SlideShare a Scribd company logo
1 of 164
Download to read offline
Theo ý nghĩa nào, Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời?
Trong Thi Tv 19:7-9, có sáu tên được dùng để gọi Kinh Thánh, kết hợp với
sáu đặc tính và sáu hiệu quả Kinh Thánh được định nghĩa là 1. Luật pháp, 2.
Chứng cớ, 3. Giềng mối, 4. Điều răn, 5. Sự kính sợ, 6. Mạng lịnh, của Đức
Giê-hô-va.
Trong 119:1-176 cũng có mười tên như vậy để gọi lời phán của Đức Chúa
Trời 1. Đường lối, 2. Chứng cớ, 3. Giới mạng (precept), 4. Điều răn, 5. Đoán
ngữ, 6. Luật lệ, 7. Mạng lịnh, 8. Sự công bình, 9. Giềng mối, 10. Lời, của
Đức Chúa Trời.
Từ ngữ luật lệ (hay luật pháp) không hề có ý ám chỉ riêng các điều răn được
ban bố trên Núi Si-nai, nhưng là một từ ngữ tổng quát, chỉ chung toàn bộ
Kinh Thánh mà Đa-vít có trong tay, gồm Ngũ Kinh Môi-se và toàn bộ sưu
tập được gọi là Kinh Toral hay Sách Luật pháp của người Do Thái (Kinh
điển Cựu Ước).
Cần chú ý là ở đây có sáu mệnh đề được đưa ra để định nghĩa Kinh điển.
Mỗi mệnh đề đều có giá trị như 19:1-14. Quả thật, luật pháp của Đức Giê-
hô-va là trọn vẹn, đầy đủ, thuyết phục linh hồn; chứng cớ của Đức Giê-hô-
va là chắc chắn làm cho người ngu dại nên khôn ngoan; giềng mối của Đức
Gê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; điều răn của Đức Giê-hô-
va là trong sạch, làm cho mắt sáng sủa; sự kính sợ Đức Giê-hô-va là thánh
khiết hằng còn đến đời đời; và mạng lịnh của Đức Giê-hô-va là chân thật
thảy đều công bình cả.
Mọi điều kể trên đều đúng, như hai với hai là bốn vậy.
Sự linh cảm của Kinh Thánh.
Kinh Thánh được thần cảm như thế nào?
Đây là ý kiến của Tiến sĩ James H.Brookes khi viết về “Phạm vi của Thần
cảm”.
“Người ta vẫn chống lại những câu khẳng định trong Kinh Thánh liên hệ đến
chủ đề này, ấy là việc Kinh Thánh lại tự làm chứng cho Kinh Thánh. Tất
nhiên sự việc quả có như vậy, và chứng cớ đó không thể tránh được. Luận
cứ chúng ta đưa ra ở đây không nhằm vào những người chưa tin Chúa, tuy
nhiên rất dễ thấy mục đích và nền tảng của những lời tự chứng đó. Nhưng
luận cứ nhằm vào những người tin nhận toàn bộ Kinh Thánh, do đó, cũng
thừa nhận các chứng cớ là đáng tin. Giả sử có một nhân vật nổi tiếng là luôn
nói thật được mời đến để làm chứng về một việc gì đó, thì lời chứng của ông
ta phải được tin nhận cả khi nó đụng chạm đến quyền lợi riêng hay có thể
được dùng để chống lại chính ông ta nữa. Vậy, Kinh Thánh đã nói gì về
phạm vi thần cảm của chính Kinh Thánh?
“Cả Kinh Thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn (IITi 2Tm 3:16) hoặc có thể
dịch là 'Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời hà hơi vào cũng có ích cho
sự dạy dỗ...' đã khiến cho luận cứ trên đây càng vững vàng thêm, vì nó ám
chỉ toàn bộ Kinh điển Cựu Ước như chúng ta hiện có ngày nay. Lời chứng
không hề bảo rằng các trước giả đều được thần cảm, nhưng bèn là các kinh
văn; mà kinh văn vốn được cấu tạo bằng lời, bằng chữ họp thành lời văn. Do
đó, chính lời lẽ trong Kinh Thánh mới được thần cảm, được Đức Chúa Trời
hà hơi vào, kể cả mọi nghĩa bóng, mọi cách hiểu ngầm (inflection) của các
từ ngữ, và từng phân tử nhỏ bé nhất trong đó. Nầy là điều chắc chắn nếu chỉ
có phần tư tưởng của các trước giả là được linh cảm, rồi họ bị phó mạc cho
sự tình cờ, dung rủi để chọn chữ chọn từ, có thể rất yếu kém, rất khiếm
khuyết và vì phần đông các vị vốn thiếu học lại phải tự chọn lấy cách diễn tả
tư tưởng của mình, thì chúng ta sẽ không nhận được sự linh cảm nào cả.
Chúng ta chỉ có thể nắm bắt được tư tưởng của người khác qua lời lẽ họ nói
ra, và nếu lời lẽ trong Kinh điển không được chuẩn bị thật chính xác, thật
thích đáng như một chiếc xe thích hợp để chuyên chở và truyền đạt tư tưởng
của các trước giả, thì đối với những người có hiểu biết trung bình có quan
tâm đến vấn đề, những tư tưởng gọi là 'được thần cảm' đó sẽ chẳng còn giá
trị gì nữa.
Nhưng may thay, chúng ta đã không bị phó mạc cho những lý luận vô bổ đó
lung lạc trong vấn đề tối quan trọng này. Chính Kinh Thánh tuyên bố rằng
tất cả các nhà tiên tri và trước giả phần Cựu Ước đều là những người thánh
của Đức Chúa Trời “được Đức Thánh Linh cảm động mà nói bởi Đức Chúa
Trời” (IIPhi 2Pr 1:21) hay như Alford dịch là “những người được Đức
Thánh Linh cảm động đã nói ra lời của chính Đức Chúa Trời”. Họ không chỉ
suy nghĩ, nhưng đã nói ra theo sự cảm thúc của Đức Thánh Linh; dĩ nhiên
thường là các tư tưởng mà họ không hiểu rõ ý nghĩa về tầm hạn. Họ cũng
thường dùng những từ ngữ trái với ý muốn và chủ đích tự nhiên, như chúng
ta thấy trong Dan Ds 22:35-38; ISa1Sm 19:20-24; IVua 1V 13:11-22; GiGa
11:49-52.
Đức Chúa Trời tự mạc khải.
Tại sao chúng ta có thể tin được rằng Kinh Thánh vốn từ Đức Chúa Trời
đến?
Vì sách ấy tự chứng minh được là trong đó, chính Đức Chúa Trời đã tự mạc
khải, tự bày tỏ mình ra. Xin trích lời của Frederic Bettex:
“Có Đức Chúa Trời không? Có. Nếu không có Ngài, thế giới vật chất và tâm
linh này sẽ chỉ là một cảnh hỗn mang vô lý, vô nghĩa, chẳng đi đến một mục
đích, một cứu cánh nào cả. Đức Chúa Trời đó phải là một thân vị, một Đức
Chúa Trời hằng sống. Một Đức Chúa Trời phi thân vị không phải là Đức
Chúa Trời; một Đức Chúa Trời im lìm bất động, một Đức Chúa Trời chết, là
chuyện điên dại.
“Nếu Đức Chúa Trời của sự sống đó đã tạo ra chúng ta thì tạo sao Ngài lại
làm như một kẻ chết đối với chúng ta? Ấy vì chúng ta đã lìa xa Ngài. Ngài
vốn rất quan tâm đến sự an vui tạm thời và đời đời của chúng ta. Nhưng làm
thế nào chúng ta biết được? Chỉ do Ngài tự mạc khải, tự bày tỏ mình ra cho
chúng ta biết mà thôi.
“Ngài có tự mạc khải cho chúng ta như vậy hay không? Có. Qua các thời
đại, Ngài vẫn tự tỏ mình ra như vậy cho nhiều cá nhân bằng cách hiện ra
trước mắt họ, cho họ thấy khải tượng, chiêm bao, và cho toàn thể loài người
nói chung qua Lời thành văn của Ngài, là Kinh Thánh.
“Vậy Kinh Thánh là gì? Đó là sự mạc khải của Đức Chúa Trời là điều “mắt
chưa từng thấy, tai chưa từng nghe... mà Ngài đã mạc khải cho chúng ta bởi
Thánh Linh Ngài”. “Sự mặc thị của Đức Chúa Giê-xu Christ mà Đức Chúa
Trời đã ban cho Ngài đặng đem tỏ ra cùng tôi tớ Ngài những điều kíp phải
xảy đến” (KhKh 1:1) “Sự mầu nhiệm của Đấng Christ đã được mạc khải cho
các sứ đồ thánh và các nhà tiên tri, bởi Thánh Linh Ngài”.
“Sự mạc khải ấy đã xảy ra như thế nào? Theo cách là Đức Thánh Linh trong
Ba Ngôi Đức Chúa Trời luôn luôn thúc giục, đầy dẫy, gây hứng khởi trên
một người, để người ấy nói hoặc viết ra những gì Ba Ngôi Đức Chúa Trời
muốn chia sẻ cho nhân loại qua người ấy”. Bởi Đức Thánh Linh cảm động
mà các đấng thánh tiên tri nói ra bởi Đức Chúa Trời” (IIPhi 2Pr 1:21). “Lời
Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít mà nói tiên tri... phải được ứng
nghiệm” (Cong Cv 1:16) “Ta đã để lời nói ta trong miệng ngươi” (EsIs
51:16; 59:21; Gie Gr 1:9...).
“Cơ Đốc nhân có phải tin toàn bộ Kinh Thánh không? Vâng. Kinh Thánh là
một khối hợp nhất, và người ta không dám chọn lấy điều gì để tin hay không
tin. Ai không tin Cựu Ước, thì cũng không thể tin Tân Ước nữa. Phao-lô
từng làm chứng trước mặt Phê-lít rằng “Tôi tin mọi điều chép trong sách luật
và các sách tiên tri” (Cong Cv 24:14). Đấng Christ sở dĩ đến thế gian là để
“mọi sự đã chép về ta (Ngài) trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng
các thi thiên phải được ứng nghiệm” (LuLc 24:44).
“Có thể nào một người tôn vinh Đấng Christ, yêu mến Ngài, phấn đấu noi
theo Ngài tự xưng là Cơ Đốc nhân, mà không thừa nhận thần tánh của Ngài,
hay không? Không; như thế chỉ là tự dối mình. Người như thế “thì cho Ngài
là nói dối, vì chẳng tin đến chứng Đức Chúa Trời đã làm về Con Ngaì”
(IGi1Ga 5:10). Và cuối cùng sẽ rất khủng khiếp: “Nếu các ngươi chẳng tin
ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi” (GiGa 8:24). Đấng
Christ là Chúa tể muôn loài vạn vật “Ngài lấy lời quyền năng Ngài nâng đỡ
muôn vật” (HeDt 1:3). “Dân Y-sơ-ra-ên là dân sanh hạ bởi các tổ phụ và
theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Đấng Christ là Đấng trên hết mọi sự, tức là
Đức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời (RoRm 9:5). Chúng ta phải tin như
vậy, hoặc chẳng tin gì cả.
Vậy thì lý trí có phần gì trong đó? Lý trí chẳng có vai trò gì hết.
“Thế thì Đức Chúa Trời cho người ta có lý trí để làm gì?
Để vun trồng và xây dựng, để mua và bán, để cưới vợ và gả chồng.
“Đức Chúa Trời há chẳng ban cho chúng ta lý trí, cũng là để phê phán Lời
Ngài sao? Không. Muốn phê bình Lời Đức Chúa Trời bằng lý trí là vô lý, vì
Kinh Thánh được lập nên trên các phép lạ, điều mà lý trí không tài nào lãnh
hội nổi. Nếu lý trí của tôi được dùng làm tiêu chuẩn để cho tôi biết phải tin
bao nhiêu điều trong Kinh Thánh, thì người khác cũng vậy. Căn cứ vào cái
quyền tương tự; mỗi người đều có lý trí riêng. Và nếu chúng ta cứ hết nghe
người này đến nghe người khác, thì không còn một lời, một chữ nào trong
Kinh Thánh là có giá trị cả.
“Nhưng phải chăng sách vở về văn chương, triết học và khoa học cũng có
giá trị giúp chúng ta phê phán và nghiên cứu Kinh Thánh? Không. “Hỡi
Cha, là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã giấu những điều này
với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho những con trẻ hay” (Mat Mt
11:25).
“Cơ Đốc nhân phải trả lời thế nào với kẻ nhạo báng muốn chứng minh cho
người ấy thấy rằng Kinh Thánh chứa đựng đủ thứ sai lầm, mâu thuẫn, những
điều không thể nào chấp nhận được? Chẳng cần trả lời gì cả. Kẻ như thế vốn
không biết gì hết về cái lý do ở trong bạn, khiến bạn có đức tin (IPhi 1Pr
3:15) mà chỉ biết nói ra sự không ngoan mà người ấy tự nghĩ là mình có, liên
hệ đến những vấn đề thuộc linh. Chúng ta không nên quăng các vật thánh
cho chó, cũng không nên chấp nhất quan niệm của một người mù về ánh
sáng và màu sắc. Vì đức tin vào Kinh Thánh của mình, Cơ Đốc nhân phải
chịu để cho người thế gian cho rằng mình là ngu dại.
“Chúng ta phải dứt khoát từ bỏ mọi hi vọng nhằm sáng chế ra một thứ đức
tin vào Kinh Thánh khiến người đời chấp nhận và khen ngợi. “Sự khôn
ngoan của thế gian là điên dại trước mặt Đức Chúa Trời thế nào, thì sự khôn
ngoan của Đức Chúa Trời vốn là và mãi mãi vẫn còn là sự điên dại đối với
người thế gian thể ấy. Nếu đức tin của bạn vào Kinh Thánh không khiến cho
bạn bị người thế gian, những kẻ gọi là học thức, bác học của đời chế nhạo,
chê bai và thù ghét, thì bạn khá căn cứ vào đó để biết rằng mình chưa có đức
tin thật. Hay là bạn tự cho mình hơn hẳn Thầy mình? Ngài “giảng ra lời của
sự sống đời đời” nhưng “chúng nhạo báng Ngài”.
“Ai là người có được đức tin như vậy vào Kinh Thánh? Ấy là những người
bởi đức tin đã thắng hơn thế gian; ấy là các nhà tiên tri; các sứ đồ và các
thánh tử đạo.
“Nhưng tại sao chỉ có thái độ đó mới thật sự là đức tin đúng, thật, của một
Cơ Đốc nhân vào Kinh Thánh? Bởi vì đó vốn là đức tin của Đấng Christ”.
Kinh Thánh dành cho ai?
Có người hỏi tôi câu này, và tôi xin hỏi lại ông: Nếu quả thật Kinh Thánh đã
dành nhiều chỗ đề cập việc khôi phục nước Y-sơ-ra-ên hơn bất cứ một chủ
đề nào khác, vậy tại sao không thể nói là Kinh Thánh vốn chú trọng vào
người Do Thái hơn vào chúng ta?
Không ai chối cãi được, là Kinh Thánh trước hết vốn là một quyển sách của
dân Do Thái viết ra trước nhất cho người Do Thái, như có chép rằng: “Lời
phán của Đức Chúa Trời đã phó cho dân Giu-đa” (RoRm 3:2). Chính Tin
Lành cũng dành cho người Do Thái trước tiên “trước là người Giu-đa”
(RoRm 1:16). Chỉ sau khi họ không chịu tin nhận Tin Lành “sự cứu rỗi mới
đến cho dân ngoại, hầu để giục lòng ganh đua của họ” (RoRm 11:11). Hơn
nữa, chỉ do sự cứu rỗi tương lai của họ với tư cách một dân tộc, một quốc
gia, phước hạnh phổ quát mới lan truyền đến cho các dân ngoại. “Vì nếu sự
dứt bỏ họ đã làm sự hoà thuận cho thiên hạ, thì sự họ trở lại trong ân điển há
chẳng phải là sự sống lại từ trong kẻ chết sao?” (RoRm 11:15).
Chú giải
Có người khẳng định rằng mỗi một khúc sách trong Kinh Thánh chỉ có một
cách giải nghĩa đúng mà thôi. Nếu vậy, làm sao chúng ta biết được cách giải
nghĩa nào là đúng?
Không có khúc sách nào trong Kinh Thánh có thể có hai cách giải nghĩa
chống lại nhau. Tôi tin chắc rằng nhiều khúc trong cách sách tiên tri có một
cách ứng dụng cho địa phương đó lúc ấy, và một cách ứng dụng cho một
thời gian lâu dài về sau, nhưng đó lại là một vấn đề khác.
Nghĩa đen và nghĩa bóng
Có phải Kinh Thánh luôn luôn được hiểu theo nghĩa đen không?
Tiến sĩ C.I. Scofield nói rằng có chỗ khác nhau giữa các phần nói về lịch sử
và các phần có tính cách tiên tri trong Kinh Thánh. Về phần Kinh điển có
tính cách lịch sử, ông nói: “Chúng vốn 1. đúng theo nghĩa đen. Các biến cố
được ký thuật lại quả thật đã có xảy ra. Thế nhưng 2. chúng cũng có một
nghĩa bóng, một nghĩa thuộc linh (có lẽ còn nhiều hơn điều chúng ta nghĩ).
Thí dụ như câu chuyện về Y-sác và Ích-ma-ên (GaGl 4:22-31). Có ai dám
nghi ngờ việc các phần ký thuật trong Kinh Thánh vốn có nhiều ý nghĩa
thuộc linh nếu chúng ta hiểu chúng theo nghĩa bóng? Thí dụ câu chuyện về
Mê-phi-bô-sết (IISa 2Sm 9:13) câu chuyện về sự tẩy sạch (trong EsIs 6:1-8)
v.v.. Như thế, chúng ta được phép chủ trương chắc chắn rằng phần lịch sử
trong Kinh Thánh là sự thật, do đó, cũng kính cẩn thuộc linh hoá phần sử ký
của Kinh điển”.
Tiến sĩ Scofield lại nói tiếp về các sách tiên tri: “Ở đây, chúng ta đạt tới phần
nền tảng của nghĩa đen tuyệt đối. Các hình ảnh thường thấy trong các sách
tiên tri, nhưng các hình ảnh đó luôn luôn ứng nghiệm theo nghĩa đen. Không
hề có thí dụ nào về sự ứng nghiệm một lời tiên tri theo nghĩa bóng hay nghĩa
thuộc linh. Vì Đức Chúa Trời đã luôn luôn làm ứng nghiệm lời tiên tri theo
đúng nghĩa đen của nó, qui luật về việc giải nghĩa lời tiên tri theo nghĩa đen
đã được chính Đức Chúa Trời thiết đặt. Giê-ru-sa-lem luôn luôn là Giê-ru-
sa-lem. Y-sơ-ra-ên luôn luôn là dân Y-sơ-ra-ên, Si-ôn thì bao giờ cũng là Si-
ôn. Tuy nhiên qui luật được linh cảm trong IIPhi 2Pr 1:20 phải được người
nghiên cứu lời tiên tri tuân thủ “Phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào
trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được”. Nói khác đi, không thể có
một lời tiên tri nào lại có thể tự nó giải nghĩa được, nhưng phải được gắn
liền với tất cả các lời tiên tri khác đã được công bố liên hệ đến cùng một đề
tài ấy. Tổng số những phần mạc khải liên hệ đến một chủ đề nào đó, là giáo
lý đích thực của Kinh Thánh về chủ đề ấy. Có một điểm cần phải thận trọng
khác nữa vốn là khuôn vàng thước ngọc cho việc chú giải Kinh Thánh: đó là
hãy nghiên cứu thật kỹ toàn bản văn. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần đọc
các phần thượng hạ văn của một khúc sách cũng đủ cho chúng ta thấy rõ văn
mạch, khiến những phần khó hiểu trở thành sáng tỏ”.
Xin đơn cử một thí dụ khẳng định “Các hình ảnh thường thấy trong cách
sách tiên tri, nhưng các hình ảnh đó luôn luôn ứng nghiệm theo nghĩa đen”
như sau “Có lẽ phải nói chính xác hơn là điều được tượng trưng bằng hình
ảnh hay ý nghĩa ẩn trong hình ảnh đó, vốn được ứng nghiệm theo nghĩa đen.
Thí dụ trong Êxê 37, nhà tiên tri thấy khải tượng về một thung lũng đầy hài
cốt khô. Rồi càng nhìn chăm vào số xương khô ấy, ông thấy có thịt xuất hiện
trên đó, rồi có da bao bọc. Rồi tất cả đều đứng lên, trở thành một đạo quân
vô cùng đông đảo. Đây là hình ảnh. Câu 11 đến 14 giải nghĩa hình ảnh ấy.
Các xương đó là cả nhà Y-sơ-ra-ên và ý nghĩa của sự sống mới được ban
cho các hài cốt đó đã được giải thích là việc dân Y-sơ-ra-ên sẽ được phục
hồi địa vị, sẽ được lập lại tại chính xứ họ là xứ Palestine trong tương lai. Cái
hình ảnh mà khải tượng về thung lũng đầy hài cốt khô sẽ được ứng nghiệm
theo nghĩa đen. Dân Y-sơ-ra-ên sẽ được đưa trở về xứ sở của họ theo nghĩa
đen, như mấy câu 11-14. Tiếp theo đó là hình ảnh về hai cây gậy trở thành
một mà thôi trong tay nhà tiên tri. Việc này được giải nghĩa là trong tương
lai, vương quốc mười chi phái sẽ lại được kết hợp, được thống nhất với hai
chi phái Giu-đa và Bên-gia-min. Sẽ không còn là hai nước nữa, nhưng chỉ có
một mà thôi, cũng như từ hai cây gậy, đã nhập lại để chỉ thành một cây gậy
duy nhất, và việc ấy sẽ ứng nghiệm theo nghĩa đen. Nói khác đi, chúng ta đã
được cho biết chắc chắn về ý nghĩa của hình ảnh đó, được tiết lộ cho biết
một phần của kế hoạch Đức Chúa Trời sẽ ứng nghiệm theo nghĩa đen”.
Kinh điển thời Chúa chúng ta.
1. Lúc Chúa Giê-xu thi hành hành chức vụ trên đất, các sách Cựu Ước có
đúng như bộ Cựu Ước của chúng ta ngày nay không?
2. Ngài có trích dẫn sách nào khác ngoài bộ Kinh Thánh đã được qui định
như hiện nay không?
3. Trong Tân Ước, chúng ta có gặp các câu trích dẫn từ tất cả các sách của
Cựu Ước không?
1. Các Kinh điển thời Chúa chúng ta sống trên thế gian này cũng đúng là 39
sách như bộ Cựu Ước ngày nay, dù không được xếp theo cùng một thứ tự.
Các sách ấy vốn được tập họp thành ba nhóm. a. Sách Luật pháp, b. Sách
Tiên tri; và c. Các Thi thiên. Đó chính là thứ tự mà Chúa chúng ta đã in vào
tâm trí khi Ngài nói câu LuLc 24:44 lời xác nhận đó đã bao gồm toàn bộ các
sách Cựu Ước vậy.
2. Chắc chắn Chúa chúng ta biết rõ tất cả các văn phẩm tự xưng là được thần
cảm; nhưng tôi không rõ Ngài có chỉ trích dẫn các sách đã được thừa nhận là
Kinh điển hay không.
3. Tân Ước không trích dẫn toàn bộ Cựu Ước, nhưng có rất nhiều sách mà
đặc biệt về sau này đã trở thành đối tượng cho những kẻ phủ nhận tính cách
thần cảm của Kinh Thánh nhắm vào để chỉ trích nghiêm khắc nhất; chẳng
hạn các sách Phục truyền luật lệ ký, Ê-sai, Đa-ni-ên, Giô-na v.v.. Chính
Chúa chúng ta và các trước giả và các vị sứ đồ đã phê chuẩn cho các sách bị
kẻ thù tấn công đó.
Kinh Thánh của Giáo hội La Mã.
Quyển Kinh Thánh của Giáo hội La Mã, theo một phương diện nào đó có
giống như bộ Kinh Thánh của Hội Thánh Tin Lành không?
Quyển Kinh Thánh của Giáo hội La Mã vốn cũng được dịch ra từ những cổ
bản giống như quyển Kinh Thánh của Hội Thánh Tin Lành. Kinh Thánh của
Giáo hội La Mã còn bao gồm bảy sách Ngoại kinh của thời giữa Cựu và Tân
Ước, vốn bị các Hội Thánh Tin Lành loại ra: Tobit, Giu-đít, 1,2 Ma-ca-bê
sách khôn ngoan Huấn ca, và sách Ba-rúc.
Các điểm dường như mâu thuẫn.
Trước đây, tôi vẫn tin vào chân lý của Kinh Thánh từ đầu chí cuối. Nhưng
tôi mới gặp khó khăn. Chẳng hạn IISa 2Sm 23:8 chép rằng Giô-sép Ba-sê-
bết, người Tách-kê-môn giết đi 800 người trong một trận đụng độ, nhưng
ISu1Sb 11:11 lại chép là Gia-sô-bê-am, con trai của Hác-mô-ni, giết 300
người trong một lượt. Như vậy, trong hai câu đó phải có một câu sai.
Lại nữa, hãy đối chiếu ISa1Sm 28:6 với ISu1Sb 10:14. Ta không thể nào tin
cả hai.
Trên đây chỉ là hai chỗ để làm mẫu, và chúng ta tin hay không thì chẳng có
gì là quan trọng. Nhưng Chúa Giê-xu có phán “Kinh Thánh không thể bỏ đi
được” Vậy Kinh Thánh đó là gì?
Các thí dụ trên đây rõ ràng là do sai lầm của người sao chép. Chỉ có nguyên
bản là không bị sai lầm mà thôi. Tuy nhiên điều hết sức kỳ diệu là cả các bản
dịch cũng không bị sai lầm, nghĩa là không có những sai lầm quan trọng ảnh
hưởng đến phần chính yếu của giáo lý.
Các điểm dường như tương phản.
Xin giải thích điều dường như mâu thuẫn với nhau giữa IIVua 2V 18:5 với
23:25. Theo phần ký thuật thì dường như mỗi vị trong cả hai vua này đều
'hơn' vua kia.
Chỗ khác nhau dường như là lòng thành của Giô-si-a vốn “theo trọn luật
pháp của Môi-se. Cơn phục hưng dưới thời vua ấy là sự phục hưng của
quyển Kinh Thánh, trong đó dân sự được thức tỉnh để biết khát khao và vâng
theo những lời Kinh Thánh dạy dỗ.
Một chỗ khó hiểu.
Xin vui lòng giải thích chỗ dường như trái nhau sau đây, để tôi có thể trả lời
cách hợp lý cho người không tin:
XuXh 9:6 có chép “hết thảy súc vật của người Ê-díp-tô đều chết”. Nhưng
trong câu 20 và 21 cũng cùng chương đó, thì dường như người Ai Cập còn
súc vật.
Chúng ta không được cho biết giữa hai câu 7 và 8 đã có một thời gian bao
lâu trôi qua. Trong thời gian đó, người Ai Cập có thể phục hồi các đàn súc
vật của họ, bằng cách mua lại của dân Y-sơ-ra-ên hoặc các dân tộc ở các
nước láng giềng.
Huyền nhiệm về Ba Ngôi.
Có người hỏi tôi về vấn đề Ba Ngôi: “Đức Chúa Trời là Cha, Đức Chúa Trời
là Con và Đức Chúa Trời là Đức Thánh Linh”. Chúng ta phải nghĩ về Ba
Ngôi như ba thân vị khác nhau, hay chỉ là một?
Huyền nhiệm về Ba Ngôi Đức Chúa Trời là tối quan trọng, không ai dám
chối cãi. Riêng tôi, thì không bao giờ nói như trên: “Đức Chúa Trời là Cha,
Đức Chúa Trời là Con, và Đức Chúa Trời là Đức Thánh Linh” vì nói thế thì
như ngụ ý có đến ba thân vị khác nhau, ba Đức Chúa Trời. Trong khi thật ra,
thì Cha là Đức Chúa Trời, Con cũng là Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh
cũng là Đức Chúa Trời, nhưng không phải là ba Đức Chúa Trời, mà là ba
Thân vị của chỉ một Đức Chúa Trời mà thôi. Dĩ nhiên điều đó vượt quá khả
năng lãnh hội của chúng ta. Thế nhưng, đó là sự dạy dỗ hết sức rõ ràng của
Kinh Thánh. Thỉnh thoảng lại có cùng một khúc Kinh Thánh, nhưng đề cập
đến cả Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Thí dụ Mat Mt 3:16, 17 chúng ta được nghe
Đức Chúa Cha từ trời phán xuống, Đức Chúa Con thì đang đứng dưới nước,
còn Đức Thánh Linh thì lấy hình chim bồ câu đậu trên Ngài.
Ngay câu đầu tiên của Kinh Thánh “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời
đất”, đã có sự gợi ý về Ba Ngôi trong sự kiện tên Đức Chúa Trời: “Ê-lô-
him” theo Hy-bá-lai thuộc số nhiều, trong khi động từ 'dựng nên' lại là số ít.
Như vậy, chúng ta được nhấn mạnh một cách “âm thầm” rằng Đức Chúa
Trời vừa là ba, mà cũng vừa là một. Cùng một nguyên tắc ấy cũng được
chứng minh trong SaSt 1:26 trong đó Đức Chúa Trời phán: “Chúng ta hãy
làm nên loài người như hình (chúng) ta...v.v...) Đại danh từ thuộc số nhiều
này chỉ về Ba Ngôi; nhưng trong câu 27 chúng ta lại đọc thấy là Đức Chúa
Trời dựng nhên một người giống như hình của chính Ngài (số ít chứ không
phải số nhiều) “Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời,
Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”.
Người ta kể rằng có một cậu bé ngây ngô muốn gia nhập một Hội Thánh nọ
và khi được yêu cầu hãy xưng nhận đức tin của mình thì cậy đưa ba ngón tay
lên và nói: “Ba là một, mà một là ba; và Đấng ở chính giữa đã chịu chết thay
cho tôi”. Có lẽ đây là một trong số những câu định nghĩa sâu nhiệm nhất về
Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà cũng không có ai trong chúng ta có thể định
nghĩa thật thoả đáng huyền nhiệm kỳ diệu này.
Đức Chúa Cha. Đức Chúa Trời là Cha chung của loài người.
Tôi vừa nghe một nhà truyền đạo đưa ra một luận cứ mạnh mẽ về Đức Chúa
Trời là Cha chung của nhân loại, căn cứ vào chương ba sách Lu-ca chép gia
phổ của Đức Chúa Giê-xu trở lui tận “A-đam, và A-đam con Đức Chúa
Trời”. Ông đã củng cố luận cứ của mình bằng Cong Cv 17:28 “Chúng ta
cũng là dòng dõi của Ngài”. Tôi không chấp nhận thuyết đó, nhưng phải trả
lời thế nào cho những người rất thích cái ý niệm về Đức Chúa Trời là Cha
chung của nhân loại, và mọi người đều là anh em với nhau?
Chẳng có gì để nghi ngờ việc loài người vốn là “dòng dõi” của Đức Chúa
Trời theo ý nghĩa của câu Kinh Thánh đã được trích dẫn, nghĩa là chúng ta
đều là dòng dõi A-đam, mà A-đam vốn trực tiếp ra từ tay Đức Chúa Trời.
Nhưng cũng dạy rằng sau khi sa ngã, loài người đã trở thành “con cái của sự
thạnh nộ”, và muốn trở thành con cái Đức Chúa Trời, họ phải được sanh lại.
Hãy làm chứng như thế với những người “thích cái ý niệm về Đức Chúa
Trời là Cha chung của nhân loại, và loài người vốn là anh em với nhau”,
nhưng xin đừng bận tâm chứng minh cho họ cái chân lý đó trước khi họ
được tái sanh, vì nếu chưa tái sanh thì họ sẽ không thể hiểu được những điều
đó. Lịnh truyền mà chúng ta phải tuân theo không phải là chứng minh Tin
Lành, nhưng là truyền giảng Tin Lành.
Đức Chúa Trời bất biến.
Cựu Ước trình bày Đức Chúa Trời như một người sống, hiện ra và trò
chuyện với người ta. Hiện nay, Đức Chúa Trời còn làm như vậy không?
Vâng, Đức Chúa Trời vốn không thay đổi, và chắc chắn là Ngài vẫn còn
hiện ra và trò chuyện với người ta. Nếu Ngài không trò chuyện với người
trên thế gian này, thì chắc chắn Ngài vẫn hiện ra và trò chuyện với những
người trên thiên đàng. Ngày nay, người ta không có nhu cầu như trong quá
khứ, để Ngài phải hiện ra với người sống trên thế gian này, vì họ đã có sự
mạc khải đầy đủ về Ngài trong Lời Ngài (Kinh Thánh) rồi.
Đức Chúa Trời của các thần.
Ông giải thích thế nào PhuDnl 10:17 “Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi
là Đức Chúa Trời của các thần, và Chúa của các chúa” Phải chăng là có
nhiều thần, nhiều chúa?
Sa-tan đã được gọi là chúa đời này (IICo 2Cr 4:4) Kinh Thánh chép các
thần, các chúa của người ngoại đạo là các quỉ (ICo1Cr 10:20). Ngoài ra, dĩ
nhiên là còn nhiều thần nhiều chúa do người ta tưởng tượng ra nữa. Nhưng
Đức Giê-hô-va cầm quyền tể trị trên tất cả và theo nghĩa tuyệt đối, thì chỉ có
một mình Ngài mới là Thần, là Đức Chúa Trời mà thôi.
Nhiều thần nhiều chúa.
Ông giải thích ICo1Cr 8:5, 6 như thế nào? “nhiều thần nhiều chúa” có nghĩa
gì?
Chính khúc sách ấy đã giải thích khá rõ rồi. Cuối câu 4 chép: “Chúng ta biết
thần tượng trong thế gian thật là hư không; chỉ có một Đức Chúa Trời, chớ
không có thần nào khác”. Tuy người (ngoại đạo) bảo là có các thần các chúa
khác hoặc ở trên trời hoặc ở dưới đất (như thế thì có rất nhiều thần nhiều
chúa), nhưng với chúng ta thì chỉ có một Thần, một Đức Chúa Trời là Cha
mà thôi, muôn vật do Ngài mà có, và chúng ta vốn cũng ở trong Ngài; lại
“cũng chỉ có một Chúa mà thôi, là Đức Chúa Giê-xu Christ...” v.v...
Đức Chúa Trời là Thần (Linh)
Tại sao chúng ta nói Đức Chúa Trời là Thần? Nếu Ngài có một thân thể, có
thể đi đứng, trò chuyện, thì làm sao chúng ta nói được Ngài là Thần Linh?
Sở dĩ chúng ta nói Đức Chúa Trời là Thần (Linh) vì Kinh Thánh đã chép
như vậy. Sự kiện Ngài hiện ra với một thân thể - như trường hợp của Đức
Chúa Giê-xu suốt hơn 30 năm trên thế gian này - không hề khiến Ngài
không phải là Thần Linh. Tuy loài người chúng ta đều có thân thể, nhưng
