SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CAO THỊ THÚY
PH¸P LUËT VÒ Xö Lý Nî XÊU
CñA NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Tõ THùC TIÔN T¹I
NG¢N HµNG Cæ PHÇN NGO¹I TH¦¥NG VIÖT NAM (VIETCOMBANK)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CAO THỊ THÚY
PH¸P LUËT VÒ Xö Lý Nî XÊU
CñA NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Tõ THùC TIÔN T¹I
NG¢N HµNG Cæ PHÇN NGO¹I TH¦¥NG VIÖT NAM (VIETCOMBANK)
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Cao Thị Thúy
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ
NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 8
1.1. Một số vấn đề chung về nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại.............8
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân
hàng thƣơng mại.......................................................................................................................22
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý nợ xấu................................................39
1.3.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Malaysia...................................................................40
1.3.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc...............................................................42
1.3.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Thái Lan..................................................................43
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam...............................................................45
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
(VIETCOMBANK) 47
2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại
47
2.1.1. Tình hình pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại............47
2.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân
hàng thương mại............................................................................................................................49
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Ngoạithƣơng Việt Nam (Vietcombank).57
2.2.1. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank....................................................57
2.2.2. Thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank........60
2.2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại Ngân
hàng Vietcombank.......................................................................................................................69
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT
VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI Ở VIỆT NAM 74
3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu
tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.....................................................74
3.1.1. Một số định hướng trong việc giải quyết nợ xấu tại các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam.............................................................................................74
3.1.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.....................................................................75
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết nợ
xấu tại ngân hàng Vietcombank................................................................................84
KẾT LUẬN............................................................................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................91
PHỤ LỤC................................................................................................................................................................95
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIS
DATC:
DNNN:
NHNN:
NHTM:
TCTD:
VAMC:
Ngân hàng thanh toán quốc tế
Công ty mua bán nợ Việt Nam
Doanh nghiệp Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Tổ chức tín dụng
Công ty Quản lý tài sản Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
Vietcombank:
thương Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Bảng phân tích chất lượng dư nợ tín dụng từ năm
2009 – 2014 59
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từ năm 2009 - 2014 59
MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Từ khi đổi mới chuyển sang mô hình hai cấp, hệ thống ngân hàng Việt
Nam phát triển nhanh chóng và từng bước hội nhập quốc tế, phát huy vai trò
kênh dẫn vốn lưu thông trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống ngân hàng Việt
Nam đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên cùng với bước phát triển đó, hoạt động của hệ thống ngân
hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguyên nhân là do tác động của các nhân tố
bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô, suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính
thế giới, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản suy giảm... và các
nhân tố bên trong như quản trị rủi ro kém, qui trình tín dụng chưa hoàn chỉnh,
đầu tư mạo hiểm cao, năng lực và đạo đức của nhân viên chưa đáp ứng được
yêu cầu, sở hữu chéo... Có thể nói, bên cạnh những rủi ro về lãi suất, hối đoái,
đạo đức... thì rủi ro về nợ xấu là vấn đề nghiêm trọng, cần được xử lý hiệu
quả trong điều kiện hiện nay.
Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các
tổ chức tín dụng, từ đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị
rủi ro của tổ chức tín dụng đó. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng
không thể tránh khỏi nợ xấu, nhưng để nợ xấu tồn tại quá cao và kéo dài là
vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết. Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến tổ
chức tài chính bị thua lỗ và giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức tín dụng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổ
chức tín dụng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung
và hệ thống tài chính nói riêng. Do đó, việc nhận diện nợ xấu và xử lý nợ xấu
là một trong những vấn đề quan trọng trong tái cấu trúc hệ thống tài chính.
Làm thế nào để hạn chế, quản lý và xử lý được nợ xấu là một đề tài mà
1
các ngân hàng đã và đang nghiên cứu nhằm hoàn thiện trong điều kiện mới.
Hiện nay có nhiều điểm bất cập trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng, đặc
biệt là ở khối ngân hàng thương mại nhà nước. Quy định về lộ trình, các biện
pháp xử lý nợ và các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu, chưa hợp lý và
các văn bản chuyên ngành còn khá cứng nhắc, không phù hợp với thực tiễn.
Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng hàng đầu Việt Nam với vai trò tiên
phong trong việc thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất, góp phần ổn định thị trường
tiền tệ, kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Vietcombank cũng là ngân hàng có hoạt động
kinh doanh tương đối ổn định, có lợi thế về vốn, thế mạnh về hoạt động dịch vụ
và kinh doanh thẻ. Bên cạnh đó Vietcombank có quan điểm thận trọng trong việc
phân loại nợ xấu và khá quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu. Theo đánh giá
của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng Vietcombank đang giữ một vị thế rất tốt
trên thị trường bởi những kết quả tăng trưởng cao, vững vàng trong khi tình trạng
nợ xấu khá thấp lại được xử lý rất thận trọng và hiệu quả.
Chính vì vậy, để có đủ cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam thì việc
nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về xử lý nợ xấu là hết sức cần thiết.
Đặc biệt, nghiên cứu thực tiễn xử lý nợ xấu tại một ngân hàng lớn, có bề dày
lịch sử như Vietcombank là rất có ý nghĩa, nhằm đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng này.
2. Tình hình nghiên cứu
Xử lý nợ xấu ngân hàng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Mỗi nhà khoa học có một cách khai thác đề tài ở những góc độ khác nhau. Ví
dụ: Luận văn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Phương (2013) “Quản lý nợ xấu tại
ngân hàngthương mại Việt Nam” – Đại học kinh tế Quốc dân; Luận văn thạc
sĩ Tài chính và ngân hàng Đặng Thị Thanh Nga (2014) “Nợ xấu tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” – Đại học Kinh tế -
2
ĐHQGHN; một số bài viết trên báo, tạp chí như: “Những điểm nghẽn cần
giải quyết để xử lý nợ xấu một cách triệt để và có hiệu quả” - Theo Tạp chí
Nghiên cứu khoa học kiểm toán số 71 (Tháng 9/2013); “Nợ xấu – một số thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp” của Ngô Minh Châu, Tổng giám đốc Ngân
hàng thương mại cổ phần Phương Nam; “Cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS.
Nguyễn Thị Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Ngân
hàng; “Giải quyết nợ xấu – vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng” của nhóm tác giả Trung tâm thông tin tư liệu số 1/2013;.... Các công
trình nghiên cứu trên đã phân tích rất nhiều yếu tố và tìm hiểu dưới nhiều góc
độ nhưng đa phần đều dừng ở góc độ nghiệp vụ của ngành ngân hàng, chưa đi
sâu về các khía cạnh pháp luật. Cũng có một số công trình nghiên cứu về vấn
đề xử lý nợ xấu dưới góc độ pháp luật như Luận văn thạc sĩ Phạm Kim Thoa
chuyên ngành Luật kinh tế “Pháp luậtvề xử lý nợ xấu của ngân hàng thương
mại nhà nước ở Việt Nam” (năm 2007) – Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội, Luận văn Thạc sĩ Đặng Thị Thanh Nga chuyên ngành luật kinh tế “Nợ
xấu tại ngân hàngthương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” (năm 2014),
Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương chuyên ngành Luật kinh tế “Pháp
luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
ở Việt Nam” (năm 2012) đi sâu vào phân tích những vấn đề pháp lý trong
hoạt động vay của NHTM, qua đó luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần
hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ
vốn vay trong hoạt động cho vay của NHTM.... Tuy nhiên các đề tài nghiên
cứu chủ yếu mang tính hệ thống tổng quát, toàn diện chưa đi sâu tìm hiểu cụ
thể từng trường hợp ngân hàng cụ thể, hoặc có đề tài chỉ nghiên cứu một vấn
đề trong nhóm các giải pháp xử lý nợ xấu; cũng có công trình nghiên cứu từ
rất lâu, số liệu cũ. Chính vì vậy, dù ý thức được tầm quan trọng của công tác
3
xử lý nợ, nhưng do luật pháp trong vấn đề này còn thiếu và yếu nên việc xử lý
nợ chưa mang lại kết quả tốt đẹp theo như mong muốn của các bên có liên
quan. Ở góc độ luật pháp, hiện nay có rất ít công trình khoa học nghiên cứu cụ
thể vấn đề nợ xấu của một ngân hàng thương mại cụ thể nào dù đây là vấn đề
gây bức xúc, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh toàn diện và cụ thể của các nhà
làm luật. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Pháp luậtvềxử lý nợ xấu của ngân hàng
thương mại từ thực tiễn Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank)” làm luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần làm
sáng tỏ các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về xử lý nợ
xấu của ngân hàng thương mại (ngân hàng Vietcombank), từ đó đề xuất một
vài ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên cơ sở tiếp thu, học hỏi
kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng các luận cứ lý luận và
thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng cao khả năng xử lý nợ xấu của ngân
hàng thương mại có vốn của nhà nước nói chung, ngân hàng Vietcombank nói
riêng trong tiến trình hội nhập và phát triển của các định chế ngân hàng với
các tiêu chuẩn quốc tế.
Với mục đíchtrên, đề tài đặt các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm nợ xấu, phân loại nợ xấu.
- Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ về nguyên nhân,
biện pháp xử lý nợ xấu và nguyên tắc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương
mại trong những năm qua.
- Phân tích trực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank từ đó
đánh giá thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu, cũng như xác định nhu cầu
thực tiễn phải hoàn thiện xử lý nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại.
- Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng
thương mại.
4
- Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu
tại ngân hàng thương mại Vietcombank và kiến nghị một số giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại
Việt Nam.
4. Tính mới và những đóng gópcủa đề tài.
* Về tư liệu: Hệ thống hóa tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hoạt
động xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
* Về nội dung khoa học:
Thứ nhất, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nợ xấu, xử lý nợ xấu.
Các nội dung như khái niệm nợ xấu, phân loại nợ xấu, các nguyên nhân dẫn
đến nợ xấu từ đó thấy được tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế. Đồng
thời luận văn cũng phân tích các biện pháp xử lý nợ xấu của các ngân hàng
thương mại hiện nay. Đây là cơ sở lý luận cơ bản có thể nhận thức sâu sắc về
nợ xấu và xử lý nợ xấu.
Thứ hai, luận văn tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu về nợ xấu, xử lý nợ xấu
và các biện pháp, nguyên tắc xử lý nợ xấu từ thực tiễn của ngân hàng
Vietcombank; đối chiếu các qui định pháp luật hiện hành với thực tiễn để
phân tích, đánh giá làm rõ ưu điểm và hạn chế của các qui định pháp luật và
hoạt động thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank. Đề
ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động xử
lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng
Vietcombank nói riêng.
Thứ ba, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
việc xử lý tốt các vấn đề liên quan đến nợ xấu, trên cơ sở phù hợp với thông lệ
quốc tế.
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về pháp
luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nói chung và thực tiễn tại ngân hàng
5
Vietcombank nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo
trong công tác xây dựng, nghiên cứu và áp dụng pháp luật nhất là trong bối
cảnh chúng ta tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại lớn và quá
trình cải cách ngân hàng theo cam kết khi gia nhập WTO.
5. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các qui định hiện hành của pháp
luật điều chỉnh hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt
Nam, các qui chế và thực tiễn về xử lý nợ xấu của Vietcombank.
Trong luận văn này, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu tất cả các vấn đề
về xử lý nợ xấu mà chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận,
thực tiễn và nội dung pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở
Việt Nam, và đi sâu tìm hiểu hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng
Vietcombank, đồng thời tham khảo các qui định xử lý nợ xấu của một số quốc
gia trên thế giới. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra những
khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu của
ngân hàng thương mại nói chung và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu
của ngân hàng Vietcombank nói riêng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên những chủ trương, đường lối của
Đảng, Nhà nước. Những chủ trương đó được thể hiện nhất quán trong các văn
kiện của Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung
ương. Luận văn vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình
nghiên cứu, chủ yếu là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Ngoài ra, để hoàn thành luận văn, người viết còn sử dụng phối hợp
nhiều phương pháp khác, để luận văn có tính lý luận và thực tiễn cao:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
6
- Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có kết cấu thành 3 chương bao gồm:
- Chương 1:Một số vấn đề lý luận về pháp luật xử lý nợ xấu của ngân
hàng thương mại.
- Chương 2:Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương
mại từ thực tiễn ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank).
- Chương 3:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ
xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề chung về nợ xấu của ngân hàng thƣơng
mại * Khái niệm nợxấu
Đối với các ngân hàng, nợ xấu được coi là rủi ro tín dụng, nó phản ánh
trình độ phát triển và sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế, năng lực kiểm soát rủi
ro của hệ thống ngân hàng trước những sức ép thường xuyên do tác động của
tình trạng bất ổn vĩ mô. Vậy nợ xấu được định nghĩa như thế nào? “Nợ xấu”
được dịch thành “bad debt” là một thuật ngữ khá chung chung, chủ yếu phổ
biến trên báo chí và các chuyên gia kinh tế. Dưới góc độ pháp lý và các
chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng thường sử dụng thuật ngữ “non –
performing loans” (NPLs – các khoản vay không hiệu quả/ có thể bị mất vốn),
trong đi đó các tiêu chuẩn kế toán lại sử dụng thuật ngữ như “non-accrual
loans” (US GAAP) hay “impaired loans” (IAS 39). NHNN Việt Nam sử dụng
thuật ngữ NPLs nhưng dịch thành “nợ xấu” trong Quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN ngày 20/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng. Nghiên cứu dưới góc độ pháp lý nên bài luận văn sẽ sử dụng thuật
ngữ “nợ xấu” với nghĩa của từ “non – performing loans”.
Nợ xấu được hiểu là một khoản nợ khó có thể thu hồi được và/hoặc trở
nên không còn khả năng sinh lời với các chủ nợ khi mà tất cả những nỗ lực để
thu hồi khoản nợ được thực hiện. Nợ xấu thường là sản phẩm của các con nợ
không trả được nợ (đúng hạn hoặc phá sản) hay các chi phí bỏ ra cho việc thu
hồi nợ còn nhiều hơn khoản nợ mà chủ nợ có thể thu hồi được. Các khoản nợ
xấu này sẽ được chủ nợ xử lý rủi ro tín dụng (write-off).
8
Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở mỗi quốc gia và khác nhau dưới góc
nhìn của các chủ thể. Có thể nhắc tới một số khái niệm như sau:
+ Khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS):
Dù chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về nợ xấu, nhưng trong các hướng dẫn
về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác
định: Khoản nợ được coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai
hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả
năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu
hồi nợ; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày [1]. Dựa trên hướng dẫn này,
nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu
hiệu người đi vay không trả được nợ.
+ Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) [18]:
Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi như: Những
khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi
thường từ người mắc nợ; hoặc người mắc nợ trốn hoặc mất tích, không còn tài
sản để thanh toán nợ; hoặc những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động
kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại
không đủ để trả nợ.
Nợ xấu là những khoản cho vay có thể không thay toán đầy đủ cho
ngân hàng: Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa
ra để thế chấp không đủ để trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng
không thể thu hồi đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được lợi
nhuận từ công việc kinh doanh hoặc người mắc nợ không liên lạc với ngân
hàng để thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn tiền nợ sẽ không thể
thu hồi được.
+ Khái niệm nợ xấu của Tổ chức tiền tệ Quốc tế (IMF) [26]: Một khoản
vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn;
9
khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu
lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90
ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ
không hoàn trả nợ đầy đủ. Như vậy, về cơ bản nợ xấu được xác định dựa trên
2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày hoặc (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây
được coi là định nghĩa hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.
+ Tại Việt Nam, theo Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày
21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi
ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong việc hoạt động của tổ chức
tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các
nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (Nợ nghi ngờ) và 5 (Nợ có khả năng mất
vốn)”. Nợ xấu bao gồm tất cả các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 đến
nhóm 5 tùy theo cấp độ rủi ro khác nhau, theo nguyên tắc chỉ cần một khoản
vay (trong tổng thể nhiều khoản vay khác) phát sinh quá hạn, hoặc được điều
chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ thì toàn bộ dư nợ này của khách hàng đó
phải chuyển sang nhóm nợ xấu. Như vậy, nợ xấu theo pháp luật Việt Nam
được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 91 ngày hoặc (ii) khả năng trả
nợ đáng lo ngại.
Từ những định nghĩa trên cho thấy có sự tương đồng trong cách nhận
thức về nợ xấu giữa các định chế tài chính trên thế giới. Theo đó, một khoản
nợ được coi là nợ xấu nếu nó xuất hiện một hoặc cả hai dấu hiệu sau: Quá hạn
trả nợ gốc và lãi; khi khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng
coi là không có khả năng trả nợ. Song cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm
nợ xấu và nợ khó đòi. Nợ xấu (NPLs) và nợ khó đòi (Doubtful debt) là hai
khái niệm khác biệt nhau. Nợ xấu là khoản phải thu đặc biệt mà được xác
định rõ ràng là không thể thu hồi được và cần phải xử lý rủi ro, nợ xấu là nợ
khó thu hồi bị xóa khỏi danh sách các khoản nợ phải thu. Trong khi đó
10
nợ khó đòi là một khoản thu mà có thể trở thành nợ xấu ở một thời điểm trong
tương lai khi không còn cách nào để thu hồi lại được khoản nợ. Nợ khó đòi
được ghi dưới dạng chi phí của các ngân hàng và sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận
của ngân hàng.
* Bản chất của nợ xấu
Xét về bản chất, nợ xấu như một khoản cho vay bắt nguồn từ quan hệ
hợp đồng giữa các đối tượng dân sự, mối quan hệ cho vay giữa chủ nợ (ngân
hàng) và con nợ (khách hàng). Các mối quan hệ đi vay – cho vay này dựa trên
các công cụ nợ. Thông thường, hợp đồng cho vay quy định các nghĩa vụ cơ
bản nhất của hai bên: bên cho vay có nghĩa vụ cho vay trong một khoảng thời
gian cụ thể và ngược lại người đi vay có nghĩa vụ trả nợ gốc và trả lãi đúng
thời hạn.
Về mặt lý thuyết, tất cả quan hệ hợp đồng này được dựa trên các tiêu
chuẩn thương mại, theo đó người đi vay và người có vay có thể thỏa thuận về
quyền lợi của mình một cách bình đẳng. Ví dụ: người cho vay có thể yêu cầu
các khách hành bảo đảm cung cấp tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh khoản vay
để gánh vác trách nhiệm trong trường hợp không trả được nợ. Khi khoản vay
chuyển sang nợ quá hạn, người cho vay và người đi vay có thể giải quyết nợ
xấu bằng cách tham khảo các điều khoản của hợp đồng vay ban đầu.
Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều giao dịch cho vay có thể có sự can thiệp
đáng kể từ bên ngoài chẳng hạn áp lực Chính phủ buộc các ngân hàng phải
cho vay chính sách. Trong các khoản vay chính sách, người cho vay không
còn đưa ra quyết định cho vay theo các tiêu chuẩn thương mại thay vào đó là
các tiêu chuẩn phù hợp với chính sáchcủa chính phủ. Do vậy, một số người đi
vay có thể không thực hiện trả nợ cũ nhưng vẫn có thể nhận được các khoản
vay mới từ ngân hàng. Khi các khoản vay chính sách được xếp vào xấu, nó có
thể gây khó khăn cho ngân hàng để thu hồi nợ theo hợp đồng đã
11
giao kết bởi hầu hết các trường hợp người đi vay có thể bị phá sản và không
thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Có thể thấy, việc mở rộng chính sách cho vay
theo chính sách cũng góp phần gia tăng mức độ của nợ xấu trong hệ thống tài
chính. Khi có quá nhiều nợ xấu trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng,
ngân hàng có khả năng giảm tính thanh khoản bởi dòng tiền mặt từ khách
hàng bị chảy chậm lại.
Do đó, khi nhìn từ một góc độ toàn diện, vấn đề nợ xấu không còn là
mối quan hệ hợp đồng đơn giản, mà ở mức cao hơn cụ thể là: điều tiết hệ
thống thị trường ngân hàng một cách toàn thể. Việc giải quyết nợ xấu cần phải
xem xét trong một phạm vi hệ thống pháp luật toàn diện không chỉ đơn giản là
luật hợp đồng mà còn là luật tài chính, luật thuế, luật tài sản và các quy định
hành chính, các quy tắc, thông báo hoặc hướng dẫn.
* Phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng nợ xấu
Phân loại nợ xấu được hiểu là quá trình các ngân hàng xem xét các
danh mục cho vay và đưa khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro
và điểm tương đồng của khoản vay [24]. Việc xem xét và phân loại nợ giúp
các ngân hàng có thể kiểm soát chất lượng danh mục cho vay và trong trường
hợp cần thiết, sẽ có các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong chất lượng
tín dụng các danh mục cho vay.
Hiện nay, vẫn chưa có tiêu chuẩn về phân loại nợ xấu mà được áp dụng
thống nhất trong tất cả các nước trên thế giới. Có chăng là một số thông lệ
được nhiều nước sử dụng và một số hướng dẫn do các tổ chức quốc tế (BIS,
IMF) khuyến cáo. Do vậy, phân loại nợ xấu chủ yếu phụ thuộc vào cơ chế,
khuôn khổ pháp lý của các nước. Hầu hết các định chế tài chính trên thế giới,
phân loại nợ xấu theo 2 tiêu chí sau: Dựa vào tính chất quá hạn của khoản nợ
và dựa vào khả năng trả nợ đáng lo ngại. Ngân hàng thế giới phân loại nợ xấu
thành các loại sau [22]:
12
Nợ đạt tiêu chuẩn: Là có tài sản thế chấp theo nghĩa đầy đủ hoặc
không quá hạn.
Nợ cận chuẩn: Là có tài sản thế chấp đầy đủ nhưng có biểu hiện các
điểm yếu tín dụng. Những điểm yếu tín dụng này bao gồm các yếu tố chậm
trễ đến việc trả nợ có thể hơn 30 ngày nhưng chưa đến 90 ngày. Nguồn vốn
của người vay có biểu hiện không đủ đáp ứng cho các cam kết trả nợ, cần phải
có thêm nguồn vốn vay lưu động.
Nợ có vấn đề: Khoản vay được đánh giá là có vấn đề bao gồm tất cả
các khoản vay cận chuẩn kèm theo các đặc điểm sau: dựa trên thực tiễn, các
điều kiện và giá trị hiện tại sẵn có, việc thu đủ nợ là không chắc chắn và rất
đang ngờ. Không chắc chắn về việc đánh giá và tính khả mại của thế chấp.
Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý thế chấp cũng cần nghiên cứu và xem xét lại.
Và các khoản vay có vấn đề đang trì trệ hoạt động, việc trả lãi nợ vay vượt
quá thời hạn 90 ngày nhưng không quá 365 ngày.
Nợ không thu hồi được: Khoản cho vay bị liệt vào loại nợ này là
khoản cho vay không thể thu hồi được hoặc thu hồi rất ít. Sự tồn tại của nó
trong danh mục tài sản của ngân hàng được coi là không đảm bảo. Tài sản này
có thể có một số giá trị thu lại được hoặc còn lại giá trị sau khi khấu hao,
nhưng khả năng thiệt hại cao nên khả năng lỗ cần được ghi nhận ngay hoặc tài
sản nên được xóa sổ.
Đối với hướng dẫn của BIS trong Basel I thì việc phân loại nợ được
chia thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (pass), nợ cần chú ý (special mention),
nợ dưới chuẩn (substandard), nợ khó thu hồi được (doubtful) và nợ có khả
năng mất vốn (loss) [23]. Hướng dẫn này đang được rất nhiều nước áp dụng.
Từ hướng dẫn này thông lệ quốc tế xếp những khoản nợ bị quá hạn (vốn hoặc
lãi) quá hạn 90 ngày vào nhóm 3 (substandard) và 3 nhóm cuối (substandard,
doubtful, loss) thường được gộp chung thành nợ xấu (NPLs).
13
Tại Việt Nam, Điều 10, Điều 11 Thông tư số 02/2013/TT – NHNN
ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự
phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong việc hoạt động
của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ thành năm
nhóm theo phương pháp tiếp cận định lượng và năm nhóm theo phương pháp
định tính. Các khoản nợ được phân loại theo phương pháp định lượng, trong
đó các khoản nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn từ 91
ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ
được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo
hợp đồng tín dụng. Các khoản nợ được phân loại theo phương pháp định tính
và nợ xấu thuộc nhóm 3, 4, 5 bao gồm các khoản nợ dưới chuẩn (nhóm 3): nợ
được đánh giá không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn; nợ nghi ngờ
(nhóm 4): nợ được đánh giá có khả năng tổn thất cao; và nợ có khả năng mất
vốn (nhóm 5): nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Cho dù phân loại nợ theo phương pháp định lượng hay phương pháp
định tính thì các khoản nợ từ nhóm 3 tới nhóm 5 đều được xếp vào danh mục
nợ xấu của ngân hàng. Về cách xếp loại nhóm nợ cho thấy Việt Nam có sự
thống nhất với nhiều quốc gia trên thế giới (Mỹ, Nhật, Singapore, Hồng
Kong, Trung Quốc). Việc chia làm năm nhóm nợ và giải thích cơ bản từng
nhóm là tương đồng với các nhóm nợ ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Các khoản tín dụng được phân loại theo 5 nhóm nợ, căn cứ từng nhóm
các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro. Theo Thông tư số 02/2013/TT –
NHNN yêu cầu trích lập 2 loại dự phòng là dự phòng cụ thể và dự phòng
chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn
thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là số tiền
được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác
định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Cụ thể, nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)
14
trích dự phòng 0%, nhóm 2 (nợ cần chú ý) trích dự phòng 5%, nhóm 3 (nợ
dưới tiêu chuẩn) trích dự phòng 20%, nhóm 4 (nợ nghi ngờ) trích 50%, nhóm
5 (nợ có nguy cơ mất vốn) trích dự phòng 100%. Ngoài ra, ngân hàng còn
phải trích dự phòng rủi ro chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ.
Dự phòng rủi ro là một nguồn quan trọng để các ngân hàng sử dụng để
xử lý nợ. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là phương pháp các ngân hàng sử
dụng để ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay [3].
Và mức trích lập dự phòng càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm và
ngược lại. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng gặp nhiều khó khăn cả về
mặt lý thuyết và thực tế bởi các quốc gia có lựa chọn rất đa dạng cho hệ thống
phân loại và lập dự phòng. Quá trình phân loại và trích lập dự phòng là vấn đề
đánh giá chủ quan, do đó kết quả đánh giá có thể rất khác nhau giữa những
người đánh giá. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng pháp lý ở từng quốc gia cũng ảnh
hưởng tới việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Ở các quốc gia có cơ
sở hạ tầng pháp lý chuẩn hóa thường có xu hướng đưa các khoản vay vào diện
quá hạn nhanh hơn ngay sau khi người vay không trả được một khoản thanh
toán. Ở các quốc gia cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, thời gian giữa việc chưa
thanh toán và thay đổi phân loại khoản vay có thể dài hơn.
* Tỷ lệ nợ xấu
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại.
Do đó, đo lường chất lượng tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tùy theo
mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ
tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Một trong những chỉ tiêu đó là tỷ lệ nợ xấu. Tại khoản 9 Điều 3 Thông
tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 về quy định phân loại tài sản có,
mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dựng dự phòng
15
để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài có quy định: “Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ
nhóm 1 đến nhóm 5”.
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng
nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, đồng thời nó còn phản ánh khả năng quản
lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay và thu hồi nợ của khách hàng.
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và
ngược lại. Thông thường thì tỷ lệ nợ xấu tốt nhất ở mức dưới 3%. Tuy nhiên,
tỷ lệ này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân
hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ xấu hợp lý do đã
thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng, còn có những ngân hàng có
được tỷ lệ nợ xấu thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá
hạn theo đúng quy định...
* Nguyên nhân của nợ xấu
Phân tích nguyên nhân nợ xấu là một trong những điều quan trọng cần
phải làm để từ đó đưa ra được chiến lược cũng như phương pháp quản lý, xử
lý có khả thi và hiệu quả tình trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại.
- Nhóm nguyên nhân từ môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng và
cơ chế xử lý nợ xấu: Có thể nói rằng lĩnh vực hoạt động ngân hàng luôn tiềm
ẩn rủi ro cao và để giúp giảm thiểu rủi ro thì luôn đòi hỏi sự hậu thuẫn của hệ
thống pháp luật. Nếu hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo tiền đề
cho sự hoạt động an toàn lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Còn ngược lại,
nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, thiếu tính khả thi thì luôn tiềm ẩn rủi
ro rất cao đối với hệ thống ngân hàng. Chính vì vai trò quan trọng của môi
trường pháp lý, nên tất cả các nước đều rất chú trọng, đồng bộ hóa và hoàn
thiện các văn bản pháp luật trong hoạt động ngân hàng.
Đối với Việt Nam, mặc dù trong những năm qua chúng ra đã rất chú ý
16
xây dựng và từng bước hoàn thiện các văn bản pháp lý về hoạt động ngân
hàng, nhưng nhìn tổng thể có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng
bộ, chưa hoàn thiện và tính khả thi chưa cao. Pháp luật hiện hành đã có khung
pháp lý cơ bản trong việc hạn chế cũng như giải quyết nợ xấu của các tổ chức
tín dụng như: quy định về phân loại nợ, quy định về trích lập dự phòng rủi ro,
quy định về xử lý tài sản bảo đảm nợ, quy định về hoạt động mua bán nợ…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quy định khi đi vào thực tế trở nên không phù
hợp, không phát huy hiệu quả trong giải quyết nợ xấu dẫn đến tình trạng nợ
xấu không được cải thiện mà còn có xu hướng tăng lên. Mặt khác, hiệu lực
văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa cao, điều này đã và đang tiếp
tục gây ra những rủi ro tiềm ẩn lớn đối với lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Bên
cạnh đó, chính sách của Nhà nước còn thiếu tính ổn định làm cho hệ thống
ngân hàng đối mặt với nguy cơ rủi ro chính sách nhất là chính sách về lãi suất,
tỷ giá, vàng… Sự thay đổi hoặc áp dụng các chính sách không hiệu quả nhiều
khi gây ra những khối lượng nợ xấu rất lớn cho các ngân hàng.
Một thực tế không thể không xem xét là mối quan hệ rằng buộc giữa
Chính phủ và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước trong nền
kinh tế chuyển đổi: Chính sự trợ giúp của Chính phủ đã tạo ra tâm lý ỷ lại của
các doanh nghiệp nhà nước. Sự rằng buộc này thể hiện ở các mặt như thành
lập (nhà nước vẫn quyết định về việc thành lập mới các doanh nghiệp độc lập
thuộc sở hữu công cộng, quyết định việc cấp giấy phép thành lập các doanh
nghiệp tư nhân và có cho phép cạnh tranh nhập khẩu không); sát nhập và tách
(cơ hội việc sáp nhập hay tách các doanh nghiệp vẫn cần quyết định cuối cùng
của nhà nước); xuất nhập khẩu và trao đổi ngoại hối; giá cả; việc làm và
lương; tín dụng và thanh toán nợ…
Ngoài ra, nợ xấu ở Việt Nam đã tồn tại từ lâu nhưng quá trình xử lý nợ
xấu lại thiếu hiệu quả, nguyên nhân là do cơ chế xử lý nợ xấu chưa thực sự
hợp lý, còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế.
17
- Nhóm nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại:Tìnhhình nợ
xấu của Việt Nam hiện nay có một phần lớn nguyên nhân đến từ sự yếu kém
của nội bộ các ngân hàng, tổ chức tín dụng:
+ Nợ xấu tăng cao cũng là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín
dụng quá nóng [6]. Một số ngân hàng nhỏ, năng lực quản trị tín dụng yếu kém
đã tìm mọi cách tăng vốn huy động, thúc đẩy tín dụng bằng cách nới lỏng tiêu
chuẩn cho vay, cho vay dễ dãi, thiếu các điều kiện đảm bảo cần thiết... Thực
tế, luôn có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại để dành dật thị phần,
đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại nhỏ, mới được thành lập. Các ngân
hàng này có xu hướng mở rộng thị phần tín dụng bằng mọi giá, bỏ qua quy
trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, tìm cách lần tránh hàng rào kiểm
soát của Chính phủ.
+ Năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín
dụng yếu kém: Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của tổ
chức tín dụng mang tính chất chủ quan. Các ngân hàng chưa xây dựng được
thước đo lượng hóa rủi ro nên chưa tính toán chính xác được yếu tố này dẫn
đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác. Những khoản rủi ro to
được làm bé đi, khoản vay bé thì làm cho nó to lên.
Theo kết quả khảo sát năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và
chính sách – Đại học Quốc gia Hà Nội thì mới chỉ có 47% các ngân hàng thương
mại tiếp cận với Basel 2 và chỉ có 40% các ngân hàng thương mại đã tiếp cận với
Basel 3 [7]. Khuôn khổ quản trị hiện hành này chưa bảo vệ được quyền cổ đông
đối với tất cả các cổ đông. Vai trò và nhiệm vụ của hội đồng quản trị chỉ tuân
theo một phần hoặc chưa tuân thủ các nguyên tắc quản trị của OECD (Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế) [8] và Basel. Khả năng quản trị rủi ro còn yếu dẫn
đến đánh giả khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp hơn so với thực tế cũng như
khả năng ngăn ngừa rủi ro thị trường và tác nghiệp yếu.
18
Vẫn còn nhiều ngân hàng Việt Nam biến nghiệp vụ cơ cấu nợ, vốn là
một nghiệp vụ bình thường của ngân hàng thành một hình thức để giảm tỷ lệ
nợ xấu của mình do nợ cơ cấu không được tính vào nợ xấu. Đồng thời, không
ít ngân hàng đã hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3 – 5 để tránh trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng, tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình.
+ Tình trạng sở hữu chéo đã tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng
tiền: hệ thống ngân hàng đã hình thành một mạng lưới chéo giữa ngân hàng
với doanh nghiệp và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu
tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch. Theo
đó, rất nhiều công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế Nhà nước và các tập
đoàn cổ phần, dù không thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài
hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các ngân hàng
thương mại. Mặt khác, các ngân hàng cũng sở hữu cổ phần lẫn nhau, cổ đông
tại các ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ đầu tư vốn vào
những ngân hàng khác có tiềm năng. Tình trạng sở hữu chéo này dẫn đến hệ
lụy là làm tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Bởi lẽ, sở hữu chéo dẫn đến
tình trạng các ngân hàng sẽ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp có vốn sở
hữu tại ngân hàng vay vốn, thậm chí khi một tổ chứng tín dụng lớn chiếm cổ
phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành sân sau của mình,
buộc họ phải phối cấp vốn tín dụng cho những dự án không an toàn hoặc cho
doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Việc cho vay dễ dàng, thiếu kiểm soát
cộng với việc thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng tất yếu sẽ dẫn đến nợ xấu.
+ Công nghệ ngân hàng còn nhiều bất cập so với yêu cầu hoạt động:
Công nghệ ngân hàng lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, nhất là
công tác quản trị hệ thống trong điều kiện các ngân hàng thương mại có sự
mở rộng đáng kể về phạm vi địa bàn hoạt động lẫn danh mục các dịch vụ
ngân hàng và tăng trưởng tín dụng quá nhanh. Để các hoạt động diễn ra
19
thuận lợi, an toàn và hiệu quả, rất cần có sự hậu thuẫn của công nghệ, nhất là
công nghệ thông tin. Nếu điều kiện này không được đáp ứng thì khi các ngân
hàng thương mại càng mở ra thêm nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, càng mở
ra thêm nhiều mạng lưới chi nhánh giao dịch, tốc độ tăng trưởng tín dụng
càng nhanh thì rủi ro càng gia tăng, khó kiểm soát hơn và rủi ro tiềm ẩn cũng
càng lớn hơn.
+ Nợ xấu còn có nguyên nhân từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán
bộ ngân hàng và khách hàng: Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và
mức độ tín nhiệm thì đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố bắt buộc đối với các
cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ ngân
hàng đã câu kết với khách hàng để che dấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy
định của Ngân hàng Nhà nước, của ngân hàng thương mại. Mặc dù chưa có số
liệu công bố cụ thể nhưng trong tổng số nợ xấu đó, một tỷ lệ không nhỏ nảy
sinh từ hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của chính các cán bộ ngân hàng.
- Nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh doanh và hoạt động của các
doanh nghiệp:
+ Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài: Vấn đề ở
đây là sự kéo dài trong nhiều năm, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu
quả do nhiều nguyên nhân. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc không hoàn trả được
các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là nợ khó xử lý
nhất và bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài
sản tương ứng với các khoản nợ này.
+ Nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng: Nền kinh tế chịu nhiều
tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau
đó là vấn đề lạm phát, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó môi trường
kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng
tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Do
20
phản ứng dây truyền, các doanh nghiệp tạm thời mất khả năng thanh toán
không đủ tiền để trả các khoản nợ vay.
* Tác động của nợ xấu
+ Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế:
Nợ xấu tạo ra gánh nặngngânsách trong vấn đề xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ
xấu tăng cao đến mức các ngân hàng không thể đứng ra tự xử lý nên việc xử
lý có thể phải trông cậy vào ngân sách nhà nước. Mặc dù, nguồn vốn để xử lý
nợ xấu chủ yếu từ quỹ dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng và con số cụ
thể về kinh phí xử lý từ ngân sách Nhà nước chưa được đưa ra, nhưng nhìn
vào dư nợ xấu cũng có thể đoán được sự ảnh hưởng của nó lớn như nào tới
ngân sách Nhà nước.
Khi nợ xấu ra tăng gây đình trệ nền kinh tế. Bởi lẽ, ngân hàng phải
trích lập dự phòng rủi ro, do đó lượng vốn đưa vào lưu thông bị hạn chế. Nếu
nợ xấu tăng quá cao ngân hàng không được phép cho vay đồng nghĩa với việc
dòng huyết mạch của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền
kinh tế cũng không thể tiếp tục kinh doanh.
Nợ xấu đe dọa an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Nếu nợ
xấu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra sự đổ vỡ của một số ngân hàng
yếu kém, gây mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư, của doanh nghiệp
và của các tổ chức quốc tế. Nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của
hệ thống tài chính quốc gia.
+ Tác động của nợ xấu với các ngân hàngthương mại:
Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng: Nợ xấu làm cho doanh
thu thấp (do không thu được lãi vay) dẫn đến lợi nhuận thu được ít hơn dự
kiến, thấp đi, thậm chí là lỗ. Trường hợp không phát sinh lỗ thì các khoản chi
phí xử lý các khoản nợ xấu cũng tăng lên đáng kể, bao gồm: chi phí trả lãi tiền
gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chí phí trích lập dự phòng rủi ro... Việc gia
21
tăng các khoản chi phí khiến cho lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn so
với dự tính ban đầu. Không những thế, nợ xấu còn hạn chế khả năng mở rộng
và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Ảnh hưởng đến khả năng thanhtoán của ngân hàng: Do không thu hồi
được các khoản cho vay đúng hạn, nên nợ xấu làm chậm quá trình tuần hoàn
và chu chuyển vốn của tổ chức tín dụng, làm chậm vòng quay của vốn; giảm
hiệu quả sử dụng vốn; giảm lợi nhuận. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải có
trách nhiệm thanh toán cho những khoản tiền gửi, điều này sẽ khiến ngân
hàng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Giảm uy tín của ngân hàng: Khi các tổ chức tín dụng có mức độ rủi ro
của tài sản cao thì tổ chức tín dụng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín
của mình trên thị trường. Dĩ nhiên không ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng
mà tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng
không tốt.
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân
hàng thƣơng mại
* Khái niệm xửlý nợ xấu
Từ bản chất nợ xấu có thể hiểu, xử lý nợ xấu là quá trình giải quyết các
khoản nợ đã phát sinh và ngăn chặn các khoản nợ xấu mới phát sinh. Nói cách
khác, xử lý nợ xấu là những biện pháp, phương pháp, cách thức được đưa ra
để giải quyết các khoản nợ khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được
đúng hạn và các biện pháp ngăn chặn khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Trong bất kỳ một hệ thống tài chính nào, thì việc xử lý nợ xấu và ngăn chặn
nợ xấu phát sinh phải được làm song song đồng thời nhau.
Xử lý nợ xấu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền
kinh tế. Việc xử lý nợ xấu cần phải tiến hành ngay, càng để lâu thì nợ xấu
càng gây ra những hậu quả to lớn cho nền kinh tế. Giải quyết tốt vấn đề nợ
22
xấu sẽ tạo điều kiện cho việc tái quay vòng đầu tư cho nền kinh tế, góp phần
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế;
đồng thời cải thiện và nâng cao sự an toàn, lành mạnh hoạt động của các tổ
chức tín dụng, thị trường tiền tệ.
* Khái niệm pháp luậtvềxử lý nợ xấu
Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và để hạn chế
rủi đó thì đòi hỏi cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hệ thống pháp luật. Hệ thống
pháp luật đồng bộ, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sẽ tạo ra hành lang pháp lý an
toàn cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Pháp luật về xử lý nợ xấu là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về các nguyên tắc, nội dung
và các giải pháp để xử lý nợ xấu nhằm tạo môi trường phát triển an toàn, bền
vững của hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường tiền tệ.
NHNN đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh, từng bước siết lại kỷ
cương áp dụng cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng buộc
các TCTD phải minh bạch hơn, chấp nhận chịu lợi nhuận, cổ tức thấp để tập
trung kiểm soát xử lý nợ xấu. Cụ thể:
+ Quyết định số 780/QĐ- NHNN của NHNN ban hành ngày 23/4/2012
về việc phân loại nợ đốivới nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
+ Văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH ban hành ngày 27/11/2012 về
việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
+ Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết
định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam;
23
+ Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư này quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn
mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.
+ Quyết định 843/2013/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của
hệ thống các tổ chức tín dụng" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản
của các tổ chức tín dụng Việt Nam";
+ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2013 về
thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam;
+ Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 Quy định về việc
mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng;
+ Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/5/2014 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam;
+ Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài; Thông tư này cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục được thực hiện
việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014
đến hết ngày 01/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần.
24
+ Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 của Chính phủ: Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5
năm 2013;
+ Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 27/01/2015 về việc tăng cường xử lý nợ
xấu của TCTD, một văn bản tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mua,
bán và xử lý nợ xấu được triển khai mạnh mẽ trong năm 2015. Theo Chỉ thị
02/2015, NHNN yêu cầu các TCTD trước ngày 30/6/2015 phải giải quyết ít
nhất 60% nợ xấu và phải bán được 75% số nợ dự kiến bán cho VAMC trong
cả năm 2015. Việc NHNN siết chỉ tiêu và thời hạn xử lý nợ xấu vào giữa năm
2015 đã bắt buộc các ngân hàng chủ động xử lý nợ xấu ngay từ đầu năm thay
vì để dồn ứ vào cuối năm như những năm trước (ví dụ thực tế cho thấy
VAMC trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ mua được 20% trong tổng số nợ mua
được cả năm, 80% còn lại dồn cho 6 tháng cuối năm gây áp lực dồn việc về
cuối năm).
+ Thông tư số 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC.
Thông tư này cụ thể hóa những thay đổi trong nghị định 34/2015/NĐ-CP của
Chính phủ ban hành ngày 31/3/2015. Và chính thức quy định việc VAMC
mua lại nợ xấu theo giá thị trường bằng phát hành trái phiếu trực tiếp cho các
TCTD bán nợ xấu, bên cạnh trái phiếu đặc biệt với cơ chế đã có. Cơ chế mới
gắn kèm với nhiều lợi ích như sau: Trái phiếu VAMC phát hành dùng để
thanh toán cho TCTD bán lại nợ xấu; các TCTD sở hữu trái phiếu mới này thì
không phải trích lập dự phòng rủi ro như trái phiếu đặc biệt; TCTD sở hữu trái
phiếu đặc biệt như một tài sản có tính thanh khoản cao, bởi có thể chuyển
nhượng giữa TCTD với NHNN và giữa các TCTD với nhau.
+ Văn bản 5057/NHNN-TTGSNH, ban hành ngày 6/7/2015 về việc
phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Thống đốc NHNN yêu cầu
25
các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo
Thông tư 02/2013/TT-NHNN, cụ thể như sau:
- Các TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên triển khai quyết liệt các giải pháp
xử lý nợ xấu ngay trong tháng 7/2015 để đưa nợ xấu xuống dưới 3% và hoàn
thành kế hoạch xử lý nợ xấu được NHNN phê duyệt trước ngày 30/9/2015.
- Từ kỳ báo cáo tháng 6/2015, định kỳ hàng tháng, các TCTD phải thực
hiện phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 02 cho đến khi có thông báo mới
của NHNN.
- Định kỳ hàng tháng, TCTD chỉ đạo các bộ phận có liên quan nhanh
chóng rà soát, gửi kết quả tự phân loại nợ khách hàng cho Trung tâm Thông
tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) chậm nhất ngày 10 tháng tiếp theo của
tháng báo cáo và thực hiện việc báo cáo kết quả phân loại nợ theo quy định
của Thông tư 02 về Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chậm nhất ngày
15 của tháng tiếp theo tháng báo cáo.
Văn bản 5057 đã nêu rõ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc các TCTD có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu
trên của NHNN.
* Chủ thể tham gia xửlý nợ xấu
Xử lý nợ xấu là một chu trình đặc biệt cần được tháo gỡ bằng nhiều
tầng lớp chính sách. Do vậy, chủ thể tham gia xử lý nợ xấu cũng đa dạng
nhưng chủ thể chủ yếu tham gia quá trình xử lý nợ xấu bao gồm: Ngân hàng
Nhà nước, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, công quản lý nợ và khai thác
tài sản trực thuộc các ngân hàng thương mại (AMC), công ty mua bán nợ
(DATC) và công ty quản lý tài sản (VAMC).
Ngân hàng Nhà nước: Hoạt động với mục tiêu bảo đảm sự ổn định tiền
tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng thông qua các nghiệp vụ của mình từ
đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tham gia quá trình xử lý nợ
26
xấu, Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng. Với tư cách là ngân
hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc
cơ cấu lại nợ của các tổ chức tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu. Đồng thời, Ngân hàng Nhà
nước cũng ban hành các chính sách, biện pháp điều hành hỗ trợ cho các tổ
chức tín dụng, doanh nghiệp và hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động
ngân hàng để kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp: Quan hệ tín dụng luôn được thiết
lập bởi 2 chủ thể là bên cho vay (các tổ chức tín dụng) và bên đi vay (doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân). Đây cũng là hai chủ thể chủ yếu gây ra nguyên
nhân của nợ xấu. Do vậy trong quá trình giải quyết nợ xấu, các tổ chức tín
dụng và doanh nghiệp là những chủ thể tích cực, chủ động xử lý nợ xấu.
Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng là xây dựng và triển khai kế hoạch xử lý
nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động thực hiện các biện phát xử lý
và kiềm chế nợ xấu gia tăng; tăng cường công tác quản trị đặc biệt là quản trị
rủi ro, quản trị tín dụng; đồng thời tuân thủ các quy định của ngân hàng Nhà
nước về an toàn hoạt động cấp tín dụng, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro đầy đủ. Đối với các doanh nghiệp cần phải tự nâng cao năng lực
tài chính, quản trị; tăng cường ứng dụng công nghệ và triển khai cạnh tranh và
phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu. Doanh nghiệp và
các tổ chức tín dụng phải chủ động phối hợp với nhau trong việc xử lý nợ xấu,
thực hiện các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên trách nhiệm xử lý nợ xấu trước hết là của các tổ chức tín
dụng.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương
mại (AMC): Năm 2001, Chính phủ đã cho phép thành lập AMC và cho tới nay
đã có 27 AMC trực thuộc các ngân hàng thương mại [9]. Công ty quản lý
27
nợ và khai thác tài sản là một định chế đặc biệt và công cụ hữu ích để hỗ trợ
phục hồi nền kinh tế do bị ảnh hưởng của nợ và tái thiết lại hệ thống ngân
hàng. Các AMC ra đời, được giao những quyền hạn đặc biệt để hoàn thành sứ
mệnh của mình trong một thời gian ngắn, cụ thể là: xử lý nợ khó đòi, tồn đọng
bằng cách mua, quản lý, xử lý… nhằm tối đa hoá giá trị của những khoản nợ
hoặc tài sản để bán và thu hồi vốn. Nhưng hiệu quả còn rất hạn chế, do hoạt
động của AMC chủ yếu phục vụ cho ngân hàng mẹ, không tham gia vào hoạt
động mua bán nợ với các AMC khác, chỉ giới hạn mua bán các khoản nợ cho
khách hành vay, do quy mô vốn nhỏ, không đủ năng lực tài chính và cả kỹ
năng để xử lý nợ xấu.
Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC): Năm 2003, Chính phủ đã thành
lập công ty mua bán nợ Việt Nam thuộc Bộ Tài chính được kỳ vọng là nhân
tố xử lý nợ xấu ngân hàng. Là tổ chức tài chính trung gian, ngoài việc mua
bán, đấu giá, cơ cấu lại các khoản nợ và tài sản không cần dùng của các doanh
nghiệp nhà nước, công ty này sẽ tổ chức môi giới cho các hoạt động này và
góp phần giải quyết những tồn tại về mặt tài chính trong quá trình sắp xếp,
chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp như việc tiếp nhận tài sản và các khoản nợ
được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp. Nhưng cho đến nay DATC
cũng chỉ giải quyết được một phần nhỏ nợ xấu, kết quả còn hạn chế do DATC
ra đời với trọng tâm thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN, tập trung nhiệm vụ chủ
yếu vào mua các khoản nợ và tài sản nợ đọng của doanh nghiệp đồng thời xử
lý các khoản nợ và tài sản đã mua, ngoài ra còn do tiềm lực tài chính của
DATC còn quá nhỏ bé so với quy mô nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương
mại, do DATC hoạt động theo cơ chế kinh doanh (phải bảo toàn vốn, đồng
thời có lợi nhuận) trong khi mua bán nợ là hoạt động mạo hiểm và phương
thức mua bán nợ trên thị trường của DATC ít đa dạng, chủ yếu dưới 2 hình
thức: theo thỏa thuận và theo chỉ định của Chính phủ.
28
Công ty quản lý tài sản (VAMC): Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã
thành lập Công ty Quản lý tài sản (Vietnam Asset Management Company -
VAMC) nhằm mua lại những khoản nợ xấu này. Công ty này được thành lập
theo quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Thống Đốc NHNN Việt Nam, là một
phần trong đề án xử lý nợ xấu mà NHNN trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc
hội. Với việc thành lập bởi 100% vốn nhà nước, chịu sự quản lý của nhà
nước, thanh tra và giám sát trực tiếp bởi NHNN Việt Nam, VAMC được cấp
cho số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, đến nay vốn điều lệ của VAMC là
2.000 tỷ đồng. Hoạt động của VAMC là mua – bán nợ xấu của các tổ chức tín
dung, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, bán tài sản bảo đảm. Đây là một
công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành
mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc
đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt
động của VAMC được Chính phủ ban hành vào ngày 18/5/2013 nêu rõ công
ty VAMC có 2 hình thức mua lại tài sản[10]:
+ Thứ nhất, các khoản nợ xấu sẽ được mua bằng một loại trái phiếu đặc
biệt với giá trị tương đương giá trị trong sổ sách của khoản vay, trừ đi các
khoản dự phòng đã trích lập nhưng chưa được sử dụng. Thực chất, trái phiếu
đặc biệt là quyền được vay tiền để tái cấp vốn từ NHNN với giá rẻ (lãi suất
0%), trong một thời gian nhất định (tối đa là 5 năm).
+ Thứ hai, VAMC có thể xử lý nợ xấu theo tính thị trường, tức là
khoản nợ sẽ được mua lại với giá trị thị trường. Loại hình này chỉ được áp
dụng khi khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ khoản tiền dùng để mua nợ
xấu, tài sản bảo đảm có khả năng phát mại và khách hàng có triển vọng phục
hồi khả năng trả nợ, bao gồm 5 điều kiện đã nêu trên. Khi đó, giá trị khoản nợ
cũng sẽ được đánh giá lại.
29
Sau khi mua bán hoàn tất, VAMC sẽ tiến hành xử lý khoản nợ theo
hình thức phát mại hay bán đấu giá khoản nợ và tài sản đảm bảo cho các tổ
chức, cá nhân để thu hồi khoản tiền đã sử dụng để mua nợ. Trong trường hợp
khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, hoặc có dự án mới có hiệu quả đảm
bảo được việc trả nợ đã vay, VAMC sẽ bảo lãnh cho họ hoặc xem xét, đầu tư,
cung cấp tài chính để hỗ trợ, xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi
sản xuất kinh doanh.
Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của
VAMC vừa chính thức được ban hành; theo đó, VAMC sẽ tăng thêm một số
quyền sau:
Thứ nhất, vốn điều lệ của VAMC sẽ tăng từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ
đồng. Số vốn này dẫu còn ít ỏi, song cũng giúp nâng vị thế tài chính cho
VAMC khi mua bán nợ, nhất là khi giao dịch với các tổ chức tài chính trong
nước cũng như quốc tế.
Thứ hai, VAMC được phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu theo
giá thị trường. Thay vì chỉ được mua tối đa 70% giá trị khoản nợ, VAMC
được mua 100% giá trị khoản nợ theo giá thị trường.
Thứ ba, các ngân hàng cũng được linh hoạt hơn về trích lập dự phòng
rủi ro khi bán nợ cho VAMC. Theo đó, thời gian trích lập sẽ được từ 5 năm
lên 10 năm với ngân hàng tái cơ cấu hoặc gặp khó khăn về tài chính. Quy
định này sẽ giúp các ngân hàng yếu có thời gian để phục hồi.
Thứ tư, VAMC được kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín
dụng bán nợ, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tố tụng trong việc khởi kiện
khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại tòa án. VAMC cũng
sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín dụng bán nợ trong quá
trình thi hành án. Đồng thời, VAMC không phải đăng ký thay đổi với bên
30
nhận bảo đảm trong hợp đồng đảm bảo... Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho VAMC trong quá trình xử lý các món nợ đã mua.
Theo đánh giá của các chuyên gia, các quy định mới sẽ giúp VAMC có
toàn quyền xử lý nợ [11]. Trong khi đó, các ngân hàng cũng có nhiều quyền
lợi hơn khi bán nợ. Tính đến ngày 15/6/2015, VAMC đã duyệt mua 28.194
nghìn tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng; lũy kế từ khi hoạt động đến nay VAMC đã
mua được 143.800 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng; góp phần hỗ trợ các TCTD
giảm dư nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua cơ cấu, miễn
giảm lãi, tiếp cận được vốn vay từ các TCTD [12].
Tuy nhiên, việc giải quyết nợ xấu không phải là một việc riêng của
Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại. Đây là việc liên
quan đến toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi sự tham gia và trách nhiệm của toàn bộ
các cơ quan nhà nước khác bao gồm cả Chính phủ và Quốc hội; cùng với hệ
thống doanh nghiệp nói chung… Đồng thời đây cũng là quá trình huy động
nguồn lực từ bên ngoài hệ thống ngân hàng để giúp hệ thống lấy lại cân bằng,
xử lý nợ xấu và phục hồi chức năng trung gian tài chính.
* Nguyên tắc xử lý nợ xấu
Nguyên tắc xử lý nợ xấu là xương sống trong toàn bộ hệ thống giải
quyết nợ xấu, là vấn đề cơ bản cho việc giải quyết nợ xấu đạt hiệu quả. Vì
vậy, việc xử lý nợ xấu cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định.
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking
Supervision – BCBS) đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực
chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu
quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Những nguyên tắc của Basel về
phòng ngừa nợ xấu tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây [13]:
- Các nguyên tắc nhằm xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Hội
đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ (ít nhất hàng năm) xem xét
31
chiến lược về rủi ro tín dụng và các chính sách về rủi ro tín dụng chính của
ngân hàng. Giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lược chấp nhận một tỷ lệ
nợ xấu được hội đồng quản trị phê duyệt, phát triển các chính sách nhằm phát
hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu. Ngân hàng cần xác định và quản
lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đối với các sản
phẩm và hoạt động mới, ngân hàng cần xây dựng biện pháp quản lý và kiểm
soát rủi ro phù hợp trước khi đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được
Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Các nguyên tắc nhằm thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân
hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được
xác định rõ ràng. Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại
khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi
ro khác nhau nhưng vẫn có thể theo dõi được trên sổ sách kế toán kinh doanh,
nội bảng và ngoại bảng. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê
duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ
cho các khoản tín dụng hiện tại. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ
sở giao dịch công bằng giữa các bên.
- Các nguyên tắc nhằm duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo
dõi tín dụng phù hợp: Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập
nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, cần có hệ thống theo dõi
điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự phòng và
dự trữ. Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần có hệ thống thông
tin và các kỹ thuật phân tích để đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt
động nội và ngoại bảng; phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của
toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng; cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các
khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính
32
sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín
dụng có vấn đề.
Tại Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm
theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ,
nguyên tắc xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm:
Thứ nhất, xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng thời phải bảo
đảm tính hệ thống, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, đặt trong tổng thể chương
trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để xử lý nợ xấu của hệ
thống các tổ chức tín dụng và hạn chế việc sử dụng vốn ngân sách cho việc xử
lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, tổ chức tín dụng và các
bên khác có liên quan. Trước hết, tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải
chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong
việc xử lý nợ xấu.
Thứ tư, Nhà nước chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu do cho vay
các đối tượng chính sách hoặc theo chỉ định của Chính phủ. Đối với các
trường hợp khác, Nhà nước chỉ can thiệp xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn ngân
sách trong trường cần thiết phải bảo đảm sự an toàn của hệ thống ngân hàng
và sự ổn định của nền kinh tế. Nhà nước hỗ trợ, tạo môi trường và điều kiện
thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thông qua
ban hành các cơ chế, chính sách và tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trường
mua bán nợ.
Thứ năm, xử lý nợ xấu phải đảm bảo công khai, minh bạch, nguyên tắc
thị trường và đúng pháp luật; tránh để xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý nợ
xấu. Hoạt động xử lý nợ xấu phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Bởi
trách nhiệm xử lý trước hết là các tổ chức tín dụng, trong khi đó các tổ chức
33
tín dụng vay theo nguyên tắc thị trường. Theo đó, việc xử lý nợ xấu của các tổ
chức tín dụng phải đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế. Giải pháp hỗ trợ của Nhà
nước chỉ thực hiện đối với số nợ xấu còn lại sau khi tổ chức tín dụng đã tự xử
lý và theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa hiệu quả và kinh tế.
Thứ sáu, kiểm soát nợ xấu ở mức an toàn và không để xảy ra đổ vỡ hệ
thống ngân hàng; giải pháp xử lý nợ xấu phải gắn liền với phòng ngừa, hạn
chế và kiểm soát có hiệu quả nợ xấu phát sinh trong tương lai.
* Biện pháp xử lý nợ xấu
Mục tiêu xử lý nợ xấu là cải thiện thanh khoản, nâng cao sự an toàn,
lành mạnh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện mở
rộng tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Điều
này đặt ra yêu cầu cần có giải pháp thực hiện giải quyết nợ xấu được lựa chọn
phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính. Tùy theo đặc điểm
riêng mà mỗi nước đã và đang áp các các biện pháp và mô hình xử lý nợ xấu
khác nhau. Tuy nhiên, các ngân hàng trên thế giới thường xử lý nợ xấu theo 3
cách tiếp cận: Bán nợ xấu (Sell); giữ lại nợ xấu (Keep); hoặc chuyển ra khỏi
bảng cân đối kế toán (Write –off) [14].
+ Giữ lại khoản nợ xấu (Keep): Được áp dụng đối với các khoản vay
quá hạn được hoàn trả trong 90 ngày. Các khoản vay này được ngân hàng hy
vọng hoàn trả và tự xử lý theo cơ cấu nợ hoặc đôn đốc thu nợ. Tuy nhiên, khi
số lượng nợ trên 90 ngày ngày càng nhiều và được tích lũy với giá trị lớn thì
các ngân hàng không thể tự xử lý mà cần sự can thiệp bởi một cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc chuyển sang các phương thức xử lý nợ khác.
+ Bán nợ xấu (Sell): nợ xấu được bán cho tổ chức thứ ba thông qua đấu
giá kín, đấu giá mở, bán ngay (outright sale), hoặc chứng khoán hóa các
khoản nợ xấu. Và hoạt động bán ngay (outright sale) được sử dụng phổ biến
trên các thị trường mua bán nợ xấu trên thế giới.
34
+ Chuyển nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán (Write-off): nợ xấu được
chuyển ra khỏi bảng cân đối kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu về hệ số an toàn
vốn, tránh các chi phí liên quan đến quản lý nợ xấu hoặc khi thu nợ không
hiệu quả, hoặc số tiền thu nợ có thể sẽ ít hơn rất nhiều so với chi phí phát
sinh. Đây là hoạt động tạm thời để ngân hàng đưa ra những quyết sách cho xử
lý các khoản nợ xấu này.
Hiện nay, Việt Nam đang xử lý nợ xấu bằng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Các giải pháp về cơ chế chính sách để kinh tế phục hồi tạo cơ hội xử
lý nợ xấu: Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó có việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, tình hình kinh tế
vĩ mô, sự đồng bộ về cơ chế và chính sách. Vì vậy, các giải pháp về cơ chế
chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý dứt điểm nợ xấu và đạt kỳ
vọng như mong đợi.
+ Xử lý bằng trích lập dự phòng rủi ro: Việc trích lập dự phòng rủi ro
để bù đắp rủi ro có ý nghĩa to lớn đối với mỗi ngân hàng trong việc tăng khả
năng chống đỡ rủi ro, giúp ngân hàng có thể ổn định và phát triển được hoạt
động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Chính vì vậy, dự phòng
rủi ro đang là chiến thuật phòng thủ hữu hiệu của nhiều ngân hàng thương mại
trong giai đoạn kinh tế đang có nhiều biến động. Dự phòng rủi ro là khoản
tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách
hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng
phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của
tổ chức tín dụng. Việc trích lập dự phòng được thực hiện trên cơ sở phân loại
nợ theo các nhóm phụ thuộc mức rủi ro để trích lập.
Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN việc trích lập dự phòng
rủi ro được áp dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối
với các tài sản có như: cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu
35
công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác, bao thanh toán...; đối tượng áp
dụng trích lập dự phòng bao gồm: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thời điểm trích lập dự phòng của TCTD và chi nhánh ngân hàng là trong thời
gian tối đa năm ngày kể từ ngày CIC tổng hợp danh sách khách hàng, TCTD
và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đề nghị CIC cung cấp danh sách
khách hàng, sử dụng kết quả phân tích nhóm nợ khách hàng do CIC cung cấp
để điều chỉnh kết quả phân loại nợ và trích lập đủ số tiền dự phòng. Tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý
rủi ro trong các trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản
theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích; Các khoản nợ được
phân loại vào nhóm 5. Khi sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ, TCTD và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài cần đảm bảo nguyên tắc sau: Sử dụng dự phòng
cụ thể trích lập theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 02/2013/TT-
NHNN để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó; Phát mại tài sản bảo đảm để thu
hồi nợ: Trường hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý khoản nợ, tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải khẩn trương tiến hành việc phát
mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của
pháp luật để thu hồi nợ; Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu
được từ phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng
dự phòng chung để xử lý; Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã được xử lý rủi ro.
+ Thu hồi nợ từ bên vay bằng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, bán,
phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Xác định nguồn thu từ hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không thể có trong điều kiện kinh tế
hiện nay, nên các ngân hàng tập trung thực hiện các biện pháp xử lý tài sản
bảo đảm để thu hồi nợ. Khi khách hàng không trả được nợ vay đến hạn mà
không được cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ) và không
36
còn nguồn trả nợ, thì bên cho vay (bên nhận bảo đảm – ngân hàng) có quyền
xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định
của pháp luật. Thông thường, ngân hàng và chủ sở hữu phối hợp thỏa thuận
bán tài sản bảo đảm hoặc ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm hoặc xử lý tài sản
bảo đảm thông qua khởi kiện và thi hành án.
