SlideShare a Scribd company logo
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực hiện đề tài, em đã hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp của
mình với sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của thầy, cô trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Lê Chu Khẩn – giáo viên hướng
dẫn, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong trường Học viện Công nghệ
Bưu chính viễn thông cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy, cô trong khoa
Viễn thông II nói riêng, đã giảng dạy, cung cấp kiến thức chuyên môn cho em trong
suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường làm cơ sở thực hiện đồ án này và tạo điều
kiện cho em hoàn thành khóa học.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự thông cảm, nhận xét và góp ý của quý thầy, cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả quý thầy, cô trường Học
viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt là quý
thầy, cô trong khoa Viễn thông II.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Lê Phước Tú
i
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT
(DVB-T2).......................................................................................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2.......................................... 2
1.2. Mô hình cấu trúc hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2..................................... 4
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2........................................................................................... 7
2.1. Yêu cầu về dung lượng, chi phí đường truyền................................................................. 7
2.1.1. Mở rộng kích thước FFT .................................................................................................. 7
2.1.2. Mở rộng sóng mang cho các FFT khác nhau........................................................ 10
2.1.3. Hiệu quả của các khoảng bảo vệ GI bổ sung........................................................ 11
2.1.4. Lựa chọn các dạng Pilot tán xạ đạt hiệu suất tốt nhất....................................... 14
2.1.5. Sử dụng hiệu quả kỹ thuật chòm sao xoay............................................................. 17
2.1.6. Ống lớp vật lý..................................................................................................................... 19
2.1.7. Giảm tỷ số công suất đỉnh/công suất trung bình của tín hiệu........................ 22
2.2. Nâng cao độ tin cậy .................................................................................................................. 24
2.2.1. Mã sửa sai............................................................................................................................. 25
2.2.2. Hiệu quả của các kỹ thuật tráo kết hợp symbol khởi đầu................................ 26
2.2.3. Hiệu quả sử dụng Time-Frequency Slicing (TFS) ............................................. 28
2.3. Tiết kiệm tài nguyên tần số quốc gia mà vẫn đảm bảo băng thông yêu cầu. .. 30
2.3.1. MISO dựa trên Alamouti (trên trục tần số)............................................................ 30
2.3.2. Mạng đơn tần (SFN), chuyển đổi linh hoạt giữa mạng đa tần (MFN) và
mạng đơn tần (SFN)......................................................................................................................... 31
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 34
TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................................................... i
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... iii
ii
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ các quốc gia sử dụng chuẩn DVB-T và DVB-T2....................................... 3
Hình 1.2: Mô hình mạng DVB-T2 cơ bản.......................................................................................... 4
Hình 1.3: Sơ đồ các khối chính trong DVB-T2................................................................................ 4
Hình 1.4: Vị trí của T2-Gateway trong hệ thống phát DVB-T2 SFN..................................... 5
Hình 2.1: Tỷ lệ khoảng bảo vệ giảm với kích thước FFT lớn.................................................... 8
Hình 2.2: Vùng phủ sóng của FFT 8K (trái) và FFT 32K (phải).............................................. 9
Hình 2.3: Phổ lý thuyết DVB-T2 khoảng bảo vệ 1/8 cho kênh 8 MHz.............................. 10
Hình 2.4: Mô hình Pilot tán xạ chiếm 1% và 4% số sóng mang............................................ 15
Hình 2.5: Mô hình Pilot tán xạ chiếm 8% số sóng mang.......................................................... 15
Hình 2.6: Sơ đồ chòm sao điều chế 16 QAM................................................................................. 17
Hình 2.7: Sơ đồ góc xoay của chòm sao trong điều chế 16 QAM........................................ 18
Hình 2.8: Sơ đồ chòm sao xoay điều chế 16 QAM ..................................................................... 18
Hình 2.9: Các PLP khác nhau được ghép trên cùng kênh tần số........................................... 20
Hình 2.10: Mô hình DVB-T2 MPLP ................................................................................................. 21
Hình 2.11: Nguyên lý của kỹ thuật ACE.......................................................................................... 22
Hình 2.12: Cấu trúc máy phát OFDM sử dụng TR...................................................................... 23
Hình 2.13: Nguyên lý kỹ thuật TR...................................................................................................... 24
Hình 2.14: Cấu trúc FECframe............................................................................................................. 25
Hình 2.15: Cấu trúc khung vật lý DVB-T2..................................................................................... 27
Hình 2.16: Cấu trúc báo hiệu L1.......................................................................................................... 27
Hình 2.17: TFS trên 3 kênh tần số....................................................................................................... 28
Hình 2.18: Mô hình MISO...................................................................................................................... 30
Hình 2.19: Mô hình mạng MFN và SFN.......................................................................................... 31
Hình 2.20: Mạng đơn tần phủ sóng vùng lõm................................................................................ 32
Hình 2.21: Mô hình hệ thống truyền hình số DVB-T2 SFN và MFN................................. 33
iii
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông số kích thước FFT cho kênh 8 MHz trong DVB-T2 (từ [ETSI EN
302 755]) ......................................................................................................................... 8
Bảng 2.2: Độ lợi của chế độ mở rộng với các FFT khác nhau (từ [EBU-TECH 3348])
.......................................................................................................................................11
Bảng 2.3: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 1.7 MHz (từ [EBU-TECH
3348]) ............................................................................................................................12
Bảng 2.4: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 7 MHz (từ [EBU-TECH
3348]) ............................................................................................................................12
Bảng 2.5: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 8 MHz (từ [EBU-TECH
3348]) ............................................................................................................................ 13
Bảng 2.6: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 1.7 MHz (từ [EBU-TECH 3348])... 13
Bảng 2.7: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 7 MHz (từ [EBU-TECH 3348])...... 14
Bảng 2.8: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 8 MHz (từ [EBU-TECH 3348])...... 14
Bảng 2.9: Tham số mô tả các kiểu Pilot tán xạ (từ [ETSI TS 102 831]) ...................... 16
Bảng 2.10: Các mẫu tín hiệu Pilot tán xạ sử dụng kết hợp với các kích thước FFT và
khoảng bảo vệ khác nhau trong chế độ MISO (từ [ETSI EN 302 755])....................... 16
Bảng 2.11: Giá trị của góc xoay đối với từng loại điều chế (từ [ETSI EN 302 755]) ..19
iv
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Khi đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng cao, yêu cầu về chất
lượng các chương trình truyền hình, giải trí ngày càng lớn, đòi hỏi truyền hình cũng
phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu này. Bước ngoặc là sự chuyển đổi công nghệ truyền
hình từ analog sang digital, truyền hình số mặt đất cũng không nằm ngoài sự chuyển
đổi này. Quá trình này là một cuộc cách mạng làm thay đổi suy nghĩ, cách tiếp xúc,
phương thức sản xuất chương trình truyền hình mang lại nhiều lợi ích cho người xem
truyền hình.
Với những ưu điểm vượt trội so với truyền hình tương tự, những năm qua
truyền hình số đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Việc thay thế hoàn toàn truyền hình mặt đất analog bằng công nghệ truyền hình số mặt
đất trên toàn thế giới đang diễn ra và hoàn thành trong tương lai gần.
Chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T đã được nhiều quốc gia lựa chọn triển
khai cũng như đã khẳng định được ưu thế trên thế giới. Tuy nhiên, từ sau sự ra đời của
chuẩn DVB-T thì các nghiên cứu về kỹ thuật truyền dẫn vẫn tiếp tục được triển khai và
các tùy chọn về điều chế, kháng lỗi đường truyền vẫn tiếp tục được phát triển. Mặt
khác, nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày càng tăng về dung lượng, hạn chế tối đa lỗi đường
truyền, nâng cao độ tin cậy với các loại hình dịch vụ, nhu cầu phân chia phổ tần của
các dịch vụ viễn thông khác. Cùng với xu hướng hội tụ trong lĩnh vực media, cùng sự
phát triển mạnh mẽ của truyền hình độ phân giải cao HDTV, dẫn đến sự ra đời thế hệ
thứ 2 của chuẩn DVB-T nhằm bổ sung thêm các tính năng để hỗ trợ về mặt kỹ thuật
lẫn thương mại. Do đó vào tháng 6 năm 2008 thì tiêu chuẩn DVB-T2 ra đời, với khả
năng tăng dung lượng đáng kể là một trong những ưu điểm chính, điều này đặc biệt
thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ quảng bá mới đòi hỏi nhiều dung lượng hơn.
Từ đó DVB-T2 nhận được sự quan tâm của đông đảo các quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 1
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT
ĐẤT (DVB-T2)
1.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2
Do sự khan hiếm về phổ tần và yêu cầu dung lượng truyền dẫn cao ngày càng
tăng, dẫn đến nhu cầu cần phải có một chuẩn truyền dẫn truyền hình số hiệu suất cao
để thay thế chuẩn DVB-T. Hệ thống DVB-T2 đáp ứng được yêu cầu này, do khả năng
tăng dung lượng truyền dẫn, tăng cường khả năng chống nhiễu và khả năng sử dụng lại
anten thu đang tồn tại. Các khu vực trước đây đã chấp nhận phát triển hệ thống DVB-
T, chủ yếu là châu Âu và châu Á chuyển sang nghiên cứu, phát triển thế hệ tiếp theo
của DVB-T.
Sau đó nhóm DVB Project đã công bố tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ
thứ hai DVB-T2 vào tháng 6 năm 2008 và được Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu –
ETSI chuẩn hóa từ tháng 9 năm 2009. DVB-T2 là một mở rộng của chuẩn DVB-T
đang tồn tại. Với mục đích cung cấp khả năng tăng dung lượng tối thiểu 30%, thực tế
có thể lên đến 50% trong cùng điều kiện thu sóng và dùng anten thu hiện có so với
DVB-T.
DVB-T2 còn có khả năng chống lại phản xạ đa đường (multipath) và can nhiễu
đột biến tốt cùng với các ưu điểm vượt trội khác, nhất là khi sử dụng với mạng đơn tần
và nhiều kênh liền kề. Điều này càng thuận lợi để cung cấp được nhiều các chương
trình truyền hình độ phân giải cao một cách tốt nhất kết hợp triển khai các dịch vụ
quảng bá mới với yêu cầu đòi hỏi nhiều dung lượng hơn và cũng là xu hướng phát
triển cho truyền hình số mặt đất trên thế giới. Ngoài ra với DVB-T2 đáp ứng được khả
năng xem cùng một tín hiệu trên những thiết bị thu có độ phân giải khác nhau hoặc là
sử dụng cùng một hệ thống phân phối của cùng một dịch vụ trên các định dạng khác
nhau để thích hợp với các đầu thu và người sử dụng.
Ngoài ra tính cạnh tranh của truyền hình số mặt đất so với các môi trường
truyền dẫn khác cũng là yếu tố quan trọng cho sự ra đời tiêu chuẩn DVB-T2. Trong
bối cảnh có nhiều sự cạnh tranh từ các môi trường truyền dẫn khác (cáp, vệ tinh,
internet) dẫn đến cuộc đua về tăng băng thông và chất lượng chương trình từ đó hình
thành kỹ thuật truyền dẫn thế hệ kế tiếp ưu việt hơn. Hiện nay các tiêu chuẩn DVB-S2,
DVB-C2 cũng được giới thiệu cho môi trường truyền dẫn vệ tinh và cáp. Với DVB-T2
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 2
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)
có thể gia tăng thêm các dịch vụ hỗ trợ, cùng với khả năng gia tăng dung lượng. Từ đó
cùng cấp được nhiều chương trình truyền hình HD trên môi trường mặt đất ( với số
lượng các dịch vụ HD là đáng kể) chỉ có thể đạt được tốt nhất khi dùng DVB-T2. Do
đó, DVB-T2 là sự phát triển phù hợp để giúp cho môi trường phát sóng mặt đất có vị
trí cạnh tranh tích cực so với các môi trường truyền dẫn khác. DVB-T2 giúp thu hút
một lượng người xem lớn với dịch vụ truyền hình miễn phí (quảng bá) thậm chí là cả
dịch vụ truyền hình trả tiền.
Hiện nay thì Việt Nam cũng đã có tên trên bản đồ sử dụng truyền hình số mặt
đất theo chuẩn DVB-T2 và đã phát sóng thành công truyền hình số mặt đất theo chuẩn
DVB-T2 cung cấp các kênh chương trình với độ phân giải HD, thậm chí là 4K mang
lại trải nghiệm, chất lượng tốt nhất cho người xem và được đông đảo người xem ủng
hộ.
Hình 1.1: Bản đồ các quốc gia sử dụng chuẩn DVB-T và DVB-T2
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 3
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)
1.2. Mô hình cấu trúc hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2
Hình 1.2: Mô hình mạng DVB-T2 cơ bản
Hệ thống DVB-T2 được chia thành 3 khối chính ở phía phát (SS1,SS2,SS3) và
2 khối chính ở phía thu (SS4,SS5) như hình 1.3 bên dưới:
Hình 1.3: Sơ đồ các khối chính trong DVB-T2
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 4
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)
- Ba khối chính ở phía phát:
SS1: Khối mã hóa và ghép kênh có chức năng mã hóa tín hiệu video, audio
cùng các tín hiệu phụ trợ kèm theo như thông tin về chương trình/thông tin dịch vụ
PSI/SI hoặc tín hiệu báo hiệu lớp 2 với công cụ điều khiển chung nhằm đảm bảo tốc
độ bit không đổi đối với tất cả các dòng bit. Khối này có chức năng hoàn toàn giống
nhau đối với tất cả các tiêu chuẩn DVB. Đầu ra của khối là dòng truyền tải MPEG-2
TS (MPEG-2 Transport Stream).
SS2: Cổng kết nối cung cấp băng tần và đồng bộ ngoài băng, đồng bộ tất cả các
dữ liệu để tạo ra luồng dữ liệu đồng nhất giúp các bộ điều chế cùng hoạt động tại cùng
một thời gian với cùng một tần số. Đầu ra của khối SS2 là dòng T2-MI. Mỗi gói T2-
MI bao gồm khung cơ sở (baseband frame) hoặc thông tin báo hiệu. Dòng T2-MI chứa
mọi thông tin liên quan đến T2-frame, mỗi dòng T2-MI có thể được cung cấp cho một
hoặc một vài bộ điều chế trong hệ thống DVB-T2.
SS3: Bộ điều chế DVB-T2 sử dụng khung cơ sở (baseband frame) và T2-frame
mang trong dòng T2-MI đầu vào để tạo ra DVB-T2 frame.
- Hai khối chính ở phía thu:
SS4: Bộ giải điều chế DVB-T2 nhận tín hiệu cao tần (RF signal) từ một hoặc
nhiều máy phát (mạng SFN) và cho một dòng truyền tải MPEG-TS duy nhất tại đầu ra.
SS5: Bộ giải mã dòng truyền tải nhận dòng truyền tải MPEG-TS tại đầu vào và
cho tín hiệu video/audio tại đầu ra.
Một bước đột phá mới, một thiết bị quan trọng trong hệ thống DVB-T2 đó là
T2-Gateway. Thiết bị này cung cấp các tín hiệu, các phương thức điều khiển cho các
bộ điều chế DVB-T2 qua giao diện đầu ra là T2-MI.
Hình 1.4: Vị trí của T2-Gateway trong hệ thống phát DVB-T2 SFN
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 5
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)
Thiết bị này có các chức năng quan trọng như:
- Quản lý với các chế chộ một PLP hay nhiều PLP, đầu ra sẽ là dòng T2 với các
chế độ điều chế DVB-T2 với các thông tin đã được đồng bộ gọi là T2-MI (T2
Modulator Interface).
- Đóng gói các dòng MPEG-2 TS vào các BB-Frame
- Tương thích tất cả các chế độ điều chế để tạo ra duy nhất cùng một luồng dữ
liệu xác định.
- Khi phát sóng các dịch vụ trong mạng đơn tần, T2-Gateway được coi như một
adapter SFN. T2-Gateway cung cấp băng tần và đồng bộ ngoài băng, đồng bộ tất cả
các dữ liệu để tạo ra luồng dữ liệu đồng nhất giúp các bộ điều chế cùng hoạt động tại
cùng một thời gian với cùng một tần số.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 6
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
2.1. Yêu cầu về dung lượng, chi phí đường truyền
DVB-T2 cần phải có đủ dung lượng để cung cấp truyền hình chất lượng cao
cùng dịch vụ mới với nhiều kênh chuyên biệt hoặc nhiều kênh truyền hình có độ phân
giải cao HDTV, 4K UHD. DVB-T2 phải đạt được dung lượng cao hơn thế hệ đầu
(DVB-T) ít nhất 30%, trong cùng một điều kiện truyền sóng.
DVB-T2 phải hướng dịch vụ tới các máy thu cố định và di động trước tiên. Cần
gia tăng thêm các dịch vụ hỗ trợ, giảm thiểu giá thành truyền sóng, giảm chi phí đường
truyền nhằm tăng tính cạnh tranh với môi trường truyền dẫn khác.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên thì trước tiên DVB-T2 hỗ trợ thêm 2 băng
tần phụ là 1.7 MHz và 10 MHz. Tùy chọn băng tần 10 MHz nhằm đáp ứng các dịch vụ
chuyên dụng như truyền tín hiệu từ camera về một studio lưu động, các máy thu dân
dụng không hỗ trợ băng tần này, còn băng 1.7 MHz sử dụng cho các dịch vụ thu di
động. Cùng với việc bổ sung thêm băng tần phụ thì DVB-T2 còn áp dụng nhiều giải
pháp mới nhằm đáp ứng yêu cầu về dung lượng, dịch vụ hỗ trợ với chi phí đường
truyền thấp góp phần nâng cao chất lượng hệ thống DVB-T2.
2.1.1. Mở rộng kích thước FFT
DVB-T2 có 6 tùy chọn kích thước FFT gồm: 1K, 2K, 4K, 8K, 16K, 32K. Tăng
kích thước FFT đồng nghĩa việc thu hẹp khoảng cách giữa các sóng mang và làm tăng
chu kỳ symbol. Việc này làm tăng can nhiễu giữa các symbol và làm giảm giới hạn tần
số cho phép đối với hiệu ứng Doppler. DVB-T2 đã bổ sung thêm 4 tùy chọn kích
thước FFT 1K, 4K, 16K, 32K so với DVB-T. Với việc tăng kích thước FFT lên 16K
và 32K sẽ làm chu kỳ symbol dài hơn cũng có nghĩa là tỷ lệ khoảng bảo vệ nhỏ hơn
đối với cùng giá trị tuyệt đối của khoảng bảo vệ trên trục thời gian, điều này giúp tăng
thông lượng từ 2.3% đến 17.6%.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 7
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Hình 2.1: Tỷ lệ khoảng bảo vệ giảm với kích thước FFT lớn
Bảng 2.1 bên dưới mô tả các thông số FFT cụ thể đối với kênh 8 MHz.
Thông số 1K 2K 4K 8K 16K 32K
Số lượng Chế độ bình 853 1705 3409 6817 13633 27265
sóng mang thường
Ktotal Chế độ mở NA NA NA 6913 13921 27841
rộng
Giá trị của Chế độ bình 0 0 0 0 0 0
các sóng thường
mang Kmin Chế độ mở NA NA NA 0 0 0
rộng
Giá trị của Chế độ bình 852 1704 3408 6816 13632 27264
các sóng thường
mang Kmax Chế độ mở NA NA NA 6912 13920 27840
rộng
Số sóng mang có mang 0 0 0 48 144 288
mode mở rộng Kext (3)
Khoảng thời gian Tu 1024T 2048T 4096T 8192T 16384T 32768T
Khoảng thời gian Tu ms (3) 112 224 448 896 1792 3584
Chu kỳ 1/Tu (Hz) (1)&(2) 8929 4464 2232 1116 558 279
Khoảng cách Chế độ bình 7.61 7.61 7.61 7.61 7.61 7.61
giữa sóng thường MHz MHz MHz MHz MHz MHz
mang Kmin và Chế độ mở NA NA NA 7.71 7.77 7.77
Kmax (Ktotal- rộng MHz MHz MHz
1)/Tu (3)
Bảng 2.1: Thông số kích thước FFT cho kênh 8 MHz trong DVB-T2 (từ [ETSI
EN 302 755])
Chú thích:
(1) Giá trị số bằng chữ in nghiêng là các giá trị gần đúng.
(2) Giá trị này được sử dụng trong định nghĩa của các pilot (sóng mang con)
trong cả chế độ thông thường và chế độ mở rộng.
(3) Giá trị cho kênh 8 MHz.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 8
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Thu DVB-T2 di động, trong UHF băng IV/V hoặc băng tần cao hơn, với kích
