SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM HÓA HỌC
Tên đề tài
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CƠ GIỚI,
ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC
ĐỆM CỦA ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG
CAO SU NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM HÓA HỌC
Tên đề tài
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CƠ GIỚI,
ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC
ĐỆM CỦA ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG
CAO SU NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ
Lớp Hóa 4A
Niên khóa: 2008 - 2012
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua,
nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương” em
đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Qua
đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
• Gia đình luôn là nguồn động viên lớn đối với em, luôn nâng đỡ em không
những về tinh thần mà còn cả vật chất.
• Quý thầy cô trong khoa Hóa của trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã tận
tình dạy dỗ em trong suốt 4 năm qua.
• Thầy Nguyễn Văn Bỉnh đã hướng dẫn tận tình, chỉ dạy, giúp đỡ và động viên
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
• Quý thầy cô trong tổ Công nghệ môi trường: cô Trần Thị Lộc, cô Lê Thị
Diệu đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài, luôn tạo
điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành khóa luận.
• Quý thầy cô trong tổ Hóa phân tích đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em
có thể hoàn thành khóa luận.
• Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên an ủi trong suốt 4 năm học qua
của bạn bè.
Vì trình độ và năng lực còn hạn chế cho nên trong quá trình học cũng như thực
hiện khóa luận không tránh những thiếu sót, em rất mong quý thầy cô thông cảm,
góp ý cho em để em có thể hoàn thành tốt khóa luận. Một lần nữa em xin chân
thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Hà Như Huệ
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH................................................................................................vii
LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................................1
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT...........................................................3
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHONG HÓA – HÌNH THÀNH ĐẤT ...................3
1.1. Quá trình phong hóa.........................................................................................3
1.1.1. Khái niệm....................................................................................................3
1.1.2. Các hình thức phong hóa ..........................................................................3
1.2. Khái niệm về đất................................................................................................4
1.3. Sự hình thành đất..............................................................................................4
1.3.1. Quá trình hình thành đất ..........................................................................4
1.3.2. Các nhân tố hình thành đất.......................................................................5
CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐẤT..........................................6
2.1. Thành phần khí .................................................................................................6
2.1.1. Nguồn gốc của thành phần khí trong đất ................................................6
2.1.2. CO2 trong đất.............................................................................................6
2.2. Thành phần lỏng ...............................................................................................7
2.2.1. Thành phần.................................................................................................7
2.2.2. Nước trong đất ...........................................................................................7
2.2.2.1. Các dạng nước trong đất .....................................................................7
2.2.2.2. Chế độ nước trong đất .........................................................................8
2.3. Thành phần rắn.................................................................................................9
2.3.1. Phần khoáng của đất .................................................................................9
2.3.2. Chất hữu cơ ..............................................................................................10
2.3.2.1. Nhóm chất hữu cơ chưa mùn hóa.....................................................10
2.3.2.2. Các chất mùn......................................................................................10
2.3.2.3. Thành phần cơ giới của đất...............................................................12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 1
CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT NÔNG HÓA CỦA ĐẤT.........................................13
3.1. Keo đất .............................................................................................................13
3.1.1. Cấu tạo của hạt keo..................................................................................13
3.1.2. Thành phần của keo đất..........................................................................14
3.1.2.1. Keo hữu cơ ..........................................................................................14
3.1.2.2. Keo vô cơ.............................................................................................14
3.2. Tính chất hấp phụ chất dinh dưỡng..............................................................15
3.3. Các dạng hấp phụ............................................................................................15
3.3.1. Hấp phụ sinh học .....................................................................................15
3.3.2. Hấp phụ cơ học.........................................................................................15
3.3.3. Hấp phụ lí học ..........................................................................................16
3.3.4. Hấp phụ hóa học ......................................................................................16
3.3.5. Hấp phụ hóa lí ..........................................................................................17
3.4. Các qui luật cơ bản của hấp phụ hóa lí cation .............................................17
3.4.1. Tính chất của các cation..........................................................................17
3.4.2. Tính chất của keo đất ..............................................................................18
3.4.3. Tính chất của dung dịch..........................................................................19
3.5. Dung lượng hấp phụ của đất..........................................................................20
CHƯƠNG 4: TÍNH CHẤT CHUA CỦA ĐẤT ...................................................22
4.1. Định nghĩa........................................................................................................22
4.2. Phân loại đất chua...........................................................................................22
4.2.1. Độ chua hiện tại........................................................................................22
4.2.2. Độ chua tiềm tàng ....................................................................................22
4.2.2.1. Độ chua trao đổi (pHKCl) ...................................................................22
4.2.2.2. Độ chua thủy phân .............................................................................23
4.3. Tính chất đệm của dung dịch đất ..................................................................23
4.3.1. Tính chua kiềm và phản ứng của dung dịch đất...................................23
4.3.2. Tính chất đệm...........................................................................................24
4.3.2.1. Định nghĩa...........................................................................................24
4.3.2.2. Nguyên nhân gây ra khả năng đệm..................................................24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 2
CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI,
ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA ĐẤT......................................26
5.1. Lấy và bảo quản mẫu đất...............................................................................26
5.1.1. Lấy mẫu phân tích ...................................................................................26
5.1.2. Phơi khô mẫu............................................................................................28
5.1.3. Nghiền và rây mẫu...................................................................................28
5.2. Nguyên tắc và phương pháp xác định hệ số khô kiệt ..................................28
5.2.1. Nguyên tắc ................................................................................................28
5.2.2. Phương pháp ............................................................................................29
5.3. Nguyên tắc và phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất..................29
5.3.1. Ý nghĩa ......................................................................................................29
5.3.2. Nguyên tắc ................................................................................................29
5.3.3. Các phương pháp phân tích....................................................................30
5.3.3.1. Phương pháp ngoài đồng ruộng........................................................30
5.3.3.2. Phương pháp Rutcopski ....................................................................30
5.3.3.3. Phương pháp pipet.............................................................................31
5.4. Nguyên tắc và phương pháp xác định pH.....................................................31
5.4.1. Nguyên tắc ................................................................................................31
5.4.2. Phương pháp ............................................................................................32
5.5. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ chua trao đổi..............................32
5.5.1. Nguyên tắc ................................................................................................32
5.5.2. Phương pháp ............................................................................................32
5.6. Nguyên tắc và phương pháp xác định nhôm di động ..................................32
5.6.1. Phương pháp chuẩn độ trung hòa..........................................................32
5.6.2. Phương pháp chuẩn độ tạo phức............................................................33
5.6.3. Một số phương pháp khác.......................................................................33
5.7. Độ chua thủy phân ..........................................................................................33
5.7.1. Nguyên tắc ................................................................................................33
5.7.2. Phương pháp ............................................................................................34
5.8. Xác định sức đệm của đất...............................................................................34
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 3
PHẦN B: THỰC NGHIỆM ..................................................................................35
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – BÌNH
DƯƠNG...................................................................................................................35
1.1. Vị trí địa lí – Địa hình .....................................................................................35
1.2. Khí hậu – Thời tiết..........................................................................................36
1.3. Lịch sử hình thành nông trường....................................................................37
1.4. Lược đồ nông trường......................................................................................38
1.5. Các mẫu đất.....................................................................................................39
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ............................................................................43
2.1. Lấy mẫu và xử lí mẫu .....................................................................................43
2.2. Xác định hệ số khô kiệt bằng phương pháp sấy khô ...................................43
2.2.1. Hóa chất, dụng cụ ....................................................................................43
2.2.2. Tiến hành ..................................................................................................43
2.2.3. Tính kết quả..............................................................................................43
2.2.4. Nhận xét ....................................................................................................44
2.3. Xác định thành phần cơ giới của đất.............................................................44
2.3.1. Hóa chất, dụng cụ ....................................................................................44
2.3.2. Tiến hành ..................................................................................................44
2.3.3. Kết quả......................................................................................................45
2.3.4. Nhận xét ....................................................................................................45
2.4. Xác định độ chua.............................................................................................46
2.4.1. Độ chua hiện tại........................................................................................46
2.4.1.1. Hóa chất, dụng cụ...............................................................................46
2.4.1.2. Tiến hành ............................................................................................46
2.4.1.3. Kết quả ................................................................................................46
2.4.1.4. Nhận xét ..............................................................................................46
2.4.2. Độ chua thủy phân...................................................................................46
2.4.2.1. Hóa chất, dụng cụ...............................................................................46
2.4.2.2. Tiến hành ............................................................................................47
2.4.2.3. Kết quả ................................................................................................47
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 4
2.4.2.4. Nhận xét ..............................................................................................47
2.4.3. Độ chua trao đổi pHKCl – Al3+
di động...................................................47
2.4.3.1. Hóa chất, dụng cụ...............................................................................47
2.4.3.2. Tiến hành ............................................................................................48
2.4.3.3. Kết quả ................................................................................................48
2.4.3.4. Nhận xét ..............................................................................................48
2.5. Xác định sức đệm của đất...............................................................................49
2.5.1. Hóa chất, dụng cụ ....................................................................................49
2.5.2. Tiến hành ..................................................................................................49
2.5.3. Kết quả......................................................................................................49
2.5.4. Nhận xét ....................................................................................................50
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................59
PHỤ LỤC................................................................................................................60
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng phân chia độ lớn cấp hạt quốc tế, Hoa Kì và Nga
Bảng 3.1 Sự trao đổi của clorua có các cation khác nhau với các keo NH4 − khoáng
Bảng 3.2: Sự hấp phụ Ca2+
và NH4
+
trong dung dịch hỗn hợp 0,05N (CH3COO)2Ca
và 0,05N CH3–COONH4; pH = 7
Bảng 3.3: Việc tách Ca2+
và Mg2+
trao đổi từ đất đen bằng NH4
+
phụ thuộc vào thể
tích dung dịch.
Bảng 5.2: Phân loại đất dựa vào tỉ lệ sét
Bảng 5.2: Thành phần cơ giới và hình dạng sợi đất
Bảng 5.3: Thành phần trăm sét theo thể tích đất nở ra
Bảng 5.4: Tương quan cấp hạt và độ sâu pipet
Bảng 2.1: Kết quả hệ số khô kiệt
Bảng 2.2: Kết quả thành phần cơ giới của các mẫu đất
Bảng 2.3: Kết quả độ chua hiện tại của các mẫu đất
Bảng 2.4: Kết quả độ chua thủy phân của các mẫu đất
Bảng 2.5: Kết quả độ chua trao đổi – Al3+
di động của cácmẫu đất
Bảng 2.6: Bảng hóa chất cần cho để khảo sát sức đệm của các mẫu đất và cát
Bảng 2.7: Kết quả đo pH để khảo sát sức đệm của các mẫu đất và cát
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 6
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ cấu tạo mixen keo tích điện âm
Hình 5.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp
Hình 1.1: Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai
Hình 1.2: Lược đồ nông trường
Hình 1.3: Mẫu L2
Hình 1.4: Mẫu E21
Hình 1.5: Mẫu C17
Hình 1.6: Mẫu K15
Hình 1.7: Mẫu K10
Hình 1.8: Mẫu O18
Hình 1.9: Mẫu I14
Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu L2
Hình 2.9: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu E21
Hình 2.10: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu C17
Hình 2.11: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu K15
Hình 2.12: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu K10
Hình 2.13: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu O18
Hình 2.14: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu I14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 7
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay cây cao su được trồng ở rất nhiều nơi không chỉ ở riêng nước ta mà
còn các nước châu Á khác. Sở dĩ cây cao su được trồng nhiều là vì nó có tính chiến
lược về mặt kinh tế. Nhựa mủ cao su chủ yếu dùng để sản xuất cao su tự nhiên bên
cạnh việc sản xuất latex dạng nước. Gỗ từ cây cao su được sử dụng trong sản xuất
đồ gỗ. Cây cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có
thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ
thân thiện với môi trường. Các sản phẩm từ cao su xuất hiện hầu như ở mọi nơi
trong đời sống hàng ngày của con người. Việt Nam là một trong số những nước có
điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cao
su. Ở nước ta, cây cao su được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và
các tỉnh duyên hải miền trung. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp nói chung và
đất trồng cao su nói riêng hiện nay đang bị giảm sút nghiêm trọng do sự gia tăng
dân số, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng nhanh. Khi diện tích đất canh
tác giảm thì thành phần cơ giới, độ chua và sức đệm đóng vai trò không nhỏ trong
việc sinh trưởng, phát triển cây trồng và quá trình cải tạo đất. Do vậy em chọn đề tài
“Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông
trường cao su Nhà Nai – Bình Dương” với mục đích tìm hiểu hiện trạng đất trồng ở
đây và với một số chỉ tiêu khác mong tìm ra được giải pháp tối ưu nâng cao năng
suất cây trồng ở nông trường nói riêng và đem lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát các chỉ tiêu về đất: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức
đệm của đất ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương. Qua đó sẽ giúp cho nông
trường đưa ra được những biện pháp canh tác, cải tạo thích hợp góp phần nâng cao
năng suất sản lượng cây trồng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về tình hình đất đai, tính chất lí hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến đất ở
nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 8
Tìm hiểu các phương pháp xác định thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động
và sức đệm của đất, chọn lựa phương pháp phân tích thích hợp.
Lấy mẫu đất ở nông trường Nhà Nai tiến hành phân tích.
Tổng hợp và xử lí số liệu.
Kết luận và đưa ra đề xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc tài liệu, sách làm cơ sở lí luận cho đề tài.
Phương pháp thực nghiệm: tiến hành các phương pháp phân tích thực nghiệm để
khảo sát các chỉ tiêu về đất.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: từ kết quả tính, tiến hành xử lí số liệu, phân
tích, so sánh, kết luận và đưa ra đề xuất.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm.
Khách thể nghiên cứu: thành phần hóa học đất.
6. Giả thiết khoa học
Nắm vững tính chất về đất là một yếu tố cực kì quan trọng trong quá trình cải
tạo đất và canh tác góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.
7. Giới hạn đề tài
Khảo sát các chỉ tiêu: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của
đất ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương.
Nghiên cứu các phương pháp phân tích thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di
động, sức đệm của đất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 9
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHONG HÓA - HÌNH THÀNH ĐẤT
1.1. Quá trình phong hóa
1.1.1. Khái niệm
Quá trình làm biến đổi trạng thái vật lí và hóa học của đá và khoáng vật ở lớp bề
mặt trái đất dưới tác động của các nhân tố bên ngoài được gọi là quá trình phong
hóa.
Kết quả của quá trình phong hóa đá đã tạo nên các sản phẩm phong hóa và giải
phóng các chất khoáng ở dạng hòa tan, đây chính là nền tảng vật chất cho quá trình
hình thành và phát triển đất.
1.1.2. Các hình thức phong hóa
 Phong hóa vật lí (phong hóa cơ học)
• Là sự vỡ vụn của các đá về mặt cơ học mà không có sự thay đổi về thành
phần hóa học.
• Nguyên nhân: do sự thay đổi nhiệt độ của môi trường kéo theo sự thay đổi
nhiệt độ của các khoáng cấu tạo nên đá; đặc điểm của đá và khoáng vật: những đá
do nhiều khoáng vật tạo thành dễ bị phá hủy hơn những loại đá có ít khoáng vật;
sự đóng băng của nước trong các kẽ nứt…
 Phong hóa hóa học
• Là quá trình phá hủy các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nước và
oxi không khí làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học.
• Nguyên nhân: do nước và oxi trong không khí với 4 quá trình chính là:
hydrat hóa, hòa tan, thủy phân và oxi hóa; ngoài ra còn phụ thuộc vào bản chất
các khoáng cấu tạo nên đá.
 Phong hóa sinh học
• Là quá trình biến đổi hóa học và cơ học các loại đá và khoáng vật dưới tác
động của vi sinh vật và các sản phẩm sống của chúng.
• Nguyên nhân: trong quá trình sống, rễ thực vật tiết ra axit cacbonic và một
số axit hữu cơ làm cho đá bị phá hủy. Tảo, rêu, địa y, nấm và các vi sinh vật đóng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 10
vai trò quan trọng trong việc phá hủy đá. Ngoài ra, rễ cây có thể xuyên qua kẽ hở
của đá tạo nên một áp lực làm cho đá bị nứt vỡ.
1.2. Khái niệm về đất [4]
Đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỉ do sự phong hóa đá và sự
phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Một số đất được
hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển hay gió. Đất có bản chất khác cơ bản
với đá là có độ phì nhiêu và tạo sản phẩm cây trồng
Đất là một hệ thống hở cuối cùng mà trong đó có các quá trình nhất định hoạt
động:
• Hoạt động thêm vào đất: nước mưa, tuyết; O2, CO2, từ khí quyển; N, Cl, S từ
khí quyển theo mưa; vật chất trầm tích; năng lượng từ mặt trời.
• Mất khỏi đất: bay hơi nước, bay hơi sinh học; N do phản nitrat hóa; C và
CO2 do oxy hóa chất hữu cơ; mất vật chất do xói mòn; bức xạ năng lượng;
mất nước, các chất trong dung dịch (NO3
−
), các dạng huyền phù.
• Chuyển dịch trong đất: chất hữu cơ, sét, sét quioxyt; tuần hoàn sinh học các
nguyên tố dinh dưỡng; di chuyển muối tan; di chuyển do động vật đất.
• Chuyển hóa trong đất: mùn hóa, phong hóa khoáng; tạo cấu trúc, kết von, kết
tủa; chuyển hóa khoáng; tạo thành sét.
1.3. Sự hình thành đất
1.3.1. Quá trình hình thành đất
Quá trình hình thành đất rất phức tạp, trải qua các quá trình đấu tranh thống nhất
giữa các mặt đối lập, bao gồm nhiều mặt: sinh học, hóa học, lí học, lí hóa học tác
động tương hỗ lẫn nhau.
• Sự tổng hợp các chất hữu cơ và phân giải chúng
• Sự tập trung tích lũy chất hữu cơ, vô cơ và sự rửa trôi chúng
• Sự phân hủy các khoáng chất và sự tổng hợp các khoáng chất, chất hóa học
mới
• Sự xâm nhập của nước vào đất và sự mất nước từ đất
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 11
• Sự hấp thu năng lượng mặt trời của đất làm đất nóng lên và sự mất năng
lượng từ đất làm cho đất lạnh đi.
Từ khi xuất hiện sự sống trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra đồng thời
cùng quá trình hình thành đất.
Thực chất của quá trình hình thành đất là vòng tiểu tuần hoàn sinh học, thực
hiện do hoạt động sống của sinh vật (động thực vật và vi sinh vật). Sinh vật hấp thu
năng lượng, chất dinh dưỡng được giải phóng từ vòng đại tuần hoàn địa chất và các
chất khí từ khí quyển để tổng hợp nên hữu cơ.
Thực chất của vòng đại tuần hoàn địa chất là quá trình phong hóa để tạo thành
mẫu chất, đất được hình thành nhờ vào vòng tiểu tuần hoàn sinh học, những nhân tố
cơ bản cho độ phì nhiêu của đất mới được tạo ra.
1.3.2. Các nhân tố hình thành đất
• Đá mẹ: Cung cấp khoáng chất và các chất vô cơ cho đất đồng thời ảnh hưởng
tới thành phần cơ giới, khoáng học và hóa học của đất.
• Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình hình thành đất thông qua
nước và nhiệt độ; ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình hình thành đất thông qua
giới sinh vật.
• Sinh vật: tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ của đất và khí quyển; tập
trung và tích lũy chất hữu cơ đồng thời sinh vật cũng đóng vai trò phân giải
và biến đổi chất hữu cơ.
• Địa hình: trong sự hình thành đất, địa hình tác động tới lượng nhiệt và độ ẩm
của đất đồng thời cũng ảnh hưởng tới chiều hướng và cường độ hình thành
đất.
• Thời gian: được coi là tuổi của đất; ảnh hưởng rất lớn đến tính chất lí học,
hóa học và độ phì nhiêu của đất.
