SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
Download to read offline
Trở Về Mái Nhà Xưa
Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường, sinh năm 1895, một học giả nổi tiếng của Trung
Hoa, không phải là một nhân vật xa lạ với đa số chúng ta. Sau khi hoàn tất
việc học tại Trung Quốc, ông đã học thêm tại Đại Học Harvard, Hoa Kỳ, và
tại Đức Quốc. Ông về nước và đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong
ngành giáo dục như giáo sư Anh Văn tại viện Đại Học Quốc Gia Bắc Kinh,
Giám Đốc Học Vụ Viện Đại Học Phụ Nữ Bắc Kinh, chủ bút phần Anh Ngữ
cho tờ Academia Sinica. Ông cũng là chủ bút của nhiều tạp chí chuyên môn
ở Á Châu, làm Viện Trưởng Viện Đại Học Nanyang ở Singapore, và Giám
Đốc Phân Bộ Văn Hóa Nghệ Thuật của tổ chức UNESCO.
Năm 1937, Tiến Sĩ Lâm Ngữ Đường xuất bản quyển The Importance of
Living (Nguyễn Hiến Lê đã dịch ra tiếng Việt với tựa đề Một Quan Niệm Về
Sống Đẹp). Đây là quyển sách nổi tiếng nhất của ông, sách nầy đã dẫn đầu
số sách bán chạy nhất lúc đó.
Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường sinh trưởng trong một gia đình Cơ Đốc và theo học
trường đạo từ nhỏ, nhưng khi lớn lên ông đã khước từ niềm tin đó và chủ
trương sống theo triết lý Khổng Mạnh. Trong quyển Một Quan Niệm Về
Sống Đẹp, Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường dành nguyên một chương nói về niềm
tin của mình và cho biết sở dĩ ông chống Cơ Đốc giáo vì đối với ông đạo
nầy quá "kiêu ngạo," cho rằng mình có thể biết Thượng Đế và định nghĩa
được Thượng Đế. Về phương diện đạo đức, ông cho rằng đường lối của
Khổng giáo hay hơn Cơ Đốc giáo trong việc hướng dẫn đời sống con người.
Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường cũng viết thêm nhiều sách khác, phần lớn về văn
hóa và triết học của Trung Hoa và Ấn Độ. Chính ông là người đã phát minh
ra máy đánh chữ tiếng Trung Hoa. Tài năng của ông đã khiến ông trở thành
biểu tượng cho học giả của Á Đông hiện đại. Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường cư
ngụ tại New York trước khi ông qua đời tại đây vào năm 1976. Trong những
năm ở tại New York, vợ ông thường đi nhà thờ Hội Trưởng Lão ở đại lộ
Madison. Một Chúa Nhật nọ, bà rủ ông cùng đi...
Phần còn lại của câu chuyện được đăng trong báo Presbyterian Life, xuất
bản ngày 15-4-1959, dưới tựa đề: "Tại sao tôi trở lại với Cơ Đốc giáo?"
Nhiều người đã hỏi tôi (có người hỏi với giọng vui sướng, có người với vẻ
thất vọng) rằng, tại sao một người từng kể mình là người vô đạo như tôi lại
trở về với Cơ Đốc giáo? Tôi trở về với đức tin Cơ Đốc và gia nhập Hội
Thánh của Chúa là vì tôi muốn quay về với ý thức về Thượng Đế và tình yêu
của Ngài mà Chúa Giê-xu đã mạc khải cho tôi cách đơn giản và rõ ràng.
Câu hỏi quan trọng nhất trong đời sống là: Con người có thể sống mà không
cần đến tôn giáo hay không? Trong hơn ba mươi năm, tôn giáo duy nhất của
tôi là chủ nghĩa nhân bản (humanism), hay nói đúng hơn là quan niệm của
Khổng giáo về cuộc đời. Quan niệm này cho rằng nhờ giáo dục, con người
có thể làm cho mình trở nên người toàn thiện. Đây cũng là quan niệm chủ
trương rằng con người thừa sức để giải quyết những vấn đề của chính mình.
Bây giờ thì tôi tin rằng nếu không có tôn giáo, con người không thể nào sống
còn. Con người không thể nào, và sẽ chẳng bao giờ có thể tự giải quyết vấn
đề của chính mình và tôn giáo nào dựa vào khả năng tự trở thành toàn thiện
để cứu giúp người thì chưa thể kể là tôn giáo.
Con người cần được nối kết với một Sức Mạnh ở bên ngoài và lớn hơn chính
mình. Tôi tin rằng đức tin Cơ Đốc, qua sự mạc khải của Chúa Cứu Thế, đã
cung ứng cho con người con đường duy nhất dẫn đến Thượng Đế. Và tôi
cũng phải công nhận rằng, khi tinh thần vô tôn giáo và chủ nghĩa vật chất gia
tăng, thì tinh thần của con người cũng băng hoại và yếu mòn. Chính tôi đã
chứng kiến những hành động tệ hại của một quốc gia sống mà không kể gì
đến Thượng Đế.
Đến đây có lẽ tôi cũng nên nói qua về chính mình tôi để quý vị rõ. Gia đình
tôi theo Cơ Đốc giáo đã ba đời. Cha tôi là mục sư của Hội Trưởng Lão. Ông
làm mục sư tại một làng nằm trong miền núi hẻo lánh, gần cửa khẩu Hạ
Môn, thuộc vùng biển Đông Nam của Trung Quốc. Nơi chúng tôi sống là
một thung lũng có núi bao bọc chung quanh, cũng chính vì thế mà người ta
gọi làng tôi là "cái hồ." Thời thơ ấu của tôi thật tươi đẹp, tôi được sống gần
với Chúa, bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ mà Ngài đã tạo dựng. Tôi được
thưởng thức vẻ đẹp của những đám mây phủ trên các đỉnh núi cao, đồng cỏ
xanh ngát dưới ánh hoàng hôn, tiếng róc rách của dòng suối nhỏ. Những kỷ
niệm này ảnh hưởng đến niềm tin của tôi rất nhiều, nó làm tôi chán ghét tất
cả những gì giả tạo, phiền toái và nhỏ bé.
Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống đơn sơ, nhưng đầy tình thương. Anh chị
em chúng tôi không được phép cãi nhau, và thật vậy, chúng tôi chẳng bao
giờ cãi nhau. Trong nhà ai cũng ham học, ai cũng muốn học hành đến nơi
đến chốn. Nhưng lúc đó, mới đầu thế kỷ hai mươi, Từ Hi Thái Hậu còn cầm
quyền tại Trung Quốc. Cha tôi nói với chúng tôi giọng nửa đùa nửa thật
rằng, ông hy vọng một ngày kia tôi sẽ được du học ở Đại Học Berlin hoặc
Oxford. Gia đình chúng tôi thường hay mơ ước những chuyện viển vông
như thế.
Sau đó ít lâu, một biến cố xảy ra trong gia đình đã tạo ảnh hưởng sâu đậm
trong đời tôi. Người chị thứ hai của tôi, rất thông minh và hiền hậu, muốn đi
học đại học, nhưng ở Trung Hoa lúc đó việc học hành là của con trai chứ ít
ai nghĩ đến cho con gái. Hơn nữa, cha tôi chỉ có thể lo cho một người ăn học
mà thôi. Vì thế, năm 21 tuổi, chị tôi đi lấy chồng. Tôi còn nhớ ngày hôm đó,
tôi và chị tôi cùng xuôi một chuyến đò: chị đi về nhà chồng, còn tôi lên
Thượng Hải để vào đại học. Lúc chia tay, chị tôi lấy trong túi chiếc áo cưới
bốn mươi đồng bạc, giúi vào tay tôi, vừa khóc vừa nói: "Chị là con gái,
