SlideShare a Scribd company logo
1 of 139
Download to read offline
Dâng Trọn Cuộc Đời
Tác giả: Michael Griffiths
Lời Nói Đầu
Quân Bình hay Cuồng Nhiệt?
Tự Do hay Nô Lệ?
Nhàn Hạ hay Bị Thúc Bách?
Cần Kiệm hay Rời Rộng?
Thành Kiến hay Tin Chắc?
Tình Sử hay Tình yêu?
Khán Giả hay Diễn Viên?
Nói Chuyện Suông hay Cảm Thông Nhau?
Chỉ Hành Nghề hay Theo Tiếng Gọi?
Hoạt Động Chủ Nghĩa hay
Được Phú Cho Quyền Năng?
“Tầm quan trọng của thái độ không nhiệt thành”
Ngày nay, mọi người hình như đều nghĩ rằng muốn trở nên trưởng thành, già
dặn, bạn phải là một con người không nhiệt thành, không tha thiết đến bất cứ
một cái gì hết; hoặc nếu cần phải tỏ ra sốt sắng, nhiệt thành, bạn phải giấu
mình dưới một chiếc mặt nạ dửng dưng, xem thường tất cả. Điều càng tệ hại
hơn sự nhiệt thành, đó là tính nhiệt cuồng, nhất là nhiệt cuồng trên phương
diện tôn giáo, hay cuồng tín. Trong xã hội nói chung, một tín đồ Đấng Christ
ý thức được sứ mạng về sự dâng mình trọn vẹn cho Đức Chúa Trời là một
người hiếm có, không được lòng thiên hạ, có khi còn bị chế giễu nữa.
Khuynh hướng của thời đại chúng ta là san bằng mọi dị biệt, với sự trợ giúp
của những phương tiện truyền thông đại chúng khiến chúng ta phải giống y
nhau trong việc hạn chế ăn uống, dùng kem đánh răng, may mặc và những
niềm tin tôn giáo. Quan điểm thế gian nói chung dạy chúng ta nên chừng
mực trong mọi việc. “Phải biết châm chế lẫn nhau. Tại sao lại vô lễ đến độ
muốn nhấn mạnh vào những điểm dị biệt của nhau, hay nhiệt cuồng đến nỗi
tin rằng mình là phải, còn người khác là trái?”
Giữa vòng các sinh viên, vẫn còn một số người muốn chọn lấy một lý tưởng,
khiến nó trở thành một chính nghĩa cho riêng mình để đương đầu với những
đối xử cứng rắn, những chế giễu, giam cầm và tiến thẳng đến mục tiêu họ
nhằm vào. Dầu họ đang ngồi trên các vệ đường tại Anh quốc, hay đang hát
là “Chúng ta sẽ thắng” tại Hoa Kỳ, hoặc nối đuôi nhau đi lượn phố bên Nhật
Bản, họ đều sẵn sàng hoạt động tích cực cho điều mình tin tưởng. Họ rải
truyền đơn, tổ chức những buổi mít-tinh ngoài trời, đi biểu tình, ngồi trên
đường phố để thách đố dùi cui, lựu đạn cay, và bắt bớ giam cầm của cảnh
sát. Nhưng dĩ nhiên là điều đó hoàn toàn khác biệt với tôn giáo.
So với họ thì tín đồ Đấng Christ là một số người dường như sống cách vô vị
và ôn hoà hơn. Bạn không thể nào bận tâm đến các định chế Cơ Đốc giáo,
nếu ít ra bạn không yêu mến nó. Dường như tôn giáo không thúc bách mấy
về việc đó. Nó không phải là một vấn đề đương đại, nhưng dường như liên
hệ trước nhất đến việc bảo tồn các đền đài cổ, đóng góp tiền bạc để mua
phong cầm, gìn giữ các thánh tích của một thế hệ trước đây. Nó phảng phất
mùi ẩm mốc của ghế nhà thờ, của những quyển sách kinh đặc biệt. Nó cũng
có thứ ngôn ngữ riêng, phần lớn là ngôn ngữ cũng có từ ít ra ba thế kỷ về
trước hay lâu hơn nữa. Tôn giáo rất dễ đưa đến, nếu không phải là sự mê tín
thực sự, thì ít ra cũng là một thái độ nhạy cảm, trốn tránh thực tại. Đối với
các vấn đề đau khổ và bất công trên thế gian, dường như nó chỉ đưa ra một
giải pháp tin kính tầm thường, thỉnh thoảng có những cuộc biểu quyết chớ
không có một hành động thực tiễn nào. Dường như giáo hội Cơ Đốc không
hề hoạch định những “bước nhảy vọt quan trọng”, và viễn tượng nó nhằm
vào luôn luôn là một cái gì hình như cứ càng ngày càng thấy lui xa hơn. Làm
tín đồ Đấng Christ dường như tốt nhất là nên như người đi bộ, chứ không
phải là hoàn toàn đứng yên, hay tệ hại hơn là thụt lùi.
Có người thuật lại rằng Oliver Wendell Holmes đã nói: “Trong lòng tôi có
một gốc cây nhỏ gọi là Cây Tôn Kính cần phải tưới nước mỗi tuần một lần”.
Cơ Đốc giáo đã được đồng nhất hoá với một thứ nghi thức cứng nhắc phải
thực hiện mỗi tuần một lần, và chỉ có một số ít người thành kính còn chủ
tâm đến việc nhóm lại là còn thực hành. Nếu không cần đến lễ báp-tem, lễ
hôn phối và lễ an táng, người ta có thể nghĩ rằng tất cả mọi sự đều sẽ phải
dẹp đi. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ bao nhiêu khi thấy rằng làm tín
đồ Đấng Christ dường như chỉ có nghĩa là trở thành một con người chậm
chạp, tầm thường, không hấp dẫn bao nhiêu đối với phần lớn mọi người.
Chữ “Cơ Đốc giáo” chẳng bao giờ có trong Kinh Thánh, chứ chữ “Cơ Đốc
nhân” thì có, nhưng dường như là để mô tả một con người hoàn toàn khác
hẳn con người mà chúng ta gọi là “tín đồ Đấng Christ” ngày nay. Phải chăng
tín đồ Đấng Christ như chúng ta ngày nay chỉ là một số người giả dối miệng
luôn nói mình tin vào những điều mà thật ra chúng ta không tin? Gần đây
nhiều người đã viết ra những ý kiến khác nhau về hình dáng của Đức Chúa
Trời. Hình ảnh phổ thông về một tín đồ Đấng Christ phải ra thế nào dường
như cũng chịu chung một số phận như vậy, thậm chí ngay cả trong các Hội
Thánh. Mục đích của quyển sách nhỏ này là muốn cho chúng ta suy nghĩ lại
ý nghĩa của việc làm tín đồ Đấng Christ - làm một trong số những người của
Đấng Christ - theo ý nghĩa của từ ngữ ấy trong Kinh Thánh. Rõ ràng là nó
bao gồm nhiều việc hơn là một giờ mỗi tuần đi nhóm lại một cách thụ động
trong một ngôi nhà dành riêng cho sự thờ phượng tôn giáo, xem những gì
được một người có huấn luyện chuyên môn về thần học chỉ dạy cho, nghe
một bài giảng ngắn, và ném vài đồng bạc vào một chiếc túi đựng tiền dâng.
Những đức tính hiện đại như châm chước và chừng mực dường như chỉ
chiếm một chỗ rất khiêm nhượng trong Kinh Thánh. Điều Đấng Christ phán
dạy các môn đệ Ngài dường như là tất-cả-hay-không-là-gì-cả. Làm tín đồ
Đấng Christ có nghĩa là biệt riêng ra như một cái gì sống động và sinh động.
Người tín đồ là người có một nguồn sinh lực, có lòng nhiệt thành, và sự vui
mừng trong đời sống. Quyển sách này là một lời khích lệ hành động - một
lời khuyên trở về với loại người tín đồ Đấng Christ gương mẫu của Kinh
Thánh, một Hội Thánh kiểu mẫu của Tân Ước. Không có quyển sách nào
kích thích được chúng ta hành động - chỉ một mình Thánh Linh của Đức
Chúa Trời có thể làm được việc đó mà thôi. Đó là lý do khiến cho mỗi
chương đều kết thúc theo cách đã có, vì đây là một quyển sách viết về lòng
nhiệt thành của người tín đồ Đấng Christ đáp lại lời Đức Chúa Trời bằng
việc phục vụ vui mừng, tự phát, đối với Đức Chúa Trời và loài người. Amy
Carmichael thường đòi hỏi “những lời lẽ nẩy lửa” và những quyển sách có
“sắt và máu” bên trong. Kinh Thánh chính là quyển sách đó. Tôi không biết
là trong quyển sách này có “sắt và máu” hay không, nhưng tôi biết là chúng
ta muốn có loại tín đồ Đấng Christ “sắt và máu”.
Tokyo
Tháng 10, 1965
QUÂN BÌNH hay CUỒNG NHIỆT?
Xin Chúa tiếp nhận lòng con , nó là của Ngài
để trở thành ngai ngự của Ngài
Khi bàn đến vấn đề “đầu phục Đấng Christ một cách trọn vẹn”, nhiều người
cảm thấy khó chịu. “Về việc dâng mình trọn vẹn đó có thể là quá mấu, và rất
dễ đi quá xa. Lẽ dĩ nhiên là Cơ Đốc giáo không hề đưa ra những đòi hỏi
ngông cuồng buộc chúng ta trở thành những con người cuồng tín. Chúng ta
phải thực tế và hợp lý - chắc ai cũng biết là phải ‘tiết độ trong mọi sự’. Kinh
Thánh đã chẳng dạy như vậy sao?”
Tôi nhớ là đã bị một bạn giáo sĩ trêu đùa như sau: “À, tôi biết là bạn ở trong
nhóm IVF. Phải chăng các bạn chủ trương phải sống quân bình?” Lẽ dĩ
nhiên là phần đông chúng ta đều bênh vực cho nếp sống quân bình, chừng
mực. Chúng ta phải tìm hết cách để tránh các cực đoan. Tuy nhiên, với tư
cách tín đồ Đấng Christ, trước hết chúng ta phải sống hợp Kinh Thánh, và
nếu chúng ta thành thật thì phải nhận rằng sự quân bình, chừng mực mình
hay rêu rao đó, có thể trở thành một chiếc áo khoác ngoài rất thuận tiện để
chống chế cho thái độ dễ thoả hiệp, dửng dưng và biếng nhác của chúng ta.
Nhưng thiết tưởng đi ngay vào cuộc bàn cãi phải đặt việc sử dụng thì giờ và
tiền bạc của chúng ta vào kỷ luật, phải dâng tất cả mọi điều mình có cho
Đức Chúa Trời, thì không ích lợi gì, vì nó có thể khiến cho một số người run
sợ, trong khi phần đông chúng ta sẽ viện ra sự phước hạnh của nếp sống
quân bình, chừng mực, vốn là một lý luận rất đúng. Cho nên trước hết,
chúng ta phải tìm xem Kinh Thánh đã khuyến khích sự cuồng nhiệt mù
quáng hay nó vốn là mẫu mực của một đời sống thuần chánh, tiết độ, vui
tươi và hoàn toàn hợp lý. Chúng ta cũng phải nhớ rằng đây không phải chỉ là
một cuộc bàn cãi lý thuyết, trừu tượng mà chúng ta đang đề cập đến Đức
Chúa Trời. Đức Chúa Trời đó thực hữu và Ngài muốn có một mối tương
giao thực sự với chúng ta. Thế là ngay lập tức chúng ta đã trở nên thận trọng
rồi; vậy xin hãy chừng mực và đừng để cho một cái gì ám ảnh mình cả. Một
số người muốn trốn tránh khi nghe đề cập đến vấn đề hôn nhân chỉ vì họ
thình lình biết được là hôn nhân gồm có những gì. Cũng vậy, một số người
bỗng đâm ra ngại ngùng khi thình lình được biết rằng làm tín đồ Đấng Christ
là phải tương giao với Đức Chúa Trời - và không có lời lẽ nào lại có thể nói
lên sự sợ hãi, kinh ngạc có trong giọng nói của chúng ta khi chúng ta thốt lên
chữ cuối cùng của câu này. Như thế thì phải chăng Đấng Tạo Hoá, Cha
Thiên thượng Đức Chúa Trời là Cứu Chúa, người Bạn thân thiết đầy lòng
thương xót của chúng ta đã đòi hỏi chúng ta một điều vô lý, bất chính? Xin
hãy đánh tan ý nghĩ đó đi! Nếu chúng ta không tin cậy ở Ngài, thì còn có thể
tin cậy được ai? Cho nên rõ ràng là trước hết chúng ta phải suy nghĩ đến các
nền tảng để dựa vào đó, chúng ta sẽ thiết lập mọi lời kêu gọi vào các hành
động của người tín đồ Đấng Christ, dầu hành động đó chỉ là vừa phải theo
một chừng mực nhất định.
Chính Kinh Thánh cũng tán dương rất ít về sự vừa phải đó. Có câu Kinh
Thánh nào dạy chúng ta phải tốt lành vừa phải, thánh khiết vừa phải, sốt
sắng vừa phải chăng? Hay có chỗ nào cho phép chúng ta ích kỷ vừa phải, dễ
dãi vừa phải với chính mình chăng? Nói như thế là nhái lại Kinh Thánh.
Chúng ta có thể bảo rằng Cựu Ước là lịch sử của một dân tộc chỉ muốn
chừng mực, dễ dãi trong vấn đề tôn giáo, và cách thức Đức Chúa Trời đã
không cho phép họ như vậy. Ngài luôn luôn quở trách và kiên trì kêu gọi họ
phải nhiệt thành theo đuổi sự thánh khiết, duy trì công bằng xã hội, đừng
dung dưỡng các tôn giáo khác và sốt sắng về sự công nghĩa. Và khi họ vẫn
ngoan cố không chịu tự phân rẽ mà cứ hoà hoãn với hình tượng, vẫn gây bất
công trong xã hội và sống bất khiết, mặc dầu những lời cảnh cáo luôn được
nhắc đi nhắc lại, thì Ngài đã đoán xét và trừng phạt họ.
Nhiều câu Kinh Thánh bị trích dẫn sai lầm
Nhưng dầu Cựu Ước có nói gì đi nữa, thì chắc chắn là Tân Ước phải chăng
đã có một thái độ hợp lý và dễ dãi hơn? Dầu sao, Phao-lô cũng nói: “Phải
cho mọi người biết nết ôn hoà (moderation: vừa phải, chừng mực, tiết độ hay
ôn hoà) của anh em” (Phi Pl 4:5, theo bản AV). Vậy, “ôn hoà” có nghĩa gì?
Nó có nghĩa là không đi đến cực đoan, trái với việc đi đến chỗ quá độ. Đúng,
nhưng phải chăng đó là ý Kinh Thánh muốn dạy? Lightfoot gọi đó là tinh
thần “tử tế và nhẫn nhục”, mà “nhẫn nhục” là tinh thần trái với tranh đua, tự
tôn. Tóm lại, từ ngữ Hi Lạp epieikçs là một chữ có nghĩa là “nhường nhịn,
tử tế, nhu mì” và đã được dịch là “mềm mại, hoà nhã” trong ITi1Tm 3:3; Tit
Tt 3:2; Gia Gc 3:17; IPhi 1Pr 2:18. Như thế, rõ ràng chữ “ôn hoà” là một lối
dịch không được sát nghĩa lắm.
Nhưng lương tri chắc cũng bảo rằng cưỡng ép dùng một câu trong sách Phi-
líp để biện minh cho tính hờ hững, dửng dưng là điều không mấy khôn
ngoan! Chúng ta hãy đọc kỹ phần còn lại của thư tín ấy. Nó đã đề cập đến
Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng đã đi đến bước cùng cực để cứu rỗi loài
người, đến tuyệt điểm là mặc lấy hình tôi tớ (Phi Pl 2:6, 7), chịu khổ, chịu
nhục và cuối cùng, phải mất cả thể diện khi chịu chết như một kẻ gian manh,
lường gạt. Chính Phao-lô cũng nói là mình sẵn sàng đổ mạng sống ra trên
của lễ hy sinh là đức tin của người Phi-líp (2:17). Ông đã nói một cách quá
mức về ý nghĩa của người theo Đấng Christ: “Đấng Christ là sự sống tôi, và
sự chết là điều ích lợi cho tôi” (1:21, theo bản nhuận chánh: sống là Christ,
chết là lợi). “Tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó” (3:8). Chắc những ý
niệm đó không hề khuyến khích sự “vừa phải” trong vấn đề đức tin. Cho nên
rõ ràng là câu đó không hề chứa đựng cái ý nghĩa mà thỉnh thoảng người ta
đã gán cho nó; mà thật ra Kinh Thánh không có chỗ nào dạy chúng ta về sự
“vừa phải”.
Chúng ta có thể hiểu như vậy từ việc trích dẫn sai một vài câu trong cùng
một thơ tín ấy để chứng minh cho một sự kiện thật thú vị là những chỗ nhấn
mạnh trong Kinh Thánh rất ít khi chỉ mang tính tương đối, mà luôn là những
lời tuyên bố tuyệt đối, không hề bị một hạn chế nào làm ảnh hưởng đến ý
nghĩa của chúng cả. Phao-lô đã không cầu nguyện cho tình thương của
người Phi-líp chỉ bị bó buộc trong khuôn khổ của lý trí hay trong một mức
độ tri thức và nhận thức nhất định để họ có thể tương đối chấp nhận những
điều tuyệt hảo, hay được trở nên thánh sạch, sẵn sàng và không chỗ trách
được một cách vừa phải trong ngày Chúa đến, và được đầy dẫy một nửa
những bông trái của sự công nghĩa (xem 1:9-11). Ông cũng không hề mong
ước cho họ trở thành những con cái của Đức Chúa Trời chỉ không chỗ trách
được, sẵn sàng, ngay thẳng một cách tương đối, giữa một dòng dõi gian dối,
hư hỏng để rồi ở giữa chúng, họ sẽ chỉ chiếu ra một thứ ánh sáng yếu ớt như
lũ đom đóm trong buổi hoàng hôn (xem 2:15).
Trái lại, thái độ vui mừng và đức tin hoan lạc trong Chúa mà Phao-lô đề cập
đến chính là xuất phát từ lòng vâng phục vô điều kiện những mạng lệnh
tuyệt đối, tuôn trào từ một tấm lòng hoàn toàn vâng theo một Đức Chúa Trời
mà ông chỉ có thể mô tả bằng một loạt những danh từ mang ý nghĩa tuyệt
đối. Trong chính bản tính Ngài, một Đức Chúa Trời như thế không thể nào
chịu thoả mãn với những hậu thuẫn hữu hạn, với sự vâng phục có điều kiện,
hay với sự thánh khiết tương đối. Đối với Ngài chỉ có điều tuyệt hảo mới đủ
tốt lành mà thôi.
Đức Chúa Giê-xu có dạy cho chúng ta nên ôn hoà không?
Trong những đòi hỏi và lệnh truyền của Đấng Christ, rõ ràng là có cái đặc
tính tất-cả-hay-không-gì-cả. Chúng là những điểm nhấn mạnh, những mạng
lệnh tuyệt đối, đinh thép gần như khiến chúng ta phải rùng mình vì không có
khoản nào là tương đối hay ngoại lệ. (Đến nỗi Giám mục Charles Gore đã
muốn nêu ra trường hợp ngoại lệ trong Mat Mt 19:9 “ngoại trừ vì cố ngoại
tình” mà ai cũng biết là một trường hợp thêm thắt vào bản tiếng Việt dịch là
“không phải vì cớ ngoại tình” chớ không phải là câu nói đúng nguyên văn
của Đức Chúa Giê-xu, mặc dầu không có bản văn chính thức nào đủ rõ ràng
để hậu thuẫn cho vấn đề tranh luận ấy!).
Chúng ta hãy xét lại một vài điều Chúa Giê-xu đã nói. Lẽ dĩ nhiên là chúng
tôi sẽ đề cập chi tiết hơn đến một vài điểm trong phần sau của quyển sách
này, nhưng chúng ta hãy lấy một thí dụ, như những ý niệm về việc theo
Chúa, vâng lời Đức Chúa Trời và cung hiến cho Ngài.
Bước theo Chúa Giê-xu
Đức Chúa Giê-xu thường gọi người ta theo Ngài. Các môn đệ đầu tiên là
Phi-e-rơ và Anh-rê, đã được truyền: “Hãy theo ta, ta sẽ khiến các ngươi trở
nên tay đánh lưới người”. Tức thì, họ bỏ lưới mà theo Ngài. Rồi từ đó ra đi,
Ngài lại thấy hai anh em khác là Giăng con trai Xê-bê-đê với em mình đang
vá lưới trong chiếc thuyền của cha họ là Xê-bê-đê. Và Ngài gọi họ. Tức thì,
họ bỏ thuyền và cha mình mà theo Ngài” (4:18-22). Chúng ta không được
nói cho biết là cha họ đã nghĩ sao về việc đó, gia đình họ đã xoay sở ra sao
cho xong mọi việc khi không còn sự giúp đỡ của hai người con. Chúng ta
không thấy có lời bàn cãi nào về điều kiện phục vụ. Họ chỉ được gọi và đã ra
đi.
Về sau, có người tỏ ý muốn đi theo Đức Chúa Giê-xu bất cứ nơi nào Ngài đi
đến thì được Ngài khuyên phải suy xét lại thái độ của mình, có lẽ là vì người
ấy đã không thực sự sẵn sàng theo Ngài vô điều kiện; trong khi có người
khác tìm cách trì hoãn việc phải thực sự đoạn tuyệt với gia đình lại được kêu
gọi hãy theo Ngài lập tức (8:19-22). Không có một lý do nào có thể viện ra
để trốn tránh việc phải vâng theo tiếng gọi của Đấng Christ.
Chính Ma-thi-ơ đã đứng dậy, lìa bỏ ngay công việc của mình khi ông được
gọi. Không hề có sự bàn cãi về vấn đề phải làm thế nào để ông lãnh được
phần hưu bổng vì đã nghỉ hưu trước tuổi, cũng không có kỳ hạn để ông tìm
một người thay thế chỗ làm việc cho mình, hoặc vấn đề từ nay về sau, ông sẽ
giải quyết vấn đề tài chính làm sao. Đức Chúa Giê-xu nói: “Hãy theo ta”, và
Ma-thi-ơ đã lập tức làm y như vậy (9:9).
Việc theo Chúa đó là một vấn đề mang khái niệm tuyệt đối. Chúa Giê-xu
phải được chúng ta yêu mến hơn cả cha mẹ, con trai hay con gái chúng ta (vì
đối với phần đông chúng ta, đó là những mối liên hệ quý báu và cấp thiết
nhất), và “người nào không vác thập tự giá mình mà theo ta thì không xứng
đáng cho ta” (10:38). Trong vấn đề này, không có gì là “ôn hoà”, “vừa phải”
hết. Không một người nào đọc những khúc sách như thế bằng tấm lòng chân
thành lại có thể nghĩ rằng nó có nghĩa là chúng ta phải ôn hoà trong việc
theo Chúa Giê-xu. Phi-e-rơ là con người luôn luôn thẳng thắn, đã nói: “Này,
chúng tôi đã bỏ hết mọi sự mà theo thầy”. Theo Chúa Giê-xu là một việc
làm phải để cả tấm lòng mình vào đó và mọi việc khác chỉ chiếm địa vị thứ
yếu. Trong cả Tân Ước, không có chỗ nào dạy chúng ta nên chừng mực
trong việc theo Chúa Giê-xu.
Vâng theo Đức Chúa Trời
Trong Bài Giảng Trên Núi, Đức Chúa Giê-xu đã nghiêm nghị quở trách
những kẻ xem thường các lệnh truyền của Đức Chúa Trời hay là dạy người
khác làm như vậy. Luật pháp phải được tuân phục (5:17-21). Điều quan
trọng không phải là những lời lẽ cảm kích đầu môi chót lưỡi “Lạy Chúa, Lạy
Chúa”, những việc làm cảm kích như các phép lạ của nhà tiên tri, những bài
kinh, bài cầu nguyện hay những điều giống như vậy, nhưng là làm theo “ý
chỉ của Cha ta ở trên trời” (7:21-27). Ở đây không dạy chúng ta phải chừng
mực. Phải tuân phục từng ly từng tí, vâng theo các lệnh truyền của Đức
Chúa Trời một cách trọn vẹn. Điều đáng ghi nhận, ấy là Bài Giảng Trên Núi
không phải chỉ là rất nhiều lời khuyên dạy bổ ích về luân lý hay khích lệ
chúng ta phải ăn ở đạo đức, nhưng là những mạng lệnh xác định liên hệ đến
việc phải vâng phục hết lòng. Sau đó, Chúa Giê-xu cảnh cáo rằng đến ngày
phán xét, chúng ta phải trả lời về tất cả “những lời tầm phào” (bản Anh văn
dịch là careless: những lời nói ra cách vội vàng thiếu suy nghĩ, thiếu cân
nhắc bất cẩn, 12:36). Câu này không hề gợi ý rằng đối với lời nói thì năm
mươi phần trăm kể là thi đậu rồi.
Trong Phúc Âm Lu-ca (LuLc 6:46), chỗ khúc sách nói về việc xây nhà trên
tảng đá, Chúa Giê-xu bảo: “Sao các ngươi gọi ta: Lạy Chúa, Lạy Chúa! Mà
không làm theo lời ta dạy?”. Đối diện với Đấng Christ trong ý nghĩa Ngài là
Chúa chúng ta thật là một thử thách kỳ lạ; nó có nghĩa là Ngài đang trông
đợi chúng ta vâng lời. Sự vâng lời một phần, vừa phải, không hề được cho là
đủ.
Người đàn bà tin kính đã đưa một nhận xét ra vẻ cao đạo về phước hạnh của
người được làm mẹ Đức Chúa Giê-xu, được trả lời bằng câu thấm thía:
“Những kẻ nghe và giữ lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn” (11:28). Đối
với Đức Chúa Giê-xu, không có gì quan trọng hơn sự vâng lời. Thật là khó
thấy được người ta có cách nào để vừa biện luận là phải chừng mực trong
việc tuân phục các mạng lệnh của Đức Chúa Trời, vừa vẫn thực sự theo
đúng những gì Kinh Thánh đã chép. Sự vâng lời vừa phải chỉ là một lối nói
tránh của sự không vâng lời mà thôi.
Cung hiến cho Đức Chúa Trời
Có gì cuồng nhiệt hơn hành động của người goá phụ nghèo đã dâng những
đồng tiền cuối cùng của mình cho công quỹ đền thờ để phục vụ Đức Chúa
Trời? (21:2). Dầu vậy, lối dâng tiền của bà đã được đề cao, bởi vì bà “đã
dâng hết của mình có để nuôi sống”.
Hay cũng có một người đàn bà khác (Mat Mt 26:7) mà có người bảo là chính
Ma-ri, em của Ma-thê (GiGa 12:3 và tt) đã đập vỡ chai dầu cam tòng hương
quí giá để xức cho Đức Chúa Giê-xu. Dầu bị nhiều người khác cho là một
việc làm có tính cách hoang phí, nhưng Đức Chúa Giê-xu đã bênh vực bà:
“Người đã làm một việc đẹp đẽ cho ta… Khắp thế gian, hễ nơi nào Tin Lành
này được giảng ra. Thì cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến
người”. Chính hương thơm của sự cung hiến không chừng mực đó đã tràn
đầy ngôi nhà. Lắm lúc, khi chúng ta đọc truyện tích ấy, chúng ta đã bị người
đàn bà kia khiến mình bối rối và cảm thấy là chúng ta xây mắt mà nhìn vào
chỗ khác. Nhưng, đó chính là sự cung hiến trọn vẹn, sự dâng mình hết lòng
cho Đấng Christ mà Tin Lành dạy chúng ta phải làm.
Thế quân bình
Thế thì, phải chăng sự tiết độ, chừng mực, không được Kinh Thánh cho là
một đức tính, và hễ là tín đồ thì chúng ta bị bắt buộc phải cuồng nhiệt? Theo
một ý nghĩa nào đó thì tôi nghĩ là đúng như vậy! Lời dạy dỗ của Kinh Thánh
có một thế quân bình thật kỳ diệu. Tuy nhiên, những điều kiện đã không
xuất hiện như những ngoại lệ hay nhằm mục đích sửa đổi các nguyên tắc
tuyệt đối đã được thiết đặt. Thật ra, các mạng lệnh và các nguyên tắc đã bổ
sung cho nhau, không phải theo một cách thức để làm suy yếu sức mạnh
tuyệt đối của chúng, mà để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về việc chúng ta phải
áp dụng chúng như thế nào. Chúng ta hãy xét ba thí dụ trong đó các nguyên
tắc tuyệt đối và những mạng lệnh Kinh Thánh đã thiết đặt có liên hệ hỗ
tương:
1. “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất… nhưng… ở trên trời” (Mat Mt
6:19). Nguyên tắc rõ rệt đó, theo một ý nghĩa, đã được xác định bằng mạng
lệnh: “Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc
đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không
tin nữa” (ITi1Tm 5:8). Nguyên tắc thứ hai này không cho phép chúng ta
hiểu mạng lệnh trên có nghĩa là chúng ta không nên để dành bất cứ một số
tiền nào hay không nên gởi bất cứ số tiền nào ở ngân hàng. Nhưng rõ ràng là
trợ giúp bà con, thân thuộc, có thể là một việc làm đòi hỏi tốn kém và hi
sinh, mà khi làm vậy, tôi sẽ chứa của cải tôi trên trời, cho nên nguyên tắc
trước đã không hề bị huỷ bỏ. Tôi phải để dành một ít của cải dưới đất này để
trợ cấp cho những người thân thuộc, nhưng phải thận trọng là đừng để nhiều
hơn số có cần cho mục đích ấy, cũng như đừng bao giờ quên người ăn mày
đang nằm trước cửa nhà tôi. Như thế, các nguyên tắc sẽ hỗ trợ lẫn nhau để
ngăn ngừa chúng ta áp dụng sai hay khiến chúng thành ra lệch lạc. Đó không
phải là vấn đề chỉ lo lắng có chừng mực cho những người thân thuộc của
chúng ta, hay chỉ dự trữ một số của cải có chừng mực trên trời; mà cả hai
lệnh truyền vẫn tiếp tục được áp dụng song song.
2. “Hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời” (IPhi 1Pr
5:6). Đây là một nguyên tắc tuyệt đối. Không có chỗ nào dạy chúng ta phải
hạ mình vừa phải và tránh việc hạ mình đến tột độ. Có một thí dụ rất hay về
thế nào một đức tính như sự khiêm nhượng tự hạ mình xuống có thể bị hiểu
sai lệch trong quyển “Truyện tích một nữ tu sĩ”. Nhân vật chính trong truyện
là một nữ tu sĩ, con gái của một bác sĩ, rất thông minh và có khả năng trong
nghề y tá. Có người tưởng rằng cần phải có một việc gì xảy ra để hạ bớt tánh
kiêu căng về các khả năng của cô. Có người gợi ý rằng cô phải cố ý thi trượt
môn “Y khoa nhiệt đới” như một “thái độ hạ mình”, vì những người khác sẽ
cho rằng cô thi hỏng là vì ngu dốt hay lười biếng. Cô đã trải qua một cuộc
chiến đấu nội tâm mãnh liệt: phải chăng Đức Chúa Trời muốn tôi phải thi
trượt? Phải chăng sự kiêu căng trí thức đã khiến cô ngần ngại, không chịu
viết những câu trả lời sai? Giả sử, cô không thể nào giả bộ được, và đã đỗ
trong số người đứng đầu bảng. Phải chăng điều đó có nghĩa là cô không chịu
khắc phục tính kiêu căng trí thức, và cô chỉ cần một chút khiêm nhượng, một
sự hạ mình vừa phải là đủ? Rõ ràng là nếu cô thi trượt thì rất tốt, bởi vì tánh
kiêu căng trí thức của cô sẽ bị hạ xuống. Nhưng trường hợp này còn liên hệ
đến các nguyên tắc khác của Kinh Thánh. Chúng ta phải ngay thẳng đối với
bản thân, bởi vì viết sai những câu trả lời mình biết rõ là làm điều giả dối,
một cách làm chứng dối. Thứ hai, người tín đồ Đấng Christ phải chăm chỉ,
phải làm mọi việc cách tận tâm vì vinh hiển Đức Chúa Trời. Thứ ba, còn có
vấn đề phải tốn thì giờ và tiền bạc cho khoá học, phải làm người quản lý
trung tín những khoản đó của Đức Chúa Trời. Phương pháp để đạt đến một
tinh thần hạ mình vốn được gợi ra cho cô không thể nào thực hiện mà khỏi
phạm vào các nguyên tắc khác của Cơ Đốc giáo.
3. “Người hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa
Trời ngươi” (Mat Mt 22:37). Thật rõ ràng là yêu mến Chúa như vậy không
có nghĩa rằng chúng ta sẽ không còn chút tình yêu nào cho bất luận một ai
khác! Dầu chữ “hết” có tính cách hoàn toàn tuyệt đối, bao gồm mọi lãnh
vực, nhưng yêu mến Đức Chúa Trời như vậy vẫn không loại bỏ việc phải
yêu kẻ lân cận như mình, là lệnh truyền tiếp theo trong mấy câu sau đó.
Không ai có thể viện cớ là vì quá bận yêu Chúa mà mình không thể nào yêu
người lân cận được! (dầu thật ra, nhiều người có tâm trí hay lý luận quỉ
quyệt đã làm lơ đối với người bị thương tích nằm bên đường, để cuối cùng
người ấy phải trông cậy vào sự giúp đỡ của người Sa-ma-ri tốt bụng kia).
Một người đàn ông yêu vợ hết lòng vẫn không được miễn trừ việc phải yêu
đứa con nàng mang trong lòng vì mình! Hơn nữa, tình yêu đó còn lan rộng
ra để bao gồm cả những đứa con sẽ thêm vào đó về sau, mà không hề làm
suy giảm chút nào tình yêu của người ấy đối với người vợ và đứa con đầu
lòng của mình. Không hề có vấn đề phải giảm tình yêu đối với vợ, lần thứ
nhất 50%, lần thứ hai còn 33,33% và vân vân! Yêu đồng loại và yêu Chúa
không có nghĩa là chúng ta phải yêu Chúa cách vừa phải (thí dụ như 50%)
và yêu người lân cận cũng vừa phải (25%), bằng với phần dành lại để yêu
chính mình (25%)! Tuân theo mạng lệnh yêu kẻ lân cận tức là theo cùng một
con đường, thi hành cùng một cách thức chúng ta đã tỏ ra trong việc yêu
mến Đức Chúa Trời.
Như vậy, thế quân bình không phải là một vấn đề tính tỷ lệ bằng toán học,
chú ý đến việc chia đều các nguyên tắc của Kinh Thánh, thí dụ như 25% cho
phần này, 35% cho phần nọ. Tất cả các nguyên tắc đều đồng thời phải được
tuân giữ 100%. Trong một tấm lòng chân thành và vâng phục Đức Chúa
Giê-xu Christ, không có chỗ nào là “ tương đối hay vừa phải” cả.
Sự cuồng tín
“Cuồng tín” là một chữ ai cũng sợ (như bên Mỹ người ta còn gọi nhiều
người theo nhiều giáo phái khác nữa: Methodist, Pietist, Enthusiast,
Fundamentalist và v.v….). Chúng ta dùng nó để bêu xấu một số người nhẹ
dạ, tin tưởng hết lòng. Chữ này gợi lên cho chúng ta thấy một con người có
đôi mắt cuồng tín, khắc khổ, hay ra điệu bộ, cầm trên tay một quyển Kinh
Thánh khổ lớn, một con người kỳ dị, quái đản, ăn nói khác thường, có lập
trường cực đoan, kỳ quái về mọi vấn đề. Có khi chữ này nói lên một phần
nào về chính con người đã dùng đến nó, vì cớ người đã định nghĩa người
cuồng tín là “một người bị lòng số sắng quá mức thúc đẩy, dường như người
ấy đang đứng trước hiện diện của nhiều người khác không bị sự sốt sắng quá
mức thúc đẩy y như mình”. Rất có thể là như vậy, nhưng người ta vẫn gặp
những người như thế; họ là những người cuồng tín, và không có tên nào
khác để gọi họ.
Cái gì đã khiến cho một người hay làm mích lòng người ta như vậy? Có thể
là vì họ muốn phô trương, khinh suất, có cử chỉ vô giáo dục, tính tình trịch
thượng, hẹp hòi, bảo thủ, đang đội lốt tôn giáo, và v.v.. Tuy nhiên, những
thái độ hay làm mích lòng đó không phải là do người đó hiểu quá nhiều về
Kinh Thánh đến độ đem những quan niệm Cơ Đốc giáo của mình đi quá xa;
trái lại, một người có thái độ như vậy là vì người ấy đã không thông hiểu
tường tận Kinh Thánh. Nếu quí vị ứng dụng Cơ Đốc giáo một cách phải lẽ,
quí vị sẽ không đẩy Cơ Đốc giáo đến chỗ “quá mấu” như thế. Người thực sự
hiểu Kinh Thánh có thể khiến cho chúng ta cảm thấy không an lòng, nhưng
người đó có một cái gì vui tươi, lôi cuốn, khiến chúng ta nhớ lại chính Đấng
Christ. Nếu có người “cuồng tín” khiến nhiều người mích lòng, thì không
phải là vì người ấy cố sống theo “nguyên văn” Kinh Thánh, mà thật ra là vì
người ấy đã không tuân giữ một vài nguyên tắc tối quan trọng của Kinh
Thánh, và nhấn mạnh quá đáng đến một số nguyên tắc trong khi lại không
đếm xỉa gì đến các nguyên tắc khác. Không phải là tại người ấy thiếu chừng
mực, mà vì người ấy không “cuồng tín” đồng đều đối với tất cả những gì
Đấng Christ đã dạy, thí dụ như những lời dạy dỗ rất mạnh mẽ về việc khoe
khoang trong Ma-thi-ơ đoạn 6 chẳng hạn. Họ còn cần phải “cuồng tín” trong
việc tôn trọng kẻ khác, và “quá mấu” trong vấn đề hạ mình nữa! Kinh Thánh
dạy chúng ta phân rẽ với thế gian (chúng ta phải “cuồng tín” trong vấn đề
này theo đầy đủ ý nghĩa của Kinh Thánh khi nói về xác thịt và tâm trí xác
thịt của chúng ta, chớ không phải là chỉ kiêng kỵ những phong tục, tập quán
vẫn thay đổi từ xứ này qua xứ khác mà thôi), nhưng câu đó không có ý bảo
rằng người tín đồ không nên tiếp xúc với người không tin Chúa, ngoại trừ
việc rao giảng sự đoán xét cho họ (IICo 2Cr 6:17 và tt phải được đọc trong
sự thông hiểu ý nghĩa của ICo1Cr 5:10). Chúng ta phải bước đi y như Ngài
đã bước đi (IGi1Ga 2:6), và Ngài vốn là bạn thiết của những người thâu thuế
và kẻ có tội. Thế thì, yếu tố làm mích lòng trong sự cuồng tín là do việc
không hiểu Kinh Thánh đến nơi đến chốn và không hành động giống như
Đức Chúa Giê-xu. Theo nghĩa đen thì người như thế được gọi là khác
thường và mất thăng bằng (eccentric), như một chiếc bánh xe không tròn
đúng mức, quá “cuồng tín” vào một số các chân lý Cơ Đốc giáo hơn một số
khác. Những người ấy không phải cần ôn hoà, chừng mực hơn, nhưng đúng
hơn là cần phải “quá mấu” vâng theo tất cả mạng lệnh của Đấng Christ chớ
không phải chỉ “quá mấu” trong một vài mạng lệnh mà thôi. Chính Chúa
Giê-xu là một con người hết lòng, tận tuỵ, nhưng Ngài đã lôi cuốn quần
chúng chứ không khiến cho người ta xa lánh mình.
Cho nên, chúng ta không cần phải trở thành ôn hoà, chừng mực hơn, nhưng
phải chăm chỉ nghiên cứu Kinh thánh nhiều hơn để tìm xem thật ra thì các
mạng lệnh của Chúa là thế nào, để xứng đáng gọi Ngài là Chúa và làm đúng
điều Ngài đã dạy. Lời truyền dạy của Chúa Giê-xu : “Hãy đi, khiến muôn
dân trở nên môn đồ ta, làm báp-tem cho họ…” được tiếp nối bằng : “dạy họ
tuân giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi” (Mat Mt 28:19), gợi
ý rằng điều chúng ta phải dạy dỗ là sự vâng phục tuyệt đối, trọn vẹn với
những điều Đức Chúa Giê-xu Christ đã dạy. Chỉ có như vậy, chúng ta mới
tránh được thái độ ôn hoà nguội lạnh, một thứ Cơ Đốc giáo lỏng lẻo, và mặt
khác, là một loại cuồng tín sai lầm, kỳ quặc, một chiều.
Điều cũng thường xảy ra, ấy là khi chúng ta đối chiếu sự ôn hoà, chừng mực
với lòng cuồng tín, thì điều thực sự chúng ta muốn biện minh, bênh vực là
sự lười biếng chớ không phải là sự chăm chỉ, thận trọng, là để dung hoà chớ
không phải để vâng lời. Đã có lần người ta xếp sự lười biếng vào số Bảy Tội
Lỗi Có Thể Chết, nhưng nó rất gần với tính ôn hoà, chừng mực, châm
chước, cho nên rất ít thấy đề cập đến cách thô lỗ ngày nay. Chúng ta xa lánh
những người phạm một vài tội đối với xã hội, và trong một vài cuộc họp
mặt, chúng ta trốn tránh những người uống rượu hay hút thuốc, nhưng chúng
ta không hề nghe nói rằng có người nào đã bị xa lánh chỉ vì biếng nhác. Phải
chăng đó là điều không hợp lý?
Đức Chúa Giê-xu có ôn hoà, chừng mực không?
Chúa Giê-xu của các sách Phúc Âm là một con người chống với các quốc
giáo chủ nghĩa. Chỉ cần đọc sơ lược các sách ấy, chúng ta cũng thấy rõ ràng
rằng Đức Chúa Giê-xu đã luôn luôn bị chỉ trích bởi vì Ngài không chịu theo
đúng những kiểu mẫu như người ta mong muốn. Theo ý của dân chúng thời
Ngài, thì Ngài cật lực chống lại các tập tục. Tại sao Ngài lại giao thiệp với
những kẻ không ra gì, những người mang tiếng xấu (Mac Mc 2:16)? Tại sao
họ lại tiệc tùng mà không kiêng ăn (2:18)? Tại sao họ lại chểnh mảng trong
việc tuân giữ các chi tiết của luật pháp (2:24)? Ngài đã trả lời tất cả những
câu hỏi đó, nhưng dường như cả những câu trả lời lẫn những lý do Ngài đưa
ra đều không có ai hiểu.
Chẳng những Ngài bị tố cáo là không biết tuân giữ các tập tục sẵn có, mà
còn bị tố cáo là cuồng tín nữa. Họ đã không dùng từ ngữ ấy, nhưng lời lẽ họ
dùng đều nhằm gây tổn thương, làm đau lòng Ngài. Họ bảo Ngài bị Bê-ên-
xê-bun ám và cậy quyền của chúa quỉ mà đuổi quỉ (Mac Mc 3:22). Họ bảo
Ngài bị quỉ ám và điên loạn (GiGa 10:20). Họ bảo Ngài là dân Sa-ma-ri và
bị quỉ ám (GiGa 8:48). Họ bảo Ngài tham ăn, tục uống và làm bạn với bọn
người tội lỗi, không ra gì (LuLc 7:34). Dường như Ngài không phải là một
người điều độ, mực thước. Ngài không phải là hạng người không có cá tính,
mà người ta không thể nói xấu cũng không thể nói tốt cho. Ngài không phải
là hạng người ba phải để làm đẹp lòng dân chúng, dung hoà mọi sự để tránh
mất lòng. Ngài đã nhấn mạnh rằng rượu mới của giao ước mới không thể
nào đựng trong các bầu da luật pháp cổ lổ được. Các nghi thức đã được mọi
người thừa nhận không hữu hiệu và không phục vụ được vương quốc mới.
Dường như Ngài vốn là một con người chúng ta khó sống chung được,
nhưng khi Ngài làm trái với các tập tục của thời mình, chúng ta đã thấy rằng
Ngài có lý khi làm trái như vậy, và chính những ý tưởng của chúng ta mới
sai lầm. Trong tất cả những điều Ngài nói và làm đều có sự toàn hảo, thứ tự,
sáng suốt. Ngài là Đấng làm đúng mọi sự, đầy ân điển và chân lý; lời lẽ ra từ
miệng Ngài là những lời đầy ân huệ, và lẽ dĩ nhiên là chưa hề có ai đã nói
được những điều lạ lùng như Ngài đã nói (Mac Mc 7:37; GiGa 1:14; LuLc
4:22; GiGa 7:46). Điều Ngài đòi hỏi dường như có tính cách cực đoan, tuyệt
đối, và uy quyền Ngài dùng để đòi hỏi là uy quyền tối cao. Sự dâng mình
của Ngài là để hoàn tất công tác (4:34; 5:36) mà Cha Ngài đã giao phó, và
thức ăn vật uống của Ngài là vâng phục ý chỉ Đức Chúa Trời. Ngài luôn
luôn ý thức sự bó buộc, thúc bách (LuLc 12:50) nếu công tác ấy chưa được
thực hiện. Ngài mạnh dạn quay mặt, tiến về phía Giê-ru-sa-lem (9:51) đến
nỗi những kẻ theo Ngài phải run rẩy vì lòng nóng nảy cao độ đối với ý định
Ngài (Mac Mc 10:32 và tt). Phải chăng đó là một thái độ ôn hoà, không làm
mọi việc một cách quá mấu? Ngay tại Ghết-sê-ma-nê, Ngài đã lớn tiếng và
đổ nước mắt ra để kêu cầu Đức Chúa Trời (HeDt 5:7), để tiến tới chỗ chết,
dầu là một cái chết nhục nhã trên thập tự giá. Phải chăng đó là sự chừng
mực?
Mục đích của quyển sách này là muốn kêu gọi người tín đồ Đấng Christ hãy
có cùng một sự dâng mình không đắn đo y như thế cho ý chỉ Đức Chúa Trời.
Nếu chúng ta thêm vào chương trình làm việc đã quá bận rộn của chúng ta
một vài công tác đạo đức, nếu chúng ta chỉ tưới gốc cây tin kính của chúng
ta mỗi tuần một lần, thì chưa đủ. Theo một ý nghĩa lành mạnh và đúng mực
mà Kinh Thánh dạy, chúng ta hãy sẵn sàng nghĩ rằng mình nên cuồng nhiệt -
nếu chữ này được hiểu là phản nghĩa với sự lười biếng, sự ôn hoà một cách
dửng dưng và sống một đời sống đạo đức tầm thường quá dễ dãi, ươn hèn.
Người tín đồ Đấng Christ không nên tìm cách tỏ ra lập dị, khác thường, cũng
không nên theo đòi một cách ăn nết ở khiến người ta phải chú ý đến mình;
nhưng cũng có khi lời làm chứng của người tín đồ sẽ khiến cho người ta
khinh dể, cười nhạo, chống đối hay bị xã hội bài trừ, là những điều mà các
tín đồ Đấng Christ thường e sợ. Xin chúng ta đừng chán nản vì lời tố cáo
bảo chúng ta là “cuồng tín”, miễn là chúng ta chỉ điên (IICo 2Cr 5:13) theo
một ý nghĩa mà Kinh Thánh dạy. Không một ai trong chúng ta muốn tỏ ra lố
bịch (ICo1Cr 4:9) trước mắt người khác. Phần đông chúng ta muốn sống
đúng theo mẫu mực, sống giống như người khác trong phạm vi mình có thể
làm được, và việc trở thành một tên điên cuồng, dầu là điên cuồng vì danh
Chúa (4:10) dường như cũng không hấp dẫn chúng ta lắm. Phần đông chúng
ta, khi muốn tạm thời làm vui lòng bè bạn, đã bị cám dỗ như Phi-e-rơ; chúng
ta phân vân, không dám đứng hẳn về phía Đức Chúa Giê-xu là Đấng đã bị
khinh dể và chối bỏ, với những làn roi rướm máu trên lưng, những bãi nước
bọt trên mặt. Đã có một sự thử thách trên thập tự giá, cũng như trong việc
chữa bệnh, chúc phước và tha tội. Chúng ta chỉ cần suy nghĩ đơn sơ như thế
này: phải chăng Đức Chúa Giê-xu đã chịu tất cả mọi sự đó là vì tôi? Vậy thì
có điều gì tôi làm cho Ngài là quá đáng chăng?
Chúng ta sợ bị người ta cho là cuồng tín hay điên dại. Tuy nhiên, nhiều khi
chúng ta phải cam chịu những danh hiệu đó, nếu chúng ta muốn trung thành
với Chúa Giê-xu. Đây cũng là chủ đề của quyển sách này.
Nếu chỉ đọc sách và hiểu biết các chân lý bằng tâm trí, hay thừa nhận chỗ
yếu đuối của mình trên phương diện lý thuyết, mà không có một hành động
thuộc linh nào tương xứng, thì thật là dễ dàng. Cho nên mỗi chương của
quyển sách này đều chấm dứt bằng những lời gợi ý để chúng ta cầu nguyện
riêng với Chúa.
Những điểm gợi ý để cầu nguyện và suy gẫm
Tôi có phạm tội trong việc dung hoà mọi sự, xem đó là thế quân bình, và che
giấu sự lười biếng dưới nhãn hiệu ôn hoà, chừng mực không? Tôi phải giải
quyết vấn đề ấy thế nào?
Tôi đã dâng mình cho Đức Chúa Giê-xu Christ để vâng phục Ngài với tư
cách là Chúa tôi đến mức độ nào và tôi có thật sự chuẩn bị để chấp nhận
quyền tể trị cao cả của Ngài , trong những đòi hỏi của Ngài đối với đời sống
của tôi chăng
Bây giờ, tôi có cần phải cầu nguyện ăn năn và tin cậy Chúa Giê-xu một cách
mới mẻ để dâng đời sống tôi cho Ngài một lần nữa không?
Lòng sốt sắng phục vụ Đấng Christ của tôi có bị thời gian làm nguội lạnh đi
chăng ?
Trước kia, phải chăng tôi đã sống quân bình, tôi đã già dặn, trưởng thành,
hay bây giờ, đức tin tôi nóng nảy hơn, lòng tôi tận tuỵ hơn?
“Ta biết công việc của ngươi ; ngươi không lạnh cũng không nóng : Ước gì
ngươi lạnh hoặc nóng thì hay ! Vậy , vì ngươi hâm hẩm , không nóng cũng
không lạnh , nên ta sẽ nhả ngươi khỏi miệng ta
KhKh 3:15-16
“Lạy Chúa , trong Ngài không có sự nguội lạnh ,
Vậy , xin Ngài hãy luôn nhen lên trong chúng tôi
một ngọn lửa kẻo chúng tôi chỉ đem dâng
Cho Chúa yêu dấu của chúng tôi tại Gô-gô-tha ,
Những đống tro tàn để làm của lễ mà thôi”.
AMY CARMICHAEL
TỰ DO hay NÔ LỆ?
Xin Chúa nhận lấy ý chí con ,
khiến nó trở thành của Ngài ;
Nó sẽ không thuộc về con nữa .
Thỉnh thoảng, người truyền đạo có những lời kêu gọi đại khái như: “Quí vị
có muốn phục vụ và bước theo Đấng Christ chăng?” Do đó, chúng ta bị sai
lầm và thường có thói quen nghĩ rằng chúng ta đã thực sự làm ích lợi cho
Đức Chúa Trời, thay vì phải hiểu rằng việc được trở thành tín đồ Đấng
Christ là một ân huệ đối với chúng ta. Từ ý nghĩ đó, chúng ta sẽ dễ dàng
bước thêm một bước nữa để bảo rằng tôi sẽ phục vụ Chúa nếu có cơ hội và
nếu có thể thu xếp được với tất cả những việc khác mà tôi đang muốn làm,
vì cuộc sống hiện nay thật là bận rộn.
Theo Kinh Thánh, tín đồ Đấng Christ là một nô lệ của Chúa Giê-xu. Nếu
chúng ta gọi Ngài là “Chúa Giê-xu”, thì điều đó ngụ ý rằng Ngài là Chúa của
tôi, và tôi là nô lệ Ngài. Ý niệm về nô lệ (tôi mọi) hay phục vụ (hầu việc)
vốn rất thường gặp trong Tân Ước. Chữ Hi Lạp thông dụng nhất, doulos , có
nghĩa là một tên nô lệ, trái nghĩa với Ông Chủ hay một người tự do. Các
động từ liên hệ mô tả sự phục vụ do một tên nô lệ có mang xiềng xích thực
hiện, nghĩa là nó bị bắt buộc phải làm việc đó cho chủ. Chữ thông dụng thứ
hai, diokonos (do đó mà có chữ deacon: chấp sự) và các động từ liên hệ,
nhấn mạnh công tác người nô lệ làm hơn là mối liên hệ giữa người ấy với
chủ. Chữ này thường được dùng trong việc hầu bàn. Cũng có nhiều chữ khác
được dùng, trong số đó có những chữ như gia bộc (đầy tớ trong nhà, oiketçs
), quản gia (oikonomos ) nghĩa là người lo tất cả mọi việc trong nhà, chịu
trách nhiệm trước mặt chủ, đáng cho chúng ta chủ ý, bởi vì ý niệm người tín
đồ là “quản gia” cho Đấng Christ là một chữ thông dụng chúng tôi sẽ đề cập
đến về sau.
Tín đồ Đấng Christ là một nô lệ
Chắc chúng ta cho rằng khái niệm nô lệ là hơi làm mích lòng vì “Tôi không
muốn ai bảo tôi phải làm việc này, việc nọ”. Nó có vẻ phong kiến, lỗi thời.
Tuy nhiên, đó là chữ mà chính Đức Chúa Giê-xu đã dùng. Trong thư tín gởi
cho người Phi-líp (Phi Pl 2:7) vị Chúa tể thiên đàng (kurios ) đã mặc lấy
hình hài của một tên nô lệ (doulos ). Ngài cũng dùng cho chính mình động
từ hầu bàn khi Ngài nói rằng mình không đến để được người khác phục vụ
cho, nhưng là để phục vụ mọi người (Mat Mt 20:28). Nếu chúng ta nhận
Ngài là Chúa (và nếu không nhận, chúng ta sẽ không phải là tín đồ, RoRm
10:9), và nếu Đấng vốn là Chúa chúng ta đã sẵn lòng làm một tên nô lệ, một
kẻ hầu bàn cho chúng ta thì chúng ta phải sẵn lòng làm nô lệ, hầu bàn cho
Ngài càng hơn. Bất cứ lúc nào chúng ta đề cập đến Chúa Giê-xu Christ thì
đều hàm ý mối liên hệ này. Chúng ta đã hứa trung thành với Ngài. Điều rất
có ý nghĩa, ấy là trong khi những chữ khác được dùng ám chỉ những người
làm nghề phục vụ kẻ khác là chữ đầy tớ theo nghĩa đen, thì chữ nô lệ đã
được dùng ám chỉ người tín đồ Đấng Christ theo nghĩa bóng, để diễn tả mối
liên hệ giữa người đó với Chủ mình.
Người đầy tớ là tài sản của chủ mình; thân thể còn sống của người ấy thuộc
về chủ, và không có tự do nếu chưa chết. Người ấy không phải là một người
làm thuê như những kẻ cày thuê trong vườn nho, vì họ được trả tiền công
mỗi ngày (Mat Mt 20:1 và tt, chữ Hi Lạp là ergatçs ). Người đó hoàn toàn
thuộc quyền sử dụng của Chủ. Điểm này làm rõ nghĩa cho những khúc sách
như ICo1Cr 6:19, 20 “Anh em không thuộc về chính mình. Anh em đã được
chuộc bằng một giá cao. Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức
Chúa Trời”. Phao-lô nói rằng chúng ta đã được Đức Chúa Trời mua như
những tên nô lệ nên chúng ta không còn là tài sản thuộc riêng về mình nữa.
Bổn phận của chúng ta là phải phục vụ người chủ đã mua chúng ta để phục
vụ mình. Trong mấy đoạn tiếp theo đó, ông còn nói thêm khi đề cập đến các
giai cấp xã hội: “Ngươi đương làm tôi mọi mà được gọi chăng? Chớ lấy làm
lo. Song nếu ngươi có thể được tự do, thì hãy nhân dịp đó là hơn. Vì kẻ tôi
mọi được Chúa gọi, ấy là kẻ Chúa đã buông tha; cũng một lẽ ấy, ai đương tự
do mà được kêu gọi, thì làm tôi mọi cho Đấng Christ” (7:21-24). Nghĩa là
một người có thể tự do về mặt xã hội, nhưng vẫn là nô lệ của Đấng Christ.
Hay một chỗ khác nữa trong khúc sách rất quen thuộc là RoRm 6:17-22,
Phao-lô bảo rằng các độc giả của ông trước kia vốn là “tôi mọi của tội lỗi”
(câu 17), nhưng bây giờ là “tôi mọi của sự công nghĩa” (câu 18), rồi (trong
câu 22) ông dùng một động từ (“trở thành nô lệ”, trong nguyên bản Hi văn)
để bảo rằng họ đã trở thành tôi mọi của Đức Chúa Trời. Ý niệm này đã làm
nổi bật ý nghĩa của mấy chữ chúng tôi từng trích dẫn trong Mat Mt 20:28
“Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu
việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người”. Giá chuộc
là số tiền để mua một tên nô lệ, cho nên chúng ta có thể diễn rộng câu này
như sau: “Ta đã không đến để người ta phục vụ mình, nhưng để phục vụ
thiên hạ và để lấy mạng sống ta mua những tên nô lệ.” Tại thập tự giá, Chúa
Giê-xu đã trả giá chuộc để giải phóng chúng ta khỏi xích xiềng tội lỗi, do đó,
lời hứa nguyện trung thành của chúng ta được chuyển sang Đấng đã trở
thành Sở Hữu Chủ mới của chúng ta.
Đến đây, chúng ta phải ngừng lại và tự vấn: Tôi là nô lệ của ai? Tôi có nhận
Đức Chúa Giê-xu Christ làm Chủ của mình không? Tôi có thể nói rằng: “Tôi
không phải là của tôi nữa, nhưng tôi thuộc về Ngài chăng”? Bên Nhật, ý
niệm về một ông chủ và những kẻ trung thành thuộc về người chủ đó là một
ý niệm rất phổ thông, có thể gặp nhiều lần trong lịch sử và văn chương. Trở
thành tín đồ Đấng Christ là nhìn nhận Chúa Giê-xu làm chủ tuyệt đối của
mình, làm Vua của các vua và Chúa của các chúa, là xưng nhận rằng từ nay
về sau mình là vật sở hữu đã được Ngài mua rồi, là nô lệ của Ngài. Quyển
sách này sẽ tiếp tục đề cập đến lòng trung thành và sự vâng phục Ngài,
nhưng điều đó sẽ hoàn toàn vô ích nếu bạn không thuộc về Ngài. Những đòi
hỏi của Ngài sẽ có vẻ cực đoan, những mạng lệnh của Ngài sẽ có vẻ quá
nặng nề, và phản ứng của bạn sẽ là sự oán ghét và phản loạn - trừ phi chúng
ta đã trước nhất giải quyết xong vấn đề căn bản này: Bạn đã xưng nhận Chúa
Giê-xu là Chúa của riêng mình chưa?
Cái nhục của tên nô lệ
Chúng ta đã có tấm gương cao cả nhất là Chúa Giê-xu, Đấng đã tự hạ mình
để được sinh ra làm một con trẻ yếu đuối trong chuồng bò với mùi hôi hám
của phân thú vật, Đấng đã sống như một công nhân tỉnh lẻ trong một xứ chư
hầu bé nhỏ nhất của đế quốc La Mã. Ngài đã mặc lấy hình dạng của một tên
nô lệ. Ngài đã tự hạ mình đến nỗi chịu chết trên thập tự giá, thoi thóp thở
dưới sức nặng của toàn thân bị tan vỡ của Ngài chịu cho người ta treo lên
bằng những cây đinh đóng vào cây thập tự. Con người đã từng tự xưng là có
quyền năng, vinh hiển, đã bị xử tử như kẻ hèn yếu, nhục nhã. Nếu sự kiêu
hãnh của chúng ta có chùn bước trước sự nhục nhã, hãy nhớ rằng Chúa của
chúng ta đã làm gương trước cho mình. Không hề có sự nhu mì giả dối nào
ngăn được Ngài trà trộn với đám người bình dân xấu xa, không hề có sự khó
tánh nào khiến được Ngài chùn bước trước những kẻ bơ vơ, bệnh tật của xã
hội.
Ngài mời gọi chúng ta cùng bước vào công việc phục vụ một cách thấp hèn,
nhục nhã với Ngài. Ngài đã dùng thí dụ về một con bò đang mệt mỏi vì chở
nặng đang loạng choạng tiến bước giữa cái ách với một gánh nặng quá sức
trên lưng. Ngài phán: “Hãy đến cùng ta, cùng mang ách chung với ta, vì ách
ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.” Điều chúng ta chẳng bao giờ làm một
mình, chúng ta sẽ có thể làm nếu được mang chung ách với Ngài. “Hãy học
theo ta, vì ta có lòng nhu mì, khiêm nhường” (Mat Mt 11:29). Chính vị Chúa
Tể nhu mì, khiêm nhường đã tự hạ mình làm đầy tớ, đã kêu gọi ta cùng phục
vụ với Ngài. Dầu Ngài là Chúa và chúng ta là nô lệ Ngài, Ngài vẫn hạ mình
đến nỗi sẵn sàng cộng tác với chúng ta để phục vụ. Sự nhu mì của Ngài cũng
được đề cập đến một lần nữa trong đoạn tiếp theo đó của Phúc Âm Ma-thi-ơ
khi Ngài trích dẫn một khúc sách về người Đầy Tớ của Ê-sai (và rất có thể là
quan niệm đó của Cựu Ước cũng được ngụ ý trong Phi Pl 2:7 khi Phao-lô đề
cập đến việc “lấy hình của người Đầy tớ ” (bản dịch Anh văn có định quán
tự the ). Chúng ta được cho biết là Ngài không bẻ cây sậy đã giập, chẳng tắt
tim đèn gần tàn, Ngài sẽ dịu dàng quạt chiếc tim đèn ngún cháy của chúng ta
cho đến khi nào nó cháy bùng lên.
Nhưng các môn đệ của Đấng Christ vốn không có bản tính nhu mì, khiêm
nhường; chúng ta phải học đức tính ấy nơi Ngài. Con người thiên nhiên của
chúng ta hay kiêu căng, phách lối, chẳng bao giờ sẵn lòng chiếm chỗ ngồi
thấp nhất. Trên đường đi đến Phòng Cao (LuLc 22:24-27) các môn đệ đã cãi
nhau về vấn đề ai sẽ là người lớn nhất giữa vòng họ, Chúa Giê-xu đã nói cho
họ biết rằng việc lãnh đạo trong Cơ Đốc giáo hoàn toàn khác hẳn: “Ai cai trị
phải hầu việc” (chữ được dùng ở đây là “hầu bàn”, nghĩa là kẻ lãnh đạo phải
hầu bàn trong khi số người còn lại dùng bữa), và khi đã ngồi vào bàn ăn,
Ngài đã nói: “Nhưng ta ở giữa các ngươi như kẻ hầu bàn vậy”. Cùng một sự
việc ấy cũng được ký thuật trong GiGa 13:1-16.
Chiều hôm ấy, họ đến Phòng Cao với những đôi chân phồng lên và ướt đẫm
mồ hôi; bụi đường bám đầy chân, giầy dép của họ. Nhưng không một ai
trong số những người có mặt đứng ra làm công việc của người đầy tớ để rửa
chân cho họ. Chắc ai cũng thấy rõ ràng là chân của họ phải được rửa sạch
bởi vì nằm duỗi dài ra theo kiểu của thời đó, để đầu và tay ở gần bàn bằng
cách chống toàn thân trên một cùi chỏ, thì chân của những kẻ khác nằm
đúng trên vai bên kia của bạn. Bất cứ ai từng sống trong một xứ nhiệt đới
đều quen biết mùi hôi của những đôi chân chưa rửa sạch! Nhưng nếu bạn
vừa cãi nhau để tranh xem ai là người quan trọng nhất, thì bạn không thể nào
đi trước và nhận rằng trong tất cả mọi người hiện diện, bạn là kẻ nhỏ nhất.
Bầu không khí lúc bấy giờ thật là nặng nề, khó chịu và… khó thở. Chính
Đức Chúa Giê-xu Christ đã đứng dậy, cổi áo ngoài ra, lấy khăn vấn ngang
hông để làm cái công tác của người đầy tớ là rửa chân cho các môn đệ Ngài.
Tiếng nước bắn tung toé trong chậu và hình ảnh ông Thầy quì gối rửa những
đôi chân dơ bẩn của học trò mình, chắc đã khiến cho sự im lặng lúc ấy trở
thành một sự im lặng đầy bối rối. Đấng vốn thanh sạch, thánh khiết như
Ngài lại bằng lòng tự hạ mình xuống để rửa đi sự dơ dáy của tôi , để chịu
vấy bẩn sự ô uế của tôi . Những lời lẽ nặng nề Ngài đã trách Phi-e-rơ vạch rõ
rằng phải có sự đầu phục - vì điều đó tiên báo cực hình thập tự giá - khi Ngài
cần nhận lấy tất cả tội lỗi, ô uế của nhân loại trên tấm lòng thuần khiết, thánh
sạch của Ngài. Hạ mình có nghĩa là Đấng vốn cao cả, thánh khiết, quang
vinh phải nhận lấy mọi sự đó, khiến nó chất hết trên người mình. Nếu chúng
ta đã lui bước không chịu làm những tên nô lệ, chúng ta quá tự kiêu để từ
chối địa vị tôi mọi, chắc chúng ta phải xấu hổ khi thấy điều Ngài đã làm.
“Vậy nếu ta là Chúa là Thầy mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi
cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các
ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi. Quả thật, quả thật, ta nói cùng
các ngươi, đầy tớ không lớn hơn chủ mình…!” Nói cách khác, ta đã làm nô
lệ cho các ngươi, vậy thì bây giờ các ngươi cũng hãy làm nô lệ lẫn cho nhau.
Đức tin Cơ Đốc giáo là một đức tin mang tính cách mạng. Nó đòi hỏi một sự
thay đổi hẳn thái độ. Nhưng trong nhiều cuộc cách mạng, mục đích của
chúng là đưa người thấp lên cầm đầu, trong khi cuộc cách mạng ở đây là
người tự cao phải tự đặt mình xuống dưới! Chúng ta đang sống trong một xã
hội mà địa vị xã hội rất quan trọng. Mỗi một người trong chúng ta đều muốn
tạo cho mình một chiếc trang thờ cho tính cách quan trọng của chính mình.
Kẻ ngồi trên phán xuống cho kẻ dưới những điều phải làm, và người dưới
thì trông đợi, hi vọng rằng một ngày kia, mình sẽ chiếm được địa vị của
người trên. Nhưng Đấng Christ đã phán rằng con người quan trọng trước
mặt Đức Chúa Trời là con người chủ tâm vào việc đánh giày cho kẻ khác
chớ không phải là kẻ muốn mang đôi giày của họ, chiếm lấy địa vị của họ.
Việc đó cũng rất dễ xảy ra trong các Hội Thánh địa phương. Những người
không có địa vị trong xã hội nói chung, thường tìm cách tự tôn mình làm
“giáo hoàng” trong một hội chúng nhỏ hẹp của một nhà thờ địa phương.
Không gì dễ gây thù hận giữa tình bạn chân thành hơn là việc người ta tranh
nhau làm lớn, tranh nhau tỏ ra mình là quan trọng trong một Hội Thánh nhỏ
- hay một Hội Thánh lớn.
Cả đến các nhóm học sinh, sinh viên cũng không thoát khỏi cái hiểm hoạ
này, và một học sinh học năm thứ năm có óc tự kiêu cũng độc đoán không
thua bất cứ vị giáo hoàng nào. Một nhà lãnh đạo có uy quyền là hay, nhưng
những người như thế thường thất bại trong việc đào tạo những kẻ kế vị
mình, và sau khi họ bỏ chức vụ, liền có một sự sa sút, hoặc họ được một
người tự kiêu khác kế vị, một người hiểu biết rất mơ hồ về giáo lý, do đó, sẽ
đưa cả nhóm đi sai đường lối đích thực của họ. Trắc nghiệm về tài lãnh đạo
chỉ xảy ra sau đó. Điều đáng chú ý là trong Tân Ước, cấp lãnh đạo Hội
Thánh dường như thường thường thuộc số nhiều chớ không phải thuộc số ít,
ngoại trừ một trường hợp đáng ghi nhận và rất có ý nghĩa của Đi-ô-trép
(IIIGi 3Ga 1:9), con người đã tách riêng ra vì cớ uy thế cá nhân. Các học
sinh, sinh viên cũng rất quen thuộc với vấn đề tranh giành quyền lãnh đạo để
đến độ phải chia phe lập đảng; hoặc một học sinh hay sinh viên bị thất cử
