SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
I
TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐÔNG NAM Á
MÃ TÀI LIỆU: 80709
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ
phần (TMCP) Đông Nam Á nói riêng là những trung gian tài chính quan trọng trong
nền kinh tế. Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, quản lý một khối
lượng lớn vốn và tài sản, các NHTM không thể tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động
tín dụng, thanh toán, nguồn vốn, quỹ…Để ngăn ngừa rủi ro, hoàn thiện tổ chức kiểm
toán nội bộ (KTNB) là một yêu cầu cũng như một nhân tố góp phần vào sự ổn định và
phát triển của các NHTM.
Đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, bộ phận KTNB được thành lập ngày
ngày 15/2/2007 theo Quyết định số 54/2007/QĐ –HĐQT ngày 12/02/2007, tuy nhiên
trong thực tế hiện nay, hoạt động KTNB đang gặp nhiều khó khăn, bất cập. Khó khăn
lớn nhất mà KTNB trong các NHTM đang gặp phải là thiếu chiến lược rõ ràng và dài
hạn cho KTNB; việc tổ chức KTNB chưa đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả, có quy
trình KTNB chưa phù hợp. Do đó, việc nghiên cứu Đề tài “Tổ chức kiểm toán nội bộ
trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á” mang tính cấp bách trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung Luận văn gồm ba phần chính được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của tổ chức kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương
mại;
Chương 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đông Nam Á;
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ
trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á.
ii
Trong Chương 1, Cơ sở lý luận của tổ chức kiểm toán nội bộ trong ngân
hàng thương mại, Luận văn trình bày những nội dung sau đây:
Thứ nhất, vai trò và nội dung của kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán
nội bộ trong các ngân hàng thương mại nói riêng.
KTNB chính thức ra đời năm 1941 tại Hoa Kỳ với sự ra đời của Viện Kiểm toán
nội bộ (IIA). Trong quá trình hình thành và phát triển, vai trò của KTNB dần được phát
triển theo các khái niệm của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp kế toán – kiểm toán.
Theo khái niệm được sử dụng phổ biến hiện nay thể hiện trong các chuẩn mực thực
hành KTNB do IIA ban hành vào năm 1999 thì KTNB là hoạt động đưa ra sự đảm bảo
và tư vấn mang tính độc lập và khách quan được thiết kế nhằm mang lại giá trị và tăng
cường hoạt động của một tổ chức. KTNB trợ giúp một tổ chức đạt được các mục tiêu
của mình thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và
tăng cường tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, của hệ thống kiểm soát nội bộ
(KSNB) và của các chu trình quản lý. Cùng với sự phát triển không ngừng và ngày
một phức tạp của nền kinh tế, vai trò của KTNB trong việc kiểm soát rủi ro đã dần
được công nhận và phát triển từ vai trò đảm bảo sang cả hỗ trợ, tư vấn và gia tăng giá
trị.
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát Luật Doanh nghiệp nhà nước năm
1995 đã có quy định liên quan đến KTNB và ban kiểm soát do hội đồng quản trị thành
lập. Tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của các bộ phận này chưa rõ ràng, chưa đề cập cụ
thể đến hoạt động của KTNB. Trong lĩnh vực ngân hàng, để tạo điều kiện phát huy hơn
nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống KTNB, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban
hành Quyết định Số 37/2006/QĐ –NHNN ngày 01/08/2006 về Quy chế mới của
KTNB của tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, KTNB trong các TCTD là hoạt động
kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra,
KSNB; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy
trình đã được thiết lập trong TCTD, thông qua đó đơn vị thực hiện KTNB đưa ra các
iii
kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các
quy trình, quy định, góp phần đảm bảo TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp
luật.
Thứ hai, về đặc điểm tổ chức kiểm toán nội bộ trong NHTM. Hoạt động kinh
doanh của ngân hàng rất đa dạng bao gồm hoạt động huy động vốn, hoạt động tín
dụng, hoạt động đầu tư, hoạt động dịch vụ thanh toán, hoạt động ngân quỹ và các hoạt
động khác. NHTM phải đối mặt rất nhiều rủi ro: các rủi ro về sản phẩm – dịch vụ và
các rủi ro hoạt động như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh
khoản. NHTM với những đặc điểm kinh doanh như sự phân tán địa điểm giao dịch, sự
phức tạp trong hệ thống KSNB, mục tiêu doanh số lợi nhuận cao …có ảnh hưởng lớn
đến hoạt động của KTNB.
Để thực hiện vai trò của mình, KTNB trong các NHTM thực hiện ba loại kiểm
toán gồm kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, kiểm
toán tuân thủ. Tùy theo yêu cầu của ban lãnh đạo và đơn vị được kiểm toán, tùy năng
lực và hoàn cảnh, KTNB có thể thực hiện ba hoặc một trong ba công việc hoạt động
kiểm toán trên. Tổ chức KTNB gồm 2 nội dung: tổ chức công tác KTNB và tổ chức
bộ máy KTNB.
Trong mọi trường hợp, tổ chức công tác kiểm toán được tiến hành theo một quy
trình chung với bốn bước cơ bản: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc
kiểm toán và cuối cùng là theo dõi thực hiện khuyến nghị. Bước chuẩn bị kiểm toán
bao gồm việc KTNB phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ
sơ rủi ro cho từng hoạt động của TCTD. Đây chính là căn cứ để KTNB lập kế hoạch
kiểm toán hàng năm và kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán và trình hội đồng quản trị
thông qua. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, chương trình kiểm toán sẽ được lập
đối với mỗi nội dung kiểm toán gồm thủ tục kiểm toán thực hiện, mục tiêu, quy mô,
nội dung chính cần đạt được…Kết quả của cuộc kiểm toán được thể hiện trên hồ sơ
kiểm toán và được lập thành báo cáo kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.
iv
Khác với các cuộc kiểm toán thông thường, tổ chức KTNB không chỉ dừng lại ở lập
báo cáo kiểm toán mà còn có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục, chỉnh sửa của đơn
vị được kiểm toán để hạn chế tối đa nhất rủi ro mà TCTD có thể gặp phải.
Căn cứ quy mô, mức độ và đặc điểm hoạt động của TCTD và trên cơ sở đề nghị
của Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị quyết định tổ chức bộ máy của KTNB. Bộ máy
KTNB trong NHTM thường phân theo ngành dọc, theo khu vực địa lý (như miền Bắc,
Trung, Nam) hoặc theo nghiệp vụ (tín dụng, kế toán, rủi ro…). Để bộ phận KTNB có
thể thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và chức năng của mình, bộ máy kiểm toán phải có
nguồn lực và nhân lực đầy đủ và có khả năng. Tiêu chuẩn đặt ra đối với kiểm toán viên
(KTV) bao gồm tính trung thực, tính khách quan, kiến thức chuyên môn và khả năng
phân tích, đánh giá, tổng hợp. Ngoài ra, TCTD được thuê các chuyên gia, tổ chức bên
ngoài có đủ khả năng để thực hiện một phần công việc nếu cần thiết. Tổ chức bộ máy
kiểm toán cần có sự luân chuyển KTV nội bộ định kỳ nhằm tăng cường tính khách
quan và độc lập của bộ phận KTNB.
Cuối cùng, về kinh nghiệm quốc tế, kết quả khảo sát của Ủy ban giám sát ngân
hàng Basel và Viện kiểm toán nội bộ Hoa kỳ đã khái quát những đặc điểm tổ chức
KTNB về phạm vi, vai trò, nguyên tắc và quy trình KTNB tại một số NHTM lớn trên
thế giới. Qua đó, NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á nói
riêng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về tổ chức KTNB như việc nhận
thức đúng về vị trí và lợi ích của KTNB cũng như xây dựng lộ trình để tổ chức KTNB
tốt nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Như vậy, những cơ sở lý luận chung được trình bày trong chương 1 giúp chúng ta
hình dung tổng quan về tổ chức kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán nội bộ trong
ngân hàng thương mại nói riêng. Đặc biệt, Luận văn còn nêu được những kinh nghiệm
quốc tế trong các ngân hàng trên thế giới về tổ chức kiểm toán nội bộ.
v
Trong Chương 2, thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á, Luận văn trình bày những nội dung sau:
Thứ nhất, đặc điểm chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
với tổ chức kiểm toán nội bộ.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia Bank
(SeABank) được NHNN cấp giấy phép thành lập ngày 25/3/1994. Trải qua hơn 15 năm
phát triển, SeABank đã có những bước phát triển vượt bậc về vốn điều lệ, tài sản, mạng
lưới hoạt động và đạt được những thành công hết sức khả quan. SeAbank hiện đang là
một trong tốp 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với số vốn điều lệ là 5.068 tỷ
đồng, 1.100 nhân viên và gần 80 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Là một NHTM đa năng, SeABank cung ứng đầy đủ và phong phú các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại như các dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ tín
dụng, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, kinh doanh tiền tệ…và hoạt động đầu tư ở các
công ty con. Năm 2009, SeAbank đã đạt được những thành công đáng ghi nhận qua
mức lợi nhuận trước thuế đạt 600,3 tỷ đồng, tăng 152% so với năm 2008; sức sinh lời
vốn, tài sản đạt mức cao và các giải thưởng trong và ngoài nước.