không được đi học, còn em, được đi học đại học, đừng lãng phí cơ hội. Em
ráng học để mai kia trở nên một người tốt, hữu dụng và nổi tiếng."
Hai năm sau, chị tôi chết vì bệnh dịch hạch. Bốn mươi đồng chị cho tôi đã
tiêu hết, nhưng những lời chị nhắn nhủ, tôi chẳng bao giờ quên! Lên Thượng
Hải, tôi chọn ngành thần học để ra làm mục sư, nhưng chẳng biết vì sao, tôi
cảm thấy môn thần học thật là vô nghĩa, và tôi đâm ra chán, không muốn
học nữa. Nghĩ rằng nên thành thật với chính mình là hơn, nên tôi bỏ ý định
làm mục sư. Và dù vẫn còn lòng tin nơi Chúa, tôi cũng bỏ, không đi nhà thờ
nữa!
Từ đó những ảnh hưởng chung quanh tôi đã khiến tôi trở thành người ngoại
đạo. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi lên Bắc Kinh để đi dạy. Cũng như bao
nhiêu sinh viên khác ở trường thần học ra, tiếng Trung Hoa của tôi rất kém.
Tôi cũng không biết nhiều về văn học dân gian, và là tín đồ Tin Lành lúc đó,
tôi không được phép nghe nhạc đời. Mỗi khi đi ngang qua rạp hát, chúng tôi
phải nhìn thẳng phía trước mà đi, không được lảng vảng gần những nơi ấy.
Hồi nhỏ, tôi biết chuyện Giô-suê thổi kèn làm cho tường thành Giê-ri-cô sụp
đổ, nhưng chẳng ai kể cho tôi nghe chuyện nước mắt của nàng Mạnh
Khương làm trôi một góc Vạn Lý Trường Thành! Tiếp xúc với một xã hội
Trung Hoa thật sự với tất cả những hào nhoáng của Bắc Kinh, tôi thấy xấu
hổ trước sự dốt nát của mình nên tôi đã lao đầu vào việc nghiên cứu văn
chương và triết học Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với người được trưởng dưỡng trong một gia đình "đạo dòng"
như tôi, đó không phải là chuyện dễ. Tôi lo sợ khi phải bước ra khỏi thế giới
có Chúa bao bọc để bước vào một thế giới hoàn toàn ngoại giáo. Nhưng rồi
một người bạn của tôi, một nhà trí thức theo đường lối giáo dục mới đã thu
hút tôi với chủ trương "nhân chi sơ tính bản thiện" của Nho giáo! Tôi biết
rằng, Đức Khổng Tử đã dạy con người thà chết lành hơn sống dữ! Mạnh Tử
cũng đã nói: "Tôi yêu đời sống nhưng cũng yêu lẽ phải, nếu không thể có cả
hai, tôi sẽ sẵn sàng hy sinh đời sống để được lẽ phải."
Đó là căn bản của chủ nghĩa nhân bản: cậy vào sức mạnh và lý trí để nâng
cao và cải thiện chính mình, rồi sau đó cải thiện cả thế giới! Đây cũng là chủ
trương của những nhà duy lý trong thế kỷ 18 (theo tôi, chủ trương nầy cũng
chịu ảnh hưởng ít nhiều của Nho giáo) như Voltaire, Diderot, Leibnitz. Đây
là thời đại mệnh danh là Thời Đại Khai Sáng.
Chủ thuyết nầy đã làm thỏa mãn tâm hồn tôi suốt nhiều năm. Nhưng rồi qua
kinh nghiệm và những phút suy tư, tôi thấy hình như có một cái gì bất an bắt
đầu xâm chiếm tâm hồn. Tôi nhận thấy rằng thời đại Khai Sáng theo chủ
nghĩa nhân bản đã nảy sinh ra chủ nghĩa vật chất. Niềm tin tưởng vào chính
mình gia tăng, nhưng niềm tin đó không làm con người trở nên thánh thiện
hơn. Con người có thể tài giỏi hơn, nhưng càng ngày con người càng mất đi
tính mềm mại, khiêm tốn của một người đứng trước sự hiện diện của
Thượng Đế. Lịch sử hiện đại chỉ cho tôi thấy rõ rằng, thiếu đức khiêm tốn
ấy, con người dù rất tiến bộ về kỹ thuật và vật chất, đã trở nên những con
người dã man và tàn ác.
Vì càng ngày càng không thỏa lòng với chủ nghĩa nhân bản, tôi luôn luôn tự
hỏi: "Có tôn giáo nào trên đời này có thể đáp ứng được niềm khao khát của
những người văn minh học thức không?"
Cũng giống như chủ nghĩa nhân bản, Nho giáo với tất cả những giáo huấn
đạo đức cao siêu, vẫn không đủ để cải thiện con người vì đã nhiều lần, nhiều
cách, con người chứng tỏ rằng mình không tốt đẹp chút nào. Phật giáo, là
đạo từ bi, đặt căn bản trên triết lý cho rằng tất cả những gì có thể cảm biết
được trên đời này chỉ là ảo ảnh. Điều hay nhất và điều duy nhất mà Phật
giáo có thể cống hiến cho đời là cho con người biết rằng, "Đời là bể khổ!"
Triết lý của Lão giáo thì rất gần với Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu.
Tuy nhiên, chủ trương trở về với thiên nhiên và chữ "nhàn" của Lão giáo
chẳng những không thích hợp với đời sống văn minh mà cũng không giải
quyết được vấn đề của con người hiện đại.
Có lẽ trong thời gian này, đức tin của thời thơ ấu đã sống lại trong tiềm thức
tôi. Trong những năm đó, mỗi lần chúng tôi di chuyển đến nơi nào, nhà tôi
cũng tìm đến nhà thờ để đi lễ. Thỉnh thoảng tôi cũng đi theo. Dầu vậy, mỗi
lần ở nhà thờ về, tôi cảm thấy thất vọng hơn là phấn khởi. Tôi không thể nào
chịu nổi khi phải nghe một bài giảng quá dở. Tôi khó chịu mỗi khi nghe vị
mục sư nói về tội lỗi, địa ngục và diêm sinh trong hồ lửa. Cuối cùng tôi tự
nhủ sẽ chẳng bao giờ trở lại nhà thờ nữa!
Nhưng rồi một Chúa Nhật nọ, khi đang ở New York, nhà tôi lại rủ tôi đi nhà
thờ. Nhà tôi thuyết phục tôi bằng cách nói rằng, "Anh có thể không đồng ý
với nội dung bài thuyết giảng, nhưng thế nào cũng phải cảm phục văn
chương và tài hùng biện của vị mục sư này!" Lúc đầu tôi ngần ngừ nhưng
cuối cùng tôi quyết định đi. Đó là nhà thờ Hội Trưởng Lão ở đường
Madison, và vị mục sư là Tiến Sĩ David Read.
Văn chương của Tiến Sĩ Read thật hay và cách ông trình bày bài giảng thật
khéo, nhưng đó không phải là lý do chính khiến tôi thích bài thuyết giảng
hôm ấy. Sáng hôm đó ông nói về sự sống vĩnh cửu và tôi chăm chú theo dõi
từng lời từng tiếng. Đối với tôi, thiên đàng không có gì hấp dẫn nếu đó chỉ là
nơi mà ta sẽ sống đời đời để ca tụng Chúa, là nơi mà mọi sự đều an lành,
không còn đói khát, than khóc, và cứ như thế hết ngày này sang ngày khác.
Hình ảnh cổng thiên đàng đầy ngọc quý đối với tôi chỉ là nơi mà các ông chủ
tiệm cầm đồ mơ ước được đặt chân đến. Chỉ những người chưa được đặt
chân đến Tiffany's (một tiệm bán nữ trang đắt tiền ở New York) trên đời này
thì mới mơ ước được vào một nơi sang trọng như thế ở đời sau!
Trong bài giảng, vị mục sư hỏi, "Sống đời đời nghĩa là gì?" Và ông trả lời,
"Sống đời đời không phải chỉ có nghĩa là sống mãi mãi. Sống đời đời là sống
