SlideShare a Scribd company logo
1 of 178
Download to read offline
Sự Sống Dư Dật
Tác giả: Antonio Gilberto da Silva
Giới thiệu môn học
ĐƠN VỊ 1 : BÔNG TRÁI THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG GIAO
VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
Bài học :
1. Đặc tính Cơ đốc : Bông trái của thánh linh
2. Tình yêu thương : Bông trái của sự chọn lựa
3. Sự vui mừng : Bông trái của ân điển
4. Sự bình an : Bông trái của sự tin cậy
ĐƠN VỊ 2: BÔNG TRÁI CỦA THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG
QUAN VỚI NGƯỜI KHÁC
5. Sự nhịn nhục: Bông trái của nghị lực
6. Sự nhơn từ và hiền lành: Bông trái sinh đôi
ĐƠN VỊ 3: BÔNG TRÁI CỦA THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG
GIAO VỚI BẢN THÂN
7. Sự trung tín : Bông trái của niềm tin
8. Sự (mềm mại) : Bông trái của sự thuận phục
9. Sự (tiết độ) : Bông trái của sự nghiêm khắc
10. Sanh bông trái : Không có luật pháp nào chống cự lại
Tài liệu tham khảo
Từ vựng
Đáp án cho bài tập trắc nghiệm
CHƯƠNG TRÌNH NGƯỜI THI HÀNH CHỨC VỤ CƠ ĐỐC CỦA VIỆN
HÀM THỤ QUỐC TẾ ICI
Đây là một trong 18 bài học thuộc chương trình đào tạo người thi hành chức
vụ Cơ đốc của viện hàm thụ quốc tế (ICI). Ký hiệu bên trái là hướng dẫn cho
một trình tự nghiên cứu trong các bài học được chia thành 3 đơn vị của 6 bài
học. SỐNG DƯ DẬT : Một bài học về đặc tính Cơ đốc nhân là bài thứ 6
trong đơn vị III. Bằng cách nghiên cứu bài học theo trình tự bạn sẽ đạt được
nhiều lợi điểm.
Các tài liệu học tập trong chương trình chức vụ Cơ đốc nhân được soạn theo
dạng tự học, đặc biệt dành cho các nhân sự Cơ đốc. Các môn học này sẽ
cung cấp kiến thức Kinh Thánh và kỷ năng cần thiết cho chức vụ Cơ đốc
trong thực tế. Bạn có thể học môn học này để có thể nhận lấy văn bằng hoặc
để trau dồi thêm kiến thức cá nhân.
XIN CHÚ Ý:
Hãy đọc phần giới thiệu môn học cẩn thận. Bằng cách theo sát những lời chỉ
dẫn, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình trong môn học và chuẩn bị bản
tường trình của học viên.
Xin gởi tất cả những bài vở liên quan đến bài học cho giáo viên của ICI theo
địa chỉ được ghi bên dưới. Trong trường hợp chưa được chỉ dẫn cụ thể và
không có địa chỉ của văn phòng ICI trong giáo hạt của bạn, thì xin vui lòng
viết thư theo địa chỉ sau đây.
International Correspondence Institue Chausée de waterloo, 45 1640 Rhode
- Saint - Genèse(Brussels), Belgium.
Địa chỉ của văn phòng ICI nơi địa phương của bạn là :
Giới Thiệu Môn Học
Đức Thánh Linh và sự sống Dư Dật .
Một nhà khoa học nổi tiếng người anh nọ là một Cơ đốc nhân. Ông có một
người bạn thân người luôn luôn bày tỏ sự nghi ngờ của mình về Cơ đốc giáo
và cũng đưa ra nhiều ý kiến đề cập đến bản chất của con người. Người bạn
đó tin rằng tất cả mọi người đều có khả năng bên trong chính họ có thể tự cải
thiện mình đến một mức độ mà cuối cùng họ để có thể trở nên hoàn hảo.
Nhà khoa học phản đối kịch liệt và ông trình bày rằng trải qua nhiều thế kỷ,
vô số người đã cố gắng cải thiện chính họ song họ đều thất bại.
Để minh họa rõ hơn cho quan điểm của mình, nhà khoa học quyết định bỏ
mặc không chăm sóc một mảnh vườn trong khu vườn hoa tươi đẹp của ông.
Phần khu vườn còn lại được trồng trọt cẩn thận mỗi ngày. Chẳng bao lâu
những bông hoa không được chăm nom bị phủ lấp bởi cỏ dại và bị khô héo
bởi thiếu nước và thiếu sự chăm sóc. Khi người bạn của ông thấy phần khu
vườn như vậy, anh ta hỏi nhà khoa học “ Tại sao bạn lại bỏ mặc phần khu
vườn này?”.
Nhà khoa học trả lời : “ Tôi chẳng bỏ mặc nó tí nào cả” “ Tôi chỉ thử nghiệm
nguyên tắc tự cải thiện của bạn đối với các vật sống”
Theo như bài học mà nhà khoa học minh họa thì một đặc tính đẹp - giống
như khu vườn hoa đẹp không phải có được bởi tình cờ. Đặc tính Cơ đốc
nhân được phát triển khi Đức Thánh Linh sanh bông trái của Ngài trong tín
hữu. Như đã mô tả trong Galati 5: 22-23), bông trái Thánh Linh là kết quả sự
hiện diện của Đức Thánh Linh trong đời sống của chúng ta. Cách sử dụng
hình thức số ít của
từ “ bông trái” trong Galati 5:22; nói đến sự hiệp nhất và đồng nhất về đặc
tính của Chúa Giêxu Christ được mô phỏng trong chín phẩm chất của bông
trái đó.
Trong sự tái sanh thuộc linh, Cơ đốc nhân gắn chặt chính mình với Đấng
Christ. Ngài đã chết vì cớ tội lỗi của chúng ta và sống lại trong sự vinh hiển
và đắc thắng, chúng ta chết với Ngài và chôn t ại thập tự giá tất cả những
điều gian ác của bản chất cũ. Đời sống mới mạnh mẽ và thánh khiết của
chúng ta. Sẽ bày tỏ bản tính và bản chất của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.
Trong GaGl 5:1-26, chúng ta có một hình ảnh rõ ràng về bản chất cũ gian ác
( “Công việc của xác thịt”, 5:19-21, KJV) và đời sống mới trong Đấng
Christ “Bông trái Thánh Linh”, 5:22-23, KJV). Đây là sự sống tràn đầy và
có bông trái mà Đức Chúa Trời muốn ban cho con cái của Ngài. Sự sống
DƯ DẬT.
Bài học nghiên cứu này được chia làm 3 đơn vị. Đơn vị 1 học về 3 đặc tính
là “Tình yêu thương, sự vui mừng, và sự bình an” đó là kết quả trực tiếp của
mối tương giao chúng ta với Đức Chúa Trời hay là “ đời sống hướng thượng
của chúng ta”. Đơn vị 2 tập trung trên những phẩm chất của “sự nhịn nhục”,
sự nhơn từ, và sự hiền lành”. được phát triển thông qua mối quan hệ của
chúng ta đối với tha nhân. Đây là “ đời sống đối với thế giới bên ngoài của
chúng ta”. Đơn vị 3 cho thấy Cơ đốc nhân mang bông trái của “ sự trung tín,
mềm mại, và tiết độ” phản chiếu “đời sống nội tâm của Cơ đốc nhân”. Tất cả
những phẩm chất# của đặc tính Cơ đốc này đều được phát sinh trong tín hữu
khi tín hữu thuận phục chính mình đối với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh là
Đấng ngự trong tín hữu.
Trong bài học này, thuật ngữ “ bông trái Thánh Linh” nói đến chín phẩm
chất của đặc tính Cơ đốc nhân được liệt kê trong Galati
5:22-23. Tuy nhiên, vì cớ sự đồng nhất hóa, đôi khi chúng tôi sẽ đề cập đến
một trong chín khía cạnh này của bông trái Thánh Linh, ví dụ như “bông trái
của sự vui mừng” hoặc là “ Bông trái của sự tiết độ”. Tuy nhiên, hãy nhớ
rằng mỗi đặc tính là một khía cạnh của bông trái Thánh Linh.
Mô tả bài học
Sự sống DƯ DẬT : “Bài học về đặc tính Cơ đốc” là một môn học thực tế
nghiên cứu từ GaGl 5:1-26 và những câu Kinh thánh liên quan. Nó nhấn
mạnh sự phát triển của những phẩm chất Cơ đốc và việc làm của họ trong
mối tương giao và sự phục vụ của Cơ đốc nhân. Những định nghĩa và ví dụ
của Kinh thánh được nhấn mạnh trong phần mô tả 9 khía cạnh của bông trái
Thánh Linh, và những áp dụng thực tế gắn liền với những đặc tính này đối
với mỗi đời sống Cơ đốc nhân.
Môn học sẽ giúp học viên hiểu được những nguyên tắc của việc sanh bông
trái Cơ đốc, và điều cần thiết cho việc phát triển không ngừng đặc tính giống
như Đấng Christ có ích cho sự phục vụ Cơ đốc và một đời sống dư dật trong
Thánh linh, học viên sẽ được khích lệ để hứa nguyện sẽ phát triển những
phẩm chất của đặc tính Cơ đốc trong đời sống của mình và bày tỏ được
những phẩm chất này trong kinh nghiệm hàng ngày của học viên.
Mục Tiêu Môn Học :
Khi bạn hoàn tất bài học này, bạn có thể:
1. Liệt kê 9 đặc tính của bông trái Thánh Linh và đưa ra định nghĩa của mỗi
đặc tính dựa trên cách sử dụng theo Kinh thánh.
2. Giải thích những quan điểm theo Kinh thánh về sự sanh bông trái, trở nên
giống Đấng Christ, sự phát triển không ngừng đặc tính Cơ đốc, và sự giải
phóng Cơ đốc.
3. Mô tả ý nghĩa của việc biểu thị một đặc tính giống như Đấng Christ trong
mối tương giao và Kinh nghiệm mỗi ngày là gì.
4. Thực hành mỗi ngày những nguyên tắc của việc sanh bông trái Cơ đốc khi
bạn thuận phục sự kiểm soát của Đức Thánh Linh đối với cuộc đời của bạn.
Sách giáo khoa
Bạn sẽ dùng cuốn “ sự sống DƯ DẬT” : “Bài học về đặc tính Cơ đốc” vừa
làm sách giáo khoa vừa hướng dẫn nghiên cứu cho môn học. Những phần
trích dẫn Kinh Thánh đều từ bản NIV, xuất bản năm 1978. Trong một vài ví
dụ chúng tôi cũng trích dẫn câu Kinh Thánh từ bản KJV.
Thời gian nghiên cứu
Thời gian bao lâu bạn cần để học từng bài là tùy thuộc vào kiến thức của bạn
về đề tài đó và khả năng mà bạn có trước khi bắt đầu môn học. Thời gian
bạn học cũng tùy thuộc vào mức độ bạn tuân theo các lời chỉ dẫn và khả
năng phát huy cần thiết cho việc tự học. Hãy hoạch định thời khóa biểu học
tập của bạn theo sự đề ra của tác giả, cũng như những mục tiêu các nhân của
bạn nữa.
Tổ chức bài học và những khuôn mẫu học tập
Mỗi bài học bao gồm : 1) nhan đề của bài học, 2) lời mở đầu, 3) dàn bài học,
4) các mục tiêu bài học, 5) những hoạt động học tập, 6) từ ngữ chìa khóa, 7)
triển khai bài học bao gồm những câu hỏi nghiên cứu, 8) bài tập tự trắc
nghiệm (cuối của phần triển khai bài học), 9) trả lời những câu hỏi của bài
học.
Dàn bài và những mục tiêu của bài học sẽ cho bạn một cách nhìn bao quát
về đề tài, giúp bạn tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất trong khi
bạn nghiên cứu và cho bạn biết nên học những điều gì.
Phần lớn các câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học có thể được
trả lời trong những khoảng trống được dành sẵn trong phần hướng dẫn của
bài học này. Những câu trả lời dài hơn nên viết vào trong một cuốn vở ghi
chép của bạn, hãy nhớ ghi số và nhan đề của bài học. Cách này sẽ giúp bạn
dễ dàng khi ôn bài để viết bản tường trình từng đơn vị của học viên.
Đừng xem trước các câu trả lời cho đến khi bạn đã có câu giải đáp của bạn.
Nếu bạn tự đưa ra câu trả lời của chính mình thì bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì
bạn đã học. Sau khi bạn đã trả lời các câu hỏi của bài ọc, hãy đối chiếu các
câu trả lời của bạn với lời giải đáp đã cho ở cuối bài học. Sau đó hãy sữa lại
những câu bạn trả lời sai. Các câu giải đáp không ghi theo số thư ùtự bình
thường để cho bạn không tình cờ nhìn thấy lời giải đáp của câu trả lời kế
tiếp.
Những câu hỏi của bài học này rất quan trọng chúng sẽ giúp bạn ghi chép
những ý chính đã được trình bày trong bài học và áp dụng những nguyên tắc
mà bạn vừa học.
Làm thế nào để trả lời những câu hỏi
Có nhiều loại câu hỏi bài cho học và những câu hỏi bài tập tự trắc nghiệm
khác nhau trong phần hướng dẫn của bài học này. Dưới đây là những ví dụ
của nhiều loại và làm thế nào để trả lời chúng. Những hướng dẫn đặc biệt sẽ
được chú thích đối với các loại câu hỏi khác. Nếu được sử dụng.
CÂU TRẢ LỜI NGẮN : Loại câu hỏi này yêu cầu bạn hoàn thành một câu
hoặc là viết một câu trả lời ngắn. Thường thì để trống một hàng để cho bạn
trả lời.
Ví dụ :
1. Ai viết thư tín gởi cho người Galati?
.................Sứ đồ Phaolô................................................................
Trong phần hướng dẫn học của bạn, hãy viết câu giải đáp trên hàng để trống
như trình bày ở trên.
CÂU HỎI CHỌN LỰA : Loại câu hỏi này yêu cầu bạn phải chọn một câu
trả lời đúng trong những câu đã cho.
Ví dụ :
1 Tân ước có tổng số là
a) 37 sách
b) 27 sách
c) 22 sách
(Trong một số câu hỏi chọn lựa, có thể có nhiều câu trả lời đúng. Trong
trường hợp đó, bạn có thể khoanh tròn mẫu tự của mỗi câu trả lời đúng).
CÂU HỎI ĐÚNG SAI :Loại câu hỏi này yêu cầu bạn chọn những câu đúng.
Ví dụ :
2 Những câu nào dưới đây là đúng ?
a) Kinh thánh có tổng số là 120 sách.
b) Kinh thánh là sứ điệp dành cho tín hữu ngày nay.
c) Tất cả những tác giả của Kinh thánh điều viết bằng tiếng Hybálai
d) Đức Thánh Linh cảm thúc các tác giả của Kinh thánh
Câu b và d đều đúng. Bạn có thể khoanh tròn cả hai mẫu tự để chứng minh
câu bạn chọn như phần ví dụ trên.
CÂU HỎI SẮP XẾP CHO THICH HỢP : Loại câu hỏi này yêu cầu bạn sắp
xếp những phần tương ứng với nhau ví dụ như nhân vật với tính cách nhân
vật hoặc các sách Kinh thánh với các tác giả của các sách.
ví dụ :
3 Viết số của tên người lãnh đạo trước mỗi cụm từ mô tả công việc người đó
làm:
1 a Nhận bản luật pháp ở núi Sinai 1) Môi Se
2 b Dẫn dân Ysơraên qua sông Giôđanh 2) Giô suê.
2 c Đi vòng quanh thành Giêricô
1 d Sống trong cung điện Pharaôn.
Cụm từ a và d chỉ về Môise và cụm từ b và c chỉ về Giô suê. Bạn có thể viết
số 1 bên cạnh a và d và viết số 2 bên cạnh b vàc giống như vídụ ở trên.
Phương cách học môn này
Nếu bạn tự học loại bài hàm thụ ICI này, hãy gởi tất cả các bài làm của bạn
bằng thư. Mặc dù ICI đã được triển khai để giúp bạn tự học, tuy nhiên bạn
vẫn có thể học theo nhóm hay trong lớp học. Nếu vậy người hướng dẫn có
thể triển khai thêm một số điều hướng dẫn khác song song với bài học.Vì
vậy bạn nên theo lời chỉ dẫn của người ấy.
Cũng có thể, bạn thích dùng môn học này cho nhóm học Kinh thánh tại nhà,
trong lớp học tại Hội thánh hay trong trường Kinh thánh. Bạn sẽ nhận thấy
rằng nội dung của môn học cũng như phương pháp nghiên cứu đều rất có ích
cho các mục đích này.
Bản tường trình học tập về các đơn vị .
Nếu bạn tự học bàihọc hàm thụ này với một nhóm hoặc trong một lớp, bạn
sẽ nhận thêm bản tường trình học tập kèm theo loạt bài học này.Bạn sẽ trả
lời các câu hỏi theo bản tường trình học tập kèm theo loại bài học này. Bạn
sẽ trả lời các câu hỏi trong bản tường trình theo sự hướng dẫn trong loại bài
học này và bản tường trình. Bạn nên hoàn tất bài học và gởi bản trả lời của
bạn đến người hướng dẫn học của bạn để vị ấy sửa chữa và ghi nhận xét về
bài làm của bạn.
Chứng chỉ
Dựa trên sự hoàn tất thành công bài học của bạn và dựa trên điểm của bản
tường trình học tập mà người hướng dẫn đã cho, bạn sẽ nhận được chứng chỉ
khen thưởng.
Thi cuối khóa để nhận chứng chỉ học phần .
Bạn có thể nhận được chứng chỉ học phần của mỗi đơn vị học khi bạn hoàn
thành kỳ thi cuối khoá.Bạn phải có tên trong khóa học, đặt biệt, để nhận
được tín chỉ bạn phải nộp bản đăng ký môn học cho giám đốc ICI của bạn.
Cuốn sách tường trình
học tập về đơn vị của bạn có những chỉ dẫn về yêu cầu đối với kỳ thi cuối
khóa.
Tác giả của môn học nầy
Antonio Gilberto Da Silva là một Mục sư thụ phong ở Braxin là nơi ông
phục vụ với chức vụ là tổng thư ký, người điều phối trường chủ nhật quốc
gia, và là thư ký cho hội đồng quốc gia về giám lý. Hơn nữa hiện nay ông
còn phục vụ với tư cách là phó giám đốc của trường mở rộng về thần học
của người Braxin, và là một thành viên giảng dạy của viện Kinh thánh Ngũ
Tuần ở Rio de Janeiro.
Một số sách mà ông đã viết là: “TĂNG TRƯỞNG TRONG ĐẤNG
CHRIST” và : “CẨM NANG CỦA CÁC GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÚA
NHẬT” Ông vẫn tiếp tục viết những bài báo và những tài liệu cho trường
Chúa nhật cho giáo hội của ông.
Antinio Gilbrto da Silva được cấp bằng cử nhân tại SUAM Liberal Acts
College riodeJaneiro Brajil. Ông đãđi khắp nước của ông trong chức vụ
giảng dạy, với kinh nghiệm là một mục sư,một giảng viên và là tác giả đã
giúp ông rất nhiều trong việc viết môn học này về bông trái của Thánh Linh.
Người hướng dẫn bài học hàm thụ của bạn :
Người hướng dẫn bạn học chương trình hàm thụ của ICI sẵn sàng để giúp đỡ
bạn theo khả năng có được. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài học cũng
như bản tường trình học tập, bạn cứ tự nhiên hỏi. Nếu một vài người muốn
học chung môn này,hãy sắp xếp thì giờ thuận tiện cho cả nhóm.
Cầu xin Chúa chúc phước cho bạn khi bạn bắt đầu học bài học “SỰ SỐNG
DƯ DẬT”. Bài học về đặc tính Cơ Đốc. Nguyện bài học này sẽ làm phong
phú đời sống của bạn và sự hầu việc Chúa của bạn, đồng thời giúp bạn hoàn
thành vai trò của bạn trong thân thể của Đấng Christ một cách hiệu quả.
ĐẶC TÍNH CƠ ĐỐC NHÂN BÔNG TRÁI THÁNH LINH.
Trong những lời dạy dỗ cuối cùng của Ngài với các môn đồ, Chúa Jesus đã
dạy dỗ cho họ về tầm quan trọng của sự sanh bông trái Ngài phán cùng họ
rằng:
“Ta là gốc nho thật, và cha ta là người trồng nho . ...Ta là gốc nho các ngươi
là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái (GiGa 15:1, 5).
Chúa Jesus đã dùng hình ảnh về cây nho để dạy dỗ về mối tương quan cần
thiết cần phải có giữa Đức Thánh Linh và tín hữu hầu cho bổn tánh của đấng
Christ có thể được nẩy sinh trong tín hữu. Chính Thánh Linh là Đấng sanh ra
bông trái Thánh Linh trong chúng ta khi chúng ta đầu phục chính chúng ta
cho Ngài.Bông trái của Thánh Linh là đặc tính của Đấng Christ nảy sinh
trong chúng ta, hầu cho chúng ta có thể bày tỏ cho thế gian biết Ngài là
Đấng như thế nào.
Trong một cây nho, các nhánh xanh tốt là tùy thuộc vào thân cây và cây nho
cần có nhiều nhánh để sanh trái. Chúa Jesus đã phán cùng các môn đồ Ngài
rằng Ngài đã đến thế gian để bày tỏ
cho thế gian nhận biết Cha là thể nào. Ngài phán rằng khi Ngài đi rồi Ngài
sẽ ban Đức Thánh Linh cho họvà giúp đỡ họ. Thánh Linh sẽ bày tỏ Chúa
Jesus cho họ, như Chúa Jesus đã mang lấy hình hài con người để bày tỏ cho
thế gian về Cha thì Đức Thánh Linh ngự bên trong tín hữu cũng bày tỏ cho
thế gian biết về Đấng Christ. Sứ dồ Phao lô đã viết cho Hội thánh ở Côrinhtô
: “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức thánh Linh
đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận lời bởi Đức Chúa Trời,
và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? vì chưng anh em đã được
chuộc bằng giá cao rồi,vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa
Trời” (ICo1Cr 6:19-20).
Trong bài học này bạn sẽ nghiên cứu Kinh thánh nói gì về bông trái của Đức
Thánh Linh chính là đặc tính của Cơ đốc nhân và nó được nảy sanh trong
đời sống của bạn bởi quyền năng của Đức Thánh Linh như thế nào? hầu cho
chúng ta tôn kính Đức Chúa Trời.
Dàn ý bài học
Nhận dạng bông trái
Minh họa bông trái
Tiêu chuẩn đối với bông trái
Nhận thức bông trái
Các mục tiêu bài học
Khi bạn hoàn tất bài học này bạn có thể.
Cho một ví dụ thực tế và một ví dụ thuộc linh về nguyên tắc của sự sanh
bông trái.
Liệt kê những bông trái Thánh Linh và giải thích mối quan hệ của nó với đặc
tính của Đấng christ.
Mô tả những đều kiện cho sự sanh bông trái và những hậu quả của việc
không sanh bông trái.
Nhận ra tầm quan trọng của việc sanh bông trái thuộc linh và lòng ao ước về
bông trái Thánh Linh trong đời sống của bạn
Các hoạt động học tập
1. Hãy đọc phần giới thiệu bài học cẩn thận trước khi bạn bắt đầu bài học
này và hãy nghiên cứu những mục tiêu của bài học.
2. Hãy đọc cẩn thận 2 trang đầu của bài học này, bao gồm những phân đoạn
mở đầu, dàn ý bài học. Và các mục tiêu bài học, cũng hãy đọc những mục
tiêu đã cho xuyên suốt bài học, những mục tiêu này nói cho bạn biết bạn có
thể làm gì sau khi bạn đã nghiên cứu bài học. Những câu hỏi nghiên cứu và
những bài tập trắc nghiệm điều dưạ trên chúng.
3. Điều quan trọng nữa là bạn cũng cần phải biết ý nghĩa của từ ngữ chính
được liệt kê ở mỗi đầu bài học. Trước khi bạn bắt đầu bài học, hãy (tìm
những từ ngữ chính mà bạn không biết trong phần từ ngữ ở cuối phần hướng
dẫn nghiên cứu này, và học ý nghĩa của nó. Chú ý đến phần từ vựng càng
nhiều càng tốt khi học bài học này)
4. Hãy đọc Giăng 15 và Galati 5 để làm nền tảng cho bài học này.Hãy
nghiên cứu phần triển khai bài học.Tìm và đọc tất cả những câu Kinh thánh
được đề cập đến, trả lời những câu hỏi nghiên cứu, và kiểm tra câu giải đáp
của bạn với những câu đã cho ở cuối mỗi bài học. Hãy dùng những tập ghi
chép để trả lời cho những câu giải đáp dài.
5. Khi bạn hoàn tất bài học, hãy trả lời những câu hỏi trong bài tập trắc
nghiệm. Kiểm tra câu trả lời của bạn với những câu đã cho ở phía sau phần
hướng dẫn nghiên cứu.
Từ ngữ quan trọng
Dư dật
Những đặc tính
Cuộc tranh chiến
Khai khẩn đất đai
Các phương diện
Môn đồ hóa
Ban quyền năng
Phụ thuộc lẫn nhau
Hiển thị
Sự chịu khổ
Nguyên tắc
Tiến triển không ngừng
Cắt tỉa
Tái sản xuất
Sự thánh hóa
Thánh hóa
Tính vững bền
Thực vật
Vườn nho
Triển khai bài học
NHẬN DẠNG BÔNG TRÁI
Một đặc tính giống Đấng Christ