Với chiến lược kinh doanh mới tập trung bán lẻ, quy mô vốn lớn, SeAbank càng
mở rộng mạng lưới giao dịch; các hình thức huy động vốn, cho vay, thanh toán, kinh
doanh tiền tệ...với loại hình, tính chất đa dạng. Huy động vốn luôn có tốc độ tăng
nhanh qua các năm do SeAbank liên tục mở ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi
khách hàng như Mừng xuân sang đón lộc vàng, Mùa hè tuyệt vời, lộc vàng nhân
đôi...Từ nghiệp vụ cho vay truyền thống, đến nay, SeAbank có thể cung cấp hầu hết
các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện có tại Việt Nam. Đặc biệt đối với nhóm khách
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm khách hàng cá nhân, SeAbank phát triển hàng
loạt sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn, phù hợp khả năng từng đối tượng, giúp khách
hàng dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý. Tổng dư nợ của SeAbank
năm 2009 đạt gần 25.000 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2008. Ngoài ra, hoạt động thẻ
vi
ATM và hoạt động thanh toán quốc tế mới ra đời nhưng đã đạt được những thành tựu
đáng khích lệ như SeAbank trở thành thành viên chính thức của Master Card và Visa
Card, đạt giải thanh toán quốc tế xuất sắc do CityBank trao tặng...
Vì số lượng giao dịch của SeAbank ngày càng tăng, tính chất các giao dịch ngày
càng phức tạp cho nên khả năng xảy ra rủi ro, sai sót và gian lận trong các hoạt động
của ngân hàng tương đối cao. Điều này đỏi hỏi SeAbank phải thiết lập và vận hành hữu
hiệu hệ thống KSNB. Và vai trò của KTNB tại Ngân hàng là kiểm tra, rà soát và đánh
giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống KSNB; đánh giá về tính thích hợp
và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập tại SeAbank.
Trong mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Hội đồng
quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng. Ban Tổng giám đốc chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành trực tiếp hoạt động
các phòng ban Hội sở cũng như toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch. Ban kiểm
soát SeAbank được thành lập nhằm trợ giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tất cả
các hoạt động của Ngân hàng theo quy định hiện hành thông qua hoạt động của bộ
phận KTNB.
Thứ hai, về tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đông Nam Á hiện nay. Bắt đầu hoạt động từ năm 2004, Ngân hàng TMCP Hải Phòng
(tiền thân của SeABank) đã tổ chức hoạt động kiểm tra, KTNB theo quy định của
NHNN. Tiền thân của phòng KTNB hiện nay là phòng kiểm tra, KTNB và phòng kiểm
tra, KSNB trực thuộc ban Tổng giám đốc nên tính độc lập chưa cao. Chuẩn theo quyết
định số 37/2006/QĐ –NHNN ngày 01/08/2006 do NHNN đã ban hành, SeAbank đã
xây dựng và tổ chức phòng KTNB. Phòng KTNB ra đời ngày 15/2/2007 theo Quyết
định số 54/2007/QĐ –HĐQT ngày 12/02/2007, gồm 8 thành viên, được tổ chức thành
một phòng KTNB đặt tại Hội sở chính. Từ đây, công tác KTNB đã dần thực hiện đúng
chức năng vốn có của mình, bộ máy KTNB càng ngày càng được nâng cao cả về số
vii
lượng lẫn chất lượng, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát và Ban tổng giám đốc.
Ngay từ khi thành lập phòng KTNB, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đã ban hành
quy trình và quy chế KTNB làm cơ sở, hành lang hoạt động và định hướng thống nhất
trong hoạt động KTNB tại SeAbank. Theo đó, KTNB có vai trò rất quan trọng gồm xác
nhận và báo cáo Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo Ngân hàng về chất lượng và độ tin
cậy các thông tin kinh tế, tài chính và phi tài chính; về chấp hành pháp luật và các quy
định nội bộ của SeAbank; phát hiện và chỉ ra nguyên nhân của những sơ hở, yếu kém
trong hoạt động, từ đó đề xuất và tư vấn với Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo SeAbank
các biện pháp, giải pháp để cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của
SeAbank, giúp SeAbank đạt được mục tiêu của mình; đóng góp giá trị tăng thêm để cải
thiện, nâng cao chất lượng hoạt độ thông qua việc hoàn thiện môi trường quản lý rủi ro
và hệ thống KSNB của SeAbank.
Để thực hiện vai trò của mình, KTNB tại SeAbank thực hiện bốn chức năng gồm
kiểm tra, đánh giá, xác nhận, tư vấn và luôn đảm bảo tính khách quan, trung thực, công
bằng, không định kiến khi thực hiện nhiệm vụ KTNB. Với chức năng kiểm tra, KTNB
sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xem xét, đối chiếu mức độ trung thực của các thông
tin, tài liệu và tính hợp pháp của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bản khai
tài chính. Với chức năng đánh giá, thông qua kiểm tra, nhân viên KTNB đánh giá tính
đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các số liệu, thông tin, tài liệu được kiểm tra. Với
chức năng xác nhận, thông qua kiểm tra, đánh giá nhân viên KTNB xác nhận thực
trạng các thông tin đã kiểm tra về tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các thông
tin đó. Và cuối cùng với chức năng tư vấn, trên cơ sở những phát hiện trong quá trình
kiểm tra, đánh giá, nhân viên KTNB đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu
quả của hệ thống KSNB; đề xuất và tư vấn các giải pháp, biện pháp để khắc phục sai
sót, vi phạm, cải tiến và hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao
hiệu quả hoạt động của SeAbank, giúp SeAbank đạt được mục tiêu của mình
viii
Quy chế KTNB của SeAbank quy định nhiệm vụ của hệ thống KTNB bao gồm
kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng; kiểm tra tính tuân thủ chấp hành các
quy định của pháp luật cũng như của SeAbank; trực tiếp hoặc phối hợp với ban kiểm
soát kiểm tra công tác quản lý và điều hành; rà soát hệ thống các quy định để kiến nghị
sửa đổi, bổ sung; thực hiện chế độ thông tin báo cáo và các nhiệm vụ khác do trưởng
ban kiểm soát giao.
Khác với kiểm tra KSNB, nguyên tắc hoạt động của bộ phận KTNB là tính độc
lập tuyệt đối. Về tổ chức, bộ phận KTNB độc lập với các đơn vị, các bộ phận điều
hành, tác nghiệp của SeAbank. Về hoạt động, KTNB độc lập với các hoạt động điều
hành, tác nghiệp của SeABank và không thuộc bộ máy điều hành do Ban tổng giám
đốc lãnh đạo. Bộ phận KTNB cũng phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công
bằng, không định kiến khi thực hiện nhiệm vụ KTNB. Trong công tác KTNB,
SeAbank thường xuyên luân chuyển KTV nội bộ, hạn chế mối quan hệ giữa KTV và
đơn vị được kiểm toán, ảnh hưởng đến tính khách quan.
Quy trình KTNB tại SeAbank gồm 4 bước: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện
kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của KTNB.
Kế hoạch KTNB bao gồm kế hoạch kiểm toán hàng năm và kế hoạch kiểm toán
cho từng cuộc kiểm toán. Nội dung trong kế hoạch KTNB năm thường bao gồm tên
các Phòng, ban tại hội sở, tên các đơn vị SeAbank dự kiến kiểm toán trong năm; nội
dung nghiệp vụ, hoạt động dự kiến kiểm toán và thời gian thực hiện kiểm toán dự kiến.