• Con người: có tác động rất mạnh đến quá trình hình thành đất thông qua hoạt
động sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp). Tuy nhiên
chỉ ở một số loại đất nhân tố con người mới có vai trò quan trọng (ví dụ: đất
trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá…).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 12
CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐẤT
Đất gồm có 3 thành phần: thành phần rắn, khí và lỏng (dung dịch đất); các thành
phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.1. Thành phần khí
2.1.1. Nguồn gốc của thành phần khí trong đất
Do sự khuếch tán không khí từ khí quyển vào đất.
Do quá trình hô hấp của rễ thực vật, vi sinh vật, quá trình phân hủy chất hữu cơ,
một số phản ứng hóa học.
Độ ẩm, thành phần cơ giới, cấu trúc và độ xốp của đất, đặc tính thực vật, nhiệt
độ, áp suất khí quyển…có ảnh hưởng đến số lượng và thành phần khí của đất.
2.1.2. CO2 trong đất
Hàm lượng CO2 trong đất thường cao hơn và hàm lượng O2 thường ít hơn so
với trong khí quyển. Hàm lượng này phụ thuộc vào cường độ trao đổi khí giữa đất
và khí quyển. CO2 tạo ra trong đất một phần tan vào dung dịch đất (tạo axit
cacbonic, axit hóa phần lỏng của đất khi phân li); một phần thoát ra khí quyển (Sự
thoát khí này làm tăng lượng CO2 trong lớp không khí gần mặt đất, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự đồng hóa CO2 của thực vật). Do đó hàm lượng CO2 trong phần khí
và trong dung dịch đất có mối liên quan khá chặt chẽ.
Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng thì dẫn đến sự chuyển khí CO2 vào dung
dịch mạnh hơn, do đó làm tăng nồng độ H+
trong dung dịch và ngược lại, CO2 từ
dung dịch sẽ thoát ra ngoài.
Việc làm giàu CO2 trong dung dịch đất có tác dụng hòa tan các hợp chất khoáng
trong đất chuyển các chất khoáng thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Tuy nhiên, hàm
lượng CO2 quá cao và thiếu oxi trong phần khí của đất lại có ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển của thực vật và vi sinh vật. Đất có độ thoáng khí tốt và sự trao đổi khí
giữa phần khí của đất và khí quyển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật và cây
trồng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 13
2.2. Thành phần lỏng
Dung dịch đất là phần hoạt động và linh động nhất của đất, trong đó có nhiều
quá trình hóa học được thực hiện kể cả quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng.
2.2.1. Thành phần
- Trong dung dịch đất thường có chứa:
+ Các anion HCO3
−
, OH−
, Cl−
, NO3
−
, SO4
2−
, H2PO4
−
R ,...
+ Các cation H+
, Na+
, K+
, NH4
+
, Ca2+
, Mg2+
…
+ Các muối sắt, nhôm, các chất hữu cơ tan được trong nước
+ Các khí tan O2, CO2, NH3…
- Sự có mặt các muối trong dung dịch là do các chất khoáng bị phân hủy trong quá
trình phong hóa và sự biến đổi các hợp chất hữu cơ của vi sinh vật, do bón phân
hữu cơ và vô cơ. Tuy nhiên lượng muối tan này cao hơn 0,2% sẽ gây độc cho cây
trồng.
- Thành phần và nồng độ các muối tan có thể thay đổi do bón phân, do độ ẩm của
đất, sự hút chất dinh dưỡng của vi sinh vật, sự rửa trôi, tương tác giữa dung dịch đất
với phần rắn của đất, phản ứng trao đổi giữa dung dịch đất và keo đất.
- Thành phần và số lượng chất tan trong dung dịch đất cho biết lượng thức ăn cho
cây trong một thời gian. Phản ứng dung dịch đất làm thay đổi pH ảnh hưởng đến
hoạt động của vi sinh vật và đặc tính lí hóa của đất.
2.2.2. Nước trong đất [1]
2.2.2.1. Các dạng nước trong đất
Nước trong đất không ở riêng rẽ mà có quan hệ chặt chẽ với các thành phần rắn
của đất, không khí và các khe hở trong đất. Nước trong đất có 4 dạng cơ bản: nước
ở thể rắn, nước ở thể hơi, nước liên kết và nước tự do.
• Nước ở thể rắn: Tồn tại trong đất khi nhiệt độ dưới 00
C. Trong những loại
đất vùng cực và vùng núi cao của các đới tự nhiên, dạng nước này giữ vai trò lớn
trong quá trình phong hóa vật lí do nó tăng thể tích khi bị đông kết.
• Nước ở thể hơi: Hơi nước được hình thành do sự bốc hơi nước trong đất,
chúng chuyển động khuếch tán trong các khe hở của đất do sự thay đổi nhiệt độ của
đất, do độ bão hòa hơi nước, do áp suất không khí đất, theo ngày đêm và theo mùa
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 14
trong năm. Vì tính linh hoạt cao và là phần tử mang tính lưỡng cực, mặt khác phân
tử hơi nước thường chịu tác động lực hút phân tử của các hạt đất cho nên chúng
thường ngưng tụ trên bề mặt hạt đất. Ở những vùng khô hạn, sự di chuyển và ngưng
tụ hơi nước đã làm tăng lên đáng kể lượng nước ở lớp đất mặt.
• Nước liên kết
+ Nước liên kết hóa học là loại nước liên kết chặt chẽ với khoáng vật trong đất
như trong caolinit, limonit, thạch cao. Dạng nước này không tham gia trực tiếp các
quá trình lí học đất, không hòa tan các chất và thực vật không sử dụng được chúng.
+ Nước liên kết vật lí là loại nước được giữ ở mặt ngoài của hạt đất. Các phân
tử nước ở thể hơi bị hấp phụ ở mặt ngoài đất do lực hút phân tử của chúng với phân
tử mặt ngoài của đất tạo thành một màng nước mỏng. Đây là dạng nước hút ẩm,
chúng bị đất giữ chặt, cây không sử dụng được. Khi bão hòa hơi nước, sức hút ẩm
của đất là cao nhất. Lúc này, nếu có thêm nước, đất sẽ hấp phụ thêm tạo thành màng
nước mới, gọi là nước màng do liên kết đối cực giữa các phân tử nước với nhau.
Nước màng có độ nhớt lớn, không có tính hòa tan, tốc độ di chuyển rất chậm.
• Nước tự do
+ Nước mao quản: là nước ở trạng thái lỏng, di chuyển tự do trong các khe hở
từ 0,001 – 0,1mm. Nước mao quản có thể chuyển vận theo mọi hướng, từ nơi có độ
ẩm lớn đến nơi khô hơn. Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho cây, cây dễ sử
dụng, vì lực hút của đất với dạng này không lớn.
+ Nước trọng lực là nước thấm xuống đất một cách tự do dưới tác dụng của
trọng lực. Dạng nước này có trong các khe hổng lớn và chỉ tồn tại trong một thời
gian rất ngắn: chúng di chuyển xuống dưới theo các khe hở lớn tới tầng không thấm
nước, dừng lại và tích tụ dần thành nước ngầm, hoặc nhập vào tầng nước ngầm sẵn
có.
2.2.2.2. Chế độ nước trong đất
Tổng hợp những hiện tượng: nước thâm nhập vào đất và chuyển đi hoặc được
giữ lại trong đất đã tạo nên chế độ nước trong đất. Bao gồm các chế độ:
• Chế độ nước xuyên thấm đặc trưng bởi sự xuyên thấm nước qua các tầng đất
và chảy vào tầng nước ngầm. Kiểu chế độ này đặc trưng cho các cảnh quan ẩm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 15
ướt của các vùng nhiệt đới ẩm và ôn đới lạnh, là những nơi có lượng mưa lớn
hơn lượng nước bốc hơi.
• Chế độ nước không xuyên thấm: không có sự xuyên thấm của nước tới nước
ngầm, chế độ nước này đặc trưng cho các cảnh quan khô hạn, nước nằm sâu.
• Chế độ nước phản xuyên thấm: dòng nước từ nước ngầm đi lên là chủ yếu,
tổng lượng nước bốc hơi và hút lớn hơn lượng mưa. Chế độ nước này đặc trưng
cho các lớp đất có tầng nước ngầm gần mặt đất.
• Chế độ nước đọng đặc trưng cho vùng lòng chảo thuộc khí hậu ẩm ướt, mực
nước ngầm cao, độ ẩm không khí cao, trị số nước bốc hơi và nước hút do thực
vật nhỏ hơn lượng mưa, dẫn tới sự hình thành nước ngầm tầng trên làm cho đất
bị hóa lầy.
• Chế độ nước đông giá đặc trưng cho các vùng có băng vĩnh cửu phủ kín.
2.3. Thành phần rắn
Là nguồn dự trữ chính các chất dinh dưỡng cho cây trồng, gồm phần khoáng
(chiếm 90 – 99% khối lượng phần rắn) và phần chất hữu cơ (chiếm vài phần trăm
khối lượng phần rắn, có vai trò quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất).
Các nguyên tố (C, H, O, P, S…) có trong thành phần các khoáng và các chất hữu
cơ. Riêng N hầu như chứa trong thành phần chất hữu cơ của đất.
2.3.1. Phần khoáng của đất
Phần khoáng của đất là sản phẩm phong hóa lâu dài của đá mẹ, gồm các hạt
khoáng khác nhau, kích thước từ phần triệu milimet đến 1mm và hơn nữa.
Phân loại
 Theo nguồn gốc:
• Khoáng sơ cấp: thạch anh, fenspat, mica… Các khoáng này trong đất tồn tại
chủ yếu dưới dạng hạt cát (0,05 – 1 mm) và bụi (0,001 – 0,05 mm), một
lượng nhỏ ở dạng hạt bùn (< 0,001 mm) và keo (< 0,25 micron).
• Khoáng thứ cấp (khoáng sét): kaolinit, mongmorilonit… chủ yếu dưới dạng
bùn và hạt keo.
 Theo thành phần hóa học: bao gồm silicat và aluminosilicat
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 16
Silicat: phổ biến nhất là khoáng thạch anh SiO2, thường gặp dưới dạng cát,
bụi, một phần nhỏ ở dạng bùn và hạt keo. Thạch anh chiếm trên 60% trong các
loại đất và rất bền, trơ về mặt hóa học ở điều kiện thường.
2.3.2. Chất hữu cơ
Chất hữu cơ của đất là chỉ tiêu số một về độ phì và ảnh hưởng đến nhiều tính
chất đất: khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khả năng hấp thụ, giữ nhiệt và kích
thích sinh trưởng cây trồng. Chất hữu cơ trong đất tuy ít (0,5 – 10%) nhưng là
nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu trong hệ sinh thái đất.
Trong số các hợp chất hữu cơ đó, mùn là một loại chất hữu cơ có vai trò đặc biệt
đối với dinh dưỡng của cây trồng. Chất hữu cơ được chia làm hai nhóm:
2.3.2.1. Nhóm chất hữu cơ chưa mùn hóa
Chiếm 10 – 15% khối lượng chất hữu cơ trong đất, có vai trò đối với sự sống
của thực vật, vi sinh vật trong đất va độ phì nhiêu của đất. Các hợp chất này chủ yếu
là chất hữu cơ trong xác động thực vật chưa phân hủy hoặc bán phân hủy.
Bao gồm gluxit (xenlulo, hemixenlulo, tinh bột…), các axit hữu cơ, prôtit và các
chất hữu cơ chứa nitơ khác (amino axit, amit…), chất béo, nhựa, anđehit, các axit
poliuric và các dẫn xuất của chúng, các poliphenol, tanin, lignin…
Các hợp chất hữu cơ chưa mùn hóa có thể bị phân hủy trong đất thành chất vô
cơ để cây trồng đồng hóa.
2.3.2.2. Các chất mùn
 Định nghĩa: Chất mùn là một phức hệ hữu cơ, chua, có kết cấu tạo vòng
(vòng 5 hay vòng 6), có cầu nối, có các nhóm hoạt động (nhóm cacboxyl,
hydroxyl…) được tạo thành do quá trình phân hủy chất hữu cơ.
 Sự tạo thành của mùn đất
Dưới tác động của enzim và vi sinh vật đất, mùn được hình thành do sự chuyển
hóa các hợp chất hữu cơ. Nguyên liệu cơ bản là xác thực vật ở trong đất hay ở lớp
đất mặt. Sự tạo thành mùn chia làm 2 quá trình:
• Quá trình khoáng hóa: tạo nên những chất đơn giản như CO2, H2O, NH3 và
những muối đơn giản.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 17
• Quá trình tổng hợp: tạo nên các axit mùn phức tạp từ những chất vô cơ và
hữu cơ đơn giản.
Ví dụ: Xác hữu cơ → hiđroquinon → quinon + 2NH2RCOOH → axit mùn.
 Phân loại: Có thể chia các chất mùn ra thành 3 nhóm chính
• Axit humic
– Axit humic là những hợp chất phức tạp có phân tử lượng cao, có bản chất
thơm. Đơn vị cấu tạo cơ bản của chúng là mạch cacbon vòng có các mạch nhánh
cacbon dài mang những nhóm chức khác nhau (hyđroxyl, phenol, metoxyl…).
Trong thành phần phân tử của các axit humic có những vòng thơm, dị vòng 5, 6
cạnh, có N và không có N. Chúng liên kết với nhau nhờ các cầu –NH–, –CH2–,..
– Thành phần nguyên tố: C (50 – 62%), H (2,8 – 6%), O (31 – 40%), N(2 –
6%). Ngoài ra còn có các nguyên tố khác như P, S, Si, Fe, Al.
– Axit humic là phần mùn có giá trị nhất vì nó có khả năng hấp phụ lớn đối với
các cation, có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu tượng đất thích hợp
cho cây trồng; là nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng nhất là nitơ.
• Axit funvic
– Axit funvic là axit hữu cơ cao phân tử chứa nitơ, hình thành trong môi
trường chua, dễ tan trong nước, khi axit hóa cho dung dịch có màu vàng hoặc đỏ
nhạt và rất chua.
– Thành phần nguyên tố: C (44 – 49%), H (3,5 – 5%), O (44 – 49%), N (2 –
4%). Trong axit funvic, hàm lượng C và N nhỏ hơn và hàm lượng O và H lại cao
hơn so với axit humic.
• Humin
– Là phần tách không tan trong kiềm.
– Có cấu trúc tương tự như axit humic nhưng chứa nitơ ít hơn (chiếm khoảng
1/3 so với axit humic).
 Vai trò của mùn với độ phì nhiêu của đất
– Là nguồn dự trữ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng do khi phân hủy, nó
cung cấp nitơ cho đất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 18
– Có khả năng hấp phụ và trao đổi cation, tạo nên những muối mới làm thay đổi
thành phần và cấu tượng của đất. Chính nhờ sự thay đổi cấu tượng này, đất nặng
chuyển thành đất tơi xốp, đất rời rạc được liên hợp lại với nhau nên thay đổi được
chế độ không khí, nhiệt độ và nước trong đất, tạo nên những điều kiện thích hợp
cho sinh trưởng và phát triển của thực vật.
– Các axit mùn, với một lượng nhỏ, khi tạo thành các keo hòa tan có tác dụng xúc
tiến cho sự phát triển rễ, làm cho cây có khả năng sử dụng nhiều chất dinh dưỡng có
trong đất.
– Đất giàu mùn có tính đệm cao, chống chịu sự thay đổi pH đột ngột, đảm bảo các
phản ứng xảy ra bình thường không gây thiệt hại cho cây.
2.3.2.3. Thành phần cơ giới của đất [5]
Kết quả của quá trình phong hóa và quá trình hình thành đất làm cho đá và
khoáng vật vỡ vụn ra và biến đổi thành những hạt đất có kích thước khác nhau.
Những hạt đất này tạo thành phần tử cơ giới đất. Bất kể một mẫu đất nào cũng bao
gồm đầy đủ các cỡ hạt có kích thước từ nhỏ đến lớn. Thành phần cơ giới đất là tỉ lệ
phần trăm của các cấp hạt có kích thước khác nhau trong đất. Sự khác nhau về kích
thước của các hạt đất tới một giới hạn nào đó sẽ dẫn đến sự thay đổi đột ngột về tính
chất vật lí của chúng.
Bảng 2.1: Bảng phân chia độ lớn cấp hạt quốc tế, Hoa Kì và Nga
Bảng quốc tế Hoa Kì Nga
Đá vụn > 2mm
Cát thô 2 – 0,2mm
Cát mịn 0,2 – 0,02mm
Cuội > 2mm
Sỏi 2 – 1mm
Cát thô 1 – 0,5mm
Cát trung bình 0,5 – 0,25mm
Cát mịn 0,25 – 0,1mm
Cát rất mịn 0,1 – 0,05mm
Đá vụn > 3mm
Cuội 3 – 1mm
Cát thô 1 – 0,5mm
Cát trung bình 0,5 – 0,25mm
Cát mịn 0,25 – 0,05mm
Thịt 0,02 – 0,002mm Thịt 0,05 – 0,005mm Thịt thô 0,05 – 0,01mm
Thịt trung bình 0,01 – 0,005mm
Thịt mịn 0,005 – 0,001mm
Sét 0,02 – 0,0002mm Sét 0,005 – 0,002mm Sét 0,001 – 0,0001mm
Keo < 0,0002mm Keo < 0,002mm Keo < 0,0001mm
Bảng phân chia của Nga do N.A.Kachinxki thành lập năm 1957 được ứng
dụng phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả còn chia thêm hai cấp hạt: sét vật lí
(< 0,01mm) và cát vật lí (> 0,01mm).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 19
CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT NÔNG HÓA CỦA ĐẤT
3.1. Keo đất
Theo lý thuyết hóa keo, keo đất (phức hệ hấp phụ của đất) là một tập hợp các
các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,25 micron, có độ phân tán cao và có khả năng hấp
phụ trao đổi.
3.1.1. Cấu tạo của hạt keo
Hình 3.1: Sơ đồ cấu tạo mixen keo tích điện âm
 Phần giữa là nhân mixen
Đó là tập hợp những phân tử vô cơ, hữu cơ hay hữu cơ – vô cơ, có cấu trúc tinh
thể hay vô định hình; là những axit mùn; hiđroxit nhôm, sắt, silic và những phần tử
khoáng thứ sinh.
Tính chất và sự phân li của nhân mixen là yếu tố quyết định dấu điện tích của
keo. Dưới tác dụng của môi trường, lớp phân tử bề mặt của nhân keo được phân li
thành ion nên bề mặt của nó tích điện.
 Lớp ion tạo điện thế (lớp ion quyết định thế hiệu)
Trên bề mặt nhân keo có một lớp ion được tạo thành do sự phân li của nó gọi là
lớp ion tạo điện thế. Dấu điện tích của keo chính là dấu của lớp ion tạo điện thế này.
Nhân keo + lớp ion tạo điện thế = hạt keo (granul)
 Lớp ion bù
Vì hạt keo mang điện của lớp ion tạo điện thế và do sức hút tĩnh điện mà tạo
thành một lớp ion trái dấu bao bên ngoài hạt keo gọi là lớp ion bù.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 20
Lớp ion bù với lớp ion tạo điện thế bằng lớp điện kép, chia thành 2 lớp:
• Lớp ion cố định (lớp ion bất động): gồm những ion bù ở gần hạt keo hơn,
chịu lực hút tĩnh điện mạnh, bám chặt hơn lên hạt keo và hầu như không di
chuyển.
Granul + tầng ion cố định của lớp ion bù = phần tử keo (tiểu phân, keo lạp)
• Tầng ion khuếch tán gồm những ion cách xa hạt keo hơn của lớp ion bù, chịu
sức hút tĩnh điện yếu nên dễ di chuyển ra ngoài dung dịch giữa các mixen
keo, có thể trao đổi với ion khác trong dung dịch đất.
Granul + lớp ion bất động + lớp ion khuếch tán = mixen keo.
3.1.2. Thành phần của keo đất [3]
Hệ keo đất gồm có keo hữu cơ và keo vô cơ
3.1.2.1. Keo hữu cơ
Thường là keo mùn (axit humic, axit funvic và muối của nó), thường tích điện
âm và có khả năng hấp phụ trao đổi cation do có nhóm –COOH và –OH (phenol). H
trong các nhóm này có thể thay thế bằng các cation khác.
Chất mùn khi kết hợp với các bazơ trong đất tạo thành các muối và khi tương tác
với dung dịch đất lại có thể trao đổi cation khác trong dung dịch.
VD: R(COO)2 Ca + 2KCl → R(COOK)2 + CaCl2
3.1.2.2. Keo vô cơ
Thường là những chất vô cơ có cấu tạo tinh thể thuộc loại khoáng aluminosilicat
như kaolinit, mongmorilonit…, có thể là những khoáng vô định hình như tập hợp
các phân tử axit silicic, các sắt và nhôm hiđroxit.
Các khoáng silicat trung hòa về điện tích có thể phát sinh điện tích âm
(SiO2)n → [(SiO2)n-1AlO2]−
→ [(SiO2)n-2(AlO2)2]2−
Các hạt keo đất vô định hình như sắt, nhôm hiđroxit có điện tích phụ thuộc và
môi trường.
Ở môi trường axit:
[Al(OH)3]n ⇌ [Aln(OH)3n-1]+
+ OH−
[Fe(OH)3]n ⇌ [Fen(OH)3n-1]+
+ OH−
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 21
Ở môi trường bazơ:
[Al(OH)3]n ⇌ [Aln O (OH)3n-1]−
+ H+
(pH = 8,1)
[Fe(OH)3]n ⇌ [Fen O (OH)3n-1]−
+ H+
(pH = 7,1)
Vì đất có xu hướng chua dần nên trong nhiều loại đất các keo vô định hình của
sắt, nhôm hiđroxit thường là keo dương.
⟹ Dựa vào cấu tạo hạt keo, ta thấy nó có tính điện tương đối động. Đây chính là
nguyên nhân keo có khả năng hấp phụ hóa lí.
3.2. Tính chất hấp phụ chất dinh dưỡng
Khả năng hấp phụ chất dinh dưỡng của đất là khả năng hút và giữ các ion, các
chất khác nhau từ dung dịch đất và giữ chúng lại. Nhờ đó mà đất giữ được chất dinh
dưỡng cho cây trồng, hạn chế sự rửa trôi và trao đổi chất dinh dưỡng với đất. Mặt
khác, cũng nhờ vào đó, cây có khả năng điều tiết được nồng độ các ion thích hợp
cho cây.
3.3. Các dạng hấp phụ
3.3.1. Hấp phụ sinh học
Là khả năng hút và giữ các chất dinh dưỡng từ dung dịch đất bởi sinh vật (vi
sinh vật, cây xanh) để biến đổi các chất này thành chất hữu cơ để cây sinh trưởng và
phát triển. Đồng thời xác của vi sinh vật, thực vật và động vật là nguồn chất hữu cơ
bổ sung cho đất nhờ hấp phụ sinh học ⟹ có ý nghĩa đối với sự hình thành đất và
cung cấp phân bón cho đất.
Quá trình này có lợi khi đất giàu dinh dưỡng, các chất dễ tiêu cây sử dụng không
hết được nhóm vi sinh vật, thực vật này giữ lại, do vậy tránh được sự rửa trôi chất
dinh dưỡng.
Tuy nhiên, trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, vi sinh vật phát triển mạnh sẽ
tranh giành chất dinh dưỡng với cây trồng làm cho cây kém phát triển do thiếu thức
ăn.
3.3.2. Hấp phụ cơ học
Do các hạt đất sắp xếp không khít nhau làm cho đất có khe hở hoặc có những
mao quản. Khi các chất di chuyển, chúng bị khe hở giữ lại. Nhờ đó, đất thu hút
được nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật có ích, không để cho nước cuốn trôi đi.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 22
3.3.3. Hấp phụ lí học
Dạng hấp phụ này xảy ra trên bề mặt của keo đất. Do năng lượng mặt ngoài của
keo đất khá lớn làm cho đất có khả năng giữ lại trên bề mặt hạt keo nhiều chất khác
nhau.
Sự hấp phụ này phụ thuộc vào diện tích bề mặt của hạt keo, thành phần cơ giới
của đất. Diện tích bề mặt hạt keo càng lớn, sự hấp phụ lí học càng lớn.
• Sự hấp phụ dương: phân tử các chất tan trong dung dịch đất bị keo đất hấp
phụ. Do đó, nồng độ dung dịch xung quanh hạt keo thường cao hơn so với
những điểm xa keo đất. Đây là cơ chế của sự hấp phụ các chất hữu cơ. Trong
số các hợp chất vô cơ phức tạp trong đất, chỉ có bazơ mới có thể có hấp phụ
dương.
• Sự hấp phụ âm: những chất vô cơ tan trong nước, những dung dịch clorua,
nitrat. Nhờ có hiện tượng này mà các clorua và nitrat dễ di chuyển trong đất
xuống lớp đất dưới.
⟹ Hiệu lực của phân clorua, nitrat bị giảm sút do chúng dễ bị rửa trôi và không
có khả năng tích lũy lại trong đất.
3.3.4. Hấp phụ hóa học
Nguyên nhân là trong đất có những phản ứng hóa học xảy ra, biến đổi một số
chất tan thành dạng kết tủa ở lại trong phần rắn của đất.
Ví dụ: ở đất chua và đất đỏ có nhiều nhôm và sắt, sự hấp phụ hóa học của axit
photphorit chủ yếu diễn ra theo hướng tạo thành sắt, nhôm photphat ít tan.
Fe(OH)3 + H3PO4 ⟶ FePO4 + 3H2O
Al(OH)3 + H3PO4 ⟶ AlPO4 + 3H2O
Do đó môi trường đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hấp phụ hóa học. Sự hấp phụ
này có lợi trong trường hợp đất có nhiều sắt, nhôm di động cho nên cây khỏi bị ngộ
độc do hàm lượng các ion này cao. Tuy nhiên, lân dễ tan bị chuyển thành dạng kết
tủa, cây trồng sẽ thiếu lân. Hiệu suất của lân bị giảm sút.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 23
3.3.5. Hấp phụ hóa lí
Hấp phụ hóa lí là khả năng hạt keo (có thành phần vô cơ hoặc hữu cơ phức tạp)
hút và giữ các cation trên bề mặt chúng đồng thời có kèm theo sự tách một đương
lượng các ion khác (Ca2+
, Mg2+
...) từ bề mặt keo đất ra dung dịch.
Ví dụ: khi xử lí đất đã bão hòa ion canxi bằng dung dịch kali clorua, các cation K+
từ dung dịch bị hấp phụ lên bề mặt keo đất, đồng thời từ bề mặt keo đất, một đương
lượng Ca2+
được chuyển ra dung dịch
[KĐn−
] Ca2+
+ 2KCl ⟶ [KĐn−
] 2K+
+ CaCl2
Trường hợp này diễn ra sự trao đổi cation nên gọi là hấp phụ trao đổi cation.
Đây là quá trình chủ yếu trong các phản ứng diễn ra trong đất, ảnh hưởng lớn tính
chất lí học, hóa lí của đất: cấu tượng và khả năng đệm của đất. Biến đổi hóa học của
nhiều loại phân bón nhất là phân kali và phân đạm dễ tan, phần lớn bị chi phối bởi
quá trình hấp phụ trao đổi.
3.4. Các qui luật cơ bản của hấp phụ hóa lí cation
[3]
Khi dung dịch chất điện li tiếp xúc với các hạt keo thì sẽ xảy ra cân bằng động
giữa hạt keo và dung dịch
[KĐn−
]Ca2+
+ 2KCl ⇌ [KĐn−
] 2K+
+ CaCl2
Cân bằng giữa các cation lớp ngoài của keo và dung dịch xung quanh hạt keo
chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố: tính chất các cation, hạt keo và dung dịch.
3.4.1. Tính chất của các cation
• Hóa trị của cation càng cao thì khả năng hấp phụ vào lớp ion bù của keo âm
càng lớn. Ở cùng điều kiện thì khả năng hấp phụ
M+
< M2+
< M3+
• Đối với các cation có cùng hóa trị, khả năng hấp phụ lại phụ thuộc vào bán
kính ion hiđrat hóa: bán kính ion hiđrat hóa càng nhỏ thì khả năng được hấp phụ
cation càng lớn. Các ion có cùng điện tích, cùng hóa trị thì ion nào có bán kính càng
nhỏ thì mật độ điện tích càng cao nên hút được nhiều lưỡng cực nước hơn và có bán
kính hiđrat hóa lớn hơn làm khả năng hấp phụ cation của chúng yếu đi.
• Riêng đối với ion H+
, do tồn tại dưới dạng ion hiđroxoni trong nước với bán
kính rất nhỏ so với các ion hiđrat hóa khác (1,35A0
), nên bị hút rất mạnh vào keo
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 24
đất: mạnh hơn tất cả các cation hóa trị I và trong một vài trường hợp còn mạnh hơn
cả cation hóa trị II.
Ví dụ: khả năng hấp phụ của các cation tăng dần
Li+
< Na+
< K+
< NH4
+
< H+
< Mg2+
< Ca2+
• Cation nào được hấp phụ vào keo đất càng mạnh thì càng khó tách: hóa trị
của cation càng lớn thì hợp chất của chúng với các ion của lớp điện kép càng phân li
yếu. Ngoài ra, lớp vỏ hiđrat hóa của cation càng lớn thì nó càng dễ tách ra. Do vậy,
khả năng tách tăng dần theo thứ tự
Ca2+
< Mg2+
< H+
< K+
< NH4
+
< Na+
< Li+
3.4.2. Tính chất của keo đất
Bản chất hóa học và cấu tạo của keo đất có ý nghĩa to lớn đối với khả năng hấp
phụ ion. Tính đa dạng của keo đất tạo nên những đặc tính hấp phụ các cation.
Các cation hóa trị I, K+
và H+
được keo khoáng (NH4
+
− muscovit, biotit) hấp
phụ mạnh hơn Ca2+
và Mg2+
so với mongmorilonit và kaolinit.
Bảng 3.1: Sự trao đổi của clorua có các cation khác nhau với các keo NH4 −
khoáng
Các keo khoáng Khả năng hấp phụ vào keo khoáng
NH4 − mongmorilonit
NH4 − kaolinit
NH4 − muscovit
NH4 – biotit
Li+
< Na+
< H+
< K+
< Mg2+
< Ca2+
< Ba2+
Li+
< Na+
< H+
< K+
< Mg2+
= Ca2+
< Ba2+
Li+
< Na+
< Mg2+
< Ca2+
< Ba2+
< K+
< H+
Li+
< Na+
< Mg2+
< Ca2+
< Ba2+
< K+
< H+
Axit humic, mongmorilonit và kaolinit có khả năng hấp phụ Ca2+
nhiều hơn NH4
+
nhưng muscovit thì ngược lại.
Bảng 3.2: Sự hấp phụ Ca2+
và 𝐍𝐇 𝟒
+
trong dung dịch hỗn hợp 0,05N
(CH3COO)2Ca và 0,05N CH3–COONH4; pH = 7
Chất hấp phụ
Khả năng hấp phụ (%)
Ca2+
𝐍𝐇 𝟒
+
Axit humic 92 8
Mongmorilonit 63 37
Kaolinit 54 46
Muscovit 6 94
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 25
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có giải thích nào hợp lí về tính hấp phụ riêng của
các chất hấp phụ.
Ở các vùng đất cao giàu mùn, thứ tự hấp phụ theo qui luật chung
Na+
< NH4
+
≤ K+
< Mg2+
< Ca2+
3.4.3. Tính chất của dung dịch
Đặc tính của phản ứng trao đổi giữa hạt keo và dung dịch bên ngoài phụ thuộc
vào thể tích và nồng độ dung dịch. Trong đất thường xuyên có sự thay đổi lượng
dung dịch đất và thành phần của nó (do thời tiết, do bón phân, do các quá trình hòa
tan, vô cơ hóa, do sự đồng hóa các ion bởi thực vật, vi khuẩn hoặc do rửa trôi).
Chính các quá trình này làm cho nồng độ các ion tăng lên hoặc giảm xuống.
 Ảnh hưởng của sự thay đổi thể tích dung dịch
Khi nồng độ dung dịch không đổi, lượng cation từ đất tách ra khỏi dung dịch
tăng lên cùng với thể tích dung dịch. Tuy nhiên, sự tăng này không tăng tỉ lệ với thể
tích.
Thí nghiệm của N.I.Gobunop (1948) cho thấy: khi tăng tỉ lệ giữa đất với dung
dịch từ 1:0,3 đến 1:1 lượng Ca2+
và Mg2+
được tách ra nhiều và hầu như tỉ lệ thuận;
nhưng nếu tiếp tục mở rộng tỉ lệ này đến 1:50 thì mức độ tách tăng lên tương đối ít.
Bảng 3.3: Việc tách Ca2+
và Mg2+
trao đổi từ đất đen bằng 𝐍𝐇 𝟒
+
phụ thuộc vào
thể tích dung dịch
Ion được tách
mđlg/100g đất
Tỉ lệ đất : dung dịch (NH4Cl 0,25N)
1 : 0,3 1 : 0,5 1 : 0,7 1 : 1 1 : 5 1 : 10 1 : 20 1 : 50
Ca2+
Mg2+
5.04
1.56
7.55
2.69
9.10
3.06
12.70
3.10
16.20
4.55
18.70
5.10
22.40
5.52
24.40
3.35
 Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đối với sự thiết lập cân bằng trao đổi
Khi thể tích dung dịch không đổi, lượng cation từ đất tách ra dung dịch phụ
thuộc vào sự thay đổi nồng độ dung dịch muối dùng để tách. Tuy nhiên sự tách này
chậm hơn so với sự biến đổi nồng độ của dung dịch dùng để tách.
Khi phản ứng trao đổi giữa các ion cùng hóa trị đạt đến cân bằng thì tỉ số các
cation hấp phụ tỉ lệ thuận với tỉ số các cation này trong dung dịch và không phụ
thuộc vào nồng độ của chúng. Khi trao đổi các ion khác hóa trị, sự thay đổi nồng độ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 26
dung dịch dẫn tới sự thay đổi tỉ số các cation hấp phụ, điều đó có nghĩa: nồng độ
càng cao, số cation hóa trị I ở trạng thái hấp phụ tương đối càng lớn.
Qui luật này có thể giải quyết nhiều vấn đề thực tế có liên quan đến phản ứng
trao đổi trong đất. Chẳng hạn như vấn đề bón phân và việc cải tạo đất mặn bằng
phương pháp rửa mặn.
3.5. Dung lượng hấp phụ của đất
[3]
 Khái niệm: dung lượng hấp phụ của đất (T) là tổng lượng cation hấp phụ có
khả năng trao đổi và được biểu thị bằng số mđlg trong 100g đất.
 Tính chất
• Đặc trưng cho khả năng hấp phụ trao đổi của đất. Nó phụ thuộc vào thành
phần cơ giới của đất, hàm lượng và thành phần của hạt keo.
• Những hạt đất có kích thước lớn hơn 1 micron thì dung lượng hấp phụ
