SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH
TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
NGUYỄN HÀ LINH
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH
TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Ngành: Tài Chính- Ngân hàng- Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 60340201
Họ và tên học viên: Nguyễn Hà Linh
Người hướng dẫn: TS. Phan Trần Trung Dũng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự
lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán Việt Nam “ là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và
kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều
được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Hà Linh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI
VÀ THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI ........................................................................3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tài chính học hành vi ..................3
1.2. Lý thuyết Tài chính học hành vi ................................................................7
1.2.1. Lý thuyết kỳ vọng ...................................................................................7
1.2.2. Sự tự nghiệm.........................................................................................10
1.3. Thiên lệch tự lừa dối .................................................................................12
1.3.1. Hiện tượng lạc quan thái quá, ảo tưởng kiểm soát và ảo tưởng kiến thức
.........................................................................................................................12
1.3.2. Hiện tượng tự tin thái quá .....................................................................13
1.3.3. Thiên lệch do tự thiên vị .......................................................................13
1.3.4. Thiên lệch do xác nhận .........................................................................14
1.3.5. Thiên lệch “vuốt đuôi”..........................................................................14
1.3.6. Thiên lệch do bất đồng nhận thức.........................................................15
1.3.7. Sự bảo thủ .............................................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH
VI VÀ THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI.................................................................17
2.1. Lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối trên thị trường
chứng khoán Việt Nam ....................................................................................17
2.1.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán.......................................................17
2.1.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam- dấu hiệu của lý thuyết tài chính
hành vi và thiên lệch tự lừa dối.......................................................................18
2.1.2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm
2005 .............................................................................................................19
2.1.2.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2007 .............................................................................................................22
2.1.2.3. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2013
....................................................................................................................25
2.1.2.4. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 đến
tháng 3/2017 ...............................................................................................29
2.2. Các nghiên cứu đã có về tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dỗi .....31
2.2.1. Các nghiên cứu đã có về thiên lệch tự lừa dối và tài chính hành vi trên
thế giới ............................................................................................................31
2.2.2. Các nghiên cứu đã có về thiên lệch tự lừa dối và tài chính hành vi ở
Việt Nam.........................................................................................................34
2.2.3. Các giả thiết về thiên lệch tự lừa dối trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.................................................................................................................36
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................39
3.1. Quy trình nghiên cứu:...............................................................................39
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................41
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ..................................................41
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp....................................................41
3.3. Kỹ thuật phân tích dữ liệu........................................................................45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................49
4.1. Phân tích mô tả..........................................................................................49
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu ........................................................49
4.1.2. Bằng chứng tồn tại của nhóm thiên lệch tự lừa dối đến quyết định đầu
tư của NĐT cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam .........................49
4.1.2.1. Nhóm 1- Lạc quan thái quá:...........................................................49
4.1.2.2. Nhóm 2- Tự tin thái quá .................................................................52
4.1.2.3. Nhóm 3: Sự tự thiên vị và thiên lệch “vuốt đuôi”..........................54
4.1.2.4. Nhóm 4: Thiên lệch do xác nhận và bất đồng nhận thức...............56
4.1.2.5. Nhóm 5: Sự bảo thủ........................................................................59
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo.............................................................60
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố nhóm 1: Lạc quan thái quá................61
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố nhóm 2: Tự tin thái quá.....................62
4.2.3. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố nhóm 3: Sự tự thiên vị và thiên lệch
“vuốt đuôi”......................................................................................................64
4.2.4. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố nhóm 4: Thiên lệch do xác nhận và bất
đồng nhận thức................................................................................................65
4.2.5. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố nhóm 5: Bảo thủ ................................67
4.2.6. Đánh giá độ tin cậy cho biến phụ thuộc “Quyết định đầu tư”.............68
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).......69
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) cho
các biến độc lập...............................................................................................69
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) cho
biến phụ thuộc.................................................................................................74
4.4. Ảnh hưởng của nhóm thiên lệch “tự lừa dối” đến quyết định đầu tư
của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................76
4.4.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Adjusted R Square, Anova)76
4.4.2. Kiểm định hệ số hồi quy (Coefficients) và hiện tượng đa cộng tuyến
(Multiple Collinearity)....................................................................................77
4.4.3. Một số ngụ ý từ kết quả nghiên cứu .....................................................78
CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................81
5.1. Các biện pháp tự phòng tránh ảnh hưởng của nhóm thiên lệch tự lừa
dối đến từ bản thân cá nhân nhà đầu tư ........................................................81
5.1.1. Tăng cường trao dồi và nâng cao kiến thức..........................................81
5.1.2. Ra quyết định dựa vào công thức thay vì trực giác ..............................82
5.1.3. Sử dụng thông tin bổ sung từ bên ngoài ...............................................84
5.1.3.1. Tham khảo ý kiến chuyên gia .........................................................84
5.1.3.2. Sử dụng hệ số gốc...........................................................................85
5.2. Các biện pháp phòng tránh ảnh hưởng của nhóm thiên lệch tự lừa dối
đến từ các doanh nghiệp niêm yết...................................................................85
5.3. Các biện pháp phòng tránh ảnh hưởng của nhóm thiên lệch tự lừa dối
đến từ Nhà Nước các cơ quan liên quan ........................................................86
KẾT LUẬN..............................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................i
PHỤ LỤC..................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các giả thiết nghiên cứu ..............................................................................38
Bảng 2: Tổng hợp mã hoá thang đo:.........................................................................43
Bảng 3: Nguyên tắc nhận dạng hệ số tải (Hair và cộng sự 2006).............................47
Bảng 4: Giá trị trung bình các biến nhóm 1: lạc quan thái quá ................................50
Bảng 5: Giá trị trung bình các biến nhóm 1 theo giới tính .......................................51
Bảng 6:Giá trị trung bình các biến nhóm 1 theo kết quả đầu tư quá khứ .................51
Bảng 7: Giá trị trung bình các biến nhóm 2: tự tin thái quá .....................................53
Bảng 8: Giá trị trung bình các biến nhóm 2 theo giới tính .......................................53
Bảng 9: Giá trị trung bình các biến nhóm 2 theo kết quả đầu tư trong quá khứ.......54
Bảng 10: Giá trị trung bình các biến nhóm 3: Sự tự thiên vị và thiên lệch “vuốt
đuôi”..........................................................................................................................55
Bảng 11: Giá trị trung bình các biến nhóm 3 theo giới tính .....................................55
Bảng 12: Giá trị trung bình các biến nhóm 3 theo kết quả đầu tư trong quá khứ....56
Bảng 13: Giá trị trung bình các biến nhóm 4: Thiên lệch do xác nhận và bất đồng
nhận thức...................................................................................................................57
Bảng 14: Giá trị trung bình các biến nhóm 4 theo giới tính .....................................58
Bảng 15: Giá trị trung bình các biến nhóm 4 theo kết quả đầu tư trong quá khứ....58
Bảng 16: Giá trị trung bình các biến nhóm 5: sự bảo thủ .........................................59
Bảng 17: Giá trị trung bình các biến nhóm 5 theo giới tính .....................................60
Bảng 18: Giá trị trung bình các biến nhóm 5 theo kết quả đầu tư trong quá khứ....60
Bảng 19: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Lạc quan thái quá”61
Bảng 20: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Tự tin thái quá” ...62
Bảng 21: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Tự tin thái quá” lần 2
...................................................................................................................................63
Bảng 22: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Sự tự thiên vị và
thiên lệch “vuốt đuôi””..............................................................................................64
Bảng 23: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Sự tự thiên vị và
thiên lệch “vuốt đuôi”” lần 2.....................................................................................65
Bảng 24: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Thiên lệch do xác
nhận và bất đồng nhận thức”.....................................................................................66
Bảng 25: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Bảo thủ” ...............67
Bảng 26: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Quyết định đầu tư”
...................................................................................................................................68
Bảng 27: Kết quả kiểm định hệ số Factor Loading cho các biến độc lập lần 1........70
Bảng 28: Kết quả kiểm định hệ số Factor Loading cho các biến độc lập lần 2........71
Bảng 29: Kết quả kiểm định hệ số Factor Loading cho các biến độc lập lần 3........72
Bảng 30: Kết quả kiểm định tính thích hợp của mô hình (KMO) và tính tương quan
giữa các biến quan sát (Barlett’s Test of Sphericity) cho các biến độc lập ..............73
Bảng 31: Kết quả kiểm định phương sai trích của các yếu tố biến độc lập..............73
Bảng 32: Kết quả kiểm định tính thích hợp của mô hình (KMO) và tính tương quan
giữa các biến quan sát (Barlett’s Test of Sphericity) cho biến phụ thuộc ................75
Bảng 33: Kết quả kiểm định phương sai trích của các yếu tố biến phụ thuộc..........75
Bảng 34: Kết quả kiểm định hệ số Factor Loading cho các biến phụ thuộc.............76
Bảng 35: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Adjusted R Square)..77
Bảng 36: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình bằng phân tích phương
sai ANOVA...............................................................................................................77
Bảng 37: Kết quả kiểm định hệ số hồi quy và hiện tượng đa cộng tuyến ................78
Bảng 38: Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập theo tỷ lệ %......................79
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Mô hình chức năng tỷ trọng của Lý thuyết triển vọng .......................................8
Hình 2: Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2016 .........30
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. TTCK: Thị trường chứng khoán
2. NĐT: Nhà đầu tư
3. EFA (Exploratory Factor analysis): Phân tích nhân tố khám phá
4. UBCKNN: Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước
5. TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
6. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Để thực hiện luận văn đề tài “Phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa
dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
Việt Nam”, tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn
đề, đồng thời thu thập bảng câu hỏi khảo sát với đối tượng là các nhà đầu tư cá nhân
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bảng câu hỏi khảo sát có 5 biến độc lập
(gồm 15 câu hỏi) và 1 biến phụ thuộc (gồm 3 câu hỏi).
Dữ liệu khảo sát thu về được lọc một lần bằng Cronbach’s Alpha để loại bỏ
các biến rác và các biến không phù hợp. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha sau đó
tiếp tục được tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để xếp nhóm cho các biến.
Sau quá trình kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, có
9 câu hỏi đạt tiêu chuẩn tương ứng với 04 nhóm biến độc lập.
Luận văn tiếp tục kiểm định hệ số hồi quy và hiện tượng đa cộng tuyến, xác
định được mô hình nghiên cứu là phù hợp với thực tế và các thiên lệch: tự tin thái
quá, lạc quan thái quá, thiên lệch do xác nhận, thiên lệch do bất đồng nhận thức (các
biến độc lập) có tác động đến quyết định đầu tư (biến phụ thuộc). Mức độ ảnh
hưởng của từng thiên lệch (tầm quan trọng của từng nhân tố) được xác định và so
sánh với dự đoán ban đầu làm cơ sở cho các khuyến nghị giúp nhà đầu tư cá nhân,
doanh nghiệp và chính phủ hạn chế ảnh hưởng xấu của các thiên lệch tự lừa dối đến
quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân nói riêng và toàn thị trường chứng khoán
nói chung.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, đến nay thị trường chứng khoán Việt
Nam đã khẳng định được vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế cũng
như mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có
nhiều biến động nhưng trong những năm gần đây TTCK Việt Nam vẫn duy trì được
tốc độ tăng trưởng khá, đạt mức sinh lời lớn nhất trong quý II/2016 tại khu vực
Đông Nam Á và được đánh giá là 1 trong 5 thị trường thế giới có mức tăng trưởng
cao nhất; với tiềm năng và cơ hội đó, không ngạc nhiên khi thị trường thu hút được
một lượng lớn nhà đầu tư và họ luôn mong muốn tìm ra các quy luật, phương pháp
tiếp cận thị trường hiệu quả nhằm thu được lợi nhuận cao. Các phương pháp chủ
yếu hiện đang được nhiều nhà đầu tư trên thị trường sử dụng là phân tích cơ bản và
phân tích kỹ thuật, nhưng hai phương pháp này đều dựa trên giả định thị trường
hiệu quả và hành vi của nhà đầu tư hoàn toàn duy lý trong khi trên thực tế luôn có
những lúc nhà đầu tư hành động bất hợp lý và các hành vi bất hợp lý như vậy diễn
ra liên tục, không gián đoạn; do đó lý thuyết tài chính hành vi ra đời nhằm nghiên
cứu hành vi của các chủ thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh tế.
Trong nghiên cứu tâm lý học hành vi, thiên lệch tự lừa dối là một trong những
nhóm thiên lệch phổ biến nhất; trong thực tế đầu tư, “chúng ta luôn là kẻ thù lớn
nhất của chính mình” và bằng cách hiểu hành vi, cơ chế tâm lý của chính mình khi
đưa ra các quyết định tài chính, nhà đầu tư có thể phòng ngừa, hạn chế và tránh
được những hành động sai lầm khi đầu tư, thậm chí tận dụng cơ hội để chiến thắng
thị trường; do đó tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự
lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” là đề tài tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các tác động của nhóm thiên lệch
tự lừa dối tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
Việt Nam nhằm giúp nhà đầu tư tránh các hành động duy lý trí gây nên các quyết
2
định đầu tư sai lầm đồng thời có thể tự điều chỉnh các lỗi tâm lý giúp gia tăng lợi
nhuận, nâng cao hiệu quả đầu tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết
định đầu tư
Đề tài này chỉ tìm hiểu tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới quyết định
đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các
khảo sát được thực hiện bằng bảng hỏi từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu và tìm được đối tượng nghiên cứu, đề tài tự
xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối
- Phân tích thực trạng tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết
định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Đề xuất một số biện pháp hạn chế tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối
đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài đã/sẽ sử dụng nhóm các
phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết, hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử…và nhóm các phương pháp
nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp điều tra, phương pháp phân tích,…
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt,
mục lục và các phụ lục. Nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương sau đây:
-Chương 1: Cơ sở lý luận về lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối.
-Chương 2: Cơ sở thực tiễn về lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối.
-Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
-Chương 4: Kết quả nghiên cứu
-Chương 5: Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI VÀ
THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tài chính học hành vi
Tài chính học hành vi hay còn được gọi kinh tế học hành vi là một phân ngành
kinh tế học, nghiên cứu các hành vi (hành động có nhận thức) của các chủ thể kinh
tế (người tiêu dùng, người phân phối, người bán hay người sản xuất,…) và những
