SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Welcome to our
presentation
Here is where our
presentation of team 7
begins
BROTHERHOOD’S TEAM 7
Nguyễn Gia Bảo
01
Nguyễn Thanh Thiện
02
Võ Thành Long
03
Nìm Dòng Phát
04
05
Vương Lập Phong (Leader)
Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
III. Lý luận nhận thức
1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật
biện chứng
2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
3. Thực tiễn và vai trò thực tiễn đối với nhận thức
4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
5. Tính chất của chân lý
Lý luận nhận thức là gì ?
Lý luận nhận thức là một bộ phận
của triết học , nghiên cứu bản chất
của nhận thức, những hình thức,
các giai đoạn của nhân thức, con
đường để đạt chân lý, tiêu chuẩn
của chân lý. Giải quyết mối quan
hệ của tri thức, của tư duy con
người với hiện thực xung quanh.
Các nguyên tắc của lý luận
nhận thức duy vật biện chứng
01
1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy
vật biện chứng
1
4
3
2
- Một là thừa nhận thế giới vật chất tồn tại
khách quan ở ngoài con người, độc lập đối với
cảm giác, tư duy và nhận thức của con người –
Hiện thực khách quan là đối tượng của nhận
thức.
- Hai là thừa nhận năng lực nhận thức thế giới
của con người. Về nguyên tắc không có cái gì là
không thế biết. Dứt khoát là không có và không
thể có đối tượng nào mà con người không thể
biết được, chỉ có những cái hiện nay con người
chưa biết, nhưng trong tương lai với sự phát
triển của khoa học và thực tiễn, con người sẽ biết
được. Với khẳng định trên đây, lý luận nhận
thức macxits khẳng định sức mạnh của con
người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
- Ba là một quá trình biện chứng tích cực, sáng
tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,
rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng
là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản
chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu
sắc hơn.
- Bốn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức
là thực tiễn, Thực tiễn còn là mục đích của nhận
thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận
thức. Nhận thức là quá trình con người phản
ảnh một cách biện chứng, năng động sáng tạo
thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử -
xã hội.
Nguồn gốc, bản chất của
nhận thức
02
2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
Ở một góc độ nhất định, nhận thức là một loại
hình đặc biệt của ý thức.
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, bản chất
của nhận thức sẽ được làm sáng tỏ dựa trên những
nguyên tắc cơ bản sau đây:
+ Nhận thức là quá trình phản ánh chủ động tích cực,
sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người, là
quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quan
trên cơ sở thực tiễn
+ Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa
chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức. Không có
cái gì mà con người không thể nhận thức được mà
chỉ có cái con người chưa nhận thức được, nếu quyết
tâm đến cuối cùng, con người sẽ nhận thức được.
+Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận
động và phát triển
+ Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng,
tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan
vào trong đầu óc của con người trên cơ sở thực
tiễn.
=> Đó là bản chất của nhận thức
Thực tiễn và vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức
03
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức
a. Phạm trù thực tiễn
b. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a. Phạm trù thực tiễn
*Khái niệm về thực tiễn :
-Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nên tảng, cơ bản của
triết học Mác-Leenin nói chung và của lý luận nhận thức nói riêng.
-Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử
– xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan, thực tiễn là
hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh
thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.
Ví dụ :Trồng lúa, nuôi gà, buôn bán thực phẩm…
+ Xây nhà, sửa ô tô, sửa xe máy, quét rác…
+ Làm cách mạng, bầu cử, xây dựng luật pháp…
*Đặc trưng của hoạt động thực tiễn :
+ Là hoạt động vật chất
+ Là phương thức tồn tại cơ bản ,phổ biến của con người và xã hội
+ Là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
*Các hình thức của thực tiễn:
+Hoạt động sản xuất vật chất:là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao
động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và các điều kiện thiết yếu
nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội.
+Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của tổ chức cộng đồng người khác nhau
trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
+Hoạt động thức nghiệm khoa học:là hoạt động của con người nhằm tạo ra sản phẩm
mới bằng cách lặp lại những quy luật tự nhiên và nhằm xác định các quy luật biến đổi
và phát triển của đối tượng nghiên cứu.
=>Trong ba hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản trên, mỗi hoạt động có vai trò
khác nhau,nhưng hoạt đồng sản xuất vật chất là cơ bản nhất, quan trọng nhất.Vì
khi không có sản xuất vật chất , xã hội loài người sẽ không thể tồn tại và phát
triển.Vì vậy sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn
khác cũng như các hoạt động sống khác của con người
b. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận
thức con người.
VD: Nếu không có hiện tương mưa,con người sẽ không có tri thức mưa là gì? Tại sao lại
có hiện tượng này?...
- Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh
nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực
phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn
đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.
+ Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải
nhận thức về thế giới.
+ Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ
đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
VD: Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay đòi hỏi cũng
như đặt ra những yêu cầu , nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức, lý luận phải
làm sao xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng
nền nông nghiệp hiện đại,…
-Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao
năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức
vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết tri
thức.
-Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
+ Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với
một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể
+ Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối.
VD: Thực tiễn đã kiểm nghiệm tính đúng trong thuyết nhật âm của Cô-péc-ních.
Chân dung của Cô-péc-ních
-Nguyên tắc thực tiễn trong nhận thức và hoạt động của thực tiễn:
+ Cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động để khắc
phục bệnh giáo điều. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với
hành.
+ Nếu xa rời thực tiễn sẽ dần đến bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều,máy móc,quan
liêu. Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng và hành động cường điệu lý luận coi
nhẹ thực tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử-cụ thể.
Các giai đoạn cơ bản của quá
trình nhận thức
04
4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
a. Nhận thức cảm tính: (Trực quan sinh động)
b. Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)
c. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tinh và nhận thức lý tính.
d. Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng
tiên và thực tiễn.
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con
đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của
sự nhận thức thực tại khách quan”.
- Trích trong tác phẩm Bút ký triết học, do V.I.Lênin đã khái quát -
a. Nhận thức cảm tính: (Trực quan sinh động)
- Cảm giác là sự phản ánh những mặt, những thuộc tính riêng lẽ của sự hình
thành tri thức giản đơn nhất về một thuộc tỉnh riêng lẻ của sự vật.
- Trị giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật, hiện tượng khi sự vật,
hiện tượng đó đang trực tiếp tác động vào các giác quan; là tổng hợp của
nhiều cảm giác.
- Biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc nhờ trí nhớ; là khẩu
trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
b. Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)
- Khái niệm là sự phản ánh cái chung, cái bản chất, cái tất yếu của sự vật, hiện
tượng, được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ. Ví dụ: Thủ đô, Tổ quốc,
Dân tộc...Khái niệm được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn và hoạt
động nhận thức của con người.
- Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm nhằm khẳng định
hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng. Vi dụ: Hà
Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Suy lý (suy luận và chứng minh) là hình thức của tư duy liên kết các phản
đoán để rút ra tri thức mới. Ví dụ: phán đoán 1 “sắt là kim loại”; phản đoán 2
“kim loại thì dẫn điện”; từ hai phán đoán có suy lý: “sắt dẫn điện”.
c. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tinh và nhận thức lý
tính.
- Nhận thức cảm tinh và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của một qua trình
nhận thức, do đó, có sự thống nhất với nhau, liên hệ, bổ trong quá trình nhận
thức của con người. sung cho nhau trong quá trình nhận thức của con người.
- Nhận thức cảm tính cung cấp những hình ảnh chân thực, bề ngoài của sự vật
hiện tượng, là cơ sở của nhận thức lý tỉnh. Nhận thức lý tính không thể thực
hiện nếu thiếu những tri thức, những tài liệu cần thiết do nhận thức cảm tình
đưa lại.
- Nhận thức lý tính cung cấp cơ sở lý luận và các phương pháp nhận thức cho
nhận thức cảm tính nhanh và đầy đủ hơn.
Ví dụ: Khi trực tiếp xem xét cây hoa hồng. đầu tiên chúng ta có những
cảm giác riêng lẻ về những thuộc tính riêng lẻ của cây hoa hồng: thân
cây nhỏ, thân và các nhánh cây có gai, lá xanh có viền hình răng cưa,
hoa màu hồng, đỏ hoặc trắng,...có mùi thơm. Từ những cảm giác này,
con người liên kết chúng lại và tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh về cây
hoa hồng.
d. Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu
tượng tiên và thực tiễn.
- Quá trình nhận thức được bắt đầu từ thực tiễn và kiểm tra trong thực tiễn.
- Kết quả của cả nhận thức cảm tính và cả nhận thức lý tính, được thực hiện
trên cơ sở của hoạt động thực tiễn.
- Vòng khâu của nhận thức, được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất, là
quá trình giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức giữa chưa biết và
biết, giữa biết ít và biết nhiều, giữa chân lý và sai lầm.
05
Tính chất của chân lý
a. Quan niệm về chân lý
b. Các tính chất của chân lý
5. Tính chất của chân lý
a. Quan niệm về chân lý
- Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mac-Lênin, Khái niệm chân lý được
dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan mà sự phù
hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.
- Theo nghĩa như vậy, khái niệm chân lý không đồng nhất với khái niệm tri thức, cũng
không đồng nhất với khái niệm giả thuyết; đồng thời, chân lý cũng là một quá
trình: “tư tưởng con người không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng
im, chết cứng, một bức tranh đơn giản, nhợt nhạt, không khuynh hướng, không vận
động”.
- Chân lý thuộc về vấn đề nhận thức. Bởi vì, nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt đến
chân lý, nghĩa là đạt đến tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan;
nhưng không phải là sự nhận thức nói chung, mà là sự nhận thức đúng về hiện thực
khách quan.
b. Các tính chất của chân lý
- Tính khách quan: Chân lý có tính phù hợp với tri thức và thực tại khách quan; chân
lý không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
Ví dụ, sự phù hợp giữa quan niệm “không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là
ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời”.” là phù hợp với thực tế khách quan; nó
không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã từng có từ trước.
- Tính tương đối và Tính tuyệt đối: Mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn
nhất định, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng; mặt khác, mỗi chân lý,
trong điều kiện xác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan.
Ví dụ: Tính tuyệt đối của chân lý “trong mặt phẳng có độ cong bằng không thì tổng
các góc trong tam giác tuyệt đối bằng hai góc vuông; tính tương đối của chân lý:
nếu điều kiện thay đổi độ cong khác không thì định lý đó không còn đúng nữa.”
_Tính cụ thể: Chân lý có tính có điều kiện của mỗi tri thức, phản ánh sự vật trong các
điều kiện xác định không gian, thời gian, góc độ phản ánh,…).
Ví dụ, mọi nhà khoa học khi phát biểu định lý đều kèm theo các điều kiện xác định
nhằm đảm bảo tính chính xác của nó: “trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc
trong của một tam giác là 2 vuông; nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên
chất và áp suất 1 atmotphe,…
thuyettrinhpowerpoint-1.pptx