+ Cơ cấu lại khoản nợ: là khi các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia
hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc
lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi
theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại. Năm 2012, NHNN ban hành Quyết định
780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ, gia hạn nợ. Quyết định này đã giúp các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ cho
nhiều doanh nghiệp và hộ dân. Sau đó, NHNN lại ban hành Thông tư
02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập
dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của
các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN sẽ
gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng. Trên cơ sở đánh giá tác động
của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, NHNN đã ban hành Thông tư 12/2013/TT-
NHNN sửa đổi một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Theo đó,
Thông tư 02/2013/TT-NHNN được hoãn thực hiện đến ngày 01/6/2014. Song
NHNN lại tiếp tục ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư 0202/2013/TT-NHNN; cụ thể là bổ sung khoản 3a
vào Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN (Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ
nguyên nhóm nợ) có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/3/2015. Khoản này,
NHNN cho phép các tổ chức tín dụng xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và
giữ nguyên nhóm nợ. Như vậy, sau khi ban hành, NHNN đã ban hành hai
37
thông tư điều chỉnh, kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN.
Điều này đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN, giúp các DN tiếp tục
tiếp cận được nguồn vốn vay, từng bước phục hồi, duy trì sản xuất, kinh
doanh; đồng thời giúp các NHTM giảm áp lực nợ xấu. Theo quy định của
thông tư, từ ngày 01/4/2015, các NHTM phải ngừng việc tái cơ cấu nợ mà
không phải chuyển nhóm.
+ Chính phủ đứng ra xử lý nợ qua Công ty quản lý tài sản (VAMC):
VAMC là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu,
lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh
nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế. VAMC hoạt động
theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh
bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu. VAMC vẫn là công cụ
chiến lược trong việc giảm dần nợ xấu của các TCTD.
* Mô hình xử lý nợ xấu
Hiện nay, có hai mô hình thành lập công ty quản lý quản lý tài sản
chính là mô hình xử lý nợ tập trung và mô hình xử lý nợ phi tập trung [17].
Mô hình xử lý nợ tập trung là mô hình mà nhà nước sẽ đóng vai trò
chính trong quá trình xử lý nợ bằng việc thành lập ra cơ quan xử lý nợ quốc
gia (thường là công ty nợ quốc gia). Công ty này có trách nhiệm chính trong
việc xử lý nợ tất cả các khoản nợ xấu của nền kinh tế được chuyển giao từ các
tổ chức tài chính. Mô hình xử lý nợ tập trung này tạo ra lợi thế kinh tế do qui
mô lớn, trợ giúp việc chứng khoán hóa vì AMC công trung ương quản lý một
cơ sở tài sản lớn hơn. Mặt khác, mô hình xử lý nợ tập trung phá vỡ sự liên kết
giữa ngân hàng và công ty, làm cải thiện khả năng thu hồi nợ; cho phép ngân
hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, mô hình này vẫn
có những hạn chế nhất định như: ngân hàng có lợi thế về thông tin nhiều hơn
AMC vì ngân hàng đã từ lâu thu thập thông tin về khách vay vốn; nếu các tài
38
sản chuyển giao cho các AMC không được quản lý một cách tích cực, thì sự
hiện diện của một AMC có thể dẫn đến sự suy giảm về kỷ luật thanh toán và
giá trị tài sản.
Mô hình xử lý nợ phi tập trung là các ngân hàng sẽ tự xử lý các khoản
nợ xấu của mình bằng việc thành lập công ty quản lý tài sản của riêng mình
hoặc bộ phận xử lý nợ riêng hoặc các tư nhân đứng ra thành lập công ty xử lý
nợ. Nói cách khác, các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được xử lý bởi những
đơn vị được thành lập trong chính ngân hàng. Phương pháp này dựa trên quan
điểm cho rằng các ngân hàng có đủ thông tin về các doanh nghiệp hoạt động
yếu kém để có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp đó; đồng
thời, các ngân hàng cũng chính là chủ thể có nhiều động lực nhất để cố gắng
thu hồi đến mức tối đa các khoản nợ xấu. Các AMC tư nhân này hoạt động vì
mục tiêu lợi nhuận. Nên những lợi thế và bất lợi của mô hình này gần như
ngược lại với mô hình xử lý nợ tập trung.
Nhìn chung, việc thành lập các AMC cần phải được làm rõ rằng đây là
các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống
tài chính. Có nghĩa là sứ mệnh của các AMC không chỉ là làm trong sạch
bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính mà còn
phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý nợ xấu
Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á năm 1997 – 1998 đã
giáng đòn mạnh vào hệ thống tài chính các quốc gia Châu Á, đặc biệt là một
số nước công nghiệp mới. Thời gian này, các ngân hàng trung ương cũng đưa
ra các nhóm giải pháp để kìm hãm khủng hoảng. Giải pháp ngắn hạn được
nhắc đến là ngân hàng trung ương hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tài
chính nhằm bù đắp lượng tiền rút ra. Giải pháp này phát huy hiệu quả ở Hàn
Quốc và Thái Lan, cùng với đó, chính phủ Indoesia, Hàn Quốc, Malaysia và
39
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc

More Related Content

Similar to Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...NuioKila
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMvietlod.com
 

Similar to Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc (20)

Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOTLuận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mạiLuận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOT
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOTLuận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOT
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOT
 
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOTĐề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàngLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
 
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAYĐề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vayLuận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
 
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàngLuận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).doc

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CAO THỊ THÚY PH¸P LUËT VÒ Xö Lý Nî XÊU CñA NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Tõ THùC TIÔN T¹I NG¢N HµNG Cæ PHÇN NGO¹I TH¦¥NG VIÖT NAM (VIETCOMBANK) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CAO THỊ THÚY PH¸P LUËT VÒ Xö Lý Nî XÊU CñA NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Tõ THùC TIÔN T¹I NG¢N HµNG Cæ PHÇN NGO¹I TH¦¥NG VIÖT NAM (VIETCOMBANK) Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Cao Thị Thúy
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 8 1.1. Một số vấn đề chung về nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại.............8 1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại.......................................................................................................................22 1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý nợ xấu................................................39 1.3.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Malaysia...................................................................40 1.3.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc...............................................................42 1.3.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Thái Lan..................................................................43 1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam...............................................................45 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) 47 2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại 47 2.1.1. Tình hình pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại............47 2.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại............................................................................................................................49
  • 5. 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoạithƣơng Việt Nam (Vietcombank).57 2.2.1. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank....................................................57 2.2.2. Thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank........60 2.2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank.......................................................................................................................69 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 74 3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.....................................................74 3.1.1. Một số định hướng trong việc giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.............................................................................................74 3.1.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.....................................................................75 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank................................................................................84 KẾT LUẬN............................................................................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................91 PHỤ LỤC................................................................................................................................................................95
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIS DATC: DNNN: NHNN: NHTM: TCTD: VAMC: Ngân hàng thanh toán quốc tế Công ty mua bán nợ Việt Nam Doanh nghiệp Nhà nước Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Tổ chức tín dụng Công ty Quản lý tài sản Việt Nam Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Vietcombank: thương Việt Nam
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Bảng phân tích chất lượng dư nợ tín dụng từ năm 2009 – 2014 59 Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từ năm 2009 - 2014 59
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Từ khi đổi mới chuyển sang mô hình hai cấp, hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển nhanh chóng và từng bước hội nhập quốc tế, phát huy vai trò kênh dẫn vốn lưu thông trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên cùng với bước phát triển đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguyên nhân là do tác động của các nhân tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô, suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản suy giảm... và các nhân tố bên trong như quản trị rủi ro kém, qui trình tín dụng chưa hoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm cao, năng lực và đạo đức của nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu, sở hữu chéo... Có thể nói, bên cạnh những rủi ro về lãi suất, hối đoái, đạo đức... thì rủi ro về nợ xấu là vấn đề nghiêm trọng, cần được xử lý hiệu quả trong điều kiện hiện nay. Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng đó. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng không thể tránh khỏi nợ xấu, nhưng để nợ xấu tồn tại quá cao và kéo dài là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết. Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến tổ chức tài chính bị thua lỗ và giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức tín dụng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổ chức tín dụng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Do đó, việc nhận diện nợ xấu và xử lý nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng trong tái cấu trúc hệ thống tài chính. Làm thế nào để hạn chế, quản lý và xử lý được nợ xấu là một đề tài mà 1
  • 9. các ngân hàng đã và đang nghiên cứu nhằm hoàn thiện trong điều kiện mới. Hiện nay có nhiều điểm bất cập trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là ở khối ngân hàng thương mại nhà nước. Quy định về lộ trình, các biện pháp xử lý nợ và các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu, chưa hợp lý và các văn bản chuyên ngành còn khá cứng nhắc, không phù hợp với thực tiễn. Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng hàng đầu Việt Nam với vai trò tiên phong trong việc thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Vietcombank cũng là ngân hàng có hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, có lợi thế về vốn, thế mạnh về hoạt động dịch vụ và kinh doanh thẻ. Bên cạnh đó Vietcombank có quan điểm thận trọng trong việc phân loại nợ xấu và khá quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu. Theo đánh giá của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng Vietcombank đang giữ một vị thế rất tốt trên thị trường bởi những kết quả tăng trưởng cao, vững vàng trong khi tình trạng nợ xấu khá thấp lại được xử lý rất thận trọng và hiệu quả. Chính vì vậy, để có đủ cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam thì việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về xử lý nợ xấu là hết sức cần thiết. Đặc biệt, nghiên cứu thực tiễn xử lý nợ xấu tại một ngân hàng lớn, có bề dày lịch sử như Vietcombank là rất có ý nghĩa, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng này. 2. Tình hình nghiên cứu Xử lý nợ xấu ngân hàng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Mỗi nhà khoa học có một cách khai thác đề tài ở những góc độ khác nhau. Ví dụ: Luận văn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Phương (2013) “Quản lý nợ xấu tại ngân hàngthương mại Việt Nam” – Đại học kinh tế Quốc dân; Luận văn thạc sĩ Tài chính và ngân hàng Đặng Thị Thanh Nga (2014) “Nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” – Đại học Kinh tế - 2
  • 10. ĐHQGHN; một số bài viết trên báo, tạp chí như: “Những điểm nghẽn cần giải quyết để xử lý nợ xấu một cách triệt để và có hiệu quả” - Theo Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán số 71 (Tháng 9/2013); “Nợ xấu – một số thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của Ngô Minh Châu, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam; “Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng; “Giải quyết nợ xấu – vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” của nhóm tác giả Trung tâm thông tin tư liệu số 1/2013;.... Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích rất nhiều yếu tố và tìm hiểu dưới nhiều góc độ nhưng đa phần đều dừng ở góc độ nghiệp vụ của ngành ngân hàng, chưa đi sâu về các khía cạnh pháp luật. Cũng có một số công trình nghiên cứu về vấn đề xử lý nợ xấu dưới góc độ pháp luật như Luận văn thạc sĩ Phạm Kim Thoa chuyên ngành Luật kinh tế “Pháp luậtvề xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam” (năm 2007) – Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Đặng Thị Thanh Nga chuyên ngành luật kinh tế “Nợ xấu tại ngân hàngthương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” (năm 2014), Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương chuyên ngành Luật kinh tế “Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” (năm 2012) đi sâu vào phân tích những vấn đề pháp lý trong hoạt động vay của NHTM, qua đó luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay trong hoạt động cho vay của NHTM.... Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu chủ yếu mang tính hệ thống tổng quát, toàn diện chưa đi sâu tìm hiểu cụ thể từng trường hợp ngân hàng cụ thể, hoặc có đề tài chỉ nghiên cứu một vấn đề trong nhóm các giải pháp xử lý nợ xấu; cũng có công trình nghiên cứu từ rất lâu, số liệu cũ. Chính vì vậy, dù ý thức được tầm quan trọng của công tác 3
  • 11. xử lý nợ, nhưng do luật pháp trong vấn đề này còn thiếu và yếu nên việc xử lý nợ chưa mang lại kết quả tốt đẹp theo như mong muốn của các bên có liên quan. Ở góc độ luật pháp, hiện nay có rất ít công trình khoa học nghiên cứu cụ thể vấn đề nợ xấu của một ngân hàng thương mại cụ thể nào dù đây là vấn đề gây bức xúc, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh toàn diện và cụ thể của các nhà làm luật. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Pháp luậtvềxử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)” làm luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại (ngân hàng Vietcombank), từ đó đề xuất một vài ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên cơ sở tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng các luận cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng cao khả năng xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại có vốn của nhà nước nói chung, ngân hàng Vietcombank nói riêng trong tiến trình hội nhập và phát triển của các định chế ngân hàng với các tiêu chuẩn quốc tế. Với mục đíchtrên, đề tài đặt các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm nợ xấu, phân loại nợ xấu. - Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ về nguyên nhân, biện pháp xử lý nợ xấu và nguyên tắc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong những năm qua. - Phân tích trực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank từ đó đánh giá thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu, cũng như xác định nhu cầu thực tiễn phải hoàn thiện xử lý nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại. - Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng thương mại. 4
  • 12. - Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Vietcombank và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam. 4. Tính mới và những đóng gópcủa đề tài. * Về tư liệu: Hệ thống hóa tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hoạt động xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. * Về nội dung khoa học: Thứ nhất, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nợ xấu, xử lý nợ xấu. Các nội dung như khái niệm nợ xấu, phân loại nợ xấu, các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu từ đó thấy được tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế. Đồng thời luận văn cũng phân tích các biện pháp xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại hiện nay. Đây là cơ sở lý luận cơ bản có thể nhận thức sâu sắc về nợ xấu và xử lý nợ xấu. Thứ hai, luận văn tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu về nợ xấu, xử lý nợ xấu và các biện pháp, nguyên tắc xử lý nợ xấu từ thực tiễn của ngân hàng Vietcombank; đối chiếu các qui định pháp luật hiện hành với thực tiễn để phân tích, đánh giá làm rõ ưu điểm và hạn chế của các qui định pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank. Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Vietcombank nói riêng. Thứ ba, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xử lý tốt các vấn đề liên quan đến nợ xấu, trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế. Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về pháp luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nói chung và thực tiễn tại ngân hàng 5
  • 13. Vietcombank nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo trong công tác xây dựng, nghiên cứu và áp dụng pháp luật nhất là trong bối cảnh chúng ta tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại lớn và quá trình cải cách ngân hàng theo cam kết khi gia nhập WTO. 5. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các qui định hiện hành của pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, các qui chế và thực tiễn về xử lý nợ xấu của Vietcombank. Trong luận văn này, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu tất cả các vấn đề về xử lý nợ xấu mà chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, và đi sâu tìm hiểu hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng Vietcombank, đồng thời tham khảo các qui định xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nói chung và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của ngân hàng Vietcombank nói riêng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Những chủ trương đó được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương. Luận văn vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu, chủ yếu là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, để hoàn thành luận văn, người viết còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác, để luận văn có tính lý luận và thực tiễn cao: - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, thống kê. 6
  • 14. - Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu thành 3 chương bao gồm: - Chương 1:Một số vấn đề lý luận về pháp luật xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. - Chương 2:Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại từ thực tiễn ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). - Chương 3:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 7
  • 15. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Một số vấn đề chung về nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại * Khái niệm nợxấu Đối với các ngân hàng, nợ xấu được coi là rủi ro tín dụng, nó phản ánh trình độ phát triển và sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế, năng lực kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng trước những sức ép thường xuyên do tác động của tình trạng bất ổn vĩ mô. Vậy nợ xấu được định nghĩa như thế nào? “Nợ xấu” được dịch thành “bad debt” là một thuật ngữ khá chung chung, chủ yếu phổ biến trên báo chí và các chuyên gia kinh tế. Dưới góc độ pháp lý và các chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng thường sử dụng thuật ngữ “non – performing loans” (NPLs – các khoản vay không hiệu quả/ có thể bị mất vốn), trong đi đó các tiêu chuẩn kế toán lại sử dụng thuật ngữ như “non-accrual loans” (US GAAP) hay “impaired loans” (IAS 39). NHNN Việt Nam sử dụng thuật ngữ NPLs nhưng dịch thành “nợ xấu” trong Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 20/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Nghiên cứu dưới góc độ pháp lý nên bài luận văn sẽ sử dụng thuật ngữ “nợ xấu” với nghĩa của từ “non – performing loans”. Nợ xấu được hiểu là một khoản nợ khó có thể thu hồi được và/hoặc trở nên không còn khả năng sinh lời với các chủ nợ khi mà tất cả những nỗ lực để thu hồi khoản nợ được thực hiện. Nợ xấu thường là sản phẩm của các con nợ không trả được nợ (đúng hạn hoặc phá sản) hay các chi phí bỏ ra cho việc thu hồi nợ còn nhiều hơn khoản nợ mà chủ nợ có thể thu hồi được. Các khoản nợ xấu này sẽ được chủ nợ xử lý rủi ro tín dụng (write-off). 8
  • 16. Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở mỗi quốc gia và khác nhau dưới góc nhìn của các chủ thể. Có thể nhắc tới một số khái niệm như sau: + Khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS): Dù chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về nợ xấu, nhưng trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định: Khoản nợ được coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi nợ; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày [1]. Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ. + Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) [18]: Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi như: Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ; hoặc người mắc nợ trốn hoặc mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ; hoặc những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. Nợ xấu là những khoản cho vay có thể không thay toán đầy đủ cho ngân hàng: Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp không đủ để trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể thu hồi đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được lợi nhuận từ công việc kinh doanh hoặc người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn tiền nợ sẽ không thể thu hồi được. + Khái niệm nợ xấu của Tổ chức tiền tệ Quốc tế (IMF) [26]: Một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; 9
  • 17. khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không hoàn trả nợ đầy đủ. Như vậy, về cơ bản nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày hoặc (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. + Tại Việt Nam, theo Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong việc hoạt động của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (Nợ nghi ngờ) và 5 (Nợ có khả năng mất vốn)”. Nợ xấu bao gồm tất cả các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 đến nhóm 5 tùy theo cấp độ rủi ro khác nhau, theo nguyên tắc chỉ cần một khoản vay (trong tổng thể nhiều khoản vay khác) phát sinh quá hạn, hoặc được điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ thì toàn bộ dư nợ này của khách hàng đó phải chuyển sang nhóm nợ xấu. Như vậy, nợ xấu theo pháp luật Việt Nam được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 91 ngày hoặc (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Từ những định nghĩa trên cho thấy có sự tương đồng trong cách nhận thức về nợ xấu giữa các định chế tài chính trên thế giới. Theo đó, một khoản nợ được coi là nợ xấu nếu nó xuất hiện một hoặc cả hai dấu hiệu sau: Quá hạn trả nợ gốc và lãi; khi khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng coi là không có khả năng trả nợ. Song cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm nợ xấu và nợ khó đòi. Nợ xấu (NPLs) và nợ khó đòi (Doubtful debt) là hai khái niệm khác biệt nhau. Nợ xấu là khoản phải thu đặc biệt mà được xác định rõ ràng là không thể thu hồi được và cần phải xử lý rủi ro, nợ xấu là nợ khó thu hồi bị xóa khỏi danh sách các khoản nợ phải thu. Trong khi đó 10
  • 18. nợ khó đòi là một khoản thu mà có thể trở thành nợ xấu ở một thời điểm trong tương lai khi không còn cách nào để thu hồi lại được khoản nợ. Nợ khó đòi được ghi dưới dạng chi phí của các ngân hàng và sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. * Bản chất của nợ xấu Xét về bản chất, nợ xấu như một khoản cho vay bắt nguồn từ quan hệ hợp đồng giữa các đối tượng dân sự, mối quan hệ cho vay giữa chủ nợ (ngân hàng) và con nợ (khách hàng). Các mối quan hệ đi vay – cho vay này dựa trên các công cụ nợ. Thông thường, hợp đồng cho vay quy định các nghĩa vụ cơ bản nhất của hai bên: bên cho vay có nghĩa vụ cho vay trong một khoảng thời gian cụ thể và ngược lại người đi vay có nghĩa vụ trả nợ gốc và trả lãi đúng thời hạn. Về mặt lý thuyết, tất cả quan hệ hợp đồng này được dựa trên các tiêu chuẩn thương mại, theo đó người đi vay và người có vay có thể thỏa thuận về quyền lợi của mình một cách bình đẳng. Ví dụ: người cho vay có thể yêu cầu các khách hành bảo đảm cung cấp tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh khoản vay để gánh vác trách nhiệm trong trường hợp không trả được nợ. Khi khoản vay chuyển sang nợ quá hạn, người cho vay và người đi vay có thể giải quyết nợ xấu bằng cách tham khảo các điều khoản của hợp đồng vay ban đầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều giao dịch cho vay có thể có sự can thiệp đáng kể từ bên ngoài chẳng hạn áp lực Chính phủ buộc các ngân hàng phải cho vay chính sách. Trong các khoản vay chính sách, người cho vay không còn đưa ra quyết định cho vay theo các tiêu chuẩn thương mại thay vào đó là các tiêu chuẩn phù hợp với chính sáchcủa chính phủ. Do vậy, một số người đi vay có thể không thực hiện trả nợ cũ nhưng vẫn có thể nhận được các khoản vay mới từ ngân hàng. Khi các khoản vay chính sách được xếp vào xấu, nó có thể gây khó khăn cho ngân hàng để thu hồi nợ theo hợp đồng đã 11
  • 19. giao kết bởi hầu hết các trường hợp người đi vay có thể bị phá sản và không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Có thể thấy, việc mở rộng chính sách cho vay theo chính sách cũng góp phần gia tăng mức độ của nợ xấu trong hệ thống tài chính. Khi có quá nhiều nợ xấu trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, ngân hàng có khả năng giảm tính thanh khoản bởi dòng tiền mặt từ khách hàng bị chảy chậm lại. Do đó, khi nhìn từ một góc độ toàn diện, vấn đề nợ xấu không còn là mối quan hệ hợp đồng đơn giản, mà ở mức cao hơn cụ thể là: điều tiết hệ thống thị trường ngân hàng một cách toàn thể. Việc giải quyết nợ xấu cần phải xem xét trong một phạm vi hệ thống pháp luật toàn diện không chỉ đơn giản là luật hợp đồng mà còn là luật tài chính, luật thuế, luật tài sản và các quy định hành chính, các quy tắc, thông báo hoặc hướng dẫn. * Phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng nợ xấu Phân loại nợ xấu được hiểu là quá trình các ngân hàng xem xét các danh mục cho vay và đưa khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và điểm tương đồng của khoản vay [24]. Việc xem xét và phân loại nợ giúp các ngân hàng có thể kiểm soát chất lượng danh mục cho vay và trong trường hợp cần thiết, sẽ có các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong chất lượng tín dụng các danh mục cho vay. Hiện nay, vẫn chưa có tiêu chuẩn về phân loại nợ xấu mà được áp dụng thống nhất trong tất cả các nước trên thế giới. Có chăng là một số thông lệ được nhiều nước sử dụng và một số hướng dẫn do các tổ chức quốc tế (BIS, IMF) khuyến cáo. Do vậy, phân loại nợ xấu chủ yếu phụ thuộc vào cơ chế, khuôn khổ pháp lý của các nước. Hầu hết các định chế tài chính trên thế giới, phân loại nợ xấu theo 2 tiêu chí sau: Dựa vào tính chất quá hạn của khoản nợ và dựa vào khả năng trả nợ đáng lo ngại. Ngân hàng thế giới phân loại nợ xấu thành các loại sau [22]: 12
  • 20. Nợ đạt tiêu chuẩn: Là có tài sản thế chấp theo nghĩa đầy đủ hoặc không quá hạn. Nợ cận chuẩn: Là có tài sản thế chấp đầy đủ nhưng có biểu hiện các điểm yếu tín dụng. Những điểm yếu tín dụng này bao gồm các yếu tố chậm trễ đến việc trả nợ có thể hơn 30 ngày nhưng chưa đến 90 ngày. Nguồn vốn của người vay có biểu hiện không đủ đáp ứng cho các cam kết trả nợ, cần phải có thêm nguồn vốn vay lưu động. Nợ có vấn đề: Khoản vay được đánh giá là có vấn đề bao gồm tất cả các khoản vay cận chuẩn kèm theo các đặc điểm sau: dựa trên thực tiễn, các điều kiện và giá trị hiện tại sẵn có, việc thu đủ nợ là không chắc chắn và rất đang ngờ. Không chắc chắn về việc đánh giá và tính khả mại của thế chấp. Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý thế chấp cũng cần nghiên cứu và xem xét lại. Và các khoản vay có vấn đề đang trì trệ hoạt động, việc trả lãi nợ vay vượt quá thời hạn 90 ngày nhưng không quá 365 ngày. Nợ không thu hồi được: Khoản cho vay bị liệt vào loại nợ này là khoản cho vay không thể thu hồi được hoặc thu hồi rất ít. Sự tồn tại của nó trong danh mục tài sản của ngân hàng được coi là không đảm bảo. Tài sản này có thể có một số giá trị thu lại được hoặc còn lại giá trị sau khi khấu hao, nhưng khả năng thiệt hại cao nên khả năng lỗ cần được ghi nhận ngay hoặc tài sản nên được xóa sổ. Đối với hướng dẫn của BIS trong Basel I thì việc phân loại nợ được chia thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (pass), nợ cần chú ý (special mention), nợ dưới chuẩn (substandard), nợ khó thu hồi được (doubtful) và nợ có khả năng mất vốn (loss) [23]. Hướng dẫn này đang được rất nhiều nước áp dụng. Từ hướng dẫn này thông lệ quốc tế xếp những khoản nợ bị quá hạn (vốn hoặc lãi) quá hạn 90 ngày vào nhóm 3 (substandard) và 3 nhóm cuối (substandard, doubtful, loss) thường được gộp chung thành nợ xấu (NPLs). 13
  • 21. Tại Việt Nam, Điều 10, Điều 11 Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong việc hoạt động của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ thành năm nhóm theo phương pháp tiếp cận định lượng và năm nhóm theo phương pháp định tính. Các khoản nợ được phân loại theo phương pháp định lượng, trong đó các khoản nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Các khoản nợ được phân loại theo phương pháp định tính và nợ xấu thuộc nhóm 3, 4, 5 bao gồm các khoản nợ dưới chuẩn (nhóm 3): nợ được đánh giá không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn; nợ nghi ngờ (nhóm 4): nợ được đánh giá có khả năng tổn thất cao; và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5): nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Cho dù phân loại nợ theo phương pháp định lượng hay phương pháp định tính thì các khoản nợ từ nhóm 3 tới nhóm 5 đều được xếp vào danh mục nợ xấu của ngân hàng. Về cách xếp loại nhóm nợ cho thấy Việt Nam có sự thống nhất với nhiều quốc gia trên thế giới (Mỹ, Nhật, Singapore, Hồng Kong, Trung Quốc). Việc chia làm năm nhóm nợ và giải thích cơ bản từng nhóm là tương đồng với các nhóm nợ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các khoản tín dụng được phân loại theo 5 nhóm nợ, căn cứ từng nhóm các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro. Theo Thông tư số 02/2013/TT – NHNN yêu cầu trích lập 2 loại dự phòng là dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Cụ thể, nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) 14
  • 22. trích dự phòng 0%, nhóm 2 (nợ cần chú ý) trích dự phòng 5%, nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) trích dự phòng 20%, nhóm 4 (nợ nghi ngờ) trích 50%, nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn) trích dự phòng 100%. Ngoài ra, ngân hàng còn phải trích dự phòng rủi ro chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ. Dự phòng rủi ro là một nguồn quan trọng để các ngân hàng sử dụng để xử lý nợ. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là phương pháp các ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay [3]. Và mức trích lập dự phòng càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm và ngược lại. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng gặp nhiều khó khăn cả về mặt lý thuyết và thực tế bởi các quốc gia có lựa chọn rất đa dạng cho hệ thống phân loại và lập dự phòng. Quá trình phân loại và trích lập dự phòng là vấn đề đánh giá chủ quan, do đó kết quả đánh giá có thể rất khác nhau giữa những người đánh giá. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng pháp lý ở từng quốc gia cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Ở các quốc gia có cơ sở hạ tầng pháp lý chuẩn hóa thường có xu hướng đưa các khoản vay vào diện quá hạn nhanh hơn ngay sau khi người vay không trả được một khoản thanh toán. Ở các quốc gia cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, thời gian giữa việc chưa thanh toán và thay đổi phân loại khoản vay có thể dài hơn. * Tỷ lệ nợ xấu Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Do đó, đo lường chất lượng tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tùy theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một trong những chỉ tiêu đó là tỷ lệ nợ xấu. Tại khoản 9 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 về quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dựng dự phòng 15
  • 23. để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy định: “Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5”. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, đồng thời nó còn phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay và thu hồi nợ của khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Thông thường thì tỷ lệ nợ xấu tốt nhất ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ xấu hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ xấu thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định... * Nguyên nhân của nợ xấu Phân tích nguyên nhân nợ xấu là một trong những điều quan trọng cần phải làm để từ đó đưa ra được chiến lược cũng như phương pháp quản lý, xử lý có khả thi và hiệu quả tình trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại. - Nhóm nguyên nhân từ môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng và cơ chế xử lý nợ xấu: Có thể nói rằng lĩnh vực hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao và để giúp giảm thiểu rủi ro thì luôn đòi hỏi sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật. Nếu hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho sự hoạt động an toàn lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Còn ngược lại, nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, thiếu tính khả thi thì luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao đối với hệ thống ngân hàng. Chính vì vai trò quan trọng của môi trường pháp lý, nên tất cả các nước đều rất chú trọng, đồng bộ hóa và hoàn thiện các văn bản pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Đối với Việt Nam, mặc dù trong những năm qua chúng ra đã rất chú ý 16
  • 24. xây dựng và từng bước hoàn thiện các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, nhưng nhìn tổng thể có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện và tính khả thi chưa cao. Pháp luật hiện hành đã có khung pháp lý cơ bản trong việc hạn chế cũng như giải quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng như: quy định về phân loại nợ, quy định về trích lập dự phòng rủi ro, quy định về xử lý tài sản bảo đảm nợ, quy định về hoạt động mua bán nợ… Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quy định khi đi vào thực tế trở nên không phù hợp, không phát huy hiệu quả trong giải quyết nợ xấu dẫn đến tình trạng nợ xấu không được cải thiện mà còn có xu hướng tăng lên. Mặt khác, hiệu lực văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa cao, điều này đã và đang tiếp tục gây ra những rủi ro tiềm ẩn lớn đối với lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách của Nhà nước còn thiếu tính ổn định làm cho hệ thống ngân hàng đối mặt với nguy cơ rủi ro chính sách nhất là chính sách về lãi suất, tỷ giá, vàng… Sự thay đổi hoặc áp dụng các chính sách không hiệu quả nhiều khi gây ra những khối lượng nợ xấu rất lớn cho các ngân hàng. Một thực tế không thể không xem xét là mối quan hệ rằng buộc giữa Chính phủ và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế chuyển đổi: Chính sự trợ giúp của Chính phủ đã tạo ra tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp nhà nước. Sự rằng buộc này thể hiện ở các mặt như thành lập (nhà nước vẫn quyết định về việc thành lập mới các doanh nghiệp độc lập thuộc sở hữu công cộng, quyết định việc cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp tư nhân và có cho phép cạnh tranh nhập khẩu không); sát nhập và tách (cơ hội việc sáp nhập hay tách các doanh nghiệp vẫn cần quyết định cuối cùng của nhà nước); xuất nhập khẩu và trao đổi ngoại hối; giá cả; việc làm và lương; tín dụng và thanh toán nợ… Ngoài ra, nợ xấu ở Việt Nam đã tồn tại từ lâu nhưng quá trình xử lý nợ xấu lại thiếu hiệu quả, nguyên nhân là do cơ chế xử lý nợ xấu chưa thực sự hợp lý, còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế. 17
  • 25. - Nhóm nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại:Tìnhhình nợ xấu của Việt Nam hiện nay có một phần lớn nguyên nhân đến từ sự yếu kém của nội bộ các ngân hàng, tổ chức tín dụng: + Nợ xấu tăng cao cũng là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng [6]. Một số ngân hàng nhỏ, năng lực quản trị tín dụng yếu kém đã tìm mọi cách tăng vốn huy động, thúc đẩy tín dụng bằng cách nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, cho vay dễ dãi, thiếu các điều kiện đảm bảo cần thiết... Thực tế, luôn có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại để dành dật thị phần, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại nhỏ, mới được thành lập. Các ngân hàng này có xu hướng mở rộng thị phần tín dụng bằng mọi giá, bỏ qua quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, tìm cách lần tránh hàng rào kiểm soát của Chính phủ. + Năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng yếu kém: Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của tổ chức tín dụng mang tính chất chủ quan. Các ngân hàng chưa xây dựng được thước đo lượng hóa rủi ro nên chưa tính toán chính xác được yếu tố này dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác. Những khoản rủi ro to được làm bé đi, khoản vay bé thì làm cho nó to lên. Theo kết quả khảo sát năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách – Đại học Quốc gia Hà Nội thì mới chỉ có 47% các ngân hàng thương mại tiếp cận với Basel 2 và chỉ có 40% các ngân hàng thương mại đã tiếp cận với Basel 3 [7]. Khuôn khổ quản trị hiện hành này chưa bảo vệ được quyền cổ đông đối với tất cả các cổ đông. Vai trò và nhiệm vụ của hội đồng quản trị chỉ tuân theo một phần hoặc chưa tuân thủ các nguyên tắc quản trị của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) [8] và Basel. Khả năng quản trị rủi ro còn yếu dẫn đến đánh giả khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp hơn so với thực tế cũng như khả năng ngăn ngừa rủi ro thị trường và tác nghiệp yếu. 18
  • 26. Vẫn còn nhiều ngân hàng Việt Nam biến nghiệp vụ cơ cấu nợ, vốn là một nghiệp vụ bình thường của ngân hàng thành một hình thức để giảm tỷ lệ nợ xấu của mình do nợ cơ cấu không được tính vào nợ xấu. Đồng thời, không ít ngân hàng đã hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3 – 5 để tránh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình. + Tình trạng sở hữu chéo đã tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền: hệ thống ngân hàng đã hình thành một mạng lưới chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch. Theo đó, rất nhiều công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế Nhà nước và các tập đoàn cổ phần, dù không thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các ngân hàng thương mại. Mặt khác, các ngân hàng cũng sở hữu cổ phần lẫn nhau, cổ đông tại các ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ đầu tư vốn vào những ngân hàng khác có tiềm năng. Tình trạng sở hữu chéo này dẫn đến hệ lụy là làm tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Bởi lẽ, sở hữu chéo dẫn đến tình trạng các ngân hàng sẽ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp có vốn sở hữu tại ngân hàng vay vốn, thậm chí khi một tổ chứng tín dụng lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành sân sau của mình, buộc họ phải phối cấp vốn tín dụng cho những dự án không an toàn hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Việc cho vay dễ dàng, thiếu kiểm soát cộng với việc thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng tất yếu sẽ dẫn đến nợ xấu. + Công nghệ ngân hàng còn nhiều bất cập so với yêu cầu hoạt động: Công nghệ ngân hàng lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, nhất là công tác quản trị hệ thống trong điều kiện các ngân hàng thương mại có sự mở rộng đáng kể về phạm vi địa bàn hoạt động lẫn danh mục các dịch vụ ngân hàng và tăng trưởng tín dụng quá nhanh. Để các hoạt động diễn ra 19
  • 27. thuận lợi, an toàn và hiệu quả, rất cần có sự hậu thuẫn của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Nếu điều kiện này không được đáp ứng thì khi các ngân hàng thương mại càng mở ra thêm nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, càng mở ra thêm nhiều mạng lưới chi nhánh giao dịch, tốc độ tăng trưởng tín dụng càng nhanh thì rủi ro càng gia tăng, khó kiểm soát hơn và rủi ro tiềm ẩn cũng càng lớn hơn. + Nợ xấu còn có nguyên nhân từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng: Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố bắt buộc đối với các cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ ngân hàng đã câu kết với khách hàng để che dấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của Ngân hàng Nhà nước, của ngân hàng thương mại. Mặc dù chưa có số liệu công bố cụ thể nhưng trong tổng số nợ xấu đó, một tỷ lệ không nhỏ nảy sinh từ hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của chính các cán bộ ngân hàng. - Nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp: + Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài: Vấn đề ở đây là sự kéo dài trong nhiều năm, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc không hoàn trả được các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là nợ khó xử lý nhất và bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các khoản nợ này. + Nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng: Nền kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Do 20
  • 28. phản ứng dây truyền, các doanh nghiệp tạm thời mất khả năng thanh toán không đủ tiền để trả các khoản nợ vay. * Tác động của nợ xấu + Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế: Nợ xấu tạo ra gánh nặngngânsách trong vấn đề xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao đến mức các ngân hàng không thể đứng ra tự xử lý nên việc xử lý có thể phải trông cậy vào ngân sách nhà nước. Mặc dù, nguồn vốn để xử lý nợ xấu chủ yếu từ quỹ dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng và con số cụ thể về kinh phí xử lý từ ngân sách Nhà nước chưa được đưa ra, nhưng nhìn vào dư nợ xấu cũng có thể đoán được sự ảnh hưởng của nó lớn như nào tới ngân sách Nhà nước. Khi nợ xấu ra tăng gây đình trệ nền kinh tế. Bởi lẽ, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, do đó lượng vốn đưa vào lưu thông bị hạn chế. Nếu nợ xấu tăng quá cao ngân hàng không được phép cho vay đồng nghĩa với việc dòng huyết mạch của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền kinh tế cũng không thể tiếp tục kinh doanh. Nợ xấu đe dọa an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Nếu nợ xấu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra sự đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, gây mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư, của doanh nghiệp và của các tổ chức quốc tế. Nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính quốc gia. + Tác động của nợ xấu với các ngân hàngthương mại: Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng: Nợ xấu làm cho doanh thu thấp (do không thu được lãi vay) dẫn đến lợi nhuận thu được ít hơn dự kiến, thấp đi, thậm chí là lỗ. Trường hợp không phát sinh lỗ thì các khoản chi phí xử lý các khoản nợ xấu cũng tăng lên đáng kể, bao gồm: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chí phí trích lập dự phòng rủi ro... Việc gia 21
  • 29. tăng các khoản chi phí khiến cho lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn so với dự tính ban đầu. Không những thế, nợ xấu còn hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Ảnh hưởng đến khả năng thanhtoán của ngân hàng: Do không thu hồi được các khoản cho vay đúng hạn, nên nợ xấu làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của tổ chức tín dụng, làm chậm vòng quay của vốn; giảm hiệu quả sử dụng vốn; giảm lợi nhuận. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh toán cho những khoản tiền gửi, điều này sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Giảm uy tín của ngân hàng: Khi các tổ chức tín dụng có mức độ rủi ro của tài sản cao thì tổ chức tín dụng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường. Dĩ nhiên không ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng mà tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt. 1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại * Khái niệm xửlý nợ xấu Từ bản chất nợ xấu có thể hiểu, xử lý nợ xấu là quá trình giải quyết các khoản nợ đã phát sinh và ngăn chặn các khoản nợ xấu mới phát sinh. Nói cách khác, xử lý nợ xấu là những biện pháp, phương pháp, cách thức được đưa ra để giải quyết các khoản nợ khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn và các biện pháp ngăn chặn khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai. Trong bất kỳ một hệ thống tài chính nào, thì việc xử lý nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh phải được làm song song đồng thời nhau. Xử lý nợ xấu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Việc xử lý nợ xấu cần phải tiến hành ngay, càng để lâu thì nợ xấu càng gây ra những hậu quả to lớn cho nền kinh tế. Giải quyết tốt vấn đề nợ 22
  • 30. xấu sẽ tạo điều kiện cho việc tái quay vòng đầu tư cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế; đồng thời cải thiện và nâng cao sự an toàn, lành mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. * Khái niệm pháp luậtvềxử lý nợ xấu Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và để hạn chế rủi đó thì đòi hỏi cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật đồng bộ, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sẽ tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Pháp luật về xử lý nợ xấu là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về các nguyên tắc, nội dung và các giải pháp để xử lý nợ xấu nhằm tạo môi trường phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường tiền tệ. NHNN đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh, từng bước siết lại kỷ cương áp dụng cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng buộc các TCTD phải minh bạch hơn, chấp nhận chịu lợi nhuận, cổ tức thấp để tập trung kiểm soát xử lý nợ xấu. Cụ thể: + Quyết định số 780/QĐ- NHNN của NHNN ban hành ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đốivới nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. + Văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH ban hành ngày 27/11/2012 về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. + Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 23
  • 31. + Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. + Quyết định 843/2013/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam"; + Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; + Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng; + Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/5/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; + Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư này cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 01/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần. 24
  • 32. + Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013; + Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 27/01/2015 về việc tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD, một văn bản tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mua, bán và xử lý nợ xấu được triển khai mạnh mẽ trong năm 2015. Theo Chỉ thị 02/2015, NHNN yêu cầu các TCTD trước ngày 30/6/2015 phải giải quyết ít nhất 60% nợ xấu và phải bán được 75% số nợ dự kiến bán cho VAMC trong cả năm 2015. Việc NHNN siết chỉ tiêu và thời hạn xử lý nợ xấu vào giữa năm 2015 đã bắt buộc các ngân hàng chủ động xử lý nợ xấu ngay từ đầu năm thay vì để dồn ứ vào cuối năm như những năm trước (ví dụ thực tế cho thấy VAMC trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ mua được 20% trong tổng số nợ mua được cả năm, 80% còn lại dồn cho 6 tháng cuối năm gây áp lực dồn việc về cuối năm). + Thông tư số 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Thông tư này cụ thể hóa những thay đổi trong nghị định 34/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/3/2015. Và chính thức quy định việc VAMC mua lại nợ xấu theo giá thị trường bằng phát hành trái phiếu trực tiếp cho các TCTD bán nợ xấu, bên cạnh trái phiếu đặc biệt với cơ chế đã có. Cơ chế mới gắn kèm với nhiều lợi ích như sau: Trái phiếu VAMC phát hành dùng để thanh toán cho TCTD bán lại nợ xấu; các TCTD sở hữu trái phiếu mới này thì không phải trích lập dự phòng rủi ro như trái phiếu đặc biệt; TCTD sở hữu trái phiếu đặc biệt như một tài sản có tính thanh khoản cao, bởi có thể chuyển nhượng giữa TCTD với NHNN và giữa các TCTD với nhau. + Văn bản 5057/NHNN-TTGSNH, ban hành ngày 6/7/2015 về việc phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Thống đốc NHNN yêu cầu 25
  • 33. các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, cụ thể như sau: - Các TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu ngay trong tháng 7/2015 để đưa nợ xấu xuống dưới 3% và hoàn thành kế hoạch xử lý nợ xấu được NHNN phê duyệt trước ngày 30/9/2015. - Từ kỳ báo cáo tháng 6/2015, định kỳ hàng tháng, các TCTD phải thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 02 cho đến khi có thông báo mới của NHNN. - Định kỳ hàng tháng, TCTD chỉ đạo các bộ phận có liên quan nhanh chóng rà soát, gửi kết quả tự phân loại nợ khách hàng cho Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) chậm nhất ngày 10 tháng tiếp theo của tháng báo cáo và thực hiện việc báo cáo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thông tư 02 về Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chậm nhất ngày 15 của tháng tiếp theo tháng báo cáo. Văn bản 5057 đã nêu rõ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các TCTD có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu trên của NHNN. * Chủ thể tham gia xửlý nợ xấu Xử lý nợ xấu là một chu trình đặc biệt cần được tháo gỡ bằng nhiều tầng lớp chính sách. Do vậy, chủ thể tham gia xử lý nợ xấu cũng đa dạng nhưng chủ thể chủ yếu tham gia quá trình xử lý nợ xấu bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, công quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng thương mại (AMC), công ty mua bán nợ (DATC) và công ty quản lý tài sản (VAMC). Ngân hàng Nhà nước: Hoạt động với mục tiêu bảo đảm sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng thông qua các nghiệp vụ của mình từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tham gia quá trình xử lý nợ 26
  • 34. xấu, Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng. Với tư cách là ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc cơ cấu lại nợ của các tổ chức tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành các chính sách, biện pháp điều hành hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động ngân hàng để kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp: Quan hệ tín dụng luôn được thiết lập bởi 2 chủ thể là bên cho vay (các tổ chức tín dụng) và bên đi vay (doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân). Đây cũng là hai chủ thể chủ yếu gây ra nguyên nhân của nợ xấu. Do vậy trong quá trình giải quyết nợ xấu, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp là những chủ thể tích cực, chủ động xử lý nợ xấu. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng là xây dựng và triển khai kế hoạch xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động thực hiện các biện phát xử lý và kiềm chế nợ xấu gia tăng; tăng cường công tác quản trị đặc biệt là quản trị rủi ro, quản trị tín dụng; đồng thời tuân thủ các quy định của ngân hàng Nhà nước về an toàn hoạt động cấp tín dụng, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Đối với các doanh nghiệp cần phải tự nâng cao năng lực tài chính, quản trị; tăng cường ứng dụng công nghệ và triển khai cạnh tranh và phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu. Doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng phải chủ động phối hợp với nhau trong việc xử lý nợ xấu, thực hiện các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trách nhiệm xử lý nợ xấu trước hết là của các tổ chức tín dụng. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC): Năm 2001, Chính phủ đã cho phép thành lập AMC và cho tới nay đã có 27 AMC trực thuộc các ngân hàng thương mại [9]. Công ty quản lý 27
  • 35. nợ và khai thác tài sản là một định chế đặc biệt và công cụ hữu ích để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế do bị ảnh hưởng của nợ và tái thiết lại hệ thống ngân hàng. Các AMC ra đời, được giao những quyền hạn đặc biệt để hoàn thành sứ mệnh của mình trong một thời gian ngắn, cụ thể là: xử lý nợ khó đòi, tồn đọng bằng cách mua, quản lý, xử lý… nhằm tối đa hoá giá trị của những khoản nợ hoặc tài sản để bán và thu hồi vốn. Nhưng hiệu quả còn rất hạn chế, do hoạt động của AMC chủ yếu phục vụ cho ngân hàng mẹ, không tham gia vào hoạt động mua bán nợ với các AMC khác, chỉ giới hạn mua bán các khoản nợ cho khách hành vay, do quy mô vốn nhỏ, không đủ năng lực tài chính và cả kỹ năng để xử lý nợ xấu. Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC): Năm 2003, Chính phủ đã thành lập công ty mua bán nợ Việt Nam thuộc Bộ Tài chính được kỳ vọng là nhân tố xử lý nợ xấu ngân hàng. Là tổ chức tài chính trung gian, ngoài việc mua bán, đấu giá, cơ cấu lại các khoản nợ và tài sản không cần dùng của các doanh nghiệp nhà nước, công ty này sẽ tổ chức môi giới cho các hoạt động này và góp phần giải quyết những tồn tại về mặt tài chính trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp như việc tiếp nhận tài sản và các khoản nợ được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp. Nhưng cho đến nay DATC cũng chỉ giải quyết được một phần nhỏ nợ xấu, kết quả còn hạn chế do DATC ra đời với trọng tâm thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN, tập trung nhiệm vụ chủ yếu vào mua các khoản nợ và tài sản nợ đọng của doanh nghiệp đồng thời xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua, ngoài ra còn do tiềm lực tài chính của DATC còn quá nhỏ bé so với quy mô nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại, do DATC hoạt động theo cơ chế kinh doanh (phải bảo toàn vốn, đồng thời có lợi nhuận) trong khi mua bán nợ là hoạt động mạo hiểm và phương thức mua bán nợ trên thị trường của DATC ít đa dạng, chủ yếu dưới 2 hình thức: theo thỏa thuận và theo chỉ định của Chính phủ. 28
  • 36. Công ty quản lý tài sản (VAMC): Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Công ty Quản lý tài sản (Vietnam Asset Management Company - VAMC) nhằm mua lại những khoản nợ xấu này. Công ty này được thành lập theo quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Thống Đốc NHNN Việt Nam, là một phần trong đề án xử lý nợ xấu mà NHNN trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Với việc thành lập bởi 100% vốn nhà nước, chịu sự quản lý của nhà nước, thanh tra và giám sát trực tiếp bởi NHNN Việt Nam, VAMC được cấp cho số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, đến nay vốn điều lệ của VAMC là 2.000 tỷ đồng. Hoạt động của VAMC là mua – bán nợ xấu của các tổ chức tín dung, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, bán tài sản bảo đảm. Đây là một công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC được Chính phủ ban hành vào ngày 18/5/2013 nêu rõ công ty VAMC có 2 hình thức mua lại tài sản[10]: + Thứ nhất, các khoản nợ xấu sẽ được mua bằng một loại trái phiếu đặc biệt với giá trị tương đương giá trị trong sổ sách của khoản vay, trừ đi các khoản dự phòng đã trích lập nhưng chưa được sử dụng. Thực chất, trái phiếu đặc biệt là quyền được vay tiền để tái cấp vốn từ NHNN với giá rẻ (lãi suất 0%), trong một thời gian nhất định (tối đa là 5 năm). + Thứ hai, VAMC có thể xử lý nợ xấu theo tính thị trường, tức là khoản nợ sẽ được mua lại với giá trị thị trường. Loại hình này chỉ được áp dụng khi khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ khoản tiền dùng để mua nợ xấu, tài sản bảo đảm có khả năng phát mại và khách hàng có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ, bao gồm 5 điều kiện đã nêu trên. Khi đó, giá trị khoản nợ cũng sẽ được đánh giá lại. 29
  • 37. Sau khi mua bán hoàn tất, VAMC sẽ tiến hành xử lý khoản nợ theo hình thức phát mại hay bán đấu giá khoản nợ và tài sản đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân để thu hồi khoản tiền đã sử dụng để mua nợ. Trong trường hợp khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, hoặc có dự án mới có hiệu quả đảm bảo được việc trả nợ đã vay, VAMC sẽ bảo lãnh cho họ hoặc xem xét, đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ, xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh. Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC vừa chính thức được ban hành; theo đó, VAMC sẽ tăng thêm một số quyền sau: Thứ nhất, vốn điều lệ của VAMC sẽ tăng từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Số vốn này dẫu còn ít ỏi, song cũng giúp nâng vị thế tài chính cho VAMC khi mua bán nợ, nhất là khi giao dịch với các tổ chức tài chính trong nước cũng như quốc tế. Thứ hai, VAMC được phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu theo giá thị trường. Thay vì chỉ được mua tối đa 70% giá trị khoản nợ, VAMC được mua 100% giá trị khoản nợ theo giá thị trường. Thứ ba, các ngân hàng cũng được linh hoạt hơn về trích lập dự phòng rủi ro khi bán nợ cho VAMC. Theo đó, thời gian trích lập sẽ được từ 5 năm lên 10 năm với ngân hàng tái cơ cấu hoặc gặp khó khăn về tài chính. Quy định này sẽ giúp các ngân hàng yếu có thời gian để phục hồi. Thứ tư, VAMC được kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín dụng bán nợ, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tố tụng trong việc khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại tòa án. VAMC cũng sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín dụng bán nợ trong quá trình thi hành án. Đồng thời, VAMC không phải đăng ký thay đổi với bên 30
  • 38. nhận bảo đảm trong hợp đồng đảm bảo... Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho VAMC trong quá trình xử lý các món nợ đã mua. Theo đánh giá của các chuyên gia, các quy định mới sẽ giúp VAMC có toàn quyền xử lý nợ [11]. Trong khi đó, các ngân hàng cũng có nhiều quyền lợi hơn khi bán nợ. Tính đến ngày 15/6/2015, VAMC đã duyệt mua 28.194 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng; lũy kế từ khi hoạt động đến nay VAMC đã mua được 143.800 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng; góp phần hỗ trợ các TCTD giảm dư nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua cơ cấu, miễn giảm lãi, tiếp cận được vốn vay từ các TCTD [12]. Tuy nhiên, việc giải quyết nợ xấu không phải là một việc riêng của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại. Đây là việc liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi sự tham gia và trách nhiệm của toàn bộ các cơ quan nhà nước khác bao gồm cả Chính phủ và Quốc hội; cùng với hệ thống doanh nghiệp nói chung… Đồng thời đây cũng là quá trình huy động nguồn lực từ bên ngoài hệ thống ngân hàng để giúp hệ thống lấy lại cân bằng, xử lý nợ xấu và phục hồi chức năng trung gian tài chính. * Nguyên tắc xử lý nợ xấu Nguyên tắc xử lý nợ xấu là xương sống trong toàn bộ hệ thống giải quyết nợ xấu, là vấn đề cơ bản cho việc giải quyết nợ xấu đạt hiệu quả. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS) đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Những nguyên tắc của Basel về phòng ngừa nợ xấu tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây [13]: - Các nguyên tắc nhằm xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ (ít nhất hàng năm) xem xét 31
  • 39. chiến lược về rủi ro tín dụng và các chính sách về rủi ro tín dụng chính của ngân hàng. Giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lược chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu được hội đồng quản trị phê duyệt, phát triển các chính sách nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu. Ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đối với các sản phẩm và hoạt động mới, ngân hàng cần xây dựng biện pháp quản lý và kiểm soát rủi ro phù hợp trước khi đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được Hội đồng quản trị phê duyệt. - Các nguyên tắc nhằm thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhưng vẫn có thể theo dõi được trên sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. - Các nguyên tắc nhằm duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp: Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ. Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội và ngoại bảng; phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng; cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính 32
  • 40. sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Tại Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nguyên tắc xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm: Thứ nhất, xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng thời phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. Thứ hai, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và hạn chế việc sử dụng vốn ngân sách cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Thứ ba, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, tổ chức tín dụng và các bên khác có liên quan. Trước hết, tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong việc xử lý nợ xấu. Thứ tư, Nhà nước chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu do cho vay các đối tượng chính sách hoặc theo chỉ định của Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Nhà nước chỉ can thiệp xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn ngân sách trong trường cần thiết phải bảo đảm sự an toàn của hệ thống ngân hàng và sự ổn định của nền kinh tế. Nhà nước hỗ trợ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thông qua ban hành các cơ chế, chính sách và tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trường mua bán nợ. Thứ năm, xử lý nợ xấu phải đảm bảo công khai, minh bạch, nguyên tắc thị trường và đúng pháp luật; tránh để xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý nợ xấu. Hoạt động xử lý nợ xấu phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Bởi trách nhiệm xử lý trước hết là các tổ chức tín dụng, trong khi đó các tổ chức 33
  • 41. tín dụng vay theo nguyên tắc thị trường. Theo đó, việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng phải đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế. Giải pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ thực hiện đối với số nợ xấu còn lại sau khi tổ chức tín dụng đã tự xử lý và theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa hiệu quả và kinh tế. Thứ sáu, kiểm soát nợ xấu ở mức an toàn và không để xảy ra đổ vỡ hệ thống ngân hàng; giải pháp xử lý nợ xấu phải gắn liền với phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát có hiệu quả nợ xấu phát sinh trong tương lai. * Biện pháp xử lý nợ xấu Mục tiêu xử lý nợ xấu là cải thiện thanh khoản, nâng cao sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Điều này đặt ra yêu cầu cần có giải pháp thực hiện giải quyết nợ xấu được lựa chọn phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính. Tùy theo đặc điểm riêng mà mỗi nước đã và đang áp các các biện pháp và mô hình xử lý nợ xấu khác nhau. Tuy nhiên, các ngân hàng trên thế giới thường xử lý nợ xấu theo 3 cách tiếp cận: Bán nợ xấu (Sell); giữ lại nợ xấu (Keep); hoặc chuyển ra khỏi bảng cân đối kế toán (Write –off) [14]. + Giữ lại khoản nợ xấu (Keep): Được áp dụng đối với các khoản vay quá hạn được hoàn trả trong 90 ngày. Các khoản vay này được ngân hàng hy vọng hoàn trả và tự xử lý theo cơ cấu nợ hoặc đôn đốc thu nợ. Tuy nhiên, khi số lượng nợ trên 90 ngày ngày càng nhiều và được tích lũy với giá trị lớn thì các ngân hàng không thể tự xử lý mà cần sự can thiệp bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển sang các phương thức xử lý nợ khác. + Bán nợ xấu (Sell): nợ xấu được bán cho tổ chức thứ ba thông qua đấu giá kín, đấu giá mở, bán ngay (outright sale), hoặc chứng khoán hóa các khoản nợ xấu. Và hoạt động bán ngay (outright sale) được sử dụng phổ biến trên các thị trường mua bán nợ xấu trên thế giới. 34
  • 42. + Chuyển nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán (Write-off): nợ xấu được chuyển ra khỏi bảng cân đối kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu về hệ số an toàn vốn, tránh các chi phí liên quan đến quản lý nợ xấu hoặc khi thu nợ không hiệu quả, hoặc số tiền thu nợ có thể sẽ ít hơn rất nhiều so với chi phí phát sinh. Đây là hoạt động tạm thời để ngân hàng đưa ra những quyết sách cho xử lý các khoản nợ xấu này. Hiện nay, Việt Nam đang xử lý nợ xấu bằng các phương pháp chủ yếu sau: + Các giải pháp về cơ chế chính sách để kinh tế phục hồi tạo cơ hội xử lý nợ xấu: Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, tình hình kinh tế vĩ mô, sự đồng bộ về cơ chế và chính sách. Vì vậy, các giải pháp về cơ chế chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý dứt điểm nợ xấu và đạt kỳ vọng như mong đợi. + Xử lý bằng trích lập dự phòng rủi ro: Việc trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp rủi ro có ý nghĩa to lớn đối với mỗi ngân hàng trong việc tăng khả năng chống đỡ rủi ro, giúp ngân hàng có thể ổn định và phát triển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Chính vì vậy, dự phòng rủi ro đang là chiến thuật phòng thủ hữu hiệu của nhiều ngân hàng thương mại trong giai đoạn kinh tế đang có nhiều biến động. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Việc trích lập dự phòng được thực hiện trên cơ sở phân loại nợ theo các nhóm phụ thuộc mức rủi ro để trích lập. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN việc trích lập dự phòng rủi ro được áp dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có như: cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu 35
  • 43. công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác, bao thanh toán...; đối tượng áp dụng trích lập dự phòng bao gồm: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thời điểm trích lập dự phòng của TCTD và chi nhánh ngân hàng là trong thời gian tối đa năm ngày kể từ ngày CIC tổng hợp danh sách khách hàng, TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đề nghị CIC cung cấp danh sách khách hàng, sử dụng kết quả phân tích nhóm nợ khách hàng do CIC cung cấp để điều chỉnh kết quả phân loại nợ và trích lập đủ số tiền dự phòng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5. Khi sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ, TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần đảm bảo nguyên tắc sau: Sử dụng dự phòng cụ thể trích lập theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 02/2013/TT- NHNN để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó; Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Trường hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý khoản nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ; Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý; Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã được xử lý rủi ro. + Thu hồi nợ từ bên vay bằng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Xác định nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không thể có trong điều kiện kinh tế hiện nay, nên các ngân hàng tập trung thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Khi khách hàng không trả được nợ vay đến hạn mà không được cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ) và không 36
  • 44. còn nguồn trả nợ, thì bên cho vay (bên nhận bảo đảm – ngân hàng) có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật. Thông thường, ngân hàng và chủ sở hữu phối hợp thỏa thuận bán tài sản bảo đảm hoặc ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thông qua khởi kiện và thi hành án. + Cơ cấu lại khoản nợ: là khi các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại. Năm 2012, NHNN ban hành Quyết định 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Quyết định này đã giúp các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ cho nhiều doanh nghiệp và hộ dân. Sau đó, NHNN lại ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN sẽ gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng. Trên cơ sở đánh giá tác động của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, NHNN đã ban hành Thông tư 12/2013/TT- NHNN sửa đổi một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Theo đó, Thông tư 02/2013/TT-NHNN được hoãn thực hiện đến ngày 01/6/2014. Song NHNN lại tiếp tục ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 0202/2013/TT-NHNN; cụ thể là bổ sung khoản 3a vào Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN (Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ) có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/3/2015. Khoản này, NHNN cho phép các tổ chức tín dụng xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Như vậy, sau khi ban hành, NHNN đã ban hành hai 37
  • 45. thông tư điều chỉnh, kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Điều này đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN, giúp các DN tiếp tục tiếp cận được nguồn vốn vay, từng bước phục hồi, duy trì sản xuất, kinh doanh; đồng thời giúp các NHTM giảm áp lực nợ xấu. Theo quy định của thông tư, từ ngày 01/4/2015, các NHTM phải ngừng việc tái cơ cấu nợ mà không phải chuyển nhóm. + Chính phủ đứng ra xử lý nợ qua Công ty quản lý tài sản (VAMC): VAMC là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế. VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu. VAMC vẫn là công cụ chiến lược trong việc giảm dần nợ xấu của các TCTD. * Mô hình xử lý nợ xấu Hiện nay, có hai mô hình thành lập công ty quản lý quản lý tài sản chính là mô hình xử lý nợ tập trung và mô hình xử lý nợ phi tập trung [17]. Mô hình xử lý nợ tập trung là mô hình mà nhà nước sẽ đóng vai trò chính trong quá trình xử lý nợ bằng việc thành lập ra cơ quan xử lý nợ quốc gia (thường là công ty nợ quốc gia). Công ty này có trách nhiệm chính trong việc xử lý nợ tất cả các khoản nợ xấu của nền kinh tế được chuyển giao từ các tổ chức tài chính. Mô hình xử lý nợ tập trung này tạo ra lợi thế kinh tế do qui mô lớn, trợ giúp việc chứng khoán hóa vì AMC công trung ương quản lý một cơ sở tài sản lớn hơn. Mặt khác, mô hình xử lý nợ tập trung phá vỡ sự liên kết giữa ngân hàng và công ty, làm cải thiện khả năng thu hồi nợ; cho phép ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có những hạn chế nhất định như: ngân hàng có lợi thế về thông tin nhiều hơn AMC vì ngân hàng đã từ lâu thu thập thông tin về khách vay vốn; nếu các tài 38
  • 46. sản chuyển giao cho các AMC không được quản lý một cách tích cực, thì sự hiện diện của một AMC có thể dẫn đến sự suy giảm về kỷ luật thanh toán và giá trị tài sản. Mô hình xử lý nợ phi tập trung là các ngân hàng sẽ tự xử lý các khoản nợ xấu của mình bằng việc thành lập công ty quản lý tài sản của riêng mình hoặc bộ phận xử lý nợ riêng hoặc các tư nhân đứng ra thành lập công ty xử lý nợ. Nói cách khác, các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được xử lý bởi những đơn vị được thành lập trong chính ngân hàng. Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng các ngân hàng có đủ thông tin về các doanh nghiệp hoạt động yếu kém để có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp đó; đồng thời, các ngân hàng cũng chính là chủ thể có nhiều động lực nhất để cố gắng thu hồi đến mức tối đa các khoản nợ xấu. Các AMC tư nhân này hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nên những lợi thế và bất lợi của mô hình này gần như ngược lại với mô hình xử lý nợ tập trung. Nhìn chung, việc thành lập các AMC cần phải được làm rõ rằng đây là các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống tài chính. Có nghĩa là sứ mệnh của các AMC không chỉ là làm trong sạch bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính mà còn phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý nợ xấu Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á năm 1997 – 1998 đã giáng đòn mạnh vào hệ thống tài chính các quốc gia Châu Á, đặc biệt là một số nước công nghiệp mới. Thời gian này, các ngân hàng trung ương cũng đưa ra các nhóm giải pháp để kìm hãm khủng hoảng. Giải pháp ngắn hạn được nhắc đến là ngân hàng trung ương hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tài chính nhằm bù đắp lượng tiền rút ra. Giải pháp này phát huy hiệu quả ở Hàn Quốc và Thái Lan, cùng với đó, chính phủ Indoesia, Hàn Quốc, Malaysia và 39