SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NGỌC BẢO TRÂM
TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ
PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT
NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NGỌC BẢO TRÂM
TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ
PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT
NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
Được sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo tác giả đã hoàn thành đề tài
luận văn tốt nghiệp.
Hoàn thành bài báo cáo này cho phép tác giả được bày tỏ lời cảm ơn chân thành
nhất đến các thầy cô trong khoa tài chính của trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí
Minh, đặc biệt giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – là người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm bài báo cáo này.
Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong Luận văn là công
trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác. Kết quả nghiên cứu, các số liệu được trích dẫn rõ ràng, trung thực từ
những nguồn tư liệu đáng tin cậy.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đã trình bày trong Luận văn.
Do thời gian có hạn, cũng như kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nên
trong bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy,
tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của giảng viên hướng dẫn
và hội đồng phản biện nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn
cho công tác nghiên cứu thực tế sau này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 01 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Bảo Trâm
MỤC LỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
THESIS’s ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Câu hỏi nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Kết luận, những điểm mới của Luận văn 3
7. Kết cấu Luận văn 3
CHƯƠNG 1 5
TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 5
1.1 Đầu tư mạo hiểm 5
1.2 Những yếu tố tạo thành ĐTMH 9
1.2.1 Vốn mạo hiểm 9
1.2.2. Chủ thể tham gia hoạt động ĐTMH 10
1.2.3 Quy trình đầu tư mạo hiểm 11
1.3. Quỹ ĐTMH và các hình thức hoạt động của quỹ ĐTMH 14
1.3.1. Quỹ ĐTMH 14
1.3.2. Các đặc điểm của quỹ ĐTMH 15
1.3.3. Chức năng của quỹ ĐTMH 17
1.3.4. Các mô hình quỹ ĐTMH 19
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thu hút VMH và ĐTMH 22
1.4.1 Cấu trúc thị trường tài chính 22
1.4.2. Khả năng về nguồn nhân lực 22
1.4.3. Cơ hội đầu tư 23
1.4.4. Các cơ quan hỗ trợ 23
1.4.5. Chính sách của Chính phủ 24
1.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường 24
1.5.1. Rajarishi Nahata, Sonali Hazarika and Kishore Tandon (08/2014), Success in 24
1.5.2. N.M.P. Bocken (2015), Sustainable venture capital – catalyst for sustainable start-up
success? 26
1.6. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường 28
1.6.1. Sự phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới 28
1.6.2. Hoạt động ĐTMH tại một số nước châu Á 30
CHƯƠNG 2 37
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CÁC
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 37
2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường vốn ĐTMH tại VN 37
2.1.1. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu thực tế 37
2.1.2. Mẫu nghiên cứu được xây dựng 38
2.1.3. Kết quả thống kê mô tả 39
2.1.4. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 40
2.1.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 45
2.1.6. Kết quả phân tích tương quan Pearson 52
2.1.7. Kết quả phân tích hồi quy đa biến 53
2.2. Nhu cầu vốn ĐTMH 59
2.2.1. Tổng quan và tiềm năng phát triển các DN khởi nghiệp tại VN 59
2.2.2. Quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển DN khởi nghiệp ở VN 60
2.2.3. Những hạn chế trong việc huy động vốn nói chung và vốn mạo hiểm nói riêng của
60
2.3. Nguồn cung vốn ĐTMH 61
2.3.1. Tổng quan về ĐTMH tại VN và nguồn cung VMH cho DN khởi nghiệp 61
2.3.2. Quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển thị trường ĐTMH cho DN khởi 64
2.3.3. Những khó khăn đối các quỹ ĐTMH VN 65
CHƯƠNG 3 67
GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI
VIỆT NAM 67
3.1. Sự cần thiết của việc phát triển đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 67
3.1.1. Thuận lợi 69
3.1.2. Khó khăn 69
3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới 71
3.2.1. Đầu tư mạo hiểm dựa trên nhu cầu của thị trường, liên quan đến nhiều lĩnh vực, phù
71
3.2.2. Lĩnh vực công 73
3.2.3. Đối tượng chính của các quỹ ĐTMH là khu vực kinh tế tư nhân, lớp doanh nghiệp
vừa và nhỏ 73
3.2.4. Mô hình công ty TNHH, mô hình quỹ – công ty cổ phần được cho là phù hợp với
Việt Nam trong giai đoạn 74
3.2.5. Vai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho sự hình 75
3.3. Một số giải pháp thu hút vốn mạo hiểm và hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 77
3.3.1. Hỗ trợ đắc lực từ nhà nước trong việc thúc đẩy thu hút vốn mạo hiểm và hoạt động đầu
tư mạo hiểm 77
3.3.2. Tăng cường thông tin, phổ biến kiến thức về VMH và hoạt động ĐTMH nhằm thúc
đẩy quá trình diễn ra nhanh hơn trong tiến trình xây dựng hệ sinh thái cho khởi nghiệp và phát
triển kinh tế 79
3.3.3. Xúc tiến, nâng cao chất lượng hoạt động ĐTMH ở Việt Nam 79
3.3.3.1 Kết nối sâu rộng với các nhà đầu tư nước ngoài, ở nước ngoài 79
3.3.3.2 Nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư mạo hiểm trong nước 80
3.3.4. Hạn chế độc quyền, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh 82
3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 83
PHẦN KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
ĐTMH Đầu tư mạo hiểm
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
EU Liên minh Châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
KHCN Khoa học công nghệ
LBI Leverage buy in: Mua lại nhờ vốn vay
M&A Mua bán và sát nhập
MPDF Chương trình phát triển dự án Mekong
NĐT Nhà đầu tư
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế
R&D Research and development: Nghiên cứu và phát triển
ROI Return on investment: Suất sinh lời của vốn đầu tư
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCK Thị trường chứng khoán
VMH Vốn mạo hiểm
VN Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh ĐTMH và Đầu tư từ vốn qua ngân hàng Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.2 Rủi ro và lợi nhuận dự kiến trong quy trình vốn mạo hiểm 12
Bảng 1.3 So sánh quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư chứng khoán 16
Bảng 2.1 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập X1-X17 và PT1-PT5 (Descriptive Statistics
Statistics X1-X17 and PT1-PT5) 39
Bảng 2.2 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F1 – Cơ chế thu hồi vốn 40
Bảng 2.3 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F2 – Sự trưởng thành và hiệu quả hoạt động của
thị trường vốn ĐTMH 41
Bảng 2.4 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F3 - Môi trường pháp lý 42
Bảng 2.5 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F4 - Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh 43
Bảng 2.6 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố PT – Mức độ ảnh hưởng 44
Bảng 2.7 (Với options có Absolute value below: 0.57) Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Rotated Component Matrixa
46
Bảng 2.8 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test 47
Bảng 2.9 Phương sai trích khi phân tích nhân tố Total Variance Explained 48
Bảng 2.10 Ma trận hệ số điểm nhân tố Component Score Coefficient Matrix 49
Bảng 2.11 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 50
Bảng 2.12 Phương sai trích khi phân tích nhân tố Total Variance Explained 51
Bảng 2.13 Ma trận hệ số điểm nhân tố Component Score Coefficient Matrix 51
Bảng 2.15 Kết quả Model Summaryb
56
Bảng 2.16 ANOVAa
56
Bảng 2.17 Coefficientsa
57
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Vốn mạo hiểm được tổ chức theo hình thức Limited partnerahip 20
Hình 1.2 Mô hình quỹ – công ty cổ phần 21
Hình 2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn
ĐTMH VN 38
Hình 2.2 Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi qui
tuyến tính 54
Hình 2.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 55
Hình 2.4 Phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot 55
Hình 2.5 Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập giai đoạn 2011-2016 59
Hình 2.6 Thống kê về tình hình khởi nghiệp tại VN 60
Hình 2.7 Kết quả 5 năm hoạt động của SVF (2014-2019) 63
Hình 2.8 Năm 2018, Kết quả hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động ĐTMH 64
TÓM TẮT ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Tính đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm ý tưởng KN được gieo mầm, kiến tạo
và kết nối với cộng đồng, các quỹ đầu tư. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế mạnh
mẽ, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm và rót vốn từ nhiều DN
đến từ các quốc gia, khu vực như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, Trung Quốc,... Dựa theo xu thế tất yếu của thực tiễn, ngày 11/3/2018,
Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý và
hoạt động của các Quỹ ĐTMH. Hiện có hơn 40 Quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt
Nam, trong đó có thể kể đến một số tên tuổi lớn như Vina capital, CyberAgent
Ventures...Việt Nam có hàng nghìn DN KN sáng tạo đang hoạt động và được đầu tư
vốn bởi các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước. Cho đến nay, các DN KN tại VN
chủ yếu kêu gọi vốn từ các quỹ tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về
chứng khoán, quỹ ĐTMH, các NĐT cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Những
thương vụ lớn chủ yếu đến từ các NĐT nước ngoài, trong khi các NĐT trong nước
vẫn còn khá e dè khi đầu tư vào các DN KN. Những doanh nhân thành công ở thế
hệ trước thường cẩn thận và không ĐTMH vào những DN mới. Chính vì những cơ
hội và thách thức ấy là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài:
“TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM”
Với 3 mục tiêu nghiên cứu là (1) để rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá
trình hình thành, tiềm năng và phát triển thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam từ
việc tìm hiểu, học hỏi một số thị trường vốn ĐTMH hàng đầu thế giới và khu
vực Châu Á; (2) Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị
trường vốn ĐTMH tại VN; (3) Đề xuất các giải pháp khả thi cho thị trường vốn
ĐTMH tại VN. Luận văn khảo sát các DN KN trên phạm vi toàn quốc, song song
đó kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của các Quỹ ĐTMH đang hoạt
động tại Việt Nam, thị trường VMH tại một số nước trên thế giới đặc biệt là các
nước khu vực Châu Á. Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu dữ
liệu thứ cấp, mô tả thống kê lịch sử và tổng hợp. Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH được thực hiện bằng phương
pháp định lượng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi các doanh nghiệp khởi
nghiệp, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.
Kết luận, những điểm mới của Luận văn, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về
mặt lý thuyết đầu tư mạo hiểm, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của
một số quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật trên thế giới, khảo sát các doanh nghiệp khởi
nghiệp, luận văn mong muốn xác định được: (1)Các bài học kinh nghiệm trong quá
trình hình thành, cơ hội phát triển thị trường vốn ĐTMH có thể áp dụng với VN;
(2)Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn và hoạt
động ĐTMH; (3)Cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng nguồn cung và
nhu cầu vốn ĐTMH; (4)Thêm vào đó đề xuất mô hình quỹ ĐTMH có thể áp dụng
cho Việt Nam và cho thấy tiềm năng của thị trường vốn ĐTMH Việt Nam.
THESIS’s ABSTRACT
Up to now, Viet Nam has hundreds of incubated start-up initiatives and start-
up products that have been connected with the community and investment funds.
With the integration of international economy increasingly deep, Viet Nam has been
receiving the attention and investment from many businesses around the world,
especially investors from countries and regions. there is a commitment of free trade
and investment with Vietnam such as: Japan, Korea, Taiwan, Singapore, China, the
United States, European Union... Meeting the practical needs, on March 11, 2018,
the Government issued Decree No. 38/2018 / ND-CP detailing the management and
operation of venture capital funds. There are also more than 40 Venture Capital
Funds operating in Vietnam, including some big names like IDG Ventures and
CyberAgent Ventures ... Vietnam also has thousands of creative start-up businesses
operating and attracting huge investment capital from domestic and foreign
investment funds. So far, start-up businesses in Vietnam mainly call for capital from
state financial funds, channels such as investment funds on securities, venture
capital funds, individual investors or non-governmental covered. Major deals come
from foreign investors, while domestic investors are still quite shy when investing
in start-up businesses. Successful entrepreneurs in the previous generation are often
careful and do not risk investing in new businesses. Because of these opportunities
and challenges is the reason I choose and implement the topic:
"POTENTIAL TO ACTRACT VENTURE CAPITAL AND DEVELOP
VENTURE CAPITAL INVESTMENT IN VIETNAM"
With 3 research objectives are (1) to draw lessons learned in the process of
formation, potential and development of venture capital market in Viet Nam from
understanding and learning some markets. leading venture capital in the world and
in Asia; (2) Identify key factors affecting the development of the venture capital
market in Vietnam; (3) Proposing possible solutions for the venture capital market
in Vietnam. The thesis focuses on surveying start-up enterprises nationwide. At the
same time, it is combined with the understanding of the operation status of venture
capital funds operating in Vietnam, the venture capital market in some countries in
the world, especially in Asian countries. The thesis mainly uses secondary data
research methods, historical and synthetic statistics. Researching factors affecting
the development of the venture capital market is done by quantitative method
through survey by questionnaire of start-up enterprises, with the support of SPSS 20
software.
Conclusion and new points of the thesis, on the basis of studying issues in
the theory of venture capital, combined with understanding the status of some
outstanding venture capital funds in the world, surveying start-up enterprises, essays
want to identify: (1) Experience lessons learned in the process of formation,
potential and development of the venture capital market that can be applied to
Vietnam; (2) The main factors affecting the development of capital markets and
venture capital activities; (3) Provide an overview of the current situation of supply
and demand for venture capital; (4) At the same time proposing a model of venture
capital fund that can be applied to Vietnam and showing the potential of the
Vietnamese venture capital market.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
2016 là năm đầu tiên Chính phủ Việt Nam thực sự quan tâm đến DN khởi
nghiệp, hướng đến “Quốc gia khởi nghiệp”, cũng như có tầm nhìn sâu rộng đến
năm 2020. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến
năm 2020 của Chính phủ xác định, Nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ DN
nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao
phát triển. Tiếp đó, tháng 06/2017, Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa
đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho các hoạt động hỗ trợ DN khởi nghiệp ở VN.
Ngày 11/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định
chi tiết về quản lý và hoạt động của các Quỹ ĐTMH trao nhiều điều kiện tích cực
cho các NĐT mạo hiểm để hình thành thị trường ĐTMH chuyên nghiệp, nâng cao
hơn nữa trên tất cả các nguồn lực đầu tư.
Việt Nam đã có hàng trăm ý tưởng KN được gieo mầm, kiến tạo và kết nối với
cộng đồng, các quỹ đầu tư. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam
ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm và rót vốn từ nhiều DN đến từ các quốc
gia, khu vực như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung
Quốc,... Tạo ra lực kéo và sức hấp dẫn cho môi trường kinh doanh khởi nghiệp tại
Việt Nam trở nên ngày một sôi động hơn.
Hiện có trên 40 Quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến một
số tên tuổi lớn như Vina capital, CyberAgent Ventures...Việt Nam có hàng nghìn
DN KN sáng tạo đang hoạt động và được đầu tư vốn bởi các quỹ đầu tư lớn trong
và ngoài nước.. Điển hình như mô hình ví điện tử Momo cung cấp các dịch vụ tiện
ích như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, thu - chi hộ… Đến nay, mô hình
này đã huy động thành công 600 tỷ đồng (khoảng 28 triệu USD) từ Quỹ Standard
Chartered Private Equity – Quỹ đầu tư thuộc Ngân hàng Standard Chartered.
Bên cạnh những tiềm năng, có thể thấy các khó khăn cũng không ít, việc đảm
bảo nguồn vốn thường xuyên để hoạt động và phát triển là một trong những vấn đề
cốt lõi cần quan tâm của mỗi DN khởi nghiệp. Cho đến nay, các DN KN tại VN đa
2
số kêu gọi vốn từ các quỹ tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về chứng
khoán, quỹ ĐTMH, các NĐT cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Những
thương vụ lớn chủ yếu đến từ các NĐT nước ngoài, trong khi các NĐT trong nước
vẫn còn khá e dè khi đầu tư vào các DN KN. Những doanh nhân thành công ở thế
hệ trước thường cẩn thận và không ĐTMH vào những DN mới. Một điều trái với
những quốc gia khác trên thế giới, những NĐT ở VN thường ít quan tâm đến khởi
nghiệp với tâm lý ngại rủi ro. Ngoài ra, việc các quỹ, công ty, tập đoàn quốc tế do
phải bảo toàn vốn nên cũng không mạnh tay ĐTMH, rót vốn một cách nhỏ giọt vào
DN KN. Vì thế, các DN khởi nghiệp ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong thu
hút vốn đầu tư.
Chính những cơ hội và thách thức ấy là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài:
“TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của một số thị trường vốn ĐTMH
khu vực Châu Á và hàng đầu thế giới để rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá
trình hình thành, tiềm năng và phát triển thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam.
Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn
ĐTMH tại VN, kết hợp phân tích thực tế các nhóm nhân tố này tại Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp khả thi cho thị trường vốn ĐTMH tại VN, đặc biệt cho
thấy sự cấp thiết của việc ra đời Quỹ ĐTMH riêng có của VN, cũng như triển vọng
phát triển của hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam thông qua việc phân tích
triển vọng các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng. Nhằm cho các nhà đầu tư thấy
được cơ hội đầu tư trong hoạt động ĐTMH tại VN.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Việt Nam có thể học hỏi được gì từ sự ra đời và lớn mạnh của ĐTMH trên thế
giới?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH ở Việt
Nam?
3
Các DN khởi nghiệp và Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì để hình thành và
thu hút đầu tư vào thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các DN khởi nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời kết
hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt
động tại Việt Nam, thị trường VMH tại một số quốc gia trên thế giới đặc biệt là các
nước khu vực Châu Á.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu thứ cấp,
thống kê lịch sử và tổng hợp. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của thị trường vốn ĐTMH được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua
khảo sát bằng bảng câu hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp, phần mềm SPSS 20
được sử dụng xử lý dữ liệu.
6. Kết luận, những điểm mới của Luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về mặt lý thuyết đầu tư mạo hiểm, kết hợp
với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của một số quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật
trên thế giới, khảo sát các doanh nghiệp khởi nghiệp, luận văn mong muốn xác
định được:
Các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn
ĐTMH có thể áp dụng với VN;
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn và hoạt động
ĐTMH;
Cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng nguồn cung và nhu cầu vốn
ĐTMH;
Đồng thời đề xuất mô hình quỹ ĐTMH có thể áp dụng cho Việt Nam và cho
thấy tiềm năng của thị trường vốn ĐTMH VN.
7. Kết cấu Luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về thu hút VMH và ĐTMH
4
Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường vốn ĐTMH các doanh nghiệp
khởi nghiệp tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp thu hút vốn và phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm tại
Việt Nam
Kết luận
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM
1.1 Đầu tư mạo hiểm
Mặc dù đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) đã xuất hiện từ lâu và không còn mới mẻ đối
với nhiều người nhưng hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung
thống nhất ĐTMH là gì. Hơn nữa do đặc thù kinh doanh của từng khu vực trên thế
giới có sự khác biệt nên có khá nhiều cách hiểu tương đối khác nhau về ĐTMH.
Về mặt ngữ nghĩa học, ĐTMH là được sử dụng từ tiếng Anh là “Venture
Capital”. Thuật ngữ venture có nghĩa tổng quát là một hành vi dám chấp nhận rủi
ro, được gọi là mạo hiểm. ngoài ra, “venture” cũng được hiểu tương đương với một
hành vi đầu tư dưới các hình thức của đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, sở dĩ chúng ta cần
thiết gọi tên loại hình đầu tư này là “ đầu tư mạo hiểm” là để phân biệt với hoạt
đông đầu tư trực tiếp thông thường, là để nhấn mạnh tới tính rủi ro cao hơn mà các
nhà đầu tư phải chấp nhận khi tiến hành đầu tư cho các dự án nhiều tính sáng tạo.
Về mặt kinh tế học: ĐTMH là một thuật ngữ chung nhằm miêu tả việc đầu tư
cho các dự án công nghệ hay khoa học đặc bịêt đang trong tình trạng “khát vốn”,
điển hình là các công ty vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn khởi
sự, có ý tưởng hay kế hoạch kinh doanh tốt. Nhà đầu tư sẽ được hưởng cổ phần hay
lợi nhuận nếu công ty đó phát triển tốt, ngược lại nếu công ty thất bại, nhà đầu tư bị
mất phần đã đầu tư vào. Do đó, ĐTMH nhìn chung là một hoạt động mang tính rủi
ro rất lớn nhưng đồng thời cũng hàm chứa tiềm năng mang lại lợi nhuận cao.
ĐTMH ở từng khu vực mà có cách hiểu khác nhau.
Tại châu Á: thuật ngữ này đề cập đến việc đầu tư vốn cổ phần vào các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, chưa được niêm yết chứng khoán và ở mức độ nào đó, có sự
tham gia của các nhà đầu tư vào quá trình quản lý công ty.
Tại châu Âu: theo ngân hàng Natwest – Anh Quốc thì ĐTMH là một hoạt động
được quản lý bởi các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư dài hạn với độ rủi ro tài chính cao
cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đã phát triển, chưa niêm
6
yết trên thị trường chứng khoán nhưng có tiềm năng tăng trưởng. Đây là cách hiểu
chung của các nước Châu Âu về ĐTMH và được coi là cách hiểu theo nghĩa rộng,
bởi vì: xét về giai đoạn đầu tư, nó bao gồm cả khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã
tăng trưởng rồi (tức là không chỉ đầu tư cho doanh nghiệp từ lúc khởi đầu) và thậm
chí cả khoản đầu tư mua lại công ty (MBOs (Management buy out – Mua laị từ đối
tác bên ngoài MBOIs: Management buy in - Mua lại trong nội bộ), MBIs)1; về lĩnh
vực đầu tư, ĐTMH có thể đầu tư vào tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, kể cả
những lĩnh vực không phải là những ý tưởng sáng tạo và công nghệ mới.
Tại Mỹ, theo Hiệp hội ĐTMH Mỹ: ĐTMH là đầu tư vốn vào doanh nghiệp mới
khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có khả
năng tăng trưởng nhanh, có tính sáng tạo và dựa vào công nghệ. Điểm khác biệt
trong quan niệm về ĐTMH giữa Mỹ và châu Âu đó là: theo quan điểm của Mỹ,
ĐTMH không bao gồm những khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã phát triển và mua
quyền quản lý công ty như ở châu Âu, và lĩnh vực đầu tư chủ yếu là những ý tưởng
sáng tạo mới và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao (Công nghệ
thông tin, công nghệ y - sinh học, công nghệ vũ trụ, công nghệ nano, công nghệ
năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số
nước châu Á thì công nghệ cao còn bao gồm cả lĩnh vực tự động hoá.). Đây được
coi là cách hiểu theo nghĩa hẹp và được nhiều người chấp nhận.