tác động, ảnh hưởng của nó đến việc ra quyết định kinh tế và thị trường tài chính.
Theo Sewell (2007), tài chính hành vi là môn nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý lên
hành vi của những người tham gia trên thị trường tài chính và hệ quả của những ảnh
hưởng đó lên thị trường. Kinh tế hành vi kết hợp những nguyên tắc giống nhau của
tâm lý học và tài chính để giải thích lý do và cách con người ra những quyết định
không hợp lý khi họ chi tiêu, đầu tư hay tiết kiệm tiền.
Mặc dù kinh tế học cổ điển có khuynh hướng coi tài chính là một bộ môn khoa
học tự nhiên, được giải thích bằng các quy luật, định đề khô khan và tách nó khỏi
khoa học xã hội khiến trong một thời gian dài, khái niệm “tài chính hành vi” được
rất ít người quan tâm đến, nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại và không ngừng
phát triển của nó trong lĩnh vực học thuật cũng như thực tế cuộc sống:
- Trong thời kỳ cổ điển, kinh tế học và tâm lý học đã được nghiên cứu trong
mối quan hệ liên quan lẫn nhau. Năm 1759, Adam Smith đã xuất bản cuốn “Lý
thuyết về tình cảm luân lý" (The Theory of Moral Sentiments), văn bản quan trọng
mô tả những nguyên lý tâm lý học của các hành vi cá nhân. Trong tác phẩm này
Adam Smith đã mô tả các nguyên tắc về "bản chất con người" và đặt vấn đề về
nguồn gốc tạo ra các phán xét luân lý, kể cả các phán xét hành vi của chính mình
trong việc tư lợi và tự bảo tồn. Adam Smith cho rằng trong mỗi người chúng ta có
một "con người bên trong" (an inner man), đóng vai trò như một cá nhân khách
quan, không thiên vị, thường ủng hộ hoặc lên án các hành động của chính mình và
của người khác. Qua tác phẩm này, Adam Smith đã đưa ra nhận xét quan trọng mà
sau này ông đã lặp lại trong tác phẩm “Tài sản của các quốc gia": (The Wealth of
Nations): con người thường bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình mà không hay biết,
không có chủ đích, làm gia tăng các lợi ích của xã hội... "
4
- Trong thời kỳ kinh tế học tân cổ điển, khi các nhà kinh tế học bắt đầu đặt
mình bên ngoài tâm lý học nhằm hướng tới những nghiên cứu kinh tế như một khoa
học tự nhiên, bắt đầu với những giải thích về hành vi kinh tế được suy ra từ các giả
định về tính tự nhiên của các thực thể (tác nhân) kinh tế. Hai giả thiết quan trọng
trong tài chính chính thống được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay là: (i) giả thiết
coi những người tham gia thị trường là hoàn toàn hợp lý, hành vi hợp lý ngụ ý rằng
bất kì thông tin mới nào có sẵn cũng được giải thích một cách chính xác và thống
nhất bởi tất cả người tham gia thị trường, và (ii) thị trường hiệu quả: Lý thuyết thị
trường hiệu quả (EMH) cho rằng tất cả các thông tin liên quan được phản ánh hoàn
toàn vào giá ngay lập tức. Giá luôn đúng với giá trị và không có “bữa trưa miễn
phí” nào, tức là không có chiến lược đầu tư nào có thể đem lại tỷ suất sinh lợi trung
bình vượt trội.
Lý thuyết thị trường hiệu quả (effective market hypothesis- EMH) được coi là
mô hình tài chính trung tâm, chiếm vị trí quan trọng trong ngành tài chính từ những
năm 1970 cho đến nay. Nền tảng của lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) dựa trên ba
luận điểm: (i) các nhà đầu tư là lý trí và giá trị chứng khoán là hợp lý, (ii) trong
trường hợp một vài nhà đầu tư là phi lý trí, thì những giao dịch của họ là ngẫu nhiên
và triệt tiêu lẫn nhau mà không ảnh hưởng tới giá chứng khoán, (iii) những giao dịch
arbitrage hợp lý sẽ loại bỏ ảnh hưởng của những nhà đầu tư không hợp lý lên giá
chứng khoán. Trải qua nhiều bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm, giả định này đã
chứng tỏ được sự hiệu quả và thành công nhất định khi dự đoán và giải thích chính
xác nhiều hiện tượng, kết quả trong đầu tư. Tuy nhiên, các học giả cũng bắt đầu nhận
thấy và tìm kiếm các dị thường trong hành vi mà các lý thuyết tài chính chính thống
nói chung và thuyết thị trường hiệu quả nói riêng chưa giải thích được, tiêu biểu là (i)
hiệu ứng tháng Giêng (January Effect)- một hiện tượng bất thường trong thị trường
tài chính, khi mà giá chứng khoán tăng vào tháng một mà nguyên nhân không đến từ
bất cứ một lý do cơ bản nào (Rozeff and Kinney, 1976) hay (ii) hiện tượng mùa vụ
(Seasonal effects) (Keim and Ziemba, 1984) nổi bật là hiệu ứng ngày thứ hai
(Monday effect)- khi tỷ suất sinh lời trung bình ngày thứ hai trên thị trường chứng
khoán thấp hơn tỷ suất sinh lời các ngày khác trong tuần và nếu tính trung bình sẽ
5
mang số âm (có nghĩa tỷ suất sinh lợi ngày thứ 2 tính trung bình là giảm); hoặc (iii)
khuynh hướng “lời nguyền rủa của người chiến thắng” (Richard Thale, 1988) khi giá
đấu thắng trong các cuộc đấu giá thường vượt quá giá trị nội tại của sản phẩm; và
ngoài ra còn có rất nhiều dị thường khác mà lý thuyết thị trường hiệu quả EMH
không giải thích được như tác động của khối lượng lên giá chứng khoán (Size
effects), tác động của phân tách lên giá cổ phiếu (Stock split effects),…
Nếu như lý thuyết tài chính truyền thống không tìm được lời giải cho các hiện
tượng bất thường thì tâm lý học hành vi lại đưa ra những lập luận tương đối thuyết
phục khi cho rằng: (i) hiệu ứng tháng giêng được hình thành từ tâm lý thực hiện hoá
lợi nhuận (chốt lời) hoặc cắt lỗ nhằm tránh phải nộp thuế của nhà đầu tư vào thời
điểm cuối năm. Đến thời điểm đầu năm sau, khi nhận được tiền thưởng cũng là lúc
nhà đầu tư trở lại thị trường để tái cơ cấu danh mục đầu tư hoặc tiến hành giải ngân
và chính yếu tố này đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho thị trường tăng điểm; (ii) hiệu
ứng ngày thứ hai được quan điểm tài chính hành vi giải thích do các doanh nghiệp
thường đưa các thông tin xấu vào thứ 6 khi đóng cửa thị trường do đó làm ảnh
hưởng đến giá chứng khoán ngày thứ 2 hoặc do tâm lý của nhà đầu tư vào ngày thứ
2 thường bi quan hơn các ngày khác trong tuần. “Lời nguyền rủa của người chiến
thắng” (iii) cũng được Richard Thale giải thích trong một bài viết năm 1988 khi ông
cho rằng tác nhân chính phá hoại quá trình đấu giá đến từ số lượng người tham gia
và độ “hung hãn” của buổi đấu giá; hai yếu tố này tác động thuận chiều lên mức giá
đấu và đẩy mức giá chiến thắng vượt xa giá trị thật của tài sản…
Như vậy, có thể nói việc các quan điểm tài chính chính thống nói chung và
thuyết thị trường hiệu quả nói riêng không trả lời được các dị biệt chính là tiền đề
và là điều kiện cho sự phát triển của tâm lý tài chính sau này. Thêm vào đó, trải qua
thời kỳ suy thoái kinh tế gây nên bởi việc vỡ bong bóng internet (bong bóng Dot-
com) cuối thập niên 1990- khi giá cổ phiếu công nghệ tăng cao bất thường khiến
nhà đầu tư bất chấp lao vào thị trường tìm kiếm lợi nhuận và tiếp đó là các cuộc
khủng hoảng liên tiếp khác, nhiều nhà kinh tế học, nhà đầu tư,.. đã thất bại trong
việc phân tích và dự báo dựa trên lý thuyết thị trường hiệu quả hay các mô hình
định giá truyền thống; trong khi đa số ý kiến cho rằng thất bại đến từ việc cập nhật
6
thông tin sai hoặc thiếu kịp thời thì một vài giả thiết khác lại chỉ ra rằng, những
người tham gia thị trường đã cập nhật thông tin một cách hợp lý và hoàn toàn phân
tích, nhận thức được tình hình thị trường, nhưng các quyết định của họ đưa ra dựa
trên các thông tin có được lại rất bất hợp lý.
Từ thực tiễn phát sinh, một số nhà kinh tế học đã bắt đầu đặt ra câu hỏi: Có
phải con người là hợp lý? hay họ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc như sợ hãi, tham
lam, cố chấp,… mà có thể dẫn tới những quyết định sai lầm? Tài chính học hành vi
bắt đầu được quan tâm, nghiên cứu nhằm giải thích những tình huống mà lý thuyết
truyền thống không giải thích được. Nói cách khác, tài chính hành vi được nghiên
cứu nhằm bổ sung cho các lý thuyết tài chính chính thống bằng việc kết hợp lý
thuyết truyền thống với tâm lý học nhận thức để tạo ra một mô hình hoàn thiện hơn
về hành vi con người trong tiến trình ra quyết định, từ đó giúp chúng ta hiểu và vận
hành hiệu quả thị trường tài chính.
Tuy trong nhiều năm trở lại đây, tài chính học hành vi đã được quan tâm và
đưa vào nhiều công trình nghiên cứu nhưng lý thuyết này vẫn gặp phải sự phản đối
và nghi ngờ của những học giả theo trường phái kinh tế học truyền thống; ngoài ra
các nhà đầu tư, nhà phân tích và đa số đại chúng chưa biết tới và dành sự quan tâm
đúng mức cho lĩnh vực này. Giải thưởng Nobel kinh tế năm 2002 cho nhà tâm lý
học Daniel Kahneman và nhà kinh tế thực nghiệm Vemon Smith với công trình
“Ảnh hưởng của tâm lý tới quyết định tiêu dùng của người dân và những bằng
chứng thực nghiệm từ thập kỷ 60 đến nay” đã chứng minh đây là lĩnh vực đúng, tạo
nền tảng vững chắc cho việc đưa tâm lý học vào kinh tế và đặt nền móng cho kinh
tế học thực nghiệm; đây là lần đầu tiên một nhà tâm lý học được giải Nobel và nó
đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục các nhà tài chính chính thống
rằng các nhà đầu tư có thể hành xử một cách phi lý.
Tài chính học hành vi tập trung vào hai nhánh nghiên cứu chủ yếu là những
thiên lệch trong nhận thức của con người và sự hạn chế của khả năng kinh doanh
Arbitrage. Tuy nhiên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư và
những sai lầm của họ do chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tâm lý mà cụ thể là nhóm
thiên lệch tự lừa dối.
7
1.2. Lý thuyết Tài chính học hành vi
Để giải thích những hành vi bất hợp lý của nhà đầu tư trên thị trường tài chính,
các nhà kinh tế học hành vi đã xây dựng kiến thức về lý thuyết tài chính học hành vi
từ tâm lý học, xã hội học và nhân chủng học. Tài chính học hành vi có vai trò quan
trọng trong việc dự đoán và lý giải cho xu hướng của thị trường tài chính, nó có ý
nghĩa không chỉ trong giai đoạn suy thoái kinh tế- khi các phương pháp khác như
phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đang cho thấy những mặt hạn chế mà còn thể
hiện vai trò khi thị trường trong giai đoạn hồi phục và tăng trưởng- khi tỷ suất lợi
nhuận cao che mờ đi các cạm bẫy trên thị trường.
Trọng tâm nghiên cứu của tài chính học hành vi tập trung vào hai mảng chính
là lý thuyết kỳ vọng và sự tự nghiệm (hay tâm lý dựa vào kinh nghiệm):
1.2.1. Lý thuyết kỳ vọng
Lý thuyết kỳ vọng được đưa ra bởi 2 nhà tâm lý học: Daniel Kahneman và
Amos Tversky nhằm giái thích cách con người quản lý rủi ro và sự không chắc
chắn; theo đó, nhà đầu tư có xu hướng không thích rủi ro (risk averse) trong vùng
lãi nhưng lại thích mạo hiểm (risk seeking) trong vùng lỗ, nói cách khác họ xem khả
năng bù đắp một khoản lỗ quan trọng hơn khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận. Khi
mô tả độ hữu dụng của một nhà đầu tư tài chính bằng một hàm hữu dụng lõm, hữu
dụng biên của tài sản giảm, tức là mỗi đơn vị tăng thêm trong giá trị tài sản đầu tư
sẽ mang lại một giá trị hữu dụng tăng thêm ít hơn so với sự tăng lên trước đó trong
giá trị tài sản đầu tư nhưng sẽ mang đến sự đau khổ và dằn vặt nhiều hơn khi một
giá trị tài sản bị sụt giảm do thua lỗ.
8
Nguồn: Kahneman and Tversky (1979)
Hình 1: Mô hình chức năng tỷ trọng của Lý thuyết triển vọng
Kahneman và Tversky cho rằng, hàm giá trị này có độ dốc hướng lên khi giá
trị tài sản dưới điểm tham chiếu và độ dốc hướng xuống khi giá trị tài sản ở trên
điểm tham chiếu. Khi giá trị tài sản nằm dưới điểm tham chiếu (nhà đầu tư đang
thua lỗ) thì họ sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tiếp tục tham gia cuộc chơi với hy vọng
sẽ mau chóng lấy lại giá trị đầu tư ban đầu. Ngược lại, khi giá trị tài sản nằm trên
điểm tham chiếu, hàm giá trị có chiều hướng lõm xuống, mô tả cho hành vi chống
đỡ, ác cảm với những rủi ro trong đầu tư, khi đó nhà đầu tư sẽ nhanh chóng ra
quyết định bán cổ phiếu để kiếm lời mà không phân tích đến khả năng đầu cơ để
gia tăng thêm giá trị đầu tư hoặc tăng thêm cơ hội thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Điểm tham chiếu (Reference Point) được quyết định bởi mỗi cá nhân như một điểm
so sánh, như để đo lường mức độ mục tiêu của giá trị tài sản.
Có thể nói hàm giá trị của Kahneman và Tversky là cơ sở quan trọng cho việc
giải thích một số hành vi của nhà đầu tư như: sự ghét lỗ và sự tiếc nuối:
- Sự ghét lỗ đề cập đến thực tế khi con người có xu hướng quá nhạy cảm với
sự sụt giảm tài sản hơn là sự gia tăng. Qua rất nhiều các thử nghiệm thực tế,
Kahneman và Tversky đã chỉ ra rằng những khoản lỗ thì nặng hơn gấp hai lần so
với những khoản lãi hay nói cách khác, lỗ 1$ sẽ gây nên sự tiếc nuối và đau khổ
gấp đôi so với cảm giác sung sướng khi lãi l$. Sự ghét lỗ có thể giúp chúng ta giải
9
thích vì sao con người luôn có khuynh hướng cảm thấy khổ sở, đau buồn khi phạm
phải một sai lầm trong phán đoán; do vậy, họ thường có xu hướng nắm giữ cổ
phiếu bị lỗ trong khi có thể bán chúng để tránh tình trạng lỗ nặng hơn hoặc lâu hơn.
Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư luôn tin rằng, những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng
tốt trở lại và họ cản thấy tiếc nuối khi phải bán cắt lỗ cổ phiếu. Vì thế, khi đối mặt
với tình trạng thua lỗ, nhà đầu tư thể hiện sự liều lĩnh khi giữ cổ phiếu lỗ trong một
thời gian dài và kỳ vọng vào lợi nhuận trong tương lai sẽ kéo giá cổ phiếu trở lại
mức ban đầu.
- Giống như sự ghét lỗ, sự tiếc nuối (Regret) cũng được lý giải bởi tâm lý đau
khổ và dằn vặt của con người khi mắc lỗi, thậm chí dù chỉ là những lỗi nhỏ; họ cảm
thấy hết sức ăn năn, hối hận khi thực hiện một quyết định mang đến kết quả xấu
cho bản thân. Trên thị trường, một khi mắc sai lầm và thua lỗ, mong ước lớn nhất
của nhà đầu tư là giá chứng khoán sẽ hồi phục lại giá cả ban đầu và khoản đầu tư
được hòa vốn; do đó, ngay khi cổ phiếu vừa tăng giá họ đã vội vàng bán đi thay vì
giữ lại với hy vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận lớn hơn. Nhưng nếu giá cổ phiếu
tiếp tục giảm sâu, thay vì phải bán đi để cắt lỗ thì nhà đầu tư lại tiếc nuối và trì
hoãn, chần chừ không dám bán vì nghĩ rằng bán giá này sẽ là bán giá đáy, bán xong
sẽ không mua lại được giá thấp hơn. Nhà đầu tư càng nuối tiếc thì càng thể hiện sự
liều lĩnh của bản thân khi đối mặt với thua lỗ.
Khác với lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại của nhà kinh tế học Harry
Markowitz (người đã nhận giải thưởng Nobel kinh tế năm 1990) coi tối đa hóa tài
sản phải dựa trên trạng thái tài sản cuối cùng và giả định các nhà đầu tư đều ngại rủi
ro: với cùng một mức rủi ro cho trước, các nhà đầu tư sẽ ưa thích phương án có tỷ
suất sinh lời kỳ vọng cao hơn và tương tự, với cùng một mức tỷ suất sinh lời kỳ
vọng cho trước, nhà đầu tư sẽ ưa thích lựa chọn những phương án có mức độ rủi ro
thấp hơn; chức năng tối đa hóa giá trị trong lý thuyết kỳ vọng ghi lại những cái
được và mất vào tài khoản và cho rằng con người có xu hướng cảm nhận kết quả là
những gì được và mất hơn là trạng thái cuối cùng của tài sản. Lý thuyết kỳ vọng lập
luận rằng, khi lựa chọn giữa trò chơi may rủi, con người tính toán lợi nhuận và thua
lỗ cho mỗi phương án và sẽ lựa chọn phương án có lợi ích, tiềm năng lớn nhất. Điều
10
này cho thấy con người có thể chọn một danh mục đầu tư theo tính toán, cân đối
mức lợi nhuận và thua lỗ tiềm năng sau đó phân bổ ở mức lợi ích tiềm năng cao
nhất.
Về bản chất, lý thuyết kỳ vọng giải thích những bất thường trong hành vi con
người khi đánh giá rủi ro: dưới điều kiện không chắc chắn, con người không nhất
quán trong việc sợ rủi ro, họ e ngại rủi ro khi đang kiếm được lợi nhuận và ưa thích
rủi ro khi đang thua lỗ; điều này có thể nhận thấy rõ ràng trong thực tế khi khoản
đầu tư có khuynh hướng mang lại lợi nhuận, nhà đầu tư thích nắm chắc ngay khoản
lợi nhuận hiện tại hơn là cố gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận hơn
trong tương lai, nhưng ngược lại, khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ thì nhà đầu tư
lại cố gắng duy trì với hy vọng sẽ nhận được khoản lời trong tương lai mặc dù lúc
này rủi ro thua lỗ nhiều hơn là rất lớn.
Một chức năng khác của lý thuyết triển vọng là chức năng tỷ trọng: giá trị
của mỗi kết quả được nhân với tỷ trọng quyết định. Các tỷ trọng của quyết định
đo lường ảnh hưởng của các sự kiện lên mong muốn của việc đầu tư, chúng
không phải là xác suất và không thêm vào tổng thể; Kahneman và Tversky
(1979) gọi đây là sự chắc chắn của tài sản: các tỷ trọng của quyết định thường
thoái lùi với xác suất đúng, ngụ ý rằng, các biến ít nhạy cảm trong các khả năng
hơn là trong các chuẩn mực hợp lý được đề nghị.
1.2.2. Sự tự nghiệm
Sự tự nghiệm hay tâm lý dựa vào kinh nghiệm (Heuristics) là quy tắc giải
thích cách con người phán đoán và ra quyết định khi đối mặt với những vấn đề phức
tạp hoặc những thông tin không hoàn chỉnh. Tâm lý này phản ánh tiến trình ra quyết
định dựa trên những kinh nghiệm mà con người đúc kết được từ việc khắc phục
những sai lầm. Sự tự nghiệm là phương pháp rất hữu ích lý giải cho việc các nhà
đầu tư trên thị trường hành động theo cảm tính, không theo lý trí, đối lập với quan
điểm thị trường hiệu quả.
Con người trong sự hình thành phán đoán chủ quan có xu hướng phân loại các
sự kiện là điển hình hoặc tiêu biểu, nó được xem là khuôn mẫu đáng tin cậy. Trên
11
thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư đánh giá xác suất sự kiện trong tương lai
dựa trên mức độ tương đồng với tình huống điển hình nào đó và điều này khiến họ
dự đoán về thị trường theo một khuôn mẫu mà quên đi rằng khả năng để thị trường
phát tín hiệu giống nhau là rất hiếm. Hiện tượng tự tin thái quá, tâm lý xác nhận và
bất đồng nhận thức là những thiên lệch thể hiện rõ sự tự nghiệm trong quá trình ra
quyết định đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường
Tversky và Kahneman đã xác định ảnh hưởng của sự tự nghiệm lên tiến trình ra
quyết định của con người: con người thường sử dụng sự tự nghiệm để cắt giảm
những vấn đề phức tạp, làm cho các hoạt động đơn giản hơn (Tversky và Kahneman,
1981). Tiến trình ra quyết định của sự tự nghiệm là tiến trình mà ở đó các nhà đầu tư
tìm thấy một vài thông tin có ích cho quyết định của chính họ, thường bằng cách thử
và sai, dẫn đến sự phát triển quy tắc ngón cái- quy luật dựa trên kinh nghiệm, thói
quen của con người chứ không dựa trên khoa học hay sự đo lường chính xác. Nói
cách khác, quy tắc của ngón cái liên quan khá nhiều đến kinh nghiệm của bản thân,
nó được ứng dụng phổ biến trong thực tế bởi sự đơn giản và hiệu quả, giúp con người
đưa ra quyết định trong các tình huống và điều kiện không chắc chắn
Các bộ phận cấu thành nên tâm lý dựa vào kinh nghiệm- sự tự nghiệm có thể
kể đến: tình huống điển hình, sự tự tin thái quá, tâm lý bầy đàn và tâm lý thích dựa
vào những giá trị đã thiết lập khi ra quyết định đầu tư:
- Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness): thể hiện ở sự ra
quyết định dựa trên những kinh nghiệm có được trong quá khứ mà bỏ qua các sự
kiện trong hiện tại; phán đoán chủ quan và xem các sự kiện như các khuân mẫu
điển hình, tiêu biểu và đánh tin cậy; tiến hành đánh giá sự việc một cách riêng lẽ,
không theo hệ thống và không tính đến mối liên hệ với tổng thể.
- Sự tự tin thái quá (Overconfidence): Thể hiện sự phóng đại và thích thể hiện
của con người khi họ đánh giá quá cao kiến thức của bản thân trong khi đánh giá
quá thấp những rủi ro tiềm tàng. Sự tự tin thái quá và lạc quan thái quá đã giải thích
phần nào mức tăng quá mức của giá cả trong thị trường bong bóng đầu cơ.
- Hành vi bầy đàn: thể hiện sự ảnh hưởng của môi trường và xã hội đến hành
12
vi của mỗi cá nhân. Khi đối diện với sự đánh giá của đám đông, con người có xu
hướng thay đổi ý kiến và quyết định cho phù hợp với đa số, họ tin tưởng rằng càng
có nhiều người cùng thực hiện một việc thì việc đó nhất định đúng. Chính tâm lý và
