SlideShare a Scribd company logo
1 of 139
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI
CÔNG TY TAE YOUNG VINA CHEMICAL
Họ và tên sinh viên: HUỲNH YẾN NHI
Mã số sinh viên: 1723403010167
Lớp: D17KT04
Ngành: KẾ TOÁN
GVHD: Ths. MAI HOÀNG HẠNH
Bình Dương, tháng 11 năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Báo cáo tốt nghiệp kế toán nợ phải thu khách hàng
tại Công ty Tae Young Vina Chemical” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới
sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Ths Mai Hoàng Hạnh. Ngoài ra, không có
bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung báo cáo thực tập là sản phẩm
mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá tŕnh học tập tại trường cũng như hai tháng
tham gia thực tập tại Công ty Tae Young Vina Chemical. Các số liệu, kết quả trình
bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ
luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.
Bình Dương, ngày 30 tháng 11 năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên để có được quá trình học tập thật tốt và hoàn thành đề tài luận
văn, tôi xin bày tỏ lòng thành cảm ơn sâu sắc đến trường Đại học Thủ Dầu Một đã
giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn tất bài báo cáo thực tập này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Mai Hoàng Hạnh đã hướng dẫn tận
tình từ lúc chọn đề tài báo cáo đến khi hoàn thành báo cáo, cũng như đã truyền đạt
kiến thức kinh nghiệm cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty, cùng toàn thể các anh chị
phọ̀ng Kế toán tại Công ty TNHH TAE YOUNG VINA CHEMICAL đã hết lòng
giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Do giới hạn về kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn thiếu sót, kính
mong sự chỉ dẫn và đóng góp của quý Thầy Cô giáo để báo cáo của tôi được hoàn
chỉnh và học thêm được nhiều kinh nghiệm để hoàn thành bài luận văn sắp tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................. i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................... 3
6. Kết cấu của đề tài.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TEA
YOUNG VINA CHEMICAL....................................................................................5
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Tae Young Vina Chemical5
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty........................................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm, quy trình kinh doanh....................................................................5
1.2. Cơ cấu tở chức bộ máy quản lý............................................................................6
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán............................................................................ 7
1.4. Chế độ chính sách bộ máy kế toán áp dụng tại đơn vị........................................ 9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI
CÔNG TY TNHH TAE YOUNG VINA CHEMICAL........................................ 10
2.1. Nội dung..............................................................................................................10
2.2. Nguyên tắc kế toán............................................................................................. 11
2.3. Tài khoản sử dụng.............................................................................................. 11
2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty.............................................................12
2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty TNHH Tae Young Vina Chemical....
....................................................................................................................................17
2.5.1. Một số nghiệp vụ phát sinh......................................................................... 17
2.5.2. Ghi sổ sách...................................................................................................26
ii
2.6. Biến động tài khoản phải thu khách hàng..........................................................43
2.6.1. Phân tích biến động tài khoản phải thu khách hàng……………………...43
2.6.2. Phân tích chỉ số vòng quay khoản phải thu………………………………45
2.7. Phân tích báo cáo tài chính quý 2, 3, 4 năm 2019…………………………….46
2.7.1. Phân tích bảng cân đối kế toán…………………………………………...46
2.7.1.1. Phân tích bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn theo chiều
ngang………………………………………………………………………………46
2.7.1.2. Phân tích bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn theo chiều
dọc…………………………………………………………………………………48
2.7.1.3. Phân tích các chỉ số tài chính………………………………………56
2.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh………………………………………………………………………………59
2.7.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh……………………59
2.7.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính………………………………………..68
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP..........................................................72
3.1. Nhận xét thực trạng kế toán phải thu khách hàng tại công ty TNHH Tae Young
Vina Chemical............................................................................................................72
3.1.1. Ưu điểm....................................................................................................... 72
3.1.2. Nhược điểm................................................................................................... 73
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán phải thu khách hàng tại
công ty TNHH Tae Young Vina Chemical................................................................74
3.3. Bài học kinh nghiệm...........................................................................................74
KẾT LUẬN...............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................vi
PHỤ LỤC................................................................................................................. vii
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC
TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
BCTC Báo cáo tài chính
CP Cổ phần
ĐVT Đơn vị tính
HĐ Hóa đơn
TM Thương mại
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thành phố
TT Thông tư
TK Tài khoản
GTGT Gía trị gia tăng
SX Sản xuất
VNĐ Việt Nam đồng
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sổ cái.............................................................................................. Trang 30
Bảng 2.2. Sổ chi tiết...................................................................................................39
Bảng 2.3. Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 3…………
Bảng 2.4. Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 3 đến quý 4…………
Bảng 2.5. Phân tích quan hệ cân đối 1…………………………………………….46
Bảng 2.6. Phân tích quan hệ cân đối 2…………………………………………….47
Bảng 2.7. Phân tích quan hệ cân đối 3…………………………………………….47
Bảng 2.8. Phân tích tình hình chung biến động tài sản qua 3 quý năm 2019 theo
chiều ngang………………………………………………………………..………48
Bảng 2.9. Phân tích tình hình chung biến động tài sản 3 quý năm 2019 theo chiều
dọc…………………………………………………………………………………50
Bảng 2.10. Phân tích tình hình chung biến động nguồn vốn qua 3 quý năm 2019
theo chiều ngang…………………………………………………………………..50
Bảng 2.11.Phân tích tình hình chung biến động nguồn vốn qua 3 quý năm 2019
theo chiều dọc……………………………………………………………………..53
Bảng 2.12. Phân tích tình hình chung kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 và 4 năm
2019
Bảng 2.13. Phân tích tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn…………57
Bảng 2.14. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền…………………………………….58
Phân tích tỷ số các khoản phải thu
Bảng 2.15. Tỷ lệ nợ………………………………………………………………..58
Bảng 2.16. Tỷ số thanh toán nhanh………………………………………………..59
v
Bảng 2.17. Phân tích tình hình biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận của 3 quý
năm 2019 theo chiều ngang………………………………………………………..59
Bảng 2.18. Phân tích tình hình biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận của 3 quý
năm 2019 theo chiều dọc…………………………………………………………..63
Bảng 2.19. Bảng vòng quay hàng tồn kho và số ngày hàng tồn kho năm 2019
Bảng 2.20. Phân tích vòng quay hàng tồn kho và số ngày hàng tồn kho trong năm
2019………………………………………………………………………………..68
Bảng 2.21. Phân tích vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân………..69
Bảng 2.22. Phân tích vòng quay tài sản ngắn hạn…………………………………69
Bảng 2.23. Phân tích vòng quay lợi nhuận thuần trên doanh thu………………….69
Bảng 2.24. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản…………………………….70
Bảng 2.25. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên tổng doanh thu………………………...71
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý........................................................................ Trang 5
Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy kế toán................................................................................... 7
Hình 1.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ.................................................................................... 9
Hình 2.1. Hóa đơn GTGT..........................................................................................14
Hình 2.2. Sao kê ngân hàng.......................................................................................15
Hình 2.3. Biên bảng bù trừ công nợ..........................................................................16
Hình 2.4. Hóa đơn GTGT số 0002170......................................................................17
Hình 2.5. Hóa đơn GTGT số 0002197......................................................................20
Hình 2.6. Hóa đơn GTGT 0002205...........................................................................22
Hình 2.7. Báo có ngân hàng ACB ngày 20/12/2019.................................................23
Hình 2.8. Hóa đơn GTGT số 0002227......................................................................26
Hình 2.9. Báo có ngân hàng ACB ngày 31/12/2019.................................................26
Hình 2.10. Sổ nhật ký chung ngày 02/12/2019.........................................................27
Hình 2.11. Sổ nhật ký chung ngày 14/12/2019.........................................................27
Hình 2.12. Sổ nhật ký chung ngày 18/12/2019.........................................................28
Hình 2.13. Sổ nhật ký chung ngày 20/12/2019.........................................................28
Hình 2.14. Sổ nhật ký chung ngày 30/12/2019.........................................................29
Hình 2.15. Sổ nhật ký chung ngày 31/12/2019.........................................................29
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế thế giới là một nền kinh tế hiện đại và tiến tiến, nó phát triển qua
nhiều giai đoạn để có thể lớn mạnh vượt bậc như ngày hôm nay. Những nền kinh tế
tiên tiến như Mỹ, Trung Quốc, Anh,… đều có vị thế và chỗ đứng trên thị trường
kinh tế thế giới. Có được chỗ đứng như vậy làm cho các nước phải nể phục là một
quá trình phát triển không ngừng và một bước đi khôn ngoan của những nhà lãnh
đạo mỗi nước. Nền kinh tế có phát triển thì một đất nước mới giàu mạnh được, đời
sống của dân sinh mới sung túc. Hiểu được điều đó, Việt Nam từ một nước bị xâm
lược rồi đấu tranh đến ḥòa bình, từ một nền kinh tế lệ thuộc sang nền kinh tế đang
ngày một phát triển từng ngày vươn ra thế giới sánh vai cùng bạn bè năm châu.
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tích đáng kể tuy nhiên
so với thực tiễn và tiềm năng vẫn cọ̀n những hạn chế nhất định. Để có được những
thành tựu đáng kể và những phát triển vướt bậc trong nền kinh tế nước ta đã trải
qua nhiều khó khăn, thử thách. Cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam, nhiều
công ty xí nghiệp đã hình thành đống góp một phần rất lớn vào kinh tế nước nhà.
Trong tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp như hiện nay, không chỉ kinh tế
nước ta bị ảnh hưởng mà kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ. Đại dịch xuất
hiện, kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của nhiều công ty, xí nghiệp.
Thiếu nhân sự, hàng hóa làm ra không bán được trên thị trường,… nhiều huệ lụy
của dịch bệnh khiến các công ty, doanh nghiệp phải đóng cửa vô thời hạn thậm chí
dẫn đến phá sản. Trước tình hình như hiện nay, một số công ty vẫn cọ̀n hoạt động,
sản xuất được là điều vô cùng may mắn. Nắm được thực trạng đó, tình hình công
nợ của công ty đang là vấn đề nhức nhối bán hàng nhưng chưa thu tiền, công nợ
kéo dài,… là vấn đề quan tâm của những nhà lãnh đạo nói riêng và bộ phận kế toán
nói chung.
Bất kỳ doanh nghiệp nào trông hoạt động sản xuất kinh doanh đều bao gồm
rất nhiều mối quan hệ kinh tế liên quan đến vấn đề thanh toán như: thanh toán
2
khách hàng và nhà cung cấp, thanh toán trong nội bộ, thanh toán trong nhà nước,…
Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp sản xuất nói riêng và các doanh nghiệp khác
nói chung chiếm mức độ cao và thường xuyên là việc cần phải thu hồi công nợ với
khách hàng điều đó quyết định không nhỏ đến sự tồn tại của công ty.
Chính vì vậy, trong quá tŕnh học tập tại trường đại học Thủ Dầu Một cũng
như qua hai tháng thực tập tại công ty THHH Tae Young Vina Chamical tôi cảm
thấy được tầm quan trọng về nghiệp vụ công nợ phải thu khách hàng nên quyết
định chọn đề tài “Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Tae Young
Vina Chamical’’.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhằm vận dụng kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào thực tiễn nhằm
cũng cố và bổ sung kiến thức đã học.
- Tìm hiểu và thực hành kế toán công nợ phải thu tại công ty TNHH Tae
Young Vina Chamical.
- Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về kế toán nợ phải thu tại công ty
TNHH Tae Young Vina Chamical. Đồng thời đề xuất một số biện pháp khách quan
góp phần hoàn thiện công tác hạch toán công nợ phải thu tại công ty nhằm nâng
cao hiệu quả và chất lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Tae Young Vina
Chemical.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Tại phọ̀ng Kế toán Công ty TNHH Tae Young
Vina Chemical.
+ Thời gian nghiên cứu: dựa trên cơ sở số liệu năm 2019.
3
+ Vị trí nghiên cứu: Tại Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical, địa chỉ
ấp 3, xã An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp của Công ty trên
sách báo, internet thông qua các trang web.
- Phương pháp phân tích: Sử dụng các phương pháp thông kê, mô tả, so sánh,
phương pháp suy luận để phân tích nhằm đưa ra nhận xét đánh giá và đưa ra giải
pháp.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Là đưa ra những câu hỏi cho người cung
cấp thông tin để trả lời nhằm đưa ra những thông tin cần thiết để thực hiện đề tài.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đối với một Công ty sản xuất để sản xuất ra được những sản phầm và bán ra thị
trường là điều hết sức quan trọng và thiết yếu. Công ty sản xuất ra thì cần phải có
khách hàng mua sản phẩm đó là vấn đề cung cầu trên thị trường. Bán ra được một
sản phẩm cũng góp phần đem về doanh thu cho Công ty để trang trải chi phí sản
xuất, nhân công,… không những thế mà cần phải có lãi thì một Công ty sản xuất
mới duy trì được. Sản xuất, bán đi sản phẩm và mua về nguyên vật liêu nó là một
quy trình khép kín của một Công ty sản xuất. Đối với một nghiệp vụ bán hàng cần
phải thu về công nợ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản nhưng đều chung quy lại thì
kế toán cần phải ghi chép chính xác và đầy đủ. Không những thế, kế toán c̣òn phải
chịu trách nhiệm thu hồi các khoản nợ khách hàng của Công ty và cần phải dự tính
được các khoản nợ khó đ̣òi, những rủi ro trong quá trÌnh thu hồi nợ khách hàng.
Trong quá trình làm, kế toán cần phải có đầy đủ kinh nghiệm để xử lý tình huống,
giải quyết những rủi ro có thể gặp phải.
Tại Công ty Tae Young Vina Chemical Kế toán nợ phải thu khách hàng cần
phải biết tình hình công nợ của Công ty từ đó giúp cho Giám đốc nắm rõ tình hình
tăng hay giảm doanh thu của Công ty và xem xét nguyên nhân tăng lên hay giảm
xuống do thanh toán hoặc để khoản nợ quá lâu khó thu hồi được. Kế toán công nợ
4
phải thu tại Công ty giúp doanh nghiệp biết được tình hình công nợ bán hàng thu
tiền hoặc chưa thanh toán của khách hàng, ngăn cản được tình trạng chiếm dụng
vốn, dây dưa, khuê đọng khoản nợ dài hạn của Công ty. Chính vì vậy, kế toán nợ
phải thu khách hàng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với Công ty Tae Young Vina
Chemical nói riêng và nhiều Công ty khác nói chung.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và các phụ
lục liên quan bài báo cáo được trình bày trong 03 chương:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Tae Young Vina
Chemical.
- Chương 2: Thực trạng kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH
Tae Young Vina Chemical.
- Chương 3: Nhận xét và giải pháp.
5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TAE
YOUNG VINA CHEMICAL
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tae Young Vina
Chemical
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty
Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical là doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư số 461043000472 ngày 30 tháng 06
năm 2008 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cấp.
- Tên công ty: Công Ty TNHH Tae Young Vina Chemical.
- Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế tỉnh Bình Dương.
- Tên tiếng anh: Tae Young Vina Chemical Co. Ltd.
- Trụ sở hoạt động: Khu phố 1B, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh
Bình Dương.
- Vốn điều lệ: 449.000 (đô la Mỹ).
- Năm thành lập: 01/01/2002
- Mã số thuế: 3700362875
- Điện thoại: (0274) 3710 266
- Đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông Kwon Sook Jin.
- Lĩnh vực kinh doanh: Công ty được thành lập trong lĩnh vực hoạt động sản
xuất kinh doanh bao gồm:
+ Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu.
6
+ Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn quét tương tự, sản xuất mực in và
ma tít. Chi tiết: sản xuất mực in và keo sử dụng cho lĩnh vực bao bì nhựa, sản xuất
sơn nước các loại.[2]
1.1.2. Đặc điểm, quy trình kinh doanh.
Từ năm 2017 - 2020 gần đây Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical cả
tất cả 25 lao động:
- Một Giám đốc: Ông Kwon Sook Jin.
- Pḥòng kế toán: một kế toán trưởng và ba kế toán viên. Tất cả có 4 nhân viên
đều tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chuyên ngành Kế toán – tài chính, có tŕnh độ và
nắm rõ quy trình, nghiệp vụ kế toán.
- Phọ̀ng sản xuất kinh doanh: Một trưởng phòng và bốn nhân viên.
- Pḥòng hành chính: Một trưởng phòng, hai thủ kho, hai bảo vệ cùng với năm
nhân viên lái xe, ba nhân viên sắp xếp, bố trí, tiếp nhận, điều động nhân sự.
- Pḥòng cung ứng vật tư: một Trưởng phòng và hai nhân viên ghi chép các
hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu.
- Đội ngũ lao động của công ty chủ yếu là lao động trẻ, không ngừng cố gắng,
chăm chỉ học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cũng như chấp hành đầy đủ các quy định
mà Công ty đưa ra.
1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
7
Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
Nguồn:Phòng hành chính Công ty Tae Young Vina Chamical (2020)
► Chức năng từng bộ phận:
- Giám đốc:
+ Là người đại diện điều hành công việc kinh doanh sản xuất hàng tháng
của Công ty, chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
+ Giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước toàn bộ
thành viên về hoạt động kinh doanh của Công ty. Là người lập kế hoạch kinh
doanh và định hướng chiến lược chung cho Công ty, quyết định các vấn đề liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty.
- Phòng kế toán:
+ Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực tài chính
cho doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, phản ánh dòng vốn kinh doanh
của Công ty để Công ty có thể sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Giám đốc
Phòng
kế toán
Phòng
hành
chính
Phòng
sản xuất
kinh
doanh
Phòng
cung
ứng vật
tư
8
+ Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc chỉ đạo về các nghiệp vụ của công tác tài
chính kế toán như sau:
● Thực hiện việc kế toán, thống kê và các hoạt động nhằm quản lý tiền,
hàng.
● Chỉ đạo quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tạo nguồn vốn phục vụ
cho công tác kinh doanh.
● Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của Bộ tài
chính, thay mặt Công ty giải quyết các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, phối
hợp với các pḥòng ban trong Công ty để làm tốt công việc kinh doanh của Công ty.
- Pḥòng hành chính:
Thực hiện các chính sách về tuyển dụng và đào tạo nhân viên, quản lý hồ sơ, lí lịch
công nhân viên, thống kê quản lý lao động trong Công ty, tham gia giúp ban Giám
đốc nghiên cứu kế hoạch xây dựng, triển khai, giám sát thực hiện kinh nghiệm, cải
tiến và hoàn thành các tổ chức.
- Phòng sản xuất – kinh doanh:
+ Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của Công ty, xây
dựng kế hoạch kinh doanh đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công ty, kí kết các hợp
đồng với khách hàng. Có nhiệm vụ lập kế hoạch vật tư thiết bị, theo dõi và hướng
dẫn lái xe thực hiện công việc và các quy định của Công ty.
+ Có nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch sản xuất của Công ty và vẫn phải đảm
bảo yêu cầu tiến độ, cũng như chất lượng thành phẩm.
- Phòng cung ứng vật tư:
Có trách nhiệm tìm nhà cung ứng vật tư để sản xuất đảm bảo yêu cầu chất lượng,
số lượng, thời hạn và với mức giá thấp nhất.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
9
Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Tae Young Vina Chamical (2020)
► Chú thích:
Quan hệ trực tiếp:
Quan hệ chức năng:
► Chức năng từng phòng ban:
- Kế toán trưởng:
Là người có chức năng cao nhất trong bộ phận kế toán của Công ty, chịu
trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty và cơ quan nhà nước về tính chính xác, trung
thực, hợp lý về tình hình tài chính của Công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng cọ̀n có
trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động tài chính của Công ty, tổ
chức kiểm tra việc thực hiện kế toán trong nội bộ và kiểm tra tính trung thực trong
báo cáo trước khi chuyển cho Giám đốc xét duyệt.
Kế toán tổng hợp
Kế toán
bán
hàng
Kế toán
hàng
hóa
Kế toán
kiểm kê,
thanh
toán
lương
Thủ
quỹ
10
- Kế toán tổng hợp:
Là người điều hành, kiểm tra công tác kế toán, tổng hợp số liệu để lập các
báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, thay mặt Kế toán trưởng quản lý công việc
của pḥòng kế toán khi Kế toán trưởng đi vắng.
- Kế toán bán hàng:
Theo dõi tình hình thu chi, tiêu thụ hàng hóa tại các cửa hàng. Thu chi tiền
hàng của các cửa hàng để nộp cho thủ quỹ.
- Kế toán hàng hóa, xác định kết quả kinh doanh:
Theo dõi tình hình hàng hóa, biến động của doanh thu tăng giảm, xác định
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
- Kế toán thanh toán kiêm kế toán lương:
Có trách nhiệm theo dõi, ghi chép các khoản thanh toán với người lao động,
với khách hàng và nhà cung cấp cũng như nghĩa vụ đối với Nhà nước. Chịu trách
nhiệm tính các khoản trích theo lương của người lao động.
- Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt và quan hệ với ngân hàng, theo dõi, cập nhật
thường xuyên quá trình luân chuyển tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đối chiếu kiểm
tra kịp thời với quỹ tiền mặt, tiền gửi của Công ty.
1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị.
- Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban
hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của bộ tài chính, căn cứ luật kế toán ngày 17
tháng 6 năm 2003 theo đề nghị của vụ trưởng vụ chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ
trưởng bộ tài chính ban hành thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Tiền: bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
11
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hoạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân cuối kỳ.
- Khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng trên phần mềm máy vi tính.
Sơ đồ trình tự ghi sổ được thể hiện dưới hình 1.3 sau:
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
Hình 1.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ
Nguồn: Nguyễn Thị Khoa (2017)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối kỳ:
Quan hệ đối chiếu kiểm tra:
- Hàng ngày, kể toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi số, xác định tài
khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu
được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp và các số, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
MÁY VI TÍNH
12
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các
thao tác khóa số (cộng số) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng
hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung
thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối
chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.[3]
13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
CỦA CÔNG TY TAE YOUNG VINA CHAMICAL
2.1 Nội dung
Khái quát về nợ phải thu của khách hàng tại Công ty Tae Young Vina
Chemical
- Địa bàn tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu trong nước với các mặt hàng như mực in
OPP, GNC, OPP/PP,….Công ty cũng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài chủ
yếu là Hàn Quốc nhưng rất ít.
- Khách hàng tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu là các cá nhân hay tổ chức trong
nước có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Công ty theo yêu cầu của khách hàng như
Công ty CP bao bì Bình Minh, Công ty TNHH Choice Protech,…
- Chính sách cho khách hàng của Công ty:
+ Công nợ phải thu phát sinh do bán hàng hóa với khách hàng được ghi
đầy đủ trong hợp đồng cam kết giữa hai bên. Hợp đồng ghi rõ thời gian bán sản
phẩm, hình thức thanh toán, hình thức vận chuyển hàng hóa, thời gian giao hàng,…
+ Khi lập hóa đơn bán hàng nhân viên bán hàng phải kiểm tra hợp đồng và
giấy tờ liên quan phải khớp đúng.
+ Định kỳ, mỗi quý các khoản phải thu khách hàng được đối chiếu xác
nhận nợ nếu không phù hợp với số phải thu trên sổ kế toán thì phải tìm nguyên
nhân và thông báo với bên khách hàng để tìm phương pháp giải quyết.