Như vậy, có thể tổng quát lại và đưa ra một khái niệm về ĐTMH như sau:
“ĐTMH là sự kết hợp giữa hoạt động đầu tư và tài chính. Nó không chỉ hoạt động
đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao mà còn bao gồm cả mọi hoạt động khác trong
nền kinh tế. Dưới góc độ đầu tư, ĐTMH là quá trình đưa vốn vào lĩnh vực nghiên
cứu phát triển công nghệ và sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm thúc đẩy nhanh
chóng quá trình thương mại hoá để có được lợi nhuận cao. Nếu thể hiện cả quá trình
thì ĐTMH là một phương thức đầu tư trong đó vốn được cung cấp vào công ty mới
khởi nghiệp, chưa niêm yết chứng khoán, công ty có thể phải chịu rủi ro rất lớn,
nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, sau vài năm thông qua niêm yết
trên thị trường chứng khoán, hợp nhất và chuyển nhượng cổ phần để thu được sự
7
hoàn vốn đầu tư với mức cao”.
ĐTMH có hai đặc điểm như sau:
(1) ĐTMH thực chất là một dạng kinh doanh vốn. Các nhà tư bản mạo hiểm cung
cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp mới khởi sự, thường là trong lĩnh vực công
nghệ cao, có tính đổi mới mạnh mẽ, có khả năng tăng trưởng cao. Tỉ lệ thất bại của
doanh nghiệp trong giai đoạn đầu có thể rất cao, tới 80 – 90%, tức là tỉ lệ thành
công hoàn toàn của nó thấp hơn 30%. Tất nhiên, mức độ mạo hiểm càng cao thì khi
thành công sẽ cho lợi nhuận càng lớn. Do đó, ĐTMH là một hoạt động kinh doanh
mang tính rủi ro cao nhưng hàm chứa tiềm năng lợi nhuận lớn.
• Khác với ngân hàng và các quỹ tương hỗ, các nhà cung cấp vốn mạo hiểm không
thu hồi vốn và lãi của công ty tiếp nhận vốn đầu tư mà thoát vốn bằng cách bán cổ
phần khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc bán lại hay sáp nhập
công ty.
• ĐTMH là một khoản đầu tư mang tính chất lâu dài, là một loại hình đầu tư mang
tính chất “động” hay có thể nói là mang tính chu kỳ. Tính chu kỳ của nó thể hiện ở
chỗ các khoản đầu tư sẽ kết thúc trong một thời gian nhất định (thường là 7 đến 10
năm). Nếu quỹ đó hoạt động tốt, đội ngũ quản lý có năng lực thì có thể gọi vốn
thêm, hoặc công ty quản lý quỹ thu hút thêm vốn đầu tư lập nên những quỹ mới.
(2) Nhà cung cấp vốn mạo hiểm không chỉ đầu tư vốn mà còn sử dụng kinh
nghiệm, tri thức và mạng lưới thông tin tích luỹ lâu năm của mình hỗ trợ cho cán bộ
quản lý doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh sao cho tốt hơn. Thay vì thu hồi vốn
và lãi của khoản đầu tư, nhà cung cấp vốn mạo hiểm chỉ yêu cầu nắm giữ một số cổ
phần, đôi lúc kiểm soát tổ chức và chiến lược kinh doanh của công ty nhận vốn.
• ĐTMH là quá trình làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp được đầu tư không
những bằng tài sản hữu hình mà còn bằng tài sản vô hình là chủ yếu, do đó yếu tố
then chốt trong quá trình đầu tư là con người. Tức là các nhà ĐTMH quan tâm trước
hết để một doanh nghiệp nhận được vốn mạo hiểm đó là ý tưởng kinh doanh khả
thi, là đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và song song với quá trình cung cấp vốn
sẽ là việc đào tạo cho các cán bộ của doanh nghiệp đó. Đây là một đặc điểm nổi bật
8
của loại hình ĐTMH.
Như vậy, thực chất, ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn, trong đó người có vốn
thông qua một người có kinh nghiệm quản lý đầu tư để đầu tư vào những doanh
nghiệp chưa trưởng thành và có khả năng thu lợi nhuận cao. Xét về khả năng cung
cấp vốn, ĐTMH chỉ là một hình thức cấp vốn mang tính chất bổ sung, không thể
thay thế các loại hình cấp vốn khác (như cấp vốn qua ngân hàng, vốn từ ngân sách
Nhà nước, v.v.).
Bảng 1.1 So sánh ĐTMH và Đầu tư từ vay ngân hàng
Các tiêu chí so sánh ĐTMH
Đầu tư từ
Vay ngân hàng
Mục tiêu Tối đa hoá tỷ suất thu hồi vốn Thu lãi
Thời gian 2-5 năm
ngắn và dài
hạn
Qui định về thế chấp Không Có
Quyền sở hữu của
chủ
đầu tư
Có Không
Cách thu hồi vốn
Bán cổ phần trên thị trường chứng
khoán, bán cho bên thứ ba, bán cho
chủ doanh nghiệp
Thu hồi vốn vay
Dịch vụ gia tăng
trong quá trình đầu
tư
Có cung cấp những dịch vụ như: lập
kế hoạch tài chính và chiến lược kinh
doanh; tuyển những vị trí quản lý chủ
chốt; vay từ ngân hàng và các thể chế
tài chính khác; tiếp cận với thị trường
mới và công nghệ mới; điều hành các
hoạt động marketing và sản xuất kinh
doanh; niêm yết công ty trên thị
trường
chứng khoán
Không có
9
Nguồn: Sunil Mani and Anthony Bartzokas, 2002, tr.16
1.2 Những yếu tố tạo thành ĐTMH
1.2.1 Vốn mạo hiểm
Theo Ronald J.Gibson và Bernard Black – Journal of Applied Corporate Finance
(Page 36 – 48, mùa đông 1999) thì “vốn mạo hiểm là khoản đầu tư do những tổ
chức chuyên môn hoá thực hiện tới những hãng tăng trưởng cao, rủi ro cao và
thường là có công nghệ cao đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển sản phẩm
hoặc tăng trưởng”.
Khái niệm vốn mạo hiểm, theo một số tài liệu giáo khoa và nghiên cứu, được
dùng để chỉ các nguồn vốn chuyên dụng được quản lý một cách độc lập, tập trung
đầu tư vào vốn cổ phần hoặc liên quan đến vốn cổ phần của các công ty tư nhân
tăng trưởng cao. Tuy nhiên, xét về bản chất, vốn mạo hiểm có thể hiểu một cách
đơn giản là nguồn tài chính cung cấp cho các công ty tư nhân dưới hình thức vốn cổ
phần hoặc các khoản đầu tư gần giống như vốn cổ phần có thời gian tối thiểu là một
vài năm. Đầu tư vốn mạo hiểm là sự vận động của vốn (mạo hiểm) từ những người
có tiền, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, dù ở mức độ khá cao, để tìm kiếm lợi nhuận sang
những người có ý tưởng, cơ hội kinh doanh nhưng không có khả năng tự biến ý
tưởng đó thành hiện thực. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, luồng chu chuyển
vốn này sẽ không xuất hiện và đó chính là những yếu tố cơ bản phân biệt vốn mạo
hiểm với các nguồn vốn đầu tư thông thường khác.
Vốn mạo hiểm có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó cách
phổ biến nhất là phát hành cổ phiếu. Tuỳ thuộc vào tình hình phát triển với những
đặc thù của nghành công nghiệp vốn mạo hiểm ở mỗi nơi khác nhau mà có sự tham
gia ở mức độ khác nhau của các nhà đầu tư. Cho tới nay, một phần đáng kể nguồn
vốn mạo hiểm trên thế giới là xuất phát từ các quỹ hưu trí, các ngân hàng và các
doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó chính phủ ngày càng có những tác động tích
cực vào thị trường vốn đầu tư mạo hiểm thông qua việc cung cấp các khoản vay giá
rẻ cho có công ty kinh doanh nhỏ để các công ty này đem cho các doanh nhân mà
10
họ thấy xứng đáng vay lại hoặc góp vốn trực tiếp cho các quỹ đầu tư mạo hiểm với
tư cách như là một cổ đông nhưng được tư nhân quản lý một cách chuyên nghiệp.
Sự can thiệp của chính phủ sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển của thị
trường vốn đầu tư mạo hiểm và đến lược nó thúc đẩy sự ra đời của các doanh
nghiệp khởi sự.
Cách thức huy động vốn tuỳ thuộc vào việc quỹ mạo hiểm được thành lập theo
hình thức tổ chức pháp lý nào, thông thường là phát hành cổ phiếu, trái phiếu, góp
vốn liên doanh, vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, v.v…
Quy mô vốn mạo hiểm: theo kinh nghiệm tổ chức của nhiều quỹ ở Mỹ và các
nước Tây Âu, một quỹ mạo hiểm trung bình chỉ đủ khả năng cung cấp vốn và tham
gia quản lý danh mục đầu tư vào khoảng 15 – 20 doanh nghiệp với tổng mức vốn
cấp trên một doanh nghiệp khoảng 2 -3 triệu USD. Như vậy, tính trung bình quy mô
vốn hoạt động của một quỹ mạo hiểm ước tính khoảng 30 – 50 triệu USD. Quy mô
của các quỹ mạo hiểm nhỏ chỉ khoảng 10 triệu USD hoặc ít hơn, cũng có một số rất
ít quỹ có vốn lớn, lên đến hàng tỷ USD. Các quỹ mạo hiểm do nhà nước thành lập
thường có số vốn rất lớn.
Như vậy các nguồn tài trợ cho quỹ đầu tư mạo hiểm rất đa dạng. Tính đa dạng
cũng như tỷ trọng của từng loại nguồn vốn của quỹ phụ thuộc vào sự phát triển của
thị trường tài chính, sự phát triển của các định chế tài chính, sự phát triển của các
ngành công nghệ cao và sự quan tâm của nhà đầu tư tư nhân cũng như của chính
phủ đối với hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm ở từng quốc gia.
1.2.2. Chủ thể tham gia hoạt động ĐTMH
Các chủ thể chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình ĐTMH:
Các nhà đầu tư: Họ có thể là những nhà tư bản cá nhân giàu có (angle capitalist),
có thể là ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, các tập đoàn sản xuất. Họ có
lượng tiền lớn sẵn sàng để đầu tư và chấp nhận rủi ro cao, hy vọng đạt được mức lợi
nhuận lớn.
Cá nhân tự đầu tư: Theo cách này, sự chủ động của người đầu tư rất cao. Họ có
tầm nhìn và nắm bắt các cơ hội, tự lựa chọn đối tượng nhận đầu tư thích hợp, đồng
11
thời hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được sau này mà không phải chia sẻ với ai. Lợi
nhuận cao nên tính rủi ro phải gánh chịu càng cao hơn vì thực tế, một cá nhân khó
có thể có một lượng vốn lớn cũng như được trang bị những kỹ năng, kiến thức
chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đủ để thu được thành công.
Tổ chức đầu tư: nhiều NĐT cùng góp vốn với nhau để thực hiện đầu tư nhằm
hướng tới mục tiêu chung. Ưu điểm của hình thức này thể hiện rõ nhất ở khả năng
phân tán và chia sẻ rủi ro. Sự kết hợp này có thể diễn ra dưới nhiều dạng: hợp đồng
hợp tác kinh doanh, thành lập công ty liên doanh, thành lập quỹ ĐTMH, v.v…Quỹ
ĐTMH tuy xuất hiện sau, song càng ngày càng chứng minh được nhiều điểm nổi
trội so với những phương thức đầu tư vốn mạo hiểm có tổ chức khác. Các vấn đề về
quỹ ĐTMH sẽ được xem xét kỹ hơn ở phần sau.
Các nhà quản lý vốn mạo hiểm: Họ là những người hành nghề ĐTMH chuyên
nghiệp, vừa có tri thức về công nghệ, có năng lực quản trị, họ vừa có thể đảm nhiệm
chức năng huy động vốn từ các NĐT, tìm kiếm và đánh giá cơ hội đầu tư, tiến hành
đầu tư theo những chiến lược nhất định để làm tăng giá trị cho công ty nhận đầu tư,
và cuối cùng là thực hiện thoát vốn để thu hồi vốn và lợi nhuận, hoàn trả cho các
nhà đầu tư.
1.2.3 Quy trình đầu tư mạo hiểm
1.2.3.1 Xác định và chọn dự án
Những tiêu chí các nhà ĐTMH lựa chọn dự án như:
• Quy mô thị trường, mức độ hấp dẫn trên thị trường;
• Tính độc đáo và thương mại hóa của sản phẩm;
• Ý tưởng rõ ràng, hoạt động minh bạch, năng lực của đội ngũ dư án;
• Quy mô vốn đầu tư;
• Rủi ro và lợi nhuận.
1.2.3.2 Giai đoạn cấp vốn
Cơ chế này giải quyết mối quan hệ giữa DN và Quỹ ĐTMH. Có thể chia quá
trình đầu tư đầy đủ thành 5 giai đoạn (theo Lawrence Rausch, 2002, trang8. Việc
phân chia chỉ mang tính tương đối và tuỳ thuộc vào quyết định của từng quỹ. Phân
12
chia càng nhỏ sẽ càng giảm mức độ rủi ro cho quỹ nhưng trong nhiều trường hợp có
thể không cần thiết. Có tài liệu chỉ chia thành 3 giai đoạn tài trợ trong đó gộp thành
giai đoạn khởi động và giai đoạn đầu làm một, giai đoạn mở rộng và giai đoạn tăng
tốc làm một): tài trợ vốn mồi/ươm tạo, tài trợ khởi động, tài trợ giai đoạn đầu, tài trợ
mở rộng và tài trợ tăng tốc.
Bảng 1.2 Rủi ro và lợi nhuận dự kiến trong quy trình vốn mạo hiểm
Khả năng rủi ro Cao nhất
Ươm tạo công nghệ
Phát triển sản phẩm
Thấp nhất
LBO
Giai đoạn
% ROI dự kiến 50% 40%
Cao nhất
30%
Thấp nhất
Khả năng lợi nhuận
Trong đó, LBO:– Mua lại nhờ vốn vay và ROI – Suất sinh lời của vốn đầu tư.
1.2.3.3 Thoát vốn
Vốn mạo hiểm hoạt động theo chu kỳ, và mỗi chu kỳ thường kết thúc bằng một
đợt thoát vốn, tức là việc các nhà tư bản mạo hiểm tiến hành thanh lý các khoản đầu
tư, thu hồi vốn và lãi (nếu có) để phân phối cho các bên tham gia. Thoát vốn là một
khâu quan trọng, không chỉ bởi vì nó thoả mãn những lợi ích của các bên tham gia
mà còn vì nó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn đóng góp tài chính và phi tài
chính của các nhà tư bản mạo hiểm do việc quay vòng vốn để hỗ trợ cho một thế hệ
công ty khởi nghiệp mới. Chính vì vậy đây là một nét đặc thù của kênh dẫn vốn
này.
Thoát vốn cũng có tác động tới mối quan hệ giữa một quỹ mạo hiểm và các nhà
đầu tư vào quỹ. Thoát vốn đáp ứng ba vấn đề trong mối quan hệ nhà tư bản mạo
hiểm – nhà cung cấp vốn. Một là, những người cung cấp vốn cần có một phương
thức để đánh giá kỹ năng của nhà tư bản mạo hiểm, để còn quyết định sẽ cung cấp
những lượng tiền mới cho những nhà quản trị nào. Hai là, những người cung câp
vốn cần phải đánh giá rủi ro và lợi nhuận trên các khoản đầu tư vốn mạo hiểm trong
tương quan với các khoản đầu tư khác, để quyết định có đầu tư hay không và đầu tư
bao nhiêu. Ba là, các nhà cung cấp vốn cần có khả năng rút lại vốn từ các nhà quản
13
trị kém thành công. Việc các quỹ mạo hiểm thoát vốn khỏi những danh mục đầu tư
cụ thể sẽ tạo ra một tiêu chuẩn so sánh cho phép những nhà cung cấp vốn đánh giá
cả kỹ năng của nhà tư bản mạo hiểm khác nhau cũng như khả năng thu lợi nhuận
của vốn mạo hiểm so với những khoản đầu tư khác. Đồng thời, việc thanh toán số
tiền nhận được sau khi thoát vốn cho các nhà cung cấp vốn sẽ cho phép họ quay
vòng quỹ từ những nhà quản trị vốn mạo hiểm ít thành công sang các nhà quản trị
thành công hơn.
Các kênh thoát vốn
- Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO): là việc một công ty
lần đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán và bán cổ phiếu lần đầu tiên ra
công chúng. Nếu một công ty trẻ phát đạt và cần thêm vốn cổ phần thì đây là một
việc đáng làm.
Kênh thoát vốn này, mặc dù đòi hỏi những khoản chi phí không nhỏ, là kênh
được ưa thích vì nói chung, nó đem lại sự định giá cao nhất đối với công ty trong
khi vẫn bảo toàn được tính độc lập của ban quản lý. Tiềm năng thoát vốn thông qua
hình thức IPO cho phép người khởi nghiệp và quỹ vốn mạo hiểm tham gia vào một
hợp đồng ngầm tự động có hiệu lực đối với vấn đề kiểm soát, trong khi đó quỹ vốn
mạo hiểm thoả thuận trả lại quyền kiểm soát cho doanh nghiệp khởi nghiệp thành
công, bằng cách thoát vốn thông qua hình thức IPO với giả định là người khởi
nghiệp sẽ giữ lại quyền kiểm soát đối với một khối lượng cổ phần đủ lớn.
Thông qua hình thức IPO, phần đóng góp của quỹ mạo hiểm bị giảm đi và
doanh nghiệp tiếp nhận vốn sẽ không còn bị phụ thuộc vào sự tài trợ theo giai đoạn
của nhà tư bản mạo hiểm nữa. IPO giảm bớt những hạn chế về tính thanh khoản của
doanh nghiệp khởi nghiệp và thị trường cổ phiếu giảm bớt nhu cầu về sự giám sát
chặt chẽ của nhà tư bản mạo hiểm. Cuối cùng, hợp đồng công khai giữa quỹ mạo
hiểm và công ty tiếp nhận vốn đảm bảo rằng những quyền kiểm soát quan trọng mà
lúc đầu được trao cho quỹ sẽ mất đi sau khi áp dụng hình thức IPO, bất kể quỹ có
bán cổ phần hay không.
- Bán thương mại: là kênh thoát vốn khá phổ biến, nhất là ở châu Âu nơi mà
14
đa số các quốc gia đều có thị trường tài chính dựa vào ngân hàng là chính. Đó là
việc bán (hoặc sáp nhập) một công ty mới cho công ty khác lớn hơn. Cách này hấp
dẫn cả các thành viên hợp danh hữu hạn và thành viên quản lý đầu tư vốn, bởi nó là
sự hoàn trả tiền hoặc các chứng khoán dễ mua bán, và kết thúc sự tham gia của
thành viên hợp danh vào quỹ mạo hiểm. So với kênh thoát vốn chào bán lần đầu ra
công chúng (IPO), bán thương mại được coi là phương thức nhanh và rẻ hơn.
Những công ty lớn, đặc biệt là các công ty đã có sản phẩm hoàn chỉnh và các
luồng thu nhập ổn định, thường quan tâm nhiều tới việc mua những doanh nghiệp
mới khởi sự có khả năng lợi nhuận hơn là xây dựng từ đầu những doanh nghiệp
mới. Phương thức này xác nhận khả năng được tái tài trợ bởi một nhà đầu tư mới tại
thời điểm kết thúc một quỹ đóng, trong khi cũng đảm bảo được sự định giá độc lập.
Ngoài ra, nó cho phép ban quản lý của doanh nghiệp nhận đầu tư vẫn ở lại ngay cả
khi không lựa chọn IPO, và cho phép một doanh nghiệp được tái vay vốn. Tuy
nhiên, kênh thoát vốn này thể hiện một bất lợi thế quan trọng của ban quản lý công
ty, bởi họ sẽ mất tính độc lập khi bị thôn tính hoặc bị sáp nhập với một công ty lớn
hơn
- Mua lại cổ phần: là kênh thoát vốn phổ biến trong ĐTMH và rất quan trọng
cho các nhà đầu tư. Đồng thời nó cũng cho phép công ty tiếp nhận vốn giành lại
quyền kiểm soát sau khi sẽ phải chia sẻ và chịu sự chi phối của quỹ mạo hiểm. Khi
tiến hành hình thức này, doanh nhân đối tác sẽ mua lại phần sở hữu của quỹ mạo
hiểm trong doanh nghiệp với giá trị cao hơn mức định giá vốn cổ phần mà họ đang
nắm giữ bằng cách vay vốn từ chính quỹ (cũng như từ bất kỳ nhà ĐTMH khác cùng
tham gia). Họ sẽ trả nợ dần về sau bằng các khoản thu nhập lấy từ doanh nghiệp
được mua lại và việc thanh toán nợ sẽ phải hoàn tất ở khâu kết thúc.
1.3.Quỹ ĐTMH và các hình thức hoạt động của quỹ ĐTMH
1.3.1. Quỹ ĐTMH
Quỹ ĐTMH là quỹ đầu tư có tính chuyên biệt hoá (specialised funds). Điều đó
thể hiện ở việc nó chuyên cấp vốn theo phương thức ĐTMH vào một số lĩnh vực có
tốc độ tăng trưởng nhanh và chủ yếu là các nghành công nghệ cao. Do đó, cũng có
15
thể coi nó là một loại quỹ tăng trưởng. Ngoài ra một số quỹ mạo hiểm cũng chuyên
biệt cả theo hướng đầu tư vào một địa bàn nào đó hoặc một quốc gia nào đó
(country fund), có quỹ chuyên đầu tư vào một quỹ mạo hiểm khác nhằm chia nhỏ
rủi ro, gọi là quỹ trung gian (fund of funds).
Một điểm đáng chú ý khi đề cập tới khái niệm quỹ ĐTMH là khái niệm này cần
được phân biệt với khái niệm quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân (Private equity fund).
