SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
Download to read offline
Đạo Đức Cơ Đốc Giáo Với Các Vấn Đề Cận Đại
Tác giả: Barry Branaman
Giới thiệu:
Giáo trình sẽ được chia thành ba phần lớn. Một là, nền tảng đạo đức học
trong Kinh Thánh sẽ được khảo xét. Hai là, chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn
tổng quát về các thế giới quan đạo đức của đời trong các hình thức phổ biến,
cùng với các nguồn gốc lịch sử của chúng. Ba là, một phần trình bày nhiều
vấn đề đạo đức có tầm quan trọng phổ biến.
Các mục tiêu của giáo trình:
Đối tượng gồm ba phương diện của giáo trình này sẽ như sau đây: một là
sinh viên sẽ tiếp thu được một kiến thức căn bản về nền tảng của nền đạo
đức học và luân lý học theo Kinh Thánh nhằm chiều hướng ứng dụng cá
nhân; hai là sinh viên sẽ tiếp thu được một kiến thức căn bản về các quan
điểm đạo đức học lớn của đời, những biểu hiện, những nét hấp dẫn sơ khởi
và những sai lầm tối hậu của chúng; ba là trong khi thảo luận các vấn đề đạo
đức phổ biến, người sinh viên sẽ có thể ứng dụng Lời Thượng Đế cho từng
hoàn cảnh một, sử dụng chân lý của Thượng Đế làm lời giải đáp tối hậu cho
quan điểm xung khắc, đối lập của đời.
Tác phẩm phải đọc
Quyển Christian Ethics in a Secular Society của Philip E. Hughes Phải đọc
đúng lúc kịp thời và trước thời gian đến lớp theo lịch trình sẽ được cung cấp.
Các trách nhiệm.
Tôi sẽ yêu cầu bạn đúng theo Lời Thượng Đế
...làm phần công việc của mình “như là làm cho Chúa” để chính Ngài - chớ
không phải một người nào khác - được đẹp lòng. Do đó, mọi việc đều phải
làm thật đúng lúc kịp thời. Mọi chậm trễ về các bài làm phải nộp sẽ bị trừ
trọn điểm cả bài (one full grade) hoặc một số điểm tương đương đối với mỗi
ngày bị chậm trễ.
...nhớ rằng chúng ta đang học hỏi nghiên cứu Lời Thượng Đế, các chân lý và
các nguyên tắc của Ngài.
Do đó, phải vừa tiếp cận việc đọc sách và các dự án cần thực hiện đồng thời
với sự cầu nguyện
...nhớ sự đổi mới đã xảy ra trong tâm trí mình khi bạn nghiên cứu chân lý
Kinh Thánh.
Do đó, phải suy nghĩ thật kỹ khi làm bài và thảo luận trong lớp học. Những
đóng góp của bạn là quan trọng và là điều mà chúng tôi mong đợi. Vậy, phải
tự tạo cho mình sự thoải mái, tự do, để nói ra những tư tưởng, những ý nghĩ
phù hợp với đề tài đang được thảo luận
Phải làm bài thật sạch sẽ, rõ ràng
Dự án của giáo trình
Sẽ có một số tờ câu hỏi phối hợp phải được trả lời và giữ lại trong bìa tài
liệu lưu trữ. Cũng sẽ có một bài làm để đánh giá việc bạn đã đọc sách, hoặc
một đề án cứu do sinh viên tự chọn. Tất cả các bài làm theo dự án này đều
phải được nộp đúng ngày theo lịch trình của giáo trình. Các câu hỏi và đề tài
sưu tầm nghiên cứu đều nhằm kích thích tư tưởng, gây óc thắc mắc đặt vấn
đề, và giúp người sinh viên tự rèn luyện để vượt thoát một vài lãnh vực khó
khăn, gay go của đạo đức học.
Phương thức chấm điểm.
Có thể nhận được tổng số 200 điểm cho các bài làm khác nhau. Thang điểm
sẽ như sau:
30 điểm cho phần kiểm điểm phần đọc sách
90 điểm cho các câu hỏi phối hợp (ba bảng câu hỏi, mỗi bảng 30 điểm)
30 điểm cho bài làm về đọc sách / sưu tầm nghiên cứu.
50 điểm cho bài thi đem về nhà làm
Tri ân đặc biệt.
Tôi xin thành thật bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với tác giả F.H.Henry về tác
phẩm tuyệt vời của ông nhan đề Christian Personal Ethics mà tôi đã dùng
làm cơ sở cho giáo trình này.
Bố Cục
Buổi học 1
Dẫn nhập giáo trình
Dẫn nhập các nền Đạo đức học
Tấm quan trọng của Đạo đức học
Các công cụ của Đạo đức học
Các vấn đề căn bản của Đạo đức học
Buổi học 2
Nền tảng Cơ Đốc Đạo đức học.
Hành động của Cơ Đốc đạo đức học.
Mối liên hệ giữa Tình yêu thương (Agape) và sự vâng lời
Đọc: Các chương 1 và 2 Nộp bài 1
Buổi học 3
Luật pháp như một mặc khải về đạo đức học.
Nền tảng Cơ Đốc Đạo đức học trong công trình sáng tạo con người theo
hình, tượng Thượng Đế.
Sự sa ngã và ảnh hưởng của nó trên con người.
Đọc: Chương 3
Buổi học 4
Sự cứu chuộc và chuộc tội, nền tảng của Cơ Đốc Đạo đức học
Nền tảng thế mạt luận cho Đạo đức học Cơ Đốc giáo và một đời sống thánh
khiết
Buổi học 5
Các hàm ý căn bản trong việc phủ nhận nền tảng Đạo đức học Cơ Đốc giáo.
Gương của Chúa Cứu Thế Giê-xu về sinh hoạt đạo đức
Các nguyên tắc của hành động đạo đức Cơ Đốc giáo
Đức Thánh Linh: Đấng ban quyền năng cho người tín hữu hành động. Nộp
bài 2
Buổi học 6
Sơ lược những đặc điểm của các hệ thống Đạo đức học suy lý 1 Đọc:
Chương 5
Buổi học 7
Sơ lược những đặc điểm của các hệ thống Đạo đức học suy lý 2 Đọc:
Chương 4
Buổi học 8
Sơ lược những đặc điểm của các hệ thống Đạo đức học suy lý 3 Nộp bài 3
Buổi học 9
Các xung khắc luân lý và nan đề đạo đức học
Buổi học 10
Đạo đức học Tình dục: Đồng tính luyến ái và do tình dục cá nhân
Đọc: Chương 8
Buổi học 11
Các nhân quyền: các quyền về chính trị hoạt động chính trị, và sự không
vâng lời dân sự bên trong một nhà nước đa nguyên. Đọc: Chương 7
Buổi học 12
Đạo đức học xã hội 1: cái chết không đau đớn, sát hại trẻ con và phá thai
Đọc: các chương 6 và 9
Buổi học 13
Đạo đức xã hội 2: Đạo đức học Kinh doanh và Đạo đức học Y khoa. Nộp bài
4
Buổi học 14
Đạo đức học xã hội 3: Chiến tranh và án tử hình
Dự án 1: Các từ ngữ và định nghĩa, 30 điểm
Phải sử dụng một bộ từ điển, từ điển thần học, bách khoa từ điển, hoặc một
tác phẩm khảo cứu để định nghĩa các từ ngữ sau đây. Cố gắng sử dụng nhiều
nguồn tài liệu khác nhau để có được một định nghĩa càng đầy đủ càng hay.
Xin liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng. Bài làm sẽ được chấm điểm
theo các định chuẩn sau đây: tính cách chính xác và sâu sắc của câu định
nghĩa, phẩm chất các nguồn tài liệu đã được sử dụng, và số lượng các nguồn
tài liệu đã được sử dụng. Xin trả lời trong khoảng trống đã chừa sẵn.
1. Tuyệt đối, lý tưởng tuyệt đối (absolue)
2. (Thẩm) mỹ học (Aesthetics)
3. Vị tha chủ nghĩa (altruism)
4. Khoái lạc chủ nghĩa vị tha (Altruistic Hedonism)
5. Khắc khổ chủ nghĩa (Ascetism)
6. Nhân (quả), nguyên nhân (causal, causation, or causality)
7. Đạo nghĩa học (Deontological Ethics)
8. Bổn phận (nhiệm vụ, nghĩa vụ : duty)
9. Khoái lạc chủ nghĩa vị kỷ (Egotistical Hedonism)
10. Kinh nghiệm, duy nghiệm chủ nghĩa (enpirical, Empiricism)
11. Đạo đức học (Ethics)
12. Thuyết chủ tín (?) (Fideism)
13. Khoái lạc chủ nghĩa (Hedonism)
14. Luân lý, Tinh thần luân lý, đạo đức (Morals / Morality)
15. Hư vô chủ nghĩa (nihilism)
16. Thực tại / thực hữu (Reality / Real)
17. Thuyết tương đối (Relativism)
18. Duy nghĩa chủ nghĩa (Solipsism)
19. Đạo đức học cứu cánh (Teleological Ethics)
20. Chân lý (Truth)
Dự án 2: Đọc tuyển văn và đối chiếu các thế giới quan, 30 điểm
I. Sinh viên chọn một thế giới quan chính yếu để đối chiếu với Cơ Đốc giáo.
Việc chọn lựa này phải được sự đồng ý của giáo sư vào cuối buổi học thứ
hai.
II. Các nguồn tài liệu. Phải đọc từ 40 đến 60 trang của các tác phẩm được đề
nghị sau đây: Lifeviews, của J.W.Sire, Handbokk of Today's Religions của
J.Mc Dowell and D.Steward, Christian Personal Ethics, của C.F.H.Henry,
Worlds a part, của Geisler and W.Watkins, hoặc bất luận một quyển sách
nào khác đã được giáo sư hướng dẫn chấp thuận trước. Phải đọc ít nhất ba
trong số các tác phẩm được xem là tài liệu gốc đó, phải xếp riêng số các
trang sách đọc của từng tác phẩm. Các nguồn tài liệu (nhan đề và tác giả của
quyển sách) và các số trang phải được liệt kê rõ ràng.
II. Bài làm trong dự án này sẽ được chấm điểm theo các định chuẩn sau đây:
tính cách chính xác của phần phê bình (tính cách chính xác, chiều sâu, và ý
nghĩa của các nhận xét và những điều ngụ ý muốn nói), số lượng các tài liệu
gốc sử dụng, phẩm chất các nguồn tài liệu sử dụng, và số trang sách đã đọc.
Thế giới quan cần phê bình là - - - - - - - -
Sau đây là các đề tài phải đối chiếu. Cố gắng viết những câu thật ngắn gọn,
chính xác. Nếu cần, bạn có thể viết dài hơn là khoảng chừa trống ở đây.
A. Thượng Đế (Bản tính và thân vị (Person: ngôi vị) của Ngài, thí dụ ba ngôi
hợp nhất, vô hạn, hữu ngã (personal), vô sở bất... v.v...
1. Quan điểm Cơ Đốc giáo
2. Thế giới quan:
3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó
sẽ cho phép bạn sống như thế nào?
B. Thế gian (nghĩa là Địa cầu và các vật thể vật chất)
1. Quan điểm Cơ Đốc giáo
2. Thế giới quan
3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó
sẽ cho phép bạn sống như thế nào?
C. Bản tính con người (con người phải chăng chỉ có thân xác mà thôi? Hay
gồm xác và hồn?)
1. Quan điểm Cơ Đốc giáo
2. Thế giới quan
3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó
sẽ cho phép bạn sống như thế nào?
D. Số phận con người (Con người còn lại gì sau khi chết?)
1. Quan điểm Cơ Đốc giáo
2. Thế giới quan
3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó
sẽ cho phép bạn sống như thế nào?
E. Nguồn gốc điều ác (có điều ác không? Nếu có, nó trở thành một phần của
thế gian như thế nào?
1. Quan điểm Cơ Đốc giáo
2. Thế giới quan
3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó
sẽ cho phép bạn sống như thế nào?
F. Nền tảng của đạo đức học (Uy quyền nào xác lập điều mà một người
“phải” làm “phải sống?)
1. Quan điểm Cơ Đốc giáo
2. Thế giới quan
3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý sống cho riêng
mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào?
G. Bản tính của đạo đức học (nó là tuyệt đối hay tương đối v.v...?)
1. Quan điểm Cơ Đốc giáo
2. Thế giới quan
3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó
sẽ cho phép bạn sống như thế nào?
Dự án 3: Các nan đề đạo đức 30 điểm
Trong bài làm này, sinh viên được yêu cầu trả lời cho hai hoàn cảnh trong đó
có một nan đề đạo đức. Xin trả lời càng thẳng thắn càng hay. Khi bạn được
yêu cầu “Hãy đưa ra các lý do...” Xin nói rõ tại sao bạn đã trả lời như đã có.
Khi bạn được yêu cầu: “Bạn biện minh thế nào...” Xin vạch rõ các chân lý
nền tảng hoặc mục tiêu, hay các niềm tin mà bạn dùng làm cơ sở để đưa ra
các lý do của mình. Bài làm này sẽ được chấm điểm tùy theo các câu trả lời
đúng với Kinh Thánh đến mức độ nào.
I. Chịu phẫu thuật chỉnh hình đối với thân thể (để giấu một vết sẹo do đã bị
giải phẫu trước đây, do bị tai nạn, hoặc vì các lý do thẩm mỹ, thí dụ sửa mắt,
mũi, căng da mặt, gắn tai giả, xóa một vết sẹo trên mặt vì bị phỏng da, tai
nạn. v.v..) nhằm mục đích để khỏi bị ai chú ý đến thì có đúng không? (Xin
chú ý: các câu trả lời không đòi hỏi phải là trả lời cho các thí dụ vừa nêu,
chúng chỉ được dùng làm thí dụ mà thôi).
A. Có phải đây là một sự lừa gạt? Đúng, Sai, tại sao đúng, tại sao sai?
B. Làm như thế có đúng không?
C. Đưa ra lý do cho câu trả lời của bạn
D. Bạn biện minh cho lập trường của mình như thế nào?
II. Bạn bị một người say rượu chỉ súng vào người. Khẩu súng lục của anh ta
có nạp đạn, đã mở chốt an toàn và chĩa vào màng tang bạn, bảo bạn phải chỉ
chỗ trốn của vợ anh ta. Bạn biết chỗ bà ta trốn.
A. Chỉ căn cứ vào số thông tin đã cho trên đây mà thôi và chỉ có một trong
hai cách trả lời, bạn sẽ bảo sao với anh ta?
B. Đưa ra các lý do khiến bạn đã trả lời như thế
C. Bạn biện minh cho lập trường của mình như thế nào?
Dự án 4: Men của thế gian, 30 điểm
I. Chọn hai thí dụ về Tự nhiên chủ nghĩa và một thí dụ về Duy tâm chủ
nghĩa (Hai thí dụ từ Tự nhiên chủ nghĩa nguyên tố (elemental), hệ thống,
chính trị, tôn giáo hay tương đối, và một của Duy tâm chủ nghĩa nguyên tố,
hệ thống, hay định lý (postulational). Bài làm sẽ được chấm điểm căn cứ vào
cách mô tả thật chính xác câu hỏi 1, các thí dụ về các nền triết học trong câu
hỏi 2 và 3. Phê bình chúng theo các câu hỏi sau đây. Xin hạn chế câu trả lời
trong phạm vi các giòng chừa trống mà thôi.
A. Tự nhiên chủ nghĩa 1
1. Mô tả vắn tắt nền triết học này
2. Cho một (hoặc vài) thí dụ về việc quan điểm này được nhận thấy trong
giới ngày nay
3. Cho vài thí dụ về cách nền triết học này đã len lỏi vào trong Hội thánh
ngày nay như thế nào
B. Tự nhiên chủ nghĩa 2
1. Mô tả vắn tắt nền triết học này
2. Cho một (vài) thí dụ về việc quan điểm này được nhận thấy trong thế giới
ngày nay
3. Cho vài thí dụ về cách nền triết học này đã len lỏi vào trong Hội thánh
ngày nay như thế nào
C. Duy tâm chủ nghĩa
1. Mô tả vắn tắt nền triết học này
2. Cho một (vài) thí dụ về việc quan điểm này được nhận thấy trong thế giới
ngày nay
3. Cho vài thí dụ về cách nền triết học này đã len lỏi vào trong Hội thánh
ngày nay như thế nào?
II. Chọn một trong số các quan điểm trên đây đã len lỏi vào Hội thánh và
khai triển một giòng tư tưởng theo đó một người bám chặt vào niềm tin ấy sẽ
bị đưa đến phần kết thúc tất yếu sử dụng phần sau lưng của tờ giấy này cho
câu trả lời của mình, nếu cần.
SƠ LƯỢC NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
NỀN ĐẠO ĐỨC HỌC CƠ ĐỐC GIÁO.
I. Dẫn nhập tổng quát. Cơ Đốc đạo đức học là một chi nhánh của Triết học.
Mối liên hệ giữa hai ngành này được mô tả bằng cách so sánh sau đây: Đối
với đạo đức học, thì triết học giống như Đức tin và Lý trí đối với sinh hoạt
thực tế. Nói khác đi, đạo đức học, nhất là Cơ Đốc đạo đức học, là cách ứng
dụng thực tiễn và sống thực điều mình tin. Triết học rất quan trọng trong
chiều hướng này, và Cơ Đốc nhân không nên tránh né việc học hỏi nghiên
cứu triết học, vì nền tảng toàn diện của triết học Cơ Đốc chính là Lời
Thượng Đế. Câu định nghĩa chủ yếu cho triết học là: philo: tình yêu, Sophy:
sự khôn ngoan và có thể diễn ý là “người yêu của sự khôn ngoan (minh
triết)”. Về phần Cơ Đốc nhân, sự khôn ngoan không phải chỉ là điều phải
theo đuổi, mong ước mà thôi, nhưng nó luôn luôn phải được ứng dụng vào
thực tế; cho nên theo ngôn ngữ của Kinh Thánh, thì người khôn ngoan là kẻ
biết hành động đúng, hoặc có một nếp sống nhằm làm đẹp lòng, đề cao và
tôn vinh Thượng Đế. Là người sống để thờ phượng Thượng Đế, chúng ta
thiết tha mong ước làm điều phải, để có thể làm đẹp lòng và tôn vinh Ngài;
tuy nhiên muốn làm được điều phải, chúng ta phải biết đâu là việc đúng,
điều thiện, phải làm, do đó, nhất thiết cần đến một nền triết học Cơ Đốc
cũng đồng một cách như là việc học hỏi nghiên cứu Lời Thượng Đế Vậy,
trong giáo trình này, nền tảng duy nhất của các nguyên lý của Cơ Đốc đạo
đức học sẽ là Lời của Thượng Đế
II. Dẫn nhập cho Cơ Đốc đạo đức học
A. Định nghĩa đạo đức học
1. Theo bộ Webster's Seventh New Collegiate Dictionary. Springfield: G &
C. Merrian, 1970, 285”. Ngành học đề cập điều gì là thiện ác, đúng, sai và
các nghĩa vụ và bó buộc luân lý đạo đức... một loạt nguyên tắc hoặc giá trị
luân lý đạo đức... một lý thuyết hoặc hệ thống các giá trị luân lý đạo đức...
các nguyên tắc ăn ở ứng xử chi phối một cá nhân hoặc một tập thể”
2. Theo M.A.Inch, trong The Evangelical Dictionary of Theology. Grand
Rapids: Baker 1983”; “(Đạo đức học là) việc truy tầm tra vấn bản tính luân
lý đạo đức trong con người nhằm phát hiện xem nó có những trách nhiệm gì
và các phương tiện để con người có thể hoàn thiện chúng. Đạo đức học cùng
cộng tác với những lãnh vực khác để truy tấm chân lý, nhưng có khác là ở
điểm nó quan tâm đến những gì con người phải làm dưới làn ánh sáng của
chân lý đã phát hiện được Nó không chỉ có bản tính mô tả mà thôi, nhưng
còn giục giã, hối thúc, truyền lệnh nữa” (gạch dưới để nhấn mạnh là do
chúng tôi thêm vào)
3. Theo P.E.Hughes, Grand Rapids: baker, 1983, 11. “Đạo đức học liên quan
với cách ăn ở ứng xử của người ta... Nó không phải chỉ là cách ăn ở ứng xử
theo thói quen, theo tập tục trong xã hội, nhưng là cách ăn ở ưng xử đáng lẽ
phải trở thành thói quen, tập tục, trong xã hội... Lãnh thổ của nó là các lãnh
vực của nhiệm vụ và bó buộc... tìm cách xác định sự phân biệt giữa đúng và
sai... công bằng và bất công... trách nhiệm và vô trách nhiệm. Vì cách ăn ở
ứng xử của con người quá ít khi đúng với điều mà đúng ra nó phải làm (phần
gạch dưới nhằm nhấn mạnh là do chúng tôi thêm)
B. Các kết luận
1. Đạo đức học vượt hẳn một bộ luật hay một loại các quy tắc, luật lệ xã hội
mà thôi. Nó là lời đáp lại với những gì đã được tiết lộ cho người ta thấy. Nó
là một sự đáp ứng của con người đối với điều họ biết là Thượng Đế đòi hỏi
mình. Đạo đức học có tính cách mệnh lệnh ở điểm nó ra lệnh cho người ta
phải làm gì, phải dấn thân vào những việc gì.
2. Đạo đức học quy định các mối liên hệ hỗ tương giữa Thượng Đế và con
người. Đạo đức học có tính cách mô tả ở chỗ nó mô tả và xác định các mối
liên hệ các hành động, các hạn chế và các ranh giới của những gì khả dĩ chấp
nhận được và những gì không thể chấp nhận được.
3. Đứng về mặt thực tế mà nói, thì Cơ Đốc đạo đức học một đáp ứng lời tích
cực của con người cho chân lý đã được mặc khải cho để họ biết rằng vốn
trước nhất (mục tiêu) được biến đổi để trở thành hình ảnh của Chúa Cứu Thế
Giê-xu - điều này phản ảnh sự thay đổi đã xảy ra rồi; thứ hai (phương pháp
thực hiện), được Đức Thánh Linh ban cho quyền năng - như một chứng
minh cho mối liên hệ mật thiết, trường tồn với Thượng Đế hằng sống; thứ ba
(trách nhiệm của con người), vâng phục ý chỉ Thượng Đế - là sự vâng theo
do tình yêu thương và tự nguyện các mạng lịnh Ngài. Đạo đức học có tính
cách thi hành ở chỗ nó không phải là một cái gì chỉ phải tuân thủ ở bên
ngoài con người và chỉ có tính cách ngoại tại mà thôi; nhưng phải được đưa
vào bên trong để trở thành thiết thân, được đặt vào trong tấm lòng và trong
đời sống con người nó phải được đem ra thực hành và theo đó mà sống.
III Tại sao học hỏi nghiên cứu Cơ Đốc đạo đức học là quan trọng.
A. Chúng ta phải biết rõ điều mình tin (chân lý) để nó tạo ảnh hưởng thích
đáng trong đời sống chúng ta.
Chúng ta không thể làm đúng nếu không biết thế nào là đúng, là phải.
Chúng ta không thể luôn luôn làm đẹp lòng Thượng Đế nếu không biết Ngài
đòi hỏi (chúng ta phải làm) gì.
Lòng tin dẫn đến hành động; điều tối quan trọng là chúng ta phải có những
niềm tin đúng, từ đó sẽ nảy sinh những có hành động đúng.
B. Chúng ta cần biết rõ mình tin gì để có thể phản bác những kẻ chống đối
chân lý trong khi vẫn đứng vững trong đức tin, duy trì những hành động
đúng và lời chứng tốt.
Chúng ta chỉ có thể bênh vực cách rất tồi cho những gì chúng ta biết rất ít
hoặc chẳng biết chi cả.
C. Chểnh mảng việc học hỏi nghiên cứu Cơ Đốc đạo đức học, tức là cho
rằng phần nền tảng của nó, là chính Thượng Đế, là Đấng mà nó từ đó được
xây lên, là vô nghĩa hoặc chỉ có rất ít ý nghĩa mà thôi.
IV. Các công cụ của đạo đức học
A. Siêu hình học: bản tính tối hậu của thực tại. Ngành học này chú tâm định
nghĩa những gì thiết yếu và thật ra là có thật, trái với những gì là không có
thật (những gì có thật với tất cả các thành phần cấu thành ra nó và được xem
là có giá trị trước mắt). Với Cơ Đốc nhân, bản tính tối hậu hay thực tại vốn
được đặt trên nền tảng trên điều Thượng Đế đã mặc khải, và cách Ngài giải
thích nó.
1. Bản thể học (ontology): khoa học về bản thể, về bản tính thiết yếu, hay sự
hiện hữu. Phân ngành này của siêu hình học quan tâm đến bản tính của bản
thể và các loại hiện hữu, đồng thời với các mối liên hệ giữa chúng với nhau.
2. Cứu cánh (mục đích) luận (teleology): ngành nghiên cứu các chứng cứ
hiển nhiên trong cách sắp xếp và, hay trong chủ đích của cõi thiên nhiên.
Với Cơ Đốc nhân lãnh vực nghiên cứu này nguyên là một quan tâm đến
phần “chứng cứ” về Thượng Đế, căn cứ vào sự hiện hữu của công trình sáng
tạo (vũ trụ này) phải có một Đấng Tạo Hoá. Nếu đã có một Đấng Tạo Hoá
thì mục đích của đời sống con người là gì?
3. Vũ trụ luận (cosmology): ngành học về vũ trụ như một hệ thống có trật tự.
Môn học chuyên nghiên cứu về những gì đã tạo thành phần trật tự chủ yếu
của thế giới, nó là vật thể? là tinh thần? hay là sự kết hợp của cả hai?
B. Nhận thức luận (epistimology): ngành nghiên cứu hay lý thuyết về học
thức và kiến thức. Ngành học này xác định các giới hạn của giá trị, bản tính
và nguồn gốc của nó, làm thế nào để bạn có thể biết điều mình biết là chắc
chắn. Lãnh vực nghiên cứu này gồm luôn luận lý học và các phương pháp
luận khác nhau nhằm xác định những gì là thật, là chân lý.
C. Giá trị học (axiology): nghiên cứu các giá trị, giá trị của các phê phán, và
định chuẩn, bản tính và các loại của những phê phán ấy. Ngành học này đặc
biệt quan trọng cho lãnh vực đạo đức học, vì các giá trị trực tiếp liên quan
với những gì người ta tin và các hành động tiếp sau đó.
D. Kết luận: “Phải có sự hài hoà và cộng tác giữa lý trí, đức tin, và việc ứng
dụng”. Lãnh vực tinh thần, nhận thức rất quan trọng khi thảo luận về đạo
đức học; tuy nhiên, đạo đức học bao hàm con người toàn diện và không hề
muốn chỉ là một kinh nghiệm “trong tháp ngà” mà thôi. Những gì học hỏi
được phải đem ra ứng dụng cho đời sống nếu không, nó sẽ không đạt được
mục đích tối hậu của nó Nhận thức, trong nó và tự nó, không hề là một cứu
cánh; nó là phương tiện giúp chúng ta tăng trưởng hướng về mục đích tối
hậu của đời sống mình, mà cũng là mục đích hiện tại của đời sống chúng ta,
là sự tương giao mật thiết với Thượng Đế hằng sống” (ICo1Cr 8:1 Phi Pl 3:8
CoCl 1:10 2:2, 3 3:10 Gia Gc 4:17).
V. Những vấn đề căn bản trong đạo đức học Cơ Đốc giáo
A. Các vấn đề căn bản theo viễn ảnh thế tục
1. Thống nhất tính của chân lý: vấn đề về chỉ có một nguồn gốc duy nhất
cho chân lý mà thôi. Phải chăng chân lý có nhiều hơn là một nguồn gốc?
Phải chăng tất cả đều là chân lý? là chân lý của Thượng Đế? Nếu chân lý chỉ
có một nguồn duy nhất, phải chăng chủ đích (hay nhiều chủ đích) của chân
lý đều giống nhau? Nếu không phải như thế, thì phải chăng điều đó có nghĩa
rằng cùng một chân lý có nhiều ý nghĩa hay cách ứng dụng khác nhau?
2. Phổ quát chủ nghĩa (universalism): vấn đề về cách ứng dụng. Phải chăng
chỉ có một nền đạo đức học duy nhất để ứng dụng cho tất cả mọi người trong
mọi lúc?
3. Vấn đề về sự đảm bảo thiết yếu, hay tính cách chắc chắn của thực tại: vấn
đề trước sau như một (consistency): Tôi có thể tin chắc vào đó không? Các
nền móng căn bản cho niềm tin và hành động, có đáng tin cậy không?
4. Vấn đề về tiềm năng để lựa chọn một trong hai con đường: vấn đề đưa ra
quyết định. Tôi phải hành động như thế nào, tại sao tôi lại chọn hành động
đặc thù này mà không chọn hành động kia, và điều gì khiến cho cách chọn
này là đúng hơn trước hai điều có thể chọn?
5. Một xã hội đang biến chuyển: vấn đề thay đổi. Thế giới đang biến đổi; và
con người cũng phải thay đổi để theo kịp trào lưu. Mọi vật đều tương đối sư
với tình trạng xã hội.
6. Một lời phê bình theo Kinh Thánh đối với viễn ảnh của đời này. Về các
vấn đề của đạo đức học. Nếu chỉ có một nguồn gốc duy nhất cho chân lý, có
uy quyền, ở ngoài con người, và có liên quan với các lý tưởng tuyệt đối
(nghĩa là từ Thượng Đế mà ra) thì nó phải: một là, được ứng dụng phổ quát,
chỉ có một định chuẩn duy nhất cho tất cả mọi người; hai là, đáng tin cậy
như chỉ được đặt trên cơ sở là bản tính thiết yếu bất biến của Thượng Đế; ba
là vấn đề có thể chọn giữa hai con đường sẽ hoàn toàn vô nghĩa dưới làm
ánh sáng của mục đích tối hậu là tôn vinh Thượng Đế và sống một cuộc đời
thánh khiết; và bốn là, khi định chuẩn không thay đổi, thì các cá nhân phải
thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với định chuẩn ấy; văn hoá chẳng bao
giờ thay đổi được chân lý.
B. Các vấn đề căn bản theo viễn ảnh Cơ Đốc giáo
1. Bất nhất trong kế hoạch đã định, nơi Đấng Thiết kế, hay nơi người dự
phần: vấn đề áp dụng. Nếu có một định chuẩn đạo đức do một Thượng Đế
toàn thiện, toàn chân, toàn mỹ quy định và đã được đưa vào một mưu định,
một kế hoạch toàn hảo, thì đâu là điểm chung nhất (consistency) trong
những con người bám chặt lấy niềm tin này?
2. Ý chí của con người: vấn đề về ai là người đang nắm quyền cai trị, kiểm
soát Con người sở dĩ có trách nhiệm vì nó được tự do đưa ra các quyết định
và sử dụng ý chí của mình. Do đó mà vấn đề nảy sinh là con người có phải
đầu phục ý chỉ Thượng Đế hay không?
3. Thế quân bình trong hành động: vấn đề định giới hạn cho những gì có thể
làm và không nên làm. Đâu là các ranh giới và hạn chế cho hành động mà
tôi nêu hoặc phải giữ. Điều gì xác định các giới hạn ấy? Tại sao tôi phải tự
kiềm chế trong việc thực hiện những gì tôi muốn?
4. Xung khắc luân lý và nan đề đạo đức: một vấn đề dường như cho thấy rõ
ràng là Thượng Đế tự mâu thuẫn với chính mình. Những gì Thượng Đế
truyền dạy phải làm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, có mâu thuẫn với
nhau không?
5. Câu trả lời cho các vấn đề của Cơ Đốc nhân
a. Chủ quyền của Chúa Tôi phải đầu phục trọn vẹn, tích cực và liên tục
quyền làm Chủ, làm Chúa, của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tôi phải đặt mình
dưới quyền cai trị kiểm sát của Ngài, và đầu phục chân lý mặc khải của
Thượng Đế.
b. Được quyền năng của Đức Thánh Linh. Vì đã đặt đời sống tôi đầu phục
chủ quyền của Chúa Cứu Thế, giờ đây, tôi trông cậy vào quyền năng của
Thượng Đế sẽ giúp tôi làm điều phải và luôn luôn đẹp lòng Ngài.
Con người vượt xa thú vật
Khi con người tự đề cao, cho rằng mình là cứu cánh, chủ yếu và nắm quyền