+ Cuối mỗi quý, kế toán có trách nhiệm báo cáo tình hình công nợ phải thu
khách hàng, báo cáo với Giám đốc các trường hợp đặc biệt để có biện pháp xử lý.
+ Chiếc khấu cho khách hàng: Công ty áp dụng chiếc khấu thanh toán cho
khách hàng thanh toán sớm. Chiếc khấu 2% giá trị hợp đồng nếu khách hàng thanh
toán trên 10 ngày kể từ ngày ghi nhận doanh thu bán hàng.
14
+ Giảm giá hàng bán: áp dụng chính sách giảm 2% cho khách hàng nhiều
lần mua sản phẩm của Công ty.
- Chứng từ sử dụng:
+ Hóa đơn bán hàng
+ Giấy báo có của ngân hàng
+ Hóa đơn GTGT
+ Phiếu thu
2.2 Nguyên tắc kế toán
Công ty áp dụng nguyên tắc kế toán các khoản phải thu theo thông tư
200/2014/TT-BTC có điều chỉnh sao cho phù hợp với Công ty như sau:
- Tài khoản phải thu khách hàng dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và
tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Công ty với khách hàng về tiền bán
sản phẩm, hàng hóa.
- Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối
tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay
không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán.
Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua
sản phẩm, hàng hoá.
- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các
khoản nợ, loại nợ theo từng tài khoản chi tiết.
- Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá theo thoả thuận giữa công ty với
khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng
kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại
số hàng đã giao.
15
- Công ty theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng
loại tài khoản nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện
theo nguyên tắc:
+ Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131),
kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm
phát sinh.
+ Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải
quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng
khách nợ.
+ Công ty phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại
tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.[1]
2.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: TK131- Phải thu khách hàng.
Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng các khoản phải thu khách hàng của
công ty, bao gồm:
- Bán sản phẩm, hàng hóa.
- Thu tiền thừa trả lại cho khách hàng.
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ.
Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ giảm các khoản phải thu khách hàng tại
Công ty, bao gồm:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ.
- Số tiền đã nhận trước, trả trước của khách hàng.
- Các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng.
- Doanh thu của hàng đã bán bị người mua trả lại.
16
- Số tiền chiếc khấu thanh toán và chiếc khấu thương mại cho người mua.
- Đánh giá các khoản phải thu bằng ngoại tệ.
Số dư cuối kỳ bên nợ: số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản có thể có số dư bên có phản ánh số tiền nhận trước, số tiền đã thu
nhiều hơn số phải thu của khách hàng.
- Tài khoản 131 phải thu khách hàng Công ty mở chi tiết TK 1311 phải thu
khách hàng bằng VNĐ, TK 1312 phải thu bằng ngoại tệ.
- Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên kế toán không dùng hình thức theo
dõi từng khách hàng theo tài khoản chi tiết mà kế toán sẽ thực hiện nhập theo mã
danh mục khác hàng dựa trên thực tế khách hàng của Công ty. Ví dụ: Công ty CP
bao bì Bình Minh kế toán sẽ đặt tên mã khách hàng BMK_001; công ty TNHH
Choice Protech kế toán đặt tên mã khách hàng PTK_001;...
2.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty
Các loại sổ liên quan đến TK 131 tại Công ty Tae Young Vina Chemical:
- Sổ chi tiết TK 131:
+ Ở Công ty Tae Young Vina Chemical, sổ này được mở cho từng đối
tượng chi tiết và ghi chép các nghiệp vụ theo trình tự thời gian phát sinh theo ngày,
tháng, quý và năm dựa trên các chứng từ gốc. Số dư cuối kỳ của tháng này sẽ làm
số dư đầu kỳ tháng sau.
+ Sổ chi tiết dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ của khách
hàng khi Công ty bán chịu sản phẩm, hàng hóa.
- Sổ tổng hợp TK 131:
+ Phản ánh số dư đầu kỳ của tháng, quý hoặc năm và từng tài khoản đối
ứng có liên quan trong quá trình mua bán sản phẩm hàng hóa của Công ty.
17
- Bảng tổng hợp nợ phải thu: Với mục đích chính là giúp Công ty đưa ra cái
nhìn tổng quan nhất về tình hình biến động công nợ của các đối tượng là khách
hàng mà Công ty có giao dịch phát sinh trong kỳ. Từ đó, có thể đưa ra các quyết
định về chính sách về thanh toán, thời hạn nợ, chiết khấu, khuyến mãi,… với khách
hàng. Căn cứ lập bảng tổng hợp nợ phải thu dựa vào sổ chi tiết công nợ phải thu
khách hàng.
- Sổ nhật ký chung: hàng ngày các nhiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán
nhập vào phần mềm như nghiệp vụ bán hàng từ đó sẽ được tổng hợp lên sổ nhật ký
chung nhằm cho việc theo dõi dễ dàng hơn.
- Sổ cái: Từ số liệu trên sổ nhật ký chung được ghi vào sổ cái theo các tài
khoản kế toán đã được phát sinh trên sổ nhật ký chung.
► Chứng từ được sử dụng liên quan đến tài khoản phải thu khách hàng của
Công ty:
- Hóa đơn GTGT: được lập khi Công ty bán hàng hóa cho khách hàng và lập
ngay sau khi cung cấp hàng hóa theo các nội dung chỉ tiêu in sẵn trên hóa đơn ( hóa
đơn phải được cơ quan thuế chấp nhận ). Các chỉ tiêu trên hóa đơn gồm:
+ Tên công ty, mã số thuế, địa chỉ, website, số điện thoại, địa chỉ, số TK.
+ Tên hóa đơn.
+ Mẫu số ví dụ 01GTKT3/001.
+ Ký hiệu ví dụ TV/17P.
+ Số ví dụ 0002218.
+ Tên khách hàng, tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, hình thức thanh toán.
+ STT, tên hàng hóa bán ra, đơn vị tính, số lượng, đơn giá và thành tiền.
+ Thuế suất GTGT, tiền thuế.
+ Cộng tiền thanh toán, viết bằng số và bằng chữ.
18
+ Ký tên người mua và bán hàng.
Ví dụ hóa đơn tại công ty:
Hình 2.1. Hóa đơn GTGT
19
Nguồn: Công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
- Sao kê ngân hàng: Hàng tháng Công ty sẽ được ngân hàng gửi bảng sao kê,
báo có liên quan đến từng nghiệp vụ khách hàng thanh toán tiền hàng cho Công ty
nhằm giúp kế toán theo dõi được các khoản thu từ khách hàng, công nợ khách hàng
chưa thanh toán. Ví dụ bảng sao kê ngân hàng tại Công ty:
Hình 2.2. Sao kê ngân hàng ACB
Nguồn: Công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
- Biên bảng bù trừ công nợ: được lập khi Công ty đã xảy ra giao dịch bán
hàng với khách hàng và bên mua trả lại hàng và sử dụng hình thức cấn trừ công nợ
20
hoặc chi tiền ngay. Ví dụ biên bảng bù trừ công nợ giữa Công ty CP TM và SX bao
bì Lai Trường Sơn - Long An và Công ty Tae Young Vina Chemical:
Hình 2.3. Biên bảng bù trừ công nợ
21
Nguồn: Công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH Tae Young Vina
Chemical
2.5.1. Một số nghiệp vụ phát sinh
a) Nghiệp vụ 1:
Ngày 02/12/2019 Công ty xuất bán Mực in OPP và TR cho Công ty CP
bao bì Bình Minh giá bán chưa thuế 57.120 ngàn đồng, thuế GTGT 10%, khách
hàng chưa thanh toán. Kế toán lập Hóa đơn số 0002170.
- Hóa đơn bán hàng:
22
Hình 2.4. Hóa đơn GTGT số 0002170
Nguồn: Tài liệu Công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
- Các bước thực hiện trên phần mềm:
+ Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm.
23
+ Bước 2: Sau khi vào được phần mềm → Chọn ngày hạch toán → Bàn
làm việc.
+ Bước 3: Vào phân hệ bán hàng → Quy trình → Nghiệp vụ cần làm.
+ Bước 4: Chọn hóa đơn bán hàng → Thêm → Xuất hiện hóa đơn bán
hàng
24
+ Bước 5: Nhập thông tin cần thiết → Hạch toán nghiệp vụ → Lưu và
đóng
b) Nghiệp vụ 2:
Ngày 14/12/2019 Công ty xuất bán Mực in GNC cho Công ty TNHH
Choice Pro-tech giá bán chưa thuế 2.336ngàn đồng, thuế GTGT 10%, khách hàng
chưa thanh toán. Kế toán lập Hóa đơn số 0002197.
- Hóa đơn bán hàng:
25
Hình 2.5. Hóa đơn GTGT số 0002197
Nguồn: Tài liệu Công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
26
- Các bước thực hiện trên phần mềm: như nghiệp vụ 1.
c) Nghiệp vụ 3:
Ngày 18/12/2019 Công ty xuất bán Mực in OPP cho Công ty TNHH Nam
Kyung Vina giá bán chưa thuế 22.712 ngàn đồng, thuế GTGT 10%, khách hàng
chưa thanh toán. Kế toán lập Hóa đơn số 0002205.
- Hóa đơn bán hàng:
27
Hình 2.6. Hóa đơn GTGT 0002205
Nguồn: Tài liệu Công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
28
- Các bước thực hiện trên phần mềm: như nghiệp vụ 1.
d) Nghiệp vụ 4:
Ngày 20/12/2019 Công ty TNHH SB Tech trả tiền hàng qua ngân hàng
ACB với số tiền 28.299 ngàn đồng.
- Báo có ngân hàng ACB:
Hình 2.7. Báo có ngân hàng ACB ngày 20/12/2019
Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm.
29
+ Bước 2: Sau khi vào được phần mềm → Chọn ngày hạch toán → Bàn
làm việc.
+ Bước 3: Vào phân hệ bán hàng → Thu tiền khách hàng → Nghiệp vụ cần
làm.
+ Bước 4: Nhập thông tin cần thiết → Hạch toán nghiệp vụ → Lưu và
đóng.
30
e) Nghiệp vụ 5:
Ngày 30/12/2019 Công ty xuất bán Mực in OPP cho Công ty CP
Liwayway Việt Nam giá bán chưa thuế 42.488 ngàn đồng, thuế GTGT 10%, khách
hàng chưa thanh toán. Kế toán lập Hóa đơn số 0002227.
- Hóa đơn bán hàng:
31
Hình 2.8. Hóa đơn GTGT số 0002227
Nguồn: Tài liệu Công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
- Các bước thực hiện trên phần mềm: như nghiệp vụ 1.
f) Nghiệp vụ 6:
32
Ngày 31/12/2019 Công ty TNHH bao bì Rồng Việt thanh toán tiền hàng
hóa đơn 0002117 qua ngân hàng ACB với số tiền 10.696 ngàn đồng.
- Báo có ngân hàng ACB:
Hình 2.9. Báo có ngân hàng ACB ngày 31/12/2019
Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
- Các bước thực hiện trên phần mềm: như nghiệp vụ 4
2.5.2. Ghi sổ sách
Sau khi kiểm tra chứng từ hợp pháp, hợp lệ và nhập vào phần mềm được ghi
vào sổ nhật ký chung như sau:
33
Hình 2.10. Sổ nhật ký chung ngày 02/12/2019
Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
Hình 2.11. Sổ nhật ký chung ngày 14/12/2019
Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
34
Hình 2.12. Sổ nhật ký chung ngày 18/12/2019
Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
Hình 2.13. Sổ nhật ký chung ngày 20/12/2019
Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
35
Hình 2.14. Sổ nhật ký chung ngày 30/12/2019
Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
Hình 2.15. Sổ nhật ký chung ngày 31/12/2019
Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
36
- Từ sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái theo bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Sổ cái
Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical
Khu phố 1B, P. An Phú ,TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Phải thu khách hàng – VND (1311)
ĐVT: Ngàn đồng
Chứng từ
Diễn giải
Tài
khoản
đối
ứng
Phát sinh
Mă Ngày Ct Số Ctừ Nợ Có
HĐ 02/12/2020 2071//12 Mực in OPP, TR HĐ 2071 33311 5.712
HĐ 02/12/2020 2071//12 Mực in OPP, TR HĐ 2071 5112 5.712.000
HD 07/12/2019 2182/12 Mực in TR, OPP HD 2182 33311 1.040
HD 07/12/2019 2182/12 Mực in TR, OPP HD 2182 5112 10.400
BC 09/12/2019 006/ACB12 Thu tiền bán hàng2053; 2075 11211 7.497
HD 09/12/2019 2183/12 Mực in OPP HD 2183 33311 5.443
HD 09/12/2019 2183/12 Mực in OPP HD 2183 5112 54.432
HD 10/12/2019 2185/12 Mực in OPP/PP HD 2185 33311 2.441
HD 10/12/2019 2185/12 Mực in OPP/PP HD 2185 5112 24.416
HD 11/12/2019 2186/12 Mực in OPP HD 2186 33311 2.816
HD 11/12/2019 2186/12 Mực in OPP HD 2186 5112 28.162
HD 11/12/2019 2187/12 Mực in GNC, PP HD 2187 33311 2.106
HD 11/12/2019 2187/12 Mực in GNC, PP HD 2187 5112 21.060
37
HD 11/12/2019 2188/12 Mực in OPP HD 2188 33311 3.888
HD 11/12/2019 2188/12 Mực in OPP HD 2188 5112 38.880
BC 12/12/2019 008/ACB12 Thu tiền bán hàng2147, 2177 11211 52.870
BC 12/12/2019 009/ACB12 Thu tiền bán hàng 11211 30.000
HD 12/12/2019 2189/12 Mực in OPP HD 2189 33311 5.728
HD 12/12/2019 2189/12 Mực in OPP HD 2189 5112 57.280
HD 12/12/2019 2190/12 Mực in OPP/PP HD 2190 33311 993
HD 12/12/2019 2190/12 Mực in OPP/PP HD 2190 5112 9.936
HD 12/12/2019 2191/12 Mực in OPP HD 2191 33311 4.579
HD 12/12/2019 2191/12 Mực in OPP HD 2191 5112 45.792
HD 12/12/2019 2192/12 Mực in GNC HD 0002192' 33311 1.404
HD 12/12/2019 2192/12 Mực in GNC HD 0002192 5112 14.040
HD 12/12/2019 2193/12 Keo OP HD 00021923 33311 440
HD 12/12/2019 2193/12 Keo OP HD 00021923 5112 4.400
HD 13/12/2019 2194/12 Mực in OPP HD 00021924 33311 3.195
HD 13/12/2019 2194/12 Mực in OPP HD 00021924 5112 31.952
HD 13/12/2019 2195/12 Mực in GNC HD 00021925 33311 264
HD 13/12/2019 2195/12 Mực in GNC HD 00021925 5112 2.640
HD 13/12/2019 2196/12 Mực in GNC HD 0002196 33311 339
HD 13/12/2019 2196/12 Mực in GNC HD 0002196 5112 3.392
HD 14/12/2019 2197/12 Mực in GNC HD 0002197 33311 233
HD 14/12/2019 2197/12 Mực in GNC HD 0002197 5112 2.336
HD 14/12/2019 2198/12 Mực in GNC HD 0002198 33311 1.014
HD 14/12/2019 2198/12 Mực in GNC HD 0002198 5112 10.144
38
HD 14/12/2019 2199/12 Mực in OPP HD 0002199 33311 683
HD 14/12/2019 2199/12 Mực in OPP HD 0002199 5112 6.832
BC 16/12/2019 010/ACB12 Thu tiền bán hàng2059 11211 50.000
HD 16/12/2019 2200/12 Mực in PET HD 0002200 33311 2.176
HD 16/12/2019 2200/12 Mực in PET HD 0002200 5112 21.760
HD 16/12/2019 2201/12 Mực in GNC HD 0002201 33311 520
HD 16/12/2019 2201/12 Mực in GNC HD 0002201 5112 5.200
HD 17/12/2019 2202/12 Mực in OPP HD 0002202 33311 6.048
HD 17/12/2019 2202/12 Mực in OPP HD 0002202 5112 60.480
HD 17/12/2019 2203/12 Mực in OPP HD 0002203 33311 4.448
HD 17/12/2019 2203/12 Mực in OPP HD 0002203 5112 44.480
HD 17/12/2019 2204/12 Mực in OPP HD 0002204 33311 4.480
HD 17/12/2019 2204/12 Mực in OPP HD 0002204 5112 44.800
BC 18/12/2019 012/ACB12 Thu tiền bán hàng2193 11211 4.840
HD 18/12/2019 2205/12 Mực in OPP HD 0002205 33311 2.271
HD 18/12/2019 2205/12 Mực in OPP HD 0002205 5112
22.712
HD 18/12/2019 2206/12 Mực in OPP HD 0002206 33311
252
HD 18/12/2019 2206/12 Mực in OPP HD 0002206 5112 2.520
BC 19/12/2019 013/ACB12 Thu tiền bán hàng 11211 50.000
HD 19/12/2019 2207/12 Mực in PP HD 0002207 33311 294
HD 19/12/2019 2207/12 Mực in PP HD 0002207 5112 2.944
HD 19/12/2019 2208/12 Mực in TR HD 0002208 33311 5.628
39
HD 19/12/2019 2208/12 Mực in TR HD 0002208 5112 56.288
HD 19/12/2019 2209/12
Mực in TR, OPP HD
0002209
33311 3.446
HD 19/12/2019 2209/12
Mực in TR, OPP HD
0002209
5112 34.464
HD 19/12/2019 2210/12 Mực in OPP HD 0002210 33311 1.364
HD 19/12/2019 2210/12 Mực in OPP HD 0002210 5112 13.640
BC 20/12/2019 014/ACB12 Thu tiền bán hàng2127, 2130 11211 65.401
BC 20/12/2019 015/ACB12 Thu tiền bán hàng 11211 28.299
BC 20/12/2019 016/ACB12 Thu tiền bán hàng 11211 10.841
HD 20/12/2019 2211/12 Mực in OPP/PP HD 0002211 33311 2.067
HD 20/12/2019 2211/12 Mực in OPP/PP HD 0002211 5112 20.672
HD 20/12/2019 2212/12 Mực in GNC HD 0002212 33311 544
HD 20/12/2019 2212/12 Mực in GNC HD 0002212 5112 5.440
HD 21/12/2019 2213/12 Mực in GNC HD 0002213 33311 129
HD 21/12/2019 2213/12 Mực in GNC HD 0002213 5112 1.290
HD 22/12/2019 2214/12 Mực in OPP HD 0002214 33311 3.456
HD 22/12/2019 2214/12 Mực in OPP HD 0002214 5112 34.560
BC 23/12/2019 002/SHB12 Ứng tước tiền hàng 2020 11212 1.000.000
BC 24/12/2019 019/ACB12
Thu tiền bán hàng2097,
2104, 2116
11211 115.403
HD 24/12/2019 2215/12 Mực in OPP HD 0002215 33311 5.342
HD 24/12/2019 2215/12 Mực in OPP HD 0002215 5112 53.424
HD 24/12/2019 2216/12 Mực in OPP/PP HD 0002216 33311 3.372
HD 24/12/2019 2216/12 Mực in OPP/PP HD 0002216 5112 33.720
40
HD 24/12/2019 2217/12 Mực in OPP/PP HD 0002217 33311 580
HD 24/12/2019 2217/12 Mực in OPP/PP HD 0002217 5112 5.800
HD 24/12/2019 2218/12 Mực in GNC HD 0002218 33311 1.651
HD 24/12/2019 2218/12 Mực in GNC HD 0002218 5112 16.512
BC 25/12/2019 003/SHB12 Thu tiền mực in tháng 12 11212 161.644
BC 25/12/2019 003/SHB12 Thu tiền mực in tháng 12 642703 40
HD 25/12/2019 2219/12 Mực in GNC HD 0002219 33311 1.730
HD 25/12/2019 2219/12 Mực in GNC HD 0002219 5112 17.304
HD 25/12/2019 2220/12 Mực in GNC HD 0002220 33311 2.106
HD 25/12/2019 2220/12 Mực in GNC HD 0002220 5112 21.060
HD 25/12/2019 2221/12 Mực in GNC HD 0002221 33311 130
HD 25/12/2019 2221/12 Mực in GNC HD 0002221 5112 1.304
BC 26/12/2019 024/ACB12
Thu tiền bán hàng2153 2155
2156
11211 43.274
BC 27/12/2019 025/ACB12
Thu tiền bán hàng
2135+2141
11211 89.548
HD 27/12/2019 2222/12
Mực in TR, OPP HD
0002222
33311 3.984
HD 27/12/2019 2222/12
Mực in TR, OPP HD
0002222
5112 39.840
HD 27/12/2019 2224/12 Mực in GNC HD 0002224 33311 254
HD 27/12/2019 2224/12 Mực in GNC HD 0002224 5112 2.544
HD 30/12/2019 2225/12 Mực in TR HD 0002225 33311 192
HD 30/12/2019 2225/12 Mực in TR HD 0002225 5112 1.920
HD 30/12/2019 2226/12 Mực in OPP HD 0002226 33311 1.987
41
HD 30/12/2019 2226/12 Mực in OPP HD 0002226 5112 19.872
HD 30/12/2019 2227/12 Mực in OPP HD 0002227 33311 4.248
HD 30/12/2019 2227/12 Mực in OPP HD 0002227 5112 42.488
HD 30/12/2019 2228/12 Mực in OPP HD 0002228 33311 2.362
HD 30/12/2019 2228/12 Mực in OPP HD 0002228 5112 23.624
BC 31/12/2019 027/ACB12 Thu tiền bán hàng2169, 2174 11211 63.184
BC 31/12/2019 028/ACB12 Thu tiền bán hàng2117 11211 10.696
HD 31/12/2019 2229/12 Mực in OPP HD 0002229 33311 7.232
HD 31/12/2019 2229/12 Mực in OPP HD 0002229 5112 72.320
HD 31/12/2019 2230/12 Mực in OPP HD 0002230 33311 4.791
HD 31/12/2019 2230/12 Mực in OPP HD 0002230 5112 47.912
HD 31/12/2019 2231/12 Mực in OPP HD 0002231 33311 224
HD 31/12/2019 2231/12 Mực in OPP HD 0002231 5112 2.240
HD 31/12/2019 2232/12 Mực in OPP HD 0002232 33311 2.016
HD 31/12/2019 2232/12 Mực in OPP HD 0002232 5112 20.160
HD 31/12/2019 2233/12 Mực in PET2 HD 0002233 33311 1.146
HD 31/12/2019 2233/12 Mực in PET2 HD 0002233 5112 11.464
HD 31/12/2019 2234/12 Mực in GNC HD 0002234 33311 1.634
HD 31/12/2019 2234/12 Mực in GNC HD 0002234 5112 16.340
HD 31/12/2019 2235/12 Mực in OPP HD 0002235 33311 7.537
HD 31/12/2019 2235/12 Mực in OPP HD 0002235 5112 75.376
Tổng cộng 1.821.023 2.073.874
Số dư cuối kỳ 14.217.955
Ngày tháng năm
42
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
- Từ sổ cái kế toán ghi sổ chi tiết theo bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2. Sổ chi tiết
Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical
Khu phố 1B, P. An Phú ,TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương
SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Tháng 12 năm 2019
Phải thu khách hàng – VND (1311)
ĐVT: Ngàn đồng
Mã Ngày Số Nội dung
TK đối
ứng
Tăng Giam Dư cuối
Số dư đầu kỳ 14.470.807
HD 02/12/19 2168/12
Mực in OPP HD
0002168
33311 1.952 14.472.759
HD 02/12/19 2168/12
Mực in OPP HD
0002168
5112 19.520 14.492.279
HD 02/12/19 2169/12
Mực in OPP HD
0002169
33311 2.104 14.494.383
HD 02/12/19 2169/12
Mực in OPP HD
0002169
5112 21.040 14.515.423
HD 02/12/19 2170/12
Mực in TR, OPP HD
0002170
33311 5.712 14.521.135
HD 02/12/19 2170/12 Mực in TR, OPP HD 5112 57.120 14.578.255
43
0002170
HD 02/12/19 2171/12
Mực in GNC HD
0002171
33311 1.038 14.579.294
HD 02/12/19 2171/12
Mực in GNC HD
0002171
5112 10.387 14.589.681
BC 02/12/19
001/AC
B12
Thu tiền bán hàng 11211 30.000 14.559.681
HD 03/12/19 2172/12
Mực in TR, OPP HD
0002172
33311 7.238 14.566.919
HD 03/12/19 2172/12
Mực in TR, OPP HD
0002172
5112 72.384 14.639.303
HD 03/12/19 2173/12
Mực in OPP HD
0002173
33311 5.184 14.644.487
HD 03/12/19 2173/12
Mực in OPP HD
0002173
5112 51.840 14.696.327
BC 04/12/19
002/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2067;2060;2061
;2055; 2084; 2081
11211 206.160 14.489.532
HD 05/12/19 2174/12
Mực in OPP HD
0002174
33311 3.640 14.493.172
HD 05/12/19 2174/12
Mực in OPP HD
0002174
5112 36.400 14.529.572
HD 05/12/19 2175/12
Mực in OPP HD
0002175
33311 1.408 14.530.980
HD 05/12/19 2175/12
Mực in OPP HD
0002175
5112 14.080 14.545.060
HD 05/12/19 2176/12
Mực in OPP HD
0002176
33311 5.616 14.550.676
HD 05/12/19 2176/12 Mực in OPP HD 5112 56.160 14.606.836
44
0002176
BC 05/12/19
003/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2040, 2027,
2044
11211 50.000 14.556.836
HD 06/12/19 2177/12
Mực in GNC, GPP
HD 0002177
33311 2.700 14.559.536
HD 06/12/19 2177/12
Mực in GNC, GPP
HD 0002177
5112 27.004 14.586.540
HD 06/12/19 2178/12
Mực in GNC HD
2178
33311 1.246 14.587.786
HD 06/12/19 2178/12
Mực in GNC HD
2178
5112 12.460 14.600.246
HD 06/12/19 2179/12
Mực in OPP HD
2179
33311 688 14.600.934
HD 06/12/19 2179/12
Mực in OPP HD
2179
5112 6.880 14.607.814
BC 06/12/19
004/AC
B12
Thu tiền bán hàng 11211 3.537 14.604.277
HD 07/12/19 2180/12
Mực in OPP HD
2180
33311 763 14.605.040
HD 07/12/19 2180/12
Mực in OPP HD
2180
5112 7.632 14.612.672
HD 07/12/19 2182/12
Mực in TR, OPP HD
2182
33311 1.040 14.613.712
HD 07/12/19 2182/12
Mực in TR, OPP HD
2182
5112 10.400 14.624.112
HD 09/12/19 2183/12
Mực in OPP HD
2183
33311 5.443 14.629.555
HD 09/12/19 2183/12 Mực in OPP HD 5112 54.432 14.683.987
45
2183
BC 09/12/19
006/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2053; 2075
11211 7.497 14.676.489
HD 10/12/19 2185/12
Mực in OPP/PP HD
2185
33311 2.441 14.678.931
HD 10/12/19 2185/12
Mực in OPP/PP HD
2185
5112 24.416 14.703.347
HD 11/12/19 2186/12
Mực in OPP HD
2186
33311 2.816 14.706.163
HD 11/12/19 2186/12
Mực in OPP HD
2186
5112 28.162 14.734.325
HD 11/12/19 2187/12
Mực in GNC, PP
HD 2187
33311 2.106 14.736.431
HD 11/12/19 2187/12
Mực in GNC, PP
HD 2187
5112 21.060 14.757.491
HD 11/12/19 2188/12
Mực in OPP HD
2188
33311 3.888 14.761.379
HD 11/12/19 2188/12
Mực in OPP HD
2188
5112 38.880 14.800.259
HD 12/12/19 2189/12
Mực in OPP HD
2189
33311 5.728 14.805.987
HD 12/12/19 2189/12
Mực in OPP HD
2189
5112 57.280 14.863.267
HD 12/12/19 2190/12
Mực in OPP/PP HD
2190
33311 993 14.864.261
HD 12/12/19 2190/12
Mực in OPP/PP HD
2190
5112 9.936.000 14.874.197
HD 12/12/19 2191/12
Mực in OPP HD
2191
33311 4.579 14.878.776
46
HD 12/12/19 2191/12
Mực in OPP HD
2191
5112 45.792 14.924.568
HD 12/12/19 2192/12
Mực in GNC HD
0002192'
33311 1.404 14.925.972
HD 12/12/19 2192/12
Mực in GNC HD
0002192'
5112 14.040 14.940.012
HD 12/12/19 2193/12
Keo OP HD
00021923
33311 440 14.940.452
HD 12/12/19 2193/12
Keo OP HD
00021923
5112 4.400 14.944.852
BC 12/12/19
008/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2147, 2177
11211 52.870 14.891.982
BC 12/12/19
009/AC
B12
Thu tiền bán hàng 11211 30.000 14.861.982
HD 13/12/19 2194/12
Mực in OPP HD
00021924
33311 3.195 14.865.177
HD 13/12/19 2194/12
Mực in OPP HD
00021924
5112 31.952 14.897.129
HD 13/12/19 2195/12
Mực in GNC HD
00021925
33311 264 14.897.393
HD 13/12/19 2195/12
Mực in GNC HD
00021925
5112 2.640 14.900.033
HD 13/12/19 2196/12
Mực in GNC HD
0002196
33311 339 14.900.372
HD 13/12/19 2196/12
Mực in GNC HD
0002196
5112 3.392 14.903.764
HD 14/12/19 2197/12
Mực in GNC HD
0002197
33311 233 14.903.998
HD 14/12/19 2197/12 Mực in GNC HD 5112 2.336 14.906.334
47
0002197
HD 14/12/19 2198/12
Mực in GNC HD
0002198
33311 1.014 14.907.348
HD 14/12/19 2198/12
Mực in GNC HD
0002198
5112 10.144 14.917.492
HD 14/12/19 2199/12
Mực in OPP HD
0002199
33311 683 14.918.175
HD 14/12/19 2199/12
Mực in OPP HD
0002199
5112 6.832 14.925.007
HD 16/12/19 2200/12
Mực in PET HD
0002200
33311 2.176 14.927.183
HD 16/12/19 2200/12
Mực in PET HD
0002200
5112 21.760 14.948.943
HD 16/12/19 2201/12
Mực in GNC HD
0002201
33311 520 14.949.463
HD 16/12/19 2201/12
Mực in GNC HD
0002201
5112 5.200 14.954.663
BC 16/12/19
010/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2059
11211 50.000 14.904.663
HD 17/12/19 2202/12
Mực in OPP HD
0002202
33311 6.048 14.910.711
HD 17/12/19 2202/12
Mực in OPP HD
0002202
5112 60.480 14.971.191
HD 17/12/19 2203/12
Mực in OPP HD
0002203
33311 4.448 14.975.639
HD 17/12/19 2203/12
Mực in OPP HD
0002203
5112 44.480 15.020.119
HD 17/12/19 2204/12
Mực in OPP HD
0002204
33311 4.480 15.024.599
48
HD 17/12/19 2204/12
Mực in OPP HD
0002204
5112 44.800 15.069.399
HD 18/12/19 2205/12
Mực in OPP HD
0002205
33311 2.271 15.071.670
HD 18/12/19 2205/12
Mực in OPP HD
0002205
5112 22.712 15.094.382
HD 18/12/19 2206/12
Mực in OPP HD
0002206
33311 252 15.094.634
HD 18/12/19 2206/12
Mực in OPP HD
0002206
5112 2.520 15.097.154
BC 18/12/19
012/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2193
11211 4.840 15.092.314
HD 19/12/19 2207/12
Mực in PP HD
0002207
33311 294 15.092.609
HD 19/12/19 2207/12
Mực in PP HD
0002207
5112 2.944 15.095.553
HD 19/12/19 2208/12
Mực in TR HD
0002208
33311 5.628 15.101.182
HD 19/12/19 2208/12
Mực in TR HD
0002208
5112 56.288 15.157.470
HD 19/12/19 2209/12
Mực in TR, OPP HD
0002209
33311 3.446 15.160.916
HD 19/12/19 2209/12
Mực in TR, OPP HD
0002209
5112 34.464 15.195.380
HD 19/12/19 2210/12
Mực in OPP HD
0002210
33311 1.364 15.196.744
HD 19/12/19 2210/12
Mực in OPP HD
0002210
5112 13.640 15.210.384
BC 19/12/19 013/AC Thu tiền bán hàng 11211 50.000 15.160.384
49
B12
HD 20/12/19 2211/12
Mực in OPP/PP HD
0002211
33311 2.067 15.162.451
HD 20/12/19 2211/12
Mực in OPP/PP HD
0002211
5112 20.672 15.183.123
HD 20/12/19 2212/12
Mực in GNC HD
0002212
33311 544 15.183.667
HD 20/12/19 2212/12
Mực in GNC HD
0002212
5112 5.440 15.189.107
BC 20/12/19
014/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2127, 2130
11211 65.401 15.123.706
BC 20/12/19
015/AC
B12
Thu tiền bán hàng 11211 28.299 15.095.407
BC 20/12/19
016/AC
B12
Thu tiền bán hàng 11211 10.841 15.084.565
HD 21/12/19 2213/12
Mực in GNC HD
0002213
33311 129 15.084.694
HD 21/12/19 2213/12
Mực in GNC HD
0002213
5112 1.290 15.085.984
HD 22/12/19 2214/12
Mực in OPP HD
0002214
33311 3.456 15.089.440
HD 22/12/19 2214/12
Mực in OPP HD
0002214
5112 34.560 15.124.000
BC 23/12/19
002/SH
B12
Ứng tước tiền hàng
2020
11212 1.000.000 14.124.000
HD 24/12/19 2215/12
Mực in OPP HD
0002215
33311 5.342 14.129.342
HD 24/12/19 2215/12
Mực in OPP HD
0002215
5112 53.424 14.182.766
50
HD 24/12/19 2216/12
Mực in OPP/PP HD
0002216
33311 3.372 14.186.138
HD 24/12/19 2216/12
Mực in OPP/PP HD
0002216
5112 33.720 14.219.858
HD 24/12/19 2217/12
Mực in OPP/PP HD
0002217
33311 580 14.220.438
HD 24/12/19 2217/12
Mực in OPP/PP HD
0002217
5112 5.800 14.226.238
HD 24/12/19 2218/12
Mực in GNC HD
0002218
33311 1.651 14.227.890
HD 24/12/19 2218/12
Mực in GNC HD
0002218
5112 16.512 14.244.402
BC 24/12/19
019/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2097, 2104,
2116
11211 115.403 14.128.998
HD 25/12/19 2219/12
Mực in GNC HD
0002219
33311 1.730 14.130.729
HD 25/12/19 2219/12
Mực in GNC HD
0002219
5112 17.304 14.148.033
HD 25/12/19 2220/12
Mực in GNC HD
0002220
33311 2.106 14.150.139
HD 25/12/19 2220/12
Mực in GNC HD
0002220
5112 21.060 14.171.199
HD 25/12/19 2221/12
Mực in GNC HD
0002221
33311 130 14.171.329
HD 25/12/19 2221/12
Mực in GNC HD
0002221
5112 1.304 14.172.633
BC 25/12/19
003/SH
B12
Thu tiền mực in
tháng 12
11212 161.644 14.010.989
51
BC 25/12/19
003/SH
B12
Thu tiền mực in
tháng 12
642703 40.412 14.010.949
BC 26/12/19
024/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2153 2155 2156
11211 43.274 13.967.675
HD 27/12/19 2222/12
Mực in TR, OPP HD
0002222
33311 3.984 13.971.659
HD 27/12/19 2222/12
Mực in TR, OPP HD
0002222
5112 39.840 14.011.499
HD 27/12/19 2224/12
Mực in GNC HD
0002224
33311 254 14.011.753
HD 27/12/19 2224/12
Mực in GNC HD
0002224
5112 2.544 14.014.297
BC 27/12/19
025/AC
B12
Thu tiền bán hàng
2135+2141
11211 89.548 13.924.748
HD 30/12/19 2225/12
Mực in TR HD
0002225
33311 192 13.924.940
HD 30/12/19 2225/12
Mực in TR HD
0002225
5112 1.920 13.926.860
HD 30/12/19 2226/12
Mực in OPP HD
0002226
33311 1.987 13.928.847
HD 30/12/19 2226/12
Mực in OPP HD
0002226
5112 19.872 13.948.719
HD 30/12/19 2227/12
Mực in OPP HD
0002227
33311 4.248 13.952.968
HD 30/12/19 2227/12
Mực in OPP HD
0002227
5112 42.488 13.995.456
HD 30/12/19 2228/12
Mực in OPP HD
0002228
33311 2.362 13.997.819
HD 30/12/19 2228/12 Mực in OPP HD 5112 23.624 14.021.443
52
0002228
HD 31/12/19 2229/12
Mực in OPP HD
0002229
33311 7.232 14.028.675
HD 31/12/19 2229/12
Mực in OPP HD
0002229
5112 72.320 14.100.995
HD 31/12/19 2230/12
Mực in OPP HD
0002230
33311 4.791 14.105.786
HD 31/12/19 2230/12
Mực in OPP HD
0002230
5112 47.912 14.153.698
HD 31/12/19 2231/12
Mực in OPP HD
0002231
33311 224 14.153.922
HD 31/12/19 2231/12
Mực in OPP HD
0002231
5112 2.240 14.156.162
HD 31/12/19 2232/12
Mực in OPP HD
0002232
33311 2.016 14.158.178
HD 31/12/19 2232/12
Mực in OPP HD
0002232
5112 20.160 14.178.338
HD 31/12/19 2233/12
Mực in PET2 HD
0002233
33311 1.146 14.179.484
HD 31/12/19 2233/12
Mực in PET2 HD
0002233
5112 11.464 14.190.948
HD 31/12/19 2234/12
Mực in GNC HD
0002234
33311 1.634 14.192.582
HD 31/12/19 2234/12
Mực in GNC HD
0002234
5112 16.340 14.208.922
HD 31/12/19 2235/12
Mực in OPP HD
0002235
33311 7.537 14.216.460
HD 31/12/19 2235/12
Mực in OPP HD
0002235
5112 75.376 14.291.836
53
BC 31/12/19
027/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2169, 2174
11211 63.184 14.228.652
BC 31/12/19
028/AC
B12
Thu tiền bán
hàng2117
11211 10.696 14.217.955
Tổng cộng 1.821.023 2.073.874
Số dư cuối kỳ 14.217.955
Ngày tháng năm
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
- Từ sổ chi tiết sẽ lên được bảng kê phát sinh theo TK đối ứng: phụ lục 1.
- Sau khi đã ghi sổ sách, cuối tháng kế toán tiến hành lập bảng cân đối số phát
sinh: Phụ lục 2 và báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phụ lục 3.
2.6 Biến động tài khoản phải thu khách hàng “ TK 131 ”
2.6.1. Phân tích biến động tài khoản phải thu khách hàng
a) Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 4 theo chiều
ngang
- Từ bảng cân đối kế toán phụ lục 4, 5, 6 ta có:
Bảng 2.3. Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 4 năm
2019 theo chiều ngang
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ
tiêu
Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh lệch Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Phải thu
của khách
54
hàng 14.530.229 14.642.282 15.136.008 112.053 0,77 493.725 3,37
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
- Dựa vào bảng 2.3 ta thấy, khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 4 có
chiều hướng tăng nhưng tăng không nhiều, cụ thể quý 3 các khoản phải thu tăng
112.053 ngàn đồng tương ứng 0,77% so với quý 2, chủ yếu do công ty tập trung
tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường tìm kiếm lượng
khách hàng mới và tiềm năng.
- Chính sách mở rộng thị trường đang rất hiệu quả khi đến quý 4 khoản phải thu
khách hàng tăng 493.725 ngàn đồng, tương ứng tăng 3,37% so với quý 3, tỷ lệ này
tăng gấp 3 lần so với tỷ lệ tăng giữa quý 2 và quý 3. Điều đó cho thấy công ty đang
đi đúng hướng và thực hiện nhiều chính sách thu hút khách hàng hơn nhưng công
ty cần phải quan tâm đến khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng khi khách hàng
chưa thanh toán.
b) Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 4 theo chiều
dọc
- Từ bảng cân đối kế toán phụ lục 4, 5, 6 ta có:
Bảng 2.4. Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 4 năm
2019 theo chiều dọc
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Quý 2 Quý 3 Quý 4
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
Phải thu của
khách hàng
14.530.229 94,74 14.642.282 95,07 15.136.008 96,02
Các khoản phải
55
thu ngắn hạn 15.336.365 100 15.401.631 100 15.762.830 100
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
- Dựa vào bảng 2.4 ta thấy, các khoản phải thu khách hàng qua 2 quý đều chiếm
tỷ trọng rất cao trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty. Cụ thể, quý 2
khoản mục phải thu của khách hàng chiếm tỷ lệ 97,74%, quý 3 đạt mức 95,07% và
quý 4 đạt mức 96,02%. Từ đó, cho thấy khoản bán chịu chưa thu tiền của công ty
rất cao. Vì vậy, công ty cần có những chính sách phù hợp để giảm bớt khả năng
chiếm dụng vốn của khách hàng đối với công ty.
- Để thu tiền khách hàng từ bán sản phẩm, hàng hóa công ty cần thực hiện nhiều
chính sách để hỗ trợ khách hàng nhằm thúc đẩy khách hàng trả tiền hàng bằng cách
thực hiện một số biện pháp sau như chiếc khấu thanh toán cho khách hàng thanh
toán sớm tiền hàng, giảm giá hàng bán, công ty còn thực hiện nhiều chính sách bán
hàng đa dạng giúp thu hồi các hoản nợ của khách hàng sớm nhất.
2.6.2 Phân tích chỉ số vòng quay các khoản phải thu
- Dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của
công ty. Dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu. Cho
biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu.
- Ta có công thức:
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Bình quân khoản phải thu
Trong đó : Bình quân khoản phải thu = ( Phải thu ngắn hạn đầu kỳ - Phải thu ngắn
hạn cuối kỳ ) / 2
+ Trong quý 2 từ bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh ta có:
Vòng quay khoản phải thu = 3.256.692 / ( 15.336.365 + 15.216.747 ) / 2
= 0,05 (vòng)
+ Trong quý 3 từ bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh ta có:
56
Vòng quay khoản phải thu = 3.269.435 / ( 15.336.365 + 15.401.631.003) / 2
= 0,21 (vòng)
+ Trong quý 3 từ bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh ta có:
Vòng quay khoản phải thu = 3.765.319 / ( 15.401.631 + 15.762.830 ) / 2
= 0,06 (vòng)
- Qua kết quả của 3 quý, vòng quay hàng tồn kho quý 2 là 0,05 vòng, quý 3 là
0,21 vòng và quý 4 là 0,06 vòng cho thấy vòng quay khoản phải thu của công ty
diễn ra chậm và khả năng thu hồi được các khoản tiền bán chịu của công ty chưa
hiệu quả. Vòng quay các khoản phải thu thể hiện chính sách bán chịu của công ty
chưa hiệu quả và làm ảnh hưởng đến lượng tiền mặt của công ty. Công ty cần có
những chính sách bán chịu hiệu quả hơn để không dẫn đến những rủi ro cho công
ty. Công ty cần đưa ra những biện pháp để thúc đẩy việc bán hàng thu hồi nợ nhanh
và hiệu quả hơn như nếu khách hàng thanh toán sớm tiền hàng trong vòng 10 ngày
thì sẽ được hưởng chiếc khấu thanh toán 5%, 10%,… và mở rộng thị trường nhằm
tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cho công ty. Ngoài ra, công ty cần quan tâm
đến chất lượng sản phẩm hơn để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng
mới.
2.7. Phân tích báo cáo tài chính quý 2, 3, 4 năm 2019
2.7.1. Phân tích bảng cân đối kế toán ( phụ lục 4, 5, 6)
2.7.1.1. Phân tích bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
a) Quan hệ cân đối 1
- Quan hệ cân đối 1: Nguồn vốn chủ sỡ hữu và tài sản thiết yếu ( gồm Vốn bằng
tiền + Hàng tồn kho + Tài sản cố định ).
57
Bảng 2.5. Phân tích quan hệ cân đối 1
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Nguồn vốn chủ sỡ hữu Tài sản thiết yếu Chênh lệch
Đầu quý 4.804.182 24.503.645 (19.699.463)
Cuối quý 3.707.510 23.695.040 (19.987.529)
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
Dựa vào bảng 2.5 ta thấy nguồn vốn tự có của công ty không đủ trang trải cho
những tài sản thiết yếu ( tài sản hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu ) của công
ty, lượng vốn này lại có chiều hướng tăng nhưng không nhiều. Cụ thể, ở thời điểm
đầu quý lượng vốn là 19.699.463 ngàn đồng đến cuối quý là 19.987.529 ngàn đồng.
Từ đó, công ty phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau hoặc đi vay để có đủ
vốn cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp công ty hoạt động bình
thường và liên tục.
b) Quan hệ cân đối 2
- Quan hệ cân đối 2: Gồm nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định ( Nguồn
vốn chủ sỡ hữu + Nợ dài hạn ) và tài sản đang có gồm Vốn bằng tiền + Hàng tồn
kho + Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn.
Bảng 2.6. Phân tích quan hệ cân đối 2
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Nguồn vốn thường xuyên,
tương đối ổn định
Tài sản đang có Chênh lệch
Đầu quý 11.337.032 24.503.645 (13.166.613)
Cuối quý 10.240.360 23.695.040 (13.454.679)
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
58
Dựa vào bảng 2.6 thể hiện vốn vay và vốn tự có của công ty không đủ trang trải
cho hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể đầu quý lượng vốn thiếu 13.166.613
ngàn đồng đến cuối quý lượng vốn vẫn thiếu 13.454.679 ngàn đồng nhưng lượng
vốn thiếu giữa đầu quý và cuối quý không nhiều. Điều này chứng tỏ công ty đi
chiếm dụng vốn và vay từ bên ngoài để đảm bảo hoạt động của công ty, giúp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
c) Quan hệ cân đối 3
- Quan hệ cân đối 3: Gồm tài sản lưu động ( Tài sản ngắn hạn ) với nợ ngắn hạn
và giữa tài sản cố định ( tài sản dài hạn ) với nợ dài hạn.