Ở Mỹ, đây là hai khái niệm tương đối độc lập và phân biệt với nhau. Quỹ cổ phần
tư nhân bao gồm những quỹ mà vốn góp hình thành nên do quỹ đó được dành cho
nhiều hoạt động khác nhau: ĐTMH, mua cổ phiếu giành quyền kiểm soát bằng cách
sử dụng đòn bẩy, các vụ sáp nhập, đầu tư sử dụng nợ thứ cấp có quyền ưu tiên thấp
hơn nợ ngân hàng nhưng lại cao hơn so với chứng khoán vốn cổ phần và thường
gắn kèm chứng quyền, đầu tư vào chứng khoán nợ mà tổ chức phát hành có nhiều
nguy cơ bị mất khả năng thanh toán (chiến lược đầu tư nhằm mua trái phiếu chiết
khấu của một công ty bị cạn kiệt về mặt tài chính, sau đó chuyển các chứng khoán
đang nắm giữ thành chứng khoán vốn cổ phần và tham gia quản lý công ty đó) và
nhiều hoạt động hỗn hợp khác như cho thuê tài sản mạo hiểm và mua nợ mạo hiểm
(mua các khoản phải thu của những công ty non trẻ có độ rủi ro cao). Còn khái niệm
quỹ ĐTMH chủ yếu được dành cho những quỹ đầu tư vào vốn cổ phần và những
sản phẩm có liên quan đến vốn cổ phần trong các công ty định hướng tăng trưởng.
Tuy nhiên, ở một số khu vực khác, chẳng hạn như châu Âu là nơi hoạt động của các
quỹ đầu tư cũng tương đối phát triển, khái niệm quỹ ĐTMH và quỹ cổ phần tư nhân
thường được sử dụng thay thế nhau và không được phân biệt rõ ràng.
Về nguyên tắc, quỹ cổ phần tư nhân có thể đầu tư vào một công ty ở mọi giai
đoạn như: hình thành ý tưởng, khởi sự, mở rộng, mua lại hoặc sáp nhập, cứu vãn
hoặc xoay chuyển tình thế, mua lại cổ phiếu đã niêm yết, v.v… Còn quỹ ĐTMH
thường tập trung vào các công ty ở giai đoanh hình thành ý tưởng, thành lập, khởi
sự và mở rộng.
1.3.2. Các đặc điểm của quỹ ĐTMH
Quỹ ĐTMH thường gắn liền với nguồn VMH và hoạt động ĐTMH. Vì vậy, đặc
16
điểm của quỹ ĐTMH cũng không tách rời và được bắt nguồn từ chính những đặc
điểm của hoạt động trên. Có thể nêu ra ở đây ba đặc điểm nổi bật của quỹ ĐTMH so
với các loại hình quỹ đầu tư thông thường khác.
Tính rủi ro của các khoản đầu tư: ĐTMH có tính rủi ro rất cao do đối tượng
được nhận vốn đầu tư chủ yếu là những công ty tư nhân mới thành lập hay hoạt
động trong những lĩnh vực mới hình thành. Sự rủi ro xuất phát từ bốn yếu tố, cũng
đồng thời là bốn đặc điểm của các công ty nhận đầu tư, đó là: Sự không chắc chắn,
thông tin không cân xứng, tính chất của tài sản và các điều kiện trong thị trường tài
chính và thị trường sản phẩm có liên quan. Đa phần công ty được đầu tư thường có
giá trị tài sản vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản, đó là những tài
sản rất khó định giá và có thể không bán được trong trường hợp hoạt động kinh
doanh của công ty bị thất bại. Sự biến đông của thị trường mà các ngành được đầu
tư là rất cao. Hơn nữa, có các sản phẩm mới còn ở trong giai đoạn nghiên cứu, thử
nghiệm, chưa được công chúng thừa nhận rộng rãi. Do đó, thành công của công ty
nhận vốn và lợi nhuận mà nhà đầu tư kỳ vọng nhận được trong tương lai, cũng có
tính không chắc chắn rất cao.
Thời hạn của các khoản đầu tư: hầu hết là trung đến dài hạn. Đối tượng nhận
vốn của quỹ ĐTMH chủ yếu là công ty cổ phần tư nhân, chưa được niêm yết trên
TTCK, thậm chí mới trong giai đoạn hình thành ý tưởng. Điều này có thể kéo dài
một vài năm, hoặc đến bảy hay mười năm mới có thể mang lại lợi nhuận và thoát
vốn tối ưu.
Người đầu tư: hai đặc điểm trên dẫn đến đặc điểm thứ ba của quỹ ĐTMH, đó là
đặc điểm về người đầu tư. Bởi vì các khoản đầu tư mà quỹ ĐTMH thực hiện vừa có
tính rủi ro cao vừa là những khoản đầu tư dài hạn nên không phải bất kỳ ai có một
khoản tiền tiết kiệm trong tay cũng có thể tham gia vào các quỹ này như trong
trường hợp của quỹ tương hỗ. Người đầu tư vào quỹ thường là các định chế (nhà
đầu tư có tổ chức) như các quỹ hưu trí, quỹ bảo trợ của các trường đại học, công ty
bảo hiểm, DN kinh doanh thông thường hoặc một số ít những cá nhân giàu có.
Bảng 1.3 So sánh quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư chứng khoán
17
Loại quỹ Quỹ đầu tư mạo hiểm Quỹ đầu tư chứng khoán
Cơ cấu huy động vốn Kết thúc đóng Kết thúc đóng hoặc mở
Hình thức Đầu tư trực tiếp (vốn cổ
phần – vốn góp)
Dựa vào danh mục đầu tư
(cổ
phiếu, trái phiếu…đã
niêm yết
Đối tượng Các doanh nghiệp nhỏ,
chưa niêm yết, chủ yếu
trong lĩnh vực có tiềm
năng tăng trưởng nhanh
như công nghệ cao
Các doanh nghiệp đã phát
hành chứng khoán ra công
chúng
Quy mô vốn trung bình Nhỏ, từ vài triệu đến vài
chục triệu USD
Lớn hơn, từ vài chục đến
hàng trăm triệu USD
1.3.3. Chức năng của quỹ ĐTMH
1.3.3.1. Nhóm chức năng tài chính của quỹ ĐTMH
Huy động vốn: tuỳ thuộc vào hình thúc tổ chức pháp lý, quỹ ĐTMH được lựa
chọn hình thức và cách thức huy động vốn mà pháp luật cho phép như phát hành cổ
phiếu, trái phiếu (nếu được tổ chức theo kiểu doanh nghiệp), chứng chỉ quỹ (nếu
theo kiểu tín thác đầu tư), vay vốn các tổ chức tín dụng theo quy định
Cấp vốn mạo hiểm dưới các hình thức
- Hợp đồng khoa học và công nghệ: Việc triển khai dự án cấp vốn mạo hiểm dưới
hình thức này cho phép giải phóng tối đa các nguồn lực khoa học và công nghệ
được tham gia vào hoạt động phát triển và đổi mới.
- Cấp vốn cổ phần - vốn góp: đây là hình thức phổ biến nhất.
Cho doanh nhân đối tác vay để mua lại doanh nghiệp
Doanh nhân đối tác vốn là những nhà nghiên cứu – triển khai công nghệ, những
người đưa ra sáng kiến công nghệ cao và kế hoạch thương mại hoá sản phẩm, có
tinh thần kinh doanh và đã đứng ra thành lập doanh nghiệp với tư cách sáng lập viên
18
doanh nghiệp. Sau một quá trình được tài trợ bởi vốn mạo hiểm thì phần sở hữu của
họ trong doanh nghiệp sẽ bị giảm sút về tỷ lệ mặc dù số tiền thực tế mà họ thu về là
lớn (do giá trị gia tăng của doanh nghiệp dẫn tới phần sở hữu của họ cũng tăng lên
nhiều). Tuy nhiên các doanh nhân đối tác lúc này trong vai trò nhà kinh doanh, có
thể rất muốn dành lại quyền kiểm soát doanh nghiệp để tự mình quản trị một cách
độc lập doanh nghiệp.
1.3.3.2. Nhóm chức năng phi tài chính
Bên cạnh và không thể tách rời chức năng tài chính (cấp vốn mạo hiểm), quỹ
còn phải cung cấp các dịch vụ nhằm giúp các dự án nghiên cứu ý tưởng, cải thiện
hoạt động; doanh nghiệp được ươm tạo, khởi sự và từng bước phát triển thành công.
Đây chính là một trong những đặc trưng cơ bản của phương thức ĐTMH.
Đóng góp lớn vào quản lý tổ chức doanh nghiệp: Vì các doanh nhân thành lập
doanh nghiệp công nghệ cao thường xuất thân là một nhà công nghệ nên thiếu kỹ
năng về quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chưa đủ uy tín và các quan hệ
rộng rãi trong giới kinh doanh khi mới kinh doanh độc lập, mà đây là một trong
những yếu tố then chốt góp phần tạo nên sự thành công của sự nghiệp kinh doanh.
Bởi vậy, quỹ ĐTMH hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp như các vấn đề về kế hoạch
kinh doanh: sản xuất, tiếp thị, bán hàng- tài chính – kế toán, chiêu mộ và đào tạo đội
ngũ quản lý năng động và được đào tạo cẩn thận, từ cấp độ tổng giám đốc cho đến
những người đứng đầu các bộ phận.
Tư vấn về vấn đề pháp lý: vì nhiều nhà quản lý chưa am hiểu về các vấn đề hợp
đồng, tranh chấp thương mại, phát hành cổ phiếu, về pháp lý, như vấn đề quyền sở
hữu trí tuệ, các thoả thuận li – xăng (Giấy phép nhượng quyền sở hữu các sản phẩm
công nghiệp), nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, nên các chuyên gia của quỹ mạo hiểm
có thể tư vấn và giúp tránh được những chi phí tốn kém nếu thuê các công ty tư vấn
luật.
Tổ chức, thúc đẩy quan hệ cộng tác: khi phân tích vai trò của ĐTMH cho thấy
các quỹ ĐTMH có ưu thế trong việc tổ chức các quan hệ rộng rãi trong R&D và
trong kinh doanh thông qua việc tổ chức mạng lưới quan hệ, trong đó đặc biệt là
19
quan hệ ba bên: trường đại học - viện nghiên cứu - và nhà kinh doanh có danh tiếng.
Bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng để hỗ trợ các doanh
nghiệp phát triển thị trường công nghệ của mình cũng như tìm được tới nguồn tài
trợ cho R&D công nghệ cũng như cho giai đoạn đầu của DN. Các trường đại học,
viện nghiên cứu sẽ nắm giữ quyền sở hữu đối với thành quả nghiên cứu đổi mới và
chính họ mới có quyền cấp phép quyền sử dụng cho doanh nghiệp nếu một nhà
nghiên cứu – triển khai cần sự đầu tư của họ để thực hiện các ý tưởng của mình. Do
đó, dịch vụ tư vấn có thể giúp các nhà nghiên cứu – triển khai hưởng và khai thác
được nhiều hơn thành quả nghiên cứu của họ sau khi đã đi đến những thoả thuận
với quỹ ĐTMH về sự tài trợ của quỹ này.
1.3.4. Các mô hình quỹ ĐTMH
1.3.4.1. Mô hình hợp danh hữu hạn
Mô hình quỹ mạo hiểm phổ biến nhất hiện nay ở Mỹ và được nhiều nước học
tập là dạng Investment Trust (tín thác đầu tư) dưới hình thức Limited partnership
theo luật Anh – Mỹ. Theo mô hình này, nhà ĐTMH xuất phát từ mọi thành phần
khác nhau, với tư cách là thành viên góp vốn TNHH (limited partner). Số vốn này
được giao cho một hoặc một vài thành viên quản lý đầu tư vốn (general partner)
thực hiện các hoạt động đầu tư và phải chịu trách nhiệm vô hạn (hoàn toàn) bằng
toàn bộ tài sản của mình.
Việc tổ chức đầu tư VMH theo mô hình này gồm 3 chủ thể tham gia: (1) doanh
nhân chịu trách nhiệm nhận vốn và sử dụng vốn của quỹ; ( 2) các nhà đầu tư (tài
chính thuần tuý) chịu trách nhiệm hùn vốn vào quỹ có tư cách thành viên cấp vốn;
(3) tổ chức hoặc cá nhân được gọi là nhà sáng lập quỹ, đứng giữa 2 chủ thể trên
chịu trách nhiệm xác định, tuyển chọn, quản lý các chủ thể trong quy trình.
20
 Cơ hội Sáng tạo
và Thực hiện
Điều hành
 Tạo ra giá trị
thặng dư
Thu hoạch
Chủ doanh nghiệp
Vốn
Doanh nghiệp
 Sử dụng vốn
vấn
m
ă
Phí tư
1%/n
Quỹ ĐTMH
 Xác định và sàng lọc các cơ hội
 Giao dịch và kết thúc dự án
 Giám sát và làm gia tăng giá trị
 Tìm kiếm và gia tăng giá trị
Vốn
Thành viên cấp vốn
Quỹ xã hội, từ thiện
 Cá nhân
Doanh nghiệp, tư nhân
CT bảo hiểm, tài chính
Nước ngoài Đóng
góp
Quản lý phí: 2 – 3%
vốn cấp/năm
Thành viên quản lý
15 – 20% tiền
Lợi nhuận còn lại 75
– 85% tiền lãi vốn
IPO/Sát nhập/Thu
Cổ
Hình 1.1 Vốn mạo hiểm được tổ chức theo hình thức Limited partnerahip
1.3.4.2. Mô hình đơn vị tín thác
- Quỹ được hình thành khi có một công ty quản lý đầu tư chuyên nghiệp (trong quy
chế áp dụng cho quỹ đầu tư chứng khoán gọi là doanh nghiệp quản lý quỹ) đứng ra
thành lập quỹ, phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư, cử người điều hành và có trách
nhiệm pháp lý đối với mọi hoạt động của quỹ
- Trong quá trình hoạt động, luôn được ngân hàng giám sát, đảm nhận việc bảo
quản, lưu giữ tài sản và các loại chứng từ kèm theo của quỹ nhằm bảo đảm quyền
lợi của nhà đầu tư.
- Quỹ không có tư cách pháp nhân và chỉ có một cơ quan không thường xuyên duy
nhất là đại hội các nhà đầu tư do công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát, triệu
tập khi cần thiết theo những trường hợp đã quy định trong điều lệ. Đồng thời, các
21
quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý đầu tư đã thành lập quỹ có thể được chuyển
giao cho một công ty quản lý khác, nếu được các nhà đầu tư đồng ý và cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
1.3.4.3. Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo kinh nghiệm tổ chức các quỹ ĐTMH trên thế giới thì mô hình này ít xuất
hiện và không phát triển nhiều. Do bản chất của các quỹ rất gần với tính chất xã hội
hoá đầu tư, nghĩa là huy động vốn một cách rộng rãi để tập trung vào một bộ phận
quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Vì vậy, mô hình công ty TNHH không phát huy thật
sự được những ưu điểm đặc trưng của quỹ đầu tư, cho dù số vốn của quỹ dưới hình
thức công ty TNHH có thể rất lớn.
1.3.4.4. Mô hình công ty cổ phần
Mô hình này cho thấy không có sự tách biệt thành bộ phận quản lý đầu tư
chuyên nghiệp và các nhà đầu tư chỉ cấp vốn và chịu trách nhiệm đối với phần vốn
góp. Mô hình này cũng cho phép một quỹ ĐTMH được hình thành cả dưới dạng
quỹ đóng (ngưng góp cổ phần sau một thời hạn nhất định), và quỹ mở (được phép
phát hành liên tục và rộng rãi cổ phần để tăng vốn, đồng thời sẵn sàng thu mua lại
các cổ phiếu đã phát hành.
Hình 1.2 Mô hình quỹ – công ty cổ phần
22
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thu hút VMH và
ĐTMH
1.4.1 Cấu trúc thị trường tài chính
Làm thế nào để các quốc gia có thể thúc đẩy sự phát triển của TTCK nhằm hỗ
trợ cho các doanh nghiệp trẻ? Hệ thống pháp lý cho sự phát triển của TTCK không
nên được nới lỏng một cách đồng đều. Thay vào đó các điều kiện niêm yết nên
được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, các yêu cầu về công khai
nên được duy trì nghiêm ngặt để đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư. Tuy nhiên, có
một số nghi vấn về tầm quan trọng liên quan của TTCK là: Thứ nhất, các nhà
ĐTMH hầu như có thể sử dụng kênh thoát vốn khác như bán thương mại để thay
thế cho IPO để đạt được tính thanh khoản. Thứ hai, các sàn giao dịch chứng khoán
quốc tế như NASDAQ có thể cung cấp kênh thoát vốn cho các doanh nghiệp ở
nhiều quốc gia khác nhau. Điều này chỉ ra rằng sự phát triển của TTCK nội địa
không phải luôn luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu.
Bên cạnh đó, một nền công nghiệp vốn mạo hiểm cần các nhà đầu tư sẵn sàng
đầu tư cho các dự án rủi ro cao, với tài sản lợi nhuận cao đó là các nhà đầu tư tổ
chức lớn không bao gồm các ngân hàng, bởi ngân hàng không có khả năng và động
cơ đúng đắn để phát triển thị trường vốn mạo hiểm, họ tránh các giao dịch mạo
hiểm ở giai đoạn đầu.
1.4.2. Khả năng về nguồn nhân lực
Thị trường vốn mạo hiểm chỉ có thể thịnh vượng với một nguồn cung các doanh
nghiệp đầy đủ. Có hay không người dân của một quốc gia muốn trở thành doanh
nhân phụ thuộc vào các nhân tố như truyền thống kinh doanh của quốc gia, sự
thừa nhận của xã hội đối với doanh nghiệp, sự linh động của môi trường lao động,
mức độ đảm bảo công ăn việc làm ở những tổ chức lớn.
Ngoài các doanh nghiệp, nền công nghiệp vốn mạo hiểm cần các nhà ĐTMH có
kỹ năng. Sự khác biệt giữa một tổ chức ĐTMH độc lập và một tổ chức ĐTMH phụ
thuộc, được thành lập bởi một công ty lớn hay ngân hàng là nhà quản lý quỹ của tổ
chức ĐTMH độc lập được hưởng một tỷ lệ nhất định lợi nhuận mang lại từ quyết
23
định đầu tư của họ (tỷ lệ chuẩn được áp dụng tại Thung lũng Silicon là 20%) trong
khi các nhà quản lý quỹ của tổ chức ĐTMH phụ thuộc được được trả công để thực
hiện điều này. Chính vì thế nhà quản lý quỹ của tổ chức ĐTMH phụ thuộc có rất ít
khả năng để phát triển nếp suy nghĩ thích hợp để trở thành một nhà ĐTMH giỏi, họ
như là một ông chủ nhà băng truyền thống bảo thủ hơn là một nhà ĐTMH, tránh
thua lỗ hơn là thực hiện các quyết định đầu tư có rủi ro, đó là mối quan tâm nghề
nghiệp của họ.
Khả năng nguồn nhân lực cũng quyết định đến sự phát triển của các công ty
mới. Ở Thung lũng Silicon, hầu hết các công ty thành công đều được điều hành
không chỉ bởi các nhà sáng lập công ty mà còn bởi những nhà quản lý chuyên
nghiệp giàu kinh nghiệm từ các Quỹ ĐTMH. Một vấn đề cho các quốc gia là có hay
không người dân muốn trở thành một doanh nhân hay một nhà ĐTMH, nhưng có
hay không những con người tài năng để làm điều đó.
1.4.3. Cơ hội đầu tư
Khả năng sẵn có của các cơ hội đầu tư – nền tảng cho việc hình thành các hợp
đồng làm ăn tốt, liên quan đến một số nhân tố sau:
• Mức độ phát triển của môi trường nghiên cứu và công nghệ.
• Có hay không các kênh kết nối giữa công tác nghiên cứu và nên công nghiệm
vốn mạo hiểm mà nó cho phép việc thương mại hóa các nghiên cứu mới.
• Mức độ dễ dàng cho các DN tiếp cận được với thị trường nội địa.
• Mức độ dễ dàng cho việc lần đầu thành lập một công ty.
• Hệ thống pháp lý có đủ mạnh để bảo đảm rằng các cơ hội kinh doanh không
biến thành các cơ hội tham nhũng bởi các quan chức và các thế lực khác không.
1.4.4. Các cơ quan hỗ trợ
Thung lũng Silicon có một hệ thống các tổ chức rất giàu kinh nghiệm giúp ích
rất nhiều cho các doanh nghiệp như: các công ty săn đầu người, luật sư, kế toán, tư
vấn, các công ty quan hệ cộng đồng…Môi trường hoạt động ở Thung lũng Silicon
là một môi trường rất năng động dựa trên cơ chế phân quyền mà các quốc gia khác
không có được. Sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh đã tạo ra các dịch vụ
24
hỗ trợ đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành ngày càng nhiều các
doanh nghiệp mới. Vấn đề đặt ra cho các quốc gia là các cơ quan công quyền cần
phải làm gì để thúc đẩy sự phát triển một mạng lưới phức tạp các công ty hỗ trợ cho
sự phát triển của các doanh nghiệp mới khởi sự.
1.4.5. Chính sách của Chính phủ
Dựa vào cơ chế chính sách của chính phủ có thể phân thành 03 loại:
• Chính phủ đóng vai trò như nhà sáng lập thị trường.
• Các chính sách của Chính phủ như chính sách thuế, các qui định của hoạt động
ĐTMH tác động trực tiếp đến nền công nghiệp vốn mạo hiểm.
• Luật lệ và các qui định Quỹ hưu trí của Chính phủ, TTCK, thị trường lao động
và các lĩnh vực khác ảnh hưởng gián tiếp đến nền công nghiệp vốn mạo hiểm.
Vấn đề về cơ chế chính sách cụ thể bao gồm mức độ thích hợp của thuế lợi vốn và
loại chương trình chính phủ áp dụng để khuyến khích hoạt động ĐTMH.
1.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển
thị trường vốn ĐTMH
1.5.1. Rajarishi Nahata, Sonali Hazarika and Kishore Tandon (08/2014),
Success in Global Venture Capital Investing: Do Institutional and Cultural
Differences Matter?
