SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị tôi đang công tác.
Tác giả luận văn
Lại Thị Duyên
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................6
1.1. Tổng quan về rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại (NHTM)............6
1.1.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro hoạt động trong NHTM....................................6
1.1.1.1. Rủi ro trong NHTM .............................................................................6
1.1.1.2. Phân loại rủi ro trong NHTM ..............................................................7
1.1.1.3. Rủi ro hoạt động trong NHTM ............................................................8
1.1.1.4 Đặc điểm của rủi ro hoạt động..............................................................9
1.1.2. Các loại rủi ro hoạt động ............................................................................9
1.1.2.1. Rủi ro do quy chế, quy trình nghiệp vụ .............................................10
1.1.2.2. Rủi ro do con người ...........................................................................10
1.1.2.3. Rủi ro do tác động từ bên ngoài.........................................................11
1.1.2.4. Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) ...............................11
1.1.2.5. Rủi ro do các nguyên nhân khác........................................................11
1.2. Quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM ........................................................11
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro ..........................................................................11
1.2.2. Khái niệm quản trị rủi ro hoạt động .........................................................12
1.2.3. Mục tiêu của quản trị rủi ro hoạt động.....................................................12
1.3. Nội dung quản trị rủi ro hoạt động .................................................................13
1.3.1. Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động phù hợp.........................15
1.3.2. Nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát, báo cáo RRHĐ ......................20
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
1.3.2.1. Nhận diện rủi ro .................................................................................20
1.3.2.2. Đánh giá RRHĐ.................................................................................22
1.3.2.3. Kiểm soát RRHĐ ...............................................................................23
1.3.2.4. Giám sát RRHĐ .................................................................................26
1.3.2.5. Báo cáo rủi ro hoạt động....................................................................28
1.3.3. Công bố thông tin về QTRRHĐ...............................................................28
1.4. Các công cụ quản trị RRHĐ trong ngân hàng................................................29
1.4.1. Tự đánh giá rủi ro (RCSA).......................................................................29
1.4.2. Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC).....................29
1.4.3. Các chỉ số rủi ro (KRIs) ...........................................................................29
1.4.4. Phân tích kịch bản ....................................................................................30
1.4.5. Báo cáo kiểm toán ....................................................................................30
1.4.6. Trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ dự phòng RRHĐ...............................31
1.4.6.1. Phương pháp chỉ số cơ bản ................................................................31
1.4.6.2. Theo phương pháp chuẩn hóa............................................................31
1.4.6.3. Phương pháp đo lường nâng cao (AMA) ..........................................33
1.4.7. Một số công cụ phân tích rủi ro khác.......................................................33
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN - CHI NHÁNH CẨM PHẢ......................34
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN và Ngân hàng TMCP
Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả..............................................................34
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN ...............................34
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .....................................................34
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................36
2.1.1.3. Hoạt động kinh doanh........................................................................36
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm
Phả......................................................................................................................39
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .....................................................39
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................40
2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh........................................................................42
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN
– Chi nhánh Cẩm Phả ............................................................................................47
2.2.1. Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động .......................................47
2.2.2. Nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát, báo cáo RRHĐ ......................53
2.2.2.1. Nhận diện RRHĐ tại NHCT..............................................................53
2.2.2.2. Đánh giá RRHĐ.................................................................................58
2.2.2.3 Kiểm soát RRHĐ ................................................................................60
2.2.2.4. Giám sát RRHĐ .................................................................................64
2.2.2.5. Báo cáo RRHĐ ..................................................................................64
2.2.3. Công bố thông tin RRHĐ.........................................................................65
2.2.4. Các công cụ quản trị RRHĐ mà NHCT chi nhánh Cẩm Phả đã áp dụng 65
2.2.4.1. Tự đánh giá rủi ro (RCSA) ................................................................65
2.2.4.2. Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC) ..............66
2.2.4.3 Các chỉ số rủi ro (KRIs)......................................................................67
2.2.4.4. Trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ dự phòng RRHĐ ........................69
2.2.5. Thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN –
Chi nhánh Cẩm Phả............................................................................................69
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công
Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả........................................................................73
2.3.1. Ưu điểm....................................................................................................73
2.3.2. Những tồn tại............................................................................................74
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VN - CHI NHÁNH CẨM PHẢ...........................................................76
3.1 Định hướng về công tác Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả trong thời gian tới.................................76
3.1.1. Kế hoạch kinh doanh................................................................................76
3.1.2. Định hướng phát triển chung....................................................................77
3.1.3. Định hướng trong công tác rủi ro hoạt động............................................77
3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – CN Cẩm Phả ...................................................78
3.2.1. Giải pháp về quy trình tác nghiệp ............................................................78
3.2.2. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................................81
3.2.3. Giải pháp về con người ............................................................................82
3.2.4 Giải pháp về cơ sở vật chất .......................................................................85
3.2.5 Giải pháp đối với các tình huống bên ngoài tác động...............................86
3.3. Kiến nghị.........................................................................................................87
3.3.1. Kiến nghị với Trụ sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam.....................................................................................87
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước..........................................................90
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ ..........................................................................91
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
KẾT LUẬN..............................................................................................................92
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHCT : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
QTRRHĐ : QTRRHĐ
RRHĐ : Rủi ro hoạt động
VN : Việt Nam
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH, BẢNG
Phương trình:
Phương trình 1.1: Vốn dự phòng rủi ro hoạt động theo Phương pháp chỉ số cơ bản
..................................................................................................................................31
Phương trình 1.2: Vốn dự phòng rủi ro hoạt động trong phương pháp chuẩn......... 32
Bảng:
Bảng 1.1. Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động................... 32
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn theo khách hàng và theo kỳ hạn ............................ 42
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay theo khách hàng và kỳ hạn của Vietinbank Cẩm Phả..... 45
Bảng 2.3. Tổng hợp thu phí dịch vụ và lợi nhuận của Vietinbank Cẩm Phả........... 46
Bảng 2.4. Bảng đánh giá mức độ rủi ro nội tại ........................................................ 59
Bảng 2.5. Kế hoạch hành động ................................................................................ 62
Bảng 2.6. Lỗi rủi ro hoạt động theo các nghiệp vụ tại Vietinbank Cẩm Phả ......... 70
Bảng 2.7. Số lần vượt ngưỡng nguy hiểm ............................................................... 72
Bảng 2.8. Điểm KPI tuân thủ theo hạng KPI tuân thủ............................................. 72
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MINH HOẠ
Hình:
Hình 1.1. Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ” ................................................ 17
Hình 1.2. Khung quản trị rủi ro hoạt động cơ bản ................................................... 18
Hình 1.3 Ma trận rủi ro ............................................................................................ 30
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức Vietinbank.................................................................. 36
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Vietinbank Cẩm Phả ....................................... 41
Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức QTRRHĐ tại Vietinbank............................................. 48
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tổng tài sản và cho vay khách hàng tại Vietinbank................. 37
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu danh mục đầu tư .......................................................... 38
Biểu đồ 2.3 Biều đồ cơ cấu thu nhập của Vietinbank.............................................. 39
Biểu đồ 2.4. Nguồn vốn huy động của Vietinbank Cẩm Phả năm 2015-2017 ............. 42
Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay của Vietinbank Cẩm Phả năm 2015-2017........................ 44
Biểu đồ 2.6. Thu phí dịch vụ và lợi nhuận của Vietinbank Cẩm Phả...................... 46
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 chương, thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro
hoạt động, nội dung quản trị rủi ro hoạt động, các công cụ quản trị rủi ro hoạt động,
luận văn đã có những đóng góp sau:
Thứ nhất, luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng quản trị rủi ro hoạt
động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm
Phả, rủi ro hoạt động tại Vietinbank Cẩm Phả chủ yếu là rủi ro hoạt động ở nghiệp
vụ tín dụng, tuy nhiên công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Vietinbank Cẩm Phả đã
được thực hiện ngày càng tốt hơn.
Thứ hai, qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tác giả đã đưa ra được ưu
điểm, những tồn tại cần khắc phục để nâng cao quản trị rủi ro hoạt động.
Thứ ba, từ những tồn tại cần hạn chế, kết hợp với định hướng phát triển chung,
định hướng phát triển trong công tác rủi ro hoạt động tác giả đã đưa ra một số giải
pháp trong thời gian tới để nâng cao quản trị rủi ro hoạt động, cụ thể giải pháp về
quy trình tác nghiệp, về cơ cấu tổ chức bộ máy, về con người, về cơ sở vật chất, các
giải pháp khác.
Thứ tư, ngoài những giải pháp đưa ra, tác giả có một số kiến nghị đối với
Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam, với Ngân hàng Nhà nước,
với Chính phủ.
Tuy nhiên đề tài nghiên cứu vẫn còn có những hạn chế nhất định: Phạm vi
nghiên cứu giới hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Cẩm Phả và trong một giai đoạn cụ thể, do đó khó khăn khi áp dụng cho
các đơn vị khác, hoặc ngay cả với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả trong giai đoạn khác ở tương lai cũng khó khăn.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động của NHTM Việt Nam nói chung trong những năm qua phát triển
mạnh mẽ, hỗ trợ đà phát triển kinh tế của Việt Nam. Thực tế cũng chứng minh hệ
thống ngân hàng có vai trò quan trọng đối với tính ổn định và bền vững của nền
kinh tế. Nếu hệ thống Ngân hàng hoạt động thiếu kiểm soát, không đánh giá đúng
và đủ các dạng rủi ro tiềm ẩn nền kinh tế sẽ bị tác động tiêu cực, thậm chí đi đến
khủng hoảng.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, việc tăng
trưởng quy mô, gia tăng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dẫn tới tiềm ẩn nhiều rủi
ro hoạt động. Tuy rủi ro hoạt động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các rủi ro mà
các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay phải đối mặt, nhưng nó lại rất khó đo
lường và quản lý, ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh và uy tín của
các ngân hàng.
Thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh
Cẩm Phả trong những năm qua cho thấy rủi ro hoạt động có xu hướng ngày càng đa
dạng trên nhiều nghiệp vụ, mức độ giảm không đáng kể, chứng tỏ việc kiểm soát rủi
ro này chưa triệt để và hiệu quả. Chính vì vậy việc quản trị rủi ro hoạt động một
cách bài bản nhằm giảm thiểu các tổn thất phát sinh trong quá trình hoạt động góp
phần nâng cao lợi nhuận và uy tín của ngân hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Tổng hợp các mối quan tâm trên, đồng thời nhận định rủi ro hoạt động tại
ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngân hàng và từ đó ảnh hưởng mạnh
đến sự phát triển của nền kinh tế, nên tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về rủi ro, rủi ro hoạt động; quản trị rủi ro, quản trị
rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại.
2
- Mô tả quy trình quản trị rủi ro hoạt động và đánh giá thực trạng quản trị rủi
ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN chi nhánh Cẩm Phả, từ đó
làm rõ những ưu điểm, tồn tại, những nguyên nhân của tồn tại đó.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
hoạt động đáp ứng chuẩn mực quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
– Chi nhánh Cẩm Phả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Về lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề về quản trị rủi ro hoạt động trong hệ
thống ngân hàng thương mại.
+ Về thực tiễn: Nghiên cứu, phân tích đánh giá công tác quản trị rủi ro hoạt
động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Công Thương VN nói chung và
Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả nói riêng.
+ Nội dung nghiên cứu: Công tác quản trị RRHĐ tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 -2017 vì trong giai đoạn này Ngân hàng
TMCP Công Thương VN nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi
nhánh Cẩm Phả nói riêng đã dần hoàn thiện những công cụ quản trị rủi ro hoạt
động. Từ đó đề xuất một số giải pháp kiến nghị trong giai đoạn 2018-2020 để hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN –
Chi nhánh Cẩm Phả.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các
phương pháp chủ yếu sau đây:
3
Phương pháp tổng hợp: sử dụng nhằm kế thừa những lý luận cơ bản về quản
trị rủi ro tín dụng tại các NHTM, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài luận
văn.
Phương pháp thống kê: sử dụng để thu thập số liệu về tổng quan tình hình hoạt
động, thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – chi nhánh Cẩm Phả.
Phương pháp so sánh: sử dụng để phân tích, so sánh số liệu từ biểu đồ, bảng
số liệu qua các năm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Cẩm Phả.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp hỏi trực tiếp những người
cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài tại đơn vị.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng chọn lọc hệ thống cơ sở dữ liệu từ báo cáo
thường niên Ngân hàng TMCP Công Thương VN, bảng cân đối Ngân hàng TMCP
Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả, số liệu của các Tạp chí chuyên ngành có
uy tín, Tạp chí Ngân hàng, Thời báo kinh tế Việt Nam,… và các website có nội
dung liên quan.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Góp phần hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi
ro hoạt động của Ngân hàng thương mại.
Đánh giá những nguyên nhân phát sinh rủi ro hoạt động và những thành công,
hạn chế của quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
– Chi nhánh Cẩm Phả.
Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cẩm Phả.
6. Tổng quan nghiên cứu, tổng hợp các nghiên cứu trước đây về đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp quản trị rủi ro hoạt động của Chi
nhánh Ngân hàng thương mại. Đây là một đề tài mới trong thập niên gần đây. Đã có
4
rất nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại nhất là
từ khi Basel II ra đời:
Luận văn thạc sĩ: “Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần
quân đội – Chi nhánh Huế” của Phạm Thị Thanh Ngọc, Học viện hành chính quốc
gia, năm 2016.
Luận văn thạc sĩ “Giải pháp quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế" của Bùi Thị Hồng, trường Đại
học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 2010.
Luận văn thạc sĩ “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Việt
nam” của Hồ Thị Xuân Thanh, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 2009.
Luận án tiến sĩ “Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm Quốc tế và
Hàm ý cho Việt Nam” của Trần Việt Dung, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc
gia Hà Nội, năm 2017.
Luận văn thạc sỹ: “The Study on Operational Risk of Chinese Commercial
Bank” của Wang Yang, City University of Hong Kong, năm 2013
* Những kết quả chủ yếu mà các công trình nghiên cứu trước đây đã làm
được:
- Về lý luận: Các luận án, luận văn đã làm rõ được các vấn đề lý luận cơ bản
rủi ro hoạt động là gì, quản trị rủi ro hoạt động ở các ngân hàng thương mại, các
công cụ quản trị rủi ro hoạt động trong ngân hàng...
- Về thực trạng và giải pháp: các công trình nêu trên đã đánh giá được thực
trạng quản trị rủi ro hoạt động, đo lường rủi ro hoạt động, những ưu điểm và tồn tại
quản trị rủi ro hoạt động của đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng cụ thể trong
phạm vi thời gian nghiên cứu xác định, từ đó đưa ra một số giải pháp cho quản trị
rủi ro hoạt động tại ngân hàng đó.
* Những vấn đề chưa được làm rõ ở các công trình trước đây:
Thực trạng các ngân hàng thương mại những năm gần đây phát sinh tương đối
nhiều rủi ro hoạt động, hơn nữa nhiều loại rủi ro hoạt động mới nên yêu cầu phải
nhận diện và có giải pháp phù hợp.
5
Hơn nữa, đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Cẩm Phả được thực hiện với đối tượng là chi nhánh cụ thể với
thời gian nghiên cứu cập nhật do đó đề tài không bị trùng lặp với các nghiên cứu
trước đây.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ
thể:
Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng về quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công
Thương VN - Chi nhánh Cẩm Phả.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quản trị rủi ro hoạt động tại
Ngân hàng TMCP Công Thương VN - Chi nhánh Cẩm Phả.
6
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro hoạt động trong NHTM
1.1.1.1. Rủi ro trong NHTM
Chúng ta biết rằng trong cuộc sống, đặc biệt là trong kinh doanh luôn tồn tại
những rủi ro. Rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong mọi ngành, mọi lĩnh
vực. Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro:
Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn
thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy
đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi
nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong
quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và
phát triển của một doanh nghiệp. Theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại,
mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa
mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất
mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội.
Theo quan điểm này rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn và không chỉ tính đến rủi ro tài
chính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động và
chiến lược. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả
tốt đẹp cho tương lai.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính cung cấp danh mục
dịch vụ tài chính đa dạng, với hoạt động cơ bản là nhận gửi, cho vay và thanh toán
(Theo luật các tổ chức tín dụng). Do đó cũng như các lĩnh vực khác, hoạt động kinh
doanh ngân hàng luôn song hành cùng với nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động ngân
hàng là khả năng xảy ra tổn thất về tài sản, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến
7
hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ
tài chính nhất định. Trong thời điểm hiện nay, hoạt động của các ngân hàng thương
mại ngày càng đa dạng và phức tạp, do đó việc nhận diện và quản trị rủi ro là hết
sức cần thiết.
1.1.1.2. Phân loại rủi ro trong NHTM
Các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải:
- Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh trong trường hợp khách hàng không thanh
toán đầy đủ hoặc đúng hạn cả gốc và lãi của khoản vay.
- Rủi ro thanh khoản: là tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán các
nghĩa vụ của mình khi đến hạn hay là khả năng ngân hàng không có đủ vốn khả
dụng với chi phí hợp lý và đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng nhu cầu
thanh khoản.
- Rủi ro lãi suất: là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường
hoặc các yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn that về tài sản hoặc làm giảm thu
nhập của ngân hàng.
- Rủi ro tỷ giá: Là rủi ro xảy ra khi có biến động về tỷ giá của các đồng tiền
trong hoạt động thanh toán của ngân hàng.
- Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng: là rủi ro xảy ra do việc quản trị điều hành
không hiệu quả hoăc không đánh giá đúng các tác dụng của các nghiệp vụ ngoại
bảng có thể dẫn đến các tổn thất to lớn cho ngân hàng.
- Rủi ro hoạt động: là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ
hoặc có sai sót, do con người, do hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài.
- Các loại rủi ro khác:
+ Rủi ro quốc gia: Phát sinh trong trường hợp ngân hàng đầu tư cho công ty
nước ngoài, khi chính phủ của quốc gia đó cấm hoặc hạn chế việc thanh toán cho
nước ngoài do dự trữ ngoại hối hạn hẹp hoặc vì lý do chính trị.
8
+ Rủi ro bắt nguồn từ các yếu tố vĩ mô: sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính
sách thuế, lĩnh vực ưu tiên…có thể dẫn đến các loại rui ro khác trong hoạt động của
ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì rủi ro hoạt động là loại rủi ro ảnh
hưởng nhiều nhất và bao trùm lên tất cả các loại rủi ro. Rủi ro hoạt động không
mang tính tài chính bởi nó phát sinh từ sự cố trong quy trình, từ hệ thống công nghệ
thông tin, hệ thống báo cáo, những quy định giám sát rủi ro nội bộ hoặc việc tuân
thủ những chính sách rủi ro. Chính vì vậy trong quản lý rủi ro nếu quản lý tốt rủi ro
hoạt động sẽ làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các rủi ro khác.
1.1.1.3. Rủi ro hoạt động trong NHTM
Rủi ro hoạt động tổn tại trong hầu hết các bộ phận của ngân hàng. Rủi ro này phát
sinh do hệ thống thông tin không hiệu quả, sai sót kỹ thuật, sai phạm trong kiểm soát
nội bộ, những biến cố không định trước hay những vấn đề hoạt động khác có thể dẫn
đến mất mát không định trước hay những vấn đề liên quan đến danh tiếng.
Rủi ro hoạt động là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống
nội bộ không đạt yêu cầu hoặc không hoạt động, hay do các sự kiện bên ngoài.
Khái niệm rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro luật pháp, nhưng không bao gồm rủi
ro chiến lược và rủi ro uy tín. (Theo uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng. Tr155)
Như vậy rủi ro hoạt động là do các yếu tố sau tạo nên:
- Con người: Sự cố con người được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả thiếu
chuyên môn lẫn sự gian lận, sự không tuẩn thủ những quy trình và chính sách hiện
hành.
- Quy trình: Những thủ tục và biện pháp kiểm soát báo cáo, theo dõi và quyết