tối cao trên hệ thống tín ngưỡng của mình, thì theo một ý nghĩa, con người
đã đến rất gần với thực tại. Vì con người nhận thức được một điều gì khác
hẳn nơi con người và đề cao nó. Thế nhưng con người lại không biết rằng
những gì mà họ dùng để đề cao và điều mà con người căn cứ vào để tự đề
cao đó chính là phần ảnh, trong con người Thượng Đế. Con người tiến đến
sự phản chiếu này của Thượng Đế đó, nhưng lại thất vọng vì mình chẳng
bao giờ biện biệt được rõ ràng phần dạng thức và ảnh tượng của Thượng Đế
đó, nếu không có sự mặc khải của Thượng Đế. Sự việc xảy ra dường như
con người “nhìn thấy” một hình ảnh trong một tấm gương - thí dụ như của
một cánh cửa - và cố gắng đi qua cánh cửa đó bằng cách đến gần ảnh chiếu
trong tấm gương, thì người ấy càng đi xa cánh cửa. Trong khi tìm hiểu chính
mình hay cái thành phần của bản tính mình vốn là hình ảnh của Thượng Đế,
con người sẽ luôn luôn bị thất vọng vì chẳng bao giờ có thể đến gần chân lý
cả. Con người mãi mãi chỉ có thể có được các hình ảnh và ảnh chiếu của
chân lý mà thôi chớ chẳng bao giờ quán triệt, biện biệt lãnh hội hay nắm bắt
được trọn vẹn ý nghĩa của đời sống, nếu không chịu quay trở lại với Thượng
Đế.
1. Con người có khả năng tự trừu tượng hoá, có thể giao tiếp với các lãnh
vực của các ý tưởng và quan niệm không có liên quan trực tiếp với các vật
thể vật chất.
2. Con người có thể nghĩ ra hay tạo ra nhiều vật về phương diện mỹ học,
chứng tỏ mình có nhiều tiến trình và khả năng sáng tạo (âm nhạc, nghệ
thuật, trang trí, v.v..). Có thế giới động vật nào tạo ra được cả một giàn nhạc
giao hưởng với đầy đủ các nhạc cụ và nét nhạc khác nhau không? Con mối
có thể xây một ngôi nhà; nhưng con người có thể thiết kế một môi trường
gia đình.
3. Con người luôn luôn tìm kiếm nhiều hình thức tiêu khiển khác nhau,
người là kẻ săn tìm rung cảm. Đâu là hòn đảo Coney hay xứ sở của Disney
trong thế giới loài vật?
4. Con người thích phiêu lưu mạo hiểm, giải trí, thể thao và đi nghỉ hè; cũng
thích tranh đua nhau trên bình diện đời sống không thực hữu.
Có con vật nào thích leo cao nhất, bay nhanh nhất hay làm bất cứ một việc
gì khác cho tốt hơn, hay hơn, hay để trở thành kẻ đứng đầu trong công việc
ấy, hay không? (tánh kiêu ngạo) Có loài vật nào biết thi tài, đua sức với nhau
trong một phạm vi chẳng có một mục đích hữu ích đặc biệt nào không? Đâu
là những căn phòng chứa đầy các thành tích kỷ lục chiến thắng trong thế giới
loài vật?
5. Con người tự đào luyện hoặc học tập để có được một kỹ năng đặc thù cho
công việc đã chọn hoặc một thú tiêu khiển cho cả cuộc đời. Có con vật nào
chịu dành thì giờ để tập luyện, học hỏi, tự biến mình trở thành một nhà
chuyên môn để tự thoả mãn chính mình (trong một nghề nghiệp hay thú tiêu
khiển), trong khi điều đòi hỏi thiết yếu là phải lo cung ứng cho các nhu cầu
để tồn tại hằng ngày, hay không? Có cá thể hay bầy đoàn thú vật nào lại lao
đầu vào những công tác không trực tiếp sản xuất ra được những điều nhằm
thoả mãn các nhu cầu thiết yếu cho đời sống thuộc thể, nhưng chỉ để có
được thú vui tinh thần hay sự cân đối thể xác mà thôi, hay không? Đâu là
các hiệu buôn các vật dụng để tiêu khiển hay để rèn luyện thân thể trong thế
giới loài vật?
6. Con người phát kiến (bằng cách thí nghiệm khoa học), tìm ra và ứng dụng
các định luật của tạo hoá cho đời sống mình. Đâu là những nhà chiếm giải
Nobel trong thế giới loài vật?
7. Con người chẳng những biết lợi dụng kỹ thuật mà còn tiến bộ nhờ cộng
tác sưu tầm nghiên cứu và phát triển bằng trí thông minh, để người có được
một đời sống lý thú hơn.
Đâu là các ngành Sưu tầm nghiên cứu và phát triển trong thế giới loài vật?
8. Con người không sống theo bản năng, không theo bản năng để lên mặt
trăng, nhưng nhờ học hỏi, nhờ vào kỹ thuật hợp lý.
Có con vật nào biết vượt trên bản năng của nó để đạt được một cuộc đời,
một xã hội, một mục tiêu không thể đạt tới được nhờ bản năng mà nhờ kế
hoạch và kỹ thuật hợp lý.
9. Con người tìm cách kéo dài đời sống mình. Có con vật nào biết dành thì
giờ và nỗ lực đặc biệt vượt trên việc bảo tồn đời sống hằng ngày để tìm cách
kéo dài thêm cuộc đời mình bằng các phương pháp khoa học, y học hay kỹ
thuật, hay không?
10. Con người biết đáp ứng với các định luật cô đọng, trong công trình sáng
tạo khả dĩ quan sát được, và với các quy luật đã được mặc khải của Thượng
Đế. Có con vật nào biết sống một cuộc đời nhờ thông hiểu các luật lệ của
Thượng Đế hay của công trình sáng tạo, chớ không phải chỉ sống theo bản
năng mà thôi không?
11. Con người vi phạm luật pháp và bị trừng phạt . Có loài vật nào có một
toà án để xét xử và trừng trị những kẻ vi phạm luật pháp của chúng hay
không?
12. Con người có luật pháp, mà một khi vi phạm, sẽ bị trừng phạt. Đâu là
những toà án, nhà tù, hệ thống trừng phạt phục hồi những con thú xúc phạm
đến “xã hội” của chúng?
13. Con người có một trật tự và cơ cấu xã hội không đặt cơ sở trên bản năng,
nhưng là một hệ thống chính trị, triết lý vốn là kết quả của cả một quá trình
phân tích. Nó thuậ phục hệ thống ấy (trong về phần lớn các trường hợp) và
cùng với các thành viên khác trong xã hội” đều đồng ý với nhau sống dưới
các luật lệ do con người làm ra để có thể cai trị xã hội của mình.
Đâu là những luật lệ xã hội trong thế giới loài vật? Trong thế giới loài vật,
đâu là các đảng viên của đảng dân chủ hay đảng xã hội?
14. Con người biết mặc quần áo. Có loài vật nào biết may sắm y phục, dĩ
nhiên là theo đúng kiểu, hợp thời trang, cho thân thể chăng?
15. Con người biết tìm cách biện minh thật hợp lý cho các hành động của
mình nhờ đã có kinh nghiệm đối với tội lỗi rồi, hoặc để tự biện hộ chống lại
một lời cáo gian.
Có con vật nào biết tự bào chữa cho lỗi lầm vì mình đã hành động sai quấy
hay nghĩ ra một hệ thống tín ngưỡng để hậu thuẫn cho cách sống của mình?
16. Con người biết khiêm tốn, xấu hổ, và biết mình lỗi lầm. Có con vật nào
biết mặc quần áo mình, nếu không, sẽ cảm thấy xấu hổ hay bối rối?
17. Con người phạm tội. Họ biết khi nào mình cố ý làm sai, làm quấy; việc
này không phải là do bản năng. Có con vật nào biết được là nó đang làm sai
quấy, nếu không được tập luyện để biết như thế?
18. Về căn bản, con người biết luận lý đạo đức. Có con vật nào biết tỏ ra nó
biết luân lý đạo đức, hoặc có ý thức để “bận tâm về vấn đề này?
19. Con người cầm quyền trên loài vật. Có con vật nào biết tự ý tìm cách
chiếm lấy cả thế gian này? Có con vật nào biết cai trị, hay muốn cai trị trên
con người?
20. Con người sống vượt trên tình trạng “lây lất qua ngày” của đời sống
thuần túy súc vật. Họ không chỉ tìm chỗ để tạm trú mà thôi, mà tìm một nơi
ăn chốn ở thật sự, không phải chỉ cần có cái ăn mà thôi, nhưng còn muốn ăn
ngon v.v.. nữa.
21. Con người biết suy tư về đời sống mình. Có con vật nào muốn tìm biết
đâu là những điểm thiết yếu trong cuộc đời nó; nó từ đâu đến, đang đi về
đâu, cuộc đời có ý nghĩa gì không, v.v..? (Lịch sử triết học)
22. Con người biết thờ phượng. Có con vật nào bày tỏ sự thờ lạy đối với một
con vật khác? Biết học tập việc thờ lạy biết tìm cách hướng dẫn những con
vật khác đến chỗ có được cùng một kinh nghiệm không? Có con vật nào có
tôn giáo và tự nguyện tham dự một cuộc hành lễ, một sự mê tín, một thần
thoại hay truyền thống nào bằng cách lựa chọn và học tập, chớ không phải là
theo bản năng?
23. Con người biết tìm chân lý. Có con vật nào quan tâm tới việc phải biết
điều gì là thật, là sự kiện có thật, hay chân lý là gì? Có con vật nào biết tìm
cho ra các sự kiện chủ yếu của công trình sáng tạo hay những gì đã được
mặc khải, để có thể biết sống tốt hơn, hoặc sống đạo đức không?
24. Con người biết biểu lộ, đề cao và thay đổi các giá trị. Có con vật nào biết
thẩm định giá trị của các hiện hữu khác hay của các đồ vật?
25. Con người lần lần xây dựng và tích lũy kiến thức. Có con vật nào có một
thư viện hay đóng góp một đều gì vào đó? Có con vật nào biết tích lũy và
xây dựng trên các kiến thức đã có sẵn để cuộc đời sẽ được thăng tiến về
phẩm chất hoặc tự gây dựng bản thân. Có con vật nào đến trường để học tập
hay không?
26. Con người biết học hỏi nghiên cứu và quan tâm đến lịch sử của mình. Có
con vật nào biết quan tâm đến quá khứ của nó? Nghiên cứu nó, tìm hiểu ý
nghĩa của nó hay rút ra một ý nghĩa nào đó từ một tình hình giống y như thế
trong quá khứ?
27. Con người có khả năng đáp ứng các động lực do tình cảm hoặc của thân
xác mình, và cả đến khước từ chúng nữa. Có con vật nào biết chọn sự chế
dục trong suốt cuộc sống để có được đời sống hoàn thiện hơn? Có con vật
nào chọn việc phá thai để chính nó được sống thoải mái hơn, hay không
muốn nuôi con của nó không?
28. Con người biết chăm sóc thuốc men và làm “bác sĩ” cho người bệnh tật.
Có con vật nào biết lo lắng, chăm sóc, tỏ ra tích cực quan tâm, thương xót
những con vật không cùng loại với nó? Có con vật nào có khả năng phục vụ
và trợ giúp giống nhau cho các con vật khác chủng loại với nó? Có con vật
nào biết phát triển và thực hành y khoa, tìm cách chữa bệnh?
29. Con người tìm cách cải thiện xã hội trong đó họ đang sống bằng cách
thay đổi xã hội một cách hợp lý, cải tiến kỹ thuật và môi trường chính trị
(con người ngày càng văn minh). Có con vật nào biết tìm cách làm cho nền
văn minh của mình tiến bộ?
30. Con người quan tâm cử hành tang lễ cho người chết và tỏ lòng kính
trọng thi hài người chết Có con vật nào chôn cất đồng loại chết của nó hay tỏ
ra tôn trọng, đề cao xác chết của đồng loại mình không?
31. Con người dành rất nhiều thì giờ và nỗ lực để giáo dục huấn luyện con
nhỏ của mình; cả khi chúng đã rời khỏi gia đình. Có con vật nào dành nhiều
thì giờ đến thế để huấn luyện, chăm sóc, hứng thú, chứng tỏ mối quan tâm
đến các con nhỏ vượt khỏi bản năng của nó hay không? (Có con thú nào gởi
thiệp chúc mừng mẹ nó và ngày của các bà mẹ hay không?)
32. Con người hướng tới những định chuẩn cao hơn để được kính trọng và
đánh giá cao. Nếu con người chỉ là một con vật, tại sao nó lại thường phải
nói: “Bởi vì tôi là một-con-người...” dường như tự thâm tâm, nó biết rõ con
người với con vật vốn khác nhau?
33. Những điều sau đây có thể được nêu ra như luật ngoại lệ. Đây chính là
chỗ mà người ta nhìn vào chuỗi sinh học để thấy có trật tự và mối liên hệ hỗ
tương giữa phần cơ cấu. Loài thực vật hoặc động vật đều thu mình vào từng
khu vực sinh học (biosphere) để hoàn tất một chủ đích trong mưu định toàn
diện của công trình sáng tạo. Khi một trong những cái “tổ để thu mình vào”
như thế bị cất đi hay thêm vào cho khung cảnh, thì phần cơ cấu bị thay đổi.
Với sự xuất hiện của con người, cơ cấu môi sinh của thế giới động vật và
thực vật đã bị thay đổi. Đã không hề có sự xuất hiện của một “loài vật” nào,
lại khiến cho đời sống của toàn thể các loài vật khác phải bị thay đổi rất
nhiều đến thế; và một khi con người bị cất đi khỏi môi trường sống, sinh
hoạt thực vật và động vật sẽ phát triển một cách hầu như không bị cản trở.
Có loài vật nào đã tạo ra được sự tuyệt chủng của cả một chủng loại, vì
muốn đem lại chính mình một hình thức lợi lộc nào không? Có loài vật nào
đó, một khi bị cất khỏi môi trường sinh thái, lại khiến được cho số còn lại
sống được tốt đẹp hơn không?
Cần lưu ý là có một số hoàn cảnh trong đó người ta có thể thấy một vài
trường hợp kể trên đã xảy ra trong thế giới loài vật. Tuy nhiên, tình hình
thông thường của thế giới loài vật là một tình hình bị cô lập và không tìm
thấy trong cả thế giới động vật nói chung, như trong nền văn minh của loài
người. Nếu hoàn cảnh được đề cập đó được khảo sát thật kỹ, người ta sẽ
thấy rõ là mọi tiềm năng về ngoại lệ đó vốn không có bản tính phổ quát. Nếu
có một nền văn minh có óc thông minh nào khác trong vũ trụ, bạn sẽ trông
mong, mình được gặp gì ở đó? Tôi tin rằng nó sẽ rất giống với các xã hội
trong nền văn minh của loài người chúng ta - đó là trí thông minh? Tại sao
chúng ta lại không tìm thấy những điểm giống nhau đó trong các nền “văn
minh” của loài vật? Vì đã có một sự phân cách rõ ràng và chính xác về bản
tính thiết yếu chớ không phải chỉ về trình độ và chủng loại mà thôi. Đã có
những điểm giống nhau giữa hai trật tự, nhưng nếu chúng ta đem cả hai ra để
đối chiếu với nhau là sai; làm như thế thì chẳng khác chi đem trái táo ra để
so sánh với thịt bò; đã đành cả hai đều là thực phẩm, thế nhưng chúng vốn
hết sức khác nhau về bản tính thiết yếu.
Chủ đích của con người theo mặc khải của Thượng Đế
1. Con người sở dĩ hiện hữu, là do ý chỉ Thượng Đế. Chính do sự sáng tạo
đặc biệt của Thượng Đế mà loài người hiện hữu trên đất này; và cũng nhớ sự
bảo tồn liên tục của Thượng Đế, con người mới có thể tiếp tục tồn tại. Theo
một ý nghĩa rất thật, thì con người “mắc nợ” Thượng Đế về sự hiện hữu của
mình; con người sẽ chẳng bao giờ trả được món nợ do sự sáng tạo đó, nhưng
đó chính là nguồn gốc từ đó nảy sinh hành động đặc thù và hoàn toàn do ân
phúc của Thượng Đế SaSt 2:1-25 Cong Cv 17:27,28 CoCl 1:16 HeDt 1:3
Gia Gc 1:18 KhKh 4:11.
2. Con người hiện hữu vì Thượng Đế, chớ không phải cho các của đích và
ước muốn của riêng mình. Con người đã không được đặt trên đất này để
hoàn thành ước muốn và hoài bão riêng; chủ đích nguyên thủy cho loài
người ngay từ khi nó mới được tạo dựng, là để vui hưởng Thượng Đế trong
một môi trường sáng tạo đặc biệt. SaSt 1:1-2:25 ICo1Cr 8:6 CoCl 1:16
ITi1Tm 1:8-10 Tit Tt 2:11-14 HeDt 2:10 8:10 IPhi 1Pr 2:9,10 Giu Gd 1:13
EsIs 43:21.
3. Chủ đích của con người là tôn vinh Thượng Đế. Trách nhiệm quan trọng
và cao cả nhất của con người là tỏ bày các công trình kỳ diệu của Thượng
Đế và rao truyền những đặc tính thiện hảo tuyệt vời của bản tính Ngài GiGa
9:3 ICo1Cr 6:19,20 10:31 Eph Ep 1:12-14 Phi Pl 1:20,21 IITe 2Tx 1:11,12
Tit Tt 2:9,10 (EsIs 43:7).
4. Con người càng tôn vinh Thượng Đế nhiều hơn nữa bằng cách làm đẹp
lòng Ngài. Ở đây, tấm lòng và hành động là những từ ngữ then chốt. Vâng
lời và có thái độ thích đáng phải được giữ thăng bằng với nhau. Ngôn ngữ
của Cựu ước là “sự kính sợ Đức Giê-hô-va”, và nó đưa người ta đến: khôn
ngoan, tri thức và thông hiểu. Tất cả những điều đó đều liên quan với nếp
sống thánh khiết. CoCl 1:10-12 ITe1Tx 4:1 HeDt 10:35-36 11:36 13:16.
5. Những bước tiên khởi đề tôn vinh Thượng Đế và làm đẹp lòng Ngài xảy
ra khi con người biết được ân phúc cứu rỗi của Thượng Đế nhờ đức tin đặt
nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu và công tác trọn vẹn của Ngài. Địa vị của chúng
ta trong Chúa Cứu Thế là nền tảng để chúng ta đứng trên đó mà hành động.
Chúng ta không làm việc công chính để nhờ đó được trả công hay xứng
đáng được Thượng Đế đẹp lòng hoặc tán thưởng; tuy nhiên vì cớ địa vị của
mình, sau khi đã được chấp nhận trong Con yêu dấu Ngài chúng ta được
quyền tự do để làm đẹp lòng Ngài. GaGl 2:19,20 Eph Ep 3:11-19.
6. Lúc được tái sinh, con người cũng được địa vị được thánh hoá trong
Thượng Đế. Tiếp theo đó, con người cứ tiếp tục tôn vinh Thượng Đế bằng
cách chống lại tội lỗi và theo đuổi thực hành sự thánh hoá bằng cách vâng
giữ các điều răn Ngài RoRm 6:4-11 12:1,2 GaGl 1:1-4 Eph Ep 1:4 4:1 Phi Pl
1:9-11 CoCl 1:22,23 ITe1Tx 4:2-7 IITi 2Tm 2:19-22 HeDt 2:11 5:9 10:10-
14 IPhi 1Pr 1:2 IIPhi 2Pr 1:3 IGi1Ga 3:22 Giu Gd 1:24.
7. Thượng Đế cũng được tôn vinh nhờ các việc lành mà con người tự
nguyện thực hiện. Những việc lành ấy không phải và không thể là cái giá
phải trả để chúng ta xứng đáng được một địa vị đáng được chấp nhận trước
Thượng Đế; chúng là cách đáp lại bằng lòng tri ân của một loài thọ tạo
(người) vốn là kẻ tiếp nhận ân phúc của Ngài, muốn sống một cuộc đời đầu
phục ý chỉ Ngài. Mat Mt 5:13-16 GiGa 15:1-8 RoRm 7:4 Eph Ep 2:10 Tit Tt
3:8-14 HeDt 9:14 13:12 IPhi 1Pr 1:3.
8. Thượng Đế được tôn vinh trong và thông qua sự thờ phượng con người
dâng lên cho Ngài Để đề cao các công việc Ngài đã làm, để tỏ bày cho mọi
người biết các thuộc tính của Ngài, để rao truyền các đặt tính thiện hảo tuyệt
vời của Ngài, để tôn cao Danh Ngài, v.v... người đã tái sinh có thể làm mọi
việc trên để làm đẹp lòng Thượng Đế. RoRm 12:1,2 KhKh 4:5 7:9,10.
9. Thượng Đế cũng được tôn vinh qua tiến trình hiện tại, bởi đó chúng ta
phục vụ các tín hữu bạn trong Chúa Cứu Thế Phi Pl 2:1-30.
10. Con người cũng có thể tôn vinh Thượng Đế trong sự nhìn biết Ngài.
Loại kiến thức này không phải chỉ là sự hiểu biết hạn hẹp của đầu óc mà
thôi, nhưng là sự nhận biết dẫn người ta đến chỗ giao hảo mật thiết với
Thượng Đế. Kiến thức không phải là một cứu cánh, mà là một phương tiện
dẫn tới cứu cánh - nhận biết chính Thượng Đế cách cá nhân, chớ không phải
chỉ biết về các sự kiện mà thôi. OsHs 6:3-6 GiGa 17:3 Phi Pl 1:21 3:10 IIPhi
2Pr 3:18.
11. Mục tiêu cuối cùng của con người, là được thừa hưởng sự sống vĩnh
hằng đầy phước hạnh, được trở nên giống như hình ảnh Chúa Cứu Thế Giê-
xu, được Đức Thánh Linh biến hoá để trở nên giống như hình ảnh ấy, cứ
được vinh quang càng thêm vinh quang. Như sự sa ngã đã phá hoại chủ đích
nguyên thủy của loài người thể nào, thì cũng vậy, nhờ máu Chúa Cứu Thế
Giê-xu, con người sẽ được phục hồi nguyên vị trong mưu định của Thượng
Đế, nhưng sẽ không còn có thể lại sa ngã nữa. GiGa 17:3 IGi1Ga 3:1-3
ICo1Cr 15:49 IICo 2Cr 3:18.
Bản tính của chân lý
Chủ đích của chân lý mặc khải
Chân lý soi sáng. Nó chẳng bao giờ là tẻ nhạt, sai lệch hay rắc rối cả. Ngoại
trừ đối với con người tự nhiên, vốn không thể hiểu được những điều có tính
cách thuộc linh (ICo1Cr 2:14-16).
Chân lý được chân lý xác nhận và tạo thế quân bình (Thi Tv 36:4)
Chủ đích nội tại của chân lý là mặc khải (bày tỏ, tiết lộ) Thượng Đế và ý chỉ
Ngài cho loài người. Diễn trình tối hậu của chân lý mặc khải cho loài người
những gì Thượng Đế muốn cho họ biết về chính Ngài, về nhân loại, về phải
làm thế nào để biết chắc là mình đã được cứu rỗi, v.v. Nó cũng xác định cho
loài người biết Thượng Đế trông mong gì nơi họ, chủ đích, mưu định của
Ngài cho loài người, những gì Ngài muốn dành cho loài người cả trong hiện
tại lẫn tương lai, và làm thế nào để họ có thể là đẹp lòng và tôn vinh Ngài
hữu hiệu nhất (GiGa 1:14,17).
Đức Thánh Linh sử dụng chân lý mặc khải làm định chuẩn trong đời sống
người tín hữu để biến đổi người ấy trở nên giống như ảnh tượng Thượng Đế,
và thuyết phục để người ta biết sống theo cùng một định chuẩn công chính
như thế. Chủ đích tối hậu này của chân lý, là để con người bước vào sự nhận
biết cá nhân về Thượng Đế. Nhận biết Thượng Đế là đặc quyền lớn nhất của
người tín hữu. Chính nhờ có Lời Thượng Đế phán dạy nhân loại, mà chúng
ta có thể biết chắc chắn về Ngài.
Chân lý là định chuẩn của Thượng Đế, mà văn hoá phải noi theo. Chân lý
chẳng bao giờ thay đổi hay chịu sự sửa đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn văn
hoá (Mat Mt 15:2-9).
Chân lý tỏ bày và chỉ cho người ta thấy điều sai quấy (GiGa 3:19,20 Eph Ep
5:13).
Khi đời sống một người được nghe chân lý truyền rao và chịu đầu phục nó,
thì sự tối tăm bị đánh tan. Trả lời không với chân lý, có nghĩa là nói vâng với
lời nói dối. Không chịu đầu phục chân lý, là tự động đầu phục lời dối trá
(RoRm 1:18-23 2:7 GaGl 2:5).
Chân lý tiết lộ và phơi bày các sự kiện đứng đắn, chính xác, đáng tin mà
người ta phải quan tâm. Khi chân lý được mặc khải, nó trình bày các đối cực
của những sự kiện - hoặc là chân lý quân bình, hoặc là lời dối trá.
Chân lý là nền tảng đạo đức cho các hành động, các quyết định và các niềm
tin của chúng ta. Nó luôn luôn là phần trực diện với con người để kêu gọi
người ấy có một hành động đạo đức đặc thù, phải được giải thích và phải
chịu trách nhiệm. Và con người sẽ cố gắng tranh cãi, khước từ, hoặc bằng
cách nào đó, gác bỏ ngoài tai sự đòi hỏi đó đối với đời sống mình.
Nói cách đơn giản, sở dĩ con người xác thịt (tự nhiên) nói dối rằng mình
không biết chân lý là gì, chỉ vì không muốn làm theo chân lý mà thôi. Con
người tự nhiên không muốn làm điều phải, đẹp lòng Thượng Đế. Thật ra, nói
cách tự nhiên, con người không thể làm điều tốt điều thiện để Thượng Đế
được đẹp lòng (RoRm 3:1-31). Phương pháp duy nhất để con người chiến
thắng được điều này là nhờ ân phúc Thượng Đế điều sẽ đưa người đến chỗ
ăn năn để được cứu rỗi. Tuy nhiên con người ta không muốn đến với ánh
sáng (chân lý) vì vốn yêu thích bóng tối, và không muốn cho những việc làm
xấu xa gian ác của mình bị phơi bày ra (GiGa 3:19,20). Con người muốn tự
mình cai trị kiểm soát cuộc đời mình, mà chẳng bao giờ chịu đầu phục ai
một cách nhanh chóng hoặc không có sự đấu tranh. Vấn đề căn bản của con
người là lòng kiêu ngạo, theo đó, họ nghĩ là mình phải ngự trên ngai để cai
trị cuộc đời mình để bảo đảm rằng mình tận dụng được tối đa mọi lợi ích của
đời sống. Mỉa mai thay, thật đáng xấu hổ để một con người giới hạn, tội lỗi,
dễ mắc sai lầm, thụ đời sống theo đúng với tính chất của nó, người phải chịu
đầu phục Thượng Đế vĩnh hằng, toàn năng, toàn trí, vốn muốn điều tốt lành
nhất cho đời sống con người. Nếu con người thật sự muốn sống đẹp lòng
Thượng Đế, họ phải được Thượng Đế khiến sống lại nhờ đức tin được
Thượng Đế ban quyền năng cho. Điều này chỉ xảy ra trong đời sống người
nào đã được ân phúc cứu chuộc, nhờ có đức tin vào Chúa Cứu Thế Giê-xu
(CoCl 1:13,14 IITi 2Tm 3:16,17).
Chân lý giải phóng con người tội lỗi và thánh hoá người ấy (GiGa 8:31-36
17:17).
Các đặc điểm của chân lý mặc khải.
Chân lý vốn gắn liền với Thượng Đế. Ngài vốn là nguồn gốc thiết yếu, cần
thiết, độc quyền và tối hậu của chân lý (GiGa 14:6 17:17).
Cùng như nó vốn bắt nguồn từ Thượng Đế vốn là uy quyền cuối cùng đối
với mọi người, chân lý cũng được gắn liền với uy quyền. Lời Thượng Đế là
uy quyền của đời sống chúng ta, và chúng ta phải trả lời, phải chịu trách
nhiệm thực hiện nó. Trách nhiệm của chúng ta là phải làm theo, còn cách trả
lời của chúng ta là phải tạo lập một chỗ đứng vững chắc cho sự công chính
và chân lý, ngang tầm với định chuẩn vốn ở trong Chúa Cứu Thế Giê-xu khi
chúng ta ở trong Ngài.
Nguồn chân lý duy nhất phải áp dụng cho nền móng của đời sống chúng ta,
là Lời Thượng Đế (GiGa 8:31,32 17:17 ITi1Tm 3:16,17).
Chân lý không phải là một lời nói dối, cũng không phải là sự kết hợp của
chân lý với một lời dối trá. Pha loãng hoặc pha lẫn chân lý bao giờ cũng tạo
ra một lời nói dối và ngăn trở chân lý không cho nó đạt mục tiêu khi đã bị
lời dối trá làm vấy bẩn. Nước là chất giải khát tuyệt diệu. Vào những ngày
nóng bức thì nước rất quan trọng, nhưng nếu bạn lại pha vào đó vài giọt
cyanide, nó sẽ mang đến sự chết. Chịu thoả hiệp, tức là chịu thua tác giả của
sự thoả hiệp, là ma quỉ vậy (IGi1Ga 2:21).
Các đặc điểm đạo đức vốn có trong Thượng Đế, cũng sẽ được tìm thấy trong
chân lý, hay khi chân lý được áp dụng và xác thịt bị loại trừ (thánh khiết,
thuần khiết, tốt lành thiện hảo, công chính, công bằng, v.v..) Chân lý phải có
hàm ý và đem ra áp dụng trong lãnh vực luân lý đạo đức, nếu không, nó
không phải là chân lý của Thượng Đế. Bất kỳ vật gì từ Thượng Đế ra đều
phải phản ảnh bản tính Ngài, ít nhất cũng là trong tình trạng nguyên thủy,
lúc nó chưa bị tội lỗi làm ô uế. Nếu điều gì được dán nhãn hiệu chân lý, mà
lại sinh ra sự giả dối, vô luân, tội lỗi, bất kính, v.v.. thì đó không thể là chân
lý vì không phải ảnh bản tính hoặc các thuộc tính của Ngài. Quả thật là có
một trở ngại chen vào giữa chân lý vốn trọn vẹn và tốt lành, với việc con
người thiếu khả năng để ứng dụng thích đáng chân lý vào đời sống. Con
người vốn tội lỗi, và không có những đáp ứng căn bản kiên định hoặc phù
hợp với chân lý. Còn một mặt khác nữa, là con người có thể lạm dụng chân
lý, do đó, điều vốn là chân lý đã không được phản chiếu chính xác y như nó
vốn có. Khi dùng các kết quả làm tiêu chuẩn để xác lập chân lý, ta có thể kết
luận rằng nếu các kết quả không phản ảnh đặc tính của Thượng Đế, thì rất có
thể nó không phải là chân lý, nó không phải là tiêu chuẩn duy nhất mà chỉ là
một dấu chỉ cho thấy nó có thể là chân lý mà thôi.
Chân lý có tính cách riêng tư và sở dĩ được ban cho là để ứng dụng vào đời
sống một cách đạo đức. Chúa Giê-xu chính là chân lý và là chân lý nhập thể.
Ngài đã sống một cuộc đời trọn vẹn và đạo đức luôn luôn làm đẹp lòng
Thượng Đế, và là tấm gương sáng về việc vâng lời, yêu thương, tự nguyện
đầu phục Đức Chúa Cha (Mat Mt 5:44-48 GiGa 1:14 14:6;). Các ý niệm về
chân lý của cả Cựu lẫn Tân Ước đều được nhận thấy là hoàn toàn hài hoà
trong trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng vốn đầy ân phúc và chân lý (GiGa
1:14) Các ý niệm Cựu Ước chủ yếu là tính cách đáng tin và vững chắc trong
khi các ý niệm trong Tân Ước là bày tỏ ra và không chi giấu.
Về bản tính, chân lý là đều mà người ta có thể kinh nghiệm, từng trải. Nó
được ban cho với ngụ ý để được ứng dụng cho đời sống. Tuy nhiên, điều
ngược lại không nhất thiết là đúng, khi từng trải trở thành nhà vua cai trị đời
sống và tuyên bố như một nhà độc tài về chân lý là gì. Bất cứ lúc nào và
trong hoàn cảnh nào, chân lý phải tuyên bố từng trải phải như thế nào, nếu