Các kết luận nghiên cứu này đưa ra về kết quả đầu ĐTMH toàn cầu như sau:
1.5.1.1 Các Quỹ ĐTMH toàn cầu và hiệu quả hoạt động của nó
• Phù hợp với quan điểm của Black và Gilson (1998) về mối liên hệ giữa sự phát
triển của TTCK và công nghiệp VMH, nghiên cứu đã cho thấy rằng sự phát triển
TTCK ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của VMH. Nếu sự phát triển
của TTCK gia tăng thêm 1% thì thành công trong việc thoát vốn mạo hiểm gia tăng
5,71%.
• Sự khác biệt về văn hóa cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vốn
mạo hiểm, phù hợp với nghiên cứu của Chakrabarti et al. (2009) đồng thời phù hợp
với giả thuyết cho rằng sự khác biệt về văn hóa giữa Quỹ ĐTMH và công ty nhận
đầu tư đòi hỏi các Quỹ ĐTMH phải thẩm định nghiêm khắc hơn và thật sự thận
25
trọng bởi vì nó có ảnh hưởng đến hiệu quả, sự thành công của vốn ĐTMH. Nếu sự
khác biệt về văn hóa gia tăng thêm 1% thì thành công trong việc thoát vốn mạo
hiểm gia tăng 8,13% - 9,54%.
• Kết quả nghiên cứu cũng nhất quán với phát hiện của Brander et al. (2002) và
Nahata (2008), quy mô của tập các Quỹ ĐTMH có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
hoạt động của công ty. Nghiên cứu khám phá ra rằng sự hiện diện của các tổ chức
ĐTMH của Mỹ vào hệ thống các Quỹ ĐTMH có ảnh hưởng rõ ràng đến hiệu quả
hoạt động của công ty nhận đầu tư khi chưa xem xét đến sự tham gia của các Quỹ
ĐTMH địa phương. Khi thêm biến sự tham gia của Quỹ ĐTMH địa phương vào mô
hình nghiên cứu thì kết quả cho thấy sự tham gia của các nhà ĐTMH địa phương
kết hợp với đầu tư của các tổ chức ĐTMH của Mỹ thật sự là một kênh quan trọng
nhất có ảnh hưởng rõ nét đến hiệu quả hoạt động của thị trường vốn mạo hiểm và
công ty nhận đầu tư. Nếu sự tham gia của các nhà ĐTMH địa phương tăng lên 1%
thì thành công cho việc thoát vốn mạo hiểm tăng 6,28% - 6,46%.
1.5.1.2 Hiệu quả hoạt động của các Quỹ ĐTMH ở các nền kinh tế đã và đang
phát triển
Nghiên cứu tiến hành phân tích độc lập các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công
của vốn mạo hiểm ở các nước có nền kinh tế phát triển với các nước đang phát
triển, với kết luận rằng:
• Môi trường pháp lý, sự khác biệt về văn hóa và sự phát triển của TTCK vẫn là
các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của vốn mạo hiểm ở cả nền kinh tế
đã và đang phát triển.
• Mặt khác, trong khi vấn đề sự tham gia của các nhà ĐTMH địa phương vào thị
trường ĐTMH của quốc gia có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các
công ty nhận đầu tư ở các nước phát triển, thì nó không thể hiện vai trò quan trọng
đối với các nước đang phát triển.
• Kết luận về sự khác biệt về văn hóa khi ĐTMH ở các nước đang phát triển là: bất
kể sự khác biệt về văn hóa đối mặt với vấn đề trách nhiệm về pháp lý của nhân tố nước
ngoài (LOF: Liability of foreignness) thì đây không phải là một rào cản quan trọng
26
trong sự thận trọng của các Quỹ ĐTMH, họ dường như trở nên rất thận trọng, thẩm
định một cách nghiêm ngặt hơn các dự án đầu tư ở các nước đang phát triển.
• Kinh nghiệm của Quỹ ĐTMH được đo lường bằng số năm hoạt động của các
Quỹ ĐTMH hàng đầu là một nhân tố quan trọng cho sự thành công của công ty
nhận đầu tư nhưng chỉ ở các nước đang phát triển còn các nước đang phát triển thì
yếu tố kinh nghiệm của các Quỹ ĐTMH không quan trọng.
• Quy mô của hệ thống quỹ ĐTMH là nhân tố quan trọng cho cả các quốc gia đã
và đang phát triển.
• Điều kiện của TTCK và GDP quốc gia là các nhân tố mạnh cho sự thành công
của vốn ĐTMH ở quốc gia đã phát triển nhưng không quan trọng đối với các nước
đang phát triển.
• Các quốc gia có mức độ mở cửa hơn dễ thu hút nhiều hơn các Quỹ ĐTMH và
làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các Quỹ ĐTMH cho các dự án tiềm năng, đến một
lúc nào đó thường dẫn đến kết quả là các Quỹ ĐTMH “dùng tiền để có bằng được
dự án kinh doanh” vì vậy làm giảm hiệu quả hoạt động của các Quỹ ĐTMH.
• Cuối cùng các công ty nhận tài trợ ở giai đoạn hạt giống hay giai đoạn đầu thì ít
có khả năng thành công hơn các giai đoạn còn lại bất kể là công ty ở đâu.
Tóm lại: Nghiên cứu đã xác định được 03 nhóm nhân tố có tác động mạnh mẽ đến
sự thành công của thị trường vốn ĐTMH ở cả các nước phát triển và các nước đang
phát triển là: các quy định về thể chế, sự phát triển của TTCK, sự khác biệt về văn
hóa giữa quốc gia của công ty nhận đầu tư và Quỹ ĐTMH.
1.5.2. N.M.P. Bocken (2015), Sustainable venture capital – catalyst for
sustainable start-up success?
Nghiên cứu này cũng chỉ ra các nhân tố của VMH tác động lên sự thành bại của
DN khởi nghiệp.
Nghiên cứu được tổng hợp từ ý kiến khảo sát của các chuyên gia về đầu tư mạo
hiểm và của các DN khởi nghiệp, chạy phân tích dữ liệu đưa ra nhận định những
nguyên nhân tạo ra nhờ ĐTMH ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến sự thành công cho
DN khởi nghiệp như sau
27
Vế tích cực:
Góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả mô hình kinh doanh, nâng cao tính
cạnh tranh so với thị trường;
DN khởi nghiệp tận dụng được mạng lưới quan hệ từ bên ĐTMH chia sẻ;
Hoàn thiện và tăng cường chất lượng lao động, quản trị, ý tưởng kinh
doanh,…
Về tiêu cực:
Rào cản pháp lý giữa bên ĐTMH nước ngoài vào DN khởi nghiệp nội địa;
Thiếu phù hợp, đồng nhất về mục tiêu chiến lược của nhà ĐTMH và DN
khởi nghiệp;
Sự quan ngại, e dè của các tổ chức ĐTMH về tính minh bạch số liệu kế toán,
tài chính của DN khởi nghiệp, ảnh đến giá trị rót vốn và phần trăm cổ phần
của nhà ĐTMH.
Một số nghiên cứu khác về các nhân tố tác động đến hoạt động ĐTMH và nhận
vốn mạo hiểm của các DN khởi nghiệp.
Laura Bottazzi, Marco Da Rin, Thomas Hellmann (2016), The Importance of
Trust for Investment: Evidence from Venture Capital, chỉ ra rằng sự khác
biệt về văn hóa giữa nhà ĐTMH và công ty nhận đầu tư có ảnh hưởng đáng
kể đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH.
Paula. Gompers (1995), Optimal Investment, Monitoring, and the Staging of
Venture Capital, cũng đề cập về môi trường pháp lý có ảnh hưởng rõ ràng
đến các quyết định đầu tư tài chính.
William A.Sahlman (1990), The structure and governance of venture-capital
organizations, Bài nghiên cứu này mô tả và phân tích cấu trúc của các tổ
chức đầu tư mạo hiểm, tập trung vào mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà đầu
tư mạo hiểm và giữa các công ty đầu tư mạo hiểm và liên doanh mà họ đầu
tư. Các vấn đề cơ quan trong các tổ chức này và các hợp đồng và quy trình
vận hành đã phát triển để đáp ứng được nhấn mạnh, phát sinh rủi ro và lợi
nhuận trong quá trình hoạt động.
28
Qua các nghiên cứu trên có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của thị trường vốn ĐTMH. Bao gồm các yếu tố liên quan đến kinh tế vĩ mô
của một quốc gia, còn có các yếu tố khác như là: sự phát triển của TTCK, môi
trường pháp lý, sự khác biệt về văn hóa, sự trưởng thành và hiệu quả hoạt động của
thị trường vốn ĐTMH, mô hình rủi ro và lợi nhuận. Mỗi nghiên cứu có thể bao gồm
một, hai hay tất cả các yếu tố trên.
1.6. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển
thị trường vốn ĐTMH
1.6.1. Sự phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới
Theo tài liệu của Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN, một số nước đã rất thành
công trong đầu tư mạo hiểm như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Gần
đây, đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc cũng phát triển nhanh.
Mỹ: là nước tiên phong trên thế giới về đầu tư mạo hiểm, với ý tưởng cần hỗ trợ
vốn để hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý tưởng sáng tạo và có tiềm
năng trên thị trường. Công ty đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Mỹ do Hiệu trưởng đại
học MIT thành lập từ năm 1946, quỹ này đã hỗ trợ các công ty công nghệ nổi tiếng
trên thế giới như DEC (chế tạo các máy tính cỡ trung đầu tiên trên thế giới). Một số
công ty công nghệ danh tiếng trên thế giới như Microsoft, Apple, Yahoo cũng hình
thành và phát triển từ vốn đầu tư mạo hiểm. Đến nay Mỹ có khoảng 2.000 công ty
đầu tư mạo hiểm với tổng số vốn hơn 60 tỷ USD, mỗi năm đầu tư cho khoảng
10.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Chính phủ Mỹ đã ban hành hàng loạt
luật và chính sách hỗ trợ đầu tư mạo hiểm, trong đó chủ yếu là tạo điều kiện cho
Quỹ Hưu trí được đầu tư mạo hiểm, tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp đầu tư
mạo hiểm trong Luật đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhà cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm chủ yếu từ Quỹ Hưu trí, các công ty tư nhân,
cá nhân và gia đình, cơ sở đào tạo và nghiên cứu, ngân hàng và công ty bảo hiểm,
các nguồn vốn nước ngoài. Tổ chức quản lý đầu tư các công ty mạo hiểm là chuyên
nghiệp.
EU: Trong EU, Anh là nước thành công hơn cả trong đầu tư mạo hiểm. Đầu tư
29
mạo hiểm xuất hiện ở nước Anh hồi thập niên 70, đến nay đã chiếm 40% tổng vốn
đầu tư mạo hiểm của EU. Năm 1999, nước Anh có gần 250 doanh nghiệp đầu tư
mạo hiếm với tổng số vốn đạt 11,9 tỷ USD. Chính phủ Anh đã ban hành Luật Uỷ
thác Đầu tư mạo hiểm, trong đó ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân đầu tư vào Quỹ uỷ
thác để Quỹ tiến hành đầu tư mạo hiểm.
Ở Đức, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm năm 1998 chỉ là 1,1 tỷ USD, nhưng đến
2001 đã đạt 5,6 tỷ USD. Chính phủ Đức thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm nước Đức.
Chính phủ Đức bảo hiểm đến 75% các khoản lỗ và lợi nhuận của Quỹ từ các doanh
nghiệp bị giới hạn trần nên Quỹ thiếu động cơ và hoạt động không thành công.
Nhật Bản: Bộ Ngoại thương và Công nghiệp thành lập Trung tâm đầu tư mạo
hiểm từ năm 1975 với chính sách cho các doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ
mới vay vốn không lãi suất trong 5 năm. Quỹ do ngân hàng quản lý và thực hiện
cho vay. Vốn đầu tư mạo hiểm của Nhật chủ yếu từ các cơ quan tài chính. Ngân
hàng và các cơ quan tài chính thiếu năng lực đánh giá về công nghệ cao nên Quỹ
đầu tư mạo hiểm ở Nhật không phát triển lắm.
Israel, Chile, Đài Loan: Đều là những nền kinh tế thành công trong đầu tư mạo
hiểm khi kết hợp sự hỗ trợ của Chính phủ với các công ty mạo hiểm tư nhân. Quỹ
Đầu tư Mạo hiểm của Chính phủ Israel đầu tư trực tiếp và các quỹ đầu tư mạo hiểm
tư nhân (vốn chính phủ đối ứng 40%). Quỹ đầu tư Mạo hiểm của chính phủ Chile
đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân dưới dạng cho nợ dài hạn, thực chất là
vốn ưu đãi (lãi suất 3% trong 15 năm). Chính quyền Đài Loan thực hiện chính sách
ưu đãi 20% cho các công ty đầu tư mạo hiểm nếu có đầu tư vào các doanh nghiệp
công nghệ cao và chuyển giao công nghệ vào Đài Loan.
Trung Quốc: Năm 1985, chính phủ Trung Quốc bắt đầu thành lập Công ty đầu
tư mạo hiểm công nghệ cao, nhưng đến năm 1998 thì công ty này ngừng hoạt động.
13 năm đó được coi là giai đoạn thử nghiệm đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc. Từ
1999 đến 2001, Trung Quốc có tới 400 công ty đầu tư mạo hiểm với số vốn 6 tỷ
USD. Rút kinh nghiệm thất bại trong giai đoạn đầu do thiếu nguồn nhân lực vận
hành, thiếu thể chế, chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy chế sàn giao dịch
30
chứng khoán cho các doanh nghiệp công nghệ cao vừa và nhỏ, cải thiện Luật Đầu
tư v.v.
Thực tế Mỹ và các nước thành công trong đầu tư mạo hiểm khác cho thấy, các
điều kiện để đầu tư mạo hiểm thành công là: có nhu cầu rất lớn về thương mại hóa
các kết quả nghiên cứu công nghệ; có hệ thống luật pháp thúc đẩy phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy đổi mới công nghệ; thị trường chứng khoán phát triển
mạnh cùng với tiềm lực to lớn của các nguồn vốn khác cho đầu tư mạo hiểm; các
công ty đầu tư mạo hiểm phải có am hiểu công nghệ và năng lực quản lý.
1.6.2. Hoạt động ĐTMH tại một số nước châu Á
1.6.2.1 Thúc đẩy khởi nghiệp – cách làm của Singapore
Tháng 11/2006, Singapore có tổng cộng 2.800 công ty khởi nghiệp công nghệ.
Một thập niên sau, tức 2017, đất nước nhỏ bé này có 4.300 công ty khởi nghiệp
công nghệ, với 30% là khởi nghiệp công nghệ cao.
Báo cáo năm 2017 từ Startup Genome (Mỹ), xếp Singapore hạng nhất thế giới
về tài năng khởi nghiệp và hạng ba về kết nối toàn cầu trong số 20 hệ sinh thái khởi
nghiệp lớn trên thế giới. Singapore cũng được xếp hạng là thành phố sáng tạo nhất ở
châu Á-Thái Bình Dương theo Bloomberg và INSEAD.
Không phải ngẫu nhiên mà Singapore được xếp hạng một trong những nơi có
môi trường khởi nghiệp tốt nhất thế giới, và cũng là nơi được nhiều người Việt chọn
để thành lập các DN khởi nghiệp thay vì ở quê nhà.
Ngoài chuyện duy trì được một môi trường kinh doanh minh bạch với các thủ
tục đăng ký và duy trì kinh doanh đơn giản, thông thoáng và nhanh gọn, Singapore
còn có nhiều ưu đãi và hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp Singapore, trong đó có
một số ưu đãi dành cho doanh nghiệp của người nước ngoài được thành lập tại
Singapore.
Thống kê sơ bộ thì Chính phủ Singapore tạo lập ít nhất bảy loại quỹ hoặc
chương trình ưu đãi và hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SME) và khởi nghiệp của người Singapore và, trong một số trường hợp, cho người
nước ngoài.
31
Ưu đãi và hỗ trợ tài chính đầu tiên là ACE Startups Scheme, cung cấp 70% vốn
đầu tư (tối đa là 50.000 đô la Singapore – SGD, khoảng 850 triệu đồng) cho người
mang quốc tịch Singapore hay thường trú nhân (PR) lần đầu tiên trở thành doanh
nhân và có ý tưởng mang tính sáng tạo. Tiêu chí lựa chọn là phải có sự độc đáo
trong ý tưởng kinh doanh, tính khả thi của mô hình kinh doanh, đội ngũ lãnh đạo, và
giá trị thị trường tiềm năng.
Hỗ trợ thứ hai là CDG (Trợ giúp phát triển năng lực) cung cấp hỗ trợ tài chính
cho các startup để xây dựng năng lực trong 10 lĩnh vực kinh doanh. Quỹ này chi trả
tới 70% (không quá 30.000 SGD) tổng chi phí tư vấn, phí chứng nhận, và chi phí
thiết bị và đào tạo cho các startup. Đối tượng là tất cả các SME thành lập và hoạt
động tại Singapore.
Hỗ trợ thứ ba là Quỹ mạo hiểm giai đoạn đầu (ESVF) trợ giúp cho các startup
trong lĩnh vực công nghệ tại Singapore trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Quỹ cùng
với các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm (VC) rót vốn thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm
nắm cổ phần của các startup này. Startup khi được lựa chọn có thể nhận tới 3 triệu
SGD từ quỹ.
Hỗ trợ thứ tư là PIC (Tín dụng cho sáng tạo và năng suất). Cơ quan thuế vụ
Singapore có thể trả tiền mặt hoặc giảm trừ thuế cho các công ty Singapore khi đầu
tư vào cải thiện năng suất và thúc đẩy sáng tạo. Hỗ trợ này sẽ chi trả phí nghiên cứu
và phát triển, đăng ký bản quyền sáng chế, sáp nhập, mua sắm thiết bị tự động hóa,
đào tạo nhân lực và thực thi các dự án được phê duyệt… Theo chương trình này,
doanh nghiệp Singapore có thể hưởng miễn, giảm 400% thuế (tối đa 400.000 SGD)
hoặc có thể chọn hưởng 40% mức chi trả bằng tiền mặt (tối đa 100.000 SGD).
Chương trình hỗ trợ này sẽ chấm dứt trong năm 2018.
Hỗ trợ thứ năm là FSTI (Hỗ trợ về công nghệ và sáng tạo trong khu vực tài
chính), do MAS (Ngân hàng Trung ương Singapore) chịu trách nhiệm. MAS đã đầu
tư tới 225 triệu SGD cho FSTI nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính thành lập
các trung tâm sáng tạo tại Singapore và hỗ trợ sự phát triển nền tảng công nghệ và
các giải pháp sáng tạo trong toàn ngành. Đối tượng thụ hưởng là các tổ chức tài
32
chính Singapore và những doanh nghiệp cung cấp giải pháp và công nghệ cho
những tổ chức này. Nếu dự án hay giải pháp được chấp thuận, MAS sẽ chi trả tối đa
70% các chi phí hợp lý phát sinh (không quá 200.000 SGD) trong thời gian tối đa
18 tháng.
Hỗ trợ thứ sáu là TECS. Đây là quỹ hỗ trợ để thương mại hóa các ý tưởng của
các công ty công nghệ đăng ký thành lập tại Singapore không quá năm năm, đang
theo đuổi các giải pháp công nghệ mang tính đột phá, dựa trên giao thức mạng
(Internet Protocol) và có khả năng thương mại hóa. TECS hỗ trợ ở hai dạng, về ý
tưởng là 200.000 SGD, về giá trị là 500.000 SGD.
Cuối cùng là CEF, một hình thức hỗ trợ tương đối mới của Chính phủ Singapore
cho các startup trong lĩnh vực xã hội, được thành lập bởi Bộ Phát triển gia đình và
xã hội. Đối tượng thụ hưởng là các DN khởi nghiệp tuyển dụng và đào tạo người
Singapore tàn tật. Mức thụ hưởng là 80% chi phí đầu tư và hoạt động, tối đa là
300.000 SGD, trong vòng hai năm hoạt động đầu tiên.
Như vậy, có thể thấy sự đa dạng về hình thức và nội dung hỗ trợ của Chính phủ
Singapore dành cho SME và startup. Tuy vậy, nhìn chung các hỗ trợ này được thiết
kế và hoạt động có trọng tâm rõ ràng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghệ,
mang tính sáng tạo, thúc đẩy cải thiện năng suất, trừ quỹ hỗ trợ thứ bảy là dành cho
lĩnh vực xã hội nhân văn.
1.6.2.2 Đầu tư mạo hiểm và hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ đã trở thành điểm mấu chốt cho toàn thế
giới. Với hàng trăm thanh niên sáng tạo chọn theo đuổi con đường khởi nghiệp thay
vì tham gia vào các tập đoàn đa quốc gia và các liên doanh của chính phủ, thế giới
kinh doanh đã chứng kiến một sự bùng nổ của những công ty khởi nghiệp.
Năm 2018, đặc biệt, là năm khởi nghiệp của Ấn Độ mạo hiểm vào câu lạc bộ kỳ
lân. 8 công ty khởi nghiệp Ấn Độ - Freshworks, Oyo, Swiggy, Zomato, Paytm Mall,
Policybazaar, Udaan và Byju - đã vượt mốc 1 tỷ đô la trong năm nay và tham gia
giải đấu gồm 18 kỳ lân Ấn Độ, hầu hết các doanh nhân mới tìm đến. Tín dụng cho
sự tăng trưởng lớn như vậy có thể được đưa ra cho bước nhảy Ấn Độ quan sát được
33
trong tài trợ.
Ngoài các nhà đầu tư mạo hiểm Ấn Độ, một loạt các nhà đầu tư toàn cầu đã giới
thiệu sự quan tâm đến các hoạt động khởi nghiệp trong nước và bơm một số tiền
khổng lồ trong hệ thống để tiếp tục tận dụng các hoạt động của họ. Ấn Độ, ngày
nay, tự hào là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba trên thế giới sau Liên Hợp Quốc
và Vương quốc Anh với tổng số 7.700 công nghệ khởi nghiệp.
Một báo cáo gần đây của phòng chờ phần mềm NASSCOM về tình trạng khởi
nghiệp ở Ấn Độ đã làm sáng tỏ tiến độ mà hệ sinh thái kinh doanh của quốc gia
đang phát triển và đáng chú ý, những con số này là tích cực từ tất cả các khía cạnh.
