SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ỦYBAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
SỞ VĂN HÓAVÀ THỂ THAO
ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG PHỐ
VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa
Chủ nhiệm đề án: ThS. Lê Văn Hoa
Nha Trang, tháng 03/2017
1
THUYẾT MINH
ĐỀ ÁN KHOA HỌC CẤPTỈNH
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
1 Tên đề án: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG PHỐ
VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊABÀN TỈNH
KHÁNH HÒA
1a. Mã số của đề án:
ĐA-2017-50703-ĐL
2 Loại đề án:
- Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình), Mã số:
-  Độc lập
- Khác (ghi rõ tên)
3 Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 4 năm 2019)
4 Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí: Từ ngân sách sự nghiệp khoa học
- Từ nguồn tự có của tổ chức:
- Từ nguồn khác:
5 Phương thức khoán chi:
□ Khoán đến sản phẩm cuối cùng Khoán từng phần
6 Chủ nhiệm đề án:
Họ và tên: LÊ VĂN HOA
Ngày, tháng, năm sinh: 1966 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Thạc sĩ. Chức danh khoa học:
Chức vụ: Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa
Điện thoại của tổ chức: 058.3563441 Nhà riêng: Mobile: 0914252623
Fax: 0583822260 E-mail: lehoant@gmail.com
Tên tổ chức đang công tác: Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa.
Địa chỉ tổ chức: 01 Ngô Quyền, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa..
Địa chỉ nhà riêng: 120/19 Nguyễn ThiệnThuật, TP Nha Trang, Khánh Hòa
7 Thư ký đề án:
Họ và tên: TRẦN NGỌC QUYỀN
2
Ngày, tháng, năm sinh: 25-10-1977 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Cao học
Chức vụ: Chuyên viên
Điện thoại của tổ chức: (058) 3860.880 Mobile: 0979.414077
E-mail: qtran75dlkh@gmail.com
Tên tổ chức đang công tác: Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa và Du lịch Tâm linh Khánh
Hòa
Địa chỉ tổ chức: 54 Sinh Trung, TP Nha Trang, tỉn Khánh Hòa.
Địa chỉ nhà riêng: Tổ 15, thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang.
8 Tổ chức chủ trì đề án 2
:
Tên tổ chức chủ trì đề án: Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa
Điện thoại : 0583.822.229 Fax : 058.3822229
E-mail: svhtt@khanhhoa.gov.vn
Website : svhttdl.khanhhoa.gov.vn
Địa chỉ: 01 Ngô Quyền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Khắc Hà
Số tài khoản: 3713.0.108.0913.00000
3711.0.108.0913.00000
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Kho Bạc tỉnh Khánh Hòa
Cơ quan chủ quản đề án:
9 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề án:
1. Tổ chức 1: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – VIỄN THÔNG KHÁNH
HÒA
Cơ quan chủ quản: Bưu chính – Viễn Thông Khánh Hòa
Điện thoại: 058.33561234 Fax:
Địa chỉ: Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Thanh Giang
Số tài khoản: 102010000583255
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: TMCP Công Thương VN chi nhánh Khánh Hòa
2. Tổ chức 2 :
2
Tổ chức đăng ký chủ trì đề án là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của
đề án
3
10
Các cán bộ thực hiện đề án:
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính
thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề án, không quá 10 người kể
cả chủ nhiệm đề án. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm
theo hồ sơ khi đăng ký)
Họ và tên, học hàm
học vị
Tổ chức
công tác
Nội dung công
việc tham gia
Thời gian
làm việc cho
đề án
(Số tháng quy
đổi)
1 ThS. Lê Văn Hoa Sở Văn hóa và Thể
thao Khánh Hòa
Chủ nhiệm đề án
Chịu trách nhiệm
chung 18 tháng
2 Nhà văn. Giang Nam Nguyên Phó
CT.UBND tỉnh
Chuyên gia đánh
giá, tổng hợp, phân
tích lập hồ sơ tên
đường 9.5 tháng
3 ThS. Nguyễn Phan Nguyên
Thái
Trung tâm Công
nghệ Thông tin –
Viên Thông Khánh
Hòa
Xây dựng CSDL
và ngân hàng tên
đường
9.5 tháng
4 CN. Đặng Quốc Văn Phòng Văn hóa và
Thông tin Cam
Ranh
Nhập liệu, xây
dựng CSDL và
ngân hàng tên
đường 10.5 tháng
5 ThS. Lê Tuấn Anh Trưởng phòng
QLDS Văn hóa –
Sở VHTT&DL
Thừa Thiên Huế
Nhập liệu, xây
dựng CSDL và
ngân hàng tên
đường 9.5 tháng
6
CN. Trần Hạnh Huy
Phòng VHTT
huyện Diên Khánh
Tham gia kiểm kê,
viết báo cáo tổng
hợp
9.5 tháng
4
7 CN. Luyện Mạnh Cường Hội Bảo tồn DS
văn hóa
Điền dã, báo cáo
kiểm kê, lập hồ sơ 9.5 tháng
8 CN. Trần Ngọc Quyền Hội Bảo tồn DS
văn hóa
Điền dã, báo cáo
kiểm kê, lập hồ sơ
9.5 tháng
9 CN. Nguyễn Thị Thương Sở Văn hóa và Thể
thao Khánh Hòa
Điền dã, báo cáo,
biên tập.
9.5 tháng
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
11 Mục tiêu của đề án:
Mục tiêu chung: Xác lập ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng nhằm phục vụ
đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
12 Tình trạng đề án:
Mới X Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
X Kế tiếp nghiên cứu của người khác
13 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên
cứu của đề án:
13.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề án
13.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến án
a. Một số đề án đặt tên đường của các tỉnh thành trên toàn quốc
Trên địa bàn cả nước hiện nay đã có nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai đề án đặt, đổi
tên đường phố và công trình công cộng; xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng tên đường tiêu
biểu như thành phố Hà Nội, thành phố Huế, thành phố Cần Thơ, đã triển khai đề án:
- Thành phố Hà Nội: Việc đặt, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng của
Hà Nội có nhiều kết quả đáng khích lệ. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước có
quy chế tạm thời cho công tác này, kể từ sau năm 1954. Chính nhờ đó, tính nhất quán, tính
khoa khọc, bài bản, nề nếp đã sớm có để làm cơ sở cho sau này. Cơ quan thường trực cho
hội đồng đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng là Sở Văn hóa - Thông tin trước
đây, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng được một ngân hàng dữ liệu khá
phong phú với yêu cầu khoa học tương đối cao để phục vụ cho công tác này một cách chủ
động.
Đến năm 2016 đã đặt tên cho 860 đường, phố, trong đó 425 tuyến đường mang tên
5
danh nhân, chiếm 49,4%. Đây là một tỷ lệ quá lớn, trong khi tiêu chí về danh nhân còn rất
nhiều điều phải thảo luận, nhiều lĩnh vực khác chưa được quan tâm thích đáng (nghề cổ
truyền, di tích lịch sử văn hóa, sự kiện lịch sử), nhiều tên gọi trong số này bị trùng lặp. Một
số đường phố trước đây là tên địa danh, làng nghề, phố nghề, sự kiện…, sau được đổi
thành tên danh nhân, không đem lại hiệu ứng tốt cho xã hội. Theo Tiến sĩ Phạm Quốc
Quân1
: Vấn đề đặt ra cho các đô thị mới cũng có nhiều điều đáng nói. Đó là, sự thiếu nhất
quán trong cách đặt tên. Đó là sự tràn lan những tên gọi nước ngoài, mang nặng tính tự
phát, gây một sự phản cảm ghê gớm trong công chúng. Trong các khu đô thị mới ấy, việc
đặt tên đường, tên phố như thế nào cũng cần được sớm thống nhất và triển khai để tiện ích
cho người dân và đảm bảo cho công tác quản lý đô thị. Việc đặt tên đường, phố ở các làng
xã và đô thị hóa thành phường, đường giao thông nông thôn, những tuyến đê có kết hợp
giao thông… cũng là những vấn đề đặt ra, khi số lượng ấy ngày càng nhiều trước chủ
trương xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước và của Hà Nội.
- Thành phố Cần Thơ
Là tỉnh gần như đầu tiên xây dựng Đề án số 1500/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5
năm 2009, về việc đặt đổi, đặt tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn thành
phố Cần Thơ đến năm 2020. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ,
từ khi có Đề án 1500 đến nay2
, thành phố có thêm 47 tuyến đường được đặt tên, đổi tên.
Nhìn chung, việc đặt tên, đổi tên đường tương đối kịp thời. Tuy nhiên, việc đặt tên đường
phố và công trình công cộng còn nhiều khó khăn. Từ năm 2009 đến năm 2015, chỉ có 06
công trình công cộng được đặt tên. Tính chung, hiện nay thành phố có 202 trường học, 19
chợ, 44 cây cầu, 4 bệnh viện, 1 quảng trường được đặt tên, 02 công viên, 01 cây cầu. Đề án
1500, công tác đặt tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhân dân đồng tình. Đề án đặt tên đường phố và
công trình công cộng đã góp phần đáp ứng nhu cầu quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo
sự thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch về kinh tế- văn hóa- xã hội,
góp phần giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nêu cao tinh thần yêu quê
hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, Đề án 1500 còn một
số quy định chưa rõ ràng, gây khó trong thực hiện, nên cần điều chỉnh, bổ sung, như: quy
trình, thủ tục ở cấp quận về việc lấy ý kiến tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân
dân trên địa bàn; tiêu chí xác định nhóm đường và công trình công cộng; quy trình, thủ tục
lập dự toán kinh phí khảo sát, thống kê, lập hồ sơ đặt tên đường phố và công trình công
cộng...
Qua báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ cho biết, số
lượng đường và công trình công cộng được đặt tên, đổi tên không nhiều, chưa đáp ứng yêu
cầu thực tế. Nguyên nhân là do sự phối hợp giữa các cấp, các ngành thành phố trong tham
mưu triển khai thực hiện Đề án còn chậm, chưa chặt chẽ; các quận, huyện còn lúng túng
1
Đặt đổi, tên đường phố ở Hà Nội, http://thegioidisan.vn/.
2
Đề án triển khai năm 2009 và nghiệm thu năm 2012 và báo cáo năm 2015.
6
trong quá trình thực hiện; lãnh đạo một số quận, huyện chưa có sự quan tâm, chỉ đạo chặt
chẽ, chưa xem công tác đặt tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn là công
việc thường xuyên cần thực hiện... Bên cạnh đó, còn do các quy trình, thủ tục đặt tên
đường phố và công trình công cộng cần nhiều thời gian mới hoàn thành; nhiều tuyến
đường, công trình công cộng đã, đang xây dựng chưa được cơ quan chủ quản, chủ đầu tư
bàn giao cho địa phương, nên thiếu cơ sở đề nghị đặt tên, đổi tên; một số công trình công
cộng đã được các chủ đầu tư tự đặt tên mà chưa thông qua quy trình đặt tên, đổi tên theo
quy định...
- Thành phố Huế
Việc đặt tên đường phố và công trình công cộng của thành phố Huế từ năm 1977
đến năm 2014 đã có 7 lần đặt đổi tên đường phố. Thành phố Huế đã nhiều lần tiến hành
điều chỉnh và đặt tên đường, đến năm 2015 trên địa bàn thành phố đã có 361 tuyến đường
đã có tên. Tuy nhiên những năm qua đô thị Huế không ngừng phát triển, nhiều khu định cư
được mở rộng, nhiều khu quy hoạch mới ra đời, nhiều công trình cơ sở hạ tầng đô thị được
cải tạo và xây dựng nên đã xuất hiện thêm nhiều tuyến đường mới nhưng chưa có tên3
.
Một tiêu chí mang tính thống nhất được xác lập lâu nay khi toàn tỉnh trở thành
thành phố trực thuộc Trung ương, đó là, các tên đường dù đặt tên ở bất cứ địa phương nào
trên địa bàn toàn tỉnh cũng không được trùng lặp với nhau. Đây được xem là một tiêu chí
rất thiết thực và hiệu quả cao vừa giúp cho công tác quản lý đô thị được chặt chẽ, đảm bảo
hơn, đồng thời giúp cho nhân dân rất thuận lợi trong việc giao dịch, liên lạc. Trong thực tế,
nếu cứ để tình trạng ngày càng xuất hiện các đường ngắn, nhỏ... trên tất cả các khu đô thị,
khu quy hoạch... với yêu cầu cũng được đặt tên như hiện nay thì liệu ngân hàng tên đường,
phố của tỉnh có đáp ứng được không? Đây là vấn đề cần được quan tâm, xem xét một cách
kỹ lưỡng.
Để giải quyết những bất cập nêu trên, chúng tôi thiết nghĩ, các cấp, các ngành chức
năng và các địa phương khi tiến hành mở rộng quy mô đô thị, quy hoạch mới các khu đô
thị, khu dân cư tập trung... cần quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển mạng lưới giao
thông để vừa đảm bảo tính hài hòa của đô thị, dễ dàng trong công tác quản lý, đồng thời,