Bảng 2.7. Phân tích quan hệ cân đối 3
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Đầu quý Cuối quý
1.TS ngắn hạn 37.558.081 37.558.081
2.Nợ ngắn hạn 6.532.850 6.532.850
Chênh lệch: (1) - (2) 31.205.231 31.205.231
3.TS dài hạn 2.415.089 2.342.176
4.Nợ dài hạn 2.342.176 6.532.850
Chênh lệch: (3) - (4) 72.913.005 (5.809.326)
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
Ở bảng phân tích này, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn đầu
quý lớn hơn nợ dài hạn đầu quý và tài sản dài hạn cuối quý nhỏ nhơn nợ dài hạn
cuối quý. Nhưng chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản
dài hạn và nợ dài hạn như vậy chứng tỏ công ty không giữ được cân đối giữa tài
sản và nguồn vốn. Do vậy, trong những quý tới công ty cần cải thiện cơ cấu nguồn
vốn sao cho hợp lý hơn.
59
2.7.1.2. Phân tích biến động về tài sản và ngồn vốn
a) Phân tích biến động tài sản 3 quý
- Biến động theo chiều ngang
Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán quý 2, 3 và 4 năm 2019 tác giả xác định
biến động tài sản theo chiều ngang như sau:
Bảng 2.8. Phân tích tình hình biến động tài sản của 3 quý năm 2019 theo chiêu
ngang
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh lệch quý 2
và quý 3
Chênh lệch quý 3
và quý 4
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
A.Tài sản
ngắn hạn
37.558.081 36.841.341 36.835.448 (716.740) (1,91) (5.893) (0,02)
I. Tiến và
các khoản
tương đương
tiền
7.586.567 6.929.442 6.413.223 (657.125) (8,66) (516.219) (7,45)
II.Đầu tư tài
chính ngắn
hạn 0 0 0 0 0 0 0
III. Các
khoản phải
thu ngắn hạn
15.336.365 15.401.631 15.762.830 65.266 0,43 361.199 2,35
IV. Hàng tồn
kho
14.553.883 14.475.846 14.625.307 (78.037) (0,54) 149.461 1,03
V. Tài sản
ngắn hạn
khác
81.265 34.421 34.086 (46.844) (57,64) (355) (0,94)
B. Tài sản
dài hạn
2.415.089 2.342.176 2.265.752 (72.913) (3,02) (76.424) (3,26)
I. Các khoản
phải thu dài
37.167 37.167 37.167 0 0 0 0
60
hạn
II. Tài sản cố
định
2.363.195 2.289.752 2.216.309 (73.443) (3,11) (73.443) (3,21)
III. Bất động
sản đầu tư 0 0 0 0
0
0 0
IV. Tài sản
dở dang dài
hạn 0 0 0 0
0
0 0
V. Đầu tư tài
chính dài
hạn 0 0 0 0
0
0 0
VI. Tài sản
dài hạn khác
14.727 15.257 12.275 530 3,6 (2.982) (19,55)
Tổng tài sản 39.973.171 39.183.517 39.101.201 (789.654) (1,98) (82.316) (0,21)
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
- Từ bảng phân tích 2.8 ta thấy cả 3 quý tài sản ngắn hạn giảm dần qua từng quý
cụ thể quý 2 so với quý 3 giảm 716.740 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 1,91% nguyên nhân
là do:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm mạnh 657.125 ngàn đồng
đạt mức 8,66%.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn từ quý 2 đến quý 3 tăng 65.266 ngàn đồng đạt mức
0,43%.
+ Hàng tồn kho giảm 78.037 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 0,54%.
+ Tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh giảm 46.844 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 57,64%.
- Tài sản ngắn hạn quý 4 so với quý 3 cũng giảm 5.893 ngàn đồng chiếm tỷ lệ
0,09%. Tỷ lệ này giảm ít hơn so với quý 2 và quý 3, nguyên nhân là do:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm 516.219 ngàn đồng đạt
mức 7,45%.
61
+ Các khoản phải thu ngắn hạn từ quý 3 đến quý 4 tăng 361.199 ngàn đồng đạt
mức 2.35%. Ta thấy tỷ lệ tăng từ quý 3 đến quý 4 tăng nhanh hơn 1,92% so với
quý 2 đến quý 3.
+ Hàng tồn kho có xu hướng tăng 149.461 chiếm tỷ lệ 1,03%.
+ Tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ hơn quý 2 và quý 3 là 355 ngàn đồng chiếm tỷ lệ
0,49%.
Như vậy, ta thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên công ty vẫn giữ và
giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động và chỉ số nợ phải thu tăng. Đây là biểu
hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong 3 quý góp phần hạn chế những
ứ đọng vốn, tiết kiệm vốn để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tài sản dài hạn qua 3 quý của công ty cũng có chiều hứơng giảm dần cụ thể quý 3
so với quý 2 giảm 72.913 ngàn đồng tương ứng giảm 3,02% và quý 4 so với quý 3
giảm 76.424 ngàn đồng tương ứng giảm 3,26%. Như vậy ta thấy tài sản dài hạn qua
từng quý càng giảm nhưng không giảm nhiều nguyên nhân do:
+ Tài sản cố định của quý 2 so với quý 3 giảm 73.443 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 3,11%
và quý 4 so với quý 3 giảm 73.443 ngàn đông chiếm tỷ lệ 3,21%. Tỷ lệ giảm này
vẫn trong kiểm soát của doanh nghiệp vì mức giảm không nhiều.
+ Tài sản dài hạn khác từ quý 2 đến quý 3 tăng 530 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 3,6%
nhưng đến quý 4 giảm mạnh là 2.982 ngàn đồng tương ứng giảm 19,55%.
- Nhìn chung, tổng tài sản qua 3 quý đều giảm nhưng không giảm nhiều cụ thể từ
quý 2 đến quý 3 giảm với tỷ lệ 1,98% tức giảm 789.654 ngàn đồng và từ quý 3 đến
quý 4 giảm 82.316 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 0,21% so với quý 2 và 3 tỷ lệ này giảm
1,77%.
Kết luận: Qua 3 quý các khoản phải thu ngắn hạn có chiều hướng tăng lên cho
thấy công ty có bán hàng được nhưng chưa thu được tiền chủ yếu là bán chịu. Tỷ lệ
này khá cao có thể mang lại rủi ro cho công ty khi không thu lại được tiền hàng.
62
Công ty đang chú trọng đầu tư vốn để tăng dự trữ hàng tồn kho và tài sản cố định
để mở rộng quy mô sản xuất và dự trữ hàng của công ty.
- Biến động theo chiều dọc
Bảng 2.9. Phân tích tình hình biến động tài sản của 3 quý năm 2019 theo chiều
dọc
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Q2/
Q3
Q3/
Q4
Tổng tài
sản
39.973.107 100 39.183.517 100 39.101.201 100 0 0
A. Tài sản
ngắn han
37.558.081 93,96 36.841.341 94,02 36.835.448 94,21 0,06 0,19
I. Tiền và
các khoản
tương
đương tiền
7.586.567 20,2 6.929.442 8,81 6.413.223 17,41 (1,39) (1,4)
II. Đầu tư
tài chính
ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0
III. Các
khoản phải
thu ngắn
hạn
15.336.365 40,83 15.401.631 41,81 15.762.830 42,79 0,98 0,98
IV. Hàng
tồn kho
14.553.883 38,75 14.475.846 39,29 14.625.307 39,71 0,54 0,42
V. Tài sản
ngắn hạn
khác
81.265 0,22 34.421 0,09 34.086 0,09 (0,13) 0
63
B. Tài sản
dài hạn
2.415.089 6,04 2.342.176 5,98 2.265.752 5,79 (5,95) (0,19)
I. Các
khoản phải
thu dài hạn
37.167 1,54 37.167 1,59 37.167 1,64 0,05 0,06
II. Tài sản
cố định
2.363.195 97,95 2.289.752 97,76 2.216.309 97,82 (0,09) (0,11)
III. Bất
động sản
đầu tư 0 0 0 0 0 0 0 0
IV. Tài sản
dở dang dài
hạn 0 0 0 0 0 0 0 0
V. Đầu tư
tài chính
dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0
VI. Tài sản
dài hạn
khác
15.727 0,61 15.257 0,65 12.275 0,54 0,04 0.02
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
- Trong quý 2 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản là 93,96%, tài
sản dài hạn chỉ chiếm khoản 6,04%. Trong tài sản ngắn hạn các khoản phải thu
ngắn hạn chiếm tỷ trọng 48,83% đây là tỷ trọng cao so với khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền chỉ chiếm 20,2%. Cho thấy được khả năng chiếm dụng
vốn của khách hàng đối với công ty rất cao. Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ
trọng 38,75% trong tổng tài sản ngắn hạn, tỷ trọng này cho thấy khả năng lưu
chuyển và kinh doanh của công ty chưa thật sự hiệu quả khi hàng tồn kho còn ứ
động nhiều. Trong tổng tài sản dài hạn thì tài sản cố dịnh chiếm tỷ trọng cao nhất là
64
97,95% và gần như tuyệt đối, ngoài ra các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng
1,54% và tài sản dài hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng 0,61%.
- Trong quý 3, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao là 94,02% và tài sản dài
hạn chiếm tỷ trọng 5,98%. So với quý 2 tỷ lệ tài sản ngắn hạn quý 3 cao hơn 0,06%
và khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ 41,81%, tiền và các khoản
tương đương tiền là 8,81%, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 39,29% và tài sản ngắn
hạn khác chiếm tỷ trọng 0,09%. Trong tài sản dài hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất là
tài sản cố định là 97,76% ngoài ra còn có các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng
1,59% và tài sản dài hạn khác là 0,65%.
-Trong quý 4, Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 94,21% trong đó tiền và các khoản
tương đương tiền chiếm tỷ trọng 17,41%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ
trọng cao là 42,79%, hàng tồn kho là 39,01% và các khoản phải thu ngắn hạn khác
là 0,09%. Trong tài sản dài hạn, khoản mục các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ
trọng 1,64%, tài sản cố định chiếm 97,82% và tài sản dài hạn khác 0,54%.
Như vậy, qua các khoản mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cả 3 quý thì tài
sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao và gần như tuyệt đối, tài sản dài hạn chiếm
tỷ trọng rất thấp. Nhìn chung, tài sản ngắn hạn qua 3 quý có xu hướng tăng nhưng
không nhiều cụ thể từ quý 2 đến quý 3 tăng 0,06% và đến quý 4 tăng 0,19%. Trong
tài sản ngắn hạn ta thấy được các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và
tăng đều qua 3 quý, từ đó cho thấy được viêc chiếm dụng vốn của khách hàng đối
với công ty rất cao. Vì vậy, công ty cần có biện pháp cải thiện khả năng bán hàng
thu hồi nợ để giảm bớt tình trạng chiếm dụng vốn từ khách hàng. Ngoài ra, khoản
mục hàng tồn kho của công ty qua 3 quý cũng có dấu hiệu tăng nhưng không
nhiều ,công ty cần xem xét lại tình hình sản xuất và buôn bán hàng hóa vì hàng tồn
kho bị ứ động quá nhiều thì khả năng bán hàng của công ty đang có vấn đề sẽ ảnh
hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Tài sản dài hạn của công ty đang có
xu hướng giảm cụ thể từ quý 3 so với quý 2 giảm 5,95% và quý 4 giảm 0,19% do
tài sản cố định giảm qua 3 quý điều nay cho thấy công ty đang chưa tập trung vào
hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và đổi mới tài sản cố định.
65
b) Phân tích biến động nguồn vốn
- Biến động theo chiều ngang:
Bảng 2.10. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của 3 quý năm 2019 theo
chiêu ngang
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh lệch Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
C. Nợ
phải trả
35.168.989 35.476.006 36.067.145 307.017
0,87
591.139
1,67
I. Nợ ngắn
hạn
28.636.139 28.943.156 36.067.145 307.017 0,87 7.123.989 26,64
II. Nợ dài
hạn
6.532.850 6.532.850 0 0 0 (6.532.850)
(100)
D. Vốn
chủ sỡ
hữu
4.804.182 3.707.510 3.034.055 (1.096.672) (22,83) (673.455) (18,16)
I. Vốn chủ
sỡ hữu
4.804.182 3.707.510 3.034.055 (1.096.672) (22,83) (673.455) (18,16)
II. Nguồn
kinh phí,
quý khác
0 0 0 0 0 0 0
Tổng
nguồn vốn
39.973.171 39.183.517 39.101.201 (789.654) (1,98) (82.316) (0,21)
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
Từ bảng phân tích 2.10 ta thấy:
66
- Tổng nguồn vốn quý 3 giảm so với quý 2 là 789.654 ngàn đồng chiếm tỷ lệ
1,98% nguyên nhân do:
+ Nợ phải trả tăng 307.017 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 0,87% trong đó nợ ngắn hạn tăng
307.017 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 0,87%. Nợ ngắn hạn qua 3 quý đều tăng nhưng quý
2 so với quý 3 tỷ lệ tăng thấp là 0,87% , đến quý 4 tỷ lệ tăng rất cao 26,64% nguyên
nhân chủ yếu là do công ty đang nắm giữ nhiều khoản người mua trả tiền trước và
phải trả cho người bán. Ngoài ra, ở quý 4 công ty còn mở rộng thêm quy mô sản
xuất làm cho khoản nợ của công ty tăng lên đột biến. Việc tăng nhanh như vậy
chứng tỏ công ty tăng cường vay vốn đầu tư xây dựng phát triển sản xuất kinh
doanh để có dòng tiền mua nguyên liệu và công cụ cho sản xuất. Nợ dài hạn giảm
cho thấy được công ty đang cố gắn thanh toán các khoản nợ dài hạn của mình.
+ Vốn chủ sỡ hữu giảm 1.096.672 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 22,83% trong đó vốn chủ
sỡ hữu giảm 1.096.672 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 100%.
- Tổng nguồn vốn quý 4 giảm so với quý 3 là 82.316 ngàn đồng đạt mức 0,21%
nguyên nhân do:
+ Nợ phải trả tăng 591.139 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 1,67% trong đó nợ ngắn hạn tăng
cao là 7.123.989 ngàn đồng tương ứng tăng 26,64% nhưng nợ dài hạn giảm
6.532.850 ngàn đồng tương ứng giảm 100%.
+Vốn chủ sỡ hữu giảm 673.855 ngàn đồng tương ứng giảm 18,16%.
Kết luận: Công ty đang có tỷ lệ nợ tăng qua từng quý thể hiện công ty hoạt động
chưa hiệu quả. Cũng như các công ty khác, nguồn vốn của công ty cũng bao gồm 2
phần : Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu, trong đó Nợ phải trả của công ty luôn chiếm
phần lớn hơn Vốn chủ sở hữu nên rủi ro tài chính mà công ty đang đối mặt là tương
đối lớn. Nợ phải trả đang có xu hướng tăng dần lên hàng quý và vốn chủ sỡ hữu lại
có xu hướng giảm điều đó làm cho nguồn vốn kinh doanh của công ty chưa được
mở rộng, vì vậy công ty cần phải mở rộng thêm quy mô hoạt động kinh doanh
trong thời gian tới. Qua phân tích trên ta thấy công ty đang sử dụng đòn bẩy kinh tế
để quản lý vấn đề nguồn vốn.
67
- Biến động theo chiều dọc:
Bảng 2.11. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của 3 quý năm 2019 theo
chiều dọc
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chêch lệch cơ
cấu
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Q2/Q
3
Q3/Q4
Nguồn vốn 39.973.171 100 39.183.517 100 39.101.201 100 0 0
C. Nợ phải trả 35.168.989 87,98 35.476.006 90,54 36.067.145 92,24 2,56 1,7
I. Nợ ngắn hạn 28.636.139 81,42 28.943.156 81,59 36.067.145 100 0,17 18,41
II. Nợ dài hạn 6.532.850 18,58 6.532.850 18,41 0 0 (0,17) (18,41)
D. Vốn chủ sỡ
hữu
4.804.182 12,02 3.707.510 9,46 3.034.055 7,76 (2,56) (1,7)
I. Vốn chủ sỡ
hữu
4.804.182 100 3.707.510 100 3.034.055 100 0 0
II. Nguồn kinh
phí, quý khác 0 0 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
Từ bảng phân tích 2.11 ta thấy:
- Quý 2, trong tổng guồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao 87,98% và vốn chủ
sỡ hữu chỉ chiếm tỷ trọng 12,02%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ
trọng 81,42% và nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng 18,58%.
- Qúy 3, nợ phải trả chiếm tỷ trọng 90,54% trong tổng nguồn vốn và vốn chủ sỡ
hữu chiếm tỷ trọng 9,46%. Trong nợ phải trả thi nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng
81,59% và nợ dài hạn chiếm 18,41%.
68
- Qúy 4, nợ phải trả chiếm tỷ trọng 92,24% trong tổng nguồn vốn và vốn chủ sỡ
hữu chiếm tỷ trọng 7,76%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 100%
và nợ dài hạn chiếm 0%.
- Xem xét cả 3 quý theo chiều dọc khoản mục nợ phải trả đang có xu hướng tăng
lên và nguồn vốn chủ sỡ hữu đang giảm xuống. Điều này cho thấy rằng hoạt động
kinh doanh của công ty đang tiến triển theo chiều hướng không tốt và sức ép thanh
toán của công ty sẽ tăng lên. Nguồn kinh phí và các quỹ khác qua các quý 2,3 và 4
đều không có cho thấy tình hình trích lập và sử dụng quỹ của công ty không phù
hợp.
Kết luận: Nhìn chung trong tổng nguồn vốn của công ty tỷ trọng nợ phải trả
chiếm tỷ trọng cao so với vốn chủ sỡ hữu cho thấy công ty chưa có đủ khả năng tự
đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ chưa
cao. Qua đó cho thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty còn thấp.
2.7.1.3. Phân tích các chỉ số tài chính
* Phân tích khả năng thanh toán
- Phân tích các khoản phải thu:
Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và vốn = ( Các khoản phải thu / Tổng nguồn vốn ) *
100
+ Từ số liệu bảng cân đối kế toán ta có:
Bảng 2.12. Phân tích tỷ số các khoản phải thu
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch
1 2 3
Tổng các khoản
phải thu
15.417.630 15.436.052 15.796.916 0,12 2,34
69
Tổng tài sản ngắn
hạn
37.558.081 36.841.341 36.835.448 (1,91) (0,02)
Tổng các khoản
phải trả
35.168.989 35.476.006 36.067.145 0,87 1,67
Tỷ lệ khoản phải
thu/ tài sản ngắn
hạn
41,05 41,9 42,89 0,85 0,99
Tỷ lệ khoản phải
thu/ khoản phải trả
43,84 43,51 43,8 (0,33) 0,29
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
Từ bảng phân tích 2.12 ta thấy:
+ Tổng các khoản phải thu quý 3 tăng 0,12% so với quý 2 và tăng 2,34% ở quý 4
so với quý 3. Nhìn chung tổng các khoản phải thu đều tăng qua 3 quý nhưng khoản
tăng không nhiều.
+ Trong quý 2 tỷ lệ các khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn đạt mức 41,05% đến
quý 3 tỷ lệ này tăng 41,9% và đến quý 4 tăng lên đạt mức 42,89%. Ta thấy tốc độ
tăng của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn.
+ Tỷ lệ các khoản phải thu so với khoản phải trả trong quý 2 đạt mức 43,84%, quý
3 đạt mức 43,51% giảm 0,33% nhưng đến quý 4 là 43,8% tăng 0,29% so với quý 3.
Tốc độ tăng của các khoản phải thu so với các khoản phải trả qua 3 quý không đều.
+ Như vậy, cho thấy tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn và các
khoản phải trả tăng dần cho thấy công ty đang cố gắn mở rộng thị trường và tìm
kiếm thêm khách hàng nhưng có quý 3 tỷ lệ giảm cho thấy thị trường của công ty
trong quý này nhỏ, chưa có nguồn khách hàng bền vững. Tuy nhiên, công ty cần
xem xét vấn đề thu hồi nợ để có nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đặc
biệt là các khoản nợ từ khách hàng đây là những khoản mục chiếm tỷ trọng cao
trong tổng tài khoản phải thu của công ty.
70
- Phân tích các khoản phải phải trả:
Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản
Bảng 2.13. Phân tích tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tổng nợ phải trả 28.636.139 28.943.156 36.067.145
Tổng tài sản ngắn hạn 37.558.081 36.841.341 36.835.448
Hệ số nợ phải trả 0,76 0,79 0,98
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
- Qua bảng 2.15 ta thấy, hệ số nợ cho thấy quý 2 hệ số nợ là 0,76 lần tài sản của
công ty được tài trợ bởi vốn đến quý 3 tỷ lệ nợ phải trả tăng 0,79 lần và đến quý 4
tăng 0,98 lần. Nhìn chung, tỷ lệ nợ phải trả qua các quý đều tăng đặc biệt đến quý 4
tỷ lệ này tăng rất nhanh. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công
ty thấp khi các hệ số nợ tăng qua từng quý. Các khoản chi phí còn cao chưa hợp lý
làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty chưa được nâng cao. Vì vậy, công ty cần
thận trọng trong phương án kinh doanh vì khoản phải trả có xu hướng tăng nhanh
và sẽ có thể chuyển sáng các khoản nợ quá hạn và công ty cần cải thiện về nợ vay
sao cho hợp lý.
* Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền
Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền = ( Tiền + Các khoản tương đương tiền ) / Nợ
phải trả ngắn hạn
Bảng 2.14. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4
71
Tiền và các khoản tương đương tiền 7.586.567 6.929.442 6.413.223
Nợ ngắn hạn 28.636.139 28.943.156 36.067.145
Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền 0,26 0,24 0,18
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
- Qua bảng phân tích 2.14 ta thấy tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền có xu hướng
giảm qua các quý cụ thể quý 2 là 0,26 giảm so với quý 3 là 0,24 tức giảm 0.02 đến
quý 4 là 0,18 giảm 0.06 so với quý 3. Chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh bằng
tiền của công ty chưa được cải thiện. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra
những biện pháp cải thiện phù hợp với loại hình kinh doanh sản xuất của công ty.
* Phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Tỷ lệ nợ = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Bảng 2.15. Tỷ lệ nợ
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tài sản ngắn hạn 37.558.081 36.841.341 36.835.448
Nợ ngắn hạn 28.636.139 28.943.156 36.067.145
Tỷ số thanh toán hiện hành 1,31 1,27 1,02
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
- Từ bảng phân tích 2.15 ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành quý cả 3 quý đều
giảm và ít biến động hơn cụ thể quý 3 là 1,27 lần giảm hơn quý 2 là 1.31 lần và quý
4 giảm hơn quý 3 là 1,02 lần. Điều này cho thấy công ty công ty chư sẵn sàn cho
việc thanh toán các khoản nợ.
* Phân tích khả năng thanh toán nhanh
72
Tỷ số thanh toán nhanh = ( Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn + Khoản
phải thu ) / Nợ ngắn hạn
Bảng 2.16. Tỷ số thanh toán nhanh
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tiền + Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn + Khoản phải thu
22.922.932 22.331.073 22.176.053
Nợ ngắn hạn 28.636.139 28.943.156 36.067.145
Tỷ số thanh toán nhanh 0,80 0,77 0,61
Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
- Qua bảng phân tích 2.18 ta thấy, tỷ số thanh toán nhanh quý 2 đạt mức 0.80 lần
đến quý 3 đạt múc 0.77 lần và quý 4 là 0,61 lần từ đó cho thấy tỷ số thanh toán
nhanh qua 3 quý đều giảm.