Tuy nhiên, có những lo ngại cũng được đề cập trong báo cáo.
Khởi động Thêm
Chính phủ Ấn Độ đã và đang nỗ lực có ý thức để thúc đẩy hệ sinh thái khởi
nghiệp trong nước bằng cách cầm tay ở nhiều giai đoạn khác nhau. Từ ý tưởng để
tài trợ và nhiều hơn nữa, chương trình Startup India do Thủ tướng Narendra Modi
đưa ra là một bước để đảm bảo sự sáng tạo và làm việc liên tục của các công ty khởi
nghiệp sáng tạo trong nước. Công nghệ, đặc biệt, thu hút ánh đèn sân khấu lớn trong
suốt.
Trong khi Ấn Độ quan sát thấy sự suy giảm trong năm 2017 khi chỉ có 1.000
khởi động công nghệ được thêm vào hệ thống, quốc gia này bắt kịp vào năm 2018
với sự bao gồm 1.200 liên doanh công nghệ mới. Xét về công nghệ tiên tiến, các
công ty khởi nghiệp có vẻ hoạt động hơn 50% trong năm nay. Đáng chú ý, tốc độ
tăng trưởng đã tăng gấp đôi lên 15 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái với sự bổ
sung khởi động vào năm 2018 cùng với tổng kinh phí đã đạt 4,2 tỷ đô la cho đến
nay.
Tăng trưởng tài trợ
Trong khi các công ty khởi nghiệp phải vật lộn trong năm 2017 để thu hút một
lượng tiền đáng nể, thì năm 2018 là năm đầu tư tích cực. Ấn Độ đã chứng kiến mức
tăng trưởng 108 phần trăm trong tổng kịch bản tài trợ từ 2 tỷ đô la đến 4,2 tỷ đô la.
Trong khi các khoản đầu tư ở giai đoạn sau chứng kiến mức tăng trưởng khổng lồ
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam

More Related Content

Similar to Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam

Similar to Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam (20)

Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAOĐề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...
 
Luận án: Giải pháp phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân...
Luận án: Giải pháp phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân...Luận án: Giải pháp phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân...
Luận án: Giải pháp phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàngLuận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
 
Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...
Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...
Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...
 
Luận văn: Phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam, HAYLuận văn: Phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Kiên Long, HAY!
 Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Kiên Long, HAY! Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Kiên Long, HAY!
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Kiên Long, HAY!
 
Luận văn: Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng, HAYLuận văn: Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng, HAY
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Tại Hội Sở Chính Ngân Hàng...
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Tại Hội Sở Chính Ngân Hàng...Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Tại Hội Sở Chính Ngân Hàng...
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Tại Hội Sở Chính Ngân Hàng...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
 
Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...
Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...
Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáoBÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
 
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC BẢO TRÂM TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC BẢO TRÂM TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Được sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo tác giả đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Hoàn thành bài báo cáo này cho phép tác giả được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô trong khoa tài chính của trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm bài báo cáo này. Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Kết quả nghiên cứu, các số liệu được trích dẫn rõ ràng, trung thực từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đã trình bày trong Luận văn. Do thời gian có hạn, cũng như kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nên trong bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của giảng viên hướng dẫn và hội đồng phản biện nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu thực tế sau này. Tác giả xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 01 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bảo Trâm
  • 4. MỤC LỤC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THESIS’s ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Câu hỏi nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết luận, những điểm mới của Luận văn 3 7. Kết cấu Luận văn 3 CHƯƠNG 1 5 TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 5 1.1 Đầu tư mạo hiểm 5 1.2 Những yếu tố tạo thành ĐTMH 9 1.2.1 Vốn mạo hiểm 9 1.2.2. Chủ thể tham gia hoạt động ĐTMH 10 1.2.3 Quy trình đầu tư mạo hiểm 11 1.3. Quỹ ĐTMH và các hình thức hoạt động của quỹ ĐTMH 14 1.3.1. Quỹ ĐTMH 14 1.3.2. Các đặc điểm của quỹ ĐTMH 15 1.3.3. Chức năng của quỹ ĐTMH 17 1.3.4. Các mô hình quỹ ĐTMH 19 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thu hút VMH và ĐTMH 22 1.4.1 Cấu trúc thị trường tài chính 22 1.4.2. Khả năng về nguồn nhân lực 22 1.4.3. Cơ hội đầu tư 23 1.4.4. Các cơ quan hỗ trợ 23 1.4.5. Chính sách của Chính phủ 24
  • 5. 1.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường 24 1.5.1. Rajarishi Nahata, Sonali Hazarika and Kishore Tandon (08/2014), Success in 24 1.5.2. N.M.P. Bocken (2015), Sustainable venture capital – catalyst for sustainable start-up success? 26 1.6. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường 28 1.6.1. Sự phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới 28 1.6.2. Hoạt động ĐTMH tại một số nước châu Á 30 CHƯƠNG 2 37 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 37 2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường vốn ĐTMH tại VN 37 2.1.1. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu thực tế 37 2.1.2. Mẫu nghiên cứu được xây dựng 38 2.1.3. Kết quả thống kê mô tả 39 2.1.4. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 40 2.1.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 45 2.1.6. Kết quả phân tích tương quan Pearson 52 2.1.7. Kết quả phân tích hồi quy đa biến 53 2.2. Nhu cầu vốn ĐTMH 59 2.2.1. Tổng quan và tiềm năng phát triển các DN khởi nghiệp tại VN 59 2.2.2. Quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển DN khởi nghiệp ở VN 60 2.2.3. Những hạn chế trong việc huy động vốn nói chung và vốn mạo hiểm nói riêng của 60 2.3. Nguồn cung vốn ĐTMH 61 2.3.1. Tổng quan về ĐTMH tại VN và nguồn cung VMH cho DN khởi nghiệp 61 2.3.2. Quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển thị trường ĐTMH cho DN khởi 64 2.3.3. Những khó khăn đối các quỹ ĐTMH VN 65 CHƯƠNG 3 67 GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM 67 3.1. Sự cần thiết của việc phát triển đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 67 3.1.1. Thuận lợi 69 3.1.2. Khó khăn 69 3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới 71 3.2.1. Đầu tư mạo hiểm dựa trên nhu cầu của thị trường, liên quan đến nhiều lĩnh vực, phù 71 3.2.2. Lĩnh vực công 73 3.2.3. Đối tượng chính của các quỹ ĐTMH là khu vực kinh tế tư nhân, lớp doanh nghiệp vừa và nhỏ 73
  • 6. 3.2.4. Mô hình công ty TNHH, mô hình quỹ – công ty cổ phần được cho là phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn 74 3.2.5. Vai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho sự hình 75 3.3. Một số giải pháp thu hút vốn mạo hiểm và hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 77 3.3.1. Hỗ trợ đắc lực từ nhà nước trong việc thúc đẩy thu hút vốn mạo hiểm và hoạt động đầu tư mạo hiểm 77 3.3.2. Tăng cường thông tin, phổ biến kiến thức về VMH và hoạt động ĐTMH nhằm thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh hơn trong tiến trình xây dựng hệ sinh thái cho khởi nghiệp và phát triển kinh tế 79 3.3.3. Xúc tiến, nâng cao chất lượng hoạt động ĐTMH ở Việt Nam 79 3.3.3.1 Kết nối sâu rộng với các nhà đầu tư nước ngoài, ở nước ngoài 79 3.3.3.2 Nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư mạo hiểm trong nước 80 3.3.4. Hạn chế độc quyền, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh 82 3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 83 PHẦN KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp ĐTMH Đầu tư mạo hiểm ĐTNN Đầu tư nước ngoài EU Liên minh Châu Âu GDP Tổng sản phẩm quốc nội KHCN Khoa học công nghệ LBI Leverage buy in: Mua lại nhờ vốn vay M&A Mua bán và sát nhập MPDF Chương trình phát triển dự án Mekong NĐT Nhà đầu tư OECD Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế R&D Research and development: Nghiên cứu và phát triển ROI Return on investment: Suất sinh lời của vốn đầu tư SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán VMH Vốn mạo hiểm VN Việt Nam WB Ngân hàng thế giới
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 So sánh ĐTMH và Đầu tư từ vốn qua ngân hàng Error! Bookmark not defined. Bảng 1.2 Rủi ro và lợi nhuận dự kiến trong quy trình vốn mạo hiểm 12 Bảng 1.3 So sánh quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư chứng khoán 16 Bảng 2.1 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập X1-X17 và PT1-PT5 (Descriptive Statistics Statistics X1-X17 and PT1-PT5) 39 Bảng 2.2 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F1 – Cơ chế thu hồi vốn 40 Bảng 2.3 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F2 – Sự trưởng thành và hiệu quả hoạt động của thị trường vốn ĐTMH 41 Bảng 2.4 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F3 - Môi trường pháp lý 42 Bảng 2.5 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F4 - Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh 43 Bảng 2.6 Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố PT – Mức độ ảnh hưởng 44 Bảng 2.7 (Với options có Absolute value below: 0.57) Kết quả phân tích nhân tố khám phá Rotated Component Matrixa 46 Bảng 2.8 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test 47 Bảng 2.9 Phương sai trích khi phân tích nhân tố Total Variance Explained 48 Bảng 2.10 Ma trận hệ số điểm nhân tố Component Score Coefficient Matrix 49 Bảng 2.11 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 50 Bảng 2.12 Phương sai trích khi phân tích nhân tố Total Variance Explained 51 Bảng 2.13 Ma trận hệ số điểm nhân tố Component Score Coefficient Matrix 51 Bảng 2.15 Kết quả Model Summaryb 56 Bảng 2.16 ANOVAa 56 Bảng 2.17 Coefficientsa 57
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Vốn mạo hiểm được tổ chức theo hình thức Limited partnerahip 20 Hình 1.2 Mô hình quỹ – công ty cổ phần 21 Hình 2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH VN 38 Hình 2.2 Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi qui tuyến tính 54 Hình 2.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 55 Hình 2.4 Phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot 55 Hình 2.5 Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập giai đoạn 2011-2016 59 Hình 2.6 Thống kê về tình hình khởi nghiệp tại VN 60 Hình 2.7 Kết quả 5 năm hoạt động của SVF (2014-2019) 63 Hình 2.8 Năm 2018, Kết quả hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động ĐTMH 64
  • 10. TÓM TẮT ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Tính đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm ý tưởng KN được gieo mầm, kiến tạo và kết nối với cộng đồng, các quỹ đầu tư. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm và rót vốn từ nhiều DN đến từ các quốc gia, khu vực như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc,... Dựa theo xu thế tất yếu của thực tiễn, ngày 11/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý và hoạt động của các Quỹ ĐTMH. Hiện có hơn 40 Quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến một số tên tuổi lớn như Vina capital, CyberAgent Ventures...Việt Nam có hàng nghìn DN KN sáng tạo đang hoạt động và được đầu tư vốn bởi các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước. Cho đến nay, các DN KN tại VN chủ yếu kêu gọi vốn từ các quỹ tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về chứng khoán, quỹ ĐTMH, các NĐT cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Những thương vụ lớn chủ yếu đến từ các NĐT nước ngoài, trong khi các NĐT trong nước vẫn còn khá e dè khi đầu tư vào các DN KN. Những doanh nhân thành công ở thế hệ trước thường cẩn thận và không ĐTMH vào những DN mới. Chính vì những cơ hội và thách thức ấy là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài: “TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM” Với 3 mục tiêu nghiên cứu là (1) để rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành, tiềm năng và phát triển thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam từ việc tìm hiểu, học hỏi một số thị trường vốn ĐTMH hàng đầu thế giới và khu vực Châu Á; (2) Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH tại VN; (3) Đề xuất các giải pháp khả thi cho thị trường vốn ĐTMH tại VN. Luận văn khảo sát các DN KN trên phạm vi toàn quốc, song song đó kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của các Quỹ ĐTMH đang hoạt động tại Việt Nam, thị trường VMH tại một số nước trên thế giới đặc biệt là các nước khu vực Châu Á. Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu dữ
  • 11. liệu thứ cấp, mô tả thống kê lịch sử và tổng hợp. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20. Kết luận, những điểm mới của Luận văn, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về mặt lý thuyết đầu tư mạo hiểm, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của một số quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật trên thế giới, khảo sát các doanh nghiệp khởi nghiệp, luận văn mong muốn xác định được: (1)Các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành, cơ hội phát triển thị trường vốn ĐTMH có thể áp dụng với VN; (2)Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn và hoạt động ĐTMH; (3)Cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng nguồn cung và nhu cầu vốn ĐTMH; (4)Thêm vào đó đề xuất mô hình quỹ ĐTMH có thể áp dụng cho Việt Nam và cho thấy tiềm năng của thị trường vốn ĐTMH Việt Nam.
  • 12. THESIS’s ABSTRACT Up to now, Viet Nam has hundreds of incubated start-up initiatives and start- up products that have been connected with the community and investment funds. With the integration of international economy increasingly deep, Viet Nam has been receiving the attention and investment from many businesses around the world, especially investors from countries and regions. there is a commitment of free trade and investment with Vietnam such as: Japan, Korea, Taiwan, Singapore, China, the United States, European Union... Meeting the practical needs, on March 11, 2018, the Government issued Decree No. 38/2018 / ND-CP detailing the management and operation of venture capital funds. There are also more than 40 Venture Capital Funds operating in Vietnam, including some big names like IDG Ventures and CyberAgent Ventures ... Vietnam also has thousands of creative start-up businesses operating and attracting huge investment capital from domestic and foreign investment funds. So far, start-up businesses in Vietnam mainly call for capital from state financial funds, channels such as investment funds on securities, venture capital funds, individual investors or non-governmental covered. Major deals come from foreign investors, while domestic investors are still quite shy when investing in start-up businesses. Successful entrepreneurs in the previous generation are often careful and do not risk investing in new businesses. Because of these opportunities and challenges is the reason I choose and implement the topic: "POTENTIAL TO ACTRACT VENTURE CAPITAL AND DEVELOP VENTURE CAPITAL INVESTMENT IN VIETNAM" With 3 research objectives are (1) to draw lessons learned in the process of formation, potential and development of venture capital market in Viet Nam from understanding and learning some markets. leading venture capital in the world and in Asia; (2) Identify key factors affecting the development of the venture capital market in Vietnam; (3) Proposing possible solutions for the venture capital market in Vietnam. The thesis focuses on surveying start-up enterprises nationwide. At the
  • 13. same time, it is combined with the understanding of the operation status of venture capital funds operating in Vietnam, the venture capital market in some countries in the world, especially in Asian countries. The thesis mainly uses secondary data research methods, historical and synthetic statistics. Researching factors affecting the development of the venture capital market is done by quantitative method through survey by questionnaire of start-up enterprises, with the support of SPSS 20 software. Conclusion and new points of the thesis, on the basis of studying issues in the theory of venture capital, combined with understanding the status of some outstanding venture capital funds in the world, surveying start-up enterprises, essays want to identify: (1) Experience lessons learned in the process of formation, potential and development of the venture capital market that can be applied to Vietnam; (2) The main factors affecting the development of capital markets and venture capital activities; (3) Provide an overview of the current situation of supply and demand for venture capital; (4) At the same time proposing a model of venture capital fund that can be applied to Vietnam and showing the potential of the Vietnamese venture capital market.
  • 14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn 2016 là năm đầu tiên Chính phủ Việt Nam thực sự quan tâm đến DN khởi nghiệp, hướng đến “Quốc gia khởi nghiệp”, cũng như có tầm nhìn sâu rộng đến năm 2020. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 của Chính phủ xác định, Nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. Tiếp đó, tháng 06/2017, Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho các hoạt động hỗ trợ DN khởi nghiệp ở VN. Ngày 11/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý và hoạt động của các Quỹ ĐTMH trao nhiều điều kiện tích cực cho các NĐT mạo hiểm để hình thành thị trường ĐTMH chuyên nghiệp, nâng cao hơn nữa trên tất cả các nguồn lực đầu tư. Việt Nam đã có hàng trăm ý tưởng KN được gieo mầm, kiến tạo và kết nối với cộng đồng, các quỹ đầu tư. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm và rót vốn từ nhiều DN đến từ các quốc gia, khu vực như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc,... Tạo ra lực kéo và sức hấp dẫn cho môi trường kinh doanh khởi nghiệp tại Việt Nam trở nên ngày một sôi động hơn. Hiện có trên 40 Quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến một số tên tuổi lớn như Vina capital, CyberAgent Ventures...Việt Nam có hàng nghìn DN KN sáng tạo đang hoạt động và được đầu tư vốn bởi các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước.. Điển hình như mô hình ví điện tử Momo cung cấp các dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, thu - chi hộ… Đến nay, mô hình này đã huy động thành công 600 tỷ đồng (khoảng 28 triệu USD) từ Quỹ Standard Chartered Private Equity – Quỹ đầu tư thuộc Ngân hàng Standard Chartered. Bên cạnh những tiềm năng, có thể thấy các khó khăn cũng không ít, việc đảm bảo nguồn vốn thường xuyên để hoạt động và phát triển là một trong những vấn đề cốt lõi cần quan tâm của mỗi DN khởi nghiệp. Cho đến nay, các DN KN tại VN đa
  • 15. 2 số kêu gọi vốn từ các quỹ tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về chứng khoán, quỹ ĐTMH, các NĐT cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Những thương vụ lớn chủ yếu đến từ các NĐT nước ngoài, trong khi các NĐT trong nước vẫn còn khá e dè khi đầu tư vào các DN KN. Những doanh nhân thành công ở thế hệ trước thường cẩn thận và không ĐTMH vào những DN mới. Một điều trái với những quốc gia khác trên thế giới, những NĐT ở VN thường ít quan tâm đến khởi nghiệp với tâm lý ngại rủi ro. Ngoài ra, việc các quỹ, công ty, tập đoàn quốc tế do phải bảo toàn vốn nên cũng không mạnh tay ĐTMH, rót vốn một cách nhỏ giọt vào DN KN. Vì thế, các DN khởi nghiệp ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong thu hút vốn đầu tư. Chính những cơ hội và thách thức ấy là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài: “TIỀM NĂNG THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM” 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích quá trình hình thành và phát triển của một số thị trường vốn ĐTMH khu vực Châu Á và hàng đầu thế giới để rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành, tiềm năng và phát triển thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam. Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH tại VN, kết hợp phân tích thực tế các nhóm nhân tố này tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp khả thi cho thị trường vốn ĐTMH tại VN, đặc biệt cho thấy sự cấp thiết của việc ra đời Quỹ ĐTMH riêng có của VN, cũng như triển vọng phát triển của hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam thông qua việc phân tích triển vọng các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng. Nhằm cho các nhà đầu tư thấy được cơ hội đầu tư trong hoạt động ĐTMH tại VN. 3. Câu hỏi nghiên cứu Việt Nam có thể học hỏi được gì từ sự ra đời và lớn mạnh của ĐTMH trên thế giới? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH ở Việt Nam?