tạo thuận lợi cho việc đặt tên đường dễ dàng hơn. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn khi
xây dựng đề án phân bổ quỹ tên đường cho các đô thị cần chú trọng đến việc xác lập một
số tiêu chí cụ thể về các tiêu chuẩn đường được đặt tên để giúp cho các địa phương có cơ
sở triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu đề ra.
Tất nhiên, khó tạo được một sự hợp lý tuyệt đối, có những trường hợp cần phải trao
đổi, xem xét thận trọng. Đường phố còn tiếp tục biến động trong quá trình phát triển.
Nhưng nếu chúng ta quyết tâm sửa những điều chưa phù hợp, chọn cách đặt tên đường gắn
với những sự kiện lịch sử đã để lại dấu ấn trên vùng đất này. Việc làm của chúng ta sẽ có
tác dụng tăng cường ý thức gìn giữ, bảo vệ và phát huy những di sản lịch sử và văn hóa
3
Theo số liệu Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên – Huế năm 2015
7
của dân tộc ở Huế; sẽ tạo ra một nét độc đáo, rất Huế, rất hấp dẫn đối với những người
nghiên cứu và khách tham quan du lịch.
- Việc đặt tên đường phố và công trình công cộng để đáp ứng công tác quản lý, tạo
điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động, đồng thời góp phần giáo dục
truyền thống lịch sử - văn hoá, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc
cho các thế hệ.
- Về việc công bố, giới thiệu tên các đường, phố, CTCC của một số địa phương trên
trang thông tin điện tử các tỉnh, thành như:
+ Sử dụng mã nguồn của map.google, vietbando.vn hoặc thiết kế từ các phần mềm:
corel draw, mapinfo, flash media… và xây dựng chuyên mục bản đồ hoặc tuyến phố chung
trên Cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh, thành phố có tên miền: <tên tỉnh, quận, huyện,
thành phố…>.gov,vn theo quy định của Chính phủ.
+ Có một số chuyên mục các trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh: Chuyên trang
Dành cho du khách thuộc Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên – Huế
(http://www.thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-duong-pho), trang tin điện tử thành phố
Cần Thơ (http://cantholib.org.vn: 2010/) được xây dựng theo bộ từ điển (ABC). Doanh
nghiệp, du khách, công dân muốn tham khảo, tìm kiếm một tuyến đường dễ dàng. Khi chọn
tên một tuyến đường, trên trang sẽ xuất hiện các thông tin: tiểu sử, sự kiện về tên đường,
các thông số liên quan: chiều dài, lộ giới, điểm đầu, điểm kết thúc; một số hình ảnh nổi bật
của tuyến đường đó.
+ Các địa phương nói trên việc sử dụng một số chương trình tin học thông dụng:
M.Word, M. Excel,... để lưu trữ, số hóa ngân hàng tên đường của địa phương mình để khi
cần có thể tham khảo, đối chiếu rất thuận lợi.
Từ thực tế kinh nghiệm việc đặt đổi và xây dựng ngân hàng tên đường của các tỉnh,
thành phố nói trên đã có những thuận lợi và tác dụng rất lớn trong việc xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương; đặc biệt thuận lợi cho giao dịch, đi lại của nhân dân.
* Một số điểm còn hạn chế đối với một số tên đường khi xây dựng ngân hàng:
- Một số ngân hàng chỉ nêu được tên danh nhân, sự kiện, địa danh chứ chưa đầy đủ
thông tin cần thiết để người đọc tham khảo, từ đó giảm hiệu quả giáo dục, tuyên truyền.
Cơ sở dữ liệu đóng làm cho người tham khảo và người quản lý, sử dụng khó thực hiện.
- Số lượng không nhiều so với nhu cầu mang tính dài hơi: Thị xã Đông Triều (400
tên), thành phố Cần Thơ (364), thành phố Bắc Ninh (400)...
- Tên đường giao thông nông thôn được lấy từ tên các anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hóa lớn để đặt do đó đôi lúc gây nên phản cảm do lối sống nông thôn đã hình thành
thói quen không phải thay đổi một sớm một chiều.
Hầu hết các tỉnh đều đã thực hiện triển khai xây dựng bộ tiểu sử danh nhân, địa
8
danh văn hóa – lịch sử để phục vụ cho công tác đặt tên đường, phố, công trình công cộng
của địa phương mình. Tuy nhiên các địa phương cũng chỉ thực hiện sưu tầm, biên soạn để
đáp ứng cho từng thời điểm, cho việc đặt tên đường ngay bấy giờ chứ chưa thực sự có bộ
ngân hàng tên triển khai một cách đồng bộ, hệ thống. Do đó, “tầm vóc” của một số tuyến
đường, CTCC chưa thực sự phù hợp với quy mô: chiều dài, lộ giới, vị trí địa lý… của
những tuyến đường. Do vậy, không thể tránh khỏi “độ vênh” nhất định đối với tên của các
danh nhân, địa danh được đặt trước và những tuyến đường phố, CTCC được bổ sung thời
gian sau này.
Đối với các chuyên khảo, công trình nghiên cứu về địa danh liên quan đến địa bàn
tỉnh Khánh Hòa và trong nước khi áp dụng để xây dựng ngân hàng tên đường có thể liệt kê
một số tác phẩm/công trình tiêu biểu sau:
Địa danh các đơn vị hành chính ngày xưa, nổi bật có Tên làng xã Việt Nam đầu thế
kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra (khuyết danh) do Dương Thị The và Phạm Thị
Thoa biên dịch (1981), Từ vựng làng xã ở Bắc Kỳ (Nomenclature des communes du
Tonkin – classées par cantons, phu, huyen ou chau et par provinces) do Ngô Vi Liễn biên
soạn (1928).
Các công trình Địa danh Việt Nam, Một số vấn đề về địa danh học ở Việt Nam của
Nguyễn Văn Âu… đã nêu vấn đề lý luận về địa danh, địa danh học và nghiên cứu địa danh
từ cách tiếp cận địa lý-lịch sử và văn hóa. Riêng Nguyễn Quang Ân với Việt Nam những
thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1947-1997, trình bày cụ thể quá trình
thay đổi địa danh nước ta (xã, phường, thị trấn) trong hơn 50 năm qua kể từ ngày nước ta
giành được độc lập.
Một số công trình nghiên cứu lý luận về vấn đề địa danh hiện nay như Từ điển địa
danh thành phố Sài gòn - Hồ Chí Minh, Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh;
Từ điển Từ nguyên địa danh Việt Nam của Lê Trung Hoa, Những đặc điểm chính của địa
danh Hải Phòng (Sơ bộ so sánh với địa danh một số vùng khác), Luận án Phó tiến sĩ Khoa
học Ngữ văn của Nguyễn Kiên Trường, Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn của Từ Thu Mai, Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lak, Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn của Trần Văn Dũng. Đặc biệt, trong số đó công trình nghiên cứu lý luận tương
đối hoàn chỉnh về vấn đề địa danh học hiện nay là Địa danh học Việt Nam của Lê Trung
Hoa. Đặc biệt có luận án Tiến sĩ Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Nguyễn Nhã có tên đầy đủ các đảo thuộc huyện Trường Sa
(Khánh Hòa).
Ngoài ra còn có một số tài liệu liên quan viết về danh nhân, địa danh như: Từ điển
nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (Nhà xuất bản Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh (Bộ cũ và Bộ mới tái bản năm 2006)); Danh tướng Việt Nam (tập 1),
Nguyễn Khắc Thuần (Nhà xuất bản Giáo Dục năm 1996); Từ điển Địa danh văn hóa và
9
thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thành Chương, Bùi Thiết (NXB Khoa
học Xã hội, năm 2003); Việt Nam Danh nhân Từ điển của Nguyễn Huyền Anh (Nhà xuất bản
Khai Trí, năm 1972)… những bộ sách lớn của các nhà xuất bản có liên quan đến thông tin
của đề án như: Bách khoa tri thức phổ thông; Từ điển văn học; Danh tướng Quân đội nhân
dân Việt Nam…
* Một số đề án đặt tên đường, công trình công cộng của các tỉnh thành nói trên, là
cơ sở kinh nghiệm để nhóm thực hiện xây dựng Đề án và triển khai tốt các nội dung, mục
tiêu đề ra.
b. Một số công trình nghiên cứu trong tỉnh liên quan đến đề án
Công trình đầu tiên có đề cập đến lịch sử, văn hóa, địa danh Khánh Hòa là Phủ biên
tạp lục của tác giả Lê Quý Đôn. Tác phẩm được biên soạn vào năm 1776. Sách gồm 6
phần: (1)Lịch sử khai thác hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam; (2) Núi sông, thành lũy, đường
sá, quán, trạm...; (3) Ruộng công, ruộng: số lượng, sản phẩm, thuế lệ, quan chế, quân chế,
phu phen, tạp dịch...; (4) Thượng du, biên phòng, thuế đò, thuế chợ, thuế mỏ, vận chuyển;
(5) Nhân tài, thơ văn; (6) Phẩm vật, phong tục. Sách có giá trị nhiều mặt về sử học, địa lý,
xã hội, văn hóa. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã nhắc đến một số địa danh của tỉnh
Khánh Hòa như Bình Khang, Nha Trang, Diên Khánh (Khánh Hòa ngày nay).
Tiếp đến là bộ sách Đại Nam nhất thống chí là bộ sách dư địa chí – lịch sử của Quốc
sử quán triều Nguyễn biên soạn, trong đó Đại Nam nhất thống chí (tập 3), viết về tỉnh
Khánh Hòa với các mục: phân dã, dựng đặt diên cách, hình thế, khí hậu, phong tục thành
trì, hộ khẩu, tô ruộng, núi sông, cổ tích, cửa quan và tấn sở, nhà trạm, chợ và quán, cầu
cống, đền miếu, chùa quán, nhân vật, liệt nữ, thổ sản. Một số địa danh như núi Đại An,
vụng Nha Trang, núi Tam Phong, sông Vĩnh An, sông Phú Lộc, đảo Bình Nguyên, tấn Cù
Huân... được liệt kê trong tác phẩm này.
Đặc biệt, công trình Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Khánh Hòa của nhà sử học
Nguyễn Đình Đầu, qua việc mô tả và ghi nhận quyền sở hữu từng mảnh ruộng đất do các
quan lại phụ trách ngày xưa, đã phần nào đề cập đến vấn đề địa danh như: cách đặt tên xã,
thống kê danh mục hành chính Hán - Việt của tỉnh Khánh Hòa lúc bấy giờ (gồm 175 danh
mục hành chính).
Các tác phẩm tiêu biểu ở Khánh Hòa đề cập đến vấn đề lịch sử - địa danh như Xứ
Trầm Hương của Quách Tấn, Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư, Địa chí Khánh
Hòa của tập thể những nhà nghiên cứu Khánh Hòa trên nhiều lĩnh vực...
Xứ Trầm Hương của Quách Tấn là công trình ghi chép những cái hay cái đẹp của
Khánh Hòa về mặt thiên nhiên cũng như về mặt xã hội, con người. Công trình thiên về
phong cảnh, cổ tích, giai thoại, huyền thoại là “những cái thuộc về dễ mất đi” như tác giả
nhận định. Tác phẩm thiên về tập du ký hơn là biên khảo, nghĩa là nhân dịp đi chu du khắp
10
nơi mà ghi lại những điều mắt thấy tai nghe về non nước Khánh Hòa; tên của những phong
cảnh đẹp đó cũng là những địa danh nổi tiếng của Khánh Hòa [Quách Tấn 2002: 6]. Non
nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư cũng vậy, theo tác giả, đây là cuốn địa phương chí
khảo cứu về địa lý và lịch sử của tỉnh, những câu thơ, bài ca, những chuyện hoang đường
huyền thoại được đưa vào “chẳng qua là một lớp đường mỏng bọc ngoài viên thuốc thôi”
[Nguyễn Đình Tư 2003: 11]. Trong tác phẩm, tác giả nêu một số địa danh về tên làng xã,
tên đường sá, tên các đơn vị hành chính, tên những con đường tại thị xã Nha Trang năm
1966. Đây cũng là một cơ sở để người làm đề tài nghiên cứu về sự thay đổi một số địa
danh qua từng thời kỳ.
Địa chí Khánh Hòa là “bách khoa thư về Khánh Hòa”, công trình nghiên cứu khoa
học tổng hợp, toàn diện, quy mô được biên soạn với sự phối hợp của đông đảo các nhà
nghiên cứu, các vị lão thành cách mạng, các cơ quan chức năng ở trung ương và địa
phương về địa lý tự nhiên, dân cư, lịch sử và truyền thống đấu tranh yêu nước, các thành
tựu tiêu biểu trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh.
Trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa dân gian, ở Khánh Hòa xuất
hiện rất nhiều công trình, bài viết của tác giả hoặc tập thể các tác giả như Lê Quang
Nghiêm, Trần Quốc Vượng, Quách Giao, Trần Việt Kỉnh, Nguyễn Công Bằng, Ngô Văn
Ban, Nguyễn Viết Trung, Thái Thị Hoàn... Bên cạnh phản ánh vốn văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể ở vùng đất Khánh Hòa, các tác giả phần nào giới thiệu lịch sử, văn hóa đất
nước con người, địa danh tiêu biểu của địa phương.
Công trình Khánh Hòa - Diện mạo văn hoá một vùng đất (10 tập) của Chi hội Văn
nghệ dân gian Khánh Hòa (4 tập đầu đã xuất bản từ năm 1998 - 2004, 6 tập còn lại dưới
dạng bản thảo) - là công trình lớn của nhiều tác giả giới thiệu về Khánh Hòa thông qua các
biểu hiện văn hoá vật thể và phi vật thể. Tập 1 giới thiệu mảnh đất và con người Khánh
Hòa; các tập 2, tập 3, tập 4 đi sâu nghiên cứu những vấn đề lĩnh vực khảo cổ và văn hoá
tộc người. Trong quá trình giới thiệu, vấn đề địa đanh cũng được tìm hiểu và đề cập.