Mục tiêu 1: Chọn một ví dụ về nguyên tắc của sự sanh sanh bông trái .
Nguyên tắc của sự sanh bông trái được bày tỏ trong chương đầu tiên của
sách Sáng thế ký: “Đức Chúa Trời lại phán rằng :Đất phải sanh cây cỏ; cỏ
kết hột giống,cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên
đất. (SaSt 1:11). Hãy chú ý rằng mỗi loại cỏ và cây sanh bông trái “tùy theo
loại của nó ”.
Sự sanh bông trái thuộc linh cũng theo cùng nguyên tắc như vậy. Giăng
Báptist, sứ giả của Đấng Mêsi đã đòi hỏi những người quy đạo rằng : “Vậy
các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn” (Mat Mt 3:8) Trong GiGa
15:1-16 Chúa Jesus nhấn mạnh nguyên tắc này một cách rõ ràng rằng để
phát triển và duy trì đời sống thuộc linh thì những kẻ theo Ngài phải sanh
bông trái của Đức Chúa Trời cách dư dật luôn.
Chúa Jesus nói đến loại bông trái nào? Câu giải đáp trong GaGl 5:22
“Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an,
nhịn nhục, nhơn tư,ø hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.”
Nói cách khác, trái Thánh Linh ấy là đặt tính giống Đấng christ :Một đặt tính
bày tỏ được Chúa Jesus là như thế nào.Nó là sự biểu lộ bên ngoài của bản
chất thánh khiết của Đức Chúa Trời trong tín hữu. Nó thật sự là sự phát triển
đời sống của Đấng Christ trong cơ đốc nhân.
1 Câu nào trong những câu này là một thí dụ về nguyên tắc của sự sanh bông
trái?
a) Một cây vả sanh ra lá
b) Một người được đầy dẫy Thánh linh sanh ra sự giận dữ.
c) Một cây cam sanh ra những trái cam.
Một bản chất mới
Mục tiêu 2: Làm một bản liệt kê để so sánh về những công việc của xác thịt
với trái của Thánh Linh .
GaGl 5:16-26 mô tả một cuộc tranh chiến giữa bản chất tội lỗi và bản chất
thiên thượng. Cuộc tranh chiến là : “ Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái
với những điều ưa muốn của Thánh Linh,Thánh Linh có những đều ưa muốn
trái với xác thịt, hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được
đều mình muốn làm (câu 17 ) Từ “trái ngược nhau” có nghĩa là “trái ngược
nhau trong đặc tính”.
Khi tín hữu không thuận phục đối với sự kiểm soát của Thánh Linh, thì tín
hữu không thể nào kháng cự nỗi những dục vọng của bản chất tội lỗi. Song
khi có Thánh Linh trong sự kiểm soátù, thì những tín hữu cũng giống như
vùng đất màu mỡ mà qua đó Thánh Linh có thể sanh ra bông trái của Ngài.
Bởi quyền năng của Thánh Linh tín hữu có thể đắc thắng những dục vọng
của xác thịt và sống một đời sống dư dật và có kết quả.
Điều bí quyết để có thể thắng trong trận chiến thuộc linh này đó là “ Bước đi
trong Thánh Linh”. “Vã những kẻ thuộc về Đức Chúa Jesus Christ đã đóng
đinh xác thịt với tình dục và dâm dục mình trên thập tự giá rồi.Nếu chúng ta
nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy” (5:24,
25) Làm thế nào chúng ta thực hiện được điều này ? Bằng cách lắng nghe
giọng của Ngài,theo sau sự dẫn dắt của Ngài,vâng phục mạng lệnh của Ngài
và tin cậy cũng như nương cậy vào Ngài.
Để bày tỏ sự trái ngược giữa hành động của tội lỗi và bông trái của Thánh
Linh sâu sắc như thế nào,tác giả sách Galati đã liệt kê chúng cũng trong
chương trình này (chương 5) Khi Đức Thánh Linh còn có trong sự kiểm
soát, trong sự giúp đỡ và ban quyền năng cho tín thì Ngài sẽ hiển thị bông
trái của trong tín hữu xem (RoRm 8:5-10). Cũng một thể ấy, bản chất tội lỗi
của con người vô tín sẽ sanh trái của nó trong người đó. Bạn có nhận thấy
nguyên tắc của sự sanh bông trái ở đây chưa ? Mỗi trái điều sẽ sanh theo hột
giống của nó. Trong GiGa 14:16 Chúa Jesusphán cùng các môn đồ rằng “Ta
lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng yên ủi khác, để ở
với các ngươi đời đời tức là thần lẽ thật. Từ “khác” trong phân đoạn này
chuyển từ một từ Hy Lạp có nghĩa là “ Khác nhưng cùng một loại” Đức
Thánh Linh như cùng một loại với Chúa Jesus.Chính bản chất của Đức
Thánh Linh đã sanh ra đặc tính giống Đấng Christ trong tín hữu và chính
bản chất xác thịt tội lỗi đã sanh ra sự gian ác.
2 Trong tập ghi chép của bạn, hãy viết hai tiêu đề như ở dưới và dựa trong
GaGl 5:19-23, hãy liệt kê những công việc của xác thịt và bông trái của
Thánh Linh trong hai cột.
BẢN CHẤT CŨ
(Công việc của xác thịt )
BẢN CHẤT MỚI
(Bông trái Thánh Linh)
3. 15 công việc của xác thịt được liệt kê trong Galati. Cũng tương tự như ở
trong RoRm 1:29-31, 3:12-18, Mac Mc 7:22-23 và Eph Ep 4:17-32. Hãy
thêm vào bản liệt kê của bạn về những công việc của xác thịt khác được đề
cập trong phân đoạn Kinh thánh này.
Lời Đức Chúa Trời trình bày rỏ ràng rằng : “Hễ ai phạm những việc thể ấy
thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời” (GaGl 5:21 ) những việc làm
của xác thịt này là những đặc tính của tội lỗi “ ví bằng tôi làm điều mình
không muốn,ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong
tôi vậy” (RoRm 7:20)
4. Hãy đọc ICo1Cr 13:4-7 và IIPhi 2Pr 1:5-7. Những phân đoạn này đoạn
này đưa ra thêm các bản chất của bản chất mới được sanh ra trong tín hữu
bởi Đức Thánh Linh.Hãy thêm vào bản liệt kê của bạn bất kỳ những phẩm
chất nào của bông trái Thánh Linh được đề cập trong những câu Kinh Thánh
này mà bạn chưa điền vào.
Lời Đức Chúa Trời trình bày rỏ rằng phần thưởng của việc cho phép Đức
Thánh Linh vận hành đó là sự sanh ra những đặc tính của Đấng Christ trong
bạn (Trong IIPhi1), Phierơ nói đến nhu cầu phát triển các phương diện thuộc
linh của đời sống con người. Với sự phát triển này sẽ dẫn đến sự trưởng
thành và sự vững chắc hầu giúp cho con người có thể sống đắc thắng bản
chất cũ tội lỗi,và rồi trong câu 10 ông nói rằng “Làm điều đó anh em sẽ
không hề vấp ngã,dường ấy,anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong
nước đời đời của Đức Chúa Jesus Christ là Chúa và cứu Chúa của chúng ta”
IIPhi 2Pr 1:10-11.
5 Dựa trên nguyên tắc của sự sanh bông trái, hãy điền vào chỗ trống
a Một người bị dẫn dắt bởi những dục vọng của bản chất cũ của con người
đó thì sẽ sanh ra những đặc tính chính là..............
của.................................................................................................
b Một người được kiểm soát bởi Đức Thánh Linh sẽ có những đặc tính chính
là.... .của.... . bởi vì người đó được ....... bởi Thánh Linh.
c Bông trái Thánh Linh là sự phát triển của một . .. ...giống với Đấng
Christ...........................................
Một trái là một vật sống. Nếu bạn thuận phục đời sống của bạn vào sự kiểm
soát của Thánh Linh,thì Ngài sẽ luôn luôn sanh ra trong bạn trái của Thánh
Linh giống như một sự gặt hái liên tục và dư dật,với tư cách là một Cơ đốc
nhân thì tất cả vẽ đẹp xác thật và vẻ đẹp tồn tại của đặc tính làm đẹp thêm
cho cuộc đời bạn.Hay nói một cách khác,trở nên giống với Đấng Christ cả
bên trong lẫn bên ngoài là công việc của Đức Thánh Linh - “Cho đến khi
Đấng Christ hình thành trong anh em” (GaGl 4:19)
NHẬN DẠNG BÔNG TRÁI
Cây nho và nhánh của nho
Mục tiêu 3: Nhận ra những câu đúng đề cập đến những gì Chúa dạy dỗ về
hình ảnh cây nho và các nhánh của nó .
Trong GiGa 15:1-17 Chúa Jesus đã dùng cây nho và các nhánh của nó để
minh họavề mối tương giao cần có giữa Ngài và tín hữu hầu cho tín hữu có
được bông trái.
Một người không cần phải là một chuyên gia làm vườn cũng có thể nhận ra
rằng tầm quan trọng nhất trong một cây nho đó là chất lượng trái mà cây nho
sanh ra. Điều này cũng có thể thấy được qua cách nói của Chúa Jesus về các
nhánh của cây nho :
1. “Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thi chặt hết” (GiGa 15:12) Mục
đích của nhánh là sanh trái. Nếu nó không sanh trái thì nó không còn giá trị
đối với người làm vườn vì vậy người ấy sẽ cắt nó đi. Một vài ví dụ đáng
buồn về cách quyết định này cũng được tìm thấy trong lịch sử của dân
Ysơraen. Dân Ysơraen được xem như là vườn nho của Đức Chúa Trời để
phản chiếu tình yêu, sự thương xót, sự tốt lành và sự vinh hiển của Đức
Chúa Trời ở giữa vòng các dân tộc.Nhưng dân Ysơraen đã sa ngã và tiếp
theo đó là sự đoán phạt.Đây là những điều Đức Chúa Trời phán về sự sa ngã
của dân Ysơraen trong vườn nho của Ngài
“Có điều chi nên làm cho vườn nho ta mà ta không làm cho nó chăng ? Cớ
sao khi ta mong sanh trái nho thì nó lại sanh trái nho hoang vậy ?Nầy ta sẽ
bảo cho các ngươi về điều ta định làm cho vườn nho ta :Ta phá rào, nó sẽ bị
cắn nuốt, ta hạ tường xuống, nó sẽ bị giày đạp (EsIs 5:4-5 cũng hãy xem
RoRm 11:21 ).
6 Câu Kinh thánh này có nghĩa là thay vì sanh ra trái như mong đợi theo như
nguyên tắc của sự sanh bông trái thì dân Ysơraên đang sanh ra.
a) Trái ngược với đặc tính của trái được mong đợi
b) Chẳng có trái nào cả
c) Chỉ là trái tốt
7 Kết quả là dân ysơraên
a) Được bảo vệ bởi Đức Chúa Trời
b) Không còn được bảo vệ bởi Đức Chúa Trời
c) Có thể dẫn dắt dân tộc khác về với Đức Chúa Trời
2. Nếu có nhánh nào không tiếp tục gắn chặt vào góc nho thì chúng bị ném
vào lửa và bị đốt cháy. “Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho thì
không tự mình kết quả được ” (GiGa 15:4 ) Các nhánh không thể nào sanh
trái được nếu nó không phải là một chi thể của cây nho.
Bạn có bao giờ chú ý rằng một nhánh nào đó bị gãy thì chẳng bao lâu nó bắt
đầu chuyển thành màu nâu và chết đi. Bởi vì nó đã bị gãy. Phần nối liền với
sự sống của cây nho đã bị cắt đứt, không còn nguồn của sự sống chảy vào
trong nhánh cây và vì vậy nhánh sẽ chết nhanh chóng và rồi thì nó bị gom lại
và bị đốt cháy.
Sự cứu rỗi là một kinh nghiệm thật của đức tin trong việc đầu phục của
người nào đó đối với Đấng cứu rỗi, và được trở nên một tạo vật mới. Nó
chính là mối liên kết của chúng ta đối với nguồn ban cho sự sống của Đấng
Christ. Nó là một sự giao thác cá nhân cho Chúa Jesus Christ và là một mốt
tương giao liên tục đối với Ngài. “Ngài là gốc nho còn chúng ta là nhánh”
(GiGa 15:5) Ở trong Đấng Christ không chỉ đơn thuần là để gia nhập một
tôn giáo hay rập khuôn những nghi thức tôn giáo hoặc là những công việc
tôn giáo. Nó là sự ủy phó đời sống của một người cho Ngài và một lòng ao
ước được biến hóa vào trong hình ảnh của Ngài bởi quyền năng của Đức
Thánh Linh.
3. Nếu những nhánh kết quả thì chúng sẽ được tỉa sửa gọn ghẽ “Và Ngài tỉa
sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn” (15:2) Người làm vườn
mong muốn nguồn ban phát sự sống của cây nho chảy vào trong trái hơn là
chảy vào những lá và những nhánh không có giá trị). Vì vậy, hầu để sanh ra
nhiều trái hơn thì việc cắt,hoặc tỉa sửa nhánh cây là một quá trình cần thiết.
Kế hoạch của Đức Chúa Trời là cho chúng ta sanh nhiều trái. Ngài đã sai
Đức Thánh Linh để xưng chúng ta là công bình,ngự trong chúng ta và thánh
hoá chúng ta trong danh Chúa Jesus Christ (xem ICo1Cr 6:11). Để được
thánh hóa có nghĩa là tách khỏi tội lỗi và biệt riêng cho Đức Chúa Trời,trở
nên giống như hình ảnh con Ngài (RoRm 8:29) “nhánh nào có kết quả thì
Ngài tỉa sửa” điều này đề cập đến sự thánh hóa như đã được trình bày trong
IITês:13 “Ngài đã chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh và bởi tin
lẽ thật đặng ban sự cứu rỗi cho anh em.
Tại sao quá trình cắt tỉa là cần thiết ? Khi một người bày tỏ đức tin thật trong
Chúa Jesus là Đấng cứu rỗi và được sanh lại bởi Thánh Linh, điều này
không có nghĩa là người đó được trọn vẹn ngay lập tức. Một cơ đốc nhân bắt
đầu quá trình được chuyển hóa vào trong bản chất trở nên giống Đấng
Christ. Điều này xảy ra khi Đức Thánh Linh thông qua lời Đức Chúa Trời
bắt đầu gọt giũa tất cả những thái độ và những cách cư xử không giống với
Đấng Christ. Mỗi ngày Cơ đốc nhân càng bày tỏ những dấu hiệu tăng trưởng
va øsự sanh bông trái trong đời sống thuộc linh của mình, cũng giống như
nhánh dần dần cho thấy những dấu hiệu của việc kết quả một thời gian dài
trước khi trái đạt tới mức độ hoàn toàn của nó. Sự gọt giũa tâm linh phát
triển minh chứng lớn hơn về bản chất của Đấng Christ, đem một người đến
sự trưởng thành tâm linh.
8 Những câu sau hình thành sự áp dụng cá nhân về những nguyên tắc day dỗ
bởi Chúa Jesus trong phần minh họa về cây nho và nhánh của nó. Hãy
khoanh tròn mẫu tự trước những câu đúng áp dụng đúng những nguyên tắc
này.
a Nếu tôi cho phép Thánh linh sanh trái Thánh Linh trong tôi,điều có nghĩa
là thái độ của tôi sẽ trở nên thái độ giống như của Chúa Jesus
b Chúa Jesus dạy rằng việc cây nho sanh ra cả trái tốt và trái xấu là chuyện
bình thường. Nói một cách khác,một số thái độ của tôi sẽ giống như Chúa
Jesus và những thái độ khác sẽ giống như những việc của xác thịt
c Nếu tôi muốn trở nên một nhánh cây sanh nhiều trái, thì tôi phải sẵn lòng
để được tỉa sửa và được thánh hóa bởi Đức Thánh Linh
d Bởi những nổ lực riêng của chính tôi, tôi có thể sanh ra bông trái mà Chúa
Jesus muốn
e Nếu tôi không sanh bông trái thuộc linh, điều này có thể ngầm chỉ rằng tôi
đã không gắn chặt với cây nho.
f Phẩm chất và chất lượng của trái Thánh Linh mà tôi sanh ra tùy thuộc vào
mức độ tôi cho phép Đức Thánh Linh kiểm soát cuộc đời tôi
g Được nên thánh có nghĩa là đặc tính của Christ được bày tỏ trong tôi.
Những điều kiện cho việc sanh trái.
Mục tiêu 4: Sắp xếp những điều kiện cho việc sanh trái vào những ví dụ của
mỗi điều kiện .
Khi chúng ta nhìn vào sự dạy dỗ đã cho trong GiGa 15:1-27, chúng ta thấy
rằng có ít nhất là 3 điều kiện cho sự gặt hái dư dật về trái Thánh Linh 1)
Được cắt tỉa bởi Cha, 2) Ở trong Đấng Christ., 3) Đấng Christ ở trong chúng
ta.
1. Được cắt tỉa bởi Cha: Như chúng ta đã biết sự cắt tỉa hay tỉa sửa là cần
thiết nếu chúng ta muốn sanh ra trái Thánh Linh.Thật sự Đức Thánh Linh đề
cập đến vấn đề tội lỗi của chúng ta trước khi chúng ta được cứu. Ngài cho
chúng ta thấy được tội lỗi với chúng ta trước khi chúng ta được cứu. Ngài
cho chúng ta thấy được tội lỗi, tạo nên trong chúng ta một lòng mong muốn
từ bỏ khỏi tội lỗi và tạo ra trong chúng ta sự hối tiếc và sự ăn năn theo ý
muốn của Đức Chúa Trời và điều này đã dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi.(xem
Cong Cv 2:37 về ví dụ này ). Một khi chúng ta được cứu thì Đức Thánh
Linh tiếp tục nhắc nhở chúng ta về những điều trong đời sống chúng ta còn
chưa giống Ngài, Ngài thanh tẩy chúng ta và làm cho chúng ta trở nên thánh
khiết (ITe1Tx 5:23; HeDt 12:10-14 ) Trong đời sống của một Cơ đốc
nhân,nguyên tắc của việc tỉa sửa đó là được đào tạo bởi Cha thiên thượng
thông qua những hoàn cảnh và những tác động mà sẽ đưa chúng ta đến với
sự trưởng thành và nương cậy trông Chúa HeDt 12:5-6 bày tỏ rằng sự sửa
phạt hay tỉa sửa của Chúa cho thấy rằng chúng ta thuộc về Ngài :
“Hỡõi con, chớ để ngươi sự sửa phạt của Chúa,và khi Chúa trách chớ ngã
lòng,vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu. Hễ ai Ngài nhận là con thì cho roi cho
vọt”
9 Hãy đọc RoRm 5:3-4 Ba kết quả tích cực của sự sửa phạt về sự hoạn nạn
là gì ?
.......................................................................................................
Nhu cầu cho sự tỉa sửa và sự cắt tỉa sạch sẽ được trình bày trong Gia Gc 1:2
như sau:
“ Hởi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều
vui mừng trọn vẹn. Vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn
nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh
em cũng được trọn lành toàn vẹn,không thiếu thốn chút nào”
10 Hãy đọc IPhi 1Pr 1:6-8 Mục đích được cho trong phân đoạn này đối với
sự đau khổ mà chúng ta chịu đựng trong tất cả các loại thử thách là gì ?
.......................................................................................................
2. “ Ở trong Đấng Christ” Chúa Jesus sử dụng cụm từ “ở trong” khi Ngài mô
tả mối tương giao giữa chính mình Ngài và các môn đệ Ngài. Ngài phán
rằng “ Hãy cứ ở trong ta,thì ta sẽ ở trong các ngươi” (GiGa 15:4).
Cụm từ thứ nhất “cứ ở trong ta” nói đến vị trí của chúng ta trong Đấng
Christ Trong ICo1Cr 5:17 Bản Amplified version chép rằng : “ Vậy nếu ai ở
trong (được chép trong) Đấng Christ là Đấng Mêsi thì nấy là người được
dựng nên mới” Từ “ được chép” có ý nghĩa là “ được gắn chặt, hoặc trở nên
là một phần tử của điều gì. Vì vậy ở trong Đấng Christ tức là nói đến sự hiệp
nhất và sự thông công của chúng ta đối với Ngài như được mô tả trong Eph
Ep 2:6 “ Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi
trên trời trong Đức Chúa Jesus Christ” Điều này có nghĩa rằng Đấng Chirst
hiện nay ở trong thiên đàng và những ai là những người được cứu thì cũng
có vị trí ở trong Ngài. Khi suy gẫm về từ ngữ “ở trong” thì chúng ta sẽ đưa
đến kết luận rằng “ nơi” quan trọng nhất mà chúng ta được ở là chúng ta
phải được “ ở trong Đấng Christ”, cũng giống như nhánh phải gắn liền với
cây nho.Sự gắn bó đời sống của tín hữu đối với Đấng Christ là nền tảng mà
qua đó đời sống của tín hữu sẽ trở nên có kết quả.
Phao lô là vị sứ đồ,thầy dạy thầy giảng và cũng là người có 2 quyền công
dân, là người có học vấn cao, nhưng ông đã xem “vị trí của ông trong Đấng
Christ là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của ông. Điều mà ông muốn
biết vượt trên tất cả mọi điều đó là ông muốn được nhận biết “trong Đấng
Christ (xem Phi Pl 3:8-9) Phao Lô là một tấm gương xuất sắc về đời sống
được chuyển hóa đã sanh ra bông trái của bản chất giống Đấng Christ.Minh
chứng về sự hiệp nhất có kết quả của ông đối với Đấng Christ được nhận
thấy thông qua những hiệu quả của chức vụ của ông và qua những thư tín
của ông.
3. “Đấng Christ ở trong chúng ta” cụm từ thứ hai “ Ta sẽ ở trong các ngươi”
nói đến kết quả hay trở nên giống với Đấng Chirst. Nó gắn liền với cuộc
sống hàng ngày của tôi mà qua đó tôi bày tỏ sự trọn vẹn đạo đức về đặt tính
của Đấng Christ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh. Nó chính là sự thánh
khiết của Đấng Christ chiếu ra thế gian thông qua đời sống của tôi.
Người là vườn hiểu rõ phần quan trọng về nguồn sự sống dư dật của cây nho
khi chảy vào trái. Trái sẽ lớn hơn và tốt hơn khi trái tiếp nhận và duy trì
nguồn sự sống của cây nho. Đời sống có sự ngự cùng của Đấng Christ sẽ
làm biến đổi bản chất của người tín hữu khi nguồn sự sống đó vẫn còn duy
trì trong tín hữu.
Hãy chú ý trong ICo1Cr 1:2 và Phi Pl 1:1 rằng các thánh đồ thì “trong Đấng
Christ” như cũng có “ trong” thành Côrinh tô và “trong” thành Philip. Đời
sống của một Cơ đốc nhân luôn theo điều này -Cơ đốc nhân thì “ Ở trong
Đấng Christ nhưng Cơ đốc nhân cũng sống trong thế gian nữa”.Cơ đốc nhân
bày tỏ Đấng Christ cho thế gian thông qua cuộc sống hàng ngày của mình.
Điều này có nghĩa rằng Đấng Christ phải sống trong Cơ đốc nhân,trong
IGi1Ga 2:6 chúng ta thấy rằng : “ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm
theo như chínhNgài đã làm”. Chỉ có thể thông qua quyền năng của Đức
Thánh Linh thì chúng ta mới có thể làm như Ngài đã làm.
Chính nhựa cây truyền sự sống của cây nho đã giữ cho các nhánh nho tươi
tốt và làm cho chúng kết quả. Cũng một thể ấy, chính Đấng cứu rỗi sống lại
là Đấng tiếp sưcù chúng ta bởi sự hiện diện ở cùng của Ngài và thông qua
Đức Thánh Linh khiến chúng ta sống một đời sống Cơ đốc vững chắc và có
kết quả.
Bạn còn nhớ lời thỉnh cầu cuối cùng mà Chúa Jesus đã kêu cầu cùng Cha
trong lời cầu nguyện được ghi trong Giăng 17 không ? Aáy chính Ngài ở
trong chúng ta ( GiGa 17:26 ) Bất kỳ sự cố nào mà chúng ta làm bởi sức
riêng của chúng ta để bắt chước đời sống của Đấng Christ đều sẽ dẫn đến
thất bại. Một đời sống có bông trái chỉ có khi có mối tương giao lẫn nhau đó
là: Cơ đốc nhân ở trong đấng Christ, Đấng Christ ở trong Cơ dốc nhân.
11 Hãy sắp xếp điều kiện nói về sự sanh bông trái Với mỗi ví dụ hoặc phần
mô tả của nó
1) Cắt tỉa bởi cha
2) Ở trong Đấng Christ
3) Đấng Christ ở trong chúng ta.