chúng ta cũng là thần linh.
Danh Ngài sẽ là rất lớn.
Thi Tv 113:3 và MaMl 1:11 đề cập đến thời gian hay không gian?
Thành ngữ dùng ở đây có nhiều ý nghĩa thi ca, ngụ ý rằng sẽ có lúc danh
Đức Chúa Trời sẽ là cao trọng giữa các dân các nước. Việc ấy, sẽ xảy ra khi
thế gian “tràn ngập sự hiểu biết về Đức Giê-hô-va như nước tràn ngập trên
các biển” vậy.
Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài.
Xin giải thích Mat Mt 6:33 “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa
Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy
nữa” 1. Xin định nghĩa chính xác “nước Đức Chúa Trời” là gì? 2. “Các
ngươi” ở đây ám chỉ ai? 3. “Mọi điều ấy” là gì? 4. Bao giờ thì “Ngài sẽ ban
cho các ngươi mọi điều ấy nữa”?
Xin đáp ngay rằng “nước Đức Chúa Trời” trong đoạn văn trên đây chỉ về
thời trị vì của Đức Chúa Trời. Các con cái Chúa cần chú ý là Đức Chúa Trời
chẳng những phải cầm quyền tể trị trên đời sống từng người một, mà cả trên
thế giới này và toàn thể vũ trụ nữa. Chúng ta phải tin như vậy trước nhất, khi
có ý muốn làm một điều gì, trước khi muốn đặt một chương trình, một kế
hoạch nào đó cho đời sống mình.
Đại danh từ “các ngươi” có thể ám chỉ bất cứ ai đồng ý với các điều kiện đã
được nêu ra. Dĩ nhiên người đó phải là con cái Đức Chúa Trời, vì không thể
có ai khác chịu “trước hết tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình
của Ngài. “Mọi điều ấy” là những điều đã được đề cập trong mấy câu trước
đó, tức là các thức ăn, thức uống, đồ mặc. Cha chúng ta ở trên trời vốn biết
chúng ta cần các thứ ấy, và sẽ cung cấp cho những ai biết trước hết tìm kiếm
nước Ngài và sự công chính của Ngài.
Khi nào “mọi điều ấy” sẽ được thêm cho chúng ta là tuỳ thuộc ý chỉ và chủ
đích của chính Đức Chúa Trời. Lắm khi Đức Chúa Trời cố ý để cho con cái
Ngài phải trải qua một thời gian bị thiếu thốn. Tuy nhiên, điều chắc chắn là
“Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được
gọi theo ý muốn Ngài đã định” (RoRm 8:28).
Đức Chúa Cha. Tổ tiên của Chúa Giê-xu.
Bảng gia phổ trong LuLc 3:23-38 phải chăng là gia phổ của bà Ma-ri, mẹ về
phần xác của Chúa chúng ta, qua ông tổ tên là Na-than? Na-than là ai? Kinh
Thánh có cho chúng ta biết tên cha mẹ của bà Ma-ri không? Nếu Lu-ca
chương 3 chép gia phổ của bà Ma-ri, tại sao tên bà lại không được kể ra?
Phải chăng bảng gia phổ trong Ma-thi-ơ chương 1 là của Giô-sép, qua Sa-lô-
môn?
Na-than là con trai của Đa-vít và Bát-sê-ba, như thế là em một của Sa-lô-
môn (ISu1Sb 3:5). Cha của bà Ma-ri tên là Ê-li (hay Hê-li LuLc 3:29), Kinh
Thánh không thấy chép gì cả, nhưng truyền khẩu rằng đó là tên ông, còn tên
mẹ bà Ma-ri là An-ne. Sở dĩ tên Giô-sép được kể ra trong bảng gia phổ ở
Lu-ca 3, vì trong cả bảng đó, không có tên người đàn bà nào cả. Bảng gia
phổ trong Ma-thi-ơ 1 ghi tên Giô-sép, hậu duệ của Đa-vít qua Sa-lô-môn.
Theo Gie Gr 22:24-30, thì Giô-sép hoặc hậu duệ ông, không thể nối ngôi
cho Đa-vít. Cô-nia (trong 22:24) chính là Giê-cô-nia (Mat Mt 1:11, 12. Vì
Chúa Giê-xu là dòng dõi của Ma-ri, là “dòng dõi của người nữ” (SaSt 3:16)
chớ không phải dòng dõi của Giô-sép, cho nên Ngài mới được thừa kế ngôi
của Đa-vít.
Sự sanh ra của Chúa chúng ta.
Giáo lý về Chúa Giê-xu được một trinh nữ sanh ra có thật sự quan trọng và
chính yếu cho Cơ Đốc giáo không?
Vâng... Kinh Thánh Cựu Ước đòi hỏi Ngài được một trinh nữ sanh ra (EsIs
7:14) và Tân Ước đã công bố như vậy (Mat Mt 1:18-25). Ngoài ra, nếu Ngài
quả thật là con trai Giô-sép, thì Ngài bị cất quyền được nối ngôi Đa-vít, vì
Giô-sép là hậu duệ của Giê-cô-nia mà trong Gie Gr 22:24-30, Đức Chúa
Trời đã tuyên bố rằng không hề có hậu duệ nào của Cô-nia được ngồi trên
ngôi Đa-vít. Ma-thi-ơ đoạn 1 cho thấy Giô-sép là con cháu của Giê-cô-nia,
một hình thức khác của tên Cô-nia, trong khi Lu-ca đoạn 3 cho thấy Chúa
Giê-xu vốn là con cháu Đa-vít theo phía bà Ma-ri, hậu duệ của một con trai
của Đa-vít là Na-than chớ không phải theo phía Giô-sép, hậu duệ của Sa-lô-
môn qua Cô-nia. Không có ai là Cơ Đốc nhân mà phủ nhận việc Chúa chúng
ta vốn do một trinh nữ sanh ra.
Được Đức Chúa Cha sanh ra.
HeDt 1:5 có nghĩa gì? Đức Chúa Con vốn luôn luôn ở cùng Đức Chúa Cha,
hay Ngài được Đức Chúa Cha 'sanh ra' sau buổi tạo thiên lập địa?
Con Đức Chúa Trời không hề được 'Đức Chúa Cha sanh ra' theo nghĩa là
đến một lúc nào đó, Ngài mới bắt đầu hiện hữu. Ngài vốn 'không có ngày
đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời' (HeDt 7:3), 'gốc tích của
Ngài bởi từ xưa, từ trước vô cùng' (MiMk 5:2). Câu HeDt 1:5 vốn được trích
dẫn từ Thi Tv 2:7 'Ngươi là con ta, ngày nay, ta đã sanh ngươi' còn những
câu khác thì trích từ IISa 2Sm 7:14 “Ta sẽ làm Cha người, người sẽ làm Con
ta” không hề phủ nhận tính cách tự hữu hằng hữu từ đời đời đến đời đời của
Chúa chúng ta.
Câu trích dẫn từ Thi Tv 2:7 “Ngày nay ta đã sanh ngươi” ám chỉ ngày Chúa
Giê-xu sống lại sau khi Ngài đã chịu chết rồi được sanh lại một lần nữa (đối
chiếu với CoCl 1:18, Cong Cv 13:33). Trong CoCl 1:15, Ngài được gọi là
“Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên”. Trong KhKh 3:14, Ngài
được gọi là “Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời”. Ý
nghĩa của mấy câu Kinh Thánh này, là trong cõi thọ tạo, Ngài vốn đứng
hàng đầu, như địa vị của người con đầu lòng, là trưởng nam đứng đầu trong
gia đình vậy. Ngài vốn là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng và địa vị của
Ngài là “con trai quản trị nhà Chúa” (HeDt 3:6). Thần tánh trọn vẹn của
Chúa chúng ta đã được chứng minh trong nhiều khúc Kinh Thánh (chẳng
hạn, xin đọc những trích dẫn từ Cựu Ước ứng dụng cho Ngài trong Hê1, và
đối chiếu với GiGa 1:1-5 và CoCl 1:16, 17).
Thần tánh của Chúa chúng ta.
Làm sao chúng ta biết rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời? Thần tánh của
Chúa chúng ta được chứng minh như sau:
1. Tất cả các tên của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước đều hàm chứa trong
Chúa Giê-xu Christ.
2. Chúa Giê-xu nhận cho người ta thờ lạy Ngài.
3. Ngài tha tội.
4. Ngài tỏ ra là toàn năng.
5. Ngài tỏ ra là toàn tri.
6. Ngài khẳng định mình toàn tại.
7. Tân Ước khẳng định thần tánh của Chúa Giê-xu.
Chúa Giê-xu phải là Đức Chúa Trời không?
Con gái tôi là cô giáo, và có mấy học sinh hỏi nó có tin rằng Chúa Giê-xu là
Đức Chúa Trời không? Con gái tôi nói: “Có” và trích dẫn những câu Kinh
Thánh như GiGa 1:1-15. Chúng yêu cầu con gái tôi giải thích 14:28 “Các
ngươi từng nghe ta nói rằng: Ta đi, và ta trở lại cùng các ngươi. Nếu các
ngươi yêu mến ta, thì sẽ vui mừng về điều ta đi đến cùng Cha, bởi vì Cha
tôn trọng hơn ta”. Chúng bảo rằng câu này chứng minh là Đức Chúa Trời
vốn cao trọng hơn Chúa Giê-xu, và thêm rằng khi Chúa Giê-xu sống trên thế
gian này, Ngài vẫn cầu nguyện với Cha ở trên trời. Phải trả lời câu hỏi này
như thế nào?
Câu trả lời là trong việc nhập thể, Con Đức Chúa Trời đã trở thành Con
người. Cả câu chuyện đã được kể lại trong đoạn sách hết sức kỳ diệu bắt đầu
ở sách Phi Pl 2:5 “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có. Ngài
vốn có hình (hoặc địa vị đẳng cấp) Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình
đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình
đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một
người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây
thập tự”. Chúa Giê-xu làm người nhất định phải nói về Đức Chúa Trời rằng
“Cha tôn trọng hơn ta”; nhưng Đức Chúa Giê-xu với tư cách Con Đức Chúa
Trời, sẽ không bao giờ nói như vậy.
Con đời đời.
Chúa Giê-xu có hiện hữu trước khi được bà Ma-ri sanh ra không? Có người
nói là Ngài vốn chưa có, trong khi Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Ngài
vốn ở trong lòng Đức Chúa Cha từ trước vô cùng, và bất chấp GiGa 1:12, họ
hỏi: “Nếu Chúa Giê-xu là Ngôi Lời, thì có phải là chính Ngài đã đến với
Giê-rê-mi hay không, khi Kinh Thánh chép rằng Lời của Đức Giê-hô-va đến
cùng Giê-rê-mi?
Con Đức Chúa Trời vốn có từ trước vô cùng và sẽ tồn tại đời đời, vì Ngài
vốn “không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời” (HeDt
7:3). Ngài cũng chính là (Ngôi) Lời đời đời của Đức Chúa Trời, cho nên tôi
không có chút gì để nghi ngờ việc chính Ngài đã tiếp xúc với Giê-rê-mi và
tất cả các nhà tiên tri khác trong Cựư Uớc Ngài vốn luôn luôn là Đấng mạc
khải Đức Chúa Trời cho loài người. Đó chính là ý nghĩa thật sự của 1:18
“Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha là Đấng đã
giải bày Cha cho chúng ta biết”. Vì trước khi nhập thể để trở thành con trai
của trinh nữ Ma-ri, Ngài không hề có tên là Giê-xu. Như thế, với tư cách
Con người, Ngài có ngày đầu mới sanh nhưng với tư cách Con Đức Chúa
Trời, Ngài không hề có khởi điểm.
Gia phổ của Ma-ri.
Có chỗ nào trong Cựu Ước chép về gia phổ của bà Ma-ri là mẹ phần xác của
Chúa Giê-xu, bắt đầu từ bà Ma-ri trở lui về tận Đa-vít không?
Dĩ nhiên là tên bà Ma-ri không hề được chép trong Cựu Ước, nhưng việc gia
phổ của bà được chép trong Lu-ca đoạn 3 thì chẳng bị ai phản đối cả. Cần
chú ý là trong câu 23 của chương sách đó, Giô-sép được đề cập với tư cách
“con Hê-li”, nhưng chữ con vốn được in nghiêng ngụ ý là nó do các dịch giả
thêm vào chớ thật ra không có trong nguyên văn Hi Lạp. Đây là luật chung
cho cả bảng gia phổ của Lu-ca. Tiến sĩ Scofield có nhận định qua về khúc
sách ấy trong Lu-ca là đúng, chẳng có gì để nghi ngờ cả. “Trong Ma-thi-ơ
mà chúng ta có bảng gia phổ của Giô-sép không bị ai vấn nạn, chúng ta
được cho biết rằng Giô-sép là con trai của Gia-cốp (Mat Mt 1:16). Vậy, theo
ý nghĩa nào, trong sách Lu-ca, ông lại được bảo là con Hê-li? Theo lẽ tự
nhiên, ông không thể vừa là con của Gia-cốp, vừa là con của Hê-li. Nhưng
Lu-ca không hề viết rằng Hê-li sanh Giô-sép, cho nên cách giải nghĩa tự
nhiên nhất là Giô-sép là con rể của Hê-li, cũng là hậu duệ của Đa-vít. Như
vậy, việc ông được bảo là 'con Hê-li' (chữ con không có trong nguyên bản Hi
văn mà do các dịch giả thêm vào) sẽ phù hợp với cách nói của người Do
Thái (đối chiếu với ISa1Sm 24:16). Do đó, kết luận không tránh vào đâu
được, là phổ hệ trong sách Lu-ca là phổ hệ của bà Ma-ri, và Giô-sép là “con
Hê-li” vì ông cưới con gái của Hê-li. Bảng gia phổ trong sách Lu-ca là của
bà Ma-ri mà cha là Hê-li, vốn là hậu duệ của Đa-vít” (Theo Scofield).
Em-ma-nu-ên.
Tại sao trong Mat Mt 1:23 chép: “Ngài ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-
nu-ên”, nhưng Ngài đã không được gọi bằng tên Em-ma-nu-ên?
Quả thật Chúa Giê-xu đã không được gọi bằng tên Em-ma-nu-ên trong Kinh
Thánh, nhưng hãy chú ý là Ma-thi-ơ viết: “Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó
là Em-ma-nu-ên; nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Vậy Ngài vẫn
được người thuộc về Ngài gọi là “Em-ma-nu-ên” cũng như vẫn nói rằng
“Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Như thế là lời tiên tri ấy quả đã được ứng
nghiệm.
Chức vụ theo ba phương diện của Chúa chúng ta.
Chúa Giê-xu làm thế nào để thực hiện đầy đủ cả ba chức vụ tiên tri, thầy tế
lễ và vua?
Trong những ngày sống trong xác thịt, Chúa chúng ta đã thi hành chức vụ
tiên tri bằng cách truyền giảng thông điệp của Đức Chúa Trời. Ngài thi hành
công tác ấy chẳng những chỉ bằng lời nói, mà bằng cả hành động và chính
con người của Ngài nữa. Ý nghĩa của từ ngữ “nói tiên tri” là “nói ra, nói lên,
quảng bá”. Hiện nay, Ngài đang thi hành chức vụ thầy tế lễ bằng việc đảm
đương mọi trọng trách của một thầy tế lễ bên hữu Đấng Oai Nghiêm, để cầu
thay cho dân Ngài Ngài sẽ phô bày tính cách đế vương của Ngài khi sẽ tái
lâm, làm “Đấng Chủ tể hạnh phước, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi
Chúa (ITi1Tm ITi6:15).
Vấn đề Chúa Giê-xu được một trinh nữ sanh ra.
Phải chăng chúng ta tin rằng Chúa Giê-xu vốn được một trinh nữ sanh ra là
đều hết sức cần thiết để tách rời nhơn tánh của Đấng Christ khỏi tánh hay
phạm tội mà cả dòng giống loài người đều thừa hưởng của A-đam? Nếu quả
như thế, thì vấn đề chỉ được giải quyết có phân nửa mà thôi. Vì ảnh hưởng
của người mẹ vốn rất quan trọng, vượt hẳn ảnh hưởng của người cha trong
thời kỳ thai nghén. Bà Ma-ri vẫn san sẻ bản tính hay phạm tội của mình cho
con, hay là Đức Chúa Trời ngăn chận việc di truyền đó? Nếu vậy tại sao
Ngài lại không ngăn chận phần di truyền của cả hai người, mà chỉ ngăn chận
phần di truyền của chỉ một người thôi?
Dĩ nhiên là Ngài vốn có thể làm như vậy, nhưng vấn đề chính là Ngài đã thật
sự làm gì theo phần ký thuật, thì Ngài đã tạo ra cho Con Ngài một thân thể
và gởi nó vào lòng một trinh nữ cũng như trong buổi tạo thiên lập địa. Ngài
đã tạo ra hình hài của con người đầu tiên và đặt người ấy trong vườn Ê-đen
vậy. Tại sao chúng ta lại nghĩ rằng việc Đức Chúa Trời đã làm như vậy là
“khó tin nổi”? Chỗ khó tin đích thực đối với những người chối bỏ lời chứng
của Kinh Thánh, chối bỏ những việc siêu nhiên, là do họ có một quan niệm
sai lầm về Đức Chúa Trời là ai, và Ngài có thể làm được gì.
Chúa Giê-xu chịu cám dỗ.
Phải chăng Chúa Giê-xu phải chịu ma quỉ cám dỗ, vì Ngài vốn có một thân
thể có thể phạm tội giống như chúng ta, hầu có thể cứu giúp những kẻ bị
cám dỗ?
Kinh Thánh chép rằng: “Ngài phải chịu làm giống như anh em mình trong
mọi sự, hầu cho đối với Đức Chúa Trời, trở nên thầy tế lễ thượng phẩm, hay
thương xót và trung tín đặng đền tội cho chúng dân. Vả, vì chính mình Ngài
chịu khổ trong khi chịu cám dỗ, nên có thể cứu những kẻ chịu cám dỗ vậy”
(HeDt 2:17, 18). Chúng ta cần thận trọng, e có thể tiếp nhận hoặc đưa ra một
định nghĩa sai chữ 'cám dỗ' đã được dùng cho Ngài. Ngài vốn chịu cám dỗ
về đủ mọi phương diện y như chúng ta, nhưng chẳng phạm tội (HeDt 4:15).
Nghĩa là Ngài không hề bị tội lỗi vốn có sẵn từ bên trong thử thách hay cám
dỗ Ngài. Nhưng Ngài vốn thấu rõ mọi người chúng ta, do đó, đã trở thành
nguồn tiếp cứu trợ giúp không hề thất bại cho chúng ta “Vậy chúng ta hãy
vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn
để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (HeDt 4:16).
Tính cách trọn vẹn, không chỗ chê trách của Đấng Christ.
Phải chăng ông dạy rằng Chúa Giê-xu không thể phạm tội được? Vậy thì
Ngài đã chịu cám dỗ ở đâu? Phải chăng Kinh Thánh dạy rằng Ngài từng
chịu cám dỗ y như chúng ta? Và phải chăng Kinh Thánh cũng chép rằng
Ngài cũng là một người yếu đuối như chúng ta? Không, Kinh Thánh không
hề dạy như vậy. Bạn đã lẫn lộn Ngài với Ê-li hoặc Phao-lô hay Ba-na-ba đó
(Gia Gc 5:17; Cong Cv 14:15). Chúa chúng ta quả thật là một Con người,
nhưng khác với những người khác, là Ngài vốn không có tội lỗi từ bên
trong. Điều này giải thích cho mệnh đề chót của HeDt 4:15 không phải là
Ngài “không thể phạm tội” nhưng là “chẳng phạm tội”. Ngài tự phân rẽ khỏi
tội, không để cho bị nhiễm tội. Khi chúng ta gặp cám dỗ thì có sự quyến rũ,
lôi kéo từ bên trong nhưng với Chúa Giê-xu thì không có như vậy, vì trong
Ngài không có tội lỗi phục sẵn ở đó. Nếu có ai cho rằng người không thể
phạm tội thì cũng không bao giờ chịu cám dỗ, thì chỉ cần trả lời rằng sự cám
dỗ thật sự có nghĩa là gặp thử thách. Nếu nói rằng Chúa chúng ta không thể
chịu cám dỗ, thì chẳng khác gì bảo rằng vàng thật không thể bị thử lửa,
không thể chịu thử thách, kiểm nghiệm xem có phải đó là vàng ròng hay
không. Hoặc như nói rằng một chiến luỹ bất khả xâm phạm là một thành trì
không hề bị tấn công. Mặc dầu có chỗ khác nhau quan trọng giữa Chúa Giê-
xu với chúng ta, Ngài vẫn có thể thông cảm với chúng ta vì biết rằng trong
mỗi người chúng ta đang có sẵn điều gì, và nhờ tình yêu thương Ngài, nhờ
mối liên hệ giữa chúng ta với Ngài như các chi thể đối với thân, khi chúng ta
chịu khổ, thì chính Ngài cũng cùng chịu khổ với chúng ta. Nếu Chúa Giê-xu
người Na-xa-rét đã thất bại khi chịu thử thách, đã chịu thua sự cám dỗ của
Sa-tan thì điều ấy không hề có nghĩa là Đức Chúa Trời trong xác thịt có thể
phạm tội, nhưng chứng minh rằng Chúa Giê-xu người Na-xa-rét không phải
là Đức Chúa Trời nhập thể. Tạ ơn Đức Chúa Trời về cuộc cám dỗ trong
đồng vắng mà kết quả đã chứng minh rằng Chúa Giê-xu người Na-xa-rét quả
thật là Em-ma-nu-ên, là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Hơn nữa, nếu bảo
rằng Chúa Giê-xu đã có thể phạm tội lúc Ngài sống trên đất này, thì giờ đây,
Ngài đã được cất lên trời rồi, Ngài sẽ còn có thể phạm bao nhiêu tội nữa?
Xin đừng bao giờ nghĩ như thế! Con người ngự bên hữu Đức Chúa Cha vốn
là một với Đức Chúa Cha trong Ngài cũng như trong Đức Chúa Cha không
hề có gì thay đổi hay cả đến bóng dáng của sự đổi thay nữa.
Sự vô tội của Đấng Christ.
Làm thế nào việc Đấng Christ được trinh nữ sanh ra lại cứu được loài người
khỏi tội đầu tiên của A-đam? Phải chăng một đứa trẻ chỉ nhận phần bản tính
của cha chớ không nhận của mẹ, cho nên, vì Đấng Christ vốn được thai
dựng bởi Đức Thánh Linh nên sanh ra ngoài vòng nguyên tội, vì không có
bản tính của người cha?
Việc Chúa chúng ta ở ngoài vòng nguyên tội không phải là hậu quả do việc
Ngài vốn được một trinh nữ sanh ra. Dĩ nhiên là một đứa trẻ nhận cả hai
phần bản tính của cha và mẹ. Nhưng trong trường hợp của Chúa Giê-xu vấn
đề là cả một phép lạ, và bởi quyền phép Đức Thánh Linh, Con Đức Chúa
Trời đã được bảo vệ được biệt riêng khỏi mọi dấu vết của nguyên tội. Cùng
một Đức Chúa Trời đã tạo ra một thân thể cho A-đam và đặt ông vào vườn
Ê-đen, cũng đã tạo ra một thân thể cho Con Ngài và đặt con đó vào lòng một
trinh nữ. Xem HeDt 10:5.
Nói như thế không có nghĩa là bảo rằng giáo lý về việc Chúa chúng ta được
một trinh nữ sanh ra là không quan trọng. Thật ra, giáo lý ấy là một phần
thiết yếu cho đức tin chúng ta. Nếu Chúa Giê-xu quả thật là con trai Giô-sép,
thì Ngài không bao giờ được quyền nối ngôi tổ phụ mình là Đa-vít, vì trong
trường hợp đó, ông không phải là người duy nhất còn lại của dòng dõi Đa-
vít (về mặt này thì ông còn phải bị tra xét theo thứ bậc để được nối ngôi);
ông lại là một hậu duệ của Cô-nia, con trai Giê-hô-gia-kim mà con cháu bị
truất quyền nối ngôi nữa (đối chiếu Cong Cv 22:24-30 với Gie Gr 23:5, 6).
Một lịnh truyền kỳ lạ.
Việc Chúa Giê-xu thường ra lịnh cho những người được Ngài chữa bịnh cho
không được nói lại hành động của Ngài cho người khác biết, có nghĩa gì?
Xem LuLc 8:56; Mat Mt 9:30 và những khúc sách tương tự.
Tiến sĩ Scofield có một nhận định về 16:20 khiến chúng ta được sáng tỏ về
vấn đề trên như sau: “Các môn đệ Chúa từng truyền giảng rằng Chúa Giê-xu
là Đấng Christ, nghĩa là Nhà Vua của giao ước, của Vương quốc được hứa
với dân Do Thái, và “nước ấy đã gần kề”. Trái lại, Hội Thánh Ngài cần được
thiết lập trên nền tảng của Đấng bị đóng đinh, từ kẻ chết sống lại thăng thiên
làm “đầu của Hội Thánh trong mọi sự” (Eph Ep 1:20-23). Lời chứng trước
đã kết thúc, nhưng lời chứng sau vẫn chưa sẵn sàng, vì huyết của giao ước
mới vẫn chưa bị đổ ra, và Chúa chúng ta chỉ mới bắt đầu nói đến sự chết và
sống lại của Ngài (c.21). Đây là một khúc quanh có ý nghĩa vô cùng quan
trọng”. Hơn nữa, về Mac Mc 8:22-26, ông viết: “Hành động của Chúa chúng
ta ở đây vốn có ý nghĩa hơn hết. Sau khi đã phó mạc Bết-sai-đa cho sự phán
xét (Mat Mt 11:21-24) Ngài sẽ không còn chữa bịnh hay để cho các môn đệ
Ngài làm chứng đạo tại đó nữa (c.26). Ngài xem Bết-sai-đa là một cộng
đồng đã bị bỏ đi, nhưng Ngài vẫn còn muốn tỏ lòng thương xót với những cá
nhân. Hãy đối chiếu với KhKh 3:20. Đấng Christ đang đứng ngoài cửa của
Hội Thánh, nhưng “Nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì v.v...”
Lời Chúa chúng ta đã nói với Cai-phe.
Trong câu Chúa Giê-xu nói với Cai-phe chép ở Mat Mt 26:64 Ngài muốn
nói về thời kỳ nào?
Nhằm trả lời câu hỏi của Cai-phe: “Ta khiến ngươi chỉ Đức Chúa Trời hằng
sống mà thề, hãy nói cho chúng ta, ngươi có phải là Con Đấng Christ, Con
Đức Chúa Trời chăng?” Chúa chúng ta đã nói với ông ta: “Thật như lời
chính ngươi đã nói), vả lại, ta nói cùng các ngươi, về sau các ngươi sẽ thấy
Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời
mà xuống”.
Đây là câu Chúa chúng ta trả lời với Cai-phe một cách chính thức, công
khai, chớ không phải chỉ với tính cách cá nhân, riêng tây mà thôi. Cai-phe là
đại diện của toàn dân Y-sơ-ra-ên, cho nên bức thông điệp ấy là nhằm vào
toàn dân Y-sơ-ra-ên chớ không phải chỉ cho riêng một mình ông ta. Việc ấy
sẽ ứng nghiệm đúng kỳ khi Chúa tái lâm.
Hai lần xức dầu.
Chúa chúng ta đã được ai xức dầu, và xức dầu mấy lần? Tôi muốn nói đến
lần (hay bao nhiêu lần?) xức dầu, theo Mat Mt 26:7; Mac Mc 14:3; LuLc
7:37 GiGa 1:12; 12:1-8.
Có hai lần xức dầu, cách nhau khoảng hai năm một lần tại xứ Giu-đê và một
lần tại Ga-li-lê. Cả hai lần này thì chẳng có điểm nào giống nhau, ngoại trừ
cả hai lần đều xảy ra trong hai nhà của hai người cùng có tên là Si-môn. Si-
môn vốn là một cái tên hết sức phổ thông, cho nên chúng ta chẳng có gì phải
ngạc nhiên khi hai người khác nhau lại được kết hợp lại với nhau trong
những lần ký thuật này. Chỉ một mình Lu-ca đã cho chúng ta biết về lần xức
dầu thứ nhất trong LuLc 7:36-50. Biến cố này xảy ra rất sớm trong thời gian
Chúa Giê-xu thi hành chức vụ, lúc Ngài ở tại xứ Ga-li-lê. Người đàn bà lấy
dầu xức chơn Ngài rồi lấy tóc mình mà lau, được mô tả là “một người đờn
bà xấu nết ở thành đó” (c.37). Câu này chắc chắn ngụ ý rằng bà ta là một
phụ nữ trắc nết. Không hiểu vì sự kết hợp lạ lùng và không thể giải nghĩa
được nào, người ta lại cho rằng người phụ nữ ấy chính là Ma-ri Ma-đơ-len.
Dĩ nhiên là do sự việc đó, “Ma-đơ-len” đã trở thành một cái tên ám chỉ một
phụ nữ trắc nết. Nguyên cái tên ấy không hề có nghĩa như vậy. Sở dĩ người
ta gọi bà là Ma-đơ-len, vì quê quán bà là Ma-đa-la, và trong Kinh Thánh,
không hề có chỗ nào bảo rằng bà là một “tội nhơn” theo nghĩa là “trắc nết”
cả. Ma-ri Ma-đơ-len vốn bị quỉ ám và đã được Chúa Giê-xu đuổi quỉ ra để
giải thoát cho. Nhưng trong Kinh Thánh cũng không có câu nào ám chỉ bà là
người đã xức dầu cho Chúa trong LuLc 7:1-50.
Lần xức dầu thứ hai xảy ra hai năm sau đó, lúc Chúa chúng ta sắp bị phản
nộp vào tay những kẻ có tội và chịu đóng đinh vào thập tự giá. Lần xức dầu
này được mô tả trong Mat Mt 26:6-13; Mac Mc 14:3-9; GiGa 12:1-8. Việc
xảy ra “trong nhà Si-môn, là người phung” (Mat Mt 26:6; Mac Mc 14:3).
Nhà này ở trong làng Bê-tha-ni, theo cả ba trước giả các sách Tin Lành.
Giăng cho chúng ta biết rằng lần xức dầu này xảy ra trong một bữa tiệc tối
nhằm thết đãi Chúa Giê-xu; và trong bữa tiệc này có “Ma-thê hầu bàn” còn
anh nàng là “La-xa-rơ, là một người trong đám ngồi đồng bàn với Ngài”.
Tuy nhiên, ông không hề nói với chúng ta rằng việc ấy xảy ra trong nhà của
Ma-thê và La-xa-rơ. Có nhiều phỏng đoán về lai lịch của “Si-môn là người
phung” này, nhưng phần ký thuật không giúp được gì cho chúng ta nhận
diện được ông ta. Sách không vạch rõ ông “Si-môn là người phung” này đã
có mặt trong bàn tiệc nên chúng ta có thể suy diễn mà không sợ sai lầm rằng
nếu ông Si-môn ấy có mặt, thì ông ta không còn là người phung nữa. Không
hế có ai bị bịnh phung mà còn mang chứng bịnh ấy đến trước hiện diện của
Chúa chúng ta. Người phụ nữ xức dầu cho Chúa trong bữa tiệc này là Ma-ri
người Bê-tha-ni. em gái của Ma-thê và La-xa-rơ.
Hai sứ đồ Ma-thi-ơ và Mác cho chúng ta biết rằng Ma-ri đã xức dầu trên đầu
Chúa chúng ta, còn Giăng cho biết thêm là bà cũng xức dầu cho chân của
Chúa và lấy tóc mình mà lau nữa. Tuy nhiên, chẳng có chi mâu thuẫn nhau ở
đây. Cả đầu và chân Ngài đều được xức dầu. Tiến sĩ Scofield nói: “Cách xức
dầu thông thường để tôn vinh và tỏ ra hiếu khách, là dưới chân (LuLc 7:38)
và trên đầu (LuLc 7:46). Nhưng Ma-ri ở Bê-tha-ni là người duy nhất trong
số các môn đệ của Chúa chúng ta đã thấy hiểu câu nói nhắc đi nhắc lại ba
lần của Ngài rằng Ngài sắp chịu chết rồi sống lại, nên đã khoác cho việc xức
dầu một ý nghĩa sâu sắc hơn về việc chuẩn bị xác Ngài để chôn cất. Ma-ri ở
Bê-tha-ni không thuộc số phụ nữ đã đến mộ Chúa với ý định ướp xác Chúa
Giê-xu bằng thuốc thơm”.
Nên nhớ là Chúa chúng ta đã hết sức đẹp lòng về hành động tận hiến của
Ma-ri xuất phát từ đức tin đơn sơ nhằm làm chứng cho Ngài về cái chết và
sự sống lại sắp xảy đến cho Ngài, nên Ngài đã phán với các môn đệ rằng:
“Trong khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành này được giảng ra, việc người
đã làm cũng sẽ được nhắc lại để nhớ đến người”.
Được treo lên khỏi đất.
Xin giải thích GiGa 12:32. Phải chăng việc “được treo lên khỏi đất” ở đây
ám chỉ việc đề cao Chúa Giê-xu bằng cách truyền giảng đạo Ngài?
Không phải như vậy. Cả đến nhà truyền đạo trung tín nhất cũng không thể
nào “kéo mọi người” đến cùng Chúa Giê-xu được dầu số người đó thuộc vào
một cộng đồng rất ít người. Ý nghĩa của khúc sách này vốn khác xa. Xin
nghiên cứu cả bản văn. Từ câu thứ hai mươi trở đi. Phi-líp và Anh-rê đến với
Chúa Giê-xu cho biết có một số người ngoại bang muốn diện kiến Ngài. Hãy
nhận xét thật kỹ phản ứng lạ lùng của Chúa Giê-xu đối với lời yêu cầu đó.
Chưa bao giờ Ngài tỏ ra bị xúc động mạnh như lúc ấy. Dường như trong
việc những người ngoại bang đến thăm viếng Ngài cách bất thường này, vốn
có một ý nghĩa khác lạ không hiện ra ngay trên bề mặt. Trong câu 24, Chúa
chúng ta tự ví mình như hột lúa mì. Những người ngoại bang này lại đang
muốn gặp mặt Ngài. Đây là một khúc quanh quan trọng trong chức vụ của
Ngài. Dường như Ngài không muốn tự tỏ mình ra cho họ, mà lý do là vì
chức vụ của Ngài lúc ấy không phải là dành cho họ, ngoại trừ việc Ngài sẽ
chịu chết thay cho họ. Như hột lúa nếu không rơi xuống đất và chết đi, chịu
cảnh đơn độc, thì không thể nào kết quả được, cho nên Ngài cũng phải chịu
chết, phải phó mạng sống mình. Ngài phải chịu chết vì thế gian; loài người
phải được sanh lại, mà việc ấy không thể nào có được nếu Ngài không chịu
chết đi. Con Đức Chúa Trời phải được treo lên (đối chiếu với GiGa 3:14). Ở
đây, Chúa Giê-xu tái xác nhận việc Ngài quyết định hiến dâng mạng sống
Ngài để cứu rỗi loài người. Đấng Christ trong xác thịt đã không làm gì có
ích lợi cho người ngoại bang cả; phải là Đấng Christ bị đóng đinh vào thập
tự giá và sống lại (đối chiếu IICo 2Cr 5:16 với ICo1Cr 1:23, 24). Trong
