SlideShare a Scribd company logo
1 of 173
Download to read offline
Những Thắc Mắc Về Đời Sống
Tác giả: Nicky Gumbel
Lời Tựa
Lời Nói Đầu
1. Cơ Đốc Giáo: Nhàm Chán, Sai Lạc, và Không Thích Hợp
2. Jesus Là Ai?
3. Vì Sao Jesus Chết?
4. Làm Thế Nào Tôi Biết Chắc Đức Tin của Mình?
5. Vì Sao Tôi Phải Đọc Kinh Thánh và Nên Đọc Như Thế Nào?
6. Vì Sao Tôi Phải Cầu Nguyện và Cầu Nguyện Như Thế Nào?
7. Đức Thánh Linh Là Ai?
8. Công Tác của Đức Thánh Linh Là Gì?
9. Làm Thế Nào Để Tôi Được Đầy Dẫy Đức Thánh Linh?
10. Tôi Làm Thế Nào Để Chống Cự Điều Ác?
11. Đức Chúa Trời Hướng Dẫn Chúng Ta Bằng Cách Nào?
12. Vì Sao Phải Nói Về Chúa Cho Người Khác và Nên Nói Như Thế Nào?
13. Ngày Nay Đức Chúa Trời Có Chữa Bệnh Không?
14. Còn Hội Thánh Thì Thế Nào?
15. Làm Thế Nào Để Tận Dụng Tối Đa Cuộc Đời Còn Lại Của Mình
Ghi Chú
Hướng Dẫn Nghiên Cứu
Lời Tựa
Quyển sách nầy đã đến thật đúng thời điểm. Nó lấp đầy một khoảng trống đã
tồn tại trong các sách báo Cơ Đốc từ nhiều năm. Mặt khác, theo những số
liệu báo cáo đầy đủ gần đây cho thấy, hơn mười năm qua, giáo hội Anh quốc
đã và đang mất đi các thành viên với tốc độ một ngàn người một tuần lễ, tức
là vào khoảng nửa triệu người. Một điều quan trọng hơn nữa, 80% trong số
đó chưa đến hai mươi tuổi. Mặc dầu sự thực hiển nhiên là vẫn có một số các
Hội Thánh đang cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng đáng khích lệ, song
toàn thể cảnh trạng trong xứ sở hiện nay vẫn là một hình ảnh ảm đạm, suy
sụp dễ nhận thấy, và, như Nicky trình bày trong cuốn sách nầy về sự vỡ
mộng nói chung đối với sự sống của HT. Tuy nhiên...mặt khác, vượt khỏi
bất cứ thắc mắc gì, có một mối quan tâm mới mẽ đang suy xét trong những
điều thuộc về cõi tâm linh, cùng với một nỗi khao khát và niềm hy vọng
đang ngày càng gia tăng đó là, ở nơi nào đó, bằng cách gì đó, có thể tìm thấy
một câu trả lời của thời đại nầy đối với câu hỏi đã xưa cũ, đó là “Chân lý là
gì?”
Những Thắc Mắc Về Đời Sống là một quyển nhập môn rất thú vị, dễ đọc, dễ
thông cảm, được lôi cuốn về Chúa Cứu Thế Jesus, vẫn chính là nhân vật có
sức thu hút nhất, làm cho con người say mê nhất. Sự thông minh, khảo sát
tường tận, và sự tiếp cận có hiểu biết của Nicky Gumbel bảo đảm rằng việc
tìm tòi Chân lý thu hút trọn vẹn sự chú ý của tâm trí cũng như tấm lòng của
chúng ta.
Tôi rất vui mừng vì tất cả sự khó nhọc mà Nicky đã đặt vào khóa học Alpha
nầy, qua đó, nói theo nghĩa đen, có hàng trăm người đã được ảnh hưởng một
cách sâu xa, hiện nay đang sẵn sàng cho một cộng đồng thậm chí rộng lớn
hơn nữa. Tôi không hề ngần ngại khi đề cao cuốn sách quan trọng và dễ đọc
nầy.
Sandy Millar Holy Trinity Brompton
Lời Mở Đầu
Ngày nay có một sự quan tâm mới mẻ về niềm tin Cơ Đốc, và đặc biệt hơn
nữa là về thân vị của Chúa Jesus. Gần hai ngàn năm qua kể từ khi Ngài
giáng sinh Ngài vẫn đang tiếp xúc gần gũi với hàng tỷ người theo Ngài. Các
Cơ Đốc Nhân sẽ luôn luôn bị mê hoặc bởi Đấng sáng lập đức tin của họ và
là Chúa của đời sống họ. Nhưng hiện nay đang có một sự hồi sinh về mối
quan tâm giữa vòng những người không đi nhà thờ. Nhiều người đang có
những thắc mắc về Chúa Jesus. Ngài chỉ là một con người hay Ngài chính là
Con Đức Chúa Trời? Nếu Ngài là Con Đức Chúa Trời thì điều đó có những
hàm ý gì dành cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta?
Cuốn sách nầy nhằm trả lời một số câu hỏi mấu chốt nằm ở trọng tâm niềm
tin Cơ Đốc. nó được đặt cơ sở trên ‘Anpha’, một khóa học được thực hiện
tại Holy Trinity Brompton dành cho những người chưa đến nhà thờ, là
những người đang tìm để hiểu biết nhiều hơn về Cơ Đốc Giáo, và những
người mới đến với niềm tin đặt nơi Chúa Cứu Thế Jesus. Khóa học nầy, đã
và đang hoạt động trong nhiều năm và đã thực sự phát triển. Hàng trăm
người nam người nữ thuộc mọi lứa tuổi đã theo học khóa trình với đầy
những thắc mắc về Cơ Đốc Giáo và đã tìm thấy Đức Chúa Trời là Cha của
họ, Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế và là Chủ của họ và Đức Thánh Linh là
Đấng đến để ngự trong lòng họ.
Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã đọc các bản thảo và đưa ra những
lời phê bình gây dựng. Cũng như Cressida Inglis Jones là người đã đánh
máy bản thảo đầu tiên và hầu hết những bản sửa chữa với tốc độ, mức hiệu
quả, và sự kiên nhẫn tuyệt vời.
Nicky Gumbel
Cơ Đốc Giáo:Nhàm Chán, Sai Lạc, Không Thích Hợp?
Suốt nhiều năm, tôi chống đối niềm tin Cơ Đốc ở ba điểm. Trước hết, tôi
cho là nhàm chán. Tôi đã đến nhà nguyện của trường học và cảm thấy vô
cùng buồn tẻ. Tôi thật thông cảm với Robert Lorin Stevenson, người đã có
lần ghi vào nhật ký một điều được kể như là hiện tượng kỳ lạ sau đây: ‘Hôm
nay, tôi đã đi nhà thờ, cũng không đến nỗi thất vọng.’ Cùng chiều hướng
tương tự, nhà khôi hài Mỹ Olover Wendell Holmes viết: ‘Rất có thể tôi đã
bước vào chức vụ, nếu một vài người thuộc hàng giáo phẩm tôi quen biết
không có vẻ và không hành động giống như nhân viên mai táng.’ Tôi có cảm
tưởng là niềm tin Cơ Đốc rất tẻ nhạt và không hấp dẫn.
Thứ hai, theo tôi, niềm tin đó có vẻ sai lạc. Tôi chống đối niềm tin Cơ Đốc
về mặt tri thức và tự phụ cho mình là kẻ tin vào thuyết định mệnh hợp lý.
Lúc mười bốn tuổi, tôi viết một vài luận văn về môn Giáo hội Cải chánh,
trong bài văn ấy tìm cách đánh đổ toàn bộ Cơ Đốc Giáo phủ nhận sự hiện
hữu của Thượng đế. Điều khá ngạc nhiên là bài của tôi lại được giải thưởng!
Tôi đã đưa ra những luận điểm nhằm triệt hạ đức tin Cơ Đốc và thích đấu lý
với các tín hữu Cơ Đốc tự cho mình là đắc thắng lớn.
Thứ ba, tôi cho đó là niềm tin không thích hợp. Tôi không thể thấy được làm
sao một chuyện xảy ra cách đây 2000 năm tại Trung Đông cách xa 2000
dặm lại liên quan đến cuộc sống tôi tại nước Anh ở thế kỷ hai mươi nầy
được. Chúng ta vẫn thường hát bài được nhiều người ưa chuộng tựa đề
‘Giêrusalem’ và đặt câu hỏi: ‘Thế thì những bàn chân thời xưa đó có hề
bước lên vùng cỏ xanh của đồi núi nước Anh chăng?’ Tất cả chúng ta điều
biết rõ câu trả lời là ‘Không, họ không hề bước qua’. Đối với đời sống tôi,
niềm tin đó dường như hoàn toàn không thích hợp.
Sau nầy tôi mới nhận ra một phần do lỗi của tôi đã không thật sự lắng nghe
cho nên mới hoàn toàn không biết gì về niềm tin Cơ Đốc. Ngày nay trong xã
hội đã bị thế tục hóa, có nhiều người không biết gì mấy về Chúa Cứu Thế
Jêsus, hoặc những gì họ biết về Ngài chẳng được là bao, hoặc họ chẳng biết
gì cả về Cơ Đốc Giáo. Một mục sự tại bệnh viện đã xếp loại các câu trả lời
cho câu hỏi: ‘Mời bạn cùng tham dự Tiệc Thánh nhé?’ như sau:
‘Không, cám ơn, tôi thuộc Giáo hội Anh Quốc.’
‘Không, cám ơn, tôi thích ăn bánh bắp chiên dòn.’
‘Không, cám ơn, tôi chưa chịu cắt bì.’1
Cơ Đốc Giáo không nhàm chán, không sai lạc và không thể nào không thích
hợp. Ngược lại, đó là niềm tin hấp dẫn, đúng đắn và thích hợp. Chúa Jêsus
nói: ‘Ta là đường đi, chân lý và sự sống.’ (GiGa 14:6). Nếu Ngài nói đúng,
và tôi tin là Ngài nói đúng, thì chẳng còn gì quan trọng hơn trong cuộc đời
nầy là thái độ đáp ứng của chúng ta đối với Ngài.
Phương hướng cho thế giới lầm lạc
Con người được tạo ra để sống trong mối liên hệ với Thượng đế. Thiếu mối
liên hệ đó, con người lúc nào cũng cảm thấy đói khát, trống trải và thiếu
thốn. Hoàng tử Charles gần đây có nói về niềm tin của ông như sau, bất chấp
mọi tiến bộ của khoa học, ‘nơi sâu thẳm của linh hồn (nếu tôi được phép
dùng từ nầy) con người vẫn vô tình bất an dai dẳng vì biết mình còn thiếu
một điều, một chất liệu làm cho cuộc đời trở nên đáng sống’.
Bernard Levin có lẽ là nhà báo vĩ đại nhất của thế hệ nầy, có lần viết một bài
tựa đề ‘Đời là Một Bí Ẩn Lớn mà Không Có Giờ để Tìm Ra Ý Nghĩa’.
Trong bài nầy ông đề cập đến sự kiện mặc dù là một nhà báo rất thành công
suốt hơn hai mươi năm nhưng ông vẫn e mình có thể đã ‘phung phí thực tại
để theo đuổi một giấc mơ‘. Ông viết:
Nói thẳng thừng, tôi có giờ nào để tìm hiểu tại sao tôi được sinh ra để rồi
chết không?...Tôi chưa tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi nầy và cho dù tôi còn
bao nhiêu năm nữa để sống thì chắc chắn khoảng thời gian đó vẫn không
nhiều bằng những năm tôi đã trải qua. Rõ ràng là nguy hiểm nếu tôi trễ nãi
không trả lời ngay...tại sao tôi phải biết lý do mình được sinh ra? Dĩ nhiên là
vì cớ tôi không thể cho rằng đó là chuyện tình cờ; mà nếu không phải tình cờ
thì phải có ý nghĩa. 2
Nhà báo nầy không phải là tín hữu Cơ Đốc và gần đây có viết: ‘Xin nhắc lại
lần thứ mười bốn ngàn, tôi không phải là tín hữu Cơ Đốc.’ Thế nhưng hình
như ông ý thức quá rõ sự bế tắc trong việc giải đáp ý nghĩa của cuộc sống.
Trước đây vài năm, ông đã viết:
Những xứ sở giống như đất nước chúng tôi, đầy dẫy những con người có đủ
mọi tiện nghi vật chất họ ao ước, cùng với những phước hạnh phi vật chất
như gia đình hạnh phúc, thế nhưng cuộc sống của họ lại chán chường thầm
lặng, có đôi lúc ồn ào, chẳng hiểu biết gì hơn là cảm thấy một khoảng trống
bên trong mà cho dù có đổ vào bao nhiêu đồ ăn, thức uống, có nhồi nhét với
bao nhiêu con cháu xứng đáng cùng bạn bè trung thành đi nữa... khoảng
trống đó vẫn còn nhức nhối. 3
Một số người sống hầu hết đời mình để tìm kiếm một điều gì đó có thể mang
lại ý nghĩa cùng mục đích cho cuộc sống. Leo Tolstoy, tác giả của Chiến
Tranh và Hòa Bình (War and Peace ) và Anna Karenina , đã viết một sách
mang tựa đề Một Lời Thú Tội (A Confession ) vào năm 1879, trong đó ông
kể lại câu chuyện ông đi tìm ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống. Lúc còn bé
ông đã chối bỏ Cơ Đốc Giáo. Khi rời trường đại học, ông tìm kiếm lạc thú
trong cuộc sống càng nhiều càng tốt. Ông bước vào thế giới xã giao của
Moscow và Petersburg, nhậu nhẹt li bì, sống bừa bãi, cờ bạc và thác loạn.
Nhưng thế giới đó không làm ông thỏa mãn.
Sau đó ông khát vọng tiền bạc. Ông được thừa hưởng một tài sản và kiếm
thật nhiều tiền nhờ viết sách. Thế nhưng điều đó cũng chẳng khiến ông thỏa
mãn. Ông tìm kiếm thành công, danh vọng và địa vị. Và ông đã đạt được tất
cả. Ông đã viết tác phẩm mà Bách Khoa Tự Điển Britannica mô tả là ‘một
trong hai tiểu thuyết vĩ đại nhất của nền văn học thế giới’. Thế nhưng ông
vẫn đối diện với câu hỏi: ‘Rất hay... nhưng rồi sau nữa?’ Và bế tắc trước câu
trả lời.
Rồi ông nuôi tham vọng về gia đình, tạo cho gia đình cuộc sống tốt đẹp nhất
có thể có được. Ông kết hôn năm 1862, có một người vợ tốt bụng, yêu
thương với mười ba người con (mà theo ông, chính gia đình đã khiến ông
xao lãng việc đi tìm ý nghĩa toàn thể của cuộc sống!). Ông đã đạt được mọi
tham vọng và chìm ngập trong cái có vẻ là hạnh phúc toàn vẹn. Thế nhưng
một câu hỏi đã đưa ông đến bờ tự sát: ‘Liệu ý nghĩa nào trong cuộc sống tôi
vượt khỏi tầm hủy diệt không thể tránh được của tử thần được đang chờ đợi
tôi chăng?’
Ông đã đi tìm lời giải đáp trong mọi lãnh vực khoa học và triết học. Lời giải
đáp duy nhất cho câu hỏi: ‘Tại sao tôi sống?’ mà ông tìm được đó là ‘Trong
sự vô hạn của không gian và sự vô hạn của thời gian thì những phân tử cực
kỳ nhỏ biến đổi theo tính phức tạp vô hạn’.
Khi nhìn những người đương thời, ông thấy họ không đối diện với những
câu hỏi hàng đầu nầy của cuộc sống (‘Tôi từ đâu đến?’, ‘Tôi đang đi về
đâu?’, ‘Tôi là ai?’, ‘Sống có ý nghĩa gì?’). Cuối cùng, ông thấy những nông
dân Nga có thể trả lời những câu hỏi đó qua niềm tin Cơ Đốc của họ và ông
nhận biết rằng chỉ trong Chúa Cứu Thế Jêsus chúng ta mới tìm ra lời giải
đáp.
Hơn một trăm năm sau đó cũng chẳng có gì thay đổi. Freddie Mercury, ca sĩ
hàng đầu của nhóm nhạc Rock Queen, chết vào cuối năm 1991 đã viết trong
một bài hát cuối cùng có trong tập nhạc Phép Lạ (The Miracle ) như sau:
‘Có ai biết chúng ta sống để làm gì không?’ Mặc dù anh đã thu góp được
một tài sản khổng lồ và đã thu hút hàng ngàn kẻ hâm mộ, nhưng trong một
cuộc phỏng vấn ngay trước khi chết, anh nhìn nhận là mình cô đơn cùng
cực. Anh nói: ‘Bạn có thể có mọi thứ trên đời mà vẫn là con người cô đơn
nhất và đó là nỗi cô đơn cay đắng nhất. Thành công đã mang lại cho tôi sự
tôn sùng của toàn thế giới cùng với hàng triệu bảng Anh, nhưng lại cản trở
một điều mà mọi người chúng ta đều cần mối liên hệ yêu thương và liên
tục.’
Anh đã nói đúng khi cho rằng mối ‘liên hệ liên tục’ là điều mọi người chúng
ta đều cần. Thế nhưng chẳng có mối liên hệ nào của mọi người có thể khiến
chúng ta hoàn toàn thỏa mãn. Và mối liên hệ đó cũng không hoàn toàn liên
tục. Lúc nào chúng ta cũng cảm thấy thiếu một điều gì đó. Lý do là vì chúng
ta được tạo ra để sống trong mối liên hệ với Thượng đế. Chúa Jêsus nói: ‘Ta
là đường đi’. Ngài là Đấng duy nhất có thể đưa chúng ta vào mối liên hệ với
Thượng đế, một mối liên hệ kéo dài đến vô tận.
Lúc tôi còn bé, gia đình tôi có một máy tivi đen trắng. Chúng tôi chẳng bao
giờ được xem hình rõ nét; lúc nào hình cũng mờ nhạt và bị sọc. Khi chưa
biết có cái nào tốt hơn thì chúng tôi vẫn sung sướng có tivi đó. Cho đến một
hôm, chúng tôi biết là cần phải có ăngten! Bỗng nhiên chúng tôi biết được
mình có thể xem được hình rõ nét hơn. Niềm vui của chúng tôi gia tăng.
Cuộc sống thiếu liên hệ với Thượng đế qua Chúa Cứu Thế Jêsus cũng giống
như tivi thiếu ăngten. Một số người có vẻ rất hạnh phúc vì họ chưa biết có
thể hưởng được điều tốt đẹp hơn. Một khi chúng ta kinh nghiệm được mối
liên hệ với Thượng đế thì mục đích và ý nghĩa của cuộc sống sẽ trở nên rõ
ràng hơn. Chúng ta thấy được những điều chúng ta chưa hề thấy và lúc ấy
chúng ta sẽ rất dại dột nếu muốn quay về với lối sống cũ. Chúng ta hiểu
được tại sao mình được sinh ra trên đời nầy.
Thực tế trong một thế giới hỗn loạn
Đôi khi có người nói: ‘Nếu bạn thành thật thì bạn tin cái gì cũng chẳng sao?’
Nhưng có khi chúng ta sai lầm một cách thành thật. Adolf Hitler đã thành
thật trong sai lầm của ông. Niềm tin của ông đã tiêu diệt sinh mạng của hàng
triệu con người. Kẻ tàn sát ở Yorkshire (Anh Quốc) đã tin là ông làm theo ý
muốn Thượng đế khi tàn sát những gái mãi dâm. Ông cũng sai lầm rất là
thành thật. Và niềm tin của ông đã ảnh hưởng hành động. Đây là những
trường hợp quá khích, nhưng cũng làm sáng tỏ vấn đề là điều chúng ta tin rất
quan trọng, bởi lẽ niềm tin sẽ quyết định cách sống của chúng ta.
Thái độ của mọi người đối với tín hữu Cơ Đốc có thể là: ‘Niềm tin đó thật
tuyệt vời đối với bạn nhưng với tôi thì không’. Thái độ nầy không hợp lý.
Nếu Cơ Đốc Giáo đúng thì niềm tin đó vô cùng thiết yếu đối với mỗi người
chúng ta. Còn nếu niềm tin đó không đúng thì mọi tín hữu Cơ Đốc đều bị
lừa gạt và như vậy thì chẳng ‘tuyệt diệu đối với chúng tôi’ - đó là điều thật
đáng buồn và cần sửa đổi càng sớm càng tốt. Là nhà văn và học giả,
C.S.Lewis đã viết: ‘Cơ Đốc Giáo là một lời khẳng định mà nếu sai thì chẳng
có gì quan trọng, còn nếu đúng thì vô cùng quan trọng. Một điều không thể
có được đó là Cơ Đốc Giáo tương đối quan trọng’.4
Có đúng thế không? Có chứng cớ nào không? Chúa Jêsus nói: ‘Ta là...chân
lý’. Có chứng cớ nào hỗ trợ cho lời tuyên bố nầy không? Một số câu hỏi
chúng ta sẽ đề cập trong phần sau của sách. Trọng tâm của Cơ Đốc Giáo là
sự phục sinh của Chúa Cứu Thế Jêsus và điều nầy có đủ chứng cớ. Giáo sư
Thomas Arnold, hiệu trưởng của trường Rugby School, con người từng làm
đảo lộn quan niệm giáo dục của Anh Quốc, đã được bầu làm trưởng bộ môn
lịch sử hiện đại tại đại học Oxford. Chắc chắn ông là người am hiểu giá trị
của chứng cớ trong việc xác định những sự kiện lịch sử, nên ông nói:
Suốt nhiều năm tôi đã từng quen thuộc nghiên cứu lịch sử của nhiều thời đại,
xem xét và đánh giá chứng cớ của những người đã viết ra, thế nhưng đối với
tầm hiểu biết của một kẻ tìm hiểu vô tư thì chưa có một sự kiện nào trong
lịch sử nhân loại được minh chứng bằng một chứng cớ đầy đủ và toàn vẹn
hơn là dấu hiệu quan trọng mà Thượng đế đã ban cho chúng ta, qua việc
Chúa Cứu Thế đã chết và từ kẻ chết sống lại.
Như chúng ta sẽ thấy trong các phần sau, có rất nhiều chứng cớ về tính xác
thực của Cơ Đốc Giáo. Thế nhưng, khi Chúa Jêsus phán: ‘Ta là chân lý...’.
Ngài không chỉ hàm ý chân lý về tri thức. Nguyên nghĩa của từ chân lý bao
hàm ý niệm thi hành hoặc kinh nghiệm chân lý. Chấp nhận chân lý của Cơ
Đốc Giáo bằng lý trí vẫn chưa đủ, phải cần có sự hiểu biết về Chúa Cứu Thế
Jêsus là hiện thân của chân lý.
Giả sử trước khi làm quen với vợ tôi là Pippa, tôi đã đọc một sách viết về
nàng. Rồi đọc xong, tôi nghĩ: ‘Cô nầy có vẻ tuyệt quá. Đúng là người tôi
muốn kết hôn’. Cảm nhận về lý trí của tôi lúc ấy tin rằng nàng là con người
tuyệt vời, khác hẳn với tâm trạng trong tôi hiện nay sau nhiều năm kinh
nghiệm chung sống khiến tôi có thể nói: ‘Tôi biết nàng là con người tuyệt
vời’. Khi một tín hữu Cơ Đốc nói về niềm tin của mình: ‘Tôi biết Chúa Jêsus
là chân lý’, thì người ấy không chỉ nói đến sự hiểu biết của lý trí, nhưng
muốn nhấn mạnh rằng người ấy đã kinh nghiệm Chúa Jêsus là chân lý. Khi
chúng ta có mối liên hệ với Đấng là hiện thân của chân lý thì mọi nhận thức
của chúng ta đều thay đổi và chúng ta bắt đầu hiểu chân lý về thế giới chung
quanh chúng ta.
Sự sống trong một thế giới tối tăm
Chúa Jêsus phán: ‘Ta là...sự sống’. Trong Chúa Jêsus, chúng ta tìm được sự
sống mà trước đây là tội lỗi, nghiện ngập, sợ hãi và lảng vãng bóng tử thần.
Đúng là mọi người chúng ta đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thượng
đế cho nên loài người vẫn có một cái gì thật cao quý. Tuy nhiên, tất cả
chúng ta đều cũng sa ngã, nghĩa là chúng ta được sinh ra với khuynh hướng
làm ác. Trong mỗi con người, hình ảnh Thượng đế đã bị lu mờ hoặc nhiều
hoặc ít, và trong vài trường hợp thì đã bị tội lỗi hầu như hoàn toàn triệt tiêu.
Tốt lẫn xấu, mạnh lẫn yếu đều đồng hiện hữu trong mọi con người.
Alexander Solzhenitsyn, nhà văn Nga nói: ‘Lằn mức ngăn cách thiện và ác
không đi xuyên qua các quốc gia, các giai cấp xã hội, các phe nhóm chính trị
mà là xuyên qua ngay chính trái tim mỗi con người và qua mọi con tim nhân
loại.’
Tôi vẫn thường cho mình là con người ‘tốt’ bởi lẽ tôi không cướp ngân hàng
hoặc phạm những tội nghiêm trọng khác. Chỉ khi tôi bắt đầu nhìn thấy cuộc
sống tôi bên cạnh cuộc đời Chúa Cứu Thế Jêsus, lúc đó tôi mới thấy mình
sai lầm biết bao. Nhiều người khác cũng có kinh nghiệm như tôi. C.S.Lenis
viết: ‘Lần đầu tiên tôi kiểm điểm mình với mục đích thực tế rất nghiêm
chỉnh. Tôi lấy làm ghê sợ điều mình khám phá ra; một sở thú ham muốn,
một chợ trời tham vọng, một nhà trẻ sợ hãi, một hậu cung nung nấu ghen
ghét. Tên tôi là Đội Quân.’ 5
Tất cả chúng ta đều cần sự tha thứ và chỉ trong Chúa Cứu Thế, chúng ta mới
được tha thứ. Marghanita Laski, nhà nhân văn, khi tranh luận với một tín
hữu Cơ Đốc trên truyền hình, đã đưa ra một lời thú nhận gây kinh ngạc. Bà
nói: ‘Điều khiến tôi ganh tÿ hơn hết với các bạn Cơ Đốc, chính là sự tha
thứ’. Rồi bà nói tiếp, giọng khá cảm động: ‘Tôi chẳng có ai để tha thứ cho
tôi cả’.
Điều Chúa Jêsus đã làm khi Ngài chịu đóng đinh thay thế chúng ta đó là để
trả nợ cho tất cả mọi điều sai quấy chúng ta đã làm. Chúng ta sẽ nói về đề tài
nầy trong chương 3 cách chi tiết hơn. Chúng ta sẽ thấy, Ngài chết để cất bỏ
tội lỗi chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi chứng nghiện ngập, sợ hãi và cuối
cùng là sự chết, Ngài chết thay cho chúng ta.
Vào ngày 31 tháng 7 năm 1991, một biến cố đáng chú ý đã được cử hành.
Cuối tháng bảy năm 1941 những hồi còi báo động Auschwitz loan báo một
tù nhân đã vượt ngục. Để thế chỗ cho người nầy, mười bạn tù của anh phải