định không thoả đáng; những thủ tục xử lý thông tin không hợp lý như sai sót trong
ghi chép giao dịch hoặc kiểm tra tài liệu pháp lý; trục trặc tổ chức; những rủi ro
không được phát hiện vượt qua giới hạn, sự kém cỏi trong quản lý theo dõi rủi ro.
- Hệ thống: Đầu tư công nghệ không phù hợp, lỗi tích hợp từ vận hành hệ
thống, lỗ hổng an ninh, hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc ngừng hoạt động.
9
- Các sự kiện bên ngoài: Các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng
cũng góp phần gây ra rủi ro hoạt động. Các thay đổi về pháp lý, chính trị; các hành
vi lừa đảo, trộm cắp hoặc phạm tội của các đối tượng bên ngoài, thời tiết khắc
nghiệt cũng có thể tạo ra hoặc làm tăng thêm các rủi ro trong ngân hàng.
1.1.1.4 Đặc điểm của rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là loại rủi ro tiềm ẩn: RRHĐ gây ra những tổn thất lớn nhưng
khó xác định hoặc dự đoán trước những dấu hiệu của nó, do đó công tác quản trị rủi
ro gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
RRHĐ thường xuyên thay đổi: Phạm vi không gian và thời gian của RRHĐ rất
lớn, không xác định được, có thể thay đổi rất nhanh và tăng lên theo cấp số nhân
trong thời gian rất ngắn. Đây không phải là rủi ro có tốc độ thay đổi cùng chiều với
thay đổi quy mô hoạt động.
RRHĐ luôn hiện hữu trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp tuỳ theo tính chất phức tạp và quy mô
sản phẩm mà tần suất xảy ra nhiều hay ít.
RRHĐ gắn liền với các sự kiện, sự cố trong hoạt động của ngân hàng. Đây là
một đặc điểm nổi bật của RRHĐ, nằm trong mọi sản phẩm, mọi giao dịch, gắn với
các nhân tố chủ yếu: con người, quy trình, hệ thống, các sự kiện bên ngoài.
RRHĐ có thể gây ra các tác động thứ cấp: rủi ro pháp lý, rủi ro danh tiếng.
RRHĐ được đặc trưng bởi hai yếu tố: tần suất/khả năng xảy ra, chi phí/mức
độ ảnh hưởng.
RRHĐ có mối quan hệ và ảnh hưởng đến hầu hết các loại rủi ro khác. RRHĐ
thường không đoán trước và rất khó triệt tiêu trong khi đó rủi ro tín dụng và rủi ro
lãi suất có thể chấp nhận được, có thể dự đoán, tính toán được, có công cụ phòng
ngừa và như một cơ hội kinh doanh. RRHĐ không tính toán, lượng hoá được dễ
dàng.
1.1.2. Các loại rủi ro hoạt động
10
1.1.2.1. Rủi ro do quy chế, quy trình nghiệp vụ
Đây là rủi ro liên quan đến quy trình, quy định và cơ chế do ngân hàng ban
hành không tuân thủ theo yêu cầu bên ngoài, không phù hợp điều kiện hoạt động
thực tế.
Rủi ro liên quan Quy trình và cơ chế không được văn bản hoá và không được
truyền thông rộng rãi đến các đối tượng liên quan dẫn đến không được thực thi
đúng/ đầy đủ.
Rủi ro liên quan đến mô hình bị phát triển sai/không phù hợp, không được
kiểm thử đầy đủ/không có ý kiến thẩm định độc lập từ bên ngoài.
1.1.2.2. Rủi ro do con người
Rủi ro liên quan đến các hành động cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cố ý vi
phạm các quy chế, quy tắc, chính sách của ngân hàng liên quan đến ít nhất một cá
nhân thuộc hệ thống ngân hàng cụ thể:
Thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được uỷ quyền và/hoặc vượt quá
thẩm quyền cho phép hoặc không đúng chức năng được giao.
Không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng quy định quy trình nghiệp vụ của
ngân hàng, các quy định của NHNN VN và các văn bản pháp luật hiện hành.
Không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng quy định quy trình của hệ thống hỗ
trợ, hệ thống kỹ thuật, có hành động gây khó khăn cho bộ phận nghiệp vụ.
Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng nội quy cơ quan, hợp đồng lao
động và các văn bản pháp luật đối với người lao động nơi công sở: an toàn lao
động, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng,…
Năng lực trình độ nghiệp vụ không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Phong cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng thiếu văn minh, làm mất khách
hàng, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh, thương hiệu và giảm uy tín của ngân hàng.
Phối hợp công tác với các phòng ban khác không tốt, làm giảm hiệu quả công
việc.
11
Che giấu sai sót, né tránh khuyết điểm, né tránh khó khăn.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, có hành vi lừa đảo, gian lận, biển thủ, trục lợi
cá nhân hoặc hành động phạm tội, câu kết với đối tượng bên ngoài gây thiệt hại cho
ngân hàng.
1.1.2.3. Rủi ro do tác động từ bên ngoài
Rủi ro liên quan đến đối tác bên ngoài cung cấp các dịch vụ cho ngân hàng
(điện, mạng,…)không đúng theo yêu cầu về chất lượng/số lượng dẫn đến hoạt động
bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng.
1.1.2.4. Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT)
Rủi ro liên quan đến cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT lỗi thời/ thiếu/ hoặc đáp
ứng yêu cầu hoạt động/ không được kiểm tra đầy đủ.
Rủi ro liên quan cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT bị gián đoạn/ quá lẹ thuộc vào
yếu tố khác.
Rủi ro liên quan cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT có lỗ hổng cho các truy cập trái
phép/ vượt thẩm quyền.
1.1.2.5. Rủi ro do các nguyên nhân khác
Rủi ro do các hành vi lừa đảo, trộm cắp hoặc phạm tội của các đối tượng bên
ngoài như hành động phá hoại, đánh bom,…
Rủi ro do các sự kiện bên ngoài hoặc do tự nhiên (bão lụt, động đất,…) gây
gián đoạn, thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Rủi ro do các văn bản, quy định của Chính phủ, các ban ngành liên quan có sự
thay đổi hoặc quy định mới làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.
1.2. Quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của
một tổ chức tài chính và yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được
12
các mục đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính. (Theo ủy ban
Basel về giám sát ngân hàng, tr15)
Quản trị rủi ro là hệ thống cơ bản của một tổ chức tài chính, nó liên quan đến
việc xác định đo lường, giám sát, kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo:
- Cá nhân liên quan đến rủi ro và được giao trách nhiệm quản trị rủi ro phải
hiểu rõ về rủi ro.
- Rủi ro của một ngân hàng nằm trong giới hạn xác định bởi Hội đồng quản trị.
- Rủi ro trong việc ra quyết định phải tương xứng với mục tiêu và chiến lược
kinh doanh do Hội đồng quản trị đề ra.
- Quỹ dự phòng rủi ro bù đắp được các loại rủi ro dự kiến xảy ra.
- Rủi ro trong việc quyết định phải rõ ràng minh bạch.
- Có đủ vốn để bù đắp rủi ro.
1.2.2. Khái niệm quản trị rủi ro hoạt động
Trong những năm gần đây quản trị rủi ro hoạt động đã trở thành một hoạt
động quan trọng đối với các NHTM. Mức độ hiện đại hoá đòi hỏi các NHTM phải
áp dụng công nghệ ngày càng phức tạp, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ, mở
rộng quy mô, cạnh tranh. Quản trị rủi ro hoạt động là quá trình tổ chức tín dụng tiến
hành các hoạt động tác động đến rủi ro hoạt động, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ
chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro hoạt động để
thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám
sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro hoạt động nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất
rủi ro xảy ra. (Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, tr156)
1.2.3. Mục tiêu của quản trị rủi ro hoạt động
RRHĐ không những gây ra những thiệt hại về tài chính, RRHĐ còn ảnh hưởng
đến uy tín của ngân hàng. Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, RRHĐ ngày
càng gia tăng do môi trường kinh doanh phức tạp hơn, các hành vi trái pháp luật cũng
ngày càng tăng lên trong khi nhu cầu của các ngân hàng là phải đẩy mạnh tốc độ và
13
khối lượng giao dịch, đạt hiệu quả trong kinh doanh đặt ra áp lực về thay đổi cơ sở hạ
tầng, phát triển và phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ làm tăng nguy cơ rủi ro hoạt
động như lỗi phát sinh trong quá trình cung cấp sản phẩm, quy trình, thiết kế hệ
thống, các loại gian lận và những sai sót trong phục vụ khách hàng,…Mặt khác áp lực
công việc và xu hướng phân quyền, trao quyền xử lý công việc cho những cấp thấp
hơn cũng đòi hỏi nhu cầu tăng cường quản lý rủi ro hoạt động.
Với những lý do trên cho thấy quản trị rủi ro hoạt động ngày càng trở nên cấp
thiết. Như vậy, Quản trị rủi ro hoạt động nhằm các mục tiêu sau:
+ Hạn chế, giảm thiểu chi phí, tổn thất có thể từ các hoạt động của ngân hàng.
+ Giảm vốn dành cho RRHĐ, tăng thêm vốn đưa vào hoạt động kinh doanh, từ
đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng lợi nhuận cho các NHTM.
+ Bảo vệ uy tín ngân hàng, đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn,
hiệu quả.
+ Rủi ro không chỉ đơn giản là thảm hoạ cần phải tránh mà trong nhiều trường
hợp, việc tăng năng lực quản trị rủi ro sẽ làm tăng quá trình tạo ra cơ hội và làm
tăng giá trị của nhà đầu tư, tạo ra sự vượt trội.
1.3. Nội dung quản trị rủi ro hoạt động
Để quản trị RRHĐ, các tổ chức tín dụng thường vận dụng các nguyên tắc
trong quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II như sau:
- Hội đồng quản trị phải giữ vai trò lãnh đạo trong việc thiết lập văn hoá quản
trị rủi ro một cách rõ ràng. Hội đồng quản trị và quản lý cao cấp phải thiết lập văn
hoá doanh nghiệp được hướng dẫn bởi quản lý rủi ro rõ ràng nhằm hỗ trợ và cung
cấp các chuẩn mực thích hợp và khuyến nghị cách ứng xử có trách nhiệm, chuyên
nghiệp.
- Ngân hàng phát triển, thực hiện và duy trì một khung tích hợp đầy đủ toàn bộ
quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng. Khung quản lý RRHĐ do từng ngân hàng
lựa chọn sẽ phụ thuộc vào một khung các nhân tố, bao gồm đặc điểm, quy mô, mức
độ phức tạp và danh mục rủi ro của ngân hàng.
14
- HĐQT phải thiết lập, chuẩn y và tái xét định kỳ khung QTRRHĐ. HĐQT
phải giám sát bộ phận quản lý cao cấp để bảo đảm rằng chính sách, quy trình và hệ
thống được thực hiện hiệu quả tại tất cả các cấp độ ra quyết định.
- HĐQT phải chuẩn y và tái xét khẩu vị rủi ro và báo cáo sức chịu đựng về
RRHĐ xem có phù hợp với đặc điểm, chủng loại và mức độ rủi ro hoạt động mà
ngân hàng sẵn sàng chấp nhận.
- Quản lý cấp cao phải phát triển một cấu trúc quản trị rõ ràng, hiệu quả và
tinh gọn với trách nhiệm để HĐQT chuẩn y. Quản lý cấp cao chịu trách nhiệm trong
toàn đơn vị về sự nhất quán trong khâu thực thi và duy trì các chính sách, quy trình
và hệ thống để công tác QTRRHĐ đối với mọi sản phẩm quan trọng, mọi hoạt
động, mọi quy trình và cả hệ thống nhất quán với khẩu vị rủi ro và sức chịu đựng
rủi ro của ngân hàng.
- Quản lý cấp cao phải đảm bảo nhận diện và đánh giá sự tồn tại của quản trị
rủi ro trong mọi sản phẩm quan trọng, hoạt động, quy trình và hệ thống để đảm bảo
những rủi ro hiện hữu và những động cơ được kiểm soát tốt.
- Quản lý cấp cao phải đảm bảo rằng có một quy trình chấp thuận đối với mọi
sản phấm mới, hoạt động, quy trình và hệ thống đã được đánh giá đầy đủ RRHĐ.
- Quản lý cấp cao phải thực hiện quy trình để giám sát thường xuyên danh
mục quản trị rủi ro và các nguy cơ xảy ra tổn thất nghiêm trọng, một chế độ báo cáo
phù hợp phải đến được HĐQT, quản lý cấp cao, các đơn vị kinh doanh các cấp
nhằm quản lý chủ động RRHĐ.
- Ngân hàng phải tạo môi trường kiểm soát mạnh để phát huy chính sách, quy
trình và hệ thống kiểm soát nội bộ, giảm thiểu và/hoặc chiến lược chuyển rủi ro hợp
lý.
- Ngân hàng phải thiết lập kế hoạch kinh doanh liên tục và linh hoạt nhằm bảo
đảm cho hoạt động diễn ra không ngừng và hạn chế tổn thất trong trường hợp hoạt
động kinh doanh bị gián đoạn bất ngờ.
15
- Ngân hàng phải công khai cho phép những người có liên quan được đánh giá
phương pháp QTRRHĐ của ngân hàng.
Theo đó nội dung quản trị RRHĐ thường bao gồm:
1.3.1. Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động phù hợp
Ban lãnh đạo của ngân hàng phải chịu trách nhiệm tạo ra một văn hoá tổ chức,
trong đó ưu tiên cao việc quản trị rủi ro hoạt động và tuân thủ các nguyên tắc kiểm
soát hoạt động. Quản trị rủi ro hoạt động của một ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao
nhất khi tại ngân hàng đó, văn hoá tổ chức nhấn mạnh các tiêu chuẩn hành vi đạo
đức cho mọi tầng lớp nhân viên. Ngoài ra, hội đồng quản trị và lãnh đạo ngân hàng
nên thiết lập một nền văn hoá tổ chức được củng cố vững chắc, thông qua cả lời nói
lẫn hành vi, kỳ vọng về sự liêm chính của tất cả nhân viên trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng.
Thứ nhất hội đồng quản trị nên nhận biết rõ các khía cạnh chính của ngân
hàng. RRHĐ là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá, xem xét định kỳ dựa trên
khung quản lý RRHĐ. Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể cho
toàn ngân hàng vể RRHĐ, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám
sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
Hội đồng quản trị nên phê duyệt thực hiện một khung quản lý RRHĐ cho toàn
ngân hàng và cung cấp cho ban điều hành các hướng dẫn cụ thể và phương hướng
liên quan đến các nguyên tắc của khung này, đồng thời phê chuẩn các chính sách
tương ứng do họ đưa ra. Đồng thời tuyên bố khẩu vị RRHĐ (thể hiện loại và mức
độ RRHĐ mà ngân hàng có khả năng và sẵn sàng chấp nhận từng thời kỳ theo cả
phương pháp định tính và phương pháp định lượng).
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm thiết lập một cơ cấu quản trị có khả năng
thực hiện đầy đủ khung quản lý RRHĐ. Do một khía cạnh ý nghĩa của quản trị
RRHĐ có liên quan đến việc thiết lập một chế độ kiểm soát nội bộ vững chắc, nên
việc hội đồng quản trị phải xác định rõ trách nhiệm về quản lý, kế toán và báo cáo
là vô cùng quan trọng. Ngoài ra phải có sự phân định về trách nhiệm và luồng báo
16
cáo giữa chức năng kiểm soát RRHĐ, mảng kinh doanh và các chức năng hỗ trợ để
tránh sự xung đột lợi ích.
Quản trị rủi ro tại NHTM hiện đại thông thường được tổ chức theo mô hình “3
lớp phòng vệ” với các đặc điểm quan trọng như sau:
- HÐQT giám sát rủi ro một cách tách biệt với Ban điều hành.
- Lớp phòng vệ thứ 1 - Bản thân các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý
rủi ro trong phạm vi đơn vị.
- Lớp phòng vệ thứ 2 - Bộ phận quản lý rủi ro tập trung và độc lập có trách
nhiệm phát triển, duy trì và giám sát quản lý rủi ro toàn ngân hàng.
- Lớp phòng vệ thứ 3 - Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt
động độc lập, giám sát đảm bảo tính tuân thủ với chiến lược, chính sách và các quy
định quản trị rủi ro đã đặt ra.
17
Hình 1.1: Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ”
(TS. Phạm Tiến Thành và ThS. Dương Thanh Hà, Quản trị công ty và quản lý
rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, tr8)
Nhiều ngân hàng trên thế giới đang thực hiện quản trị RRHĐ bằng cách sử
dụng khung quản trị rủi ro theo gợi ý của Ủy ban Basel II như sau:
18
Hình 1.2. Khung quản trị rủi ro hoạt động cơ bản
(Nguồn: KPMG International 2007, tr6)
Thành phần chủ chốt của khung quản trị RRHĐ là một tập hợp các tiêu chuẩn
RRHĐ cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi trường hoạt
động. Các khung được bổ sung với các công cụ khác nhau nhưng đều có các thành
phần chính:
+ Xác định chiến lược rủi ro (CLRR)
+ Xây dựng cấu trúc quản trị
CLRR
Cấu trúc
quản trị
Luồng báo cáo
Chính sách Cơ sở Đánh giá
dữ liệu
Chỉ số đo Giảm thiểu rủi ro Mô hình
vốn
lường rủi ro
Công nghệ thông tin
19
+ Phân định luồng báo cáo
+ Kiểm soát tự đánh giá
+ Quản lý sự kiện rủi ro
+ Các chỉ số đo lường rủi ro chính (KRIs)
+ Chương trình giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra, HĐQT phải thường xuyên xem xét lại khung quản lý RRHĐ để bảo
đảm rằng ngân hàng đang quản trị các RRHĐ phát sinh từ những sự thay đổi của thị
trường bên ngoài và các yếu tố môi trường khác, cũng như các loại RRHĐ gắn liền
với các sản phẩm mới, quá trình tác nghiệp hay do hệ thống. Quá trình xem xét lại
này nhằm mục tiêu đánh giá phương pháp quản trị RRHĐ thích hợp nhất với các
hoạt động, hệ thống và quy trình của ngân hàng.
Thứ hai: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị RRHĐ của ngân
hàng là tuỳ thuộc vào sự hiệu quả và toàn diện của kiểm toán nội bộ bởi những nhân
viên thành thạo được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm toán nội bộ không nên
trực tiếp chịu trách nhiệm về quản trị RRHĐ.
Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng phải đủ lớn để có thể kiểm tra được
tính hiệu quả của việc triển khai các chính sách và quy trình hoạt động. Hội đồng
quản trị (dù trực tiếp hay gián tiếp thông qua uỷ ban kiểm toán nội bộ) phải đảm
bảo phạm vi và mức độ thường xuyên của các chương trình kiểm toán là thích hợp
đối với nguy cơ xảy ra rủi ro. Kiểm toán viên phải xác nhận định kỳ rằng khung
quản trị RRHĐ đang được thực hiện hiệu quả trên toàn ngân hàng.
Về vấn đề chức năng kiểm toán có liên quan đến sự giám sát của khung quản
trị RRHĐ, hội đồng quản trị phải bảo đảm tính độc lập của hoạt động kiểm toán
được duy trì. Sự độc lập này có thể bị phá vỡ nếu chức năng kiểm toán có liên quan
trực tiếp đến quy trình QTRRHĐ. Hoạt động kiểm toán có thể cung cấp các số liệu
đầu vào giá trị cho những ai chịu trách nhiệm về quản trị RRHĐ, nhưng không phải
chính nó. Trong thực tế, bộ phận kiểm toán tại một số ngân hàng (đặc biệt là các
ngân hàng nhỏ) có thể chịu trách nhiệm ban đầu đối với việc phát triển chương trình
20
quản trị RRHĐ. Trong trường hợp này, ngân hàng nên hiểu rằng trách nhiệm quản
trị RRHĐ phải được chuyển giao sang bộ phận khác một cách kịp thời.
Thứ ba: Ban điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung
quản lý RRHĐ được phê duyệt của Hội đồng quản trị. Khung phải được triển khai
thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nên
hiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản trị RRHĐ. Ban điều hành cũng nên chịu
trách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý RRHĐ
trong tất cả các sản phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng.
Ban điều hành phải đảm bảo rằng các hoạt động ngân hàng được tổ chức bởi
những nhân viên giỏi, có kinh nghiệm, có năng lực kỹ thuật. Các nhân viên này chịu
trách nhiệm giám sát và thực thi việc tuân thủ các chính sách về rủi ro của ngân
hàng có quyền hạn độc lập với bộ phận mà họ có liên quan. Đồng thời cũng phải
đảm bảo chính sách quản trị RRHĐ của ngân hàng được thông tin rõ ràng đến mọi
tầng lớp nhân viên ở các phòng ban chịu ảnh hưởng của các rủi ro hoạt động.
Ban điều hành phải đảm bảo rằng các nhân viên chịu trách nhiệm quản trị
RRHĐ thông tin hiệu quả với các nhân viên phụ trách quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro
thị trường, và các loại rủi ro khác,…cũng như với người chịu trách nhiệm về việc
mua các dịch vụ bên ngoài như mua bảo hiểm và các thoả thuận thuê ngoài khác.
Ban điều hành cũng phải đảm bảo các chính sách tiền lương của ngân hàng
phải phù hợp với yêu cầu về quản trị rủi ro. Ngoài ra, các chính sách, quy trình và
thủ tục liên quan đến công nghệ tiên tiến hỗ trợ cho các giao dịch có giá trị cao phải
có đủ tài liệu dẫn chứng và phổ biến cho toàn bộ nhân viên liên quan.
1.3.2. Nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát, báo cáo RRHĐ
1.3.2.1. Nhận diện rủi ro
Đây là vấn đề quan trọng nhất trong việc phát triển hệ thống giám sát và kiểm
soát RRHĐ tiếp theo. Nhận diện rủi ro hiệu quả phải xem xét đến cả nhân tố bên
trong (cơ cấu tổ chức, đặc tính của các hoạt động ngân hàng, chất lượng nguồn nhân
lực, sự thay đổi tổ chức) và nhân tố bên ngoài (sự thay đổi của nền công nghiệp và
các tiến bộ khoa học kỹ thuật) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mục tiêu cần đạt được
21
của hoạt động ngân hàng. Tùy theo phương pháp quản lý, mỗi ngân hàng có thể quy
định một cách thức nhận diện rủi ro hoạt động khác nhau nhưng thông thường được
thực hiện theo 7 nhóm dấu hiệu sau:
* Nhóm dấu hiệu rủi ro hoạt động liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy và an
toàn nơi làm việc:
- Rà soát, đánh giá thường xuyên mô hình tổ chức bộ máy, cơ cấu các bộ phận
nghiệp vụ, tình hình nhân sự.
Thông qua việc rà soát, đánh giá mô hình tổ chức bộ máy và an toàn nơi làm
việc mà các ngân hàng có thể tìm ra các loại dấu hiệu rủi ro từ nhân viên; công tác
tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ; việc thực hiện chưa đúng các quy định của
pháp luật đối với người lao động.
* Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định bao gồm:
- Chính sách, quy định còn thiếu hoặc chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể,
có kẽ hở tạo điều kiện kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.
- Các văn bản quy định có sự chồng chéo, không hợp lý, gây khó khăn cho
người thực hiện hoặc không thể thực hiện được, nội dung chưa đúng, chưa phù hợp
với quy định của pháp luật hiện hành.
Do đó thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nội bộ
trong quá trình hoạt động là yêu cầu không thể thiếu.
* Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ: Nhận diện những dấu
hiệu rủi ro như cán bộ tự thực hiện hoặc cấu kết với nhau hoặc với khách hàng để
thực hiện những hoạt động phạm pháp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, huỷ hoại
uy tín của ngân hàng.
* Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài: Bao gồm những
hành động có chủ đích như gian lận, lừa đảo của khách hàng hoặc của các đối tượng
bên ngoài khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản như làm giả hồ sơ, cung cấp
thông tin không đúng sự thật,…
22
* Dấu hiệu rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc: Các ngân hàng cần
thường xuyên theo dõi, thống kê đầy đủ các lỗi, sai sót phát sinh trong quá trình xử
lý công việc của tất cả các bộ phận để nhận diện được các dấu hiệu rủi ro như không
tuân thủ quy định quy trình, kiểm soát không chặt chẽ, thực hiện nghiệp vụ vượt
thẩm quyền,…
* Dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin: Phải thường
xuyên theo dõi hoạt động của hệ thống, thống kê đầy đủ các các lỗi, sai sót, sự cố
của hệ thống công nghệ thông tin ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.
* Dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản: Ngân hàng xem xét, đánh giá
khả năng xảy ra rủi ro như phá hoại, khủng bố, thiên tai, hoả hoạn, động đất,…
1.3.2.2. Đánh giá RRHĐ
Đây là việc xác định mức độ rủi ro của các loại rủi ro hoạt động, đánh giá khả
năng xảy ra các rủi ro này. Đánh giá rủi ro hiệu quả cho phép ngân hàng hiểu rõ hơn
hồ sơ rủi ro của mình và nguồn quản trị rủi ro mục tiêu hiệu quả nhất.
Mức độ RRHĐ được đánh giá dựa trên hai yếu tố: ảnh hưởng của rủi ro đến
hoạt động ngân hàng và khả năng, tần suất xảy ra rủi ro.
Trong đó ảnh hưởng của RRHĐ được xét trên hai khía cạnh gồm ảnh hưởng
tài chính và ảnh hưởng phi tài chính, cụ thể:
- Ảnh hưởng về tài chính, bao gồm không giới hạn các yếu tố: tổn thất bằng
tiền mặt, thiệt hại tài sản, chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để bồi thường, khôi phục
tình trạng của tài sản/hoạt động của ngân hàng như ban đầu trước khi sự kiện
RRHĐ xảy ra.
- Ảnh hưởng phi tài chính bao gồm không giới hạn các yếu tố: danh tiếng,
pháp lý, gián đoạn hoạt động, sai lệch thông tin quản lý và con người.
RRHĐ được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng.
Trước tiên các ngân hàng cần sắp xếp rủi ro: Đối chiếu, so sánh, kết hợp các
kết quả đánh giá RRHĐ qua các công cụ khác nhau để lập hồ sơ, danh mục, bản đồ
RRHĐ của toàn ngân hàng. Trong quá trình này, các đơn vị kinh doanh khác nhau,
23
chức năng tổ chức được sắp xếp theo từng loại rủi ro. Công việc này có thể tiết lộ
các khu vực có điểm yếu và giúp dành ưu tiên cho các hoạt động quản trị theo sau.
Tiếp theo là sự đo lường: một vài ngân hàng đã bắt đầu định lượng khả năng
xảy ra rủi ro thông qua các cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ, dữ liệu về các tổn thất
đã xảy ra của một ngân hàng có thể cung cấp các thông tin quan trọng cho việc đánh
giá khả năng xảy ra rủi ro hoạt động và phát triển một chính sách để kiểm soát rủi
ro. Một cách hay để sử dụng hiệu quả thông tin này đó là thiết lập một khuôn mẫu
để theo dõi và ghi lại một cách có hệ thống mức độ thường xuyên, nghiêm trọng và
những thông tin liên quan khác cho từng sự kiện rủi ro. Một số ngân hàng cũng đã
kết hợp dữ liệu về tổn thất nội bộ và dữ liệu về tổn thất bên ngoài, phân tích kịch
bản và các nhân tố đánh giá rủi ro.
1.3.2.3. Kiểm soát RRHĐ
Các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đưa ra
chương trình giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng nên xem xét lại theo định kỳ các
ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ RRHĐ cho phù hợp
bằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trưng.
Đối với tất cả các RRHĐ hữu hình đã được xác định, các ngân hàng nên quyết
định có hoặc không sử dụng các thủ tục thích hợp để kiểm soát và/hoặc giảm thiểu
rủi ro hoặc chấp nhận chúng. Đối với những rủi ro không thể kiểm soát, ngân hàng
phải quyết định có chấp nhận rủi ro, giảm thiểu mức độ hoạt động kinh doanh có
liên quan hoặc hoàn toàn rút khỏi hoạt động này hay không.
Các ngân hàng cần:
- Thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát ngay trong mọi
quy trình nghiệp vụ. Hoạt động kiểm soát là một phần gắn liền với các hoạt động
của ngân hàng cho phép phản ứng nhanh chóng khi điều kiện thay đổi và tránh phát
sinh chi phí không cần thiết.
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cũng yêu cầu có sự phân chia nhiệm
vụ, quy định hạn mức rủi ro thích hợp để tránh gây ra xung đột lợi ích. Việc phân
công các nhiệm vụ mâu thuẫn cho các cá nhân và các nhóm làm việc làm họ dễ
24
dàng che đậy lỗi, tổn thất, và các hành động không phù hợp. Do đó các khu vực có
tiềm năng xung đột cần được quan tâm, xác định, giảm thiểu và theo dõi cẩn thận,
riêng rẽ nếu cần thiết.
Ngoài việc phân chia nhiệm vụ, ngân hàng cần phải đảm bảo các hoạt động
nội bộ khác phù hợp để kiểm soát rủi ro hoạt động:
+ Giám sát chặt chẽ tuân thủ các ngưỡng rủi ro được ấn định.
+ Duy trì biện pháp bảo vệ để truy cập và sử dụng tài sản và các hồ sơ của
ngân hàng.
+ Đảm bảo nhân viên có chuyên môn phù hợp và được đào tạo.
+ Xác định phạm vi kinh doanh hoặc các sản phẩm xuất hiện có doanh thu