Năm 2009, phòng KTNB Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đã lập kế hoạch kiểm toán
năm với 18 cuộc kiểm tra toàn diện tại 18 chi nhánh, kiểm tra đột xuất an toàn kho quỹ,
tài sản đảm bảo là hàng hóa và kiểm tra quyết toán cuối năm. Cơ sở để bộ phận KTNB
xây dựng kế hoạch là tất cả các tài liệu liên quan đến ngân hàng.
Luận văn đi vào cụ thể về quy trình KTNB do Phòng KTNB Hội sở SeABank
thực hiện tại chi nhánh Hà Nội trong năm 2009.
ix
Để lập kế hoạch KTNB cụ thể cho cuộc kiểm toán tại chi nhánh Hà Nội, bộ phận
KTNB tiến hành khảo sát, nghiên cứu, phân tích và thu thập thông tin về đơn vị được
kiểm toán bao gồm các thông tin về môi trường kinh doanh, luật pháp, các nhân tố nội
tại, tình hình kinh doanh… để xác định các loại rủi ro có thể có cũng như quy mô, mức
độ ảnh hưởng. Từ kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán, trưởng đoàn nhóm KTNB sẽ lập
chương trình kiểm toán, mô tả chi tiết phạm vi công việc thực hiện trong những phạm
vi kiểm toán nhằm đảm bảo cho công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng yêu cầu
về thời gian, thủ tục và hiệu quả.
Thực hiện kiểm toán chủ yếu tập trung vào đánh giá hệ thống của đơn vị được
kiểm toán trên các mặt nghiệp vụ thông qua các thử nghiệm kiểm soát. Việc thực hiện
các thủ tục khảo sát kiểm soát được thực hiện trước tiên nhằm đánh giá về hệ thống
KSNB tại đơn vị. Các thủ tục thường được KTV lựa chọn là phỏng vấn, quan sát, tìm
hiểu quy trình, thực hiện lại quy trình hay kiểm tra chứng từ sổ sách. Dựa vào đánh giá
được mức độ rủi ro kiểm soát cao hay thấp, KTNB quyết định mức độ tập trung của
nhóm kiểm toán trong việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản và quy mô mẫu chọn cho
các nghiệp vụ cụ thể. Các nghiệp vụ đó bao gồm: hoạt động tín dụng, hoạt động kế
toán, kho quỹ, hoạt động thanh toán...Việc kiểm toán các quy trình nghiệp vụ do bộ
phận KTNB của SeAbank tiến hành trước tiên tập trung đánh giá chất lượng hoạt động
của hệ thống kiểm soát cho quy trình nghiệp vụ đó, sau đó đánh giá tính tuân thủ các
quy định và chất lượng hoạt động qua việc kiểm tra chi tiết các mẫu chọn.
Nghiệp vụ tín dụng là hoạt động mang đến 70% lợi nhuận cho SeAbank nhưng
cũng là hoạt động xảy ra nhiều rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn nhất. Trước tiên, KTNB đánh
giá tổng quan về chất lượng tín dụng và đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát tín
dụng tại chi nhánh Hà Nội. Dựa trên số liệu truy xuất từ phần mềm, KTNB đánh giá và
chọn mẫu kiểm tra chi tiết các khoản vay. Sau khi hoàn tất, nhóm kiểm toán tập hợp
các bằng chứng thu thập được, tổng hợp các vấn đề đã phát hiện trong quá trình kiểm
toán để chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán.
x
Khác với kiểm toán nghiệp vụ tín dụng, kiểm toán nghiệp vụ huy động vốn
không tập trung vào kiểm tra chi tiết chứng từ, sổ sách mà chủ yếu là đánh giá hệ
thống KSNB áp dụng trong hoạt động huy động vốn tại chi nhánh được kiểm toán.
Rủi ro của hoạt động kế toán giao dịch thường là các rủi ro tác nghiệp do thanh toán
viên hoặc người kiểm soát không thực hiện đúng các qui trình nghiệp vụ hoặc xảy ra
gian lận từ phía khách hàng về chứng từ, chữ ký... hoặc thanh toán nhầm lẫn.
Với nghiệp vụ kế toán tài chính, KTNB tập trung kiểm tra và đánh giá việc tổ
chức và thực hiện công tác kế toán, công tác kiểm soát tài chính của Chi nhánh, việc
tuân thủ pháp luật, chế độ chi tiêu tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước và
của SeABank. KTV nội bộ không kiểm toán số liệu trên báo cáo tài chính, kiểm toán
các số dư khoản mục trên các báo cáo tài chính nhằm xác minh và bày tỏ ý kiến về sự
trung thực và hợp lý của báo cáo kế toán như kiểm toán độc lập.
Sau khi kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, trưởng đoàn KTNB tổng hợp kết quả làm
việc của các KTV, trao đổi với đơn vị kiểm toán những vấn đề phát hiện trong cuộc
kiểm toán và đi đến thống nhất nội dung của báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán
trình bày nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, thời gian thực hiện kiểm toán; đánh
giá tổng quan về đơn vị được kiểm toán về tình hình hoạt động kinh doanh, tổ chức
nhân sự; đánh giá kết luận về nội dung được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này;
các yếu kém, vi phạm, sai sót và giải trình của đối tượng kiểm toán; kiến nghị các biện
pháp khắc phục sai sót và xử lý gian lận, đề xuất các giải pháp cần thiết để hoàn thiện
hệ thống KSNB, cải tiến quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện cơ cấu bộ máy, từ đó nâng
cao chất lượng, an toàn bền vững và hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị KTNB của đơn vị được kiểm toán là giai
đoạn cuối cùng của quy trình KTNB nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán được sử dụng để
hoàn thiện hoạt động tín dụng, quản lý tài chính, kế toán và hoạt động kinh doanh khác
của các đơn vị, chi nhánh của SeAbank.
xi
Về tổ chức bộ máy KTNB, tiền thân của phòng KTNB ở Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á là phòng kiểm tra, KTNB. Phòng kiểm tra, KSNB của SeAbank ra đời
sớm hơn và đã tổ chức bộ máy khá hoàn chỉnh gồm 2 tổ kiểm soát ở khu vực Hải
Phòng, khu vực miền nam, các kiểm soát viên nội bộ tại mỗi chi nhánh. Phòng KTNB
mới được thành lập ngày 12/2/2007 theo Quyết định số 54/2007/QĐ-HĐQT của Hội
đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Hiện tại, bộ phận KTNB chỉ mới tổ
chức thành một phòng đặt tại Hội sở chính và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát. Phòng KTNB hoạt động độc lập, tách biệt với các phòng
ban hoạt động và không trực thuộc bộ máy điều hành của Ban Tổng giám đốc.
Để đảm bảo quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận KTNB cũng như Trưởng KTNB,
mối quan hệ giữa bộ phận KTNB với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng
giám đốc, các đơn vị trong hệ thống và các cơ quan hữu quan bên ngoài cũng được quy
định cụ thể trong Quy chế Kiểm toán nội bộ nhằm tạo căn cứ, cơ sở cũng như điều kiện
cho KTNB thực hiện các công việc của mình.
Phòng KTNB thành lập với 3 thành viên gồm 1 trưởng phòng và 2 KTV. Nhờ sự
quan tâm của Hội đồng quản trị về việc tăng cường bổ sung số lượng cũng như chất
lượng KTV, nhân lực của phòng đã tăng lên đáng kể với 8 thành viên. Các KTV nội bộ
đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ về quản trị kinh
doanh, kiểm toán và các nghiệp vụ ngân hàng.
Từ thực tế hoạt động KTNB, Luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng
tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Nhận thức của ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đông Nam Á về vai trò và tầm
quan trọng của bộ phận KTNB ngày càng tăng; hệ thống cơ chế, chính sách khá đồng
bộ, cụ thể và hiệu quả đối với thực tế hoạt động của Ngân hàng; hệ thống Phần mềm
Temenos đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thông tin và
kiểm tra hoạt động và các yếu tố kiếm tra, kiểm soát bên ngoài như thanh tra ngân
xii
hàng, kiểm toán độc lập... là những điều kiện thuận lợi cho tổ chức KTNB tại Ngân
hàng.