cation thấp; các hạt bé hơn 1 micron thì dung lượng hấp phụ tăng lên rõ rệt. Do đó,
số các hạt keo khoáng và mùn càng nhiều thì dung lượng hấp phụ cation càng cao.
Đất có thành phần cơ giới nặng, chứa nhiều hạt phân tán cao (đất sét và sét) nên có
dung lượng hấp phụ cao hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ.
• Dung lượng hấp phụ cũng phụ thuộc vào cấu tạo của các hạt hấp phụ: các
khoáng thuộc nhóm mongmorilonit và mica ngậm nước càng nhiều thì dung lượng
hấp phụ càng cao; ngược lại khi có một lượng lớn các khoáng kaolinit và sắt, nhôm
hiđroxit vô định hình thì dung lượng hấp phụ thấp hơn nhiều.
• Dung lượng hấp phụ cation của các loại đất thường khác nhau vì nó không
những phụ thuộc vào hàm lượng chung của hạt keo, mà còn phụ thuộc vào số lượng
và thành phần của chất hữu cơ, thành phần hóa học của hạt keo khoáng và phản ứng
của dung dịch đất.
 Sự ảnh hưởng của dung lượng hấp phụ
• Thành phần cation hấp phụ có ảnh hưởng lớn đến tính chất lí hóa của đất,
thành phần của dung dịch đất, điều kiện phát triển của cây trồng và tác dụng của
phân bón.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 27
• Thành phần cation hấp phụ còn ảnh hưởng đến trạng thái, khả năng phân
tán của hệ keo, đến những tính chất cơ lí và hóa lí của đất.
 Căn cứ vào số liệu dung lượng hấp phụ đất ở Việt Nam có thể chia làm 3
loại:
• Dung lượng hấp phụ cao: T > 30 mđl/100g đất.
• Dung lượng hấp phụ trung bình: T = 15 – 30 mđl/100g đất.
• Dung lượng hấp phụ thấp: T < 15 mđl/100g đất.
Đất Việt Nam chủ yếu có T ≈ 12 – 13 mđl/100g đất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 28
CHƯƠNG 4: TÍNH CHẤT CHUA CỦA ĐẤT
4.1. Định nghĩa
Đất chua là đất có chứa nhiều H+
không những chứa trong dung dịch đất mà chủ
yếu trên bề mặt keo đất ở trạng thái hấp phụ có nhiều H+
và Al3+
.
4.2. Phân loại đất chua
Dựa vào trạng thái tồn tại của H+
trong đất, người ta chia độ chua đất ra làm hai
loại: độ chua hiện tại và độ chua tiềm tàng
4.2.1. Độ chua hiện tại
Độ chua hiện tại là độ chua của dung dịch đất do nồng độ của ion H+
cao hơn so
với ion OH−
. Độ chua này có được khi đo trực tiếp ngoài ruộng.
Nguyên nhân:
– Sự hình thành khí CO2 thường xuyên trong đất, hòa tan vào dung dịch đất tạo axit
cacbonic, khi phân li tạo H+
và HCO3
−
.
– Một phần axit cacbonic được tạo ra bị trung hòa bởi bazơ hấp phụ (Ca2+
, Mg2+
,
Na+
) và canxi, magie cacbonat
– H+
sinh ra do muối axit thủy phân.
– Dung dịch bị axit hóa bởi các axit vô cơ và hữu cơ tan trong nước.
4.2.2. Độ chua tiềm tàng
Bao gồm độ chua trao đổi và độ chua thủy phân
4.2.2.1. Độ chua trao đổi (pHKCl)
Độ chua trao đổi (pHKCl) được tạo nên bởi các ion H+
và Al3+
từ đất tách ra dung
dịch khi cho đất tác động với một muối trung tính.
Khi xử lí đất bằng dung dịch KCl, cation K+
bị hấp phụ bởi đất và ion H+
bị
chuyển ra dung dịch làm cho đất bị axit hóa
KĐ]H+
+ KCl → KĐ]K+
+ HCl
Đối với các loại đất chua, khi cho đất tác động với muối trung tính thì ngoài ion
H+
thì còn có Al3+
cũng có thể ra dung dịch.
KĐ]Al3+
+ 3KCl → KĐ]3H+
+ AlCl3
Trong dung dịch AlCl3 bị thủy phân tạo ra bazơ yếu và axit mạnh
AlCl3 + 3H2O ⇋ Al(OH)3 + 3HCl
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 29
Ý nghĩa: khi bón vào đất một lượng lớn phân vô cơ, độ chua tiềm tàng
chuyển thành độ chua hiện tại và ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, vi sinh vật có
mẫn cảm đối với độ chua. Đồng thời Al3+
chuyển vào dung dịch gây độc cho nhiều
loại cây trồng. Do đó việc bón vôi vào đất chua đảm bảo trung hòa không chỉ độ
chua hiện tại mà còn cả độ chua trao đổi.
4.2.2.2. Độ chua thủy phân
Độ chua thủy phân là độ chua có được khi tác động vào dung dịch đất một muối
kiềm thủy phân.
Khi xử lí đất bằng một dung dịch muối trung tính thì không thể tách toàn bộ H+
ở trạng thái hấp phụ ra khỏi dung dịch, một số ion H+
còn lại trên bề mặt keo đất
không tham gia vào phản ứng trao đổi này. Còn dưới ảnh hưởng của dung dịch natri
axetat có môi trường kiềm (pH ≈ 8) thì các ion H+
ở keo đất được tách ra hoàn toàn
hơn. Do vậy, độ chua thủy phân thường lớn hơn độ chua trao đổi.
CH3COONa + H2O ⇌ CH3COOH + NaOH
KĐ]H+
+ NaOH ⇌ KĐ]Na+
+ H2O
Tuy nhiên, do một vài loại đất có nhiều keo dương (đất đỏ) có khả năng hấp phụ
các anion của axit axetic và trao đổi bằng ion OH−
của keo dương, độ chua của
nước chiết từ đất giảm đi. Vì thế trong trường hợp này, độ chua thủy phân nhỏ hơn
độ chua trao đổi.
Do độ chua thủy phân có giá trị gần đúng với độ chua tiềm tàng của đất nên nó
là một cơ sở quan trọng cho việc giải quyết nhiều vấn đề khi sử dụng phân bón.
4.3. Tính chất đệm của dung dịch đất
4.3.1. Tính chua kiềm và phản ứng của dung dịch đất
Độ chua kiềm (phản ứng của dung dịch đất) không phải là một đại lượng không
thay đổi. Nó bị ảnh hưởng bởi:
– Các quá trình hóa lí, hóa học và sinh học tạo ra axit hoặc bazơ.
– Sự giải phóng axit cacbonic do quá trình hô hấp của rễ, sự tạo thành axit nitric do
quá trình nitro hóa và những sản phẩm khác của axit trong quá trình sinh sống của
vi sinh vật gây ra sự axit hóa dung dịch đất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 30
– Việc sử dụng phân bón: khi bón các loại phân có sinh lí chua (NH4Cl,
(NH4)2SO4) hoặc sinh lí kiềm (NaNO3, Ca(NO3)2), phản ứng của dung dịch đất có
thể bị thay đổi đáng kể.
4.3.2. Tính chất đệm
4.3.2.1. Định nghĩa
Tính chất đệm của đất là khả năng của đất chống lại sự thay đổi phản ứng của
dung dịch đất về phía axit hoặc kiềm. Khả năng này phụ thuộc vào tính đệm của
phần rắn và phần lỏng của đất.
4.3.2.2. Nguyên nhân gây ra khả năng đệm
Trong dung dịch đất là do các axit yếu (axit H2CO3, axit hữu cơ tan) và muối
của nó.
 Axit yếu chẳng hạn H2CO3 phân li không hoàn toàn, trong dung dịch phần lớn
axit yếu còn ở dạng phân tử ít phân li và chỉ có một lượng nhỏ phân li.
H2CO3 ⇌ H+
+ HCO3
−
Khi có ion OH−
thì ion này sẽ bị trung hòa bởi H+
. Do đó axit yếu của dung
dịch đất có khả năng chống lại sự kiềm hóa của dung dịch.
 Hỗn hợp axit yếu và muối của nó (H2CO3 và Ca(HCO3)2) có khả năng chống
lại sự axit hóa.
Ca(HCO3)2 → Ca2+
+ 2HCO3
−
Sự có mặt của Ca(HCO3)2 sẽ tạo ra một lượng lớn anion HCO3
−
, cản trở sự phân
li của axit cacbonic. Ngoài ra nếu axit nitric xuất hiện do quá trình nitrat hóa của
rễ, thì H+
liên kết với HCO3
−
tạo thành trạng thái axit cacbonic không phân li. Như
vậy pH của dung dịch ít bị thay đổi.
 Hệ đệm gồm axit hữu cơ và muối của chúng cũng có tác dụng tương tự.
 Phần rắn, chủ yếu là phần keo đất là yếu tố đệm mạnh nhất trong đất. Khả
năng đệm của đất phụ thuộc vào thành phần các cation trao đổi trong đất. Các
ion bazơ hấp phụ (Ca2+
, Mg2+
...) có tác dụng đệm với sự axit hóa.
• Độ bão hòa bazơ và dung lượng hấp phụ càng lớn, đất càng có khả năng
chống lại sự axit hóa. Nếu đất đã bão hòa bazơ, khi có axit xuất hiện (ví dụ
như axit sunfuric tạo ra khi bón phân amoni sunfat) thì những ion H+
của axit
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 31
sẽ trao đổi với các cation của keo đất dung dịch sau trao đổi có muối trung
tính và pH của dung dịch đất ít bị thay đổi. Các cacbonat của canxi và magie
cũng làm yếu sự axit hóa dung dịch đất vì chúng trung hòa axit tạo ra
bicacbonat.
2CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + Ca(HCO3)2
• Đất không bão hòa bazơ có chứa nhiều Al3+
và H+
ở trạng thái hấp phụ, có
khả năng đệm cao đối với sự kiềm hóa. Khi bón vôi, Ca2+
và OH−
được hấp
phụ và trao đổi với các ion H+
.
• Độ chua thủy phân càng lớn, khả năng đệm chống lại phản ứng kiềm hóa
càng lớn. Do đó, đất có khả năng đệm thấp (đất cát và cát pha), khi bón
nhiều phân sinh lí chua có thể có sự thay đổi mạnh về phía axit, bất lợi cho
sự phát triển thực vật và vi sinh vật đất. Đất có thành phần cơ giới nặng và
giàu mùn, có dung lượng hấp phụ cao và do đó có tác dụng đệm lớn, phản
ứng dung dịch ít thay đổi, ngay cả khi bón có hệ thống các phân khoáng chua
hoặc kiềm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 32
CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
CƠ GIỚI, ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA ĐẤT
5.1. Lấy và bảo quản mẫu đất
Chuẩn bị mẫu là khâu cơ bản, quan trọng đầu tiên trong phân tích đất. Hai yêu
cầu chủ yếu của công tác chuẩn bị mẫu:
• Mẫu phân tích cây trồng phải đại diện và phù hợp với mục đích phân tích,
đại diện cao cho vùng nghiên cứu.
• Mẫu phân tích cần được lấy trong điều kiện môi trường đồng nhất (nhiệt độ,
độ ẩm...), cùng một thời điểm (thường vào buổi sáng đã hết sương, không mưa,
nhiệt độ không khí và cường độ ánh sáng ở mức trung bình...).
• Chú ý đến các yếu tố canh tác như thời kỳ bón phân, thời kỳ tưới nước... để
chọn thời điểm lấy mẫu thích hợp.
• Các mẫu riêng biệt phải được lấy ngẫu nhiên rải đều trên toàn bộ diện tích
khảo sát. Số lượng và khối lượng mẫu ban đầu tùy theo yêu cầu khảo sát và mức độ
đồng đều để xác định. Các mẫu ban đầu được tập hợp thành một mẫu chung.
• Mẫu phải được nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu phân
tích.
5.1.1. Lấy mẫu phân tích
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn cách lấy mẫu thích hợp. Thông
thường có một số cách lấy mẫu như sau:
 Lấy mẫu theo tầng phát sinh. Khi nghiên cứu đất về phát sinh học hoặc
nghiên cứu tính chất vật lí, tính chất nước của đất thì tiến hành lấy mẫu như sau:
• Đào phẫu diện đất: chọn điểm đào phẫu diện phải đại diện cho toàn vùng cần
lấy mẫu nghiên cứu. Phẫu diện thường rộng 1,2m, dài 1,5m, sâu đến tầng đá mẹ
hoặc sâu 1,5m – 2m ở những nơi có tầng đất dày.
• Lấy mẫu đất: lần lượt lấy mẫu đất từ tầng phát sinh dưới cùng lên đến tầng
mặt. Mỗi tầng, mẫu đất được đựng trong 1 túi riêng, có ghi nhãn rõ ràng. Lượng
đất lấy từ 0,5 – 1kg là vừa. Mỗi mẫu đất đều được ghi phiếu chỉ rõ: số phẫu diện,
tầng (độ sâu lấy mẫu cm), địa điểm lấy mẫu, ngày lấy mẫu và người lấy mẫu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 33
 Lấy mẫu hỗn hợp
Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp là lấy các mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác
nhau rồi hỗn hợp lại, lấy mẫu trung bình. Thông thường lấy từ 5 – 10 điểm rồi hỗn
hợp lại để lấy mẫu trung bình (mẫu hỗn hợp). Khi lấy mẫu ở các điểm riêng biệt cần
tránh các vị trí cá biệt đại diện như: chỗ bón phân hoặc vôi tụ lại chỗ cây quá tốt
hoặc quá xấu, chỗ cây bị sâu bệnh. Mẫu hỗn hợp thường được lấy trong những
nghiên cứu về nông hóa học, nghiên cứu động thái các chất dinh dưỡng của đất
hoặc lấy ở các ruộng thí nghiệm. Mẫu đất hỗn hợp được lấy như sau:
• Lấy các mẫu riêng biệt: tùy hình dáng khu đất cần lấy mẫu mà bố trí các
điểm lấy mẫu (5 – 10 điểm) phân bố đồng đều trên toàn diện tích. Có thể áp dụng
cách lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường thẳng góc (hình 1a và 1b) với địa hình
vuông gọn, hoặc theo đường gấp khúc hoặc nhiều đường chéo (hình 1c và 1d) với
địa hình dài. Mỗi điểm lấy khoảng 200g đất bỏ dồn vào 1 túi lớn.
Hình 5.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp
• Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều
trên giấy hoặc nilon (chú ý trộn càng đều càng tốt). Sau đó dàn mỏng rồi chia làm
4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn hợp
(hình 2).
• Lượng đất của mẫu hỗn hợp lấy khoảng 0,5 – 1kg, cho vào túi vải, ghi phiếu
mẫu như nội dung ghi cho phiếu mẫu ở trên, ghi bằng bút chì đen để tránh nhòe,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 34
nhất là đất ướt (có thể bỏ phiếu mẫu trong một túi nilon nhỏ, gập gọn lại rồi bỏ
vào túi mẫu).
5.1.2. Phơi khô mẫu
Trừ một số trường hợp phải phân tích trong đất tươi như xác định hàm lượng
nước, một số chất dễ biến đổi khi đất khô như NH4
+
, NO3
−
, Fe2+
, Fe3+
…, còn hầu hết
các chỉ tiêu khác đều được xác định trong đất khô.
Mẫu đất từ đồng ruộng về phải được hong khô kịp thời, nhặt sạch các xác thực
vật, sỏi đá… sau đó dàn mỏng trên sàn gỗ hoặc giấy sạch rồi phơi khô trong nhà.
Nơi hong mẫu phải thoáng gió và không có các hóa chất bay hơi như NH3, Cl2,
SO2,… Để tăng cường quá trình làm khô đất có thể lật đều mẫu đất. Thời gian hong
khô đất có thể kéo dài vài ngày tùy thuộc loại đất và điều kiện khí hậu. Thông
thường đất cát chóng khô hơn đất sét.
Cần chú ý là mẫu đất được hong khô trong không khí là tốt nhất, không nên phơi
khô ngoài nắng hoặc sấy khô trong tủ sấy.
5.1.3. Nghiền và rây mẫu
Đất sau khi đã hong khô, đập nhỏ rồi nhặt hết xác thực vật và các chất lẫn khác.
Dùng phương pháp ô chéo góc lấy khoảng 500g đem nghiền, rây qua rây 0,1mm,
phần còn lại cho vào túi vải cũ giữ đến khi phân tích xong.
5.2. Nguyên tắc và phương pháp xác định hệ số khô kiệt
5.2.1. Nguyên tắc
Độ ẩm là lượng nước chứa trong đất tính theo tỉ lệ % so với trọng lượng đất khô
tuyệt đối (độ ẩm tuyệt đối) hoặc so với trọng lượng đất còn ẩm (độ ẩm tương đối).
Xác định độ ẩm để xác định thời kì làm đất, nhu cầu tưới nước cho cây.
Từ độ ẩm suy ra hệ số K qui về đất khô kiệt dùng trong các công thức tính kết
quả phân tích đất.
Đất vừa lấy về ngoài nước hút ẩm còn có các dạng nước khác, còn đất đã hong
khô trong không khí chỉ còn lại nước hút ẩm, vì vậy mà người ta xác định độ ẩm
trên đất đã hong khô.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 35
5.2.2. Phương pháp
Phương pháp thường dùng để xác định độ ẩm đất là sấy ở 105 – 1100
C đến lúc
trọng lượng không đổi, từ lượng nước bay hơi đi có thể suy ra độ ẩm của đất. Ở
nhiệt độ này nước hút ẩm và nước tự do đều bị sấy khô và chất hữu cơ không bị
phân hủy.
5.3. Nguyên tắc và phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất
5.3.1. Ý nghĩa
Thành phần cơ giới đặc trưng cho nguồn gốc phát sinh của đất, các tính chất và
độ phì của đất. Việc phân loại đất dựa vào thành phần cơ giới của đất. Ngoài ra,
thành phần cơ giới còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng cây trồng. Nhiều tính chất vật lí
của đất như độ xốp, độ trữ ẩm, tính thấm, khả năng giữ nước, nhiệt… đều phụ thuộc
vào thành phần cơ giới.
5.3.2. Nguyên tắc
Dựa trên cơ sở xác định thành phần cát và sét, từ đó suy ra được phần bụi của mẫu
đất
• Cát: các hạt có đường kính 1 – 0,05mm, khả năng giữ nước từ 5 – 15% khối
lượng cát.
• Bụi: các hạt có đường kính 0,05 – 0,001 mm, nếu cỡ hạt trung bình và nhỏ
chiếm ưu thế trong đất thì đất có kết cấu kém, thấm khí, thoát nước không tốt.
• Sét: các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,001mm có chứa nhiều nguyên tố như Ca,
Mg, K, Na, N, P, hợp chất mùn và các nguyên tố vi lượng, do đó nó quyết định
sự dự trữ chất dinh dưỡng trong đất.
Bảng 5.1: Phân loại đất dựa vào tỉ lệ sét
Loại đất % sét
Đất cát < 3%
Đất cát pha nhẹ 3 – 6%
Đất cát pha nặng 6 – 10%
Đất thịt nhẹ 10 – 15%
Đất thịt trung bình 15 – 20%
Đất thịt nặng 20 – 30%
Đất sét nhẹ 30 – 60%
Đất sét nặng > 60%
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 36
5.3.3. Các phương pháp phân tích
Các phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất bao gồm: phương pháp ngoài
đồng ruộng, phương pháp rây, phương pháp trong môi trường nước (phương pháp
lắng, gạn, phương pháp tỉ trọng kế và phương pháp pipet)
5.3.3.1. Phương pháp ngoài đồng ruộng
Phương pháp này xác định nhanh và không cần có dụng cụ, nếu được thực hiện
cẩn thận cũng cho những kết quả tốt gần đúng với kết quả phân tích trong phòng.
Phương pháp ướt: tẩm ướt mẫu đất, dùng hai lòng bàn tay vê thành sợi dài 5–6cm.
Sau khi vê thành sợi, tiếp tục uốn thành vòng tròn. Sự thể hiện hình dạng của
vòng tròn ứng với thành phần cơ giới của đất theo bảng.
Bảng 5.2: Thành phần cơ giới và hình dạng sợi đất
Hình dạng sợi đất Thành phần cơ giới
Hạt cát rời rạc Cát
Vê thành từng phần, đoạn rời rạc Cát pha
Bị đứt quãng khi vê tròn Thịt nhẹ
Có thể vê tròn nhưng khi khoanh tròn bị đứt quãng Thịt trung bình
Có thể vê tròn nhưng khi khoanh tròn có những khe nứt Thịt nặng
Vê tròn, khi khoanh tròn không bị nứt Sét
5.3.3.2. Phương pháp Rutcopski
Dựa trên nguyên tắc cơ bản là các hạt to nhỏ khác nhau sẽ có tốc độ chìm lắng
trong nước khác nhau. Do vậy có thể dựa vào tốc độ chìm lắng để phân chia cỡ hạt.
Có thể xác định thành phần trăm sét trong đất bằng cách đo thể tích đất nở ra
(ứng với 1cm3
) đất sau khi để qua đêm.
Bảng 5.3: Thành phần trăm sét theo thể tích đất nở ra
Thể tích tăng % sét Thể tích tăng % sét
4,50 97,07 1,75 39,63
3,75 85,03 1,50 34,00
3,50 73,67 1,25 28,34
3,25 70,36 1,00 22,67
3,00 62,35 0,75 20,75
2,75 60,01 0,50 11,33
2,50 56,68 0,25 5,66
2,25 51,01 0,12 2,32
2,00 45,35 0,10 1,26
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 37
5.3.3.3. Phương pháp pipet
Phương pháp này phân tích thành phần cơ giới đất trong môi trường nước yên
tĩnh. Đầu tiên, tiến hành loại cacbonat, canxi, magie và oxi hóa các chất hữu cơ.
Dùng rây cỡ 0,25mm để giữ lại các cấp hạt có kích thước từ 0,25 – 1mm. Phần có
kích thích cấp hạt nhỏ hơn được dùng pipet chuyên dụng để phân tích dựa vào vận
tốc lắng của phương trình Stock. Tương quan giữa kích thước cấp hạt và độ sâu
pipet trong dung dịch như sau
Bảng 5.4: Tương quan cấp hạt và độ sâu pipet
Cấp hạt Độ sâu ống hút
< 0,05 mm 25 cm
< 0,005 mm 10 cm
< 0,001 mm 7 cm
Sau khi tiến hành tính toán có thể xác định được thành phần trăm các cấp hạt từ
đó suy ra thành phần cơ giới đất.
5.4. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ pH
5.4.1. Nguyên tắc
pH = −lg(αH+
) là đại lượng biểu thị hoạt động H+
trong môi trường đất. Đây là
chỉ tiêu đơn giản đầu tiên về độ chua thường được xác định nhất, nó có ý nghĩa rất
lớn trong việc đánh giá tính chất của đất.
Đa số đất Việt Nam là đất chua. Độ pH phản ánh mức độ rửa trôi các cation
kiềm và kiềm thổ cũng như mức độ tích tụ các cation sắt, nhôm trong đất.
Có 3 loại pH thường xác định:
+ pHH2O là pH đo tác động của đất và nước.
+ pH muối trung tính là pH đo tác động đất và muối trung tính. Ví dụ: pHKCl
+ pHNaF là pH đo tác động của đất với NaF 1M là một loại muối thủy phân có
môi trường kiềm.
Đối với đất chua pHH2O > pHKCl và tác động NaF do phản ứng tạo phức của
Al3+
với F−
tạo thành OH−
do đó làm tăng mạnh độ pH. Mức độ tăng pH khi tác
động với NaF so với pHKCl phản ánh mức độ có mặt của Al3+
.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 38
5.4.2. Phương pháp
Phép đo thông dụng và tiêu chuẩn hiện nay là phép đo điện thế, sử dụng pH
meter điện cực thuỷ tinh.
5. 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ chua trao đổi
5.5.1. Nguyên tắc
Mẫu đất cho tác động với KCl, các cation Al3+
và H+
được chuyển vào dung dịch
và được xác định bằng dung dịch NaOH.
KĐ]Al3+
H+
+ 4KCl → KĐ]4K+
+ AlCl3 + HCl
AlCl3 + 3H2O ⇌ Al(OH)3 + 3HCl
H+
+ OH−
→ H2O
5.5.2. Phương pháp
Phương pháp chuẩn độ trung hòa. Dùng dung dịch NaOH chuẩn độ H+
để tính
độ chua trao đổi.
5.6. Nguyên tắc và phương pháp xác định nhôm di động
5.6.1. Phương pháp chuẩn độ trung hòa
Sau khi xác định Al3+
và H+
bằng phản ứng trung hòa với dung dịch chuẩn độ
NaOH có thể xác định Al3+
dựa trên nguyên lí tạo phức Al3+
với NaF. Sau đó tiến
hành chuẩn độ dung dịch theo 1 trong 2 phương pháp sau:
 Phương pháp Xocolop (1939): phương pháp hai mẫu riêng biệt
- Mẫu thứ nhất: chuẩn độ tổng số độ chua trao đổi Al3+
và H+
.
- Mẫu thứ hai cho tác động với dung dịch NaF và chuẩn độ H+
riêng biệt. Hiệu
của kết quả chuẩn độ mẫu thứ nhất và mẫu thứ hai tương ứng với hàm lượng Al3+
trong mẫu chuẩn độ.
 Phương pháp chuẩn độ liên tiếp: phương pháp một mẫu
Sau khi trung hòa Al3+
và H+
bằng NaOH đến điểm tương đương
H+
+ OH−
⇌ H2O
Al+
+ 3OH−
⇌ Al(OH)3
Tiếp tục cho NaF vào mẫu có phản ứng
Al(OH)3 + 6NaF ⇌ Na3AlF6 + 3NaOH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 39
Số lượng NaOH mới tạo thành bằng số đương lượng Al3+
. Chuẩn độ NaOH
bằng dung dịch chuẩn HCl xác định được hàm lượng Al3+
NaOH + HCl → NaCl + H2O
5.6.2. Phương pháp chuẩn độ tạo phức
Là phương pháp chuẩn độ tạo phức với Trilon B.
Dùng Trilon B chuẩn độ ngược hàm lượng Al3+
. Trong độ đệm thích hợp Trilon
B tạo phức với Al3+
theo phản ứng
Al3+
+ Na2H2Y → AlY−
+ 2H+
+ 2Na+
Sử dụng lượng dư thuốc thử Trilon B, sau đó dùng dung dịch chuẩn ZnSO4
chuẩn độ lượng dư Trilon B này
Zn2+
+ Na2H2Y → ZnY2−
+ 2H+
+ 2Na+
Tại điểm tương đương, một giọt dư dung dịch ZnSO4 sẽ làm chỉ thị kết tủa màu
đỏ đào.
5.6.3. Một số phương pháp khác
+ Phương pháp xác định Al bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử: nhôm trao đổi
trong dung dịch trao đổi đất với dung dịch KCl 1M có thể xác định bằng quang phổ
hấp phụ nguyên tử ở bước sóng 309,3nm với ngọn lửa N2O/C2H2.
+ Phương pháp trắc quang sử dụng Aluminon
Nguyên tắc: Aluminon tạo màu đỏ với nhôm trong dung dịch axit yếu độ pH từ
4 − 4,9 và tốt nhất ở pH = 4,2. Độ nhạy của phương pháp này rất cao, trong 50ml
dung dịch so màu chỉ có thể chứa 0 – 40μg Al.
5.7. Độ chua thủy phân
5.7.1. Nguyên tắc
Độ chua thủy phân được xác định khi sử dụng dung dịch CH3COONa 1N
(pH≈8) tác động với đất. Ngoài vai trò trao đổi cation của Na+
giống như độ chua
trao đổi lại thêm vào vai trò của anion CH3COO−
và OH−
. Hai anion này có khả
năng lôi kéo H+
và Al3+
sâu hơn, bền hơn trong keo đất. Do đó độ chua thủy phân
cao hơn độ chua trao đổi, mức độ chênh lệch phụ thuộc vào hàm lượng sét và Al
tổng số.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 40
5.7.2. Phương pháp (Chuẩn độ trung hòa)
Dùng dung dịch CH3COONa 1N tác động vào đất
KĐ]H+
+ CH3COONa → [KĐ]Na+
+ CH3COOH (1)
Dùng dung dịch NaOH đã biết nồng độ để chuẩn độ lượng H+
trong phương trình
(1)
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + HOH.
5.8. Xác định sức đệm của đất
Nguyên tắc
Dựng đồ thị sự biến thiên pH của dung dịch đất khi thêm một một lượng xác
định dung dịch axit và bazơ mạnh.
Dựng tiếp đồ thị thứ hai biểu diễn sự thay đổi pH khi thay lượng đất ở trên bằng
một lượng cát thạch anh tương ứng.
So sánh mẫu đất và cát để rút ra kết luận về khả năng đệm của từng mẫu đất.
Khả năng đệm được xác định bằng diện tích đệm. Diện tích đệm là phần diện
tích nằm ở giữa hai đường cong biểu diễn pH khi cho đất và cát tác dụng với dung
dịch axit và kiềm mạnh. Diện tích đệm càng lớn thì khả năng đệm càng cao.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 41
PHẦN B: THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI
– BÌNH DƯƠNG
1.1. Vị trí địa lí - Địa hình
• Vị trí địa lí: Nông trường cao su Nhà Nai thuộc xã Tân Thành – huyện Tân
Uyên – tỉnh Bình Dương.
Hình 1.1: Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai
• Ranh giới hành chính
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Tây giáp huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương
Phía Nam giáp thị xã Thuận An – tỉnh Bình Dương
Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo – tỉnh Bình Dương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 42
• Địa hình: chủ yếu là những đồi thấp, thế đất hơi nghiêng, nền địa chất ổn
định, vững chắc, phổ biến là một trong những đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao
trung bình 20 – 25m so với mặt biển, độ dốc 2 – 5%, độ chịu nén 2 kg/cm².
1.2. Khí hậu – Thời tiết
Khí hậu ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương cũng như khí hậu của khu
vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao (khí hậu nhiệt đới
gió mùa ổn định). Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.
Vào những năm đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau
đó dứt hẳn. Những tháng 7, 8, 9 thường là những tháng mưa dầm. Có những trận
mưa kéo dài 1 – 2 ngày liên tục.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 260
C – 270
C, nhiệt độ cao nhất có khi lên tới
39,30
C, thấp nhất từ 160
C – 170
C (ban đêm) và 180
C vào sáng sớm.
Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% – 80%, cao nhất là 86%
(vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2).
Lượng nước mưa trung bình hằng năm từ 1.800 – 2.000 mm.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp
thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông – Bắc, về
mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây – Nam. Tốc độ gió trung bình
khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc đo được là 12 m/s thường là theo
hướng Tây, Tây – Nam.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80 – 90% biến đổi theo mùa. Độ
ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp
nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như
nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính
chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi
dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn
và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hòa, ít thiên tai như bão, lụt…
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 43
1.3. Lịch sử hình thành nông trường
 Lịch sử hình thành Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
Công ty Cao su Phước Hòa là đơn vị thành viên của Tổng Công ty cao su Việt
Nam, được thành lập ngày 25 tháng 2 năm 1982. Đến năm 1993, Công ty Cao su
Phước Hòa được thành lập lại theo quyết định số 142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Cao su Việt Nam.
Đơn vị tiền thân của Công ty là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam
hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao su Quốc Doanh Phước Hòa.
Và trước năm 1975, đó là đồn cao su J.lab be’ (Plan tationse de Phước Hòa) do
người Pháp quản lí và khai thác.
 Lịch sử hình thành nông trường
Nông trường cao su Nhà Nai là 1 trong 8 đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần cao
su Phước Hòa, được thành lập năm 1982 với nhiệm vụ trọng tâm trồng mới chăm
sóc và khai thác mủ cao su, phủ xanh các vùng đất xám bạc màu chiến khu D bị tàn
phá khốc liệt bởi bom đạn trong chiến tranh. Hiện nông trường đang quản lý
2556,02 ha cao su trải dài trên 4 xã Tân thành, Tân Định, Đất Cuốc, Tân Lập thuộc
huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương.
Tổng số cán bộ, công nhân viên là 922 người
Diện tích vườn cây : 2556,02 ha, gồm 2482,67 ha cao su kinh doanh và 73,35
ha cao su kiến thiết cơ bản.
Tổng số đơn vị trực thuộc : 12 đội sản xuất và 01 đội bảo vệ
Lĩnh vực hoạt động: Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su
Do vị trí địa hình vườn cây nghiêng, đồi dốc và một số vườn cây đan xen với
khu dân, nên song song với công tác khai thác là bảo vệ mủ. Với tinh thần vượt khó,
ngày nay nông trường đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cây cao su trải dài trên 20km.
Nông trường không chỉ giải quyết việc làm cho hơn 900 lao động mà con chăm lo
đời sống công nhân ngày một tốt hơn. Nông trường luôn cố gắng cải thiện và nâng
cao năng suất bình quân 2 tấn/ha và phát triển xa hơn trong tương lai.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Hà Như Huệ Trang 44
1.4. Lược đồ nông trường
Hình 1.2: Lược đồ nông trường
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương
Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương

More Related Content

What's hot

What's hot (15)

Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thôngLuận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
 
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sởLuận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
 
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAYLuận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
 
Luận văn: Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội, HAY, 9đ
Luận văn: Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội, HAY, 9đLuận văn: Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội, HAY, 9đ
Luận văn: Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội theo tiêu chuẩn Úc
Đề tài: Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội theo tiêu chuẩn ÚcĐề tài: Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội theo tiêu chuẩn Úc
Đề tài: Tính toán ổn định thanh tạo hình nguội theo tiêu chuẩn Úc
 
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạoĐề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
 
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thínhPhương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
 
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOTLuận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự ôn phần Quang hình học, HOT
 

Viewers also liked

Alex plus cover 17.11.16
Alex plus cover 17.11.16Alex plus cover 17.11.16
Alex plus cover 17.11.16
Alex Hogan
 

Viewers also liked (8)

01-2016-Risk-management-regarding-smes-TONDI
01-2016-Risk-management-regarding-smes-TONDI01-2016-Risk-management-regarding-smes-TONDI
01-2016-Risk-management-regarding-smes-TONDI
 
Main gaps and technical assistance needs at farmers and processors level Work...
Main gaps and technical assistance needs at farmers and processors level Work...Main gaps and technical assistance needs at farmers and processors level Work...
Main gaps and technical assistance needs at farmers and processors level Work...
 