GiGa 12:25, 26. Chúa Giê-xu kêu gọi các môn đệ Ngài hãy sống quên mình
đi, và chỉ cho họ thấy rằng đó chính là nẻo đường dẫn đến vinh quang thật
sự. Hãy chú ý là trong câu 27 Chúa chúng ta đã tỏ ra đang bị xúc động mạnh
như thế nào. Ngài phán: “Hiện nay tâm thần ta bối rối, ta sẽ nói gì? Chính
Chúa đang tự hỏi Ngài phải nói gì. Ngài sẽ nói gì đây? Ngài sẽ nói: “Lạy
Cha, xin cứu con khỏi giờ này” chăng? Không, vì “vì sự đó mà con đến giờ
này” vậy thì Ngài phải nói: “Cha ơi, xin làm sáng danh Cha”. Đây là lời tái
xác nhận nghiêm trọng rằng Ngài sẵn sàng vâng theo ý chỉ Cha Ngài. Ngài
sẽ uống cạn đến phần cáu cặn của chiếc chén mà Cha Ngài trao cho. Ngài sẽ
tiến thẳng vào cõi chết dầu là phải chết trên thập tự giá. Mà làm như thế thì
Ngài không nhằm tự cứu lấy mình, nhưng vì muốn cứu rỗi người khác. Làm
như thế, Ngài sẽ “đưa được nhiều con cái vào cõi hiển vinh”.
Quyết định của Chúa chúng ta đã được chào đón bằng câu trả lời của Đức
Chúa Cha mà cả đoàn dân có mặt đều nghe thấy, bằng tiếng phán từ trời dội
xuống: “Ta đã làm sáng danh rồi, ta còn làm cho sáng danh nữa”. Đây là
Đức Chúa Cha đã chấp nhận sự dâng hiến của Con Ngài. Đây là lần thứ ba
và là lần cuối cùng trong thời gian Chúa chúng ta thi hành chức vụ trên đất,
các cửa thiên đàng đã mở ra và Đức Chúa Cha đã phán xuống để tỏ ra tán
thưởng Đức Chúa Con (Mat Mt 3:17; 17:5).
Muốn lãnh hội ý nghĩa đích thực của khúc sách này, chúng ta phải đưa Đức
Thánh Linh vào trong bầu không khí đó. Hãy lắng nghe giọng nói đầy phấn
khởi của Chúa chúng ta khi Ngài phán: “Hiện bây giờ, có sự phán xét (Hi-
văn crisis, có thể dịch là cơn khủng hoảng, khúc quanh quyết định) thế gian
này, và hiện nay vua Chúa của thế gian này (tức Sa-tan) phải bị xua đuổi”
(c.31).
Và Sa-tan đã bị xua đuổi như thế nào? Xin đọc câu trả lời trong câu 32:
“Còn ta, khi đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta” Câu
33 giải nghĩa câu 32: “Ngài phán vậy để chỉ mình phải chết cách nào. Vậy
thì, bằng cách chết trên thập tự giá, Chúa Giê-xu đã kéo mọi người đến với
Ngài. Khi huyết Ngài đổ ra trên núi Gô-gô-tha, Ngài đã truất phế A-đam thứ
nhất khỏi địa vị đứng đầu của toàn thể nhân loại, và kéo mọi người đến với
chính Ngài. “Nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người đều chết”
(IICo 2Cr 5:14).
Chính vì thế mà Chúa chúng ta trở thành “Cứu Chúa cả thế gian”. “Cứu
Chúa của mọi người” (GiGa 4:42) Ngài là Cứu Chúa. “đặc biệt là cho những
kẻ tin”, nhưng theo đúng ý nghĩa đích thực nhất của nó, Ngài cũng là Cứu
Chúa cho toàn thể nhân loại (ITi1Tm ITi4:10). Nhân loại đã không được cứu
hoàn toàn, nhưng sở dĩ như vậy, thì không phải vì không có Cứu Chúa
“Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (GiGa 1:29)
đã nếm trải “sự chết vì mọi người” (HeDt 2:9). Nhân loại đã không được
cứu trọn vẹn, nhưng Ngài đã chịu chết là “hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà
được cứu” (GiGa 3:17). Chúa Giê-xu đã thực hiện sự cứu chuộc làm của lễ
chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì
tội lỗi cả thế gian nũa” (IGi1Ga 2:2).
Ê-lô-i, Ê-lô-i, Lam-ma-sa-bách-ta-ni.
Câu “Ê-lô-i, Ê-lô-i, Lam-ma-sa-bách-ta-ni mà Chúa chúng ta thốt lên trên
thập tự giá là tiếng gì? Có người bảo đó là một ngôn ngữ chẳng ai biết,
nhưng đã được giải thích do sự trợ giúp của Đức Thánh Linh.
Đây là mấy chữ được phiên âm (không phải dịch nghĩa) theo tiếng Hi Lạp,
mà bản Hi văn cũng phiên âm theo tiếng A-ram, là ngôn ngữ phổ thông thời
Chúa ở thế gian.
Anh em của Chúa chúng ta.
Xin giải nghĩa GiGa 7:5 “Bởi chưng chính các anh em Ngài không tin
Ngài”.
Câu này ám chỉ các em ruột của Chúa chúng ta theo phần xác, tức là các con
trai khác của Mẹ Ngài là bà Ma-ri. Có người không nhận là bà Ma-ri còn có
con cái khác, nhưng Kinh Thánh chống lại ý kiến đó. Mat Mt 12:46 có đề
cập “mẹ và anh em Ngài”; trong Mac Mc 13:55 có bốn người em trai Ngài
đã được nêu tên, đó là Gia-cơ, Giô-sép, Si-môn và Giu-đe; và trong câu 56,
các em gái Ngài cũng đã được nêu tên. Có một khúc sách song hành trong
6:3, tên các em trai Ngài lại được kể ra, và các em gái Ngài cũng được đề
cập. Trong GiGa 2:12 chúng ta đọc thấy “Ngài với mẹ, anh em, và các môn
đồ đến xuống thành Ca-bê-na-um”. Cần chú ý là trong Cong Cv 1:14, dường
như các em trai của Chúa đều đã tin Ngài câu ấy chép “Hết thảy những
người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện, với các người đàn bà, và Ma-
ri là mẹ Đức Chúa Giê-xu cùng anh em Ngài”. Trong ICo1Cr 9:5 Phao-lô đề
cập các anh em Chúa trong mối liên hệ với ông và Phi-e-rơ. Còn trong GaGl
1:18, 19 Phao-lô nói đến lần đầu tiên ông đến Giê-ru-sa-lem sau khi ăn năn
trở lại đạo, và khi đến đó, cũng “làm quen với Sê-pha và ở với người mười
lăm ngày; nhưng tôi không thấy một sứ đồ nào khác, trừ ra Gia-cơ là em của
Chúa”.
Quả thật từ ngữ Hi văn chỉ “anh em (adelphoi) cũng chỉ luôn “anh em họ”
hay “bà con” xa gần nữa, cho nên vì lý do đó, những người phản đối ý kiến
cho rằng bà Ma-ri có nhiều con cái khác ngoài Chúa Giê-xu ra, nhấn mạnh
rằng hễ nơi nào trong sách đề cập “anh em Chúa Giê-xu theo phần xác” thì
đều ám chỉ các anh em họ hay bà con theo nghĩa khác hơn là bảo rằng đó là
con cái của bà Ma-ri. Mọi lý luận như thế có thể là đúng nếu trong Thi 69
Đức Thánh Linh của chân lý không đặt để một câu nhằm giải quyết toàn thể
vấn đề ấy. Đây là một trong những Thi Thiên đã được thừa nhận là nói về
Đấng Mê-si, và Chúa chúng ta luôn luôn là chủ từ. Trong Thi Thiên này,
chúng ta nghe Ngài hát: “Chúng nó ban mật đắng làm vật thực tôi; và cho tôi
uống giấm trong khi khát” (c.21 đối chiếu với Mat Mt 27:34 và GiGa 19:28-
30). Ngay trong những lời xưng tội tìm thấy trong Thi Thiên ấy, chúng ta
cũng phải nhận là chính Chúa chúng ta đã thốt ra để xưng nhận tội lỗi chúng
ta, xem như đó là tội lỗi của Ngài. Điều đó chứng minh rằng Ngài hoàn toàn
tự đồng hoá với chúng ta khi chịu cho kẻ gian ác treo Ngài lên thập tự giá
thay cho chúng ta. Bây giờ, hãy xét đến mấy câu 7-9.
“Ấy vì Chúa mà tôi đã mang sự nhuốc nhơ, và bị sự hổ thẹn bao phủ mặt tôi.
Tôi đã trở nên một kẻ lạ cho anh em tôi. Một người ngoại bang cho các con
trai mẹ tôi. Vì sự sốt sắng về đền Chúa tiêu nuốt tôi (xem 2:17). Sự sỉ nhục
của kẻ sỉ nhục Chúa đã đổ trên tôi”.
Với những ai sẵn lòng đầu phục uy quyền của Lời Đức Chúa Trời, thì mấy
câu này đã đủ để thuyết phục họ. Sau khi sanh ra Chúa Giê-xu, bà Ma-ri còn
có nhiều con khác nữa, và “anh em” Chúa mà Tân Ước ám chỉ phải được
chúng ta xem là con cái của mẹ Ngài.
Đặt mồ Ngài với kẻ ác.
Câu “Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác” (EsIs 53:9) có nghĩa gì?
Phần mộ của Giô-sép người A-ri-ma-thê có nằm trong khu vực nghĩa địa
mọi người Do Thái dành cho các tội phạm hay không?
Dĩ nhiên là không. Phần mộ đó là “một cái huyệt mới mà người đã khiến đục
cho (riêng) mình trong hòn đá” (Mat Mt 27:60). Giăng cho chúng ta biết:
“Tại nơi Ngài bị đóng đinh, có một cái vườn, trong vườn đó có một cái
huyệt mới, chưa chôn ai. Ấy là nơi hai người chôn Đức Chúa Giê-xu” (GiGa
19:41, 42).
A.C. Gaebelein dịch EsIs 53:9 như sau: “Người ta định phần mộ người với
kẻ chết, nhưng người được (nằm chung) với kẻ giàu khi chết, vì người
không hề bạo động, và trong miệng không có sợ gian dối”.
Các lằn roi Ngài.
EsIs 53:5 “Bởi lằn roi người, chúng ta được lành bệnh” có nghĩa gì?
Câu đó có nghĩa là Đấng Christ đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, và bởi đức
tin, người tin Ngài nhờ huyết Ngài mà được cứu. IPhi 1Pr 2:23, 24 có gói
ghém phần ý nghĩa thần học cho vấn đề này. “Ngài gánh tội lỗi chúng ta
trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi,
được sống cho sự công bình; lại nhơn những làn đòn của Ngài mà anh em đã
được lành bệnh”.
Ngài là Đấng duy nhất trên thiên đàng đã bị đòn vọt làm cho bị thương và
những vết thương ấy vốn không như thương tích của những chiến sĩ được
thoát chết trở về, nhưng nói lên sự vâng phục “cho đến chết, thậm chí chết
trên thập tự giá” của Ngài.
“Đừng rờ đến ta”.
Tại sao trong GiGa 20:7 Chúa Giê-xu bảo với Ma-ri “Chớ rờ đến ta”, trong
khi Ngài lại mời gọi Thô-ma hãy sờ vào Ngài?
Giữa khoảng Chúa hiện ra với Ma-ri và mấy ngày sau đó, khi Ngài hiện ra
với các môn đệ khác của Ngài, thì Chúa chúng ta đã lên trời làm ứng nghiệm
ý nghĩa hình bóng của lễ dâng bó lúa đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giê-hô-
va trong LeLv 23:9-14. Là trái đầu mùa sự sống lại (ICo1Cr 15:23). Ngài
phải trình diện trước mặt Đức Giê-hô-va để được tếp nhận vì cớ chúng ta
(LeLv 23:11). Việc đó phải xảy ra trước khi Ngài xuất hiện trước mắt bất cứ
ai khác. Một ý nghĩa hình bóng nữa cũng đã được ứng nghiệm là Ngày Đại
Lễ Chuộc tội. Chúa chúng ta đã dâng xong của lễ hi sinh, và lúc Ngài gặp
Ma-ri là Ngài đang ở trên đường đi về trời để ra mắt trước hiện diện Đức
Chúa Trời, dâng huyết Ngài lên vì cớ chúng ta (HeDt 9:11, 12). Lẽ tất nhiên,
mọi việc đó phải xảy ra ngay sau khi Ngài sống lại để đáp ứng trọn vẹn điều
đòi hỏi của ý nghĩa hình bóng trong Kinh điển.
“Cái đinh đóng nơi vững chãi”.
Xin giải thích EsIs 22:25
Muốn hiểu câu này, phải đọc cả khúc sách đó bắt đầu từ câu 15 khi Đức
Chúa Trời tuyên bố sự phán xét đối với Sép-na, sẽ bị cách chức và được thay
thế bằng Ê-li-a-kim, con trai Hinh-kia, người được Đức Chúa Trời đề cập
trong câu 21 rằng: “Ta sẽ lấy áo ngươi mạc cho nó, lấy đai ngươi giúp sức
nó, lấy chánh quyền ngươi trao trong tay nó”. Những lời nói trong hai câu
22-24 được áp dụng hai lần, vì rõ ràng là đề cập đến Đấng Christ về sau này
(đối chiếu với KhKh 3:7). Nhưng đến câu 25 thì Sép-na lại xuất hiện như kẻ
tự cho là mình đang được một địa vị vững chắc “như cây đinh đóng nơi
vững chãi”. Mặc dầu ông ta tự cho là mình được an toàn như vậy, ông ta đã
bị “đập và rớt xuống, và gánh nặng treo trên nó sẽ bị cắt đứt, vì Đức Giê-hô-
va đã phán vậy”.
46. Thấy mặt của Đức Chúa Trời.
Xin ông vạch rõ các khúc sách say đây có thể được phối hợp với nhau như
thế nào:
IGi1Ga 4:12 và GiGa 1:18 chép: “Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời”.
XuXh 24:10 chép “Họ ngó thấy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; dưới chân
Ngài có một vật giống bích ngọc trong ngần, khác nào như sắc trời thanh
quang”
24:11 “Họ ngó thấy Đức Chúa Trời thì ăn và uống”.
Lời đáp cho câu hỏi về IGi1Ga 4:12 và GiGa 1:18 được tìm thấy trong mấy
chữ còn lại của 1:18 “chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày
Cha cho chúng ta biết” theo nguyên văn có nghĩa là “giới thiệu” Ngài với
chúng ta. Việc nhìn thấy Đức Chúa Trời hay việc Đức Chúa Trời hiện ra
trong Cựu Ước vốn là sự hiện ra của Chúa Giê-xu Christ trước khi Ngài
nhập thể. Thí dụ hãy đối chiếu EsIs 6:1-10 với GiGa 12:37-41.
Đấng Christ theo xác thịt.
“Theo xác thịt mà nhận biết Đấng Christ” trong IICo 2Cr 5:16 là thế nào?
Đó là nhận biết Ngài như một người “trong xác thịt” hay như một người
chưa được tái sanh hiểu biết Ngài. Một sự nhận biết như vậy được Tiến sĩ
Scofield mô tả là “một niềm tin trí thức về Đấng Christ trong lịch sử, khác
hẳn với tin nhận Ngài”. “Tin nhận Ngài có nghĩa là tin cậy, chịu lệ thuộc.
Niềm tin trí thức không đưa đến chỗ được cứu rỗi như đức tin tin cậy của
những người thật sự hết lòng hết trí khôn tin cậy Ngài”.
Đức Thánh Linh
Đức Thánh Linh có phải là Thần (Linh) không?
Phải. Đức Thánh Linh là Thần, là Linh. Trong nguyên văn, hai chữ Thần và
Linh chỉ là một mà thôi.
Phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh
Ông tin thế nào về phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh?
Thật là sai lầm nếu cho rằng một người có thể được tái sanh mà không hề
nhận phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh. Sự dạy dỗ của Tân Ước về thân
vị và công tác của Đức Thánh Linh liên hệ đến người tin Chúa, là như vầy:
1. Trong chế độ hiện hữu, mỗi một Cơ Đốc nhân đều được sanh ra bởi Đức
Thánh Linh. Sự tái sanh cũng có thật như việc được sanh ra theo xác thịt
vậy. Chúng ta do cha mẹ trên đất này sanh ra; và do được sanh lại, chúng ta
trở thành con cái của Cha chúng ta ở trên trời. Công tác tái sanh này là do
Đức Thánh Linh thực hiện; công cụ được Ngài sử dụng để thực hiện sự tái
sanh này là Lời của Đức Chúa Trời, là hột giống không hay hư nát (GiGa
3:1-7; IPhi 1Pr 1:23-25; GaGl 1:18; IGi1Ga 1:11-13).
2. Mỗi một Cơ Đốc nhân (nghĩa là mỗi một người đã được tái sanh) trở
thành một chi thể trong thân thể Đấng Christ ngay khi người ấy được sanh
lại. “Chúng ta là các chi thể của thân Ngài” (Eph Ep 5:30). Sự kết hợp đối
với Đấng Christ là hậu quả của phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh. Do đó,
nếu có ai muốn cho chúng ta tin rằng phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh
đó là một “công tác thứ hai của ân điển” phân biệt về thời gian với sự tái
sanh, thì điều đó không đúng. Phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh không
phải chỉ là từng trải của một vài người, nhưng là của toàn thể các Cơ Đốc
nhân “Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi
mọi, hoặc tự chủ đều đã chịu phép báp-tem chung một Thánh Linh để hiệp
làm một thân (ICo1Cr 12:13, đối chiếu với Eph Ep 4:4, 5; RoRm 6:3; GaGl
3:27).
3. Mỗi người ngay lúc được tái sanh, đều nhận Đức Thánh Linh vào chính
thân thể mình, và từ đó trở về sau được Đức Thánh Linh ngự trị trong lòng.
Sự chiếm ngự đó của Đúc Thánh Linh sẽ cứ tiếp tục, không giây phút nào
ngừng nghỉ. Có thể chúng ta sẽ làm buồn lòng Ngài, chống cự Ngài, dập tắt
Ngài; nhưng chúng ta không thể xô đuổi Ngài khỏi chúng ta. Sứ đồ Phao-lô
bởi Đức Thánh Linh đã viết cho các Cơ Đốc nhân xác thịt tại Cô-rinh-tô
rằng “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đúc Thánh
Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa
Trời, và anh em chẳng thuộc về chính mình sao?” (ICo1Cr 6:19, đc với
ICo1Cr 3:16; RoRm 3:8, 9).
4. Đức Thánh Linh đã ngự trị trong tín hữu như thế, trở thành Đấng xức dầu
cho người; và Ngài cũng trở thành Vị Giáo Sư không hề nhằm lẫn thành
Đấng hướng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Đó là phần ứng nghiệm lời hứa
của Chúa chúng ta trong GiGa 16:13. Mỗi một “con cái bé mọn” của Đức
Chúa Trời nhờ đó được bảo an toàn khỏi cơ nguy của tà giáo. “Hỡi các con
cái ta, giờ cuối cùng là đây rồi, các con đã nghe nói rằng Kẻ Địch lại Đấng
Christ phải đến. Vừa lúc bây giờ, có nhiều kẻ địch lại Đấng Christ... Về phần
các con đã chịu xức dầu từ nơi Đấng Thánh, thì đã biết mọi sự rồi. Ta đã viết
cho các con chẳng phải vì các con không biết lẽ thật, nhưng vì các con biết
lẽ thật, và hiểu rằng chẳng có sự dối trá nào bởi lẽ thật mà ra... Ta đã viết
cho các con những điều này, chỉ về những kẻ lừa dối các con. Về phần các
con, sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa vẫn còn trong mình, thì không cần ai
dạy cho biết; song vì sự xức dầu của Ngài dạy các con đủ mọi việc, mà sự ấy
là thật, không phải dối, thì hãy ở trong Ngài, theo như sự dạy dỗ mà các con
đã nhận” (IGi1Ga 2:18-27). Từ ngữ xức dầu trong Hi văn là ‘Chrisma’ ám
chỉ Đức Thánh Linh là Đấng mà dẫu vẫn thường được dùng trong Kinh
Thánh để chỉ bóng (đối chiếu với XaDr 4:1-6). Tất cả những trường hợp xức
dầu cho các nhà tiên tri, các thầy tế lễ, và các vua trong Cựu Ước đều có
nghĩa hình bóng về việc được ban cho Đức Thánh Linh. Được một Giáo sư
như vậy, được bảo đảm bởi quyền năng Ngài rằng một lời hứa nào đó chắc
chắn sẽ ứng nghiệm, thật là điều hay; nó khiến chúng ta giữ mình khỏi sa
ngã, thất bại, và đến trình diện không chỗ trách được trước vinh quang Ngài
với sự vui mừng vô hạn (Giu Gd 1:24).
5. Đức Thánh Linh, Đấng Xức Dầu cho chúng ta, cũng là dấu ấn của chúng
ta. ICo1Cr 1:21, 22 chép: “Đấng làm cho bền vững chúng tôi với anh em
trong Đấng Christ, và đã xức dầu cho chúng tôi, ấy là Đức Chúa Trời; Ngài
cũng lấy ấn mình mà đóng cho chúng tôi và ban của tin Đức Thánh Linh
trong lòng chúng tôi”. Như vậy, Ngài là biểu tượng của sự an toàn, cũng như
quyền làm chủ, chiếm hữu chúng ta. Ngay khi tin nhận Chúa Giê-xu Christ,
chúng ta là những người đã tin Ngài “chúng ta được ấn chứng bằng Đức
Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa, Đấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng
ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh
hiển Ngài” (Eph Ep 1:13, 14 đối chiếu với 4:30).
6. Các tín hữu được khuyến giục được đổ đầy Đức Thánh Linh (Eph Ep
5:18). Sau khi đã được Ngài sanh ra, được nhận phép báp-tem trong Đấng
Christ, sau khi thân thể chúng ta trở thành đền thờ Ngài, đã nhận Ngài như
Đấng Xức Dầu, như Dấu Ấn của chúng ta, thì chúng ta đầu phục Ngài là
điều hết sức phải lẽ (RoRm 6:13), chúng ta nên hiến thân cho Ngài như “một
của lễ sống và thánh đẹp lòng Đức Chúa Trời” vốn là “sự thờ phượng phải
lẽ” của chúng ta vậy (RoRm 12:1). Sau khi chúng ta đã dâng mình cho Ngài
như vậy rồi thì để cho Ngài đầy dẫy trong chúng ta, hầu sanh các trái “yêu
thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm
mại, tiết độ” (GaGl 5:22, 23).
Đây là bí quyết của sự thành công trong đời sống Cơ Đốc nhân.
Thân vị của Đức Thánh Linh.
Phải chăng không tin vào thân vị của Đức Thánh Linh với tư cách ngôi thứ
ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, là phạm tội chống lại Đức Thánh Linh?
Vâng. Đó là phạm tội chống lại Đức Thánh Linh và chống lại Ba Ngôi Đức
Chúa Trời nói chung, vì chối bỏ lời chứng của Kinh Thánh về (thân vị) của
Đức Thánh Linh là cho rằng Đức Chúa Trời nói dối. Nhưng cần nói thêm,
đó không phải là tội phạm đến Đức Thánh Linh đã được đề cập trong Mat
Mt 12:24-32, Mac Mc 3:22-30 và LuLc 11:14-20. Đây là tội của những kẻ
cho rằng Chúa chúng ta “bị quỉ ám” (Mac Mc 3:30). Tội bạn giờ được tha
thứ.
Lời chứng của Đức Thánh Linh.
Xin bàn về vấn đề Đức Thánh Linh làm chứng, như có chép trong HeDt
10:15; IGi1Ga 5:10; RoRm 8:16. Tôi chú ý đến một chữ trong các câu Kinh
Thánh ấy, dường như có ý nghĩa nổi bật, tức là “cho”, “trong” và “với” (theo
bản Anh văn: Đức Thánh Linh làm chứng với lòng chúng ta). Xin nhấn
mạnh cách ứng dụng mấy chữ đó trong ánh sáng của toàn bản văn.
Đức Thánh Linh làm chứng “cho” chúng ta mà HeDt 10:15 đề cập, là qua
Lời Kinh Thánh mà chính Ngài là Tác giả, và điều đó được kế tiếp trong câu
16 “Này là giao ước” v.v... trích dẫn từ Gie Gr 31:33. Cùng một khúc sách
ấy ông đã được trích dẫn trong HeDt 8:10. Câu này dạy dỗ chúng ta rằng tất
cả lời làm chứng của Đức Thánh Linh đều phù hợp với Kinh Thánh.
Đức Thánh Linh làm chứng “trong” chúng ta là niềm tin từ trong lòng rằng
chân lý được nêu ra đó chính là Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta được cứu
không bởi “cảm xúc”. Niềm tin quyết ấy vốn tốt đẹp và vượt xa một cảm
xúc bình thường; nó là một sự bảo đảm chắc chắn căn cứ trên các lời hứa
của Kinh Thánh. Nó là hiệu quả của việc “tin lời chứng của Đức Chúa Trời
cho Con Ngài”. Như đã chép trong GiGa 3:33 “Ai đã nhận lấy lời chứng của
Ngài thì làm chứng chắc rằng Đức Chúa Trời là thật”.
Và Đức Thánh Linh làm chứng “với” chúng ta, là làm chứng về kết quả của
việc tin Đức Chúa Trời tức khắc tương giao với tâm linh của tín hữu và
khiến người ấy tin quyết rằng bây giờ, mình đã trở thành con cái và là người
thừa kế cơ nghiệp Ngài.
Cả ba sự làm chứng trên đây đều quí báu. Thật tuyệt vời biết bao, khi chúng
ta được tương giao, được thông công với “Đức Chúa Trời chí cao, Đấng Chủ
tể của cả trời và đất” và được bảo đảm rằng chúng ta đời đời được liên kết
với Ngài, được làm con Ngài và có chỗ ở đời đời trong nhà Ngài! Ha-lê-lu-
gia!
Sự sanh ra bởi Đức Thánh Linh và được nhận phép báp-tem bằng Đức
Thánh Linh.
Xin giải thích tại sao việc “được Đức Thánh Linh sanh ra” và “được nhận
phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh” vẫn thường được đề cập, suy nghĩ và
dạy dỗ như chỉ là cùng một sự việc. Trong GiGa 20:22, Chúa Giê-xu hà hơi
trên các môn đệ Ngài và bảo họ “Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh”. Đó là lúc
họ được sanh ra bởi Đức Thánh Linh, có phải không? Trong Cong Cv 2:4,
tất cả các môn đệ của Chúa đều được đổ đầy Đức Thánh Linh. Phải chăng
đó là phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh của họ?
Tôi đã hỏi mấy nhà thần học lỗi lạc, và họ thành thật thú nhận không thể
phân biệt giữa việc được Đức Thánh Linh sanh ra và được nhận phép báp-
tem bằng Đức Thánh Linh. Tại sao họ lại cho rằng hai sự việc ấy chỉ là một?
Nếu chỉ là một, thì tại sao chúng ta lại tách rời hai điều đó trong tư tưởng và
trong thực tế?
Sự sanh ra và phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh tuy xảy ra đồng thời,
nhưng không phải chỉ là một. Bởi sự sanh ra, chúng ta được đưa vào gia
đình Đức Chúa Trời như một em bé mới sanh; bởi phép báp-tem bằng Đức
Thánh Linh, chúng ta được trở thành chi thể của Đấng Christ “là thân thể, là
thịt và xương Ngài”.
Chúng ta không nên lấy từng trải của các sứ đồ và các môn đệ đầu tiên để
xem đó như khuôn mẫu cho từng trải của riêng mình. Họ đã được cứu rỗi
trước khi có thập tự giá và trước khi Đức Thánh Linh của Tân Ước giáng
lâm; chúng ta được cứu rất lâu về sau này. Trong chế độ hiện tại, mỗi một
tín hữu 1. được Đức Thánh Linh sanh ra (GiGa 3:3-7; Gia Gc 1:18; IPhi 1Pr
1:23-25) 2. được nhận phép báp-tem trong Ngài để trở thành thân thể của
Đấng Christ (ICo1Cr 12:13; RoRm 6:1-3; GaGl 3:27) 3. tiếp nhận Ngài như
Đấng xức dầu nhờ đó chúng ta được dắt dẫn vào lẽ thật (IGi1Ga 2:20-27;
GiGa 14:16, 17; 16:12-15) 4. được Ngài đóng ấn cho đến ngày cứu chuộc
(IICo 2Cr 1:21, 22; Eph Ep 1:13; 4:30); được Ngài ngự vào lòng (ICo1Cr
3:16; 6:19, 20; RoRm 8:9). Tất cả mọi việc trên đều nghiệm đúng với từng
tín hữu một; nhưng không phải tất cả tín hữu đều được đổ đầy Đức Thánh
Linh về việc đó, chúng ta được lịnh:
“Đừng say rượu, nhưng hãy đầy dẫy Đức Thánh Linh” (Eph Ep 5:18).
Khi chúng ta đầu phục Ngài, thì Ngài đầy dẫy chúng ta, kiểm soát và biến
đổi chúng ta “hoá nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển đến vinh hiển”
(IICo 2Cr 3:18).
Giai đoạn chuyển tiếp
Theo Cong Cv 8:15, 16, 17 và Cong Cv 19:2 chúng ta có nên tin rằng phép
báp-tem bằng Đức Thánh Linh phân biệt với việc Ngài ngự vào lòng và tái
sanh chúng ta không?
Không. Cong Cv 8:15, 16, 17 thuộc về giai đoạn chuyển tiếp mà Tin Lành từ
dân Do Thái được đưa sang cho dân ngoại bang. Trước khi Tin Lành được
chuyển trọn vẹn sang cho người Ngoại bang, ân tứ của Đức Thánh Linh
dường như phải chờ đợi, và chỉ được ban cho sau phép báp-tem bằng nớc
(Cong Cv 2:38); nhưng bắt đầu với buổi họp tại nhà Cọt-nây, Đức Thánh
Linh đã giáng xuống ngay trên các tín hữu, trước khi họ chịu phép báp-tem
bằng nước (Cong Cv 10:14-48). Các môn đồ của Giăng Báp-tít tại Ê-phê-sô
vẫn chưa là Cơ Đốc nhân lúc Phao-lô gặp họ. Phao-lô đã truyền giảng Đấng
Christ cho họ và làm phép báp-tem lại cho họ “nhân danh Đức Chúa Giê-xu,
và đó là vì nếu thiếu phần biểu hiện thấy được, họ có thể nghi ngờ việc Đấng
Christ đã sống lại, nên một sự biểu hiện thấy được đã được ban cho họ.
Nhưng giáo lý về phép báp-tem bởi Đức Thánh Linh cho thời đại ngày nay
của Cơ Đốc giáo đã được vạch rõ trong ICo1Cr 12:12, 13 khiến không ai có
thể lầm lẫn được. Điều này có nghĩa là mỗi tín hữu khi tin Chúa, liền được
nhận phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh ngay tức khắc để “được tiếp nhận
trong Đấng Christ” (RoRm 6:2, 3; GaGl 3:27).
Được đổ đầy Đức Thánh Linh.
Phải chăng “giết chết bản ngã” là phương pháp duy nhất để được đổ đầy
Đức Thánh Linh cách hoàn toàn? Phải chăng đó là ý nghĩa của RoRm 12:1,
2 và ITe1Tx 5:22, 23
Mỗi tín hỡu đều được đổ đầy Đức Thánh Linh teo mức độ đầu phục Đức
Chúa Trời với tư cách một người đã từ kẻ chết sống lại, dùng các chi thể của
mình làm công cụ phục vụ sự công chính cho Đức Chúa Trời. Muốn đầu
phục Đức Chúa Trời trọn vẹn, người ấy phải tự nhận là mình đã chết hẳn đối
với tội lỗi, và nhờ Đức Chúa Giê-xu Christ để sống cho Đức Chúa Trời
(RoRm 6:11-13). “Đầu phục” “phó”, “dâng” thân thể mình trong khúc sách
này cùng một từ ngữ với “dâng” thân thể mình trong RoRm 12:1, theo bản
Tân Ước Hi văn. Khúc sách trong thư Tê-sa-lô-ni-ca được trưng dẫn trên
đây gọi đó là “tránh đi” khi chúng ta bước trên đường đời này. “Tránh đi”
cũng có nghĩa là “tách biệt với”, “biệt riêng ra”. “Nên thánh” cũng có nghĩa
là “biệt riêng ra”. Một khi chúng ta “dâng mình” cho Đức Chúa Trời, đầu
phục Ngài trọn vẹn, là chúng ta “tự biệt riêng ra” cho Ngài. Do đó, cũng
tránh xa tất cả những gì chống lại Ngài.
Được Đức Thánh Linh dắt dẫn.
“Được Đức Thánh Linh dắt dẫn” có nghĩa gì?
Thánh Linh của Đức Chúa Trời luôn luôn tìm cách hướng dẫn cho mỗi con
cái của Ngài cả trong những chi tiết, nhỏ nhặt nhất của đời sống. Ngài ngự
trong lòng từng cá nhân tín hữu (ICo1Cr 6:19) và cho người sẵn sàng vâng
phục Ngài nghe được tiếng phán dạy của Ngài. Ngài có thể phán dạy chúng
ta qua Lời Kinh Thánh hoặc qua hoàn cảnh xảy ra, hoặc bằng một tiếng nói
nhỏ nhẹ. Dĩ nhiên là sự hướng dẫn của Ngài không hề trái với Lời Kinh
Thánh ra, nhắm mắt chỉ vào một câu nào đó, mong rằng làm như thế là đã
được Đức Thánh Linh hướng dẫn. Đức Thánh Linh hưóng dẫn qua Lời dạy
dỗ rõ ràng trong Kinh Thánh, và khi chừng đó vẫn chưa đủ để bày tỏ ý chỉ
Ngài, thì Ngài sẽ có cách khác để truyền thông ý chỉ Ngài cho người nào
thật lòng muốn biết và vâng theo ý chỉ ấy. “Vì con mắt của Đức Giê-hô-va
soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với
Ngài” (IISu 2Sb 6:9).
Đức Thánh Linh toàn tại (ở khắp mọi nơi).
Làm thế nào có sự cứu rỗi được, sau khi Hội Thánh đã được cất lên, và Đức
Thánh Linh cũng bị cất đi?
Không có câu Kinh Thánh nào dạy rằng khi Hội Thánh được cất lên khỏi đất
này khi Chúa Giê-xu tái lâm, thì Đức Thánh Linh cũng bị cất đi. Đúng hơn,
thì Ngài chỉ “tạm tránh khỏi con đường” với tư cách Đấng ngăn trở việc làm
của kẻ bất pháp (IITe 2Tx 2:7). Từ đó trở đi, với tư cách Đấng toàn tại, Đức
Thánh Linh vẫn hiện diện trên đất này như Ngài đã từng hiện diện trước lúc
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh

More Related Content

What's hot

Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanh
Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanhNhung dieu kho hieu tronh kinh thanh
Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanhco_doc_nhan
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-kyco_doc_nhan
 
Cau hoi quan trong
Cau hoi quan trongCau hoi quan trong
Cau hoi quan trongco_doc_nhan
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongco_doc_nhan
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amco_doc_nhan
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docco_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)co_doc_nhan
 
D4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanD4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanco_doc_nhan
 
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)co_doc_nhan
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayco_doc_nhan
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTung Thanh
 
Cau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyenCau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyenco_doc_nhan
 

What's hot (18)

Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanh
Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanhNhung dieu kho hieu tronh kinh thanh
Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanh
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-ky
 
Cau hoi quan trong
Cau hoi quan trongCau hoi quan trong
Cau hoi quan trong
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuong
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 
Tieu tien tri
Tieu tien triTieu tien tri
Tieu tien tri
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co doc
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
 
D4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanD4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhan
 
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
 
Cau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyenCau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyen
 

Viewers also liked

Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomco_doc_nhan
 
TMA TEAM BUILDING BROCHURE-2016
TMA TEAM BUILDING BROCHURE-2016TMA TEAM BUILDING BROCHURE-2016
TMA TEAM BUILDING BROCHURE-2016Ngure KIMOTHO
 