không, người ta chẳng bao giờ nên tham dự vào đó. Có những sự kiện vốn
đúng thật đến từ từng trải chủ quan; nhưng điều vốn có thật (thí dụ chỉ có
phần thông tin về một sự kiện nào đó mà thôi) không thể được thiết lập để
làm nền tảng cho đời sống. Chỉ có chân lý do Thượng Đế mặc khải mới có
thể được đặt làm nền cho đời sống mà thôi.
Chân lý vốn gắn liền với Thượng Đế nhưng nó không có tính cách tự trị. Nó
chẳng bao giờ tự thị, tự phục vụ, hay tác động độc lập đối với phần nền
móng là Thượng Đế, Đấng từ đó nó được xây lên. Khi gặp cơ hội thích
đáng, chân lý thuộc bất luận cấp bậc, trình độ nào cũng đều tôn vinh Thượng
Đế. Một khi được Kinh điển giải thích, chân lý tự nhiên sẽ được giải thích
thật đầy đủ để bởi đó, Thượng Đế được cõi thọ tạo của Ngài tôn vinh, nếu
không con người sẽ nhận lấy vinh quang về những gì “chính mình đã khám
phá ra”. Mọi chân lý đều tuỳ thuộc vào Thượng Đế, vốn là nguồn gốc, định
nghĩa, phạm vi và chính sự hiện hữu của nó. Vì chân lý không tự nó mà có;
nó không phải là cứu cánh của chính nó, nhưng là một phương tiện cho một
cứu cánh. Chỉ có chân lý, biết chân lý hay biết nó được hậu thuẫn như thế
nào, thì chưa đủ; nó còn phải dẫn người ta đến với Thượng Đế là Đấng đã
sắp xếp một cứu cánh: Nhận biết Thượng Đế và ý chỉ Ngài đối với con
người.
Chân lý là nền tảng duy nhất để Cơ Đốc nhân dựa vào hầu đặt mọi nỗ lực
của mình vào đó để dẫn đến các kết quả cho đời sống mình. Mọi chân lý đều
là chân lý của Thượng Đế. (Lãnh vực chân lý được xét đến ở đây là sự mặc
khải, hay các quy luật của công trình sáng tạo). Vấn đề với các quy luật sáng
tạo, ấy là cách quan sát, nhận xét của con người vốn có giới hạn và rất có thể
sai lầm. Cho nên, khi con người càng hiểu được nhiều điều, thì có vẻ như
chân lý bị thay đổi, trong khi thật ra, thì chính sự hiểu biết của con người đã
đổi thay đó thôi. Vì các quy luật của Thượng Đế trong công trình sáng tạo
vốn bất biến), tuy nhiên, không phải mọi chân lý mà người ta chịu đầu phục
đều sẽ khiến một ai đó trở nên giống với hình ảnh Thượng Đế, bởi quyền
năng của Thánh Linh, hay đưa một ai đó đến chỗ có được đặc tính của
Thượng Đế. Cần phải phân biệt đâu chân lý mặc khải và đâu là các sự kiện
hiển nhiên.
Chỉ có các sự kiện mà thôi, thì chẳng bao giờ đủ để trở thành quan trọng căn
bản cho đời sống chúng ta, vì chúng không phân biệt, cũng không thể tạo
được các khác biệt đạo đức. Thượng Đế phải mặc khải chân lý của Ngài cho
loài người, và con người phải tiếp nhận và nhờ quyền năng Đức Thánh Linh
để thông hiểu chân lý ấy. Sau đó, nó mới có thể thích ứng để áp dụng vào
đời sống Khi chân lý mặc khải đã trở thành nền tảng cho đời sống rồi, chân
lý tự nhiên mới có thể được xây lên trên đó với mối liên hệ thích hợp với
chân lý mặc khải. Thượng Đế đã tạo ra lãnh vực sự kiện, cho nên muốn hiểu
chúng cho đúng, cần phải nối liền chúng với Nguồn Gốc của chúng, là Tác
Giả của chân lý, tức là Thượng Đế, để Ngài giải nghĩa cho.
Theo bản tính của nó, Chân lý thiết yếu là mệnh lệnh phải theo. Chân lý của
Thượng Đế trực diện với chúng ta và kêu gọi chúng ta phải có một sự đáp
ứng: đó là việc đầu phục ý chỉ Ngài một cách tự nguyện do tình yêu thương.
Chúng ta phải chịu trách nhiệm về chân lý mà Thượng Đế đã mặc khải cho
chúng ta; nó phải ở trong đời sống chúng ta, là một phần của từng trải của
chúng ta, nếu không thì chúng ta vẫn chưa vâng lời Thượng Đế.
Chân lý không phải là tất cả, vì nếu như thế thì sẽ chẳng có gì không phải là
chân lý hay lời dối trá cả. Đối lại với chân lý (ý tội lỗi luân lý hậu quả của
việc vi phạm các quy luật thánh khiết của Thượng Đế.
Chân lý được dành cho toàn thể nhân loại. Nó phải được áp dụng phổ quát,
vì nó phát nguyên từ Thượng Đế là Đấng Cầm quyền tể trị trên cả nhân loại.
Nó phải được sử dụng một, cũng như phải được mọi người thuận phục. Toàn
thể nhân loại đều phải trả lời phải “tính sổ” với chân lý phổ quát này.
Chân lý chẳng bao giờ tự mâu thuẫn, hoặc mâu thuẫn với bất luận một mặc
khải nào khác của Thượng Đế. Sở dĩ như thế, vì nó bắt nguồn từ Thượng Đế
toàn trí (allwise), toàn tri (allknowing) và hoàn toàn trọn vẹn. Có một sự
thống nhất chân lý, phản ảnh nguồn gốc của nó là từ Thượng Đế. Ngài là
Đấng xác định thực tại, vốn thủy chung như nhất với bản tính của mình và
không thể tự mâu thuẫn. Chân lý mặc khải sẽ không mâu thuẫn với chân lý
tự nhiên, mà giải thích đầy đủ nhất ý nghĩa của nó cho con người. Thượng
Đế là tác giả của cả chân lý mặc khải lẫn chân lý tự nhiên, của cả các sự kiện
lẫn các quy luật của tạo hoá. Ngài cũng là tác giả duy nhất của thực tại và
những gì nằm trong phạm vi của nó. Cho nên Kinh Thánh chẳng bao giờ tự
mâu thuẫn hay mâu thuẫn với chân lý tự nhiên. Những nhận xét, quan sát về
cõi thọ tạo có thể bị thiên kiến của con người “vặn cong bóp méo” vì kẻ ấy
không tiếp xúc đầy đủ hay không tiếp xúc gì với chân lý mặc khải, hoặc do
tự chọn hoặc do dốt nát. Chân lý phát hiện được nhờ quan sát thọ tạo bao giờ
cũng phù hợp và hậu thuẫn cho chân lý mặc khải. Một khi người ta lấy chân
lý tự nhiên hay suy lý để làm nền tảng chủ yếu, thì nó thiết yếu bị vấy bẩn,
thiếu kìm chế, và không thể được kiểm soát về phương diện chính xác hoặc
tính cách thích hợp của nó với con người. Như thế, con người ta sẽ có một
nền tảng, hoặc là được xây dựng trên một sự dối trá, hoặc trên các sự kiện
chẳng bao giờ làm nảy sinh một tiêu chuẩn tuyệt đối, hoặc chẳng bao giờ
đưa kẻ ấy đến chỗ tiếp xúc với Thượng Đế. Chân lý sẽ luôn luôn tự hậu
thuẫn cho mình, nhưng nó phải tự hậu thuẫn thật đúng cách, phải phép. Chân
lý mặc khải được xây dựng trên bản tính của Thượng Đế.
Muốn cho bất luận một “chân lý” nào khác trở thành thích hợp với con
người, nó phải được xây dựng trên chân lý mặc khải, và được chân lý mặc
khải giải thích. Chân lý do suy lý mà ra chẳng bao giờ có thể làm nền tảng
được cho chân lý tự nhiên, mà cả hai cũng không có cái nào hậu thuẫn được
cho chân lý mặc khải. Khi có người nào đứng ra làm kẻ đúc kết hay hệ thống
hoá chân lý để hậu thuẫn cho chân lý của Thượng Đế, thì kẻ ấy đã trở thành
bình đẳng với Thượng Đế về uy quyền. Chừng đó, chân lý của Thượng Đế
phải chịu sự kiểm soát, và bị định nghĩa bởi cái đáng lẽ phải chịu thuận phục
và rất có thể sai lầm - đó là con người. Bất cứ khi nào đời sống bị đặt trên cơ
sở là một cái gì kém hơn Thượng Đế và Lời Ngài, thì nó sẽ kết thúc trong
tuyệt vọng và chán chường (sách Truyền đạo). Khi con người đầu phục sự
mặc khải của Thượng Đế, nó sẽ đạt được lời giải thích và ý nghĩa đầy đủ
nhất về sự hiện hữu của mình.
Chân lý mặc khải chẳng bao giờ cạn kiệt. Nó có tính cách bao quát và đầy
đủ uy quyền và chúng ta có thể biết chắc như thế Tuy nhiên, Thượng Đế đã
không mặc khải trọn vẹn chính Ngài hoặc kiến thức của Ngài cho nhân loại.
Điều mà Thượng Đế không mặc khải, thì con người không thể biết hay
không thể đến với sự mặc khải trong hiện tạ, nghĩa là không hề có “sự mặc
khải mới” đến từ Thượng Đế. Ngoài Kinh Thánh ra, không hề có chân lý
mặc khải nào khác. Có chân lý tự nhiên mà người ta có thể khám phá ra
hoặc nhờ học hỏi mà biết bằng cách nghiên cứu công trình sáng tạo; cũng có
chân lý suy lý (một cách gọi không thích hợp) vốn đặt cơ sở trên con người;
nhưng chúng không đưa được người ta đến chỗ liên hệ cá nhân với Thượng
Đế, hay thông suốt thân vị hoặc ý chỉ Ngài đối với nhân loại, mà chúng cũng
chẳng bao giờ có y quyền gì trên chân lý mặc khải cả (Một câu trả lời theo
nguyên tắc có thể dành cho những xung đột về uy quyền).
Chân lý mặc khải có một bản tính vĩnh hằng cố hữu. Chân lý tự nhiên có
phạm vi hạn chế trong công trình sáng tạo. Chân lý về thân vị (person) và
bản tính của Thượng Đế bao giờ cũng hiện hữu cho dù nó có được mặc khải
hay không, vì Thượng Đế vốn tự hữu hằng hữu. Lời Thượng Đế sẽ tồn tại
miên viễn, từ lúc nó được ban ra cho đến một thời gian vô cùng vô tận Chân
lý về cõi thọ tạo ra đời đồng thời với công trình sáng tạo và sẽ cùng tồn tại
với nó cho đến lúc cuối cùnglúc cõi thọ tạo bị thay đổi. Nói như thế không
có nghĩa là bảo rằng nó chẳng bao giờ hiện hữu, vì chúng ta sẽ có chứng cứ
là nó đã hiện hữu; điều đó chỉ có nghĩa rằng cái đã được gọi là các quy luật
tạo hoá của thời hiện tại sẽ phải đầu phục công trình sáng tạo mới mà
Thượng Đế sẽ thiết lập trong sách Khải thị chương 21 (Thi Tv 102:27 vốn
được đặt trên cơ sở là bản tính Ngài).
Chân lý tự nó không thay đổi. Thượng Đế, là nguồn gốc chân lý, không hề
thay đổi, và những gì Ngài đã mặc khải trong quá khứ vẫn còn hợp thời cho
ngày hôm nay và sẽ còn hợp thời trong tương lai (MaMl 3:16).
Chân lý chẳng bao giờ bị triệt tiêu mà chỉ có ứng nghiệm thôi. Hệ thống tế lễ
Cựu Ước đã không “thay đổi” mà chỉ được làm cho trọn trong Chúa Cứu
Thế Giê-xu rồi sau đó, được xếp qua một bên vì nó đã trở thành vô dụng.
Chân lý có với một bản tính cố hữu và không bao giờ sai lầm; do đó, nó sẽ
chẳng bao giờ dẫn ai vào sự sai lầm, bị lừa dối hay phạm tội.
Chân lý mặc khải là nền móng cho mọi chân lý khác (chân lý tạm thời như
được thấy trong luật về tế lễ, chân lý văn hoá như được thấy trong các phong
tục tập quán của một số dân địa phương vốn không đúng mà cũng chẳng sai,
hay chân lý tự nhiên như có thể được phát kiến hay học biết được nhờ
nghiên cứu cõi thọ tạo). Bất cứ điều gì cũng có thể được dán cho cái nhãn
hiệu “chân lý”, thế nhưng, nếu nó không được xây trên chân lý mặc khải, là
nó cố gắng tự tồn tại và không đáng tin cũng như không thể được đặt làm
nền móng cho đời sống, vì nền móng cho đời sống phải phản ảnh thật chính
xác Thượng Đế là Đấng đã thiết lập chân lý ấy. Cũng vậy, nếu có đều gì
được dán nhãn hiệu chân lý, nhưng khi đem ra áp dụng cho đời sống lại
không đưa đến các kết quả mong muốn (đời sống thánh khiết, trái của Thánh
Linh, hoặc lại sản sinh ra tội lỗi), thì cần phải nghiêm chỉnh xét lại, thử xem
khi đem ra ứng dụng, nó có làm bộc lộ cái chân lý ấy hay không.
Đây không phải là tiêu chuẩn độc quyền để xác định chân lý (căn cứ vào các
hậu quả của nó) mà chỉ là một dấu chỉ cho thấy nó không phải là chân lý
Nguyên tắc của điều được cho là chân lý đó phải khớp đúng với Lời Thượng
Đế. Nếu tiêu chuẩn kiểm soát không đạt được, rất có thể rằng chúng ta đang
ứng dụng một sự dối trá cho đời sống mình, do đó, sát nhập nó vào với phần
nền móng của đời sống chúng ta. Như thế, cuộc đời chúng ta sẽ được đặt
trên một cơ sở vô cùng nông cạn và dễ đổi thay Chúa Giê-xu từng dạy rằng
xây dựng trên bất kỳ một nền tảng nào ngoài ra chính Ngài, đều là xây nhà
trên cát (Mat Mt 7:24-27). Những ý niệm được dán cho cái nhãn hiệu giả
mạo là chân lý thường rất hấp dẫn và đầy sức lôi cuốn, như hầu hết mọi vật
thuộc về đời này. Chỉ có cái nhãn hiệu là chân lý mà thôi, thì chẳng bao giờ
là đủ cả, mà nó phải thật sự là chân lý. Chúng ta phải thận trọng cảnh giác để
khỏi tiếp nhận vào đời sống mình (nhưng điều giả mạo như thế), và phải
chắc chắn là mình chẳng bao giờ đem một điều gì khác để thay thế cho chân
lý của Thượng Đế.
Các loại chân lý
Chân lý (chân lý mặc khải) thiết yếu chỉ có một; “mọi chân lý đều là chân lý
của Thượng Đế”. Tuy nhiên trong rất nhiều hình thức khác nhau của nó
(chân lý được hậu thuẫn hay không; mặc khải, sáng tạo hoặc tự nhiên, hay
suy lý) chân lý có nhiều điểm dị biệt chủ yếu, mô tả tầm quan trọng hoặc
quyền ưu tiên mà chúng ta phải dành cho nó trong đời sống mình.
Chân lý mặc khải (mặc khải đặc biệt): Điều Thượng Đế đã ban bố hay tiết
lộ, hay kéo bức màn che ra để tỏ bày cho loài người được biết Bộ phận chân
lý này là việc mặc khải chính xác, đáng tin và là nền móng thầm lặng mà Cơ
Đốc nhân phải xây dựng đời sống mình trên đó. Chúng ta gọi chân lý này là
Kinh Thánh.
Chân lý tạm thời (một phần của chân lý mặc khải): Điều mà Thượng Đế đã
thiết lập và sau đó đã được hoàn thành (ứng nghiệm), chớ không phải là bị
huỷ bỏ. Một khi đã ứng nghiệm rồi, nó không còn hữu dụng nữa, không còn
có tính cách bắt buộc về phương diện luân lý đạo đức nữa, hoặc còn kêu gọi
người ta phải làm theo đó để chứng tỏ mình vâng lời (Thượng Đế) nữa. Thí
dụ minh hoạ duy nhất cho loại chân lý tạm thời này là luật về tế lễ đã ứng
nghiệm nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, là sinh tế trọn vẹn.
Chân lý tự nhiên: Là chân lý được phát hiện hay do học hỏi nghiên cứu về
cõi thọ tạo. Chân lý tự nhiên có thể hoặc không có thể được chân lý mặc
khải tạo thế cân bằng cho. Khi không được, nó đang phiêu lưu vào một lãnh
vực không đáng tin cậy. Thí dụ, nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc
vũ trụ không phản ảnh mưu định của Đấng Tạo Hoá cũng như ý hướng hoặc
cách thức Ngài đã thực hiện công trình sáng tạo của mình.
Chân lý văn hoá: Là những tiêu chuẩn hay quy phạm cá biệt cho một tập thể
người hay cho một giai đoạn đặc thù nào đó. Chúng có thể đúng hoặc không
đúng hoặc sai nữa (chúng có thể có hoặc không có ý nghĩa luân lý đạo đức).
Theo định nghĩa, loại ngày không phải là chân lý thật sự đáng tin cậy vì nó
vốn không được áp dụng phổ quát.
Chân lý suy lý: là điều được dán cho cái nhãn hiệu chân lý sai lầm. Về tánh
chất chân lý nó chẳng có gì khá hơn tính chất đáng tin cậy của phần nền
móng từ đó nó được xây lên. Nền móng của “chân lý” này là con người, và
do tấm lòng xấu xa gian ác của mình, con người ta vẫn mơ mộng và suy tư
lý luận mà chẳng có một nền móng chắc chắn nào để đo đạc thẩm định cách
khách quan những điều mình tin.
CHÚ Ý: Chân lý mặc khải phải là nền tảng và là hệ thống để kiểm soát mọi
hình thức chân lý khác. Nếu người ta phát giác ra một nguyên tắc nào nhờ
quan sát và nghiên cứu cõi thọ tạo thì nguyên tắc ấy phải được chân lý mặc
khải trắc nghiệm. Thí dụ quan sát các hoá thạch thuộc nhiều lớp địa tầng
không nhất thiết có nghĩa rằng các hoá thạch nằm ở những lớp dưới là cổ
xưa nhất, và chúng “tiến hoá” để trở thành những hình thức phức tạp hơn.
Chúng có liên quan gì với phần ký thuật của Kinh Thánh về công cuộc sáng
tạo? Đâu là hằng ngàn các hoá thạch thủ vai trò trung gian khác?
Bất cứ điều gì được dán nhãn hiệu chân lý mà không có nền móng trong
chân lý mặc khải đều do suy lý cần phải tránh không được thu nhận làm nền
móng cho đời sống chúng ta.
Điều gì một khi đã được công bố là chân lý thì phải là chân lý miên viễn,
chẳng bao giờ trở thành cái không-phải-là-chân-lý cả. Chân lý là bất biến và
chẳng bao giờ trở thành cái không-phải-là-chân-lý nữa; nó có thể được ứng
nghiệm rồi bị xếp qua một bên, như luật về tế lễ.
Các phẩm cách của chân lý
Luận cứ của loài người. Bốn luận cứ sau đây đều liên quan với các phẩm
cách (qualifications) riêng, có thể hoặc không thể có trong đời sống một
người.
Luận cứ về tiêu chuẩn giáo dục. Vì một người có được một hoặc nhiều trình
độ học vấn (bằng cấp) hay thứ bậc (địa vị) nào đó, thì không nhất thiết có
nghĩa rằng những gì người ấy nói đều là chân lý, là phải, là tốt (thiện).
Luận cứ về chuyên gia. Vì một người có kỹ năng hay kiến thức chuyên môn,
không bảo đảm được rằng tất cả những gì người ấy nói đều là đúng, là thật
Rất có thể phần nền móng thiết yếu (của ngành chuyên môn của người ấy)
vốn sai lầm cho nên khiến cho luận cứ của người ấy trở thành vô giá trị
(Điều này thường nằm trong lãnh vực chuyên môn của họ, nhưng thường thì
trường hợp lại không xảy ra như thế. Điều càng xảy ra thường hơn, là họ lại
cố gắng lạm dụng chuyên môn của mình về một lãnh vực để đưa ra những
khẳng định, hay khiến người ta tin mình về một lãnh vực khác). Cũng vậy,
kiến thức hay chỉ có sự học hỏi nghiên cứu cá nhân mà thôi, thì không bảo
đảm được là người ấy đã tiếp xúc được với chân lý.
Luận cứ của đức tin. Đức tin không phải là yếu tố có đầy đủ phẩm cách để
xác lập chân lý. Khẳng định một hành động, một quyết định hay một niềm
tin nào đó là đúng, là tốt bởi vì nó được thực hiện bởi đức tin chỉ là một
phương cách che giấu sự dốt nát mà thôi. Một hành động không thể là đúng
(chân lý) chỉ vì nó đã được thực hiện bởi đức tin. Đạo đức tình huống
(Situational ethics) cũng đưa ra cùng một quan điểm như thế chỉ khác một
điều là nó dùng tình yêu thương như yếu tố định phẩm. Chúng tôi không
khuyến khích một nền “đạo đức tình huống thuộc linh”. Đức tin không hợp
pháp hoá hay khiến cho chân lý trở thành có giá trị được. Cũng vậy, quả
quyết rằng một niềm tin, đặc biệt nào đó là đúng, là thật, chỉ vì bạn tin như
thế, thì chẳng bao giờ xác lập được rằng nó là đúng, là chân lý. Nhiều người
đã và vẫn còn tin rằng thế gian này là bằng phẳng. Loại niềm tin (tín
ngưỡng) này có thể hoặc không thể là nền móng vững chắc, hợp lý, hay trí
thức.
Luận cứ về lòng chân thành. Thật sự thành kính và hoàn toàn thành thật về
một niềm tin nào đó cũng không xác lập được rằng nó là chân lý. Những
khẳng định của một người thành thật và chỉ nói toàn sự thật không bảo đảm
được cho sự thật hay xác lập được rằng điều người ấy nói là chân lý.
Luận cứ do dốt nát. Khẳng định một điều gì đó không thể là có thật (chân lý)
do thiếu kiến thức càng sai lầm và mù quáng như luận cứ vừa đề cập ở trên.
“Vì tôi chẳng biết gì việc ấy cả, cho nên nó không có thật”, là một câu nói
dối. Đã chẳng có bao nhiêu người Nhật bản được biết về các vũ khí nguyên
tử. Theo thiển ý thì bảo rằng họ chẳng biết gì cả (dốt nát) về bom nguyên tử
chắc cũng không phải là sai. Thế nhưng họ đã không ngăn cản được thực tại
là sự tàn phá đã xảy ra khi những trái bom nguyên tử nổ. Dốt nát không phải
là một hạnh phúc Điều bạn không biết vì dốt nát có thể gây tàn hại cho bạn.
Luận cứ về thời gian, cả cổ xưa lẫn hiện đại. Có hai luận cứ có liên hệ mật
thiết với nhau, nhưng hoàn toàn đối lập về tư tưởng. Khẳng định một lập
trường là đúng chỉ vì “nó đã có từ lâu đời rồi” hoặc vì nó là “một quan điểm
của tư tưởng hiện đại”, thì không bảo đảm được rằng nó là chân lý. Niềm tin
rằng mặt trời chạy vòng quanh trái đất vốn là một ý niệm đã có từ rất lâu
đời. Tự do kết hôn là một ý niệm rất mới trong liên hệ hôn nhân thế nhưng
đó không phải là một ý niệm đúng (chân lý) hay hợp luân lý đạo đức.
Luận cứ về nguyên trạng. Chân lý không phải và chẳng bao giờ được xác lập
căn cứ vào việc nó đã được thực thi phổ biến (căn cứ vào những gì mà nhiều
người khác vẫn làm hết sức phổ biến). Vì một việc gì đó đã được mọi người
làm thật phổ biến, thì không có nghĩa rằng nó là đúng (chân lý). Trong
những năm đầu của thập kỷ 1940, việc đưa người Do-thái vào phòng hơi
ngạt vốn phổ biến bên Đức.
Luận cứ về ích lợi. Vì một hành động hay niềm tin (tín ngưỡng) nào đó là có
ích, hay vì nó giúp được cho mọi việc khác được trôi chảy, xong suốt, cũng
không phải là một quyết định phê chuẩn được là nó đúng hay chân lý. Phá
thai là một phương pháp rất hữu hiệu để kiểm soát sinh đẻ, tuy nhiên...
Luận cứ về tập quán thông dụng hoặc tích cực. Điều này rất giống với điểm
vừa được đề cập, ngoại trừ điểm chú trọng không phải là vào những gì nhiều
người khác đang làm, nhưng là vào việc mà một cá nhân vẫn hay làm. Vì
mỗi cá nhân đều hiện đang dấn thân vào một niềm tin hay hành động nào đó,
không tạo giá trị hay xác lập nó như một chân lý được. Nó chỉ có thể chứng
minh rằng cá nhân ấy đã dành cho nó một chỗ trong đời sống mình mà thôi.
Luận cứ về chấp nhận. Khi một niềm tin hay hành động nào đó được chấp
nhập hay tán thành, không hề chứng minh được rằng nó có giá trị luân lý đạo
đức. Gian lận trong việc nộp thuế, có thể là một phương cách được tán thành
và cấp nhận trong việc xúc tiến việc làm giàu cá nhân.
Luận cứ căn cứ vào tiềm năng. Bảo rằng chân lý của một lập trường hay một
ý niệm có giá trị hay không căn cứ vào tiềm năng chưa thể hiện của nó, có
thể là một luận cứ vô căn cứ, chỉ do suy lý mà thôi. Luận cứ dựa trên các
chứng cứ khoa học. Việc nghiên cứu cõi thọ tạo một cách khoa học đưa
người ta đến chỗ hiểu biết các mối liên hệ trong công trình sáng tạo. Nó mô
tả “thế nào” mà chẳng bao giờ có thể giải nghĩa “tại sao”. Những gì đã được
“phát kiến” trong phòng thí nghiệm chỉ đúng và có thể được lặp lại đến một
mức độ nào đó mà thôi (các suy diễn và kết luận của chúng có thể không
chính xác, tùy theo các nền móng đã được giả định trước của chúng). Tuy
nhiên, nó chỉ đúng trong điều kiện của phòng thí nghiệm. Cả khi nó có thể
được sao y lại trong các điều kiện của môi trường bên ngoài, thì nó đã bị
thay đổi rất nhiều vì phòng thí nghiệm không phải là môi trường bên ngoài.
Hơn nữa, chân lý tự nhiên không hoặc không thể đề xuất hay xác lập chân lý
luân lý đạo đức. Vì khoa học không thể cảm nhận hay thí nghiệm chân lý
đạo đức, nó cũng không vì thế mà loại trừ được chân lý nền tảng về mặt đạo
đức.
Luận cứ về tính phổ biến. Khi một ý kiến được đa số quần chúng chấp nhận,
nó không bảo đảm được cho một lập trường nào đó là đúng hay sai. Đa số có
thể cầm quyền; nhưng một tập thể cầm quyền không thể không sai lầm hay
được ban cho cái khả năng đặc biệt để xác lập chân lý (chẳng bao lâu trước
đây, trong lịch sử Hoa-kỳ, đại đa số quần chúng đã chủ trương rằng người da
đen là hạng người thấp kém). Chỉ có những cá nhân nào có quyền đề cao các
giá trị là những người phản ảnh chính xác chân lý. Các chính quyền vốn do
Thượng Đế thiết lập nên phải phản ảnh đúng phương diện đạo đức của Đấng
đã thiết lập cho nó. Các Cơ Đốc nhân có trách nhiệm đề cao và xác lập các
giá trị hài hoà với mục đích nguyên thủy của nó.
Luận cứ về sự hiểu biết. Nếu một câu phát biểu được thông suốt và lãnh hội
thấu đáo, nó không nhất thiết đã là một chân lý đã được xác lập và khẳng
định. Tôi không hiểu rõ hay lãnh hội đầy đủ giáo lý về Thượng Đế Ba Ngôi,
thế nhưng tôi không dám chểnh mãng, hay gạt bỏ chân lý ấy qua một bên,
chỉ vì mình không hiểu rõ nó.
Luận cứ về sắc lịnh một uy quyền kém hơn (uy quyền kém hơn muốn nói ở
đây là bất luận uy quyền nào thấp kém hơn Thượng Đế). Việc một chính
quyền hay một tổ chức hoặc một tập thể người nào đó phê duyệt một chính
sách, hoặc lập trường rồi đưa nó ra để thi hành không hề bảo đảm được là nó
chính xác hoặc là chân lý. Trường hợp ngoại lệ nếu điều đã quy định hoặc
phê chuẩn đó là việc ứng dụng chính xác một mạng lịnh của Kinh Thánh.
Luận cứ về sự thành công theo số đông. Số người theo một niềm tin hay tập
tục nào đó không hề chứng nghiệm hay phủ nhận được nó là chân lý Bảo
rằng một điều gì đó sở dĩ đúng chỉ vì số người tham gia, là không đưa ra một
nền tảng đúng để xác định điều gì là đúng (chân lý).
Luận cứ về kinh nghiệm. Khi có người bảo rằng một niềm tin nào đó là đúng
vì kinh nghiệm, từng trải của người ấy phù hợp với nó, thì điều này không
xác lập được nó là một hành động hay biến cố thuộc về đời sống của tôi.
Những tín đồ Mormons cảm thấy một “ngọn lửa thiêu đốt lòng họ”, thế
nhưng hậu thuẫn cho chân lý chỉ bằng một điều gì đó quan trọng hơn chứng
bị khó tiêu hoá của tôi một chút, thì không chính đáng lắm. Rất có thể đó là
một từng trải rất thật mà họ đã gặp, nhưng điều đó tự nó không thể là một
phẩm chất căn bản cho đời sống tôi.
Luận cứ về tính cách thích hợp. Nếu đó là hành động tốt nhất hay thích hợp
nhất phải làm, thì không bảo đảm được đó là chân lý, đúng, phải, hay đạo
đức Hoàn cảnh, tình hình chẳng bao giờ xác định được chân lý là gì.
Luận cứ về sự im lặng hay thiếu chứng cứ hậu thuẫn đối lập Khẳng định
rằng một chân lý nào đó là đúng vì chẳng ai nói gì để chống lại nó, hay
không hề có tiếng nói hay ý kiến nào bất đồng hay trái ngược lại nó, không
phải là nền móng đủ và cần để chứng minh đó là chân lý. Lập trường này là
một luận cứ rút ra từ sự im lặng, mà làm như thế là xây dựng một lập trường
thiếu nền móng.
Luận cứ về tình cảm hay cảm xúc. Sự hiện diện hay vắng bóng của một số
cảm xúc hay cảm thức khi chúng được buộc chặt vào một “chân lý” đặc thù
nào đó không hề chứng minh hay xác lập rằng ý niệm đó là đúng. Chúng có
thể nảy sinh do tiếp xúc với chân lý, nhưng những cảm xúc tích cực tôi kinh
nghiệm về một lập trường nào đó không khiến được nó trở thành đúng. Tôi
có thể cảm thấy làm tình với một người nào đó, không phải là vợ tôi, là phải
lẽ; thế nhưng cảm thức ấy không khiến được việc ấy “trở thành phải lẽ”.
Luận cứ về tính cách hợp lý. Chỉ có tiến trình lý luận mà thôi thì không bảo
đảm hay xác định được chân lý. Các đại tiền đề hoặc tiểu tiền đề có thể là
sai. Nó có thể cũng không đặt trên nền móng là Kinh Thánh như một luận cứ
của sự im lặng. Thuyết hai lần tiền định (double predestination) có vẻ là một
ý niệm hợp lý, nhưng không phải là một ý niệm theo Kinh Thánh.
Luận cứ về quyền lực. “Lý lẽ của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng”. Sức mạnh
không thể quyết đoán điều gì là phải, là chân lý; nó chỉ ép được người ta vào
một khuôn mẫu hành động nào đó có thể sẽ bị thay đổi khi có một cá nhân
hay tập thể mạnh hơn nắm quyền cai trị kiểm soát. Trong hệ thống này
cha6n lý thay đổi với con người đang nắm quyền hay với một nhóm có
quyền lực chết. Cuối cùng, việc này dẫn đến một nhà cầm quyền ích kỷ, vị
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

More Related Content

Viewers also liked

Cognizant_Nitin_Burumkar
Cognizant_Nitin_BurumkarCognizant_Nitin_Burumkar
Cognizant_Nitin_BurumkarNitin Burumkar
 
Universidad técnica de Ambato
Universidad técnica de AmbatoUniversidad técnica de Ambato
Universidad técnica de AmbatoBryan Altamirano
 
Specifying TCXOs (Temperature Compensated Crystal Oscillator)
Specifying TCXOs (Temperature Compensated Crystal Oscillator)Specifying TCXOs (Temperature Compensated Crystal Oscillator)
Specifying TCXOs (Temperature Compensated Crystal Oscillator)IQD Frequency Products Ltd
 
2016 8th grade celebration day expectations and guidelines for friday's am ho...
2016 8th grade celebration day expectations and guidelines for friday's am ho...2016 8th grade celebration day expectations and guidelines for friday's am ho...
2016 8th grade celebration day expectations and guidelines for friday's am ho...Andrew_Cox
 
Control y Dirección Administrativa por Ricardo Efrén Bravo Mendoza
Control y Dirección Administrativa por Ricardo Efrén Bravo MendozaControl y Dirección Administrativa por Ricardo Efrén Bravo Mendoza
Control y Dirección Administrativa por Ricardo Efrén Bravo Mendozaricardoefrenbravomendoza
 
CURRICULUM VITAE(R)
CURRICULUM VITAE(R)CURRICULUM VITAE(R)
CURRICULUM VITAE(R)Ruth Kyengo
 
140922_Narrative report of Partner’s Participatory Capacity Assessment (PPCA)
140922_Narrative report of Partner’s Participatory Capacity Assessment (PPCA)140922_Narrative report of Partner’s Participatory Capacity Assessment (PPCA)
140922_Narrative report of Partner’s Participatory Capacity Assessment (PPCA)phetsoulaphonh choulatida
 
Entrevista inicial
Entrevista inicialEntrevista inicial
Entrevista inicialCassiafe
 
итоги 1 четверть 2015 2016 учебный год
итоги 1 четверть 2015 2016 учебный годитоги 1 четверть 2015 2016 учебный год
итоги 1 четверть 2015 2016 учебный годvlkisler
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troiLong Do Hoang
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christLong Do Hoang
 

Viewers also liked (18)

Presentación1
Presentación1Presentación1
Presentación1
 
Cognizant_Nitin_Burumkar
Cognizant_Nitin_BurumkarCognizant_Nitin_Burumkar
Cognizant_Nitin_Burumkar
 
Universidad técnica de Ambato
Universidad técnica de AmbatoUniversidad técnica de Ambato
Universidad técnica de Ambato
 
Specifying TCXOs (Temperature Compensated Crystal Oscillator)
Specifying TCXOs (Temperature Compensated Crystal Oscillator)Specifying TCXOs (Temperature Compensated Crystal Oscillator)
Specifying TCXOs (Temperature Compensated Crystal Oscillator)
 
2016 8th grade celebration day expectations and guidelines for friday's am ho...
2016 8th grade celebration day expectations and guidelines for friday's am ho...2016 8th grade celebration day expectations and guidelines for friday's am ho...
2016 8th grade celebration day expectations and guidelines for friday's am ho...
 