More Related Content

Similar to thuyettrinhpowerpoint-1.pptx

đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninLe Khac Thien Luan
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quanhieu anh
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxVThuHng12
 
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninHuynh ICT
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninThành Võ
 
Tiểu luận triết
Tiểu luận triếtTiểu luận triết
Tiểu luận triếtXaNganGiang
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...jackjohn45
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiTRNGAN84
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxducd2415
 
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...hieu anh
 
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê nin
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê ninThế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê nin
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê ninSu Chann
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxKhngCTn20
 

Similar to thuyettrinhpowerpoint-1.pptx (20)

đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docx
 
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
 
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng Biện Chứng Về Nhận Thức..
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng Biện Chứng Về Nhận Thức..Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng Biện Chứng Về Nhận Thức..
Tiểu Luận Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng Biện Chứng Về Nhận Thức..
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docxTiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
 
Dap an triet
Dap an trietDap an triet
Dap an triet
 
Triet hoc
Triet hocTriet hoc
Triet hoc
 
Tiểu luận triết
Tiểu luận triếtTiểu luận triết
Tiểu luận triết
 
Tiểu Luận Về Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Của Chân Lý.doc
Tiểu Luận Về Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Của Chân Lý.docTiểu Luận Về Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Của Chân Lý.doc
Tiểu Luận Về Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Của Chân Lý.doc
 
Vận Dụng Triết Học Vào Công Cuộc Xây Dựng Và Phát Triển Kinh Tế Ở Nước Ta.doc
Vận Dụng Triết Học Vào Công Cuộc Xây Dựng Và Phát Triển Kinh Tế Ở Nước Ta.docVận Dụng Triết Học Vào Công Cuộc Xây Dựng Và Phát Triển Kinh Tế Ở Nước Ta.doc
Vận Dụng Triết Học Vào Công Cuộc Xây Dựng Và Phát Triển Kinh Tế Ở Nước Ta.doc
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
 
