SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
TIỂU LUẬN:
Khoa học - công nghệ được coi là
nền tảng và động lực của sự
nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam
I. Đặt vấn đề
Thế giới đã bước vào thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học -
công nghệ (KH - CN). Ngày nay KH - CN được ứng dụng rất nhiều vào cuộc
sống của con người. Đặc biệt, ứng dụng tri thức KH - CN trong phát triển kinh tế
là một hướng đi đúng.
ở các nước phát triển hiện nay, nền kinh tế phát triển có ứng dụng tri thức
KH - CN. Đối với Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế theo định
hướng XHCN, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong 15 năm đổi mới
vừa qua, song nền kinh tế vẫn còn kém phát triển so với các nước khu vực và thế
giới, đồng thời đang gặp phải những thách thức không nhỏ: đó là nguy cơ tụt hậu
xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực do xuất phát của Việt Nam
quá thấp, lại phải phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Sự khác biêt
về trình độ công nghệ của Việt Nam so với các nước phát triển là rất lớn, nhìn
chung công nghệ nước ta tục hậu so với trình độ chung của thế giới khoảng 3, 4
thập kỷ.
Quá trình CNH - HĐH dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động giữa các ngành, đặc biệt là sự chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ. Mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
đến năm 2010 là đẩy mạnh nhanh quá trình đổi mới kỹ thuật công nghệ trong sản
xuất, mở rộng các khu công nghiệp, khu chế suất đưa Việt Nam trở thành một
nước có trình độ KTCN ở trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, giảm
tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP, đồng thời điều chỉnh cơ cấu lao động đến
năm 2010 chỉ còn khoảng 50% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hội nhập nền kinh tế thế giới đang là một xu thế tất yếu của thời đại. Vì
vậy bên cạnh sử dụng năng lực nội sinh, các nước đang phát triển như Việt Nam,
không có con đường nào khác phải biết vận dụng những thành tựu của khoa học
công nghệ và phải bắt kịp tri thức mới để phát triển nhanh nền kinh tế. Vì vậy vấn
đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay là phát triển nguồn nhân lực có tri thức, trình độ,
tay nghề cho sjư phát triển nền kinh tế
Quá trình phát triển nền kinh tế nước ta đầu thế kỷ XXI trong điều kiện
của kinh tế tri thức theo tinh thần Đại hội Đảng IX là “Công nghiệp hóa gắn với
hiện đại hóa ngay từ bây giờ và trong suốt các giai đoạn. Nâng cao hàm lượng tri
thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri
thức ở nước ta”. [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX].
Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã đưa ra chiến lược phát triển kinh tế nêu
rõ: “Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ
công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh
thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn, phổ biến hơn những thành
tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”. [Văn
kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội,
2001].
Do đó KH - CN được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH -
HĐH ở Việt Nam. Nhiệm vụ phát triển tri thức KH - CN là một nhiệm vụ cấp
thiết hiện nay, và gắn chặt hơn nữa KH - CN với kinh tế xã hội.
II. Giải quyết vấn đề
1. Nội dung lý luận triết học
a. ý thức
Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể
độc lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức
coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất. Còn các
nhà triệt học duy vật đều thừa nhận vật chất tồn tại khách quan và ý thức là sự
phản ánh sự vật đó. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi quan niệm siêu hình - máy móc
nên họ đã coi ý thức là sự phản ánh sự vật một cách thụ động, giản đơn, máy
móc, mà không thấy được tính năng động sáng tạo của ý thức, tính biện chứng
của quá trình phản ánh.
Khách với các quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ
sở lý luận phản ánh coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ
óc con người một cách năng động, sáng tạo.
ý thức theo nghĩa thông thường theo một số quan niệm của khoa học
chuyên ngành, ý thức thờng được hiểu là tính có chủ ý. Nhưng theo nghĩa triết
học được hiểu theo nghĩa là toàn bộ những sự phản ánh tinh thần của con người
về thế giới khách quan. Phản ánh là năng lực, khả năng của một hệ thống vật chất
ghi nhận và tái hiện những đặc điểm, những tính chất của một hệ thống khác.
Phản ánh là nhiệm vụ phổ biến của một tổ chức.
Xét về cấu trúc ý thức bao gồm những yếu tố; tri thức, sự hiểu biết, tâm lý,
tình cảm, ý chí con người, lý tưởng, ước mơ con người. Trong đó nhân tố tri thức
là trung tâm bao hàm biểu hiện nhất định. Tri thức là nhân tố quan trọng nhất của
ý thức, bất cứ một hình thức phản ánh của ý thức chỉ là tồn tại một khi trong nó
có tri thức.
b. Bản chất của ý thức.
Theo Mac nói: “ý thức chẳng qua là cái vật chất được di chuyển vào bộ óc
con người và cải biến đi ở trong đó”. Còn theo Lênin: “ý thức là hình ảnh chủ
quan”.
Để hiểu bản chất của ý thức, trước hết, chúng ta thừa nhận cả vật chất và ý
thức đều là “hiện thực” nghĩa là đều tồn tại. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau
mang tính đối lập. ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn vật chất là cái được
phản ánh. Cái được phản ánh - tức là vật chất - tồn tại khách quan, ở ngoài và độc
lập với cái phản ánh tức là ý thức. Cái phản ánh - tức là ý thức - là hiện thực chủ
quan, là hình ảnh chủ quan hay hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan, lấy cái
khách quan làm tiền đề, bị cái khách quan quy định, không có tính vật chất. Vì
vậy không thể đồng nhất, hoặc tách rời cái được phản ánh - tức vật chất, với cái
phản ánh - tức ý thức. Nếu coi cái phản ánh - tức ý thức - là hiện tượng vật chất
thì sẽ lẫn lộn giữa cái được phản ánh và cái phản ánh - tức lẫn lộn giữa vật chất
và ý thức, làm mất ý nghĩa của đối lập giữa vật chất và ý thức, từ đó dẫn đến làm
mất đi sự đối lập giữ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Thứ hai, khi nói cái phản ánh - tức ý thức - là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan, thì nó không phỉa là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động
vật về sự vật. ý thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng
động sáng tạo. ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thé giới,
cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu
cầu thực tiễn xã hội. Theo C.Mac, ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem
chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”(1)
.
Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái
đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng
ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra
những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết lý thuyết khoa học hết sức
trìu tượng và khái quát cao. Những khả năng ấy càng nói lên tính chất phức tạp
và phong phú của đời sống tâm lý - ý thức ở con người mà khoa học còn phải tiếp
tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản chất của những hiện tượng ấy.
ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên
quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người là quá trình năng động
sáng tạo thống nhất ba mặt sau:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi
này mang tính chất hai chiều, có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết.
(1)
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993. t.23, tr. 35
Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
Thực chất, đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa
các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thức khách quan, tức quá trình
hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành
cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất
ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp,
phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục
đích của mình.
Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo
của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự
phản ánh mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần. Sáng tạo và phản
ánh là hai mặt thuộc bản chất ý thức. ý thức là sjư phản ánh vào chính thực tiễn
xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.
ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với
hoạt động thực tiễn lịch sử, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà
chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh
hoạt hiện thực của con người quy định. ý thức mang bản chất xã hội.
c. Nguồn gốc của ý thức
 Nguốc gốc tự nhiên
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh
ra vật chất, chi phối sự tồn tại và vận động của thế giới vật chất. Học thuyết triết
học duy tâm khách quan và triết học duy tâm chủ quan có quan niệm khác nhau
nhất định về ý thức, song về thực chất họ giống nhau ở chỗ tách ý thức ra khỏi
vật chất, lấy ý thức làm điểm xuất phát để suy ra giới tự nhiên.
Các nhà duy vật trước Mác đã đấu tranh phê phán lại quan điểm trên của
chủ nghĩa duy tâm, không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, đã chỉ ra
mối liên hệ khăng khít giữa vật chất và ý thức, thừa nhận vật chất có trước ý thức,
ý thức phụ thuộc vào vật chất. Do khoa học chưa phát triển, do ảnh hưởng của
quan điểm siêu hình - máy móc nên họ đã không giải thích đúng nguồn gốc và
bản chất của ý thức.
Dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học
thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, ý thức không phải có nguồn
gốc siêu tự nhiên, không phải ý thức sản sinh ra vật chất như các nhà thần học và
duy tâm khách quan đã khẳng định mà ý thức là một thuộc tính của vật chất,
nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng
vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý
thức. ý thức là chức năng của bộ óc con người. ý thức phụ thuộc vào hoạt động
bộ óc người, do đó khi óc bị tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ không bình
thường. Vì vậy, không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. ý thức
không thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người.
Khoa học đã xác định, con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát
triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của vật chất vận động, đồng thời
đã xác định bộ óc của con người là một tổ chức sống đặc biệt có cấu trúc tinh vi
và phức tạp bao gồm khoảng 14-15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này có liên hệ
với nhau và với các giác quan, tạo thành vô số những mối liên hệ thu nhận, điều
khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ
không điều kiện và có điều kiện. Quá trình ý thức và quá trình sinh lý trong bộ óc
không đồng nhất, không tách rời, không song song mà là hai mặt của một quá
trình sinh lý thần kinh mang nội dung ý thức. Khi khoa học - kỹ thuật tạo ra
những máy móc thay thế cho một phàn lao động trí óc của con người thì không
có nghĩa là máy móc có ý thức như con người. Máy móc là một kết cấu kỹ thuật
do con người tạo ra, còn con người là một thực thể xã hội. Máy không thể thay
thế cho hoạt động trí tuệ của con người, không thể sáng tạo lại hiện thức dưới
dạng tinh thần trong bản thân nó như con người. Do đó chỉ có con người với bộ
óc của nó mới có ý thức.
Nhưng tại sao bộ óc con người - một tổ chức vật chất cao - lại có thể sinh
ra được ý thức? Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải nghiên cứu mối liên hệ vật
chất giữa bộ óc với thế giới khách quan. Chính mối liên hệ vật chất ấy hình thành
nên quá trình phản ánh thế giới vật chất vào óc con người.
Phản ánh là thuộc tính phổ biến trong mọi dạng vật chất. Phản ánh là sự
tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc
vào cả hai vật. (vật tác động và vật nhận tác động). Trong quá trình ấy, vật nhận
tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều quan trọn để
làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Trong quá trình tiến hóa của thế giới vật chất. Các vật thể càng ở bậc
thang cao bao nhiêu thì hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu. Hình
thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh là những phản
ánh vật lý, hóa học. Những hình thức phản ánh này có tính chất thụ động, chưa có
định hướng sự lựa chọn. Hình thức phản ánh sinh học đặc trưng cho giới tự nhiên
sống là bước phát triển mới về chất trong sự tiến hóa của các hình thức phản ánh.
Hình thức phản ánh của các cơ thể sống đơn giản nhất là biểu hiện ở tính kích
thích, tức là phản ứng trả lời tác động của môi trường ở bên ngoài có ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của chúng. Hình thức phản ánh tiếp theo của
các động vật chưa có hệ thần kinh là tính cảm ứng, tính nhạy cảm đối với sự thay
đổi của môi trường. Hình thức phản ánh của các động vật có hệ thống thần kinh
là các phản xạ. Hình thức phản ánh ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung
ương xuất hiện là tâm lý. Như vậy, phản ánh sinh học trong các cơ thể sống đã có
sự định hướng, sự lựa chọn, nhờ đó các sinh vật thích nghi với môi trường để duy
trì sự tồn tại của mình. Phản ánh sinh học được thực hiện thông qua các hình thức
kích thích ở thực vật, các phản xã ở động vật có hệ thống thần kinh và tâm lý ở
động vật cấp cao. Tâm lý động vật chưa phải là ý thức, nó mới là sự phản ánh có
tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy luật sinh học
chi phối.
ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thức. ý thức chỉ
nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con
người. ý thức là ý thức con người, nằm trong con người, không thể tách rời con
người. ý thức bứt nguồn từ một thuộc tính của vật chất - thuộc tính phản ánh -
phát triển thành. ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh
của vật chất. Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật được
phản ánh. ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài và đầu óc con người. Bộ óc
người là cơ quan phản ánh, song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức.
Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ
óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra.
Như vậy, bộ óc người [cơ quan phản ánh về thế giới vật chất xung quanh]
cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý
thức.
Những điều đã trình bày về nguồn gốc tự nhiên của ý thức cho thấy “sự
đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức
hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là
thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó ra, sự
đối lập đó là tương đối(1)
. ý thức chính là đạc tính của một dạng vật chất sống có
tổ chức cao mà thôi.
 Nguồn gốc xã hội
Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng,
không thể thiếu được, song chưa đủ; điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý
thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. ý thức ra đời cùng với quá trình hình
thành bộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội.
Lao động theo C.Mác, là một quá trình diễn biến giữa người và tự nhiên,
một quá trình trong đó bản thân con người đóng góp vai trò môi giới, điều tiết và
giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa người và tự nhiên. Lao động là điều kiện
đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động cung cấp cho con người
những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân
con người. Nhờ có lao động, con người tác ra khỏi giới động vật. Một trong
những sự khác nhau căn bản giữa con người với động vật là ở chỗ động vật sử
dụng các sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên, còn con người thì nhờ lao động mà
bắt giới tự nhiên phục vụ mục đích của mình, thay đổi nó, bắt nó phục tùng
những nhu cầu của mình. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế
giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan,
mới có ý thức về thế giới đó.
Sự hình thành ý thức không phải là quá trình thu nhận thụ động, mà đó là
kết quả hoạt động chủ động của con người. Nhờ có lao động, con người tác động
(1)
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t.18, tr.173
và thế giới khách quan, bắt thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những
kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định, và
các hiện tượng ấy tác động vào bộ óc người, hình thành dần những tri thức về tự
nhiên và xã hội. Nếu không có lao động thì hoàn cảnh vẫn bí ẩn, vẫn xa lạ đối với
con người, con người không có cách nào khác ngoài lao động đẻ óc thể phản ánh
đúng đắn thế giới khách quan. Như vậy, ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt
động cải tạo thế giới khách quan của con người, làm biến đổi thế giới đó. ý thức
với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được ở bên ngoài quá
trình con người lao động làm biến đổi thế giới xung quanh. Vì thế có thể nói khái
quát rằng lao động tạo ra ý thức tư tưởng, hoặc nguồn gốc cơ bản của ý thức tư
tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan và đầu óc con người trong quá trình lao
động của con người.
Lao động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang
tính tập thể xã hội. Vì vậy, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi tư
tưởng cho nhau xuất hiện. Chính nhu cầu đó đòi hỏi phải xuất hiện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành. Ngôn
ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý
thức không thể tồn tại và thể hiện được.
Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp
trong xã hội, đồng thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa
hiện thực. Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông
tin, trao đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. ý thức không phải thuần túy là
hiện tượng cá nhân mà là một hiện tượng xã hội, do đó không có phương tiện trao
đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.
Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nấht quyết định sự ra đời và phát triển
của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. ý thức phản ánh hiện thức khách quan
vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. ý thức
là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.
2. Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh
tế ở Việt Nam hiện nay
a. Quan niệm về KH - CN
 Quan niệm về khoa học
Trong lịch sử phát triển tư duy của nhân loại có rất nhiều các quan niệm
khác nhau về khoa học, một mặt nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội;
mặt khác phụ thuộc vào trình độ nhận thức. Xét về phương diện xã hội, khoa học
là một hiện tượng xã hội có nhiều mặt, trong đó biểu hiện sự thống nhất giữa
những yếu tố vật chất và những yếu tố tinh thần. Về phương diện triết học, khoa
học là một hình thái ý thức xã hội đặc biêt. Đặc biệt, bởi vì khoa học không chỉ
phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, những chân lý của nó được
thực tiễn xã hội kiểm nghiệm mà khoa học còn là kết quả của quá trình sáng tạo
logic, của trực giác thiên tài. Còn bởi vì, khoa học (cùng với công nghệ) là những
yếu tố ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng sản xuất, quyết
định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng, của phương thức sản
xuất và của xã hội nói chung. Về phương diện nhận thức luận, khoa học là giai
đoạn cao của nhận thức - giai đoạn nhận thức lý luận.
Ngày nay, quan niệm về khoa học được phổ biến với những đặc trưng cơ
bản sau dây:
- Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người và
về tư duy của con người. Nó nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ nội tại,
bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình, từ đó chỉ ra những quy luật khách
quan của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Hệ thống tri thức khoa học được hình thành trong quá trình nhận thức
của con người từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn, dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết,... Như
vậy, tri thức khoa học không chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực, mà còn được
kiểm nghiệm qua thực tiễn.
- Hệ thống tri thức khoa học còn có thể được hình thành nhờ trực giác
hoặc tuân theo những quy luật của logic học. Loại tri thức khoa học này, xét cho
đến cùng cũng là sự phản ánh thế giới hiện thực và được thực tiễn kiểm nghiệm.
Do đó, một hệ thống tri thức được coi là tri thức khoa học phải bảo đảm tính
đúng đắn, tính chân thực.
- Nhờ giáo dục, đào tạo, hệ thống tri thức khoa học có sức sống mãnh liệt,
được phổ biến rộng rãi và lan truyền rất nhanh chóng. Tốc độ lan truyền đó đã
