SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
LUẬN VĂN:
Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích
kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Trực –
Tỉnh Nam Định giai đoạn 2000 – 2004
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
lời mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát
triển kinh tế của một nước. Ngân hàng chính là nơi tích tụ tập trung vốn, khơi dậy và động
viên các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng
vốn cho nền kinh tế.
Mỗi nền kinh tế vận hành và phát triển đều phải dựa trên một hệ thống nguồn lực,
trong đó vốn là một nguồn lực không thể thay thế, vốn bao gồm : Tiền tệ, vật tư, tri thức,
khoa học... Trong cơ chế thị trường với các quan hệ được tiền tệ hoá thì tiền tệ trở thành
nguồn vốn quan trọng nhất. Nền kinh tế của một nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn
định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng hoạt động đủ mạnh,
có hiệu quả cao, có khả năng tập trung thu hút và phân bổ các nguồn vốn đó cho nền kinh tế.
Vì vậy việc tìm kiếm những giải pháp huy động vốn và sử dụng nguồn vốn cho sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa rất quan trọng.
ở nước ta, cùng với quá trình đổi mới đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế
thế giới, trước những đòi hỏi cấp bách của việc mở rộng các quan hệ kinh tế để phát triển
kinh tế đất nước. Trong nhiều năm qua hệ thống ngân hàng nước ta đã có những bước
chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới hoàn thiện căn bản tất cả các nghiệp vụ trong đó
có nghiệp vụ huy động vốn. Trong chương trình hoạt động của ngân hàng phục vụ cho công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ban lãnh đạo ngân hàng đã đề ra bốn định hướng lớn trong
giai đoạn 2001-2005. Một trong những định hướng đó là việc đáp ứng vốn và huy động vốn
trong nền kinh tế để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên để huy
động được khối lượng vốn lớn trong nền kinh tế lại là một thách thức lớn đòi hỏi các ngân
hàng thương mại phải có các hình thức huy động vốn phong phú, linh hoạt và đạt hiệu quả
cao. Làm thế nào để đáp ứng huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa,
phát triển kinh tế địa phương là một vấn đề đang được các ngân hàng thương mại quan tâm.
Tình hình kinh tế chính trị trên thế giới đang bất ổn định đã ảnh hưởng không ít đến tình
hình kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, thị trường xuất khẩu gặp
khó khăn cho hoạt động ngân hàng, nhất là có sự cạnh tranh mãnh liệt giữa các ngân hàng
trong việc tăng lãi xuất huy động vốn, hình thức huy động vốn, giảm lãi xuất cho vay và
cung ứng các dịch vụ ngân hàng , chiếm lĩnh thị trường. Xuất phát từ tầm quan trọng của
vốn với nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Qua quá trình thực tập ở
đơn vị và các tài liệu thu thập được em đã chọn đề tài :” Vận dụng một số phương pháp
thống kê để phân tích kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định giai đoạn 2000 – 2004”.
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận nội dung của đề tài bao gồm 3
chương:
Chương1: Những vấn đề lý luận chung về vốn sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính
của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
chương 2: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để phân tích, đánh
gía kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại.
chương3: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động tài chính
của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Trực thời kỳ 2000 – 2004 và
dự báo năm 2005.
Chương 1
Những vấn đề lý luận chung về vốn
hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại trong nền
kinh tế thị trường.
1. Những lý luận chung :
1.1. kháI niệm ngân hàng thương mại .
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ( sau đây gọi tắt là Ngân
hàng nông nghiệp ) là Ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theo Quyết định số
400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết
định số 280/QĐ - NH5 ngày 15/10/1996 của thống đốc Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng
nông nghiệp thực hiện hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
1.2. chức năng nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinhtế.
1. 2.1. nghiệp vụ tạo vốn.
Đây là nghiệp vụ tạo khởi đầu trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Vốn là cơ
sở để ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài vốn ban
đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định, thì Ngân hàng phải thường xuyên chăm lo
tới việc tăng trưởng vốn trong suất quá trình hoạt động của mình. Nghiệp vụ tạo vốn của
ngân hàng thương mại bao gồm: nghiệp vụ tạo vốn tự có, nghiệp vụ tạo vốn qua huy động
vốn, tạo vốn qua đi vay, nghiệp vụ tạo vốn khác.
1.2.2. nghiệp vụ tín dụng.
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo an
toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cũng như nâng cao vai trò,
uy tín của Ngân hàng, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này buộc các Ngân
hàng phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu sử dụng vốn của xã hội
từ đó đưa ra các hình thức đầu tư đúng đắn và có hiệu quả cao.
Nghiệp vụ sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả sẽ góp phần tạo công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập của người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát
triển toàn diện của ngành Ngân hàng cũng như toàn ngành kinh tế. Sử dụng vốn của Ngân
hàng có hiệu quả sẽ góp phần mở rộng tín dụng với các thành phần kinh tế, thu hút nhiều
khách hàng từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng huy động vốn.
1.2.3. nghiệp vụ trung gian.
Thực hiện nghiệp vụ trung gian là Ngân hàng cung ứng các dịch vụ phục vụ khách
hàng như thực hiện các lệnh chi trả, các dịch vụ do các chủ tài khoản yêu cầu trên cơ sở đó
Ngân hàng thu phí dịch vụ.
Ngày nay nền kinh tế càng phát triển càng đòi hỏi hoạt đọng dịch vụ của Ngân hàng
phải nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Các ngân hàng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật
chất, áp dụng công nghệ tiên tiến vào họat động Ngân hàng. Thực hiện tốt các khâu thanh
toán không dùng tiền mặt như: UNT, UNC, thanh tóan séc, thanh tóan bù trừ, thanh toán qua
thẻ tín dụng.
Ngân hàng thực hiện tốt khâu dịch vụ sẽ góp phần làm tăng chu chuyển vốn, tiết kiệm
vốn trong quá trình thanh toán, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó thu hút được
nhiều khách hàng đến giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn và cho
vay của Ngân hàng.
1.2.4. các nghiệp vụ khác.
Ngoài ba nghiệp vụ trên, để tăng thêm lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu khách hàng, các
Ngân hàng còn tích cực mở rộng và phát triển các hoạt động khác như kinh doanh vàng bạc,
kim khí đá quý, thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ uỷ thác và đại lý.
Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại luôn có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết hữu cơ, là
tiền đề để bổ sung cho nhau. Các Ngân hàng phải thực hiện tốt tất cả các nghiệp vụ hoạt
động từ đó tăng lợi nhuận, cải thiện vị thế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.3. vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .
1.3.1. Khái niệm nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn của Ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương
mại tạo lập và huy động được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục
tiêu khác nhau. Biểu hiện của vốn trong kinh doanh của ngân hàng chủ yếu bằng tiền. Vốn
của Ngân hàng cũng có thể thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng hoặc đi vay từ bên ngoài. Vì
vậy ngân hàng có trách nhiệm cả với cổ đông và người gửi tiền. Vốn của ngân hàng khi sử
dụng cho kinh doanh chủ yếu để tài trợ thiếu hụt tạm thời của khách hàng và việc sử dụng
vốn phải đáp ứng yêu cầu lợi nhuận và an toàn.
1.3.2. các nguồn vốn của ngân hàng.
Vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn tự có, vốn huyđộng, vốn đi vay, vốn
khác.
1.3.2.1. Vốn tự có.
Vốn tự có của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tự lập được
thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng. Vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của
Ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một Ngân hàng. Nó có tính
chất thường xuyên, ổn định và được coi là tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng,
duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp Ngân hàng gặp thua lỗ. Nó còn là một căn cứ
quyết định đến khả năng và khối lượng vốn huy động của Ngân hàng.
1.3.2.2. Vốn huy động.
Là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá
nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các
nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Vốn huy động là tài sản
thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở
hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn hoặc khi khách hàng
có nhu cầu rút vốn. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng thương mại.
1.3.2.3. Vốn khác.
Đây là phần vốn phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ đại lý thanh toán ...
1.3.3.Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .
Vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Vốn là phương tiện kinh
doanh chính của Ngân hàng thương mại. Những Ngân hàng trường vốn là những Ngân
hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh.
Do đó ngoài vốn ban đầu cần thiết thì Ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc
tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình .
Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng. Vốn
của Ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Nếu khả năng
vốn của Ngân hàng đó dồi dào thì chắc chắn Ngân hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn cho
vay, có đủ điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng.
Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thương
trường. Khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của Ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn
của nó. Khả năng này chính là thể hiện uy tín của Ngân hàng trước khách hàng.
Vốn quyết định đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Khả năng nguồn vốn lớn là
điều kiện thuận lợi đối với Ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành
phần kinh tế xét cả về mặt quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian và thời hạn
cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa đủ cho khách hàng. Vốn của Ngân hàng lớn
sẽ giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường.
2 . Lý luận chung về phân tích hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại .
2.1. ý nghĩa của việc phân tích hoạt động tài chính của Ngân hàng.
Hoạt động tài chính trong các ngân hàng, bao gồm những nội dung cơ bản là: xác định
nhu cầu về vốn của Ngân hàng tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng tốt nhu cầu và
sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại và có ý nghĩa quyết định
trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Vai trò đó thể hiện
ngay từ khi thành lập, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu, dự kiến hoạt động, gọi
vốn đầu tư ...
Bởi vậy, để tiến hành kinh doanh các Ngân hàng cần phải có một lượng vốn nhất định,
bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của các Ngân
hàng là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất trên cơ sở tôn
trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc thường xuyên tiến
hành phân tích tình hình tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố tình hình tài chính của Ngân hàng. Từ đó, có những giải pháp
hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của Ngân hàng.
Trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, các
Ngân hàng thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh
doanh. Bởi vậy, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của của Ngân hàng như :
các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng ... mỗi đối tượng này quan tâm đến
tình hình tài chính của Ngân hàng trên những góc độ khác nhau. Song, nhìn chung họ đều
quan tâm khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức
lợi nhuộn tối đa. Bởi vậy, phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng phải đạt được các
mục tiêu chủ yếu sau đây:
Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích, cần thiết
phục vụ cho chủ các Ngân hàng và các đối tượng quan tâm khác nhau: như các nhà đầu tư,
nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có quyết định đúng
đắn khi ra quyết định đầu tư, quyết định cho vay.
Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin quan trọng nhất cho chủ
Ngân hàng, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính
khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền mặt vào, ra và tình
hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của Ngân hàng .
Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp các thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các
khoản nợ, kết quả của các quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và
các khoản nợ của Ngân hàng.
2 .2. nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng.
Để đạt các mục tiêu chủ yếu trên đây, nhiệm vụ cơ bản của phân tích tình hình tài chính
của Ngân hàng là:
Phân tích khái quát tình hình tài chính của Ngân hàng, phân tích mức độ đảm bảo
nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động thực tế của Ngân hàng, phân tích tình
hình và khả năng thanh toán của Ngân hàng, phân tích khả năng sinh lời của vốn, phân tích
tốc độ chu chuyển của vốn lưu động...
2 .3. hoạt động tài chính của Ngân hàng.
2.3.1. Nguyên tắc hoạt động tài chính của Ngân hàng.
Hoạt động tài chính của Ngân hàng là nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng và được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.
Hoạt động tài chính của Ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
Hoạt động tài chính bao gồm việc tổ chức thu chi tiền tệ trong quá trình thực hiện kế hoạch
kinh doanh của Ngân hàng. Hoạt động tài chính của Ngân hàng có nhiệm vụ đảm bảo cho
Ngân hàng có đầy đủ, kịp thời và một cách hợp pháp về vốn tối thiểu cần thiết để kinh
doanh và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho.
Hoạt động tài chính của Ngân hàng được thực hiện tốt hay xấu sẽ có tác dụng thúc đẩy
hoặc cản trở hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngược lại hoạt động kinh doanh tốt hay
xấu lại ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính của Ngân hàng.
Vậy, nguyên tắc hoạt động tài chính của Ngân hàng là gì? Hoạt động tài chính của
Ngân hàng phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là: có mục đích, sử dụng tiết kiệm và có lợi,
nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn một cách hợp pháp.
Nghĩa là Ngân hàng sử dụng vốn của mình theo đúng mục đích, tuân thủ theo các kỷ
luật tài chính, kỷ luật tín dụng và kỷ luật thanh toán của Nhà nước đã ban hành. Cấp phát và
chi tiêu theo đúng chế độ thu chi của Nhà nước, không chi sai phạm vi quy định, không
chiếm dụng vốn của ngân sách, Ngân hàng cấp trên giao cho.
2 .3.2. Mục tiêu của hoạt động tài chính của Ngân hàng.
Mục tiêu hoạt động tài chính của Ngân hàng là nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ
kinh tế phát sinh giữa Ngân hàng với ngân sách Nhà nước, với các Ngân hàng khác, với cán
bộ công nhân viên của Ngân hàng và với các cổ đông ( nếu là Ngân hàng cổ phần ).
Mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa Ngân hàng với ngân sách nhà nước về các khoản mà
Ngân hàng phải nộp như thuế thu nhập của Ngân hàng phải nộp đúng thời hạn và đủ về số
lượng.
Mối quan hệ kinh tế giữa Ngân hàng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức cá nhân và
các đối tượng khác thể hiện ở việc cho vay và đi vay đã đến kỳ thanh toán phải thanh toán
đầy đủ, đúng hạn không để dây dưa kéo dài.
Mối quan hệ kinh tế giữa Ngân hàng với cán bộ công nhân viên, thể hiện ở việc thanh
toán tiền lương và các khoản thu nhập khác. Đến kỳ thanh toán, Ngân hàng phải thanh toán
đầy đủ, đúng thời hạn, không sử dụng các khoản thu nhập của người lao động vào các mục
đích khác, không lành mạnh.
Chương 2
xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê và một số phương pháp thống kê để phân tích kết
quả hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại.
1. khái niệm và các nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cho phân
tích đánh giá kết quả hoạt động tài chính.
1.1. khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê.
Khái niệm: Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp các chỉ tiêu có thể phản ánh các
mặt các tính chất quan trọng nhất các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể, giữa
tổng thể nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan.
Nhiệm vụ: Là lượng hoá các mặt các cơ cấu và các mối liên hệ cơ bản của hiện tượng
nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu được qua tổng hợp theo những biểu hiện trực tiếp hoặc gián
tiếp hoặc từ những nhóm chỉ tiêu được xây dựng cho nghiên cứu riêng.
1.2. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kết quả kinh doanh có ý nghĩa to lớn trong việc lượng hóa
các mặt, các biểu hiện quan trọng nhất, lượng hóa cơ cấu và mối liên hệ cơ bản của hiện
tượng, từ đó tạo tiền đề để nhận thức bản chất cụ thể và tính quy luật về sự phát triển của kết
quả kinh doanh. Đó là tính quy luật và mối liên hệ giữa nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu kết
quả kinh doanh và tính quy luật về sự phát triển của kết quả kinh doanh.
Hệ thống chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong các Ngân hàng là các chỉ tiêu phản ánh các
mặt, các tính chất quan trọng nhất các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp và mối liên hệ của nó đối với các đối tượng có liên quan.
1.2.1. Đảm báo tính hiệu quả - hướng đích.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải đáp ứng yêu cầu với đối tượng cần cung cấp thông tin
nhằm đảm bảo tác dụng thiết thực trong công tác quản lý. Các chỉ tiêu xây dựng phải phục
vụ cho mục đích nghiên cứu, mỗi chỉ tiêu phải có tác dụng nhất định và có trách nhiệm
trong việc biểu hiện rõ nhất mặt lượng cũng như mặt chất của kết quả sản xuất kinh doanh.
Bởi vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận để hiểu bản
chất chung của kết quả kinh doanh trong Ngân hàng và các mối liên hệ của nó.
1.2.2. Đảm bảo tính hệ thống.
Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ và sắp
xếp khoa học. Điều này liên quan đến việc chuẩn hoá thông tin. Vì vậy, trong Ngân hàng có
rất nhiều các nhân tố, mối quan hệ tác động đến kết quả kinh doanh, cần phải căn cứ vào
tính chất đặc điểm của từng nhân tố xây dựng trên các chỉ tiêu đảm bảo tính chất chung và
cũng có chỉ tiêu mang tính chất bộ phận, có chỉ tiêu nhân tố để phản ánh một cách rõ nét
nhất bản chất của chỉ tiêu kết quả kinh doanh. Cả chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chung lẫn chỉ
tiêu nhân tố đều phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính, phạm vi
nghiên cứu.
1.2.3. Đảm bảo tính khả thi.
Hệ thống chỉ tiêu cần gọn nhẹ, ít chỉ tiêu và từng chỉ tiêu cần có nội dung rõ ràng, dễ
thu thập thông tin, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện về nhân tài vật lực của Ngân
hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu kết quả kinh doanh phải
căn cứ vào đặc điểm hoạt động của Ngân hàng mình để xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho phù
hợp. Đồng thời, phải xem xét đến khả năng tổng hợp các chỉ tiêu đảm bảo chi phí tối đa,
phải cân nhắc thật kỹ tính khả thi để xác định những chỉ tiêu cơ bản quan trọng nhất vừa đủ
số chỉ tiêu, không nhiều, tránh sự trùng lặp các chỉ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin
phản ánh đúng bản chất kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Ngoài ra hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có tính ổn định cao, đồng thời phải có tính linh
hoạt và thường xuyên được hoàn thiện theo sự phát triển của yêu cầu quản lý hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Phải quy định các hình thức thu thập thông tin với
yêu cầu quản lý, phù hợp với điều kiện và trình độ cán bộ làm công tác thống kê ở các Ngân
hàng để có thể tính toán được các chỉ tiêu thống kê trong hệ thống với độ chính xác cao
phục vụ tốt cho yêu cầu công tác quản lý của Ngân hàng.
2.2. Xác định các chỉ tiêu phân tích đanh giá.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.1. Nguồn vốn huy động.
Khái niệm: Là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế
và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh
toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được làm vốn để kinh doanh.
Đặc điểm: Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu. Ngân hàng chỉ có quyền sử
dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến
kỳ hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối
với mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
2.2.2. Dư nợ.
Là số tiền mà Ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểm cụ thể.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ – Doanh số thu nợ trong kỳ.
2.2.3. Thu nhập.
Thu nhập của Ngân hàng gồm thu lãi và các khoản thu khác thu lãi từ các khoản sinh
lời như thu lãi chứng khoán …Thu khác bao gồm các khoản chênh lệch giá …
Thu nhập ròng trước thuế = Thu lãi + Thu khác – chi lãi – chi khác
Thu nhập ròng sau thuế = Thu nhập ròng trước thuế – Thuế thu nhập
Trong đó: Tổng thu từ lãi = Tổng thu từ lãi cho vay + Tổng thu lãi từ các khoản tiền gửi +
Tổng thu lãi từ chứng khoán + Thu lãi cho thuê ( tiền thuê, khấu hao )
Tổng thu lãi trong kỳ =  Số dư từ các hợp đồng cho vay có thu lãi trong kỳ i * Lãi suất
cho vay i + Số dư tiền gửi có thu lãi trong kỳ i * lãi suất tiền gửi i + Mệnh giá chứng khoán
có thu lãi trong kỳ i * Lãi suất i + Số dư từ các hợp đồng cho thuê * Lãi suất i 
Nguồn số liệu thu nhập lấy từ bảng báo cáo thu nhập.
ý nghĩa: Phản ánh tập trung nhất kết quả kinh doanh.
2.2.4. Chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính là chênh lệch giữa
thu và chi trả lãi.
Chênh lệch thu chi từ lãi = thu lãi – chi trả lãi
Đặc điểm: Lợi nhuận của Ngân hàng chủ yếu là lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính.
Nguồn số liệu: lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính cuối năm.
2.3 Xác định một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động tài chính
của ngân hàng thương mại.
2.3.1 Phương pháp dãy số thời gian.
2.3.1.1 Các dãy số thời gian.
Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị không ngừng biến động qua thời gian. Để
nghiên cứu sự biến động người ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian.
Dãy số thời gian trong nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị là một tập
hợp các trị số của kết quả hoạt động kinh doanh có thể là số tuyệt đối, tương đối hoặc số
bình quân. Khi nghiên cứu về kết quả kinh doanh của đơn vị ta có cá dãy số vốn huy động,
dư nợ, tổng thu nhập, vầ lợi nhuận của đơn vị.
2.3.1.2 Đặc điểm vận dụng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.
Sự vật và hiện tượng không ngừng biến đổi qua thời gian. Kết quả kinh doanh cũng
không dừng lại ở một mức độ nhất định nó tăng giảm dưới sự ảnh hưởng tác động của các
nhân tố chủ quan và khách quan. Qua phương pháp dãy số thời gian sẽ xác định được mức
độ và xu thế biến động của chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đồng thời còn
vận dụng để dự báo kết quả cho tương lai.
2.3.2. Phương pháp hồi quy tương quan.
Theo quan điểm của triết học các hiện tượng tồn tại mối liên hệ phổ biến ràng buộc lẫn
nhau. Trong mối liên hệ ràng buộc đó xét theo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ thì có thể
phân thành hai loại:
Liên hệ chặt chẽ ( hàm số ) đây là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên
nhân ( biến độc lập ) ký hiệu là x và tiêu thức kết quả gọi là biến phụ thuộc ký hiệu là y.
Dạng hàm số y = f x 
Liên hệ tương quan : Đây là mói liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức
nguyên nhân x và tiêu thức kết quả y. Nghĩa là mỗi giá trị của tiêu thức nguyên nhân x thì
cho ta nhiều kết quả y gọi là tập hợp ( phân phối )
Nhiệm vụ của nghiên cứu hồi quy tương quan:
Xác định mô hình: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện
NamTrực biến động do nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan.
Mô hình phân tích chỉ tiêu dư nợ:
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ như vốn huy động, vốn tài trợ uỷ thác, vốn
được chuyển tuỳ theo mục đích nghiên cứu để lựa chon một, hai, ba hoặc bốn nhân tố có ý
nghĩa nhất để tiến hành hồi quy dư nợ theo các yếu tố đó.
Mô hình phân tích chỉ tiêu lợi nhuận:
Các nhân tố ảnh hưởng đáng chú ý nhất đến chỉ tiêu lợi nhuận đó là dư nợ, chi phí …
Ta có mô hình hồi quy lợi nhuận theo các nhân tố đó.
Đặc điểm vận dụng trong phân tích kêt quả hoạt động tài chính của Ngân hàng: Phương
pháp hồi quy tương quan vận dụng để tìm quy luật liên hệ phụ thuộc giữa các nhân tố cấu
thành lên kết quả kinh doanh của Ngân hàng, thông qua các tham số hồi quy và các hệ số
tương quan, tỷ số tương quan có thể đánh giá vai trò từng nhân tố gây lên sự biến động của
chỉ tiêu kết quả.
2.3.3. Phương pháp chỉ số.
Phương pháp chỉ số là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó
của một hiện tượng kinh tế phức tạp. Phương pháp này được dùng để đo mức độ biến động
của kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoài ra phương pháp này còn có ưu điểm
rất mạnh đó là vận dụng vào việc xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua đây thấy được nhân tố chủ yếu là
nguyên nhân chính gây lên sự biến động của chỉ tiêu kết quả. Từ đó có những biện pháp
kích thích sự phát triển đối với những nhân tố tích cực hay kìm hãm sự phát triển đối với
những nhân tố tiêu cực. Từ đó lập ra những kế hoạch trong tương lai.
Các mô hình phân tích kết quả hoạt kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố.
Mô hình 1: Phân tích sự biến động tổng thu nhập của đơn vị năm 2004 so với năm
2003 do ảnh hưởng của hai nhân tố đó là: Hiệu năng sử dụng vốn kinh doanh và tổng vốn
kinh doanh.
Mô hình 2: Phân tích sự biến động lợi nhuận của đơn vị năm 2004 so với năm 2003
do ảnh hưởng của ba nhân tố đó là: Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn huy động, tỷ trọng vốn
huy động trong tổng vốn kinh doanh và tổng vốn kinh doanh.
2.3.4 Phương pháp dự báo thống kê ngắn hạn.
Là việc đưa ra những thông tin có cơ sở khoa học, về mức độ , trạng thái của hiện
tượng trong tương lai. Có rất nhiều phương pháp dự báo như phương pháp chuyên gia,
phương pháp toán học, phương pháp thống kê…Do kết quả kinh doanh của Ngân hàng No&
PTNT huyện Nam Trực trong thời gian nghiên cứu diễn ra tương đối ổn định nên các
phương pháp sử dụng gồm có: Phương pháp ngoại suy giản đơn, phương pháp ngoại suy
hàm xu thế.
Chương 3.
Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động tài chính của
Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực thời kỳ 2000 –2004 và dự báo năm 2005.
3.1. Tổng quan về Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định.
3.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của cơ sở.
Nam Trực là một huyện mới được tái lập từ 01/04/1997 với diện tích11.814 ha, bao
gồm có 20 xã. Tính đến 31tháng 12 năm 2003 dân số trên địa bàn là 204.704 người. Huyện
Nam Trực là một huyện phát triển chủ yếu về nông nghiệp, bên cạnh đó có nhiều làng nghề
truyền thống đã và đang được khơi dậy như sản xuất hàng nhôm dân dụng, dệt nhuộm, cơ
khí...
Nam trực gồm có 52.262 hộ gia đình trong đó 90% số hộ là sản xuất nông nghiệp. Trên
địa bàn Nam Trực bao gồm có 11 doanh nghiệp Nhà Nước, 17 doanh nghiệp tư nhân họat
động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, dệt, xây dựng và dịch vụ thương mại, 37 hợp tác
xã nông nghiệp, 71trường trung học và tiểu học cơ sở. NamTrực có hệ thống giao thông
thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế địa phương vì vậy kinh tế địa phương phát
triển khá. Tổng sản phẩm trong huyện tăng bình quân hàng năm từ 7- 8%, tổng thu nhập
GDP bình quân đầu người năm 2003 là 2434 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 29
triệu đồng/ha/năm.
Nam Trực đang đầu tư xây dựng 2 khu công nghiệp đó là dệt nhuộm Nam Hồng và cơ
khí Nam Giang và khu du lịch sinh thái Điền xá. Hàng năm tạo thêm việc làm mới cho1500
– 2000 lao động.
Nam Trực là một huyện có nhiều tiềm năng kinh tế phát triển vì vậy Ngân hàng
No&PTNT huyện Nam Trực cần có những biện pháp thích hợp để thu hút nguồn vốn nhàn
rỗi trên địa bàn và đầu tư tín dụng có hiệu quả để phát triển kinh tế trong huyện.
3.1.2. sự ra đời và phát triển của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện nam trực.
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nam Trực là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng
No&PTNT tỉnh Nam Định có trụ sở tại Thị trấn Nam Giang –Nam Trực – Nam Định.
Được thành lập theo quyết định 576 ngày 18/03/1997 của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nam Trực trực thuộc chi nhánh
Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định. Với tư cách là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân
hàng No&PTNT tỉnh Nam Định, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực là một
đại diện uỷ quyền của Ngân hàngNo&PTNT tỉnh Nam Định, là đơn vị hạch toán phụ thuộc,
có con dấu, có bảng cân đối tài sản, hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng, điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
Từ khi đi vào hoạt động Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực có vai trò
và vị trí quan trọng trên địa bàn bằng những nỗ lực trong chặng đường xây dựng 7 năm
Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực từ chỗ là một Ngân hàng yếu cần có sự hỗ trợ của
cấp trên nay đã trở thành một Ngân hàng vững mạnh đi lên cùng với các Ngân hàng bạn
trong tỉnh và trong cùng hệ thống. Trong công tác huy động vốn cũng như công tác đầu tư
vốn tín dụng và các loại dịch vụ khác của Ngân hàng. Được chứng minh bằng những số liệu
đến 31/12/2003 về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn 116571 triệu đồng; về sử dụng vốn tổng dư
nợ tín dụng thương mại trên địa bàn đạt 111396 triệu đồng . Ngân hàng No&PTNT huyện
Nam Trực đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống và trên địa bàn trong
việc khơi dậy nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế với phương châm “đi vay
để cho vay”. Thực hiện quyết định số 1179/1997/QĐ - TTg của Thủ Tướng Chính phủ và
Nghị quyết số 2002 của Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng Ngân hàng No&PTNT huyện
Nam Trực đã hướng mạnh hoạt động điều kiện của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trên địa bàn đặc biệt là phục vụ sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và người nông dân,
coi nông dân là người bạn đồng hành của mình trên con đường phát triển . Vì vậy trong thời
gian qua Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực đã có những đóng góp rất lớn cho sự
nghiệp đổi mới nông thôn của huyện nhà cụ thể kinh tế trong huyện đạt tới mức tăng trưởng
khá. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, sản xuất nông nghiệp phát
triển tương đối toàn diện, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, khoa học công nghệ
mới được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp, các nghề tiểu thủ công ngành nghề, làng nghề
và dich vụ nông thôn đã được phục hồi và phát triển góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông
thôn và phong trào chyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp…Ngân hàng No&PTNT huyện
Nam Trực góp phần phát triển kinh tế xã hội và tăng cường an ninh chính trị nông thôn.
Trong những năm tiếp theo thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trước
hết là công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn như nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện Nam Trực lần thứ XXII đã đề ra. Thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của tỉnh
Nam Định: Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, khôi phục và phát triển các làng nghề
truyền thống, xây dựng các khu công nghiệp mới. Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực
có vai trò cũng như nhiệm vụ nặng nề trong việc huy động vốn để đầu tư tín dụng cho các
dự án phát triển kinh tế trên địa bàn.
3.2. hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện nam trực.
3.2.1. kháI niệm ngân hàng thương mại.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam( sau đây gọi tắt là Ngân
hàng nông nghiệp ) là Ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theo Quyết định số
400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết
định số 280/QĐ - NH5 ngày 15/10/1996 của thống đốc Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng
nông nghiệp thực hiện hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
3.2.2. cơ cấu tổ chức bộ máy, mạng lưới hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện nam trực.
Ban giam đốc
Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực có mạng lưới rộng khắp với 3 Ngân hàng cấp
III và đặt trụ sở chính tại trung tâm văn hoá, chính trị của huyện nhằm rút ngắn khoảng cách
khách hàng với Ngân hàng nhất là đối với vùng xa người dân khó có điều kiện đi lại giao
dịch nơi trung tâm huyện lỵ. Trụ sở Ngân hàng vừa làm nhiệm vụ quản trị điều hành chung
vừa tiến hành họat động kinh doanh trực tiếp trên địa bàn 7 xã và các đơn vị doanh nghiệp
Nhà nước. Ba Ngân hàng cấp III trực tiếp hoạt động trên 13 x ã.
Sơ đồ tổ chức Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực
Phòn Phòn Bộ Các
g g Phận chi
Kinh Kế Hành Nhán
Doan Toán Chín h
h Ngân h Ngân
Kiêm quỹ Nhân Hàng
Thốn Sự Cấp
g III
Phòng kinh doanh:
Tham mưu cho giám đốc xây dưng các biện pháp để thực hiện các chính sách chủ
trương của đơn vị về nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng ( bao gồm các nghiệp vụ tín dụng ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn ), về cơ cấu đầu tư, lãi suất cho vay đối với từng thành phần kinh
tế, thực hiện kinh doanh đúng hướng và có lãi.
Nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế địa phương giúp cho giám đốc xây dựng
chương trình kế hoạch hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh, mục tiêu tín dụng của chi nhánh
và giúp giám đốc xây dựng kế hoạch công tác quý, sáu tháng và một năm.
Giúp giám đốc phát hiện những vướng mắc, trở ngại, từ đó đề xuất, kiến nghị phương
án sử lý, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cơ chế cho vay của chi nhánh. Giúp giám đốc về
công tác pháp chế và thực hiện họat động thông tin tín dụng.
Thực hiện hoạt động cho vay đối với các thành phần kinh tế theo luật Ngân hàng và các
tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho vay theo dõi hợp đồng tín dụng và tính lãi theo định kỳ.
Thông báo lãi suất huy động và cho vay bằng đồng việt nam và ngoại tệ. Ngoài ra chịu
trách nhiệm theo dõi quản lý thu hồi vốn sau đó chuyển cho các phòng nghiệp vụ liên quan.
Đề xuất kế hoạch và chuẩn bị nội dung tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín
dụng khi thấy cần thiết. Phối hợp với các phòng xây dựng kế hoạch vốn theo quý, năm làm
một số công tác khác do giám đốc giao cho.
Phòng kế toán Ngân quỹ:
Tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, quản lý, điều hoà các nghiệp vụ kế toán, thanh toán
tài chính của chi nhánh theo chế độ và pháp luật hiện hành tổ chức công tác hạch toán kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng của chi nhánh.
Nhận yêu cầu chuyển tiền từ các giao dịch viên, kiểm tra tính pháp lý và xử lý các nhu
cầu khác có liên quan đến nhiệm vụ chuyển tiền của khách hàng.
Quản lý toàn bộ các tài khoản của khách hàng và các tài khoản nội bộ trong và ngoài
bảng tổng kết tài sản ( các tài sản nội và ngoại bảng ).
Nhận và phân loại các báo cáo phân loại chứng từ, bảng kê, liệt kê để chấm và đối
chiếu tài khoản. Sau khi kiểm tra đối chiếu và tính toán theo định kỳ cho khách hàng trên
các tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu trái phiếu … đến cho bộ phận quản lý khách hàng
để trả cho khách hàng.
Kiểm tra, quản lý các món tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, trái phiếu, kỳ phiếu, trái
phiếu… đến cho bộ phận quản lý khách hàng. Kiểm tra, quản lý các món tiền gửi không kỳ
hạn, có kỳ hạn, trái phiếu, kỳ phiếu đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam của chi nhánh tại Ngân
hàng No&PTNT Việt Nam tại các tổ chức tín dụng khác và tại kho bạc nhà nước.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, cân đối ( tháng, năm ) theo quy định. Lập báo cáo
gửi Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định và các cơ quan quản lý Nhà Nước theo chế độ
hiện hành. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác có
liên quan. Phối hợp với các nghiệp vụ quản lý, giám sát công tác điều chuyển vốn giữa chi
nhánh và Ngân hàng No& PTNT Việt Nam.
Mở tài khoản theo dõi quản lý tài chính, tài sản cố định, công cụ lao động, kiểm tra,
tính toán số thuế phải nộp theo định kỳ. Quản lý thu nhập và chi phí của chi nhánh. Thực
hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Bộ phận hành chính nhân sự :
Bộ phận tổ chức cán bộ:
Tham gia cho giám đốc trong việc bố trí điều động bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật, tiếp nhận tuyển dụng cán bộ thuộc diện quản lý của chi nhánh theo quy định
của Ngân hàng nhà Nước và phát triển nông thôn Việt Nam.
Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo đó triển khai thực
hiện kế hoạch phát triển cán bộ theo yêu cầu của Ngân hàng nhà Nước và phát triển nông
thôn Việt Nam, Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định và uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định.
Hàng năm tiến hành nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà
Nước và phát triển nông thôn Việt Nam.Thực hiện chính sách đối với cán bộ công nhân viên
trong cơ quan, lưu giữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo chế độ quy định. Thường trực công tác thi
đua khen thưởng của cơ quan. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Bộ phận hành chính quản trị:
Tham mưu cho giám đốc về những vấn đề chung của công tác hành chính, quản trị,
xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu thực hiện hợp đồng về điện nước điện thoại, sửa
chữa và xây dựng cơ quan.
Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan, thực hiện công tác hành chính, văn thư lưu
trữ, in ấn… Quản lý tài liệu mật và bảo quản thực hiện lưu trữ. Quản lý, bảo quản tài sản chi
nhánh đúng chế độ, thực hiện công tác lễ tân, công vụ phục vụ các hoạt động của cơ quan,
thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, quản lý qũy chi tiêu nội bộ của cơ quan, thực hiện một số
nhiệm vụ do giám đốc giao.
Các chi nhánh Ngân hàng cấp III :
Chi nhánh Ngân hàngNo&PTNT huyện Nam Trực còn tổ chức một số Ngân hàng
cấp III có chức năng nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ Ngân hàng rộng khắp tới các địa bàn
dân cưc nhằm phát huy tối đa thế mạnh về huy động vốn của chi nhánh.
3.3. Phân tích thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT
huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định giai đoạn 2000 –2004.
3.3.1. Phân tích tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT
huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định.
Phân tích tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là quá trình đánh giá
toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong một năm hoặc một thời kỳ thống qua hệ thống
chỉ tiêu kết quả. Việc phân tích này có cái nhìn khái quát về toàn bộ kết quả hoạt động kinh
doanh để thấy những thành công cũng như khó khăn hạn chế của đơn vị để từ đó có những
chiến lược nhằm thúc đẩy quá trình kinh doanh của đơn vị. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng và
xu hướng tác động của các nhân tố tích cực cũng như các nhân tố tiêu cực đến hoạt động
kinh doanh của đơn vị.
Bảng 1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh
của đơn vị.
Năm
Chỉ tiêu
Đơnvị 2000 2001 2002 2003 2004
Vốn huy
động
Triệu
đồng
13740 52328 69318 73934 69700
Dư nợ Triệu 34116 62720 75720 111396 127088
đồng
Tổng thu
nhập
Triệu
đồng
8316 11640 12097 13879 14596
Lợi nhuận
sau thuế
Triệu
đồng
90 99.270 145.578 158.317 204.066
Nhìn vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu két quả ta nhận thấy rằng: Các chỉ tiêu kết quả nêu
trong bảng từ năm 2000 – 2004 đều tăng lên và năm sau thường có xu hướng cao hơn năm
trước. Riêng nguồn vốn huy động năm 2004 so với năm 2003 không tăng mà có xu hướng
giảm.
Sự tăng lên của các chỉ tiêu kết quả qua các năm chứng tỏ đơn vị hoạt động kinh doanh
ngày càng có hiệu quả và thích ứng với cơ chế thị trường. Xét về tổng nguồn vốn huy động.
Sự tăng lên của nguồn vốn huy động là nhờ vào sự phát triển mở rộng mạng lưới phục vụ để
thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức dân cư và các đơn vị kinh tế trong địa bàn
huyện. Nguồn vốn huy động tăng kéo theo dư nợ của đơn vị cũng tăng theo, điều đó chứng
tỏ nguồn vốn huy động của đơn vị đã được luôn chuyển vào mục đích kinh doanh, mặt khác
dư nợ chính là nguồn thu nhập cũng như tạo ra lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng.
3.3.1.1. Vận dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian để phân tích nguồn vốn huy
động của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 – 2004.
3.3.1.1.1. Mức độ trung bình của nguồn vốn huy động theo thời gian.
y 
13740  52328  69318  73934  69700
5
= 55804 triệu đồng
Qua kết quả tính toán cho thấy mức độ huy động vốn bình quân của đơn vị từ năm 2000
– 2004 là 55804 triệu đồng.
3.3.1.1.2. Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối của nguồn vốn huy động.
Lượng tăng ( giảm )
áp dụng công thức tính lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối liên hoàn.
i
= yi – yi-1 ( i = 2,3,…,n )
Ta có lượng tăng ( giảm )tuyệt đối liên hoàn của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm
( n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau:
Năm 2001so với năm 2000
2
= y2 – y1 =52328 – 13740 = 38588 triệu đồng
Năm 2002 so với năm 2001
3
= y3 – y2 = 69318 – 52328 = 16990 triệu đồng
Năm 2003 so với năm 2002
4
= y4 – y3 = 73934 – 69318 = 4616 triệu đồng
Năm 2004 so với năm 2003
5
= y5 – y4 = 69700 – 73934 = - 4234 triệu đồng
Lượng tăng ( giảm ) định gốc của nguồn vốn huy động
áp dụng công thức tính lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối định gốc.
i
=yi – yi-1 ( i =2,3,…,n )
Ta có lượng tăng ( giảm )tuyệt đối định gốc của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm (
n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau:
Năm 2001 so với năm 2000
2
= y2 – y1 = 52328 – 13740 = 38588 triệu đồng
Năm 2002 so với năm 2000
3
= y3 – y1 = 69318 – 13740 = 55578 triệu đồng
Năm 2003 so với năm 2000
4
= y4 – y1 = 73934 – 13740 = 60194 triệu đồng
Năm 2004 so với năm 2000
5
= y5 – y1 =69700 – 13740 = 55960 triệu đồng
Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình của nguồn vốn huy động.
áp dụng công thức tính lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình.
 i