  • 16. 3 Các DN khởi nghiệp và Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì để hình thành và thu hút đầu tư vào thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát các DN khởi nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, thị trường VMH tại một số quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước khu vực Châu Á. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu thứ cấp, thống kê lịch sử và tổng hợp. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp, phần mềm SPSS 20 được sử dụng xử lý dữ liệu. 6. Kết luận, những điểm mới của Luận văn Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về mặt lý thuyết đầu tư mạo hiểm, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của một số quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật trên thế giới, khảo sát các doanh nghiệp khởi nghiệp, luận văn mong muốn xác định được: Các bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn ĐTMH có thể áp dụng với VN; Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn và hoạt động ĐTMH; Cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng nguồn cung và nhu cầu vốn ĐTMH; Đồng thời đề xuất mô hình quỹ ĐTMH có thể áp dụng cho Việt Nam và cho thấy tiềm năng của thị trường vốn ĐTMH VN. 7. Kết cấu Luận văn Mở đầu Chương 1: Tổng quan về thu hút VMH và ĐTMH
  • 17. 4 Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường vốn ĐTMH các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp thu hút vốn và phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam Kết luận
  • 18. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN MẠO HIỂM VÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 1.1 Đầu tư mạo hiểm Mặc dù đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) đã xuất hiện từ lâu và không còn mới mẻ đối với nhiều người nhưng hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung thống nhất ĐTMH là gì. Hơn nữa do đặc thù kinh doanh của từng khu vực trên thế giới có sự khác biệt nên có khá nhiều cách hiểu tương đối khác nhau về ĐTMH. Về mặt ngữ nghĩa học, ĐTMH là được sử dụng từ tiếng Anh là “Venture Capital”. Thuật ngữ venture có nghĩa tổng quát là một hành vi dám chấp nhận rủi ro, được gọi là mạo hiểm. ngoài ra, “venture” cũng được hiểu tương đương với một hành vi đầu tư dưới các hình thức của đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, sở dĩ chúng ta cần thiết gọi tên loại hình đầu tư này là “ đầu tư mạo hiểm” là để phân biệt với hoạt đông đầu tư trực tiếp thông thường, là để nhấn mạnh tới tính rủi ro cao hơn mà các nhà đầu tư phải chấp nhận khi tiến hành đầu tư cho các dự án nhiều tính sáng tạo. Về mặt kinh tế học: ĐTMH là một thuật ngữ chung nhằm miêu tả việc đầu tư cho các dự án công nghệ hay khoa học đặc bịêt đang trong tình trạng “khát vốn”, điển hình là các công ty vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn khởi sự, có ý tưởng hay kế hoạch kinh doanh tốt. Nhà đầu tư sẽ được hưởng cổ phần hay lợi nhuận nếu công ty đó phát triển tốt, ngược lại nếu công ty thất bại, nhà đầu tư bị mất phần đã đầu tư vào. Do đó, ĐTMH nhìn chung là một hoạt động mang tính rủi ro rất lớn nhưng đồng thời cũng hàm chứa tiềm năng mang lại lợi nhuận cao. ĐTMH ở từng khu vực mà có cách hiểu khác nhau. Tại châu Á: thuật ngữ này đề cập đến việc đầu tư vốn cổ phần vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa được niêm yết chứng khoán và ở mức độ nào đó, có sự tham gia của các nhà đầu tư vào quá trình quản lý công ty. Tại châu Âu: theo ngân hàng Natwest – Anh Quốc thì ĐTMH là một hoạt động được quản lý bởi các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư dài hạn với độ rủi ro tài chính cao cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đã phát triển, chưa niêm
  • 19. 6 yết trên thị trường chứng khoán nhưng có tiềm năng tăng trưởng. Đây là cách hiểu chung của các nước Châu Âu về ĐTMH và được coi là cách hiểu theo nghĩa rộng, bởi vì: xét về giai đoạn đầu tư, nó bao gồm cả khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã tăng trưởng rồi (tức là không chỉ đầu tư cho doanh nghiệp từ lúc khởi đầu) và thậm chí cả khoản đầu tư mua lại công ty (MBOs (Management buy out – Mua laị từ đối tác bên ngoài MBOIs: Management buy in - Mua lại trong nội bộ), MBIs)1; về lĩnh vực đầu tư, ĐTMH có thể đầu tư vào tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, kể cả những lĩnh vực không phải là những ý tưởng sáng tạo và công nghệ mới. Tại Mỹ, theo Hiệp hội ĐTMH Mỹ: ĐTMH là đầu tư vốn vào doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có khả năng tăng trưởng nhanh, có tính sáng tạo và dựa vào công nghệ. Điểm khác biệt trong quan niệm về ĐTMH giữa Mỹ và châu Âu đó là: theo quan điểm của Mỹ, ĐTMH không bao gồm những khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã phát triển và mua quyền quản lý công ty như ở châu Âu, và lĩnh vực đầu tư chủ yếu là những ý tưởng sáng tạo mới và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao (Công nghệ thông tin, công nghệ y - sinh học, công nghệ vũ trụ, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số nước châu Á thì công nghệ cao còn bao gồm cả lĩnh vực tự động hoá.). Đây được coi là cách hiểu theo nghĩa hẹp và được nhiều người chấp nhận. Như vậy, có thể tổng quát lại và đưa ra một khái niệm về ĐTMH như sau: “ĐTMH là sự kết hợp giữa hoạt động đầu tư và tài chính. Nó không chỉ hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao mà còn bao gồm cả mọi hoạt động khác trong nền kinh tế. Dưới góc độ đầu tư, ĐTMH là quá trình đưa vốn vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình thương mại hoá để có được lợi nhuận cao. Nếu thể hiện cả quá trình thì ĐTMH là một phương thức đầu tư trong đó vốn được cung cấp vào công ty mới khởi nghiệp, chưa niêm yết chứng khoán, công ty có thể phải chịu rủi ro rất lớn, nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, sau vài năm thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp nhất và chuyển nhượng cổ phần để thu được sự
  • 20. 7 hoàn vốn đầu tư với mức cao”. ĐTMH có hai đặc điểm như sau: (1) ĐTMH thực chất là một dạng kinh doanh vốn. Các nhà tư bản mạo hiểm cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp mới khởi sự, thường là trong lĩnh vực công nghệ cao, có tính đổi mới mạnh mẽ, có khả năng tăng trưởng cao. Tỉ lệ thất bại của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu có thể rất cao, tới 80 – 90%, tức là tỉ lệ thành công hoàn toàn của nó thấp hơn 30%. Tất nhiên, mức độ mạo hiểm càng cao thì khi thành công sẽ cho lợi nhuận càng lớn. Do đó, ĐTMH là một hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao nhưng hàm chứa tiềm năng lợi nhuận lớn. • Khác với ngân hàng và các quỹ tương hỗ, các nhà cung cấp vốn mạo hiểm không thu hồi vốn và lãi của công ty tiếp nhận vốn đầu tư mà thoát vốn bằng cách bán cổ phần khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc bán lại hay sáp nhập công ty. • ĐTMH là một khoản đầu tư mang tính chất lâu dài, là một loại hình đầu tư mang tính chất “động” hay có thể nói là mang tính chu kỳ. Tính chu kỳ của nó thể hiện ở chỗ các khoản đầu tư sẽ kết thúc trong một thời gian nhất định (thường là 7 đến 10 năm). Nếu quỹ đó hoạt động tốt, đội ngũ quản lý có năng lực thì có thể gọi vốn thêm, hoặc công ty quản lý quỹ thu hút thêm vốn đầu tư lập nên những quỹ mới. (2) Nhà cung cấp vốn mạo hiểm không chỉ đầu tư vốn mà còn sử dụng kinh nghiệm, tri thức và mạng lưới thông tin tích luỹ lâu năm của mình hỗ trợ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh sao cho tốt hơn. Thay vì thu hồi vốn và lãi của khoản đầu tư, nhà cung cấp vốn mạo hiểm chỉ yêu cầu nắm giữ một số cổ phần, đôi lúc kiểm soát tổ chức và chiến lược kinh doanh của công ty nhận vốn. • ĐTMH là quá trình làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp được đầu tư không những bằng tài sản hữu hình mà còn bằng tài sản vô hình là chủ yếu, do đó yếu tố then chốt trong quá trình đầu tư là con người. Tức là các nhà ĐTMH quan tâm trước hết để một doanh nghiệp nhận được vốn mạo hiểm đó là ý tưởng kinh doanh khả thi, là đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và song song với quá trình cung cấp vốn sẽ là việc đào tạo cho các cán bộ của doanh nghiệp đó. Đây là một đặc điểm nổi bật
  • 21. 8 của loại hình ĐTMH. Như vậy, thực chất, ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn, trong đó người có vốn thông qua một người có kinh nghiệm quản lý đầu tư để đầu tư vào những doanh nghiệp chưa trưởng thành và có khả năng thu lợi nhuận cao. Xét về khả năng cung cấp vốn, ĐTMH chỉ là một hình thức cấp vốn mang tính chất bổ sung, không thể thay thế các loại hình cấp vốn khác (như cấp vốn qua ngân hàng, vốn từ ngân sách Nhà nước, v.v.). Bảng 1.1 So sánh ĐTMH và Đầu tư từ vay ngân hàng Các tiêu chí so sánh ĐTMH Đầu tư từ Vay ngân hàng Mục tiêu Tối đa hoá tỷ suất thu hồi vốn Thu lãi Thời gian 2-5 năm ngắn và dài hạn Qui định về thế chấp Không Có Quyền sở hữu của chủ đầu tư Có Không Cách thu hồi vốn Bán cổ phần trên thị trường chứng khoán, bán cho bên thứ ba, bán cho chủ doanh nghiệp Thu hồi vốn vay Dịch vụ gia tăng trong quá trình đầu tư Có cung cấp những dịch vụ như: lập kế hoạch tài chính và chiến lược kinh doanh; tuyển những vị trí quản lý chủ chốt; vay từ ngân hàng và các thể chế tài chính khác; tiếp cận với thị trường mới và công nghệ mới; điều hành các hoạt động marketing và sản xuất kinh doanh; niêm yết công ty trên thị trường chứng khoán Không có
  • 22. 9 Nguồn: Sunil Mani and Anthony Bartzokas, 2002, tr.16 1.2 Những yếu tố tạo thành ĐTMH 1.2.1 Vốn mạo hiểm Theo Ronald J.Gibson và Bernard Black – Journal of Applied Corporate Finance (Page 36 – 48, mùa đông 1999) thì “vốn mạo hiểm là khoản đầu tư do những tổ chức chuyên môn hoá thực hiện tới những hãng tăng trưởng cao, rủi ro cao và thường là có công nghệ cao đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển sản phẩm hoặc tăng trưởng”. Khái niệm vốn mạo hiểm, theo một số tài liệu giáo khoa và nghiên cứu, được dùng để chỉ các nguồn vốn chuyên dụng được quản lý một cách độc lập, tập trung đầu tư vào vốn cổ phần hoặc liên quan đến vốn cổ phần của các công ty tư nhân tăng trưởng cao. Tuy nhiên, xét về bản chất, vốn mạo hiểm có thể hiểu một cách đơn giản là nguồn tài chính cung cấp cho các công ty tư nhân dưới hình thức vốn cổ phần hoặc các khoản đầu tư gần giống như vốn cổ phần có thời gian tối thiểu là một vài năm. Đầu tư vốn mạo hiểm là sự vận động của vốn (mạo hiểm) từ những người có tiền, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, dù ở mức độ khá cao, để tìm kiếm lợi nhuận sang những người có ý tưởng, cơ hội kinh doanh nhưng không có khả năng tự biến ý tưởng đó thành hiện thực. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, luồng chu chuyển vốn này sẽ không xuất hiện và đó chính là những yếu tố cơ bản phân biệt vốn mạo hiểm với các nguồn vốn đầu tư thông thường khác. Vốn mạo hiểm có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó cách phổ biến nhất là phát hành cổ phiếu. Tuỳ thuộc vào tình hình phát triển với những đặc thù của nghành công nghiệp vốn mạo hiểm ở mỗi nơi khác nhau mà có sự tham gia ở mức độ khác nhau của các nhà đầu tư. Cho tới nay, một phần đáng kể nguồn vốn mạo hiểm trên thế giới là xuất phát từ các quỹ hưu trí, các ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó chính phủ ngày càng có những tác động tích cực vào thị trường vốn đầu tư mạo hiểm thông qua việc cung cấp các khoản vay giá rẻ cho có công ty kinh doanh nhỏ để các công ty này đem cho các doanh nhân mà
  • 23. 10 họ thấy xứng đáng vay lại hoặc góp vốn trực tiếp cho các quỹ đầu tư mạo hiểm với tư cách như là một cổ đông nhưng được tư nhân quản lý một cách chuyên nghiệp. Sự can thiệp của chính phủ sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm và đến lược nó thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp khởi sự. Cách thức huy động vốn tuỳ thuộc vào việc quỹ mạo hiểm được thành lập theo hình thức tổ chức pháp lý nào, thông thường là phát hành cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, v.v… Quy mô vốn mạo hiểm: theo kinh nghiệm tổ chức của nhiều quỹ ở Mỹ và các nước Tây Âu, một quỹ mạo hiểm trung bình chỉ đủ khả năng cung cấp vốn và tham gia quản lý danh mục đầu tư vào khoảng 15 – 20 doanh nghiệp với tổng mức vốn cấp trên một doanh nghiệp khoảng 2 -3 triệu USD. Như vậy, tính trung bình quy mô vốn hoạt động của một quỹ mạo hiểm ước tính khoảng 30 – 50 triệu USD. Quy mô của các quỹ mạo hiểm nhỏ chỉ khoảng 10 triệu USD hoặc ít hơn, cũng có một số rất ít quỹ có vốn lớn, lên đến hàng tỷ USD. Các quỹ mạo hiểm do nhà nước thành lập thường có số vốn rất lớn. Như vậy các nguồn tài trợ cho quỹ đầu tư mạo hiểm rất đa dạng. Tính đa dạng cũng như tỷ trọng của từng loại nguồn vốn của quỹ phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển của các định chế tài chính, sự phát triển của các ngành công nghệ cao và sự quan tâm của nhà đầu tư tư nhân cũng như của chính phủ đối với hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm ở từng quốc gia. 1.2.2. Chủ thể tham gia hoạt động ĐTMH Các chủ thể chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình ĐTMH: Các nhà đầu tư: Họ có thể là những nhà tư bản cá nhân giàu có (angle capitalist), có thể là ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, các tập đoàn sản xuất. Họ có lượng tiền lớn sẵn sàng để đầu tư và chấp nhận rủi ro cao, hy vọng đạt được mức lợi nhuận lớn. Cá nhân tự đầu tư: Theo cách này, sự chủ động của người đầu tư rất cao. Họ có tầm nhìn và nắm bắt các cơ hội, tự lựa chọn đối tượng nhận đầu tư thích hợp, đồng
  • 24. 11 thời hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được sau này mà không phải chia sẻ với ai. Lợi nhuận cao nên tính rủi ro phải gánh chịu càng cao hơn vì thực tế, một cá nhân khó có thể có một lượng vốn lớn cũng như được trang bị những kỹ năng, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đủ để thu được thành công. Tổ chức đầu tư: nhiều NĐT cùng góp vốn với nhau để thực hiện đầu tư nhằm hướng tới mục tiêu chung. Ưu điểm của hình thức này thể hiện rõ nhất ở khả năng phân tán và chia sẻ rủi ro. Sự kết hợp này có thể diễn ra dưới nhiều dạng: hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập công ty liên doanh, thành lập quỹ ĐTMH, v.v…Quỹ ĐTMH tuy xuất hiện sau, song càng ngày càng chứng minh được nhiều điểm nổi trội so với những phương thức đầu tư vốn mạo hiểm có tổ chức khác. Các vấn đề về quỹ ĐTMH sẽ được xem xét kỹ hơn ở phần sau. Các nhà quản lý vốn mạo hiểm: Họ là những người hành nghề ĐTMH chuyên nghiệp, vừa có tri thức về công nghệ, có năng lực quản trị, họ vừa có thể đảm nhiệm chức năng huy động vốn từ các NĐT, tìm kiếm và đánh giá cơ hội đầu tư, tiến hành đầu tư theo những chiến lược nhất định để làm tăng giá trị cho công ty nhận đầu tư, và cuối cùng là thực hiện thoát vốn để thu hồi vốn và lợi nhuận, hoàn trả cho các nhà đầu tư. 1.2.3 Quy trình đầu tư mạo hiểm 1.2.3.1 Xác định và chọn dự án Những tiêu chí các nhà ĐTMH lựa chọn dự án như: • Quy mô thị trường, mức độ hấp dẫn trên thị trường; • Tính độc đáo và thương mại hóa của sản phẩm; • Ý tưởng rõ ràng, hoạt động minh bạch, năng lực của đội ngũ dư án; • Quy mô vốn đầu tư; • Rủi ro và lợi nhuận. 1.2.3.2 Giai đoạn cấp vốn Cơ chế này giải quyết mối quan hệ giữa DN và Quỹ ĐTMH. Có thể chia quá trình đầu tư đầy đủ thành 5 giai đoạn (theo Lawrence Rausch, 2002, trang8. Việc phân chia chỉ mang tính tương đối và tuỳ thuộc vào quyết định của từng quỹ. Phân
  • 25. 12 chia càng nhỏ sẽ càng giảm mức độ rủi ro cho quỹ nhưng trong nhiều trường hợp có thể không cần thiết. Có tài liệu chỉ chia thành 3 giai đoạn tài trợ trong đó gộp thành giai đoạn khởi động và giai đoạn đầu làm một, giai đoạn mở rộng và giai đoạn tăng tốc làm một): tài trợ vốn mồi/ươm tạo, tài trợ khởi động, tài trợ giai đoạn đầu, tài trợ mở rộng và tài trợ tăng tốc. Bảng 1.2 Rủi ro và lợi nhuận dự kiến trong quy trình vốn mạo hiểm Khả năng rủi ro Cao nhất Ươm tạo công nghệ Phát triển sản phẩm Thấp nhất LBO Giai đoạn % ROI dự kiến 50% 40% Cao nhất 30% Thấp nhất Khả năng lợi nhuận Trong đó, LBO:– Mua lại nhờ vốn vay và ROI – Suất sinh lời của vốn đầu tư. 1.2.3.3 Thoát vốn Vốn mạo hiểm hoạt động theo chu kỳ, và mỗi chu kỳ thường kết thúc bằng một đợt thoát vốn, tức là việc các nhà tư bản mạo hiểm tiến hành thanh lý các khoản đầu tư, thu hồi vốn và lãi (nếu có) để phân phối cho các bên tham gia. Thoát vốn là một khâu quan trọng, không chỉ bởi vì nó thoả mãn những lợi ích của các bên tham gia mà còn vì nó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn đóng góp tài chính và phi tài chính của các nhà tư bản mạo hiểm do việc quay vòng vốn để hỗ trợ cho một thế hệ công ty khởi nghiệp mới. Chính vì vậy đây là một nét đặc thù của kênh dẫn vốn này. Thoát vốn cũng có tác động tới mối quan hệ giữa một quỹ mạo hiểm và các nhà đầu tư vào quỹ. Thoát vốn đáp ứng ba vấn đề trong mối quan hệ nhà tư bản mạo hiểm – nhà cung cấp vốn. Một là, những người cung cấp vốn cần có một phương thức để đánh giá kỹ năng của nhà tư bản mạo hiểm, để còn quyết định sẽ cung cấp những lượng tiền mới cho những nhà quản trị nào. Hai là, những người cung câp vốn cần phải đánh giá rủi ro và lợi nhuận trên các khoản đầu tư vốn mạo hiểm trong tương quan với các khoản đầu tư khác, để quyết định có đầu tư hay không và đầu tư bao nhiêu. Ba là, các nhà cung cấp vốn cần có khả năng rút lại vốn từ các nhà quản
  • 26. 13 trị kém thành công. Việc các quỹ mạo hiểm thoát vốn khỏi những danh mục đầu tư cụ thể sẽ tạo ra một tiêu chuẩn so sánh cho phép những nhà cung cấp vốn đánh giá cả kỹ năng của nhà tư bản mạo hiểm khác nhau cũng như khả năng thu lợi nhuận của vốn mạo hiểm so với những khoản đầu tư khác. Đồng thời, việc thanh toán số tiền nhận được sau khi thoát vốn cho các nhà cung cấp vốn sẽ cho phép họ quay vòng quỹ từ những nhà quản trị vốn mạo hiểm ít thành công sang các nhà quản trị thành công hơn. Các kênh thoát vốn - Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO): là việc một công ty lần đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán và bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng. Nếu một công ty trẻ phát đạt và cần thêm vốn cổ phần thì đây là một việc đáng làm. Kênh thoát vốn này, mặc dù đòi hỏi những khoản chi phí không nhỏ, là kênh được ưa thích vì nói chung, nó đem lại sự định giá cao nhất đối với công ty trong khi vẫn bảo toàn được tính độc lập của ban quản lý. Tiềm năng thoát vốn thông qua hình thức IPO cho phép người khởi nghiệp và quỹ vốn mạo hiểm tham gia vào một hợp đồng ngầm tự động có hiệu lực đối với vấn đề kiểm soát, trong khi đó quỹ vốn mạo hiểm thoả thuận trả lại quyền kiểm soát cho doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, bằng cách thoát vốn thông qua hình thức IPO với giả định là người khởi nghiệp sẽ giữ lại quyền kiểm soát đối với một khối lượng cổ phần đủ lớn. Thông qua hình thức IPO, phần đóng góp của quỹ mạo hiểm bị giảm đi và doanh nghiệp tiếp nhận vốn sẽ không còn bị phụ thuộc vào sự tài trợ theo giai đoạn của nhà tư bản mạo hiểm nữa. IPO giảm bớt những hạn chế về tính thanh khoản của doanh nghiệp khởi nghiệp và thị trường cổ phiếu giảm bớt nhu cầu về sự giám sát chặt chẽ của nhà tư bản mạo hiểm. Cuối cùng, hợp đồng công khai giữa quỹ mạo hiểm và công ty tiếp nhận vốn đảm bảo rằng những quyền kiểm soát quan trọng mà lúc đầu được trao cho quỹ sẽ mất đi sau khi áp dụng hình thức IPO, bất kể quỹ có bán cổ phần hay không. - Bán thương mại: là kênh thoát vốn khá phổ biến, nhất là ở châu Âu nơi mà
