thư viện công cộng - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thư viện quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
  • 23. 16 - Thư viện xã, phường, thị trấn. - Thư viện, tủ sách thôn, làng, bản, ấp… - Thư viện thiếu nhi. Đến nay, theo thống kê của Vụ Thư viện thì hệ thống thư viện công cộng Việt Nam đã có sự phát triển và hoàn thiện về mặt cơ cấu số lượng tương đối mạnh. Cụ thể về số lượng các thư viện trong hệ thống như sau: - 01 Thư viện Quốc gia; - 63 thư viện tỉnh, thành phố; - 608 thư viện cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; - 1.503 thư viện xã, phường, thị trấn; - 9.087 tủ sáchbản, làng, thôn; - 455 phòng đọc thiếu nhi trong các thư viện 1.2. Những vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Quản lýnhà nước Theo quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước xét về bản chất, là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tồn tại dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định; là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là một tổ chức quyền lực đặc biệt, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng. Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện ở các chức năng của nó. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp - chức năng giai cấp - là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể
  • 24. 17 xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. - Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Tuy nhiên, để quản trị quốc gia, quản lý nhà nước không chỉ thuộc thẩm quyền của nhánh hành pháp mà bao gồm tất cả các hoạt động từ việc xây dựng thể chế, chính sách đến tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm… Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng các quyền lực của nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.2.1.2. Quản lý nhà nước về thư viện QLNN về thư viện là sự tác động có chủ đích, có định hướng của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến công tác thư viện bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính trên tất cả các mặt hoạt động của công tác thư viện nhằm đạt mục tiêu của Nhà nước.
  • 25. 18 Hoạt động thư viện được đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước; chủ động dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của các loạihình thư viện trong mối liên kết chặt chẽ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. 1.2.1.3. Quản lý nhà nước về thư viện công cộng QLNN về lĩnh vực TVCC có thể hiểu là quá trình nhà nước sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong hoạt động TVCC nhằm đảm bảo cho hoạt động TVCC diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của lĩnh vực này. Nói cách khác, QLNN về lĩnh vực TVCC là sự tác động có chủ đích, có định hướng của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến TVCC bằng quyền lực của nhà nước, thông qua pháp luật, chínhsách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tàichính nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện. Bộ Văn hóa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về thư viện. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thư viện. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thư viện. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Chính phủ quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm soạn thảo và trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về thư viện; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm
  • 26. 19 Chính phủ Thư viện quận, huyện Phòng VH-TT-DL Thư viện xã, phường Ban Văn hóa xã, phường, thị trấn pháp luật về thư viện. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của từng loại hình thư viện, nội quy mẫu về thư viện. Hình 1.1 Sơ đồ hệ các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng Hướng dẫn nghiệp vụ Bộ VH-TT-DL QLN QN LN th Neo l t ã h n e h o t l h ãn ổ h QLNN theo ngành, lĩnh vực UBND quận, huyện, thị xã UBND tỉnh, thành phố UBND xã, phường, thị trấn Sở VH-TT-DL Thư viện tỉnh, thành phố Vụ Thư viện Thư viện Quốc gia
  • 27. 20 1.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng QLNN về hoạt động TVCC bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào những nội dung quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển của TVCC như: - Xây dựng chiến lược phát triển: Xây dựng chiến lược phát triển là một trong những nội dung quan trọng của quản lý TVCC, bởi nó giúp cho cơ quan quản lý xác định được những nhiệm vụ phải hoàn thành nhằm đạt được mục tiêu. Nhận thức được vai trò to lớn đó và nắm bắt xu thế chung của thế giới về lĩnh vực này, Đảng và Nhà nước đã sớm định hướng chiến lược cho sự phát triển hoạt động TVCC trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: Pháp lệnh thư viện; Nghị định; Quyết định; Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cơ quan QLNN cần có sự đánh giá và hoàn thiện chiến lược phát triển về TVCC, thực trạng xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển đã được đề cập nhưng nằm tản mạn ở nhiều các văn bản khác nhau do các cấp khác nhau ban hành. Một số nội dung mới đã được đề cập trong mục tiêu chiến lược nhưng còn sơ sài, chung chung như: hiện đại hóa, tự động hóa, tin học hóa công tác TVCC,... Các nội dung này chưa bao quát được các lĩnh vực hoạt động trọng điểm của hoạt động TVCC hiện nay. -Về mô hình quản lý và quy hoạch mạng lưới: Mô hình QLNN về lĩnh vực TVCC đã được thiết lập, tuy nhiên còn tồn tại những bất cập cần có sự điều chỉnh. Mô hình QLNN về TVCC ở Việt Nam hiện nay về cơ bản đã tuân thủ các quan điểm chủ đạo như vai trò lãnh đạo của Đảng , vai trò của Nhà nước... Tuy nhiên, việc nghiên cứu tham khảo mô hình QLNN của các quốc gia có sự nghiệp thư viện phát triển, chắt lọc những kinh nghiệm phù hợp để hoàn thiện mô hình quản lý cho Việt Nam là rất cần thiết. Trong bối cảnh hoạt động TVCC ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo hướng ứng dụng KH&CN như hiện nay, vấn đề cơ chế vận hành mô hình cũng cần có những thay đổi. Trong đó, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ
  • 28. 21 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đại diện cho Chính phủ trực tiếp quản lý hoạt động TVCC với các bộ, ngành khác. Bởi hoạt động TVCC ngày nay có sự liên quan mật thiết với các lĩnh vực, như: CNTT, truyền thông và nhiều lĩnh vực khác. - Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động TVCC. Văn bản quy phạm pháp luật một mặt tạo ra công cụ quản lý, mặt khác nó tạo ra cơ chế phát triển sự nghiệp thư viện. Thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TVCC tại Việt Nam hiện nay có thể thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu về số lượng và chưa có giá trị pháp lý cao. Tính đến thời điểm này, Luật Thư viện vẫn chưa được Quốc hội thông qua. Các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu vẫn là các văn bản dưới luật. Pháp lệnh Thư viện được ban hành năm 2001 đã tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo cho sự nghiệp thư viện Việt Nam nói chung và TVCC nói riêng phát triển theo hướng hiện đại hóa nhưng là một văn bản dưới luật được ban hành từ những năm đầu thế kỷ. Trên thế giới, phần lớn các quốc gia phát triển đều sử dụng luật để quản lý hoạt động thư viện trong đó có hoạt động TVCC. Nhiều quốc gia, ví dụ , Hoa Kỳ xây dựng và ban hành luật thư viện riêng cho từng bang. Có những quốc gia ban hành luật cho từng loại hình thư viện riêng biệt như luật cho thư viện quốc gia, luật cho thư viện công cộng, ví dụ: ở Anh. -Quản lý nhà nước về đầu tư kinh phí cho hệ thống thư viện công cộng: Nhà nước cấp 100% kinh phí đối với hoạt động TVCC, hoạt động bằng ngân sách Nhà nước, đầu tư đảm bảo để các TVCC phát triển theo hướng hiện đại hóa, khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các TVCC hoạt động bằng ngân sách Nhà nước. Nhà nước đề ra định hướng phát triển Thư viện trong thời kỳ CNH- HĐH, đó là hiện đại hóa thư viện về phương thức hoạt động lẫn cơ sở vật
  • 29. 22 chất, trang thiết bị, các hoạt động cơ bản của Thư viện, chế độ lương phụ cấp cho cán bộ làm công tác thư viện. Trong pháp lệnh thư viện, chương IV Đầu tư phát triển Thư viện - Điều 20: Các nguồn tài chính của Thư viện bao gồm: 1. Ngân sách nhà nướccấp hoặc hỗ trợ; 2. Vốn của tổ chức; 3. Các khoản thu từ phí dịch vụ thư viện; 4. Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài Thư viện là một thiết chế văn hóa có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc sưu tầm, thu thập, lưu trữ, bảo quản lâu dài các xuất bản phẩm dân tộc nhằm phục vụ việc đọc và học tập suốt đời của người dân. Việc duy trì và phát triển hệ thống TVCC luôn là chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc này đã được thể hiện rất rõ trong các Văn kiện, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm tạo hành lang pháp lý cho các địa phương có căn cứ và cơ sở để tiến hành tổ chức, phát triển mạng lưới thư viện công cộng của địa phương. Với ý nghĩa đó, ngay sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (tháng 10/1954), Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã sớm có định hướng chỉ đạo về việc tổ chức hoạt động của hệ thống thư viện công cộng rộng khắp trên địa bàn, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng trung du lên miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Năm 1975, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra ngay Chỉ thị 132/CT/VH ngày 23/7/1977 về việc phát triển hệ thống thư viện công cộng ở các địa phương phía Nam. Từ đó, việc duy trì và phát triển hệ thống thư viện công cộng luôn là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, việc này đã được thể hiện rất rõ trong các Văn kiện tại các Đại hội Đảng toàn quốc đều nêu rõ quan điểm, chủ trương và khẳng định vị trí của hệ thống thư viện công cộng đối với công
  • 30. 23 cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thư viện nhằm tạo hành lang pháp lý cho các địa phương có căn cứ và cơ sở để tiến hành tổ chức, phát triển mạng lưới thư viện công cộng của địa phương. Bộ Văn hóa - Thông tin với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực thư viện cũng đã ban hành theo thẩm quyền các quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện cấp tỉnh, huyện, xã và nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực thư viện, làm căn cứ pháp lý để các địa phương tiến hành có hiệu quả sự nghiệp thư viện trên địa bàn của mình. - Ban hành văn bản pháp quy: Hiện nay, văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực thư viện là Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 28/12/2000, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đẩy mạnh việc tổ chức và hoạt động của các thư viện công cộng bằng các chính sách đầu tư cụ thể tại các điều 4, 20, 21, 22, 23 trong Pháp lệnh Thư viện. Tại Nghị định 72/2002/NĐ-CP ban hành ngày 06/08/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện cũng được thể hiện về chính sách đầu tư của nhà nước tại các điều 14, 19, 20, 21. Chỉ thị số 57/2001/CT-BVHTT: Về tăng cường công tác thư viện trong các viện, trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Yêu cầu lãnh đạo các viện, trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ quan tâm thường xuyên đến công tác thông tin - thư viện; có kế hoạch xây dựng cải tạo, nâng cấp thư viện; ứng dụng công nghệ tin học trong công tác thông tin - thư viện; đảm bảo kinh phí cho việc bổ sung tài liệu.