vào một chức vị lãnh đạo có thể giận dữ ra đi và bỏ luôn cả nhóm - điều đó
chứng minh rằng những người cho rằng anh ta hay chị ta không xứng đáng
với chức vị là có lý! Một tín đồ Đấng Christ còn ấu trĩ, không chịu để cho kẻ
khác hướng dẫn mình như thế, chắc chắn là không xứng đáng với chức vị
lãnh đạo.
Bà mẹ của Gia-cơ và Giăng (Mat Mt 20:20 và tt) vốn có nhiều tham vọng về
các con mình, và muốn họ chiếm được địa vị cao khi Chúa Giê-xu cầm
quyền. Chắc Gia-cơ và Giăng, hai người thường ở trong “bộ ba” vẫn thỉnh
thoảng được cùng đi với Chúa Giê-xu trong khi những người khác bị bỏ lại,
cũng đồng ý với cách diễn tả tham vọng thật ngây thơ của mẹ mình. Nhưng
giá trị của người tín đồ Đấng Christ hoàn toàn khác biệt. Các dân ngoại luôn
luôn muốn làm chủ, làm chúa lẫn nhau. Nhưng tầm quan trọng của người tín
đồ Đấng Christ thuộc một loại khác và Đức Chúa Giê-xu là Chúa họ chính là
tấm gương vĩ đại về Đấng đã đến để phục vụ kẻ khác.
Lòng trung thành của tên nô lệ
Trong quyển “Tâm tình người tín đồ Đấng Christ”, Harry Blamies có viết
một đoạn rất hay về lòng trung thành, mà ông gợi ý là “một tài giả vờ được
khai thác để tạo ra một thứ hương vị giả dối cho những hành động phi đạo
đức hay vô đạo đức”, và nói rằng: “Lòng trung thành có thể bảo là tội ác
theo ý nghĩa là nếu hành động nào cũng chỉ đều được bênh vực trên nền tảng
là sự trung thành mà thôi thì nó không hề được bênh vực trên những nền
tảng hợp lý chút nào”. Nói cách khác, theo ý nghĩa nó thường được dùng,
lòng trung thành hẳn không phải là một đức tính của Cơ Đốc giáo. Khi có ai
đó tuyên bố một điều gì nhân danh lòng trung thành thì chúng ta nghĩ rằng
họ đã vi phạm một nguyên tắc đạo đức nào đó: có thể trung thành với hãng
buôn, dầu việc ta làm là bất lương; trung thành với chính mình để giữ thể
diện; trung thành với tổ quốc ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải có thái độ
lăng mạ đối với quốc tế; trung thành với nòi giống của mình dầu phải bóc lột
các giống dân khác bất chấp điều răn phải yêu người lân cận. Liêm chính là
một đức tính của Cơ Đốc giáo, nhưng trung thành một cách mù quáng thì
không phải.
Ý niệm này sẽ rất hay cho người sống tại Nhật Bản, nơi mà chữ “tín” từ
ngàn xưa đã được nâng lên hàng đức tính. Sử ký cũng như văn chương đều
đầy dẫy các truyện tích về những kẻ tận trung với chủ, với chúa mình cho
đến chết, dầu cái chết đó không hề làm ích lợi gì cho người chủ, cho vị lãnh
chúa, vì chính người ấy cũng đã chết rồi. Đối với người Tây phương, dường
như thái độ ấy vừa có tính cách cao thượng lại vừa rởm nữa. Đối với người
tín đồ Đấng Christ biết suy xét thì việc tự gán cho mình một tiêu chuẩn trung
thành như thế thì gần như là một thứ thờ hình tượng; thường bao gồm cả
việc tự tử và việc phải báo thù cũng không phải là không thường xảy ra đối
với một người nào đó, dầu người ấy có địa vị cao đến đâu chăng nữa.
Nguyên nhân sâu xa của tất cả những điều vừa kể dường như là lòng trung
thành chỉ là một đức tính của Cơ Đốc giáo, nếu là trung thành với một mình
Đức Chúa Trời mà thôi, và như thế, các ý niệm về thờ phượng, vinh dự và
vâng phục càng được thông dụng hơn. Blamires gợi ý rằng lòng trung thành
đối với một người, một đảng phái, một quốc gia, một nghĩa vụ sẽ đứng vững
hay sụp đổ là tuỳ theo con người, đảng phái, quốc gia kia thực sự có chính
đáng, có thiện hảo đến cái mức độ mà lòng trung thành kia đòi hỏi hay
không. Nếu nghĩa vụ là chính đáng thì lời kêu gọi trung thành là thừa, bởi vì
nếu nghĩa vụ đó là chính đáng và đứng đắn, thì nó xứng đáng được ủng hộ.
Nhưng khi chúng ta đề cập đến Đức Chúa Trời, thì đây không phải chỉ là
một Đấng thiện hảo tương đối nhưng là một Đấng thiện hảo tuyệt đối. Lắm
lúc chúng ta phải đương đầu với một cơn thử thách về lòng trung thành với
Đức Chúa Trời, nhưng cơn thử thách đó sẽ chỉ trở thành một vấn đề đức tin
hay lòng trông cậy Đức Chúa Trời, cho nên lòng trung thành có thể được
xem như một lối diễn tả tích cực đức tin và lòng trông cậy vào Đức Chúa
Trời.
Lòng trung thành của Chúa Giê-xu đã bị ma quỷ thách đố ngay trong giai
đoạn đầu, khi nó đề nghị để Ngài dễ dàng thoát khỏi cực hình tại Gô-gô-tha:
“Nếu ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy” (Mat Mt 4:9, 10). Chúa đã trả
lời ngay là: “Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi
phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình
Ngài mà thôi” (Từ ngữ Hi Lạp ở đây là latreuơ , nghĩa là sự phục vụ có tính
cách tôn giáo). Nhưng chúng ta cũng thấy lòng trung thành của Đức Chúa
Giê-xu trong đời sống hằng ngày: “Vì ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài” (nghĩa
là Đức Chúa Cha GiGa 8:29). Chúng ta cũng thấy lòng trung thành cao cả ấy
tại Ghết-sê-ma-nê, trong mấy lời Ngài nói: “dầu vậy, xin ý Cha được nên
chớ không theo ý con” (LuLc 22:42).
Sự thử thách về lòng trung thành đó cũng được gán cho người tín đồ Đấng
Christ: “Chẳng ai được làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét người này mà yêu người
kia, hoặc trọng người này mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm
tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi Ma-môn nữa” (Mat Mt 6:24). Ở đây chính là
động từ “làm nô lệ” nghĩa là các ngươi không thể làm nô lệ cho hai chủ đồng
thời. Điểm này còn rõ rệt hơn trong LuLc 16:13 khi chữ được dùng cho “tôi
tớ” là chữ ám chỉ “tôi tớ trong nhà”, bạn không thể nào cùng một lúc làm
“tôi tớ trong nhà” cho hai ông chủ được. Vấn đề là hoặc tôi thuộc về Chúa
và nhà Ngài hoặc là không.
Đó là điều được thấy rõ ràng trong câu nói của viên đội trưởng: “Tôi nói với
đầy tớ tôi rằng: Hãy làm việc này, thì nó làm” (Mat Mt 8:9). Ông ta biết rằng
Chúa Giê-xu có quyền tối cao đó trên mọi sự. Nếu Ngài là Chúa, tôi phải
tuyệt đối thừa nhận uy quyền của Ngài. Tôi không ở trong địa vị có thể chọn
lựa, phân biệt điều gì tôi bằng lòng, đồng ý vâng phục, với điều tôi không
thích. Đối với các lệnh truyền rõ rệt của Đức Chúa Giê-xu, chúng ta phải
trung thành tuân phục không đắn đo, do dự.
Lắm lúc, có sự tranh chấp giữa tình cảm gia đình của chúng ta và lòng trung
thành với Đấng Christ (10:34-39). Chúng ta không thể nghi ngờ gì được về
sự trung thành nào là cao cả hơn. Ngài đòi hỏi chúng ta phải đặt Ngài đứng
trước những người gần gũi, thân yêu nhất của chúng ta. Như đã thấy, thường
thường thì đúng ra, khi chúng ta yêu mến họ, làm đẹp lòng họ, tức là chúng
ta cũng làm đẹp lòng Đức Chúa Trời; nhưng thỉnh thoảng, cũng có trường
hợp phải tranh chấp, nhất là khi những kẻ được chúng ta yêu mến nhất lại
chưa phải là tín đồ Đấng Christ. Chúng ta phải đối diện để tranh chấp với
việc kết hôn cùng một người không tin Chúa, với quyền ưu tiên sử dụng thì
giờ của ngày nghỉ hoặc việc quá dễ dãi trong vấn đề tiêu pha tiền bạc.
Cuộc tranh chấp này xảy ra đồng thời với nhiều việc liên hệ khác. Thường
thường thì đối với việc dùng thì giờ của Chúa Nhật, chúng ta đã nhận thấy
nó thành vấn đề rõ ràng: chúng ta có cần đặt ra vấn đề tranh chấp trong cuộc
thử thách: học ôn bài để đi thi hay đi nhà thờ chăng? Cái nào được ưu tiên?
Hay nên chọn giữa một cuộc cắm trại cùng anh em tín đồ để đem đến cho
nhiều người khác nữa một kỳ nghỉ hè tươi đẹp, với việc xuất ngoại rất tốn
kém để đi du lịch một mình? Hoặc nên chọn việc cắm đầu vào sách vở một
mình hay tham gia vào một nhóm những kẻ phí phạm thì giờ trong tổng hội
sinh viên? Hoặc nên chọn giữa cuộc hẹn hò với bạn gái, bạn trai không tin
Chúa, với việc nhóm lại học Kinh Thánh trong Ban Thanh Niên của Hội
Thánh? Đấng Christ luôn luôn đòi hỏi được đứng trước mọi đòi hỏi khác.
Việc lựa chọn giữa một cái tốt với một cái tốt hơn vẫn khó hơn việc chọn lựa
rạch ròi giữa điều thiện và điều ác.
Sự tự chối mình của người nô lệ
“Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà
theo ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống,
thì sẽ ‘cứu vãn được nó’. Nếu ai được cả thiên hạ mà chính mình phải mất
hoặc hư đi, thì có ích gì?” (LuLc 9:23-25).
Chúng ta đã có thái độ nào đối với bản thân và đời sống chúng ta? Phải
chăng chúng ta đã chỉ chú tâm đến việc sống thế nào cho dễ dãi, yên vui
riêng cho cá nhân ta, muốn mình luôn luôn được bảo vệ an toàn, và không
bao giờ chịu đặt đời sống của chúng ta vào một cuộc phiêu lưu không chắc
chắn? Hay đối với chúng ta, Chúa Giê-xu và chỉ có một mình Ngài là trước
hết mà thôi? Nếu vì Ngài, chúng ta có sẵn sàng sống và làm việc ở những
nơi có thể làm suy giảm sức khoẻ hay nguy hiểm đến tánh mạng chăng? Nếu
vì Ngài, chúng ta buộc phải quay lưng lại đối với những thức ăn ngon,
những thú vui, những trò chơi thể thao hay giải trí, hay cả đến những bà con,
bè bạn mình yêu mến thì chúng ta sẵn lòng ngay chăng? Người nào hướng
vào những điều đó, muốn “cứu sự sống mình” thì chỉ là đánh mất nó. Phần
đông chúng ta đều vô cùng lo sợ phải mất đi một cái gì, những điều tốt nhất,
trong cuộc sống.
Sự lo sợ đó đã được Cựu Ước nhìn nhận trong một khúc sách rất hay, khi
dân chúng được chọn lọc trước khi xuất trận (PhuDnl 20:5-7). Các quan
trưởng phải hỏi: Ai mới cất nhà mà chưa ăn tân gia? Hãy cho người ấy về,
kẻo người ấy tử trận và kẻ khác sẽ ăn tân gia trong ngôi nhà ấy chăng. Ai
mới trồng một vườn nho mà chưa được ăn trái nó? Hãy cho người ấy về, kẻo
người ấy bị giết ngoài mặt trận, và một kẻ khác sẽ hái trái chăng. Ai đã hứa
hôn với một cô gái mà chưa cưới chăng? Hãy cho người ấy về, kẻo người ấy
bị chết ngoài mặt trận và kẻ khác sẽ cưới nàng chăng. Đó là những điều lo sợ
đã ăn sâu vào phần đông chúng ta, và dân Y-sơ-ra-ên nhìn nhận rằng một
người đang có những điều đó trong đầu sẽ lo thoát thân hơn là sẵn sàng vì
Chúa mà chiến đấu. Tốt nhất là nên cho người ấy về, còn hơn là dùng một
người thiếu tinh thần chiến đấu, có thể quay lưng chạy trốn, làm ngã lòng số
người còn lại.
Nhưng điểm rất có ý nghĩa, ấy là ba trường hợp kể trên cũng được ghi lại
trong khúc sách khủng khiếp nhằm rủa sả những kẻ vi phạm giao ước Đức
Chúa Trời, tiếp theo những lời hứa dành cho những kẻ giữ giao ước Ngài.
Câu ấy như sau: “Ngươi sẽ làm lễ hỏi một người nữ, nhưng một người nam
khác lại nằm cùng nàng; ngươi cất một cái nhà, nhưng không ở được; ngươi
trồng một vườn nho, song không được hái trái” (28:30). Hay nói cách khác,
người nào muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất nó, cũng mất luôn tất cả những
gì người ấy muốn dùng để giữ vững nó. Người ấy đã quay lưng lại với Đức
Chúa Trời để giữ lấy những điều khác đó, nhưng rồi người ấy sẽ nhận ra
rằng điều mình vẫn sợ, cuối cùng đã xảy đến cho mình. Chúng ta sẽ trước
hết tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài (Mat Mt
6:33), hay những điều khác kia? Hãy trước nhất tìm kiếm Đấng Christ, rồi
“mọi điều khác nữa cũng sẽ được ban cho các ngươi”. Rất có thể là ý kiến
đó của Cựu Ước đã tiềm tàng trong những lời cáo từ mà những kẻ được mời
dự tiệc đưa ra. Có người xin kiếu vì mới mua ruộng, mua bò; người khác xin
kiếu vì mới cưới vợ (LuLc 14:18-20).
Chúa Giê-xu đòi hỏi chúng ta phải từ chối mình, và điều đó có thể cũng có
nghĩa là chúng ta phải trang bị sẵn sàng cho công việc không lấy gì làm
thích thú đó. Các nữ tu sĩ phục vụ tại bệnh viện trong quyển “Truyện tích
một nữ tu sĩ” của Kathryn Hulme đã chứng minh rằng dầu chúng ta có bài
xích các phẩm trật tôn giáo trên phương diện giáo lý thế nào đi nữa, vẫn thực
sự phải có một tinh thần theo đúng Kinh Thánh đến mức độ là: “Tất cả vì
Chúa Giê-xu - dì phước William đã vừa cho tay vào đôi bao tay cao su vừa
nói. Các bạn sinh viên thân mến, xin các bạn hãy nói như thế mỗi khi các
bạn được kêu gọi làm một việc mà đối với các bạn, dường như một việc
không thể làm nổi. Rồi các bạn sẽ thanh thản làm được mọi sự. Đó là câu
phù chú sẽ cất hết những gì là khó chịu trong nhiều nhiệm vụ của người y tá.
Các bạn hãy nói như thế khi bưng “bô”, lúc tắm cho người già cả khi họ đại
tiểu tiện ngay trên giường, khi mang những chiếc ống nhổ của những người
bị lao. Tout pour Jésus (bằng Pháp văn trong nguyên tác) - dì nói - khi bà cúi
xuống để thay chiếc áo vấy bẩn của mình”.
Đó có thể là ý nghĩa của việc từ chối mình, và vác thập tự giá mình mà theo
Chúa. Người nô lệ không có quyền hành gì cả; nó được kêu gọi để chăm chỉ
phục vụ và cứ tiếp tục phục vụ. Nếu có mệt mỏi, đau yếu hay buồn bực riêng
tư thì không có gì quan trọng cả; phận sự của nó là phải tiếp tục làm việc.
Điểm này được trình bày rất rõ ràng trong LuLc 17:7-10 “Ai trong các ngươi
có đầy tớ đi cày hoặc đi chăn, khi ở ngoài đồng về, biểu nó rằng: Hãy đến
ngay mà ngồi ăn, hay sao? Trái lại, há không biểu nó rằng: Hãy dọn cho ta
ăn, thắt lưng hầu ta, cho đến chừng nào ta ăn uống xong, rồi sau ngươi sẽ ăn
uống sao? Đầy tớ vâng lệnh mà làm thì chủ có cám ơn nó chăng? Các ngươi
cũng vậy, khi làm xong việc truyền phải làm, thì hãy nói rằng: Chúng tôi là
đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm”.
Nếu bạn là một tên nô lệ, bạn phải làm việc như một tên nô lệ. Rất có thể là
bạn đã mệt mỏi lắm sau một ngày làm việc ngoài đồng. Lúc đó đã quá sáu
giờ chiều rồi. Nhưng không có một liên hiệp nghiệp đoàn Cơ Đốc giáo nào
định thì giờ cho loài người làm việc vì Đấng Christ (lẽ dĩ nhiên là có những
“tín đồ Chủ nhật”, chỉ dành mỗi tuần hai giờ thờ phượng mà thôi). Nếu bạn
là một tên nô lệ, bạn sẽ chẳng bao giờ hết việc làm. Ông chủ nói, hãy dọn
bữa ăn tối cho ta. Bạn cũng không đáng được cám ơn hay khen lao hoặc ghi
công hay tiền công nào. Dầu sao thì bạn cũng chỉ là một tên nô lệ. Một tên
nô lệ thì có thể làm gì khác hơn? Phần ăn của bạn chỉ có sau khi đã làm xong
mọi việc. Và cuối cùng, sau khi đã làm xong cả, chúng ta phải nhìn nhận
rằng mình chỉ là những đầy tớ vô ích. Chúng ta còn có tâm tình ấy càng hơn
khi phục vụ với tư cách tín đồ Đấng Christ.
Nhưng chắc các bạn sẽ bảo: một ông Chủ lịch sự phải cám ơn người nô lệ
của mình, dầu người đó chỉ làm phận sự? Phải chăng đó chỉ là một thí dụ, và
Đấng Christ không phải là một ông Chủ khắc nghiệt, một ông cai coi sóc nô
lệ? Đúng nữa, và chân lý bổ túc ấy đã được giải thích trong 12:37 “Phước
cho những đầy tớ ấy, khi chủ về thấy họ thức canh! Quả thật, ta nói cùng các
ngươi, chủ sẽ thắt lưng mình, cho đầy tớ ngồi bàn mình và đến hầu việc họ”.
Thoạt nhìn, thì hai truyện tích trên đây dường như trực tiếp mâu thuẫn nhau.
Nhưng mục đích của hai câu chuyện rất khác nhau. Truyện tích thứ nhất dạy
rằng chúng ta không có quyền hành gì, còn truyện tích thứ hai dạy rằng
chúng ta có một ông Chủ đầy ân hậu. Ngài không phải là một bạo chúa.
Chúng ta là nô lệ Ngài, nhưng phần phục vụ Ngài không phải là việc làm
như của một tên nô lệ. Dầu chúng ta vốn là những đầy tớ vô ích, không xứng
đáng, nhưng Ngài vốn đầy lòng thương xót, nhân từ, ân cần, và luôn luôn đổ
xuống trên chúng ta các phước hạnh, cả đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất của
đời sống hằng ngày. Đó là bài học về sự phục vụ chăm chỉ, không hề mỏi
mệt, nhưng nó còn là việc làm của tình yêu vì có một ông Chủ mà ta yêu
mến.
Sự chăm chỉ của người đầy tớ
Chúng tôi đã từng gợi ý rằng thường khi muốn chống đối sự cuồng tín thì
thật ra chúng ta lại bỏ luôn sự chăm chỉ và khi chúng ta bênh vực sự chừng
mực, chúng ta cũng bênh vực luôn tánh biếng nhác. Chẳng những chúng ta
đã làm điều không nên làm, mà còn bỏ luôn việc đáng lẽ chúng ta đã phải
làm xong rồi. Chúng ta rất thường chú ý đến một đời sống tự do đối với tội
lỗi, đến nỗi chúng ta chỉ nhằm vào những cái gì không rõ ràng, không hiển
nhiên thích hợp, một loại thánh khiết tiêu cực nhấn mạnh vào những điều
chúng ta không nên làm; trong khi Tân Ước vẫn khuyến cáo chúng ta một
loại thánh khiết tích cực, tỏ ra những đức tính tích cực. Không phải chúng ta
chỉ không nên ghen ghét, than phiền, nhưng chúng ta còn phải tỏ ra yêu
thương, vui vẻ. Vậy chúng ta phải tỏ ra chăm chỉ, và trong bản Authorized
Version, chữ đó đã được dùng hai lần, trong IIPhi 2Pr 1:5, 10 “Vậy nên về
phần anh em phải gắng hết sức (chăm chỉ ) thêm cho đức tin mình sự nhân
đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho
tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình
yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến… Hỡi
anh em, hãy chú ý (chăm chỉ ) cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn
lựa mình”.
Khi suy nghĩ về tánh chăm chỉ, chúng ta nhận thấy dường như nó có liên
quan đến ba nguyên tắc sau:
1. Kẻ nào đã có thì sẽ cho thêm
Truyện tích về các ta-lâng (Mat Mt 25:14-30) đã nói cho chúng ta biết thái
độ của ba người đầy tớ đối với số ta-lâng đã được giao cho họ, cũng như thái
độ của chủ họ đối với các kết quả họ đã thu hoạch được. Chúa đã khen
những người siêng năng và chăm chỉ, cố gắng tận dụng ngay các cơ hội
thuận tiện cho mình. Câu chuyện có vẻ phản dân chủ: có người chỉ được một
ta-lâng, trong khi những kẻ khác lại được đến hai lần nhiều hơn, hay cả đến
năm lần nhiều hơn nữa! Họ đã không có tài năng ngang nhau, vì ông chủ đã
giao cho “tuỳ theo tài mỗi người”. Tuy nhiên, họ có cơ hội đồng đều, vì cả
ba đều có một số thì giờ bằng nhau để khai thác triệt để các khả năng của
mình. Người chỉ được một ta-lâng đã bị phạt vì biếng nhác . Anh ta là một
đầy tớ “dữ và biếng nhác”. Anh ta không chăm chỉ, không cố gắng, Chúa đã
không thương xót con người khốn nạn đó bởi vì đến cuối cùng, anh ta cũng
vẫn chỉ có một ta-lâng thôi. Không có lý do gì để bênh vực sự lười biếng. Nó
là điều ác. Anh ta đã không làm mất điều đã ban cho mình, nhưng đã không
làm cho điều mình có sanh được lợi lộc gì.
Tất cả chúng ta đều dễ phạm vào lỗi lầm là “chôn xuống đất” các cơ hội
thuận tiện. Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng thủng thẳng về sau đã, sau này khi
đã ra trường, khi đã tốt nghiệp, hay sau khi lập gia đình, đã ở riêng, hay sau
khi chúng ta được thăng chức, đã dọn về ngôi nhà thuộc riêng về mình, hoặc
sau khi con cái chúng ta đã lớn và chúng ta có một ngôi nhà rộng, về sau,
chừng đó, chúng ta có thể làm một việc gì đó. Tương lai luôn luôn tươi đẹp
hơn hiện tại. Chúng ta xem cơ hội hiện tại như chỉ là một ta-lâng, và không
chịu sử dụng nó. Đấng Christ đã khen ngợi và ban thưởng cho người có tánh
chăm chỉ: “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm”. Nguyên tắc “kẻ
nào đã có thì sẽ cho thêm” của câu 29 đã thường được Tân Ước nhắc đi nhắc
lại. Người đã có cơ hội mà không chịu nắm lấy đã bị gọi là “vô ích”
(worthless: vô giá trị), và ta-lâng của anh ta đã được ban cho người đã có
mười ta-lâng nhưng đã tỏ ra rằng mình vẫn sẵn sàng sử dụng nó. Cùng một
nguyên tắc ấy cũng được áp dụng trong Mac Mc 4:25 liên hệ đến việc chăm
chỉ nghe lời (Đạo) Đức Chúa Trời: càng hiểu được nhiều, bạn sẽ có thể hiểu
được càng nhiều hơn. Đó là một nguyên tắc về những lợi ích phức hợp trên
phương diện thuộc linh. Hãy chăm chỉ, cố gắng, và bạn sẽ càng ngày càng
được phước hơn: “Nhưng con đường của người công nghĩa giống như sự
sáng chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa” (ChCn 4:18). Con
người chăm chỉ và công nghĩa (đối lập với kẻ lười biếng và gian ác) sẽ từng
trải sự sáng láng và phước hạnh càng ngày càng gia tăng đó.
2. Ai được ban cho nhiều,
Nguyên tắc này cho chúng ta thấy rõ rằng người được năm ta-lâng sẽ bị đòi
hỏi nhiều hơn. Người chỉ nhận một ta-lâng đã không làm lợi được gì cả. Nếu
anh ta đã làm lợi gấp đôi số vốn đã có, chắc chắn anh ta cũng đã được khen
ngợi. Nếu người nhận năm ta-lâng chỉ làm lợi được một ta-lâng mà thôi,
chắc anh ta sẽ bị quở trách đích đáng. Nếu việc phân phát các ta-lâng “tuỳ
theo tài mỗi người” gợi ý rằng việc ban cho thiếu tính cách dân chủ, thì rõ
ràng là việc phân xử liên hệ đến kết quả cũng không hề thay đổi và công
minh. Hậu quả được thẩm định trên căn bản chăm chỉ chớ không phải trên
căn bản tài năng.
Chúng ta thấy nguyên tắc thứ hai này trong truyện tích về ông Chủ đi xa trở
về (LuLc 12:35-48). Chúng ta giống như những người đang chờ đợi chủ
mình sẽ trở về không biết giờ phút nào, và phước thay cho người nào tỉnh
thức và sẵn sàng. Tất cả chúng ta đều biết điều đó. Nhưng chúng ta có chăm
chỉ không, và đã thực hành điều mà tâm trí chúng ta đã biết hay chưa. Việc
có thái độ tin chắc về sự tái lâm là một chuyện, còn thực sự sống trong sự
mong chờ đó lại là một chuyện khác. Nếu mọi việc không được sắp xếp thứ
tự, thì ông chủ sẽ đối xử ra sao với người quản gia? Người đầy tớ ngu dốt,
chắc chỉ bị đòn nhẹ. Nhưng “người đầy tớ biết rõ ý muốn chủ mà không sẵn
sàng hay hành động theo ý chủ, chắc sẽ bị đánh đòn nghiêm khắc”. Người
đó biết điều mình phải làm nhưng không chăm chỉ. Người đó biết bằng trí
khôn, nhưng không chịu hành động bằng tay mình.
Chúng ta há không ở trong tình trạng đó sao? Có điều nào chúng ta biết
mình phải làm, nhưng còn để lại chưa chịu hành động ngay chăng? Nếu mẹ
hay vợ ta luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải sửa một chỗ nào đó trong nhà,
hay một vài món quần áo nào phải đưa ra vá mà chúng ta cứ lần lữa, chắc
trong gia đình chúng ta sẽ có vài tiếng phàn nàn. Nhưng đối với việc Chúa
bảo chúng ta làm thì sao? Chúng ta đã biết cái lý tưởng về người tín đồ Đấng
Christ phải ra sao, nhưng chúng ta đã làm gì để đạt đến điều đó? Chúng ta
được giao cho nhiều điều; chúng ta cũng bị đòi hỏi phải đáp lại nhiều: “Biết”
giáo lý Cơ Đốc thì chưa đủ; chúng ta còn phải làm theo nữa. Các truyện tích
về những người đầy tớ trong các sách Phúc Âm thật là giản dị, nhưng sứ
điệp chúng rao ra thật là rõ ràng. Nếu bạn chăm chỉ, bạn sẽ được phước. Nếu
bạn đã được phước thì bạn có trách nhiệm phải chăm chỉ càng hơn. Tín đồ
Đấng Christ là người đang làm việc với tư cách một nô lệ của Đức Chúa
Giê-xu Christ. Người ấy không phải là một hình nộm trong tủ kính; người ấy
phải là một gương mẫu hoạt động. Người tín đồ Đấng Christ bị đòi hỏi phải
chăm chỉ phục vụ Ngài.
3. Ai trung tín trong việc nhỏ,
Thật ra, nếu người chỉ nhận một ta-lâng đã trung tín trong việc nhỏ mọn đó,
chắc cũng sẽ được ban thưởng để sẽ có cơ hội bày tỏ sự trung tín ấy trong
một phạm vi rộng lớn hơn y như hai người bạn chăm chỉ hơn kia. Cho nên
một lần nữa, chúng ta lại thấy sự công bằng trong các nguyên tắc đo lường
mức thành công của Đức Chúa Trời. Dầu chỉ được một ta-lâng mà thôi, Đức
Chúa Trời vẫn muốn cho anh ta sử dụng nó để làm một điều gì đó.
Nguyên tắc thứ ba về sự chăm chỉ này được bày tỏ trong truyện tích rất thú
vị về người quản gia bất trung trong 16:1-15 (xin xem phần chú giải cặn kẽ
hơn khúc sách này trong chương 4 sau đây). Phần ứng dụng ở đây là người
ấy đã tận dụng những cơ hội hiện tại một cách rất khôn ngoan để lo cho
tương lai mình được sung sướng (dầu lẽ dĩ nhiên cách ăn ở của người đó là
bất lương, và anh ta là một người quản gia bất trung; nhưng câu chuyện thí
dụ chú ý nhiều hơn đến sự suy tính trước và lương tri). Đó là một lời khuyến
cáo nên dùng tiền bạc bằng con mắt hướng về các hậu quả đời đời chớ
không phải nhằm vào những vui thú tạm thời. Nhưng phần lý luận vẫn được
tiếp tục; nếu bạn không trung tín về của bất nghĩa, thì ai dám giao cho bạn
những của báu thực sự của thiên đàng? Nếu bạn không trung tín đối với tiền
bạc của kẻ khác, ai là người dám tin cậy bạn về những gì bạn có? Thoạt đầu,
người ấy được khen vì tánh thận trọng lo xa của mình, rồi bị trừng phạt vì cớ
sự bất nghĩa của mình. Luận cứ đầu tiên bắt đầu từ việc nhỏ chuyển sang
việc lớn, trong cách xử thế của người ấy đối với của cải đời này và trên trời.
Nhưng điểm thứ hai, ấy là đời sống của một người trước sau như một và
những ai vốn thận trọng trong những vấn đề nhỏ nhặt nhất chính là những
người đáng tin cậy trong những vấn đề quan trọng hơn. Tánh chăm chỉ
không phải chỉ dành cho những việc lớn mà thôi, nhưng là đặc tính của
người tín đồ Đấng Christ trong mọi khía cạnh sinh hoạt, dầu là trong những
chi tiết nhỏ nhặt hơn hết.
Vậy ở đây có ba nguyên tắc về sự chăm chỉ, cố gắng: càng hơn, nhiều và
nhỏ. Trung tín trong việc nhỏ, sẽ được ban cho nhiều hơn và đòi hỏi càng
hơn là ba điểm tóm tắt diễn tiến của sự chăm chỉ. Chúng tôi xin nhường lời
cuối cùng về vấn đề trên đây cho Sa-lô-môn, là người dầu có lầm lỗi trên
nhiều phương diện khác, nhưng đã không ai trách được ông là thiếu cố gắng,
chăm chỉ (xin xem IVua 1V 4:1-34) khi ông nói: “Kẻ thả trôi trong công
việc mình, cũng là anh em của kẻ phá hoại” (ChCn 18:9).
Động cơ thúc đẩy người đầy tơ ù
Người tín đồ Đấng Christ với tư cách một tên nô lệ có những mạng lệnh phải
theo, nhưng không hề có một ông cai nào đứng cạnh điều khiển mình với
một ngọn roi trong tay. Theo một ý nghĩa nào đó, thì một phần vấn đề của
chúng ta liên hệ đến tánh lười biếng. Chúng ta được tự do biếng nhác.
Không có ai ở trên chúng ta để xem chúng ta có vâng lời hay không. Nô lệ
của Đấng Christ là một người tự do không bị ai quản trị cả. Người ấy được
tự do để chăm chỉ, cố gắng, cũng như tự do lười biếng. Vấn đề cho chúng ta,
ấy là nếu chúng ta biếng nhác thì chỉ có một lương tâm quấy rầy cáo trách
chúng ta mà thôi. Sự tự do của tín đồ Đấng Christ đối lập với hợp pháp chủ
nghĩa chớ không đối lập với chế độ nô lệ và sự phục vụ. Được tự do không
có nghĩa là đi vơ vẩn hay không cần vâng lời hoặc là hoàn toàn độc lập đối
với chủ. Người tín đồ Đấng Christ đã tình nguyện đặt mình làm một tên nô
lệ. Người ấy được tự do - để phục vụ.
Trong Cựu Ước (XuXh 21:1-7) người nô lệ có một thời gian phục vụ nhất
định, và tất cả nô lệ đều được giải phóng vào năm thứ bảy, và có một
phương thức mà theo đó, người nô lệ có thể tự buộc mình vĩnh viễn với ông
chủ. Nếu muốn, người ấy có thể nói: “Tôi yêu chủ, yêu vợ, con tôi, nên sẽ
không ra đi để được tự do” hoặc “Tôi muốn làm nô lệ cho người này bởi vì
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi

More Related Content

Viewers also liked

How Much Is Your Patent Portfolio Worth
How Much Is Your Patent Portfolio WorthHow Much Is Your Patent Portfolio Worth
How Much Is Your Patent Portfolio Worthjrstorella
 
Big_Data_ML_Madhu_Reddiboina
Big_Data_ML_Madhu_ReddiboinaBig_Data_ML_Madhu_Reddiboina
Big_Data_ML_Madhu_ReddiboinaMadhu Reddiboina
 
C.V. of Mohamed Sherif Hegazi
C.V. of Mohamed Sherif HegaziC.V. of Mohamed Sherif Hegazi
C.V. of Mohamed Sherif HegaziMohamed S. Hegazi
 
Application of Decision Analysis & Portfolio Management to the Generic Drug I...
Application of Decision Analysis & Portfolio Management to the Generic Drug I...Application of Decision Analysis & Portfolio Management to the Generic Drug I...
Application of Decision Analysis & Portfolio Management to the Generic Drug I...Richard Bayney
 
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho beLong Do Hoang
 
Ciclos biogeoquimicos
Ciclos biogeoquimicosCiclos biogeoquimicos
Ciclos biogeoquimicospcairampoma
 
2.0 rancangan pengajaran harian yang menggunakan gabungan pendidikan seni vis...
2.0 rancangan pengajaran harian yang menggunakan gabungan pendidikan seni vis...2.0 rancangan pengajaran harian yang menggunakan gabungan pendidikan seni vis...
2.0 rancangan pengajaran harian yang menggunakan gabungan pendidikan seni vis...Selvasangeetha Selvarajan
 

Viewers also liked (18)

How Much Is Your Patent Portfolio Worth
How Much Is Your Patent Portfolio WorthHow Much Is Your Patent Portfolio Worth
How Much Is Your Patent Portfolio Worth
 
Hieu nguoi
Hieu nguoiHieu nguoi
Hieu nguoi
 
Big_Data_ML_Madhu_Reddiboina
Big_Data_ML_Madhu_ReddiboinaBig_Data_ML_Madhu_Reddiboina
Big_Data_ML_Madhu_Reddiboina
 
NORTH ELEVATION
NORTH ELEVATIONNORTH ELEVATION
NORTH ELEVATION
 
Segunda ingles
Segunda inglesSegunda ingles
Segunda ingles
 
Gieo niem tin
Gieo niem tinGieo niem tin
Gieo niem tin
 
Bases del Concurso
Bases del Concurso Bases del Concurso
Bases del Concurso
 
C.V. of Mohamed Sherif Hegazi
C.V. of Mohamed Sherif HegaziC.V. of Mohamed Sherif Hegazi
C.V. of Mohamed Sherif Hegazi
 
Quan ly tien bac
Quan ly tien bacQuan ly tien bac
Quan ly tien bac
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 
Application of Decision Analysis & Portfolio Management to the Generic Drug I...
Application of Decision Analysis & Portfolio Management to the Generic Drug I...Application of Decision Analysis & Portfolio Management to the Generic Drug I...
Application of Decision Analysis & Portfolio Management to the Generic Drug I...
 