thước FFT nhỏ thì khả năng chống lại được hiệu ứng Doppler là tốt nhất. Chọn kích
thước FFT là 1K sẽ chống hiệu ứng Doppler tốt nhất khi hoạt động trong băng L (1.5
GHz) hoặc cao hơn nếu sử dụng băng thông 1.7 MHz. Với tỷ lệ lấy mẫu thấp thì
khoảng cách giữa các sóng mang là đảm bảo trong kênh 8 MHz. Với phương thức thu
cố định ăngten ngoài trời băng tần VHF hoặc UHF, với tốc độ dữ liệu thu lớn thì chọn
FFT là 32K là phù hợp. Trong trường hợp này các biến thể thời gian trong kênh được
giảm thiểu, FFT 32K có thể cung cấp tốc độ bit cao nhất sử dụng cho DVB-T2. Hình
2.2 cho thấy sự khác biệt giữa vùng phủ của hai kích thước FFT.
Hình 2.2: Vùng phủ sóng của FFT 8K (trái) và FFT 32K (phải)
Các tín hiệu với thời gian trễ nằm ngoài khoảng bảo vệ sẽ bị triệt tiêu, ảnh
hưởng có hại này tỷ lệ với chiều dài symbol. Tuy nhiên việc lựa chọn kích thước FFT
lớn hơn giúp cải thiện vùng phủ sóng SFN nhờ sự giao thoa của SFN, đồng thời cũng
gia tăng chu kỳ symbol. Chu kỳ symbol tăng cho phép giảm kích thước khoảng bảo vệ
theo tỷ lệ mà vẫn đảm bảo xử lý các phản xạ đa đường. Nhưng việc tăng kích thước
FFT thì trễ thời gian vượt quá khoảng bảo vệ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đặc biệt là
thu di động. Với thu di động sử dụng kích thước FFT 1K, 2K hoặc 4K sẽ mang lại hiệu
quả tốt hơn. Lựa chọn kích thước FFT là rất quan trọng với hệ thống, với kích thước
FFT lớn cần phải tính toán khoảng bảo vệ hợp lý để đảm bảo chất lượng đường truyền.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 9
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Tùy vào từng phương thức thu mà lựa chọn kích thước FFT phù hợp mà vẫn đảm bảo
được vùng phủ sóng cũng như chất lượng đường truyền theo yêu cầu.
2.1.2. Mở rộng sóng mang cho các FFT khác nhau
DVB-T2 cho phép mở rộng số lượng sóng mang sử dụng cho các chế độ: 8K, 16K,
32K đồng thời vẫn giữ băng thông giới hạn của kênh RF (8 MHz).
Tham chiếu hình 2.3 dưới đây so sánh phổ của chế độ 2K so với 32K ở điều kiện
bình thường và 32K ở chế độ mở rộng sóng mang. Độ rộng phổ được mở rộng đồng
nghĩa với việc nhiều sóng mang phụ trên một symbol được sử dụng để truyền tải dữ
liệu, phổ của tín hiệu dùng FFT 32K sóng mang mở rộng còn thấp hơn so với phổ của
tín hiệu dùng FFT 2K do đó khả năng gây nhiễu trong dải này thực sự giảm.
Hình 2.3: Phổ lý thuyết DVB-T2 khoảng bảo vệ 1/8 cho kênh 8 MHz
Lựa chọn chế độ mở rộng sóng mang giúp lưu lượng dữ liệu truyền đi được
tăng lên do số sóng mang của chế độ mở rộng này được tăng lên nhiều so với chế độ
sóng mang thông thường. Bảng 2.2 cho thấy số lượng sóng mang được tăng lên trong
tùy chọn mở rộng, cùng với độ lợi mà tùy chọn mở rộng này đạt được so với chế độ
thông thường. Với việc độ lợi tăng từ 1.41% đến 2.11% (bảng 2.2) thì chế độ mở rộng
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 10
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
này giúp ta linh hoạt hơn trong việc tăng lưu lượng dữ liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng
truyền. Đặc biệt khi kết hợp với FFT kích thước lớn sẽ mang lại lưu lượng dữ liệu lớn
đảm bảo cho các dịch vụ HD, 3D thậm chí là 4K. Chế độ mở rộng sóng mang với kích
thước FFT lớn rất phù hợp cho thu cố định, nhằm mang đến một lưu lượng dữ liệu lớn
truyền tải cho các dịch vụ chất lượng cao mà vẫn hạn chế được nhiễu, đảm bảo được
chất lượng đường truyền. Đây cũng là một lợi thế rất lớn của DVB-T2 so với các
chuẩn trong họ DVB.
Chế độ sóng mang
FFT Thông thường Mở rộng
Kích thước Số sóng mang Số sóng mang Gain (độ lợi)
1K 853 - 0.00%
2K 1705 - 0.00%
4K 3409 - 0.00%
8K 6817 6913 1.41%
16K 13633 13921 2.11%
32K 27265 27841 2.11%
Bảng 2.2: Độ lợi của chế độ mở rộng với các FFT khác nhau (từ [EBU-TECH 3348])
2.1.3. Hiệu quả của các khoảng bảo vệ GI bổ sung
Việc sử dụng một số lượng lớn các sóng mang sẽ dẫn đến việc lãng phí băng
thông cho khoảng bảo vệ. Việc này khắc phục bằng cách sử dụng các sóng mang được
đặt đều đặn cách nhau một khoảng: fU = 1/TU với TU là khoảng symbol hữu ích với
điều kiện là các sóng mang này phải được đặt trực giao nhau.
Do đó về phương diện phổ thì điểm phổ có năng lượng cao nhất rơi vào điểm
bằng không của sóng mang kia. Phổ các kênh con chồng lấn lên nhau nhưng không tốn
thêm khoảng bảo vệ làm tăng hiệu quả sử dụng phổ. Còn về ý nghĩa vật lý khi giải
điều chế tín hiệu cao tần này thì bộ giải điều chế không xử lý các tín hiệu cao tần còn
lại, vậy sẽ không bị các tín hiệu cao tần khác gây nhiễu.
Nếu khoảng tổ hợp thu được trải dài theo hai symbol sẽ gây ra nhiễu trong kênh
(nhiễu liên ký hiệu - ISI) và nhiễu liên kênh (ICI). Để tránh điều này ta chèn thêm
khoảng bảo vệ giúp đảm bảo các thông tin tổng hợp là đến từ cùng một symbol và xuất
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 11
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
hiện cố định. Mỗi khoảng symbol được kéo dài thêm vì thế nó sẽ vượt quá khoảng tổ
hợp của máy thu TU. Vì tất cả các sóng mang đều tuần hoàn trong TU nên toàn bộ tín
hiệu được điều chế cũng vậy. Do đó đoạn thêm vào tại phần đầu của symbol để tạo nên
khoảng bảo vệ sẽ giống với đoạn có cùng độ dài ở cuối symbol. Nhằm làm trễ không
vượt quá đoạn bảo vệ , tất cả các thành phần tín hiệu trong khoảng tổ hợp sẽ đến từ
cùng một symbol và tiêu chuẩn trực giao được thỏa mãn do đó ISI và ICI chỉ xảy ra
khi trễ vượt quá khoảng bảo vệ.
DVB-T2 bổ sung thêm các khoảng bảo vệ: 1/128, 19/256, 19/128 so với DVB-
T. Ví dụ với khoảng bảo vệ 1/128 mới này sử dụng FFT 32K cũng tương tự khoảng
bảo vệ 1/32 sử dụng FFT 8K. Các bảng 2.3 đến 2.5 cho thấy chiều dài các khoảng bảo
vệ khác nhau được mô tả cho băng thông 1.7 MHz, 7 MHz và 8 MHz.
Khoảng bảo vệ GI
1/128 1/32 1/16 19/256 1/8 19/128 1/4
FFT TU [ms] GI [µs]
8K 4.440 34.7 138.7 277.5 329.5 555.0 659.1 333.0
4K 2.220 NA 69.4 138.7 NA 277.5 NA 166.5
2K 1.110 NA 34.7 69.4 NA 138.7 NA 83.2
1K 0.555 NA NA 34.7 NA 69.4 NA 41.6
Bảng 2.3: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 1.7 MHz (từ [EBU-
TECH 3348])
Khoảng bảo vệ GI
1/128 1/32 1/16 19/256 1/8 19/128 1/4
FFT TU [ms] GI [µs]
32K 4.096 32 128 256 304 512 608 NA
16K 2.048 16 64 128 152 256 304 512
8K 1.024 8 32 64 76 128 152 256
4K 0.512 NA 16 32 NA 64 NA 128
2K 0.256 NA 8 16 NA 32 NA 54
1K 0.128 NA NA 8 NA 16 NA 32
Bảng 2.4: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 7 MHz (từ [EBU-
TECH 3348])
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 12
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Khoảng bảo vệ GI
1/128 1/32 1/16 19/256 1/8 19/128 1/4
FFT TU [ms] GI [µs]
32K 3.584 28 112 224 266 448 532 NA
16K 1.792 14 56 112 133 224 266 448
8K 0.896 7 28 56 66,5 112 133 224
4K 0.448 NA 14 28 NA 56 NA 112
2K 0.224 NA 7 14 NA 28 NA 56
1K 0.112 NA NA 7 NA 14 NA 28
Bảng 2.5: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 8 MHz
(từ [EBU-TECH 3348])
Với cùng thông số phát DVB-T2 với khoảng bảo vệ mở rộng tới 1/128 thì tốc
độ bit có thể truyền tăng lên rất nhiều. Việc lựa chọn khoảng bảo vệ có kích thước
chiều dài tăng sẽ rất hiệu quả trong việc triển khai mạng đơn tần SFN. Tùy thuộc vào
các chế độ thu (di động, indoor, outdoor) mà ta có thể lựa chọn sử dụng các khoảng
bảo vệ khác nhau: 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4. Ở từng điều kiện địa
hình thực tế mà độ dài khoảng bảo vệ được lựa chọn sao cho phù hợp với mức độ hiện
tượng phản xạ nhiều đường. Các bảng từ 2.6 đến 2.8 thể hiện các tùy chọn khoảng bảo
vệ ứng với từng FFT và băng thông cụ thể, giúp ta có cái nhìn trực quan hơn trong việc
lựa chọn khoảng bảo vệ cho phù hợp.
Kiểu điều chế Kích thước FFT Khoảng bảo vệ
QPSK hoặc 1k 1/16, 1/8, 1/4
16 QAM hoặc 2k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4
64 QAM hoặc 4k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4
256 QAM 8k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4
Bảng 2.6: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 1.7 MHz (từ [EBU-TECH 3348])
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 13
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Kiểu điều chế Kích thước FFT Khoảng bảo vệ
QPSK hoặc 2k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4
16 QAM hoặc 4k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4
64 QAM hoặc 8k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4
256 QAM 16k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4
32k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128
Bảng 2.7: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 7 MHz (từ [EBU-TECH 3348])
Kiểu điều chế Kích thước FFT Khoảng bảo vệ
QPSK hoặc 2k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4
16 QAM hoặc 4k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4
64 QAM hoặc 8k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4
256 QAM 16k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4
32k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128
8k mở rộng 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4
16k mở rộng 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4
32k mở rộng 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128
Bảng 2.8: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 8 MHz (từ [EBU-TECH 3348])
2.1.4. Lựa chọn các dạng Pilot tán xạ đạt hiệu suất tốt nhất
Các tín hiệu Pilot là các sóng mang không chứa thông tin. Tuy nhiên trong quá
trình truyền dẫn truyền hình số, các tín hiệu Pilot lại đóng vai trò rất quan trọng vì căn
cứ vào tín hiệu Pilot đầu thu sẽ nhận dạng được các thông tin mà phía phát đang truyền
trên kênh như: phân bố kênh, sửa lỗi pha chung (CPE), đồng bộ, …
Pilot tán xạ (Scattered Pilot) được xác định từ trước cả về biên độ và pha và
được đưa vào tín hiệu với khoảng cách đều nhau trên cả trục thời gian và tần số. Các
Pilot tán xạ thực hiện các phép đo của kênh và ước lượng đáp ứng kênh cho mỗi tế bào
OFDM. Quá trình truyền dẫn tín hiệu Pilot cần phải liên tục, để chúng có thể biến
thiên theo kênh như một hàm trên miền tần số và miền thời gian. Pilot tán xạ được sử
dụng để đánh giá sự thay đổi trên đường truyền. DVB-T2 rất linh hoạt trong việc chọn
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 14
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
số sóng mang làm Pilot tán xạ, với các lựa chọn là 1%, 2%, 4% và 8% tổng số sóng
mang dành cho Pilot tán xạ.
Hình 2.4: Mô hình Pilot tán xạ chiếm 1% và 4% số sóng mang
Hình 2.5: Mô hình Pilot tán xạ chiếm 8% số sóng mang
DVB-T2 định nghĩa 8 mẫu hình khác nhau từ PP1 đến PP8 để có thể lựa chọn,
tùy thuộc vào kích thước FFT, khoảng bảo vệ đối với mỗi đường truyền riêng biệt và
các điều kiện tiếp nhận khác nhau (ăngten trên máy nhà, thiết bị di động, …).
Trong DVB-T2 cho phép chọn một trong 8 thông số Pilot tán xạ (Pilot Patterns
– PP) khác nhau từ PP1 đến PP8, tùy thuộc vào đặc tính của các kênh truyền. Việc lựa
chọn PP phụ thuộc vào kích thước FFT, tác động của hiệu ứng Doppler và ảnh hưởng
của nhiễu trong kênh cũng như ngoài kênh. Các Pilot tán xạ PP2, PP4, PP6 lặp lại
trong mỗi chu kỳ symbol OFDM (Dy)và chúng có thể chống lại hiệu ứng Doppler tốt
nhất. Khoảng cách giữa các sóng mang Pilot riêng lẻ (Dx) của các Pilot trong PP1 giúp
các Pilot tán xạ này chống lại nhiễu liên ký tự (Intersymbol Interference - ISI) tốt nhất.
Trong đó PP6 và PP7 dễ bị ảnh hưởng bởi ISI nhất. Pilot tán xạ PP8 được đánh giá là
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 15
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
phù hợp với quá trình thu cố định nhưng không phù hợp với thu di động. Bảng 2.9 bên
dưới cho ta thấy các tham số và hiệu suất của từng mô hình PP.
PP1 PP2 PP3 PP4 PP5 PP6 PP7 PP8 Ghi chú
Dx 3 6 6 12 12 24 24 6 Khoảng cách giữa
các sóng mang
Pilot riêng lẻ
Dy 4 2 4 2 4 2 4 16 Độ dài của các
chuỗi symbol
1/DxDy 8.33 8.33 4.17 4.17 2.08 2.08 1.04 1.04 Hiệu suất của các
% % % % % % % % Pilot tán xạ
Bảng 2.9: Tham số mô tả các kiểu Pilot tán xạ (từ [ETSI TS 102 831])
Bảng 2.10 cho ta thấy sự kết hợp giữa các mẫu PP với kích thước FFT và
khoảng bảo vệ trong chế độ MISO.
Kích thước FFT Khoảng bảo vệ
1/128 1/32 1/16 19/256 1/8 19/128 1/4
32K PP8 PP8 PP2 PP2 NA NA NA
PP4 PP4 PP8 PP8
PP6
16K PP8 PP8 PP3 PP3 PP1 PP1 NA
PP4 PP4 PP8 PP8 PP8 PP8
PP5 PP5
8K PP8 PP8 PP3 PP3 PP1 PP1 NA
PP4 PP4 PP8 PP8 PP8 PP8
PP5 PP5
4K, 2K NA PP4 PP3 NA PP1 NA NA
PP5
1K NA NA PP3 NA PP1 NA NA
Bảng 2.10: Các mẫu tín hiệu Pilot tán xạ sử dụng kết hợp với các kích thước FFT
và khoảng bảo vệ khác nhau trong chế độ MISO (từ [ETSI EN 302 755])
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 16
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Khi lựa chọn mô hình PP cần quan tâm đến chế độ thu cố định hay di động,
hiệu suất Doppler, kích thước FFT và khoảng thời gian bảo vệ. Việc lựa chọn tham số
Pilot tán xạ PP phù hợp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc tính toán giữa chất
lượng và lưu lượng dữ liệu cần truyền. Sử dụng kết hợp hai bảng số liệu trên góp phần
giúp ta đưa ra sự lựa chọn mẫu PP hợp lý nhất.
2.1.5. Sử dụng hiệu quả kỹ thuật chòm sao xoay
Trong DVB-T2 một khung thông tin được mã hóa thông qua mã FEC, sau đó
được xử lý bởi bộ tráo bit và chuỗi kết quả được ánh xạ lên các symbol. Một symbol
bao gồm thành phần I (in-phase) và Q (quadrature) được biểu diễn như biểu đồ chòm
sao hình 2.6 bên dưới:
Hình 2.6: Sơ đồ chòm sao điều chế 16 QAM
Mỗi symbol có m bit tùy theo loại điều chế như QPSK sẽ là 2 bit, 16 QAM là 4
bit, 64 QAM là 6 bit, … Có nhiều cách để gán các bit vào symbol, cách tốt nhất là chỉ
thay đổi một bit khi đi từ symbol này sang symbol kế tiếp gần nhất. Khi mà một
symbol không phù hợp với symbol kế tiếp gần nhất thì ta biết symbol đó bị lỗi một bit,
cách mã hóa này là ánh xạ Gray. Ánh xạ Gray là các thành phần I và Q là thành phần
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 17
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
độc lập của symbol, hệ quả là các điểm của chòm sao cần hai thành phần xác định là I
và Q. Trong đó I không chứa thông tin về Q và ngược lại. Cách duy trì chính xác sự
độc lập này là xoay biểu đồ chòm sao, vậy với m bit đơn lẻ ta có thành phần I và Q
riêng biệt. Sau khi đã định vị, chòm sao được xoay một góc trên mặt phẳng I-Q như
hình 2.7 và 2.8 bên dưới.
Hình 2.7: Sơ đồ góc xoay của chòm sao trong điều chế 16 QAM
Hình 2.8: Sơ đồ chòm sao xoay điều chế 16 QAM
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 18
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Các thành phần I và Q được tách bởi quá trình tráo sao cho chúng được truyền
trên miền tần số và thời gian khác nhau. Nếu có một thành phần bị hủy hoại trên kênh
truyền, thành phần còn lại có thể được sử dụng để tái tạo lại thông tin đã mất. Tức là
các bit thông tin của chòm sao được truyền đi hai lần. Kỹ thuật này cung cấp khả năng
chống lại sự suy hao của các cell dữ liệu một cách đáng kể, bằng cách đảm bảo việc
mất thông tin từ một kênh thành phần có thể được khôi phục từ một kênh thành phần
khác. Bên cạnh đó còn tránh được mất mát trên kênh Gauss và tạo được độ lợi trên
kênh có phađing. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có thể sử dụng tỷ lệ mã, tốc độ
bit cao hơn, đạt được bằng ánh xạ QAM chuẩn (trục x, y) rồi thực hiện phép xoay
trong mặt phẳng I-Q.
Việc chọn chế độ chòm sao xoay phù hợp giúp tăng khả năng ổn định tín hiệu
tại thiết bị thu, hạn chế ảnh hưởng bởi can nhiễu, đạt được tốc độ bit cao hơn, cải thiện
hiệu suất rất lớn. Đặc biệt khi sử dụng kết hợp với mạng SFN sẽ đạt được kết quả rất
tốt, hiệu suất có thể được cải thiện tới 6dB. Để có được góc xoay tối ưu cần xác định
hình chiếu của các điểm chòm sao trên một trục nên có một khoảng cách như nhau để
đạt được hiệu quả tốt nhất. Góc xoay đạt hiệu quả tốt nhất tương ứng với từng loại
điều chế được thể hiện với bảng 2.11 bên dưới:
Điều chế Góc xoay (độ)
QPSK 29.0
16 QAM 16.8
64 QAM 8.6
256 QAM 3.6
Bảng 2.11: Giá trị của góc xoay đối với từng loại điều chế (từ [ETSI EN 302 755])
2.1.6. Ống lớp vật lý
Trong một kênh của DVB-T2 có thể thực hiện truyền nhiều dòng dữ liệu (dịch
vụ) khác nhau một cách hoàn toàn trong suốt, có khả năng tải dữ liệu độc lập với cấu
trúc và các thông số cấu hình khác nhau. Với các dịch vụ khác nhau mỗi PLP có thể sử
dụng các bộ thông số: phương thức điều chế, tỷ lệ mã, tráo thời gian, … khác nhau.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 19
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Các cấu hình này được gọi là các ống lớp vật lý (Physical Layer Pipes – PLP). Một
PLP có thể thực hiện truyền dịch vụ HD, trong khi một PLP khác có thể mang dịch vụ
SD, …. Tất cả PLP đều được phát sóng trên cùng một tần số.
Hình 2.9: Các PLP khác nhau được ghép trên cùng kênh tần số
Nội dung của mỗi PLP được truyền trực tiếp từ đầu vào qua giao diện ASI hoặc
IP. Nhà vận hành có thể lựa chọn đầu vào cho điều chế là dòng TS hoặc dòng T2-MI
(chứa nhiều PLP), mỗi dòng TS tương ứng với một PLP. Các dòng TS giống nhau có
thể được truyền với nhiều PLP khác nhau, mỗi PLP có thể mang nội dung của một
hoặc nhiều dòng TS.
Trong DVB-T2 quy định 2 chế độ đầu vào: Đầu vào chế độ A (S-PLP) và đầu
vào chế độ B (M-PLP)
- Đầu vào chế độ A: Là chế độ đơn giản nhất được xem như một phần mở rộng
của DVB-T. Ở đây chỉ có duy nhất một PLP được sử dụng, truyền tải duy nhất một
dòng dữ liệu.
- Đầu vào chế độ B: Là chế độ đa dịch vụ, có thể truyền nhiều PLP trên một kênh
tần số. Mỗi dịch vụ được truyền trên một PLP, ngoài ra một nhóm dịch vụ (các dịch vụ
có tốc độ bit thấp) có thể chia sẻ cùng một PLP. Thông thường, nhóm dịch vụ cùng
chia sẻ thông tin chung như PSI/SI (giống như thông tin EPG). Để tránh truyền lại các
thông tin này đối với từng PLP, chế độ B cung cấp khái niệm về PLP dùng chung được
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 20
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
chia sẻ bởi nhóm các PLPs. Như vậy khi thu một dịch vụ thì máy thu giải mã 2 PLP tại
cùng một thời điểm: PLP dữ liệu và PLP chung đi kèm.
Hình 2.10: Mô hình DVB-T2 MPLP
Việc lựa chọn sử dụng chế độ nhiều PLP mang đến nhiều lợi ích:
- Với các phương thức thu khác nhau, thiết bị thu khác nhau có thể thu được tín
hiệu giống nhau với dung lượng nhất định và chống can nhiễu như nhau.
- Có thể đặt chế độ ưu tiên cho một hoặc nhiều dịch vụ trên kênh truyền (cường
độ trường của tín hiệu, chống can nhiễu) theo mức ưu tiên.
- Với việc sử dụng kết hợp kỹ thuật TFS (Time Frequency Slicing) việc tăng
dung lượng kênh truyền và mở rộng vùng phủ sóng được thực hiện dễ dàng.
- Với khoảng tráo thời gian dài hơn giúp tiết kiệm năng lượng hơn với đầu thu.
- Có khả năng chống phản xạ nhiều đường cao nhờ sự kết hợp các chế độ điều
chế & tốc độ mã hóa.
Việc lựa chọn chế độ đầu vào một hay nhiều PLP phụ thuộc vào yêu cầu dịch vụ
từng khu vực của từng nhà khai thác khác nhau. Tuy nhiên khi lựa chọn chế độ nhiều
PLP cần lưu ý là khi ghép các PLP vào trong một nhóm PLPs bắt buộc kích thước FFT
của các PLP phải giống nhau.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 21
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
2.1.7. Giảm tỷ số công suất đỉnh/công suất trung bình của tín hiệu
Trong hệ thống OFDM có những bất lợi là khi số sóng mang phụ làm tăng cao
tỷ số PAPR do sự gia tăng các yếu tố đỉnh gây ra, lần lượt là sự biến động tăng trong
biên độ QAM, tăng cường số lượng sóng mang và do đặc tính của tín hiệu OFDM
(PAPR cao ngay cả khi không có các pilots). Bộ khuếch đại công suất phát yêu cầu
cao về sự tuyến tính, khi PAPR cao có thể gây ra nhiễu phi tuyến làm giảm hiệu suất
bộ khuếch đại công suất RF (dành ra khoảng dữ trự công suất tránh nhiễu phi tuyến).
Để làm giảm PAPR thì hai kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống DVB-T2 là mở rộng
chòm sao tích cực (Active Constellation Extension – ACE) và hạn chế âm sắc (Tone
Reservation – TR).
Kỹ thuật ACE làm giảm PAPR bằng cách chuyển các điểm chòm sao ra xa hơn
(nằm trong chòm sao mở rộng), nhằm làm tăng biên độ của chúng. Kỹ thuật này sửa
đổi sự phân bố công suất của các mẫu tín hiệu trong miền thời gian cho phép cải thiện
hiệu suất của bộ khuếch đại mà không làm mất dữ liệu.
Hình 2.11: Nguyên lý của kỹ thuật ACE
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 22