Một số tác phẩm khác đề cập đến địa danh như: Diên Khánh, những di tích lịch sử –
văn hóa quốc gia của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Diên Khánh [2003]. Khánh Hòa, địa chỉ
văn hóa và danh thắng của Sở Văn hóa Thông tin Khánh Hòa [2007], Khánh Hòa, di tích –
danh thắng tiêu biểu của Trung tâm quản lý di tích và danh lam thắng cảnh [2011]... Gần
đây nhất là đề tài khoa học cấp tỉnh đã được nghiệm thu: Đề tài về địa danh văn hóa tiêu
biểu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện, Thạc sĩ Huỳnh Lê
Xuân Phương là chủ nhiệm đề tài đã được nghiệm thu năm 2015; công trình nghiên cứu và
biên soạn Dư địa chí Khánh Hòa đến năm 2010.
Một số công trình nghiên cứu lịch sử truyền thống cách mạng của tỉnh Khánh Hòa
như: Lịch sử Đảng bộ Khánh Hòa 1930 – 2005; lịch sử đảng bộ Tp Nha Trang, Ninh Hòa,
11
Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn...; hồi kí của các nhân chứng
trong hai cuộc kháng chiến...
* Những công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa địa danh tiêu biểu có giá trị nói
trên là cơ sở giúp cho nhóm thực hiện đề án có nhiều tư liệu kế thừa thực hiện tốt đề án
này.
13.1.2. Thực trạng về hệ thống đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa
Hệ thống đường phố, CTCC trên địa bàn tỉnh qua nhiều thời kỳ đặt, đổi tên, đã
từng bước ổn định, góp phần đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo thuận
lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa xã hội; góp phần
giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng
tự hào dân tộc; tên đường và CTCC được đặt và sử dụng ngày càng quen thuộc, ăn sâu vào
tiềm thức, tình cảm của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Đường, phố và công trình công cộng (CTCC) là một bộ phận hợp thành, gắn bó mật
thiết với quá trình phát triển đô thị. Trong đó có nhiều tuyến đường đã được đặt tên, còn
hàng trăm tuyến đường ở khắp địa bàn toàn tỉnh chưa được phân loại để đặt tên. Kể cả các
CTCC như: trường học, bệnh viện, cầu, chợ, sân vận động... Phần nhiều các CTCC chưa
được đặt tên hoặc được gọi theo tên của đơn vị hành chính hoặc tên gọi tự phát do nhân
dân địa phương tự gọi...
Tuy nhiên, việc đặt tên đường và CTCC thời gian qua chưa theo kịp với tốc độ đô
thị hóa và phát triển của hệ thống giao thông. Nhiều tuyến đường và CTCC được xây dựng
hoàn chỉnh nhưng chưa được đặt tên; một số tên không còn tương xứng với quy mô của
đường hoặc bất hợp lý về độ dài, ngắn, nhưng chậm được sửa đổi; việc sử dụng các địa
danh, sự kiện lịch sử, danh nhân, anh hùng... tại chỗ để đặt tên đường và CTCC còn ít. Tồn
tại trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do tỉnh chưa thực hiện Đề án đặt tên, đổi
tên đường và CTCC, gắn với xây dựng Ngân hàng tên đường và CTCC; chưa đưa việc đặt
tên, đổi tên đường và CTCC trở thành việc làm thường xuyên, nề nếp, khoa học, đáp ứng
kịp thời tiến trình đô thị hóa.
Những đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội đều có chung một tình trạng là việc đặt
tên đường, tên phố rất lộn xộn. Quan điểm khi triển khai Đề án là cần phải có dự báo và
xây dựng ngân hàng cơ sở dữ liệu tên đường, CTCC theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Nếu không có dự báo trước cho những khu vực đô thị thì sẽ không tránh khỏi tình trạng
lộn xộn, bất cập
Nếu không có quy hoạch thì không tính được sự tương thích giữa cơ sở hạ tầng, quy
mô, chỉ giới… của những tuyến đường với những nhân vật cụ thể. Có những nhân vật tầm
ảnh hưởng về mặt giáo dục, lịch sử, khoa học... rất lớn có khi để tên ở những đường nhỏ,
12
những nhân vật nhỏ lại đặt tên cho đường lớn. Việc đặt tên đường, tên phố cũng hay có sự
thay đổi, có những tên cũ rất hay, rất phù hợp lại bị đổi tên làm phá vỡ quy hoạch.
Có một thực tế nữa là việc đặt tên đường bằng tên những danh nhân hiện nay ở
trong tình trạng lạm dụng. Có những người chưa đến tầm cũng được đặt tên, thậm chí có
những tên đường của nhân vật mà ở địa danh xa lạ nào đó sẽ gây ra tình trạng phân vân,
thắc mắc của một số bộ phận công dân khi nhắc đến tuyến đường đó.
Việc có quỹ, ngân hàng tên đường, tên phố cần tính toán làm sao có nghiên cứu
công phu, tỉ mỉ với những nhân vật, lý lịch trích ngang, làm được những thảo luận trước
khi đưa vào ngân hàng dữ liệu. Không có quy hoạch, dự báo thì việc đặt tên đường chỉ
được giải quyết theo kiểu tình huống.
13.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề án
* Cơ sở pháp lý thực hiện đề án
- Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính Phủ về
việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
- Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn
hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều
của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (ban hành kèm theo Nghị
định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ);
- Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây
dựng ban hành quy chế đánh và gắn biển số nhà;
Căn cứ sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông đô của thành phố Nha Trang, Cam
Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Khánh
Sơn, Trường Sa.
- Căn cứ Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND về Chương trình phát triển đô thị
Khánh Hòa đấn năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
* Cơ sở thực tiễn
- Khánh Hòa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, hiện nay toàn
tỉnh có 9 huyện, thị, thành phố với 140 xã, phường và 992 tổ dân phố, khu dân cư trên địa
bàn toàn tỉnh. Những năm qua việc đặt tên đường ở Khánh Hòa đã được triển khai và đáp
ứng nhu cầu phát triển văn minh đô thị gắn với xây dựng Nông thôn mới nhiều tuyến
đường được mở mang, bê tông hóa... Song việc đặt tên đường của một số địa phương chưa
đáp ứng kịp thời, còn lúng túng, tên đường trùng lặp, nhiều tuyến đường đặt tên chưa bám
sát lịch sử văn hóa, nhân vật của địa phương, còn vay mượn ở các địa phương khác, làm
cho thông tin thiếu chính xác, không khoa học...
13
- Thực hiện đề án xây dựng ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng ở
Khánh Hòa, nhóm tác giả cần phải bám sát tên, tuổi các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy
định của Luật Di sản văn hoá. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh
nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có
công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị
giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
- Do vậy, vấn đề đặt ra của đề án, thống kê tư liệu hóa, rà soát, hệ thống, tổng hợp,
đánh giá, phân loại các tên đường trên toàn tỉnh đã đặt và chưa đặt, để có dữ liệu tên
đường cho phù hợp lịch sử văn hóa của địa phương và đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh nhà cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân. Qua đó làm cơ sở tham mưu
cho tỉnh, các ngành trong việc quy hoạch, đặt tên đường hợp lý hơn, dễ hiểu hơn, gắn với
địa danh tên làng, xã qua các thời kỳ lịch sử...
* Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu
Tên đường phố là một đặc trưng Văn hóa - Văn minh đô thị rất quan trọng. Việc đặt
tên đường phố, công trình công cộng luôn luôn là một vấn đề quan trọng, bức thiết trong
công tác quản lý đô thị hiện nay.
Tỉnh Khánh Hoà đã nhiều lần có sự điều chỉnh địa giới hành chính và thay đổi bổ
sung đặt tên cho đường phố, công trình công cộng, văn hóa khác (vườn hoa, công viên,
quảng trường)…Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý, bất cập, thiếu
đồng bộ và bị động. Hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào của các
nhà khoa học về những nguyên tắc và các dữ liệu khoa học phục vụ cho việc đặt tên đường
phố ở Khánh Hòa mà chỉ mới có một số bài viết về địa danh hoặc đề tài nghiên cứu theo
chuyên đề nhỏ. Cũng chưa có một công trình nghiên cứu riêng nào nghiên cứu về các giải
pháp, đưa ra các tiêu chí để hoàn chỉnh, bổ sung cho quy chế để phù hợp với thực tiễn và
ứng dụng thực tế ở Khánh Hoà.
Cho đến nay, trong quy hoạch phát triển tỉnh Khánh Hòa, sẽ có nhiều khu chung cư,
đường phố mới được xây dựng và hoàn thiện cần có tên gọi để không gây trở ngại cho các
hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và giao lưu xã hội. Chính vì vậy việc nghiên cứu cơ sở
khoa học cho việc đặt tên đường phố mới ở Khánh Hoà đã trở thành một vấn đề cấp thiết
cần được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cấp chính quyền của
Tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.
+ Hiện nay nhiều danh nhân văn hóa lịch sử, danh nhân cách mạng khoa học kỹ
thuật, anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của Khánh Hoà và của cả nước chưa được nghiên cứu để
đặt tên hoặc đặt tên chưa hợp lý, chưa tương xứng giữa công trạng của danh nhân và quy
mô, vị trí của đường phố và công trình được mang tên.
14
+ Nhiều đường làng ngõ xóm cũ sáp nhập vào nội thành, nhân dân địa phương đề
nghị đặt tên rất bức thiết, cần có sự thống nhất giữa việc đặt tên với việc đánh biển số nhà,
ngõ, ngách tránh sự phức tạp và chỉnh lý sửa đổi sau này.
+ Việc phát triển đô thị chưa có quy hoạch tổng thể, lâu dài, thực hiện có tính chất
bị động, lại hay thay đổi, chính vì vậy việc “ Xây dựng ngân hàng tên đường phố và công
trình công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” đã trở thành một vấn đề bức xúc cần được
nghiên cứu.
Từ cơ sở pháp lý và thực tiễn nói trên, việc thực hiện đề án xây dựng ngân hàng tên
đường và CTCC ở Khánh Hòa có ý nghĩa rất lớn, có tác động đến kinh tế - xã hội, văn hóa.
Do đó việc đặt tên đường, CTCC là công việc cần được thực hiện hết sức khoa học. Thực
hiện Quyết định số 1603/QĐ-UB ngày 8 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh giao
nhiệm vụ cho Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện đề án “Xây dựng ngân hàng tên đường,
phố và CTCC trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Những đóng góp mới về khoa học của đề án:
Đề án xây dựng ngân hàng quỹ tên đường phố và hồ sơ dữ liệu tên các loại (danh
nhân, địa danh, mỹ tự, sự kiện lịch sử và các dạng tên khác) để sử dụng cho việc đặt, đổi
tên đường, phố và công trình công cộng ở Khánh Hoà phục vụ công tác chỉ đạo điều hành
của UBND tỉnh.
14 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có
liên quan đến đề án đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (2001), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
tỉnh Khánh Hòa (1930-1975), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cam Ranh (1994), Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Ranh,
thời kỳ 1930-1975.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Khánh Sơn (1995), Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh
Sơn, thời kỳ 1930-1945.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh, Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh,
thời kỳ 1945-1975.
5. Ban Chỉ đạo Kỷ niệm Khánh Hòa 350 năm (2003), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Xác
định thời gian hình thành địa phận tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh
Hòa.
6. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Diên Khánh (2003), Diên Khánh, những di tích lịch sử -
Văn hóa quốc gia.
15
7. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Diên Khánh (1998), Trần Quý Cáp, một chí sĩ yêu nước,
Phòng Văn hóa Thông tin Diên Khánh.
8. Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cần Thơ năm 2015.
9. Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2015.
10. Dương Thị The - Phạm Thị Thoa (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc
các tỉnh Nghệ Tĩnh trở ra (các tổng trấn xã danh bị lãm), Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