.... a Chúng ta có một vị trí về sự hiệpnhất với Đấng Christ ở thiên đàng.
.... b Đức Thánh Linh cắt tỉa những thái độ hoặc cách cư xử sai trật thông
qua sự rèn luyện.
.... c Chúng ta bày tỏ hoặc chiếu ra đời sống của Đấng Christ trên trần gian.
.... d Chúng ta kinh nghiệm sự sửa phạt của Chúa thông qua những thử
thách.
.... e Chúng ta nhận lấy nguồn ban sự sống làm cho chúng ta có thể tăng
trưởng và trưởng thành.
TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI BÔNG TRÁI
Mục tiêu 5: Nhận ra lý do tại sao sự sanh bông trái là điều yêu cầu thiết yếu
đối với một cơ đốc nhân .
Tính cần thiết của việc sanh trái Thánh Linh.
Trong Mat Mt 7:15-23, chúng ta có một vài sự dạy dỗ quan trọng từ nơi môi
miệng của Đấng cứu rỗi của chúng ta về sự cấp thiết đối với việc sanh ra đặc
tính cơ đốc. Ngài dạy rằng,Những tiên tri giả sẽ bị nhận biết bởi trái mà họ
sanh ra : “Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê
?Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt, nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu.
Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu chẳng sanh được trái tốt. Hễ
cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi”(câu 17-19)
Chúa Jesus tiếp tục nói rằng dẫu sẽ có những người dùng danh Ngài mà đuổi
quỷ nhưng Ngài không nhận biết những người đó (câu 22-23) Tại sao lại
như vậy được? câu trả lời nằm trong IITe 2Tx 2:9 “Cùng với satan mà hiện
đến, làm đủ mọi thứ phép lạ,dấu lạ và việc kỳ dối giả” Câu Kinh thánh này
cho biết rằng ma quỷ có thể bắt chước được những phép lạ và ân tứ của
Thánh Linh. Tuy nhiên mối tương giao thật của một người với Đấng Christ
có thể được nhận biết bằng cách quan sát đó là bông trái của Thánh Linh hay
là những công việc của xác thịt được sanh ra trong đặc tính của người đó.
xem (Mat Mt 7:17-18; IGi1Ga 4:8).Đặc tính của cơ đốc nhân không thể nào
bắt chước được, nó chính là kết quả tự nhiên của Đấng Christ bày tỏ đặc tính
thánh khiết của Ngài trong và thông qua chúng ta.
12 Người nào đó cũng có thể nhân danh Chúa Jesus mà đuổi quỷ khi họ
không ở trong Ngài và Ngài không ở trong họ bởi vì
.......................................................................................................
13 Bằng cách nào bạn có thể nhận biết người nào đó đang ở trong Đấng
Christ ?
.......................................................................................................
.......................................................................................................
Mục đích của việc sanh bông trái Thánh Linh.
Trong việc đề cập đến mục đích cho sự sanh bông trái thuộc linh, chúng ta
xem qua 3 khía cạnh nói đến “ sự bày tỏ, môn đồ hóa và sự vinh hiển”.
1. Sự sanh bông trái là một sự bày tỏ đời sống của Đấng Christ. Mỗi bông
trái là một sự bày tỏ sự sống của cây mà từ đó trái được sanh ra. Cũng một
thể ấy, với địa vị là những thành viên của thân thể Đấng Christ thì cần phải
có sự biểu lộ vẻ đẹp trọn vẹn về đặc tính của Đấng Christ trong chúng ta.
Bạn hiện hữu vì cớ mục đích gì ? Có phải Đức Chúa Trời đã cứu rỗi bạn chỉ
để bạn ngồi trong một Hội Thánh mỗi tuần một vài giờ hay không? Không
phải như vậy ! Bạn hiện hữu để bày tỏ sự dạy dỗ mà bạn tiếp nhận, để bày tỏ
Đấng Christ cho thế giới tội lỗi và hư mất này. Con người nhận thấy Ngài
thông qua đời sống của những Cơ đốc nhân. Khi chúng ta chú ý đến thái độ
của chúng ta là những Cơ đốc nhân, chúng ta có thể trở nên là Kinh thánh
duy nhất mà nhiều người trong họ đã đọc.
Một đời sống dâng cho Đấng Christ bày tỏ cho những người khác tình yêu
mà Ngài dành cho họ.Khi tôi là một sự bày tỏ của Đấng Christ, tai của tôi sẽ
nghe tiếng kêu khóc của họ, mắt tôi sẽ thấy những nhu cầu của họ,chân tôi
sẽ thúc dục tôi giúp đở họ, và đôi tay tôi sẽ vươn ra để chăm sóc cho họ.
Bằng cách này tôi sẽ trở nên một nguồn sự sống của Đấng christ. Ngài sẽ
đến với họ thông qua tôi. Bạn có phải là nguồn sự sống của Đấng Christ hay
không ? Ngài có bày tỏ cho những người khác thông qua chính đời sống của
bạn hay không ?
2. Sự sanh bông trái là một minh chứng của sự môn đồ hóa. Chúa Jesus phán
rằng chúng ta phải sanh ‘nhiều trái”, và chính điều đó cho chúng ta thấy rằng
chúng ta là môn đồ của Ngài (GiGa 15:8).Ngài chỉ ra rằng mỗi môn đệ là
người được huấn luyện kỹ thì sẽ giống như thầy mình (LuLc 6:40). Điều này
có nghĩa rằng khi chúng ta tiếp nhận Ngài, chúng ta có thể nói rằng ‘xem
này, tôi là một Cơ đốc nhân” thì cũng chưa đủ, Ngài muốn bạn phải sanh
nhiều trái. Nếu bạn làm điều này, nó là minh chứng rằng bạn đã thật sự học
nơi Ngài và bạn là môn đồ của Ngài. Nó cho thấy rằng bạn đã có những
bước tiến vượt qua bước đầu tiên là sanh lại và tiếp nhận Đấng Christ.Nó
minh chứng rằng Đấng Christ thật sự là Chúa của đời sống bạn.
3. Sự sanh bông trái đem đến phước hạnh cho những người khác.Trước hết
nó chúc phước cho những ai tiếp nhận lợi ích từ sự hiển thị của đặc tính
Đấng christ trong đời sống của bạn,và nó cũng chúc phước cho những tín
hữu đồng công là những người xem thấybông trái Thánh Linh trong bạn.
4. Sự sanh bông trái đem sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Chúa Jesus phán
rằng “ Này Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào,ấy là các ngươi được kết quả
nhiều” (GiGa 15:8) Sự kết quả bông trái thuộc linh là kết quả của đời sống
dư dật. Khi bạn cho phép sự sống của Đấng Christ được bày tỏ thông qua
bạn, con người sẽ nhận thấy những tác động mà nó sanh ra và sẽ ngợi khen
Đức Chúa Trời (Mat Mt 5:16 )
14 Sự sanh bông trái là điều yêu cầu để
a) Minh chứng sự môn đồ hóa
b) Tiếp nhận Chúa Jesus là Đấng cứu rỗi.
c) Đuổi quỷ.
d) Vinh hiển Đức Chúa Trời.
e) Trở nên một thành viên của Hội Thánh
f) Bày tỏ cho người khác tình yêu của Đấng Christ.
g) Minh chứng mối tương giao của bạn với Chúa Jesus.
h) Trở nên một sự phước hạnh cho những người khác.
MINH HỌA BÔNG TRÁI
Một mùa gặt phong phú.
Mục tiêu 6: Mô tả những cách mà bạn có thể gia tăng sự sanh bông trái
Thánh Linh trong đời sống riêng của bạn .
Những cây muốn có kết quả thì phải được chăm sóc đúng mức nếu bạn
muốn chúng sanh ra nhiều trái tốt, cùng một nguyên tắc như vậy đối với đời
sống thuộc linh. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét một số cách mà có thể
giúp bạn nhận thấy một mùa gặt dư dật của trái Thánh Linh trong đời sống
của bạn. Sau khi bạn đã tiếp nhận Đức Thánh Linh là bạn đồng hành của
bạn, bạn phải kết hiệp với Ngài hầu cho Ngài có thể sanh trái trong bạn. Có
nhiều cách bạn có thể làm được điều này.
1. Vun đắp mối thông công với Đức Chúa Trời. Vun đắp có nghĩa là khích
lệ,chuẩn bị cho sự tăng trưởng, trước khi những bông hoa đầu tiên xuất hiện
hay là những dấu hiệu đầu tiên của trái được thấy rõ thì cần có rất nhiều việc
phải làm để chuẩn bị cho cây sanh trái như mong đợi. Người làm vườn chú ý
cây cẩn thận hơn hầu cho nó sẽ sanh trái nhiều hơn. Quá trình chăm sóc và
vun vén này gọi là sự vun đắp. Còn trong mối tương giao của chúng ta với
Đức Chúa Trời thì chính thông qua sự thông công liên tục mà đời sống
chúng ta được thay đổi và được phát triển đến sự kết quả.
Với tư cách là một người con người của Đức Chúa Trời, bạn sẽ vui mừng
trong mối thông công phước hạnh với Cha, Con và Đức Thánh Linh
(ICo1Cr 1:9, IICo 2Cr 13:14; IGi1Ga 1:3) Bạn có thể vun đắp mối thông
công này bằng cách dành nhiều thời gian với Đức Chúa Trời trong sự tương
giao và cầu nguyện. Bạn cũng có thể vun đắp nó bằng sự vâng phục Ngài.
Khi Chúa Jesus dạy các môn đồ của Ngài về bông trái Thánh Linh Ngài
phán cùng họ rằng hãy giữ lời Ngài trong họ (GiGa 15:7) Ngài cũng phán
rằng họ cứ ở trong tình yêu của Ngài khi họ tiếp tục vâng phục mạng lệnh
của Ngài, đặc biệt mạng lệnh hãy yêu thương lẫn nhau của Ngài (15:9-10 )
Sự vâng phục của bạn đối với Đức Chúa Trời sẽ đem đến nhiều kết quả. Bạn
sẽ kinh nghiệm sự thông công và tình yêu của Đức Chúa Trời và đời sống
của bạn sẽ có kết quả vì cớ mối tương giao của bạn với Ngài.
2. Tìm kiếm mối thông công với những Cơ đốc nhân khác. Một người làm
vườn thì thích trồng những cây theo nhóm tùy theo trái của mỗi cây sanh ra :
tất cả những cây cam sẽ trồng gần nhau, tất cả những cây bắp sẽ được trồng
trong một mảnh đất,....Điều này thuận lợi cho việc vun bón và gặt hái.
Thông qua mối thông công với những cơ đốc nhân khác bạn có thể được
khích lệ để sống đời sống Cơ đốc và bạn có thể khích lệ những người khác.
Những Cơ đốc nhân đầu tiên có mối thông công với nhau mỗi ngày (Cong
Cv 2:46) Điều này cũng không lấy làm ngạc nhiên tại sao đời sống của họ là
những lời chứng đầy quyền năng cho Phúc âm và khiến cho những người
xung quanh thèm khát sự cứu rỗi. Mỗi ngày lại có sự gặt hái những linh hồn
như Chúa đã thêm số những người được cứu (2:46-47)
3. Tiếp nhận chức vụ của những người lãnh đạo theo ý muốn của Đức Chúa
Trời. Đức Chúa Trời sử dụng những người lãnh đạo để nuôi dưỡng và chăm
sóc cho dân sự Ngài. Eph Ep 4:11-13 nhấn mạnh rằng mục đích của các sứ
đồ, tiên tri, truyền đạo, mục sư và thầy giảng trong Hội Thánh là để gây
dựng dân sự của Đức Chúa Trời hầu cho họ đạt tới sự trưởng thành. Cùng
một lẽ thật như vậy được bày tỏ trong ICo1Cr 3:6, trong câu này sứ đồ Phao
lôn nói đến những vai trò khác nhau mà ông và Apôlô đang giúp đỡ Hội
thánh ở Côrinh tô: “Tôi đã trồng Abôlô đã tưới,nhưng Đức Chúa Trời đã làm
cho lới lên” Khi bạn tiếp nhận và áp dụng những sự dạy dổ mà Đức Chúa
Trời ban cho qua sự thông công những người lãnh đạo mà Ngài kêu gọi, thì
sẽ đạt tới một vị trí có kết quả nhiều hơn.
4. Hãy luôn trông chừng và bảo vệ.Luôn luôn có những nguy hiểm đe dọa
một cái cây. Một cây tốt thì có khả năng bảo vệ cho nó tốt hơn với những
nguy hiểm và có khả năng thích ứng với sự trông nom của người làm vườn.
Cơ đốc nhân cần phải cảnh tỉnh với những điều mà có thể hủy hoại đời sống
thuộc linh của mình. Những thói quen xấu, những thái độ và những mối
quan hệ sai trật, những ý tưởng băng họai hoặc những dục vọng sai trái phải
được xem như là những hiểm họa đối với sự phát triển thuộc linh
Khi dân sự Ysơraên bước vào vùng đất hứa, họ được lệnh phải tiêu diệt
những quốc gia gian ác còn sống ở đó. Đó là kế hoạch (Chương trình ) của
Đức Chúa Trời, song dân Ysơraên đã không làm theo và kết quả là những
người Ysơ ra ên bị lôi kéo vào những con đường gian ác của những dân tộc
này (Thi Tv 106:34-36) Kinh nghiệm của họ là sự cảnh tỉnh đối với chúng
ta. Chúng ta phải cẩn thận đừng cho phép những thói quen và những thái độ
không theo ý muốn Đức Chúa Trời tồn tại hay hình thành trong trong đời
sống của chúng ta (HeDt 12:15) nhắc nhở chúng ta chớ để rễ đắng châm ra (
sự cay đắng,thù hận). Cũng giống như những gai nhọn mà Chúa Jesus đã mô
tả trong ẩn dụ về người gieo giống (LuLc 8:14) Những thói quen và thái độ
xấu có thể ngăn cản bạn trở nên giống loại người mà Đức Chúa Trời muốn.
Bạn cũng nhận thức rằng Satan sẽ tìm cách chống đối bạn và ngăn trở bạn
trong sự đầu phục Đức Thánh Linh. Nó không muống bạn đặt để Đấng
Christ là hàng đầu và là vị Thầy duy nhất của đời sống bạn.
15 IPhi 1Pr 5:8-9 cho bạn minh chứng gì ? Để........................... và
và............................................................. ma quỉ.
16 Điều gì xảy ra nếu bạn chống cự lại ma quỷ (Gia Gc 4:7) ?
.......................................................................................................
17 Trong tập ghi chép của bạn, hãy liệt kê 4 cách làm gia tăng sự sanh trái
thuộc linh mà bạn vừa mới học.Bên cạnh mỗi cách, hãy cho biết một vài
điều đặc biệt mà bạn có thể làm để áp dụng thực hành trong đời sống của
bạn.Ví dụ như, bên cạnh “ Mối thông công với Đức Chúa Trời” bạn có thể
viết một vài điều như : “Dành nhiều thời gian mỗi ngày trong sự cầu nguyện,
thờ phượng và đọc Kinh Thánh”.
Một con đường tốt lành hơn
Mục tiêu 7: Nhận ra những câu đúng tóm tắc những gì mà sứ đồ Phao lô dạy
dỗ liên quan mối quan hệ giữa bông trái Thánh Linh và ân tứ Thánh Linh .
Đôi lúc cũng khó cho chúng ta nói ra sự khác nhau giữa trái thật và trái bắt
chước.Trái bắt chước có thể gây ấn tượng giống như trái thật, song nếu ai
thử ăn nó ngay lập tức bạn biết rằng nó không phải là trái thật.
Cũng tương tự như vậy đối với Cơ đốc nhân, trên bề mặt nó có thể khó để
phân biệt giữa một người thật sự giống Đấng Christ và một người đơn thuần
là có hình dáng bên ngoài là một Cơ đốc nhân. Họ có thể tỏ ra những hành
vi giống nhau ví dụ như bày tỏ những ân tứ Thánh Linh. Tuy nhiên sự thử
nghiệm thật đối với đặc tính bên trong của mỗi cá nhân thì được bày tỏ trong
cuộc sống hằng ngày của người đó. Chúa Jesus phán rằng môn đồ thật của
Ngài được người ta nhận biết qua tính chất của tình yêu thương mà họ biểu
lộ cho nhau.
Trái Thánh Linh thì rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Những Cơ
đốc nhân ở Côrinhtô trong thời Tân ước được kêu gọi hãy vận dụng chín ân
tứ của Thánh Linh -Họ nói tiếng lạ -nói tiên tri họ làm phép lạ.Tuy nhiên do
họ thiếu trái của cùng Thánh Linh- Họ phân rẽ với nhau trong buổi nhóm
của họ (ICo1Cr 1:17-18) Họ đi dến tòa án và kiện cáo lẫn nhau trước những
người không phải là Cơ đốc nhân (6:1-8 ) Một số thì sống trong sự dâm loạn
(5:1-2) Thậm chí một số người ăn tiệc thánh của Chúa khi họ say rượu
(1:20-21) Trong thư viết cho họ, Sứ đồ Phao lô rất nhẫn nhục và đầy lòng
yêu thương. Ông muốn họ nhận biết Thánh Linh quyền năng là Đấng ban
cho họ những ân tứ để xây dưng Hội Thánh. Tuy nhiên hơn thế nữa, ông
muốn họ nhận biết Thánh Linh thánh khiết là Đấng có thể biến đổi đặc tính
của họ và làm cho họ trở nên giống Chúa Jesus.
Phao lô khích lệ những người Côrinhtô có lòng ao ước những ân tứ của
Thánh Linh, song ông kết luận bằng cách nói rằng bây giờ tôi sẽ chỉ dẫn cho
anh em con đường tốt lành hơn (12:31) “ Con đường tốt lành hơn” đó là tình
yêu thương -tình yêu thương của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ và mô
tả trong 13:1-13.Trong đó chúng ta đọc rằng những ân tứ sẽ thôi, song tình
yêu thương sẽ còn mãi mãi và chẳng hư mất bao giờ (Câu 8, 10,13).
Ánh sáng được tạo thành bởi sự tổng hợp của bảy màu cầu vồng, song nó là
một ánh sáng. Cũng như vậy trái Thánh Linh được hình thành bởi nhiều
phẩm chất của đặc tính, tuy nhiên nó cũng chỉ là một trái. Điều này tương
phản với những ân tứ của Thánh Linh. Có nhiều ân tứ của Thánh Linh và
Thánh Linh ban cho những ân tứ Thánh Linh cho mỗi cá nhân theo như ý
muốn trị vì của Ngài. Người này nhận ân tứ này, người kia nhận ân tứ khác
(12:7-11) Song trái của Thánh Linh không thể bị tách rời- Nó là một sản
phẩm. Nó có thể được tóm tắt bởi từ “ Tình yêu thương”. Cũng như một trái
cam được bao bọc và bảo vệ bởi một lớp vỏ bên ngoài, tình yêu thương là
phương tiện hiệp nhất của trái Thánh Linh.
18 Hãy khoanh tròn mẫu tự trước những câu đúng tóm tắt những gì mà sứ đồ
Phao lô dạy dỗ liên quan về mối quan hệ giữa trái Thánh Linh và ân tứ
Thánh Linh.
a Những ân tứ Thánh Linh thì quan trọng hơn trái Thánh Linh.
b Chỉ có một trái Thánh Linh cho mỗi ân tứ Thánh Linh được bày tỏ.
c Sự biểu hiện của những ân tứ Thánh Linh thì hiệu quả hơn khi được kèm
theo bởi sự bày tỏ sự giống Đấng Christ trong cuộc sống hằng ngày.
d Bày tỏ tình yêu thương thì quan trọng hơn vận dụng những ân tứ Thánh
Linh.
e Bông trái sẽ thôi song những ảnh hưởng của ân tứ sẽ còn lại.
f Sự thêm sức của Thánh Linh nên đứng trước sự thánh hóa của Thánh Linh.
g Những ân tứ là một sự bày tỏ bên ngoài, trong khi đó trái là một phẩm chất
bên trong của đặc tính.
Trong bài học kế tiếp chúng ta sẽ xem xét ý nghĩa thuộc linh của ân tứ “Tình
yêu thương”và trong những bài học tiếp theo chúng ta sẽ xem tám phẩm chất
khác của đặc tính cơ đốc mà cùng với tình yêu thương đã hình thành nên trái
Thánh Linh đẹp đẽ. Cầu xin Chúa chúc phước cho bạn khi bạn tiếp tục bài
học của bạn.
Bài tập trắc nghiệm
Sau khi bạn đã ôn lại bài học này, hãy làm bài tập tự trắc nghiệm. Sau đó
kiểm tra những câu trả lời của bạn với những câu đã cho ở phía sau phần
hướng dẫn nghiên cứu này. Hãy ôn lại những mục mà bạn trả lời chưa đúng.
CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG SAI: Hãy viết chữ Đ trong khoảng trong nếu câu đó
đúng và viết chữ S nếu câu đó sai
...... 1 Nguyên tắc của sự sanh bông trái đó là mỗi hạt sẽ sanh ra nhiều loại
trái khác nhau.
...... 2 Một cây xấu có thể sanh trái tốt.
...... 3 Kinh Thánh nói đến đặc tính Cơ đốc như là những ân tứ của Thánh
Linh.
...... 4 Dẫu rằng Thánh Linh sanh ra trái Thánh Linh trong tín hữu, song Ngài
không thể thực hiện nếu không có sự hợp tác của tín hữu.
...... 5 Bí quyết để đắc thắng sự tranh chiến với bản chất tội lỗi đó là bước đi
trong Thánh Linh.
...... 6 Chúa Jesus phán rằng những tiên tri giả sẽ bị nhận biết bởi những trái
của họ.
...... 7 Mặc dầu có nhiều khía cạnh khác nhau của trái Thánh Linh nhưng chỉ
có một trái thật.
...... 8 Sứ đồ Phao lô rất hài lòng với những Cơ đốc nhân ở Côrinh tô vì cớ
họ sanh ra những ân tứ và cả trái của Thánh Linh
...... 9 “Ở trong Đấng Christ” tức là nói đến vị trí của chúng ta trong Ngài.
...... 10 Trong sự canh chừng, một Cơ đốc nhân cần phải vận dụng trong viậc
vun đắp những phẩm chất Cơ đốc bao gồm cả việc kháng cự lại ma quỷ.
...... 11 Hai bản liệt kê trong Galati đoạn 5 hổ trợ cho nguyên tắc hạt giống
sanh trái theo loại của nó.
...... 12 Chúa Jesus minh hoạ mối tương giao cần phải có giữa Ngài và tín
hữu cũng như mối tương giao cần phải có giữa xác thịt và Thánh Linh.
13 CÂU HỎI SẮP XẾP. Hãy sắp xếp mỗi câu dưới đây theo chủ đề mà nó
mô tả. Hãy viết số ứng với chủ đề trong khoảng trồng mà bạn chọn.
1) Những cách để tăng cao sự sanh trái thuộc linh.
2) Mục đích cho sự sanh bông trái.
3) Những điều kiện cho sự sanh bông trái
...... a Sự sanh bông trái Thánh Linh là một sự bày tỏ đời sống của Đấng
Christ trong chúng ta. Nó cho thấy rằng chúng ta thật sự trở nên môn đồ của
Ngài và vì vậy Ngài là Chúa của đời sống chúng ta. Nó cũng đem đến vinh
hiển cho Đức Chúa Trời.
...... b Sự sanh bông trái Thánh Linh chỉ đến khi có sự hiện hữu của mối
tương giao qua lại của Đấng Christ trong Cơ đốc nhân và Cơ đốc nhân trong
Đấng Christ. Cơ đốc nhân phải tiếp nhận sự rèn luyện hoặc là sự tỉa sửa từ
nơi Cha thiên thượng.
...... c Cơ đốc nhân cần có mối thông công với Đức Chúa Trời và với những
Cơ đốc nhân khác. Cơ đốc nhân cũng cần tiếp nhận và áp dụng những sự
dạy dổ mà mình nhận được thông qua chức vụ của những ngưới lãnh đạo
theo ý muốn c ủa Đức Chúa Trời.
CÂU TRẢ LỜI NGẮN :Trả lời những câu hỏi sau đây càng vắn tắt càng tốt.
14 Một thuật ngữ khác của trái Thánh Linh là gì ?
.......................................................................................................
15 Hãy liệt kê bông trái chín khía cạnh của Thánh Linh như đã cho trong
GaGl 5:22-23.
...........................................................................................................................
...................................................................................
16 Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta là môn đồ của Chúa
Jesus?
.......................................................................................................
Giải đáp những câu hỏi nghiên cứu.
1 c) Một cây cam sanh ra những trái cam.
2. NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA XÁC THỊT: Gian dâm; ô uế, luông
tuồng;thờ hình tượng và phù phép; thù oán; tranh đấu; ghen ghét; buồn giận;
cãi lẫy; bất bình; bè đảng; ganh gỗ; say sưa; mê ăn uống cùng các sự khác
giống như vậy.
TRÁI THÁNH LINH: Lòng yêu thương,sự vui mừng bình an, nhịn nhục,