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 
BK-Rajajayoga - An Evidence-Based Mental Silence Type of Meditation
BK-Rajajayoga - An Evidence-Based Mental Silence Type of MeditationBK-Rajajayoga - An Evidence-Based Mental Silence Type of Meditation
BK-Rajajayoga - An Evidence-Based Mental Silence Type of Meditation
 
Ciclos biogeoquimicos
Ciclos biogeoquimicosCiclos biogeoquimicos
Ciclos biogeoquimicos
 
2.0 rancangan pengajaran harian yang menggunakan gabungan pendidikan seni vis...
2.0 rancangan pengajaran harian yang menggunakan gabungan pendidikan seni vis...2.0 rancangan pengajaran harian yang menggunakan gabungan pendidikan seni vis...
2.0 rancangan pengajaran harian yang menggunakan gabungan pendidikan seni vis...
 
The Tokamak Project
The Tokamak ProjectThe Tokamak Project
The Tokamak Project
 
Cloud Security Mechanisms
Cloud Security MechanismsCloud Security Mechanisms
Cloud Security Mechanisms
 

Similar to Dan tron cuoc doi

Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanco_doc_nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deco_doc_nhan
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deLong Do Hoang
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
Gmd.097.09   HàNg Giả   NgườI GiảGmd.097.09   HàNg Giả   NgườI Giả
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giảmedom
 

Similar to Dan tron cuoc doi (20)

Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Thang 6
Thang 6Thang 6
Thang 6
 
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
Gmd.097.09   HàNg Giả   NgườI GiảGmd.097.09   HàNg Giả   NgườI Giả
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (20)

Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 

Recently uploaded

CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 

Dan tron cuoc doi

  • 1. Dâng Trọn Cuộc Đời Tác giả: Michael Griffiths Lời Nói Đầu Quân Bình hay Cuồng Nhiệt? Tự Do hay Nô Lệ? Nhàn Hạ hay Bị Thúc Bách? Cần Kiệm hay Rời Rộng? Thành Kiến hay Tin Chắc? Tình Sử hay Tình yêu? Khán Giả hay Diễn Viên? Nói Chuyện Suông hay Cảm Thông Nhau? Chỉ Hành Nghề hay Theo Tiếng Gọi? Hoạt Động Chủ Nghĩa hay Được Phú Cho Quyền Năng? “Tầm quan trọng của thái độ không nhiệt thành” Ngày nay, mọi người hình như đều nghĩ rằng muốn trở nên trưởng thành, già dặn, bạn phải là một con người không nhiệt thành, không tha thiết đến bất cứ một cái gì hết; hoặc nếu cần phải tỏ ra sốt sắng, nhiệt thành, bạn phải giấu mình dưới một chiếc mặt nạ dửng dưng, xem thường tất cả. Điều càng tệ hại hơn sự nhiệt thành, đó là tính nhiệt cuồng, nhất là nhiệt cuồng trên phương diện tôn giáo, hay cuồng tín. Trong xã hội nói chung, một tín đồ Đấng Christ ý thức được sứ mạng về sự dâng mình trọn vẹn cho Đức Chúa Trời là một người hiếm có, không được lòng thiên hạ, có khi còn bị chế giễu nữa. Khuynh hướng của thời đại chúng ta là san bằng mọi dị biệt, với sự trợ giúp của những phương tiện truyền thông đại chúng khiến chúng ta phải giống y nhau trong việc hạn chế ăn uống, dùng kem đánh răng, may mặc và những niềm tin tôn giáo. Quan điểm thế gian nói chung dạy chúng ta nên chừng mực trong mọi việc. “Phải biết châm chế lẫn nhau. Tại sao lại vô lễ đến độ muốn nhấn mạnh vào những điểm dị biệt của nhau, hay nhiệt cuồng đến nỗi tin rằng mình là phải, còn người khác là trái?” Giữa vòng các sinh viên, vẫn còn một số người muốn chọn lấy một lý tưởng, khiến nó trở thành một chính nghĩa cho riêng mình để đương đầu với những đối xử cứng rắn, những chế giễu, giam cầm và tiến thẳng đến mục tiêu họ nhằm vào. Dầu họ đang ngồi trên các vệ đường tại Anh quốc, hay đang hát là “Chúng ta sẽ thắng” tại Hoa Kỳ, hoặc nối đuôi nhau đi lượn phố bên Nhật Bản, họ đều sẵn sàng hoạt động tích cực cho điều mình tin tưởng. Họ rải truyền đơn, tổ chức những buổi mít-tinh ngoài trời, đi biểu tình, ngồi trên
  • 2. đường phố để thách đố dùi cui, lựu đạn cay, và bắt bớ giam cầm của cảnh sát. Nhưng dĩ nhiên là điều đó hoàn toàn khác biệt với tôn giáo. So với họ thì tín đồ Đấng Christ là một số người dường như sống cách vô vị và ôn hoà hơn. Bạn không thể nào bận tâm đến các định chế Cơ Đốc giáo, nếu ít ra bạn không yêu mến nó. Dường như tôn giáo không thúc bách mấy về việc đó. Nó không phải là một vấn đề đương đại, nhưng dường như liên hệ trước nhất đến việc bảo tồn các đền đài cổ, đóng góp tiền bạc để mua phong cầm, gìn giữ các thánh tích của một thế hệ trước đây. Nó phảng phất mùi ẩm mốc của ghế nhà thờ, của những quyển sách kinh đặc biệt. Nó cũng có thứ ngôn ngữ riêng, phần lớn là ngôn ngữ cũng có từ ít ra ba thế kỷ về trước hay lâu hơn nữa. Tôn giáo rất dễ đưa đến, nếu không phải là sự mê tín thực sự, thì ít ra cũng là một thái độ nhạy cảm, trốn tránh thực tại. Đối với các vấn đề đau khổ và bất công trên thế gian, dường như nó chỉ đưa ra một giải pháp tin kính tầm thường, thỉnh thoảng có những cuộc biểu quyết chớ không có một hành động thực tiễn nào. Dường như giáo hội Cơ Đốc không hề hoạch định những “bước nhảy vọt quan trọng”, và viễn tượng nó nhằm vào luôn luôn là một cái gì hình như cứ càng ngày càng thấy lui xa hơn. Làm tín đồ Đấng Christ dường như tốt nhất là nên như người đi bộ, chứ không phải là hoàn toàn đứng yên, hay tệ hại hơn là thụt lùi. Có người thuật lại rằng Oliver Wendell Holmes đã nói: “Trong lòng tôi có một gốc cây nhỏ gọi là Cây Tôn Kính cần phải tưới nước mỗi tuần một lần”. Cơ Đốc giáo đã được đồng nhất hoá với một thứ nghi thức cứng nhắc phải thực hiện mỗi tuần một lần, và chỉ có một số ít người thành kính còn chủ tâm đến việc nhóm lại là còn thực hành. Nếu không cần đến lễ báp-tem, lễ hôn phối và lễ an táng, người ta có thể nghĩ rằng tất cả mọi sự đều sẽ phải dẹp đi. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ bao nhiêu khi thấy rằng làm tín đồ Đấng Christ dường như chỉ có nghĩa là trở thành một con người chậm chạp, tầm thường, không hấp dẫn bao nhiêu đối với phần lớn mọi người. Chữ “Cơ Đốc giáo” chẳng bao giờ có trong Kinh Thánh, chứ chữ “Cơ Đốc nhân” thì có, nhưng dường như là để mô tả một con người hoàn toàn khác hẳn con người mà chúng ta gọi là “tín đồ Đấng Christ” ngày nay. Phải chăng tín đồ Đấng Christ như chúng ta ngày nay chỉ là một số người giả dối miệng luôn nói mình tin vào những điều mà thật ra chúng ta không tin? Gần đây nhiều người đã viết ra những ý kiến khác nhau về hình dáng của Đức Chúa Trời. Hình ảnh phổ thông về một tín đồ Đấng Christ phải ra thế nào dường như cũng chịu chung một số phận như vậy, thậm chí ngay cả trong các Hội Thánh. Mục đích của quyển sách nhỏ này là muốn cho chúng ta suy nghĩ lại ý nghĩa của việc làm tín đồ Đấng Christ - làm một trong số những người của Đấng Christ - theo ý nghĩa của từ ngữ ấy trong Kinh Thánh. Rõ ràng là nó bao gồm nhiều việc hơn là một giờ mỗi tuần đi nhóm lại một cách thụ động
  • 3. trong một ngôi nhà dành riêng cho sự thờ phượng tôn giáo, xem những gì được một người có huấn luyện chuyên môn về thần học chỉ dạy cho, nghe một bài giảng ngắn, và ném vài đồng bạc vào một chiếc túi đựng tiền dâng. Những đức tính hiện đại như châm chước và chừng mực dường như chỉ chiếm một chỗ rất khiêm nhượng trong Kinh Thánh. Điều Đấng Christ phán dạy các môn đệ Ngài dường như là tất-cả-hay-không-là-gì-cả. Làm tín đồ Đấng Christ có nghĩa là biệt riêng ra như một cái gì sống động và sinh động. Người tín đồ là người có một nguồn sinh lực, có lòng nhiệt thành, và sự vui mừng trong đời sống. Quyển sách này là một lời khích lệ hành động - một lời khuyên trở về với loại người tín đồ Đấng Christ gương mẫu của Kinh Thánh, một Hội Thánh kiểu mẫu của Tân Ước. Không có quyển sách nào kích thích được chúng ta hành động - chỉ một mình Thánh Linh của Đức Chúa Trời có thể làm được việc đó mà thôi. Đó là lý do khiến cho mỗi chương đều kết thúc theo cách đã có, vì đây là một quyển sách viết về lòng nhiệt thành của người tín đồ Đấng Christ đáp lại lời Đức Chúa Trời bằng việc phục vụ vui mừng, tự phát, đối với Đức Chúa Trời và loài người. Amy Carmichael thường đòi hỏi “những lời lẽ nẩy lửa” và những quyển sách có “sắt và máu” bên trong. Kinh Thánh chính là quyển sách đó. Tôi không biết là trong quyển sách này có “sắt và máu” hay không, nhưng tôi biết là chúng ta muốn có loại tín đồ Đấng Christ “sắt và máu”. Tokyo Tháng 10, 1965 QUÂN BÌNH hay CUỒNG NHIỆT? Xin Chúa tiếp nhận lòng con , nó là của Ngài để trở thành ngai ngự của Ngài Khi bàn đến vấn đề “đầu phục Đấng Christ một cách trọn vẹn”, nhiều người cảm thấy khó chịu. “Về việc dâng mình trọn vẹn đó có thể là quá mấu, và rất dễ đi quá xa. Lẽ dĩ nhiên là Cơ Đốc giáo không hề đưa ra những đòi hỏi ngông cuồng buộc chúng ta trở thành những con người cuồng tín. Chúng ta phải thực tế và hợp lý - chắc ai cũng biết là phải ‘tiết độ trong mọi sự’. Kinh Thánh đã chẳng dạy như vậy sao?” Tôi nhớ là đã bị một bạn giáo sĩ trêu đùa như sau: “À, tôi biết là bạn ở trong nhóm IVF. Phải chăng các bạn chủ trương phải sống quân bình?” Lẽ dĩ nhiên là phần đông chúng ta đều bênh vực cho nếp sống quân bình, chừng mực. Chúng ta phải tìm hết cách để tránh các cực đoan. Tuy nhiên, với tư
  • 4. cách tín đồ Đấng Christ, trước hết chúng ta phải sống hợp Kinh Thánh, và nếu chúng ta thành thật thì phải nhận rằng sự quân bình, chừng mực mình hay rêu rao đó, có thể trở thành một chiếc áo khoác ngoài rất thuận tiện để chống chế cho thái độ dễ thoả hiệp, dửng dưng và biếng nhác của chúng ta. Nhưng thiết tưởng đi ngay vào cuộc bàn cãi phải đặt việc sử dụng thì giờ và tiền bạc của chúng ta vào kỷ luật, phải dâng tất cả mọi điều mình có cho Đức Chúa Trời, thì không ích lợi gì, vì nó có thể khiến cho một số người run sợ, trong khi phần đông chúng ta sẽ viện ra sự phước hạnh của nếp sống quân bình, chừng mực, vốn là một lý luận rất đúng. Cho nên trước hết, chúng ta phải tìm xem Kinh Thánh đã khuyến khích sự cuồng nhiệt mù quáng hay nó vốn là mẫu mực của một đời sống thuần chánh, tiết độ, vui tươi và hoàn toàn hợp lý. Chúng ta cũng phải nhớ rằng đây không phải chỉ là một cuộc bàn cãi lý thuyết, trừu tượng mà chúng ta đang đề cập đến Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đó thực hữu và Ngài muốn có một mối tương giao thực sự với chúng ta. Thế là ngay lập tức chúng ta đã trở nên thận trọng rồi; vậy xin hãy chừng mực và đừng để cho một cái gì ám ảnh mình cả. Một số người muốn trốn tránh khi nghe đề cập đến vấn đề hôn nhân chỉ vì họ thình lình biết được là hôn nhân gồm có những gì. Cũng vậy, một số người bỗng đâm ra ngại ngùng khi thình lình được biết rằng làm tín đồ Đấng Christ là phải tương giao với Đức Chúa Trời - và không có lời lẽ nào lại có thể nói lên sự sợ hãi, kinh ngạc có trong giọng nói của chúng ta khi chúng ta thốt lên chữ cuối cùng của câu này. Như thế thì phải chăng Đấng Tạo Hoá, Cha Thiên thượng Đức Chúa Trời là Cứu Chúa, người Bạn thân thiết đầy lòng thương xót của chúng ta đã đòi hỏi chúng ta một điều vô lý, bất chính? Xin hãy đánh tan ý nghĩ đó đi! Nếu chúng ta không tin cậy ở Ngài, thì còn có thể tin cậy được ai? Cho nên rõ ràng là trước hết chúng ta phải suy nghĩ đến các nền tảng để dựa vào đó, chúng ta sẽ thiết lập mọi lời kêu gọi vào các hành động của người tín đồ Đấng Christ, dầu hành động đó chỉ là vừa phải theo một chừng mực nhất định. Chính Kinh Thánh cũng tán dương rất ít về sự vừa phải đó. Có câu Kinh Thánh nào dạy chúng ta phải tốt lành vừa phải, thánh khiết vừa phải, sốt sắng vừa phải chăng? Hay có chỗ nào cho phép chúng ta ích kỷ vừa phải, dễ dãi vừa phải với chính mình chăng? Nói như thế là nhái lại Kinh Thánh. Chúng ta có thể bảo rằng Cựu Ước là lịch sử của một dân tộc chỉ muốn chừng mực, dễ dãi trong vấn đề tôn giáo, và cách thức Đức Chúa Trời đã không cho phép họ như vậy. Ngài luôn luôn quở trách và kiên trì kêu gọi họ phải nhiệt thành theo đuổi sự thánh khiết, duy trì công bằng xã hội, đừng dung dưỡng các tôn giáo khác và sốt sắng về sự công nghĩa. Và khi họ vẫn ngoan cố không chịu tự phân rẽ mà cứ hoà hoãn với hình tượng, vẫn gây bất
  • 5. công trong xã hội và sống bất khiết, mặc dầu những lời cảnh cáo luôn được nhắc đi nhắc lại, thì Ngài đã đoán xét và trừng phạt họ. Nhiều câu Kinh Thánh bị trích dẫn sai lầm Nhưng dầu Cựu Ước có nói gì đi nữa, thì chắc chắn là Tân Ước phải chăng đã có một thái độ hợp lý và dễ dãi hơn? Dầu sao, Phao-lô cũng nói: “Phải cho mọi người biết nết ôn hoà (moderation: vừa phải, chừng mực, tiết độ hay ôn hoà) của anh em” (Phi Pl 4:5, theo bản AV). Vậy, “ôn hoà” có nghĩa gì? Nó có nghĩa là không đi đến cực đoan, trái với việc đi đến chỗ quá độ. Đúng, nhưng phải chăng đó là ý Kinh Thánh muốn dạy? Lightfoot gọi đó là tinh thần “tử tế và nhẫn nhục”, mà “nhẫn nhục” là tinh thần trái với tranh đua, tự tôn. Tóm lại, từ ngữ Hi Lạp epieikçs là một chữ có nghĩa là “nhường nhịn, tử tế, nhu mì” và đã được dịch là “mềm mại, hoà nhã” trong ITi1Tm 3:3; Tit Tt 3:2; Gia Gc 3:17; IPhi 1Pr 2:18. Như thế, rõ ràng chữ “ôn hoà” là một lối dịch không được sát nghĩa lắm. Nhưng lương tri chắc cũng bảo rằng cưỡng ép dùng một câu trong sách Phi- líp để biện minh cho tính hờ hững, dửng dưng là điều không mấy khôn ngoan! Chúng ta hãy đọc kỹ phần còn lại của thư tín ấy. Nó đã đề cập đến Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng đã đi đến bước cùng cực để cứu rỗi loài người, đến tuyệt điểm là mặc lấy hình tôi tớ (Phi Pl 2:6, 7), chịu khổ, chịu nhục và cuối cùng, phải mất cả thể diện khi chịu chết như một kẻ gian manh, lường gạt. Chính Phao-lô cũng nói là mình sẵn sàng đổ mạng sống ra trên của lễ hy sinh là đức tin của người Phi-líp (2:17). Ông đã nói một cách quá mức về ý nghĩa của người theo Đấng Christ: “Đấng Christ là sự sống tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi” (1:21, theo bản nhuận chánh: sống là Christ, chết là lợi). “Tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó” (3:8). Chắc những ý niệm đó không hề khuyến khích sự “vừa phải” trong vấn đề đức tin. Cho nên rõ ràng là câu đó không hề chứa đựng cái ý nghĩa mà thỉnh thoảng người ta đã gán cho nó; mà thật ra Kinh Thánh không có chỗ nào dạy chúng ta về sự “vừa phải”. Chúng ta có thể hiểu như vậy từ việc trích dẫn sai một vài câu trong cùng một thơ tín ấy để chứng minh cho một sự kiện thật thú vị là những chỗ nhấn mạnh trong Kinh Thánh rất ít khi chỉ mang tính tương đối, mà luôn là những lời tuyên bố tuyệt đối, không hề bị một hạn chế nào làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của chúng cả. Phao-lô đã không cầu nguyện cho tình thương của người Phi-líp chỉ bị bó buộc trong khuôn khổ của lý trí hay trong một mức độ tri thức và nhận thức nhất định để họ có thể tương đối chấp nhận những điều tuyệt hảo, hay được trở nên thánh sạch, sẵn sàng và không chỗ trách được một cách vừa phải trong ngày Chúa đến, và được đầy dẫy một nửa những bông trái của sự công nghĩa (xem 1:9-11). Ông cũng không hề mong
  • 6. ước cho họ trở thành những con cái của Đức Chúa Trời chỉ không chỗ trách được, sẵn sàng, ngay thẳng một cách tương đối, giữa một dòng dõi gian dối, hư hỏng để rồi ở giữa chúng, họ sẽ chỉ chiếu ra một thứ ánh sáng yếu ớt như lũ đom đóm trong buổi hoàng hôn (xem 2:15). Trái lại, thái độ vui mừng và đức tin hoan lạc trong Chúa mà Phao-lô đề cập đến chính là xuất phát từ lòng vâng phục vô điều kiện những mạng lệnh tuyệt đối, tuôn trào từ một tấm lòng hoàn toàn vâng theo một Đức Chúa Trời mà ông chỉ có thể mô tả bằng một loạt những danh từ mang ý nghĩa tuyệt đối. Trong chính bản tính Ngài, một Đức Chúa Trời như thế không thể nào chịu thoả mãn với những hậu thuẫn hữu hạn, với sự vâng phục có điều kiện, hay với sự thánh khiết tương đối. Đối với Ngài chỉ có điều tuyệt hảo mới đủ tốt lành mà thôi. Đức Chúa Giê-xu có dạy cho chúng ta nên ôn hoà không? Trong những đòi hỏi và lệnh truyền của Đấng Christ, rõ ràng là có cái đặc tính tất-cả-hay-không-gì-cả. Chúng là những điểm nhấn mạnh, những mạng lệnh tuyệt đối, đinh thép gần như khiến chúng ta phải rùng mình vì không có khoản nào là tương đối hay ngoại lệ. (Đến nỗi Giám mục Charles Gore đã muốn nêu ra trường hợp ngoại lệ trong Mat Mt 19:9 “ngoại trừ vì cố ngoại tình” mà ai cũng biết là một trường hợp thêm thắt vào bản tiếng Việt dịch là “không phải vì cớ ngoại tình” chớ không phải là câu nói đúng nguyên văn của Đức Chúa Giê-xu, mặc dầu không có bản văn chính thức nào đủ rõ ràng để hậu thuẫn cho vấn đề tranh luận ấy!). Chúng ta hãy xét lại một vài điều Chúa Giê-xu đã nói. Lẽ dĩ nhiên là chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn đến một vài điểm trong phần sau của quyển sách này, nhưng chúng ta hãy lấy một thí dụ, như những ý niệm về việc theo Chúa, vâng lời Đức Chúa Trời và cung hiến cho Ngài. Bước theo Chúa Giê-xu Đức Chúa Giê-xu thường gọi người ta theo Ngài. Các môn đệ đầu tiên là Phi-e-rơ và Anh-rê, đã được truyền: “Hãy theo ta, ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người”. Tức thì, họ bỏ lưới mà theo Ngài. Rồi từ đó ra đi, Ngài lại thấy hai anh em khác là Giăng con trai Xê-bê-đê với em mình đang vá lưới trong chiếc thuyền của cha họ là Xê-bê-đê. Và Ngài gọi họ. Tức thì, họ bỏ thuyền và cha mình mà theo Ngài” (4:18-22). Chúng ta không được nói cho biết là cha họ đã nghĩ sao về việc đó, gia đình họ đã xoay sở ra sao cho xong mọi việc khi không còn sự giúp đỡ của hai người con. Chúng ta không thấy có lời bàn cãi nào về điều kiện phục vụ. Họ chỉ được gọi và đã ra đi. Về sau, có người tỏ ý muốn đi theo Đức Chúa Giê-xu bất cứ nơi nào Ngài đi đến thì được Ngài khuyên phải suy xét lại thái độ của mình, có lẽ là vì người
  • 7. ấy đã không thực sự sẵn sàng theo Ngài vô điều kiện; trong khi có người khác tìm cách trì hoãn việc phải thực sự đoạn tuyệt với gia đình lại được kêu gọi hãy theo Ngài lập tức (8:19-22). Không có một lý do nào có thể viện ra để trốn tránh việc phải vâng theo tiếng gọi của Đấng Christ. Chính Ma-thi-ơ đã đứng dậy, lìa bỏ ngay công việc của mình khi ông được gọi. Không hề có sự bàn cãi về vấn đề phải làm thế nào để ông lãnh được phần hưu bổng vì đã nghỉ hưu trước tuổi, cũng không có kỳ hạn để ông tìm một người thay thế chỗ làm việc cho mình, hoặc vấn đề từ nay về sau, ông sẽ giải quyết vấn đề tài chính làm sao. Đức Chúa Giê-xu nói: “Hãy theo ta”, và Ma-thi-ơ đã lập tức làm y như vậy (9:9). Việc theo Chúa đó là một vấn đề mang khái niệm tuyệt đối. Chúa Giê-xu phải được chúng ta yêu mến hơn cả cha mẹ, con trai hay con gái chúng ta (vì đối với phần đông chúng ta, đó là những mối liên hệ quý báu và cấp thiết nhất), và “người nào không vác thập tự giá mình mà theo ta thì không xứng đáng cho ta” (10:38). Trong vấn đề này, không có gì là “ôn hoà”, “vừa phải” hết. Không một người nào đọc những khúc sách như thế bằng tấm lòng chân thành lại có thể nghĩ rằng nó có nghĩa là chúng ta phải ôn hoà trong việc theo Chúa Giê-xu. Phi-e-rơ là con người luôn luôn thẳng thắn, đã nói: “Này, chúng tôi đã bỏ hết mọi sự mà theo thầy”. Theo Chúa Giê-xu là một việc làm phải để cả tấm lòng mình vào đó và mọi việc khác chỉ chiếm địa vị thứ yếu. Trong cả Tân Ước, không có chỗ nào dạy chúng ta nên chừng mực trong việc theo Chúa Giê-xu. Vâng theo Đức Chúa Trời Trong Bài Giảng Trên Núi, Đức Chúa Giê-xu đã nghiêm nghị quở trách những kẻ xem thường các lệnh truyền của Đức Chúa Trời hay là dạy người khác làm như vậy. Luật pháp phải được tuân phục (5:17-21). Điều quan trọng không phải là những lời lẽ cảm kích đầu môi chót lưỡi “Lạy Chúa, Lạy Chúa”, những việc làm cảm kích như các phép lạ của nhà tiên tri, những bài kinh, bài cầu nguyện hay những điều giống như vậy, nhưng là làm theo “ý chỉ của Cha ta ở trên trời” (7:21-27). Ở đây không dạy chúng ta phải chừng mực. Phải tuân phục từng ly từng tí, vâng theo các lệnh truyền của Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn. Điều đáng ghi nhận, ấy là Bài Giảng Trên Núi không phải chỉ là rất nhiều lời khuyên dạy bổ ích về luân lý hay khích lệ chúng ta phải ăn ở đạo đức, nhưng là những mạng lệnh xác định liên hệ đến việc phải vâng phục hết lòng. Sau đó, Chúa Giê-xu cảnh cáo rằng đến ngày phán xét, chúng ta phải trả lời về tất cả “những lời tầm phào” (bản Anh văn dịch là careless: những lời nói ra cách vội vàng thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc bất cẩn, 12:36). Câu này không hề gợi ý rằng đối với lời nói thì năm mươi phần trăm kể là thi đậu rồi.
  • 8. Trong Phúc Âm Lu-ca (LuLc 6:46), chỗ khúc sách nói về việc xây nhà trên tảng đá, Chúa Giê-xu bảo: “Sao các ngươi gọi ta: Lạy Chúa, Lạy Chúa! Mà không làm theo lời ta dạy?”. Đối diện với Đấng Christ trong ý nghĩa Ngài là Chúa chúng ta thật là một thử thách kỳ lạ; nó có nghĩa là Ngài đang trông đợi chúng ta vâng lời. Sự vâng lời một phần, vừa phải, không hề được cho là đủ. Người đàn bà tin kính đã đưa một nhận xét ra vẻ cao đạo về phước hạnh của người được làm mẹ Đức Chúa Giê-xu, được trả lời bằng câu thấm thía: “Những kẻ nghe và giữ lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn” (11:28). Đối với Đức Chúa Giê-xu, không có gì quan trọng hơn sự vâng lời. Thật là khó thấy được người ta có cách nào để vừa biện luận là phải chừng mực trong việc tuân phục các mạng lệnh của Đức Chúa Trời, vừa vẫn thực sự theo đúng những gì Kinh Thánh đã chép. Sự vâng lời vừa phải chỉ là một lối nói tránh của sự không vâng lời mà thôi. Cung hiến cho Đức Chúa Trời Có gì cuồng nhiệt hơn hành động của người goá phụ nghèo đã dâng những đồng tiền cuối cùng của mình cho công quỹ đền thờ để phục vụ Đức Chúa Trời? (21:2). Dầu vậy, lối dâng tiền của bà đã được đề cao, bởi vì bà “đã dâng hết của mình có để nuôi sống”. Hay cũng có một người đàn bà khác (Mat Mt 26:7) mà có người bảo là chính Ma-ri, em của Ma-thê (GiGa 12:3 và tt) đã đập vỡ chai dầu cam tòng hương quí giá để xức cho Đức Chúa Giê-xu. Dầu bị nhiều người khác cho là một việc làm có tính cách hoang phí, nhưng Đức Chúa Giê-xu đã bênh vực bà: “Người đã làm một việc đẹp đẽ cho ta… Khắp thế gian, hễ nơi nào Tin Lành này được giảng ra. Thì cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến người”. Chính hương thơm của sự cung hiến không chừng mực đó đã tràn đầy ngôi nhà. Lắm lúc, khi chúng ta đọc truyện tích ấy, chúng ta đã bị người đàn bà kia khiến mình bối rối và cảm thấy là chúng ta xây mắt mà nhìn vào chỗ khác. Nhưng, đó chính là sự cung hiến trọn vẹn, sự dâng mình hết lòng cho Đấng Christ mà Tin Lành dạy chúng ta phải làm. Thế quân bình Thế thì, phải chăng sự tiết độ, chừng mực, không được Kinh Thánh cho là một đức tính, và hễ là tín đồ thì chúng ta bị bắt buộc phải cuồng nhiệt? Theo một ý nghĩa nào đó thì tôi nghĩ là đúng như vậy! Lời dạy dỗ của Kinh Thánh có một thế quân bình thật kỳ diệu. Tuy nhiên, những điều kiện đã không xuất hiện như những ngoại lệ hay nhằm mục đích sửa đổi các nguyên tắc tuyệt đối đã được thiết đặt. Thật ra, các mạng lệnh và các nguyên tắc đã bổ sung cho nhau, không phải theo một cách thức để làm suy yếu sức mạnh tuyệt đối của chúng, mà để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về việc chúng ta phải
  • 9. áp dụng chúng như thế nào. Chúng ta hãy xét ba thí dụ trong đó các nguyên tắc tuyệt đối và những mạng lệnh Kinh Thánh đã thiết đặt có liên hệ hỗ tương: 1. “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất… nhưng… ở trên trời” (Mat Mt 6:19). Nguyên tắc rõ rệt đó, theo một ý nghĩa, đã được xác định bằng mạng lệnh: “Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa” (ITi1Tm 5:8). Nguyên tắc thứ hai này không cho phép chúng ta hiểu mạng lệnh trên có nghĩa là chúng ta không nên để dành bất cứ một số tiền nào hay không nên gởi bất cứ số tiền nào ở ngân hàng. Nhưng rõ ràng là trợ giúp bà con, thân thuộc, có thể là một việc làm đòi hỏi tốn kém và hi sinh, mà khi làm vậy, tôi sẽ chứa của cải tôi trên trời, cho nên nguyên tắc trước đã không hề bị huỷ bỏ. Tôi phải để dành một ít của cải dưới đất này để trợ cấp cho những người thân thuộc, nhưng phải thận trọng là đừng để nhiều hơn số có cần cho mục đích ấy, cũng như đừng bao giờ quên người ăn mày đang nằm trước cửa nhà tôi. Như thế, các nguyên tắc sẽ hỗ trợ lẫn nhau để ngăn ngừa chúng ta áp dụng sai hay khiến chúng thành ra lệch lạc. Đó không phải là vấn đề chỉ lo lắng có chừng mực cho những người thân thuộc của chúng ta, hay chỉ dự trữ một số của cải có chừng mực trên trời; mà cả hai lệnh truyền vẫn tiếp tục được áp dụng song song. 2. “Hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời” (IPhi 1Pr 5:6). Đây là một nguyên tắc tuyệt đối. Không có chỗ nào dạy chúng ta phải hạ mình vừa phải và tránh việc hạ mình đến tột độ. Có một thí dụ rất hay về thế nào một đức tính như sự khiêm nhượng tự hạ mình xuống có thể bị hiểu sai lệch trong quyển “Truyện tích một nữ tu sĩ”. Nhân vật chính trong truyện là một nữ tu sĩ, con gái của một bác sĩ, rất thông minh và có khả năng trong nghề y tá. Có người tưởng rằng cần phải có một việc gì xảy ra để hạ bớt tánh kiêu căng về các khả năng của cô. Có người gợi ý rằng cô phải cố ý thi trượt môn “Y khoa nhiệt đới” như một “thái độ hạ mình”, vì những người khác sẽ cho rằng cô thi hỏng là vì ngu dốt hay lười biếng. Cô đã trải qua một cuộc chiến đấu nội tâm mãnh liệt: phải chăng Đức Chúa Trời muốn tôi phải thi trượt? Phải chăng sự kiêu căng trí thức đã khiến cô ngần ngại, không chịu viết những câu trả lời sai? Giả sử, cô không thể nào giả bộ được, và đã đỗ trong số người đứng đầu bảng. Phải chăng điều đó có nghĩa là cô không chịu khắc phục tính kiêu căng trí thức, và cô chỉ cần một chút khiêm nhượng, một sự hạ mình vừa phải là đủ? Rõ ràng là nếu cô thi trượt thì rất tốt, bởi vì tánh kiêu căng trí thức của cô sẽ bị hạ xuống. Nhưng trường hợp này còn liên hệ đến các nguyên tắc khác của Kinh Thánh. Chúng ta phải ngay thẳng đối với bản thân, bởi vì viết sai những câu trả lời mình biết rõ là làm điều giả dối, một cách làm chứng dối. Thứ hai, người tín đồ Đấng Christ phải chăm chỉ,
  • 10. phải làm mọi việc cách tận tâm vì vinh hiển Đức Chúa Trời. Thứ ba, còn có vấn đề phải tốn thì giờ và tiền bạc cho khoá học, phải làm người quản lý trung tín những khoản đó của Đức Chúa Trời. Phương pháp để đạt đến một tinh thần hạ mình vốn được gợi ra cho cô không thể nào thực hiện mà khỏi phạm vào các nguyên tắc khác của Cơ Đốc giáo. 3. “Người hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi” (Mat Mt 22:37). Thật rõ ràng là yêu mến Chúa như vậy không có nghĩa rằng chúng ta sẽ không còn chút tình yêu nào cho bất luận một ai khác! Dầu chữ “hết” có tính cách hoàn toàn tuyệt đối, bao gồm mọi lãnh vực, nhưng yêu mến Đức Chúa Trời như vậy vẫn không loại bỏ việc phải yêu kẻ lân cận như mình, là lệnh truyền tiếp theo trong mấy câu sau đó. Không ai có thể viện cớ là vì quá bận yêu Chúa mà mình không thể nào yêu người lân cận được! (dầu thật ra, nhiều người có tâm trí hay lý luận quỉ quyệt đã làm lơ đối với người bị thương tích nằm bên đường, để cuối cùng người ấy phải trông cậy vào sự giúp đỡ của người Sa-ma-ri tốt bụng kia). Một người đàn ông yêu vợ hết lòng vẫn không được miễn trừ việc phải yêu đứa con nàng mang trong lòng vì mình! Hơn nữa, tình yêu đó còn lan rộng ra để bao gồm cả những đứa con sẽ thêm vào đó về sau, mà không hề làm suy giảm chút nào tình yêu của người ấy đối với người vợ và đứa con đầu lòng của mình. Không hề có vấn đề phải giảm tình yêu đối với vợ, lần thứ nhất 50%, lần thứ hai còn 33,33% và vân vân! Yêu đồng loại và yêu Chúa không có nghĩa là chúng ta phải yêu Chúa cách vừa phải (thí dụ như 50%) và yêu người lân cận cũng vừa phải (25%), bằng với phần dành lại để yêu chính mình (25%)! Tuân theo mạng lệnh yêu kẻ lân cận tức là theo cùng một con đường, thi hành cùng một cách thức chúng ta đã tỏ ra trong việc yêu mến Đức Chúa Trời. Như vậy, thế quân bình không phải là một vấn đề tính tỷ lệ bằng toán học, chú ý đến việc chia đều các nguyên tắc của Kinh Thánh, thí dụ như 25% cho phần này, 35% cho phần nọ. Tất cả các nguyên tắc đều đồng thời phải được tuân giữ 100%. Trong một tấm lòng chân thành và vâng phục Đức Chúa Giê-xu Christ, không có chỗ nào là “ tương đối hay vừa phải” cả. Sự cuồng tín “Cuồng tín” là một chữ ai cũng sợ (như bên Mỹ người ta còn gọi nhiều người theo nhiều giáo phái khác nữa: Methodist, Pietist, Enthusiast, Fundamentalist và v.v….). Chúng ta dùng nó để bêu xấu một số người nhẹ dạ, tin tưởng hết lòng. Chữ này gợi lên cho chúng ta thấy một con người có đôi mắt cuồng tín, khắc khổ, hay ra điệu bộ, cầm trên tay một quyển Kinh Thánh khổ lớn, một con người kỳ dị, quái đản, ăn nói khác thường, có lập trường cực đoan, kỳ quái về mọi vấn đề. Có khi chữ này nói lên một phần nào về chính con người đã dùng đến nó, vì cớ người đã định nghĩa người
  • 11. cuồng tín là “một người bị lòng số sắng quá mức thúc đẩy, dường như người ấy đang đứng trước hiện diện của nhiều người khác không bị sự sốt sắng quá mức thúc đẩy y như mình”. Rất có thể là như vậy, nhưng người ta vẫn gặp những người như thế; họ là những người cuồng tín, và không có tên nào khác để gọi họ. Cái gì đã khiến cho một người hay làm mích lòng người ta như vậy? Có thể là vì họ muốn phô trương, khinh suất, có cử chỉ vô giáo dục, tính tình trịch thượng, hẹp hòi, bảo thủ, đang đội lốt tôn giáo, và v.v.. Tuy nhiên, những thái độ hay làm mích lòng đó không phải là do người đó hiểu quá nhiều về Kinh Thánh đến độ đem những quan niệm Cơ Đốc giáo của mình đi quá xa; trái lại, một người có thái độ như vậy là vì người ấy đã không thông hiểu tường tận Kinh Thánh. Nếu quí vị ứng dụng Cơ Đốc giáo một cách phải lẽ, quí vị sẽ không đẩy Cơ Đốc giáo đến chỗ “quá mấu” như thế. Người thực sự hiểu Kinh Thánh có thể khiến cho chúng ta cảm thấy không an lòng, nhưng người đó có một cái gì vui tươi, lôi cuốn, khiến chúng ta nhớ lại chính Đấng Christ. Nếu có người “cuồng tín” khiến nhiều người mích lòng, thì không phải là vì người ấy cố sống theo “nguyên văn” Kinh Thánh, mà thật ra là vì người ấy đã không tuân giữ một vài nguyên tắc tối quan trọng của Kinh Thánh, và nhấn mạnh quá đáng đến một số nguyên tắc trong khi lại không đếm xỉa gì đến các nguyên tắc khác. Không phải là tại người ấy thiếu chừng mực, mà vì người ấy không “cuồng tín” đồng đều đối với tất cả những gì Đấng Christ đã dạy, thí dụ như những lời dạy dỗ rất mạnh mẽ về việc khoe khoang trong Ma-thi-ơ đoạn 6 chẳng hạn. Họ còn cần phải “cuồng tín” trong việc tôn trọng kẻ khác, và “quá mấu” trong vấn đề hạ mình nữa! Kinh Thánh dạy chúng ta phân rẽ với thế gian (chúng ta phải “cuồng tín” trong vấn đề này theo đầy đủ ý nghĩa của Kinh Thánh khi nói về xác thịt và tâm trí xác thịt của chúng ta, chớ không phải là chỉ kiêng kỵ những phong tục, tập quán vẫn thay đổi từ xứ này qua xứ khác mà thôi), nhưng câu đó không có ý bảo rằng người tín đồ không nên tiếp xúc với người không tin Chúa, ngoại trừ việc rao giảng sự đoán xét cho họ (IICo 2Cr 6:17 và tt phải được đọc trong sự thông hiểu ý nghĩa của ICo1Cr 5:10). Chúng ta phải bước đi y như Ngài đã bước đi (IGi1Ga 2:6), và Ngài vốn là bạn thiết của những người thâu thuế và kẻ có tội. Thế thì, yếu tố làm mích lòng trong sự cuồng tín là do việc không hiểu Kinh Thánh đến nơi đến chốn và không hành động giống như Đức Chúa Giê-xu. Theo nghĩa đen thì người như thế được gọi là khác thường và mất thăng bằng (eccentric), như một chiếc bánh xe không tròn đúng mức, quá “cuồng tín” vào một số các chân lý Cơ Đốc giáo hơn một số khác. Những người ấy không phải cần ôn hoà, chừng mực hơn, nhưng đúng hơn là cần phải “quá mấu” vâng theo tất cả mạng lệnh của Đấng Christ chớ không phải chỉ “quá mấu” trong một vài mạng lệnh mà thôi. Chính Chúa
  • 12. Giê-xu là một con người hết lòng, tận tuỵ, nhưng Ngài đã lôi cuốn quần chúng chứ không khiến cho người ta xa lánh mình. Cho nên, chúng ta không cần phải trở thành ôn hoà, chừng mực hơn, nhưng phải chăm chỉ nghiên cứu Kinh thánh nhiều hơn để tìm xem thật ra thì các mạng lệnh của Chúa là thế nào, để xứng đáng gọi Ngài là Chúa và làm đúng điều Ngài đã dạy. Lời truyền dạy của Chúa Giê-xu : “Hãy đi, khiến muôn dân trở nên môn đồ ta, làm báp-tem cho họ…” được tiếp nối bằng : “dạy họ tuân giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi” (Mat Mt 28:19), gợi ý rằng điều chúng ta phải dạy dỗ là sự vâng phục tuyệt đối, trọn vẹn với những điều Đức Chúa Giê-xu Christ đã dạy. Chỉ có như vậy, chúng ta mới tránh được thái độ ôn hoà nguội lạnh, một thứ Cơ Đốc giáo lỏng lẻo, và mặt khác, là một loại cuồng tín sai lầm, kỳ quặc, một chiều. Điều cũng thường xảy ra, ấy là khi chúng ta đối chiếu sự ôn hoà, chừng mực với lòng cuồng tín, thì điều thực sự chúng ta muốn biện minh, bênh vực là sự lười biếng chớ không phải là sự chăm chỉ, thận trọng, là để dung hoà chớ không phải để vâng lời. Đã có lần người ta xếp sự lười biếng vào số Bảy Tội Lỗi Có Thể Chết, nhưng nó rất gần với tính ôn hoà, chừng mực, châm chước, cho nên rất ít thấy đề cập đến cách thô lỗ ngày nay. Chúng ta xa lánh những người phạm một vài tội đối với xã hội, và trong một vài cuộc họp mặt, chúng ta trốn tránh những người uống rượu hay hút thuốc, nhưng chúng ta không hề nghe nói rằng có người nào đã bị xa lánh chỉ vì biếng nhác. Phải chăng đó là điều không hợp lý? Đức Chúa Giê-xu có ôn hoà, chừng mực không? Chúa Giê-xu của các sách Phúc Âm là một con người chống với các quốc giáo chủ nghĩa. Chỉ cần đọc sơ lược các sách ấy, chúng ta cũng thấy rõ ràng rằng Đức Chúa Giê-xu đã luôn luôn bị chỉ trích bởi vì Ngài không chịu theo đúng những kiểu mẫu như người ta mong muốn. Theo ý của dân chúng thời Ngài, thì Ngài cật lực chống lại các tập tục. Tại sao Ngài lại giao thiệp với những kẻ không ra gì, những người mang tiếng xấu (Mac Mc 2:16)? Tại sao họ lại tiệc tùng mà không kiêng ăn (2:18)? Tại sao họ lại chểnh mảng trong việc tuân giữ các chi tiết của luật pháp (2:24)? Ngài đã trả lời tất cả những câu hỏi đó, nhưng dường như cả những câu trả lời lẫn những lý do Ngài đưa ra đều không có ai hiểu. Chẳng những Ngài bị tố cáo là không biết tuân giữ các tập tục sẵn có, mà còn bị tố cáo là cuồng tín nữa. Họ đã không dùng từ ngữ ấy, nhưng lời lẽ họ dùng đều nhằm gây tổn thương, làm đau lòng Ngài. Họ bảo Ngài bị Bê-ên- xê-bun ám và cậy quyền của chúa quỉ mà đuổi quỉ (Mac Mc 3:22). Họ bảo Ngài bị quỉ ám và điên loạn (GiGa 10:20). Họ bảo Ngài là dân Sa-ma-ri và bị quỉ ám (GiGa 8:48). Họ bảo Ngài tham ăn, tục uống và làm bạn với bọn
  • 13. người tội lỗi, không ra gì (LuLc 7:34). Dường như Ngài không phải là một người điều độ, mực thước. Ngài không phải là hạng người không có cá tính, mà người ta không thể nói xấu cũng không thể nói tốt cho. Ngài không phải là hạng người ba phải để làm đẹp lòng dân chúng, dung hoà mọi sự để tránh mất lòng. Ngài đã nhấn mạnh rằng rượu mới của giao ước mới không thể nào đựng trong các bầu da luật pháp cổ lổ được. Các nghi thức đã được mọi người thừa nhận không hữu hiệu và không phục vụ được vương quốc mới. Dường như Ngài vốn là một con người chúng ta khó sống chung được, nhưng khi Ngài làm trái với các tập tục của thời mình, chúng ta đã thấy rằng Ngài có lý khi làm trái như vậy, và chính những ý tưởng của chúng ta mới sai lầm. Trong tất cả những điều Ngài nói và làm đều có sự toàn hảo, thứ tự, sáng suốt. Ngài là Đấng làm đúng mọi sự, đầy ân điển và chân lý; lời lẽ ra từ miệng Ngài là những lời đầy ân huệ, và lẽ dĩ nhiên là chưa hề có ai đã nói được những điều lạ lùng như Ngài đã nói (Mac Mc 7:37; GiGa 1:14; LuLc 4:22; GiGa 7:46). Điều Ngài đòi hỏi dường như có tính cách cực đoan, tuyệt đối, và uy quyền Ngài dùng để đòi hỏi là uy quyền tối cao. Sự dâng mình của Ngài là để hoàn tất công tác (4:34; 5:36) mà Cha Ngài đã giao phó, và thức ăn vật uống của Ngài là vâng phục ý chỉ Đức Chúa Trời. Ngài luôn luôn ý thức sự bó buộc, thúc bách (LuLc 12:50) nếu công tác ấy chưa được thực hiện. Ngài mạnh dạn quay mặt, tiến về phía Giê-ru-sa-lem (9:51) đến nỗi những kẻ theo Ngài phải run rẩy vì lòng nóng nảy cao độ đối với ý định Ngài (Mac Mc 10:32 và tt). Phải chăng đó là một thái độ ôn hoà, không làm mọi việc một cách quá mấu? Ngay tại Ghết-sê-ma-nê, Ngài đã lớn tiếng và đổ nước mắt ra để kêu cầu Đức Chúa Trời (HeDt 5:7), để tiến tới chỗ chết, dầu là một cái chết nhục nhã trên thập tự giá. Phải chăng đó là sự chừng mực? Mục đích của quyển sách này là muốn kêu gọi người tín đồ Đấng Christ hãy có cùng một sự dâng mình không đắn đo y như thế cho ý chỉ Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta thêm vào chương trình làm việc đã quá bận rộn của chúng ta một vài công tác đạo đức, nếu chúng ta chỉ tưới gốc cây tin kính của chúng ta mỗi tuần một lần, thì chưa đủ. Theo một ý nghĩa lành mạnh và đúng mực mà Kinh Thánh dạy, chúng ta hãy sẵn sàng nghĩ rằng mình nên cuồng nhiệt - nếu chữ này được hiểu là phản nghĩa với sự lười biếng, sự ôn hoà một cách dửng dưng và sống một đời sống đạo đức tầm thường quá dễ dãi, ươn hèn. Người tín đồ Đấng Christ không nên tìm cách tỏ ra lập dị, khác thường, cũng không nên theo đòi một cách ăn nết ở khiến người ta phải chú ý đến mình; nhưng cũng có khi lời làm chứng của người tín đồ sẽ khiến cho người ta khinh dể, cười nhạo, chống đối hay bị xã hội bài trừ, là những điều mà các tín đồ Đấng Christ thường e sợ. Xin chúng ta đừng chán nản vì lời tố cáo bảo chúng ta là “cuồng tín”, miễn là chúng ta chỉ điên (IICo 2Cr 5:13) theo
  • 14. một ý nghĩa mà Kinh Thánh dạy. Không một ai trong chúng ta muốn tỏ ra lố bịch (ICo1Cr 4:9) trước mắt người khác. Phần đông chúng ta muốn sống đúng theo mẫu mực, sống giống như người khác trong phạm vi mình có thể làm được, và việc trở thành một tên điên cuồng, dầu là điên cuồng vì danh Chúa (4:10) dường như cũng không hấp dẫn chúng ta lắm. Phần đông chúng ta, khi muốn tạm thời làm vui lòng bè bạn, đã bị cám dỗ như Phi-e-rơ; chúng ta phân vân, không dám đứng hẳn về phía Đức Chúa Giê-xu là Đấng đã bị khinh dể và chối bỏ, với những làn roi rướm máu trên lưng, những bãi nước bọt trên mặt. Đã có một sự thử thách trên thập tự giá, cũng như trong việc chữa bệnh, chúc phước và tha tội. Chúng ta chỉ cần suy nghĩ đơn sơ như thế này: phải chăng Đức Chúa Giê-xu đã chịu tất cả mọi sự đó là vì tôi? Vậy thì có điều gì tôi làm cho Ngài là quá đáng chăng? Chúng ta sợ bị người ta cho là cuồng tín hay điên dại. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta phải cam chịu những danh hiệu đó, nếu chúng ta muốn trung thành với Chúa Giê-xu. Đây cũng là chủ đề của quyển sách này. Nếu chỉ đọc sách và hiểu biết các chân lý bằng tâm trí, hay thừa nhận chỗ yếu đuối của mình trên phương diện lý thuyết, mà không có một hành động thuộc linh nào tương xứng, thì thật là dễ dàng. Cho nên mỗi chương của quyển sách này đều chấm dứt bằng những lời gợi ý để chúng ta cầu nguyện riêng với Chúa. Những điểm gợi ý để cầu nguyện và suy gẫm Tôi có phạm tội trong việc dung hoà mọi sự, xem đó là thế quân bình, và che giấu sự lười biếng dưới nhãn hiệu ôn hoà, chừng mực không? Tôi phải giải quyết vấn đề ấy thế nào? Tôi đã dâng mình cho Đức Chúa Giê-xu Christ để vâng phục Ngài với tư cách là Chúa tôi đến mức độ nào và tôi có thật sự chuẩn bị để chấp nhận quyền tể trị cao cả của Ngài , trong những đòi hỏi của Ngài đối với đời sống của tôi chăng Bây giờ, tôi có cần phải cầu nguyện ăn năn và tin cậy Chúa Giê-xu một cách mới mẻ để dâng đời sống tôi cho Ngài một lần nữa không? Lòng sốt sắng phục vụ Đấng Christ của tôi có bị thời gian làm nguội lạnh đi chăng ? Trước kia, phải chăng tôi đã sống quân bình, tôi đã già dặn, trưởng thành, hay bây giờ, đức tin tôi nóng nảy hơn, lòng tôi tận tuỵ hơn? “Ta biết công việc của ngươi ; ngươi không lạnh cũng không nóng : Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay ! Vậy , vì ngươi hâm hẩm , không nóng cũng không lạnh , nên ta sẽ nhả ngươi khỏi miệng ta KhKh 3:15-16 “Lạy Chúa , trong Ngài không có sự nguội lạnh , Vậy , xin Ngài hãy luôn nhen lên trong chúng tôi
  • 15. một ngọn lửa kẻo chúng tôi chỉ đem dâng Cho Chúa yêu dấu của chúng tôi tại Gô-gô-tha , Những đống tro tàn để làm của lễ mà thôi”. AMY CARMICHAEL TỰ DO hay NÔ LỆ? Xin Chúa nhận lấy ý chí con , khiến nó trở thành của Ngài ; Nó sẽ không thuộc về con nữa . Thỉnh thoảng, người truyền đạo có những lời kêu gọi đại khái như: “Quí vị có muốn phục vụ và bước theo Đấng Christ chăng?” Do đó, chúng ta bị sai lầm và thường có thói quen nghĩ rằng chúng ta đã thực sự làm ích lợi cho Đức Chúa Trời, thay vì phải hiểu rằng việc được trở thành tín đồ Đấng Christ là một ân huệ đối với chúng ta. Từ ý nghĩ đó, chúng ta sẽ dễ dàng bước thêm một bước nữa để bảo rằng tôi sẽ phục vụ Chúa nếu có cơ hội và nếu có thể thu xếp được với tất cả những việc khác mà tôi đang muốn làm, vì cuộc sống hiện nay thật là bận rộn. Theo Kinh Thánh, tín đồ Đấng Christ là một nô lệ của Chúa Giê-xu. Nếu chúng ta gọi Ngài là “Chúa Giê-xu”, thì điều đó ngụ ý rằng Ngài là Chúa của tôi, và tôi là nô lệ Ngài. Ý niệm về nô lệ (tôi mọi) hay phục vụ (hầu việc) vốn rất thường gặp trong Tân Ước. Chữ Hi Lạp thông dụng nhất, doulos , có nghĩa là một tên nô lệ, trái nghĩa với Ông Chủ hay một người tự do. Các động từ liên hệ mô tả sự phục vụ do một tên nô lệ có mang xiềng xích thực hiện, nghĩa là nó bị bắt buộc phải làm việc đó cho chủ. Chữ thông dụng thứ hai, diokonos (do đó mà có chữ deacon: chấp sự) và các động từ liên hệ, nhấn mạnh công tác người nô lệ làm hơn là mối liên hệ giữa người ấy với chủ. Chữ này thường được dùng trong việc hầu bàn. Cũng có nhiều chữ khác được dùng, trong số đó có những chữ như gia bộc (đầy tớ trong nhà, oiketçs ), quản gia (oikonomos ) nghĩa là người lo tất cả mọi việc trong nhà, chịu trách nhiệm trước mặt chủ, đáng cho chúng ta chủ ý, bởi vì ý niệm người tín đồ là “quản gia” cho Đấng Christ là một chữ thông dụng chúng tôi sẽ đề cập đến về sau. Tín đồ Đấng Christ là một nô lệ Chắc chúng ta cho rằng khái niệm nô lệ là hơi làm mích lòng vì “Tôi không muốn ai bảo tôi phải làm việc này, việc nọ”. Nó có vẻ phong kiến, lỗi thời. Tuy nhiên, đó là chữ mà chính Đức Chúa Giê-xu đã dùng. Trong thư tín gởi
  • 16. cho người Phi-líp (Phi Pl 2:7) vị Chúa tể thiên đàng (kurios ) đã mặc lấy hình hài của một tên nô lệ (doulos ). Ngài cũng dùng cho chính mình động từ hầu bàn khi Ngài nói rằng mình không đến để được người khác phục vụ cho, nhưng là để phục vụ mọi người (Mat Mt 20:28). Nếu chúng ta nhận Ngài là Chúa (và nếu không nhận, chúng ta sẽ không phải là tín đồ, RoRm 10:9), và nếu Đấng vốn là Chúa chúng ta đã sẵn lòng làm một tên nô lệ, một kẻ hầu bàn cho chúng ta thì chúng ta phải sẵn lòng làm nô lệ, hầu bàn cho Ngài càng hơn. Bất cứ lúc nào chúng ta đề cập đến Chúa Giê-xu Christ thì đều hàm ý mối liên hệ này. Chúng ta đã hứa trung thành với Ngài. Điều rất có ý nghĩa, ấy là trong khi những chữ khác được dùng ám chỉ những người làm nghề phục vụ kẻ khác là chữ đầy tớ theo nghĩa đen, thì chữ nô lệ đã được dùng ám chỉ người tín đồ Đấng Christ theo nghĩa bóng, để diễn tả mối liên hệ giữa người đó với Chủ mình. Người đầy tớ là tài sản của chủ mình; thân thể còn sống của người ấy thuộc về chủ, và không có tự do nếu chưa chết. Người ấy không phải là một người làm thuê như những kẻ cày thuê trong vườn nho, vì họ được trả tiền công mỗi ngày (Mat Mt 20:1 và tt, chữ Hi Lạp là ergatçs ). Người đó hoàn toàn thuộc quyền sử dụng của Chủ. Điểm này làm rõ nghĩa cho những khúc sách như ICo1Cr 6:19, 20 “Anh em không thuộc về chính mình. Anh em đã được chuộc bằng một giá cao. Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời”. Phao-lô nói rằng chúng ta đã được Đức Chúa Trời mua như những tên nô lệ nên chúng ta không còn là tài sản thuộc riêng về mình nữa. Bổn phận của chúng ta là phải phục vụ người chủ đã mua chúng ta để phục vụ mình. Trong mấy đoạn tiếp theo đó, ông còn nói thêm khi đề cập đến các giai cấp xã hội: “Ngươi đương làm tôi mọi mà được gọi chăng? Chớ lấy làm lo. Song nếu ngươi có thể được tự do, thì hãy nhân dịp đó là hơn. Vì kẻ tôi mọi được Chúa gọi, ấy là kẻ Chúa đã buông tha; cũng một lẽ ấy, ai đương tự do mà được kêu gọi, thì làm tôi mọi cho Đấng Christ” (7:21-24). Nghĩa là một người có thể tự do về mặt xã hội, nhưng vẫn là nô lệ của Đấng Christ. Hay một chỗ khác nữa trong khúc sách rất quen thuộc là RoRm 6:17-22, Phao-lô bảo rằng các độc giả của ông trước kia vốn là “tôi mọi của tội lỗi” (câu 17), nhưng bây giờ là “tôi mọi của sự công nghĩa” (câu 18), rồi (trong câu 22) ông dùng một động từ (“trở thành nô lệ”, trong nguyên bản Hi văn) để bảo rằng họ đã trở thành tôi mọi của Đức Chúa Trời. Ý niệm này đã làm nổi bật ý nghĩa của mấy chữ chúng tôi từng trích dẫn trong Mat Mt 20:28 “Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người”. Giá chuộc là số tiền để mua một tên nô lệ, cho nên chúng ta có thể diễn rộng câu này như sau: “Ta đã không đến để người ta phục vụ mình, nhưng để phục vụ thiên hạ và để lấy mạng sống ta mua những tên nô lệ.” Tại thập tự giá, Chúa
  • 17. Giê-xu đã trả giá chuộc để giải phóng chúng ta khỏi xích xiềng tội lỗi, do đó, lời hứa nguyện trung thành của chúng ta được chuyển sang Đấng đã trở thành Sở Hữu Chủ mới của chúng ta. Đến đây, chúng ta phải ngừng lại và tự vấn: Tôi là nô lệ của ai? Tôi có nhận Đức Chúa Giê-xu Christ làm Chủ của mình không? Tôi có thể nói rằng: “Tôi không phải là của tôi nữa, nhưng tôi thuộc về Ngài chăng”? Bên Nhật, ý niệm về một ông chủ và những kẻ trung thành thuộc về người chủ đó là một ý niệm rất phổ thông, có thể gặp nhiều lần trong lịch sử và văn chương. Trở thành tín đồ Đấng Christ là nhìn nhận Chúa Giê-xu làm chủ tuyệt đối của mình, làm Vua của các vua và Chúa của các chúa, là xưng nhận rằng từ nay về sau mình là vật sở hữu đã được Ngài mua rồi, là nô lệ của Ngài. Quyển sách này sẽ tiếp tục đề cập đến lòng trung thành và sự vâng phục Ngài, nhưng điều đó sẽ hoàn toàn vô ích nếu bạn không thuộc về Ngài. Những đòi hỏi của Ngài sẽ có vẻ cực đoan, những mạng lệnh của Ngài sẽ có vẻ quá nặng nề, và phản ứng của bạn sẽ là sự oán ghét và phản loạn - trừ phi chúng ta đã trước nhất giải quyết xong vấn đề căn bản này: Bạn đã xưng nhận Chúa Giê-xu là Chúa của riêng mình chưa? Cái nhục của tên nô lệ Chúng ta đã có tấm gương cao cả nhất là Chúa Giê-xu, Đấng đã tự hạ mình để được sinh ra làm một con trẻ yếu đuối trong chuồng bò với mùi hôi hám của phân thú vật, Đấng đã sống như một công nhân tỉnh lẻ trong một xứ chư hầu bé nhỏ nhất của đế quốc La Mã. Ngài đã mặc lấy hình dạng của một tên nô lệ. Ngài đã tự hạ mình đến nỗi chịu chết trên thập tự giá, thoi thóp thở dưới sức nặng của toàn thân bị tan vỡ của Ngài chịu cho người ta treo lên bằng những cây đinh đóng vào cây thập tự. Con người đã từng tự xưng là có quyền năng, vinh hiển, đã bị xử tử như kẻ hèn yếu, nhục nhã. Nếu sự kiêu hãnh của chúng ta có chùn bước trước sự nhục nhã, hãy nhớ rằng Chúa của chúng ta đã làm gương trước cho mình. Không hề có sự nhu mì giả dối nào ngăn được Ngài trà trộn với đám người bình dân xấu xa, không hề có sự khó tánh nào khiến được Ngài chùn bước trước những kẻ bơ vơ, bệnh tật của xã hội. Ngài mời gọi chúng ta cùng bước vào công việc phục vụ một cách thấp hèn, nhục nhã với Ngài. Ngài đã dùng thí dụ về một con bò đang mệt mỏi vì chở nặng đang loạng choạng tiến bước giữa cái ách với một gánh nặng quá sức trên lưng. Ngài phán: “Hãy đến cùng ta, cùng mang ách chung với ta, vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.” Điều chúng ta chẳng bao giờ làm một mình, chúng ta sẽ có thể làm nếu được mang chung ách với Ngài. “Hãy học theo ta, vì ta có lòng nhu mì, khiêm nhường” (Mat Mt 11:29). Chính vị Chúa Tể nhu mì, khiêm nhường đã tự hạ mình làm đầy tớ, đã kêu gọi ta cùng phục
  • 18. vụ với Ngài. Dầu Ngài là Chúa và chúng ta là nô lệ Ngài, Ngài vẫn hạ mình đến nỗi sẵn sàng cộng tác với chúng ta để phục vụ. Sự nhu mì của Ngài cũng được đề cập đến một lần nữa trong đoạn tiếp theo đó của Phúc Âm Ma-thi-ơ khi Ngài trích dẫn một khúc sách về người Đầy Tớ của Ê-sai (và rất có thể là quan niệm đó của Cựu Ước cũng được ngụ ý trong Phi Pl 2:7 khi Phao-lô đề cập đến việc “lấy hình của người Đầy tớ ” (bản dịch Anh văn có định quán tự the ). Chúng ta được cho biết là Ngài không bẻ cây sậy đã giập, chẳng tắt tim đèn gần tàn, Ngài sẽ dịu dàng quạt chiếc tim đèn ngún cháy của chúng ta cho đến khi nào nó cháy bùng lên. Nhưng các môn đệ của Đấng Christ vốn không có bản tính nhu mì, khiêm nhường; chúng ta phải học đức tính ấy nơi Ngài. Con người thiên nhiên của chúng ta hay kiêu căng, phách lối, chẳng bao giờ sẵn lòng chiếm chỗ ngồi thấp nhất. Trên đường đi đến Phòng Cao (LuLc 22:24-27) các môn đệ đã cãi nhau về vấn đề ai sẽ là người lớn nhất giữa vòng họ, Chúa Giê-xu đã nói cho họ biết rằng việc lãnh đạo trong Cơ Đốc giáo hoàn toàn khác hẳn: “Ai cai trị phải hầu việc” (chữ được dùng ở đây là “hầu bàn”, nghĩa là kẻ lãnh đạo phải hầu bàn trong khi số người còn lại dùng bữa), và khi đã ngồi vào bàn ăn, Ngài đã nói: “Nhưng ta ở giữa các ngươi như kẻ hầu bàn vậy”. Cùng một sự việc ấy cũng được ký thuật trong GiGa 13:1-16. Chiều hôm ấy, họ đến Phòng Cao với những đôi chân phồng lên và ướt đẫm mồ hôi; bụi đường bám đầy chân, giầy dép của họ. Nhưng không một ai trong số những người có mặt đứng ra làm công việc của người đầy tớ để rửa chân cho họ. Chắc ai cũng thấy rõ ràng là chân của họ phải được rửa sạch bởi vì nằm duỗi dài ra theo kiểu của thời đó, để đầu và tay ở gần bàn bằng cách chống toàn thân trên một cùi chỏ, thì chân của những kẻ khác nằm đúng trên vai bên kia của bạn. Bất cứ ai từng sống trong một xứ nhiệt đới đều quen biết mùi hôi của những đôi chân chưa rửa sạch! Nhưng nếu bạn vừa cãi nhau để tranh xem ai là người quan trọng nhất, thì bạn không thể nào đi trước và nhận rằng trong tất cả mọi người hiện diện, bạn là kẻ nhỏ nhất. Bầu không khí lúc bấy giờ thật là nặng nề, khó chịu và… khó thở. Chính Đức Chúa Giê-xu Christ đã đứng dậy, cổi áo ngoài ra, lấy khăn vấn ngang hông để làm cái công tác của người đầy tớ là rửa chân cho các môn đệ Ngài. Tiếng nước bắn tung toé trong chậu và hình ảnh ông Thầy quì gối rửa những đôi chân dơ bẩn của học trò mình, chắc đã khiến cho sự im lặng lúc ấy trở thành một sự im lặng đầy bối rối. Đấng vốn thanh sạch, thánh khiết như Ngài lại bằng lòng tự hạ mình xuống để rửa đi sự dơ dáy của tôi , để chịu vấy bẩn sự ô uế của tôi . Những lời lẽ nặng nề Ngài đã trách Phi-e-rơ vạch rõ rằng phải có sự đầu phục - vì điều đó tiên báo cực hình thập tự giá - khi Ngài cần nhận lấy tất cả tội lỗi, ô uế của nhân loại trên tấm lòng thuần khiết, thánh sạch của Ngài. Hạ mình có nghĩa là Đấng vốn cao cả, thánh khiết, quang
  • 19. vinh phải nhận lấy mọi sự đó, khiến nó chất hết trên người mình. Nếu chúng ta đã lui bước không chịu làm những tên nô lệ, chúng ta quá tự kiêu để từ chối địa vị tôi mọi, chắc chúng ta phải xấu hổ khi thấy điều Ngài đã làm. “Vậy nếu ta là Chúa là Thầy mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi. Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, đầy tớ không lớn hơn chủ mình…!” Nói cách khác, ta đã làm nô lệ cho các ngươi, vậy thì bây giờ các ngươi cũng hãy làm nô lệ lẫn cho nhau. Đức tin Cơ Đốc giáo là một đức tin mang tính cách mạng. Nó đòi hỏi một sự thay đổi hẳn thái độ. Nhưng trong nhiều cuộc cách mạng, mục đích của chúng là đưa người thấp lên cầm đầu, trong khi cuộc cách mạng ở đây là người tự cao phải tự đặt mình xuống dưới! Chúng ta đang sống trong một xã hội mà địa vị xã hội rất quan trọng. Mỗi một người trong chúng ta đều muốn tạo cho mình một chiếc trang thờ cho tính cách quan trọng của chính mình. Kẻ ngồi trên phán xuống cho kẻ dưới những điều phải làm, và người dưới thì trông đợi, hi vọng rằng một ngày kia, mình sẽ chiếm được địa vị của người trên. Nhưng Đấng Christ đã phán rằng con người quan trọng trước mặt Đức Chúa Trời là con người chủ tâm vào việc đánh giày cho kẻ khác chớ không phải là kẻ muốn mang đôi giày của họ, chiếm lấy địa vị của họ. Việc đó cũng rất dễ xảy ra trong các Hội Thánh địa phương. Những người không có địa vị trong xã hội nói chung, thường tìm cách tự tôn mình làm “giáo hoàng” trong một hội chúng nhỏ hẹp của một nhà thờ địa phương. Không gì dễ gây thù hận giữa tình bạn chân thành hơn là việc người ta tranh nhau làm lớn, tranh nhau tỏ ra mình là quan trọng trong một Hội Thánh nhỏ - hay một Hội Thánh lớn. Cả đến các nhóm học sinh, sinh viên cũng không thoát khỏi cái hiểm hoạ này, và một học sinh học năm thứ năm có óc tự kiêu cũng độc đoán không thua bất cứ vị giáo hoàng nào. Một nhà lãnh đạo có uy quyền là hay, nhưng những người như thế thường thất bại trong việc đào tạo những kẻ kế vị mình, và sau khi họ bỏ chức vụ, liền có một sự sa sút, hoặc họ được một người tự kiêu khác kế vị, một người hiểu biết rất mơ hồ về giáo lý, do đó, sẽ đưa cả nhóm đi sai đường lối đích thực của họ. Trắc nghiệm về tài lãnh đạo chỉ xảy ra sau đó. Điều đáng chú ý là trong Tân Ước, cấp lãnh đạo Hội Thánh dường như thường thường thuộc số nhiều chớ không phải thuộc số ít, ngoại trừ một trường hợp đáng ghi nhận và rất có ý nghĩa của Đi-ô-trép (IIIGi 3Ga 1:9), con người đã tách riêng ra vì cớ uy thế cá nhân. Các học sinh, sinh viên cũng rất quen thuộc với vấn đề tranh giành quyền lãnh đạo để đến độ phải chia phe lập đảng; hoặc một học sinh hay sinh viên bị thất cử vào một chức vị lãnh đạo có thể giận dữ ra đi và bỏ luôn cả nhóm - điều đó chứng minh rằng những người cho rằng anh ta hay chị ta không xứng đáng