Nxb Khoa học Xã hội.
11. Địa chí Khánh Hòa (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
12. Huỳnh Lê Thị Xuân Phương (2009), Văn hóa qua địa danh Khánh Hòa, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
13. Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng dịch, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
14. Lê Quý Đôn (1972), Phủ biên tạp lục, Tập 1 (Quyển 1,2,3) Tủ sách cổ văn - Ủy ban
dịch thuật.
15. Lê Quý Đôn (1972), Phủ biên tạp lục, Tập II (Quyển 4,5,6) Tủ sách cổ văn - Ủy ban
dịch thuật.
16. Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học Xã hội.
17. Lê Trung Hoa (cb) (2003), Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh, Nxb
Trẻ.
18. Lê Trung Hoa (2003), Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, Nxb Khoa
học Xã hội.
19. Lê Trung Hoa (2005), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học,
Nxb Khoa học Xã hội.
20. Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
21. Nguyễn Đình Đầu (1997), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Khánh Hoà, Nxb Tp Hồ
Chí Minh.
22. Nguyễn Đình Tư (2000), Từ Bình Khang đến Khánh Hòa, Khánh Hòa - Xưa và nay,
15-17.
23. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị
hành chính 1945-2002, Nxb Thông tấn Hà Nội.
16
24. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Khánh (2002), Đôi nét về đất nước và con người Khánh Hòa trong lịch
sử, Khánh Hòa - Diện mạo văn hóa một vùng đất (Tập 4), Bảo tàng Khánh Hòa và
Chi hội Văn nghệ dân gian Khánh Hòa, tr 5-11.
27. Nguyễn Văn Siêu (1960), Phương Đình dư địa chí, Ngô Mạnh Nghinh dịch, Nxb Tự
Do, Sài Gòn.
28. Nguyễn Đình Tư, Non nước Khánh Hòa, Sông Lam xuất bản, 1969, tr. 120
29. Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
30. Nhiều tác giả (1998 - 2004), Khánh Hoà - Diện mạo Văn hoá một vùng đất (4 tập:
Tập 1 xuất bản năm 1998; Tập 2: xuất bản năm 2000; Tập 3: xuất bản năm 2001;
Tập 4: xuất bản năm 2004); Bảo tàng Khánh Hoà, Phân hội Văn nghệ dân gian
Khánh Hoà,
31. Nhiều tác giả (1989), Khánh Hòa ngày nay, Nxb Tổng hợp Phú Khánh.
32. Nhiều tác giả (2001), Yersin ở Nha Trang, Nxb Tổng hợp Khánh Hòa.
33. Quách Tấn (2008), Xứ Trầm Hương, Hội VHNT Khánh Hòa.
34. Quốc sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Phú Yên - Khánh
Hòa, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch (Bản đời Duy Tân), Nha Văn hóa - Bộ Văn hóa Giáo
dục, Sài Gòn.
35. Quốc sử quán triều Nguyễn (1971), Đại Nam nhất thống chí, Tập 3, Nxb Khoa học
Xã hội.
36. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập 3, Phạm Trọng
Điềm dịch (Bản đời Tự Đức), Nxb Thuận Hóa, Huế.
37. Sở Văn hóa Thông tin Khánh Hòa (2001), Diên Khánh, một vùng đất văn hóa.
38. Sở Văn hóa Thông tin Khánh Hòa (2007), Khánh Hòa – Địa chỉ văn hóa và danh
thắng.
39. UBND tỉnh Khánh Hòa (2003), Địa chí Khánh Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Viện Sử học (1971), Đại Nam nhất thống chí (Nhất thống), Tập 3, Nxb Khoa học xã
17
hội, Hà Nội.
Văn bản pháp quy
01. Luật Di sản văn hóa, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(28/2001/QH 10)
02. Luật Du lịch, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(44/2005/QH 11).
03. Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (32/2009/QH 12).
04. Luật Biển Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(18/2012/QH 13).
05. Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính Phủ về việc
ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
06. Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước.
07. Quyết định số 518/QĐ-TTg, ngày 22/04/2009 Thủ tướng Chính phủ về việc
công nhận thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh
Hoà.
08. Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hoá
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của
Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
09. Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây dựng
ban hành quy chế đánh và gắn biển số nhà
10. Nghị quyết số 08 –NQ/HĐND, ngày 11 tháng 8 năm 2016, Ban hành Chương
trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa từ nay đến 2020 và định hướng 2030.
15 Nội dung nghiên cứu của đề án:
- Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính Phủ
về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Căn cứ
Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hoá Thông
tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy
chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (ban hành kèm theo Nghị định
số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ); Căn cứ Quyết định số
05/2006/QĐ-BXD ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây dựng ban hành quy chế
18
đánh và gắn biển số nhà;
- Căn cứ Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND về Chương trình phát triển đô thị
Khánh Hòa đấn năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Căn cứ sơ đồ quy hoạch mạng lưới
giao thông đô của thành phố Nha Trang, Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện Diên
Khánh, Cam Lâm, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa.
Từ cơ sở pháp lý và thực tiễn Đề án tiến hành các Nội dung sau:
NỘI DUNG 1. Tổng quan một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đặt,
đổi tên đường, phố và công trình công cộng trong nước và tỉnh Khánh Hòa
Nội dung này cần tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản gồm:
• Cơ sở lý luận về việc đặt, đổi và xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý ngân
hàng tên đường phố và công trình công cộng;
• Các tiêu chí, nguyên tắc, phương pháp đặt tên đường phố và công trình công cộng
hiện nay;
• Kinh nghiệm đặt tên đường phố và công trình công cộng một số tỉnh thành trên cả
nước;
• Thực trạng đặt tên đường phố và công trình công cộng trên toàn tỉnh Khánh Hòa
hiện nay.
Sản phẩm Nội dung 1: Báo cáo chuyên đề “Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đặt,
đổi tên đường phố và công trình công cộng trên cả nước”.
NỘI DUNG 2. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tên đường phố và công trình công
cộng các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh đã được đặt tên
Nội dung này đề án tiến hành các bước tổng kiểm kê toàn bộ các tuyến đường đã
được đặt tên trên toàn tỉnh của 9/9 huyện, thị, thành phố của 140 xã, phường, thị trấn.
• Mỗi đơn vị có hồ sơ riêng và được xếp theo thể loại: Tên các anh hùng, vị
nhân của dân tộc, của tỉnh Khánh Hòa; tên địa danh, danh từ có ý nghĩa tiêu biểu; tên
di tích lịch sử - văn hóa – danh lam, thắng cảnh; tên phong trào cách mạng; sự kiện
lịch sử, chiến thắng tiêu biểu.
• Mỗi loại tên đường của các huyện, thị, thành phố được xếp theo thứ tự A,
B, C... để dễ phân biệt.
• Nội dung kiểm kê chi tiết theo mẫu phiếu điều tra
• Phân tích đánh giá kết quả tổng kiểm kê, phát hiện những tên đường phố
công trình công cộng trùng nhau, chưa đúng hoặc chưa hợp lý cân đối, cần đề xuất
19
Tải bản FULL (41 trang): https://bit.ly/3yT5y5k
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
điều chỉnh.
Sản phẩm của Nội dung 2: Báo cáo chuyên đề Kết quả kiểm kê, phân loại, đánh giá
tình trạng tên đường phố, công trình công cộng của 9 huyện, thị, thành phố trên toàn
tỉnh.
NỘI DUNG 3. Nghiên cứu xác lập ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường phố, công
trình công cộng và Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tên đường phố và
công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
3.1. Nghiên cứu xác lập hồ sơ ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường mới
- Nội dung này, căn cứ Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm
2020 định hướng đến 2030, theo Nghị quyết số 08/2016-HĐND, ngày 11 tháng 8 năm
2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa VI, kỳ họp thứ 2; Chương trình phát triển đô
thị; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố đến năm 2020
định hướng đến 2030 để xây dựng nhu cầu đặt tên đường phố và công trình công cộng
cho từng đơn vị.
- Trên cơ sở nguồn tư liệu các công trình nghiên cứu tiêu biểu: Địa chí Khánh
Hòa 2010; Khánh Hòa Xứ Trầm Hương của Quách Tấn; Non nước Khánh Hòa của
Nguyễn Đình Tư; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa; Lịch sử Đảng bộ của 9/9/huyện,
thị xã, thành phố; Văn hóa qua địa danh Khánh Hòa của Huỳnh Lê Thị Xuân Phương;
Lịch sử lực lượng Vũ trang tỉnh Khánh Hòa... mời các nhà khoa học sưu tầm nghiên
cứu viết hồ sơ khoa học tên đường mới, đảm bảo các tiêu chí sát với tình hình thực
tiễn của địa phương và tỉnh Khánh Hòa.
• Dự kiến sưu tầm, nghiên cứu lập khoảng 350 hồ sơ tên đường mới cho 9/9
huyện, thị, thành phố đưa vào ngân hàng tên đường của tỉnh khi cần đặt tên đường
mới.
• Mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 dữ liệu ngân hàng tên đường riêng để
phục vụ cho việc đặt tên đường trong thời gian tới.
• Hồ sơ 350 tên đường mới gồm:
- Tiểu sử lãnh tụ, các anh hùng, liệt sĩ, lãnh tụ, người có công với đất nước và
liên quan đến vùng đất tỉnh Khánh Hòa;
- Tiểu sử danh nhân văn hóa lịch sử, danh nhân cách mạng, khoa học kỹ thuật,
anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu của Khánh Hoà...
- Tiểu sử địa danh, danh lam – thắng cảnh tiêu biểu ở Khánh Hòa.
3.2. Nghiên cứu xác lập ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường, phố và công trình
20
Tải bản FULL (41 trang): https://bit.ly/3yT5y5k
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bao gồm:
- Tên đường, phố và công trình công cộng các huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh
đã được đặt tên: khoảng 3000 tên;
- Đưa và danh mục ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng mới chưa
đặt tên (tối thiểu 350 tên mới).
Tên đường, phố và công trình công cộng các huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh
đã đặt tên và chưa đặt tên cần có thông tin tóm tắt gọn, rõ về tiểu sử, nguồn gốc; dẫn
liệu nguồn tham khảo; cấp quản lý: tỉnh, huyện, xã... lộ giới, chỉ giới...
Nội dung này cần thực hiện các yêu cầu:
• Đảm bảo tính toàn diện, cân đối: Việc đặt tên đường phố và công trình công
cộng cần phải đảm bảo tính toàn diện và cân đối giữa các nhóm tên đường, giữa các
thời kỳ lịch sử, giữa tính tiêu biểu phổ biến. Chọn lựa thứ tự ưu tiên theo thời gian.
• Đảm bảo tính quan hệ về nội dung: Những tên có mối liên hệ gần gũi về nội
dung, tính chất, thời gian hay các mối quan hệ khác về lịch sử, văn hoá, xã hội thì
được đặt cho những tuyến đường hay cụm đường nằm gần nhau, hoặc liên thông
với nhau. Cần đặc biệt chú ý các tên đường gắn với địa danh văn hoá truyền thống,
các di tích lịch sử văn hoá...
• Đảm bảo tính đặc thù: Để tên đường, CTCC góp phần làm nổi bật tính đặc thù
của quê hương, địa phương gắn liền với truyền thồng lịch sử, cách mạng, văn hoá
đặc sắc, độc đáo, cần đặc biệt chú ý đến các nhân vật quê quán ở tỉnh Khánh Hòa.
• Đảm bảo tính thống nhất: Việc đặt tên đường phố và công trình công cộng
không tạo nên sự phức tạp trong quá trình quản lý và ảnh hưởng tâm lý người dân.
• Tạo danh mục tên đường phố và công trình được lựa chọn, lưu trữ có thể sử lâu
dài và khi cần thiết cho việc đặt tên đường phố, công trình công cộng cần đặt cho
9/9 huyện, thị, thành phố.
• Ngân hàng tên đường được xếp loại theo các tiêu chí (mục một nội dung hai) và
thứ tự A, B, C...
• Hồ sơ đầy đủ của mỗi tên được đưa vào danh sách tạo lập cơ sở dữ liệu.
• Trước lúc nhập dữ liệu đưa vào Ngân hàng tên đường, phải biên tập tên, lịch sử
địa danh, công trình, nhân vật tiêu biểu để đặt, đổi tên đường.
3.3. Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tên đường, phố và công trình công
cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
21
7937461