Tuy nhiên, tổ chức KTNB SeAbank còn gặp phải những khó khăn và tồn tại. Thứ
nhất, nội dung và phạm vi kiểm toán chưa đầy đủ, bao quát. Công tác kiểm toán tập
trung chủ yếu vào kiểm toán tuân thủ quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ tín
dụng; kiểm toán hoạt động và năng lực tác nghiệp, phòng ngừa rủi ro chưa được chú
trọng. Thứ hai, quy trình kiểm toán còn sơ sài và việc thực hiện quy trình còn nhiều
hạn chế. Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, việc đánh giá và phân loại rủi ro được
hướng dẫn khái quát, mang tính lý thuyết, chưa đưa ra các bước chi tiết hay cụ thể hóa
riêng cho SeAbank. Còn bước thực hiện kiểm toán chỉ đề cập đến các phương pháp
kiểm toán nói chung, không phù hợp với đặc thù khác biệt của ngành ngân hàng. Thứ
ba, chức năng nhiệm vụ của phòng KTNB còn chồng chéo với chức năng của các
phòng ban khác gây lãng phí nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của
các đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán hàng năm về hoạt động tín dụng, kế
toán, kho quỹ, thanh toán của KTNB thường chồng chéo với kế hoạch kiểm soát của
KSNB; công tác đánh giá và phân loại rủi ro của KTNB trùng lắp nhưng chưa hiệu quả
so với khối quản lý rủi ro. Thứ tư, mô hình tổ chức bộ máy KTNB chưa thực sự đảm
bảo hiệu quả hoạt động của bộ phận KTNB. Đội ngũ KTV nội bộ còn hạn chế về cả số
lượng lẫn chất lượng. Bộ phận KTNB chưa triển khai được mô hình mới do không thể
thành lập thêm các tổ KTNB khu vực lớn như Hải Phòng, miền Nam và tại từng chi
nhánh.
Tóm lại, chương 2 trình bày cụ thể thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân
hàng TMCP Đông Nam Á và đi sâu phân tích những khó khăn cũng như nguyên nhân tồn tại
trong tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng. Đây là cơ sở để Luận văn tiếp tục đưa ra
phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á.
xiii
Trong Chương 3, Luận văn đã đi từ định hướng đến giải pháp và kiến nghị
hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ.
Về định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đông nam Á theo yêu cầu
hội nhập và phát triển, Luận văn nêu rõ những định hướng chính:
Thứ nhất, xây dựng SeAbank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là
chiến lược phát triển cốt lõi của SeAbank thời gian tới. Với chiến lược mới, hệ thống
điểm giao dịch SeAbank ngày càng được mở rộng trên toàn quốc, số lượng giao dịch
và quy mô vốn cũng gia tăng. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức cho công tác điều
hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng.
Thứ hai, SeAbank đang xây dựng mô hình hoạt động theo hướng tăng cường hoạt
động quản trị rủi ro, nâng cao trình độ quản lý, năng lực tài chính, trạng thái an toàn,
đáp ứng chuẩn mực quốc tế.
Yêu cầu đặt ra đối với ban lãnh đạo là phải có sự quản lý, giám sát đầy đủ về mọi
rủi ro trong các hoạt động cụ thể của ngân hàng; xây dựng và triển khai hệ thống
KSNB hoạt động hiệu quả. Để tăng cường hoạt động quản trị của SeAbank, ban lãnh
đạo phải coi trọng đúng mức công tác kiểm tra, KTNB; chất lượng công tác KTNB;
nâng cao vai trò của KTNB từ mức độ kiểm tra và đánh giá các mặt hoạt động sang vai
trò tư vấn cho các nhà quản trị, gia tăng giá trị và vai trò chính trong hoạt động của hệ
thống quản lý rủi ro.
Về phương hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á:
Để KTNB thực sự phát huy được hiệu quả vốn có của nó trong công tác quản lý
kinh tế, tài chính, tiếp tục phát huy được những kết quả đạt được, dần khắc phục các
nhược điểm đã nảy sinh, định hướng chiến lược cho việc phát triển KTNB ở NHTM cổ
phần Đông Nam Á đang hướng đến các nội dung sau: Việc phát triển KTNB trong
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á là tất yếu, ngày càng trở nên quan trọng vì nhu cầu
của bản thân hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị cũng như Ban Tổng giám đốc;
xiv
việc phát triển KTNB phải đặt trong mối quan hệ với việc phát triển hệ thống KSNB,
tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống KSNB và quy trình KSNB là môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của KTNB; phát triển KTNB trong mối quan hệ với phát triển thanh
tra NHNN, kiểm toán độc lập; phát triển KTNB trong bối cảnh tăng cường quản lý nhà
nước và hội nghề nghiệp với KTNB và thực hiện Luật kế toán, Luật kiểm toán, Luật
ngân hàng; việc hình thành và phát triển KTNB phải dựa trên nguyên tắc khách quan
và cuối cùng, phát triển KTNB trong mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích KTNB có thể
mang lại và chi phí để duy trì hoạt động của nó.
Để hoàn thiện tổ chức KTNB tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Hoàn thiện nội dung và phạm vi KTNB trong đó cần chú trọng hơn nữa đến nội
dung nhận dạng và ngăn ngừa rủi ro. KTNB nên tăng cường kiểm toán hoạt động bao
gồm đánh giá hiệu quả, hiệu năng của hoạt động; kiểm toán hoạt động theo nghiệp vụ
phải được kết hợp khi kiểm toán tuân thủ nghiệp vụ đó và tăng cường các hoạt động
kiểm toán chưa được thực hiện thường xuyên tại SeAbank như kiểm toán báo cáo tài
chính, kiểm toán kinh doanh ngoại hối và kiểm toán hoạt động công nghệ thông tin...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tập trung vào việc cụ thể hóa quy trình
KTNB thành từng bước với những văn bản mẫu và công việc chi tiết cần thực hiện như
bảng tổng hợp tóm tắt đánh giá rủi ro, quy trình mẫu đánh giá hệ thống KSNB, ban
hành sổ tay KTNB... Đây sẽ là những văn bản hướng dẫn chi tiết cho cả cấp quản lý và
nhân viên KTNB, tạo tính đồng nhất, chuyên nghiệp và hiệu quả cho công tác kiểm
toán.
Phối hợp tổ chức KTNB với hoạt động của các phòng ban khác là việc tận dụng
những kết quả phân tích và quản lý rủi ro của khối quản lý rủi ro; tham khảo kết quả
kiểm tra của phòng KSNB đối với những đơn vị có rủi ro thấp, đưa ra đánh giá độc lập
xv
và chọn lọc kết quả mà các phòng ban này cung cấp. Như thế, công việc kiểm toán có
thể tránh sự trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực cho SeAbank.
Cuối cùng, trong giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNB, nhân viên KTNB
SeAbank cần được tăng thêm về số lượng và nâng cao chất lượng. Về mặt số lượng,
yêu cầu bộ phận KTNB phải có đủ nhân viên KTNB tương xứng với quy mô hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng. Phòng cũng phải tiến hành triển khai ngay công tác
thành lập và tổ chức bộ phận KTNB khu vực mà trước hết là khu vực Hải Phòng và
khu vực miền Nam như theo kế hoạch đã đặt ra năm 2009. Trong tương lai, với việc
mở rộng ngày càng nhiều chi nhánh và các điểm giao dịch của SeAbank trên toàn
quốc, bộ phận KTNB phải hướng tới việc tổ chức theo mảng nghiệp vụ và khu vực Bắc
Trung Nam để vừa đảm bảo hiệu quả kiểm toán cho từng mảng nghiệp vụ vừa đáp ứng
được nhu cầu kiểm toán số lượng lớn các chi nhánh có vị trí phân tán. Để đạt được điều
đó, SeAbank cần có chính sách tuyển dụng phù hợp như ưu đãi về mức lương, chế độ
làm việc...Về mặt chất lượng, SeAbank cần nâng cao trình độ đội ngũ kiểm toán viên
qua các khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng,
khóa đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng, khóa đào tạo các kiến thức cơ bản khác về pháp
luật, quản trị và điều hành kinh doanh được thực hiện định kỳ hàng năm. Ngoài ra,
SeAbank cũng cần tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ KTV nội bộ tham gia các
khóa học, các kỳ thi lấy chứng chỉ KTV như CPA, ACCA, CIA…
Về kiến nghị: Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ,
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan hữu quan như Quốc
hội, Chính phủ, Bộ tài chính, NHNN cũng như hiệp hội các NHTM trong việc hoàn
thiện các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và KTNB nói
riêng, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đào tạo cho các KTV SeAbank.