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
TR làm giảm PAPR bằng cách sử dụng các sóng mang dự trữ, các sóng mang
này không mang theo bất kỳ dữ liệu nào thay vào đó là tín hiệu giảm đỉnh. Các dữ liệu
và sóng mang dự trữ được phân bố trong các tập con của sóng mang phụ. Với kỹ thuật
TR phía người nhận không cần thông tin nào khác ngoài dấu hiệu cho thấy kỹ thuật
TR này được sử dụng, đó là sóng mang trong trường báo hiệu L1. Các sóng mang dự
trữ được phân bổ tại các vị trí mà nhà cung cấp định trước sau IFFT thì trực tiếp loại
bỏ các giá trị đỉnh của tín hiệu trên miền thời gian.
Hình 2.12: Cấu trúc máy phát OFDM sử dụng TR
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 23
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Hình 2.13: Nguyên lý kỹ thuật TR
Hai kỹ thuật bổ sung cho nhau. ACE hiệu quả hơn TR ở mức điều chế thấp, TR
thì hiệu quả hơn ACE ở mức điều chế cao, tuy nhiên ACE không được sử dụng với
chuẩn xoay. Hai kỹ thuật này không loại trừ nhau và có khả năng sử dụng đồng thời.
Tùy vào trường hợp thực tế mà lựa chọn kỹ thuật ACE, TR hay kết hợp cả hai nhằm
giúp khả năng bảo vệ tốt hơn, truyền lượng dữ liệu lớn hơn trên cùng một kênh thông
tin. Với kỹ thuật làm giảm PAPR sử dụng ở đầu máy phát cho phép làm giảm mức
công suất đỉnh (xét trong một trạm phát sóng) với tỷ lệ giảm có thể đạt đến 25%. Đây
là một tổng lượng công suất thực sự đáng kể đối với một trạm phát công suất cao, giúp
tiết kiệm chi phí rất lớn.
2.2. Nâng cao độ tin cậy
DVB-T2 phải có tính tương quan, kế thừa những giải pháp kỹ thuật then chốt
của các chuẩn trong họ DVB góp phần nâng cao độ tin cậy cho hệ thống.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 24
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
DVB-T2 phải có cơ chế nâng cao độ tin cậy đối với từng loại hình dịch vụ cụ
thể. Điều đó có nghĩa là DVB-T2 phải có khả năng đưa ra các mức tin cậy cao khác
nhau với một vài loại dịch vụ so với các dịch vụ khác.
2.2.1. Mã sửa sai
DVB-T2 sử dụng mã sửa sai FEC mới gồm mã ngoại BCH, mã nội LDPC và
đan xen bit đem lại hiệu quả sửa lỗi và thu nhận tín hiệu tốt nhất. Trong DVB-T2 mã
hóa FEC gồm các dòng đầu vào Base Band frame (BBframes) và dòng đầu ra FEC
frames. Mỗi BBframe (Kbch bit) sẽ được xử lý bởi các hệ thống mã hóa FEC, để tạo ra
một FECframe (Nldpc bit). Các bit kiểm tra chẵn lẻ (BCHFEC) của hệ thống mã ngoài
BCH sẽ được gắn vào sau BBframe và bit kiểm tra chẵn lẻ (LDPCFEC) của bộ mã hóa
trong LDPC sẽ được gắn vào sau trường BCHFEC.
Hình 2.14: Cấu trúc FECframe
- Chú thích: (Nldpc = 64800 bit với FEC FRAME thường, Nldpc = 16200 bit với
FEC FRAME ngắn).
Mã phía ngoài (mã ngoại) BCH (Nbch, Kbch) được ứng dụng cho mỗi BBframe
(Kbch) để tạo ra các gói có khả năng kháng lỗi tốt hơn.
Mã phía trong (mã nội) LDPC là một lớp các mã khối tuyến tính tương ứng là
một ma trận kiểm tra độ ưu tiên H. Ma trận H chỉ gồm các số 0 và 1 nằm rải rác, có
nghĩa là cường độ của các số 1 trong ma trận này là rất thấp. DVB-T2 sử dụng mã
LDPC với 6 tỷ lệ mã khác nhau (1/2, 3/5, 2/3, 3/4, 4/5 và 5/6) cho cả khung dữ liệu
bình thường và khung dữ liệu ngắn. Khả năng sửa lỗi từ 10 bit đến 12 bit tùy thuộc tỷ
lệ mã. Việc mã hóa được thực hiện bằng các phương trình biến đổi từ ma trận H để tạo
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 25
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
ra các bit kiểm tra độ ưu tiên. Việc giải mã được thiết lập bằng cách sử dụng các đầu
vào mềm (soft inputs) kết hợp với các phương trình trên để tạo ra các ước lượng mới
cho các giá trị thông tin đã được gửi.
Mã LDPC có thể loại trừ được các tầng lỗi, để xác định được tầng lỗi thì một
mã phía ngoài (mã ngoại) BCH được sử dụng kết hợp với mã LDPC, mã ngoại BCH
có hiệu quả cao với các tần lỗi thấp. Việc sử dụng kết hợp mã BCH và mã LDPC đạt
hiệu quả tốt hơn và độ tin cậy cao hơn. Sử dụng các mã LDPC/BCH cho phép khả
năng bảo vệ tốt hơn, truyền nhiều dữ liệu hơn trên cùng một kênh thông tin.
Mã LDPC tốt hơn nhiều so với mã cuốn (convolution code) và nếu chọn tỷ lệ
mã lớn hơn cho 256 QAM thì tỷ số công suất sóng mang trên tạp nhiễu C/N sẽ không
thay đổi trong khi vẫn đạt được độ tăng tốc độ bit đáng kể. Với phương thức điều chế
256 QAM giúp tăng 33% hiệu suất sử dụng phổ và dung lượng dữ liệu đối với một tỷ
lệ mã cho trước nhưng đòi hỏi khoảng bảo vệ lớn hơn nhiều. Việc lựa chọn sử dụng
mã sửa sai LDPC/BCH giúp khả năng bảo vệ tốt hơn, truyền lượng dữ liệu lớn hơn
trên cùng một kênh thông tin, mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cao, nhất là khi kết hợp với
phương thức điều chế cao hơn như 64 QAM và 256 QAM.
2.2.2. Hiệu quả của các kỹ thuật tráo kết hợp symbol khởi đầu
Trong DVB-T2 sử dụng hai kỹ thuật tráo quan trọng là tráo tế bào (CI – cell
interleaving), tráo thời gian (TI – time interleaving). Mục đích của tráo là trải nội dung
thông tin trên miền thời gian và/hoặc tần số sao cho kể cả nhiễu đột biến lẫn phađing
đều không có khả năng xóa đi một chuỗi bit dài của dòng dữ liệu gốc. Tráo còn được
thiết kế sao cho các bit thông tin được truyền tải bởi một điểm xác định trên đồ thị
chòm sao không tương ứng với chuỗi bit liên tục trong dòng dữ liệu gốc. Tráo thời
gian cung cấp thêm khả năng chống lại các ảnh hưởng như nhiễu xung trong các chu
kỳ thời gian và các ảnh hưởng trong vùng tần số giới hạn của tín hiệu.
Những symbol đầu tiên của khung DVB-T2 ở lớp vật lý là các symbol khởi đầu
(preamble symbol). Các symbol này truyền một số lượng hạn chế các thông tin báo
hiệu bằng phương thức truyền có độ tin cậy.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 26
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Hình 2.15: Cấu trúc khung vật lý DVB-T2
Symbol P1 nằm ở đầu khung trong kênh RF, dùng để đánh dấu sự bắt đầu của
khung DVB-T2, thời gian và đồng bộ hóa tần số, ngoài ra còn báo hiệu các thông số
truyền dẫn cơ bản. Symbol P1 có chế độ FFT là 1K, mang 7 bit dữ liệu tín hiệu (bao
gồm cả kích thước FFT của symbol dữ liệu), với khoảng bảo vệ ở hai đầu, symbol P1
cung cấp dịch vụ điều chế. Các symbol P2 đặt ngay sau symbol P1, có cùng kích thước
FFT và khoảng bảo vệ như symbol dữ liệu. Số lượng symbol P2 phụ thuộc vào kích
thước FFT, symbol P2 dùng cho việc đồng bộ hóa thời gian cũng như ước lượng kênh
ban đầu. Symbol P2 mang thông tin tính hiệu L1 và L2 và cũng có thể mang dữ liệu.
Hình 2.16: Cấu trúc báo hiệu L1
- Chú thích:
P1: 1K FFT symbol chỉ thị khởi đầu của một khung T2.
P2: Chỉ thị cách thức (L1) và thời điểm (L2) PLP được truyền dẫn
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 27
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Các bit đầu tiên của thông tin báo hiệu (L1 – Pre-signalling) có phương thức
điều chế và mã hóa cố định. L1 – Pre-signalling mang thông tin khoảng bảo vệ, loại
mẫu PP, loại PAPR được sử dụng cùng với số lượng symbol dữ liệu. Các bit còn lại
(L1 – Post-signalling) tỷ lệ mã được xác định là ½ hoặc ¼ với BPSK và ½ đối với
QPSK, 16 QAM và 64 QAM. L1 – Post-signalling mang thông tin về tần số RF, số
lượng PLPs cùng với thông số của tín hiệu PLP.
Việc sử dụng các kỹ thuật tráo kế thừa sự phát triển của họ DVB kết hợp với
symbol khởi đầu giúp tăng cường sức mạnh cho tín hiệu chống lại những ảnh hưởng
bên ngoài như tác động của địa lý, thời tiết hay các tòa nhà cao tầng, làm giảm tối đa
sự mất mát thông tin, giúp nâng cao độ tin cậy cho DVB-T2. Đây cũng là một trong
những tiến bộ quan trọng mang đến sự phát triển mạnh mẽ của DVB-T2.
2.2.3. Hiệu quả sử dụng Time-Frequency Slicing (TFS)
TFS là phương pháp các dịch vụ được ghép theo thống kê rồi truyền tải qua
nhiều kênh RF khác nhau, có thể lên đến 6 kênh RF. Mỗi dịch vụ được ghép xen kẽ
trong các tần số sẵn có theo trục thời gian. Ví dụ như hình 2.17 mỗi ống lớp vật lý
(PLP) được trải đều trên tất cả các kênh RF (trong ví dụ là 3 kênh RF) theo thời gian.
Mỗi PLP được xen kẽ trong khung vật lý (Physical Layer) giúp cải thiện sự đa dạng về
thời gian và tần số.
Hình 2.17: TFS trên 3 kênh tần số
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 28
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Với TFS thì ghép kênh thống kê trên một dãy tần số sẽ có độ lợi lớn hơn khi sử
dụng trên một tần số duy nhất. Ví dụ khi ta ghép trên 6 kênh RF với tốc độ 33 Mbit/s
thì thực tế ta sẽ có được tốc độ là 198 Mbit/s so với 33 Mbit/s của một kênh RF, điều
này gần như là lý tưởng. Lợi ích của kỹ thuật TFS là tăng tốc độ bit, cho phép truyền
nhiều dịch vụ hơn cũng như chất lượng video ổn định hơn. Mặt khác TFS còn cải thiện
chi phí kết hợp cho việc thu tất cả các dịch vụ, cho phép giảm chi phí mạng hoặc tăng
tốc độ dữ liệu. Việc thu các dịch vụ là đồng nhất (tham số các PLP giống nhau) giúp
chống lại nhiễu kênh theo thời gian và nhiễu do giao thoa.
Nếu không có TFS, vùng phủ sóng của một tập hợp các kênh tại một vị trí nhất
định bị hạn chế bởi việc tiếp nhận các kênh được ghép với cường độ tín hiệu thấp nhất.
Với TFS việc tiếp nhận tại một địa điểm cụ thể được xác định bởi cường độ tín hiệu
trung bình của các kênh RF liên quan đến TFS. TFS cải thiện được cường độ tín hiệu,
tăng được vùng phủ, tăng khả năng chống nhiễu giao thoa.
Đối với một vùng thu nhất định trên nhiều tần số RF, mức tín hiệu thu được đặc
biệt là tín hiệu thu cố định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Khối ăngten phát sóng phụ
thuộc vào tần số, sự che chắn của địa hình phụ thuộc vào tần số. Đối với mỗi vị trí,
mức độ phủ sóng TFS có thể biểu diễn bằng sự chênh lệch giữa cường độ tín hiệu
trung bình và cường độ tín hiệu tối thiểu tính trên tất cả các tần số RF tại vị trí đó. TFS
cải thiện khả năng chống lại tạp nhiễu và nhiễu do thời gian khác nhau từ các máy phát
khác, vì mức độ nhiễu thay đổi theo tần số. Ví dụ một tần số có thể bị mất hoàn toàn
do nhiễu tạm thời. TFS cải thiện khả năng chống lại sự thay đổi kênh theo thời gian
đặc biệt đối với thu di động. Do TFS sử dụng một số kênh RF tại một thời điểm, nếu
một kênh RF bị mất (sự cố máy phát) thì vùng phủ sóng sẽ thu nhỏ nhưng không hoàn
toàn biến mất. Nên thường kết hợp nhiều kênh RF nhằm hạn chế việc giảm vùng phủ
khi một kênh RF bị mất. Kỹ thuật TFS có thể cho phép gia tăng về dung lượng lên xấp
xỉ 20% và độ lợi thiết lập mạng lên 3 dB-4 dB. Tùy vào địa hình, phương thức thu, yêu
cầu phát triển của nhà truyền dẫn mà lựa chọn kỹ thuật TFS nhằm mang lại độ tin cậy
cao với vùng phủ tốt nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng ổn định với chi phí thấp nhất.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 29
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
2.3. Tiết kiệm tài nguyên tần số quốc gia mà vẫn đảm bảo băng thông yêu cầu.
DVB-T2 phải có tính linh hoạt với băng thông và tần số, vừa tiết kiệm tài
nguyên tần số quốc gia vừa đảm bảo băng thông yêu cầu.
DVB-T2 phải nâng cao hiệu suất của mạng đơn tần so với DVB-T. Linh hoạt
giữa việc sử dụng mạng đơn tần và mạng đa tần, góp phần nâng cao chất lượng hệ
thống đối với từng khu vực cụ thể ngoài thực tế.
2.3.1. MISO dựa trên Alamouti (trên trục tần số)
DVB-T2 có tùy chọn sử dụng kỹ thuật Alamouti với một cặp máy phát như
hình 2.18. Đối với phương thức phát SFN thường tại vùng giao giữa hai máy phát thì
tín hiệu có cường độ mạnh như nhau. Khi đó máy thu không thu được tín hiệu, để giải
quyết thường ta sẽ cho tăng công suất của một máy phát lên.
Hình 2.18: Mô hình MISO
Trong DVB-T2 kỹ thuật MISO dựa trên Alamouti được sử dụng, mỗi điểm của
đồ thị chòm sao được truyền bởi một máy, còn máy phát thứ hai truyền phiên bản có
chỉnh sửa của từng cặp của chòm sao với thứ tự ngược lại trên trục tần số. Kỹ thuật
này có thể tránh được phađing chọn lọc tần số, đồng thời cho kết quả tương đương
phương thức thu phân tập trên phương diện đạt được sự kết hợp tối ưu giữa hai tín
hiệu, do đó công suất thu được là công suất tổng hợp của hai tín hiệu trong không gian.
Kỹ thuật này giúp khắc phục vùng lõm (deep notches) trong mạng đơn tần (SFN) mà
tại đó có hai tín hiệu có cường độ mạnh tương tự nhau từ hai máy phát.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 30
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Kỹ thuật MISO dựa trên Alamouti là một tùy chọn trong DVB-T2, việc áp dụng
kỹ thuật này trong mạng đơn tần sẽ giúp nâng cao hiệu quả vùng phủ sóng, hạn chế
nhiễu mà vẫn đảm bảo công suất phát thấp nhất có thể, sử dụng ít tần số nhất có từ đó
giúp tiết kiệm chi phí, cũng như băng tần.
2.3.2. Mạng đơn tần (SFN), chuyển đổi linh hoạt giữa mạng đa tần (MFN) và
mạng đơn tần (SFN)
Việc nguồn tài nguyên tần số quốc gia ngày càng cạng kiệt thì việc thiết kế
mạng đơn tần (SFN) cho phát sóng truyền hình số mặt đất là cần thiết. SFN sử dụng
hiệu quả băng tần, tiết kiệm tài nguyên tần số do tất cả máy phát trong mạng SFN chỉ
phát ở một kênh tần số duy nhất. Còn MFN thì mỗi máy phát phát một kênh tần số
khác nhau như hình 2.19:
Hình 2.19: Mô hình mạng MFN và SFN
Khi thiết kế mạng SFN cần lưu ý vấn đề đồng bộ giữa các máy phát. Có hai
phương pháp đồng bộ là bù thời gian trễ tĩnh và bù thời gian trễ động. Bù thời gian trễ
tĩnh là bù chệnh lệch về thời gian truyền sóng từ các máy phát đến điểm thu, bao gồm
cả trễ do truyền sóng, trễ do điều chế, do khuếch đại, cáp và ăngten. Bù thời gian trễ
động là quá trình làm chậm lại dòng truyền tải TS hay nói cách khác tất cả các máy
phát phát đi gói đầu tiên ở cùng một thời điểm, khi đó chệnh lệch thời gian phát gói
đầu tiên giữa các máy phát bằng không.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 31
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Lựa chọn triển khai mạng SFN trong từng vùng nhằm tăng dung lượng, tiết
kiệm dải sóng mang phục vụ cho khả năng thu truyền hình di động với tốc độ dữ liệu
cao vì khả năng lựa chọn các khoảng bảo vệ lớn hơn. Có thể phủ sóng vùng lõm, hiệu
quả phủ sóng cao hơn so với các hệ thống khác do sử dụng máy phát có công suất nhỏ
và phân tán trong khu vực phủ sóng có địa hình phứa tạp, ít can nhiễu hơn trong mạng
đơn tần, công suất sử dụng cho cùng một diện tích phủ sóng nhỏ hơn và độ tin cậy cao.
Hình 2.20: Mạng đơn tần phủ sóng vùng lõm
Việc sử dụng mạng đa tần tránh được nhiễu đồng kênh, điều quan trọng là cho
phép sử dụng lại hạ tầng mạng analog đã có. Đặc biệt khu vực miền núi, địa hình phức
tạp, sóng truyền hình khó truyền đi xa, đồng thời cần đưa vào hệ thống các chương
trình địa phương thì mạng đa tần với các kênh liền kề mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra
việc triển khai mạng MFN cũng dễ dàng vì không cần đồng bộ giữa các máy phát,
không cần sử dụng các trạm lặp do đó làm giảm thiết bị và chi phí đầu tư.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 32
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2
Hình 2.21: Mô hình hệ thống truyền hình số DVB-T2 SFN và MFN
Việc kết hợp mạng SFN với các mode sóng mang mở rộng, MISO dựa trên
Alamouti giúp tăng hiệu suất mạng rất lớn. Tùy điều kiện địa hình vùng phủ sóng, điều
kiện quản lý về mặt tần số đã được quy định trong các quy định quốc tế mà thiết kế
hợp lý giữa mạng đa tần và đơn tần nhằm đảm bảo tối ưu chi phí đầu tư và khả năng sử
dụng tần số mà vẫn đảm bảo vùng phủ sóng trong cả hai trường hợp MFN và SFN.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 33
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ 2 (DVB-T2) sử dụng nhiều giải
pháp kỹ thuật mới như: mode sóng mang mở rộng, băng tầng phụ, chòm sao xoay, …
kết hợp với những kỹ thuật nền tảng trong họ DVB như điều chế, mã hóa, sửa lỗi giúp
làm tăng độ tin cậy của kênh truyền, tăng dung lượng bit, linh hoạt hơn ở phương thức
thu như thu cố định hay thu di động nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống DVB-T2.
Từ đó DVB-T2 có khả năng truyền tải dung lượng bit lớn hơn DVB-T gần 50% đối
với mạng đa tần và còn cao hơn đối với mạng đơn tần.
Các giải pháp nâng cao chất lượng giúp hệ thống DVB-T2 đáp ứng được yêu
cầu thực tế về sự gia tăng dung lượng băng thông mà vẫn đảm bảo độ tin cậy tốt nhất.
Từ đó cung cấp cho người xem các dịch vụ truyền hình mới đặc biệt là truyền hình độ
phân giải cao HDTV. DVB-T2 mang lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình như
việc thu xem hình ảnh, âm thanh sẽ tốt hơn, độ phân giải cao hơn, tăng chất lượng
đường truyền và tín hiệu ổn định, giúp người xem tận hưởng trọn vẹn các chương trình
truyền hình mà không bị gián đoạn vì nhiễu sóng, mất tín hiệu. Đối với công nghiệp
truyền hình, việc sử dụng truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2 giúp tiết kiệm
tần số và phát sóng được nhiều kênh hơn. Hệ thống truyền dẫn SFN này góp phần
hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình,
đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di
động và vô tuyến băng rộng, nâng cao độ an toàn cho mạng lưới viễn thông, thúc đẩy
phát triển nhiều dịch vụ mới.
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 34
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Dịch nghĩa tiếng Anh Dịch nghĩa tiếng Việt
ACE Active Constellation Extension Mở rộng chòm sao tích cực
BCH Bose-Chaudhuri-Hocquenghem Mã vòng sửa lỗi nhiều mức
DVB Digital Video Broadcasting Truyền hình số quảng bá
DVB-T Digital Video Broadcasting – Truyền hình số quảng bá mặt
Terrestrial đất
DVB-T2 Digital Video Broadcasting – Second Truyền hình số quảng bá mặt
Generation Terrestrial đất thế hệ thứ 2
EPG Electronic Program Guide Hướng dẫn điện tử theo
chương trình
ETSI European Telecommunications Viện tiêu chuẩn viễn thông
Standards Institute châu Âu
FEC Forward Error Correction Hiệu chỉnh lỗi trước
FFT Fast Fourier Transform Biến đổi nhanh Fourier
HDTV High Definition Television Truyền hình phân giải cao
ICI Inter Channel Interference Nhiễu liên kênh
IFFT Inverse Fast Fourier Transform Biến đổi nhanh Fourier ngược
ISI Inter Symbol Interference Nhiễu liên ký tự
LDPC Low Density Parity Check Kiểm tra mật độ thấp.
MFN Multi Frequency Network Mạng đa tần
MISO Multi Input Single Output Nhiều đầu vào một đầu ra
OFDM Orthogonal Frequency Division Ghép phân chia theo tần số
Multiplexing trực giao
PAPR Peak to Average Power Ratio Tỷ số công suất đỉnh/công
suất trung bình
PLP Physical Layer Pipes Ống lớp vật lý
PSI Program Specific Infomation Bảng thông tin chương trình
QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều chế biên độ cầu phương
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
TỪ VIẾT TẮT
QPSK Quadrature Phase Shift Keying Điều chế pha nhị phân (Khóa
dịch pha cầu phương)
RF Radio Frequency Tần số vô tuyến
SFN Single Frequency Network Mạng đơn tần
SI Service Information Thông tin dịch vụ
T2-MI DVB-T2 Modulator Interface Giao diện điều chế gói tin T2
TR Tone Reservation Hạn chế âm sắc
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ETSI EN 302 755 v1.4.1 (07/2015): Digital Video Broadcasting (DVB); Frame
structure channel coding and modulation for a second generation digital
terrestrial television broadcasting system (DVB-T2).
[2] ETSI TS 102 831 v1.2.1 (08/2012): Digital Video Broadcasting (DVB);
Implementation guidelines for a second generation digital terrestrial television
broadcasting system (DVB-T2).
[3] ETSI TS 102 773 v1.4.1 (03/2016): Digital Video Broadcasting (DVB);
Modulator Interface (T2-MI) for a second generation digital terrestrial
television broadcasting system (DVB-T2).
[4] EBU-TECH 3348 (05/2011): Frequency and Network Planning Aspects of
DVB-T2.
[5] ITU-R (10/2016): Handbook on Digital Terrestrial Television Broadcasting
Networks and Systems Implementation.
[6] ETSI TS 102 992 v1.1.1 (09/2010): Digital Video Broadcasting (DVB);
Structure and modulation of optional transmitter signatures (T2-TX-SIG) for
use with the DVB-T2 second generation digital terrestrial television
broadcasting system.
[7] ETSI EN 302 755 v1.1.1 (09/2009): Digital Video Broadcasting (DVB); Frame
structure channel coding and modulation for a second generation digital
terrestrial television broadcasting system (DVB-T2).
[8] ITU-R BT-2254 (09/2012): Frequency and network planning aspects of DVB-
T2.
[9] https://www.dvb.org/worldwide
[10] https://mic.gov.vn/shth/Pages/ThongTin/102050/noi-dung-chinh-de-an.html
Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N