tăng lên rất nhiều lần nhờ vào quá trình toàn cầu hóa và công nghệ thông tin. Nó
không chỉ là sức mạnh, là sự biến đổi mau lẹ, mà còn là biểu hiện sự giàu có,
thịnh vượng của mọi quốc gia, dân tộc và cá nhân.
- Hệ thống tri thức khoa học là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài,
liên tục của tư duy nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay nó đang
trở thành tài sản chung của xã hội loài người.
Như vậy, qua một số những đặc trưng cơ bản trên đây về quan niệm khoa
học, ta thấy nổi lên cái cốt lõi của khoa học - đó là hệ thống tri thức chân thực về
tự nhiên, xã hội và tư duy. Khoa học là hệ thống tri thức chân thực, nhưng có
phải mọi tri thức chân thực đều là khoa học hay không? Để hiểu rõ điều này,
chúng ta phải đi tìm hiểu nguồn gốc, bản chất của tri thức, con đường từ tri thức
đến khoa học.
 Quan niệm về công nghệ
Công nghệ theo nghĩa chung nhất có thể coi đó là tập hợp tất cả những sự
hiểu biết của con người vào việc biến đổi, cải tạo thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu
sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Công nghệ trong sản xuất
là một tập hợp các phowng tiện vật chất, các phương pháp, các quy tắc, các kỹ
năng được con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra
một sản phẩm nào đó cần thiết cho xã hội.
Có ba nghĩa chủ yếu về công nghệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Một là, công nghệ được coi như một bộ môn khoa học ứng dụng, triển
khai (trong tương quan với khoa học cơ bản), trong việc vận dụng các quy luật tự
nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần
ngày càng cao của con người.
Hai là, công nghệ được hiểu với tư cách như là các phương tiện vật chất -
kỹ thuật, hay đó là sự thể hiện cụ thể của tri thức khoa học đã được vật thể hóa
thành các công cụ, các phương tiện kỹ thuật cần cho sản xuất và đời sống.
Ba là, công nghệ bao gồm các cách thức, các phương pháp, các thủ thuật,
các kỹ năng có được nhờ dựa trên cơ sở tri thức khoa học và được sử dụng vào
sản xuất trong các ngành khác nhau để tạo ra các sản phẩm.
Ngày nay, trong thời địa của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới,
hay cách mạng thông tin công nghệ lần thứ năm, khi mà khoa học đang trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp, trí tuệ con người đang giữ vai trò động lực trực tiế và
quyết định sự phát triển của công nghệ nói riêng, và xã hội nói chung thì quan
niệm về công nghệ, các thành phần cấu trúc của nó lại một lần nữa có sự mở rộng
và phát triển rất cơ bản.
b. Vai trò của tri thức KH - CN trong việc phát triển kinh tế ở Việt Nam
hiện nay
Công nghiệp hóa là con đường phát triển tất yếu của tất cả các nước trên
thế giới. Bởi vì, mục đích quan trọng nhất của công nghiệp hóa là phát triển sản
xuất xã hội, trước hết là phát triển lực lượng sản xuất, nhằm thỏa mãn các nhu
cầu ngày càng tăng của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Ngày nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Sự gắn kết chặt
chẽ giữa công nghiệp hóa với hiện đại hóa hiện nay là sự đổi mới về chất, là nhu
cầu mới của sự phát triển xã hội và cũng là quy định mới của thời đại. Điều này,
trước tiên, được quyết định bởi sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học
và công nghệ và vai trò ngày càng tăng của chúng đối với nền sản xuất xã hội nói
riêng, đối với toàn bộ đời sống xã hội nói chung. Trong những giai đoạn phát
triển trước đây của xã hội loài người, sản xuất còn tách rời khoa học và công
nghệ và thường là vượt trước sự phát triển của khoa học và công nghệ. Mói quan
hệ giữa khoa học và công nghệ với sản xuất lúc ấy tuân theo quy luật: sản xuất đi
trước công nghệ và công nghệ lại đi trước khoa học.
Nói cách khác, sản xuất chưa thật sự gắn kết với khoa học và công nghệ,
chưa được hiện đại hóa. Ngày nay trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại, trong lĩnh vực này đang hình thành một quy luật mới:
Những phát minh khoa học trở thành nền tảng cho những sáng chế công nghệ và
đến lượt mình, công nghệ này được trực tiếp đưa vào sản xuất.
Điều đó chỉ có thể có được khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, nghĩa là những tri thức khoa học nhanh chóng được vật thể hóa thành công
cụ, phương tiện sản xuất, thành hệ thống công nghệ trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất xã hội. Nhờ đó, ngày nay, sản xuất xã hội đã gắn liền với những
phát minh, sáng chế trong khoa học và công nghệ; nó luôn được đổi mới và hiện
đại hóa cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Hiện đại hóa nền sản
xuất xã hội là nền tảng để thực hiện sự hiện đại hóa toàn bộ đời sống xã hội.
Hiện đại hóa nền sản xuất trước hết là hiện đại hóa trong lực lượng sản
xuất để đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất nhằm nâng cao năng suất
lao động, từ đó làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu của nền kinh tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Khoa học và công nghệ là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất. Tuy
nhiên, nếu như trong những giai đoạn phát triển trước đây, khoa học và công
nghệ là những yếu tố gián tiếp của lực lượng sản xuất, đứng ngoài quá trình sản
xuất trực tiếp theo nghĩa là từ khoa học, công nghệ đến sản xuất phải trải qua một
thời gian biến đổi lâu dài, tới hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm thì ngày
nay, nhìn chung, khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Trong một số nước công nghiệp phát triển, tri thức của những phát
minh mới nhất ở một số lĩnh vực khoa học như tin học, điều khiển học, sinh vật
học v.v... đã nhanh chóng được đưa vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu mới... và từ đó, trực tiếp đi vào sản xuất và dịch vụ của xã hội.
Bằng cách này, lực lượng sản xuất xã hội không ngừng được bổ sung và đổi mới
theo hướng gia tăng tính hiện đại, tiên tiến.
Ngày nay xu hướng vận động chung của lực lượng sản xuất hiện đại là
không ngừng thay thế dần các trang thiết bị kỹ thuật, các quy trình, hệ thống công
nghệ chưa hoàn thiện (cho năng suấtt thấp, tiêu hoa nhiều nguyên, nhiên vật liệu,
thải bỏ nhiều các chấy gây ô nhiễm môi trường v.v...) bằng những thiết bị, những
hệ thống công nghệ cao, công nghệ làm sạch, mang nhiều hàm lượng tri thức.
Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng con đường phát triển khoa học và công
nghệ. Như vậy, khoa học và công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng
sản xuất theo hướng hiện đại, và đó là tiền đề, là cơ sở của hiện đại hóa nền sản
xuất xã hội, vì lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định trong một phương thức sản
xuất.
Con người với tri thức nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm sản
xuất là một yếu tố cực kỳ quan trọng của lực lượng sản xuất. Khoa học và công
nghệ cũng có vai trò to lớn, quyết định trong việc biến đổi yếu tố con người trong
lực lượng sản xuất theo chiều hướng hiện đại. Khoa học và công nghệ đã đến với
con người thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn, đã trang
bị cho con người những tri thức lý luận và kinh nghiệm cần thiết để họ có thể
nhanh chóng vận hành tốt và thích nghi với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại,
tiên tiến trong sản xuất, cũng như có đủ năng lực giải quyết những tình huống
phức tạp, có vấn đề trong sản xuất và đời sống. Mặt khác, sự thường xuyên đổi
mới theo hướng hiện đại dần của các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ trong sản
xuất và đời sống đã buộc con người - với tư cách là yếu tố của lực lượn sản xuất -
phải luôn nỗ lực học tập, thường xuyên trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, chuyên
môn để khỏi bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất xã hội, để có thể nhanh chóng
thích ứng với cuộc sống hiện đại. Chính nhờ vậy mà trình độ và chất lượng của
đội ngũ những người lao động không ngừng được nâng cao và được hiện đại hóa
theo đà phát triển của khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, nếu theo cách hiểu mới về công nghệ thì sự phát triển của khoa
học và công nghệ ngày nay còn liên quan rất chặt chẽ, thậm chí còn có vai trò rất
to lớn đối với quan hệ sản xuất. Công nghệ, theo cách hiểu mới, bao gồm 4 yếu
tố: trang thiết bị, máy móc kỹ thuật... (là phần cứng của công nghệ); con người;
thông tin; tổ chức và quản lý (ba yếu tố này là phần mềm của công nghệ). Như đã
biết, trang thiết bị, máy móc kỹ thuật... và con người là thuộc về lực lượng sản
xuất. Hai yếu tố thông tin, tổ chức quản lý, theo nghĩa chung, vừa là những yếu tố
của lực lượng sản xuất, vừa là những yếu tố của quan hệ sản xuất. Thậm chí, bản
thân con người, xét theo các mối quan hệ của nó trong quá trình sản xuất và tiêu
dùng, là yếu tố chủ thể của quan hệ sản xuất. Do vậy, sự phát triển của khoa học
và công nghệ không chỉ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lực lượng sản
xuất, mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ sản xuất theo chiều hướng hiện
đại.
3. Tương tự như nhiều nước khác, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở nước ta cũng có mục đích và nhiệm vụ trước tiên là phải phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, từ một nước nông nghiệp còn nghèo nàn, lạc hậu, để có thể đi vào nền
sản xuất hiện đại, chúng ta cần phải tiến hành một quá trình chuyển đổi căn bản
và toàn diện tất cả các hoạt động xã hội, trước tiên là hoạt động sản xuất - từ chủ
yếu là lao động thủ công, sang chủ yếu là lao động có kỹ thuật - nhằm nâng cao
năng suất lao động xã hội. Điều này đã được khẳng định tại Hội nghị lần thứ bảy
Ban chấp hành Trung ương khóa VII, khi Đảng ta chủ trương gắn quá trình công
nghiệp hóa với hiện đại hóa “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển
đổi căn bản, tàon diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý
kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến,
hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ,
tạo ra năng suất lao động xã hội cao”(1)
.
Vai trò nền tảng, động lực và then chốt của khoa học và công nghệ đối với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, đối với sự phát triển xã hội
Việt Nam nói chung, được biểu hiện trên những mặt cụ thể sau đây:
Một là, khoa học và công nghệ có vai trò quyết định trong việc trang bị và
trang bị lại các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến cho