Qua thực tế tìm hiểu về tổ chức KTNB tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á kết
hợp với việc nghiên cứu lý luận về tổ chức KTNB trong hệ thống NHTM, tác giả đã
xvi
hoàn thành luận văn “Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đông Nam Á”. Luận văn này đã giải quyết được một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống lại những vấn đề liên quan tới lý luận về KTNB,
tổ chức KTNB nói chung và trong các NHTM nói riêng và rút ra những kinh nghiệm
về tổ chức KTNB từ một số NHTM trên thế giới.
Thứ hai, Luận văn tóm tắt được thực trạng tổ chức KTNB tại Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á và đưa ra được những đánh giá đối với tổ chức KTNB bao gồm cả mặt
thuận lợi và những khó khăn, tồn tại mà Ngân hàng đang gặp phải.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đưa ra được những phương
hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á để
đáp ứng yêu cầu Ngân hàng và xu thế phát triển hiện nay.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của Luận văn này có ý nghĩa thực tiễn và có thể
thực hiện được tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á nhằm hoàn thiện hơn nữa tổ chức
KTNB tại Ngân hàng.

More Related Content

Similar to Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á

Similar to Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (20)

Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank)
 
khoa luận TN.docx
khoa luận TN.docxkhoa luận TN.docx
khoa luận TN.docx
 
Báo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng Sacombank
Báo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng SacombankBáo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng Sacombank
Báo cáo thực tập , thực tế , quy trinh tín dụng tại ngân hàng Sacombank
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Tmcp Á Châu
Báo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Tmcp Á ChâuBáo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Tmcp Á Châu
Báo Cáo Thực Tập Tại Ngân Hàng Tmcp Á Châu
 
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Ngân HàngSự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
 
Tai lieutonghop.com --phan-tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_p...
Tai lieutonghop.com --phan-tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_p...Tai lieutonghop.com --phan-tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_p...
Tai lieutonghop.com --phan-tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_p...
 
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mạiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á, 9đ
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á, 9đNâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á, 9đ
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc ÁĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
 
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 

Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á

  • 1. I TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á MÃ TÀI LIỆU: 80709 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. TÓM TẮT LUẬN VĂN Các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đông Nam Á nói riêng là những trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, quản lý một khối lượng lớn vốn và tài sản, các NHTM không thể tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động tín dụng, thanh toán, nguồn vốn, quỹ…Để ngăn ngừa rủi ro, hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ (KTNB) là một yêu cầu cũng như một nhân tố góp phần vào sự ổn định và phát triển của các NHTM. Đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, bộ phận KTNB được thành lập ngày ngày 15/2/2007 theo Quyết định số 54/2007/QĐ –HĐQT ngày 12/02/2007, tuy nhiên trong thực tế hiện nay, hoạt động KTNB đang gặp nhiều khó khăn, bất cập. Khó khăn lớn nhất mà KTNB trong các NHTM đang gặp phải là thiếu chiến lược rõ ràng và dài hạn cho KTNB; việc tổ chức KTNB chưa đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả, có quy trình KTNB chưa phù hợp. Do đó, việc nghiên cứu Đề tài “Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á” mang tính cấp bách trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung Luận văn gồm ba phần chính được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của tổ chức kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại; Chương 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á; Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á. ii Trong Chương 1, Cơ sở lý luận của tổ chức kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại, Luận văn trình bày những nội dung sau đây: Thứ nhất, vai trò và nội dung của kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại nói riêng. KTNB chính thức ra đời năm 1941 tại Hoa Kỳ với sự ra đời của Viện Kiểm toán nội bộ (IIA). Trong quá trình hình thành và phát triển, vai trò của KTNB dần được phát triển theo các khái niệm của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp kế toán – kiểm toán. Theo khái niệm được sử dụng phổ biến hiện nay thể hiện trong các chuẩn mực thực hành KTNB do IIA ban hành vào năm 1999 thì KTNB là hoạt động đưa ra sự đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập và khách quan được thiết kế nhằm mang lại giá trị và tăng cường hoạt động của một tổ chức. KTNB trợ giúp một tổ chức đạt được các mục tiêu của mình thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và tăng cường tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) và của các chu trình quản lý. Cùng với sự phát triển không ngừng và ngày một phức tạp của nền kinh tế, vai trò của KTNB trong việc kiểm soát rủi ro đã dần được công nhận và phát triển từ vai trò đảm bảo sang cả hỗ trợ, tư vấn và gia tăng giá
  • 3. trị. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 đã có quy định liên quan đến KTNB và ban kiểm soát do hội đồng quản trị thành lập. Tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của các bộ phận này chưa rõ ràng, chưa đề cập cụ thể đến hoạt động của KTNB. Trong lĩnh vực ngân hàng, để tạo điều kiện phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống KTNB, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định Số 37/2006/QĐ –NHNN ngày 01/08/2006 về Quy chế mới của KTNB của tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, KTNB trong các TCTD là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, KSNB; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong TCTD, thông qua đó đơn vị thực hiện KTNB đưa ra các iii kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. Thứ hai, về đặc điểm tổ chức kiểm toán nội bộ trong NHTM. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đa dạng bao gồm hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư, hoạt động dịch vụ thanh toán, hoạt động ngân quỹ và các hoạt động khác. NHTM phải đối mặt rất nhiều rủi ro: các rủi ro về sản phẩm – dịch vụ và các rủi ro hoạt động như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản. NHTM với những đặc điểm kinh doanh như sự phân tán địa điểm giao dịch, sự phức tạp trong hệ thống KSNB, mục tiêu doanh số lợi nhuận cao …có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của KTNB. Để thực hiện vai trò của mình, KTNB trong các NHTM thực hiện ba loại kiểm toán gồm kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, kiểm toán tuân thủ. Tùy theo yêu cầu của ban lãnh đạo và đơn vị được kiểm toán, tùy năng lực và hoàn cảnh, KTNB có thể thực hiện ba hoặc một trong ba công việc hoạt động kiểm toán trên. Tổ chức KTNB gồm 2 nội dung: tổ chức công tác KTNB và tổ chức bộ máy KTNB. Trong mọi trường hợp, tổ chức công tác kiểm toán được tiến hành theo một quy trình chung với bốn bước cơ bản: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và cuối cùng là theo dõi thực hiện khuyến nghị. Bước chuẩn bị kiểm toán bao gồm việc KTNB phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của TCTD. Đây chính là căn cứ để KTNB lập kế hoạch kiểm toán hàng năm và kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán và trình hội đồng quản trị thông qua. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, chương trình kiểm toán sẽ được lập đối với mỗi nội dung kiểm toán gồm thủ tục kiểm toán thực hiện, mục tiêu, quy mô, nội dung chính cần đạt được…Kết quả của cuộc kiểm toán được thể hiện trên hồ sơ kiểm toán và được lập thành báo cáo kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. iv Khác với các cuộc kiểm toán thông thường, tổ chức KTNB không chỉ dừng lại ở lập báo cáo kiểm toán mà còn có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục, chỉnh sửa của đơn vị được kiểm toán để hạn chế tối đa nhất rủi ro mà TCTD có thể gặp phải.