Taller grupal genesis herrera mishelle loor_carolina vélez
Taller grupal genesis herrera mishelle loor_carolina vélezTaller grupal genesis herrera mishelle loor_carolina vélez
Taller grupal genesis herrera mishelle loor_carolina vélez
 
Alex plus cover 17.11.16
Alex plus cover 17.11.16Alex plus cover 17.11.16
Alex plus cover 17.11.16
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
840L17_WEB
840L17_WEB840L17_WEB
840L17_WEB
 
Rafforzare il posizionamento competitivo attraverso l'analisi quantitativa de...
Rafforzare il posizionamento competitivo attraverso l'analisi quantitativa de...Rafforzare il posizionamento competitivo attraverso l'analisi quantitativa de...
Rafforzare il posizionamento competitivo attraverso l'analisi quantitativa de...
 
book review: reading and writing
book review: reading and writingbook review: reading and writing
book review: reading and writing
 

Similar to Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương

Similar to Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương (20)

Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải Phòng
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải PhòngĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải Phòng
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải Phòng
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đ
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đ
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Đề tài: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty nhựa, HAY, 9đĐề tài: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty nhựa, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAYLuận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
 
Đề tài Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Đề tài Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...Đề tài Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Đề tài Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
 
Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...
Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...
Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
 
Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo định hướ...
Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo định hướ...Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo định hướ...
Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo định hướ...
 
Phân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếng
Phân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếngPhân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếng
Phân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếng
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...
 