nhơn từ, hiền lành,trung tín, mền mại,tiết độ.
3. Những công việc của xác thịt
Gian ác, tham lam, suy đồi, ganh ghét, mưu sát, xung đột, lừa dối, xảo quyệt,
nói dóc, vu khống, thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, xắc la1o, ngạo mạn,
khoe khoang, không vâng phục cha mẹ, vô tâm, không đức tin, vô ý thức,
tàn nhẫn, nhục mạ, cay đắng, những ý tưởng gian ác, trộm cắp, tà dâm, dâm
dục, điên rồ, nói giả tạo ăn nói thiếu văn hóa, cãi lộn.
4. Bông trái Thánh Linh
Không ganh tị, khoe khoang, kiêu ngạo, thô lỗ cũng không tìm kiếm những
gì thuộc về mình không nóng giận. Nhưng thành thật, tin cậy, trông cậy,
nhịn nhục, có đức tin, có sự hiểu biết và thánh khiết.
5 a Những công việc (hay hành động) xác thịt (bản chất tội lỗi)
b Bông trái Thánh Linh dẫn dắt
c Đặc tính
7 b) Không còn được bảo vệ bởi Đức Chúa Trời
8 a Đúng
b Sai
c Đúng
d Sai
e Đúng
f Sai
g Đúng
9 Sự nhịn nhục ( có nghĩa là sự thành tín vững chắc) sự rèn tập, sự trông cậy.
10 Hầu cho đức tin của chúng ta có thể dược minh chứng là chân thật và
đem sự vinh hiển cho Chúa Jesus Christ.
11 a 2) Ở trong Đấng Christ.
b 1) Cắt tỉa bởi Cha thiên thượng.
c 3) Đấng Christ ở trong chúng ta.
d 1) Cắt tỉa bởi Cha thiên thượng.
e 3) Đấng Christ ở trong chúng ta
12 Những phép lạ và những ân tứ Thánh Linh có thể bị bắt chước.
13 Bạn nhận biết người đó ở trong Đấng Christ nếu người đó có đặc tính Cơ
đốc, tức là trái của Thánh Linh. (Những minh chứng khác:hành động, lời nói
và việc làm của người đó và Thánh Linh mà qua đó những hành vi này được
bày tỏ).
14 a) Minh chứng sự môn đồ hóa
d) Làm vinh hiển Đức Chúa Trời
f) Bày tỏ cho những người khác về tình yêu của Đấng Christ
g) Minh chứng mối tương giao của bạn với Chúa Jesus Christ
h) Trở nên là một sự phước hạnh cho những người khác.
15 Tiết độ, tỉnh thức, kháng cự.
a Trái đối ngược với đặc tính của trái mong đợi
16 Nó sẽ lánh xa khỏi anh em (nó sẽ rời xa khỏi anh em).
17 Câu trả lời của bạn
18 a Sai
b sai ( chỉ có duy nhất một trái)
c Đúng
d Đúng
e Sai
f Sai
g Đúng
TÌNH YÊU THƯƠNG TRÁI CỦA SỰ CHỌN LỰA.
“Trái của Thánh Linh là tình yêu thương ...” (GaGl 5:22)
Tác giả được mặc khải đã mở đầu phần trình bày về trái của Thánh Linh với
tình yêu thương. Nó phải là trước hết vì cớ không có bông trái nào được
hình thành mà không có tình yêu thương.
Tình yêu thương là quan điểm cao nhất được biểu lộ rõ trong Đức Chúa
Trời, Câu định nghĩa ngắn và hay nhất về tình yêu thương là Đức Chúa Trời,
vì cớ Đức Chúa Trời là tình yêu thương.Tình yêu thương của Đức Chúa Trời
được bày tỏ cho con người bởi con Ngài là Chúa Jesus Christ : “ Nhưng Đức
Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta :Khi chúng ta còn là
người có tội thì Đấng Christ vì chúng ta mà chịu chết” ( RoRm 5:8) “Ngài
đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng” (GiGa
13:1).
Ai là người mà Đức Chúa Trời yêu thương đến nỗi Ngài đã sẵn ban mạng
sống của con một Ngài cho họ ? Có phải là con người trọn vẹn không ?
Không phảí! một trong những môn đồ của Ngài đã từ chối Ngài, những kẻ
khác thì nghi ngờ Ngài, ba trong số những người này ngủ trong khi Ngài đau
đớn trong vườn. Hai trong số họ thì oa ước nơi cao sang trong vương quốc
của Ngài. Một người trở nên là kẻ phản bội. Và khi Chúa Jesus sống lại từ
cõi chết, một số thì lại không tin vào điều đó.Tuy nhiên Chúa Jesus vẫn yêu
thương họ với tình yêu vô bờ bến của Ngài. Ngài đã bị bỏ rơi, bị phản bội, bị
thất vọng và bị từ bỏ, song Ngài vẫn yêu !
Chúa Jesus muốn chúng ta yêu người khác như Ngài đã yêu chúng ta : “Điều
răn của ta đây nầy các ngươi hãy yêu nhau như ta đã yêu thương các ngươi”
(15:12). Đối với con người thì điều này không thể thực hiện đượcbởi vì tình
yêu của con người rất giới hạn. Song khi Đức Thánh linh phát triển hình ảnh
Đấng Christ trong chúng ta, chúng ta sẽ biết yêu như Ngài đã yêu.
Trong bài học này bạn sẽ nghiên cứu ý nghĩa của tình yêu là bông trái Thánh
Linh và nó được hiển thị trong đời sống tín hữu như thế nào. Khi trái của
tình yêu thương được phát triển trong bạn thì bạn có thể yêu như Đấng
Christ đã yêu !
Dàn ý bài học
Nhận dạng tình yêu thương
Mô tả tình yêu thương
Tình yêu thương trong hành động
Các mục tiêu bài học
Khi bạn hoàn tất bài học này, bạn có thể.
Mô tả 3 loại tình yêu và 3 phương diện của tình yêu AGAPE.
Trình bày những đặc tính của tình yêu AGAPE dựa trên ICo1Cr 13:1-13.
Giải thích tại sao sự cân đối của những ân tứ thuộc linh và trái Thánh Linh là
quan trọng.
Hiểu và áp dụng trong đời sống của bạn những nguyên tắc từ những thí dụ
về tình yêu trong hành động.
Mục tiêu bài học
1. Hãy nghiên cứu cẩn thận mỗi phần của phần triển khai bài học như được
hướng dẫn trong bài một. Bạn phải đọc những câu Kinh Thánh được nhắc
đến.
2. Trả lời những câu hỏi nghiên cứu và rồi so sánh câu trả lời của bạn với
câu trả lời đã cho cuối mỗi bài học. Nếu câu trả lời của bạn sai, hãy sữa lại
sau khi ôn lại phần mà trong đó câu hỏi xuất hiện. Sau đó tiếp tục với bài
học của bạn.
3. Ôn lại bài và làm bài tập trắc nghiệm. Kiểm tra câu trả lời của bạn với
những câu đã cho ở cuối phần hướng dẫn nghiên cứu này.
Từ ngữ chính
Tình yêu không vị kỷ.
Lòng thương xót.
Sự tận hiến.
Bao gồm.
Những ham muốn xác thịt.
Sự nhiệt thành.
Theo bản năng.
Sự không dung thứ.
Đáp lại lẫn nhau.
Triển khai bài học .
NHẬN DẠNG TÌNH YÊU THƯƠNG
Các loại tình yêu thương.
Mục tiêu 1: Chọn ra định nghĩa đúng về mỗi loại trong 3 loại của tình yêu
thương .
Tình yêu thương là một phương diện lựa chọn của trái Thánh Linh ! Không
còn nghi ngờ gì nữa vì Chúa Jesus đã dạy điều này khi Ngài phán cùng các
môn đồ của Ngài : “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các
ngươi phải yêu nhau, như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi hãy yêu
nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ
nhận biết các ngươi là môn đồ ta”.(GiGa 13:34-35 ).
Chúa Jesus đang nói về loại tình yêu nào ? có ít nhất 3 loại tình yêu mà
chúng ta sẽ xem xét sơ qua.
1. TÌNH YÊU AGAPE: AGAPE là một từ Hy lạp có nghĩa là tình yêu không
vị kỷ; một tình yêu sâu đậm và bất biến. Giống như tình yêu của Đức Chúa
Trời dành cho nhân loại. Tình yêu thiên thượng này được đề cập đến ở trong
3:16 : “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban con một của
Ngài, hầu cho hể ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”
Tình yêu trọn vẹn và không có gì so sánh bằng tình yêu này bao gồm tâm trí,
xúc cảm, cảm giác, tư tưởng của chúng ta hay tất cả bản thể của chúng ta.
Đây là loại tình yêu mà Đức Thánh Linh muốn hiển thị trong đời sống của
chúng ta khi chúng ta giao phó chính mình trọn vẹn cho Đức Chúa Trời. Nó
là tình yêu mà khiến chúng ta yêu Ngài và vâng lời Ngài. Tình yêu phước
hạnh tuôn chảy từ Đức Chúa Trời đến chúng ta và trở lại từ lòng chúng ta về
Ngài trong sự ngợi khen, vâng phục, yêu thương và sự phục vụ trung tín.
“Chúng ta yêu bởi vì Ngài yêu chúng ta trước” ( IGi1Ga 4:19). Nó là loại
tình yêu mà Chúa Jesus đã minh chứng trong mỗi chặng đường của Ngài từ
máng cỏ cho đến thập tự giá. Đó là tình yêu Agape, tình yêu được mô tả
trong ICôrinh tô 13.
2. Tình yêu Philia (anh em) như đã thấy trong IIPhi 2Pr 1:7,loại tình yêu thứ
hai gọi là tình yêu anh em hoặc là sự nhơn từ đối với anh em. Đây là tình
bạn hữu, một tình yêu của con người và vì vậy có giới hạn, chúng ta yêu nếu
chúng ta được yêu. LuLc 6:32 chép rằng : “ Nếu các ngươi yêu kẻ yêu mình
thì có ơn chi? người có tội cũng yêu kẻ yêu mình sự nhơn từ đối với anh em
hay tình bạn hữu là điều cần thiết trong những mối quan hệ của con người,
tuy nhiên nó thấp hơn tình yêu Agape bởi vì nó tùy thuộc trên một mối quan
hệ lẫn nhau. Đó là chúng ta thân thiện và yêu thương những người bày tỏ sự
thân thiện và yêu thương chúng ta.
3. Tình yêu Eros (xác thịt). Một khía cạnh khác của tình yêu con người
không được đề cặp trong Kinh Thánh nhưng được ngụ ý rất mạnh mẽ là tình
yêu xác thịt. Đây là tình yêu thuộc vật lý nó bắt nguồn từ những cảm xúc,
bản năng và dục vọng tự nhiên. Nó là một khía cạnh quan trọng của tình yêu
giữa chồng và vợ. Nhưng nó dựa trên những gì mà một người thấy và cảm
giác được, tình yêu Eros có thể là ích kỷ, tạm thời và thiển cận. Trong khía
cạnh tiêu cực của nó, nó trở thành dục vọng. Đây là loại tình yêu thấp nhất
bởi vì nó thường bị lạm dụng.
Tình yêu lớn nhất của những tình yêu này là tình yêu Agape, tức là tình yêu
thiên thượng của Đức Chúa Trời được hiển thị trong đời sống Chúa
Jesus.Tình yêu này có 3 chiều kích.
1. Chiều kích dọc- tình yêu đối với Đức Chúa Trời.
2. Chiều kích ngang- tình yêu đối với những người đồng công của chúng ta
3. Chiều kích bên trong - tình yêu đối với chính chúng ta.
LuLc 10:27 chép rằng : “ Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí
mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi và yêu người lân cận như mình”
Đây là tình yêu Agape !
1 Hãy sắp xếp phần định nghĩa với loại tình yêu mà nó mô tả. hãy viết số
câu mà bạn chọn trong khoảng trống.
......a Eros tình yêu dựa trên những gì mà một người thấy hoặc cảm nhận
...... b Agape- Tình yêu không vị kỷ kiểm soát tất cả bản thể của chúng ta;
một tình yêu trọn vẹn.
...... c Philia -Tình yêu mà khiến chúng ta đáp lại sự nhơn từ của người bày
tỏ sự nhơn từ cho chúng ta.
1) Tình yêu thiên thượng.
2) Tình yêu anh em
3) Tình yêu xác thịt.
2 Hãy giải thích tại sao tình yêu Agape thì lớn hơn tình yêu đối với anh em ?
...........................................................................................................................
...................................................................................
Tình yêu đối với Đức Chúa Trời - Chiều kích dọc.
Mục tiêu 2: Chọn những câu đúng liên quan tình yêu của chúng ta với Đức
Chúa Trời .
Yêu Đức Chúa Trời dó là nghĩa vu,ï và là đặc ân lớn nhất của chúng ta -
chúng ta yêu Chúa như thế nào ? Yêu Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết sức,
hết trí! chữ “ tấm lòng” như đã được dùng trong Kinh Thánh không nói đến
nó như là bộ phận của cơ thể tống máu chảy khắp cơ thể của chúng ta nó nói
đến bản thể bên trong của chúng ta bao gồm tinh thần và linh hồn. Chúng ta
phải yêu Đức Chúa Trời đến mức trọn vẹn của tâm trí, tri thức, ý chí, sức
mạnh và những cảm xúc của chúng ta.
Khi chúng ta yêu Đức Chúa Trời với tình yêu Agape là một khía cạnh của
trái Thánh Linh, thì chúng ta cũng sẽ yêu tất cả mọi thứ thuộc về Ngài và
chúng ta yêu mọi thứ mà Ngài yêu. Chúng ta yêu thích lời của Ngài, con cái
của Ngài, công việc của Ngài, Hội thánh của Ngài. Chúng ta yêu thương
những con chiên hư mất, chúng ta sẵn sàng chịu khổ vì cớ danh Ngài. “Ngài
nhơn danh Đấng Christ ban ơn cho anh em, không những tin Đấng Christ mà
thôi, lại phải chịu khổ vì Ngài nữa (Phi Pl 1:29) Khi chúng ta chịu khổ “cho”
Đấng Christ, chúng ta sẳn sàng đón nhận sự bắt bớ hầu để làm vinh hiển
danh Ngài và bày tỏ tình yêu của Ngài cho những con người tội lỗi. Khi
chúng ta chịu khổ “với” Đấng Christ, chúng ta cảm nhận được những gì
Ngài đã cảm nhận đối với tội lỗi. Và tội nhân, nhu đã được mô tả trong Mat
Mt 9:36: “ Khi Ngài thấy những đám dân đông thì động lòng thương xót, vì
họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn.
Chúng ta học được tình yêu Agape từ hình ảnh Chúa Jesus. Đó là tình yêu
mà Chúa Ngài đã dạy dỗ và sống. Chúa Jesus phán: “ Người nào yêu mến ta
sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta” (GiGa
14:21). Tình yêu mà Chúa Jesus dành cho chúng ta thì khó cho chúng ta có
thể hiểu hết được. Sứ đồ Phao lô đã nói về điều này trong Eph Ep 3:17-18
rằng :
“ Tôi cầu xin rằng, để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương,
được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của
nó là thể nào và được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trỗi hơn mọi
sự thông biết, hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa
Trời.”
Đây là lời cầu nguyện của Phaolô cho những Cơ đốc nhân ở Êphêsô. Những
thánh đồ này đã thật sự tiến gần đến những lẽ thật vĩ đại của lời Đức Chúa
Trời mà Phao lô đã dạy họ, song về tình yêu thì họ còn phải học hỏi nhiều
hơn. Tại đây chúng ta thấy rằng tình yêu dẫn đến tình yêu: đâm rễ trong tình
yêu, hiểu biết tình yêu, nhận biết tình yêu.
Bạn có tình yêu Agape với Đức Chúa Trời chưa? Sự thử nghiệm của tình
yêu này là “sự vâng phục”. Chúa Jesus phán: “nếu các ngươi yêu mến ta, thì
giữ gìn các điều răn ta” (GiGa 14:15) “Ai có các điều răn của ta và vâng giữ
lấy ấy là kẻ yêu mến ta” (14:21) “Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta...
Còn kẻ nào chẳng yêu mến ta, thì không vâng giữ lời ta ” (14:23-24) cũng
trong chương này Chúa Jesus phán rằng Ngài sẽ ban Đức Thánh Linh để dạy
chúng ta tất cả mọi điều và nhắc nhở chúng ta mọi điều Chúa Jesus đã dạy.
Đức Thánh Linh bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời cho chúng ta hầu cho
chúng ta nhận biết Ngài rõ hơn. Nhận biết Ngài rõ hơn để yêu Ngài nhiều
hơn. Thông qua Đức Thánh Linh chúng ta được đâm rễ và được vững bền
trong tình yêu thương, có khả năng thuận phục Ngài nhiều hơn. Khi Ngài
sanh ra hình ảnh của Đấng Christ trong chúng ta, sự nhạy bén của chúng ta
đối với sự chỉ dẫn của Ngài là một biểu lộ của sự vâng phục và điều đó làm
đẹp lòng Đức chúa Trời.
3 Câu nào trong những câu này là đúng liên quan đến tình yêu của chúng ta
đối với Đức Chúa Trời ? Hãy khoanh tròn mẫu tự trước những câu bạn chọn.
a Rất dễ cho chúng ta để hiểu được và giải thích được mức độ tình yêu của
Đức Chúa Trời cho chúng ta.
b Đức Chúa Trời muốn chúng ta yêu Ngài trọn vẹn cả tấm lòng, linh hồn,
sức mạnh và tâm trí của chúng ta.
c Chúng ta chứng minh tình yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời thông
qua sự vâng phục các mạng lệnh của Ngài.
e Tình yêu đối với Đức Chúa Trời khiến chúng ta thù ghét những người
không tin Ngài.
f Tình yêu mà Đấng Christ bày tỏ dựa trên nền tảng tình yêu đáp lại.
g Bằng chứng lớn nhất mà chúng ta yêu mến Ngài đó là chúng ta thờ
phượng và ngợi khen Ngài.
h Sự tri thức và sự hiểu biết về lẽ thật trong lời của Đức Chúa Trời phải
được hổ trợ bởi tình yêu thương nếu chúng ta muốn được đầy dẫy mọi sự dư
dật của Đức Chúa Trời trong chúng ta.
Tình yêu đối với tha nhân - chiều kích ngang.
Mục tiêu 3: Chọn những ví dụ về tình yêu đối với tha nhân được dạy dỗ bởi
Chúa Jesus trong LuLc 6:27-36 10:30-37.
Chúng ta không thể nào yêu người lân cận của chúng ta bằng tình yêu Agape
trừ khi chúng ta yêu Đức Chúa Trời trước- Chính Đức Thánh Linh sanh trái
Thánh Linh trong chúng ta, là Đấng ban cho chúng ta khả năng hoàn thành
đại mạng lệnh thứ nhì của Ngài trong luật pháp : “ Hãy yêu thương kẻ lân
cận ngươi như mình” (LeLv 19:18) sứ đồ Giăng cũng nhấn mạnh tầm quan
trọng của tình yêu Agape đối với tha nhân:
“ Hởi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau, vì sự yêu thương đến
từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh ra từ Đức Chúa Trời và nhìn biết
Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu thì không biết Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa
Trời là tình yêu thương ... nếu chúng ta yêu nhau thì Đức Chúa Trời ở trong
chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta...vì có ai nói
rằng : vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy thì không thể yêu Đức Chúa
Trời mình chẳng thấy được (IGi1Ga 4:7-8, 12, 20)
Khi Chúa Jesus dạy bảo một thầy dạy luật hãy yêu Đức chúa Trời và yêu kẻ
lân cận, Ngài phán rằng: “ Hãy làm điều đó thì được sống”.Thầy dạy luật hỏi
: “ai là người lân cận tôi” Chúng ta có thể đọc câu trả lời của Chúa Jesus
trong LuLc 10:30-37
4 Hãy đọc 10:30-37 Người nào trong những người này đã bày tỏ tình yêu
thương đối với những người lân cận.
a) Thầy tế lễ.
b) Thầy Lê vi.
c) Người Samari.
5 Theo như câu chuyện này ai là người lân cận của bạn ?
.......................................................................................................
6 Tình yêu Agape giúp chúng ta yêu kẻ thù của chúng ta. Hãy đọc 6:27-36.
Bài học mà Chúa Jesus dạy dỗ trong phân đoạn này cũng như Ngài dạy dỗ
trong câu chuyện của người Samari nhân lành là gì ? Hãy khoanh tròn ký tự
trước những câu trả lời mà bạn chọn.
a) Hãy làm điều tốt cho những ai có khả năng đáp lại cho bạn.
b) Hãy thương xót đối với mỗi người cùng mức độ như Đức Chúa Trời đã
thương xót đối với bạn.
c) Bày tỏ sự nhơn từ đối với những người khác dẫu rằng bạn biết họ sẽ
không đáp lại sự tốt lành của bạn.
d) Xem nhu cầu của người khác quan trọng hơn nhu cầu của bản thân.
e) Nếu ai đó là một người không quen biết, phớt lờ người ấy dẫu người ấy có
nhu cầu thì cũng không sao. Vì sẽ có người nào đó chăm sóc (quan tâm ) cho
người đó.
Tình yêu đối với bản thân - chiều kích nội tâm.
Mục tiêu 4: Chọn một câu mô tả được cách mà bạn nên yêu thương chính
bản thân bạn
Dường như hơi lạ khi nói rằng tình yêu Agape bao gồm cả tình yêu cho bản
thân. Nhưng tôi muốn nhắc nhở bạn rằng tình yêu với tình yêu Agape là tình
yêu như Đấng Christ đã yêu. Bạn phải thấy chính bạn như Ngài thấy bạn
như là một tội nhân được cứu bởi ân điển, như là một con người được tạo
dựng theo hình ảnh của Ngài, được tạo dựng dể dâng sự vinh hiển cho Ngài.
Đây không phải là một tình yêu ích kỷ hay tình yêu tìm kiếm cho bản thân
nhưng là một tình yêu hiến dâng bản thân.
Khi Chúa Jesus phán rằng chúng ta phải yêu kẻ lân cận mình như yêu chính
bản thân mình, Ngài nhận biết rằng đối với việc chúng ta quan tâm những
nhu cầu riêng của con người chúng ta về thực phẩm, nơi trú ẩn, bạn đồng
hành giải phóng khỏi sự đau khổ và tất cả những nhu cầu thiết yếu khác của
cuộc sống là chuyện bình thường. Nếu ngón tay tôi bị đứt thì khuynh hướng
tự nhiên của tôi là chăm sóc nóhầu cho nó sẽ không còn đau nữa. Tình yêu
Agape khiến chúng ta quan tâm về bản thân tâm linh của chúng ta, trước hết
tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, bởi vì chúng ta
nhận biết rằng sự sống đời đời của chúng ta thì quan trọng hơn cuộc sống
của chúng ta trên trần gian. Cơ đốc nhân nào yêu chính mình với tình yêu
Agape không chỉ quan tâm đến những nhu cầu riêng của mình về sức khỏe
cơ thể, học vấn, việc làm, bạn bè và những điều như vậy,nhưng người ấy
cũng cho phép Đức Thánh Linh triển khai bản chất tâm linh của mình thông
qua việc học hỏi lời Đức Chúa Trời, qua cầu nguyện và đồng công với
những tín hữu khác. Cơ đốc nhân sẽ ao ước trái Thánh Linh được bày tỏ
trong đời sống của mình, và ngày càng trở nên giống với hình ảnh của Đấng
Christ.
Một số người nhận thấy rằng rất khó để yêu chính họ bởi vì cớ những lỗi
lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ. Họ có những mặc cảm tội lỗi và tự
buộc tội mình Nhưng tình yêu Agape tuôn chảy từ Đấng Christ ban cho sự
tha thứ trọn vẹn mỗi tội lỗi mà chúng ta đã mắc phải. “ Cho nên hiện nay
chẳng còn sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Chúa Jesus christ. Vì luật
pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jesus Christ buông tha tôi
khỏi luật pháp của sự tội và sự chết.” RoRm 8:1 Thật là một sự bảo đảm
vinh dự ! Chúng ta có thể nhận biết chúng ta như Đấng Christ nhận biết
chúng ta dó là được thanh tẩy tất cả tội lỗi, được thánh khiết bởi huyết quí
giá của Ngài, cùng với bản chất mới được ban cho bởi Đức Thánh Linh.
Chúng ta có thể yêu những gì chúng ta có thông qua ân điển của Ngài và
chuyển tình yêu đó cho những người khác.
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat
Su song du dat