  • 31. 24 Điều 1, Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT "Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Điểm a khoản 2: Đầu tư đúng mức cho thư viện, chú trọng những thư viện có tính khu vực... Điểm b: Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển sự nghiệp thư viện: Quy định về việc huy động nguồn vốn từ nhà nước, cộng đồng, quốc tế hỗ trợ phát triển sự nghiệp thư viện. - Quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ, công chức tại thư viện công cộng: QLNN về đội ngũ cán bộ, công chức tại TVCC được qui định trong Luật cán bộ, công chức năm 2008, đó là những nội dung nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được nhiệm vụ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ Ngân sách nhà nước, giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã). Ngày 08/05/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ- CP, quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Ngày 22/04/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2013/NĐ- CP, quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Ngày 25/6/2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số Thông tư số 14/2012/TT-BNV và Thông tư số 05/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP và Nghị định số 36/2013/NĐ-CP.
  • 32. 25 Căn cứ Điều 8, Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT-BNHTTDL-BNV ngày 19/5/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, các trường hợp hiện đang hưởng lương theo ngạch thư viện (ngạch 17.169; 17.170; 17.171) mới được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện (theo hạng II, mã số V.10.02.05; hạng III, mã số V.10.02.06; hạng IV, mã số V.10.02.07). Đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, tại Công văn số 533/SNV-CC,VC ngày 14/4/2016 của Sở Nội vụ đã hướng dẫn việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT- BVHTT&DL-BNV ngày 19/5/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ nội vụ. Theo đó, Thông tư liên tịch số 02 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành thư viện. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành thư viện làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo Thông tư liên tịch số 02, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện được phân thành 3 hạng, bao gồm: - Thư viện viên hạng II: Mã số: V.10.02.05 - Thư viện viên hạng III: Mã số: V.10.02.06 - Thư viện viên hạng IV: Mã số: V.10.02.07 Ngoài tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thư viện, Thông tư liên tịch số 02 cũng quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với từng hạng chức danh ngành thư viện. Cụ thể: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Đối với thư viện viên hạng II: tốt nghiệp đại học về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên
  • 33. 26 ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Thông tư số 01); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (Thông tư số 03); có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thư viện viên hạng II. Đối với thư viện viên hạng III: tốt nghiệp đại học về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với thư viện viên hạng IV: tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin sơ bản theo quy định tại Thông tư số 03 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Về tiêu chuẩn thăng hạng chức danh thư viện viên Viên chức thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng III lên chức danh thư viện viên hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện
  • 34. 27 viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh thư viện viên hạng III tối thiểu đủ 02 (hai) năm. Viên chức thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng IV lên chức danh thư viện viên hạng III phải đáp ứng đầy đủ các khoản 1, 2, 3 Điều này và có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên hạng IV, như sau: (a) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viện hạng IV tối thiểu đủ 02 (hai) năm. (b) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp, phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên hạng IV tối thiểu 03 (ba) năm. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ Đối với thư viện viên hạng II, ngoài việc nắm vững: đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thư viện và có khả năng vận dụng trong hoạt động phát triển chuyên ngành thư viện; thực tế về hoạt động thư viện, xu thế phát triển lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; có kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực khác; các ứng dụng của công nghệ thông tin vào lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận và các kỹ năng tin học khác trong hoạt động chuyên môn được phân công còn phải tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ, hoặc chủ trì 02 (hai) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu trở lên. Đối với thư viện viên hạng III và hạng IV, nắm vững: Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành về côngtác thư viện. Biết được các ứng dụng của công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện và các kỹ năng tin học khác trong hoạt động chuyên môn được phân công. Các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện và lĩnh vực chuyên môn được phân công đối với thư viện viên hạng III, nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện đốivớithư viện viên hạng IV.