More Related Content

Similar to đề áNxây dựng ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh khánh hòa

Similar to đề áNxây dựng ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh khánh hòa (20)

Luận văn: Cung văn hoa thể thao dưới nước – Dương Kinh, HAY
Luận văn: Cung văn hoa thể thao dưới nước – Dương Kinh, HAYLuận văn: Cung văn hoa thể thao dưới nước – Dương Kinh, HAY
Luận văn: Cung văn hoa thể thao dưới nước – Dương Kinh, HAY
 
Luận Văn Cung Văn Hóa Thể Thao Dưới Nước Dương Kinh.doc
Luận Văn Cung Văn Hóa Thể Thao Dưới Nước Dương Kinh.docLuận Văn Cung Văn Hóa Thể Thao Dưới Nước Dương Kinh.doc
Luận Văn Cung Văn Hóa Thể Thao Dưới Nước Dương Kinh.doc
 
Tran Hung Dao commercial street
Tran Hung Dao commercial street  Tran Hung Dao commercial street
Tran Hung Dao commercial street
 
Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài...
Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài...Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài...
Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài...
 
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá quản lý hoạt động của trung tâm v...
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá quản lý hoạt động của trung tâm v...Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá quản lý hoạt động của trung tâm v...
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá quản lý hoạt động của trung tâm v...
 
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAYLuận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.docCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ubnd huyện thanh oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ubnd huyện thanh oai.docCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ubnd huyện thanh oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ubnd huyện thanh oai.doc
 
1. slide que huong namson-2019
1. slide que huong namson-20191. slide que huong namson-2019
1. slide que huong namson-2019
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂM
 
Khóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
Khóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.docKhóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
Khóa Luận Khai Thác Tuyến Phố Cổ Hà Nội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch.doc
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Hội An,...
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Hội An,...Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Hội An,...
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Hội An,...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Làng Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hội An ...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Làng Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hội An ...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Làng Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hội An ...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Làng Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hội An ...
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 