More Related Content

Viewers also liked

Viewers also liked (10)

NEO_FactSheet
NEO_FactSheetNEO_FactSheet
NEO_FactSheet
 
nikhil
nikhilnikhil
nikhil
 
Jujjjj grafika
Jujjjj   grafikaJujjjj   grafika
Jujjjj grafika
 
產業實戰英語會話系列叢書 - B2B 企業英語會話
產業實戰英語會話系列叢書 - B2B 企業英語會話產業實戰英語會話系列叢書 - B2B 企業英語會話
產業實戰英語會話系列叢書 - B2B 企業英語會話
 
Poor Rich
Poor RichPoor Rich
Poor Rich
 
Tieu tien tri
Tieu tien triTieu tien tri
Tieu tien tri
 
Diapositivas
DiapositivasDiapositivas
Diapositivas
 
Cronoanálise aplicada em BPM e Lean Six Sigma
Cronoanálise aplicada em BPM e Lean Six SigmaCronoanálise aplicada em BPM e Lean Six Sigma
Cronoanálise aplicada em BPM e Lean Six Sigma
 
Excel grupo 8
Excel grupo 8Excel grupo 8
Excel grupo 8
 
Pharmacoepidemiology
PharmacoepidemiologyPharmacoepidemiology
Pharmacoepidemiology
 

Similar to Su song du dat

Similar to Su song du dat (20)

Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
 
Chia se tin mung
Chia se tin mungChia se tin mung
Chia se tin mung
 
Chia se tin mung
Chia se tin mungChia se tin mung
Chia se tin mung
 
Chia xe tin mung
Chia xe tin mungChia xe tin mung
Chia xe tin mung
 
Giang dao va day dao
Giang dao va day daoGiang dao va day dao
Giang dao va day dao
 
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhTuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dich
 
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanhHieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truong
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Pháp bảo của sự giải thoát
Pháp bảo của sự giải thoátPháp bảo của sự giải thoát
Pháp bảo của sự giải thoát
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 