bản năng mong muốn được hoà nhập với đám đông là một trong nhưng nguyên
nhân gây ra sai lầm trong đầu tư.
- Bám vào những giá trị đã thiết lập (Anchoring): thể hiện việc các cá nhân
hình thành một giá trị/ quan điểm và đánh giá các vấn đề tham chiếu/ dựa vào các
giá trị/ quan điểm đã được thiết lập trước đó. Bằng chứng điển hình cho lý thuyết
này là trường phái phân tích kỹ thuật, sử dụng giá cả quá khứ của chứng khoán để
dự đoán xu hướng giá trong tương lai.
1.3. Thiên lệch tự lừa dối
Thiên lệch tự lừa dối là một trong những nhóm thiên lệch phổ biến nhất
trong tâm lý học hành vi. Nó thể hiện những sai lệch trong xử lý thông tin của
nhà đầu tư khi gặp những thông tin không xử lý được. Thay vì đưa ra các quyết
định lý trí như tìm hiểu bản chất của thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn,
nhà đầu tư lại hành động phi lý, liên hệ và quy thông tin chưa biết thành dạng
mình đã biết. Do bản chất của khác nhau, việc quy chụp sai bản chất này tất yếu
dẫn đến sai lầm khi ra quyết định.
Các lỗi tâm lý thường gặp trong thiên lệch tự lừa dối có thể quy thành các
nhóm: lạc quan thái quá, ảo tưởng kiểm soát và ảo tưởng kiến thức; tự tin thái quá,
thiên lệch do tự thiên vị; thiên lệch do xác nhận; thiên lệch “vuốt đuôi”; thiên lệch
do bất đồng nhận thức; và sự bảo thủ.
1.3.1. Hiện tượng lạc quan thái quá, ảo tưởng kiểm soát và ảo tưởng kiến thức
Hiện tượng lạc quan thái quá là việc các nhà đầu tư có xu hướng chỉ nghĩ về
những điều tích cực sẽ xảy ra trong tương lai mà không để tâm tới những rủi ro tiềm
tàng, thiên lệch này xuất phát từ sự lạc quan thái quá và có mối liên hệ với những ảo
tưởng của nhà đầu tư về kiến thức hoặc khả năng kiểm soát của chính mình. Các
nhà đầu tư rơi vào thiên lệch này thường quên mất quy luật “Đánh đổi giữa rủi ro và
lợi suất” trong tài chính, họ tự nhận định quá cao về bản thân và những thông tin mà
13
mình có, dẫn tới những xử lý sai đối với thông tin có được, và do đó thường quá lạc
quan về tương lai so với tình hình đang thực sự diễn ra.
Lạc quan thái quá là một trong những đặc trưng thường thấy của đời sống xã
hội. Qua các cuộc khảo sát thực tế trên nhiều đối tượng và ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, hai nhà kinh tế học hành vi nổi tiếng là Richard H.Thaler và Cass R.Sunstein
trong cuốn sách gây tiếng vang “Cú hích-Nudge” đã đưa ra kết luận: “người ta
thường lạc quan đến mức phi thực tế, ngay cả khi họ có thể gặp rủi ro cao”, “mọi
người đều cho rằng khả năng của mình là trên trung bình” và lẽ tất nhiên “khi tự
đánh giá quá cao khả năng được miễn nhiễm trước các hiểm họa, chúng ta sẽ gặp
sai lầm trong việc thực hiện những biện pháp phòng tránh”.
1.3.2. Hiện tượng tự tin thái quá
Quá tự tin là một khuynh hướng mà ở đó mọi người cố gắng phân loại và đưa
các sự kiện đang xảy ra về một loại sự kiện cơ bản mà mình biết rõ. Sự tự tin thái
quá xuất hiện khi một người nào đó dựa quá nhiều vào những phán xét, suy đoán và
khả năng của mình để đưa ra quyết định đầu tư.
Daniel Kahneman- nhà kinh tế học hành vi đã đạt giải Nobel kinh tế năm
2002 trong cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm” đã nhận định “chúng ta dễ dãi đánh
giá quá cao sự hiểu biết của mình về thế giới, bên cạnh đó lại đánh giá quá thấp vai
trò của các cơ hội trong mỗi sự kiện diễn ra hàng ngày, đây chính là sự tự tin thái
quá” và “có nhiều người tự tin thái quá, tôn vinh trực giác của mình quá mức cần
thiết”. Việc chỉ dựa vào những thông tin và kinh nghiệm của bản thân có thể khiến
cho nhà đầu tư không xử lý được các thông tin bên ngoài, cuối cùng làm họ mất đi
cơ hội sinh lợi; ví dụ điển hình trong thị trường chứng khoán khi nhiều nhà đầu tư
chạy theo các loại chứng khoán được coi là chứng khoán phát triển, chỉ dựa vào lịch
sử tăng trưởng lợi nhuận, sẵn sàng bỏ qua rủi ro giá đã tăng quá cao và có rất ít
công ty có thể phát triển mãi mãi dẫn đến thua lỗ nặng nề khi thị trường biến động
và chứng khoán trả về giá trị thực của nó.
1.3.3. Thiên lệch do tự thiên vị
Thiên lệch này được phát triển và bắt nguồn từ sự tự tin thái quá và ảo tưởng
14
kiểm soát, ảo tưởng kiến thức, khi các nhà đầu tư vẫn tự đánh giá cao khả năng của
bản thân và không chấp nhận sai lầm. Sự tự thiên vị thể hiện trong thực tế đầu tư
trên thị trường chứng khoán, khi có các kết quả đầu tư cụ thể, nhà đầu tư sẽ phân bổ
thành công cho những kỹ năng mà mình có được; tuy nhiên, nếu có thất bại thì đó là
do hoàn cảnh, do nguyên nhân khách quan mà họ không thể đoán trước hoặc không
thể tự phòng vệ.
Thiên lệch tự thiên vị làm cho sự tự tin thái quá trở nên mạnh hơn, và vì vậy
thay vì rút ra những kinh nghiệm sau khi thua lỗ trong đầu tư, nhà đầu tư lại tiếp tục
sai lầm.
1.3.4. Thiên lệch do xác nhận
Thiên lệch do xác nhận là xu hướng có liên quan tới sự sai lầm trong nhận thức,
theo đó, các nhà đầu tư chỉ tìm kiếm và xác nhận những thông tin củng cố những
niềm tin trước đây của mình, và diễn giải tất cả các thông tin có được theo chiều
hướng phù hợp với những niềm tin sẵn có. Sự xác nhận làm cho những thông tin mới
hoặc những thông tin lạ đối với các nhà đầu tư bị so sánh, lồng ghép và liên tưởng với
khuôn mẫu dẫn đến bị bóp méo thành những thông tin theo kiểu cũ, điều này làm các
nhà đầu tư có những diễn giải sai lầm và dẫn tới hành vi đầu tư gây thua lỗ.
Khi gặp thiên lệch do xác nhận, thay vì rút ra kết luận từ các hiện tượng đang
có, con người cố gắng tìm kiếm các hiện tượng phù hợp với kết luận mà mình mong
muốn đưa ra, và chỉ xác nhận dựa trên những hiện tượng đó. Việc cố ý hiểu sai các
hiện tượng, vấn đề cũng như xu hướng đánh giá thấp hoặc lờ đi các thông tin có giá
trị là nguyên nhân chủ yếu chi phối phán đoán của nhà đầu tư khi ra các quyết định,
dẫn tới những sai lầm trong hoạt động dự báo.
1.3.5. Thiên lệch “vuốt đuôi”
Thiên lệch loại này xuất hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng mình đã biết trước một
sự kiện sẽ xảy ra như vậy, nhưng là sau khi sự kiện đã thật sự xảy ra. Trên thực tế,
có thể nhà đầu tư trước đó hoàn toàn không hề biết gì về kết cục của sự kiện, hoặc
thậm chí là không hề biết tới sự tồn tại của sự kiện nhưng sau khi sự kiện xảy ra, vì
bị thiên lệch, nhà đầu tư quên hoàn toàn những gì mình đã nhận định trước đó, và
15
do vậy không thể rút ra cho mình bài học từ những nhận định sai lầm. Kahneman
coi đây là ảo tưởng vị kết quả (căn cứ vào kết quả thực tế, cho rằng bản thân đoán
trước được quá khứ) và ảo tưởng về tính xác thực (cho rằng với sự hiểu biết, nghiên
cứu tìm tòi của bản thân sẽ có thể dự đoán trước tương lai dù cho trong thực tế
tương lai luôn nảy sinh những tác động nhiều chiều từ nhiều nguồn và nhiều nhân tố
bao gồm cả sự may rủi khôn lường dẫn tới những hệ quả không thể lường trước).
Loại thiên lệch này cũng góp phần làm cho sự tự tin thái quá trở nên mạnh mẽ
hơn, đưa tới những sai lầm và rủi ro khi ra quyết định.
1.3.6. Thiên lệch do bất đồng nhận thức
Sự bất đồng nhận thức xuất hiện khi con người cảm thấy không thoải mái khi
đối diện với những tình huống hoặc sự kiện mới, mà những yếu tố mới này xung
đột với:
- Kiến thức hiện có
- Niềm tin, định kiến hoặc ý tưởng hiện có
- Sự ưa thích, kỳ vọng, nhu cầu, sở thích của người đó
- Thói quen hoặc những cam kết hiện tại.
Bất đồng nhận thức đặt con người vào hai suy nghĩ đối lập, theo niềm tin sẵn
có hay chấp nhận niềm tin mới xung đột với niềm tin đang có. Khi bất đồng nhận
thức xuất hiện, có một trong hai cách để giải quyết nó: Một là thay đổi những yếu tố
sẵn có cho phù hợp với hoàn cảnh mới, nhưng việc này nếu thực hiện được sẽ rất
khó khăn, do vậy cách phổ biến hơn là tìm cách loại bỏ yếu tố mới xuất hiện. Họ có
thể sẽ chỉ chấp nhận và xử lý những thông tin quen thuộc hoặc tìm cách biến đổi các
thông tin mới về thành dạng quen thuộc. Cả hai biện pháp này cuối cùng lại làm cho
con người không thể rút ra được những bài học mới từ sự kiện mới mà sẽ lặp lại
những sai lầm cũ vì sự kiện mới lại được giải quyết theo cách cũ.
1.3.7. Sự bảo thủ
Thiên lệch do bảo thủ, còn được gọi là thiên lệch tình trạng sẵn có (status quo
bias), là loại thiên lệch xuất hiện khi con người có xu hướng không chấp thuận hoặc
16
không thực hiện các thay đổi trong ý kiến, quyết định, hành vi hoặc thói quen của
mình, kể cả khi những thay đổi này có thể giúp họ thích nghi với tình huống mới
hoặc làm cho tình huống đó biến đổi theo hướng tích cực. Thiên lệch này đến từ “sự
ác cảm mất mát” (khi con người nhìn chung không thích mất mát, họ có xu hướng
tiếp tục cầm giữ và không muốn cho đi những thứ đang có) và định kiến nguyên trạng
(con người thích giữ nguyên hiện trạng của mình, sức ỳ kiến họ ít muốn thay đổi).
Thiên lệch này cho thấy xu hướng của con người là tìm cách gắn mình vào
những phân tích, tập quán, niềm tin, điểm tựa hoặc cam kết trong quá khứ kể cả khi
những yếu tố này đã trở nên sai lầm, kém bền vững hoặc kém hiệu quả. Những thói
quen đã được ăn sâu vào bộ não con người thường là rất khó thay đổi, kể cả khi họ
biết đó là điều xấu, chính điều này làm họ không tiếp thu cái mới, và tiếp tục bám
vào những sai lầm cũ khi xử lý các thông tin mới.
17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI
VÀ THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI
2.1. Lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
2.1.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn
ra việc mua bán các công cụ tài chính dài hạn.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng
quyền sử dụng các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài
chính nhất định. Thị trường tài chính được hình thành do sự phát triển của nền kinh
tế khiến nhu cầu về vốn trong xã hội không ngừng tăng lên; hình thức huy động vốn
trực tiếp khi người cần vốn cho mục đích tiêu dùng, đầu tư và người có vốn nhàn
rỗi muốn cho vay để sinh lời tìm gặp nhau trên cơ sở quen biết không còn đáp ứng
được, dẫn đến đòi hỏi phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau. Thông qua
thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư,
tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế.
Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, thị trường tài chính bao gồm:
- Thị trường tiền tệ: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn dưới
một năm.
- Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn.
Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua
hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông
qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá
được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán và Thị trường chứng
khoán ra đời với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu
mua, bán và trao đổi các loại chứng khoán. Thị trường chứng khoán tồn tại dưới hai
hình thức là thị trường chứng khoán tập trung (thị trường sở giao dịch) và thị trường
chứng khoán phi phi tập trung (thị trường OTC):
-Với hình thức thị trường chứng khoán tập trung, mọi việc mua, bán, chuyển
18
nhượng, trao đổi chứng khoán phải tiến hành tại Sở giao dịch và thông qua các
thành viên của Sở giao dịch theo quy chế của sở giao dịch chứng khoán; trong cùng
một thời điểm, thị trường chỉ ghi nhận một mức giá đối với một chứng khoán cụ
thể. Những SGDCK nổi tiếng của thế giới có thể kể đến: LSE (London Stock
exchange), NYSE (New York Stock exchange), TSE (Tokyo Stock exchange),...
-Thị trường chứng khoán phi tập trung là thị trường mà ở đó người mua và
người bán có thể trực tiếp gặp nhau để thương lượng, trao đổi, mua bán chứng
khoán tại bất kỳ đâu (địa điểm giao dịch là phi tập trung); thị trường chủ yếu giao
dịch bằng cơ chế thương lượng và thoả thuận giá do đó trên thị trường, một chứng
khoán có thể có nhiều mức giá trong cùng một thời điểm. Thị trường hình thành
như thế gọi là thị trường giao dịch qua quầy (Over-the-counter - OTC).
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai:
Vào giữa thế kỷ 15 tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các
thương gia thường tụ tập để trao đổi, mua bán vật phẩm hàng hoá; lúc đầu chỉ là
một nhóm nhỏ nhưng tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để
thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành "thị trường" với các quy ước
được thống nhất và dần được sửa đổi, hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt
buộc chung cho mọi thành viên tham gia " thị trường". Các phương thức giao dịch
ban đầu được diễn ra sơ khai ở ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và
có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Năm 1921, ở Mỹ, khu chợ này được chuyển từ
ngoài trời vào trong nhà và Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập.
Tuy đã trải qua nhiều thăng trầm với thời kỳ phát triển, tăng trưởng mạnh,
cũng có lúc khủng hoảng, suy thoái nhưng thị trường chứng khoán luôn là một định
chế tài chính không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị
trường và nhất là những nước đang phát triển, cần thu hút luồng vốn lớn, dài hạn
cho nền kinh tế quốc dân.
2.1.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam- dấu hiệu của lý thuyết tài chính hành
vi và thiên lệch tự lừa dối.
Không nằm ngoài xu hướng thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời
19
và không ngừng mở rộng, phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong quá
trình phát triển kinh tế. Ra đời vào tháng 7/2000, tính đến năm 2017, thị trường
Chứng Khoán Việt Nam đã trải qua gần 17 năm hoạt động và trở thành kênh huy
động vốn vô cùng quan trọng phục vụ cho con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước; đồng thời cũng là kênh đầu tư trọng yếu, nhiều tiềm năng, được các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Trên phương diện chính trị và ngoại
giao, việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán cũng đã tác động tích cực
đến tiến trình hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng khu vực và thế giới.
Trong quá trình hình thành và phát triển, giống như các thị trường mới nổi
khác, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, có thể phân
chia sự phát triển của thị trường thành bốn giai đoạn chủ yếu:
- Giai đoạn đầu từ đầu những năm 2000 tới năm 2005: Giai đoạn hình thành
và hoàn thiện cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam
- Giai đoạn 2 từ năm 2006 đến năm 2007: giai đoạn đánh dấu sự phát triển
mạnh mẽ của Thị trường chứng khoán.
- Giai đoạn 3 từ năm 2008 đến 2013: giai đoạn suy thoái và khủng hoảng
- Giai đoạn 4 từ năm 2014 đến tháng 3/2017: giai đoạn hồi phục và tăng
trưởng
2.1.2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005
Ngay từ đầu những năm 1990, việc phát triển thị trường vốn mà cụ thể là thị
trường chứng khoán đã được các cơ quan của chính phủ triển khai: Ngày
29/06/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 361/QĐ-TTg về việc
thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và chuẩn
bị điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK Việt Nam; ngày 28/11/1996, Uỷ ban
chứng khoán Nhà Nước được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ,
UBCKNN thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về Chứng khoán và
Thị trường chứng khoán, ngay sau đó, UBCKNN đã xây dựng bộ máy tổ chức
tương đối hoàn chỉnh và bắt tay vào xây dựng khung pháp lý cho tổ chức và hoạt
động của thị trường chứng khoán. Kết quả các nỗ lực ban đầu được ghi nhận bằng
20
việc ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-
CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, chính thức khai sinh cho thị
trường chứng khoán Việt Nam; cũng trong cùng ngày, Chính phủ ký quyết định
thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM theo Quyết định số
127/1998/QĐ-TTg , trung tâm chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao
dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 với hai cổ phiếu niêm yết là REE của công ty cổ phần
Cơ điện lạnh và SAM của công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông.
Từ thời điểm thị trường giao dịch lần đầu ngày 28-07-2000, chỉ trong một thời
gian ngắn, chỉ số VN-Index từ mức khởi đầu 100 điểm đã đạt tới 570 điểm vào
tháng 6/2001. Trong giai đoạn này hầu như có rất ít nhà đầu tư (cả tổ chức và cá
nhân) biết đến hay am hiểu nhiều về chứng khoán và cũng có rất ít các quỹ đầu tư
trong nước và nước ngoài được cấp phép và hoạt động trên thị trường. Theo thời
gian, sự quan tâm của nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán ngày một nhiều, tuy
nhiên sự quan tâm này không hoàn toàn dựa trên nền tảng tăng trưởng của nền kinh
tế mà bắt nguồn từ suy nghĩ đơn thuần của những người lần đầu tham gia vào thị
trường khi họ cho rằng thị trường chứng khoán là nơi có thể thu được lợi nhuận kỳ
vọng một cách nhanh chóng, dễ dàng chỉ bằng việc mua đi bán lại chứng khoán.
Những nhà đầu tư tham gia thị trường tin rằng “đầu tư chứng khoán như chơi một
canh bạc, may mắn thì thắng” và xem đây như là cách nhanh nhất để trở nên giàu
có. Tâm lý lạc quan thái quá khiến cho nhu cầu mua chứng khoán tăng cao trong
khi lượng cung còn quá nhỏ và khan hiếm. Chính điều này đã làm cho giá các loại
cổ phiếu đang niêm yết trên sàn lúc bấy giờ tăng liên tục trong nhiều tháng liền và
vượt xa giá trị nội tại của nó.
Nhận thấy sự xuất hiện của “bong bóng tài chính”, để đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của thị trường đồng thời nhằm hạn chế đầu cơ, Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước đã đưa ra một loạt các biện pháp mạnh tay như: giảm biên độ giao dịch,
quy định khối lượng giao dịch tối đa cho mỗi loại chứng khoán... Mặc dù những
chính sách này nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư nhưng nó lại gây những tác động
tiêu cực đến thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và làm cho giá cổ
phiếu giảm mạnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, chỉ số VN-Index đã mất gần hết số
21
điểm tích luỹ trước đó và giảm xuống còn 200 điểm vào đầu năm 2002. Thị trường
tiếp tục tạo đáy khi rơi xuống mốc 130 điểm vào tháng 4/2003 và rơi vào trạng thái
“đóng băng”.
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2003, toàn thị trường có 73 loại chứng
khoán (gồm 21 mã cổ phiếu niêm yết, 02 loại trái phiếu ngân hàng và 50 loại trái
phiếu chính phủ), tổng mức vốn hoá chỉ đạt khoảng 6,6 nghìn tỷ, chiếm 1,6% GDP-
một con số quá nhỏ so với mức 20%- 30% GDP của các nước trong khu vực. Tính
từ khi thành lập đến tháng 5/2003, khối lượng giao dịch trung bình một ngày của
toàn thị trường chưa đến 100.000 cổ phiếu. Tính thanh khoản thấp cũng chính là
một trong những lý do khiến nhà đầu tư dần quay lưng với thị trường, sau ba năm đi
vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ có 14.500 tài khoản giao
dịch chứng khoán được mở (trong đó chỉ có 90 nhà đầu tư tổ chức và 35 nhà đầu tư
nước ngoài). Cũng theo số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì
trong 14.500 tài khoản này thì chỉ có trên dưới 1.000 tài khoản chứng khoán là có
giao dịch thường xuyên.
Thị trường chứng khoán tại thời điểm này cũng thể hiện sự non kém khi ngay
chức năng cơ bản của thị trường là huy động vốn cũng không đạt hiệu quả: đa số
các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn này không và chưa có thói quen huy
động vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu. Theo thống kê, tính đến cuối năm
2003, mới chỉ có 05 công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động
vốn mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thêm vốn điều lệ cho doanh nghiệp.
Năm 2004 được đánh giá là năm hồi phục của thị trường chứng khoán Việt
Nam khi giao dịch cổ phiếu trên sàn có xu thế ổn định hơn, chỉ số VN-Index tại thời