y  y
= i2
=
n 1
n
=
n 1
n 1
n 1
n
Ta có lượng tăng ( giảm )tuyệt đối liên hoàn của nguồn vốn huy động giaiđoạn 5 năm (
n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau:
 i


y  y 69700 13740
= i2
n 1 = 5
=
n 1
5 1
=
5  1
 13990
4
triệu đồng
Vậy lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối của nguồn vốn huy động bình quân là13990 triệu
đồng.
Bảng2: Bảng tính một số chỉ tiêu dãy số thời gian
của nguồn vốn huy động.
Chỉ tiêu
Năm
Nguồn vốn
huy động
Lượng tăng (giảm)
tuyệt đối liên hoàn
Lượng tăng
(giảm) tuyệt đối
định gốc
Lượng tăng
(giảm) tuyệt đối
Trung bình
yi Trị số
i
=yi- yi-1 i
=yi- y1
n
=
 i
= 
i2 n
n 1 n 1
2000 y1 13740 - - - -
13990
2001 y2 52328 2
+38588 2
+38588
2002 y3 69318 3
+169990 3
+55578
2003 y4 73934 4
+4616 4
+60194
2004 y5 69700 5
- 4234 5
55960
5
y
y
y
y
y
3.3.1.1.3. Tốc độ phát triển của nguồn vốn huy động.
Tốc độ phát triển liên hoàn của nguồn vốn huy động.
áp dụng công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn của nguồn vốn huy động.
y
ti = i
( i =2,3,…,n)
i1
Ta có tốc độ phát triển liên hoàn của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 ) từ
2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau:
Năm 2001 so với năm 2000
t2 =
y
2
=
1
52328
13740
= 3.8084 lần hay 380.84%
Năm 2002 so với năm 2001
t3 =
y
3
=
2
69318
52328
= 1.3247 lần hay 132.47%
Năm 2003 so với năm 2002
t4 =
y
4
=
3
73934
69318
= 1.0666 lần hay 106.66%
Năm 2004 so với năm 2003
t5 =
y
5
=
4
69700
73934
= 0.9427 lần hay 94.27%
Tốc độ phát triển định gốc của nguồn vốn huy động
áp dụng công thức tính tốc độ phát triển định gốc của nguồn vốn huy động.
y
Ti