cao hơn đời sống thân xác: ăn, ngủ, sinh sản; có ý nghĩa hơn đời sống thế
tục: đi làm, trả nợ, nuôi con ăn học."
Vị mục sư nói tiếp, "Có một sự sống cao quý hơn, trong đó con người hướng
đến những giá trị tâm linh, đưa con người đến chỗ vị tha, sẵn sàng hy sinh
cho người khác. Cuộc sống cao quý ấy liên quan đến những giá trị tâm linh,
ý thức về huyền nhiệm của những giá trị đạo đức trong tâm hồn và thiên
đàng chỉ là một phần của đời sống ấy. Đây là sự sống kéo dài mãi mãi và
trên bình diện đó, đời đời nghĩa là đời đời thỏa mãn!"
Tôi tiếp tục trở lại nhà thờ đó mỗi tuần. Tôi trở lại để nghiên cứu, để học
những điều đẹp đẽ và đơn thuần nhưng tuyệt vời cao siêu trong lời dạy của
Chúa Giê-xu. Cũng như sứ đồ Phao-lô ngày xưa, những chiếc vảy cá bắt đầu
rớt ra khỏi mắt tôi.
Tôi khám phá nhiều điều mới lạ trong Kinh Thánh như thể là tôi chưa được
đọc Kinh Thánh bao giờ. Tôi khám phá ra rằng, từ xưa đến giờ chưa có ai
dám nói những lời như Chúa Giê-xu đã nói. Ngài nói Thượng Đế tức là Đức
Chúa Cha, là Đấng biết rõ chính Ngài và hòa làm một với Ngài trong tình
yêu và trong sự hiểu biết. Không một bậc thầy nào ở đời này hiểu biết và có
mối quan hệ đặc biệt như thế đối với Thượng Đế. Chính vì sự hiểu biết và
mối quan hệ mật thiết đó mà Chúa Giê-xu đã dám tuyên bố một cách mạnh
mẽ rằng: "Ai thấy ta là đã thấy Cha!"
Một điều khác cũng làm tôi ngạc nhiên vô cùng, đó là Thượng Đế mà Chúa
Giê-xu mạc khải khác hẳn với Thượng Đế trong ý niệm sai lầm của con
người. Lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu trên cây thập tự cho tôi thấy một
tình yêu mới: "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì!"
Lời đó trong cả lịch sử loài người chưa có ai dám nói, và nó đã bày tỏ
Thượng Đế là Đấng tha thứ, không phải trên lý thuyết, nhưng tha thứ qua sự
hy sinh cụ thể, rõ ràng của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Không một bậc thánh hiền
nào có thể tuyên bố một câu đầy ý nghĩa như câu: "Nếu các ngươi làm việc
này cho một người hèn mọn nhất của anh em ta, là đã làm cho chính mình
ta." Chữ "ta" trong câu này là hình ảnh của Thượng Đế ngồi ghế chánh án
trong phiên tòa chung thẩm, nhưng lại đặc biệt lưu tâm đến những người
nghèo đói, những góa phụ đáng thương và những trẻ mồ côi tàn tật. Tôi
thầm nghĩ, Chúa Giê-xu nói câu này với tư cách của một bậc Thầy, một
người có toàn quyền trên cõi sống và cõi chết. Bài học tình yêu, nhân từ,
thương xót đã được cụ thể hóa trong chính cuộc đời của Ngài. Cũng vì thế
bao nhiêu người đã đến với Ngài, không chỉ vì kính phục nhưng vì muốn tôn
thờ Chúa. Cũng chính vì thế mà ánh sáng làm cho Thánh Phao-lô bị mù lòa
trên đường đến thành Đa-mách đã tiếp tục soi đường dẫn lối cho con người
qua bao nhiêu thế kỷ.
Dĩ nhiên tôi biết rằng, khi nói Thượng Đế là tình thương và tình thương đó
sẽ biến thế giới con người trở nên tốt đẹp, thì những người theo chủ nghĩa
duy vật ngày nay sẽ chế nhạo, vì họ cho rằng thế giới này chẳng qua chỉ là
một mớ những hạt nhân nguyên tử, chạy theo những định luật vật lý mù
quáng. Phúc Âm và tình thương của Thượng Đế cũng bị những người theo
chủ nghĩa Mác-xít coi thường, xen lẫn sợ hãi, vì họ luôn chủ trương hận thù
và bạo động. Thật ra tôi nghĩ rằng, không có một lý thuyết nào trên đời này,
kể cả thuyết nhân bản, có thể giúp con người chừa bỏ được tính thù ghét,
bạo động, thủ đoạn và gian dối, ngoại trừ những lời dạy mạnh mẽ của Chúa
Giê-xu. Cũng vì thế, nếu người Cộng Sản muốn tiến đến chỗ thành lập một
xã hội vật chất vô thần, điều đầu tiên họ phải làm là phải tiêu diệt cho được
lòng kính sợ Thượng Đế nơi con người! Do đó, Cơ Đốc nhân chân chính
không thể là một người Cộng Sản, và ngược lại, một đảng viên Cộng Sản
cũng không thể nào là môn đồ của Chúa Giê-xu được. Cho nên, tranh chấp
giữa một xã hội vô thần với một xã hội đặt Thượng Đế làm chủ trong lòng
người, là điều chắc chắn và dĩ nhiên.
Tôi không còn đặt câu hỏi: "Có tôn giáo nào có thể làm thỏa mãn tâm hồn
con người của thời đại tân tiến này không?" bởi vì tôi biết là có. Trở về với
Thánh Kinh, tôi thấy Thánh Kinh không chỉ là quyển sách ghi lại những dữ
kiện lịch sử, nhưng cũng ghi lại sự mạc khải chính xác, qua Chúa Giê-xu;
chính sự mạc khải đó đã đem Thượng Đế xuống ngang tầm mắt của tôi, để
tôi có thể biết Ngài. Tôi đi nhà thờ trở lại, và sung sướng được ngồi ở hàng
ghế quen thuộc mỗi sáng Chúa Nhật. Tôi tin rằng chúng ta đi nhà thờ không
phải vì chúng ta là người có tội; cũng không phải vì chúng ta là người đạo
đức mẫu mực. Chúng ta đi nhà thờ vì ý thức được gia sản thiêng liêng của
mình, vì nhận thức rõ giá trị cao quý của con người; cũng như vì biết rõ
những thất bại và tính tự cao tự mãn cố hữu của con người. Nếu không nhờ
vào một quyền lực mạnh mẽ từ bên ngoài, chúng ta có thể ngã trở lại vào cái
hố tự cao tự mãn ấy một cách dễ dàng.
Người nào muốn thấy được vẻ đẹp tuyệt vời và muốn kinh nghiệm được sức
mạnh tinh thần trong lời dạy của Chúa Giê-xu, người ấy phải loại bỏ những
sáo ngữ tôn giáo, là điều thường làm cho lời dạy của Chúa bị lu mờ. Chính
Chúa Giê-xu đã đơn giản hóa và đã cô đọng tất cả tinh hoa của Cơ Đốc giáo
trong hai điều luật: kính Chúa, yêu người. Hai điều luật này đầy đủ hơn tất
cả những niềm tin khác và bao gồm đầy đủ tất cả luật pháp và lời tiên tri, tức
là cả bộ Thánh Kinh. Cuộc đời của Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài đã
đem lại thỏa mãn cho tâm hồn tôi, sự thỏa mãn ấy cứ được tươi mới hơn mỗi
ngày. Cả thế giới này cũng sẽ không tìm được sự thỏa mãn hoàn toàn cho
tâm hồn nếu thiếu Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài.
Nhìn lại, tôi thấy suốt ba mươi năm qua tôi sống trên đời nầy như một trẻ
mồ côi, nhưng bây giờ tôi không còn mồ côi nữa! Tôi bị trôi giạt đã lâu,
nhưng nay tôi đã tìm được bến bờ. Buổi sáng Chúa Nhật tôi trở lại nhà thờ,
cũng là ngày tôi trở về với mái nhà thân yêu.
Lâm Ngữ Đường