More Related Content

Similar to ĐỒ ÁN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)

Hướng dẫn sử dụng MATLAB Simulink và ứng dụng điều khiển các hệ thống tự độn...
Hướng dẫn sử dụng MATLAB  Simulink và ứng dụng điều khiển các hệ thống tự độn...Hướng dẫn sử dụng MATLAB  Simulink và ứng dụng điều khiển các hệ thống tự độn...
Hướng dẫn sử dụng MATLAB Simulink và ứng dụng điều khiển các hệ thống tự độn...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ - Công nghệ truyền tải bước sóng 100 gbps.doc
Luận văn thạc sĩ - Công nghệ truyền tải bước sóng 100 gbps.docLuận văn thạc sĩ - Công nghệ truyền tải bước sóng 100 gbps.doc
Luận văn thạc sĩ - Công nghệ truyền tải bước sóng 100 gbps.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ MiMo và Mimo V-Blast OFDM.pdf
Hệ MiMo và Mimo V-Blast OFDM.pdfHệ MiMo và Mimo V-Blast OFDM.pdf
Hệ MiMo và Mimo V-Blast OFDM.pdf
TieuNgocLy
 
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.docĐồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Đề Xuất Phương Án Bảo Mật Mạng.doc
Luận Văn Đề Xuất Phương Án Bảo Mật Mạng.docLuận Văn Đề Xuất Phương Án Bảo Mật Mạng.doc
Luận Văn Đề Xuất Phương Án Bảo Mật Mạng.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử  Viễn Thông, 9 Điểm.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử  Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Máy Tính Song Song, Máy Ảo Song Song Pvm Và Thực...
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Máy Tính Song Song, Máy Ảo Song Song Pvm Và Thực...Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Máy Tính Song Song, Máy Ảo Song Song Pvm Và Thực...
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Máy Tính Song Song, Máy Ảo Song Song Pvm Và Thực...
mokoboo56
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.doc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.docĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.doc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.doc
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Công nghệ truyền tải bước sóng 100 Gbps.doc
Công nghệ truyền tải bước sóng 100 Gbps.docCông nghệ truyền tải bước sóng 100 Gbps.doc
Công nghệ truyền tải bước sóng 100 Gbps.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Chế tạo, nghiên cứu tính chất quang của các nano tinh thể loại i- loại ii lõi...
Chế tạo, nghiên cứu tính chất quang của các nano tinh thể loại i- loại ii lõi...Chế tạo, nghiên cứu tính chất quang của các nano tinh thể loại i- loại ii lõi...
Chế tạo, nghiên cứu tính chất quang của các nano tinh thể loại i- loại ii lõi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Đồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệp
Đồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệpĐồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệp
Đồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệp
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
kimpham15892
 
Đồ án Thiết kế, thi công và giám sát mô hình nhà thông minh qua Internet
Đồ án Thiết kế, thi công và giám sát mô hình nhà thông minh qua InternetĐồ án Thiết kế, thi công và giám sát mô hình nhà thông minh qua Internet
Đồ án Thiết kế, thi công và giám sát mô hình nhà thông minh qua Internet
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Thiết kế và thi công mô hình “Vườn thông minh IoT
Đồ án Thiết kế và thi công mô hình “Vườn thông minh IoTĐồ án Thiết kế và thi công mô hình “Vườn thông minh IoT
Đồ án Thiết kế và thi công mô hình “Vườn thông minh IoT
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều
Luận văn: Xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiềuLuận văn: Xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều
Luận văn: Xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆPĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Quy hoạch mạng 3G.docx
Khóa luận Quy hoạch mạng 3G.docxKhóa luận Quy hoạch mạng 3G.docx
Khóa luận Quy hoạch mạng 3G.docx
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Dẫn Sdh.doc
Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Dẫn Sdh.docNghiên Cứu Công Nghệ Truyền Dẫn Sdh.doc
Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Dẫn Sdh.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn tốt nghiệp: Truyền dẫn SDH trên vi ba số, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Truyền dẫn SDH trên vi ba số, HOTLuận văn tốt nghiệp: Truyền dẫn SDH trên vi ba số, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Truyền dẫn SDH trên vi ba số, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to ĐỒ ÁN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2) (20)

Hướng dẫn sử dụng MATLAB Simulink và ứng dụng điều khiển các hệ thống tự độn...
Hướng dẫn sử dụng MATLAB  Simulink và ứng dụng điều khiển các hệ thống tự độn...Hướng dẫn sử dụng MATLAB  Simulink và ứng dụng điều khiển các hệ thống tự độn...
Hướng dẫn sử dụng MATLAB Simulink và ứng dụng điều khiển các hệ thống tự độn...
 
