SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
TRẦN TRUNG KIÊN
TÂM LÝ BẦY ĐÀN, LÝ THUYẾT
TRIỂN VỌNG VÀ HÀNH VI
RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
TRẦN TRUNG KIÊN
TÂM LÝ BẦY ĐÀN, LÝ THUYẾT
TRIỂN VỌNG VÀ HÀNH VI
RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số : 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trần Trung Kiên – là học viên lớp Cao học Khóa 27 chuyên ngành Tài
chính, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ tài chính
với đề tài “Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá
nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác
giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng.
Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện
TRẦN TRUNG KIÊN
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................. 1
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu....................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa đề tài............................................................................................................................. 2
1.5. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT, CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................................4
2.1. Khung lý thuyết.......................................................................................................................... 4
2.1.1. Lý thuyết triển vọng............................................................................................................ 4
2.1.2. Tâm lý quá tự tin................................................................................................................. 4
2.1.3. Tâm lý bầy đàn.................................................................................................................... 5
2.2. Các nghiên cứu điển hình về hành vi NĐT................................................................................ 6
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 10
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BẢNG KHẢO SÁT VÀ LÝ GIẢI NHỮNG BIẾN ĐỘNG
BẤT THƯỜNG TRÊN TTCK VN ...................................................................................................12
3.1. Phân tích kết quả của bảng khảo sát ........................................................................................ 12
3.1.1. Đặc điểm của mẫu............................................................................................................. 12
3.1.2. Nhận diện chung về hành vi của mẫu ............................................................................... 13
3.2. Lý giải những biến động bất thường trên TTCK VN .............................................................. 23
3.2.1. Sự tăng trưởng phi lý ........................................................................................................ 25
3.2.2. Nhân tố tâm lý chi phối đến hành vi của NĐT trong giai đoạn tăng trưởng phi lý .......... 29
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................31
4.1. Kết luận.................................................................................................................................... 31
4.2. Khuyến nghị............................................................................................................................. 31
4.2.1. Đối với cơ quan quản lý TTCK VN.................................................................................. 31
4.2.2. Đối với NĐT cá nhân........................................................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTCK VN Thị trường chứng khoán Việt Nam
NĐT Nhà đầu tư
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 1 (Câu 9.1)........................................................13
Bảng 3.2. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 1 (Câu 9.2)........................................................14
Bảng 3.3. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 2 (Câu 10.1)......................................................14
Bảng 3.4. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 2 (Câu 10.2)......................................................15
Bảng 3.5. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 3 (Câu 11).........................................................16
Bảng 3.6. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 4 (Câu 12).........................................................17
Bảng 3.7. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 5 (Câu 13).........................................................17
Bảng 3.8. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 14.1)................................................18
Bảng 3.9. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 14.2)................................................18
Bảng 3.10. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 15.1)..............................................19
Bảng 3.11. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 15.2)..............................................19
Bảng 3.12. Đánh giá tâm lý quá tự tin (Câu 6)..................................................................20
Bảng 3.13. Đánh giá tâm lý lạc quan thái quá (Câu 7)......................................................21
Bảng 3.14. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.2) .................................................................21
Bảng 3.15. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.3) .................................................................22
Bảng 3.16. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.4) .................................................................22
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Thông tin về nhân khẩu học của mẫu khảo sát ............................................................. 12
Biểu đồ 3.1. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên
trên sàn Hồ Chí Minh (HSX) giai đoạn 2000 – 2005 (Nguồn HoSE) .......................................... 24
Biểu đồ 3.2. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2000 – 2005 (Nguồn cafef.vn)..................... 25
Biểu đồ 3.3. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2006 – 2007 (Nguồn cafef.vn)..................... 25
Biểu đồ 3.4. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên
trên sàn HSX giai đoạn 2006 – 2007 (Nguồn HoSE) ................................................................... 26
Biểu đồ 3.5. Biến động vốn hóa sàn HSX giai đoạn 2000 – 2007 (Nguồn HoSE)....................... 27
Biểu đồ 3.6. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên
trên sàn HSX giai đoạn 2017 – 2018 (Nguồn HoSE) ................................................................... 28
Biểu đồ 3.7. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2017 – 2018 (Nguồn cafef.vn)..................... 28
Biểu đồ 3.8. Biến động chỉ số Shiller PE ratio cho S&P 500 (Nguồn multpl.com) ..................... 29
TÓM TẮT
“Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư
cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động hơn 18 năm và trải qua
những giai đoạn bong bóng cũng như sụt giảm giá nghiêm trọng. Nếu chúng ta áp dụng
các lý thuyết tài chính chuẩn thì sẽ không giải thích được các biến động bất thường ấy. Vì
vậy, việc nghiên cứu các nhân tố tâm lý tác động đến hành vi của nhà đầu tư là hết sức cần
thiết, từ đó giúp lý giải được những bất thường trên thị trường. Vì lý do này, tác giả chọn
đề tài “Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá
nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Tác giả sẽ xem xét tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi của nhà đầu tư
cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô
tả để thực hiện nghiên cứu đề tài này. Thông qua phân tích kết quả khảo sát với quy mô
mẫu 107 nhà đầu tư cá nhân thì hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
Việt Nam tuân thủ chủ yếu theo lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tvesky đã công bố.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đã cho thấy sự tồn tại tâm lý bầy đàn ở các nhà đầu tư trong
mẫu.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan
quản lý thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng theo hướng kiểm định sự tác động của các yếu
tố tâm lý tới hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán.
Từ khóa: Hành vi của nhà đầu tư, tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng.
ABSTRACT
“Herd behavior, prospect theory and decision-making behavior of
individual investors in Vietnam stock market”
Vietnam stock market has been in operation for more than 18 years and experienced
bubble periods as well as serious price decline. If we apply standard financial theories, it
will not explain those abnormal movements. Therefore, the study of psychological factors
affecting the behavior of investors is very necessary, thereby helping to explain the
abnormalities in the market. For this reason, the author chooses the topic of “Herd behavior,
prospect theory and decision-making behavior of individual investors in Vietnam stock
market” to be the subject of the master thesis.
The author will research on herd behavior, prospect theory and behavior of
individual investors in Vietnam's stock market. The author uses descriptive statistical
methods to conduct research on this topic. Through analysis of survey results with a sample
size of 107 individual investors, the behavior of individual investors in Vietnam stock
market complies mainly with the prospect theory of Kahneman and Tvesky announced.
Besides, the survey results have shown the existence of herd behavior in investors in the
sample.
Based on the research results, the author offers some recommendations for stock
market management agencies and individual investors in Vietnam stock market. Further
studies need to expand in the direction of testing the impact of psychological factors on the
behavior of individual investors in the stock market.
Keywords: Investor's behavior, herd behavior, prospect theory.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Các lý thuyết tài chính chuẩn tắc như Lý thuyết chênh lệch giá của Merton Miller
và Franco Modigliani, Lý thuyết xây dựng danh mục đầu tư của Harry Markowitz, Mô
hình định giá tài sản CAPM của John Lintner và William Sharpe và Lý thuyết định giá các
chứng khoán quyền chọn của Fischer Black và cộng sự đều dựa trên giả định con người là
hợp lý. Bất chấp sự chặt chẽ của những lý thuyết nền tảng này, các nhà kinh tế vẫn phát
hiện ra những kẽ hở. Chẳng hạn việc phân tích chi tiết về lựa chọn thực sự của con người
đã tiết lộ ra các vi phạm đối với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Mặc dù con người thường e
ngại rủi ro, nhưng đôi khi họ lại có hành vi tìm kiếm rủi ro như sẵn lòng mua vé số. Ngoài
ra, các lý thuyết tài chính chuẩn tắc không thể giải thích được các hiện tượng bong bóng
cũng như những cuộc sụp đổ của TTCK thế giới và TTCK VN trong thời gian qua.
Trong bối cảnh đó, lĩnh vực Tài chính hành vi đã hình thành và phát triển với trọng
tâm là sử dụng các kiến thức từ tâm lý học để tìm hiểu cách thức hành vi của con người
ảnh hưởng đến các quyết định cũng như hành vi bất thường của nhà đầu tư tạo ra những
biến động cực đoan trên TTCK. Trong số các mô hình ra đời sau này, Lý thuyết triển vọng
của Kahneman và Tversky đã thu hút được nhiều sự chú ý. Vì lý do này, tác giả chọn đề
tài “Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của NĐT cá nhân trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Lý thuyết tài chính hành vi bao hàm phạm vi các tâm lý tác động đến hành vi NĐT
rất rộng nên trong đề tài này tác giả sẽ làm rõ mục tiêu nghiên cứu sau:
 Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN có tuân thủ chủ yếu theo lý thuyết
triển vọng của Kahneman và Tvesky hay không?
 Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN có chịu tác động bởi tâm lý bầy đàn
và tâm lý quá tự tin hay không?
2
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN. NĐT
trên thị trường chứng khoán có thể phân loại thành NĐT cá nhân và NĐT tổ chức. Trong
đó, NĐT cá nhân là những người sử dụng vốn nhàn rỗi hay đi vay để thực hiện đầu tư trên
tài khoán chứng khoán của chính mình. Còn NĐT tổ chức (institutional investors) là định
chế tài chính thu thập các khoản tiết kiệm và tiền gửi khác để đầu tư dài hạn vào trái phiếu,
cổ phần thông thường, bất động sản và các chứng khoán bằng ngoại tệ. Các định chế đầu
tư bao gồm công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, công ty tín thác đầu tư, hiệp hội
xây dựng (Nguyễn Văn Ngọc, 2012).
Theo Dusenbery, David B. (2009), Hành vi là hành động hoặc phản ứng của cơ thể,
có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích của thế giới bên ngoài. Như vậy, hành
vi của NĐT cá nhân trên TTCK có thể được định nghĩa là những hành động của NĐT cá
nhân trước các kích thích của môi trười bên ngoài có liên quan đến TTCK. Phạm vi tác giả
nghiên cứu là NĐT cá nhân trên TTCK VN.
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ
bảng khảo sát thực tế của tác giả. Các kết quả khảo sát được tác tác giả biểu diễn thành các
bảng số liệu tóm tắt để làm cơ sở phân tích.
1.4. Ý nghĩa đề tài
Đề tài là một bằng chứng thực nghiệm cho thấy NĐT cá nhân trên TTCK VN tuân
thủ chủ yếu theo Lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tversky cũng như tồn tại tâm lý
bầy đàn, tâm lý quá tự tin trong mẫu khảo sát. Qua nghiên cứu về hành vi của NĐT cá nhân
từ góc độ tâm lý học, đề tài có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn cho các NĐT và cơ quan
quản lý TTCK VN tham khảo.
1.5. Cấu trúc của đề tài
Bài nghiên cứu được trình bày theo 4 chương như sau:
 Chương 1: Giới thiệu
3
 Chương 2: Khung lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm và phương pháp
nghiên cứu
 Chương 3: Phân tích kết quả bảng khảo sát và lý giải những biến động bất thường
trên TTCK VN
 Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
4
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT, CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khung lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết triển vọng
Lý thuyết triển vọng bắt nguồn từ bài báo nổi tiếng của D. Kahneman và A. Tversky
về quá trình ra quyết định trong hoàn cảnh không chắc chắn. “Lý thuyết triển vọng: Phân
tích về quyết định trong hoàn cảnh rủi ro” đã được đăng trên Tạp chí Econometrica số 47
năm 1979. Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hành xử của các cá nhân là
không hợp lý (irrational), Kahneman và A. Tversky đã chỉ ra ba khía cạnh mà lý thuyết
hữu dụng kỳ vọng không thể giải thích được: (1) Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng,
hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro song đôi lúc lại ưa thích rủi
ro. Con người lựa chọn dựa trên lời và lỗ; (2) Con người đánh giá các khoản lời và lỗ so
với một mức tham chiếu và thông thường mức tham chiếu ứng với tình trạng tài sản hiện
tại của người đó; (3) Con người sợ thua lỗ bởi các mất mát tác động đến cảm xúc của họ
mạnh mẽ hơn những gì họ được tương tự về độ lớn.
Hai hàm ý đáng chú ý của Lý thuyết triển vọng đã được Rassoul Yazipour và James
A. Howard đúc kết trong cuốn sách “Behavioral Finance: Investor, Corporations, and
Market” xuất bản năm 2010 như sau:
 Về hành vi chấp nhận rủi ro: Các NĐT cá nhân cùng lúc vừa là những người tìm
kiếm rủi ro vừa là những người né tránh rủi ro.
 Về hành vi nắm giữ cổ phiếu: Cả các NĐT cá nhân và NĐT chuyên nghiệp đều
dễ mắc lỗi bán những tài sản sinh lời quá sớm và nắm giữ các các tài sản thua lỗ
quá lâu, đây được gọi là hành vi e ngại thua lỗ. Sự thua lỗ gây ra sự mất mát lớn
hơn so với niềm vui mang lai từ khoản lời với cùng một độ lớn.
2.1.2. Tâm lý quá tự tin
Theo Ackert và Deaves (2009), tâm lý quá tự tin nghĩa là khuynh hướng con người
đề cao kiến thức, khả năng và tính chính xác trong thông tin của bản thân hoặc lạc quan
thái quá về tương lai và khả năng kiểm soát tình thế. Tâm lý lạc quan thái quá (excessive
5
optimism) là một dạng biểu hiện của tâm lý quá tự tin, nó hiện diện khi con người đánh giá
xác suất các kết quả thuận lợi hay bất lợi quá cao hoặc quá thấp so với kinh nghiệm quá
khứ hoặc những phân tích suy luận. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học đã chứng
minh rằng hầu hết mọi người quá tự tin trong phần lớn thời gian.
Svenson (1981) đã thực hiện một nghiên cứu điển hình cho tâm lý quá tự tin là hiệu
ứng tốt hơn trung bình. Khi tiến hành khảo sát một nhóm sinh viên, kết quả cho thấy 82%
trong số họ tự cho là mình thuộc nhóm 30% số người lái xe an toàn nhất. Thông thường,
con người thường giữ những định nghĩa mà theo đó họ sẽ giỏi nhất trong thâm tâm. Một
vài người có thể cho rằng tốt nhất ở đây là có tay lái tốt nhất, người khác lại nghĩ tốt nhất
ở đây là năng lực lường trước nguy hiểm. Việc tin rằng bạn lái tốt hơn trung bình làm gia
tăng lòng tự trọng.
Tâm lý quá tự tin cũng phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Trong 15 khảo sát (mỗi
khảo sát với khoảng 1,000 người tham gia) trong giai đoạn 1998 – 2000 được thực hiện
bởi tổ chức Gallup, người tham gia được hỏi về kỳ vọng đối với tỷ suất sinh lợi của thị
trường chứng khoán và danh mục đầu tư của họ trong vòng 12 tháng sau. Trung bình, kết
quả người tham gia kỳ vọng danh mục của họ đánh bại thị trường cho thấy họ đã quá tự
tin.
2.1.3. Tâm lý bầy đàn
Theo Bikhchandani (2001), tâm lý bầy đàn là hành vi của một NĐT bắt chước hành
động của các NĐT khác hoặc tuân theo các chuyển động của thị trường thay vì dựa trên
nguồn thông tin và chiến lược của chính mình. Tâm lý bầy đàn có thể chi phối đối với cả
NĐT tổ chức và NĐT cá nhân và là nguyên nhân chính gây ra những tăng trưởng phi lý
hay sụp đổ của TTCK.
Tâm lý bầy đàn là một phản ứng tâm lý gây ra bởi phản ứng sợ hãi áp lực lên tâm
lý cá nhân làm xuất phát ra hành động để tránh cảm giác bị loại ra khỏi nhóm. Chính nỗi
sợ bị gạt ra khỏi đám đông là nguyên nhân tạo ra tâm lý bầy đàn.
6
Stanley Milgram (1968) đã tiến hành một thực nghiệm như sau: Đầu tiên họ cho
một người đứng ở góc phố và nhìn lên bầu trời trống không trong 60 giây. Kết quả có một
số người đi đường đã dừng lại để xem người kia nhìn gì nhưng rồi đa số cũng bước qua.
Lần tiếp theo họ cho 5 người làm như vậy cũng ở góc phố đó. Số người dừng lại để quan
sát lúc này tăng lên gấp 4 lần. Lần thứ ba họ cho 15 người đứng ở góc phố thì có tới 45%
số người qua đường dừng lại và ngước nhìn lên trời xem những người khác ngó gì. Và cuối
cùng, lần thứ 4 có đến 20 người đứng trên góc phố nhìn lên trời. Kết quả có tới hơn 80%
người đi đường đã ngẩng đầu quan sát theo.
Từ kết quả trên, Milgram cho rằng nếu ta không biết chắc điều gì đang diễn ra thì
tốt hơn hết là hãy bắt chước lại những gì người khác đang làm. Do đó mà đám đông càng
dễ bị ảnh hưởng khi càng có đông người.
Trong cuốn sách Nudge (2008), Thaler và Sunstein công bố một khám phá thú vị
về tâm lý bầy đàn. Đó là các thẩm phán trong bồi thẩm đoàn 3 người đều bị tác động bởi
các đồng nghiệp của họ. Một nghị sĩ Đảng Cộng Hòa có thể đưa ra những ý kiến khá “tự
do” khi họ ngồi gần hai nghị sĩ Đảng Dân chủ; và một nghĩ sĩ Đảng Dân chủ sẽ có những
ý kiến khá “bảo thủ” khi họ ngồi gần hai nghị sĩ Đảng Cộng hòa. Hai ông kết luận rằng con
người rất dễ bị tác động bởi con người. Bởi vì chúng ta thích giống người khác.
Trên thị trường chứng khoán, một nhóm các NĐT có thể rất bình tĩnh và sáng suốt,
nhưng cũng có lúc họ sẽ bị áp đảo bởi những cảm xúc hưng phấn hay tiêu cực của đám
đông. Chính nỗi sợ hãi bị bỏ rơi khi thị trường tăng điểm nóng hay bị rớt mạnh của thị
trường đã gây ra một áp lực khiến họ ra quyết định mua hay bán.
2.2. Các nghiên cứu điển hình về hành vi NĐT
Lý thuyết tài chính hành vi nghiên cứu những hành vi của các chủ thể kinh tế có khả năng
ảnh hưởng đến việc ra quyết định tài chính và TTCK như thế nào. Phương pháp nghiên cứu của
trường phái này thường dựa trên những mô hình kết hợp giữa tâm lý học và các mô hình về dự
7
tính duy lý của kinh tế học tân cổ điển. Có thể kể tên một số nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh
vực này gồm Daniel Kahneman, Amos Tversky, Nicholas Barberis, Richard Thaler và Robert J.
Shiller.
Trong nghiên cứu “Một khảo sát của tài chính hành vi” của Nicholas Barberis và
Richard Thaler trong sách Handbook of the Economics of Finance, do G.M. Constantinides
và các cộng sự chủ biên (Amsterdam: Elsevier, 2003), lập luận rằng một số hiện tượng tài
chính có thể được hiểu một cách hợp lý bằng cách sử dụng các mô hình trong đó một số
tác nhân không hoàn toàn hợp lý. Lĩnh vực này có hai khối xây dựng: giới hạn đối với
chênh lệch giá, lập luận rằng có thể khó khăn cho các nhà giao dịch hợp lý để hoàn tác các
trật tự gây ra bởi các nhà giao dịch ít lý trí hơn; và tâm lý học, danh mục các loại sai lệch
so với tính hợp lý đầy đủ mà chúng ta có thể mong đợi để xem xét. Hai tác giả thảo luận
về hai chủ đề này và sau đó trình bày một số ứng dụng tài chính hành vi: cho thị trường
chứng khoán tổng hợp, lợi nhuận trung bình của các chứng khoán, cho hành vi giao dịch
cá nhân và tài chính doanh nghiệp.
Tiền đề của tài chính hành vi là: Lý thuyết tài chính thông thường đã bỏ qua cách
thức con người thực tế ra quyết định và chính con người làm nên sự khác biệt. Ngày càng
có nhiều nhà kinh tế học đi theo chiều hướng giải thích trong các công trình nghiên cứu về
mô thức bất thường là nhất quán với “tính phi lý”, dường như là đặc điểm của những người
phải ra các quyết định phức tạp. Tính phi lý này có hai dạng tổng quát: thứ nhất, các NĐT
không phải lúc nào cũng xử lý thông tin một cách đúng đắn và do đó, họ suy luận sai về
phân phối xác suất của suất sinh lợi tương lai; và thứ hai, thậm chí, ứng với một phân phối
xác suất sinh lợi cho trước, họ cũng thường ra những quyết định không nhất quán hoặc có
tính chất không tối ưu một cách hệ thống.
Lẽ dĩ nhiên, sự hiện diện của những NĐT phi lý tự nó không đủ để làm cho thị
trường tài chính trở nên phi hiệu quả. Nếu những hành vi phi lý quả thật có ảnh hưởng đến
giá cả, thì những nhà giao dịch hưởng chênh lệch giá có con mắt tinh đời sẽ tranh thủ chớp
lấy các cơ hội lợi nhuận và từ đó ta dự kiến họ sẽ đẩy giá quay về giá trị thích hợp. Vì thế,
luận điểm phê phán thứ hai của trường phái hành vi là: trên thực tế, hành động của những
8
nhà giao dịch hưởng chênh lệch giá bị giới hạn, cho nên không đủ để buộc giá quay về mức
phù hợp với giá trị nội tại.
Luận điểm phê phán này có ý nghĩa quan trọng. Gần như ai cũng cho rằng, nếu như
giá cả là đúng đắn (tức giá thị trường = giá trị nội tại), thì sẽ không có những cơ hội lợi
nhuận dễ dàng. Nhưng điều ngược lại không nhất thiết đúng. Nếu trường phái hành vi nói
đúng về sự hạn chế hoạt động giao dịch hưởng chênh lệch giá, thì tình trạng thiếu vắng các
cơ hội lợi nhuận không nhất thiết ngụ ý rằng thị trường là hiệu quả. Lưu ý rằng hầu hết
việc kiểm chứng giả thuyết thị trường hiệu quả đều tập trung vào sự hiện diện của các cơ
hội lợi nhuận, thường được phản ánh qua kết quả hoạt động của các nhà quản lý tiền tệ.
Nhưng việc họ không thể đạt kết quả tốt hơn so với các chiến lược đầu tư thụ động một
cách có hệ thống không nhất thiết ám chỉ rằng thị trường đang vận hành hiệu quả.
Nhà kinh tế học Robert J. Shiller đã xuất bản cuốn sách này vào năm 2000 và dự
báo đúng sự sụp đổ của thị trường chứng khoán trong cùng năm đó. “Sự hưng phấn phi lý”
đề cập đến sự hồ hởi của NĐT, thúc đẩy giá tài sản lên đến mức bất hợp lý.
Cuốn sách này đề cập tới hành vi của các thị trường đầu cơ, tính dễ bị tổn thương của con
người khi vấp phải sai lầm và tính bất ổn của hệ thống tư bản. Cuốn sách cố gắng đi sâu
tìm hiểu sự thay đổi trong quá trình tư duy của những người mà hoạt động của họ có sức
ảnh hưởng tới thị trường.
Cuốn sách chỉ ra rằng những người sáng suốt nhất cũng có thể mắc sai lầm khi phán
đoán về con người – trong cả lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán – do sự cả
tin, bỏ qua các chi tiết và quá tin tưởng vào các phán đoán của người khác.
Tác giả đưa ra những luận điểm chi tiết chứng minh rằng sự thay đổi thái độ, lòng
tin phi lý và trọng tâm chú ý là những yếu tố đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế của
chúng ta, bởi vì chúng gây ra những biến đổi có ảnh hưởng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Tác giả cũng mở rộng thảo luận về hoạt động đầu cơ vào bất động sản và thị trường chứng
khoán.
Tăng trưởng phi lý là nền tảng của một bong bóng đầu cơ. Bong bóng đầu cơ là một
trạng thái mà trong đó tin tức về việc tăng giá đã thúc đẩy sự hăng hái của NĐT nhanh
9
chóng lan truyền từ người này sang người khác, từ nhóm người này sang nhóm người khác,
làm cho bong bóng ngày càng trương phình cho đến khi bùng nổ.
Bài báo “NĐT có tâm lý bầy đàn tại các thị trường chứng khoán mới nổi hay không?:
Bằng chứng thực nghiệm tại thị trường Đài Loan” của Riza Demirer và các cộng sự đăng
trên Tạp chí Journal of Economic Behavior & Organization số tháng 11/2010 đưa ra ba
đóng góp chính cho các tài liệu về tâm lý bầy đàn của NĐT. Đầu tiên, nó mở rộng các
nghiên cứu tâm lý bầy đàn của NĐT đến một thị trường chứng khoán Đài Loan tương đối
phức tạp, sử dụng dữ liệu trên 689 công ty được phân loại thành 18 lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, nó sử dụng các phương pháp khác nhau được thiết kế để kiểm tra sự tồn tại tâm
lý bầy đàn của NĐT để hiểu rõ hơn các nguồn gốc của hành vi bầy đàn. Thứ ba, bài nghiên
cứu thảo luận về các cách đo lường tâm lý bầy đàn khác nhau đối với các NĐT chịu rủi ro
hệ thống và phi hệ thống. Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ hành vi bầy đàn của NĐT thông
qua khám phá và kiểm định kết quả giao dịch của NĐT.
Bài báo “Tham lam và sợ hãi trong các thị trường tài chính: Một nghiên cứu thực
nghiệm của các nhà giao dịch trong ngày” của Andrew W. Lo và các cộng sự đăng trên
Tạp chí American Economic Review, số 95, tháng 5/2005.
Các kết quả từ đề tài này xác nhận và mở rộng kết quả của Lo và Repin (2002): tác
giả tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa phản ứng cảm xúc và hiệu suất giao dịch được đo
bằng lãi và lỗ. Cụ thể, dữ liệu khảo sát chỉ ra rằng các đối tượng có phản ứng cảm xúc với
lãi và lỗ tiền tệ mạnh hơn ở cả mặt tích cực và tiêu cực thể hiện hiệu suất giao dịch kém
hơn đáng kể, ngụ ý mối tương quan nghịch giữa hành vi giao dịch thành công và phản ứng
cảm xúc.
Ngoài ra, trái với trực giác chung về các đặc điểm tính cách điển hình của các nhà
giao dịch chuyên nghiệp, đề tài không phát hiện bất kỳ loại tính cách giao dịch cụ thể nào
trong mẫu nghiên cứu. Điều này làm tăng khả năng các loại tính cách khác nhau có thể
hoạt động tốt như các nhà giao dịch sau khi được hướng dẫn và thực hành đúng. Ngoài ra,
có thể là trường hợp sự khác biệt cá nhân thích hợp để giao dịch thành công nằm ngoài
10
phạm vi hành vi được đánh giá thông qua bảng câu hỏi về tính cách và chỉ được nhìn thấy
ở cấp độ sinh lý và thần kinh sâu hơn, hoặc với một mẫu người giao dịch lớn hơn hoặc
đồng nhất hơn. Về mặt thống kê, các công cụ tâm lý của đề tài có thể không đủ sức mạnh
để phân biệt giữa các loại tính cách giao dịch thành công và không thành công, và cỡ mẫu
lớn hơn hoặc một giả thuyết thay thế tinh tế hơn có thể mang lại một thử nghiệm mạnh mẽ
hơn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN, tác giả đã mời 112 NĐT cá
nhân tham gia khảo sát trực tuyến trong khoảng thời gian từ ngày 28/02/2019 đến ngày
04/03/2019. Trước đây khi chưa có giao dịch trực tuyến, nhà đầu tư phải đến các công ty
chứng khoán để viết phiếu lệnh cho việc mua hay bán cổ phiếu của mình. Do vậy số lượng
nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán rất đông đảo. Nhưng từ khi các công ty chứng
khoán triển khai đặt lệnh qua mạng internet (giao dịch trực tuyến) thì tình cảnh nhà đầu tư
chen chúc nhau ở các công ty này vơi đi dần. Gần đây với sự phổ biến của điện thoại thông
minh, nhà đầu tư có thể dễ dàng đặt lệnh thông qua các phần mềm (app) của công ty chứng
khoán. Chính vì lý do đó, việc tiếp cận các nhà đầu tư cá nhân ở các sàn của công cy chứng
khoán không dễ dàng và khó đáp ứng được một mẫu khảo sát có số lượng lớn nên tác giả
đã chọn cách khảo sát trực tuyến.
Trong 112 NĐT cá nhân tham gia khảo sát thì có 5 phiếu không có đủ độ tin cậy về
thông tin nên không được tác giả đưa vào mẫu. Như vậy mẫu phân tích có 107 phiếu đạt
yêu cầu.
Tác giả đã xây dựng Phiếu khảo sát chủ yếu dựa trên các câu hỏi đã được Ackert và
Deaves tổng hợp lại từ Lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tversky thông qua cuốn
sách Behavioral Finance: Psychology, Decision-Making, and Markets (2009). Để áp dụng
cơ sở phân tích từ Lý thuyết triển vọng, tác giả sử dụng các câu hỏi gốc từ lý thuyết này
trong các câu hỏi số 9 – 15 trong Phiếu câu hỏi (Nội dung Phiếu khảo sát trong phần Phụ
lục 2). Các câu hỏi trong Phiếu khảo sát nhằm làm rõ các vấn đề sau:
11
Câu hỏi Hàm ý
1, 2 Cung cấp thông tin về nhân khẩu học của mẫu điều tra
3, 4 Cho biết kinh nghiệm và động cơ tham gia thị trường chứng khoán của các
NĐT
5, 6 Đánh giá tâm lý quá tự tin
7 Đánh giá tâm lý lạc quan quá mức
8 Đánh giá tâm lý bầy đàn
9, 10, 11 Đánh giá các NĐT qua 3 khía cạnh:
- Khía cạnh 1: Con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể
hiện sự tìm kiếm rủi, tùy thuộc vào bản chất của triển vọng;
- Khía cạnh 2: Việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào lời
và lỗ so với một điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu này thường là trạng thái
hiện tại;
- Khía cạnh 3: Con người ngại thua lỗ vì mất mát lớn hơn được.
12, 13 Đánh giá các NĐT qua 2 khía cạnh:
- Con người thường thích rủi ro đối với cái được nếu xác suất xảy ra kết quả
đó thấp (mua vé số);
- Con người thường e ngại rủi ro đối với cái mất nếu xác suất xảy ra kết quả
đó thấp (mua bảo hiểm).
14, 15 Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số của NĐT cá nhân trên TTCK VN có tuân
thủ theo lý thuyết triển vọng hay không.
12
26%
74%
Nam Nữ
60%
24%
14%
2%
Dưới 25 Từ 25 - 35 Từ 36 - 50 Trên 50
tuổi tuổi tuổi tuổi
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BẢNG KHẢO SÁT VÀ LÝ GIẢI NHỮNG
BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG TRÊN TTCK VN
3.1. Phân tích kết quả của bảng khảo sát
3.1.1. Đặc điểm của mẫu
Thông tin về nhân khẩu học của mẫu
Xét về giới tính, tỷ lệ nam giới chiếm áp đảo (74%) so với nữ giới (26%). Hầu hết
các NĐT cá nhân là trẻ tuổi, độ tuổi dưới 25 chiếm 24%, từ 25-35 tuổi chiếm 60%, từ 36-
50 tuổi chiếm 14% và độ tuổi trên 50 chiếm 2%. Trình độ học vấn của các NĐT cá nhân
chủ yếu là tốt nghiệp đại học (chiếm 76%) và phần lớn đang công tác trong lĩnh vực tài
chính (78%). Theo tác giả, vào những năm mới thành lập thì các NĐT có thể ở nhiều lĩnh
vực khác nhau. Tuy nhiên, sau nhiều lần thị trường điều chỉnh mạnh sẽ thanh lọc dần các
NĐT không có chuyên môn về tài chính.
Hình 3.1. Thông tin về nhân khẩu học của mẫu khảo sát
Kinh nghiệm đầu tư
Số các NĐT có kinh nghiệm từ 1-5 năm chiếm 61% còn kinh nghiệm trên 5 năm
chiếm 39%.
Động cơ tham gia thị trường
Đa số các NĐT cá nhân tham gia TTCK VN do đánh giá đây là kênh đầu tư mang
lại lợi nhuận lớn (79%).
13
3.1.2. Nhận diện chung về hành vi của mẫu
a) Thái độ đối với rủi ro và lợi nhuận
Tác giả sử dụng câu hỏi số 9 đến số 11 để đánh giá các NĐT qua 3 khía cạnh tương
tự như Kahneman và Tversky đã thực hiện trên các mẫu khảo sát tại Mỹ:
- Khía cạnh 1: Con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự
tìm kiếm rủi, tùy thuộc vào bản chất của triển vọng (Câu 9);
- Khía cạnh 2: Việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào lời và lỗ
so với một điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu này thường là trạng thái hiện tại (Câu 10);
- Khía cạnh 3: Con người ngại thua lỗ vì mất mát lớn hơn được (Câu 11).
Câu 9.1. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau:
Tình huống 1: Chắc chắn (100%) có 240 USD;
Tình huống 2: 25% cơ may giành được 1,000 USD.
Bảng 3.1. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 1 (Câu 9.1)
Câu 9.1
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid (1) 55 51.4 51.4 51.4
(2) 52 48.6 48.6 100.0
Total 107 100.0 100.0
Kết quả từ Bảng 3.1 cho thấy có 51.4% NĐT chọn chắc chắn có 240 USD phản ánh
tâm lý ngại rủi ro. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 50% nên chưa
cho thấy sự phù hợp rõ ràng với lý thuyết triển vọng. Vì theo lý thuyết triển vọng, khi NĐT
đứng trước 2 cơ hội có lời thì đa số họ sẽ có xu hướng lựa chọn cơ hội chắc chắn hơn.
Câu 9.2. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau:
Tình huống 1: Chắc chắn (100%) mất 750 USD;
Tình huống 2: 75% khả năng mất 1,000 USD.
14
Bảng 3.2. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 1 (Câu 9.2)
Câu 9.2
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid (1) 40 37.4 37.4 37.4
(2) 67 62.6 62.6 100.0
Total 107 100.0 100.0
Kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy có 62.6% NĐT chọn 75% khả năng mất 1,000 USD
phản ánh tâm lý ưa thích rủi ro phù hợp với lý thuyết triển vọng. Vì theo lý thuyết triển
vọng, khi NĐT đứng trước nguy cơ thua lỗ thì họ sẽ có xu hướng tìm kiếm rủi ro.
Câu 10.1. Giả sử Anh/Chị giàu có hơn hiện tại 300 USD, hãy lựa chọn giữa:
Tình huống 1: Chắc chắn (100%) có 100 USD;
Tình huống 2: 50% cơ may giành được 200 USD.
Bảng 3.3. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 2 (Câu 10.1)
Câu 10.1
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid (1) 64 59.8 59.8 59.8
(2) 43 40.2 40.2 100.0
Total 107 100.0 100.0
Câu 10.2. Giả sử Anh/Chị giàu có hơn hiện tại 500 USD, hãy lựa chọn giữa:
Tình huống 1: Chắc chắn (100%) mất 100 USD;
Tình huống 2: 50% khả năng mất 200 USD.
15
Bảng 3.4. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 2 (Câu 10.2)
Câu 10.2
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid (1) 42 39.3 39.3 39.3
(2) 65 60.7 60.7 100.0
Total 107 100.0 100.0
Hai quyết định trong câu hỏi 10.1 và 10.2 thực tế giống nhau. Trong cả hai trường
hợp, quyết định chọn giữa việc chắc chắn có 400 USD và việc sẽ có 50% cơ hội có 500
USD và 50% cơ hội có 300 USD. Kết quả câu hỏi 10.1 có 59.8% NĐT chọn tình huống 1
và kết quả câu hỏi 10.2 có 60.7% chọn tình huống 2. Với quyết định trong câu hỏi 10.1 cho
thấy NĐT e ngại rủi ro nhưng quyết định trong câu hỏi 10.2 lại phản ánh sự tìm kiếm rủi
ro. Điều đó cho thấy thái độ đối với rủi ro là không giống nhau giữa việc được và mất,
nghĩa là sự thay đổi trong mức tài sản mới là vấn đề, chứ không phải là mức tài sản. Và
thái độ đối với rủi ro là khác nhau căn cứ vào việc NĐT tính toán sự đánh đổi giữa được
và mất dựa vào điểm tham chiếu (reference point). Điểm tham chiếu trong câu hỏi này là
400 USD.
Câu 11: Giá trị nào của x sẽ khiến Anh/Chị cảm thấy hai sự lựa chọn sau là như
nhau: Tình huống 1: Không có gì. Tình huống 2: Xác suất 50% thu được “x” và xác suất
50% còn lại sẽ mất 25 USD. Vậy x là:
A. 0
B. 1 USD - 25 USD
C. 26 USD - dưới 50 USD
D. Từ 50 USD - 100 USD
E. Trên 100 USD
16
Bảng 3.5. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 3 (Câu 11)
Câu 11
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid A 0 0.0 0.0 0.0
B 17 15.9 15.9 15.9
C 34 31.8 31.8 47.7
D 33 30.8 30.8 78.5
E 23 21.5 21.5 100.0
Total 107 100.0 100.0
Hàm ý câu hỏi này là: Chúng ta tham gia trò chơi tung đồng xu, nếu mặt sấp thì mất
25 USD còn mặt ngửa thì được "x" USD. Vậy x là bao nhiêu thì chúng ta sẵn sàng tham
gia chơi? Thông thường, giá trị x sẽ là 25 USD là hợp logic để tham gia chơi. Nhưng kết
quả khảo sát cho thấy 84.1% NĐT trả lời x phải từ 26 USD trở lên. Kết quả này cho thấy
NĐT cá nhân có tâm lý ngại thua lỗ và củng cố cho luận điểm các khoản lỗ thường có tác
động mạnh hơn so với các khoản lời.
Tác giả sử dụng câu hỏi số 12 và 13 để đánh giá các NĐT qua 2 khía cạnh:
- Khía cạnh 4: Con người thường thích rủi ro đối với cái được nếu xác suất xảy ra
kết quả đó thấp (mua vé số, câu hỏi 12);
- Khía cạnh 5: Con người thường e ngại rủi ro đối với cái mất nếu xác suất xảy ra
kết quả đó thấp (mua bảo hiểm, câu hỏi 13).
Câu 12. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau:
Tình huống 1: 0.1% sẽ thu được 5,000 USD
Tình huống 2: Chắc chắn 100% thu được 5 USD
17
Bảng 3.6. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 4 (Câu 12)
Câu 12
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid (1) 45 42.1 42.1 42.1
(2) 62 57.9 57.9 100.0
Total 107 100.0 100.0
Kết quả từ Bảng 3.6 cho thấy có 57.9% NĐT chọn chắc chắn thu được 5 USD phản
ánh tâm lý không thích mua sổ xố tức không ưa thích rủi ro. Điều này không đúng theo dự
báo của lý thuyết triển vọng. Vì theo lý thuyết triển vọng, con người định một tỷ trọng quá
cao cho những sự kiện có xác suất thấp và họ có xu hướng chọn 0.1% sẽ thu được 5,000
USD biểu thị sự tìm kiếm rủi ro. Nói cách khác, lựa chọn này biểu thị sự ưa thích rủi ro
trong miền giá trị dương (miền lời).
Câu 13. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau:
Tình huống 1: 0.1% sẽ mất 5,000 USD
Tình huống 2: Chắc chắn sẽ mất 5 USD
Bảng 3.7. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 5 (Câu 13)
Câu 13
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid (1) 53 49.5 49.5 49.5
(2) 54 50.5 50.5 100.0
Total 107 100.0 100.0
Kết quả từ Bảng 3.7. cho thấy có 50.5% chọn chắc chắn mất 5 USD chỉ nhỉnh hơn
một chút so với mức 50%, chưa cho thấy sự phân hóa rõ ràng.
18
Tác giả sử dụng câu 14 và 15 (bao gồm câu 14.1, 14.2, 15.1 và 15.2) để đánh giá
đặc điểm về hàm trọng số của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam.
Câu 14.1. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau:
Tình huống 1: 80% cơ may giành được 4.000 USD;
Tình huống 2: Chắc chắn (100%) giành được 3.000 USD.
Bảng 3.8. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 14.1)
Câu 14.1
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid (1) 25 23.4 23.4 23.4
(2) 82 76.6 76.6 100.0
Total 107 100.0 100.0
Câu 14.2. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau:
Tình huống 1: 20% cơ may giành được 4.000 USD;
Tình huống 2: 25% cơ may giành được 3.000 USD.
Bảng 3.9. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 14.2)
Câu 14.2
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid (1) 53 49.5 49.5 49.5
(2) 54 50.5 50.5 100.0
Total 107 100.0 100.0
Với câu hỏi 14.1, có 76.6% NĐT chọn tình huống 2, trong khi đó có 50.5% chọn
tình huống 2 trong câu hỏi 14.2. Rõ ràng câu 14.2 giống câu 14.1, ngoại trừ xác suất được
nhân với 0.25, phản ánh lập luận của Kahneman và Tversky là con người dường như định
một tỷ trọng quá cao cho những kết quả chắc chắn. Điều này có nghĩa là độ dốc của hàm
trọng số trong vùng lân cận sự chắc chắn tương đối dốc.
19
Câu 15.1. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau:
Tình huống 1: 45% cơ may giành được 6.000 USD;
Tình huống 2: 90% cơ may giành được 3.000 USD.
Bảng 3.10. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 15.1)
Câu 15.1
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid (1) 29 27.1 27.1 27.1
(2) 78 72.9 72.9 100.0
Total 107 100.0 100.0
Câu 15.2. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau:
Tình huống 1: 0,1% cơ may giành được 6.000 USD;
Tình huống 2: 0,2% cơ may giành được 3.000 USD.
Bảng 3.11. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 15.2)
Câu 15.2
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid (1) 59 55.1 55.1 55.1
(2) 48 44.9 44.9 100.0
Total 107 100.0 100.0
Đối với một người trung lập với rủi ro, thì hai tình huống trong mỗi câu hỏi 15.1 và
15.2 là như nhau. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy, trong câu hỏi 15.1, có 72.9% NĐT
chọn tình huống 2 (e ngại rủi ro), trong khi đó có 55.1% chọn tình huống 1 trong câu hỏi
15.2 (ưa thích rủi ro) cho thấy đa số NĐT định tỷ trọng quá cao đối với xác suất 0,1% lớn
hơn rất nhiều so với xác suất 0,2%. Điều này cho thấy việc định trọng số cao sẽ lớn nhất
tại mức xác suất thấp nhất, nghĩa là hàm trọng số tương đối dốc trong miền xác suất lân
cận 0.
20
Từ kết quả của câu hỏi 14 và 15, chúng ta thấy đặc điểm về hàm trọng số của NĐT
cá nhân trên TTCK VN chủ yếu tuân thủ theo lý thuyết triển vọng.
b) Tâm lý quá tự tin
Khi được hỏi: Anh/Chị tự tin vào khả năng đầu tư tốt hơn các NĐT khác khi lựa
chọn cổ phiếu ở mức độ nào? Trong đó: 1 (hoàn toàn không tự tin); 2 (không tự tin); 3
(bình thường); 4 (tự tin); 5 (hoàn toàn tự tin) thì tới 85.0% NĐT cho rằng khả năng lựa
chọn cổ phiếu của mình từ mức trung bình trở lên và trong đó có 28.0% số người cho rằng
mình có khả năng lựa chọn cổ phiếu tốt hơn so với các NĐT khác. Kết quả này cho thấy
tâm lý quá tự tin tồn tại ở các NĐT trong mẫu.
Bảng 3.12. Đánh giá tâm lý quá tự tin (Câu 6)
Câu 6
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 2 1.9 1.9 1.9
2 14 13.1 13.1 15.0
3 61 57.0 57.0 72.0
4 23 21.5 21.5 93.5
5 7 6.5 6.5 100.0
Total 107 100.0 100.0
Với câu hỏi: Nếu như chỉ số VN-Index đang có xu hướng tăng 2 tuần liền, Anh/Chị
có cho rằng trong 1 vài ngày tới, chỉ số sẽ tiếp tục duy trì đà tăng hay không? Trong đó: 1
(hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn
đồng ý) có 52.3% NĐT thiên về kịch bản VN-Index sẽ duy trì đà tăng, trong đó có 20.6%
số người cho rằng khá chắc chắn VN-Index sẽ duy trì đà tăng. Điều này phản ánh tâm lý
lạc quan thái quá (một dạng biểu hiện của tâm lý quá tự tin) tồn tại ở các NĐT trong mẫu.
21
Bảng 3.13. Đánh giá tâm lý lạc quan thái quá (Câu 7)
Câu 7
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 8 7.5 7.5 7.5
2 43 40.2 40.2 47.7
3 34 31.8 31.8 79.4
4 19 17.8 17.8 97.2
5 3 2.8 2.8 100.0
Total 107 100.0 100.0
c) Tâm lý bầy đàn
Trong câu hỏi số 8: Ông /Bà đánh giá về mức độ tin cậy của các nguồn thông tin
sau trong quá trình phân tích đầu tư? Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không
đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý) thì khi được hỏi về mức độ tin
cậy của biến động thị giá cổ phiếu trong quá khứ (Bảng 3.14), có 86.0% NĐT đánh giá từ
mức trung bình trở lên. Khi NĐT quan tâm tới biến động thị giá trong quá khứ có nghĩa là
họ quan tâm tới thị trường đang nghĩ gì và có thể cố đoán xu hướng tăng hay giảm của thị
giá. Điều này ngụ ý rằng họ có quan tâm tới đám đông đang nghĩ gì.
Bảng 3.14. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.2)
Câu 8.2
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 1 0.9 0.9 0.9
2 14 13.1 13.1 14.0
3 35 32.7 32.7 46.7
4 51 47.7 47.7 94.4
5 6 5.6 5.6 100.0
22
Total 107 100.0 100.0
Khi được hỏi về mức độ tin cậy của các báo cáo phân tích từ các công ty chứng
khoán (Bảng 3.15), có 85.0% NĐT đánh giá từ mức trung bình trở lên. Tức là các NĐT
đang dành sự quan tâm quá nhiều tới các phân tích từ công ty chứng khoán.
Bảng 3.15. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.3)
Câu 8.3
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 4 3.7 3.7 3.7
2 12 11.2 11.2 15.0
3 69 64.5 64.5 79.4
4 22 20.6 20.6 100.0
5 0 0.0 0.0 100.0
Total 107 100.0 100.0
Khi được hỏi về mức độ tin cậy của thông tin giao dịch của NĐT nước ngoài (Bảng
3.16), có 82.2% NĐT đánh giá từ mức trung bình trở lên. Việc để tâm tới hành động giao
dịch của NĐT nước ngoài quá nhiều cho thấy tâm lý dựa vào nhóm này của những người
được khảo sát.
Bảng 3.16. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.4)
Câu 8.4
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 4 3.7 3.7 3.7
2 15 14.0 14.0 17.8
3 52 48.6 48.6 66.4
4 32 29.9 29.9 96.3
23
5 4 3.7 3.7 100.0
Total 107 100.0 100.0
Như vậy, qua kết quả sát các câu hỏi 8.2, 8.3 và 8.4 cho thấy tồn tại tâm lý bầy đàn
ở các NĐT trong mẫu. Bởi vì đa số các NĐT đã dành sự quan tâm tới báo cáo phân tích
hay hành động giao dịch của các NĐT khác lẫn thị trường thay vì dựa trên nguồn thông tin
và chiến lược của chính mình
Tóm lại, qua kết quả khảo sát với quy mô mẫu 107 NĐT cá nhân, tác giả rút ra các
kết luận sau:
1) Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN có 3 khía cạnh cơ bản mà lý thuyết độ
thỏa dụng kỳ vọng không giải thích được. Đó là: (1) Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng
là gì, hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro song đôi lúc lại ưa thích
rủi ro. Còn người lựa chọn dựa trên lời và lỗ; (2) Con người đánh giá các khoản lời và lỗ
so với một mức tham chiếu và thông thường mức tham chiếu ứng với tình trạng hiện tại
của người đó; (3) Con người sợ thua lỗ bởi các mất mát tác động đến cảm xúc của họ mạnh
mẽ hơn cái được.
2) Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN tuân thủ chủ yếu theo lý thuyết triển
vọng của Kahneman và Tvesky.
3) Tồn tại tâm lý quá tự tin và tâm lý bầy đàn ở các NĐT trong mẫu.
3.2. Lý giải những biến động bất thường trên TTCK VN
Vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên đã chính thức được tổ chức tại Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (tiền thân Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM –
HoSE), đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của TTCK VN.
Trong giai đoạn này quy mô thị trường còn nhỏ với giá trị vốn hóa dưới 2% trên
GDP. Mặc dù số lượng công ty niêm yết có tăng đều qua các năm nhưng tới năm 2005 mới
chỉ đạt 41 công ty niêm yết. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu khi chưa có hệ
24
thống giao dịch trực tuyến đã ảnh hưởng đến khả năng cập nhật thông tin và ra quyết định
của NĐT. Tất cả điều này đã ảnh hưởng lớn tới tính thanh khoản của thị trường. Giá trị
giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên trong giai đoạn 2000 – 2005 chưa khi nào vượt
trên 10 tỷ đồng.
Biểu đồ 3.1. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một
phiên trên sàn Hồ Chí Minh (HSX) giai đoạn 2000 – 2005 (Nguồn HoSE)
Tình hình biến động chỉ số VN Index trong giai đoạn này như sau:
 Đầu tiên là đợt tăng giá mạnh từ lúc sàn HSX đi vào hoạt động 28/07/2000 -
25/06/2001 chỉ số VnIndex tăng từ 100 điểm lên 571.04 điểm cũng là mức cao
nhất trong giai đoạn này. Nguyên nhân chính là thị trường mất cân đối khá lớn
giữa cung và cầu cổ phiếu với cầu tăng mạnh trong khi số công ty niêm yết khá
ít dẫn đến cung cổ phiếu thấp;
 Kể từ phiên giao dịch 27/06/2001, thị trường bắt đầu sụt giảm mạnh xuống mức
thấp nhất 130.9 điểm vào ngày 24/10/2003. Sau đó, thị trường đã đảo chiều tăng
vào năm 2004 và 2005.
Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân 1 phiên (tỷ đồng) Số công ty niêm yết 35
28
22
20
11
10
5 06
07
03
01
02
2000 2001 2002 2003 2004 2005
25
Biểu đồ 3.2. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2000 – 2005 (Nguồn cafef.vn)
Sau thời gian được xem là giai đoạn khởi động, TTCK VN bước vào cơn sốt thực sự có
quy mô lớn đầu tiên.
3.2.1. Sự tăng trưởng phi lý
- Giai đoạn 2006 – 2007
Chứng khoán trở thành kênh đầu tư có sức hấp dẫn nhất trong năm 2006 – 2007.
Ngay đầu năm 2006, TTCK đã khởi đầu tăng mạnh kéo dài gần 4 tháng làm nhiều người
lo ngại cho nguy cơ bong bóng và nhiều NĐT lao vào thị trường theo phong trào. Nhiều
cá nhân đã chuyển từ các kênh đầu tư phổ biến như gửi tiết kiệm, bất động sản để qua đầu
tư cổ phiếu.
Nhiều bài báo trong và ngoài nước đánh giá cao triển vọng của nền kinh tế Việt
Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006, và được
công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11/01/2007. Sự kiện này càng
tạo thêm ấn tượng tốt đối với các NĐT nước ngoài và dẫn tới những làn sóng đầu tư của
họ đổ vào Việt Nam.
Biểu đồ 3.3. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2006 – 2007 (Nguồn cafef.vn)
600
VN Index
400
200
0
1500 VN Index
1000
500
0
07/2000
10/2000
12/2000
03/2001
05/2001
07/2001
10/2001
12/2001
03/2002
04/2002
05/2002
07/2002
08/2002
10/2002
11/2002
01/2003
02/2003
04/2003
05/2003
07/2003
08/2003
09/2003
11/2003
12/2003
02/2004
03/2004
05/2004
06/2004
08/2004
09/2004
10/2004
12/2004
01/2005
03/2005
04/2005
06/2005
07/2005
09/2005
10/2005
11/2005
01/2006
01/2006
02/2006
03/2006
03/2006
04/2006
05/2006
05/2006
06/2006
06/2006
07/2006
08/2006
08/2006
09/2006
09/2006
10/2006
11/2006
11/2006
12/2006
12/2006
01/2007
02/2007
03/2007
03/2007
04/2007
05/2007
05/2007
06/2007
06/2007
07/2007
08/2007
08/2007
09/2007
09/2007
10/2007
11/2007
11/2007
12/2007
12/2007
26
Chỉ số VN Index của phiên giao dịch ngày 29/12/2006 ở mức 751.77 điểm, tăng vọt
144% so với mức 307.5 điểm của phiên giao dịch cuối năm 2005. Ngày 12/03/2007, chỉ số
VN Index đạt được mức cao nhất trong lịch sử là 1170.67 điểm, tăng 56% so với phiên
giao dịch cuối năm 2006. Trước những diễn biến của chỉ số VN-Index, giá trị giao dịch
khớp lệnh bình quân một phiên tăng trong năm 2006 và 2007 lần lượt là 140 tỷ đồng và
1,512 tỷ đồng (Biểu đồ 3.4). Đây là những mốc cao đột biến so với giai đoạn 2000 – 2005
khi giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên chưa khi nào vượt qua ngưỡng 10 tỷ
đồng.
Biểu đồ 3.4. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một
phiên trên sàn HSX giai đoạn 2006 – 2007 (Nguồn HoSE)
Tính đến cuối năm 2007, số lượng công ty niêm yết tăng mạnh lên 140 công ty, gấp
3.4 lần thời điểm cuối năm 2005. Tổng vốn hóa cổ phiếu niêm yết đạt 364,425 tỷ đồng,
chiếm gần 32% GDP của năm 2007, tăng hơn 49 lần so với cuối năm 2005.
Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân 1 phiên (tỷ đồng)
Số công ty niêm yết
1,512
140
106 140
2006 2007
27
Vốn hóa sàn HSX
(tỷ đồng)
364,425
147,967
986 1,570 2,436 2,370 4,237 7,390
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Biểu đồ 3.5. Biến động vốn hóa sàn HSX giai đoạn 2000 – 2007 (Nguồn HoSE)
Trước tình hình cổ phiếu liên tục tăng giá quá nóng trong năm 2006, ngày
21/12/2007, ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc của sàn HSX, cho rằng diễn biến thị trường như
trong tháng 4 hồi đầu năm có thể lặp lại vì chỉ số PE bình quân của các doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK VN hiện đang là 38 lần. Trong khi ở các thị trường khác, PE bình quân chỉ
dao động từ 10 đến 17 lần.
PE chính là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Chúng ta thường
dùng thu nhập của cổ phiếu trong bốn quí trước đó để tính chỉ số này. Theo thống kê của
Thời báo kinh tế Sài Gòn vào đầu tháng 1/2007, PE của Vinamilk là 33, của FPT là 63, của
REE là 27. Ngày 1/3/2007, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF công bố bản đánh giá thị trường
chứng khoán Việt Nam, trong đó có nêu lên con số PE trung bình của 20 công ty lớn nhất
niêm yết trên sàn HSX là khoảng 73 lần tính đến tháng 1 năm 2007. IMF cho rằng chỉ số
này đang rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác.
- Giai đoạn 2017 – 2018.
Giai đoạn 2017 – 2018 chứng kiến giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân đạt những
mức cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.
28
Biểu đồ 3.6. Biến động số công ty
niêm yết và giá trị giao dịch khớp
lệnh bình quân một phiên trên sàn
HSX giai đoạn 2017 – 2018
(Nguồn HoSE)
Đi cùng với thanh khoản gia tăng, chỉ số VN Index tăng liên tiếp và đạt đỉnh lịch sử
1,204.33 điểm vào ngày 09/04/2018.
Biểu đồ 3.7. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2017 – 2018 (Nguồn cafef.vn)
Trong giai đoạn này nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn
100% có thể điểm tên như: VCB tăng từ 36,380 đồng lên 73,360 đồng (từ 26/9/2017 đến
19/03/2018); BID tăng từ 14,680 đồng lên 45,500 đồng (từ 03/01/2017 đến 10/04/2018);
ACB tăng từ 15,020 đồng lên 43,910 đồng (từ ngày 03/01/2017 đến 10/04/2018). Tại ngày
30/03/2018, FiinPro thống kê PE trung bình của các ngân hàng niêm yết đạt 20.3 lần. Theo
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng: giá cổ phiếu ngân hàng
tăng mạnh có lẽ là điều không hoàn toàn phù hợp. Bởi vì với một tình trạng hệ thống ngân
hàng có nhiều lỗi thì đáng lẽ thị giá cổ phiếu bị tác động mạnh theo chiều đi xuống thì
ngược lại cổ phiếu ngân hàng vẫn dẫn dắt thị trường đi lên.
1250
1150
1050
950
850
750
650
550
450
VN Index
01/2017
01/2017
02/2017
03/2017
03/2017
04/2017
05/2017
05/2017
06/2017
06/2017
07/2017
08/2017
08/2017
09/2017
09/2017
10/2017
11/2017
11/2017
12/2017
12/2017
01/2018
02/2018
03/2018
03/2018
04/2018
04/2018
05/2018
06/2018
06/2018
07/2018
07/2018
08/2018
09/2018
09/2018
10/2018
10/2018
11/2018
12/2018
12/2018
Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân 1 phiên (tỷ đồng)
Số công ty niêm yết
4,253
3,446
344 373
2017 2018
29
- PE bao nhiêu thì hợp lý?
Theo bài báo Nhớ lại một lý thuyết đầu tư kinh điển (Remembering a Classic
Investing Theory) đăng trên New York Times vào tháng 8/2007, tác giả bài báo đã thông
kê từ Chiến tranh Thế giới II năm 1939 tới thời điểm viết bài, chỉ số PE trung bình trên thị
trường chứng khoán Mỹ là 16 lần. Trong những giai đoạn tạo bong bóng của thị trường
chứng khoán Mỹ vào thập niên 1920 và 1990, chỉ số PE ở mức 30 lần.
Ngoài ra, khi tác giả tìm hiểu chỉ số Shiller PE là chỉ số giá/lợi nhuận dựa trên lợi
nhuận đã được điều chỉnh theo lạm phát trung bình 10 năm, do nhà kinh tế đoạt giải Nobel
của Mỹ là Robert Shiller phát triển thì thấy rằng mức 30 lần là ngưỡng rất cao và hàm ý thị
trường chứng khoán đang đắt (Biểu đồ 3.8, mốc 30.14 được đo vào ngày 22/03/2019).
Biểu đồ 3.8. Biến động chỉ số Shiller PE ratio cho S&P 500 (Nguồn multpl.com)
Như vậy, với ý nghĩa của chỉ số và các mức lịch sử mà thị trường chứng khoán Mỹ
ghi nhận cho thấy PE của thị trường và các cổ phiếu trên TTCK VN vào thời điểm 2006 –
2007 và đầu năm 2018 ở mức không hợp lý. Thế thì điều gì đã đẩy chỉ số PE trung bình
của các công ty có vốn hóa lớn nhất TTCK VN lên cao như vậy?
3.2.2. Nhân tố tâm lý chi phối đến hành vi của NĐT trong giai đoạn tăng trưởng phi lý
Theo tác giả, sự tăng trưởng phi lý của TTCK VN ở phần trên là hệ quả của sự ảnh
hưởng tâm lý bầy đàn đối với các NĐT trên thị trường. Bởi nếu chỉ một nhóm nhỏ NĐT
30
có hành vi không hợp lý thì sẽ không tác động đáng kể đến thị giá cổ phiếu trên thị trường
cũng như chỉ số PE. Nhưng khi hành vi không hợp lý lây lan trong đám đông quy mô lớn
thì việc định giá sai sẽ xuất hiện và đẩy thị giá cũng như chỉ số PE lên mức cao bất hợp lý.
Qua kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy tồn tại tâm lý bầy đàn ở trong mẫu 107
NĐT. Trên 80% NĐT đều đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin thị giá cổ phiếu trong
quá khứ, báo cáo từ các công ty chứng khoán và giao dịch NĐT nước ngoài từ mức trung
bình trở lên. Điều này phản ánh họ có dành sự quan tâm tới đám đông NĐT khác. Nguyên
nhân gây ra tâm lý đám đông có thể xuất phát từ vấn đề bản năng là con người hầu như đều
muốn hòa nhập với một nhóm người chứ không bị xã hội ruồng bỏ. Và nhiều người nghĩ
rằng hành động của một nhóm lớn thì hiếm khi sai. Điều này càng đúng trong giai đoạn
này, khi hầu hết các NĐT tham gia thị trường có kiến thức và trải nghiệm hạn chế làm nảy
sinh nhu cầu dựa vào hành vi của đám đông.
Tâm lý đám đông thể hiện ở giai đoạn 2017 đến đầu năm 2018 ở chỗ: khi cổ phiếu
ngân hàng trở thành tâm điểm của sự chú ý với mức tăng giá liên tục đã làm nảy sinh lòng
tham của mọi NĐT. NĐT cá nhân có thể quyết định mua cổ phiếu ngân hàng mặc dù không
biết phân tích báo cáo tài chính của nó (phức tạp hơn báo cáo tài chính của các công ty sản
xuất) và cũng bỏ qua mức định giá PE trung bình của nhóm này đang rất cao (20.3 lần vào
cuối quý 1/2018).
Trong cuốn sách Sự tăng trưởng phi lý, Nhà kinh tế học Robert J. Shiller chỉ ra rằng
sự tăng trưởng phi lý là nền tảng của một bong bóng đầu cơ. Đó là một trạng thái mà trong
đó tin tức về việc tăng giá đã thúc đẩy sự hăng hái của NĐT nhanh chóng lan truyền từ hết
nhóm người này cho đến nhóm người khác, làm cho bong bóng ngày càng trương phình
cho đến khi bùng nổ.
Tóm lại, qua phân tích kết quả bảng khảo sát và lý giải một vài biến động bất thường
trên TTCK VN cho thấy NĐT cá nhân tuân thủ chủ yếu theo Lý thuyết triển vọng và chịu
tác động bởi tâm lý bầy đàn và tâm lý quá lạc quan. Phần cuối, tác giả sẽ đưa ra một số đề
xuất để hạn chế nhân tố tâm lý này.
31
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Thông qua phân tích kết quả khảo sát với quy mô mẫu 107 NĐT cá nhân thì hành
vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN tuân thủ chủ yếu theo lý thuyết triển vọng của
Kahneman và Tvesky đã công bố. Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN có 3 khía cạnh
cơ bản mà lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng không thể giải thích được. Đó là: (1) Tùy thuộc
vào bản chất của triển vọng là gì, hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi
ro song đôi lúc lại ưa thích rủi ro. Còn người lựa chọn dựa trên lời và lỗ; (2) Con người
đánh giá các khoản lời và lỗ so với một mức tham chiếu và thông thường mức tham chiếu
ứng với tình trạng hiện tại của người đó; (3) Con người sợ thua lỗ bởi các mất mát tác động
đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái được. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đã cho thấy sự
tồn tại tâm lý quá tự tin và tâm lý bầy đàn ở các NĐT trong mẫu.
Qua giải thích một số biến động bất thường trên TTCK VN, tác giả kết luận nhân tố
tâm lý chi phối chủ yếu tới cá NĐT là tâm lý bầy đàn. Chính tâm lý bầy đàn đã đẩy chỉ số
giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu lên mức cao bất hợp lý, tạo ra bong bóng và sự tăng
trưởng phi lý trên TTCK VN trong giai đoạn 2006 – 2007 và 2017 – đầu năm 2018.
4.2. Khuyến nghị
4.2.1. Đối với cơ quan quản lý TTCK VN
 Giám sát chặt chẽ thông tin, tin đồn trên thị trường và có chế tài xử lý đủ sức răn đe
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy NĐT cá nhân trên TTCK VN chịu ảnh hưởng bởi
tâm lý bầy đàn. Cho nên việc kiểm soát và đảm bảo tính chính xác về thông tin trên TTCK
VN là điều rất quan trọng cần được Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam và hai Sở
giao dịch quan tâm. Cơ quan quản lý cần nâng cao hiệu quả giám sát thị trường chứng
khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thao túng, nội gián, hành vi gian lận, vi
phạm về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin. Đối với các vi phạm về thao túng giá cổ
phiếu cần phát hiện nhiều sự việc có vi phạm về hình sự đưa ra xét xử để đảm bảo tính răn
đe.
32
Ngoài ra công tác xác minh các tin đồn trên thị trường cần được thực hiện nhanh
chóng và công bố thông tin công khai để tránh tâm lý hoang mang cho NĐT. Hiện nay các
NĐT cá nhân thường xuyên tham khảo các thông tin và cả tin đồn trên các diễn đàn, nhóm
mạng xã hội chứng khoán nên việc các tin đồn không có căn cứ được đưa ra nhằm trục lợi
là điều đã và đang xảy ra. Cơ quan quản lý cũng cần là một cầu nối yêu cầu công ty niêm
yết có liên quan tới tin đồn báo cáo và công bố thông tin kịp thời cho NĐT được biết.
 Phát triển NĐT tổ chức
Mặc dù NĐT tổ chức cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý bầy đàn nhưng mức
độ sẽ thấp hơn nhiều so với NĐT cá nhân. Bởi vì NĐT tổ chức có nguyên tắc và kỷ luật
của tổ chức, đồng thời tập hợp nhiều cá nhân có trình độ chuyên môn cao nên vừa có thể
giảm bớt tác động tiêu cực của các tâm lý cực đoan cũng như giúp cho TTCK VN phát
triển ổn định.
Hiện tại, theo quy định tại dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi về cấp phép thành lập
công ty quản lý quỹ thì điều kiện “cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn tại công ty quản lý
quỹ, có tối thiểu 2 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức đáp ứng quy định. Tỷ
lệ góp vốn của tổ chức tối thiểu 65% vốn điều lệ, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm, ngân
hàng thương mại sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ” nếu được ban hành sẽ hạn chế công ty
quản lý quỹ thành lập mới. Do đó, để phát triển NĐT tổ chức, tác giả đề xuất cần nới lỏng
điều kiện cấp giấy phép thành lập mới các công ty quản lý quỹ bằng cách xem xét bỏ qua
điều kiện trên.
4.2.2. Đối với NĐT cá nhân
Kết quả khảo sát cho thấy NĐT cá nhân chịu ảnh hưởng bởi tâm lý quá tự tin và tâm
lý bầy đàn. Cho nên việc NĐT cá nhân cần nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu về tài chính hành
vi để tự trang bị cho mình những kiến thức để vượt qua những lệch lạc tâm lý là cần thiết.
Khi NĐT cá nhân thấu hiểu được các yếu tố tâm lý có thể tác động tiêu cực đến hoạt động
đầu tư thì họ sẽ có khả năng điều chỉnh để loại bỏ dần các yếu tố tâm lý đó.
33
Để tránh tác động bởi tâm lý bầy đàn, NĐT cá nhân cũng cần trang bị cho mình một
phương pháp phát hiện giá trị thực của chứng khoán. Phân tích cơ bản là một trong những
phương pháp nhằm xác định giá trị thực của chứng khoán, bằng cách kiểm tra các yếu tố
liên quan đến kinh tế, tài chính và các yếu tố định tính và định lượng khác tới doanh nghiệp.
Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu mọi thứ có thể ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán,
bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô (ví dụ: các điều kiện kinh tế và ngành) và các yếu tố kinh
tế vi mô (ví dụ: các điều kiện tài chính và quản trị công ty). Mục đích cuối cùng của phân
tích cơ bản là tạo ra một giá trị định lượng mà một NĐT có thể so sánh với giá hiện tại của
chứng khoán, từ đó cho biết liệu chứng khoán có bị định giá thấp hay định giá quá cao hay
không. Lợi ích của phương pháp này rất rõ ràng: chúng ta có một khoảng giá trị thực của
cổ phiếu để tham chiếu sau khi tính toán cẩn thận để ra quyết định đầu tư và tránh ảnh
hưởng bởi thị giá cổ phiếu thay đổi liên tục trên bảng điện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ackert và Deaves, 2009. Tài chính hành vi – Tâm lý học, Ra quyết định, và Thị trường. Dịch
từ tiếng Anh. Người dịch: Lê Đạt Chí và các cộng sự, 2013. Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh;
2. Daniel Kahneman, 2011. Tư duy nhanh và chậm. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Hương Lan
và Xuân Thanh, 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế Giới;
3. Duy Nam (2012), 3 ngày sau Bầu Kiên bị bắt: Chứng khoán Việt mất 65,300 tỷđồng, Vietstock
[truy cập ngày 08/02/2019];
4. HoSE, 2009 – 2017, Báo cáo thường niên của HoSE từ năm 2009 – 2017,
5. Huyền Trâm (2015), CEO Phan Dũng Khánh : 10 năm đầu thua lỗ chứng khoán trong quá trình
đầu tư 15 năm, BizLIVE [truy cập ngày 10/02/2019];
6. Ngọc Linh (2018), PE tăng lên mức 20,3 lần, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn?, Tạp chí điện
tử Nhịp Sống Số, http://ndh.vn/p-e-tang-len-muc-20-3-lan-co-phieu-ngan-hang-con-hap-dan-
-2018041602127809p149c165.news [truy cập ngày 03/02/2019];
7. Nguyễn Văn Ngọc, 2012. Từ điển kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bẩn Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân.
Tiếng Anh
1. Andrew W. Lo, Dmitry V. Repin, Brett N. Steenbarger, 2005. Fear and Greed in Financial
Markets: A Clinical Study of Day-Traders. American Economic Review, v95(2, May), 352-
359;
2. Barber, B., and Odean, 2001. Boys will be boys: Gender, overconfidence, and common stock
investment. Quarterly Journal of Economics 116, 261-292;
3. Daniel Kahneman and A. Tversky, 1979. Prospect theory: An analysis of decision under risk.
Econometrica, 47-2, 263-291;
4. Lo và Repin, 2002. The Psychophysiology of Real-Time Financial Risk Processing. Journal of
Cognitive Neuroscience 14(3): 323-39.
5. Nicholas Barberis và Richard Thaler, 2003. A Survey of Behavioral Finance. Handbook of the
Economics of Finance, 1053 – 1128;
6. Rassoul Yazdipour and James A. Howard, 2010. Behavioral Finance: Investor, Corporations,
and Market. H. Ken Baker & John R. Nofsinger: 60;
7. Riza Demirer và các cộng sự, 2010. Do investors herd in emerging stock markets?: Evidence
from the Taiwanese market. Journal of Economic Behavior & Organization, 76(2), 283-295;
8. Robert J. Shiller, 2000. Irrational Exuberance. America: Princeton University Press;
9. Sushil Bikhchandani, 2001. Herd Behavior in Financial Markets. IMF Staff Papers Vol. 47;
10. Svenson, O., 1981. Are we all less risky and more skilful than our fellow drivers?. Acta
Psychologica 47, 143-148.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NĐT CÁ NHÂN VIỆT NAM
Với mục đích đưa ra các khuyến nghị dành cho NĐT, xin Anh/Chị vui lòng dành thời gian
để trả lời các câu hỏi cho nghiên cứu về “Các nhân tố tâm lý tác động đến hành vi của NĐT
cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tất cả thông tin của quý vị sẽ được bảo
mật và chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu.
Họ và tên:
Năm sinh:
Giới tính: Nam O; Nữ O
Email:
Điện thoại liên hệ:
Câu 1. Anh/Chị hãy cho biết trình độ học vấn của bản thân?
a. Phổ thông b. Cao đẳng c. Đại học d. Sau đại học
Câu 2. Anh/Chị đang làm trong lĩnh vực nào?
a. Tài chính b. Kỹ thuật c. Kinh doanh d. Khác: .........
Câu 3. Anh/Chị hãy cho biết mình tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
từ năm nào?
Câu trả lời: ..................
Câu 4. Nguyên nhân gì đã khuyến khích Anh/Chị tham gia đầu tư trên thị trường chứng
khoán Việt Nam?
a. Kênh đầu tư mang lợi nhuận lớn
b. Có thể dễ dàng rút vốn khỏi thị trường
c. Thị trường có mức độ rủi ro thấp
d. Khác: .....
Câu 5. Đánh giá về mức độ dễ dàng trong việc dự đoán diễn biến của thị giá cổ phiếu của
Anh/Chị theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5? Trong đó: 1 (hoàn toàn không dễ dàng); 2
(không dễ dàng); 3 (bình thường); 4 (dễ dàng); 5 (hoàn toàn dễ dàng)
1 2 3 4 5
Câu 6. Anh/Chị tự tin vào khả năng đầu tư tốt hơn các NĐT khác khi lựa chọn cổ phiếu ở
mức độ nào. Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4
(đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý)
1 2 3 4 5
Câu 7. Nếu như chỉ số VN-Index đang có xu hướng tăng 2 tuần liền, Anh/Chị có cho rằng
trong 1 vài ngày tới, chỉ số sẽ tiếp tục duy trì đà tăng hay không? Trong đó: 1 (hoàn toàn
không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý)
1 2 3 4 5
Câu 8. Ông /Bà đánh giá về mức độ tin cậy của các nguồn thông tin sau trong quá trình
phân tích đầu tư? Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình
thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý)
Các nguồn thông tin 1 2 3 4 5
1. Báo cáo tài chính
2. Biến động thị giá cổ phiếu trong quá khứ
3. Báo cáo phân tích từ các công ty chứng khoán
4. Thông tin giao dịch của NĐT nước ngoài
5. Tin đồn
Câu 9. Anh/Chị hãy đánh dấu vào phương án lựa chọn trong 2 tình huống sau:
Quyết định 9.1: Lựa chọn giữa
O Tình huống 1: Chắc chắn (100%) có 240 USD
O Tình huống 2: 25% cơ may giành được 1,000 USD
Quyết định 9.2: Lựa chọn giữa
O Tình huống 3: Chắc chắn (100%) mất 750 USD
O Tình huống 4: 75% khả năng mất 1,000 USD
Câu 10. Lựa chọn tình huống trong mỗi quyết định sau:
Quyết định 10.1: Giả sử bạn giàu có hơn hiện tại 300 USD. Lựa chọn giữa
O Tình huống 1: Chắc chắn (100%) có 100 USD
O Tình huống 2: 50% cơ may giành được 200 USD
Quyết định 10.2: Giả sử bạn giàu có hơn hiện tại 500 USD. Lựa chọn giữa
O Tình huống 1: Chắc chắn (100%) mất 100 USD
O Tình huống 2: 50% khả năng mất 200 USD
Câu 11. Giá trị nào của x sẽ khiển bạn cảm thấy hai sự lựa chọn sau là như nhau
O Tình huống 1: Không có gì
O Tình huống 2: Xác suất 50% thu được “x” và xác suất 50% còn lại sẽ mất 25 USD
Giá trị của x là: ....
A. 0
B. 1 USD - 25 USD
C. 26 USD - dưới 50 USD
D. Từ 50 USD - 100 USD
E. Trên 100 USD
Câu 12. Lựa chọn giữa
O Tình huống 1: 0.1% sẽ thu được 5,000 USD
O Tình huống 2: Chắc chắn 100% thu được 5 USD
Câu 13. Lựa chọn giữa
O Tình huống 1: 0.1% sẽ mất 5,000 USD
O Tình huống 2: Chắc chắn sẽ mất 5 USD
Câu 14. Lựa chọn tình huống trong mỗi quyết định sau
Quyết định 14.1
O Tình huống 1: 80% cơ may giành được 4,000 USD
O Tình huống 2: Chắc chắn (100%) giành được 3,000 USD
Quyết định 14.2
O Tình huống 1: 20% cơ may giành được 4,000 USD
O Tình huống 2: 25% cơ may giành được 3,000 USD
Câu 15. Lựa chọn tình huống trong mỗi quyết định sau
Quyết định 15.1
O Tình huống 1: 45% cơ may giành được 6,000 USD
O Tình huống 2: 90% cơ may giành được 3,000 USD
Quyết định 15.2
O Tình huống 1: 0.1% cơ may giành được 6,000 USD
O Tình huống 2: 0.2% cơ may giành được 3,000 USD

More Related Content

Similar to Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế ToánNhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế ToánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập KhẩuLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập KhẩuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế ToánLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế ToánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...nataliej4
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SAU BÁN H...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SAU BÁN H...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SAU BÁN H...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SAU BÁN H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán (20)

Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
Đề tài: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đến lợi...
 
Sự Hài Lòng Về Dịch Vụ Đối Với Khách Hàng Giao Dịch Tại Quầy Tại Ngân Hàng
Sự Hài Lòng Về Dịch Vụ Đối Với Khách Hàng Giao Dịch Tại Quầy Tại Ngân HàngSự Hài Lòng Về Dịch Vụ Đối Với Khách Hàng Giao Dịch Tại Quầy Tại Ngân Hàng
Sự Hài Lòng Về Dịch Vụ Đối Với Khách Hàng Giao Dịch Tại Quầy Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
 
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế ToánNhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập KhẩuLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
 
Luận Văn Pháp Luật Về Phòng Chống Rửa Tiền Qua Tiền Mã Hóa
Luận Văn Pháp Luật Về Phòng Chống Rửa Tiền Qua Tiền Mã HóaLuận Văn Pháp Luật Về Phòng Chống Rửa Tiền Qua Tiền Mã Hóa
Luận Văn Pháp Luật Về Phòng Chống Rửa Tiền Qua Tiền Mã Hóa
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...
 
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế ToánLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 
LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...
LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...
LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SAU BÁN H...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SAU BÁN H...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SAU BÁN H...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SAU BÁN H...
 
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN TRUNG KIÊN TÂM LÝ BẦY ĐÀN, LÝ THUYẾT TRIỂN VỌNG VÀ HÀNH VI RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN TRUNG KIÊN TÂM LÝ BẦY ĐÀN, LÝ THUYẾT TRIỂN VỌNG VÀ HÀNH VI RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Trung Kiên – là học viên lớp Cao học Khóa 27 chuyên ngành Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ tài chính với đề tài “Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện TRẦN TRUNG KIÊN
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................. 1 1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu....................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa đề tài............................................................................................................................. 2 1.5. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT, CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................................4 2.1. Khung lý thuyết.......................................................................................................................... 4 2.1.1. Lý thuyết triển vọng............................................................................................................ 4 2.1.2. Tâm lý quá tự tin................................................................................................................. 4 2.1.3. Tâm lý bầy đàn.................................................................................................................... 5 2.2. Các nghiên cứu điển hình về hành vi NĐT................................................................................ 6 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 10 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BẢNG KHẢO SÁT VÀ LÝ GIẢI NHỮNG BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG TRÊN TTCK VN ...................................................................................................12 3.1. Phân tích kết quả của bảng khảo sát ........................................................................................ 12
  • 5. 3.1.1. Đặc điểm của mẫu............................................................................................................. 12 3.1.2. Nhận diện chung về hành vi của mẫu ............................................................................... 13 3.2. Lý giải những biến động bất thường trên TTCK VN .............................................................. 23 3.2.1. Sự tăng trưởng phi lý ........................................................................................................ 25 3.2.2. Nhân tố tâm lý chi phối đến hành vi của NĐT trong giai đoạn tăng trưởng phi lý .......... 29 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................31 4.1. Kết luận.................................................................................................................................... 31 4.2. Khuyến nghị............................................................................................................................. 31 4.2.1. Đối với cơ quan quản lý TTCK VN.................................................................................. 31 4.2.2. Đối với NĐT cá nhân........................................................................................................ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TTCK VN Thị trường chứng khoán Việt Nam NĐT Nhà đầu tư
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 1 (Câu 9.1)........................................................13 Bảng 3.2. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 1 (Câu 9.2)........................................................14 Bảng 3.3. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 2 (Câu 10.1)......................................................14 Bảng 3.4. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 2 (Câu 10.2)......................................................15 Bảng 3.5. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 3 (Câu 11).........................................................16 Bảng 3.6. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 4 (Câu 12).........................................................17 Bảng 3.7. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 5 (Câu 13).........................................................17 Bảng 3.8. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 14.1)................................................18 Bảng 3.9. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 14.2)................................................18 Bảng 3.10. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 15.1)..............................................19 Bảng 3.11. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 15.2)..............................................19 Bảng 3.12. Đánh giá tâm lý quá tự tin (Câu 6)..................................................................20 Bảng 3.13. Đánh giá tâm lý lạc quan thái quá (Câu 7)......................................................21 Bảng 3.14. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.2) .................................................................21 Bảng 3.15. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.3) .................................................................22 Bảng 3.16. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.4) .................................................................22
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Thông tin về nhân khẩu học của mẫu khảo sát ............................................................. 12 Biểu đồ 3.1. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên trên sàn Hồ Chí Minh (HSX) giai đoạn 2000 – 2005 (Nguồn HoSE) .......................................... 24 Biểu đồ 3.2. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2000 – 2005 (Nguồn cafef.vn)..................... 25 Biểu đồ 3.3. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2006 – 2007 (Nguồn cafef.vn)..................... 25 Biểu đồ 3.4. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên trên sàn HSX giai đoạn 2006 – 2007 (Nguồn HoSE) ................................................................... 26 Biểu đồ 3.5. Biến động vốn hóa sàn HSX giai đoạn 2000 – 2007 (Nguồn HoSE)....................... 27 Biểu đồ 3.6. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên trên sàn HSX giai đoạn 2017 – 2018 (Nguồn HoSE) ................................................................... 28 Biểu đồ 3.7. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2017 – 2018 (Nguồn cafef.vn)..................... 28 Biểu đồ 3.8. Biến động chỉ số Shiller PE ratio cho S&P 500 (Nguồn multpl.com) ..................... 29
  • 9. TÓM TẮT “Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động hơn 18 năm và trải qua những giai đoạn bong bóng cũng như sụt giảm giá nghiêm trọng. Nếu chúng ta áp dụng các lý thuyết tài chính chuẩn thì sẽ không giải thích được các biến động bất thường ấy. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố tâm lý tác động đến hành vi của nhà đầu tư là hết sức cần thiết, từ đó giúp lý giải được những bất thường trên thị trường. Vì lý do này, tác giả chọn đề tài “Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả sẽ xem xét tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện nghiên cứu đề tài này. Thông qua phân tích kết quả khảo sát với quy mô mẫu 107 nhà đầu tư cá nhân thì hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam tuân thủ chủ yếu theo lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tvesky đã công bố. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đã cho thấy sự tồn tại tâm lý bầy đàn ở các nhà đầu tư trong mẫu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng theo hướng kiểm định sự tác động của các yếu tố tâm lý tới hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Từ khóa: Hành vi của nhà đầu tư, tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng.
  • 10. ABSTRACT “Herd behavior, prospect theory and decision-making behavior of individual investors in Vietnam stock market” Vietnam stock market has been in operation for more than 18 years and experienced bubble periods as well as serious price decline. If we apply standard financial theories, it will not explain those abnormal movements. Therefore, the study of psychological factors affecting the behavior of investors is very necessary, thereby helping to explain the abnormalities in the market. For this reason, the author chooses the topic of “Herd behavior, prospect theory and decision-making behavior of individual investors in Vietnam stock market” to be the subject of the master thesis. The author will research on herd behavior, prospect theory and behavior of individual investors in Vietnam's stock market. The author uses descriptive statistical methods to conduct research on this topic. Through analysis of survey results with a sample size of 107 individual investors, the behavior of individual investors in Vietnam stock market complies mainly with the prospect theory of Kahneman and Tvesky announced. Besides, the survey results have shown the existence of herd behavior in investors in the sample. Based on the research results, the author offers some recommendations for stock market management agencies and individual investors in Vietnam stock market. Further studies need to expand in the direction of testing the impact of psychological factors on the behavior of individual investors in the stock market. Keywords: Investor's behavior, herd behavior, prospect theory.
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Các lý thuyết tài chính chuẩn tắc như Lý thuyết chênh lệch giá của Merton Miller và Franco Modigliani, Lý thuyết xây dựng danh mục đầu tư của Harry Markowitz, Mô hình định giá tài sản CAPM của John Lintner và William Sharpe và Lý thuyết định giá các chứng khoán quyền chọn của Fischer Black và cộng sự đều dựa trên giả định con người là hợp lý. Bất chấp sự chặt chẽ của những lý thuyết nền tảng này, các nhà kinh tế vẫn phát hiện ra những kẽ hở. Chẳng hạn việc phân tích chi tiết về lựa chọn thực sự của con người đã tiết lộ ra các vi phạm đối với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Mặc dù con người thường e ngại rủi ro, nhưng đôi khi họ lại có hành vi tìm kiếm rủi ro như sẵn lòng mua vé số. Ngoài ra, các lý thuyết tài chính chuẩn tắc không thể giải thích được các hiện tượng bong bóng cũng như những cuộc sụp đổ của TTCK thế giới và TTCK VN trong thời gian qua. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực Tài chính hành vi đã hình thành và phát triển với trọng tâm là sử dụng các kiến thức từ tâm lý học để tìm hiểu cách thức hành vi của con người ảnh hưởng đến các quyết định cũng như hành vi bất thường của nhà đầu tư tạo ra những biến động cực đoan trên TTCK. Trong số các mô hình ra đời sau này, Lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tversky đã thu hút được nhiều sự chú ý. Vì lý do này, tác giả chọn đề tài “Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của NĐT cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Lý thuyết tài chính hành vi bao hàm phạm vi các tâm lý tác động đến hành vi NĐT rất rộng nên trong đề tài này tác giả sẽ làm rõ mục tiêu nghiên cứu sau:  Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN có tuân thủ chủ yếu theo lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tvesky hay không?  Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN có chịu tác động bởi tâm lý bầy đàn và tâm lý quá tự tin hay không?
  • 12. 2 1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN. NĐT trên thị trường chứng khoán có thể phân loại thành NĐT cá nhân và NĐT tổ chức. Trong đó, NĐT cá nhân là những người sử dụng vốn nhàn rỗi hay đi vay để thực hiện đầu tư trên tài khoán chứng khoán của chính mình. Còn NĐT tổ chức (institutional investors) là định chế tài chính thu thập các khoản tiết kiệm và tiền gửi khác để đầu tư dài hạn vào trái phiếu, cổ phần thông thường, bất động sản và các chứng khoán bằng ngoại tệ. Các định chế đầu tư bao gồm công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, công ty tín thác đầu tư, hiệp hội xây dựng (Nguyễn Văn Ngọc, 2012). Theo Dusenbery, David B. (2009), Hành vi là hành động hoặc phản ứng của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích của thế giới bên ngoài. Như vậy, hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK có thể được định nghĩa là những hành động của NĐT cá nhân trước các kích thích của môi trười bên ngoài có liên quan đến TTCK. Phạm vi tác giả nghiên cứu là NĐT cá nhân trên TTCK VN. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện nghiên cứu đề tài này. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ bảng khảo sát thực tế của tác giả. Các kết quả khảo sát được tác tác giả biểu diễn thành các bảng số liệu tóm tắt để làm cơ sở phân tích. 1.4. Ý nghĩa đề tài Đề tài là một bằng chứng thực nghiệm cho thấy NĐT cá nhân trên TTCK VN tuân thủ chủ yếu theo Lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tversky cũng như tồn tại tâm lý bầy đàn, tâm lý quá tự tin trong mẫu khảo sát. Qua nghiên cứu về hành vi của NĐT cá nhân từ góc độ tâm lý học, đề tài có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn cho các NĐT và cơ quan quản lý TTCK VN tham khảo. 1.5. Cấu trúc của đề tài Bài nghiên cứu được trình bày theo 4 chương như sau:  Chương 1: Giới thiệu
  • 13. 3  Chương 2: Khung lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu  Chương 3: Phân tích kết quả bảng khảo sát và lý giải những biến động bất thường trên TTCK VN  Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
  • 14. 4 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT, CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khung lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết triển vọng Lý thuyết triển vọng bắt nguồn từ bài báo nổi tiếng của D. Kahneman và A. Tversky về quá trình ra quyết định trong hoàn cảnh không chắc chắn. “Lý thuyết triển vọng: Phân tích về quyết định trong hoàn cảnh rủi ro” đã được đăng trên Tạp chí Econometrica số 47 năm 1979. Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hành xử của các cá nhân là không hợp lý (irrational), Kahneman và A. Tversky đã chỉ ra ba khía cạnh mà lý thuyết hữu dụng kỳ vọng không thể giải thích được: (1) Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng, hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro song đôi lúc lại ưa thích rủi ro. Con người lựa chọn dựa trên lời và lỗ; (2) Con người đánh giá các khoản lời và lỗ so với một mức tham chiếu và thông thường mức tham chiếu ứng với tình trạng tài sản hiện tại của người đó; (3) Con người sợ thua lỗ bởi các mất mát tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn những gì họ được tương tự về độ lớn. Hai hàm ý đáng chú ý của Lý thuyết triển vọng đã được Rassoul Yazipour và James A. Howard đúc kết trong cuốn sách “Behavioral Finance: Investor, Corporations, and Market” xuất bản năm 2010 như sau:  Về hành vi chấp nhận rủi ro: Các NĐT cá nhân cùng lúc vừa là những người tìm kiếm rủi ro vừa là những người né tránh rủi ro.  Về hành vi nắm giữ cổ phiếu: Cả các NĐT cá nhân và NĐT chuyên nghiệp đều dễ mắc lỗi bán những tài sản sinh lời quá sớm và nắm giữ các các tài sản thua lỗ quá lâu, đây được gọi là hành vi e ngại thua lỗ. Sự thua lỗ gây ra sự mất mát lớn hơn so với niềm vui mang lai từ khoản lời với cùng một độ lớn. 2.1.2. Tâm lý quá tự tin Theo Ackert và Deaves (2009), tâm lý quá tự tin nghĩa là khuynh hướng con người đề cao kiến thức, khả năng và tính chính xác trong thông tin của bản thân hoặc lạc quan thái quá về tương lai và khả năng kiểm soát tình thế. Tâm lý lạc quan thái quá (excessive
  • 15. 5 optimism) là một dạng biểu hiện của tâm lý quá tự tin, nó hiện diện khi con người đánh giá xác suất các kết quả thuận lợi hay bất lợi quá cao hoặc quá thấp so với kinh nghiệm quá khứ hoặc những phân tích suy luận. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học đã chứng minh rằng hầu hết mọi người quá tự tin trong phần lớn thời gian. Svenson (1981) đã thực hiện một nghiên cứu điển hình cho tâm lý quá tự tin là hiệu ứng tốt hơn trung bình. Khi tiến hành khảo sát một nhóm sinh viên, kết quả cho thấy 82% trong số họ tự cho là mình thuộc nhóm 30% số người lái xe an toàn nhất. Thông thường, con người thường giữ những định nghĩa mà theo đó họ sẽ giỏi nhất trong thâm tâm. Một vài người có thể cho rằng tốt nhất ở đây là có tay lái tốt nhất, người khác lại nghĩ tốt nhất ở đây là năng lực lường trước nguy hiểm. Việc tin rằng bạn lái tốt hơn trung bình làm gia tăng lòng tự trọng. Tâm lý quá tự tin cũng phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Trong 15 khảo sát (mỗi khảo sát với khoảng 1,000 người tham gia) trong giai đoạn 1998 – 2000 được thực hiện bởi tổ chức Gallup, người tham gia được hỏi về kỳ vọng đối với tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán và danh mục đầu tư của họ trong vòng 12 tháng sau. Trung bình, kết quả người tham gia kỳ vọng danh mục của họ đánh bại thị trường cho thấy họ đã quá tự tin. 2.1.3. Tâm lý bầy đàn Theo Bikhchandani (2001), tâm lý bầy đàn là hành vi của một NĐT bắt chước hành động của các NĐT khác hoặc tuân theo các chuyển động của thị trường thay vì dựa trên nguồn thông tin và chiến lược của chính mình. Tâm lý bầy đàn có thể chi phối đối với cả NĐT tổ chức và NĐT cá nhân và là nguyên nhân chính gây ra những tăng trưởng phi lý hay sụp đổ của TTCK. Tâm lý bầy đàn là một phản ứng tâm lý gây ra bởi phản ứng sợ hãi áp lực lên tâm lý cá nhân làm xuất phát ra hành động để tránh cảm giác bị loại ra khỏi nhóm. Chính nỗi sợ bị gạt ra khỏi đám đông là nguyên nhân tạo ra tâm lý bầy đàn.
  • 16. 6 Stanley Milgram (1968) đã tiến hành một thực nghiệm như sau: Đầu tiên họ cho một người đứng ở góc phố và nhìn lên bầu trời trống không trong 60 giây. Kết quả có một số người đi đường đã dừng lại để xem người kia nhìn gì nhưng rồi đa số cũng bước qua. Lần tiếp theo họ cho 5 người làm như vậy cũng ở góc phố đó. Số người dừng lại để quan sát lúc này tăng lên gấp 4 lần. Lần thứ ba họ cho 15 người đứng ở góc phố thì có tới 45% số người qua đường dừng lại và ngước nhìn lên trời xem những người khác ngó gì. Và cuối cùng, lần thứ 4 có đến 20 người đứng trên góc phố nhìn lên trời. Kết quả có tới hơn 80% người đi đường đã ngẩng đầu quan sát theo. Từ kết quả trên, Milgram cho rằng nếu ta không biết chắc điều gì đang diễn ra thì tốt hơn hết là hãy bắt chước lại những gì người khác đang làm. Do đó mà đám đông càng dễ bị ảnh hưởng khi càng có đông người. Trong cuốn sách Nudge (2008), Thaler và Sunstein công bố một khám phá thú vị về tâm lý bầy đàn. Đó là các thẩm phán trong bồi thẩm đoàn 3 người đều bị tác động bởi các đồng nghiệp của họ. Một nghị sĩ Đảng Cộng Hòa có thể đưa ra những ý kiến khá “tự do” khi họ ngồi gần hai nghị sĩ Đảng Dân chủ; và một nghĩ sĩ Đảng Dân chủ sẽ có những ý kiến khá “bảo thủ” khi họ ngồi gần hai nghị sĩ Đảng Cộng hòa. Hai ông kết luận rằng con người rất dễ bị tác động bởi con người. Bởi vì chúng ta thích giống người khác. Trên thị trường chứng khoán, một nhóm các NĐT có thể rất bình tĩnh và sáng suốt, nhưng cũng có lúc họ sẽ bị áp đảo bởi những cảm xúc hưng phấn hay tiêu cực của đám đông. Chính nỗi sợ hãi bị bỏ rơi khi thị trường tăng điểm nóng hay bị rớt mạnh của thị trường đã gây ra một áp lực khiến họ ra quyết định mua hay bán. 2.2. Các nghiên cứu điển hình về hành vi NĐT Lý thuyết tài chính hành vi nghiên cứu những hành vi của các chủ thể kinh tế có khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định tài chính và TTCK như thế nào. Phương pháp nghiên cứu của trường phái này thường dựa trên những mô hình kết hợp giữa tâm lý học và các mô hình về dự
  • 17. 7 tính duy lý của kinh tế học tân cổ điển. Có thể kể tên một số nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực này gồm Daniel Kahneman, Amos Tversky, Nicholas Barberis, Richard Thaler và Robert J. Shiller. Trong nghiên cứu “Một khảo sát của tài chính hành vi” của Nicholas Barberis và Richard Thaler trong sách Handbook of the Economics of Finance, do G.M. Constantinides và các cộng sự chủ biên (Amsterdam: Elsevier, 2003), lập luận rằng một số hiện tượng tài chính có thể được hiểu một cách hợp lý bằng cách sử dụng các mô hình trong đó một số tác nhân không hoàn toàn hợp lý. Lĩnh vực này có hai khối xây dựng: giới hạn đối với chênh lệch giá, lập luận rằng có thể khó khăn cho các nhà giao dịch hợp lý để hoàn tác các trật tự gây ra bởi các nhà giao dịch ít lý trí hơn; và tâm lý học, danh mục các loại sai lệch so với tính hợp lý đầy đủ mà chúng ta có thể mong đợi để xem xét. Hai tác giả thảo luận về hai chủ đề này và sau đó trình bày một số ứng dụng tài chính hành vi: cho thị trường chứng khoán tổng hợp, lợi nhuận trung bình của các chứng khoán, cho hành vi giao dịch cá nhân và tài chính doanh nghiệp. Tiền đề của tài chính hành vi là: Lý thuyết tài chính thông thường đã bỏ qua cách thức con người thực tế ra quyết định và chính con người làm nên sự khác biệt. Ngày càng có nhiều nhà kinh tế học đi theo chiều hướng giải thích trong các công trình nghiên cứu về mô thức bất thường là nhất quán với “tính phi lý”, dường như là đặc điểm của những người phải ra các quyết định phức tạp. Tính phi lý này có hai dạng tổng quát: thứ nhất, các NĐT không phải lúc nào cũng xử lý thông tin một cách đúng đắn và do đó, họ suy luận sai về phân phối xác suất của suất sinh lợi tương lai; và thứ hai, thậm chí, ứng với một phân phối xác suất sinh lợi cho trước, họ cũng thường ra những quyết định không nhất quán hoặc có tính chất không tối ưu một cách hệ thống. Lẽ dĩ nhiên, sự hiện diện của những NĐT phi lý tự nó không đủ để làm cho thị trường tài chính trở nên phi hiệu quả. Nếu những hành vi phi lý quả thật có ảnh hưởng đến giá cả, thì những nhà giao dịch hưởng chênh lệch giá có con mắt tinh đời sẽ tranh thủ chớp lấy các cơ hội lợi nhuận và từ đó ta dự kiến họ sẽ đẩy giá quay về giá trị thích hợp. Vì thế, luận điểm phê phán thứ hai của trường phái hành vi là: trên thực tế, hành động của những
  • 18. 8 nhà giao dịch hưởng chênh lệch giá bị giới hạn, cho nên không đủ để buộc giá quay về mức phù hợp với giá trị nội tại. Luận điểm phê phán này có ý nghĩa quan trọng. Gần như ai cũng cho rằng, nếu như giá cả là đúng đắn (tức giá thị trường = giá trị nội tại), thì sẽ không có những cơ hội lợi nhuận dễ dàng. Nhưng điều ngược lại không nhất thiết đúng. Nếu trường phái hành vi nói đúng về sự hạn chế hoạt động giao dịch hưởng chênh lệch giá, thì tình trạng thiếu vắng các cơ hội lợi nhuận không nhất thiết ngụ ý rằng thị trường là hiệu quả. Lưu ý rằng hầu hết việc kiểm chứng giả thuyết thị trường hiệu quả đều tập trung vào sự hiện diện của các cơ hội lợi nhuận, thường được phản ánh qua kết quả hoạt động của các nhà quản lý tiền tệ. Nhưng việc họ không thể đạt kết quả tốt hơn so với các chiến lược đầu tư thụ động một cách có hệ thống không nhất thiết ám chỉ rằng thị trường đang vận hành hiệu quả. Nhà kinh tế học Robert J. Shiller đã xuất bản cuốn sách này vào năm 2000 và dự báo đúng sự sụp đổ của thị trường chứng khoán trong cùng năm đó. “Sự hưng phấn phi lý” đề cập đến sự hồ hởi của NĐT, thúc đẩy giá tài sản lên đến mức bất hợp lý. Cuốn sách này đề cập tới hành vi của các thị trường đầu cơ, tính dễ bị tổn thương của con người khi vấp phải sai lầm và tính bất ổn của hệ thống tư bản. Cuốn sách cố gắng đi sâu tìm hiểu sự thay đổi trong quá trình tư duy của những người mà hoạt động của họ có sức ảnh hưởng tới thị trường. Cuốn sách chỉ ra rằng những người sáng suốt nhất cũng có thể mắc sai lầm khi phán đoán về con người – trong cả lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán – do sự cả tin, bỏ qua các chi tiết và quá tin tưởng vào các phán đoán của người khác. Tác giả đưa ra những luận điểm chi tiết chứng minh rằng sự thay đổi thái độ, lòng tin phi lý và trọng tâm chú ý là những yếu tố đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế của chúng ta, bởi vì chúng gây ra những biến đổi có ảnh hưởng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tác giả cũng mở rộng thảo luận về hoạt động đầu cơ vào bất động sản và thị trường chứng khoán. Tăng trưởng phi lý là nền tảng của một bong bóng đầu cơ. Bong bóng đầu cơ là một trạng thái mà trong đó tin tức về việc tăng giá đã thúc đẩy sự hăng hái của NĐT nhanh
  • 19. 9 chóng lan truyền từ người này sang người khác, từ nhóm người này sang nhóm người khác, làm cho bong bóng ngày càng trương phình cho đến khi bùng nổ. Bài báo “NĐT có tâm lý bầy đàn tại các thị trường chứng khoán mới nổi hay không?: Bằng chứng thực nghiệm tại thị trường Đài Loan” của Riza Demirer và các cộng sự đăng trên Tạp chí Journal of Economic Behavior & Organization số tháng 11/2010 đưa ra ba đóng góp chính cho các tài liệu về tâm lý bầy đàn của NĐT. Đầu tiên, nó mở rộng các nghiên cứu tâm lý bầy đàn của NĐT đến một thị trường chứng khoán Đài Loan tương đối phức tạp, sử dụng dữ liệu trên 689 công ty được phân loại thành 18 lĩnh vực khác nhau. Thứ hai, nó sử dụng các phương pháp khác nhau được thiết kế để kiểm tra sự tồn tại tâm lý bầy đàn của NĐT để hiểu rõ hơn các nguồn gốc của hành vi bầy đàn. Thứ ba, bài nghiên cứu thảo luận về các cách đo lường tâm lý bầy đàn khác nhau đối với các NĐT chịu rủi ro hệ thống và phi hệ thống. Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ hành vi bầy đàn của NĐT thông qua khám phá và kiểm định kết quả giao dịch của NĐT. Bài báo “Tham lam và sợ hãi trong các thị trường tài chính: Một nghiên cứu thực nghiệm của các nhà giao dịch trong ngày” của Andrew W. Lo và các cộng sự đăng trên Tạp chí American Economic Review, số 95, tháng 5/2005. Các kết quả từ đề tài này xác nhận và mở rộng kết quả của Lo và Repin (2002): tác giả tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa phản ứng cảm xúc và hiệu suất giao dịch được đo bằng lãi và lỗ. Cụ thể, dữ liệu khảo sát chỉ ra rằng các đối tượng có phản ứng cảm xúc với lãi và lỗ tiền tệ mạnh hơn ở cả mặt tích cực và tiêu cực thể hiện hiệu suất giao dịch kém hơn đáng kể, ngụ ý mối tương quan nghịch giữa hành vi giao dịch thành công và phản ứng cảm xúc. Ngoài ra, trái với trực giác chung về các đặc điểm tính cách điển hình của các nhà giao dịch chuyên nghiệp, đề tài không phát hiện bất kỳ loại tính cách giao dịch cụ thể nào trong mẫu nghiên cứu. Điều này làm tăng khả năng các loại tính cách khác nhau có thể hoạt động tốt như các nhà giao dịch sau khi được hướng dẫn và thực hành đúng. Ngoài ra, có thể là trường hợp sự khác biệt cá nhân thích hợp để giao dịch thành công nằm ngoài
  • 20. 10 phạm vi hành vi được đánh giá thông qua bảng câu hỏi về tính cách và chỉ được nhìn thấy ở cấp độ sinh lý và thần kinh sâu hơn, hoặc với một mẫu người giao dịch lớn hơn hoặc đồng nhất hơn. Về mặt thống kê, các công cụ tâm lý của đề tài có thể không đủ sức mạnh để phân biệt giữa các loại tính cách giao dịch thành công và không thành công, và cỡ mẫu lớn hơn hoặc một giả thuyết thay thế tinh tế hơn có thể mang lại một thử nghiệm mạnh mẽ hơn. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN, tác giả đã mời 112 NĐT cá nhân tham gia khảo sát trực tuyến trong khoảng thời gian từ ngày 28/02/2019 đến ngày 04/03/2019. Trước đây khi chưa có giao dịch trực tuyến, nhà đầu tư phải đến các công ty chứng khoán để viết phiếu lệnh cho việc mua hay bán cổ phiếu của mình. Do vậy số lượng nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán rất đông đảo. Nhưng từ khi các công ty chứng khoán triển khai đặt lệnh qua mạng internet (giao dịch trực tuyến) thì tình cảnh nhà đầu tư chen chúc nhau ở các công ty này vơi đi dần. Gần đây với sự phổ biến của điện thoại thông minh, nhà đầu tư có thể dễ dàng đặt lệnh thông qua các phần mềm (app) của công ty chứng khoán. Chính vì lý do đó, việc tiếp cận các nhà đầu tư cá nhân ở các sàn của công cy chứng khoán không dễ dàng và khó đáp ứng được một mẫu khảo sát có số lượng lớn nên tác giả đã chọn cách khảo sát trực tuyến. Trong 112 NĐT cá nhân tham gia khảo sát thì có 5 phiếu không có đủ độ tin cậy về thông tin nên không được tác giả đưa vào mẫu. Như vậy mẫu phân tích có 107 phiếu đạt yêu cầu. Tác giả đã xây dựng Phiếu khảo sát chủ yếu dựa trên các câu hỏi đã được Ackert và Deaves tổng hợp lại từ Lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tversky thông qua cuốn sách Behavioral Finance: Psychology, Decision-Making, and Markets (2009). Để áp dụng cơ sở phân tích từ Lý thuyết triển vọng, tác giả sử dụng các câu hỏi gốc từ lý thuyết này trong các câu hỏi số 9 – 15 trong Phiếu câu hỏi (Nội dung Phiếu khảo sát trong phần Phụ lục 2). Các câu hỏi trong Phiếu khảo sát nhằm làm rõ các vấn đề sau:
  • 21. 11 Câu hỏi Hàm ý 1, 2 Cung cấp thông tin về nhân khẩu học của mẫu điều tra 3, 4 Cho biết kinh nghiệm và động cơ tham gia thị trường chứng khoán của các NĐT 5, 6 Đánh giá tâm lý quá tự tin 7 Đánh giá tâm lý lạc quan quá mức 8 Đánh giá tâm lý bầy đàn 9, 10, 11 Đánh giá các NĐT qua 3 khía cạnh: - Khía cạnh 1: Con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự tìm kiếm rủi, tùy thuộc vào bản chất của triển vọng; - Khía cạnh 2: Việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào lời và lỗ so với một điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu này thường là trạng thái hiện tại; - Khía cạnh 3: Con người ngại thua lỗ vì mất mát lớn hơn được. 12, 13 Đánh giá các NĐT qua 2 khía cạnh: - Con người thường thích rủi ro đối với cái được nếu xác suất xảy ra kết quả đó thấp (mua vé số); - Con người thường e ngại rủi ro đối với cái mất nếu xác suất xảy ra kết quả đó thấp (mua bảo hiểm). 14, 15 Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số của NĐT cá nhân trên TTCK VN có tuân thủ theo lý thuyết triển vọng hay không.
  • 22. 12 26% 74% Nam Nữ 60% 24% 14% 2% Dưới 25 Từ 25 - 35 Từ 36 - 50 Trên 50 tuổi tuổi tuổi tuổi CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BẢNG KHẢO SÁT VÀ LÝ GIẢI NHỮNG BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG TRÊN TTCK VN 3.1. Phân tích kết quả của bảng khảo sát 3.1.1. Đặc điểm của mẫu Thông tin về nhân khẩu học của mẫu Xét về giới tính, tỷ lệ nam giới chiếm áp đảo (74%) so với nữ giới (26%). Hầu hết các NĐT cá nhân là trẻ tuổi, độ tuổi dưới 25 chiếm 24%, từ 25-35 tuổi chiếm 60%, từ 36- 50 tuổi chiếm 14% và độ tuổi trên 50 chiếm 2%. Trình độ học vấn của các NĐT cá nhân chủ yếu là tốt nghiệp đại học (chiếm 76%) và phần lớn đang công tác trong lĩnh vực tài chính (78%). Theo tác giả, vào những năm mới thành lập thì các NĐT có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, sau nhiều lần thị trường điều chỉnh mạnh sẽ thanh lọc dần các NĐT không có chuyên môn về tài chính. Hình 3.1. Thông tin về nhân khẩu học của mẫu khảo sát Kinh nghiệm đầu tư Số các NĐT có kinh nghiệm từ 1-5 năm chiếm 61% còn kinh nghiệm trên 5 năm chiếm 39%. Động cơ tham gia thị trường Đa số các NĐT cá nhân tham gia TTCK VN do đánh giá đây là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận lớn (79%).
  • 23. 13 3.1.2. Nhận diện chung về hành vi của mẫu a) Thái độ đối với rủi ro và lợi nhuận Tác giả sử dụng câu hỏi số 9 đến số 11 để đánh giá các NĐT qua 3 khía cạnh tương tự như Kahneman và Tversky đã thực hiện trên các mẫu khảo sát tại Mỹ: - Khía cạnh 1: Con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự tìm kiếm rủi, tùy thuộc vào bản chất của triển vọng (Câu 9); - Khía cạnh 2: Việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào lời và lỗ so với một điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu này thường là trạng thái hiện tại (Câu 10); - Khía cạnh 3: Con người ngại thua lỗ vì mất mát lớn hơn được (Câu 11). Câu 9.1. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau: Tình huống 1: Chắc chắn (100%) có 240 USD; Tình huống 2: 25% cơ may giành được 1,000 USD. Bảng 3.1. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 1 (Câu 9.1) Câu 9.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid (1) 55 51.4 51.4 51.4 (2) 52 48.6 48.6 100.0 Total 107 100.0 100.0 Kết quả từ Bảng 3.1 cho thấy có 51.4% NĐT chọn chắc chắn có 240 USD phản ánh tâm lý ngại rủi ro. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 50% nên chưa cho thấy sự phù hợp rõ ràng với lý thuyết triển vọng. Vì theo lý thuyết triển vọng, khi NĐT đứng trước 2 cơ hội có lời thì đa số họ sẽ có xu hướng lựa chọn cơ hội chắc chắn hơn. Câu 9.2. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau: Tình huống 1: Chắc chắn (100%) mất 750 USD; Tình huống 2: 75% khả năng mất 1,000 USD.
  • 24. 14 Bảng 3.2. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 1 (Câu 9.2) Câu 9.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid (1) 40 37.4 37.4 37.4 (2) 67 62.6 62.6 100.0 Total 107 100.0 100.0 Kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy có 62.6% NĐT chọn 75% khả năng mất 1,000 USD phản ánh tâm lý ưa thích rủi ro phù hợp với lý thuyết triển vọng. Vì theo lý thuyết triển vọng, khi NĐT đứng trước nguy cơ thua lỗ thì họ sẽ có xu hướng tìm kiếm rủi ro. Câu 10.1. Giả sử Anh/Chị giàu có hơn hiện tại 300 USD, hãy lựa chọn giữa: Tình huống 1: Chắc chắn (100%) có 100 USD; Tình huống 2: 50% cơ may giành được 200 USD. Bảng 3.3. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 2 (Câu 10.1) Câu 10.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid (1) 64 59.8 59.8 59.8 (2) 43 40.2 40.2 100.0 Total 107 100.0 100.0 Câu 10.2. Giả sử Anh/Chị giàu có hơn hiện tại 500 USD, hãy lựa chọn giữa: Tình huống 1: Chắc chắn (100%) mất 100 USD; Tình huống 2: 50% khả năng mất 200 USD.
  • 25. 15 Bảng 3.4. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 2 (Câu 10.2) Câu 10.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid (1) 42 39.3 39.3 39.3 (2) 65 60.7 60.7 100.0 Total 107 100.0 100.0 Hai quyết định trong câu hỏi 10.1 và 10.2 thực tế giống nhau. Trong cả hai trường hợp, quyết định chọn giữa việc chắc chắn có 400 USD và việc sẽ có 50% cơ hội có 500 USD và 50% cơ hội có 300 USD. Kết quả câu hỏi 10.1 có 59.8% NĐT chọn tình huống 1 và kết quả câu hỏi 10.2 có 60.7% chọn tình huống 2. Với quyết định trong câu hỏi 10.1 cho thấy NĐT e ngại rủi ro nhưng quyết định trong câu hỏi 10.2 lại phản ánh sự tìm kiếm rủi ro. Điều đó cho thấy thái độ đối với rủi ro là không giống nhau giữa việc được và mất, nghĩa là sự thay đổi trong mức tài sản mới là vấn đề, chứ không phải là mức tài sản. Và thái độ đối với rủi ro là khác nhau căn cứ vào việc NĐT tính toán sự đánh đổi giữa được và mất dựa vào điểm tham chiếu (reference point). Điểm tham chiếu trong câu hỏi này là 400 USD. Câu 11: Giá trị nào của x sẽ khiến Anh/Chị cảm thấy hai sự lựa chọn sau là như nhau: Tình huống 1: Không có gì. Tình huống 2: Xác suất 50% thu được “x” và xác suất 50% còn lại sẽ mất 25 USD. Vậy x là: A. 0 B. 1 USD - 25 USD C. 26 USD - dưới 50 USD D. Từ 50 USD - 100 USD E. Trên 100 USD
  • 26. 16 Bảng 3.5. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 3 (Câu 11) Câu 11 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid A 0 0.0 0.0 0.0 B 17 15.9 15.9 15.9 C 34 31.8 31.8 47.7 D 33 30.8 30.8 78.5 E 23 21.5 21.5 100.0 Total 107 100.0 100.0 Hàm ý câu hỏi này là: Chúng ta tham gia trò chơi tung đồng xu, nếu mặt sấp thì mất 25 USD còn mặt ngửa thì được "x" USD. Vậy x là bao nhiêu thì chúng ta sẵn sàng tham gia chơi? Thông thường, giá trị x sẽ là 25 USD là hợp logic để tham gia chơi. Nhưng kết quả khảo sát cho thấy 84.1% NĐT trả lời x phải từ 26 USD trở lên. Kết quả này cho thấy NĐT cá nhân có tâm lý ngại thua lỗ và củng cố cho luận điểm các khoản lỗ thường có tác động mạnh hơn so với các khoản lời. Tác giả sử dụng câu hỏi số 12 và 13 để đánh giá các NĐT qua 2 khía cạnh: - Khía cạnh 4: Con người thường thích rủi ro đối với cái được nếu xác suất xảy ra kết quả đó thấp (mua vé số, câu hỏi 12); - Khía cạnh 5: Con người thường e ngại rủi ro đối với cái mất nếu xác suất xảy ra kết quả đó thấp (mua bảo hiểm, câu hỏi 13). Câu 12. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau: Tình huống 1: 0.1% sẽ thu được 5,000 USD Tình huống 2: Chắc chắn 100% thu được 5 USD
  • 27. 17 Bảng 3.6. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 4 (Câu 12) Câu 12 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid (1) 45 42.1 42.1 42.1 (2) 62 57.9 57.9 100.0 Total 107 100.0 100.0 Kết quả từ Bảng 3.6 cho thấy có 57.9% NĐT chọn chắc chắn thu được 5 USD phản ánh tâm lý không thích mua sổ xố tức không ưa thích rủi ro. Điều này không đúng theo dự báo của lý thuyết triển vọng. Vì theo lý thuyết triển vọng, con người định một tỷ trọng quá cao cho những sự kiện có xác suất thấp và họ có xu hướng chọn 0.1% sẽ thu được 5,000 USD biểu thị sự tìm kiếm rủi ro. Nói cách khác, lựa chọn này biểu thị sự ưa thích rủi ro trong miền giá trị dương (miền lời). Câu 13. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau: Tình huống 1: 0.1% sẽ mất 5,000 USD Tình huống 2: Chắc chắn sẽ mất 5 USD Bảng 3.7. Đánh giá NĐT qua Khía cạnh 5 (Câu 13) Câu 13 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid (1) 53 49.5 49.5 49.5 (2) 54 50.5 50.5 100.0 Total 107 100.0 100.0 Kết quả từ Bảng 3.7. cho thấy có 50.5% chọn chắc chắn mất 5 USD chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 50%, chưa cho thấy sự phân hóa rõ ràng.
  • 28. 18 Tác giả sử dụng câu 14 và 15 (bao gồm câu 14.1, 14.2, 15.1 và 15.2) để đánh giá đặc điểm về hàm trọng số của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam. Câu 14.1. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau: Tình huống 1: 80% cơ may giành được 4.000 USD; Tình huống 2: Chắc chắn (100%) giành được 3.000 USD. Bảng 3.8. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 14.1) Câu 14.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid (1) 25 23.4 23.4 23.4 (2) 82 76.6 76.6 100.0 Total 107 100.0 100.0 Câu 14.2. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau: Tình huống 1: 20% cơ may giành được 4.000 USD; Tình huống 2: 25% cơ may giành được 3.000 USD. Bảng 3.9. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 14.2) Câu 14.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid (1) 53 49.5 49.5 49.5 (2) 54 50.5 50.5 100.0 Total 107 100.0 100.0 Với câu hỏi 14.1, có 76.6% NĐT chọn tình huống 2, trong khi đó có 50.5% chọn tình huống 2 trong câu hỏi 14.2. Rõ ràng câu 14.2 giống câu 14.1, ngoại trừ xác suất được nhân với 0.25, phản ánh lập luận của Kahneman và Tversky là con người dường như định một tỷ trọng quá cao cho những kết quả chắc chắn. Điều này có nghĩa là độ dốc của hàm trọng số trong vùng lân cận sự chắc chắn tương đối dốc.
  • 29. 19 Câu 15.1. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau: Tình huống 1: 45% cơ may giành được 6.000 USD; Tình huống 2: 90% cơ may giành được 3.000 USD. Bảng 3.10. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 15.1) Câu 15.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid (1) 29 27.1 27.1 27.1 (2) 78 72.9 72.9 100.0 Total 107 100.0 100.0 Câu 15.2. Anh/Chị hãy đánh dấu vào 1 phương án lựa chọn giữa 2 tình huống sau: Tình huống 1: 0,1% cơ may giành được 6.000 USD; Tình huống 2: 0,2% cơ may giành được 3.000 USD. Bảng 3.11. Đánh giá đặc điểm về hàm trọng số (Câu 15.2) Câu 15.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid (1) 59 55.1 55.1 55.1 (2) 48 44.9 44.9 100.0 Total 107 100.0 100.0 Đối với một người trung lập với rủi ro, thì hai tình huống trong mỗi câu hỏi 15.1 và 15.2 là như nhau. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy, trong câu hỏi 15.1, có 72.9% NĐT chọn tình huống 2 (e ngại rủi ro), trong khi đó có 55.1% chọn tình huống 1 trong câu hỏi 15.2 (ưa thích rủi ro) cho thấy đa số NĐT định tỷ trọng quá cao đối với xác suất 0,1% lớn hơn rất nhiều so với xác suất 0,2%. Điều này cho thấy việc định trọng số cao sẽ lớn nhất tại mức xác suất thấp nhất, nghĩa là hàm trọng số tương đối dốc trong miền xác suất lân cận 0.
  • 30. 20 Từ kết quả của câu hỏi 14 và 15, chúng ta thấy đặc điểm về hàm trọng số của NĐT cá nhân trên TTCK VN chủ yếu tuân thủ theo lý thuyết triển vọng. b) Tâm lý quá tự tin Khi được hỏi: Anh/Chị tự tin vào khả năng đầu tư tốt hơn các NĐT khác khi lựa chọn cổ phiếu ở mức độ nào? Trong đó: 1 (hoàn toàn không tự tin); 2 (không tự tin); 3 (bình thường); 4 (tự tin); 5 (hoàn toàn tự tin) thì tới 85.0% NĐT cho rằng khả năng lựa chọn cổ phiếu của mình từ mức trung bình trở lên và trong đó có 28.0% số người cho rằng mình có khả năng lựa chọn cổ phiếu tốt hơn so với các NĐT khác. Kết quả này cho thấy tâm lý quá tự tin tồn tại ở các NĐT trong mẫu. Bảng 3.12. Đánh giá tâm lý quá tự tin (Câu 6) Câu 6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 2 1.9 1.9 1.9 2 14 13.1 13.1 15.0 3 61 57.0 57.0 72.0 4 23 21.5 21.5 93.5 5 7 6.5 6.5 100.0 Total 107 100.0 100.0 Với câu hỏi: Nếu như chỉ số VN-Index đang có xu hướng tăng 2 tuần liền, Anh/Chị có cho rằng trong 1 vài ngày tới, chỉ số sẽ tiếp tục duy trì đà tăng hay không? Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý) có 52.3% NĐT thiên về kịch bản VN-Index sẽ duy trì đà tăng, trong đó có 20.6% số người cho rằng khá chắc chắn VN-Index sẽ duy trì đà tăng. Điều này phản ánh tâm lý lạc quan thái quá (một dạng biểu hiện của tâm lý quá tự tin) tồn tại ở các NĐT trong mẫu.
  • 31. 21 Bảng 3.13. Đánh giá tâm lý lạc quan thái quá (Câu 7) Câu 7 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 8 7.5 7.5 7.5 2 43 40.2 40.2 47.7 3 34 31.8 31.8 79.4 4 19 17.8 17.8 97.2 5 3 2.8 2.8 100.0 Total 107 100.0 100.0 c) Tâm lý bầy đàn Trong câu hỏi số 8: Ông /Bà đánh giá về mức độ tin cậy của các nguồn thông tin sau trong quá trình phân tích đầu tư? Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý) thì khi được hỏi về mức độ tin cậy của biến động thị giá cổ phiếu trong quá khứ (Bảng 3.14), có 86.0% NĐT đánh giá từ mức trung bình trở lên. Khi NĐT quan tâm tới biến động thị giá trong quá khứ có nghĩa là họ quan tâm tới thị trường đang nghĩ gì và có thể cố đoán xu hướng tăng hay giảm của thị giá. Điều này ngụ ý rằng họ có quan tâm tới đám đông đang nghĩ gì. Bảng 3.14. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.2) Câu 8.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 1 0.9 0.9 0.9 2 14 13.1 13.1 14.0 3 35 32.7 32.7 46.7 4 51 47.7 47.7 94.4 5 6 5.6 5.6 100.0
  • 32. 22 Total 107 100.0 100.0 Khi được hỏi về mức độ tin cậy của các báo cáo phân tích từ các công ty chứng khoán (Bảng 3.15), có 85.0% NĐT đánh giá từ mức trung bình trở lên. Tức là các NĐT đang dành sự quan tâm quá nhiều tới các phân tích từ công ty chứng khoán. Bảng 3.15. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.3) Câu 8.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 4 3.7 3.7 3.7 2 12 11.2 11.2 15.0 3 69 64.5 64.5 79.4 4 22 20.6 20.6 100.0 5 0 0.0 0.0 100.0 Total 107 100.0 100.0 Khi được hỏi về mức độ tin cậy của thông tin giao dịch của NĐT nước ngoài (Bảng 3.16), có 82.2% NĐT đánh giá từ mức trung bình trở lên. Việc để tâm tới hành động giao dịch của NĐT nước ngoài quá nhiều cho thấy tâm lý dựa vào nhóm này của những người được khảo sát. Bảng 3.16. Đánh giá tâm lý bầy đàn (Câu 8.4) Câu 8.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 4 3.7 3.7 3.7 2 15 14.0 14.0 17.8 3 52 48.6 48.6 66.4 4 32 29.9 29.9 96.3
  • 33. 23 5 4 3.7 3.7 100.0 Total 107 100.0 100.0 Như vậy, qua kết quả sát các câu hỏi 8.2, 8.3 và 8.4 cho thấy tồn tại tâm lý bầy đàn ở các NĐT trong mẫu. Bởi vì đa số các NĐT đã dành sự quan tâm tới báo cáo phân tích hay hành động giao dịch của các NĐT khác lẫn thị trường thay vì dựa trên nguồn thông tin và chiến lược của chính mình Tóm lại, qua kết quả khảo sát với quy mô mẫu 107 NĐT cá nhân, tác giả rút ra các kết luận sau: 1) Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN có 3 khía cạnh cơ bản mà lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng không giải thích được. Đó là: (1) Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng là gì, hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro song đôi lúc lại ưa thích rủi ro. Còn người lựa chọn dựa trên lời và lỗ; (2) Con người đánh giá các khoản lời và lỗ so với một mức tham chiếu và thông thường mức tham chiếu ứng với tình trạng hiện tại của người đó; (3) Con người sợ thua lỗ bởi các mất mát tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái được. 2) Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN tuân thủ chủ yếu theo lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tvesky. 3) Tồn tại tâm lý quá tự tin và tâm lý bầy đàn ở các NĐT trong mẫu. 3.2. Lý giải những biến động bất thường trên TTCK VN Vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (tiền thân Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM – HoSE), đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của TTCK VN. Trong giai đoạn này quy mô thị trường còn nhỏ với giá trị vốn hóa dưới 2% trên GDP. Mặc dù số lượng công ty niêm yết có tăng đều qua các năm nhưng tới năm 2005 mới chỉ đạt 41 công ty niêm yết. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu khi chưa có hệ
  • 34. 24 thống giao dịch trực tuyến đã ảnh hưởng đến khả năng cập nhật thông tin và ra quyết định của NĐT. Tất cả điều này đã ảnh hưởng lớn tới tính thanh khoản của thị trường. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên trong giai đoạn 2000 – 2005 chưa khi nào vượt trên 10 tỷ đồng. Biểu đồ 3.1. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên trên sàn Hồ Chí Minh (HSX) giai đoạn 2000 – 2005 (Nguồn HoSE) Tình hình biến động chỉ số VN Index trong giai đoạn này như sau:  Đầu tiên là đợt tăng giá mạnh từ lúc sàn HSX đi vào hoạt động 28/07/2000 - 25/06/2001 chỉ số VnIndex tăng từ 100 điểm lên 571.04 điểm cũng là mức cao nhất trong giai đoạn này. Nguyên nhân chính là thị trường mất cân đối khá lớn giữa cung và cầu cổ phiếu với cầu tăng mạnh trong khi số công ty niêm yết khá ít dẫn đến cung cổ phiếu thấp;  Kể từ phiên giao dịch 27/06/2001, thị trường bắt đầu sụt giảm mạnh xuống mức thấp nhất 130.9 điểm vào ngày 24/10/2003. Sau đó, thị trường đã đảo chiều tăng vào năm 2004 và 2005. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân 1 phiên (tỷ đồng) Số công ty niêm yết 35 28 22 20 11 10 5 06 07 03 01 02 2000 2001 2002 2003 2004 2005
  • 35. 25 Biểu đồ 3.2. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2000 – 2005 (Nguồn cafef.vn) Sau thời gian được xem là giai đoạn khởi động, TTCK VN bước vào cơn sốt thực sự có quy mô lớn đầu tiên. 3.2.1. Sự tăng trưởng phi lý - Giai đoạn 2006 – 2007 Chứng khoán trở thành kênh đầu tư có sức hấp dẫn nhất trong năm 2006 – 2007. Ngay đầu năm 2006, TTCK đã khởi đầu tăng mạnh kéo dài gần 4 tháng làm nhiều người lo ngại cho nguy cơ bong bóng và nhiều NĐT lao vào thị trường theo phong trào. Nhiều cá nhân đã chuyển từ các kênh đầu tư phổ biến như gửi tiết kiệm, bất động sản để qua đầu tư cổ phiếu. Nhiều bài báo trong và ngoài nước đánh giá cao triển vọng của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11/01/2007. Sự kiện này càng tạo thêm ấn tượng tốt đối với các NĐT nước ngoài và dẫn tới những làn sóng đầu tư của họ đổ vào Việt Nam. Biểu đồ 3.3. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2006 – 2007 (Nguồn cafef.vn) 600 VN Index 400 200 0 1500 VN Index 1000 500 0 07/2000 10/2000 12/2000 03/2001 05/2001 07/2001 10/2001 12/2001 03/2002 04/2002 05/2002 07/2002 08/2002 10/2002 11/2002 01/2003 02/2003 04/2003 05/2003 07/2003 08/2003 09/2003 11/2003 12/2003 02/2004 03/2004 05/2004 06/2004 08/2004 09/2004 10/2004 12/2004 01/2005 03/2005 04/2005 06/2005 07/2005 09/2005 10/2005 11/2005 01/2006 01/2006 02/2006 03/2006 03/2006 04/2006 05/2006 05/2006 06/2006 06/2006 07/2006 08/2006 08/2006 09/2006 09/2006 10/2006 11/2006 11/2006 12/2006 12/2006 01/2007 02/2007 03/2007 03/2007 04/2007 05/2007 05/2007 06/2007 06/2007 07/2007 08/2007 08/2007 09/2007 09/2007 10/2007 11/2007 11/2007 12/2007 12/2007
  • 36. 26 Chỉ số VN Index của phiên giao dịch ngày 29/12/2006 ở mức 751.77 điểm, tăng vọt 144% so với mức 307.5 điểm của phiên giao dịch cuối năm 2005. Ngày 12/03/2007, chỉ số VN Index đạt được mức cao nhất trong lịch sử là 1170.67 điểm, tăng 56% so với phiên giao dịch cuối năm 2006. Trước những diễn biến của chỉ số VN-Index, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên tăng trong năm 2006 và 2007 lần lượt là 140 tỷ đồng và 1,512 tỷ đồng (Biểu đồ 3.4). Đây là những mốc cao đột biến so với giai đoạn 2000 – 2005 khi giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên chưa khi nào vượt qua ngưỡng 10 tỷ đồng. Biểu đồ 3.4. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên trên sàn HSX giai đoạn 2006 – 2007 (Nguồn HoSE) Tính đến cuối năm 2007, số lượng công ty niêm yết tăng mạnh lên 140 công ty, gấp 3.4 lần thời điểm cuối năm 2005. Tổng vốn hóa cổ phiếu niêm yết đạt 364,425 tỷ đồng, chiếm gần 32% GDP của năm 2007, tăng hơn 49 lần so với cuối năm 2005. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân 1 phiên (tỷ đồng) Số công ty niêm yết 1,512 140 106 140 2006 2007
  • 37. 27 Vốn hóa sàn HSX (tỷ đồng) 364,425 147,967 986 1,570 2,436 2,370 4,237 7,390 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 3.5. Biến động vốn hóa sàn HSX giai đoạn 2000 – 2007 (Nguồn HoSE) Trước tình hình cổ phiếu liên tục tăng giá quá nóng trong năm 2006, ngày 21/12/2007, ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc của sàn HSX, cho rằng diễn biến thị trường như trong tháng 4 hồi đầu năm có thể lặp lại vì chỉ số PE bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK VN hiện đang là 38 lần. Trong khi ở các thị trường khác, PE bình quân chỉ dao động từ 10 đến 17 lần. PE chính là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Chúng ta thường dùng thu nhập của cổ phiếu trong bốn quí trước đó để tính chỉ số này. Theo thống kê của Thời báo kinh tế Sài Gòn vào đầu tháng 1/2007, PE của Vinamilk là 33, của FPT là 63, của REE là 27. Ngày 1/3/2007, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF công bố bản đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có nêu lên con số PE trung bình của 20 công ty lớn nhất niêm yết trên sàn HSX là khoảng 73 lần tính đến tháng 1 năm 2007. IMF cho rằng chỉ số này đang rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác. - Giai đoạn 2017 – 2018. Giai đoạn 2017 – 2018 chứng kiến giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân đạt những mức cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • 38. 28 Biểu đồ 3.6. Biến động số công ty niêm yết và giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân một phiên trên sàn HSX giai đoạn 2017 – 2018 (Nguồn HoSE) Đi cùng với thanh khoản gia tăng, chỉ số VN Index tăng liên tiếp và đạt đỉnh lịch sử 1,204.33 điểm vào ngày 09/04/2018. Biểu đồ 3.7. Biến động chỉ số VN Index giai đoạn 2017 – 2018 (Nguồn cafef.vn) Trong giai đoạn này nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn 100% có thể điểm tên như: VCB tăng từ 36,380 đồng lên 73,360 đồng (từ 26/9/2017 đến 19/03/2018); BID tăng từ 14,680 đồng lên 45,500 đồng (từ 03/01/2017 đến 10/04/2018); ACB tăng từ 15,020 đồng lên 43,910 đồng (từ ngày 03/01/2017 đến 10/04/2018). Tại ngày 30/03/2018, FiinPro thống kê PE trung bình của các ngân hàng niêm yết đạt 20.3 lần. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng: giá cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh có lẽ là điều không hoàn toàn phù hợp. Bởi vì với một tình trạng hệ thống ngân hàng có nhiều lỗi thì đáng lẽ thị giá cổ phiếu bị tác động mạnh theo chiều đi xuống thì ngược lại cổ phiếu ngân hàng vẫn dẫn dắt thị trường đi lên. 1250 1150 1050 950 850 750 650 550 450 VN Index 01/2017 01/2017 02/2017 03/2017 03/2017 04/2017 05/2017 05/2017 06/2017 06/2017 07/2017 08/2017 08/2017 09/2017 09/2017 10/2017 11/2017 11/2017 12/2017 12/2017 01/2018 02/2018 03/2018 03/2018 04/2018 04/2018 05/2018 06/2018 06/2018 07/2018 07/2018 08/2018 09/2018 09/2018 10/2018 10/2018 11/2018 12/2018 12/2018 Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân 1 phiên (tỷ đồng) Số công ty niêm yết 4,253 3,446 344 373 2017 2018
  • 39. 29 - PE bao nhiêu thì hợp lý? Theo bài báo Nhớ lại một lý thuyết đầu tư kinh điển (Remembering a Classic Investing Theory) đăng trên New York Times vào tháng 8/2007, tác giả bài báo đã thông kê từ Chiến tranh Thế giới II năm 1939 tới thời điểm viết bài, chỉ số PE trung bình trên thị trường chứng khoán Mỹ là 16 lần. Trong những giai đoạn tạo bong bóng của thị trường chứng khoán Mỹ vào thập niên 1920 và 1990, chỉ số PE ở mức 30 lần. Ngoài ra, khi tác giả tìm hiểu chỉ số Shiller PE là chỉ số giá/lợi nhuận dựa trên lợi nhuận đã được điều chỉnh theo lạm phát trung bình 10 năm, do nhà kinh tế đoạt giải Nobel của Mỹ là Robert Shiller phát triển thì thấy rằng mức 30 lần là ngưỡng rất cao và hàm ý thị trường chứng khoán đang đắt (Biểu đồ 3.8, mốc 30.14 được đo vào ngày 22/03/2019). Biểu đồ 3.8. Biến động chỉ số Shiller PE ratio cho S&P 500 (Nguồn multpl.com) Như vậy, với ý nghĩa của chỉ số và các mức lịch sử mà thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận cho thấy PE của thị trường và các cổ phiếu trên TTCK VN vào thời điểm 2006 – 2007 và đầu năm 2018 ở mức không hợp lý. Thế thì điều gì đã đẩy chỉ số PE trung bình của các công ty có vốn hóa lớn nhất TTCK VN lên cao như vậy? 3.2.2. Nhân tố tâm lý chi phối đến hành vi của NĐT trong giai đoạn tăng trưởng phi lý Theo tác giả, sự tăng trưởng phi lý của TTCK VN ở phần trên là hệ quả của sự ảnh hưởng tâm lý bầy đàn đối với các NĐT trên thị trường. Bởi nếu chỉ một nhóm nhỏ NĐT
  • 40. 30 có hành vi không hợp lý thì sẽ không tác động đáng kể đến thị giá cổ phiếu trên thị trường cũng như chỉ số PE. Nhưng khi hành vi không hợp lý lây lan trong đám đông quy mô lớn thì việc định giá sai sẽ xuất hiện và đẩy thị giá cũng như chỉ số PE lên mức cao bất hợp lý. Qua kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy tồn tại tâm lý bầy đàn ở trong mẫu 107 NĐT. Trên 80% NĐT đều đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin thị giá cổ phiếu trong quá khứ, báo cáo từ các công ty chứng khoán và giao dịch NĐT nước ngoài từ mức trung bình trở lên. Điều này phản ánh họ có dành sự quan tâm tới đám đông NĐT khác. Nguyên nhân gây ra tâm lý đám đông có thể xuất phát từ vấn đề bản năng là con người hầu như đều muốn hòa nhập với một nhóm người chứ không bị xã hội ruồng bỏ. Và nhiều người nghĩ rằng hành động của một nhóm lớn thì hiếm khi sai. Điều này càng đúng trong giai đoạn này, khi hầu hết các NĐT tham gia thị trường có kiến thức và trải nghiệm hạn chế làm nảy sinh nhu cầu dựa vào hành vi của đám đông. Tâm lý đám đông thể hiện ở giai đoạn 2017 đến đầu năm 2018 ở chỗ: khi cổ phiếu ngân hàng trở thành tâm điểm của sự chú ý với mức tăng giá liên tục đã làm nảy sinh lòng tham của mọi NĐT. NĐT cá nhân có thể quyết định mua cổ phiếu ngân hàng mặc dù không biết phân tích báo cáo tài chính của nó (phức tạp hơn báo cáo tài chính của các công ty sản xuất) và cũng bỏ qua mức định giá PE trung bình của nhóm này đang rất cao (20.3 lần vào cuối quý 1/2018). Trong cuốn sách Sự tăng trưởng phi lý, Nhà kinh tế học Robert J. Shiller chỉ ra rằng sự tăng trưởng phi lý là nền tảng của một bong bóng đầu cơ. Đó là một trạng thái mà trong đó tin tức về việc tăng giá đã thúc đẩy sự hăng hái của NĐT nhanh chóng lan truyền từ hết nhóm người này cho đến nhóm người khác, làm cho bong bóng ngày càng trương phình cho đến khi bùng nổ. Tóm lại, qua phân tích kết quả bảng khảo sát và lý giải một vài biến động bất thường trên TTCK VN cho thấy NĐT cá nhân tuân thủ chủ yếu theo Lý thuyết triển vọng và chịu tác động bởi tâm lý bầy đàn và tâm lý quá lạc quan. Phần cuối, tác giả sẽ đưa ra một số đề xuất để hạn chế nhân tố tâm lý này.
  • 41. 31 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Thông qua phân tích kết quả khảo sát với quy mô mẫu 107 NĐT cá nhân thì hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN tuân thủ chủ yếu theo lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tvesky đã công bố. Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN có 3 khía cạnh cơ bản mà lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng không thể giải thích được. Đó là: (1) Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng là gì, hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro song đôi lúc lại ưa thích rủi ro. Còn người lựa chọn dựa trên lời và lỗ; (2) Con người đánh giá các khoản lời và lỗ so với một mức tham chiếu và thông thường mức tham chiếu ứng với tình trạng hiện tại của người đó; (3) Con người sợ thua lỗ bởi các mất mát tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái được. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đã cho thấy sự tồn tại tâm lý quá tự tin và tâm lý bầy đàn ở các NĐT trong mẫu. Qua giải thích một số biến động bất thường trên TTCK VN, tác giả kết luận nhân tố tâm lý chi phối chủ yếu tới cá NĐT là tâm lý bầy đàn. Chính tâm lý bầy đàn đã đẩy chỉ số giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu lên mức cao bất hợp lý, tạo ra bong bóng và sự tăng trưởng phi lý trên TTCK VN trong giai đoạn 2006 – 2007 và 2017 – đầu năm 2018. 4.2. Khuyến nghị 4.2.1. Đối với cơ quan quản lý TTCK VN  Giám sát chặt chẽ thông tin, tin đồn trên thị trường và có chế tài xử lý đủ sức răn đe Từ kết quả nghiên cứu cho thấy NĐT cá nhân trên TTCK VN chịu ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đàn. Cho nên việc kiểm soát và đảm bảo tính chính xác về thông tin trên TTCK VN là điều rất quan trọng cần được Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam và hai Sở giao dịch quan tâm. Cơ quan quản lý cần nâng cao hiệu quả giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thao túng, nội gián, hành vi gian lận, vi phạm về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin. Đối với các vi phạm về thao túng giá cổ phiếu cần phát hiện nhiều sự việc có vi phạm về hình sự đưa ra xét xử để đảm bảo tính răn đe.
  • 42. 32 Ngoài ra công tác xác minh các tin đồn trên thị trường cần được thực hiện nhanh chóng và công bố thông tin công khai để tránh tâm lý hoang mang cho NĐT. Hiện nay các NĐT cá nhân thường xuyên tham khảo các thông tin và cả tin đồn trên các diễn đàn, nhóm mạng xã hội chứng khoán nên việc các tin đồn không có căn cứ được đưa ra nhằm trục lợi là điều đã và đang xảy ra. Cơ quan quản lý cũng cần là một cầu nối yêu cầu công ty niêm yết có liên quan tới tin đồn báo cáo và công bố thông tin kịp thời cho NĐT được biết.  Phát triển NĐT tổ chức Mặc dù NĐT tổ chức cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý bầy đàn nhưng mức độ sẽ thấp hơn nhiều so với NĐT cá nhân. Bởi vì NĐT tổ chức có nguyên tắc và kỷ luật của tổ chức, đồng thời tập hợp nhiều cá nhân có trình độ chuyên môn cao nên vừa có thể giảm bớt tác động tiêu cực của các tâm lý cực đoan cũng như giúp cho TTCK VN phát triển ổn định. Hiện tại, theo quy định tại dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi về cấp phép thành lập công ty quản lý quỹ thì điều kiện “cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn tại công ty quản lý quỹ, có tối thiểu 2 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức đáp ứng quy định. Tỷ lệ góp vốn của tổ chức tối thiểu 65% vốn điều lệ, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ” nếu được ban hành sẽ hạn chế công ty quản lý quỹ thành lập mới. Do đó, để phát triển NĐT tổ chức, tác giả đề xuất cần nới lỏng điều kiện cấp giấy phép thành lập mới các công ty quản lý quỹ bằng cách xem xét bỏ qua điều kiện trên. 4.2.2. Đối với NĐT cá nhân Kết quả khảo sát cho thấy NĐT cá nhân chịu ảnh hưởng bởi tâm lý quá tự tin và tâm lý bầy đàn. Cho nên việc NĐT cá nhân cần nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu về tài chính hành vi để tự trang bị cho mình những kiến thức để vượt qua những lệch lạc tâm lý là cần thiết. Khi NĐT cá nhân thấu hiểu được các yếu tố tâm lý có thể tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư thì họ sẽ có khả năng điều chỉnh để loại bỏ dần các yếu tố tâm lý đó.
  • 43. 33 Để tránh tác động bởi tâm lý bầy đàn, NĐT cá nhân cũng cần trang bị cho mình một phương pháp phát hiện giá trị thực của chứng khoán. Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp nhằm xác định giá trị thực của chứng khoán, bằng cách kiểm tra các yếu tố liên quan đến kinh tế, tài chính và các yếu tố định tính và định lượng khác tới doanh nghiệp. Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu mọi thứ có thể ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán, bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô (ví dụ: các điều kiện kinh tế và ngành) và các yếu tố kinh tế vi mô (ví dụ: các điều kiện tài chính và quản trị công ty). Mục đích cuối cùng của phân tích cơ bản là tạo ra một giá trị định lượng mà một NĐT có thể so sánh với giá hiện tại của chứng khoán, từ đó cho biết liệu chứng khoán có bị định giá thấp hay định giá quá cao hay không. Lợi ích của phương pháp này rất rõ ràng: chúng ta có một khoảng giá trị thực của cổ phiếu để tham chiếu sau khi tính toán cẩn thận để ra quyết định đầu tư và tránh ảnh hưởng bởi thị giá cổ phiếu thay đổi liên tục trên bảng điện.
  • 44. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ackert và Deaves, 2009. Tài chính hành vi – Tâm lý học, Ra quyết định, và Thị trường. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Lê Đạt Chí và các cộng sự, 2013. Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; 2. Daniel Kahneman, 2011. Tư duy nhanh và chậm. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Hương Lan và Xuân Thanh, 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế Giới; 3. Duy Nam (2012), 3 ngày sau Bầu Kiên bị bắt: Chứng khoán Việt mất 65,300 tỷđồng, Vietstock [truy cập ngày 08/02/2019]; 4. HoSE, 2009 – 2017, Báo cáo thường niên của HoSE từ năm 2009 – 2017, 5. Huyền Trâm (2015), CEO Phan Dũng Khánh : 10 năm đầu thua lỗ chứng khoán trong quá trình đầu tư 15 năm, BizLIVE [truy cập ngày 10/02/2019]; 6. Ngọc Linh (2018), PE tăng lên mức 20,3 lần, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn?, Tạp chí điện tử Nhịp Sống Số, http://ndh.vn/p-e-tang-len-muc-20-3-lan-co-phieu-ngan-hang-con-hap-dan- -2018041602127809p149c165.news [truy cập ngày 03/02/2019]; 7. Nguyễn Văn Ngọc, 2012. Từ điển kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bẩn Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Tiếng Anh 1. Andrew W. Lo, Dmitry V. Repin, Brett N. Steenbarger, 2005. Fear and Greed in Financial Markets: A Clinical Study of Day-Traders. American Economic Review, v95(2, May), 352- 359; 2. Barber, B., and Odean, 2001. Boys will be boys: Gender, overconfidence, and common stock investment. Quarterly Journal of Economics 116, 261-292; 3. Daniel Kahneman and A. Tversky, 1979. Prospect theory: An analysis of decision under risk. Econometrica, 47-2, 263-291; 4. Lo và Repin, 2002. The Psychophysiology of Real-Time Financial Risk Processing. Journal of Cognitive Neuroscience 14(3): 323-39. 5. Nicholas Barberis và Richard Thaler, 2003. A Survey of Behavioral Finance. Handbook of the Economics of Finance, 1053 – 1128; 6. Rassoul Yazdipour and James A. Howard, 2010. Behavioral Finance: Investor, Corporations, and Market. H. Ken Baker & John R. Nofsinger: 60; 7. Riza Demirer và các cộng sự, 2010. Do investors herd in emerging stock markets?: Evidence from the Taiwanese market. Journal of Economic Behavior & Organization, 76(2), 283-295; 8. Robert J. Shiller, 2000. Irrational Exuberance. America: Princeton University Press; 9. Sushil Bikhchandani, 2001. Herd Behavior in Financial Markets. IMF Staff Papers Vol. 47; 10. Svenson, O., 1981. Are we all less risky and more skilful than our fellow drivers?. Acta Psychologica 47, 143-148.
  • 45. PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NĐT CÁ NHÂN VIỆT NAM Với mục đích đưa ra các khuyến nghị dành cho NĐT, xin Anh/Chị vui lòng dành thời gian để trả lời các câu hỏi cho nghiên cứu về “Các nhân tố tâm lý tác động đến hành vi của NĐT cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tất cả thông tin của quý vị sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu. Họ và tên: Năm sinh: Giới tính: Nam O; Nữ O Email: Điện thoại liên hệ: Câu 1. Anh/Chị hãy cho biết trình độ học vấn của bản thân? a. Phổ thông b. Cao đẳng c. Đại học d. Sau đại học Câu 2. Anh/Chị đang làm trong lĩnh vực nào? a. Tài chính b. Kỹ thuật c. Kinh doanh d. Khác: ......... Câu 3. Anh/Chị hãy cho biết mình tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm nào? Câu trả lời: .................. Câu 4. Nguyên nhân gì đã khuyến khích Anh/Chị tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam? a. Kênh đầu tư mang lợi nhuận lớn b. Có thể dễ dàng rút vốn khỏi thị trường c. Thị trường có mức độ rủi ro thấp d. Khác: ..... Câu 5. Đánh giá về mức độ dễ dàng trong việc dự đoán diễn biến của thị giá cổ phiếu của Anh/Chị theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5? Trong đó: 1 (hoàn toàn không dễ dàng); 2 (không dễ dàng); 3 (bình thường); 4 (dễ dàng); 5 (hoàn toàn dễ dàng) 1 2 3 4 5 Câu 6. Anh/Chị tự tin vào khả năng đầu tư tốt hơn các NĐT khác khi lựa chọn cổ phiếu ở mức độ nào. Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý) 1 2 3 4 5
  • 46. Câu 7. Nếu như chỉ số VN-Index đang có xu hướng tăng 2 tuần liền, Anh/Chị có cho rằng trong 1 vài ngày tới, chỉ số sẽ tiếp tục duy trì đà tăng hay không? Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý) 1 2 3 4 5 Câu 8. Ông /Bà đánh giá về mức độ tin cậy của các nguồn thông tin sau trong quá trình phân tích đầu tư? Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý) Các nguồn thông tin 1 2 3 4 5 1. Báo cáo tài chính 2. Biến động thị giá cổ phiếu trong quá khứ 3. Báo cáo phân tích từ các công ty chứng khoán 4. Thông tin giao dịch của NĐT nước ngoài 5. Tin đồn Câu 9. Anh/Chị hãy đánh dấu vào phương án lựa chọn trong 2 tình huống sau: Quyết định 9.1: Lựa chọn giữa O Tình huống 1: Chắc chắn (100%) có 240 USD O Tình huống 2: 25% cơ may giành được 1,000 USD Quyết định 9.2: Lựa chọn giữa O Tình huống 3: Chắc chắn (100%) mất 750 USD O Tình huống 4: 75% khả năng mất 1,000 USD Câu 10. Lựa chọn tình huống trong mỗi quyết định sau: Quyết định 10.1: Giả sử bạn giàu có hơn hiện tại 300 USD. Lựa chọn giữa O Tình huống 1: Chắc chắn (100%) có 100 USD O Tình huống 2: 50% cơ may giành được 200 USD Quyết định 10.2: Giả sử bạn giàu có hơn hiện tại 500 USD. Lựa chọn giữa O Tình huống 1: Chắc chắn (100%) mất 100 USD O Tình huống 2: 50% khả năng mất 200 USD Câu 11. Giá trị nào của x sẽ khiển bạn cảm thấy hai sự lựa chọn sau là như nhau O Tình huống 1: Không có gì O Tình huống 2: Xác suất 50% thu được “x” và xác suất 50% còn lại sẽ mất 25 USD Giá trị của x là: .... A. 0 B. 1 USD - 25 USD
  • 47. C. 26 USD - dưới 50 USD D. Từ 50 USD - 100 USD E. Trên 100 USD Câu 12. Lựa chọn giữa O Tình huống 1: 0.1% sẽ thu được 5,000 USD O Tình huống 2: Chắc chắn 100% thu được 5 USD Câu 13. Lựa chọn giữa O Tình huống 1: 0.1% sẽ mất 5,000 USD O Tình huống 2: Chắc chắn sẽ mất 5 USD Câu 14. Lựa chọn tình huống trong mỗi quyết định sau Quyết định 14.1 O Tình huống 1: 80% cơ may giành được 4,000 USD O Tình huống 2: Chắc chắn (100%) giành được 3,000 USD Quyết định 14.2 O Tình huống 1: 20% cơ may giành được 4,000 USD O Tình huống 2: 25% cơ may giành được 3,000 USD Câu 15. Lựa chọn tình huống trong mỗi quyết định sau Quyết định 15.1 O Tình huống 1: 45% cơ may giành được 6,000 USD O Tình huống 2: 90% cơ may giành được 3,000 USD Quyết định 15.2 O Tình huống 1: 0.1% cơ may giành được 6,000 USD O Tình huống 2: 0.2% cơ may giành được 3,000 USD