More from jackjohn45

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 

đề áNxây dựng ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh khánh hòa

  • 1. ỦYBAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA SỞ VĂN HÓAVÀ THỂ THAO ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa Chủ nhiệm đề án: ThS. Lê Văn Hoa Nha Trang, tháng 03/2017 1
  • 2. THUYẾT MINH ĐỀ ÁN KHOA HỌC CẤPTỈNH I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN 1 Tên đề án: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊABÀN TỈNH KHÁNH HÒA 1a. Mã số của đề án: ĐA-2017-50703-ĐL 2 Loại đề án: - Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình), Mã số: -  Độc lập - Khác (ghi rõ tên) 3 Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 4 năm 2019) 4 Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí: Từ ngân sách sự nghiệp khoa học - Từ nguồn tự có của tổ chức: - Từ nguồn khác: 5 Phương thức khoán chi: □ Khoán đến sản phẩm cuối cùng Khoán từng phần 6 Chủ nhiệm đề án: Họ và tên: LÊ VĂN HOA Ngày, tháng, năm sinh: 1966 Nam/ Nữ: Nam Học hàm, học vị: Thạc sĩ. Chức danh khoa học: Chức vụ: Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa Điện thoại của tổ chức: 058.3563441 Nhà riêng: Mobile: 0914252623 Fax: 0583822260 E-mail: lehoant@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa. Địa chỉ tổ chức: 01 Ngô Quyền, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.. Địa chỉ nhà riêng: 120/19 Nguyễn ThiệnThuật, TP Nha Trang, Khánh Hòa 7 Thư ký đề án: Họ và tên: TRẦN NGỌC QUYỀN 2
  • 3. Ngày, tháng, năm sinh: 25-10-1977 Nam/ Nữ: Nam Học hàm, học vị: Cao học Chức vụ: Chuyên viên Điện thoại của tổ chức: (058) 3860.880 Mobile: 0979.414077 E-mail: qtran75dlkh@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa và Du lịch Tâm linh Khánh Hòa Địa chỉ tổ chức: 54 Sinh Trung, TP Nha Trang, tỉn Khánh Hòa. Địa chỉ nhà riêng: Tổ 15, thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang. 8 Tổ chức chủ trì đề án 2 : Tên tổ chức chủ trì đề án: Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa Điện thoại : 0583.822.229 Fax : 058.3822229 E-mail: svhtt@khanhhoa.gov.vn Website : svhttdl.khanhhoa.gov.vn Địa chỉ: 01 Ngô Quyền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Khắc Hà Số tài khoản: 3713.0.108.0913.00000 3711.0.108.0913.00000 Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Kho Bạc tỉnh Khánh Hòa Cơ quan chủ quản đề án: 9 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề án: 1. Tổ chức 1: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – VIỄN THÔNG KHÁNH HÒA Cơ quan chủ quản: Bưu chính – Viễn Thông Khánh Hòa Điện thoại: 058.33561234 Fax: Địa chỉ: Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Thanh Giang Số tài khoản: 102010000583255 Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: TMCP Công Thương VN chi nhánh Khánh Hòa 2. Tổ chức 2 : 2 Tổ chức đăng ký chủ trì đề án là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề án 3
  • 4. 10 Các cán bộ thực hiện đề án: (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề án, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề án. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký) Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung công việc tham gia Thời gian làm việc cho đề án (Số tháng quy đổi) 1 ThS. Lê Văn Hoa Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa Chủ nhiệm đề án Chịu trách nhiệm chung 18 tháng 2 Nhà văn. Giang Nam Nguyên Phó CT.UBND tỉnh Chuyên gia đánh giá, tổng hợp, phân tích lập hồ sơ tên đường 9.5 tháng 3 ThS. Nguyễn Phan Nguyên Thái Trung tâm Công nghệ Thông tin – Viên Thông Khánh Hòa Xây dựng CSDL và ngân hàng tên đường 9.5 tháng 4 CN. Đặng Quốc Văn Phòng Văn hóa và Thông tin Cam Ranh Nhập liệu, xây dựng CSDL và ngân hàng tên đường 10.5 tháng 5 ThS. Lê Tuấn Anh Trưởng phòng QLDS Văn hóa – Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế Nhập liệu, xây dựng CSDL và ngân hàng tên đường 9.5 tháng 6 CN. Trần Hạnh Huy Phòng VHTT huyện Diên Khánh Tham gia kiểm kê, viết báo cáo tổng hợp 9.5 tháng 4
  • 5. 7 CN. Luyện Mạnh Cường Hội Bảo tồn DS văn hóa Điền dã, báo cáo kiểm kê, lập hồ sơ 9.5 tháng 8 CN. Trần Ngọc Quyền Hội Bảo tồn DS văn hóa Điền dã, báo cáo kiểm kê, lập hồ sơ 9.5 tháng 9 CN. Nguyễn Thị Thương Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa Điền dã, báo cáo, biên tập. 9.5 tháng II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 11 Mục tiêu của đề án: Mục tiêu chung: Xác lập ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng nhằm phục vụ đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 12 Tình trạng đề án: Mới X Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả X Kế tiếp nghiên cứu của người khác 13 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề án: 13.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề án 13.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến án a. Một số đề án đặt tên đường của các tỉnh thành trên toàn quốc Trên địa bàn cả nước hiện nay đã có nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai đề án đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng; xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng tên đường tiêu biểu như thành phố Hà Nội, thành phố Huế, thành phố Cần Thơ, đã triển khai đề án: - Thành phố Hà Nội: Việc đặt, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng của Hà Nội có nhiều kết quả đáng khích lệ. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước có quy chế tạm thời cho công tác này, kể từ sau năm 1954. Chính nhờ đó, tính nhất quán, tính khoa khọc, bài bản, nề nếp đã sớm có để làm cơ sở cho sau này. Cơ quan thường trực cho hội đồng đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng là Sở Văn hóa - Thông tin trước đây, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng được một ngân hàng dữ liệu khá phong phú với yêu cầu khoa học tương đối cao để phục vụ cho công tác này một cách chủ động. Đến năm 2016 đã đặt tên cho 860 đường, phố, trong đó 425 tuyến đường mang tên 5
  • 6. danh nhân, chiếm 49,4%. Đây là một tỷ lệ quá lớn, trong khi tiêu chí về danh nhân còn rất nhiều điều phải thảo luận, nhiều lĩnh vực khác chưa được quan tâm thích đáng (nghề cổ truyền, di tích lịch sử văn hóa, sự kiện lịch sử), nhiều tên gọi trong số này bị trùng lặp. Một số đường phố trước đây là tên địa danh, làng nghề, phố nghề, sự kiện…, sau được đổi thành tên danh nhân, không đem lại hiệu ứng tốt cho xã hội. Theo Tiến sĩ Phạm Quốc Quân1 : Vấn đề đặt ra cho các đô thị mới cũng có nhiều điều đáng nói. Đó là, sự thiếu nhất quán trong cách đặt tên. Đó là sự tràn lan những tên gọi nước ngoài, mang nặng tính tự phát, gây một sự phản cảm ghê gớm trong công chúng. Trong các khu đô thị mới ấy, việc đặt tên đường, tên phố như thế nào cũng cần được sớm thống nhất và triển khai để tiện ích cho người dân và đảm bảo cho công tác quản lý đô thị. Việc đặt tên đường, phố ở các làng xã và đô thị hóa thành phường, đường giao thông nông thôn, những tuyến đê có kết hợp giao thông… cũng là những vấn đề đặt ra, khi số lượng ấy ngày càng nhiều trước chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước và của Hà Nội. - Thành phố Cần Thơ Là tỉnh gần như đầu tiên xây dựng Đề án số 1500/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2009, về việc đặt đổi, đặt tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, từ khi có Đề án 1500 đến nay2 , thành phố có thêm 47 tuyến đường được đặt tên, đổi tên. Nhìn chung, việc đặt tên, đổi tên đường tương đối kịp thời. Tuy nhiên, việc đặt tên đường phố và công trình công cộng còn nhiều khó khăn. Từ năm 2009 đến năm 2015, chỉ có 06 công trình công cộng được đặt tên. Tính chung, hiện nay thành phố có 202 trường học, 19 chợ, 44 cây cầu, 4 bệnh viện, 1 quảng trường được đặt tên, 02 công viên, 01 cây cầu. Đề án 1500, công tác đặt tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhân dân đồng tình. Đề án đặt tên đường phố và công trình công cộng đã góp phần đáp ứng nhu cầu quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo sự thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch về kinh tế- văn hóa- xã hội, góp phần giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nêu cao tinh thần yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, Đề án 1500 còn một số quy định chưa rõ ràng, gây khó trong thực hiện, nên cần điều chỉnh, bổ sung, như: quy trình, thủ tục ở cấp quận về việc lấy ý kiến tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn; tiêu chí xác định nhóm đường và công trình công cộng; quy trình, thủ tục lập dự toán kinh phí khảo sát, thống kê, lập hồ sơ đặt tên đường phố và công trình công cộng... Qua báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ cho biết, số lượng đường và công trình công cộng được đặt tên, đổi tên không nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Nguyên nhân là do sự phối hợp giữa các cấp, các ngành thành phố trong tham mưu triển khai thực hiện Đề án còn chậm, chưa chặt chẽ; các quận, huyện còn lúng túng 1 Đặt đổi, tên đường phố ở Hà Nội, http://thegioidisan.vn/. 2 Đề án triển khai năm 2009 và nghiệm thu năm 2012 và báo cáo năm 2015. 6
  • 7. trong quá trình thực hiện; lãnh đạo một số quận, huyện chưa có sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, chưa xem công tác đặt tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn là công việc thường xuyên cần thực hiện... Bên cạnh đó, còn do các quy trình, thủ tục đặt tên đường phố và công trình công cộng cần nhiều thời gian mới hoàn thành; nhiều tuyến đường, công trình công cộng đã, đang xây dựng chưa được cơ quan chủ quản, chủ đầu tư bàn giao cho địa phương, nên thiếu cơ sở đề nghị đặt tên, đổi tên; một số công trình công cộng đã được các chủ đầu tư tự đặt tên mà chưa thông qua quy trình đặt tên, đổi tên theo quy định... - Thành phố Huế Việc đặt tên đường phố và công trình công cộng của thành phố Huế từ năm 1977 đến năm 2014 đã có 7 lần đặt đổi tên đường phố. Thành phố Huế đã nhiều lần tiến hành điều chỉnh và đặt tên đường, đến năm 2015 trên địa bàn thành phố đã có 361 tuyến đường đã có tên. Tuy nhiên những năm qua đô thị Huế không ngừng phát triển, nhiều khu định cư được mở rộng, nhiều khu quy hoạch mới ra đời, nhiều công trình cơ sở hạ tầng đô thị được cải tạo và xây dựng nên đã xuất hiện thêm nhiều tuyến đường mới nhưng chưa có tên3 . Một tiêu chí mang tính thống nhất được xác lập lâu nay khi toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đó là, các tên đường dù đặt tên ở bất cứ địa phương nào trên địa bàn toàn tỉnh cũng không được trùng lặp với nhau. Đây được xem là một tiêu chí rất thiết thực và hiệu quả cao vừa giúp cho công tác quản lý đô thị được chặt chẽ, đảm bảo hơn, đồng thời giúp cho nhân dân rất thuận lợi trong việc giao dịch, liên lạc. Trong thực tế, nếu cứ để tình trạng ngày càng xuất hiện các đường ngắn, nhỏ... trên tất cả các khu đô thị, khu quy hoạch... với yêu cầu cũng được đặt tên như hiện nay thì liệu ngân hàng tên đường, phố của tỉnh có đáp ứng được không? Đây là vấn đề cần được quan tâm, xem xét một cách kỹ lưỡng. Để giải quyết những bất cập nêu trên, chúng tôi thiết nghĩ, các cấp, các ngành chức năng và các địa phương khi tiến hành mở rộng quy mô đô thị, quy hoạch mới các khu đô thị, khu dân cư tập trung... cần quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông để vừa đảm bảo tính hài hòa của đô thị, dễ dàng trong công tác quản lý, đồng thời, tạo thuận lợi cho việc đặt tên đường dễ dàng hơn. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn khi xây dựng đề án phân bổ quỹ tên đường cho các đô thị cần chú trọng đến việc xác lập một số tiêu chí cụ thể về các tiêu chuẩn đường được đặt tên để giúp cho các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu đề ra. Tất nhiên, khó tạo được một sự hợp lý tuyệt đối, có những trường hợp cần phải trao đổi, xem xét thận trọng. Đường phố còn tiếp tục biến động trong quá trình phát triển. Nhưng nếu chúng ta quyết tâm sửa những điều chưa phù hợp, chọn cách đặt tên đường gắn với những sự kiện lịch sử đã để lại dấu ấn trên vùng đất này. Việc làm của chúng ta sẽ có tác dụng tăng cường ý thức gìn giữ, bảo vệ và phát huy những di sản lịch sử và văn hóa 3 Theo số liệu Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên – Huế năm 2015 7
  • 8. của dân tộc ở Huế; sẽ tạo ra một nét độc đáo, rất Huế, rất hấp dẫn đối với những người nghiên cứu và khách tham quan du lịch. - Việc đặt tên đường phố và công trình công cộng để đáp ứng công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hoá, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ. - Về việc công bố, giới thiệu tên các đường, phố, CTCC của một số địa phương trên trang thông tin điện tử các tỉnh, thành như: + Sử dụng mã nguồn của map.google, vietbando.vn hoặc thiết kế từ các phần mềm: corel draw, mapinfo, flash media… và xây dựng chuyên mục bản đồ hoặc tuyến phố chung trên Cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh, thành phố có tên miền: <tên tỉnh, quận, huyện, thành phố…>.gov,vn theo quy định của Chính phủ. + Có một số chuyên mục các trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh: Chuyên trang Dành cho du khách thuộc Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên – Huế (http://www.thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-duong-pho), trang tin điện tử thành phố Cần Thơ (http://cantholib.org.vn: 2010/) được xây dựng theo bộ từ điển (ABC). Doanh nghiệp, du khách, công dân muốn tham khảo, tìm kiếm một tuyến đường dễ dàng. Khi chọn tên một tuyến đường, trên trang sẽ xuất hiện các thông tin: tiểu sử, sự kiện về tên đường, các thông số liên quan: chiều dài, lộ giới, điểm đầu, điểm kết thúc; một số hình ảnh nổi bật của tuyến đường đó. + Các địa phương nói trên việc sử dụng một số chương trình tin học thông dụng: M.Word, M. Excel,... để lưu trữ, số hóa ngân hàng tên đường của địa phương mình để khi cần có thể tham khảo, đối chiếu rất thuận lợi. Từ thực tế kinh nghiệm việc đặt đổi và xây dựng ngân hàng tên đường của các tỉnh, thành phố nói trên đã có những thuận lợi và tác dụng rất lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đặc biệt thuận lợi cho giao dịch, đi lại của nhân dân. * Một số điểm còn hạn chế đối với một số tên đường khi xây dựng ngân hàng: - Một số ngân hàng chỉ nêu được tên danh nhân, sự kiện, địa danh chứ chưa đầy đủ thông tin cần thiết để người đọc tham khảo, từ đó giảm hiệu quả giáo dục, tuyên truyền. Cơ sở dữ liệu đóng làm cho người tham khảo và người quản lý, sử dụng khó thực hiện. - Số lượng không nhiều so với nhu cầu mang tính dài hơi: Thị xã Đông Triều (400 tên), thành phố Cần Thơ (364), thành phố Bắc Ninh (400)... - Tên đường giao thông nông thôn được lấy từ tên các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa lớn để đặt do đó đôi lúc gây nên phản cảm do lối sống nông thôn đã hình thành thói quen không phải thay đổi một sớm một chiều. Hầu hết các tỉnh đều đã thực hiện triển khai xây dựng bộ tiểu sử danh nhân, địa 8