  • 20. với chức vị là có lý! Một tín đồ Đấng Christ còn ấu trĩ, không chịu để cho kẻ khác hướng dẫn mình như thế, chắc chắn là không xứng đáng với chức vị lãnh đạo. Bà mẹ của Gia-cơ và Giăng (Mat Mt 20:20 và tt) vốn có nhiều tham vọng về các con mình, và muốn họ chiếm được địa vị cao khi Chúa Giê-xu cầm quyền. Chắc Gia-cơ và Giăng, hai người thường ở trong “bộ ba” vẫn thỉnh thoảng được cùng đi với Chúa Giê-xu trong khi những người khác bị bỏ lại, cũng đồng ý với cách diễn tả tham vọng thật ngây thơ của mẹ mình. Nhưng giá trị của người tín đồ Đấng Christ hoàn toàn khác biệt. Các dân ngoại luôn luôn muốn làm chủ, làm chúa lẫn nhau. Nhưng tầm quan trọng của người tín đồ Đấng Christ thuộc một loại khác và Đức Chúa Giê-xu là Chúa họ chính là tấm gương vĩ đại về Đấng đã đến để phục vụ kẻ khác. Lòng trung thành của tên nô lệ Trong quyển “Tâm tình người tín đồ Đấng Christ”, Harry Blamies có viết một đoạn rất hay về lòng trung thành, mà ông gợi ý là “một tài giả vờ được khai thác để tạo ra một thứ hương vị giả dối cho những hành động phi đạo đức hay vô đạo đức”, và nói rằng: “Lòng trung thành có thể bảo là tội ác theo ý nghĩa là nếu hành động nào cũng chỉ đều được bênh vực trên nền tảng là sự trung thành mà thôi thì nó không hề được bênh vực trên những nền tảng hợp lý chút nào”. Nói cách khác, theo ý nghĩa nó thường được dùng, lòng trung thành hẳn không phải là một đức tính của Cơ Đốc giáo. Khi có ai đó tuyên bố một điều gì nhân danh lòng trung thành thì chúng ta nghĩ rằng họ đã vi phạm một nguyên tắc đạo đức nào đó: có thể trung thành với hãng buôn, dầu việc ta làm là bất lương; trung thành với chính mình để giữ thể diện; trung thành với tổ quốc ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải có thái độ lăng mạ đối với quốc tế; trung thành với nòi giống của mình dầu phải bóc lột các giống dân khác bất chấp điều răn phải yêu người lân cận. Liêm chính là một đức tính của Cơ Đốc giáo, nhưng trung thành một cách mù quáng thì không phải. Ý niệm này sẽ rất hay cho người sống tại Nhật Bản, nơi mà chữ “tín” từ ngàn xưa đã được nâng lên hàng đức tính. Sử ký cũng như văn chương đều đầy dẫy các truyện tích về những kẻ tận trung với chủ, với chúa mình cho đến chết, dầu cái chết đó không hề làm ích lợi gì cho người chủ, cho vị lãnh chúa, vì chính người ấy cũng đã chết rồi. Đối với người Tây phương, dường như thái độ ấy vừa có tính cách cao thượng lại vừa rởm nữa. Đối với người tín đồ Đấng Christ biết suy xét thì việc tự gán cho mình một tiêu chuẩn trung thành như thế thì gần như là một thứ thờ hình tượng; thường bao gồm cả việc tự tử và việc phải báo thù cũng không phải là không thường xảy ra đối với một người nào đó, dầu người ấy có địa vị cao đến đâu chăng nữa.
  • 21. Nguyên nhân sâu xa của tất cả những điều vừa kể dường như là lòng trung thành chỉ là một đức tính của Cơ Đốc giáo, nếu là trung thành với một mình Đức Chúa Trời mà thôi, và như thế, các ý niệm về thờ phượng, vinh dự và vâng phục càng được thông dụng hơn. Blamires gợi ý rằng lòng trung thành đối với một người, một đảng phái, một quốc gia, một nghĩa vụ sẽ đứng vững hay sụp đổ là tuỳ theo con người, đảng phái, quốc gia kia thực sự có chính đáng, có thiện hảo đến cái mức độ mà lòng trung thành kia đòi hỏi hay không. Nếu nghĩa vụ là chính đáng thì lời kêu gọi trung thành là thừa, bởi vì nếu nghĩa vụ đó là chính đáng và đứng đắn, thì nó xứng đáng được ủng hộ. Nhưng khi chúng ta đề cập đến Đức Chúa Trời, thì đây không phải chỉ là một Đấng thiện hảo tương đối nhưng là một Đấng thiện hảo tuyệt đối. Lắm lúc chúng ta phải đương đầu với một cơn thử thách về lòng trung thành với Đức Chúa Trời, nhưng cơn thử thách đó sẽ chỉ trở thành một vấn đề đức tin hay lòng trông cậy Đức Chúa Trời, cho nên lòng trung thành có thể được xem như một lối diễn tả tích cực đức tin và lòng trông cậy vào Đức Chúa Trời. Lòng trung thành của Chúa Giê-xu đã bị ma quỷ thách đố ngay trong giai đoạn đầu, khi nó đề nghị để Ngài dễ dàng thoát khỏi cực hình tại Gô-gô-tha: “Nếu ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy” (Mat Mt 4:9, 10). Chúa đã trả lời ngay là: “Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi” (Từ ngữ Hi Lạp ở đây là latreuơ , nghĩa là sự phục vụ có tính cách tôn giáo). Nhưng chúng ta cũng thấy lòng trung thành của Đức Chúa Giê-xu trong đời sống hằng ngày: “Vì ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài” (nghĩa là Đức Chúa Cha GiGa 8:29). Chúng ta cũng thấy lòng trung thành cao cả ấy tại Ghết-sê-ma-nê, trong mấy lời Ngài nói: “dầu vậy, xin ý Cha được nên chớ không theo ý con” (LuLc 22:42). Sự thử thách về lòng trung thành đó cũng được gán cho người tín đồ Đấng Christ: “Chẳng ai được làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét người này mà yêu người kia, hoặc trọng người này mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi Ma-môn nữa” (Mat Mt 6:24). Ở đây chính là động từ “làm nô lệ” nghĩa là các ngươi không thể làm nô lệ cho hai chủ đồng thời. Điểm này còn rõ rệt hơn trong LuLc 16:13 khi chữ được dùng cho “tôi tớ” là chữ ám chỉ “tôi tớ trong nhà”, bạn không thể nào cùng một lúc làm “tôi tớ trong nhà” cho hai ông chủ được. Vấn đề là hoặc tôi thuộc về Chúa và nhà Ngài hoặc là không. Đó là điều được thấy rõ ràng trong câu nói của viên đội trưởng: “Tôi nói với đầy tớ tôi rằng: Hãy làm việc này, thì nó làm” (Mat Mt 8:9). Ông ta biết rằng Chúa Giê-xu có quyền tối cao đó trên mọi sự. Nếu Ngài là Chúa, tôi phải tuyệt đối thừa nhận uy quyền của Ngài. Tôi không ở trong địa vị có thể chọn
  • 22. lựa, phân biệt điều gì tôi bằng lòng, đồng ý vâng phục, với điều tôi không thích. Đối với các lệnh truyền rõ rệt của Đức Chúa Giê-xu, chúng ta phải trung thành tuân phục không đắn đo, do dự. Lắm lúc, có sự tranh chấp giữa tình cảm gia đình của chúng ta và lòng trung thành với Đấng Christ (10:34-39). Chúng ta không thể nghi ngờ gì được về sự trung thành nào là cao cả hơn. Ngài đòi hỏi chúng ta phải đặt Ngài đứng trước những người gần gũi, thân yêu nhất của chúng ta. Như đã thấy, thường thường thì đúng ra, khi chúng ta yêu mến họ, làm đẹp lòng họ, tức là chúng ta cũng làm đẹp lòng Đức Chúa Trời; nhưng thỉnh thoảng, cũng có trường hợp phải tranh chấp, nhất là khi những kẻ được chúng ta yêu mến nhất lại chưa phải là tín đồ Đấng Christ. Chúng ta phải đối diện để tranh chấp với việc kết hôn cùng một người không tin Chúa, với quyền ưu tiên sử dụng thì giờ của ngày nghỉ hoặc việc quá dễ dãi trong vấn đề tiêu pha tiền bạc. Cuộc tranh chấp này xảy ra đồng thời với nhiều việc liên hệ khác. Thường thường thì đối với việc dùng thì giờ của Chúa Nhật, chúng ta đã nhận thấy nó thành vấn đề rõ ràng: chúng ta có cần đặt ra vấn đề tranh chấp trong cuộc thử thách: học ôn bài để đi thi hay đi nhà thờ chăng? Cái nào được ưu tiên? Hay nên chọn giữa một cuộc cắm trại cùng anh em tín đồ để đem đến cho nhiều người khác nữa một kỳ nghỉ hè tươi đẹp, với việc xuất ngoại rất tốn kém để đi du lịch một mình? Hoặc nên chọn việc cắm đầu vào sách vở một mình hay tham gia vào một nhóm những kẻ phí phạm thì giờ trong tổng hội sinh viên? Hoặc nên chọn giữa cuộc hẹn hò với bạn gái, bạn trai không tin Chúa, với việc nhóm lại học Kinh Thánh trong Ban Thanh Niên của Hội Thánh? Đấng Christ luôn luôn đòi hỏi được đứng trước mọi đòi hỏi khác. Việc lựa chọn giữa một cái tốt với một cái tốt hơn vẫn khó hơn việc chọn lựa rạch ròi giữa điều thiện và điều ác. Sự tự chối mình của người nô lệ “Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống, thì sẽ ‘cứu vãn được nó’. Nếu ai được cả thiên hạ mà chính mình phải mất hoặc hư đi, thì có ích gì?” (LuLc 9:23-25). Chúng ta đã có thái độ nào đối với bản thân và đời sống chúng ta? Phải chăng chúng ta đã chỉ chú tâm đến việc sống thế nào cho dễ dãi, yên vui riêng cho cá nhân ta, muốn mình luôn luôn được bảo vệ an toàn, và không bao giờ chịu đặt đời sống của chúng ta vào một cuộc phiêu lưu không chắc chắn? Hay đối với chúng ta, Chúa Giê-xu và chỉ có một mình Ngài là trước hết mà thôi? Nếu vì Ngài, chúng ta có sẵn sàng sống và làm việc ở những nơi có thể làm suy giảm sức khoẻ hay nguy hiểm đến tánh mạng chăng? Nếu vì Ngài, chúng ta buộc phải quay lưng lại đối với những thức ăn ngon, những thú vui, những trò chơi thể thao hay giải trí, hay cả đến những bà con,
  • 23. bè bạn mình yêu mến thì chúng ta sẵn lòng ngay chăng? Người nào hướng vào những điều đó, muốn “cứu sự sống mình” thì chỉ là đánh mất nó. Phần đông chúng ta đều vô cùng lo sợ phải mất đi một cái gì, những điều tốt nhất, trong cuộc sống. Sự lo sợ đó đã được Cựu Ước nhìn nhận trong một khúc sách rất hay, khi dân chúng được chọn lọc trước khi xuất trận (PhuDnl 20:5-7). Các quan trưởng phải hỏi: Ai mới cất nhà mà chưa ăn tân gia? Hãy cho người ấy về, kẻo người ấy tử trận và kẻ khác sẽ ăn tân gia trong ngôi nhà ấy chăng. Ai mới trồng một vườn nho mà chưa được ăn trái nó? Hãy cho người ấy về, kẻo người ấy bị giết ngoài mặt trận, và một kẻ khác sẽ hái trái chăng. Ai đã hứa hôn với một cô gái mà chưa cưới chăng? Hãy cho người ấy về, kẻo người ấy bị chết ngoài mặt trận và kẻ khác sẽ cưới nàng chăng. Đó là những điều lo sợ đã ăn sâu vào phần đông chúng ta, và dân Y-sơ-ra-ên nhìn nhận rằng một người đang có những điều đó trong đầu sẽ lo thoát thân hơn là sẵn sàng vì Chúa mà chiến đấu. Tốt nhất là nên cho người ấy về, còn hơn là dùng một người thiếu tinh thần chiến đấu, có thể quay lưng chạy trốn, làm ngã lòng số người còn lại. Nhưng điểm rất có ý nghĩa, ấy là ba trường hợp kể trên cũng được ghi lại trong khúc sách khủng khiếp nhằm rủa sả những kẻ vi phạm giao ước Đức Chúa Trời, tiếp theo những lời hứa dành cho những kẻ giữ giao ước Ngài. Câu ấy như sau: “Ngươi sẽ làm lễ hỏi một người nữ, nhưng một người nam khác lại nằm cùng nàng; ngươi cất một cái nhà, nhưng không ở được; ngươi trồng một vườn nho, song không được hái trái” (28:30). Hay nói cách khác, người nào muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất nó, cũng mất luôn tất cả những gì người ấy muốn dùng để giữ vững nó. Người ấy đã quay lưng lại với Đức Chúa Trời để giữ lấy những điều khác đó, nhưng rồi người ấy sẽ nhận ra rằng điều mình vẫn sợ, cuối cùng đã xảy đến cho mình. Chúng ta sẽ trước hết tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài (Mat Mt 6:33), hay những điều khác kia? Hãy trước nhất tìm kiếm Đấng Christ, rồi “mọi điều khác nữa cũng sẽ được ban cho các ngươi”. Rất có thể là ý kiến đó của Cựu Ước đã tiềm tàng trong những lời cáo từ mà những kẻ được mời dự tiệc đưa ra. Có người xin kiếu vì mới mua ruộng, mua bò; người khác xin kiếu vì mới cưới vợ (LuLc 14:18-20). Chúa Giê-xu đòi hỏi chúng ta phải từ chối mình, và điều đó có thể cũng có nghĩa là chúng ta phải trang bị sẵn sàng cho công việc không lấy gì làm thích thú đó. Các nữ tu sĩ phục vụ tại bệnh viện trong quyển “Truyện tích một nữ tu sĩ” của Kathryn Hulme đã chứng minh rằng dầu chúng ta có bài xích các phẩm trật tôn giáo trên phương diện giáo lý thế nào đi nữa, vẫn thực sự phải có một tinh thần theo đúng Kinh Thánh đến mức độ là: “Tất cả vì Chúa Giê-xu - dì phước William đã vừa cho tay vào đôi bao tay cao su vừa
  • 24. nói. Các bạn sinh viên thân mến, xin các bạn hãy nói như thế mỗi khi các bạn được kêu gọi làm một việc mà đối với các bạn, dường như một việc không thể làm nổi. Rồi các bạn sẽ thanh thản làm được mọi sự. Đó là câu phù chú sẽ cất hết những gì là khó chịu trong nhiều nhiệm vụ của người y tá. Các bạn hãy nói như thế khi bưng “bô”, lúc tắm cho người già cả khi họ đại tiểu tiện ngay trên giường, khi mang những chiếc ống nhổ của những người bị lao. Tout pour Jésus (bằng Pháp văn trong nguyên tác) - dì nói - khi bà cúi xuống để thay chiếc áo vấy bẩn của mình”. Đó có thể là ý nghĩa của việc từ chối mình, và vác thập tự giá mình mà theo Chúa. Người nô lệ không có quyền hành gì cả; nó được kêu gọi để chăm chỉ phục vụ và cứ tiếp tục phục vụ. Nếu có mệt mỏi, đau yếu hay buồn bực riêng tư thì không có gì quan trọng cả; phận sự của nó là phải tiếp tục làm việc. Điểm này được trình bày rất rõ ràng trong LuLc 17:7-10 “Ai trong các ngươi có đầy tớ đi cày hoặc đi chăn, khi ở ngoài đồng về, biểu nó rằng: Hãy đến ngay mà ngồi ăn, hay sao? Trái lại, há không biểu nó rằng: Hãy dọn cho ta ăn, thắt lưng hầu ta, cho đến chừng nào ta ăn uống xong, rồi sau ngươi sẽ ăn uống sao? Đầy tớ vâng lệnh mà làm thì chủ có cám ơn nó chăng? Các ngươi cũng vậy, khi làm xong việc truyền phải làm, thì hãy nói rằng: Chúng tôi là đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm”. Nếu bạn là một tên nô lệ, bạn phải làm việc như một tên nô lệ. Rất có thể là bạn đã mệt mỏi lắm sau một ngày làm việc ngoài đồng. Lúc đó đã quá sáu giờ chiều rồi. Nhưng không có một liên hiệp nghiệp đoàn Cơ Đốc giáo nào định thì giờ cho loài người làm việc vì Đấng Christ (lẽ dĩ nhiên là có những “tín đồ Chủ nhật”, chỉ dành mỗi tuần hai giờ thờ phượng mà thôi). Nếu bạn là một tên nô lệ, bạn sẽ chẳng bao giờ hết việc làm. Ông chủ nói, hãy dọn bữa ăn tối cho ta. Bạn cũng không đáng được cám ơn hay khen lao hoặc ghi công hay tiền công nào. Dầu sao thì bạn cũng chỉ là một tên nô lệ. Một tên nô lệ thì có thể làm gì khác hơn? Phần ăn của bạn chỉ có sau khi đã làm xong mọi việc. Và cuối cùng, sau khi đã làm xong cả, chúng ta phải nhìn nhận rằng mình chỉ là những đầy tớ vô ích. Chúng ta còn có tâm tình ấy càng hơn khi phục vụ với tư cách tín đồ Đấng Christ. Nhưng chắc các bạn sẽ bảo: một ông Chủ lịch sự phải cám ơn người nô lệ của mình, dầu người đó chỉ làm phận sự? Phải chăng đó chỉ là một thí dụ, và Đấng Christ không phải là một ông Chủ khắc nghiệt, một ông cai coi sóc nô lệ? Đúng nữa, và chân lý bổ túc ấy đã được giải thích trong 12:37 “Phước cho những đầy tớ ấy, khi chủ về thấy họ thức canh! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chủ sẽ thắt lưng mình, cho đầy tớ ngồi bàn mình và đến hầu việc họ”. Thoạt nhìn, thì hai truyện tích trên đây dường như trực tiếp mâu thuẫn nhau. Nhưng mục đích của hai câu chuyện rất khác nhau. Truyện tích thứ nhất dạy rằng chúng ta không có quyền hành gì, còn truyện tích thứ hai dạy rằng
  • 25. chúng ta có một ông Chủ đầy ân hậu. Ngài không phải là một bạo chúa. Chúng ta là nô lệ Ngài, nhưng phần phục vụ Ngài không phải là việc làm như của một tên nô lệ. Dầu chúng ta vốn là những đầy tớ vô ích, không xứng đáng, nhưng Ngài vốn đầy lòng thương xót, nhân từ, ân cần, và luôn luôn đổ xuống trên chúng ta các phước hạnh, cả đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất của đời sống hằng ngày. Đó là bài học về sự phục vụ chăm chỉ, không hề mỏi mệt, nhưng nó còn là việc làm của tình yêu vì có một ông Chủ mà ta yêu mến. Sự chăm chỉ của người đầy tớ Chúng tôi đã từng gợi ý rằng thường khi muốn chống đối sự cuồng tín thì thật ra chúng ta lại bỏ luôn sự chăm chỉ và khi chúng ta bênh vực sự chừng mực, chúng ta cũng bênh vực luôn tánh biếng nhác. Chẳng những chúng ta đã làm điều không nên làm, mà còn bỏ luôn việc đáng lẽ chúng ta đã phải làm xong rồi. Chúng ta rất thường chú ý đến một đời sống tự do đối với tội lỗi, đến nỗi chúng ta chỉ nhằm vào những cái gì không rõ ràng, không hiển nhiên thích hợp, một loại thánh khiết tiêu cực nhấn mạnh vào những điều chúng ta không nên làm; trong khi Tân Ước vẫn khuyến cáo chúng ta một loại thánh khiết tích cực, tỏ ra những đức tính tích cực. Không phải chúng ta chỉ không nên ghen ghét, than phiền, nhưng chúng ta còn phải tỏ ra yêu thương, vui vẻ. Vậy chúng ta phải tỏ ra chăm chỉ, và trong bản Authorized Version, chữ đó đã được dùng hai lần, trong IIPhi 2Pr 1:5, 10 “Vậy nên về phần anh em phải gắng hết sức (chăm chỉ ) thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến… Hỡi anh em, hãy chú ý (chăm chỉ ) cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa mình”. Khi suy nghĩ về tánh chăm chỉ, chúng ta nhận thấy dường như nó có liên quan đến ba nguyên tắc sau: 1. Kẻ nào đã có thì sẽ cho thêm Truyện tích về các ta-lâng (Mat Mt 25:14-30) đã nói cho chúng ta biết thái độ của ba người đầy tớ đối với số ta-lâng đã được giao cho họ, cũng như thái độ của chủ họ đối với các kết quả họ đã thu hoạch được. Chúa đã khen những người siêng năng và chăm chỉ, cố gắng tận dụng ngay các cơ hội thuận tiện cho mình. Câu chuyện có vẻ phản dân chủ: có người chỉ được một ta-lâng, trong khi những kẻ khác lại được đến hai lần nhiều hơn, hay cả đến năm lần nhiều hơn nữa! Họ đã không có tài năng ngang nhau, vì ông chủ đã giao cho “tuỳ theo tài mỗi người”. Tuy nhiên, họ có cơ hội đồng đều, vì cả ba đều có một số thì giờ bằng nhau để khai thác triệt để các khả năng của
  • 26. mình. Người chỉ được một ta-lâng đã bị phạt vì biếng nhác . Anh ta là một đầy tớ “dữ và biếng nhác”. Anh ta không chăm chỉ, không cố gắng, Chúa đã không thương xót con người khốn nạn đó bởi vì đến cuối cùng, anh ta cũng vẫn chỉ có một ta-lâng thôi. Không có lý do gì để bênh vực sự lười biếng. Nó là điều ác. Anh ta đã không làm mất điều đã ban cho mình, nhưng đã không làm cho điều mình có sanh được lợi lộc gì. Tất cả chúng ta đều dễ phạm vào lỗi lầm là “chôn xuống đất” các cơ hội thuận tiện. Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng thủng thẳng về sau đã, sau này khi đã ra trường, khi đã tốt nghiệp, hay sau khi lập gia đình, đã ở riêng, hay sau khi chúng ta được thăng chức, đã dọn về ngôi nhà thuộc riêng về mình, hoặc sau khi con cái chúng ta đã lớn và chúng ta có một ngôi nhà rộng, về sau, chừng đó, chúng ta có thể làm một việc gì đó. Tương lai luôn luôn tươi đẹp hơn hiện tại. Chúng ta xem cơ hội hiện tại như chỉ là một ta-lâng, và không chịu sử dụng nó. Đấng Christ đã khen ngợi và ban thưởng cho người có tánh chăm chỉ: “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm”. Nguyên tắc “kẻ nào đã có thì sẽ cho thêm” của câu 29 đã thường được Tân Ước nhắc đi nhắc lại. Người đã có cơ hội mà không chịu nắm lấy đã bị gọi là “vô ích” (worthless: vô giá trị), và ta-lâng của anh ta đã được ban cho người đã có mười ta-lâng nhưng đã tỏ ra rằng mình vẫn sẵn sàng sử dụng nó. Cùng một nguyên tắc ấy cũng được áp dụng trong Mac Mc 4:25 liên hệ đến việc chăm chỉ nghe lời (Đạo) Đức Chúa Trời: càng hiểu được nhiều, bạn sẽ có thể hiểu được càng nhiều hơn. Đó là một nguyên tắc về những lợi ích phức hợp trên phương diện thuộc linh. Hãy chăm chỉ, cố gắng, và bạn sẽ càng ngày càng được phước hơn: “Nhưng con đường của người công nghĩa giống như sự sáng chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa” (ChCn 4:18). Con người chăm chỉ và công nghĩa (đối lập với kẻ lười biếng và gian ác) sẽ từng trải sự sáng láng và phước hạnh càng ngày càng gia tăng đó. 2. Ai được ban cho nhiều, Nguyên tắc này cho chúng ta thấy rõ rằng người được năm ta-lâng sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn. Người chỉ nhận một ta-lâng đã không làm lợi được gì cả. Nếu anh ta đã làm lợi gấp đôi số vốn đã có, chắc chắn anh ta cũng đã được khen ngợi. Nếu người nhận năm ta-lâng chỉ làm lợi được một ta-lâng mà thôi, chắc anh ta sẽ bị quở trách đích đáng. Nếu việc phân phát các ta-lâng “tuỳ theo tài mỗi người” gợi ý rằng việc ban cho thiếu tính cách dân chủ, thì rõ ràng là việc phân xử liên hệ đến kết quả cũng không hề thay đổi và công minh. Hậu quả được thẩm định trên căn bản chăm chỉ chớ không phải trên căn bản tài năng. Chúng ta thấy nguyên tắc thứ hai này trong truyện tích về ông Chủ đi xa trở về (LuLc 12:35-48). Chúng ta giống như những người đang chờ đợi chủ
  • 27. mình sẽ trở về không biết giờ phút nào, và phước thay cho người nào tỉnh thức và sẵn sàng. Tất cả chúng ta đều biết điều đó. Nhưng chúng ta có chăm chỉ không, và đã thực hành điều mà tâm trí chúng ta đã biết hay chưa. Việc có thái độ tin chắc về sự tái lâm là một chuyện, còn thực sự sống trong sự mong chờ đó lại là một chuyện khác. Nếu mọi việc không được sắp xếp thứ tự, thì ông chủ sẽ đối xử ra sao với người quản gia? Người đầy tớ ngu dốt, chắc chỉ bị đòn nhẹ. Nhưng “người đầy tớ biết rõ ý muốn chủ mà không sẵn sàng hay hành động theo ý chủ, chắc sẽ bị đánh đòn nghiêm khắc”. Người đó biết điều mình phải làm nhưng không chăm chỉ. Người đó biết bằng trí khôn, nhưng không chịu hành động bằng tay mình. Chúng ta há không ở trong tình trạng đó sao? Có điều nào chúng ta biết mình phải làm, nhưng còn để lại chưa chịu hành động ngay chăng? Nếu mẹ hay vợ ta luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải sửa một chỗ nào đó trong nhà, hay một vài món quần áo nào phải đưa ra vá mà chúng ta cứ lần lữa, chắc trong gia đình chúng ta sẽ có vài tiếng phàn nàn. Nhưng đối với việc Chúa bảo chúng ta làm thì sao? Chúng ta đã biết cái lý tưởng về người tín đồ Đấng Christ phải ra sao, nhưng chúng ta đã làm gì để đạt đến điều đó? Chúng ta được giao cho nhiều điều; chúng ta cũng bị đòi hỏi phải đáp lại nhiều: “Biết” giáo lý Cơ Đốc thì chưa đủ; chúng ta còn phải làm theo nữa. Các truyện tích về những người đầy tớ trong các sách Phúc Âm thật là giản dị, nhưng sứ điệp chúng rao ra thật là rõ ràng. Nếu bạn chăm chỉ, bạn sẽ được phước. Nếu bạn đã được phước thì bạn có trách nhiệm phải chăm chỉ càng hơn. Tín đồ Đấng Christ là người đang làm việc với tư cách một nô lệ của Đức Chúa Giê-xu Christ. Người ấy không phải là một hình nộm trong tủ kính; người ấy phải là một gương mẫu hoạt động. Người tín đồ Đấng Christ bị đòi hỏi phải chăm chỉ phục vụ Ngài. 3. Ai trung tín trong việc nhỏ, Thật ra, nếu người chỉ nhận một ta-lâng đã trung tín trong việc nhỏ mọn đó, chắc cũng sẽ được ban thưởng để sẽ có cơ hội bày tỏ sự trung tín ấy trong một phạm vi rộng lớn hơn y như hai người bạn chăm chỉ hơn kia. Cho nên một lần nữa, chúng ta lại thấy sự công bằng trong các nguyên tắc đo lường mức thành công của Đức Chúa Trời. Dầu chỉ được một ta-lâng mà thôi, Đức Chúa Trời vẫn muốn cho anh ta sử dụng nó để làm một điều gì đó. Nguyên tắc thứ ba về sự chăm chỉ này được bày tỏ trong truyện tích rất thú vị về người quản gia bất trung trong 16:1-15 (xin xem phần chú giải cặn kẽ hơn khúc sách này trong chương 4 sau đây). Phần ứng dụng ở đây là người ấy đã tận dụng những cơ hội hiện tại một cách rất khôn ngoan để lo cho tương lai mình được sung sướng (dầu lẽ dĩ nhiên cách ăn ở của người đó là bất lương, và anh ta là một người quản gia bất trung; nhưng câu chuyện thí dụ chú ý nhiều hơn đến sự suy tính trước và lương tri). Đó là một lời khuyến
  • 28. cáo nên dùng tiền bạc bằng con mắt hướng về các hậu quả đời đời chớ không phải nhằm vào những vui thú tạm thời. Nhưng phần lý luận vẫn được tiếp tục; nếu bạn không trung tín về của bất nghĩa, thì ai dám giao cho bạn những của báu thực sự của thiên đàng? Nếu bạn không trung tín đối với tiền bạc của kẻ khác, ai là người dám tin cậy bạn về những gì bạn có? Thoạt đầu, người ấy được khen vì tánh thận trọng lo xa của mình, rồi bị trừng phạt vì cớ sự bất nghĩa của mình. Luận cứ đầu tiên bắt đầu từ việc nhỏ chuyển sang việc lớn, trong cách xử thế của người ấy đối với của cải đời này và trên trời. Nhưng điểm thứ hai, ấy là đời sống của một người trước sau như một và những ai vốn thận trọng trong những vấn đề nhỏ nhặt nhất chính là những người đáng tin cậy trong những vấn đề quan trọng hơn. Tánh chăm chỉ không phải chỉ dành cho những việc lớn mà thôi, nhưng là đặc tính của người tín đồ Đấng Christ trong mọi khía cạnh sinh hoạt, dầu là trong những chi tiết nhỏ nhặt hơn hết. Vậy ở đây có ba nguyên tắc về sự chăm chỉ, cố gắng: càng hơn, nhiều và nhỏ. Trung tín trong việc nhỏ, sẽ được ban cho nhiều hơn và đòi hỏi càng hơn là ba điểm tóm tắt diễn tiến của sự chăm chỉ. Chúng tôi xin nhường lời cuối cùng về vấn đề trên đây cho Sa-lô-môn, là người dầu có lầm lỗi trên nhiều phương diện khác, nhưng đã không ai trách được ông là thiếu cố gắng, chăm chỉ (xin xem IVua 1V 4:1-34) khi ông nói: “Kẻ thả trôi trong công việc mình, cũng là anh em của kẻ phá hoại” (ChCn 18:9). Động cơ thúc đẩy người đầy tơ ù Người tín đồ Đấng Christ với tư cách một tên nô lệ có những mạng lệnh phải theo, nhưng không hề có một ông cai nào đứng cạnh điều khiển mình với một ngọn roi trong tay. Theo một ý nghĩa nào đó, thì một phần vấn đề của chúng ta liên hệ đến tánh lười biếng. Chúng ta được tự do biếng nhác. Không có ai ở trên chúng ta để xem chúng ta có vâng lời hay không. Nô lệ của Đấng Christ là một người tự do không bị ai quản trị cả. Người ấy được tự do để chăm chỉ, cố gắng, cũng như tự do lười biếng. Vấn đề cho chúng ta, ấy là nếu chúng ta biếng nhác thì chỉ có một lương tâm quấy rầy cáo trách chúng ta mà thôi. Sự tự do của tín đồ Đấng Christ đối lập với hợp pháp chủ nghĩa chớ không đối lập với chế độ nô lệ và sự phục vụ. Được tự do không có nghĩa là đi vơ vẩn hay không cần vâng lời hoặc là hoàn toàn độc lập đối với chủ. Người tín đồ Đấng Christ đã tình nguyện đặt mình làm một tên nô lệ. Người ấy được tự do - để phục vụ. Trong Cựu Ước (XuXh 21:1-7) người nô lệ có một thời gian phục vụ nhất định, và tất cả nô lệ đều được giải phóng vào năm thứ bảy, và có một phương thức mà theo đó, người nô lệ có thể tự buộc mình vĩnh viễn với ông chủ. Nếu muốn, người ấy có thể nói: “Tôi yêu chủ, yêu vợ, con tôi, nên sẽ không ra đi để được tự do” hoặc “Tôi muốn làm nô lệ cho người này bởi vì