Luận văn thạc sĩ - Công nghệ truyền tải bước sóng 100 gbps.doc
Luận văn thạc sĩ - Công nghệ truyền tải bước sóng 100 gbps.docLuận văn thạc sĩ - Công nghệ truyền tải bước sóng 100 gbps.doc
Luận văn thạc sĩ - Công nghệ truyền tải bước sóng 100 gbps.doc
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Hệ MiMo và Mimo V-Blast OFDM.pdf
Hệ MiMo và Mimo V-Blast OFDM.pdfHệ MiMo và Mimo V-Blast OFDM.pdf
Hệ MiMo và Mimo V-Blast OFDM.pdf
 
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.docĐồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
 
Luận Văn Đề Xuất Phương Án Bảo Mật Mạng.doc
Luận Văn Đề Xuất Phương Án Bảo Mật Mạng.docLuận Văn Đề Xuất Phương Án Bảo Mật Mạng.doc
Luận Văn Đề Xuất Phương Án Bảo Mật Mạng.doc
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử  Viễn Thông, 9 Điểm.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử  Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm.docx
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Máy Tính Song Song, Máy Ảo Song Song Pvm Và Thực...
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Máy Tính Song Song, Máy Ảo Song Song Pvm Và Thực...Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Máy Tính Song Song, Máy Ảo Song Song Pvm Và Thực...
Đồ Án Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Máy Tính Song Song, Máy Ảo Song Song Pvm Và Thực...
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.doc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.docĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.doc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG VƯỜN THÔNG MINH.doc
 
Công nghệ truyền tải bước sóng 100 Gbps.doc
Công nghệ truyền tải bước sóng 100 Gbps.docCông nghệ truyền tải bước sóng 100 Gbps.doc
Công nghệ truyền tải bước sóng 100 Gbps.doc
 
Chế tạo, nghiên cứu tính chất quang của các nano tinh thể loại i- loại ii lõi...
Chế tạo, nghiên cứu tính chất quang của các nano tinh thể loại i- loại ii lõi...Chế tạo, nghiên cứu tính chất quang của các nano tinh thể loại i- loại ii lõi...
Chế tạo, nghiên cứu tính chất quang của các nano tinh thể loại i- loại ii lõi...
 
Đồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệp
Đồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệpĐồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệp
Đồ án Giải pháp tổng đài VoIP cho doanh nghiệp
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
 
Đồ án Thiết kế, thi công và giám sát mô hình nhà thông minh qua Internet
Đồ án Thiết kế, thi công và giám sát mô hình nhà thông minh qua InternetĐồ án Thiết kế, thi công và giám sát mô hình nhà thông minh qua Internet
Đồ án Thiết kế, thi công và giám sát mô hình nhà thông minh qua Internet
 
Đồ án Thiết kế và thi công mô hình “Vườn thông minh IoT
Đồ án Thiết kế và thi công mô hình “Vườn thông minh IoTĐồ án Thiết kế và thi công mô hình “Vườn thông minh IoT
Đồ án Thiết kế và thi công mô hình “Vườn thông minh IoT
 
Luận văn: Xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều
Luận văn: Xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiềuLuận văn: Xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều
Luận văn: Xây dựng hệ điều khiển mờ cho động cơ điện một chiều
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆPĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
 
Khóa luận Quy hoạch mạng 3G.docx
Khóa luận Quy hoạch mạng 3G.docxKhóa luận Quy hoạch mạng 3G.docx
Khóa luận Quy hoạch mạng 3G.docx
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Dẫn Sdh.doc
Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Dẫn Sdh.docNghiên Cứu Công Nghệ Truyền Dẫn Sdh.doc
Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Dẫn Sdh.doc
 
Luận văn tốt nghiệp: Truyền dẫn SDH trên vi ba số, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Truyền dẫn SDH trên vi ba số, HOTLuận văn tốt nghiệp: Truyền dẫn SDH trên vi ba số, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Truyền dẫn SDH trên vi ba số, HOT
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
 
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
 
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
 

ĐỒ ÁN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2)

  • 1. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực hiện đề tài, em đã hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp của mình với sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của thầy, cô trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Lê Chu Khẩn – giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong trường Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy, cô trong khoa Viễn thông II nói riêng, đã giảng dạy, cung cấp kiến thức chuyên môn cho em trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường làm cơ sở thực hiện đồ án này và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm, nhận xét và góp ý của quý thầy, cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả quý thầy, cô trường Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt là quý thầy, cô trong khoa Viễn thông II. Em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017 Sinh viên thực hiện Lê Phước Tú i
  • 2. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2).......................................................................................................................................................... 1 1.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2.......................................... 2 1.2. Mô hình cấu trúc hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2..................................... 4 CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2........................................................................................... 7 2.1. Yêu cầu về dung lượng, chi phí đường truyền................................................................. 7 2.1.1. Mở rộng kích thước FFT .................................................................................................. 7 2.1.2. Mở rộng sóng mang cho các FFT khác nhau........................................................ 10 2.1.3. Hiệu quả của các khoảng bảo vệ GI bổ sung........................................................ 11 2.1.4. Lựa chọn các dạng Pilot tán xạ đạt hiệu suất tốt nhất....................................... 14 2.1.5. Sử dụng hiệu quả kỹ thuật chòm sao xoay............................................................. 17 2.1.6. Ống lớp vật lý..................................................................................................................... 19 2.1.7. Giảm tỷ số công suất đỉnh/công suất trung bình của tín hiệu........................ 22 2.2. Nâng cao độ tin cậy .................................................................................................................. 24 2.2.1. Mã sửa sai............................................................................................................................. 25 2.2.2. Hiệu quả của các kỹ thuật tráo kết hợp symbol khởi đầu................................ 26 2.2.3. Hiệu quả sử dụng Time-Frequency Slicing (TFS) ............................................. 28 2.3. Tiết kiệm tài nguyên tần số quốc gia mà vẫn đảm bảo băng thông yêu cầu. .. 30 2.3.1. MISO dựa trên Alamouti (trên trục tần số)............................................................ 30 2.3.2. Mạng đơn tần (SFN), chuyển đổi linh hoạt giữa mạng đa tần (MFN) và mạng đơn tần (SFN)......................................................................................................................... 31 KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 34 TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................................................... i TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... iii ii
  • 3. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net MỤC LỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ các quốc gia sử dụng chuẩn DVB-T và DVB-T2....................................... 3 Hình 1.2: Mô hình mạng DVB-T2 cơ bản.......................................................................................... 4 Hình 1.3: Sơ đồ các khối chính trong DVB-T2................................................................................ 4 Hình 1.4: Vị trí của T2-Gateway trong hệ thống phát DVB-T2 SFN..................................... 5 Hình 2.1: Tỷ lệ khoảng bảo vệ giảm với kích thước FFT lớn.................................................... 8 Hình 2.2: Vùng phủ sóng của FFT 8K (trái) và FFT 32K (phải).............................................. 9 Hình 2.3: Phổ lý thuyết DVB-T2 khoảng bảo vệ 1/8 cho kênh 8 MHz.............................. 10 Hình 2.4: Mô hình Pilot tán xạ chiếm 1% và 4% số sóng mang............................................ 15 Hình 2.5: Mô hình Pilot tán xạ chiếm 8% số sóng mang.......................................................... 15 Hình 2.6: Sơ đồ chòm sao điều chế 16 QAM................................................................................. 17 Hình 2.7: Sơ đồ góc xoay của chòm sao trong điều chế 16 QAM........................................ 18 Hình 2.8: Sơ đồ chòm sao xoay điều chế 16 QAM ..................................................................... 18 Hình 2.9: Các PLP khác nhau được ghép trên cùng kênh tần số........................................... 20 Hình 2.10: Mô hình DVB-T2 MPLP ................................................................................................. 21 Hình 2.11: Nguyên lý của kỹ thuật ACE.......................................................................................... 22 Hình 2.12: Cấu trúc máy phát OFDM sử dụng TR...................................................................... 23 Hình 2.13: Nguyên lý kỹ thuật TR...................................................................................................... 24 Hình 2.14: Cấu trúc FECframe............................................................................................................. 25 Hình 2.15: Cấu trúc khung vật lý DVB-T2..................................................................................... 27 Hình 2.16: Cấu trúc báo hiệu L1.......................................................................................................... 27 Hình 2.17: TFS trên 3 kênh tần số....................................................................................................... 28 Hình 2.18: Mô hình MISO...................................................................................................................... 30 Hình 2.19: Mô hình mạng MFN và SFN.......................................................................................... 31 Hình 2.20: Mạng đơn tần phủ sóng vùng lõm................................................................................ 32 Hình 2.21: Mô hình hệ thống truyền hình số DVB-T2 SFN và MFN................................. 33 iii
  • 4. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net MỤC LỤC BẢNG Bảng 2.1: Thông số kích thước FFT cho kênh 8 MHz trong DVB-T2 (từ [ETSI EN 302 755]) ......................................................................................................................... 8 Bảng 2.2: Độ lợi của chế độ mở rộng với các FFT khác nhau (từ [EBU-TECH 3348]) .......................................................................................................................................11 Bảng 2.3: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 1.7 MHz (từ [EBU-TECH 3348]) ............................................................................................................................12 Bảng 2.4: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 7 MHz (từ [EBU-TECH 3348]) ............................................................................................................................12 Bảng 2.5: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 8 MHz (từ [EBU-TECH 3348]) ............................................................................................................................ 13 Bảng 2.6: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 1.7 MHz (từ [EBU-TECH 3348])... 13 Bảng 2.7: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 7 MHz (từ [EBU-TECH 3348])...... 14 Bảng 2.8: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 8 MHz (từ [EBU-TECH 3348])...... 14 Bảng 2.9: Tham số mô tả các kiểu Pilot tán xạ (từ [ETSI TS 102 831]) ...................... 16 Bảng 2.10: Các mẫu tín hiệu Pilot tán xạ sử dụng kết hợp với các kích thước FFT và khoảng bảo vệ khác nhau trong chế độ MISO (từ [ETSI EN 302 755])....................... 16 Bảng 2.11: Giá trị của góc xoay đối với từng loại điều chế (từ [ETSI EN 302 755]) ..19 iv
  • 5. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net LỜI MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU Khi đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng cao, yêu cầu về chất lượng các chương trình truyền hình, giải trí ngày càng lớn, đòi hỏi truyền hình cũng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu này. Bước ngoặc là sự chuyển đổi công nghệ truyền hình từ analog sang digital, truyền hình số mặt đất cũng không nằm ngoài sự chuyển đổi này. Quá trình này là một cuộc cách mạng làm thay đổi suy nghĩ, cách tiếp xúc, phương thức sản xuất chương trình truyền hình mang lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình. Với những ưu điểm vượt trội so với truyền hình tương tự, những năm qua truyền hình số đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Việc thay thế hoàn toàn truyền hình mặt đất analog bằng công nghệ truyền hình số mặt đất trên toàn thế giới đang diễn ra và hoàn thành trong tương lai gần. Chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T đã được nhiều quốc gia lựa chọn triển khai cũng như đã khẳng định được ưu thế trên thế giới. Tuy nhiên, từ sau sự ra đời của chuẩn DVB-T thì các nghiên cứu về kỹ thuật truyền dẫn vẫn tiếp tục được triển khai và các tùy chọn về điều chế, kháng lỗi đường truyền vẫn tiếp tục được phát triển. Mặt khác, nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày càng tăng về dung lượng, hạn chế tối đa lỗi đường truyền, nâng cao độ tin cậy với các loại hình dịch vụ, nhu cầu phân chia phổ tần của các dịch vụ viễn thông khác. Cùng với xu hướng hội tụ trong lĩnh vực media, cùng sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình độ phân giải cao HDTV, dẫn đến sự ra đời thế hệ thứ 2 của chuẩn DVB-T nhằm bổ sung thêm các tính năng để hỗ trợ về mặt kỹ thuật lẫn thương mại. Do đó vào tháng 6 năm 2008 thì tiêu chuẩn DVB-T2 ra đời, với khả năng tăng dung lượng đáng kể là một trong những ưu điểm chính, điều này đặc biệt thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ quảng bá mới đòi hỏi nhiều dung lượng hơn. Từ đó DVB-T2 nhận được sự quan tâm của đông đảo các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
  • 6. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 1
  • 7. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2) CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2) 1.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2 Do sự khan hiếm về phổ tần và yêu cầu dung lượng truyền dẫn cao ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu cần phải có một chuẩn truyền dẫn truyền hình số hiệu suất cao để thay thế chuẩn DVB-T. Hệ thống DVB-T2 đáp ứng được yêu cầu này, do khả năng tăng dung lượng truyền dẫn, tăng cường khả năng chống nhiễu và khả năng sử dụng lại anten thu đang tồn tại. Các khu vực trước đây đã chấp nhận phát triển hệ thống DVB- T, chủ yếu là châu Âu và châu Á chuyển sang nghiên cứu, phát triển thế hệ tiếp theo của DVB-T. Sau đó nhóm DVB Project đã công bố tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai DVB-T2 vào tháng 6 năm 2008 và được Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu – ETSI chuẩn hóa từ tháng 9 năm 2009. DVB-T2 là một mở rộng của chuẩn DVB-T đang tồn tại. Với mục đích cung cấp khả năng tăng dung lượng tối thiểu 30%, thực tế có thể lên đến 50% trong cùng điều kiện thu sóng và dùng anten thu hiện có so với DVB-T. DVB-T2 còn có khả năng chống lại phản xạ đa đường (multipath) và can nhiễu đột biến tốt cùng với các ưu điểm vượt trội khác, nhất là khi sử dụng với mạng đơn tần và nhiều kênh liền kề. Điều này càng thuận lợi để cung cấp được nhiều các chương trình truyền hình độ phân giải cao một cách tốt nhất kết hợp triển khai các dịch vụ quảng bá mới với yêu cầu đòi hỏi nhiều dung lượng hơn và cũng là xu hướng phát triển cho truyền hình số mặt đất trên thế giới. Ngoài ra với DVB-T2 đáp ứng được khả năng xem cùng một tín hiệu trên những thiết bị thu có độ phân giải khác nhau hoặc là sử dụng cùng một hệ thống phân phối của cùng một dịch vụ trên các định dạng khác nhau để thích hợp với các đầu thu và người sử dụng. Ngoài ra tính cạnh tranh của truyền hình số mặt đất so với các môi trường truyền dẫn khác cũng là yếu tố quan trọng cho sự ra đời tiêu chuẩn DVB-T2. Trong bối cảnh có nhiều sự cạnh tranh từ các môi trường truyền dẫn khác (cáp, vệ tinh, internet) dẫn đến cuộc đua về tăng băng thông và chất lượng chương trình từ đó hình thành kỹ thuật truyền dẫn thế hệ kế tiếp ưu việt hơn. Hiện nay các tiêu chuẩn DVB-S2, DVB-C2 cũng được giới thiệu cho môi trường truyền dẫn vệ tinh và cáp. Với DVB-T2
  • 8. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 2
  • 9. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2) có thể gia tăng thêm các dịch vụ hỗ trợ, cùng với khả năng gia tăng dung lượng. Từ đó cùng cấp được nhiều chương trình truyền hình HD trên môi trường mặt đất ( với số lượng các dịch vụ HD là đáng kể) chỉ có thể đạt được tốt nhất khi dùng DVB-T2. Do đó, DVB-T2 là sự phát triển phù hợp để giúp cho môi trường phát sóng mặt đất có vị trí cạnh tranh tích cực so với các môi trường truyền dẫn khác. DVB-T2 giúp thu hút một lượng người xem lớn với dịch vụ truyền hình miễn phí (quảng bá) thậm chí là cả dịch vụ truyền hình trả tiền. Hiện nay thì Việt Nam cũng đã có tên trên bản đồ sử dụng truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2 và đã phát sóng thành công truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2 cung cấp các kênh chương trình với độ phân giải HD, thậm chí là 4K mang lại trải nghiệm, chất lượng tốt nhất cho người xem và được đông đảo người xem ủng hộ. Hình 1.1: Bản đồ các quốc gia sử dụng chuẩn DVB-T và DVB-T2
  • 10. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 3
  • 11. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2) 1.2. Mô hình cấu trúc hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2 Hình 1.2: Mô hình mạng DVB-T2 cơ bản Hệ thống DVB-T2 được chia thành 3 khối chính ở phía phát (SS1,SS2,SS3) và 2 khối chính ở phía thu (SS4,SS5) như hình 1.3 bên dưới: Hình 1.3: Sơ đồ các khối chính trong DVB-T2
  • 12. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 4
  • 13. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2) - Ba khối chính ở phía phát: SS1: Khối mã hóa và ghép kênh có chức năng mã hóa tín hiệu video, audio cùng các tín hiệu phụ trợ kèm theo như thông tin về chương trình/thông tin dịch vụ PSI/SI hoặc tín hiệu báo hiệu lớp 2 với công cụ điều khiển chung nhằm đảm bảo tốc độ bit không đổi đối với tất cả các dòng bit. Khối này có chức năng hoàn toàn giống nhau đối với tất cả các tiêu chuẩn DVB. Đầu ra của khối là dòng truyền tải MPEG-2 TS (MPEG-2 Transport Stream). SS2: Cổng kết nối cung cấp băng tần và đồng bộ ngoài băng, đồng bộ tất cả các dữ liệu để tạo ra luồng dữ liệu đồng nhất giúp các bộ điều chế cùng hoạt động tại cùng một thời gian với cùng một tần số. Đầu ra của khối SS2 là dòng T2-MI. Mỗi gói T2- MI bao gồm khung cơ sở (baseband frame) hoặc thông tin báo hiệu. Dòng T2-MI chứa mọi thông tin liên quan đến T2-frame, mỗi dòng T2-MI có thể được cung cấp cho một hoặc một vài bộ điều chế trong hệ thống DVB-T2. SS3: Bộ điều chế DVB-T2 sử dụng khung cơ sở (baseband frame) và T2-frame mang trong dòng T2-MI đầu vào để tạo ra DVB-T2 frame. - Hai khối chính ở phía thu: SS4: Bộ giải điều chế DVB-T2 nhận tín hiệu cao tần (RF signal) từ một hoặc nhiều máy phát (mạng SFN) và cho một dòng truyền tải MPEG-TS duy nhất tại đầu ra. SS5: Bộ giải mã dòng truyền tải nhận dòng truyền tải MPEG-TS tại đầu vào và cho tín hiệu video/audio tại đầu ra. Một bước đột phá mới, một thiết bị quan trọng trong hệ thống DVB-T2 đó là T2-Gateway. Thiết bị này cung cấp các tín hiệu, các phương thức điều khiển cho các bộ điều chế DVB-T2 qua giao diện đầu ra là T2-MI. Hình 1.4: Vị trí của T2-Gateway trong hệ thống phát DVB-T2 SFN
  • 14. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 5
  • 15. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT (DVB-T2) Thiết bị này có các chức năng quan trọng như: - Quản lý với các chế chộ một PLP hay nhiều PLP, đầu ra sẽ là dòng T2 với các chế độ điều chế DVB-T2 với các thông tin đã được đồng bộ gọi là T2-MI (T2 Modulator Interface). - Đóng gói các dòng MPEG-2 TS vào các BB-Frame - Tương thích tất cả các chế độ điều chế để tạo ra duy nhất cùng một luồng dữ liệu xác định. - Khi phát sóng các dịch vụ trong mạng đơn tần, T2-Gateway được coi như một adapter SFN. T2-Gateway cung cấp băng tần và đồng bộ ngoài băng, đồng bộ tất cả các dữ liệu để tạo ra luồng dữ liệu đồng nhất giúp các bộ điều chế cùng hoạt động tại cùng một thời gian với cùng một tần số.
  • 16. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 6
  • 17. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 2.1. Yêu cầu về dung lượng, chi phí đường truyền DVB-T2 cần phải có đủ dung lượng để cung cấp truyền hình chất lượng cao cùng dịch vụ mới với nhiều kênh chuyên biệt hoặc nhiều kênh truyền hình có độ phân giải cao HDTV, 4K UHD. DVB-T2 phải đạt được dung lượng cao hơn thế hệ đầu (DVB-T) ít nhất 30%, trong cùng một điều kiện truyền sóng. DVB-T2 phải hướng dịch vụ tới các máy thu cố định và di động trước tiên. Cần gia tăng thêm các dịch vụ hỗ trợ, giảm thiểu giá thành truyền sóng, giảm chi phí đường truyền nhằm tăng tính cạnh tranh với môi trường truyền dẫn khác. Để đáp ứng được các yêu cầu trên thì trước tiên DVB-T2 hỗ trợ thêm 2 băng tần phụ là 1.7 MHz và 10 MHz. Tùy chọn băng tần 10 MHz nhằm đáp ứng các dịch vụ chuyên dụng như truyền tín hiệu từ camera về một studio lưu động, các máy thu dân dụng không hỗ trợ băng tần này, còn băng 1.7 MHz sử dụng cho các dịch vụ thu di động. Cùng với việc bổ sung thêm băng tần phụ thì DVB-T2 còn áp dụng nhiều giải pháp mới nhằm đáp ứng yêu cầu về dung lượng, dịch vụ hỗ trợ với chi phí đường truyền thấp góp phần nâng cao chất lượng hệ thống DVB-T2. 2.1.1. Mở rộng kích thước FFT DVB-T2 có 6 tùy chọn kích thước FFT gồm: 1K, 2K, 4K, 8K, 16K, 32K. Tăng kích thước FFT đồng nghĩa việc thu hẹp khoảng cách giữa các sóng mang và làm tăng chu kỳ symbol. Việc này làm tăng can nhiễu giữa các symbol và làm giảm giới hạn tần số cho phép đối với hiệu ứng Doppler. DVB-T2 đã bổ sung thêm 4 tùy chọn kích thước FFT 1K, 4K, 16K, 32K so với DVB-T. Với việc tăng kích thước FFT lên 16K và 32K sẽ làm chu kỳ symbol dài hơn cũng có nghĩa là tỷ lệ khoảng bảo vệ nhỏ hơn đối với cùng giá trị tuyệt đối của khoảng bảo vệ trên trục thời gian, điều này giúp tăng thông lượng từ 2.3% đến 17.6%.
  • 18. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 7
  • 19. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Hình 2.1: Tỷ lệ khoảng bảo vệ giảm với kích thước FFT lớn Bảng 2.1 bên dưới mô tả các thông số FFT cụ thể đối với kênh 8 MHz. Thông số 1K 2K 4K 8K 16K 32K Số lượng Chế độ bình 853 1705 3409 6817 13633 27265 sóng mang thường Ktotal Chế độ mở NA NA NA 6913 13921 27841 rộng Giá trị của Chế độ bình 0 0 0 0 0 0 các sóng thường mang Kmin Chế độ mở NA NA NA 0 0 0 rộng Giá trị của Chế độ bình 852 1704 3408 6816 13632 27264 các sóng thường mang Kmax Chế độ mở NA NA NA 6912 13920 27840 rộng Số sóng mang có mang 0 0 0 48 144 288 mode mở rộng Kext (3) Khoảng thời gian Tu 1024T 2048T 4096T 8192T 16384T 32768T Khoảng thời gian Tu ms (3) 112 224 448 896 1792 3584 Chu kỳ 1/Tu (Hz) (1)&(2) 8929 4464 2232 1116 558 279 Khoảng cách Chế độ bình 7.61 7.61 7.61 7.61 7.61 7.61 giữa sóng thường MHz MHz MHz MHz MHz MHz mang Kmin và Chế độ mở NA NA NA 7.71 7.77 7.77 Kmax (Ktotal- rộng MHz MHz MHz 1)/Tu (3) Bảng 2.1: Thông số kích thước FFT cho kênh 8 MHz trong DVB-T2 (từ [ETSI EN 302 755]) Chú thích: (1) Giá trị số bằng chữ in nghiêng là các giá trị gần đúng. (2) Giá trị này được sử dụng trong định nghĩa của các pilot (sóng mang con) trong cả chế độ thông thường và chế độ mở rộng. (3) Giá trị cho kênh 8 MHz.
  • 20. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 8