  • 4. Căn cứ quy mô, mức độ và đặc điểm hoạt động của TCTD và trên cơ sở đề nghị của Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị quyết định tổ chức bộ máy của KTNB. Bộ máy KTNB trong NHTM thường phân theo ngành dọc, theo khu vực địa lý (như miền Bắc, Trung, Nam) hoặc theo nghiệp vụ (tín dụng, kế toán, rủi ro…). Để bộ phận KTNB có thể thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và chức năng của mình, bộ máy kiểm toán phải có nguồn lực và nhân lực đầy đủ và có khả năng. Tiêu chuẩn đặt ra đối với kiểm toán viên (KTV) bao gồm tính trung thực, tính khách quan, kiến thức chuyên môn và khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp. Ngoài ra, TCTD được thuê các chuyên gia, tổ chức bên ngoài có đủ khả năng để thực hiện một phần công việc nếu cần thiết. Tổ chức bộ máy kiểm toán cần có sự luân chuyển KTV nội bộ định kỳ nhằm tăng cường tính khách quan và độc lập của bộ phận KTNB. Cuối cùng, về kinh nghiệm quốc tế, kết quả khảo sát của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel và Viện kiểm toán nội bộ Hoa kỳ đã khái quát những đặc điểm tổ chức KTNB về phạm vi, vai trò, nguyên tắc và quy trình KTNB tại một số NHTM lớn trên thế giới. Qua đó, NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á nói riêng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về tổ chức KTNB như việc nhận thức đúng về vị trí và lợi ích của KTNB cũng như xây dựng lộ trình để tổ chức KTNB tốt nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế. Như vậy, những cơ sở lý luận chung được trình bày trong chương 1 giúp chúng ta hình dung tổng quan về tổ chức kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại nói riêng. Đặc biệt, Luận văn còn nêu được những kinh nghiệm quốc tế trong các ngân hàng trên thế giới về tổ chức kiểm toán nội bộ. v Trong Chương 2, thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Luận văn trình bày những nội dung sau: Thứ nhất, đặc điểm chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á với tổ chức kiểm toán nội bộ. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia Bank (SeABank) được NHNN cấp giấy phép thành lập ngày 25/3/1994. Trải qua hơn 15 năm phát triển, SeABank đã có những bước phát triển vượt bậc về vốn điều lệ, tài sản, mạng lưới hoạt động và đạt được những thành công hết sức khả quan. SeAbank hiện đang là một trong tốp 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với số vốn điều lệ là 5.068 tỷ đồng, 1.100 nhân viên và gần 80 điểm giao dịch trên toàn quốc. Là một NHTM đa năng, SeABank cung ứng đầy đủ và phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại như các dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, kinh doanh tiền tệ…và hoạt động đầu tư ở các công ty con. Năm 2009, SeAbank đã đạt được những thành công đáng ghi nhận qua mức lợi nhuận trước thuế đạt 600,3 tỷ đồng, tăng 152% so với năm 2008; sức sinh lời vốn, tài sản đạt mức cao và các giải thưởng trong và ngoài nước. Với chiến lược kinh doanh mới tập trung bán lẻ, quy mô vốn lớn, SeAbank càng mở rộng mạng lưới giao dịch; các hình thức huy động vốn, cho vay, thanh toán, kinh doanh tiền tệ...với loại hình, tính chất đa dạng. Huy động vốn luôn có tốc độ tăng nhanh qua các năm do SeAbank liên tục mở ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi
  • 5. khách hàng như Mừng xuân sang đón lộc vàng, Mùa hè tuyệt vời, lộc vàng nhân đôi...Từ nghiệp vụ cho vay truyền thống, đến nay, SeAbank có thể cung cấp hầu hết các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện có tại Việt Nam. Đặc biệt đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm khách hàng cá nhân, SeAbank phát triển hàng loạt sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn, phù hợp khả năng từng đối tượng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý. Tổng dư nợ của SeAbank năm 2009 đạt gần 25.000 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2008. Ngoài ra, hoạt động thẻ vi ATM và hoạt động thanh toán quốc tế mới ra đời nhưng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như SeAbank trở thành thành viên chính thức của Master Card và Visa Card, đạt giải thanh toán quốc tế xuất sắc do CityBank trao tặng... Vì số lượng giao dịch của SeAbank ngày càng tăng, tính chất các giao dịch ngày càng phức tạp cho nên khả năng xảy ra rủi ro, sai sót và gian lận trong các hoạt động của ngân hàng tương đối cao. Điều này đỏi hỏi SeAbank phải thiết lập và vận hành hữu hiệu hệ thống KSNB. Và vai trò của KTNB tại Ngân hàng là kiểm tra, rà soát và đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống KSNB; đánh giá về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập tại SeAbank. Trong mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng. Ban Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành trực tiếp hoạt động các phòng ban Hội sở cũng như toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch. Ban kiểm soát SeAbank được thành lập nhằm trợ giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động của Ngân hàng theo quy định hiện hành thông qua hoạt động của bộ phận KTNB. Thứ hai, về tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á hiện nay. Bắt đầu hoạt động từ năm 2004, Ngân hàng TMCP Hải Phòng (tiền thân của SeABank) đã tổ chức hoạt động kiểm tra, KTNB theo quy định của NHNN. Tiền thân của phòng KTNB hiện nay là phòng kiểm tra, KTNB và phòng kiểm tra, KSNB trực thuộc ban Tổng giám đốc nên tính độc lập chưa cao. Chuẩn theo quyết định số 37/2006/QĐ –NHNN ngày 01/08/2006 do NHNN đã ban hành, SeAbank đã xây dựng và tổ chức phòng KTNB. Phòng KTNB ra đời ngày 15/2/2007 theo Quyết định số 54/2007/QĐ –HĐQT ngày 12/02/2007, gồm 8 thành viên, được tổ chức thành một phòng KTNB đặt tại Hội sở chính. Từ đây, công tác KTNB đã dần thực hiện đúng chức năng vốn có của mình, bộ máy KTNB càng ngày càng được nâng cao cả về số vii lượng lẫn chất lượng, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban tổng giám đốc. Ngay từ khi thành lập phòng KTNB, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đã ban hành quy trình và quy chế KTNB làm cơ sở, hành lang hoạt động và định hướng thống nhất trong hoạt động KTNB tại SeAbank. Theo đó, KTNB có vai trò rất quan trọng gồm xác nhận và báo cáo Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo Ngân hàng về chất lượng và độ tin cậy các thông tin kinh tế, tài chính và phi tài chính; về chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ của SeAbank; phát hiện và chỉ ra nguyên nhân của những sơ hở, yếu kém
  • 6. trong hoạt động, từ đó đề xuất và tư vấn với Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo SeAbank các biện pháp, giải pháp để cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của SeAbank, giúp SeAbank đạt được mục tiêu của mình; đóng góp giá trị tăng thêm để cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt độ thông qua việc hoàn thiện môi trường quản lý rủi ro và hệ thống KSNB của SeAbank. Để thực hiện vai trò của mình, KTNB tại SeAbank thực hiện bốn chức năng gồm kiểm tra, đánh giá, xác nhận, tư vấn và luôn đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến khi thực hiện nhiệm vụ KTNB. Với chức năng kiểm tra, KTNB sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xem xét, đối chiếu mức độ trung thực của các thông tin, tài liệu và tính hợp pháp của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bản khai tài chính. Với chức năng đánh giá, thông qua kiểm tra, nhân viên KTNB đánh giá tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các số liệu, thông tin, tài liệu được kiểm tra. Với chức năng xác nhận, thông qua kiểm tra, đánh giá nhân viên KTNB xác nhận thực trạng các thông tin đã kiểm tra về tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các thông tin đó. Và cuối cùng với chức năng tư vấn, trên cơ sở những phát hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nhân viên KTNB đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB; đề xuất và tư vấn các giải pháp, biện pháp để khắc phục sai sót, vi phạm, cải tiến và hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của SeAbank, giúp SeAbank đạt được mục tiêu của mình viii Quy chế KTNB của SeAbank quy định nhiệm vụ của hệ thống KTNB bao gồm kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng; kiểm tra tính tuân thủ chấp hành các quy định của pháp luật cũng như của SeAbank; trực tiếp hoặc phối hợp với ban kiểm soát kiểm tra công tác quản lý và điều hành; rà soát hệ thống các quy định để kiến nghị sửa đổi, bổ sung; thực hiện chế độ thông tin báo cáo và các nhiệm vụ khác do trưởng ban kiểm soát