  • 35. 28 Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 02 cũng quy định nhiệm vụ cụ thể đốivới tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của từng thư viện viên các hạng II, III và IV. Về nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành thư viện. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành thư viện phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II đối với viên chức hiện đang giữ ngạch thư viện viên chính. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III đối với viên chức hiện đang giữ ngạch thư viện viên. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thư viện viện hạng IV đối với viên chức hiện đang giữ ngạch thư viện viên trung cấp. - Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyếtkhiếu nạitrong QLNN về thư viện: Điều 3 Luật thanh tra (2010) đã xác định, ’’ Hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan, nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Trên thực tế, hiện tượng viphạm chính sách TV vẫn còn nhiều như chế độ độc hại chưa được lãnh đạo đơn vị thực thi do ảnh hưởng đến nguồn kinh phí được ổn định trong 3 năm theo Nghịđịnh 43 của Thủ tướng chính phủ, một số thư viện vẫn không được cấp kinh phí cho các hoạt động thường xuyên, tình trạng vi phạm bản quyền tác giả tại các TVCC rất phổ biến như: Sao chụp tài liệu, số hóa toàn văn tài liệu và chuyển lên mạng vớimục đích rao bán mà không có ý kiến đồng ý của tác giả. Nguồn sách bổ sung vào thư viện chau được quy định chặt chẽ, có hiện tượng nhiều nơi thiếu sự quản lý
  • 36. 29 của Nhà nước, các nhà xuất bản bắt tay vớitư nhân tham gia vào hoạt động xuất bản, in ấn, phát hành và đã cho ra đời nhiều loại ” sách đen ”, sách ” đầu nậu”... Thông qua qua việc đọc của bạn đọc ở thư viện phát hiện, báo cáo cho thanh tra Bộ, Sở và các cơ quan chức năng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã chỉ đạo thanh tra Bộ VHTT&DL phối hợp với ban ngành chức năng và thanh tra các Sở VHTT&DL tiến hành kiểm tra thườngxuyên hàng năm và kiểm tra độtxuấtđểnhắc nhở, chấn chỉnhkịp thời những đơnvị vi phạm, tuy nhiên vẫn cònhìnhthức ” Giơ cao đánh khẽ” chỉ mang tính chất nhắc nhở, răn đe nhằm giúp cho hoạt động thư viện phát triển đúngđịnh hướng, đáp ứngđờisốngtinh thần củanhân dân, nâng cao dântrí, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa. - Hợp tác quốc tế về thư viện: Mặc dù gặp nhiều khó khăn do những biến động kinh tế trong nước và thế giới, nhưng vấn đề hợp tác quốc tế về thư viện đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, góp phần nâng cao vị thế thư viện Việt Nam trên phạm vi khu vực và thế giới. Hoạt động này diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều thư viện thuộc các hệ thống trong cả nước, mang lại những lợi ích to lớn về tinh thần và vật chất. Có thể quy tụ những hoạt động hợp tác quốc tế tiêu biểu như:Dự án sách tiếng Anh do Quỹ Châu Á ( Hoa Kỳ) tàitrợ; Chương trình” tăng cường năng lực tiếp cận thông tin cho ngườikhiếm thị” do quỹFORCE(Hà Lan) hỗ trợ; Dự án “ Tăng cườngnăng lực sửdụng máy tínhvà truy cập Internet côngcộng” ở 40 tỉnh thành phố do quỹ Bill& Melinda Gates( Hoa Kỳ) tàitrợ; Dự án xây dựng phòng đọc về Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới, phòng đọc Hàn Quốc năng động, đa phương tiện... do Đại sứ quán Hao Kỳ, Hàn Quốc, Pháp và Ngân hàng thế giới hỗ trợ cho Thư viện Quốc gia, Thư viện Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...