Su song du dat

  • 1. Sự Sống Dư Dật Tác giả: Antonio Gilberto da Silva Giới thiệu môn học ĐƠN VỊ 1 : BÔNG TRÁI THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG GIAO VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI Bài học : 1. Đặc tính Cơ đốc : Bông trái của thánh linh 2. Tình yêu thương : Bông trái của sự chọn lựa 3. Sự vui mừng : Bông trái của ân điển 4. Sự bình an : Bông trái của sự tin cậy ĐƠN VỊ 2: BÔNG TRÁI CỦA THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NGƯỜI KHÁC 5. Sự nhịn nhục: Bông trái của nghị lực 6. Sự nhơn từ và hiền lành: Bông trái sinh đôi ĐƠN VỊ 3: BÔNG TRÁI CỦA THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG GIAO VỚI BẢN THÂN 7. Sự trung tín : Bông trái của niềm tin 8. Sự (mềm mại) : Bông trái của sự thuận phục 9. Sự (tiết độ) : Bông trái của sự nghiêm khắc 10. Sanh bông trái : Không có luật pháp nào chống cự lại Tài liệu tham khảo Từ vựng Đáp án cho bài tập trắc nghiệm CHƯƠNG TRÌNH NGƯỜI THI HÀNH CHỨC VỤ CƠ ĐỐC CỦA VIỆN HÀM THỤ QUỐC TẾ ICI Đây là một trong 18 bài học thuộc chương trình đào tạo người thi hành chức vụ Cơ đốc của viện hàm thụ quốc tế (ICI). Ký hiệu bên trái là hướng dẫn cho một trình tự nghiên cứu trong các bài học được chia thành 3 đơn vị của 6 bài học. SỐNG DƯ DẬT : Một bài học về đặc tính Cơ đốc nhân là bài thứ 6 trong đơn vị III. Bằng cách nghiên cứu bài học theo trình tự bạn sẽ đạt được nhiều lợi điểm.
  • 2. Các tài liệu học tập trong chương trình chức vụ Cơ đốc nhân được soạn theo dạng tự học, đặc biệt dành cho các nhân sự Cơ đốc. Các môn học này sẽ cung cấp kiến thức Kinh Thánh và kỷ năng cần thiết cho chức vụ Cơ đốc trong thực tế. Bạn có thể học môn học này để có thể nhận lấy văn bằng hoặc để trau dồi thêm kiến thức cá nhân. XIN CHÚ Ý: Hãy đọc phần giới thiệu môn học cẩn thận. Bằng cách theo sát những lời chỉ dẫn, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình trong môn học và chuẩn bị bản tường trình của học viên. Xin gởi tất cả những bài vở liên quan đến bài học cho giáo viên của ICI theo địa chỉ được ghi bên dưới. Trong trường hợp chưa được chỉ dẫn cụ thể và không có địa chỉ của văn phòng ICI trong giáo hạt của bạn, thì xin vui lòng viết thư theo địa chỉ sau đây. International Correspondence Institue Chausée de waterloo, 45 1640 Rhode - Saint - Genèse(Brussels), Belgium. Địa chỉ của văn phòng ICI nơi địa phương của bạn là : Giới Thiệu Môn Học Đức Thánh Linh và sự sống Dư Dật . Một nhà khoa học nổi tiếng người anh nọ là một Cơ đốc nhân. Ông có một người bạn thân người luôn luôn bày tỏ sự nghi ngờ của mình về Cơ đốc giáo và cũng đưa ra nhiều ý kiến đề cập đến bản chất của con người. Người bạn đó tin rằng tất cả mọi người đều có khả năng bên trong chính họ có thể tự cải thiện mình đến một mức độ mà cuối cùng họ để có thể trở nên hoàn hảo. Nhà khoa học phản đối kịch liệt và ông trình bày rằng trải qua nhiều thế kỷ, vô số người đã cố gắng cải thiện chính họ song họ đều thất bại. Để minh họa rõ hơn cho quan điểm của mình, nhà khoa học quyết định bỏ mặc không chăm sóc một mảnh vườn trong khu vườn hoa tươi đẹp của ông. Phần khu vườn còn lại được trồng trọt cẩn thận mỗi ngày. Chẳng bao lâu những bông hoa không được chăm nom bị phủ lấp bởi cỏ dại và bị khô héo bởi thiếu nước và thiếu sự chăm sóc. Khi người bạn của ông thấy phần khu vườn như vậy, anh ta hỏi nhà khoa học “ Tại sao bạn lại bỏ mặc phần khu vườn này?”. Nhà khoa học trả lời : “ Tôi chẳng bỏ mặc nó tí nào cả” “ Tôi chỉ thử nghiệm
  • 3. nguyên tắc tự cải thiện của bạn đối với các vật sống” Theo như bài học mà nhà khoa học minh họa thì một đặc tính đẹp - giống như khu vườn hoa đẹp không phải có được bởi tình cờ. Đặc tính Cơ đốc nhân được phát triển khi Đức Thánh Linh sanh bông trái của Ngài trong tín hữu. Như đã mô tả trong Galati 5: 22-23), bông trái Thánh Linh là kết quả sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong đời sống của chúng ta. Cách sử dụng hình thức số ít của từ “ bông trái” trong Galati 5:22; nói đến sự hiệp nhất và đồng nhất về đặc tính của Chúa Giêxu Christ được mô phỏng trong chín phẩm chất của bông trái đó. Trong sự tái sanh thuộc linh, Cơ đốc nhân gắn chặt chính mình với Đấng Christ. Ngài đã chết vì cớ tội lỗi của chúng ta và sống lại trong sự vinh hiển và đắc thắng, chúng ta chết với Ngài và chôn t ại thập tự giá tất cả những điều gian ác của bản chất cũ. Đời sống mới mạnh mẽ và thánh khiết của chúng ta. Sẽ bày tỏ bản tính và bản chất của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Trong GaGl 5:1-26, chúng ta có một hình ảnh rõ ràng về bản chất cũ gian ác ( “Công việc của xác thịt”, 5:19-21, KJV) và đời sống mới trong Đấng Christ “Bông trái Thánh Linh”, 5:22-23, KJV). Đây là sự sống tràn đầy và có bông trái mà Đức Chúa Trời muốn ban cho con cái của Ngài. Sự sống DƯ DẬT. Bài học nghiên cứu này được chia làm 3 đơn vị. Đơn vị 1 học về 3 đặc tính là “Tình yêu thương, sự vui mừng, và sự bình an” đó là kết quả trực tiếp của mối tương giao chúng ta với Đức Chúa Trời hay là “ đời sống hướng thượng của chúng ta”. Đơn vị 2 tập trung trên những phẩm chất của “sự nhịn nhục”, sự nhơn từ, và sự hiền lành”. được phát triển thông qua mối quan hệ của chúng ta đối với tha nhân. Đây là “ đời sống đối với thế giới bên ngoài của chúng ta”. Đơn vị 3 cho thấy Cơ đốc nhân mang bông trái của “ sự trung tín, mềm mại, và tiết độ” phản chiếu “đời sống nội tâm của Cơ đốc nhân”. Tất cả những phẩm chất# của đặc tính Cơ đốc này đều được phát sinh trong tín hữu khi tín hữu thuận phục chính mình đối với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh là Đấng ngự trong tín hữu. Trong bài học này, thuật ngữ “ bông trái Thánh Linh” nói đến chín phẩm chất của đặc tính Cơ đốc nhân được liệt kê trong Galati 5:22-23. Tuy nhiên, vì cớ sự đồng nhất hóa, đôi khi chúng tôi sẽ đề cập đến một trong chín khía cạnh này của bông trái Thánh Linh, ví dụ như “bông trái của sự vui mừng” hoặc là “ Bông trái của sự tiết độ”. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi đặc tính là một khía cạnh của bông trái Thánh Linh.
  • 4. Mô tả bài học Sự sống DƯ DẬT : “Bài học về đặc tính Cơ đốc” là một môn học thực tế nghiên cứu từ GaGl 5:1-26 và những câu Kinh thánh liên quan. Nó nhấn mạnh sự phát triển của những phẩm chất Cơ đốc và việc làm của họ trong mối tương giao và sự phục vụ của Cơ đốc nhân. Những định nghĩa và ví dụ của Kinh thánh được nhấn mạnh trong phần mô tả 9 khía cạnh của bông trái Thánh Linh, và những áp dụng thực tế gắn liền với những đặc tính này đối với mỗi đời sống Cơ đốc nhân. Môn học sẽ giúp học viên hiểu được những nguyên tắc của việc sanh bông trái Cơ đốc, và điều cần thiết cho việc phát triển không ngừng đặc tính giống như Đấng Christ có ích cho sự phục vụ Cơ đốc và một đời sống dư dật trong Thánh linh, học viên sẽ được khích lệ để hứa nguyện sẽ phát triển những phẩm chất của đặc tính Cơ đốc trong đời sống của mình và bày tỏ được những phẩm chất này trong kinh nghiệm hàng ngày của học viên. Mục Tiêu Môn Học : Khi bạn hoàn tất bài học này, bạn có thể: 1. Liệt kê 9 đặc tính của bông trái Thánh Linh và đưa ra định nghĩa của mỗi đặc tính dựa trên cách sử dụng theo Kinh thánh. 2. Giải thích những quan điểm theo Kinh thánh về sự sanh bông trái, trở nên giống Đấng Christ, sự phát triển không ngừng đặc tính Cơ đốc, và sự giải phóng Cơ đốc. 3. Mô tả ý nghĩa của việc biểu thị một đặc tính giống như Đấng Christ trong mối tương giao và Kinh nghiệm mỗi ngày là gì. 4. Thực hành mỗi ngày những nguyên tắc của việc sanh bông trái Cơ đốc khi bạn thuận phục sự kiểm soát của Đức Thánh Linh đối với cuộc đời của bạn. Sách giáo khoa Bạn sẽ dùng cuốn “ sự sống DƯ DẬT” : “Bài học về đặc tính Cơ đốc” vừa làm sách giáo khoa vừa hướng dẫn nghiên cứu cho môn học. Những phần trích dẫn Kinh Thánh đều từ bản NIV, xuất bản năm 1978. Trong một vài ví dụ chúng tôi cũng trích dẫn câu Kinh Thánh từ bản KJV. Thời gian nghiên cứu Thời gian bao lâu bạn cần để học từng bài là tùy thuộc vào kiến thức của bạn về đề tài đó và khả năng mà bạn có trước khi bắt đầu môn học. Thời gian bạn học cũng tùy thuộc vào mức độ bạn tuân theo các lời chỉ dẫn và khả
  • 5. năng phát huy cần thiết cho việc tự học. Hãy hoạch định thời khóa biểu học tập của bạn theo sự đề ra của tác giả, cũng như những mục tiêu các nhân của bạn nữa. Tổ chức bài học và những khuôn mẫu học tập Mỗi bài học bao gồm : 1) nhan đề của bài học, 2) lời mở đầu, 3) dàn bài học, 4) các mục tiêu bài học, 5) những hoạt động học tập, 6) từ ngữ chìa khóa, 7) triển khai bài học bao gồm những câu hỏi nghiên cứu, 8) bài tập tự trắc nghiệm (cuối của phần triển khai bài học), 9) trả lời những câu hỏi của bài học. Dàn bài và những mục tiêu của bài học sẽ cho bạn một cách nhìn bao quát về đề tài, giúp bạn tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất trong khi bạn nghiên cứu và cho bạn biết nên học những điều gì. Phần lớn các câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học có thể được trả lời trong những khoảng trống được dành sẵn trong phần hướng dẫn của bài học này. Những câu trả lời dài hơn nên viết vào trong một cuốn vở ghi chép của bạn, hãy nhớ ghi số và nhan đề của bài học. Cách này sẽ giúp bạn dễ dàng khi ôn bài để viết bản tường trình từng đơn vị của học viên. Đừng xem trước các câu trả lời cho đến khi bạn đã có câu giải đáp của bạn. Nếu bạn tự đưa ra câu trả lời của chính mình thì bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì bạn đã học. Sau khi bạn đã trả lời các câu hỏi của bài ọc, hãy đối chiếu các câu trả lời của bạn với lời giải đáp đã cho ở cuối bài học. Sau đó hãy sữa lại những câu bạn trả lời sai. Các câu giải đáp không ghi theo số thư ùtự bình thường để cho bạn không tình cờ nhìn thấy lời giải đáp của câu trả lời kế tiếp. Những câu hỏi của bài học này rất quan trọng chúng sẽ giúp bạn ghi chép những ý chính đã được trình bày trong bài học và áp dụng những nguyên tắc mà bạn vừa học. Làm thế nào để trả lời những câu hỏi Có nhiều loại câu hỏi bài cho học và những câu hỏi bài tập tự trắc nghiệm khác nhau trong phần hướng dẫn của bài học này. Dưới đây là những ví dụ của nhiều loại và làm thế nào để trả lời chúng. Những hướng dẫn đặc biệt sẽ được chú thích đối với các loại câu hỏi khác. Nếu được sử dụng.
  • 6. CÂU TRẢ LỜI NGẮN : Loại câu hỏi này yêu cầu bạn hoàn thành một câu hoặc là viết một câu trả lời ngắn. Thường thì để trống một hàng để cho bạn trả lời. Ví dụ : 1. Ai viết thư tín gởi cho người Galati? .................Sứ đồ Phaolô................................................................ Trong phần hướng dẫn học của bạn, hãy viết câu giải đáp trên hàng để trống như trình bày ở trên. CÂU HỎI CHỌN LỰA : Loại câu hỏi này yêu cầu bạn phải chọn một câu trả lời đúng trong những câu đã cho. Ví dụ : 1 Tân ước có tổng số là a) 37 sách b) 27 sách c) 22 sách (Trong một số câu hỏi chọn lựa, có thể có nhiều câu trả lời đúng. Trong trường hợp đó, bạn có thể khoanh tròn mẫu tự của mỗi câu trả lời đúng). CÂU HỎI ĐÚNG SAI :Loại câu hỏi này yêu cầu bạn chọn những câu đúng. Ví dụ : 2 Những câu nào dưới đây là đúng ? a) Kinh thánh có tổng số là 120 sách. b) Kinh thánh là sứ điệp dành cho tín hữu ngày nay. c) Tất cả những tác giả của Kinh thánh điều viết bằng tiếng Hybálai d) Đức Thánh Linh cảm thúc các tác giả của Kinh thánh Câu b và d đều đúng. Bạn có thể khoanh tròn cả hai mẫu tự để chứng minh câu bạn chọn như phần ví dụ trên. CÂU HỎI SẮP XẾP CHO THICH HỢP : Loại câu hỏi này yêu cầu bạn sắp xếp những phần tương ứng với nhau ví dụ như nhân vật với tính cách nhân vật hoặc các sách Kinh thánh với các tác giả của các sách. ví dụ : 3 Viết số của tên người lãnh đạo trước mỗi cụm từ mô tả công việc người đó làm:
  • 7. 1 a Nhận bản luật pháp ở núi Sinai 1) Môi Se 2 b Dẫn dân Ysơraên qua sông Giôđanh 2) Giô suê. 2 c Đi vòng quanh thành Giêricô 1 d Sống trong cung điện Pharaôn. Cụm từ a và d chỉ về Môise và cụm từ b và c chỉ về Giô suê. Bạn có thể viết số 1 bên cạnh a và d và viết số 2 bên cạnh b vàc giống như vídụ ở trên. Phương cách học môn này Nếu bạn tự học loại bài hàm thụ ICI này, hãy gởi tất cả các bài làm của bạn bằng thư. Mặc dù ICI đã được triển khai để giúp bạn tự học, tuy nhiên bạn vẫn có thể học theo nhóm hay trong lớp học. Nếu vậy người hướng dẫn có thể triển khai thêm một số điều hướng dẫn khác song song với bài học.Vì vậy bạn nên theo lời chỉ dẫn của người ấy. Cũng có thể, bạn thích dùng môn học này cho nhóm học Kinh thánh tại nhà, trong lớp học tại Hội thánh hay trong trường Kinh thánh. Bạn sẽ nhận thấy rằng nội dung của môn học cũng như phương pháp nghiên cứu đều rất có ích cho các mục đích này. Bản tường trình học tập về các đơn vị . Nếu bạn tự học bàihọc hàm thụ này với một nhóm hoặc trong một lớp, bạn sẽ nhận thêm bản tường trình học tập kèm theo loạt bài học này.Bạn sẽ trả lời các câu hỏi theo bản tường trình học tập kèm theo loại bài học này. Bạn sẽ trả lời các câu hỏi trong bản tường trình theo sự hướng dẫn trong loại bài học này và bản tường trình. Bạn nên hoàn tất bài học và gởi bản trả lời của bạn đến người hướng dẫn học của bạn để vị ấy sửa chữa và ghi nhận xét về bài làm của bạn. Chứng chỉ Dựa trên sự hoàn tất thành công bài học của bạn và dựa trên điểm của bản tường trình học tập mà người hướng dẫn đã cho, bạn sẽ nhận được chứng chỉ khen thưởng. Thi cuối khóa để nhận chứng chỉ học phần . Bạn có thể nhận được chứng chỉ học phần của mỗi đơn vị học khi bạn hoàn thành kỳ thi cuối khoá.Bạn phải có tên trong khóa học, đặt biệt, để nhận được tín chỉ bạn phải nộp bản đăng ký môn học cho giám đốc ICI của bạn.
  • 8. Cuốn sách tường trình học tập về đơn vị của bạn có những chỉ dẫn về yêu cầu đối với kỳ thi cuối khóa. Tác giả của môn học nầy Antonio Gilberto Da Silva là một Mục sư thụ phong ở Braxin là nơi ông phục vụ với chức vụ là tổng thư ký, người điều phối trường chủ nhật quốc gia, và là thư ký cho hội đồng quốc gia về giám lý. Hơn nữa hiện nay ông còn phục vụ với tư cách là phó giám đốc của trường mở rộng về thần học của người Braxin, và là một thành viên giảng dạy của viện Kinh thánh Ngũ Tuần ở Rio de Janeiro. Một số sách mà ông đã viết là: “TĂNG TRƯỞNG TRONG ĐẤNG CHRIST” và : “CẨM NANG CỦA CÁC GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÚA NHẬT” Ông vẫn tiếp tục viết những bài báo và những tài liệu cho trường Chúa nhật cho giáo hội của ông. Antinio Gilbrto da Silva được cấp bằng cử nhân tại SUAM Liberal Acts College riodeJaneiro Brajil. Ông đãđi khắp nước của ông trong chức vụ giảng dạy, với kinh nghiệm là một mục sư,một giảng viên và là tác giả đã giúp ông rất nhiều trong việc viết môn học này về bông trái của Thánh Linh. Người hướng dẫn bài học hàm thụ của bạn : Người hướng dẫn bạn học chương trình hàm thụ của ICI sẵn sàng để giúp đỡ bạn theo khả năng có được. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài học cũng như bản tường trình học tập, bạn cứ tự nhiên hỏi. Nếu một vài người muốn học chung môn này,hãy sắp xếp thì giờ thuận tiện cho cả nhóm. Cầu xin Chúa chúc phước cho bạn khi bạn bắt đầu học bài học “SỰ SỐNG DƯ DẬT”. Bài học về đặc tính Cơ Đốc. Nguyện bài học này sẽ làm phong phú đời sống của bạn và sự hầu việc Chúa của bạn, đồng thời giúp bạn hoàn thành vai trò của bạn trong thân thể của Đấng Christ một cách hiệu quả. ĐẶC TÍNH CƠ ĐỐC NHÂN BÔNG TRÁI THÁNH LINH. Trong những lời dạy dỗ cuối cùng của Ngài với các môn đồ, Chúa Jesus đã dạy dỗ cho họ về tầm quan trọng của sự sanh bông trái Ngài phán cùng họ rằng: “Ta là gốc nho thật, và cha ta là người trồng nho . ...Ta là gốc nho các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái (GiGa 15:1, 5).
  • 9. Chúa Jesus đã dùng hình ảnh về cây nho để dạy dỗ về mối tương quan cần thiết cần phải có giữa Đức Thánh Linh và tín hữu hầu cho bổn tánh của đấng Christ có thể được nẩy sinh trong tín hữu. Chính Thánh Linh là Đấng sanh ra bông trái Thánh Linh trong chúng ta khi chúng ta đầu phục chính chúng ta cho Ngài.Bông trái của Thánh Linh là đặc tính của Đấng Christ nảy sinh trong chúng ta, hầu cho chúng ta có thể bày tỏ cho thế gian biết Ngài là Đấng như thế nào. Trong một cây nho, các nhánh xanh tốt là tùy thuộc vào thân cây và cây nho cần có nhiều nhánh để sanh trái. Chúa Jesus đã phán cùng các môn đồ Ngài rằng Ngài đã đến thế gian để bày tỏ cho thế gian nhận biết Cha là thể nào. Ngài phán rằng khi Ngài đi rồi Ngài sẽ ban Đức Thánh Linh cho họvà giúp đỡ họ. Thánh Linh sẽ bày tỏ Chúa Jesus cho họ, như Chúa Jesus đã mang lấy hình hài con người để bày tỏ cho thế gian về Cha thì Đức Thánh Linh ngự bên trong tín hữu cũng bày tỏ cho thế gian biết về Đấng Christ. Sứ dồ Phao lô đã viết cho Hội thánh ở Côrinhtô : “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận lời bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi,vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời” (ICo1Cr 6:19-20). Trong bài học này bạn sẽ nghiên cứu Kinh thánh nói gì về bông trái của Đức Thánh Linh chính là đặc tính của Cơ đốc nhân và nó được nảy sanh trong đời sống của bạn bởi quyền năng của Đức Thánh Linh như thế nào? hầu cho chúng ta tôn kính Đức Chúa Trời. Dàn ý bài học Nhận dạng bông trái Minh họa bông trái Tiêu chuẩn đối với bông trái Nhận thức bông trái Các mục tiêu bài học Khi bạn hoàn tất bài học này bạn có thể. Cho một ví dụ thực tế và một ví dụ thuộc linh về nguyên tắc của sự sanh bông trái. Liệt kê những bông trái Thánh Linh và giải thích mối quan hệ của nó với đặc tính của Đấng christ.
  • 10. Mô tả những đều kiện cho sự sanh bông trái và những hậu quả của việc không sanh bông trái. Nhận ra tầm quan trọng của việc sanh bông trái thuộc linh và lòng ao ước về bông trái Thánh Linh trong đời sống của bạn Các hoạt động học tập 1. Hãy đọc phần giới thiệu bài học cẩn thận trước khi bạn bắt đầu bài học này và hãy nghiên cứu những mục tiêu của bài học. 2. Hãy đọc cẩn thận 2 trang đầu của bài học này, bao gồm những phân đoạn mở đầu, dàn ý bài học. Và các mục tiêu bài học, cũng hãy đọc những mục tiêu đã cho xuyên suốt bài học, những mục tiêu này nói cho bạn biết bạn có thể làm gì sau khi bạn đã nghiên cứu bài học. Những câu hỏi nghiên cứu và những bài tập trắc nghiệm điều dưạ trên chúng. 3. Điều quan trọng nữa là bạn cũng cần phải biết ý nghĩa của từ ngữ chính được liệt kê ở mỗi đầu bài học. Trước khi bạn bắt đầu bài học, hãy (tìm những từ ngữ chính mà bạn không biết trong phần từ ngữ ở cuối phần hướng dẫn nghiên cứu này, và học ý nghĩa của nó. Chú ý đến phần từ vựng càng nhiều càng tốt khi học bài học này) 4. Hãy đọc Giăng 15 và Galati 5 để làm nền tảng cho bài học này.Hãy nghiên cứu phần triển khai bài học.Tìm và đọc tất cả những câu Kinh thánh được đề cập đến, trả lời những câu hỏi nghiên cứu, và kiểm tra câu giải đáp của bạn với những câu đã cho ở cuối mỗi bài học. Hãy dùng những tập ghi chép để trả lời cho những câu giải đáp dài. 5. Khi bạn hoàn tất bài học, hãy trả lời những câu hỏi trong bài tập trắc nghiệm. Kiểm tra câu trả lời của bạn với những câu đã cho ở phía sau phần hướng dẫn nghiên cứu. Từ ngữ quan trọng Dư dật Những đặc tính Cuộc tranh chiến Khai khẩn đất đai Các phương diện Môn đồ hóa Ban quyền năng Phụ thuộc lẫn nhau Hiển thị
  • 11. Sự chịu khổ Nguyên tắc Tiến triển không ngừng Cắt tỉa Tái sản xuất Sự thánh hóa Thánh hóa Tính vững bền Thực vật Vườn nho Triển khai bài học NHẬN DẠNG BÔNG TRÁI Một đặc tính giống Đấng Christ Mục tiêu 1: Chọn một ví dụ về nguyên tắc của sự sanh sanh bông trái . Nguyên tắc của sự sanh bông trái được bày tỏ trong chương đầu tiên của sách Sáng thế ký: “Đức Chúa Trời lại phán rằng :Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống,cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất. (SaSt 1:11). Hãy chú ý rằng mỗi loại cỏ và cây sanh bông trái “tùy theo loại của nó ”. Sự sanh bông trái thuộc linh cũng theo cùng nguyên tắc như vậy. Giăng Báptist, sứ giả của Đấng Mêsi đã đòi hỏi những người quy đạo rằng : “Vậy các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn” (Mat Mt 3:8) Trong GiGa 15:1-16 Chúa Jesus nhấn mạnh nguyên tắc này một cách rõ ràng rằng để phát triển và duy trì đời sống thuộc linh thì những kẻ theo Ngài phải sanh bông trái của Đức Chúa Trời cách dư dật luôn. Chúa Jesus nói đến loại bông trái nào? Câu giải đáp trong GaGl 5:22 “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn tư,ø hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.” Nói cách khác, trái Thánh Linh ấy là đặt tính giống Đấng christ :Một đặt tính bày tỏ được Chúa Jesus là như thế nào.Nó là sự biểu lộ bên ngoài của bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời trong tín hữu. Nó thật sự là sự phát triển đời sống của Đấng Christ trong cơ đốc nhân. 1 Câu nào trong những câu này là một thí dụ về nguyên tắc của sự sanh bông trái?
  • 12. a) Một cây vả sanh ra lá b) Một người được đầy dẫy Thánh linh sanh ra sự giận dữ. c) Một cây cam sanh ra những trái cam. Một bản chất mới Mục tiêu 2: Làm một bản liệt kê để so sánh về những công việc của xác thịt với trái của Thánh Linh . GaGl 5:16-26 mô tả một cuộc tranh chiến giữa bản chất tội lỗi và bản chất thiên thượng. Cuộc tranh chiến là : “ Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều ưa muốn của Thánh Linh,Thánh Linh có những đều ưa muốn trái với xác thịt, hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được đều mình muốn làm (câu 17 ) Từ “trái ngược nhau” có nghĩa là “trái ngược nhau trong đặc tính”. Khi tín hữu không thuận phục đối với sự kiểm soát của Thánh Linh, thì tín hữu không thể nào kháng cự nỗi những dục vọng của bản chất tội lỗi. Song khi có Thánh Linh trong sự kiểm soátù, thì những tín hữu cũng giống như vùng đất màu mỡ mà qua đó Thánh Linh có thể sanh ra bông trái của Ngài. Bởi quyền năng của Thánh Linh tín hữu có thể đắc thắng những dục vọng của xác thịt và sống một đời sống dư dật và có kết quả. Điều bí quyết để có thể thắng trong trận chiến thuộc linh này đó là “ Bước đi trong Thánh Linh”. “Vã những kẻ thuộc về Đức Chúa Jesus Christ đã đóng đinh xác thịt với tình dục và dâm dục mình trên thập tự giá rồi.Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy” (5:24, 25) Làm thế nào chúng ta thực hiện được điều này ? Bằng cách lắng nghe giọng của Ngài,theo sau sự dẫn dắt của Ngài,vâng phục mạng lệnh của Ngài và tin cậy cũng như nương cậy vào Ngài. Để bày tỏ sự trái ngược giữa hành động của tội lỗi và bông trái của Thánh Linh sâu sắc như thế nào,tác giả sách Galati đã liệt kê chúng cũng trong chương trình này (chương 5) Khi Đức Thánh Linh còn có trong sự kiểm soát, trong sự giúp đỡ và ban quyền năng cho tín thì Ngài sẽ hiển thị bông trái của trong tín hữu xem (RoRm 8:5-10). Cũng một thể ấy, bản chất tội lỗi của con người vô tín sẽ sanh trái của nó trong người đó. Bạn có nhận thấy nguyên tắc của sự sanh bông trái ở đây chưa ? Mỗi trái điều sẽ sanh theo hột giống của nó. Trong GiGa 14:16 Chúa Jesusphán cùng các môn đồ rằng “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời tức là thần lẽ thật. Từ “khác” trong phân đoạn này chuyển từ một từ Hy Lạp có nghĩa là “ Khác nhưng cùng một loại” Đức
  • 13. Thánh Linh như cùng một loại với Chúa Jesus.Chính bản chất của Đức Thánh Linh đã sanh ra đặc tính giống Đấng Christ trong tín hữu và chính bản chất xác thịt tội lỗi đã sanh ra sự gian ác. 2 Trong tập ghi chép của bạn, hãy viết hai tiêu đề như ở dưới và dựa trong GaGl 5:19-23, hãy liệt kê những công việc của xác thịt và bông trái của Thánh Linh trong hai cột. BẢN CHẤT CŨ (Công việc của xác thịt ) BẢN CHẤT MỚI (Bông trái Thánh Linh) 3. 15 công việc của xác thịt được liệt kê trong Galati. Cũng tương tự như ở trong RoRm 1:29-31, 3:12-18, Mac Mc 7:22-23 và Eph Ep 4:17-32. Hãy thêm vào bản liệt kê của bạn về những công việc của xác thịt khác được đề cập trong phân đoạn Kinh thánh này. Lời Đức Chúa Trời trình bày rỏ ràng rằng : “Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời” (GaGl 5:21 ) những việc làm của xác thịt này là những đặc tính của tội lỗi “ ví bằng tôi làm điều mình không muốn,ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy” (RoRm 7:20) 4. Hãy đọc ICo1Cr 13:4-7 và IIPhi 2Pr 1:5-7. Những phân đoạn này đoạn này đưa ra thêm các bản chất của bản chất mới được sanh ra trong tín hữu bởi Đức Thánh Linh.Hãy thêm vào bản liệt kê của bạn bất kỳ những phẩm chất nào của bông trái Thánh Linh được đề cập trong những câu Kinh Thánh này mà bạn chưa điền vào. Lời Đức Chúa Trời trình bày rỏ rằng phần thưởng của việc cho phép Đức Thánh Linh vận hành đó là sự sanh ra những đặc tính của Đấng Christ trong bạn (Trong IIPhi1), Phierơ nói đến nhu cầu phát triển các phương diện thuộc linh của đời sống con người. Với sự phát triển này sẽ dẫn đến sự trưởng thành và sự vững chắc hầu giúp cho con người có thể sống đắc thắng bản chất cũ tội lỗi,và rồi trong câu 10 ông nói rằng “Làm điều đó anh em sẽ không hề vấp ngã,dường ấy,anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong nước đời đời của Đức Chúa Jesus Christ là Chúa và cứu Chúa của chúng ta” IIPhi 2Pr 1:10-11. 5 Dựa trên nguyên tắc của sự sanh bông trái, hãy điền vào chỗ trống a Một người bị dẫn dắt bởi những dục vọng của bản chất cũ của con người