giao. Khác với kiểm tra KSNB, nguyên tắc hoạt động của bộ phận KTNB là tính độc lập tuyệt đối. Về tổ chức, bộ phận KTNB độc lập với các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp của SeAbank. Về hoạt động, KTNB độc lập với các hoạt động điều hành, tác nghiệp của SeABank và không thuộc bộ máy điều hành do Ban tổng giám đốc lãnh đạo. Bộ phận KTNB cũng phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến khi thực hiện nhiệm vụ KTNB. Trong công tác KTNB, SeAbank thường xuyên luân chuyển KTV nội bộ, hạn chế mối quan hệ giữa KTV và đơn vị được kiểm toán, ảnh hưởng đến tính khách quan. Quy trình KTNB tại SeAbank gồm 4 bước: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của KTNB. Kế hoạch KTNB bao gồm kế hoạch kiểm toán hàng năm và kế hoạch kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán. Nội dung trong kế hoạch KTNB năm thường bao gồm tên các Phòng, ban tại hội sở, tên các đơn vị SeAbank dự kiến kiểm toán trong năm; nội dung nghiệp vụ, hoạt động dự kiến kiểm toán và thời gian thực hiện kiểm toán dự kiến. Năm 2009, phòng KTNB Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đã lập kế hoạch kiểm toán năm với 18 cuộc kiểm tra toàn diện tại 18 chi nhánh, kiểm tra đột xuất an toàn kho quỹ, tài sản đảm bảo là hàng hóa và kiểm tra quyết toán cuối năm. Cơ sở để bộ phận KTNB
  • 7. xây dựng kế hoạch là tất cả các tài liệu liên quan đến ngân hàng. Luận văn đi vào cụ thể về quy trình KTNB do Phòng KTNB Hội sở SeABank thực hiện tại chi nhánh Hà Nội trong năm 2009. ix Để lập kế hoạch KTNB cụ thể cho cuộc kiểm toán tại chi nhánh Hà Nội, bộ phận KTNB tiến hành khảo sát, nghiên cứu, phân tích và thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán bao gồm các thông tin về môi trường kinh doanh, luật pháp, các nhân tố nội tại, tình hình kinh doanh… để xác định các loại rủi ro có thể có cũng như quy mô, mức độ ảnh hưởng. Từ kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán, trưởng đoàn nhóm KTNB sẽ lập chương trình kiểm toán, mô tả chi tiết phạm vi công việc thực hiện trong những phạm vi kiểm toán nhằm đảm bảo cho công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng yêu cầu về thời gian, thủ tục và hiệu quả. Thực hiện kiểm toán chủ yếu tập trung vào đánh giá hệ thống của đơn vị được kiểm toán trên các mặt nghiệp vụ thông qua các thử nghiệm kiểm soát. Việc thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát được thực hiện trước tiên nhằm đánh giá về hệ thống KSNB tại đơn vị. Các thủ tục thường được KTV lựa chọn là phỏng vấn, quan sát, tìm hiểu quy trình, thực hiện lại quy trình hay kiểm tra chứng từ sổ sách. Dựa vào đánh giá được mức độ rủi ro kiểm soát cao hay thấp, KTNB quyết định mức độ tập trung của nhóm kiểm toán trong việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản và quy mô mẫu chọn cho các nghiệp vụ cụ thể. Các nghiệp vụ đó bao gồm: hoạt động tín dụng, hoạt động kế toán, kho quỹ, hoạt động thanh toán...Việc kiểm toán các quy trình nghiệp vụ do bộ phận KTNB của SeAbank tiến hành trước tiên tập trung đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát cho quy trình nghiệp vụ đó, sau đó đánh giá tính tuân thủ các quy định và chất lượng hoạt động qua việc kiểm tra chi tiết các mẫu chọn. Nghiệp vụ tín dụng là hoạt động mang đến 70% lợi nhuận cho SeAbank nhưng cũng là hoạt động xảy ra nhiều rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn nhất. Trước tiên, KTNB đánh giá tổng quan về chất lượng tín dụng và đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát tín dụng tại chi nhánh Hà Nội. Dựa trên số liệu truy xuất từ phần mềm, KTNB đánh giá và chọn mẫu kiểm tra chi tiết các khoản vay. Sau khi hoàn tất, nhóm kiểm toán tập hợp các bằng chứng thu thập được, tổng hợp các vấn đề đã phát hiện trong quá trình kiểm toán để chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán. x Khác với kiểm toán nghiệp vụ tín dụng, kiểm toán nghiệp vụ huy động vốn không tập trung vào kiểm tra chi tiết chứng từ, sổ sách mà chủ yếu là đánh giá hệ thống KSNB áp dụng trong hoạt động huy động vốn tại chi nhánh được kiểm toán. Rủi ro của hoạt động kế toán giao dịch thường là các rủi ro tác nghiệp do thanh toán viên hoặc người kiểm soát không thực hiện đúng các qui trình nghiệp vụ hoặc xảy ra gian lận từ phía khách hàng về chứng từ, chữ ký... hoặc thanh toán nhầm lẫn. Với nghiệp vụ kế toán tài chính, KTNB tập trung kiểm tra và đánh giá việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán, công tác kiểm soát tài chính của Chi nhánh, việc tuân thủ pháp luật, chế độ chi tiêu tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước và của SeABank. KTV nội bộ không kiểm toán số liệu trên báo cáo tài chính, kiểm toán các số dư khoản mục trên các báo cáo tài chính nhằm xác minh và bày tỏ ý kiến về sự
  • 8. trung thực và hợp lý của báo cáo kế toán như kiểm toán độc lập. Sau khi kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, trưởng đoàn KTNB tổng hợp kết quả làm việc của các KTV, trao đổi với đơn vị kiểm toán những vấn đề phát hiện trong cuộc kiểm toán và đi đến thống nhất nội dung của báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán trình bày nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, thời gian thực hiện kiểm toán; đánh giá tổng quan về đơn vị được kiểm toán về tình hình hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự; đánh giá kết luận về nội dung được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, vi phạm, sai sót và giải trình của đối tượng kiểm toán; kiến nghị các biện pháp khắc phục sai sót và xử lý gian lận, đề xuất các giải pháp cần thiết để hoàn thiện hệ thống KSNB, cải tiến quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện cơ cấu bộ máy, từ đó nâng cao chất lượng, an toàn bền vững và hiệu quả hoạt động của đơn vị. Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị KTNB của đơn vị được kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình KTNB nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán được sử dụng để hoàn thiện hoạt động tín dụng, quản lý tài chính, kế toán và hoạt động kinh doanh khác của các đơn vị, chi nhánh của SeAbank. xi Về tổ chức bộ máy KTNB, tiền thân của phòng KTNB ở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á là phòng kiểm tra, KTNB. Phòng kiểm tra, KSNB của SeAbank ra đời sớm hơn và đã tổ chức bộ máy khá hoàn chỉnh gồm 2 tổ kiểm soát ở khu vực Hải Phòng, khu vực miền nam, các kiểm soát viên nội bộ tại mỗi chi nhánh. Phòng KTNB mới được thành lập ngày 12/2/2007 theo Quyết định số 54/2007/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Hiện tại, bộ phận KTNB chỉ mới tổ chức thành một phòng đặt tại Hội sở chính và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Phòng KTNB hoạt động độc lập, tách biệt với các phòng ban hoạt động và không trực thuộc bộ máy điều hành của Ban Tổng giám đốc. Để đảm bảo quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận KTNB cũng như Trưởng KTNB, mối quan hệ giữa bộ phận KTNB với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc, các đơn vị trong hệ thống và các cơ quan hữu quan bên ngoài cũng được quy định cụ thể trong Quy chế Kiểm toán nội bộ nhằm tạo căn cứ, cơ sở cũng như điều kiện cho KTNB thực hiện các công việc của mình. Phòng KTNB thành lập với 3 thành viên gồm 1 trưởng phòng và 2 KTV. Nhờ sự quan tâm của Hội đồng quản trị về việc tăng cường bổ sung số lượng cũng như chất lượng KTV, nhân lực của phòng đã tăng lên đáng kể với 8 thành viên. Các KTV nội bộ đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ về quản trị kinh doanh, kiểm toán và các nghiệp vụ ngân hàng. Từ thực tế hoạt động KTNB, Luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Nhận thức của ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đông Nam Á về vai trò và tầm quan trọng của bộ phận KTNB ngày càng tăng; hệ thống cơ chế, chính sách khá đồng bộ, cụ thể và hiệu quả đối với thực tế hoạt động của Ngân hàng; hệ thống Phần mềm Temenos đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thông tin và kiểm tra hoạt động và các yếu tố kiếm tra, kiểm soát bên ngoài như thanh tra ngân xii