More Related Content

What's hot

Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng NghiệmĐào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng NghiệmPhát Nhất Tuệ Viên
 
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnLữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnPhát Nhất Tuệ Viên
 
Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh   Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh Little Daisy
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngPhát Nhất Tuệ Viên
 
Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newThe Golden Ages
 
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dichLieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dichlyquochoang
 
Bí pháp luyện đạo-Bát nương diêu trì cung.
Bí pháp luyện đạo-Bát nương diêu trì cung.Bí pháp luyện đạo-Bát nương diêu trì cung.
Bí pháp luyện đạo-Bát nương diêu trì cung.Chiến Thắng Bản Thân
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Nguyễn Bá Quý
 
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lamVu Duc Nguyen
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gìĐan Giang
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Phật Ngôn
 

What's hot (17)

Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng NghiệmĐào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
 
NỘI LỰC TỰ SINH.
NỘI LỰC TỰ SINH.NỘI LỰC TỰ SINH.
NỘI LỰC TỰ SINH.
 
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnLữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
 
Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh   Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
 
Liễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ HuấnLiễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ Huấn
 
Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5new
 
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dichLieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
 
Bí pháp luyện đạo-Bát nương diêu trì cung.
Bí pháp luyện đạo-Bát nương diêu trì cung.Bí pháp luyện đạo-Bát nương diêu trì cung.
Bí pháp luyện đạo-Bát nương diêu trì cung.
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
 
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam
101 cau chuyen_thien_-_tran_truc_lam
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
Tro lai thien duong
Tro lai thien duongTro lai thien duong
Tro lai thien duong
 
Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢKINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 

Viewers also liked

Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanLong Do Hoang
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christLong Do Hoang
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troiLong Do Hoang
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienLong Do Hoang
 
Manifiesto dia contra el sida cv 2011
Manifiesto dia contra el sida cv 2011Manifiesto dia contra el sida cv 2011
Manifiesto dia contra el sida cv 2011GEMMA DesOrienta
 
Evidencias: Módulo 1: Nivelatorio
Evidencias: Módulo 1: NivelatorioEvidencias: Módulo 1: Nivelatorio
Evidencias: Módulo 1: NivelatorioAlejandra Chica
 
Matter concept check
Matter concept checkMatter concept check
Matter concept checkAndrew_Cox
 
Capturas de pantalla sesión iii
Capturas de pantalla sesión iiiCapturas de pantalla sesión iii
Capturas de pantalla sesión iiiAlejandra Chica
 
Secuencia didática de matemáticas
Secuencia didática de matemáticas   Secuencia didática de matemáticas
Secuencia didática de matemáticas Alejandra Chica
 

Viewers also liked (20)

Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Manifiesto dia contra el sida cv 2011
Manifiesto dia contra el sida cv 2011Manifiesto dia contra el sida cv 2011
Manifiesto dia contra el sida cv 2011
 
Evidencias: Módulo 1: Nivelatorio
Evidencias: Módulo 1: NivelatorioEvidencias: Módulo 1: Nivelatorio
Evidencias: Módulo 1: Nivelatorio
 
Matter concept check
Matter concept checkMatter concept check
Matter concept check
 
Ensayo sesion 1
Ensayo sesion 1Ensayo sesion 1
Ensayo sesion 1
 
950946
950946950946
950946
 
Spreadsheet yr7
Spreadsheet   yr7Spreadsheet   yr7
Spreadsheet yr7
 
Capturas de pantalla sesión iii
Capturas de pantalla sesión iiiCapturas de pantalla sesión iii
Capturas de pantalla sesión iii
 
Secuencia didática de matemáticas
Secuencia didática de matemáticas   Secuencia didática de matemáticas
Secuencia didática de matemáticas
 
Reinventateahora
ReinventateahoraReinventateahora
Reinventateahora
 
Apresentação1
Apresentação1Apresentação1
Apresentação1
 

Similar to Tro ve mai nha xua

Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đạiHuong Phung
 
Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dongco_doc_nhan
 
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếmCuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếmminh le
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong deLong Do Hoang
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong deco_doc_nhan
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinco_doc_nhan
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxTOAN Kieu Bao
 
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt maĐặng Phương Nam
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Vo Hieu Nghia
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớNguyen Kim Son
 
Nghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nayNghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nayQuoc Nguyen
 
Nhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcNhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcHoàng Lý Quốc
 

Similar to Tro ve mai nha xua (20)

Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đại
 
Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Thượng đế giảng chân lý
Thượng đế giảng chân lýThượng đế giảng chân lý
Thượng đế giảng chân lý
 
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếmCuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong de
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong de
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
 
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt ma
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
 
Nghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nayNghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nay
 
Nhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcNhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa học
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 

More from Long Do Hoang

Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandLong Do Hoang
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiLong Do Hoang
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhLong Do Hoang
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaLong Do Hoang
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docLong Do Hoang
 
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho beLong Do Hoang
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianLong Do Hoang
 
Nhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thayNhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thayLong Do Hoang
 

More from Long Do Hoang (19)

Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Quy luat tien bac
Quy luat tien bacQuy luat tien bac
Quy luat tien bac
 
Quan ly tien bac
Quan ly tien bacQuan ly tien bac
Quan ly tien bac
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co doc
 
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
 
Nhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thayNhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thay
 

Recently uploaded

CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (14)

CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 

Tro ve mai nha xua

  • 1. Trở Về Mái Nhà Xưa Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường, sinh năm 1895, một học giả nổi tiếng của Trung Hoa, không phải là một nhân vật xa lạ với đa số chúng ta. Sau khi hoàn tất việc học tại Trung Quốc, ông đã học thêm tại Đại Học Harvard, Hoa Kỳ, và tại Đức Quốc. Ông về nước và đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục như giáo sư Anh Văn tại viện Đại Học Quốc Gia Bắc Kinh, Giám Đốc Học Vụ Viện Đại Học Phụ Nữ Bắc Kinh, chủ bút phần Anh Ngữ cho tờ Academia Sinica. Ông cũng là chủ bút của nhiều tạp chí chuyên môn ở Á Châu, làm Viện Trưởng Viện Đại Học Nanyang ở Singapore, và Giám Đốc Phân Bộ Văn Hóa Nghệ Thuật của tổ chức UNESCO. Năm 1937, Tiến Sĩ Lâm Ngữ Đường xuất bản quyển The Importance of Living (Nguyễn Hiến Lê đã dịch ra tiếng Việt với tựa đề Một Quan Niệm Về Sống Đẹp). Đây là quyển sách nổi tiếng nhất của ông, sách nầy đã dẫn đầu số sách bán chạy nhất lúc đó. Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường sinh trưởng trong một gia đình Cơ Đốc và theo học trường đạo từ nhỏ, nhưng khi lớn lên ông đã khước từ niềm tin đó và chủ trương sống theo triết lý Khổng Mạnh. Trong quyển Một Quan Niệm Về Sống Đẹp, Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường dành nguyên một chương nói về niềm tin của mình và cho biết sở dĩ ông chống Cơ Đốc giáo vì đối với ông đạo nầy quá "kiêu ngạo," cho rằng mình có thể biết Thượng Đế và định nghĩa được Thượng Đế. Về phương diện đạo đức, ông cho rằng đường lối của Khổng giáo hay hơn Cơ Đốc giáo trong việc hướng dẫn đời sống con người. Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường cũng viết thêm nhiều sách khác, phần lớn về văn hóa và triết học của Trung Hoa và Ấn Độ. Chính ông là người đã phát minh ra máy đánh chữ tiếng Trung Hoa. Tài năng của ông đã khiến ông trở thành biểu tượng cho học giả của Á Đông hiện đại. Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường cư ngụ tại New York trước khi ông qua đời tại đây vào năm 1976. Trong những năm ở tại New York, vợ ông thường đi nhà thờ Hội Trưởng Lão ở đại lộ Madison. Một Chúa Nhật nọ, bà rủ ông cùng đi... Phần còn lại của câu chuyện được đăng trong báo Presbyterian Life, xuất bản ngày 15-4-1959, dưới tựa đề: "Tại sao tôi trở lại với Cơ Đốc giáo?" Nhiều người đã hỏi tôi (có người hỏi với giọng vui sướng, có người với vẻ thất vọng) rằng, tại sao một người từng kể mình là người vô đạo như tôi lại trở về với Cơ Đốc giáo? Tôi trở về với đức tin Cơ Đốc và gia nhập Hội Thánh của Chúa là vì tôi muốn quay về với ý thức về Thượng Đế và tình yêu của Ngài mà Chúa Giê-xu đã mạc khải cho tôi cách đơn giản và rõ ràng. Câu hỏi quan trọng nhất trong đời sống là: Con người có thể sống mà không cần đến tôn giáo hay không? Trong hơn ba mươi năm, tôn giáo duy nhất của tôi là chủ nghĩa nhân bản (humanism), hay nói đúng hơn là quan niệm của
  • 2. Khổng giáo về cuộc đời. Quan niệm này cho rằng nhờ giáo dục, con người có thể làm cho mình trở nên người toàn thiện. Đây cũng là quan niệm chủ trương rằng con người thừa sức để giải quyết những vấn đề của chính mình. Bây giờ thì tôi tin rằng nếu không có tôn giáo, con người không thể nào sống còn. Con người không thể nào, và sẽ chẳng bao giờ có thể tự giải quyết vấn đề của chính mình và tôn giáo nào dựa vào khả năng tự trở thành toàn thiện để cứu giúp người thì chưa thể kể là tôn giáo. Con người cần được nối kết với một Sức Mạnh ở bên ngoài và lớn hơn chính mình. Tôi tin rằng đức tin Cơ Đốc, qua sự mạc khải của Chúa Cứu Thế, đã cung ứng cho con người con đường duy nhất dẫn đến Thượng Đế. Và tôi cũng phải công nhận rằng, khi tinh thần vô tôn giáo và chủ nghĩa vật chất gia tăng, thì tinh thần của con người cũng băng hoại và yếu mòn. Chính tôi đã chứng kiến những hành động tệ hại của một quốc gia sống mà không kể gì đến Thượng Đế. Đến đây có lẽ tôi cũng nên nói qua về chính mình tôi để quý vị rõ. Gia đình tôi theo Cơ Đốc giáo đã ba đời. Cha tôi là mục sư của Hội Trưởng Lão. Ông làm mục sư tại một làng nằm trong miền núi hẻo lánh, gần cửa khẩu Hạ Môn, thuộc vùng biển Đông Nam của Trung Quốc. Nơi chúng tôi sống là một thung lũng có núi bao bọc chung quanh, cũng chính vì thế mà người ta gọi làng tôi là "cái hồ." Thời thơ ấu của tôi thật tươi đẹp, tôi được sống gần với Chúa, bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ mà Ngài đã tạo dựng. Tôi được thưởng thức vẻ đẹp của những đám mây phủ trên các đỉnh núi cao, đồng cỏ xanh ngát dưới ánh hoàng hôn, tiếng róc rách của dòng suối nhỏ. Những kỷ niệm này ảnh hưởng đến niềm tin của tôi rất nhiều, nó làm tôi chán ghét tất cả những gì giả tạo, phiền toái và nhỏ bé. Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống đơn sơ, nhưng đầy tình thương. Anh chị em chúng tôi không được phép cãi nhau, và thật vậy, chúng tôi chẳng bao giờ cãi nhau. Trong nhà ai cũng ham học, ai cũng muốn học hành đến nơi đến chốn. Nhưng lúc đó, mới đầu thế kỷ hai mươi, Từ Hi Thái Hậu còn cầm quyền tại Trung Quốc. Cha tôi nói với chúng tôi giọng nửa đùa nửa thật rằng, ông hy vọng một ngày kia tôi sẽ được du học ở Đại Học Berlin hoặc Oxford. Gia đình chúng tôi thường hay mơ ước những chuyện viển vông như thế. Sau đó ít lâu, một biến cố xảy ra trong gia đình đã tạo ảnh hưởng sâu đậm trong đời tôi. Người chị thứ hai của tôi, rất thông minh và hiền hậu, muốn đi học đại học, nhưng ở Trung Hoa lúc đó việc học hành là của con trai chứ ít ai nghĩ đến cho con gái. Hơn nữa, cha tôi chỉ có thể lo cho một người ăn học mà thôi. Vì thế, năm 21 tuổi, chị tôi đi lấy chồng. Tôi còn nhớ ngày hôm đó, tôi và chị tôi cùng xuôi một chuyến đò: chị đi về nhà chồng, còn tôi lên Thượng Hải để vào đại học. Lúc chia tay, chị tôi lấy trong túi chiếc áo cưới
  • 3. bốn mươi đồng bạc, giúi vào tay tôi, vừa khóc vừa nói: "Chị là con gái, không được đi học, còn em, được đi học đại học, đừng lãng phí cơ hội. Em ráng học để mai kia trở nên một người tốt, hữu dụng và nổi tiếng." Hai năm sau, chị tôi chết vì bệnh dịch hạch. Bốn mươi đồng chị cho tôi đã tiêu hết, nhưng những lời chị nhắn nhủ, tôi chẳng bao giờ quên! Lên Thượng Hải, tôi chọn ngành thần học để ra làm mục sư, nhưng chẳng biết vì sao, tôi cảm thấy môn thần học thật là vô nghĩa, và tôi đâm ra chán, không muốn học nữa. Nghĩ rằng nên thành thật với chính mình là hơn, nên tôi bỏ ý định làm mục sư. Và dù vẫn còn lòng tin nơi Chúa, tôi cũng bỏ, không đi nhà thờ nữa! Từ đó những ảnh hưởng chung quanh tôi đã khiến tôi trở thành người ngoại đạo. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi lên Bắc Kinh để đi dạy. Cũng như bao nhiêu sinh viên khác ở trường thần học ra, tiếng Trung Hoa của tôi rất kém. Tôi cũng không biết nhiều về văn học dân gian, và là tín đồ Tin Lành lúc đó, tôi không được phép nghe nhạc đời. Mỗi khi đi ngang qua rạp hát, chúng tôi phải nhìn thẳng phía trước mà đi, không được lảng vảng gần những nơi ấy. Hồi nhỏ, tôi biết chuyện Giô-suê thổi kèn làm cho tường thành Giê-ri-cô sụp đổ, nhưng chẳng ai kể cho tôi nghe chuyện nước mắt của nàng Mạnh Khương làm trôi một góc Vạn Lý Trường Thành! Tiếp xúc với một xã hội Trung Hoa thật sự với tất cả những hào nhoáng của Bắc Kinh, tôi thấy xấu hổ trước sự dốt nát của mình nên tôi đã lao đầu vào việc nghiên cứu văn chương và triết học Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với người được trưởng dưỡng trong một gia đình "đạo dòng" như tôi, đó không phải là chuyện dễ. Tôi lo sợ khi phải bước ra khỏi thế giới có Chúa bao bọc để bước vào một thế giới hoàn toàn ngoại giáo. Nhưng rồi một người bạn của tôi, một nhà trí thức theo đường lối giáo dục mới đã thu hút tôi với chủ trương "nhân chi sơ tính bản thiện" của Nho giáo! Tôi biết rằng, Đức Khổng Tử đã dạy con người thà chết lành hơn sống dữ! Mạnh Tử cũng đã nói: "Tôi yêu đời sống nhưng cũng yêu lẽ phải, nếu không thể có cả hai, tôi sẽ sẵn sàng hy sinh đời sống để được lẽ phải." Đó là căn bản của chủ nghĩa nhân bản: cậy vào sức mạnh và lý trí để nâng cao và cải thiện chính mình, rồi sau đó cải thiện cả thế giới! Đây cũng là chủ trương của những nhà duy lý trong thế kỷ 18 (theo tôi, chủ trương nầy cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của Nho giáo) như Voltaire, Diderot, Leibnitz. Đây là thời đại mệnh danh là Thời Đại Khai Sáng. Chủ thuyết nầy đã làm thỏa mãn tâm hồn tôi suốt nhiều năm. Nhưng rồi qua kinh nghiệm và những phút suy tư, tôi thấy hình như có một cái gì bất an bắt đầu xâm chiếm tâm hồn. Tôi nhận thấy rằng thời đại Khai Sáng theo chủ nghĩa nhân bản đã nảy sinh ra chủ nghĩa vật chất. Niềm tin tưởng vào chính mình gia tăng, nhưng niềm tin đó không làm con người trở nên thánh thiện
  • 4. hơn. Con người có thể tài giỏi hơn, nhưng càng ngày con người càng mất đi tính mềm mại, khiêm tốn của một người đứng trước sự hiện diện của Thượng Đế. Lịch sử hiện đại chỉ cho tôi thấy rõ rằng, thiếu đức khiêm tốn ấy, con người dù rất tiến bộ về kỹ thuật và vật chất, đã trở nên những con người dã man và tàn ác. Vì càng ngày càng không thỏa lòng với chủ nghĩa nhân bản, tôi luôn luôn tự hỏi: "Có tôn giáo nào trên đời này có thể đáp ứng được niềm khao khát của những người văn minh học thức không?" Cũng giống như chủ nghĩa nhân bản, Nho giáo với tất cả những giáo huấn đạo đức cao siêu, vẫn không đủ để cải thiện con người vì đã nhiều lần, nhiều cách, con người chứng tỏ rằng mình không tốt đẹp chút nào. Phật giáo, là đạo từ bi, đặt căn bản trên triết lý cho rằng tất cả những gì có thể cảm biết được trên đời này chỉ là ảo ảnh. Điều hay nhất và điều duy nhất mà Phật giáo có thể cống hiến cho đời là cho con người biết rằng, "Đời là bể khổ!" Triết lý của Lão giáo thì rất gần với Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, chủ trương trở về với thiên nhiên và chữ "nhàn" của Lão giáo chẳng những không thích hợp với đời sống văn minh mà cũng không giải quyết được vấn đề của con người hiện đại. Có lẽ trong thời gian này, đức tin của thời thơ ấu đã sống lại trong tiềm thức tôi. Trong những năm đó, mỗi lần chúng tôi di chuyển đến nơi nào, nhà tôi cũng tìm đến nhà thờ để đi lễ. Thỉnh thoảng tôi cũng đi theo. Dầu vậy, mỗi lần ở nhà thờ về, tôi cảm thấy thất vọng hơn là phấn khởi. Tôi không thể nào chịu nổi khi phải nghe một bài giảng quá dở. Tôi khó chịu mỗi khi nghe vị mục sư nói về tội lỗi, địa ngục và diêm sinh trong hồ lửa. Cuối cùng tôi tự nhủ sẽ chẳng bao giờ trở lại nhà thờ nữa! Nhưng rồi một Chúa Nhật nọ, khi đang ở New York, nhà tôi lại rủ tôi đi nhà thờ. Nhà tôi thuyết phục tôi bằng cách nói rằng, "Anh có thể không đồng ý với nội dung bài thuyết giảng, nhưng thế nào cũng phải cảm phục văn chương và tài hùng biện của vị mục sư này!" Lúc đầu tôi ngần ngừ nhưng cuối cùng tôi quyết định đi. Đó là nhà thờ Hội Trưởng Lão ở đường Madison, và vị mục sư là Tiến Sĩ David Read. Văn chương của Tiến Sĩ Read thật hay và cách ông trình bày bài giảng thật khéo, nhưng đó không phải là lý do chính khiến tôi thích bài thuyết giảng hôm ấy. Sáng hôm đó ông nói về sự sống vĩnh cửu và tôi chăm chú theo dõi từng lời từng tiếng. Đối với tôi, thiên đàng không có gì hấp dẫn nếu đó chỉ là nơi mà ta sẽ sống đời đời để ca tụng Chúa, là nơi mà mọi sự đều an lành, không còn đói khát, than khóc, và cứ như thế hết ngày này sang ngày khác. Hình ảnh cổng thiên đàng đầy ngọc quý đối với tôi chỉ là nơi mà các ông chủ tiệm cầm đồ mơ ước được đặt chân đến. Chỉ những người chưa được đặt chân đến Tiffany's (một tiệm bán nữ trang đắt tiền ở New York) trên đời này