Q215D88-110 Imagitarium Reptile Sand_2LB DB[2]
Q215D88-110 Imagitarium Reptile Sand_2LB DB[2]Q215D88-110 Imagitarium Reptile Sand_2LB DB[2]
Q215D88-110 Imagitarium Reptile Sand_2LB DB[2]Lauren Ventura
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoco_doc_nhan
 
Khao co kinh thanh 1
Khao co kinh thanh 1Khao co kinh thanh 1
Khao co kinh thanh 1co_doc_nhan
 
Derek Hoeft Resume linked in
Derek Hoeft Resume linked inDerek Hoeft Resume linked in
Derek Hoeft Resume linked inDerek Hoeft, PA-C
 
Juanito laguna
Juanito laguna Juanito laguna
Juanito laguna Karen1905
 
Phe binh su tinh cua kinh thanh
Phe binh su tinh cua kinh thanhPhe binh su tinh cua kinh thanh
Phe binh su tinh cua kinh thanhco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banco_doc_nhan
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocco_doc_nhan
 
Pics on photoshop and indesign
Pics on photoshop and indesignPics on photoshop and indesign
Pics on photoshop and indesignfarhadchristopher
 
Лекарственные препараты, содержащие генетически модифицированные клетки
Лекарственные препараты, содержащие генетически модифицированные клеткиЛекарственные препараты, содержащие генетически модифицированные клетки
Лекарственные препараты, содержащие генетически модифицированные клеткиPHARMADVISOR
 
Лекарственные препараты на основе стволовых клеток
Лекарственные препараты на основе стволовых клетокЛекарственные препараты на основе стволовых клеток
Лекарственные препараты на основе стволовых клетокPHARMADVISOR
 
Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1co_doc_nhan
 

Viewers also liked (19)

Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
TMA TEAM BUILDING BROCHURE-2016
TMA TEAM BUILDING BROCHURE-2016TMA TEAM BUILDING BROCHURE-2016
TMA TEAM BUILDING BROCHURE-2016
 
My Resume
My ResumeMy Resume
My Resume
 
Q215D88-110 Imagitarium Reptile Sand_2LB DB[2]
Q215D88-110 Imagitarium Reptile Sand_2LB DB[2]Q215D88-110 Imagitarium Reptile Sand_2LB DB[2]
Q215D88-110 Imagitarium Reptile Sand_2LB DB[2]
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
 
Khao co kinh thanh 1
Khao co kinh thanh 1Khao co kinh thanh 1
Khao co kinh thanh 1
 
Phuc am giang
Phuc am giangPhuc am giang
Phuc am giang
 
Derek Hoeft Resume linked in
Derek Hoeft Resume linked inDerek Hoeft Resume linked in
Derek Hoeft Resume linked in
 
Vidros temperado
Vidros temperadoVidros temperado
Vidros temperado
 
Juanito laguna
Juanito laguna Juanito laguna
Juanito laguna
 
Phe binh su tinh cua kinh thanh
Phe binh su tinh cua kinh thanhPhe binh su tinh cua kinh thanh
Phe binh su tinh cua kinh thanh
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi ban
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hoc
 
Pics on photoshop and indesign
Pics on photoshop and indesignPics on photoshop and indesign
Pics on photoshop and indesign
 
Лекарственные препараты, содержащие генетически модифицированные клетки
Лекарственные препараты, содержащие генетически модифицированные клеткиЛекарственные препараты, содержащие генетически модифицированные клетки
Лекарственные препараты, содержащие генетически модифицированные клетки
 
Лекарственные препараты на основе стволовых клеток
Лекарственные препараты на основе стволовых клетокЛекарственные препараты на основе стволовых клеток
Лекарственные препараты на основе стволовых клеток
 
Módulo 5
Módulo 5Módulo 5
Módulo 5
 
Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1
 

Similar to Hoi dap kinh thanh

Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
Khám Phá Về Đức Thánh Linh Phần 2.pdf
Khám Phá Về Đức Thánh Linh  Phần 2.pdfKhám Phá Về Đức Thánh Linh  Phần 2.pdf
Khám Phá Về Đức Thánh Linh Phần 2.pdfTOAN Kieu Bao
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christco_doc_nhan
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)gremy2013
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docLong Do Hoang
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangco_doc_nhan
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phucco_doc_nhan
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 

Similar to Hoi dap kinh thanh (20)

Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Giup niem tin
Giup niem tinGiup niem tin
Giup niem tin
 
Giup niem tin
Giup niem tinGiup niem tin
Giup niem tin
 
Khám Phá Về Đức Thánh Linh Phần 2.pdf
Khám Phá Về Đức Thánh Linh  Phần 2.pdfKhám Phá Về Đức Thánh Linh  Phần 2.pdf
Khám Phá Về Đức Thánh Linh Phần 2.pdf
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 
So 178
So 178So 178
So 178
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christ
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co doc
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
Gmd.141.10 than tri nao tac dong ta
Gmd.141.10   than tri nao tac dong taGmd.141.10   than tri nao tac dong ta
Gmd.141.10 than tri nao tac dong ta
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 

