SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***&&***
NGUYỄN HỮU HUY LÂM
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***&&***
NGUYỄN HỮU HUY LÂM
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC
TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân Hàng
Mã ngành :8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
GS.TS. DƢƠNG THỊ BÌNH MINH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn Giáo Sư
Tiến Sỹ Dương Thị Bình Minh đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện đề tài .
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố
Hồ Chí Minh đã giảng dạy và cung cấp cho tối rất nhiều kiến thức bổ ích trong suốt
thời gian theo học chương trình sau đại học tại trường Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí
Minh .
Và sau cùng xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ
và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện
đề tài .
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Ngƣời viết
Nguyễn Hữu Huy Lâm
Lời Cam Đoan
Tôi tên Nguyễn Hữu Huy Lâm, tôi xin cam đoan đây là luận văn là công trình
nghiên cứu của riêng tôi . Các kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào khác, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, các thông tin trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tp HCM, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Huy Lâm
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Tóm tắt - Abstract
Chƣơng I MỞ ĐẦU.................................................................................... Trang 1
1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................... Trang 1
1.1 Tầm quan trọng của số thu ngân sách đối với các hoạt động kinh tế xã hội
………………………………………………………………………………..….... Trang 1
1.2 Khái quát kết quả thu ngân sách các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ giai đoạn từ
năm 2005 -2017 và lý do lựa chọn đề tài ................................................................. Trang 2
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................. Trang 4
3.Câu hỏi nghiên cứu của đề tài................................................................. Trang 4
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................... Trang 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. Trang 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................ Trang 4
5. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................. Trang 5
6.Phƣơng pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của đề tài .............. Trang 5
7. Bố cục đề tài............................................................................................. Trang 5
Tóm tắt chương I........................................................................................... Trang 6
CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC................................................................ Trang 7
1. Khái quát về THU NSNN ...................................................................... Trang 7
1.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nước ......................................................... Trang 7
1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước .......................................................... Trang 8
1.3 Phân loại các nguồn thu của ngân sách nhà nước .................................. Trang 9
1.3.1. Căn cứ theo tính chất :.......................................................................... Trang 9
1.3.2 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ............................................................... Trang 10
1.3.3 Căn cứ theo nội dung ........................................................................... Trang 10
1.3.4 Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước hiện hành tại Việt Nam Trang 11
2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc............................ Trang 13
3. Các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố có lên quan đến đề tài ........ Trang 17
3.1 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm trong nước : ................................... Trang 17
3.2 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm nước ngoài :................................... Trang 18
4. Mô hình nghiên cứu của đề tài............................................................... Trang 19
Tổng kết chương II........................................................................................ Trang 20
CHƢƠNG III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................ Trang 21
1.Mô hình nghiên cứu ................................................................................. Trang 21
2. Định nghĩa các biến số, nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu của các biến trong bài
nghiên cứu............................................................................................................... Trang 21
3.Phƣơng pháp phân tích dữ liệu : ............................................................ Trang 25
4.Mô hình hồi quy của đề tài ...................................................................... Trang 26
5.Kỳ vọng dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình của đề tài
....................................................................................................................... Trang 27
6. Đơn vị của tiến trong mô hình hồi quy đề tài ....................................... Trang 28
6 Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng đƣợc sử dụng trong đề tài............. Trang 30
7.1 Mô hình Pooled OLS ( Hồi quy kết hợp tất cả các quan sát )................. Trang 30
7.2 Mô hình FEM ( Mô hình ảnh hưởng cố định )........................................ Trang 30
7.3 Mô hình REM ( Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên ) ................................. Trang 32
Tổng kết chương III: ..................................................................................... Trang 33
CHƢƠNG IV : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NGÂN
SÁCH BẰNG MÔ HÌNH....................................................................................... Trang 34
1. Thống kê mô tả dữ liệu các biến trong mô hình hồi quy của đề tài.... Trang 34
2.Kết quả hồi quy ........................................................................................ Trang 34
2.1 Kết quả hồi quy của mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát (Pooled OLS)
.................................................................................................................................. Trang 35
2.2 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM) .................... Trang 36
2.3 Kết quả hồi theo mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)..................... Trang 37
3. So sánh và kiểm định tính phù hợp của từng mô hình.............................. Trang 38
3.1So sánh mô hình Pooled OLS và REM .................................................... Trang 38
1.1.2 So sánh mô hình Pooled OLS và FEM................................................. Trang 38
1.1.3 So sánh mô hình REM và FEM............................................................. Trang 39
4.Kiểm định các hiện tượng làm sai lệch kết quả hồi quy ............................ Trang 41
4.1Hiện tượng tự tương quan ........................................................................ Trang 41
4.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi............................................. Trang 41
4.3 Kiểm định hiện tượng phụ thuộc chéo giữa các đối tượng ..................... Trang 42
4.4 Kiểm định tính dừng của các biến........................................................... Trang 42
5.Hiệu chỉnh mô hình FEM và kết quả hồi quy của đề tài...................... Trang 44
5.1 Hiệu chỉnh mô hình FEM..................................................................... Trang 44
5.2 Kết quả hồi quy của đề tài cũng nhƣ mức ý nghĩa hồi quy các biến trong đề tài
....................................................................................................................... Trang 44
5.3 Tổng hợp kỳ vọng và mức ý nghĩa hồi quy các biến trong đề tài........... Trang 45
6.Tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến số thu thuế trên địa bàn tỉnh thành Đông
Nam Bộ .................................................................................................................... Trang 47
Tổng kết chương IV ...................................................................................... Trang 48
CHƢƠNG V : KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP . Trang 50
1 Kết Luận.................................................................................................... Trang 54
2 Hàm ý chính sách và các giải pháp ............................................................ Trang 51
3 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. Trang 54
Kết luận chƣơng V ...................................................................................... Trang 55
5 Kết luận chung của đề tài ........................................................................ Trang 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ trọng số thu ngân sách các tỉnh Đông Nam Bộ so với cả nước giai đoạn từ
2005-2017......................................................................................................................trang 03
Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình của đề tài
.......................................................................................................................................trang 27
Bảng 3.2 Bảng mô tả các biến trong mô hình ....................................................trang 28
Bảng 4.1 Bảng mô tả tóm tắt dữ liệu thống kê các biến ....................................trang 34
Bảng 4.2 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình Pool OLS ...................................trang 35
Bảng 4.3 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình FEM...........................................trang 36
Bảng 4.4 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình REM ..........................................trang 37
Bảng 4.5 Bảng Bảng tổng hợp kỳ vọng vả mức ý nghĩa thống kê các biến độc lập trong
mô hình bài nghiên cứu.................................................................................................trang 45
TÓM TẮT
Xã hội không thể hoạt động, duy trì sự ổn định và phát triển nếu như không có
bộ máy Nhà Nước điều khiển mọi hoạt động trong xã hội, duy trì an ninh trật tự, đề ra
các chính sách, các giải pháp để xã hội càng phát triển vững mạnh, nâng cao thu nhập
người dân . Để Nhà Nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình đối với xã
hội thì cần một nguồn quỹ để đảm bảo duy trì hoạt động Nhà Nước, cũng như để Nhà
Nước thực hiên các hoạt động chi để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội nguồn
quỹ đó là ngân sách nhà nước . Ngân sách nhà nước bao gồm thu ngân sách Nhà nước
và chi ngân sách Nhà nước, trong đó Thu ngân sách nhà nước là quá trình tổ chức huy
động các nguồn tài chính của xã hội vào quỹ ngân sách để đảm bảo nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước . Vì vậy ý thức được tầm quan trọng của thu ngân sách nhà nước đối
với hoạt động của nhà nước tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến số
thu ngân sách nhà nước.
Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 2005-2017. Đây là khu vực
có số thu ngân sách chiếm hơn 50 % tổng thu ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn
này, nhưng chưa có một bài nghiên cứu nào về các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân
sách của khu vực . Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân
sách khu vực Đông Nam Bộ, tác giả đề xuất các giải pháp để có thể giữ vững và nâng
cao hơn nữa số thu ngân sách của các tỉnh thành này.
Tổng hợp từ các cơ sở lý thuyết, các bài nghiên cứu định lượng trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài, tác giả xây dựng các yếu tố có khả năng tác động đến số
thu ngân sách bao gồm các yếu tố : Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành
(GDP) ; Tỷ trọng sản phẩm trong nước khu vực nông nghiệp GDP ; Ty trọng độ mở
thương mại/ GDP; Số chi đầu tư phát triển từ ngân sách; Số chi cho giáo dục từ ngân
sách; Số lượng doanh nghiệp cuối cùng là Lạm phát đại diện là chỉ số giá CPI . Sử
dụng phương pháp nghiên cứu phân tich định lượng, tác giả đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đế này đến số thu ngân sách của khu vực .
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy Tổng sản phẩm theo giá hiện hành , Chi cho
giáo dục, Số lượng doanh nghiệp và Lạm phát có tác động đến số thu ngân sách nhà
nước . Tỷ trọng Nông nghiệp/ GDP; Tỷ trọng độ mở thương mại/ GDP; Số chi đầu tư
phát triển từ ngân sách không có tác động đến số thu ngân sách nhà nước .
Từ kết quả hồi quy của bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số biện pháp để
cải thiện số thu ngân sách tại khu vực các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ, qua đó các
cơ quan quản lý nhà nước , các nhà hoạch định chính sách của vực này và của cả Việt
Nam có thể cải thiện tốt hơn nữa số thu ngân sách của khu vực cũng như của Việt
Nam
Từ khóa : Ngân sách nhà nước; thu ngân sách nhà nước; tổng sản phẩn theo giá
hiện hành; tỷ trọng độ mở thương mại.
ABSTRACT
Society cannot operate, maintain stability and development if there is no State
apparatus to control all activities in society, maintain order and security, set policies
and solutions for the commune. The association grows stronger and improves people's
income. In order for the State to well perform its functions and duties towards society,
it is necessary to have a fund to ensure the maintenance of the State's activities, as
well as for the State to carry out spending activities to serve the needs Social
development of the fund source is the state budget. State budget includes State budget
revenue and State budget expenditure, in which state budget revenue is the process of
mobilizing social financial resources into budget fund to ensure expenditure needs.
gorvernment's . Therefore, being aware of the importance of the state budget revenue
for the operation of the state, the author studies the factors affecting the state budget
revenue.The study investigates the factors affecting the state budget revenue in the
provinces of the Southeast in the period from 2005-2017. This is an area with a
number of budget revenues accounting for more than 50% of Vietnam's total budget
revenue during this period, but there has not been any research on the factors affecting
the budget revenue of this region. Through studying the factors affecting the revenue
of the Southeast region, the author proposed solutions to maintain and further improve
the budget revenues of these provinces.
Summing up the theoretical basis, the domestic and foreign quantitative research
papers related to the topic, the author builds the factors that can affect the budget
revenue including the following factors: General domestic products at current prices
(GDP); Proportion of domestic agricultural products GDP; trade open weight / GDP;
Expenditures on development investment from the budget; The amount spent on
education from the budget; The final number of enterprises is Inflation represented as
CPI price index. Using quantitative analysis method, the author assesses the influence
of these factors on the revenue of the region.
The results of the study show that Total products at current prices, Education,
Number of Enterprises and Inflation have an impact on the state budget revenue.
Agriculture density / GDP; Proportion of open trade / GDP; The amount of spending
on development investment from the budget has no impact on the state budget
revenue.
From the regression results of the study, the author has proposed a number of
measures to improve the budget revenue in the provinces of the Eastern South
Vietnam, through which the state management agencies and planners policy policy of
this region and of Vietnam can further improve the region's revenue as well as of
Vietnam
Keywords: State budget; state budget revenue; total product at current prices;
proportion of open trade.
1
Chƣơng I : MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1 Tầm quan trọng của số thu ngân sách đối với các hoạt động kinh tế
xã hội
Xã hội không thể hoạt động, duy trì sự ổn định và phát triển nếu như không
có bộ máy Nhà Nước điều khiển mọi hoạt động trong xã hội, duy trì an ninh trật tự,
đề ra các chính sách, các giải pháp để xã hội phát triển vững mạnh, nâng cao thu
nhập người dân . Để nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình đối
với xã hội thì cần một nguồn quỹ để nhà nước duy trì hoạt động cũng như để thực
hiên các hoạt động chi phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội nguồn quỹ đó là
ngân sách nhà nước . Ngân sách nhà nước bao gồm thu ngân sách Nhà nước và chi
ngân sách Nhà nước, trong đó Thu ngân sách nhà nước là quá trình tổ chức huy
động các nguồn tài chính của xã hội vào quỹ ngân sách để đảm bảo nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện chức năng, vai trò cùa nhà nước. Chi ngân sách nhà nước cũng để
đảm bảo thực hiện chức năng, vai trò của nhà nước bao gồm các khoản chi từ ngân
sách nhà nước cho các doanh nghiệp , cơ quan , tổ chức , dân cư trong nước và
nước ngoài , chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội , đảm bảo quốc phòng an ninh ,
đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước , chi trả nợ nhà nước , chi viện trợ nước
ngoài , các khoản chi khác .
Trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước, nguồn thu từ thuế luôn là nguồn thu
chính, chiếm tỷ trọng lớn và thường chiếm hơn 90 % tổng nguồn thu của Ngân sách
nhà nước . Đây là nguồn thu chính của ngân sách của mỗi quốc gia, là nguồn quỹ
chính để đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động duy trì sự ổn định xã hội, bảo đảm
an ninh quốc phòng . Ngân sách nhà nước là nguồn kinh phí để nhà nước thực hiện
2
các chính sách an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v.. thực hiện các nhiệm vụ
cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Tại Việt Nam, theo các số liệu thống kê các năm gần đây thì số thu ngân
sách nhà nước của khu vực các tỉnh Đông Nam Bộ luôn chiếm trên 50% tổng số thu
ngân sách của Việt Nam . Các tỉnh Đông nam bộ của Việt Nam bao gồm : Thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây
Ninh . Mặc dù nhiều năm nay đã có nhiều bài nghiên cứu trong nước nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách, tuy nhiên khu vực Đông Nam Bộ đến
nay chưa có bài nghiên cứu nào về các yếu tố tác động đến số thu ngân sách khu
vực này mặc dù đây là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách quốc
gia và đó là lý do để người viết thực hiện bài nghiên cứu này.
1.2 Khái quát kết quả thu ngân sách các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ
giai đoạn từ năm 2005 – 2017 và lý do lựa chọn đề tài.
Như đã trình bày ở trên, mặc dù ngân sách nhà nước là nguồn quỹ chính để
nhà nước thực hiện các chức năng của mình, tuy nhiên hiện nay tại địa bàn các tỉnh
Đông Nam Bộ vẫn chưa có nghiên cứu nào về các yếu tố ảnh hưởng đến số thu
ngân sách trên địa bàn khu vực . Đây là khu vực rất năng động, đang có tốc phát
triển rất nhanh và có mức đóng góp rất lớn cho ngân sách quốc gia . Số liệu thu
ngân sách các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ so với cả nước được thể hiện theo
bảng sau :
Bảng 1.1 BẢNG TỶ TRỌNG SỐ THU NGÂN SÁCH CÁC TỈNH
ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI CẢ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2005 -2017.
Đơn vị tính : Tỷ đồng
STT Năm
Số thu ngân sách
các tỉnh Đông
Nam Bộ
Số thu ngân
sách của Việt
Nam
Tỷ trọng thu ngân
sách cách các tỉnh
Đông Nam Bộ /
Việt Nam
3
01 2005 140,385.1 228,287 61.5%
02 2006 171,732.5 279,472 61.4%
03 2007 172,271.7 315,915 54.5%
04 2008 256,651.0 416,783 61.6%
05 2009 243,074.0 442,340 55.0%
06 2010 300,471.1 588,428 51.1%
07 2011 389,826.2 721,804 54.0%
08 2012 452,691.4 734,883 61.6%
09 2013 467,540.0 828,348 56.4%
10 2014 480,908.0 877,697 54.8%
11 2015 493,737.5 996,870 49.5%
12 2016 517,701.0 1,101,377 47.0%
13 2017 553,204.9 1,288,665 42.9%
TC 4,640,194.3 8,820,869.0 52.60%
( Nguồn : Tổng Cục Thống Kê và các Cục Thống Kê các tỉnh thành Đông Nam
Bô giai đoạn 2005-2017)
Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng đóng góp cho ngân sách quốc gia của các
tỉnh thành Đông Nam Bộ mặc dù rất cao trong tổng ngân sách quốc gia ( bao gồm
cả số thu từ khai thác dầu thô và khí đốt của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ) nhưng đang có
xu hướng giảm dần đều qua các năm . Điều này cho thấy tốc độ tăng thu của khu
vực này đang thấp đi so với bình quân chung của cả nước dẫn đến tỷ trọng đóng
góp cho ngân sách quốc gia có khuynh hướng giảm dần . Vì vậy để tìm hiểu về các
yếu có ảnh hương đến số thu ngân sách của khu vực các tỉnh Đông nam bộ nơi mà
số thu ngân sách trung bình chiếm trên 50 % tổng thu ngân sách của Việt Nam, tác
giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách khu vực kinh tế
quan trọng này . Thông qua kết quả của bài nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra các khuyến
nghị về chính sách cho các cơ quan quản lý nhà nước tại các tỉnh thành Miền Đông
Nam Bộ nhằm cải thiện số thu ngân sách của khu vực và nâng cao hơn nữa tỷ trọng
đóng góp vào ngân sách nhà nước của các tỉnh thành này.
4
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu lý thuyết và phân tích các yếu tố tác động đến số thu ngân sách
Nhà nước tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ và mức độ tác động của các nhân tố này.
Từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách phù hợp nhằm đảm bảo và gia tăng bền
vững nguồn thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh này .
3.Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài là để trả lời cho các câu hỏi sau :
- Số thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố nào.
- Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào ( cùng chiều hay ngược chiều ) và
mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với số thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh
thành miền Đông Nam Bộ.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số
thu ngân sách Nhà nước tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm 05 tỉnh và 01
thành phố gồm : Đồng Nai , Bình Dương, Bình Phước , Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh
và Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Về phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước
của khu vực các tỉnh thành Đông Nam Bộ trong khoảng thời gian từ
năm 2005 đến năm 2017.
5
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách Nhà nước trên địa
bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Phước , Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh . Đây là khu vực
có số thu ngân sách chiếm trên 50% tổng thu ngân sách nhà nước của Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017 nhưng chưa có một bài nghiên cứu nào
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách của khu vực . Mặt khác do tỷ
trọng đóng góp vào ngân sách quốc gia của khu vực này đang có khuynh hướng
giảm dần, nguồn thu từ khai thác dầu thô và khí đốt của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang
ngày càng cạn kiệt .Vì vậy tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến số
thu ngân sách nhà nước của khu vực này ( không bao gồm số thu từ khai thác dầu
thô và khí đốt ) từ kết quả của bài nghiên cứu sẽ đề xuất các khuyến nghị về chính
sách nhằm ổn định và gia tăng hơn nữa nguồn thu ngân sách khu vực .
6.Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp nghiên
cứu định lượng . Bằng việc tổng hợp khung lý thuyết có liên quan đến đề tài, tác giả
xác định các yếu tố tác đến số tác động đến số thu ngân sách nhà nước khu vực các
tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ từ đó xây dựng mô hình kinh tế lượng của đề tài .
Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để hồi quy dữ liệu của đề tài bằng phần
mềm thống kê Stata 14 .
Các phương pháp hồi quy dự liệu bảng được sử dụng trong đề tài là : Phương
pháp bình phương bé nhất ( Mô hình Pool OLS) ; Mô hình tác động cố định ( Fixed
Effects Model – FEM ) ; Mô hình tác động ngẫu nghiên ( Random Effects Model –
REM ) .
7. Bố cục đề tài
Bố cục của đề tài gồm 05 chương : Chương I là phần mở đầu; Chương II là
phần cơ sở lý luận; Chương III là phần thiết kế nghiên cứu; Chương IV phần phân
6
tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách bằng mô hình; Chương V là phần hàm
ý chính sách và kết luận.
Tóm tắt chƣơng I
Chương này chủ yếu nói lên lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài nghiên
cứu đối với khu vực các tỉnh thành Đông Nam bộ . Chương này cũng trình bày mục
đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như những đóng góp mới sau
khi thực đề tài nghiên cứu . Sau cùng trình bày phương pháp nghiên cứu và mô
hình của đề tài .
7
CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC.
1. Khái quát về THU NSNN
1.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nƣớc
Như mọi loại nguồn quỹ tài chính khác, Ngân sách nhà nước luôn có hai
phần là phần thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước, đây là quỹ tiền tệ
để Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình . Như vậy thu ngân sách
nhà nước là một trong hai thành phần của Ngân sách nhà nước, đây cũng là nguồn
thu chính của tài chính công .
Có nhiều khái niệm về Ngân sách nhà nước, chẳng hạn “ Ngân sách nhà
nước là một đạo luật tài chính cơ bản do quốc hội quyết định , thông qua đó các
khoản thu , chi tài chính nhà nước được thực hiện trong một niên khóa tài chính” “ (
Sử Đình Thành – Bùi Thị Mai Hoài, 2009, trang 213) hay theo như quy định tại
điều 1 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 thì : “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước”.
Riêng về khái niệm về thu ngân sách nhà nước một trong hai thành phần tạo
nên ngân sách nhà nước thì căn cứ theo khoản 1 điều 2 của luật số 01/2002/QH11
ngày 16/12/2002 về Ngân sách nhà nước quy định : “ Thu ngân sách nhà nước bao
gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà
nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các
khoản thu khác theo quy định của pháp luật “
Ngoài ra theo định nghĩa được ghi trong Niên giám thống kê năm 2005-
2017 của Tổng cục thống kê thì thu ngân sách nhà nước được định nghĩa nhu sau :
“ Thu ngân sách nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu vào ngân sách nhà
nước từ các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ , từ dân cư trong nước và các nguồn
thu ngoài nước , bao gồm các khoản : Thu từ thuế, phí , lệ phí , thu từ các hoạt động
8
kinh tế của nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân ; thu từ viện
trợ nước ngoài , và các khoản thu khác.”
Còn theo tác giả Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng ( 2008) thì thu ngân
sách nhà nước được định nghĩa như sau “ Thu ngân sách là quá trình tổ chức huy
động các nguồn tài chính xã hội vào quỹ ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
nhà nước . Nguồn tài chính xã hội được huy động vào ngân sách bằng những
phương thức và hình thức khác nhau . Hình thức truyền thống được sử dụng từ
trước cho đến nay để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước là thuế . Ngoài ra nhà
nước còn có nguồn thu từ hoạt động kinh tế nhà nước, các khoản thu huy động được
nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách và một số khoản thu khác “. ( Sử Đình Thành –
Vũ Thị Minh Hằng , 2008, trang 176).
Tóm lại, thu ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản tiền tập trung
vào tay nhà nước để hình thành quỹ ngân sách nhà nước đáp ứng cho các nhu cầu
chi tiêu xác định của nhà nước . ( Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng , 2008, trang
176).
Và “ Trong cơ cấu thu của ngân sách nhà nước công ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới , thuế luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi nó được trích xuất chủ yếu từ
những giá trị do nền kinh tế tạo ra và thể hiện rõ nét quyền lực nhà nước. ( Dương
Thị Bình Minh, 2005, trang 76).
1.2 Đặc điểm của thu ngân sách nhà nƣớc
Thu ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của thu nhập công, thu
ngân sách nhà nước có các đặc điểm chính như sau :
- Đặc điểm thứ nhất : Phần lớn các thu ngân sách nhà nước được xây dựng
trên nền tảng nghĩa vụ công dân, điển hình là thuế . Ngoài ra thu ngân sách nhà
nước còn bao gồm các khoản thu dựa trên cơ sở trao đổi như lệ phí và phí thuộc
ngân sách nhà nước; các khoản thu do thỏa thuận như : vay mượn . Các khoản thu
do người dân tự nguyện đóng góp chiếm tỷ lệ không đáng kể .
9
- Đặc điểm thứ hai : Là các khoản thu không mang tính bồi hoàn trực tiếp .
Các tổ chức và cá nhân nộp thuế cho nhà nước không có nghĩa là phải mua một
hàng hóa hay dịch vụ nào đó của nhà nước . Tuy nhiên , Nhà nước sẽ dùng thuế
nhằm tạo ra nhằm tạo ra những hàng hóa và dịch vụ công và tất cả hàng hóa và dịch
vụ công sẽ được thụ hưởng bởi chính người dân trong nước . Như thế, các khoản
thu ngân sách nhà nước được chuyển trở lại cho dân chúng một các gián tiếp và
công cộng .
Đặc điểm thứ ba : Thu ngân sách nhà nước gắn chặt với việc thực hiện các
nhiệm vụ của nhà nước . Nhà nước thu để tài trợ cho mọi hoạt động của nhà nước ,
tức thu để chi tiêu công chứ không phải thu để tìm kiếm lợi nhuận . Do đó , ngân
sách nhà nước phát triển theo các nhiệm vụ của Nhà nước . Không thể đòi hỏi Nhà
nước gia tăng hoạt động của mình trên cơ sở giảm mức động viên từ GDP.
Đặc điểm thứ tư : Việc thu ngân sách nhà được thực hiện theo đúng quy định
của các văn bản quy phạm pháp luật về thu ngân sách nhà nước và thu ngân sách
nhà nước cũng góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước .
1.3 Phân loại các nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc
Thu ngân sách nhà nước bao gồm rất nhiều loại, ngoài các khoản thu chính
từ thuế, phí, lệ phí còn có các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước; các
khoản đóng góp của các tổ chức và các cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu
khác theo quy định của pháp luật.
Để cung cấp thông tin một cách có hệ thống, công khai, minh bạch, đảm bảo
trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu quản lý của các đối tượng thì việc phân loại các
khoản thu theo những tiêu thức nhất định là việc hết sức quan trọng. Việc phân loại
tốt giúp cho công tác quản lý và sử dụng các nguồn thu của ngân sách đúng theo
quy định của pháp luật, thuận lợi cho công tác báo cáo của các cơ quan quản lý thu
ngân sách. Có thể phân loại thu ngân sách Nhà nước theo các tiêu chí sau :
1.3.1 Căn cứ theo tính chất :
Thu ngân sách nhà nước được chia thành hai nhóm là các khoản thu thuế và
các khoản không phải thu thuế :
10
- Các khoản thu thuế bao gồm các sắc thuế mà nhà nước ban hành dưới
hình thức luật , là những khoản thu mang tính chất bắt buộc , không bồi hoàn trực
tiếp và xây dựng trên nghĩa vụ công dân . Thuế chiếm tỷ phần đa số trong tổng thu
ngân sách nhà nước ở hầu hết các quốc gia .
- Các khoản thu không phải thuế : lệ phí và phí, quyên góp , vay mượn ,
cho thuê tài sản … Đây là những khoản thu mang tính đối giá và được xây dựng
trên sự thỏa thuận giữa dân chúng và chính phủ . Mặc dù giữ tỷ phần nhỏ trong tổng
thu ngân sách nhà nước song chúng không thể thiếu trong cơ cấu thu ngân sách nhà
nước .
1.3.2 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ
Thu ngân sách nhà nước được chia thành : thu trong nước và thu ngoài nước
.
- Thu trong nước : thuế, lệ phí và phí, vay trong nước, cho thuê công
sản, khai thác và bán tài nguyên thiên nhiên, thu khác … Thu trong nước là nguồn
nội lực cơ bản giúp Chính phủ xây dựng một ngân sách nhà nước chủ động . Mọi sự
dựa dẫm vào bên ngoài đều để lại hậu quả lâu dài . Nền tài chính quốc gia chỉ lành
mạnh và bền vững khi nguồn thu dựa chủ yếu vào nội lực của nền kinh tế quốc dân .
- Thu nước ngoài : đầu tư nước ngoài , viện trợ nước ngoài , vay nợ
nước ngoài . Đây là những nguồn lực có thể giúp đất nước mau chóng tích tụ và tập
trung vốn đầu tư vào nhiều công trình then chốt . Từ đấy, tạo ra những bước chuyển
đáng kể, hoặc nói cách khác là tạo ra những cú hích cơ bản trong tiến trình phát
triển .
1.3.3 Căn cứ theo nội dung
Thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản thu không mang nội dung
kinh tế và những khoản thu mang nội dung kinh tế .
- Khoản thu không mang nội dung kinh tế gồm có thuế, các khoản
quyên góp, viện trợ nước ngoài và thu khác . Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn
nhất tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị . Khoản
thu này được xây dựng trên cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân và nhà nước.
Quyên góp và viện trợ nước ngoài là những khoản thu hình thành trên cơ sở tự
11
nguyện . Chúng ngày càng nhỏ dần về mặt tỷ trọng. Các khoản thu viện trợ từ nước
ngoài ngày càng mang tính hoàn lại và luôn kèm theo những điều kiện về chính trị,
kinh tế, quân sự hoặc về văn hóa xã hội… Thu khác gồm các khoản thu từ phạt vi
cảnh, thanh lý tài sản tịch thu , thu từ quà biếu tặng …
- Khoản thu mang nội dung kinh tế gồm lệ phí, phí, vay nợ, cho thuê
công sản, bán tài nguyên thiên nhiên… Lệ phí và phí là những khoản thu mang tính
đối giá. Tỷ trọng của lệ phí và phí nhỏ so với thuế nhưng góp phần rất quan trọng
cho quá trình nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng hàng hóa, dịch vụ công , đảm
bảo phân phối một cách tương đối công bằng phúc lợi xã hội cho mọi thành viên
trong xã hội .Lệ phí và phí còn là cầu nối gắn kết khu vực công và khu vực tư. Vay
nợ trong và ngoài nước là những khoản thu có tính bồi hoàn . Chúng mang tính hai
mặt . Mặt tích cực là đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích tụ vốn để tạo ra những công
trình lớn khi mà các khoản thu từ thuế , lệ phí và phí chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu
cầu chi đầu tư phát triển của nhà nước . Mặt khác, những công trình đầu tư từ vay
nợ nếu không mang lại lợi ích kinh tế - xã hội như mong muốn thì nợ trở thành một
gánh nặng do phải trả vốn và lãi hàng năm . Tùy thuộc cách thức sử dụng và hiệu
quả đạt được , nợ được gọi là đòn bẩy hay gánh nặng . Do đó, vấn đề không phải ở
chỗ nên vay nợ hay không mà ở chỗ vay nợ nhằm mục đích gì và sử dụng nợ như
thế nào . Cho thuê công sản bao gồm cho thuê đất, cho thuê bầu trời , mặt nước,
vùng lãnh thổ … khoản thu này tương đối hấp dẫn , nhưng cái giá phải trả là sự tổn
hại về môi trường thiên nhiên sau thời hạn cho thuê. Thu từ bán tài nguyên thiên
nhiên là những khoản thu do bán quặng, dầu thô, thanh nguyên khai, sản vật của
rừng nguyên sinh, đá tảng.. ” ( Dương Thị Bình Minh, 2005, trang 79-80)
1.3.4 Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nƣớc hiện hành tại Việt
Nam.
Theo quy định nguồn thu ngân sách nhà nước theo các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành ( Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ) thì thu ngân sách nhà nước
bao gồm các khoản thu sau :
- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí ;
12
- Toàn bộ các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước
thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản
phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà
nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở nước ngoài cho chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
( Trích khoản 1 điều 5 Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015)
Ngoài ra theo như định nghĩa được ghi trong các ấn phẩm thống kê của Tổng
cục thống kê giải thích nguồn hình thành chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm thì “ Thu
ngân sách nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu từ ngân sách nhà nước từ các đơn vị
sản xuất , kinh doanh, dịch vụ , từ dân cư trong nước và các nguồn thu từ ngoài
nước , bao gồm các khoản : Thu từ thuế, lệ phí , thu từ hoạt động kinh tế của Nhà
nước , các khoản đóng góp của cá nhân ; thu viện trợ nước ngoài , các khoản thu
khác “
Trong tổng nguồn thu ngân sách , nguồn thu từ Thuế là nguồn thu chính
thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn thu. Hiện nay tại Việt Nam có tổng
cộng 09 sắc thuế và các khoản phí và lệ phí như sau :
1/ Thuế Giá trị gia tăng
2/ Thuế Thu nhập doanh nghiệp
3/ Thuế Thu nhập cá nhân
4/ Thuế Tiêu thụ đặc biệt
5/Thuế Xuất khẩu – Thuế Nhập khẩu
6/ Thuế Tài nguyên
7/Thuế Bảo vệ môi trường
8/ Thuế Sử dụng đất nông nghiệp ( Hiện đang được miễn nộp đến năm 2020
theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 )
9/ Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp
10/ Các khoản Phí và lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong đó nhóm Thuế trực thu bao gồm : thuế Thu nhập doanh nghiệp; thuế
Thu nhập cá nhân; Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp; Thuế Tài nguyên. Nhóm
13
thuế gián thu bao gồm : Thuế Giá trị gia tăng; Thuế Tiêu thụ đặc biệt ; Thuế Bảo vệ
môi trường; Thuế Xuất khẩu; Thuế Nhập khẩu .
Ngoài các sắc thuế nêu trên, hiện tại Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số
văn bản quy phạm pháp luật quy định một số khoản thu khác như Phí, Lệ Phí,Lệ phí
trước bạ, Thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất.
2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc
Có nhiều ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước, chẳng
hạn “ thu ngân sách nhà nước trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh
tế xã hội. Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề
đồng thời là yếu tố khách quan hình thành các khoản thu ngân sách nhà nước “( Sử
Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng, 2009, trang 176) . Ngoài ra theo tác giả Dương
Thị Bình Minh thì thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ
hiện đại hóa trong thanh toán và hạch toán, trình độ nhận thức của dân chúng ( trình
độ nhận thức càng cao thì ý thức chấp hành pháp luật càng tốt do đó nhà nước sẽ dễ
dàng hơn trong việc thực hiện thu ngân sách), năng lực pháp lý của bộ máy nhà
nước, hiệu quả hoạt động của chính phủ.( Dương Thị Bình Mình, 2005, trang 80-
83)
Theo các bài nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước tác giả tổng hợp
được thì các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước, bao gồm :
- Yếu tố GDP Bình Quân : Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng
các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sach nhà nước đã được sử dụng trong rất
nhiều bài nghiên cứu trước đây cả trong và ngoài nước. Yếu tố này thể hiện mức độ
phát triển của một quốc gia, một khu vực, yếu tố này càng cao chứng tỏ khu vực
hay quốc gia này có trình độ phát triển cao và ngược lại . Khi mức độ phát triển
càng cao, thu nhập người dân càng cao thì nguồn thu của ngân sách quốc gia sẽ cao
tương ứng.
Có nhiều định nghĩa về GDP , theo giải thích tại Niên giám thông kê Việt
Nam năm 2016 thì :
14
GDP ( Tổng sản phẩm trong nước ) là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ
được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định. Tổng sản
phẩm trong nước được tính theo giá hiện hành và giá so sánh . Có 3 phương pháp
tính :
Phương pháp sản xuất : Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng
thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm .
Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới tạo ra của các ngành kinh
tế trong một thời kỳ nhất định . Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất
bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian . Giá trị tăng thêm được
tính theo giá hiện hành và giá so sánh.
Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay dịch vụ
sản xuất ra, trừ đi thuế đánh vào sản phẩm, cộng với trợ cấp sản phẩm . Giá cơ bản
không bao gồm phí vận tải và phí thương nghiệp không do người sản xuất trả khi
bán hàng .
Giá sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay dịch
vụ sản xuất ra trừ đi thuế VAT được khấu trừ hay thuế được khấu trừ tương tự . Giá
sản xuất không bao gồm chi phí vận tải và phí thương mại không do người sản xuất
chi trả khi bán hàng .
Các phương pháp tính GDP :
Phương pháp thu nhập : Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên từ
các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai , mày móc .
Theo phương pháp này , tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố ( 1) Thu nhập của
người lao động từ sản xuất ( bằng tiền và hiện vật ) ; (2) Thuế sản xuất ; (3) Khấu
hao tai sản cố định dung trong sản xuất ; (4) Thặng dư sản xuất .
15
Phương pháp sử dụng cuối cùng : Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của
3 yếu tố : Tiêu dung cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; Tích lũy tài sản ( Cố
định, lưu động, quý hiếm ) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ .
Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành thường được dung để nghiên
cứu cơ cấu kinh tế , mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất , mối quan hệ
giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách .
( Trích trang 155-156 Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016 )
Yếu tố GDP bình quân được sử dụng rất nhiều bài nghiên cứu trước như
trong bài nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh( 2013), nghiên cứu của Trần Mạnh
Khương (2016), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010),
nghiên cứu của Piancastelli (2001).
- Yếu tố tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP : Yếu tố này thường được sử
dụng trong các bài nghiên cứu để giải thích mức độ dễ thu thuế trong việc hành thu
vào ngân sách nhà nước. Do chính sách miễn giảm đối với số thu thuế từ nông
nghiệp cũng như sự gia tăng của các ngành thương mại , dịch vụ và công nghiệp
trong nền kinh tế nên tỷ trọng ngành nông nghiệp đang giảm trong quy mô của nền
kinh tế điều này dẫn đến yếu tố này thường ảnh hưởng ngược chiều với số thu ngân
sách . Yếu tố này được đưa vào nhiều bài nghiên cứu trước như trong bài nghiên
cứu của Trần Văn Vũ (2010), bài nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh( 2013), nghiên
cứu của Trần Mạnh Khương (2016), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo
Fenochietto ( 2010), nghiên cứu của Piancastelli (2001).
- Tỷ trọng Độ mở thương mại/GDP : Yếu tố này thể hiện độ cởi mở của nền
kinh tế, được tính bằng tổng giá trị nhập cộng với giá trị xuất khẩu chia cho GDP .
Sự gia tăng của tỷ trọng độ mở thương mại thường sẽ tác động tích cực đến nguồn
thu ngân sách nhà nước bởi vì khi thực hiện chính sách cởi mở hơn của nền kinh tế,
trong gia đoạn đầu nguồn thu thuế có thể giảm do chính sách khuyến khích xuất
khẩu cũng như giảm thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết thương mại buộc nhà
nước tăng các khoản thu khác để bù đắp thiếu hụt nguồn thu, tuy nhiên khi doanh
16
thu xuất khẩu và nhập khẩu tăng thì các sắc thuế thu trong nội địa sẽ tăng và số thu
ngân sách nhà nước sẽ tăng tương ứng . Yếu tố này được đưa vào nhiều bài nghiên
cứu trước như trong bài nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh (2013), nghiên cứu của
Trần Mạnh Khương (2016), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto
( 2010), nghiên cứu của Piancastelli (2001).
- Số chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách :
Theo định nghĩa về chi ngân sách nhà nước thì : Chi ngân sách nhà nước
gồm toàn bộ các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp , cơ quan,
đơn vị, tổ chức, dân cư trong nước và ngoài nước , bao gồm các khoản : Chi đầu tư
phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng , an ninh , đảm bảo hoạt động của bộ
máy nhà nước , chi trả nợ nhà nước, chi viện trợ nước ngoài , các khoản chi khác . (
Trang 157 sách niên giám thống kê 2016 của Tổng cục thống kê )
Sự gia tăng quy mô nền kinh tế luôn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố cơ sở hạ
tầng của nền kinh tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, các khoản chi đầu tư phát
triển từ ngân sách nhà nước thường được dùng phần lớn để chi cho xây dựng cơ sở
hạ tầng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế tiếp tục phát triển . Yếu tố
này trước đây đã được sử dụng trong bài nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2010).
- Yếu tố giáo dục hay trình độ dân trí : Để công tác thu thuế của một quốc gia
hay một vùng diễn ra tốt đẹp thì phụ thuộc rất nhiều ý thức tuân thủ pháp luật trong
đó có pháp luật thuế của người nộp thuế. Trình độ dân trí cao thường có ý thức chấp
hành pháp luật tốt và muốn có trình độ dân trí cao thì yếu tố hỗ trợ từ các khoản chi
cho giáo dục từ ngân sách rất quan trọng góp phần nâng cao dân trí cho toàn xã hội
từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của xã hội . Do đó để nghiên cứu sự tác
động của giáo dục đến số thu ngân sách nhà nước, tác giả sử dụng biến đại diện là
số chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước để nghiên cứu sự tác động của giáo dục
đến số thu ngân sách với kỳ vọng yếu tố này có tác động tích cực đến số thu ngân
sách . Yếu tố này đã được sử dụng trong bài nghiên cứu trước của Carola Pessino
và Ricardo Fenochietto ( 2010).
17
- Số lượng doanh nghiệp : Người nộp thuế chính là đối tượng tạo nên nguồn
thu thuế cho ngân sách , người nộp thuế có thể doanh nghiệp hoặc cá nhân . Trong
cơ cấu nguồn thu của Việt Nam nguồn thu từ đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp
thường chiếm tỷ trọng lớn . Doanh nghiệp được thực hiện nghiên cứu trong đề tài
được định nghĩa là “ Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán kinh tế độc
lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư
trực tiếp nước ngoài hoặc theo Hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính
phủ nước ngoài, bao gồm các loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp nhà nước;
Doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài “
( trích trang 273 Niên giám thống kê năm ) . Đây là lực lượng chính tạo nên số thu
cho ngân sách nhà nước, yếu tố này đã được đưa các bài nghiên cứu trước đây của
Trần Văn Vũ (2010), nghiên cứu của Trần Mạnh Khương (2016).
- Lạm phát : Yếu tố thường được sử dụng để đánh giá tác động của lạm phát
đến số thu ngân sách và được đại diện bằng chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) . Yếu tố này
đã được đưa vào nhiều bài nghiên cứu trước của Nguyễn Phi Khanh( 2013), nghiên
cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010), nghiên cứu của Piancastelli
(2001).
- Các yếu tố khác
3. Các nghiên cứu đã công bố có lên quan đến đề tài
3.1 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm trong nƣớc :
Theo nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2015) trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An trong
giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 cho thấy tăng trưởng số lượng doanh nghiệp
trên địa bàn có ảnh hưởng tích cực đến số thu ngân sách còn tăng tưởng giá trị sản
xuất ngành công nghiệp , tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng
trưởng dân số trung bình, tăng trưởng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà
nước chưa có ảnh hưởng đến số thu ngân sách.
18
Nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh (2013 ) trong luận văn thạc sĩ nghiên
cứu các yếu tố tác động đến tổng số thu thuế của các quốc gia Đông nam á trong đó
có Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 cho thấy thu nhập bình
quân đầu người và độ mở thương mại có tác động đến số thu ngân sách ( tác động
cùng chiều ) trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp , ngành công nghiệp trong
GDP và lạm phát không có tác động đến số thu ngân sách tại các quốc gia này.
Nghiên cứu của Trần Mạnh Khương ( 2016 ) trong luận văn thạc sĩ nghiên
cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước tại 13 tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long trong giai đoạn từ năm 2005 đế năm 2014 cho thấy GDP bình quân đầu
người, tỷ lệ thu chi ngân sách, số lượng doanh nghiệp, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao
động có tác động đến số thu ngân sách, các yếu tố tỷ trọng nông nghiệp trong GDP,
mở cửa thương mại, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh không có tác động đến số
thu ngân sách.
3.2 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm nƣớc ngoài :
- Nghiên cứu của Cheliah ( 1971) nghiên cứu xu hướng thu thuế tại các
nước đang phát triển, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng ngành khoáng sản, tỷ
trọng xuất khẩu không bao gồm khoáng sản có tác động cùng chiều đến tổng số thu
thuế, trong khi đó tỷ tỷ trọng ngành nông nghiệp có tác động ngược chiều đến số
thu thuế, thu nhập bình quân đầu người không có tác động đến số thu thuế .
- Nghiên cứu của Tanzi ( 1992 ) nghiên cứu chính sách tài khóa trong các
nền kinh tế đang chuyển đổi, kết quả nghiên cứu cho thấy ngành khoáng sản và tỷ
trọng xuất khẩu không bao gồm khoáng sản có tác động cùng chiều đến tổng số thu
thuế, ngược lại thu nhập bình quân đầu người không có tác động đến số thu thuế.
Theo kết quả nghiên cứu của Leuthold ( 1991 ) về đóng góp của thuế tại các
nền kinh tế đang phát triển, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng mậu dịch tác động
cùng chiều đến số thu thuế , trong khi đó tỷ trọng nông nghiệp tác động ngược chiều
đến số thu thuế còn tỷ tỷ trọng ngành khoáng sản và viện trợ nước ngoài không tác
động đến số thu thuế.
19
Nghiên cứu của Stotsky và Wolde Mariam ( 1997) nghiên cứu tác động thuế
ở châu phi khu vực cận Sahara, kết quả nghiên cứu cho thấy số thu thuế có tác động
cùng chiều với tỷ trọng xuất khẩu và thu nhập bình quân đầu người và có tác động
ngược chiều đối với tỷ trọng ngành nông nghiệp và tỷ trọng ngành khoáng sản .
Nghiên cứu của Ghara ( 1998 ) nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách kinh tế
và tham nhũng đến số thu thuế, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố GDP bình quân
người, độ mở thương mại, tỷ trọng xuất khẩu, tình trạng khu vực khai khoáng dầu
mỏ và phi dầu mỏ, cải cách cấu trúc và phát triển nhân lực có tác động cùng chiều
đến số thu thuế; các yếu tố tỷ trọng ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành khoáng sản,
lạm phát và tham nhũng có tác động ngược chiều đến số thu thuế và tỷ lệ thay đổi
điều khoản mậu dịch, tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái thực, thay đổi nợ nước
ngoài/GDP không có tác động đến số thu thuế .
Nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010) nghiên cứu
nỗ lực thu thuế của 96 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2016 cho thấy mối
liên cùng chiều hê giữa số thu thuế/GDP với mức độ phát triển ( GDP bình quân
dầu người ), độ mở thương mại ( Nhập khẩu và xuất khẩu /GDP) , giáo dục ( chi
tiêu cho giáo dục/GDP) và mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát, phân phối thu
nhập ( hệ số GINI) , tỷ trọng ngành nông nghiệp/GDP và tham nhũng với số thu
ngân sách .
Nghiên cứu của Piancastelli (2001) dựa trên dữ liệu của 75 nước phát triển
và đang phát triển cho thấy thu nhập bình quân đầu người, tỷ trọng ngành công
nghiệp và độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực đến số thu ngân sách trong khi
đó tỷ trọng ngành nông nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến số thu thuế.
4. Mô hình nghiên cứu của đề tài
Qua nghiên cứu các mô hình của các bài nghiên cứu trong và ngoài nước
được trình bày trên đây tác giả kế thừa một số mô hình trong bài nghiên cứu của tác
giả Trân Văn Vũ ( 2010), mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phi Khanh
(2013), mô hình nghiên cứu của tác giả Trần Mạnh Khương (2016), mô hình nghiên
20
cứu của Piancastelli (2001) và đặc biệt là mô hình nghiên cứu của tác giả Carola
Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010) là phù hợp với khung lý thuyết của đề tài,
trên cơ sở đó tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài như sau :
THUNSit = β0 + β1*GDPBQ + β2*TTNNGHIEP + β3*DMTM + β4*CDT +
β5*CGD + β6*SODN + β7*CPI+Uit
Trong đó :
+Biến phụ thuộc :
- Biến thu ngân sách (THUNS) :
+ Biến độc lập :
- Biến GDP bình quân người ( GDPBQ).
- Biến tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP (TTNNGHIEP).
- Biến độ mở thương mại (TTDMTM)
- Biến chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (CDT)
- Biến chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước (CGD).
- Biến số lượng doanh nghiệp (SODN).
- Biến lạm phát (CPI).
+ β0 : Hệ số chặn.
+ βi : Độ dốc.
+ Sai số : Uit
Tổng kết chương II : Chương này trình bày các cơ sở lý luận của đề tài , nêu
và tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài. Từ cơ sở lý luận và kết quả tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài tác giả xác định các yếu tố tác động đến số thu ngân sách từ đó xây
dựng mô hình hồi quy của bài nghiên cứu.
21
GDP Bình Quân
Người
Tỷ trọng Tổng sản
phẩm khu vực nông
nghiệp trong GDP
Tỷ trọng Độ mở
thương mại / GDP
Thu Ngân Sách Số lượng doanh nhiệp
Chi cho Đầu tư phát
triển từ ngân sách nhà
nước
Chi cho Giáo dục từ
ngân sách nhà nước
Lạm phát
CHƢƠNG III
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
1.Mô hình nghiên cứu
Từ kết quả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn các tỉnh thành Đông Nam Bộ đã trình bày trong chương II , tác giả xây dựng
mô hình nghiên cứu của đề tài như sau:
Mô hình nghiên cứu của đề tài được khái quát như sau :
Sơ đồ : Mô hình nghiên cứu của đề tài.
( Nguồn: Theo đề xuất của tác giả )
Mô hình nghiên cứu của các yếu tố GDP bình quân người, tỷ trọng sản phẩm
nông nghiệp/GDP, tỷ trọng độ mở thương mại/GDP,số chi cho đầu tư phát triển từ
ngân sách, số chi giáo dục từ ngân sách và lạm phát đến số thu ngân sách khu vực
các tỉnh thành Đông Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 2005-2017.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng.
- Mô hình kinh tế lượng của đề tài :
THUNSit = β0 + β1*GDPBQ + β2*TTNNGHIEP + β3*DMTM + β4*CDT +
β5*CGD + β6*SODN + β7*CPI+Uit
2. Định nghĩa các biến số, nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu của các biến
trong bài nghiên cứu
+ Biến phụ thuộc :
22
 Biến thu ngân sách ( THUNS)
- Thu ngân sách nhà nước : thu ngân sách nhà nước gồm toàn bộ các nguồn
thu từ ngân sách nhà nước từ các đơn vị sản xuất , kinh doanh, dịch vụ , từ dân cư
trong nước và các nguồn thu từ ngoài nước , bao gồm các khoản : Thu từ thuế, lệ
phí , thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước , các khoản đóng góp của cá nhân ; thu
viện trợ nước ngoài , các khoản thu khác .
Dữ liệu biến thu ngân sách nhà nước được lấy từ phần Thu ngân sách nhà
nước trong phần Tài khoản quốc gia của các ấn phẩm niên giám thống kê trong kỳ
nghiên cứu tại các Đông Nam Bộ. Riêng đối với khu vực Bà Rịa Vũng Tàu số thu
ngân sách đưa vào đề tài không bao gồm số thu ngân sách từ khai thác dầu thô.
+ Các biến độc lập
 Biến GDP Bình Quân (GDPBQ) :
Biến này được đưa vào mô hình với kỳ vọng rằng khi tổng sản phẩm quốc
nội tăng,thu nhập bình quân tăng thì thu ngân sách cũng sẽ tăng tương ứng . Hệ số
hồi quy của biến được kỳ vọng dương tức khi thu nhập bình quân tăng thì số thu
ngân sách cũng sẽ tăng .
Dữ liệu về GDP theo giá hiện hành hàng năm được trích trong phần Tài
khoản quốc gia, ngân sách nhà nước, bảo hiểm của các ấn phẩm niên giám thống kê
các tỉnh thành khu vực Đông nam bộ trong các năm từ năm 2005 -2017. Riêng số
liệu của GDP tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ không bao gồm GDP hình thành từ khai thác
dầu và khí đốt .
Việc loại bỏ số liệu GDP từ khai thác dầu thô và khí đốt để có cách nhìn rõ
ràng tác động của việc gia tăng tổng sản phảm quốc nội từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh của khu vực đến số thu ngân sách nhằm đề xuất các chính sách phù hợp.
Tránh việc tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội phụ thuộc quá nhiều vào việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khi trữ lượng dầu mỏ và khí đốt đang ngày
càng cạn kiệt.
23
GDP bình quân người được tính công thức sau :
GDPBQ = GDP của Tỉnh i tại thời điểm t
Dân số trung bình của tỉnh i tại thời điểm t tương ứng
 Biến tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP (TTNNGHIEP) :
Biến này được đưa vào mô hình để giải thích việc mức độ dễ thu thuế của
khu vực . Hiện tại cơ cấu ngành kinh tế thường được chia theo 03 nhóm ngành
chính là ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ . Nền kinh tế càng phát triển thì
mức độ đóng góp của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế càng ít đi ngược lại mức
độ đóng góp cho nền kinh tế của ngành công nghiệp và dịch vụ càng gia tăng . Do
đó hệ số hồi quy của biến tỷ trọng nông nghiệp / GDP dự kiến là âm tức tỷ trọng
ngành nông nghiệp có tác động ngược chiều với số thu ngân sách .
Dữ liệu của biến tỷ trọng ngành kinh tế trong GDP cũng được trích trong
phần Tài khoản quốc gia, ngân sách nhà nước, bảo hiểm của các ấn phẩm niên giám
thống kê các tỉnh thành khu vực Đông nam bộ theo 03 ngành chính là nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ.
 Biến Tỷ trọng độ mở thƣơng mại/GDP( TTDMTM) :
Biến này được đưa vào mô hình với kỳ vọng rằng khi độ mở thương mại tăng,
doanh thu xuất khẩu và nhập khẩu tăng, doanh thu của nền kinh tế sẽ tăng do đó thu
ngân sách sẽ tăng tương ứng. Hệ số hồi quy của Biến được kỳ vọng dương tức khi
độ mở thương mại tăng thì số thu ngân sách cũng sẽ tăng .
Chỉ tiêu này là tổng giá trị giá xuất khẩu hàng hóa cộng với tổng trị giá nhập
khẩu hàng hóa sau đó chia cho GDP của các tỉnh thành Đông Nam Bộ trong một
năm . Trong cán cân thương mại hàng hóa, trị giá xuất khẩu được tính theo giá
FOB, trị giá nhập khẩu được tính theo giá CIF.
Số liệu của biến Độ mở thương mại được lấy từ tổng số trị giá xuất khẩu hàng
hóa cộng với trị giá nhập khẩu hàng hóa theo theo từng năm tại trong các ấn phẩm
thống kê các tỉnh Đông Nam Bộ mục Thương mại và du lịch nhân với tỷ giá USD /
24
VNĐ bình quân trong năm sau đó chia cho GDP của từng tỉnh thành phố tương ứng
theo từng năm để ra tỷ trọng độ mở thương mại trên GDP.
 Biến số chi cho đầu tƣ phát triển từ ngân sách nhà nƣớc
Biến này được đưa vào các bài nghiên cứu với kỳ vọng việc tăng chi cho đầu
tư phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng khu vực . Sự phát triển của
cơ sở hạ tầng sẽ tạo động cho kinh tế khu vực phát triển góp phần gia tăng tổng thu
nhập và thu ngân sách nhà nước của khu vực . Do đó hệ số hồi quy biến chi cho
đầu tư phát triền từ ngân sách được kỳ vọng là dương tức khi số chi cho đầu tư phát
triển tăng thì số thu ngân sách cũng tăng .
Dữ liệu về chi cho đầu tư phát triển được lấy từ phần Chi ngân sách nhà
nước mục Chi đầu tư phát triển theo từng tỉnh thành khu vực Đông nam bộ trong
khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017.
 Biến số chi cho giáo dục từ ngân sách ( CHIGD)
Biến này được đưa vào mô hình làm biến đại diện để nghiên cứu sự tác động
của giáo dục với số thu ngân sách với kỳ vọng rằng giáo dục có tác động tích cực
đến số thu ngân sách . Bởi vì sự gia tăng đầu tư cho giáo dục sẽ góp phần nâng cao
dân trí, khi rằng trình độ dân trí cao thì ý thức chấp hành pháp luật sẽ cao trong đó
có ý thức chấp hành pháp luật thuế dẫn đến công tác thu thuế của nhà nước được
thuận tiện và dễ dàng hơn, do đó số thu ngân sách cũng sẽ tăng . Hệ số hồi quy của
biến số chi giáo dục từ ngân sách nhà nước được kỳ vọng là dương tức khi số chi
cho giáo dục tăng thì thu ngân sách cũng tăng tương ứng .
Dữ liệu về chi cho chi cho giáo dục được lấy từ phần Chi ngân sách nhà
nước mục Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề theo từng tỉnh thành khu vực
Đông nam bộ trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017 chia cho GDP của
từng tỉnh thành tương ứng.
 Biến số lƣợng doanh nghiệp
Biến này được đưa vào đề tài với kỳ vọng rằng việc gia tăng số lượng doanh
nghiệp sẽ góp phần gia nguồn thu cho ngân sách bởi vì đây là lực lượng chính tạo
25
nên số thu cho ngân sách . Do đó hệ số hồi quy của biến được kỳ vọng là dương tức
khi số lượng doanh nghiệp tăng thì thu ngân sách cũng tăng .
Dữ liệu về số lượng doanh nghiệp được lấy từ phần doanh nghiệp và cơ sở
kinh doanh cá thể trong các ấn bản Niên giám thông kê của từng tỉnh thành khu vực
Đông nam bộ trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017
 Biến Lạm phát
Yếu tố này được đưa vào mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động của lạm
phát đến số thu ngân sách và được đại diện bằng chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) của các
tỉnh thành trong khu vực nghiên cứu.
Hệ số hồi quy của biến được kỳ vọng là âm tức chỉ số lạm phát có tác động
ngược chiều đến số thu ngân sách .
Biến này sẽ được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI được lấy theo chỉ tiêu chỉ
số giá tiêu dùng tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước của cùng tỉnh
thành để tính chỉ số lạm phát trong đề tài trong mục Chỉ số giá của các ấn phẩm
niên giám thông kê các tỉnh thành khu vực Đông nam bộ trong giai đoạn từ năm
2005- 2017.
 Các yếu tố khác Uit
- Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu : Nguồn dữ liệu là nguồn thứ cấp,
được lấy từ các ấn phẩm Niên giám thống kê hàng năm của Cục thống kê các tỉnh
thành Đông Nam Bộ và ấn phẩm Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê trong
khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017. Ngoài ra dữ liệu còn được lấy trên các