  • 9. danh văn hóa – lịch sử để phục vụ cho công tác đặt tên đường, phố, công trình công cộng của địa phương mình. Tuy nhiên các địa phương cũng chỉ thực hiện sưu tầm, biên soạn để đáp ứng cho từng thời điểm, cho việc đặt tên đường ngay bấy giờ chứ chưa thực sự có bộ ngân hàng tên triển khai một cách đồng bộ, hệ thống. Do đó, “tầm vóc” của một số tuyến đường, CTCC chưa thực sự phù hợp với quy mô: chiều dài, lộ giới, vị trí địa lý… của những tuyến đường. Do vậy, không thể tránh khỏi “độ vênh” nhất định đối với tên của các danh nhân, địa danh được đặt trước và những tuyến đường phố, CTCC được bổ sung thời gian sau này. Đối với các chuyên khảo, công trình nghiên cứu về địa danh liên quan đến địa bàn tỉnh Khánh Hòa và trong nước khi áp dụng để xây dựng ngân hàng tên đường có thể liệt kê một số tác phẩm/công trình tiêu biểu sau: Địa danh các đơn vị hành chính ngày xưa, nổi bật có Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra (khuyết danh) do Dương Thị The và Phạm Thị Thoa biên dịch (1981), Từ vựng làng xã ở Bắc Kỳ (Nomenclature des communes du Tonkin – classées par cantons, phu, huyen ou chau et par provinces) do Ngô Vi Liễn biên soạn (1928). Các công trình Địa danh Việt Nam, Một số vấn đề về địa danh học ở Việt Nam của Nguyễn Văn Âu… đã nêu vấn đề lý luận về địa danh, địa danh học và nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận địa lý-lịch sử và văn hóa. Riêng Nguyễn Quang Ân với Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1947-1997, trình bày cụ thể quá trình thay đổi địa danh nước ta (xã, phường, thị trấn) trong hơn 50 năm qua kể từ ngày nước ta giành được độc lập. Một số công trình nghiên cứu lý luận về vấn đề địa danh hiện nay như Từ điển địa danh thành phố Sài gòn - Hồ Chí Minh, Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh; Từ điển Từ nguyên địa danh Việt Nam của Lê Trung Hoa, Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (Sơ bộ so sánh với địa danh một số vùng khác), Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn của Nguyễn Kiên Trường, Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Từ Thu Mai, Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lak, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Trần Văn Dũng. Đặc biệt, trong số đó công trình nghiên cứu lý luận tương đối hoàn chỉnh về vấn đề địa danh học hiện nay là Địa danh học Việt Nam của Lê Trung Hoa. Đặc biệt có luận án Tiến sĩ Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Nguyễn Nhã có tên đầy đủ các đảo thuộc huyện Trường Sa (Khánh Hòa). Ngoài ra còn có một số tài liệu liên quan viết về danh nhân, địa danh như: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (Bộ cũ và Bộ mới tái bản năm 2006)); Danh tướng Việt Nam (tập 1), Nguyễn Khắc Thuần (Nhà xuất bản Giáo Dục năm 1996); Từ điển Địa danh văn hóa và 9
  • 10. thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thành Chương, Bùi Thiết (NXB Khoa học Xã hội, năm 2003); Việt Nam Danh nhân Từ điển của Nguyễn Huyền Anh (Nhà xuất bản Khai Trí, năm 1972)… những bộ sách lớn của các nhà xuất bản có liên quan đến thông tin của đề án như: Bách khoa tri thức phổ thông; Từ điển văn học; Danh tướng Quân đội nhân dân Việt Nam… * Một số đề án đặt tên đường, công trình công cộng của các tỉnh thành nói trên, là cơ sở kinh nghiệm để nhóm thực hiện xây dựng Đề án và triển khai tốt các nội dung, mục tiêu đề ra. b. Một số công trình nghiên cứu trong tỉnh liên quan đến đề án Công trình đầu tiên có đề cập đến lịch sử, văn hóa, địa danh Khánh Hòa là Phủ biên tạp lục của tác giả Lê Quý Đôn. Tác phẩm được biên soạn vào năm 1776. Sách gồm 6 phần: (1)Lịch sử khai thác hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam; (2) Núi sông, thành lũy, đường sá, quán, trạm...; (3) Ruộng công, ruộng: số lượng, sản phẩm, thuế lệ, quan chế, quân chế, phu phen, tạp dịch...; (4) Thượng du, biên phòng, thuế đò, thuế chợ, thuế mỏ, vận chuyển; (5) Nhân tài, thơ văn; (6) Phẩm vật, phong tục. Sách có giá trị nhiều mặt về sử học, địa lý, xã hội, văn hóa. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã nhắc đến một số địa danh của tỉnh Khánh Hòa như Bình Khang, Nha Trang, Diên Khánh (Khánh Hòa ngày nay). Tiếp đến là bộ sách Đại Nam nhất thống chí là bộ sách dư địa chí – lịch sử của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, trong đó Đại Nam nhất thống chí (tập 3), viết về tỉnh Khánh Hòa với các mục: phân dã, dựng đặt diên cách, hình thế, khí hậu, phong tục thành trì, hộ khẩu, tô ruộng, núi sông, cổ tích, cửa quan và tấn sở, nhà trạm, chợ và quán, cầu cống, đền miếu, chùa quán, nhân vật, liệt nữ, thổ sản. Một số địa danh như núi Đại An, vụng Nha Trang, núi Tam Phong, sông Vĩnh An, sông Phú Lộc, đảo Bình Nguyên, tấn Cù Huân... được liệt kê trong tác phẩm này. Đặc biệt, công trình Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Khánh Hòa của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, qua việc mô tả và ghi nhận quyền sở hữu từng mảnh ruộng đất do các quan lại phụ trách ngày xưa, đã phần nào đề cập đến vấn đề địa danh như: cách đặt tên xã, thống kê danh mục hành chính Hán - Việt của tỉnh Khánh Hòa lúc bấy giờ (gồm 175 danh mục hành chính). Các tác phẩm tiêu biểu ở Khánh Hòa đề cập đến vấn đề lịch sử - địa danh như Xứ Trầm Hương của Quách Tấn, Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư, Địa chí Khánh Hòa của tập thể những nhà nghiên cứu Khánh Hòa trên nhiều lĩnh vực... Xứ Trầm Hương của Quách Tấn là công trình ghi chép những cái hay cái đẹp của Khánh Hòa về mặt thiên nhiên cũng như về mặt xã hội, con người. Công trình thiên về phong cảnh, cổ tích, giai thoại, huyền thoại là “những cái thuộc về dễ mất đi” như tác giả nhận định. Tác phẩm thiên về tập du ký hơn là biên khảo, nghĩa là nhân dịp đi chu du khắp 10
  • 11. nơi mà ghi lại những điều mắt thấy tai nghe về non nước Khánh Hòa; tên của những phong cảnh đẹp đó cũng là những địa danh nổi tiếng của Khánh Hòa [Quách Tấn 2002: 6]. Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư cũng vậy, theo tác giả, đây là cuốn địa phương chí khảo cứu về địa lý và lịch sử của tỉnh, những câu thơ, bài ca, những chuyện hoang đường huyền thoại được đưa vào “chẳng qua là một lớp đường mỏng bọc ngoài viên thuốc thôi” [Nguyễn Đình Tư 2003: 11]. Trong tác phẩm, tác giả nêu một số địa danh về tên làng xã, tên đường sá, tên các đơn vị hành chính, tên những con đường tại thị xã Nha Trang năm 1966. Đây cũng là một cơ sở để người làm đề tài nghiên cứu về sự thay đổi một số địa danh qua từng thời kỳ. Địa chí Khánh Hòa là “bách khoa thư về Khánh Hòa”, công trình nghiên cứu khoa học tổng hợp, toàn diện, quy mô được biên soạn với sự phối hợp của đông đảo các nhà nghiên cứu, các vị lão thành cách mạng, các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương về địa lý tự nhiên, dân cư, lịch sử và truyền thống đấu tranh yêu nước, các thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh. Trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa dân gian, ở Khánh Hòa xuất hiện rất nhiều công trình, bài viết của tác giả hoặc tập thể các tác giả như Lê Quang Nghiêm, Trần Quốc Vượng, Quách Giao, Trần Việt Kỉnh, Nguyễn Công Bằng, Ngô Văn Ban, Nguyễn Viết Trung, Thái Thị Hoàn... Bên cạnh phản ánh vốn văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể ở vùng đất Khánh Hòa, các tác giả phần nào giới thiệu lịch sử, văn hóa đất nước con người, địa danh tiêu biểu của địa phương. Công trình Khánh Hòa - Diện mạo văn hoá một vùng đất (10 tập) của Chi hội Văn nghệ dân gian Khánh Hòa (4 tập đầu đã xuất bản từ năm 1998 - 2004, 6 tập còn lại dưới dạng bản thảo) - là công trình lớn của nhiều tác giả giới thiệu về Khánh Hòa thông qua các biểu hiện văn hoá vật thể và phi vật thể. Tập 1 giới thiệu mảnh đất và con người Khánh Hòa; các tập 2, tập 3, tập 4 đi sâu nghiên cứu những vấn đề lĩnh vực khảo cổ và văn hoá tộc người. Trong quá trình giới thiệu, vấn đề địa đanh cũng được tìm hiểu và đề cập. Một số tác phẩm khác đề cập đến địa danh như: Diên Khánh, những di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Diên Khánh [2003]. Khánh Hòa, địa chỉ văn hóa và danh thắng của Sở Văn hóa Thông tin Khánh Hòa [2007], Khánh Hòa, di tích – danh thắng tiêu biểu của Trung tâm quản lý di tích và danh lam thắng cảnh [2011]... Gần đây nhất là đề tài khoa học cấp tỉnh đã được nghiệm thu: Đề tài về địa danh văn hóa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện, Thạc sĩ Huỳnh Lê Xuân Phương là chủ nhiệm đề tài đã được nghiệm thu năm 2015; công trình nghiên cứu và biên soạn Dư địa chí Khánh Hòa đến năm 2010. Một số công trình nghiên cứu lịch sử truyền thống cách mạng của tỉnh Khánh Hòa như: Lịch sử Đảng bộ Khánh Hòa 1930 – 2005; lịch sử đảng bộ Tp Nha Trang, Ninh Hòa, 11
  • 12. Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn...; hồi kí của các nhân chứng trong hai cuộc kháng chiến... * Những công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa địa danh tiêu biểu có giá trị nói trên là cơ sở giúp cho nhóm thực hiện đề án có nhiều tư liệu kế thừa thực hiện tốt đề án này. 13.1.2. Thực trạng về hệ thống đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Hệ thống đường phố, CTCC trên địa bàn tỉnh qua nhiều thời kỳ đặt, đổi tên, đã từng bước ổn định, góp phần đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa xã hội; góp phần giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; tên đường và CTCC được đặt và sử dụng ngày càng quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức, tình cảm của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đường, phố và công trình công cộng (CTCC) là một bộ phận hợp thành, gắn bó mật thiết với quá trình phát triển đô thị. Trong đó có nhiều tuyến đường đã được đặt tên, còn hàng trăm tuyến đường ở khắp địa bàn toàn tỉnh chưa được phân loại để đặt tên. Kể cả các CTCC như: trường học, bệnh viện, cầu, chợ, sân vận động... Phần nhiều các CTCC chưa được đặt tên hoặc được gọi theo tên của đơn vị hành chính hoặc tên gọi tự phát do nhân dân địa phương tự gọi... Tuy nhiên, việc đặt tên đường và CTCC thời gian qua chưa theo kịp với tốc độ đô thị hóa và phát triển của hệ thống giao thông. Nhiều tuyến đường và CTCC được xây dựng hoàn chỉnh nhưng chưa được đặt tên; một số tên không còn tương xứng với quy mô của đường hoặc bất hợp lý về độ dài, ngắn, nhưng chậm được sửa đổi; việc sử dụng các địa danh, sự kiện lịch sử, danh nhân, anh hùng... tại chỗ để đặt tên đường và CTCC còn ít. Tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do tỉnh chưa thực hiện Đề án đặt tên, đổi tên đường và CTCC, gắn với xây dựng Ngân hàng tên đường và CTCC; chưa đưa việc đặt tên, đổi tên đường và CTCC trở thành việc làm thường xuyên, nề nếp, khoa học, đáp ứng kịp thời tiến trình đô thị hóa. Những đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội đều có chung một tình trạng là việc đặt tên đường, tên phố rất lộn xộn. Quan điểm khi triển khai Đề án là cần phải có dự báo và xây dựng ngân hàng cơ sở dữ liệu tên đường, CTCC theo quy hoạch đã được phê duyệt. Nếu không có dự báo trước cho những khu vực đô thị thì sẽ không tránh khỏi tình trạng lộn xộn, bất cập Nếu không có quy hoạch thì không tính được sự tương thích giữa cơ sở hạ tầng, quy mô, chỉ giới… của những tuyến đường với những nhân vật cụ thể. Có những nhân vật tầm ảnh hưởng về mặt giáo dục, lịch sử, khoa học... rất lớn có khi để tên ở những đường nhỏ, 12
  • 13. những nhân vật nhỏ lại đặt tên cho đường lớn. Việc đặt tên đường, tên phố cũng hay có sự thay đổi, có những tên cũ rất hay, rất phù hợp lại bị đổi tên làm phá vỡ quy hoạch. Có một thực tế nữa là việc đặt tên đường bằng tên những danh nhân hiện nay ở trong tình trạng lạm dụng. Có những người chưa đến tầm cũng được đặt tên, thậm chí có những tên đường của nhân vật mà ở địa danh xa lạ nào đó sẽ gây ra tình trạng phân vân, thắc mắc của một số bộ phận công dân khi nhắc đến tuyến đường đó. Việc có quỹ, ngân hàng tên đường, tên phố cần tính toán làm sao có nghiên cứu công phu, tỉ mỉ với những nhân vật, lý lịch trích ngang, làm được những thảo luận trước khi đưa vào ngân hàng dữ liệu. Không có quy hoạch, dự báo thì việc đặt tên đường chỉ được giải quyết theo kiểu tình huống. 13.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề án * Cơ sở pháp lý thực hiện đề án - Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính Phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; - Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ); - Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây dựng ban hành quy chế đánh và gắn biển số nhà; Căn cứ sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông đô của thành phố Nha Trang, Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa. - Căn cứ Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND về Chương trình phát triển đô thị Khánh Hòa đấn năm 2020, tầm nhìn đến 2030. * Cơ sở thực tiễn - Khánh Hòa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, hiện nay toàn tỉnh có 9 huyện, thị, thành phố với 140 xã, phường và 992 tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Những năm qua việc đặt tên đường ở Khánh Hòa đã được triển khai và đáp ứng nhu cầu phát triển văn minh đô thị gắn với xây dựng Nông thôn mới nhiều tuyến đường được mở mang, bê tông hóa... Song việc đặt tên đường của một số địa phương chưa đáp ứng kịp thời, còn lúng túng, tên đường trùng lặp, nhiều tuyến đường đặt tên chưa bám sát lịch sử văn hóa, nhân vật của địa phương, còn vay mượn ở các địa phương khác, làm cho thông tin thiếu chính xác, không khoa học... 13