  • 14. đó thì sẽ sanh ra những đặc tính chính là.............. của................................................................................................. b Một người được kiểm soát bởi Đức Thánh Linh sẽ có những đặc tính chính là.... .của.... . bởi vì người đó được ....... bởi Thánh Linh. c Bông trái Thánh Linh là sự phát triển của một . .. ...giống với Đấng Christ........................................... Một trái là một vật sống. Nếu bạn thuận phục đời sống của bạn vào sự kiểm soát của Thánh Linh,thì Ngài sẽ luôn luôn sanh ra trong bạn trái của Thánh Linh giống như một sự gặt hái liên tục và dư dật,với tư cách là một Cơ đốc nhân thì tất cả vẽ đẹp xác thật và vẻ đẹp tồn tại của đặc tính làm đẹp thêm cho cuộc đời bạn.Hay nói một cách khác,trở nên giống với Đấng Christ cả bên trong lẫn bên ngoài là công việc của Đức Thánh Linh - “Cho đến khi Đấng Christ hình thành trong anh em” (GaGl 4:19) NHẬN DẠNG BÔNG TRÁI Cây nho và nhánh của nho Mục tiêu 3: Nhận ra những câu đúng đề cập đến những gì Chúa dạy dỗ về hình ảnh cây nho và các nhánh của nó . Trong GiGa 15:1-17 Chúa Jesus đã dùng cây nho và các nhánh của nó để minh họavề mối tương giao cần có giữa Ngài và tín hữu hầu cho tín hữu có được bông trái. Một người không cần phải là một chuyên gia làm vườn cũng có thể nhận ra rằng tầm quan trọng nhất trong một cây nho đó là chất lượng trái mà cây nho sanh ra. Điều này cũng có thể thấy được qua cách nói của Chúa Jesus về các nhánh của cây nho : 1. “Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thi chặt hết” (GiGa 15:12) Mục đích của nhánh là sanh trái. Nếu nó không sanh trái thì nó không còn giá trị đối với người làm vườn vì vậy người ấy sẽ cắt nó đi. Một vài ví dụ đáng buồn về cách quyết định này cũng được tìm thấy trong lịch sử của dân Ysơraen. Dân Ysơraen được xem như là vườn nho của Đức Chúa Trời để phản chiếu tình yêu, sự thương xót, sự tốt lành và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ở giữa vòng các dân tộc.Nhưng dân Ysơraen đã sa ngã và tiếp theo đó là sự đoán phạt.Đây là những điều Đức Chúa Trời phán về sự sa ngã của dân Ysơraen trong vườn nho của Ngài “Có điều chi nên làm cho vườn nho ta mà ta không làm cho nó chăng ? Cớ sao khi ta mong sanh trái nho thì nó lại sanh trái nho hoang vậy ?Nầy ta sẽ
  • 15. bảo cho các ngươi về điều ta định làm cho vườn nho ta :Ta phá rào, nó sẽ bị cắn nuốt, ta hạ tường xuống, nó sẽ bị giày đạp (EsIs 5:4-5 cũng hãy xem RoRm 11:21 ). 6 Câu Kinh thánh này có nghĩa là thay vì sanh ra trái như mong đợi theo như nguyên tắc của sự sanh bông trái thì dân Ysơraên đang sanh ra. a) Trái ngược với đặc tính của trái được mong đợi b) Chẳng có trái nào cả c) Chỉ là trái tốt 7 Kết quả là dân ysơraên a) Được bảo vệ bởi Đức Chúa Trời b) Không còn được bảo vệ bởi Đức Chúa Trời c) Có thể dẫn dắt dân tộc khác về với Đức Chúa Trời 2. Nếu có nhánh nào không tiếp tục gắn chặt vào góc nho thì chúng bị ném vào lửa và bị đốt cháy. “Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho thì không tự mình kết quả được ” (GiGa 15:4 ) Các nhánh không thể nào sanh trái được nếu nó không phải là một chi thể của cây nho. Bạn có bao giờ chú ý rằng một nhánh nào đó bị gãy thì chẳng bao lâu nó bắt đầu chuyển thành màu nâu và chết đi. Bởi vì nó đã bị gãy. Phần nối liền với sự sống của cây nho đã bị cắt đứt, không còn nguồn của sự sống chảy vào trong nhánh cây và vì vậy nhánh sẽ chết nhanh chóng và rồi thì nó bị gom lại và bị đốt cháy. Sự cứu rỗi là một kinh nghiệm thật của đức tin trong việc đầu phục của người nào đó đối với Đấng cứu rỗi, và được trở nên một tạo vật mới. Nó chính là mối liên kết của chúng ta đối với nguồn ban cho sự sống của Đấng Christ. Nó là một sự giao thác cá nhân cho Chúa Jesus Christ và là một mốt tương giao liên tục đối với Ngài. “Ngài là gốc nho còn chúng ta là nhánh” (GiGa 15:5) Ở trong Đấng Christ không chỉ đơn thuần là để gia nhập một tôn giáo hay rập khuôn những nghi thức tôn giáo hoặc là những công việc tôn giáo. Nó là sự ủy phó đời sống của một người cho Ngài và một lòng ao ước được biến hóa vào trong hình ảnh của Ngài bởi quyền năng của Đức Thánh Linh. 3. Nếu những nhánh kết quả thì chúng sẽ được tỉa sửa gọn ghẽ “Và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn” (15:2) Người làm vườn mong muốn nguồn ban phát sự sống của cây nho chảy vào trong trái hơn là chảy vào những lá và những nhánh không có giá trị). Vì vậy, hầu để sanh ra nhiều trái hơn thì việc cắt,hoặc tỉa sửa nhánh cây là một quá trình cần thiết.
  • 16. Kế hoạch của Đức Chúa Trời là cho chúng ta sanh nhiều trái. Ngài đã sai Đức Thánh Linh để xưng chúng ta là công bình,ngự trong chúng ta và thánh hoá chúng ta trong danh Chúa Jesus Christ (xem ICo1Cr 6:11). Để được thánh hóa có nghĩa là tách khỏi tội lỗi và biệt riêng cho Đức Chúa Trời,trở nên giống như hình ảnh con Ngài (RoRm 8:29) “nhánh nào có kết quả thì Ngài tỉa sửa” điều này đề cập đến sự thánh hóa như đã được trình bày trong IITês:13 “Ngài đã chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh và bởi tin lẽ thật đặng ban sự cứu rỗi cho anh em. Tại sao quá trình cắt tỉa là cần thiết ? Khi một người bày tỏ đức tin thật trong Chúa Jesus là Đấng cứu rỗi và được sanh lại bởi Thánh Linh, điều này không có nghĩa là người đó được trọn vẹn ngay lập tức. Một cơ đốc nhân bắt đầu quá trình được chuyển hóa vào trong bản chất trở nên giống Đấng Christ. Điều này xảy ra khi Đức Thánh Linh thông qua lời Đức Chúa Trời bắt đầu gọt giũa tất cả những thái độ và những cách cư xử không giống với Đấng Christ. Mỗi ngày Cơ đốc nhân càng bày tỏ những dấu hiệu tăng trưởng va øsự sanh bông trái trong đời sống thuộc linh của mình, cũng giống như nhánh dần dần cho thấy những dấu hiệu của việc kết quả một thời gian dài trước khi trái đạt tới mức độ hoàn toàn của nó. Sự gọt giũa tâm linh phát triển minh chứng lớn hơn về bản chất của Đấng Christ, đem một người đến sự trưởng thành tâm linh. 8 Những câu sau hình thành sự áp dụng cá nhân về những nguyên tắc day dỗ bởi Chúa Jesus trong phần minh họa về cây nho và nhánh của nó. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước những câu đúng áp dụng đúng những nguyên tắc này. a Nếu tôi cho phép Thánh linh sanh trái Thánh Linh trong tôi,điều có nghĩa là thái độ của tôi sẽ trở nên thái độ giống như của Chúa Jesus b Chúa Jesus dạy rằng việc cây nho sanh ra cả trái tốt và trái xấu là chuyện bình thường. Nói một cách khác,một số thái độ của tôi sẽ giống như Chúa Jesus và những thái độ khác sẽ giống như những việc của xác thịt c Nếu tôi muốn trở nên một nhánh cây sanh nhiều trái, thì tôi phải sẵn lòng để được tỉa sửa và được thánh hóa bởi Đức Thánh Linh d Bởi những nổ lực riêng của chính tôi, tôi có thể sanh ra bông trái mà Chúa Jesus muốn e Nếu tôi không sanh bông trái thuộc linh, điều này có thể ngầm chỉ rằng tôi đã không gắn chặt với cây nho. f Phẩm chất và chất lượng của trái Thánh Linh mà tôi sanh ra tùy thuộc vào mức độ tôi cho phép Đức Thánh Linh kiểm soát cuộc đời tôi g Được nên thánh có nghĩa là đặc tính của Christ được bày tỏ trong tôi.
  • 17. Những điều kiện cho việc sanh trái. Mục tiêu 4: Sắp xếp những điều kiện cho việc sanh trái vào những ví dụ của mỗi điều kiện . Khi chúng ta nhìn vào sự dạy dỗ đã cho trong GiGa 15:1-27, chúng ta thấy rằng có ít nhất là 3 điều kiện cho sự gặt hái dư dật về trái Thánh Linh 1) Được cắt tỉa bởi Cha, 2) Ở trong Đấng Christ., 3) Đấng Christ ở trong chúng ta. 1. Được cắt tỉa bởi Cha: Như chúng ta đã biết sự cắt tỉa hay tỉa sửa là cần thiết nếu chúng ta muốn sanh ra trái Thánh Linh.Thật sự Đức Thánh Linh đề cập đến vấn đề tội lỗi của chúng ta trước khi chúng ta được cứu. Ngài cho chúng ta thấy được tội lỗi với chúng ta trước khi chúng ta được cứu. Ngài cho chúng ta thấy được tội lỗi, tạo nên trong chúng ta một lòng mong muốn từ bỏ khỏi tội lỗi và tạo ra trong chúng ta sự hối tiếc và sự ăn năn theo ý muốn của Đức Chúa Trời và điều này đã dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi.(xem Cong Cv 2:37 về ví dụ này ). Một khi chúng ta được cứu thì Đức Thánh Linh tiếp tục nhắc nhở chúng ta về những điều trong đời sống chúng ta còn chưa giống Ngài, Ngài thanh tẩy chúng ta và làm cho chúng ta trở nên thánh khiết (ITe1Tx 5:23; HeDt 12:10-14 ) Trong đời sống của một Cơ đốc nhân,nguyên tắc của việc tỉa sửa đó là được đào tạo bởi Cha thiên thượng thông qua những hoàn cảnh và những tác động mà sẽ đưa chúng ta đến với sự trưởng thành và nương cậy trông Chúa HeDt 12:5-6 bày tỏ rằng sự sửa phạt hay tỉa sửa của Chúa cho thấy rằng chúng ta thuộc về Ngài : “Hỡõi con, chớ để ngươi sự sửa phạt của Chúa,và khi Chúa trách chớ ngã lòng,vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu. Hễ ai Ngài nhận là con thì cho roi cho vọt” 9 Hãy đọc RoRm 5:3-4 Ba kết quả tích cực của sự sửa phạt về sự hoạn nạn là gì ? ....................................................................................................... Nhu cầu cho sự tỉa sửa và sự cắt tỉa sạch sẽ được trình bày trong Gia Gc 1:2 như sau: “ Hởi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn. Vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng được trọn lành toàn vẹn,không thiếu thốn chút nào”
  • 18. 10 Hãy đọc IPhi 1Pr 1:6-8 Mục đích được cho trong phân đoạn này đối với sự đau khổ mà chúng ta chịu đựng trong tất cả các loại thử thách là gì ? ....................................................................................................... 2. “ Ở trong Đấng Christ” Chúa Jesus sử dụng cụm từ “ở trong” khi Ngài mô tả mối tương giao giữa chính mình Ngài và các môn đệ Ngài. Ngài phán rằng “ Hãy cứ ở trong ta,thì ta sẽ ở trong các ngươi” (GiGa 15:4). Cụm từ thứ nhất “cứ ở trong ta” nói đến vị trí của chúng ta trong Đấng Christ Trong ICo1Cr 5:17 Bản Amplified version chép rằng : “ Vậy nếu ai ở trong (được chép trong) Đấng Christ là Đấng Mêsi thì nấy là người được dựng nên mới” Từ “ được chép” có ý nghĩa là “ được gắn chặt, hoặc trở nên là một phần tử của điều gì. Vì vậy ở trong Đấng Christ tức là nói đến sự hiệp nhất và sự thông công của chúng ta đối với Ngài như được mô tả trong Eph Ep 2:6 “ Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jesus Christ” Điều này có nghĩa rằng Đấng Chirst hiện nay ở trong thiên đàng và những ai là những người được cứu thì cũng có vị trí ở trong Ngài. Khi suy gẫm về từ ngữ “ở trong” thì chúng ta sẽ đưa đến kết luận rằng “ nơi” quan trọng nhất mà chúng ta được ở là chúng ta phải được “ ở trong Đấng Christ”, cũng giống như nhánh phải gắn liền với cây nho.Sự gắn bó đời sống của tín hữu đối với Đấng Christ là nền tảng mà qua đó đời sống của tín hữu sẽ trở nên có kết quả. Phao lô là vị sứ đồ,thầy dạy thầy giảng và cũng là người có 2 quyền công dân, là người có học vấn cao, nhưng ông đã xem “vị trí của ông trong Đấng Christ là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của ông. Điều mà ông muốn biết vượt trên tất cả mọi điều đó là ông muốn được nhận biết “trong Đấng Christ (xem Phi Pl 3:8-9) Phao Lô là một tấm gương xuất sắc về đời sống được chuyển hóa đã sanh ra bông trái của bản chất giống Đấng Christ.Minh chứng về sự hiệp nhất có kết quả của ông đối với Đấng Christ được nhận thấy thông qua những hiệu quả của chức vụ của ông và qua những thư tín của ông. 3. “Đấng Christ ở trong chúng ta” cụm từ thứ hai “ Ta sẽ ở trong các ngươi” nói đến kết quả hay trở nên giống với Đấng Chirst. Nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của tôi mà qua đó tôi bày tỏ sự trọn vẹn đạo đức về đặt tính của Đấng Christ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh. Nó chính là sự thánh khiết của Đấng Christ chiếu ra thế gian thông qua đời sống của tôi. Người là vườn hiểu rõ phần quan trọng về nguồn sự sống dư dật của cây nho khi chảy vào trái. Trái sẽ lớn hơn và tốt hơn khi trái tiếp nhận và duy trì nguồn sự sống của cây nho. Đời sống có sự ngự cùng của Đấng Christ sẽ
  • 19. làm biến đổi bản chất của người tín hữu khi nguồn sự sống đó vẫn còn duy trì trong tín hữu. Hãy chú ý trong ICo1Cr 1:2 và Phi Pl 1:1 rằng các thánh đồ thì “trong Đấng Christ” như cũng có “ trong” thành Côrinh tô và “trong” thành Philip. Đời sống của một Cơ đốc nhân luôn theo điều này -Cơ đốc nhân thì “ Ở trong Đấng Christ nhưng Cơ đốc nhân cũng sống trong thế gian nữa”.Cơ đốc nhân bày tỏ Đấng Christ cho thế gian thông qua cuộc sống hàng ngày của mình. Điều này có nghĩa rằng Đấng Christ phải sống trong Cơ đốc nhân,trong IGi1Ga 2:6 chúng ta thấy rằng : “ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chínhNgài đã làm”. Chỉ có thể thông qua quyền năng của Đức Thánh Linh thì chúng ta mới có thể làm như Ngài đã làm. Chính nhựa cây truyền sự sống của cây nho đã giữ cho các nhánh nho tươi tốt và làm cho chúng kết quả. Cũng một thể ấy, chính Đấng cứu rỗi sống lại là Đấng tiếp sưcù chúng ta bởi sự hiện diện ở cùng của Ngài và thông qua Đức Thánh Linh khiến chúng ta sống một đời sống Cơ đốc vững chắc và có kết quả. Bạn còn nhớ lời thỉnh cầu cuối cùng mà Chúa Jesus đã kêu cầu cùng Cha trong lời cầu nguyện được ghi trong Giăng 17 không ? Aáy chính Ngài ở trong chúng ta ( GiGa 17:26 ) Bất kỳ sự cố nào mà chúng ta làm bởi sức riêng của chúng ta để bắt chước đời sống của Đấng Christ đều sẽ dẫn đến thất bại. Một đời sống có bông trái chỉ có khi có mối tương giao lẫn nhau đó là: Cơ đốc nhân ở trong đấng Christ, Đấng Christ ở trong Cơ dốc nhân. 11 Hãy sắp xếp điều kiện nói về sự sanh bông trái Với mỗi ví dụ hoặc phần mô tả của nó 1) Cắt tỉa bởi cha 2) Ở trong Đấng Christ 3) Đấng Christ ở trong chúng ta. .... a Chúng ta có một vị trí về sự hiệpnhất với Đấng Christ ở thiên đàng. .... b Đức Thánh Linh cắt tỉa những thái độ hoặc cách cư xử sai trật thông qua sự rèn luyện. .... c Chúng ta bày tỏ hoặc chiếu ra đời sống của Đấng Christ trên trần gian. .... d Chúng ta kinh nghiệm sự sửa phạt của Chúa thông qua những thử thách. .... e Chúng ta nhận lấy nguồn ban sự sống làm cho chúng ta có thể tăng trưởng và trưởng thành. TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI BÔNG TRÁI
  • 20. Mục tiêu 5: Nhận ra lý do tại sao sự sanh bông trái là điều yêu cầu thiết yếu đối với một cơ đốc nhân . Tính cần thiết của việc sanh trái Thánh Linh. Trong Mat Mt 7:15-23, chúng ta có một vài sự dạy dỗ quan trọng từ nơi môi miệng của Đấng cứu rỗi của chúng ta về sự cấp thiết đối với việc sanh ra đặc tính cơ đốc. Ngài dạy rằng,Những tiên tri giả sẽ bị nhận biết bởi trái mà họ sanh ra : “Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê ?Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt, nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu chẳng sanh được trái tốt. Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi”(câu 17-19) Chúa Jesus tiếp tục nói rằng dẫu sẽ có những người dùng danh Ngài mà đuổi quỷ nhưng Ngài không nhận biết những người đó (câu 22-23) Tại sao lại như vậy được? câu trả lời nằm trong IITe 2Tx 2:9 “Cùng với satan mà hiện đến, làm đủ mọi thứ phép lạ,dấu lạ và việc kỳ dối giả” Câu Kinh thánh này cho biết rằng ma quỷ có thể bắt chước được những phép lạ và ân tứ của Thánh Linh. Tuy nhiên mối tương giao thật của một người với Đấng Christ có thể được nhận biết bằng cách quan sát đó là bông trái của Thánh Linh hay là những công việc của xác thịt được sanh ra trong đặc tính của người đó. xem (Mat Mt 7:17-18; IGi1Ga 4:8).Đặc tính của cơ đốc nhân không thể nào bắt chước được, nó chính là kết quả tự nhiên của Đấng Christ bày tỏ đặc tính thánh khiết của Ngài trong và thông qua chúng ta. 12 Người nào đó cũng có thể nhân danh Chúa Jesus mà đuổi quỷ khi họ không ở trong Ngài và Ngài không ở trong họ bởi vì ....................................................................................................... 13 Bằng cách nào bạn có thể nhận biết người nào đó đang ở trong Đấng Christ ? ....................................................................................................... ....................................................................................................... Mục đích của việc sanh bông trái Thánh Linh. Trong việc đề cập đến mục đích cho sự sanh bông trái thuộc linh, chúng ta xem qua 3 khía cạnh nói đến “ sự bày tỏ, môn đồ hóa và sự vinh hiển”. 1. Sự sanh bông trái là một sự bày tỏ đời sống của Đấng Christ. Mỗi bông trái là một sự bày tỏ sự sống của cây mà từ đó trái được sanh ra. Cũng một thể ấy, với địa vị là những thành viên của thân thể Đấng Christ thì cần phải có sự biểu lộ vẻ đẹp trọn vẹn về đặc tính của Đấng Christ trong chúng ta.
  • 21. Bạn hiện hữu vì cớ mục đích gì ? Có phải Đức Chúa Trời đã cứu rỗi bạn chỉ để bạn ngồi trong một Hội Thánh mỗi tuần một vài giờ hay không? Không phải như vậy ! Bạn hiện hữu để bày tỏ sự dạy dỗ mà bạn tiếp nhận, để bày tỏ Đấng Christ cho thế giới tội lỗi và hư mất này. Con người nhận thấy Ngài thông qua đời sống của những Cơ đốc nhân. Khi chúng ta chú ý đến thái độ của chúng ta là những Cơ đốc nhân, chúng ta có thể trở nên là Kinh thánh duy nhất mà nhiều người trong họ đã đọc. Một đời sống dâng cho Đấng Christ bày tỏ cho những người khác tình yêu mà Ngài dành cho họ.Khi tôi là một sự bày tỏ của Đấng Christ, tai của tôi sẽ nghe tiếng kêu khóc của họ, mắt tôi sẽ thấy những nhu cầu của họ,chân tôi sẽ thúc dục tôi giúp đở họ, và đôi tay tôi sẽ vươn ra để chăm sóc cho họ. Bằng cách này tôi sẽ trở nên một nguồn sự sống của Đấng christ. Ngài sẽ đến với họ thông qua tôi. Bạn có phải là nguồn sự sống của Đấng Christ hay không ? Ngài có bày tỏ cho những người khác thông qua chính đời sống của bạn hay không ? 2. Sự sanh bông trái là một minh chứng của sự môn đồ hóa. Chúa Jesus phán rằng chúng ta phải sanh ‘nhiều trái”, và chính điều đó cho chúng ta thấy rằng chúng ta là môn đồ của Ngài (GiGa 15:8).Ngài chỉ ra rằng mỗi môn đệ là người được huấn luyện kỹ thì sẽ giống như thầy mình (LuLc 6:40). Điều này có nghĩa rằng khi chúng ta tiếp nhận Ngài, chúng ta có thể nói rằng ‘xem này, tôi là một Cơ đốc nhân” thì cũng chưa đủ, Ngài muốn bạn phải sanh nhiều trái. Nếu bạn làm điều này, nó là minh chứng rằng bạn đã thật sự học nơi Ngài và bạn là môn đồ của Ngài. Nó cho thấy rằng bạn đã có những bước tiến vượt qua bước đầu tiên là sanh lại và tiếp nhận Đấng Christ.Nó minh chứng rằng Đấng Christ thật sự là Chúa của đời sống bạn. 3. Sự sanh bông trái đem đến phước hạnh cho những người khác.Trước hết nó chúc phước cho những ai tiếp nhận lợi ích từ sự hiển thị của đặc tính Đấng christ trong đời sống của bạn,và nó cũng chúc phước cho những tín hữu đồng công là những người xem thấybông trái Thánh Linh trong bạn. 4. Sự sanh bông trái đem sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Chúa Jesus phán rằng “ Này Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào,ấy là các ngươi được kết quả nhiều” (GiGa 15:8) Sự kết quả bông trái thuộc linh là kết quả của đời sống dư dật. Khi bạn cho phép sự sống của Đấng Christ được bày tỏ thông qua bạn, con người sẽ nhận thấy những tác động mà nó sanh ra và sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời (Mat Mt 5:16 ) 14 Sự sanh bông trái là điều yêu cầu để
  • 22. a) Minh chứng sự môn đồ hóa b) Tiếp nhận Chúa Jesus là Đấng cứu rỗi. c) Đuổi quỷ. d) Vinh hiển Đức Chúa Trời. e) Trở nên một thành viên của Hội Thánh f) Bày tỏ cho người khác tình yêu của Đấng Christ. g) Minh chứng mối tương giao của bạn với Chúa Jesus. h) Trở nên một sự phước hạnh cho những người khác. MINH HỌA BÔNG TRÁI Một mùa gặt phong phú. Mục tiêu 6: Mô tả những cách mà bạn có thể gia tăng sự sanh bông trái Thánh Linh trong đời sống riêng của bạn . Những cây muốn có kết quả thì phải được chăm sóc đúng mức nếu bạn muốn chúng sanh ra nhiều trái tốt, cùng một nguyên tắc như vậy đối với đời sống thuộc linh. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét một số cách mà có thể giúp bạn nhận thấy một mùa gặt dư dật của trái Thánh Linh trong đời sống của bạn. Sau khi bạn đã tiếp nhận Đức Thánh Linh là bạn đồng hành của bạn, bạn phải kết hiệp với Ngài hầu cho Ngài có thể sanh trái trong bạn. Có nhiều cách bạn có thể làm được điều này. 1. Vun đắp mối thông công với Đức Chúa Trời. Vun đắp có nghĩa là khích lệ,chuẩn bị cho sự tăng trưởng, trước khi những bông hoa đầu tiên xuất hiện hay là những dấu hiệu đầu tiên của trái được thấy rõ thì cần có rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho cây sanh trái như mong đợi. Người làm vườn chú ý cây cẩn thận hơn hầu cho nó sẽ sanh trái nhiều hơn. Quá trình chăm sóc và vun vén này gọi là sự vun đắp. Còn trong mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời thì chính thông qua sự thông công liên tục mà đời sống chúng ta được thay đổi và được phát triển đến sự kết quả. Với tư cách là một người con người của Đức Chúa Trời, bạn sẽ vui mừng trong mối thông công phước hạnh với Cha, Con và Đức Thánh Linh (ICo1Cr 1:9, IICo 2Cr 13:14; IGi1Ga 1:3) Bạn có thể vun đắp mối thông công này bằng cách dành nhiều thời gian với Đức Chúa Trời trong sự tương giao và cầu nguyện. Bạn cũng có thể vun đắp nó bằng sự vâng phục Ngài. Khi Chúa Jesus dạy các môn đồ của Ngài về bông trái Thánh Linh Ngài phán cùng họ rằng hãy giữ lời Ngài trong họ (GiGa 15:7) Ngài cũng phán rằng họ cứ ở trong tình yêu của Ngài khi họ tiếp tục vâng phục mạng lệnh
  • 23. của Ngài, đặc biệt mạng lệnh hãy yêu thương lẫn nhau của Ngài (15:9-10 ) Sự vâng phục của bạn đối với Đức Chúa Trời sẽ đem đến nhiều kết quả. Bạn sẽ kinh nghiệm sự thông công và tình yêu của Đức Chúa Trời và đời sống của bạn sẽ có kết quả vì cớ mối tương giao của bạn với Ngài. 2. Tìm kiếm mối thông công với những Cơ đốc nhân khác. Một người làm vườn thì thích trồng những cây theo nhóm tùy theo trái của mỗi cây sanh ra : tất cả những cây cam sẽ trồng gần nhau, tất cả những cây bắp sẽ được trồng trong một mảnh đất,....Điều này thuận lợi cho việc vun bón và gặt hái. Thông qua mối thông công với những cơ đốc nhân khác bạn có thể được khích lệ để sống đời sống Cơ đốc và bạn có thể khích lệ những người khác. Những Cơ đốc nhân đầu tiên có mối thông công với nhau mỗi ngày (Cong Cv 2:46) Điều này cũng không lấy làm ngạc nhiên tại sao đời sống của họ là những lời chứng đầy quyền năng cho Phúc âm và khiến cho những người xung quanh thèm khát sự cứu rỗi. Mỗi ngày lại có sự gặt hái những linh hồn như Chúa đã thêm số những người được cứu (2:46-47) 3. Tiếp nhận chức vụ của những người lãnh đạo theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sử dụng những người lãnh đạo để nuôi dưỡng và chăm sóc cho dân sự Ngài. Eph Ep 4:11-13 nhấn mạnh rằng mục đích của các sứ đồ, tiên tri, truyền đạo, mục sư và thầy giảng trong Hội Thánh là để gây dựng dân sự của Đức Chúa Trời hầu cho họ đạt tới sự trưởng thành. Cùng một lẽ thật như vậy được bày tỏ trong ICo1Cr 3:6, trong câu này sứ đồ Phao lôn nói đến những vai trò khác nhau mà ông và Apôlô đang giúp đỡ Hội thánh ở Côrinh tô: “Tôi đã trồng Abôlô đã tưới,nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lới lên” Khi bạn tiếp nhận và áp dụng những sự dạy dổ mà Đức Chúa Trời ban cho qua sự thông công những người lãnh đạo mà Ngài kêu gọi, thì sẽ đạt tới một vị trí có kết quả nhiều hơn. 4. Hãy luôn trông chừng và bảo vệ.Luôn luôn có những nguy hiểm đe dọa một cái cây. Một cây tốt thì có khả năng bảo vệ cho nó tốt hơn với những nguy hiểm và có khả năng thích ứng với sự trông nom của người làm vườn. Cơ đốc nhân cần phải cảnh tỉnh với những điều mà có thể hủy hoại đời sống thuộc linh của mình. Những thói quen xấu, những thái độ và những mối quan hệ sai trật, những ý tưởng băng họai hoặc những dục vọng sai trái phải được xem như là những hiểm họa đối với sự phát triển thuộc linh Khi dân sự Ysơraên bước vào vùng đất hứa, họ được lệnh phải tiêu diệt những quốc gia gian ác còn sống ở đó. Đó là kế hoạch (Chương trình ) của Đức Chúa Trời, song dân Ysơraên đã không làm theo và kết quả là những người Ysơ ra ên bị lôi kéo vào những con đường gian ác của những dân tộc này (Thi Tv 106:34-36) Kinh nghiệm của họ là sự cảnh tỉnh đối với chúng
  • 24. ta. Chúng ta phải cẩn thận đừng cho phép những thói quen và những thái độ không theo ý muốn Đức Chúa Trời tồn tại hay hình thành trong trong đời sống của chúng ta (HeDt 12:15) nhắc nhở chúng ta chớ để rễ đắng châm ra ( sự cay đắng,thù hận). Cũng giống như những gai nhọn mà Chúa Jesus đã mô tả trong ẩn dụ về người gieo giống (LuLc 8:14) Những thói quen và thái độ xấu có thể ngăn cản bạn trở nên giống loại người mà Đức Chúa Trời muốn. Bạn cũng nhận thức rằng Satan sẽ tìm cách chống đối bạn và ngăn trở bạn trong sự đầu phục Đức Thánh Linh. Nó không muống bạn đặt để Đấng Christ là hàng đầu và là vị Thầy duy nhất của đời sống bạn. 15 IPhi 1Pr 5:8-9 cho bạn minh chứng gì ? Để........................... và và............................................................. ma quỉ. 16 Điều gì xảy ra nếu bạn chống cự lại ma quỷ (Gia Gc 4:7) ? ....................................................................................................... 17 Trong tập ghi chép của bạn, hãy liệt kê 4 cách làm gia tăng sự sanh trái thuộc linh mà bạn vừa mới học.Bên cạnh mỗi cách, hãy cho biết một vài điều đặc biệt mà bạn có thể làm để áp dụng thực hành trong đời sống của bạn.Ví dụ như, bên cạnh “ Mối thông công với Đức Chúa Trời” bạn có thể viết một vài điều như : “Dành nhiều thời gian mỗi ngày trong sự cầu nguyện, thờ phượng và đọc Kinh Thánh”. Một con đường tốt lành hơn Mục tiêu 7: Nhận ra những câu đúng tóm tắc những gì mà sứ đồ Phao lô dạy dỗ liên quan mối quan hệ giữa bông trái Thánh Linh và ân tứ Thánh Linh . Đôi lúc cũng khó cho chúng ta nói ra sự khác nhau giữa trái thật và trái bắt chước.Trái bắt chước có thể gây ấn tượng giống như trái thật, song nếu ai thử ăn nó ngay lập tức bạn biết rằng nó không phải là trái thật. Cũng tương tự như vậy đối với Cơ đốc nhân, trên bề mặt nó có thể khó để phân biệt giữa một người thật sự giống Đấng Christ và một người đơn thuần là có hình dáng bên ngoài là một Cơ đốc nhân. Họ có thể tỏ ra những hành vi giống nhau ví dụ như bày tỏ những ân tứ Thánh Linh. Tuy nhiên sự thử nghiệm thật đối với đặc tính bên trong của mỗi cá nhân thì được bày tỏ trong cuộc sống hằng ngày của người đó. Chúa Jesus phán rằng môn đồ thật của Ngài được người ta nhận biết qua tính chất của tình yêu thương mà họ biểu lộ cho nhau. Trái Thánh Linh thì rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Những Cơ đốc nhân ở Côrinhtô trong thời Tân ước được kêu gọi hãy vận dụng chín ân tứ của Thánh Linh -Họ nói tiếng lạ -nói tiên tri họ làm phép lạ.Tuy nhiên do họ thiếu trái của cùng Thánh Linh- Họ phân rẽ với nhau trong buổi nhóm của họ (ICo1Cr 1:17-18) Họ đi dến tòa án và kiện cáo lẫn nhau trước những người không phải là Cơ đốc nhân (6:1-8 ) Một số thì sống trong sự dâm loạn (5:1-2) Thậm chí một số người ăn tiệc thánh của Chúa khi họ say rượu