trang Web Sở Tài Chính, Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư, Sở Công Thương của các tỉnh,
thành phố này .
3.Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp nghiên cứu định lượng .
Để thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách tác giả đã lần
lượt thực hiện các bước sau :
26
Bước 1 : Xây dựng mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố
tác động đến thu ngân sách nhà nước khu vực cá tỉnh Miền Đông Nam Bộ.
Bước 2 : Nghiên cứu định tính cá yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà
nước của các tác giả trong và ngoài nước, tiến hành tổng hợp các bài nghiên cứu
định lượng trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nhằm khẳng định mối quan
hệ giữa các yếu tố với thu ngân sách nhà nước từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu
của đề tài .
Bước 3 : Thực hiện nghiên cứu định lượng về các phương pháp ước lượng,
cách chọn các biến đại diện cũng như tiến hành thu thập dữ liệu của bài nghiên cứu.
Bước 4 : Tiến hành phân tích mô hình nghiên cứu của đề tài bằng các mô
hình hồi quy dữ liệu bảng và lựa chọn mô hình hồi quy dữ liệu bảng phù hợp . Các
mô hình hồi quy dữ liệu bảng được áp dụng trong đề tài lần lượt là : Mô hình Pool
OLS), Mô hình tác động cố định ( Fixed Effects Model – FEM ), Mô hình tác động
ngẫu nghiên ( Random Effects Model – REM ) . Kiểm các khuyết tật của mô hình
đã chọn và hiệu chỉnh mô hình đã chọn để có kết quả hồi quy của đề tài . Trên cơ sở
kết quả hồi quy tiến hành bình luận mối liên hệ các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân
sách nhà nước đã xây dựng .
Bước 5: Khẳng định ( hay bác bỏ ) các kỳ vọng ban đầu của các yếu tố tác
động đến thu ngân sách nhà nước và tiến hành đề xuất các giải pháp phù hợp .
4. Mô hình hồi quy của đề tài
THUNSit = β0 + β1*GDPBQ + β2*TTNNGHIEP + β3*DMTM + β4*CDT +
β5*CGD + β6*SODN + β7*CPI+Uit
Trong đó :
+Biến phụ thuộc : Biến thu ngân sách, viết tắt : THUNS
+ Biến độc lập :
1. Biến GDP bình quân người, viết tắt : GDPBQ
27
2. Biến tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, viết tắt : TTNNGHIEP
3. Biến độ mở thương mại, viết tắt : TTDMTM
4. Biến chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, viết tắt :CDT
5. Biến chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước, viết tắt : CGD
6. Biến số lượng doanh nghiệp, viết tắt : SODN.
7. Biến lạm phát, viết tắt :CPI
+β0 : Hệ số chặn của từng tỉnh.
+βi : Độ dốc.
+ Sai số : Uit
5. Kỳ vọng dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình của đề
tài
Kỳ vọng về dấu hệ số hồi quy các biến độc lập trong mô hình được thể hiện
ở bảng sau đây :
Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô
hình của đề tài
STT Tên Biến (Viết tắt ) Mô tả biến
Kỳ vọng dấu
của hệ số hồi
quy các biến
độc lập trong
mô hình
01
GDP bình
quân
GDPBQit GDP bình quân người
theo giá hiện hành của
tỉnh thành i tại thời
điểm t
+
02
Tỷ trọng
ngành nông
TTNNGHIEPit Tỷ trọng ngành nông
nghiệp trong GDP của
-
28
nghiệp trong
GDP
tỉnh thành i tại thời
điểm t
03
Độ mở
thương mại
DMTMit Tỷ trọng độ mở
thương mại/GDP của
tỉnh thành i tại thời
điểm t
+
04
Chi cho đầu
tư phát triển
từ ngân sách
nhà nước
CDTit Số chi đầu tư phát
triển từ ngân sách của
tỉnh thành i tại thời
điểm t
+
05
Chi cho giáo
dục từ ngân
sách nhà
nước
CGDit Số chi giáo dục từ
ngân sách nhà nước
của tỉnh thành i tại thời
điểm t
+
06
Số doanh
nghiệp
SODNit Số doanh nghiệp của
tỉnh thành i tại thời
điểm t
+
07
Lạm phát CPIit Chỉ số giá tiêu dùng
tháng 12 năm nay so
với tháng 12 năm
trước của tỉnh thành i
tại thời điểm t
-
( Nguồn : Theo đề xuất của tác giả )
đây:
6. Đơn vị của biến trong mô hình hồi quy đề tài
Đơn vị của các biến trong mô hình hồi quy đề tài được thể hiện ở bảng sau
Bảng 3.2 Bảng mô tả đơn vị các biến trong mô hình
29
STT
Tên biến Viết tắt Mô tả biến
Đơn vị của
biến
01
Thu ngân
sách
THUNSit Số thu ngân sách của tỉnh i
tại thời điểm t
Tỷ đồng
02
GDP bình
quân
GDPBQit GDP bình quân người theo
giá hiện hành của tỉnh i tại
thời điểm t
Triệu đồng
03
Tỷ trọng
ngành nông
nghiệp trong
GDP
TTNNG
HIEPit
Tỷ trọng ngành nông
nghiệp trong GDP của tỉnh
i tại thời điểm t
%
04
Độ mở
thương mại
DMTMit Tỷ trọng độ mở thương
mại/GDP của tỉnh i tại thời
điểm t
%
05
Chi cho đầu
tư phát triển
từ ngân sách
nhà nước
CDTit Số tiền chi đầu phát triển từ
ngân sách
Tỷ đồng
06
Chi cho giáo
dục từ ngân
sách nhà
nước
CGDit Số tiền chi cho giáo dục từ
ngân sách của tỉnh i tại thời
điểm t
Tỷ đồng
07
Số doanh
nghiệp
SODNit Số doanh nghiệp của tỉnh i
tại thời điểm t
Nghìn
doanh
nghiệp
08
Lạm phát CPIit Chỉ số giá tiêu dùng tháng
12 năm nay so với tháng 12
năm trước của tỉnh i tại thời
điểm t
%
30
( Nguồn : Theo đề xuất của tác giả )
7.Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng đƣợc sử dụng trong đề tài
7.1 Mô hình Pooled OLS ( Hồi quy kết hợp tất cả các quan sát )
tỉnh.
Giả sử ta co mô hình hồi quy của các đối tượng quan sát sau
Yit = α1 + β1X1it +...+ βkXkit + Vit
Trong đó:
i là biểu thị cho các đối tượng chéo trong bài nghiên cứu là đại diện mỗi
t biểu thị cho thời gian
Yit: Biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ t
Vit là sai số đại diện cho các yếu tố không quan sát được tác động đến
Yit . Vit bao gồm 2 yếu tố ai đại diện cho các tác động của các yếu tô không qun sát
được và không thay đổi theo thời gian có tác động đến Yit và yếu tố uit ( sai số đặc
trưng ) là đại diện cho các yếu tố không quan sát được có thay đổi theo thời gian có
tác động đến Yit.
X2it, X3it… βkXkit : Biến độc lập của quan sát thứ i trong thời kỳ t
Trong trường hợp các đối tượng quan sát là đồng nhất, tức là không có sự khác
biệt trong hàm hồi quy giữa các đối tượng thì ta có thể dùng OLS để ước lương mô
hình hồi quy ,với điều kiện sai số Vit thỏa các giả thuyết của OLS tức là không có
hiện tượng phương sai thay đổi, không co hiện tượng Tự tương quan, không có hiện
tượng nội sinh.
7.2 Mô hình FEM ( Mô hình ảnh hƣởng cố định )
Sai phân bậc nhất được thực hiện để loại bỏ tác động không quan sát được ai
trước khi ước lượng. Bất kỳ biến giải thích nào không thay đổi theo thời gian cũng
bị loại ra khỏi mô hình theo ai ( Jeffrey M.Wooldridge, trang 42)
Giả sử hàm hồi quy của các đối tượng chỉ khác nhau về hệ số chặn , không
khác nhau về hệ số gốc , ta có hàm hồi quy sau :
Yit = α1 + β1X1it +...+ βkXkit + ai + uit
31
Trong đó ai chứa tác động của tất cả yếu tố không quan sát được và không
thay đổi theo thời gian nhưng có tác động đến Yit ( Việc ai không có chỉ số t cho
biết đại lượng này không thay đổi theo thời gian ) .
Uit là sai số đặc trưng hay còn gọi là các sai số thay đổi theo thời gian , Uit đại
diện cho các yếu tố không quan sát được có thay đổi theo thời gian và có tác động
đến Yit.
Sai phân bậc nhất chỉ là một trong nhiều cách để loại bỏ tác động cố định ai .
Một cách khác, thường cho kết quả tốt hơn dước một số giả thuyết nhất định, được
gọi là phép biến đổi tác động cố định. Để minh họa cho phép biến đổi này, chúng ta
xét mô hình chỉ có một biến giải thích: với mỗi quan sát thứ I,
Yit = β1 xit + ai + Uit, t= 1,2,…. T. (1)
Bây giờ, với mỗi I, trung bình hàm hồi quy trên theo thời gian, chúng ta có
Y’it = β1 x’it + ai + U’it (2)
Vì ai là cố định theo thời gian , nó xuất hiện cả (1) và (2) . Chúng ta lấy (2) trừ
cho (1) cho mỗi t, chúng ta sẽ có :
Yit - Y’it = β1(xit - x’it ) + Uit - U’it
<=> Y”it = β1x”it + U”it, t= 1,2, …T. (3)
Trong đó Y” = Yit - Y’it được gọi là dữ liệu đã khử trung bình theo thời gian
của y, và tương tư cho x”it và U”it. Phép biến đổi tác động cố định còn được gọi là
biến đổi trong cùng nhóm . Điều quan trọng là trong hàm hồi quy (3) , tác động
không quan sát được ai biến mất. Chúng ta có thể ước lượng (3) bằng Pols . Ước
lượng Pols dựa trên các biến khử đã khử trung bình theo thời gian được gọi là ước
lượng tác động cố định ( fixed effects estimators) hay ước lượng trong cùng nhóm (
within estimator ).
Ước lượng giữa các nhóm ( between estimator ) là ước lượng được tính bằng
cách áp dụng Pols OLS cho phương trình (2) ( có hệ số chặn β0 ) : nghĩa là chúng sử
dụng các quan sát là các trung bình theo thời gian cho cả y và x của từng đối tượng,
sau đó thực hiện như dữ liệu chéo. Nếu chúng ta nghĩ ai không tương quan với xit ,
tốt hơn nên sử dụng ước lượng tác động ngẫu nhiên ( REM). ( Jeffrey
M.Wooldridge, trang 42-43)
32
Các phương pháp để ước lương FEM :
- Dùng hồi quy với biến giả
- Dùng hồi quy trong cùng nhóm
- Dùng hồi quy sai phân
Ghi chú đối với mô hình FEM :
“ Khi T lớn, và đặc biệt N không quá lớn ( chẳng hạn, N= 20 và T=30), chúng
ta phải thận trọng khi sử dụng ước lượng tác động cố định. Mặc dù các phân phối có
thể được suy ra chính xác với mọi giá trị N và T nếu thỏa mãn giả thuyết cổ điển
của mô hình tác động cố định, nhưng các giả thuyết rất dễ bị vi phạm nếu N nhỏ và
T lớn . Đặc biệt, nếu chúng ta sử dụng chuỗi có nghiệm đơn vị - xem chương 11-
vấn đề hồi quy giả mạo có thể phát sinh . Sai phân bậc nhất có lợi thế là chuyển một
chuỗi thời gian không dừng thành một chuỗi phụ thuộc yếu . Vì vậy , nếu chúng ta
áp dụng sai phân bậc nhất , chúng ta có thể dựa vào các định lý giới hạn trung tâm,
ngay cả trong trường hợp T lớn hơn N.”, (Jeffreyy M.Wooldridge -Trần Thị Tuấn
Anh chủ biên dịch , 2017, Trang 50).
Với N trong đoạn trích là đại diện cho số quan sát và T đại diện cho số thời
điểm quan sát ( tương đương với số tỉnh thành và số năm quan sát trong bài nghiên
cứu) .
7.3 Mô hình REM ( Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên )
Chúng ta bắt đầu với mô hình có tác động không quan sát dược sau :
Yit = β0 + β1X1it +...+ βkXkit + ai + uit ( 1)
Trong đó, hệ số chặn β0 được đưa vào mô hình để có thể giả sử rằng các tác
động không quan sát được ai có trung bình bằng không ( không làm mất đi tính tổng
quát ) . Chúng ta cũng có thể sử dụng các biến giả thời gian như các biến độc lập
khác. Trong ước lượng tác động cố định hoặc ước lượng sai phân bậc nhất , mục
đích loại bỏ ai bởi vì nó có tương quan có tương quan với với một hoặc nhiều xitj .
Nhưng giả sử chúng ta cho rằng ai không tương quan với bất kỳ biến giải thich nào
33
ở mọi thời điểm . Khi đó , sử dụng các phép biến đổi để loại bỏ ai sẽ làm cho các
ước lượng không hiệu quả
Hàm hồi quy (1) trở thành mô hình tác động ngẫu nhiên khi chúng ta cho giả
sử rằng các tác động không quan sát được ai không tương quan với mỗi biến độc lập
Nếu hệ số tương quan Cov ( Xit ai ) = 0 thì ai sẽ được đưa vào mô hình như là
tham số hồi quy và có thể ước lượng được . Lúc này ta có mô hình REM ( Fix
Effect Model ).
Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố
định được thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị. Nếu sự biến động giữa các đơn
vị có tương quan đến biến độc lập – biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố
định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các đơn vị được giả
sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.
Tổng kết chƣơng III:
Chương này trình bày các vấn đề liên quan đến thiết kế mô hình nghiên cứu
của đề tài bao gồm xây dựng mô hình nghiên cứu, liệt kê thước đo các biến số của
mô hình nghiên cứu, trình bày nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu của các biến
số. Sau cùng trình bày các mô hình hồi quy dự kiến ( POOLED OLS, FEM, REM )
sẽ được áp dụng trong bài nghiên cứu và một số lưu ý nếu như kết quả lựa chon mô
hình hồi hồi quy phù hợp là mô hình FEM thì phải dùngphương pháp ước lượng nào
( Hồi quy với biến giả, hồi quy trong cùng nhóm, hồi quy sai phân ) với điều kiện
dữ liệu nghiên cứu của đề tài để tránh trường hợp kết quả hồi quy mô hình không
chính xác .
34
CHƢƠNG IV : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU
NGÂN SÁCH BẰNG MÔ HÌNH
1. Thống kê mô tả dữ liệu các biến trong mô hình hồi quy của đề tài
Thống kê mô tả của biến trong đề tài được thể hiện tóm tắt trong bảng sau đây:
Bảng 4.1 Bảng mô tả tóm tắt dữ liệu thống kê các biến
. summarize THUNS GDPBQ TTNNGHIEP TTDMTM CHIDT CHIGD SODN CPI
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
THUNS 78 52275.81 80824.59 1572 348704
GDPBQ 78 56.5548 40.46555 7.521877 249.4873
TTNNGHIEP 78 .173892 .1874208 .008051 .6240853
TTDMTM 78 2.093166 1.698174 0 7.600555
CHIDT 78 5329.789 7064.647 267.406 32717
CHIGD 78 2086.415 2100.971 251.6 10082
SODN 78 20.84556 40.90838 .52 171.25
CPI 78 1.073035 .0601071 .998 1.2132
( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata )
Trong đó :
- Cột “ Obs” cho biết số quan sát của từng biến;
- Cột “ Means” cho biết giá trị trung bình của từng biến ;
- Cột “ Std.Dev.” cho biết độ lệch chuẩn của từng biến ;
- Cột “ Min “ cho biết giá trị nhỏ nhất của từng biến ;
- Cột “ Max “ cho biết giá trị lớn nhất của từng biến.
2.Kết quả hồi quy
Từ dữ liệu trên địa bàn các tỉnh thành Miền đông nam bộ trong giai đoạn từ
năm 2005-2017 bao các các dữ liệu về số thu ngân sách, GDP bình quân đầu người,
tỷ trọng nông nghiệp/GDP, số chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách, số chi cho
giáo dục từ ngân sách, số lượng doanh nghiệp , chỉ số lạm phát đo bằng chỉ số giá
tiêu dùng tháng 12 năm t so với tháng 12 năm t-1 . Với mô hình hồi quy đã đề xuất ,
35
Source SS df MS Number of obs = 78
F(7, 70) = 759.57
Model 4.9648e+11 7 7.0925e+10 Prob > F = 0.0000
Residual 6.5363e+09 70 93375203.5 R-squared = 0.9870
Adj R-squared = 0.9857
Total 5.0301e+11 77 6.5326e+09 Root MSE = 9663.1
tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu đề tài theo từng phương pháp ước lượng dữ liệu
bảng. Kết quả hồi quy như sau :
2.1 Kết quả hồi quy của mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát
(Pooled OLS)
Bảng 4.2 Bảng kết quả hồi quy với mô hình Pool OLS
THUNS Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
GDPBQ 210.5135 46.96466 4.48 0.000 116.8455 304.1816
TTNNGHIEP -34720.35 10259.95 -3.38 0.001 -55183.17 -14257.52
TTDMTM -2603.382 867.4463 -3.00 0.004 -4333.449 -873.3149
CHIDT -.5392608 .7186952 -0.75 0.456 -1.972653 .8941315
CHIGD 3.730437 1.670326 2.23 0.029 .3990755 7.061798
SODN 1716.987 145.9094 11.77 0.000 1425.98 2007.995
CPI 26107.52 23013.99 1.13 0.260 -19792.44 72007.48
_cons -16857.79 26793.11 -0.63 0.531 -70294.96 36579.37
( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata )
Theo kết quả hồi quy cho thấy R_squared = 0.9857, kết quả P.value tại dòng
Prob > F = 0.000 < α ở các mức ý nghĩa 1% cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp.
Các biến GDPBQ; biến TTNNGHIEP; SODN ; biến TTDMTM có ý nghĩa thống kê
ở mức 1% . Biến CHIGD có ý nghĩa thống kê ở mức nghĩa α = 5% . Các biến còn
lại bao gồm biến CHIDT và biến CPI không có ý nghĩa thống kê .
2.2 Kết quả hồi theo mô hình tác động cố định (FEM)
36
Bảng 4.3 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định FEM
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 78
Group variable: NHOM Number of groups = 6
R-sq:
within = 0.9831
Obs per group:
min = 13
between = 0.9182 avg = 13.0
overall = 0.9362 max = 13
F(7,65) = 540.23
corr(u_i, Xb) = 0.0793 Prob > F = 0.0000
THUNS Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
GDPBQ 43.5503 38.78904 1.12 0.266 -33.91677 121.0174
TTNNGHIEP 56246.48 12819.83 4.39 0.000 30643.51 81849.44
TTDMTM -649.5042 1097.246 -0.59 0.556 -2840.856 1541.848
CHIDT -.6565013 .4672929 -1.40 0.165 -1.58975 .2767471
CHIGD 10.86902 1.69179 6.42 0.000 7.490279 14.24775
SODN 1533.064 120.2216 12.75 0.000 1292.965 1773.163
CPI 3936.719 15458.29 0.25 0.800 -26935.63 34809.07
_cons -13968.54 17863.79 -0.78 0.437 -49645 21707.92
sigma_u 21439.788
sigma_e 6059.3428
rho .92603323 (fraction of variance due to u_i)
F test that all u_i=0: F(5, 65) = 22.60 Prob > F = 0.0000
( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata )
Theo kết quả hồi quy cho thấy kết quả P.value tại dòng Prob > F = 0.000 < α ở
các mức ý nghĩa 1% cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp . Kết quả tại cột P>|T|
cho thấy biến TTNNGHIEP, biến CHIGD và biến SODN có ý nghĩa thống kê với
mức ý nghĩa α = 1% . Còn các biến GDPBQ, biến TTDMTM, biến CHIDT, biến
CPI đều không có ý nghĩa thống kê .
2.3 Kết quả hồi theo mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
37
Bảng 4.4 Bảng kết quả hồ quy theo mô hình tác động ngẫn nhiên (REM )
Random-effects GLS regression Number of obs = 78
Group variable: NHOM Number of groups = 6
R-sq:
within = 0.9618
Obs per group:
min = 13
between = 0.9971 avg = 13.0
overall = 0.9870 max = 13
Wald chi2(7)
corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2
THUNS Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
GDPBQ 210.5135 46.96466 4.48 0.000 118.4645 302.5626
TTNNGHIEP -34720.35 10259.95 -3.38 0.001 -54829.48 -14611.22
TTDMTM -2603.382 867.4463 -3.00 0.003 -4303.545 -903.2185
CHIDT -.5392608 .7186952 -0.75 0.453 -1.947878 .8693559
CHIGD 3.730437 1.670326 2.23 0.026 .4566568 7.004216
SODN 1716.987 145.9094 11.77 0.000 1431.01 2002.965
CPI 26107.52 23013.99 1.13 0.257 -18999.07 71214.12
_cons -16857.79 26793.11 -0.63 0.529 -69371.31 35655.73
sigma_u 0
sigma_e 6059.3428
rho 0 (fraction of variance due to u_i)
( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata )
Theo kết quả hồi quy cho thấy kết quả P.value tại dòng Prob > F = 0.000 < α
ở các mức ý nghĩa 1% cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp . Kết quả tại cột P>|T|
của mô hình cho thấy các biến GDPBQ, biến TTNNGHIEP, biến TTDMTM và
biến SODN là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α = 1%, biến CHIGD là có ý
nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α = 5% . các biến còn lại đều không có ý nghĩa
thống kê .
= 5316.99
= 0.0000
38
Var sd = sqrt(Var)
THUNS
e
u
6.53e+09
3.67e+07
0
80824.59
6059.343
0
Do các mô hình Pool OLS, FEM, REM đều phù hợp với mô hình nghiên cứu
của đề tài, nên tác giả sẽ tiến hành so sánh các mô hình này với nhau để tìm mô
hình phù hợp cho bài nghiên cứu .
3. So sánh và kiểm định tính phù hợp của từng mô hình
3.1 So sánh mô hình Pooled OLS và REM
- Để có thể lựa chọn mô hình phù hợp cho đề tài giữa mô hình
POOLED OLS và mô hình FEM tác giả sử dụng kiểm định Breusch and Pagan
Lagrangian, với giả thuyết kiểm định như sau :
- H0 : Var(ai ) = 0 ( Không tồn tại tác động ngẫu nhiên )
- H1 : Var(ai ) ≠ 0 ( Tồn tại tác động ngẫu nhiên )
Kết quả của kiểm định như sau :
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects
THUNS[NHOM,t] = Xb + u[NHOM] + e[NHOM,t]
Estimated results:
Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 0.00
Prob > chibar2 = 1.0000
( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata )
Với kết quả tại dòng Prob > chibar2 = 1.0000 > α ( với mức ý nghĩa
1%) chấp nhận giả thuyết H0 tức không tồn tại tác động ngẫu nhiên khi tiến
hành so sánh giữa mô hình Pooled OLS mô hình FEM . Vậy để lựa chọn giữa
hai mô hình ta chọn mô hình Pooled OLS cho đề tài.
3.2 So sánh mô hình Pooled OLS và FEM
Để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM, ta xét mô hình hồi
quy của đề tài
39
THUNSit = β0 + β1*GDPBQ + β2*TTNNGHIEP + β3*DMTM + β4*CDT +
β5*CGD + β6*SODN + β7*CPI+Uit , trong đó Uit là sai số và bằng :
Uit = ai + vit
Với : ai biểu thị các tác động của tất cả các yếu tố không quan sát được và
không thay đổi theo thời gian , Vit biểu thị các tác động của tất cả các yếu tố không
quan sát được và có thay đổi theo thời gian.
Ta cần kiểm định giả thuyết
H0 : a1 = a2 = a3… = an = 0
H1 : Tồn tại ai ≠ 0 , i: 1,n
Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định FEM cho thấy :
THUNS Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
GDPBQ 43.5503 38.78904 1.12 0.266 -33.91677 121.0174
TTNNGHIEP 56246.48 12819.83 4.39 0.000 30643.51 81849.44
TTDMTM -649.5042 1097.246 -0.59 0.556 -2840.856 1541.848
CHIDT -.6565013 .4672929 -1.40 0.165 -1.58975 .2767471
CHIGD 10.86902 1.69179 6.42 0.000 7.490279 14.24775
SODN 1533.064 120.2216 12.75 0.000 1292.965 1773.163
CPI 3936.719 15458.29 0.25 0.800 -26935.63 34809.07
_cons -13968.54 17863.79 -0.78 0.437 -49645 21707.92
sigma_u 21439.788
sigma_e 6059.3428
rho .92603323 (fraction of variance due to u_i)
F test that all u_i=0: F(5, 65) = 22.60 Prob > F = 0.0000
( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata )
Kết quả P.value tại dòng Prob > F = 0.0000 nhỏ hơn α ( với mức ý nghĩa 1%
) . Với kết quả này bác bỏ giả thuyết H0 , tức tồn ai khác không . Vậy để lựa cho
giữa mô hình POOLED OLS và mô hình FEM kết quả kiểm định cho thấy chọn mô
hình FEM cho đề tài .
3.3 So sánh mô hình REM và FEM
Để lựa chọn giữa hai mô hình tác động ngẫu nhiên (REM ) và mô hình tác
động cố định (FEM), tác giả dùng kiểm định Hausman để kiểm định với các giả
thuyết sau :
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước

More Related Content

What's hot

Huong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspireHuong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspire
hoasongy
 

What's hot (20)

Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 
Huong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspireHuong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspire
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đLuận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
 
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
Luận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luậtLuận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
 
Đề tài: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển
Đề tài: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biểnĐề tài: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển
Đề tài: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Bài mẫu tiểu luận về pháp luật kinh doanh, HAY
Bài mẫu tiểu luận về pháp luật kinh doanh, HAYBài mẫu tiểu luận về pháp luật kinh doanh, HAY
Bài mẫu tiểu luận về pháp luật kinh doanh, HAY
 
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTX
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTXBộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTX
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTX
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Trắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt nam
Trắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt namTrắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt nam
Trắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt nam
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
 
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyếtBiển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
 
Đề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAY
Đề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAYĐề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAY
Đề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAY
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước (20)

Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Đề Tài Ý Định Trở Thành Một Doanh Nhân Của Giới Trẻ Trong Bối Cảnh Covid Giữa...
Đề Tài Ý Định Trở Thành Một Doanh Nhân Của Giới Trẻ Trong Bối Cảnh Covid Giữa...Đề Tài Ý Định Trở Thành Một Doanh Nhân Của Giới Trẻ Trong Bối Cảnh Covid Giữa...
Đề Tài Ý Định Trở Thành Một Doanh Nhân Của Giới Trẻ Trong Bối Cảnh Covid Giữa...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Dịch Vụ Quản Lý T...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Dịch Vụ Quản Lý T...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Dịch Vụ Quản Lý T...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Dịch Vụ Quản Lý T...
 
Luận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Hạn Chế Nghỉviệc Của Nhân Viên Tại Ngân Hàng
 
SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...
SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...
SIVIDOC.COM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TI...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp.doc
 
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân HàngỨng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
 
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Ngân Sách Nhà Nước

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***&&*** NGUYỄN HỮU HUY LÂM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***&&*** NGUYỄN HỮU HUY LÂM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Chuyên ngành : Tài chính – Ngân Hàng Mã ngành :8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS. DƢƠNG THỊ BÌNH MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn Giáo Sư Tiến Sỹ Dương Thị Bình Minh đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài . Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và cung cấp cho tối rất nhiều kiến thức bổ ích trong suốt thời gian theo học chương trình sau đại học tại trường Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh . Và sau cùng xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài . Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Ngƣời viết Nguyễn Hữu Huy Lâm
  • 4. Lời Cam Đoan Tôi tên Nguyễn Hữu Huy Lâm, tôi xin cam đoan đây là luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi . Các kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tp HCM, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Huy Lâm
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Tóm tắt - Abstract Chƣơng I MỞ ĐẦU.................................................................................... Trang 1 1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................... Trang 1 1.1 Tầm quan trọng của số thu ngân sách đối với các hoạt động kinh tế xã hội ………………………………………………………………………………..….... Trang 1 1.2 Khái quát kết quả thu ngân sách các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ giai đoạn từ năm 2005 -2017 và lý do lựa chọn đề tài ................................................................. Trang 2 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................. Trang 4 3.Câu hỏi nghiên cứu của đề tài................................................................. Trang 4 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................... Trang 4 4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. Trang 4 4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................ Trang 4 5. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................. Trang 5 6.Phƣơng pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của đề tài .............. Trang 5 7. Bố cục đề tài............................................................................................. Trang 5 Tóm tắt chương I........................................................................................... Trang 6
  • 6. CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC................................................................ Trang 7 1. Khái quát về THU NSNN ...................................................................... Trang 7 1.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nước ......................................................... Trang 7 1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước .......................................................... Trang 8 1.3 Phân loại các nguồn thu của ngân sách nhà nước .................................. Trang 9 1.3.1. Căn cứ theo tính chất :.......................................................................... Trang 9 1.3.2 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ............................................................... Trang 10 1.3.3 Căn cứ theo nội dung ........................................................................... Trang 10 1.3.4 Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước hiện hành tại Việt Nam Trang 11 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc............................ Trang 13 3. Các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố có lên quan đến đề tài ........ Trang 17 3.1 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm trong nước : ................................... Trang 17 3.2 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm nước ngoài :................................... Trang 18 4. Mô hình nghiên cứu của đề tài............................................................... Trang 19 Tổng kết chương II........................................................................................ Trang 20 CHƢƠNG III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................ Trang 21 1.Mô hình nghiên cứu ................................................................................. Trang 21 2. Định nghĩa các biến số, nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu của các biến trong bài nghiên cứu............................................................................................................... Trang 21 3.Phƣơng pháp phân tích dữ liệu : ............................................................ Trang 25 4.Mô hình hồi quy của đề tài ...................................................................... Trang 26
  • 7. 5.Kỳ vọng dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình của đề tài ....................................................................................................................... Trang 27 6. Đơn vị của tiến trong mô hình hồi quy đề tài ....................................... Trang 28 6 Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng đƣợc sử dụng trong đề tài............. Trang 30 7.1 Mô hình Pooled OLS ( Hồi quy kết hợp tất cả các quan sát )................. Trang 30 7.2 Mô hình FEM ( Mô hình ảnh hưởng cố định )........................................ Trang 30 7.3 Mô hình REM ( Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên ) ................................. Trang 32 Tổng kết chương III: ..................................................................................... Trang 33 CHƢƠNG IV : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH BẰNG MÔ HÌNH....................................................................................... Trang 34 1. Thống kê mô tả dữ liệu các biến trong mô hình hồi quy của đề tài.... Trang 34 2.Kết quả hồi quy ........................................................................................ Trang 34 2.1 Kết quả hồi quy của mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát (Pooled OLS) .................................................................................................................................. Trang 35 2.2 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM) .................... Trang 36 2.3 Kết quả hồi theo mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)..................... Trang 37 3. So sánh và kiểm định tính phù hợp của từng mô hình.............................. Trang 38 3.1So sánh mô hình Pooled OLS và REM .................................................... Trang 38 1.1.2 So sánh mô hình Pooled OLS và FEM................................................. Trang 38 1.1.3 So sánh mô hình REM và FEM............................................................. Trang 39 4.Kiểm định các hiện tượng làm sai lệch kết quả hồi quy ............................ Trang 41 4.1Hiện tượng tự tương quan ........................................................................ Trang 41 4.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi............................................. Trang 41 4.3 Kiểm định hiện tượng phụ thuộc chéo giữa các đối tượng ..................... Trang 42
  • 8. 4.4 Kiểm định tính dừng của các biến........................................................... Trang 42 5.Hiệu chỉnh mô hình FEM và kết quả hồi quy của đề tài...................... Trang 44 5.1 Hiệu chỉnh mô hình FEM..................................................................... Trang 44 5.2 Kết quả hồi quy của đề tài cũng nhƣ mức ý nghĩa hồi quy các biến trong đề tài ....................................................................................................................... Trang 44 5.3 Tổng hợp kỳ vọng và mức ý nghĩa hồi quy các biến trong đề tài........... Trang 45 6.Tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến số thu thuế trên địa bàn tỉnh thành Đông Nam Bộ .................................................................................................................... Trang 47 Tổng kết chương IV ...................................................................................... Trang 48 CHƢƠNG V : KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP . Trang 50 1 Kết Luận.................................................................................................... Trang 54 2 Hàm ý chính sách và các giải pháp ............................................................ Trang 51 3 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. Trang 54 Kết luận chƣơng V ...................................................................................... Trang 55 5 Kết luận chung của đề tài ........................................................................ Trang 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Tỷ trọng số thu ngân sách các tỉnh Đông Nam Bộ so với cả nước giai đoạn từ 2005-2017......................................................................................................................trang 03 Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình của đề tài .......................................................................................................................................trang 27 Bảng 3.2 Bảng mô tả các biến trong mô hình ....................................................trang 28 Bảng 4.1 Bảng mô tả tóm tắt dữ liệu thống kê các biến ....................................trang 34 Bảng 4.2 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình Pool OLS ...................................trang 35 Bảng 4.3 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình FEM...........................................trang 36 Bảng 4.4 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình REM ..........................................trang 37 Bảng 4.5 Bảng Bảng tổng hợp kỳ vọng vả mức ý nghĩa thống kê các biến độc lập trong mô hình bài nghiên cứu.................................................................................................trang 45
  • 10. TÓM TẮT Xã hội không thể hoạt động, duy trì sự ổn định và phát triển nếu như không có bộ máy Nhà Nước điều khiển mọi hoạt động trong xã hội, duy trì an ninh trật tự, đề ra các chính sách, các giải pháp để xã hội càng phát triển vững mạnh, nâng cao thu nhập người dân . Để Nhà Nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình đối với xã hội thì cần một nguồn quỹ để đảm bảo duy trì hoạt động Nhà Nước, cũng như để Nhà Nước thực hiên các hoạt động chi để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội nguồn quỹ đó là ngân sách nhà nước . Ngân sách nhà nước bao gồm thu ngân sách Nhà nước và chi ngân sách Nhà nước, trong đó Thu ngân sách nhà nước là quá trình tổ chức huy động các nguồn tài chính của xã hội vào quỹ ngân sách để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước . Vì vậy ý thức được tầm quan trọng của thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động của nhà nước tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước. Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 2005-2017. Đây là khu vực có số thu ngân sách chiếm hơn 50 % tổng thu ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn này, nhưng chưa có một bài nghiên cứu nào về các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách của khu vực . Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách khu vực Đông Nam Bộ, tác giả đề xuất các giải pháp để có thể giữ vững và nâng cao hơn nữa số thu ngân sách của các tỉnh thành này. Tổng hợp từ các cơ sở lý thuyết, các bài nghiên cứu định lượng trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, tác giả xây dựng các yếu tố có khả năng tác động đến số thu ngân sách bao gồm các yếu tố : Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành (GDP) ; Tỷ trọng sản phẩm trong nước khu vực nông nghiệp GDP ; Ty trọng độ mở thương mại/ GDP; Số chi đầu tư phát triển từ ngân sách; Số chi cho giáo dục từ ngân sách; Số lượng doanh nghiệp cuối cùng là Lạm phát đại diện là chỉ số giá CPI . Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tich định lượng, tác giả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đế này đến số thu ngân sách của khu vực .
  • 11. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy Tổng sản phẩm theo giá hiện hành , Chi cho giáo dục, Số lượng doanh nghiệp và Lạm phát có tác động đến số thu ngân sách nhà nước . Tỷ trọng Nông nghiệp/ GDP; Tỷ trọng độ mở thương mại/ GDP; Số chi đầu tư phát triển từ ngân sách không có tác động đến số thu ngân sách nhà nước . Từ kết quả hồi quy của bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số biện pháp để cải thiện số thu ngân sách tại khu vực các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ, qua đó các cơ quan quản lý nhà nước , các nhà hoạch định chính sách của vực này và của cả Việt Nam có thể cải thiện tốt hơn nữa số thu ngân sách của khu vực cũng như của Việt Nam Từ khóa : Ngân sách nhà nước; thu ngân sách nhà nước; tổng sản phẩn theo giá hiện hành; tỷ trọng độ mở thương mại.
  • 12. ABSTRACT Society cannot operate, maintain stability and development if there is no State apparatus to control all activities in society, maintain order and security, set policies and solutions for the commune. The association grows stronger and improves people's income. In order for the State to well perform its functions and duties towards society, it is necessary to have a fund to ensure the maintenance of the State's activities, as well as for the State to carry out spending activities to serve the needs Social development of the fund source is the state budget. State budget includes State budget revenue and State budget expenditure, in which state budget revenue is the process of mobilizing social financial resources into budget fund to ensure expenditure needs. gorvernment's . Therefore, being aware of the importance of the state budget revenue for the operation of the state, the author studies the factors affecting the state budget revenue.The study investigates the factors affecting the state budget revenue in the provinces of the Southeast in the period from 2005-2017. This is an area with a number of budget revenues accounting for more than 50% of Vietnam's total budget revenue during this period, but there has not been any research on the factors affecting the budget revenue of this region. Through studying the factors affecting the revenue of the Southeast region, the author proposed solutions to maintain and further improve the budget revenues of these provinces. Summing up the theoretical basis, the domestic and foreign quantitative research papers related to the topic, the author builds the factors that can affect the budget revenue including the following factors: General domestic products at current prices (GDP); Proportion of domestic agricultural products GDP; trade open weight / GDP; Expenditures on development investment from the budget; The amount spent on education from the budget; The final number of enterprises is Inflation represented as CPI price index. Using quantitative analysis method, the author assesses the influence of these factors on the revenue of the region. The results of the study show that Total products at current prices, Education, Number of Enterprises and Inflation have an impact on the state budget revenue. Agriculture density / GDP; Proportion of open trade / GDP; The amount of spending on development investment from the budget has no impact on the state budget revenue. From the regression results of the study, the author has proposed a number of measures to improve the budget revenue in the provinces of the Eastern South Vietnam, through which the state management agencies and planners policy policy of this region and of Vietnam can further improve the region's revenue as well as of Vietnam
  • 13. Keywords: State budget; state budget revenue; total product at current prices; proportion of open trade.
  • 14. 1 Chƣơng I : MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1.1 Tầm quan trọng của số thu ngân sách đối với các hoạt động kinh tế xã hội Xã hội không thể hoạt động, duy trì sự ổn định và phát triển nếu như không có bộ máy Nhà Nước điều khiển mọi hoạt động trong xã hội, duy trì an ninh trật tự, đề ra các chính sách, các giải pháp để xã hội phát triển vững mạnh, nâng cao thu nhập người dân . Để nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình đối với xã hội thì cần một nguồn quỹ để nhà nước duy trì hoạt động cũng như để thực hiên các hoạt động chi phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội nguồn quỹ đó là ngân sách nhà nước . Ngân sách nhà nước bao gồm thu ngân sách Nhà nước và chi ngân sách Nhà nước, trong đó Thu ngân sách nhà nước là quá trình tổ chức huy động các nguồn tài chính của xã hội vào quỹ ngân sách để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thu ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, vai trò cùa nhà nước. Chi ngân sách nhà nước cũng để đảm bảo thực hiện chức năng, vai trò của nhà nước bao gồm các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp , cơ quan , tổ chức , dân cư trong nước và nước ngoài , chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội , đảm bảo quốc phòng an ninh , đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước , chi trả nợ nhà nước , chi viện trợ nước ngoài , các khoản chi khác . Trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước, nguồn thu từ thuế luôn là nguồn thu chính, chiếm tỷ trọng lớn và thường chiếm hơn 90 % tổng nguồn thu của Ngân sách nhà nước . Đây là nguồn thu chính của ngân sách của mỗi quốc gia, là nguồn quỹ chính để đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động duy trì sự ổn định xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng . Ngân sách nhà nước là nguồn kinh phí để nhà nước thực hiện
  • 15. 2 các chính sách an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v.. thực hiện các nhiệm vụ cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Tại Việt Nam, theo các số liệu thống kê các năm gần đây thì số thu ngân sách nhà nước của khu vực các tỉnh Đông Nam Bộ luôn chiếm trên 50% tổng số thu ngân sách của Việt Nam . Các tỉnh Đông nam bộ của Việt Nam bao gồm : Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh . Mặc dù nhiều năm nay đã có nhiều bài nghiên cứu trong nước nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách, tuy nhiên khu vực Đông Nam Bộ đến nay chưa có bài nghiên cứu nào về các yếu tố tác động đến số thu ngân sách khu vực này mặc dù đây là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách quốc gia và đó là lý do để người viết thực hiện bài nghiên cứu này. 1.2 Khái quát kết quả thu ngân sách các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ giai đoạn từ năm 2005 – 2017 và lý do lựa chọn đề tài. Như đã trình bày ở trên, mặc dù ngân sách nhà nước là nguồn quỹ chính để nhà nước thực hiện các chức năng của mình, tuy nhiên hiện nay tại địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ vẫn chưa có nghiên cứu nào về các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách trên địa bàn khu vực . Đây là khu vực rất năng động, đang có tốc phát triển rất nhanh và có mức đóng góp rất lớn cho ngân sách quốc gia . Số liệu thu ngân sách các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ so với cả nước được thể hiện theo bảng sau : Bảng 1.1 BẢNG TỶ TRỌNG SỐ THU NGÂN SÁCH CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI CẢ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2005 -2017. Đơn vị tính : Tỷ đồng STT Năm Số thu ngân sách các tỉnh Đông Nam Bộ Số thu ngân sách của Việt Nam Tỷ trọng thu ngân sách cách các tỉnh Đông Nam Bộ / Việt Nam
  • 16. 3 01 2005 140,385.1 228,287 61.5% 02 2006 171,732.5 279,472 61.4% 03 2007 172,271.7 315,915 54.5% 04 2008 256,651.0 416,783 61.6% 05 2009 243,074.0 442,340 55.0% 06 2010 300,471.1 588,428 51.1% 07 2011 389,826.2 721,804 54.0% 08 2012 452,691.4 734,883 61.6% 09 2013 467,540.0 828,348 56.4% 10 2014 480,908.0 877,697 54.8% 11 2015 493,737.5 996,870 49.5% 12 2016 517,701.0 1,101,377 47.0% 13 2017 553,204.9 1,288,665 42.9% TC 4,640,194.3 8,820,869.0 52.60% ( Nguồn : Tổng Cục Thống Kê và các Cục Thống Kê các tỉnh thành Đông Nam Bô giai đoạn 2005-2017) Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng đóng góp cho ngân sách quốc gia của các tỉnh thành Đông Nam Bộ mặc dù rất cao trong tổng ngân sách quốc gia ( bao gồm cả số thu từ khai thác dầu thô và khí đốt của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ) nhưng đang có xu hướng giảm dần đều qua các năm . Điều này cho thấy tốc độ tăng thu của khu vực này đang thấp đi so với bình quân chung của cả nước dẫn đến tỷ trọng đóng góp cho ngân sách quốc gia có khuynh hướng giảm dần . Vì vậy để tìm hiểu về các yếu có ảnh hương đến số thu ngân sách của khu vực các tỉnh Đông nam bộ nơi mà số thu ngân sách trung bình chiếm trên 50 % tổng thu ngân sách của Việt Nam, tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách khu vực kinh tế quan trọng này . Thông qua kết quả của bài nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho các cơ quan quản lý nhà nước tại các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ nhằm cải thiện số thu ngân sách của khu vực và nâng cao hơn nữa tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của các tỉnh thành này.
  • 17. 4 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu lý thuyết và phân tích các yếu tố tác động đến số thu ngân sách Nhà nước tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ và mức độ tác động của các nhân tố này. Từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách phù hợp nhằm đảm bảo và gia tăng bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh này . 3.Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Mục đích chính của đề tài là để trả lời cho các câu hỏi sau : - Số thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào. - Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào ( cùng chiều hay ngược chiều ) và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với số thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách Nhà nước tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm 05 tỉnh và 01 thành phố gồm : Đồng Nai , Bình Dương, Bình Phước , Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2 Về phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước của khu vực các tỉnh thành Đông Nam Bộ trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017.
  • 18. 5 5. Những đóng góp mới của đề tài - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước , Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh . Đây là khu vực có số thu ngân sách chiếm trên 50% tổng thu ngân sách nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017 nhưng chưa có một bài nghiên cứu nào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách của khu vực . Mặt khác do tỷ trọng đóng góp vào ngân sách quốc gia của khu vực này đang có khuynh hướng giảm dần, nguồn thu từ khai thác dầu thô và khí đốt của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang ngày càng cạn kiệt .Vì vậy tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước của khu vực này ( không bao gồm số thu từ khai thác dầu thô và khí đốt ) từ kết quả của bài nghiên cứu sẽ đề xuất các khuyến nghị về chính sách nhằm ổn định và gia tăng hơn nữa nguồn thu ngân sách khu vực . 6.Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp nghiên cứu định lượng . Bằng việc tổng hợp khung lý thuyết có liên quan đến đề tài, tác giả xác định các yếu tố tác đến số tác động đến số thu ngân sách nhà nước khu vực các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ từ đó xây dựng mô hình kinh tế lượng của đề tài . Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để hồi quy dữ liệu của đề tài bằng phần mềm thống kê Stata 14 . Các phương pháp hồi quy dự liệu bảng được sử dụng trong đề tài là : Phương pháp bình phương bé nhất ( Mô hình Pool OLS) ; Mô hình tác động cố định ( Fixed Effects Model – FEM ) ; Mô hình tác động ngẫu nghiên ( Random Effects Model – REM ) . 7. Bố cục đề tài Bố cục của đề tài gồm 05 chương : Chương I là phần mở đầu; Chương II là phần cơ sở lý luận; Chương III là phần thiết kế nghiên cứu; Chương IV phần phân
  • 19. 6 tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách bằng mô hình; Chương V là phần hàm ý chính sách và kết luận. Tóm tắt chƣơng I Chương này chủ yếu nói lên lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu đối với khu vực các tỉnh thành Đông Nam bộ . Chương này cũng trình bày mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như những đóng góp mới sau khi thực đề tài nghiên cứu . Sau cùng trình bày phương pháp nghiên cứu và mô hình của đề tài .
  • 20. 7 CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC. 1. Khái quát về THU NSNN 1.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nƣớc Như mọi loại nguồn quỹ tài chính khác, Ngân sách nhà nước luôn có hai phần là phần thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước, đây là quỹ tiền tệ để Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình . Như vậy thu ngân sách nhà nước là một trong hai thành phần của Ngân sách nhà nước, đây cũng là nguồn thu chính của tài chính công . Có nhiều khái niệm về Ngân sách nhà nước, chẳng hạn “ Ngân sách nhà nước là một đạo luật tài chính cơ bản do quốc hội quyết định , thông qua đó các khoản thu , chi tài chính nhà nước được thực hiện trong một niên khóa tài chính” “ ( Sử Đình Thành – Bùi Thị Mai Hoài, 2009, trang 213) hay theo như quy định tại điều 1 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 thì : “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Riêng về khái niệm về thu ngân sách nhà nước một trong hai thành phần tạo nên ngân sách nhà nước thì căn cứ theo khoản 1 điều 2 của luật số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về Ngân sách nhà nước quy định : “ Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật “ Ngoài ra theo định nghĩa được ghi trong Niên giám thống kê năm 2005- 2017 của Tổng cục thống kê thì thu ngân sách nhà nước được định nghĩa nhu sau : “ Thu ngân sách nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước từ các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ , từ dân cư trong nước và các nguồn thu ngoài nước , bao gồm các khoản : Thu từ thuế, phí , lệ phí , thu từ các hoạt động
  • 21. 8 kinh tế của nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân ; thu từ viện trợ nước ngoài , và các khoản thu khác.” Còn theo tác giả Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng ( 2008) thì thu ngân sách nhà nước được định nghĩa như sau “ Thu ngân sách là quá trình tổ chức huy động các nguồn tài chính xã hội vào quỹ ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước . Nguồn tài chính xã hội được huy động vào ngân sách bằng những phương thức và hình thức khác nhau . Hình thức truyền thống được sử dụng từ trước cho đến nay để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước là thuế . Ngoài ra nhà nước còn có nguồn thu từ hoạt động kinh tế nhà nước, các khoản thu huy động được nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách và một số khoản thu khác “. ( Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng , 2008, trang 176). Tóm lại, thu ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản tiền tập trung vào tay nhà nước để hình thành quỹ ngân sách nhà nước đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu xác định của nhà nước . ( Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng , 2008, trang 176). Và “ Trong cơ cấu thu của ngân sách nhà nước công ở hầu hết các quốc gia trên thế giới , thuế luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi nó được trích xuất chủ yếu từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra và thể hiện rõ nét quyền lực nhà nước. ( Dương Thị Bình Minh, 2005, trang 76). 1.2 Đặc điểm của thu ngân sách nhà nƣớc Thu ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của thu nhập công, thu ngân sách nhà nước có các đặc điểm chính như sau : - Đặc điểm thứ nhất : Phần lớn các thu ngân sách nhà nước được xây dựng trên nền tảng nghĩa vụ công dân, điển hình là thuế . Ngoài ra thu ngân sách nhà nước còn bao gồm các khoản thu dựa trên cơ sở trao đổi như lệ phí và phí thuộc ngân sách nhà nước; các khoản thu do thỏa thuận như : vay mượn . Các khoản thu do người dân tự nguyện đóng góp chiếm tỷ lệ không đáng kể .
  • 22. 9 - Đặc điểm thứ hai : Là các khoản thu không mang tính bồi hoàn trực tiếp . Các tổ chức và cá nhân nộp thuế cho nhà nước không có nghĩa là phải mua một hàng hóa hay dịch vụ nào đó của nhà nước . Tuy nhiên , Nhà nước sẽ dùng thuế nhằm tạo ra nhằm tạo ra những hàng hóa và dịch vụ công và tất cả hàng hóa và dịch vụ công sẽ được thụ hưởng bởi chính người dân trong nước . Như thế, các khoản thu ngân sách nhà nước được chuyển trở lại cho dân chúng một các gián tiếp và công cộng . Đặc điểm thứ ba : Thu ngân sách nhà nước gắn chặt với việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước . Nhà nước thu để tài trợ cho mọi hoạt động của nhà nước , tức thu để chi tiêu công chứ không phải thu để tìm kiếm lợi nhuận . Do đó , ngân sách nhà nước phát triển theo các nhiệm vụ của Nhà nước . Không thể đòi hỏi Nhà nước gia tăng hoạt động của mình trên cơ sở giảm mức động viên từ GDP. Đặc điểm thứ tư : Việc thu ngân sách nhà được thực hiện theo đúng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thu ngân sách nhà nước và thu ngân sách nhà nước cũng góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước . 1.3 Phân loại các nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc Thu ngân sách nhà nước bao gồm rất nhiều loại, ngoài các khoản thu chính từ thuế, phí, lệ phí còn có các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và các cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Để cung cấp thông tin một cách có hệ thống, công khai, minh bạch, đảm bảo trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu quản lý của các đối tượng thì việc phân loại các khoản thu theo những tiêu thức nhất định là việc hết sức quan trọng. Việc phân loại tốt giúp cho công tác quản lý và sử dụng các nguồn thu của ngân sách đúng theo quy định của pháp luật, thuận lợi cho công tác báo cáo của các cơ quan quản lý thu ngân sách. Có thể phân loại thu ngân sách Nhà nước theo các tiêu chí sau : 1.3.1 Căn cứ theo tính chất : Thu ngân sách nhà nước được chia thành hai nhóm là các khoản thu thuế và các khoản không phải thu thuế :
  • 23. 10 - Các khoản thu thuế bao gồm các sắc thuế mà nhà nước ban hành dưới hình thức luật , là những khoản thu mang tính chất bắt buộc , không bồi hoàn trực tiếp và xây dựng trên nghĩa vụ công dân . Thuế chiếm tỷ phần đa số trong tổng thu ngân sách nhà nước ở hầu hết các quốc gia . - Các khoản thu không phải thuế : lệ phí và phí, quyên góp , vay mượn , cho thuê tài sản … Đây là những khoản thu mang tính đối giá và được xây dựng trên sự thỏa thuận giữa dân chúng và chính phủ . Mặc dù giữ tỷ phần nhỏ trong tổng thu ngân sách nhà nước song chúng không thể thiếu trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước . 1.3.2 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ Thu ngân sách nhà nước được chia thành : thu trong nước và thu ngoài nước . - Thu trong nước : thuế, lệ phí và phí, vay trong nước, cho thuê công sản, khai thác và bán tài nguyên thiên nhiên, thu khác … Thu trong nước là nguồn nội lực cơ bản giúp Chính phủ xây dựng một ngân sách nhà nước chủ động . Mọi sự dựa dẫm vào bên ngoài đều để lại hậu quả lâu dài . Nền tài chính quốc gia chỉ lành mạnh và bền vững khi nguồn thu dựa chủ yếu vào nội lực của nền kinh tế quốc dân . - Thu nước ngoài : đầu tư nước ngoài , viện trợ nước ngoài , vay nợ nước ngoài . Đây là những nguồn lực có thể giúp đất nước mau chóng tích tụ và tập trung vốn đầu tư vào nhiều công trình then chốt . Từ đấy, tạo ra những bước chuyển đáng kể, hoặc nói cách khác là tạo ra những cú hích cơ bản trong tiến trình phát triển . 1.3.3 Căn cứ theo nội dung Thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản thu không mang nội dung kinh tế và những khoản thu mang nội dung kinh tế . - Khoản thu không mang nội dung kinh tế gồm có thuế, các khoản quyên góp, viện trợ nước ngoài và thu khác . Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị . Khoản thu này được xây dựng trên cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân và nhà nước. Quyên góp và viện trợ nước ngoài là những khoản thu hình thành trên cơ sở tự
  • 24. 11 nguyện . Chúng ngày càng nhỏ dần về mặt tỷ trọng. Các khoản thu viện trợ từ nước ngoài ngày càng mang tính hoàn lại và luôn kèm theo những điều kiện về chính trị, kinh tế, quân sự hoặc về văn hóa xã hội… Thu khác gồm các khoản thu từ phạt vi cảnh, thanh lý tài sản tịch thu , thu từ quà biếu tặng … - Khoản thu mang nội dung kinh tế gồm lệ phí, phí, vay nợ, cho thuê công sản, bán tài nguyên thiên nhiên… Lệ phí và phí là những khoản thu mang tính đối giá. Tỷ trọng của lệ phí và phí nhỏ so với thuế nhưng góp phần rất quan trọng cho quá trình nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng hàng hóa, dịch vụ công , đảm bảo phân phối một cách tương đối công bằng phúc lợi xã hội cho mọi thành viên trong xã hội .Lệ phí và phí còn là cầu nối gắn kết khu vực công và khu vực tư. Vay nợ trong và ngoài nước là những khoản thu có tính bồi hoàn . Chúng mang tính hai mặt . Mặt tích cực là đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích tụ vốn để tạo ra những công trình lớn khi mà các khoản thu từ thuế , lệ phí và phí chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi đầu tư phát triển của nhà nước . Mặt khác, những công trình đầu tư từ vay nợ nếu không mang lại lợi ích kinh tế - xã hội như mong muốn thì nợ trở thành một gánh nặng do phải trả vốn và lãi hàng năm . Tùy thuộc cách thức sử dụng và hiệu quả đạt được , nợ được gọi là đòn bẩy hay gánh nặng . Do đó, vấn đề không phải ở chỗ nên vay nợ hay không mà ở chỗ vay nợ nhằm mục đích gì và sử dụng nợ như thế nào . Cho thuê công sản bao gồm cho thuê đất, cho thuê bầu trời , mặt nước, vùng lãnh thổ … khoản thu này tương đối hấp dẫn , nhưng cái giá phải trả là sự tổn hại về môi trường thiên nhiên sau thời hạn cho thuê. Thu từ bán tài nguyên thiên nhiên là những khoản thu do bán quặng, dầu thô, thanh nguyên khai, sản vật của rừng nguyên sinh, đá tảng.. ” ( Dương Thị Bình Minh, 2005, trang 79-80) 1.3.4 Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nƣớc hiện hành tại Việt Nam. Theo quy định nguồn thu ngân sách nhà nước theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ( Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ) thì thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu sau : - Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí ;
  • 25. 12 - Toàn bộ các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; - Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật ( Trích khoản 1 điều 5 Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015) Ngoài ra theo như định nghĩa được ghi trong các ấn phẩm thống kê của Tổng cục thống kê giải thích nguồn hình thành chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm thì “ Thu ngân sách nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu từ ngân sách nhà nước từ các đơn vị sản xuất , kinh doanh, dịch vụ , từ dân cư trong nước và các nguồn thu từ ngoài nước , bao gồm các khoản : Thu từ thuế, lệ phí , thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước , các khoản đóng góp của cá nhân ; thu viện trợ nước ngoài , các khoản thu khác “ Trong tổng nguồn thu ngân sách , nguồn thu từ Thuế là nguồn thu chính thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn thu. Hiện nay tại Việt Nam có tổng cộng 09 sắc thuế và các khoản phí và lệ phí như sau : 1/ Thuế Giá trị gia tăng 2/ Thuế Thu nhập doanh nghiệp 3/ Thuế Thu nhập cá nhân 4/ Thuế Tiêu thụ đặc biệt 5/Thuế Xuất khẩu – Thuế Nhập khẩu 6/ Thuế Tài nguyên 7/Thuế Bảo vệ môi trường 8/ Thuế Sử dụng đất nông nghiệp ( Hiện đang được miễn nộp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 ) 9/ Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp 10/ Các khoản Phí và lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó nhóm Thuế trực thu bao gồm : thuế Thu nhập doanh nghiệp; thuế Thu nhập cá nhân; Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp; Thuế Tài nguyên. Nhóm
  • 26. 13 thuế gián thu bao gồm : Thuế Giá trị gia tăng; Thuế Tiêu thụ đặc biệt ; Thuế Bảo vệ môi trường; Thuế Xuất khẩu; Thuế Nhập khẩu . Ngoài các sắc thuế nêu trên, hiện tại Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quy định một số khoản thu khác như Phí, Lệ Phí,Lệ phí trước bạ, Thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc Có nhiều ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước, chẳng hạn “ thu ngân sách nhà nước trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội. Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề đồng thời là yếu tố khách quan hình thành các khoản thu ngân sách nhà nước “( Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng, 2009, trang 176) . Ngoài ra theo tác giả Dương Thị Bình Minh thì thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ hiện đại hóa trong thanh toán và hạch toán, trình độ nhận thức của dân chúng ( trình độ nhận thức càng cao thì ý thức chấp hành pháp luật càng tốt do đó nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện thu ngân sách), năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước, hiệu quả hoạt động của chính phủ.( Dương Thị Bình Mình, 2005, trang 80- 83) Theo các bài nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước tác giả tổng hợp được thì các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước, bao gồm : - Yếu tố GDP Bình Quân : Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sach nhà nước đã được sử dụng trong rất nhiều bài nghiên cứu trước đây cả trong và ngoài nước. Yếu tố này thể hiện mức độ phát triển của một quốc gia, một khu vực, yếu tố này càng cao chứng tỏ khu vực hay quốc gia này có trình độ phát triển cao và ngược lại . Khi mức độ phát triển càng cao, thu nhập người dân càng cao thì nguồn thu của ngân sách quốc gia sẽ cao tương ứng. Có nhiều định nghĩa về GDP , theo giải thích tại Niên giám thông kê Việt Nam năm 2016 thì :
  • 27. 14 GDP ( Tổng sản phẩm trong nước ) là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá hiện hành và giá so sánh . Có 3 phương pháp tính : Phương pháp sản xuất : Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm . Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định . Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian . Giá trị tăng thêm được tính theo giá hiện hành và giá so sánh. Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra, trừ đi thuế đánh vào sản phẩm, cộng với trợ cấp sản phẩm . Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải và phí thương nghiệp không do người sản xuất trả khi bán hàng . Giá sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra trừ đi thuế VAT được khấu trừ hay thuế được khấu trừ tương tự . Giá sản xuất không bao gồm chi phí vận tải và phí thương mại không do người sản xuất chi trả khi bán hàng . Các phương pháp tính GDP : Phương pháp thu nhập : Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai , mày móc . Theo phương pháp này , tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố ( 1) Thu nhập của người lao động từ sản xuất ( bằng tiền và hiện vật ) ; (2) Thuế sản xuất ; (3) Khấu hao tai sản cố định dung trong sản xuất ; (4) Thặng dư sản xuất .
  • 28. 15 Phương pháp sử dụng cuối cùng : Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố : Tiêu dung cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; Tích lũy tài sản ( Cố định, lưu động, quý hiếm ) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ . Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành thường được dung để nghiên cứu cơ cấu kinh tế , mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất , mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách . ( Trích trang 155-156 Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016 ) Yếu tố GDP bình quân được sử dụng rất nhiều bài nghiên cứu trước như trong bài nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh( 2013), nghiên cứu của Trần Mạnh Khương (2016), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010), nghiên cứu của Piancastelli (2001). - Yếu tố tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP : Yếu tố này thường được sử dụng trong các bài nghiên cứu để giải thích mức độ dễ thu thuế trong việc hành thu vào ngân sách nhà nước. Do chính sách miễn giảm đối với số thu thuế từ nông nghiệp cũng như sự gia tăng của các ngành thương mại , dịch vụ và công nghiệp trong nền kinh tế nên tỷ trọng ngành nông nghiệp đang giảm trong quy mô của nền kinh tế điều này dẫn đến yếu tố này thường ảnh hưởng ngược chiều với số thu ngân sách . Yếu tố này được đưa vào nhiều bài nghiên cứu trước như trong bài nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2010), bài nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh( 2013), nghiên cứu của Trần Mạnh Khương (2016), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010), nghiên cứu của Piancastelli (2001). - Tỷ trọng Độ mở thương mại/GDP : Yếu tố này thể hiện độ cởi mở của nền kinh tế, được tính bằng tổng giá trị nhập cộng với giá trị xuất khẩu chia cho GDP . Sự gia tăng của tỷ trọng độ mở thương mại thường sẽ tác động tích cực đến nguồn thu ngân sách nhà nước bởi vì khi thực hiện chính sách cởi mở hơn của nền kinh tế, trong gia đoạn đầu nguồn thu thuế có thể giảm do chính sách khuyến khích xuất khẩu cũng như giảm thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết thương mại buộc nhà nước tăng các khoản thu khác để bù đắp thiếu hụt nguồn thu, tuy nhiên khi doanh
  • 29. 16 thu xuất khẩu và nhập khẩu tăng thì các sắc thuế thu trong nội địa sẽ tăng và số thu ngân sách nhà nước sẽ tăng tương ứng . Yếu tố này được đưa vào nhiều bài nghiên cứu trước như trong bài nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh (2013), nghiên cứu của Trần Mạnh Khương (2016), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010), nghiên cứu của Piancastelli (2001). - Số chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách : Theo định nghĩa về chi ngân sách nhà nước thì : Chi ngân sách nhà nước gồm toàn bộ các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp , cơ quan, đơn vị, tổ chức, dân cư trong nước và ngoài nước , bao gồm các khoản : Chi đầu tư phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng , an ninh , đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước , chi trả nợ nhà nước, chi viện trợ nước ngoài , các khoản chi khác . ( Trang 157 sách niên giám thống kê 2016 của Tổng cục thống kê ) Sự gia tăng quy mô nền kinh tế luôn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, các khoản chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thường được dùng phần lớn để chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế tiếp tục phát triển . Yếu tố này trước đây đã được sử dụng trong bài nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2010). - Yếu tố giáo dục hay trình độ dân trí : Để công tác thu thuế của một quốc gia hay một vùng diễn ra tốt đẹp thì phụ thuộc rất nhiều ý thức tuân thủ pháp luật trong đó có pháp luật thuế của người nộp thuế. Trình độ dân trí cao thường có ý thức chấp hành pháp luật tốt và muốn có trình độ dân trí cao thì yếu tố hỗ trợ từ các khoản chi cho giáo dục từ ngân sách rất quan trọng góp phần nâng cao dân trí cho toàn xã hội từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của xã hội . Do đó để nghiên cứu sự tác động của giáo dục đến số thu ngân sách nhà nước, tác giả sử dụng biến đại diện là số chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước để nghiên cứu sự tác động của giáo dục đến số thu ngân sách với kỳ vọng yếu tố này có tác động tích cực đến số thu ngân sách . Yếu tố này đã được sử dụng trong bài nghiên cứu trước của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010).
  • 30. 17 - Số lượng doanh nghiệp : Người nộp thuế chính là đối tượng tạo nên nguồn thu thuế cho ngân sách , người nộp thuế có thể doanh nghiệp hoặc cá nhân . Trong cơ cấu nguồn thu của Việt Nam nguồn thu từ đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn . Doanh nghiệp được thực hiện nghiên cứu trong đề tài được định nghĩa là “ Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc theo Hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài, bao gồm các loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài “ ( trích trang 273 Niên giám thống kê năm ) . Đây là lực lượng chính tạo nên số thu cho ngân sách nhà nước, yếu tố này đã được đưa các bài nghiên cứu trước đây của Trần Văn Vũ (2010), nghiên cứu của Trần Mạnh Khương (2016). - Lạm phát : Yếu tố thường được sử dụng để đánh giá tác động của lạm phát đến số thu ngân sách và được đại diện bằng chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) . Yếu tố này đã được đưa vào nhiều bài nghiên cứu trước của Nguyễn Phi Khanh( 2013), nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010), nghiên cứu của Piancastelli (2001). - Các yếu tố khác 3. Các nghiên cứu đã công bố có lên quan đến đề tài 3.1 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm trong nƣớc : Theo nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2015) trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 cho thấy tăng trưởng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn có ảnh hưởng tích cực đến số thu ngân sách còn tăng tưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp , tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng trưởng dân số trung bình, tăng trưởng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước chưa có ảnh hưởng đến số thu ngân sách.
  • 31. 18 Nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh (2013 ) trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố tác động đến tổng số thu thuế của các quốc gia Đông nam á trong đó có Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 cho thấy thu nhập bình quân đầu người và độ mở thương mại có tác động đến số thu ngân sách ( tác động cùng chiều ) trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp , ngành công nghiệp trong GDP và lạm phát không có tác động đến số thu ngân sách tại các quốc gia này. Nghiên cứu của Trần Mạnh Khương ( 2016 ) trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước tại 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn từ năm 2005 đế năm 2014 cho thấy GDP bình quân đầu người, tỷ lệ thu chi ngân sách, số lượng doanh nghiệp, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có tác động đến số thu ngân sách, các yếu tố tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, mở cửa thương mại, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh không có tác động đến số thu ngân sách. 3.2 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm nƣớc ngoài : - Nghiên cứu của Cheliah ( 1971) nghiên cứu xu hướng thu thuế tại các nước đang phát triển, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng ngành khoáng sản, tỷ trọng xuất khẩu không bao gồm khoáng sản có tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế, trong khi đó tỷ tỷ trọng ngành nông nghiệp có tác động ngược chiều đến số thu thuế, thu nhập bình quân đầu người không có tác động đến số thu thuế . - Nghiên cứu của Tanzi ( 1992 ) nghiên cứu chính sách tài khóa trong các nền kinh tế đang chuyển đổi, kết quả nghiên cứu cho thấy ngành khoáng sản và tỷ trọng xuất khẩu không bao gồm khoáng sản có tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế, ngược lại thu nhập bình quân đầu người không có tác động đến số thu thuế. Theo kết quả nghiên cứu của Leuthold ( 1991 ) về đóng góp của thuế tại các nền kinh tế đang phát triển, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng mậu dịch tác động cùng chiều đến số thu thuế , trong khi đó tỷ trọng nông nghiệp tác động ngược chiều đến số thu thuế còn tỷ tỷ trọng ngành khoáng sản và viện trợ nước ngoài không tác động đến số thu thuế.
  • 32. 19 Nghiên cứu của Stotsky và Wolde Mariam ( 1997) nghiên cứu tác động thuế ở châu phi khu vực cận Sahara, kết quả nghiên cứu cho thấy số thu thuế có tác động cùng chiều với tỷ trọng xuất khẩu và thu nhập bình quân đầu người và có tác động ngược chiều đối với tỷ trọng ngành nông nghiệp và tỷ trọng ngành khoáng sản . Nghiên cứu của Ghara ( 1998 ) nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách kinh tế và tham nhũng đến số thu thuế, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố GDP bình quân người, độ mở thương mại, tỷ trọng xuất khẩu, tình trạng khu vực khai khoáng dầu mỏ và phi dầu mỏ, cải cách cấu trúc và phát triển nhân lực có tác động cùng chiều đến số thu thuế; các yếu tố tỷ trọng ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành khoáng sản, lạm phát và tham nhũng có tác động ngược chiều đến số thu thuế và tỷ lệ thay đổi điều khoản mậu dịch, tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái thực, thay đổi nợ nước ngoài/GDP không có tác động đến số thu thuế . Nghiên cứu của Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010) nghiên cứu nỗ lực thu thuế của 96 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2016 cho thấy mối liên cùng chiều hê giữa số thu thuế/GDP với mức độ phát triển ( GDP bình quân dầu người ), độ mở thương mại ( Nhập khẩu và xuất khẩu /GDP) , giáo dục ( chi tiêu cho giáo dục/GDP) và mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát, phân phối thu nhập ( hệ số GINI) , tỷ trọng ngành nông nghiệp/GDP và tham nhũng với số thu ngân sách . Nghiên cứu của Piancastelli (2001) dựa trên dữ liệu của 75 nước phát triển và đang phát triển cho thấy thu nhập bình quân đầu người, tỷ trọng ngành công nghiệp và độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực đến số thu ngân sách trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến số thu thuế. 4. Mô hình nghiên cứu của đề tài Qua nghiên cứu các mô hình của các bài nghiên cứu trong và ngoài nước được trình bày trên đây tác giả kế thừa một số mô hình trong bài nghiên cứu của tác giả Trân Văn Vũ ( 2010), mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phi Khanh (2013), mô hình nghiên cứu của tác giả Trần Mạnh Khương (2016), mô hình nghiên
  • 33. 20 cứu của Piancastelli (2001) và đặc biệt là mô hình nghiên cứu của tác giả Carola Pessino và Ricardo Fenochietto ( 2010) là phù hợp với khung lý thuyết của đề tài, trên cơ sở đó tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài như sau : THUNSit = β0 + β1*GDPBQ + β2*TTNNGHIEP + β3*DMTM + β4*CDT + β5*CGD + β6*SODN + β7*CPI+Uit Trong đó : +Biến phụ thuộc : - Biến thu ngân sách (THUNS) : + Biến độc lập : - Biến GDP bình quân người ( GDPBQ). - Biến tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP (TTNNGHIEP). - Biến độ mở thương mại (TTDMTM) - Biến chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (CDT) - Biến chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước (CGD). - Biến số lượng doanh nghiệp (SODN). - Biến lạm phát (CPI). + β0 : Hệ số chặn. + βi : Độ dốc. + Sai số : Uit Tổng kết chương II : Chương này trình bày các cơ sở lý luận của đề tài , nêu và tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ cơ sở lý luận và kết quả tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài tác giả xác định các yếu tố tác động đến số thu ngân sách từ đó xây dựng mô hình hồi quy của bài nghiên cứu.
  • 34. 21 GDP Bình Quân Người Tỷ trọng Tổng sản phẩm khu vực nông nghiệp trong GDP Tỷ trọng Độ mở thương mại / GDP Thu Ngân Sách Số lượng doanh nhiệp Chi cho Đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Chi cho Giáo dục từ ngân sách nhà nước Lạm phát CHƢƠNG III THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1.Mô hình nghiên cứu Từ kết quả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh thành Đông Nam Bộ đã trình bày trong chương II , tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài như sau: Mô hình nghiên cứu của đề tài được khái quát như sau : Sơ đồ : Mô hình nghiên cứu của đề tài. ( Nguồn: Theo đề xuất của tác giả ) Mô hình nghiên cứu của các yếu tố GDP bình quân người, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp/GDP, tỷ trọng độ mở thương mại/GDP,số chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách, số chi giáo dục từ ngân sách và lạm phát đến số thu ngân sách khu vực các tỉnh thành Đông Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 2005-2017. - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng. - Mô hình kinh tế lượng của đề tài : THUNSit = β0 + β1*GDPBQ + β2*TTNNGHIEP + β3*DMTM + β4*CDT + β5*CGD + β6*SODN + β7*CPI+Uit 2. Định nghĩa các biến số, nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu của các biến trong bài nghiên cứu + Biến phụ thuộc :