2.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh ( phụ lục 7, 8, 9 )
2.7.2.1 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
a) Phân tích biến động theo chiều ngang
- Từ số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 quý năm 2019 ta có:
Bảng 2.17. Phân tích tình hình biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận của 3
quý năm 2019 theo chiều ngang
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh lệch Qúy 2
với Qúy 3
Chênh lệch Qúy 4
với Qúy 3
73
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
1. Doanh
thu bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
3.292.684 3.269.435 3.765.319 (23.249) (0,71) 495.884 15,17
2. Các
khoản giảm
trừ
35.992 0 0 (35.992) (100) 0 0
3. Doanh
thu thuần về
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ
3.256.692 3.269.435 765.319 12.743 0,39 495.884 15,17
4. Giá vốn
hàng bán
3.073.619 3.020.038 3.103.861 (53.581) (1,74) 83.823 2,78
5. Lợi
nhuận gộp
về bán hàng
và cung cấp
dịch vụ
183.072 249.396 661.457 66.324 36,23 412.061 165,22
6. Doanh
thu hoạt
động tài
chính
227 185 145 (42) (18,50) (40) (21,62)
7. Chi phí
tài chính
15.518 11.433 6.481 (4.085) (26,32) (4.952) (43,31)
- Trong đó:
Chi phí lãi
vay
15.518 11.433 6.481 (4.085) (26,32) (4.952) (43,31)
8. Chi phí 177.889 157.185 152.794 (20.704) (11,63) (4.391) (2,79)
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf

More Related Content

Similar to Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf

Similar to Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf (20)

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH MTV Diesel Sô...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH MTV  Diesel Sô...Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH MTV  Diesel Sô...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH MTV Diesel Sô...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdf
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
 
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
Khóa Luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhự...
 
Đề tài: Hạch toán bán hàng tại Công ty sữa chữa tàu, HAY, 9đ
Đề tài: Hạch toán bán hàng tại Công ty sữa chữa tàu, HAY, 9đĐề tài: Hạch toán bán hàng tại Công ty sữa chữa tàu, HAY, 9đ
Đề tài: Hạch toán bán hàng tại Công ty sữa chữa tàu, HAY, 9đ
 
Đề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng cho hoạt động tại Công ty, HAY
Đề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng cho hoạt động tại Công ty, HAYĐề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng cho hoạt động tại Công ty, HAY
Đề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng cho hoạt động tại Công ty, HAY
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty TNHH Minh Thuận, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty TNHH Minh Thuận, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty TNHH Minh Thuận, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty TNHH Minh Thuận, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nộiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
 
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
 
Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh sam
Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh samNâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh sam
Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh sam
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 

Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TAE YOUNG VINA CHEMICAL Họ và tên sinh viên: HUỲNH YẾN NHI Mã số sinh viên: 1723403010167 Lớp: D17KT04 Ngành: KẾ TOÁN GVHD: Ths. MAI HOÀNG HẠNH Bình Dương, tháng 11 năm 2020
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Báo cáo tốt nghiệp kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Ths Mai Hoàng Hạnh. Ngoài ra, không có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung báo cáo thực tập là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá tŕnh học tập tại trường cũng như hai tháng tham gia thực tập tại Công ty Tae Young Vina Chemical. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra. Bình Dương, ngày 30 tháng 11 năm 2020
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời nói đầu tiên để có được quá trình học tập thật tốt và hoàn thành đề tài luận văn, tôi xin bày tỏ lòng thành cảm ơn sâu sắc đến trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn tất bài báo cáo thực tập này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Mai Hoàng Hạnh đã hướng dẫn tận tình từ lúc chọn đề tài báo cáo đến khi hoàn thành báo cáo, cũng như đã truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty, cùng toàn thể các anh chị phọ̀ng Kế toán tại Công ty TNHH TAE YOUNG VINA CHEMICAL đã hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Do giới hạn về kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của quý Thầy Cô giáo để báo cáo của tôi được hoàn chỉnh và học thêm được nhiều kinh nghiệm để hoàn thành bài luận văn sắp tới. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 4.
  • 5. i MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................iii DANH MỤC BẢNG................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH...................................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................... 3 6. Kết cấu của đề tài.....................................................................................................3 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TEA YOUNG VINA CHEMICAL....................................................................................5 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Tae Young Vina Chemical5 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty........................................................................ 5 1.1.2. Đặc điểm, quy trình kinh doanh....................................................................5 1.2. Cơ cấu tở chức bộ máy quản lý............................................................................6 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán............................................................................ 7 1.4. Chế độ chính sách bộ máy kế toán áp dụng tại đơn vị........................................ 9 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TAE YOUNG VINA CHEMICAL........................................ 10 2.1. Nội dung..............................................................................................................10 2.2. Nguyên tắc kế toán............................................................................................. 11 2.3. Tài khoản sử dụng.............................................................................................. 11 2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty.............................................................12 2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty TNHH Tae Young Vina Chemical.... ....................................................................................................................................17 2.5.1. Một số nghiệp vụ phát sinh......................................................................... 17 2.5.2. Ghi sổ sách...................................................................................................26
  • 6. ii 2.6. Biến động tài khoản phải thu khách hàng..........................................................43 2.6.1. Phân tích biến động tài khoản phải thu khách hàng……………………...43 2.6.2. Phân tích chỉ số vòng quay khoản phải thu………………………………45 2.7. Phân tích báo cáo tài chính quý 2, 3, 4 năm 2019…………………………….46 2.7.1. Phân tích bảng cân đối kế toán…………………………………………...46 2.7.1.1. Phân tích bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang………………………………………………………………………………46 2.7.1.2. Phân tích bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc…………………………………………………………………………………48 2.7.1.3. Phân tích các chỉ số tài chính………………………………………56 2.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh………………………………………………………………………………59 2.7.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh……………………59 2.7.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính………………………………………..68 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP..........................................................72 3.1. Nhận xét thực trạng kế toán phải thu khách hàng tại công ty TNHH Tae Young Vina Chemical............................................................................................................72 3.1.1. Ưu điểm....................................................................................................... 72 3.1.2. Nhược điểm................................................................................................... 73 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán phải thu khách hàng tại công ty TNHH Tae Young Vina Chemical................................................................74 3.3. Bài học kinh nghiệm...........................................................................................74 KẾT LUẬN...............................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................vi PHỤ LỤC................................................................................................................. vii
  • 7. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA BCTC Báo cáo tài chính CP Cổ phần ĐVT Đơn vị tính HĐ Hóa đơn TM Thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TT Thông tư TK Tài khoản GTGT Gía trị gia tăng SX Sản xuất VNĐ Việt Nam đồng
  • 8. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sổ cái.............................................................................................. Trang 30 Bảng 2.2. Sổ chi tiết...................................................................................................39 Bảng 2.3. Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 3………… Bảng 2.4. Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 3 đến quý 4………… Bảng 2.5. Phân tích quan hệ cân đối 1…………………………………………….46 Bảng 2.6. Phân tích quan hệ cân đối 2…………………………………………….47 Bảng 2.7. Phân tích quan hệ cân đối 3…………………………………………….47 Bảng 2.8. Phân tích tình hình chung biến động tài sản qua 3 quý năm 2019 theo chiều ngang………………………………………………………………..………48 Bảng 2.9. Phân tích tình hình chung biến động tài sản 3 quý năm 2019 theo chiều dọc…………………………………………………………………………………50 Bảng 2.10. Phân tích tình hình chung biến động nguồn vốn qua 3 quý năm 2019 theo chiều ngang…………………………………………………………………..50 Bảng 2.11.Phân tích tình hình chung biến động nguồn vốn qua 3 quý năm 2019 theo chiều dọc……………………………………………………………………..53 Bảng 2.12. Phân tích tình hình chung kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 và 4 năm 2019 Bảng 2.13. Phân tích tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn…………57 Bảng 2.14. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền…………………………………….58 Phân tích tỷ số các khoản phải thu Bảng 2.15. Tỷ lệ nợ………………………………………………………………..58 Bảng 2.16. Tỷ số thanh toán nhanh………………………………………………..59
  • 9. v Bảng 2.17. Phân tích tình hình biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận của 3 quý năm 2019 theo chiều ngang………………………………………………………..59 Bảng 2.18. Phân tích tình hình biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận của 3 quý năm 2019 theo chiều dọc…………………………………………………………..63 Bảng 2.19. Bảng vòng quay hàng tồn kho và số ngày hàng tồn kho năm 2019 Bảng 2.20. Phân tích vòng quay hàng tồn kho và số ngày hàng tồn kho trong năm 2019………………………………………………………………………………..68 Bảng 2.21. Phân tích vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân………..69 Bảng 2.22. Phân tích vòng quay tài sản ngắn hạn…………………………………69 Bảng 2.23. Phân tích vòng quay lợi nhuận thuần trên doanh thu………………….69 Bảng 2.24. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản…………………………….70 Bảng 2.25. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên tổng doanh thu………………………...71
  • 10. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý........................................................................ Trang 5 Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy kế toán................................................................................... 7 Hình 1.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ.................................................................................... 9 Hình 2.1. Hóa đơn GTGT..........................................................................................14 Hình 2.2. Sao kê ngân hàng.......................................................................................15 Hình 2.3. Biên bảng bù trừ công nợ..........................................................................16 Hình 2.4. Hóa đơn GTGT số 0002170......................................................................17 Hình 2.5. Hóa đơn GTGT số 0002197......................................................................20 Hình 2.6. Hóa đơn GTGT 0002205...........................................................................22 Hình 2.7. Báo có ngân hàng ACB ngày 20/12/2019.................................................23 Hình 2.8. Hóa đơn GTGT số 0002227......................................................................26 Hình 2.9. Báo có ngân hàng ACB ngày 31/12/2019.................................................26 Hình 2.10. Sổ nhật ký chung ngày 02/12/2019.........................................................27 Hình 2.11. Sổ nhật ký chung ngày 14/12/2019.........................................................27 Hình 2.12. Sổ nhật ký chung ngày 18/12/2019.........................................................28 Hình 2.13. Sổ nhật ký chung ngày 20/12/2019.........................................................28 Hình 2.14. Sổ nhật ký chung ngày 30/12/2019.........................................................29 Hình 2.15. Sổ nhật ký chung ngày 31/12/2019.........................................................29
  • 11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế thế giới là một nền kinh tế hiện đại và tiến tiến, nó phát triển qua nhiều giai đoạn để có thể lớn mạnh vượt bậc như ngày hôm nay. Những nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, Trung Quốc, Anh,… đều có vị thế và chỗ đứng trên thị trường kinh tế thế giới. Có được chỗ đứng như vậy làm cho các nước phải nể phục là một quá trình phát triển không ngừng và một bước đi khôn ngoan của những nhà lãnh đạo mỗi nước. Nền kinh tế có phát triển thì một đất nước mới giàu mạnh được, đời sống của dân sinh mới sung túc. Hiểu được điều đó, Việt Nam từ một nước bị xâm lược rồi đấu tranh đến ḥòa bình, từ một nền kinh tế lệ thuộc sang nền kinh tế đang ngày một phát triển từng ngày vươn ra thế giới sánh vai cùng bạn bè năm châu. Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tích đáng kể tuy nhiên so với thực tiễn và tiềm năng vẫn cọ̀n những hạn chế nhất định. Để có được những thành tựu đáng kể và những phát triển vướt bậc trong nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam, nhiều công ty xí nghiệp đã hình thành đống góp một phần rất lớn vào kinh tế nước nhà. Trong tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp như hiện nay, không chỉ kinh tế nước ta bị ảnh hưởng mà kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ. Đại dịch xuất hiện, kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của nhiều công ty, xí nghiệp. Thiếu nhân sự, hàng hóa làm ra không bán được trên thị trường,… nhiều huệ lụy của dịch bệnh khiến các công ty, doanh nghiệp phải đóng cửa vô thời hạn thậm chí dẫn đến phá sản. Trước tình hình như hiện nay, một số công ty vẫn cọ̀n hoạt động, sản xuất được là điều vô cùng may mắn. Nắm được thực trạng đó, tình hình công nợ của công ty đang là vấn đề nhức nhối bán hàng nhưng chưa thu tiền, công nợ kéo dài,… là vấn đề quan tâm của những nhà lãnh đạo nói riêng và bộ phận kế toán nói chung. Bất kỳ doanh nghiệp nào trông hoạt động sản xuất kinh doanh đều bao gồm rất nhiều mối quan hệ kinh tế liên quan đến vấn đề thanh toán như: thanh toán
  • 12. 2 khách hàng và nhà cung cấp, thanh toán trong nội bộ, thanh toán trong nhà nước,… Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp sản xuất nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung chiếm mức độ cao và thường xuyên là việc cần phải thu hồi công nợ với khách hàng điều đó quyết định không nhỏ đến sự tồn tại của công ty. Chính vì vậy, trong quá tŕnh học tập tại trường đại học Thủ Dầu Một cũng như qua hai tháng thực tập tại công ty THHH Tae Young Vina Chamical tôi cảm thấy được tầm quan trọng về nghiệp vụ công nợ phải thu khách hàng nên quyết định chọn đề tài “Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Tae Young Vina Chamical’’. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhằm vận dụng kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào thực tiễn nhằm cũng cố và bổ sung kiến thức đã học. - Tìm hiểu và thực hành kế toán công nợ phải thu tại công ty TNHH Tae Young Vina Chamical. - Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về kế toán nợ phải thu tại công ty TNHH Tae Young Vina Chamical. Đồng thời đề xuất một số biện pháp khách quan góp phần hoàn thiện công tác hạch toán công nợ phải thu tại công ty nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: Tại phọ̀ng Kế toán Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical. + Thời gian nghiên cứu: dựa trên cơ sở số liệu năm 2019.
  • 13. 3 + Vị trí nghiên cứu: Tại Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical, địa chỉ ấp 3, xã An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp của Công ty trên sách báo, internet thông qua các trang web. - Phương pháp phân tích: Sử dụng các phương pháp thông kê, mô tả, so sánh, phương pháp suy luận để phân tích nhằm đưa ra nhận xét đánh giá và đưa ra giải pháp. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Là đưa ra những câu hỏi cho người cung cấp thông tin để trả lời nhằm đưa ra những thông tin cần thiết để thực hiện đề tài. 5. Ý nghĩa của đề tài Đối với một Công ty sản xuất để sản xuất ra được những sản phầm và bán ra thị trường là điều hết sức quan trọng và thiết yếu. Công ty sản xuất ra thì cần phải có khách hàng mua sản phẩm đó là vấn đề cung cầu trên thị trường. Bán ra được một sản phẩm cũng góp phần đem về doanh thu cho Công ty để trang trải chi phí sản xuất, nhân công,… không những thế mà cần phải có lãi thì một Công ty sản xuất mới duy trì được. Sản xuất, bán đi sản phẩm và mua về nguyên vật liêu nó là một quy trình khép kín của một Công ty sản xuất. Đối với một nghiệp vụ bán hàng cần phải thu về công nợ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản nhưng đều chung quy lại thì kế toán cần phải ghi chép chính xác và đầy đủ. Không những thế, kế toán c̣òn phải chịu trách nhiệm thu hồi các khoản nợ khách hàng của Công ty và cần phải dự tính được các khoản nợ khó đ̣òi, những rủi ro trong quá trÌnh thu hồi nợ khách hàng. Trong quá trình làm, kế toán cần phải có đầy đủ kinh nghiệm để xử lý tình huống, giải quyết những rủi ro có thể gặp phải. Tại Công ty Tae Young Vina Chemical Kế toán nợ phải thu khách hàng cần phải biết tình hình công nợ của Công ty từ đó giúp cho Giám đốc nắm rõ tình hình tăng hay giảm doanh thu của Công ty và xem xét nguyên nhân tăng lên hay giảm xuống do thanh toán hoặc để khoản nợ quá lâu khó thu hồi được. Kế toán công nợ
  • 14. 4 phải thu tại Công ty giúp doanh nghiệp biết được tình hình công nợ bán hàng thu tiền hoặc chưa thanh toán của khách hàng, ngăn cản được tình trạng chiếm dụng vốn, dây dưa, khuê đọng khoản nợ dài hạn của Công ty. Chính vì vậy, kế toán nợ phải thu khách hàng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với Công ty Tae Young Vina Chemical nói riêng và nhiều Công ty khác nói chung. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và các phụ lục liên quan bài báo cáo được trình bày trong 03 chương: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical. - Chương 2: Thực trạng kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical. - Chương 3: Nhận xét và giải pháp.
  • 15. 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TAE YOUNG VINA CHEMICAL 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư số 461043000472 ngày 30 tháng 06 năm 2008 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cấp. - Tên công ty: Công Ty TNHH Tae Young Vina Chemical. - Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế tỉnh Bình Dương. - Tên tiếng anh: Tae Young Vina Chemical Co. Ltd. - Trụ sở hoạt động: Khu phố 1B, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. - Vốn điều lệ: 449.000 (đô la Mỹ). - Năm thành lập: 01/01/2002 - Mã số thuế: 3700362875 - Điện thoại: (0274) 3710 266 - Đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông Kwon Sook Jin. - Lĩnh vực kinh doanh: Công ty được thành lập trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: + Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu.
  • 16. 6 + Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn quét tương tự, sản xuất mực in và ma tít. Chi tiết: sản xuất mực in và keo sử dụng cho lĩnh vực bao bì nhựa, sản xuất sơn nước các loại.[2] 1.1.2. Đặc điểm, quy trình kinh doanh. Từ năm 2017 - 2020 gần đây Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical cả tất cả 25 lao động: - Một Giám đốc: Ông Kwon Sook Jin. - Pḥòng kế toán: một kế toán trưởng và ba kế toán viên. Tất cả có 4 nhân viên đều tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chuyên ngành Kế toán – tài chính, có tŕnh độ và nắm rõ quy trình, nghiệp vụ kế toán. - Phọ̀ng sản xuất kinh doanh: Một trưởng phòng và bốn nhân viên. - Pḥòng hành chính: Một trưởng phòng, hai thủ kho, hai bảo vệ cùng với năm nhân viên lái xe, ba nhân viên sắp xếp, bố trí, tiếp nhận, điều động nhân sự. - Pḥòng cung ứng vật tư: một Trưởng phòng và hai nhân viên ghi chép các hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu. - Đội ngũ lao động của công ty chủ yếu là lao động trẻ, không ngừng cố gắng, chăm chỉ học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cũng như chấp hành đầy đủ các quy định mà Công ty đưa ra. 1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
  • 17. 7 Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Nguồn:Phòng hành chính Công ty Tae Young Vina Chamical (2020) ► Chức năng từng bộ phận: - Giám đốc: + Là người đại diện điều hành công việc kinh doanh sản xuất hàng tháng của Công ty, chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. + Giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước toàn bộ thành viên về hoạt động kinh doanh của Công ty. Là người lập kế hoạch kinh doanh và định hướng chiến lược chung cho Công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty. - Phòng kế toán: + Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực tài chính cho doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, phản ánh dòng vốn kinh doanh của Công ty để Công ty có thể sản xuất kinh doanh hiệu quả. Giám đốc Phòng kế toán Phòng hành chính Phòng sản xuất kinh doanh Phòng cung ứng vật tư
  • 18. 8 + Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc chỉ đạo về các nghiệp vụ của công tác tài chính kế toán như sau: ● Thực hiện việc kế toán, thống kê và các hoạt động nhằm quản lý tiền, hàng. ● Chỉ đạo quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tạo nguồn vốn phục vụ cho công tác kinh doanh. ● Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của Bộ tài chính, thay mặt Công ty giải quyết các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, phối hợp với các pḥòng ban trong Công ty để làm tốt công việc kinh doanh của Công ty. - Pḥòng hành chính: Thực hiện các chính sách về tuyển dụng và đào tạo nhân viên, quản lý hồ sơ, lí lịch công nhân viên, thống kê quản lý lao động trong Công ty, tham gia giúp ban Giám đốc nghiên cứu kế hoạch xây dựng, triển khai, giám sát thực hiện kinh nghiệm, cải tiến và hoàn thành các tổ chức. - Phòng sản xuất – kinh doanh: + Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của Công ty, xây dựng kế hoạch kinh doanh đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công ty, kí kết các hợp đồng với khách hàng. Có nhiệm vụ lập kế hoạch vật tư thiết bị, theo dõi và hướng dẫn lái xe thực hiện công việc và các quy định của Công ty. + Có nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch sản xuất của Công ty và vẫn phải đảm bảo yêu cầu tiến độ, cũng như chất lượng thành phẩm. - Phòng cung ứng vật tư: Có trách nhiệm tìm nhà cung ứng vật tư để sản xuất đảm bảo yêu cầu chất lượng, số lượng, thời hạn và với mức giá thấp nhất. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
  • 19. 9 Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy kế toán Nguồn: Phòng kế toán Công ty Tae Young Vina Chamical (2020) ► Chú thích: Quan hệ trực tiếp: Quan hệ chức năng: ► Chức năng từng phòng ban: - Kế toán trưởng: Là người có chức năng cao nhất trong bộ phận kế toán của Công ty, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty và cơ quan nhà nước về tính chính xác, trung thực, hợp lý về tình hình tài chính của Công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng cọ̀n có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động tài chính của Công ty, tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế toán trong nội bộ và kiểm tra tính trung thực trong báo cáo trước khi chuyển cho Giám đốc xét duyệt. Kế toán tổng hợp Kế toán bán hàng Kế toán hàng hóa Kế toán kiểm kê, thanh toán lương Thủ quỹ
  • 20. 10 - Kế toán tổng hợp: Là người điều hành, kiểm tra công tác kế toán, tổng hợp số liệu để lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, thay mặt Kế toán trưởng quản lý công việc của pḥòng kế toán khi Kế toán trưởng đi vắng. - Kế toán bán hàng: Theo dõi tình hình thu chi, tiêu thụ hàng hóa tại các cửa hàng. Thu chi tiền hàng của các cửa hàng để nộp cho thủ quỹ. - Kế toán hàng hóa, xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi tình hình hàng hóa, biến động của doanh thu tăng giảm, xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. - Kế toán thanh toán kiêm kế toán lương: Có trách nhiệm theo dõi, ghi chép các khoản thanh toán với người lao động, với khách hàng và nhà cung cấp cũng như nghĩa vụ đối với Nhà nước. Chịu trách nhiệm tính các khoản trích theo lương của người lao động. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt và quan hệ với ngân hàng, theo dõi, cập nhật thường xuyên quá trình luân chuyển tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đối chiếu kiểm tra kịp thời với quỹ tiền mặt, tiền gửi của Công ty. 1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị. - Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của bộ tài chính, căn cứ luật kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003 theo đề nghị của vụ trưởng vụ chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ trưởng bộ tài chính ban hành thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. - Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán: Đồng Việt Nam (VNĐ) - Tiền: bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
  • 21. 11 - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hoạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân cuối kỳ. - Khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. - Hình thức sổ kế toán áp dụng trên phần mềm máy vi tính. Sơ đồ trình tự ghi sổ được thể hiện dưới hình 1.3 sau: PHẦN MỀM KẾ TOÁN Hình 1.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ Nguồn: Nguyễn Thị Khoa (2017) Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối kỳ: Quan hệ đối chiếu kiểm tra: - Hàng ngày, kể toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi số, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. - Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các số, thẻ kế toán chi tiết liên quan. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết MÁY VI TÍNH
  • 22. 12 - Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa số (cộng số) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. - Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.[3]
  • 23. 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TAE YOUNG VINA CHAMICAL 2.1 Nội dung Khái quát về nợ phải thu của khách hàng tại Công ty Tae Young Vina Chemical - Địa bàn tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu trong nước với các mặt hàng như mực in OPP, GNC, OPP/PP,….Công ty cũng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài chủ yếu là Hàn Quốc nhưng rất ít. - Khách hàng tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu là các cá nhân hay tổ chức trong nước có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Công ty theo yêu cầu của khách hàng như Công ty CP bao bì Bình Minh, Công ty TNHH Choice Protech,… - Chính sách cho khách hàng của Công ty: + Công nợ phải thu phát sinh do bán hàng hóa với khách hàng được ghi đầy đủ trong hợp đồng cam kết giữa hai bên. Hợp đồng ghi rõ thời gian bán sản phẩm, hình thức thanh toán, hình thức vận chuyển hàng hóa, thời gian giao hàng,… + Khi lập hóa đơn bán hàng nhân viên bán hàng phải kiểm tra hợp đồng và giấy tờ liên quan phải khớp đúng. + Định kỳ, mỗi quý các khoản phải thu khách hàng được đối chiếu xác nhận nợ nếu không phù hợp với số phải thu trên sổ kế toán thì phải tìm nguyên nhân và thông báo với bên khách hàng để tìm phương pháp giải quyết. + Cuối mỗi quý, kế toán có trách nhiệm báo cáo tình hình công nợ phải thu khách hàng, báo cáo với Giám đốc các trường hợp đặc biệt để có biện pháp xử lý. + Chiếc khấu cho khách hàng: Công ty áp dụng chiếc khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán sớm. Chiếc khấu 2% giá trị hợp đồng nếu khách hàng thanh toán trên 10 ngày kể từ ngày ghi nhận doanh thu bán hàng.