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
 
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê nin
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê ninThế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê nin
Thế giới quan và phương pháp luận triết học cùa CN Mác Lê nin
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
 

thuyettrinhpowerpoint-1.pptx

  • 1. Welcome to our presentation Here is where our presentation of team 7 begins
  • 2. BROTHERHOOD’S TEAM 7 Nguyễn Gia Bảo 01 Nguyễn Thanh Thiện 02 Võ Thành Long 03 Nìm Dòng Phát 04 05 Vương Lập Phong (Leader)
  • 3. Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng III. Lý luận nhận thức 1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng 2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức 3. Thực tiễn và vai trò thực tiễn đối với nhận thức 4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức 5. Tính chất của chân lý
  • 4. Lý luận nhận thức là gì ? Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học , nghiên cứu bản chất của nhận thức, những hình thức, các giai đoạn của nhân thức, con đường để đạt chân lý, tiêu chuẩn của chân lý. Giải quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người với hiện thực xung quanh.
  • 5. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng 01
  • 6. 1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng 1 4 3 2
  • 7. - Một là thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan ở ngoài con người, độc lập đối với cảm giác, tư duy và nhận thức của con người – Hiện thực khách quan là đối tượng của nhận thức.
  • 8. - Hai là thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc không có cái gì là không thế biết. Dứt khoát là không có và không thể có đối tượng nào mà con người không thể biết được, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết, nhưng trong tương lai với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, con người sẽ biết được. Với khẳng định trên đây, lý luận nhận thức macxits khẳng định sức mạnh của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
  • 9. - Ba là một quá trình biện chứng tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
  • 10. - Bốn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn, Thực tiễn còn là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là quá trình con người phản ảnh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội.
  • 11. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức 02
  • 12. 2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức Ở một góc độ nhất định, nhận thức là một loại hình đặc biệt của ý thức.
  • 13. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, bản chất của nhận thức sẽ được làm sáng tỏ dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây: + Nhận thức là quá trình phản ánh chủ động tích cực, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người, là quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn + Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức. Không có cái gì mà con người không thể nhận thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được, nếu quyết tâm đến cuối cùng, con người sẽ nhận thức được.
  • 14. +Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển + Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn. => Đó là bản chất của nhận thức
  • 15. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 03
  • 16. 3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức a. Phạm trù thực tiễn b. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
  • 17. a. Phạm trù thực tiễn *Khái niệm về thực tiễn : -Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nên tảng, cơ bản của triết học Mác-Leenin nói chung và của lý luận nhận thức nói riêng. -Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan, thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn. Ví dụ :Trồng lúa, nuôi gà, buôn bán thực phẩm… + Xây nhà, sửa ô tô, sửa xe máy, quét rác… + Làm cách mạng, bầu cử, xây dựng luật pháp…
  • 18. *Đặc trưng của hoạt động thực tiễn : + Là hoạt động vật chất + Là phương thức tồn tại cơ bản ,phổ biến của con người và xã hội + Là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
  • 19. *Các hình thức của thực tiễn: +Hoạt động sản xuất vật chất:là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và các điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội. +Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. +Hoạt động thức nghiệm khoa học:là hoạt động của con người nhằm tạo ra sản phẩm mới bằng cách lặp lại những quy luật tự nhiên và nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu. =>Trong ba hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản trên, mỗi hoạt động có vai trò khác nhau,nhưng hoạt đồng sản xuất vật chất là cơ bản nhất, quan trọng nhất.Vì khi không có sản xuất vật chất , xã hội loài người sẽ không thể tồn tại và phát triển.Vì vậy sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác cũng như các hoạt động sống khác của con người
  • 20. b. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức con người. VD: Nếu không có hiện tương mưa,con người sẽ không có tri thức mưa là gì? Tại sao lại có hiện tượng này?... - Thực tiễn là động lực của nhận thức: Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo. + Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải nhận thức về thế giới. + Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
  • 21. VD: Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay đòi hỏi cũng như đặt ra những yêu cầu , nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức, lý luận phải làm sao xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại,…
  • 22. -Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết tri thức. -Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: + Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể + Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. VD: Thực tiễn đã kiểm nghiệm tính đúng trong thuyết nhật âm của Cô-péc-ních. Chân dung của Cô-péc-ních