  • 9. hàng, kiểm toán độc lập... là những điều kiện thuận lợi cho tổ chức KTNB tại Ngân hàng. Tuy nhiên, tổ chức KTNB SeAbank còn gặp phải những khó khăn và tồn tại. Thứ nhất, nội dung và phạm vi kiểm toán chưa đầy đủ, bao quát. Công tác kiểm toán tập trung chủ yếu vào kiểm toán tuân thủ quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng; kiểm toán hoạt động và năng lực tác nghiệp, phòng ngừa rủi ro chưa được chú trọng. Thứ hai, quy trình kiểm toán còn sơ sài và việc thực hiện quy trình còn nhiều hạn chế. Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, việc đánh giá và phân loại rủi ro được hướng dẫn khái quát, mang tính lý thuyết, chưa đưa ra các bước chi tiết hay cụ thể hóa riêng cho SeAbank. Còn bước thực hiện kiểm toán chỉ đề cập đến các phương pháp kiểm toán nói chung, không phù hợp với đặc thù khác biệt của ngành ngân hàng. Thứ ba, chức năng nhiệm vụ của phòng KTNB còn chồng chéo với chức năng của các phòng ban khác gây lãng phí nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán hàng năm về hoạt động tín dụng, kế toán, kho quỹ, thanh toán của KTNB thường chồng chéo với kế hoạch kiểm soát của KSNB; công tác đánh giá và phân loại rủi ro của KTNB trùng lắp nhưng chưa hiệu quả so với khối quản lý rủi ro. Thứ tư, mô hình tổ chức bộ máy KTNB chưa thực sự đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ phận KTNB. Đội ngũ KTV nội bộ còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng. Bộ phận KTNB chưa triển khai được mô hình mới do không thể thành lập thêm các tổ KTNB khu vực lớn như Hải Phòng, miền Nam và tại từng chi nhánh. Tóm lại, chương 2 trình bày cụ thể thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng TMCP Đông Nam Á và đi sâu phân tích những khó khăn cũng như nguyên nhân tồn tại trong tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng. Đây là cơ sở để Luận văn tiếp tục đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. xiii Trong Chương 3, Luận văn đã đi từ định hướng đến giải pháp và kiến nghị hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ. Về định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đông nam Á theo yêu cầu hội nhập và phát triển, Luận văn nêu rõ những định hướng chính: Thứ nhất, xây dựng SeAbank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeAbank thời gian tới. Với chiến lược mới, hệ thống điểm giao dịch SeAbank ngày càng được mở rộng trên toàn quốc, số lượng giao dịch và quy mô vốn cũng gia tăng. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức cho công tác điều hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Thứ hai, SeAbank đang xây dựng mô hình hoạt động theo hướng tăng cường hoạt động quản trị rủi ro, nâng cao trình độ quản lý, năng lực tài chính, trạng thái an toàn, đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với ban lãnh đạo là phải có sự quản lý, giám sát đầy đủ về mọi rủi ro trong các hoạt động cụ thể của ngân hàng; xây dựng và triển khai hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả. Để tăng cường hoạt động quản trị của SeAbank, ban lãnh đạo phải coi trọng đúng mức công tác kiểm tra, KTNB; chất lượng công tác KTNB;
  • 10. nâng cao vai trò của KTNB từ mức độ kiểm tra và đánh giá các mặt hoạt động sang vai trò tư vấn cho các nhà quản trị, gia tăng giá trị và vai trò chính trong hoạt động của hệ thống quản lý rủi ro. Về phương hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á: Để KTNB thực sự phát huy được hiệu quả vốn có của nó trong công tác quản lý kinh tế, tài chính, tiếp tục phát huy được những kết quả đạt được, dần khắc phục các nhược điểm đã nảy sinh, định hướng chiến lược cho việc phát triển KTNB ở NHTM cổ phần Đông Nam Á đang hướng đến các nội dung sau: Việc phát triển KTNB trong Ngân hàng TMCP Đông Nam Á là tất yếu, ngày càng trở nên quan trọng vì nhu cầu của bản thân hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị cũng như Ban Tổng giám đốc; xiv việc phát triển KTNB phải đặt trong mối quan hệ với việc phát triển hệ thống KSNB, tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống KSNB và quy trình KSNB là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của KTNB; phát triển KTNB trong mối quan hệ với phát triển thanh tra NHNN, kiểm toán độc lập; phát triển KTNB trong bối cảnh tăng cường quản lý nhà nước và hội nghề nghiệp với KTNB và thực hiện Luật kế toán, Luật kiểm toán, Luật ngân hàng; việc hình thành và phát triển KTNB phải dựa trên nguyên tắc khách quan và cuối cùng, phát triển KTNB trong mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích KTNB có thể mang lại và chi phí để duy trì hoạt động của nó. Để hoàn thiện tổ chức KTNB tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Hoàn thiện nội dung và phạm vi KTNB trong đó cần chú trọng hơn nữa đến nội dung nhận dạng và ngăn ngừa rủi ro. KTNB nên tăng cường kiểm toán hoạt động bao gồm đánh giá hiệu quả, hiệu năng của hoạt động; kiểm toán hoạt động theo nghiệp vụ phải được kết hợp khi kiểm toán tuân thủ nghiệp vụ đó và tăng cường các hoạt động kiểm toán chưa được thực hiện thường xuyên tại SeAbank như kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán kinh doanh ngoại hối và kiểm toán hoạt động công nghệ thông tin... Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tập trung vào việc cụ thể hóa quy trình KTNB thành từng bước với những văn bản mẫu và công việc chi tiết cần thực hiện như bảng tổng hợp tóm tắt đánh giá rủi ro, quy trình mẫu đánh giá hệ thống KSNB, ban hành sổ tay KTNB... Đây sẽ là những văn bản hướng dẫn chi tiết cho cả cấp quản lý và nhân viên KTNB, tạo tính đồng nhất, chuyên nghiệp và hiệu quả cho công tác kiểm toán. Phối hợp tổ chức KTNB với hoạt động của các phòng ban khác là việc tận dụng những kết quả phân tích và quản lý rủi ro của khối quản lý rủi ro; tham khảo kết quả kiểm tra của phòng KSNB đối với những đơn vị có rủi ro thấp, đưa ra đánh giá độc lập xv và chọn lọc kết quả mà các phòng ban này cung cấp. Như thế, công việc kiểm toán có thể tránh sự trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực cho SeAbank. Cuối cùng, trong giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNB, nhân viên KTNB SeAbank cần được tăng thêm về số lượng và nâng cao chất lượng. Về mặt số lượng, yêu cầu bộ phận KTNB phải có đủ nhân viên KTNB tương xứng với quy mô hoạt
  • 11. động kinh doanh của Ngân hàng. Phòng cũng phải tiến hành triển khai ngay công tác thành lập và tổ chức bộ phận KTNB khu vực mà trước hết là khu vực Hải Phòng và khu vực miền Nam như theo kế hoạch đã đặt ra năm 2009. Trong tương lai, với việc mở rộng ngày càng nhiều chi nhánh và các điểm giao dịch của SeAbank trên toàn quốc, bộ phận KTNB phải hướng tới việc tổ chức theo mảng nghiệp vụ và khu vực Bắc Trung Nam để vừa đảm bảo hiệu quả kiểm toán cho từng mảng nghiệp vụ vừa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán số lượng lớn các chi nhánh có vị trí phân tán. Để đạt được điều đó, SeAbank cần có chính sách tuyển dụng phù hợp như ưu đãi về mức lương, chế độ làm việc...Về mặt chất lượng, SeAbank cần nâng cao trình độ đội ngũ kiểm toán viên qua các khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng, khóa đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng, khóa đào tạo các kiến thức cơ bản khác về pháp luật, quản trị và điều hành kinh doanh được thực hiện định kỳ hàng năm. Ngoài ra, SeAbank cũng cần tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ KTV nội bộ tham gia các khóa học, các kỳ thi lấy chứng chỉ KTV như CPA, ACCA, CIA… Về kiến nghị: Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan hữu quan như Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính, NHNN cũng như hiệp hội các NHTM trong việc hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và KTNB nói riêng, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đào tạo cho các KTV SeAbank. Qua thực tế tìm hiểu về tổ chức KTNB tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á kết hợp với việc nghiên cứu lý luận về tổ chức KTNB trong hệ thống NHTM, tác giả đã xvi hoàn thành luận văn “Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á”. Luận văn này đã giải quyết được một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống lại những vấn đề liên quan tới lý luận về KTNB, tổ chức KTNB nói chung và trong các NHTM nói riêng và rút ra những kinh nghiệm về tổ chức KTNB từ một số NHTM trên thế giới. Thứ hai, Luận văn tóm tắt được thực trạng tổ chức KTNB tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á và đưa ra được những đánh giá đối với tổ chức KTNB bao gồm cả mặt thuận lợi và những khó khăn, tồn tại mà Ngân hàng đang gặp phải. Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đưa ra được những phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á để đáp ứng yêu cầu Ngân hàng và xu thế phát triển hiện nay. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của Luận văn này có ý nghĩa thực tiễn và có thể thực hiện được tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á nhằm hoàn thiện hơn nữa tổ chức KTNB tại Ngân hàng.