điểm 31/12/2014 ở mức 239.29 điểm, tăng hơn 72 điểm so với cùng thời điểm này
của năm 2003 (166.94 điểm). Tính đến cuối năm 2004, tổng số tài khoản của các nhà
đầu tư mở tại các công ty chứng khoán là 20.300 tài khoản, tính thanh khoản của thị
trường cũng được nâng lên đồng thời khối lượng giao dịch tăng mạnh trong năm
2004: tăng 6.6 lần so với năm 2013, tổng giá trị vào khoảng 20 tỷ đồng (bình quân 80
tỷ đồng/phiên). Trên thị trường lúc này, các nhà đầu tư có tổ chức đóng vai trò quan
trọng đối với giao dịch, tuy chỉ chiếm trên 1% về số lượng nhưng các nhà đầu tư có
22
tổ chức lại chiếm gần 39% tổng giá trị giao dịch của năm 2004. Ngoài ra, bên cạnh
việc đầu tư cổ phiếu, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu quan tâm và đẩy
mạnh giao dịch trái phiếu (chiếm 48% tổng giá trị giao dịch của những đối tượng
này), góp phần giúp giao dịch trên thị trường đa dạng và sôi động hơn.
Bước sang năm 2005, hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã có
sự khởi sắc và chuyên nghiệp hơn so với những năm trước đó, quy mô thị trường
được mở rộng, lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên. Một phần
nguyên nhân đến từ tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết
có sự tăng trưởng cao cả về vốn, doanh thu và lợi nhuận; bên cạnh đó, Nhà nước đã
đẩy mạnh cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp lớn, tổ chức đấu giá công khai qua
Trung tâm giao dịch chứng khoán nhiều doanh nghiệp lớn của ngành điện lực như
Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Thủy điện Thác Bà, Nhiệt điện Phả Lại,
Điện lực Khánh Hòa... các doanh nghiệp này đã làm gia tăng đáng kể lượng hàng
hóa cho thị trường chứng khoán.
Năm 2005 cũng là năm có nhiều thay đổi trong chính sách liên quan đến thị
trường chứng khoán theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, nhất là đối với nhà đầu
tư nước ngoài: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã nới lỏng từ 30% lên
49%; cho phép các tập đoàn bảo hiểm như Prudential, Manulife và một số tổ chức
liên doanh thành lập công ty quản lý quỹ ở Việt Nam, cấp phép lưu ký chứng khoán
cho Tập đoàn CitiGroup, cho phép chuyển các xí nghiệp liên doanh thành công ty
cổ phần,...
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường
chứng khoán, đồng thời tạo thêm “sân chơi”, mở rộng cơ hội lựa chọn cổ phiếu và
đa dạng hoá danh mục cho các nhà đầu tư, ngày 8/3/2005, Trung tâm Giao dịch
chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội cũng đã chính thức chào đời; khác với TTGDCK
TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn),
TTGDCK Hà Nội là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa.
2.1.2.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007
Sau một thời gian dài đóng băng, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu
23
hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ từ cuối năm 2005. Đà tăng của thị trường được
kéo dài đến năm 2016 và đạt đỉnh vào ngày 25/4/2006 khi VN- Index đóng cửa tại
632.69 điểm, vượt qua mức đỉnh 571 điểm của năm 2001. Cùng với sự thăng hoa
của chỉ số VN- Index, thị trường lúc này có thể thấy rõ ảnh hưởng của tâm lý đám
đông, hiện tượng bắt trước và sự lây lan khi trên các phương tiện thông tin đại
chúng, những thông tin về chứng khoán xuất hiện một cách rộng rãi với tần suất
ngày một nhiều; tất cả mọi người đều bàn luận và đổ xô đi “đầu tư chứng khoán”
với chung một quan điểm cho rằng sự thăng hoa nhanh chóng của VN-Index là hợp
lý và không có gì đáng ngạc nhiên; có thể nói ở Việt Nam, chưa bao giờ đề tài về
chứng khoán lại trở nên sôi động và đi vào đời sống thường nhật của người dân như
vậy. Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội cũng thông qua luật số 70/2006/QH11
quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch,
kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng
khoán; luật chứng khoán ra đời đã đánh dấu quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý và
củng cố hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau thời gian tăng trưởng nóng, VN-Index đã có đợt điều chỉnh giảm trong
khoảng thời gian gần 3 tháng, mức đóng cửa chạm đáy 399.8 điểm vào ngày
2/8/2006. Tuy nhiên, với các thông tin hỗ trợ tích cực đến từ hàng loạt sự kiện
trọng đại của đất nước trong giai đoạn này như ngày 07/11/2006, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chỉ
vài ngày sau, chúng ta tổ chức thành công hội nghị APEC lần thứ 14 (19/11/2006)
đã tạo điều kiện cho tâm lý phấn khích và lạc quan của nhà đầu tư, khiến các nhà
đầu tư có niềm tin và kỳ vọng cao hơn về sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngày
20/11/2006, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã đến thăm Trung tâm giao dịch chứng
khoán Tp.Hồ Chí Minh, gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam khiến thị
trường như bùng nổ, sự hưng phấn lên đến cao trào và giá trị khớp lệnh của sàn
Tp.Hồ Chí Minh lập tức lần đầu tiên vượt ngưỡng 21 triệu USD/ngày ngay sau khi
Tổng thống Bush gõ chiêng mở cửa phiên giao dịch của thị trường. Kết thúc năm
2006, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 750 điểm và Việt Nam trở thành quốc gia
có tốc độ tăng trưởng thị trường chứng khoán nhanh nhất thế giới với mức
24
148%/năm. Cũng chính trong năm 2006, một số tập đoàn lớn trên thế giới như
Microsoft, Intel,…cùng nhiều tỷ phú Mỹ đã sang thăm Việt Nam, gặp gỡ và tìm
kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh giúp giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp
tăng nhanh chóng như “diều gặp gió”. Những thông tin về Việt Nam như: thành tựu
tăng trưởng kinh tế những năm trước, ưu điểm thu hút đầu tư với nhân công, nhà
xưởng giá rẻ, môi trường chính trị ổn định và an toàn cũng là nguyên nhân cộng
hưởng thêm cho sự bùng nổ và tăng trưởng của thị trường, cũng như kỳ vọng của
nhà đầu tư.
Cơn sốt chứng khoán đã tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện
mạo hoàn toàn mới. Vốn hóa của thị trường năm 2006 chiếm khoảng 22% GDP, cao
hơn gấp 3,4 lần mức 6.5% của năm 2005. Trên cả hai sàn giao dịch, số lượng công ty
niêm yết đã tăng lên 193 công ty và số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã
tăng lên 100.000 tài khoản, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài lên tới con
số trên 1.000 tài khoản và khiến cho tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam
tăng mạnh, ước tính đến cuối năm 2006, có khoảng trên 1 tỷ USD được các nhà đầu
tư nước ngoài đổ vào thị trường cổ phiếu. Số lượng các thể chế tài chính trung gian
cũng tăng lên nhanh chóng, theo ghi nhận tại thời điểm cuối năm 2006, Việt Nam có
18 công ty quản lý quỹ, số lượng các công ty chứng khoán cũng đã tăng con số 55,
cao hơn nhiều so với mức tương ứng 06 và 14 công ty của năm 2005.
Bước sang năm 2007, VN-Index tiếp tục tăng và lập kỷ lục mới khi đóng cửa
tại đỉnh 1,170.67 điểm vào ngày 12/03/2007, đây chắc chắn sẽ là một mức đỉnh
được nhắc đến rất nhiều trong lịch sử thị trường. Cùng với mức điểm ấn tượng này,
cuối năm 2007, giá trị vốn hóa của toàn thị trường đã lên đến 40% GDP (khoảng
30.7 tỷ USD) với 249 công ty niêm yết trên cả hai sàn (HOSE: 138 và HASTC:
111). Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng lên con số hơn 330.000,
trong đó nhà đầu tư nước ngoài là có hơn 7,000 tài khoản, tổng số tiền khối ngoại
bỏ vào thị trường nếu tính cả lượng tiền trong các đợt IPO vào khoảng 7 tỷ đến 10
tỷ USD. Các định chế tài chính trung gian tiếp tục gia tăng về số lượng khi toàn thị
trường lúc này đã có 74 công ty chứng khoán và 24 công ty quản lý quỹ. Cùng với
sự gia tăng của chỉ số VN-Index, các công ty niêm yết trên sàn cũng đã thành công
25
lớn trong việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán khi tổng lượng vốn
huy động thông qua thị trường trong năm 2007 là hơn 63.000 tỷ đồng (theo số liệu
thống kê của Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước).
Như vậy giai đoạn 2006 - 2007 có thể coi là giai đoạn đánh dấu sự bùng nổ,
tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ
khi hình thành.
2.1.2.3. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2013
Ngày 10/10/2007, VN-Index đạt mức 1.104 điểm, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng
thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tái lập ngưỡng 1,170 được xác lập vào
ngày 12/03/2007. Cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt
cũng tới 40% GDP và trong đề án phát triển thị trường vốn của Bộ Tài chính trình
Chính phủ, mốc 50% GDP vào năm 2010 cũng đã được đặt ra. Tuy nhiên, sự sụt
giảm quá mạnh trong năm 2008 là một chuyển động ngược không ngờ tới; tính đến
hết năm 2008, tổng giá trị vốn hoá thị trường chỉ đạt khoảng 19% GDP, thấp hơn cả
mức 22.6% GDP năm 2006. Sau hai tuần giằng co ở mức 1,100 điểm, thị trường
chứng khoán Việt Nam bắt đầu trượt dốc từ ngày 25/10/2007 và liên tục xuyên
thủng các ngưỡng hỗ trợ, tạo ra những mức đáy mới trên thị trường. Thành tựu đã
tích luỹ được trong hai năm trước đó gần như tiêu tan và đến ngày 24/02/2009, chỉ
số VN-Index tụt xuống mốc 234 điểm, đây là mức điểm thấp nhất của chỉ số này
trong gần 48 tháng kể từ ngày 01/03/2005. Trải qua 8 năm hoạt động với các bước
thăng trầm, có thể nói năm 2008 là năm TTCK Việt Nam có sự biến động mạnh mẽ
nhất. Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế vĩ mô, niềm tin của các nhà đầu tư về
triển vọng phát triển của nền kinh tế cũng như của TTCK suy giảm một cách
nghiêm trọng khiến tâm lý tích trữ vàng và USD trở nên phổ biến. Các nhà đầu tư
bắt đầu hoài nghi tính an toàn của hệ thống ngân hàng và tính hiệu quả của các
kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản,..
Bên cạnh đó, lượng vốn FDI khổng lồ thu hút được từ các năm trước được
bơm vào lưu thông trong khi Ngân hàng Nhà nước lại chậm trễ trong việc thực thi
các chính sách vô hiệu hóa khiến lạm phát tăng vọt, buộc Ngân hàng Nhà nước và
26
Chính phủ phải thay đổi chính sách điều hành, chuyển từ chính sách tiền tệ, tài
khóa mở rộng sang thắt chặt như cắt giảm đầu tư công, khống chế mức tăng trưởng
tín dụng không vượt quá 30% đối với các ngân hàng nhằm hạn chế cho vay; tăng
lãi suất cơ bản và hút tiền về thông qua các công cụ tài chính khiến cho cả các ngân
hàng và các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt.
Cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ tại Mỹ năm 2008, kế tiếp là cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường chứng khoán
Việt Nam với hoạt động bán ròng chưa từng có của nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ
trong 03 tháng 4, 5, 6 năm 2008, thị trường chứng kiến đợt rút vốn mạnh của khối
ngoại khi lượng vốn rút khỏi thị trường lên tới khoảng 300 triệu USD/tháng. Thêm
vào đó, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng đã gây sụt giảm và ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty
niêm yết trên thị trường nói riêng, làm trầm trọng hoá tình trạng thâm hụt thương
mại (thâm hụt thương mại đã lên tới 17% GDP và thâm hụt ngân sách là 5% GDP),
khiến cho nguồn cung ngoại tệ suy giảm và ngoại tệ dư thừa trước đây nay chuyển
sang tình trạng khan hiếm. Giá trị đồng Việt Nam do đó càng giảm mạnh.
Ngay sau khi Fitch Ratings hạ định mức tín nhiệm của Việt Nam từ “ổn định”
xuống “tiêu cực” thì Morgan Stanley đã giáng thêm một đòn mạnh khi nhận định
tình trạng khủng hoảng tiền tệ có thể xảy ra ở Việt Nam. Những nhận định xuất phát
từ các tổ chức uy tín đã khiến giới đầu tư thêm lo lắng và tâm lý của nhà đầu tư trên
thị trường đã xấu hơn lúc nào hết; các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi lý thuyết hối tiếc
và thiên lệch do tâm trạng bắt đầu bán hết cổ phiếu để chốt lỗ. Kết thúc năm 2008,
chỉ số VN-Index và HASTC-Index cùng giảm gần 70% so với đầu năm- một mức
sụt giảm chưa từng có trong lịch sử hơn 8 năm hoạt động và thuộc nhóm chỉ số
giảm mạnh nhất tiên thế giới. Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hóa thị trường “bốc
hơi” trong năm suy giảm nghiêm trọng này và làn sóng bán tháo cổ phiếu vẫn tiếp
tục xảy ra ở các năm sau khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một
trong những thị trường có mức độ sụt giảm nhiều nhất trên thế giới. Đi cùng với sự
suy giảm của thị trường, năm 2008, hoạt động của các công ty chứng khoán và quỹ
đầu tư cũng rơi vào khó khăn và nhiều trường hợp lỗ lớn. Hàng loạt công ty chứng
27
khoán mới thành lập đã phải thực hiện cắt giảm nhân sự hoặc tìm kiếm đối tác nước
ngoài nhằm duy trì khả năng tồn tại qua cuộc khủng hoảng tài chính và môi trường
cạnh tranh khốc liệt.
Trước sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường, Chính phủ đã đề ra nhiều
biện pháp can thiệp nhằm cứu vãn tình thế. Ngày 27/3, ủy ban Chứng khoán Nhà
nước đã quyết định giảm biên độ giao động giá chứng khoán xuống còn 1% tại
HOSE và 2% tại HASTC. Cũng trong tháng 3/2017, tâm điểm chú ý của thị trường
là sự kiện Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lên kế hoạch
mua vào hỗ trợ theo chính sách kích cầu và giảm cung chứng khoán trên thị trường-
một quyết định chưa từng có tiền lệ,… Tuy nhiên, một phần do ảnh hưởng của tâm
lý bảo thủ, thiên lệch né tránh lỗ và né tránh sự mơ hồ, các biện pháp trên vẫn
không mang lại hiệu quả khi bước sang năm 2009, tình hình trên thị trường chứng
khoán Việt Nam đầu năm 2009 so với năm 2008 vẫn không có nhiều dấu hiệu hồi
phục. Đến ngày 24/02/2009, thị trường chính thức chạm đáy 234 điểm để rồi bắt
đầu đi lên trở lại mức 501.48 điểm vào ngày 08/06/2009 và chạm đỉnh tại mức 633
điểm ngày 23/10/2009. Cũng trong năm này, phương thức giao dịch trực tuyến đã
được triển khai trên sàn HOSE đánh dấu bước đột phá trong việc cải thiện thanh
khoản trên thị trường, góp phần khuyến khích, cổ vũ và tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư cá nhân tham gia thị trường. Đóng cửa phiên giao dịch năm 2009, VN- Index
đạt 494 điểm đánh dấu đà hồi phục trong giai đoạn tiếp theo.
Có thể nói trong giai đoạn hồi phục từ năm 2009 đến năm 2011, thị trường tuy
có lên xuống và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng không chứng kiến nhiều
phiên bứt phá. Năm 2010, thị trường chứng khoán vẫn giữ được sự ổn định khi VN-
Index chỉ biến động trong khoảng 485 +/- 65 điểm; tuy có tăng nhẹ vào tháng 5 và
cuối tháng 8 nhưng sự thay đổi là không đáng kể. Nhà đầu tư tuy đã quay lại thị
trường nhưng tâm lý cảnh giác và thận trọng vẫn tiếp diễn; có thể nói thị trường
chứng khoán năm 2011 xuất hiện nhiều hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” và chỉ số
VN-Index không phản ảnh chính xác diễn biến thị trường.
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 đánh dấu sự ra đời của chỉ số
VN30 vào tháng 2/2012, lần đầu tiên chỉ số được tính theo phương pháp mới có
điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng nhằm phản ánh chính xác hơn diễn
28
biến của thị trường. Bên cạnh đó, việc đáp ứng được những điều kiện gắt gao và trở
thành thành viên chính thức của Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán thế giới
(WFE) vào năm 2013 đã khẳng định vị thế ngày càng được nâng cao của thị trường
chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy đã có những điều chỉnh và cố gắng
nhất định nhưng với việc thiếu vắng những thông tin thật sự tích cực đã khiến năm
2012 tiếp tục đánh dấu một năm thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam
khi 6 tháng đầu năm, thị trường tăng mạnh và đạt đỉnh 488.07 điểm trong phiên
giao dịch ngày 8/5/2012, tăng 44.9% so với đầu năm. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP
thấp cùng những bất ổn phát sinh đến từ vấn đề nợ xấu và tính minh bạch của hệ
thống ngân hàng đã đẩy thị trường trở lại tình trạng khó khăn.
Từ những khó khăn năm 2012, trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng
kinh tế chưa cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó
khăn nhưng kinh tế vĩ mô đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần
phát huy tác dụng: lạm phát được kiềm chế; chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng
5.6% so với cùng kỳ năm ngoái; cán cân thanh toán được cải thiện và mặt bằng lãi
suất có chiều hướng giảm dần; thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định và dự trữ
ngoại tệ tăng; vốn FDI vào Việt Nam cũng tăng 54.2% so với cùng kỳ năm ngoái...
Trên Thị trường chứng khoán, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng
chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao
dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng. Đồng
thời, công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề
sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định mới
về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước
ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài. Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013
đã có những diễn biến và kết quả khả quan hơn. Chỉ số VN-Index tăng gần 23%;
HN-Index tăng trên 13% so với cuối năm 2012 và Việt Nam được đánh giá là 1
trong những nước thị trường chứng khoán có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế
giới. Tính đến cuối năm 2013, mức vốn hóa thị trường vào khoảng 964.000 tỷ đồng
(tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP; quy mô giao
dịch bình quân mỗi phiên tăng 31% và tổng giá trị huy động vốn kể cả phát hành
29
riêng lẻ ước đạt 222.000 tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20.5 nghìn tỷ
đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt 177.5 nghìn tỷ
đồng, tăng 24%. Tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển đến nay đạt 4.4 tỷ USD,
tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3.8 tỷ USD so
với cuối năm 2012.
2.1.2.4. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 đến tháng
3/2017:
Sau năm 2013 đánh dấu đà hồi phục mạnh mẽ, thị trường chứng khoán Việt
Nam năm 2014 lại gặp phải những khó khăn, thăng trầm khi mở đầu khá suôn sẻ
trong các tháng đầu năm; tuy nhiên sự kiện “Biển Đông” cùng thái độ gây hấn của
Trung Quốc vào cuối tháng 4/2014 đã tạo áp lực lên thị trường khiến cổ phiếu giảm
giá mạnh. Đà giảm giá được kéo dài đến năm 2015 khi tổng khối lượng giao dịch
trên thị trường năm 2015 đạt gần 39,7 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt
hơn 617 nghìn tỷ đồng, giảm 16.3% về khối lượng và 15.8% về giá trị giao dịch của
năm 2014. Trên sàn HOSE, VN-Index tăng 4.13% so với cuối năm 2014 nhưng
tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt hơn 28 tỷ cổ phiếu (giảm 7.6% so với năm 2014),
tương ứng giá trị giao dịch đạt trên 482 nghìn tỷ đồng (giảm 9.6% so với năm
2014). Trên sàn HNX, chiều ngược lại được chứng kiến khi HN-Index giảm 4.62%
so với thời điểm cuối năm 2014 tổng khối lượng giao dịch trong năm 2015 đạt trên
11.55 tỷ cổ phiếu (giảm mạnh 32% so với năm 2014), tổng giá trị giao dịch cũng
giảm 32.3% xuống mức hơn 135 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh các yếu tố địa chính trị không thuận lợi, Chính phủ và Uỷ ban chứng
khoán đã rất nỗ lực để tìm ra các biện pháp hỗ trợ thị trường, tiêu biểu là việc
HOSE cho ra mắt bộ chỉ số HOSE- Index gồm: chỉ số VNMidcap, VN100,
VNSmallcap, VNAllshare giúp cung cấp thêm công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ra
quyết định của nhà đầu tư, tháng 10/2014, thị trường chứng khoán cũng đoán nhận
hình thức quỹ hoán đổi danh mục (ETF) nội đầu tiên- quỹ E1VFMVN30 ngày
4/7/2014 và sau đó là quỹ ETF nội thứ 2 mô phỏng chỉ số HNX30 ngày 14/10/2014
tạo nên sự đa dạng hoá sản phẩm cho thị trường; cùng với đó, việc xác lập lộ trình
rõ ràng và định hình khung pháp lý cho Thị trường chứng khoán phái sinh theo nghị
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