chết, chết bằng cách bị bỏ đói từ từ, dai dẳng, bị chôn sống trong một hầm
than bằng bê tông, được xây cất thật đặc biệt.
Thế là suốt ngày, bị hành hạ dưới nắng, đói và sợ, mấy người đàn ông phải
chờ đợi trong khi viên sĩ quan chỉ huy cùng với viên công an mật của Đức
Quốc Xã tháp tùng đi qua từng hàng tù nhân để lựa chọn mười người, hoàn
toàn tùy hứng. Lúc sĩ quan chỉ huy chỉ vào một người đàn ông, Francis
Gajowniczek, anh nầy la to tuyệt vọng: ‘Ôi vợ con đáng thương của ta’.
Ngay lập tức, một bóng dáng đàn ông đơn sơ với đôi mắt trũng xuống dưới
cặp mắt kính tròn bằng gọng dây kẽm, bước ra khỏi hàng, giở nón. Viên chỉ
huy nói: ‘Tên lợn Balan nầy muốn gì?’
‘Tôi là một tu sĩ Công giáo, tôi muốn chết thay cho người kia. Tôi đã già rồi,
còn anh kia có vợ con... tôi chẳng có ai’, Linh mục Maximilan Kolbe đáp.
‘Đồng ý’, viên chỉ huy trả lời rồi bỏ đi.
Đêm hôm ấy, chín người đàn ông và một tu sĩ sẽ đi vào hầm than để bị bỏ
đói. Bình thường thì họ cấu xé nhau như những chó thú ăn thịt đồng loại.
Nhưng lần nầy thì không. Khi còn sức lực, họ nằm khỏa thân trên sàn hầm,
cầu nguyện và hát thánh ca. Sau hai tuần lễ, ba người và linh mục
Maximilian vẫn còn sống. Hầm than lại phải dùng chứa những người khác
nên vào ngày 14 tháng 8, bốn người còn lại bị thanh toán. Vào 12g50 khuya,
sau hai tuần bị bỏ đói trong hầm than mà vẫn còn tỉnh táo, linh mục Balan
cuối cùng đã được chích một mũi phenol (chất tẩy uế mạnh) và chết ở tuổi
47.
Vào ngày 10 tháng 10 năm 1982 tại Quảng Trường St. Peter's Square, La
mã, cái chết của linh mục Maximilian đã được cử hành đúng mức. Hiện diện
giữa đám đông 150.000 người, có mặt Francis Gajowniczek, cùng với vợ,
con và cháu của anh - vì thực ra, nhiều người đã được cứu sống nhờ linh
mục nầy. Mô tả cái chết của linh mục Maximilian, Đức giáo hoàng nói:
‘Đây là chiến thắng đối với mọi chế độ khinh bỉ và ghen ghét, đó là sự đắc
thắng do Đức Chúa Jêsus của chúng ta tương tự’. 6
Thực ra, sự chết của Chúa Jêsus còn diệu kỳ hơn nhiều, bởi lẽ Chúa Jêsus đã
chết, không phải chỉ cho một người mà cho từng cá nhân riêng lẻ trên trần
thế. Nếu bạn hoặc tôi là con người duy nhất trên đời nầy thì Chúa Cứu Thế
Jêsus cũng đã chết thay cho chúng ta, để cất bỏ mọi tội lỗi chúng ta. Khi tội
lỗi được cất bỏ, chúng ta có được sự sống mới.
Chúa Jêsus chẳng những đã chết thay chúng ta mà Ngài còn từ kẻ chết sống
lại vì cớ chúng ta. Trong hành động nầy, Ngài đã đánh bại tử thần. Hầu hết
những người có lý trí đều biết sự chết là không thể nào tránh được, mặc dù
ngày nay cũng có một số người có những cố gắng thật kinh dị để tránh cái
chết. Tờ Báo của Giáo Hội Anh Quốc (The Church of England Newspaper)
có mô tả cố gắng đó như sau:
Năm 1960 nhà triệu phú bang California là James M.C Gill đã qua đời. Ông
để lại những chỉ dẫn thật chi tiết, yêu cầu cơ thể ông được bảo quản và đông
lạnh với hy vọng một ngày kia các khoa học gia có thể tìm ra cách chữa trị
chứng bệnh đã giết hại ông. Có hàng trăm người tại miền nam California hy
vọng được sống lại nhờ tiến trình đông lạnh và bảo quản thi thể con người.
Tiến bộ mới nhất trong kỹ thuật đông lạnh được gọi là đình hoãn thần kinh
nhằm chỉ bảo quản cái đầu của con người. Một lý do khiến kỹ thuật nầy trở
nên phổ biến vì bảo quản như thế rẻ hơn bảo quản và duy trì cả thân thể.
Điều nầy nhắc tôi nhớ nhân vật Woody Allen trong tác phẩm Sleeper , anh
nầy lo bảo quản cái mũi của chính mình’. 7
Những cố gắng né tránh cái chết bất khả kháng như thế rõ ràng là phi lý và
thực sự là không cần thiết. Chúa Jêsus đã đến để ban cho chúng ta ‘sự sống
đời đời’. Sự sống đời đời là phẩm chất của sức sống phát xuất từ một cuộc
sống liên hệ với Thượng Đế và với Chúa Cứu Thế Jêsus (GiGa 17:3). Chúa
Jêsus không hề hứa cho ai cuộc sống dễ dàng, nhưng Ngài hứa ban sức sống
phong phú (GiGa 10:10). Phẩm chất mới nầy trong sức sống khởi đầu ngay
bây giờ và tiếp tục cho đến vô tận. Thời gian chúng ta sống trên đất tương
đối ngắn, nhưng cõi vô tận thì bao la. Qua Chúa Jêsus là Đấng phán: ’Ta
là...sự sống’ chúng ta không những chỉ hưởng được sự sống phong phú ngay
bây giờ mà còn tin chắc cuộc sống đó sẽ không bao giờ chấm dứt.
Cơ Đốc Giáo không nhàm chán: đó là niềm tin giúp chúng ta sống thật
phong phú. Cơ Đốc Giáo không sai lạc: đó là chân lý. Cơ Đốc Giáo không
xa rời thực tế; nó biến đổi toàn thể cuộc sống chúng ta. Nhà thần học và triết
gia Paul Tillich mô tả tình trạng con người lúc nào cũng ôm ấp ba nỗi lo sợ:
sợ vô nghĩa, sợ chết và sợ tội. Chúa Cứu Thế Jêsus sẵn sàng giải quyết từng
nỗi sợ đó. Ngài rất cần thiết cho mỗi người chúng ta vì Ngài là ‘đường đi,
chân lý và sự sống’.
Herodotus 488-428 TC 900 SC 1.300 8
Tacitus 100 SC 1.100 1.000 20
Jêsus Là Ai? Một nữ truyền giáo làm việc ở giữa vòng các trẻ em ở tại
Trung Đông đang lái chiếc xe Jeep của bà xuống một con đường nhỏ thì xe
hết xăng. Trong xe của bà không có thùng đựng xăng, bà chẳng tìm được gì
ngoài một cái bô của trẻ con. Bà đi bộ một cây số rưỡi dọc theo con đường
để đến một trạm xăng gần nhất và lấy đầy xăng trong chiếc bô đó. Khi đã trở
về và đang đổ xăng vào bình, một chiếc Cadillac rất lớn chở đầy các lãnh tụ
Hồi giáo giàu có về dầu hỏa dừng lại. Họ bị mê hoặc hoàn toàn khi thấy bà
đang rót thứ nước chứa trong chiếc bô vào bình xăng xe Jeep. Một người
trong số họ mở cửa sổ và bảo ‘Ôi! Xin lỗi, mặc dầu bạn tôi và tôi không
cùng chung tín ngưỡng với bà, nhưng chúng tôi hết sức khâm phục đức tin
của bà!’
Một số người xem việc trở thành Cơ Đốc Nhân như là một bước nhảy mù
quáng của đức tin. Loại đức tin có cần trong trường hợp mong cho một chiếc
ô tô chạy được nhờ thứ nước thường chứa trong một cái bô. Thật ra đức tin
là bước cần phải có. Song đó không phải là một bước nhảy mù quáng của
đức tin, mà là một bước đức tin đặt cơ sở trên bằng cớ vững chắc của lịch
sử. Trong chương nầy tôi muốn xem xét một số những bằng chứng lịch sử
đó.
Tôi được cho biết trong một cuốn từ điển tiếng Nga của chủ nghĩa Cộng sản,
Chúa Jêsus được mô tả là ‘một nhân vật huyền thoại chưa hề tồn tại’. Ngày
nay không một sử gia nghiêm túc nào có thể giữ quan niệm đó nữa. Có rất
nhiều bằng chứng về sự tồn tại của Chúa Jêsus. Bằng chứng ấy không những
chỉ đến từ các sách Phúc âm và các tài liệu Cơ Đốc khác, mà còn đến từ các
nguồn tư liệu phi Cơ Đốc nữa. Ví dụ các nhà viết sử La mã trực tiếp
(Tacitus) và gián tiếp (Suetonius) , cả hai đều viết về Ngài. Vị sử gia Do thái
Josephus, sinh năm 37 sau Công nguyên mô tả Chúa Jêsus và những người
theo Ngài như vầy:
Bấy giờ, vào khoảng thời gian nầy, có một người tên là Jêsus, một con người
khôn ngoan, nếu như gọi Ngài con người là hợp pháp, bởi vì Ngài là một
người đã làm những công việc kỳ diệu, là thầy của những người tiếp nhận
chân lý với sự thỏa vui. Ông đã thu hút nhiều người Giuđa lẫn nhiều dân
ngoại bang đến với mình. Ông ta là Đấng Christ; và bởi lời kiến nghị của
những kẻ cai trị giữa vòng chúng ta, khi Philát đã kết án người trên thập tự
giá, những kẻ yêu mến người từ lúc đầu đã không bỏ rơi người bởi người đã
sống lại và hiện ra với họ vào ngày thứ ba, đúng như lời những lời tiên tri
của Đức Chúa Trời đã báo trước các điều đó cùng với mười ngàn điều kỳ
diệu khác về người; và vì vậy mà nhóm những Cơ Đốc nhân đã được gọi
theo tên của người cho đến ngày nay vẫn không triệt tiêu họ được. 8
Như vậy là đã có bằng chứng ngoài Kinh Thánh về sự hiện diện của Chúa
Jêsus. Ngoài ra, những bằng chứng của Tân Ước là rất mạnh mẽ. Đôi khi
người ta nói ‘Tân Ước đã được viết ra từ lâu rồi. Làm sao để chúng ta biết
những gì họ viết lại không bị mai một qua năm tháng?’
Câu trả lời là chúng ta thực sự biết, rất chính xác qua ngành khoa học nghiên
cứu của sự phê bình bản văn, về những gì các trước giả Tân Ước đã viết.
Điều chủ yếu là chúng ta càng có nhiều bản văn, thì chúng ta càng ít nghi
ngờ bản gốc. Cố Giáo sư F.F.Bruce (là giáo sư Rylands của môn phê bình và
chú giải Kinh Thánh ở tại Trường Đại Học Manchester) trình bày trong tác
phẩm Những Tài Liệu của Tân Ước có Đáng Tin Cậy không ? (Are the New
Testament Documents Reliable ?) sự phong phú thế nào của Tân Ước trong
việc chứng thực bản thảo bằng cách so sánh các bản văn với các tác phẩm
lịch sử khác.
Bảng liệt kê dưới đây tóm tắt những sự kiện và cho thấy phạm vi của bằng
chứng Tân ước.
F.F. Bruce tỏ rõ rằng đối với tác phẩm Gallic War của Caesar chúng ta có
chín hoặc mười bản sao và bản cổ nhất đã được viết khoảng 900 năm sau
thời của Caesar. Đối với tác phẩm Roman History của Livy chúng ta có chưa
đến hai mươi bản sao, bản sớm nhất của nó có từ khoảng năm 900 S.C.
Trong mười bốn sách lịch sử của Tacitus chỉ có hai mươi bản sao còn tồn
tại; trong mười sáu sách sử biên niên của ông, mười phần thuộc hai tác phẩm
lịch sử quan trọng của ông lệ thuộc hoàn toàn vào hai thủ bản, một thuộc thế
kỷ thứ chín và một thuộc thế kỷ thứ mười một. Sách lịch sử của Thucydides
được biết đến hầu hết hoàn toàn là nhờ tám thủ bản vào khoảng năm 900
S.C. Sách lịch sử của Herodotus cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, không
một học giả cổ điển nào nghi ngờ về tính xác thực của các tác phẩm ấy, mặc
dù khoảng thời gian từ bản gốc đến bản viết tay là rất dài và số các bản viết
tay tương đối ít.
Còn về Tân Ước chúng ta có một lượng tài liệu thật phong phú. Tân Ước có
lẽ đã được viết ra vào khoảng từ giữa năm 40 S.C đến 100 S.C. Chúng ta
hiện có các thủ bản đầy đủ hoàn toàn của toàn bộ Tân Ước đã bắt đầu có từ
năm 350 S.C (một khoảng thời gian chỉ có 300 năm), các thủ bản bằng chỉ
thảo bao gồm phần lớn các tác phẩm của Tân Ước có từ thế kỷ thứ ba và
cũng có cả một phần rời của sách Giăng có từ năm 130 S.C. Có hơn 5000
thủ bản viết bằng tiếng Hy lạp, hơn 10.000 thủ bản tiếng La tinh và 9.300
thủ bản khác, cũng như hơn 36.000 phần trích trong các tác phẩm của các
giáo phụ thuộc HT đầu tiên. Là một trong các nhà phê bình bản văn vĩ đại
nhất từ trước đến nay F.J.A.Hort đã nói: ‘Về tính đa dạng và đầy đủ của các
bằng chứng mà trên đó Tân Ước dựa vào, thì bản văn Tân Ước vươn thẳng
lên hoàn toàn và các tác phẩm văn xuôi cổ không thể bì lại với văn phẩm
Tân Ước.’ 9
F.F.Bruce tổng kết các bằng chứng bằng cách trích dẫn lời của Ngài Frederic
Kenyon, một học giả chủ đạo trong lãnh vực nầy:
Như vậy khoảng cách niên đại của tác phẩm gốc với bằng chứng sớm sủa
nhất hiện là quá nhỏ và thật sự không đáng kể, và cơ sở được xem là vững
vàng nhất để người ta dựa vào đó mà nghi ngờ nguồn gốc của Lời Kinh
Thánh từ khi được viết ra, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến thời của
chúng ta, đến nay đã bị loại bỏ. Cả tính xác thực lẫn tính nhất quán chung
của các sách trong Tân Ước cuối cùng có thể được coi là đã được xác minh’.
10
Từ những bằng chứng bên ngoài và bên trong Tân Ước chúng ta biết Chúa
Jêsus đã từng hiện diện trên đất.11 Nhưng Ngài là ai? Tôi nghe Martin
Scorsese nói trên ti vi rằng ông ta đã làm bộ phim Sự Cám Dỗ Cuối Cùng
của Đấng Christ ( The Last Temptation of Christ) để chứng tỏ rằng Chúa
Jêsus là một con người thật. Tuy nhiên đó không phải là vấn đề tranh cãi lúc
nầy. Ngày nay rất ít người nghi ngờ rằng Chúa Jêsus hoàn toàn là một con
người. Ngài đã từng mang thân thể của loài người; đôi khi Ngài cũng mệt
mỏi (GiGa 4:6) và đói (Mat Mt 4:2). Ngài có những cảm xúc của con người,
Ngài đã nóng giận (Mac Mc 11:15-17), Ngài yêu thương (Mac Mc 10:21) và
Ngài đau buồn (GiGa 11:35). Ngài đã có những từng trải như loài người;
Ngài đã bị cám dỗ (Mac Mc 1:13), Ngài đã học hỏi (LuLc 2:52), Ngài đã
làm việc (Mac Mc 6:3) và Ngài đã phục tùng cha mẹ mình (LuLc 2:51).
Vấn đề mà nhiều người ngày nay đang nói đến là Chúa Jêsus chỉ là một con
người, là một giáo sư tôn giáo vĩ đại. Diễn viên hề Bily Connolly đã thay
mặt cho nhiều người khi ông bảo rằng ‘Tôi không thể tin vào Cơ Đốc Giáo,
nhưng tôi nghĩ Chúa Jêsus là một con người tuyệt vời’.
Có bằng chứng gì để cho thấy Chúa Jêsus còn hơn một con người kỳ diệu
hay chỉ là một giáo sư luân lý vĩ đại mà thôi? Câu trả lời, như chúng ta sẽ
thấy đó là có một lượng bằng chứng dồi dào. Bằng chứng nầy hỗ trợ cho
luận điểm Cơ Đốc cho biết Chúa Jêsus đã và chính là Con độc sanh của Đức
Chúa Trời. Thật vậy, Ngài chính là Đức Chúa Con, ngôi Hai trong Ba Ngôi
Đức Chúa Trời.
Ngài tuyên bố gì về chính mình?
Có người bảo ‘Chúa Jêsus chưa hề xưng mình là Đức Chúa Trời’. Thật ra,
đúng là Chúa Jêsus không đi khắp nơi và nói câu ‘Ta là Đức Chúa Trời’.
Song khi nhìn vào mọi điều Ngài đã dạy dỗ và xưng nhận, thì chẳng còn
nghi ngờ gì Ngài là một người rõ ràng mang chân tính của Đức Chúa Trời.
Việc dạy dỗ tập trung vào chính mình Ngài
Một trong những điều lạ lùng về Chúa Jêsus đó là phần lớn sự dạy dỗ của
Ngài tập trung vào chính mình Ngài. Ngài thực sự đã phán cùng mọi người
rằng ‘Nếu các ngươi muốn có mối quan hệ với Đức Chúa Trời, các ngươi
cần phải đến cùng ta’ (xem GiGa 14:6). Chính nhờ có mối quan hệ với Ngài
mà chúng ta mới gặp gỡ Đức Chúa Trời được.
Có một nỗi khao khát sâu xa bên trong tấm lòng của con người. Các nhà triết
học chủ đạo của thế kỷ hai mươi nầy thảy đều công nhận điều đó. Ông Freud
nói rằng ‘Con người đang khao khát tình yêu thương’. Jung nói rằng ‘Con
người đang khao khát sự an ổn’. Adler thì nói: ‘Con người đang khao khát
những gì có ý nghĩa’. Chúa Jêsus phán ‘Ta là bánh của sự sống’ (GiGa
6:35). Nói khác đi: ‘Nếu các ngươi muốn thỏa mãn cơn đói khát của mình,
hãy đến cùng ta’.
Nhiều người đang bước đi trong tối tăm, buồn chán, trong tâm trạng vỡ
mộng và tuyệt vọng. Họ đang tìm phương hướng. Chúa Jêsus phán: ‘Ta là sự
sáng của thế gian. Người nào theo ta sẽ chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có
ánh sáng của sự sống’ (GiGa 18:12). Có người đã nói với tôi sau khi họ tin
nhận Chúa Cứu Thế: ‘Cứ như là ánh sáng thình lình đã chiếu rọi và lần đầu
tiên tôi thật sự nhìn nhận được các sự việc’.
Nhiều người rất sợ sự chết. Một phụ nữ nói với tôi rằng nhiều khi cô không
ngủ được, nửa đêm thức giấc, lạnh toát mồ hôi vì sợ hãi sự chết, bởi vì cô
không biết điều gì sẽ xảy ra khi mình chết. Chúa Jêsus phán ‘Ta là sự sống
lại và sự sống, người nào tin ra thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống
và tin ta thì không hề chết’ (GiGa 11:25-26).
Có rất nhiều người đang gánh những gánh nặng vì lo âu, khắc khoải, vì
những nỗi sợ hãi và mặc cảm phạm tội. Chúa Jêsus phán ‘Hỡi những kẻ mệt
mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ’ (Mat
Mt 11:28). Họ không biết chắc phải sắp đặt cuộc đời mình như thế nào hoặc
phải đi theo ai. Tôi còn nhớ, trước khi tin Chúa, tôi thường bị gây ấn tượng
bởi một con người nào đó và muốn trở nên giống như họ, rồi lại bởi một
nhân vật khác thường nào đó và làm theo họ. Chúa Jêsus phán ‘Hãy theo ta’
(Mac Mc 1:17).
Ngài phán ai tiếp nhận Ngài là đã tiếp nhận Đức Chúa Trời (Mat Mt 10:40),
ai đón rước Ngài là đã đón tiếp Đức Chúa Trời (Mac Mc 9:37) và ai thấy
Ngài tức là đã thấy Đức Chúa Trời (GiGa 14:9). Lần nọ, một đứa bé vẽ một
bức ảnh và mẹ em hỏi em đang vẽ gì đó. Đứa bé trả lời: ‘Con đang vẽ hình
Đức Chúa Trời’. Mẹ em bảo: ‘Đừng ngốc nghếch, cưng à. Con không thể vẽ
ảnh Đức Chúa Trời được. Không ai biết Đức Chúa Trời trông như thế nào
cả’. Em bé trả lời: ‘Mẹ à, khi nào con vẽ xong, người ta sẽ biết’. Chúa Jêsus
thật sự đã nói như vầy ‘Nếu các con muốn biết Đức Chúa Trời như thế nào,
hãy nhìn xem ta’.
Những lời xưng nhận gián tiếp
Chúa Jêsus đã tuyên bố một số điều, mà mặc dầu không trực tiếp xưng nhận
Ngài là Đức Chúa Trời, vẫn cho thấy rằng Ngài đã coi mình có cùng vị trí
như Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy điều đó trong các ví dụ sau đây:
Lời tuyên bố của Chúa Jêsus khẳng định Ngài có quyền tha tội là một lời
xưng nhận nổi tiếng. Ví dụ, trong một trường hợp Ngài đã phán cùng một
người bại rằng: ‘Hỡi con, tội lỗi con đã được tha’ (Mac Mc 2:5). Phản ứng
của những nhà lãnh đạo tôn giáo lúc ấy là ‘Sao người nầy lại nói như vậy?
Người nói phạm thượng đó! Ngoài một mình Đức Chúa Trời còn có ai tha
tội được chăng?’ Chúa Jêsus đã tiếp tục chứng minh rằng Ngài thật có uy
quyền để tha thứ tội lỗi bằng cách đã chữa lành cho người bại ấy. Lời xưng
nhận có quyền tha tội nầy thật sự là một lời tuyên bố gây sửng sốt.
C.S.Lewis đã làm rõ điều đó khi ông nói trong tác phẩm Mere Christianity
của mình:
Một phần của lời xưng nhận nầy có khuynh hướng vuột khỏi chúng ta,
không ai để ý bởi vì chúng ta đã nghe quá thường xuyên đến nỗi không còn
thấy được toàn bộ ý nghĩa của nó là gì. Tôi muốn nói về lời tuyên bố tha tội:
tha bất cứ tội gì. Bây giờ nếu ngươi tuyên phán không phải là Đức Chúa
Trời thì lời phán ấy thật là quá phi lý, có thể xem như khôi hài. Hết thảy
chúng ta đều có thể hiểu cách một người tha thứ cho những hành động vi
phạm làm tổn hại chính người ấy như thế nào. Bạn dẫm phải chân tôi thì tôi
tha lỗi cho bạn, bạn cướp tài sản tôi, tôi tha thứ cho bạn. Nhưng với một con
người mà chính ông ta không bị cướp tài sản và không bị dẫm phải chân mà
lại tuyên bố rằng ông ta tha thứ bạn vì tội dẫm lên chân người khác và tội
cướp tiền bạc của những người khác, thì chúng ta gọi ông ấy là gì? Lời mô
tả tử tế nhất chúng ta nên dành cho cách cư xử của ông ta là ngu như lừa.
Nhưng nó chính là điều Chúa Jêsus đã làm. Ngài cho con người biết rằng tội
lỗi họ đã được tha, mà chẳng bao giờ đợi để hỏi ý kiến tất cả những người
kia, là những người chắc chắn đã bị tổn thương do tội lỗi những người đó.
Ngài không ngần ngại cư xử như thể Ngài là người có liên quan chính yếu,
là người đã bị tổn hại phần lớn trong tất cả những trường hợp vi phạm. Điều
nầy chỉ có ý nghĩa nếu như Ngài thực sự là Đức Chúa Trời, Đấng mà luật
pháp của Ngài đã bị con người vi phạm, và Đấng mà tình yêu của Ngài đã bị
thương tổn bởi mọi tội lỗi. Kẻ nào không phải là Đức Chúa Trời mà tuyên
bố những lời đó thì tôi chỉ có thể cho kẻ ấy là ngu ngốc và lừa dối, mà trong
lịch sử không một ai sánh bằng. 12
Một tuyên bố lạ lùng khác mà Chúa Jêsus đã từng phán đó là một ngày kia
Ngài sẽ đoán xét thế gian (Mat Mt 25:31-32). Ngài phán rằng Ngài sẽ trở lại
và ‘ngồi trên ngôi vinh hiển Ngài’ (c. 31). Mọi quốc gia sẽ nhóm lại ở trước
mặt Ngài. Ngài sẽ rải sự đoán xét trên họ. Một số người sẽ nhận được một
cơ nghiệp và sự sống đời đời, là cơ nghiệp đã được chuẩn bị cho họ từ khi
tạo dựng trời đất, trong khi đó những người khác sẽ phải chịu hình phạt bị
phân cách với Chúa đời đời.
Chúa Jêsus phán Ngài sẽ quyết định điều xảy đến cho mỗi một người trong
chúng ta vào lúc cuối cùng. Không những Ngài là Đấng Phán Xét, mà Ngài
còn là tiêu chuẩn của sự phán xét nữa. Điều xảy đến cho chúng ta trong
Ngày Phán Xét tùy thuộc vào cách chúng ta đáp ứng với Chúa Jêsus trong
cuộc đời nầy (Mat Mt 25:40, 45). Giả sử vị mục sư trong hội thánh địa
phương của bạn bước lên tòa giảng và nói rằng: ‘Đến Ngày Phán xét quý vị
hết thảy sẽ phải ứng hầu trước mặt tôi và tôi sẽ quyết định số phận đời đời
của quý vị. Điều xảy đến cho quý vị phụ thuộc hoàn toàn vào cách quý vị đã
đối đãi với tôi và các môn đồ của tôi.’ Đối với một con người chỉ là người
mà dám tuyên bố như vậy thì thật là quá vô lý. Ở đây chúng ta có một lời
xưng nhận gián tiếp khác mang chân tính của Đức Chúa Trời Toàn Năng.
Những lời xưng nhận trực tiếp
Khi người ta hỏi Ngài rằng: ‘Ngươi có phải là Đấng Christ Con Đức Chúa