1
( i =2,3,…,n)
Ta có tốc độ phát triển định gốc của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 ) từ
2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau:
Năm 2001 so với năm 2000
y
i
y
y
y
y
y
T2 =
y
2
=
1
52328
13740
= 3.8084 lần hay 380.84%
Năm 2002so với năm 2000
T3 =
y
3
=
1
69318
13740
= 5.0450 lần hay 504.50%
Năm 2003so với năm 2000
T4 =
y
4
=
1
73934
13740
= 5.3809 lần hay 538.09%
Năm 2004 so với năm 2000
T5=
y
5
=
1
69700
13740
= 5.0728 lần hay 507.28%
Tốc độ phát triển trung bình của nguồn vốn huy động
áp dụng công thức tính tốc độ phát triển trung bình.
n
t  n1
t2 t3
...tn
 n1
ti
i2
Trong đó:   Tn
i2
y
 n
1
Công thức này chỉ tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng
biến động theo xu hướng nhất định do đó ta chỉ tính tốc độ phát triển trung bình của nguồn
vốn huy động giai đoạn 4 năm ( n = 4 ) tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam
Trực như sau:
4
t  41
t2
t3
...t4  41
  41
3.8084 *1.3247 *1.0666  1.7523 lần hay 175.23%
i2
Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng sau:
n
Bảng 3: Bảng tính một số chỉ tiêu dãy số thời gian
của nguồn vốn huy động.
Chỉ
tiêu
Năm
Nguồn
vốn huy
động
Tốc độ phát
triển liên hoàn
( lần)
Tốc độ phát triển
định gốc ( lần)
Tốc độ phát triển
Trung bình ( lần)
yi Trị số y
ti = i
yi1
y
T  i
i
y1
n
t  n1
t2 t3
...tn
 n1
ti
i2
2000 y1 13740 - - - -
1.7523
2001 y2 52328 t2 +3.8084 T2 +3.8084
2002 y3 69318 t3 +1.3247 T3 +5.0450
2003 y4 73934 t4 +1.0666 T4 +5.3809
2004 y5 69700 t5 +0.9427 T5 +5.0728
3.3.1.1.4. Tốc độ tăng ( giảm ) của nguồn vốn huy động.
Tốc độ tăng ( giảm ) liên hoàn của nguồn vốn huy động
áp dụng công thức tính tốc độ tăng ( giảm ) liên hoàn của nguồn vốn huy động.
ai = ti – 1 ( i = 2,3,…,n )
Ta có tốc độ tăng ( giảm ) liên hoàn của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 )
từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau:
Năm 2001 so với năm 2000
a2 = t2 – 1 = 3.8084 – 1 = 2.8084 lần hay 280.84%
Năm 2002 so với năm 2001
a3 = t3 – 1 = 1.3247 – 1 = 0.3247 lần hay 32.47%
Năm 2003 so với năm 2002
a4 = t4 – 1 = 1.0666 – 1 = 0.0666 lần hay 6.66%
Năm 2004 so với năm 2003
a5 = t5– 1 = 0.9427 – 1 = - 0.0573 lần hay – 5.73%
Tốc độ tăng ( giảm ) định gốc của nguồn vốn huy động
áp dụng công thức tính tốc độ tăng ( giảm ) định gốc
Ai = Ti – 1 ( i = 2,3,…,n )
Ta có tốc độ tăng ( giảm ) định gốc của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 )
từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau:
Năm 2001 so với năm 2000
A2 = T2 – 1 = 3.8084 – 1 = 2.8084 lần hay 280.84%
Năm 2002 so với năm 2000
A3 = T3 – 1 = 5.0450 – 1 = 4.0450 lần hay 404.50%
Năm 2003 so với năm 2000
A4 = T4 – 1 = 5.3809 – 1 = 4.3809 lần hay 438.09%
Năm 2004 so với năm 2000
A5 = T5– 1 = 5.0728 – 1 = 4.0728 lần hay 407.28%
Tốc độ tăng ( giảm ) trung bình của nguồn vốn huy động
áp dụng công thức tính tốc độ tăng ( giảm ) trung bình.
a  t  1
Ta có tốc độ tăng ( giảm ) trung bình của nguồn vốn huy động giai đoạn 4 năm ( n = 4
) từ 2000 - 2003 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau:
a = 1.7523 – 1 = 0.7523 lần hay 75.23%
Nghĩa là trong thời gian từ 2000 – 2003 Nguồn vốn huy động của Ngân hàng
No&PTNT huyện Nam Trực tăng trung bình hàng năm là 75.23%
Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 4: Bảng tính một số chỉ tiêu dãy số thời gian
của nguồn vốn huy động.
Chỉ tiêu
Năm
Nguồn vốn
huy động
Tốc độ phát triển
liên hoàn ( %)
Tốc độ phát triển
định gốc ( %)
Tốc độ phát triển
Trung bình ( %)
yi Trị số ai = ti - 1 Ai= Ti -1 a  t  1
y y y
y
y
y
i
i
2000 y1 13740 - - - -
75.23
2001 y2 52328 a2 +280.84 A2 +280.84
2002 y3 69318 a3 +32.47 A3 +404.50
2003 y4 73934 a4 +6.66 A4 +438.09
2004 y5 69700 a5 - 5.73 A5 +407.28
3.3.1.1.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ) của nguồn vốn huy động.
áp dụng công thức tính giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ).
g = i
ai
(%)
( i =2,3,…,n )
g = i
=
ai
(%)

i i1
y  y
i i 1
*100
y
 i1
100
i 1
Ta có giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ) nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n =
5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau:
Năm 2001 so với năm 2000
g2 = 1
100
=
13740
100
= 137.40 triệu đồng
Nghĩa là cứ 1% tăng lên của nguồn vốn huy động năm 2001 so với năm 2000 thì tương
ứng về số tuyệt đối là 137.4 triệu đồng
Năm 2002 so với năm 2001
g3 = 2
100
=
52328
100
= 523.28 triệu đồng
Nghĩa là cứ 1% tăng lên của nguồn vốn huy động năm 2002 so với năm 2001 thì tương
ứng về số tuyệt đối là 523.28 triệu đồng
Năm 2003 so với năm 2002
g4 = 3
100
=
69318
100
= 693.18 triệu đồng
Nghĩa là cứ 1% tăng lên của nguồn vốn huy động năm 2003 so với năm 2002 thì tương
ứng về số tuyệt đối là 693.18 triệu đồng
y
Năm 2004 so với năm 2003
g5 = 4
100
=
73934
100
= 739.34 triệu đồng
Nghĩa là cứ 1% tăng lên của nguồn vốn huy động năm 2004 so với năm 2003 thì tương
ứng về số tuyệt đối là 739.34 triệu đồng
Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 5: Bảng tính toán giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm )
Chỉ tiêu
Năm
Nguồn vốn huy
động
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm )
yi Trị số
g 
yi1
i 100
2000 y1 13740 - -
2001 y2 52328 g2 137.40
2002 y3 69318 g3 623.28
2003 y4 73934 g4 693.18
2004 y5 69700 g5 739.34
Nhận xét: Như vậy trong giai đoạn 2000 – 2004 Nguồn vốn huy động của Ngân hàng
thường xuyên tăng lên với tốc độ trung bình hàng năm là: 75.23% tương ứng với lượng tăng
tuyệt đối là: 13990 triệu đồng.
Cụ thể: Năm 2001 tổng nguồn vốn huy động tăng 38588 triệu đồng so với năm 2000
tương ứng với lượng tăng tương đối 280.84% và giá trị tăng lên 1% là 137.4 triệu đồng.
Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động tăng 16990 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng
với lượng tăng tương đối 32.47% và giá trị tăng lên 1% là 623.28 triệu đồng.
Năm 2003 tổng nguồn vốn huy động tăng 4616 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng
với lượng tăng tương đối 6.66% và giá trị tăng lên 1% là 693.18 triệu đồng.
Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động giảm 4234 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng
với lượng giảm tương đối 5.73% và giá trị tăng lên 1% là 739.34 triệu đồng.
Nguồn vốn huy động của đơn vị tăng lên góp phần vào sự phát triển kinh tế trong
huyện đặc biệt đặc biệt là công tác huy động vốn của đơn vị trong những năm qua.
3.3.1.2 Vận dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian để phân tích chỉ tiêu dư nợ của
Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 – 2004.
Tương tự như chỉ tiêu nguồn vốn huy động ta cũng tính được các chỉ tiêu dãy số thời
gian của chỉ tiêu dư nợ được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 6: Bảng dãy số thời gian về dư nợ của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện
Nam Trực giai đoạn 2000 - 2004.
Chỉ
tiêu
Năm
Dư nợ
( triệu đồng )
Lượng tăng
( giảm ) tuyệt
đối
( triệu đồng )
Tốc độ phát
triển ( % )
Tốc độ tăng
( giảm ) ( %)
Giá trị
tuyệt đối
của 1%
tăng
( giảm )
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên hoàn
2000 34116 - - - - - - -
2001 62720 28604 28604 183.84 183.84 83.84 83.84 341.16
2002 75720 13000 41604 120.73 221.95 20.73 121.95 627.20
2003 111396 35676 77280 147.12 326.52 47.12 226.52 757.20
2004 127088 15692 92972 114.09 372.52 14.09 272.52 1113.96
Ngoài ra ta còn tính được các chỉ tiêu sau:
2 3
Mức độ trung bình của dư nợ theo thời gian.
y 
34116  62720  75720 111396 127088
= 82208 triệu đồng
5
Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình.
y  y 127088  34116
 n 1
n  1
= 
5  1
23243 triệu đồng
Tốc độ phát triển trung bình:
t  n1
t t ...tn
= 51
1.8384 *1.2073 *1.4712 *1.1409  1.3893 lần
Tốc độ tăng ( giảm ) trung bình:
a  t 1  1.3893 1  0.3893 lần hay38.93%
Nhận xét về chỉ tiêu dư nợ: Qua kết quả tính toán ở trên cho ta thấy: Dư nợ của đơn vị
thường xuyên tăng lên với tốc độ trung bình là 38.93% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối
bình quân là 23243 triệu đồng.
Cụ thể: Năm 2001 dư nợ tăng 28604 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với lượng
tăng tương đối 83.84% và giá trị tăng lên 1% là 341.16 triệu đồng.
Năm 2002 dư nợ tăng 13000 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với lượng tăng
tương đối 20.73% và giá trị tăng lên 1% là 627.20 triệu đồng.
Năm 2003 dư nợ tăng 35676 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với lượng tăng
tương đối 47.12% và giá trị tăng lên 1% là 757.20 triệu đồng.
Năm 2004 dư nợ tăng 15692 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng với lượng tăng
tương đối 14.092% và giá trị tăng lên 1% là 111.96 triệu đồng. 3.3.1.3. Vận dụng các chỉ
tiêu phân tích dãy số thời gian để phân tích chỉ tiêu TổNG THU NHậP CủA Ngân hàng
No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 – 2004.
Tương tự như chỉ tiêu nguồn vốn huy động ta cũng tính được các chỉ tiêu dãy số thời
gian của chỉ tiêu tổng thu nhập được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 7: Bảng dãy số thời gian về tổng thu nhập của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT
huyện Nam Trực giai đoạn 2000 - 2004.
2 3
Chỉ
tiêu
Năm
Tổng thu
nhập
( Triệu
đồng)
Lượng tăng
( giảm )tuyệt
đối
( triệu đồng )
Tốc độ phát
triển ( % )
Tốc độ tăng
( giảm ) ( %)
Giá trị
tuyệt đối
của 1%
tăng
( giảm )
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên hoàn
2000 8316 - - - - - - -
2001 11640 3324 3324 139.97 139.97 39.97 39.97 83.16
2002 12097 457 3781 103.93 145.47 3.93 45.47 116.40
2003 13819 1722 5503 114.23 166.17 14.23 66.17 120.97
2004 14596 777 6280 105.62 175.52 5.62 75.52 138.19
Ngoài ra ta còn tính được các chỉ tiêu sau:
Mức độ trung bình của dư nợ theo thời gian.
y 
8316 11640 12097 13819 14596
= 12093.6 triệu đồng
5
Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình.
y  y 14596  8316
 n 1
n 1
= 
5  1
1570 triệu đồng
Tốc độ phát triển trung bình:
t  n1
t t ...tn
= 51
1.3997 *1.0393*1.1423 *1.0562  1.151 lần
Tốc độ tăng ( giảm ) trung bình:
a  t  1  1.151  1  0.151 lần hay 15.1%
Nhận xét về chỉ tiêu tổng thu nhập: Qua kết quả tính toán ở trên cho ta thấy: tổng thu
nhập của đơn vị thường xuyên tăng lên với tốc độ trung bình là 15.1% tương ứng với lượng
tăng tuyệt đối bình quân là 15730 triệu đồng.
Cụ thể: Năm 2001 tổng thu nhập tăng 3324 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với
lượng tăng tương đối 39.97% và giá trị tăng lên 1% là 83.6 triệu đồng.
Năm 2002 tổng thu nhập tăng 457 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với lượng
tăng tương đối 3.93 % và giá trị tăng lên 1% là 116.40 triệu đồng.
Năm 2003 tổng thu nhập tăng 1722 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với lượng
tăng tương đối 14.23 % và giá trị tăng lên 1% là 120.97 triệu đồng.
Năm 2004 tổng thu nhập tăng 777 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng với lượng
tăng tương đối 5.62 % và giá trị tăng lên 1% là 138.19 triệu đồng.
Như vậy tổng thu nhập của đơn vị giai đoạn 2000 – 2004 đều có xu hướng tăng đặc biệt là
năm 2001 so với năm 2000 phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đã đạt được
kết quả cao.
3.3.1.4. Vận dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian để phân tích chỉ tiêu lợi nhuận
của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 – 2004.
Tương tự các bước tính như chỉ tiêu nguồn vốn huy động ta cũng tính được các chỉ tiêu
dãy số thời gian của chỉ tiêu lợi nhuận được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 8: Bảng dãy số thời gian về lợi nhuận của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện
Nam Trực giai đoạn 2000 – 2004
.
Chỉ
tiêu
Năm
Lợi nhuận
(Triệuđồng)
Lượng tăng
( giảm )
tuyệt đối
( triệu đồng )
Tốc độ phát
triển
( % )
Tốc độ tăng
( giảm )
( %)
Giá trị
tuyệt
đối của
1%
tăng
( giảm )
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
2000 90 - - - - - - -
2001 99.270 9.270 9.270 110.3 110.3 10.3 10.3 0.9
2002 145.578 46.308 55.578 146.65 161.75 46.65 61.75 0.9927
2003 158.317 12.739 68.317 108.75 175.91 8.75 75.91 1.45578
2004 204.066 45.749 114.749 128.90 226.74 28.90 126.74 1.58317
2 3
Với số liệu trên ta còn tính được
Mức độ trung bình của lợi nhuận theo thời gian.
y 
90.0  99.270  145.578  158.317  204.066
=139.4462 triệu đồng
5
Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình.
y  y 204.066  90
 n 1
=  28.5165 Triệu đồng
n 1 5 1
Tốc độ phát triển trung bình:
t  n1
t t ...tn
= 51
1.103*1.4665 *1.0875 *1.2890  1.1.227 lần
Tốc độ tăng ( giảm ) trung bình:
a  t 1  1.227 1 0.0.227 lần hay 22.7%
Nhận xét về chỉ tiêu lợi nhuận: Qua kết quả tính toán ở trên cho ta thấy: lợi nhuận của
đơn vị thường xuyên tăng lên với tốc độ trung bình là 22.7% tương ứng với lượng tăng tuyệt
đối bình quân là 28.5165 triệu đồng.
Cụ thể: Năm 2001 lợi nhuận tăng 9.270 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với
lượng tăng tương đối 10.3% và giá trị tăng lên 1% là 0.9 triệu đồng.
Năm 2002 lợi nhuận tăng 46.308 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với lượng tăng
tương đối 46.65 % và giá trị tăng lên 1% là 0.9927 triệu đồng.
Năm 2003 lợi nhuận tăng 12.739 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với lượng tăng
tương đối 8.75 % và giá trị tăng lên 1% là 1.45578 triệu đồng.
Năm 2004 lợi nhuận tăng 45.749 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng với lượng tăng
tương đối 28.9 % và giá trị tăng lên 1% là 1.58317 triệu đồng.
3.3.2. Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan để tìm mối liên hệ giữa nguồn vốn
huy động và dư nợ, lợi nhuận với dư nợ.
3.3.2.1. Mô hình hồi quy tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ.
Như chúng ta đã biết dư nợ mà số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời
điểm cụ thể. Nếu như dư nợ chủ yếu là nguồn vốn huy động thì bao giờ cũng cho ta lợi
nhuận cao hơn bởi vì lãi suất nguồn vốn huy động bao giờ cũng thấp hơn các nguồn vốn


 0 1
khác vì vậy ta đi tìm mối quan hệ để có các biện pháp nâng cao các nghiệp vụ huy động vốn
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Mô hình hồi quy tương quan có dạng:

y = b0 + b1*x
Trong đó:

y chỉ tiêu kết quả dư nợ.
x chỉ tiêu nguyên nhân nguồn vốn huy động.
Bảng 9: Bảng tính các hệ số hồi quy giữa nguồn vốn huy động và dư nợ.
Năm Nguồn vốn
huy động x
(tỷ đồng)
Dư nợ
y
(tỷ đồng)
x*y x2
2000 13.740 34.16 468.757 188.788
2001 52.328 62.720 3282.012 2738.196
2002 69.318 75.720 5248.759 4804.985
2003 73.934 111.396 8235.952 5466.236
2004 69.700 127.088 8858.034 4858.09
Tổng 279.02 411.04 26093.511 18056.295
Ta có hệ phương trình.

 y  nb0  b1 x

xy  b0 x  b1 x

411.04  5b0
 b1
279.02

26093.511  b 279.02  b 18056.295
Giải hệ phương trình ta được b0 =11.3648 ; b1 = 1.2695
Thay vào phương trình ta được phương trình hồi quy tương quan.

y = 11.3648 + 1.2695 * x
2
r 2
0.7153
ý nghĩa của b0 = 11.3648 Trung bình mỗi năm dư nợ đạt11.3648 tỷ đồng phản ánh các tiêu
thức nguyên nhân khác ngoài vốn huy động; b1 = 1.2695 phản ánh nguồn vốn huy động tăng
lên 1 tỷ đồng thì dư nợ tăng lên 1.2695 tỷ đồng.
Mặt khác sử dụng phần mềm SPSS ta tìm được hệ số xác định r2
= 0.7153 lần hay
71.53% nói lên trong sự biến động của chỉ tiêu dư nợ thì 71.53 % là do chỉ tiêu nguồn
vốn huy động gây lên phần bất định là 28.47% .
Hệ số tương quan tuyến tính là: r = = = 0.846
r = 0.846 Đây là mối liên hệ thuận và mối liên hệ này là tương đối chặt chẽ.
3.3.2.2. Mô hình hồi quy tương quan giữa lợi nhuận và dư nợ.
Như chúng ta đã biết chức năng của Ngân hàng thương mại chủ yếu là kinh doanh tiền
tệ vì thế mục tiêu của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực
luôn luôn tạo ra dư nợ năm sau cao hơn năm trước để tạo ra lợi nhuận tạo ra niềm tin cho
các khách hàng gửi tiền tiết kiệm cũng như vay vốn của Ngân hàng.
Mô hình hồi quy tương quan có dạng:

y =b0 + b1*x
Trong đó:

y chỉ tiêu lợi nhuận.
x chỉ tiêu dư nợ.
b0 ; b1 : hệ số hồi quy.
Bảng 10: Bảng tính các hệ số hồi quy giữa lợi nhuận và dư nợ.
Năm Dư nợ x
(Tỷ đồng)
Lợi nhuận y
( tỷ đồng )
x*y x2
2000 34.116 0.090 3.07044 1163.90146
2001 62.720 0.09927 6.22621 3933.7984
2002 75.720 0.145578 11.02317 5733.5184
2003 111.396 0.158317 17.63588 12409.06882
r 2
0.8250

2004 127.088 0.204066 25.93434 16151.35974
Tổng 411.04 0.697231 63.89004 39391.64682
Ta có hệ phương trình.

 y  nb0  b1 x

xy  b0 x  b1 x

0.697231  5b0
 b1
411.04


63.89004  b0
411.04  b1
39391.64682
Giải hệ phương trình ta được b0 =0.04298 ; b1 = 0.0011734
Thay vào phương trình ta được phương trình hồi quy tương quan.

y = 0.04298 + 0.0011734 * x
ý nghĩa của b0 =0.04298 Trung bình mỗi năm lợi nhuận đạt 0.04298 tỷ đồng phản
ánh các tiêu thức nguyên nhân khác ngoài dư nợ; b1 = 0.0011734 phản ánh dư nợ tăng lên1
tỷ đồng thì lợi nhuận tăng lên 0.0011734 tỷ đồng.
Mặt khác sử dụng phần mềm SPSS ta tìm được hệ số xác định
r2
= 0.8250 lần hay 82.50% nói lên trong sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận thì 82.50
% là do chỉ tiêu dư nợ gây lên phần bất định là 17.5%
Hệ số tương quan tuyến tính là: r = = = 0.9083
r = 0.9083. Đây là mối liên hệ thuận giữa chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu dư nợ mối liên hệ
này là mối liên hệ chặt chẽ.
Nhận xét: Qua quá trình phân tích 2 mô hình trên cho ta thấy: lợi nhuận của đơn vị phụ
thuộc chặt chẽ và tỷ lệ thuận với chỉ tiêu dư nợ và chỉ tiêu dư nợ của đơn vị lại phụ thuộc
tương đối chặt chẽ với nguồn vốn huy động. Mặt khác nguồn vốn huy động lại có thể khắc
phục được của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong đơn vị vì thế nâng cao nguồn vốn
huy động là góp phần làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực vì thế
công tác huy động vốn trong thời gian tới của đơn vị cần phải được tiếp tục không ngừng
tăng lên.
3.3.3. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kếtquả
hoạt động kinh doanh của đơn vị.
2
Trong thời qua kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị không ngừng được tăng lên.
Đóng góp vào sự thành công đó có rất nhiều nhân tố tích cực song cũng tồn tại nhiều nhân
tố tiêu cực kìm hãm sự phát triển kết quả kinh doanh của đơn vị. Để thấy được mức độ biến
động của từng nhân tố gây ra sự biến động chung như thế nào và đánh giá được vai trò của
từng nhân tố đến việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kết quả hoạt động kinh doanh của
đơn vị, một trong những phương pháp thống kê để phân tích đó là mô hình phân tích bằng
hệ thống chỉ số, có rất nhiều mô hình phân tích, việc lựa chọn mô hình nào là tùy thuộc vào
mục đích nghiên cứu và những tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu ở đơn vị.
3.3.3.1. Phân tích sự biến động tổng thu nhập của đơn vị năm 2004 so với năm 2003 do
ảnh hưởng của hai nhân tố đó là: Hiệu năng sử dụng vốn kinh doanh và tổng vốn kinh
doanh.
Mối quan hệ đó được xác định qua phương trình kinh tế tổng quát sau: TN 
TN
*V
V
hay TN  H *V
Ta có mô hình phân tích sau:
TN1
 H1V1
 H1V1
* H0V1
TN0 H0 H0 H0V1 H0V0
Bảng 11:Bảng tính các chỉ tiêu thu nhập chịu ảnh hưởng bởi hiệu năng sử dụng vốnkinh
doanh và tổng vốn kinh doanh.
2003 2004 Phần tính toán
TN0
(Triệuđồng)
VO
(Triệuđồng)
TN1
(Triệuđồng)
V1
(Triệuđồng)
H0 (Lần) H1
(Lần)
H0*V1
13819 116571 14596 122861 0.11855 0.1188 14565.17155
Ta dùng phương pháp chỉ sốđể phân tích:
Biến động tương đối:
  TN1
 H1V1
 H1V1
* H0V1
TN
TN H0 H0 H0V1 H0V0
hay TN
 H
*V
0
TN V
H
 H
V
Biến động tuyệt đối:
TN1
TN0
 H1V1
 H0V1
 H0V1
 H0V0

Từ bảng số liệu trên thay số vào mô hình ta có
14596

14596
*
14565.17155
13819 14565 13819
1.05622 lần = 1.00212 lần * 1.05624 lần
Biến động tuyệt đối:
TN  H1V1
 H0V0
= 777 triệu đồng
TN
 H1V 1
 H0V1
 30.82845 triệu đồng
TN 0V 1
 H 0V 0
 746.17155 triệu đồng
Biến động tương đối:
TN
 TN
1 0.05622
H
TN

V
H
1  0.00212
  1  0.05624
lần hay 5.622%
lần hay 0.212%
lần hay 5.624%
Nhận xét: Qua quá trình tính toán ở trên cho ta thấy: Thu nhập của Ngân hàng năm
2004 so với 2003 tăng 5.622% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 777 triệu đồng là do
ảnh hưởng của hai nhân tố.
Thứ nhất: Do hiệu năng sủ dụng vốn kinh doanh tăng từ ( 0.11855 lần đến 0.1188 lần )
làm cho thu nhập tăng lên 30.82845 triệu đồng hay 0.212 %.Đây là yếu tố tích cực nhưng nó
không phải là yếu tố chủ yếu làm tăng thu nhập vì vậy cần có những biện pháp làm tăng yếu
tố này như tìm các dự án đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ hai: Do nguồn vốn kinh doanh tăng từ 116571 triệu đồng lên đến 122861 triệu đồng lên
đã làm cho thu nhập của Ngân hàng tăng 5.624% tương ứng với một lượng tăng tuyệt đối là
746.17155 triệu đồng. Đây là yếu tố chủ yếu làm tăng thu nhập của Ngân hàng. Mặt khác
nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động vì vậy cần có các
biện pháp thích hợp để thu hút nguồn vốn huy động của Ngân hàng.


 
3.3.3.2. Phân tích sự biến động lợi nhuận của đơn vị năm 2004 so với năm 2003 do ảnh
hưởng của ba nhân tố đó là: Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn huy động, tỷ trọng vốn
huy động trong tổng vốn kinh doanh và tổng vốn kinh doanh.
Mối quan hệ được xác định qua phương trình kinh tế tổng quát sau:
LN 
LN
V HD
*V HD
*
V KD
LN   *  *V KD
Trong đó: A tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn huy động.
B tỷ trọng vốn huy động trong tổng vốn kinh doanh.
Lợi nhuận của Ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nhưng nhân tố góp phần
quyết định đến lợi nhuận của Ngân hàng là vốn kinh doanh. Trong đó vốn huy động có vai
trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình kinh doanh của đơn vị. Nó quyết định đến
quy mô khối lượng kết quả tạo ra của đơn vị.
Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực là một Ngân hàng thương mại thực hiện các chức
năng kinh doanh tiền tệ với mục tiêu đi vay để cho vay. Do tính chất quan trọng của nguồn
vốn huy động lên cần phân tích ảnh hưởng của vốn huy động đến lợi nhuận của đơn vị.
Ta có mô hình phân tích như sau:
LN1
 A1 B1V KD1



A1 B1V KD1
*
A0 B1V KD1
*
A0 B0V KD1
LN0 A0 B0V KD0
A0 B1V KD1
A0 B0V KD1
A0 B0V KD0
Bảng 12: Bảng tính các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận.
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị 2003 2004 Chênh lệch
tăng
(hoặcgiảm)
Tốc độ phát
triển ( lần)
V KD
Lợi nhuận
LN
Triệu đồng 158.317 204.066 45.749 1.28897
Vốn huy
động V HD
Triệu đồng 73934 69700 - 4234 0.94273
Tỷ suất lợi
nhuận tính
theo vốn
huyđộng A
Lần 0.00214 0.00298 0.00084 1.39252
Tỷ trọng
vốn huy
độngtrong
tổng vốn
kinh doanh
B
Lần 0.63424 0.56730 - 0.06694 0.89446
Tổng vốn
kinh doanh
V KD
Triệu đồng 116571 122861 6290 1.05396
Đặt a =
b =
A0 B1V KD1
A0 B0V KD1
Hay ta có mô hình sau: LN1

LN1
*
a
*
b
LN0
a b LN0
Ta có a = 149.56
b =166.756
Thay vào mô hình ta có:
204.066

204.066
*
149.156
*
166.756
158.317 149.156 166.756 158.317
1.28897 lần = 1.36814 lần * 0.89446 lần * 1.05330 lần
Biến động tuyệt đối :
1 0
LN
0 1
0
 
 
LN  A1 B1V KD
 A0 B0V KD
 45.749 triệu đồng

A
LN  A BV  A BV  54.91 triệu đồng
1 1 KD1
0 1 KD1

B
LN  A B1V KD1
 A0 B0V KD1
 17.6 triệu đồng
V KD
LN  A B V KD
 A B VKD  8.439 triệu đồng
Biến động tương đối:
LN
 LN
1 0.28897 lần hay 28.897%
A
LN A
1  0.36814 lần hay 36.814%
B
LN B
1  0.10554 lần hay –10.554%
V KD
 V
 1  0.05330 lần hay 5.335%
Nhận xét: Qua quá trình tính toán ở trên cho ta thấy: Lợi nhuận của Ngân hàng năm
2004 so với 2003 tăng 28.897% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 45.749 triệu đồng là
do ảnh hưởng của ba nhân tố.
Thứ nhất. Do tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn huy động của đơn vị năm 2004 so với năm
2003tăng 39.252% hay tăng 0.00084 lần làm cho lợi nhuận tăng 36.814%hay tăng 54.91
triệu đồng. Đây là yếu tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận.
Thứ hai: Do tỷ trọng vốn huy động trong tổng vốn kinh doanh của đơn vị năm 2004 so
với năm 2003 giảm 10.554% hay giảm 0.06694 lần làm cho lợi nhuận giảm 10.554% hay
giảm 17.6 triệu đồng. Đây là yếu tố làm giảm lợi nhuận.
Thứ ba: Do tổng vốn kinh doanh của đơn vvị năm 2004 so với năm 2003 tăng lên
5.396% hay tăng 6290 triệu đồng làm cho lợi nhuận tăng 5.33% hay tăng 8.439 triệu đồng.
Đây là nguyên nhân thứ yếu làm tăng lợi nhuận.
3.3.4. Vận dụng một số phương pháp dự báo thống kê ngắn hạn để dự báo dư nợ của
No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005.
0


0 0 0
KD
y y
Như chúng ta đã phân tích các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đều có
mối quan hệ mật thiết với nhau đặc biệt là chỉ tiêu dư nợ với các chỉ tiêu kết quả có liên
quan.
Đối với bất kỳ đơn vị kinh doanh việc lập kế hoạch kinh doanh là một điều hết sức cần
thiết và đặc biệt đối với đơn vị kinh doanh tiền tệ như Ngân hàng No&PTNT huyện Nam
Trực bởi vì kế hoạch lập ra cho ta thấy được sự phát triển của đơn vị kinh doanh trong tương
lai để thực hiện thành công kế hoạch đó thì phải dựa trên sự đánh gía thực tế của nguồn lực
và tìm ra những xu hướng biến động. Qua quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân hàng
No&PTNT huyện Nam Trực và tìm hiểu hoạt động thực tế về hoạt động kinh doanh của đơn
vị giai đoạn 2000 – 2004 và những phương pháp phân tích bằng công cụ thống kê về kết quả
họat động kinh doanh của đơn vị tôi cảm thấy chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa dự báo.
3.3.4.1. Dự báo chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005
Bằng phương pháp ngoại suy giản đơn.
Dự báo dư nợ dựa vào lượng tăng tuyệt đối trung bình ( ) của dư nợ.
Ta có mô hình dự báo như sau:
yd = yn + * h
Trong đó: yd là giá trị dự báo ở thời gian ( n + h )
yn là mức độ thực tế cuói cùng của chỉ tiêu dư nợ trong dãy số thời gian.
y  y
 n 1
n  1
lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình hàng năm của chỉ tiêu dư
nợ trong dãy số thời gian.
n là số mức độ của chỉ tiêu dư nợ trong dãy số thời gian.
h ( = 1,2,…,n ) tầm xa của dự báo.
áp dụng mô hình trên để dự báo chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực
năm 2005.
  *h
2005 2004

127088  34116
 23243 Triệu đồng và h = 1
5  1
Vậy dư nợ năm 2005 được dự báo là:
n
y

2005
d
 127088  2.24.*1  150331 Triệu đồng
2005
Qua kết quả tính toán trên cho ta thấy. Dự báo dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện
Nam Trực năm 2005 đạt150331 Triệu đồng.
Dự báo dư nợ dựa vào tốc độ phát triển trung bình ( t ) của dư nợ.
Ta có mô hình dự báo như sau:
y = y * t  h
y
Trong đó: t  n1
n
Tốc độ phát triển trung bình hàng năm của chỉ tiêu dư nợ thay số
1
127088
t 51 = 1.3893 lần và h = 1vào phương trình dự báo
34116
y = 127088* 1.3893
1
= 176563.3584 Triệu đồng
Như vậy kết quả dự báo của chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam
Trực năm 2005 dựa vào tốc độ phát triển trung bìnhcho ta kết qủa là: 176563.3584 triệu
đồng.
3.3.4.2. Dự báo chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005
Bằng phương pháp ngoại suy hàm xu thế.
Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan theo thời gian để phân tích xu thế biến động của
chỉ tiêu quy mô giá trị dư nợ.
Qua số liệu của chỉ tiêu dư nợ ta có thể vẽ được một đồ thị biểu diễn xu thế biến động
của quy mô giá trị dư nợ từ năm 2000 – 2004.
Trong đó: Trục Y là giá trị của dư nợ ( đơn vị tỷ đồng ).
Trục t là trục thứ tự thời gian ( đơn vị năm ) tương ứng với khoảng thời gian từ
năm 2000 – 2004.
Đồ thị biểu diễn giá trị dư nợ thực tế
y

140
120
100
80
60
40
20
0
1 2 3 4 5
Nam
Từ đồ thi ta thấy giá trị dư nợ biến thiên theo xu thế tuyến tính, nên hàm hồi quy biểu diễn
xu thế biến động cucả giá trị dư nợ có dạng:

y t = b0+ b1*t
Trong đó:

y t là giá trị theo lý thuyết.
b0 ; b1 : Các tham số hồi quy.
t: là thứ tự thời gian.
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình.

 y  nb0  b1 t

ty  b0 t  b1 t
Bảng 13: Bảng tính các tham số hồi quy.
Năm t ( năm ) Dư nợ y
(tỷ đồng)
t*y t2
2000 1 34.116 34.116 1
2001 2 62.720 125.44 4
2002 3 75.720 227.16 9
2003 4 111.396 445.584 16
2004 5 127.088 635.44 25
Du
no
2
Tổng 15 411.04 1467.74 55
Tacó hệ phương trình:

411.04  5b0
15b1


1467.74  15b0
 55b1
Giải hệ ta được

b0
 11.822

b1
 23.462
Thay vào phương trình ta được

y t =11.822 + 23.462*t
Dự báo năm 2005:

y 2005 =11.822 + 23.462 * 6 = 152.594 Tỷ đồng
Vậy dự báo về dư nợ ccủa đơn vị năm 2005 bằng phương pháp ngoại suy hàm xu thế là
152.594 tỷ đồng.
Qua ba mô hình dự báo: Mô hình 1 Dự báo dư nợ dựa vào lượng tăng tuyệt đối trung
bình; Mô hình2 Dự báo dư nợ dựa vào tốc độ phát triển trung bình; Mô hình3 Dự báo bằng
phương pháp ngọai suy hàm xu thế thì mô hình 1 và mô hình 3 cho kết quả tương đương
nhau còn mô hình 2 có kết quả khác xa so với hai mô hình đó.
Do đó ta cần phải tìm ý nghĩa giá trị thực tế của dự báo dựa vào phương pháp tính tổng
bình phương của các phần dư để xem mô hình nào có tổng bình phương của các phần dư
đạt giá trị nhỏ nhất từ đó giá trị dự báo của mô hình đó có ý nghĩa thực tế hơn.
Bảng 14: Bảng tính tổng bình phương của các phần dự
của ba mô hình dự báo.
Nă
m
yt Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
l 
y t

et
l 
y t

et
l 
y t

et
200
0
34.11
6
-4 34.116 0 -4 34.113 0.000009 1 35.284 1.364
200
1
62.72
0
-3 57.359 28.74
0
-3 47.393 99.32115
6
2 58.746 15.792



200
2
75.72
0
-2 80.602 23.83
9
-2 65.843 97.54723 3 82.208 42.094
200
3
111.39
6
-1 103.84
5
57.01
7
-1 91.476 396.7952
4
4 105.67 115.04
7
200
4
127.08
8
0 127.08
8
0 0 127.08
8
0 5 129.13
2
4.178
 

2
Với : et
  ytyt 
 


 

2
SSE =  yt yt  ( tổng bình phương của các phần dư ) của mô hình 1 bằng 109.596
 
 

2
SSE =  yt yt  ( tổng bình phương của các phần dư ) của mô hình 2 bằng 593.658705
 
 

