SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
…………..o0o…………..
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC
Chuyên ngành: PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đề tài
THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
THEO HƢỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 12 NÂNG CAO
Người hướng dẫn khoa học: Thái Hoài Minh
Sinh viên thực hiện: Danh Thị Bạch Thúy
TP. HỒ CHÍ MINH 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài, ngoài những cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi cũng đã nhận
được sự ủng hộ, giúp đỡ của mọi người trong cả những lúc thành công hay thất bại.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Thái Hoài Minh – giảng viên khoa Hóa,
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, góp ý sửa chữa
cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Ngoài những kiến thức chuyên môn, em đã
học được từ cô nhiều điều bổ ích trong tác phong của người cô, của một nhà khoa học.
Xin cảm ơn thầy Hoàng Ngọc Thạch – tổ Hóa, cùng các thầy cô tổ Hóa, trường
trung học phổ thông Thạnh Đông đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và các em học sinh lớp
12TN1, 12TN3 đã hợp tác, hỗ trợ trong thời gian thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người thân trong
gia đình cùng bạn bè, là những người đã cùng tôi trao đổi và chia sẻ những khó khăn,
kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận
này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Danh Thị Bạch Thúy
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chƣơng I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......... 4
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 4
1.2. Tổng quan về phương pháp và PTDH Hóa học ở trường PT............................... 8
1.2.1. Đặc trưng của phương pháp DHHH............................................................ 8
1.2.2. Một số xu hướng đổi mới cơ bản PPDH hiện nay....................................... 9
1.2.3. Đổi mới PPDH bằng việc sử dụng tối ưu các PTDH ..................10
1.3. Tổng quan về ứng dụng CNTT trong DHHH hiện nay...................................... 12
1.3.1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.......................... 12
1.3.2. Thuận lợi và thách thức khi ứng dụng CNTT trong DHHH ở trường PT .. 13
1.3.3. Một số hướng ứng dụng CNTT trong DHHH ở Việt Nam...........15
1.4. Tổng quan về BGĐT ....................................................................................... 16
1.4.1. Khái niệm BGĐT ..................................................................................... 16
1.4.2. Cấu trúc của BGĐT.................................................................................. 18
1.4.3. Các dạng BGĐT môn Hóa học.................................................18
1.4.4. Quy trình thiết kế BGĐT ........................................................20
1.4.5. Hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT Hóa học có tích hợp các PMDH ....... 22
1.4.6. Yêu cầu khi soạn BGĐT .........................................................27
1.4.7. Ưu điểm của việc sử dụng BGĐT trong DHHH........................................ 29
1.4.8. Một số sai lầm mắc phải khi thiết kế BGĐT............................................. 29
1.4.9. Thực trạng về việc sử dụng BGĐT trong DHHH ở trường PT hiện nay..... 31
Chƣơng II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BGĐT THEO HƢỚNG TÍCH HỢP CÁC
PMDH MÔN HÓA HỌC 12 NÂNG CAO ................................................................. 36
2.1. Các phần mềm được tích hợp khi thiết kế hệ thống BGĐT trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài ........................................................................................................... 36
2.1.1. Phần mềm Violet phiên bản 1.7................................................................ 36
2.1.2. Phần mềm Chemoffice ............................................................................. 36
2.1.3. Phần mềm Crocodile Chemistry 6.5 ......................................................... 37
2.1.4. Phần mềm Periodic Table Classic 3.8.1.................................................... 37
2.1.5. Phần mềm Wondershare QuizCreator....................................................... 38
2.1.6. Phần mềm Mindjet MindManager 9.1 ...................................................... 38
2.1.7. Phần mềm ProShow Gold......................................................................... 39
2.2. Cách thiết kế BGĐT có tích hợp các PMDH.................................................... 39
2.3. Giới thiệu hệ thống các BGĐT Hóa học 12 Nâng cao có tích hợp PMDH......... 53
Chƣơng III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................. 55
3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 55
3.2. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 55
3.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 56
3.4. Đối tượng thực nghiệm..................................................................................... 56
3.5. Tiến hành thực nghiệm ..................................................................................... 57
3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm.......................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 76
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 79
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT : Bài giảng điện tử
CNTT : Công nghệ thông tin
ĐC : Đối chứng
DHHH : Dạy học hóa học
ĐHSP : Đại học Sư phạm
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KLTN : Khóa luận tốt nghiệp
LVTS : Luận văn thạc sĩ
NXB : Nhà xuất bản
PMDH : Phần mềm dạy học
PPDH : Phương pháp dạy học
PT : Phổ thông
PTDH : Phương tiện dạy học
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thực nghiệm
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng so sánh điểm mạnh – yếu của các đề tài.........................................................4
Bảng 1.2. Danh sách các trường đã điều tra ................................................................. 32
Bảng 1.3. Danh sách số lượng GV phản hồi.................................................................. 32
Bảng 1.4. Kết quả điều tra từ câu 1 đến câu 9............................................................... 33
Bảng 1.5. Kết quả điều tra câu 10 ................................................................................. 35
Bảng 3.1. Bảng các lớp thực nghiệm và đối chứng........................................................ 57
Bảng 3.2. Bảng phân phối kết quả kiểm tra. .................................................................. 61
Bảng 3.3. Phân loại kết quả kiểm tra............................................................................. 62
Bảng 3.4. Phân phối tần suất kết quả kiểm tra............................................................... 65
Bảng 3.5. Phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra .................................................. 66
Bảng 3.6. Điểm trung bình cộng lớp thực nghiệm – đối chứng ...................................... 70
Bảng 3.7. Bảng độ lệch tiêu chuẩn ................................................................................ 70
Bảng 3.8. Bảng hệ số biến thiên .................................................................................... 70
Bảng 3.9. Bảng sai số tiêu chuẩn................................................................................... 71
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của BGĐT.............................................................................. 18
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình thiết kế BGĐT....................................................................... 20
Hình 1.3. Sơ đồ thư viện tư liệu trong BGĐT ................................................................ 22
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống các tiêu chuẩn BGĐT ............................................................ 23
Hình 2.2. Thư viện tư liệu trong BGĐT bài kim loại kiềm ............................................. 40
Hình 2.3. Trang đặt vấn đề vào bài kim loại kiềm ........................................................ 41
Hình 2.4. Hướng dẫn liên kết hyperlink bước 1............................................................ 41
Hình 2.5. Hướng dẫn liên kết hyperlink bước 2............................................................ 42
Hình 2.6. Hướng dẫn mở phim từ liên kết hyperlink ..................................................... 42
Hình 2.7. Trang tên bài học.......................................................................................... 43
Hình 2.8. Giao diện của phần mềm Periodic Table ...................................................... 43
Hình 2.9. Giao diện của phần mềm Periodic Table Crocodile Chemistry 6.5 ............... 44
Hình 2.10. Giao diện chỉnh sửa hình nền ..................................................................... 44
Hình 2.11. Hóa chất thí nghiệm.................................................................................... 45
Hình 2.12. Mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với phi kim............................ 45
Hình 2.13. Mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với axit ................................. 46
Hình 2.14. Giao diện phần mềm MindManager 9.1...................................................... 46
Hình 2.15. Hướng dẫn tạo Main Topic......................................................................... 47
Hình 2.16. Hướng dẫn điền nội dung vào Topic........................................................... 47
Hình 2.17. Hướng dẫn chèn, xóa icon cho Topic và Subtopic...................................... 48
Hình 2.18. Hướng dẫn tạo ghi chú ............................................................................... 48
Hình 2.19. Hướng dẫn hiệu chỉnh hình dạng, màu sắc cho Topic hay Subtopic............ 49
Hình 2.20. Sơ đồ tư duy bài kim loại kiềm.................................................................... 49
Hình 2.21. Giao diện phần mềm Violet 1.7................................................................... 50
Hình 2.22. Giao diện nhập liệu câu hỏi trắc nghiệm .................................................... 50
Hình 2.23. Câu hỏi trắc nghiệm ................................................................................... 51
Hình 2.24. Giao diện tạo trò chơi ô chữ........................................................................ 52
Hình 2.25. Trò chơi ô chữ ............................................................................................. 52
Hình 3.1. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Amin” (bài 11) của lớp thực nghiệm-đối
chứng..................................................................................................................................................63
Hình 3.2. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Kim loại kiềm” (bài 28) của lớp thực
nghiệm-đối chứng.......................................................................................................... 63
Hình 3.3. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Một số hợp chất quan trọng của kim loại
kiềm” (bài 29) của lớp thực nghiệm-đối chứng.............................................................. 64
Hình 3.4. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Kim loại kiềm thổ” (bài 30) của lớp thực
nghiệm-đối chứng.......................................................................................................... 64
Hình 3.5. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Một số hợp chất quan trọng của kim loại
kiềm thổ” (bài 31) của lớp thực nghiệm-đối chứng........................................................ 65
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 11 “Amin”................................................ 67
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 28 “Kim loại kiềm” .................................. 68
Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 29 “Một số hợp chất quan trọng của kim loại
kiềm”............................................................................................................................. 68
Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 30 “Kim loại kiềm thổ”............................. 69
Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 31 “Một số hợp chất quan trọng của kim
loại kiềm thổ”................................................................................................................ 69
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con
người năng động sáng tạo, có khả năng tự học và tự đánh giá, biết cách cộng tác với mọi
người, để phát triển cá nhân hòa hợp với sự phát triển chung của cộng đồng. Việc đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) là yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục ở tất cả các
nước trên thế giới. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mới
PPDH theo các hướng khác nhau. Một trong những xu hướng đổi mới PPDH là tăng
cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học (PTDH), đặc
biệt là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và khuyến khích ứng dụng CNTT vào quá trình
dạy học ở các bậc học. Chủ trương này được cụ thể hóa trong Chỉ thị số 5289/BGDĐT-
GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2012-2013, với
yêu cầu tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học bên cạnh các nhiệm vụ khác.
Hoá học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm. Tuy nhiên còn nhiều
thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, khó thành công, tốn nhiều thời gian…không thể tiến hành
trên lớp được. Trong chương trình Hóa học phổ thông (PT) giáo viên (GV) thường gặp
khó khăn khi dạy những khái niệm trừu tượng như orbital nguyên tử, sự lai hoá của các
orbital nguyên tử... Hiện nay, bài giảng điện tử (BGĐT) Hóa học ngày càng được GV ưa
chuộng bởi sự hữu ích của nó trong việc chuyển tải kiến thức một cách trực quan, sinh
động và thuận tiện đến người học, làm tăng hiệu quả giờ giảng và giảm rất nhiều chi phí
cho công tác thiết kế bài giảng. Tuy nhiên, đa số BGĐT hiện nay trên thị trường chưa
được kiểm định, đánh giá theo các tiêu chuẩn, chất lượng nhất định. Một số BGĐT được
biên soạn đơn điệu, sơ sài, chưa phát huy được hết những ưu điểm của BGĐT. Hầu hết
các BGĐT được thiết kế bằng phần mềm Microsoft PowerPoint mà chưa phối hợp được
các phần mềm khác để rút ngắn thời gian biên soạn và phát huy được tối đa hiệu quả
BGĐT mang lại.
Với mong muốn thiết kế hệ thống BGĐT có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu
sử dụng CNTT trong dạy học Hóa học (DHHH), chúng tôi đã thực hiện đề tài: THIẾT KẾ
2
HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 12 NÂNG CAO.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế hệ thống BGĐT Hóa học lớp 12 theo hướng tích hợp các phần mềm dạy
học (PMDH) nhằm nâng cao chất lượng DHHH ở các trường trung học phổ thông
(THPT).
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc thiết kế BGĐT.
- Nghiên cứu một số PMDH để tích hợp vào BGĐT.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn của một BGĐT Hóa học.
- Thiết kế hệ thống BGĐT trong chương trình Hóa học 12 Nâng cao có tích hợp
PMDH.
- Thực nghiệm (TN) để đánh giá kết quả của đề tài nghiên cứu.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình DHHH ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế hệ thống BGĐT Hóa học 12 Nâng cao có tích
hợp các PMDH.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Thiết kế hệ thống BGĐT Hóa học lớp 12 Nâng cao gồm 26
BGĐT có tích hợp các PMDH.
- Địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT ở tỉnh Kiên Giang và tỉnh Khánh Hòa.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu hệ thống BGĐT được thiết kế đạt chất lượng cao thì hệ thống bài giảng này sẽ
là tài liệu tham khảo tốt cho GV khi thiết kế bài giảng riêng cho họ. Bên cạnh đó, các bài
giảng sẽ là gợi ý về mặt phương pháp nhằm giúp GV định hướng, phối hợp các phương
pháp giảng dạy, là phương tiện góp phần trong việc đổi mới PPDH từ chỗ tăng cường tối
đa việc tương tác giữa thầy và trò, tích cực hóa hoạt động học của HS, hỗ trợ việc tự học
của HS, nâng cao hứng thú học tập về bộ môn Hóa học của các em, từ đó nâng cao chất
lượng dạy và học môn Hóa học.
3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp các thông tin.
- Sử dụng máy tính và các phần mềm tin học: Microsoft powerpoint 2007 và các phần
mềm khác để xây dựng hệ thống BGĐT.
- Điều tra thực trạng.
- TN sư phạm.
- Tổng hợp và xử lí kết quả điều tra, kết quả TN sư phạm theo phương pháp thống kê
toán học.
4
Chƣơng I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đầu thế kỷ XXI, việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học nhằm đổi mới PPDH,
nâng cao chất lượng dạy học đã trở thành một xu thế mạnh trên thế giới. Đảng và Nhà
nước ta rất quan tâm và khuyến khích ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học ở các bậc học.
Chủ trương này được cụ thể hóa trong Chỉ thị số 5289/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2012-2013, với yêu cầu tích cực ứng dụng
CNTT phù hợp với nội dung bài học bên cạnh các nhiệm vụ khác. Chính vì vậy, nhiều sinh
viên và học viên đã có nhiều đề tài nghiên cứu phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong
DHHH.
 Giới thiệu và đánh giá một số công trình gần gũi với đề tài nghiên cứu
Bảng 1.1. Bảng so sánh điểm mạnh – yếu của các đề tài
STT Tên đề tài Ƣu điểm Nhƣợc điểm
1
Sử dụng phần mềm
PowerPoint trong
DHHH lớp 10 ở
trường THPT (Khóa
luận tốt nghiệp
(KLTN) – 2003) [31]
- Khóa luận trình bày chi
tiết, nghiên cứu cụ thể phần
mềm PowerPoint, hướng dẫn
rõ các bước để soạn thảo một
BGĐT qua những tiện ích
của phần mềm để tạo hình
ảnh minh họa cho bài dạy.
- Tác giả sưu tầm đa dạng
hình ảnh, phim thí nghiệm để
GV đưa vào bài dạy cụ thể.
- Cơ sở lý luận chưa nói rõ
ưu, nhược điểm của
BGĐT.
- Khóa luận chỉ có 2 giáo
án minh họa.
2
Thiết kế giáo án điện
tử chương trình Hóa
hữu cơ lớp 11 THPT
bằng phần mềm
PowerPoint (KLTN –
Phầm mềm PowerPoint được
sử dụng thành thạo, thể hiện
qua các giáo án điện tử của
chương trình hóa hữu cơ lớp
11 được soạn tốt, chi tiết và
Tác giả thiếu quan tâm đến
việc tích hợp thêm một số
phần mềm hỗ trợ. Đặc biệt
là bộ phần mềm Chemoffic
để vẽ những công thức hữu
5
2005) [21] khá đầy đủ. cơ thì sẽ nhanh chóng, đẹp
và chính xác.
3
Ứng dụng phần mềm
Macromedia Flash
vào thiết kế giáo án
điện tử môn Hóa học
(KLTN – 2006) [28]
- Tác giả mô hình hóa 4 thí
nghiệm ảo của bài amoniac
và sản xuất amoniac chương
trình lớp 11.
- Kết quả TN có tính thuyết
phục cao.
Khóa luận chỉ áp dụng trên
một số bài cụ thể chưa thể
hiện tính hệ thống cho toàn
thể chương trình Hóa học
lớp 11.
4
Sử dụng phần mềm
PowerPoint thiết kế
BGĐT chương “Sự
điện li” Hóa học lớp
11 (theo chương
trình thí điểm THPT)
(KLTN – 2007) [36]
- Tác giả sử dụng hiệu quả
phần mềm PowerPoint để
thiết kế bài giảng.
- Kết quả TN có tính thuyết
phục cao.
Phần cơ sở lý luận hướng
dẫn cách sử dụng phần
mềm PowerPoint chưa chi
tiết.
5
Ứng dụng CNTT để
thiết kế hệ thống
BGĐT và tìm kiếm
các tư liệu hỗ trợ việc
đổi mới PPDH môn
Hóa học lớp 10
THPT (KLTN –
2007) [32]
- Tác giả giới thiệu nhiều
phầm mềm Hóa học ứng
dụng để soạn BGĐT.
- Các tư liệu hỗ trợ các
chương 1, 2, 3 được thiết kế,
biên soạn như trang web thu
nhỏ rất hay, gồm nhiều
chương mục như: BGĐT, bài
đọc thêm, thư giãn, lịch sử
Hóa học, đố vui Hóa học,…
Hệ thống BGĐT chỉ thể
hiện qua chương 1, 2, 3 lớp
10, do đó chưa thể hiện