  • 25. (1:20-21) Trong thư viết cho họ, Sứ đồ Phao lô rất nhẫn nhục và đầy lòng yêu thương. Ông muốn họ nhận biết Thánh Linh quyền năng là Đấng ban cho họ những ân tứ để xây dưng Hội Thánh. Tuy nhiên hơn thế nữa, ông muốn họ nhận biết Thánh Linh thánh khiết là Đấng có thể biến đổi đặc tính của họ và làm cho họ trở nên giống Chúa Jesus. Phao lô khích lệ những người Côrinhtô có lòng ao ước những ân tứ của Thánh Linh, song ông kết luận bằng cách nói rằng bây giờ tôi sẽ chỉ dẫn cho anh em con đường tốt lành hơn (12:31) “ Con đường tốt lành hơn” đó là tình yêu thương -tình yêu thương của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ và mô tả trong 13:1-13.Trong đó chúng ta đọc rằng những ân tứ sẽ thôi, song tình yêu thương sẽ còn mãi mãi và chẳng hư mất bao giờ (Câu 8, 10,13). Ánh sáng được tạo thành bởi sự tổng hợp của bảy màu cầu vồng, song nó là một ánh sáng. Cũng như vậy trái Thánh Linh được hình thành bởi nhiều phẩm chất của đặc tính, tuy nhiên nó cũng chỉ là một trái. Điều này tương phản với những ân tứ của Thánh Linh. Có nhiều ân tứ của Thánh Linh và Thánh Linh ban cho những ân tứ Thánh Linh cho mỗi cá nhân theo như ý muốn trị vì của Ngài. Người này nhận ân tứ này, người kia nhận ân tứ khác (12:7-11) Song trái của Thánh Linh không thể bị tách rời- Nó là một sản phẩm. Nó có thể được tóm tắt bởi từ “ Tình yêu thương”. Cũng như một trái cam được bao bọc và bảo vệ bởi một lớp vỏ bên ngoài, tình yêu thương là phương tiện hiệp nhất của trái Thánh Linh. 18 Hãy khoanh tròn mẫu tự trước những câu đúng tóm tắt những gì mà sứ đồ Phao lô dạy dỗ liên quan về mối quan hệ giữa trái Thánh Linh và ân tứ Thánh Linh. a Những ân tứ Thánh Linh thì quan trọng hơn trái Thánh Linh. b Chỉ có một trái Thánh Linh cho mỗi ân tứ Thánh Linh được bày tỏ. c Sự biểu hiện của những ân tứ Thánh Linh thì hiệu quả hơn khi được kèm theo bởi sự bày tỏ sự giống Đấng Christ trong cuộc sống hằng ngày. d Bày tỏ tình yêu thương thì quan trọng hơn vận dụng những ân tứ Thánh Linh. e Bông trái sẽ thôi song những ảnh hưởng của ân tứ sẽ còn lại. f Sự thêm sức của Thánh Linh nên đứng trước sự thánh hóa của Thánh Linh. g Những ân tứ là một sự bày tỏ bên ngoài, trong khi đó trái là một phẩm chất bên trong của đặc tính. Trong bài học kế tiếp chúng ta sẽ xem xét ý nghĩa thuộc linh của ân tứ “Tình yêu thương”và trong những bài học tiếp theo chúng ta sẽ xem tám phẩm chất khác của đặc tính cơ đốc mà cùng với tình yêu thương đã hình thành nên trái Thánh Linh đẹp đẽ. Cầu xin Chúa chúc phước cho bạn khi bạn tiếp tục bài học của bạn.
  • 26. Bài tập trắc nghiệm Sau khi bạn đã ôn lại bài học này, hãy làm bài tập tự trắc nghiệm. Sau đó kiểm tra những câu trả lời của bạn với những câu đã cho ở phía sau phần hướng dẫn nghiên cứu này. Hãy ôn lại những mục mà bạn trả lời chưa đúng. CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG SAI: Hãy viết chữ Đ trong khoảng trong nếu câu đó đúng và viết chữ S nếu câu đó sai ...... 1 Nguyên tắc của sự sanh bông trái đó là mỗi hạt sẽ sanh ra nhiều loại trái khác nhau. ...... 2 Một cây xấu có thể sanh trái tốt. ...... 3 Kinh Thánh nói đến đặc tính Cơ đốc như là những ân tứ của Thánh Linh. ...... 4 Dẫu rằng Thánh Linh sanh ra trái Thánh Linh trong tín hữu, song Ngài không thể thực hiện nếu không có sự hợp tác của tín hữu. ...... 5 Bí quyết để đắc thắng sự tranh chiến với bản chất tội lỗi đó là bước đi trong Thánh Linh. ...... 6 Chúa Jesus phán rằng những tiên tri giả sẽ bị nhận biết bởi những trái của họ. ...... 7 Mặc dầu có nhiều khía cạnh khác nhau của trái Thánh Linh nhưng chỉ có một trái thật. ...... 8 Sứ đồ Phao lô rất hài lòng với những Cơ đốc nhân ở Côrinh tô vì cớ họ sanh ra những ân tứ và cả trái của Thánh Linh ...... 9 “Ở trong Đấng Christ” tức là nói đến vị trí của chúng ta trong Ngài. ...... 10 Trong sự canh chừng, một Cơ đốc nhân cần phải vận dụng trong viậc vun đắp những phẩm chất Cơ đốc bao gồm cả việc kháng cự lại ma quỷ. ...... 11 Hai bản liệt kê trong Galati đoạn 5 hổ trợ cho nguyên tắc hạt giống sanh trái theo loại của nó. ...... 12 Chúa Jesus minh hoạ mối tương giao cần phải có giữa Ngài và tín hữu cũng như mối tương giao cần phải có giữa xác thịt và Thánh Linh. 13 CÂU HỎI SẮP XẾP. Hãy sắp xếp mỗi câu dưới đây theo chủ đề mà nó mô tả. Hãy viết số ứng với chủ đề trong khoảng trồng mà bạn chọn. 1) Những cách để tăng cao sự sanh trái thuộc linh. 2) Mục đích cho sự sanh bông trái. 3) Những điều kiện cho sự sanh bông trái ...... a Sự sanh bông trái Thánh Linh là một sự bày tỏ đời sống của Đấng Christ trong chúng ta. Nó cho thấy rằng chúng ta thật sự trở nên môn đồ của Ngài và vì vậy Ngài là Chúa của đời sống chúng ta. Nó cũng đem đến vinh hiển cho Đức Chúa Trời. ...... b Sự sanh bông trái Thánh Linh chỉ đến khi có sự hiện hữu của mối tương giao qua lại của Đấng Christ trong Cơ đốc nhân và Cơ đốc nhân trong Đấng Christ. Cơ đốc nhân phải tiếp nhận sự rèn luyện hoặc là sự tỉa sửa từ
  • 27. nơi Cha thiên thượng. ...... c Cơ đốc nhân cần có mối thông công với Đức Chúa Trời và với những Cơ đốc nhân khác. Cơ đốc nhân cũng cần tiếp nhận và áp dụng những sự dạy dổ mà mình nhận được thông qua chức vụ của những ngưới lãnh đạo theo ý muốn c ủa Đức Chúa Trời. CÂU TRẢ LỜI NGẮN :Trả lời những câu hỏi sau đây càng vắn tắt càng tốt. 14 Một thuật ngữ khác của trái Thánh Linh là gì ? ....................................................................................................... 15 Hãy liệt kê bông trái chín khía cạnh của Thánh Linh như đã cho trong GaGl 5:22-23. ........................................................................................................................... ................................................................................... 16 Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta là môn đồ của Chúa Jesus? ....................................................................................................... Giải đáp những câu hỏi nghiên cứu. 1 c) Một cây cam sanh ra những trái cam. 2. NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA XÁC THỊT: Gian dâm; ô uế, luông tuồng;thờ hình tượng và phù phép; thù oán; tranh đấu; ghen ghét; buồn giận; cãi lẫy; bất bình; bè đảng; ganh gỗ; say sưa; mê ăn uống cùng các sự khác giống như vậy. TRÁI THÁNH LINH: Lòng yêu thương,sự vui mừng bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành,trung tín, mền mại,tiết độ. 3. Những công việc của xác thịt Gian ác, tham lam, suy đồi, ganh ghét, mưu sát, xung đột, lừa dối, xảo quyệt, nói dóc, vu khống, thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, xắc la1o, ngạo mạn, khoe khoang, không vâng phục cha mẹ, vô tâm, không đức tin, vô ý thức, tàn nhẫn, nhục mạ, cay đắng, những ý tưởng gian ác, trộm cắp, tà dâm, dâm dục, điên rồ, nói giả tạo ăn nói thiếu văn hóa, cãi lộn. 4. Bông trái Thánh Linh Không ganh tị, khoe khoang, kiêu ngạo, thô lỗ cũng không tìm kiếm những gì thuộc về mình không nóng giận. Nhưng thành thật, tin cậy, trông cậy, nhịn nhục, có đức tin, có sự hiểu biết và thánh khiết. 5 a Những công việc (hay hành động) xác thịt (bản chất tội lỗi) b Bông trái Thánh Linh dẫn dắt c Đặc tính 7 b) Không còn được bảo vệ bởi Đức Chúa Trời 8 a Đúng b Sai c Đúng
  • 28. d Sai e Đúng f Sai g Đúng 9 Sự nhịn nhục ( có nghĩa là sự thành tín vững chắc) sự rèn tập, sự trông cậy. 10 Hầu cho đức tin của chúng ta có thể dược minh chứng là chân thật và đem sự vinh hiển cho Chúa Jesus Christ. 11 a 2) Ở trong Đấng Christ. b 1) Cắt tỉa bởi Cha thiên thượng. c 3) Đấng Christ ở trong chúng ta. d 1) Cắt tỉa bởi Cha thiên thượng. e 3) Đấng Christ ở trong chúng ta 12 Những phép lạ và những ân tứ Thánh Linh có thể bị bắt chước. 13 Bạn nhận biết người đó ở trong Đấng Christ nếu người đó có đặc tính Cơ đốc, tức là trái của Thánh Linh. (Những minh chứng khác:hành động, lời nói và việc làm của người đó và Thánh Linh mà qua đó những hành vi này được bày tỏ). 14 a) Minh chứng sự môn đồ hóa d) Làm vinh hiển Đức Chúa Trời f) Bày tỏ cho những người khác về tình yêu của Đấng Christ g) Minh chứng mối tương giao của bạn với Chúa Jesus Christ h) Trở nên là một sự phước hạnh cho những người khác. 15 Tiết độ, tỉnh thức, kháng cự. a Trái đối ngược với đặc tính của trái mong đợi 16 Nó sẽ lánh xa khỏi anh em (nó sẽ rời xa khỏi anh em). 17 Câu trả lời của bạn 18 a Sai b sai ( chỉ có duy nhất một trái) c Đúng d Đúng e Sai f Sai g Đúng TÌNH YÊU THƯƠNG TRÁI CỦA SỰ CHỌN LỰA. “Trái của Thánh Linh là tình yêu thương ...” (GaGl 5:22) Tác giả được mặc khải đã mở đầu phần trình bày về trái của Thánh Linh với tình yêu thương. Nó phải là trước hết vì cớ không có bông trái nào được hình thành mà không có tình yêu thương.
  • 29. Tình yêu thương là quan điểm cao nhất được biểu lộ rõ trong Đức Chúa Trời, Câu định nghĩa ngắn và hay nhất về tình yêu thương là Đức Chúa Trời, vì cớ Đức Chúa Trời là tình yêu thương.Tình yêu thương của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho con người bởi con Ngài là Chúa Jesus Christ : “ Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta :Khi chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ vì chúng ta mà chịu chết” ( RoRm 5:8) “Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng” (GiGa 13:1). Ai là người mà Đức Chúa Trời yêu thương đến nỗi Ngài đã sẵn ban mạng sống của con một Ngài cho họ ? Có phải là con người trọn vẹn không ? Không phảí! một trong những môn đồ của Ngài đã từ chối Ngài, những kẻ khác thì nghi ngờ Ngài, ba trong số những người này ngủ trong khi Ngài đau đớn trong vườn. Hai trong số họ thì oa ước nơi cao sang trong vương quốc của Ngài. Một người trở nên là kẻ phản bội. Và khi Chúa Jesus sống lại từ cõi chết, một số thì lại không tin vào điều đó.Tuy nhiên Chúa Jesus vẫn yêu thương họ với tình yêu vô bờ bến của Ngài. Ngài đã bị bỏ rơi, bị phản bội, bị thất vọng và bị từ bỏ, song Ngài vẫn yêu ! Chúa Jesus muốn chúng ta yêu người khác như Ngài đã yêu chúng ta : “Điều răn của ta đây nầy các ngươi hãy yêu nhau như ta đã yêu thương các ngươi” (15:12). Đối với con người thì điều này không thể thực hiện đượcbởi vì tình yêu của con người rất giới hạn. Song khi Đức Thánh linh phát triển hình ảnh Đấng Christ trong chúng ta, chúng ta sẽ biết yêu như Ngài đã yêu. Trong bài học này bạn sẽ nghiên cứu ý nghĩa của tình yêu là bông trái Thánh Linh và nó được hiển thị trong đời sống tín hữu như thế nào. Khi trái của tình yêu thương được phát triển trong bạn thì bạn có thể yêu như Đấng Christ đã yêu ! Dàn ý bài học Nhận dạng tình yêu thương Mô tả tình yêu thương Tình yêu thương trong hành động Các mục tiêu bài học Khi bạn hoàn tất bài học này, bạn có thể. Mô tả 3 loại tình yêu và 3 phương diện của tình yêu AGAPE. Trình bày những đặc tính của tình yêu AGAPE dựa trên ICo1Cr 13:1-13. Giải thích tại sao sự cân đối của những ân tứ thuộc linh và trái Thánh Linh là quan trọng. Hiểu và áp dụng trong đời sống của bạn những nguyên tắc từ những thí dụ về tình yêu trong hành động. Mục tiêu bài học
  • 30. 1. Hãy nghiên cứu cẩn thận mỗi phần của phần triển khai bài học như được hướng dẫn trong bài một. Bạn phải đọc những câu Kinh Thánh được nhắc đến. 2. Trả lời những câu hỏi nghiên cứu và rồi so sánh câu trả lời của bạn với câu trả lời đã cho cuối mỗi bài học. Nếu câu trả lời của bạn sai, hãy sữa lại sau khi ôn lại phần mà trong đó câu hỏi xuất hiện. Sau đó tiếp tục với bài học của bạn. 3. Ôn lại bài và làm bài tập trắc nghiệm. Kiểm tra câu trả lời của bạn với những câu đã cho ở cuối phần hướng dẫn nghiên cứu này. Từ ngữ chính Tình yêu không vị kỷ. Lòng thương xót. Sự tận hiến. Bao gồm. Những ham muốn xác thịt. Sự nhiệt thành. Theo bản năng. Sự không dung thứ. Đáp lại lẫn nhau. Triển khai bài học . NHẬN DẠNG TÌNH YÊU THƯƠNG Các loại tình yêu thương. Mục tiêu 1: Chọn ra định nghĩa đúng về mỗi loại trong 3 loại của tình yêu thương . Tình yêu thương là một phương diện lựa chọn của trái Thánh Linh ! Không còn nghi ngờ gì nữa vì Chúa Jesus đã dạy điều này khi Ngài phán cùng các môn đồ của Ngài : “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau, như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta”.(GiGa 13:34-35 ). Chúa Jesus đang nói về loại tình yêu nào ? có ít nhất 3 loại tình yêu mà chúng ta sẽ xem xét sơ qua. 1. TÌNH YÊU AGAPE: AGAPE là một từ Hy lạp có nghĩa là tình yêu không vị kỷ; một tình yêu sâu đậm và bất biến. Giống như tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Tình yêu thiên thượng này được đề cập đến ở trong 3:16 : “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban con một của Ngài, hầu cho hể ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” Tình yêu trọn vẹn và không có gì so sánh bằng tình yêu này bao gồm tâm trí, xúc cảm, cảm giác, tư tưởng của chúng ta hay tất cả bản thể của chúng ta.
  • 31. Đây là loại tình yêu mà Đức Thánh Linh muốn hiển thị trong đời sống của chúng ta khi chúng ta giao phó chính mình trọn vẹn cho Đức Chúa Trời. Nó là tình yêu mà khiến chúng ta yêu Ngài và vâng lời Ngài. Tình yêu phước hạnh tuôn chảy từ Đức Chúa Trời đến chúng ta và trở lại từ lòng chúng ta về Ngài trong sự ngợi khen, vâng phục, yêu thương và sự phục vụ trung tín. “Chúng ta yêu bởi vì Ngài yêu chúng ta trước” ( IGi1Ga 4:19). Nó là loại tình yêu mà Chúa Jesus đã minh chứng trong mỗi chặng đường của Ngài từ máng cỏ cho đến thập tự giá. Đó là tình yêu Agape, tình yêu được mô tả trong ICôrinh tô 13. 2. Tình yêu Philia (anh em) như đã thấy trong IIPhi 2Pr 1:7,loại tình yêu thứ hai gọi là tình yêu anh em hoặc là sự nhơn từ đối với anh em. Đây là tình bạn hữu, một tình yêu của con người và vì vậy có giới hạn, chúng ta yêu nếu chúng ta được yêu. LuLc 6:32 chép rằng : “ Nếu các ngươi yêu kẻ yêu mình thì có ơn chi? người có tội cũng yêu kẻ yêu mình sự nhơn từ đối với anh em hay tình bạn hữu là điều cần thiết trong những mối quan hệ của con người, tuy nhiên nó thấp hơn tình yêu Agape bởi vì nó tùy thuộc trên một mối quan hệ lẫn nhau. Đó là chúng ta thân thiện và yêu thương những người bày tỏ sự thân thiện và yêu thương chúng ta. 3. Tình yêu Eros (xác thịt). Một khía cạnh khác của tình yêu con người không được đề cặp trong Kinh Thánh nhưng được ngụ ý rất mạnh mẽ là tình yêu xác thịt. Đây là tình yêu thuộc vật lý nó bắt nguồn từ những cảm xúc, bản năng và dục vọng tự nhiên. Nó là một khía cạnh quan trọng của tình yêu giữa chồng và vợ. Nhưng nó dựa trên những gì mà một người thấy và cảm giác được, tình yêu Eros có thể là ích kỷ, tạm thời và thiển cận. Trong khía cạnh tiêu cực của nó, nó trở thành dục vọng. Đây là loại tình yêu thấp nhất bởi vì nó thường bị lạm dụng. Tình yêu lớn nhất của những tình yêu này là tình yêu Agape, tức là tình yêu thiên thượng của Đức Chúa Trời được hiển thị trong đời sống Chúa Jesus.Tình yêu này có 3 chiều kích. 1. Chiều kích dọc- tình yêu đối với Đức Chúa Trời. 2. Chiều kích ngang- tình yêu đối với những người đồng công của chúng ta 3. Chiều kích bên trong - tình yêu đối với chính chúng ta. LuLc 10:27 chép rằng : “ Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi và yêu người lân cận như mình” Đây là tình yêu Agape ! 1 Hãy sắp xếp phần định nghĩa với loại tình yêu mà nó mô tả. hãy viết số câu mà bạn chọn trong khoảng trống. ......a Eros tình yêu dựa trên những gì mà một người thấy hoặc cảm nhận ...... b Agape- Tình yêu không vị kỷ kiểm soát tất cả bản thể của chúng ta; một tình yêu trọn vẹn.
  • 32. ...... c Philia -Tình yêu mà khiến chúng ta đáp lại sự nhơn từ của người bày tỏ sự nhơn từ cho chúng ta. 1) Tình yêu thiên thượng. 2) Tình yêu anh em 3) Tình yêu xác thịt. 2 Hãy giải thích tại sao tình yêu Agape thì lớn hơn tình yêu đối với anh em ? ........................................................................................................................... ................................................................................... Tình yêu đối với Đức Chúa Trời - Chiều kích dọc. Mục tiêu 2: Chọn những câu đúng liên quan tình yêu của chúng ta với Đức Chúa Trời . Yêu Đức Chúa Trời dó là nghĩa vu,ï và là đặc ân lớn nhất của chúng ta - chúng ta yêu Chúa như thế nào ? Yêu Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí! chữ “ tấm lòng” như đã được dùng trong Kinh Thánh không nói đến nó như là bộ phận của cơ thể tống máu chảy khắp cơ thể của chúng ta nó nói đến bản thể bên trong của chúng ta bao gồm tinh thần và linh hồn. Chúng ta phải yêu Đức Chúa Trời đến mức trọn vẹn của tâm trí, tri thức, ý chí, sức mạnh và những cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta yêu Đức Chúa Trời với tình yêu Agape là một khía cạnh của trái Thánh Linh, thì chúng ta cũng sẽ yêu tất cả mọi thứ thuộc về Ngài và chúng ta yêu mọi thứ mà Ngài yêu. Chúng ta yêu thích lời của Ngài, con cái của Ngài, công việc của Ngài, Hội thánh của Ngài. Chúng ta yêu thương những con chiên hư mất, chúng ta sẵn sàng chịu khổ vì cớ danh Ngài. “Ngài nhơn danh Đấng Christ ban ơn cho anh em, không những tin Đấng Christ mà thôi, lại phải chịu khổ vì Ngài nữa (Phi Pl 1:29) Khi chúng ta chịu khổ “cho” Đấng Christ, chúng ta sẳn sàng đón nhận sự bắt bớ hầu để làm vinh hiển danh Ngài và bày tỏ tình yêu của Ngài cho những con người tội lỗi. Khi chúng ta chịu khổ “với” Đấng Christ, chúng ta cảm nhận được những gì Ngài đã cảm nhận đối với tội lỗi. Và tội nhân, nhu đã được mô tả trong Mat Mt 9:36: “ Khi Ngài thấy những đám dân đông thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn. Chúng ta học được tình yêu Agape từ hình ảnh Chúa Jesus. Đó là tình yêu mà Chúa Ngài đã dạy dỗ và sống. Chúa Jesus phán: “ Người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta” (GiGa 14:21). Tình yêu mà Chúa Jesus dành cho chúng ta thì khó cho chúng ta có thể hiểu hết được. Sứ đồ Phao lô đã nói về điều này trong Eph Ep 3:17-18 rằng : “ Tôi cầu xin rằng, để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của
  • 33. nó là thể nào và được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trỗi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời.” Đây là lời cầu nguyện của Phaolô cho những Cơ đốc nhân ở Êphêsô. Những thánh đồ này đã thật sự tiến gần đến những lẽ thật vĩ đại của lời Đức Chúa Trời mà Phao lô đã dạy họ, song về tình yêu thì họ còn phải học hỏi nhiều hơn. Tại đây chúng ta thấy rằng tình yêu dẫn đến tình yêu: đâm rễ trong tình yêu, hiểu biết tình yêu, nhận biết tình yêu. Bạn có tình yêu Agape với Đức Chúa Trời chưa? Sự thử nghiệm của tình yêu này là “sự vâng phục”. Chúa Jesus phán: “nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta” (GiGa 14:15) “Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy ấy là kẻ yêu mến ta” (14:21) “Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta... Còn kẻ nào chẳng yêu mến ta, thì không vâng giữ lời ta ” (14:23-24) cũng trong chương này Chúa Jesus phán rằng Ngài sẽ ban Đức Thánh Linh để dạy chúng ta tất cả mọi điều và nhắc nhở chúng ta mọi điều Chúa Jesus đã dạy. Đức Thánh Linh bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời cho chúng ta hầu cho chúng ta nhận biết Ngài rõ hơn. Nhận biết Ngài rõ hơn để yêu Ngài nhiều hơn. Thông qua Đức Thánh Linh chúng ta được đâm rễ và được vững bền trong tình yêu thương, có khả năng thuận phục Ngài nhiều hơn. Khi Ngài sanh ra hình ảnh của Đấng Christ trong chúng ta, sự nhạy bén của chúng ta đối với sự chỉ dẫn của Ngài là một biểu lộ của sự vâng phục và điều đó làm đẹp lòng Đức chúa Trời. 3 Câu nào trong những câu này là đúng liên quan đến tình yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời ? Hãy khoanh tròn mẫu tự trước những câu bạn chọn. a Rất dễ cho chúng ta để hiểu được và giải thích được mức độ tình yêu của Đức Chúa Trời cho chúng ta. b Đức Chúa Trời muốn chúng ta yêu Ngài trọn vẹn cả tấm lòng, linh hồn, sức mạnh và tâm trí của chúng ta. c Chúng ta chứng minh tình yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời thông qua sự vâng phục các mạng lệnh của Ngài. e Tình yêu đối với Đức Chúa Trời khiến chúng ta thù ghét những người không tin Ngài. f Tình yêu mà Đấng Christ bày tỏ dựa trên nền tảng tình yêu đáp lại. g Bằng chứng lớn nhất mà chúng ta yêu mến Ngài đó là chúng ta thờ phượng và ngợi khen Ngài. h Sự tri thức và sự hiểu biết về lẽ thật trong lời của Đức Chúa Trời phải được hổ trợ bởi tình yêu thương nếu chúng ta muốn được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời trong chúng ta.
  • 34. Tình yêu đối với tha nhân - chiều kích ngang. Mục tiêu 3: Chọn những ví dụ về tình yêu đối với tha nhân được dạy dỗ bởi Chúa Jesus trong LuLc 6:27-36 10:30-37. Chúng ta không thể nào yêu người lân cận của chúng ta bằng tình yêu Agape trừ khi chúng ta yêu Đức Chúa Trời trước- Chính Đức Thánh Linh sanh trái Thánh Linh trong chúng ta, là Đấng ban cho chúng ta khả năng hoàn thành đại mạng lệnh thứ nhì của Ngài trong luật pháp : “ Hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình” (LeLv 19:18) sứ đồ Giăng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu Agape đối với tha nhân: “ Hởi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau, vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh ra từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu thì không biết Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương ... nếu chúng ta yêu nhau thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta...vì có ai nói rằng : vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được (IGi1Ga 4:7-8, 12, 20) Khi Chúa Jesus dạy bảo một thầy dạy luật hãy yêu Đức chúa Trời và yêu kẻ lân cận, Ngài phán rằng: “ Hãy làm điều đó thì được sống”.Thầy dạy luật hỏi : “ai là người lân cận tôi” Chúng ta có thể đọc câu trả lời của Chúa Jesus trong LuLc 10:30-37 4 Hãy đọc 10:30-37 Người nào trong những người này đã bày tỏ tình yêu thương đối với những người lân cận. a) Thầy tế lễ. b) Thầy Lê vi. c) Người Samari. 5 Theo như câu chuyện này ai là người lân cận của bạn ? ....................................................................................................... 6 Tình yêu Agape giúp chúng ta yêu kẻ thù của chúng ta. Hãy đọc 6:27-36. Bài học mà Chúa Jesus dạy dỗ trong phân đoạn này cũng như Ngài dạy dỗ trong câu chuyện của người Samari nhân lành là gì ? Hãy khoanh tròn ký tự trước những câu trả lời mà bạn chọn. a) Hãy làm điều tốt cho những ai có khả năng đáp lại cho bạn. b) Hãy thương xót đối với mỗi người cùng mức độ như Đức Chúa Trời đã thương xót đối với bạn. c) Bày tỏ sự nhơn từ đối với những người khác dẫu rằng bạn biết họ sẽ không đáp lại sự tốt lành của bạn. d) Xem nhu cầu của người khác quan trọng hơn nhu cầu của bản thân. e) Nếu ai đó là một người không quen biết, phớt lờ người ấy dẫu người ấy có nhu cầu thì cũng không sao. Vì sẽ có người nào đó chăm sóc (quan tâm ) cho
  • 35. người đó. Tình yêu đối với bản thân - chiều kích nội tâm. Mục tiêu 4: Chọn một câu mô tả được cách mà bạn nên yêu thương chính bản thân bạn Dường như hơi lạ khi nói rằng tình yêu Agape bao gồm cả tình yêu cho bản thân. Nhưng tôi muốn nhắc nhở bạn rằng tình yêu với tình yêu Agape là tình yêu như Đấng Christ đã yêu. Bạn phải thấy chính bạn như Ngài thấy bạn như là một tội nhân được cứu bởi ân điển, như là một con người được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài, được tạo dựng dể dâng sự vinh hiển cho Ngài. Đây không phải là một tình yêu ích kỷ hay tình yêu tìm kiếm cho bản thân nhưng là một tình yêu hiến dâng bản thân. Khi Chúa Jesus phán rằng chúng ta phải yêu kẻ lân cận mình như yêu chính bản thân mình, Ngài nhận biết rằng đối với việc chúng ta quan tâm những nhu cầu riêng của con người chúng ta về thực phẩm, nơi trú ẩn, bạn đồng hành giải phóng khỏi sự đau khổ và tất cả những nhu cầu thiết yếu khác của cuộc sống là chuyện bình thường. Nếu ngón tay tôi bị đứt thì khuynh hướng tự nhiên của tôi là chăm sóc nóhầu cho nó sẽ không còn đau nữa. Tình yêu Agape khiến chúng ta quan tâm về bản thân tâm linh của chúng ta, trước hết tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, bởi vì chúng ta nhận biết rằng sự sống đời đời của chúng ta thì quan trọng hơn cuộc sống của chúng ta trên trần gian. Cơ đốc nhân nào yêu chính mình với tình yêu Agape không chỉ quan tâm đến những nhu cầu riêng của mình về sức khỏe cơ thể, học vấn, việc làm, bạn bè và những điều như vậy,nhưng người ấy cũng cho phép Đức Thánh Linh triển khai bản chất tâm linh của mình thông qua việc học hỏi lời Đức Chúa Trời, qua cầu nguyện và đồng công với những tín hữu khác. Cơ đốc nhân sẽ ao ước trái Thánh Linh được bày tỏ trong đời sống của mình, và ngày càng trở nên giống với hình ảnh của Đấng Christ. Một số người nhận thấy rằng rất khó để yêu chính họ bởi vì cớ những lỗi lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ. Họ có những mặc cảm tội lỗi và tự buộc tội mình Nhưng tình yêu Agape tuôn chảy từ Đấng Christ ban cho sự tha thứ trọn vẹn mỗi tội lỗi mà chúng ta đã mắc phải. “ Cho nên hiện nay chẳng còn sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Chúa Jesus christ. Vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jesus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết.” RoRm 8:1 Thật là một sự bảo đảm vinh dự ! Chúng ta có thể nhận biết chúng ta như Đấng Christ nhận biết chúng ta dó là được thanh tẩy tất cả tội lỗi, được thánh khiết bởi huyết quí giá của Ngài, cùng với bản chất mới được ban cho bởi Đức Thánh Linh. Chúng ta có thể yêu những gì chúng ta có thông qua ân điển của Ngài và chuyển tình yêu đó cho những người khác.