  • 24. 14 + Giảm giá hàng bán: áp dụng chính sách giảm 2% cho khách hàng nhiều lần mua sản phẩm của Công ty. - Chứng từ sử dụng: + Hóa đơn bán hàng + Giấy báo có của ngân hàng + Hóa đơn GTGT + Phiếu thu 2.2 Nguyên tắc kế toán Công ty áp dụng nguyên tắc kế toán các khoản phải thu theo thông tư 200/2014/TT-BTC có điều chỉnh sao cho phù hợp với Công ty như sau: - Tài khoản phải thu khách hàng dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Công ty với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa. - Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá. - Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ theo từng tài khoản chi tiết. - Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá theo thoả thuận giữa công ty với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.
  • 25. 15 - Công ty theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại tài khoản nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc: + Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. + Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ. + Công ty phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.[1] 2.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: TK131- Phải thu khách hàng. Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng các khoản phải thu khách hàng của công ty, bao gồm: - Bán sản phẩm, hàng hóa. - Thu tiền thừa trả lại cho khách hàng. - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ. Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ giảm các khoản phải thu khách hàng tại Công ty, bao gồm: - Số tiền khách hàng đã trả nợ. - Số tiền đã nhận trước, trả trước của khách hàng. - Các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng. - Doanh thu của hàng đã bán bị người mua trả lại.
  • 26. 16 - Số tiền chiếc khấu thanh toán và chiếc khấu thương mại cho người mua. - Đánh giá các khoản phải thu bằng ngoại tệ. Số dư cuối kỳ bên nợ: số tiền còn phải thu của khách hàng. Tài khoản có thể có số dư bên có phản ánh số tiền nhận trước, số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng. - Tài khoản 131 phải thu khách hàng Công ty mở chi tiết TK 1311 phải thu khách hàng bằng VNĐ, TK 1312 phải thu bằng ngoại tệ. - Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên kế toán không dùng hình thức theo dõi từng khách hàng theo tài khoản chi tiết mà kế toán sẽ thực hiện nhập theo mã danh mục khác hàng dựa trên thực tế khách hàng của Công ty. Ví dụ: Công ty CP bao bì Bình Minh kế toán sẽ đặt tên mã khách hàng BMK_001; công ty TNHH Choice Protech kế toán đặt tên mã khách hàng PTK_001;... 2.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty Các loại sổ liên quan đến TK 131 tại Công ty Tae Young Vina Chemical: - Sổ chi tiết TK 131: + Ở Công ty Tae Young Vina Chemical, sổ này được mở cho từng đối tượng chi tiết và ghi chép các nghiệp vụ theo trình tự thời gian phát sinh theo ngày, tháng, quý và năm dựa trên các chứng từ gốc. Số dư cuối kỳ của tháng này sẽ làm số dư đầu kỳ tháng sau. + Sổ chi tiết dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ của khách hàng khi Công ty bán chịu sản phẩm, hàng hóa. - Sổ tổng hợp TK 131: + Phản ánh số dư đầu kỳ của tháng, quý hoặc năm và từng tài khoản đối ứng có liên quan trong quá trình mua bán sản phẩm hàng hóa của Công ty.
  • 27. 17 - Bảng tổng hợp nợ phải thu: Với mục đích chính là giúp Công ty đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về tình hình biến động công nợ của các đối tượng là khách hàng mà Công ty có giao dịch phát sinh trong kỳ. Từ đó, có thể đưa ra các quyết định về chính sách về thanh toán, thời hạn nợ, chiết khấu, khuyến mãi,… với khách hàng. Căn cứ lập bảng tổng hợp nợ phải thu dựa vào sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng. - Sổ nhật ký chung: hàng ngày các nhiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán nhập vào phần mềm như nghiệp vụ bán hàng từ đó sẽ được tổng hợp lên sổ nhật ký chung nhằm cho việc theo dõi dễ dàng hơn. - Sổ cái: Từ số liệu trên sổ nhật ký chung được ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán đã được phát sinh trên sổ nhật ký chung. ► Chứng từ được sử dụng liên quan đến tài khoản phải thu khách hàng của Công ty: - Hóa đơn GTGT: được lập khi Công ty bán hàng hóa cho khách hàng và lập ngay sau khi cung cấp hàng hóa theo các nội dung chỉ tiêu in sẵn trên hóa đơn ( hóa đơn phải được cơ quan thuế chấp nhận ). Các chỉ tiêu trên hóa đơn gồm: + Tên công ty, mã số thuế, địa chỉ, website, số điện thoại, địa chỉ, số TK. + Tên hóa đơn. + Mẫu số ví dụ 01GTKT3/001. + Ký hiệu ví dụ TV/17P. + Số ví dụ 0002218. + Tên khách hàng, tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, hình thức thanh toán. + STT, tên hàng hóa bán ra, đơn vị tính, số lượng, đơn giá và thành tiền. + Thuế suất GTGT, tiền thuế. + Cộng tiền thanh toán, viết bằng số và bằng chữ.
  • 28. 18 + Ký tên người mua và bán hàng. Ví dụ hóa đơn tại công ty: Hình 2.1. Hóa đơn GTGT
  • 29. 19 Nguồn: Công ty Tae Young Vina Chemical (2020) - Sao kê ngân hàng: Hàng tháng Công ty sẽ được ngân hàng gửi bảng sao kê, báo có liên quan đến từng nghiệp vụ khách hàng thanh toán tiền hàng cho Công ty nhằm giúp kế toán theo dõi được các khoản thu từ khách hàng, công nợ khách hàng chưa thanh toán. Ví dụ bảng sao kê ngân hàng tại Công ty: Hình 2.2. Sao kê ngân hàng ACB Nguồn: Công ty Tae Young Vina Chemical (2020) - Biên bảng bù trừ công nợ: được lập khi Công ty đã xảy ra giao dịch bán hàng với khách hàng và bên mua trả lại hàng và sử dụng hình thức cấn trừ công nợ
  • 30. 20 hoặc chi tiền ngay. Ví dụ biên bảng bù trừ công nợ giữa Công ty CP TM và SX bao bì Lai Trường Sơn - Long An và Công ty Tae Young Vina Chemical: Hình 2.3. Biên bảng bù trừ công nợ
  • 31. 21 Nguồn: Công ty Tae Young Vina Chemical (2020) 2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical 2.5.1. Một số nghiệp vụ phát sinh a) Nghiệp vụ 1: Ngày 02/12/2019 Công ty xuất bán Mực in OPP và TR cho Công ty CP bao bì Bình Minh giá bán chưa thuế 57.120 ngàn đồng, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. Kế toán lập Hóa đơn số 0002170. - Hóa đơn bán hàng:
  • 32. 22 Hình 2.4. Hóa đơn GTGT số 0002170 Nguồn: Tài liệu Công ty Tae Young Vina Chemical (2020) - Các bước thực hiện trên phần mềm: + Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm.
  • 33. 23 + Bước 2: Sau khi vào được phần mềm → Chọn ngày hạch toán → Bàn làm việc. + Bước 3: Vào phân hệ bán hàng → Quy trình → Nghiệp vụ cần làm. + Bước 4: Chọn hóa đơn bán hàng → Thêm → Xuất hiện hóa đơn bán hàng
  • 34. 24 + Bước 5: Nhập thông tin cần thiết → Hạch toán nghiệp vụ → Lưu và đóng b) Nghiệp vụ 2: Ngày 14/12/2019 Công ty xuất bán Mực in GNC cho Công ty TNHH Choice Pro-tech giá bán chưa thuế 2.336ngàn đồng, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. Kế toán lập Hóa đơn số 0002197. - Hóa đơn bán hàng:
  • 35. 25 Hình 2.5. Hóa đơn GTGT số 0002197 Nguồn: Tài liệu Công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
  • 36. 26 - Các bước thực hiện trên phần mềm: như nghiệp vụ 1. c) Nghiệp vụ 3: Ngày 18/12/2019 Công ty xuất bán Mực in OPP cho Công ty TNHH Nam Kyung Vina giá bán chưa thuế 22.712 ngàn đồng, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. Kế toán lập Hóa đơn số 0002205. - Hóa đơn bán hàng:
  • 37. 27 Hình 2.6. Hóa đơn GTGT 0002205 Nguồn: Tài liệu Công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
  • 38. 28 - Các bước thực hiện trên phần mềm: như nghiệp vụ 1. d) Nghiệp vụ 4: Ngày 20/12/2019 Công ty TNHH SB Tech trả tiền hàng qua ngân hàng ACB với số tiền 28.299 ngàn đồng. - Báo có ngân hàng ACB: Hình 2.7. Báo có ngân hàng ACB ngày 20/12/2019 Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020) - Các bước thực hiện: + Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm.
  • 39. 29 + Bước 2: Sau khi vào được phần mềm → Chọn ngày hạch toán → Bàn làm việc. + Bước 3: Vào phân hệ bán hàng → Thu tiền khách hàng → Nghiệp vụ cần làm. + Bước 4: Nhập thông tin cần thiết → Hạch toán nghiệp vụ → Lưu và đóng.
  • 40. 30 e) Nghiệp vụ 5: Ngày 30/12/2019 Công ty xuất bán Mực in OPP cho Công ty CP Liwayway Việt Nam giá bán chưa thuế 42.488 ngàn đồng, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. Kế toán lập Hóa đơn số 0002227. - Hóa đơn bán hàng:
  • 41. 31 Hình 2.8. Hóa đơn GTGT số 0002227 Nguồn: Tài liệu Công ty Tae Young Vina Chemical (2020) - Các bước thực hiện trên phần mềm: như nghiệp vụ 1. f) Nghiệp vụ 6:
  • 42. 32 Ngày 31/12/2019 Công ty TNHH bao bì Rồng Việt thanh toán tiền hàng hóa đơn 0002117 qua ngân hàng ACB với số tiền 10.696 ngàn đồng. - Báo có ngân hàng ACB: Hình 2.9. Báo có ngân hàng ACB ngày 31/12/2019 Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020) - Các bước thực hiện trên phần mềm: như nghiệp vụ 4 2.5.2. Ghi sổ sách Sau khi kiểm tra chứng từ hợp pháp, hợp lệ và nhập vào phần mềm được ghi vào sổ nhật ký chung như sau:
  • 43. 33 Hình 2.10. Sổ nhật ký chung ngày 02/12/2019 Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020) Hình 2.11. Sổ nhật ký chung ngày 14/12/2019 Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
  • 44. 34 Hình 2.12. Sổ nhật ký chung ngày 18/12/2019 Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020) Hình 2.13. Sổ nhật ký chung ngày 20/12/2019 Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
  • 45. 35 Hình 2.14. Sổ nhật ký chung ngày 30/12/2019 Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020) Hình 2.15. Sổ nhật ký chung ngày 31/12/2019 Nguồn: Tài liệu công ty Tae Young Vina Chemical (2020)
  • 46. 36 - Từ sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái theo bảng 2.1 sau: Bảng 2.1. Sổ cái Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical Khu phố 1B, P. An Phú ,TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương SỔ CÁI TÀI KHOẢN Phải thu khách hàng – VND (1311) ĐVT: Ngàn đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát sinh Mă Ngày Ct Số Ctừ Nợ Có HĐ 02/12/2020 2071//12 Mực in OPP, TR HĐ 2071 33311 5.712 HĐ 02/12/2020 2071//12 Mực in OPP, TR HĐ 2071 5112 5.712.000 HD 07/12/2019 2182/12 Mực in TR, OPP HD 2182 33311 1.040 HD 07/12/2019 2182/12 Mực in TR, OPP HD 2182 5112 10.400 BC 09/12/2019 006/ACB12 Thu tiền bán hàng2053; 2075 11211 7.497 HD 09/12/2019 2183/12 Mực in OPP HD 2183 33311 5.443 HD 09/12/2019 2183/12 Mực in OPP HD 2183 5112 54.432 HD 10/12/2019 2185/12 Mực in OPP/PP HD 2185 33311 2.441 HD 10/12/2019 2185/12 Mực in OPP/PP HD 2185 5112 24.416 HD 11/12/2019 2186/12 Mực in OPP HD 2186 33311 2.816 HD 11/12/2019 2186/12 Mực in OPP HD 2186 5112 28.162 HD 11/12/2019 2187/12 Mực in GNC, PP HD 2187 33311 2.106 HD 11/12/2019 2187/12 Mực in GNC, PP HD 2187 5112 21.060
  • 47. 37 HD 11/12/2019 2188/12 Mực in OPP HD 2188 33311 3.888 HD 11/12/2019 2188/12 Mực in OPP HD 2188 5112 38.880 BC 12/12/2019 008/ACB12 Thu tiền bán hàng2147, 2177 11211 52.870 BC 12/12/2019 009/ACB12 Thu tiền bán hàng 11211 30.000 HD 12/12/2019 2189/12 Mực in OPP HD 2189 33311 5.728 HD 12/12/2019 2189/12 Mực in OPP HD 2189 5112 57.280 HD 12/12/2019 2190/12 Mực in OPP/PP HD 2190 33311 993 HD 12/12/2019 2190/12 Mực in OPP/PP HD 2190 5112 9.936 HD 12/12/2019 2191/12 Mực in OPP HD 2191 33311 4.579 HD 12/12/2019 2191/12 Mực in OPP HD 2191 5112 45.792 HD 12/12/2019 2192/12 Mực in GNC HD 0002192' 33311 1.404 HD 12/12/2019 2192/12 Mực in GNC HD 0002192 5112 14.040 HD 12/12/2019 2193/12 Keo OP HD 00021923 33311 440 HD 12/12/2019 2193/12 Keo OP HD 00021923 5112 4.400 HD 13/12/2019 2194/12 Mực in OPP HD 00021924 33311 3.195 HD 13/12/2019 2194/12 Mực in OPP HD 00021924 5112 31.952 HD 13/12/2019 2195/12 Mực in GNC HD 00021925 33311 264 HD 13/12/2019 2195/12 Mực in GNC HD 00021925 5112 2.640 HD 13/12/2019 2196/12 Mực in GNC HD 0002196 33311 339 HD 13/12/2019 2196/12 Mực in GNC HD 0002196 5112 3.392 HD 14/12/2019 2197/12 Mực in GNC HD 0002197 33311 233 HD 14/12/2019 2197/12 Mực in GNC HD 0002197 5112 2.336 HD 14/12/2019 2198/12 Mực in GNC HD 0002198 33311 1.014 HD 14/12/2019 2198/12 Mực in GNC HD 0002198 5112 10.144
  • 48. 38 HD 14/12/2019 2199/12 Mực in OPP HD 0002199 33311 683 HD 14/12/2019 2199/12 Mực in OPP HD 0002199 5112 6.832 BC 16/12/2019 010/ACB12 Thu tiền bán hàng2059 11211 50.000 HD 16/12/2019 2200/12 Mực in PET HD 0002200 33311 2.176 HD 16/12/2019 2200/12 Mực in PET HD 0002200 5112 21.760 HD 16/12/2019 2201/12 Mực in GNC HD 0002201 33311 520 HD 16/12/2019 2201/12 Mực in GNC HD 0002201 5112 5.200 HD 17/12/2019 2202/12 Mực in OPP HD 0002202 33311 6.048 HD 17/12/2019 2202/12 Mực in OPP HD 0002202 5112 60.480 HD 17/12/2019 2203/12 Mực in OPP HD 0002203 33311 4.448 HD 17/12/2019 2203/12 Mực in OPP HD 0002203 5112 44.480 HD 17/12/2019 2204/12 Mực in OPP HD 0002204 33311 4.480 HD 17/12/2019 2204/12 Mực in OPP HD 0002204 5112 44.800 BC 18/12/2019 012/ACB12 Thu tiền bán hàng2193 11211 4.840 HD 18/12/2019 2205/12 Mực in OPP HD 0002205 33311 2.271 HD 18/12/2019 2205/12 Mực in OPP HD 0002205 5112 22.712 HD 18/12/2019 2206/12 Mực in OPP HD 0002206 33311 252 HD 18/12/2019 2206/12 Mực in OPP HD 0002206 5112 2.520 BC 19/12/2019 013/ACB12 Thu tiền bán hàng 11211 50.000 HD 19/12/2019 2207/12 Mực in PP HD 0002207 33311 294 HD 19/12/2019 2207/12 Mực in PP HD 0002207 5112 2.944 HD 19/12/2019 2208/12 Mực in TR HD 0002208 33311 5.628
  • 49. 39 HD 19/12/2019 2208/12 Mực in TR HD 0002208 5112 56.288 HD 19/12/2019 2209/12 Mực in TR, OPP HD 0002209 33311 3.446 HD 19/12/2019 2209/12 Mực in TR, OPP HD 0002209 5112 34.464 HD 19/12/2019 2210/12 Mực in OPP HD 0002210 33311 1.364 HD 19/12/2019 2210/12 Mực in OPP HD 0002210 5112 13.640 BC 20/12/2019 014/ACB12 Thu tiền bán hàng2127, 2130 11211 65.401 BC 20/12/2019 015/ACB12 Thu tiền bán hàng 11211 28.299 BC 20/12/2019 016/ACB12 Thu tiền bán hàng 11211 10.841 HD 20/12/2019 2211/12 Mực in OPP/PP HD 0002211 33311 2.067 HD 20/12/2019 2211/12 Mực in OPP/PP HD 0002211 5112 20.672 HD 20/12/2019 2212/12 Mực in GNC HD 0002212 33311 544 HD 20/12/2019 2212/12 Mực in GNC HD 0002212 5112 5.440 HD 21/12/2019 2213/12 Mực in GNC HD 0002213 33311 129 HD 21/12/2019 2213/12 Mực in GNC HD 0002213 5112 1.290 HD 22/12/2019 2214/12 Mực in OPP HD 0002214 33311 3.456 HD 22/12/2019 2214/12 Mực in OPP HD 0002214 5112 34.560 BC 23/12/2019 002/SHB12 Ứng tước tiền hàng 2020 11212 1.000.000 BC 24/12/2019 019/ACB12 Thu tiền bán hàng2097, 2104, 2116 11211 115.403 HD 24/12/2019 2215/12 Mực in OPP HD 0002215 33311 5.342 HD 24/12/2019 2215/12 Mực in OPP HD 0002215 5112 53.424 HD 24/12/2019 2216/12 Mực in OPP/PP HD 0002216 33311 3.372 HD 24/12/2019 2216/12 Mực in OPP/PP HD 0002216 5112 33.720
  • 50. 40 HD 24/12/2019 2217/12 Mực in OPP/PP HD 0002217 33311 580 HD 24/12/2019 2217/12 Mực in OPP/PP HD 0002217 5112 5.800 HD 24/12/2019 2218/12 Mực in GNC HD 0002218 33311 1.651 HD 24/12/2019 2218/12 Mực in GNC HD 0002218 5112 16.512 BC 25/12/2019 003/SHB12 Thu tiền mực in tháng 12 11212 161.644 BC 25/12/2019 003/SHB12 Thu tiền mực in tháng 12 642703 40 HD 25/12/2019 2219/12 Mực in GNC HD 0002219 33311 1.730 HD 25/12/2019 2219/12 Mực in GNC HD 0002219 5112 17.304 HD 25/12/2019 2220/12 Mực in GNC HD 0002220 33311 2.106 HD 25/12/2019 2220/12 Mực in GNC HD 0002220 5112 21.060 HD 25/12/2019 2221/12 Mực in GNC HD 0002221 33311 130 HD 25/12/2019 2221/12 Mực in GNC HD 0002221 5112 1.304 BC 26/12/2019 024/ACB12 Thu tiền bán hàng2153 2155 2156 11211 43.274 BC 27/12/2019 025/ACB12 Thu tiền bán hàng 2135+2141 11211 89.548 HD 27/12/2019 2222/12 Mực in TR, OPP HD 0002222 33311 3.984 HD 27/12/2019 2222/12 Mực in TR, OPP HD 0002222 5112 39.840 HD 27/12/2019 2224/12 Mực in GNC HD 0002224 33311 254 HD 27/12/2019 2224/12 Mực in GNC HD 0002224 5112 2.544 HD 30/12/2019 2225/12 Mực in TR HD 0002225 33311 192 HD 30/12/2019 2225/12 Mực in TR HD 0002225 5112 1.920 HD 30/12/2019 2226/12 Mực in OPP HD 0002226 33311 1.987
  • 51. 41 HD 30/12/2019 2226/12 Mực in OPP HD 0002226 5112 19.872 HD 30/12/2019 2227/12 Mực in OPP HD 0002227 33311 4.248 HD 30/12/2019 2227/12 Mực in OPP HD 0002227 5112 42.488 HD 30/12/2019 2228/12 Mực in OPP HD 0002228 33311 2.362 HD 30/12/2019 2228/12 Mực in OPP HD 0002228 5112 23.624 BC 31/12/2019 027/ACB12 Thu tiền bán hàng2169, 2174 11211 63.184 BC 31/12/2019 028/ACB12 Thu tiền bán hàng2117 11211 10.696 HD 31/12/2019 2229/12 Mực in OPP HD 0002229 33311 7.232 HD 31/12/2019 2229/12 Mực in OPP HD 0002229 5112 72.320 HD 31/12/2019 2230/12 Mực in OPP HD 0002230 33311 4.791 HD 31/12/2019 2230/12 Mực in OPP HD 0002230 5112 47.912 HD 31/12/2019 2231/12 Mực in OPP HD 0002231 33311 224 HD 31/12/2019 2231/12 Mực in OPP HD 0002231 5112 2.240 HD 31/12/2019 2232/12 Mực in OPP HD 0002232 33311 2.016 HD 31/12/2019 2232/12 Mực in OPP HD 0002232 5112 20.160 HD 31/12/2019 2233/12 Mực in PET2 HD 0002233 33311 1.146 HD 31/12/2019 2233/12 Mực in PET2 HD 0002233 5112 11.464 HD 31/12/2019 2234/12 Mực in GNC HD 0002234 33311 1.634 HD 31/12/2019 2234/12 Mực in GNC HD 0002234 5112 16.340 HD 31/12/2019 2235/12 Mực in OPP HD 0002235 33311 7.537 HD 31/12/2019 2235/12 Mực in OPP HD 0002235 5112 75.376 Tổng cộng 1.821.023 2.073.874 Số dư cuối kỳ 14.217.955 Ngày tháng năm
  • 52. 42 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc - Từ sổ cái kế toán ghi sổ chi tiết theo bảng 2.2 sau: Bảng 2.2. Sổ chi tiết Công ty TNHH Tae Young Vina Chemical Khu phố 1B, P. An Phú ,TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHÁCH HÀNG Tháng 12 năm 2019 Phải thu khách hàng – VND (1311) ĐVT: Ngàn đồng Mã Ngày Số Nội dung TK đối ứng Tăng Giam Dư cuối Số dư đầu kỳ 14.470.807 HD 02/12/19 2168/12 Mực in OPP HD 0002168 33311 1.952 14.472.759 HD 02/12/19 2168/12 Mực in OPP HD 0002168 5112 19.520 14.492.279 HD 02/12/19 2169/12 Mực in OPP HD 0002169 33311 2.104 14.494.383 HD 02/12/19 2169/12 Mực in OPP HD 0002169 5112 21.040 14.515.423 HD 02/12/19 2170/12 Mực in TR, OPP HD 0002170 33311 5.712 14.521.135 HD 02/12/19 2170/12 Mực in TR, OPP HD 5112 57.120 14.578.255