More Related Content

Similar to PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế ToánLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế ToánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (20)

Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận án: Đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động khoa học xã hội
Luận án: Đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động khoa học xã hộiLuận án: Đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động khoa học xã hội
Luận án: Đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động khoa học xã hội
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế ToánLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổiĐồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điệnĐồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điệnlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thôngĐồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thônglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNETĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNETlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở ZabbixĐồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbixlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
 
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổiĐồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
 
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điệnĐồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
 
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
 
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
 
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thôngĐồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
 
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
 
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
 
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNETĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
 
Đồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi được
Đồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi đượcĐồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi được
Đồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi được
 
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
 
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựa
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựaĐồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựa
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựa
 
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
 
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
 
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở ZabbixĐồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
 
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
 
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
 
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
 
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
 
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
 

Recently uploaded

TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘIlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điệnLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điệnlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tảiNâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tảilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tưBài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tưlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình SơnNăng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơnlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNHTIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNHlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh XuânQuản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuânlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV Toyoda
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV ToyodaBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV Toyoda
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV Toyodalamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điệnLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
 
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tảiNâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
 
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích, đánh giá v...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
 
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tưBài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
 
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình SơnNăng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
 
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
 
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNHTIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh XuânQuản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
 
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINHCase study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV Toyoda
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV ToyodaBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV Toyoda
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV Toyoda
 