Hoi dap kinh thanh

  • 1. Theo ý nghĩa nào, Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời? Trong Thi Tv 19:7-9, có sáu tên được dùng để gọi Kinh Thánh, kết hợp với sáu đặc tính và sáu hiệu quả Kinh Thánh được định nghĩa là 1. Luật pháp, 2. Chứng cớ, 3. Giềng mối, 4. Điều răn, 5. Sự kính sợ, 6. Mạng lịnh, của Đức Giê-hô-va. Trong 119:1-176 cũng có mười tên như vậy để gọi lời phán của Đức Chúa Trời 1. Đường lối, 2. Chứng cớ, 3. Giới mạng (precept), 4. Điều răn, 5. Đoán ngữ, 6. Luật lệ, 7. Mạng lịnh, 8. Sự công bình, 9. Giềng mối, 10. Lời, của Đức Chúa Trời. Từ ngữ luật lệ (hay luật pháp) không hề có ý ám chỉ riêng các điều răn được ban bố trên Núi Si-nai, nhưng là một từ ngữ tổng quát, chỉ chung toàn bộ Kinh Thánh mà Đa-vít có trong tay, gồm Ngũ Kinh Môi-se và toàn bộ sưu tập được gọi là Kinh Toral hay Sách Luật pháp của người Do Thái (Kinh điển Cựu Ước). Cần chú ý là ở đây có sáu mệnh đề được đưa ra để định nghĩa Kinh điển. Mỗi mệnh đề đều có giá trị như 19:1-14. Quả thật, luật pháp của Đức Giê- hô-va là trọn vẹn, đầy đủ, thuyết phục linh hồn; chứng cớ của Đức Giê-hô- va là chắc chắn làm cho người ngu dại nên khôn ngoan; giềng mối của Đức Gê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; điều răn của Đức Giê-hô- va là trong sạch, làm cho mắt sáng sủa; sự kính sợ Đức Giê-hô-va là thánh khiết hằng còn đến đời đời; và mạng lịnh của Đức Giê-hô-va là chân thật thảy đều công bình cả. Mọi điều kể trên đều đúng, như hai với hai là bốn vậy. Sự linh cảm của Kinh Thánh. Kinh Thánh được thần cảm như thế nào? Đây là ý kiến của Tiến sĩ James H.Brookes khi viết về “Phạm vi của Thần cảm”. “Người ta vẫn chống lại những câu khẳng định trong Kinh Thánh liên hệ đến chủ đề này, ấy là việc Kinh Thánh lại tự làm chứng cho Kinh Thánh. Tất nhiên sự việc quả có như vậy, và chứng cớ đó không thể tránh được. Luận cứ chúng ta đưa ra ở đây không nhằm vào những người chưa tin Chúa, tuy nhiên rất dễ thấy mục đích và nền tảng của những lời tự chứng đó. Nhưng luận cứ nhằm vào những người tin nhận toàn bộ Kinh Thánh, do đó, cũng thừa nhận các chứng cớ là đáng tin. Giả sử có một nhân vật nổi tiếng là luôn nói thật được mời đến để làm chứng về một việc gì đó, thì lời chứng của ông ta phải được tin nhận cả khi nó đụng chạm đến quyền lợi riêng hay có thể được dùng để chống lại chính ông ta nữa. Vậy, Kinh Thánh đã nói gì về
  • 2. phạm vi thần cảm của chính Kinh Thánh? “Cả Kinh Thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn (IITi 2Tm 3:16) hoặc có thể dịch là 'Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời hà hơi vào cũng có ích cho sự dạy dỗ...' đã khiến cho luận cứ trên đây càng vững vàng thêm, vì nó ám chỉ toàn bộ Kinh điển Cựu Ước như chúng ta hiện có ngày nay. Lời chứng không hề bảo rằng các trước giả đều được thần cảm, nhưng bèn là các kinh văn; mà kinh văn vốn được cấu tạo bằng lời, bằng chữ họp thành lời văn. Do đó, chính lời lẽ trong Kinh Thánh mới được thần cảm, được Đức Chúa Trời hà hơi vào, kể cả mọi nghĩa bóng, mọi cách hiểu ngầm (inflection) của các từ ngữ, và từng phân tử nhỏ bé nhất trong đó. Nầy là điều chắc chắn nếu chỉ có phần tư tưởng của các trước giả là được linh cảm, rồi họ bị phó mạc cho sự tình cờ, dung rủi để chọn chữ chọn từ, có thể rất yếu kém, rất khiếm khuyết và vì phần đông các vị vốn thiếu học lại phải tự chọn lấy cách diễn tả tư tưởng của mình, thì chúng ta sẽ không nhận được sự linh cảm nào cả. Chúng ta chỉ có thể nắm bắt được tư tưởng của người khác qua lời lẽ họ nói ra, và nếu lời lẽ trong Kinh điển không được chuẩn bị thật chính xác, thật thích đáng như một chiếc xe thích hợp để chuyên chở và truyền đạt tư tưởng của các trước giả, thì đối với những người có hiểu biết trung bình có quan tâm đến vấn đề, những tư tưởng gọi là 'được thần cảm' đó sẽ chẳng còn giá trị gì nữa. Nhưng may thay, chúng ta đã không bị phó mạc cho những lý luận vô bổ đó lung lạc trong vấn đề tối quan trọng này. Chính Kinh Thánh tuyên bố rằng tất cả các nhà tiên tri và trước giả phần Cựu Ước đều là những người thánh của Đức Chúa Trời “được Đức Thánh Linh cảm động mà nói bởi Đức Chúa Trời” (IIPhi 2Pr 1:21) hay như Alford dịch là “những người được Đức Thánh Linh cảm động đã nói ra lời của chính Đức Chúa Trời”. Họ không chỉ suy nghĩ, nhưng đã nói ra theo sự cảm thúc của Đức Thánh Linh; dĩ nhiên thường là các tư tưởng mà họ không hiểu rõ ý nghĩa về tầm hạn. Họ cũng thường dùng những từ ngữ trái với ý muốn và chủ đích tự nhiên, như chúng ta thấy trong Dan Ds 22:35-38; ISa1Sm 19:20-24; IVua 1V 13:11-22; GiGa 11:49-52. Đức Chúa Trời tự mạc khải. Tại sao chúng ta có thể tin được rằng Kinh Thánh vốn từ Đức Chúa Trời đến? Vì sách ấy tự chứng minh được là trong đó, chính Đức Chúa Trời đã tự mạc khải, tự bày tỏ mình ra. Xin trích lời của Frederic Bettex: “Có Đức Chúa Trời không? Có. Nếu không có Ngài, thế giới vật chất và tâm linh này sẽ chỉ là một cảnh hỗn mang vô lý, vô nghĩa, chẳng đi đến một mục
  • 3. đích, một cứu cánh nào cả. Đức Chúa Trời đó phải là một thân vị, một Đức Chúa Trời hằng sống. Một Đức Chúa Trời phi thân vị không phải là Đức Chúa Trời; một Đức Chúa Trời im lìm bất động, một Đức Chúa Trời chết, là chuyện điên dại. “Nếu Đức Chúa Trời của sự sống đó đã tạo ra chúng ta thì tạo sao Ngài lại làm như một kẻ chết đối với chúng ta? Ấy vì chúng ta đã lìa xa Ngài. Ngài vốn rất quan tâm đến sự an vui tạm thời và đời đời của chúng ta. Nhưng làm thế nào chúng ta biết được? Chỉ do Ngài tự mạc khải, tự bày tỏ mình ra cho chúng ta biết mà thôi. “Ngài có tự mạc khải cho chúng ta như vậy hay không? Có. Qua các thời đại, Ngài vẫn tự tỏ mình ra như vậy cho nhiều cá nhân bằng cách hiện ra trước mắt họ, cho họ thấy khải tượng, chiêm bao, và cho toàn thể loài người nói chung qua Lời thành văn của Ngài, là Kinh Thánh. “Vậy Kinh Thánh là gì? Đó là sự mạc khải của Đức Chúa Trời là điều “mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe... mà Ngài đã mạc khải cho chúng ta bởi Thánh Linh Ngài”. “Sự mặc thị của Đức Chúa Giê-xu Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài đặng đem tỏ ra cùng tôi tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến” (KhKh 1:1) “Sự mầu nhiệm của Đấng Christ đã được mạc khải cho các sứ đồ thánh và các nhà tiên tri, bởi Thánh Linh Ngài”. “Sự mạc khải ấy đã xảy ra như thế nào? Theo cách là Đức Thánh Linh trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời luôn luôn thúc giục, đầy dẫy, gây hứng khởi trên một người, để người ấy nói hoặc viết ra những gì Ba Ngôi Đức Chúa Trời muốn chia sẻ cho nhân loại qua người ấy”. Bởi Đức Thánh Linh cảm động mà các đấng thánh tiên tri nói ra bởi Đức Chúa Trời” (IIPhi 2Pr 1:21). “Lời Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít mà nói tiên tri... phải được ứng nghiệm” (Cong Cv 1:16) “Ta đã để lời nói ta trong miệng ngươi” (EsIs 51:16; 59:21; Gie Gr 1:9...). “Cơ Đốc nhân có phải tin toàn bộ Kinh Thánh không? Vâng. Kinh Thánh là một khối hợp nhất, và người ta không dám chọn lấy điều gì để tin hay không tin. Ai không tin Cựu Ước, thì cũng không thể tin Tân Ước nữa. Phao-lô từng làm chứng trước mặt Phê-lít rằng “Tôi tin mọi điều chép trong sách luật và các sách tiên tri” (Cong Cv 24:14). Đấng Christ sở dĩ đến thế gian là để “mọi sự đã chép về ta (Ngài) trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các thi thiên phải được ứng nghiệm” (LuLc 24:44). “Có thể nào một người tôn vinh Đấng Christ, yêu mến Ngài, phấn đấu noi theo Ngài tự xưng là Cơ Đốc nhân, mà không thừa nhận thần tánh của Ngài, hay không? Không; như thế chỉ là tự dối mình. Người như thế “thì cho Ngài là nói dối, vì chẳng tin đến chứng Đức Chúa Trời đã làm về Con Ngaì” (IGi1Ga 5:10). Và cuối cùng sẽ rất khủng khiếp: “Nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi” (GiGa 8:24). Đấng
  • 4. Christ là Chúa tể muôn loài vạn vật “Ngài lấy lời quyền năng Ngài nâng đỡ muôn vật” (HeDt 1:3). “Dân Y-sơ-ra-ên là dân sanh hạ bởi các tổ phụ và theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Đấng Christ là Đấng trên hết mọi sự, tức là Đức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời (RoRm 9:5). Chúng ta phải tin như vậy, hoặc chẳng tin gì cả. Vậy thì lý trí có phần gì trong đó? Lý trí chẳng có vai trò gì hết. “Thế thì Đức Chúa Trời cho người ta có lý trí để làm gì? Để vun trồng và xây dựng, để mua và bán, để cưới vợ và gả chồng. “Đức Chúa Trời há chẳng ban cho chúng ta lý trí, cũng là để phê phán Lời Ngài sao? Không. Muốn phê bình Lời Đức Chúa Trời bằng lý trí là vô lý, vì Kinh Thánh được lập nên trên các phép lạ, điều mà lý trí không tài nào lãnh hội nổi. Nếu lý trí của tôi được dùng làm tiêu chuẩn để cho tôi biết phải tin bao nhiêu điều trong Kinh Thánh, thì người khác cũng vậy. Căn cứ vào cái quyền tương tự; mỗi người đều có lý trí riêng. Và nếu chúng ta cứ hết nghe người này đến nghe người khác, thì không còn một lời, một chữ nào trong Kinh Thánh là có giá trị cả. “Nhưng phải chăng sách vở về văn chương, triết học và khoa học cũng có giá trị giúp chúng ta phê phán và nghiên cứu Kinh Thánh? Không. “Hỡi Cha, là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã giấu những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho những con trẻ hay” (Mat Mt 11:25). “Cơ Đốc nhân phải trả lời thế nào với kẻ nhạo báng muốn chứng minh cho người ấy thấy rằng Kinh Thánh chứa đựng đủ thứ sai lầm, mâu thuẫn, những điều không thể nào chấp nhận được? Chẳng cần trả lời gì cả. Kẻ như thế vốn không biết gì hết về cái lý do ở trong bạn, khiến bạn có đức tin (IPhi 1Pr 3:15) mà chỉ biết nói ra sự không ngoan mà người ấy tự nghĩ là mình có, liên hệ đến những vấn đề thuộc linh. Chúng ta không nên quăng các vật thánh cho chó, cũng không nên chấp nhất quan niệm của một người mù về ánh sáng và màu sắc. Vì đức tin vào Kinh Thánh của mình, Cơ Đốc nhân phải chịu để cho người thế gian cho rằng mình là ngu dại. “Chúng ta phải dứt khoát từ bỏ mọi hi vọng nhằm sáng chế ra một thứ đức tin vào Kinh Thánh khiến người đời chấp nhận và khen ngợi. “Sự khôn ngoan của thế gian là điên dại trước mặt Đức Chúa Trời thế nào, thì sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời vốn là và mãi mãi vẫn còn là sự điên dại đối với người thế gian thể ấy. Nếu đức tin của bạn vào Kinh Thánh không khiến cho bạn bị người thế gian, những kẻ gọi là học thức, bác học của đời chế nhạo, chê bai và thù ghét, thì bạn khá căn cứ vào đó để biết rằng mình chưa có đức tin thật. Hay là bạn tự cho mình hơn hẳn Thầy mình? Ngài “giảng ra lời của sự sống đời đời” nhưng “chúng nhạo báng Ngài”. “Ai là người có được đức tin như vậy vào Kinh Thánh? Ấy là những người
  • 5. bởi đức tin đã thắng hơn thế gian; ấy là các nhà tiên tri; các sứ đồ và các thánh tử đạo. “Nhưng tại sao chỉ có thái độ đó mới thật sự là đức tin đúng, thật, của một Cơ Đốc nhân vào Kinh Thánh? Bởi vì đó vốn là đức tin của Đấng Christ”. Kinh Thánh dành cho ai? Có người hỏi tôi câu này, và tôi xin hỏi lại ông: Nếu quả thật Kinh Thánh đã dành nhiều chỗ đề cập việc khôi phục nước Y-sơ-ra-ên hơn bất cứ một chủ đề nào khác, vậy tại sao không thể nói là Kinh Thánh vốn chú trọng vào người Do Thái hơn vào chúng ta? Không ai chối cãi được, là Kinh Thánh trước hết vốn là một quyển sách của dân Do Thái viết ra trước nhất cho người Do Thái, như có chép rằng: “Lời phán của Đức Chúa Trời đã phó cho dân Giu-đa” (RoRm 3:2). Chính Tin Lành cũng dành cho người Do Thái trước tiên “trước là người Giu-đa” (RoRm 1:16). Chỉ sau khi họ không chịu tin nhận Tin Lành “sự cứu rỗi mới đến cho dân ngoại, hầu để giục lòng ganh đua của họ” (RoRm 11:11). Hơn nữa, chỉ do sự cứu rỗi tương lai của họ với tư cách một dân tộc, một quốc gia, phước hạnh phổ quát mới lan truyền đến cho các dân ngoại. “Vì nếu sự dứt bỏ họ đã làm sự hoà thuận cho thiên hạ, thì sự họ trở lại trong ân điển há chẳng phải là sự sống lại từ trong kẻ chết sao?” (RoRm 11:15). Chú giải Có người khẳng định rằng mỗi một khúc sách trong Kinh Thánh chỉ có một cách giải nghĩa đúng mà thôi. Nếu vậy, làm sao chúng ta biết được cách giải nghĩa nào là đúng? Không có khúc sách nào trong Kinh Thánh có thể có hai cách giải nghĩa chống lại nhau. Tôi tin chắc rằng nhiều khúc trong cách sách tiên tri có một cách ứng dụng cho địa phương đó lúc ấy, và một cách ứng dụng cho một thời gian lâu dài về sau, nhưng đó lại là một vấn đề khác. Nghĩa đen và nghĩa bóng Có phải Kinh Thánh luôn luôn được hiểu theo nghĩa đen không? Tiến sĩ C.I. Scofield nói rằng có chỗ khác nhau giữa các phần nói về lịch sử và các phần có tính cách tiên tri trong Kinh Thánh. Về phần Kinh điển có tính cách lịch sử, ông nói: “Chúng vốn 1. đúng theo nghĩa đen. Các biến cố được ký thuật lại quả thật đã có xảy ra. Thế nhưng 2. chúng cũng có một
  • 6. nghĩa bóng, một nghĩa thuộc linh (có lẽ còn nhiều hơn điều chúng ta nghĩ). Thí dụ như câu chuyện về Y-sác và Ích-ma-ên (GaGl 4:22-31). Có ai dám nghi ngờ việc các phần ký thuật trong Kinh Thánh vốn có nhiều ý nghĩa thuộc linh nếu chúng ta hiểu chúng theo nghĩa bóng? Thí dụ câu chuyện về Mê-phi-bô-sết (IISa 2Sm 9:13) câu chuyện về sự tẩy sạch (trong EsIs 6:1-8) v.v.. Như thế, chúng ta được phép chủ trương chắc chắn rằng phần lịch sử trong Kinh Thánh là sự thật, do đó, cũng kính cẩn thuộc linh hoá phần sử ký của Kinh điển”. Tiến sĩ Scofield lại nói tiếp về các sách tiên tri: “Ở đây, chúng ta đạt tới phần nền tảng của nghĩa đen tuyệt đối. Các hình ảnh thường thấy trong các sách tiên tri, nhưng các hình ảnh đó luôn luôn ứng nghiệm theo nghĩa đen. Không hề có thí dụ nào về sự ứng nghiệm một lời tiên tri theo nghĩa bóng hay nghĩa thuộc linh. Vì Đức Chúa Trời đã luôn luôn làm ứng nghiệm lời tiên tri theo đúng nghĩa đen của nó, qui luật về việc giải nghĩa lời tiên tri theo nghĩa đen đã được chính Đức Chúa Trời thiết đặt. Giê-ru-sa-lem luôn luôn là Giê-ru- sa-lem. Y-sơ-ra-ên luôn luôn là dân Y-sơ-ra-ên, Si-ôn thì bao giờ cũng là Si- ôn. Tuy nhiên qui luật được linh cảm trong IIPhi 2Pr 1:20 phải được người nghiên cứu lời tiên tri tuân thủ “Phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được”. Nói khác đi, không thể có một lời tiên tri nào lại có thể tự nó giải nghĩa được, nhưng phải được gắn liền với tất cả các lời tiên tri khác đã được công bố liên hệ đến cùng một đề tài ấy. Tổng số những phần mạc khải liên hệ đến một chủ đề nào đó, là giáo lý đích thực của Kinh Thánh về chủ đề ấy. Có một điểm cần phải thận trọng khác nữa vốn là khuôn vàng thước ngọc cho việc chú giải Kinh Thánh: đó là hãy nghiên cứu thật kỹ toàn bản văn. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần đọc các phần thượng hạ văn của một khúc sách cũng đủ cho chúng ta thấy rõ văn mạch, khiến những phần khó hiểu trở thành sáng tỏ”. Xin đơn cử một thí dụ khẳng định “Các hình ảnh thường thấy trong cách sách tiên tri, nhưng các hình ảnh đó luôn luôn ứng nghiệm theo nghĩa đen” như sau “Có lẽ phải nói chính xác hơn là điều được tượng trưng bằng hình ảnh hay ý nghĩa ẩn trong hình ảnh đó, vốn được ứng nghiệm theo nghĩa đen. Thí dụ trong Êxê 37, nhà tiên tri thấy khải tượng về một thung lũng đầy hài cốt khô. Rồi càng nhìn chăm vào số xương khô ấy, ông thấy có thịt xuất hiện trên đó, rồi có da bao bọc. Rồi tất cả đều đứng lên, trở thành một đạo quân vô cùng đông đảo. Đây là hình ảnh. Câu 11 đến 14 giải nghĩa hình ảnh ấy. Các xương đó là cả nhà Y-sơ-ra-ên và ý nghĩa của sự sống mới được ban cho các hài cốt đó đã được giải thích là việc dân Y-sơ-ra-ên sẽ được phục hồi địa vị, sẽ được lập lại tại chính xứ họ là xứ Palestine trong tương lai. Cái hình ảnh mà khải tượng về thung lũng đầy hài cốt khô sẽ được ứng nghiệm theo nghĩa đen. Dân Y-sơ-ra-ên sẽ được đưa trở về xứ sở của họ theo nghĩa
  • 7. đen, như mấy câu 11-14. Tiếp theo đó là hình ảnh về hai cây gậy trở thành một mà thôi trong tay nhà tiên tri. Việc này được giải nghĩa là trong tương lai, vương quốc mười chi phái sẽ lại được kết hợp, được thống nhất với hai chi phái Giu-đa và Bên-gia-min. Sẽ không còn là hai nước nữa, nhưng chỉ có một mà thôi, cũng như từ hai cây gậy, đã nhập lại để chỉ thành một cây gậy duy nhất, và việc ấy sẽ ứng nghiệm theo nghĩa đen. Nói khác đi, chúng ta đã được cho biết chắc chắn về ý nghĩa của hình ảnh đó, được tiết lộ cho biết một phần của kế hoạch Đức Chúa Trời sẽ ứng nghiệm theo nghĩa đen”. Kinh điển thời Chúa chúng ta. 1. Lúc Chúa Giê-xu thi hành hành chức vụ trên đất, các sách Cựu Ước có đúng như bộ Cựu Ước của chúng ta ngày nay không? 2. Ngài có trích dẫn sách nào khác ngoài bộ Kinh Thánh đã được qui định như hiện nay không? 3. Trong Tân Ước, chúng ta có gặp các câu trích dẫn từ tất cả các sách của Cựu Ước không? 1. Các Kinh điển thời Chúa chúng ta sống trên thế gian này cũng đúng là 39 sách như bộ Cựu Ước ngày nay, dù không được xếp theo cùng một thứ tự. Các sách ấy vốn được tập họp thành ba nhóm. a. Sách Luật pháp, b. Sách Tiên tri; và c. Các Thi thiên. Đó chính là thứ tự mà Chúa chúng ta đã in vào tâm trí khi Ngài nói câu LuLc 24:44 lời xác nhận đó đã bao gồm toàn bộ các sách Cựu Ước vậy. 2. Chắc chắn Chúa chúng ta biết rõ tất cả các văn phẩm tự xưng là được thần cảm; nhưng tôi không rõ Ngài có chỉ trích dẫn các sách đã được thừa nhận là Kinh điển hay không. 3. Tân Ước không trích dẫn toàn bộ Cựu Ước, nhưng có rất nhiều sách mà đặc biệt về sau này đã trở thành đối tượng cho những kẻ phủ nhận tính cách thần cảm của Kinh Thánh nhắm vào để chỉ trích nghiêm khắc nhất; chẳng hạn các sách Phục truyền luật lệ ký, Ê-sai, Đa-ni-ên, Giô-na v.v.. Chính Chúa chúng ta và các trước giả và các vị sứ đồ đã phê chuẩn cho các sách bị kẻ thù tấn công đó. Kinh Thánh của Giáo hội La Mã. Quyển Kinh Thánh của Giáo hội La Mã, theo một phương diện nào đó có giống như bộ Kinh Thánh của Hội Thánh Tin Lành không? Quyển Kinh Thánh của Giáo hội La Mã vốn cũng được dịch ra từ những cổ bản giống như quyển Kinh Thánh của Hội Thánh Tin Lành. Kinh Thánh của
  • 8. Giáo hội La Mã còn bao gồm bảy sách Ngoại kinh của thời giữa Cựu và Tân Ước, vốn bị các Hội Thánh Tin Lành loại ra: Tobit, Giu-đít, 1,2 Ma-ca-bê sách khôn ngoan Huấn ca, và sách Ba-rúc. Các điểm dường như mâu thuẫn. Trước đây, tôi vẫn tin vào chân lý của Kinh Thánh từ đầu chí cuối. Nhưng tôi mới gặp khó khăn. Chẳng hạn IISa 2Sm 23:8 chép rằng Giô-sép Ba-sê- bết, người Tách-kê-môn giết đi 800 người trong một trận đụng độ, nhưng ISu1Sb 11:11 lại chép là Gia-sô-bê-am, con trai của Hác-mô-ni, giết 300 người trong một lượt. Như vậy, trong hai câu đó phải có một câu sai. Lại nữa, hãy đối chiếu ISa1Sm 28:6 với ISu1Sb 10:14. Ta không thể nào tin cả hai. Trên đây chỉ là hai chỗ để làm mẫu, và chúng ta tin hay không thì chẳng có gì là quan trọng. Nhưng Chúa Giê-xu có phán “Kinh Thánh không thể bỏ đi được” Vậy Kinh Thánh đó là gì? Các thí dụ trên đây rõ ràng là do sai lầm của người sao chép. Chỉ có nguyên bản là không bị sai lầm mà thôi. Tuy nhiên điều hết sức kỳ diệu là cả các bản dịch cũng không bị sai lầm, nghĩa là không có những sai lầm quan trọng ảnh hưởng đến phần chính yếu của giáo lý. Các điểm dường như tương phản. Xin giải thích điều dường như mâu thuẫn với nhau giữa IIVua 2V 18:5 với 23:25. Theo phần ký thuật thì dường như mỗi vị trong cả hai vua này đều 'hơn' vua kia. Chỗ khác nhau dường như là lòng thành của Giô-si-a vốn “theo trọn luật pháp của Môi-se. Cơn phục hưng dưới thời vua ấy là sự phục hưng của quyển Kinh Thánh, trong đó dân sự được thức tỉnh để biết khát khao và vâng theo những lời Kinh Thánh dạy dỗ. Một chỗ khó hiểu. Xin vui lòng giải thích chỗ dường như trái nhau sau đây, để tôi có thể trả lời cách hợp lý cho người không tin: XuXh 9:6 có chép “hết thảy súc vật của người Ê-díp-tô đều chết”. Nhưng trong câu 20 và 21 cũng cùng chương đó, thì dường như người Ai Cập còn súc vật. Chúng ta không được cho biết giữa hai câu 7 và 8 đã có một thời gian bao lâu trôi qua. Trong thời gian đó, người Ai Cập có thể phục hồi các đàn súc
  • 9. vật của họ, bằng cách mua lại của dân Y-sơ-ra-ên hoặc các dân tộc ở các nước láng giềng. Huyền nhiệm về Ba Ngôi. Có người hỏi tôi về vấn đề Ba Ngôi: “Đức Chúa Trời là Cha, Đức Chúa Trời là Con và Đức Chúa Trời là Đức Thánh Linh”. Chúng ta phải nghĩ về Ba Ngôi như ba thân vị khác nhau, hay chỉ là một? Huyền nhiệm về Ba Ngôi Đức Chúa Trời là tối quan trọng, không ai dám chối cãi. Riêng tôi, thì không bao giờ nói như trên: “Đức Chúa Trời là Cha, Đức Chúa Trời là Con, và Đức Chúa Trời là Đức Thánh Linh” vì nói thế thì như ngụ ý có đến ba thân vị khác nhau, ba Đức Chúa Trời. Trong khi thật ra, thì Cha là Đức Chúa Trời, Con cũng là Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh cũng là Đức Chúa Trời, nhưng không phải là ba Đức Chúa Trời, mà là ba Thân vị của chỉ một Đức Chúa Trời mà thôi. Dĩ nhiên điều đó vượt quá khả năng lãnh hội của chúng ta. Thế nhưng, đó là sự dạy dỗ hết sức rõ ràng của Kinh Thánh. Thỉnh thoảng lại có cùng một khúc Kinh Thánh, nhưng đề cập đến cả Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Thí dụ Mat Mt 3:16, 17 chúng ta được nghe Đức Chúa Cha từ trời phán xuống, Đức Chúa Con thì đang đứng dưới nước, còn Đức Thánh Linh thì lấy hình chim bồ câu đậu trên Ngài. Ngay câu đầu tiên của Kinh Thánh “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”, đã có sự gợi ý về Ba Ngôi trong sự kiện tên Đức Chúa Trời: “Ê-lô- him” theo Hy-bá-lai thuộc số nhiều, trong khi động từ 'dựng nên' lại là số ít. Như vậy, chúng ta được nhấn mạnh một cách “âm thầm” rằng Đức Chúa Trời vừa là ba, mà cũng vừa là một. Cùng một nguyên tắc ấy cũng được chứng minh trong SaSt 1:26 trong đó Đức Chúa Trời phán: “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình (chúng) ta...v.v...) Đại danh từ thuộc số nhiều này chỉ về Ba Ngôi; nhưng trong câu 27 chúng ta lại đọc thấy là Đức Chúa Trời dựng nhên một người giống như hình của chính Ngài (số ít chứ không phải số nhiều) “Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời, Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”. Người ta kể rằng có một cậu bé ngây ngô muốn gia nhập một Hội Thánh nọ và khi được yêu cầu hãy xưng nhận đức tin của mình thì cậy đưa ba ngón tay lên và nói: “Ba là một, mà một là ba; và Đấng ở chính giữa đã chịu chết thay cho tôi”. Có lẽ đây là một trong số những câu định nghĩa sâu nhiệm nhất về Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà cũng không có ai trong chúng ta có thể định nghĩa thật thoả đáng huyền nhiệm kỳ diệu này. Đức Chúa Cha. Đức Chúa Trời là Cha chung của loài người.
  • 10. Tôi vừa nghe một nhà truyền đạo đưa ra một luận cứ mạnh mẽ về Đức Chúa Trời là Cha chung của nhân loại, căn cứ vào chương ba sách Lu-ca chép gia phổ của Đức Chúa Giê-xu trở lui tận “A-đam, và A-đam con Đức Chúa Trời”. Ông đã củng cố luận cứ của mình bằng Cong Cv 17:28 “Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài”. Tôi không chấp nhận thuyết đó, nhưng phải trả lời thế nào cho những người rất thích cái ý niệm về Đức Chúa Trời là Cha chung của nhân loại, và mọi người đều là anh em với nhau? Chẳng có gì để nghi ngờ việc loài người vốn là “dòng dõi” của Đức Chúa Trời theo ý nghĩa của câu Kinh Thánh đã được trích dẫn, nghĩa là chúng ta đều là dòng dõi A-đam, mà A-đam vốn trực tiếp ra từ tay Đức Chúa Trời. Nhưng cũng dạy rằng sau khi sa ngã, loài người đã trở thành “con cái của sự thạnh nộ”, và muốn trở thành con cái Đức Chúa Trời, họ phải được sanh lại. Hãy làm chứng như thế với những người “thích cái ý niệm về Đức Chúa Trời là Cha chung của nhân loại, và loài người vốn là anh em với nhau”, nhưng xin đừng bận tâm chứng minh cho họ cái chân lý đó trước khi họ được tái sanh, vì nếu chưa tái sanh thì họ sẽ không thể hiểu được những điều đó. Lịnh truyền mà chúng ta phải tuân theo không phải là chứng minh Tin Lành, nhưng là truyền giảng Tin Lành. Đức Chúa Trời bất biến. Cựu Ước trình bày Đức Chúa Trời như một người sống, hiện ra và trò chuyện với người ta. Hiện nay, Đức Chúa Trời còn làm như vậy không? Vâng, Đức Chúa Trời vốn không thay đổi, và chắc chắn là Ngài vẫn còn hiện ra và trò chuyện với người ta. Nếu Ngài không trò chuyện với người trên thế gian này, thì chắc chắn Ngài vẫn hiện ra và trò chuyện với những người trên thiên đàng. Ngày nay, người ta không có nhu cầu như trong quá khứ, để Ngài phải hiện ra với người sống trên thế gian này, vì họ đã có sự mạc khải đầy đủ về Ngài trong Lời Ngài (Kinh Thánh) rồi. Đức Chúa Trời của các thần. Ông giải thích thế nào PhuDnl 10:17 “Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và Chúa của các chúa” Phải chăng là có nhiều thần, nhiều chúa? Sa-tan đã được gọi là chúa đời này (IICo 2Cr 4:4) Kinh Thánh chép các thần, các chúa của người ngoại đạo là các quỉ (ICo1Cr 10:20). Ngoài ra, dĩ nhiên là còn nhiều thần nhiều chúa do người ta tưởng tượng ra nữa. Nhưng
  • 11. Đức Giê-hô-va cầm quyền tể trị trên tất cả và theo nghĩa tuyệt đối, thì chỉ có một mình Ngài mới là Thần, là Đức Chúa Trời mà thôi. Nhiều thần nhiều chúa. Ông giải thích ICo1Cr 8:5, 6 như thế nào? “nhiều thần nhiều chúa” có nghĩa gì? Chính khúc sách ấy đã giải thích khá rõ rồi. Cuối câu 4 chép: “Chúng ta biết thần tượng trong thế gian thật là hư không; chỉ có một Đức Chúa Trời, chớ không có thần nào khác”. Tuy người (ngoại đạo) bảo là có các thần các chúa khác hoặc ở trên trời hoặc ở dưới đất (như thế thì có rất nhiều thần nhiều chúa), nhưng với chúng ta thì chỉ có một Thần, một Đức Chúa Trời là Cha mà thôi, muôn vật do Ngài mà có, và chúng ta vốn cũng ở trong Ngài; lại “cũng chỉ có một Chúa mà thôi, là Đức Chúa Giê-xu Christ...” v.v... Đức Chúa Trời là Thần (Linh) Tại sao chúng ta nói Đức Chúa Trời là Thần? Nếu Ngài có một thân thể, có thể đi đứng, trò chuyện, thì làm sao chúng ta nói được Ngài là Thần Linh? Sở dĩ chúng ta nói Đức Chúa Trời là Thần (Linh) vì Kinh Thánh đã chép như vậy. Sự kiện Ngài hiện ra với một thân thể - như trường hợp của Đức Chúa Giê-xu suốt hơn 30 năm trên thế gian này - không hề khiến Ngài không phải là Thần Linh. Tuy loài người chúng ta đều có thân thể, nhưng chúng ta cũng là thần linh. Danh Ngài sẽ là rất lớn. Thi Tv 113:3 và MaMl 1:11 đề cập đến thời gian hay không gian? Thành ngữ dùng ở đây có nhiều ý nghĩa thi ca, ngụ ý rằng sẽ có lúc danh Đức Chúa Trời sẽ là cao trọng giữa các dân các nước. Việc ấy, sẽ xảy ra khi thế gian “tràn ngập sự hiểu biết về Đức Giê-hô-va như nước tràn ngập trên các biển” vậy. Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài. Xin giải thích Mat Mt 6:33 “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” 1. Xin định nghĩa chính xác “nước Đức Chúa Trời” là gì? 2. “Các ngươi” ở đây ám chỉ ai? 3. “Mọi điều ấy” là gì? 4. Bao giờ thì “Ngài sẽ ban