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Đề tài: Các giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường của công ty Tân Long ...
Đề tài: Các giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường của công ty Tân Long ...Đề tài: Các giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường của công ty Tân Long ...
Đề tài: Các giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường của công ty Tân Long ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM HÓA HỌC Tên đề tài KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CƠ GIỚI, ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 05/2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM HÓA HỌC Tên đề tài KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CƠ GIỚI, ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Lớp Hóa 4A Niên khóa: 2008 - 2012 Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 05/2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương” em đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: • Gia đình luôn là nguồn động viên lớn đối với em, luôn nâng đỡ em không những về tinh thần mà còn cả vật chất. • Quý thầy cô trong khoa Hóa của trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã tận tình dạy dỗ em trong suốt 4 năm qua. • Thầy Nguyễn Văn Bỉnh đã hướng dẫn tận tình, chỉ dạy, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. • Quý thầy cô trong tổ Công nghệ môi trường: cô Trần Thị Lộc, cô Lê Thị Diệu đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài, luôn tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành khóa luận. • Quý thầy cô trong tổ Hóa phân tích đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành khóa luận. • Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên an ủi trong suốt 4 năm học qua của bạn bè. Vì trình độ và năng lực còn hạn chế cho nên trong quá trình học cũng như thực hiện khóa luận không tránh những thiếu sót, em rất mong quý thầy cô thông cảm, góp ý cho em để em có thể hoàn thành tốt khóa luận. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Hà Như Huệ
  • 4. MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH................................................................................................vii LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................................1 PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT...........................................................3 CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHONG HÓA – HÌNH THÀNH ĐẤT ...................3 1.1. Quá trình phong hóa.........................................................................................3 1.1.1. Khái niệm....................................................................................................3 1.1.2. Các hình thức phong hóa ..........................................................................3 1.2. Khái niệm về đất................................................................................................4 1.3. Sự hình thành đất..............................................................................................4 1.3.1. Quá trình hình thành đất ..........................................................................4 1.3.2. Các nhân tố hình thành đất.......................................................................5 CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐẤT..........................................6 2.1. Thành phần khí .................................................................................................6 2.1.1. Nguồn gốc của thành phần khí trong đất ................................................6 2.1.2. CO2 trong đất.............................................................................................6 2.2. Thành phần lỏng ...............................................................................................7 2.2.1. Thành phần.................................................................................................7 2.2.2. Nước trong đất ...........................................................................................7 2.2.2.1. Các dạng nước trong đất .....................................................................7 2.2.2.2. Chế độ nước trong đất .........................................................................8 2.3. Thành phần rắn.................................................................................................9 2.3.1. Phần khoáng của đất .................................................................................9 2.3.2. Chất hữu cơ ..............................................................................................10 2.3.2.1. Nhóm chất hữu cơ chưa mùn hóa.....................................................10 2.3.2.2. Các chất mùn......................................................................................10 2.3.2.3. Thành phần cơ giới của đất...............................................................12
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 1 CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT NÔNG HÓA CỦA ĐẤT.........................................13 3.1. Keo đất .............................................................................................................13 3.1.1. Cấu tạo của hạt keo..................................................................................13 3.1.2. Thành phần của keo đất..........................................................................14 3.1.2.1. Keo hữu cơ ..........................................................................................14 3.1.2.2. Keo vô cơ.............................................................................................14 3.2. Tính chất hấp phụ chất dinh dưỡng..............................................................15 3.3. Các dạng hấp phụ............................................................................................15 3.3.1. Hấp phụ sinh học .....................................................................................15 3.3.2. Hấp phụ cơ học.........................................................................................15 3.3.3. Hấp phụ lí học ..........................................................................................16 3.3.4. Hấp phụ hóa học ......................................................................................16 3.3.5. Hấp phụ hóa lí ..........................................................................................17 3.4. Các qui luật cơ bản của hấp phụ hóa lí cation .............................................17 3.4.1. Tính chất của các cation..........................................................................17 3.4.2. Tính chất của keo đất ..............................................................................18 3.4.3. Tính chất của dung dịch..........................................................................19 3.5. Dung lượng hấp phụ của đất..........................................................................20 CHƯƠNG 4: TÍNH CHẤT CHUA CỦA ĐẤT ...................................................22 4.1. Định nghĩa........................................................................................................22 4.2. Phân loại đất chua...........................................................................................22 4.2.1. Độ chua hiện tại........................................................................................22 4.2.2. Độ chua tiềm tàng ....................................................................................22 4.2.2.1. Độ chua trao đổi (pHKCl) ...................................................................22 4.2.2.2. Độ chua thủy phân .............................................................................23 4.3. Tính chất đệm của dung dịch đất ..................................................................23 4.3.1. Tính chua kiềm và phản ứng của dung dịch đất...................................23 4.3.2. Tính chất đệm...........................................................................................24 4.3.2.1. Định nghĩa...........................................................................................24 4.3.2.2. Nguyên nhân gây ra khả năng đệm..................................................24
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 2 CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI, ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA ĐẤT......................................26 5.1. Lấy và bảo quản mẫu đất...............................................................................26 5.1.1. Lấy mẫu phân tích ...................................................................................26 5.1.2. Phơi khô mẫu............................................................................................28 5.1.3. Nghiền và rây mẫu...................................................................................28 5.2. Nguyên tắc và phương pháp xác định hệ số khô kiệt ..................................28 5.2.1. Nguyên tắc ................................................................................................28 5.2.2. Phương pháp ............................................................................................29 5.3. Nguyên tắc và phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất..................29 5.3.1. Ý nghĩa ......................................................................................................29 5.3.2. Nguyên tắc ................................................................................................29 5.3.3. Các phương pháp phân tích....................................................................30 5.3.3.1. Phương pháp ngoài đồng ruộng........................................................30 5.3.3.2. Phương pháp Rutcopski ....................................................................30 5.3.3.3. Phương pháp pipet.............................................................................31 5.4. Nguyên tắc và phương pháp xác định pH.....................................................31 5.4.1. Nguyên tắc ................................................................................................31 5.4.2. Phương pháp ............................................................................................32 5.5. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ chua trao đổi..............................32 5.5.1. Nguyên tắc ................................................................................................32 5.5.2. Phương pháp ............................................................................................32 5.6. Nguyên tắc và phương pháp xác định nhôm di động ..................................32 5.6.1. Phương pháp chuẩn độ trung hòa..........................................................32 5.6.2. Phương pháp chuẩn độ tạo phức............................................................33 5.6.3. Một số phương pháp khác.......................................................................33 5.7. Độ chua thủy phân ..........................................................................................33 5.7.1. Nguyên tắc ................................................................................................33 5.7.2. Phương pháp ............................................................................................34 5.8. Xác định sức đệm của đất...............................................................................34
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 3 PHẦN B: THỰC NGHIỆM ..................................................................................35 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG...................................................................................................................35 1.1. Vị trí địa lí – Địa hình .....................................................................................35 1.2. Khí hậu – Thời tiết..........................................................................................36 1.3. Lịch sử hình thành nông trường....................................................................37 1.4. Lược đồ nông trường......................................................................................38 1.5. Các mẫu đất.....................................................................................................39 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ............................................................................43 2.1. Lấy mẫu và xử lí mẫu .....................................................................................43 2.2. Xác định hệ số khô kiệt bằng phương pháp sấy khô ...................................43 2.2.1. Hóa chất, dụng cụ ....................................................................................43 2.2.2. Tiến hành ..................................................................................................43 2.2.3. Tính kết quả..............................................................................................43 2.2.4. Nhận xét ....................................................................................................44 2.3. Xác định thành phần cơ giới của đất.............................................................44 2.3.1. Hóa chất, dụng cụ ....................................................................................44 2.3.2. Tiến hành ..................................................................................................44 2.3.3. Kết quả......................................................................................................45 2.3.4. Nhận xét ....................................................................................................45 2.4. Xác định độ chua.............................................................................................46 2.4.1. Độ chua hiện tại........................................................................................46 2.4.1.1. Hóa chất, dụng cụ...............................................................................46 2.4.1.2. Tiến hành ............................................................................................46 2.4.1.3. Kết quả ................................................................................................46 2.4.1.4. Nhận xét ..............................................................................................46 2.4.2. Độ chua thủy phân...................................................................................46 2.4.2.1. Hóa chất, dụng cụ...............................................................................46 2.4.2.2. Tiến hành ............................................................................................47 2.4.2.3. Kết quả ................................................................................................47
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 4 2.4.2.4. Nhận xét ..............................................................................................47 2.4.3. Độ chua trao đổi pHKCl – Al3+ di động...................................................47 2.4.3.1. Hóa chất, dụng cụ...............................................................................47 2.4.3.2. Tiến hành ............................................................................................48 2.4.3.3. Kết quả ................................................................................................48 2.4.3.4. Nhận xét ..............................................................................................48 2.5. Xác định sức đệm của đất...............................................................................49 2.5.1. Hóa chất, dụng cụ ....................................................................................49 2.5.2. Tiến hành ..................................................................................................49 2.5.3. Kết quả......................................................................................................49 2.5.4. Nhận xét ....................................................................................................50 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................59 PHỤ LỤC................................................................................................................60
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng phân chia độ lớn cấp hạt quốc tế, Hoa Kì và Nga Bảng 3.1 Sự trao đổi của clorua có các cation khác nhau với các keo NH4 − khoáng Bảng 3.2: Sự hấp phụ Ca2+ và NH4 + trong dung dịch hỗn hợp 0,05N (CH3COO)2Ca và 0,05N CH3–COONH4; pH = 7 Bảng 3.3: Việc tách Ca2+ và Mg2+ trao đổi từ đất đen bằng NH4 + phụ thuộc vào thể tích dung dịch. Bảng 5.2: Phân loại đất dựa vào tỉ lệ sét Bảng 5.2: Thành phần cơ giới và hình dạng sợi đất Bảng 5.3: Thành phần trăm sét theo thể tích đất nở ra Bảng 5.4: Tương quan cấp hạt và độ sâu pipet Bảng 2.1: Kết quả hệ số khô kiệt Bảng 2.2: Kết quả thành phần cơ giới của các mẫu đất Bảng 2.3: Kết quả độ chua hiện tại của các mẫu đất Bảng 2.4: Kết quả độ chua thủy phân của các mẫu đất Bảng 2.5: Kết quả độ chua trao đổi – Al3+ di động của cácmẫu đất Bảng 2.6: Bảng hóa chất cần cho để khảo sát sức đệm của các mẫu đất và cát Bảng 2.7: Kết quả đo pH để khảo sát sức đệm của các mẫu đất và cát
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 6 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ cấu tạo mixen keo tích điện âm Hình 5.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp Hình 1.1: Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai Hình 1.2: Lược đồ nông trường Hình 1.3: Mẫu L2 Hình 1.4: Mẫu E21 Hình 1.5: Mẫu C17 Hình 1.6: Mẫu K15 Hình 1.7: Mẫu K10 Hình 1.8: Mẫu O18 Hình 1.9: Mẫu I14 Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu L2 Hình 2.9: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu E21 Hình 2.10: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu C17 Hình 2.11: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu K15 Hình 2.12: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu K10 Hình 2.13: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu O18 Hình 2.14: Đồ thị biểu diễn sức đệm của mẫu I14
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 7 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay cây cao su được trồng ở rất nhiều nơi không chỉ ở riêng nước ta mà còn các nước châu Á khác. Sở dĩ cây cao su được trồng nhiều là vì nó có tính chiến lược về mặt kinh tế. Nhựa mủ cao su chủ yếu dùng để sản xuất cao su tự nhiên bên cạnh việc sản xuất latex dạng nước. Gỗ từ cây cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Cây cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ thân thiện với môi trường. Các sản phẩm từ cao su xuất hiện hầu như ở mọi nơi trong đời sống hàng ngày của con người. Việt Nam là một trong số những nước có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Ở nước ta, cây cao su được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền trung. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng cao su nói riêng hiện nay đang bị giảm sút nghiêm trọng do sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng nhanh. Khi diện tích đất canh tác giảm thì thành phần cơ giới, độ chua và sức đệm đóng vai trò không nhỏ trong việc sinh trưởng, phát triển cây trồng và quá trình cải tạo đất. Do vậy em chọn đề tài “Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương” với mục đích tìm hiểu hiện trạng đất trồng ở đây và với một số chỉ tiêu khác mong tìm ra được giải pháp tối ưu nâng cao năng suất cây trồng ở nông trường nói riêng và đem lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát các chỉ tiêu về đất: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương. Qua đó sẽ giúp cho nông trường đưa ra được những biện pháp canh tác, cải tạo thích hợp góp phần nâng cao năng suất sản lượng cây trồng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về tình hình đất đai, tính chất lí hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến đất ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương.
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 8 Tìm hiểu các phương pháp xác định thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động và sức đệm của đất, chọn lựa phương pháp phân tích thích hợp. Lấy mẫu đất ở nông trường Nhà Nai tiến hành phân tích. Tổng hợp và xử lí số liệu. Kết luận và đưa ra đề xuất. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc tài liệu, sách làm cơ sở lí luận cho đề tài. Phương pháp thực nghiệm: tiến hành các phương pháp phân tích thực nghiệm để khảo sát các chỉ tiêu về đất. Phương pháp phân tích, tổng hợp: từ kết quả tính, tiến hành xử lí số liệu, phân tích, so sánh, kết luận và đưa ra đề xuất. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm. Khách thể nghiên cứu: thành phần hóa học đất. 6. Giả thiết khoa học Nắm vững tính chất về đất là một yếu tố cực kì quan trọng trong quá trình cải tạo đất và canh tác góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. 7. Giới hạn đề tài Khảo sát các chỉ tiêu: thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương. Nghiên cứu các phương pháp phân tích thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất.
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 9 PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHONG HÓA - HÌNH THÀNH ĐẤT 1.1. Quá trình phong hóa 1.1.1. Khái niệm Quá trình làm biến đổi trạng thái vật lí và hóa học của đá và khoáng vật ở lớp bề mặt trái đất dưới tác động của các nhân tố bên ngoài được gọi là quá trình phong hóa. Kết quả của quá trình phong hóa đá đã tạo nên các sản phẩm phong hóa và giải phóng các chất khoáng ở dạng hòa tan, đây chính là nền tảng vật chất cho quá trình hình thành và phát triển đất. 1.1.2. Các hình thức phong hóa  Phong hóa vật lí (phong hóa cơ học) • Là sự vỡ vụn của các đá về mặt cơ học mà không có sự thay đổi về thành phần hóa học. • Nguyên nhân: do sự thay đổi nhiệt độ của môi trường kéo theo sự thay đổi nhiệt độ của các khoáng cấu tạo nên đá; đặc điểm của đá và khoáng vật: những đá do nhiều khoáng vật tạo thành dễ bị phá hủy hơn những loại đá có ít khoáng vật; sự đóng băng của nước trong các kẽ nứt…  Phong hóa hóa học • Là quá trình phá hủy các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nước và oxi không khí làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học. • Nguyên nhân: do nước và oxi trong không khí với 4 quá trình chính là: hydrat hóa, hòa tan, thủy phân và oxi hóa; ngoài ra còn phụ thuộc vào bản chất các khoáng cấu tạo nên đá.  Phong hóa sinh học • Là quá trình biến đổi hóa học và cơ học các loại đá và khoáng vật dưới tác động của vi sinh vật và các sản phẩm sống của chúng. • Nguyên nhân: trong quá trình sống, rễ thực vật tiết ra axit cacbonic và một số axit hữu cơ làm cho đá bị phá hủy. Tảo, rêu, địa y, nấm và các vi sinh vật đóng
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 10 vai trò quan trọng trong việc phá hủy đá. Ngoài ra, rễ cây có thể xuyên qua kẽ hở của đá tạo nên một áp lực làm cho đá bị nứt vỡ. 1.2. Khái niệm về đất [4] Đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỉ do sự phong hóa đá và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Một số đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển hay gió. Đất có bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu và tạo sản phẩm cây trồng Đất là một hệ thống hở cuối cùng mà trong đó có các quá trình nhất định hoạt động: • Hoạt động thêm vào đất: nước mưa, tuyết; O2, CO2, từ khí quyển; N, Cl, S từ khí quyển theo mưa; vật chất trầm tích; năng lượng từ mặt trời. • Mất khỏi đất: bay hơi nước, bay hơi sinh học; N do phản nitrat hóa; C và CO2 do oxy hóa chất hữu cơ; mất vật chất do xói mòn; bức xạ năng lượng; mất nước, các chất trong dung dịch (NO3 − ), các dạng huyền phù. • Chuyển dịch trong đất: chất hữu cơ, sét, sét quioxyt; tuần hoàn sinh học các nguyên tố dinh dưỡng; di chuyển muối tan; di chuyển do động vật đất. • Chuyển hóa trong đất: mùn hóa, phong hóa khoáng; tạo cấu trúc, kết von, kết tủa; chuyển hóa khoáng; tạo thành sét. 1.3. Sự hình thành đất 1.3.1. Quá trình hình thành đất Quá trình hình thành đất rất phức tạp, trải qua các quá trình đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối lập, bao gồm nhiều mặt: sinh học, hóa học, lí học, lí hóa học tác động tương hỗ lẫn nhau. • Sự tổng hợp các chất hữu cơ và phân giải chúng • Sự tập trung tích lũy chất hữu cơ, vô cơ và sự rửa trôi chúng • Sự phân hủy các khoáng chất và sự tổng hợp các khoáng chất, chất hóa học mới • Sự xâm nhập của nước vào đất và sự mất nước từ đất
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 11 • Sự hấp thu năng lượng mặt trời của đất làm đất nóng lên và sự mất năng lượng từ đất làm cho đất lạnh đi. Từ khi xuất hiện sự sống trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra đồng thời cùng quá trình hình thành đất. Thực chất của quá trình hình thành đất là vòng tiểu tuần hoàn sinh học, thực hiện do hoạt động sống của sinh vật (động thực vật và vi sinh vật). Sinh vật hấp thu năng lượng, chất dinh dưỡng được giải phóng từ vòng đại tuần hoàn địa chất và các chất khí từ khí quyển để tổng hợp nên hữu cơ. Thực chất của vòng đại tuần hoàn địa chất là quá trình phong hóa để tạo thành mẫu chất, đất được hình thành nhờ vào vòng tiểu tuần hoàn sinh học, những nhân tố cơ bản cho độ phì nhiêu của đất mới được tạo ra. 1.3.2. Các nhân tố hình thành đất • Đá mẹ: Cung cấp khoáng chất và các chất vô cơ cho đất đồng thời ảnh hưởng tới thành phần cơ giới, khoáng học và hóa học của đất. • Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình hình thành đất thông qua nước và nhiệt độ; ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình hình thành đất thông qua giới sinh vật. • Sinh vật: tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ của đất và khí quyển; tập trung và tích lũy chất hữu cơ đồng thời sinh vật cũng đóng vai trò phân giải và biến đổi chất hữu cơ. • Địa hình: trong sự hình thành đất, địa hình tác động tới lượng nhiệt và độ ẩm của đất đồng thời cũng ảnh hưởng tới chiều hướng và cường độ hình thành đất. • Thời gian: được coi là tuổi của đất; ảnh hưởng rất lớn đến tính chất lí học, hóa học và độ phì nhiêu của đất. • Con người: có tác động rất mạnh đến quá trình hình thành đất thông qua hoạt động sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp). Tuy nhiên chỉ ở một số loại đất nhân tố con người mới có vai trò quan trọng (ví dụ: đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá…).