  • 53. 43 0002170 HD 02/12/19 2171/12 Mực in GNC HD 0002171 33311 1.038 14.579.294 HD 02/12/19 2171/12 Mực in GNC HD 0002171 5112 10.387 14.589.681 BC 02/12/19 001/AC B12 Thu tiền bán hàng 11211 30.000 14.559.681 HD 03/12/19 2172/12 Mực in TR, OPP HD 0002172 33311 7.238 14.566.919 HD 03/12/19 2172/12 Mực in TR, OPP HD 0002172 5112 72.384 14.639.303 HD 03/12/19 2173/12 Mực in OPP HD 0002173 33311 5.184 14.644.487 HD 03/12/19 2173/12 Mực in OPP HD 0002173 5112 51.840 14.696.327 BC 04/12/19 002/AC B12 Thu tiền bán hàng2067;2060;2061 ;2055; 2084; 2081 11211 206.160 14.489.532 HD 05/12/19 2174/12 Mực in OPP HD 0002174 33311 3.640 14.493.172 HD 05/12/19 2174/12 Mực in OPP HD 0002174 5112 36.400 14.529.572 HD 05/12/19 2175/12 Mực in OPP HD 0002175 33311 1.408 14.530.980 HD 05/12/19 2175/12 Mực in OPP HD 0002175 5112 14.080 14.545.060 HD 05/12/19 2176/12 Mực in OPP HD 0002176 33311 5.616 14.550.676 HD 05/12/19 2176/12 Mực in OPP HD 5112 56.160 14.606.836
  • 54. 44 0002176 BC 05/12/19 003/AC B12 Thu tiền bán hàng2040, 2027, 2044 11211 50.000 14.556.836 HD 06/12/19 2177/12 Mực in GNC, GPP HD 0002177 33311 2.700 14.559.536 HD 06/12/19 2177/12 Mực in GNC, GPP HD 0002177 5112 27.004 14.586.540 HD 06/12/19 2178/12 Mực in GNC HD 2178 33311 1.246 14.587.786 HD 06/12/19 2178/12 Mực in GNC HD 2178 5112 12.460 14.600.246 HD 06/12/19 2179/12 Mực in OPP HD 2179 33311 688 14.600.934 HD 06/12/19 2179/12 Mực in OPP HD 2179 5112 6.880 14.607.814 BC 06/12/19 004/AC B12 Thu tiền bán hàng 11211 3.537 14.604.277 HD 07/12/19 2180/12 Mực in OPP HD 2180 33311 763 14.605.040 HD 07/12/19 2180/12 Mực in OPP HD 2180 5112 7.632 14.612.672 HD 07/12/19 2182/12 Mực in TR, OPP HD 2182 33311 1.040 14.613.712 HD 07/12/19 2182/12 Mực in TR, OPP HD 2182 5112 10.400 14.624.112 HD 09/12/19 2183/12 Mực in OPP HD 2183 33311 5.443 14.629.555 HD 09/12/19 2183/12 Mực in OPP HD 5112 54.432 14.683.987
  • 55. 45 2183 BC 09/12/19 006/AC B12 Thu tiền bán hàng2053; 2075 11211 7.497 14.676.489 HD 10/12/19 2185/12 Mực in OPP/PP HD 2185 33311 2.441 14.678.931 HD 10/12/19 2185/12 Mực in OPP/PP HD 2185 5112 24.416 14.703.347 HD 11/12/19 2186/12 Mực in OPP HD 2186 33311 2.816 14.706.163 HD 11/12/19 2186/12 Mực in OPP HD 2186 5112 28.162 14.734.325 HD 11/12/19 2187/12 Mực in GNC, PP HD 2187 33311 2.106 14.736.431 HD 11/12/19 2187/12 Mực in GNC, PP HD 2187 5112 21.060 14.757.491 HD 11/12/19 2188/12 Mực in OPP HD 2188 33311 3.888 14.761.379 HD 11/12/19 2188/12 Mực in OPP HD 2188 5112 38.880 14.800.259 HD 12/12/19 2189/12 Mực in OPP HD 2189 33311 5.728 14.805.987 HD 12/12/19 2189/12 Mực in OPP HD 2189 5112 57.280 14.863.267 HD 12/12/19 2190/12 Mực in OPP/PP HD 2190 33311 993 14.864.261 HD 12/12/19 2190/12 Mực in OPP/PP HD 2190 5112 9.936.000 14.874.197 HD 12/12/19 2191/12 Mực in OPP HD 2191 33311 4.579 14.878.776
  • 56. 46 HD 12/12/19 2191/12 Mực in OPP HD 2191 5112 45.792 14.924.568 HD 12/12/19 2192/12 Mực in GNC HD 0002192' 33311 1.404 14.925.972 HD 12/12/19 2192/12 Mực in GNC HD 0002192' 5112 14.040 14.940.012 HD 12/12/19 2193/12 Keo OP HD 00021923 33311 440 14.940.452 HD 12/12/19 2193/12 Keo OP HD 00021923 5112 4.400 14.944.852 BC 12/12/19 008/AC B12 Thu tiền bán hàng2147, 2177 11211 52.870 14.891.982 BC 12/12/19 009/AC B12 Thu tiền bán hàng 11211 30.000 14.861.982 HD 13/12/19 2194/12 Mực in OPP HD 00021924 33311 3.195 14.865.177 HD 13/12/19 2194/12 Mực in OPP HD 00021924 5112 31.952 14.897.129 HD 13/12/19 2195/12 Mực in GNC HD 00021925 33311 264 14.897.393 HD 13/12/19 2195/12 Mực in GNC HD 00021925 5112 2.640 14.900.033 HD 13/12/19 2196/12 Mực in GNC HD 0002196 33311 339 14.900.372 HD 13/12/19 2196/12 Mực in GNC HD 0002196 5112 3.392 14.903.764 HD 14/12/19 2197/12 Mực in GNC HD 0002197 33311 233 14.903.998 HD 14/12/19 2197/12 Mực in GNC HD 5112 2.336 14.906.334
  • 57. 47 0002197 HD 14/12/19 2198/12 Mực in GNC HD 0002198 33311 1.014 14.907.348 HD 14/12/19 2198/12 Mực in GNC HD 0002198 5112 10.144 14.917.492 HD 14/12/19 2199/12 Mực in OPP HD 0002199 33311 683 14.918.175 HD 14/12/19 2199/12 Mực in OPP HD 0002199 5112 6.832 14.925.007 HD 16/12/19 2200/12 Mực in PET HD 0002200 33311 2.176 14.927.183 HD 16/12/19 2200/12 Mực in PET HD 0002200 5112 21.760 14.948.943 HD 16/12/19 2201/12 Mực in GNC HD 0002201 33311 520 14.949.463 HD 16/12/19 2201/12 Mực in GNC HD 0002201 5112 5.200 14.954.663 BC 16/12/19 010/AC B12 Thu tiền bán hàng2059 11211 50.000 14.904.663 HD 17/12/19 2202/12 Mực in OPP HD 0002202 33311 6.048 14.910.711 HD 17/12/19 2202/12 Mực in OPP HD 0002202 5112 60.480 14.971.191 HD 17/12/19 2203/12 Mực in OPP HD 0002203 33311 4.448 14.975.639 HD 17/12/19 2203/12 Mực in OPP HD 0002203 5112 44.480 15.020.119 HD 17/12/19 2204/12 Mực in OPP HD 0002204 33311 4.480 15.024.599
  • 58. 48 HD 17/12/19 2204/12 Mực in OPP HD 0002204 5112 44.800 15.069.399 HD 18/12/19 2205/12 Mực in OPP HD 0002205 33311 2.271 15.071.670 HD 18/12/19 2205/12 Mực in OPP HD 0002205 5112 22.712 15.094.382 HD 18/12/19 2206/12 Mực in OPP HD 0002206 33311 252 15.094.634 HD 18/12/19 2206/12 Mực in OPP HD 0002206 5112 2.520 15.097.154 BC 18/12/19 012/AC B12 Thu tiền bán hàng2193 11211 4.840 15.092.314 HD 19/12/19 2207/12 Mực in PP HD 0002207 33311 294 15.092.609 HD 19/12/19 2207/12 Mực in PP HD 0002207 5112 2.944 15.095.553 HD 19/12/19 2208/12 Mực in TR HD 0002208 33311 5.628 15.101.182 HD 19/12/19 2208/12 Mực in TR HD 0002208 5112 56.288 15.157.470 HD 19/12/19 2209/12 Mực in TR, OPP HD 0002209 33311 3.446 15.160.916 HD 19/12/19 2209/12 Mực in TR, OPP HD 0002209 5112 34.464 15.195.380 HD 19/12/19 2210/12 Mực in OPP HD 0002210 33311 1.364 15.196.744 HD 19/12/19 2210/12 Mực in OPP HD 0002210 5112 13.640 15.210.384 BC 19/12/19 013/AC Thu tiền bán hàng 11211 50.000 15.160.384
  • 59. 49 B12 HD 20/12/19 2211/12 Mực in OPP/PP HD 0002211 33311 2.067 15.162.451 HD 20/12/19 2211/12 Mực in OPP/PP HD 0002211 5112 20.672 15.183.123 HD 20/12/19 2212/12 Mực in GNC HD 0002212 33311 544 15.183.667 HD 20/12/19 2212/12 Mực in GNC HD 0002212 5112 5.440 15.189.107 BC 20/12/19 014/AC B12 Thu tiền bán hàng2127, 2130 11211 65.401 15.123.706 BC 20/12/19 015/AC B12 Thu tiền bán hàng 11211 28.299 15.095.407 BC 20/12/19 016/AC B12 Thu tiền bán hàng 11211 10.841 15.084.565 HD 21/12/19 2213/12 Mực in GNC HD 0002213 33311 129 15.084.694 HD 21/12/19 2213/12 Mực in GNC HD 0002213 5112 1.290 15.085.984 HD 22/12/19 2214/12 Mực in OPP HD 0002214 33311 3.456 15.089.440 HD 22/12/19 2214/12 Mực in OPP HD 0002214 5112 34.560 15.124.000 BC 23/12/19 002/SH B12 Ứng tước tiền hàng 2020 11212 1.000.000 14.124.000 HD 24/12/19 2215/12 Mực in OPP HD 0002215 33311 5.342 14.129.342 HD 24/12/19 2215/12 Mực in OPP HD 0002215 5112 53.424 14.182.766
  • 60. 50 HD 24/12/19 2216/12 Mực in OPP/PP HD 0002216 33311 3.372 14.186.138 HD 24/12/19 2216/12 Mực in OPP/PP HD 0002216 5112 33.720 14.219.858 HD 24/12/19 2217/12 Mực in OPP/PP HD 0002217 33311 580 14.220.438 HD 24/12/19 2217/12 Mực in OPP/PP HD 0002217 5112 5.800 14.226.238 HD 24/12/19 2218/12 Mực in GNC HD 0002218 33311 1.651 14.227.890 HD 24/12/19 2218/12 Mực in GNC HD 0002218 5112 16.512 14.244.402 BC 24/12/19 019/AC B12 Thu tiền bán hàng2097, 2104, 2116 11211 115.403 14.128.998 HD 25/12/19 2219/12 Mực in GNC HD 0002219 33311 1.730 14.130.729 HD 25/12/19 2219/12 Mực in GNC HD 0002219 5112 17.304 14.148.033 HD 25/12/19 2220/12 Mực in GNC HD 0002220 33311 2.106 14.150.139 HD 25/12/19 2220/12 Mực in GNC HD 0002220 5112 21.060 14.171.199 HD 25/12/19 2221/12 Mực in GNC HD 0002221 33311 130 14.171.329 HD 25/12/19 2221/12 Mực in GNC HD 0002221 5112 1.304 14.172.633 BC 25/12/19 003/SH B12 Thu tiền mực in tháng 12 11212 161.644 14.010.989
  • 61. 51 BC 25/12/19 003/SH B12 Thu tiền mực in tháng 12 642703 40.412 14.010.949 BC 26/12/19 024/AC B12 Thu tiền bán hàng2153 2155 2156 11211 43.274 13.967.675 HD 27/12/19 2222/12 Mực in TR, OPP HD 0002222 33311 3.984 13.971.659 HD 27/12/19 2222/12 Mực in TR, OPP HD 0002222 5112 39.840 14.011.499 HD 27/12/19 2224/12 Mực in GNC HD 0002224 33311 254 14.011.753 HD 27/12/19 2224/12 Mực in GNC HD 0002224 5112 2.544 14.014.297 BC 27/12/19 025/AC B12 Thu tiền bán hàng 2135+2141 11211 89.548 13.924.748 HD 30/12/19 2225/12 Mực in TR HD 0002225 33311 192 13.924.940 HD 30/12/19 2225/12 Mực in TR HD 0002225 5112 1.920 13.926.860 HD 30/12/19 2226/12 Mực in OPP HD 0002226 33311 1.987 13.928.847 HD 30/12/19 2226/12 Mực in OPP HD 0002226 5112 19.872 13.948.719 HD 30/12/19 2227/12 Mực in OPP HD 0002227 33311 4.248 13.952.968 HD 30/12/19 2227/12 Mực in OPP HD 0002227 5112 42.488 13.995.456 HD 30/12/19 2228/12 Mực in OPP HD 0002228 33311 2.362 13.997.819 HD 30/12/19 2228/12 Mực in OPP HD 5112 23.624 14.021.443
  • 62. 52 0002228 HD 31/12/19 2229/12 Mực in OPP HD 0002229 33311 7.232 14.028.675 HD 31/12/19 2229/12 Mực in OPP HD 0002229 5112 72.320 14.100.995 HD 31/12/19 2230/12 Mực in OPP HD 0002230 33311 4.791 14.105.786 HD 31/12/19 2230/12 Mực in OPP HD 0002230 5112 47.912 14.153.698 HD 31/12/19 2231/12 Mực in OPP HD 0002231 33311 224 14.153.922 HD 31/12/19 2231/12 Mực in OPP HD 0002231 5112 2.240 14.156.162 HD 31/12/19 2232/12 Mực in OPP HD 0002232 33311 2.016 14.158.178 HD 31/12/19 2232/12 Mực in OPP HD 0002232 5112 20.160 14.178.338 HD 31/12/19 2233/12 Mực in PET2 HD 0002233 33311 1.146 14.179.484 HD 31/12/19 2233/12 Mực in PET2 HD 0002233 5112 11.464 14.190.948 HD 31/12/19 2234/12 Mực in GNC HD 0002234 33311 1.634 14.192.582 HD 31/12/19 2234/12 Mực in GNC HD 0002234 5112 16.340 14.208.922 HD 31/12/19 2235/12 Mực in OPP HD 0002235 33311 7.537 14.216.460 HD 31/12/19 2235/12 Mực in OPP HD 0002235 5112 75.376 14.291.836
  • 63. 53 BC 31/12/19 027/AC B12 Thu tiền bán hàng2169, 2174 11211 63.184 14.228.652 BC 31/12/19 028/AC B12 Thu tiền bán hàng2117 11211 10.696 14.217.955 Tổng cộng 1.821.023 2.073.874 Số dư cuối kỳ 14.217.955 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc - Từ sổ chi tiết sẽ lên được bảng kê phát sinh theo TK đối ứng: phụ lục 1. - Sau khi đã ghi sổ sách, cuối tháng kế toán tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh: Phụ lục 2 và báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phụ lục 3. 2.6 Biến động tài khoản phải thu khách hàng “ TK 131 ” 2.6.1. Phân tích biến động tài khoản phải thu khách hàng a) Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 4 theo chiều ngang - Từ bảng cân đối kế toán phụ lục 4, 5, 6 ta có: Bảng 2.3. Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 4 năm 2019 theo chiều ngang ĐVT: ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Phải thu của khách
  • 64. 54 hàng 14.530.229 14.642.282 15.136.008 112.053 0,77 493.725 3,37 Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) - Dựa vào bảng 2.3 ta thấy, khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 4 có chiều hướng tăng nhưng tăng không nhiều, cụ thể quý 3 các khoản phải thu tăng 112.053 ngàn đồng tương ứng 0,77% so với quý 2, chủ yếu do công ty tập trung tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường tìm kiếm lượng khách hàng mới và tiềm năng. - Chính sách mở rộng thị trường đang rất hiệu quả khi đến quý 4 khoản phải thu khách hàng tăng 493.725 ngàn đồng, tương ứng tăng 3,37% so với quý 3, tỷ lệ này tăng gấp 3 lần so với tỷ lệ tăng giữa quý 2 và quý 3. Điều đó cho thấy công ty đang đi đúng hướng và thực hiện nhiều chính sách thu hút khách hàng hơn nhưng công ty cần phải quan tâm đến khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng khi khách hàng chưa thanh toán. b) Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 4 theo chiều dọc - Từ bảng cân đối kế toán phụ lục 4, 5, 6 ta có: Bảng 2.4. Biến động các khoản phải thu khách hàng từ quý 2 đến quý 4 năm 2019 theo chiều dọc ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Phải thu của khách hàng 14.530.229 94,74 14.642.282 95,07 15.136.008 96,02 Các khoản phải
  • 65. 55 thu ngắn hạn 15.336.365 100 15.401.631 100 15.762.830 100 Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) - Dựa vào bảng 2.4 ta thấy, các khoản phải thu khách hàng qua 2 quý đều chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty. Cụ thể, quý 2 khoản mục phải thu của khách hàng chiếm tỷ lệ 97,74%, quý 3 đạt mức 95,07% và quý 4 đạt mức 96,02%. Từ đó, cho thấy khoản bán chịu chưa thu tiền của công ty rất cao. Vì vậy, công ty cần có những chính sách phù hợp để giảm bớt khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng đối với công ty. - Để thu tiền khách hàng từ bán sản phẩm, hàng hóa công ty cần thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ khách hàng nhằm thúc đẩy khách hàng trả tiền hàng bằng cách thực hiện một số biện pháp sau như chiếc khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán sớm tiền hàng, giảm giá hàng bán, công ty còn thực hiện nhiều chính sách bán hàng đa dạng giúp thu hồi các hoản nợ của khách hàng sớm nhất. 2.6.2 Phân tích chỉ số vòng quay các khoản phải thu - Dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu. Cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu. - Ta có công thức: Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Bình quân khoản phải thu Trong đó : Bình quân khoản phải thu = ( Phải thu ngắn hạn đầu kỳ - Phải thu ngắn hạn cuối kỳ ) / 2 + Trong quý 2 từ bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh ta có: Vòng quay khoản phải thu = 3.256.692 / ( 15.336.365 + 15.216.747 ) / 2 = 0,05 (vòng) + Trong quý 3 từ bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh ta có:
  • 66. 56 Vòng quay khoản phải thu = 3.269.435 / ( 15.336.365 + 15.401.631.003) / 2 = 0,21 (vòng) + Trong quý 3 từ bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh ta có: Vòng quay khoản phải thu = 3.765.319 / ( 15.401.631 + 15.762.830 ) / 2 = 0,06 (vòng) - Qua kết quả của 3 quý, vòng quay hàng tồn kho quý 2 là 0,05 vòng, quý 3 là 0,21 vòng và quý 4 là 0,06 vòng cho thấy vòng quay khoản phải thu của công ty diễn ra chậm và khả năng thu hồi được các khoản tiền bán chịu của công ty chưa hiệu quả. Vòng quay các khoản phải thu thể hiện chính sách bán chịu của công ty chưa hiệu quả và làm ảnh hưởng đến lượng tiền mặt của công ty. Công ty cần có những chính sách bán chịu hiệu quả hơn để không dẫn đến những rủi ro cho công ty. Công ty cần đưa ra những biện pháp để thúc đẩy việc bán hàng thu hồi nợ nhanh và hiệu quả hơn như nếu khách hàng thanh toán sớm tiền hàng trong vòng 10 ngày thì sẽ được hưởng chiếc khấu thanh toán 5%, 10%,… và mở rộng thị trường nhằm tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cho công ty. Ngoài ra, công ty cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. 2.7. Phân tích báo cáo tài chính quý 2, 3, 4 năm 2019 2.7.1. Phân tích bảng cân đối kế toán ( phụ lục 4, 5, 6) 2.7.1.1. Phân tích bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn a) Quan hệ cân đối 1 - Quan hệ cân đối 1: Nguồn vốn chủ sỡ hữu và tài sản thiết yếu ( gồm Vốn bằng tiền + Hàng tồn kho + Tài sản cố định ).
  • 67. 57 Bảng 2.5. Phân tích quan hệ cân đối 1 ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Nguồn vốn chủ sỡ hữu Tài sản thiết yếu Chênh lệch Đầu quý 4.804.182 24.503.645 (19.699.463) Cuối quý 3.707.510 23.695.040 (19.987.529) Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) Dựa vào bảng 2.5 ta thấy nguồn vốn tự có của công ty không đủ trang trải cho những tài sản thiết yếu ( tài sản hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu ) của công ty, lượng vốn này lại có chiều hướng tăng nhưng không nhiều. Cụ thể, ở thời điểm đầu quý lượng vốn là 19.699.463 ngàn đồng đến cuối quý là 19.987.529 ngàn đồng. Từ đó, công ty phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau hoặc đi vay để có đủ vốn cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp công ty hoạt động bình thường và liên tục. b) Quan hệ cân đối 2 - Quan hệ cân đối 2: Gồm nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định ( Nguồn vốn chủ sỡ hữu + Nợ dài hạn ) và tài sản đang có gồm Vốn bằng tiền + Hàng tồn kho + Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn. Bảng 2.6. Phân tích quan hệ cân đối 2 ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định Tài sản đang có Chênh lệch Đầu quý 11.337.032 24.503.645 (13.166.613) Cuối quý 10.240.360 23.695.040 (13.454.679) Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020)
  • 68. 58 Dựa vào bảng 2.6 thể hiện vốn vay và vốn tự có của công ty không đủ trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể đầu quý lượng vốn thiếu 13.166.613 ngàn đồng đến cuối quý lượng vốn vẫn thiếu 13.454.679 ngàn đồng nhưng lượng vốn thiếu giữa đầu quý và cuối quý không nhiều. Điều này chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn và vay từ bên ngoài để đảm bảo hoạt động của công ty, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. c) Quan hệ cân đối 3 - Quan hệ cân đối 3: Gồm tài sản lưu động ( Tài sản ngắn hạn ) với nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định ( tài sản dài hạn ) với nợ dài hạn. Bảng 2.7. Phân tích quan hệ cân đối 3 ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Đầu quý Cuối quý 1.TS ngắn hạn 37.558.081 37.558.081 2.Nợ ngắn hạn 6.532.850 6.532.850 Chênh lệch: (1) - (2) 31.205.231 31.205.231 3.TS dài hạn 2.415.089 2.342.176 4.Nợ dài hạn 2.342.176 6.532.850 Chênh lệch: (3) - (4) 72.913.005 (5.809.326) Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) Ở bảng phân tích này, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn đầu quý lớn hơn nợ dài hạn đầu quý và tài sản dài hạn cuối quý nhỏ nhơn nợ dài hạn cuối quý. Nhưng chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản dài hạn và nợ dài hạn như vậy chứng tỏ công ty không giữ được cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Do vậy, trong những quý tới công ty cần cải thiện cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lý hơn.
  • 69. 59 2.7.1.2. Phân tích biến động về tài sản và ngồn vốn a) Phân tích biến động tài sản 3 quý - Biến động theo chiều ngang Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán quý 2, 3 và 4 năm 2019 tác giả xác định biến động tài sản theo chiều ngang như sau: Bảng 2.8. Phân tích tình hình biến động tài sản của 3 quý năm 2019 theo chiêu ngang ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch quý 2 và quý 3 Chênh lệch quý 3 và quý 4 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ A.Tài sản ngắn hạn 37.558.081 36.841.341 36.835.448 (716.740) (1,91) (5.893) (0,02) I. Tiến và các khoản tương đương tiền 7.586.567 6.929.442 6.413.223 (657.125) (8,66) (516.219) (7,45) II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 15.336.365 15.401.631 15.762.830 65.266 0,43 361.199 2,35 IV. Hàng tồn kho 14.553.883 14.475.846 14.625.307 (78.037) (0,54) 149.461 1,03 V. Tài sản ngắn hạn khác 81.265 34.421 34.086 (46.844) (57,64) (355) (0,94) B. Tài sản dài hạn 2.415.089 2.342.176 2.265.752 (72.913) (3,02) (76.424) (3,26) I. Các khoản phải thu dài 37.167 37.167 37.167 0 0 0 0
  • 70. 60 hạn II. Tài sản cố định 2.363.195 2.289.752 2.216.309 (73.443) (3,11) (73.443) (3,21) III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 0 IV. Tài sản dở dang dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 V. Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 VI. Tài sản dài hạn khác 14.727 15.257 12.275 530 3,6 (2.982) (19,55) Tổng tài sản 39.973.171 39.183.517 39.101.201 (789.654) (1,98) (82.316) (0,21) Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) - Từ bảng phân tích 2.8 ta thấy cả 3 quý tài sản ngắn hạn giảm dần qua từng quý cụ thể quý 2 so với quý 3 giảm 716.740 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 1,91% nguyên nhân là do: + Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm mạnh 657.125 ngàn đồng đạt mức 8,66%. + Các khoản phải thu ngắn hạn từ quý 2 đến quý 3 tăng 65.266 ngàn đồng đạt mức 0,43%. + Hàng tồn kho giảm 78.037 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 0,54%. + Tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh giảm 46.844 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 57,64%. - Tài sản ngắn hạn quý 4 so với quý 3 cũng giảm 5.893 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 0,09%. Tỷ lệ này giảm ít hơn so với quý 2 và quý 3, nguyên nhân là do: + Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm 516.219 ngàn đồng đạt mức 7,45%.
  • 71. 61 + Các khoản phải thu ngắn hạn từ quý 3 đến quý 4 tăng 361.199 ngàn đồng đạt mức 2.35%. Ta thấy tỷ lệ tăng từ quý 3 đến quý 4 tăng nhanh hơn 1,92% so với quý 2 đến quý 3. + Hàng tồn kho có xu hướng tăng 149.461 chiếm tỷ lệ 1,03%. + Tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ hơn quý 2 và quý 3 là 355 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 0,49%. Như vậy, ta thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên công ty vẫn giữ và giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động và chỉ số nợ phải thu tăng. Đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong 3 quý góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, tiết kiệm vốn để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tài sản dài hạn qua 3 quý của công ty cũng có chiều hứơng giảm dần cụ thể quý 3 so với quý 2 giảm 72.913 ngàn đồng tương ứng giảm 3,02% và quý 4 so với quý 3 giảm 76.424 ngàn đồng tương ứng giảm 3,26%. Như vậy ta thấy tài sản dài hạn qua từng quý càng giảm nhưng không giảm nhiều nguyên nhân do: + Tài sản cố định của quý 2 so với quý 3 giảm 73.443 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 3,11% và quý 4 so với quý 3 giảm 73.443 ngàn đông chiếm tỷ lệ 3,21%. Tỷ lệ giảm này vẫn trong kiểm soát của doanh nghiệp vì mức giảm không nhiều. + Tài sản dài hạn khác từ quý 2 đến quý 3 tăng 530 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 3,6% nhưng đến quý 4 giảm mạnh là 2.982 ngàn đồng tương ứng giảm 19,55%. - Nhìn chung, tổng tài sản qua 3 quý đều giảm nhưng không giảm nhiều cụ thể từ quý 2 đến quý 3 giảm với tỷ lệ 1,98% tức giảm 789.654 ngàn đồng và từ quý 3 đến quý 4 giảm 82.316 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 0,21% so với quý 2 và 3 tỷ lệ này giảm 1,77%. Kết luận: Qua 3 quý các khoản phải thu ngắn hạn có chiều hướng tăng lên cho thấy công ty có bán hàng được nhưng chưa thu được tiền chủ yếu là bán chịu. Tỷ lệ này khá cao có thể mang lại rủi ro cho công ty khi không thu lại được tiền hàng.
  • 72. 62 Công ty đang chú trọng đầu tư vốn để tăng dự trữ hàng tồn kho và tài sản cố định để mở rộng quy mô sản xuất và dự trữ hàng của công ty. - Biến động theo chiều dọc Bảng 2.9. Phân tích tình hình biến động tài sản của 3 quý năm 2019 theo chiều dọc ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Q2/ Q3 Q3/ Q4 Tổng tài sản 39.973.107 100 39.183.517 100 39.101.201 100 0 0 A. Tài sản ngắn han 37.558.081 93,96 36.841.341 94,02 36.835.448 94,21 0,06 0,19 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7.586.567 20,2 6.929.442 8,81 6.413.223 17,41 (1,39) (1,4) II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 15.336.365 40,83 15.401.631 41,81 15.762.830 42,79 0,98 0,98 IV. Hàng tồn kho 14.553.883 38,75 14.475.846 39,29 14.625.307 39,71 0,54 0,42 V. Tài sản ngắn hạn khác 81.265 0,22 34.421 0,09 34.086 0,09 (0,13) 0
  • 73. 63 B. Tài sản dài hạn 2.415.089 6,04 2.342.176 5,98 2.265.752 5,79 (5,95) (0,19) I. Các khoản phải thu dài hạn 37.167 1,54 37.167 1,59 37.167 1,64 0,05 0,06 II. Tài sản cố định 2.363.195 97,95 2.289.752 97,76 2.216.309 97,82 (0,09) (0,11) III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 0 0 IV. Tài sản dở dang dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 V. Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 VI. Tài sản dài hạn khác 15.727 0,61 15.257 0,65 12.275 0,54 0,04 0.02 Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) - Trong quý 2 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản là 93,96%, tài sản dài hạn chỉ chiếm khoản 6,04%. Trong tài sản ngắn hạn các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 48,83% đây là tỷ trọng cao so với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm 20,2%. Cho thấy được khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng đối với công ty rất cao. Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng 38,75% trong tổng tài sản ngắn hạn, tỷ trọng này cho thấy khả năng lưu chuyển và kinh doanh của công ty chưa thật sự hiệu quả khi hàng tồn kho còn ứ động nhiều. Trong tổng tài sản dài hạn thì tài sản cố dịnh chiếm tỷ trọng cao nhất là
  • 74. 64 97,95% và gần như tuyệt đối, ngoài ra các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng 1,54% và tài sản dài hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng 0,61%. - Trong quý 3, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao là 94,02% và tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 5,98%. So với quý 2 tỷ lệ tài sản ngắn hạn quý 3 cao hơn 0,06% và khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ 41,81%, tiền và các khoản tương đương tiền là 8,81%, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 39,29% và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng 0,09%. Trong tài sản dài hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất là tài sản cố định là 97,76% ngoài ra còn có các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng 1,59% và tài sản dài hạn khác là 0,65%. -Trong quý 4, Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 94,21% trong đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 17,41%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là 42,79%, hàng tồn kho là 39,01% và các khoản phải thu ngắn hạn khác là 0,09%. Trong tài sản dài hạn, khoản mục các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng 1,64%, tài sản cố định chiếm 97,82% và tài sản dài hạn khác 0,54%. Như vậy, qua các khoản mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cả 3 quý thì tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao và gần như tuyệt đối, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp. Nhìn chung, tài sản ngắn hạn qua 3 quý có xu hướng tăng nhưng không nhiều cụ thể từ quý 2 đến quý 3 tăng 0,06% và đến quý 4 tăng 0,19%. Trong tài sản ngắn hạn ta thấy được các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua 3 quý, từ đó cho thấy được viêc chiếm dụng vốn của khách hàng đối với công ty rất cao. Vì vậy, công ty cần có biện pháp cải thiện khả năng bán hàng thu hồi nợ để giảm bớt tình trạng chiếm dụng vốn từ khách hàng. Ngoài ra, khoản mục hàng tồn kho của công ty qua 3 quý cũng có dấu hiệu tăng nhưng không nhiều ,công ty cần xem xét lại tình hình sản xuất và buôn bán hàng hóa vì hàng tồn kho bị ứ động quá nhiều thì khả năng bán hàng của công ty đang có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Tài sản dài hạn của công ty đang có xu hướng giảm cụ thể từ quý 3 so với quý 2 giảm 5,95% và quý 4 giảm 0,19% do tài sản cố định giảm qua 3 quý điều nay cho thấy công ty đang chưa tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và đổi mới tài sản cố định.
  • 75. 65 b) Phân tích biến động nguồn vốn - Biến động theo chiều ngang: Bảng 2.10. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của 3 quý năm 2019 theo chiêu ngang ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ C. Nợ phải trả 35.168.989 35.476.006 36.067.145 307.017 0,87 591.139 1,67 I. Nợ ngắn hạn 28.636.139 28.943.156 36.067.145 307.017 0,87 7.123.989 26,64 II. Nợ dài hạn 6.532.850 6.532.850 0 0 0 (6.532.850) (100) D. Vốn chủ sỡ hữu 4.804.182 3.707.510 3.034.055 (1.096.672) (22,83) (673.455) (18,16) I. Vốn chủ sỡ hữu 4.804.182 3.707.510 3.034.055 (1.096.672) (22,83) (673.455) (18,16) II. Nguồn kinh phí, quý khác 0 0 0 0 0 0 0 Tổng nguồn vốn 39.973.171 39.183.517 39.101.201 (789.654) (1,98) (82.316) (0,21) Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) Từ bảng phân tích 2.10 ta thấy:
  • 76. 66 - Tổng nguồn vốn quý 3 giảm so với quý 2 là 789.654 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 1,98% nguyên nhân do: + Nợ phải trả tăng 307.017 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 0,87% trong đó nợ ngắn hạn tăng 307.017 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 0,87%. Nợ ngắn hạn qua 3 quý đều tăng nhưng quý 2 so với quý 3 tỷ lệ tăng thấp là 0,87% , đến quý 4 tỷ lệ tăng rất cao 26,64% nguyên nhân chủ yếu là do công ty đang nắm giữ nhiều khoản người mua trả tiền trước và phải trả cho người bán. Ngoài ra, ở quý 4 công ty còn mở rộng thêm quy mô sản xuất làm cho khoản nợ của công ty tăng lên đột biến. Việc tăng nhanh như vậy chứng tỏ công ty tăng cường vay vốn đầu tư xây dựng phát triển sản xuất kinh doanh để có dòng tiền mua nguyên liệu và công cụ cho sản xuất. Nợ dài hạn giảm cho thấy được công ty đang cố gắn thanh toán các khoản nợ dài hạn của mình. + Vốn chủ sỡ hữu giảm 1.096.672 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 22,83% trong đó vốn chủ sỡ hữu giảm 1.096.672 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 100%. - Tổng nguồn vốn quý 4 giảm so với quý 3 là 82.316 ngàn đồng đạt mức 0,21% nguyên nhân do: + Nợ phải trả tăng 591.139 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 1,67% trong đó nợ ngắn hạn tăng cao là 7.123.989 ngàn đồng tương ứng tăng 26,64% nhưng nợ dài hạn giảm 6.532.850 ngàn đồng tương ứng giảm 100%. +Vốn chủ sỡ hữu giảm 673.855 ngàn đồng tương ứng giảm 18,16%. Kết luận: Công ty đang có tỷ lệ nợ tăng qua từng quý thể hiện công ty hoạt động chưa hiệu quả. Cũng như các công ty khác, nguồn vốn của công ty cũng bao gồm 2 phần : Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu, trong đó Nợ phải trả của công ty luôn chiếm phần lớn hơn Vốn chủ sở hữu nên rủi ro tài chính mà công ty đang đối mặt là tương đối lớn. Nợ phải trả đang có xu hướng tăng dần lên hàng quý và vốn chủ sỡ hữu lại có xu hướng giảm điều đó làm cho nguồn vốn kinh doanh của công ty chưa được mở rộng, vì vậy công ty cần phải mở rộng thêm quy mô hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Qua phân tích trên ta thấy công ty đang sử dụng đòn bẩy kinh tế để quản lý vấn đề nguồn vốn.
  • 77. 67 - Biến động theo chiều dọc: Bảng 2.11. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của 3 quý năm 2019 theo chiều dọc ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chêch lệch cơ cấu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Q2/Q 3 Q3/Q4 Nguồn vốn 39.973.171 100 39.183.517 100 39.101.201 100 0 0 C. Nợ phải trả 35.168.989 87,98 35.476.006 90,54 36.067.145 92,24 2,56 1,7 I. Nợ ngắn hạn 28.636.139 81,42 28.943.156 81,59 36.067.145 100 0,17 18,41 II. Nợ dài hạn 6.532.850 18,58 6.532.850 18,41 0 0 (0,17) (18,41) D. Vốn chủ sỡ hữu 4.804.182 12,02 3.707.510 9,46 3.034.055 7,76 (2,56) (1,7) I. Vốn chủ sỡ hữu 4.804.182 100 3.707.510 100 3.034.055 100 0 0 II. Nguồn kinh phí, quý khác 0 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) Từ bảng phân tích 2.11 ta thấy: - Quý 2, trong tổng guồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao 87,98% và vốn chủ sỡ hữu chỉ chiếm tỷ trọng 12,02%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 81,42% và nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng 18,58%. - Qúy 3, nợ phải trả chiếm tỷ trọng 90,54% trong tổng nguồn vốn và vốn chủ sỡ hữu chiếm tỷ trọng 9,46%. Trong nợ phải trả thi nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 81,59% và nợ dài hạn chiếm 18,41%.
  • 78. 68 - Qúy 4, nợ phải trả chiếm tỷ trọng 92,24% trong tổng nguồn vốn và vốn chủ sỡ hữu chiếm tỷ trọng 7,76%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 100% và nợ dài hạn chiếm 0%. - Xem xét cả 3 quý theo chiều dọc khoản mục nợ phải trả đang có xu hướng tăng lên và nguồn vốn chủ sỡ hữu đang giảm xuống. Điều này cho thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển theo chiều hướng không tốt và sức ép thanh toán của công ty sẽ tăng lên. Nguồn kinh phí và các quỹ khác qua các quý 2,3 và 4 đều không có cho thấy tình hình trích lập và sử dụng quỹ của công ty không phù hợp. Kết luận: Nhìn chung trong tổng nguồn vốn của công ty tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao so với vốn chủ sỡ hữu cho thấy công ty chưa có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ chưa cao. Qua đó cho thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty còn thấp. 2.7.1.3. Phân tích các chỉ số tài chính * Phân tích khả năng thanh toán - Phân tích các khoản phải thu: Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và vốn = ( Các khoản phải thu / Tổng nguồn vốn ) * 100 + Từ số liệu bảng cân đối kế toán ta có: Bảng 2.12. Phân tích tỷ số các khoản phải thu ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch 1 2 3 Tổng các khoản phải thu 15.417.630 15.436.052 15.796.916 0,12 2,34
  • 79. 69 Tổng tài sản ngắn hạn 37.558.081 36.841.341 36.835.448 (1,91) (0,02) Tổng các khoản phải trả 35.168.989 35.476.006 36.067.145 0,87 1,67 Tỷ lệ khoản phải thu/ tài sản ngắn hạn 41,05 41,9 42,89 0,85 0,99 Tỷ lệ khoản phải thu/ khoản phải trả 43,84 43,51 43,8 (0,33) 0,29 Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) Từ bảng phân tích 2.12 ta thấy: + Tổng các khoản phải thu quý 3 tăng 0,12% so với quý 2 và tăng 2,34% ở quý 4 so với quý 3. Nhìn chung tổng các khoản phải thu đều tăng qua 3 quý nhưng khoản tăng không nhiều. + Trong quý 2 tỷ lệ các khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn đạt mức 41,05% đến quý 3 tỷ lệ này tăng 41,9% và đến quý 4 tăng lên đạt mức 42,89%. Ta thấy tốc độ tăng của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. + Tỷ lệ các khoản phải thu so với khoản phải trả trong quý 2 đạt mức 43,84%, quý 3 đạt mức 43,51% giảm 0,33% nhưng đến quý 4 là 43,8% tăng 0,29% so với quý 3. Tốc độ tăng của các khoản phải thu so với các khoản phải trả qua 3 quý không đều. + Như vậy, cho thấy tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn và các khoản phải trả tăng dần cho thấy công ty đang cố gắn mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm khách hàng nhưng có quý 3 tỷ lệ giảm cho thấy thị trường của công ty trong quý này nhỏ, chưa có nguồn khách hàng bền vững. Tuy nhiên, công ty cần xem xét vấn đề thu hồi nợ để có nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là các khoản nợ từ khách hàng đây là những khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài khoản phải thu của công ty.
  • 80. 70 - Phân tích các khoản phải phải trả: Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản Bảng 2.13. Phân tích tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tổng nợ phải trả 28.636.139 28.943.156 36.067.145 Tổng tài sản ngắn hạn 37.558.081 36.841.341 36.835.448 Hệ số nợ phải trả 0,76 0,79 0,98 Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) - Qua bảng 2.15 ta thấy, hệ số nợ cho thấy quý 2 hệ số nợ là 0,76 lần tài sản của công ty được tài trợ bởi vốn đến quý 3 tỷ lệ nợ phải trả tăng 0,79 lần và đến quý 4 tăng 0,98 lần. Nhìn chung, tỷ lệ nợ phải trả qua các quý đều tăng đặc biệt đến quý 4 tỷ lệ này tăng rất nhanh. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty thấp khi các hệ số nợ tăng qua từng quý. Các khoản chi phí còn cao chưa hợp lý làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty chưa được nâng cao. Vì vậy, công ty cần thận trọng trong phương án kinh doanh vì khoản phải trả có xu hướng tăng nhanh và sẽ có thể chuyển sáng các khoản nợ quá hạn và công ty cần cải thiện về nợ vay sao cho hợp lý. * Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền = ( Tiền + Các khoản tương đương tiền ) / Nợ phải trả ngắn hạn Bảng 2.14. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4
  • 81. 71 Tiền và các khoản tương đương tiền 7.586.567 6.929.442 6.413.223 Nợ ngắn hạn 28.636.139 28.943.156 36.067.145 Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền 0,26 0,24 0,18 Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) - Qua bảng phân tích 2.14 ta thấy tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền có xu hướng giảm qua các quý cụ thể quý 2 là 0,26 giảm so với quý 3 là 0,24 tức giảm 0.02 đến quý 4 là 0,18 giảm 0.06 so với quý 3. Chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty chưa được cải thiện. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những biện pháp cải thiện phù hợp với loại hình kinh doanh sản xuất của công ty. * Phân tích khả năng thanh toán hiện thời Tỷ lệ nợ = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Bảng 2.15. Tỷ lệ nợ ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tài sản ngắn hạn 37.558.081 36.841.341 36.835.448 Nợ ngắn hạn 28.636.139 28.943.156 36.067.145 Tỷ số thanh toán hiện hành 1,31 1,27 1,02 Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) - Từ bảng phân tích 2.15 ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành quý cả 3 quý đều giảm và ít biến động hơn cụ thể quý 3 là 1,27 lần giảm hơn quý 2 là 1.31 lần và quý 4 giảm hơn quý 3 là 1,02 lần. Điều này cho thấy công ty công ty chư sẵn sàn cho việc thanh toán các khoản nợ. * Phân tích khả năng thanh toán nhanh
  • 82. 72 Tỷ số thanh toán nhanh = ( Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn + Khoản phải thu ) / Nợ ngắn hạn Bảng 2.16. Tỷ số thanh toán nhanh ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn + Khoản phải thu 22.922.932 22.331.073 22.176.053 Nợ ngắn hạn 28.636.139 28.943.156 36.067.145 Tỷ số thanh toán nhanh 0,80 0,77 0,61 Nguồn: Kết quả sử lý của tác giả (2020) - Qua bảng phân tích 2.18 ta thấy, tỷ số thanh toán nhanh quý 2 đạt mức 0.80 lần đến quý 3 đạt múc 0.77 lần và quý 4 là 0,61 lần từ đó cho thấy tỷ số thanh toán nhanh qua 3 quý đều giảm. 2.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( phụ lục 7, 8, 9 ) 2.7.2.1 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh a) Phân tích biến động theo chiều ngang - Từ số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 quý năm 2019 ta có: Bảng 2.17. Phân tích tình hình biến động thu nhập, chi phí và lợi nhuận của 3 quý năm 2019 theo chiều ngang ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Qúy 2 với Qúy 3 Chênh lệch Qúy 4 với Qúy 3
  • 83. 73 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.292.684 3.269.435 3.765.319 (23.249) (0,71) 495.884 15,17 2. Các khoản giảm trừ 35.992 0 0 (35.992) (100) 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.256.692 3.269.435 765.319 12.743 0,39 495.884 15,17 4. Giá vốn hàng bán 3.073.619 3.020.038 3.103.861 (53.581) (1,74) 83.823 2,78 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 183.072 249.396 661.457 66.324 36,23 412.061 165,22 6. Doanh thu hoạt động tài chính 227 185 145 (42) (18,50) (40) (21,62) 7. Chi phí tài chính 15.518 11.433 6.481 (4.085) (26,32) (4.952) (43,31) - Trong đó: Chi phí lãi vay 15.518 11.433 6.481 (4.085) (26,32) (4.952) (43,31) 8. Chi phí 177.889 157.185 152.794 (20.704) (11,63) (4.391) (2,79)