  • 37. 30 1.2.4. Vai trò của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng Ở Việt Nam, Nhà nước luôn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng, lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện. Đây là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Nhờ có nguyên tắc này, Nhà nước có thể thực hiện tính thống nhất trong toàn bộ công tác thư viện, tạo điều kiện cho sự nghiệp thư viện phát triển ổn định, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện. Nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia. Vì thế, chỉ với sự quan tâm thích đáng của Nhà nước, sự nghiệp thư viện mới có thể có những điều kiện cần và đủ để phát triển. Thư viện là nơi tàng trữ, bảo quản và phổ biến các giá trị văn hóa của nhân loại, thư viện là tài sản văn hóa của quốc gia, của dân tộc. Vì vậy, Nhà nước có trách nhiệm tổ chức và phát triển sự nghiệp thư viện. Điều đó đồng nghĩa với việc tổ chức và gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Vai trò của Nhà nước đối với sự nghiệp thư viện được thể hiện ở những bình diện sau: Một là, Nhà nước lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, quản lý sự nghiệp thư viện. Ở các nước phát triển trên thế giới, nguyên tắc này đã được phản ánh trong các bộ luật về thư viện. Ở Việt Nam, vai trò này đã được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa” và “Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản và các phương tiện thông tin đại chúng khác” Để lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện, Nhà nước cần xây dựng được định hướng phát triển sự nghiệp thư viện, đưa ra các chính sách, chương trình, quy định phù hợp. Nhà nước cần đưa ra những văn bản pháp quy trong đó xác định rõ phương hướng, phương thức tổ chức sự nghiệp thư viện. Ở các nước phát triển trên thế giới, nhiều nước đã ban hành các bộ luật về thư viện từ rất sớm. Ở Việt Nam, Pháp lệnh Thư viện đã được thông qua ngày
  • 38. 31 28/12/2000 và chính thức ban hành vào ngày 11/04/2001. Đó là cơ sở pháp lý để hoạt động thư viện được đảm bảo và có điều kiện phát triển. Ở Việt Nam, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của sự nghiệp thư viện. Nhà nước đảm bảo việc tổ chức lãnh đạo sự nghiệp thư viện trên quy mô cả nước và tạo điều kiện để thư viện thực sự trở thành một trợ thủ đắc lực trong công cuộc vận động chính trị, giáo dục lý tưởng cách mạng và nâng cao kiến thức văn hóa cho nhân dân. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách để lãnh đạo sự nghiệp thư viện, thu hút các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương vào công tác lãnh đạo thư viện và tổ chức sử dụng sách báo rộng rãitrong nhân dân. Nhà nước quản lý sự nghiệp thư viện ở Việt Nam trên nhiều bình diện. Để tăng cường sự chỉ đạo thống nhất các hệ thống thư viện trong cả nước, tăng cường giám sát việc thi hành các Nghị quyết về công tác văn hóa nói chung và thư viện nói riêng, Bộ Văn hóa -Thông tin thành lập Vụ Thư viện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thư viện. Vụ này có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ văn hóa -Thông tin giám sát các hoạt động thư viện và hướng dẫn phát triển sự nghiệp thư viện trong cả nước theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. Vụ Thư viện có một số nhiệm vụ, chức năng như soạn thảo các văn bản pháp quy, chế độ chính sách cho ngành thư viện; xây dựng quy hoạch, kế hoạch dàihạn và hàng năm cho hoạt động phát triển sự nghiệp thư viện cả nước; xây dựng phương hướng hợp tác vớinước ngoài, các tổ chức quốc tế về thư viện; tham gia các tổ chức, chương trình, dự án, các hoạt động quốc tế liên quan đến thư viện; tổ chức hội nghị, hội thảo, các lớp học chuyên đề theo khu vực hoặc toàn quốc về lĩnh vực công tác thư viện; phối hợp với các ngành các cấp các tổ chức chỉ đạo phong trào đọc sách báo và xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở; làm thư ký thường trực của Hội đồng thư viện; thanh tra, kiểm tra các hoạt động thư viện; đề xuất khen thưởng và xử lý các viphạm trong hoạt động thư viện….
  • 39. 32 Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủvà các cơ quankhác của nhà nước trong việc phốihợp với Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thư viện. UBND các cấp quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi địa phương của mình theo sự phân cấp của Chính phủ. Sở Văn hóa -Thông tin của các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trong việc lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp mạng lưới các cơ quan văn hóa trong đó có các thư viện trong địa bàn quận, huyện. Các thư viện xã thuộc ban văn hóa xã quản lý. Bên cạnh đó, nhà nước cònquy định các cơ quan chỉ đạo nghiệp cụ cho các thư viện. Đối với hệ thống thư viện công cộng, thư viện Quốc gia là trung tâm chỉ đạo nghiệp vụ lớn nhất. Các thư viện tỉnh, thành phố là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các thư viện quận, huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện xã, phường. Đối với hệ thống thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương thuộc Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho toàn hệ thống. Viện thông tin Khoa học Xã hội hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện khoa học xã hội và nhân văn. Thư viện Trung ương Quân đội chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thư viện trong toàn quân… Như vậy, sự giám sát của Nhà nước vừa có tính hành chính, vừa có tính nghiệp vụ. Việc giám sát mang mục đích chủ yếu là đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ mạng lưới thư viện. Hai là, Nhà nước điều tiết và tạo điều kiện cho sự nghiệp thư viện phát triển Ở một số nước, bên cạnh vai trò của nhà nước, các tổ chức hội thư viện có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, điều tiết sự phát triển của hoạt động
  • 40. 33 thư viện. Ở Việt Nam, hội thư viện hiện chưa được thành lập. Nhà nước có vai trò hết sức to lớn trong việc điều tiết hoạt động thư viện ở Việt Nam. Vai trò điều tiết của nhà nước được thể hiện qua những bình diện sau: Thứ nhất, nhà nước cấp kinh phí và tổ chức việc ưu tiên cung cấp sách và thiết bị cho các thư viện quốc lập, khuyến khích giúp đỡ các đoàn thể, các tổ chức xã hội khác xây dựng thư viện. Điều này được quy định cụ thể trong điều 4 Pháp lệnh Thư viện: “Nhà nước đầu tư ngân sách để phát triển thư viện, vốn tài liệu thư viện trong nước và hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển các loại hình thư viện; thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện; đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ những người làm công tác thư viện và tham gia phát triển các loại hình thư viện; thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ những người làm công tác thư viện đáp ứng nhu cầu phát triển các loại hình thư viện.” Thứ hai, nhà nước đưa ra một số biện pháp để giúp đỡ thư viện - Tổ chức ưu tiên cung cấp sách báo: Nhà nước tổ chức hệ thống tập trung cung cấp sách báo cho các thư viện thông qua các cơ quan phát hành. Các cơ quan phát hành có nhiệm vụ ưu tiên cung cấp sách cho các thư viện. Năm 1946, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh về chế độ nộp lưu chiểu các loại văn hóa phẩm. Tiếp sau đó, Luật Xuất bản được ban hành cũng có điều khoản về vấn đề nộp lưu chiểu. Nhờ những quy định và văn bản pháp luật trên mà kho sách các thư viện được được cung cấp một cách có tổ chức và có kế hoạch. Như vậy, việc bổ sung được thường xuyên kịp thời. Thư viện Quốc gia có điều kiện để thu thập, tàng trữ được đầy đủ các loại văn hóa phẩm được xuất bản trên đất nước Việt Nam, kể cả các văn hóa phẩm quý hiếm.
  • 41. 34 Bên cạnh đó, nhà nước còn giao cho Bộ Văn hóa -Thông tin thực hiện dự án “xây dựng kho sách lưu động tại các thư viện tỉnh” nhằm luân chuyển sách báo về huyện và các cơ sở, chương trình bảo quản sách thư viện tỉnh, cung cấp sách cho các thư viện huyện vùng sâu vùng xa, cấp kinh phí cho một số thư viện mua sách chữ nổi phục vụ cho người khiếm thị. - Tổ chức hệ thống biên mục tập trung: Nhà nước giao cho Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện công tác biên mục tập trung. Cơ quan này tổ chức việc mô tả, phân loại sách và lập ký hiệu xếp giá. Biên mục tập trung đã được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Trước đây, thư viện Quốc gia gửi các phiếu in xuống cho các thư viện. Sau đó, thư viện Quốc gia gửi các bản biên mục tập trung và hiện nay với việc nối mạng, thư viện Quốc gia cho phép các thư viện tỉnh, thành phố có thể tra trực tiếp thông qua mạng. Việc làm này có tính thống nhất cách mô tả, phân loại sách, đồng thời bảo đảm tính khoa học, thống nhất, chính xác trong công tác biên mục tại các thư viện. Năm 1971, Hội đồng thư viện của Bộ Văn hóa -Thông tin đã được thành lập. Với tư cách là một tổ chức tư vấn của Bộ Văn hóa -Thông tin, Hội đồng này có nhiệm vụ giúp Bộ Văn hóa - Thông tin trong việc nghiên cứu phương hướng phát triển sự nghiệp thư viện, điều hòa và phối hợp hoạt động giữa các thư viện và tổ chức nghiên cứu các vấn đề của ngành thư viện. Thành phần của Hội đồng có Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Giám đốc các thư viện trung ương và một số cán bộ hoạt động thư viện có kinh nghiệm. Đáng tiếc là hiện nay hội đồng này không còn duy trì nữa. Ngoài ra, nhà nước còn quan tâm đến việc kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện. Nhà nước có những quy định cụ thể về việc xây dựng nguồn lực thư viện - thông tin. Điều này được quy định trong Pháp lệnh
  • 42. 35 thư viện. Nhà nước giao cho Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước đối với tất cả các hệ thống thư viện. Các thư viện của các bộ, các ngành đều phải đăng ký hoạt động khi mới thành lập. Ba là, Nhà nước tổ chức hệ thống các trường đào tạo đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện Nhà nước rất quan tâm đến công tác đào tạo và giáo dục cán bộ thư viện. Nhà nước đã xây dựng hệ thống các trường để đào tạo cán bộ có trình độ đại học, trung học cho ngành thư viện, tổ chức nâng cao trình độ lý luận nghiệp vụ cho cán bộ một cách có hệ thống 1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng 1.2.5.1. Yếu tố khách quan - Luật pháp và chính sách với hoạt động TVCC Cũng như các loại hình hoạt động xã hội khác, quản lý thư viện bằng pháp luật là một đặc trưng chung của các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta luật pháp được coi là công cụ dùng để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và mọi tầng lớp xã hội. Để luật pháp trở thành côngcụ sắc bén đốivới việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp và trở thành ý chí chung cho mọi người tự giác chấp hành nội dung của nó, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cũng như hình thành ý thức chấp hành pháp luật trong mọi lĩnh vực cho công dân. Quản lý hành chính nhà nước về hoạt động TVCC được thực hiện khi chủ thể biết dựa vào nội dung của các văn bản pháp quy để giải quyết các nhiệm vụ quản lý. Để phát triển sự nghiệp TVCC đòihỏiphải có một quyền lực đủ mạnh tham gia vào tiến trình quản lý mới có thể làm cho hoạt động đó có được sự phát triển bền vững, hợp quy luật và đạt tớimục tiêu đã định.
  • 43. 36 Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, phát triển sự nghiệp TVCC “để xây dựng, bảo tồn,khaithác và sử dụng vốn tàiliệu của thư viện:đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu thông tin giảitrí của nhân dân và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước vềthư viện”. Do vậy chủthể quảnlý cần có nhữngkhả năng cơ bản như biết phát huy vai trò tích cực của yếu tố luật pháp, chính sách đồng thờibiết làm hạn chế mọi sự vận dụng sai lệch luật pháp, chính sách vào hoạt động quản lý trongthực tiễn, biếttạo ra đầyđủnhững cơ sở pháp lýcho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, và định hướng mục tiêu phát triển của TVCC. - Cơ chế QLNN về hoạt động TVCC Cơ chế quản lý được coi là nhân tố khách quan quy định nội dung của các mối quan hệ giữa các cấp quản lý hành chính nhà nước về hoạt động TVCC. Theo cơ chế quản lý TVCC thì phân cấp quản lý được thực hiện là nhằm mục đích làm cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả tối đa và có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm cho chính người quản lý. Nếu sự phân cấp quản lý không được xác định rõ ràng thì sẽ dẫn đến tình trạng vô trách nhiệm, làm cho chủ thể quản lý khi thực hiện nhiệm vụ quản lý không biết rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công việc. Trước khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ quản lý, người quản lý phải biết rõ quyền hạn, nhiệm vụ của mình, khi đó mọi nhiệm vụ của hoạt động quản lý sẽ được chủ thể và đối tượng thực hiện tốt hơn. Chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cơ chế quản lý mà đặc biệt phải biết chú trọng chỉ đạo việc nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với TVCC. Đổi mới cơ chế quản lý nhằm mục đích phát huy tác dụng tích cực, đồng thời tháo gỡ được mặt kìm hãm của cơ chế quản lý cũ, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thực hiện mọi nhiệm vụ của hoạt động quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý, phát huy sức mạnh của tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể cũng như đối tượng trong quản lý hoạt động TVCC - Môi trường tự nhiên xã hội tác động đến hoạt động của TVCC
  • 44. 37 Sự phát triển bền vững của môi trường có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TVCC phát triển. Việc xây dựng môi trường thư viện đã được coi như một phần của kế hoạch đảm bảo chất lượng thư viện. Việc phát huy ảnh hưởng tích cực của môi trường tự nhiên và xã hội có tác dụng tạo ra được điều kiện thuận lợi đối với việc giải quyết nhiệm vụ quản lý hoạt động của TVCC. Mục đích của việc phát huy tính tích cực của môi trường là để tạo ra được các thế mạnh cũng như làm giảm thiểu tới mức tối đa những tác động bất thuận có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các yếu tố tự nhiên và xã hội đến chất lượng hoạt động của TVCC. Chủ thể quản lý của TVCC cần phải phối hợp với các bộ phận chức năng, với địa phương để kịp thời ngăn chặn những tác động và ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường, phát huy những tác động tích cực từ môi trường để phát triển sự nghiệp TVCC - Sự phát triển của khoa học và công nghệ đối với hoạt động TVCC Khoa học và công nghệ được coi là yếu tố quan trọng góp phần không ngừng đảm bảo chất lượng của TVCC. Việc ứng dụng được những thành tựu của khoa học - công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng bước đảm bảo chất lượng hoạt động của TVCC. Muốn có được hiệu suất cao trong quản lý thì chủ thể cần phải có năng lực tư duy, sáng tạo và biết vận dụng thành tựu của khoa học - công nghệ vào quá trình quản lý. Sự tham gia của khoa học - công nghệ vào chu trình quản lý có tác dụng làm cho việc giải quyết nhiệm vụ quản lý của chủ thể quản lý được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Chủ thể quản lý cần tập trung nghiên cứu và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu của các công nghệ hiện đại vào các hoạt động của TVCC. Mục 4 Điều 24 Pháp lệnh thư viện đã nêu: “Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thư viện”. Việc hiện đại hóa được thư viện sẽ giúp cho việc xây dựng vốn tài liệu (tài liệu truyền thống, tài liệu số), và việc cung cấp thông tin đạt hiệu quả cao góp
  • 45. 38 phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng của TVCC. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa khả năng làm chủ, tiếp thu, cải tiến các công nghệ, rút ngắn thời gian chuyển giao công nghệ, sớm đưa thành tựu của nó vào ứng dụng trong các lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý thư viện nói riêng. 1.2.5.2. Các yếu tố chủ quan - Chất lượng cán bộ quản lý (CBQL) và cán bộ thư viện (CBTV) Đội ngũ CBQL và CBTV giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của TVCC, vì vậy CBQL và CBTV phải thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Mục 3 điều 24 Pháp lệnh thư viện đã nêu: “Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác thư viện”. Chỉ khi nào đội ngũ CBQL và CBTV có đầy đủ những phẩm chất, năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý thì việc giải quyết nhiệm vụ của hoạt động quản lý và chất lượng hoạt động của thư viện mới đạt hiệu quả cao. Do đó công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng trình độ chính trị cho đội ngũ CBQL và CBTV cần được quan tâm và tiến hành thường xuyên. - Chiến lược xây dựng và phát triển hoạt động thư viện công cộng Mỗi một TVCC dù có lịch sử phát triển lâu đời hay mới được thành lập, thì việc xây dựng chiến lược phát triển TV có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành bại chính TV đó. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và phát triển TVCC, thì mỗi đơn vị trong hệ thống phải xây dựng kế hoạch công tác trong từng năm và chiến lược phát triển của đơn vị phù hợp với chiến lược phát triển dài và ngắn hạn của TV mình. Mỗi TVCC tương ứng như một đơn vị trong cơ cấu tổ chức trong hệ thống TVCC, với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thế mạnh của TVCC là đang phát huy một cách hiệu quả vai trò và nhiệm vụ, góp phần
  • 46. 39 tích cực vào việc nâng cao chất lượng góp phần vào việc đảm bảo chất lượng phát triển mạnh mẽ của toàn hệ thống TVCC. - Điều kiện cơ sở vật chất và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện công cộng Để xây dựng điều kiện, cơ sở vật chất cho các hoạt động nghiệp vụ và hoạt động quản lý thư viện, chúng ta cần phải biết huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý, thực hiện quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa thư viện. Từng bước chúng ta phải tiến hành trang bị đồng bộ và đầy đủ các phương tiện vật chất và kỹ thuật bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiệp vụ và quản lý. Từ đó, có thể sử dụng tối ưu sức mạnh của chúng để đảm bảo chất lượng thư viện và nâng cao hiệu quả quản lý. Cương quyết không để tồn tại hiện tượng là để cho các phương tiện vật chất, kỹ thuật nằm “chết” trong kho, mà phải làm cho các chủ thể quản lý được thụ hưởng chất lượng thông tin do chúng mang lại. Ngoài ra chúng ta còn phải chú ý đến vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ chúng, kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Các cơ sở vật chất, kỹ thuật đó được coi là tài sản quý phục vụ hiệu quả cho các hoạt động nghiệp vụ và quản lý thư viện. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, nó mang lại thông tin có giá trị cao cho hoạt động quản lý, và các hoạt động nghiệp vụ TVCC. Do vậy, việc ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào tổ chức, theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình cũng như kết quả hoạt động là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng thư viện. Có được cơ sở vật chất tốt là điều kiện thuận lợiđể hoạt động quản lý đạt hiệu quả theo đúng mục tiêu đã đề ra của chủ thể quản lý. - Vốn tài liệu hoạt động thư viện công cộng Vốn tài liệu của TVCC là bộ sưu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp với chức năng, loại hình và đặc điểm của từng TVCC, nhằm phục vụ cho người đọc của chính thư viện hoặc các thư viện khác, được phản ánh toàn
  • 47. 40 diện trong bộ máy tra cứu, cũng như để bảo quản lâu dài trong suốt thời gian được người đọc quan tâm. Tùy theo diện bổ sung có thể chia ra vốn tài liệu tổng hợp, đa ngành, chuyên ngành, chuyên biệt. Số và chất lượng vốn tài liệu của TVCC ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng hoạt động của TVCC và tác động tới công tác quản lý. Đặc biệt trong thế kỷ XXI khi mà các loại hình tài liệu có trong thư viện hết sức phong phú và đa dạng, không chỉ có các xuất bản phẩm truyền thống được in trên giấy mà tài liệu đã được xuất bản dưới dạng điện tử, tài liệu được số hóa được lưu giữ trong các cơ sở dữ liệu. Thực tiễn đó đòi hỏi CBQL phải thay đổi phương pháp quản lý để bảo quản, lưu giữ và cung cấp thông tin một cách hiệu quả nhất. Xu hướng xây dựng thư viện điện tử, thư viện số kết hợp với thư viện truyền thống là xu hướng quan trọng nhất trong việc phát triển hiện đại và tự động hóa của hoạt động thư viện TVCC.