  • 23. -Nguyên tắc thực tiễn trong nhận thức và hoạt động của thực tiễn: + Cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động để khắc phục bệnh giáo điều. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. + Nếu xa rời thực tiễn sẽ dần đến bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều,máy móc,quan liêu. Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng và hành động cường điệu lý luận coi nhẹ thực tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử-cụ thể.
  • 24. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức 04
  • 25. 4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức a. Nhận thức cảm tính: (Trực quan sinh động) b. Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) c. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tinh và nhận thức lý tính. d. Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng tiên và thực tiễn.
  • 26. “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”. - Trích trong tác phẩm Bút ký triết học, do V.I.Lênin đã khái quát -
  • 27. a. Nhận thức cảm tính: (Trực quan sinh động) - Cảm giác là sự phản ánh những mặt, những thuộc tính riêng lẽ của sự hình thành tri thức giản đơn nhất về một thuộc tỉnh riêng lẻ của sự vật. - Trị giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật, hiện tượng khi sự vật, hiện tượng đó đang trực tiếp tác động vào các giác quan; là tổng hợp của nhiều cảm giác. - Biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc nhờ trí nhớ; là khẩu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
  • 28. b. Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) - Khái niệm là sự phản ánh cái chung, cái bản chất, cái tất yếu của sự vật, hiện tượng, được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ. Ví dụ: Thủ đô, Tổ quốc, Dân tộc...Khái niệm được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. - Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm nhằm khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng. Vi dụ: Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Suy lý (suy luận và chứng minh) là hình thức của tư duy liên kết các phản đoán để rút ra tri thức mới. Ví dụ: phán đoán 1 “sắt là kim loại”; phản đoán 2 “kim loại thì dẫn điện”; từ hai phán đoán có suy lý: “sắt dẫn điện”.
  • 29. c. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tinh và nhận thức lý tính. - Nhận thức cảm tinh và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của một qua trình nhận thức, do đó, có sự thống nhất với nhau, liên hệ, bổ trong quá trình nhận thức của con người. sung cho nhau trong quá trình nhận thức của con người. - Nhận thức cảm tính cung cấp những hình ảnh chân thực, bề ngoài của sự vật hiện tượng, là cơ sở của nhận thức lý tỉnh. Nhận thức lý tính không thể thực hiện nếu thiếu những tri thức, những tài liệu cần thiết do nhận thức cảm tình đưa lại. - Nhận thức lý tính cung cấp cơ sở lý luận và các phương pháp nhận thức cho nhận thức cảm tính nhanh và đầy đủ hơn.
  • 30. Ví dụ: Khi trực tiếp xem xét cây hoa hồng. đầu tiên chúng ta có những cảm giác riêng lẻ về những thuộc tính riêng lẻ của cây hoa hồng: thân cây nhỏ, thân và các nhánh cây có gai, lá xanh có viền hình răng cưa, hoa màu hồng, đỏ hoặc trắng,...có mùi thơm. Từ những cảm giác này, con người liên kết chúng lại và tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh về cây hoa hồng.
  • 31. d. Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng tiên và thực tiễn. - Quá trình nhận thức được bắt đầu từ thực tiễn và kiểm tra trong thực tiễn. - Kết quả của cả nhận thức cảm tính và cả nhận thức lý tính, được thực hiện trên cơ sở của hoạt động thực tiễn. - Vòng khâu của nhận thức, được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất, là quá trình giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức giữa chưa biết và biết, giữa biết ít và biết nhiều, giữa chân lý và sai lầm.
  • 33. a. Quan niệm về chân lý b. Các tính chất của chân lý 5. Tính chất của chân lý
  • 34. a. Quan niệm về chân lý - Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mac-Lênin, Khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan mà sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. - Theo nghĩa như vậy, khái niệm chân lý không đồng nhất với khái niệm tri thức, cũng không đồng nhất với khái niệm giả thuyết; đồng thời, chân lý cũng là một quá trình: “tư tưởng con người không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im, chết cứng, một bức tranh đơn giản, nhợt nhạt, không khuynh hướng, không vận động”. - Chân lý thuộc về vấn đề nhận thức. Bởi vì, nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt đến chân lý, nghĩa là đạt đến tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan; nhưng không phải là sự nhận thức nói chung, mà là sự nhận thức đúng về hiện thực khách quan.
  • 35. b. Các tính chất của chân lý - Tính khách quan: Chân lý có tính phù hợp với tri thức và thực tại khách quan; chân lý không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Ví dụ, sự phù hợp giữa quan niệm “không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời”.” là phù hợp với thực tế khách quan; nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã từng có từ trước. - Tính tương đối và Tính tuyệt đối: Mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất định, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng; mặt khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan. Ví dụ: Tính tuyệt đối của chân lý “trong mặt phẳng có độ cong bằng không thì tổng các góc trong tam giác tuyệt đối bằng hai góc vuông; tính tương đối của chân lý: nếu điều kiện thay đổi độ cong khác không thì định lý đó không còn đúng nữa.”
  • 36. _Tính cụ thể: Chân lý có tính có điều kiện của mỗi tri thức, phản ánh sự vật trong các điều kiện xác định không gian, thời gian, góc độ phản ánh,…). Ví dụ, mọi nhà khoa học khi phát biểu định lý đều kèm theo các điều kiện xác định nhằm đảm bảo tính chính xác của nó: “trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc trong của một tam giác là 2 vuông; nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe,…