2
SSE =  yt yt  ( tổng bình phương của các phần dư ) của mô hình 3 bằng 178.475
 
Như vậy căn cứ vào SSE của cả ba mô hình ta thấy giá trị dự báo dư nợ của Ngân hàng
No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005 là 150.331 tỷ đồng là có ý nghĩa thực tế hơn.
3.3.5.Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
No&PTNT huyện Nam Trực.
3.3.5.1. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.
Sự thắng lợi trong cạnh tranh của tương lai thuộc về Ngân hàng nào có được trình độ
công nghệ cao hơn đối thủ cạnh tranh. Công nghệ Ngân hàng có tác động trực tiếp đến chất
lượng kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nguồn vốn nói riêng. Trong lĩnh
vực thanh toán nếu tốc độ thanh toán nhanh sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn,
vật tư hàng hoá, dịch vụ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công tác thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng được thực hiện tốt sẽ thu hút
các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư mở tài khoản, gửi tiền và thanh toán qua ngân
hàng. Ngân hàng làm tốt công tác thanh toán sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho hoạt động tín dụng,
một mặt thu hút được nguồn vốn ngày càng nhiều để tiến hành cho vay phục vụ phát triển
kinh tế, mặt khác nếu thanh toán nhanh chóng thì vòng quay sử dụng tín dụng ngày càng
tăng và có hiệu quả.
Ngân hàng No & PTNT Nam Trực hiện nay đối tượng thanh toán qua Ngân hàng còn
rất hạn hẹp, hầu như mới chỉ giới hạn ở các đơn vị kinh tế quốc doanh, các cơ quan nhà
nước và một phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân còn các tầng lớp dân cư, cán bộ viên chức
hầu hết chưa mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng. Vì vậy, khối lượng thanh toán
không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng thấp trong tổng lượng thanh toán, Ngân hàng không huy
động đựơc triệt để nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng
này, đồng thời tập trung ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân
cư trong Ngân hàng thì Ngân hàng cần ứng dụng nhanh các thành tựu kỹ thuật tiên tiến để
tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn của mình nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện
lợi, tăng nhanh vòng quay đồng vốn từ đó tạo niềm tin với khách hàng.
Về quy trình nghiệp vụ thủ tục cần cải tiến cho ngày càng đơn giản, dễ hiểu, rút ngắn
thời gian giao dịch cho khách hàng, cải tiến các thủ tục thanh toán, thu nhận tiền gửi phù
hợp với trình độ dân trí địa phương.
3.3.5.2. Tiếp tục đổi mới phong cách phục vụ, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ
của đội ngũ cán bộ.
Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của mọi tổ chức mọi doanh nghiệp. Trong
công cuộc hiện đại hoá ngân hàng, vấn đề mấu chốt là hiện đại hoá con người. Muốn cho sự
nghiệp kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu
của nền kinh tế thì cần nhất thiết phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tâm huyết,
nhiệt tình với công việc của mình. Vì vậy phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại một cách
có hiệu quả để cung cấp cho Ngân hàng đội ngũ cán bộ quản lý, tác nghiệp có chất lượng
cao thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Công tác đào tạo phải thực hiện ở nhiều cấp độ khac nhau tuỳ thuộc theo sự phân
nhiệm hiện tại và quy hoạch tương lai. Nhưng dù ở lĩnh vực nghiệp vụ nào cũng cần quán
triệt sâu sắc tinh thần tận tụy, chu đáo với sự nghiệp của đơn vị. Mọi thành viên cần hiểu rõ
khách hàng luôn là người bạn đồng hành của Ngân hàng, cần hiểu nhu cầu và mong muốn
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004

More Related Content

Similar to Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Dương Hà
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
TaichinhtienteThư Anh
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Trần Đức Anh
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Dương Hà
 
Công tác huy động vốn tại ngân hàng vpbank chi nhánh tỉnh nam định. thực trạn...
Công tác huy động vốn tại ngân hàng vpbank chi nhánh tỉnh nam định. thực trạn...Công tác huy động vốn tại ngân hàng vpbank chi nhánh tỉnh nam định. thực trạn...
Công tác huy động vốn tại ngân hàng vpbank chi nhánh tỉnh nam định. thực trạn...jackjohn45
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTrần Đức Anh
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...OnTimeVitThu
 

Similar to Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004 (20)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
 
Công tác huy động vốn tại ngân hàng vpbank chi nhánh tỉnh nam định. thực trạn...
Công tác huy động vốn tại ngân hàng vpbank chi nhánh tỉnh nam định. thực trạn...Công tác huy động vốn tại ngân hàng vpbank chi nhánh tỉnh nam định. thực trạn...
Công tác huy động vốn tại ngân hàng vpbank chi nhánh tỉnh nam định. thực trạn...
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân HàngĐề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mạiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á, 9đ
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á, 9đNâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á, 9đ
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Bắc Á, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 – 2004