  • 12. cho các ngươi mọi điều ấy nữa”? Xin đáp ngay rằng “nước Đức Chúa Trời” trong đoạn văn trên đây chỉ về thời trị vì của Đức Chúa Trời. Các con cái Chúa cần chú ý là Đức Chúa Trời chẳng những phải cầm quyền tể trị trên đời sống từng người một, mà cả trên thế giới này và toàn thể vũ trụ nữa. Chúng ta phải tin như vậy trước nhất, khi có ý muốn làm một điều gì, trước khi muốn đặt một chương trình, một kế hoạch nào đó cho đời sống mình. Đại danh từ “các ngươi” có thể ám chỉ bất cứ ai đồng ý với các điều kiện đã được nêu ra. Dĩ nhiên người đó phải là con cái Đức Chúa Trời, vì không thể có ai khác chịu “trước hết tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài. “Mọi điều ấy” là những điều đã được đề cập trong mấy câu trước đó, tức là các thức ăn, thức uống, đồ mặc. Cha chúng ta ở trên trời vốn biết chúng ta cần các thứ ấy, và sẽ cung cấp cho những ai biết trước hết tìm kiếm nước Ngài và sự công chính của Ngài. Khi nào “mọi điều ấy” sẽ được thêm cho chúng ta là tuỳ thuộc ý chỉ và chủ đích của chính Đức Chúa Trời. Lắm khi Đức Chúa Trời cố ý để cho con cái Ngài phải trải qua một thời gian bị thiếu thốn. Tuy nhiên, điều chắc chắn là “Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định” (RoRm 8:28). Đức Chúa Cha. Tổ tiên của Chúa Giê-xu. Bảng gia phổ trong LuLc 3:23-38 phải chăng là gia phổ của bà Ma-ri, mẹ về phần xác của Chúa chúng ta, qua ông tổ tên là Na-than? Na-than là ai? Kinh Thánh có cho chúng ta biết tên cha mẹ của bà Ma-ri không? Nếu Lu-ca chương 3 chép gia phổ của bà Ma-ri, tại sao tên bà lại không được kể ra? Phải chăng bảng gia phổ trong Ma-thi-ơ chương 1 là của Giô-sép, qua Sa-lô- môn? Na-than là con trai của Đa-vít và Bát-sê-ba, như thế là em một của Sa-lô- môn (ISu1Sb 3:5). Cha của bà Ma-ri tên là Ê-li (hay Hê-li LuLc 3:29), Kinh Thánh không thấy chép gì cả, nhưng truyền khẩu rằng đó là tên ông, còn tên mẹ bà Ma-ri là An-ne. Sở dĩ tên Giô-sép được kể ra trong bảng gia phổ ở Lu-ca 3, vì trong cả bảng đó, không có tên người đàn bà nào cả. Bảng gia phổ trong Ma-thi-ơ 1 ghi tên Giô-sép, hậu duệ của Đa-vít qua Sa-lô-môn. Theo Gie Gr 22:24-30, thì Giô-sép hoặc hậu duệ ông, không thể nối ngôi cho Đa-vít. Cô-nia (trong 22:24) chính là Giê-cô-nia (Mat Mt 1:11, 12. Vì Chúa Giê-xu là dòng dõi của Ma-ri, là “dòng dõi của người nữ” (SaSt 3:16) chớ không phải dòng dõi của Giô-sép, cho nên Ngài mới được thừa kế ngôi của Đa-vít.
  • 13. Sự sanh ra của Chúa chúng ta. Giáo lý về Chúa Giê-xu được một trinh nữ sanh ra có thật sự quan trọng và chính yếu cho Cơ Đốc giáo không? Vâng... Kinh Thánh Cựu Ước đòi hỏi Ngài được một trinh nữ sanh ra (EsIs 7:14) và Tân Ước đã công bố như vậy (Mat Mt 1:18-25). Ngoài ra, nếu Ngài quả thật là con trai Giô-sép, thì Ngài bị cất quyền được nối ngôi Đa-vít, vì Giô-sép là hậu duệ của Giê-cô-nia mà trong Gie Gr 22:24-30, Đức Chúa Trời đã tuyên bố rằng không hề có hậu duệ nào của Cô-nia được ngồi trên ngôi Đa-vít. Ma-thi-ơ đoạn 1 cho thấy Giô-sép là con cháu của Giê-cô-nia, một hình thức khác của tên Cô-nia, trong khi Lu-ca đoạn 3 cho thấy Chúa Giê-xu vốn là con cháu Đa-vít theo phía bà Ma-ri, hậu duệ của một con trai của Đa-vít là Na-than chớ không phải theo phía Giô-sép, hậu duệ của Sa-lô- môn qua Cô-nia. Không có ai là Cơ Đốc nhân mà phủ nhận việc Chúa chúng ta vốn do một trinh nữ sanh ra. Được Đức Chúa Cha sanh ra. HeDt 1:5 có nghĩa gì? Đức Chúa Con vốn luôn luôn ở cùng Đức Chúa Cha, hay Ngài được Đức Chúa Cha 'sanh ra' sau buổi tạo thiên lập địa? Con Đức Chúa Trời không hề được 'Đức Chúa Cha sanh ra' theo nghĩa là đến một lúc nào đó, Ngài mới bắt đầu hiện hữu. Ngài vốn 'không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời' (HeDt 7:3), 'gốc tích của Ngài bởi từ xưa, từ trước vô cùng' (MiMk 5:2). Câu HeDt 1:5 vốn được trích dẫn từ Thi Tv 2:7 'Ngươi là con ta, ngày nay, ta đã sanh ngươi' còn những câu khác thì trích từ IISa 2Sm 7:14 “Ta sẽ làm Cha người, người sẽ làm Con ta” không hề phủ nhận tính cách tự hữu hằng hữu từ đời đời đến đời đời của Chúa chúng ta. Câu trích dẫn từ Thi Tv 2:7 “Ngày nay ta đã sanh ngươi” ám chỉ ngày Chúa Giê-xu sống lại sau khi Ngài đã chịu chết rồi được sanh lại một lần nữa (đối chiếu với CoCl 1:18, Cong Cv 13:33). Trong CoCl 1:15, Ngài được gọi là “Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên”. Trong KhKh 3:14, Ngài được gọi là “Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời”. Ý nghĩa của mấy câu Kinh Thánh này, là trong cõi thọ tạo, Ngài vốn đứng hàng đầu, như địa vị của người con đầu lòng, là trưởng nam đứng đầu trong gia đình vậy. Ngài vốn là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng và địa vị của Ngài là “con trai quản trị nhà Chúa” (HeDt 3:6). Thần tánh trọn vẹn của Chúa chúng ta đã được chứng minh trong nhiều khúc Kinh Thánh (chẳng
  • 14. hạn, xin đọc những trích dẫn từ Cựu Ước ứng dụng cho Ngài trong Hê1, và đối chiếu với GiGa 1:1-5 và CoCl 1:16, 17). Thần tánh của Chúa chúng ta. Làm sao chúng ta biết rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời? Thần tánh của Chúa chúng ta được chứng minh như sau: 1. Tất cả các tên của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước đều hàm chứa trong Chúa Giê-xu Christ. 2. Chúa Giê-xu nhận cho người ta thờ lạy Ngài. 3. Ngài tha tội. 4. Ngài tỏ ra là toàn năng. 5. Ngài tỏ ra là toàn tri. 6. Ngài khẳng định mình toàn tại. 7. Tân Ước khẳng định thần tánh của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu phải là Đức Chúa Trời không? Con gái tôi là cô giáo, và có mấy học sinh hỏi nó có tin rằng Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời không? Con gái tôi nói: “Có” và trích dẫn những câu Kinh Thánh như GiGa 1:1-15. Chúng yêu cầu con gái tôi giải thích 14:28 “Các ngươi từng nghe ta nói rằng: Ta đi, và ta trở lại cùng các ngươi. Nếu các ngươi yêu mến ta, thì sẽ vui mừng về điều ta đi đến cùng Cha, bởi vì Cha tôn trọng hơn ta”. Chúng bảo rằng câu này chứng minh là Đức Chúa Trời vốn cao trọng hơn Chúa Giê-xu, và thêm rằng khi Chúa Giê-xu sống trên thế gian này, Ngài vẫn cầu nguyện với Cha ở trên trời. Phải trả lời câu hỏi này như thế nào? Câu trả lời là trong việc nhập thể, Con Đức Chúa Trời đã trở thành Con người. Cả câu chuyện đã được kể lại trong đoạn sách hết sức kỳ diệu bắt đầu ở sách Phi Pl 2:5 “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có. Ngài vốn có hình (hoặc địa vị đẳng cấp) Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”. Chúa Giê-xu làm người nhất định phải nói về Đức Chúa Trời rằng “Cha tôn trọng hơn ta”; nhưng Đức Chúa Giê-xu với tư cách Con Đức Chúa Trời, sẽ không bao giờ nói như vậy.
  • 15. Con đời đời. Chúa Giê-xu có hiện hữu trước khi được bà Ma-ri sanh ra không? Có người nói là Ngài vốn chưa có, trong khi Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Ngài vốn ở trong lòng Đức Chúa Cha từ trước vô cùng, và bất chấp GiGa 1:12, họ hỏi: “Nếu Chúa Giê-xu là Ngôi Lời, thì có phải là chính Ngài đã đến với Giê-rê-mi hay không, khi Kinh Thánh chép rằng Lời của Đức Giê-hô-va đến cùng Giê-rê-mi? Con Đức Chúa Trời vốn có từ trước vô cùng và sẽ tồn tại đời đời, vì Ngài vốn “không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời” (HeDt 7:3). Ngài cũng chính là (Ngôi) Lời đời đời của Đức Chúa Trời, cho nên tôi không có chút gì để nghi ngờ việc chính Ngài đã tiếp xúc với Giê-rê-mi và tất cả các nhà tiên tri khác trong Cựư Uớc Ngài vốn luôn luôn là Đấng mạc khải Đức Chúa Trời cho loài người. Đó chính là ý nghĩa thật sự của 1:18 “Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha là Đấng đã giải bày Cha cho chúng ta biết”. Vì trước khi nhập thể để trở thành con trai của trinh nữ Ma-ri, Ngài không hề có tên là Giê-xu. Như thế, với tư cách Con người, Ngài có ngày đầu mới sanh nhưng với tư cách Con Đức Chúa Trời, Ngài không hề có khởi điểm. Gia phổ của Ma-ri. Có chỗ nào trong Cựu Ước chép về gia phổ của bà Ma-ri là mẹ phần xác của Chúa Giê-xu, bắt đầu từ bà Ma-ri trở lui về tận Đa-vít không? Dĩ nhiên là tên bà Ma-ri không hề được chép trong Cựu Ước, nhưng việc gia phổ của bà được chép trong Lu-ca đoạn 3 thì chẳng bị ai phản đối cả. Cần chú ý là trong câu 23 của chương sách đó, Giô-sép được đề cập với tư cách “con Hê-li”, nhưng chữ con vốn được in nghiêng ngụ ý là nó do các dịch giả thêm vào chớ thật ra không có trong nguyên văn Hi Lạp. Đây là luật chung cho cả bảng gia phổ của Lu-ca. Tiến sĩ Scofield có nhận định qua về khúc sách ấy trong Lu-ca là đúng, chẳng có gì để nghi ngờ cả. “Trong Ma-thi-ơ mà chúng ta có bảng gia phổ của Giô-sép không bị ai vấn nạn, chúng ta được cho biết rằng Giô-sép là con trai của Gia-cốp (Mat Mt 1:16). Vậy, theo ý nghĩa nào, trong sách Lu-ca, ông lại được bảo là con Hê-li? Theo lẽ tự nhiên, ông không thể vừa là con của Gia-cốp, vừa là con của Hê-li. Nhưng Lu-ca không hề viết rằng Hê-li sanh Giô-sép, cho nên cách giải nghĩa tự nhiên nhất là Giô-sép là con rể của Hê-li, cũng là hậu duệ của Đa-vít. Như vậy, việc ông được bảo là 'con Hê-li' (chữ con không có trong nguyên bản Hi văn mà do các dịch giả thêm vào) sẽ phù hợp với cách nói của người Do
  • 16. Thái (đối chiếu với ISa1Sm 24:16). Do đó, kết luận không tránh vào đâu được, là phổ hệ trong sách Lu-ca là phổ hệ của bà Ma-ri, và Giô-sép là “con Hê-li” vì ông cưới con gái của Hê-li. Bảng gia phổ trong sách Lu-ca là của bà Ma-ri mà cha là Hê-li, vốn là hậu duệ của Đa-vít” (Theo Scofield). Em-ma-nu-ên. Tại sao trong Mat Mt 1:23 chép: “Ngài ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma- nu-ên”, nhưng Ngài đã không được gọi bằng tên Em-ma-nu-ên? Quả thật Chúa Giê-xu đã không được gọi bằng tên Em-ma-nu-ên trong Kinh Thánh, nhưng hãy chú ý là Ma-thi-ơ viết: “Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Vậy Ngài vẫn được người thuộc về Ngài gọi là “Em-ma-nu-ên” cũng như vẫn nói rằng “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Như thế là lời tiên tri ấy quả đã được ứng nghiệm. Chức vụ theo ba phương diện của Chúa chúng ta. Chúa Giê-xu làm thế nào để thực hiện đầy đủ cả ba chức vụ tiên tri, thầy tế lễ và vua? Trong những ngày sống trong xác thịt, Chúa chúng ta đã thi hành chức vụ tiên tri bằng cách truyền giảng thông điệp của Đức Chúa Trời. Ngài thi hành công tác ấy chẳng những chỉ bằng lời nói, mà bằng cả hành động và chính con người của Ngài nữa. Ý nghĩa của từ ngữ “nói tiên tri” là “nói ra, nói lên, quảng bá”. Hiện nay, Ngài đang thi hành chức vụ thầy tế lễ bằng việc đảm đương mọi trọng trách của một thầy tế lễ bên hữu Đấng Oai Nghiêm, để cầu thay cho dân Ngài Ngài sẽ phô bày tính cách đế vương của Ngài khi sẽ tái lâm, làm “Đấng Chủ tể hạnh phước, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi Chúa (ITi1Tm ITi6:15). Vấn đề Chúa Giê-xu được một trinh nữ sanh ra. Phải chăng chúng ta tin rằng Chúa Giê-xu vốn được một trinh nữ sanh ra là đều hết sức cần thiết để tách rời nhơn tánh của Đấng Christ khỏi tánh hay phạm tội mà cả dòng giống loài người đều thừa hưởng của A-đam? Nếu quả như thế, thì vấn đề chỉ được giải quyết có phân nửa mà thôi. Vì ảnh hưởng của người mẹ vốn rất quan trọng, vượt hẳn ảnh hưởng của người cha trong thời kỳ thai nghén. Bà Ma-ri vẫn san sẻ bản tính hay phạm tội của mình cho con, hay là Đức Chúa Trời ngăn chận việc di truyền đó? Nếu vậy tại sao
  • 17. Ngài lại không ngăn chận phần di truyền của cả hai người, mà chỉ ngăn chận phần di truyền của chỉ một người thôi? Dĩ nhiên là Ngài vốn có thể làm như vậy, nhưng vấn đề chính là Ngài đã thật sự làm gì theo phần ký thuật, thì Ngài đã tạo ra cho Con Ngài một thân thể và gởi nó vào lòng một trinh nữ cũng như trong buổi tạo thiên lập địa. Ngài đã tạo ra hình hài của con người đầu tiên và đặt người ấy trong vườn Ê-đen vậy. Tại sao chúng ta lại nghĩ rằng việc Đức Chúa Trời đã làm như vậy là “khó tin nổi”? Chỗ khó tin đích thực đối với những người chối bỏ lời chứng của Kinh Thánh, chối bỏ những việc siêu nhiên, là do họ có một quan niệm sai lầm về Đức Chúa Trời là ai, và Ngài có thể làm được gì. Chúa Giê-xu chịu cám dỗ. Phải chăng Chúa Giê-xu phải chịu ma quỉ cám dỗ, vì Ngài vốn có một thân thể có thể phạm tội giống như chúng ta, hầu có thể cứu giúp những kẻ bị cám dỗ? Kinh Thánh chép rằng: “Ngài phải chịu làm giống như anh em mình trong mọi sự, hầu cho đối với Đức Chúa Trời, trở nên thầy tế lễ thượng phẩm, hay thương xót và trung tín đặng đền tội cho chúng dân. Vả, vì chính mình Ngài chịu khổ trong khi chịu cám dỗ, nên có thể cứu những kẻ chịu cám dỗ vậy” (HeDt 2:17, 18). Chúng ta cần thận trọng, e có thể tiếp nhận hoặc đưa ra một định nghĩa sai chữ 'cám dỗ' đã được dùng cho Ngài. Ngài vốn chịu cám dỗ về đủ mọi phương diện y như chúng ta, nhưng chẳng phạm tội (HeDt 4:15). Nghĩa là Ngài không hề bị tội lỗi vốn có sẵn từ bên trong thử thách hay cám dỗ Ngài. Nhưng Ngài vốn thấu rõ mọi người chúng ta, do đó, đã trở thành nguồn tiếp cứu trợ giúp không hề thất bại cho chúng ta “Vậy chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (HeDt 4:16). Tính cách trọn vẹn, không chỗ chê trách của Đấng Christ. Phải chăng ông dạy rằng Chúa Giê-xu không thể phạm tội được? Vậy thì Ngài đã chịu cám dỗ ở đâu? Phải chăng Kinh Thánh dạy rằng Ngài từng chịu cám dỗ y như chúng ta? Và phải chăng Kinh Thánh cũng chép rằng Ngài cũng là một người yếu đuối như chúng ta? Không, Kinh Thánh không hề dạy như vậy. Bạn đã lẫn lộn Ngài với Ê-li hoặc Phao-lô hay Ba-na-ba đó (Gia Gc 5:17; Cong Cv 14:15). Chúa chúng ta quả thật là một Con người, nhưng khác với những người khác, là Ngài vốn không có tội lỗi từ bên trong. Điều này giải thích cho mệnh đề chót của HeDt 4:15 không phải là
  • 18. Ngài “không thể phạm tội” nhưng là “chẳng phạm tội”. Ngài tự phân rẽ khỏi tội, không để cho bị nhiễm tội. Khi chúng ta gặp cám dỗ thì có sự quyến rũ, lôi kéo từ bên trong nhưng với Chúa Giê-xu thì không có như vậy, vì trong Ngài không có tội lỗi phục sẵn ở đó. Nếu có ai cho rằng người không thể phạm tội thì cũng không bao giờ chịu cám dỗ, thì chỉ cần trả lời rằng sự cám dỗ thật sự có nghĩa là gặp thử thách. Nếu nói rằng Chúa chúng ta không thể chịu cám dỗ, thì chẳng khác gì bảo rằng vàng thật không thể bị thử lửa, không thể chịu thử thách, kiểm nghiệm xem có phải đó là vàng ròng hay không. Hoặc như nói rằng một chiến luỹ bất khả xâm phạm là một thành trì không hề bị tấn công. Mặc dầu có chỗ khác nhau quan trọng giữa Chúa Giê- xu với chúng ta, Ngài vẫn có thể thông cảm với chúng ta vì biết rằng trong mỗi người chúng ta đang có sẵn điều gì, và nhờ tình yêu thương Ngài, nhờ mối liên hệ giữa chúng ta với Ngài như các chi thể đối với thân, khi chúng ta chịu khổ, thì chính Ngài cũng cùng chịu khổ với chúng ta. Nếu Chúa Giê-xu người Na-xa-rét đã thất bại khi chịu thử thách, đã chịu thua sự cám dỗ của Sa-tan thì điều ấy không hề có nghĩa là Đức Chúa Trời trong xác thịt có thể phạm tội, nhưng chứng minh rằng Chúa Giê-xu người Na-xa-rét không phải là Đức Chúa Trời nhập thể. Tạ ơn Đức Chúa Trời về cuộc cám dỗ trong đồng vắng mà kết quả đã chứng minh rằng Chúa Giê-xu người Na-xa-rét quả thật là Em-ma-nu-ên, là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Hơn nữa, nếu bảo rằng Chúa Giê-xu đã có thể phạm tội lúc Ngài sống trên đất này, thì giờ đây, Ngài đã được cất lên trời rồi, Ngài sẽ còn có thể phạm bao nhiêu tội nữa? Xin đừng bao giờ nghĩ như thế! Con người ngự bên hữu Đức Chúa Cha vốn là một với Đức Chúa Cha trong Ngài cũng như trong Đức Chúa Cha không hề có gì thay đổi hay cả đến bóng dáng của sự đổi thay nữa. Sự vô tội của Đấng Christ. Làm thế nào việc Đấng Christ được trinh nữ sanh ra lại cứu được loài người khỏi tội đầu tiên của A-đam? Phải chăng một đứa trẻ chỉ nhận phần bản tính của cha chớ không nhận của mẹ, cho nên, vì Đấng Christ vốn được thai dựng bởi Đức Thánh Linh nên sanh ra ngoài vòng nguyên tội, vì không có bản tính của người cha? Việc Chúa chúng ta ở ngoài vòng nguyên tội không phải là hậu quả do việc Ngài vốn được một trinh nữ sanh ra. Dĩ nhiên là một đứa trẻ nhận cả hai phần bản tính của cha và mẹ. Nhưng trong trường hợp của Chúa Giê-xu vấn đề là cả một phép lạ, và bởi quyền phép Đức Thánh Linh, Con Đức Chúa Trời đã được bảo vệ được biệt riêng khỏi mọi dấu vết của nguyên tội. Cùng một Đức Chúa Trời đã tạo ra một thân thể cho A-đam và đặt ông vào vườn Ê-đen, cũng đã tạo ra một thân thể cho Con Ngài và đặt con đó vào lòng một
  • 19. trinh nữ. Xem HeDt 10:5. Nói như thế không có nghĩa là bảo rằng giáo lý về việc Chúa chúng ta được một trinh nữ sanh ra là không quan trọng. Thật ra, giáo lý ấy là một phần thiết yếu cho đức tin chúng ta. Nếu Chúa Giê-xu quả thật là con trai Giô-sép, thì Ngài không bao giờ được quyền nối ngôi tổ phụ mình là Đa-vít, vì trong trường hợp đó, ông không phải là người duy nhất còn lại của dòng dõi Đa- vít (về mặt này thì ông còn phải bị tra xét theo thứ bậc để được nối ngôi); ông lại là một hậu duệ của Cô-nia, con trai Giê-hô-gia-kim mà con cháu bị truất quyền nối ngôi nữa (đối chiếu Cong Cv 22:24-30 với Gie Gr 23:5, 6). Một lịnh truyền kỳ lạ. Việc Chúa Giê-xu thường ra lịnh cho những người được Ngài chữa bịnh cho không được nói lại hành động của Ngài cho người khác biết, có nghĩa gì? Xem LuLc 8:56; Mat Mt 9:30 và những khúc sách tương tự. Tiến sĩ Scofield có một nhận định về 16:20 khiến chúng ta được sáng tỏ về vấn đề trên như sau: “Các môn đệ Chúa từng truyền giảng rằng Chúa Giê-xu là Đấng Christ, nghĩa là Nhà Vua của giao ước, của Vương quốc được hứa với dân Do Thái, và “nước ấy đã gần kề”. Trái lại, Hội Thánh Ngài cần được thiết lập trên nền tảng của Đấng bị đóng đinh, từ kẻ chết sống lại thăng thiên làm “đầu của Hội Thánh trong mọi sự” (Eph Ep 1:20-23). Lời chứng trước đã kết thúc, nhưng lời chứng sau vẫn chưa sẵn sàng, vì huyết của giao ước mới vẫn chưa bị đổ ra, và Chúa chúng ta chỉ mới bắt đầu nói đến sự chết và sống lại của Ngài (c.21). Đây là một khúc quanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng”. Hơn nữa, về Mac Mc 8:22-26, ông viết: “Hành động của Chúa chúng ta ở đây vốn có ý nghĩa hơn hết. Sau khi đã phó mạc Bết-sai-đa cho sự phán xét (Mat Mt 11:21-24) Ngài sẽ không còn chữa bịnh hay để cho các môn đệ Ngài làm chứng đạo tại đó nữa (c.26). Ngài xem Bết-sai-đa là một cộng đồng đã bị bỏ đi, nhưng Ngài vẫn còn muốn tỏ lòng thương xót với những cá nhân. Hãy đối chiếu với KhKh 3:20. Đấng Christ đang đứng ngoài cửa của Hội Thánh, nhưng “Nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì v.v...” Lời Chúa chúng ta đã nói với Cai-phe. Trong câu Chúa Giê-xu nói với Cai-phe chép ở Mat Mt 26:64 Ngài muốn nói về thời kỳ nào? Nhằm trả lời câu hỏi của Cai-phe: “Ta khiến ngươi chỉ Đức Chúa Trời hằng sống mà thề, hãy nói cho chúng ta, ngươi có phải là Con Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời chăng?” Chúa chúng ta đã nói với ông ta: “Thật như lời chính ngươi đã nói), vả lại, ta nói cùng các ngươi, về sau các ngươi sẽ thấy
  • 20. Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời mà xuống”. Đây là câu Chúa chúng ta trả lời với Cai-phe một cách chính thức, công khai, chớ không phải chỉ với tính cách cá nhân, riêng tây mà thôi. Cai-phe là đại diện của toàn dân Y-sơ-ra-ên, cho nên bức thông điệp ấy là nhằm vào toàn dân Y-sơ-ra-ên chớ không phải chỉ cho riêng một mình ông ta. Việc ấy sẽ ứng nghiệm đúng kỳ khi Chúa tái lâm. Hai lần xức dầu. Chúa chúng ta đã được ai xức dầu, và xức dầu mấy lần? Tôi muốn nói đến lần (hay bao nhiêu lần?) xức dầu, theo Mat Mt 26:7; Mac Mc 14:3; LuLc 7:37 GiGa 1:12; 12:1-8. Có hai lần xức dầu, cách nhau khoảng hai năm một lần tại xứ Giu-đê và một lần tại Ga-li-lê. Cả hai lần này thì chẳng có điểm nào giống nhau, ngoại trừ cả hai lần đều xảy ra trong hai nhà của hai người cùng có tên là Si-môn. Si- môn vốn là một cái tên hết sức phổ thông, cho nên chúng ta chẳng có gì phải ngạc nhiên khi hai người khác nhau lại được kết hợp lại với nhau trong những lần ký thuật này. Chỉ một mình Lu-ca đã cho chúng ta biết về lần xức dầu thứ nhất trong LuLc 7:36-50. Biến cố này xảy ra rất sớm trong thời gian Chúa Giê-xu thi hành chức vụ, lúc Ngài ở tại xứ Ga-li-lê. Người đàn bà lấy dầu xức chơn Ngài rồi lấy tóc mình mà lau, được mô tả là “một người đờn bà xấu nết ở thành đó” (c.37). Câu này chắc chắn ngụ ý rằng bà ta là một phụ nữ trắc nết. Không hiểu vì sự kết hợp lạ lùng và không thể giải nghĩa được nào, người ta lại cho rằng người phụ nữ ấy chính là Ma-ri Ma-đơ-len. Dĩ nhiên là do sự việc đó, “Ma-đơ-len” đã trở thành một cái tên ám chỉ một phụ nữ trắc nết. Nguyên cái tên ấy không hề có nghĩa như vậy. Sở dĩ người ta gọi bà là Ma-đơ-len, vì quê quán bà là Ma-đa-la, và trong Kinh Thánh, không hề có chỗ nào bảo rằng bà là một “tội nhơn” theo nghĩa là “trắc nết” cả. Ma-ri Ma-đơ-len vốn bị quỉ ám và đã được Chúa Giê-xu đuổi quỉ ra để giải thoát cho. Nhưng trong Kinh Thánh cũng không có câu nào ám chỉ bà là người đã xức dầu cho Chúa trong LuLc 7:1-50. Lần xức dầu thứ hai xảy ra hai năm sau đó, lúc Chúa chúng ta sắp bị phản nộp vào tay những kẻ có tội và chịu đóng đinh vào thập tự giá. Lần xức dầu này được mô tả trong Mat Mt 26:6-13; Mac Mc 14:3-9; GiGa 12:1-8. Việc xảy ra “trong nhà Si-môn, là người phung” (Mat Mt 26:6; Mac Mc 14:3). Nhà này ở trong làng Bê-tha-ni, theo cả ba trước giả các sách Tin Lành. Giăng cho chúng ta biết rằng lần xức dầu này xảy ra trong một bữa tiệc tối nhằm thết đãi Chúa Giê-xu; và trong bữa tiệc này có “Ma-thê hầu bàn” còn anh nàng là “La-xa-rơ, là một người trong đám ngồi đồng bàn với Ngài”.
  • 21. Tuy nhiên, ông không hề nói với chúng ta rằng việc ấy xảy ra trong nhà của Ma-thê và La-xa-rơ. Có nhiều phỏng đoán về lai lịch của “Si-môn là người phung” này, nhưng phần ký thuật không giúp được gì cho chúng ta nhận diện được ông ta. Sách không vạch rõ ông “Si-môn là người phung” này đã có mặt trong bàn tiệc nên chúng ta có thể suy diễn mà không sợ sai lầm rằng nếu ông Si-môn ấy có mặt, thì ông ta không còn là người phung nữa. Không hế có ai bị bịnh phung mà còn mang chứng bịnh ấy đến trước hiện diện của Chúa chúng ta. Người phụ nữ xức dầu cho Chúa trong bữa tiệc này là Ma-ri người Bê-tha-ni. em gái của Ma-thê và La-xa-rơ. Hai sứ đồ Ma-thi-ơ và Mác cho chúng ta biết rằng Ma-ri đã xức dầu trên đầu Chúa chúng ta, còn Giăng cho biết thêm là bà cũng xức dầu cho chân của Chúa và lấy tóc mình mà lau nữa. Tuy nhiên, chẳng có chi mâu thuẫn nhau ở đây. Cả đầu và chân Ngài đều được xức dầu. Tiến sĩ Scofield nói: “Cách xức dầu thông thường để tôn vinh và tỏ ra hiếu khách, là dưới chân (LuLc 7:38) và trên đầu (LuLc 7:46). Nhưng Ma-ri ở Bê-tha-ni là người duy nhất trong số các môn đệ của Chúa chúng ta đã thấy hiểu câu nói nhắc đi nhắc lại ba lần của Ngài rằng Ngài sắp chịu chết rồi sống lại, nên đã khoác cho việc xức dầu một ý nghĩa sâu sắc hơn về việc chuẩn bị xác Ngài để chôn cất. Ma-ri ở Bê-tha-ni không thuộc số phụ nữ đã đến mộ Chúa với ý định ướp xác Chúa Giê-xu bằng thuốc thơm”. Nên nhớ là Chúa chúng ta đã hết sức đẹp lòng về hành động tận hiến của Ma-ri xuất phát từ đức tin đơn sơ nhằm làm chứng cho Ngài về cái chết và sự sống lại sắp xảy đến cho Ngài, nên Ngài đã phán với các môn đệ rằng: “Trong khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành này được giảng ra, việc người đã làm cũng sẽ được nhắc lại để nhớ đến người”. Được treo lên khỏi đất. Xin giải thích GiGa 12:32. Phải chăng việc “được treo lên khỏi đất” ở đây ám chỉ việc đề cao Chúa Giê-xu bằng cách truyền giảng đạo Ngài? Không phải như vậy. Cả đến nhà truyền đạo trung tín nhất cũng không thể nào “kéo mọi người” đến cùng Chúa Giê-xu được dầu số người đó thuộc vào một cộng đồng rất ít người. Ý nghĩa của khúc sách này vốn khác xa. Xin nghiên cứu cả bản văn. Từ câu thứ hai mươi trở đi. Phi-líp và Anh-rê đến với Chúa Giê-xu cho biết có một số người ngoại bang muốn diện kiến Ngài. Hãy nhận xét thật kỹ phản ứng lạ lùng của Chúa Giê-xu đối với lời yêu cầu đó. Chưa bao giờ Ngài tỏ ra bị xúc động mạnh như lúc ấy. Dường như trong việc những người ngoại bang đến thăm viếng Ngài cách bất thường này, vốn có một ý nghĩa khác lạ không hiện ra ngay trên bề mặt. Trong câu 24, Chúa chúng ta tự ví mình như hột lúa mì. Những người ngoại bang này lại đang