không tương xứng kỳ vọng hợp lý. Ví dụ như khi có rủi ro thấp nhưng lợi nhuận cao
cũng cần có câu hỏi liệu đó có là kết quả của một hành vi vi phạm kiểm soát nội bộ.
+ Thường xuyên xác minh và đối chiếu các giao dịch và tài khoản.
- Thiết lập chương trình quản lý kinh doanh liên tục: là việc đưa ra các kịch
bản và hướng dẫn ứng phó với các tình huống khẩn cấp và xây dựng kế hoạch dự
phòng nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu tổn thất và gián đoạn hoạt động kinh doanh.
RRHĐ có khuynh hướng rõ rệt hơn khi các ngân hàng tham gia vào các hoạt
động mới hoặc phát triển sản phẩm mới (đặc biệt khi các hoạt động hay sản phẩm
mới này không nhất quán với chiến lược kinh doanh cốt lõi), thâm nhập vào các thị
trường không quen thuộc và/hoặc tham gia vào các hoạt động kinh doanh có vị trí
địa lý cách xa trụ sở chính. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp như vậy, các ngân
hàng không đảm bảo việc quản lý hạ tầng kiểm soát rủi ro giữ được nhịp độ với tốc
độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh. Do đó các ngân hàng phải đảm bảo sự chú ý
đặc biệt đối với các hoạt động kiểm soát nội bộ khi tồn tại các điều kiện này.
- Xây dựng văn hoá quản trị RRHĐ: là việc tổ chức, triển khai các chương
trình nhằm xây dựng hình thành, duy trì các giá trị, nhận thức, thái độ, trình tự, hành
vi ứng xử đối với RRHĐ được mọi cá nhân thừa nhận và thực hiện trong quá trình
25
hoạt động hàng ngày phù hợp với cơ cấu tổ chức, vai trò trách nhiệm, chiến lược,
chính sách, quy trình, hệ thống, công cụ quản trị RRHĐ được thiết lập.
- Thực hiện chia sẻ/chuyển giao RRHĐ thông qua các công cụ bảo hiểm
RRHĐ, thuê ngoài,…
Một số RRHĐ có xác suất thấp nhưng tiềm ẩn những ảnh hưởng tài chính rất
lớn. Hơn nữa không phải tất cả các sự kiện rủi ro đều có thể kiểm soát được. Khi đó
có thể sử dụng chính sách bảo hiểm, đặc biệt là các chính sách có tính năng chi trả
kịp thời và chắc chắn có thể được sử dụng để giảm nhẹ rủi ro tổn thất “tần số thấp,
mức độ cao” có thể xảy ra do các sự kiện đó.
Tuy nhiên, ngân hàng nên xem xét công cụ giảm nhẹ rủi ro là bổ sung chứ
không phải là sự thay thế hoàn toàn việc kiểm soát rủi ro hoạt động nội bộ.
Đầu tư công nghệ xử lý thích hợp và bảo mật thông tin cũng rất quan trọng để
giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên mức độ tự động hoá gia tăng có thể chuyển đổi tổn thất
có rủi ro cao, mức độ nghiêm trọng thấp thành các tổn thất có tần suất thấp nhưng
mức độ nghiêm trọng cao. Tiếp theo có thể kết hợp với những tổn thất hoặc kéo dài
sự gián đoạn dịch vụ gây ra bởi các yếu tố nội bộ hoặc các yếu tố vượt ra ngoài tầm
kiểm soát tức thời của ngân hàng (các sự kiện bên ngoài). Các vấn đề như vậy có
thể tạo ra những khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng và gây nguy hại cho việc
quản lý các hoạt động kinh doanh chủ chốt. Khi đó để giải quyết những rủi ro trên,
các ngân hàng còn phải thiết lập các kế hoạch để khắc phục thảm hoạ và tiếp tục
kinh doanh.
Ngoài ra ngân hàng còn có thể chia sẻ/chuyển giao RRHĐ thông qua hoạt
động thuê ngoài. Đây là việc ngân hàng thuê một bên khác thực hiện một phần hoặc
toàn bộ hoạt động/quy trình liên quan đến việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ đặc thù
của ngân hàng cho khách hàng hoặc hoạt động nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên
việc sử dụng lao động của bên thứ ba cũng không làm giảm trách nhiệm của hội
đồng quản trị và nhà quản lý để đảm bảo hoạt động đó được tiến hành một cách an
toàn và phù hợp với pháp luật. Sắp xếp lao động thuê ngoài phải dựa trên hợp đồng
chặt chẽ hoặc các thoả thuận dịch vụ đảm bảo phân định rõ trách nhiệm giữa các
26
bên. Hơn nữa, ngân hàng cần quản lý các rủi ro còn lại liên quan đến hoạt động thuê
ngoài, bao gồm cả việc dịch vụ bị gián đoạn.
Các ngân hàng nên thực hiện một sự kiểm tra thẩm định ban đầu và giám sát
các hoạt động của các nhà cung cấp thứ ba, đặc biệt là sự thiếu kinh nghiệm về môi
trường quy định trong ngành ngân hàng, và xem xét lại quá trình này (bao gồm cả
việc tái đánh giá những thẩm định ban đầu) một cách thường xuyên. Đối với những
hoạt động quan trọng, ngân hàng cần phải xem xét các kế hoạch để đối phó với
những sự cố bất ngờ, bao gồm những phương án thay thế sẵn sàng, các chi phí và
nguồn lực cần thiết để chuyển sang cho các đơn vị bên ngoài khác, ngay cả trong
trường hợp ít thời gian chuẩn bị nhất.
Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể quyết định hoặc giữ lại rủi ro ở một
mức độ nhất định, hoặc tự đối phó với rủi ro đó. Khi trường hợp này xảy ra và rủi ro
đó là hữu hình, quyết định giữ lại hoặc tự đối phó với rủi ro cần phải được minh bạch
trong tổ chức và nhất quán với chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng.
1.3.2.4. Giám sát RRHĐ
Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độ
ảnh hưởng và tổn thất do RRHĐ gây ra. Cần có báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo
cấp cao và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý RRHĐ.
Một quá trình giám sát hiệu quả là thiết yếu đối với quản trị rủi ro hoạt động.
Các hoạt động giám sát thường xuyên có thể cho thấy những thuận lợi của việc
nhanh chóng phát hiện và sửa chữa các khiếm khuyết trong chính sách, quy trình và
thủ tục của quản trị rủi ro hoạt động. Phát hiện và giải quyết tức thời những khiếm
khuyết này có thể giảm thiểu mức độ thường xuyên và/hoặc nghiêm trọng của một
sự kiện rủi ro tiềm ẩn.
Các ngân hàng thường giám sát RRHĐ như sau:
- Thiết lập, theo dõi các chỉ số thích hợp có thể cảnh báo sớm nguy cơ rủi ro
cao của các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Các chỉ số như vậy (chỉ số rủi ro
chính hoặc chỉ số cảnh báo sớm) thường được dự báo trước và có thể phản ánh
được nguồn gốc tiềm ẩn của rủi ro hoạt động như tốc độ tăng trưởng, ra mắt sản
27
phẩm mới, các giao dịch vi phạm, hệ thống bị lỗi,…Khi các ngưỡng được kết nối
trực tiếp với các chỉ số này, một quy trình giám sát hiệu quả sẽ giúp xác định các
rủi ro hữu hình và cho phép ngân hàng có cách đối phó phù hợp với các rủi ro đó.
- Thiết lập cơ chế kiểm tra định kỳ, giám sát các RRHĐ lớn nhất và đánh giá
lại rủi ro định kỳ. Việc giám sát thường xuyên nên phản ánh được các rủi ro liên
quan cũng như tần số xuất hiện và bản chất của những thay đổi trong môi trường
hoạt động. Giám sát phải là một công tác không thể tách rời khỏi hoạt động ngân
hàng. Kết quả giám sát phải được bao gồm trong các báo cáo thường xuyên cho nhà
quản lý và hội đồng quản trị cũng như phải phù hợp với các báo cáo kiểm toán nội
bộ hoặc/và của bộ phận quản lý rủi ro.
- Ngân hàng phải thường xuyên bổ sung và cập nhật các RRHĐ mới được
nhận diện và các biện pháp kiểm soát rủi ro mới được thiếp lập của đơn vị.
- Thiết lập hệ thống báo cáo và các kênh báo cáo phù hợp để kết quả giám sát
RRHĐ được thông báo kịp thời cho những người có thẩm quyền. Các báo cáo rủi ro
hoạt động nên chứa đựng các dữ liệu về tài chính, hoạt động nội bộ phù hợp, cũng
như các thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện liên quan đến
việc ra quyết định. Báo cáo cũng nên được cung cấp cho các cấp lãnh đạo nào có
vấn đề và thúc đẩy hoạt động điều chỉnh đúng lúc các vấn đề nổi bật. Để đảm báo
tính hữu ích và tin cậy của những báo cáo về rủi ro và kiểm toán này, nhà quản trị
phải kiểm tra lại thường xuyên sự kịp thời, tính chính xác và xác đáng của hệ thống
báo cáo và kiểm soát nội bộ trên tổng thể. Nhà quản trị có thể sử dụng các báo cáo
được chuẩn bị bởi các nguồn bên ngoài (kiểm toán, cơ quan giám sát) để đánh giá
sự hữu ích và tin cậy của các báo cáo nội bộ. Các báo cáo phải được phân tích trên
quan điểm cải thiện hoạt động quản trị rủi ro hiện tại cũng như phát triển các chính
sách quản trị rủi ro, các thủ tục và phương pháp mới.
Nhìn chung hội đồng quản trị cần tiếp nhận đầy đủ những thông tin cao cấp để
giúp họ nắm được tổng thể tình hình rủi ro hoạt động của ngân hàng và tập trung
vào các vấn đề thực tế và chiến lược cho hoạt động kinh doanh.
28
1.3.2.5. Báo cáo rủi ro hoạt động
Các ngân hàng phải định kỳ báo cáo cho những người có thẩm quyền kết quả
nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát rủi ro hoạt động tại đơn vị.
Ngoài ra phải báo cáo ngay cho người có thẩm quyền khi xảy ra những sự kiện
RRHĐ lớn, bất thường, phát hiện những nguy cơ RRHĐ lớn có thể gây tổn thất cho
hoạt động của ngân hàng hoặc những vi phạm khẩu vị RRHĐ.
Nội dung báo cáo RRHĐ gồm các vấn đề sau:
- Báo cáo sự kiện RRHĐ: báo cáo những sự kiện RRHĐ trọng yếu đã xảy ra
trong và ngoài ngân hàng, nêu ra những nguyên nhân, ảnh hưởng và các biện pháp
cần thiết để xử lý, khắc phục, ngăn ngừa, giảm thiểu RRHĐ của ngân hàng.
- Báo cáo chỉ số rủi ro hoạt động chính: Báo cáo giá trị các chỉ số rủi ro chính
trong một thời kỳ nhất định và chỉ rõ những biến động bất thường hoặc vượt khẩu vị
rủi ro của ngân hàng.
- Báo cáo đánh giá RRHĐ: báo cáo đánh giá RRHĐ và biện pháp kiểm soát để
từ đó đề xuất phương án hành động phù hợp.
1.3.3. Công bố thông tin về QTRRHĐ
Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời thông tin để cho
phép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếp cận của họ để quản lý
RRHĐ.
Việc công bố thường xuyên và kịp thời các thông tin liên quan của các ngân
hàng có thể tăng cường kỷ luật của thị trường, từ đó việc quản lý rủi ro sẽ hiệu quả
hơn. Lượng công bố nên tương xứng với quy mô, đặc trưng rủi ro và sự phức tạp
trong các hoạt động của ngân hàng.
Các ngân hàng hàng năm thường công bố thông tin QTRRHĐ thông qua báo
cáo thường niên. Ngoài ra còn tuyên bố khẩu vị rủi ro hoạt động một cách công khai
trên Website ngân hàng.
29
1.4. Các công cụ quản trị RRHĐ trong ngân hàng
1.4.1. Tự đánh giá rủi ro (RCSA)
Là quá trình liên tục tự nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro hoạt động tiềm ẩn,
biện pháp kiểm soát đang áp dụng, xác định mức độ rủi ro còn lại (sau khi đã thực
hiện biện pháp kiểm soát) và đề xuất áp dụng kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn,
giảm thiểu và khắc phục các rủi ro hoạt động.
RCSA được thực hiện bởi chính các nhân viên ngân hàng, ở mọi cấp độ, để
đảm bảo RRHĐ ở đơn vị được đánh giá đầy đủ, giảm thiểu phù hợp với khẩu vị
RRHĐ đã được thiết lập. Do đó để thực hiện RCSA các ngân hàng phải thiết lập
quy trình ban hành phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban.
1.4.2. Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC)
Là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng và nguyên
nhân của các sự kiện RRHĐ (bao gồm cả SKRRHĐ bên trong và bên ngoài ngân
hàng) từ đó nhận diện RRHĐ đã xảy ra và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm
thiểu rủi ro kịp thời.
Đây là yếu tố quan trọng trong QTRRHĐ. Việc thu thập và phân tích các dữ
liệu tổn thất nội bộ cung cấp thông tin quản lý cho quá trình quản trị rủi ro hoạt
động và quá trình giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra đây còn là cơ sở cho việc phân tích
định lượng và tính toán phân bổ vốn hợp lý.
1.4.3. Các chỉ số rủi ro (KRIs)
Chỉ số rủi ro có thể là các số liệu thống kê và/hoặc ma trận, thường thuộc lĩnh
vực tài chính, và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về rủi ro nội tại của một ngân
hàng. Các chỉ số này thường được xem xét định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý) để
cảnh báo các ngân hàng về các thay đổi có thể là dấu hiệu của rủi ro.
30
Hình 1.3 Ma trận rủi ro
(Nguồn: KPMG International 2007, tr11)
1.4.4. Phân tích kịch bản
Là phương pháp xây dựng các tình huống giả định về các sự kiện RRHĐ nghiêm
trọng có thể xảy ra theo ý kiến chuyên gia để phân tích khả năng ảnh hưởng đến hoạt
động của ngân hàng từ đó có kế hoạch dự phòng, biện pháp kiểm soát phù hợp.
1.4.5. Báo cáo kiểm toán
Là quá trình thu thập, phân tích các báo cáo kiểm toán nội bộ và bên ngoài
nhằm nhận diện RRHD đã xảy ra hoặc RRHĐ tiềm ẩn thông qua việc phát hiện các
điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
31
1.4.6. Trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ dự phòng RRHĐ
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng có ba phương pháp:
1.4.6.1. Phương pháp chỉ số cơ bản
Các ngân hàng sử dụng Phương pháp này cần phải nắm giữ mức vốn để dự
phòng rủi ro hoạt động bằng mức bình quân tổng thu nhập hàng năm (>0) của thời
kỳ ba năm trước đó nhân với tỷ lệ α=15%. Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần
từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từ tiền lãi, là thu nhập trước khi trích
lập dự phòng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinh doanh chứng
khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường.
Phương trình 1.1. Vốn dự phòng rủi ro hoạt động theo Phương pháp chỉ số cơ bản
KBIA= GI x α
Trong đó:
KBIA: Vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt động theo Phương pháp BIA
GI : Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân trong thời gian ba năm trước đó.
α = 15%. Tỷ lệ này do Uỷ ban Basel đặt ra, phản ánh mối liên hệ giữa lượng
vốn yêu cầu chung của toàn ngành với chỉ số chung của toàn ngành.
(Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, tr156)
1.4.6.2. Theo phương pháp chuẩn hóa
Theo phương pháp này, hoạt động ngân hàng được chia làm 8 nhóm nghiệp
vụ, mỗi nhóm nghiệp vụ có hệ số Beta tương ứng. Theo đó, ngân hàng sẽ tính toán
lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực kinh doanh bằng cách nhân thu
nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tương ứng theo qui định của Ủy
ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS (xem bảng dưới đây). Lượng vốn tối thiểu đối
với rủi ro hoạt động của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng lĩnh
vực kinh doanh.
32
Bảng 1.1 Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động
Lĩnh vực kinh doanh Hệ số Beta (%)
Tài trợ doanh nghiệp 18
Các hoạt động mua bán 18
Hoạt động ngân hàng bán lẻ 12
Hoạt động ngân hàng thương mại 15
Thanh toán 18
Dịch vụ đại lý 15
Quản lý tài sản có 12
Môi giới bán lẻ 12
(Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards)
Phương trình 1.2. Vốn dự phòng rủi ro hoạt động trong phương pháp chuẩn:
KTSA = Σ (GI1-8 x β1-8)
KTSA = yêu cầu về vốn theo Phương pháp Chuẩn hoá
GI1-8 = Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân của ba năm gần nhất, được xác
định như trong Phương pháp Chỉ số Cơ bản nêu trên, cho mỗi một trong 8 mảng
nghiệp vụ.
β1-8 = là một tỷ lệ phần trăm cố định, do Uỷ ban Basel quy định, phản ánh mối
quan hệ giữa lượng vốn yêu cầu với lợi nhuận gộp của mỗi một mảng nghiệp vụ.
(Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, tr157)
Hai phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải
đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động do nội dung hoạt động hay do phạm vi
hoạt động. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ
thống quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại
Basel II.
33
1.4.6.3. Phương pháp đo lường nâng cao (AMA)
Theo phương pháp này, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tương
đương với mức rủi ro mà ngân hàng tính toán được bằng hệ thống đo lường rủi ro
hoạt động nội bộ của ngân hàng, sử dụng các chỉ tiêu định lượng và định tính của
AMA. Hệ thống không chỉ thống kê thiệt hại bên trong và bên ngoài thực tế mà còn
phân tích theo trình tự thời gian các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh cũng
như môi trường kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp
này, một ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Uỷ ban
đề ra và phải được cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng chấp thuận.
Tuỳ thuộc vào việc phê chuẩn của cơ quan quản lý ngân hàng, một ngân hàng
đang lựa chọn sử dụng từng phần có thể quyết định những phần hoạt động nào sẽ áp
dụng AMA theo từng mảng nghiệp vụ, theo cấu trúc pháp lý, theo vùng địa lý hoặc
các cơ sở xác định nội bộ khác. Ngân hàng áp dụng phương pháp AMA có thể sử
dụng một cơ chế phân bổ cho mục đích quyết định yêu cầu về vốn cho các chi
nhánh của mình. Phương pháp này ít thông dụng hơn so với phương pháp chuẩn
TSA.
1.4.7. Một số công cụ phân tích rủi ro khác
Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị RRHĐ
như: thuê các tổ chức khác để quản trị RRHĐ, sử dụng các phần mềm quản trị như
phần mềm CLS (continuous linked settlement), Excell hoặc Crystal Ball... Đồng
thời có thể thực hiện quản trị RRHĐ theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và
kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Một số ngân hàng khác thực hiện đổi mới
hoạt động và tổ chức như: thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về RRHĐ, đổi
mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại.
34
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN - CHI NHÁNH CẨM PHẢ
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN và Ngân hàng TMCP
Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
* Thông tin chung về ngân hàng:
- Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM
- Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK
FOR INDUSTRY AND TRADE
- Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng
- Vốn chủ sở hữu: 63.765.283.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2017)
- Địa chỉ hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà
Nội, Việt Nam
* Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), được
thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam theo nghị
định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ Trưởng về tổ
chức bộ máy NHNNVN và chính thức đổi tên thành “Ngân hàng Công Thương Việt
Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng ngày 14 tháng
11 năm 1990.
Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-
NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công Thương Việt Nam thuộc NHNNVN.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng
35
Công Thương Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại
Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định
1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành
lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp
ngày 03/07/2009.
Vietinbank có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đứng thứ 2 toàn quốc
sau Agribank với 01 hội sở chính, 03 Sở giao dịch, 145 chi nhánh, 527 phòng giao
dịch, 116 quỹ tiết kiệm, 1042 máy rút tiền tự động ATM, 05 Văn phòng đại diện; và
04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần chứng khoán
Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Công
thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm công
nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, góp vốn vào 08 công
ty trong đó có Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam; Công ty
cổ phần xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng TMCP
Gia định, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương… Là sáng lập viên và đối tác
liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng
lớn trên toàn thế giới. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu
tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn
thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ
VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ
hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Vietinbank là một trong bốn ngân
hàng thương mại quốc doanh lớn nhất thị trường hiện nay giữ vai trò quan trọng, trụ
cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
36
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức Vietinbank
(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn/gioi-thieu/he-thong-to-chuc.html)
2.1.1.3. Hoạt động kinh doanh
Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện
các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi; cho vay; thanh toán
giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ
thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và
các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN Việt Nam cho phép.
Đến 31/12/2017, tổng tài sản của VietinBank đạt 1.095 nghìn tỷ đồng, tăng
15,3% so năm 2016 là một trong những NHTM cổ phần có quy mô dẫn đầu thị trường.
37
Dư nợ tín dụng của VietinBank đạt 840 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với cuối
năm 2016, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 791 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so
với cuối năm 2016. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch tích cực nhằm thúc đẩy
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của
Chính phủ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, đáp ứng tối đa nhu cầu, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng thuận tiện,
phát triển SXKD và tiêu dùng.
VietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với nhu cầu
sử dụng vốn, cơ cấu vốn được đa dạng hóa. Tính đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn
huy động của VietinBank đạt 1.012 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cuối năm
2016 (trong đó, tiền gửi của khách hàng đạt 753 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với
cuối năm 2016). VietinBank luôn chủ động khai thác nguồn vốn dồi dào cả VND và
ngoại tệ với chi phí hợp lý, trong đó đẩy mạnh tăng trưởng nguồn không kỳ hạn và
nguồn vốn từ bán lẻ.
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tổng tài sản và cho vay khách hàng tại Vietinbank
(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn)
Chất lượng đầu tư: VietinBank phát triển sản phẩm đầu tư hiện đại, tiếp tục
giữ vững vai trò là ngân hàng tạo lập thị trường với tổng quy mô hoạt động đầu tư
tính đến cuối năm 2017 đạt 245 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,4% tổng tài sản. Danh mục
đầu tư chứng khoán của VietinBank đa dạng về các loại sản phẩm đầu tư, trong đó
tập trung vào các trái phiếu có tính thanh khoản cao, độ an toàn thanh toán được
đảm bảo.
38
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu danh mục đầu tư
(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn)
Chất lượng tài sản: Bên cạnh tăng trưởng mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, chất
lượng tài sản của VietinBank được quản lý tốt, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,13% dư nợ cho
vay khách hàng. Phát huy hiệu quả mô hình ba vòng kiểm soát, đảm bảo hoạt động
kinh doanh đúng định hướng, an toàn và tuân thủ quy định pháp luật.
Hiệu quả hoạt động: Tổng thu nhập hoạt động của VietinBank năm 2017 đạt
32,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7% so với năm 2016. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt
27,1 nghìn tỷ đồng, tăng 21,4%. Bên cạnh hoạt động tín dụng và nguồn vốn truyền
thống, VietinBank chú trọng đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ phi tín
dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, kinh doanh, phát triển dịch vụ thanh
toán, tạo sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng dịch vụ ngân hàng, góp phần
thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và NHNN về phát triển dịch vụ và phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt. Tổng thu ngoài lãi năm 2017 của VietinBank tăng
36,7% so với năm 2016, trong đó thu dịch vụ tăng 9,3%. Dịch vụ thanh toán luôn
được chú trọng phát triển mạnh trong chiến lược kinh doanh của VietinBank.
Với những chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động kinh doanh, lợi
nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank năm 2017 đạt 9.206 tỷ đồng, Tỷ suất
sinh lời ROE và ROA lần lượt là 12% và 1%, tiếp tục giữ vững vị trí là một trong
những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
Biểu đồ 2.3 Biều đồ cơ cấu thu nhập của Vietinbank
39
(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn)
Năm 2017, VietinBank còn ghi dấu ấn với việc triển khai thành công hệ thống
CoreBanking mới - dự án lớn và có độ phức tạp nhất trong Ngành Ngân hàng đến
thời điểm hiện tại, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, nâng tầm vị thế, đáp
ứng yêu cầu công nghệ cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Đồng thời, trong năm
2017, VietinBank cũng đã phát hành thành công ra công chúng 4.200 tỷ đồng trái
phiếu thứ cấp - khối lượng trái phiếu thứ cấp lớn nhất từ trước tới nay của các
NHTM, khẳng định uy tín, vị thế của VietinBank trên thị trường.
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Ngân hàng Công Thương Cẩm Phả là phòng thu đổi tiền được
thành lập từ khi tiếp quản khu mỏ, sau lớn lên là Ngân hàng nhà nước thị xã Cẩm
Phả. Đến tháng 8/1988 cơ sở chuyển từ Ngân hàng nhà nước thị xã Cẩm Phả thành
Ngân hàng Công Thương thị xã Cẩm Phả. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương
Cẩm Phả là chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh cấp II, thực hiện hạch toán
phụ thuộc, đặt dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Quảng Ninh và Ngân
hàng Công Thương Việt Nam.
Năm 2006 nâng cấp lên Chi nhánh cấp I trực thuộc NHCT Việt Nam. Nằm
trên địa bàn thị xã công nghiệp chủ yếu là công nghiệp khai thác than. Dân số
khoảng 150 ngàn người phần lớn là công nhân trong ngành mỏ. Các ngành kinh
doanh khác phục vụ cho ngành khai thác than không lớn, chủ yếu là các doanh
40
nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, bốc xúc, xây dựng...và các hộ kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ.
Trải qua 29 năm xây dựng và phát triển, đến 31/12/2017, tổng tài sản của
Vietinbank Cẩm Phả đạt 5.060 tỷ đồng, số lượng cán bộ nhân viên là 112 người.
Mạng gồm 08 điểm giao dịch được đặt theo chiều dài của Thành phố Cẩm Phả, gồm
01 trụ sở chính và 07 phòng giao dịch là PGD Cẩm Thạch, PGD Cẩm Tây, PGD
Cẩm Đông, PGD Cẩm Sơn, PGD Cẩm Phú, PGD Cửa Ông, PGD Mông Dương.
Các dịch vụ Vietinbank Cẩm Phả đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, trở thành
địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của người dân vùng than.
Không chỉ chú trọng phát triển kinh doanh, Vietinbank Cẩm Phả cũng tích cực
tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào do ngành Ngân hàng phát động, đóng
góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả

More Related Content

Similar to Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả

Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty T...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty T...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty T...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phon...
Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phon...Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phon...
Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phon...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HOÁ NỘI BÀI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HOÁ NỘI BÀICHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HOÁ NỘI BÀI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HOÁ NỘI BÀIlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...
Đề Tài Khóa luận 2024  Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...Đề Tài Khóa luận 2024  Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty Tr...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty Tr...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty Tr...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty Tr...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Thép Đan Việt
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Thép Đan ViệtĐề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Thép Đan Việt
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Thép Đan Việtlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Trác...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Trác...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Trác...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Trác...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Cổ p...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Cổ p...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Cổ p...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Cổ p...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả (20)

Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty T...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty T...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty T...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty T...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOTĐề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phon...
Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phon...Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phon...
Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phon...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ...
 
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
 
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HOÁ NỘI BÀI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HOÁ NỘI BÀICHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA  CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HOÁ NỘI BÀI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HOÁ NỘI BÀI
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...
Đề Tài Khóa luận 2024  Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...Đề Tài Khóa luận 2024  Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...
 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty Tr...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty Tr...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty Tr...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty Tr...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Thép Đan Việt
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Thép Đan ViệtĐề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Thép Đan Việt
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Thép Đan Việt
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Trác...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Trác...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Trác...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Trác...
 