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 12 CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐẤT Đất gồm có 3 thành phần: thành phần rắn, khí và lỏng (dung dịch đất); các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 2.1. Thành phần khí 2.1.1. Nguồn gốc của thành phần khí trong đất Do sự khuếch tán không khí từ khí quyển vào đất. Do quá trình hô hấp của rễ thực vật, vi sinh vật, quá trình phân hủy chất hữu cơ, một số phản ứng hóa học. Độ ẩm, thành phần cơ giới, cấu trúc và độ xốp của đất, đặc tính thực vật, nhiệt độ, áp suất khí quyển…có ảnh hưởng đến số lượng và thành phần khí của đất. 2.1.2. CO2 trong đất Hàm lượng CO2 trong đất thường cao hơn và hàm lượng O2 thường ít hơn so với trong khí quyển. Hàm lượng này phụ thuộc vào cường độ trao đổi khí giữa đất và khí quyển. CO2 tạo ra trong đất một phần tan vào dung dịch đất (tạo axit cacbonic, axit hóa phần lỏng của đất khi phân li); một phần thoát ra khí quyển (Sự thoát khí này làm tăng lượng CO2 trong lớp không khí gần mặt đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đồng hóa CO2 của thực vật). Do đó hàm lượng CO2 trong phần khí và trong dung dịch đất có mối liên quan khá chặt chẽ. Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng thì dẫn đến sự chuyển khí CO2 vào dung dịch mạnh hơn, do đó làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch và ngược lại, CO2 từ dung dịch sẽ thoát ra ngoài. Việc làm giàu CO2 trong dung dịch đất có tác dụng hòa tan các hợp chất khoáng trong đất chuyển các chất khoáng thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Tuy nhiên, hàm lượng CO2 quá cao và thiếu oxi trong phần khí của đất lại có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thực vật và vi sinh vật. Đất có độ thoáng khí tốt và sự trao đổi khí giữa phần khí của đất và khí quyển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật và cây trồng.
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 13 2.2. Thành phần lỏng Dung dịch đất là phần hoạt động và linh động nhất của đất, trong đó có nhiều quá trình hóa học được thực hiện kể cả quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng. 2.2.1. Thành phần - Trong dung dịch đất thường có chứa: + Các anion HCO3 − , OH− , Cl− , NO3 − , SO4 2− , H2PO4 − R ,... + Các cation H+ , Na+ , K+ , NH4 + , Ca2+ , Mg2+ … + Các muối sắt, nhôm, các chất hữu cơ tan được trong nước + Các khí tan O2, CO2, NH3… - Sự có mặt các muối trong dung dịch là do các chất khoáng bị phân hủy trong quá trình phong hóa và sự biến đổi các hợp chất hữu cơ của vi sinh vật, do bón phân hữu cơ và vô cơ. Tuy nhiên lượng muối tan này cao hơn 0,2% sẽ gây độc cho cây trồng. - Thành phần và nồng độ các muối tan có thể thay đổi do bón phân, do độ ẩm của đất, sự hút chất dinh dưỡng của vi sinh vật, sự rửa trôi, tương tác giữa dung dịch đất với phần rắn của đất, phản ứng trao đổi giữa dung dịch đất và keo đất. - Thành phần và số lượng chất tan trong dung dịch đất cho biết lượng thức ăn cho cây trong một thời gian. Phản ứng dung dịch đất làm thay đổi pH ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật và đặc tính lí hóa của đất. 2.2.2. Nước trong đất [1] 2.2.2.1. Các dạng nước trong đất Nước trong đất không ở riêng rẽ mà có quan hệ chặt chẽ với các thành phần rắn của đất, không khí và các khe hở trong đất. Nước trong đất có 4 dạng cơ bản: nước ở thể rắn, nước ở thể hơi, nước liên kết và nước tự do. • Nước ở thể rắn: Tồn tại trong đất khi nhiệt độ dưới 00 C. Trong những loại đất vùng cực và vùng núi cao của các đới tự nhiên, dạng nước này giữ vai trò lớn trong quá trình phong hóa vật lí do nó tăng thể tích khi bị đông kết. • Nước ở thể hơi: Hơi nước được hình thành do sự bốc hơi nước trong đất, chúng chuyển động khuếch tán trong các khe hở của đất do sự thay đổi nhiệt độ của đất, do độ bão hòa hơi nước, do áp suất không khí đất, theo ngày đêm và theo mùa
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 14 trong năm. Vì tính linh hoạt cao và là phần tử mang tính lưỡng cực, mặt khác phân tử hơi nước thường chịu tác động lực hút phân tử của các hạt đất cho nên chúng thường ngưng tụ trên bề mặt hạt đất. Ở những vùng khô hạn, sự di chuyển và ngưng tụ hơi nước đã làm tăng lên đáng kể lượng nước ở lớp đất mặt. • Nước liên kết + Nước liên kết hóa học là loại nước liên kết chặt chẽ với khoáng vật trong đất như trong caolinit, limonit, thạch cao. Dạng nước này không tham gia trực tiếp các quá trình lí học đất, không hòa tan các chất và thực vật không sử dụng được chúng. + Nước liên kết vật lí là loại nước được giữ ở mặt ngoài của hạt đất. Các phân tử nước ở thể hơi bị hấp phụ ở mặt ngoài đất do lực hút phân tử của chúng với phân tử mặt ngoài của đất tạo thành một màng nước mỏng. Đây là dạng nước hút ẩm, chúng bị đất giữ chặt, cây không sử dụng được. Khi bão hòa hơi nước, sức hút ẩm của đất là cao nhất. Lúc này, nếu có thêm nước, đất sẽ hấp phụ thêm tạo thành màng nước mới, gọi là nước màng do liên kết đối cực giữa các phân tử nước với nhau. Nước màng có độ nhớt lớn, không có tính hòa tan, tốc độ di chuyển rất chậm. • Nước tự do + Nước mao quản: là nước ở trạng thái lỏng, di chuyển tự do trong các khe hở từ 0,001 – 0,1mm. Nước mao quản có thể chuyển vận theo mọi hướng, từ nơi có độ ẩm lớn đến nơi khô hơn. Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho cây, cây dễ sử dụng, vì lực hút của đất với dạng này không lớn. + Nước trọng lực là nước thấm xuống đất một cách tự do dưới tác dụng của trọng lực. Dạng nước này có trong các khe hổng lớn và chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn: chúng di chuyển xuống dưới theo các khe hở lớn tới tầng không thấm nước, dừng lại và tích tụ dần thành nước ngầm, hoặc nhập vào tầng nước ngầm sẵn có. 2.2.2.2. Chế độ nước trong đất Tổng hợp những hiện tượng: nước thâm nhập vào đất và chuyển đi hoặc được giữ lại trong đất đã tạo nên chế độ nước trong đất. Bao gồm các chế độ: • Chế độ nước xuyên thấm đặc trưng bởi sự xuyên thấm nước qua các tầng đất và chảy vào tầng nước ngầm. Kiểu chế độ này đặc trưng cho các cảnh quan ẩm
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 15 ướt của các vùng nhiệt đới ẩm và ôn đới lạnh, là những nơi có lượng mưa lớn hơn lượng nước bốc hơi. • Chế độ nước không xuyên thấm: không có sự xuyên thấm của nước tới nước ngầm, chế độ nước này đặc trưng cho các cảnh quan khô hạn, nước nằm sâu. • Chế độ nước phản xuyên thấm: dòng nước từ nước ngầm đi lên là chủ yếu, tổng lượng nước bốc hơi và hút lớn hơn lượng mưa. Chế độ nước này đặc trưng cho các lớp đất có tầng nước ngầm gần mặt đất. • Chế độ nước đọng đặc trưng cho vùng lòng chảo thuộc khí hậu ẩm ướt, mực nước ngầm cao, độ ẩm không khí cao, trị số nước bốc hơi và nước hút do thực vật nhỏ hơn lượng mưa, dẫn tới sự hình thành nước ngầm tầng trên làm cho đất bị hóa lầy. • Chế độ nước đông giá đặc trưng cho các vùng có băng vĩnh cửu phủ kín. 2.3. Thành phần rắn Là nguồn dự trữ chính các chất dinh dưỡng cho cây trồng, gồm phần khoáng (chiếm 90 – 99% khối lượng phần rắn) và phần chất hữu cơ (chiếm vài phần trăm khối lượng phần rắn, có vai trò quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất). Các nguyên tố (C, H, O, P, S…) có trong thành phần các khoáng và các chất hữu cơ. Riêng N hầu như chứa trong thành phần chất hữu cơ của đất. 2.3.1. Phần khoáng của đất Phần khoáng của đất là sản phẩm phong hóa lâu dài của đá mẹ, gồm các hạt khoáng khác nhau, kích thước từ phần triệu milimet đến 1mm và hơn nữa. Phân loại  Theo nguồn gốc: • Khoáng sơ cấp: thạch anh, fenspat, mica… Các khoáng này trong đất tồn tại chủ yếu dưới dạng hạt cát (0,05 – 1 mm) và bụi (0,001 – 0,05 mm), một lượng nhỏ ở dạng hạt bùn (< 0,001 mm) và keo (< 0,25 micron). • Khoáng thứ cấp (khoáng sét): kaolinit, mongmorilonit… chủ yếu dưới dạng bùn và hạt keo.  Theo thành phần hóa học: bao gồm silicat và aluminosilicat
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 16 Silicat: phổ biến nhất là khoáng thạch anh SiO2, thường gặp dưới dạng cát, bụi, một phần nhỏ ở dạng bùn và hạt keo. Thạch anh chiếm trên 60% trong các loại đất và rất bền, trơ về mặt hóa học ở điều kiện thường. 2.3.2. Chất hữu cơ Chất hữu cơ của đất là chỉ tiêu số một về độ phì và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất: khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khả năng hấp thụ, giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng. Chất hữu cơ trong đất tuy ít (0,5 – 10%) nhưng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu trong hệ sinh thái đất. Trong số các hợp chất hữu cơ đó, mùn là một loại chất hữu cơ có vai trò đặc biệt đối với dinh dưỡng của cây trồng. Chất hữu cơ được chia làm hai nhóm: 2.3.2.1. Nhóm chất hữu cơ chưa mùn hóa Chiếm 10 – 15% khối lượng chất hữu cơ trong đất, có vai trò đối với sự sống của thực vật, vi sinh vật trong đất va độ phì nhiêu của đất. Các hợp chất này chủ yếu là chất hữu cơ trong xác động thực vật chưa phân hủy hoặc bán phân hủy. Bao gồm gluxit (xenlulo, hemixenlulo, tinh bột…), các axit hữu cơ, prôtit và các chất hữu cơ chứa nitơ khác (amino axit, amit…), chất béo, nhựa, anđehit, các axit poliuric và các dẫn xuất của chúng, các poliphenol, tanin, lignin… Các hợp chất hữu cơ chưa mùn hóa có thể bị phân hủy trong đất thành chất vô cơ để cây trồng đồng hóa. 2.3.2.2. Các chất mùn  Định nghĩa: Chất mùn là một phức hệ hữu cơ, chua, có kết cấu tạo vòng (vòng 5 hay vòng 6), có cầu nối, có các nhóm hoạt động (nhóm cacboxyl, hydroxyl…) được tạo thành do quá trình phân hủy chất hữu cơ.  Sự tạo thành của mùn đất Dưới tác động của enzim và vi sinh vật đất, mùn được hình thành do sự chuyển hóa các hợp chất hữu cơ. Nguyên liệu cơ bản là xác thực vật ở trong đất hay ở lớp đất mặt. Sự tạo thành mùn chia làm 2 quá trình: • Quá trình khoáng hóa: tạo nên những chất đơn giản như CO2, H2O, NH3 và những muối đơn giản.
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 17 • Quá trình tổng hợp: tạo nên các axit mùn phức tạp từ những chất vô cơ và hữu cơ đơn giản. Ví dụ: Xác hữu cơ → hiđroquinon → quinon + 2NH2RCOOH → axit mùn.  Phân loại: Có thể chia các chất mùn ra thành 3 nhóm chính • Axit humic – Axit humic là những hợp chất phức tạp có phân tử lượng cao, có bản chất thơm. Đơn vị cấu tạo cơ bản của chúng là mạch cacbon vòng có các mạch nhánh cacbon dài mang những nhóm chức khác nhau (hyđroxyl, phenol, metoxyl…). Trong thành phần phân tử của các axit humic có những vòng thơm, dị vòng 5, 6 cạnh, có N và không có N. Chúng liên kết với nhau nhờ các cầu –NH–, –CH2–,.. – Thành phần nguyên tố: C (50 – 62%), H (2,8 – 6%), O (31 – 40%), N(2 – 6%). Ngoài ra còn có các nguyên tố khác như P, S, Si, Fe, Al. – Axit humic là phần mùn có giá trị nhất vì nó có khả năng hấp phụ lớn đối với các cation, có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu tượng đất thích hợp cho cây trồng; là nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng nhất là nitơ. • Axit funvic – Axit funvic là axit hữu cơ cao phân tử chứa nitơ, hình thành trong môi trường chua, dễ tan trong nước, khi axit hóa cho dung dịch có màu vàng hoặc đỏ nhạt và rất chua. – Thành phần nguyên tố: C (44 – 49%), H (3,5 – 5%), O (44 – 49%), N (2 – 4%). Trong axit funvic, hàm lượng C và N nhỏ hơn và hàm lượng O và H lại cao hơn so với axit humic. • Humin – Là phần tách không tan trong kiềm. – Có cấu trúc tương tự như axit humic nhưng chứa nitơ ít hơn (chiếm khoảng 1/3 so với axit humic).  Vai trò của mùn với độ phì nhiêu của đất – Là nguồn dự trữ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng do khi phân hủy, nó cung cấp nitơ cho đất.
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 18 – Có khả năng hấp phụ và trao đổi cation, tạo nên những muối mới làm thay đổi thành phần và cấu tượng của đất. Chính nhờ sự thay đổi cấu tượng này, đất nặng chuyển thành đất tơi xốp, đất rời rạc được liên hợp lại với nhau nên thay đổi được chế độ không khí, nhiệt độ và nước trong đất, tạo nên những điều kiện thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của thực vật. – Các axit mùn, với một lượng nhỏ, khi tạo thành các keo hòa tan có tác dụng xúc tiến cho sự phát triển rễ, làm cho cây có khả năng sử dụng nhiều chất dinh dưỡng có trong đất. – Đất giàu mùn có tính đệm cao, chống chịu sự thay đổi pH đột ngột, đảm bảo các phản ứng xảy ra bình thường không gây thiệt hại cho cây. 2.3.2.3. Thành phần cơ giới của đất [5] Kết quả của quá trình phong hóa và quá trình hình thành đất làm cho đá và khoáng vật vỡ vụn ra và biến đổi thành những hạt đất có kích thước khác nhau. Những hạt đất này tạo thành phần tử cơ giới đất. Bất kể một mẫu đất nào cũng bao gồm đầy đủ các cỡ hạt có kích thước từ nhỏ đến lớn. Thành phần cơ giới đất là tỉ lệ phần trăm của các cấp hạt có kích thước khác nhau trong đất. Sự khác nhau về kích thước của các hạt đất tới một giới hạn nào đó sẽ dẫn đến sự thay đổi đột ngột về tính chất vật lí của chúng. Bảng 2.1: Bảng phân chia độ lớn cấp hạt quốc tế, Hoa Kì và Nga Bảng quốc tế Hoa Kì Nga Đá vụn > 2mm Cát thô 2 – 0,2mm Cát mịn 0,2 – 0,02mm Cuội > 2mm Sỏi 2 – 1mm Cát thô 1 – 0,5mm Cát trung bình 0,5 – 0,25mm Cát mịn 0,25 – 0,1mm Cát rất mịn 0,1 – 0,05mm Đá vụn > 3mm Cuội 3 – 1mm Cát thô 1 – 0,5mm Cát trung bình 0,5 – 0,25mm Cát mịn 0,25 – 0,05mm Thịt 0,02 – 0,002mm Thịt 0,05 – 0,005mm Thịt thô 0,05 – 0,01mm Thịt trung bình 0,01 – 0,005mm Thịt mịn 0,005 – 0,001mm Sét 0,02 – 0,0002mm Sét 0,005 – 0,002mm Sét 0,001 – 0,0001mm Keo < 0,0002mm Keo < 0,002mm Keo < 0,0001mm Bảng phân chia của Nga do N.A.Kachinxki thành lập năm 1957 được ứng dụng phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả còn chia thêm hai cấp hạt: sét vật lí (< 0,01mm) và cát vật lí (> 0,01mm).
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 19 CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT NÔNG HÓA CỦA ĐẤT 3.1. Keo đất Theo lý thuyết hóa keo, keo đất (phức hệ hấp phụ của đất) là một tập hợp các các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,25 micron, có độ phân tán cao và có khả năng hấp phụ trao đổi. 3.1.1. Cấu tạo của hạt keo Hình 3.1: Sơ đồ cấu tạo mixen keo tích điện âm  Phần giữa là nhân mixen Đó là tập hợp những phân tử vô cơ, hữu cơ hay hữu cơ – vô cơ, có cấu trúc tinh thể hay vô định hình; là những axit mùn; hiđroxit nhôm, sắt, silic và những phần tử khoáng thứ sinh. Tính chất và sự phân li của nhân mixen là yếu tố quyết định dấu điện tích của keo. Dưới tác dụng của môi trường, lớp phân tử bề mặt của nhân keo được phân li thành ion nên bề mặt của nó tích điện.  Lớp ion tạo điện thế (lớp ion quyết định thế hiệu) Trên bề mặt nhân keo có một lớp ion được tạo thành do sự phân li của nó gọi là lớp ion tạo điện thế. Dấu điện tích của keo chính là dấu của lớp ion tạo điện thế này. Nhân keo + lớp ion tạo điện thế = hạt keo (granul)  Lớp ion bù Vì hạt keo mang điện của lớp ion tạo điện thế và do sức hút tĩnh điện mà tạo thành một lớp ion trái dấu bao bên ngoài hạt keo gọi là lớp ion bù.
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 20 Lớp ion bù với lớp ion tạo điện thế bằng lớp điện kép, chia thành 2 lớp: • Lớp ion cố định (lớp ion bất động): gồm những ion bù ở gần hạt keo hơn, chịu lực hút tĩnh điện mạnh, bám chặt hơn lên hạt keo và hầu như không di chuyển. Granul + tầng ion cố định của lớp ion bù = phần tử keo (tiểu phân, keo lạp) • Tầng ion khuếch tán gồm những ion cách xa hạt keo hơn của lớp ion bù, chịu sức hút tĩnh điện yếu nên dễ di chuyển ra ngoài dung dịch giữa các mixen keo, có thể trao đổi với ion khác trong dung dịch đất. Granul + lớp ion bất động + lớp ion khuếch tán = mixen keo. 3.1.2. Thành phần của keo đất [3] Hệ keo đất gồm có keo hữu cơ và keo vô cơ 3.1.2.1. Keo hữu cơ Thường là keo mùn (axit humic, axit funvic và muối của nó), thường tích điện âm và có khả năng hấp phụ trao đổi cation do có nhóm –COOH và –OH (phenol). H trong các nhóm này có thể thay thế bằng các cation khác. Chất mùn khi kết hợp với các bazơ trong đất tạo thành các muối và khi tương tác với dung dịch đất lại có thể trao đổi cation khác trong dung dịch. VD: R(COO)2 Ca + 2KCl → R(COOK)2 + CaCl2 3.1.2.2. Keo vô cơ Thường là những chất vô cơ có cấu tạo tinh thể thuộc loại khoáng aluminosilicat như kaolinit, mongmorilonit…, có thể là những khoáng vô định hình như tập hợp các phân tử axit silicic, các sắt và nhôm hiđroxit. Các khoáng silicat trung hòa về điện tích có thể phát sinh điện tích âm (SiO2)n → [(SiO2)n-1AlO2]− → [(SiO2)n-2(AlO2)2]2− Các hạt keo đất vô định hình như sắt, nhôm hiđroxit có điện tích phụ thuộc và môi trường. Ở môi trường axit: [Al(OH)3]n ⇌ [Aln(OH)3n-1]+ + OH− [Fe(OH)3]n ⇌ [Fen(OH)3n-1]+ + OH−
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 21 Ở môi trường bazơ: [Al(OH)3]n ⇌ [Aln O (OH)3n-1]− + H+ (pH = 8,1) [Fe(OH)3]n ⇌ [Fen O (OH)3n-1]− + H+ (pH = 7,1) Vì đất có xu hướng chua dần nên trong nhiều loại đất các keo vô định hình của sắt, nhôm hiđroxit thường là keo dương. ⟹ Dựa vào cấu tạo hạt keo, ta thấy nó có tính điện tương đối động. Đây chính là nguyên nhân keo có khả năng hấp phụ hóa lí. 3.2. Tính chất hấp phụ chất dinh dưỡng Khả năng hấp phụ chất dinh dưỡng của đất là khả năng hút và giữ các ion, các chất khác nhau từ dung dịch đất và giữ chúng lại. Nhờ đó mà đất giữ được chất dinh dưỡng cho cây trồng, hạn chế sự rửa trôi và trao đổi chất dinh dưỡng với đất. Mặt khác, cũng nhờ vào đó, cây có khả năng điều tiết được nồng độ các ion thích hợp cho cây. 3.3. Các dạng hấp phụ 3.3.1. Hấp phụ sinh học Là khả năng hút và giữ các chất dinh dưỡng từ dung dịch đất bởi sinh vật (vi sinh vật, cây xanh) để biến đổi các chất này thành chất hữu cơ để cây sinh trưởng và phát triển. Đồng thời xác của vi sinh vật, thực vật và động vật là nguồn chất hữu cơ bổ sung cho đất nhờ hấp phụ sinh học ⟹ có ý nghĩa đối với sự hình thành đất và cung cấp phân bón cho đất. Quá trình này có lợi khi đất giàu dinh dưỡng, các chất dễ tiêu cây sử dụng không hết được nhóm vi sinh vật, thực vật này giữ lại, do vậy tránh được sự rửa trôi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, vi sinh vật phát triển mạnh sẽ tranh giành chất dinh dưỡng với cây trồng làm cho cây kém phát triển do thiếu thức ăn. 3.3.2. Hấp phụ cơ học Do các hạt đất sắp xếp không khít nhau làm cho đất có khe hở hoặc có những mao quản. Khi các chất di chuyển, chúng bị khe hở giữ lại. Nhờ đó, đất thu hút được nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật có ích, không để cho nước cuốn trôi đi.
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 22 3.3.3. Hấp phụ lí học Dạng hấp phụ này xảy ra trên bề mặt của keo đất. Do năng lượng mặt ngoài của keo đất khá lớn làm cho đất có khả năng giữ lại trên bề mặt hạt keo nhiều chất khác nhau. Sự hấp phụ này phụ thuộc vào diện tích bề mặt của hạt keo, thành phần cơ giới của đất. Diện tích bề mặt hạt keo càng lớn, sự hấp phụ lí học càng lớn. • Sự hấp phụ dương: phân tử các chất tan trong dung dịch đất bị keo đất hấp phụ. Do đó, nồng độ dung dịch xung quanh hạt keo thường cao hơn so với những điểm xa keo đất. Đây là cơ chế của sự hấp phụ các chất hữu cơ. Trong số các hợp chất vô cơ phức tạp trong đất, chỉ có bazơ mới có thể có hấp phụ dương. • Sự hấp phụ âm: những chất vô cơ tan trong nước, những dung dịch clorua, nitrat. Nhờ có hiện tượng này mà các clorua và nitrat dễ di chuyển trong đất xuống lớp đất dưới. ⟹ Hiệu lực của phân clorua, nitrat bị giảm sút do chúng dễ bị rửa trôi và không có khả năng tích lũy lại trong đất. 3.3.4. Hấp phụ hóa học Nguyên nhân là trong đất có những phản ứng hóa học xảy ra, biến đổi một số chất tan thành dạng kết tủa ở lại trong phần rắn của đất. Ví dụ: ở đất chua và đất đỏ có nhiều nhôm và sắt, sự hấp phụ hóa học của axit photphorit chủ yếu diễn ra theo hướng tạo thành sắt, nhôm photphat ít tan. Fe(OH)3 + H3PO4 ⟶ FePO4 + 3H2O Al(OH)3 + H3PO4 ⟶ AlPO4 + 3H2O Do đó môi trường đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hấp phụ hóa học. Sự hấp phụ này có lợi trong trường hợp đất có nhiều sắt, nhôm di động cho nên cây khỏi bị ngộ độc do hàm lượng các ion này cao. Tuy nhiên, lân dễ tan bị chuyển thành dạng kết tủa, cây trồng sẽ thiếu lân. Hiệu suất của lân bị giảm sút.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 23 3.3.5. Hấp phụ hóa lí Hấp phụ hóa lí là khả năng hạt keo (có thành phần vô cơ hoặc hữu cơ phức tạp) hút và giữ các cation trên bề mặt chúng đồng thời có kèm theo sự tách một đương lượng các ion khác (Ca2+ , Mg2+ ...) từ bề mặt keo đất ra dung dịch. Ví dụ: khi xử lí đất đã bão hòa ion canxi bằng dung dịch kali clorua, các cation K+ từ dung dịch bị hấp phụ lên bề mặt keo đất, đồng thời từ bề mặt keo đất, một đương lượng Ca2+ được chuyển ra dung dịch [KĐn− ] Ca2+ + 2KCl ⟶ [KĐn− ] 2K+ + CaCl2 Trường hợp này diễn ra sự trao đổi cation nên gọi là hấp phụ trao đổi cation. Đây là quá trình chủ yếu trong các phản ứng diễn ra trong đất, ảnh hưởng lớn tính chất lí học, hóa lí của đất: cấu tượng và khả năng đệm của đất. Biến đổi hóa học của nhiều loại phân bón nhất là phân kali và phân đạm dễ tan, phần lớn bị chi phối bởi quá trình hấp phụ trao đổi. 3.4. Các qui luật cơ bản của hấp phụ hóa lí cation [3] Khi dung dịch chất điện li tiếp xúc với các hạt keo thì sẽ xảy ra cân bằng động giữa hạt keo và dung dịch [KĐn− ]Ca2+ + 2KCl ⇌ [KĐn− ] 2K+ + CaCl2 Cân bằng giữa các cation lớp ngoài của keo và dung dịch xung quanh hạt keo chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố: tính chất các cation, hạt keo và dung dịch. 3.4.1. Tính chất của các cation • Hóa trị của cation càng cao thì khả năng hấp phụ vào lớp ion bù của keo âm càng lớn. Ở cùng điều kiện thì khả năng hấp phụ M+ < M2+ < M3+ • Đối với các cation có cùng hóa trị, khả năng hấp phụ lại phụ thuộc vào bán kính ion hiđrat hóa: bán kính ion hiđrat hóa càng nhỏ thì khả năng được hấp phụ cation càng lớn. Các ion có cùng điện tích, cùng hóa trị thì ion nào có bán kính càng nhỏ thì mật độ điện tích càng cao nên hút được nhiều lưỡng cực nước hơn và có bán kính hiđrat hóa lớn hơn làm khả năng hấp phụ cation của chúng yếu đi. • Riêng đối với ion H+ , do tồn tại dưới dạng ion hiđroxoni trong nước với bán kính rất nhỏ so với các ion hiđrat hóa khác (1,35A0 ), nên bị hút rất mạnh vào keo
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 24 đất: mạnh hơn tất cả các cation hóa trị I và trong một vài trường hợp còn mạnh hơn cả cation hóa trị II. Ví dụ: khả năng hấp phụ của các cation tăng dần Li+ < Na+ < K+ < NH4 + < H+ < Mg2+ < Ca2+ • Cation nào được hấp phụ vào keo đất càng mạnh thì càng khó tách: hóa trị của cation càng lớn thì hợp chất của chúng với các ion của lớp điện kép càng phân li yếu. Ngoài ra, lớp vỏ hiđrat hóa của cation càng lớn thì nó càng dễ tách ra. Do vậy, khả năng tách tăng dần theo thứ tự Ca2+ < Mg2+ < H+ < K+ < NH4 + < Na+ < Li+ 3.4.2. Tính chất của keo đất Bản chất hóa học và cấu tạo của keo đất có ý nghĩa to lớn đối với khả năng hấp phụ ion. Tính đa dạng của keo đất tạo nên những đặc tính hấp phụ các cation. Các cation hóa trị I, K+ và H+ được keo khoáng (NH4 + − muscovit, biotit) hấp phụ mạnh hơn Ca2+ và Mg2+ so với mongmorilonit và kaolinit. Bảng 3.1: Sự trao đổi của clorua có các cation khác nhau với các keo NH4 − khoáng Các keo khoáng Khả năng hấp phụ vào keo khoáng NH4 − mongmorilonit NH4 − kaolinit NH4 − muscovit NH4 – biotit Li+ < Na+ < H+ < K+ < Mg2+ < Ca2+ < Ba2+ Li+ < Na+ < H+ < K+ < Mg2+ = Ca2+ < Ba2+ Li+ < Na+ < Mg2+ < Ca2+ < Ba2+ < K+ < H+ Li+ < Na+ < Mg2+ < Ca2+ < Ba2+ < K+ < H+ Axit humic, mongmorilonit và kaolinit có khả năng hấp phụ Ca2+ nhiều hơn NH4 + nhưng muscovit thì ngược lại. Bảng 3.2: Sự hấp phụ Ca2+ và 𝐍𝐇 𝟒 + trong dung dịch hỗn hợp 0,05N (CH3COO)2Ca và 0,05N CH3–COONH4; pH = 7 Chất hấp phụ Khả năng hấp phụ (%) Ca2+ 𝐍𝐇 𝟒 + Axit humic 92 8 Mongmorilonit 63 37 Kaolinit 54 46 Muscovit 6 94
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 25 Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có giải thích nào hợp lí về tính hấp phụ riêng của các chất hấp phụ. Ở các vùng đất cao giàu mùn, thứ tự hấp phụ theo qui luật chung Na+ < NH4 + ≤ K+ < Mg2+ < Ca2+ 3.4.3. Tính chất của dung dịch Đặc tính của phản ứng trao đổi giữa hạt keo và dung dịch bên ngoài phụ thuộc vào thể tích và nồng độ dung dịch. Trong đất thường xuyên có sự thay đổi lượng dung dịch đất và thành phần của nó (do thời tiết, do bón phân, do các quá trình hòa tan, vô cơ hóa, do sự đồng hóa các ion bởi thực vật, vi khuẩn hoặc do rửa trôi). Chính các quá trình này làm cho nồng độ các ion tăng lên hoặc giảm xuống.  Ảnh hưởng của sự thay đổi thể tích dung dịch Khi nồng độ dung dịch không đổi, lượng cation từ đất tách ra khỏi dung dịch tăng lên cùng với thể tích dung dịch. Tuy nhiên, sự tăng này không tăng tỉ lệ với thể tích. Thí nghiệm của N.I.Gobunop (1948) cho thấy: khi tăng tỉ lệ giữa đất với dung dịch từ 1:0,3 đến 1:1 lượng Ca2+ và Mg2+ được tách ra nhiều và hầu như tỉ lệ thuận; nhưng nếu tiếp tục mở rộng tỉ lệ này đến 1:50 thì mức độ tách tăng lên tương đối ít. Bảng 3.3: Việc tách Ca2+ và Mg2+ trao đổi từ đất đen bằng 𝐍𝐇 𝟒 + phụ thuộc vào thể tích dung dịch Ion được tách mđlg/100g đất Tỉ lệ đất : dung dịch (NH4Cl 0,25N) 1 : 0,3 1 : 0,5 1 : 0,7 1 : 1 1 : 5 1 : 10 1 : 20 1 : 50 Ca2+ Mg2+ 5.04 1.56 7.55 2.69 9.10 3.06 12.70 3.10 16.20 4.55 18.70 5.10 22.40 5.52 24.40 3.35  Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đối với sự thiết lập cân bằng trao đổi Khi thể tích dung dịch không đổi, lượng cation từ đất tách ra dung dịch phụ thuộc vào sự thay đổi nồng độ dung dịch muối dùng để tách. Tuy nhiên sự tách này chậm hơn so với sự biến đổi nồng độ của dung dịch dùng để tách. Khi phản ứng trao đổi giữa các ion cùng hóa trị đạt đến cân bằng thì tỉ số các cation hấp phụ tỉ lệ thuận với tỉ số các cation này trong dung dịch và không phụ thuộc vào nồng độ của chúng. Khi trao đổi các ion khác hóa trị, sự thay đổi nồng độ