Trời Đáng Ngợi Khen không?’ Chúa Jêsus đã phán rằng: ‘Ta chính phải đó,
các ngươi sẽ thấy Con Người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời và
ngự giữa đám mây trên trời mà đến’. Thầy cả thượng phẩm bèn xé áo mình
mà rằng ‘Chúng ta có cần kiếm chứng cớ khác nữa làm chi, các ngươi có
nghe những lời lộng ngôn chăng? Các ngươi nghĩ thế nào?’ (Mac Mc 14:61-
64). Theo lời tường thuật nầy, rõ ràng Chúa Jêsus đã bị kết án tử hình vì lời
xác nhận Ngài đã tuyên bố về chính mình, đối với người Do thái, đó là một
lời xưng nhận đáng chết vì xem mình bằng Đức Chúa Trời.
Vào một dịp nọ, khi người Giuđa định ném đá Chúa Jêsus, Ngài hỏi họ ‘Vì
sao các ngươi ném đá ta? Họ trả lời rằng họ phải ném đá Ngài vì tội phạm
thượng: ‘Vì ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời ’ (GiGa 10:33).
Rõ ràng những kẻ thù nghịch Ngài hiểu đúng lời Ngài đã tuyên bố.
Khi Thôma, một trong các môn đồ, quỳ xuống trước mặt Chúa Jêsus và thưa
rằng: ‘Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi’ (GiGa 20:28). Chúa Jêsus đã
không quay lại và bảo, ‘Không không, đừng nói thế, ta không phải là Đức
Chúa Trời’. Nhưng Ngài đã phán rằng: ‘Vì ngươi đã thấy Ta nên ngươi tin.
Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!’ (GiGa 20:29). Ngài đã
quở trách Thôma vì đã quá chậm tin.
Nếu có người nào tuyên bố những lời như vậy thì những lời tuyên bố đó cần
phải được nghiệm thử. Có đủ mọi loại người đưa ra mọi loại tuyên bố khác
nhau. Chỉ có điều là khi một người tự nhận mình là ai đó thì không có nghĩa
là họ nói đúng. Có nhiều người, một số ở trong các bệnh viện tâm thần, là
những người họ bị đánh lừa. Họ tưởng mình là Napôlêông hay là một Vị
Giáo Hoàng, nhưng kỳ thực không phải.
Vậy chúng ta làm cách nào để nghiệm thử những lời tự xưng nhận của người
ta? Chúa Jêsus tự nhận Ngài là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời; là Đức
Chúa Trời trở thành người. Có ba khả năng hợp lô gích: Nếu những lời xưng
nhận đó là sai lạc hoặc người ấy biết những điều đó là sai lạc, thì trong
trường hợp đó, người ấy là một kẻ lừa đảo, và là một tay gian ác. Đó là khả
năng thứ nhất. Hoặc nếu người ấy không hề hay biết. Trong trường hợp ấy
người ấy bị đánh lừa; hay nói cho đúng, người ấy bị khùng. Đó là khả năng
thứ hai. Khả năng thứ ba là những lời xưng nhận đó là thực.
C.S.Lewis đã nói như vầy:
Một con người chỉ là người mà dám tuyên bố những điều như Chúa Jêsus đã
phán thì không thể là một vị giáo sư luân lý vĩ đại. Người ấy hoặc là kẻ mất
trí, ngang bằng với một người cho mình là quả trứng luộc, hoặc kẻ ấy là Quỷ
sứ của Địa ngục. Bạn phải có sự lựa chọn của mình. Hoặc con người xưa
nay vẫn là Con Đức Chúa TRời; hoặc người ấy là một kẻ mất trí hoặc là điều
gì đó tồi tệ hơn nữa...nhưng chúng ta chớ dựng lên bất cứ một lời nói vô
nghĩa với thái độ kẻ cả nào về hữu thể của Ngài như là một giáo sư vĩ đại.
Ngài không hề mở lối cho sự nhận xét ấy của chúng ta đâu. Ngài không có ý
định đó. 13
Có bằng chứng gì để hậu thuẫn cho điều Ngài đã tuyên bố?
Để đánh giá xem điều nào trong ba điều được đưa ra ở trên là đúng, chúng ta
cần phải xem xét bằng chứng chúng ta có được về cuộc đời của Ngài.
Sự dạy dỗ của Ngài
Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus được công nhận rộng rãi là sự dạy dỗ vĩ đại nhất
chưa hề được nói ra từ môi miệng của bất cứ người nào. Một số người
không phải là Cơ Đốc Nhân đã bảo rằng: ‘Tôi ưa thích Bài Giảng Trên Núi,
tôi sống theo tiêu chuẩn lời dạy dỗ đó’. (Nếu họ đọc bài giảng ấy họ sẽ nhận
biết rằng nói dễ hơn là làm, nhưng họ thừa nhận rằng Bài Giảng Trên Núi là
sự dạy dỗ tuyệt vời).
Bernard Ramm, một giáo sư thần học, đã nói như sau về sự dạy dỗ của Chúa
Jêsus:
Những lời dạy của Ngài càng được đọc nhiều hơn, được trưng dẫn nhiều
hơn, được yêu quý nhiều hơn, được tin cậy nhiều hơn, và được phiên dịch
nhiều hơn bởi vì đó là những lời tuyệt vời nhất mà chưa hề có con người nào
nói ra... Những lời dạy dỗ này mang một tầm vóc vĩ đãi là vì nó chứa đựng
tính thuộc linh thanh khiết minh bạch, rõ ràng, dứt khoát và có uy quyền
trong việc giải quyết những vấn đề lớn lao nhất đang hoạt động mãnh liệt
trong tấm lòng con người...không lời lẽ nào từ môi miệng những người khác
có được sức hấp dẫn như những lời dạy của Chúa Jêsus bởi vì không có một
con người nào khác có thể giải đáp những nan đề cơ bản của con người như
Chúa Jêsus đã giải đáp. Những lời dạy đó là loại lời phán truyền và lời giải
đáp mà chúng ta mong đợi chính Đức Chúa Trời ban bố. 14
Sự dạy dỗ của Ngài là nền tảng của toàn bộ nền văn minh phương Tây của
chúng ta. Phần lớn các luật lệ trong đất nước nầy có nguồn gốc cơ sở dựa
trên những lời dạy của Chúa Jêsus. Chúng ta đang thu được những tiến bộ
hầu như trong mọi lãnh vực của khoa học và kỹ thuật. Phương tiện di
chuyển của chúng ta ngày càng nhanh hơn và chúng ta biết được nhiều điều
khác hơn, tuy nhiên trong gần 2000 năm qua, không một ai sửa đổi gì lời
dạy dỗ về mặt luân lý của Chúa Jêsus Christ. Liệu sự dạy dỗ ấy có thể nào
thật sự đến từ một con người lừa đảo hay có tâm trí bất bình thường không?
Những công việc của Ngà i
Đức Chúa Jêsus phán rằng những phép lạ Ngài làm đó, tự chúng chứng minh
rằng: ‘Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha’ (GiGa 10:38).
Chúa Jêsus phải là con người phi thường nhất từng có mặt. Nhiều khi người
ta bảo rằng Cơ Đốc Giáo nhàm chán. Phải, Cơ Đốc Giáo đã không nhàm
chán khi có Chúa Jêsus.
Khi đến dự tiệc cưới, Ngài đã biến nước thành rượu (GiGa 2:1-11). Ngài
nhận lấy thức ăn trưa của một cậu bé và hóa ra nhiều đến nỗi nuôi đủ cả mấy
ngàn người (Mac Mc 6:30-44). Ngài có quyền kiểm soát trên các hiện tượng
thiên nhiên và có thể ra lệnh cho cả gió và sóng biển để chận đứng một cơn
bão (Mac Mc 4:35-41). Ngài đã thực hiện những sự chữa lành đáng lưu ý
nhất, như: mở mắt kẻ mù, khiến kẻ câm và điếc nghe và nói được, làm cho
kẻ bại bước đi. Khi Ngài viếng thăm nơi đầy dẫy những kẻ tật bệnh, một
người đàn ông vô dụng suốt ba mươi tám năm đã đứng dậy được, vác
giường và bước đi (GiGa 5:1-9). Ngài giải phóng con người khỏi quyền lực
của ma quỷ đã từng thống trị đời sống họ. Có những lần Ngài còn khiến
những người chết sống lại nữa (GiGa 11:38-44).
Tuy nhiên không phải chỉ các phép lạ của Ngài đã khiến cho công việc của
Ngài để lại ấn tượng lớn lao như vậy, mà chính là tình yêu thương của Ngài,
đặc biệt dành cho những kẻ không đáng yêu (như những người phung cùi,
như phường điếm đĩ, dường như tình yêu thương là động cơ thúc đẩy tất cả
những gì Ngài đã làm. Tuyệt đỉnh của tình yêu đó là tình yêu của Ngài được
thể hiện ở tại thập tự giá (mà chúng ta sẽ thấy ở chương tiếp theo, là lý do
chính yếu khiến Ngài đã đến thế gian nầy. Khi người ta hành hạ Ngài và
đóng đinh Ngài trên thập tự giá Ngài đã nói ‘Lạy cha xin tha cho họ, vì họ
không biết mình làm điều gì’ (LuLc 22:34). Chắc chắn những công việc đó
không phải là những hành động của một kẻ gian ác hoặc của một người lừa
dối chứ?
Tâm tánh của Ngài
Tâm tánh của Chúa Jêsus đã gây một ấn tượng tốt đẹp trên hàng triệu người
dầu họ không xưng mình là Cơ Đốc Nhân. Ví dụ Bernard Levin đã viết về
Chúa Jêsus như vầy:
Há không phải bản tánh của Chúa Cứu Thế, qua những lời của Tân Ước, đủ
để xuyên thấu linh hồn bất cứ người nào có một linh hồn xuyên thấu được
chăng?... Ngài vẫn ẩn hiện khắp nơi trên thế giới, sứ điệp của Ngài vẫn rõ
ràng, lòng thương xót của Ngài vẫn vô hạn, sự yên ủi của Ngài vẫn còn hữu
hiệu, những lời phán của Ngài vẫn đầy vinh diệu, khôn ngoan và yêu
thương. 15
Một trong những lời mô tả về bản tánh của Chúa Jêsus mà tôi ưa thích nhất
là của vị cựu Đại Tướng Ấn, Ngài Hailsham, trong cuốn tự truyện ”The
Door Wherein I Went ” của mình, ông mô tả nhân vật Jêsus đã trở nên sống
động như thế nào đối với ông khi ông còn ở tại trường đại học.
Điều đầu tiên chúng ta phải học biết về Ngài đó là chúng ta sẽ bị mê hoặc
hoàn toàn bởi việc được kết bầu bạn với Ngài. Chúa Jêsus là một con người
có sức thu hút không thể cưỡng lại được... Con người mà họ đã đóng đinh đó
là một thanh niên, đầy sức sống đầy niềm vui và yêu đời, là Chúa của chính
sự sống, và hơn nữa, là Chúa của những tiếng cười vui thỏa. Một con người
có sức thu hút tuyệt vời đến nỗi người ta đã đi theo Ngài hoàn toàn vì vui
thích...Thế kỷ thứ Hai mươi nầy cần phải nắm bắt lại vẻ đẹp tuyệt vời của
con người vinh diệu và vui thỏa nầy, là con người mà chỉ sự hiện diện của
Ngài thôi cũng đã đổ đầy niềm vui cho những người bạn đồng hành của
Ngài. Không phải là một người Galilê xanh xao, mà là một Pied Piper of
Hamelin thật sự, người làm cho những trẻ con cười ầm ĩ ở chung quanh
Ngài và kêu rộ lên vì vui sướng và thích thú khi được Ngài bồng ẵm. 16
Đó là một con người đã làm gương về sự vô kỷ tột bậc nhưng không bao giờ
tự thương hại mình, khiêm nhường nhưng không yếu đuối; vui vẻ nhưng
không bao giờ bắt người khác phải chịu trả giá; tử tế, nhân từ, nhưng không
nuông chìu, Ngài là một con người mà thậm chí những kẻ thù cũng không
thể tìm được một lỗi lầm nào nơi Ngài, và những bạn hữu, là người biết rõ
Ngài cũng nói rằng Ngài vô tội. Chắc chắn không một ai có thể cho một con
người có tâm tánh như vậy là một kẻ gian ác hay là không quân bình.
Việc Ngài làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Cựu ước
Wilbur Smith, một nhà văn Mỹ chuyên về các chủ đề thần học, đã nói rằng:
Thế giới cổ xưa đã có nhiều phương cách khác nhau để đoán định tương lai,
chẳng hạn như khoa bói toán, nhưng khoa bói toán ấy không nói lên được
toàn bộ những sự kiện trong hàng loạt văn chương Hy lạp và La tinh, mặc
dầu họ cũng đã dùng chữ ‘vị tiên tri’ và ‘lời tiên tri’, nhưng chúng ta không
tìm được một lời tiên tri thực sự cụ thể về một biến cố quan trọng trong lịch
sử sẽ xảy đến trong một ngày rất xa, cũng không có bất cứ lời tiên tri nào về
một Đấng Cứu Thế là Đấng phải đến trong dòng dõi của loài người... Người
theo Hồi giáo không thể chỉ ra bất cứ những lời tiên tri nào về sự xuất hiện
của Mohammed được nói trước hàng trăm năm trước khi ông ra đời. Cũng
không có một nhà sáng lập của bất cứ tôn giáo nào trong xứ sở nầy tìm tòi
được một bản văn cổ hợp lý nói trước sự xuất hiện của họ một cách đặc biệt.
17
Thế nhưng trong trường hợp của Chúa Jêsus, Ngài đã làm ứng nghiệm hơn
300 lời tiên tri (bởi nhiều lời phán khác nhau trải qua 500 năm), bao gồm cả
hai mươi chín lời tiên tri quan trọng đã được ứng nghiệm chỉ trong một ngày
- đó là ngày Chúa chịu chết. Mặc dầu một số trong những lời tiên tri nầy có
lẽ đã ứng nghiệm ở một mức độ nào đó vào thời của chính nhà tiên tri đã dự
báo, song sự ứng nghiệm cuối cùng của chúng đã được tìm thấy trong Chúa
Cứu Thế Jêsus.
Tôi giả sử như Chúa Jêsus là một người lừa gạt khôn ngoan, là người đã cố ý
sắp đặt để làm thành những lời tiên tri đó trong Cựu Ước nhằm chứng tỏ
rằng Ngài chính là Đấng Mêsia đã được báo trước trong Kinh Thánh Cựu
Ước.
Vấn đề xảy ra với lời gợi ý trên là, trước hết chỉ số lượng của những lời tiên
tri ấy thôi cũng đủ làm cho điều nầy trở nên cực kỳ khó khăn. Thứ đến, nói
theo cách loài người, Ngài không thể nào kiểm soát trên nhiều sự kiện được.
Ví dụ, phương cách chính xác của cái chết Ngài đã được báo trước trong
Cựu Ước (EsIs 53:1-12) nơi chôn Ngài, và thậm chí nơi Ngài được sinh ra
(MiMk 5:2). Giả sử Chúa Jêsus là một người lừa đảo muốn làm thành hết
thảy các lời tiên tri trên. Thì cũng hơi trễ cho đến thời điểm mà Ngài phát
hiện được nơi mà Ngài đã được định để ra đời!
Sự sống lại của Ngà i
Sự sống lại phần thuộc thể của Chúa Cứu Thế Jêsus từ trong vòng kẻ chết
chính là nền tảng của Cơ Đốc Giáo. Nhưng có bằng chứng gì chứng tỏ điều
đó thực sự đã xảy ra? Tôi muốn tóm tắt các bằng chứng dưới bốn đầu đề
chính sau đây.
1. Sự vắng mặt của Ngài khỏi phần mộ . Có nhiều lý luận đã được đưa ra để
giải thích sự kiện thi thể Chúa Jêsus không được tìm thấy trong phần mộ vào
Ngày Lễ Phục Sinh đầu tiên, nhưng không lý luận nào có được sức thuyết
phục.
Thứ nhất, người ta cho rằng Chúa Jêsus đã không chết tại thập tự giá. Đã
từng có một hàng tít lớn trên tờ nhật báo Today viết như vầy: ‘Chúa Jêsus đã
không chết trên thập tự giá’. Tiến sĩ Trevor Lloyd Đavid đã tuyên bố rằng
Chúa Jêsus vẫn còn sống khi Ngài được gỡ xuống khỏi cây thập tự và rằng
sau đó Ngài hồi tỉnh lại.
Chúa Jêsus đã chịu một trận đánh đòn của người La mã, nhiều người đã chết
khi trải qua trận đòn đó. Ngài đã bị đóng đinh trên thập tự giá suốt sáu tiếng
đồng hồ. Một con người trong tình trạng đó liệu có thể nào đẩy nổi một tảng
đá nặng gần một tấn rưỡi chăng? Những tên lính rõ ràng đều tin chắc rằng
Ngài đã chết nếu không chúng đã không hạ thây Ngài xuống. Nếu họ để cho
một tên tử tù trốn thoát họ có thể phải lãnh án tử hình.
Hơn nữa, khi những tên lính khám phá rằng Chúa Jêsus đã chết rồi, ‘một tên
lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra (GiGa
19:34). Điều nầy rõ ràng là sự phân ly giữa máu đông và huyết thanh mà
ngày nay chúng ta biết rõ là bằng chứng y học mạnh mẽ chứng tỏ Chúa
Jêsus đã chết. Giăng đã không viết câu Kinh Thánh nầy vì mục đích đó; có
thể ông không có sự hiểu biết ấy, là điều càng tỏ rõ bằng chứng mạnh mẽ
hơn nữa, đó là Chúa Jêsus thật sự đã chết.
Thứ hai, có lời tranh luận rằng các môn đồ đã ăn cắp xác Chúa Jêsus. Một số
người cho rằng các môn đồ đã ăn cắp xác Chúa rồi đồn rằng Chúa Jêsus đã
từ kẻ chết sống lại. Không kể đến việc ngôi mộ được canh giữ, lý luận nầy
về mặt tâm lý không thể nào xảy ra được - Các môn đệ thật buồn thảm và ở
trong tâm trạng bị vỡ mộng khi Chúa Jêsus chết. Hẳn phải có một điều gì đó
hết sức phi thường mới có thể biến đổi sứ đồ Phierơ thành một con người
đứng lên giảng truyền trong ngày Lễ Ngũ Tuần khiến cho 3.000 người ăn
năn tiếp nhận Chúa.
Ngoài ra, khi một người đã cân nhắc những gì họ phải trả giá vì điều mình
tin (những trận đánh đòn, sự hành hạ, thậm chí một số người còn bị chết), thì
không thể nào lại có chuyện họ bằng lòng chịu tất cả những hoạn nạn đó vì
điều mà chính họ biết là giả dối. Tôi có một người bạn vốn là một nhà khoa
học ở tại Trường Đại Học Cambridge, ông ta đã trở thành một Cơ Đốc Nhân
bởi vì trong khi xem xét các chứng cớ, ông đã bị thuyết phục rằng các môn
đồ đã không sẵn sàng chịu chết nếu như họ biết điều họ tin là một sự dối trá.
Thứ ba, một số người cho rằng giới cầm quyền đã ăn cắp xác Chúa Jêsus.
Đây dường như là lý luận ít có khả năng nhất. Nếu những bậc cầm quyền đã
lấy cắp xác Chúa, thì tại sao họ không đưa xác Ngài ra khi họ cố gắng bác
bỏ lời đồn đại rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết?
Có lẽ mảnh bằng chứng thú vị nhất liên quan đến sự vắng mặt của Chúa
Jêsus trong huyệt mộ chính là lời mô tả của Giăng về tấm khăn liệm. Cụm từ
‘Ngôi mộ trống’ ở một mức độ nào đó là cách gọi sai. Khi Phierơ và Giăng
đến nơi phần mộ họ nhìn thấy các tấm vải liệm, mà theo nhà biện giải Cơ
Đốc Josh Mc Dowell nói trong tác phẩm The Resurrection Factor : ‘Giống
như chiếc kén trống không của con sâu bướm’ lúc con bướm đã chui ra.18
Cứ như thế là Chúa Jêsus đã chỉ luồn qua các tấm vải liệm. Không chút ngạc
nhiên, Giăng ‘thấy và tin’ (GiGa 20:8).
2. Những lần Ngài hiện ra với các môn đồ . Liệu đây có phải là những
trường hợp mắc ảo giác không? Từ điển Súc tích của Oxford mô tả một
trường hợp mắc ảo giác là ‘một cảm nhận bề ngoài về bên ngoài mà không
thật sự tồn tại’. AŒo giác thường xảy ra với những người nhạy cảm và dễ bị
kích thích, rất giàu tưởng tượng và hết sức căng thẳng, hoặc với những
người đang bệnh hoặc dùng ma túy. Các môn đệ không rơi vào trường hợp
nào trong các trường hợp kể trên. Những người đánh cá khỏe mạnh lực
lưỡng, những người thâu thuế và những tay đa nghi như Thôma rất khó có
khả năng mắc ảo giác. Những người mắc ảo giác khó mà thình lình ngưng
thấy ảo giác. Song Chúa Jêsus đã hiện ra cho các môn đồ mười một lần khác
nhau trong một khoảng thời gian suốt sáu tuần lễ. Số lần Ngài hiện ra và sự
thôi hiện ra đột ngột khiến cho giả thuyết ảo giác hoàn toàn không thể có
được.
Ngoài ra có hơn 550 người đã được chiêm ngưỡng Jêsus Phục Sinh. Một
người mắc chứng ảo giác cũng còn có thể được. Nhưng có thể nào hết thảy
550 người đều cùng mắc ảo giác sao?
Rốt lại, ảo giác là do chủ quan. Không có tính trung thực khách quan - chỉ
giống như một bóng ma - Còn Chúa Jêsus thì có thể sờ đến được, Ngài đã ăn
một miếng cá nướng (LuLc 24:42-43) và trong một lần nọ, Ngài đã nấu bữa
ăn sáng cho các môn đồ (GiGa 21:1-14). Phierơ nói ‘(Họ) đã ăn và uống
cùng Ngài sau khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại’ (Cong Cv 10:41). Ngài đã
có những buổi trò chuyện dài với họ - dạy dỗ họ nhiều điều về nước Đức
Chúa Trời (Cong Cv 1:3).
3. Kết quả tức thì . Kết quả việc Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết, như người ta
mong đợi, đã có một ảnh hưởng lạ lùng trên thế giới. Hội thánh đã được khai
sinh và phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Như Michael Green, tác giả của
nhiều tác phẩm uyên thâm và được ưa chuộng, đã nói:
Hội Thánh (Nầy)...bắt đầu từ một nhóm những ngư phủ thất học và những
người thâu thuế, đã tràn ra khắp toàn thế giới được biết đến trong ba trăm
năm tiếp sau đó. Thật là một câu chuyện gây sửng sốt hoàn toàn về cuộc
cách mạng hòa bình mà không biến cố nào trong lịch sử thế giới có thể sánh
nổi. Điều nầy đã xảy ra là bởi vì các Cơ Đốc Nhân đã có thể trả lời được với
những người chất vấn họ rằng ‘Chúa Jêsus không những chỉ chịu chết cho
bạn. Mà Ngài còn hiện đang sống! Bạn có thể gặp Ngài và tự khám phá sự
thực mà chúng tôi đang nói đây!’ Họ đã kinh nghiệm điều đó, và đã gia nhập
hội thánh, và hội thánh nầy, vốn được sinh ra từ phần mộ của Ngài sau Lễ
Phục Sinh, đã lan tràn khắp mọi nơi. 19
4. Kinh nghiệm của người Cơ Đốc . Hàng triệu người không thể đếm hết
được qua các thời đại đã kinh nghiệm Chúa Cứu Thế Phục Sinh. Họ là
những con người thuộc mọi màu da, dân tộc, bộ tộc, lục địa, và quốc gia. Họ
đến từ những nền tảng kinh tế, xã hội và khả năng trí tuệ khác nhau. Song tất
cả đều hiệp nhất trong một kinh nghiệm chung về Chúa Cứu Thế Phục Sinh
Jêsus. Wilson Carlisle là người từng đứng đầu Quân Đội Giáo Hội trong xứ
sở nầy, đã giảng truyền ở tại công viên Hyde Park. Ông nói rằng: ‘Chúa
Jêsus hiện vẫn còn sống’. Một trong những người thích gặng hỏi đã la lớn
cùng ông rằng ‘Làm thế nào ông biết điều đó?’ Wilson Carlisle trả lời: ‘Bởi
vì tôi đã nói chuyện với Ngài suốt nửa giờ đồng hồ sáng hôm nay!’
Hàng triệu Cơ Đốc Nhân trên khắp thế giới ngày nay đang kinh nghiệm một
mối quan hệ với Chúa Jêsus Phục Sinh. Hơn mười tám năm qua chính tôi
cũng đã tìm thấy qua kinh nghiệm của mình rằng Chúa Jêsus ngày nay hiện
đang sống. Tôi đã kinh nghiệm tình yêu của Ngài, quyền năng của Ngài và
một thực tại về một mối quan hệ với Ngài khiến tôi biết chắc rằng Ngài thực
sự sống.
Bằng chứng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết có một phạm vi rất là rộng
lớn. Một vị cựu Chánh án ở tại Luân Đôn, ông Darling, đã nói như vầy:
‘Trong việc tán thành bằng chứng sự phục sinh của Chúa Jêsus như một
chân lý hằng sống, có quá nhiều bằng chứng không thể chối cãi được, tích
cực lẫn tiêu cực của thực tế lẫn suy diễn gián tiếp, đến nỗi không một ban
hội thẫm thông thái nào trên thế giới nầy lại có thể không đưa ra được một
phán quyết rằng câu chuyện Phục sinh là thực.’ 20