  • 27. 14 đa số các quốc gia đều có thị trường tài chính dựa vào ngân hàng là chính. Đó là việc bán (hoặc sáp nhập) một công ty mới cho công ty khác lớn hơn. Cách này hấp dẫn cả các thành viên hợp danh hữu hạn và thành viên quản lý đầu tư vốn, bởi nó là sự hoàn trả tiền hoặc các chứng khoán dễ mua bán, và kết thúc sự tham gia của thành viên hợp danh vào quỹ mạo hiểm. So với kênh thoát vốn chào bán lần đầu ra công chúng (IPO), bán thương mại được coi là phương thức nhanh và rẻ hơn. Những công ty lớn, đặc biệt là các công ty đã có sản phẩm hoàn chỉnh và các luồng thu nhập ổn định, thường quan tâm nhiều tới việc mua những doanh nghiệp mới khởi sự có khả năng lợi nhuận hơn là xây dựng từ đầu những doanh nghiệp mới. Phương thức này xác nhận khả năng được tái tài trợ bởi một nhà đầu tư mới tại thời điểm kết thúc một quỹ đóng, trong khi cũng đảm bảo được sự định giá độc lập. Ngoài ra, nó cho phép ban quản lý của doanh nghiệp nhận đầu tư vẫn ở lại ngay cả khi không lựa chọn IPO, và cho phép một doanh nghiệp được tái vay vốn. Tuy nhiên, kênh thoát vốn này thể hiện một bất lợi thế quan trọng của ban quản lý công ty, bởi họ sẽ mất tính độc lập khi bị thôn tính hoặc bị sáp nhập với một công ty lớn hơn - Mua lại cổ phần: là kênh thoát vốn phổ biến trong ĐTMH và rất quan trọng cho các nhà đầu tư. Đồng thời nó cũng cho phép công ty tiếp nhận vốn giành lại quyền kiểm soát sau khi sẽ phải chia sẻ và chịu sự chi phối của quỹ mạo hiểm. Khi tiến hành hình thức này, doanh nhân đối tác sẽ mua lại phần sở hữu của quỹ mạo hiểm trong doanh nghiệp với giá trị cao hơn mức định giá vốn cổ phần mà họ đang nắm giữ bằng cách vay vốn từ chính quỹ (cũng như từ bất kỳ nhà ĐTMH khác cùng tham gia). Họ sẽ trả nợ dần về sau bằng các khoản thu nhập lấy từ doanh nghiệp được mua lại và việc thanh toán nợ sẽ phải hoàn tất ở khâu kết thúc. 1.3.Quỹ ĐTMH và các hình thức hoạt động của quỹ ĐTMH 1.3.1. Quỹ ĐTMH Quỹ ĐTMH là quỹ đầu tư có tính chuyên biệt hoá (specialised funds). Điều đó thể hiện ở việc nó chuyên cấp vốn theo phương thức ĐTMH vào một số lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh và chủ yếu là các nghành công nghệ cao. Do đó, cũng có
  • 28. 15 thể coi nó là một loại quỹ tăng trưởng. Ngoài ra một số quỹ mạo hiểm cũng chuyên biệt cả theo hướng đầu tư vào một địa bàn nào đó hoặc một quốc gia nào đó (country fund), có quỹ chuyên đầu tư vào một quỹ mạo hiểm khác nhằm chia nhỏ rủi ro, gọi là quỹ trung gian (fund of funds). Một điểm đáng chú ý khi đề cập tới khái niệm quỹ ĐTMH là khái niệm này cần được phân biệt với khái niệm quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân (Private equity fund). Ở Mỹ, đây là hai khái niệm tương đối độc lập và phân biệt với nhau. Quỹ cổ phần tư nhân bao gồm những quỹ mà vốn góp hình thành nên do quỹ đó được dành cho nhiều hoạt động khác nhau: ĐTMH, mua cổ phiếu giành quyền kiểm soát bằng cách sử dụng đòn bẩy, các vụ sáp nhập, đầu tư sử dụng nợ thứ cấp có quyền ưu tiên thấp hơn nợ ngân hàng nhưng lại cao hơn so với chứng khoán vốn cổ phần và thường gắn kèm chứng quyền, đầu tư vào chứng khoán nợ mà tổ chức phát hành có nhiều nguy cơ bị mất khả năng thanh toán (chiến lược đầu tư nhằm mua trái phiếu chiết khấu của một công ty bị cạn kiệt về mặt tài chính, sau đó chuyển các chứng khoán đang nắm giữ thành chứng khoán vốn cổ phần và tham gia quản lý công ty đó) và nhiều hoạt động hỗn hợp khác như cho thuê tài sản mạo hiểm và mua nợ mạo hiểm (mua các khoản phải thu của những công ty non trẻ có độ rủi ro cao). Còn khái niệm quỹ ĐTMH chủ yếu được dành cho những quỹ đầu tư vào vốn cổ phần và những sản phẩm có liên quan đến vốn cổ phần trong các công ty định hướng tăng trưởng. Tuy nhiên, ở một số khu vực khác, chẳng hạn như châu Âu là nơi hoạt động của các quỹ đầu tư cũng tương đối phát triển, khái niệm quỹ ĐTMH và quỹ cổ phần tư nhân thường được sử dụng thay thế nhau và không được phân biệt rõ ràng. Về nguyên tắc, quỹ cổ phần tư nhân có thể đầu tư vào một công ty ở mọi giai đoạn như: hình thành ý tưởng, khởi sự, mở rộng, mua lại hoặc sáp nhập, cứu vãn hoặc xoay chuyển tình thế, mua lại cổ phiếu đã niêm yết, v.v… Còn quỹ ĐTMH thường tập trung vào các công ty ở giai đoanh hình thành ý tưởng, thành lập, khởi sự và mở rộng. 1.3.2. Các đặc điểm của quỹ ĐTMH Quỹ ĐTMH thường gắn liền với nguồn VMH và hoạt động ĐTMH. Vì vậy, đặc
  • 29. 16 điểm của quỹ ĐTMH cũng không tách rời và được bắt nguồn từ chính những đặc điểm của hoạt động trên. Có thể nêu ra ở đây ba đặc điểm nổi bật của quỹ ĐTMH so với các loại hình quỹ đầu tư thông thường khác. Tính rủi ro của các khoản đầu tư: ĐTMH có tính rủi ro rất cao do đối tượng được nhận vốn đầu tư chủ yếu là những công ty tư nhân mới thành lập hay hoạt động trong những lĩnh vực mới hình thành. Sự rủi ro xuất phát từ bốn yếu tố, cũng đồng thời là bốn đặc điểm của các công ty nhận đầu tư, đó là: Sự không chắc chắn, thông tin không cân xứng, tính chất của tài sản và các điều kiện trong thị trường tài chính và thị trường sản phẩm có liên quan. Đa phần công ty được đầu tư thường có giá trị tài sản vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản, đó là những tài sản rất khó định giá và có thể không bán được trong trường hợp hoạt động kinh doanh của công ty bị thất bại. Sự biến đông của thị trường mà các ngành được đầu tư là rất cao. Hơn nữa, có các sản phẩm mới còn ở trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm, chưa được công chúng thừa nhận rộng rãi. Do đó, thành công của công ty nhận vốn và lợi nhuận mà nhà đầu tư kỳ vọng nhận được trong tương lai, cũng có tính không chắc chắn rất cao. Thời hạn của các khoản đầu tư: hầu hết là trung đến dài hạn. Đối tượng nhận vốn của quỹ ĐTMH chủ yếu là công ty cổ phần tư nhân, chưa được niêm yết trên TTCK, thậm chí mới trong giai đoạn hình thành ý tưởng. Điều này có thể kéo dài một vài năm, hoặc đến bảy hay mười năm mới có thể mang lại lợi nhuận và thoát vốn tối ưu. Người đầu tư: hai đặc điểm trên dẫn đến đặc điểm thứ ba của quỹ ĐTMH, đó là đặc điểm về người đầu tư. Bởi vì các khoản đầu tư mà quỹ ĐTMH thực hiện vừa có tính rủi ro cao vừa là những khoản đầu tư dài hạn nên không phải bất kỳ ai có một khoản tiền tiết kiệm trong tay cũng có thể tham gia vào các quỹ này như trong trường hợp của quỹ tương hỗ. Người đầu tư vào quỹ thường là các định chế (nhà đầu tư có tổ chức) như các quỹ hưu trí, quỹ bảo trợ của các trường đại học, công ty bảo hiểm, DN kinh doanh thông thường hoặc một số ít những cá nhân giàu có. Bảng 1.3 So sánh quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư chứng khoán
  • 30. 17 Loại quỹ Quỹ đầu tư mạo hiểm Quỹ đầu tư chứng khoán Cơ cấu huy động vốn Kết thúc đóng Kết thúc đóng hoặc mở Hình thức Đầu tư trực tiếp (vốn cổ phần – vốn góp) Dựa vào danh mục đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu…đã niêm yết Đối tượng Các doanh nghiệp nhỏ, chưa niêm yết, chủ yếu trong lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng nhanh như công nghệ cao Các doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán ra công chúng Quy mô vốn trung bình Nhỏ, từ vài triệu đến vài chục triệu USD Lớn hơn, từ vài chục đến hàng trăm triệu USD 1.3.3. Chức năng của quỹ ĐTMH 1.3.3.1. Nhóm chức năng tài chính của quỹ ĐTMH Huy động vốn: tuỳ thuộc vào hình thúc tổ chức pháp lý, quỹ ĐTMH được lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn mà pháp luật cho phép như phát hành cổ phiếu, trái phiếu (nếu được tổ chức theo kiểu doanh nghiệp), chứng chỉ quỹ (nếu theo kiểu tín thác đầu tư), vay vốn các tổ chức tín dụng theo quy định Cấp vốn mạo hiểm dưới các hình thức - Hợp đồng khoa học và công nghệ: Việc triển khai dự án cấp vốn mạo hiểm dưới hình thức này cho phép giải phóng tối đa các nguồn lực khoa học và công nghệ được tham gia vào hoạt động phát triển và đổi mới. - Cấp vốn cổ phần - vốn góp: đây là hình thức phổ biến nhất. Cho doanh nhân đối tác vay để mua lại doanh nghiệp Doanh nhân đối tác vốn là những nhà nghiên cứu – triển khai công nghệ, những người đưa ra sáng kiến công nghệ cao và kế hoạch thương mại hoá sản phẩm, có tinh thần kinh doanh và đã đứng ra thành lập doanh nghiệp với tư cách sáng lập viên
  • 31. 18 doanh nghiệp. Sau một quá trình được tài trợ bởi vốn mạo hiểm thì phần sở hữu của họ trong doanh nghiệp sẽ bị giảm sút về tỷ lệ mặc dù số tiền thực tế mà họ thu về là lớn (do giá trị gia tăng của doanh nghiệp dẫn tới phần sở hữu của họ cũng tăng lên nhiều). Tuy nhiên các doanh nhân đối tác lúc này trong vai trò nhà kinh doanh, có thể rất muốn dành lại quyền kiểm soát doanh nghiệp để tự mình quản trị một cách độc lập doanh nghiệp. 1.3.3.2. Nhóm chức năng phi tài chính Bên cạnh và không thể tách rời chức năng tài chính (cấp vốn mạo hiểm), quỹ còn phải cung cấp các dịch vụ nhằm giúp các dự án nghiên cứu ý tưởng, cải thiện hoạt động; doanh nghiệp được ươm tạo, khởi sự và từng bước phát triển thành công. Đây chính là một trong những đặc trưng cơ bản của phương thức ĐTMH. Đóng góp lớn vào quản lý tổ chức doanh nghiệp: Vì các doanh nhân thành lập doanh nghiệp công nghệ cao thường xuất thân là một nhà công nghệ nên thiếu kỹ năng về quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chưa đủ uy tín và các quan hệ rộng rãi trong giới kinh doanh khi mới kinh doanh độc lập, mà đây là một trong những yếu tố then chốt góp phần tạo nên sự thành công của sự nghiệp kinh doanh. Bởi vậy, quỹ ĐTMH hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp như các vấn đề về kế hoạch kinh doanh: sản xuất, tiếp thị, bán hàng- tài chính – kế toán, chiêu mộ và đào tạo đội ngũ quản lý năng động và được đào tạo cẩn thận, từ cấp độ tổng giám đốc cho đến những người đứng đầu các bộ phận. Tư vấn về vấn đề pháp lý: vì nhiều nhà quản lý chưa am hiểu về các vấn đề hợp đồng, tranh chấp thương mại, phát hành cổ phiếu, về pháp lý, như vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, các thoả thuận li – xăng (Giấy phép nhượng quyền sở hữu các sản phẩm công nghiệp), nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, nên các chuyên gia của quỹ mạo hiểm có thể tư vấn và giúp tránh được những chi phí tốn kém nếu thuê các công ty tư vấn luật. Tổ chức, thúc đẩy quan hệ cộng tác: khi phân tích vai trò của ĐTMH cho thấy các quỹ ĐTMH có ưu thế trong việc tổ chức các quan hệ rộng rãi trong R&D và trong kinh doanh thông qua việc tổ chức mạng lưới quan hệ, trong đó đặc biệt là
  • 32. 19 quan hệ ba bên: trường đại học - viện nghiên cứu - và nhà kinh doanh có danh tiếng. Bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trường công nghệ của mình cũng như tìm được tới nguồn tài trợ cho R&D công nghệ cũng như cho giai đoạn đầu của DN. Các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ nắm giữ quyền sở hữu đối với thành quả nghiên cứu đổi mới và chính họ mới có quyền cấp phép quyền sử dụng cho doanh nghiệp nếu một nhà nghiên cứu – triển khai cần sự đầu tư của họ để thực hiện các ý tưởng của mình. Do đó, dịch vụ tư vấn có thể giúp các nhà nghiên cứu – triển khai hưởng và khai thác được nhiều hơn thành quả nghiên cứu của họ sau khi đã đi đến những thoả thuận với quỹ ĐTMH về sự tài trợ của quỹ này. 1.3.4. Các mô hình quỹ ĐTMH 1.3.4.1. Mô hình hợp danh hữu hạn Mô hình quỹ mạo hiểm phổ biến nhất hiện nay ở Mỹ và được nhiều nước học tập là dạng Investment Trust (tín thác đầu tư) dưới hình thức Limited partnership theo luật Anh – Mỹ. Theo mô hình này, nhà ĐTMH xuất phát từ mọi thành phần khác nhau, với tư cách là thành viên góp vốn TNHH (limited partner). Số vốn này được giao cho một hoặc một vài thành viên quản lý đầu tư vốn (general partner) thực hiện các hoạt động đầu tư và phải chịu trách nhiệm vô hạn (hoàn toàn) bằng toàn bộ tài sản của mình. Việc tổ chức đầu tư VMH theo mô hình này gồm 3 chủ thể tham gia: (1) doanh nhân chịu trách nhiệm nhận vốn và sử dụng vốn của quỹ; ( 2) các nhà đầu tư (tài chính thuần tuý) chịu trách nhiệm hùn vốn vào quỹ có tư cách thành viên cấp vốn; (3) tổ chức hoặc cá nhân được gọi là nhà sáng lập quỹ, đứng giữa 2 chủ thể trên chịu trách nhiệm xác định, tuyển chọn, quản lý các chủ thể trong quy trình.
  • 33. 20  Cơ hội Sáng tạo và Thực hiện Điều hành  Tạo ra giá trị thặng dư Thu hoạch Chủ doanh nghiệp Vốn Doanh nghiệp  Sử dụng vốn vấn m ă Phí tư 1%/n Quỹ ĐTMH  Xác định và sàng lọc các cơ hội  Giao dịch và kết thúc dự án  Giám sát và làm gia tăng giá trị  Tìm kiếm và gia tăng giá trị Vốn Thành viên cấp vốn Quỹ xã hội, từ thiện  Cá nhân Doanh nghiệp, tư nhân CT bảo hiểm, tài chính Nước ngoài Đóng góp Quản lý phí: 2 – 3% vốn cấp/năm Thành viên quản lý 15 – 20% tiền Lợi nhuận còn lại 75 – 85% tiền lãi vốn IPO/Sát nhập/Thu Cổ Hình 1.1 Vốn mạo hiểm được tổ chức theo hình thức Limited partnerahip 1.3.4.2. Mô hình đơn vị tín thác - Quỹ được hình thành khi có một công ty quản lý đầu tư chuyên nghiệp (trong quy chế áp dụng cho quỹ đầu tư chứng khoán gọi là doanh nghiệp quản lý quỹ) đứng ra thành lập quỹ, phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư, cử người điều hành và có trách nhiệm pháp lý đối với mọi hoạt động của quỹ - Trong quá trình hoạt động, luôn được ngân hàng giám sát, đảm nhận việc bảo quản, lưu giữ tài sản và các loại chứng từ kèm theo của quỹ nhằm bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư. - Quỹ không có tư cách pháp nhân và chỉ có một cơ quan không thường xuyên duy nhất là đại hội các nhà đầu tư do công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát, triệu tập khi cần thiết theo những trường hợp đã quy định trong điều lệ. Đồng thời, các
  • 34. 21 quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý đầu tư đã thành lập quỹ có thể được chuyển giao cho một công ty quản lý khác, nếu được các nhà đầu tư đồng ý và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. 1.3.4.3. Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Theo kinh nghiệm tổ chức các quỹ ĐTMH trên thế giới thì mô hình này ít xuất hiện và không phát triển nhiều. Do bản chất của các quỹ rất gần với tính chất xã hội hoá đầu tư, nghĩa là huy động vốn một cách rộng rãi để tập trung vào một bộ phận quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Vì vậy, mô hình công ty TNHH không phát huy thật sự được những ưu điểm đặc trưng của quỹ đầu tư, cho dù số vốn của quỹ dưới hình thức công ty TNHH có thể rất lớn. 1.3.4.4. Mô hình công ty cổ phần Mô hình này cho thấy không có sự tách biệt thành bộ phận quản lý đầu tư chuyên nghiệp và các nhà đầu tư chỉ cấp vốn và chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp. Mô hình này cũng cho phép một quỹ ĐTMH được hình thành cả dưới dạng quỹ đóng (ngưng góp cổ phần sau một thời hạn nhất định), và quỹ mở (được phép phát hành liên tục và rộng rãi cổ phần để tăng vốn, đồng thời sẵn sàng thu mua lại các cổ phiếu đã phát hành. Hình 1.2 Mô hình quỹ – công ty cổ phần
  • 35. 22 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thu hút VMH và ĐTMH 1.4.1 Cấu trúc thị trường tài chính Làm thế nào để các quốc gia có thể thúc đẩy sự phát triển của TTCK nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trẻ? Hệ thống pháp lý cho sự phát triển của TTCK không nên được nới lỏng một cách đồng đều. Thay vào đó các điều kiện niêm yết nên được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, các yêu cầu về công khai nên được duy trì nghiêm ngặt để đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư. Tuy nhiên, có một số nghi vấn về tầm quan trọng liên quan của TTCK là: Thứ nhất, các nhà ĐTMH hầu như có thể sử dụng kênh thoát vốn khác như bán thương mại để thay thế cho IPO để đạt được tính thanh khoản. Thứ hai, các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế như NASDAQ có thể cung cấp kênh thoát vốn cho các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau. Điều này chỉ ra rằng sự phát triển của TTCK nội địa không phải luôn luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, một nền công nghiệp vốn mạo hiểm cần các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư cho các dự án rủi ro cao, với tài sản lợi nhuận cao đó là các nhà đầu tư tổ chức lớn không bao gồm các ngân hàng, bởi ngân hàng không có khả năng và động cơ đúng đắn để phát triển thị trường vốn mạo hiểm, họ tránh các giao dịch mạo hiểm ở giai đoạn đầu. 1.4.2. Khả năng về nguồn nhân lực Thị trường vốn mạo hiểm chỉ có thể thịnh vượng với một nguồn cung các doanh nghiệp đầy đủ. Có hay không người dân của một quốc gia muốn trở thành doanh nhân phụ thuộc vào các nhân tố như truyền thống kinh doanh của quốc gia, sự thừa nhận của xã hội đối với doanh nghiệp, sự linh động của môi trường lao động, mức độ đảm bảo công ăn việc làm ở những tổ chức lớn. Ngoài các doanh nghiệp, nền công nghiệp vốn mạo hiểm cần các nhà ĐTMH có kỹ năng. Sự khác biệt giữa một tổ chức ĐTMH độc lập và một tổ chức ĐTMH phụ thuộc, được thành lập bởi một công ty lớn hay ngân hàng là nhà quản lý quỹ của tổ chức ĐTMH độc lập được hưởng một tỷ lệ nhất định lợi nhuận mang lại từ quyết
  • 36. 23 định đầu tư của họ (tỷ lệ chuẩn được áp dụng tại Thung lũng Silicon là 20%) trong khi các nhà quản lý quỹ của tổ chức ĐTMH phụ thuộc được được trả công để thực hiện điều này. Chính vì thế nhà quản lý quỹ của tổ chức ĐTMH phụ thuộc có rất ít khả năng để phát triển nếp suy nghĩ thích hợp để trở thành một nhà ĐTMH giỏi, họ như là một ông chủ nhà băng truyền thống bảo thủ hơn là một nhà ĐTMH, tránh thua lỗ hơn là thực hiện các quyết định đầu tư có rủi ro, đó là mối quan tâm nghề nghiệp của họ. Khả năng nguồn nhân lực cũng quyết định đến sự phát triển của các công ty mới. Ở Thung lũng Silicon, hầu hết các công ty thành công đều được điều hành không chỉ bởi các nhà sáng lập công ty mà còn bởi những nhà quản lý chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm từ các Quỹ ĐTMH. Một vấn đề cho các quốc gia là có hay không người dân muốn trở thành một doanh nhân hay một nhà ĐTMH, nhưng có hay không những con người tài năng để làm điều đó. 1.4.3. Cơ hội đầu tư Khả năng sẵn có của các cơ hội đầu tư – nền tảng cho việc hình thành các hợp đồng làm ăn tốt, liên quan đến một số nhân tố sau: • Mức độ phát triển của môi trường nghiên cứu và công nghệ. • Có hay không các kênh kết nối giữa công tác nghiên cứu và nên công nghiệm vốn mạo hiểm mà nó cho phép việc thương mại hóa các nghiên cứu mới. • Mức độ dễ dàng cho các DN tiếp cận được với thị trường nội địa. • Mức độ dễ dàng cho việc lần đầu thành lập một công ty. • Hệ thống pháp lý có đủ mạnh để bảo đảm rằng các cơ hội kinh doanh không biến thành các cơ hội tham nhũng bởi các quan chức và các thế lực khác không. 1.4.4. Các cơ quan hỗ trợ Thung lũng Silicon có một hệ thống các tổ chức rất giàu kinh nghiệm giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp như: các công ty săn đầu người, luật sư, kế toán, tư vấn, các công ty quan hệ cộng đồng…Môi trường hoạt động ở Thung lũng Silicon là một môi trường rất năng động dựa trên cơ chế phân quyền mà các quốc gia khác không có được. Sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh đã tạo ra các dịch vụ