  • 1. LUẬN VĂN: Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định giai đoạn 2000 – 2004 NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
  • 2. lời mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của một nước. Ngân hàng chính là nơi tích tụ tập trung vốn, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Mỗi nền kinh tế vận hành và phát triển đều phải dựa trên một hệ thống nguồn lực, trong đó vốn là một nguồn lực không thể thay thế, vốn bao gồm : Tiền tệ, vật tư, tri thức, khoa học... Trong cơ chế thị trường với các quan hệ được tiền tệ hoá thì tiền tệ trở thành nguồn vốn quan trọng nhất. Nền kinh tế của một nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả cao, có khả năng tập trung thu hút và phân bổ các nguồn vốn đó cho nền kinh tế. Vì vậy việc tìm kiếm những giải pháp huy động vốn và sử dụng nguồn vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa rất quan trọng. ở nước ta, cùng với quá trình đổi mới đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế thế giới, trước những đòi hỏi cấp bách của việc mở rộng các quan hệ kinh tế để phát triển kinh tế đất nước. Trong nhiều năm qua hệ thống ngân hàng nước ta đã có những bước chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới hoàn thiện căn bản tất cả các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ huy động vốn. Trong chương trình hoạt động của ngân hàng phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ban lãnh đạo ngân hàng đã đề ra bốn định hướng lớn trong giai đoạn 2001-2005. Một trong những định hướng đó là việc đáp ứng vốn và huy động vốn trong nền kinh tế để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên để huy động được khối lượng vốn lớn trong nền kinh tế lại là một thách thức lớn đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có các hình thức huy động vốn phong phú, linh hoạt và đạt hiệu quả cao. Làm thế nào để đáp ứng huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa, phát triển kinh tế địa phương là một vấn đề đang được các ngân hàng thương mại quan tâm. Tình hình kinh tế chính trị trên thế giới đang bất ổn định đã ảnh hưởng không ít đến tình hình kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, thị trường xuất khẩu gặp
  • 3. khó khăn cho hoạt động ngân hàng, nhất là có sự cạnh tranh mãnh liệt giữa các ngân hàng trong việc tăng lãi xuất huy động vốn, hình thức huy động vốn, giảm lãi xuất cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng , chiếm lĩnh thị trường. Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn với nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Qua quá trình thực tập ở đơn vị và các tài liệu thu thập được em đã chọn đề tài :” Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định giai đoạn 2000 – 2004”. Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận nội dung của đề tài bao gồm 3 chương: Chương1: Những vấn đề lý luận chung về vốn sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. chương 2: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để phân tích, đánh gía kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại. chương3: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Trực thời kỳ 2000 – 2004 và dự báo năm 2005.
  • 4. Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về vốn hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. 1. Những lý luận chung : 1.1. kháI niệm ngân hàng thương mại . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ( sau đây gọi tắt là Ngân hàng nông nghiệp ) là Ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết định số 280/QĐ - NH5 ngày 15/10/1996 của thống đốc Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nông nghiệp thực hiện hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. 1.2. chức năng nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinhtế. 1. 2.1. nghiệp vụ tạo vốn. Đây là nghiệp vụ tạo khởi đầu trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Vốn là cơ sở để ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định, thì Ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suất quá trình hoạt động của mình. Nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: nghiệp vụ tạo vốn tự có, nghiệp vụ tạo vốn qua huy động vốn, tạo vốn qua đi vay, nghiệp vụ tạo vốn khác.
  • 5. 1.2.2. nghiệp vụ tín dụng. Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cũng như nâng cao vai trò, uy tín của Ngân hàng, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này buộc các Ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu sử dụng vốn của xã hội từ đó đưa ra các hình thức đầu tư đúng đắn và có hiệu quả cao. Nghiệp vụ sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của ngành Ngân hàng cũng như toàn ngành kinh tế. Sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả sẽ góp phần mở rộng tín dụng với các thành phần kinh tế, thu hút nhiều khách hàng từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng huy động vốn. 1.2.3. nghiệp vụ trung gian. Thực hiện nghiệp vụ trung gian là Ngân hàng cung ứng các dịch vụ phục vụ khách hàng như thực hiện các lệnh chi trả, các dịch vụ do các chủ tài khoản yêu cầu trên cơ sở đó Ngân hàng thu phí dịch vụ. Ngày nay nền kinh tế càng phát triển càng đòi hỏi hoạt đọng dịch vụ của Ngân hàng phải nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Các ngân hàng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ tiên tiến vào họat động Ngân hàng. Thực hiện tốt các khâu thanh toán không dùng tiền mặt như: UNT, UNC, thanh tóan séc, thanh tóan bù trừ, thanh toán qua thẻ tín dụng. Ngân hàng thực hiện tốt khâu dịch vụ sẽ góp phần làm tăng chu chuyển vốn, tiết kiệm vốn trong quá trình thanh toán, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn và cho vay của Ngân hàng. 1.2.4. các nghiệp vụ khác. Ngoài ba nghiệp vụ trên, để tăng thêm lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu khách hàng, các Ngân hàng còn tích cực mở rộng và phát triển các hoạt động khác như kinh doanh vàng bạc, kim khí đá quý, thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ uỷ thác và đại lý. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại luôn có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết hữu cơ, là
  • 6. tiền đề để bổ sung cho nhau. Các Ngân hàng phải thực hiện tốt tất cả các nghiệp vụ hoạt động từ đó tăng lợi nhuận, cải thiện vị thế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.3. vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại . 1.3.1. Khái niệm nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập và huy động được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau. Biểu hiện của vốn trong kinh doanh của ngân hàng chủ yếu bằng tiền. Vốn của Ngân hàng cũng có thể thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng hoặc đi vay từ bên ngoài. Vì vậy ngân hàng có trách nhiệm cả với cổ đông và người gửi tiền. Vốn của ngân hàng khi sử dụng cho kinh doanh chủ yếu để tài trợ thiếu hụt tạm thời của khách hàng và việc sử dụng vốn phải đáp ứng yêu cầu lợi nhuận và an toàn. 1.3.2. các nguồn vốn của ngân hàng. Vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn tự có, vốn huyđộng, vốn đi vay, vốn khác. 1.3.2.1. Vốn tự có. Vốn tự có của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tự lập được thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng. Vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của Ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một Ngân hàng. Nó có tính chất thường xuyên, ổn định và được coi là tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp Ngân hàng gặp thua lỗ. Nó còn là một căn cứ quyết định đến khả năng và khối lượng vốn huy động của Ngân hàng. 1.3.2.2. Vốn huy động. Là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 1.3.2.3. Vốn khác.
  • 7. Đây là phần vốn phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ đại lý thanh toán ... 1.3.3.Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại . Vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Vốn là phương tiện kinh doanh chính của Ngân hàng thương mại. Những Ngân hàng trường vốn là những Ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh. Do đó ngoài vốn ban đầu cần thiết thì Ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình . Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng. Vốn của Ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Nếu khả năng vốn của Ngân hàng đó dồi dào thì chắc chắn Ngân hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn cho vay, có đủ điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng. Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thương trường. Khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của Ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn của nó. Khả năng này chính là thể hiện uy tín của Ngân hàng trước khách hàng. Vốn quyết định đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Khả năng nguồn vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với Ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về mặt quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian và thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa đủ cho khách hàng. Vốn của Ngân hàng lớn sẽ giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường. 2 . Lý luận chung về phân tích hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại . 2.1. ý nghĩa của việc phân tích hoạt động tài chính của Ngân hàng. Hoạt động tài chính trong các ngân hàng, bao gồm những nội dung cơ bản là: xác định nhu cầu về vốn của Ngân hàng tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng tốt nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Vai trò đó thể hiện ngay từ khi thành lập, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu, dự kiến hoạt động, gọi vốn đầu tư ... Bởi vậy, để tiến hành kinh doanh các Ngân hàng cần phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của các Ngân
  • 8. hàng là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tình hình tài chính của Ngân hàng. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của Ngân hàng. Trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, các Ngân hàng thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Bởi vậy, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của của Ngân hàng như : các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng ... mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của Ngân hàng trên những góc độ khác nhau. Song, nhìn chung họ đều quan tâm khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuộn tối đa. Bởi vậy, phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho chủ các Ngân hàng và các đối tượng quan tâm khác nhau: như các nhà đầu tư, nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tư, quyết định cho vay. Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin quan trọng nhất cho chủ Ngân hàng, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của Ngân hàng . Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp các thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của Ngân hàng. 2 .2. nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng. Để đạt các mục tiêu chủ yếu trên đây, nhiệm vụ cơ bản của phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng là: Phân tích khái quát tình hình tài chính của Ngân hàng, phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động thực tế của Ngân hàng, phân tích tình
  • 9. hình và khả năng thanh toán của Ngân hàng, phân tích khả năng sinh lời của vốn, phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động... 2 .3. hoạt động tài chính của Ngân hàng. 2.3.1. Nguyên tắc hoạt động tài chính của Ngân hàng. Hoạt động tài chính của Ngân hàng là nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng và được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Hoạt động tài chính của Ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động tài chính bao gồm việc tổ chức thu chi tiền tệ trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Hoạt động tài chính của Ngân hàng có nhiệm vụ đảm bảo cho Ngân hàng có đầy đủ, kịp thời và một cách hợp pháp về vốn tối thiểu cần thiết để kinh doanh và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho. Hoạt động tài chính của Ngân hàng được thực hiện tốt hay xấu sẽ có tác dụng thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngược lại hoạt động kinh doanh tốt hay xấu lại ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính của Ngân hàng. Vậy, nguyên tắc hoạt động tài chính của Ngân hàng là gì? Hoạt động tài chính của Ngân hàng phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là: có mục đích, sử dụng tiết kiệm và có lợi, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn một cách hợp pháp. Nghĩa là Ngân hàng sử dụng vốn của mình theo đúng mục đích, tuân thủ theo các kỷ luật tài chính, kỷ luật tín dụng và kỷ luật thanh toán của Nhà nước đã ban hành. Cấp phát và chi tiêu theo đúng chế độ thu chi của Nhà nước, không chi sai phạm vi quy định, không chiếm dụng vốn của ngân sách, Ngân hàng cấp trên giao cho. 2 .3.2. Mục tiêu của hoạt động tài chính của Ngân hàng. Mục tiêu hoạt động tài chính của Ngân hàng là nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa Ngân hàng với ngân sách Nhà nước, với các Ngân hàng khác, với cán bộ công nhân viên của Ngân hàng và với các cổ đông ( nếu là Ngân hàng cổ phần ). Mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa Ngân hàng với ngân sách nhà nước về các khoản mà Ngân hàng phải nộp như thuế thu nhập của Ngân hàng phải nộp đúng thời hạn và đủ về số lượng.
  • 10. Mối quan hệ kinh tế giữa Ngân hàng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức cá nhân và các đối tượng khác thể hiện ở việc cho vay và đi vay đã đến kỳ thanh toán phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn không để dây dưa kéo dài. Mối quan hệ kinh tế giữa Ngân hàng với cán bộ công nhân viên, thể hiện ở việc thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác. Đến kỳ thanh toán, Ngân hàng phải thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn, không sử dụng các khoản thu nhập của người lao động vào các mục đích khác, không lành mạnh.
  • 11. Chương 2 xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê và một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại. 1. khái niệm và các nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cho phân tích đánh giá kết quả hoạt động tài chính. 1.1. khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê. Khái niệm: Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp các chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt các tính chất quan trọng nhất các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể, giữa tổng thể nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan. Nhiệm vụ: Là lượng hoá các mặt các cơ cấu và các mối liên hệ cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu được qua tổng hợp theo những biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc từ những nhóm chỉ tiêu được xây dựng cho nghiên cứu riêng. 1.2. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kết quả kinh doanh có ý nghĩa to lớn trong việc lượng hóa các mặt, các biểu hiện quan trọng nhất, lượng hóa cơ cấu và mối liên hệ cơ bản của hiện tượng, từ đó tạo tiền đề để nhận thức bản chất cụ thể và tính quy luật về sự phát triển của kết quả kinh doanh. Đó là tính quy luật và mối liên hệ giữa nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu kết quả kinh doanh và tính quy luật về sự phát triển của kết quả kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong các Ngân hàng là các chỉ tiêu phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp và mối liên hệ của nó đối với các đối tượng có liên quan. 1.2.1. Đảm báo tính hiệu quả - hướng đích. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải đáp ứng yêu cầu với đối tượng cần cung cấp thông tin nhằm đảm bảo tác dụng thiết thực trong công tác quản lý. Các chỉ tiêu xây dựng phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu, mỗi chỉ tiêu phải có tác dụng nhất định và có trách nhiệm trong việc biểu hiện rõ nhất mặt lượng cũng như mặt chất của kết quả sản xuất kinh doanh.
  • 12. Bởi vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận để hiểu bản chất chung của kết quả kinh doanh trong Ngân hàng và các mối liên hệ của nó. 1.2.2. Đảm bảo tính hệ thống. Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ và sắp xếp khoa học. Điều này liên quan đến việc chuẩn hoá thông tin. Vì vậy, trong Ngân hàng có rất nhiều các nhân tố, mối quan hệ tác động đến kết quả kinh doanh, cần phải căn cứ vào tính chất đặc điểm của từng nhân tố xây dựng trên các chỉ tiêu đảm bảo tính chất chung và cũng có chỉ tiêu mang tính chất bộ phận, có chỉ tiêu nhân tố để phản ánh một cách rõ nét nhất bản chất của chỉ tiêu kết quả kinh doanh. Cả chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chung lẫn chỉ tiêu nhân tố đều phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính, phạm vi nghiên cứu. 1.2.3. Đảm bảo tính khả thi. Hệ thống chỉ tiêu cần gọn nhẹ, ít chỉ tiêu và từng chỉ tiêu cần có nội dung rõ ràng, dễ thu thập thông tin, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện về nhân tài vật lực của Ngân hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu kết quả kinh doanh phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động của Ngân hàng mình để xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho phù hợp. Đồng thời, phải xem xét đến khả năng tổng hợp các chỉ tiêu đảm bảo chi phí tối đa, phải cân nhắc thật kỹ tính khả thi để xác định những chỉ tiêu cơ bản quan trọng nhất vừa đủ số chỉ tiêu, không nhiều, tránh sự trùng lặp các chỉ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin phản ánh đúng bản chất kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có tính ổn định cao, đồng thời phải có tính linh hoạt và thường xuyên được hoàn thiện theo sự phát triển của yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Phải quy định các hình thức thu thập thông tin với yêu cầu quản lý, phù hợp với điều kiện và trình độ cán bộ làm công tác thống kê ở các Ngân hàng để có thể tính toán được các chỉ tiêu thống kê trong hệ thống với độ chính xác cao phục vụ tốt cho yêu cầu công tác quản lý của Ngân hàng. 2.2. Xác định các chỉ tiêu phân tích đanh giá. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2.1. Nguồn vốn huy động.
  • 13. Khái niệm: Là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được làm vốn để kinh doanh. Đặc điểm: Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu. Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 2.2.2. Dư nợ. Là số tiền mà Ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểm cụ thể. Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ – Doanh số thu nợ trong kỳ.
  • 14. 2.2.3. Thu nhập. Thu nhập của Ngân hàng gồm thu lãi và các khoản thu khác thu lãi từ các khoản sinh lời như thu lãi chứng khoán …Thu khác bao gồm các khoản chênh lệch giá … Thu nhập ròng trước thuế = Thu lãi + Thu khác – chi lãi – chi khác Thu nhập ròng sau thuế = Thu nhập ròng trước thuế – Thuế thu nhập Trong đó: Tổng thu từ lãi = Tổng thu từ lãi cho vay + Tổng thu lãi từ các khoản tiền gửi + Tổng thu lãi từ chứng khoán + Thu lãi cho thuê ( tiền thuê, khấu hao ) Tổng thu lãi trong kỳ =  Số dư từ các hợp đồng cho vay có thu lãi trong kỳ i * Lãi suất cho vay i + Số dư tiền gửi có thu lãi trong kỳ i * lãi suất tiền gửi i + Mệnh giá chứng khoán có thu lãi trong kỳ i * Lãi suất i + Số dư từ các hợp đồng cho thuê * Lãi suất i  Nguồn số liệu thu nhập lấy từ bảng báo cáo thu nhập. ý nghĩa: Phản ánh tập trung nhất kết quả kinh doanh. 2.2.4. Chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính là chênh lệch giữa thu và chi trả lãi. Chênh lệch thu chi từ lãi = thu lãi – chi trả lãi Đặc điểm: Lợi nhuận của Ngân hàng chủ yếu là lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính. Nguồn số liệu: lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính cuối năm. 2.3 Xác định một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại. 2.3.1 Phương pháp dãy số thời gian. 2.3.1.1 Các dãy số thời gian. Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị không ngừng biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến động người ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian. Dãy số thời gian trong nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị là một tập hợp các trị số của kết quả hoạt động kinh doanh có thể là số tuyệt đối, tương đối hoặc số bình quân. Khi nghiên cứu về kết quả kinh doanh của đơn vị ta có cá dãy số vốn huy động, dư nợ, tổng thu nhập, vầ lợi nhuận của đơn vị. 2.3.1.2 Đặc điểm vận dụng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.
  • 15. Sự vật và hiện tượng không ngừng biến đổi qua thời gian. Kết quả kinh doanh cũng không dừng lại ở một mức độ nhất định nó tăng giảm dưới sự ảnh hưởng tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Qua phương pháp dãy số thời gian sẽ xác định được mức độ và xu thế biến động của chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đồng thời còn vận dụng để dự báo kết quả cho tương lai. 2.3.2. Phương pháp hồi quy tương quan. Theo quan điểm của triết học các hiện tượng tồn tại mối liên hệ phổ biến ràng buộc lẫn nhau. Trong mối liên hệ ràng buộc đó xét theo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ thì có thể phân thành hai loại: Liên hệ chặt chẽ ( hàm số ) đây là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân ( biến độc lập ) ký hiệu là x và tiêu thức kết quả gọi là biến phụ thuộc ký hiệu là y. Dạng hàm số y = f x  Liên hệ tương quan : Đây là mói liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân x và tiêu thức kết quả y. Nghĩa là mỗi giá trị của tiêu thức nguyên nhân x thì cho ta nhiều kết quả y gọi là tập hợp ( phân phối ) Nhiệm vụ của nghiên cứu hồi quy tương quan: Xác định mô hình: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện NamTrực biến động do nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Mô hình phân tích chỉ tiêu dư nợ: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ như vốn huy động, vốn tài trợ uỷ thác, vốn được chuyển tuỳ theo mục đích nghiên cứu để lựa chon một, hai, ba hoặc bốn nhân tố có ý nghĩa nhất để tiến hành hồi quy dư nợ theo các yếu tố đó. Mô hình phân tích chỉ tiêu lợi nhuận: Các nhân tố ảnh hưởng đáng chú ý nhất đến chỉ tiêu lợi nhuận đó là dư nợ, chi phí … Ta có mô hình hồi quy lợi nhuận theo các nhân tố đó. Đặc điểm vận dụng trong phân tích kêt quả hoạt động tài chính của Ngân hàng: Phương pháp hồi quy tương quan vận dụng để tìm quy luật liên hệ phụ thuộc giữa các nhân tố cấu thành lên kết quả kinh doanh của Ngân hàng, thông qua các tham số hồi quy và các hệ số
  • 16. tương quan, tỷ số tương quan có thể đánh giá vai trò từng nhân tố gây lên sự biến động của chỉ tiêu kết quả. 2.3.3. Phương pháp chỉ số. Phương pháp chỉ số là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một hiện tượng kinh tế phức tạp. Phương pháp này được dùng để đo mức độ biến động của kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoài ra phương pháp này còn có ưu điểm rất mạnh đó là vận dụng vào việc xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua đây thấy được nhân tố chủ yếu là nguyên nhân chính gây lên sự biến động của chỉ tiêu kết quả. Từ đó có những biện pháp kích thích sự phát triển đối với những nhân tố tích cực hay kìm hãm sự phát triển đối với những nhân tố tiêu cực. Từ đó lập ra những kế hoạch trong tương lai. Các mô hình phân tích kết quả hoạt kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố. Mô hình 1: Phân tích sự biến động tổng thu nhập của đơn vị năm 2004 so với năm 2003 do ảnh hưởng của hai nhân tố đó là: Hiệu năng sử dụng vốn kinh doanh và tổng vốn kinh doanh. Mô hình 2: Phân tích sự biến động lợi nhuận của đơn vị năm 2004 so với năm 2003 do ảnh hưởng của ba nhân tố đó là: Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn huy động, tỷ trọng vốn huy động trong tổng vốn kinh doanh và tổng vốn kinh doanh. 2.3.4 Phương pháp dự báo thống kê ngắn hạn. Là việc đưa ra những thông tin có cơ sở khoa học, về mức độ , trạng thái của hiện tượng trong tương lai. Có rất nhiều phương pháp dự báo như phương pháp chuyên gia, phương pháp toán học, phương pháp thống kê…Do kết quả kinh doanh của Ngân hàng No& PTNT huyện Nam Trực trong thời gian nghiên cứu diễn ra tương đối ổn định nên các phương pháp sử dụng gồm có: Phương pháp ngoại suy giản đơn, phương pháp ngoại suy hàm xu thế.