  • 35. 22  Biến thu ngân sách ( THUNS) - Thu ngân sách nhà nước : thu ngân sách nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu từ ngân sách nhà nước từ các đơn vị sản xuất , kinh doanh, dịch vụ , từ dân cư trong nước và các nguồn thu từ ngoài nước , bao gồm các khoản : Thu từ thuế, lệ phí , thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước , các khoản đóng góp của cá nhân ; thu viện trợ nước ngoài , các khoản thu khác . Dữ liệu biến thu ngân sách nhà nước được lấy từ phần Thu ngân sách nhà nước trong phần Tài khoản quốc gia của các ấn phẩm niên giám thống kê trong kỳ nghiên cứu tại các Đông Nam Bộ. Riêng đối với khu vực Bà Rịa Vũng Tàu số thu ngân sách đưa vào đề tài không bao gồm số thu ngân sách từ khai thác dầu thô. + Các biến độc lập  Biến GDP Bình Quân (GDPBQ) : Biến này được đưa vào mô hình với kỳ vọng rằng khi tổng sản phẩm quốc nội tăng,thu nhập bình quân tăng thì thu ngân sách cũng sẽ tăng tương ứng . Hệ số hồi quy của biến được kỳ vọng dương tức khi thu nhập bình quân tăng thì số thu ngân sách cũng sẽ tăng . Dữ liệu về GDP theo giá hiện hành hàng năm được trích trong phần Tài khoản quốc gia, ngân sách nhà nước, bảo hiểm của các ấn phẩm niên giám thống kê các tỉnh thành khu vực Đông nam bộ trong các năm từ năm 2005 -2017. Riêng số liệu của GDP tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ không bao gồm GDP hình thành từ khai thác dầu và khí đốt . Việc loại bỏ số liệu GDP từ khai thác dầu thô và khí đốt để có cách nhìn rõ ràng tác động của việc gia tăng tổng sản phảm quốc nội từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực đến số thu ngân sách nhằm đề xuất các chính sách phù hợp. Tránh việc tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội phụ thuộc quá nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khi trữ lượng dầu mỏ và khí đốt đang ngày càng cạn kiệt.
  • 36. 23 GDP bình quân người được tính công thức sau : GDPBQ = GDP của Tỉnh i tại thời điểm t Dân số trung bình của tỉnh i tại thời điểm t tương ứng  Biến tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP (TTNNGHIEP) : Biến này được đưa vào mô hình để giải thích việc mức độ dễ thu thuế của khu vực . Hiện tại cơ cấu ngành kinh tế thường được chia theo 03 nhóm ngành chính là ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ . Nền kinh tế càng phát triển thì mức độ đóng góp của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế càng ít đi ngược lại mức độ đóng góp cho nền kinh tế của ngành công nghiệp và dịch vụ càng gia tăng . Do đó hệ số hồi quy của biến tỷ trọng nông nghiệp / GDP dự kiến là âm tức tỷ trọng ngành nông nghiệp có tác động ngược chiều với số thu ngân sách . Dữ liệu của biến tỷ trọng ngành kinh tế trong GDP cũng được trích trong phần Tài khoản quốc gia, ngân sách nhà nước, bảo hiểm của các ấn phẩm niên giám thống kê các tỉnh thành khu vực Đông nam bộ theo 03 ngành chính là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.  Biến Tỷ trọng độ mở thƣơng mại/GDP( TTDMTM) : Biến này được đưa vào mô hình với kỳ vọng rằng khi độ mở thương mại tăng, doanh thu xuất khẩu và nhập khẩu tăng, doanh thu của nền kinh tế sẽ tăng do đó thu ngân sách sẽ tăng tương ứng. Hệ số hồi quy của Biến được kỳ vọng dương tức khi độ mở thương mại tăng thì số thu ngân sách cũng sẽ tăng . Chỉ tiêu này là tổng giá trị giá xuất khẩu hàng hóa cộng với tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa sau đó chia cho GDP của các tỉnh thành Đông Nam Bộ trong một năm . Trong cán cân thương mại hàng hóa, trị giá xuất khẩu được tính theo giá FOB, trị giá nhập khẩu được tính theo giá CIF. Số liệu của biến Độ mở thương mại được lấy từ tổng số trị giá xuất khẩu hàng hóa cộng với trị giá nhập khẩu hàng hóa theo theo từng năm tại trong các ấn phẩm thống kê các tỉnh Đông Nam Bộ mục Thương mại và du lịch nhân với tỷ giá USD /
  • 37. 24 VNĐ bình quân trong năm sau đó chia cho GDP của từng tỉnh thành phố tương ứng theo từng năm để ra tỷ trọng độ mở thương mại trên GDP.  Biến số chi cho đầu tƣ phát triển từ ngân sách nhà nƣớc Biến này được đưa vào các bài nghiên cứu với kỳ vọng việc tăng chi cho đầu tư phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng khu vực . Sự phát triển của cơ sở hạ tầng sẽ tạo động cho kinh tế khu vực phát triển góp phần gia tăng tổng thu nhập và thu ngân sách nhà nước của khu vực . Do đó hệ số hồi quy biến chi cho đầu tư phát triền từ ngân sách được kỳ vọng là dương tức khi số chi cho đầu tư phát triển tăng thì số thu ngân sách cũng tăng . Dữ liệu về chi cho đầu tư phát triển được lấy từ phần Chi ngân sách nhà nước mục Chi đầu tư phát triển theo từng tỉnh thành khu vực Đông nam bộ trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017.  Biến số chi cho giáo dục từ ngân sách ( CHIGD) Biến này được đưa vào mô hình làm biến đại diện để nghiên cứu sự tác động của giáo dục với số thu ngân sách với kỳ vọng rằng giáo dục có tác động tích cực đến số thu ngân sách . Bởi vì sự gia tăng đầu tư cho giáo dục sẽ góp phần nâng cao dân trí, khi rằng trình độ dân trí cao thì ý thức chấp hành pháp luật sẽ cao trong đó có ý thức chấp hành pháp luật thuế dẫn đến công tác thu thuế của nhà nước được thuận tiện và dễ dàng hơn, do đó số thu ngân sách cũng sẽ tăng . Hệ số hồi quy của biến số chi giáo dục từ ngân sách nhà nước được kỳ vọng là dương tức khi số chi cho giáo dục tăng thì thu ngân sách cũng tăng tương ứng . Dữ liệu về chi cho chi cho giáo dục được lấy từ phần Chi ngân sách nhà nước mục Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề theo từng tỉnh thành khu vực Đông nam bộ trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017 chia cho GDP của từng tỉnh thành tương ứng.  Biến số lƣợng doanh nghiệp Biến này được đưa vào đề tài với kỳ vọng rằng việc gia tăng số lượng doanh nghiệp sẽ góp phần gia nguồn thu cho ngân sách bởi vì đây là lực lượng chính tạo
  • 38. 25 nên số thu cho ngân sách . Do đó hệ số hồi quy của biến được kỳ vọng là dương tức khi số lượng doanh nghiệp tăng thì thu ngân sách cũng tăng . Dữ liệu về số lượng doanh nghiệp được lấy từ phần doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể trong các ấn bản Niên giám thông kê của từng tỉnh thành khu vực Đông nam bộ trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017  Biến Lạm phát Yếu tố này được đưa vào mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động của lạm phát đến số thu ngân sách và được đại diện bằng chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) của các tỉnh thành trong khu vực nghiên cứu. Hệ số hồi quy của biến được kỳ vọng là âm tức chỉ số lạm phát có tác động ngược chiều đến số thu ngân sách . Biến này sẽ được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI được lấy theo chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước của cùng tỉnh thành để tính chỉ số lạm phát trong đề tài trong mục Chỉ số giá của các ấn phẩm niên giám thông kê các tỉnh thành khu vực Đông nam bộ trong giai đoạn từ năm 2005- 2017.  Các yếu tố khác Uit - Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu : Nguồn dữ liệu là nguồn thứ cấp, được lấy từ các ấn phẩm Niên giám thống kê hàng năm của Cục thống kê các tỉnh thành Đông Nam Bộ và ấn phẩm Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017. Ngoài ra dữ liệu còn được lấy trên các trang Web Sở Tài Chính, Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư, Sở Công Thương của các tỉnh, thành phố này . 3.Phƣơng pháp phân tích dữ liệu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp nghiên cứu định lượng . Để thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách tác giả đã lần lượt thực hiện các bước sau :
  • 39. 26 Bước 1 : Xây dựng mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước khu vực cá tỉnh Miền Đông Nam Bộ. Bước 2 : Nghiên cứu định tính cá yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước của các tác giả trong và ngoài nước, tiến hành tổng hợp các bài nghiên cứu định lượng trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nhằm khẳng định mối quan hệ giữa các yếu tố với thu ngân sách nhà nước từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài . Bước 3 : Thực hiện nghiên cứu định lượng về các phương pháp ước lượng, cách chọn các biến đại diện cũng như tiến hành thu thập dữ liệu của bài nghiên cứu. Bước 4 : Tiến hành phân tích mô hình nghiên cứu của đề tài bằng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng và lựa chọn mô hình hồi quy dữ liệu bảng phù hợp . Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng được áp dụng trong đề tài lần lượt là : Mô hình Pool OLS), Mô hình tác động cố định ( Fixed Effects Model – FEM ), Mô hình tác động ngẫu nghiên ( Random Effects Model – REM ) . Kiểm các khuyết tật của mô hình đã chọn và hiệu chỉnh mô hình đã chọn để có kết quả hồi quy của đề tài . Trên cơ sở kết quả hồi quy tiến hành bình luận mối liên hệ các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước đã xây dựng . Bước 5: Khẳng định ( hay bác bỏ ) các kỳ vọng ban đầu của các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước và tiến hành đề xuất các giải pháp phù hợp . 4. Mô hình hồi quy của đề tài THUNSit = β0 + β1*GDPBQ + β2*TTNNGHIEP + β3*DMTM + β4*CDT + β5*CGD + β6*SODN + β7*CPI+Uit Trong đó : +Biến phụ thuộc : Biến thu ngân sách, viết tắt : THUNS + Biến độc lập : 1. Biến GDP bình quân người, viết tắt : GDPBQ
  • 40. 27 2. Biến tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, viết tắt : TTNNGHIEP 3. Biến độ mở thương mại, viết tắt : TTDMTM 4. Biến chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, viết tắt :CDT 5. Biến chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước, viết tắt : CGD 6. Biến số lượng doanh nghiệp, viết tắt : SODN. 7. Biến lạm phát, viết tắt :CPI +β0 : Hệ số chặn của từng tỉnh. +βi : Độ dốc. + Sai số : Uit 5. Kỳ vọng dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình của đề tài Kỳ vọng về dấu hệ số hồi quy các biến độc lập trong mô hình được thể hiện ở bảng sau đây : Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình của đề tài STT Tên Biến (Viết tắt ) Mô tả biến Kỳ vọng dấu của hệ số hồi quy các biến độc lập trong mô hình 01 GDP bình quân GDPBQit GDP bình quân người theo giá hiện hành của tỉnh thành i tại thời điểm t + 02 Tỷ trọng ngành nông TTNNGHIEPit Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của -
  • 41. 28 nghiệp trong GDP tỉnh thành i tại thời điểm t 03 Độ mở thương mại DMTMit Tỷ trọng độ mở thương mại/GDP của tỉnh thành i tại thời điểm t + 04 Chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước CDTit Số chi đầu tư phát triển từ ngân sách của tỉnh thành i tại thời điểm t + 05 Chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước CGDit Số chi giáo dục từ ngân sách nhà nước của tỉnh thành i tại thời điểm t + 06 Số doanh nghiệp SODNit Số doanh nghiệp của tỉnh thành i tại thời điểm t + 07 Lạm phát CPIit Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm trước của tỉnh thành i tại thời điểm t - ( Nguồn : Theo đề xuất của tác giả ) đây: 6. Đơn vị của biến trong mô hình hồi quy đề tài Đơn vị của các biến trong mô hình hồi quy đề tài được thể hiện ở bảng sau Bảng 3.2 Bảng mô tả đơn vị các biến trong mô hình
  • 42. 29 STT Tên biến Viết tắt Mô tả biến Đơn vị của biến 01 Thu ngân sách THUNSit Số thu ngân sách của tỉnh i tại thời điểm t Tỷ đồng 02 GDP bình quân GDPBQit GDP bình quân người theo giá hiện hành của tỉnh i tại thời điểm t Triệu đồng 03 Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP TTNNG HIEPit Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của tỉnh i tại thời điểm t % 04 Độ mở thương mại DMTMit Tỷ trọng độ mở thương mại/GDP của tỉnh i tại thời điểm t % 05 Chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước CDTit Số tiền chi đầu phát triển từ ngân sách Tỷ đồng 06 Chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước CGDit Số tiền chi cho giáo dục từ ngân sách của tỉnh i tại thời điểm t Tỷ đồng 07 Số doanh nghiệp SODNit Số doanh nghiệp của tỉnh i tại thời điểm t Nghìn doanh nghiệp 08 Lạm phát CPIit Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm trước của tỉnh i tại thời điểm t %
  • 43. 30 ( Nguồn : Theo đề xuất của tác giả ) 7.Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng đƣợc sử dụng trong đề tài 7.1 Mô hình Pooled OLS ( Hồi quy kết hợp tất cả các quan sát ) tỉnh. Giả sử ta co mô hình hồi quy của các đối tượng quan sát sau Yit = α1 + β1X1it +...+ βkXkit + Vit Trong đó: i là biểu thị cho các đối tượng chéo trong bài nghiên cứu là đại diện mỗi t biểu thị cho thời gian Yit: Biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ t Vit là sai số đại diện cho các yếu tố không quan sát được tác động đến Yit . Vit bao gồm 2 yếu tố ai đại diện cho các tác động của các yếu tô không qun sát được và không thay đổi theo thời gian có tác động đến Yit và yếu tố uit ( sai số đặc trưng ) là đại diện cho các yếu tố không quan sát được có thay đổi theo thời gian có tác động đến Yit. X2it, X3it… βkXkit : Biến độc lập của quan sát thứ i trong thời kỳ t Trong trường hợp các đối tượng quan sát là đồng nhất, tức là không có sự khác biệt trong hàm hồi quy giữa các đối tượng thì ta có thể dùng OLS để ước lương mô hình hồi quy ,với điều kiện sai số Vit thỏa các giả thuyết của OLS tức là không có hiện tượng phương sai thay đổi, không co hiện tượng Tự tương quan, không có hiện tượng nội sinh. 7.2 Mô hình FEM ( Mô hình ảnh hƣởng cố định ) Sai phân bậc nhất được thực hiện để loại bỏ tác động không quan sát được ai trước khi ước lượng. Bất kỳ biến giải thích nào không thay đổi theo thời gian cũng bị loại ra khỏi mô hình theo ai ( Jeffrey M.Wooldridge, trang 42) Giả sử hàm hồi quy của các đối tượng chỉ khác nhau về hệ số chặn , không khác nhau về hệ số gốc , ta có hàm hồi quy sau : Yit = α1 + β1X1it +...+ βkXkit + ai + uit
  • 44. 31 Trong đó ai chứa tác động của tất cả yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian nhưng có tác động đến Yit ( Việc ai không có chỉ số t cho biết đại lượng này không thay đổi theo thời gian ) . Uit là sai số đặc trưng hay còn gọi là các sai số thay đổi theo thời gian , Uit đại diện cho các yếu tố không quan sát được có thay đổi theo thời gian và có tác động đến Yit. Sai phân bậc nhất chỉ là một trong nhiều cách để loại bỏ tác động cố định ai . Một cách khác, thường cho kết quả tốt hơn dước một số giả thuyết nhất định, được gọi là phép biến đổi tác động cố định. Để minh họa cho phép biến đổi này, chúng ta xét mô hình chỉ có một biến giải thích: với mỗi quan sát thứ I, Yit = β1 xit + ai + Uit, t= 1,2,…. T. (1) Bây giờ, với mỗi I, trung bình hàm hồi quy trên theo thời gian, chúng ta có Y’it = β1 x’it + ai + U’it (2) Vì ai là cố định theo thời gian , nó xuất hiện cả (1) và (2) . Chúng ta lấy (2) trừ cho (1) cho mỗi t, chúng ta sẽ có : Yit - Y’it = β1(xit - x’it ) + Uit - U’it <=> Y”it = β1x”it + U”it, t= 1,2, …T. (3) Trong đó Y” = Yit - Y’it được gọi là dữ liệu đã khử trung bình theo thời gian của y, và tương tư cho x”it và U”it. Phép biến đổi tác động cố định còn được gọi là biến đổi trong cùng nhóm . Điều quan trọng là trong hàm hồi quy (3) , tác động không quan sát được ai biến mất. Chúng ta có thể ước lượng (3) bằng Pols . Ước lượng Pols dựa trên các biến khử đã khử trung bình theo thời gian được gọi là ước lượng tác động cố định ( fixed effects estimators) hay ước lượng trong cùng nhóm ( within estimator ). Ước lượng giữa các nhóm ( between estimator ) là ước lượng được tính bằng cách áp dụng Pols OLS cho phương trình (2) ( có hệ số chặn β0 ) : nghĩa là chúng sử dụng các quan sát là các trung bình theo thời gian cho cả y và x của từng đối tượng, sau đó thực hiện như dữ liệu chéo. Nếu chúng ta nghĩ ai không tương quan với xit , tốt hơn nên sử dụng ước lượng tác động ngẫu nhiên ( REM). ( Jeffrey M.Wooldridge, trang 42-43)
  • 45. 32 Các phương pháp để ước lương FEM : - Dùng hồi quy với biến giả - Dùng hồi quy trong cùng nhóm - Dùng hồi quy sai phân Ghi chú đối với mô hình FEM : “ Khi T lớn, và đặc biệt N không quá lớn ( chẳng hạn, N= 20 và T=30), chúng ta phải thận trọng khi sử dụng ước lượng tác động cố định. Mặc dù các phân phối có thể được suy ra chính xác với mọi giá trị N và T nếu thỏa mãn giả thuyết cổ điển của mô hình tác động cố định, nhưng các giả thuyết rất dễ bị vi phạm nếu N nhỏ và T lớn . Đặc biệt, nếu chúng ta sử dụng chuỗi có nghiệm đơn vị - xem chương 11- vấn đề hồi quy giả mạo có thể phát sinh . Sai phân bậc nhất có lợi thế là chuyển một chuỗi thời gian không dừng thành một chuỗi phụ thuộc yếu . Vì vậy , nếu chúng ta áp dụng sai phân bậc nhất , chúng ta có thể dựa vào các định lý giới hạn trung tâm, ngay cả trong trường hợp T lớn hơn N.”, (Jeffreyy M.Wooldridge -Trần Thị Tuấn Anh chủ biên dịch , 2017, Trang 50). Với N trong đoạn trích là đại diện cho số quan sát và T đại diện cho số thời điểm quan sát ( tương đương với số tỉnh thành và số năm quan sát trong bài nghiên cứu) . 7.3 Mô hình REM ( Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên ) Chúng ta bắt đầu với mô hình có tác động không quan sát dược sau : Yit = β0 + β1X1it +...+ βkXkit + ai + uit ( 1) Trong đó, hệ số chặn β0 được đưa vào mô hình để có thể giả sử rằng các tác động không quan sát được ai có trung bình bằng không ( không làm mất đi tính tổng quát ) . Chúng ta cũng có thể sử dụng các biến giả thời gian như các biến độc lập khác. Trong ước lượng tác động cố định hoặc ước lượng sai phân bậc nhất , mục đích loại bỏ ai bởi vì nó có tương quan có tương quan với với một hoặc nhiều xitj . Nhưng giả sử chúng ta cho rằng ai không tương quan với bất kỳ biến giải thich nào
  • 46. 33 ở mọi thời điểm . Khi đó , sử dụng các phép biến đổi để loại bỏ ai sẽ làm cho các ước lượng không hiệu quả Hàm hồi quy (1) trở thành mô hình tác động ngẫu nhiên khi chúng ta cho giả sử rằng các tác động không quan sát được ai không tương quan với mỗi biến độc lập Nếu hệ số tương quan Cov ( Xit ai ) = 0 thì ai sẽ được đưa vào mô hình như là tham số hồi quy và có thể ước lượng được . Lúc này ta có mô hình REM ( Fix Effect Model ). Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị. Nếu sự biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập – biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Tổng kết chƣơng III: Chương này trình bày các vấn đề liên quan đến thiết kế mô hình nghiên cứu của đề tài bao gồm xây dựng mô hình nghiên cứu, liệt kê thước đo các biến số của mô hình nghiên cứu, trình bày nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu của các biến số. Sau cùng trình bày các mô hình hồi quy dự kiến ( POOLED OLS, FEM, REM ) sẽ được áp dụng trong bài nghiên cứu và một số lưu ý nếu như kết quả lựa chon mô hình hồi hồi quy phù hợp là mô hình FEM thì phải dùngphương pháp ước lượng nào ( Hồi quy với biến giả, hồi quy trong cùng nhóm, hồi quy sai phân ) với điều kiện dữ liệu nghiên cứu của đề tài để tránh trường hợp kết quả hồi quy mô hình không chính xác .
  • 47. 34 CHƢƠNG IV : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH BẰNG MÔ HÌNH 1. Thống kê mô tả dữ liệu các biến trong mô hình hồi quy của đề tài Thống kê mô tả của biến trong đề tài được thể hiện tóm tắt trong bảng sau đây: Bảng 4.1 Bảng mô tả tóm tắt dữ liệu thống kê các biến . summarize THUNS GDPBQ TTNNGHIEP TTDMTM CHIDT CHIGD SODN CPI Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max THUNS 78 52275.81 80824.59 1572 348704 GDPBQ 78 56.5548 40.46555 7.521877 249.4873 TTNNGHIEP 78 .173892 .1874208 .008051 .6240853 TTDMTM 78 2.093166 1.698174 0 7.600555 CHIDT 78 5329.789 7064.647 267.406 32717 CHIGD 78 2086.415 2100.971 251.6 10082 SODN 78 20.84556 40.90838 .52 171.25 CPI 78 1.073035 .0601071 .998 1.2132 ( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata ) Trong đó : - Cột “ Obs” cho biết số quan sát của từng biến; - Cột “ Means” cho biết giá trị trung bình của từng biến ; - Cột “ Std.Dev.” cho biết độ lệch chuẩn của từng biến ; - Cột “ Min “ cho biết giá trị nhỏ nhất của từng biến ; - Cột “ Max “ cho biết giá trị lớn nhất của từng biến. 2.Kết quả hồi quy Từ dữ liệu trên địa bàn các tỉnh thành Miền đông nam bộ trong giai đoạn từ năm 2005-2017 bao các các dữ liệu về số thu ngân sách, GDP bình quân đầu người, tỷ trọng nông nghiệp/GDP, số chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách, số chi cho giáo dục từ ngân sách, số lượng doanh nghiệp , chỉ số lạm phát đo bằng chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm t so với tháng 12 năm t-1 . Với mô hình hồi quy đã đề xuất ,
  • 48. 35 Source SS df MS Number of obs = 78 F(7, 70) = 759.57 Model 4.9648e+11 7 7.0925e+10 Prob > F = 0.0000 Residual 6.5363e+09 70 93375203.5 R-squared = 0.9870 Adj R-squared = 0.9857 Total 5.0301e+11 77 6.5326e+09 Root MSE = 9663.1 tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu đề tài theo từng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng. Kết quả hồi quy như sau : 2.1 Kết quả hồi quy của mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát (Pooled OLS) Bảng 4.2 Bảng kết quả hồi quy với mô hình Pool OLS THUNS Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] GDPBQ 210.5135 46.96466 4.48 0.000 116.8455 304.1816 TTNNGHIEP -34720.35 10259.95 -3.38 0.001 -55183.17 -14257.52 TTDMTM -2603.382 867.4463 -3.00 0.004 -4333.449 -873.3149 CHIDT -.5392608 .7186952 -0.75 0.456 -1.972653 .8941315 CHIGD 3.730437 1.670326 2.23 0.029 .3990755 7.061798 SODN 1716.987 145.9094 11.77 0.000 1425.98 2007.995 CPI 26107.52 23013.99 1.13 0.260 -19792.44 72007.48 _cons -16857.79 26793.11 -0.63 0.531 -70294.96 36579.37 ( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata ) Theo kết quả hồi quy cho thấy R_squared = 0.9857, kết quả P.value tại dòng Prob > F = 0.000 < α ở các mức ý nghĩa 1% cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp. Các biến GDPBQ; biến TTNNGHIEP; SODN ; biến TTDMTM có ý nghĩa thống kê ở mức 1% . Biến CHIGD có ý nghĩa thống kê ở mức nghĩa α = 5% . Các biến còn lại bao gồm biến CHIDT và biến CPI không có ý nghĩa thống kê . 2.2 Kết quả hồi theo mô hình tác động cố định (FEM)
  • 49. 36 Bảng 4.3 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định FEM Fixed-effects (within) regression Number of obs = 78 Group variable: NHOM Number of groups = 6 R-sq: within = 0.9831 Obs per group: min = 13 between = 0.9182 avg = 13.0 overall = 0.9362 max = 13 F(7,65) = 540.23 corr(u_i, Xb) = 0.0793 Prob > F = 0.0000 THUNS Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] GDPBQ 43.5503 38.78904 1.12 0.266 -33.91677 121.0174 TTNNGHIEP 56246.48 12819.83 4.39 0.000 30643.51 81849.44 TTDMTM -649.5042 1097.246 -0.59 0.556 -2840.856 1541.848 CHIDT -.6565013 .4672929 -1.40 0.165 -1.58975 .2767471 CHIGD 10.86902 1.69179 6.42 0.000 7.490279 14.24775 SODN 1533.064 120.2216 12.75 0.000 1292.965 1773.163 CPI 3936.719 15458.29 0.25 0.800 -26935.63 34809.07 _cons -13968.54 17863.79 -0.78 0.437 -49645 21707.92 sigma_u 21439.788 sigma_e 6059.3428 rho .92603323 (fraction of variance due to u_i) F test that all u_i=0: F(5, 65) = 22.60 Prob > F = 0.0000 ( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata ) Theo kết quả hồi quy cho thấy kết quả P.value tại dòng Prob > F = 0.000 < α ở các mức ý nghĩa 1% cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp . Kết quả tại cột P>|T| cho thấy biến TTNNGHIEP, biến CHIGD và biến SODN có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α = 1% . Còn các biến GDPBQ, biến TTDMTM, biến CHIDT, biến CPI đều không có ý nghĩa thống kê . 2.3 Kết quả hồi theo mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
  • 50. 37 Bảng 4.4 Bảng kết quả hồ quy theo mô hình tác động ngẫn nhiên (REM ) Random-effects GLS regression Number of obs = 78 Group variable: NHOM Number of groups = 6 R-sq: within = 0.9618 Obs per group: min = 13 between = 0.9971 avg = 13.0 overall = 0.9870 max = 13 Wald chi2(7) corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 THUNS Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] GDPBQ 210.5135 46.96466 4.48 0.000 118.4645 302.5626 TTNNGHIEP -34720.35 10259.95 -3.38 0.001 -54829.48 -14611.22 TTDMTM -2603.382 867.4463 -3.00 0.003 -4303.545 -903.2185 CHIDT -.5392608 .7186952 -0.75 0.453 -1.947878 .8693559 CHIGD 3.730437 1.670326 2.23 0.026 .4566568 7.004216 SODN 1716.987 145.9094 11.77 0.000 1431.01 2002.965 CPI 26107.52 23013.99 1.13 0.257 -18999.07 71214.12 _cons -16857.79 26793.11 -0.63 0.529 -69371.31 35655.73 sigma_u 0 sigma_e 6059.3428 rho 0 (fraction of variance due to u_i) ( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata ) Theo kết quả hồi quy cho thấy kết quả P.value tại dòng Prob > F = 0.000 < α ở các mức ý nghĩa 1% cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp . Kết quả tại cột P>|T| của mô hình cho thấy các biến GDPBQ, biến TTNNGHIEP, biến TTDMTM và biến SODN là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α = 1%, biến CHIGD là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α = 5% . các biến còn lại đều không có ý nghĩa thống kê . = 5316.99 = 0.0000
  • 51. 38 Var sd = sqrt(Var) THUNS e u 6.53e+09 3.67e+07 0 80824.59 6059.343 0 Do các mô hình Pool OLS, FEM, REM đều phù hợp với mô hình nghiên cứu của đề tài, nên tác giả sẽ tiến hành so sánh các mô hình này với nhau để tìm mô hình phù hợp cho bài nghiên cứu . 3. So sánh và kiểm định tính phù hợp của từng mô hình 3.1 So sánh mô hình Pooled OLS và REM - Để có thể lựa chọn mô hình phù hợp cho đề tài giữa mô hình POOLED OLS và mô hình FEM tác giả sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian, với giả thuyết kiểm định như sau : - H0 : Var(ai ) = 0 ( Không tồn tại tác động ngẫu nhiên ) - H1 : Var(ai ) ≠ 0 ( Tồn tại tác động ngẫu nhiên ) Kết quả của kiểm định như sau : Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects THUNS[NHOM,t] = Xb + u[NHOM] + e[NHOM,t] Estimated results: Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 0.00 Prob > chibar2 = 1.0000 ( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata ) Với kết quả tại dòng Prob > chibar2 = 1.0000 > α ( với mức ý nghĩa 1%) chấp nhận giả thuyết H0 tức không tồn tại tác động ngẫu nhiên khi tiến hành so sánh giữa mô hình Pooled OLS mô hình FEM . Vậy để lựa chọn giữa hai mô hình ta chọn mô hình Pooled OLS cho đề tài. 3.2 So sánh mô hình Pooled OLS và FEM Để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM, ta xét mô hình hồi quy của đề tài
  • 52. 39 THUNSit = β0 + β1*GDPBQ + β2*TTNNGHIEP + β3*DMTM + β4*CDT + β5*CGD + β6*SODN + β7*CPI+Uit , trong đó Uit là sai số và bằng : Uit = ai + vit Với : ai biểu thị các tác động của tất cả các yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian , Vit biểu thị các tác động của tất cả các yếu tố không quan sát được và có thay đổi theo thời gian. Ta cần kiểm định giả thuyết H0 : a1 = a2 = a3… = an = 0 H1 : Tồn tại ai ≠ 0 , i: 1,n Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định FEM cho thấy : THUNS Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] GDPBQ 43.5503 38.78904 1.12 0.266 -33.91677 121.0174 TTNNGHIEP 56246.48 12819.83 4.39 0.000 30643.51 81849.44 TTDMTM -649.5042 1097.246 -0.59 0.556 -2840.856 1541.848 CHIDT -.6565013 .4672929 -1.40 0.165 -1.58975 .2767471 CHIGD 10.86902 1.69179 6.42 0.000 7.490279 14.24775 SODN 1533.064 120.2216 12.75 0.000 1292.965 1773.163 CPI 3936.719 15458.29 0.25 0.800 -26935.63 34809.07 _cons -13968.54 17863.79 -0.78 0.437 -49645 21707.92 sigma_u 21439.788 sigma_e 6059.3428 rho .92603323 (fraction of variance due to u_i) F test that all u_i=0: F(5, 65) = 22.60 Prob > F = 0.0000 ( Nguồn : Trích xuất từ phần mềm xử lý số liệu Stata ) Kết quả P.value tại dòng Prob > F = 0.0000 nhỏ hơn α ( với mức ý nghĩa 1% ) . Với kết quả này bác bỏ giả thuyết H0 , tức tồn ai khác không . Vậy để lựa cho giữa mô hình POOLED OLS và mô hình FEM kết quả kiểm định cho thấy chọn mô hình FEM cho đề tài . 3.3 So sánh mô hình REM và FEM Để lựa chọn giữa hai mô hình tác động ngẫu nhiên (REM ) và mô hình tác động cố định (FEM), tác giả dùng kiểm định Hausman để kiểm định với các giả thuyết sau :