  • 14. - Thực hiện đề án xây dựng ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng ở Khánh Hòa, nhóm tác giả cần phải bám sát tên, tuổi các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận. - Do vậy, vấn đề đặt ra của đề án, thống kê tư liệu hóa, rà soát, hệ thống, tổng hợp, đánh giá, phân loại các tên đường trên toàn tỉnh đã đặt và chưa đặt, để có dữ liệu tên đường cho phù hợp lịch sử văn hóa của địa phương và đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân. Qua đó làm cơ sở tham mưu cho tỉnh, các ngành trong việc quy hoạch, đặt tên đường hợp lý hơn, dễ hiểu hơn, gắn với địa danh tên làng, xã qua các thời kỳ lịch sử... * Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu Tên đường phố là một đặc trưng Văn hóa - Văn minh đô thị rất quan trọng. Việc đặt tên đường phố, công trình công cộng luôn luôn là một vấn đề quan trọng, bức thiết trong công tác quản lý đô thị hiện nay. Tỉnh Khánh Hoà đã nhiều lần có sự điều chỉnh địa giới hành chính và thay đổi bổ sung đặt tên cho đường phố, công trình công cộng, văn hóa khác (vườn hoa, công viên, quảng trường)…Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý, bất cập, thiếu đồng bộ và bị động. Hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào của các nhà khoa học về những nguyên tắc và các dữ liệu khoa học phục vụ cho việc đặt tên đường phố ở Khánh Hòa mà chỉ mới có một số bài viết về địa danh hoặc đề tài nghiên cứu theo chuyên đề nhỏ. Cũng chưa có một công trình nghiên cứu riêng nào nghiên cứu về các giải pháp, đưa ra các tiêu chí để hoàn chỉnh, bổ sung cho quy chế để phù hợp với thực tiễn và ứng dụng thực tế ở Khánh Hoà. Cho đến nay, trong quy hoạch phát triển tỉnh Khánh Hòa, sẽ có nhiều khu chung cư, đường phố mới được xây dựng và hoàn thiện cần có tên gọi để không gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và giao lưu xã hội. Chính vì vậy việc nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đặt tên đường phố mới ở Khánh Hoà đã trở thành một vấn đề cấp thiết cần được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cấp chính quyền của Tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc. + Hiện nay nhiều danh nhân văn hóa lịch sử, danh nhân cách mạng khoa học kỹ thuật, anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của Khánh Hoà và của cả nước chưa được nghiên cứu để đặt tên hoặc đặt tên chưa hợp lý, chưa tương xứng giữa công trạng của danh nhân và quy mô, vị trí của đường phố và công trình được mang tên. 14
  • 15. + Nhiều đường làng ngõ xóm cũ sáp nhập vào nội thành, nhân dân địa phương đề nghị đặt tên rất bức thiết, cần có sự thống nhất giữa việc đặt tên với việc đánh biển số nhà, ngõ, ngách tránh sự phức tạp và chỉnh lý sửa đổi sau này. + Việc phát triển đô thị chưa có quy hoạch tổng thể, lâu dài, thực hiện có tính chất bị động, lại hay thay đổi, chính vì vậy việc “ Xây dựng ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” đã trở thành một vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu. Từ cơ sở pháp lý và thực tiễn nói trên, việc thực hiện đề án xây dựng ngân hàng tên đường và CTCC ở Khánh Hòa có ý nghĩa rất lớn, có tác động đến kinh tế - xã hội, văn hóa. Do đó việc đặt tên đường, CTCC là công việc cần được thực hiện hết sức khoa học. Thực hiện Quyết định số 1603/QĐ-UB ngày 8 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện đề án “Xây dựng ngân hàng tên đường, phố và CTCC trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Những đóng góp mới về khoa học của đề án: Đề án xây dựng ngân hàng quỹ tên đường phố và hồ sơ dữ liệu tên các loại (danh nhân, địa danh, mỹ tự, sự kiện lịch sử và các dạng tên khác) để sử dụng cho việc đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ở Khánh Hoà phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh. 14 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề án đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan: 1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (2001), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (1930-1975), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa. 2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cam Ranh (1994), Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Ranh, thời kỳ 1930-1975. 3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Khánh Sơn (1995), Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn, thời kỳ 1930-1945. 4. Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh, Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh, thời kỳ 1945-1975. 5. Ban Chỉ đạo Kỷ niệm Khánh Hòa 350 năm (2003), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Xác định thời gian hình thành địa phận tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa. 6. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Diên Khánh (2003), Diên Khánh, những di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia. 15
  • 16. 7. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Diên Khánh (1998), Trần Quý Cáp, một chí sĩ yêu nước, Phòng Văn hóa Thông tin Diên Khánh. 8. Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cần Thơ năm 2015. 9. Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2015. 10. Dương Thị The - Phạm Thị Thoa (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh Nghệ Tĩnh trở ra (các tổng trấn xã danh bị lãm), Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb Khoa học Xã hội. 11. Địa chí Khánh Hòa (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 12. Huỳnh Lê Thị Xuân Phương (2009), Văn hóa qua địa danh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 13. Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế. 14. Lê Quý Đôn (1972), Phủ biên tạp lục, Tập 1 (Quyển 1,2,3) Tủ sách cổ văn - Ủy ban dịch thuật. 15. Lê Quý Đôn (1972), Phủ biên tạp lục, Tập II (Quyển 4,5,6) Tủ sách cổ văn - Ủy ban dịch thuật. 16. Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học Xã hội. 17. Lê Trung Hoa (cb) (2003), Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ. 18. Lê Trung Hoa (2003), Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, Nxb Khoa học Xã hội. 19. Lê Trung Hoa (2005), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học, Nxb Khoa học Xã hội. 20. Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 21. Nguyễn Đình Đầu (1997), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Khánh Hoà, Nxb Tp Hồ Chí Minh. 22. Nguyễn Đình Tư (2000), Từ Bình Khang đến Khánh Hòa, Khánh Hòa - Xưa và nay, 15-17. 23. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1945-2002, Nxb Thông tấn Hà Nội. 16
  • 17. 24. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Khánh (2002), Đôi nét về đất nước và con người Khánh Hòa trong lịch sử, Khánh Hòa - Diện mạo văn hóa một vùng đất (Tập 4), Bảo tàng Khánh Hòa và Chi hội Văn nghệ dân gian Khánh Hòa, tr 5-11. 27. Nguyễn Văn Siêu (1960), Phương Đình dư địa chí, Ngô Mạnh Nghinh dịch, Nxb Tự Do, Sài Gòn. 28. Nguyễn Đình Tư, Non nước Khánh Hòa, Sông Lam xuất bản, 1969, tr. 120 29. Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 30. Nhiều tác giả (1998 - 2004), Khánh Hoà - Diện mạo Văn hoá một vùng đất (4 tập: Tập 1 xuất bản năm 1998; Tập 2: xuất bản năm 2000; Tập 3: xuất bản năm 2001; Tập 4: xuất bản năm 2004); Bảo tàng Khánh Hoà, Phân hội Văn nghệ dân gian Khánh Hoà, 31. Nhiều tác giả (1989), Khánh Hòa ngày nay, Nxb Tổng hợp Phú Khánh. 32. Nhiều tác giả (2001), Yersin ở Nha Trang, Nxb Tổng hợp Khánh Hòa. 33. Quách Tấn (2008), Xứ Trầm Hương, Hội VHNT Khánh Hòa. 34. Quốc sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch (Bản đời Duy Tân), Nha Văn hóa - Bộ Văn hóa Giáo dục, Sài Gòn. 35. Quốc sử quán triều Nguyễn (1971), Đại Nam nhất thống chí, Tập 3, Nxb Khoa học Xã hội. 36. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập 3, Phạm Trọng Điềm dịch (Bản đời Tự Đức), Nxb Thuận Hóa, Huế. 37. Sở Văn hóa Thông tin Khánh Hòa (2001), Diên Khánh, một vùng đất văn hóa. 38. Sở Văn hóa Thông tin Khánh Hòa (2007), Khánh Hòa – Địa chỉ văn hóa và danh thắng. 39. UBND tỉnh Khánh Hòa (2003), Địa chí Khánh Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. Viện Sử học (1971), Đại Nam nhất thống chí (Nhất thống), Tập 3, Nxb Khoa học xã 17
  • 18. hội, Hà Nội. Văn bản pháp quy 01. Luật Di sản văn hóa, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (28/2001/QH 10) 02. Luật Du lịch, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (44/2005/QH 11). 03. Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (32/2009/QH 12). 04. Luật Biển Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (18/2012/QH 13). 05. Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính Phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng 06. Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 07. Quyết định số 518/QĐ-TTg, ngày 22/04/2009 Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hoà. 08. Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng 09. Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây dựng ban hành quy chế đánh và gắn biển số nhà 10. Nghị quyết số 08 –NQ/HĐND, ngày 11 tháng 8 năm 2016, Ban hành Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa từ nay đến 2020 và định hướng 2030. 15 Nội dung nghiên cứu của đề án: - Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính Phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ); Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây dựng ban hành quy chế 18
  • 19. đánh và gắn biển số nhà; - Căn cứ Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND về Chương trình phát triển đô thị Khánh Hòa đấn năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Căn cứ sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông đô của thành phố Nha Trang, Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa. Từ cơ sở pháp lý và thực tiễn Đề án tiến hành các Nội dung sau: NỘI DUNG 1. Tổng quan một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trong nước và tỉnh Khánh Hòa Nội dung này cần tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản gồm: • Cơ sở lý luận về việc đặt, đổi và xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng; • Các tiêu chí, nguyên tắc, phương pháp đặt tên đường phố và công trình công cộng hiện nay; • Kinh nghiệm đặt tên đường phố và công trình công cộng một số tỉnh thành trên cả nước; • Thực trạng đặt tên đường phố và công trình công cộng trên toàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay. Sản phẩm Nội dung 1: Báo cáo chuyên đề “Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên cả nước”. NỘI DUNG 2. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tên đường phố và công trình công cộng các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh đã được đặt tên Nội dung này đề án tiến hành các bước tổng kiểm kê toàn bộ các tuyến đường đã được đặt tên trên toàn tỉnh của 9/9 huyện, thị, thành phố của 140 xã, phường, thị trấn. • Mỗi đơn vị có hồ sơ riêng và được xếp theo thể loại: Tên các anh hùng, vị nhân của dân tộc, của tỉnh Khánh Hòa; tên địa danh, danh từ có ý nghĩa tiêu biểu; tên di tích lịch sử - văn hóa – danh lam, thắng cảnh; tên phong trào cách mạng; sự kiện lịch sử, chiến thắng tiêu biểu. • Mỗi loại tên đường của các huyện, thị, thành phố được xếp theo thứ tự A, B, C... để dễ phân biệt. • Nội dung kiểm kê chi tiết theo mẫu phiếu điều tra • Phân tích đánh giá kết quả tổng kiểm kê, phát hiện những tên đường phố công trình công cộng trùng nhau, chưa đúng hoặc chưa hợp lý cân đối, cần đề xuất 19 Tải bản FULL (41 trang): https://bit.ly/3yT5y5k Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 20. điều chỉnh. Sản phẩm của Nội dung 2: Báo cáo chuyên đề Kết quả kiểm kê, phân loại, đánh giá tình trạng tên đường phố, công trình công cộng của 9 huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh. NỘI DUNG 3. Nghiên cứu xác lập ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường phố, công trình công cộng và Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 3.1. Nghiên cứu xác lập hồ sơ ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường mới - Nội dung này, căn cứ Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 định hướng đến 2030, theo Nghị quyết số 08/2016-HĐND, ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa VI, kỳ họp thứ 2; Chương trình phát triển đô thị; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố đến năm 2020 định hướng đến 2030 để xây dựng nhu cầu đặt tên đường phố và công trình công cộng cho từng đơn vị. - Trên cơ sở nguồn tư liệu các công trình nghiên cứu tiêu biểu: Địa chí Khánh Hòa 2010; Khánh Hòa Xứ Trầm Hương của Quách Tấn; Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa; Lịch sử Đảng bộ của 9/9/huyện, thị xã, thành phố; Văn hóa qua địa danh Khánh Hòa của Huỳnh Lê Thị Xuân Phương; Lịch sử lực lượng Vũ trang tỉnh Khánh Hòa... mời các nhà khoa học sưu tầm nghiên cứu viết hồ sơ khoa học tên đường mới, đảm bảo các tiêu chí sát với tình hình thực tiễn của địa phương và tỉnh Khánh Hòa. • Dự kiến sưu tầm, nghiên cứu lập khoảng 350 hồ sơ tên đường mới cho 9/9 huyện, thị, thành phố đưa vào ngân hàng tên đường của tỉnh khi cần đặt tên đường mới. • Mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 dữ liệu ngân hàng tên đường riêng để phục vụ cho việc đặt tên đường trong thời gian tới. • Hồ sơ 350 tên đường mới gồm: - Tiểu sử lãnh tụ, các anh hùng, liệt sĩ, lãnh tụ, người có công với đất nước và liên quan đến vùng đất tỉnh Khánh Hòa; - Tiểu sử danh nhân văn hóa lịch sử, danh nhân cách mạng, khoa học kỹ thuật, anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu của Khánh Hoà... - Tiểu sử địa danh, danh lam – thắng cảnh tiêu biểu ở Khánh Hòa. 3.2. Nghiên cứu xác lập ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường, phố và công trình 20 Tải bản FULL (41 trang): https://bit.ly/3yT5y5k Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 21. công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bao gồm: - Tên đường, phố và công trình công cộng các huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh đã được đặt tên: khoảng 3000 tên; - Đưa và danh mục ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng mới chưa đặt tên (tối thiểu 350 tên mới). Tên đường, phố và công trình công cộng các huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh đã đặt tên và chưa đặt tên cần có thông tin tóm tắt gọn, rõ về tiểu sử, nguồn gốc; dẫn liệu nguồn tham khảo; cấp quản lý: tỉnh, huyện, xã... lộ giới, chỉ giới... Nội dung này cần thực hiện các yêu cầu: • Đảm bảo tính toàn diện, cân đối: Việc đặt tên đường phố và công trình công cộng cần phải đảm bảo tính toàn diện và cân đối giữa các nhóm tên đường, giữa các thời kỳ lịch sử, giữa tính tiêu biểu phổ biến. Chọn lựa thứ tự ưu tiên theo thời gian. • Đảm bảo tính quan hệ về nội dung: Những tên có mối liên hệ gần gũi về nội dung, tính chất, thời gian hay các mối quan hệ khác về lịch sử, văn hoá, xã hội thì được đặt cho những tuyến đường hay cụm đường nằm gần nhau, hoặc liên thông với nhau. Cần đặc biệt chú ý các tên đường gắn với địa danh văn hoá truyền thống, các di tích lịch sử văn hoá... • Đảm bảo tính đặc thù: Để tên đường, CTCC góp phần làm nổi bật tính đặc thù của quê hương, địa phương gắn liền với truyền thồng lịch sử, cách mạng, văn hoá đặc sắc, độc đáo, cần đặc biệt chú ý đến các nhân vật quê quán ở tỉnh Khánh Hòa. • Đảm bảo tính thống nhất: Việc đặt tên đường phố và công trình công cộng không tạo nên sự phức tạp trong quá trình quản lý và ảnh hưởng tâm lý người dân. • Tạo danh mục tên đường phố và công trình được lựa chọn, lưu trữ có thể sử lâu dài và khi cần thiết cho việc đặt tên đường phố, công trình công cộng cần đặt cho 9/9 huyện, thị, thành phố. • Ngân hàng tên đường được xếp loại theo các tiêu chí (mục một nội dung hai) và thứ tự A, B, C... • Hồ sơ đầy đủ của mỗi tên được đưa vào danh sách tạo lập cơ sở dữ liệu. • Trước lúc nhập dữ liệu đưa vào Ngân hàng tên đường, phải biên tập tên, lịch sử địa danh, công trình, nhân vật tiêu biểu để đặt, đổi tên đường. 3.3. Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 21 7937461