nền sản xuất xã hội nói riêng, cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung,
nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh
tranh của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, v.v... với mục
tiêu không ngừng cải thiện và nâng cao mức sóng của người dân, sự phồn vinh và
sức mạnh của xã hội Việt Nam. Đó là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Trên thực tế,
nước ta đã tiến hành công nghiệp hóa từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là chưa gắn kết
được công nghiệp hóa với hiện đại hóa, mà cho đến nay, lực lượng sản xuất của
nước ta chủ yếu vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, các trang thiết bị, máy móc phần
(1)
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành TW khóa
VII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.42
lớn là thủ công, thủ công bán cơ giới. Nhìn chung, trình độ phát triển công nghệ
nước ta, về cơ bản, chỉ mới đạt ở giai đoạn 1 và 2 trong 7 giai đoạn phát triển
công nghệ mà các nước công nghiệp phát triển đã trải qua - đó là nhập công nghệ
để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu (nhập toàn bộ hoặc nhập phụ tùng các trang thiết bị
và cả dây chuyền lắp ráp), và mới chỉ có tổ chức hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu
để tiếp thu công nghệ nhập. Do vậy, cả năng suất lao động và chất lượng các sản
phẩm do nền sản xuất xã hội tạo ra vẫn còn rất thấp so với mặt bằng chung của
thế giới, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và toàn cầu.
Việc trang bị và trang bị lại công nghệ từ lạc hậu sang hiện đại, tiên tiến,
còn nhằm một mục đích và nhiệm vụ quan trọng nữa là làm thay đổi cơ cấu
chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Bước chuyển dịch cơ cấu này sẽ tạo
tiền đề và nền tảng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đến năm
2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một ưnứoc công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để đạt được mục tiêu chiến lược này, nhất thiết chúng ta phải tiếp cận được nền
khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới, đặc biệt là các ngành công
nghệ mũi nhọn: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới
và công nghệ năng lượng mới... Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Phát
huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ
tiên tiến, đặc biệt là ôcng nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng
dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới
về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”(1)
.
Hai là, khoa học và công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và phát huy nguồn lực con người, đặc
biệt là nguồn lực trí tuệ - một nguồn lực to lớn, có tính chất quyết định đối với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Có nhiều cách thức để chúng ta
thực hiện việc trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại, tiên tiến cho các ngành
kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, dù bằng cách thức nào đi chăng nữa, điều quan
trọng và có tính chất quyết định nhất ở đây là cần phải có những con người có đủ
(1)
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà nội, 2001, tr.91
tri thức và năng lực để có thể khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các trang thiết
bị hiện đại. Điều này chỉ có khoa học và công nghệ tiên tiến mới làm được.
Con người là chủ thể sáng tạo ra khoa học và công nghệ. Đến lượt mình,
khoa học và công nghệ trở thành phương tiện, công cụ và đồng thời là cơ sở để
con người vươn lên tự toàn thiện về mọi mặt, đặc biệt là về năng lực trí tuệ.
Trước hết, thông qua quá trình giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ sẽ trang
bị cho con người những tri thức khoa học và công nghệ cần thiết để một mặt,
giúp họ có thể am hiểu, sử dụng và khai thác một cách tích cực, có hiệu quả
những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, và mặt khác, có thể sáng tạo ra công nghệ
mới.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, tuy đã qua hơn 40 năm công nghiệp
hóa, nhưng nhìn chung, nền sản xuất, đặc biệt là lực lượng sản xuất vẫn còn rất
lạc hậu. Với gần 80% dân số là nông dân, 70% lao động là lao động nông nghiệp,
với cơ cấu nền kinh tế quốc dân đang hiện hành “nông nghiệp - công nghiệp -
dịch vụ”, với một truyền thống xã hội ít “trọng nông”, “trọng thương”, v.v. đã và
đang là những rào cản rất lớn đối với con người Việt Nam trong việc tiếp cận với
khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại. Hơn nữa, tư duy kinh nghiệm - một
lối tư duy truyền thống phổ biến - đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam từ bao đời nay.
Không ai phủ nhận vai trò của tư duy kinh nghiệm trong đời sống. Tuy nhiên,
trên bình diện phát triển khoa học và công nghệ hiện nay thì tư duy kinh nghiệm
là không thể đủ, mà nhất thiết phải trang bị tư duy lý luận, tư duy khoa học - công
nghệ. Ph. Ăngghen đã từng viết: “Một dân tốc muốn đứng vững trên đỉnh cao của
khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”(1)
. Sự hạn chế về mặt tư duy lý
luận là một điểm yếu trong truyền thống dân tộc, mà ngày nay, chúng ta phải
phấn đấu vượt qua mới có thể tiếp thu và sáng tạo ra những tri thức khoa học và
công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Kho tri thức khoa học và công nghệ là vô tận và luôn đổi mới. Do đó, để
có thể nắm bắt kịp thời những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đòi
hỏi đội ngũ những người nghiên cứu, triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ
(1)
C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1994, tr.489
không những phải được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống, mà còn phải
thường xuyên được đào tạo bổ sung và đào tạo chuyên sâu.
Con đường bền vững nhất để tiếp thu và phát triển khoa học và công nghệ
là phải dựa vào tiềm năng và năng lực của chính mình, nghĩa là phải tập trung
vào khai thác nội lực, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ - nguồn nhân lực khoa học và
công nghệ. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy nguồn lực trí tuệ
và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sjư nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”(2)
.
Ba là, khoa học và công nghệ giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi
trường thông tin và thị trường thông tin - huyết mạch của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và của cả nền kinh tế. So với giai đoạn phát triển trước đây, thì ngày nay,
thông tin có một vị trí cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định đối với hoạt động
sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cả những hoạt động tinh thầnh. Có trang thiết bị,
máy móc hiện đại, có những con người đã được đào tạo tay nghề và có kỹ năng,
kỹ xảo cao, nhưng nếu thiếu thông tin thì sẽ dẫn đến chỗ không biết đâu tư chúng
vào đâu cho đúng để kịp thời sinh lợi nhanh, và vì vậy, rất dễ sa vào chỗ mất
phương hướng phát triển. Bởi vì, thông tin trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
có liên quan rất chặt chẽ đến việc nắm bắt các bí quyết, bí mật công nghệ nằm
trong các phương pháp, thiết bị, các dữ liệu khoa học và công nghệ mới nhất.
Thông tin như một người hướng dẫn nắm trong tay chiếc chìa khóa vàng kỳ diệu,
giúp cho người ta có thể mở ra những cánh cửa làm ăn đúng lúc và đúng cách,
tìm kiếm những cơ hội, những lĩnh vứ làm ăn còn tiềm năng và triển vọng, đồng
thời biết khép cửa lại, rút lui đúng lúc khi tiềm năng trong lĩnh vực đó đã cạn kiệt
v.v...
Công nghệ thông tin đã chính thức đi vào nước ta khoảng hơn chục năm
nay và hệ thống thông tin khoa học - công nghệ quốc gia trải qua hơn 30 năm
hoạt động đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển khoa học và công
nghệ nói riêng, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung. Tuy
(2)
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà nội, 2001, tr.91
nhiên, đối với nước ta, đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, còn rất nhiều vấn
đề phức tạp, nan giải và bất cập. Đặc điểm nổi bật của sự phát triển công nghệ
thông tin trong thời gian qua ở nước ta là chưa gắn kết được các giải pháp công
nghệ (việc trang bị các máy móc kỹ thuật công nghệ thông tin) với các giải pháp
về tổ chức quản lý, chuẩn hóa thông tin và với công tác đào tạo, huấn luyện
chuyên viên kỹ thuật, những người sử dụng, quản lý thông tin. Vì vậy mà trong
nhiều trường hợp, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đã được thiết lập đầy đủ,
nhưng không vận hành được do thiếu thông tin, thiếu nhân viên kỹ thuật. Cho đến
năm 2000, nguồn nhân lực thông tin khoa học - công nghệ nước ta vẫn còn quá
mỏng và yếu kém, chưa đủ sức đáp ứng so với nhu cầu thực tế. Số người làm
công tác thông tin khoa học - công nghệ chuyên nghiệp mới chỉ có 3000 người,
trong đó, số người có trình độ đại học chiếm 66,3%, trên đại học chiếm 6,45%(3)
.
Bốn là, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện
cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và xã hội. Nhiệm vụ quan
trọng của công tác tổ chức, quản lý là liên kết các yếu tố trang thiết bị, máy móc
kỹ thuật, con người và thông tin lại với nhau thành một tổ hợp vận hành hợp lý,
đồng điều nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định, mà ở đây là mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu chung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta là không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục
tiêu này, phải tiến hành đồng thời nhiều hoạt động xã hội với những chức năng
rất khác nhau, như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y
tế, v.v... Sự phối hợp điều hành các hoạt động đó, sự xếp đặt các mối quan hệ
giữa chúng, cũng như sự phân bổ hợp lý các chức năng của chúng sao cho đều
hướng về các mục tiêu mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đề ra, chính là nhiệm
vụ của công tác tổ chức, quản lý trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vậy,
công tác tổ chức, quản lý có một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
(3)
Xem: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Khoa học và công nghệ Việt Nam
1996-2000. Hà nội, 2001, tr.78-79
Mã tài liệu : 600242
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

12.ma trận và dịnh thức
12.ma trận và dịnh thức12.ma trận và dịnh thức
12.ma trận và dịnh thứcTrinh Yen
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiBích Phương
 
Tổng hợp các câu CA DAO - TỤC NGỮ THEO CHỦ ĐỀ
Tổng hợp các câu CA DAO - TỤC NGỮ THEO CHỦ ĐỀTổng hợp các câu CA DAO - TỤC NGỮ THEO CHỦ ĐỀ
Tổng hợp các câu CA DAO - TỤC NGỮ THEO CHỦ ĐỀBồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)VuKirikou
 
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNGPHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNGThùy Linh
 
quản trị văn phòng - công tác lễ tân - tiếp khách qua điện thoại
quản trị văn phòng - công tác lễ tân - tiếp khách qua điện thoạiquản trị văn phòng - công tác lễ tân - tiếp khách qua điện thoại
quản trị văn phòng - công tác lễ tân - tiếp khách qua điện thoạiBụ Bẫm
 
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Man_Ebook
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinVõ Phúc
 
huong-dan-hoc.pptx
huong-dan-hoc.pptxhuong-dan-hoc.pptx
huong-dan-hoc.pptxfifihomeless
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânVuKirikou
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfMan_Ebook
 
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhóm
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhómPhiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhóm
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhómVo Hong Yen Phung
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG nataliej4
 

What's hot (20)

12.ma trận và dịnh thức
12.ma trận và dịnh thức12.ma trận và dịnh thức
12.ma trận và dịnh thức
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
 
Đề tài: Lập dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và việc làm
Đề tài: Lập dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và việc làmĐề tài: Lập dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và việc làm
Đề tài: Lập dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và việc làm
 
Tổng hợp các câu CA DAO - TỤC NGỮ THEO CHỦ ĐỀ
Tổng hợp các câu CA DAO - TỤC NGỮ THEO CHỦ ĐỀTổng hợp các câu CA DAO - TỤC NGỮ THEO CHỦ ĐỀ
Tổng hợp các câu CA DAO - TỤC NGỮ THEO CHỦ ĐỀ
 
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)
 
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNGPHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
 
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAYĐề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
quản trị văn phòng - công tác lễ tân - tiếp khách qua điện thoại
quản trị văn phòng - công tác lễ tân - tiếp khách qua điện thoạiquản trị văn phòng - công tác lễ tân - tiếp khách qua điện thoại
quản trị văn phòng - công tác lễ tân - tiếp khách qua điện thoại
 
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 
Luận văn: Tìm hiểu công nghệ thực tế ảo và ứng dụng, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công nghệ thực tế ảo và ứng dụng, HAYLuận văn: Tìm hiểu công nghệ thực tế ảo và ứng dụng, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công nghệ thực tế ảo và ứng dụng, HAY
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
Luận văn: Nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu toán học trong mệnh đề
Luận văn: Nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu toán học trong mệnh đề Luận văn: Nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu toán học trong mệnh đề
Luận văn: Nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu toán học trong mệnh đề
 
huong-dan-hoc.pptx
huong-dan-hoc.pptxhuong-dan-hoc.pptx
huong-dan-hoc.pptx
 
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânChương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
 
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhóm
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhómPhiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhóm
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhóm
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
 

Similar to TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam

Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninThành Võ
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan luanvantrust
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiTRNGAN84
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxducd2415
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quanhieu anh
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
thuyettrinhpowerpoint-1.pptx
thuyettrinhpowerpoint-1.pptxthuyettrinhpowerpoint-1.pptx
thuyettrinhpowerpoint-1.pptxGiaBo802171
 

Similar to TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam (20)

Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
 
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
 
A
AA
A
 
Phân Tích Qúa Trình Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Gắn Liền Với Phát Triển Ki...
Phân Tích Qúa Trình Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Gắn Liền Với Phát Triển Ki...Phân Tích Qúa Trình Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Gắn Liền Với Phát Triển Ki...
Phân Tích Qúa Trình Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Gắn Liền Với Phát Triển Ki...
 
Vai Trò Của Tri Thức Khoa Học Công Nghệ Đối Với Việc Phát Triển Kinh Tế Việt ...
Vai Trò Của Tri Thức Khoa Học Công Nghệ Đối Với Việc Phát Triển Kinh Tế Việt ...Vai Trò Của Tri Thức Khoa Học Công Nghệ Đối Với Việc Phát Triển Kinh Tế Việt ...
Vai Trò Của Tri Thức Khoa Học Công Nghệ Đối Với Việc Phát Triển Kinh Tế Việt ...
 
PP-TRIẾT.pptx
PP-TRIẾT.pptxPP-TRIẾT.pptx
PP-TRIẾT.pptx
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 
Bài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAY
Bài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAYBài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAY
Bài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAY
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
 
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docxTiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
 
thuyettrinhpowerpoint-1.pptx
thuyettrinhpowerpoint-1.pptxthuyettrinhpowerpoint-1.pptx
thuyettrinhpowerpoint-1.pptx
 
Triet hoc
Triet hocTriet hoc
Triet hoc
 

More from hieu anh

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namhieu anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...hieu anh
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...hieu anh
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENhieu anh
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...hieu anh
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phònghieu anh
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...hieu anh
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...hieu anh
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...hieu anh
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...hieu anh
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlabhieu anh
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...hieu anh
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạnghieu anh
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội hieu anh
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...hieu anh
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...hieu anh
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...hieu anh
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam

  • 1. TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam
  • 2. I. Đặt vấn đề Thế giới đã bước vào thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ (KH - CN). Ngày nay KH - CN được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống của con người. Đặc biệt, ứng dụng tri thức KH - CN trong phát triển kinh tế là một hướng đi đúng. ở các nước phát triển hiện nay, nền kinh tế phát triển có ứng dụng tri thức KH - CN. Đối với Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong 15 năm đổi mới vừa qua, song nền kinh tế vẫn còn kém phát triển so với các nước khu vực và thế giới, đồng thời đang gặp phải những thách thức không nhỏ: đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực do xuất phát của Việt Nam quá thấp, lại phải phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Sự khác biêt về trình độ công nghệ của Việt Nam so với các nước phát triển là rất lớn, nhìn chung công nghệ nước ta tục hậu so với trình độ chung của thế giới khoảng 3, 4 thập kỷ. Quá trình CNH - HĐH dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành, đặc biệt là sự chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 là đẩy mạnh nhanh quá trình đổi mới kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, mở rộng các khu công nghiệp, khu chế suất đưa Việt Nam trở thành một nước có trình độ KTCN ở trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP, đồng thời điều chỉnh cơ cấu lao động đến năm 2010 chỉ còn khoảng 50% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Hội nhập nền kinh tế thế giới đang là một xu thế tất yếu của thời đại. Vì vậy bên cạnh sử dụng năng lực nội sinh, các nước đang phát triển như Việt Nam, không có con đường nào khác phải biết vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ và phải bắt kịp tri thức mới để phát triển nhanh nền kinh tế. Vì vậy vấn
  • 3. đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay là phát triển nguồn nhân lực có tri thức, trình độ, tay nghề cho sjư phát triển nền kinh tế Quá trình phát triển nền kinh tế nước ta đầu thế kỷ XXI trong điều kiện của kinh tế tri thức theo tinh thần Đại hội Đảng IX là “Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ bây giờ và trong suốt các giai đoạn. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”. [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX]. Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã đưa ra chiến lược phát triển kinh tế nêu rõ: “Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn, phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”. [Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001]. Do đó KH - CN được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam. Nhiệm vụ phát triển tri thức KH - CN là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, và gắn chặt hơn nữa KH - CN với kinh tế xã hội.
  • 4. II. Giải quyết vấn đề 1. Nội dung lý luận triết học a. ý thức Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất. Còn các nhà triệt học duy vật đều thừa nhận vật chất tồn tại khách quan và ý thức là sự phản ánh sự vật đó. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi quan niệm siêu hình - máy móc nên họ đã coi ý thức là sự phản ánh sự vật một cách thụ động, giản đơn, máy móc, mà không thấy được tính năng động sáng tạo của ý thức, tính biện chứng của quá trình phản ánh. Khách với các quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận phản ánh coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. ý thức theo nghĩa thông thường theo một số quan niệm của khoa học chuyên ngành, ý thức thờng được hiểu là tính có chủ ý. Nhưng theo nghĩa triết học được hiểu theo nghĩa là toàn bộ những sự phản ánh tinh thần của con người về thế giới khách quan. Phản ánh là năng lực, khả năng của một hệ thống vật chất ghi nhận và tái hiện những đặc điểm, những tính chất của một hệ thống khác. Phản ánh là nhiệm vụ phổ biến của một tổ chức. Xét về cấu trúc ý thức bao gồm những yếu tố; tri thức, sự hiểu biết, tâm lý, tình cảm, ý chí con người, lý tưởng, ước mơ con người. Trong đó nhân tố tri thức là trung tâm bao hàm biểu hiện nhất định. Tri thức là nhân tố quan trọng nhất của ý thức, bất cứ một hình thức phản ánh của ý thức chỉ là tồn tại một khi trong nó có tri thức. b. Bản chất của ý thức. Theo Mac nói: “ý thức chẳng qua là cái vật chất được di chuyển vào bộ óc con người và cải biến đi ở trong đó”. Còn theo Lênin: “ý thức là hình ảnh chủ quan”. Để hiểu bản chất của ý thức, trước hết, chúng ta thừa nhận cả vật chất và ý thức đều là “hiện thực” nghĩa là đều tồn tại. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau
  • 5. mang tính đối lập. ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn vật chất là cái được phản ánh. Cái được phản ánh - tức là vật chất - tồn tại khách quan, ở ngoài và độc lập với cái phản ánh tức là ý thức. Cái phản ánh - tức là ý thức - là hiện thực chủ quan, là hình ảnh chủ quan hay hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan, lấy cái khách quan làm tiền đề, bị cái khách quan quy định, không có tính vật chất. Vì vậy không thể đồng nhất, hoặc tách rời cái được phản ánh - tức vật chất, với cái phản ánh - tức ý thức. Nếu coi cái phản ánh - tức ý thức - là hiện tượng vật chất thì sẽ lẫn lộn giữa cái được phản ánh và cái phản ánh - tức lẫn lộn giữa vật chất và ý thức, làm mất ý nghĩa của đối lập giữa vật chất và ý thức, từ đó dẫn đến làm mất đi sự đối lập giữ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Thứ hai, khi nói cái phản ánh - tức ý thức - là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, thì nó không phỉa là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. ý thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thé giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội. Theo C.Mac, ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”(1) . Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết lý thuyết khoa học hết sức trìu tượng và khái quát cao. Những khả năng ấy càng nói lên tính chất phức tạp và phong phú của đời sống tâm lý - ý thức ở con người mà khoa học còn phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản chất của những hiện tượng ấy. ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người là quá trình năng động sáng tạo thống nhất ba mặt sau: Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết. (1) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993. t.23, tr. 35
  • 6. Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất, đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thức khách quan, tức quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình. Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần. Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc bản chất ý thức. ý thức là sjư phản ánh vào chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc. ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn lịch sử, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. ý thức mang bản chất xã hội. c. Nguồn gốc của ý thức  Nguốc gốc tự nhiên Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra vật chất, chi phối sự tồn tại và vận động của thế giới vật chất. Học thuyết triết học duy tâm khách quan và triết học duy tâm chủ quan có quan niệm khác nhau nhất định về ý thức, song về thực chất họ giống nhau ở chỗ tách ý thức ra khỏi vật chất, lấy ý thức làm điểm xuất phát để suy ra giới tự nhiên. Các nhà duy vật trước Mác đã đấu tranh phê phán lại quan điểm trên của chủ nghĩa duy tâm, không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, đã chỉ ra mối liên hệ khăng khít giữa vật chất và ý thức, thừa nhận vật chất có trước ý thức, ý thức phụ thuộc vào vật chất. Do khoa học chưa phát triển, do ảnh hưởng của quan điểm siêu hình - máy móc nên họ đã không giải thích đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức.
  • 7. Dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, ý thức không phải có nguồn gốc siêu tự nhiên, không phải ý thức sản sinh ra vật chất như các nhà thần học và duy tâm khách quan đã khẳng định mà ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. ý thức là chức năng của bộ óc con người. ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người, do đó khi óc bị tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ không bình thường. Vì vậy, không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Khoa học đã xác định, con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của vật chất vận động, đồng thời đã xác định bộ óc của con người là một tổ chức sống đặc biệt có cấu trúc tinh vi và phức tạp bao gồm khoảng 14-15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này có liên hệ với nhau và với các giác quan, tạo thành vô số những mối liên hệ thu nhận, điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Quá trình ý thức và quá trình sinh lý trong bộ óc không đồng nhất, không tách rời, không song song mà là hai mặt của một quá trình sinh lý thần kinh mang nội dung ý thức. Khi khoa học - kỹ thuật tạo ra những máy móc thay thế cho một phàn lao động trí óc của con người thì không có nghĩa là máy móc có ý thức như con người. Máy móc là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra, còn con người là một thực thể xã hội. Máy không thể thay thế cho hoạt động trí tuệ của con người, không thể sáng tạo lại hiện thức dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như con người. Do đó chỉ có con người với bộ óc của nó mới có ý thức. Nhưng tại sao bộ óc con người - một tổ chức vật chất cao - lại có thể sinh ra được ý thức? Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải nghiên cứu mối liên hệ vật chất giữa bộ óc với thế giới khách quan. Chính mối liên hệ vật chất ấy hình thành nên quá trình phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Phản ánh là thuộc tính phổ biến trong mọi dạng vật chất. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác
  • 8. trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật. (vật tác động và vật nhận tác động). Trong quá trình ấy, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều quan trọn để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Trong quá trình tiến hóa của thế giới vật chất. Các vật thể càng ở bậc thang cao bao nhiêu thì hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu. Hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh là những phản ánh vật lý, hóa học. Những hình thức phản ánh này có tính chất thụ động, chưa có định hướng sự lựa chọn. Hình thức phản ánh sinh học đặc trưng cho giới tự nhiên sống là bước phát triển mới về chất trong sự tiến hóa của các hình thức phản ánh. Hình thức phản ánh của các cơ thể sống đơn giản nhất là biểu hiện ở tính kích thích, tức là phản ứng trả lời tác động của môi trường ở bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của chúng. Hình thức phản ánh tiếp theo của các động vật chưa có hệ thần kinh là tính cảm ứng, tính nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường. Hình thức phản ánh của các động vật có hệ thống thần kinh là các phản xạ. Hình thức phản ánh ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiện là tâm lý. Như vậy, phản ánh sinh học trong các cơ thể sống đã có sự định hướng, sự lựa chọn, nhờ đó các sinh vật thích nghi với môi trường để duy trì sự tồn tại của mình. Phản ánh sinh học được thực hiện thông qua các hình thức kích thích ở thực vật, các phản xã ở động vật có hệ thống thần kinh và tâm lý ở động vật cấp cao. Tâm lý động vật chưa phải là ý thức, nó mới là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy luật sinh học chi phối. ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thức. ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con người. ý thức là ý thức con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người. ý thức bứt nguồn từ một thuộc tính của vật chất - thuộc tính phản ánh - phát triển thành. ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất. Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật được phản ánh. ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài và đầu óc con người. Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức.
  • 9. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra. Như vậy, bộ óc người [cơ quan phản ánh về thế giới vật chất xung quanh] cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Những điều đã trình bày về nguồn gốc tự nhiên của ý thức cho thấy “sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó ra, sự đối lập đó là tương đối(1) . ý thức chính là đạc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao mà thôi.  Nguồn gốc xã hội Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ; điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội. Lao động theo C.Mác, là một quá trình diễn biến giữa người và tự nhiên, một quá trình trong đó bản thân con người đóng góp vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa người và tự nhiên. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Nhờ có lao động, con người tác ra khỏi giới động vật. Một trong những sự khác nhau căn bản giữa con người với động vật là ở chỗ động vật sử dụng các sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên, còn con người thì nhờ lao động mà bắt giới tự nhiên phục vụ mục đích của mình, thay đổi nó, bắt nó phục tùng những nhu cầu của mình. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới đó. Sự hình thành ý thức không phải là quá trình thu nhận thụ động, mà đó là kết quả hoạt động chủ động của con người. Nhờ có lao động, con người tác động (1) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t.18, tr.173
  • 10. và thế giới khách quan, bắt thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định, và các hiện tượng ấy tác động vào bộ óc người, hình thành dần những tri thức về tự nhiên và xã hội. Nếu không có lao động thì hoàn cảnh vẫn bí ẩn, vẫn xa lạ đối với con người, con người không có cách nào khác ngoài lao động đẻ óc thể phản ánh đúng đắn thế giới khách quan. Như vậy, ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan của con người, làm biến đổi thế giới đó. ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được ở bên ngoài quá trình con người lao động làm biến đổi thế giới xung quanh. Vì thế có thể nói khái quát rằng lao động tạo ra ý thức tư tưởng, hoặc nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan và đầu óc con người trong quá trình lao động của con người. Lao động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang tính tập thể xã hội. Vì vậy, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi tư tưởng cho nhau xuất hiện. Chính nhu cầu đó đòi hỏi phải xuất hiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, đồng thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực. Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, trao đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. ý thức không phải thuần túy là hiện tượng cá nhân mà là một hiện tượng xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được. Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nấht quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. ý thức phản ánh hiện thức khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội. 2. Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay a. Quan niệm về KH - CN
  • 11.  Quan niệm về khoa học Trong lịch sử phát triển tư duy của nhân loại có rất nhiều các quan niệm khác nhau về khoa học, một mặt nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội; mặt khác phụ thuộc vào trình độ nhận thức. Xét về phương diện xã hội, khoa học là một hiện tượng xã hội có nhiều mặt, trong đó biểu hiện sự thống nhất giữa những yếu tố vật chất và những yếu tố tinh thần. Về phương diện triết học, khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biêt. Đặc biệt, bởi vì khoa học không chỉ phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, những chân lý của nó được thực tiễn xã hội kiểm nghiệm mà khoa học còn là kết quả của quá trình sáng tạo logic, của trực giác thiên tài. Còn bởi vì, khoa học (cùng với công nghệ) là những yếu tố ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng sản xuất, quyết định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng, của phương thức sản xuất và của xã hội nói chung. Về phương diện nhận thức luận, khoa học là giai đoạn cao của nhận thức - giai đoạn nhận thức lý luận. Ngày nay, quan niệm về khoa học được phổ biến với những đặc trưng cơ bản sau dây: - Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người và về tư duy của con người. Nó nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ nội tại, bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình, từ đó chỉ ra những quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. - Hệ thống tri thức khoa học được hình thành trong quá trình nhận thức của con người từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết,... Như vậy, tri thức khoa học không chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực, mà còn được kiểm nghiệm qua thực tiễn. - Hệ thống tri thức khoa học còn có thể được hình thành nhờ trực giác hoặc tuân theo những quy luật của logic học. Loại tri thức khoa học này, xét cho đến cùng cũng là sự phản ánh thế giới hiện thực và được thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, một hệ thống tri thức được coi là tri thức khoa học phải bảo đảm tính đúng đắn, tính chân thực.
  • 12. - Nhờ giáo dục, đào tạo, hệ thống tri thức khoa học có sức sống mãnh liệt, được phổ biến rộng rãi và lan truyền rất nhanh chóng. Tốc độ lan truyền đó đã tăng lên rất nhiều lần nhờ vào quá trình toàn cầu hóa và công nghệ thông tin. Nó không chỉ là sức mạnh, là sự biến đổi mau lẹ, mà còn là biểu hiện sự giàu có, thịnh vượng của mọi quốc gia, dân tộc và cá nhân. - Hệ thống tri thức khoa học là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, liên tục của tư duy nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay nó đang trở thành tài sản chung của xã hội loài người. Như vậy, qua một số những đặc trưng cơ bản trên đây về quan niệm khoa học, ta thấy nổi lên cái cốt lõi của khoa học - đó là hệ thống tri thức chân thực về tự nhiên, xã hội và tư duy. Khoa học là hệ thống tri thức chân thực, nhưng có phải mọi tri thức chân thực đều là khoa học hay không? Để hiểu rõ điều này, chúng ta phải đi tìm hiểu nguồn gốc, bản chất của tri thức, con đường từ tri thức đến khoa học.  Quan niệm về công nghệ Công nghệ theo nghĩa chung nhất có thể coi đó là tập hợp tất cả những sự hiểu biết của con người vào việc biến đổi, cải tạo thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Công nghệ trong sản xuất là một tập hợp các phowng tiện vật chất, các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một sản phẩm nào đó cần thiết cho xã hội. Có ba nghĩa chủ yếu về công nghệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay: Một là, công nghệ được coi như một bộ môn khoa học ứng dụng, triển khai (trong tương quan với khoa học cơ bản), trong việc vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. Hai là, công nghệ được hiểu với tư cách như là các phương tiện vật chất - kỹ thuật, hay đó là sự thể hiện cụ thể của tri thức khoa học đã được vật thể hóa thành các công cụ, các phương tiện kỹ thuật cần cho sản xuất và đời sống.
  • 13. Ba là, công nghệ bao gồm các cách thức, các phương pháp, các thủ thuật, các kỹ năng có được nhờ dựa trên cơ sở tri thức khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành khác nhau để tạo ra các sản phẩm. Ngày nay, trong thời địa của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, hay cách mạng thông tin công nghệ lần thứ năm, khi mà khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trí tuệ con người đang giữ vai trò động lực trực tiế và quyết định sự phát triển của công nghệ nói riêng, và xã hội nói chung thì quan niệm về công nghệ, các thành phần cấu trúc của nó lại một lần nữa có sự mở rộng và phát triển rất cơ bản. b. Vai trò của tri thức KH - CN trong việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay Công nghiệp hóa là con đường phát triển tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Bởi vì, mục đích quan trọng nhất của công nghiệp hóa là phát triển sản xuất xã hội, trước hết là phát triển lực lượng sản xuất, nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngày nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp hóa với hiện đại hóa hiện nay là sự đổi mới về chất, là nhu cầu mới của sự phát triển xã hội và cũng là quy định mới của thời đại. Điều này, trước tiên, được quyết định bởi sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học và công nghệ và vai trò ngày càng tăng của chúng đối với nền sản xuất xã hội nói riêng, đối với toàn bộ đời sống xã hội nói chung. Trong những giai đoạn phát triển trước đây của xã hội loài người, sản xuất còn tách rời khoa học và công nghệ và thường là vượt trước sự phát triển của khoa học và công nghệ. Mói quan hệ giữa khoa học và công nghệ với sản xuất lúc ấy tuân theo quy luật: sản xuất đi trước công nghệ và công nghệ lại đi trước khoa học. Nói cách khác, sản xuất chưa thật sự gắn kết với khoa học và công nghệ, chưa được hiện đại hóa. Ngày nay trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, trong lĩnh vực này đang hình thành một quy luật mới: Những phát minh khoa học trở thành nền tảng cho những sáng chế công nghệ và đến lượt mình, công nghệ này được trực tiếp đưa vào sản xuất.
  • 14. Điều đó chỉ có thể có được khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nghĩa là những tri thức khoa học nhanh chóng được vật thể hóa thành công cụ, phương tiện sản xuất, thành hệ thống công nghệ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất xã hội. Nhờ đó, ngày nay, sản xuất xã hội đã gắn liền với những phát minh, sáng chế trong khoa học và công nghệ; nó luôn được đổi mới và hiện đại hóa cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Hiện đại hóa nền sản xuất xã hội là nền tảng để thực hiện sự hiện đại hóa toàn bộ đời sống xã hội. Hiện đại hóa nền sản xuất trước hết là hiện đại hóa trong lực lượng sản xuất để đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, từ đó làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Khoa học và công nghệ là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, nếu như trong những giai đoạn phát triển trước đây, khoa học và công nghệ là những yếu tố gián tiếp của lực lượng sản xuất, đứng ngoài quá trình sản xuất trực tiếp theo nghĩa là từ khoa học, công nghệ đến sản xuất phải trải qua một thời gian biến đổi lâu dài, tới hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm thì ngày nay, nhìn chung, khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong một số nước công nghiệp phát triển, tri thức của những phát minh mới nhất ở một số lĩnh vực khoa học như tin học, điều khiển học, sinh vật học v.v... đã nhanh chóng được đưa vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... và từ đó, trực tiếp đi vào sản xuất và dịch vụ của xã hội. Bằng cách này, lực lượng sản xuất xã hội không ngừng được bổ sung và đổi mới theo hướng gia tăng tính hiện đại, tiên tiến. Ngày nay xu hướng vận động chung của lực lượng sản xuất hiện đại là không ngừng thay thế dần các trang thiết bị kỹ thuật, các quy trình, hệ thống công nghệ chưa hoàn thiện (cho năng suấtt thấp, tiêu hoa nhiều nguyên, nhiên vật liệu, thải bỏ nhiều các chấy gây ô nhiễm môi trường v.v...) bằng những thiết bị, những hệ thống công nghệ cao, công nghệ làm sạch, mang nhiều hàm lượng tri thức. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng con đường phát triển khoa học và công nghệ. Như vậy, khoa học và công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, và đó là tiền đề, là cơ sở của hiện đại hóa nền sản
  • 15. xuất xã hội, vì lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định trong một phương thức sản xuất. Con người với tri thức nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố cực kỳ quan trọng của lực lượng sản xuất. Khoa học và công nghệ cũng có vai trò to lớn, quyết định trong việc biến đổi yếu tố con người trong lực lượng sản xuất theo chiều hướng hiện đại. Khoa học và công nghệ đã đến với con người thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn, đã trang bị cho con người những tri thức lý luận và kinh nghiệm cần thiết để họ có thể nhanh chóng vận hành tốt và thích nghi với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến trong sản xuất, cũng như có đủ năng lực giải quyết những tình huống phức tạp, có vấn đề trong sản xuất và đời sống. Mặt khác, sự thường xuyên đổi mới theo hướng hiện đại dần của các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và đời sống đã buộc con người - với tư cách là yếu tố của lực lượn sản xuất - phải luôn nỗ lực học tập, thường xuyên trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, chuyên môn để khỏi bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất xã hội, để có thể nhanh chóng thích ứng với cuộc sống hiện đại. Chính nhờ vậy mà trình độ và chất lượng của đội ngũ những người lao động không ngừng được nâng cao và được hiện đại hóa theo đà phát triển của khoa học và công nghệ. Ngoài ra, nếu theo cách hiểu mới về công nghệ thì sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày nay còn liên quan rất chặt chẽ, thậm chí còn có vai trò rất to lớn đối với quan hệ sản xuất. Công nghệ, theo cách hiểu mới, bao gồm 4 yếu tố: trang thiết bị, máy móc kỹ thuật... (là phần cứng của công nghệ); con người; thông tin; tổ chức và quản lý (ba yếu tố này là phần mềm của công nghệ). Như đã biết, trang thiết bị, máy móc kỹ thuật... và con người là thuộc về lực lượng sản xuất. Hai yếu tố thông tin, tổ chức quản lý, theo nghĩa chung, vừa là những yếu tố của lực lượng sản xuất, vừa là những yếu tố của quan hệ sản xuất. Thậm chí, bản thân con người, xét theo các mối quan hệ của nó trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, là yếu tố chủ thể của quan hệ sản xuất. Do vậy, sự phát triển của khoa học và công nghệ không chỉ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ sản xuất theo chiều hướng hiện đại.
  • 16. 3. Tương tự như nhiều nước khác, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cũng có mục đích và nhiệm vụ trước tiên là phải phát triển sản xuất. Tuy nhiên, từ một nước nông nghiệp còn nghèo nàn, lạc hậu, để có thể đi vào nền sản xuất hiện đại, chúng ta cần phải tiến hành một quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện tất cả các hoạt động xã hội, trước tiên là hoạt động sản xuất - từ chủ yếu là lao động thủ công, sang chủ yếu là lao động có kỹ thuật - nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội. Điều này đã được khẳng định tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, khi Đảng ta chủ trương gắn quá trình công nghiệp hóa với hiện đại hóa “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, tàon diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”(1) . Vai trò nền tảng, động lực và then chốt của khoa học và công nghệ đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, đối với sự phát triển xã hội Việt Nam nói chung, được biểu hiện trên những mặt cụ thể sau đây: Một là, khoa học và công nghệ có vai trò quyết định trong việc trang bị và trang bị lại các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến cho nền sản xuất xã hội nói riêng, cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, v.v... với mục tiêu không ngừng cải thiện và nâng cao mức sóng của người dân, sự phồn vinh và sức mạnh của xã hội Việt Nam. Đó là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Trên thực tế, nước ta đã tiến hành công nghiệp hóa từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là chưa gắn kết được công nghiệp hóa với hiện đại hóa, mà cho đến nay, lực lượng sản xuất của nước ta chủ yếu vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, các trang thiết bị, máy móc phần (1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành TW khóa VII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.42
  • 17. lớn là thủ công, thủ công bán cơ giới. Nhìn chung, trình độ phát triển công nghệ nước ta, về cơ bản, chỉ mới đạt ở giai đoạn 1 và 2 trong 7 giai đoạn phát triển công nghệ mà các nước công nghiệp phát triển đã trải qua - đó là nhập công nghệ để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu (nhập toàn bộ hoặc nhập phụ tùng các trang thiết bị và cả dây chuyền lắp ráp), và mới chỉ có tổ chức hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu để tiếp thu công nghệ nhập. Do vậy, cả năng suất lao động và chất lượng các sản phẩm do nền sản xuất xã hội tạo ra vẫn còn rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và toàn cầu. Việc trang bị và trang bị lại công nghệ từ lạc hậu sang hiện đại, tiên tiến, còn nhằm một mục đích và nhiệm vụ quan trọng nữa là làm thay đổi cơ cấu chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Bước chuyển dịch cơ cấu này sẽ tạo tiền đề và nền tảng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một ưnứoc công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, nhất thiết chúng ta phải tiếp cận được nền khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới, đặc biệt là các ngành công nghệ mũi nhọn: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ năng lượng mới... Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là ôcng nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”(1) . Hai là, khoa học và công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ - một nguồn lực to lớn, có tính chất quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Có nhiều cách thức để chúng ta thực hiện việc trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại, tiên tiến cho các ngành kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, dù bằng cách thức nào đi chăng nữa, điều quan trọng và có tính chất quyết định nhất ở đây là cần phải có những con người có đủ (1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2001, tr.91
  • 18. tri thức và năng lực để có thể khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các trang thiết bị hiện đại. Điều này chỉ có khoa học và công nghệ tiên tiến mới làm được. Con người là chủ thể sáng tạo ra khoa học và công nghệ. Đến lượt mình, khoa học và công nghệ trở thành phương tiện, công cụ và đồng thời là cơ sở để con người vươn lên tự toàn thiện về mọi mặt, đặc biệt là về năng lực trí tuệ. Trước hết, thông qua quá trình giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ sẽ trang bị cho con người những tri thức khoa học và công nghệ cần thiết để một mặt, giúp họ có thể am hiểu, sử dụng và khai thác một cách tích cực, có hiệu quả những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, và mặt khác, có thể sáng tạo ra công nghệ mới. Trong điều kiện nước ta hiện nay, tuy đã qua hơn 40 năm công nghiệp hóa, nhưng nhìn chung, nền sản xuất, đặc biệt là lực lượng sản xuất vẫn còn rất lạc hậu. Với gần 80% dân số là nông dân, 70% lao động là lao động nông nghiệp, với cơ cấu nền kinh tế quốc dân đang hiện hành “nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ”, với một truyền thống xã hội ít “trọng nông”, “trọng thương”, v.v. đã và đang là những rào cản rất lớn đối với con người Việt Nam trong việc tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại. Hơn nữa, tư duy kinh nghiệm - một lối tư duy truyền thống phổ biến - đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam từ bao đời nay. Không ai phủ nhận vai trò của tư duy kinh nghiệm trong đời sống. Tuy nhiên, trên bình diện phát triển khoa học và công nghệ hiện nay thì tư duy kinh nghiệm là không thể đủ, mà nhất thiết phải trang bị tư duy lý luận, tư duy khoa học - công nghệ. Ph. Ăngghen đã từng viết: “Một dân tốc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”(1) . Sự hạn chế về mặt tư duy lý luận là một điểm yếu trong truyền thống dân tộc, mà ngày nay, chúng ta phải phấn đấu vượt qua mới có thể tiếp thu và sáng tạo ra những tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Kho tri thức khoa học và công nghệ là vô tận và luôn đổi mới. Do đó, để có thể nắm bắt kịp thời những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đòi hỏi đội ngũ những người nghiên cứu, triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ (1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1994, tr.489
  • 19. không những phải được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống, mà còn phải thường xuyên được đào tạo bổ sung và đào tạo chuyên sâu. Con đường bền vững nhất để tiếp thu và phát triển khoa học và công nghệ là phải dựa vào tiềm năng và năng lực của chính mình, nghĩa là phải tập trung vào khai thác nội lực, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ - nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sjư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(2) . Ba là, khoa học và công nghệ giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi trường thông tin và thị trường thông tin - huyết mạch của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và của cả nền kinh tế. So với giai đoạn phát triển trước đây, thì ngày nay, thông tin có một vị trí cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cả những hoạt động tinh thầnh. Có trang thiết bị, máy móc hiện đại, có những con người đã được đào tạo tay nghề và có kỹ năng, kỹ xảo cao, nhưng nếu thiếu thông tin thì sẽ dẫn đến chỗ không biết đâu tư chúng vào đâu cho đúng để kịp thời sinh lợi nhanh, và vì vậy, rất dễ sa vào chỗ mất phương hướng phát triển. Bởi vì, thông tin trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan rất chặt chẽ đến việc nắm bắt các bí quyết, bí mật công nghệ nằm trong các phương pháp, thiết bị, các dữ liệu khoa học và công nghệ mới nhất. Thông tin như một người hướng dẫn nắm trong tay chiếc chìa khóa vàng kỳ diệu, giúp cho người ta có thể mở ra những cánh cửa làm ăn đúng lúc và đúng cách, tìm kiếm những cơ hội, những lĩnh vứ làm ăn còn tiềm năng và triển vọng, đồng thời biết khép cửa lại, rút lui đúng lúc khi tiềm năng trong lĩnh vực đó đã cạn kiệt v.v... Công nghệ thông tin đã chính thức đi vào nước ta khoảng hơn chục năm nay và hệ thống thông tin khoa học - công nghệ quốc gia trải qua hơn 30 năm hoạt động đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển khoa học và công nghệ nói riêng, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung. Tuy (2) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2001, tr.91
  • 20. nhiên, đối với nước ta, đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, còn rất nhiều vấn đề phức tạp, nan giải và bất cập. Đặc điểm nổi bật của sự phát triển công nghệ thông tin trong thời gian qua ở nước ta là chưa gắn kết được các giải pháp công nghệ (việc trang bị các máy móc kỹ thuật công nghệ thông tin) với các giải pháp về tổ chức quản lý, chuẩn hóa thông tin và với công tác đào tạo, huấn luyện chuyên viên kỹ thuật, những người sử dụng, quản lý thông tin. Vì vậy mà trong nhiều trường hợp, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đã được thiết lập đầy đủ, nhưng không vận hành được do thiếu thông tin, thiếu nhân viên kỹ thuật. Cho đến năm 2000, nguồn nhân lực thông tin khoa học - công nghệ nước ta vẫn còn quá mỏng và yếu kém, chưa đủ sức đáp ứng so với nhu cầu thực tế. Số người làm công tác thông tin khoa học - công nghệ chuyên nghiệp mới chỉ có 3000 người, trong đó, số người có trình độ đại học chiếm 66,3%, trên đại học chiếm 6,45%(3) . Bốn là, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và xã hội. Nhiệm vụ quan trọng của công tác tổ chức, quản lý là liên kết các yếu tố trang thiết bị, máy móc kỹ thuật, con người và thông tin lại với nhau thành một tổ hợp vận hành hợp lý, đồng điều nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định, mà ở đây là mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu chung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu này, phải tiến hành đồng thời nhiều hoạt động xã hội với những chức năng rất khác nhau, như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, v.v... Sự phối hợp điều hành các hoạt động đó, sự xếp đặt các mối quan hệ giữa chúng, cũng như sự phân bổ hợp lý các chức năng của chúng sao cho đều hướng về các mục tiêu mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đề ra, chính là nhiệm vụ của công tác tổ chức, quản lý trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vậy, công tác tổ chức, quản lý có một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (3) Xem: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Khoa học và công nghệ Việt Nam 1996-2000. Hà nội, 2001, tr.78-79
  • 21. Mã tài liệu : 600242 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562