  • 37. 24 hỗ trợ đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới. Vấn đề đặt ra cho các quốc gia là các cơ quan công quyền cần phải làm gì để thúc đẩy sự phát triển một mạng lưới phức tạp các công ty hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp mới khởi sự. 1.4.5. Chính sách của Chính phủ Dựa vào cơ chế chính sách của chính phủ có thể phân thành 03 loại: • Chính phủ đóng vai trò như nhà sáng lập thị trường. • Các chính sách của Chính phủ như chính sách thuế, các qui định của hoạt động ĐTMH tác động trực tiếp đến nền công nghiệp vốn mạo hiểm. • Luật lệ và các qui định Quỹ hưu trí của Chính phủ, TTCK, thị trường lao động và các lĩnh vực khác ảnh hưởng gián tiếp đến nền công nghiệp vốn mạo hiểm. Vấn đề về cơ chế chính sách cụ thể bao gồm mức độ thích hợp của thuế lợi vốn và loại chương trình chính phủ áp dụng để khuyến khích hoạt động ĐTMH. 1.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường vốn ĐTMH 1.5.1. Rajarishi Nahata, Sonali Hazarika and Kishore Tandon (08/2014), Success in Global Venture Capital Investing: Do Institutional and Cultural Differences Matter? Các kết luận nghiên cứu này đưa ra về kết quả đầu ĐTMH toàn cầu như sau: 1.5.1.1 Các Quỹ ĐTMH toàn cầu và hiệu quả hoạt động của nó • Phù hợp với quan điểm của Black và Gilson (1998) về mối liên hệ giữa sự phát triển của TTCK và công nghiệp VMH, nghiên cứu đã cho thấy rằng sự phát triển TTCK ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của VMH. Nếu sự phát triển của TTCK gia tăng thêm 1% thì thành công trong việc thoát vốn mạo hiểm gia tăng 5,71%. • Sự khác biệt về văn hóa cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vốn mạo hiểm, phù hợp với nghiên cứu của Chakrabarti et al. (2009) đồng thời phù hợp với giả thuyết cho rằng sự khác biệt về văn hóa giữa Quỹ ĐTMH và công ty nhận đầu tư đòi hỏi các Quỹ ĐTMH phải thẩm định nghiêm khắc hơn và thật sự thận
  • 38. 25 trọng bởi vì nó có ảnh hưởng đến hiệu quả, sự thành công của vốn ĐTMH. Nếu sự khác biệt về văn hóa gia tăng thêm 1% thì thành công trong việc thoát vốn mạo hiểm gia tăng 8,13% - 9,54%. • Kết quả nghiên cứu cũng nhất quán với phát hiện của Brander et al. (2002) và Nahata (2008), quy mô của tập các Quỹ ĐTMH có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu khám phá ra rằng sự hiện diện của các tổ chức ĐTMH của Mỹ vào hệ thống các Quỹ ĐTMH có ảnh hưởng rõ ràng đến hiệu quả hoạt động của công ty nhận đầu tư khi chưa xem xét đến sự tham gia của các Quỹ ĐTMH địa phương. Khi thêm biến sự tham gia của Quỹ ĐTMH địa phương vào mô hình nghiên cứu thì kết quả cho thấy sự tham gia của các nhà ĐTMH địa phương kết hợp với đầu tư của các tổ chức ĐTMH của Mỹ thật sự là một kênh quan trọng nhất có ảnh hưởng rõ nét đến hiệu quả hoạt động của thị trường vốn mạo hiểm và công ty nhận đầu tư. Nếu sự tham gia của các nhà ĐTMH địa phương tăng lên 1% thì thành công cho việc thoát vốn mạo hiểm tăng 6,28% - 6,46%. 1.5.1.2 Hiệu quả hoạt động của các Quỹ ĐTMH ở các nền kinh tế đã và đang phát triển Nghiên cứu tiến hành phân tích độc lập các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của vốn mạo hiểm ở các nước có nền kinh tế phát triển với các nước đang phát triển, với kết luận rằng: • Môi trường pháp lý, sự khác biệt về văn hóa và sự phát triển của TTCK vẫn là các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của vốn mạo hiểm ở cả nền kinh tế đã và đang phát triển. • Mặt khác, trong khi vấn đề sự tham gia của các nhà ĐTMH địa phương vào thị trường ĐTMH của quốc gia có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty nhận đầu tư ở các nước phát triển, thì nó không thể hiện vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển. • Kết luận về sự khác biệt về văn hóa khi ĐTMH ở các nước đang phát triển là: bất kể sự khác biệt về văn hóa đối mặt với vấn đề trách nhiệm về pháp lý của nhân tố nước ngoài (LOF: Liability of foreignness) thì đây không phải là một rào cản quan trọng
  • 39. 26 trong sự thận trọng của các Quỹ ĐTMH, họ dường như trở nên rất thận trọng, thẩm định một cách nghiêm ngặt hơn các dự án đầu tư ở các nước đang phát triển. • Kinh nghiệm của Quỹ ĐTMH được đo lường bằng số năm hoạt động của các Quỹ ĐTMH hàng đầu là một nhân tố quan trọng cho sự thành công của công ty nhận đầu tư nhưng chỉ ở các nước đang phát triển còn các nước đang phát triển thì yếu tố kinh nghiệm của các Quỹ ĐTMH không quan trọng. • Quy mô của hệ thống quỹ ĐTMH là nhân tố quan trọng cho cả các quốc gia đã và đang phát triển. • Điều kiện của TTCK và GDP quốc gia là các nhân tố mạnh cho sự thành công của vốn ĐTMH ở quốc gia đã phát triển nhưng không quan trọng đối với các nước đang phát triển. • Các quốc gia có mức độ mở cửa hơn dễ thu hút nhiều hơn các Quỹ ĐTMH và làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các Quỹ ĐTMH cho các dự án tiềm năng, đến một lúc nào đó thường dẫn đến kết quả là các Quỹ ĐTMH “dùng tiền để có bằng được dự án kinh doanh” vì vậy làm giảm hiệu quả hoạt động của các Quỹ ĐTMH. • Cuối cùng các công ty nhận tài trợ ở giai đoạn hạt giống hay giai đoạn đầu thì ít có khả năng thành công hơn các giai đoạn còn lại bất kể là công ty ở đâu. Tóm lại: Nghiên cứu đã xác định được 03 nhóm nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự thành công của thị trường vốn ĐTMH ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển là: các quy định về thể chế, sự phát triển của TTCK, sự khác biệt về văn hóa giữa quốc gia của công ty nhận đầu tư và Quỹ ĐTMH. 1.5.2. N.M.P. Bocken (2015), Sustainable venture capital – catalyst for sustainable start-up success? Nghiên cứu này cũng chỉ ra các nhân tố của VMH tác động lên sự thành bại của DN khởi nghiệp. Nghiên cứu được tổng hợp từ ý kiến khảo sát của các chuyên gia về đầu tư mạo hiểm và của các DN khởi nghiệp, chạy phân tích dữ liệu đưa ra nhận định những nguyên nhân tạo ra nhờ ĐTMH ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến sự thành công cho DN khởi nghiệp như sau
  • 40. 27 Vế tích cực: Góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả mô hình kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh so với thị trường; DN khởi nghiệp tận dụng được mạng lưới quan hệ từ bên ĐTMH chia sẻ; Hoàn thiện và tăng cường chất lượng lao động, quản trị, ý tưởng kinh doanh,… Về tiêu cực: Rào cản pháp lý giữa bên ĐTMH nước ngoài vào DN khởi nghiệp nội địa; Thiếu phù hợp, đồng nhất về mục tiêu chiến lược của nhà ĐTMH và DN khởi nghiệp; Sự quan ngại, e dè của các tổ chức ĐTMH về tính minh bạch số liệu kế toán, tài chính của DN khởi nghiệp, ảnh đến giá trị rót vốn và phần trăm cổ phần của nhà ĐTMH. Một số nghiên cứu khác về các nhân tố tác động đến hoạt động ĐTMH và nhận vốn mạo hiểm của các DN khởi nghiệp. Laura Bottazzi, Marco Da Rin, Thomas Hellmann (2016), The Importance of Trust for Investment: Evidence from Venture Capital, chỉ ra rằng sự khác biệt về văn hóa giữa nhà ĐTMH và công ty nhận đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH. Paula. Gompers (1995), Optimal Investment, Monitoring, and the Staging of Venture Capital, cũng đề cập về môi trường pháp lý có ảnh hưởng rõ ràng đến các quyết định đầu tư tài chính. William A.Sahlman (1990), The structure and governance of venture-capital organizations, Bài nghiên cứu này mô tả và phân tích cấu trúc của các tổ chức đầu tư mạo hiểm, tập trung vào mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà đầu tư mạo hiểm và giữa các công ty đầu tư mạo hiểm và liên doanh mà họ đầu tư. Các vấn đề cơ quan trong các tổ chức này và các hợp đồng và quy trình vận hành đã phát triển để đáp ứng được nhấn mạnh, phát sinh rủi ro và lợi nhuận trong quá trình hoạt động.
  • 41. 28 Qua các nghiên cứu trên có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH. Bao gồm các yếu tố liên quan đến kinh tế vĩ mô của một quốc gia, còn có các yếu tố khác như là: sự phát triển của TTCK, môi trường pháp lý, sự khác biệt về văn hóa, sự trưởng thành và hiệu quả hoạt động của thị trường vốn ĐTMH, mô hình rủi ro và lợi nhuận. Mỗi nghiên cứu có thể bao gồm một, hai hay tất cả các yếu tố trên. 1.6. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường vốn ĐTMH 1.6.1. Sự phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới Theo tài liệu của Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN, một số nước đã rất thành công trong đầu tư mạo hiểm như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Gần đây, đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc cũng phát triển nhanh. Mỹ: là nước tiên phong trên thế giới về đầu tư mạo hiểm, với ý tưởng cần hỗ trợ vốn để hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý tưởng sáng tạo và có tiềm năng trên thị trường. Công ty đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Mỹ do Hiệu trưởng đại học MIT thành lập từ năm 1946, quỹ này đã hỗ trợ các công ty công nghệ nổi tiếng trên thế giới như DEC (chế tạo các máy tính cỡ trung đầu tiên trên thế giới). Một số công ty công nghệ danh tiếng trên thế giới như Microsoft, Apple, Yahoo cũng hình thành và phát triển từ vốn đầu tư mạo hiểm. Đến nay Mỹ có khoảng 2.000 công ty đầu tư mạo hiểm với tổng số vốn hơn 60 tỷ USD, mỗi năm đầu tư cho khoảng 10.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Chính phủ Mỹ đã ban hành hàng loạt luật và chính sách hỗ trợ đầu tư mạo hiểm, trong đó chủ yếu là tạo điều kiện cho Quỹ Hưu trí được đầu tư mạo hiểm, tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm trong Luật đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm chủ yếu từ Quỹ Hưu trí, các công ty tư nhân, cá nhân và gia đình, cơ sở đào tạo và nghiên cứu, ngân hàng và công ty bảo hiểm, các nguồn vốn nước ngoài. Tổ chức quản lý đầu tư các công ty mạo hiểm là chuyên nghiệp. EU: Trong EU, Anh là nước thành công hơn cả trong đầu tư mạo hiểm. Đầu tư
  • 42. 29 mạo hiểm xuất hiện ở nước Anh hồi thập niên 70, đến nay đã chiếm 40% tổng vốn đầu tư mạo hiểm của EU. Năm 1999, nước Anh có gần 250 doanh nghiệp đầu tư mạo hiếm với tổng số vốn đạt 11,9 tỷ USD. Chính phủ Anh đã ban hành Luật Uỷ thác Đầu tư mạo hiểm, trong đó ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân đầu tư vào Quỹ uỷ thác để Quỹ tiến hành đầu tư mạo hiểm. Ở Đức, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm năm 1998 chỉ là 1,1 tỷ USD, nhưng đến 2001 đã đạt 5,6 tỷ USD. Chính phủ Đức thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm nước Đức. Chính phủ Đức bảo hiểm đến 75% các khoản lỗ và lợi nhuận của Quỹ từ các doanh nghiệp bị giới hạn trần nên Quỹ thiếu động cơ và hoạt động không thành công. Nhật Bản: Bộ Ngoại thương và Công nghiệp thành lập Trung tâm đầu tư mạo hiểm từ năm 1975 với chính sách cho các doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới vay vốn không lãi suất trong 5 năm. Quỹ do ngân hàng quản lý và thực hiện cho vay. Vốn đầu tư mạo hiểm của Nhật chủ yếu từ các cơ quan tài chính. Ngân hàng và các cơ quan tài chính thiếu năng lực đánh giá về công nghệ cao nên Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Nhật không phát triển lắm. Israel, Chile, Đài Loan: Đều là những nền kinh tế thành công trong đầu tư mạo hiểm khi kết hợp sự hỗ trợ của Chính phủ với các công ty mạo hiểm tư nhân. Quỹ Đầu tư Mạo hiểm của Chính phủ Israel đầu tư trực tiếp và các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân (vốn chính phủ đối ứng 40%). Quỹ đầu tư Mạo hiểm của chính phủ Chile đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân dưới dạng cho nợ dài hạn, thực chất là vốn ưu đãi (lãi suất 3% trong 15 năm). Chính quyền Đài Loan thực hiện chính sách ưu đãi 20% cho các công ty đầu tư mạo hiểm nếu có đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ vào Đài Loan. Trung Quốc: Năm 1985, chính phủ Trung Quốc bắt đầu thành lập Công ty đầu tư mạo hiểm công nghệ cao, nhưng đến năm 1998 thì công ty này ngừng hoạt động. 13 năm đó được coi là giai đoạn thử nghiệm đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc. Từ 1999 đến 2001, Trung Quốc có tới 400 công ty đầu tư mạo hiểm với số vốn 6 tỷ USD. Rút kinh nghiệm thất bại trong giai đoạn đầu do thiếu nguồn nhân lực vận hành, thiếu thể chế, chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy chế sàn giao dịch
  • 43. 30 chứng khoán cho các doanh nghiệp công nghệ cao vừa và nhỏ, cải thiện Luật Đầu tư v.v. Thực tế Mỹ và các nước thành công trong đầu tư mạo hiểm khác cho thấy, các điều kiện để đầu tư mạo hiểm thành công là: có nhu cầu rất lớn về thương mại hóa các kết quả nghiên cứu công nghệ; có hệ thống luật pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy đổi mới công nghệ; thị trường chứng khoán phát triển mạnh cùng với tiềm lực to lớn của các nguồn vốn khác cho đầu tư mạo hiểm; các công ty đầu tư mạo hiểm phải có am hiểu công nghệ và năng lực quản lý. 1.6.2. Hoạt động ĐTMH tại một số nước châu Á 1.6.2.1 Thúc đẩy khởi nghiệp – cách làm của Singapore Tháng 11/2006, Singapore có tổng cộng 2.800 công ty khởi nghiệp công nghệ. Một thập niên sau, tức 2017, đất nước nhỏ bé này có 4.300 công ty khởi nghiệp công nghệ, với 30% là khởi nghiệp công nghệ cao. Báo cáo năm 2017 từ Startup Genome (Mỹ), xếp Singapore hạng nhất thế giới về tài năng khởi nghiệp và hạng ba về kết nối toàn cầu trong số 20 hệ sinh thái khởi nghiệp lớn trên thế giới. Singapore cũng được xếp hạng là thành phố sáng tạo nhất ở châu Á-Thái Bình Dương theo Bloomberg và INSEAD. Không phải ngẫu nhiên mà Singapore được xếp hạng một trong những nơi có môi trường khởi nghiệp tốt nhất thế giới, và cũng là nơi được nhiều người Việt chọn để thành lập các DN khởi nghiệp thay vì ở quê nhà. Ngoài chuyện duy trì được một môi trường kinh doanh minh bạch với các thủ tục đăng ký và duy trì kinh doanh đơn giản, thông thoáng và nhanh gọn, Singapore còn có nhiều ưu đãi và hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp Singapore, trong đó có một số ưu đãi dành cho doanh nghiệp của người nước ngoài được thành lập tại Singapore. Thống kê sơ bộ thì Chính phủ Singapore tạo lập ít nhất bảy loại quỹ hoặc chương trình ưu đãi và hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và khởi nghiệp của người Singapore và, trong một số trường hợp, cho người nước ngoài.
  • 44. 31 Ưu đãi và hỗ trợ tài chính đầu tiên là ACE Startups Scheme, cung cấp 70% vốn đầu tư (tối đa là 50.000 đô la Singapore – SGD, khoảng 850 triệu đồng) cho người mang quốc tịch Singapore hay thường trú nhân (PR) lần đầu tiên trở thành doanh nhân và có ý tưởng mang tính sáng tạo. Tiêu chí lựa chọn là phải có sự độc đáo trong ý tưởng kinh doanh, tính khả thi của mô hình kinh doanh, đội ngũ lãnh đạo, và giá trị thị trường tiềm năng. Hỗ trợ thứ hai là CDG (Trợ giúp phát triển năng lực) cung cấp hỗ trợ tài chính cho các startup để xây dựng năng lực trong 10 lĩnh vực kinh doanh. Quỹ này chi trả tới 70% (không quá 30.000 SGD) tổng chi phí tư vấn, phí chứng nhận, và chi phí thiết bị và đào tạo cho các startup. Đối tượng là tất cả các SME thành lập và hoạt động tại Singapore. Hỗ trợ thứ ba là Quỹ mạo hiểm giai đoạn đầu (ESVF) trợ giúp cho các startup trong lĩnh vực công nghệ tại Singapore trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Quỹ cùng với các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm (VC) rót vốn thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm nắm cổ phần của các startup này. Startup khi được lựa chọn có thể nhận tới 3 triệu SGD từ quỹ. Hỗ trợ thứ tư là PIC (Tín dụng cho sáng tạo và năng suất). Cơ quan thuế vụ Singapore có thể trả tiền mặt hoặc giảm trừ thuế cho các công ty Singapore khi đầu tư vào cải thiện năng suất và thúc đẩy sáng tạo. Hỗ trợ này sẽ chi trả phí nghiên cứu và phát triển, đăng ký bản quyền sáng chế, sáp nhập, mua sắm thiết bị tự động hóa, đào tạo nhân lực và thực thi các dự án được phê duyệt… Theo chương trình này, doanh nghiệp Singapore có thể hưởng miễn, giảm 400% thuế (tối đa 400.000 SGD) hoặc có thể chọn hưởng 40% mức chi trả bằng tiền mặt (tối đa 100.000 SGD). Chương trình hỗ trợ này sẽ chấm dứt trong năm 2018. Hỗ trợ thứ năm là FSTI (Hỗ trợ về công nghệ và sáng tạo trong khu vực tài chính), do MAS (Ngân hàng Trung ương Singapore) chịu trách nhiệm. MAS đã đầu tư tới 225 triệu SGD cho FSTI nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính thành lập các trung tâm sáng tạo tại Singapore và hỗ trợ sự phát triển nền tảng công nghệ và các giải pháp sáng tạo trong toàn ngành. Đối tượng thụ hưởng là các tổ chức tài
  • 45. 32 chính Singapore và những doanh nghiệp cung cấp giải pháp và công nghệ cho những tổ chức này. Nếu dự án hay giải pháp được chấp thuận, MAS sẽ chi trả tối đa 70% các chi phí hợp lý phát sinh (không quá 200.000 SGD) trong thời gian tối đa 18 tháng. Hỗ trợ thứ sáu là TECS. Đây là quỹ hỗ trợ để thương mại hóa các ý tưởng của các công ty công nghệ đăng ký thành lập tại Singapore không quá năm năm, đang theo đuổi các giải pháp công nghệ mang tính đột phá, dựa trên giao thức mạng (Internet Protocol) và có khả năng thương mại hóa. TECS hỗ trợ ở hai dạng, về ý tưởng là 200.000 SGD, về giá trị là 500.000 SGD. Cuối cùng là CEF, một hình thức hỗ trợ tương đối mới của Chính phủ Singapore cho các startup trong lĩnh vực xã hội, được thành lập bởi Bộ Phát triển gia đình và xã hội. Đối tượng thụ hưởng là các DN khởi nghiệp tuyển dụng và đào tạo người Singapore tàn tật. Mức thụ hưởng là 80% chi phí đầu tư và hoạt động, tối đa là 300.000 SGD, trong vòng hai năm hoạt động đầu tiên. Như vậy, có thể thấy sự đa dạng về hình thức và nội dung hỗ trợ của Chính phủ Singapore dành cho SME và startup. Tuy vậy, nhìn chung các hỗ trợ này được thiết kế và hoạt động có trọng tâm rõ ràng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghệ, mang tính sáng tạo, thúc đẩy cải thiện năng suất, trừ quỹ hỗ trợ thứ bảy là dành cho lĩnh vực xã hội nhân văn. 1.6.2.2 Đầu tư mạo hiểm và hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ Hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ đã trở thành điểm mấu chốt cho toàn thế giới. Với hàng trăm thanh niên sáng tạo chọn theo đuổi con đường khởi nghiệp thay vì tham gia vào các tập đoàn đa quốc gia và các liên doanh của chính phủ, thế giới kinh doanh đã chứng kiến một sự bùng nổ của những công ty khởi nghiệp. Năm 2018, đặc biệt, là năm khởi nghiệp của Ấn Độ mạo hiểm vào câu lạc bộ kỳ lân. 8 công ty khởi nghiệp Ấn Độ - Freshworks, Oyo, Swiggy, Zomato, Paytm Mall, Policybazaar, Udaan và Byju - đã vượt mốc 1 tỷ đô la trong năm nay và tham gia giải đấu gồm 18 kỳ lân Ấn Độ, hầu hết các doanh nhân mới tìm đến. Tín dụng cho sự tăng trưởng lớn như vậy có thể được đưa ra cho bước nhảy Ấn Độ quan sát được
  • 46. 33 trong tài trợ. Ngoài các nhà đầu tư mạo hiểm Ấn Độ, một loạt các nhà đầu tư toàn cầu đã giới thiệu sự quan tâm đến các hoạt động khởi nghiệp trong nước và bơm một số tiền khổng lồ trong hệ thống để tiếp tục tận dụng các hoạt động của họ. Ấn Độ, ngày nay, tự hào là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba trên thế giới sau Liên Hợp Quốc và Vương quốc Anh với tổng số 7.700 công nghệ khởi nghiệp. Một báo cáo gần đây của phòng chờ phần mềm NASSCOM về tình trạng khởi nghiệp ở Ấn Độ đã làm sáng tỏ tiến độ mà hệ sinh thái kinh doanh của quốc gia đang phát triển và đáng chú ý, những con số này là tích cực từ tất cả các khía cạnh. Tuy nhiên, có những lo ngại cũng được đề cập trong báo cáo. Khởi động Thêm Chính phủ Ấn Độ đã và đang nỗ lực có ý thức để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước bằng cách cầm tay ở nhiều giai đoạn khác nhau. Từ ý tưởng để tài trợ và nhiều hơn nữa, chương trình Startup India do Thủ tướng Narendra Modi đưa ra là một bước để đảm bảo sự sáng tạo và làm việc liên tục của các công ty khởi nghiệp sáng tạo trong nước. Công nghệ, đặc biệt, thu hút ánh đèn sân khấu lớn trong suốt. Trong khi Ấn Độ quan sát thấy sự suy giảm trong năm 2017 khi chỉ có 1.000 khởi động công nghệ được thêm vào hệ thống, quốc gia này bắt kịp vào năm 2018 với sự bao gồm 1.200 liên doanh công nghệ mới. Xét về công nghệ tiên tiến, các công ty khởi nghiệp có vẻ hoạt động hơn 50% trong năm nay. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đã tăng gấp đôi lên 15 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái với sự bổ sung khởi động vào năm 2018 cùng với tổng kinh phí đã đạt 4,2 tỷ đô la cho đến nay. Tăng trưởng tài trợ Trong khi các công ty khởi nghiệp phải vật lộn trong năm 2017 để thu hút một lượng tiền đáng nể, thì năm 2018 là năm đầu tư tích cực. Ấn Độ đã chứng kiến mức tăng trưởng 108 phần trăm trong tổng kịch bản tài trợ từ 2 tỷ đô la đến 4,2 tỷ đô la. Trong khi các khoản đầu tư ở giai đoạn sau chứng kiến mức tăng trưởng khổng lồ