  • 17. Chương 3. Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động tài chính của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực thời kỳ 2000 –2004 và dự báo năm 2005. 3.1. Tổng quan về Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định. 3.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của cơ sở. Nam Trực là một huyện mới được tái lập từ 01/04/1997 với diện tích11.814 ha, bao gồm có 20 xã. Tính đến 31tháng 12 năm 2003 dân số trên địa bàn là 204.704 người. Huyện Nam Trực là một huyện phát triển chủ yếu về nông nghiệp, bên cạnh đó có nhiều làng nghề truyền thống đã và đang được khơi dậy như sản xuất hàng nhôm dân dụng, dệt nhuộm, cơ khí... Nam trực gồm có 52.262 hộ gia đình trong đó 90% số hộ là sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn Nam Trực bao gồm có 11 doanh nghiệp Nhà Nước, 17 doanh nghiệp tư nhân họat động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, dệt, xây dựng và dịch vụ thương mại, 37 hợp tác xã nông nghiệp, 71trường trung học và tiểu học cơ sở. NamTrực có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế địa phương vì vậy kinh tế địa phương phát triển khá. Tổng sản phẩm trong huyện tăng bình quân hàng năm từ 7- 8%, tổng thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2003 là 2434 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 29 triệu đồng/ha/năm.
  • 18. Nam Trực đang đầu tư xây dựng 2 khu công nghiệp đó là dệt nhuộm Nam Hồng và cơ khí Nam Giang và khu du lịch sinh thái Điền xá. Hàng năm tạo thêm việc làm mới cho1500 – 2000 lao động. Nam Trực là một huyện có nhiều tiềm năng kinh tế phát triển vì vậy Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực cần có những biện pháp thích hợp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn và đầu tư tín dụng có hiệu quả để phát triển kinh tế trong huyện. 3.1.2. sự ra đời và phát triển của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nam trực. Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nam Trực là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định có trụ sở tại Thị trấn Nam Giang –Nam Trực – Nam Định. Được thành lập theo quyết định 576 ngày 18/03/1997 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nam Trực trực thuộc chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định. Với tư cách là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực là một đại diện uỷ quyền của Ngân hàngNo&PTNT tỉnh Nam Định, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có bảng cân đối tài sản, hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Từ khi đi vào hoạt động Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực có vai trò và vị trí quan trọng trên địa bàn bằng những nỗ lực trong chặng đường xây dựng 7 năm Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực từ chỗ là một Ngân hàng yếu cần có sự hỗ trợ của cấp trên nay đã trở thành một Ngân hàng vững mạnh đi lên cùng với các Ngân hàng bạn trong tỉnh và trong cùng hệ thống. Trong công tác huy động vốn cũng như công tác đầu tư vốn tín dụng và các loại dịch vụ khác của Ngân hàng. Được chứng minh bằng những số liệu đến 31/12/2003 về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn 116571 triệu đồng; về sử dụng vốn tổng dư nợ tín dụng thương mại trên địa bàn đạt 111396 triệu đồng . Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống và trên địa bàn trong việc khơi dậy nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế với phương châm “đi vay để cho vay”. Thực hiện quyết định số 1179/1997/QĐ - TTg của Thủ Tướng Chính phủ và Nghị quyết số 2002 của Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng Ngân hàng No&PTNT huyện
  • 19. Nam Trực đã hướng mạnh hoạt động điều kiện của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đặc biệt là phục vụ sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và người nông dân, coi nông dân là người bạn đồng hành của mình trên con đường phát triển . Vì vậy trong thời gian qua Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực đã có những đóng góp rất lớn cho sự nghiệp đổi mới nông thôn của huyện nhà cụ thể kinh tế trong huyện đạt tới mức tăng trưởng khá. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, khoa học công nghệ mới được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp, các nghề tiểu thủ công ngành nghề, làng nghề và dich vụ nông thôn đã được phục hồi và phát triển góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông thôn và phong trào chyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp…Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực góp phần phát triển kinh tế xã hội và tăng cường an ninh chính trị nông thôn. Trong những năm tiếp theo thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trước hết là công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn như nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nam Trực lần thứ XXII đã đề ra. Thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của tỉnh Nam Định: Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các khu công nghiệp mới. Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực có vai trò cũng như nhiệm vụ nặng nề trong việc huy động vốn để đầu tư tín dụng cho các dự án phát triển kinh tế trên địa bàn. 3.2. hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nam trực. 3.2.1. kháI niệm ngân hàng thương mại. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam( sau đây gọi tắt là Ngân hàng nông nghiệp ) là Ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết định số 280/QĐ - NH5 ngày 15/10/1996 của thống đốc Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nông nghiệp thực hiện hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. 3.2.2. cơ cấu tổ chức bộ máy, mạng lưới hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nam trực.
  • 20. Ban giam đốc Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực có mạng lưới rộng khắp với 3 Ngân hàng cấp III và đặt trụ sở chính tại trung tâm văn hoá, chính trị của huyện nhằm rút ngắn khoảng cách khách hàng với Ngân hàng nhất là đối với vùng xa người dân khó có điều kiện đi lại giao dịch nơi trung tâm huyện lỵ. Trụ sở Ngân hàng vừa làm nhiệm vụ quản trị điều hành chung vừa tiến hành họat động kinh doanh trực tiếp trên địa bàn 7 xã và các đơn vị doanh nghiệp Nhà nước. Ba Ngân hàng cấp III trực tiếp hoạt động trên 13 x ã. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực Phòn Phòn Bộ Các g g Phận chi Kinh Kế Hành Nhán Doan Toán Chín h h Ngân h Ngân Kiêm quỹ Nhân Hàng Thốn Sự Cấp g III Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc xây dưng các biện pháp để thực hiện các chính sách chủ trương của đơn vị về nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng ( bao gồm các nghiệp vụ tín dụng ngắn
  • 21. hạn, trung hạn và dài hạn ), về cơ cấu đầu tư, lãi suất cho vay đối với từng thành phần kinh tế, thực hiện kinh doanh đúng hướng và có lãi. Nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế địa phương giúp cho giám đốc xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh, mục tiêu tín dụng của chi nhánh và giúp giám đốc xây dựng kế hoạch công tác quý, sáu tháng và một năm. Giúp giám đốc phát hiện những vướng mắc, trở ngại, từ đó đề xuất, kiến nghị phương án sử lý, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cơ chế cho vay của chi nhánh. Giúp giám đốc về công tác pháp chế và thực hiện họat động thông tin tín dụng. Thực hiện hoạt động cho vay đối với các thành phần kinh tế theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho vay theo dõi hợp đồng tín dụng và tính lãi theo định kỳ. Thông báo lãi suất huy động và cho vay bằng đồng việt nam và ngoại tệ. Ngoài ra chịu trách nhiệm theo dõi quản lý thu hồi vốn sau đó chuyển cho các phòng nghiệp vụ liên quan. Đề xuất kế hoạch và chuẩn bị nội dung tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng khi thấy cần thiết. Phối hợp với các phòng xây dựng kế hoạch vốn theo quý, năm làm một số công tác khác do giám đốc giao cho. Phòng kế toán Ngân quỹ: Tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, quản lý, điều hoà các nghiệp vụ kế toán, thanh toán tài chính của chi nhánh theo chế độ và pháp luật hiện hành tổ chức công tác hạch toán kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng của chi nhánh. Nhận yêu cầu chuyển tiền từ các giao dịch viên, kiểm tra tính pháp lý và xử lý các nhu cầu khác có liên quan đến nhiệm vụ chuyển tiền của khách hàng. Quản lý toàn bộ các tài khoản của khách hàng và các tài khoản nội bộ trong và ngoài bảng tổng kết tài sản ( các tài sản nội và ngoại bảng ). Nhận và phân loại các báo cáo phân loại chứng từ, bảng kê, liệt kê để chấm và đối chiếu tài khoản. Sau khi kiểm tra đối chiếu và tính toán theo định kỳ cho khách hàng trên các tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu trái phiếu … đến cho bộ phận quản lý khách hàng để trả cho khách hàng. Kiểm tra, quản lý các món tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, trái phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu… đến cho bộ phận quản lý khách hàng. Kiểm tra, quản lý các món tiền gửi không kỳ
  • 22. hạn, có kỳ hạn, trái phiếu, kỳ phiếu đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam của chi nhánh tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam tại các tổ chức tín dụng khác và tại kho bạc nhà nước. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, cân đối ( tháng, năm ) theo quy định. Lập báo cáo gửi Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định và các cơ quan quản lý Nhà Nước theo chế độ hiện hành. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác có liên quan. Phối hợp với các nghiệp vụ quản lý, giám sát công tác điều chuyển vốn giữa chi nhánh và Ngân hàng No& PTNT Việt Nam. Mở tài khoản theo dõi quản lý tài chính, tài sản cố định, công cụ lao động, kiểm tra, tính toán số thuế phải nộp theo định kỳ. Quản lý thu nhập và chi phí của chi nhánh. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Bộ phận hành chính nhân sự : Bộ phận tổ chức cán bộ: Tham gia cho giám đốc trong việc bố trí điều động bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận tuyển dụng cán bộ thuộc diện quản lý của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng nhà Nước và phát triển nông thôn Việt Nam. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo đó triển khai thực hiện kế hoạch phát triển cán bộ theo yêu cầu của Ngân hàng nhà Nước và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định và uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định. Hàng năm tiến hành nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và phát triển nông thôn Việt Nam.Thực hiện chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong cơ quan, lưu giữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo chế độ quy định. Thường trực công tác thi đua khen thưởng của cơ quan. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Bộ phận hành chính quản trị: Tham mưu cho giám đốc về những vấn đề chung của công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu thực hiện hợp đồng về điện nước điện thoại, sửa chữa và xây dựng cơ quan. Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan, thực hiện công tác hành chính, văn thư lưu trữ, in ấn… Quản lý tài liệu mật và bảo quản thực hiện lưu trữ. Quản lý, bảo quản tài sản chi nhánh đúng chế độ, thực hiện công tác lễ tân, công vụ phục vụ các hoạt động của cơ quan,
  • 23. thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, quản lý qũy chi tiêu nội bộ của cơ quan, thực hiện một số nhiệm vụ do giám đốc giao. Các chi nhánh Ngân hàng cấp III : Chi nhánh Ngân hàngNo&PTNT huyện Nam Trực còn tổ chức một số Ngân hàng cấp III có chức năng nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ Ngân hàng rộng khắp tới các địa bàn dân cưc nhằm phát huy tối đa thế mạnh về huy động vốn của chi nhánh. 3.3. Phân tích thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định giai đoạn 2000 –2004. 3.3.1. Phân tích tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định. Phân tích tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là quá trình đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong một năm hoặc một thời kỳ thống qua hệ thống chỉ tiêu kết quả. Việc phân tích này có cái nhìn khái quát về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh để thấy những thành công cũng như khó khăn hạn chế của đơn vị để từ đó có những chiến lược nhằm thúc đẩy quá trình kinh doanh của đơn vị. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của các nhân tố tích cực cũng như các nhân tố tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Bảng 1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Năm Chỉ tiêu Đơnvị 2000 2001 2002 2003 2004 Vốn huy động Triệu đồng 13740 52328 69318 73934 69700 Dư nợ Triệu 34116 62720 75720 111396 127088
  • 24. đồng Tổng thu nhập Triệu đồng 8316 11640 12097 13879 14596 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 90 99.270 145.578 158.317 204.066 Nhìn vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu két quả ta nhận thấy rằng: Các chỉ tiêu kết quả nêu trong bảng từ năm 2000 – 2004 đều tăng lên và năm sau thường có xu hướng cao hơn năm trước. Riêng nguồn vốn huy động năm 2004 so với năm 2003 không tăng mà có xu hướng giảm. Sự tăng lên của các chỉ tiêu kết quả qua các năm chứng tỏ đơn vị hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả và thích ứng với cơ chế thị trường. Xét về tổng nguồn vốn huy động. Sự tăng lên của nguồn vốn huy động là nhờ vào sự phát triển mở rộng mạng lưới phục vụ để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức dân cư và các đơn vị kinh tế trong địa bàn huyện. Nguồn vốn huy động tăng kéo theo dư nợ của đơn vị cũng tăng theo, điều đó chứng tỏ nguồn vốn huy động của đơn vị đã được luôn chuyển vào mục đích kinh doanh, mặt khác dư nợ chính là nguồn thu nhập cũng như tạo ra lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng. 3.3.1.1. Vận dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian để phân tích nguồn vốn huy động của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 – 2004. 3.3.1.1.1. Mức độ trung bình của nguồn vốn huy động theo thời gian. y  13740  52328  69318  73934  69700 5 = 55804 triệu đồng Qua kết quả tính toán cho thấy mức độ huy động vốn bình quân của đơn vị từ năm 2000 – 2004 là 55804 triệu đồng. 3.3.1.1.2. Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối của nguồn vốn huy động. Lượng tăng ( giảm ) áp dụng công thức tính lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối liên hoàn. i = yi – yi-1 ( i = 2,3,…,n )
  • 25. Ta có lượng tăng ( giảm )tuyệt đối liên hoàn của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau: Năm 2001so với năm 2000 2 = y2 – y1 =52328 – 13740 = 38588 triệu đồng Năm 2002 so với năm 2001 3 = y3 – y2 = 69318 – 52328 = 16990 triệu đồng Năm 2003 so với năm 2002 4 = y4 – y3 = 73934 – 69318 = 4616 triệu đồng Năm 2004 so với năm 2003 5 = y5 – y4 = 69700 – 73934 = - 4234 triệu đồng Lượng tăng ( giảm ) định gốc của nguồn vốn huy động áp dụng công thức tính lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối định gốc. i =yi – yi-1 ( i =2,3,…,n ) Ta có lượng tăng ( giảm )tuyệt đối định gốc của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau: Năm 2001 so với năm 2000 2 = y2 – y1 = 52328 – 13740 = 38588 triệu đồng Năm 2002 so với năm 2000 3 = y3 – y1 = 69318 – 13740 = 55578 triệu đồng Năm 2003 so với năm 2000 4 = y4 – y1 = 73934 – 13740 = 60194 triệu đồng Năm 2004 so với năm 2000 5 = y5 – y1 =69700 – 13740 = 55960 triệu đồng Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình của nguồn vốn huy động. áp dụng công thức tính lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình.  i   y  y = i2 = n 1 n = n 1 n 1 n 1 n
  • 26. Ta có lượng tăng ( giảm )tuyệt đối liên hoàn của nguồn vốn huy động giaiđoạn 5 năm ( n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau:  i   y  y 69700 13740 = i2 n 1 = 5 = n 1 5 1 = 5  1  13990 4 triệu đồng Vậy lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối của nguồn vốn huy động bình quân là13990 triệu đồng. Bảng2: Bảng tính một số chỉ tiêu dãy số thời gian của nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu Năm Nguồn vốn huy động Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Trung bình yi Trị số i =yi- yi-1 i =yi- y1 n =  i =  i2 n n 1 n 1 2000 y1 13740 - - - - 13990 2001 y2 52328 2 +38588 2 +38588 2002 y3 69318 3 +169990 3 +55578 2003 y4 73934 4 +4616 4 +60194 2004 y5 69700 5 - 4234 5 55960 5
  • 27. y y y y y 3.3.1.1.3. Tốc độ phát triển của nguồn vốn huy động. Tốc độ phát triển liên hoàn của nguồn vốn huy động. áp dụng công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn của nguồn vốn huy động. y ti = i ( i =2,3,…,n) i1 Ta có tốc độ phát triển liên hoàn của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau: Năm 2001 so với năm 2000 t2 = y 2 = 1 52328 13740 = 3.8084 lần hay 380.84% Năm 2002 so với năm 2001 t3 = y 3 = 2 69318 52328 = 1.3247 lần hay 132.47% Năm 2003 so với năm 2002 t4 = y 4 = 3 73934 69318 = 1.0666 lần hay 106.66% Năm 2004 so với năm 2003 t5 = y 5 = 4 69700 73934 = 0.9427 lần hay 94.27% Tốc độ phát triển định gốc của nguồn vốn huy động áp dụng công thức tính tốc độ phát triển định gốc của nguồn vốn huy động. y Ti  1 ( i =2,3,…,n) Ta có tốc độ phát triển định gốc của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau: Năm 2001 so với năm 2000 y i
  • 28. y y y y y T2 = y 2 = 1 52328 13740 = 3.8084 lần hay 380.84% Năm 2002so với năm 2000 T3 = y 3 = 1 69318 13740 = 5.0450 lần hay 504.50% Năm 2003so với năm 2000 T4 = y 4 = 1 73934 13740 = 5.3809 lần hay 538.09% Năm 2004 so với năm 2000 T5= y 5 = 1 69700 13740 = 5.0728 lần hay 507.28% Tốc độ phát triển trung bình của nguồn vốn huy động áp dụng công thức tính tốc độ phát triển trung bình. n t  n1 t2 t3 ...tn  n1 ti i2 Trong đó:   Tn i2 y  n 1 Công thức này chỉ tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo xu hướng nhất định do đó ta chỉ tính tốc độ phát triển trung bình của nguồn vốn huy động giai đoạn 4 năm ( n = 4 ) tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau: 4 t  41 t2 t3 ...t4  41   41 3.8084 *1.3247 *1.0666  1.7523 lần hay 175.23% i2 Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng sau: n
  • 29.
  • 30. Bảng 3: Bảng tính một số chỉ tiêu dãy số thời gian của nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu Năm Nguồn vốn huy động Tốc độ phát triển liên hoàn ( lần) Tốc độ phát triển định gốc ( lần) Tốc độ phát triển Trung bình ( lần) yi Trị số y ti = i yi1 y T  i i y1 n t  n1 t2 t3 ...tn  n1 ti i2 2000 y1 13740 - - - - 1.7523 2001 y2 52328 t2 +3.8084 T2 +3.8084 2002 y3 69318 t3 +1.3247 T3 +5.0450 2003 y4 73934 t4 +1.0666 T4 +5.3809 2004 y5 69700 t5 +0.9427 T5 +5.0728 3.3.1.1.4. Tốc độ tăng ( giảm ) của nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng ( giảm ) liên hoàn của nguồn vốn huy động áp dụng công thức tính tốc độ tăng ( giảm ) liên hoàn của nguồn vốn huy động. ai = ti – 1 ( i = 2,3,…,n ) Ta có tốc độ tăng ( giảm ) liên hoàn của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau: Năm 2001 so với năm 2000 a2 = t2 – 1 = 3.8084 – 1 = 2.8084 lần hay 280.84% Năm 2002 so với năm 2001 a3 = t3 – 1 = 1.3247 – 1 = 0.3247 lần hay 32.47% Năm 2003 so với năm 2002 a4 = t4 – 1 = 1.0666 – 1 = 0.0666 lần hay 6.66% Năm 2004 so với năm 2003 a5 = t5– 1 = 0.9427 – 1 = - 0.0573 lần hay – 5.73% Tốc độ tăng ( giảm ) định gốc của nguồn vốn huy động áp dụng công thức tính tốc độ tăng ( giảm ) định gốc
  • 31. Ai = Ti – 1 ( i = 2,3,…,n ) Ta có tốc độ tăng ( giảm ) định gốc của nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau: Năm 2001 so với năm 2000 A2 = T2 – 1 = 3.8084 – 1 = 2.8084 lần hay 280.84% Năm 2002 so với năm 2000 A3 = T3 – 1 = 5.0450 – 1 = 4.0450 lần hay 404.50% Năm 2003 so với năm 2000 A4 = T4 – 1 = 5.3809 – 1 = 4.3809 lần hay 438.09% Năm 2004 so với năm 2000 A5 = T5– 1 = 5.0728 – 1 = 4.0728 lần hay 407.28% Tốc độ tăng ( giảm ) trung bình của nguồn vốn huy động áp dụng công thức tính tốc độ tăng ( giảm ) trung bình. a  t  1 Ta có tốc độ tăng ( giảm ) trung bình của nguồn vốn huy động giai đoạn 4 năm ( n = 4 ) từ 2000 - 2003 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau: a = 1.7523 – 1 = 0.7523 lần hay 75.23% Nghĩa là trong thời gian từ 2000 – 2003 Nguồn vốn huy động của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực tăng trung bình hàng năm là 75.23% Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4: Bảng tính một số chỉ tiêu dãy số thời gian của nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu Năm Nguồn vốn huy động Tốc độ phát triển liên hoàn ( %) Tốc độ phát triển định gốc ( %) Tốc độ phát triển Trung bình ( %) yi Trị số ai = ti - 1 Ai= Ti -1 a  t  1
  • 32. y y y y y y i i 2000 y1 13740 - - - - 75.23 2001 y2 52328 a2 +280.84 A2 +280.84 2002 y3 69318 a3 +32.47 A3 +404.50 2003 y4 73934 a4 +6.66 A4 +438.09 2004 y5 69700 a5 - 5.73 A5 +407.28 3.3.1.1.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ) của nguồn vốn huy động. áp dụng công thức tính giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ). g = i ai (%) ( i =2,3,…,n ) g = i = ai (%)  i i1 y  y i i 1 *100 y  i1 100 i 1 Ta có giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ) nguồn vốn huy động giai đoạn 5 năm ( n = 5 ) từ 2000 – 2004 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực như sau: Năm 2001 so với năm 2000 g2 = 1 100 = 13740 100 = 137.40 triệu đồng Nghĩa là cứ 1% tăng lên của nguồn vốn huy động năm 2001 so với năm 2000 thì tương ứng về số tuyệt đối là 137.4 triệu đồng Năm 2002 so với năm 2001 g3 = 2 100 = 52328 100 = 523.28 triệu đồng Nghĩa là cứ 1% tăng lên của nguồn vốn huy động năm 2002 so với năm 2001 thì tương ứng về số tuyệt đối là 523.28 triệu đồng Năm 2003 so với năm 2002 g4 = 3 100 = 69318 100 = 693.18 triệu đồng Nghĩa là cứ 1% tăng lên của nguồn vốn huy động năm 2003 so với năm 2002 thì tương ứng về số tuyệt đối là 693.18 triệu đồng
  • 33. y Năm 2004 so với năm 2003 g5 = 4 100 = 73934 100 = 739.34 triệu đồng Nghĩa là cứ 1% tăng lên của nguồn vốn huy động năm 2004 so với năm 2003 thì tương ứng về số tuyệt đối là 739.34 triệu đồng Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 5: Bảng tính toán giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ) Chỉ tiêu Năm Nguồn vốn huy động Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ) yi Trị số g  yi1 i 100 2000 y1 13740 - - 2001 y2 52328 g2 137.40 2002 y3 69318 g3 623.28 2003 y4 73934 g4 693.18 2004 y5 69700 g5 739.34 Nhận xét: Như vậy trong giai đoạn 2000 – 2004 Nguồn vốn huy động của Ngân hàng thường xuyên tăng lên với tốc độ trung bình hàng năm là: 75.23% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là: 13990 triệu đồng. Cụ thể: Năm 2001 tổng nguồn vốn huy động tăng 38588 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với lượng tăng tương đối 280.84% và giá trị tăng lên 1% là 137.4 triệu đồng. Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động tăng 16990 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với lượng tăng tương đối 32.47% và giá trị tăng lên 1% là 623.28 triệu đồng. Năm 2003 tổng nguồn vốn huy động tăng 4616 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với lượng tăng tương đối 6.66% và giá trị tăng lên 1% là 693.18 triệu đồng. Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động giảm 4234 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng với lượng giảm tương đối 5.73% và giá trị tăng lên 1% là 739.34 triệu đồng. Nguồn vốn huy động của đơn vị tăng lên góp phần vào sự phát triển kinh tế trong huyện đặc biệt đặc biệt là công tác huy động vốn của đơn vị trong những năm qua.
  • 34. 3.3.1.2 Vận dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian để phân tích chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 – 2004. Tương tự như chỉ tiêu nguồn vốn huy động ta cũng tính được các chỉ tiêu dãy số thời gian của chỉ tiêu dư nợ được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 6: Bảng dãy số thời gian về dư nợ của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 - 2004. Chỉ tiêu Năm Dư nợ ( triệu đồng ) Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối ( triệu đồng ) Tốc độ phát triển ( % ) Tốc độ tăng ( giảm ) ( %) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn 2000 34116 - - - - - - - 2001 62720 28604 28604 183.84 183.84 83.84 83.84 341.16 2002 75720 13000 41604 120.73 221.95 20.73 121.95 627.20 2003 111396 35676 77280 147.12 326.52 47.12 226.52 757.20 2004 127088 15692 92972 114.09 372.52 14.09 272.52 1113.96 Ngoài ra ta còn tính được các chỉ tiêu sau:
  • 35. 2 3 Mức độ trung bình của dư nợ theo thời gian. y  34116  62720  75720 111396 127088 = 82208 triệu đồng 5 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình. y  y 127088  34116  n 1 n  1 =  5  1 23243 triệu đồng Tốc độ phát triển trung bình: t  n1 t t ...tn = 51 1.8384 *1.2073 *1.4712 *1.1409  1.3893 lần Tốc độ tăng ( giảm ) trung bình: a  t 1  1.3893 1  0.3893 lần hay38.93% Nhận xét về chỉ tiêu dư nợ: Qua kết quả tính toán ở trên cho ta thấy: Dư nợ của đơn vị thường xuyên tăng lên với tốc độ trung bình là 38.93% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối bình quân là 23243 triệu đồng. Cụ thể: Năm 2001 dư nợ tăng 28604 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với lượng tăng tương đối 83.84% và giá trị tăng lên 1% là 341.16 triệu đồng. Năm 2002 dư nợ tăng 13000 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với lượng tăng tương đối 20.73% và giá trị tăng lên 1% là 627.20 triệu đồng. Năm 2003 dư nợ tăng 35676 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với lượng tăng tương đối 47.12% và giá trị tăng lên 1% là 757.20 triệu đồng. Năm 2004 dư nợ tăng 15692 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng với lượng tăng tương đối 14.092% và giá trị tăng lên 1% là 111.96 triệu đồng. 3.3.1.3. Vận dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian để phân tích chỉ tiêu TổNG THU NHậP CủA Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 – 2004. Tương tự như chỉ tiêu nguồn vốn huy động ta cũng tính được các chỉ tiêu dãy số thời gian của chỉ tiêu tổng thu nhập được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 7: Bảng dãy số thời gian về tổng thu nhập của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 - 2004.
  • 36. 2 3 Chỉ tiêu Năm Tổng thu nhập ( Triệu đồng) Lượng tăng ( giảm )tuyệt đối ( triệu đồng ) Tốc độ phát triển ( % ) Tốc độ tăng ( giảm ) ( %) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn 2000 8316 - - - - - - - 2001 11640 3324 3324 139.97 139.97 39.97 39.97 83.16 2002 12097 457 3781 103.93 145.47 3.93 45.47 116.40 2003 13819 1722 5503 114.23 166.17 14.23 66.17 120.97 2004 14596 777 6280 105.62 175.52 5.62 75.52 138.19 Ngoài ra ta còn tính được các chỉ tiêu sau: Mức độ trung bình của dư nợ theo thời gian. y  8316 11640 12097 13819 14596 = 12093.6 triệu đồng 5 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình. y  y 14596  8316  n 1 n 1 =  5  1 1570 triệu đồng Tốc độ phát triển trung bình: t  n1 t t ...tn = 51 1.3997 *1.0393*1.1423 *1.0562  1.151 lần Tốc độ tăng ( giảm ) trung bình: a  t  1  1.151  1  0.151 lần hay 15.1% Nhận xét về chỉ tiêu tổng thu nhập: Qua kết quả tính toán ở trên cho ta thấy: tổng thu nhập của đơn vị thường xuyên tăng lên với tốc độ trung bình là 15.1% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối bình quân là 15730 triệu đồng. Cụ thể: Năm 2001 tổng thu nhập tăng 3324 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với lượng tăng tương đối 39.97% và giá trị tăng lên 1% là 83.6 triệu đồng.
  • 37. Năm 2002 tổng thu nhập tăng 457 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với lượng tăng tương đối 3.93 % và giá trị tăng lên 1% là 116.40 triệu đồng. Năm 2003 tổng thu nhập tăng 1722 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với lượng tăng tương đối 14.23 % và giá trị tăng lên 1% là 120.97 triệu đồng. Năm 2004 tổng thu nhập tăng 777 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng với lượng tăng tương đối 5.62 % và giá trị tăng lên 1% là 138.19 triệu đồng. Như vậy tổng thu nhập của đơn vị giai đoạn 2000 – 2004 đều có xu hướng tăng đặc biệt là năm 2001 so với năm 2000 phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đã đạt được kết quả cao. 3.3.1.4. Vận dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian để phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 – 2004. Tương tự các bước tính như chỉ tiêu nguồn vốn huy động ta cũng tính được các chỉ tiêu dãy số thời gian của chỉ tiêu lợi nhuận được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 8: Bảng dãy số thời gian về lợi nhuận của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực giai đoạn 2000 – 2004 . Chỉ tiêu Năm Lợi nhuận (Triệuđồng) Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối ( triệu đồng ) Tốc độ phát triển ( % ) Tốc độ tăng ( giảm ) ( %) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm ) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn 2000 90 - - - - - - - 2001 99.270 9.270 9.270 110.3 110.3 10.3 10.3 0.9 2002 145.578 46.308 55.578 146.65 161.75 46.65 61.75 0.9927 2003 158.317 12.739 68.317 108.75 175.91 8.75 75.91 1.45578 2004 204.066 45.749 114.749 128.90 226.74 28.90 126.74 1.58317
  • 38. 2 3 Với số liệu trên ta còn tính được Mức độ trung bình của lợi nhuận theo thời gian. y  90.0  99.270  145.578  158.317  204.066 =139.4462 triệu đồng 5 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình. y  y 204.066  90  n 1 =  28.5165 Triệu đồng n 1 5 1 Tốc độ phát triển trung bình: t  n1 t t ...tn = 51 1.103*1.4665 *1.0875 *1.2890  1.1.227 lần Tốc độ tăng ( giảm ) trung bình: a  t 1  1.227 1 0.0.227 lần hay 22.7% Nhận xét về chỉ tiêu lợi nhuận: Qua kết quả tính toán ở trên cho ta thấy: lợi nhuận của đơn vị thường xuyên tăng lên với tốc độ trung bình là 22.7% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối bình quân là 28.5165 triệu đồng. Cụ thể: Năm 2001 lợi nhuận tăng 9.270 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với lượng tăng tương đối 10.3% và giá trị tăng lên 1% là 0.9 triệu đồng. Năm 2002 lợi nhuận tăng 46.308 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với lượng tăng tương đối 46.65 % và giá trị tăng lên 1% là 0.9927 triệu đồng. Năm 2003 lợi nhuận tăng 12.739 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với lượng tăng tương đối 8.75 % và giá trị tăng lên 1% là 1.45578 triệu đồng. Năm 2004 lợi nhuận tăng 45.749 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng với lượng tăng tương đối 28.9 % và giá trị tăng lên 1% là 1.58317 triệu đồng. 3.3.2. Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan để tìm mối liên hệ giữa nguồn vốn huy động và dư nợ, lợi nhuận với dư nợ. 3.3.2.1. Mô hình hồi quy tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ. Như chúng ta đã biết dư nợ mà số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểm cụ thể. Nếu như dư nợ chủ yếu là nguồn vốn huy động thì bao giờ cũng cho ta lợi nhuận cao hơn bởi vì lãi suất nguồn vốn huy động bao giờ cũng thấp hơn các nguồn vốn
  • 39.    0 1 khác vì vậy ta đi tìm mối quan hệ để có các biện pháp nâng cao các nghiệp vụ huy động vốn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mô hình hồi quy tương quan có dạng:  y = b0 + b1*x Trong đó:  y chỉ tiêu kết quả dư nợ. x chỉ tiêu nguyên nhân nguồn vốn huy động. Bảng 9: Bảng tính các hệ số hồi quy giữa nguồn vốn huy động và dư nợ. Năm Nguồn vốn huy động x (tỷ đồng) Dư nợ y (tỷ đồng) x*y x2 2000 13.740 34.16 468.757 188.788 2001 52.328 62.720 3282.012 2738.196 2002 69.318 75.720 5248.759 4804.985 2003 73.934 111.396 8235.952 5466.236 2004 69.700 127.088 8858.034 4858.09 Tổng 279.02 411.04 26093.511 18056.295 Ta có hệ phương trình.   y  nb0  b1 x  xy  b0 x  b1 x  411.04  5b0  b1 279.02  26093.511  b 279.02  b 18056.295 Giải hệ phương trình ta được b0 =11.3648 ; b1 = 1.2695 Thay vào phương trình ta được phương trình hồi quy tương quan.  y = 11.3648 + 1.2695 * x 2
  • 40. r 2 0.7153 ý nghĩa của b0 = 11.3648 Trung bình mỗi năm dư nợ đạt11.3648 tỷ đồng phản ánh các tiêu thức nguyên nhân khác ngoài vốn huy động; b1 = 1.2695 phản ánh nguồn vốn huy động tăng lên 1 tỷ đồng thì dư nợ tăng lên 1.2695 tỷ đồng. Mặt khác sử dụng phần mềm SPSS ta tìm được hệ số xác định r2 = 0.7153 lần hay 71.53% nói lên trong sự biến động của chỉ tiêu dư nợ thì 71.53 % là do chỉ tiêu nguồn vốn huy động gây lên phần bất định là 28.47% . Hệ số tương quan tuyến tính là: r = = = 0.846 r = 0.846 Đây là mối liên hệ thuận và mối liên hệ này là tương đối chặt chẽ. 3.3.2.2. Mô hình hồi quy tương quan giữa lợi nhuận và dư nợ. Như chúng ta đã biết chức năng của Ngân hàng thương mại chủ yếu là kinh doanh tiền tệ vì thế mục tiêu của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực luôn luôn tạo ra dư nợ năm sau cao hơn năm trước để tạo ra lợi nhuận tạo ra niềm tin cho các khách hàng gửi tiền tiết kiệm cũng như vay vốn của Ngân hàng. Mô hình hồi quy tương quan có dạng:  y =b0 + b1*x Trong đó:  y chỉ tiêu lợi nhuận. x chỉ tiêu dư nợ. b0 ; b1 : hệ số hồi quy. Bảng 10: Bảng tính các hệ số hồi quy giữa lợi nhuận và dư nợ. Năm Dư nợ x (Tỷ đồng) Lợi nhuận y ( tỷ đồng ) x*y x2 2000 34.116 0.090 3.07044 1163.90146 2001 62.720 0.09927 6.22621 3933.7984 2002 75.720 0.145578 11.02317 5733.5184 2003 111.396 0.158317 17.63588 12409.06882
  • 41. r 2 0.8250  2004 127.088 0.204066 25.93434 16151.35974 Tổng 411.04 0.697231 63.89004 39391.64682 Ta có hệ phương trình.   y  nb0  b1 x  xy  b0 x  b1 x  0.697231  5b0  b1 411.04   63.89004  b0 411.04  b1 39391.64682 Giải hệ phương trình ta được b0 =0.04298 ; b1 = 0.0011734 Thay vào phương trình ta được phương trình hồi quy tương quan.  y = 0.04298 + 0.0011734 * x ý nghĩa của b0 =0.04298 Trung bình mỗi năm lợi nhuận đạt 0.04298 tỷ đồng phản ánh các tiêu thức nguyên nhân khác ngoài dư nợ; b1 = 0.0011734 phản ánh dư nợ tăng lên1 tỷ đồng thì lợi nhuận tăng lên 0.0011734 tỷ đồng. Mặt khác sử dụng phần mềm SPSS ta tìm được hệ số xác định r2 = 0.8250 lần hay 82.50% nói lên trong sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận thì 82.50 % là do chỉ tiêu dư nợ gây lên phần bất định là 17.5% Hệ số tương quan tuyến tính là: r = = = 0.9083 r = 0.9083. Đây là mối liên hệ thuận giữa chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu dư nợ mối liên hệ này là mối liên hệ chặt chẽ. Nhận xét: Qua quá trình phân tích 2 mô hình trên cho ta thấy: lợi nhuận của đơn vị phụ thuộc chặt chẽ và tỷ lệ thuận với chỉ tiêu dư nợ và chỉ tiêu dư nợ của đơn vị lại phụ thuộc tương đối chặt chẽ với nguồn vốn huy động. Mặt khác nguồn vốn huy động lại có thể khắc phục được của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong đơn vị vì thế nâng cao nguồn vốn huy động là góp phần làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực vì thế công tác huy động vốn trong thời gian tới của đơn vị cần phải được tiếp tục không ngừng tăng lên. 3.3.3. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kếtquả hoạt động kinh doanh của đơn vị. 2
  • 42. Trong thời qua kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị không ngừng được tăng lên. Đóng góp vào sự thành công đó có rất nhiều nhân tố tích cực song cũng tồn tại nhiều nhân tố tiêu cực kìm hãm sự phát triển kết quả kinh doanh của đơn vị. Để thấy được mức độ biến động của từng nhân tố gây ra sự biến động chung như thế nào và đánh giá được vai trò của từng nhân tố đến việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, một trong những phương pháp thống kê để phân tích đó là mô hình phân tích bằng hệ thống chỉ số, có rất nhiều mô hình phân tích, việc lựa chọn mô hình nào là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và những tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu ở đơn vị. 3.3.3.1. Phân tích sự biến động tổng thu nhập của đơn vị năm 2004 so với năm 2003 do ảnh hưởng của hai nhân tố đó là: Hiệu năng sử dụng vốn kinh doanh và tổng vốn kinh doanh. Mối quan hệ đó được xác định qua phương trình kinh tế tổng quát sau: TN  TN *V V hay TN  H *V Ta có mô hình phân tích sau: TN1  H1V1  H1V1 * H0V1 TN0 H0 H0 H0V1 H0V0 Bảng 11:Bảng tính các chỉ tiêu thu nhập chịu ảnh hưởng bởi hiệu năng sử dụng vốnkinh doanh và tổng vốn kinh doanh. 2003 2004 Phần tính toán TN0 (Triệuđồng) VO (Triệuđồng) TN1 (Triệuđồng) V1 (Triệuđồng) H0 (Lần) H1 (Lần) H0*V1 13819 116571 14596 122861 0.11855 0.1188 14565.17155 Ta dùng phương pháp chỉ sốđể phân tích: Biến động tương đối:   TN1  H1V1  H1V1 * H0V1 TN TN H0 H0 H0V1 H0V0 hay TN  H *V 0
  • 43. TN V H  H V Biến động tuyệt đối: TN1 TN0  H1V1  H0V1  H0V1  H0V0  Từ bảng số liệu trên thay số vào mô hình ta có 14596  14596 * 14565.17155 13819 14565 13819 1.05622 lần = 1.00212 lần * 1.05624 lần Biến động tuyệt đối: TN  H1V1  H0V0 = 777 triệu đồng TN  H1V 1  H0V1  30.82845 triệu đồng TN 0V 1  H 0V 0  746.17155 triệu đồng Biến động tương đối: TN  TN 1 0.05622 H TN  V H 1  0.00212   1  0.05624 lần hay 5.622% lần hay 0.212% lần hay 5.624% Nhận xét: Qua quá trình tính toán ở trên cho ta thấy: Thu nhập của Ngân hàng năm 2004 so với 2003 tăng 5.622% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 777 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố. Thứ nhất: Do hiệu năng sủ dụng vốn kinh doanh tăng từ ( 0.11855 lần đến 0.1188 lần ) làm cho thu nhập tăng lên 30.82845 triệu đồng hay 0.212 %.Đây là yếu tố tích cực nhưng nó không phải là yếu tố chủ yếu làm tăng thu nhập vì vậy cần có những biện pháp làm tăng yếu tố này như tìm các dự án đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ hai: Do nguồn vốn kinh doanh tăng từ 116571 triệu đồng lên đến 122861 triệu đồng lên đã làm cho thu nhập của Ngân hàng tăng 5.624% tương ứng với một lượng tăng tuyệt đối là 746.17155 triệu đồng. Đây là yếu tố chủ yếu làm tăng thu nhập của Ngân hàng. Mặt khác nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động vì vậy cần có các biện pháp thích hợp để thu hút nguồn vốn huy động của Ngân hàng.    
  • 44. 3.3.3.2. Phân tích sự biến động lợi nhuận của đơn vị năm 2004 so với năm 2003 do ảnh hưởng của ba nhân tố đó là: Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn huy động, tỷ trọng vốn huy động trong tổng vốn kinh doanh và tổng vốn kinh doanh. Mối quan hệ được xác định qua phương trình kinh tế tổng quát sau: LN  LN V HD *V HD * V KD LN   *  *V KD Trong đó: A tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn huy động. B tỷ trọng vốn huy động trong tổng vốn kinh doanh. Lợi nhuận của Ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nhưng nhân tố góp phần quyết định đến lợi nhuận của Ngân hàng là vốn kinh doanh. Trong đó vốn huy động có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình kinh doanh của đơn vị. Nó quyết định đến quy mô khối lượng kết quả tạo ra của đơn vị. Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực là một Ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng kinh doanh tiền tệ với mục tiêu đi vay để cho vay. Do tính chất quan trọng của nguồn vốn huy động lên cần phân tích ảnh hưởng của vốn huy động đến lợi nhuận của đơn vị. Ta có mô hình phân tích như sau: LN1  A1 B1V KD1    A1 B1V KD1 * A0 B1V KD1 * A0 B0V KD1 LN0 A0 B0V KD0 A0 B1V KD1 A0 B0V KD1 A0 B0V KD0 Bảng 12: Bảng tính các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 Chênh lệch tăng (hoặcgiảm) Tốc độ phát triển ( lần) V KD
  • 45. Lợi nhuận LN Triệu đồng 158.317 204.066 45.749 1.28897 Vốn huy động V HD Triệu đồng 73934 69700 - 4234 0.94273 Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn huyđộng A Lần 0.00214 0.00298 0.00084 1.39252 Tỷ trọng vốn huy độngtrong tổng vốn kinh doanh B Lần 0.63424 0.56730 - 0.06694 0.89446 Tổng vốn kinh doanh V KD Triệu đồng 116571 122861 6290 1.05396 Đặt a = b = A0 B1V KD1 A0 B0V KD1 Hay ta có mô hình sau: LN1  LN1 * a * b LN0 a b LN0 Ta có a = 149.56 b =166.756 Thay vào mô hình ta có: 204.066  204.066 * 149.156 * 166.756 158.317 149.156 166.756 158.317 1.28897 lần = 1.36814 lần * 0.89446 lần * 1.05330 lần Biến động tuyệt đối :
  • 46. 1 0 LN 0 1 0     LN  A1 B1V KD  A0 B0V KD  45.749 triệu đồng  A LN  A BV  A BV  54.91 triệu đồng 1 1 KD1 0 1 KD1  B LN  A B1V KD1  A0 B0V KD1  17.6 triệu đồng V KD LN  A B V KD  A B VKD  8.439 triệu đồng Biến động tương đối: LN  LN 1 0.28897 lần hay 28.897% A LN A 1  0.36814 lần hay 36.814% B LN B 1  0.10554 lần hay –10.554% V KD  V  1  0.05330 lần hay 5.335% Nhận xét: Qua quá trình tính toán ở trên cho ta thấy: Lợi nhuận của Ngân hàng năm 2004 so với 2003 tăng 28.897% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 45.749 triệu đồng là do ảnh hưởng của ba nhân tố. Thứ nhất. Do tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn huy động của đơn vị năm 2004 so với năm 2003tăng 39.252% hay tăng 0.00084 lần làm cho lợi nhuận tăng 36.814%hay tăng 54.91 triệu đồng. Đây là yếu tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận. Thứ hai: Do tỷ trọng vốn huy động trong tổng vốn kinh doanh của đơn vị năm 2004 so với năm 2003 giảm 10.554% hay giảm 0.06694 lần làm cho lợi nhuận giảm 10.554% hay giảm 17.6 triệu đồng. Đây là yếu tố làm giảm lợi nhuận. Thứ ba: Do tổng vốn kinh doanh của đơn vvị năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 5.396% hay tăng 6290 triệu đồng làm cho lợi nhuận tăng 5.33% hay tăng 8.439 triệu đồng. Đây là nguyên nhân thứ yếu làm tăng lợi nhuận. 3.3.4. Vận dụng một số phương pháp dự báo thống kê ngắn hạn để dự báo dư nợ của No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005. 0   0 0 0 KD
  • 47. y y Như chúng ta đã phân tích các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đều có mối quan hệ mật thiết với nhau đặc biệt là chỉ tiêu dư nợ với các chỉ tiêu kết quả có liên quan. Đối với bất kỳ đơn vị kinh doanh việc lập kế hoạch kinh doanh là một điều hết sức cần thiết và đặc biệt đối với đơn vị kinh doanh tiền tệ như Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực bởi vì kế hoạch lập ra cho ta thấy được sự phát triển của đơn vị kinh doanh trong tương lai để thực hiện thành công kế hoạch đó thì phải dựa trên sự đánh gía thực tế của nguồn lực và tìm ra những xu hướng biến động. Qua quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực và tìm hiểu hoạt động thực tế về hoạt động kinh doanh của đơn vị giai đoạn 2000 – 2004 và những phương pháp phân tích bằng công cụ thống kê về kết quả họat động kinh doanh của đơn vị tôi cảm thấy chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa dự báo. 3.3.4.1. Dự báo chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005 Bằng phương pháp ngoại suy giản đơn. Dự báo dư nợ dựa vào lượng tăng tuyệt đối trung bình ( ) của dư nợ. Ta có mô hình dự báo như sau: yd = yn + * h Trong đó: yd là giá trị dự báo ở thời gian ( n + h ) yn là mức độ thực tế cuói cùng của chỉ tiêu dư nợ trong dãy số thời gian. y  y  n 1 n  1 lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình hàng năm của chỉ tiêu dư nợ trong dãy số thời gian. n là số mức độ của chỉ tiêu dư nợ trong dãy số thời gian. h ( = 1,2,…,n ) tầm xa của dự báo. áp dụng mô hình trên để dự báo chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005.   *h 2005 2004  127088  34116  23243 Triệu đồng và h = 1 5  1 Vậy dư nợ năm 2005 được dự báo là:
  • 48. n y  2005 d  127088  2.24.*1  150331 Triệu đồng 2005 Qua kết quả tính toán trên cho ta thấy. Dự báo dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005 đạt150331 Triệu đồng. Dự báo dư nợ dựa vào tốc độ phát triển trung bình ( t ) của dư nợ. Ta có mô hình dự báo như sau: y = y * t  h y Trong đó: t  n1 n Tốc độ phát triển trung bình hàng năm của chỉ tiêu dư nợ thay số 1 127088 t 51 = 1.3893 lần và h = 1vào phương trình dự báo 34116 y = 127088* 1.3893 1 = 176563.3584 Triệu đồng Như vậy kết quả dự báo của chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005 dựa vào tốc độ phát triển trung bìnhcho ta kết qủa là: 176563.3584 triệu đồng. 3.3.4.2. Dự báo chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005 Bằng phương pháp ngoại suy hàm xu thế. Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan theo thời gian để phân tích xu thế biến động của chỉ tiêu quy mô giá trị dư nợ. Qua số liệu của chỉ tiêu dư nợ ta có thể vẽ được một đồ thị biểu diễn xu thế biến động của quy mô giá trị dư nợ từ năm 2000 – 2004. Trong đó: Trục Y là giá trị của dư nợ ( đơn vị tỷ đồng ). Trục t là trục thứ tự thời gian ( đơn vị năm ) tương ứng với khoảng thời gian từ năm 2000 – 2004. Đồ thị biểu diễn giá trị dư nợ thực tế y
  • 49.  140 120 100 80 60 40 20 0 1 2 3 4 5 Nam Từ đồ thi ta thấy giá trị dư nợ biến thiên theo xu thế tuyến tính, nên hàm hồi quy biểu diễn xu thế biến động cucả giá trị dư nợ có dạng:  y t = b0+ b1*t Trong đó:  y t là giá trị theo lý thuyết. b0 ; b1 : Các tham số hồi quy. t: là thứ tự thời gian. áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình.   y  nb0  b1 t  ty  b0 t  b1 t Bảng 13: Bảng tính các tham số hồi quy. Năm t ( năm ) Dư nợ y (tỷ đồng) t*y t2 2000 1 34.116 34.116 1 2001 2 62.720 125.44 4 2002 3 75.720 227.16 9 2003 4 111.396 445.584 16 2004 5 127.088 635.44 25 Du no 2
  • 50. Tổng 15 411.04 1467.74 55 Tacó hệ phương trình:  411.04  5b0 15b1   1467.74  15b0  55b1 Giải hệ ta được  b0  11.822  b1  23.462 Thay vào phương trình ta được  y t =11.822 + 23.462*t Dự báo năm 2005:  y 2005 =11.822 + 23.462 * 6 = 152.594 Tỷ đồng Vậy dự báo về dư nợ ccủa đơn vị năm 2005 bằng phương pháp ngoại suy hàm xu thế là 152.594 tỷ đồng. Qua ba mô hình dự báo: Mô hình 1 Dự báo dư nợ dựa vào lượng tăng tuyệt đối trung bình; Mô hình2 Dự báo dư nợ dựa vào tốc độ phát triển trung bình; Mô hình3 Dự báo bằng phương pháp ngọai suy hàm xu thế thì mô hình 1 và mô hình 3 cho kết quả tương đương nhau còn mô hình 2 có kết quả khác xa so với hai mô hình đó. Do đó ta cần phải tìm ý nghĩa giá trị thực tế của dự báo dựa vào phương pháp tính tổng bình phương của các phần dư để xem mô hình nào có tổng bình phương của các phần dư đạt giá trị nhỏ nhất từ đó giá trị dự báo của mô hình đó có ý nghĩa thực tế hơn. Bảng 14: Bảng tính tổng bình phương của các phần dự của ba mô hình dự báo. Nă m yt Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 l  y t  et l  y t  et l  y t  et 200 0 34.11 6 -4 34.116 0 -4 34.113 0.000009 1 35.284 1.364 200 1 62.72 0 -3 57.359 28.74 0 -3 47.393 99.32115 6 2 58.746 15.792  
  • 51.  200 2 75.72 0 -2 80.602 23.83 9 -2 65.843 97.54723 3 82.208 42.094 200 3 111.39 6 -1 103.84 5 57.01 7 -1 91.476 396.7952 4 4 105.67 115.04 7 200 4 127.08 8 0 127.08 8 0 0 127.08 8 0 5 129.13 2 4.178    2 Với : et   ytyt         2 SSE =  yt yt  ( tổng bình phương của các phần dư ) của mô hình 1 bằng 109.596      2 SSE =  yt yt  ( tổng bình phương của các phần dư ) của mô hình 2 bằng 593.658705      2 SSE =  yt yt  ( tổng bình phương của các phần dư ) của mô hình 3 bằng 178.475   Như vậy căn cứ vào SSE của cả ba mô hình ta thấy giá trị dự báo dư nợ của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực năm 2005 là 150.331 tỷ đồng là có ý nghĩa thực tế hơn. 3.3.5.Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Nam Trực. 3.3.5.1. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Sự thắng lợi trong cạnh tranh của tương lai thuộc về Ngân hàng nào có được trình độ công nghệ cao hơn đối thủ cạnh tranh. Công nghệ Ngân hàng có tác động trực tiếp đến chất lượng kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nguồn vốn nói riêng. Trong lĩnh vực thanh toán nếu tốc độ thanh toán nhanh sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn, vật tư hàng hoá, dịch vụ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng được thực hiện tốt sẽ thu hút các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư mở tài khoản, gửi tiền và thanh toán qua ngân
  • 52. hàng. Ngân hàng làm tốt công tác thanh toán sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho hoạt động tín dụng, một mặt thu hút được nguồn vốn ngày càng nhiều để tiến hành cho vay phục vụ phát triển kinh tế, mặt khác nếu thanh toán nhanh chóng thì vòng quay sử dụng tín dụng ngày càng tăng và có hiệu quả. Ngân hàng No & PTNT Nam Trực hiện nay đối tượng thanh toán qua Ngân hàng còn rất hạn hẹp, hầu như mới chỉ giới hạn ở các đơn vị kinh tế quốc doanh, các cơ quan nhà nước và một phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân còn các tầng lớp dân cư, cán bộ viên chức hầu hết chưa mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng. Vì vậy, khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng thấp trong tổng lượng thanh toán, Ngân hàng không huy động đựơc triệt để nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng này, đồng thời tập trung ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư trong Ngân hàng thì Ngân hàng cần ứng dụng nhanh các thành tựu kỹ thuật tiên tiến để tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn của mình nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi, tăng nhanh vòng quay đồng vốn từ đó tạo niềm tin với khách hàng. Về quy trình nghiệp vụ thủ tục cần cải tiến cho ngày càng đơn giản, dễ hiểu, rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, cải tiến các thủ tục thanh toán, thu nhận tiền gửi phù hợp với trình độ dân trí địa phương. 3.3.5.2. Tiếp tục đổi mới phong cách phục vụ, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ. Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của mọi tổ chức mọi doanh nghiệp. Trong công cuộc hiện đại hoá ngân hàng, vấn đề mấu chốt là hiện đại hoá con người. Muốn cho sự nghiệp kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế thì cần nhất thiết phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tâm huyết, nhiệt tình với công việc của mình. Vì vậy phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại một cách có hiệu quả để cung cấp cho Ngân hàng đội ngũ cán bộ quản lý, tác nghiệp có chất lượng cao thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Công tác đào tạo phải thực hiện ở nhiều cấp độ khac nhau tuỳ thuộc theo sự phân nhiệm hiện tại và quy hoạch tương lai. Nhưng dù ở lĩnh vực nghiệp vụ nào cũng cần quán triệt sâu sắc tinh thần tận tụy, chu đáo với sự nghiệp của đơn vị. Mọi thành viên cần hiểu rõ khách hàng luôn là người bạn đồng hành của Ngân hàng, cần hiểu nhu cầu và mong muốn