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
 
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
 

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng NGUYỄN HÀ LINH
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài Chính- Ngân hàng- Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Hà Linh Người hướng dẫn: TS. Phan Trần Trung Dũng
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Hà Nội - 2017
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam “ là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Học viên Nguyễn Hà Linh
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI VÀ THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI ........................................................................3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tài chính học hành vi ..................3 1.2. Lý thuyết Tài chính học hành vi ................................................................7 1.2.1. Lý thuyết kỳ vọng ...................................................................................7 1.2.2. Sự tự nghiệm.........................................................................................10 1.3. Thiên lệch tự lừa dối .................................................................................12 1.3.1. Hiện tượng lạc quan thái quá, ảo tưởng kiểm soát và ảo tưởng kiến thức .........................................................................................................................12 1.3.2. Hiện tượng tự tin thái quá .....................................................................13 1.3.3. Thiên lệch do tự thiên vị .......................................................................13 1.3.4. Thiên lệch do xác nhận .........................................................................14 1.3.5. Thiên lệch “vuốt đuôi”..........................................................................14 1.3.6. Thiên lệch do bất đồng nhận thức.........................................................15 1.3.7. Sự bảo thủ .............................................................................................15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI VÀ THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI.................................................................17 2.1. Lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối trên thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................................................................17 2.1.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán.......................................................17 2.1.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam- dấu hiệu của lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối.......................................................................18 2.1.2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 .............................................................................................................19 2.1.2.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007 .............................................................................................................22
  • 6. 2.1.2.3. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 ....................................................................................................................25 2.1.2.4. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 3/2017 ...............................................................................................29 2.2. Các nghiên cứu đã có về tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dỗi .....31 2.2.1. Các nghiên cứu đã có về thiên lệch tự lừa dối và tài chính hành vi trên thế giới ............................................................................................................31 2.2.2. Các nghiên cứu đã có về thiên lệch tự lừa dối và tài chính hành vi ở Việt Nam.........................................................................................................34 2.2.3. Các giả thiết về thiên lệch tự lừa dối trên thị trường chứng khoán Việt Nam.................................................................................................................36 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................39 3.1. Quy trình nghiên cứu:...............................................................................39 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................41 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ..................................................41 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp....................................................41 3.3. Kỹ thuật phân tích dữ liệu........................................................................45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................49 4.1. Phân tích mô tả..........................................................................................49 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu ........................................................49 4.1.2. Bằng chứng tồn tại của nhóm thiên lệch tự lừa dối đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam .........................49 4.1.2.1. Nhóm 1- Lạc quan thái quá:...........................................................49 4.1.2.2. Nhóm 2- Tự tin thái quá .................................................................52 4.1.2.3. Nhóm 3: Sự tự thiên vị và thiên lệch “vuốt đuôi”..........................54 4.1.2.4. Nhóm 4: Thiên lệch do xác nhận và bất đồng nhận thức...............56 4.1.2.5. Nhóm 5: Sự bảo thủ........................................................................59 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo.............................................................60 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố nhóm 1: Lạc quan thái quá................61 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố nhóm 2: Tự tin thái quá.....................62 4.2.3. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố nhóm 3: Sự tự thiên vị và thiên lệch “vuốt đuôi”......................................................................................................64 4.2.4. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố nhóm 4: Thiên lệch do xác nhận và bất đồng nhận thức................................................................................................65
  • 7. 4.2.5. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố nhóm 5: Bảo thủ ................................67 4.2.6. Đánh giá độ tin cậy cho biến phụ thuộc “Quyết định đầu tư”.............68 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).......69 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) cho các biến độc lập...............................................................................................69 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) cho biến phụ thuộc.................................................................................................74 4.4. Ảnh hưởng của nhóm thiên lệch “tự lừa dối” đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................76 4.4.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Adjusted R Square, Anova)76 4.4.2. Kiểm định hệ số hồi quy (Coefficients) và hiện tượng đa cộng tuyến (Multiple Collinearity)....................................................................................77 4.4.3. Một số ngụ ý từ kết quả nghiên cứu .....................................................78 CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................81 5.1. Các biện pháp tự phòng tránh ảnh hưởng của nhóm thiên lệch tự lừa dối đến từ bản thân cá nhân nhà đầu tư ........................................................81 5.1.1. Tăng cường trao dồi và nâng cao kiến thức..........................................81 5.1.2. Ra quyết định dựa vào công thức thay vì trực giác ..............................82 5.1.3. Sử dụng thông tin bổ sung từ bên ngoài ...............................................84 5.1.3.1. Tham khảo ý kiến chuyên gia .........................................................84 5.1.3.2. Sử dụng hệ số gốc...........................................................................85 5.2. Các biện pháp phòng tránh ảnh hưởng của nhóm thiên lệch tự lừa dối đến từ các doanh nghiệp niêm yết...................................................................85 5.3. Các biện pháp phòng tránh ảnh hưởng của nhóm thiên lệch tự lừa dối đến từ Nhà Nước các cơ quan liên quan ........................................................86 KẾT LUẬN..............................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................i PHỤ LỤC..................................................................................................................iv
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Các giả thiết nghiên cứu ..............................................................................38 Bảng 2: Tổng hợp mã hoá thang đo:.........................................................................43 Bảng 3: Nguyên tắc nhận dạng hệ số tải (Hair và cộng sự 2006).............................47 Bảng 4: Giá trị trung bình các biến nhóm 1: lạc quan thái quá ................................50 Bảng 5: Giá trị trung bình các biến nhóm 1 theo giới tính .......................................51 Bảng 6:Giá trị trung bình các biến nhóm 1 theo kết quả đầu tư quá khứ .................51 Bảng 7: Giá trị trung bình các biến nhóm 2: tự tin thái quá .....................................53 Bảng 8: Giá trị trung bình các biến nhóm 2 theo giới tính .......................................53 Bảng 9: Giá trị trung bình các biến nhóm 2 theo kết quả đầu tư trong quá khứ.......54 Bảng 10: Giá trị trung bình các biến nhóm 3: Sự tự thiên vị và thiên lệch “vuốt đuôi”..........................................................................................................................55 Bảng 11: Giá trị trung bình các biến nhóm 3 theo giới tính .....................................55 Bảng 12: Giá trị trung bình các biến nhóm 3 theo kết quả đầu tư trong quá khứ....56 Bảng 13: Giá trị trung bình các biến nhóm 4: Thiên lệch do xác nhận và bất đồng nhận thức...................................................................................................................57 Bảng 14: Giá trị trung bình các biến nhóm 4 theo giới tính .....................................58 Bảng 15: Giá trị trung bình các biến nhóm 4 theo kết quả đầu tư trong quá khứ....58 Bảng 16: Giá trị trung bình các biến nhóm 5: sự bảo thủ .........................................59 Bảng 17: Giá trị trung bình các biến nhóm 5 theo giới tính .....................................60 Bảng 18: Giá trị trung bình các biến nhóm 5 theo kết quả đầu tư trong quá khứ....60 Bảng 19: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Lạc quan thái quá”61 Bảng 20: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Tự tin thái quá” ...62 Bảng 21: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Tự tin thái quá” lần 2 ...................................................................................................................................63 Bảng 22: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Sự tự thiên vị và thiên lệch “vuốt đuôi””..............................................................................................64 Bảng 23: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Sự tự thiên vị và thiên lệch “vuốt đuôi”” lần 2.....................................................................................65
  • 9. Bảng 24: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Thiên lệch do xác nhận và bất đồng nhận thức”.....................................................................................66 Bảng 25: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Bảo thủ” ...............67 Bảng 26: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo “Quyết định đầu tư” ...................................................................................................................................68 Bảng 27: Kết quả kiểm định hệ số Factor Loading cho các biến độc lập lần 1........70 Bảng 28: Kết quả kiểm định hệ số Factor Loading cho các biến độc lập lần 2........71 Bảng 29: Kết quả kiểm định hệ số Factor Loading cho các biến độc lập lần 3........72 Bảng 30: Kết quả kiểm định tính thích hợp của mô hình (KMO) và tính tương quan giữa các biến quan sát (Barlett’s Test of Sphericity) cho các biến độc lập ..............73 Bảng 31: Kết quả kiểm định phương sai trích của các yếu tố biến độc lập..............73 Bảng 32: Kết quả kiểm định tính thích hợp của mô hình (KMO) và tính tương quan giữa các biến quan sát (Barlett’s Test of Sphericity) cho biến phụ thuộc ................75 Bảng 33: Kết quả kiểm định phương sai trích của các yếu tố biến phụ thuộc..........75 Bảng 34: Kết quả kiểm định hệ số Factor Loading cho các biến phụ thuộc.............76 Bảng 35: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Adjusted R Square)..77 Bảng 36: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình bằng phân tích phương sai ANOVA...............................................................................................................77 Bảng 37: Kết quả kiểm định hệ số hồi quy và hiện tượng đa cộng tuyến ................78 Bảng 38: Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập theo tỷ lệ %......................79
  • 10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Mô hình chức năng tỷ trọng của Lý thuyết triển vọng .......................................8 Hình 2: Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2016 .........30
  • 11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. TTCK: Thị trường chứng khoán 2. NĐT: Nhà đầu tư 3. EFA (Exploratory Factor analysis): Phân tích nhân tố khám phá 4. UBCKNN: Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước 5. TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán 6. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
  • 12. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Để thực hiện luận văn đề tài “Phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề, đồng thời thu thập bảng câu hỏi khảo sát với đối tượng là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bảng câu hỏi khảo sát có 5 biến độc lập (gồm 15 câu hỏi) và 1 biến phụ thuộc (gồm 3 câu hỏi). Dữ liệu khảo sát thu về được lọc một lần bằng Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến rác và các biến không phù hợp. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha sau đó tiếp tục được tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để xếp nhóm cho các biến. Sau quá trình kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, có 9 câu hỏi đạt tiêu chuẩn tương ứng với 04 nhóm biến độc lập. Luận văn tiếp tục kiểm định hệ số hồi quy và hiện tượng đa cộng tuyến, xác định được mô hình nghiên cứu là phù hợp với thực tế và các thiên lệch: tự tin thái quá, lạc quan thái quá, thiên lệch do xác nhận, thiên lệch do bất đồng nhận thức (các biến độc lập) có tác động đến quyết định đầu tư (biến phụ thuộc). Mức độ ảnh hưởng của từng thiên lệch (tầm quan trọng của từng nhân tố) được xác định và so sánh với dự đoán ban đầu làm cơ sở cho các khuyến nghị giúp nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ hạn chế ảnh hưởng xấu của các thiên lệch tự lừa dối đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân nói riêng và toàn thị trường chứng khoán nói chung.
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã khẳng định được vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế cũng như mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng trong những năm gần đây TTCK Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đạt mức sinh lời lớn nhất trong quý II/2016 tại khu vực Đông Nam Á và được đánh giá là 1 trong 5 thị trường thế giới có mức tăng trưởng cao nhất; với tiềm năng và cơ hội đó, không ngạc nhiên khi thị trường thu hút được một lượng lớn nhà đầu tư và họ luôn mong muốn tìm ra các quy luật, phương pháp tiếp cận thị trường hiệu quả nhằm thu được lợi nhuận cao. Các phương pháp chủ yếu hiện đang được nhiều nhà đầu tư trên thị trường sử dụng là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, nhưng hai phương pháp này đều dựa trên giả định thị trường hiệu quả và hành vi của nhà đầu tư hoàn toàn duy lý trong khi trên thực tế luôn có những lúc nhà đầu tư hành động bất hợp lý và các hành vi bất hợp lý như vậy diễn ra liên tục, không gián đoạn; do đó lý thuyết tài chính hành vi ra đời nhằm nghiên cứu hành vi của các chủ thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh tế. Trong nghiên cứu tâm lý học hành vi, thiên lệch tự lừa dối là một trong những nhóm thiên lệch phổ biến nhất; trong thực tế đầu tư, “chúng ta luôn là kẻ thù lớn nhất của chính mình” và bằng cách hiểu hành vi, cơ chế tâm lý của chính mình khi đưa ra các quyết định tài chính, nhà đầu tư có thể phòng ngừa, hạn chế và tránh được những hành động sai lầm khi đầu tư, thậm chí tận dụng cơ hội để chiến thắng thị trường; do đó tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là đề tài tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm giúp nhà đầu tư tránh các hành động duy lý trí gây nên các quyết
  • 14. 2 định đầu tư sai lầm đồng thời có thể tự điều chỉnh các lỗi tâm lý giúp gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả đầu tư. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư Đề tài này chỉ tìm hiểu tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các khảo sát được thực hiện bằng bảng hỏi từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu và tìm được đối tượng nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối - Phân tích thực trạng tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Đề xuất một số biện pháp hạn chế tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài đã/sẽ sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử…và nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp điều tra, phương pháp phân tích,… 6. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, mục lục và các phụ lục. Nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương sau đây: -Chương 1: Cơ sở lý luận về lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối. -Chương 2: Cơ sở thực tiễn về lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối. -Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu -Chương 4: Kết quả nghiên cứu -Chương 5: Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu.
  • 15. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI VÀ THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tài chính học hành vi Tài chính học hành vi hay còn được gọi kinh tế học hành vi là một phân ngành kinh tế học, nghiên cứu các hành vi (hành động có nhận thức) của các chủ thể kinh tế (người tiêu dùng, người phân phối, người bán hay người sản xuất,…) và những tác động, ảnh hưởng của nó đến việc ra quyết định kinh tế và thị trường tài chính. Theo Sewell (2007), tài chính hành vi là môn nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý lên hành vi của những người tham gia trên thị trường tài chính và hệ quả của những ảnh hưởng đó lên thị trường. Kinh tế hành vi kết hợp những nguyên tắc giống nhau của tâm lý học và tài chính để giải thích lý do và cách con người ra những quyết định không hợp lý khi họ chi tiêu, đầu tư hay tiết kiệm tiền. Mặc dù kinh tế học cổ điển có khuynh hướng coi tài chính là một bộ môn khoa học tự nhiên, được giải thích bằng các quy luật, định đề khô khan và tách nó khỏi khoa học xã hội khiến trong một thời gian dài, khái niệm “tài chính hành vi” được rất ít người quan tâm đến, nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại và không ngừng phát triển của nó trong lĩnh vực học thuật cũng như thực tế cuộc sống: - Trong thời kỳ cổ điển, kinh tế học và tâm lý học đã được nghiên cứu trong mối quan hệ liên quan lẫn nhau. Năm 1759, Adam Smith đã xuất bản cuốn “Lý thuyết về tình cảm luân lý" (The Theory of Moral Sentiments), văn bản quan trọng mô tả những nguyên lý tâm lý học của các hành vi cá nhân. Trong tác phẩm này Adam Smith đã mô tả các nguyên tắc về "bản chất con người" và đặt vấn đề về nguồn gốc tạo ra các phán xét luân lý, kể cả các phán xét hành vi của chính mình trong việc tư lợi và tự bảo tồn. Adam Smith cho rằng trong mỗi người chúng ta có một "con người bên trong" (an inner man), đóng vai trò như một cá nhân khách quan, không thiên vị, thường ủng hộ hoặc lên án các hành động của chính mình và của người khác. Qua tác phẩm này, Adam Smith đã đưa ra nhận xét quan trọng mà sau này ông đã lặp lại trong tác phẩm “Tài sản của các quốc gia": (The Wealth of Nations): con người thường bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình mà không hay biết, không có chủ đích, làm gia tăng các lợi ích của xã hội... "
  • 16. 4 - Trong thời kỳ kinh tế học tân cổ điển, khi các nhà kinh tế học bắt đầu đặt mình bên ngoài tâm lý học nhằm hướng tới những nghiên cứu kinh tế như một khoa học tự nhiên, bắt đầu với những giải thích về hành vi kinh tế được suy ra từ các giả định về tính tự nhiên của các thực thể (tác nhân) kinh tế. Hai giả thiết quan trọng trong tài chính chính thống được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay là: (i) giả thiết coi những người tham gia thị trường là hoàn toàn hợp lý, hành vi hợp lý ngụ ý rằng bất kì thông tin mới nào có sẵn cũng được giải thích một cách chính xác và thống nhất bởi tất cả người tham gia thị trường, và (ii) thị trường hiệu quả: Lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) cho rằng tất cả các thông tin liên quan được phản ánh hoàn toàn vào giá ngay lập tức. Giá luôn đúng với giá trị và không có “bữa trưa miễn phí” nào, tức là không có chiến lược đầu tư nào có thể đem lại tỷ suất sinh lợi trung bình vượt trội. Lý thuyết thị trường hiệu quả (effective market hypothesis- EMH) được coi là mô hình tài chính trung tâm, chiếm vị trí quan trọng trong ngành tài chính từ những năm 1970 cho đến nay. Nền tảng của lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) dựa trên ba luận điểm: (i) các nhà đầu tư là lý trí và giá trị chứng khoán là hợp lý, (ii) trong trường hợp một vài nhà đầu tư là phi lý trí, thì những giao dịch của họ là ngẫu nhiên và triệt tiêu lẫn nhau mà không ảnh hưởng tới giá chứng khoán, (iii) những giao dịch arbitrage hợp lý sẽ loại bỏ ảnh hưởng của những nhà đầu tư không hợp lý lên giá chứng khoán. Trải qua nhiều bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm, giả định này đã chứng tỏ được sự hiệu quả và thành công nhất định khi dự đoán và giải thích chính xác nhiều hiện tượng, kết quả trong đầu tư. Tuy nhiên, các học giả cũng bắt đầu nhận thấy và tìm kiếm các dị thường trong hành vi mà các lý thuyết tài chính chính thống nói chung và thuyết thị trường hiệu quả nói riêng chưa giải thích được, tiêu biểu là (i) hiệu ứng tháng Giêng (January Effect)- một hiện tượng bất thường trong thị trường tài chính, khi mà giá chứng khoán tăng vào tháng một mà nguyên nhân không đến từ bất cứ một lý do cơ bản nào (Rozeff and Kinney, 1976) hay (ii) hiện tượng mùa vụ (Seasonal effects) (Keim and Ziemba, 1984) nổi bật là hiệu ứng ngày thứ hai (Monday effect)- khi tỷ suất sinh lời trung bình ngày thứ hai trên thị trường chứng khoán thấp hơn tỷ suất sinh lời các ngày khác trong tuần và nếu tính trung bình sẽ
  • 17. 5 mang số âm (có nghĩa tỷ suất sinh lợi ngày thứ 2 tính trung bình là giảm); hoặc (iii) khuynh hướng “lời nguyền rủa của người chiến thắng” (Richard Thale, 1988) khi giá đấu thắng trong các cuộc đấu giá thường vượt quá giá trị nội tại của sản phẩm; và ngoài ra còn có rất nhiều dị thường khác mà lý thuyết thị trường hiệu quả EMH không giải thích được như tác động của khối lượng lên giá chứng khoán (Size effects), tác động của phân tách lên giá cổ phiếu (Stock split effects),… Nếu như lý thuyết tài chính truyền thống không tìm được lời giải cho các hiện tượng bất thường thì tâm lý học hành vi lại đưa ra những lập luận tương đối thuyết phục khi cho rằng: (i) hiệu ứng tháng giêng được hình thành từ tâm lý thực hiện hoá lợi nhuận (chốt lời) hoặc cắt lỗ nhằm tránh phải nộp thuế của nhà đầu tư vào thời điểm cuối năm. Đến thời điểm đầu năm sau, khi nhận được tiền thưởng cũng là lúc nhà đầu tư trở lại thị trường để tái cơ cấu danh mục đầu tư hoặc tiến hành giải ngân và chính yếu tố này đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho thị trường tăng điểm; (ii) hiệu ứng ngày thứ hai được quan điểm tài chính hành vi giải thích do các doanh nghiệp thường đưa các thông tin xấu vào thứ 6 khi đóng cửa thị trường do đó làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán ngày thứ 2 hoặc do tâm lý của nhà đầu tư vào ngày thứ 2 thường bi quan hơn các ngày khác trong tuần. “Lời nguyền rủa của người chiến thắng” (iii) cũng được Richard Thale giải thích trong một bài viết năm 1988 khi ông cho rằng tác nhân chính phá hoại quá trình đấu giá đến từ số lượng người tham gia và độ “hung hãn” của buổi đấu giá; hai yếu tố này tác động thuận chiều lên mức giá đấu và đẩy mức giá chiến thắng vượt xa giá trị thật của tài sản… Như vậy, có thể nói việc các quan điểm tài chính chính thống nói chung và thuyết thị trường hiệu quả nói riêng không trả lời được các dị biệt chính là tiền đề và là điều kiện cho sự phát triển của tâm lý tài chính sau này. Thêm vào đó, trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế gây nên bởi việc vỡ bong bóng internet (bong bóng Dot- com) cuối thập niên 1990- khi giá cổ phiếu công nghệ tăng cao bất thường khiến nhà đầu tư bất chấp lao vào thị trường tìm kiếm lợi nhuận và tiếp đó là các cuộc khủng hoảng liên tiếp khác, nhiều nhà kinh tế học, nhà đầu tư,.. đã thất bại trong việc phân tích và dự báo dựa trên lý thuyết thị trường hiệu quả hay các mô hình định giá truyền thống; trong khi đa số ý kiến cho rằng thất bại đến từ việc cập nhật