  • 22. muốn gặp mặt Ngài. Đây là một khúc quanh quan trọng trong chức vụ của Ngài. Dường như Ngài không muốn tự tỏ mình ra cho họ, mà lý do là vì chức vụ của Ngài lúc ấy không phải là dành cho họ, ngoại trừ việc Ngài sẽ chịu chết thay cho họ. Như hột lúa nếu không rơi xuống đất và chết đi, chịu cảnh đơn độc, thì không thể nào kết quả được, cho nên Ngài cũng phải chịu chết, phải phó mạng sống mình. Ngài phải chịu chết vì thế gian; loài người phải được sanh lại, mà việc ấy không thể nào có được nếu Ngài không chịu chết đi. Con Đức Chúa Trời phải được treo lên (đối chiếu với GiGa 3:14). Ở đây, Chúa Giê-xu tái xác nhận việc Ngài quyết định hiến dâng mạng sống Ngài để cứu rỗi loài người. Đấng Christ trong xác thịt đã không làm gì có ích lợi cho người ngoại bang cả; phải là Đấng Christ bị đóng đinh vào thập tự giá và sống lại (đối chiếu IICo 2Cr 5:16 với ICo1Cr 1:23, 24). Trong GiGa 12:25, 26. Chúa Giê-xu kêu gọi các môn đệ Ngài hãy sống quên mình đi, và chỉ cho họ thấy rằng đó chính là nẻo đường dẫn đến vinh quang thật sự. Hãy chú ý là trong câu 27 Chúa chúng ta đã tỏ ra đang bị xúc động mạnh như thế nào. Ngài phán: “Hiện nay tâm thần ta bối rối, ta sẽ nói gì? Chính Chúa đang tự hỏi Ngài phải nói gì. Ngài sẽ nói gì đây? Ngài sẽ nói: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này” chăng? Không, vì “vì sự đó mà con đến giờ này” vậy thì Ngài phải nói: “Cha ơi, xin làm sáng danh Cha”. Đây là lời tái xác nhận nghiêm trọng rằng Ngài sẵn sàng vâng theo ý chỉ Cha Ngài. Ngài sẽ uống cạn đến phần cáu cặn của chiếc chén mà Cha Ngài trao cho. Ngài sẽ tiến thẳng vào cõi chết dầu là phải chết trên thập tự giá. Mà làm như thế thì Ngài không nhằm tự cứu lấy mình, nhưng vì muốn cứu rỗi người khác. Làm như thế, Ngài sẽ “đưa được nhiều con cái vào cõi hiển vinh”. Quyết định của Chúa chúng ta đã được chào đón bằng câu trả lời của Đức Chúa Cha mà cả đoàn dân có mặt đều nghe thấy, bằng tiếng phán từ trời dội xuống: “Ta đã làm sáng danh rồi, ta còn làm cho sáng danh nữa”. Đây là Đức Chúa Cha đã chấp nhận sự dâng hiến của Con Ngài. Đây là lần thứ ba và là lần cuối cùng trong thời gian Chúa chúng ta thi hành chức vụ trên đất, các cửa thiên đàng đã mở ra và Đức Chúa Cha đã phán xuống để tỏ ra tán thưởng Đức Chúa Con (Mat Mt 3:17; 17:5). Muốn lãnh hội ý nghĩa đích thực của khúc sách này, chúng ta phải đưa Đức Thánh Linh vào trong bầu không khí đó. Hãy lắng nghe giọng nói đầy phấn khởi của Chúa chúng ta khi Ngài phán: “Hiện bây giờ, có sự phán xét (Hi- văn crisis, có thể dịch là cơn khủng hoảng, khúc quanh quyết định) thế gian này, và hiện nay vua Chúa của thế gian này (tức Sa-tan) phải bị xua đuổi” (c.31). Và Sa-tan đã bị xua đuổi như thế nào? Xin đọc câu trả lời trong câu 32: “Còn ta, khi đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta” Câu 33 giải nghĩa câu 32: “Ngài phán vậy để chỉ mình phải chết cách nào. Vậy
  • 23. thì, bằng cách chết trên thập tự giá, Chúa Giê-xu đã kéo mọi người đến với Ngài. Khi huyết Ngài đổ ra trên núi Gô-gô-tha, Ngài đã truất phế A-đam thứ nhất khỏi địa vị đứng đầu của toàn thể nhân loại, và kéo mọi người đến với chính Ngài. “Nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người đều chết” (IICo 2Cr 5:14). Chính vì thế mà Chúa chúng ta trở thành “Cứu Chúa cả thế gian”. “Cứu Chúa của mọi người” (GiGa 4:42) Ngài là Cứu Chúa. “đặc biệt là cho những kẻ tin”, nhưng theo đúng ý nghĩa đích thực nhất của nó, Ngài cũng là Cứu Chúa cho toàn thể nhân loại (ITi1Tm ITi4:10). Nhân loại đã không được cứu hoàn toàn, nhưng sở dĩ như vậy, thì không phải vì không có Cứu Chúa “Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (GiGa 1:29) đã nếm trải “sự chết vì mọi người” (HeDt 2:9). Nhân loại đã không được cứu trọn vẹn, nhưng Ngài đã chịu chết là “hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu” (GiGa 3:17). Chúa Giê-xu đã thực hiện sự cứu chuộc làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nũa” (IGi1Ga 2:2). Ê-lô-i, Ê-lô-i, Lam-ma-sa-bách-ta-ni. Câu “Ê-lô-i, Ê-lô-i, Lam-ma-sa-bách-ta-ni mà Chúa chúng ta thốt lên trên thập tự giá là tiếng gì? Có người bảo đó là một ngôn ngữ chẳng ai biết, nhưng đã được giải thích do sự trợ giúp của Đức Thánh Linh. Đây là mấy chữ được phiên âm (không phải dịch nghĩa) theo tiếng Hi Lạp, mà bản Hi văn cũng phiên âm theo tiếng A-ram, là ngôn ngữ phổ thông thời Chúa ở thế gian. Anh em của Chúa chúng ta. Xin giải nghĩa GiGa 7:5 “Bởi chưng chính các anh em Ngài không tin Ngài”. Câu này ám chỉ các em ruột của Chúa chúng ta theo phần xác, tức là các con trai khác của Mẹ Ngài là bà Ma-ri. Có người không nhận là bà Ma-ri còn có con cái khác, nhưng Kinh Thánh chống lại ý kiến đó. Mat Mt 12:46 có đề cập “mẹ và anh em Ngài”; trong Mac Mc 13:55 có bốn người em trai Ngài đã được nêu tên, đó là Gia-cơ, Giô-sép, Si-môn và Giu-đe; và trong câu 56, các em gái Ngài cũng đã được nêu tên. Có một khúc sách song hành trong 6:3, tên các em trai Ngài lại được kể ra, và các em gái Ngài cũng được đề cập. Trong GiGa 2:12 chúng ta đọc thấy “Ngài với mẹ, anh em, và các môn đồ đến xuống thành Ca-bê-na-um”. Cần chú ý là trong Cong Cv 1:14, dường
  • 24. như các em trai của Chúa đều đã tin Ngài câu ấy chép “Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện, với các người đàn bà, và Ma- ri là mẹ Đức Chúa Giê-xu cùng anh em Ngài”. Trong ICo1Cr 9:5 Phao-lô đề cập các anh em Chúa trong mối liên hệ với ông và Phi-e-rơ. Còn trong GaGl 1:18, 19 Phao-lô nói đến lần đầu tiên ông đến Giê-ru-sa-lem sau khi ăn năn trở lại đạo, và khi đến đó, cũng “làm quen với Sê-pha và ở với người mười lăm ngày; nhưng tôi không thấy một sứ đồ nào khác, trừ ra Gia-cơ là em của Chúa”. Quả thật từ ngữ Hi văn chỉ “anh em (adelphoi) cũng chỉ luôn “anh em họ” hay “bà con” xa gần nữa, cho nên vì lý do đó, những người phản đối ý kiến cho rằng bà Ma-ri có nhiều con cái khác ngoài Chúa Giê-xu ra, nhấn mạnh rằng hễ nơi nào trong sách đề cập “anh em Chúa Giê-xu theo phần xác” thì đều ám chỉ các anh em họ hay bà con theo nghĩa khác hơn là bảo rằng đó là con cái của bà Ma-ri. Mọi lý luận như thế có thể là đúng nếu trong Thi 69 Đức Thánh Linh của chân lý không đặt để một câu nhằm giải quyết toàn thể vấn đề ấy. Đây là một trong những Thi Thiên đã được thừa nhận là nói về Đấng Mê-si, và Chúa chúng ta luôn luôn là chủ từ. Trong Thi Thiên này, chúng ta nghe Ngài hát: “Chúng nó ban mật đắng làm vật thực tôi; và cho tôi uống giấm trong khi khát” (c.21 đối chiếu với Mat Mt 27:34 và GiGa 19:28- 30). Ngay trong những lời xưng tội tìm thấy trong Thi Thiên ấy, chúng ta cũng phải nhận là chính Chúa chúng ta đã thốt ra để xưng nhận tội lỗi chúng ta, xem như đó là tội lỗi của Ngài. Điều đó chứng minh rằng Ngài hoàn toàn tự đồng hoá với chúng ta khi chịu cho kẻ gian ác treo Ngài lên thập tự giá thay cho chúng ta. Bây giờ, hãy xét đến mấy câu 7-9. “Ấy vì Chúa mà tôi đã mang sự nhuốc nhơ, và bị sự hổ thẹn bao phủ mặt tôi. Tôi đã trở nên một kẻ lạ cho anh em tôi. Một người ngoại bang cho các con trai mẹ tôi. Vì sự sốt sắng về đền Chúa tiêu nuốt tôi (xem 2:17). Sự sỉ nhục của kẻ sỉ nhục Chúa đã đổ trên tôi”. Với những ai sẵn lòng đầu phục uy quyền của Lời Đức Chúa Trời, thì mấy câu này đã đủ để thuyết phục họ. Sau khi sanh ra Chúa Giê-xu, bà Ma-ri còn có nhiều con khác nữa, và “anh em” Chúa mà Tân Ước ám chỉ phải được chúng ta xem là con cái của mẹ Ngài. Đặt mồ Ngài với kẻ ác. Câu “Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác” (EsIs 53:9) có nghĩa gì? Phần mộ của Giô-sép người A-ri-ma-thê có nằm trong khu vực nghĩa địa mọi người Do Thái dành cho các tội phạm hay không? Dĩ nhiên là không. Phần mộ đó là “một cái huyệt mới mà người đã khiến đục cho (riêng) mình trong hòn đá” (Mat Mt 27:60). Giăng cho chúng ta biết:
  • 25. “Tại nơi Ngài bị đóng đinh, có một cái vườn, trong vườn đó có một cái huyệt mới, chưa chôn ai. Ấy là nơi hai người chôn Đức Chúa Giê-xu” (GiGa 19:41, 42). A.C. Gaebelein dịch EsIs 53:9 như sau: “Người ta định phần mộ người với kẻ chết, nhưng người được (nằm chung) với kẻ giàu khi chết, vì người không hề bạo động, và trong miệng không có sợ gian dối”. Các lằn roi Ngài. EsIs 53:5 “Bởi lằn roi người, chúng ta được lành bệnh” có nghĩa gì? Câu đó có nghĩa là Đấng Christ đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, và bởi đức tin, người tin Ngài nhờ huyết Ngài mà được cứu. IPhi 1Pr 2:23, 24 có gói ghém phần ý nghĩa thần học cho vấn đề này. “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhơn những làn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bệnh”. Ngài là Đấng duy nhất trên thiên đàng đã bị đòn vọt làm cho bị thương và những vết thương ấy vốn không như thương tích của những chiến sĩ được thoát chết trở về, nhưng nói lên sự vâng phục “cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá” của Ngài. “Đừng rờ đến ta”. Tại sao trong GiGa 20:7 Chúa Giê-xu bảo với Ma-ri “Chớ rờ đến ta”, trong khi Ngài lại mời gọi Thô-ma hãy sờ vào Ngài? Giữa khoảng Chúa hiện ra với Ma-ri và mấy ngày sau đó, khi Ngài hiện ra với các môn đệ khác của Ngài, thì Chúa chúng ta đã lên trời làm ứng nghiệm ý nghĩa hình bóng của lễ dâng bó lúa đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giê-hô- va trong LeLv 23:9-14. Là trái đầu mùa sự sống lại (ICo1Cr 15:23). Ngài phải trình diện trước mặt Đức Giê-hô-va để được tếp nhận vì cớ chúng ta (LeLv 23:11). Việc đó phải xảy ra trước khi Ngài xuất hiện trước mắt bất cứ ai khác. Một ý nghĩa hình bóng nữa cũng đã được ứng nghiệm là Ngày Đại Lễ Chuộc tội. Chúa chúng ta đã dâng xong của lễ hi sinh, và lúc Ngài gặp Ma-ri là Ngài đang ở trên đường đi về trời để ra mắt trước hiện diện Đức Chúa Trời, dâng huyết Ngài lên vì cớ chúng ta (HeDt 9:11, 12). Lẽ tất nhiên, mọi việc đó phải xảy ra ngay sau khi Ngài sống lại để đáp ứng trọn vẹn điều đòi hỏi của ý nghĩa hình bóng trong Kinh điển. “Cái đinh đóng nơi vững chãi”.
  • 26. Xin giải thích EsIs 22:25 Muốn hiểu câu này, phải đọc cả khúc sách đó bắt đầu từ câu 15 khi Đức Chúa Trời tuyên bố sự phán xét đối với Sép-na, sẽ bị cách chức và được thay thế bằng Ê-li-a-kim, con trai Hinh-kia, người được Đức Chúa Trời đề cập trong câu 21 rằng: “Ta sẽ lấy áo ngươi mạc cho nó, lấy đai ngươi giúp sức nó, lấy chánh quyền ngươi trao trong tay nó”. Những lời nói trong hai câu 22-24 được áp dụng hai lần, vì rõ ràng là đề cập đến Đấng Christ về sau này (đối chiếu với KhKh 3:7). Nhưng đến câu 25 thì Sép-na lại xuất hiện như kẻ tự cho là mình đang được một địa vị vững chắc “như cây đinh đóng nơi vững chãi”. Mặc dầu ông ta tự cho là mình được an toàn như vậy, ông ta đã bị “đập và rớt xuống, và gánh nặng treo trên nó sẽ bị cắt đứt, vì Đức Giê-hô- va đã phán vậy”. 46. Thấy mặt của Đức Chúa Trời. Xin ông vạch rõ các khúc sách say đây có thể được phối hợp với nhau như thế nào: IGi1Ga 4:12 và GiGa 1:18 chép: “Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời”. XuXh 24:10 chép “Họ ngó thấy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; dưới chân Ngài có một vật giống bích ngọc trong ngần, khác nào như sắc trời thanh quang” 24:11 “Họ ngó thấy Đức Chúa Trời thì ăn và uống”. Lời đáp cho câu hỏi về IGi1Ga 4:12 và GiGa 1:18 được tìm thấy trong mấy chữ còn lại của 1:18 “chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày Cha cho chúng ta biết” theo nguyên văn có nghĩa là “giới thiệu” Ngài với chúng ta. Việc nhìn thấy Đức Chúa Trời hay việc Đức Chúa Trời hiện ra trong Cựu Ước vốn là sự hiện ra của Chúa Giê-xu Christ trước khi Ngài nhập thể. Thí dụ hãy đối chiếu EsIs 6:1-10 với GiGa 12:37-41. Đấng Christ theo xác thịt. “Theo xác thịt mà nhận biết Đấng Christ” trong IICo 2Cr 5:16 là thế nào? Đó là nhận biết Ngài như một người “trong xác thịt” hay như một người chưa được tái sanh hiểu biết Ngài. Một sự nhận biết như vậy được Tiến sĩ Scofield mô tả là “một niềm tin trí thức về Đấng Christ trong lịch sử, khác hẳn với tin nhận Ngài”. “Tin nhận Ngài có nghĩa là tin cậy, chịu lệ thuộc. Niềm tin trí thức không đưa đến chỗ được cứu rỗi như đức tin tin cậy của những người thật sự hết lòng hết trí khôn tin cậy Ngài”.
  • 27. Đức Thánh Linh Đức Thánh Linh có phải là Thần (Linh) không? Phải. Đức Thánh Linh là Thần, là Linh. Trong nguyên văn, hai chữ Thần và Linh chỉ là một mà thôi. Phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh Ông tin thế nào về phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh? Thật là sai lầm nếu cho rằng một người có thể được tái sanh mà không hề nhận phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh. Sự dạy dỗ của Tân Ước về thân vị và công tác của Đức Thánh Linh liên hệ đến người tin Chúa, là như vầy: 1. Trong chế độ hiện hữu, mỗi một Cơ Đốc nhân đều được sanh ra bởi Đức Thánh Linh. Sự tái sanh cũng có thật như việc được sanh ra theo xác thịt vậy. Chúng ta do cha mẹ trên đất này sanh ra; và do được sanh lại, chúng ta trở thành con cái của Cha chúng ta ở trên trời. Công tác tái sanh này là do Đức Thánh Linh thực hiện; công cụ được Ngài sử dụng để thực hiện sự tái sanh này là Lời của Đức Chúa Trời, là hột giống không hay hư nát (GiGa 3:1-7; IPhi 1Pr 1:23-25; GaGl 1:18; IGi1Ga 1:11-13). 2. Mỗi một Cơ Đốc nhân (nghĩa là mỗi một người đã được tái sanh) trở thành một chi thể trong thân thể Đấng Christ ngay khi người ấy được sanh lại. “Chúng ta là các chi thể của thân Ngài” (Eph Ep 5:30). Sự kết hợp đối với Đấng Christ là hậu quả của phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh. Do đó, nếu có ai muốn cho chúng ta tin rằng phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh đó là một “công tác thứ hai của ân điển” phân biệt về thời gian với sự tái sanh, thì điều đó không đúng. Phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh không phải chỉ là từng trải của một vài người, nhưng là của toàn thể các Cơ Đốc nhân “Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ đều đã chịu phép báp-tem chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân (ICo1Cr 12:13, đối chiếu với Eph Ep 4:4, 5; RoRm 6:3; GaGl 3:27). 3. Mỗi người ngay lúc được tái sanh, đều nhận Đức Thánh Linh vào chính thân thể mình, và từ đó trở về sau được Đức Thánh Linh ngự trị trong lòng. Sự chiếm ngự đó của Đúc Thánh Linh sẽ cứ tiếp tục, không giây phút nào ngừng nghỉ. Có thể chúng ta sẽ làm buồn lòng Ngài, chống cự Ngài, dập tắt Ngài; nhưng chúng ta không thể xô đuổi Ngài khỏi chúng ta. Sứ đồ Phao-lô bởi Đức Thánh Linh đã viết cho các Cơ Đốc nhân xác thịt tại Cô-rinh-tô
  • 28. rằng “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đúc Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng thuộc về chính mình sao?” (ICo1Cr 6:19, đc với ICo1Cr 3:16; RoRm 3:8, 9). 4. Đức Thánh Linh đã ngự trị trong tín hữu như thế, trở thành Đấng xức dầu cho người; và Ngài cũng trở thành Vị Giáo Sư không hề nhằm lẫn thành Đấng hướng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Đó là phần ứng nghiệm lời hứa của Chúa chúng ta trong GiGa 16:13. Mỗi một “con cái bé mọn” của Đức Chúa Trời nhờ đó được bảo an toàn khỏi cơ nguy của tà giáo. “Hỡi các con cái ta, giờ cuối cùng là đây rồi, các con đã nghe nói rằng Kẻ Địch lại Đấng Christ phải đến. Vừa lúc bây giờ, có nhiều kẻ địch lại Đấng Christ... Về phần các con đã chịu xức dầu từ nơi Đấng Thánh, thì đã biết mọi sự rồi. Ta đã viết cho các con chẳng phải vì các con không biết lẽ thật, nhưng vì các con biết lẽ thật, và hiểu rằng chẳng có sự dối trá nào bởi lẽ thật mà ra... Ta đã viết cho các con những điều này, chỉ về những kẻ lừa dối các con. Về phần các con, sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa vẫn còn trong mình, thì không cần ai dạy cho biết; song vì sự xức dầu của Ngài dạy các con đủ mọi việc, mà sự ấy là thật, không phải dối, thì hãy ở trong Ngài, theo như sự dạy dỗ mà các con đã nhận” (IGi1Ga 2:18-27). Từ ngữ xức dầu trong Hi văn là ‘Chrisma’ ám chỉ Đức Thánh Linh là Đấng mà dẫu vẫn thường được dùng trong Kinh Thánh để chỉ bóng (đối chiếu với XaDr 4:1-6). Tất cả những trường hợp xức dầu cho các nhà tiên tri, các thầy tế lễ, và các vua trong Cựu Ước đều có nghĩa hình bóng về việc được ban cho Đức Thánh Linh. Được một Giáo sư như vậy, được bảo đảm bởi quyền năng Ngài rằng một lời hứa nào đó chắc chắn sẽ ứng nghiệm, thật là điều hay; nó khiến chúng ta giữ mình khỏi sa ngã, thất bại, và đến trình diện không chỗ trách được trước vinh quang Ngài với sự vui mừng vô hạn (Giu Gd 1:24). 5. Đức Thánh Linh, Đấng Xức Dầu cho chúng ta, cũng là dấu ấn của chúng ta. ICo1Cr 1:21, 22 chép: “Đấng làm cho bền vững chúng tôi với anh em trong Đấng Christ, và đã xức dầu cho chúng tôi, ấy là Đức Chúa Trời; Ngài cũng lấy ấn mình mà đóng cho chúng tôi và ban của tin Đức Thánh Linh trong lòng chúng tôi”. Như vậy, Ngài là biểu tượng của sự an toàn, cũng như quyền làm chủ, chiếm hữu chúng ta. Ngay khi tin nhận Chúa Giê-xu Christ, chúng ta là những người đã tin Ngài “chúng ta được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa, Đấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài” (Eph Ep 1:13, 14 đối chiếu với 4:30).
  • 29. 6. Các tín hữu được khuyến giục được đổ đầy Đức Thánh Linh (Eph Ep 5:18). Sau khi đã được Ngài sanh ra, được nhận phép báp-tem trong Đấng Christ, sau khi thân thể chúng ta trở thành đền thờ Ngài, đã nhận Ngài như Đấng Xức Dầu, như Dấu Ấn của chúng ta, thì chúng ta đầu phục Ngài là điều hết sức phải lẽ (RoRm 6:13), chúng ta nên hiến thân cho Ngài như “một của lễ sống và thánh đẹp lòng Đức Chúa Trời” vốn là “sự thờ phượng phải lẽ” của chúng ta vậy (RoRm 12:1). Sau khi chúng ta đã dâng mình cho Ngài như vậy rồi thì để cho Ngài đầy dẫy trong chúng ta, hầu sanh các trái “yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (GaGl 5:22, 23). Đây là bí quyết của sự thành công trong đời sống Cơ Đốc nhân. Thân vị của Đức Thánh Linh. Phải chăng không tin vào thân vị của Đức Thánh Linh với tư cách ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, là phạm tội chống lại Đức Thánh Linh? Vâng. Đó là phạm tội chống lại Đức Thánh Linh và chống lại Ba Ngôi Đức Chúa Trời nói chung, vì chối bỏ lời chứng của Kinh Thánh về (thân vị) của Đức Thánh Linh là cho rằng Đức Chúa Trời nói dối. Nhưng cần nói thêm, đó không phải là tội phạm đến Đức Thánh Linh đã được đề cập trong Mat Mt 12:24-32, Mac Mc 3:22-30 và LuLc 11:14-20. Đây là tội của những kẻ cho rằng Chúa chúng ta “bị quỉ ám” (Mac Mc 3:30). Tội bạn giờ được tha thứ. Lời chứng của Đức Thánh Linh. Xin bàn về vấn đề Đức Thánh Linh làm chứng, như có chép trong HeDt 10:15; IGi1Ga 5:10; RoRm 8:16. Tôi chú ý đến một chữ trong các câu Kinh Thánh ấy, dường như có ý nghĩa nổi bật, tức là “cho”, “trong” và “với” (theo bản Anh văn: Đức Thánh Linh làm chứng với lòng chúng ta). Xin nhấn mạnh cách ứng dụng mấy chữ đó trong ánh sáng của toàn bản văn. Đức Thánh Linh làm chứng “cho” chúng ta mà HeDt 10:15 đề cập, là qua Lời Kinh Thánh mà chính Ngài là Tác giả, và điều đó được kế tiếp trong câu 16 “Này là giao ước” v.v... trích dẫn từ Gie Gr 31:33. Cùng một khúc sách ấy ông đã được trích dẫn trong HeDt 8:10. Câu này dạy dỗ chúng ta rằng tất cả lời làm chứng của Đức Thánh Linh đều phù hợp với Kinh Thánh. Đức Thánh Linh làm chứng “trong” chúng ta là niềm tin từ trong lòng rằng chân lý được nêu ra đó chính là Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta được cứu không bởi “cảm xúc”. Niềm tin quyết ấy vốn tốt đẹp và vượt xa một cảm xúc bình thường; nó là một sự bảo đảm chắc chắn căn cứ trên các lời hứa
  • 30. của Kinh Thánh. Nó là hiệu quả của việc “tin lời chứng của Đức Chúa Trời cho Con Ngài”. Như đã chép trong GiGa 3:33 “Ai đã nhận lấy lời chứng của Ngài thì làm chứng chắc rằng Đức Chúa Trời là thật”. Và Đức Thánh Linh làm chứng “với” chúng ta, là làm chứng về kết quả của việc tin Đức Chúa Trời tức khắc tương giao với tâm linh của tín hữu và khiến người ấy tin quyết rằng bây giờ, mình đã trở thành con cái và là người thừa kế cơ nghiệp Ngài. Cả ba sự làm chứng trên đây đều quí báu. Thật tuyệt vời biết bao, khi chúng ta được tương giao, được thông công với “Đức Chúa Trời chí cao, Đấng Chủ tể của cả trời và đất” và được bảo đảm rằng chúng ta đời đời được liên kết với Ngài, được làm con Ngài và có chỗ ở đời đời trong nhà Ngài! Ha-lê-lu- gia! Sự sanh ra bởi Đức Thánh Linh và được nhận phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh. Xin giải thích tại sao việc “được Đức Thánh Linh sanh ra” và “được nhận phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh” vẫn thường được đề cập, suy nghĩ và dạy dỗ như chỉ là cùng một sự việc. Trong GiGa 20:22, Chúa Giê-xu hà hơi trên các môn đệ Ngài và bảo họ “Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh”. Đó là lúc họ được sanh ra bởi Đức Thánh Linh, có phải không? Trong Cong Cv 2:4, tất cả các môn đệ của Chúa đều được đổ đầy Đức Thánh Linh. Phải chăng đó là phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh của họ? Tôi đã hỏi mấy nhà thần học lỗi lạc, và họ thành thật thú nhận không thể phân biệt giữa việc được Đức Thánh Linh sanh ra và được nhận phép báp- tem bằng Đức Thánh Linh. Tại sao họ lại cho rằng hai sự việc ấy chỉ là một? Nếu chỉ là một, thì tại sao chúng ta lại tách rời hai điều đó trong tư tưởng và trong thực tế? Sự sanh ra và phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh tuy xảy ra đồng thời, nhưng không phải chỉ là một. Bởi sự sanh ra, chúng ta được đưa vào gia đình Đức Chúa Trời như một em bé mới sanh; bởi phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh, chúng ta được trở thành chi thể của Đấng Christ “là thân thể, là thịt và xương Ngài”. Chúng ta không nên lấy từng trải của các sứ đồ và các môn đệ đầu tiên để xem đó như khuôn mẫu cho từng trải của riêng mình. Họ đã được cứu rỗi trước khi có thập tự giá và trước khi Đức Thánh Linh của Tân Ước giáng lâm; chúng ta được cứu rất lâu về sau này. Trong chế độ hiện tại, mỗi một tín hữu 1. được Đức Thánh Linh sanh ra (GiGa 3:3-7; Gia Gc 1:18; IPhi 1Pr 1:23-25) 2. được nhận phép báp-tem trong Ngài để trở thành thân thể của Đấng Christ (ICo1Cr 12:13; RoRm 6:1-3; GaGl 3:27) 3. tiếp nhận Ngài như Đấng xức dầu nhờ đó chúng ta được dắt dẫn vào lẽ thật (IGi1Ga 2:20-27;
  • 31. GiGa 14:16, 17; 16:12-15) 4. được Ngài đóng ấn cho đến ngày cứu chuộc (IICo 2Cr 1:21, 22; Eph Ep 1:13; 4:30); được Ngài ngự vào lòng (ICo1Cr 3:16; 6:19, 20; RoRm 8:9). Tất cả mọi việc trên đều nghiệm đúng với từng tín hữu một; nhưng không phải tất cả tín hữu đều được đổ đầy Đức Thánh Linh về việc đó, chúng ta được lịnh: “Đừng say rượu, nhưng hãy đầy dẫy Đức Thánh Linh” (Eph Ep 5:18). Khi chúng ta đầu phục Ngài, thì Ngài đầy dẫy chúng ta, kiểm soát và biến đổi chúng ta “hoá nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển đến vinh hiển” (IICo 2Cr 3:18). Giai đoạn chuyển tiếp Theo Cong Cv 8:15, 16, 17 và Cong Cv 19:2 chúng ta có nên tin rằng phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh phân biệt với việc Ngài ngự vào lòng và tái sanh chúng ta không? Không. Cong Cv 8:15, 16, 17 thuộc về giai đoạn chuyển tiếp mà Tin Lành từ dân Do Thái được đưa sang cho dân ngoại bang. Trước khi Tin Lành được chuyển trọn vẹn sang cho người Ngoại bang, ân tứ của Đức Thánh Linh dường như phải chờ đợi, và chỉ được ban cho sau phép báp-tem bằng nớc (Cong Cv 2:38); nhưng bắt đầu với buổi họp tại nhà Cọt-nây, Đức Thánh Linh đã giáng xuống ngay trên các tín hữu, trước khi họ chịu phép báp-tem bằng nước (Cong Cv 10:14-48). Các môn đồ của Giăng Báp-tít tại Ê-phê-sô vẫn chưa là Cơ Đốc nhân lúc Phao-lô gặp họ. Phao-lô đã truyền giảng Đấng Christ cho họ và làm phép báp-tem lại cho họ “nhân danh Đức Chúa Giê-xu, và đó là vì nếu thiếu phần biểu hiện thấy được, họ có thể nghi ngờ việc Đấng Christ đã sống lại, nên một sự biểu hiện thấy được đã được ban cho họ. Nhưng giáo lý về phép báp-tem bởi Đức Thánh Linh cho thời đại ngày nay của Cơ Đốc giáo đã được vạch rõ trong ICo1Cr 12:12, 13 khiến không ai có thể lầm lẫn được. Điều này có nghĩa là mỗi tín hữu khi tin Chúa, liền được nhận phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh ngay tức khắc để “được tiếp nhận trong Đấng Christ” (RoRm 6:2, 3; GaGl 3:27). Được đổ đầy Đức Thánh Linh. Phải chăng “giết chết bản ngã” là phương pháp duy nhất để được đổ đầy Đức Thánh Linh cách hoàn toàn? Phải chăng đó là ý nghĩa của RoRm 12:1, 2 và ITe1Tx 5:22, 23 Mỗi tín hỡu đều được đổ đầy Đức Thánh Linh teo mức độ đầu phục Đức Chúa Trời với tư cách một người đã từ kẻ chết sống lại, dùng các chi thể của
  • 32. mình làm công cụ phục vụ sự công chính cho Đức Chúa Trời. Muốn đầu phục Đức Chúa Trời trọn vẹn, người ấy phải tự nhận là mình đã chết hẳn đối với tội lỗi, và nhờ Đức Chúa Giê-xu Christ để sống cho Đức Chúa Trời (RoRm 6:11-13). “Đầu phục” “phó”, “dâng” thân thể mình trong khúc sách này cùng một từ ngữ với “dâng” thân thể mình trong RoRm 12:1, theo bản Tân Ước Hi văn. Khúc sách trong thư Tê-sa-lô-ni-ca được trưng dẫn trên đây gọi đó là “tránh đi” khi chúng ta bước trên đường đời này. “Tránh đi” cũng có nghĩa là “tách biệt với”, “biệt riêng ra”. “Nên thánh” cũng có nghĩa là “biệt riêng ra”. Một khi chúng ta “dâng mình” cho Đức Chúa Trời, đầu phục Ngài trọn vẹn, là chúng ta “tự biệt riêng ra” cho Ngài. Do đó, cũng tránh xa tất cả những gì chống lại Ngài. Được Đức Thánh Linh dắt dẫn. “Được Đức Thánh Linh dắt dẫn” có nghĩa gì? Thánh Linh của Đức Chúa Trời luôn luôn tìm cách hướng dẫn cho mỗi con cái của Ngài cả trong những chi tiết, nhỏ nhặt nhất của đời sống. Ngài ngự trong lòng từng cá nhân tín hữu (ICo1Cr 6:19) và cho người sẵn sàng vâng phục Ngài nghe được tiếng phán dạy của Ngài. Ngài có thể phán dạy chúng ta qua Lời Kinh Thánh hoặc qua hoàn cảnh xảy ra, hoặc bằng một tiếng nói nhỏ nhẹ. Dĩ nhiên là sự hướng dẫn của Ngài không hề trái với Lời Kinh Thánh ra, nhắm mắt chỉ vào một câu nào đó, mong rằng làm như thế là đã được Đức Thánh Linh hướng dẫn. Đức Thánh Linh hưóng dẫn qua Lời dạy dỗ rõ ràng trong Kinh Thánh, và khi chừng đó vẫn chưa đủ để bày tỏ ý chỉ Ngài, thì Ngài sẽ có cách khác để truyền thông ý chỉ Ngài cho người nào thật lòng muốn biết và vâng theo ý chỉ ấy. “Vì con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài” (IISu 2Sb 6:9). Đức Thánh Linh toàn tại (ở khắp mọi nơi). Làm thế nào có sự cứu rỗi được, sau khi Hội Thánh đã được cất lên, và Đức Thánh Linh cũng bị cất đi? Không có câu Kinh Thánh nào dạy rằng khi Hội Thánh được cất lên khỏi đất này khi Chúa Giê-xu tái lâm, thì Đức Thánh Linh cũng bị cất đi. Đúng hơn, thì Ngài chỉ “tạm tránh khỏi con đường” với tư cách Đấng ngăn trở việc làm của kẻ bất pháp (IITe 2Tx 2:7). Từ đó trở đi, với tư cách Đấng toàn tại, Đức Thánh Linh vẫn hiện diện trên đất này như Ngài đã từng hiện diện trước lúc