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Cổ p...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Cổ p...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Cổ p...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Cổ p...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Đồ án Kỹ thuật xử lý cấp nước Thiết kế hệ thống xử lý nước uống đóng chai côn...
Đồ án Kỹ thuật xử lý cấp nước Thiết kế hệ thống xử lý nước uống đóng chai côn...Đồ án Kỹ thuật xử lý cấp nước Thiết kế hệ thống xử lý nước uống đóng chai côn...
Đồ án Kỹ thuật xử lý cấp nước Thiết kế hệ thống xử lý nước uống đóng chai côn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...
Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...
Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Hiệu năng mạng truyền thông SIMO sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn lựa với ...
Đồ án Hiệu năng mạng truyền thông SIMO sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn lựa với ...Đồ án Hiệu năng mạng truyền thông SIMO sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn lựa với ...
Đồ án Hiệu năng mạng truyền thông SIMO sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn lựa với ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...
Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...
Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên ngành Quản trị kinh ...
Đồ án Giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên ngành Quản trị kinh ...Đồ án Giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên ngành Quản trị kinh ...
Đồ án Giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên ngành Quản trị kinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỒ ÁN GƯƠNG THÔNG MINH BẬT TẮT THIẾT BỊ QUA WEBSERVER MINI
ĐỒ ÁN GƯƠNG THÔNG MINH BẬT TẮT THIẾT BỊ QUA WEBSERVER MINIĐỒ ÁN GƯƠNG THÔNG MINH BẬT TẮT THIẾT BỊ QUA WEBSERVER MINI
ĐỒ ÁN GƯƠNG THÔNG MINH BẬT TẮT THIẾT BỊ QUA WEBSERVER MINIlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Động cơ một chiều không chổi than BLDC sử dụng làm động cơ thực hiện
Đồ án Động cơ một chiều không chổi than BLDC sử dụng làm động cơ thực hiệnĐồ án Động cơ một chiều không chổi than BLDC sử dụng làm động cơ thực hiện
Đồ án Động cơ một chiều không chổi than BLDC sử dụng làm động cơ thực hiệnlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Động cơ 1 chiều không chổi than và phương pháp điều khiển không cảm biế...
Đồ án Động cơ 1 chiều không chổi than và phương pháp điều khiển không cảm biế...Đồ án Động cơ 1 chiều không chổi than và phương pháp điều khiển không cảm biế...
Đồ án Động cơ 1 chiều không chổi than và phương pháp điều khiển không cảm biế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Điều khiển vị trí động cơ DC qua giao diện Labview
Đồ án Điều khiển vị trí động cơ DC qua giao diện LabviewĐồ án Điều khiển vị trí động cơ DC qua giao diện Labview
Đồ án Điều khiển vị trí động cơ DC qua giao diện Labviewlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tô
Đồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tôĐồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tô
Đồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tôlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Điều khiển hệ thống trộn liệu qua giao diện WinCC
Đồ án Điều khiển hệ thống trộn liệu qua giao diện WinCCĐồ án Điều khiển hệ thống trộn liệu qua giao diện WinCC
Đồ án Điều khiển hệ thống trộn liệu qua giao diện WinCClamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Điều khiển động cơ một chiều qua giao diện LabVIEW
Đồ án Điều khiển động cơ một chiều qua giao diện LabVIEWĐồ án Điều khiển động cơ một chiều qua giao diện LabVIEW
Đồ án Điều khiển động cơ một chiều qua giao diện LabVIEWlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Đồ án Kỹ thuật xử lý cấp nước Thiết kế hệ thống xử lý nước uống đóng chai côn...
Đồ án Kỹ thuật xử lý cấp nước Thiết kế hệ thống xử lý nước uống đóng chai côn...Đồ án Kỹ thuật xử lý cấp nước Thiết kế hệ thống xử lý nước uống đóng chai côn...
Đồ án Kỹ thuật xử lý cấp nước Thiết kế hệ thống xử lý nước uống đóng chai côn...
 
Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...
Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...
Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...
 
Đồ án Hiệu năng mạng truyền thông SIMO sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn lựa với ...
Đồ án Hiệu năng mạng truyền thông SIMO sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn lựa với ...Đồ án Hiệu năng mạng truyền thông SIMO sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn lựa với ...
Đồ án Hiệu năng mạng truyền thông SIMO sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn lựa với ...
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.doc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.docĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.doc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.doc
 
ĐỒ ÁN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)
ĐỒ ÁN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)ĐỒ ÁN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)
ĐỒ ÁN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)
 
Đồ án Giám sát trạm trộn bê tông trên giao diện WinCC
Đồ án Giám sát trạm trộn bê tông trên giao diện WinCCĐồ án Giám sát trạm trộn bê tông trên giao diện WinCC
Đồ án Giám sát trạm trộn bê tông trên giao diện WinCC
 
Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...
Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...
Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...
 
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.docĐồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
 
Đồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệp
Đồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệpĐồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệp
Đồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệp
 
Đồ án Giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên ngành Quản trị kinh ...
Đồ án Giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên ngành Quản trị kinh ...Đồ án Giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên ngành Quản trị kinh ...
Đồ án Giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên ngành Quản trị kinh ...
 
ĐỒ ÁN GIẢI PHÁP HIGH AVAILABLE CHO TỔNG ĐÀI ASTERISK
ĐỒ ÁN GIẢI PHÁP HIGH AVAILABLE CHO TỔNG ĐÀI ASTERISKĐỒ ÁN GIẢI PHÁP HIGH AVAILABLE CHO TỔNG ĐÀI ASTERISK
ĐỒ ÁN GIẢI PHÁP HIGH AVAILABLE CHO TỔNG ĐÀI ASTERISK
 
ĐỒ ÁN GƯƠNG THÔNG MINH BẬT TẮT THIẾT BỊ QUA WEBSERVER MINI
ĐỒ ÁN GƯƠNG THÔNG MINH BẬT TẮT THIẾT BỊ QUA WEBSERVER MINIĐỒ ÁN GƯƠNG THÔNG MINH BẬT TẮT THIẾT BỊ QUA WEBSERVER MINI
ĐỒ ÁN GƯƠNG THÔNG MINH BẬT TẮT THIẾT BỊ QUA WEBSERVER MINI
 
Đồ án Động cơ một chiều không chổi than BLDC sử dụng làm động cơ thực hiện
Đồ án Động cơ một chiều không chổi than BLDC sử dụng làm động cơ thực hiệnĐồ án Động cơ một chiều không chổi than BLDC sử dụng làm động cơ thực hiện
Đồ án Động cơ một chiều không chổi than BLDC sử dụng làm động cơ thực hiện
 
Đồ án Động cơ 1 chiều không chổi than và phương pháp điều khiển không cảm biế...
Đồ án Động cơ 1 chiều không chổi than và phương pháp điều khiển không cảm biế...Đồ án Động cơ 1 chiều không chổi than và phương pháp điều khiển không cảm biế...
Đồ án Động cơ 1 chiều không chổi than và phương pháp điều khiển không cảm biế...
 
Đồ án Điều khiển vị trí động cơ DC qua giao diện Labview
Đồ án Điều khiển vị trí động cơ DC qua giao diện LabviewĐồ án Điều khiển vị trí động cơ DC qua giao diện Labview
Đồ án Điều khiển vị trí động cơ DC qua giao diện Labview
 
ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ GIA ĐÌNH BẰNG SMS
ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ GIA ĐÌNH BẰNG SMSĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ GIA ĐÌNH BẰNG SMS
ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ GIA ĐÌNH BẰNG SMS
 
Đồ án Điều khiển nhiệt độ lò qua giao diện LabVIEW
Đồ án Điều khiển nhiệt độ lò qua giao diện LabVIEWĐồ án Điều khiển nhiệt độ lò qua giao diện LabVIEW
Đồ án Điều khiển nhiệt độ lò qua giao diện LabVIEW
 
Đồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tô
Đồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tôĐồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tô
Đồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tô
 
Đồ án Điều khiển hệ thống trộn liệu qua giao diện WinCC
Đồ án Điều khiển hệ thống trộn liệu qua giao diện WinCCĐồ án Điều khiển hệ thống trộn liệu qua giao diện WinCC
Đồ án Điều khiển hệ thống trộn liệu qua giao diện WinCC
 
Đồ án Điều khiển động cơ một chiều qua giao diện LabVIEW
Đồ án Điều khiển động cơ một chiều qua giao diện LabVIEWĐồ án Điều khiển động cơ một chiều qua giao diện LabVIEW
Đồ án Điều khiển động cơ một chiều qua giao diện LabVIEW
 