Khi xem xét những gì Chúa Jêsus đã tuyên bố về chính mình Ngài ở phần
đầu chương nầy, chúng ta đã thấy rằng chỉ có ba khả năng thỏa đáng - hoặc
Ngài đã là và chính là Con Đức Chúa Trời, hoặc Ngài là một người mất trí
hay điều gì đó tồi tệ hơn nữa. Khi người ta xem xét những bằng chứng thì
thấy thật vô nghĩa khi bảo Ngài là mất trí hay gian ác. Toàn bộ ảnh hưởng
của lời dạy dỗ của Ngài, các công việc của Ngài, tâm tánh của Ngài, sự ứng
nghiệm lời tiên tri Cựu Ước của Ngài và việc Ngài đã đắc thắng sự chết đã
làm cho những lời đề xuất ấy thành ra lố bịch, không lô gích và không đáng
tin cậy. Mặt khác, những bằng chứng ấy củng cố thêm cho sự hậu thuẫn
mạnh mẽ nhất có thể có được cho sự nhận biết riêng về Chúa Jêsus, Ngài là
một con người song mang bản tánh của Đức Chúa Trời.
C.S.Lewis kết luận điều nầy như sau:
Như vậy chúng ta đang phải đối diện với một sự lựa chọn đáng sợ. Người
mà chúng ta đang nói đến ở đây hoặc đã (và đang) chính là Đấng Ngài đã
tuyên bố hoặc Ngài là một kẻ mất trí hay một thứ gì đó tồi tệ hơn. Hiện nay
đối với tôi dường như rõ ràng Ngài không phải là một kẻ mất trí cũng không
phải là một kẻ gian ác, và tất nhiên dù điều đó có vẻ lạ lùng hay là đáng sợ
hoặc khó có khả năng xảy ra, tôi vẫn phải chấp nhận cái nhìn cho rằng Ngài
đã và hiện là Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời đã bước vào thế giới bị kẻ thù
nghịch chiếm đóng trong hình thể của một con người. 21
Vì Sao Jêsus Chết?
Ngày nay nhiều người đi đây đó với chiếc thập tự đeo trên khoen tai, trên lắc
tay, hoặc trên vòng cổ. Chúng ta đã quá quen nhìn thấy hình ảnh như vậy
đến nỗi chẳng thấy sửng sốt hoặc ghê sợ gì cả. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ bị
sốc nếu thấy ai đó đeo một cái giá treo cổ hoặc một chiếc ghế điện trên sợi
dây chuyền của mình bởi vì thập tự giá cũng chỉ là một trong các hình thức
hành hình như vậy mà thôi. Thật vậy, đối với loài người đó là một trong
những hình thức xử tử dã man nhất mà người ta được biết. Hình phạt nầy đã
bị hủy bỏ vào năm 315 S.C bởi vì ngay cả những người La mã cũng đã cho
nó là quá vô nhân đạo.
Tuy nhiên thập tự giá vẫn luôn được xem như biểu tượng của đức tin Cơ
Đốc. Phần lớn các sách Phúc Âm đều nói về sự chết của Chúa Jêsus. Đa
phần còn lại của Tân Ước liên quan đến việc giải thích những gì đã xảy ra
tại thập tự giá. Trọng tâm sự phục vụ của hội thánh, lễ Tiệc Thánh, đều tập
trung vào thân thể bị tan vỡ ra và huyết bị đổ ra của Chúa Jêsus. Người ta
thường treo hình dạng một cây thập tự trên các nhà thờ. Khi sứ đồ Phaolô đi
đến Côrinhtô, ông nói: ‘Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng
biết gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng
đinh trên cây thập tự’ (ICo1Cr 2:2). Hầu hết các lãnh tụ, là những người đã
ảnh hưởng đến các dân tộc hoặc thậm chí đã làm thay đổi thế giới, đều được
tưởng nhớ vì những ảnh hưởng của đời sống họ; Chúa Jêsus hơn bất cứ lãnh
tụ nào khác, đã làm thay đổi bộ mặt của lịch sử thế giới, được tưởng nhớ
phần lớn không phải vì đời sống của mình mà vì cái chết của mình.
Vì sao có sự tập trung nhiều vào cái chết của Chúa Jêsus như vậy? Có sự
khác nhau gì giữa cái chết của Ngài với cái chết của Socrates, hoặc một
trong số những người thuận đạo hoặc các anh hùng trong chiến tranh không?
Vì sao Ngài chết? Cái chết của Ngài đã đem lại điều gì? Sự chết của Ngài có
ý nghĩa gì khi Tân Ước chép rằng Ngài chết ‘vì tội lỗi chúng ta?’ Đó là
những câu hỏi mà tôi muốn tìm cách trả lời trong chương nầy.
Nhu cầu lớn nhất của loài người là gì?
Nhiều khi người ta bảo: ‘Tôi chẳng cần Cơ Đốc Giáo’. Họ nói câu gì đó đại
loại như ‘Tôi hoàn toàn hạnh phúc, đời sống tôi đầy đủ và tôi cố gắng để
sống tốt với người khác và có lối sống tốt đẹp là đủ.’ Để hiểu vì sao Chúa
Jêsus chịu chết, chúng ta phải đi trở lại và xem xét nan đề lớn nhất mà mỗi
một người đều phải đối diện.
Nếu thành thật, hết thảy chúng ta đều phải thú nhận rằng chúng ta thường
làm những điều mà mình biết là xấu. Sứ đồ Phaolô viết rằng: ‘Mọi người
đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời’ (RoRm 3:23).
Nói cách khác, nếu xét theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời thì hết thảy
chúng ta đều kém thiếu rất xa. Nếu chúng ta so sánh mình với những tên
cướp có vũ khí hoặc những kẻ quấy nhiễu tình dục trẻ em hay thậm chí với
những người hàng xóm thì có thể chúng ta nghĩ mình tốt hơn hẳn. Nhưng
khi so sánh mình với Chúa Cứu Thế Jêsus, chúng ta thấy mình thật thiếu
kém rất xa. Somerset Maugham đã từng nói rằng: ‘Nếu tôi viết xuống mọi ý
tưởng mình đã nghĩ, và mọi hành động mình đã từng làm, thì người ta sẽ gọi
tôi là một quái vật trụy lạc.’
Nguồn gốc của tội lỗi chính là do mối quan hệ bị gãy đổ với Đức Chúa Trời
(SaSt 3:1-24) và hậu quả của nó là chúng ta bị phân cách với Ngài. Giống
như đứa con trai hoang đàng (LuLc 15:1-32) chúng ta phát hiện mình rời xa
khỏi nhà Cha, với cuộc sống của mình đang trong một cảnh hỗn độn. Đôi
khi người ta bảo: ‘Nếu hết thảy chúng ta đều ở trong cùng một chiếc thuyền,
thì thật sự có vấn đề gì đâu?’ Câu trả lời là có vấn đề đấy, bởi vì những hậu
quả của tội lỗi trong đời sống chúng ta, là điều có thể được tóm tắt trong bốn
tựa đề sau đây.
Sự ô uế của tội lỗi
Chúa Jêsus phán rằng: ‘Hễ sự gì từ người ra, đó là sự làm “dơ dáy” người.
Vì thật là từ trong lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp,
giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh
đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều xấu ấy ra từ
trong lòng thì làm cho “dơ dáy người” ‘ (Mac Mc 7:20-23). Những điều đó
đã làm ô uế đời sống chúng ta.
Bạn có thể bảo: ‘Tôi không phạm hầu hết những tội ấy.’ Nhưng chỉ cần một
trong số các tội ấy cũng đủ làm bẩn đời sống chúng ta rồi. Có lẽ chúng ta ao
ước Mười Điều Răn giống như là một tờ bài thi mà trong đó chúng ta chỉ
phải ‘cố gắng chọn bất cứ ba điều nào’. Tân Ước nói rằng nếu chúng ta vi
phạm bất cứ tội lỗi nào trong Luật Pháp thì cũng đáng tội như phạm hết thảy
(Gia Gc 2:10). Ví dụ, không thể nào bạn có được một bằng lái xe ‘khá đúng
luật’ được. Hoặc chiếc bằng ấy là đúng luật, hoặc là không đúng luật. Một
trường hợp vi phạm trong khi lái xe sẽ làm cho chiếc bằng ấy không còn là
bằng lái trong sạch nữa. Đối với chúng ta cũng vậy. Một sự vi phạm đủ làm
cho đời sống chúng ta ô uế.
Sức mạnh của tội lỗ i
Những điều chúng ta làm quấy có một sức mạnh khiến chúng ta đam mê.
Chúa Jêsus phán: ‘Ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi’ (GiGa 8:34), chúng
ta dễ nhận thấy sức mạnh nầy trong một số những lãnh vực về thói hư tật
xấu của mình hơn là trong những lãnh vực khác. Ví dụ, thật dễ hiểu nếu ai
dùng chất kích thích nặng như hêroin thì chẳng bao lâu sau người ấy sẽ trở
thành một con nghiện.
Cũng có khả năng để nghiện các tật xấu, sự ganh tÿ, kiêu căng ngạo mạn, ích
kỷ, gièm pha, hay vô luân. Chúng ta có thể trở nên nghiện đối với những
kiểu suy nghĩ hoặc cư xử mà tự chúng ta không thể thoát ra được. Đó là tình
trạng nô lệ mà Chúa Jêsus đã nói đến và nó có một sức mạnh hủy diệt đời
sống chúng ta.
Giám mục J.C.Ryle, vốn là một cựu Giám mục ở tại Liverpool, đã từng viết
như vầy:
Mỗi một tội lỗi cũng như hết thảy mọi tội lỗi đều chiếm hữu những đám tù
nhân bất hạnh bị cột trói tay chân bằng những sợi xích của chúng... Những
tù nhân khốn khổ nầy...đôi khi vẫn khoác lác rằng họ rất tự do... Thật không
có tình trạng nô lệ nào giống như vậy. Tội lỗi thật sự là ông chủ cay nghiệt
nhất. Nỗi đau đớn và sự chán ngán nằm trên đường đi, còn sự tuyệt vọng và
địa ngục nằm ở cuối đường, đó là thứ tiền công duy nhất mà tội lỗi trả cho
những tôi tớ của nó. 22
Hình phạt của tội lỗi
Có một điều gì đó trong bản chất của con người kêu đói sự công bình. Khi
chúng ta thấy trẻ em bị quấy nhiễu tình dục, những người già bị tấn công tại
nhà của họ, các em bé bị hành hạ và những chuyện tương tự, thì chúng ta ao
ước những người làm những chuyện như vậy phải bị bắt cóc và bị trừng
phạt. Thường các động cơ của chúng ta có thể bị lẫn lộn và bao gồm cả yếu
tố hận thù trong đó. Nhưng cũng có một điều có thể được gọi là cơn giận
công chính. Chúng ta đúng khi cho rằng tội lỗi phải bị trừng phạt; rằng
những người gây ra những chuyện như vậy không thể thoát khỏi sự trừng
phạt được.
Không phải chỉ có tội lỗi của người khác đáng bị trừng phạt, mà chính tội lỗi
chúng ta cũng phải bị trừng phạt nữa. Hết thảy chúng ta một ngày kia sẽ phải
ứng hầu trước sự đoán xét của Đức Chúa Trời. Thánh Phaolô cho chúng ta
biết rằng ‘tiền công của tội lỗi là sự chết’ (RoRm 6:23).
Sự phân cách của tội lỗi
Sự chết mà Phaolô nói đến ở đây không phải là sự chết thuộc thể. Mà là sự
chết thuộc linh dẫn đến sự phân cách đời đời với Đức Chúa Trời. Sự phân
cách ấy bắt đầu từ lúc nầy. Tiên tri Êsai đã công bố: ‘Nầy tay Đức Giêhôva
chẳng trở nên ngắn mà không cứu được, tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà
không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình
với Đức Chúa Trời và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các
ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa’ (EsIs 59:1-2). Những điều
sai quấy chúng ta làm đã tạo ra sự ngăn trở ấy.
Đức Chúa Trời đã làm gì?
Hết thảy chúng ta đều cần phải giải quyết nan đề tội lỗi trong đời sống mình.
Càng hiểu rõ nhu cầu của mình, chúng ta càng biết ơn Đức Chúa Trời. Ông
Mackay thuộc Clashfern, vị Đại Chưởng Ấn, đã viết rằng ‘Chủ đề trọng tâm
của đức tin chúng ta là sự hy sinh chính mình Chúa Cứu Thế Jêsus chúng ta
trên thập tự giá vì cớ tội lỗi của chúng ta. Càng hiểu sâu xa nhu cầu của
chính mình, chúng ta càng thêm lòng yêu kính Chúa Cứu Thế Jêsus, và bởi
đó, càng sốt sắng khao khát được hầu việc Ngài’ 23. Tin mừng của Cơ Đốc
Giáo chính là Đức Chúa Trời yêu chúng ta và đã không bỏ mặc chúng ta
trong tình trạng hỗn độn mà chúng ta đã gây ra cho đời sống mình. Ngài đã
đến trần gian, trong thân vị của Chúa Jêsus Con Ngài để chịu chết thế cho
chúng ta (ICo1Cr 5:21; GaGl 3:13). Đây là điều John Stott, tác giả của nhiều
quyển sách và là Chủ Tịch Danh Dự của All Souls, Quảng trường Langham
gọi là ‘sự tự thế chỗ của Đức Chúa Trời’. Còn sứ đồ Phierơ thì nói như vầy:
‘Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ...lại nhơn những
lằn đòn Ngài chịu, chúng ta được lành bệnh’ (IPhi 1Pr 2:24, những chữ in
nghiêng là do tôi).
‘Tự thế chỗ’ có nghĩa là gì? Trong tác phẩm Phép Lạ trên Cầu Sông Kwai
(Miracle on the Kiver Kwai ) của mình, Ernest Gordon kể lại một câu
chuyện thật về một nhóm các tù binh chiến tranh làm việc trên tuyến Đường
Hỏa Xa Burma trong Đệ II Thế Chiến. Vào cuối mỗi ngày làm việc các dụng
cụ đều phải được nhóm tư vấn thu gom lại. Lần nọ, một lính canh Nhật bản
hét lên rằng đã thiếu nhất một cái xẻng và đòi buộc phải tìm cho ra kẻ nào đã
lấy cái xẻng đó. Anh ta bắt đầu quát tháo ầm ĩ và rồi tự đưa mình vào cơn
cuồng giận hoang tưởng và ra lệnh kẻ nào đã phạm tội phải bước ra. Không
ai di chuyển. Hắn ta thét lên: ‘Tất cả phải chết! Tất cả phải chết hết!’ rồi lên
đạn và hướng khẩu súng trường vào các tù binh. Ngay lúc ấy một người tù
bước lên và tên lính gác đã dùng súng trường đập tới tấp vào người ấy cho
đến khi người tù chết đi mà vẫn yên lặng trong tư thế đứng nghiêm. Khi họ
đã trở về trại, người ta đếm lại các dụng cụ một lần nữa và phát hiện chẳng
có chiếc xẻng nào bị thiếu cả. Người đàn ông đó đã bước lên phía trước như
một người thay thế để cứu mạng những người khác.
Cũng vậy, Chúa Jêsus đã đến để thế chỗ của chúng ta. Ngài đã chịu đóng
đinh vì chúng ta. Cicero đã mô tả hành hình đóng đinh là ‘nhục hình dã man
và ghê tởm nhất’. Chúa Jêsus đã bị lột trần và bị trói vào cây cột để đánh
đòn. Ngài bị quất bằng bốn đến năm rợi roi da bện lại với nhau có những
mẫu xương và chì sắc nhọn. Eusebius, nhà chép sử hội thánh vào thế kỷ thứ
ba, đã mô tả việc đánh đòn của người La mã bằng những từ sau đây: ‘Các
mạch máu của người bị đòn tét ra, và ngay cả các bắp thịt, những sợi gân, và
ruột của nạn nhân cũng bị phơi ra’. Sau đó Ngài bị đưa đến tòa án dân, sự tại
đây một chiếc mão bằng gai đã ấn chặt vào đầu Ngài. Ngài bị một tiểu đoàn
gồm 600 người nam nhạo báng, đánh vào mặt và vào đầu Ngài. Rồi Ngài bị
buộc phải vác một cây thập tự nặng nề trên đôi vai rỉ máu cho đến khi ngã
quÿ, và Simôn người Syren bị ép buộc phải vác thay cho Ngài.
Khi đã đến chỗ đóng đinh, một lần nữa Ngài bị lột trần truồng. Ngài bị đặt
lên cây thập tự, và những cây đinh dài 15 phân tây (khoảng sáu inch) được
đóng xuyên thủng cánh tay ngay trên cổ tay. Hai đầu gối Ngài bị vặn tréo
sang một bên để cho hai mắt cá có thể được đóng đinh vào giữa xương ống
chân với gân nối gót chân với cơ bắp chân. Rồi họ dựng cây thập tự có Ngài
trên đó lên và cắm chân thập tự vào một cái hục đào sâu trong đất. Tại đó
Ngài bị treo dưới cái nóng nắng cực độ và bỏ mặc cho cơn khát không thể
chịu nỗi, bị phơi trần ra trước sự chế nhạo của đám đông. Ngài đã bị treo ở
đó trong nỗi đau đớn không thể tưởng tượng được, suốt sáu tiếng đồng hồ
trong khi sức sống Ngài cạn kiệt dần một cách chậm chạp.
Song phần tồi tệ nhất trong cơn khổ hình của Ngài không phải là những
thương tích thuộc thể hay sự hành hạ và nhục hình đóng đinh, thậm chí cũng
không phải do nỗi đau đớn về mặt tình cảm khi bị thế gian từ khước và bạn
hữu xa cách, mà chính là vì nỗi thống khổ trong tâm linh do bị phân cách
khỏi Cha Ngài vì cớ chúng ta, đó là khi Ngài gánh những tội lỗi của chúng
ta.
Những kết quả gì?
Thập tự giá cũng có nhiều khía cạnh giống như một viên kim cương xinh
đẹp. Trên thập tự giá, các quyền lực của tội ác đã bị truất bỏ (CoCl 2:15). Sự
chết và các thế lực của ma quỷ đã bị đánh bại. Trên thập tự giá, Đức Chúa
Trời đã mặc khải tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Ngài đã chứng tỏ rằng
Ngài không phải là Đức Chúa Trời cách xa sự đau đớn. Ngài chính là ‘Đức
Chúa Trời chịu đóng đinh’ (như tựa đề của một cuốn sách do một nhà thần
học người Đức, Jurger Moltmann, đặt tên). Ngài đã bước vào thế giới của
chúng ta, Ngài biết và hiểu thấu tất cả những nỗi đau khổ của chúng ta. Tại
thập tự giá, Chúa Jêsus đã để lại cho chúng ta một tấm gương về tình yêu tự
phó mình (IPhi 1Pr 2:21). Mỗi một khía cạnh trong những khía cạnh nầy,
đáng phải mất một chương để nói cho hết, song thời gian không cho phép. Ở
đây tôi muốn tập trung vào bốn hình ảnh mà Tân Ước sử dụng để mô tả điều
Chúa Jêsus đã làm trên thập tự giá vì cớ chúng ta. Như John Stott chỉ rõ, mỗi
một hình ảnh đó được rút ra từ mỗi lãnh vực khác nhau của đời sống hàng
ngày.
Hình ảnh thứ nhất đến từ phiên tòa của pháp luật . Phaolô nói rằng bởi sự
chết của Chúa Cứu Thế, chúng ta được ‘xưng công bình’ (RoRm 5:1), xưng
công bình là một từ về luật pháp. Nếu bạn bị đưa ra tòa và được tha bổng, là
bạn được xem là công bình.
Có hai người cùng học chung với nhau thời đi học, cùng vào đại học và nẩy
nở một mối tình bạn gắn bó. Đời sống tiếp diễn, mỗi người theo con đường
mình đã chọn và rồi họ không liên lạc với nhau nữa. Một người tiếp tục
thăng tiến, trở thành một quan tòa, trong khi người kia cứ xuống dốc và cuối
cùng trở thành một tội phạm. Một ngày kia tên tội phạm xuất hiện trước vị
quan tòa. Anh ta đã phạm một tội ác và vị buộc tội. Vị quan tòa nhận ra
người bạn cũ của mình, và phải đối diện với một hoàn cảnh thật khó xử. Vì
là một quan tòa anh ta phải công minh; không thể tha cho kẻ phạm pháp
được. Mặt kia, anh không muốn hình phạt con người ấy, vì anh ta thương
bạn mình. Vì vậy anh bảo với người bạn của mình rằng anh sẽ phạt tiền
người bạn một hình phạt đền đúng với tội phạm. Như vậy là công bằng và
rồi anh ta bước xuống khỏi vị trí quan tòa viết một tờ ngân phiếu để trả cho
tổng số tiền phạt. Anh ta trao tấm ngân phiếu cho người bạn mình, nói rằng
anh sẽ trả số tiền phạt đó cho bạn mình. Tình yêu thương là như vậy.
Đây là một sự minh họa về điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta. Bởi sự
công bình của Ngài, Ngài phải phán xét chúng ta vì chúng ta phạm tội,
nhưng đồng thời, bởi tình yêu của Ngài, Ngài đã đến trong thân vị của Con
Ngài, là Chúa Cứu Thế Jêsus và trả thay án phạt của chúng ta. Bằng phương
cách ấy Ngài vừa ‘công bình’ (trong việc không cho phép kẻ có tội thoát
khỏi hình phạt) vừa là ‘Đấng xưng công bình’ - RoRm 3:26 (bởi chính Ngài
đã nhận án phạt, trong thân vị của Con Ngài, Ngài mới có thể giải phóng
chúng ta). Ngài vừa là Quan Tòa của chúng ta vừa là Cứu Chúa của chúng
ta. Ngài không phải là một người ngoài cuộc đơn sơ song chính Đức Chúa
Trời là Đấng cứu chuộc chúng ta. Kết quả, Ngài ban cho chúng ta một tấm
ngân phiếu và phán rằng chúng ta được lựa chọn. Vậy chúng ta muốn Ngài
trả thay án phạt cho mình hay chúng ta muốn đối mặt với sự đoán xét của
Đức Chúa Trời vì những việc làm sai xấu của chính mình?
Sự minh họa mà tôi vừa dùng chưa được chính xác vì ba lý do sau. Thứ
nhất, tình trạng của chúng ta tồi tệ hơn. Hình phạt mà chúng ta đang đối diện
không phải chỉ là hình thức phạt tiền, mà phải trả bằng sự chết. Thứ hai, mối
quan hệ của chúng ta với Ngài còn gần gũi hơn. Không phải chỉ là tình bạn
giữa hai người: mà là Cha thiên thượng của chúng ta, là Đấng yêu thương
chúng ta hơn bất cứ người cha trên trần gian nào yêu con mình. Thứ ba, giá
phải trả đắt hơn nhiều: không phải bằng tiền bạc của Đức Chúa Trời mà
bằng chính Con độc sanh của Ngài - Đấng đã trả thay án phạt của tội lỗi .
Hình ảnh thứ hai đến từ nơi phố chợ-buôn bán . Nợ nần không những là một
vấn đề chỉ bó hẹp trong thời buổi ngày nay, mà nó cũng là một nan đề trong
thế giới ngày xưa. Nếu người nào mắc khoản nợ nghiêm trọng, người ấy có
thể bị buộc phải bán mình làm nô lệ để trả cho hết món nợ đó. Giả sử có một
người đang đứng nơi phiên chợ, bán chính mình như một tên nô lệ, một
người khác động lòng thương xót anh ta và hỏi: ‘Anh mắc nợ bao nhiêu?’
Kẻ mắc nợ bảo: ‘10.000 Anh kim’. Giả sử người khách hàng đề nghị trả
10.000 Anh kim và phóng thích anh ta. Khi làm như vậy, là người ấy đã
‘chuộc anh ta’ bằng cách trả một ‘giá chuộc’.
Đối với chúng ta cũng tương tự như vậy ‘sự chuộc tội đã làm trọn trong
Chúa Cứu Thế Jêsus’ (RoRm 3:24). Bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá,
Chúa Jêsus đã trả giá chuộc tội (Mac Mc 10:45). Bởi cách ấy, chúng ta được
buông tha khỏi quyền lực của tội lỗi. Đó là sự tự do thật sự. Chúa Jêsus
phán: ‘Nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do’ (GiGa
8:36). Điều nầy không có nghĩa là chúng ta không bao giờ phạm tội nữa, mà
có nghĩa là sự cai trị của tội lỗi trên chúng ta đã bị phá hủy.
Billy Nolan hiện năm mươi tám tuổi. Ông đã từng nghiện rượu suốt ba mươi
lăm năm. Trong hai mươi năm ông cứ ngồi ngoài nhà thờ Holy Trinity
Brompton uống rượu và xin tiền. Nhưng vào ngày 13 tháng 5 năm 1990, ông
đã nhìn vào gương và bảo: ‘Mi không còn là Billy Nolan mà ta đã từng quen
biết nữa.’ Theo lối nói của riêng mình, ông đã mời Chúa Cứu Thế Jêsus ngự
vào đời sống mình và lập một giao ước với Ngài rằng ông sẽ không bao giờ
uống rượu nữa. Từ đó trở đi ông không uống một giọt rượu nào cả. Đời sống
của ông đã được biến đổi. Từ nơi ông phát ra tình yêu thương và sự vui
mừng của Chúa Cứu Thế. Có lần tôi nói với ông rằng: ‘Billy, trông ông hạnh
phúc quá.’ Ông trả lời: ‘Tôi thật hạnh phúc bởi vì tôi được giải thoát. Cuộc
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song

More Related Content

What's hot

Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Nguyễn Bá Quý
 
Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh   Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh Little Daisy
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Boy Xda
 
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong deDoi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong deMinh Le
 
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gaiHoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gaiDonald Trung
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)Minh Le
 
Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5The Golden Ages
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanco_doc_nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 

What's hot (14)

Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
 
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
 
Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh   Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
 
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong deDoi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gaiHoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
So 118
So 118So 118
So 118
 
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
 
Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 

Viewers also liked

Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho beLong Do Hoang
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docLong Do Hoang
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianLong Do Hoang
 
Nhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thayNhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thayLong Do Hoang
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinLong Do Hoang
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaLong Do Hoang
 

Viewers also liked (11)

Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co doc
 
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gianNhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
Nhung nguoi hanh phuc nhat tran gian
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Nhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thayNhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thay
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 
Nhung bang chung
Nhung bang chungNhung bang chung
Nhung bang chung
 
Quy luat tien bac
Quy luat tien bacQuy luat tien bac
Quy luat tien bac
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 

Similar to Nhung thac mac ve doi song

Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhLời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhNguyen Ha Linh
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong deLong Do Hoang
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong deco_doc_nhan
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandLong Do Hoang
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Guong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucGuong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucTam Jos
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/Daiquyetd Ha
 

Similar to Nhung thac mac ve doi song (20)

Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Thượng đế giảng chân lý
Thượng đế giảng chân lýThượng đế giảng chân lý
Thượng đế giảng chân lý
 
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhLời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong de
 
Binh an trong thuong de
Binh an trong thuong deBinh an trong thuong de
Binh an trong thuong de
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Guong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucGuong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+muluc
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (18)

Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 
Quan ly tien bac
Quan ly tien bacQuan ly tien bac
Quan ly tien bac
 

Recently uploaded

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 

Recently uploaded (15)

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 

Nhung thac mac ve doi song

  • 1. Những Thắc Mắc Về Đời Sống Tác giả: Nicky Gumbel Lời Tựa Lời Nói Đầu 1. Cơ Đốc Giáo: Nhàm Chán, Sai Lạc, và Không Thích Hợp 2. Jesus Là Ai? 3. Vì Sao Jesus Chết? 4. Làm Thế Nào Tôi Biết Chắc Đức Tin của Mình? 5. Vì Sao Tôi Phải Đọc Kinh Thánh và Nên Đọc Như Thế Nào? 6. Vì Sao Tôi Phải Cầu Nguyện và Cầu Nguyện Như Thế Nào? 7. Đức Thánh Linh Là Ai? 8. Công Tác của Đức Thánh Linh Là Gì? 9. Làm Thế Nào Để Tôi Được Đầy Dẫy Đức Thánh Linh? 10. Tôi Làm Thế Nào Để Chống Cự Điều Ác? 11. Đức Chúa Trời Hướng Dẫn Chúng Ta Bằng Cách Nào? 12. Vì Sao Phải Nói Về Chúa Cho Người Khác và Nên Nói Như Thế Nào? 13. Ngày Nay Đức Chúa Trời Có Chữa Bệnh Không? 14. Còn Hội Thánh Thì Thế Nào? 15. Làm Thế Nào Để Tận Dụng Tối Đa Cuộc Đời Còn Lại Của Mình Ghi Chú Hướng Dẫn Nghiên Cứu Lời Tựa Quyển sách nầy đã đến thật đúng thời điểm. Nó lấp đầy một khoảng trống đã tồn tại trong các sách báo Cơ Đốc từ nhiều năm. Mặt khác, theo những số liệu báo cáo đầy đủ gần đây cho thấy, hơn mười năm qua, giáo hội Anh quốc đã và đang mất đi các thành viên với tốc độ một ngàn người một tuần lễ, tức là vào khoảng nửa triệu người. Một điều quan trọng hơn nữa, 80% trong số đó chưa đến hai mươi tuổi. Mặc dầu sự thực hiển nhiên là vẫn có một số các Hội Thánh đang cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng đáng khích lệ, song toàn thể cảnh trạng trong xứ sở hiện nay vẫn là một hình ảnh ảm đạm, suy sụp dễ nhận thấy, và, như Nicky trình bày trong cuốn sách nầy về sự vỡ mộng nói chung đối với sự sống của HT. Tuy nhiên...mặt khác, vượt khỏi bất cứ thắc mắc gì, có một mối quan tâm mới mẽ đang suy xét trong những điều thuộc về cõi tâm linh, cùng với một nỗi khao khát và niềm hy vọng đang ngày càng gia tăng đó là, ở nơi nào đó, bằng cách gì đó, có thể tìm thấy một câu trả lời của thời đại nầy đối với câu hỏi đã xưa cũ, đó là “Chân lý là
  • 2. gì?” Những Thắc Mắc Về Đời Sống là một quyển nhập môn rất thú vị, dễ đọc, dễ thông cảm, được lôi cuốn về Chúa Cứu Thế Jesus, vẫn chính là nhân vật có sức thu hút nhất, làm cho con người say mê nhất. Sự thông minh, khảo sát tường tận, và sự tiếp cận có hiểu biết của Nicky Gumbel bảo đảm rằng việc tìm tòi Chân lý thu hút trọn vẹn sự chú ý của tâm trí cũng như tấm lòng của chúng ta. Tôi rất vui mừng vì tất cả sự khó nhọc mà Nicky đã đặt vào khóa học Alpha nầy, qua đó, nói theo nghĩa đen, có hàng trăm người đã được ảnh hưởng một cách sâu xa, hiện nay đang sẵn sàng cho một cộng đồng thậm chí rộng lớn hơn nữa. Tôi không hề ngần ngại khi đề cao cuốn sách quan trọng và dễ đọc nầy. Sandy Millar Holy Trinity Brompton Lời Mở Đầu Ngày nay có một sự quan tâm mới mẻ về niềm tin Cơ Đốc, và đặc biệt hơn nữa là về thân vị của Chúa Jesus. Gần hai ngàn năm qua kể từ khi Ngài giáng sinh Ngài vẫn đang tiếp xúc gần gũi với hàng tỷ người theo Ngài. Các Cơ Đốc Nhân sẽ luôn luôn bị mê hoặc bởi Đấng sáng lập đức tin của họ và là Chúa của đời sống họ. Nhưng hiện nay đang có một sự hồi sinh về mối quan tâm giữa vòng những người không đi nhà thờ. Nhiều người đang có những thắc mắc về Chúa Jesus. Ngài chỉ là một con người hay Ngài chính là Con Đức Chúa Trời? Nếu Ngài là Con Đức Chúa Trời thì điều đó có những hàm ý gì dành cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta? Cuốn sách nầy nhằm trả lời một số câu hỏi mấu chốt nằm ở trọng tâm niềm tin Cơ Đốc. nó được đặt cơ sở trên ‘Anpha’, một khóa học được thực hiện tại Holy Trinity Brompton dành cho những người chưa đến nhà thờ, là những người đang tìm để hiểu biết nhiều hơn về Cơ Đốc Giáo, và những người mới đến với niềm tin đặt nơi Chúa Cứu Thế Jesus. Khóa học nầy, đã và đang hoạt động trong nhiều năm và đã thực sự phát triển. Hàng trăm người nam người nữ thuộc mọi lứa tuổi đã theo học khóa trình với đầy những thắc mắc về Cơ Đốc Giáo và đã tìm thấy Đức Chúa Trời là Cha của họ, Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế và là Chủ của họ và Đức Thánh Linh là Đấng đến để ngự trong lòng họ. Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã đọc các bản thảo và đưa ra những lời phê bình gây dựng. Cũng như Cressida Inglis Jones là người đã đánh máy bản thảo đầu tiên và hầu hết những bản sửa chữa với tốc độ, mức hiệu quả, và sự kiên nhẫn tuyệt vời. Nicky Gumbel
  • 3. Cơ Đốc Giáo:Nhàm Chán, Sai Lạc, Không Thích Hợp? Suốt nhiều năm, tôi chống đối niềm tin Cơ Đốc ở ba điểm. Trước hết, tôi cho là nhàm chán. Tôi đã đến nhà nguyện của trường học và cảm thấy vô cùng buồn tẻ. Tôi thật thông cảm với Robert Lorin Stevenson, người đã có lần ghi vào nhật ký một điều được kể như là hiện tượng kỳ lạ sau đây: ‘Hôm nay, tôi đã đi nhà thờ, cũng không đến nỗi thất vọng.’ Cùng chiều hướng tương tự, nhà khôi hài Mỹ Olover Wendell Holmes viết: ‘Rất có thể tôi đã bước vào chức vụ, nếu một vài người thuộc hàng giáo phẩm tôi quen biết không có vẻ và không hành động giống như nhân viên mai táng.’ Tôi có cảm tưởng là niềm tin Cơ Đốc rất tẻ nhạt và không hấp dẫn. Thứ hai, theo tôi, niềm tin đó có vẻ sai lạc. Tôi chống đối niềm tin Cơ Đốc về mặt tri thức và tự phụ cho mình là kẻ tin vào thuyết định mệnh hợp lý. Lúc mười bốn tuổi, tôi viết một vài luận văn về môn Giáo hội Cải chánh, trong bài văn ấy tìm cách đánh đổ toàn bộ Cơ Đốc Giáo phủ nhận sự hiện hữu của Thượng đế. Điều khá ngạc nhiên là bài của tôi lại được giải thưởng! Tôi đã đưa ra những luận điểm nhằm triệt hạ đức tin Cơ Đốc và thích đấu lý với các tín hữu Cơ Đốc tự cho mình là đắc thắng lớn. Thứ ba, tôi cho đó là niềm tin không thích hợp. Tôi không thể thấy được làm sao một chuyện xảy ra cách đây 2000 năm tại Trung Đông cách xa 2000 dặm lại liên quan đến cuộc sống tôi tại nước Anh ở thế kỷ hai mươi nầy được. Chúng ta vẫn thường hát bài được nhiều người ưa chuộng tựa đề ‘Giêrusalem’ và đặt câu hỏi: ‘Thế thì những bàn chân thời xưa đó có hề bước lên vùng cỏ xanh của đồi núi nước Anh chăng?’ Tất cả chúng ta điều biết rõ câu trả lời là ‘Không, họ không hề bước qua’. Đối với đời sống tôi, niềm tin đó dường như hoàn toàn không thích hợp. Sau nầy tôi mới nhận ra một phần do lỗi của tôi đã không thật sự lắng nghe cho nên mới hoàn toàn không biết gì về niềm tin Cơ Đốc. Ngày nay trong xã hội đã bị thế tục hóa, có nhiều người không biết gì mấy về Chúa Cứu Thế Jêsus, hoặc những gì họ biết về Ngài chẳng được là bao, hoặc họ chẳng biết gì cả về Cơ Đốc Giáo. Một mục sự tại bệnh viện đã xếp loại các câu trả lời cho câu hỏi: ‘Mời bạn cùng tham dự Tiệc Thánh nhé?’ như sau: ‘Không, cám ơn, tôi thuộc Giáo hội Anh Quốc.’ ‘Không, cám ơn, tôi thích ăn bánh bắp chiên dòn.’ ‘Không, cám ơn, tôi chưa chịu cắt bì.’1 Cơ Đốc Giáo không nhàm chán, không sai lạc và không thể nào không thích hợp. Ngược lại, đó là niềm tin hấp dẫn, đúng đắn và thích hợp. Chúa Jêsus nói: ‘Ta là đường đi, chân lý và sự sống.’ (GiGa 14:6). Nếu Ngài nói đúng, và tôi tin là Ngài nói đúng, thì chẳng còn gì quan trọng hơn trong cuộc đời
  • 4. nầy là thái độ đáp ứng của chúng ta đối với Ngài. Phương hướng cho thế giới lầm lạc Con người được tạo ra để sống trong mối liên hệ với Thượng đế. Thiếu mối liên hệ đó, con người lúc nào cũng cảm thấy đói khát, trống trải và thiếu thốn. Hoàng tử Charles gần đây có nói về niềm tin của ông như sau, bất chấp mọi tiến bộ của khoa học, ‘nơi sâu thẳm của linh hồn (nếu tôi được phép dùng từ nầy) con người vẫn vô tình bất an dai dẳng vì biết mình còn thiếu một điều, một chất liệu làm cho cuộc đời trở nên đáng sống’. Bernard Levin có lẽ là nhà báo vĩ đại nhất của thế hệ nầy, có lần viết một bài tựa đề ‘Đời là Một Bí Ẩn Lớn mà Không Có Giờ để Tìm Ra Ý Nghĩa’. Trong bài nầy ông đề cập đến sự kiện mặc dù là một nhà báo rất thành công suốt hơn hai mươi năm nhưng ông vẫn e mình có thể đã ‘phung phí thực tại để theo đuổi một giấc mơ‘. Ông viết: Nói thẳng thừng, tôi có giờ nào để tìm hiểu tại sao tôi được sinh ra để rồi chết không?...Tôi chưa tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi nầy và cho dù tôi còn bao nhiêu năm nữa để sống thì chắc chắn khoảng thời gian đó vẫn không nhiều bằng những năm tôi đã trải qua. Rõ ràng là nguy hiểm nếu tôi trễ nãi không trả lời ngay...tại sao tôi phải biết lý do mình được sinh ra? Dĩ nhiên là vì cớ tôi không thể cho rằng đó là chuyện tình cờ; mà nếu không phải tình cờ thì phải có ý nghĩa. 2 Nhà báo nầy không phải là tín hữu Cơ Đốc và gần đây có viết: ‘Xin nhắc lại lần thứ mười bốn ngàn, tôi không phải là tín hữu Cơ Đốc.’ Thế nhưng hình như ông ý thức quá rõ sự bế tắc trong việc giải đáp ý nghĩa của cuộc sống. Trước đây vài năm, ông đã viết: Những xứ sở giống như đất nước chúng tôi, đầy dẫy những con người có đủ mọi tiện nghi vật chất họ ao ước, cùng với những phước hạnh phi vật chất như gia đình hạnh phúc, thế nhưng cuộc sống của họ lại chán chường thầm lặng, có đôi lúc ồn ào, chẳng hiểu biết gì hơn là cảm thấy một khoảng trống bên trong mà cho dù có đổ vào bao nhiêu đồ ăn, thức uống, có nhồi nhét với bao nhiêu con cháu xứng đáng cùng bạn bè trung thành đi nữa... khoảng trống đó vẫn còn nhức nhối. 3 Một số người sống hầu hết đời mình để tìm kiếm một điều gì đó có thể mang lại ý nghĩa cùng mục đích cho cuộc sống. Leo Tolstoy, tác giả của Chiến Tranh và Hòa Bình (War and Peace ) và Anna Karenina , đã viết một sách mang tựa đề Một Lời Thú Tội (A Confession ) vào năm 1879, trong đó ông kể lại câu chuyện ông đi tìm ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống. Lúc còn bé ông đã chối bỏ Cơ Đốc Giáo. Khi rời trường đại học, ông tìm kiếm lạc thú
  • 5. trong cuộc sống càng nhiều càng tốt. Ông bước vào thế giới xã giao của Moscow và Petersburg, nhậu nhẹt li bì, sống bừa bãi, cờ bạc và thác loạn. Nhưng thế giới đó không làm ông thỏa mãn. Sau đó ông khát vọng tiền bạc. Ông được thừa hưởng một tài sản và kiếm thật nhiều tiền nhờ viết sách. Thế nhưng điều đó cũng chẳng khiến ông thỏa mãn. Ông tìm kiếm thành công, danh vọng và địa vị. Và ông đã đạt được tất cả. Ông đã viết tác phẩm mà Bách Khoa Tự Điển Britannica mô tả là ‘một trong hai tiểu thuyết vĩ đại nhất của nền văn học thế giới’. Thế nhưng ông vẫn đối diện với câu hỏi: ‘Rất hay... nhưng rồi sau nữa?’ Và bế tắc trước câu trả lời. Rồi ông nuôi tham vọng về gia đình, tạo cho gia đình cuộc sống tốt đẹp nhất có thể có được. Ông kết hôn năm 1862, có một người vợ tốt bụng, yêu thương với mười ba người con (mà theo ông, chính gia đình đã khiến ông xao lãng việc đi tìm ý nghĩa toàn thể của cuộc sống!). Ông đã đạt được mọi tham vọng và chìm ngập trong cái có vẻ là hạnh phúc toàn vẹn. Thế nhưng một câu hỏi đã đưa ông đến bờ tự sát: ‘Liệu ý nghĩa nào trong cuộc sống tôi vượt khỏi tầm hủy diệt không thể tránh được của tử thần được đang chờ đợi tôi chăng?’ Ông đã đi tìm lời giải đáp trong mọi lãnh vực khoa học và triết học. Lời giải đáp duy nhất cho câu hỏi: ‘Tại sao tôi sống?’ mà ông tìm được đó là ‘Trong sự vô hạn của không gian và sự vô hạn của thời gian thì những phân tử cực kỳ nhỏ biến đổi theo tính phức tạp vô hạn’. Khi nhìn những người đương thời, ông thấy họ không đối diện với những câu hỏi hàng đầu nầy của cuộc sống (‘Tôi từ đâu đến?’, ‘Tôi đang đi về đâu?’, ‘Tôi là ai?’, ‘Sống có ý nghĩa gì?’). Cuối cùng, ông thấy những nông dân Nga có thể trả lời những câu hỏi đó qua niềm tin Cơ Đốc của họ và ông nhận biết rằng chỉ trong Chúa Cứu Thế Jêsus chúng ta mới tìm ra lời giải đáp. Hơn một trăm năm sau đó cũng chẳng có gì thay đổi. Freddie Mercury, ca sĩ hàng đầu của nhóm nhạc Rock Queen, chết vào cuối năm 1991 đã viết trong một bài hát cuối cùng có trong tập nhạc Phép Lạ (The Miracle ) như sau: ‘Có ai biết chúng ta sống để làm gì không?’ Mặc dù anh đã thu góp được một tài sản khổng lồ và đã thu hút hàng ngàn kẻ hâm mộ, nhưng trong một cuộc phỏng vấn ngay trước khi chết, anh nhìn nhận là mình cô đơn cùng cực. Anh nói: ‘Bạn có thể có mọi thứ trên đời mà vẫn là con người cô đơn nhất và đó là nỗi cô đơn cay đắng nhất. Thành công đã mang lại cho tôi sự tôn sùng của toàn thế giới cùng với hàng triệu bảng Anh, nhưng lại cản trở một điều mà mọi người chúng ta đều cần mối liên hệ yêu thương và liên tục.’ Anh đã nói đúng khi cho rằng mối ‘liên hệ liên tục’ là điều mọi người chúng
  • 6. ta đều cần. Thế nhưng chẳng có mối liên hệ nào của mọi người có thể khiến chúng ta hoàn toàn thỏa mãn. Và mối liên hệ đó cũng không hoàn toàn liên tục. Lúc nào chúng ta cũng cảm thấy thiếu một điều gì đó. Lý do là vì chúng ta được tạo ra để sống trong mối liên hệ với Thượng đế. Chúa Jêsus nói: ‘Ta là đường đi’. Ngài là Đấng duy nhất có thể đưa chúng ta vào mối liên hệ với Thượng đế, một mối liên hệ kéo dài đến vô tận. Lúc tôi còn bé, gia đình tôi có một máy tivi đen trắng. Chúng tôi chẳng bao giờ được xem hình rõ nét; lúc nào hình cũng mờ nhạt và bị sọc. Khi chưa biết có cái nào tốt hơn thì chúng tôi vẫn sung sướng có tivi đó. Cho đến một hôm, chúng tôi biết là cần phải có ăngten! Bỗng nhiên chúng tôi biết được mình có thể xem được hình rõ nét hơn. Niềm vui của chúng tôi gia tăng. Cuộc sống thiếu liên hệ với Thượng đế qua Chúa Cứu Thế Jêsus cũng giống như tivi thiếu ăngten. Một số người có vẻ rất hạnh phúc vì họ chưa biết có thể hưởng được điều tốt đẹp hơn. Một khi chúng ta kinh nghiệm được mối liên hệ với Thượng đế thì mục đích và ý nghĩa của cuộc sống sẽ trở nên rõ ràng hơn. Chúng ta thấy được những điều chúng ta chưa hề thấy và lúc ấy chúng ta sẽ rất dại dột nếu muốn quay về với lối sống cũ. Chúng ta hiểu được tại sao mình được sinh ra trên đời nầy. Thực tế trong một thế giới hỗn loạn Đôi khi có người nói: ‘Nếu bạn thành thật thì bạn tin cái gì cũng chẳng sao?’ Nhưng có khi chúng ta sai lầm một cách thành thật. Adolf Hitler đã thành thật trong sai lầm của ông. Niềm tin của ông đã tiêu diệt sinh mạng của hàng triệu con người. Kẻ tàn sát ở Yorkshire (Anh Quốc) đã tin là ông làm theo ý muốn Thượng đế khi tàn sát những gái mãi dâm. Ông cũng sai lầm rất là thành thật. Và niềm tin của ông đã ảnh hưởng hành động. Đây là những trường hợp quá khích, nhưng cũng làm sáng tỏ vấn đề là điều chúng ta tin rất quan trọng, bởi lẽ niềm tin sẽ quyết định cách sống của chúng ta. Thái độ của mọi người đối với tín hữu Cơ Đốc có thể là: ‘Niềm tin đó thật tuyệt vời đối với bạn nhưng với tôi thì không’. Thái độ nầy không hợp lý. Nếu Cơ Đốc Giáo đúng thì niềm tin đó vô cùng thiết yếu đối với mỗi người chúng ta. Còn nếu niềm tin đó không đúng thì mọi tín hữu Cơ Đốc đều bị lừa gạt và như vậy thì chẳng ‘tuyệt diệu đối với chúng tôi’ - đó là điều thật đáng buồn và cần sửa đổi càng sớm càng tốt. Là nhà văn và học giả, C.S.Lewis đã viết: ‘Cơ Đốc Giáo là một lời khẳng định mà nếu sai thì chẳng có gì quan trọng, còn nếu đúng thì vô cùng quan trọng. Một điều không thể có được đó là Cơ Đốc Giáo tương đối quan trọng’.4 Có đúng thế không? Có chứng cớ nào không? Chúa Jêsus nói: ‘Ta là...chân lý’. Có chứng cớ nào hỗ trợ cho lời tuyên bố nầy không? Một số câu hỏi chúng ta sẽ đề cập trong phần sau của sách. Trọng tâm của Cơ Đốc Giáo là sự phục sinh của Chúa Cứu Thế Jêsus và điều nầy có đủ chứng cớ. Giáo sư
  • 7. Thomas Arnold, hiệu trưởng của trường Rugby School, con người từng làm đảo lộn quan niệm giáo dục của Anh Quốc, đã được bầu làm trưởng bộ môn lịch sử hiện đại tại đại học Oxford. Chắc chắn ông là người am hiểu giá trị của chứng cớ trong việc xác định những sự kiện lịch sử, nên ông nói: Suốt nhiều năm tôi đã từng quen thuộc nghiên cứu lịch sử của nhiều thời đại, xem xét và đánh giá chứng cớ của những người đã viết ra, thế nhưng đối với tầm hiểu biết của một kẻ tìm hiểu vô tư thì chưa có một sự kiện nào trong lịch sử nhân loại được minh chứng bằng một chứng cớ đầy đủ và toàn vẹn hơn là dấu hiệu quan trọng mà Thượng đế đã ban cho chúng ta, qua việc Chúa Cứu Thế đã chết và từ kẻ chết sống lại. Như chúng ta sẽ thấy trong các phần sau, có rất nhiều chứng cớ về tính xác thực của Cơ Đốc Giáo. Thế nhưng, khi Chúa Jêsus phán: ‘Ta là chân lý...’. Ngài không chỉ hàm ý chân lý về tri thức. Nguyên nghĩa của từ chân lý bao hàm ý niệm thi hành hoặc kinh nghiệm chân lý. Chấp nhận chân lý của Cơ Đốc Giáo bằng lý trí vẫn chưa đủ, phải cần có sự hiểu biết về Chúa Cứu Thế Jêsus là hiện thân của chân lý. Giả sử trước khi làm quen với vợ tôi là Pippa, tôi đã đọc một sách viết về nàng. Rồi đọc xong, tôi nghĩ: ‘Cô nầy có vẻ tuyệt quá. Đúng là người tôi muốn kết hôn’. Cảm nhận về lý trí của tôi lúc ấy tin rằng nàng là con người tuyệt vời, khác hẳn với tâm trạng trong tôi hiện nay sau nhiều năm kinh nghiệm chung sống khiến tôi có thể nói: ‘Tôi biết nàng là con người tuyệt vời’. Khi một tín hữu Cơ Đốc nói về niềm tin của mình: ‘Tôi biết Chúa Jêsus là chân lý’, thì người ấy không chỉ nói đến sự hiểu biết của lý trí, nhưng muốn nhấn mạnh rằng người ấy đã kinh nghiệm Chúa Jêsus là chân lý. Khi chúng ta có mối liên hệ với Đấng là hiện thân của chân lý thì mọi nhận thức của chúng ta đều thay đổi và chúng ta bắt đầu hiểu chân lý về thế giới chung quanh chúng ta. Sự sống trong một thế giới tối tăm Chúa Jêsus phán: ‘Ta là...sự sống’. Trong Chúa Jêsus, chúng ta tìm được sự sống mà trước đây là tội lỗi, nghiện ngập, sợ hãi và lảng vãng bóng tử thần. Đúng là mọi người chúng ta đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thượng đế cho nên loài người vẫn có một cái gì thật cao quý. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều cũng sa ngã, nghĩa là chúng ta được sinh ra với khuynh hướng làm ác. Trong mỗi con người, hình ảnh Thượng đế đã bị lu mờ hoặc nhiều hoặc ít, và trong vài trường hợp thì đã bị tội lỗi hầu như hoàn toàn triệt tiêu. Tốt lẫn xấu, mạnh lẫn yếu đều đồng hiện hữu trong mọi con người. Alexander Solzhenitsyn, nhà văn Nga nói: ‘Lằn mức ngăn cách thiện và ác không đi xuyên qua các quốc gia, các giai cấp xã hội, các phe nhóm chính trị mà là xuyên qua ngay chính trái tim mỗi con người và qua mọi con tim nhân
  • 8. loại.’ Tôi vẫn thường cho mình là con người ‘tốt’ bởi lẽ tôi không cướp ngân hàng hoặc phạm những tội nghiêm trọng khác. Chỉ khi tôi bắt đầu nhìn thấy cuộc sống tôi bên cạnh cuộc đời Chúa Cứu Thế Jêsus, lúc đó tôi mới thấy mình sai lầm biết bao. Nhiều người khác cũng có kinh nghiệm như tôi. C.S.Lenis viết: ‘Lần đầu tiên tôi kiểm điểm mình với mục đích thực tế rất nghiêm chỉnh. Tôi lấy làm ghê sợ điều mình khám phá ra; một sở thú ham muốn, một chợ trời tham vọng, một nhà trẻ sợ hãi, một hậu cung nung nấu ghen ghét. Tên tôi là Đội Quân.’ 5 Tất cả chúng ta đều cần sự tha thứ và chỉ trong Chúa Cứu Thế, chúng ta mới được tha thứ. Marghanita Laski, nhà nhân văn, khi tranh luận với một tín hữu Cơ Đốc trên truyền hình, đã đưa ra một lời thú nhận gây kinh ngạc. Bà nói: ‘Điều khiến tôi ganh tÿ hơn hết với các bạn Cơ Đốc, chính là sự tha thứ’. Rồi bà nói tiếp, giọng khá cảm động: ‘Tôi chẳng có ai để tha thứ cho tôi cả’. Điều Chúa Jêsus đã làm khi Ngài chịu đóng đinh thay thế chúng ta đó là để trả nợ cho tất cả mọi điều sai quấy chúng ta đã làm. Chúng ta sẽ nói về đề tài nầy trong chương 3 cách chi tiết hơn. Chúng ta sẽ thấy, Ngài chết để cất bỏ tội lỗi chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi chứng nghiện ngập, sợ hãi và cuối cùng là sự chết, Ngài chết thay cho chúng ta. Vào ngày 31 tháng 7 năm 1991, một biến cố đáng chú ý đã được cử hành. Cuối tháng bảy năm 1941 những hồi còi báo động Auschwitz loan báo một tù nhân đã vượt ngục. Để thế chỗ cho người nầy, mười bạn tù của anh phải chết, chết bằng cách bị bỏ đói từ từ, dai dẳng, bị chôn sống trong một hầm than bằng bê tông, được xây cất thật đặc biệt. Thế là suốt ngày, bị hành hạ dưới nắng, đói và sợ, mấy người đàn ông phải chờ đợi trong khi viên sĩ quan chỉ huy cùng với viên công an mật của Đức Quốc Xã tháp tùng đi qua từng hàng tù nhân để lựa chọn mười người, hoàn toàn tùy hứng. Lúc sĩ quan chỉ huy chỉ vào một người đàn ông, Francis Gajowniczek, anh nầy la to tuyệt vọng: ‘Ôi vợ con đáng thương của ta’. Ngay lập tức, một bóng dáng đàn ông đơn sơ với đôi mắt trũng xuống dưới cặp mắt kính tròn bằng gọng dây kẽm, bước ra khỏi hàng, giở nón. Viên chỉ huy nói: ‘Tên lợn Balan nầy muốn gì?’ ‘Tôi là một tu sĩ Công giáo, tôi muốn chết thay cho người kia. Tôi đã già rồi, còn anh kia có vợ con... tôi chẳng có ai’, Linh mục Maximilan Kolbe đáp. ‘Đồng ý’, viên chỉ huy trả lời rồi bỏ đi. Đêm hôm ấy, chín người đàn ông và một tu sĩ sẽ đi vào hầm than để bị bỏ đói. Bình thường thì họ cấu xé nhau như những chó thú ăn thịt đồng loại. Nhưng lần nầy thì không. Khi còn sức lực, họ nằm khỏa thân trên sàn hầm, cầu nguyện và hát thánh ca. Sau hai tuần lễ, ba người và linh mục
  • 9. Maximilian vẫn còn sống. Hầm than lại phải dùng chứa những người khác nên vào ngày 14 tháng 8, bốn người còn lại bị thanh toán. Vào 12g50 khuya, sau hai tuần bị bỏ đói trong hầm than mà vẫn còn tỉnh táo, linh mục Balan cuối cùng đã được chích một mũi phenol (chất tẩy uế mạnh) và chết ở tuổi 47. Vào ngày 10 tháng 10 năm 1982 tại Quảng Trường St. Peter's Square, La mã, cái chết của linh mục Maximilian đã được cử hành đúng mức. Hiện diện giữa đám đông 150.000 người, có mặt Francis Gajowniczek, cùng với vợ, con và cháu của anh - vì thực ra, nhiều người đã được cứu sống nhờ linh mục nầy. Mô tả cái chết của linh mục Maximilian, Đức giáo hoàng nói: ‘Đây là chiến thắng đối với mọi chế độ khinh bỉ và ghen ghét, đó là sự đắc thắng do Đức Chúa Jêsus của chúng ta tương tự’. 6 Thực ra, sự chết của Chúa Jêsus còn diệu kỳ hơn nhiều, bởi lẽ Chúa Jêsus đã chết, không phải chỉ cho một người mà cho từng cá nhân riêng lẻ trên trần thế. Nếu bạn hoặc tôi là con người duy nhất trên đời nầy thì Chúa Cứu Thế Jêsus cũng đã chết thay cho chúng ta, để cất bỏ mọi tội lỗi chúng ta. Khi tội lỗi được cất bỏ, chúng ta có được sự sống mới. Chúa Jêsus chẳng những đã chết thay chúng ta mà Ngài còn từ kẻ chết sống lại vì cớ chúng ta. Trong hành động nầy, Ngài đã đánh bại tử thần. Hầu hết những người có lý trí đều biết sự chết là không thể nào tránh được, mặc dù ngày nay cũng có một số người có những cố gắng thật kinh dị để tránh cái chết. Tờ Báo của Giáo Hội Anh Quốc (The Church of England Newspaper) có mô tả cố gắng đó như sau: Năm 1960 nhà triệu phú bang California là James M.C Gill đã qua đời. Ông để lại những chỉ dẫn thật chi tiết, yêu cầu cơ thể ông được bảo quản và đông lạnh với hy vọng một ngày kia các khoa học gia có thể tìm ra cách chữa trị chứng bệnh đã giết hại ông. Có hàng trăm người tại miền nam California hy vọng được sống lại nhờ tiến trình đông lạnh và bảo quản thi thể con người. Tiến bộ mới nhất trong kỹ thuật đông lạnh được gọi là đình hoãn thần kinh nhằm chỉ bảo quản cái đầu của con người. Một lý do khiến kỹ thuật nầy trở nên phổ biến vì bảo quản như thế rẻ hơn bảo quản và duy trì cả thân thể. Điều nầy nhắc tôi nhớ nhân vật Woody Allen trong tác phẩm Sleeper , anh nầy lo bảo quản cái mũi của chính mình’. 7 Những cố gắng né tránh cái chết bất khả kháng như thế rõ ràng là phi lý và thực sự là không cần thiết. Chúa Jêsus đã đến để ban cho chúng ta ‘sự sống đời đời’. Sự sống đời đời là phẩm chất của sức sống phát xuất từ một cuộc sống liên hệ với Thượng Đế và với Chúa Cứu Thế Jêsus (GiGa 17:3). Chúa Jêsus không hề hứa cho ai cuộc sống dễ dàng, nhưng Ngài hứa ban sức sống phong phú (GiGa 10:10). Phẩm chất mới nầy trong sức sống khởi đầu ngay
  • 10. bây giờ và tiếp tục cho đến vô tận. Thời gian chúng ta sống trên đất tương đối ngắn, nhưng cõi vô tận thì bao la. Qua Chúa Jêsus là Đấng phán: ’Ta là...sự sống’ chúng ta không những chỉ hưởng được sự sống phong phú ngay bây giờ mà còn tin chắc cuộc sống đó sẽ không bao giờ chấm dứt. Cơ Đốc Giáo không nhàm chán: đó là niềm tin giúp chúng ta sống thật phong phú. Cơ Đốc Giáo không sai lạc: đó là chân lý. Cơ Đốc Giáo không xa rời thực tế; nó biến đổi toàn thể cuộc sống chúng ta. Nhà thần học và triết gia Paul Tillich mô tả tình trạng con người lúc nào cũng ôm ấp ba nỗi lo sợ: sợ vô nghĩa, sợ chết và sợ tội. Chúa Cứu Thế Jêsus sẵn sàng giải quyết từng nỗi sợ đó. Ngài rất cần thiết cho mỗi người chúng ta vì Ngài là ‘đường đi, chân lý và sự sống’. Herodotus 488-428 TC 900 SC 1.300 8 Tacitus 100 SC 1.100 1.000 20 Jêsus Là Ai? Một nữ truyền giáo làm việc ở giữa vòng các trẻ em ở tại Trung Đông đang lái chiếc xe Jeep của bà xuống một con đường nhỏ thì xe hết xăng. Trong xe của bà không có thùng đựng xăng, bà chẳng tìm được gì ngoài một cái bô của trẻ con. Bà đi bộ một cây số rưỡi dọc theo con đường để đến một trạm xăng gần nhất và lấy đầy xăng trong chiếc bô đó. Khi đã trở về và đang đổ xăng vào bình, một chiếc Cadillac rất lớn chở đầy các lãnh tụ Hồi giáo giàu có về dầu hỏa dừng lại. Họ bị mê hoặc hoàn toàn khi thấy bà đang rót thứ nước chứa trong chiếc bô vào bình xăng xe Jeep. Một người trong số họ mở cửa sổ và bảo ‘Ôi! Xin lỗi, mặc dầu bạn tôi và tôi không cùng chung tín ngưỡng với bà, nhưng chúng tôi hết sức khâm phục đức tin của bà!’ Một số người xem việc trở thành Cơ Đốc Nhân như là một bước nhảy mù quáng của đức tin. Loại đức tin có cần trong trường hợp mong cho một chiếc ô tô chạy được nhờ thứ nước thường chứa trong một cái bô. Thật ra đức tin là bước cần phải có. Song đó không phải là một bước nhảy mù quáng của đức tin, mà là một bước đức tin đặt cơ sở trên bằng cớ vững chắc của lịch sử. Trong chương nầy tôi muốn xem xét một số những bằng chứng lịch sử đó. Tôi được cho biết trong một cuốn từ điển tiếng Nga của chủ nghĩa Cộng sản, Chúa Jêsus được mô tả là ‘một nhân vật huyền thoại chưa hề tồn tại’. Ngày nay không một sử gia nghiêm túc nào có thể giữ quan niệm đó nữa. Có rất nhiều bằng chứng về sự tồn tại của Chúa Jêsus. Bằng chứng ấy không những chỉ đến từ các sách Phúc âm và các tài liệu Cơ Đốc khác, mà còn đến từ các nguồn tư liệu phi Cơ Đốc nữa. Ví dụ các nhà viết sử La mã trực tiếp (Tacitus) và gián tiếp (Suetonius) , cả hai đều viết về Ngài. Vị sử gia Do thái
  • 11. Josephus, sinh năm 37 sau Công nguyên mô tả Chúa Jêsus và những người theo Ngài như vầy: Bấy giờ, vào khoảng thời gian nầy, có một người tên là Jêsus, một con người khôn ngoan, nếu như gọi Ngài con người là hợp pháp, bởi vì Ngài là một người đã làm những công việc kỳ diệu, là thầy của những người tiếp nhận chân lý với sự thỏa vui. Ông đã thu hút nhiều người Giuđa lẫn nhiều dân ngoại bang đến với mình. Ông ta là Đấng Christ; và bởi lời kiến nghị của những kẻ cai trị giữa vòng chúng ta, khi Philát đã kết án người trên thập tự giá, những kẻ yêu mến người từ lúc đầu đã không bỏ rơi người bởi người đã sống lại và hiện ra với họ vào ngày thứ ba, đúng như lời những lời tiên tri của Đức Chúa Trời đã báo trước các điều đó cùng với mười ngàn điều kỳ diệu khác về người; và vì vậy mà nhóm những Cơ Đốc nhân đã được gọi theo tên của người cho đến ngày nay vẫn không triệt tiêu họ được. 8 Như vậy là đã có bằng chứng ngoài Kinh Thánh về sự hiện diện của Chúa Jêsus. Ngoài ra, những bằng chứng của Tân Ước là rất mạnh mẽ. Đôi khi người ta nói ‘Tân Ước đã được viết ra từ lâu rồi. Làm sao để chúng ta biết những gì họ viết lại không bị mai một qua năm tháng?’ Câu trả lời là chúng ta thực sự biết, rất chính xác qua ngành khoa học nghiên cứu của sự phê bình bản văn, về những gì các trước giả Tân Ước đã viết. Điều chủ yếu là chúng ta càng có nhiều bản văn, thì chúng ta càng ít nghi ngờ bản gốc. Cố Giáo sư F.F.Bruce (là giáo sư Rylands của môn phê bình và chú giải Kinh Thánh ở tại Trường Đại Học Manchester) trình bày trong tác phẩm Những Tài Liệu của Tân Ước có Đáng Tin Cậy không ? (Are the New Testament Documents Reliable ?) sự phong phú thế nào của Tân Ước trong việc chứng thực bản thảo bằng cách so sánh các bản văn với các tác phẩm lịch sử khác. Bảng liệt kê dưới đây tóm tắt những sự kiện và cho thấy phạm vi của bằng chứng Tân ước. F.F. Bruce tỏ rõ rằng đối với tác phẩm Gallic War của Caesar chúng ta có chín hoặc mười bản sao và bản cổ nhất đã được viết khoảng 900 năm sau thời của Caesar. Đối với tác phẩm Roman History của Livy chúng ta có chưa đến hai mươi bản sao, bản sớm nhất của nó có từ khoảng năm 900 S.C. Trong mười bốn sách lịch sử của Tacitus chỉ có hai mươi bản sao còn tồn tại; trong mười sáu sách sử biên niên của ông, mười phần thuộc hai tác phẩm lịch sử quan trọng của ông lệ thuộc hoàn toàn vào hai thủ bản, một thuộc thế kỷ thứ chín và một thuộc thế kỷ thứ mười một. Sách lịch sử của Thucydides được biết đến hầu hết hoàn toàn là nhờ tám thủ bản vào khoảng năm 900 S.C. Sách lịch sử của Herodotus cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, không một học giả cổ điển nào nghi ngờ về tính xác thực của các tác phẩm ấy, mặc
  • 12. dù khoảng thời gian từ bản gốc đến bản viết tay là rất dài và số các bản viết tay tương đối ít. Còn về Tân Ước chúng ta có một lượng tài liệu thật phong phú. Tân Ước có lẽ đã được viết ra vào khoảng từ giữa năm 40 S.C đến 100 S.C. Chúng ta hiện có các thủ bản đầy đủ hoàn toàn của toàn bộ Tân Ước đã bắt đầu có từ năm 350 S.C (một khoảng thời gian chỉ có 300 năm), các thủ bản bằng chỉ thảo bao gồm phần lớn các tác phẩm của Tân Ước có từ thế kỷ thứ ba và cũng có cả một phần rời của sách Giăng có từ năm 130 S.C. Có hơn 5000 thủ bản viết bằng tiếng Hy lạp, hơn 10.000 thủ bản tiếng La tinh và 9.300 thủ bản khác, cũng như hơn 36.000 phần trích trong các tác phẩm của các giáo phụ thuộc HT đầu tiên. Là một trong các nhà phê bình bản văn vĩ đại nhất từ trước đến nay F.J.A.Hort đã nói: ‘Về tính đa dạng và đầy đủ của các bằng chứng mà trên đó Tân Ước dựa vào, thì bản văn Tân Ước vươn thẳng lên hoàn toàn và các tác phẩm văn xuôi cổ không thể bì lại với văn phẩm Tân Ước.’ 9 F.F.Bruce tổng kết các bằng chứng bằng cách trích dẫn lời của Ngài Frederic Kenyon, một học giả chủ đạo trong lãnh vực nầy: Như vậy khoảng cách niên đại của tác phẩm gốc với bằng chứng sớm sủa nhất hiện là quá nhỏ và thật sự không đáng kể, và cơ sở được xem là vững vàng nhất để người ta dựa vào đó mà nghi ngờ nguồn gốc của Lời Kinh Thánh từ khi được viết ra, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến thời của chúng ta, đến nay đã bị loại bỏ. Cả tính xác thực lẫn tính nhất quán chung của các sách trong Tân Ước cuối cùng có thể được coi là đã được xác minh’. 10 Từ những bằng chứng bên ngoài và bên trong Tân Ước chúng ta biết Chúa Jêsus đã từng hiện diện trên đất.11 Nhưng Ngài là ai? Tôi nghe Martin Scorsese nói trên ti vi rằng ông ta đã làm bộ phim Sự Cám Dỗ Cuối Cùng của Đấng Christ ( The Last Temptation of Christ) để chứng tỏ rằng Chúa Jêsus là một con người thật. Tuy nhiên đó không phải là vấn đề tranh cãi lúc nầy. Ngày nay rất ít người nghi ngờ rằng Chúa Jêsus hoàn toàn là một con người. Ngài đã từng mang thân thể của loài người; đôi khi Ngài cũng mệt mỏi (GiGa 4:6) và đói (Mat Mt 4:2). Ngài có những cảm xúc của con người, Ngài đã nóng giận (Mac Mc 11:15-17), Ngài yêu thương (Mac Mc 10:21) và Ngài đau buồn (GiGa 11:35). Ngài đã có những từng trải như loài người; Ngài đã bị cám dỗ (Mac Mc 1:13), Ngài đã học hỏi (LuLc 2:52), Ngài đã làm việc (Mac Mc 6:3) và Ngài đã phục tùng cha mẹ mình (LuLc 2:51). Vấn đề mà nhiều người ngày nay đang nói đến là Chúa Jêsus chỉ là một con người, là một giáo sư tôn giáo vĩ đại. Diễn viên hề Bily Connolly đã thay mặt cho nhiều người khi ông bảo rằng ‘Tôi không thể tin vào Cơ Đốc Giáo,
  • 13. nhưng tôi nghĩ Chúa Jêsus là một con người tuyệt vời’. Có bằng chứng gì để cho thấy Chúa Jêsus còn hơn một con người kỳ diệu hay chỉ là một giáo sư luân lý vĩ đại mà thôi? Câu trả lời, như chúng ta sẽ thấy đó là có một lượng bằng chứng dồi dào. Bằng chứng nầy hỗ trợ cho luận điểm Cơ Đốc cho biết Chúa Jêsus đã và chính là Con độc sanh của Đức Chúa Trời. Thật vậy, Ngài chính là Đức Chúa Con, ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Ngài tuyên bố gì về chính mình? Có người bảo ‘Chúa Jêsus chưa hề xưng mình là Đức Chúa Trời’. Thật ra, đúng là Chúa Jêsus không đi khắp nơi và nói câu ‘Ta là Đức Chúa Trời’. Song khi nhìn vào mọi điều Ngài đã dạy dỗ và xưng nhận, thì chẳng còn nghi ngờ gì Ngài là một người rõ ràng mang chân tính của Đức Chúa Trời. Việc dạy dỗ tập trung vào chính mình Ngài Một trong những điều lạ lùng về Chúa Jêsus đó là phần lớn sự dạy dỗ của Ngài tập trung vào chính mình Ngài. Ngài thực sự đã phán cùng mọi người rằng ‘Nếu các ngươi muốn có mối quan hệ với Đức Chúa Trời, các ngươi cần phải đến cùng ta’ (xem GiGa 14:6). Chính nhờ có mối quan hệ với Ngài mà chúng ta mới gặp gỡ Đức Chúa Trời được. Có một nỗi khao khát sâu xa bên trong tấm lòng của con người. Các nhà triết học chủ đạo của thế kỷ hai mươi nầy thảy đều công nhận điều đó. Ông Freud nói rằng ‘Con người đang khao khát tình yêu thương’. Jung nói rằng ‘Con người đang khao khát sự an ổn’. Adler thì nói: ‘Con người đang khao khát những gì có ý nghĩa’. Chúa Jêsus phán ‘Ta là bánh của sự sống’ (GiGa 6:35). Nói khác đi: ‘Nếu các ngươi muốn thỏa mãn cơn đói khát của mình, hãy đến cùng ta’. Nhiều người đang bước đi trong tối tăm, buồn chán, trong tâm trạng vỡ mộng và tuyệt vọng. Họ đang tìm phương hướng. Chúa Jêsus phán: ‘Ta là sự sáng của thế gian. Người nào theo ta sẽ chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống’ (GiGa 18:12). Có người đã nói với tôi sau khi họ tin nhận Chúa Cứu Thế: ‘Cứ như là ánh sáng thình lình đã chiếu rọi và lần đầu tiên tôi thật sự nhìn nhận được các sự việc’. Nhiều người rất sợ sự chết. Một phụ nữ nói với tôi rằng nhiều khi cô không ngủ được, nửa đêm thức giấc, lạnh toát mồ hôi vì sợ hãi sự chết, bởi vì cô không biết điều gì sẽ xảy ra khi mình chết. Chúa Jêsus phán ‘Ta là sự sống lại và sự sống, người nào tin ra thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết’ (GiGa 11:25-26). Có rất nhiều người đang gánh những gánh nặng vì lo âu, khắc khoải, vì những nỗi sợ hãi và mặc cảm phạm tội. Chúa Jêsus phán ‘Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ’ (Mat Mt 11:28). Họ không biết chắc phải sắp đặt cuộc đời mình như thế nào hoặc
  • 14. phải đi theo ai. Tôi còn nhớ, trước khi tin Chúa, tôi thường bị gây ấn tượng bởi một con người nào đó và muốn trở nên giống như họ, rồi lại bởi một nhân vật khác thường nào đó và làm theo họ. Chúa Jêsus phán ‘Hãy theo ta’ (Mac Mc 1:17). Ngài phán ai tiếp nhận Ngài là đã tiếp nhận Đức Chúa Trời (Mat Mt 10:40), ai đón rước Ngài là đã đón tiếp Đức Chúa Trời (Mac Mc 9:37) và ai thấy Ngài tức là đã thấy Đức Chúa Trời (GiGa 14:9). Lần nọ, một đứa bé vẽ một bức ảnh và mẹ em hỏi em đang vẽ gì đó. Đứa bé trả lời: ‘Con đang vẽ hình Đức Chúa Trời’. Mẹ em bảo: ‘Đừng ngốc nghếch, cưng à. Con không thể vẽ ảnh Đức Chúa Trời được. Không ai biết Đức Chúa Trời trông như thế nào cả’. Em bé trả lời: ‘Mẹ à, khi nào con vẽ xong, người ta sẽ biết’. Chúa Jêsus thật sự đã nói như vầy ‘Nếu các con muốn biết Đức Chúa Trời như thế nào, hãy nhìn xem ta’. Những lời xưng nhận gián tiếp Chúa Jêsus đã tuyên bố một số điều, mà mặc dầu không trực tiếp xưng nhận Ngài là Đức Chúa Trời, vẫn cho thấy rằng Ngài đã coi mình có cùng vị trí như Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy điều đó trong các ví dụ sau đây: Lời tuyên bố của Chúa Jêsus khẳng định Ngài có quyền tha tội là một lời xưng nhận nổi tiếng. Ví dụ, trong một trường hợp Ngài đã phán cùng một người bại rằng: ‘Hỡi con, tội lỗi con đã được tha’ (Mac Mc 2:5). Phản ứng của những nhà lãnh đạo tôn giáo lúc ấy là ‘Sao người nầy lại nói như vậy? Người nói phạm thượng đó! Ngoài một mình Đức Chúa Trời còn có ai tha tội được chăng?’ Chúa Jêsus đã tiếp tục chứng minh rằng Ngài thật có uy quyền để tha thứ tội lỗi bằng cách đã chữa lành cho người bại ấy. Lời xưng nhận có quyền tha tội nầy thật sự là một lời tuyên bố gây sửng sốt. C.S.Lewis đã làm rõ điều đó khi ông nói trong tác phẩm Mere Christianity của mình: Một phần của lời xưng nhận nầy có khuynh hướng vuột khỏi chúng ta, không ai để ý bởi vì chúng ta đã nghe quá thường xuyên đến nỗi không còn thấy được toàn bộ ý nghĩa của nó là gì. Tôi muốn nói về lời tuyên bố tha tội: tha bất cứ tội gì. Bây giờ nếu ngươi tuyên phán không phải là Đức Chúa Trời thì lời phán ấy thật là quá phi lý, có thể xem như khôi hài. Hết thảy chúng ta đều có thể hiểu cách một người tha thứ cho những hành động vi phạm làm tổn hại chính người ấy như thế nào. Bạn dẫm phải chân tôi thì tôi tha lỗi cho bạn, bạn cướp tài sản tôi, tôi tha thứ cho bạn. Nhưng với một con người mà chính ông ta không bị cướp tài sản và không bị dẫm phải chân mà lại tuyên bố rằng ông ta tha thứ bạn vì tội dẫm lên chân người khác và tội cướp tiền bạc của những người khác, thì chúng ta gọi ông ấy là gì? Lời mô tả tử tế nhất chúng ta nên dành cho cách cư xử của ông ta là ngu như lừa.
  • 15. Nhưng nó chính là điều Chúa Jêsus đã làm. Ngài cho con người biết rằng tội lỗi họ đã được tha, mà chẳng bao giờ đợi để hỏi ý kiến tất cả những người kia, là những người chắc chắn đã bị tổn thương do tội lỗi những người đó. Ngài không ngần ngại cư xử như thể Ngài là người có liên quan chính yếu, là người đã bị tổn hại phần lớn trong tất cả những trường hợp vi phạm. Điều nầy chỉ có ý nghĩa nếu như Ngài thực sự là Đức Chúa Trời, Đấng mà luật pháp của Ngài đã bị con người vi phạm, và Đấng mà tình yêu của Ngài đã bị thương tổn bởi mọi tội lỗi. Kẻ nào không phải là Đức Chúa Trời mà tuyên bố những lời đó thì tôi chỉ có thể cho kẻ ấy là ngu ngốc và lừa dối, mà trong lịch sử không một ai sánh bằng. 12 Một tuyên bố lạ lùng khác mà Chúa Jêsus đã từng phán đó là một ngày kia Ngài sẽ đoán xét thế gian (Mat Mt 25:31-32). Ngài phán rằng Ngài sẽ trở lại và ‘ngồi trên ngôi vinh hiển Ngài’ (c. 31). Mọi quốc gia sẽ nhóm lại ở trước mặt Ngài. Ngài sẽ rải sự đoán xét trên họ. Một số người sẽ nhận được một cơ nghiệp và sự sống đời đời, là cơ nghiệp đã được chuẩn bị cho họ từ khi tạo dựng trời đất, trong khi đó những người khác sẽ phải chịu hình phạt bị phân cách với Chúa đời đời. Chúa Jêsus phán Ngài sẽ quyết định điều xảy đến cho mỗi một người trong chúng ta vào lúc cuối cùng. Không những Ngài là Đấng Phán Xét, mà Ngài còn là tiêu chuẩn của sự phán xét nữa. Điều xảy đến cho chúng ta trong Ngày Phán Xét tùy thuộc vào cách chúng ta đáp ứng với Chúa Jêsus trong cuộc đời nầy (Mat Mt 25:40, 45). Giả sử vị mục sư trong hội thánh địa phương của bạn bước lên tòa giảng và nói rằng: ‘Đến Ngày Phán xét quý vị hết thảy sẽ phải ứng hầu trước mặt tôi và tôi sẽ quyết định số phận đời đời của quý vị. Điều xảy đến cho quý vị phụ thuộc hoàn toàn vào cách quý vị đã đối đãi với tôi và các môn đồ của tôi.’ Đối với một con người chỉ là người mà dám tuyên bố như vậy thì thật là quá vô lý. Ở đây chúng ta có một lời xưng nhận gián tiếp khác mang chân tính của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Những lời xưng nhận trực tiếp Khi người ta hỏi Ngài rằng: ‘Ngươi có phải là Đấng Christ Con Đức Chúa Trời Đáng Ngợi Khen không?’ Chúa Jêsus đã phán rằng: ‘Ta chính phải đó, các ngươi sẽ thấy Con Người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời và ngự giữa đám mây trên trời mà đến’. Thầy cả thượng phẩm bèn xé áo mình mà rằng ‘Chúng ta có cần kiếm chứng cớ khác nữa làm chi, các ngươi có nghe những lời lộng ngôn chăng? Các ngươi nghĩ thế nào?’ (Mac Mc 14:61- 64). Theo lời tường thuật nầy, rõ ràng Chúa Jêsus đã bị kết án tử hình vì lời xác nhận Ngài đã tuyên bố về chính mình, đối với người Do thái, đó là một lời xưng nhận đáng chết vì xem mình bằng Đức Chúa Trời. Vào một dịp nọ, khi người Giuđa định ném đá Chúa Jêsus, Ngài hỏi họ ‘Vì
  • 16. sao các ngươi ném đá ta? Họ trả lời rằng họ phải ném đá Ngài vì tội phạm thượng: ‘Vì ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời ’ (GiGa 10:33). Rõ ràng những kẻ thù nghịch Ngài hiểu đúng lời Ngài đã tuyên bố. Khi Thôma, một trong các môn đồ, quỳ xuống trước mặt Chúa Jêsus và thưa rằng: ‘Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi’ (GiGa 20:28). Chúa Jêsus đã không quay lại và bảo, ‘Không không, đừng nói thế, ta không phải là Đức Chúa Trời’. Nhưng Ngài đã phán rằng: ‘Vì ngươi đã thấy Ta nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!’ (GiGa 20:29). Ngài đã quở trách Thôma vì đã quá chậm tin. Nếu có người nào tuyên bố những lời như vậy thì những lời tuyên bố đó cần phải được nghiệm thử. Có đủ mọi loại người đưa ra mọi loại tuyên bố khác nhau. Chỉ có điều là khi một người tự nhận mình là ai đó thì không có nghĩa là họ nói đúng. Có nhiều người, một số ở trong các bệnh viện tâm thần, là những người họ bị đánh lừa. Họ tưởng mình là Napôlêông hay là một Vị Giáo Hoàng, nhưng kỳ thực không phải. Vậy chúng ta làm cách nào để nghiệm thử những lời tự xưng nhận của người ta? Chúa Jêsus tự nhận Ngài là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời; là Đức Chúa Trời trở thành người. Có ba khả năng hợp lô gích: Nếu những lời xưng nhận đó là sai lạc hoặc người ấy biết những điều đó là sai lạc, thì trong trường hợp đó, người ấy là một kẻ lừa đảo, và là một tay gian ác. Đó là khả năng thứ nhất. Hoặc nếu người ấy không hề hay biết. Trong trường hợp ấy người ấy bị đánh lừa; hay nói cho đúng, người ấy bị khùng. Đó là khả năng thứ hai. Khả năng thứ ba là những lời xưng nhận đó là thực. C.S.Lewis đã nói như vầy: Một con người chỉ là người mà dám tuyên bố những điều như Chúa Jêsus đã phán thì không thể là một vị giáo sư luân lý vĩ đại. Người ấy hoặc là kẻ mất trí, ngang bằng với một người cho mình là quả trứng luộc, hoặc kẻ ấy là Quỷ sứ của Địa ngục. Bạn phải có sự lựa chọn của mình. Hoặc con người xưa nay vẫn là Con Đức Chúa TRời; hoặc người ấy là một kẻ mất trí hoặc là điều gì đó tồi tệ hơn nữa...nhưng chúng ta chớ dựng lên bất cứ một lời nói vô nghĩa với thái độ kẻ cả nào về hữu thể của Ngài như là một giáo sư vĩ đại. Ngài không hề mở lối cho sự nhận xét ấy của chúng ta đâu. Ngài không có ý định đó. 13 Có bằng chứng gì để hậu thuẫn cho điều Ngài đã tuyên bố? Để đánh giá xem điều nào trong ba điều được đưa ra ở trên là đúng, chúng ta cần phải xem xét bằng chứng chúng ta có được về cuộc đời của Ngài. Sự dạy dỗ của Ngài Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus được công nhận rộng rãi là sự dạy dỗ vĩ đại nhất chưa hề được nói ra từ môi miệng của bất cứ người nào. Một số người
  • 17. không phải là Cơ Đốc Nhân đã bảo rằng: ‘Tôi ưa thích Bài Giảng Trên Núi, tôi sống theo tiêu chuẩn lời dạy dỗ đó’. (Nếu họ đọc bài giảng ấy họ sẽ nhận biết rằng nói dễ hơn là làm, nhưng họ thừa nhận rằng Bài Giảng Trên Núi là sự dạy dỗ tuyệt vời). Bernard Ramm, một giáo sư thần học, đã nói như sau về sự dạy dỗ của Chúa Jêsus: Những lời dạy của Ngài càng được đọc nhiều hơn, được trưng dẫn nhiều hơn, được yêu quý nhiều hơn, được tin cậy nhiều hơn, và được phiên dịch nhiều hơn bởi vì đó là những lời tuyệt vời nhất mà chưa hề có con người nào nói ra... Những lời dạy dỗ này mang một tầm vóc vĩ đãi là vì nó chứa đựng tính thuộc linh thanh khiết minh bạch, rõ ràng, dứt khoát và có uy quyền trong việc giải quyết những vấn đề lớn lao nhất đang hoạt động mãnh liệt trong tấm lòng con người...không lời lẽ nào từ môi miệng những người khác có được sức hấp dẫn như những lời dạy của Chúa Jêsus bởi vì không có một con người nào khác có thể giải đáp những nan đề cơ bản của con người như Chúa Jêsus đã giải đáp. Những lời dạy đó là loại lời phán truyền và lời giải đáp mà chúng ta mong đợi chính Đức Chúa Trời ban bố. 14 Sự dạy dỗ của Ngài là nền tảng của toàn bộ nền văn minh phương Tây của chúng ta. Phần lớn các luật lệ trong đất nước nầy có nguồn gốc cơ sở dựa trên những lời dạy của Chúa Jêsus. Chúng ta đang thu được những tiến bộ hầu như trong mọi lãnh vực của khoa học và kỹ thuật. Phương tiện di chuyển của chúng ta ngày càng nhanh hơn và chúng ta biết được nhiều điều khác hơn, tuy nhiên trong gần 2000 năm qua, không một ai sửa đổi gì lời dạy dỗ về mặt luân lý của Chúa Jêsus Christ. Liệu sự dạy dỗ ấy có thể nào thật sự đến từ một con người lừa đảo hay có tâm trí bất bình thường không? Những công việc của Ngà i Đức Chúa Jêsus phán rằng những phép lạ Ngài làm đó, tự chúng chứng minh rằng: ‘Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha’ (GiGa 10:38). Chúa Jêsus phải là con người phi thường nhất từng có mặt. Nhiều khi người ta bảo rằng Cơ Đốc Giáo nhàm chán. Phải, Cơ Đốc Giáo đã không nhàm chán khi có Chúa Jêsus. Khi đến dự tiệc cưới, Ngài đã biến nước thành rượu (GiGa 2:1-11). Ngài nhận lấy thức ăn trưa của một cậu bé và hóa ra nhiều đến nỗi nuôi đủ cả mấy ngàn người (Mac Mc 6:30-44). Ngài có quyền kiểm soát trên các hiện tượng thiên nhiên và có thể ra lệnh cho cả gió và sóng biển để chận đứng một cơn bão (Mac Mc 4:35-41). Ngài đã thực hiện những sự chữa lành đáng lưu ý nhất, như: mở mắt kẻ mù, khiến kẻ câm và điếc nghe và nói được, làm cho kẻ bại bước đi. Khi Ngài viếng thăm nơi đầy dẫy những kẻ tật bệnh, một người đàn ông vô dụng suốt ba mươi tám năm đã đứng dậy được, vác
  • 18. giường và bước đi (GiGa 5:1-9). Ngài giải phóng con người khỏi quyền lực của ma quỷ đã từng thống trị đời sống họ. Có những lần Ngài còn khiến những người chết sống lại nữa (GiGa 11:38-44). Tuy nhiên không phải chỉ các phép lạ của Ngài đã khiến cho công việc của Ngài để lại ấn tượng lớn lao như vậy, mà chính là tình yêu thương của Ngài, đặc biệt dành cho những kẻ không đáng yêu (như những người phung cùi, như phường điếm đĩ, dường như tình yêu thương là động cơ thúc đẩy tất cả những gì Ngài đã làm. Tuyệt đỉnh của tình yêu đó là tình yêu của Ngài được thể hiện ở tại thập tự giá (mà chúng ta sẽ thấy ở chương tiếp theo, là lý do chính yếu khiến Ngài đã đến thế gian nầy. Khi người ta hành hạ Ngài và đóng đinh Ngài trên thập tự giá Ngài đã nói ‘Lạy cha xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì’ (LuLc 22:34). Chắc chắn những công việc đó không phải là những hành động của một kẻ gian ác hoặc của một người lừa dối chứ? Tâm tánh của Ngài Tâm tánh của Chúa Jêsus đã gây một ấn tượng tốt đẹp trên hàng triệu người dầu họ không xưng mình là Cơ Đốc Nhân. Ví dụ Bernard Levin đã viết về Chúa Jêsus như vầy: Há không phải bản tánh của Chúa Cứu Thế, qua những lời của Tân Ước, đủ để xuyên thấu linh hồn bất cứ người nào có một linh hồn xuyên thấu được chăng?... Ngài vẫn ẩn hiện khắp nơi trên thế giới, sứ điệp của Ngài vẫn rõ ràng, lòng thương xót của Ngài vẫn vô hạn, sự yên ủi của Ngài vẫn còn hữu hiệu, những lời phán của Ngài vẫn đầy vinh diệu, khôn ngoan và yêu thương. 15 Một trong những lời mô tả về bản tánh của Chúa Jêsus mà tôi ưa thích nhất là của vị cựu Đại Tướng Ấn, Ngài Hailsham, trong cuốn tự truyện ”The Door Wherein I Went ” của mình, ông mô tả nhân vật Jêsus đã trở nên sống động như thế nào đối với ông khi ông còn ở tại trường đại học. Điều đầu tiên chúng ta phải học biết về Ngài đó là chúng ta sẽ bị mê hoặc hoàn toàn bởi việc được kết bầu bạn với Ngài. Chúa Jêsus là một con người có sức thu hút không thể cưỡng lại được... Con người mà họ đã đóng đinh đó là một thanh niên, đầy sức sống đầy niềm vui và yêu đời, là Chúa của chính sự sống, và hơn nữa, là Chúa của những tiếng cười vui thỏa. Một con người có sức thu hút tuyệt vời đến nỗi người ta đã đi theo Ngài hoàn toàn vì vui thích...Thế kỷ thứ Hai mươi nầy cần phải nắm bắt lại vẻ đẹp tuyệt vời của con người vinh diệu và vui thỏa nầy, là con người mà chỉ sự hiện diện của Ngài thôi cũng đã đổ đầy niềm vui cho những người bạn đồng hành của Ngài. Không phải là một người Galilê xanh xao, mà là một Pied Piper of
  • 19. Hamelin thật sự, người làm cho những trẻ con cười ầm ĩ ở chung quanh Ngài và kêu rộ lên vì vui sướng và thích thú khi được Ngài bồng ẵm. 16 Đó là một con người đã làm gương về sự vô kỷ tột bậc nhưng không bao giờ tự thương hại mình, khiêm nhường nhưng không yếu đuối; vui vẻ nhưng không bao giờ bắt người khác phải chịu trả giá; tử tế, nhân từ, nhưng không nuông chìu, Ngài là một con người mà thậm chí những kẻ thù cũng không thể tìm được một lỗi lầm nào nơi Ngài, và những bạn hữu, là người biết rõ Ngài cũng nói rằng Ngài vô tội. Chắc chắn không một ai có thể cho một con người có tâm tánh như vậy là một kẻ gian ác hay là không quân bình. Việc Ngài làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Cựu ước Wilbur Smith, một nhà văn Mỹ chuyên về các chủ đề thần học, đã nói rằng: Thế giới cổ xưa đã có nhiều phương cách khác nhau để đoán định tương lai, chẳng hạn như khoa bói toán, nhưng khoa bói toán ấy không nói lên được toàn bộ những sự kiện trong hàng loạt văn chương Hy lạp và La tinh, mặc dầu họ cũng đã dùng chữ ‘vị tiên tri’ và ‘lời tiên tri’, nhưng chúng ta không tìm được một lời tiên tri thực sự cụ thể về một biến cố quan trọng trong lịch sử sẽ xảy đến trong một ngày rất xa, cũng không có bất cứ lời tiên tri nào về một Đấng Cứu Thế là Đấng phải đến trong dòng dõi của loài người... Người theo Hồi giáo không thể chỉ ra bất cứ những lời tiên tri nào về sự xuất hiện của Mohammed được nói trước hàng trăm năm trước khi ông ra đời. Cũng không có một nhà sáng lập của bất cứ tôn giáo nào trong xứ sở nầy tìm tòi được một bản văn cổ hợp lý nói trước sự xuất hiện của họ một cách đặc biệt. 17 Thế nhưng trong trường hợp của Chúa Jêsus, Ngài đã làm ứng nghiệm hơn 300 lời tiên tri (bởi nhiều lời phán khác nhau trải qua 500 năm), bao gồm cả hai mươi chín lời tiên tri quan trọng đã được ứng nghiệm chỉ trong một ngày - đó là ngày Chúa chịu chết. Mặc dầu một số trong những lời tiên tri nầy có lẽ đã ứng nghiệm ở một mức độ nào đó vào thời của chính nhà tiên tri đã dự báo, song sự ứng nghiệm cuối cùng của chúng đã được tìm thấy trong Chúa Cứu Thế Jêsus. Tôi giả sử như Chúa Jêsus là một người lừa gạt khôn ngoan, là người đã cố ý sắp đặt để làm thành những lời tiên tri đó trong Cựu Ước nhằm chứng tỏ rằng Ngài chính là Đấng Mêsia đã được báo trước trong Kinh Thánh Cựu Ước. Vấn đề xảy ra với lời gợi ý trên là, trước hết chỉ số lượng của những lời tiên tri ấy thôi cũng đủ làm cho điều nầy trở nên cực kỳ khó khăn. Thứ đến, nói theo cách loài người, Ngài không thể nào kiểm soát trên nhiều sự kiện được. Ví dụ, phương cách chính xác của cái chết Ngài đã được báo trước trong
  • 20. Cựu Ước (EsIs 53:1-12) nơi chôn Ngài, và thậm chí nơi Ngài được sinh ra (MiMk 5:2). Giả sử Chúa Jêsus là một người lừa đảo muốn làm thành hết thảy các lời tiên tri trên. Thì cũng hơi trễ cho đến thời điểm mà Ngài phát hiện được nơi mà Ngài đã được định để ra đời! Sự sống lại của Ngà i Sự sống lại phần thuộc thể của Chúa Cứu Thế Jêsus từ trong vòng kẻ chết chính là nền tảng của Cơ Đốc Giáo. Nhưng có bằng chứng gì chứng tỏ điều đó thực sự đã xảy ra? Tôi muốn tóm tắt các bằng chứng dưới bốn đầu đề chính sau đây. 1. Sự vắng mặt của Ngài khỏi phần mộ . Có nhiều lý luận đã được đưa ra để giải thích sự kiện thi thể Chúa Jêsus không được tìm thấy trong phần mộ vào Ngày Lễ Phục Sinh đầu tiên, nhưng không lý luận nào có được sức thuyết phục. Thứ nhất, người ta cho rằng Chúa Jêsus đã không chết tại thập tự giá. Đã từng có một hàng tít lớn trên tờ nhật báo Today viết như vầy: ‘Chúa Jêsus đã không chết trên thập tự giá’. Tiến sĩ Trevor Lloyd Đavid đã tuyên bố rằng Chúa Jêsus vẫn còn sống khi Ngài được gỡ xuống khỏi cây thập tự và rằng sau đó Ngài hồi tỉnh lại. Chúa Jêsus đã chịu một trận đánh đòn của người La mã, nhiều người đã chết khi trải qua trận đòn đó. Ngài đã bị đóng đinh trên thập tự giá suốt sáu tiếng đồng hồ. Một con người trong tình trạng đó liệu có thể nào đẩy nổi một tảng đá nặng gần một tấn rưỡi chăng? Những tên lính rõ ràng đều tin chắc rằng Ngài đã chết nếu không chúng đã không hạ thây Ngài xuống. Nếu họ để cho một tên tử tù trốn thoát họ có thể phải lãnh án tử hình. Hơn nữa, khi những tên lính khám phá rằng Chúa Jêsus đã chết rồi, ‘một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra (GiGa 19:34). Điều nầy rõ ràng là sự phân ly giữa máu đông và huyết thanh mà ngày nay chúng ta biết rõ là bằng chứng y học mạnh mẽ chứng tỏ Chúa Jêsus đã chết. Giăng đã không viết câu Kinh Thánh nầy vì mục đích đó; có thể ông không có sự hiểu biết ấy, là điều càng tỏ rõ bằng chứng mạnh mẽ hơn nữa, đó là Chúa Jêsus thật sự đã chết. Thứ hai, có lời tranh luận rằng các môn đồ đã ăn cắp xác Chúa Jêsus. Một số người cho rằng các môn đồ đã ăn cắp xác Chúa rồi đồn rằng Chúa Jêsus đã từ kẻ chết sống lại. Không kể đến việc ngôi mộ được canh giữ, lý luận nầy về mặt tâm lý không thể nào xảy ra được - Các môn đệ thật buồn thảm và ở trong tâm trạng bị vỡ mộng khi Chúa Jêsus chết. Hẳn phải có một điều gì đó hết sức phi thường mới có thể biến đổi sứ đồ Phierơ thành một con người đứng lên giảng truyền trong ngày Lễ Ngũ Tuần khiến cho 3.000 người ăn năn tiếp nhận Chúa. Ngoài ra, khi một người đã cân nhắc những gì họ phải trả giá vì điều mình
  • 21. tin (những trận đánh đòn, sự hành hạ, thậm chí một số người còn bị chết), thì không thể nào lại có chuyện họ bằng lòng chịu tất cả những hoạn nạn đó vì điều mà chính họ biết là giả dối. Tôi có một người bạn vốn là một nhà khoa học ở tại Trường Đại Học Cambridge, ông ta đã trở thành một Cơ Đốc Nhân bởi vì trong khi xem xét các chứng cớ, ông đã bị thuyết phục rằng các môn đồ đã không sẵn sàng chịu chết nếu như họ biết điều họ tin là một sự dối trá. Thứ ba, một số người cho rằng giới cầm quyền đã ăn cắp xác Chúa Jêsus. Đây dường như là lý luận ít có khả năng nhất. Nếu những bậc cầm quyền đã lấy cắp xác Chúa, thì tại sao họ không đưa xác Ngài ra khi họ cố gắng bác bỏ lời đồn đại rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết? Có lẽ mảnh bằng chứng thú vị nhất liên quan đến sự vắng mặt của Chúa Jêsus trong huyệt mộ chính là lời mô tả của Giăng về tấm khăn liệm. Cụm từ ‘Ngôi mộ trống’ ở một mức độ nào đó là cách gọi sai. Khi Phierơ và Giăng đến nơi phần mộ họ nhìn thấy các tấm vải liệm, mà theo nhà biện giải Cơ Đốc Josh Mc Dowell nói trong tác phẩm The Resurrection Factor : ‘Giống như chiếc kén trống không của con sâu bướm’ lúc con bướm đã chui ra.18 Cứ như thế là Chúa Jêsus đã chỉ luồn qua các tấm vải liệm. Không chút ngạc nhiên, Giăng ‘thấy và tin’ (GiGa 20:8). 2. Những lần Ngài hiện ra với các môn đồ . Liệu đây có phải là những trường hợp mắc ảo giác không? Từ điển Súc tích của Oxford mô tả một trường hợp mắc ảo giác là ‘một cảm nhận bề ngoài về bên ngoài mà không thật sự tồn tại’. AŒo giác thường xảy ra với những người nhạy cảm và dễ bị kích thích, rất giàu tưởng tượng và hết sức căng thẳng, hoặc với những người đang bệnh hoặc dùng ma túy. Các môn đệ không rơi vào trường hợp nào trong các trường hợp kể trên. Những người đánh cá khỏe mạnh lực lưỡng, những người thâu thuế và những tay đa nghi như Thôma rất khó có khả năng mắc ảo giác. Những người mắc ảo giác khó mà thình lình ngưng thấy ảo giác. Song Chúa Jêsus đã hiện ra cho các môn đồ mười một lần khác nhau trong một khoảng thời gian suốt sáu tuần lễ. Số lần Ngài hiện ra và sự thôi hiện ra đột ngột khiến cho giả thuyết ảo giác hoàn toàn không thể có được. Ngoài ra có hơn 550 người đã được chiêm ngưỡng Jêsus Phục Sinh. Một người mắc chứng ảo giác cũng còn có thể được. Nhưng có thể nào hết thảy 550 người đều cùng mắc ảo giác sao? Rốt lại, ảo giác là do chủ quan. Không có tính trung thực khách quan - chỉ giống như một bóng ma - Còn Chúa Jêsus thì có thể sờ đến được, Ngài đã ăn một miếng cá nướng (LuLc 24:42-43) và trong một lần nọ, Ngài đã nấu bữa ăn sáng cho các môn đồ (GiGa 21:1-14). Phierơ nói ‘(Họ) đã ăn và uống cùng Ngài sau khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại’ (Cong Cv 10:41). Ngài đã có những buổi trò chuyện dài với họ - dạy dỗ họ nhiều điều về nước Đức
  • 22. Chúa Trời (Cong Cv 1:3). 3. Kết quả tức thì . Kết quả việc Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết, như người ta mong đợi, đã có một ảnh hưởng lạ lùng trên thế giới. Hội thánh đã được khai sinh và phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Như Michael Green, tác giả của nhiều tác phẩm uyên thâm và được ưa chuộng, đã nói: Hội Thánh (Nầy)...bắt đầu từ một nhóm những ngư phủ thất học và những người thâu thuế, đã tràn ra khắp toàn thế giới được biết đến trong ba trăm năm tiếp sau đó. Thật là một câu chuyện gây sửng sốt hoàn toàn về cuộc cách mạng hòa bình mà không biến cố nào trong lịch sử thế giới có thể sánh nổi. Điều nầy đã xảy ra là bởi vì các Cơ Đốc Nhân đã có thể trả lời được với những người chất vấn họ rằng ‘Chúa Jêsus không những chỉ chịu chết cho bạn. Mà Ngài còn hiện đang sống! Bạn có thể gặp Ngài và tự khám phá sự thực mà chúng tôi đang nói đây!’ Họ đã kinh nghiệm điều đó, và đã gia nhập hội thánh, và hội thánh nầy, vốn được sinh ra từ phần mộ của Ngài sau Lễ Phục Sinh, đã lan tràn khắp mọi nơi. 19 4. Kinh nghiệm của người Cơ Đốc . Hàng triệu người không thể đếm hết được qua các thời đại đã kinh nghiệm Chúa Cứu Thế Phục Sinh. Họ là những con người thuộc mọi màu da, dân tộc, bộ tộc, lục địa, và quốc gia. Họ đến từ những nền tảng kinh tế, xã hội và khả năng trí tuệ khác nhau. Song tất cả đều hiệp nhất trong một kinh nghiệm chung về Chúa Cứu Thế Phục Sinh Jêsus. Wilson Carlisle là người từng đứng đầu Quân Đội Giáo Hội trong xứ sở nầy, đã giảng truyền ở tại công viên Hyde Park. Ông nói rằng: ‘Chúa Jêsus hiện vẫn còn sống’. Một trong những người thích gặng hỏi đã la lớn cùng ông rằng ‘Làm thế nào ông biết điều đó?’ Wilson Carlisle trả lời: ‘Bởi vì tôi đã nói chuyện với Ngài suốt nửa giờ đồng hồ sáng hôm nay!’ Hàng triệu Cơ Đốc Nhân trên khắp thế giới ngày nay đang kinh nghiệm một mối quan hệ với Chúa Jêsus Phục Sinh. Hơn mười tám năm qua chính tôi cũng đã tìm thấy qua kinh nghiệm của mình rằng Chúa Jêsus ngày nay hiện đang sống. Tôi đã kinh nghiệm tình yêu của Ngài, quyền năng của Ngài và một thực tại về một mối quan hệ với Ngài khiến tôi biết chắc rằng Ngài thực sự sống. Bằng chứng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết có một phạm vi rất là rộng lớn. Một vị cựu Chánh án ở tại Luân Đôn, ông Darling, đã nói như vầy: ‘Trong việc tán thành bằng chứng sự phục sinh của Chúa Jêsus như một chân lý hằng sống, có quá nhiều bằng chứng không thể chối cãi được, tích cực lẫn tiêu cực của thực tế lẫn suy diễn gián tiếp, đến nỗi không một ban hội thẫm thông thái nào trên thế giới nầy lại có thể không đưa ra được một phán quyết rằng câu chuyện Phục sinh là thực.’ 20 Khi xem xét những gì Chúa Jêsus đã tuyên bố về chính mình Ngài ở phần
  • 23. đầu chương nầy, chúng ta đã thấy rằng chỉ có ba khả năng thỏa đáng - hoặc Ngài đã là và chính là Con Đức Chúa Trời, hoặc Ngài là một người mất trí hay điều gì đó tồi tệ hơn nữa. Khi người ta xem xét những bằng chứng thì thấy thật vô nghĩa khi bảo Ngài là mất trí hay gian ác. Toàn bộ ảnh hưởng của lời dạy dỗ của Ngài, các công việc của Ngài, tâm tánh của Ngài, sự ứng nghiệm lời tiên tri Cựu Ước của Ngài và việc Ngài đã đắc thắng sự chết đã làm cho những lời đề xuất ấy thành ra lố bịch, không lô gích và không đáng tin cậy. Mặt khác, những bằng chứng ấy củng cố thêm cho sự hậu thuẫn mạnh mẽ nhất có thể có được cho sự nhận biết riêng về Chúa Jêsus, Ngài là một con người song mang bản tánh của Đức Chúa Trời. C.S.Lewis kết luận điều nầy như sau: Như vậy chúng ta đang phải đối diện với một sự lựa chọn đáng sợ. Người mà chúng ta đang nói đến ở đây hoặc đã (và đang) chính là Đấng Ngài đã tuyên bố hoặc Ngài là một kẻ mất trí hay một thứ gì đó tồi tệ hơn. Hiện nay đối với tôi dường như rõ ràng Ngài không phải là một kẻ mất trí cũng không phải là một kẻ gian ác, và tất nhiên dù điều đó có vẻ lạ lùng hay là đáng sợ hoặc khó có khả năng xảy ra, tôi vẫn phải chấp nhận cái nhìn cho rằng Ngài đã và hiện là Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời đã bước vào thế giới bị kẻ thù nghịch chiếm đóng trong hình thể của một con người. 21 Vì Sao Jêsus Chết? Ngày nay nhiều người đi đây đó với chiếc thập tự đeo trên khoen tai, trên lắc tay, hoặc trên vòng cổ. Chúng ta đã quá quen nhìn thấy hình ảnh như vậy đến nỗi chẳng thấy sửng sốt hoặc ghê sợ gì cả. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ bị sốc nếu thấy ai đó đeo một cái giá treo cổ hoặc một chiếc ghế điện trên sợi dây chuyền của mình bởi vì thập tự giá cũng chỉ là một trong các hình thức hành hình như vậy mà thôi. Thật vậy, đối với loài người đó là một trong những hình thức xử tử dã man nhất mà người ta được biết. Hình phạt nầy đã bị hủy bỏ vào năm 315 S.C bởi vì ngay cả những người La mã cũng đã cho nó là quá vô nhân đạo. Tuy nhiên thập tự giá vẫn luôn được xem như biểu tượng của đức tin Cơ Đốc. Phần lớn các sách Phúc Âm đều nói về sự chết của Chúa Jêsus. Đa phần còn lại của Tân Ước liên quan đến việc giải thích những gì đã xảy ra tại thập tự giá. Trọng tâm sự phục vụ của hội thánh, lễ Tiệc Thánh, đều tập trung vào thân thể bị tan vỡ ra và huyết bị đổ ra của Chúa Jêsus. Người ta thường treo hình dạng một cây thập tự trên các nhà thờ. Khi sứ đồ Phaolô đi đến Côrinhtô, ông nói: ‘Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng
  • 24. biết gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự’ (ICo1Cr 2:2). Hầu hết các lãnh tụ, là những người đã ảnh hưởng đến các dân tộc hoặc thậm chí đã làm thay đổi thế giới, đều được tưởng nhớ vì những ảnh hưởng của đời sống họ; Chúa Jêsus hơn bất cứ lãnh tụ nào khác, đã làm thay đổi bộ mặt của lịch sử thế giới, được tưởng nhớ phần lớn không phải vì đời sống của mình mà vì cái chết của mình. Vì sao có sự tập trung nhiều vào cái chết của Chúa Jêsus như vậy? Có sự khác nhau gì giữa cái chết của Ngài với cái chết của Socrates, hoặc một trong số những người thuận đạo hoặc các anh hùng trong chiến tranh không? Vì sao Ngài chết? Cái chết của Ngài đã đem lại điều gì? Sự chết của Ngài có ý nghĩa gì khi Tân Ước chép rằng Ngài chết ‘vì tội lỗi chúng ta?’ Đó là những câu hỏi mà tôi muốn tìm cách trả lời trong chương nầy. Nhu cầu lớn nhất của loài người là gì? Nhiều khi người ta bảo: ‘Tôi chẳng cần Cơ Đốc Giáo’. Họ nói câu gì đó đại loại như ‘Tôi hoàn toàn hạnh phúc, đời sống tôi đầy đủ và tôi cố gắng để sống tốt với người khác và có lối sống tốt đẹp là đủ.’ Để hiểu vì sao Chúa Jêsus chịu chết, chúng ta phải đi trở lại và xem xét nan đề lớn nhất mà mỗi một người đều phải đối diện. Nếu thành thật, hết thảy chúng ta đều phải thú nhận rằng chúng ta thường làm những điều mà mình biết là xấu. Sứ đồ Phaolô viết rằng: ‘Mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời’ (RoRm 3:23). Nói cách khác, nếu xét theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời thì hết thảy chúng ta đều kém thiếu rất xa. Nếu chúng ta so sánh mình với những tên cướp có vũ khí hoặc những kẻ quấy nhiễu tình dục trẻ em hay thậm chí với những người hàng xóm thì có thể chúng ta nghĩ mình tốt hơn hẳn. Nhưng khi so sánh mình với Chúa Cứu Thế Jêsus, chúng ta thấy mình thật thiếu kém rất xa. Somerset Maugham đã từng nói rằng: ‘Nếu tôi viết xuống mọi ý tưởng mình đã nghĩ, và mọi hành động mình đã từng làm, thì người ta sẽ gọi tôi là một quái vật trụy lạc.’ Nguồn gốc của tội lỗi chính là do mối quan hệ bị gãy đổ với Đức Chúa Trời (SaSt 3:1-24) và hậu quả của nó là chúng ta bị phân cách với Ngài. Giống như đứa con trai hoang đàng (LuLc 15:1-32) chúng ta phát hiện mình rời xa khỏi nhà Cha, với cuộc sống của mình đang trong một cảnh hỗn độn. Đôi khi người ta bảo: ‘Nếu hết thảy chúng ta đều ở trong cùng một chiếc thuyền, thì thật sự có vấn đề gì đâu?’ Câu trả lời là có vấn đề đấy, bởi vì những hậu quả của tội lỗi trong đời sống chúng ta, là điều có thể được tóm tắt trong bốn tựa đề sau đây. Sự ô uế của tội lỗi Chúa Jêsus phán rằng: ‘Hễ sự gì từ người ra, đó là sự làm “dơ dáy” người. Vì thật là từ trong lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp,
  • 25. giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho “dơ dáy người” ‘ (Mac Mc 7:20-23). Những điều đó đã làm ô uế đời sống chúng ta. Bạn có thể bảo: ‘Tôi không phạm hầu hết những tội ấy.’ Nhưng chỉ cần một trong số các tội ấy cũng đủ làm bẩn đời sống chúng ta rồi. Có lẽ chúng ta ao ước Mười Điều Răn giống như là một tờ bài thi mà trong đó chúng ta chỉ phải ‘cố gắng chọn bất cứ ba điều nào’. Tân Ước nói rằng nếu chúng ta vi phạm bất cứ tội lỗi nào trong Luật Pháp thì cũng đáng tội như phạm hết thảy (Gia Gc 2:10). Ví dụ, không thể nào bạn có được một bằng lái xe ‘khá đúng luật’ được. Hoặc chiếc bằng ấy là đúng luật, hoặc là không đúng luật. Một trường hợp vi phạm trong khi lái xe sẽ làm cho chiếc bằng ấy không còn là bằng lái trong sạch nữa. Đối với chúng ta cũng vậy. Một sự vi phạm đủ làm cho đời sống chúng ta ô uế. Sức mạnh của tội lỗ i Những điều chúng ta làm quấy có một sức mạnh khiến chúng ta đam mê. Chúa Jêsus phán: ‘Ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi’ (GiGa 8:34), chúng ta dễ nhận thấy sức mạnh nầy trong một số những lãnh vực về thói hư tật xấu của mình hơn là trong những lãnh vực khác. Ví dụ, thật dễ hiểu nếu ai dùng chất kích thích nặng như hêroin thì chẳng bao lâu sau người ấy sẽ trở thành một con nghiện. Cũng có khả năng để nghiện các tật xấu, sự ganh tÿ, kiêu căng ngạo mạn, ích kỷ, gièm pha, hay vô luân. Chúng ta có thể trở nên nghiện đối với những kiểu suy nghĩ hoặc cư xử mà tự chúng ta không thể thoát ra được. Đó là tình trạng nô lệ mà Chúa Jêsus đã nói đến và nó có một sức mạnh hủy diệt đời sống chúng ta. Giám mục J.C.Ryle, vốn là một cựu Giám mục ở tại Liverpool, đã từng viết như vầy: Mỗi một tội lỗi cũng như hết thảy mọi tội lỗi đều chiếm hữu những đám tù nhân bất hạnh bị cột trói tay chân bằng những sợi xích của chúng... Những tù nhân khốn khổ nầy...đôi khi vẫn khoác lác rằng họ rất tự do... Thật không có tình trạng nô lệ nào giống như vậy. Tội lỗi thật sự là ông chủ cay nghiệt nhất. Nỗi đau đớn và sự chán ngán nằm trên đường đi, còn sự tuyệt vọng và địa ngục nằm ở cuối đường, đó là thứ tiền công duy nhất mà tội lỗi trả cho những tôi tớ của nó. 22 Hình phạt của tội lỗi Có một điều gì đó trong bản chất của con người kêu đói sự công bình. Khi chúng ta thấy trẻ em bị quấy nhiễu tình dục, những người già bị tấn công tại nhà của họ, các em bé bị hành hạ và những chuyện tương tự, thì chúng ta ao
  • 26. ước những người làm những chuyện như vậy phải bị bắt cóc và bị trừng phạt. Thường các động cơ của chúng ta có thể bị lẫn lộn và bao gồm cả yếu tố hận thù trong đó. Nhưng cũng có một điều có thể được gọi là cơn giận công chính. Chúng ta đúng khi cho rằng tội lỗi phải bị trừng phạt; rằng những người gây ra những chuyện như vậy không thể thoát khỏi sự trừng phạt được. Không phải chỉ có tội lỗi của người khác đáng bị trừng phạt, mà chính tội lỗi chúng ta cũng phải bị trừng phạt nữa. Hết thảy chúng ta một ngày kia sẽ phải ứng hầu trước sự đoán xét của Đức Chúa Trời. Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng ‘tiền công của tội lỗi là sự chết’ (RoRm 6:23). Sự phân cách của tội lỗi Sự chết mà Phaolô nói đến ở đây không phải là sự chết thuộc thể. Mà là sự chết thuộc linh dẫn đến sự phân cách đời đời với Đức Chúa Trời. Sự phân cách ấy bắt đầu từ lúc nầy. Tiên tri Êsai đã công bố: ‘Nầy tay Đức Giêhôva chẳng trở nên ngắn mà không cứu được, tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa’ (EsIs 59:1-2). Những điều sai quấy chúng ta làm đã tạo ra sự ngăn trở ấy. Đức Chúa Trời đã làm gì? Hết thảy chúng ta đều cần phải giải quyết nan đề tội lỗi trong đời sống mình. Càng hiểu rõ nhu cầu của mình, chúng ta càng biết ơn Đức Chúa Trời. Ông Mackay thuộc Clashfern, vị Đại Chưởng Ấn, đã viết rằng ‘Chủ đề trọng tâm của đức tin chúng ta là sự hy sinh chính mình Chúa Cứu Thế Jêsus chúng ta trên thập tự giá vì cớ tội lỗi của chúng ta. Càng hiểu sâu xa nhu cầu của chính mình, chúng ta càng thêm lòng yêu kính Chúa Cứu Thế Jêsus, và bởi đó, càng sốt sắng khao khát được hầu việc Ngài’ 23. Tin mừng của Cơ Đốc Giáo chính là Đức Chúa Trời yêu chúng ta và đã không bỏ mặc chúng ta trong tình trạng hỗn độn mà chúng ta đã gây ra cho đời sống mình. Ngài đã đến trần gian, trong thân vị của Chúa Jêsus Con Ngài để chịu chết thế cho chúng ta (ICo1Cr 5:21; GaGl 3:13). Đây là điều John Stott, tác giả của nhiều quyển sách và là Chủ Tịch Danh Dự của All Souls, Quảng trường Langham gọi là ‘sự tự thế chỗ của Đức Chúa Trời’. Còn sứ đồ Phierơ thì nói như vầy: ‘Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ...lại nhơn những lằn đòn Ngài chịu, chúng ta được lành bệnh’ (IPhi 1Pr 2:24, những chữ in nghiêng là do tôi). ‘Tự thế chỗ’ có nghĩa là gì? Trong tác phẩm Phép Lạ trên Cầu Sông Kwai (Miracle on the Kiver Kwai ) của mình, Ernest Gordon kể lại một câu chuyện thật về một nhóm các tù binh chiến tranh làm việc trên tuyến Đường Hỏa Xa Burma trong Đệ II Thế Chiến. Vào cuối mỗi ngày làm việc các dụng
  • 27. cụ đều phải được nhóm tư vấn thu gom lại. Lần nọ, một lính canh Nhật bản hét lên rằng đã thiếu nhất một cái xẻng và đòi buộc phải tìm cho ra kẻ nào đã lấy cái xẻng đó. Anh ta bắt đầu quát tháo ầm ĩ và rồi tự đưa mình vào cơn cuồng giận hoang tưởng và ra lệnh kẻ nào đã phạm tội phải bước ra. Không ai di chuyển. Hắn ta thét lên: ‘Tất cả phải chết! Tất cả phải chết hết!’ rồi lên đạn và hướng khẩu súng trường vào các tù binh. Ngay lúc ấy một người tù bước lên và tên lính gác đã dùng súng trường đập tới tấp vào người ấy cho đến khi người tù chết đi mà vẫn yên lặng trong tư thế đứng nghiêm. Khi họ đã trở về trại, người ta đếm lại các dụng cụ một lần nữa và phát hiện chẳng có chiếc xẻng nào bị thiếu cả. Người đàn ông đó đã bước lên phía trước như một người thay thế để cứu mạng những người khác. Cũng vậy, Chúa Jêsus đã đến để thế chỗ của chúng ta. Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta. Cicero đã mô tả hành hình đóng đinh là ‘nhục hình dã man và ghê tởm nhất’. Chúa Jêsus đã bị lột trần và bị trói vào cây cột để đánh đòn. Ngài bị quất bằng bốn đến năm rợi roi da bện lại với nhau có những mẫu xương và chì sắc nhọn. Eusebius, nhà chép sử hội thánh vào thế kỷ thứ ba, đã mô tả việc đánh đòn của người La mã bằng những từ sau đây: ‘Các mạch máu của người bị đòn tét ra, và ngay cả các bắp thịt, những sợi gân, và ruột của nạn nhân cũng bị phơi ra’. Sau đó Ngài bị đưa đến tòa án dân, sự tại đây một chiếc mão bằng gai đã ấn chặt vào đầu Ngài. Ngài bị một tiểu đoàn gồm 600 người nam nhạo báng, đánh vào mặt và vào đầu Ngài. Rồi Ngài bị buộc phải vác một cây thập tự nặng nề trên đôi vai rỉ máu cho đến khi ngã quÿ, và Simôn người Syren bị ép buộc phải vác thay cho Ngài. Khi đã đến chỗ đóng đinh, một lần nữa Ngài bị lột trần truồng. Ngài bị đặt lên cây thập tự, và những cây đinh dài 15 phân tây (khoảng sáu inch) được đóng xuyên thủng cánh tay ngay trên cổ tay. Hai đầu gối Ngài bị vặn tréo sang một bên để cho hai mắt cá có thể được đóng đinh vào giữa xương ống chân với gân nối gót chân với cơ bắp chân. Rồi họ dựng cây thập tự có Ngài trên đó lên và cắm chân thập tự vào một cái hục đào sâu trong đất. Tại đó Ngài bị treo dưới cái nóng nắng cực độ và bỏ mặc cho cơn khát không thể chịu nỗi, bị phơi trần ra trước sự chế nhạo của đám đông. Ngài đã bị treo ở đó trong nỗi đau đớn không thể tưởng tượng được, suốt sáu tiếng đồng hồ trong khi sức sống Ngài cạn kiệt dần một cách chậm chạp. Song phần tồi tệ nhất trong cơn khổ hình của Ngài không phải là những thương tích thuộc thể hay sự hành hạ và nhục hình đóng đinh, thậm chí cũng không phải do nỗi đau đớn về mặt tình cảm khi bị thế gian từ khước và bạn hữu xa cách, mà chính là vì nỗi thống khổ trong tâm linh do bị phân cách khỏi Cha Ngài vì cớ chúng ta, đó là khi Ngài gánh những tội lỗi của chúng ta. Những kết quả gì?
  • 28. Thập tự giá cũng có nhiều khía cạnh giống như một viên kim cương xinh đẹp. Trên thập tự giá, các quyền lực của tội ác đã bị truất bỏ (CoCl 2:15). Sự chết và các thế lực của ma quỷ đã bị đánh bại. Trên thập tự giá, Đức Chúa Trời đã mặc khải tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Ngài đã chứng tỏ rằng Ngài không phải là Đức Chúa Trời cách xa sự đau đớn. Ngài chính là ‘Đức Chúa Trời chịu đóng đinh’ (như tựa đề của một cuốn sách do một nhà thần học người Đức, Jurger Moltmann, đặt tên). Ngài đã bước vào thế giới của chúng ta, Ngài biết và hiểu thấu tất cả những nỗi đau khổ của chúng ta. Tại thập tự giá, Chúa Jêsus đã để lại cho chúng ta một tấm gương về tình yêu tự phó mình (IPhi 1Pr 2:21). Mỗi một khía cạnh trong những khía cạnh nầy, đáng phải mất một chương để nói cho hết, song thời gian không cho phép. Ở đây tôi muốn tập trung vào bốn hình ảnh mà Tân Ước sử dụng để mô tả điều Chúa Jêsus đã làm trên thập tự giá vì cớ chúng ta. Như John Stott chỉ rõ, mỗi một hình ảnh đó được rút ra từ mỗi lãnh vực khác nhau của đời sống hàng ngày. Hình ảnh thứ nhất đến từ phiên tòa của pháp luật . Phaolô nói rằng bởi sự chết của Chúa Cứu Thế, chúng ta được ‘xưng công bình’ (RoRm 5:1), xưng công bình là một từ về luật pháp. Nếu bạn bị đưa ra tòa và được tha bổng, là bạn được xem là công bình. Có hai người cùng học chung với nhau thời đi học, cùng vào đại học và nẩy nở một mối tình bạn gắn bó. Đời sống tiếp diễn, mỗi người theo con đường mình đã chọn và rồi họ không liên lạc với nhau nữa. Một người tiếp tục thăng tiến, trở thành một quan tòa, trong khi người kia cứ xuống dốc và cuối cùng trở thành một tội phạm. Một ngày kia tên tội phạm xuất hiện trước vị quan tòa. Anh ta đã phạm một tội ác và vị buộc tội. Vị quan tòa nhận ra người bạn cũ của mình, và phải đối diện với một hoàn cảnh thật khó xử. Vì là một quan tòa anh ta phải công minh; không thể tha cho kẻ phạm pháp được. Mặt kia, anh không muốn hình phạt con người ấy, vì anh ta thương bạn mình. Vì vậy anh bảo với người bạn của mình rằng anh sẽ phạt tiền người bạn một hình phạt đền đúng với tội phạm. Như vậy là công bằng và rồi anh ta bước xuống khỏi vị trí quan tòa viết một tờ ngân phiếu để trả cho tổng số tiền phạt. Anh ta trao tấm ngân phiếu cho người bạn mình, nói rằng anh sẽ trả số tiền phạt đó cho bạn mình. Tình yêu thương là như vậy. Đây là một sự minh họa về điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta. Bởi sự công bình của Ngài, Ngài phải phán xét chúng ta vì chúng ta phạm tội, nhưng đồng thời, bởi tình yêu của Ngài, Ngài đã đến trong thân vị của Con Ngài, là Chúa Cứu Thế Jêsus và trả thay án phạt của chúng ta. Bằng phương cách ấy Ngài vừa ‘công bình’ (trong việc không cho phép kẻ có tội thoát khỏi hình phạt) vừa là ‘Đấng xưng công bình’ - RoRm 3:26 (bởi chính Ngài đã nhận án phạt, trong thân vị của Con Ngài, Ngài mới có thể giải phóng
  • 29. chúng ta). Ngài vừa là Quan Tòa của chúng ta vừa là Cứu Chúa của chúng ta. Ngài không phải là một người ngoài cuộc đơn sơ song chính Đức Chúa Trời là Đấng cứu chuộc chúng ta. Kết quả, Ngài ban cho chúng ta một tấm ngân phiếu và phán rằng chúng ta được lựa chọn. Vậy chúng ta muốn Ngài trả thay án phạt cho mình hay chúng ta muốn đối mặt với sự đoán xét của Đức Chúa Trời vì những việc làm sai xấu của chính mình? Sự minh họa mà tôi vừa dùng chưa được chính xác vì ba lý do sau. Thứ nhất, tình trạng của chúng ta tồi tệ hơn. Hình phạt mà chúng ta đang đối diện không phải chỉ là hình thức phạt tiền, mà phải trả bằng sự chết. Thứ hai, mối quan hệ của chúng ta với Ngài còn gần gũi hơn. Không phải chỉ là tình bạn giữa hai người: mà là Cha thiên thượng của chúng ta, là Đấng yêu thương chúng ta hơn bất cứ người cha trên trần gian nào yêu con mình. Thứ ba, giá phải trả đắt hơn nhiều: không phải bằng tiền bạc của Đức Chúa Trời mà bằng chính Con độc sanh của Ngài - Đấng đã trả thay án phạt của tội lỗi . Hình ảnh thứ hai đến từ nơi phố chợ-buôn bán . Nợ nần không những là một vấn đề chỉ bó hẹp trong thời buổi ngày nay, mà nó cũng là một nan đề trong thế giới ngày xưa. Nếu người nào mắc khoản nợ nghiêm trọng, người ấy có thể bị buộc phải bán mình làm nô lệ để trả cho hết món nợ đó. Giả sử có một người đang đứng nơi phiên chợ, bán chính mình như một tên nô lệ, một người khác động lòng thương xót anh ta và hỏi: ‘Anh mắc nợ bao nhiêu?’ Kẻ mắc nợ bảo: ‘10.000 Anh kim’. Giả sử người khách hàng đề nghị trả 10.000 Anh kim và phóng thích anh ta. Khi làm như vậy, là người ấy đã ‘chuộc anh ta’ bằng cách trả một ‘giá chuộc’. Đối với chúng ta cũng tương tự như vậy ‘sự chuộc tội đã làm trọn trong Chúa Cứu Thế Jêsus’ (RoRm 3:24). Bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá, Chúa Jêsus đã trả giá chuộc tội (Mac Mc 10:45). Bởi cách ấy, chúng ta được buông tha khỏi quyền lực của tội lỗi. Đó là sự tự do thật sự. Chúa Jêsus phán: ‘Nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do’ (GiGa 8:36). Điều nầy không có nghĩa là chúng ta không bao giờ phạm tội nữa, mà có nghĩa là sự cai trị của tội lỗi trên chúng ta đã bị phá hủy. Billy Nolan hiện năm mươi tám tuổi. Ông đã từng nghiện rượu suốt ba mươi lăm năm. Trong hai mươi năm ông cứ ngồi ngoài nhà thờ Holy Trinity Brompton uống rượu và xin tiền. Nhưng vào ngày 13 tháng 5 năm 1990, ông đã nhìn vào gương và bảo: ‘Mi không còn là Billy Nolan mà ta đã từng quen biết nữa.’ Theo lối nói của riêng mình, ông đã mời Chúa Cứu Thế Jêsus ngự vào đời sống mình và lập một giao ước với Ngài rằng ông sẽ không bao giờ uống rượu nữa. Từ đó trở đi ông không uống một giọt rượu nào cả. Đời sống của ông đã được biến đổi. Từ nơi ông phát ra tình yêu thương và sự vui mừng của Chúa Cứu Thế. Có lần tôi nói với ông rằng: ‘Billy, trông ông hạnh phúc quá.’ Ông trả lời: ‘Tôi thật hạnh phúc bởi vì tôi được giải thoát. Cuộc