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 26 dung dịch dẫn tới sự thay đổi tỉ số các cation hấp phụ, điều đó có nghĩa: nồng độ càng cao, số cation hóa trị I ở trạng thái hấp phụ tương đối càng lớn. Qui luật này có thể giải quyết nhiều vấn đề thực tế có liên quan đến phản ứng trao đổi trong đất. Chẳng hạn như vấn đề bón phân và việc cải tạo đất mặn bằng phương pháp rửa mặn. 3.5. Dung lượng hấp phụ của đất [3]  Khái niệm: dung lượng hấp phụ của đất (T) là tổng lượng cation hấp phụ có khả năng trao đổi và được biểu thị bằng số mđlg trong 100g đất.  Tính chất • Đặc trưng cho khả năng hấp phụ trao đổi của đất. Nó phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất, hàm lượng và thành phần của hạt keo. • Những hạt đất có kích thước lớn hơn 1 micron thì dung lượng hấp phụ cation thấp; các hạt bé hơn 1 micron thì dung lượng hấp phụ tăng lên rõ rệt. Do đó, số các hạt keo khoáng và mùn càng nhiều thì dung lượng hấp phụ cation càng cao. Đất có thành phần cơ giới nặng, chứa nhiều hạt phân tán cao (đất sét và sét) nên có dung lượng hấp phụ cao hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ. • Dung lượng hấp phụ cũng phụ thuộc vào cấu tạo của các hạt hấp phụ: các khoáng thuộc nhóm mongmorilonit và mica ngậm nước càng nhiều thì dung lượng hấp phụ càng cao; ngược lại khi có một lượng lớn các khoáng kaolinit và sắt, nhôm hiđroxit vô định hình thì dung lượng hấp phụ thấp hơn nhiều. • Dung lượng hấp phụ cation của các loại đất thường khác nhau vì nó không những phụ thuộc vào hàm lượng chung của hạt keo, mà còn phụ thuộc vào số lượng và thành phần của chất hữu cơ, thành phần hóa học của hạt keo khoáng và phản ứng của dung dịch đất.  Sự ảnh hưởng của dung lượng hấp phụ • Thành phần cation hấp phụ có ảnh hưởng lớn đến tính chất lí hóa của đất, thành phần của dung dịch đất, điều kiện phát triển của cây trồng và tác dụng của phân bón.
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 27 • Thành phần cation hấp phụ còn ảnh hưởng đến trạng thái, khả năng phân tán của hệ keo, đến những tính chất cơ lí và hóa lí của đất.  Căn cứ vào số liệu dung lượng hấp phụ đất ở Việt Nam có thể chia làm 3 loại: • Dung lượng hấp phụ cao: T > 30 mđl/100g đất. • Dung lượng hấp phụ trung bình: T = 15 – 30 mđl/100g đất. • Dung lượng hấp phụ thấp: T < 15 mđl/100g đất. Đất Việt Nam chủ yếu có T ≈ 12 – 13 mđl/100g đất.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 28 CHƯƠNG 4: TÍNH CHẤT CHUA CỦA ĐẤT 4.1. Định nghĩa Đất chua là đất có chứa nhiều H+ không những chứa trong dung dịch đất mà chủ yếu trên bề mặt keo đất ở trạng thái hấp phụ có nhiều H+ và Al3+ . 4.2. Phân loại đất chua Dựa vào trạng thái tồn tại của H+ trong đất, người ta chia độ chua đất ra làm hai loại: độ chua hiện tại và độ chua tiềm tàng 4.2.1. Độ chua hiện tại Độ chua hiện tại là độ chua của dung dịch đất do nồng độ của ion H+ cao hơn so với ion OH− . Độ chua này có được khi đo trực tiếp ngoài ruộng. Nguyên nhân: – Sự hình thành khí CO2 thường xuyên trong đất, hòa tan vào dung dịch đất tạo axit cacbonic, khi phân li tạo H+ và HCO3 − . – Một phần axit cacbonic được tạo ra bị trung hòa bởi bazơ hấp phụ (Ca2+ , Mg2+ , Na+ ) và canxi, magie cacbonat – H+ sinh ra do muối axit thủy phân. – Dung dịch bị axit hóa bởi các axit vô cơ và hữu cơ tan trong nước. 4.2.2. Độ chua tiềm tàng Bao gồm độ chua trao đổi và độ chua thủy phân 4.2.2.1. Độ chua trao đổi (pHKCl) Độ chua trao đổi (pHKCl) được tạo nên bởi các ion H+ và Al3+ từ đất tách ra dung dịch khi cho đất tác động với một muối trung tính. Khi xử lí đất bằng dung dịch KCl, cation K+ bị hấp phụ bởi đất và ion H+ bị chuyển ra dung dịch làm cho đất bị axit hóa KĐ]H+ + KCl → KĐ]K+ + HCl Đối với các loại đất chua, khi cho đất tác động với muối trung tính thì ngoài ion H+ thì còn có Al3+ cũng có thể ra dung dịch. KĐ]Al3+ + 3KCl → KĐ]3H+ + AlCl3 Trong dung dịch AlCl3 bị thủy phân tạo ra bazơ yếu và axit mạnh AlCl3 + 3H2O ⇋ Al(OH)3 + 3HCl
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 29 Ý nghĩa: khi bón vào đất một lượng lớn phân vô cơ, độ chua tiềm tàng chuyển thành độ chua hiện tại và ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, vi sinh vật có mẫn cảm đối với độ chua. Đồng thời Al3+ chuyển vào dung dịch gây độc cho nhiều loại cây trồng. Do đó việc bón vôi vào đất chua đảm bảo trung hòa không chỉ độ chua hiện tại mà còn cả độ chua trao đổi. 4.2.2.2. Độ chua thủy phân Độ chua thủy phân là độ chua có được khi tác động vào dung dịch đất một muối kiềm thủy phân. Khi xử lí đất bằng một dung dịch muối trung tính thì không thể tách toàn bộ H+ ở trạng thái hấp phụ ra khỏi dung dịch, một số ion H+ còn lại trên bề mặt keo đất không tham gia vào phản ứng trao đổi này. Còn dưới ảnh hưởng của dung dịch natri axetat có môi trường kiềm (pH ≈ 8) thì các ion H+ ở keo đất được tách ra hoàn toàn hơn. Do vậy, độ chua thủy phân thường lớn hơn độ chua trao đổi. CH3COONa + H2O ⇌ CH3COOH + NaOH KĐ]H+ + NaOH ⇌ KĐ]Na+ + H2O Tuy nhiên, do một vài loại đất có nhiều keo dương (đất đỏ) có khả năng hấp phụ các anion của axit axetic và trao đổi bằng ion OH− của keo dương, độ chua của nước chiết từ đất giảm đi. Vì thế trong trường hợp này, độ chua thủy phân nhỏ hơn độ chua trao đổi. Do độ chua thủy phân có giá trị gần đúng với độ chua tiềm tàng của đất nên nó là một cơ sở quan trọng cho việc giải quyết nhiều vấn đề khi sử dụng phân bón. 4.3. Tính chất đệm của dung dịch đất 4.3.1. Tính chua kiềm và phản ứng của dung dịch đất Độ chua kiềm (phản ứng của dung dịch đất) không phải là một đại lượng không thay đổi. Nó bị ảnh hưởng bởi: – Các quá trình hóa lí, hóa học và sinh học tạo ra axit hoặc bazơ. – Sự giải phóng axit cacbonic do quá trình hô hấp của rễ, sự tạo thành axit nitric do quá trình nitro hóa và những sản phẩm khác của axit trong quá trình sinh sống của vi sinh vật gây ra sự axit hóa dung dịch đất.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 30 – Việc sử dụng phân bón: khi bón các loại phân có sinh lí chua (NH4Cl, (NH4)2SO4) hoặc sinh lí kiềm (NaNO3, Ca(NO3)2), phản ứng của dung dịch đất có thể bị thay đổi đáng kể. 4.3.2. Tính chất đệm 4.3.2.1. Định nghĩa Tính chất đệm của đất là khả năng của đất chống lại sự thay đổi phản ứng của dung dịch đất về phía axit hoặc kiềm. Khả năng này phụ thuộc vào tính đệm của phần rắn và phần lỏng của đất. 4.3.2.2. Nguyên nhân gây ra khả năng đệm Trong dung dịch đất là do các axit yếu (axit H2CO3, axit hữu cơ tan) và muối của nó.  Axit yếu chẳng hạn H2CO3 phân li không hoàn toàn, trong dung dịch phần lớn axit yếu còn ở dạng phân tử ít phân li và chỉ có một lượng nhỏ phân li. H2CO3 ⇌ H+ + HCO3 − Khi có ion OH− thì ion này sẽ bị trung hòa bởi H+ . Do đó axit yếu của dung dịch đất có khả năng chống lại sự kiềm hóa của dung dịch.  Hỗn hợp axit yếu và muối của nó (H2CO3 và Ca(HCO3)2) có khả năng chống lại sự axit hóa. Ca(HCO3)2 → Ca2+ + 2HCO3 − Sự có mặt của Ca(HCO3)2 sẽ tạo ra một lượng lớn anion HCO3 − , cản trở sự phân li của axit cacbonic. Ngoài ra nếu axit nitric xuất hiện do quá trình nitrat hóa của rễ, thì H+ liên kết với HCO3 − tạo thành trạng thái axit cacbonic không phân li. Như vậy pH của dung dịch ít bị thay đổi.  Hệ đệm gồm axit hữu cơ và muối của chúng cũng có tác dụng tương tự.  Phần rắn, chủ yếu là phần keo đất là yếu tố đệm mạnh nhất trong đất. Khả năng đệm của đất phụ thuộc vào thành phần các cation trao đổi trong đất. Các ion bazơ hấp phụ (Ca2+ , Mg2+ ...) có tác dụng đệm với sự axit hóa. • Độ bão hòa bazơ và dung lượng hấp phụ càng lớn, đất càng có khả năng chống lại sự axit hóa. Nếu đất đã bão hòa bazơ, khi có axit xuất hiện (ví dụ như axit sunfuric tạo ra khi bón phân amoni sunfat) thì những ion H+ của axit
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 31 sẽ trao đổi với các cation của keo đất dung dịch sau trao đổi có muối trung tính và pH của dung dịch đất ít bị thay đổi. Các cacbonat của canxi và magie cũng làm yếu sự axit hóa dung dịch đất vì chúng trung hòa axit tạo ra bicacbonat. 2CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + Ca(HCO3)2 • Đất không bão hòa bazơ có chứa nhiều Al3+ và H+ ở trạng thái hấp phụ, có khả năng đệm cao đối với sự kiềm hóa. Khi bón vôi, Ca2+ và OH− được hấp phụ và trao đổi với các ion H+ . • Độ chua thủy phân càng lớn, khả năng đệm chống lại phản ứng kiềm hóa càng lớn. Do đó, đất có khả năng đệm thấp (đất cát và cát pha), khi bón nhiều phân sinh lí chua có thể có sự thay đổi mạnh về phía axit, bất lợi cho sự phát triển thực vật và vi sinh vật đất. Đất có thành phần cơ giới nặng và giàu mùn, có dung lượng hấp phụ cao và do đó có tác dụng đệm lớn, phản ứng dung dịch ít thay đổi, ngay cả khi bón có hệ thống các phân khoáng chua hoặc kiềm.
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 32 CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI, ĐỘ CHUA, NHÔM DI ĐỘNG, SỨC ĐỆM CỦA ĐẤT 5.1. Lấy và bảo quản mẫu đất Chuẩn bị mẫu là khâu cơ bản, quan trọng đầu tiên trong phân tích đất. Hai yêu cầu chủ yếu của công tác chuẩn bị mẫu: • Mẫu phân tích cây trồng phải đại diện và phù hợp với mục đích phân tích, đại diện cao cho vùng nghiên cứu. • Mẫu phân tích cần được lấy trong điều kiện môi trường đồng nhất (nhiệt độ, độ ẩm...), cùng một thời điểm (thường vào buổi sáng đã hết sương, không mưa, nhiệt độ không khí và cường độ ánh sáng ở mức trung bình...). • Chú ý đến các yếu tố canh tác như thời kỳ bón phân, thời kỳ tưới nước... để chọn thời điểm lấy mẫu thích hợp. • Các mẫu riêng biệt phải được lấy ngẫu nhiên rải đều trên toàn bộ diện tích khảo sát. Số lượng và khối lượng mẫu ban đầu tùy theo yêu cầu khảo sát và mức độ đồng đều để xác định. Các mẫu ban đầu được tập hợp thành một mẫu chung. • Mẫu phải được nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu phân tích. 5.1.1. Lấy mẫu phân tích Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn cách lấy mẫu thích hợp. Thông thường có một số cách lấy mẫu như sau:  Lấy mẫu theo tầng phát sinh. Khi nghiên cứu đất về phát sinh học hoặc nghiên cứu tính chất vật lí, tính chất nước của đất thì tiến hành lấy mẫu như sau: • Đào phẫu diện đất: chọn điểm đào phẫu diện phải đại diện cho toàn vùng cần lấy mẫu nghiên cứu. Phẫu diện thường rộng 1,2m, dài 1,5m, sâu đến tầng đá mẹ hoặc sâu 1,5m – 2m ở những nơi có tầng đất dày. • Lấy mẫu đất: lần lượt lấy mẫu đất từ tầng phát sinh dưới cùng lên đến tầng mặt. Mỗi tầng, mẫu đất được đựng trong 1 túi riêng, có ghi nhãn rõ ràng. Lượng đất lấy từ 0,5 – 1kg là vừa. Mỗi mẫu đất đều được ghi phiếu chỉ rõ: số phẫu diện, tầng (độ sâu lấy mẫu cm), địa điểm lấy mẫu, ngày lấy mẫu và người lấy mẫu.
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 33  Lấy mẫu hỗn hợp Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp là lấy các mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau rồi hỗn hợp lại, lấy mẫu trung bình. Thông thường lấy từ 5 – 10 điểm rồi hỗn hợp lại để lấy mẫu trung bình (mẫu hỗn hợp). Khi lấy mẫu ở các điểm riêng biệt cần tránh các vị trí cá biệt đại diện như: chỗ bón phân hoặc vôi tụ lại chỗ cây quá tốt hoặc quá xấu, chỗ cây bị sâu bệnh. Mẫu hỗn hợp thường được lấy trong những nghiên cứu về nông hóa học, nghiên cứu động thái các chất dinh dưỡng của đất hoặc lấy ở các ruộng thí nghiệm. Mẫu đất hỗn hợp được lấy như sau: • Lấy các mẫu riêng biệt: tùy hình dáng khu đất cần lấy mẫu mà bố trí các điểm lấy mẫu (5 – 10 điểm) phân bố đồng đều trên toàn diện tích. Có thể áp dụng cách lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường thẳng góc (hình 1a và 1b) với địa hình vuông gọn, hoặc theo đường gấp khúc hoặc nhiều đường chéo (hình 1c và 1d) với địa hình dài. Mỗi điểm lấy khoảng 200g đất bỏ dồn vào 1 túi lớn. Hình 5.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp • Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều trên giấy hoặc nilon (chú ý trộn càng đều càng tốt). Sau đó dàn mỏng rồi chia làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn hợp (hình 2). • Lượng đất của mẫu hỗn hợp lấy khoảng 0,5 – 1kg, cho vào túi vải, ghi phiếu mẫu như nội dung ghi cho phiếu mẫu ở trên, ghi bằng bút chì đen để tránh nhòe,
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 34 nhất là đất ướt (có thể bỏ phiếu mẫu trong một túi nilon nhỏ, gập gọn lại rồi bỏ vào túi mẫu). 5.1.2. Phơi khô mẫu Trừ một số trường hợp phải phân tích trong đất tươi như xác định hàm lượng nước, một số chất dễ biến đổi khi đất khô như NH4 + , NO3 − , Fe2+ , Fe3+ …, còn hầu hết các chỉ tiêu khác đều được xác định trong đất khô. Mẫu đất từ đồng ruộng về phải được hong khô kịp thời, nhặt sạch các xác thực vật, sỏi đá… sau đó dàn mỏng trên sàn gỗ hoặc giấy sạch rồi phơi khô trong nhà. Nơi hong mẫu phải thoáng gió và không có các hóa chất bay hơi như NH3, Cl2, SO2,… Để tăng cường quá trình làm khô đất có thể lật đều mẫu đất. Thời gian hong khô đất có thể kéo dài vài ngày tùy thuộc loại đất và điều kiện khí hậu. Thông thường đất cát chóng khô hơn đất sét. Cần chú ý là mẫu đất được hong khô trong không khí là tốt nhất, không nên phơi khô ngoài nắng hoặc sấy khô trong tủ sấy. 5.1.3. Nghiền và rây mẫu Đất sau khi đã hong khô, đập nhỏ rồi nhặt hết xác thực vật và các chất lẫn khác. Dùng phương pháp ô chéo góc lấy khoảng 500g đem nghiền, rây qua rây 0,1mm, phần còn lại cho vào túi vải cũ giữ đến khi phân tích xong. 5.2. Nguyên tắc và phương pháp xác định hệ số khô kiệt 5.2.1. Nguyên tắc Độ ẩm là lượng nước chứa trong đất tính theo tỉ lệ % so với trọng lượng đất khô tuyệt đối (độ ẩm tuyệt đối) hoặc so với trọng lượng đất còn ẩm (độ ẩm tương đối). Xác định độ ẩm để xác định thời kì làm đất, nhu cầu tưới nước cho cây. Từ độ ẩm suy ra hệ số K qui về đất khô kiệt dùng trong các công thức tính kết quả phân tích đất. Đất vừa lấy về ngoài nước hút ẩm còn có các dạng nước khác, còn đất đã hong khô trong không khí chỉ còn lại nước hút ẩm, vì vậy mà người ta xác định độ ẩm trên đất đã hong khô.
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 35 5.2.2. Phương pháp Phương pháp thường dùng để xác định độ ẩm đất là sấy ở 105 – 1100 C đến lúc trọng lượng không đổi, từ lượng nước bay hơi đi có thể suy ra độ ẩm của đất. Ở nhiệt độ này nước hút ẩm và nước tự do đều bị sấy khô và chất hữu cơ không bị phân hủy. 5.3. Nguyên tắc và phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất 5.3.1. Ý nghĩa Thành phần cơ giới đặc trưng cho nguồn gốc phát sinh của đất, các tính chất và độ phì của đất. Việc phân loại đất dựa vào thành phần cơ giới của đất. Ngoài ra, thành phần cơ giới còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng cây trồng. Nhiều tính chất vật lí của đất như độ xốp, độ trữ ẩm, tính thấm, khả năng giữ nước, nhiệt… đều phụ thuộc vào thành phần cơ giới. 5.3.2. Nguyên tắc Dựa trên cơ sở xác định thành phần cát và sét, từ đó suy ra được phần bụi của mẫu đất • Cát: các hạt có đường kính 1 – 0,05mm, khả năng giữ nước từ 5 – 15% khối lượng cát. • Bụi: các hạt có đường kính 0,05 – 0,001 mm, nếu cỡ hạt trung bình và nhỏ chiếm ưu thế trong đất thì đất có kết cấu kém, thấm khí, thoát nước không tốt. • Sét: các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,001mm có chứa nhiều nguyên tố như Ca, Mg, K, Na, N, P, hợp chất mùn và các nguyên tố vi lượng, do đó nó quyết định sự dự trữ chất dinh dưỡng trong đất. Bảng 5.1: Phân loại đất dựa vào tỉ lệ sét Loại đất % sét Đất cát < 3% Đất cát pha nhẹ 3 – 6% Đất cát pha nặng 6 – 10% Đất thịt nhẹ 10 – 15% Đất thịt trung bình 15 – 20% Đất thịt nặng 20 – 30% Đất sét nhẹ 30 – 60% Đất sét nặng > 60%
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 36 5.3.3. Các phương pháp phân tích Các phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất bao gồm: phương pháp ngoài đồng ruộng, phương pháp rây, phương pháp trong môi trường nước (phương pháp lắng, gạn, phương pháp tỉ trọng kế và phương pháp pipet) 5.3.3.1. Phương pháp ngoài đồng ruộng Phương pháp này xác định nhanh và không cần có dụng cụ, nếu được thực hiện cẩn thận cũng cho những kết quả tốt gần đúng với kết quả phân tích trong phòng. Phương pháp ướt: tẩm ướt mẫu đất, dùng hai lòng bàn tay vê thành sợi dài 5–6cm. Sau khi vê thành sợi, tiếp tục uốn thành vòng tròn. Sự thể hiện hình dạng của vòng tròn ứng với thành phần cơ giới của đất theo bảng. Bảng 5.2: Thành phần cơ giới và hình dạng sợi đất Hình dạng sợi đất Thành phần cơ giới Hạt cát rời rạc Cát Vê thành từng phần, đoạn rời rạc Cát pha Bị đứt quãng khi vê tròn Thịt nhẹ Có thể vê tròn nhưng khi khoanh tròn bị đứt quãng Thịt trung bình Có thể vê tròn nhưng khi khoanh tròn có những khe nứt Thịt nặng Vê tròn, khi khoanh tròn không bị nứt Sét 5.3.3.2. Phương pháp Rutcopski Dựa trên nguyên tắc cơ bản là các hạt to nhỏ khác nhau sẽ có tốc độ chìm lắng trong nước khác nhau. Do vậy có thể dựa vào tốc độ chìm lắng để phân chia cỡ hạt. Có thể xác định thành phần trăm sét trong đất bằng cách đo thể tích đất nở ra (ứng với 1cm3 ) đất sau khi để qua đêm. Bảng 5.3: Thành phần trăm sét theo thể tích đất nở ra Thể tích tăng % sét Thể tích tăng % sét 4,50 97,07 1,75 39,63 3,75 85,03 1,50 34,00 3,50 73,67 1,25 28,34 3,25 70,36 1,00 22,67 3,00 62,35 0,75 20,75 2,75 60,01 0,50 11,33 2,50 56,68 0,25 5,66 2,25 51,01 0,12 2,32 2,00 45,35 0,10 1,26
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 37 5.3.3.3. Phương pháp pipet Phương pháp này phân tích thành phần cơ giới đất trong môi trường nước yên tĩnh. Đầu tiên, tiến hành loại cacbonat, canxi, magie và oxi hóa các chất hữu cơ. Dùng rây cỡ 0,25mm để giữ lại các cấp hạt có kích thước từ 0,25 – 1mm. Phần có kích thích cấp hạt nhỏ hơn được dùng pipet chuyên dụng để phân tích dựa vào vận tốc lắng của phương trình Stock. Tương quan giữa kích thước cấp hạt và độ sâu pipet trong dung dịch như sau Bảng 5.4: Tương quan cấp hạt và độ sâu pipet Cấp hạt Độ sâu ống hút < 0,05 mm 25 cm < 0,005 mm 10 cm < 0,001 mm 7 cm Sau khi tiến hành tính toán có thể xác định được thành phần trăm các cấp hạt từ đó suy ra thành phần cơ giới đất. 5.4. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ pH 5.4.1. Nguyên tắc pH = −lg(αH+ ) là đại lượng biểu thị hoạt động H+ trong môi trường đất. Đây là chỉ tiêu đơn giản đầu tiên về độ chua thường được xác định nhất, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá tính chất của đất. Đa số đất Việt Nam là đất chua. Độ pH phản ánh mức độ rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ cũng như mức độ tích tụ các cation sắt, nhôm trong đất. Có 3 loại pH thường xác định: + pHH2O là pH đo tác động của đất và nước. + pH muối trung tính là pH đo tác động đất và muối trung tính. Ví dụ: pHKCl + pHNaF là pH đo tác động của đất với NaF 1M là một loại muối thủy phân có môi trường kiềm. Đối với đất chua pHH2O > pHKCl và tác động NaF do phản ứng tạo phức của Al3+ với F− tạo thành OH− do đó làm tăng mạnh độ pH. Mức độ tăng pH khi tác động với NaF so với pHKCl phản ánh mức độ có mặt của Al3+ .
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 38 5.4.2. Phương pháp Phép đo thông dụng và tiêu chuẩn hiện nay là phép đo điện thế, sử dụng pH meter điện cực thuỷ tinh. 5. 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ chua trao đổi 5.5.1. Nguyên tắc Mẫu đất cho tác động với KCl, các cation Al3+ và H+ được chuyển vào dung dịch và được xác định bằng dung dịch NaOH. KĐ]Al3+ H+ + 4KCl → KĐ]4K+ + AlCl3 + HCl AlCl3 + 3H2O ⇌ Al(OH)3 + 3HCl H+ + OH− → H2O 5.5.2. Phương pháp Phương pháp chuẩn độ trung hòa. Dùng dung dịch NaOH chuẩn độ H+ để tính độ chua trao đổi. 5.6. Nguyên tắc và phương pháp xác định nhôm di động 5.6.1. Phương pháp chuẩn độ trung hòa Sau khi xác định Al3+ và H+ bằng phản ứng trung hòa với dung dịch chuẩn độ NaOH có thể xác định Al3+ dựa trên nguyên lí tạo phức Al3+ với NaF. Sau đó tiến hành chuẩn độ dung dịch theo 1 trong 2 phương pháp sau:  Phương pháp Xocolop (1939): phương pháp hai mẫu riêng biệt - Mẫu thứ nhất: chuẩn độ tổng số độ chua trao đổi Al3+ và H+ . - Mẫu thứ hai cho tác động với dung dịch NaF và chuẩn độ H+ riêng biệt. Hiệu của kết quả chuẩn độ mẫu thứ nhất và mẫu thứ hai tương ứng với hàm lượng Al3+ trong mẫu chuẩn độ.  Phương pháp chuẩn độ liên tiếp: phương pháp một mẫu Sau khi trung hòa Al3+ và H+ bằng NaOH đến điểm tương đương H+ + OH− ⇌ H2O Al+ + 3OH− ⇌ Al(OH)3 Tiếp tục cho NaF vào mẫu có phản ứng Al(OH)3 + 6NaF ⇌ Na3AlF6 + 3NaOH
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 39 Số lượng NaOH mới tạo thành bằng số đương lượng Al3+ . Chuẩn độ NaOH bằng dung dịch chuẩn HCl xác định được hàm lượng Al3+ NaOH + HCl → NaCl + H2O 5.6.2. Phương pháp chuẩn độ tạo phức Là phương pháp chuẩn độ tạo phức với Trilon B. Dùng Trilon B chuẩn độ ngược hàm lượng Al3+ . Trong độ đệm thích hợp Trilon B tạo phức với Al3+ theo phản ứng Al3+ + Na2H2Y → AlY− + 2H+ + 2Na+ Sử dụng lượng dư thuốc thử Trilon B, sau đó dùng dung dịch chuẩn ZnSO4 chuẩn độ lượng dư Trilon B này Zn2+ + Na2H2Y → ZnY2− + 2H+ + 2Na+ Tại điểm tương đương, một giọt dư dung dịch ZnSO4 sẽ làm chỉ thị kết tủa màu đỏ đào. 5.6.3. Một số phương pháp khác + Phương pháp xác định Al bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử: nhôm trao đổi trong dung dịch trao đổi đất với dung dịch KCl 1M có thể xác định bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử ở bước sóng 309,3nm với ngọn lửa N2O/C2H2. + Phương pháp trắc quang sử dụng Aluminon Nguyên tắc: Aluminon tạo màu đỏ với nhôm trong dung dịch axit yếu độ pH từ 4 − 4,9 và tốt nhất ở pH = 4,2. Độ nhạy của phương pháp này rất cao, trong 50ml dung dịch so màu chỉ có thể chứa 0 – 40μg Al. 5.7. Độ chua thủy phân 5.7.1. Nguyên tắc Độ chua thủy phân được xác định khi sử dụng dung dịch CH3COONa 1N (pH≈8) tác động với đất. Ngoài vai trò trao đổi cation của Na+ giống như độ chua trao đổi lại thêm vào vai trò của anion CH3COO− và OH− . Hai anion này có khả năng lôi kéo H+ và Al3+ sâu hơn, bền hơn trong keo đất. Do đó độ chua thủy phân cao hơn độ chua trao đổi, mức độ chênh lệch phụ thuộc vào hàm lượng sét và Al tổng số.
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 40 5.7.2. Phương pháp (Chuẩn độ trung hòa) Dùng dung dịch CH3COONa 1N tác động vào đất KĐ]H+ + CH3COONa → [KĐ]Na+ + CH3COOH (1) Dùng dung dịch NaOH đã biết nồng độ để chuẩn độ lượng H+ trong phương trình (1) CH3COOH + NaOH → CH3COONa + HOH. 5.8. Xác định sức đệm của đất Nguyên tắc Dựng đồ thị sự biến thiên pH của dung dịch đất khi thêm một một lượng xác định dung dịch axit và bazơ mạnh. Dựng tiếp đồ thị thứ hai biểu diễn sự thay đổi pH khi thay lượng đất ở trên bằng một lượng cát thạch anh tương ứng. So sánh mẫu đất và cát để rút ra kết luận về khả năng đệm của từng mẫu đất. Khả năng đệm được xác định bằng diện tích đệm. Diện tích đệm là phần diện tích nằm ở giữa hai đường cong biểu diễn pH khi cho đất và cát tác dụng với dung dịch axit và kiềm mạnh. Diện tích đệm càng lớn thì khả năng đệm càng cao.
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 41 PHẦN B: THỰC NGHIỆM CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG 1.1. Vị trí địa lí - Địa hình • Vị trí địa lí: Nông trường cao su Nhà Nai thuộc xã Tân Thành – huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương. Hình 1.1: Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai • Ranh giới hành chính Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai Phía Tây giáp huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương Phía Nam giáp thị xã Thuận An – tỉnh Bình Dương Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo – tỉnh Bình Dương
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 42 • Địa hình: chủ yếu là những đồi thấp, thế đất hơi nghiêng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là một trong những đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20 – 25m so với mặt biển, độ dốc 2 – 5%, độ chịu nén 2 kg/cm². 1.2. Khí hậu – Thời tiết Khí hậu ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương cũng như khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao (khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định). Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Vào những năm đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7, 8, 9 thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa kéo dài 1 – 2 ngày liên tục. Nhiệt độ trung bình trong năm là 260 C – 270 C, nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 39,30 C, thấp nhất từ 160 C – 170 C (ban đêm) và 180 C vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% – 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hằng năm từ 1.800 – 2.000 mm. Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông – Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây – Nam. Tốc độ gió trung bình khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc đo được là 12 m/s thường là theo hướng Tây, Tây – Nam. Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80 – 90% biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hòa, ít thiên tai như bão, lụt…
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 43 1.3. Lịch sử hình thành nông trường  Lịch sử hình thành Công ty cổ phần cao su Phước Hòa Công ty Cao su Phước Hòa là đơn vị thành viên của Tổng Công ty cao su Việt Nam, được thành lập ngày 25 tháng 2 năm 1982. Đến năm 1993, Công ty Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo quyết định số 142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Đơn vị tiền thân của Công ty là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao su Quốc Doanh Phước Hòa. Và trước năm 1975, đó là đồn cao su J.lab be’ (Plan tationse de Phước Hòa) do người Pháp quản lí và khai thác.  Lịch sử hình thành nông trường Nông trường cao su Nhà Nai là 1 trong 8 đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, được thành lập năm 1982 với nhiệm vụ trọng tâm trồng mới chăm sóc và khai thác mủ cao su, phủ xanh các vùng đất xám bạc màu chiến khu D bị tàn phá khốc liệt bởi bom đạn trong chiến tranh. Hiện nông trường đang quản lý 2556,02 ha cao su trải dài trên 4 xã Tân thành, Tân Định, Đất Cuốc, Tân Lập thuộc huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương. Tổng số cán bộ, công nhân viên là 922 người Diện tích vườn cây : 2556,02 ha, gồm 2482,67 ha cao su kinh doanh và 73,35 ha cao su kiến thiết cơ bản. Tổng số đơn vị trực thuộc : 12 đội sản xuất và 01 đội bảo vệ Lĩnh vực hoạt động: Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su Do vị trí địa hình vườn cây nghiêng, đồi dốc và một số vườn cây đan xen với khu dân, nên song song với công tác khai thác là bảo vệ mủ. Với tinh thần vượt khó, ngày nay nông trường đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cây cao su trải dài trên 20km. Nông trường không chỉ giải quyết việc làm cho hơn 900 lao động mà con chăm lo đời sống công nhân ngày một tốt hơn. Nông trường luôn cố gắng cải thiện và nâng cao năng suất bình quân 2 tấn/ha và phát triển xa hơn trong tương lai.
  • 48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Hà Như Huệ Trang 44 1.4. Lược đồ nông trường Hình 1.2: Lược đồ nông trường