  • 5. thì mới mơ ước được vào một nơi sang trọng như thế ở đời sau! Trong bài giảng, vị mục sư hỏi, "Sống đời đời nghĩa là gì?" Và ông trả lời, "Sống đời đời không phải chỉ có nghĩa là sống mãi mãi. Sống đời đời là sống cao hơn đời sống thân xác: ăn, ngủ, sinh sản; có ý nghĩa hơn đời sống thế tục: đi làm, trả nợ, nuôi con ăn học." Vị mục sư nói tiếp, "Có một sự sống cao quý hơn, trong đó con người hướng đến những giá trị tâm linh, đưa con người đến chỗ vị tha, sẵn sàng hy sinh cho người khác. Cuộc sống cao quý ấy liên quan đến những giá trị tâm linh, ý thức về huyền nhiệm của những giá trị đạo đức trong tâm hồn và thiên đàng chỉ là một phần của đời sống ấy. Đây là sự sống kéo dài mãi mãi và trên bình diện đó, đời đời nghĩa là đời đời thỏa mãn!" Tôi tiếp tục trở lại nhà thờ đó mỗi tuần. Tôi trở lại để nghiên cứu, để học những điều đẹp đẽ và đơn thuần nhưng tuyệt vời cao siêu trong lời dạy của Chúa Giê-xu. Cũng như sứ đồ Phao-lô ngày xưa, những chiếc vảy cá bắt đầu rớt ra khỏi mắt tôi. Tôi khám phá nhiều điều mới lạ trong Kinh Thánh như thể là tôi chưa được đọc Kinh Thánh bao giờ. Tôi khám phá ra rằng, từ xưa đến giờ chưa có ai dám nói những lời như Chúa Giê-xu đã nói. Ngài nói Thượng Đế tức là Đức Chúa Cha, là Đấng biết rõ chính Ngài và hòa làm một với Ngài trong tình yêu và trong sự hiểu biết. Không một bậc thầy nào ở đời này hiểu biết và có mối quan hệ đặc biệt như thế đối với Thượng Đế. Chính vì sự hiểu biết và mối quan hệ mật thiết đó mà Chúa Giê-xu đã dám tuyên bố một cách mạnh mẽ rằng: "Ai thấy ta là đã thấy Cha!" Một điều khác cũng làm tôi ngạc nhiên vô cùng, đó là Thượng Đế mà Chúa Giê-xu mạc khải khác hẳn với Thượng Đế trong ý niệm sai lầm của con người. Lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu trên cây thập tự cho tôi thấy một tình yêu mới: "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì!" Lời đó trong cả lịch sử loài người chưa có ai dám nói, và nó đã bày tỏ Thượng Đế là Đấng tha thứ, không phải trên lý thuyết, nhưng tha thứ qua sự hy sinh cụ thể, rõ ràng của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Không một bậc thánh hiền nào có thể tuyên bố một câu đầy ý nghĩa như câu: "Nếu các ngươi làm việc này cho một người hèn mọn nhất của anh em ta, là đã làm cho chính mình ta." Chữ "ta" trong câu này là hình ảnh của Thượng Đế ngồi ghế chánh án trong phiên tòa chung thẩm, nhưng lại đặc biệt lưu tâm đến những người nghèo đói, những góa phụ đáng thương và những trẻ mồ côi tàn tật. Tôi thầm nghĩ, Chúa Giê-xu nói câu này với tư cách của một bậc Thầy, một người có toàn quyền trên cõi sống và cõi chết. Bài học tình yêu, nhân từ, thương xót đã được cụ thể hóa trong chính cuộc đời của Ngài. Cũng vì thế bao nhiêu người đã đến với Ngài, không chỉ vì kính phục nhưng vì muốn tôn thờ Chúa. Cũng chính vì thế mà ánh sáng làm cho Thánh Phao-lô bị mù lòa
  • 6. trên đường đến thành Đa-mách đã tiếp tục soi đường dẫn lối cho con người qua bao nhiêu thế kỷ. Dĩ nhiên tôi biết rằng, khi nói Thượng Đế là tình thương và tình thương đó sẽ biến thế giới con người trở nên tốt đẹp, thì những người theo chủ nghĩa duy vật ngày nay sẽ chế nhạo, vì họ cho rằng thế giới này chẳng qua chỉ là một mớ những hạt nhân nguyên tử, chạy theo những định luật vật lý mù quáng. Phúc Âm và tình thương của Thượng Đế cũng bị những người theo chủ nghĩa Mác-xít coi thường, xen lẫn sợ hãi, vì họ luôn chủ trương hận thù và bạo động. Thật ra tôi nghĩ rằng, không có một lý thuyết nào trên đời này, kể cả thuyết nhân bản, có thể giúp con người chừa bỏ được tính thù ghét, bạo động, thủ đoạn và gian dối, ngoại trừ những lời dạy mạnh mẽ của Chúa Giê-xu. Cũng vì thế, nếu người Cộng Sản muốn tiến đến chỗ thành lập một xã hội vật chất vô thần, điều đầu tiên họ phải làm là phải tiêu diệt cho được lòng kính sợ Thượng Đế nơi con người! Do đó, Cơ Đốc nhân chân chính không thể là một người Cộng Sản, và ngược lại, một đảng viên Cộng Sản cũng không thể nào là môn đồ của Chúa Giê-xu được. Cho nên, tranh chấp giữa một xã hội vô thần với một xã hội đặt Thượng Đế làm chủ trong lòng người, là điều chắc chắn và dĩ nhiên. Tôi không còn đặt câu hỏi: "Có tôn giáo nào có thể làm thỏa mãn tâm hồn con người của thời đại tân tiến này không?" bởi vì tôi biết là có. Trở về với Thánh Kinh, tôi thấy Thánh Kinh không chỉ là quyển sách ghi lại những dữ kiện lịch sử, nhưng cũng ghi lại sự mạc khải chính xác, qua Chúa Giê-xu; chính sự mạc khải đó đã đem Thượng Đế xuống ngang tầm mắt của tôi, để tôi có thể biết Ngài. Tôi đi nhà thờ trở lại, và sung sướng được ngồi ở hàng ghế quen thuộc mỗi sáng Chúa Nhật. Tôi tin rằng chúng ta đi nhà thờ không phải vì chúng ta là người có tội; cũng không phải vì chúng ta là người đạo đức mẫu mực. Chúng ta đi nhà thờ vì ý thức được gia sản thiêng liêng của mình, vì nhận thức rõ giá trị cao quý của con người; cũng như vì biết rõ những thất bại và tính tự cao tự mãn cố hữu của con người. Nếu không nhờ vào một quyền lực mạnh mẽ từ bên ngoài, chúng ta có thể ngã trở lại vào cái hố tự cao tự mãn ấy một cách dễ dàng. Người nào muốn thấy được vẻ đẹp tuyệt vời và muốn kinh nghiệm được sức mạnh tinh thần trong lời dạy của Chúa Giê-xu, người ấy phải loại bỏ những sáo ngữ tôn giáo, là điều thường làm cho lời dạy của Chúa bị lu mờ. Chính Chúa Giê-xu đã đơn giản hóa và đã cô đọng tất cả tinh hoa của Cơ Đốc giáo trong hai điều luật: kính Chúa, yêu người. Hai điều luật này đầy đủ hơn tất cả những niềm tin khác và bao gồm đầy đủ tất cả luật pháp và lời tiên tri, tức là cả bộ Thánh Kinh. Cuộc đời của Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài đã đem lại thỏa mãn cho tâm hồn tôi, sự thỏa mãn ấy cứ được tươi mới hơn mỗi ngày. Cả thế giới này cũng sẽ không tìm được sự thỏa mãn hoàn toàn cho
  • 7. tâm hồn nếu thiếu Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài. Nhìn lại, tôi thấy suốt ba mươi năm qua tôi sống trên đời nầy như một trẻ mồ côi, nhưng bây giờ tôi không còn mồ côi nữa! Tôi bị trôi giạt đã lâu, nhưng nay tôi đã tìm được bến bờ. Buổi sáng Chúa Nhật tôi trở lại nhà thờ, cũng là ngày tôi trở về với mái nhà thân yêu. Lâm Ngữ Đường