Recently uploaded

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị tôi đang công tác. Tác giả luận văn Lại Thị Duyên
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................6 1.1. Tổng quan về rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại (NHTM)............6 1.1.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro hoạt động trong NHTM....................................6 1.1.1.1. Rủi ro trong NHTM .............................................................................6 1.1.1.2. Phân loại rủi ro trong NHTM ..............................................................7 1.1.1.3. Rủi ro hoạt động trong NHTM ............................................................8 1.1.1.4 Đặc điểm của rủi ro hoạt động..............................................................9 1.1.2. Các loại rủi ro hoạt động ............................................................................9 1.1.2.1. Rủi ro do quy chế, quy trình nghiệp vụ .............................................10 1.1.2.2. Rủi ro do con người ...........................................................................10 1.1.2.3. Rủi ro do tác động từ bên ngoài.........................................................11 1.1.2.4. Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) ...............................11 1.1.2.5. Rủi ro do các nguyên nhân khác........................................................11 1.2. Quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM ........................................................11 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro ..........................................................................11 1.2.2. Khái niệm quản trị rủi ro hoạt động .........................................................12 1.2.3. Mục tiêu của quản trị rủi ro hoạt động.....................................................12 1.3. Nội dung quản trị rủi ro hoạt động .................................................................13 1.3.1. Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động phù hợp.........................15 1.3.2. Nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát, báo cáo RRHĐ ......................20
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 1.3.2.1. Nhận diện rủi ro .................................................................................20 1.3.2.2. Đánh giá RRHĐ.................................................................................22 1.3.2.3. Kiểm soát RRHĐ ...............................................................................23 1.3.2.4. Giám sát RRHĐ .................................................................................26 1.3.2.5. Báo cáo rủi ro hoạt động....................................................................28 1.3.3. Công bố thông tin về QTRRHĐ...............................................................28 1.4. Các công cụ quản trị RRHĐ trong ngân hàng................................................29 1.4.1. Tự đánh giá rủi ro (RCSA).......................................................................29 1.4.2. Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC).....................29 1.4.3. Các chỉ số rủi ro (KRIs) ...........................................................................29 1.4.4. Phân tích kịch bản ....................................................................................30 1.4.5. Báo cáo kiểm toán ....................................................................................30 1.4.6. Trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ dự phòng RRHĐ...............................31 1.4.6.1. Phương pháp chỉ số cơ bản ................................................................31 1.4.6.2. Theo phương pháp chuẩn hóa............................................................31 1.4.6.3. Phương pháp đo lường nâng cao (AMA) ..........................................33 1.4.7. Một số công cụ phân tích rủi ro khác.......................................................33 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN - CHI NHÁNH CẨM PHẢ......................34 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN và Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả..............................................................34 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN ...............................34 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .....................................................34
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................36 2.1.1.3. Hoạt động kinh doanh........................................................................36 2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả......................................................................................................................39 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .....................................................39 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................40 2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh........................................................................42 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả ............................................................................................47 2.2.1. Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động .......................................47 2.2.2. Nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát, báo cáo RRHĐ ......................53 2.2.2.1. Nhận diện RRHĐ tại NHCT..............................................................53 2.2.2.2. Đánh giá RRHĐ.................................................................................58 2.2.2.3 Kiểm soát RRHĐ ................................................................................60 2.2.2.4. Giám sát RRHĐ .................................................................................64 2.2.2.5. Báo cáo RRHĐ ..................................................................................64 2.2.3. Công bố thông tin RRHĐ.........................................................................65 2.2.4. Các công cụ quản trị RRHĐ mà NHCT chi nhánh Cẩm Phả đã áp dụng 65 2.2.4.1. Tự đánh giá rủi ro (RCSA) ................................................................65 2.2.4.2. Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC) ..............66 2.2.4.3 Các chỉ số rủi ro (KRIs)......................................................................67 2.2.4.4. Trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ dự phòng RRHĐ ........................69 2.2.5. Thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả............................................................................................69
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả........................................................................73 2.3.1. Ưu điểm....................................................................................................73 2.3.2. Những tồn tại............................................................................................74 CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN - CHI NHÁNH CẨM PHẢ...........................................................76 3.1 Định hướng về công tác Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả trong thời gian tới.................................76 3.1.1. Kế hoạch kinh doanh................................................................................76 3.1.2. Định hướng phát triển chung....................................................................77 3.1.3. Định hướng trong công tác rủi ro hoạt động............................................77 3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Cẩm Phả ...................................................78 3.2.1. Giải pháp về quy trình tác nghiệp ............................................................78 3.2.2. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................................81 3.2.3. Giải pháp về con người ............................................................................82 3.2.4 Giải pháp về cơ sở vật chất .......................................................................85 3.2.5 Giải pháp đối với các tình huống bên ngoài tác động...............................86 3.3. Kiến nghị.........................................................................................................87 3.3.1. Kiến nghị với Trụ sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.....................................................................................87 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước..........................................................90 3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ ..........................................................................91
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net KẾT LUẬN..............................................................................................................92 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHCT : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại QTRRHĐ : QTRRHĐ RRHĐ : Rủi ro hoạt động VN : Việt Nam
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH, BẢNG Phương trình: Phương trình 1.1: Vốn dự phòng rủi ro hoạt động theo Phương pháp chỉ số cơ bản ..................................................................................................................................31 Phương trình 1.2: Vốn dự phòng rủi ro hoạt động trong phương pháp chuẩn......... 32 Bảng: Bảng 1.1. Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động................... 32 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn theo khách hàng và theo kỳ hạn ............................ 42 Bảng 2.2. Dư nợ cho vay theo khách hàng và kỳ hạn của Vietinbank Cẩm Phả..... 45 Bảng 2.3. Tổng hợp thu phí dịch vụ và lợi nhuận của Vietinbank Cẩm Phả........... 46 Bảng 2.4. Bảng đánh giá mức độ rủi ro nội tại ........................................................ 59 Bảng 2.5. Kế hoạch hành động ................................................................................ 62 Bảng 2.6. Lỗi rủi ro hoạt động theo các nghiệp vụ tại Vietinbank Cẩm Phả ......... 70 Bảng 2.7. Số lần vượt ngưỡng nguy hiểm ............................................................... 72 Bảng 2.8. Điểm KPI tuân thủ theo hạng KPI tuân thủ............................................. 72
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MINH HOẠ Hình: Hình 1.1. Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ” ................................................ 17 Hình 1.2. Khung quản trị rủi ro hoạt động cơ bản ................................................... 18 Hình 1.3 Ma trận rủi ro ............................................................................................ 30 Sơ đồ: Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức Vietinbank.................................................................. 36 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Vietinbank Cẩm Phả ....................................... 41 Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức QTRRHĐ tại Vietinbank............................................. 48 Biểu đồ: Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tổng tài sản và cho vay khách hàng tại Vietinbank................. 37 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu danh mục đầu tư .......................................................... 38 Biểu đồ 2.3 Biều đồ cơ cấu thu nhập của Vietinbank.............................................. 39 Biểu đồ 2.4. Nguồn vốn huy động của Vietinbank Cẩm Phả năm 2015-2017 ............. 42 Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay của Vietinbank Cẩm Phả năm 2015-2017........................ 44 Biểu đồ 2.6. Thu phí dịch vụ và lợi nhuận của Vietinbank Cẩm Phả...................... 46
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn gồm 3 chương, thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro hoạt động, nội dung quản trị rủi ro hoạt động, các công cụ quản trị rủi ro hoạt động, luận văn đã có những đóng góp sau: Thứ nhất, luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả, rủi ro hoạt động tại Vietinbank Cẩm Phả chủ yếu là rủi ro hoạt động ở nghiệp vụ tín dụng, tuy nhiên công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Vietinbank Cẩm Phả đã được thực hiện ngày càng tốt hơn. Thứ hai, qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tác giả đã đưa ra được ưu điểm, những tồn tại cần khắc phục để nâng cao quản trị rủi ro hoạt động. Thứ ba, từ những tồn tại cần hạn chế, kết hợp với định hướng phát triển chung, định hướng phát triển trong công tác rủi ro hoạt động tác giả đã đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới để nâng cao quản trị rủi ro hoạt động, cụ thể giải pháp về quy trình tác nghiệp, về cơ cấu tổ chức bộ máy, về con người, về cơ sở vật chất, các giải pháp khác. Thứ tư, ngoài những giải pháp đưa ra, tác giả có một số kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam, với Ngân hàng Nhà nước, với Chính phủ. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu vẫn còn có những hạn chế nhất định: Phạm vi nghiên cứu giới hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả và trong một giai đoạn cụ thể, do đó khó khăn khi áp dụng cho các đơn vị khác, hoặc ngay cả với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả trong giai đoạn khác ở tương lai cũng khó khăn.
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động của NHTM Việt Nam nói chung trong những năm qua phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ đà phát triển kinh tế của Việt Nam. Thực tế cũng chứng minh hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng đối với tính ổn định và bền vững của nền kinh tế. Nếu hệ thống Ngân hàng hoạt động thiếu kiểm soát, không đánh giá đúng và đủ các dạng rủi ro tiềm ẩn nền kinh tế sẽ bị tác động tiêu cực, thậm chí đi đến khủng hoảng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, việc tăng trưởng quy mô, gia tăng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dẫn tới tiềm ẩn nhiều rủi ro hoạt động. Tuy rủi ro hoạt động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các rủi ro mà các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay phải đối mặt, nhưng nó lại rất khó đo lường và quản lý, ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh và uy tín của các ngân hàng. Thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả trong những năm qua cho thấy rủi ro hoạt động có xu hướng ngày càng đa dạng trên nhiều nghiệp vụ, mức độ giảm không đáng kể, chứng tỏ việc kiểm soát rủi ro này chưa triệt để và hiệu quả. Chính vì vậy việc quản trị rủi ro hoạt động một cách bài bản nhằm giảm thiểu các tổn thất phát sinh trong quá trình hoạt động góp phần nâng cao lợi nhuận và uy tín của ngân hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tổng hợp các mối quan tâm trên, đồng thời nhận định rủi ro hoạt động tại ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngân hàng và từ đó ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế, nên tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận cơ bản về rủi ro, rủi ro hoạt động; quản trị rủi ro, quản trị rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại.
  • 12. 2 - Mô tả quy trình quản trị rủi ro hoạt động và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN chi nhánh Cẩm Phả, từ đó làm rõ những ưu điểm, tồn tại, những nguyên nhân của tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động đáp ứng chuẩn mực quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: + Về lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề về quản trị rủi ro hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại. + Về thực tiễn: Nghiên cứu, phân tích đánh giá công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Công Thương VN nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả nói riêng. + Nội dung nghiên cứu: Công tác quản trị RRHĐ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả. + Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 -2017 vì trong giai đoạn này Ngân hàng TMCP Công Thương VN nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả nói riêng đã dần hoàn thiện những công cụ quản trị rủi ro hoạt động. Từ đó đề xuất một số giải pháp kiến nghị trong giai đoạn 2018-2020 để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
  • 13. 3 Phương pháp tổng hợp: sử dụng nhằm kế thừa những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài luận văn. Phương pháp thống kê: sử dụng để thu thập số liệu về tổng quan tình hình hoạt động, thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cẩm Phả. Phương pháp so sánh: sử dụng để phân tích, so sánh số liệu từ biểu đồ, bảng số liệu qua các năm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài tại đơn vị. Ngoài ra luận văn còn sử dụng chọn lọc hệ thống cơ sở dữ liệu từ báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Công Thương VN, bảng cân đối Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả, số liệu của các Tạp chí chuyên ngành có uy tín, Tạp chí Ngân hàng, Thời báo kinh tế Việt Nam,… và các website có nội dung liên quan. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Góp phần hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng thương mại. Đánh giá những nguyên nhân phát sinh rủi ro hoạt động và những thành công, hạn chế của quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả. Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cẩm Phả. 6. Tổng quan nghiên cứu, tổng hợp các nghiên cứu trước đây về đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp quản trị rủi ro hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng thương mại. Đây là một đề tài mới trong thập niên gần đây. Đã có
  • 14. 4 rất nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại nhất là từ khi Basel II ra đời: Luận văn thạc sĩ: “Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – Chi nhánh Huế” của Phạm Thị Thanh Ngọc, Học viện hành chính quốc gia, năm 2016. Luận văn thạc sĩ “Giải pháp quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế" của Bùi Thị Hồng, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 2010. Luận văn thạc sĩ “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Việt nam” của Hồ Thị Xuân Thanh, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 2009. Luận án tiến sĩ “Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam” của Trần Việt Dung, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2017. Luận văn thạc sỹ: “The Study on Operational Risk of Chinese Commercial Bank” của Wang Yang, City University of Hong Kong, năm 2013 * Những kết quả chủ yếu mà các công trình nghiên cứu trước đây đã làm được: - Về lý luận: Các luận án, luận văn đã làm rõ được các vấn đề lý luận cơ bản rủi ro hoạt động là gì, quản trị rủi ro hoạt động ở các ngân hàng thương mại, các công cụ quản trị rủi ro hoạt động trong ngân hàng... - Về thực trạng và giải pháp: các công trình nêu trên đã đánh giá được thực trạng quản trị rủi ro hoạt động, đo lường rủi ro hoạt động, những ưu điểm và tồn tại quản trị rủi ro hoạt động của đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng cụ thể trong phạm vi thời gian nghiên cứu xác định, từ đó đưa ra một số giải pháp cho quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng đó. * Những vấn đề chưa được làm rõ ở các công trình trước đây: Thực trạng các ngân hàng thương mại những năm gần đây phát sinh tương đối nhiều rủi ro hoạt động, hơn nữa nhiều loại rủi ro hoạt động mới nên yêu cầu phải nhận diện và có giải pháp phù hợp.
  • 15. 5 Hơn nữa, đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả được thực hiện với đối tượng là chi nhánh cụ thể với thời gian nghiên cứu cập nhật do đó đề tài không bị trùng lặp với các nghiên cứu trước đây. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng về quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN - Chi nhánh Cẩm Phả. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN - Chi nhánh Cẩm Phả.
  • 16. 6 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại (NHTM) 1.1.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro hoạt động trong NHTM 1.1.1.1. Rủi ro trong NHTM Chúng ta biết rằng trong cuộc sống, đặc biệt là trong kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro. Rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro: Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Theo quan điểm này rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn và không chỉ tính đến rủi ro tài chính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động và chiến lược. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai. Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính cung cấp danh mục dịch vụ tài chính đa dạng, với hoạt động cơ bản là nhận gửi, cho vay và thanh toán (Theo luật các tổ chức tín dụng). Do đó cũng như các lĩnh vực khác, hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn song hành cùng với nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất về tài sản, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến
  • 17. 7 hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Trong thời điểm hiện nay, hoạt động của các ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp, do đó việc nhận diện và quản trị rủi ro là hết sức cần thiết. 1.1.1.2. Phân loại rủi ro trong NHTM Các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải: - Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh trong trường hợp khách hàng không thanh toán đầy đủ hoặc đúng hạn cả gốc và lãi của khoản vay. - Rủi ro thanh khoản: là tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ của mình khi đến hạn hay là khả năng ngân hàng không có đủ vốn khả dụng với chi phí hợp lý và đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. - Rủi ro lãi suất: là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc các yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn that về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. - Rủi ro tỷ giá: Là rủi ro xảy ra khi có biến động về tỷ giá của các đồng tiền trong hoạt động thanh toán của ngân hàng. - Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng: là rủi ro xảy ra do việc quản trị điều hành không hiệu quả hoăc không đánh giá đúng các tác dụng của các nghiệp vụ ngoại bảng có thể dẫn đến các tổn thất to lớn cho ngân hàng. - Rủi ro hoạt động: là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do con người, do hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài. - Các loại rủi ro khác: + Rủi ro quốc gia: Phát sinh trong trường hợp ngân hàng đầu tư cho công ty nước ngoài, khi chính phủ của quốc gia đó cấm hoặc hạn chế việc thanh toán cho nước ngoài do dự trữ ngoại hối hạn hẹp hoặc vì lý do chính trị.
  • 18. 8 + Rủi ro bắt nguồn từ các yếu tố vĩ mô: sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách thuế, lĩnh vực ưu tiên…có thể dẫn đến các loại rui ro khác trong hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì rủi ro hoạt động là loại rủi ro ảnh hưởng nhiều nhất và bao trùm lên tất cả các loại rủi ro. Rủi ro hoạt động không mang tính tài chính bởi nó phát sinh từ sự cố trong quy trình, từ hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống báo cáo, những quy định giám sát rủi ro nội bộ hoặc việc tuân thủ những chính sách rủi ro. Chính vì vậy trong quản lý rủi ro nếu quản lý tốt rủi ro hoạt động sẽ làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các rủi ro khác. 1.1.1.3. Rủi ro hoạt động trong NHTM Rủi ro hoạt động tổn tại trong hầu hết các bộ phận của ngân hàng. Rủi ro này phát sinh do hệ thống thông tin không hiệu quả, sai sót kỹ thuật, sai phạm trong kiểm soát nội bộ, những biến cố không định trước hay những vấn đề hoạt động khác có thể dẫn đến mất mát không định trước hay những vấn đề liên quan đến danh tiếng. Rủi ro hoạt động là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc không hoạt động, hay do các sự kiện bên ngoài. Khái niệm rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro luật pháp, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín. (Theo uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng. Tr155) Như vậy rủi ro hoạt động là do các yếu tố sau tạo nên: - Con người: Sự cố con người được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả thiếu chuyên môn lẫn sự gian lận, sự không tuẩn thủ những quy trình và chính sách hiện hành. - Quy trình: Những thủ tục và biện pháp kiểm soát báo cáo, theo dõi và quyết định không thoả đáng; những thủ tục xử lý thông tin không hợp lý như sai sót trong ghi chép giao dịch hoặc kiểm tra tài liệu pháp lý; trục trặc tổ chức; những rủi ro không được phát hiện vượt qua giới hạn, sự kém cỏi trong quản lý theo dõi rủi ro. - Hệ thống: Đầu tư công nghệ không phù hợp, lỗi tích hợp từ vận hành hệ thống, lỗ hổng an ninh, hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc ngừng hoạt động.