  • 21. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Thu DVB-T2 di động, trong UHF băng IV/V hoặc băng tần cao hơn, với kích thước FFT nhỏ thì khả năng chống lại được hiệu ứng Doppler là tốt nhất. Chọn kích thước FFT là 1K sẽ chống hiệu ứng Doppler tốt nhất khi hoạt động trong băng L (1.5 GHz) hoặc cao hơn nếu sử dụng băng thông 1.7 MHz. Với tỷ lệ lấy mẫu thấp thì khoảng cách giữa các sóng mang là đảm bảo trong kênh 8 MHz. Với phương thức thu cố định ăngten ngoài trời băng tần VHF hoặc UHF, với tốc độ dữ liệu thu lớn thì chọn FFT là 32K là phù hợp. Trong trường hợp này các biến thể thời gian trong kênh được giảm thiểu, FFT 32K có thể cung cấp tốc độ bit cao nhất sử dụng cho DVB-T2. Hình 2.2 cho thấy sự khác biệt giữa vùng phủ của hai kích thước FFT. Hình 2.2: Vùng phủ sóng của FFT 8K (trái) và FFT 32K (phải) Các tín hiệu với thời gian trễ nằm ngoài khoảng bảo vệ sẽ bị triệt tiêu, ảnh hưởng có hại này tỷ lệ với chiều dài symbol. Tuy nhiên việc lựa chọn kích thước FFT lớn hơn giúp cải thiện vùng phủ sóng SFN nhờ sự giao thoa của SFN, đồng thời cũng gia tăng chu kỳ symbol. Chu kỳ symbol tăng cho phép giảm kích thước khoảng bảo vệ theo tỷ lệ mà vẫn đảm bảo xử lý các phản xạ đa đường. Nhưng việc tăng kích thước FFT thì trễ thời gian vượt quá khoảng bảo vệ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đặc biệt là thu di động. Với thu di động sử dụng kích thước FFT 1K, 2K hoặc 4K sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Lựa chọn kích thước FFT là rất quan trọng với hệ thống, với kích thước FFT lớn cần phải tính toán khoảng bảo vệ hợp lý để đảm bảo chất lượng đường truyền.
  • 22. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 9
  • 23. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Tùy vào từng phương thức thu mà lựa chọn kích thước FFT phù hợp mà vẫn đảm bảo được vùng phủ sóng cũng như chất lượng đường truyền theo yêu cầu. 2.1.2. Mở rộng sóng mang cho các FFT khác nhau DVB-T2 cho phép mở rộng số lượng sóng mang sử dụng cho các chế độ: 8K, 16K, 32K đồng thời vẫn giữ băng thông giới hạn của kênh RF (8 MHz). Tham chiếu hình 2.3 dưới đây so sánh phổ của chế độ 2K so với 32K ở điều kiện bình thường và 32K ở chế độ mở rộng sóng mang. Độ rộng phổ được mở rộng đồng nghĩa với việc nhiều sóng mang phụ trên một symbol được sử dụng để truyền tải dữ liệu, phổ của tín hiệu dùng FFT 32K sóng mang mở rộng còn thấp hơn so với phổ của tín hiệu dùng FFT 2K do đó khả năng gây nhiễu trong dải này thực sự giảm. Hình 2.3: Phổ lý thuyết DVB-T2 khoảng bảo vệ 1/8 cho kênh 8 MHz Lựa chọn chế độ mở rộng sóng mang giúp lưu lượng dữ liệu truyền đi được tăng lên do số sóng mang của chế độ mở rộng này được tăng lên nhiều so với chế độ sóng mang thông thường. Bảng 2.2 cho thấy số lượng sóng mang được tăng lên trong tùy chọn mở rộng, cùng với độ lợi mà tùy chọn mở rộng này đạt được so với chế độ thông thường. Với việc độ lợi tăng từ 1.41% đến 2.11% (bảng 2.2) thì chế độ mở rộng
  • 24. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 10
  • 25. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 này giúp ta linh hoạt hơn trong việc tăng lưu lượng dữ liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng truyền. Đặc biệt khi kết hợp với FFT kích thước lớn sẽ mang lại lưu lượng dữ liệu lớn đảm bảo cho các dịch vụ HD, 3D thậm chí là 4K. Chế độ mở rộng sóng mang với kích thước FFT lớn rất phù hợp cho thu cố định, nhằm mang đến một lưu lượng dữ liệu lớn truyền tải cho các dịch vụ chất lượng cao mà vẫn hạn chế được nhiễu, đảm bảo được chất lượng đường truyền. Đây cũng là một lợi thế rất lớn của DVB-T2 so với các chuẩn trong họ DVB. Chế độ sóng mang FFT Thông thường Mở rộng Kích thước Số sóng mang Số sóng mang Gain (độ lợi) 1K 853 - 0.00% 2K 1705 - 0.00% 4K 3409 - 0.00% 8K 6817 6913 1.41% 16K 13633 13921 2.11% 32K 27265 27841 2.11% Bảng 2.2: Độ lợi của chế độ mở rộng với các FFT khác nhau (từ [EBU-TECH 3348]) 2.1.3. Hiệu quả của các khoảng bảo vệ GI bổ sung Việc sử dụng một số lượng lớn các sóng mang sẽ dẫn đến việc lãng phí băng thông cho khoảng bảo vệ. Việc này khắc phục bằng cách sử dụng các sóng mang được đặt đều đặn cách nhau một khoảng: fU = 1/TU với TU là khoảng symbol hữu ích với điều kiện là các sóng mang này phải được đặt trực giao nhau. Do đó về phương diện phổ thì điểm phổ có năng lượng cao nhất rơi vào điểm bằng không của sóng mang kia. Phổ các kênh con chồng lấn lên nhau nhưng không tốn thêm khoảng bảo vệ làm tăng hiệu quả sử dụng phổ. Còn về ý nghĩa vật lý khi giải điều chế tín hiệu cao tần này thì bộ giải điều chế không xử lý các tín hiệu cao tần còn lại, vậy sẽ không bị các tín hiệu cao tần khác gây nhiễu. Nếu khoảng tổ hợp thu được trải dài theo hai symbol sẽ gây ra nhiễu trong kênh (nhiễu liên ký hiệu - ISI) và nhiễu liên kênh (ICI). Để tránh điều này ta chèn thêm khoảng bảo vệ giúp đảm bảo các thông tin tổng hợp là đến từ cùng một symbol và xuất
  • 26. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 11
  • 27. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 hiện cố định. Mỗi khoảng symbol được kéo dài thêm vì thế nó sẽ vượt quá khoảng tổ hợp của máy thu TU. Vì tất cả các sóng mang đều tuần hoàn trong TU nên toàn bộ tín hiệu được điều chế cũng vậy. Do đó đoạn thêm vào tại phần đầu của symbol để tạo nên khoảng bảo vệ sẽ giống với đoạn có cùng độ dài ở cuối symbol. Nhằm làm trễ không vượt quá đoạn bảo vệ , tất cả các thành phần tín hiệu trong khoảng tổ hợp sẽ đến từ cùng một symbol và tiêu chuẩn trực giao được thỏa mãn do đó ISI và ICI chỉ xảy ra khi trễ vượt quá khoảng bảo vệ. DVB-T2 bổ sung thêm các khoảng bảo vệ: 1/128, 19/256, 19/128 so với DVB- T. Ví dụ với khoảng bảo vệ 1/128 mới này sử dụng FFT 32K cũng tương tự khoảng bảo vệ 1/32 sử dụng FFT 8K. Các bảng 2.3 đến 2.5 cho thấy chiều dài các khoảng bảo vệ khác nhau được mô tả cho băng thông 1.7 MHz, 7 MHz và 8 MHz. Khoảng bảo vệ GI 1/128 1/32 1/16 19/256 1/8 19/128 1/4 FFT TU [ms] GI [µs] 8K 4.440 34.7 138.7 277.5 329.5 555.0 659.1 333.0 4K 2.220 NA 69.4 138.7 NA 277.5 NA 166.5 2K 1.110 NA 34.7 69.4 NA 138.7 NA 83.2 1K 0.555 NA NA 34.7 NA 69.4 NA 41.6 Bảng 2.3: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 1.7 MHz (từ [EBU- TECH 3348]) Khoảng bảo vệ GI 1/128 1/32 1/16 19/256 1/8 19/128 1/4 FFT TU [ms] GI [µs] 32K 4.096 32 128 256 304 512 608 NA 16K 2.048 16 64 128 152 256 304 512 8K 1.024 8 32 64 76 128 152 256 4K 0.512 NA 16 32 NA 64 NA 128 2K 0.256 NA 8 16 NA 32 NA 54 1K 0.128 NA NA 8 NA 16 NA 32 Bảng 2.4: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 7 MHz (từ [EBU- TECH 3348])
  • 28. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 12
  • 29. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Khoảng bảo vệ GI 1/128 1/32 1/16 19/256 1/8 19/128 1/4 FFT TU [ms] GI [µs] 32K 3.584 28 112 224 266 448 532 NA 16K 1.792 14 56 112 133 224 266 448 8K 0.896 7 28 56 66,5 112 133 224 4K 0.448 NA 14 28 NA 56 NA 112 2K 0.224 NA 7 14 NA 28 NA 56 1K 0.112 NA NA 7 NA 14 NA 28 Bảng 2.5: Chiều dài khoảng bảo vệ cho DVB-T2 trong kênh 8 MHz (từ [EBU-TECH 3348]) Với cùng thông số phát DVB-T2 với khoảng bảo vệ mở rộng tới 1/128 thì tốc độ bit có thể truyền tăng lên rất nhiều. Việc lựa chọn khoảng bảo vệ có kích thước chiều dài tăng sẽ rất hiệu quả trong việc triển khai mạng đơn tần SFN. Tùy thuộc vào các chế độ thu (di động, indoor, outdoor) mà ta có thể lựa chọn sử dụng các khoảng bảo vệ khác nhau: 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4. Ở từng điều kiện địa hình thực tế mà độ dài khoảng bảo vệ được lựa chọn sao cho phù hợp với mức độ hiện tượng phản xạ nhiều đường. Các bảng từ 2.6 đến 2.8 thể hiện các tùy chọn khoảng bảo vệ ứng với từng FFT và băng thông cụ thể, giúp ta có cái nhìn trực quan hơn trong việc lựa chọn khoảng bảo vệ cho phù hợp. Kiểu điều chế Kích thước FFT Khoảng bảo vệ QPSK hoặc 1k 1/16, 1/8, 1/4 16 QAM hoặc 2k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4 64 QAM hoặc 4k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4 256 QAM 8k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4 Bảng 2.6: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 1.7 MHz (từ [EBU-TECH 3348])
  • 30. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 13
  • 31. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Kiểu điều chế Kích thước FFT Khoảng bảo vệ QPSK hoặc 2k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4 16 QAM hoặc 4k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4 64 QAM hoặc 8k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4 256 QAM 16k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4 32k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128 Bảng 2.7: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 7 MHz (từ [EBU-TECH 3348]) Kiểu điều chế Kích thước FFT Khoảng bảo vệ QPSK hoặc 2k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4 16 QAM hoặc 4k 1/32, 1/16, 1/8, 1/4 64 QAM hoặc 8k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4 256 QAM 16k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4 32k 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128 8k mở rộng 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4 16k mở rộng 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4 32k mở rộng 1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128 Bảng 2.8: Các tùy chọn khoảng bảo vệ cho kênh 8 MHz (từ [EBU-TECH 3348]) 2.1.4. Lựa chọn các dạng Pilot tán xạ đạt hiệu suất tốt nhất Các tín hiệu Pilot là các sóng mang không chứa thông tin. Tuy nhiên trong quá trình truyền dẫn truyền hình số, các tín hiệu Pilot lại đóng vai trò rất quan trọng vì căn cứ vào tín hiệu Pilot đầu thu sẽ nhận dạng được các thông tin mà phía phát đang truyền trên kênh như: phân bố kênh, sửa lỗi pha chung (CPE), đồng bộ, … Pilot tán xạ (Scattered Pilot) được xác định từ trước cả về biên độ và pha và được đưa vào tín hiệu với khoảng cách đều nhau trên cả trục thời gian và tần số. Các Pilot tán xạ thực hiện các phép đo của kênh và ước lượng đáp ứng kênh cho mỗi tế bào OFDM. Quá trình truyền dẫn tín hiệu Pilot cần phải liên tục, để chúng có thể biến thiên theo kênh như một hàm trên miền tần số và miền thời gian. Pilot tán xạ được sử dụng để đánh giá sự thay đổi trên đường truyền. DVB-T2 rất linh hoạt trong việc chọn
  • 32. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 14
  • 33. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 số sóng mang làm Pilot tán xạ, với các lựa chọn là 1%, 2%, 4% và 8% tổng số sóng mang dành cho Pilot tán xạ. Hình 2.4: Mô hình Pilot tán xạ chiếm 1% và 4% số sóng mang Hình 2.5: Mô hình Pilot tán xạ chiếm 8% số sóng mang DVB-T2 định nghĩa 8 mẫu hình khác nhau từ PP1 đến PP8 để có thể lựa chọn, tùy thuộc vào kích thước FFT, khoảng bảo vệ đối với mỗi đường truyền riêng biệt và các điều kiện tiếp nhận khác nhau (ăngten trên máy nhà, thiết bị di động, …). Trong DVB-T2 cho phép chọn một trong 8 thông số Pilot tán xạ (Pilot Patterns – PP) khác nhau từ PP1 đến PP8, tùy thuộc vào đặc tính của các kênh truyền. Việc lựa chọn PP phụ thuộc vào kích thước FFT, tác động của hiệu ứng Doppler và ảnh hưởng của nhiễu trong kênh cũng như ngoài kênh. Các Pilot tán xạ PP2, PP4, PP6 lặp lại trong mỗi chu kỳ symbol OFDM (Dy)và chúng có thể chống lại hiệu ứng Doppler tốt nhất. Khoảng cách giữa các sóng mang Pilot riêng lẻ (Dx) của các Pilot trong PP1 giúp các Pilot tán xạ này chống lại nhiễu liên ký tự (Intersymbol Interference - ISI) tốt nhất. Trong đó PP6 và PP7 dễ bị ảnh hưởng bởi ISI nhất. Pilot tán xạ PP8 được đánh giá là
  • 34. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 15
  • 35. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 phù hợp với quá trình thu cố định nhưng không phù hợp với thu di động. Bảng 2.9 bên dưới cho ta thấy các tham số và hiệu suất của từng mô hình PP. PP1 PP2 PP3 PP4 PP5 PP6 PP7 PP8 Ghi chú Dx 3 6 6 12 12 24 24 6 Khoảng cách giữa các sóng mang Pilot riêng lẻ Dy 4 2 4 2 4 2 4 16 Độ dài của các chuỗi symbol 1/DxDy 8.33 8.33 4.17 4.17 2.08 2.08 1.04 1.04 Hiệu suất của các % % % % % % % % Pilot tán xạ Bảng 2.9: Tham số mô tả các kiểu Pilot tán xạ (từ [ETSI TS 102 831]) Bảng 2.10 cho ta thấy sự kết hợp giữa các mẫu PP với kích thước FFT và khoảng bảo vệ trong chế độ MISO. Kích thước FFT Khoảng bảo vệ 1/128 1/32 1/16 19/256 1/8 19/128 1/4 32K PP8 PP8 PP2 PP2 NA NA NA PP4 PP4 PP8 PP8 PP6 16K PP8 PP8 PP3 PP3 PP1 PP1 NA PP4 PP4 PP8 PP8 PP8 PP8 PP5 PP5 8K PP8 PP8 PP3 PP3 PP1 PP1 NA PP4 PP4 PP8 PP8 PP8 PP8 PP5 PP5 4K, 2K NA PP4 PP3 NA PP1 NA NA PP5 1K NA NA PP3 NA PP1 NA NA Bảng 2.10: Các mẫu tín hiệu Pilot tán xạ sử dụng kết hợp với các kích thước FFT và khoảng bảo vệ khác nhau trong chế độ MISO (từ [ETSI EN 302 755])
  • 36. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 16
  • 37. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Khi lựa chọn mô hình PP cần quan tâm đến chế độ thu cố định hay di động, hiệu suất Doppler, kích thước FFT và khoảng thời gian bảo vệ. Việc lựa chọn tham số Pilot tán xạ PP phù hợp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc tính toán giữa chất lượng và lưu lượng dữ liệu cần truyền. Sử dụng kết hợp hai bảng số liệu trên góp phần giúp ta đưa ra sự lựa chọn mẫu PP hợp lý nhất. 2.1.5. Sử dụng hiệu quả kỹ thuật chòm sao xoay Trong DVB-T2 một khung thông tin được mã hóa thông qua mã FEC, sau đó được xử lý bởi bộ tráo bit và chuỗi kết quả được ánh xạ lên các symbol. Một symbol bao gồm thành phần I (in-phase) và Q (quadrature) được biểu diễn như biểu đồ chòm sao hình 2.6 bên dưới: Hình 2.6: Sơ đồ chòm sao điều chế 16 QAM Mỗi symbol có m bit tùy theo loại điều chế như QPSK sẽ là 2 bit, 16 QAM là 4 bit, 64 QAM là 6 bit, … Có nhiều cách để gán các bit vào symbol, cách tốt nhất là chỉ thay đổi một bit khi đi từ symbol này sang symbol kế tiếp gần nhất. Khi mà một symbol không phù hợp với symbol kế tiếp gần nhất thì ta biết symbol đó bị lỗi một bit, cách mã hóa này là ánh xạ Gray. Ánh xạ Gray là các thành phần I và Q là thành phần
  • 38. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 17
  • 39. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 độc lập của symbol, hệ quả là các điểm của chòm sao cần hai thành phần xác định là I và Q. Trong đó I không chứa thông tin về Q và ngược lại. Cách duy trì chính xác sự độc lập này là xoay biểu đồ chòm sao, vậy với m bit đơn lẻ ta có thành phần I và Q riêng biệt. Sau khi đã định vị, chòm sao được xoay một góc trên mặt phẳng I-Q như hình 2.7 và 2.8 bên dưới. Hình 2.7: Sơ đồ góc xoay của chòm sao trong điều chế 16 QAM Hình 2.8: Sơ đồ chòm sao xoay điều chế 16 QAM
  • 40. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 18
  • 41. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Các thành phần I và Q được tách bởi quá trình tráo sao cho chúng được truyền trên miền tần số và thời gian khác nhau. Nếu có một thành phần bị hủy hoại trên kênh truyền, thành phần còn lại có thể được sử dụng để tái tạo lại thông tin đã mất. Tức là các bit thông tin của chòm sao được truyền đi hai lần. Kỹ thuật này cung cấp khả năng chống lại sự suy hao của các cell dữ liệu một cách đáng kể, bằng cách đảm bảo việc mất thông tin từ một kênh thành phần có thể được khôi phục từ một kênh thành phần khác. Bên cạnh đó còn tránh được mất mát trên kênh Gauss và tạo được độ lợi trên kênh có phađing. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có thể sử dụng tỷ lệ mã, tốc độ bit cao hơn, đạt được bằng ánh xạ QAM chuẩn (trục x, y) rồi thực hiện phép xoay trong mặt phẳng I-Q. Việc chọn chế độ chòm sao xoay phù hợp giúp tăng khả năng ổn định tín hiệu tại thiết bị thu, hạn chế ảnh hưởng bởi can nhiễu, đạt được tốc độ bit cao hơn, cải thiện hiệu suất rất lớn. Đặc biệt khi sử dụng kết hợp với mạng SFN sẽ đạt được kết quả rất tốt, hiệu suất có thể được cải thiện tới 6dB. Để có được góc xoay tối ưu cần xác định hình chiếu của các điểm chòm sao trên một trục nên có một khoảng cách như nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Góc xoay đạt hiệu quả tốt nhất tương ứng với từng loại điều chế được thể hiện với bảng 2.11 bên dưới: Điều chế Góc xoay (độ) QPSK 29.0 16 QAM 16.8 64 QAM 8.6 256 QAM 3.6 Bảng 2.11: Giá trị của góc xoay đối với từng loại điều chế (từ [ETSI EN 302 755]) 2.1.6. Ống lớp vật lý Trong một kênh của DVB-T2 có thể thực hiện truyền nhiều dòng dữ liệu (dịch vụ) khác nhau một cách hoàn toàn trong suốt, có khả năng tải dữ liệu độc lập với cấu trúc và các thông số cấu hình khác nhau. Với các dịch vụ khác nhau mỗi PLP có thể sử dụng các bộ thông số: phương thức điều chế, tỷ lệ mã, tráo thời gian, … khác nhau.
  • 42. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 19
  • 43. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Các cấu hình này được gọi là các ống lớp vật lý (Physical Layer Pipes – PLP). Một PLP có thể thực hiện truyền dịch vụ HD, trong khi một PLP khác có thể mang dịch vụ SD, …. Tất cả PLP đều được phát sóng trên cùng một tần số. Hình 2.9: Các PLP khác nhau được ghép trên cùng kênh tần số Nội dung của mỗi PLP được truyền trực tiếp từ đầu vào qua giao diện ASI hoặc IP. Nhà vận hành có thể lựa chọn đầu vào cho điều chế là dòng TS hoặc dòng T2-MI (chứa nhiều PLP), mỗi dòng TS tương ứng với một PLP. Các dòng TS giống nhau có thể được truyền với nhiều PLP khác nhau, mỗi PLP có thể mang nội dung của một hoặc nhiều dòng TS. Trong DVB-T2 quy định 2 chế độ đầu vào: Đầu vào chế độ A (S-PLP) và đầu vào chế độ B (M-PLP) - Đầu vào chế độ A: Là chế độ đơn giản nhất được xem như một phần mở rộng của DVB-T. Ở đây chỉ có duy nhất một PLP được sử dụng, truyền tải duy nhất một dòng dữ liệu. - Đầu vào chế độ B: Là chế độ đa dịch vụ, có thể truyền nhiều PLP trên một kênh tần số. Mỗi dịch vụ được truyền trên một PLP, ngoài ra một nhóm dịch vụ (các dịch vụ có tốc độ bit thấp) có thể chia sẻ cùng một PLP. Thông thường, nhóm dịch vụ cùng chia sẻ thông tin chung như PSI/SI (giống như thông tin EPG). Để tránh truyền lại các thông tin này đối với từng PLP, chế độ B cung cấp khái niệm về PLP dùng chung được
  • 44. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 20
  • 45. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 chia sẻ bởi nhóm các PLPs. Như vậy khi thu một dịch vụ thì máy thu giải mã 2 PLP tại cùng một thời điểm: PLP dữ liệu và PLP chung đi kèm. Hình 2.10: Mô hình DVB-T2 MPLP Việc lựa chọn sử dụng chế độ nhiều PLP mang đến nhiều lợi ích: - Với các phương thức thu khác nhau, thiết bị thu khác nhau có thể thu được tín hiệu giống nhau với dung lượng nhất định và chống can nhiễu như nhau. - Có thể đặt chế độ ưu tiên cho một hoặc nhiều dịch vụ trên kênh truyền (cường độ trường của tín hiệu, chống can nhiễu) theo mức ưu tiên. - Với việc sử dụng kết hợp kỹ thuật TFS (Time Frequency Slicing) việc tăng dung lượng kênh truyền và mở rộng vùng phủ sóng được thực hiện dễ dàng. - Với khoảng tráo thời gian dài hơn giúp tiết kiệm năng lượng hơn với đầu thu. - Có khả năng chống phản xạ nhiều đường cao nhờ sự kết hợp các chế độ điều chế & tốc độ mã hóa. Việc lựa chọn chế độ đầu vào một hay nhiều PLP phụ thuộc vào yêu cầu dịch vụ từng khu vực của từng nhà khai thác khác nhau. Tuy nhiên khi lựa chọn chế độ nhiều PLP cần lưu ý là khi ghép các PLP vào trong một nhóm PLPs bắt buộc kích thước FFT của các PLP phải giống nhau.
  • 46. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 21
  • 47. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 2.1.7. Giảm tỷ số công suất đỉnh/công suất trung bình của tín hiệu Trong hệ thống OFDM có những bất lợi là khi số sóng mang phụ làm tăng cao tỷ số PAPR do sự gia tăng các yếu tố đỉnh gây ra, lần lượt là sự biến động tăng trong biên độ QAM, tăng cường số lượng sóng mang và do đặc tính của tín hiệu OFDM (PAPR cao ngay cả khi không có các pilots). Bộ khuếch đại công suất phát yêu cầu cao về sự tuyến tính, khi PAPR cao có thể gây ra nhiễu phi tuyến làm giảm hiệu suất bộ khuếch đại công suất RF (dành ra khoảng dữ trự công suất tránh nhiễu phi tuyến). Để làm giảm PAPR thì hai kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống DVB-T2 là mở rộng chòm sao tích cực (Active Constellation Extension – ACE) và hạn chế âm sắc (Tone Reservation – TR). Kỹ thuật ACE làm giảm PAPR bằng cách chuyển các điểm chòm sao ra xa hơn (nằm trong chòm sao mở rộng), nhằm làm tăng biên độ của chúng. Kỹ thuật này sửa đổi sự phân bố công suất của các mẫu tín hiệu trong miền thời gian cho phép cải thiện hiệu suất của bộ khuếch đại mà không làm mất dữ liệu. Hình 2.11: Nguyên lý của kỹ thuật ACE
  • 48. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 22
  • 49. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 TR làm giảm PAPR bằng cách sử dụng các sóng mang dự trữ, các sóng mang này không mang theo bất kỳ dữ liệu nào thay vào đó là tín hiệu giảm đỉnh. Các dữ liệu và sóng mang dự trữ được phân bố trong các tập con của sóng mang phụ. Với kỹ thuật TR phía người nhận không cần thông tin nào khác ngoài dấu hiệu cho thấy kỹ thuật TR này được sử dụng, đó là sóng mang trong trường báo hiệu L1. Các sóng mang dự trữ được phân bổ tại các vị trí mà nhà cung cấp định trước sau IFFT thì trực tiếp loại bỏ các giá trị đỉnh của tín hiệu trên miền thời gian. Hình 2.12: Cấu trúc máy phát OFDM sử dụng TR
  • 50. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 23
  • 51. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Hình 2.13: Nguyên lý kỹ thuật TR Hai kỹ thuật bổ sung cho nhau. ACE hiệu quả hơn TR ở mức điều chế thấp, TR thì hiệu quả hơn ACE ở mức điều chế cao, tuy nhiên ACE không được sử dụng với chuẩn xoay. Hai kỹ thuật này không loại trừ nhau và có khả năng sử dụng đồng thời. Tùy vào trường hợp thực tế mà lựa chọn kỹ thuật ACE, TR hay kết hợp cả hai nhằm giúp khả năng bảo vệ tốt hơn, truyền lượng dữ liệu lớn hơn trên cùng một kênh thông tin. Với kỹ thuật làm giảm PAPR sử dụng ở đầu máy phát cho phép làm giảm mức công suất đỉnh (xét trong một trạm phát sóng) với tỷ lệ giảm có thể đạt đến 25%. Đây là một tổng lượng công suất thực sự đáng kể đối với một trạm phát công suất cao, giúp tiết kiệm chi phí rất lớn. 2.2. Nâng cao độ tin cậy DVB-T2 phải có tính tương quan, kế thừa những giải pháp kỹ thuật then chốt của các chuẩn trong họ DVB góp phần nâng cao độ tin cậy cho hệ thống.
  • 52. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 24
  • 53. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 DVB-T2 phải có cơ chế nâng cao độ tin cậy đối với từng loại hình dịch vụ cụ thể. Điều đó có nghĩa là DVB-T2 phải có khả năng đưa ra các mức tin cậy cao khác nhau với một vài loại dịch vụ so với các dịch vụ khác. 2.2.1. Mã sửa sai DVB-T2 sử dụng mã sửa sai FEC mới gồm mã ngoại BCH, mã nội LDPC và đan xen bit đem lại hiệu quả sửa lỗi và thu nhận tín hiệu tốt nhất. Trong DVB-T2 mã hóa FEC gồm các dòng đầu vào Base Band frame (BBframes) và dòng đầu ra FEC frames. Mỗi BBframe (Kbch bit) sẽ được xử lý bởi các hệ thống mã hóa FEC, để tạo ra một FECframe (Nldpc bit). Các bit kiểm tra chẵn lẻ (BCHFEC) của hệ thống mã ngoài BCH sẽ được gắn vào sau BBframe và bit kiểm tra chẵn lẻ (LDPCFEC) của bộ mã hóa trong LDPC sẽ được gắn vào sau trường BCHFEC. Hình 2.14: Cấu trúc FECframe - Chú thích: (Nldpc = 64800 bit với FEC FRAME thường, Nldpc = 16200 bit với FEC FRAME ngắn). Mã phía ngoài (mã ngoại) BCH (Nbch, Kbch) được ứng dụng cho mỗi BBframe (Kbch) để tạo ra các gói có khả năng kháng lỗi tốt hơn. Mã phía trong (mã nội) LDPC là một lớp các mã khối tuyến tính tương ứng là một ma trận kiểm tra độ ưu tiên H. Ma trận H chỉ gồm các số 0 và 1 nằm rải rác, có nghĩa là cường độ của các số 1 trong ma trận này là rất thấp. DVB-T2 sử dụng mã LDPC với 6 tỷ lệ mã khác nhau (1/2, 3/5, 2/3, 3/4, 4/5 và 5/6) cho cả khung dữ liệu bình thường và khung dữ liệu ngắn. Khả năng sửa lỗi từ 10 bit đến 12 bit tùy thuộc tỷ lệ mã. Việc mã hóa được thực hiện bằng các phương trình biến đổi từ ma trận H để tạo
  • 54. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 25
  • 55. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 ra các bit kiểm tra độ ưu tiên. Việc giải mã được thiết lập bằng cách sử dụng các đầu vào mềm (soft inputs) kết hợp với các phương trình trên để tạo ra các ước lượng mới cho các giá trị thông tin đã được gửi. Mã LDPC có thể loại trừ được các tầng lỗi, để xác định được tầng lỗi thì một mã phía ngoài (mã ngoại) BCH được sử dụng kết hợp với mã LDPC, mã ngoại BCH có hiệu quả cao với các tần lỗi thấp. Việc sử dụng kết hợp mã BCH và mã LDPC đạt hiệu quả tốt hơn và độ tin cậy cao hơn. Sử dụng các mã LDPC/BCH cho phép khả năng bảo vệ tốt hơn, truyền nhiều dữ liệu hơn trên cùng một kênh thông tin. Mã LDPC tốt hơn nhiều so với mã cuốn (convolution code) và nếu chọn tỷ lệ mã lớn hơn cho 256 QAM thì tỷ số công suất sóng mang trên tạp nhiễu C/N sẽ không thay đổi trong khi vẫn đạt được độ tăng tốc độ bit đáng kể. Với phương thức điều chế 256 QAM giúp tăng 33% hiệu suất sử dụng phổ và dung lượng dữ liệu đối với một tỷ lệ mã cho trước nhưng đòi hỏi khoảng bảo vệ lớn hơn nhiều. Việc lựa chọn sử dụng mã sửa sai LDPC/BCH giúp khả năng bảo vệ tốt hơn, truyền lượng dữ liệu lớn hơn trên cùng một kênh thông tin, mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cao, nhất là khi kết hợp với phương thức điều chế cao hơn như 64 QAM và 256 QAM. 2.2.2. Hiệu quả của các kỹ thuật tráo kết hợp symbol khởi đầu Trong DVB-T2 sử dụng hai kỹ thuật tráo quan trọng là tráo tế bào (CI – cell interleaving), tráo thời gian (TI – time interleaving). Mục đích của tráo là trải nội dung thông tin trên miền thời gian và/hoặc tần số sao cho kể cả nhiễu đột biến lẫn phađing đều không có khả năng xóa đi một chuỗi bit dài của dòng dữ liệu gốc. Tráo còn được thiết kế sao cho các bit thông tin được truyền tải bởi một điểm xác định trên đồ thị chòm sao không tương ứng với chuỗi bit liên tục trong dòng dữ liệu gốc. Tráo thời gian cung cấp thêm khả năng chống lại các ảnh hưởng như nhiễu xung trong các chu kỳ thời gian và các ảnh hưởng trong vùng tần số giới hạn của tín hiệu. Những symbol đầu tiên của khung DVB-T2 ở lớp vật lý là các symbol khởi đầu (preamble symbol). Các symbol này truyền một số lượng hạn chế các thông tin báo hiệu bằng phương thức truyền có độ tin cậy.
  • 56. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 26
  • 57. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Hình 2.15: Cấu trúc khung vật lý DVB-T2 Symbol P1 nằm ở đầu khung trong kênh RF, dùng để đánh dấu sự bắt đầu của khung DVB-T2, thời gian và đồng bộ hóa tần số, ngoài ra còn báo hiệu các thông số truyền dẫn cơ bản. Symbol P1 có chế độ FFT là 1K, mang 7 bit dữ liệu tín hiệu (bao gồm cả kích thước FFT của symbol dữ liệu), với khoảng bảo vệ ở hai đầu, symbol P1 cung cấp dịch vụ điều chế. Các symbol P2 đặt ngay sau symbol P1, có cùng kích thước FFT và khoảng bảo vệ như symbol dữ liệu. Số lượng symbol P2 phụ thuộc vào kích thước FFT, symbol P2 dùng cho việc đồng bộ hóa thời gian cũng như ước lượng kênh ban đầu. Symbol P2 mang thông tin tính hiệu L1 và L2 và cũng có thể mang dữ liệu. Hình 2.16: Cấu trúc báo hiệu L1 - Chú thích: P1: 1K FFT symbol chỉ thị khởi đầu của một khung T2. P2: Chỉ thị cách thức (L1) và thời điểm (L2) PLP được truyền dẫn
  • 58. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 27
  • 59. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Các bit đầu tiên của thông tin báo hiệu (L1 – Pre-signalling) có phương thức điều chế và mã hóa cố định. L1 – Pre-signalling mang thông tin khoảng bảo vệ, loại mẫu PP, loại PAPR được sử dụng cùng với số lượng symbol dữ liệu. Các bit còn lại (L1 – Post-signalling) tỷ lệ mã được xác định là ½ hoặc ¼ với BPSK và ½ đối với QPSK, 16 QAM và 64 QAM. L1 – Post-signalling mang thông tin về tần số RF, số lượng PLPs cùng với thông số của tín hiệu PLP. Việc sử dụng các kỹ thuật tráo kế thừa sự phát triển của họ DVB kết hợp với symbol khởi đầu giúp tăng cường sức mạnh cho tín hiệu chống lại những ảnh hưởng bên ngoài như tác động của địa lý, thời tiết hay các tòa nhà cao tầng, làm giảm tối đa sự mất mát thông tin, giúp nâng cao độ tin cậy cho DVB-T2. Đây cũng là một trong những tiến bộ quan trọng mang đến sự phát triển mạnh mẽ của DVB-T2. 2.2.3. Hiệu quả sử dụng Time-Frequency Slicing (TFS) TFS là phương pháp các dịch vụ được ghép theo thống kê rồi truyền tải qua nhiều kênh RF khác nhau, có thể lên đến 6 kênh RF. Mỗi dịch vụ được ghép xen kẽ trong các tần số sẵn có theo trục thời gian. Ví dụ như hình 2.17 mỗi ống lớp vật lý (PLP) được trải đều trên tất cả các kênh RF (trong ví dụ là 3 kênh RF) theo thời gian. Mỗi PLP được xen kẽ trong khung vật lý (Physical Layer) giúp cải thiện sự đa dạng về thời gian và tần số. Hình 2.17: TFS trên 3 kênh tần số
  • 60. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 28
  • 61. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Với TFS thì ghép kênh thống kê trên một dãy tần số sẽ có độ lợi lớn hơn khi sử dụng trên một tần số duy nhất. Ví dụ khi ta ghép trên 6 kênh RF với tốc độ 33 Mbit/s thì thực tế ta sẽ có được tốc độ là 198 Mbit/s so với 33 Mbit/s của một kênh RF, điều này gần như là lý tưởng. Lợi ích của kỹ thuật TFS là tăng tốc độ bit, cho phép truyền nhiều dịch vụ hơn cũng như chất lượng video ổn định hơn. Mặt khác TFS còn cải thiện chi phí kết hợp cho việc thu tất cả các dịch vụ, cho phép giảm chi phí mạng hoặc tăng tốc độ dữ liệu. Việc thu các dịch vụ là đồng nhất (tham số các PLP giống nhau) giúp chống lại nhiễu kênh theo thời gian và nhiễu do giao thoa. Nếu không có TFS, vùng phủ sóng của một tập hợp các kênh tại một vị trí nhất định bị hạn chế bởi việc tiếp nhận các kênh được ghép với cường độ tín hiệu thấp nhất. Với TFS việc tiếp nhận tại một địa điểm cụ thể được xác định bởi cường độ tín hiệu trung bình của các kênh RF liên quan đến TFS. TFS cải thiện được cường độ tín hiệu, tăng được vùng phủ, tăng khả năng chống nhiễu giao thoa. Đối với một vùng thu nhất định trên nhiều tần số RF, mức tín hiệu thu được đặc biệt là tín hiệu thu cố định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Khối ăngten phát sóng phụ thuộc vào tần số, sự che chắn của địa hình phụ thuộc vào tần số. Đối với mỗi vị trí, mức độ phủ sóng TFS có thể biểu diễn bằng sự chênh lệch giữa cường độ tín hiệu trung bình và cường độ tín hiệu tối thiểu tính trên tất cả các tần số RF tại vị trí đó. TFS cải thiện khả năng chống lại tạp nhiễu và nhiễu do thời gian khác nhau từ các máy phát khác, vì mức độ nhiễu thay đổi theo tần số. Ví dụ một tần số có thể bị mất hoàn toàn do nhiễu tạm thời. TFS cải thiện khả năng chống lại sự thay đổi kênh theo thời gian đặc biệt đối với thu di động. Do TFS sử dụng một số kênh RF tại một thời điểm, nếu một kênh RF bị mất (sự cố máy phát) thì vùng phủ sóng sẽ thu nhỏ nhưng không hoàn toàn biến mất. Nên thường kết hợp nhiều kênh RF nhằm hạn chế việc giảm vùng phủ khi một kênh RF bị mất. Kỹ thuật TFS có thể cho phép gia tăng về dung lượng lên xấp xỉ 20% và độ lợi thiết lập mạng lên 3 dB-4 dB. Tùy vào địa hình, phương thức thu, yêu cầu phát triển của nhà truyền dẫn mà lựa chọn kỹ thuật TFS nhằm mang lại độ tin cậy cao với vùng phủ tốt nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng ổn định với chi phí thấp nhất.
  • 62. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 29
  • 63. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 2.3. Tiết kiệm tài nguyên tần số quốc gia mà vẫn đảm bảo băng thông yêu cầu. DVB-T2 phải có tính linh hoạt với băng thông và tần số, vừa tiết kiệm tài nguyên tần số quốc gia vừa đảm bảo băng thông yêu cầu. DVB-T2 phải nâng cao hiệu suất của mạng đơn tần so với DVB-T. Linh hoạt giữa việc sử dụng mạng đơn tần và mạng đa tần, góp phần nâng cao chất lượng hệ thống đối với từng khu vực cụ thể ngoài thực tế. 2.3.1. MISO dựa trên Alamouti (trên trục tần số) DVB-T2 có tùy chọn sử dụng kỹ thuật Alamouti với một cặp máy phát như hình 2.18. Đối với phương thức phát SFN thường tại vùng giao giữa hai máy phát thì tín hiệu có cường độ mạnh như nhau. Khi đó máy thu không thu được tín hiệu, để giải quyết thường ta sẽ cho tăng công suất của một máy phát lên. Hình 2.18: Mô hình MISO Trong DVB-T2 kỹ thuật MISO dựa trên Alamouti được sử dụng, mỗi điểm của đồ thị chòm sao được truyền bởi một máy, còn máy phát thứ hai truyền phiên bản có chỉnh sửa của từng cặp của chòm sao với thứ tự ngược lại trên trục tần số. Kỹ thuật này có thể tránh được phađing chọn lọc tần số, đồng thời cho kết quả tương đương phương thức thu phân tập trên phương diện đạt được sự kết hợp tối ưu giữa hai tín hiệu, do đó công suất thu được là công suất tổng hợp của hai tín hiệu trong không gian. Kỹ thuật này giúp khắc phục vùng lõm (deep notches) trong mạng đơn tần (SFN) mà tại đó có hai tín hiệu có cường độ mạnh tương tự nhau từ hai máy phát.
  • 64. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 30
  • 65. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Kỹ thuật MISO dựa trên Alamouti là một tùy chọn trong DVB-T2, việc áp dụng kỹ thuật này trong mạng đơn tần sẽ giúp nâng cao hiệu quả vùng phủ sóng, hạn chế nhiễu mà vẫn đảm bảo công suất phát thấp nhất có thể, sử dụng ít tần số nhất có từ đó giúp tiết kiệm chi phí, cũng như băng tần. 2.3.2. Mạng đơn tần (SFN), chuyển đổi linh hoạt giữa mạng đa tần (MFN) và mạng đơn tần (SFN) Việc nguồn tài nguyên tần số quốc gia ngày càng cạng kiệt thì việc thiết kế mạng đơn tần (SFN) cho phát sóng truyền hình số mặt đất là cần thiết. SFN sử dụng hiệu quả băng tần, tiết kiệm tài nguyên tần số do tất cả máy phát trong mạng SFN chỉ phát ở một kênh tần số duy nhất. Còn MFN thì mỗi máy phát phát một kênh tần số khác nhau như hình 2.19: Hình 2.19: Mô hình mạng MFN và SFN Khi thiết kế mạng SFN cần lưu ý vấn đề đồng bộ giữa các máy phát. Có hai phương pháp đồng bộ là bù thời gian trễ tĩnh và bù thời gian trễ động. Bù thời gian trễ tĩnh là bù chệnh lệch về thời gian truyền sóng từ các máy phát đến điểm thu, bao gồm cả trễ do truyền sóng, trễ do điều chế, do khuếch đại, cáp và ăngten. Bù thời gian trễ động là quá trình làm chậm lại dòng truyền tải TS hay nói cách khác tất cả các máy phát phát đi gói đầu tiên ở cùng một thời điểm, khi đó chệnh lệch thời gian phát gói đầu tiên giữa các máy phát bằng không.
  • 66. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 31
  • 67. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Lựa chọn triển khai mạng SFN trong từng vùng nhằm tăng dung lượng, tiết kiệm dải sóng mang phục vụ cho khả năng thu truyền hình di động với tốc độ dữ liệu cao vì khả năng lựa chọn các khoảng bảo vệ lớn hơn. Có thể phủ sóng vùng lõm, hiệu quả phủ sóng cao hơn so với các hệ thống khác do sử dụng máy phát có công suất nhỏ và phân tán trong khu vực phủ sóng có địa hình phứa tạp, ít can nhiễu hơn trong mạng đơn tần, công suất sử dụng cho cùng một diện tích phủ sóng nhỏ hơn và độ tin cậy cao. Hình 2.20: Mạng đơn tần phủ sóng vùng lõm Việc sử dụng mạng đa tần tránh được nhiễu đồng kênh, điều quan trọng là cho phép sử dụng lại hạ tầng mạng analog đã có. Đặc biệt khu vực miền núi, địa hình phức tạp, sóng truyền hình khó truyền đi xa, đồng thời cần đưa vào hệ thống các chương trình địa phương thì mạng đa tần với các kênh liền kề mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra việc triển khai mạng MFN cũng dễ dàng vì không cần đồng bộ giữa các máy phát, không cần sử dụng các trạm lặp do đó làm giảm thiết bị và chi phí đầu tư.
  • 68. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 32
  • 69. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG DVB-T2 Hình 2.21: Mô hình hệ thống truyền hình số DVB-T2 SFN và MFN Việc kết hợp mạng SFN với các mode sóng mang mở rộng, MISO dựa trên Alamouti giúp tăng hiệu suất mạng rất lớn. Tùy điều kiện địa hình vùng phủ sóng, điều kiện quản lý về mặt tần số đã được quy định trong các quy định quốc tế mà thiết kế hợp lý giữa mạng đa tần và đơn tần nhằm đảm bảo tối ưu chi phí đầu tư và khả năng sử dụng tần số mà vẫn đảm bảo vùng phủ sóng trong cả hai trường hợp MFN và SFN.
  • 70. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 33
  • 71. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net KẾT LUẬN KẾT LUẬN Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ 2 (DVB-T2) sử dụng nhiều giải pháp kỹ thuật mới như: mode sóng mang mở rộng, băng tầng phụ, chòm sao xoay, … kết hợp với những kỹ thuật nền tảng trong họ DVB như điều chế, mã hóa, sửa lỗi giúp làm tăng độ tin cậy của kênh truyền, tăng dung lượng bit, linh hoạt hơn ở phương thức thu như thu cố định hay thu di động nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống DVB-T2. Từ đó DVB-T2 có khả năng truyền tải dung lượng bit lớn hơn DVB-T gần 50% đối với mạng đa tần và còn cao hơn đối với mạng đơn tần. Các giải pháp nâng cao chất lượng giúp hệ thống DVB-T2 đáp ứng được yêu cầu thực tế về sự gia tăng dung lượng băng thông mà vẫn đảm bảo độ tin cậy tốt nhất. Từ đó cung cấp cho người xem các dịch vụ truyền hình mới đặc biệt là truyền hình độ phân giải cao HDTV. DVB-T2 mang lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình như việc thu xem hình ảnh, âm thanh sẽ tốt hơn, độ phân giải cao hơn, tăng chất lượng đường truyền và tín hiệu ổn định, giúp người xem tận hưởng trọn vẹn các chương trình truyền hình mà không bị gián đoạn vì nhiễu sóng, mất tín hiệu. Đối với công nghiệp truyền hình, việc sử dụng truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2 giúp tiết kiệm tần số và phát sóng được nhiều kênh hơn. Hệ thống truyền dẫn SFN này góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng, nâng cao độ an toàn cho mạng lưới viễn thông, thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ mới.
  • 72. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N Trang 34
  • 73. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Dịch nghĩa tiếng Anh Dịch nghĩa tiếng Việt ACE Active Constellation Extension Mở rộng chòm sao tích cực BCH Bose-Chaudhuri-Hocquenghem Mã vòng sửa lỗi nhiều mức DVB Digital Video Broadcasting Truyền hình số quảng bá DVB-T Digital Video Broadcasting – Truyền hình số quảng bá mặt Terrestrial đất DVB-T2 Digital Video Broadcasting – Second Truyền hình số quảng bá mặt Generation Terrestrial đất thế hệ thứ 2 EPG Electronic Program Guide Hướng dẫn điện tử theo chương trình ETSI European Telecommunications Viện tiêu chuẩn viễn thông Standards Institute châu Âu FEC Forward Error Correction Hiệu chỉnh lỗi trước FFT Fast Fourier Transform Biến đổi nhanh Fourier HDTV High Definition Television Truyền hình phân giải cao ICI Inter Channel Interference Nhiễu liên kênh IFFT Inverse Fast Fourier Transform Biến đổi nhanh Fourier ngược ISI Inter Symbol Interference Nhiễu liên ký tự LDPC Low Density Parity Check Kiểm tra mật độ thấp. MFN Multi Frequency Network Mạng đa tần MISO Multi Input Single Output Nhiều đầu vào một đầu ra OFDM Orthogonal Frequency Division Ghép phân chia theo tần số Multiplexing trực giao PAPR Peak to Average Power Ratio Tỷ số công suất đỉnh/công suất trung bình PLP Physical Layer Pipes Ống lớp vật lý PSI Program Specific Infomation Bảng thông tin chương trình QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều chế biên độ cầu phương
  • 74. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N
  • 75. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net TỪ VIẾT TẮT QPSK Quadrature Phase Shift Keying Điều chế pha nhị phân (Khóa dịch pha cầu phương) RF Radio Frequency Tần số vô tuyến SFN Single Frequency Network Mạng đơn tần SI Service Information Thông tin dịch vụ T2-MI DVB-T2 Modulator Interface Giao diện điều chế gói tin T2 TR Tone Reservation Hạn chế âm sắc
  • 76. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N
  • 77. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ETSI EN 302 755 v1.4.1 (07/2015): Digital Video Broadcasting (DVB); Frame structure channel coding and modulation for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2). [2] ETSI TS 102 831 v1.2.1 (08/2012): Digital Video Broadcasting (DVB); Implementation guidelines for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2). [3] ETSI TS 102 773 v1.4.1 (03/2016): Digital Video Broadcasting (DVB); Modulator Interface (T2-MI) for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2). [4] EBU-TECH 3348 (05/2011): Frequency and Network Planning Aspects of DVB-T2. [5] ITU-R (10/2016): Handbook on Digital Terrestrial Television Broadcasting Networks and Systems Implementation. [6] ETSI TS 102 992 v1.1.1 (09/2010): Digital Video Broadcasting (DVB); Structure and modulation of optional transmitter signatures (T2-TX-SIG) for use with the DVB-T2 second generation digital terrestrial television broadcasting system. [7] ETSI EN 302 755 v1.1.1 (09/2009): Digital Video Broadcasting (DVB); Frame structure channel coding and modulation for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2). [8] ITU-R BT-2254 (09/2012): Frequency and network planning aspects of DVB- T2. [9] https://www.dvb.org/worldwide [10] https://mic.gov.vn/shth/Pages/ThongTin/102050/noi-dung-chinh-de-an.html
  • 78. Luận Văn Group viết luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net SVTH: LÊ PHƯỚC TÚ LỚP: L15CQVT01-N