được tính hệ thống của
toàn chương trình Hóa học
lớp 10.
6
Ứng dụng CNTT để
thiết kế hệ thống
BGĐT nhằm nâng
cao chất lượng dạy
- Đã thiết kế được một số
lượng lớn BGĐT (25 bài).
- Cơ sở lý luận: nghiên cứu
chi tiết, rõ ràng, nhận xét kỹ
Chỉ có một cặp đối chứng
(ĐC) – TN với 4 bài lên
lớp còn ít chưa thuyết
phục.
6
và học bộ môn Hóa
học lớp 10 (nâng
cao) (luận văn thạc sĩ
(LVTS) – 2008) [27]
từng luận văn, khóa luận;
khảo sát thực trạng trên phạm
vi rộng.
- Phân chia các kiểu bài lên
lớp cụ thể. Giáo án có nhiều
câu hỏi dẫn dắt HS.
7
Ứng dụng phần mềm
Macromedia Flash
8.0 mô phỏng một số
thí nghiệm và thiết
kế BGĐT môn Hóa
học lớp 10 chương
Halogen và Oxi –
Lưu huỳnh ở trường
THPT (KLTN –
2008) [12]
Tác giả đã giới thiệu chi tiết
phần mềm Macromedia Flash
8.0 và thiết kế tốt hai BGĐT
bằng phần mềm PowerPoint
kết hợp với Flash 8.0.
Khóa luận thể hiện được
một số BGĐT điển hình
chưa có tính hệ thống cho
toàn chương trình.
8
Ứng dụng phần mềm
Violet vào việc thiết
kế BGĐT Hóa học
THPT (KLTN –
2010) [30]
- Đây là khóa luận có giá trị
trong việc ứng dụng các phần
mềm trong DHHH, khá chi
tiết, chịu khó đầu tư nghiên
cứu về phần mềm Violet qua
cách sử dụng, các tính năng
của phần mềm này và có kèm
theo một số phần mềm hỗ trợ
khi soạn BGĐT.
- Kết quả TN sư phạm có độ
tin cậy cao.
Khóa luận chỉ thiết kế 4
bài giảng chưa thể hiện
được tính hệ thống.
9
Ứng dụng CNTT
thiết kế bài lên lớp
- Cơ sở lý luận rõ ràng, chi
tiết.
Luận văn chỉ thiết kế được
một số bài lên lớp.
7
nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học bộ
môn Hóa học ở
trường THCS (LVTS
– 2010) [19]
- Kết quả TN sư phạm có độ
tin cậy cao.
10
Sử dụng phần mềm
Lecturemaker thiết
kế hồ sơ BGĐT lớp
10 ban cơ bản theo
hướng dạy học tích
cực (LVTS – 2010)
[18]
- Tác giả đã sưu tầm được
203 phim thí nghiệm trong và
ngoài nước phục vụ cho thiết
kế BGĐT.
- Thiết kế 20 sơ đồ tư duy hệ
thống kiến thức trong các
BGĐT.
- Sử dụng quá nhiều màu
sắc trên một trang làm cho
HS thấy khó chịu khi quan
sát.
- Hệ thống BGĐT chỉ có
10 bài.
11
Thiết kế giáo án điện
tử phần hiđrocacbon
lớp 11 chương trình
nâng cao theo hướng
dạy học tích cực
(LVTS – 2012) [20]
- Sử dụng đa dạng các phần
mềm để thiết kế GA.
- Kết quả TN có độ tin cậy
cao. Ngoài ra, luận văn còn
đưa ra một số bài học kinh
nghiệm khi thiết kế và sử
dụng giáo án điện tử theo
hướng dạy học tích cực.
Chưa có tính hệ thống cho
toàn chương trình.
12
Sử dụng các PMDH
thiết kế hệ thống
BGĐT môn Hóa học
lớp 10 nâng cao
(KLTN – 2011) [26]
- Tác giả đã xây dựng được
hệ thống BGĐT lớp 10 ban
nâng cao (21 bài).
- Tác giả đã sử dụng rất thành
thạo phần mềm PowerPoint,
ngoài ra còn tích hợp nhiều
phần mềm ứng dụng khác để
thiết kế các bài giảng sinh
động, hấp dẫn, ít tốn kém
Hướng dẫn sử dụng các
phần mềm chưa được rõ
ràng, chi tiết.
8
thời gian.
 Nhận xét chung:
Các đề tài trên đều thể hiện những điểm chung thống nhất như sau:
CNTT có tác dụng mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu quả DHHH. Chương trình
Microsoft PowerPoint được sử dụng phổ biến trong các đề tài nhờ tính hữu ích và tiện lợi
của nó đối với GV trong quá trình soạn BGĐT.
Việc tích hợp các phần mềm ứng dụng khác vào bài giảng là rất hữu ích, GV ít tốn
kém thời gian vào việc soạn BGĐT và hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên,
chỉ có một số đề tài có sự tích hợp các phần mềm ứng dụng khác như: Violet,
Chemoffic,…vào việc soạn BGĐT. Bên cạnh đó, các đề tài đã xây dựng được tiêu chí
đánh giá BGĐT nhưng chưa được chi tiết, rõ ràng.
Vì thế thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn tạo nên những điểm mới cho
các BGĐT và xây dựng một hệ thống BGĐT trong chương trình của một khối lớp, cụ thể
là khối lớp 12 Nâng cao đồng thời có tích hợp các PMDH. Tuy vậy, những đề tài trên là
những tư liệu quý giá, có nhiều giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn, giúp chúng tôi
có thể rút ra nhiều điều bổ ích và những gợi ý quan trọng cho đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Tổng quan về phƣơng pháp và PTDH Hóa học ở trƣờng PT
1.2.1. Đặc trƣng của phƣơng pháp DHHH [4]
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết. Trong DHHH, thí nghiệm
là một phương tiện không thể thiếu được.
Trong DHHH, các phương pháp nhận thức sau đây được sử dụng một cách thường
xuyên:
- Phương pháp diễn dịch - quy nạp: sử dụng khi dạy về mối liên hệ giữa vị trí -
cấu tạo - tính chất; khi hình thành khái niệm chu kì. Nhóm trong hệ thống tuần hoàn…
- Phương pháp cụ thể, trừu tượng: Môn hóa học đòi hỏi HS phải có một trình
độ nhất định về tư duy trừu tượng (không thể dạy sớm hơn). GV phải sử dụng các
phương tiện trực quan (hình vẽ, mô hình…) khi đề cập đến các vấn đề mà HS không thể
quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
9
Các học thuyết, định luật có vai trò rất lớn trong DHHH:
- Là công cụ cho phép quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp.
- Là công cụ để tiên đoán khoa học.
- Là công cụ để dạy về các chất cụ thể.
Định luật tuần hoàn và các kiến thức về cấu tạo chất (thuyết nguyên tử, phân tử,
cấu tạo hóa học…) là lí thuyết chủ đạo của hệ thống kiến thức Hóa học.
Bài tập hóa học là công cụ rất hiệu nghiệm để củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến
thức cho HS, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn đời sống.
Hóa học là bộ môn có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong DHHH, cần có sự
liên hệ mật thiết giữa nội dung kiến thức hóa học với thế giới tự nhiên và cuộc sống đời
thường của con người.
Những đặc trưng trên là cơ sở để các nhà giáo dục đưa ra các biện pháp đổi mới
PPDH nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong DHHH hiện nay.
1.2.2. Một số xu hƣớng đổi mới cơ bản PPDH hiện nay [2]
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói
chung cũng như cải cách cấp THPT nói riêng. Chiến lược phát triển giáo dục (2010 –
2020) đã nêu một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục là đổi mới phương
pháp giáo dục: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển việc truyền đạt tri
thức thụ động: thầy giảng, trò ghi sang hướng người học chủ động tư duy trong quá trình
tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách
có hệ thống và tư duy phân tích tổng hợp phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng
cường tính chủ động, tính tự chủ của HS…”
PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã đưa ra 7 xu hướng đổi mới PPDH là:
Thứ nhất, phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học.
Chuyển trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang
tìm tòi, khám phá. Tạo điều kiện cho HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thứ hai, phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt
đời. Không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho HS phương pháp học tập,
phương pháp tự học để thực hiện phương châm học suốt đời.
10
Thứ ba, tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào
cuộc sống thực tế. Chuyển từ lối học nặng nề về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng
việc vận dụng kiến thức.
Thứ tư, cá thể hóa việc dạy học. Việc dạy học thích ứng với năng lực và điều kiện
của từng người học ở mức độ từ thấp đến cao. Biện pháp: chia nhỏ lớp, dạy học theo
nhóm nhỏ…
Thứ năm, tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các PTDH đặc
biệt là tin học và CNTT vào dạy học.
Thứ sáu, từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn
thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức; sử dụng nhiều
loại hình kiểm tra thích hợp với từng môn học.
Thứ bảy, gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự
phát triển của HS, theo cấp học, bậc học).
1.2.3. Đổi mới PPDH bằng việc sử dụng tối ƣu các PTDH
1.2.3.1. Khái niệm và tác dụng của PTDH [2]
- Khái niệm: PTDH là những đối tượng vật chất (sách vở, đồ dùng, máy móc,
thiết bị,…) dùng để dạy học.
- Tác dụng:
+ Giúp GV dễ dàng tăng cường lượng thông tin một cách hiệu quả.
+ Giúp GV tiết kiệm thời gian.
+ Giúp GV đỡ vất vả (giảm cường độ làm việc).
+ Giúp bài giảng hấp dẫn, HS chú ý, hứng thú học tập.
+ Giúp cho lớp học sinh động (góp phần tạo không khí lớp học).
+ Giúp nâng cao hiệu quả dạy học, HS dễ hiểu bài, nhớ lâu.
1.2.3.2. Yêu cầu chung về PTDH Hóa học
- Đảm bảo tính khoa học và sư phạm.
+ Phục vụ thiết thực nội dung bài học, chương trình sách giáo khoa, góp phần
đổi mới PPDH.
+ Khi sử dụng phải đảm bảo thành công trong thời gian hợp lí.
11
+ Phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phục vụ tốt quá trình dạy học.
- Đảm bảo tính thuận lợi và an toàn trong sử dụng:
+ Đảm bảo nguyên tắc chế tạo hợp lý, bền chắc.
+ Tạo điều kiện hợp lý các thao tác kĩ thuật khi sử dụng, dễ tháo lắp, tiết kiệm
thời gian trên lớp học.
+ Chất liệu các đồ dùng sử dụng được lâu dài.
+ An toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng, đặc biệt đối với hóa chất thí
nghiệm độc hại.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: PTDH có hình dạng, kích thước và màu sắc hợp lý, gọn
đẹp, giúp HS hứng thú trong học tập và sử dụng.
- Đảm bảo tính kinh tế: PTDH có cấu tạo đơn giản, dễ sản xuất, giá thành hạ, để
các trường học có điều kiện trang bị nhiều hơn, tạo điều kiện HS có thể thực hành theo
từng nhóm nhỏ.
1.2.3.3. Nguyên tắc sử dụng PTDH
Để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện trong quá trình dạy học cần tuân thủ
các nguyên tắc cơ bản sau:
- Sử dụng PTDH phải đúng lúc, đúng chỗ: cần trình diễn phương tiện theo trình tự
bài giảng, phân biệt thời điểm sử dụng, tránh trưng bày đồng loạt các phương tiện. GV
khi chọn vị trí đặt PTDH phải đảm bảo cho tất cả HS đều được quan sát, tiếp xúc với các
PTDH một cách rõ ràng.
- Sử dụng PTDH phải đủ cường độ: từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại
lớp khác nhau, không nên kéo dài việc trình diễn PTDH hoặc dùng lặp lại một loại
phương tiện quá nhiều lần trong tiết giảng.
- Sử dụng PTDH phải theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS: GV
cần tổ chức các hoạt động của HS sau khi được xem giới thiệu PTDH. Có thể đặt các câu
hỏi, bài tập, các nhiệm vụ khác nhau mang tính thực hành.
- Sử dụng phương tiện phải đảm bảo tính vừa sức của HS: trong quá trình GV tổ
chức HS khai thác tri thức trên phương tiện, GV không nên đặt câu hỏi quá dễ hoặc quá
khó.
12
- Sử dụng PTDH phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ: phải đáp ứng
mục tiêu và phù hợp với nội dung của việc dạy học.
1.3. Tổng quan về ứng dụng CNTT trong DHHH hiện nay
1.3.1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học [13]
1.3.1.1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục
Thứ nhất, CNTT giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chiến lược phát
triển của bộ GD & ĐT đã nêu rõ: “từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT. CNTT
và đa phương tiện sẽ tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải
nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và
phương pháp học.”
Thứ hai, CNTT giúp GV tiếp cận và chia sẻ nhiều nội dung, phương pháp, mô
hình dạy học, việc thiết kế giáo án trở nên sinh động hơn, dễ dàng hơn, chỉ cần vài động
tác đơn giản là trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng với những hình ảnh, âm
thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi HS.
Thứ ba, CNTT góp phần đổi mới PPDH, tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ
của HS. Nếu trước kia GV là nguồn tài liệu duy nhất cho HS học tập và HS phải đến
trường để học. Thì ngày nay với sự hỗ trợ của CNTT, GV dần dần trở thành người hướng
dẫn HS biết dùng máy tính và Internet để phát hiện kiến thức mới. Vì thế phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh
hội tri thức.
Thứ tư, ứng dụng CNTT vào dạy học giúp GV rút ngắn thời gian giảng dạy trên
lớp, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư
duy sáng tạo của HS. HS có thể nhanh chóng hình dung và có khái niệm chính xác về các
sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh trực quan (tư liệu, sơ đồ,
những đoạn phim,…)
Thứ năm, CNTT tạo nên hứng thú học tập cho HS vì đã góp phần hiện đại hóa các
PTDH, giúp GV tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của HS, giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến
thức. Đặc biệt, nó sẽ tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: GV – HS và ngược
lại, giúp HS tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả hơn.
13
Như vậy, ngày nay việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một nhu cầu cấp thiết đối
với hệ thống giáo dục Việt Nam và chiếm giữ vị trí quan trọng trong dạy học.
1.3.1.2. Tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong DHHH
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, với con đường hình thành kiến thức, kĩ
năng thông qua các thí nghiệm. Thí nghiệm Hóa học không những giúp cho HS hình
thành, củng cố kiến thức mới trong quá trình học tập tại lớp mà còn thúc đẩy HS tích cực
áp dụng được kiến thức của mình vào thực tiễn đời sống hàng ngày. Để phát huy tính tích
cực hoạt động nhận thức của HS, phải tăng cường sử dụng linh hoạt và hiệu quả các
PTDH hiện đại với các phần mềm thí nghiệm Hóa học, đặc biệt là dùng các thí nghiệm
mô phỏng và thí nghiệm ảo để biểu diễn các thí nghiệm phức tạp và nguy hiểm không thể
thực hiện được trên lớp.
Trong vài năm trở lại đây, nhìn chung CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong
việc dạy Hóa học ở các trường PT. Rất nhiều GV đã sử dụng phần mềm Microsoft
PowerPoint để thiết kế BGĐT, cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình, trình bày bài
giảng gọn đẹp, sinh động và thuận tiện. Các phần mềm được sử dụng trong DHHH để
thực hiện các thí nghiệm ảo, sơ đồ, biểu đồ, trình chiếu phim hoặc bài tập thực hành, đặt
câu hỏi thảo luận. Vì vậy, người dạy tiết kiệm được thời gian và có điều kiện đi sâu vào
bản chất bài học, và do đó chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao.
Với sự hỗ trợ của CNTT trong một thời gian ngắn của tiết học, GV có thể hướng
dẫn cho HS tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú và sinh động. Một hình ảnh, một
đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Những hình ảnh mô phỏng thực tế một
cách hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự quan tâm, hứng thú học tập của HS, tạo cho lớp
học sôi nổi, các em tiếp thu bài nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả cao hơn.
1.3.2. Thuận lợi và thách thức khi ứng dụng CNTT trong DHHH ở trƣờng
PT
1.3.2.1. Thuận lợi
Hiện nay các trường PT điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng
Internet và tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị
14
ghi âm, chụp hình, quay phim và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho GV sử
dụng vào quá trình dạy học của mình.
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt
được những thành tựu đáng kể như: bộ ChemOffice, Crocodile, ChemWin, Violet,…kỹ
thuật đồ họa nâng cao có thể mô phỏng nhiều thí nghiệm, hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường. Nhờ có sử dụng
các PMDH này mà HS trung bình, thậm chí HS trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt
trong môi trường học tập.
Ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử
dụng qua mạng Internet.
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ,
âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, HS có thể có
những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của
CNTT và truyền thông trong quá trình đổi mới PPDH. Có thể khẳng định rằng, môi
trường CNTT sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS.
1.3.2.2. Thách thức
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa CNTT vào lĩnh vực giáo dục
bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn
khiêm tốn, khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những
vấn đề nảy sinh từ thực tiễn.
Tuy CNTT mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ
nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng.
Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do
nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến
thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho HS, vì GV sẽ
ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài
học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng trang như khi dạy trên máy tính.
Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ
vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặt khác, PPDH cũ vẫn còn
15
như một lối mòn khó thay đổi. Việc dạy học tương tác giữa người – máy, dạy theo nhóm,
dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách
chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải
kết hợp hài hòa các PPDH mới để khắc phục những nhược điểm của PPDH truyền thống.
Điều đó làm cho CNTT, dù đã đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn
vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng
dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng
ứng dụng CNTT trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo
được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới
PPDH bằng phương tiện chiếu projector,…còn thiếu và không đồng bộ nên việc triển khai
chưa được rộng khắp và hiệu quả.
Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử
dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo,
công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV chỉ mới dừng lại ở việc xóa mù tin học nên
GV chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp học
một cách có hiệu quả.
Nhiều HS rất ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính hoặc một số em chưa từng biết
sử dụng máy tính cũng là khó khăn cần được quan tâm.
1.3.3. Một số hƣớng ứng dụng CNTT trong DHHH ở Việt Nam
Dưới đây là một số hướng ứng dụng CNTT trong dạy học và nghiên cứu Hóa học
do chúng tôi tổng hợp trong quá trình nghiên cứu:
- Sử dụng các phương pháp tính số, giải quyết các bài toán lý thuyết Hóa học (Hóa
học lượng tử, động Hóa học, nhiệt Hóa học, động Hóa học...): rất quan trọng nhưng số
người tham gia còn ít và cần được tăng cường.
- Ghép nối trợ giúp cho các đo đạc thí nghiệm, nâng cao tính năng các công cụ đo.
16
- Xây dựng các đĩa CD thí nghiệm mô phỏng hoặc thí nghiệm ảo, xây dựng trang
Web dạy học một số nội dung Hóa học có các mô hình, xây dựng khái niệm và có thí
nghiệm mô phỏng.
- Thiết kế các BGĐT, giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả dạy học phục vụ cho
quá trình dạy học ở các trường trung học, đồng thời kết hợp với việc ứng dụng một số
phần mềm như là phương tiện hỗ trợ thực hiện các PPDH tích cực.
- Thiết kế các phần mềm quản lí, chấm bài trắc nghiệm...
- Cập nhật các thông tin mới về Hóa học có liên quan đến kiến thức bài học để làm
bài giảng phong phú hơn.
- Tạo môi trường giao tiếp với người học và đồng nghiệp, người dạy có thể giao
tiếp với tất cả các đối tượng: đồng nghiệp, người học, cấp trên và các đối tượng với nhau
bằng email hay các công cụ điện tử khác như các Web 2.0, các công cụ giao tiếp trực
tuyến, các trang bookmark, các mạng xã hội…
- Hiệu chỉnh thiết kế tư liệu: thông qua việc cập nhật những kiến thức mới và kiến
thức thực tiễn liên quan đến bài dạy, GV có thể hiệu chỉnh ngay trên bài giảng một cách
dễ dàng và lưu trữ hiệu quả những tài liệu quan trọng.
1.4. Tổng quan về BGĐT
1.4.1. Khái niệm BGĐT [26]
BGĐT là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong đào tạo điện tử. Khái niệm
BGĐT đang được hiểu rất khác nhau.
Thạch Trương Thảo, tác giả cuốn giáo trình thiết kế BGĐT đã đưa ra định nghĩa về
BGĐT dựa trên định nghĩa của Lê Công Triêm (2005): “BGĐT là một hình thức tổ chức
bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi
trường multimedia do máy tính tạo ra. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi
trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia thông tin được truyền thông dưới
dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics). ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh
(audio) và phim video (video clip). Đặc trưng cơ bản nhất của BGĐT là toàn bộ kiến thức
của bài học, mọi hoạt động điều khiển của GV đều được multimedia hóa”[29].
17
Theo từ điển bách khoa toàn thư Tiếng Việt: “BGĐT là một hình thức tổ chức bài
lên lớp nhằm thực thi giáo án điện tử. Khi đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều
được chương trình hoá, do GV điều khiển thông qua môi trường đa phương tiện với sự hỗ
trợ của CNTT. Nếu như bài giảng truyền thống là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua
các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học truyền thống thì BGĐT là sự tương
tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học có sự
hỗ trợ của CNTT” [14].
Do đó, có rất nhiều mức độ tham gia của CNTT trong một BGĐT. Tuy nhiên, hiện
nay vẫn chưa có một chuẩn mực nào để đánh giá BGĐT. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể
của từng địa phương, từng đơn vị mà mức độ BGĐT sẽ khác nhau.
Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra định nghĩa về BGĐT như sau: “BGĐT là một tập
hợp các học liệu điện tử được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp
kiến thức và kĩ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần
mềm quản lí học tập (Learning Management SyStem_ LMS). Một BGĐT thường tương
ứng với một học phần hoặc một môn học” [10]. Định nghĩa này của Đại học Quốc gia Hà
Nội cho người đọc thấy rõ cấu trúc cần có cũng như kích thước của một BGĐT.
Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi sử dụng khái niệm BGĐT là một hình thức tổ
chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá
do GV điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể
hiểu BGĐT là những tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến HS.
18
1.4.2. Cấu trúc của BGĐT [1]
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của BGĐT
Cấu trúc của BGĐT bao gồm: tên bài giảng, các nội dung bài học tương ứng với
các mục trong sách giáo khoa thể hiện lý thuyết bài học, ví dụ minh họa cho đơn vị kiến
thức đó và bài tập vận dụng. Cuối cùng là tóm tắt kiến thức bài học và nội dung bài tập
củng cố.
1.4.3. Các dạng BGĐT môn Hóa học [24]
Tất cả các bài dạy đều có thể thiết kế BGĐT, trong đó có những BGĐT có hiệu
quả rất tốt nhưng cũng có những bài giảng khi sử dụng CNTT sẽ không chỉ tốn kém mà
có khả năng làm chất lượng tiết dạy - học. Vì vậy để thiết kế một hệ thống BGĐT phát
huy được những ưu điểm của nó và đạt kết quả cao, chúng tôi có đưa ra một số dạng bài
giảng được chọn để thiết kế BGĐT như sau:
1.4.3.1. Dạng bài về khái niệm, định luật, học thuyết
Các định nghĩa, học thuyết, định luật Hóa học giữ vai trò cơ sở lí thuyết cho toàn
bộ chương trình, giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể của chương trình Hóa học.
Dạng bài về khái niệm, học thuyết được phân bố ở đầu chương trình hoặc phần đầu của
các lớp, cấp học để thể hiện sự phát triển liên tục của các thuyết và vai trò chủ đạo của nó
Bài (tên bài giảng)
Mục 2
Mục n
Mục 1.1
Mục 1.2
Mục 1.n
Minh họa
Bài tập
Tóm tắt kiến thức
Bài tập củng cố
Mục 1
Lý thuyết
19
ví dụ thuyết sự điện li được đặt ở đầu chương trình lớp 11 hay thuyết cấu tạo hợp chất
hữu cơ được đặt phần đầu của Hóa học hữu cơ…
Dạng bài này thường là các khái niệm trừu tượng, HS khó tiếp thu do đó, GV cần
thiết kế các hình ảnh, mô phỏng hay mô hình minh họa có liên quan đến nội dung khái
niệm trước khi đưa ra các khái niệm. Bên cạnh đó, GV nên cho HS quan sát nhiều thí
nghiệm để giải thích cho các khái niệm đó. Các học thuyết thường liên quan đến nhà bác
học, GV có thể nêu giới thiệu sơ lược về tiểu sử nhà bác học đã tìm ra học thuyết và cho
HS chia nhóm để thảo luận và trình bày trước lớp
1.4.3.2. Dạng bài về chất - nguyên tố
Đây là những dạng bài về chất cụ thể như vô cơ (nhôm, sắt, crom…) hay hữu cơ
(glucozơ, saccarozơ , tinh bột…) giúp trang bị cho HS những kiến thức cơ sở về chất, tính
chất đặc trưng cơ bản của các đơn chất, hợp chất hữu cơ, vô cơ. Để trang bị những kiến
thức đó, GV có thể sử dụng CNTT để trình chiếu:
- Hình ảnh, mô hình công thức nguyên tử, phân tử của nguyên tố, chất.
- Sơ đồ, biểu bảng so sánh các chất trong cùng một loại, một nhóm.
- Hình ảnh, mẫu chất về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của chất, nguyên tử.
- Các đoạn phim, mô phỏng thí nghiệm xảy ra giữa các chất với nhau.
- Các mô phỏng về quy trình sản xuất chất, nguyên tố đó trong phòng thí nghiệm
và trong công nghiệp.
- Hình ảnh về các ứng dụng thực tiễn của chất và nguyên tố.
- Sơ đồ tóm tắt và bài tập củng cố nội dung trọng tâm của bài học.
1.4.3.3. Dạng bài về sản xuất Hóa học
Kiến thức về sản xuất Hóa học là một trong những nội dung kiến thức cơ bản, quan
trọng của giáo trình Hóa học PT, nhằm trang bị cho HS những kiến thức tổng hợp của
ngành sản Hóa học nói riêng và ngành công nhiệp nói chung, giúp HS có những hiểu biết
cơ bản về sản phẩm, quy trình công nghệ, nguyên tắc kĩ thuật… trong sản xuất. Nếu
những kiến thức này mà chỉ sử dụng cách GV lên lớp giảng dạy, thuyết trình thì HS sẽ
rất nhàm chán và lãng quên một cách nhanh chóng. Thay vào đó, nếu GV sử dụng mô
phỏng, mô hình, sơ đồ… về các giai đoạn của quá trình sản xuất các chất cụ thể, hoặc có
20
thể cho HS tự tìm hiểu, nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của GV rồi thuyết trình trước lớp…
thì HS sẽ dễ hình dung và nhớ được lâu hơn.
Bên cạnh đó, những hình ảnh về các sản phẩm của Hóa học như nước hoa, xăng
dầu, phân bón… hay những đoạn phim về ảnh hưởng, tác động của Hóa học với môi
trường khi cho HS quan sát sẽ giúp HS thấy được mối quan hệ qua lại giữa khoa học Hóa
học với thực tiễn cuộc sống, lao động sản xuất, từ đó thêm yêu môn học và có ý thức hơn
trong vấn đề bảo vệ môi trường.
1.4.3.4. Dạng bài về luyện tập, ôn tập - củng cố
Bài ôn tập, tổng kết giúp HS tái hiện lại kiến thức đã học, hệ thống hóa, tìm ra mối
liên hệ, bản chất đặc thù của từng loại kiến thức, giúp đào sâu, vận dụng kiến thức đã học
để so sánh, nhận biết, giải bài toán…
Để tiết kiệm thời gian cho các tiết ôn tập, luyện tập GV có thể sử dụng BGĐT với
bảng hệ thống hóa kiến thức đã soạn sẵn, các sơ đồ tóm tắt lí thuyết, các câu hỏi kiểm tra
củng cố lí thuyết có thể tổ chức dưới hình thức tổ chức trò chơi ô chữ, bài tập trắc
nghiệm, hóa chất bí mật…để giúp HS khắc sâu kiến thức.
1.4.4. Quy trình thiết kế BGĐT [1]
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình thiết kế BGĐT
Quy trình thiết kế
BGĐT
Bước 1: xác định mục tiêu bài học
Bước 2: xác định trọng tâm bài học
Bước 3: multimedia hóa kiến thức
Bước 4: xây dựng thư viện tư liệu
Bước 5: thiết kế bài trình chiếu
Bước 6: lập kế hoạch bài dạy chi tiết
21
Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước:
1.4.4.1. Xác định mục tiêu [2]
Nội dung đầu tiên của mỗi giáo án là xác định mục tiêu của bài giảng. Đây là định
hướng cho mọi hoạt động của thầy và trò, là cái đích cần đạt được của tiết học. Phần này
có thể nêu những ý sau đây:
- Những nội dung kiến thức của bài HS cần nắm theo các mức độ: biết, hiểu, vận
dụng.
- Những kiến thức cũ cần củng cố.
- Những kỹ năng cần rèn luyện.
- Giáo dục đạo đức, tư tưởng (nếu có).
1.4.4.2. Xác định trọng tâm bài học [2]
Căn cứ để xác định kiến thức trọng tâm:
- Những kiến thức cốt lõi, bản chất của sự vật, hiện tượng hay vấn đề nghiên cứu.
- Có ý nghĩa nền tảng, liên quan đến nhiều kiến thức khác.
- Giải quyết được nhiều vấn đề về lý luận hoặc thực tiễn.
- Sử dụng thường xuyên.
- Ngoài ra, có thể dựa vào hướng dẫn chương trình của Bộ, các câu hỏi cuối mỗi
bài.
1.4.4.3. Multimedia hóa kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế BGĐT, việc multimedia hoá kiến thức
được thực hiện qua các bước:
- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức.
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, hình ảnh,…
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng nguồn mới dữ liệu sẽ sử dụng trong bài học.
- Chọn lựa các PMDH có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.
- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh.
1.4.4.4. Xây dựng thư viện tư liệu
22
Sau khi có được đầy đủ các tư liệu cần dùng cho BGĐT, phải tiến hành sắp
xếp, tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cần phải xác
lập sự liên kết giữa các bài giảng trong hệ thống các bài giảng đã được tổ chức lưu trữ.
Hình 1.3. Sơ đồ thư viện tư liệu trong BGĐT
1.4.4.5. Thiết kế bài trình chiếu
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm
mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng BGĐT. Hiện nay để xây dựng BGĐT
ta có thể áp dụng các phần mềm căn bản như: Microsoft PowerPoint, Macromedia Flash,
Frontpage, LectureMaker.
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận
thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các trang (trong PowerPoint) hoặc các
trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các trang). Tuỳ theo
nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/trang có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm
thanh, đoạn phim...
1.4.4.6. Lập kế hoạch bài dạy chi tiết
Trong kế hoạch bài dạy chi tiết phải ghi rõ các hoạt động của GV và HS đối với
mỗi đơn vị kiến thức trên trang của bài trình chiếu.
1.4.5. Hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT Hóa học PT có tích hợp các PMDH [26]
Hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT được chúng tôi xây dựng dựa trên:
- Các tiêu chí đánh giá bài lên lớp của bộ GD & ĐT (công văn số 10227/THPT
ngày 11 tháng 9 năm 2001) [2].
- Các tiêu chí đánh giá BGĐT của Sở GD & ĐT Lâm đồng thẩm định các bài dự
thi “Thiết kế giáo án và BGĐT E-learning” của GV ở các bộ môn [11].
- Ưu và nhược điểm của BGĐT như đã phân tích ở phần cơ sở lí luận.
Thư viện tư liệu
Phim Hình ảnhÂm thanh Tư liệu khác
23
Sau đây là hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT gồm 5 tiêu chuẩn chính:
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống các tiêu chuẩn BGĐT
1.4.5.1. Tiêu chuẩn 1: Về nội dung của BGĐT
Để đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn về nội dung BGĐT, chúng tôi đưa ra 5 tiêu
chí sau:
a. Tiêu chí 1: Bảo đảm tính chính xác, khoa học của nội dung bài giảng
BGĐT hỗ trợ dạy học phải đảm bảo đúng với chương trình, chuẩn kiến thức kỹ
năng của sách giáo khoa của lớp học, bậc học. Nội dung bài giảng đảm bảo tính chính
xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung, PPDH, chính xác về chính tả,
từ ngữ…
Đây là tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, khả năng thấu hiểu kiến thức cũng
như sự thấu hiểu nội dung bài dạy của GV một cách sâu sắc để tổ chức cách học cho HS
có hiệu quả. Trong kết quả điều tra thực trạng sử dụng BGĐT ở trường THPT hiện nay
của chúng tôi cho thấy tiêu chí này được hầu hết thầy (cô) chú trọng nhất ở mức độ “rất
cần thiết” chiếm đến 80%.
b. Tiêu chí 2: Nội dung của BGĐT ngắn gọn và chuyển tải đầy đủ nội dung
tiết học
Trình bày cô đọng không đưa quá nhiều nội dung lý thuyết từ sách giáo khoa mà
phải lựa chọn những ý chính, trọng tâm đưa vào BGĐT, hạn chế sử dụng chữ để diễn giải
chỉ nên đưa một ý tưởng lớn trên mỗi trang và đảm bảo các trang không quá nhiều (bình
Hệ thống các tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn
về hiệu quả
BGĐT
Tiêu
chuẩn về
khả năng
ứng dụng
công nghệ
Tiêu chuẩn
về cách thức
tổ chức và
trình bày
Tiêu
chuẩn về
hình thức
Tiêu
chuẩn về
nội dung
24
thường ≤ 30 trang/1tiết). Thông thường nên bố trí một đơn vị kiến thức nằm gọn trong
một trang để dễ quan sát, theo dõi.
Hàm lượng lý thuyết, kỹ năng vận dụng, câu hỏi gợi mở, kiến thức trọng tâm và
bài tập củng cố cần thiết kế hợp lý và được chuyển tải đầy đủ trong BGĐT.
c. Tiêu chí 3: Kiến thức tổ chức có hệ thống làm nổi bật trọng tâm bài dạy
và BGĐT phải thể hiện được tính kết nối
Khi thiết kế BGĐT cần có mục lục của bài dạy, phần tóm tắt nội dung chính của cả
bài để đảm bảo kiến thức cần được tổ chức khai thác một cách có hệ thống, cấu trúc chặt
chẽ, logic nhưng phải làm nổi bật được kiến thức trọng tâm của bài. Những kiến thức nào
chỉ cần thông báo, những kiến thức nào có thể chuyển thành bài tập cho HS về nhà tự
nghiên cứu, kiến thức nào cần tổ chức cho HS tìm hiểu, khai thác tại lớp phải được thể
hiện rõ trong bài giảng.
Bên cạnh đó, các thông tin có sự liên kết, dễ dàng chuyển đến các trang, menu cần
thiết để tạo tính kết nối cho toàn BGĐT giúp HS tập trung chú ý một cách liên tục, không
gây phân tán chú ý của HS và giúp cho HS dễ tiếp thu bài mới hay ôn lại bài cũ.
d. Tiêu chí 4: Tận dụng được các ưu thế của BGĐT
Khi thiết kế BGĐT cần chú ý đến đa dạng cách truyền tải thông tin (nghe, nhìn...)
cụ thể như BGĐT có các đoạn phim, hình ảnh thực tế, biểu đồ, sơ đồ phù hợp liên quan
đến kiến thức bài học, những thí nghiệm nguy hiểm, độc hại không thể trực tiếp thực hiện
cũng được đưa vào bài giảng một cách dễ dàng thông qua các mô phỏng... đây là thế
mạnh của CNTT.
e. Tiêu chí 5: Qua nội dung bài soạn, khai thác được tính ứng dụng thực tế
và tính giáo dục cho HS
Môn Hóa học là môn học thực nghiệm, gắn liền với đời sống nên trong nội dung
BGĐT phải liên hệ thực tế phù hợp và có tính giáo dục; có sử dụng tài liệu minh họa cho
BGĐT (phương tiện multimedia: văn bản, phim, âm thanh, phần mềm hỗ trợ…) chính
xác, có ý nghĩa, sát với nội dung bài học, đúng lúc, đúng liều lượng sẽ giúp HS hiểu sâu
sắc hơn về tầm quan trọng của bài học, vận dụng những kiến thức bài học vào cuộc sống
xung quanh, phát huy được óc sáng tạo của HS.
25
Đồng thời nội dung bài giảng còn phải mang tính giáo dục cho HS về đạo đức,
phẩm chất và về giáo dục môi trường..., từ đó HS sẽ yêu thích môn Hóa học hơn. Bài
giảng phải được viết dưới dạng mở để GV có thể chủ động bổ sung hoặc thay đổi cho phù
hợp với tiết dạy thực tế và dễ dàng cập nhật những thông tin mới về Hóa học.
1.4.5.2. Tiêu chuẩn 2: Về hình thức của BGĐT
a. Tiêu chí 1: Thiết kế kênh chữ, kênh hình, âm thanh, đoạn phim, mô
phỏng... trong BGĐT
Font chữ, cỡ chữ cần thống nhất, không nên sử dụng các kiểu chữ rườm rà, cỡ chữ
đủ lớn để xem, không có lỗi chính tả, dùng embedded font để dễ di chuyển sang máy khác
và gọn lời không nên quá nhiều chữ trong 1 trang sẽ gây rối mắt. Đối với màu chữ, nên
chọn một màu chủ đạo xuyên suốt một trang, một màu cho các đề mục và một màu cho
những ý cần làm nổi bật.
Hình phải rõ nét, các công thức Hóa học phải cân đối với kích cỡ của chữ và số
trong công thức; âm thanh không ồn ào, chói tai khi chuyển trang hoặc đánh dấu trắc
nghiệm; hình ảnh thực tế hay hình ảnh động sát hợp với nội dung bài giảng, tạo sự phấn
khích và ấn tượng với HS, mô phỏng hay trò chơi cần thiết cho nội dung bài học nhưng
vẫn đảm bảo hiệu quả của tiết học.
b. Tiêu chí 2: Giao diện của BGĐT
Cần có sự phối hợp hài hòa giữa các màu trong cùng một trang, nếu màu sắc phông
nền sặc sỡ, lòe loẹt hay phối màu không khoa học khiến các dòng chữ mờ nhạt, khó nhìn,
khó thấy chữ, …, không nên dùng những phông nền động ngộ nghĩnh, lạ mắt sẽ làm phân
tán sự chú ý của HS vào nội dung của bài học.
c. Tiêu chí 3: Các hiệu ứng sử dụng trong BGĐT
Hệ thống hiệu ứng phù hợp với từng loại nội dung, màu sắc, font chữ... phù hợp và
hài hoà với yêu cầu, đặc trưng bộ môn. Những thông tin cần xuất hiện một lúc thì cho
xuất hiện ngay, không nên cho xuất hiện từ từ.
1.4.5.3. Tiêu chuẩn 3: Về tổ chức và trình bày của BGĐT
a. Tiêu chí 1: Thực hiện các bước của quá trình lên lớp
26
Trong BGĐT cần thực hiện đầy đủ các bước lên lớp gồm: Đặt vấn đề, hình thành
tri thức mới, luyện tập, hệ thống hoá, củng cố, kiểm tra.
b. Tiêu chí 2: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần, các khâu.
Phân phối thời gian hợp lý giữa các bước lên lớp, các nội dung (chính, phụ), các
khâu (ôn, giảng, luyện), tổ chức và điều khiển HS học tập tích cực, chủ động phù hợp với
nội dung của kiểu bài; đảm bảo tính tương tác GV - HS, HS - GV, HS - HS.
c. Tiêu chí 3: Trình bày BGĐT
Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các trang
với lời giảng, giữa hoạt động của thầy - trò với tiến trình bài dạy. Nhịp độ trình chiếu và
triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học HS.
Khi trình bày BGĐT cần xem xét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng
phương pháp đặc thù của bộ môn; chú ý đến việc tận dụng các thế mạnh của BGDT và
phối hợp với các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại khác.
14.5.4. Tiêu chuẩn 4: Về công nghệ của BGĐT
a. Tiêu chí 1: Về phần mềm
Lựa chọn các PMDH của bộ môn và sử dụng nó thích hợp với từng nội dung bài
học được nhúng vào các trang hoặc liên kết động với các đối tượng (hình ảnh, đoạn
phim...) trên các trang hoặc file khác.
b. Tiêu chí 2: Về tính phổ dụng
Khi thiết kế BGĐT cần đảm bảo tính phổ biến, dễ sử dụng, phù hợp với hệ thống
máy tính, cấu hình phổ biến và sử dụng được trên các hệ điều hành khác nhau.
c. Tiêu chí 3: Về kĩ thuật thiết kế
Có thể có các siêu liên kết (hyperlinks) ghép nối giữa các trang, các PMDH, các
đoạn phim,… khéo léo, dễ dàng trở về trang trước, các phần đã học khi cần thiết, có thể
liên kết với các bài học cũ có liên quan hay với hệ thống bài tập, ví dụ minh hoạ... phù
hợp trình tự bố cục bài dạy, làm cho bài dạy dễ hiểu, logic và không mất thời gian tìm
kiếm.
1.4.5.5. Tiêu chuẩn 5: Về hiệu quả của BGĐT
a. Tiêu chí 1: Đối với HS
27
- Thực hiện được mục tiêu bài học - HS hiểu bài và hứng thú học tập.
- HS được thực hành - luyện tập (rèn luyện kỹ năng).
- Tổ chức các hoạt động học tập, HS tích cực, chủ động tìm ra bài học.
b. Tiêu chí 2: Đối với GV
- Truyền tải được đầy đủ nội dung kiến thức bài học cho HS.
- Tổ chức được các hoạt động kiểm tra, đánh giá.
- GV làm chủ được kỹ thuật, trình chiếu không bị trục trặc.
1.4.6. Yêu cầu khi soạn BGĐT [1]
1.4.6.1. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bài giảng truyền thống
- Về nội dung: chính xác, khoa học, đầy đủ nội dung cơ bản, làm rõ trọng tâm bài
giảng, có tính hệ thống, liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáo dục.
- Về hình thức: trình bày nội dung hợp lí, không sai chính tả, trực quan sinh động.
1.4.6.2. Đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc khi xây dựng một BGĐT
- Đảm bảo tính khoa học sư phạm:
+ Nội dung bài giảng phải chính xác, khoa học, đủ nội dung, rõ trọng tâm.
+ Nội dung thể hiện được thái độ tích cực, sử dụng đa phương tiện
(multimedia) để cho quá trình nhận thức của HS theo quy luật “Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng”.
+ Các trang trình chiếu, các công cụ và phương tiện phải phù hợp với mục đích
dạy và học.
- Đảm bảo việc lựa chọn các phương pháp và PTDH:
+ Phối hợp tốt các PPDH.
+ Khai thác triệt để PPDH tích cực.
+ Tăng cường liên hệ thực tiễn.
+ Đảm bảo tính liên môn.
+ Tăng cường sử dụng phiếu học tập, tổ chức hoạt động nhóm.
+ Kết hợp kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm.
+ Tạo cơ hội cho HS hoạt động.
28
+ phương pháp dạy học kết hợp tốt với các PTDH phù hợp nội dung, kiểu bài
lên lớp.
- Đảm bảo tính hiệu quả: xây dựng BGĐT cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí
hàng đầu. Cần đáp ứng được:
+ Mục tiêu bài học.
+ HS ghi chép bài được, hiểu bài và hứng thú học tập.
+ HS tích cực, chủ động tìm ra bài học.
+ HS được thực hành, luyện tập.
+ Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà bảng đen và các đồ dùng dạy
học khác khó đạt được.
- Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng: xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ
thống các trang cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài
giảng có thể hỗ trợ.
- Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu:
+ Dữ liệu phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ
phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu multimedia), dễ
dàng chia sẻ.
+ Cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành các thư viện điện tử
trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập;
thư viện các tài liệu giáo khoa, tài liệu GV,…
- Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức bài giảng.
- Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về hình thức:
+ Về màu sắc của hình nền: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử
dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm,…) trên nền trắng hay nền màu sáng và
ngược lại.
+ Về font chữ: nên dùng font chữ đậm, rõ và gọn, phổ biến như Arial, Time
New Roman,…
+ Về kích cỡ chữ: kích cỡ phải từ 20 trở lên.
29
+ Về trình bày nội dung: cần chừa ra khoảng trống đều ở hai bên và trên dưới
theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5).
+ Ngoài ra, những tranh ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt,
không rõ ràng thì không nên sử dụng.
1.4.7. Ƣu điểm của việc sử dụng BGĐT trong DHHH
Tích hợp truyền thông đa phương tiện có khả năng đem lại lượng thông tin phong
phú, đa dạng, làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn, sinh động. Thuận lợi cho việc áp dụng các
PPDH hướng vào người học.
Cung cấp thêm nhiều kiến thức thực tế mà sách giáo khoa không truyền tải hết qua
những âm thanh, hình ảnh thông qua hình ảnh, đoạn phim,…
Qua BGĐT, GV có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng cho các quá trình xảy ra quá
nhanh hay quá chậm, những thí nghiệm độc hại và nguy hiểm... mà GV và HS không thể
hay khó thực hiện trong phòng thí nghiệm (kể cả những thí nghiệm đơn giản nhưng thiếu
hóa chất, dụng cụ).
BGĐT giúp tiết kiệm thời gian lên lớp do không cần phải mang theo những dụng
cụ dạy học như tranh ảnh, mô hình, bảng phụ,…
GV dễ dàng cập nhật, sửa đổi, nâng cao chất lượng bài giảng theo thời gian, GV có
thể chuẩn bị BGĐT trước để giảng dạy nhiều nơi, thuận lợi cho việc trao đổi thông tin,
chia sẻ kinh nghiệm.
1.4.8. Một số sai lầm mắc phải khi thiết kế BGĐT
Một số nhận xét rất tinh tế của thầy giáo Hoàng Ngọc Lân, GV Toán, chuyên viên
Tin học của Sở GD & ĐT tỉnh Đồng Nai, về những lỗi thường gặp ở người mới bắt đầu
soạn giảng với PowerPoint.
- Lỗi ở khâu chuẩn bị:
Về nội dung, GV đưa quá nhiều kiến thức lên các trang. Lỗi này có thể do
GV chưa biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cần trình bày trên các trang hoặc do
tâm lý sợ dạy thiếu chương trình, sợ HS không nắm đủ kiến thức. Cũng có thể do
không có kinh nghiệm và kỹ năng tóm lược nội dung.
30
Về cấu trúc, GV bắt chước nguyên xi cấu trúc bài học trong SGK, thiếu
sáng tạo ra các cấu trúc mới, đơn giản và hợp với quy luật nhận thức của HS trong
môi trường giảng dạy có thiết bị.
Về tư liệu hình ảnh và multimedia, thường rơi vào hai tình huống, thừa hoặc
thiếu. Nếu tư liệu quá nhiều thì gây mất tập trung, rườm rà không cần thiết còn tư
liệu quá ít hoặc không có thì không phát huy được hiệu quả BGĐT.
- Lỗi ở khâu thiết kế:
Về số lượng trang, thường nhiều hơn mức cần thiết, tốc độ lật nhanh gây
cho HS cảm giác không kịp tiếp thu.
Về font chữ, trang chứa quá nhiều chữ, kích cỡ nhỏ, người xem không thấy
hoặc phải điều tiết mắt liên tục ra gây cảm giác mệt mỏi, HS không ghi chép kịp.
Việc phối hợp màu sắc: không chuẩn và thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ
sáng/tối, độ đậm/nhạt, độ tương phản khiến cho các trang không đạt tới sự hài hòa
cần thiết, gây ức chế tâm lý cho HS.
Về hiệu ứng và âm thanh: lạm dụng các hiệu ứng chuyển động là vấn đề
thường gặp nhất là các GV mới bắt đầu sử dụng, nếu có quá nhiều hiệu ứng sẽ gây
phản tác dụng. Âm thanh cũng là một yếu tố kích thích tốt cho giác quan, nhưng
đồng thời cũng là một yếu tố gây nhiễu bài giảng của GV nếu lạm dụng.
- Lỗi ở khâu dạy học trên lớp:
GV quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ, đến mức mất khả năng linh
hoạt, coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định, cứ thế mà làm, bất kể tình
huống trên lớp đòi hỏi phải điều chỉnh thay đổi.
Không những thế, theo Lê Văn Huân [14] (Phòng GD & ĐT huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam) thì có nhiều nguyên nhân khiến cho các thầy, cô giáo
soạn, giảng không đúng yêu cầu.
Thứ nhất, chưa phân biệt thế nào là giáo án điện tử, BGĐT. Chính vì chưa
phân biệt rõ ràng 2 khái niệm này nên có thầy, cô giáo khi lên lớp đã trình diễn
luôn các phần không nên trình chiếu như giới thiệu “mục tiêu yêu cầu của bài
học”, các bước làm việc của thầy, của trò.
31
Thứ hai, trình chiếu không đúng với phương pháp giảng dạy “phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS”. Ví dụ: khi thầy giáo chỉ đạo cho trò
thực hiện một công đoạn nhằm để chiếm lĩnh một nội dung kiến thức nào đó nhưng
khi thầy “nhấn phím”, “nhắp chuột” thì màn hình lại xuất hiện nhiều nội dung,
trong đó có những nội dung mà thầy và trò chưa kịp đề cập đến trong các hoạt
động trên, dẫn đến “lộ” nội dung.
Thứ ba, trình chiếu những phần không nhất thiết phải trình chiếu như
những câu chữ đã có sẵn trong sách giáo khoa (khái niệm, định nghĩa, ví dụ bằng
chữ…). Nếu trình chiếu y như sách giáo khoa thì không cần phải dạy bằng BGĐT.
Thứ tư, thiết kế màu nền, màu chữ không phù hợp với nội dung bài học,
cách chọn hiệu ứng không thông thống nhất khi thì từ trên chạy xuống, lúc ở dưới
chạy lên, rồi phải qua trái, trái qua phải. Như thế thì chỉ có gây rối và phân tán sự
tập trung của HS.
Ngoài những nhược điểm mà thầy Hoàng Ngọc Lân và thầy Lê Văn Huân đã nêu ở
trên thì GV còn mắc một số sai lầm như: lạm dụng BGĐT áp dụng cho những bài giảng
cần dạy theo phương pháp truyền thống, làm hiệu quả bài giảng không tốt. Bên cạnh, khi
soạn BGĐT, GV thường chỉ sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint mà không phối
hợp với các phần mềm khác nên tốn nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn bài.
1.4.9. Thực trạng về việc sử dụng BGĐT trong DHHH ở trƣờng PT hiện nay
1.4.9.1. Mục đích điều tra
Xem xét thực trạng sử dụng BGĐT và các PPDH tích cực trong DHHH ở các
trường THPT:
- Tìm hiểu mức độ quan tâm việc sử dụng BGĐT.
- Tìm hiểu mức độ sử dụng BGĐT và các PPDH tích cực.
- Tìm hiểu một số khó khăn khi sử dụng BGĐT.
- Tìm hiểu một số hình thức sử dụng BGĐT và PPDH tích cực có hiệu quả ở
trường THPT hiện nay.
1.4.9.2. Đối tượng điều tra
32
GV đang giảng dạy bộ môn Hóa học tại một số trường THPT ở tỉnh Kiên
Giang và tỉnh Khánh Hòa.
1.4.9.3. Phương pháp tiến hành
Chúng tôi phát phiếu điều tra đến các GV dạy bộ môn Hóa học tại một số trường
THPT ở tỉnh Kiên Giang và Khánh Hòa.
Bảng 1.2. Danh sách các trường đã điều tra
1.4.9.4. Kết quả điều tra
Bảng 1.3. Danh sách số lượng GV phản hồi
STT Tên trường Số lượng GV
1 Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Kiên Giang 9
2 Trường THPT Thạnh Đông - Kiên Giang 8
3 Trường THPT Tân Hiệp - Kiên Giang 6
4 Trường THPT Hòn Đất - Kiên Giang 4
5 Trường THPT Long Thạnh - Kiên Giang 3
6 Trường THPT Lý Tự Trọng - Khánh Hòa 9
Chúng tôi đã thống kê được một số kết quả phản ánh tình hình sử dụng BGĐT theo
hướng đổi mới PPDH đối với môn Hóa học của GV ở các trường THPT như sau:
STT Tên trường
1 Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Kiên Giang
2 Trường THPT Thạnh Đông - Kiên Giang
3 Trường THPT Tân Hiệp - Kiên Giang
4 Trường THPT Hòn Đất - Kiên Giang
5 Trường THPT Long Thạnh - Kiên Giang
6 Trường THPT Lý Tự Trọng - Khánh Hòa
33
Bảng 1.4. Kết quả điều tra từ câu 1 đến câu 9
STT
Nội dung thăm
dò
Ý kiến trả lời % đồng ý
1
Thông tin cá nhân
Giới tính:
Số năm công tác:
Các khối lớp đã và
đang dạy:
 Nam
 Nữ
 Từ 1 đến 5 năm
 Từ 6 đến 10 năm
 Trên 10 năm
 Khối 10
 Khối 11
 Khối 12
51.3%
48.7%
56.4%
43.6%
100%
100%
100%
2
Theo quý thầy cô
việc sử dụng
BGĐT vào dạy
học Hóa học là:
 Rất cần thiết.
 Cần thiết.
 Có cũng được, không có cũng được.
 Không cần thiết.
53.8%
46.2%
3
Khi tiếp cận với
BGĐT quý thầy
cô cảm thấy:
 Khó khăn.
 Dễ dàng.
 Chưa tiếp cận.
51.3%
48.7%
4
Quý thầy cô có
muốn sử dụng
BGĐT trong quá
trình dạy học của
mình
 Mong muốn.
 Không muốn.
64.1%
35.9%
5
Lý do mà quý
thầy cô lựa chọn
muốn hoặc không
muốn sử dụng BG
 Chưa thành thạo.
 Ngại.
 Khó.
 Mất thời gian.
35.9%
76.9%
34
ĐT trong dạy học
của mình.(có thể
chọn nhiều
phương án)
 Đạt hiệu quả cao.
 Hiệu quả không thay đổi. 12.8%
6
Tần suất sử dụng
BGĐT trong công
việc giảng dạy của
quý thầy cô:
 Luôn luôn.
 Thường xuyên.
 Thỉnh thoảng.
 Không sử dụng.
100%
7
Quý thầy cô nhận
xét như thế nào về
các tiết dạy có sử
dụng BGĐT ?(có
thê chọn nhiều
phương án)
 Tổ chức được nhiều hoạt động hơn.
 HS hứng thú, tích cực và hiểu bài hơn.
 HS chỉ chú ý đến hình ảnh để bàn tán.
 Hiệu quả cũng giống như sử dụng bảng
đen truyền thống.
69.2%
56.4%
33.3%
8
Khi sử dụng
BGĐT quý thầy
cô chọn cách thực
hiện nào sau đây ?
 Máy chiếu bao gồm tất cả các hoạt
động và nội dung bài học, bảng đen là
nơi HS hoạt động (bảng phụ).
 Máy chiếu chỉ đơn thuần là bảng phụ
hỗ trợ cho bảng đen.
 Kết hợp cả máy chiếu và bảng đen làm
bảng chính.
 Ý kiến khác:…………………………..
100%
9
Lý do quý thầy cô
chọn ý ở câu 8 (có
thể chọn nhiều
phương án).
 Có nhiều thời gian và không gian cho
GV và HS hoạt động.
 Dễ thiết kế giáo án.
 Khó thiết kế giáo án.
 Mất thời gian của GV.
 HS ghi bài khó.
66.7%
12.8%
15.4%
76.9%
56.4%
35
Câu 10. Mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp sau đây của quý thầy cô là:
Bảng 1.5. Kết quả điều tra câu 10
Phƣơng pháp
Mức độ tăng dần từ 1 đến 5
1 2 3 4 5
Thuyết trình 25.6% 64.1% 10.3%
Đàm thoại 25.6% 51.3% 21.3%
Trực quan 17.9% 5.1% 77%
Bài tập Hóa học 20.5% 7.7% 71.8%
Dạy học bằng hoạt động 12.8% 12.8% 23.1% 51.3%
Dạy học nêu vấn đề 10.3% 12.8% 17.9% 59%
 NHẬN XÉT CHUNG
Sau khi khảo sát ý kiến của 39 GV ở các trường THPT đã nêu ở trên, nhìn chung
việc sử dụng BGĐT của GV còn chưa rộng rãi, chỉ có 64.1% GV mong muốn sử dụng
BGĐT vào quá trình dạy học của mình, 100% GV thỉnh thoảng mới sử dụng. Nguyên
nhân xuất phát từ những khó khăn chủ yếu như sau: 51.3% GV cảm thấy khó khăn khi
thiết kế BGĐT vì chưa thành thạo CNTT (35.9%) nên rất mất thời gian trong việc thiết kế
BGĐT (76.9%).
Tuy nhiên 69.2% GV đồng ý BGĐT tổ chức được nhiều hoạt động hơn, 56.4% GV
đồng ý BGĐT làm cho HS hứng thú, tích cực học tập và hiểu bài hơn. Tuy nhiên, 33.3%
GV cho rằng HS chỉ chú ý đến hình ảnh minh họa để bàn tán.
100% các thầy (cô) đồng ý có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa BGĐT với bảng đen,
sử dụng chủ yếu các PPDH như: thuyết trình (64.1%), đàm thoại (51.3%), trực quan
(77%), bài tập Hóa học (71.8%), dạy học nêu vấn đề (59%), dạy học bằng hoạt động
(51.3%).
36
Chƣơng II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BGĐT THEO HƢỚNG TÍCH
HỢP CÁC PMDH MÔN HÓA HỌC 12 NÂNG CAO
2.1. Các phần mềm đƣợc tích hợp khi thiết kế hệ thống BGĐT trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài
Cùng với xu hướng đổi mới PPDH hiện nay, CNTT ngày càng được ứng dụng rất
mạnh mẽ và đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều PMDH đã và đang là những
công cụ trợ giúp một cách rất tích cực cho giáo viên và học sinh trong việc nâng cao chất
lượng dạy - học. Tuy nhiên, bên cạnh những điều đạt được đó, chúng ta đã gặp không ít
khó khăn và hạn chế.
Hiện nay, phần mềm Microsoft Powerpoint có tính phổ biến, tiện lợi và dễ sử dụng
hơn so với các phần mềm khác. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như các công thức
Hóa học, các trò chơi, các thí nghiệm mô phỏng... thiết kế sẽ tốn rất nhiều thời gian và dễ
phạm lỗi kĩ thuật. Vì vậy, trong đề tài của chúng tôi sẽ thiết kế các BGĐT sử dụng phần
mềm Powerpoint là chủ yếu đồng thời khắc phục những hạn chế của nó bằng việc tích
hợp 7 phần mềm sau:
2.1.1. Phần mềm Violet phiên bản 1.7
Violet là phần mềm công cụ giúp cho GV có thể xây dựng BGĐT trên máy tính
một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong
việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp
với HS từ tiểu học đến THPT.
Ngoài ra, Violet còn có rất nhiều chức năng. Ví dụ Violet cung cấp sẵn nhiều mẫu
bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:
- Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép
đôi, chọn đúng sai, v.v...
- Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc.
- Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh
Phần mềm này được tích hợp vào phần mở đầu bài giảng, củng cố bài hay luyện
tập trong hệ thống BGĐT.
2.1.2. Phần mềm Chemoffice
37
Đây là bộ phần mềm đặc trưng cho bộ môn Hóa học, bao gồm nhiều chương trình
tiện ích như Chemdraw, Chem3D... Các phần mềm này hỗ trợ cho việc xây dựng, thiết kế
và trình diễn các mô hình nguyên tử và phân tử trong không gian. Phần mềm cũng cung
cấp công cụ để tính toán một số thông số Hóa học trên lý thuyết như phổ, các thông số
lượng tử.
Vì vậy, phần mềm không chỉ thích hợp cho việc giảng dạy Hóa học ở PT mà còn
kích thích niềm say mê nghiên cứu khoa học của HS thông qua viện vận dụng phần mềm
để nghiên cứu một số tính chất của chất và có thể tích hợp vào BGĐT để vẽ các công
thức, mô tả hình học không gian của hợp chất hữu cơ.
2.1.3. Phần mềm Crocodile Chemistry 6.5
Đến với Crocodile Chemistry, mô phỏng phòng thí nghiệm Hóa học ngay trên máy
tính, có thể thực hiện các cuộc thí nghiệm Hóa học một cách an toàn và dễ dàng. Đây là
phần mềm mô phỏng về các thí nghiệm Hóa học rất đa dạng. Phần mềm có sẵn hơn một
trăm thí nghiệm đã được thiết kế để tham khảo về mười chủ đề chung của Hóa học PT và
một chủ đề mở rộng.
Thư viện cũng có sẵn các công cụ như các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, công cụ
hỗ trợ minh họa (biểu đồ, bảng ghi,…) giúp người dùng có thể thiết kế các bài học cũng
như các thí nghiệm mới. Với những tiện ích đó, phần mềm này sẽ được tích hợp vào
BGĐT để thiết kế các mô phỏng thí nghiệm minh họa. Các thiết kế này dễ dàng cho GV
trong việc tham khảo để tự thiết kế các thí nghiệm mô phỏng trong chương trình Hóa học
PT.
2.1.4. Phần mềm Periodic Table Classic 3.8.1
Periodic Table Classic là phần mềm hoàn toàn miễn phí cung cấp cho người dùng
một bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố Hóa học đa năng mà miễn phí với hình ảnh
minh họa cùng với hệ thống chú giải đầy đủ nhất từ trước đến nay.
Điểm đặc biệt khi bạn di chuyển chuột đến một nguyên tố nào đó, lập tức sẽ có
hình ảnh của nguyên tố đó hiện ra cho bạn dễ quan sát. Đối với những nguyên tố không
có hình ảnh hiển thị nó sẽ được đặt dấu hỏi hoặc đưa ra hình ảnh minh họa của nhà khoa
học phát hiện ra nó (vì có rất nhiều nhà khoa học không có ảnh chân dung nên đã không
38
đưa vào được). Khi muốn tìm hiểu sâu xa hơn về nguyên tố đó, bạn chỉ cần nhấp chuột
vào nó, một cửa sổ Data Window hiện ra cho phép bạn có thể xem được chi tiết từng
nguyên tố như: trọng lượng, nhiệt độ nóng chảy, trạng thái, nhóm nguyên tố, vị trí trong
bảng,... rất phù hợp cho các HS và GV. Đặc biệt hơn nó còn cung cấp thông tin về năm
phát hiện, nơi phát hiện, người phát hiện... rất phù hợp cho các GV và nhà nghiên cứu.
Khi muốn biết hiện tại những quốc gia nào có nguồn tài nguyên phong phú về
những nguyên tố nào đó, bạn hãy nhấp chuột chọn biểu tượng hình trái đất, chọn quốc gia
mà mình muốn tìm kiếm thông tin trong bản đồ hiện ra, lập tức thông tin về quốc gia đó
sẽ xuất hiện trong cửa sổ Data Window. Tuy nhiên toàn bộ thông tin được viết bằng tiếng
Anh nên có thể sẽ gây khó khăn cho nhiều người dùng. Dựa vào những đặc trưng đó thì
hệ thống BGĐT sẽ ứng dụng phần mềm trong bài dạy về một số bài về chất cụ thể trong
chương trình Hóa học 12 nâng cao.
2.1.5. Phần mềm Wondershare QuizCreator
Giúp tạo ra một bài trắc nghiệm dạng flash với đầy đủ các chức năng cần thiết cho
một bài củng cố cuối bài dạy hay kiểm tra bài cũ, khi đã thiết kế có thể di chuyển qua
nhiều máy trong quá trình dạy mà không cần cài đặt chương trình. Hơn nữa bạn có thể tạo
một bài trắc nghiệm thuần Việt dễ sử dụng, chúng ta có thể chèn hình vào câu hỏi trắc
nghiệm, bài tập ghép đôi... và phóng to hình cho HS quan sát một cách dễ dàng, đây là
tính năng vượt trội của phần mềm.
2.1.6. Phần mềm Mindjet MindManager 9.1
Trong dạy học, bản đồ tư duy là một trong những phương pháp giúp GV thể hiện ý
tưởng của bài dạy hoặc củng cố lại bài dạy cho HS một cách hiệu quả. Không những thế,
bản đồ tư duy còn giúp HS tổng hợp, khái quát hóa bài học một cách cụ thể; nó còn giúp
cho HS ghi nhớ bài học, hoặc tự học. HS có thể thể hiện các ý tưởng và tạo ra những mối
quan hệ giữa các ý tưởng này. Việc sử dụng bản đồ tư duy đã được GV quan tâm, nhưng
còn rất hạn chế bởi nhiều lý do: làm bằng thủ công mất nhiều thời gian khi soạn giảng và
cả khi trên lớp, tốn kém nhiều do phải mua dụng cụ…nên rất ít GV sử dụng.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Mindjet MindManager 9.1
để thiết kế bản đồ tư duy theo hướng tổng kết kiến thức cuối mỗi bài nhằm giúp HS nắm
39
vững và ghi nhớ bài tốt nhất mà không cần phải tốn kém nhiều thời gian chuẩn bị cũng
như kinh phí.
2.1.7. Phần mềm ProShow Gold
Đây là phần mềm giúp ghép nối các đoạn phim với nhau hoặc tạo ra một đoạn
phim hay, hấp dẫn bằng các hình ảnh riêng biệt. Với giao diện thân thiện và gần hai trăm
hiệu ứng đẹp mắt, phần mềm này là một công cụ hữu ích cho GV để tạo ra các đoạn phim
hay, đẹp phục vụ cho bài học, các trò chơi trong lớp… giúp thay đổi không khí lớp học,
HS thêm hào hứng, sôi nổi.
2.2. Cách thiết kế BGĐT có tích hợp các PMDH
Sau đây chúng tôi trình bày cách thiết kế BGĐT có tích hợp các PMDH với bài cụ
thể là bài Kim loại kiềm.
2.2.1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức
Học sinh hiểu:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion
hóa, số oxi hóa, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của kim
loại kiềm.
- Tính chất Hóa học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (tác dụng
với nước, axit, phi kim).
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm.
b. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất Hóa học, kiểm tra và kết luận về tính khử rất mạnh của
kim loại kiềm.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra nhận xét về tính chất, phương
pháp điều chế.
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của kim loại
kiềm, viết sơ đồ điện phân và phương trình hóa học điều chế kim loại kiềm
bằng phương pháp điện phân.
- Giải được bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
40
c. Thái độ
Tích cực tham gia vào các hoạt động của giờ giảng, có tinh thần say mê
nghiên cứu khoa học.
2.2.2. Trọng tâm bài học
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của
kim loại kiềm.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm.
2.2.3. Multimedia hóa kiến thức
- Vị trí và cấu tạo của kim loại kiềm, chúng tôi sử dụng phần mềm Periodic
Table để khai thác kiến thức.
- Sử dụng đoạn phim thí nghiệm cắt kim loại natri để minh họa cho kiến thức
các kim loại kiềm đều mềm.
- Thiết kế mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với phi kim và axit
bằng phần mềm Crocodile Chemistry 6.5.
- Sử dụng đoạn phim thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với nước.
- Các hình ảnh ứng dụng của kim loại kiềm như: thiết bị báo cháy, tế bào
quang điện, lò phản ứng hạt nhân, thí nghiệm hữu cơ.
2.2.4. Xây dựng thƣ viện tƣ liệu
Sau khi có các tư liệu cần thiết chúng tôi tiến hành tổ chức lại thành thư viện tư
liệu như hình sau:
Hình 2.2. Thư viện tư liệu trong BGĐT bài kim loại kiềm
2.2.5. Thiết kế bài trình chiếu
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao

More Related Content

What's hot

Quản lý dự án
Quản lý dự ánQuản lý dự án
Quản lý dự ánTran Tien
 
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNGPHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNGThùy Linh
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcTuấn Nguyễn Văn
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
Slide Bao Cao Thuc Tap
Slide Bao Cao Thuc TapSlide Bao Cao Thuc Tap
Slide Bao Cao Thuc Tapthanhhauuit
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...hanhha12
 
Slide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốn
Slide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốnSlide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốn
Slide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốnVinalink Media JSC
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.Mark Pham
 
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG][TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]Tram Tran Thi My
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHUHướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHUĐại học Văn Hiến
 
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]bookbooming1
 
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)ljmonking
 

What's hot (20)

Quản lý dự án
Quản lý dự ánQuản lý dự án
Quản lý dự án
 
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
 
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNGPHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Slide Bao Cao Thuc Tap
Slide Bao Cao Thuc TapSlide Bao Cao Thuc Tap
Slide Bao Cao Thuc Tap
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
 
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa họcBài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Slide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốn
Slide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốnSlide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốn
Slide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốn
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
 
Tinh toan
Tinh toanTinh toan
Tinh toan
 
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG][TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHUHướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
 
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
 
Mau bao cao project 1
Mau bao cao project 1Mau bao cao project 1
Mau bao cao project 1
 
Cau hoi trac_nghiem
Cau hoi trac_nghiemCau hoi trac_nghiem
Cau hoi trac_nghiem
 
ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI
ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢIỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI
ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI
 
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
 
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)
 

Similar to Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao

Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng vi điều khiển pic 16 f877a trong thí nghiệm vật lí phổ thông
ứNg dụng vi điều khiển pic 16 f877a trong thí nghiệm vật lí phổ thôngứNg dụng vi điều khiển pic 16 f877a trong thí nghiệm vật lí phổ thông
ứNg dụng vi điều khiển pic 16 f877a trong thí nghiệm vật lí phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
tvefile.2013-09-09.3836256005.pdf
tvefile.2013-09-09.3836256005.pdftvefile.2013-09-09.3836256005.pdf
tvefile.2013-09-09.3836256005.pdfLinhAnh84
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tuyển chọn các chủng trichoderma đối kháng nấm bệnh trên cây thanh long và tă...
Tuyển chọn các chủng trichoderma đối kháng nấm bệnh trên cây thanh long và tă...Tuyển chọn các chủng trichoderma đối kháng nấm bệnh trên cây thanh long và tă...
Tuyển chọn các chủng trichoderma đối kháng nấm bệnh trên cây thanh long và tă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...hieu anh
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...hieu anh
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamChất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Namluanvantrust
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao (20)

Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Đề tài: Ứng dụng vi điều khiển pic 16f877a trong thí nghiệm vật lí
Đề tài: Ứng dụng vi điều khiển pic 16f877a trong thí nghiệm vật líĐề tài: Ứng dụng vi điều khiển pic 16f877a trong thí nghiệm vật lí
Đề tài: Ứng dụng vi điều khiển pic 16f877a trong thí nghiệm vật lí
 
ứNg dụng vi điều khiển pic 16 f877a trong thí nghiệm vật lí phổ thông
ứNg dụng vi điều khiển pic 16 f877a trong thí nghiệm vật lí phổ thôngứNg dụng vi điều khiển pic 16 f877a trong thí nghiệm vật lí phổ thông
ứNg dụng vi điều khiển pic 16 f877a trong thí nghiệm vật lí phổ thông
 
tvefile.2013-09-09.3836256005.pdf
tvefile.2013-09-09.3836256005.pdftvefile.2013-09-09.3836256005.pdf
tvefile.2013-09-09.3836256005.pdf
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chế phẩm npv (nucleo polyhedrosi...
 
Tuyển chọn các chủng trichoderma đối kháng nấm bệnh trên cây thanh long và tă...
Tuyển chọn các chủng trichoderma đối kháng nấm bệnh trên cây thanh long và tă...Tuyển chọn các chủng trichoderma đối kháng nấm bệnh trên cây thanh long và tă...
Tuyển chọn các chủng trichoderma đối kháng nấm bệnh trên cây thanh long và tă...
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Thi C...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Thi C...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Thi C...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Thi C...
 
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-LYếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamChất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học môn hóa học 12 nâng cao

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH …………..o0o………….. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Đề tài THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO HƢỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 12 NÂNG CAO Người hướng dẫn khoa học: Thái Hoài Minh Sinh viên thực hiện: Danh Thị Bạch Thúy TP. HỒ CHÍ MINH 2013
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài, ngoài những cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi cũng đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của mọi người trong cả những lúc thành công hay thất bại. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Thái Hoài Minh – giảng viên khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, góp ý sửa chữa cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Ngoài những kiến thức chuyên môn, em đã học được từ cô nhiều điều bổ ích trong tác phong của người cô, của một nhà khoa học. Xin cảm ơn thầy Hoàng Ngọc Thạch – tổ Hóa, cùng các thầy cô tổ Hóa, trường trung học phổ thông Thạnh Đông đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và các em học sinh lớp 12TN1, 12TN3 đã hợp tác, hỗ trợ trong thời gian thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người thân trong gia đình cùng bạn bè, là những người đã cùng tôi trao đổi và chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Danh Thị Bạch Thúy
  • 3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chƣơng I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......... 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 4 1.2. Tổng quan về phương pháp và PTDH Hóa học ở trường PT............................... 8 1.2.1. Đặc trưng của phương pháp DHHH............................................................ 8 1.2.2. Một số xu hướng đổi mới cơ bản PPDH hiện nay....................................... 9 1.2.3. Đổi mới PPDH bằng việc sử dụng tối ưu các PTDH ..................10 1.3. Tổng quan về ứng dụng CNTT trong DHHH hiện nay...................................... 12 1.3.1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.......................... 12 1.3.2. Thuận lợi và thách thức khi ứng dụng CNTT trong DHHH ở trường PT .. 13 1.3.3. Một số hướng ứng dụng CNTT trong DHHH ở Việt Nam...........15 1.4. Tổng quan về BGĐT ....................................................................................... 16 1.4.1. Khái niệm BGĐT ..................................................................................... 16 1.4.2. Cấu trúc của BGĐT.................................................................................. 18 1.4.3. Các dạng BGĐT môn Hóa học.................................................18 1.4.4. Quy trình thiết kế BGĐT ........................................................20 1.4.5. Hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT Hóa học có tích hợp các PMDH ....... 22 1.4.6. Yêu cầu khi soạn BGĐT .........................................................27 1.4.7. Ưu điểm của việc sử dụng BGĐT trong DHHH........................................ 29 1.4.8. Một số sai lầm mắc phải khi thiết kế BGĐT............................................. 29 1.4.9. Thực trạng về việc sử dụng BGĐT trong DHHH ở trường PT hiện nay..... 31 Chƣơng II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BGĐT THEO HƢỚNG TÍCH HỢP CÁC PMDH MÔN HÓA HỌC 12 NÂNG CAO ................................................................. 36
  • 4. 2.1. Các phần mềm được tích hợp khi thiết kế hệ thống BGĐT trong phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................................................... 36 2.1.1. Phần mềm Violet phiên bản 1.7................................................................ 36 2.1.2. Phần mềm Chemoffice ............................................................................. 36 2.1.3. Phần mềm Crocodile Chemistry 6.5 ......................................................... 37 2.1.4. Phần mềm Periodic Table Classic 3.8.1.................................................... 37 2.1.5. Phần mềm Wondershare QuizCreator....................................................... 38 2.1.6. Phần mềm Mindjet MindManager 9.1 ...................................................... 38 2.1.7. Phần mềm ProShow Gold......................................................................... 39 2.2. Cách thiết kế BGĐT có tích hợp các PMDH.................................................... 39 2.3. Giới thiệu hệ thống các BGĐT Hóa học 12 Nâng cao có tích hợp PMDH......... 53 Chƣơng III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................. 55 3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 55 3.2. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 55 3.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 56 3.4. Đối tượng thực nghiệm..................................................................................... 56 3.5. Tiến hành thực nghiệm ..................................................................................... 57 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm.......................................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 76 PHỤ LỤC..................................................................................................................... 79
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGĐT : Bài giảng điện tử CNTT : Công nghệ thông tin ĐC : Đối chứng DHHH : Dạy học hóa học ĐHSP : Đại học Sư phạm GV : Giáo viên HS : Học sinh KLTN : Khóa luận tốt nghiệp LVTS : Luận văn thạc sĩ NXB : Nhà xuất bản PMDH : Phần mềm dạy học PPDH : Phương pháp dạy học PT : Phổ thông PTDH : Phương tiện dạy học THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng so sánh điểm mạnh – yếu của các đề tài.........................................................4 Bảng 1.2. Danh sách các trường đã điều tra ................................................................. 32 Bảng 1.3. Danh sách số lượng GV phản hồi.................................................................. 32 Bảng 1.4. Kết quả điều tra từ câu 1 đến câu 9............................................................... 33 Bảng 1.5. Kết quả điều tra câu 10 ................................................................................. 35 Bảng 3.1. Bảng các lớp thực nghiệm và đối chứng........................................................ 57 Bảng 3.2. Bảng phân phối kết quả kiểm tra. .................................................................. 61 Bảng 3.3. Phân loại kết quả kiểm tra............................................................................. 62 Bảng 3.4. Phân phối tần suất kết quả kiểm tra............................................................... 65 Bảng 3.5. Phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra .................................................. 66 Bảng 3.6. Điểm trung bình cộng lớp thực nghiệm – đối chứng ...................................... 70 Bảng 3.7. Bảng độ lệch tiêu chuẩn ................................................................................ 70 Bảng 3.8. Bảng hệ số biến thiên .................................................................................... 70 Bảng 3.9. Bảng sai số tiêu chuẩn................................................................................... 71
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của BGĐT.............................................................................. 18 Hình 1.2. Sơ đồ quy trình thiết kế BGĐT....................................................................... 20 Hình 1.3. Sơ đồ thư viện tư liệu trong BGĐT ................................................................ 22 Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống các tiêu chuẩn BGĐT ............................................................ 23 Hình 2.2. Thư viện tư liệu trong BGĐT bài kim loại kiềm ............................................. 40 Hình 2.3. Trang đặt vấn đề vào bài kim loại kiềm ........................................................ 41 Hình 2.4. Hướng dẫn liên kết hyperlink bước 1............................................................ 41 Hình 2.5. Hướng dẫn liên kết hyperlink bước 2............................................................ 42 Hình 2.6. Hướng dẫn mở phim từ liên kết hyperlink ..................................................... 42 Hình 2.7. Trang tên bài học.......................................................................................... 43 Hình 2.8. Giao diện của phần mềm Periodic Table ...................................................... 43 Hình 2.9. Giao diện của phần mềm Periodic Table Crocodile Chemistry 6.5 ............... 44 Hình 2.10. Giao diện chỉnh sửa hình nền ..................................................................... 44 Hình 2.11. Hóa chất thí nghiệm.................................................................................... 45 Hình 2.12. Mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với phi kim............................ 45 Hình 2.13. Mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với axit ................................. 46 Hình 2.14. Giao diện phần mềm MindManager 9.1...................................................... 46 Hình 2.15. Hướng dẫn tạo Main Topic......................................................................... 47 Hình 2.16. Hướng dẫn điền nội dung vào Topic........................................................... 47 Hình 2.17. Hướng dẫn chèn, xóa icon cho Topic và Subtopic...................................... 48 Hình 2.18. Hướng dẫn tạo ghi chú ............................................................................... 48 Hình 2.19. Hướng dẫn hiệu chỉnh hình dạng, màu sắc cho Topic hay Subtopic............ 49 Hình 2.20. Sơ đồ tư duy bài kim loại kiềm.................................................................... 49 Hình 2.21. Giao diện phần mềm Violet 1.7................................................................... 50 Hình 2.22. Giao diện nhập liệu câu hỏi trắc nghiệm .................................................... 50 Hình 2.23. Câu hỏi trắc nghiệm ................................................................................... 51 Hình 2.24. Giao diện tạo trò chơi ô chữ........................................................................ 52 Hình 2.25. Trò chơi ô chữ ............................................................................................. 52
  • 8. Hình 3.1. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Amin” (bài 11) của lớp thực nghiệm-đối chứng..................................................................................................................................................63 Hình 3.2. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Kim loại kiềm” (bài 28) của lớp thực nghiệm-đối chứng.......................................................................................................... 63 Hình 3.3. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm” (bài 29) của lớp thực nghiệm-đối chứng.............................................................. 64 Hình 3.4. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Kim loại kiềm thổ” (bài 30) của lớp thực nghiệm-đối chứng.......................................................................................................... 64 Hình 3.5. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra “Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” (bài 31) của lớp thực nghiệm-đối chứng........................................................ 65 Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 11 “Amin”................................................ 67 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 28 “Kim loại kiềm” .................................. 68 Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 29 “Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”............................................................................................................................. 68 Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 30 “Kim loại kiềm thổ”............................. 69 Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích ứng với bài 31 “Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ”................................................................................................................ 69
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người năng động sáng tạo, có khả năng tự học và tự đánh giá, biết cách cộng tác với mọi người, để phát triển cá nhân hòa hợp với sự phát triển chung của cộng đồng. Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục ở tất cả các nước trên thế giới. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mới PPDH theo các hướng khác nhau. Một trong những xu hướng đổi mới PPDH là tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học (PTDH), đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và khuyến khích ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học ở các bậc học. Chủ trương này được cụ thể hóa trong Chỉ thị số 5289/BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2012-2013, với yêu cầu tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học bên cạnh các nhiệm vụ khác. Hoá học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm. Tuy nhiên còn nhiều thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, khó thành công, tốn nhiều thời gian…không thể tiến hành trên lớp được. Trong chương trình Hóa học phổ thông (PT) giáo viên (GV) thường gặp khó khăn khi dạy những khái niệm trừu tượng như orbital nguyên tử, sự lai hoá của các orbital nguyên tử... Hiện nay, bài giảng điện tử (BGĐT) Hóa học ngày càng được GV ưa chuộng bởi sự hữu ích của nó trong việc chuyển tải kiến thức một cách trực quan, sinh động và thuận tiện đến người học, làm tăng hiệu quả giờ giảng và giảm rất nhiều chi phí cho công tác thiết kế bài giảng. Tuy nhiên, đa số BGĐT hiện nay trên thị trường chưa được kiểm định, đánh giá theo các tiêu chuẩn, chất lượng nhất định. Một số BGĐT được biên soạn đơn điệu, sơ sài, chưa phát huy được hết những ưu điểm của BGĐT. Hầu hết các BGĐT được thiết kế bằng phần mềm Microsoft PowerPoint mà chưa phối hợp được các phần mềm khác để rút ngắn thời gian biên soạn và phát huy được tối đa hiệu quả BGĐT mang lại. Với mong muốn thiết kế hệ thống BGĐT có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng CNTT trong dạy học Hóa học (DHHH), chúng tôi đã thực hiện đề tài: THIẾT KẾ
  • 10. 2 HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 12 NÂNG CAO. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế hệ thống BGĐT Hóa học lớp 12 theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học (PMDH) nhằm nâng cao chất lượng DHHH ở các trường trung học phổ thông (THPT). 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc thiết kế BGĐT. - Nghiên cứu một số PMDH để tích hợp vào BGĐT. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn của một BGĐT Hóa học. - Thiết kế hệ thống BGĐT trong chương trình Hóa học 12 Nâng cao có tích hợp PMDH. - Thực nghiệm (TN) để đánh giá kết quả của đề tài nghiên cứu. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình DHHH ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế hệ thống BGĐT Hóa học 12 Nâng cao có tích hợp các PMDH. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Thiết kế hệ thống BGĐT Hóa học lớp 12 Nâng cao gồm 26 BGĐT có tích hợp các PMDH. - Địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT ở tỉnh Kiên Giang và tỉnh Khánh Hòa. 6. Giả thuyết khoa học Nếu hệ thống BGĐT được thiết kế đạt chất lượng cao thì hệ thống bài giảng này sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho GV khi thiết kế bài giảng riêng cho họ. Bên cạnh đó, các bài giảng sẽ là gợi ý về mặt phương pháp nhằm giúp GV định hướng, phối hợp các phương pháp giảng dạy, là phương tiện góp phần trong việc đổi mới PPDH từ chỗ tăng cường tối đa việc tương tác giữa thầy và trò, tích cực hóa hoạt động học của HS, hỗ trợ việc tự học của HS, nâng cao hứng thú học tập về bộ môn Hóa học của các em, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học.
  • 11. 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phân tích, tổng hợp các thông tin. - Sử dụng máy tính và các phần mềm tin học: Microsoft powerpoint 2007 và các phần mềm khác để xây dựng hệ thống BGĐT. - Điều tra thực trạng. - TN sư phạm. - Tổng hợp và xử lí kết quả điều tra, kết quả TN sư phạm theo phương pháp thống kê toán học.
  • 12. 4 Chƣơng I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đầu thế kỷ XXI, việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học nhằm đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học đã trở thành một xu thế mạnh trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và khuyến khích ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học ở các bậc học. Chủ trương này được cụ thể hóa trong Chỉ thị số 5289/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2012-2013, với yêu cầu tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học bên cạnh các nhiệm vụ khác. Chính vì vậy, nhiều sinh viên và học viên đã có nhiều đề tài nghiên cứu phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong DHHH.  Giới thiệu và đánh giá một số công trình gần gũi với đề tài nghiên cứu Bảng 1.1. Bảng so sánh điểm mạnh – yếu của các đề tài STT Tên đề tài Ƣu điểm Nhƣợc điểm 1 Sử dụng phần mềm PowerPoint trong DHHH lớp 10 ở trường THPT (Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) – 2003) [31] - Khóa luận trình bày chi tiết, nghiên cứu cụ thể phần mềm PowerPoint, hướng dẫn rõ các bước để soạn thảo một BGĐT qua những tiện ích của phần mềm để tạo hình ảnh minh họa cho bài dạy. - Tác giả sưu tầm đa dạng hình ảnh, phim thí nghiệm để GV đưa vào bài dạy cụ thể. - Cơ sở lý luận chưa nói rõ ưu, nhược điểm của BGĐT. - Khóa luận chỉ có 2 giáo án minh họa. 2 Thiết kế giáo án điện tử chương trình Hóa hữu cơ lớp 11 THPT bằng phần mềm PowerPoint (KLTN – Phầm mềm PowerPoint được sử dụng thành thạo, thể hiện qua các giáo án điện tử của chương trình hóa hữu cơ lớp 11 được soạn tốt, chi tiết và Tác giả thiếu quan tâm đến việc tích hợp thêm một số phần mềm hỗ trợ. Đặc biệt là bộ phần mềm Chemoffic để vẽ những công thức hữu
  • 13. 5 2005) [21] khá đầy đủ. cơ thì sẽ nhanh chóng, đẹp và chính xác. 3 Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash vào thiết kế giáo án điện tử môn Hóa học (KLTN – 2006) [28] - Tác giả mô hình hóa 4 thí nghiệm ảo của bài amoniac và sản xuất amoniac chương trình lớp 11. - Kết quả TN có tính thuyết phục cao. Khóa luận chỉ áp dụng trên một số bài cụ thể chưa thể hiện tính hệ thống cho toàn thể chương trình Hóa học lớp 11. 4 Sử dụng phần mềm PowerPoint thiết kế BGĐT chương “Sự điện li” Hóa học lớp 11 (theo chương trình thí điểm THPT) (KLTN – 2007) [36] - Tác giả sử dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng. - Kết quả TN có tính thuyết phục cao. Phần cơ sở lý luận hướng dẫn cách sử dụng phần mềm PowerPoint chưa chi tiết. 5 Ứng dụng CNTT để thiết kế hệ thống BGĐT và tìm kiếm các tư liệu hỗ trợ việc đổi mới PPDH môn Hóa học lớp 10 THPT (KLTN – 2007) [32] - Tác giả giới thiệu nhiều phầm mềm Hóa học ứng dụng để soạn BGĐT. - Các tư liệu hỗ trợ các chương 1, 2, 3 được thiết kế, biên soạn như trang web thu nhỏ rất hay, gồm nhiều chương mục như: BGĐT, bài đọc thêm, thư giãn, lịch sử Hóa học, đố vui Hóa học,… Hệ thống BGĐT chỉ thể hiện qua chương 1, 2, 3 lớp 10, do đó chưa thể hiện được tính hệ thống của toàn chương trình Hóa học lớp 10. 6 Ứng dụng CNTT để thiết kế hệ thống BGĐT nhằm nâng cao chất lượng dạy - Đã thiết kế được một số lượng lớn BGĐT (25 bài). - Cơ sở lý luận: nghiên cứu chi tiết, rõ ràng, nhận xét kỹ Chỉ có một cặp đối chứng (ĐC) – TN với 4 bài lên lớp còn ít chưa thuyết phục.
  • 14. 6 và học bộ môn Hóa học lớp 10 (nâng cao) (luận văn thạc sĩ (LVTS) – 2008) [27] từng luận văn, khóa luận; khảo sát thực trạng trên phạm vi rộng. - Phân chia các kiểu bài lên lớp cụ thể. Giáo án có nhiều câu hỏi dẫn dắt HS. 7 Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash 8.0 mô phỏng một số thí nghiệm và thiết kế BGĐT môn Hóa học lớp 10 chương Halogen và Oxi – Lưu huỳnh ở trường THPT (KLTN – 2008) [12] Tác giả đã giới thiệu chi tiết phần mềm Macromedia Flash 8.0 và thiết kế tốt hai BGĐT bằng phần mềm PowerPoint kết hợp với Flash 8.0. Khóa luận thể hiện được một số BGĐT điển hình chưa có tính hệ thống cho toàn chương trình. 8 Ứng dụng phần mềm Violet vào việc thiết kế BGĐT Hóa học THPT (KLTN – 2010) [30] - Đây là khóa luận có giá trị trong việc ứng dụng các phần mềm trong DHHH, khá chi tiết, chịu khó đầu tư nghiên cứu về phần mềm Violet qua cách sử dụng, các tính năng của phần mềm này và có kèm theo một số phần mềm hỗ trợ khi soạn BGĐT. - Kết quả TN sư phạm có độ tin cậy cao. Khóa luận chỉ thiết kế 4 bài giảng chưa thể hiện được tính hệ thống. 9 Ứng dụng CNTT thiết kế bài lên lớp - Cơ sở lý luận rõ ràng, chi tiết. Luận văn chỉ thiết kế được một số bài lên lớp.
  • 15. 7 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học ở trường THCS (LVTS – 2010) [19] - Kết quả TN sư phạm có độ tin cậy cao. 10 Sử dụng phần mềm Lecturemaker thiết kế hồ sơ BGĐT lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực (LVTS – 2010) [18] - Tác giả đã sưu tầm được 203 phim thí nghiệm trong và ngoài nước phục vụ cho thiết kế BGĐT. - Thiết kế 20 sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức trong các BGĐT. - Sử dụng quá nhiều màu sắc trên một trang làm cho HS thấy khó chịu khi quan sát. - Hệ thống BGĐT chỉ có 10 bài. 11 Thiết kế giáo án điện tử phần hiđrocacbon lớp 11 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực (LVTS – 2012) [20] - Sử dụng đa dạng các phần mềm để thiết kế GA. - Kết quả TN có độ tin cậy cao. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra một số bài học kinh nghiệm khi thiết kế và sử dụng giáo án điện tử theo hướng dạy học tích cực. Chưa có tính hệ thống cho toàn chương trình. 12 Sử dụng các PMDH thiết kế hệ thống BGĐT môn Hóa học lớp 10 nâng cao (KLTN – 2011) [26] - Tác giả đã xây dựng được hệ thống BGĐT lớp 10 ban nâng cao (21 bài). - Tác giả đã sử dụng rất thành thạo phần mềm PowerPoint, ngoài ra còn tích hợp nhiều phần mềm ứng dụng khác để thiết kế các bài giảng sinh động, hấp dẫn, ít tốn kém Hướng dẫn sử dụng các phần mềm chưa được rõ ràng, chi tiết.
  • 16. 8 thời gian.  Nhận xét chung: Các đề tài trên đều thể hiện những điểm chung thống nhất như sau: CNTT có tác dụng mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu quả DHHH. Chương trình Microsoft PowerPoint được sử dụng phổ biến trong các đề tài nhờ tính hữu ích và tiện lợi của nó đối với GV trong quá trình soạn BGĐT. Việc tích hợp các phần mềm ứng dụng khác vào bài giảng là rất hữu ích, GV ít tốn kém thời gian vào việc soạn BGĐT và hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chỉ có một số đề tài có sự tích hợp các phần mềm ứng dụng khác như: Violet, Chemoffic,…vào việc soạn BGĐT. Bên cạnh đó, các đề tài đã xây dựng được tiêu chí đánh giá BGĐT nhưng chưa được chi tiết, rõ ràng. Vì thế thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn tạo nên những điểm mới cho các BGĐT và xây dựng một hệ thống BGĐT trong chương trình của một khối lớp, cụ thể là khối lớp 12 Nâng cao đồng thời có tích hợp các PMDH. Tuy vậy, những đề tài trên là những tư liệu quý giá, có nhiều giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn, giúp chúng tôi có thể rút ra nhiều điều bổ ích và những gợi ý quan trọng cho đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Tổng quan về phƣơng pháp và PTDH Hóa học ở trƣờng PT 1.2.1. Đặc trƣng của phƣơng pháp DHHH [4] Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết. Trong DHHH, thí nghiệm là một phương tiện không thể thiếu được. Trong DHHH, các phương pháp nhận thức sau đây được sử dụng một cách thường xuyên: - Phương pháp diễn dịch - quy nạp: sử dụng khi dạy về mối liên hệ giữa vị trí - cấu tạo - tính chất; khi hình thành khái niệm chu kì. Nhóm trong hệ thống tuần hoàn… - Phương pháp cụ thể, trừu tượng: Môn hóa học đòi hỏi HS phải có một trình độ nhất định về tư duy trừu tượng (không thể dạy sớm hơn). GV phải sử dụng các phương tiện trực quan (hình vẽ, mô hình…) khi đề cập đến các vấn đề mà HS không thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
  • 17. 9 Các học thuyết, định luật có vai trò rất lớn trong DHHH: - Là công cụ cho phép quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp. - Là công cụ để tiên đoán khoa học. - Là công cụ để dạy về các chất cụ thể. Định luật tuần hoàn và các kiến thức về cấu tạo chất (thuyết nguyên tử, phân tử, cấu tạo hóa học…) là lí thuyết chủ đạo của hệ thống kiến thức Hóa học. Bài tập hóa học là công cụ rất hiệu nghiệm để củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức cho HS, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn đời sống. Hóa học là bộ môn có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong DHHH, cần có sự liên hệ mật thiết giữa nội dung kiến thức hóa học với thế giới tự nhiên và cuộc sống đời thường của con người. Những đặc trưng trên là cơ sở để các nhà giáo dục đưa ra các biện pháp đổi mới PPDH nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong DHHH hiện nay. 1.2.2. Một số xu hƣớng đổi mới cơ bản PPDH hiện nay [2] Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp THPT nói riêng. Chiến lược phát triển giáo dục (2010 – 2020) đã nêu một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục là đổi mới phương pháp giáo dục: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển việc truyền đạt tri thức thụ động: thầy giảng, trò ghi sang hướng người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và tư duy phân tích tổng hợp phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS…” PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã đưa ra 7 xu hướng đổi mới PPDH là: Thứ nhất, phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi, khám phá. Tạo điều kiện cho HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Thứ hai, phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. Không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho HS phương pháp học tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm học suốt đời.
  • 18. 10 Thứ ba, tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Chuyển từ lối học nặng nề về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. Thứ tư, cá thể hóa việc dạy học. Việc dạy học thích ứng với năng lực và điều kiện của từng người học ở mức độ từ thấp đến cao. Biện pháp: chia nhỏ lớp, dạy học theo nhóm nhỏ… Thứ năm, tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các PTDH đặc biệt là tin học và CNTT vào dạy học. Thứ sáu, từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức; sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp với từng môn học. Thứ bảy, gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của HS, theo cấp học, bậc học). 1.2.3. Đổi mới PPDH bằng việc sử dụng tối ƣu các PTDH 1.2.3.1. Khái niệm và tác dụng của PTDH [2] - Khái niệm: PTDH là những đối tượng vật chất (sách vở, đồ dùng, máy móc, thiết bị,…) dùng để dạy học. - Tác dụng: + Giúp GV dễ dàng tăng cường lượng thông tin một cách hiệu quả. + Giúp GV tiết kiệm thời gian. + Giúp GV đỡ vất vả (giảm cường độ làm việc). + Giúp bài giảng hấp dẫn, HS chú ý, hứng thú học tập. + Giúp cho lớp học sinh động (góp phần tạo không khí lớp học). + Giúp nâng cao hiệu quả dạy học, HS dễ hiểu bài, nhớ lâu. 1.2.3.2. Yêu cầu chung về PTDH Hóa học - Đảm bảo tính khoa học và sư phạm. + Phục vụ thiết thực nội dung bài học, chương trình sách giáo khoa, góp phần đổi mới PPDH. + Khi sử dụng phải đảm bảo thành công trong thời gian hợp lí.
  • 19. 11 + Phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phục vụ tốt quá trình dạy học. - Đảm bảo tính thuận lợi và an toàn trong sử dụng: + Đảm bảo nguyên tắc chế tạo hợp lý, bền chắc. + Tạo điều kiện hợp lý các thao tác kĩ thuật khi sử dụng, dễ tháo lắp, tiết kiệm thời gian trên lớp học. + Chất liệu các đồ dùng sử dụng được lâu dài. + An toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng, đặc biệt đối với hóa chất thí nghiệm độc hại. - Đảm bảo tính thẩm mỹ: PTDH có hình dạng, kích thước và màu sắc hợp lý, gọn đẹp, giúp HS hứng thú trong học tập và sử dụng. - Đảm bảo tính kinh tế: PTDH có cấu tạo đơn giản, dễ sản xuất, giá thành hạ, để các trường học có điều kiện trang bị nhiều hơn, tạo điều kiện HS có thể thực hành theo từng nhóm nhỏ. 1.2.3.3. Nguyên tắc sử dụng PTDH Để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện trong quá trình dạy học cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: - Sử dụng PTDH phải đúng lúc, đúng chỗ: cần trình diễn phương tiện theo trình tự bài giảng, phân biệt thời điểm sử dụng, tránh trưng bày đồng loạt các phương tiện. GV khi chọn vị trí đặt PTDH phải đảm bảo cho tất cả HS đều được quan sát, tiếp xúc với các PTDH một cách rõ ràng. - Sử dụng PTDH phải đủ cường độ: từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau, không nên kéo dài việc trình diễn PTDH hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong tiết giảng. - Sử dụng PTDH phải theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS: GV cần tổ chức các hoạt động của HS sau khi được xem giới thiệu PTDH. Có thể đặt các câu hỏi, bài tập, các nhiệm vụ khác nhau mang tính thực hành. - Sử dụng phương tiện phải đảm bảo tính vừa sức của HS: trong quá trình GV tổ chức HS khai thác tri thức trên phương tiện, GV không nên đặt câu hỏi quá dễ hoặc quá khó.
  • 20. 12 - Sử dụng PTDH phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ: phải đáp ứng mục tiêu và phù hợp với nội dung của việc dạy học. 1.3. Tổng quan về ứng dụng CNTT trong DHHH hiện nay 1.3.1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học [13] 1.3.1.1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục Thứ nhất, CNTT giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chiến lược phát triển của bộ GD & ĐT đã nêu rõ: “từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT. CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và phương pháp học.” Thứ hai, CNTT giúp GV tiếp cận và chia sẻ nhiều nội dung, phương pháp, mô hình dạy học, việc thiết kế giáo án trở nên sinh động hơn, dễ dàng hơn, chỉ cần vài động tác đơn giản là trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi HS. Thứ ba, CNTT góp phần đổi mới PPDH, tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS. Nếu trước kia GV là nguồn tài liệu duy nhất cho HS học tập và HS phải đến trường để học. Thì ngày nay với sự hỗ trợ của CNTT, GV dần dần trở thành người hướng dẫn HS biết dùng máy tính và Internet để phát hiện kiến thức mới. Vì thế phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội tri thức. Thứ tư, ứng dụng CNTT vào dạy học giúp GV rút ngắn thời gian giảng dạy trên lớp, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo của HS. HS có thể nhanh chóng hình dung và có khái niệm chính xác về các sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh trực quan (tư liệu, sơ đồ, những đoạn phim,…) Thứ năm, CNTT tạo nên hứng thú học tập cho HS vì đã góp phần hiện đại hóa các PTDH, giúp GV tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của HS, giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, nó sẽ tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: GV – HS và ngược lại, giúp HS tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả hơn.
  • 21. 13 Như vậy, ngày nay việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một nhu cầu cấp thiết đối với hệ thống giáo dục Việt Nam và chiếm giữ vị trí quan trọng trong dạy học. 1.3.1.2. Tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong DHHH Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, với con đường hình thành kiến thức, kĩ năng thông qua các thí nghiệm. Thí nghiệm Hóa học không những giúp cho HS hình thành, củng cố kiến thức mới trong quá trình học tập tại lớp mà còn thúc đẩy HS tích cực áp dụng được kiến thức của mình vào thực tiễn đời sống hàng ngày. Để phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS, phải tăng cường sử dụng linh hoạt và hiệu quả các PTDH hiện đại với các phần mềm thí nghiệm Hóa học, đặc biệt là dùng các thí nghiệm mô phỏng và thí nghiệm ảo để biểu diễn các thí nghiệm phức tạp và nguy hiểm không thể thực hiện được trên lớp. Trong vài năm trở lại đây, nhìn chung CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong việc dạy Hóa học ở các trường PT. Rất nhiều GV đã sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế BGĐT, cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình, trình bày bài giảng gọn đẹp, sinh động và thuận tiện. Các phần mềm được sử dụng trong DHHH để thực hiện các thí nghiệm ảo, sơ đồ, biểu đồ, trình chiếu phim hoặc bài tập thực hành, đặt câu hỏi thảo luận. Vì vậy, người dạy tiết kiệm được thời gian và có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học, và do đó chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao. Với sự hỗ trợ của CNTT trong một thời gian ngắn của tiết học, GV có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú và sinh động. Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Những hình ảnh mô phỏng thực tế một cách hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự quan tâm, hứng thú học tập của HS, tạo cho lớp học sôi nổi, các em tiếp thu bài nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả cao hơn. 1.3.2. Thuận lợi và thách thức khi ứng dụng CNTT trong DHHH ở trƣờng PT 1.3.2.1. Thuận lợi Hiện nay các trường PT điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị
  • 22. 14 ghi âm, chụp hình, quay phim và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ ChemOffice, Crocodile, ChemWin, Violet,…kỹ thuật đồ họa nâng cao có thể mô phỏng nhiều thí nghiệm, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường. Nhờ có sử dụng các PMDH này mà HS trung bình, thậm chí HS trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua mạng Internet. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của CNTT và truyền thông trong quá trình đổi mới PPDH. Có thể khẳng định rằng, môi trường CNTT sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS. 1.3.2.2. Thách thức Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa CNTT vào lĩnh vực giáo dục bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn khiêm tốn, khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Tuy CNTT mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho HS, vì GV sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng trang như khi dạy trên máy tính. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặt khác, PPDH cũ vẫn còn
  • 23. 15 như một lối mòn khó thay đổi. Việc dạy học tương tác giữa người – máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các PPDH mới để khắc phục những nhược điểm của PPDH truyền thống. Điều đó làm cho CNTT, dù đã đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới PPDH bằng phương tiện chiếu projector,…còn thiếu và không đồng bộ nên việc triển khai chưa được rộng khắp và hiệu quả. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV chỉ mới dừng lại ở việc xóa mù tin học nên GV chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả. Nhiều HS rất ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính hoặc một số em chưa từng biết sử dụng máy tính cũng là khó khăn cần được quan tâm. 1.3.3. Một số hƣớng ứng dụng CNTT trong DHHH ở Việt Nam Dưới đây là một số hướng ứng dụng CNTT trong dạy học và nghiên cứu Hóa học do chúng tôi tổng hợp trong quá trình nghiên cứu: - Sử dụng các phương pháp tính số, giải quyết các bài toán lý thuyết Hóa học (Hóa học lượng tử, động Hóa học, nhiệt Hóa học, động Hóa học...): rất quan trọng nhưng số người tham gia còn ít và cần được tăng cường. - Ghép nối trợ giúp cho các đo đạc thí nghiệm, nâng cao tính năng các công cụ đo.
  • 24. 16 - Xây dựng các đĩa CD thí nghiệm mô phỏng hoặc thí nghiệm ảo, xây dựng trang Web dạy học một số nội dung Hóa học có các mô hình, xây dựng khái niệm và có thí nghiệm mô phỏng. - Thiết kế các BGĐT, giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả dạy học phục vụ cho quá trình dạy học ở các trường trung học, đồng thời kết hợp với việc ứng dụng một số phần mềm như là phương tiện hỗ trợ thực hiện các PPDH tích cực. - Thiết kế các phần mềm quản lí, chấm bài trắc nghiệm... - Cập nhật các thông tin mới về Hóa học có liên quan đến kiến thức bài học để làm bài giảng phong phú hơn. - Tạo môi trường giao tiếp với người học và đồng nghiệp, người dạy có thể giao tiếp với tất cả các đối tượng: đồng nghiệp, người học, cấp trên và các đối tượng với nhau bằng email hay các công cụ điện tử khác như các Web 2.0, các công cụ giao tiếp trực tuyến, các trang bookmark, các mạng xã hội… - Hiệu chỉnh thiết kế tư liệu: thông qua việc cập nhật những kiến thức mới và kiến thức thực tiễn liên quan đến bài dạy, GV có thể hiệu chỉnh ngay trên bài giảng một cách dễ dàng và lưu trữ hiệu quả những tài liệu quan trọng. 1.4. Tổng quan về BGĐT 1.4.1. Khái niệm BGĐT [26] BGĐT là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong đào tạo điện tử. Khái niệm BGĐT đang được hiểu rất khác nhau. Thạch Trương Thảo, tác giả cuốn giáo trình thiết kế BGĐT đã đưa ra định nghĩa về BGĐT dựa trên định nghĩa của Lê Công Triêm (2005): “BGĐT là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường multimedia do máy tính tạo ra. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia thông tin được truyền thông dưới dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics). ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip). Đặc trưng cơ bản nhất của BGĐT là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của GV đều được multimedia hóa”[29].
  • 25. 17 Theo từ điển bách khoa toàn thư Tiếng Việt: “BGĐT là một hình thức tổ chức bài lên lớp nhằm thực thi giáo án điện tử. Khi đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá, do GV điều khiển thông qua môi trường đa phương tiện với sự hỗ trợ của CNTT. Nếu như bài giảng truyền thống là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học truyền thống thì BGĐT là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học có sự hỗ trợ của CNTT” [14]. Do đó, có rất nhiều mức độ tham gia của CNTT trong một BGĐT. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một chuẩn mực nào để đánh giá BGĐT. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng đơn vị mà mức độ BGĐT sẽ khác nhau. Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra định nghĩa về BGĐT như sau: “BGĐT là một tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kĩ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lí học tập (Learning Management SyStem_ LMS). Một BGĐT thường tương ứng với một học phần hoặc một môn học” [10]. Định nghĩa này của Đại học Quốc gia Hà Nội cho người đọc thấy rõ cấu trúc cần có cũng như kích thước của một BGĐT. Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi sử dụng khái niệm BGĐT là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do GV điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu BGĐT là những tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến HS.
  • 26. 18 1.4.2. Cấu trúc của BGĐT [1] Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của BGĐT Cấu trúc của BGĐT bao gồm: tên bài giảng, các nội dung bài học tương ứng với các mục trong sách giáo khoa thể hiện lý thuyết bài học, ví dụ minh họa cho đơn vị kiến thức đó và bài tập vận dụng. Cuối cùng là tóm tắt kiến thức bài học và nội dung bài tập củng cố. 1.4.3. Các dạng BGĐT môn Hóa học [24] Tất cả các bài dạy đều có thể thiết kế BGĐT, trong đó có những BGĐT có hiệu quả rất tốt nhưng cũng có những bài giảng khi sử dụng CNTT sẽ không chỉ tốn kém mà có khả năng làm chất lượng tiết dạy - học. Vì vậy để thiết kế một hệ thống BGĐT phát huy được những ưu điểm của nó và đạt kết quả cao, chúng tôi có đưa ra một số dạng bài giảng được chọn để thiết kế BGĐT như sau: 1.4.3.1. Dạng bài về khái niệm, định luật, học thuyết Các định nghĩa, học thuyết, định luật Hóa học giữ vai trò cơ sở lí thuyết cho toàn bộ chương trình, giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể của chương trình Hóa học. Dạng bài về khái niệm, học thuyết được phân bố ở đầu chương trình hoặc phần đầu của các lớp, cấp học để thể hiện sự phát triển liên tục của các thuyết và vai trò chủ đạo của nó Bài (tên bài giảng) Mục 2 Mục n Mục 1.1 Mục 1.2 Mục 1.n Minh họa Bài tập Tóm tắt kiến thức Bài tập củng cố Mục 1 Lý thuyết
  • 27. 19 ví dụ thuyết sự điện li được đặt ở đầu chương trình lớp 11 hay thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ được đặt phần đầu của Hóa học hữu cơ… Dạng bài này thường là các khái niệm trừu tượng, HS khó tiếp thu do đó, GV cần thiết kế các hình ảnh, mô phỏng hay mô hình minh họa có liên quan đến nội dung khái niệm trước khi đưa ra các khái niệm. Bên cạnh đó, GV nên cho HS quan sát nhiều thí nghiệm để giải thích cho các khái niệm đó. Các học thuyết thường liên quan đến nhà bác học, GV có thể nêu giới thiệu sơ lược về tiểu sử nhà bác học đã tìm ra học thuyết và cho HS chia nhóm để thảo luận và trình bày trước lớp 1.4.3.2. Dạng bài về chất - nguyên tố Đây là những dạng bài về chất cụ thể như vô cơ (nhôm, sắt, crom…) hay hữu cơ (glucozơ, saccarozơ , tinh bột…) giúp trang bị cho HS những kiến thức cơ sở về chất, tính chất đặc trưng cơ bản của các đơn chất, hợp chất hữu cơ, vô cơ. Để trang bị những kiến thức đó, GV có thể sử dụng CNTT để trình chiếu: - Hình ảnh, mô hình công thức nguyên tử, phân tử của nguyên tố, chất. - Sơ đồ, biểu bảng so sánh các chất trong cùng một loại, một nhóm. - Hình ảnh, mẫu chất về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của chất, nguyên tử. - Các đoạn phim, mô phỏng thí nghiệm xảy ra giữa các chất với nhau. - Các mô phỏng về quy trình sản xuất chất, nguyên tố đó trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Hình ảnh về các ứng dụng thực tiễn của chất và nguyên tố. - Sơ đồ tóm tắt và bài tập củng cố nội dung trọng tâm của bài học. 1.4.3.3. Dạng bài về sản xuất Hóa học Kiến thức về sản xuất Hóa học là một trong những nội dung kiến thức cơ bản, quan trọng của giáo trình Hóa học PT, nhằm trang bị cho HS những kiến thức tổng hợp của ngành sản Hóa học nói riêng và ngành công nhiệp nói chung, giúp HS có những hiểu biết cơ bản về sản phẩm, quy trình công nghệ, nguyên tắc kĩ thuật… trong sản xuất. Nếu những kiến thức này mà chỉ sử dụng cách GV lên lớp giảng dạy, thuyết trình thì HS sẽ rất nhàm chán và lãng quên một cách nhanh chóng. Thay vào đó, nếu GV sử dụng mô phỏng, mô hình, sơ đồ… về các giai đoạn của quá trình sản xuất các chất cụ thể, hoặc có
  • 28. 20 thể cho HS tự tìm hiểu, nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của GV rồi thuyết trình trước lớp… thì HS sẽ dễ hình dung và nhớ được lâu hơn. Bên cạnh đó, những hình ảnh về các sản phẩm của Hóa học như nước hoa, xăng dầu, phân bón… hay những đoạn phim về ảnh hưởng, tác động của Hóa học với môi trường khi cho HS quan sát sẽ giúp HS thấy được mối quan hệ qua lại giữa khoa học Hóa học với thực tiễn cuộc sống, lao động sản xuất, từ đó thêm yêu môn học và có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường. 1.4.3.4. Dạng bài về luyện tập, ôn tập - củng cố Bài ôn tập, tổng kết giúp HS tái hiện lại kiến thức đã học, hệ thống hóa, tìm ra mối liên hệ, bản chất đặc thù của từng loại kiến thức, giúp đào sâu, vận dụng kiến thức đã học để so sánh, nhận biết, giải bài toán… Để tiết kiệm thời gian cho các tiết ôn tập, luyện tập GV có thể sử dụng BGĐT với bảng hệ thống hóa kiến thức đã soạn sẵn, các sơ đồ tóm tắt lí thuyết, các câu hỏi kiểm tra củng cố lí thuyết có thể tổ chức dưới hình thức tổ chức trò chơi ô chữ, bài tập trắc nghiệm, hóa chất bí mật…để giúp HS khắc sâu kiến thức. 1.4.4. Quy trình thiết kế BGĐT [1] Hình 1.2. Sơ đồ quy trình thiết kế BGĐT Quy trình thiết kế BGĐT Bước 1: xác định mục tiêu bài học Bước 2: xác định trọng tâm bài học Bước 3: multimedia hóa kiến thức Bước 4: xây dựng thư viện tư liệu Bước 5: thiết kế bài trình chiếu Bước 6: lập kế hoạch bài dạy chi tiết
  • 29. 21 Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước: 1.4.4.1. Xác định mục tiêu [2] Nội dung đầu tiên của mỗi giáo án là xác định mục tiêu của bài giảng. Đây là định hướng cho mọi hoạt động của thầy và trò, là cái đích cần đạt được của tiết học. Phần này có thể nêu những ý sau đây: - Những nội dung kiến thức của bài HS cần nắm theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng. - Những kiến thức cũ cần củng cố. - Những kỹ năng cần rèn luyện. - Giáo dục đạo đức, tư tưởng (nếu có). 1.4.4.2. Xác định trọng tâm bài học [2] Căn cứ để xác định kiến thức trọng tâm: - Những kiến thức cốt lõi, bản chất của sự vật, hiện tượng hay vấn đề nghiên cứu. - Có ý nghĩa nền tảng, liên quan đến nhiều kiến thức khác. - Giải quyết được nhiều vấn đề về lý luận hoặc thực tiễn. - Sử dụng thường xuyên. - Ngoài ra, có thể dựa vào hướng dẫn chương trình của Bộ, các câu hỏi cuối mỗi bài. 1.4.4.3. Multimedia hóa kiến thức Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế BGĐT, việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước: - Dữ liệu hoá thông tin kiến thức. - Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, hình ảnh,… - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng nguồn mới dữ liệu sẽ sử dụng trong bài học. - Chọn lựa các PMDH có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. - Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. 1.4.4.4. Xây dựng thư viện tư liệu
  • 30. 22 Sau khi có được đầy đủ các tư liệu cần dùng cho BGĐT, phải tiến hành sắp xếp, tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cần phải xác lập sự liên kết giữa các bài giảng trong hệ thống các bài giảng đã được tổ chức lưu trữ. Hình 1.3. Sơ đồ thư viện tư liệu trong BGĐT 1.4.4.5. Thiết kế bài trình chiếu Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng BGĐT. Hiện nay để xây dựng BGĐT ta có thể áp dụng các phần mềm căn bản như: Microsoft PowerPoint, Macromedia Flash, Frontpage, LectureMaker. Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các trang (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các trang). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/trang có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, đoạn phim... 1.4.4.6. Lập kế hoạch bài dạy chi tiết Trong kế hoạch bài dạy chi tiết phải ghi rõ các hoạt động của GV và HS đối với mỗi đơn vị kiến thức trên trang của bài trình chiếu. 1.4.5. Hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT Hóa học PT có tích hợp các PMDH [26] Hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT được chúng tôi xây dựng dựa trên: - Các tiêu chí đánh giá bài lên lớp của bộ GD & ĐT (công văn số 10227/THPT ngày 11 tháng 9 năm 2001) [2]. - Các tiêu chí đánh giá BGĐT của Sở GD & ĐT Lâm đồng thẩm định các bài dự thi “Thiết kế giáo án và BGĐT E-learning” của GV ở các bộ môn [11]. - Ưu và nhược điểm của BGĐT như đã phân tích ở phần cơ sở lí luận. Thư viện tư liệu Phim Hình ảnhÂm thanh Tư liệu khác
  • 31. 23 Sau đây là hệ thống các tiêu chuẩn của BGĐT gồm 5 tiêu chuẩn chính: Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống các tiêu chuẩn BGĐT 1.4.5.1. Tiêu chuẩn 1: Về nội dung của BGĐT Để đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn về nội dung BGĐT, chúng tôi đưa ra 5 tiêu chí sau: a. Tiêu chí 1: Bảo đảm tính chính xác, khoa học của nội dung bài giảng BGĐT hỗ trợ dạy học phải đảm bảo đúng với chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng của sách giáo khoa của lớp học, bậc học. Nội dung bài giảng đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung, PPDH, chính xác về chính tả, từ ngữ… Đây là tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, khả năng thấu hiểu kiến thức cũng như sự thấu hiểu nội dung bài dạy của GV một cách sâu sắc để tổ chức cách học cho HS có hiệu quả. Trong kết quả điều tra thực trạng sử dụng BGĐT ở trường THPT hiện nay của chúng tôi cho thấy tiêu chí này được hầu hết thầy (cô) chú trọng nhất ở mức độ “rất cần thiết” chiếm đến 80%. b. Tiêu chí 2: Nội dung của BGĐT ngắn gọn và chuyển tải đầy đủ nội dung tiết học Trình bày cô đọng không đưa quá nhiều nội dung lý thuyết từ sách giáo khoa mà phải lựa chọn những ý chính, trọng tâm đưa vào BGĐT, hạn chế sử dụng chữ để diễn giải chỉ nên đưa một ý tưởng lớn trên mỗi trang và đảm bảo các trang không quá nhiều (bình Hệ thống các tiêu chuẩn Tiêu chuẩn về hiệu quả BGĐT Tiêu chuẩn về khả năng ứng dụng công nghệ Tiêu chuẩn về cách thức tổ chức và trình bày Tiêu chuẩn về hình thức Tiêu chuẩn về nội dung
  • 32. 24 thường ≤ 30 trang/1tiết). Thông thường nên bố trí một đơn vị kiến thức nằm gọn trong một trang để dễ quan sát, theo dõi. Hàm lượng lý thuyết, kỹ năng vận dụng, câu hỏi gợi mở, kiến thức trọng tâm và bài tập củng cố cần thiết kế hợp lý và được chuyển tải đầy đủ trong BGĐT. c. Tiêu chí 3: Kiến thức tổ chức có hệ thống làm nổi bật trọng tâm bài dạy và BGĐT phải thể hiện được tính kết nối Khi thiết kế BGĐT cần có mục lục của bài dạy, phần tóm tắt nội dung chính của cả bài để đảm bảo kiến thức cần được tổ chức khai thác một cách có hệ thống, cấu trúc chặt chẽ, logic nhưng phải làm nổi bật được kiến thức trọng tâm của bài. Những kiến thức nào chỉ cần thông báo, những kiến thức nào có thể chuyển thành bài tập cho HS về nhà tự nghiên cứu, kiến thức nào cần tổ chức cho HS tìm hiểu, khai thác tại lớp phải được thể hiện rõ trong bài giảng. Bên cạnh đó, các thông tin có sự liên kết, dễ dàng chuyển đến các trang, menu cần thiết để tạo tính kết nối cho toàn BGĐT giúp HS tập trung chú ý một cách liên tục, không gây phân tán chú ý của HS và giúp cho HS dễ tiếp thu bài mới hay ôn lại bài cũ. d. Tiêu chí 4: Tận dụng được các ưu thế của BGĐT Khi thiết kế BGĐT cần chú ý đến đa dạng cách truyền tải thông tin (nghe, nhìn...) cụ thể như BGĐT có các đoạn phim, hình ảnh thực tế, biểu đồ, sơ đồ phù hợp liên quan đến kiến thức bài học, những thí nghiệm nguy hiểm, độc hại không thể trực tiếp thực hiện cũng được đưa vào bài giảng một cách dễ dàng thông qua các mô phỏng... đây là thế mạnh của CNTT. e. Tiêu chí 5: Qua nội dung bài soạn, khai thác được tính ứng dụng thực tế và tính giáo dục cho HS Môn Hóa học là môn học thực nghiệm, gắn liền với đời sống nên trong nội dung BGĐT phải liên hệ thực tế phù hợp và có tính giáo dục; có sử dụng tài liệu minh họa cho BGĐT (phương tiện multimedia: văn bản, phim, âm thanh, phần mềm hỗ trợ…) chính xác, có ý nghĩa, sát với nội dung bài học, đúng lúc, đúng liều lượng sẽ giúp HS hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của bài học, vận dụng những kiến thức bài học vào cuộc sống xung quanh, phát huy được óc sáng tạo của HS.