  • 18. 6 thông tin sai hoặc thiếu kịp thời thì một vài giả thiết khác lại chỉ ra rằng, những người tham gia thị trường đã cập nhật thông tin một cách hợp lý và hoàn toàn phân tích, nhận thức được tình hình thị trường, nhưng các quyết định của họ đưa ra dựa trên các thông tin có được lại rất bất hợp lý. Từ thực tiễn phát sinh, một số nhà kinh tế học đã bắt đầu đặt ra câu hỏi: Có phải con người là hợp lý? hay họ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc như sợ hãi, tham lam, cố chấp,… mà có thể dẫn tới những quyết định sai lầm? Tài chính học hành vi bắt đầu được quan tâm, nghiên cứu nhằm giải thích những tình huống mà lý thuyết truyền thống không giải thích được. Nói cách khác, tài chính hành vi được nghiên cứu nhằm bổ sung cho các lý thuyết tài chính chính thống bằng việc kết hợp lý thuyết truyền thống với tâm lý học nhận thức để tạo ra một mô hình hoàn thiện hơn về hành vi con người trong tiến trình ra quyết định, từ đó giúp chúng ta hiểu và vận hành hiệu quả thị trường tài chính. Tuy trong nhiều năm trở lại đây, tài chính học hành vi đã được quan tâm và đưa vào nhiều công trình nghiên cứu nhưng lý thuyết này vẫn gặp phải sự phản đối và nghi ngờ của những học giả theo trường phái kinh tế học truyền thống; ngoài ra các nhà đầu tư, nhà phân tích và đa số đại chúng chưa biết tới và dành sự quan tâm đúng mức cho lĩnh vực này. Giải thưởng Nobel kinh tế năm 2002 cho nhà tâm lý học Daniel Kahneman và nhà kinh tế thực nghiệm Vemon Smith với công trình “Ảnh hưởng của tâm lý tới quyết định tiêu dùng của người dân và những bằng chứng thực nghiệm từ thập kỷ 60 đến nay” đã chứng minh đây là lĩnh vực đúng, tạo nền tảng vững chắc cho việc đưa tâm lý học vào kinh tế và đặt nền móng cho kinh tế học thực nghiệm; đây là lần đầu tiên một nhà tâm lý học được giải Nobel và nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục các nhà tài chính chính thống rằng các nhà đầu tư có thể hành xử một cách phi lý. Tài chính học hành vi tập trung vào hai nhánh nghiên cứu chủ yếu là những thiên lệch trong nhận thức của con người và sự hạn chế của khả năng kinh doanh Arbitrage. Tuy nhiên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư và những sai lầm của họ do chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tâm lý mà cụ thể là nhóm thiên lệch tự lừa dối.
  • 19. 7 1.2. Lý thuyết Tài chính học hành vi Để giải thích những hành vi bất hợp lý của nhà đầu tư trên thị trường tài chính, các nhà kinh tế học hành vi đã xây dựng kiến thức về lý thuyết tài chính học hành vi từ tâm lý học, xã hội học và nhân chủng học. Tài chính học hành vi có vai trò quan trọng trong việc dự đoán và lý giải cho xu hướng của thị trường tài chính, nó có ý nghĩa không chỉ trong giai đoạn suy thoái kinh tế- khi các phương pháp khác như phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đang cho thấy những mặt hạn chế mà còn thể hiện vai trò khi thị trường trong giai đoạn hồi phục và tăng trưởng- khi tỷ suất lợi nhuận cao che mờ đi các cạm bẫy trên thị trường. Trọng tâm nghiên cứu của tài chính học hành vi tập trung vào hai mảng chính là lý thuyết kỳ vọng và sự tự nghiệm (hay tâm lý dựa vào kinh nghiệm): 1.2.1. Lý thuyết kỳ vọng Lý thuyết kỳ vọng được đưa ra bởi 2 nhà tâm lý học: Daniel Kahneman và Amos Tversky nhằm giái thích cách con người quản lý rủi ro và sự không chắc chắn; theo đó, nhà đầu tư có xu hướng không thích rủi ro (risk averse) trong vùng lãi nhưng lại thích mạo hiểm (risk seeking) trong vùng lỗ, nói cách khác họ xem khả năng bù đắp một khoản lỗ quan trọng hơn khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận. Khi mô tả độ hữu dụng của một nhà đầu tư tài chính bằng một hàm hữu dụng lõm, hữu dụng biên của tài sản giảm, tức là mỗi đơn vị tăng thêm trong giá trị tài sản đầu tư sẽ mang lại một giá trị hữu dụng tăng thêm ít hơn so với sự tăng lên trước đó trong giá trị tài sản đầu tư nhưng sẽ mang đến sự đau khổ và dằn vặt nhiều hơn khi một giá trị tài sản bị sụt giảm do thua lỗ.
  • 20. 8 Nguồn: Kahneman and Tversky (1979) Hình 1: Mô hình chức năng tỷ trọng của Lý thuyết triển vọng Kahneman và Tversky cho rằng, hàm giá trị này có độ dốc hướng lên khi giá trị tài sản dưới điểm tham chiếu và độ dốc hướng xuống khi giá trị tài sản ở trên điểm tham chiếu. Khi giá trị tài sản nằm dưới điểm tham chiếu (nhà đầu tư đang thua lỗ) thì họ sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tiếp tục tham gia cuộc chơi với hy vọng sẽ mau chóng lấy lại giá trị đầu tư ban đầu. Ngược lại, khi giá trị tài sản nằm trên điểm tham chiếu, hàm giá trị có chiều hướng lõm xuống, mô tả cho hành vi chống đỡ, ác cảm với những rủi ro trong đầu tư, khi đó nhà đầu tư sẽ nhanh chóng ra quyết định bán cổ phiếu để kiếm lời mà không phân tích đến khả năng đầu cơ để gia tăng thêm giá trị đầu tư hoặc tăng thêm cơ hội thu được nhiều lợi nhuận hơn. Điểm tham chiếu (Reference Point) được quyết định bởi mỗi cá nhân như một điểm so sánh, như để đo lường mức độ mục tiêu của giá trị tài sản. Có thể nói hàm giá trị của Kahneman và Tversky là cơ sở quan trọng cho việc giải thích một số hành vi của nhà đầu tư như: sự ghét lỗ và sự tiếc nuối: - Sự ghét lỗ đề cập đến thực tế khi con người có xu hướng quá nhạy cảm với sự sụt giảm tài sản hơn là sự gia tăng. Qua rất nhiều các thử nghiệm thực tế, Kahneman và Tversky đã chỉ ra rằng những khoản lỗ thì nặng hơn gấp hai lần so với những khoản lãi hay nói cách khác, lỗ 1$ sẽ gây nên sự tiếc nuối và đau khổ gấp đôi so với cảm giác sung sướng khi lãi l$. Sự ghét lỗ có thể giúp chúng ta giải
  • 21. 9 thích vì sao con người luôn có khuynh hướng cảm thấy khổ sở, đau buồn khi phạm phải một sai lầm trong phán đoán; do vậy, họ thường có xu hướng nắm giữ cổ phiếu bị lỗ trong khi có thể bán chúng để tránh tình trạng lỗ nặng hơn hoặc lâu hơn. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư luôn tin rằng, những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại và họ cản thấy tiếc nuối khi phải bán cắt lỗ cổ phiếu. Vì thế, khi đối mặt với tình trạng thua lỗ, nhà đầu tư thể hiện sự liều lĩnh khi giữ cổ phiếu lỗ trong một thời gian dài và kỳ vọng vào lợi nhuận trong tương lai sẽ kéo giá cổ phiếu trở lại mức ban đầu. - Giống như sự ghét lỗ, sự tiếc nuối (Regret) cũng được lý giải bởi tâm lý đau khổ và dằn vặt của con người khi mắc lỗi, thậm chí dù chỉ là những lỗi nhỏ; họ cảm thấy hết sức ăn năn, hối hận khi thực hiện một quyết định mang đến kết quả xấu cho bản thân. Trên thị trường, một khi mắc sai lầm và thua lỗ, mong ước lớn nhất của nhà đầu tư là giá chứng khoán sẽ hồi phục lại giá cả ban đầu và khoản đầu tư được hòa vốn; do đó, ngay khi cổ phiếu vừa tăng giá họ đã vội vàng bán đi thay vì giữ lại với hy vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận lớn hơn. Nhưng nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm sâu, thay vì phải bán đi để cắt lỗ thì nhà đầu tư lại tiếc nuối và trì hoãn, chần chừ không dám bán vì nghĩ rằng bán giá này sẽ là bán giá đáy, bán xong sẽ không mua lại được giá thấp hơn. Nhà đầu tư càng nuối tiếc thì càng thể hiện sự liều lĩnh của bản thân khi đối mặt với thua lỗ. Khác với lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại của nhà kinh tế học Harry Markowitz (người đã nhận giải thưởng Nobel kinh tế năm 1990) coi tối đa hóa tài sản phải dựa trên trạng thái tài sản cuối cùng và giả định các nhà đầu tư đều ngại rủi ro: với cùng một mức rủi ro cho trước, các nhà đầu tư sẽ ưa thích phương án có tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn và tương tự, với cùng một mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho trước, nhà đầu tư sẽ ưa thích lựa chọn những phương án có mức độ rủi ro thấp hơn; chức năng tối đa hóa giá trị trong lý thuyết kỳ vọng ghi lại những cái được và mất vào tài khoản và cho rằng con người có xu hướng cảm nhận kết quả là những gì được và mất hơn là trạng thái cuối cùng của tài sản. Lý thuyết kỳ vọng lập luận rằng, khi lựa chọn giữa trò chơi may rủi, con người tính toán lợi nhuận và thua lỗ cho mỗi phương án và sẽ lựa chọn phương án có lợi ích, tiềm năng lớn nhất. Điều
  • 22. 10 này cho thấy con người có thể chọn một danh mục đầu tư theo tính toán, cân đối mức lợi nhuận và thua lỗ tiềm năng sau đó phân bổ ở mức lợi ích tiềm năng cao nhất. Về bản chất, lý thuyết kỳ vọng giải thích những bất thường trong hành vi con người khi đánh giá rủi ro: dưới điều kiện không chắc chắn, con người không nhất quán trong việc sợ rủi ro, họ e ngại rủi ro khi đang kiếm được lợi nhuận và ưa thích rủi ro khi đang thua lỗ; điều này có thể nhận thấy rõ ràng trong thực tế khi khoản đầu tư có khuynh hướng mang lại lợi nhuận, nhà đầu tư thích nắm chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn là cố gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai, nhưng ngược lại, khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ thì nhà đầu tư lại cố gắng duy trì với hy vọng sẽ nhận được khoản lời trong tương lai mặc dù lúc này rủi ro thua lỗ nhiều hơn là rất lớn. Một chức năng khác của lý thuyết triển vọng là chức năng tỷ trọng: giá trị của mỗi kết quả được nhân với tỷ trọng quyết định. Các tỷ trọng của quyết định đo lường ảnh hưởng của các sự kiện lên mong muốn của việc đầu tư, chúng không phải là xác suất và không thêm vào tổng thể; Kahneman và Tversky (1979) gọi đây là sự chắc chắn của tài sản: các tỷ trọng của quyết định thường thoái lùi với xác suất đúng, ngụ ý rằng, các biến ít nhạy cảm trong các khả năng hơn là trong các chuẩn mực hợp lý được đề nghị. 1.2.2. Sự tự nghiệm Sự tự nghiệm hay tâm lý dựa vào kinh nghiệm (Heuristics) là quy tắc giải thích cách con người phán đoán và ra quyết định khi đối mặt với những vấn đề phức tạp hoặc những thông tin không hoàn chỉnh. Tâm lý này phản ánh tiến trình ra quyết định dựa trên những kinh nghiệm mà con người đúc kết được từ việc khắc phục những sai lầm. Sự tự nghiệm là phương pháp rất hữu ích lý giải cho việc các nhà đầu tư trên thị trường hành động theo cảm tính, không theo lý trí, đối lập với quan điểm thị trường hiệu quả. Con người trong sự hình thành phán đoán chủ quan có xu hướng phân loại các sự kiện là điển hình hoặc tiêu biểu, nó được xem là khuôn mẫu đáng tin cậy. Trên
  • 23. 11 thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư đánh giá xác suất sự kiện trong tương lai dựa trên mức độ tương đồng với tình huống điển hình nào đó và điều này khiến họ dự đoán về thị trường theo một khuôn mẫu mà quên đi rằng khả năng để thị trường phát tín hiệu giống nhau là rất hiếm. Hiện tượng tự tin thái quá, tâm lý xác nhận và bất đồng nhận thức là những thiên lệch thể hiện rõ sự tự nghiệm trong quá trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường Tversky và Kahneman đã xác định ảnh hưởng của sự tự nghiệm lên tiến trình ra quyết định của con người: con người thường sử dụng sự tự nghiệm để cắt giảm những vấn đề phức tạp, làm cho các hoạt động đơn giản hơn (Tversky và Kahneman, 1981). Tiến trình ra quyết định của sự tự nghiệm là tiến trình mà ở đó các nhà đầu tư tìm thấy một vài thông tin có ích cho quyết định của chính họ, thường bằng cách thử và sai, dẫn đến sự phát triển quy tắc ngón cái- quy luật dựa trên kinh nghiệm, thói quen của con người chứ không dựa trên khoa học hay sự đo lường chính xác. Nói cách khác, quy tắc của ngón cái liên quan khá nhiều đến kinh nghiệm của bản thân, nó được ứng dụng phổ biến trong thực tế bởi sự đơn giản và hiệu quả, giúp con người đưa ra quyết định trong các tình huống và điều kiện không chắc chắn Các bộ phận cấu thành nên tâm lý dựa vào kinh nghiệm- sự tự nghiệm có thể kể đến: tình huống điển hình, sự tự tin thái quá, tâm lý bầy đàn và tâm lý thích dựa vào những giá trị đã thiết lập khi ra quyết định đầu tư: - Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness): thể hiện ở sự ra quyết định dựa trên những kinh nghiệm có được trong quá khứ mà bỏ qua các sự kiện trong hiện tại; phán đoán chủ quan và xem các sự kiện như các khuân mẫu điển hình, tiêu biểu và đánh tin cậy; tiến hành đánh giá sự việc một cách riêng lẽ, không theo hệ thống và không tính đến mối liên hệ với tổng thể. - Sự tự tin thái quá (Overconfidence): Thể hiện sự phóng đại và thích thể hiện của con người khi họ đánh giá quá cao kiến thức của bản thân trong khi đánh giá quá thấp những rủi ro tiềm tàng. Sự tự tin thái quá và lạc quan thái quá đã giải thích phần nào mức tăng quá mức của giá cả trong thị trường bong bóng đầu cơ. - Hành vi bầy đàn: thể hiện sự ảnh hưởng của môi trường và xã hội đến hành
  • 24. 12 vi của mỗi cá nhân. Khi đối diện với sự đánh giá của đám đông, con người có xu hướng thay đổi ý kiến và quyết định cho phù hợp với đa số, họ tin tưởng rằng càng có nhiều người cùng thực hiện một việc thì việc đó nhất định đúng. Chính tâm lý và bản năng mong muốn được hoà nhập với đám đông là một trong nhưng nguyên nhân gây ra sai lầm trong đầu tư. - Bám vào những giá trị đã thiết lập (Anchoring): thể hiện việc các cá nhân hình thành một giá trị/ quan điểm và đánh giá các vấn đề tham chiếu/ dựa vào các giá trị/ quan điểm đã được thiết lập trước đó. Bằng chứng điển hình cho lý thuyết này là trường phái phân tích kỹ thuật, sử dụng giá cả quá khứ của chứng khoán để dự đoán xu hướng giá trong tương lai. 1.3. Thiên lệch tự lừa dối Thiên lệch tự lừa dối là một trong những nhóm thiên lệch phổ biến nhất trong tâm lý học hành vi. Nó thể hiện những sai lệch trong xử lý thông tin của nhà đầu tư khi gặp những thông tin không xử lý được. Thay vì đưa ra các quyết định lý trí như tìm hiểu bản chất của thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn, nhà đầu tư lại hành động phi lý, liên hệ và quy thông tin chưa biết thành dạng mình đã biết. Do bản chất của khác nhau, việc quy chụp sai bản chất này tất yếu dẫn đến sai lầm khi ra quyết định. Các lỗi tâm lý thường gặp trong thiên lệch tự lừa dối có thể quy thành các nhóm: lạc quan thái quá, ảo tưởng kiểm soát và ảo tưởng kiến thức; tự tin thái quá, thiên lệch do tự thiên vị; thiên lệch do xác nhận; thiên lệch “vuốt đuôi”; thiên lệch do bất đồng nhận thức; và sự bảo thủ. 1.3.1. Hiện tượng lạc quan thái quá, ảo tưởng kiểm soát và ảo tưởng kiến thức Hiện tượng lạc quan thái quá là việc các nhà đầu tư có xu hướng chỉ nghĩ về những điều tích cực sẽ xảy ra trong tương lai mà không để tâm tới những rủi ro tiềm tàng, thiên lệch này xuất phát từ sự lạc quan thái quá và có mối liên hệ với những ảo tưởng của nhà đầu tư về kiến thức hoặc khả năng kiểm soát của chính mình. Các nhà đầu tư rơi vào thiên lệch này thường quên mất quy luật “Đánh đổi giữa rủi ro và lợi suất” trong tài chính, họ tự nhận định quá cao về bản thân và những thông tin mà
  • 25. 13 mình có, dẫn tới những xử lý sai đối với thông tin có được, và do đó thường quá lạc quan về tương lai so với tình hình đang thực sự diễn ra. Lạc quan thái quá là một trong những đặc trưng thường thấy của đời sống xã hội. Qua các cuộc khảo sát thực tế trên nhiều đối tượng và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, hai nhà kinh tế học hành vi nổi tiếng là Richard H.Thaler và Cass R.Sunstein trong cuốn sách gây tiếng vang “Cú hích-Nudge” đã đưa ra kết luận: “người ta thường lạc quan đến mức phi thực tế, ngay cả khi họ có thể gặp rủi ro cao”, “mọi người đều cho rằng khả năng của mình là trên trung bình” và lẽ tất nhiên “khi tự đánh giá quá cao khả năng được miễn nhiễm trước các hiểm họa, chúng ta sẽ gặp sai lầm trong việc thực hiện những biện pháp phòng tránh”. 1.3.2. Hiện tượng tự tin thái quá Quá tự tin là một khuynh hướng mà ở đó mọi người cố gắng phân loại và đưa các sự kiện đang xảy ra về một loại sự kiện cơ bản mà mình biết rõ. Sự tự tin thái quá xuất hiện khi một người nào đó dựa quá nhiều vào những phán xét, suy đoán và khả năng của mình để đưa ra quyết định đầu tư. Daniel Kahneman- nhà kinh tế học hành vi đã đạt giải Nobel kinh tế năm 2002 trong cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm” đã nhận định “chúng ta dễ dãi đánh giá quá cao sự hiểu biết của mình về thế giới, bên cạnh đó lại đánh giá quá thấp vai trò của các cơ hội trong mỗi sự kiện diễn ra hàng ngày, đây chính là sự tự tin thái quá” và “có nhiều người tự tin thái quá, tôn vinh trực giác của mình quá mức cần thiết”. Việc chỉ dựa vào những thông tin và kinh nghiệm của bản thân có thể khiến cho nhà đầu tư không xử lý được các thông tin bên ngoài, cuối cùng làm họ mất đi cơ hội sinh lợi; ví dụ điển hình trong thị trường chứng khoán khi nhiều nhà đầu tư chạy theo các loại chứng khoán được coi là chứng khoán phát triển, chỉ dựa vào lịch sử tăng trưởng lợi nhuận, sẵn sàng bỏ qua rủi ro giá đã tăng quá cao và có rất ít công ty có thể phát triển mãi mãi dẫn đến thua lỗ nặng nề khi thị trường biến động và chứng khoán trả về giá trị thực của nó. 1.3.3. Thiên lệch do tự thiên vị Thiên lệch này được phát triển và bắt nguồn từ sự tự tin thái quá và ảo tưởng
  • 26. 14 kiểm soát, ảo tưởng kiến thức, khi các nhà đầu tư vẫn tự đánh giá cao khả năng của bản thân và không chấp nhận sai lầm. Sự tự thiên vị thể hiện trong thực tế đầu tư trên thị trường chứng khoán, khi có các kết quả đầu tư cụ thể, nhà đầu tư sẽ phân bổ thành công cho những kỹ năng mà mình có được; tuy nhiên, nếu có thất bại thì đó là do hoàn cảnh, do nguyên nhân khách quan mà họ không thể đoán trước hoặc không thể tự phòng vệ. Thiên lệch tự thiên vị làm cho sự tự tin thái quá trở nên mạnh hơn, và vì vậy thay vì rút ra những kinh nghiệm sau khi thua lỗ trong đầu tư, nhà đầu tư lại tiếp tục sai lầm. 1.3.4. Thiên lệch do xác nhận Thiên lệch do xác nhận là xu hướng có liên quan tới sự sai lầm trong nhận thức, theo đó, các nhà đầu tư chỉ tìm kiếm và xác nhận những thông tin củng cố những niềm tin trước đây của mình, và diễn giải tất cả các thông tin có được theo chiều hướng phù hợp với những niềm tin sẵn có. Sự xác nhận làm cho những thông tin mới hoặc những thông tin lạ đối với các nhà đầu tư bị so sánh, lồng ghép và liên tưởng với khuôn mẫu dẫn đến bị bóp méo thành những thông tin theo kiểu cũ, điều này làm các nhà đầu tư có những diễn giải sai lầm và dẫn tới hành vi đầu tư gây thua lỗ. Khi gặp thiên lệch do xác nhận, thay vì rút ra kết luận từ các hiện tượng đang có, con người cố gắng tìm kiếm các hiện tượng phù hợp với kết luận mà mình mong muốn đưa ra, và chỉ xác nhận dựa trên những hiện tượng đó. Việc cố ý hiểu sai các hiện tượng, vấn đề cũng như xu hướng đánh giá thấp hoặc lờ đi các thông tin có giá trị là nguyên nhân chủ yếu chi phối phán đoán của nhà đầu tư khi ra các quyết định, dẫn tới những sai lầm trong hoạt động dự báo. 1.3.5. Thiên lệch “vuốt đuôi” Thiên lệch loại này xuất hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng mình đã biết trước một sự kiện sẽ xảy ra như vậy, nhưng là sau khi sự kiện đã thật sự xảy ra. Trên thực tế, có thể nhà đầu tư trước đó hoàn toàn không hề biết gì về kết cục của sự kiện, hoặc thậm chí là không hề biết tới sự tồn tại của sự kiện nhưng sau khi sự kiện xảy ra, vì bị thiên lệch, nhà đầu tư quên hoàn toàn những gì mình đã nhận định trước đó, và
  • 27. 15 do vậy không thể rút ra cho mình bài học từ những nhận định sai lầm. Kahneman coi đây là ảo tưởng vị kết quả (căn cứ vào kết quả thực tế, cho rằng bản thân đoán trước được quá khứ) và ảo tưởng về tính xác thực (cho rằng với sự hiểu biết, nghiên cứu tìm tòi của bản thân sẽ có thể dự đoán trước tương lai dù cho trong thực tế tương lai luôn nảy sinh những tác động nhiều chiều từ nhiều nguồn và nhiều nhân tố bao gồm cả sự may rủi khôn lường dẫn tới những hệ quả không thể lường trước). Loại thiên lệch này cũng góp phần làm cho sự tự tin thái quá trở nên mạnh mẽ hơn, đưa tới những sai lầm và rủi ro khi ra quyết định. 1.3.6. Thiên lệch do bất đồng nhận thức Sự bất đồng nhận thức xuất hiện khi con người cảm thấy không thoải mái khi đối diện với những tình huống hoặc sự kiện mới, mà những yếu tố mới này xung đột với: - Kiến thức hiện có - Niềm tin, định kiến hoặc ý tưởng hiện có - Sự ưa thích, kỳ vọng, nhu cầu, sở thích của người đó - Thói quen hoặc những cam kết hiện tại. Bất đồng nhận thức đặt con người vào hai suy nghĩ đối lập, theo niềm tin sẵn có hay chấp nhận niềm tin mới xung đột với niềm tin đang có. Khi bất đồng nhận thức xuất hiện, có một trong hai cách để giải quyết nó: Một là thay đổi những yếu tố sẵn có cho phù hợp với hoàn cảnh mới, nhưng việc này nếu thực hiện được sẽ rất khó khăn, do vậy cách phổ biến hơn là tìm cách loại bỏ yếu tố mới xuất hiện. Họ có thể sẽ chỉ chấp nhận và xử lý những thông tin quen thuộc hoặc tìm cách biến đổi các thông tin mới về thành dạng quen thuộc. Cả hai biện pháp này cuối cùng lại làm cho con người không thể rút ra được những bài học mới từ sự kiện mới mà sẽ lặp lại những sai lầm cũ vì sự kiện mới lại được giải quyết theo cách cũ. 1.3.7. Sự bảo thủ Thiên lệch do bảo thủ, còn được gọi là thiên lệch tình trạng sẵn có (status quo bias), là loại thiên lệch xuất hiện khi con người có xu hướng không chấp thuận hoặc
  • 28. 16 không thực hiện các thay đổi trong ý kiến, quyết định, hành vi hoặc thói quen của mình, kể cả khi những thay đổi này có thể giúp họ thích nghi với tình huống mới hoặc làm cho tình huống đó biến đổi theo hướng tích cực. Thiên lệch này đến từ “sự ác cảm mất mát” (khi con người nhìn chung không thích mất mát, họ có xu hướng tiếp tục cầm giữ và không muốn cho đi những thứ đang có) và định kiến nguyên trạng (con người thích giữ nguyên hiện trạng của mình, sức ỳ kiến họ ít muốn thay đổi). Thiên lệch này cho thấy xu hướng của con người là tìm cách gắn mình vào những phân tích, tập quán, niềm tin, điểm tựa hoặc cam kết trong quá khứ kể cả khi những yếu tố này đã trở nên sai lầm, kém bền vững hoặc kém hiệu quả. Những thói quen đã được ăn sâu vào bộ não con người thường là rất khó thay đổi, kể cả khi họ biết đó là điều xấu, chính điều này làm họ không tiếp thu cái mới, và tiếp tục bám vào những sai lầm cũ khi xử lý các thông tin mới.
  • 29. 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI VÀ THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI 2.1. Lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính dài hạn. Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài chính nhất định. Thị trường tài chính được hình thành do sự phát triển của nền kinh tế khiến nhu cầu về vốn trong xã hội không ngừng tăng lên; hình thức huy động vốn trực tiếp khi người cần vốn cho mục đích tiêu dùng, đầu tư và người có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời tìm gặp nhau trên cơ sở quen biết không còn đáp ứng được, dẫn đến đòi hỏi phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, thị trường tài chính bao gồm: - Thị trường tiền tệ: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn dưới một năm. - Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán và Thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi các loại chứng khoán. Thị trường chứng khoán tồn tại dưới hai hình thức là thị trường chứng khoán tập trung (thị trường sở giao dịch) và thị trường chứng khoán phi phi tập trung (thị trường OTC): -Với hình thức thị trường chứng khoán tập trung, mọi việc mua, bán, chuyển
  • 30. 18 nhượng, trao đổi chứng khoán phải tiến hành tại Sở giao dịch và thông qua các thành viên của Sở giao dịch theo quy chế của sở giao dịch chứng khoán; trong cùng một thời điểm, thị trường chỉ ghi nhận một mức giá đối với một chứng khoán cụ thể. Những SGDCK nổi tiếng của thế giới có thể kể đến: LSE (London Stock exchange), NYSE (New York Stock exchange), TSE (Tokyo Stock exchange),... -Thị trường chứng khoán phi tập trung là thị trường mà ở đó người mua và người bán có thể trực tiếp gặp nhau để thương lượng, trao đổi, mua bán chứng khoán tại bất kỳ đâu (địa điểm giao dịch là phi tập trung); thị trường chủ yếu giao dịch bằng cơ chế thương lượng và thoả thuận giá do đó trên thị trường, một chứng khoán có thể có nhiều mức giá trong cùng một thời điểm. Thị trường hình thành như thế gọi là thị trường giao dịch qua quầy (Over-the-counter - OTC). Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai: Vào giữa thế kỷ 15 tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập để trao đổi, mua bán vật phẩm hàng hoá; lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ nhưng tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành "thị trường" với các quy ước được thống nhất và dần được sửa đổi, hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia " thị trường". Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra sơ khai ở ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Năm 1921, ở Mỹ, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà và Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Tuy đã trải qua nhiều thăng trầm với thời kỳ phát triển, tăng trưởng mạnh, cũng có lúc khủng hoảng, suy thoái nhưng thị trường chứng khoán luôn là một định chế tài chính không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển, cần thu hút luồng vốn lớn, dài hạn cho nền kinh tế quốc dân. 2.1.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam- dấu hiệu của lý thuyết tài chính hành vi và thiên lệch tự lừa dối. Không nằm ngoài xu hướng thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời
  • 31. 19 và không ngừng mở rộng, phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình phát triển kinh tế. Ra đời vào tháng 7/2000, tính đến năm 2017, thị trường Chứng Khoán Việt Nam đã trải qua gần 17 năm hoạt động và trở thành kênh huy động vốn vô cùng quan trọng phục vụ cho con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời cũng là kênh đầu tư trọng yếu, nhiều tiềm năng, được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Trên phương diện chính trị và ngoại giao, việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán cũng đã tác động tích cực đến tiến trình hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng khu vực và thế giới. Trong quá trình hình thành và phát triển, giống như các thị trường mới nổi khác, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, có thể phân chia sự phát triển của thị trường thành bốn giai đoạn chủ yếu: - Giai đoạn đầu từ đầu những năm 2000 tới năm 2005: Giai đoạn hình thành và hoàn thiện cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam - Giai đoạn 2 từ năm 2006 đến năm 2007: giai đoạn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Thị trường chứng khoán. - Giai đoạn 3 từ năm 2008 đến 2013: giai đoạn suy thoái và khủng hoảng - Giai đoạn 4 từ năm 2014 đến tháng 3/2017: giai đoạn hồi phục và tăng trưởng 2.1.2.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 Ngay từ đầu những năm 1990, việc phát triển thị trường vốn mà cụ thể là thị trường chứng khoán đã được các cơ quan của chính phủ triển khai: Ngày 29/06/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 361/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK Việt Nam; ngày 28/11/1996, Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, UBCKNN thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, ngay sau đó, UBCKNN đã xây dựng bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh và bắt tay vào xây dựng khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán. Kết quả các nỗ lực ban đầu được ghi nhận bằng
  • 32. 20 việc ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ- CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, chính thức khai sinh cho thị trường chứng khoán Việt Nam; cũng trong cùng ngày, Chính phủ ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg , trung tâm chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 với hai cổ phiếu niêm yết là REE của công ty cổ phần Cơ điện lạnh và SAM của công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông. Từ thời điểm thị trường giao dịch lần đầu ngày 28-07-2000, chỉ trong một thời gian ngắn, chỉ số VN-Index từ mức khởi đầu 100 điểm đã đạt tới 570 điểm vào tháng 6/2001. Trong giai đoạn này hầu như có rất ít nhà đầu tư (cả tổ chức và cá nhân) biết đến hay am hiểu nhiều về chứng khoán và cũng có rất ít các quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài được cấp phép và hoạt động trên thị trường. Theo thời gian, sự quan tâm của nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán ngày một nhiều, tuy nhiên sự quan tâm này không hoàn toàn dựa trên nền tảng tăng trưởng của nền kinh tế mà bắt nguồn từ suy nghĩ đơn thuần của những người lần đầu tham gia vào thị trường khi họ cho rằng thị trường chứng khoán là nơi có thể thu được lợi nhuận kỳ vọng một cách nhanh chóng, dễ dàng chỉ bằng việc mua đi bán lại chứng khoán. Những nhà đầu tư tham gia thị trường tin rằng “đầu tư chứng khoán như chơi một canh bạc, may mắn thì thắng” và xem đây như là cách nhanh nhất để trở nên giàu có. Tâm lý lạc quan thái quá khiến cho nhu cầu mua chứng khoán tăng cao trong khi lượng cung còn quá nhỏ và khan hiếm. Chính điều này đã làm cho giá các loại cổ phiếu đang niêm yết trên sàn lúc bấy giờ tăng liên tục trong nhiều tháng liền và vượt xa giá trị nội tại của nó. Nhận thấy sự xuất hiện của “bong bóng tài chính”, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thị trường đồng thời nhằm hạn chế đầu cơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra một loạt các biện pháp mạnh tay như: giảm biên độ giao dịch, quy định khối lượng giao dịch tối đa cho mỗi loại chứng khoán... Mặc dù những chính sách này nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư nhưng nó lại gây những tác động tiêu cực đến thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và làm cho giá cổ phiếu giảm mạnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, chỉ số VN-Index đã mất gần hết số
  • 33. 21 điểm tích luỹ trước đó và giảm xuống còn 200 điểm vào đầu năm 2002. Thị trường tiếp tục tạo đáy khi rơi xuống mốc 130 điểm vào tháng 4/2003 và rơi vào trạng thái “đóng băng”. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2003, toàn thị trường có 73 loại chứng khoán (gồm 21 mã cổ phiếu niêm yết, 02 loại trái phiếu ngân hàng và 50 loại trái phiếu chính phủ), tổng mức vốn hoá chỉ đạt khoảng 6,6 nghìn tỷ, chiếm 1,6% GDP- một con số quá nhỏ so với mức 20%- 30% GDP của các nước trong khu vực. Tính từ khi thành lập đến tháng 5/2003, khối lượng giao dịch trung bình một ngày của toàn thị trường chưa đến 100.000 cổ phiếu. Tính thanh khoản thấp cũng chính là một trong những lý do khiến nhà đầu tư dần quay lưng với thị trường, sau ba năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ có 14.500 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở (trong đó chỉ có 90 nhà đầu tư tổ chức và 35 nhà đầu tư nước ngoài). Cũng theo số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì trong 14.500 tài khoản này thì chỉ có trên dưới 1.000 tài khoản chứng khoán là có giao dịch thường xuyên. Thị trường chứng khoán tại thời điểm này cũng thể hiện sự non kém khi ngay chức năng cơ bản của thị trường là huy động vốn cũng không đạt hiệu quả: đa số các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn này không và chưa có thói quen huy động vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2003, mới chỉ có 05 công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thêm vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Năm 2004 được đánh giá là năm hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam khi giao dịch cổ phiếu trên sàn có xu thế ổn định hơn, chỉ số VN-Index tại thời điểm 31/12/2014 ở mức 239.29 điểm, tăng hơn 72 điểm so với cùng thời điểm này của năm 2003 (166.94 điểm). Tính đến cuối năm 2004, tổng số tài khoản của các nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán là 20.300 tài khoản, tính thanh khoản của thị trường cũng được nâng lên đồng thời khối lượng giao dịch tăng mạnh trong năm 2004: tăng 6.6 lần so với năm 2013, tổng giá trị vào khoảng 20 tỷ đồng (bình quân 80 tỷ đồng/phiên). Trên thị trường lúc này, các nhà đầu tư có tổ chức đóng vai trò quan trọng đối với giao dịch, tuy chỉ chiếm trên 1% về số lượng nhưng các nhà đầu tư có
  • 34. 22 tổ chức lại chiếm gần 39% tổng giá trị giao dịch của năm 2004. Ngoài ra, bên cạnh việc đầu tư cổ phiếu, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu quan tâm và đẩy mạnh giao dịch trái phiếu (chiếm 48% tổng giá trị giao dịch của những đối tượng này), góp phần giúp giao dịch trên thị trường đa dạng và sôi động hơn. Bước sang năm 2005, hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự khởi sắc và chuyên nghiệp hơn so với những năm trước đó, quy mô thị trường được mở rộng, lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên. Một phần nguyên nhân đến từ tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết có sự tăng trưởng cao cả về vốn, doanh thu và lợi nhuận; bên cạnh đó, Nhà nước đã đẩy mạnh cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp lớn, tổ chức đấu giá công khai qua Trung tâm giao dịch chứng khoán nhiều doanh nghiệp lớn của ngành điện lực như Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Thủy điện Thác Bà, Nhiệt điện Phả Lại, Điện lực Khánh Hòa... các doanh nghiệp này đã làm gia tăng đáng kể lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Năm 2005 cũng là năm có nhiều thay đổi trong chính sách liên quan đến thị trường chứng khoán theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã nới lỏng từ 30% lên 49%; cho phép các tập đoàn bảo hiểm như Prudential, Manulife và một số tổ chức liên doanh thành lập công ty quản lý quỹ ở Việt Nam, cấp phép lưu ký chứng khoán cho Tập đoàn CitiGroup, cho phép chuyển các xí nghiệp liên doanh thành công ty cổ phần,... Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán, đồng thời tạo thêm “sân chơi”, mở rộng cơ hội lựa chọn cổ phiếu và đa dạng hoá danh mục cho các nhà đầu tư, ngày 8/3/2005, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội cũng đã chính thức chào đời; khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa. 2.1.2.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007 Sau một thời gian dài đóng băng, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu
  • 35. 23 hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ từ cuối năm 2005. Đà tăng của thị trường được kéo dài đến năm 2016 và đạt đỉnh vào ngày 25/4/2006 khi VN- Index đóng cửa tại 632.69 điểm, vượt qua mức đỉnh 571 điểm của năm 2001. Cùng với sự thăng hoa của chỉ số VN- Index, thị trường lúc này có thể thấy rõ ảnh hưởng của tâm lý đám đông, hiện tượng bắt trước và sự lây lan khi trên các phương tiện thông tin đại chúng, những thông tin về chứng khoán xuất hiện một cách rộng rãi với tần suất ngày một nhiều; tất cả mọi người đều bàn luận và đổ xô đi “đầu tư chứng khoán” với chung một quan điểm cho rằng sự thăng hoa nhanh chóng của VN-Index là hợp lý và không có gì đáng ngạc nhiên; có thể nói ở Việt Nam, chưa bao giờ đề tài về chứng khoán lại trở nên sôi động và đi vào đời sống thường nhật của người dân như vậy. Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội cũng thông qua luật số 70/2006/QH11 quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán; luật chứng khoán ra đời đã đánh dấu quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý và củng cố hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau thời gian tăng trưởng nóng, VN-Index đã có đợt điều chỉnh giảm trong khoảng thời gian gần 3 tháng, mức đóng cửa chạm đáy 399.8 điểm vào ngày 2/8/2006. Tuy nhiên, với các thông tin hỗ trợ tích cực đến từ hàng loạt sự kiện trọng đại của đất nước trong giai đoạn này như ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chỉ vài ngày sau, chúng ta tổ chức thành công hội nghị APEC lần thứ 14 (19/11/2006) đã tạo điều kiện cho tâm lý phấn khích và lạc quan của nhà đầu tư, khiến các nhà đầu tư có niềm tin và kỳ vọng cao hơn về sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngày 20/11/2006, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã đến thăm Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam khiến thị trường như bùng nổ, sự hưng phấn lên đến cao trào và giá trị khớp lệnh của sàn Tp.Hồ Chí Minh lập tức lần đầu tiên vượt ngưỡng 21 triệu USD/ngày ngay sau khi Tổng thống Bush gõ chiêng mở cửa phiên giao dịch của thị trường. Kết thúc năm 2006, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 750 điểm và Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị trường chứng khoán nhanh nhất thế giới với mức
  • 36. 24 148%/năm. Cũng chính trong năm 2006, một số tập đoàn lớn trên thế giới như Microsoft, Intel,…cùng nhiều tỷ phú Mỹ đã sang thăm Việt Nam, gặp gỡ và tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh giúp giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp tăng nhanh chóng như “diều gặp gió”. Những thông tin về Việt Nam như: thành tựu tăng trưởng kinh tế những năm trước, ưu điểm thu hút đầu tư với nhân công, nhà xưởng giá rẻ, môi trường chính trị ổn định và an toàn cũng là nguyên nhân cộng hưởng thêm cho sự bùng nổ và tăng trưởng của thị trường, cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư. Cơn sốt chứng khoán đã tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới. Vốn hóa của thị trường năm 2006 chiếm khoảng 22% GDP, cao hơn gấp 3,4 lần mức 6.5% của năm 2005. Trên cả hai sàn giao dịch, số lượng công ty niêm yết đã tăng lên 193 công ty và số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng lên 100.000 tài khoản, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài lên tới con số trên 1.000 tài khoản và khiến cho tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng mạnh, ước tính đến cuối năm 2006, có khoảng trên 1 tỷ USD được các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường cổ phiếu. Số lượng các thể chế tài chính trung gian cũng tăng lên nhanh chóng, theo ghi nhận tại thời điểm cuối năm 2006, Việt Nam có 18 công ty quản lý quỹ, số lượng các công ty chứng khoán cũng đã tăng con số 55, cao hơn nhiều so với mức tương ứng 06 và 14 công ty của năm 2005. Bước sang năm 2007, VN-Index tiếp tục tăng và lập kỷ lục mới khi đóng cửa tại đỉnh 1,170.67 điểm vào ngày 12/03/2007, đây chắc chắn sẽ là một mức đỉnh được nhắc đến rất nhiều trong lịch sử thị trường. Cùng với mức điểm ấn tượng này, cuối năm 2007, giá trị vốn hóa của toàn thị trường đã lên đến 40% GDP (khoảng 30.7 tỷ USD) với 249 công ty niêm yết trên cả hai sàn (HOSE: 138 và HASTC: 111). Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng lên con số hơn 330.000, trong đó nhà đầu tư nước ngoài là có hơn 7,000 tài khoản, tổng số tiền khối ngoại bỏ vào thị trường nếu tính cả lượng tiền trong các đợt IPO vào khoảng 7 tỷ đến 10 tỷ USD. Các định chế tài chính trung gian tiếp tục gia tăng về số lượng khi toàn thị trường lúc này đã có 74 công ty chứng khoán và 24 công ty quản lý quỹ. Cùng với sự gia tăng của chỉ số VN-Index, các công ty niêm yết trên sàn cũng đã thành công
  • 37. 25 lớn trong việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán khi tổng lượng vốn huy động thông qua thị trường trong năm 2007 là hơn 63.000 tỷ đồng (theo số liệu thống kê của Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước). Như vậy giai đoạn 2006 - 2007 có thể coi là giai đoạn đánh dấu sự bùng nổ, tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi hình thành. 2.1.2.3. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 Ngày 10/10/2007, VN-Index đạt mức 1.104 điểm, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tái lập ngưỡng 1,170 được xác lập vào ngày 12/03/2007. Cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt cũng tới 40% GDP và trong đề án phát triển thị trường vốn của Bộ Tài chính trình Chính phủ, mốc 50% GDP vào năm 2010 cũng đã được đặt ra. Tuy nhiên, sự sụt giảm quá mạnh trong năm 2008 là một chuyển động ngược không ngờ tới; tính đến hết năm 2008, tổng giá trị vốn hoá thị trường chỉ đạt khoảng 19% GDP, thấp hơn cả mức 22.6% GDP năm 2006. Sau hai tuần giằng co ở mức 1,100 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu trượt dốc từ ngày 25/10/2007 và liên tục xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ, tạo ra những mức đáy mới trên thị trường. Thành tựu đã tích luỹ được trong hai năm trước đó gần như tiêu tan và đến ngày 24/02/2009, chỉ số VN-Index tụt xuống mốc 234 điểm, đây là mức điểm thấp nhất của chỉ số này trong gần 48 tháng kể từ ngày 01/03/2005. Trải qua 8 năm hoạt động với các bước thăng trầm, có thể nói năm 2008 là năm TTCK Việt Nam có sự biến động mạnh mẽ nhất. Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế vĩ mô, niềm tin của các nhà đầu tư về triển vọng phát triển của nền kinh tế cũng như của TTCK suy giảm một cách nghiêm trọng khiến tâm lý tích trữ vàng và USD trở nên phổ biến. Các nhà đầu tư bắt đầu hoài nghi tính an toàn của hệ thống ngân hàng và tính hiệu quả của các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản,.. Bên cạnh đó, lượng vốn FDI khổng lồ thu hút được từ các năm trước được bơm vào lưu thông trong khi Ngân hàng Nhà nước lại chậm trễ trong việc thực thi các chính sách vô hiệu hóa khiến lạm phát tăng vọt, buộc Ngân hàng Nhà nước và
  • 38. 26 Chính phủ phải thay đổi chính sách điều hành, chuyển từ chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng sang thắt chặt như cắt giảm đầu tư công, khống chế mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá 30% đối với các ngân hàng nhằm hạn chế cho vay; tăng lãi suất cơ bản và hút tiền về thông qua các công cụ tài chính khiến cho cả các ngân hàng và các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ tại Mỹ năm 2008, kế tiếp là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường chứng khoán Việt Nam với hoạt động bán ròng chưa từng có của nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ trong 03 tháng 4, 5, 6 năm 2008, thị trường chứng kiến đợt rút vốn mạnh của khối ngoại khi lượng vốn rút khỏi thị trường lên tới khoảng 300 triệu USD/tháng. Thêm vào đó, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng đã gây sụt giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty niêm yết trên thị trường nói riêng, làm trầm trọng hoá tình trạng thâm hụt thương mại (thâm hụt thương mại đã lên tới 17% GDP và thâm hụt ngân sách là 5% GDP), khiến cho nguồn cung ngoại tệ suy giảm và ngoại tệ dư thừa trước đây nay chuyển sang tình trạng khan hiếm. Giá trị đồng Việt Nam do đó càng giảm mạnh. Ngay sau khi Fitch Ratings hạ định mức tín nhiệm của Việt Nam từ “ổn định” xuống “tiêu cực” thì Morgan Stanley đã giáng thêm một đòn mạnh khi nhận định tình trạng khủng hoảng tiền tệ có thể xảy ra ở Việt Nam. Những nhận định xuất phát từ các tổ chức uy tín đã khiến giới đầu tư thêm lo lắng và tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường đã xấu hơn lúc nào hết; các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi lý thuyết hối tiếc và thiên lệch do tâm trạng bắt đầu bán hết cổ phiếu để chốt lỗ. Kết thúc năm 2008, chỉ số VN-Index và HASTC-Index cùng giảm gần 70% so với đầu năm- một mức sụt giảm chưa từng có trong lịch sử hơn 8 năm hoạt động và thuộc nhóm chỉ số giảm mạnh nhất tiên thế giới. Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hóa thị trường “bốc hơi” trong năm suy giảm nghiêm trọng này và làn sóng bán tháo cổ phiếu vẫn tiếp tục xảy ra ở các năm sau khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức độ sụt giảm nhiều nhất trên thế giới. Đi cùng với sự suy giảm của thị trường, năm 2008, hoạt động của các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư cũng rơi vào khó khăn và nhiều trường hợp lỗ lớn. Hàng loạt công ty chứng
  • 39. 27 khoán mới thành lập đã phải thực hiện cắt giảm nhân sự hoặc tìm kiếm đối tác nước ngoài nhằm duy trì khả năng tồn tại qua cuộc khủng hoảng tài chính và môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trước sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp can thiệp nhằm cứu vãn tình thế. Ngày 27/3, ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định giảm biên độ giao động giá chứng khoán xuống còn 1% tại HOSE và 2% tại HASTC. Cũng trong tháng 3/2017, tâm điểm chú ý của thị trường là sự kiện Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lên kế hoạch mua vào hỗ trợ theo chính sách kích cầu và giảm cung chứng khoán trên thị trường- một quyết định chưa từng có tiền lệ,… Tuy nhiên, một phần do ảnh hưởng của tâm lý bảo thủ, thiên lệch né tránh lỗ và né tránh sự mơ hồ, các biện pháp trên vẫn không mang lại hiệu quả khi bước sang năm 2009, tình hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2009 so với năm 2008 vẫn không có nhiều dấu hiệu hồi phục. Đến ngày 24/02/2009, thị trường chính thức chạm đáy 234 điểm để rồi bắt đầu đi lên trở lại mức 501.48 điểm vào ngày 08/06/2009 và chạm đỉnh tại mức 633 điểm ngày 23/10/2009. Cũng trong năm này, phương thức giao dịch trực tuyến đã được triển khai trên sàn HOSE đánh dấu bước đột phá trong việc cải thiện thanh khoản trên thị trường, góp phần khuyến khích, cổ vũ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường. Đóng cửa phiên giao dịch năm 2009, VN- Index đạt 494 điểm đánh dấu đà hồi phục trong giai đoạn tiếp theo. Có thể nói trong giai đoạn hồi phục từ năm 2009 đến năm 2011, thị trường tuy có lên xuống và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng không chứng kiến nhiều phiên bứt phá. Năm 2010, thị trường chứng khoán vẫn giữ được sự ổn định khi VN- Index chỉ biến động trong khoảng 485 +/- 65 điểm; tuy có tăng nhẹ vào tháng 5 và cuối tháng 8 nhưng sự thay đổi là không đáng kể. Nhà đầu tư tuy đã quay lại thị trường nhưng tâm lý cảnh giác và thận trọng vẫn tiếp diễn; có thể nói thị trường chứng khoán năm 2011 xuất hiện nhiều hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” và chỉ số VN-Index không phản ảnh chính xác diễn biến thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 đánh dấu sự ra đời của chỉ số VN30 vào tháng 2/2012, lần đầu tiên chỉ số được tính theo phương pháp mới có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng nhằm phản ánh chính xác hơn diễn
  • 40. 28 biến của thị trường. Bên cạnh đó, việc đáp ứng được những điều kiện gắt gao và trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán thế giới (WFE) vào năm 2013 đã khẳng định vị thế ngày càng được nâng cao của thị trường chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy đã có những điều chỉnh và cố gắng nhất định nhưng với việc thiếu vắng những thông tin thật sự tích cực đã khiến năm 2012 tiếp tục đánh dấu một năm thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam khi 6 tháng đầu năm, thị trường tăng mạnh và đạt đỉnh 488.07 điểm trong phiên giao dịch ngày 8/5/2012, tăng 44.9% so với đầu năm. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP thấp cùng những bất ổn phát sinh đến từ vấn đề nợ xấu và tính minh bạch của hệ thống ngân hàng đã đẩy thị trường trở lại tình trạng khó khăn. Từ những khó khăn năm 2012, trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó khăn nhưng kinh tế vĩ mô đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng: lạm phát được kiềm chế; chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5.6% so với cùng kỳ năm ngoái; cán cân thanh toán được cải thiện và mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần; thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định và dự trữ ngoại tệ tăng; vốn FDI vào Việt Nam cũng tăng 54.2% so với cùng kỳ năm ngoái... Trên Thị trường chứng khoán, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng. Đồng thời, công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định mới về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài. Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan hơn. Chỉ số VN-Index tăng gần 23%; HN-Index tăng trên 13% so với cuối năm 2012 và Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước thị trường chứng khoán có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Tính đến cuối năm 2013, mức vốn hóa thị trường vào khoảng 964.000 tỷ đồng (tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP; quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên tăng 31% và tổng giá trị huy động vốn kể cả phát hành
  • 41. 29 riêng lẻ ước đạt 222.000 tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20.5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt 177.5 nghìn tỷ đồng, tăng 24%. Tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển đến nay đạt 4.4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3.8 tỷ USD so với cuối năm 2012. 2.1.2.4. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 3/2017: Sau năm 2013 đánh dấu đà hồi phục mạnh mẽ, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 lại gặp phải những khó khăn, thăng trầm khi mở đầu khá suôn sẻ trong các tháng đầu năm; tuy nhiên sự kiện “Biển Đông” cùng thái độ gây hấn của Trung Quốc vào cuối tháng 4/2014 đã tạo áp lực lên thị trường khiến cổ phiếu giảm giá mạnh. Đà giảm giá được kéo dài đến năm 2015 khi tổng khối lượng giao dịch trên thị trường năm 2015 đạt gần 39,7 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 617 nghìn tỷ đồng, giảm 16.3% về khối lượng và 15.8% về giá trị giao dịch của năm 2014. Trên sàn HOSE, VN-Index tăng 4.13% so với cuối năm 2014 nhưng tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt hơn 28 tỷ cổ phiếu (giảm 7.6% so với năm 2014), tương ứng giá trị giao dịch đạt trên 482 nghìn tỷ đồng (giảm 9.6% so với năm 2014). Trên sàn HNX, chiều ngược lại được chứng kiến khi HN-Index giảm 4.62% so với thời điểm cuối năm 2014 tổng khối lượng giao dịch trong năm 2015 đạt trên 11.55 tỷ cổ phiếu (giảm mạnh 32% so với năm 2014), tổng giá trị giao dịch cũng giảm 32.3% xuống mức hơn 135 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh các yếu tố địa chính trị không thuận lợi, Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán đã rất nỗ lực để tìm ra các biện pháp hỗ trợ thị trường, tiêu biểu là việc HOSE cho ra mắt bộ chỉ số HOSE- Index gồm: chỉ số VNMidcap, VN100, VNSmallcap, VNAllshare giúp cung cấp thêm công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định của nhà đầu tư, tháng 10/2014, thị trường chứng khoán cũng đoán nhận hình thức quỹ hoán đổi danh mục (ETF) nội đầu tiên- quỹ E1VFMVN30 ngày 4/7/2014 và sau đó là quỹ ETF nội thứ 2 mô phỏng chỉ số HNX30 ngày 14/10/2014 tạo nên sự đa dạng hoá sản phẩm cho thị trường; cùng với đó, việc xác lập lộ trình rõ ràng và định hình khung pháp lý cho Thị trường chứng khoán phái sinh theo nghị