  • 19. 9 - Các sự kiện bên ngoài: Các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng cũng góp phần gây ra rủi ro hoạt động. Các thay đổi về pháp lý, chính trị; các hành vi lừa đảo, trộm cắp hoặc phạm tội của các đối tượng bên ngoài, thời tiết khắc nghiệt cũng có thể tạo ra hoặc làm tăng thêm các rủi ro trong ngân hàng. 1.1.1.4 Đặc điểm của rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động là loại rủi ro tiềm ẩn: RRHĐ gây ra những tổn thất lớn nhưng khó xác định hoặc dự đoán trước những dấu hiệu của nó, do đó công tác quản trị rủi ro gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. RRHĐ thường xuyên thay đổi: Phạm vi không gian và thời gian của RRHĐ rất lớn, không xác định được, có thể thay đổi rất nhanh và tăng lên theo cấp số nhân trong thời gian rất ngắn. Đây không phải là rủi ro có tốc độ thay đổi cùng chiều với thay đổi quy mô hoạt động. RRHĐ luôn hiện hữu trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp tuỳ theo tính chất phức tạp và quy mô sản phẩm mà tần suất xảy ra nhiều hay ít. RRHĐ gắn liền với các sự kiện, sự cố trong hoạt động của ngân hàng. Đây là một đặc điểm nổi bật của RRHĐ, nằm trong mọi sản phẩm, mọi giao dịch, gắn với các nhân tố chủ yếu: con người, quy trình, hệ thống, các sự kiện bên ngoài. RRHĐ có thể gây ra các tác động thứ cấp: rủi ro pháp lý, rủi ro danh tiếng. RRHĐ được đặc trưng bởi hai yếu tố: tần suất/khả năng xảy ra, chi phí/mức độ ảnh hưởng. RRHĐ có mối quan hệ và ảnh hưởng đến hầu hết các loại rủi ro khác. RRHĐ thường không đoán trước và rất khó triệt tiêu trong khi đó rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất có thể chấp nhận được, có thể dự đoán, tính toán được, có công cụ phòng ngừa và như một cơ hội kinh doanh. RRHĐ không tính toán, lượng hoá được dễ dàng. 1.1.2. Các loại rủi ro hoạt động
  • 20. 10 1.1.2.1. Rủi ro do quy chế, quy trình nghiệp vụ Đây là rủi ro liên quan đến quy trình, quy định và cơ chế do ngân hàng ban hành không tuân thủ theo yêu cầu bên ngoài, không phù hợp điều kiện hoạt động thực tế. Rủi ro liên quan Quy trình và cơ chế không được văn bản hoá và không được truyền thông rộng rãi đến các đối tượng liên quan dẫn đến không được thực thi đúng/ đầy đủ. Rủi ro liên quan đến mô hình bị phát triển sai/không phù hợp, không được kiểm thử đầy đủ/không có ý kiến thẩm định độc lập từ bên ngoài. 1.1.2.2. Rủi ro do con người Rủi ro liên quan đến các hành động cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cố ý vi phạm các quy chế, quy tắc, chính sách của ngân hàng liên quan đến ít nhất một cá nhân thuộc hệ thống ngân hàng cụ thể: Thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được uỷ quyền và/hoặc vượt quá thẩm quyền cho phép hoặc không đúng chức năng được giao. Không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng quy định quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, các quy định của NHNN VN và các văn bản pháp luật hiện hành. Không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng quy định quy trình của hệ thống hỗ trợ, hệ thống kỹ thuật, có hành động gây khó khăn cho bộ phận nghiệp vụ. Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng nội quy cơ quan, hợp đồng lao động và các văn bản pháp luật đối với người lao động nơi công sở: an toàn lao động, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng,… Năng lực trình độ nghiệp vụ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Phong cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng thiếu văn minh, làm mất khách hàng, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh, thương hiệu và giảm uy tín của ngân hàng. Phối hợp công tác với các phòng ban khác không tốt, làm giảm hiệu quả công việc.
  • 21. 11 Che giấu sai sót, né tránh khuyết điểm, né tránh khó khăn. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, có hành vi lừa đảo, gian lận, biển thủ, trục lợi cá nhân hoặc hành động phạm tội, câu kết với đối tượng bên ngoài gây thiệt hại cho ngân hàng. 1.1.2.3. Rủi ro do tác động từ bên ngoài Rủi ro liên quan đến đối tác bên ngoài cung cấp các dịch vụ cho ngân hàng (điện, mạng,…)không đúng theo yêu cầu về chất lượng/số lượng dẫn đến hoạt động bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng. 1.1.2.4. Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) Rủi ro liên quan đến cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT lỗi thời/ thiếu/ hoặc đáp ứng yêu cầu hoạt động/ không được kiểm tra đầy đủ. Rủi ro liên quan cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT bị gián đoạn/ quá lẹ thuộc vào yếu tố khác. Rủi ro liên quan cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT có lỗ hổng cho các truy cập trái phép/ vượt thẩm quyền. 1.1.2.5. Rủi ro do các nguyên nhân khác Rủi ro do các hành vi lừa đảo, trộm cắp hoặc phạm tội của các đối tượng bên ngoài như hành động phá hoại, đánh bom,… Rủi ro do các sự kiện bên ngoài hoặc do tự nhiên (bão lụt, động đất,…) gây gián đoạn, thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro do các văn bản, quy định của Chính phủ, các ban ngành liên quan có sự thay đổi hoặc quy định mới làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. 1.2. Quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được
  • 22. 12 các mục đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính. (Theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, tr15) Quản trị rủi ro là hệ thống cơ bản của một tổ chức tài chính, nó liên quan đến việc xác định đo lường, giám sát, kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo: - Cá nhân liên quan đến rủi ro và được giao trách nhiệm quản trị rủi ro phải hiểu rõ về rủi ro. - Rủi ro của một ngân hàng nằm trong giới hạn xác định bởi Hội đồng quản trị. - Rủi ro trong việc ra quyết định phải tương xứng với mục tiêu và chiến lược kinh doanh do Hội đồng quản trị đề ra. - Quỹ dự phòng rủi ro bù đắp được các loại rủi ro dự kiến xảy ra. - Rủi ro trong việc quyết định phải rõ ràng minh bạch. - Có đủ vốn để bù đắp rủi ro. 1.2.2. Khái niệm quản trị rủi ro hoạt động Trong những năm gần đây quản trị rủi ro hoạt động đã trở thành một hoạt động quan trọng đối với các NHTM. Mức độ hiện đại hoá đòi hỏi các NHTM phải áp dụng công nghệ ngày càng phức tạp, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ, mở rộng quy mô, cạnh tranh. Quản trị rủi ro hoạt động là quá trình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro hoạt động, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro hoạt động để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro hoạt động nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra. (Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, tr156) 1.2.3. Mục tiêu của quản trị rủi ro hoạt động RRHĐ không những gây ra những thiệt hại về tài chính, RRHĐ còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, RRHĐ ngày càng gia tăng do môi trường kinh doanh phức tạp hơn, các hành vi trái pháp luật cũng ngày càng tăng lên trong khi nhu cầu của các ngân hàng là phải đẩy mạnh tốc độ và
  • 23. 13 khối lượng giao dịch, đạt hiệu quả trong kinh doanh đặt ra áp lực về thay đổi cơ sở hạ tầng, phát triển và phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ làm tăng nguy cơ rủi ro hoạt động như lỗi phát sinh trong quá trình cung cấp sản phẩm, quy trình, thiết kế hệ thống, các loại gian lận và những sai sót trong phục vụ khách hàng,…Mặt khác áp lực công việc và xu hướng phân quyền, trao quyền xử lý công việc cho những cấp thấp hơn cũng đòi hỏi nhu cầu tăng cường quản lý rủi ro hoạt động. Với những lý do trên cho thấy quản trị rủi ro hoạt động ngày càng trở nên cấp thiết. Như vậy, Quản trị rủi ro hoạt động nhằm các mục tiêu sau: + Hạn chế, giảm thiểu chi phí, tổn thất có thể từ các hoạt động của ngân hàng. + Giảm vốn dành cho RRHĐ, tăng thêm vốn đưa vào hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng lợi nhuận cho các NHTM. + Bảo vệ uy tín ngân hàng, đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. + Rủi ro không chỉ đơn giản là thảm hoạ cần phải tránh mà trong nhiều trường hợp, việc tăng năng lực quản trị rủi ro sẽ làm tăng quá trình tạo ra cơ hội và làm tăng giá trị của nhà đầu tư, tạo ra sự vượt trội. 1.3. Nội dung quản trị rủi ro hoạt động Để quản trị RRHĐ, các tổ chức tín dụng thường vận dụng các nguyên tắc trong quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II như sau: - Hội đồng quản trị phải giữ vai trò lãnh đạo trong việc thiết lập văn hoá quản trị rủi ro một cách rõ ràng. Hội đồng quản trị và quản lý cao cấp phải thiết lập văn hoá doanh nghiệp được hướng dẫn bởi quản lý rủi ro rõ ràng nhằm hỗ trợ và cung cấp các chuẩn mực thích hợp và khuyến nghị cách ứng xử có trách nhiệm, chuyên nghiệp. - Ngân hàng phát triển, thực hiện và duy trì một khung tích hợp đầy đủ toàn bộ quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng. Khung quản lý RRHĐ do từng ngân hàng lựa chọn sẽ phụ thuộc vào một khung các nhân tố, bao gồm đặc điểm, quy mô, mức độ phức tạp và danh mục rủi ro của ngân hàng.
  • 24. 14 - HĐQT phải thiết lập, chuẩn y và tái xét định kỳ khung QTRRHĐ. HĐQT phải giám sát bộ phận quản lý cao cấp để bảo đảm rằng chính sách, quy trình và hệ thống được thực hiện hiệu quả tại tất cả các cấp độ ra quyết định. - HĐQT phải chuẩn y và tái xét khẩu vị rủi ro và báo cáo sức chịu đựng về RRHĐ xem có phù hợp với đặc điểm, chủng loại và mức độ rủi ro hoạt động mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận. - Quản lý cấp cao phải phát triển một cấu trúc quản trị rõ ràng, hiệu quả và tinh gọn với trách nhiệm để HĐQT chuẩn y. Quản lý cấp cao chịu trách nhiệm trong toàn đơn vị về sự nhất quán trong khâu thực thi và duy trì các chính sách, quy trình và hệ thống để công tác QTRRHĐ đối với mọi sản phẩm quan trọng, mọi hoạt động, mọi quy trình và cả hệ thống nhất quán với khẩu vị rủi ro và sức chịu đựng rủi ro của ngân hàng. - Quản lý cấp cao phải đảm bảo nhận diện và đánh giá sự tồn tại của quản trị rủi ro trong mọi sản phẩm quan trọng, hoạt động, quy trình và hệ thống để đảm bảo những rủi ro hiện hữu và những động cơ được kiểm soát tốt. - Quản lý cấp cao phải đảm bảo rằng có một quy trình chấp thuận đối với mọi sản phấm mới, hoạt động, quy trình và hệ thống đã được đánh giá đầy đủ RRHĐ. - Quản lý cấp cao phải thực hiện quy trình để giám sát thường xuyên danh mục quản trị rủi ro và các nguy cơ xảy ra tổn thất nghiêm trọng, một chế độ báo cáo phù hợp phải đến được HĐQT, quản lý cấp cao, các đơn vị kinh doanh các cấp nhằm quản lý chủ động RRHĐ. - Ngân hàng phải tạo môi trường kiểm soát mạnh để phát huy chính sách, quy trình và hệ thống kiểm soát nội bộ, giảm thiểu và/hoặc chiến lược chuyển rủi ro hợp lý. - Ngân hàng phải thiết lập kế hoạch kinh doanh liên tục và linh hoạt nhằm bảo đảm cho hoạt động diễn ra không ngừng và hạn chế tổn thất trong trường hợp hoạt động kinh doanh bị gián đoạn bất ngờ.
  • 25. 15 - Ngân hàng phải công khai cho phép những người có liên quan được đánh giá phương pháp QTRRHĐ của ngân hàng. Theo đó nội dung quản trị RRHĐ thường bao gồm: 1.3.1. Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động phù hợp Ban lãnh đạo của ngân hàng phải chịu trách nhiệm tạo ra một văn hoá tổ chức, trong đó ưu tiên cao việc quản trị rủi ro hoạt động và tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát hoạt động. Quản trị rủi ro hoạt động của một ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi tại ngân hàng đó, văn hoá tổ chức nhấn mạnh các tiêu chuẩn hành vi đạo đức cho mọi tầng lớp nhân viên. Ngoài ra, hội đồng quản trị và lãnh đạo ngân hàng nên thiết lập một nền văn hoá tổ chức được củng cố vững chắc, thông qua cả lời nói lẫn hành vi, kỳ vọng về sự liêm chính của tất cả nhân viên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thứ nhất hội đồng quản trị nên nhận biết rõ các khía cạnh chính của ngân hàng. RRHĐ là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá, xem xét định kỳ dựa trên khung quản lý RRHĐ. Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể cho toàn ngân hàng vể RRHĐ, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Hội đồng quản trị nên phê duyệt thực hiện một khung quản lý RRHĐ cho toàn ngân hàng và cung cấp cho ban điều hành các hướng dẫn cụ thể và phương hướng liên quan đến các nguyên tắc của khung này, đồng thời phê chuẩn các chính sách tương ứng do họ đưa ra. Đồng thời tuyên bố khẩu vị RRHĐ (thể hiện loại và mức độ RRHĐ mà ngân hàng có khả năng và sẵn sàng chấp nhận từng thời kỳ theo cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng). Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm thiết lập một cơ cấu quản trị có khả năng thực hiện đầy đủ khung quản lý RRHĐ. Do một khía cạnh ý nghĩa của quản trị RRHĐ có liên quan đến việc thiết lập một chế độ kiểm soát nội bộ vững chắc, nên việc hội đồng quản trị phải xác định rõ trách nhiệm về quản lý, kế toán và báo cáo là vô cùng quan trọng. Ngoài ra phải có sự phân định về trách nhiệm và luồng báo
  • 26. 16 cáo giữa chức năng kiểm soát RRHĐ, mảng kinh doanh và các chức năng hỗ trợ để tránh sự xung đột lợi ích. Quản trị rủi ro tại NHTM hiện đại thông thường được tổ chức theo mô hình “3 lớp phòng vệ” với các đặc điểm quan trọng như sau: - HÐQT giám sát rủi ro một cách tách biệt với Ban điều hành. - Lớp phòng vệ thứ 1 - Bản thân các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý rủi ro trong phạm vi đơn vị. - Lớp phòng vệ thứ 2 - Bộ phận quản lý rủi ro tập trung và độc lập có trách nhiệm phát triển, duy trì và giám sát quản lý rủi ro toàn ngân hàng. - Lớp phòng vệ thứ 3 - Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập, giám sát đảm bảo tính tuân thủ với chiến lược, chính sách và các quy định quản trị rủi ro đã đặt ra.
  • 27. 17 Hình 1.1: Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ” (TS. Phạm Tiến Thành và ThS. Dương Thanh Hà, Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, tr8) Nhiều ngân hàng trên thế giới đang thực hiện quản trị RRHĐ bằng cách sử dụng khung quản trị rủi ro theo gợi ý của Ủy ban Basel II như sau:
  • 28. 18 Hình 1.2. Khung quản trị rủi ro hoạt động cơ bản (Nguồn: KPMG International 2007, tr6) Thành phần chủ chốt của khung quản trị RRHĐ là một tập hợp các tiêu chuẩn RRHĐ cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi trường hoạt động. Các khung được bổ sung với các công cụ khác nhau nhưng đều có các thành phần chính: + Xác định chiến lược rủi ro (CLRR) + Xây dựng cấu trúc quản trị CLRR Cấu trúc quản trị Luồng báo cáo Chính sách Cơ sở Đánh giá dữ liệu Chỉ số đo Giảm thiểu rủi ro Mô hình vốn lường rủi ro Công nghệ thông tin
  • 29. 19 + Phân định luồng báo cáo + Kiểm soát tự đánh giá + Quản lý sự kiện rủi ro + Các chỉ số đo lường rủi ro chính (KRIs) + Chương trình giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, HĐQT phải thường xuyên xem xét lại khung quản lý RRHĐ để bảo đảm rằng ngân hàng đang quản trị các RRHĐ phát sinh từ những sự thay đổi của thị trường bên ngoài và các yếu tố môi trường khác, cũng như các loại RRHĐ gắn liền với các sản phẩm mới, quá trình tác nghiệp hay do hệ thống. Quá trình xem xét lại này nhằm mục tiêu đánh giá phương pháp quản trị RRHĐ thích hợp nhất với các hoạt động, hệ thống và quy trình của ngân hàng. Thứ hai: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị RRHĐ của ngân hàng là tuỳ thuộc vào sự hiệu quả và toàn diện của kiểm toán nội bộ bởi những nhân viên thành thạo được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm toán nội bộ không nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản trị RRHĐ. Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng phải đủ lớn để có thể kiểm tra được tính hiệu quả của việc triển khai các chính sách và quy trình hoạt động. Hội đồng quản trị (dù trực tiếp hay gián tiếp thông qua uỷ ban kiểm toán nội bộ) phải đảm bảo phạm vi và mức độ thường xuyên của các chương trình kiểm toán là thích hợp đối với nguy cơ xảy ra rủi ro. Kiểm toán viên phải xác nhận định kỳ rằng khung quản trị RRHĐ đang được thực hiện hiệu quả trên toàn ngân hàng. Về vấn đề chức năng kiểm toán có liên quan đến sự giám sát của khung quản trị RRHĐ, hội đồng quản trị phải bảo đảm tính độc lập của hoạt động kiểm toán được duy trì. Sự độc lập này có thể bị phá vỡ nếu chức năng kiểm toán có liên quan trực tiếp đến quy trình QTRRHĐ. Hoạt động kiểm toán có thể cung cấp các số liệu đầu vào giá trị cho những ai chịu trách nhiệm về quản trị RRHĐ, nhưng không phải chính nó. Trong thực tế, bộ phận kiểm toán tại một số ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng nhỏ) có thể chịu trách nhiệm ban đầu đối với việc phát triển chương trình
  • 30. 20 quản trị RRHĐ. Trong trường hợp này, ngân hàng nên hiểu rằng trách nhiệm quản trị RRHĐ phải được chuyển giao sang bộ phận khác một cách kịp thời. Thứ ba: Ban điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung quản lý RRHĐ được phê duyệt của Hội đồng quản trị. Khung phải được triển khai thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nên hiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản trị RRHĐ. Ban điều hành cũng nên chịu trách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý RRHĐ trong tất cả các sản phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng. Ban điều hành phải đảm bảo rằng các hoạt động ngân hàng được tổ chức bởi những nhân viên giỏi, có kinh nghiệm, có năng lực kỹ thuật. Các nhân viên này chịu trách nhiệm giám sát và thực thi việc tuân thủ các chính sách về rủi ro của ngân hàng có quyền hạn độc lập với bộ phận mà họ có liên quan. Đồng thời cũng phải đảm bảo chính sách quản trị RRHĐ của ngân hàng được thông tin rõ ràng đến mọi tầng lớp nhân viên ở các phòng ban chịu ảnh hưởng của các rủi ro hoạt động. Ban điều hành phải đảm bảo rằng các nhân viên chịu trách nhiệm quản trị RRHĐ thông tin hiệu quả với các nhân viên phụ trách quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, và các loại rủi ro khác,…cũng như với người chịu trách nhiệm về việc mua các dịch vụ bên ngoài như mua bảo hiểm và các thoả thuận thuê ngoài khác. Ban điều hành cũng phải đảm bảo các chính sách tiền lương của ngân hàng phải phù hợp với yêu cầu về quản trị rủi ro. Ngoài ra, các chính sách, quy trình và thủ tục liên quan đến công nghệ tiên tiến hỗ trợ cho các giao dịch có giá trị cao phải có đủ tài liệu dẫn chứng và phổ biến cho toàn bộ nhân viên liên quan. 1.3.2. Nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát, báo cáo RRHĐ 1.3.2.1. Nhận diện rủi ro Đây là vấn đề quan trọng nhất trong việc phát triển hệ thống giám sát và kiểm soát RRHĐ tiếp theo. Nhận diện rủi ro hiệu quả phải xem xét đến cả nhân tố bên trong (cơ cấu tổ chức, đặc tính của các hoạt động ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực, sự thay đổi tổ chức) và nhân tố bên ngoài (sự thay đổi của nền công nghiệp và các tiến bộ khoa học kỹ thuật) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mục tiêu cần đạt được
  • 31. 21 của hoạt động ngân hàng. Tùy theo phương pháp quản lý, mỗi ngân hàng có thể quy định một cách thức nhận diện rủi ro hoạt động khác nhau nhưng thông thường được thực hiện theo 7 nhóm dấu hiệu sau: * Nhóm dấu hiệu rủi ro hoạt động liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy và an toàn nơi làm việc: - Rà soát, đánh giá thường xuyên mô hình tổ chức bộ máy, cơ cấu các bộ phận nghiệp vụ, tình hình nhân sự. Thông qua việc rà soát, đánh giá mô hình tổ chức bộ máy và an toàn nơi làm việc mà các ngân hàng có thể tìm ra các loại dấu hiệu rủi ro từ nhân viên; công tác tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ; việc thực hiện chưa đúng các quy định của pháp luật đối với người lao động. * Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định bao gồm: - Chính sách, quy định còn thiếu hoặc chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, có kẽ hở tạo điều kiện kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân hàng. - Các văn bản quy định có sự chồng chéo, không hợp lý, gây khó khăn cho người thực hiện hoặc không thể thực hiện được, nội dung chưa đúng, chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Do đó thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nội bộ trong quá trình hoạt động là yêu cầu không thể thiếu. * Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ: Nhận diện những dấu hiệu rủi ro như cán bộ tự thực hiện hoặc cấu kết với nhau hoặc với khách hàng để thực hiện những hoạt động phạm pháp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, huỷ hoại uy tín của ngân hàng. * Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài: Bao gồm những hành động có chủ đích như gian lận, lừa đảo của khách hàng hoặc của các đối tượng bên ngoài khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản như làm giả hồ sơ, cung cấp thông tin không đúng sự thật,…
  • 32. 22 * Dấu hiệu rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc: Các ngân hàng cần thường xuyên theo dõi, thống kê đầy đủ các lỗi, sai sót phát sinh trong quá trình xử lý công việc của tất cả các bộ phận để nhận diện được các dấu hiệu rủi ro như không tuân thủ quy định quy trình, kiểm soát không chặt chẽ, thực hiện nghiệp vụ vượt thẩm quyền,… * Dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin: Phải thường xuyên theo dõi hoạt động của hệ thống, thống kê đầy đủ các các lỗi, sai sót, sự cố của hệ thống công nghệ thông tin ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. * Dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản: Ngân hàng xem xét, đánh giá khả năng xảy ra rủi ro như phá hoại, khủng bố, thiên tai, hoả hoạn, động đất,… 1.3.2.2. Đánh giá RRHĐ Đây là việc xác định mức độ rủi ro của các loại rủi ro hoạt động, đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro này. Đánh giá rủi ro hiệu quả cho phép ngân hàng hiểu rõ hơn hồ sơ rủi ro của mình và nguồn quản trị rủi ro mục tiêu hiệu quả nhất. Mức độ RRHĐ được đánh giá dựa trên hai yếu tố: ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động ngân hàng và khả năng, tần suất xảy ra rủi ro. Trong đó ảnh hưởng của RRHĐ được xét trên hai khía cạnh gồm ảnh hưởng tài chính và ảnh hưởng phi tài chính, cụ thể: - Ảnh hưởng về tài chính, bao gồm không giới hạn các yếu tố: tổn thất bằng tiền mặt, thiệt hại tài sản, chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để bồi thường, khôi phục tình trạng của tài sản/hoạt động của ngân hàng như ban đầu trước khi sự kiện RRHĐ xảy ra. - Ảnh hưởng phi tài chính bao gồm không giới hạn các yếu tố: danh tiếng, pháp lý, gián đoạn hoạt động, sai lệch thông tin quản lý và con người. RRHĐ được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng. Trước tiên các ngân hàng cần sắp xếp rủi ro: Đối chiếu, so sánh, kết hợp các kết quả đánh giá RRHĐ qua các công cụ khác nhau để lập hồ sơ, danh mục, bản đồ RRHĐ của toàn ngân hàng. Trong quá trình này, các đơn vị kinh doanh khác nhau,
  • 33. 23 chức năng tổ chức được sắp xếp theo từng loại rủi ro. Công việc này có thể tiết lộ các khu vực có điểm yếu và giúp dành ưu tiên cho các hoạt động quản trị theo sau. Tiếp theo là sự đo lường: một vài ngân hàng đã bắt đầu định lượng khả năng xảy ra rủi ro thông qua các cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ, dữ liệu về các tổn thất đã xảy ra của một ngân hàng có thể cung cấp các thông tin quan trọng cho việc đánh giá khả năng xảy ra rủi ro hoạt động và phát triển một chính sách để kiểm soát rủi ro. Một cách hay để sử dụng hiệu quả thông tin này đó là thiết lập một khuôn mẫu để theo dõi và ghi lại một cách có hệ thống mức độ thường xuyên, nghiêm trọng và những thông tin liên quan khác cho từng sự kiện rủi ro. Một số ngân hàng cũng đã kết hợp dữ liệu về tổn thất nội bộ và dữ liệu về tổn thất bên ngoài, phân tích kịch bản và các nhân tố đánh giá rủi ro. 1.3.2.3. Kiểm soát RRHĐ Các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng nên xem xét lại theo định kỳ các ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ RRHĐ cho phù hợp bằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trưng. Đối với tất cả các RRHĐ hữu hình đã được xác định, các ngân hàng nên quyết định có hoặc không sử dụng các thủ tục thích hợp để kiểm soát và/hoặc giảm thiểu rủi ro hoặc chấp nhận chúng. Đối với những rủi ro không thể kiểm soát, ngân hàng phải quyết định có chấp nhận rủi ro, giảm thiểu mức độ hoạt động kinh doanh có liên quan hoặc hoàn toàn rút khỏi hoạt động này hay không. Các ngân hàng cần: - Thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ. Hoạt động kiểm soát là một phần gắn liền với các hoạt động của ngân hàng cho phép phản ứng nhanh chóng khi điều kiện thay đổi và tránh phát sinh chi phí không cần thiết. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cũng yêu cầu có sự phân chia nhiệm vụ, quy định hạn mức rủi ro thích hợp để tránh gây ra xung đột lợi ích. Việc phân công các nhiệm vụ mâu thuẫn cho các cá nhân và các nhóm làm việc làm họ dễ