  • 33. 25 Đồng thời nội dung bài giảng còn phải mang tính giáo dục cho HS về đạo đức, phẩm chất và về giáo dục môi trường..., từ đó HS sẽ yêu thích môn Hóa học hơn. Bài giảng phải được viết dưới dạng mở để GV có thể chủ động bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với tiết dạy thực tế và dễ dàng cập nhật những thông tin mới về Hóa học. 1.4.5.2. Tiêu chuẩn 2: Về hình thức của BGĐT a. Tiêu chí 1: Thiết kế kênh chữ, kênh hình, âm thanh, đoạn phim, mô phỏng... trong BGĐT Font chữ, cỡ chữ cần thống nhất, không nên sử dụng các kiểu chữ rườm rà, cỡ chữ đủ lớn để xem, không có lỗi chính tả, dùng embedded font để dễ di chuyển sang máy khác và gọn lời không nên quá nhiều chữ trong 1 trang sẽ gây rối mắt. Đối với màu chữ, nên chọn một màu chủ đạo xuyên suốt một trang, một màu cho các đề mục và một màu cho những ý cần làm nổi bật. Hình phải rõ nét, các công thức Hóa học phải cân đối với kích cỡ của chữ và số trong công thức; âm thanh không ồn ào, chói tai khi chuyển trang hoặc đánh dấu trắc nghiệm; hình ảnh thực tế hay hình ảnh động sát hợp với nội dung bài giảng, tạo sự phấn khích và ấn tượng với HS, mô phỏng hay trò chơi cần thiết cho nội dung bài học nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của tiết học. b. Tiêu chí 2: Giao diện của BGĐT Cần có sự phối hợp hài hòa giữa các màu trong cùng một trang, nếu màu sắc phông nền sặc sỡ, lòe loẹt hay phối màu không khoa học khiến các dòng chữ mờ nhạt, khó nhìn, khó thấy chữ, …, không nên dùng những phông nền động ngộ nghĩnh, lạ mắt sẽ làm phân tán sự chú ý của HS vào nội dung của bài học. c. Tiêu chí 3: Các hiệu ứng sử dụng trong BGĐT Hệ thống hiệu ứng phù hợp với từng loại nội dung, màu sắc, font chữ... phù hợp và hài hoà với yêu cầu, đặc trưng bộ môn. Những thông tin cần xuất hiện một lúc thì cho xuất hiện ngay, không nên cho xuất hiện từ từ. 1.4.5.3. Tiêu chuẩn 3: Về tổ chức và trình bày của BGĐT a. Tiêu chí 1: Thực hiện các bước của quá trình lên lớp
  • 34. 26 Trong BGĐT cần thực hiện đầy đủ các bước lên lớp gồm: Đặt vấn đề, hình thành tri thức mới, luyện tập, hệ thống hoá, củng cố, kiểm tra. b. Tiêu chí 2: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần, các khâu. Phân phối thời gian hợp lý giữa các bước lên lớp, các nội dung (chính, phụ), các khâu (ôn, giảng, luyện), tổ chức và điều khiển HS học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài; đảm bảo tính tương tác GV - HS, HS - GV, HS - HS. c. Tiêu chí 3: Trình bày BGĐT Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các trang với lời giảng, giữa hoạt động của thầy - trò với tiến trình bài dạy. Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học HS. Khi trình bày BGĐT cần xem xét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng phương pháp đặc thù của bộ môn; chú ý đến việc tận dụng các thế mạnh của BGDT và phối hợp với các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại khác. 14.5.4. Tiêu chuẩn 4: Về công nghệ của BGĐT a. Tiêu chí 1: Về phần mềm Lựa chọn các PMDH của bộ môn và sử dụng nó thích hợp với từng nội dung bài học được nhúng vào các trang hoặc liên kết động với các đối tượng (hình ảnh, đoạn phim...) trên các trang hoặc file khác. b. Tiêu chí 2: Về tính phổ dụng Khi thiết kế BGĐT cần đảm bảo tính phổ biến, dễ sử dụng, phù hợp với hệ thống máy tính, cấu hình phổ biến và sử dụng được trên các hệ điều hành khác nhau. c. Tiêu chí 3: Về kĩ thuật thiết kế Có thể có các siêu liên kết (hyperlinks) ghép nối giữa các trang, các PMDH, các đoạn phim,… khéo léo, dễ dàng trở về trang trước, các phần đã học khi cần thiết, có thể liên kết với các bài học cũ có liên quan hay với hệ thống bài tập, ví dụ minh hoạ... phù hợp trình tự bố cục bài dạy, làm cho bài dạy dễ hiểu, logic và không mất thời gian tìm kiếm. 1.4.5.5. Tiêu chuẩn 5: Về hiệu quả của BGĐT a. Tiêu chí 1: Đối với HS
  • 35. 27 - Thực hiện được mục tiêu bài học - HS hiểu bài và hứng thú học tập. - HS được thực hành - luyện tập (rèn luyện kỹ năng). - Tổ chức các hoạt động học tập, HS tích cực, chủ động tìm ra bài học. b. Tiêu chí 2: Đối với GV - Truyền tải được đầy đủ nội dung kiến thức bài học cho HS. - Tổ chức được các hoạt động kiểm tra, đánh giá. - GV làm chủ được kỹ thuật, trình chiếu không bị trục trặc. 1.4.6. Yêu cầu khi soạn BGĐT [1] 1.4.6.1. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bài giảng truyền thống - Về nội dung: chính xác, khoa học, đầy đủ nội dung cơ bản, làm rõ trọng tâm bài giảng, có tính hệ thống, liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáo dục. - Về hình thức: trình bày nội dung hợp lí, không sai chính tả, trực quan sinh động. 1.4.6.2. Đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc khi xây dựng một BGĐT - Đảm bảo tính khoa học sư phạm: + Nội dung bài giảng phải chính xác, khoa học, đủ nội dung, rõ trọng tâm. + Nội dung thể hiện được thái độ tích cực, sử dụng đa phương tiện (multimedia) để cho quá trình nhận thức của HS theo quy luật “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. + Các trang trình chiếu, các công cụ và phương tiện phải phù hợp với mục đích dạy và học. - Đảm bảo việc lựa chọn các phương pháp và PTDH: + Phối hợp tốt các PPDH. + Khai thác triệt để PPDH tích cực. + Tăng cường liên hệ thực tiễn. + Đảm bảo tính liên môn. + Tăng cường sử dụng phiếu học tập, tổ chức hoạt động nhóm. + Kết hợp kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm. + Tạo cơ hội cho HS hoạt động.
  • 36. 28 + phương pháp dạy học kết hợp tốt với các PTDH phù hợp nội dung, kiểu bài lên lớp. - Đảm bảo tính hiệu quả: xây dựng BGĐT cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu. Cần đáp ứng được: + Mục tiêu bài học. + HS ghi chép bài được, hiểu bài và hứng thú học tập. + HS tích cực, chủ động tìm ra bài học. + HS được thực hành, luyện tập. + Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được. - Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng: xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các trang cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ. - Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu: + Dữ liệu phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu multimedia), dễ dàng chia sẻ. + Cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành các thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài liệu giáo khoa, tài liệu GV,… - Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức bài giảng. - Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về hình thức: + Về màu sắc của hình nền: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm,…) trên nền trắng hay nền màu sáng và ngược lại. + Về font chữ: nên dùng font chữ đậm, rõ và gọn, phổ biến như Arial, Time New Roman,… + Về kích cỡ chữ: kích cỡ phải từ 20 trở lên.
  • 37. 29 + Về trình bày nội dung: cần chừa ra khoảng trống đều ở hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5). + Ngoài ra, những tranh ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì không nên sử dụng. 1.4.7. Ƣu điểm của việc sử dụng BGĐT trong DHHH Tích hợp truyền thông đa phương tiện có khả năng đem lại lượng thông tin phong phú, đa dạng, làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn, sinh động. Thuận lợi cho việc áp dụng các PPDH hướng vào người học. Cung cấp thêm nhiều kiến thức thực tế mà sách giáo khoa không truyền tải hết qua những âm thanh, hình ảnh thông qua hình ảnh, đoạn phim,… Qua BGĐT, GV có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng cho các quá trình xảy ra quá nhanh hay quá chậm, những thí nghiệm độc hại và nguy hiểm... mà GV và HS không thể hay khó thực hiện trong phòng thí nghiệm (kể cả những thí nghiệm đơn giản nhưng thiếu hóa chất, dụng cụ). BGĐT giúp tiết kiệm thời gian lên lớp do không cần phải mang theo những dụng cụ dạy học như tranh ảnh, mô hình, bảng phụ,… GV dễ dàng cập nhật, sửa đổi, nâng cao chất lượng bài giảng theo thời gian, GV có thể chuẩn bị BGĐT trước để giảng dạy nhiều nơi, thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm. 1.4.8. Một số sai lầm mắc phải khi thiết kế BGĐT Một số nhận xét rất tinh tế của thầy giáo Hoàng Ngọc Lân, GV Toán, chuyên viên Tin học của Sở GD & ĐT tỉnh Đồng Nai, về những lỗi thường gặp ở người mới bắt đầu soạn giảng với PowerPoint. - Lỗi ở khâu chuẩn bị: Về nội dung, GV đưa quá nhiều kiến thức lên các trang. Lỗi này có thể do GV chưa biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cần trình bày trên các trang hoặc do tâm lý sợ dạy thiếu chương trình, sợ HS không nắm đủ kiến thức. Cũng có thể do không có kinh nghiệm và kỹ năng tóm lược nội dung.
  • 38. 30 Về cấu trúc, GV bắt chước nguyên xi cấu trúc bài học trong SGK, thiếu sáng tạo ra các cấu trúc mới, đơn giản và hợp với quy luật nhận thức của HS trong môi trường giảng dạy có thiết bị. Về tư liệu hình ảnh và multimedia, thường rơi vào hai tình huống, thừa hoặc thiếu. Nếu tư liệu quá nhiều thì gây mất tập trung, rườm rà không cần thiết còn tư liệu quá ít hoặc không có thì không phát huy được hiệu quả BGĐT. - Lỗi ở khâu thiết kế: Về số lượng trang, thường nhiều hơn mức cần thiết, tốc độ lật nhanh gây cho HS cảm giác không kịp tiếp thu. Về font chữ, trang chứa quá nhiều chữ, kích cỡ nhỏ, người xem không thấy hoặc phải điều tiết mắt liên tục ra gây cảm giác mệt mỏi, HS không ghi chép kịp. Việc phối hợp màu sắc: không chuẩn và thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng/tối, độ đậm/nhạt, độ tương phản khiến cho các trang không đạt tới sự hài hòa cần thiết, gây ức chế tâm lý cho HS. Về hiệu ứng và âm thanh: lạm dụng các hiệu ứng chuyển động là vấn đề thường gặp nhất là các GV mới bắt đầu sử dụng, nếu có quá nhiều hiệu ứng sẽ gây phản tác dụng. Âm thanh cũng là một yếu tố kích thích tốt cho giác quan, nhưng đồng thời cũng là một yếu tố gây nhiễu bài giảng của GV nếu lạm dụng. - Lỗi ở khâu dạy học trên lớp: GV quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ, đến mức mất khả năng linh hoạt, coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định, cứ thế mà làm, bất kể tình huống trên lớp đòi hỏi phải điều chỉnh thay đổi. Không những thế, theo Lê Văn Huân [14] (Phòng GD & ĐT huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) thì có nhiều nguyên nhân khiến cho các thầy, cô giáo soạn, giảng không đúng yêu cầu. Thứ nhất, chưa phân biệt thế nào là giáo án điện tử, BGĐT. Chính vì chưa phân biệt rõ ràng 2 khái niệm này nên có thầy, cô giáo khi lên lớp đã trình diễn luôn các phần không nên trình chiếu như giới thiệu “mục tiêu yêu cầu của bài học”, các bước làm việc của thầy, của trò.
  • 39. 31 Thứ hai, trình chiếu không đúng với phương pháp giảng dạy “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS”. Ví dụ: khi thầy giáo chỉ đạo cho trò thực hiện một công đoạn nhằm để chiếm lĩnh một nội dung kiến thức nào đó nhưng khi thầy “nhấn phím”, “nhắp chuột” thì màn hình lại xuất hiện nhiều nội dung, trong đó có những nội dung mà thầy và trò chưa kịp đề cập đến trong các hoạt động trên, dẫn đến “lộ” nội dung. Thứ ba, trình chiếu những phần không nhất thiết phải trình chiếu như những câu chữ đã có sẵn trong sách giáo khoa (khái niệm, định nghĩa, ví dụ bằng chữ…). Nếu trình chiếu y như sách giáo khoa thì không cần phải dạy bằng BGĐT. Thứ tư, thiết kế màu nền, màu chữ không phù hợp với nội dung bài học, cách chọn hiệu ứng không thông thống nhất khi thì từ trên chạy xuống, lúc ở dưới chạy lên, rồi phải qua trái, trái qua phải. Như thế thì chỉ có gây rối và phân tán sự tập trung của HS. Ngoài những nhược điểm mà thầy Hoàng Ngọc Lân và thầy Lê Văn Huân đã nêu ở trên thì GV còn mắc một số sai lầm như: lạm dụng BGĐT áp dụng cho những bài giảng cần dạy theo phương pháp truyền thống, làm hiệu quả bài giảng không tốt. Bên cạnh, khi soạn BGĐT, GV thường chỉ sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint mà không phối hợp với các phần mềm khác nên tốn nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn bài. 1.4.9. Thực trạng về việc sử dụng BGĐT trong DHHH ở trƣờng PT hiện nay 1.4.9.1. Mục đích điều tra Xem xét thực trạng sử dụng BGĐT và các PPDH tích cực trong DHHH ở các trường THPT: - Tìm hiểu mức độ quan tâm việc sử dụng BGĐT. - Tìm hiểu mức độ sử dụng BGĐT và các PPDH tích cực. - Tìm hiểu một số khó khăn khi sử dụng BGĐT. - Tìm hiểu một số hình thức sử dụng BGĐT và PPDH tích cực có hiệu quả ở trường THPT hiện nay. 1.4.9.2. Đối tượng điều tra
  • 40. 32 GV đang giảng dạy bộ môn Hóa học tại một số trường THPT ở tỉnh Kiên Giang và tỉnh Khánh Hòa. 1.4.9.3. Phương pháp tiến hành Chúng tôi phát phiếu điều tra đến các GV dạy bộ môn Hóa học tại một số trường THPT ở tỉnh Kiên Giang và Khánh Hòa. Bảng 1.2. Danh sách các trường đã điều tra 1.4.9.4. Kết quả điều tra Bảng 1.3. Danh sách số lượng GV phản hồi STT Tên trường Số lượng GV 1 Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Kiên Giang 9 2 Trường THPT Thạnh Đông - Kiên Giang 8 3 Trường THPT Tân Hiệp - Kiên Giang 6 4 Trường THPT Hòn Đất - Kiên Giang 4 5 Trường THPT Long Thạnh - Kiên Giang 3 6 Trường THPT Lý Tự Trọng - Khánh Hòa 9 Chúng tôi đã thống kê được một số kết quả phản ánh tình hình sử dụng BGĐT theo hướng đổi mới PPDH đối với môn Hóa học của GV ở các trường THPT như sau: STT Tên trường 1 Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Kiên Giang 2 Trường THPT Thạnh Đông - Kiên Giang 3 Trường THPT Tân Hiệp - Kiên Giang 4 Trường THPT Hòn Đất - Kiên Giang 5 Trường THPT Long Thạnh - Kiên Giang 6 Trường THPT Lý Tự Trọng - Khánh Hòa
  • 41. 33 Bảng 1.4. Kết quả điều tra từ câu 1 đến câu 9 STT Nội dung thăm dò Ý kiến trả lời % đồng ý 1 Thông tin cá nhân Giới tính: Số năm công tác: Các khối lớp đã và đang dạy:  Nam  Nữ  Từ 1 đến 5 năm  Từ 6 đến 10 năm  Trên 10 năm  Khối 10  Khối 11  Khối 12 51.3% 48.7% 56.4% 43.6% 100% 100% 100% 2 Theo quý thầy cô việc sử dụng BGĐT vào dạy học Hóa học là:  Rất cần thiết.  Cần thiết.  Có cũng được, không có cũng được.  Không cần thiết. 53.8% 46.2% 3 Khi tiếp cận với BGĐT quý thầy cô cảm thấy:  Khó khăn.  Dễ dàng.  Chưa tiếp cận. 51.3% 48.7% 4 Quý thầy cô có muốn sử dụng BGĐT trong quá trình dạy học của mình  Mong muốn.  Không muốn. 64.1% 35.9% 5 Lý do mà quý thầy cô lựa chọn muốn hoặc không muốn sử dụng BG  Chưa thành thạo.  Ngại.  Khó.  Mất thời gian. 35.9% 76.9%
  • 42. 34 ĐT trong dạy học của mình.(có thể chọn nhiều phương án)  Đạt hiệu quả cao.  Hiệu quả không thay đổi. 12.8% 6 Tần suất sử dụng BGĐT trong công việc giảng dạy của quý thầy cô:  Luôn luôn.  Thường xuyên.  Thỉnh thoảng.  Không sử dụng. 100% 7 Quý thầy cô nhận xét như thế nào về các tiết dạy có sử dụng BGĐT ?(có thê chọn nhiều phương án)  Tổ chức được nhiều hoạt động hơn.  HS hứng thú, tích cực và hiểu bài hơn.  HS chỉ chú ý đến hình ảnh để bàn tán.  Hiệu quả cũng giống như sử dụng bảng đen truyền thống. 69.2% 56.4% 33.3% 8 Khi sử dụng BGĐT quý thầy cô chọn cách thực hiện nào sau đây ?  Máy chiếu bao gồm tất cả các hoạt động và nội dung bài học, bảng đen là nơi HS hoạt động (bảng phụ).  Máy chiếu chỉ đơn thuần là bảng phụ hỗ trợ cho bảng đen.  Kết hợp cả máy chiếu và bảng đen làm bảng chính.  Ý kiến khác:………………………….. 100% 9 Lý do quý thầy cô chọn ý ở câu 8 (có thể chọn nhiều phương án).  Có nhiều thời gian và không gian cho GV và HS hoạt động.  Dễ thiết kế giáo án.  Khó thiết kế giáo án.  Mất thời gian của GV.  HS ghi bài khó. 66.7% 12.8% 15.4% 76.9% 56.4%
  • 43. 35 Câu 10. Mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp sau đây của quý thầy cô là: Bảng 1.5. Kết quả điều tra câu 10 Phƣơng pháp Mức độ tăng dần từ 1 đến 5 1 2 3 4 5 Thuyết trình 25.6% 64.1% 10.3% Đàm thoại 25.6% 51.3% 21.3% Trực quan 17.9% 5.1% 77% Bài tập Hóa học 20.5% 7.7% 71.8% Dạy học bằng hoạt động 12.8% 12.8% 23.1% 51.3% Dạy học nêu vấn đề 10.3% 12.8% 17.9% 59%  NHẬN XÉT CHUNG Sau khi khảo sát ý kiến của 39 GV ở các trường THPT đã nêu ở trên, nhìn chung việc sử dụng BGĐT của GV còn chưa rộng rãi, chỉ có 64.1% GV mong muốn sử dụng BGĐT vào quá trình dạy học của mình, 100% GV thỉnh thoảng mới sử dụng. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn chủ yếu như sau: 51.3% GV cảm thấy khó khăn khi thiết kế BGĐT vì chưa thành thạo CNTT (35.9%) nên rất mất thời gian trong việc thiết kế BGĐT (76.9%). Tuy nhiên 69.2% GV đồng ý BGĐT tổ chức được nhiều hoạt động hơn, 56.4% GV đồng ý BGĐT làm cho HS hứng thú, tích cực học tập và hiểu bài hơn. Tuy nhiên, 33.3% GV cho rằng HS chỉ chú ý đến hình ảnh minh họa để bàn tán. 100% các thầy (cô) đồng ý có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa BGĐT với bảng đen, sử dụng chủ yếu các PPDH như: thuyết trình (64.1%), đàm thoại (51.3%), trực quan (77%), bài tập Hóa học (71.8%), dạy học nêu vấn đề (59%), dạy học bằng hoạt động (51.3%).
  • 44. 36 Chƣơng II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BGĐT THEO HƢỚNG TÍCH HỢP CÁC PMDH MÔN HÓA HỌC 12 NÂNG CAO 2.1. Các phần mềm đƣợc tích hợp khi thiết kế hệ thống BGĐT trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Cùng với xu hướng đổi mới PPDH hiện nay, CNTT ngày càng được ứng dụng rất mạnh mẽ và đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều PMDH đã và đang là những công cụ trợ giúp một cách rất tích cực cho giáo viên và học sinh trong việc nâng cao chất lượng dạy - học. Tuy nhiên, bên cạnh những điều đạt được đó, chúng ta đã gặp không ít khó khăn và hạn chế. Hiện nay, phần mềm Microsoft Powerpoint có tính phổ biến, tiện lợi và dễ sử dụng hơn so với các phần mềm khác. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như các công thức Hóa học, các trò chơi, các thí nghiệm mô phỏng... thiết kế sẽ tốn rất nhiều thời gian và dễ phạm lỗi kĩ thuật. Vì vậy, trong đề tài của chúng tôi sẽ thiết kế các BGĐT sử dụng phần mềm Powerpoint là chủ yếu đồng thời khắc phục những hạn chế của nó bằng việc tích hợp 7 phần mềm sau: 2.1.1. Phần mềm Violet phiên bản 1.7 Violet là phần mềm công cụ giúp cho GV có thể xây dựng BGĐT trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với HS từ tiểu học đến THPT. Ngoài ra, Violet còn có rất nhiều chức năng. Ví dụ Violet cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như: - Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v... - Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc. - Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh Phần mềm này được tích hợp vào phần mở đầu bài giảng, củng cố bài hay luyện tập trong hệ thống BGĐT. 2.1.2. Phần mềm Chemoffice
  • 45. 37 Đây là bộ phần mềm đặc trưng cho bộ môn Hóa học, bao gồm nhiều chương trình tiện ích như Chemdraw, Chem3D... Các phần mềm này hỗ trợ cho việc xây dựng, thiết kế và trình diễn các mô hình nguyên tử và phân tử trong không gian. Phần mềm cũng cung cấp công cụ để tính toán một số thông số Hóa học trên lý thuyết như phổ, các thông số lượng tử. Vì vậy, phần mềm không chỉ thích hợp cho việc giảng dạy Hóa học ở PT mà còn kích thích niềm say mê nghiên cứu khoa học của HS thông qua viện vận dụng phần mềm để nghiên cứu một số tính chất của chất và có thể tích hợp vào BGĐT để vẽ các công thức, mô tả hình học không gian của hợp chất hữu cơ. 2.1.3. Phần mềm Crocodile Chemistry 6.5 Đến với Crocodile Chemistry, mô phỏng phòng thí nghiệm Hóa học ngay trên máy tính, có thể thực hiện các cuộc thí nghiệm Hóa học một cách an toàn và dễ dàng. Đây là phần mềm mô phỏng về các thí nghiệm Hóa học rất đa dạng. Phần mềm có sẵn hơn một trăm thí nghiệm đã được thiết kế để tham khảo về mười chủ đề chung của Hóa học PT và một chủ đề mở rộng. Thư viện cũng có sẵn các công cụ như các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, công cụ hỗ trợ minh họa (biểu đồ, bảng ghi,…) giúp người dùng có thể thiết kế các bài học cũng như các thí nghiệm mới. Với những tiện ích đó, phần mềm này sẽ được tích hợp vào BGĐT để thiết kế các mô phỏng thí nghiệm minh họa. Các thiết kế này dễ dàng cho GV trong việc tham khảo để tự thiết kế các thí nghiệm mô phỏng trong chương trình Hóa học PT. 2.1.4. Phần mềm Periodic Table Classic 3.8.1 Periodic Table Classic là phần mềm hoàn toàn miễn phí cung cấp cho người dùng một bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố Hóa học đa năng mà miễn phí với hình ảnh minh họa cùng với hệ thống chú giải đầy đủ nhất từ trước đến nay. Điểm đặc biệt khi bạn di chuyển chuột đến một nguyên tố nào đó, lập tức sẽ có hình ảnh của nguyên tố đó hiện ra cho bạn dễ quan sát. Đối với những nguyên tố không có hình ảnh hiển thị nó sẽ được đặt dấu hỏi hoặc đưa ra hình ảnh minh họa của nhà khoa học phát hiện ra nó (vì có rất nhiều nhà khoa học không có ảnh chân dung nên đã không
  • 46. 38 đưa vào được). Khi muốn tìm hiểu sâu xa hơn về nguyên tố đó, bạn chỉ cần nhấp chuột vào nó, một cửa sổ Data Window hiện ra cho phép bạn có thể xem được chi tiết từng nguyên tố như: trọng lượng, nhiệt độ nóng chảy, trạng thái, nhóm nguyên tố, vị trí trong bảng,... rất phù hợp cho các HS và GV. Đặc biệt hơn nó còn cung cấp thông tin về năm phát hiện, nơi phát hiện, người phát hiện... rất phù hợp cho các GV và nhà nghiên cứu. Khi muốn biết hiện tại những quốc gia nào có nguồn tài nguyên phong phú về những nguyên tố nào đó, bạn hãy nhấp chuột chọn biểu tượng hình trái đất, chọn quốc gia mà mình muốn tìm kiếm thông tin trong bản đồ hiện ra, lập tức thông tin về quốc gia đó sẽ xuất hiện trong cửa sổ Data Window. Tuy nhiên toàn bộ thông tin được viết bằng tiếng Anh nên có thể sẽ gây khó khăn cho nhiều người dùng. Dựa vào những đặc trưng đó thì hệ thống BGĐT sẽ ứng dụng phần mềm trong bài dạy về một số bài về chất cụ thể trong chương trình Hóa học 12 nâng cao. 2.1.5. Phần mềm Wondershare QuizCreator Giúp tạo ra một bài trắc nghiệm dạng flash với đầy đủ các chức năng cần thiết cho một bài củng cố cuối bài dạy hay kiểm tra bài cũ, khi đã thiết kế có thể di chuyển qua nhiều máy trong quá trình dạy mà không cần cài đặt chương trình. Hơn nữa bạn có thể tạo một bài trắc nghiệm thuần Việt dễ sử dụng, chúng ta có thể chèn hình vào câu hỏi trắc nghiệm, bài tập ghép đôi... và phóng to hình cho HS quan sát một cách dễ dàng, đây là tính năng vượt trội của phần mềm. 2.1.6. Phần mềm Mindjet MindManager 9.1 Trong dạy học, bản đồ tư duy là một trong những phương pháp giúp GV thể hiện ý tưởng của bài dạy hoặc củng cố lại bài dạy cho HS một cách hiệu quả. Không những thế, bản đồ tư duy còn giúp HS tổng hợp, khái quát hóa bài học một cách cụ thể; nó còn giúp cho HS ghi nhớ bài học, hoặc tự học. HS có thể thể hiện các ý tưởng và tạo ra những mối quan hệ giữa các ý tưởng này. Việc sử dụng bản đồ tư duy đã được GV quan tâm, nhưng còn rất hạn chế bởi nhiều lý do: làm bằng thủ công mất nhiều thời gian khi soạn giảng và cả khi trên lớp, tốn kém nhiều do phải mua dụng cụ…nên rất ít GV sử dụng. Từ những vấn đề trên, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Mindjet MindManager 9.1 để thiết kế bản đồ tư duy theo hướng tổng kết kiến thức cuối mỗi bài nhằm giúp HS nắm
  • 47. 39 vững và ghi nhớ bài tốt nhất mà không cần phải tốn kém nhiều thời gian chuẩn bị cũng như kinh phí. 2.1.7. Phần mềm ProShow Gold Đây là phần mềm giúp ghép nối các đoạn phim với nhau hoặc tạo ra một đoạn phim hay, hấp dẫn bằng các hình ảnh riêng biệt. Với giao diện thân thiện và gần hai trăm hiệu ứng đẹp mắt, phần mềm này là một công cụ hữu ích cho GV để tạo ra các đoạn phim hay, đẹp phục vụ cho bài học, các trò chơi trong lớp… giúp thay đổi không khí lớp học, HS thêm hào hứng, sôi nổi. 2.2. Cách thiết kế BGĐT có tích hợp các PMDH Sau đây chúng tôi trình bày cách thiết kế BGĐT có tích hợp các PMDH với bài cụ thể là bài Kim loại kiềm. 2.2.1. Mục tiêu bài học a. Kiến thức Học sinh hiểu: - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hóa, số oxi hóa, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm. - Tính chất Hóa học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim). - Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm. b. Kĩ năng - Dự đoán tính chất Hóa học, kiểm tra và kết luận về tính khử rất mạnh của kim loại kiềm. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế. - Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân và phương trình hóa học điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân. - Giải được bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
  • 48. 40 c. Thái độ Tích cực tham gia vào các hoạt động của giờ giảng, có tinh thần say mê nghiên cứu khoa học. 2.2.2. Trọng tâm bài học - Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm. - Phương pháp điều chế kim loại kiềm. 2.2.3. Multimedia hóa kiến thức - Vị trí và cấu tạo của kim loại kiềm, chúng tôi sử dụng phần mềm Periodic Table để khai thác kiến thức. - Sử dụng đoạn phim thí nghiệm cắt kim loại natri để minh họa cho kiến thức các kim loại kiềm đều mềm. - Thiết kế mô phỏng thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với phi kim và axit bằng phần mềm Crocodile Chemistry 6.5. - Sử dụng đoạn phim thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với nước. - Các hình ảnh ứng dụng của kim loại kiềm như: thiết bị báo cháy, tế bào quang điện, lò phản ứng hạt nhân, thí nghiệm hữu cơ. 2.2.4. Xây dựng thƣ viện tƣ liệu Sau khi có các tư liệu cần thiết chúng tôi tiến hành tổ chức lại thành thư viện tư liệu như hình sau: Hình 2.2. Thư viện tư liệu trong BGĐT bài kim loại kiềm 2.2.5. Thiết kế bài trình chiếu