QUARTEIRÃO DO SOUL
QUARTEIRÃO DO SOULQUARTEIRÃO DO SOUL
QUARTEIRÃO DO SOUL
 
01.04.2011, NEWSWIRE, Issue 161
01.04.2011, NEWSWIRE, Issue 16101.04.2011, NEWSWIRE, Issue 161
01.04.2011, NEWSWIRE, Issue 161
 
Control y Dirección Administrativa por Ricardo Efrén Bravo Mendoza
Control y Dirección Administrativa por Ricardo Efrén Bravo MendozaControl y Dirección Administrativa por Ricardo Efrén Bravo Mendoza
Control y Dirección Administrativa por Ricardo Efrén Bravo Mendoza
 
CURRICULUM VITAE(R)
CURRICULUM VITAE(R)CURRICULUM VITAE(R)
CURRICULUM VITAE(R)
 
140922_Narrative report of Partner’s Participatory Capacity Assessment (PPCA)
140922_Narrative report of Partner’s Participatory Capacity Assessment (PPCA)140922_Narrative report of Partner’s Participatory Capacity Assessment (PPCA)
140922_Narrative report of Partner’s Participatory Capacity Assessment (PPCA)
 
Entrevista inicial
Entrevista inicialEntrevista inicial
Entrevista inicial
 
Programa de desarrollo personal "Del ser al ser 2016-2017"
Programa de desarrollo personal "Del ser al ser 2016-2017"Programa de desarrollo personal "Del ser al ser 2016-2017"
Programa de desarrollo personal "Del ser al ser 2016-2017"
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
итоги 1 четверть 2015 2016 учебный год
итоги 1 четверть 2015 2016 учебный годитоги 1 четверть 2015 2016 учебный год
итоги 1 четверть 2015 2016 учебный год
 
Elixir and OTP Apps introduction
Elixir and OTP Apps introductionElixir and OTP Apps introduction
Elixir and OTP Apps introduction
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
examen de C.A4to
examen de C.A4toexamen de C.A4to
examen de C.A4to
 

Similar to Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan datco_doc_nhan
 
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Chinh Vo Wili
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG nataliej4
 
Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lýCách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lýNgoc Ha Pham
 
Giang dao va day dao
Giang dao va day daoGiang dao va day dao
Giang dao va day daoco_doc_nhan
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoco_doc_nhan
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfNoprroT
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhco_doc_nhan
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họcKhnhChiinh1
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGMcTr14
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...nataliej4
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 

Similar to Dao duc co doc giao voi cac van de can dai (20)

Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
 
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...Tieu luan triet hoc -  Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
Tieu luan triet hoc - Phan tich tu tuong nhan sinh quan trong mot so đieu ra...
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
 
Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lýCách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Giang dao va day dao
Giang dao va day daoGiang dao va day dao
Giang dao va day dao
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
 
Phuc am giang
Phuc am giangPhuc am giang
Phuc am giang
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết học
 
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (20)

Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 

Recently uploaded

CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 

Recently uploaded (10)

CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 

Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

  • 1. Đạo Đức Cơ Đốc Giáo Với Các Vấn Đề Cận Đại Tác giả: Barry Branaman Giới thiệu: Giáo trình sẽ được chia thành ba phần lớn. Một là, nền tảng đạo đức học trong Kinh Thánh sẽ được khảo xét. Hai là, chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát về các thế giới quan đạo đức của đời trong các hình thức phổ biến, cùng với các nguồn gốc lịch sử của chúng. Ba là, một phần trình bày nhiều vấn đề đạo đức có tầm quan trọng phổ biến. Các mục tiêu của giáo trình: Đối tượng gồm ba phương diện của giáo trình này sẽ như sau đây: một là sinh viên sẽ tiếp thu được một kiến thức căn bản về nền tảng của nền đạo đức học và luân lý học theo Kinh Thánh nhằm chiều hướng ứng dụng cá nhân; hai là sinh viên sẽ tiếp thu được một kiến thức căn bản về các quan điểm đạo đức học lớn của đời, những biểu hiện, những nét hấp dẫn sơ khởi và những sai lầm tối hậu của chúng; ba là trong khi thảo luận các vấn đề đạo đức phổ biến, người sinh viên sẽ có thể ứng dụng Lời Thượng Đế cho từng hoàn cảnh một, sử dụng chân lý của Thượng Đế làm lời giải đáp tối hậu cho quan điểm xung khắc, đối lập của đời. Tác phẩm phải đọc Quyển Christian Ethics in a Secular Society của Philip E. Hughes Phải đọc đúng lúc kịp thời và trước thời gian đến lớp theo lịch trình sẽ được cung cấp. Các trách nhiệm. Tôi sẽ yêu cầu bạn đúng theo Lời Thượng Đế ...làm phần công việc của mình “như là làm cho Chúa” để chính Ngài - chớ không phải một người nào khác - được đẹp lòng. Do đó, mọi việc đều phải làm thật đúng lúc kịp thời. Mọi chậm trễ về các bài làm phải nộp sẽ bị trừ trọn điểm cả bài (one full grade) hoặc một số điểm tương đương đối với mỗi ngày bị chậm trễ. ...nhớ rằng chúng ta đang học hỏi nghiên cứu Lời Thượng Đế, các chân lý và các nguyên tắc của Ngài. Do đó, phải vừa tiếp cận việc đọc sách và các dự án cần thực hiện đồng thời với sự cầu nguyện ...nhớ sự đổi mới đã xảy ra trong tâm trí mình khi bạn nghiên cứu chân lý Kinh Thánh. Do đó, phải suy nghĩ thật kỹ khi làm bài và thảo luận trong lớp học. Những
  • 2. đóng góp của bạn là quan trọng và là điều mà chúng tôi mong đợi. Vậy, phải tự tạo cho mình sự thoải mái, tự do, để nói ra những tư tưởng, những ý nghĩ phù hợp với đề tài đang được thảo luận Phải làm bài thật sạch sẽ, rõ ràng Dự án của giáo trình Sẽ có một số tờ câu hỏi phối hợp phải được trả lời và giữ lại trong bìa tài liệu lưu trữ. Cũng sẽ có một bài làm để đánh giá việc bạn đã đọc sách, hoặc một đề án cứu do sinh viên tự chọn. Tất cả các bài làm theo dự án này đều phải được nộp đúng ngày theo lịch trình của giáo trình. Các câu hỏi và đề tài sưu tầm nghiên cứu đều nhằm kích thích tư tưởng, gây óc thắc mắc đặt vấn đề, và giúp người sinh viên tự rèn luyện để vượt thoát một vài lãnh vực khó khăn, gay go của đạo đức học. Phương thức chấm điểm. Có thể nhận được tổng số 200 điểm cho các bài làm khác nhau. Thang điểm sẽ như sau: 30 điểm cho phần kiểm điểm phần đọc sách 90 điểm cho các câu hỏi phối hợp (ba bảng câu hỏi, mỗi bảng 30 điểm) 30 điểm cho bài làm về đọc sách / sưu tầm nghiên cứu. 50 điểm cho bài thi đem về nhà làm Tri ân đặc biệt. Tôi xin thành thật bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với tác giả F.H.Henry về tác phẩm tuyệt vời của ông nhan đề Christian Personal Ethics mà tôi đã dùng làm cơ sở cho giáo trình này. Bố Cục Buổi học 1 Dẫn nhập giáo trình Dẫn nhập các nền Đạo đức học Tấm quan trọng của Đạo đức học Các công cụ của Đạo đức học Các vấn đề căn bản của Đạo đức học Buổi học 2 Nền tảng Cơ Đốc Đạo đức học. Hành động của Cơ Đốc đạo đức học. Mối liên hệ giữa Tình yêu thương (Agape) và sự vâng lời Đọc: Các chương 1 và 2 Nộp bài 1 Buổi học 3 Luật pháp như một mặc khải về đạo đức học. Nền tảng Cơ Đốc Đạo đức học trong công trình sáng tạo con người theo
  • 3. hình, tượng Thượng Đế. Sự sa ngã và ảnh hưởng của nó trên con người. Đọc: Chương 3 Buổi học 4 Sự cứu chuộc và chuộc tội, nền tảng của Cơ Đốc Đạo đức học Nền tảng thế mạt luận cho Đạo đức học Cơ Đốc giáo và một đời sống thánh khiết Buổi học 5 Các hàm ý căn bản trong việc phủ nhận nền tảng Đạo đức học Cơ Đốc giáo. Gương của Chúa Cứu Thế Giê-xu về sinh hoạt đạo đức Các nguyên tắc của hành động đạo đức Cơ Đốc giáo Đức Thánh Linh: Đấng ban quyền năng cho người tín hữu hành động. Nộp bài 2 Buổi học 6 Sơ lược những đặc điểm của các hệ thống Đạo đức học suy lý 1 Đọc: Chương 5 Buổi học 7 Sơ lược những đặc điểm của các hệ thống Đạo đức học suy lý 2 Đọc: Chương 4 Buổi học 8 Sơ lược những đặc điểm của các hệ thống Đạo đức học suy lý 3 Nộp bài 3 Buổi học 9 Các xung khắc luân lý và nan đề đạo đức học Buổi học 10 Đạo đức học Tình dục: Đồng tính luyến ái và do tình dục cá nhân Đọc: Chương 8 Buổi học 11 Các nhân quyền: các quyền về chính trị hoạt động chính trị, và sự không vâng lời dân sự bên trong một nhà nước đa nguyên. Đọc: Chương 7 Buổi học 12 Đạo đức học xã hội 1: cái chết không đau đớn, sát hại trẻ con và phá thai Đọc: các chương 6 và 9 Buổi học 13 Đạo đức xã hội 2: Đạo đức học Kinh doanh và Đạo đức học Y khoa. Nộp bài 4 Buổi học 14 Đạo đức học xã hội 3: Chiến tranh và án tử hình Dự án 1: Các từ ngữ và định nghĩa, 30 điểm
  • 4. Phải sử dụng một bộ từ điển, từ điển thần học, bách khoa từ điển, hoặc một tác phẩm khảo cứu để định nghĩa các từ ngữ sau đây. Cố gắng sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau để có được một định nghĩa càng đầy đủ càng hay. Xin liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng. Bài làm sẽ được chấm điểm theo các định chuẩn sau đây: tính cách chính xác và sâu sắc của câu định nghĩa, phẩm chất các nguồn tài liệu đã được sử dụng, và số lượng các nguồn tài liệu đã được sử dụng. Xin trả lời trong khoảng trống đã chừa sẵn. 1. Tuyệt đối, lý tưởng tuyệt đối (absolue) 2. (Thẩm) mỹ học (Aesthetics) 3. Vị tha chủ nghĩa (altruism) 4. Khoái lạc chủ nghĩa vị tha (Altruistic Hedonism) 5. Khắc khổ chủ nghĩa (Ascetism) 6. Nhân (quả), nguyên nhân (causal, causation, or causality) 7. Đạo nghĩa học (Deontological Ethics) 8. Bổn phận (nhiệm vụ, nghĩa vụ : duty) 9. Khoái lạc chủ nghĩa vị kỷ (Egotistical Hedonism) 10. Kinh nghiệm, duy nghiệm chủ nghĩa (enpirical, Empiricism) 11. Đạo đức học (Ethics) 12. Thuyết chủ tín (?) (Fideism) 13. Khoái lạc chủ nghĩa (Hedonism) 14. Luân lý, Tinh thần luân lý, đạo đức (Morals / Morality) 15. Hư vô chủ nghĩa (nihilism) 16. Thực tại / thực hữu (Reality / Real) 17. Thuyết tương đối (Relativism) 18. Duy nghĩa chủ nghĩa (Solipsism) 19. Đạo đức học cứu cánh (Teleological Ethics) 20. Chân lý (Truth) Dự án 2: Đọc tuyển văn và đối chiếu các thế giới quan, 30 điểm I. Sinh viên chọn một thế giới quan chính yếu để đối chiếu với Cơ Đốc giáo. Việc chọn lựa này phải được sự đồng ý của giáo sư vào cuối buổi học thứ hai. II. Các nguồn tài liệu. Phải đọc từ 40 đến 60 trang của các tác phẩm được đề nghị sau đây: Lifeviews, của J.W.Sire, Handbokk of Today's Religions của J.Mc Dowell and D.Steward, Christian Personal Ethics, của C.F.H.Henry, Worlds a part, của Geisler and W.Watkins, hoặc bất luận một quyển sách nào khác đã được giáo sư hướng dẫn chấp thuận trước. Phải đọc ít nhất ba trong số các tác phẩm được xem là tài liệu gốc đó, phải xếp riêng số các trang sách đọc của từng tác phẩm. Các nguồn tài liệu (nhan đề và tác giả của quyển sách) và các số trang phải được liệt kê rõ ràng.
  • 5. II. Bài làm trong dự án này sẽ được chấm điểm theo các định chuẩn sau đây: tính cách chính xác của phần phê bình (tính cách chính xác, chiều sâu, và ý nghĩa của các nhận xét và những điều ngụ ý muốn nói), số lượng các tài liệu gốc sử dụng, phẩm chất các nguồn tài liệu sử dụng, và số trang sách đã đọc. Thế giới quan cần phê bình là - - - - - - - - Sau đây là các đề tài phải đối chiếu. Cố gắng viết những câu thật ngắn gọn, chính xác. Nếu cần, bạn có thể viết dài hơn là khoảng chừa trống ở đây. A. Thượng Đế (Bản tính và thân vị (Person: ngôi vị) của Ngài, thí dụ ba ngôi hợp nhất, vô hạn, hữu ngã (personal), vô sở bất... v.v... 1. Quan điểm Cơ Đốc giáo 2. Thế giới quan: 3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào? B. Thế gian (nghĩa là Địa cầu và các vật thể vật chất) 1. Quan điểm Cơ Đốc giáo 2. Thế giới quan 3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào? C. Bản tính con người (con người phải chăng chỉ có thân xác mà thôi? Hay gồm xác và hồn?) 1. Quan điểm Cơ Đốc giáo 2. Thế giới quan 3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào? D. Số phận con người (Con người còn lại gì sau khi chết?) 1. Quan điểm Cơ Đốc giáo 2. Thế giới quan 3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào? E. Nguồn gốc điều ác (có điều ác không? Nếu có, nó trở thành một phần của thế gian như thế nào? 1. Quan điểm Cơ Đốc giáo 2. Thế giới quan 3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào? F. Nền tảng của đạo đức học (Uy quyền nào xác lập điều mà một người “phải” làm “phải sống?) 1. Quan điểm Cơ Đốc giáo 2. Thế giới quan 3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý sống cho riêng
  • 6. mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào? G. Bản tính của đạo đức học (nó là tuyệt đối hay tương đối v.v...?) 1. Quan điểm Cơ Đốc giáo 2. Thế giới quan 3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào? Dự án 3: Các nan đề đạo đức 30 điểm Trong bài làm này, sinh viên được yêu cầu trả lời cho hai hoàn cảnh trong đó có một nan đề đạo đức. Xin trả lời càng thẳng thắn càng hay. Khi bạn được yêu cầu “Hãy đưa ra các lý do...” Xin nói rõ tại sao bạn đã trả lời như đã có. Khi bạn được yêu cầu: “Bạn biện minh thế nào...” Xin vạch rõ các chân lý nền tảng hoặc mục tiêu, hay các niềm tin mà bạn dùng làm cơ sở để đưa ra các lý do của mình. Bài làm này sẽ được chấm điểm tùy theo các câu trả lời đúng với Kinh Thánh đến mức độ nào. I. Chịu phẫu thuật chỉnh hình đối với thân thể (để giấu một vết sẹo do đã bị giải phẫu trước đây, do bị tai nạn, hoặc vì các lý do thẩm mỹ, thí dụ sửa mắt, mũi, căng da mặt, gắn tai giả, xóa một vết sẹo trên mặt vì bị phỏng da, tai nạn. v.v..) nhằm mục đích để khỏi bị ai chú ý đến thì có đúng không? (Xin chú ý: các câu trả lời không đòi hỏi phải là trả lời cho các thí dụ vừa nêu, chúng chỉ được dùng làm thí dụ mà thôi). A. Có phải đây là một sự lừa gạt? Đúng, Sai, tại sao đúng, tại sao sai? B. Làm như thế có đúng không? C. Đưa ra lý do cho câu trả lời của bạn D. Bạn biện minh cho lập trường của mình như thế nào? II. Bạn bị một người say rượu chỉ súng vào người. Khẩu súng lục của anh ta có nạp đạn, đã mở chốt an toàn và chĩa vào màng tang bạn, bảo bạn phải chỉ chỗ trốn của vợ anh ta. Bạn biết chỗ bà ta trốn. A. Chỉ căn cứ vào số thông tin đã cho trên đây mà thôi và chỉ có một trong hai cách trả lời, bạn sẽ bảo sao với anh ta? B. Đưa ra các lý do khiến bạn đã trả lời như thế C. Bạn biện minh cho lập trường của mình như thế nào? Dự án 4: Men của thế gian, 30 điểm I. Chọn hai thí dụ về Tự nhiên chủ nghĩa và một thí dụ về Duy tâm chủ nghĩa (Hai thí dụ từ Tự nhiên chủ nghĩa nguyên tố (elemental), hệ thống, chính trị, tôn giáo hay tương đối, và một của Duy tâm chủ nghĩa nguyên tố, hệ thống, hay định lý (postulational). Bài làm sẽ được chấm điểm căn cứ vào cách mô tả thật chính xác câu hỏi 1, các thí dụ về các nền triết học trong câu hỏi 2 và 3. Phê bình chúng theo các câu hỏi sau đây. Xin hạn chế câu trả lời trong phạm vi các giòng chừa trống mà thôi.
  • 7. A. Tự nhiên chủ nghĩa 1 1. Mô tả vắn tắt nền triết học này 2. Cho một (hoặc vài) thí dụ về việc quan điểm này được nhận thấy trong giới ngày nay 3. Cho vài thí dụ về cách nền triết học này đã len lỏi vào trong Hội thánh ngày nay như thế nào B. Tự nhiên chủ nghĩa 2 1. Mô tả vắn tắt nền triết học này 2. Cho một (vài) thí dụ về việc quan điểm này được nhận thấy trong thế giới ngày nay 3. Cho vài thí dụ về cách nền triết học này đã len lỏi vào trong Hội thánh ngày nay như thế nào C. Duy tâm chủ nghĩa 1. Mô tả vắn tắt nền triết học này 2. Cho một (vài) thí dụ về việc quan điểm này được nhận thấy trong thế giới ngày nay 3. Cho vài thí dụ về cách nền triết học này đã len lỏi vào trong Hội thánh ngày nay như thế nào? II. Chọn một trong số các quan điểm trên đây đã len lỏi vào Hội thánh và khai triển một giòng tư tưởng theo đó một người bám chặt vào niềm tin ấy sẽ bị đưa đến phần kết thúc tất yếu sử dụng phần sau lưng của tờ giấy này cho câu trả lời của mình, nếu cần. SƠ LƯỢC NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỀN ĐẠO ĐỨC HỌC CƠ ĐỐC GIÁO. I. Dẫn nhập tổng quát. Cơ Đốc đạo đức học là một chi nhánh của Triết học. Mối liên hệ giữa hai ngành này được mô tả bằng cách so sánh sau đây: Đối với đạo đức học, thì triết học giống như Đức tin và Lý trí đối với sinh hoạt thực tế. Nói khác đi, đạo đức học, nhất là Cơ Đốc đạo đức học, là cách ứng dụng thực tiễn và sống thực điều mình tin. Triết học rất quan trọng trong chiều hướng này, và Cơ Đốc nhân không nên tránh né việc học hỏi nghiên cứu triết học, vì nền tảng toàn diện của triết học Cơ Đốc chính là Lời Thượng Đế. Câu định nghĩa chủ yếu cho triết học là: philo: tình yêu, Sophy: sự khôn ngoan và có thể diễn ý là “người yêu của sự khôn ngoan (minh triết)”. Về phần Cơ Đốc nhân, sự khôn ngoan không phải chỉ là điều phải theo đuổi, mong ước mà thôi, nhưng nó luôn luôn phải được ứng dụng vào thực tế; cho nên theo ngôn ngữ của Kinh Thánh, thì người khôn ngoan là kẻ biết hành động đúng, hoặc có một nếp sống nhằm làm đẹp lòng, đề cao và tôn vinh Thượng Đế. Là người sống để thờ phượng Thượng Đế, chúng ta
  • 8. thiết tha mong ước làm điều phải, để có thể làm đẹp lòng và tôn vinh Ngài; tuy nhiên muốn làm được điều phải, chúng ta phải biết đâu là việc đúng, điều thiện, phải làm, do đó, nhất thiết cần đến một nền triết học Cơ Đốc cũng đồng một cách như là việc học hỏi nghiên cứu Lời Thượng Đế Vậy, trong giáo trình này, nền tảng duy nhất của các nguyên lý của Cơ Đốc đạo đức học sẽ là Lời của Thượng Đế II. Dẫn nhập cho Cơ Đốc đạo đức học A. Định nghĩa đạo đức học 1. Theo bộ Webster's Seventh New Collegiate Dictionary. Springfield: G & C. Merrian, 1970, 285”. Ngành học đề cập điều gì là thiện ác, đúng, sai và các nghĩa vụ và bó buộc luân lý đạo đức... một loạt nguyên tắc hoặc giá trị luân lý đạo đức... một lý thuyết hoặc hệ thống các giá trị luân lý đạo đức... các nguyên tắc ăn ở ứng xử chi phối một cá nhân hoặc một tập thể” 2. Theo M.A.Inch, trong The Evangelical Dictionary of Theology. Grand Rapids: Baker 1983”; “(Đạo đức học là) việc truy tầm tra vấn bản tính luân lý đạo đức trong con người nhằm phát hiện xem nó có những trách nhiệm gì và các phương tiện để con người có thể hoàn thiện chúng. Đạo đức học cùng cộng tác với những lãnh vực khác để truy tấm chân lý, nhưng có khác là ở điểm nó quan tâm đến những gì con người phải làm dưới làn ánh sáng của chân lý đã phát hiện được Nó không chỉ có bản tính mô tả mà thôi, nhưng còn giục giã, hối thúc, truyền lệnh nữa” (gạch dưới để nhấn mạnh là do chúng tôi thêm vào) 3. Theo P.E.Hughes, Grand Rapids: baker, 1983, 11. “Đạo đức học liên quan với cách ăn ở ứng xử của người ta... Nó không phải chỉ là cách ăn ở ứng xử theo thói quen, theo tập tục trong xã hội, nhưng là cách ăn ở ưng xử đáng lẽ phải trở thành thói quen, tập tục, trong xã hội... Lãnh thổ của nó là các lãnh vực của nhiệm vụ và bó buộc... tìm cách xác định sự phân biệt giữa đúng và sai... công bằng và bất công... trách nhiệm và vô trách nhiệm. Vì cách ăn ở ứng xử của con người quá ít khi đúng với điều mà đúng ra nó phải làm (phần gạch dưới nhằm nhấn mạnh là do chúng tôi thêm) B. Các kết luận 1. Đạo đức học vượt hẳn một bộ luật hay một loại các quy tắc, luật lệ xã hội mà thôi. Nó là lời đáp lại với những gì đã được tiết lộ cho người ta thấy. Nó là một sự đáp ứng của con người đối với điều họ biết là Thượng Đế đòi hỏi mình. Đạo đức học có tính cách mệnh lệnh ở điểm nó ra lệnh cho người ta phải làm gì, phải dấn thân vào những việc gì. 2. Đạo đức học quy định các mối liên hệ hỗ tương giữa Thượng Đế và con người. Đạo đức học có tính cách mô tả ở chỗ nó mô tả và xác định các mối liên hệ các hành động, các hạn chế và các ranh giới của những gì khả dĩ chấp nhận được và những gì không thể chấp nhận được.
  • 9. 3. Đứng về mặt thực tế mà nói, thì Cơ Đốc đạo đức học một đáp ứng lời tích cực của con người cho chân lý đã được mặc khải cho để họ biết rằng vốn trước nhất (mục tiêu) được biến đổi để trở thành hình ảnh của Chúa Cứu Thế Giê-xu - điều này phản ảnh sự thay đổi đã xảy ra rồi; thứ hai (phương pháp thực hiện), được Đức Thánh Linh ban cho quyền năng - như một chứng minh cho mối liên hệ mật thiết, trường tồn với Thượng Đế hằng sống; thứ ba (trách nhiệm của con người), vâng phục ý chỉ Thượng Đế - là sự vâng theo do tình yêu thương và tự nguyện các mạng lịnh Ngài. Đạo đức học có tính cách thi hành ở chỗ nó không phải là một cái gì chỉ phải tuân thủ ở bên ngoài con người và chỉ có tính cách ngoại tại mà thôi; nhưng phải được đưa vào bên trong để trở thành thiết thân, được đặt vào trong tấm lòng và trong đời sống con người nó phải được đem ra thực hành và theo đó mà sống. III Tại sao học hỏi nghiên cứu Cơ Đốc đạo đức học là quan trọng. A. Chúng ta phải biết rõ điều mình tin (chân lý) để nó tạo ảnh hưởng thích đáng trong đời sống chúng ta. Chúng ta không thể làm đúng nếu không biết thế nào là đúng, là phải. Chúng ta không thể luôn luôn làm đẹp lòng Thượng Đế nếu không biết Ngài đòi hỏi (chúng ta phải làm) gì. Lòng tin dẫn đến hành động; điều tối quan trọng là chúng ta phải có những niềm tin đúng, từ đó sẽ nảy sinh những có hành động đúng. B. Chúng ta cần biết rõ mình tin gì để có thể phản bác những kẻ chống đối chân lý trong khi vẫn đứng vững trong đức tin, duy trì những hành động đúng và lời chứng tốt. Chúng ta chỉ có thể bênh vực cách rất tồi cho những gì chúng ta biết rất ít hoặc chẳng biết chi cả. C. Chểnh mảng việc học hỏi nghiên cứu Cơ Đốc đạo đức học, tức là cho rằng phần nền tảng của nó, là chính Thượng Đế, là Đấng mà nó từ đó được xây lên, là vô nghĩa hoặc chỉ có rất ít ý nghĩa mà thôi. IV. Các công cụ của đạo đức học A. Siêu hình học: bản tính tối hậu của thực tại. Ngành học này chú tâm định nghĩa những gì thiết yếu và thật ra là có thật, trái với những gì là không có thật (những gì có thật với tất cả các thành phần cấu thành ra nó và được xem là có giá trị trước mắt). Với Cơ Đốc nhân, bản tính tối hậu hay thực tại vốn được đặt trên nền tảng trên điều Thượng Đế đã mặc khải, và cách Ngài giải thích nó. 1. Bản thể học (ontology): khoa học về bản thể, về bản tính thiết yếu, hay sự hiện hữu. Phân ngành này của siêu hình học quan tâm đến bản tính của bản thể và các loại hiện hữu, đồng thời với các mối liên hệ giữa chúng với nhau. 2. Cứu cánh (mục đích) luận (teleology): ngành nghiên cứu các chứng cứ hiển nhiên trong cách sắp xếp và, hay trong chủ đích của cõi thiên nhiên.
  • 10. Với Cơ Đốc nhân lãnh vực nghiên cứu này nguyên là một quan tâm đến phần “chứng cứ” về Thượng Đế, căn cứ vào sự hiện hữu của công trình sáng tạo (vũ trụ này) phải có một Đấng Tạo Hoá. Nếu đã có một Đấng Tạo Hoá thì mục đích của đời sống con người là gì? 3. Vũ trụ luận (cosmology): ngành học về vũ trụ như một hệ thống có trật tự. Môn học chuyên nghiên cứu về những gì đã tạo thành phần trật tự chủ yếu của thế giới, nó là vật thể? là tinh thần? hay là sự kết hợp của cả hai? B. Nhận thức luận (epistimology): ngành nghiên cứu hay lý thuyết về học thức và kiến thức. Ngành học này xác định các giới hạn của giá trị, bản tính và nguồn gốc của nó, làm thế nào để bạn có thể biết điều mình biết là chắc chắn. Lãnh vực nghiên cứu này gồm luôn luận lý học và các phương pháp luận khác nhau nhằm xác định những gì là thật, là chân lý. C. Giá trị học (axiology): nghiên cứu các giá trị, giá trị của các phê phán, và định chuẩn, bản tính và các loại của những phê phán ấy. Ngành học này đặc biệt quan trọng cho lãnh vực đạo đức học, vì các giá trị trực tiếp liên quan với những gì người ta tin và các hành động tiếp sau đó. D. Kết luận: “Phải có sự hài hoà và cộng tác giữa lý trí, đức tin, và việc ứng dụng”. Lãnh vực tinh thần, nhận thức rất quan trọng khi thảo luận về đạo đức học; tuy nhiên, đạo đức học bao hàm con người toàn diện và không hề muốn chỉ là một kinh nghiệm “trong tháp ngà” mà thôi. Những gì học hỏi được phải đem ra ứng dụng cho đời sống nếu không, nó sẽ không đạt được mục đích tối hậu của nó Nhận thức, trong nó và tự nó, không hề là một cứu cánh; nó là phương tiện giúp chúng ta tăng trưởng hướng về mục đích tối hậu của đời sống mình, mà cũng là mục đích hiện tại của đời sống chúng ta, là sự tương giao mật thiết với Thượng Đế hằng sống” (ICo1Cr 8:1 Phi Pl 3:8 CoCl 1:10 2:2, 3 3:10 Gia Gc 4:17). V. Những vấn đề căn bản trong đạo đức học Cơ Đốc giáo A. Các vấn đề căn bản theo viễn ảnh thế tục 1. Thống nhất tính của chân lý: vấn đề về chỉ có một nguồn gốc duy nhất cho chân lý mà thôi. Phải chăng chân lý có nhiều hơn là một nguồn gốc? Phải chăng tất cả đều là chân lý? là chân lý của Thượng Đế? Nếu chân lý chỉ có một nguồn duy nhất, phải chăng chủ đích (hay nhiều chủ đích) của chân lý đều giống nhau? Nếu không phải như thế, thì phải chăng điều đó có nghĩa rằng cùng một chân lý có nhiều ý nghĩa hay cách ứng dụng khác nhau? 2. Phổ quát chủ nghĩa (universalism): vấn đề về cách ứng dụng. Phải chăng chỉ có một nền đạo đức học duy nhất để ứng dụng cho tất cả mọi người trong mọi lúc? 3. Vấn đề về sự đảm bảo thiết yếu, hay tính cách chắc chắn của thực tại: vấn đề trước sau như một (consistency): Tôi có thể tin chắc vào đó không? Các nền móng căn bản cho niềm tin và hành động, có đáng tin cậy không?
  • 11. 4. Vấn đề về tiềm năng để lựa chọn một trong hai con đường: vấn đề đưa ra quyết định. Tôi phải hành động như thế nào, tại sao tôi lại chọn hành động đặc thù này mà không chọn hành động kia, và điều gì khiến cho cách chọn này là đúng hơn trước hai điều có thể chọn? 5. Một xã hội đang biến chuyển: vấn đề thay đổi. Thế giới đang biến đổi; và con người cũng phải thay đổi để theo kịp trào lưu. Mọi vật đều tương đối sư với tình trạng xã hội. 6. Một lời phê bình theo Kinh Thánh đối với viễn ảnh của đời này. Về các vấn đề của đạo đức học. Nếu chỉ có một nguồn gốc duy nhất cho chân lý, có uy quyền, ở ngoài con người, và có liên quan với các lý tưởng tuyệt đối (nghĩa là từ Thượng Đế mà ra) thì nó phải: một là, được ứng dụng phổ quát, chỉ có một định chuẩn duy nhất cho tất cả mọi người; hai là, đáng tin cậy như chỉ được đặt trên cơ sở là bản tính thiết yếu bất biến của Thượng Đế; ba là vấn đề có thể chọn giữa hai con đường sẽ hoàn toàn vô nghĩa dưới làm ánh sáng của mục đích tối hậu là tôn vinh Thượng Đế và sống một cuộc đời thánh khiết; và bốn là, khi định chuẩn không thay đổi, thì các cá nhân phải thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với định chuẩn ấy; văn hoá chẳng bao giờ thay đổi được chân lý. B. Các vấn đề căn bản theo viễn ảnh Cơ Đốc giáo 1. Bất nhất trong kế hoạch đã định, nơi Đấng Thiết kế, hay nơi người dự phần: vấn đề áp dụng. Nếu có một định chuẩn đạo đức do một Thượng Đế toàn thiện, toàn chân, toàn mỹ quy định và đã được đưa vào một mưu định, một kế hoạch toàn hảo, thì đâu là điểm chung nhất (consistency) trong những con người bám chặt lấy niềm tin này? 2. Ý chí của con người: vấn đề về ai là người đang nắm quyền cai trị, kiểm soát Con người sở dĩ có trách nhiệm vì nó được tự do đưa ra các quyết định và sử dụng ý chí của mình. Do đó mà vấn đề nảy sinh là con người có phải đầu phục ý chỉ Thượng Đế hay không? 3. Thế quân bình trong hành động: vấn đề định giới hạn cho những gì có thể làm và không nên làm. Đâu là các ranh giới và hạn chế cho hành động mà tôi nêu hoặc phải giữ. Điều gì xác định các giới hạn ấy? Tại sao tôi phải tự kiềm chế trong việc thực hiện những gì tôi muốn? 4. Xung khắc luân lý và nan đề đạo đức: một vấn đề dường như cho thấy rõ ràng là Thượng Đế tự mâu thuẫn với chính mình. Những gì Thượng Đế truyền dạy phải làm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, có mâu thuẫn với nhau không? 5. Câu trả lời cho các vấn đề của Cơ Đốc nhân a. Chủ quyền của Chúa Tôi phải đầu phục trọn vẹn, tích cực và liên tục quyền làm Chủ, làm Chúa, của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tôi phải đặt mình dưới quyền cai trị kiểm sát của Ngài, và đầu phục chân lý mặc khải của
  • 12. Thượng Đế. b. Được quyền năng của Đức Thánh Linh. Vì đã đặt đời sống tôi đầu phục chủ quyền của Chúa Cứu Thế, giờ đây, tôi trông cậy vào quyền năng của Thượng Đế sẽ giúp tôi làm điều phải và luôn luôn đẹp lòng Ngài. Con người vượt xa thú vật Khi con người tự đề cao, cho rằng mình là cứu cánh, chủ yếu và nắm quyền tối cao trên hệ thống tín ngưỡng của mình, thì theo một ý nghĩa, con người đã đến rất gần với thực tại. Vì con người nhận thức được một điều gì khác hẳn nơi con người và đề cao nó. Thế nhưng con người lại không biết rằng những gì mà họ dùng để đề cao và điều mà con người căn cứ vào để tự đề cao đó chính là phần ảnh, trong con người Thượng Đế. Con người tiến đến sự phản chiếu này của Thượng Đế đó, nhưng lại thất vọng vì mình chẳng bao giờ biện biệt được rõ ràng phần dạng thức và ảnh tượng của Thượng Đế đó, nếu không có sự mặc khải của Thượng Đế. Sự việc xảy ra dường như con người “nhìn thấy” một hình ảnh trong một tấm gương - thí dụ như của một cánh cửa - và cố gắng đi qua cánh cửa đó bằng cách đến gần ảnh chiếu trong tấm gương, thì người ấy càng đi xa cánh cửa. Trong khi tìm hiểu chính mình hay cái thành phần của bản tính mình vốn là hình ảnh của Thượng Đế, con người sẽ luôn luôn bị thất vọng vì chẳng bao giờ có thể đến gần chân lý cả. Con người mãi mãi chỉ có thể có được các hình ảnh và ảnh chiếu của chân lý mà thôi chớ chẳng bao giờ quán triệt, biện biệt lãnh hội hay nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của đời sống, nếu không chịu quay trở lại với Thượng Đế. 1. Con người có khả năng tự trừu tượng hoá, có thể giao tiếp với các lãnh vực của các ý tưởng và quan niệm không có liên quan trực tiếp với các vật thể vật chất. 2. Con người có thể nghĩ ra hay tạo ra nhiều vật về phương diện mỹ học, chứng tỏ mình có nhiều tiến trình và khả năng sáng tạo (âm nhạc, nghệ thuật, trang trí, v.v..). Có thế giới động vật nào tạo ra được cả một giàn nhạc giao hưởng với đầy đủ các nhạc cụ và nét nhạc khác nhau không? Con mối có thể xây một ngôi nhà; nhưng con người có thể thiết kế một môi trường gia đình. 3. Con người luôn luôn tìm kiếm nhiều hình thức tiêu khiển khác nhau, người là kẻ săn tìm rung cảm. Đâu là hòn đảo Coney hay xứ sở của Disney trong thế giới loài vật? 4. Con người thích phiêu lưu mạo hiểm, giải trí, thể thao và đi nghỉ hè; cũng thích tranh đua nhau trên bình diện đời sống không thực hữu. Có con vật nào thích leo cao nhất, bay nhanh nhất hay làm bất cứ một việc gì khác cho tốt hơn, hay hơn, hay để trở thành kẻ đứng đầu trong công việc ấy, hay không? (tánh kiêu ngạo) Có loài vật nào biết thi tài, đua sức với nhau
  • 13. trong một phạm vi chẳng có một mục đích hữu ích đặc biệt nào không? Đâu là những căn phòng chứa đầy các thành tích kỷ lục chiến thắng trong thế giới loài vật? 5. Con người tự đào luyện hoặc học tập để có được một kỹ năng đặc thù cho công việc đã chọn hoặc một thú tiêu khiển cho cả cuộc đời. Có con vật nào chịu dành thì giờ để tập luyện, học hỏi, tự biến mình trở thành một nhà chuyên môn để tự thoả mãn chính mình (trong một nghề nghiệp hay thú tiêu khiển), trong khi điều đòi hỏi thiết yếu là phải lo cung ứng cho các nhu cầu để tồn tại hằng ngày, hay không? Có cá thể hay bầy đoàn thú vật nào lại lao đầu vào những công tác không trực tiếp sản xuất ra được những điều nhằm thoả mãn các nhu cầu thiết yếu cho đời sống thuộc thể, nhưng chỉ để có được thú vui tinh thần hay sự cân đối thể xác mà thôi, hay không? Đâu là các hiệu buôn các vật dụng để tiêu khiển hay để rèn luyện thân thể trong thế giới loài vật? 6. Con người phát kiến (bằng cách thí nghiệm khoa học), tìm ra và ứng dụng các định luật của tạo hoá cho đời sống mình. Đâu là những nhà chiếm giải Nobel trong thế giới loài vật? 7. Con người chẳng những biết lợi dụng kỹ thuật mà còn tiến bộ nhờ cộng tác sưu tầm nghiên cứu và phát triển bằng trí thông minh, để người có được một đời sống lý thú hơn. Đâu là các ngành Sưu tầm nghiên cứu và phát triển trong thế giới loài vật? 8. Con người không sống theo bản năng, không theo bản năng để lên mặt trăng, nhưng nhờ học hỏi, nhờ vào kỹ thuật hợp lý. Có con vật nào biết vượt trên bản năng của nó để đạt được một cuộc đời, một xã hội, một mục tiêu không thể đạt tới được nhờ bản năng mà nhờ kế hoạch và kỹ thuật hợp lý. 9. Con người tìm cách kéo dài đời sống mình. Có con vật nào biết dành thì giờ và nỗ lực đặc biệt vượt trên việc bảo tồn đời sống hằng ngày để tìm cách kéo dài thêm cuộc đời mình bằng các phương pháp khoa học, y học hay kỹ thuật, hay không? 10. Con người biết đáp ứng với các định luật cô đọng, trong công trình sáng tạo khả dĩ quan sát được, và với các quy luật đã được mặc khải của Thượng Đế. Có con vật nào biết sống một cuộc đời nhờ thông hiểu các luật lệ của Thượng Đế hay của công trình sáng tạo, chớ không phải chỉ sống theo bản năng mà thôi không? 11. Con người vi phạm luật pháp và bị trừng phạt . Có loài vật nào có một toà án để xét xử và trừng trị những kẻ vi phạm luật pháp của chúng hay không? 12. Con người có luật pháp, mà một khi vi phạm, sẽ bị trừng phạt. Đâu là những toà án, nhà tù, hệ thống trừng phạt phục hồi những con thú xúc phạm
  • 14. đến “xã hội” của chúng? 13. Con người có một trật tự và cơ cấu xã hội không đặt cơ sở trên bản năng, nhưng là một hệ thống chính trị, triết lý vốn là kết quả của cả một quá trình phân tích. Nó thuậ phục hệ thống ấy (trong về phần lớn các trường hợp) và cùng với các thành viên khác trong xã hội” đều đồng ý với nhau sống dưới các luật lệ do con người làm ra để có thể cai trị xã hội của mình. Đâu là những luật lệ xã hội trong thế giới loài vật? Trong thế giới loài vật, đâu là các đảng viên của đảng dân chủ hay đảng xã hội? 14. Con người biết mặc quần áo. Có loài vật nào biết may sắm y phục, dĩ nhiên là theo đúng kiểu, hợp thời trang, cho thân thể chăng? 15. Con người biết tìm cách biện minh thật hợp lý cho các hành động của mình nhờ đã có kinh nghiệm đối với tội lỗi rồi, hoặc để tự biện hộ chống lại một lời cáo gian. Có con vật nào biết tự bào chữa cho lỗi lầm vì mình đã hành động sai quấy hay nghĩ ra một hệ thống tín ngưỡng để hậu thuẫn cho cách sống của mình? 16. Con người biết khiêm tốn, xấu hổ, và biết mình lỗi lầm. Có con vật nào biết mặc quần áo mình, nếu không, sẽ cảm thấy xấu hổ hay bối rối? 17. Con người phạm tội. Họ biết khi nào mình cố ý làm sai, làm quấy; việc này không phải là do bản năng. Có con vật nào biết được là nó đang làm sai quấy, nếu không được tập luyện để biết như thế? 18. Về căn bản, con người biết luận lý đạo đức. Có con vật nào biết tỏ ra nó biết luân lý đạo đức, hoặc có ý thức để “bận tâm về vấn đề này? 19. Con người cầm quyền trên loài vật. Có con vật nào biết tự ý tìm cách chiếm lấy cả thế gian này? Có con vật nào biết cai trị, hay muốn cai trị trên con người? 20. Con người sống vượt trên tình trạng “lây lất qua ngày” của đời sống thuần túy súc vật. Họ không chỉ tìm chỗ để tạm trú mà thôi, mà tìm một nơi ăn chốn ở thật sự, không phải chỉ cần có cái ăn mà thôi, nhưng còn muốn ăn ngon v.v.. nữa. 21. Con người biết suy tư về đời sống mình. Có con vật nào muốn tìm biết đâu là những điểm thiết yếu trong cuộc đời nó; nó từ đâu đến, đang đi về đâu, cuộc đời có ý nghĩa gì không, v.v..? (Lịch sử triết học) 22. Con người biết thờ phượng. Có con vật nào bày tỏ sự thờ lạy đối với một con vật khác? Biết học tập việc thờ lạy biết tìm cách hướng dẫn những con vật khác đến chỗ có được cùng một kinh nghiệm không? Có con vật nào có tôn giáo và tự nguyện tham dự một cuộc hành lễ, một sự mê tín, một thần thoại hay truyền thống nào bằng cách lựa chọn và học tập, chớ không phải là theo bản năng? 23. Con người biết tìm chân lý. Có con vật nào quan tâm tới việc phải biết điều gì là thật, là sự kiện có thật, hay chân lý là gì? Có con vật nào biết tìm
  • 15. cho ra các sự kiện chủ yếu của công trình sáng tạo hay những gì đã được mặc khải, để có thể biết sống tốt hơn, hoặc sống đạo đức không? 24. Con người biết biểu lộ, đề cao và thay đổi các giá trị. Có con vật nào biết thẩm định giá trị của các hiện hữu khác hay của các đồ vật? 25. Con người lần lần xây dựng và tích lũy kiến thức. Có con vật nào có một thư viện hay đóng góp một đều gì vào đó? Có con vật nào biết tích lũy và xây dựng trên các kiến thức đã có sẵn để cuộc đời sẽ được thăng tiến về phẩm chất hoặc tự gây dựng bản thân. Có con vật nào đến trường để học tập hay không? 26. Con người biết học hỏi nghiên cứu và quan tâm đến lịch sử của mình. Có con vật nào biết quan tâm đến quá khứ của nó? Nghiên cứu nó, tìm hiểu ý nghĩa của nó hay rút ra một ý nghĩa nào đó từ một tình hình giống y như thế trong quá khứ? 27. Con người có khả năng đáp ứng các động lực do tình cảm hoặc của thân xác mình, và cả đến khước từ chúng nữa. Có con vật nào biết chọn sự chế dục trong suốt cuộc sống để có được đời sống hoàn thiện hơn? Có con vật nào chọn việc phá thai để chính nó được sống thoải mái hơn, hay không muốn nuôi con của nó không? 28. Con người biết chăm sóc thuốc men và làm “bác sĩ” cho người bệnh tật. Có con vật nào biết lo lắng, chăm sóc, tỏ ra tích cực quan tâm, thương xót những con vật không cùng loại với nó? Có con vật nào có khả năng phục vụ và trợ giúp giống nhau cho các con vật khác chủng loại với nó? Có con vật nào biết phát triển và thực hành y khoa, tìm cách chữa bệnh? 29. Con người tìm cách cải thiện xã hội trong đó họ đang sống bằng cách thay đổi xã hội một cách hợp lý, cải tiến kỹ thuật và môi trường chính trị (con người ngày càng văn minh). Có con vật nào biết tìm cách làm cho nền văn minh của mình tiến bộ? 30. Con người quan tâm cử hành tang lễ cho người chết và tỏ lòng kính trọng thi hài người chết Có con vật nào chôn cất đồng loại chết của nó hay tỏ ra tôn trọng, đề cao xác chết của đồng loại mình không? 31. Con người dành rất nhiều thì giờ và nỗ lực để giáo dục huấn luyện con nhỏ của mình; cả khi chúng đã rời khỏi gia đình. Có con vật nào dành nhiều thì giờ đến thế để huấn luyện, chăm sóc, hứng thú, chứng tỏ mối quan tâm đến các con nhỏ vượt khỏi bản năng của nó hay không? (Có con thú nào gởi thiệp chúc mừng mẹ nó và ngày của các bà mẹ hay không?) 32. Con người hướng tới những định chuẩn cao hơn để được kính trọng và đánh giá cao. Nếu con người chỉ là một con vật, tại sao nó lại thường phải nói: “Bởi vì tôi là một-con-người...” dường như tự thâm tâm, nó biết rõ con người với con vật vốn khác nhau? 33. Những điều sau đây có thể được nêu ra như luật ngoại lệ. Đây chính là
  • 16. chỗ mà người ta nhìn vào chuỗi sinh học để thấy có trật tự và mối liên hệ hỗ tương giữa phần cơ cấu. Loài thực vật hoặc động vật đều thu mình vào từng khu vực sinh học (biosphere) để hoàn tất một chủ đích trong mưu định toàn diện của công trình sáng tạo. Khi một trong những cái “tổ để thu mình vào” như thế bị cất đi hay thêm vào cho khung cảnh, thì phần cơ cấu bị thay đổi. Với sự xuất hiện của con người, cơ cấu môi sinh của thế giới động vật và thực vật đã bị thay đổi. Đã không hề có sự xuất hiện của một “loài vật” nào, lại khiến cho đời sống của toàn thể các loài vật khác phải bị thay đổi rất nhiều đến thế; và một khi con người bị cất đi khỏi môi trường sống, sinh hoạt thực vật và động vật sẽ phát triển một cách hầu như không bị cản trở. Có loài vật nào đã tạo ra được sự tuyệt chủng của cả một chủng loại, vì muốn đem lại chính mình một hình thức lợi lộc nào không? Có loài vật nào đó, một khi bị cất khỏi môi trường sinh thái, lại khiến được cho số còn lại sống được tốt đẹp hơn không? Cần lưu ý là có một số hoàn cảnh trong đó người ta có thể thấy một vài trường hợp kể trên đã xảy ra trong thế giới loài vật. Tuy nhiên, tình hình thông thường của thế giới loài vật là một tình hình bị cô lập và không tìm thấy trong cả thế giới động vật nói chung, như trong nền văn minh của loài người. Nếu hoàn cảnh được đề cập đó được khảo sát thật kỹ, người ta sẽ thấy rõ là mọi tiềm năng về ngoại lệ đó vốn không có bản tính phổ quát. Nếu có một nền văn minh có óc thông minh nào khác trong vũ trụ, bạn sẽ trông mong, mình được gặp gì ở đó? Tôi tin rằng nó sẽ rất giống với các xã hội trong nền văn minh của loài người chúng ta - đó là trí thông minh? Tại sao chúng ta lại không tìm thấy những điểm giống nhau đó trong các nền “văn minh” của loài vật? Vì đã có một sự phân cách rõ ràng và chính xác về bản tính thiết yếu chớ không phải chỉ về trình độ và chủng loại mà thôi. Đã có những điểm giống nhau giữa hai trật tự, nhưng nếu chúng ta đem cả hai ra để đối chiếu với nhau là sai; làm như thế thì chẳng khác chi đem trái táo ra để so sánh với thịt bò; đã đành cả hai đều là thực phẩm, thế nhưng chúng vốn hết sức khác nhau về bản tính thiết yếu. Chủ đích của con người theo mặc khải của Thượng Đế 1. Con người sở dĩ hiện hữu, là do ý chỉ Thượng Đế. Chính do sự sáng tạo đặc biệt của Thượng Đế mà loài người hiện hữu trên đất này; và cũng nhớ sự bảo tồn liên tục của Thượng Đế, con người mới có thể tiếp tục tồn tại. Theo một ý nghĩa rất thật, thì con người “mắc nợ” Thượng Đế về sự hiện hữu của mình; con người sẽ chẳng bao giờ trả được món nợ do sự sáng tạo đó, nhưng đó chính là nguồn gốc từ đó nảy sinh hành động đặc thù và hoàn toàn do ân phúc của Thượng Đế SaSt 2:1-25 Cong Cv 17:27,28 CoCl 1:16 HeDt 1:3 Gia Gc 1:18 KhKh 4:11. 2. Con người hiện hữu vì Thượng Đế, chớ không phải cho các của đích và
  • 17. ước muốn của riêng mình. Con người đã không được đặt trên đất này để hoàn thành ước muốn và hoài bão riêng; chủ đích nguyên thủy cho loài người ngay từ khi nó mới được tạo dựng, là để vui hưởng Thượng Đế trong một môi trường sáng tạo đặc biệt. SaSt 1:1-2:25 ICo1Cr 8:6 CoCl 1:16 ITi1Tm 1:8-10 Tit Tt 2:11-14 HeDt 2:10 8:10 IPhi 1Pr 2:9,10 Giu Gd 1:13 EsIs 43:21. 3. Chủ đích của con người là tôn vinh Thượng Đế. Trách nhiệm quan trọng và cao cả nhất của con người là tỏ bày các công trình kỳ diệu của Thượng Đế và rao truyền những đặc tính thiện hảo tuyệt vời của bản tính Ngài GiGa 9:3 ICo1Cr 6:19,20 10:31 Eph Ep 1:12-14 Phi Pl 1:20,21 IITe 2Tx 1:11,12 Tit Tt 2:9,10 (EsIs 43:7). 4. Con người càng tôn vinh Thượng Đế nhiều hơn nữa bằng cách làm đẹp lòng Ngài. Ở đây, tấm lòng và hành động là những từ ngữ then chốt. Vâng lời và có thái độ thích đáng phải được giữ thăng bằng với nhau. Ngôn ngữ của Cựu ước là “sự kính sợ Đức Giê-hô-va”, và nó đưa người ta đến: khôn ngoan, tri thức và thông hiểu. Tất cả những điều đó đều liên quan với nếp sống thánh khiết. CoCl 1:10-12 ITe1Tx 4:1 HeDt 10:35-36 11:36 13:16. 5. Những bước tiên khởi đề tôn vinh Thượng Đế và làm đẹp lòng Ngài xảy ra khi con người biết được ân phúc cứu rỗi của Thượng Đế nhờ đức tin đặt nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu và công tác trọn vẹn của Ngài. Địa vị của chúng ta trong Chúa Cứu Thế là nền tảng để chúng ta đứng trên đó mà hành động. Chúng ta không làm việc công chính để nhờ đó được trả công hay xứng đáng được Thượng Đế đẹp lòng hoặc tán thưởng; tuy nhiên vì cớ địa vị của mình, sau khi đã được chấp nhận trong Con yêu dấu Ngài chúng ta được quyền tự do để làm đẹp lòng Ngài. GaGl 2:19,20 Eph Ep 3:11-19. 6. Lúc được tái sinh, con người cũng được địa vị được thánh hoá trong Thượng Đế. Tiếp theo đó, con người cứ tiếp tục tôn vinh Thượng Đế bằng cách chống lại tội lỗi và theo đuổi thực hành sự thánh hoá bằng cách vâng giữ các điều răn Ngài RoRm 6:4-11 12:1,2 GaGl 1:1-4 Eph Ep 1:4 4:1 Phi Pl 1:9-11 CoCl 1:22,23 ITe1Tx 4:2-7 IITi 2Tm 2:19-22 HeDt 2:11 5:9 10:10- 14 IPhi 1Pr 1:2 IIPhi 2Pr 1:3 IGi1Ga 3:22 Giu Gd 1:24. 7. Thượng Đế cũng được tôn vinh nhờ các việc lành mà con người tự nguyện thực hiện. Những việc lành ấy không phải và không thể là cái giá phải trả để chúng ta xứng đáng được một địa vị đáng được chấp nhận trước Thượng Đế; chúng là cách đáp lại bằng lòng tri ân của một loài thọ tạo (người) vốn là kẻ tiếp nhận ân phúc của Ngài, muốn sống một cuộc đời đầu phục ý chỉ Ngài. Mat Mt 5:13-16 GiGa 15:1-8 RoRm 7:4 Eph Ep 2:10 Tit Tt 3:8-14 HeDt 9:14 13:12 IPhi 1Pr 1:3. 8. Thượng Đế được tôn vinh trong và thông qua sự thờ phượng con người dâng lên cho Ngài Để đề cao các công việc Ngài đã làm, để tỏ bày cho mọi
  • 18. người biết các thuộc tính của Ngài, để rao truyền các đặt tính thiện hảo tuyệt vời của Ngài, để tôn cao Danh Ngài, v.v... người đã tái sinh có thể làm mọi việc trên để làm đẹp lòng Thượng Đế. RoRm 12:1,2 KhKh 4:5 7:9,10. 9. Thượng Đế cũng được tôn vinh qua tiến trình hiện tại, bởi đó chúng ta phục vụ các tín hữu bạn trong Chúa Cứu Thế Phi Pl 2:1-30. 10. Con người cũng có thể tôn vinh Thượng Đế trong sự nhìn biết Ngài. Loại kiến thức này không phải chỉ là sự hiểu biết hạn hẹp của đầu óc mà thôi, nhưng là sự nhận biết dẫn người ta đến chỗ giao hảo mật thiết với Thượng Đế. Kiến thức không phải là một cứu cánh, mà là một phương tiện dẫn tới cứu cánh - nhận biết chính Thượng Đế cách cá nhân, chớ không phải chỉ biết về các sự kiện mà thôi. OsHs 6:3-6 GiGa 17:3 Phi Pl 1:21 3:10 IIPhi 2Pr 3:18. 11. Mục tiêu cuối cùng của con người, là được thừa hưởng sự sống vĩnh hằng đầy phước hạnh, được trở nên giống như hình ảnh Chúa Cứu Thế Giê- xu, được Đức Thánh Linh biến hoá để trở nên giống như hình ảnh ấy, cứ được vinh quang càng thêm vinh quang. Như sự sa ngã đã phá hoại chủ đích nguyên thủy của loài người thể nào, thì cũng vậy, nhờ máu Chúa Cứu Thế Giê-xu, con người sẽ được phục hồi nguyên vị trong mưu định của Thượng Đế, nhưng sẽ không còn có thể lại sa ngã nữa. GiGa 17:3 IGi1Ga 3:1-3 ICo1Cr 15:49 IICo 2Cr 3:18. Bản tính của chân lý Chủ đích của chân lý mặc khải Chân lý soi sáng. Nó chẳng bao giờ là tẻ nhạt, sai lệch hay rắc rối cả. Ngoại trừ đối với con người tự nhiên, vốn không thể hiểu được những điều có tính cách thuộc linh (ICo1Cr 2:14-16). Chân lý được chân lý xác nhận và tạo thế quân bình (Thi Tv 36:4) Chủ đích nội tại của chân lý là mặc khải (bày tỏ, tiết lộ) Thượng Đế và ý chỉ Ngài cho loài người. Diễn trình tối hậu của chân lý mặc khải cho loài người những gì Thượng Đế muốn cho họ biết về chính Ngài, về nhân loại, về phải làm thế nào để biết chắc là mình đã được cứu rỗi, v.v. Nó cũng xác định cho loài người biết Thượng Đế trông mong gì nơi họ, chủ đích, mưu định của Ngài cho loài người, những gì Ngài muốn dành cho loài người cả trong hiện tại lẫn tương lai, và làm thế nào để họ có thể là đẹp lòng và tôn vinh Ngài hữu hiệu nhất (GiGa 1:14,17). Đức Thánh Linh sử dụng chân lý mặc khải làm định chuẩn trong đời sống người tín hữu để biến đổi người ấy trở nên giống như ảnh tượng Thượng Đế, và thuyết phục để người ta biết sống theo cùng một định chuẩn công chính như thế. Chủ đích tối hậu này của chân lý, là để con người bước vào sự nhận biết cá nhân về Thượng Đế. Nhận biết Thượng Đế là đặc quyền lớn nhất của người tín hữu. Chính nhờ có Lời Thượng Đế phán dạy nhân loại, mà chúng
  • 19. ta có thể biết chắc chắn về Ngài. Chân lý là định chuẩn của Thượng Đế, mà văn hoá phải noi theo. Chân lý chẳng bao giờ thay đổi hay chịu sự sửa đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn văn hoá (Mat Mt 15:2-9). Chân lý tỏ bày và chỉ cho người ta thấy điều sai quấy (GiGa 3:19,20 Eph Ep 5:13). Khi đời sống một người được nghe chân lý truyền rao và chịu đầu phục nó, thì sự tối tăm bị đánh tan. Trả lời không với chân lý, có nghĩa là nói vâng với lời nói dối. Không chịu đầu phục chân lý, là tự động đầu phục lời dối trá (RoRm 1:18-23 2:7 GaGl 2:5). Chân lý tiết lộ và phơi bày các sự kiện đứng đắn, chính xác, đáng tin mà người ta phải quan tâm. Khi chân lý được mặc khải, nó trình bày các đối cực của những sự kiện - hoặc là chân lý quân bình, hoặc là lời dối trá. Chân lý là nền tảng đạo đức cho các hành động, các quyết định và các niềm tin của chúng ta. Nó luôn luôn là phần trực diện với con người để kêu gọi người ấy có một hành động đạo đức đặc thù, phải được giải thích và phải chịu trách nhiệm. Và con người sẽ cố gắng tranh cãi, khước từ, hoặc bằng cách nào đó, gác bỏ ngoài tai sự đòi hỏi đó đối với đời sống mình. Nói cách đơn giản, sở dĩ con người xác thịt (tự nhiên) nói dối rằng mình không biết chân lý là gì, chỉ vì không muốn làm theo chân lý mà thôi. Con người tự nhiên không muốn làm điều phải, đẹp lòng Thượng Đế. Thật ra, nói cách tự nhiên, con người không thể làm điều tốt điều thiện để Thượng Đế được đẹp lòng (RoRm 3:1-31). Phương pháp duy nhất để con người chiến thắng được điều này là nhờ ân phúc Thượng Đế điều sẽ đưa người đến chỗ ăn năn để được cứu rỗi. Tuy nhiên con người ta không muốn đến với ánh sáng (chân lý) vì vốn yêu thích bóng tối, và không muốn cho những việc làm xấu xa gian ác của mình bị phơi bày ra (GiGa 3:19,20). Con người muốn tự mình cai trị kiểm soát cuộc đời mình, mà chẳng bao giờ chịu đầu phục ai một cách nhanh chóng hoặc không có sự đấu tranh. Vấn đề căn bản của con người là lòng kiêu ngạo, theo đó, họ nghĩ là mình phải ngự trên ngai để cai trị cuộc đời mình để bảo đảm rằng mình tận dụng được tối đa mọi lợi ích của đời sống. Mỉa mai thay, thật đáng xấu hổ để một con người giới hạn, tội lỗi, dễ mắc sai lầm, thụ đời sống theo đúng với tính chất của nó, người phải chịu đầu phục Thượng Đế vĩnh hằng, toàn năng, toàn trí, vốn muốn điều tốt lành nhất cho đời sống con người. Nếu con người thật sự muốn sống đẹp lòng Thượng Đế, họ phải được Thượng Đế khiến sống lại nhờ đức tin được Thượng Đế ban quyền năng cho. Điều này chỉ xảy ra trong đời sống người nào đã được ân phúc cứu chuộc, nhờ có đức tin vào Chúa Cứu Thế Giê-xu (CoCl 1:13,14 IITi 2Tm 3:16,17). Chân lý giải phóng con người tội lỗi và thánh hoá người ấy (GiGa 8:31-36
  • 20. 17:17). Các đặc điểm của chân lý mặc khải. Chân lý vốn gắn liền với Thượng Đế. Ngài vốn là nguồn gốc thiết yếu, cần thiết, độc quyền và tối hậu của chân lý (GiGa 14:6 17:17). Cùng như nó vốn bắt nguồn từ Thượng Đế vốn là uy quyền cuối cùng đối với mọi người, chân lý cũng được gắn liền với uy quyền. Lời Thượng Đế là uy quyền của đời sống chúng ta, và chúng ta phải trả lời, phải chịu trách nhiệm thực hiện nó. Trách nhiệm của chúng ta là phải làm theo, còn cách trả lời của chúng ta là phải tạo lập một chỗ đứng vững chắc cho sự công chính và chân lý, ngang tầm với định chuẩn vốn ở trong Chúa Cứu Thế Giê-xu khi chúng ta ở trong Ngài. Nguồn chân lý duy nhất phải áp dụng cho nền móng của đời sống chúng ta, là Lời Thượng Đế (GiGa 8:31,32 17:17 ITi1Tm 3:16,17). Chân lý không phải là một lời nói dối, cũng không phải là sự kết hợp của chân lý với một lời dối trá. Pha loãng hoặc pha lẫn chân lý bao giờ cũng tạo ra một lời nói dối và ngăn trở chân lý không cho nó đạt mục tiêu khi đã bị lời dối trá làm vấy bẩn. Nước là chất giải khát tuyệt diệu. Vào những ngày nóng bức thì nước rất quan trọng, nhưng nếu bạn lại pha vào đó vài giọt cyanide, nó sẽ mang đến sự chết. Chịu thoả hiệp, tức là chịu thua tác giả của sự thoả hiệp, là ma quỉ vậy (IGi1Ga 2:21). Các đặc điểm đạo đức vốn có trong Thượng Đế, cũng sẽ được tìm thấy trong chân lý, hay khi chân lý được áp dụng và xác thịt bị loại trừ (thánh khiết, thuần khiết, tốt lành thiện hảo, công chính, công bằng, v.v..) Chân lý phải có hàm ý và đem ra áp dụng trong lãnh vực luân lý đạo đức, nếu không, nó không phải là chân lý của Thượng Đế. Bất kỳ vật gì từ Thượng Đế ra đều phải phản ảnh bản tính Ngài, ít nhất cũng là trong tình trạng nguyên thủy, lúc nó chưa bị tội lỗi làm ô uế. Nếu điều gì được dán nhãn hiệu chân lý, mà lại sinh ra sự giả dối, vô luân, tội lỗi, bất kính, v.v.. thì đó không thể là chân lý vì không phải ảnh bản tính hoặc các thuộc tính của Ngài. Quả thật là có một trở ngại chen vào giữa chân lý vốn trọn vẹn và tốt lành, với việc con người thiếu khả năng để ứng dụng thích đáng chân lý vào đời sống. Con người vốn tội lỗi, và không có những đáp ứng căn bản kiên định hoặc phù hợp với chân lý. Còn một mặt khác nữa, là con người có thể lạm dụng chân lý, do đó, điều vốn là chân lý đã không được phản chiếu chính xác y như nó vốn có. Khi dùng các kết quả làm tiêu chuẩn để xác lập chân lý, ta có thể kết luận rằng nếu các kết quả không phản ảnh đặc tính của Thượng Đế, thì rất có thể nó không phải là chân lý, nó không phải là tiêu chuẩn duy nhất mà chỉ là một dấu chỉ cho thấy nó có thể là chân lý mà thôi. Chân lý có tính cách riêng tư và sở dĩ được ban cho là để ứng dụng vào đời sống một cách đạo đức. Chúa Giê-xu chính là chân lý và là chân lý nhập thể.
  • 21. Ngài đã sống một cuộc đời trọn vẹn và đạo đức luôn luôn làm đẹp lòng Thượng Đế, và là tấm gương sáng về việc vâng lời, yêu thương, tự nguyện đầu phục Đức Chúa Cha (Mat Mt 5:44-48 GiGa 1:14 14:6;). Các ý niệm về chân lý của cả Cựu lẫn Tân Ước đều được nhận thấy là hoàn toàn hài hoà trong trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng vốn đầy ân phúc và chân lý (GiGa 1:14) Các ý niệm Cựu Ước chủ yếu là tính cách đáng tin và vững chắc trong khi các ý niệm trong Tân Ước là bày tỏ ra và không chi giấu. Về bản tính, chân lý là đều mà người ta có thể kinh nghiệm, từng trải. Nó được ban cho với ngụ ý để được ứng dụng cho đời sống. Tuy nhiên, điều ngược lại không nhất thiết là đúng, khi từng trải trở thành nhà vua cai trị đời sống và tuyên bố như một nhà độc tài về chân lý là gì. Bất cứ lúc nào và trong hoàn cảnh nào, chân lý phải tuyên bố từng trải phải như thế nào, nếu không, người ta chẳng bao giờ nên tham dự vào đó. Có những sự kiện vốn đúng thật đến từ từng trải chủ quan; nhưng điều vốn có thật (thí dụ chỉ có phần thông tin về một sự kiện nào đó mà thôi) không thể được thiết lập để làm nền tảng cho đời sống. Chỉ có chân lý do Thượng Đế mặc khải mới có thể được đặt làm nền cho đời sống mà thôi. Chân lý vốn gắn liền với Thượng Đế nhưng nó không có tính cách tự trị. Nó chẳng bao giờ tự thị, tự phục vụ, hay tác động độc lập đối với phần nền móng là Thượng Đế, Đấng từ đó nó được xây lên. Khi gặp cơ hội thích đáng, chân lý thuộc bất luận cấp bậc, trình độ nào cũng đều tôn vinh Thượng Đế. Một khi được Kinh điển giải thích, chân lý tự nhiên sẽ được giải thích thật đầy đủ để bởi đó, Thượng Đế được cõi thọ tạo của Ngài tôn vinh, nếu không con người sẽ nhận lấy vinh quang về những gì “chính mình đã khám phá ra”. Mọi chân lý đều tuỳ thuộc vào Thượng Đế, vốn là nguồn gốc, định nghĩa, phạm vi và chính sự hiện hữu của nó. Vì chân lý không tự nó mà có; nó không phải là cứu cánh của chính nó, nhưng là một phương tiện cho một cứu cánh. Chỉ có chân lý, biết chân lý hay biết nó được hậu thuẫn như thế nào, thì chưa đủ; nó còn phải dẫn người ta đến với Thượng Đế là Đấng đã sắp xếp một cứu cánh: Nhận biết Thượng Đế và ý chỉ Ngài đối với con người. Chân lý là nền tảng duy nhất để Cơ Đốc nhân dựa vào hầu đặt mọi nỗ lực của mình vào đó để dẫn đến các kết quả cho đời sống mình. Mọi chân lý đều là chân lý của Thượng Đế. (Lãnh vực chân lý được xét đến ở đây là sự mặc khải, hay các quy luật của công trình sáng tạo). Vấn đề với các quy luật sáng tạo, ấy là cách quan sát, nhận xét của con người vốn có giới hạn và rất có thể sai lầm. Cho nên, khi con người càng hiểu được nhiều điều, thì có vẻ như chân lý bị thay đổi, trong khi thật ra, thì chính sự hiểu biết của con người đã đổi thay đó thôi. Vì các quy luật của Thượng Đế trong công trình sáng tạo vốn bất biến), tuy nhiên, không phải mọi chân lý mà người ta chịu đầu phục
  • 22. đều sẽ khiến một ai đó trở nên giống với hình ảnh Thượng Đế, bởi quyền năng của Thánh Linh, hay đưa một ai đó đến chỗ có được đặc tính của Thượng Đế. Cần phải phân biệt đâu chân lý mặc khải và đâu là các sự kiện hiển nhiên. Chỉ có các sự kiện mà thôi, thì chẳng bao giờ đủ để trở thành quan trọng căn bản cho đời sống chúng ta, vì chúng không phân biệt, cũng không thể tạo được các khác biệt đạo đức. Thượng Đế phải mặc khải chân lý của Ngài cho loài người, và con người phải tiếp nhận và nhờ quyền năng Đức Thánh Linh để thông hiểu chân lý ấy. Sau đó, nó mới có thể thích ứng để áp dụng vào đời sống Khi chân lý mặc khải đã trở thành nền tảng cho đời sống rồi, chân lý tự nhiên mới có thể được xây lên trên đó với mối liên hệ thích hợp với chân lý mặc khải. Thượng Đế đã tạo ra lãnh vực sự kiện, cho nên muốn hiểu chúng cho đúng, cần phải nối liền chúng với Nguồn Gốc của chúng, là Tác Giả của chân lý, tức là Thượng Đế, để Ngài giải nghĩa cho. Theo bản tính của nó, Chân lý thiết yếu là mệnh lệnh phải theo. Chân lý của Thượng Đế trực diện với chúng ta và kêu gọi chúng ta phải có một sự đáp ứng: đó là việc đầu phục ý chỉ Ngài một cách tự nguyện do tình yêu thương. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về chân lý mà Thượng Đế đã mặc khải cho chúng ta; nó phải ở trong đời sống chúng ta, là một phần của từng trải của chúng ta, nếu không thì chúng ta vẫn chưa vâng lời Thượng Đế. Chân lý không phải là tất cả, vì nếu như thế thì sẽ chẳng có gì không phải là chân lý hay lời dối trá cả. Đối lại với chân lý (ý tội lỗi luân lý hậu quả của việc vi phạm các quy luật thánh khiết của Thượng Đế. Chân lý được dành cho toàn thể nhân loại. Nó phải được áp dụng phổ quát, vì nó phát nguyên từ Thượng Đế là Đấng Cầm quyền tể trị trên cả nhân loại. Nó phải được sử dụng một, cũng như phải được mọi người thuận phục. Toàn thể nhân loại đều phải trả lời phải “tính sổ” với chân lý phổ quát này. Chân lý chẳng bao giờ tự mâu thuẫn, hoặc mâu thuẫn với bất luận một mặc khải nào khác của Thượng Đế. Sở dĩ như thế, vì nó bắt nguồn từ Thượng Đế toàn trí (allwise), toàn tri (allknowing) và hoàn toàn trọn vẹn. Có một sự thống nhất chân lý, phản ảnh nguồn gốc của nó là từ Thượng Đế. Ngài là Đấng xác định thực tại, vốn thủy chung như nhất với bản tính của mình và không thể tự mâu thuẫn. Chân lý mặc khải sẽ không mâu thuẫn với chân lý tự nhiên, mà giải thích đầy đủ nhất ý nghĩa của nó cho con người. Thượng Đế là tác giả của cả chân lý mặc khải lẫn chân lý tự nhiên, của cả các sự kiện lẫn các quy luật của tạo hoá. Ngài cũng là tác giả duy nhất của thực tại và những gì nằm trong phạm vi của nó. Cho nên Kinh Thánh chẳng bao giờ tự mâu thuẫn hay mâu thuẫn với chân lý tự nhiên. Những nhận xét, quan sát về cõi thọ tạo có thể bị thiên kiến của con người “vặn cong bóp méo” vì kẻ ấy không tiếp xúc đầy đủ hay không tiếp xúc gì với chân lý mặc khải, hoặc do
  • 23. tự chọn hoặc do dốt nát. Chân lý phát hiện được nhờ quan sát thọ tạo bao giờ cũng phù hợp và hậu thuẫn cho chân lý mặc khải. Một khi người ta lấy chân lý tự nhiên hay suy lý để làm nền tảng chủ yếu, thì nó thiết yếu bị vấy bẩn, thiếu kìm chế, và không thể được kiểm soát về phương diện chính xác hoặc tính cách thích hợp của nó với con người. Như thế, con người ta sẽ có một nền tảng, hoặc là được xây dựng trên một sự dối trá, hoặc trên các sự kiện chẳng bao giờ làm nảy sinh một tiêu chuẩn tuyệt đối, hoặc chẳng bao giờ đưa kẻ ấy đến chỗ tiếp xúc với Thượng Đế. Chân lý sẽ luôn luôn tự hậu thuẫn cho mình, nhưng nó phải tự hậu thuẫn thật đúng cách, phải phép. Chân lý mặc khải được xây dựng trên bản tính của Thượng Đế. Muốn cho bất luận một “chân lý” nào khác trở thành thích hợp với con người, nó phải được xây dựng trên chân lý mặc khải, và được chân lý mặc khải giải thích. Chân lý do suy lý mà ra chẳng bao giờ có thể làm nền tảng được cho chân lý tự nhiên, mà cả hai cũng không có cái nào hậu thuẫn được cho chân lý mặc khải. Khi có người nào đứng ra làm kẻ đúc kết hay hệ thống hoá chân lý để hậu thuẫn cho chân lý của Thượng Đế, thì kẻ ấy đã trở thành bình đẳng với Thượng Đế về uy quyền. Chừng đó, chân lý của Thượng Đế phải chịu sự kiểm soát, và bị định nghĩa bởi cái đáng lẽ phải chịu thuận phục và rất có thể sai lầm - đó là con người. Bất cứ khi nào đời sống bị đặt trên cơ sở là một cái gì kém hơn Thượng Đế và Lời Ngài, thì nó sẽ kết thúc trong tuyệt vọng và chán chường (sách Truyền đạo). Khi con người đầu phục sự mặc khải của Thượng Đế, nó sẽ đạt được lời giải thích và ý nghĩa đầy đủ nhất về sự hiện hữu của mình. Chân lý mặc khải chẳng bao giờ cạn kiệt. Nó có tính cách bao quát và đầy đủ uy quyền và chúng ta có thể biết chắc như thế Tuy nhiên, Thượng Đế đã không mặc khải trọn vẹn chính Ngài hoặc kiến thức của Ngài cho nhân loại. Điều mà Thượng Đế không mặc khải, thì con người không thể biết hay không thể đến với sự mặc khải trong hiện tạ, nghĩa là không hề có “sự mặc khải mới” đến từ Thượng Đế. Ngoài Kinh Thánh ra, không hề có chân lý mặc khải nào khác. Có chân lý tự nhiên mà người ta có thể khám phá ra hoặc nhờ học hỏi mà biết bằng cách nghiên cứu công trình sáng tạo; cũng có chân lý suy lý (một cách gọi không thích hợp) vốn đặt cơ sở trên con người; nhưng chúng không đưa được người ta đến chỗ liên hệ cá nhân với Thượng Đế, hay thông suốt thân vị hoặc ý chỉ Ngài đối với nhân loại, mà chúng cũng chẳng bao giờ có y quyền gì trên chân lý mặc khải cả (Một câu trả lời theo nguyên tắc có thể dành cho những xung đột về uy quyền). Chân lý mặc khải có một bản tính vĩnh hằng cố hữu. Chân lý tự nhiên có phạm vi hạn chế trong công trình sáng tạo. Chân lý về thân vị (person) và bản tính của Thượng Đế bao giờ cũng hiện hữu cho dù nó có được mặc khải hay không, vì Thượng Đế vốn tự hữu hằng hữu. Lời Thượng Đế sẽ tồn tại
  • 24. miên viễn, từ lúc nó được ban ra cho đến một thời gian vô cùng vô tận Chân lý về cõi thọ tạo ra đời đồng thời với công trình sáng tạo và sẽ cùng tồn tại với nó cho đến lúc cuối cùnglúc cõi thọ tạo bị thay đổi. Nói như thế không có nghĩa là bảo rằng nó chẳng bao giờ hiện hữu, vì chúng ta sẽ có chứng cứ là nó đã hiện hữu; điều đó chỉ có nghĩa rằng cái đã được gọi là các quy luật tạo hoá của thời hiện tại sẽ phải đầu phục công trình sáng tạo mới mà Thượng Đế sẽ thiết lập trong sách Khải thị chương 21 (Thi Tv 102:27 vốn được đặt trên cơ sở là bản tính Ngài). Chân lý tự nó không thay đổi. Thượng Đế, là nguồn gốc chân lý, không hề thay đổi, và những gì Ngài đã mặc khải trong quá khứ vẫn còn hợp thời cho ngày hôm nay và sẽ còn hợp thời trong tương lai (MaMl 3:16). Chân lý chẳng bao giờ bị triệt tiêu mà chỉ có ứng nghiệm thôi. Hệ thống tế lễ Cựu Ước đã không “thay đổi” mà chỉ được làm cho trọn trong Chúa Cứu Thế Giê-xu rồi sau đó, được xếp qua một bên vì nó đã trở thành vô dụng. Chân lý có với một bản tính cố hữu và không bao giờ sai lầm; do đó, nó sẽ chẳng bao giờ dẫn ai vào sự sai lầm, bị lừa dối hay phạm tội. Chân lý mặc khải là nền móng cho mọi chân lý khác (chân lý tạm thời như được thấy trong luật về tế lễ, chân lý văn hoá như được thấy trong các phong tục tập quán của một số dân địa phương vốn không đúng mà cũng chẳng sai, hay chân lý tự nhiên như có thể được phát kiến hay học biết được nhờ nghiên cứu cõi thọ tạo). Bất cứ điều gì cũng có thể được dán cho cái nhãn hiệu “chân lý”, thế nhưng, nếu nó không được xây trên chân lý mặc khải, là nó cố gắng tự tồn tại và không đáng tin cũng như không thể được đặt làm nền móng cho đời sống, vì nền móng cho đời sống phải phản ảnh thật chính xác Thượng Đế là Đấng đã thiết lập chân lý ấy. Cũng vậy, nếu có đều gì được dán nhãn hiệu chân lý, nhưng khi đem ra áp dụng cho đời sống lại không đưa đến các kết quả mong muốn (đời sống thánh khiết, trái của Thánh Linh, hoặc lại sản sinh ra tội lỗi), thì cần phải nghiêm chỉnh xét lại, thử xem khi đem ra ứng dụng, nó có làm bộc lộ cái chân lý ấy hay không. Đây không phải là tiêu chuẩn độc quyền để xác định chân lý (căn cứ vào các hậu quả của nó) mà chỉ là một dấu chỉ cho thấy nó không phải là chân lý Nguyên tắc của điều được cho là chân lý đó phải khớp đúng với Lời Thượng Đế. Nếu tiêu chuẩn kiểm soát không đạt được, rất có thể rằng chúng ta đang ứng dụng một sự dối trá cho đời sống mình, do đó, sát nhập nó vào với phần nền móng của đời sống chúng ta. Như thế, cuộc đời chúng ta sẽ được đặt trên một cơ sở vô cùng nông cạn và dễ đổi thay Chúa Giê-xu từng dạy rằng xây dựng trên bất kỳ một nền tảng nào ngoài ra chính Ngài, đều là xây nhà trên cát (Mat Mt 7:24-27). Những ý niệm được dán cho cái nhãn hiệu giả mạo là chân lý thường rất hấp dẫn và đầy sức lôi cuốn, như hầu hết mọi vật thuộc về đời này. Chỉ có cái nhãn hiệu là chân lý mà thôi, thì chẳng bao giờ
  • 25. là đủ cả, mà nó phải thật sự là chân lý. Chúng ta phải thận trọng cảnh giác để khỏi tiếp nhận vào đời sống mình (nhưng điều giả mạo như thế), và phải chắc chắn là mình chẳng bao giờ đem một điều gì khác để thay thế cho chân lý của Thượng Đế. Các loại chân lý Chân lý (chân lý mặc khải) thiết yếu chỉ có một; “mọi chân lý đều là chân lý của Thượng Đế”. Tuy nhiên trong rất nhiều hình thức khác nhau của nó (chân lý được hậu thuẫn hay không; mặc khải, sáng tạo hoặc tự nhiên, hay suy lý) chân lý có nhiều điểm dị biệt chủ yếu, mô tả tầm quan trọng hoặc quyền ưu tiên mà chúng ta phải dành cho nó trong đời sống mình. Chân lý mặc khải (mặc khải đặc biệt): Điều Thượng Đế đã ban bố hay tiết lộ, hay kéo bức màn che ra để tỏ bày cho loài người được biết Bộ phận chân lý này là việc mặc khải chính xác, đáng tin và là nền móng thầm lặng mà Cơ Đốc nhân phải xây dựng đời sống mình trên đó. Chúng ta gọi chân lý này là Kinh Thánh. Chân lý tạm thời (một phần của chân lý mặc khải): Điều mà Thượng Đế đã thiết lập và sau đó đã được hoàn thành (ứng nghiệm), chớ không phải là bị huỷ bỏ. Một khi đã ứng nghiệm rồi, nó không còn hữu dụng nữa, không còn có tính cách bắt buộc về phương diện luân lý đạo đức nữa, hoặc còn kêu gọi người ta phải làm theo đó để chứng tỏ mình vâng lời (Thượng Đế) nữa. Thí dụ minh hoạ duy nhất cho loại chân lý tạm thời này là luật về tế lễ đã ứng nghiệm nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, là sinh tế trọn vẹn. Chân lý tự nhiên: Là chân lý được phát hiện hay do học hỏi nghiên cứu về cõi thọ tạo. Chân lý tự nhiên có thể hoặc không có thể được chân lý mặc khải tạo thế cân bằng cho. Khi không được, nó đang phiêu lưu vào một lãnh vực không đáng tin cậy. Thí dụ, nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc vũ trụ không phản ảnh mưu định của Đấng Tạo Hoá cũng như ý hướng hoặc cách thức Ngài đã thực hiện công trình sáng tạo của mình. Chân lý văn hoá: Là những tiêu chuẩn hay quy phạm cá biệt cho một tập thể người hay cho một giai đoạn đặc thù nào đó. Chúng có thể đúng hoặc không đúng hoặc sai nữa (chúng có thể có hoặc không có ý nghĩa luân lý đạo đức). Theo định nghĩa, loại ngày không phải là chân lý thật sự đáng tin cậy vì nó vốn không được áp dụng phổ quát. Chân lý suy lý: là điều được dán cho cái nhãn hiệu chân lý sai lầm. Về tánh chất chân lý nó chẳng có gì khá hơn tính chất đáng tin cậy của phần nền móng từ đó nó được xây lên. Nền móng của “chân lý” này là con người, và do tấm lòng xấu xa gian ác của mình, con người ta vẫn mơ mộng và suy tư lý luận mà chẳng có một nền móng chắc chắn nào để đo đạc thẩm định cách khách quan những điều mình tin. CHÚ Ý: Chân lý mặc khải phải là nền tảng và là hệ thống để kiểm soát mọi
  • 26. hình thức chân lý khác. Nếu người ta phát giác ra một nguyên tắc nào nhờ quan sát và nghiên cứu cõi thọ tạo thì nguyên tắc ấy phải được chân lý mặc khải trắc nghiệm. Thí dụ quan sát các hoá thạch thuộc nhiều lớp địa tầng không nhất thiết có nghĩa rằng các hoá thạch nằm ở những lớp dưới là cổ xưa nhất, và chúng “tiến hoá” để trở thành những hình thức phức tạp hơn. Chúng có liên quan gì với phần ký thuật của Kinh Thánh về công cuộc sáng tạo? Đâu là hằng ngàn các hoá thạch thủ vai trò trung gian khác? Bất cứ điều gì được dán nhãn hiệu chân lý mà không có nền móng trong chân lý mặc khải đều do suy lý cần phải tránh không được thu nhận làm nền móng cho đời sống chúng ta. Điều gì một khi đã được công bố là chân lý thì phải là chân lý miên viễn, chẳng bao giờ trở thành cái không-phải-là-chân-lý cả. Chân lý là bất biến và chẳng bao giờ trở thành cái không-phải-là-chân-lý nữa; nó có thể được ứng nghiệm rồi bị xếp qua một bên, như luật về tế lễ. Các phẩm cách của chân lý Luận cứ của loài người. Bốn luận cứ sau đây đều liên quan với các phẩm cách (qualifications) riêng, có thể hoặc không thể có trong đời sống một người. Luận cứ về tiêu chuẩn giáo dục. Vì một người có được một hoặc nhiều trình độ học vấn (bằng cấp) hay thứ bậc (địa vị) nào đó, thì không nhất thiết có nghĩa rằng những gì người ấy nói đều là chân lý, là phải, là tốt (thiện). Luận cứ về chuyên gia. Vì một người có kỹ năng hay kiến thức chuyên môn, không bảo đảm được rằng tất cả những gì người ấy nói đều là đúng, là thật Rất có thể phần nền móng thiết yếu (của ngành chuyên môn của người ấy) vốn sai lầm cho nên khiến cho luận cứ của người ấy trở thành vô giá trị (Điều này thường nằm trong lãnh vực chuyên môn của họ, nhưng thường thì trường hợp lại không xảy ra như thế. Điều càng xảy ra thường hơn, là họ lại cố gắng lạm dụng chuyên môn của mình về một lãnh vực để đưa ra những khẳng định, hay khiến người ta tin mình về một lãnh vực khác). Cũng vậy, kiến thức hay chỉ có sự học hỏi nghiên cứu cá nhân mà thôi, thì không bảo đảm được là người ấy đã tiếp xúc được với chân lý. Luận cứ của đức tin. Đức tin không phải là yếu tố có đầy đủ phẩm cách để xác lập chân lý. Khẳng định một hành động, một quyết định hay một niềm tin nào đó là đúng, là tốt bởi vì nó được thực hiện bởi đức tin chỉ là một phương cách che giấu sự dốt nát mà thôi. Một hành động không thể là đúng (chân lý) chỉ vì nó đã được thực hiện bởi đức tin. Đạo đức tình huống (Situational ethics) cũng đưa ra cùng một quan điểm như thế chỉ khác một điều là nó dùng tình yêu thương như yếu tố định phẩm. Chúng tôi không khuyến khích một nền “đạo đức tình huống thuộc linh”. Đức tin không hợp pháp hoá hay khiến cho chân lý trở thành có giá trị được. Cũng vậy, quả
  • 27. quyết rằng một niềm tin, đặc biệt nào đó là đúng, là thật, chỉ vì bạn tin như thế, thì chẳng bao giờ xác lập được rằng nó là đúng, là chân lý. Nhiều người đã và vẫn còn tin rằng thế gian này là bằng phẳng. Loại niềm tin (tín ngưỡng) này có thể hoặc không thể là nền móng vững chắc, hợp lý, hay trí thức. Luận cứ về lòng chân thành. Thật sự thành kính và hoàn toàn thành thật về một niềm tin nào đó cũng không xác lập được rằng nó là chân lý. Những khẳng định của một người thành thật và chỉ nói toàn sự thật không bảo đảm được cho sự thật hay xác lập được rằng điều người ấy nói là chân lý. Luận cứ do dốt nát. Khẳng định một điều gì đó không thể là có thật (chân lý) do thiếu kiến thức càng sai lầm và mù quáng như luận cứ vừa đề cập ở trên. “Vì tôi chẳng biết gì việc ấy cả, cho nên nó không có thật”, là một câu nói dối. Đã chẳng có bao nhiêu người Nhật bản được biết về các vũ khí nguyên tử. Theo thiển ý thì bảo rằng họ chẳng biết gì cả (dốt nát) về bom nguyên tử chắc cũng không phải là sai. Thế nhưng họ đã không ngăn cản được thực tại là sự tàn phá đã xảy ra khi những trái bom nguyên tử nổ. Dốt nát không phải là một hạnh phúc Điều bạn không biết vì dốt nát có thể gây tàn hại cho bạn. Luận cứ về thời gian, cả cổ xưa lẫn hiện đại. Có hai luận cứ có liên hệ mật thiết với nhau, nhưng hoàn toàn đối lập về tư tưởng. Khẳng định một lập trường là đúng chỉ vì “nó đã có từ lâu đời rồi” hoặc vì nó là “một quan điểm của tư tưởng hiện đại”, thì không bảo đảm được rằng nó là chân lý. Niềm tin rằng mặt trời chạy vòng quanh trái đất vốn là một ý niệm đã có từ rất lâu đời. Tự do kết hôn là một ý niệm rất mới trong liên hệ hôn nhân thế nhưng đó không phải là một ý niệm đúng (chân lý) hay hợp luân lý đạo đức. Luận cứ về nguyên trạng. Chân lý không phải và chẳng bao giờ được xác lập căn cứ vào việc nó đã được thực thi phổ biến (căn cứ vào những gì mà nhiều người khác vẫn làm hết sức phổ biến). Vì một việc gì đó đã được mọi người làm thật phổ biến, thì không có nghĩa rằng nó là đúng (chân lý). Trong những năm đầu của thập kỷ 1940, việc đưa người Do-thái vào phòng hơi ngạt vốn phổ biến bên Đức. Luận cứ về ích lợi. Vì một hành động hay niềm tin (tín ngưỡng) nào đó là có ích, hay vì nó giúp được cho mọi việc khác được trôi chảy, xong suốt, cũng không phải là một quyết định phê chuẩn được là nó đúng hay chân lý. Phá thai là một phương pháp rất hữu hiệu để kiểm soát sinh đẻ, tuy nhiên... Luận cứ về tập quán thông dụng hoặc tích cực. Điều này rất giống với điểm vừa được đề cập, ngoại trừ điểm chú trọng không phải là vào những gì nhiều người khác đang làm, nhưng là vào việc mà một cá nhân vẫn hay làm. Vì mỗi cá nhân đều hiện đang dấn thân vào một niềm tin hay hành động nào đó, không tạo giá trị hay xác lập nó như một chân lý được. Nó chỉ có thể chứng minh rằng cá nhân ấy đã dành cho nó một chỗ trong đời sống mình mà thôi.
  • 28. Luận cứ về chấp nhận. Khi một niềm tin hay hành động nào đó được chấp nhập hay tán thành, không hề chứng minh được rằng nó có giá trị luân lý đạo đức. Gian lận trong việc nộp thuế, có thể là một phương cách được tán thành và cấp nhận trong việc xúc tiến việc làm giàu cá nhân. Luận cứ căn cứ vào tiềm năng. Bảo rằng chân lý của một lập trường hay một ý niệm có giá trị hay không căn cứ vào tiềm năng chưa thể hiện của nó, có thể là một luận cứ vô căn cứ, chỉ do suy lý mà thôi. Luận cứ dựa trên các chứng cứ khoa học. Việc nghiên cứu cõi thọ tạo một cách khoa học đưa người ta đến chỗ hiểu biết các mối liên hệ trong công trình sáng tạo. Nó mô tả “thế nào” mà chẳng bao giờ có thể giải nghĩa “tại sao”. Những gì đã được “phát kiến” trong phòng thí nghiệm chỉ đúng và có thể được lặp lại đến một mức độ nào đó mà thôi (các suy diễn và kết luận của chúng có thể không chính xác, tùy theo các nền móng đã được giả định trước của chúng). Tuy nhiên, nó chỉ đúng trong điều kiện của phòng thí nghiệm. Cả khi nó có thể được sao y lại trong các điều kiện của môi trường bên ngoài, thì nó đã bị thay đổi rất nhiều vì phòng thí nghiệm không phải là môi trường bên ngoài. Hơn nữa, chân lý tự nhiên không hoặc không thể đề xuất hay xác lập chân lý luân lý đạo đức. Vì khoa học không thể cảm nhận hay thí nghiệm chân lý đạo đức, nó cũng không vì thế mà loại trừ được chân lý nền tảng về mặt đạo đức. Luận cứ về tính phổ biến. Khi một ý kiến được đa số quần chúng chấp nhận, nó không bảo đảm được cho một lập trường nào đó là đúng hay sai. Đa số có thể cầm quyền; nhưng một tập thể cầm quyền không thể không sai lầm hay được ban cho cái khả năng đặc biệt để xác lập chân lý (chẳng bao lâu trước đây, trong lịch sử Hoa-kỳ, đại đa số quần chúng đã chủ trương rằng người da đen là hạng người thấp kém). Chỉ có những cá nhân nào có quyền đề cao các giá trị là những người phản ảnh chính xác chân lý. Các chính quyền vốn do Thượng Đế thiết lập nên phải phản ảnh đúng phương diện đạo đức của Đấng đã thiết lập cho nó. Các Cơ Đốc nhân có trách nhiệm đề cao và xác lập các giá trị hài hoà với mục đích nguyên thủy của nó. Luận cứ về sự hiểu biết. Nếu một câu phát biểu được thông suốt và lãnh hội thấu đáo, nó không nhất thiết đã là một chân lý đã được xác lập và khẳng định. Tôi không hiểu rõ hay lãnh hội đầy đủ giáo lý về Thượng Đế Ba Ngôi, thế nhưng tôi không dám chểnh mãng, hay gạt bỏ chân lý ấy qua một bên, chỉ vì mình không hiểu rõ nó. Luận cứ về sắc lịnh một uy quyền kém hơn (uy quyền kém hơn muốn nói ở đây là bất luận uy quyền nào thấp kém hơn Thượng Đế). Việc một chính quyền hay một tổ chức hoặc một tập thể người nào đó phê duyệt một chính sách, hoặc lập trường rồi đưa nó ra để thi hành không hề bảo đảm được là nó chính xác hoặc là chân lý. Trường hợp ngoại lệ nếu điều đã quy định hoặc
  • 29. phê chuẩn đó là việc ứng dụng chính xác một mạng lịnh của Kinh Thánh. Luận cứ về sự thành công theo số đông. Số người theo một niềm tin hay tập tục nào đó không hề chứng nghiệm hay phủ nhận được nó là chân lý Bảo rằng một điều gì đó sở dĩ đúng chỉ vì số người tham gia, là không đưa ra một nền tảng đúng để xác định điều gì là đúng (chân lý). Luận cứ về kinh nghiệm. Khi có người bảo rằng một niềm tin nào đó là đúng vì kinh nghiệm, từng trải của người ấy phù hợp với nó, thì điều này không xác lập được nó là một hành động hay biến cố thuộc về đời sống của tôi. Những tín đồ Mormons cảm thấy một “ngọn lửa thiêu đốt lòng họ”, thế nhưng hậu thuẫn cho chân lý chỉ bằng một điều gì đó quan trọng hơn chứng bị khó tiêu hoá của tôi một chút, thì không chính đáng lắm. Rất có thể đó là một từng trải rất thật mà họ đã gặp, nhưng điều đó tự nó không thể là một phẩm chất căn bản cho đời sống tôi. Luận cứ về tính cách thích hợp. Nếu đó là hành động tốt nhất hay thích hợp nhất phải làm, thì không bảo đảm được đó là chân lý, đúng, phải, hay đạo đức Hoàn cảnh, tình hình chẳng bao giờ xác định được chân lý là gì. Luận cứ về sự im lặng hay thiếu chứng cứ hậu thuẫn đối lập Khẳng định rằng một chân lý nào đó là đúng vì chẳng ai nói gì để chống lại nó, hay không hề có tiếng nói hay ý kiến nào bất đồng hay trái ngược lại nó, không phải là nền móng đủ và cần để chứng minh đó là chân lý. Lập trường này là một luận cứ rút ra từ sự im lặng, mà làm như thế là xây dựng một lập trường thiếu nền móng. Luận cứ về tình cảm hay cảm xúc. Sự hiện diện hay vắng bóng của một số cảm xúc hay cảm thức khi chúng được buộc chặt vào một “chân lý” đặc thù nào đó không hề chứng minh hay xác lập rằng ý niệm đó là đúng. Chúng có thể nảy sinh do tiếp xúc với chân lý, nhưng những cảm xúc tích cực tôi kinh nghiệm về một lập trường nào đó không khiến được nó trở thành đúng. Tôi có thể cảm thấy làm tình với một người nào đó, không phải là vợ tôi, là phải lẽ; thế nhưng cảm thức ấy không khiến được việc ấy “trở thành phải lẽ”. Luận cứ về tính cách hợp lý. Chỉ có tiến trình lý luận mà thôi thì không bảo đảm hay xác định được chân lý. Các đại tiền đề hoặc tiểu tiền đề có thể là sai. Nó có thể cũng không đặt trên nền móng là Kinh Thánh như một luận cứ của sự im lặng. Thuyết hai lần tiền định (double predestination) có vẻ là một ý niệm hợp lý, nhưng không phải là một ý niệm theo Kinh Thánh. Luận cứ về quyền lực. “Lý lẽ của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng”. Sức mạnh không thể quyết đoán điều gì là phải, là chân lý; nó chỉ ép được người ta vào một khuôn mẫu hành động nào đó có thể sẽ bị thay đổi khi có một cá nhân hay tập thể mạnh hơn nắm quyền cai trị kiểm soát. Trong hệ thống này cha6n lý thay đổi với con người đang nắm quyền hay với một nhóm có quyền lực chết. Cuối cùng, việc này dẫn đến một nhà cầm quyền ích kỷ, vị