  • 34. 24 dàng che đậy lỗi, tổn thất, và các hành động không phù hợp. Do đó các khu vực có tiềm năng xung đột cần được quan tâm, xác định, giảm thiểu và theo dõi cẩn thận, riêng rẽ nếu cần thiết. Ngoài việc phân chia nhiệm vụ, ngân hàng cần phải đảm bảo các hoạt động nội bộ khác phù hợp để kiểm soát rủi ro hoạt động: + Giám sát chặt chẽ tuân thủ các ngưỡng rủi ro được ấn định. + Duy trì biện pháp bảo vệ để truy cập và sử dụng tài sản và các hồ sơ của ngân hàng. + Đảm bảo nhân viên có chuyên môn phù hợp và được đào tạo. + Xác định phạm vi kinh doanh hoặc các sản phẩm xuất hiện có doanh thu không tương xứng kỳ vọng hợp lý. Ví dụ như khi có rủi ro thấp nhưng lợi nhuận cao cũng cần có câu hỏi liệu đó có là kết quả của một hành vi vi phạm kiểm soát nội bộ. + Thường xuyên xác minh và đối chiếu các giao dịch và tài khoản. - Thiết lập chương trình quản lý kinh doanh liên tục: là việc đưa ra các kịch bản và hướng dẫn ứng phó với các tình huống khẩn cấp và xây dựng kế hoạch dự phòng nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu tổn thất và gián đoạn hoạt động kinh doanh. RRHĐ có khuynh hướng rõ rệt hơn khi các ngân hàng tham gia vào các hoạt động mới hoặc phát triển sản phẩm mới (đặc biệt khi các hoạt động hay sản phẩm mới này không nhất quán với chiến lược kinh doanh cốt lõi), thâm nhập vào các thị trường không quen thuộc và/hoặc tham gia vào các hoạt động kinh doanh có vị trí địa lý cách xa trụ sở chính. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp như vậy, các ngân hàng không đảm bảo việc quản lý hạ tầng kiểm soát rủi ro giữ được nhịp độ với tốc độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh. Do đó các ngân hàng phải đảm bảo sự chú ý đặc biệt đối với các hoạt động kiểm soát nội bộ khi tồn tại các điều kiện này. - Xây dựng văn hoá quản trị RRHĐ: là việc tổ chức, triển khai các chương trình nhằm xây dựng hình thành, duy trì các giá trị, nhận thức, thái độ, trình tự, hành vi ứng xử đối với RRHĐ được mọi cá nhân thừa nhận và thực hiện trong quá trình
  • 35. 25 hoạt động hàng ngày phù hợp với cơ cấu tổ chức, vai trò trách nhiệm, chiến lược, chính sách, quy trình, hệ thống, công cụ quản trị RRHĐ được thiết lập. - Thực hiện chia sẻ/chuyển giao RRHĐ thông qua các công cụ bảo hiểm RRHĐ, thuê ngoài,… Một số RRHĐ có xác suất thấp nhưng tiềm ẩn những ảnh hưởng tài chính rất lớn. Hơn nữa không phải tất cả các sự kiện rủi ro đều có thể kiểm soát được. Khi đó có thể sử dụng chính sách bảo hiểm, đặc biệt là các chính sách có tính năng chi trả kịp thời và chắc chắn có thể được sử dụng để giảm nhẹ rủi ro tổn thất “tần số thấp, mức độ cao” có thể xảy ra do các sự kiện đó. Tuy nhiên, ngân hàng nên xem xét công cụ giảm nhẹ rủi ro là bổ sung chứ không phải là sự thay thế hoàn toàn việc kiểm soát rủi ro hoạt động nội bộ. Đầu tư công nghệ xử lý thích hợp và bảo mật thông tin cũng rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên mức độ tự động hoá gia tăng có thể chuyển đổi tổn thất có rủi ro cao, mức độ nghiêm trọng thấp thành các tổn thất có tần suất thấp nhưng mức độ nghiêm trọng cao. Tiếp theo có thể kết hợp với những tổn thất hoặc kéo dài sự gián đoạn dịch vụ gây ra bởi các yếu tố nội bộ hoặc các yếu tố vượt ra ngoài tầm kiểm soát tức thời của ngân hàng (các sự kiện bên ngoài). Các vấn đề như vậy có thể tạo ra những khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng và gây nguy hại cho việc quản lý các hoạt động kinh doanh chủ chốt. Khi đó để giải quyết những rủi ro trên, các ngân hàng còn phải thiết lập các kế hoạch để khắc phục thảm hoạ và tiếp tục kinh doanh. Ngoài ra ngân hàng còn có thể chia sẻ/chuyển giao RRHĐ thông qua hoạt động thuê ngoài. Đây là việc ngân hàng thuê một bên khác thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động/quy trình liên quan đến việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ đặc thù của ngân hàng cho khách hàng hoặc hoạt động nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên việc sử dụng lao động của bên thứ ba cũng không làm giảm trách nhiệm của hội đồng quản trị và nhà quản lý để đảm bảo hoạt động đó được tiến hành một cách an toàn và phù hợp với pháp luật. Sắp xếp lao động thuê ngoài phải dựa trên hợp đồng chặt chẽ hoặc các thoả thuận dịch vụ đảm bảo phân định rõ trách nhiệm giữa các
  • 36. 26 bên. Hơn nữa, ngân hàng cần quản lý các rủi ro còn lại liên quan đến hoạt động thuê ngoài, bao gồm cả việc dịch vụ bị gián đoạn. Các ngân hàng nên thực hiện một sự kiểm tra thẩm định ban đầu và giám sát các hoạt động của các nhà cung cấp thứ ba, đặc biệt là sự thiếu kinh nghiệm về môi trường quy định trong ngành ngân hàng, và xem xét lại quá trình này (bao gồm cả việc tái đánh giá những thẩm định ban đầu) một cách thường xuyên. Đối với những hoạt động quan trọng, ngân hàng cần phải xem xét các kế hoạch để đối phó với những sự cố bất ngờ, bao gồm những phương án thay thế sẵn sàng, các chi phí và nguồn lực cần thiết để chuyển sang cho các đơn vị bên ngoài khác, ngay cả trong trường hợp ít thời gian chuẩn bị nhất. Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể quyết định hoặc giữ lại rủi ro ở một mức độ nhất định, hoặc tự đối phó với rủi ro đó. Khi trường hợp này xảy ra và rủi ro đó là hữu hình, quyết định giữ lại hoặc tự đối phó với rủi ro cần phải được minh bạch trong tổ chức và nhất quán với chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng. 1.3.2.4. Giám sát RRHĐ Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độ ảnh hưởng và tổn thất do RRHĐ gây ra. Cần có báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý RRHĐ. Một quá trình giám sát hiệu quả là thiết yếu đối với quản trị rủi ro hoạt động. Các hoạt động giám sát thường xuyên có thể cho thấy những thuận lợi của việc nhanh chóng phát hiện và sửa chữa các khiếm khuyết trong chính sách, quy trình và thủ tục của quản trị rủi ro hoạt động. Phát hiện và giải quyết tức thời những khiếm khuyết này có thể giảm thiểu mức độ thường xuyên và/hoặc nghiêm trọng của một sự kiện rủi ro tiềm ẩn. Các ngân hàng thường giám sát RRHĐ như sau: - Thiết lập, theo dõi các chỉ số thích hợp có thể cảnh báo sớm nguy cơ rủi ro cao của các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Các chỉ số như vậy (chỉ số rủi ro chính hoặc chỉ số cảnh báo sớm) thường được dự báo trước và có thể phản ánh được nguồn gốc tiềm ẩn của rủi ro hoạt động như tốc độ tăng trưởng, ra mắt sản
  • 37. 27 phẩm mới, các giao dịch vi phạm, hệ thống bị lỗi,…Khi các ngưỡng được kết nối trực tiếp với các chỉ số này, một quy trình giám sát hiệu quả sẽ giúp xác định các rủi ro hữu hình và cho phép ngân hàng có cách đối phó phù hợp với các rủi ro đó. - Thiết lập cơ chế kiểm tra định kỳ, giám sát các RRHĐ lớn nhất và đánh giá lại rủi ro định kỳ. Việc giám sát thường xuyên nên phản ánh được các rủi ro liên quan cũng như tần số xuất hiện và bản chất của những thay đổi trong môi trường hoạt động. Giám sát phải là một công tác không thể tách rời khỏi hoạt động ngân hàng. Kết quả giám sát phải được bao gồm trong các báo cáo thường xuyên cho nhà quản lý và hội đồng quản trị cũng như phải phù hợp với các báo cáo kiểm toán nội bộ hoặc/và của bộ phận quản lý rủi ro. - Ngân hàng phải thường xuyên bổ sung và cập nhật các RRHĐ mới được nhận diện và các biện pháp kiểm soát rủi ro mới được thiếp lập của đơn vị. - Thiết lập hệ thống báo cáo và các kênh báo cáo phù hợp để kết quả giám sát RRHĐ được thông báo kịp thời cho những người có thẩm quyền. Các báo cáo rủi ro hoạt động nên chứa đựng các dữ liệu về tài chính, hoạt động nội bộ phù hợp, cũng như các thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện liên quan đến việc ra quyết định. Báo cáo cũng nên được cung cấp cho các cấp lãnh đạo nào có vấn đề và thúc đẩy hoạt động điều chỉnh đúng lúc các vấn đề nổi bật. Để đảm báo tính hữu ích và tin cậy của những báo cáo về rủi ro và kiểm toán này, nhà quản trị phải kiểm tra lại thường xuyên sự kịp thời, tính chính xác và xác đáng của hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ trên tổng thể. Nhà quản trị có thể sử dụng các báo cáo được chuẩn bị bởi các nguồn bên ngoài (kiểm toán, cơ quan giám sát) để đánh giá sự hữu ích và tin cậy của các báo cáo nội bộ. Các báo cáo phải được phân tích trên quan điểm cải thiện hoạt động quản trị rủi ro hiện tại cũng như phát triển các chính sách quản trị rủi ro, các thủ tục và phương pháp mới. Nhìn chung hội đồng quản trị cần tiếp nhận đầy đủ những thông tin cao cấp để giúp họ nắm được tổng thể tình hình rủi ro hoạt động của ngân hàng và tập trung vào các vấn đề thực tế và chiến lược cho hoạt động kinh doanh.
  • 38. 28 1.3.2.5. Báo cáo rủi ro hoạt động Các ngân hàng phải định kỳ báo cáo cho những người có thẩm quyền kết quả nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát rủi ro hoạt động tại đơn vị. Ngoài ra phải báo cáo ngay cho người có thẩm quyền khi xảy ra những sự kiện RRHĐ lớn, bất thường, phát hiện những nguy cơ RRHĐ lớn có thể gây tổn thất cho hoạt động của ngân hàng hoặc những vi phạm khẩu vị RRHĐ. Nội dung báo cáo RRHĐ gồm các vấn đề sau: - Báo cáo sự kiện RRHĐ: báo cáo những sự kiện RRHĐ trọng yếu đã xảy ra trong và ngoài ngân hàng, nêu ra những nguyên nhân, ảnh hưởng và các biện pháp cần thiết để xử lý, khắc phục, ngăn ngừa, giảm thiểu RRHĐ của ngân hàng. - Báo cáo chỉ số rủi ro hoạt động chính: Báo cáo giá trị các chỉ số rủi ro chính trong một thời kỳ nhất định và chỉ rõ những biến động bất thường hoặc vượt khẩu vị rủi ro của ngân hàng. - Báo cáo đánh giá RRHĐ: báo cáo đánh giá RRHĐ và biện pháp kiểm soát để từ đó đề xuất phương án hành động phù hợp. 1.3.3. Công bố thông tin về QTRRHĐ Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời thông tin để cho phép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếp cận của họ để quản lý RRHĐ. Việc công bố thường xuyên và kịp thời các thông tin liên quan của các ngân hàng có thể tăng cường kỷ luật của thị trường, từ đó việc quản lý rủi ro sẽ hiệu quả hơn. Lượng công bố nên tương xứng với quy mô, đặc trưng rủi ro và sự phức tạp trong các hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng hàng năm thường công bố thông tin QTRRHĐ thông qua báo cáo thường niên. Ngoài ra còn tuyên bố khẩu vị rủi ro hoạt động một cách công khai trên Website ngân hàng.
  • 39. 29 1.4. Các công cụ quản trị RRHĐ trong ngân hàng 1.4.1. Tự đánh giá rủi ro (RCSA) Là quá trình liên tục tự nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro hoạt động tiềm ẩn, biện pháp kiểm soát đang áp dụng, xác định mức độ rủi ro còn lại (sau khi đã thực hiện biện pháp kiểm soát) và đề xuất áp dụng kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro hoạt động. RCSA được thực hiện bởi chính các nhân viên ngân hàng, ở mọi cấp độ, để đảm bảo RRHĐ ở đơn vị được đánh giá đầy đủ, giảm thiểu phù hợp với khẩu vị RRHĐ đã được thiết lập. Do đó để thực hiện RCSA các ngân hàng phải thiết lập quy trình ban hành phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban. 1.4.2. Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC) Là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân của các sự kiện RRHĐ (bao gồm cả SKRRHĐ bên trong và bên ngoài ngân hàng) từ đó nhận diện RRHĐ đã xảy ra và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro kịp thời. Đây là yếu tố quan trọng trong QTRRHĐ. Việc thu thập và phân tích các dữ liệu tổn thất nội bộ cung cấp thông tin quản lý cho quá trình quản trị rủi ro hoạt động và quá trình giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra đây còn là cơ sở cho việc phân tích định lượng và tính toán phân bổ vốn hợp lý. 1.4.3. Các chỉ số rủi ro (KRIs) Chỉ số rủi ro có thể là các số liệu thống kê và/hoặc ma trận, thường thuộc lĩnh vực tài chính, và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về rủi ro nội tại của một ngân hàng. Các chỉ số này thường được xem xét định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý) để cảnh báo các ngân hàng về các thay đổi có thể là dấu hiệu của rủi ro.
  • 40. 30 Hình 1.3 Ma trận rủi ro (Nguồn: KPMG International 2007, tr11) 1.4.4. Phân tích kịch bản Là phương pháp xây dựng các tình huống giả định về các sự kiện RRHĐ nghiêm trọng có thể xảy ra theo ý kiến chuyên gia để phân tích khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng từ đó có kế hoạch dự phòng, biện pháp kiểm soát phù hợp. 1.4.5. Báo cáo kiểm toán Là quá trình thu thập, phân tích các báo cáo kiểm toán nội bộ và bên ngoài nhằm nhận diện RRHD đã xảy ra hoặc RRHĐ tiềm ẩn thông qua việc phát hiện các điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
  • 41. 31 1.4.6. Trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ dự phòng RRHĐ Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng có ba phương pháp: 1.4.6.1. Phương pháp chỉ số cơ bản Các ngân hàng sử dụng Phương pháp này cần phải nắm giữ mức vốn để dự phòng rủi ro hoạt động bằng mức bình quân tổng thu nhập hàng năm (>0) của thời kỳ ba năm trước đó nhân với tỷ lệ α=15%. Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từ tiền lãi, là thu nhập trước khi trích lập dự phòng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường. Phương trình 1.1. Vốn dự phòng rủi ro hoạt động theo Phương pháp chỉ số cơ bản KBIA= GI x α Trong đó: KBIA: Vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt động theo Phương pháp BIA GI : Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân trong thời gian ba năm trước đó. α = 15%. Tỷ lệ này do Uỷ ban Basel đặt ra, phản ánh mối liên hệ giữa lượng vốn yêu cầu chung của toàn ngành với chỉ số chung của toàn ngành. (Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, tr156) 1.4.6.2. Theo phương pháp chuẩn hóa Theo phương pháp này, hoạt động ngân hàng được chia làm 8 nhóm nghiệp vụ, mỗi nhóm nghiệp vụ có hệ số Beta tương ứng. Theo đó, ngân hàng sẽ tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực kinh doanh bằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tương ứng theo qui định của Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS (xem bảng dưới đây). Lượng vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng lĩnh vực kinh doanh.
  • 42. 32 Bảng 1.1 Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động Lĩnh vực kinh doanh Hệ số Beta (%) Tài trợ doanh nghiệp 18 Các hoạt động mua bán 18 Hoạt động ngân hàng bán lẻ 12 Hoạt động ngân hàng thương mại 15 Thanh toán 18 Dịch vụ đại lý 15 Quản lý tài sản có 12 Môi giới bán lẻ 12 (Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards) Phương trình 1.2. Vốn dự phòng rủi ro hoạt động trong phương pháp chuẩn: KTSA = Σ (GI1-8 x β1-8) KTSA = yêu cầu về vốn theo Phương pháp Chuẩn hoá GI1-8 = Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân của ba năm gần nhất, được xác định như trong Phương pháp Chỉ số Cơ bản nêu trên, cho mỗi một trong 8 mảng nghiệp vụ. β1-8 = là một tỷ lệ phần trăm cố định, do Uỷ ban Basel quy định, phản ánh mối quan hệ giữa lượng vốn yêu cầu với lợi nhuận gộp của mỗi một mảng nghiệp vụ. (Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, tr157) Hai phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động do nội dung hoạt động hay do phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại Basel II.
  • 43. 33 1.4.6.3. Phương pháp đo lường nâng cao (AMA) Theo phương pháp này, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tương đương với mức rủi ro mà ngân hàng tính toán được bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng, sử dụng các chỉ tiêu định lượng và định tính của AMA. Hệ thống không chỉ thống kê thiệt hại bên trong và bên ngoài thực tế mà còn phân tích theo trình tự thời gian các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh cũng như môi trường kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, một ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Uỷ ban đề ra và phải được cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng chấp thuận. Tuỳ thuộc vào việc phê chuẩn của cơ quan quản lý ngân hàng, một ngân hàng đang lựa chọn sử dụng từng phần có thể quyết định những phần hoạt động nào sẽ áp dụng AMA theo từng mảng nghiệp vụ, theo cấu trúc pháp lý, theo vùng địa lý hoặc các cơ sở xác định nội bộ khác. Ngân hàng áp dụng phương pháp AMA có thể sử dụng một cơ chế phân bổ cho mục đích quyết định yêu cầu về vốn cho các chi nhánh của mình. Phương pháp này ít thông dụng hơn so với phương pháp chuẩn TSA. 1.4.7. Một số công cụ phân tích rủi ro khác Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị RRHĐ như: thuê các tổ chức khác để quản trị RRHĐ, sử dụng các phần mềm quản trị như phần mềm CLS (continuous linked settlement), Excell hoặc Crystal Ball... Đồng thời có thể thực hiện quản trị RRHĐ theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Một số ngân hàng khác thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức như: thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về RRHĐ, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại.
  • 44. 34 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN - CHI NHÁNH CẨM PHẢ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN và Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển * Thông tin chung về ngân hàng: - Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng - Vốn chủ sở hữu: 63.765.283.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2017) - Địa chỉ hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam * Quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam theo nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ Trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức đổi tên thành “Ngân hàng Công Thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ- NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công Thương Việt Nam thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng
  • 45. 35 Công Thương Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009. Vietinbank có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đứng thứ 2 toàn quốc sau Agribank với 01 hội sở chính, 03 Sở giao dịch, 145 chi nhánh, 527 phòng giao dịch, 116 quỹ tiết kiệm, 1042 máy rút tiền tự động ATM, 05 Văn phòng đại diện; và 04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Công thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, góp vốn vào 08 công ty trong đó có Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam; Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng TMCP Gia định, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương… Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Vietinbank là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất thị trường hiện nay giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
  • 46. 36 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức Vietinbank (Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn/gioi-thieu/he-thong-to-chuc.html) 2.1.1.3. Hoạt động kinh doanh Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi; cho vay; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN Việt Nam cho phép. Đến 31/12/2017, tổng tài sản của VietinBank đạt 1.095 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so năm 2016 là một trong những NHTM cổ phần có quy mô dẫn đầu thị trường.
  • 47. 37 Dư nợ tín dụng của VietinBank đạt 840 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2016, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 791 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với cuối năm 2016. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch tích cực nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, đáp ứng tối đa nhu cầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng thuận tiện, phát triển SXKD và tiêu dùng. VietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu vốn được đa dạng hóa. Tính đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank đạt 1.012 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cuối năm 2016 (trong đó, tiền gửi của khách hàng đạt 753 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2016). VietinBank luôn chủ động khai thác nguồn vốn dồi dào cả VND và ngoại tệ với chi phí hợp lý, trong đó đẩy mạnh tăng trưởng nguồn không kỳ hạn và nguồn vốn từ bán lẻ. Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tổng tài sản và cho vay khách hàng tại Vietinbank (Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn) Chất lượng đầu tư: VietinBank phát triển sản phẩm đầu tư hiện đại, tiếp tục giữ vững vai trò là ngân hàng tạo lập thị trường với tổng quy mô hoạt động đầu tư tính đến cuối năm 2017 đạt 245 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,4% tổng tài sản. Danh mục đầu tư chứng khoán của VietinBank đa dạng về các loại sản phẩm đầu tư, trong đó tập trung vào các trái phiếu có tính thanh khoản cao, độ an toàn thanh toán được đảm bảo.
  • 48. 38 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu danh mục đầu tư (Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn) Chất lượng tài sản: Bên cạnh tăng trưởng mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, chất lượng tài sản của VietinBank được quản lý tốt, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,13% dư nợ cho vay khách hàng. Phát huy hiệu quả mô hình ba vòng kiểm soát, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định hướng, an toàn và tuân thủ quy định pháp luật. Hiệu quả hoạt động: Tổng thu nhập hoạt động của VietinBank năm 2017 đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7% so với năm 2016. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 27,1 nghìn tỷ đồng, tăng 21,4%. Bên cạnh hoạt động tín dụng và nguồn vốn truyền thống, VietinBank chú trọng đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, kinh doanh, phát triển dịch vụ thanh toán, tạo sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng dịch vụ ngân hàng, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và NHNN về phát triển dịch vụ và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Tổng thu ngoài lãi năm 2017 của VietinBank tăng 36,7% so với năm 2016, trong đó thu dịch vụ tăng 9,3%. Dịch vụ thanh toán luôn được chú trọng phát triển mạnh trong chiến lược kinh doanh của VietinBank. Với những chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank năm 2017 đạt 9.206 tỷ đồng, Tỷ suất sinh lời ROE và ROA lần lượt là 12% và 1%, tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Biểu đồ 2.3 Biều đồ cơ cấu thu nhập của Vietinbank
  • 49. 39 (Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn) Năm 2017, VietinBank còn ghi dấu ấn với việc triển khai thành công hệ thống CoreBanking mới - dự án lớn và có độ phức tạp nhất trong Ngành Ngân hàng đến thời điểm hiện tại, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, nâng tầm vị thế, đáp ứng yêu cầu công nghệ cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Đồng thời, trong năm 2017, VietinBank cũng đã phát hành thành công ra công chúng 4.200 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp - khối lượng trái phiếu thứ cấp lớn nhất từ trước tới nay của các NHTM, khẳng định uy tín, vị thế của VietinBank trên thị trường. 2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của Ngân hàng Công Thương Cẩm Phả là phòng thu đổi tiền được thành lập từ khi tiếp quản khu mỏ, sau lớn lên là Ngân hàng nhà nước thị xã Cẩm Phả. Đến tháng 8/1988 cơ sở chuyển từ Ngân hàng nhà nước thị xã Cẩm Phả thành Ngân hàng Công Thương thị xã Cẩm Phả. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cẩm Phả là chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh cấp II, thực hiện hạch toán phụ thuộc, đặt dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Quảng Ninh và Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Năm 2006 nâng cấp lên Chi nhánh cấp I trực thuộc NHCT Việt Nam. Nằm trên địa bàn thị xã công nghiệp chủ yếu là công nghiệp khai thác than. Dân số khoảng 150 ngàn người phần lớn là công nhân trong ngành mỏ. Các ngành kinh doanh khác phục vụ cho ngành khai thác than không lớn, chủ yếu là các doanh
  • 50. 40 nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, bốc xúc, xây dựng...và các hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Trải qua 29 năm xây dựng và phát triển, đến 31/12/2017, tổng tài sản của Vietinbank Cẩm Phả đạt 5.060 tỷ đồng, số lượng cán bộ nhân viên là 112 người. Mạng gồm 08 điểm giao dịch được đặt theo chiều dài của Thành phố Cẩm Phả, gồm 01 trụ sở chính và 07 phòng giao dịch là PGD Cẩm Thạch, PGD Cẩm Tây, PGD Cẩm Đông, PGD Cẩm Sơn, PGD Cẩm Phú, PGD Cửa Ông, PGD Mông Dương. Các dịch vụ Vietinbank Cẩm Phả đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, trở thành địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của người dân vùng than. Không chỉ chú trọng phát triển kinh doanh, Vietinbank Cẩm Phả cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào do ngành Ngân hàng phát động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức