SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
LÂM QUỐC ĐỊNH
Tên đề tài:
QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ YÊN
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH KẾ
Phú Yên - 2022
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
LÂM QUỐC ĐỊNH
Tên đề tài:
QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH KẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
Phú Yên – 2022
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Phú Yên” là công trình nghiên cứu do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.
Cơ sở lý luận được tham khảo từ sách, báo, các bài nghiên cứu khoa
học trong và ngoài nước đã được nêu trong phần tài liệu tham khảo. Các số
liệu được đưa ra với dẫn chứng nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên
tắc. Kết quả trình bày trong luận văn này được thu thập trong quá trình
nghiên cứu là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trước
đây.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Trầm Thị
Xuân Hương, các cá nhân, tập thể cơ quan, gia đình, các đơn vị đã giúp đỡ
và tài trợ trong quá trình nghiên cứu, thực hiện cho đến khi hoàn thành luận
văn thạc sĩ.
Phú Yên, ngày 17 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Lâm Quốc Định
4
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ
YÊN VÀ VẤN ĐỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP............................................16
1.1. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Phú Yên..........................................16
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................... 16
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của BIDV Chi nhánh Phú Yên........17
1.1.3. Cơ cấu tổ chức tại BIDV Chi nhánh Phú Yên...................................17
1.1.4. Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Phú Yên ........... 18
1.1.4.1. Công tác huy động vốn .......................................................18
1.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn.........................................................19
1.1.4.3. Lợi nhuận qua các năm........................................................21
1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NH .................21
1.2.1. Các loại rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh doanh NH..................21
1.2.2. Một số nội dung về Rủi ro tác nghiệp .............................................. 22
1.2.2.1. Khái niệm rủi ro tác nghiệp.................................................22
1.2.2.2. Phân loại rủi ro tác nghiệp.................................................23
1.2.2.3. Hậu quả do rủi ro tác nghiệp...............................................24
1.3. Một số nội dung về Quản trị rủi ro tác nghiệp............................... 25
1.3.1. Khái niệm............................................................................... 25
1.3.2. Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro tác nghiệp............... 25
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tác
nghiệp ...............................................................................................26
1.4. Kinh nghiệm về Quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng trên
thế giới và Việt Nam..................................................................................26
5
1.4.1. Bài học từ sự đổ vỡ của NH Banrings năm 1995 .................26
1.4.2. Bài học từ các sự cố rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng Việt
Nam 28
1.4.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng
trên thế giới 29
1.4.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng tại
Việt Nam 30
1.5. Lý do chọn Quản trị rủi ro tác nghiệp làm đề tài nghiên
cứu 31
1.5.1. Vấn đề Rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên.................. 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TẠI BIDV CHI NHÁNH PHÚ YÊN ...................................................... 35
2.1. Khuôn khổ pháp lý cho quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi
nhánh Phú Yên… ..................................................................................... 35
2.2. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên…........... 35
2.2.1. Nhận diện rủi ro ............................................................................... 35
2.2.2. Đánh giá rủi ro..................................................................................37
2.2.3. Kiểm soát rủi ro.................................................................................37
2.3. Phân tích thực trạng Quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi
nhánh Phú Yên ......................................................................................... 39
2.3.1. Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng.......................................................39
2.3.2. Sai sót trong nghiệp vụ huy động vốn .............................................. 41
2.3.3. Sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền .................................................42
2.3.4. Sai sót trong nghiệp vụ kho quỹ ....................................................... 43
2.3.5. Các nghiệp vụ khác .......................................................................... 44
2.4. Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh
6
Phú Yên… ................................................................................................ 45
2.4.1. Nguyên nhân do quy trình, quy chế...................................................45
2.4.2. Nguyên nhân do yếu tố con người.....................................................45
2.4.3. Nguyên nhân do hệ thống tác nghiệp, công nghệ thông tin............. 47
2.5. Đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi
nhánh Phú Yên ......................................................................................... 48
2.5.1. Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV
Chi nhánh Phú Yên......................................................................................48
2.5.2. Những hạn chế trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh
Phú Yên.......................................................................................................49
2.5.2.1. Về quy trình, quy định..........................................................49
2.5.2.2. Về tổ chức, phân công trách nhiệm, phân quyền.................50
2.5.2.3. Về công tác kiểm tra, giám sát.............................................50
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên .........................................................51
2.5.3.1. Về công tác tổ chức..............................................................51
2.5.3.2. Về công tác đào tạo..............................................................51
2.5.3.3. Công tác cảnh báo rủi ro.................................................... 51
2.5.3.4. Do các yếu tố bên ngoài.......................................................52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ RRTN TẠI BIDV CHI NHÁNH PHÚ YÊN...................................54
3.1. Định hướng về công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi
nhánh Phú Yên trong thời gian tới..........................................................54
3.2. Một số giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại
BIDV Chi nhánh Phú Yên.......................................................................54
7
3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy trình .................................. 54
3.2.2. Giải pháp đối với nguồn nhân lực. ...................................................55
3.2.3 .Giải pháp đối với hệ thống công nghệ thông tin...............................56
3.2.4. Giải pháp xây dựng văn hóa tuân thủ.............................................. 57
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI
RO TÁC NGHIỆP TẠI BIDV CN PHÚ YÊN........................................59
4.1. Kế hoạch thực hiện các nhóm giải pháp .........................................59
4.1.1 Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và quy
trình 59
4.1.2 Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp đối với nguồn nhân lực và xây
dựng văn hóa tuân thủ.................................................................................59
4.1.3. Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp đối với hệ thống Công nghệ
thông tin.......................................................................................................60
4.2. Đánh giá hiệu quả thực hiện các nhóm giải pháp .......................... 61
4.2.1. Hiệu quả khi thực hiện nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, quy
trình 61
4.2.2. Hiệu quả khi thực hiện nhóm giải pháp đối với nguồn nhân lực và
xây dựng văn hóa tuân thủ ......................................................................... 61
4.2.3. Hiệu quả khi thực hiện nhóm giải pháp đối với hệ thống Công nghệ
thông tin.......................................................................................................62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................64
5.1. Kết luận .............................................................................................. 64
5.1.1. Đánh giá chung kết quả đạt được đối với BIDV Chi nhánh Phú Yên
khi thực hiện giải pháp................................................................................64
5.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ......64
5.3. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ..........................68
8
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ATM Máy rút tiền tự động
2 BIDV
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
3 HSC Hội sở chính
4 KH Khách hàng
5 NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
6 NHTM Ngân hàng thương mại
7 QLRR Quản lý rủi ro
8 QTRRTN Quản trị rủi ro tác nghiệp
9 TMCP Thương mại cổ phần
10 RRTN Rủi ro tác nghiệp
11 QLRRTN&TT Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường
12 TSĐB Tài sản đảm bảo
9
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Tổng vốn huy động giai đoạn 2014-2018 18
2 Bảng 1.2 Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2014-2018 19
3 Bảng 1.3
Số liệu RRTN BIDV Phú Yên theo nghiệp vụ qua
các năm từ 2014-2018
32
4 Bảng 2.1 Xác định mức độ ảnh hưởng của Rủi ro tác nghiệp 38
5 Bảng 2.2
Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng phát hiện
từ năm 2014 đến năm 2018 tại BIDV Phú Yên.
40
6 Bảng 2.3
Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng phát hiện
từ năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi
nhánh Phú Yên.
40
7 Bảng 2.4
Tình hình lỗi tác nghiệp Nghiệp vụ huy động vốn từ
năm 2014 đến năm 2018 tại BDV CN Phú Yên.
41
8 Bảng 2.5
Tình hình lỗi tác nghiệp Nghiệp vụ huy động vốn từ
năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi nhánh
Phú Yên.
42
9 Bảng 2.6
Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ chuyển tiền từ
năm 2014 đến năm 2018 tại BIDV CN Phú Yên
42
10 Bảng 2.7
Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ chuyển tiền từ
năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi nhánh
Phú Yên
43
11 Bảng 2.8
Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ kho quỹ từ năm
2014 đến năm 2018 tại BIDV Chi nhánh Phú Yên
43
12 Bảng 2.9
Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ kho quỹ từ năm
2014 đến năm 2018 tại Sacombank CN Phú Yên
44
10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Hình Nội dung Trang
1 Biểu đồ 1.1
Lợi nhuận trước thuế của BIDV Chi nhánh Phú
Yên giai đoạn 2011-2018
21
11
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tác nghiệp
trong hoạt động ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tác
nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Chi
nhánh Phú Yên” để nghiên cứu với mong muốn hạn chế rủi ro tác nghiệp
tại BIDV Phú Yên.
Nghiên cứu đã phân tích thực trạng của hệ thống Quản trị rủi ro tác
nghiệp tại BIDV Phú Yên nhằm phát hiện các vấn đề, từ đó đưa ra các giải
pháp cụ thể.
Với phương pháp thu thập dữ liệu và tổng hợp, so sánh, đánh giá,
phân tích dựa trên dữ liệu thu thập để làm rõ thực trạng. Qua đó tác giả đưa
ra các giải pháp và kế hoạch thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
Quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên.
Nghiên cứu đã chỉ ra một số giải pháp, kế hoạch cụ thể cho BIDV
Phú Yên để hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp. Mặc dù tác giả
đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu này song đề tài nghiên cứu vẫn còn
nhiều hạn chế nhất định. Những hạn chế trên là gợi mở để tác giả có định
hướng khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo.
12
SUMMARY ON THE TOPIC
Acknowledging the significance of risk management in banking
oerotions, the author has chosen the topic “Operational risk management
at Phu Yen Branch of Joint Stock Commercial Bank for Investment
and Development” to do research with the desire to minimize operational
risks at BIDV, Phu Yen Branch.
The stuly analyzes the status of operational risk management system
at BIDV, Phu Yen branch in order to detect problems, thereby offering
specific solutions.
With methods of data collection and aggregation, comparison,
evaluation, analysis based on collected data to clarify the situation, the
author gives solutions as well as plans for implementing solutions to
complete the work of risk management at BIDV, Phu Yen branch.
The study has pointed out a number of specific solutions, concrete
plans for BIDV, Phu Yen branch to complete the operational risk
management. Although the author has made strenuous effort in this
research, the research topic does bear certain limitations. The above
limitations are suggestive for the author to better in the coming studies.
13
LỜI MỞ ĐẦU
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trước xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế trong nước nói chung và
hệ thống ngân hàng nói riêng đang dần chuyển mình để đón nhận những cơ
hội hợp tác phát triển mới. Bên cạnh cơ hội, nhiều rủi ro cũng đang đe dọa
đến hoạt động của các ngân hàng trong nước, đặc biệt là sự gia tăng tổn
thất do rủi ro tác nghiệp gây ra. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh
chóng xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp hiệu quả cũng như
xây dựng một văn hóa quản lý rủi ro đối với toàn bộ cán bộ nhân viên,
nhằm đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro tác nghiệp cho tương lai. Bối
cảnh quốc tế đó cùng với những vấn đề nội tại đã đẩy nền kinh tế Việt
Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng vào nhiều khó khăn thách thức. Hiện tại
một số NHTM lớn đã chú tâm xây dựng và tiến tới hoàn thiện hệ thống quy
định, quy trình quản lý rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro
thị trường và đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp (QTRRTN).
QTRRTN đã được các ngân hàng trên thế giới ứng dụng từ hàng chục năm
nay. Thấy rõ được tầm quan trọng cũng như những hậu quả của RRTN,
BIDV chính là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc nhận thức
đầy đủ những lợi ích của việc thiết lập một mô hình QTRRTN theo thông
lệ quốc tế nhằm ngăn ngừa những hậu quả do RRTN gây ra.
Tính đến thời điểm hiện tại không chỉ BIDV mà toàn hệ thống
NHTM Việt Nam đã có một cách hiểu khác về RRTN và hậu quả của nó,
vấn đề đặt ra chung cho các NHTM đó là làm sao để quản trị được RRTN
trong thời gian ngắn nhất, giảm thiểu RRTN, giảm thiểu tổn thất cho Ngân
hàng và toàn bộ nền kinh tế. Muốn làm được điều đó, mỗi NHTM cần quản
trị tốt RRTN tại ngân hàng mình.
14
Trong thời gian qua, BIDV Phú Yên đã thống kê không ít các RRTN
xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Công tác quản trị RRTN nhằm
hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro và không gây hậu quả cho Chi nhánh cũng
như toàn hệ thống BIDV là một vấn đề được Ban lãnh đạo Chi nhánh đặt
lên hàng đầu. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
“Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Yên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Giới thiệu quy trình QTRRTN cũng như phân tích thực trạng quản trị
rủi ro tác nghiệp theo quy trình đó tại hệ thống BIDV Việt Nam nhằm phát
hiện những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy trình. Đề xuất
một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp quy trình QTRRTN tại BIDV Phú
Yên thực hiện thuận lợi hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV Phú Yên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó
tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng BIDV –
Chi nhánh Phú Yên.
Về thời gian: Số liệu của BIDV Chi nhánh Phú Yên trong giai đoạn
2014 – 2018.
1.4. Phương pháp thực hiện
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích và tổng hợp
dữ liệu thu thập từ các báo cáo thống kê tại đơn vị, các kết luận thanh
tra/kiểm tra và các thông tin, số liệu từ internet.
15
1.5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 05 chương, cụ thể như sau:
Chương 1 : Tổng quan Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-
CN Phú Yên và vấn đề Quản trị Rủi ro tác nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên.
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp
tại BIDV Phú Yên.
Chương 4 : Kế hoạch thực hiện giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp tại
BIDV Phú Yên.
Chương 5 : Kết luận và khuyến nghị.
16
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ
YÊN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
1.1. Giới thiệu về BIDV Phú Yên
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Phú Yên
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Yên trực thuộc Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp số 101680 do Trọng tài Kinh tế Phú Yên cấp ngày
19/07/1993. Ngày 27/04/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa, đổi tên thành Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trở thành một trong những
Ngân hàng Thương mại Cổ phần của Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc chuyển đổi mô
hình cổ phần hóa, Chi nhánh đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý chuyển đổi
mô hình, đăng ký hoạt động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên theo
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 0100150619-054 ngày
30/07/2012.
Qua hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành với quyết tâm cao của
toàn bộ cán bộ chi nhánh cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của toàn hệ thống,
chi nhánh đã không ngừng mở rộng được phạm vi, đối tượng khách hàng,
nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu hoạt động.
Hiện nay, số lượng cán bộ nhân viên tại chi nhánh là 98 người, trong đó số
nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao (82 người, chiếm tỷ lệ
83,67%), nhân viên có trình độ thạc sỹ là 04 người chiếm tỷ lệ 4%. Chi
nhánh thực hiện hầu hết các nhiệm vụ kinh doanh của hệ thống Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam bao gồm các sản phẩm
huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ của ngân hàng.
17
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Phú Yên
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Yên thực hiện
hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và có các chức năng, nhiệm
vụ chủ yếu sau đây:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và
các loại tiền gửi khác với lãi suất hấp dẫn.
- Cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, phát hành
thẻ tín dụng…) đối với mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán như dịch
vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu…; dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác
theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định
của pháp luật.
- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ
giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo văn bản chấp
thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật.
- Mở tài khoản thanh toán cho tất cả các khách hàng bao gồm cả các
định chế tài chính.
- Tư vấn, và cung ứng cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng về các hoạt động cho vay, tiền gửi, dịch vụ thanh toán…
- Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ về hoạt động chứng khoán,
lưu ký chứng khoán.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức tại BIDV Phú Yên
Theo điều lệ hoạt động của BIDV, tất cả các chi nhánh đều có nhiệm
vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các loại hình dịch vụ ngân
hàng theo hướng đa năng tổng hợp đối với mọi thành phần kinh tế.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Phú Yên như sau:
18
Phó GĐ P. QLRR P.KHTH P. TCHC P.TCKT( chi tiêu nội bộ) Phó GĐ
P. QHKHCN
P. Quản trị tín
dụng
P. GD khách
hàng
P.QL& DV kho
quỹ
P.Tài chính kế toán
PGD Phú Lâm
PGD Tuy Hòa
P. QHKHDN
GIÁM ĐỐC
(Nguồn: Phòng TCHC BIDV Phú Yên)
1.1.4. Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Phú Yên
1.1.4.1. Công tác huy động vốn
Tính đến 31/12/2018 tổng nguồn vốn huy động năm 2018 là 3.006.780
triệu đồng tăng 5% so với 2017; 30% so với năm 2016 và tăng 76% so với
năm 2015. Có thể thấy nguồn vốn huy động mỗi năm một tăng và thay đổi
về cơ cấu. Cụ thể:
Bảng 1.1. Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số
Tổng vốn
huy động
1,311,136 1,705,854 2,306,948 2,850,479 3,006,780
Trung dài hạn 412,356 616,720 1,038,126 1,639,651 2,650,351
Ngắn hạn 898,780 1,089,134 1,268,822 1,210,828 356,429
(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Phú Yên qua các năm)
Nguồn vốn huy động trung dài hạn của Chi nhánh tăng liên tục qua
các năm (năm 2014 là 412.356 triệu đồng; năm 2015 là 616.720 triệu đồng;
19
năm 2016 là 1.038.126 triệu đồng; năm 2017 là 1.639.651 triệu đồng, năm
2018 là: 2.650.351 triệu đồng). Lý giải về điều này, ngoài việc áp dụng lãi
suất huy động ở mức cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn,
Chi nhánh còn áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn như tặng tiền,
tặng quà, ô tô, xe máy…Việc tăng số tiền huy động trung dài hạn còn đến
từ chính thương hiệu BIDV và phong cách hành xử, tác nghiệp thân thiện,
chuyên nghiệp của đội ngũ giao dịch viên. Từ đó tạo được uy tín, niềm tin
nơi người gửi tiền.
Xét về tổng thể, nguồn vốn huy động trung dài hạn đủ cung ứng cho
các khoản vay trung dài hạn của Chi nhánh.
1.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 1.2 Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2014-2018
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng dư nợ 1,697,206 2,318,396 2,796,324 3,254,271 3,500,251
I. Phân theo thời hạn
1. TD trung dài hạn 478,605 676,177 848,760 1,251,036 1,345,598
2. TD ngắn hạn 1,218,601 1,642,219 1,947,564 2,223,531 2,154,653
II. Phân theo TPKT
1. Cho vay ngoài quốc doanh 373,384 452,085 1,954,630 2,874,984 3,092,295
2. Cho vay quốc doanh 1,323,822 1,866,311 841,694 510,472 407,956
(Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng:
Số tiền cho vay trung dài hạn tăng dần từ 478.605 triệu đồng năm
2014 lên 676.177 triệu đồng năm 2015; 848.760 triệu đồng năm 2016 và
1.251.036 triệu đồng năm 2017, sang năm 2018 thì con số này là: 1.345.598
triệu đồng. Tín dụng trung dài hạn tăng đều qua các năm như vậy chứng tỏ
BIDV Phú Yên đã huy động được một nguồn tiền gửi lớn và ổn định trong
nền kinh tế. Đối tượng của các khoản vay trung dài hạn là các dự án xây
dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh, các dự án BOT… (đây cũng chính là các
khách hàng truyền thống của BIDV).
20
Số tiền cho vay ngắn hạn năm 2014 là 1.218.601 triệu đồng, năm
2015 là 1.642.219 triệu đồng, năm 2016 là 1.947.564 triệu đồng, năm 2017
là 2.223.531 triệu đồng, sang năm 2018 thì số tiền này là: 2.154.653 triệu
đồng. Số tiền cho vay ngắn hạn luôn chiếm xấp xỉ 70% dư nợ. Đây chính là
tỷ trọng cho vay hợp lý và an toàn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo
nguồn vốn luân chuyển nhanh.
Ngoài ra cũng qua bảng trên ta nhận thấy số tiền cho các đối tượng
kinh tế ngoài quốc doanh tăng liên tục. Năm 2014 chỉ chiếm 22% tổng dư
nợ cho vay, năm 2015 con số này cũng chỉ là 19%, tuy nhiên sang năm
2017 đã có sự nhảy vọt khi con số này là 70% và sang năm 2017,2018 thì
tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh đã chiếm 88% dư nợ. Đây cũng là chủ
trương chung của BIDV khi giảm dần tỷ trọng cho vay thành phần kinh tế
nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh. Mặt khác,
các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tiến hành cổ phần hóa cũng
góp phần làm cho tỷ lệ này tăng lên.
Ngoài hoạt động huy động và cho vay thì mảng kinh doanh dịch vụ
cũng được BIDV Phú Yên quan tâm đúng mức và phát triển rất sôi động
như dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trong nước và quốc tế. Với lợi
thế là một ngân hàng lớn với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên
toàn thế giới nên dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV Phú Yên rất được
các khách hàng trên địa bàn tỉnh nhà tín nhiệm sử dụng. Ngoài ra, BIDV
Phú Yên cũng là ngân hàng có số lượng máy ATM và số lượng thẻ phát
hành với số lượng lớn nhất so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, đây
chính là tiền đề để BIDV Phú Yên phát triển dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt.
Công tác tiền tệ kho quỹ: được tổ chức tốt, quản lý tài sản thế chấp
của khách hàng an toàn, không để thất thoát, lẫn lộn các loại tiền trong quá
trình niêm phong, đóng bó.
21
70000.0
60000.0
50000.0
40000.0
30000.0
20000.0
10000.0
.0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1.1.4.3. Lợi nhuận qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
31.996 25.719 40.510 49.856 63.767 61.935 62.412 63.150
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV chi nhánh Phú Yên qua các năm)
Biểu đồ 1.1. Lợi nhuận trước thuế của BIDV chi nhánh Phú Yên
giai đoạn 2011 – 2018
Về lợi nhuận trước thuế, BIDV Phú Yên đang ở mức tăng trưởng khá
cao, lợi nhuận trước thuế năm 2016 là: 61.935 triệu đồng, năm 2017 là:
62.142 triệu đồng, năm 2018 là: 63.150 triệu đồng.
Thông qua phân tích các chỉ số tài sản, tổng huy động vốn, việc sử
dụng vốn và lợi nhuận của ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên qua các
năm, có thể nhận thấy ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên đang trên đà
tăng trưởng khá tốt. Đây chính là những nhân tố nội tại cần thiết tạo điều
kiện cho việc hoàn thiện rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng này.
1.2. Cơ sở lý luận của RRTN trong hoạt động NH
1.2.1 Các loại rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Có rất nhiều khái niệm về rủi ro, trong đó khái niệm phổ biến nhất là:
“Rủi ro là những sự kiện có thể làm mất mát tài sản hay làm phát sinh một
22
khoản nợ”. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là “khả năng một hành động hoặc
một sự kiện nào đó có thể đem lại những kết quả bất lợi ảnh hưởng trực tiếp
đến nguồn thu nhập hay nguồn vốn của tổ chức hoặc tạo ra các trở ngại
ngăn cản tổ chức tiếp tục kinh doanh và tận dụng cơ hội tạo ra lợi nhuận”.
Căn cứ Hiệp ước Basel II, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng bao gồm ba loại rủi ro chính là rủi ro Tín dụng, Rủi ro thị trường và
rủi ro Hoạt động. Bên cạnh đó, rủi ro còn được phân loại thành rủi ro thanh
khoản, rủi ro danh tiếng, rủi ro chính sách và rủi ro pháp lý.
Trong rủi ro hoạt động, được chia thành các loại rủi ro sau:
- Rủi ro TS cố định.
- Rủi ro hợp nhất/tái cơ cấu.
- Rủi ro thuê ngoài.
- Rủi ro bảo mật thông tin, Công nghệ thông tin.
- Rủi ro rửa tiền/tài trợ khủng bố.
- Rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh liên tục.
- Rủi ro tác nghiệp.
Như vậy, theo phân loại như trên thì Rủi ro tác nghiệp là một rủi
ro đặc thù thuộc rủi ro hoạt động.
1.2.2 Một số nội dung về rủi ro tác nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tác nghiệp
Khái niệm rủi ro tác nghiệp: Theo Hiệp ước vốn Basel II thì Rủi ro tác
nghiệp “là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ
không đạt yêu cầu hoặc không hoạt động, hay do các sự kiện bên ngoài.
Khái niệm rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro luật pháp, nhưng không bao
gồm rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín doanh nghiệp”.
Như vậy, RRTN là rủi ro phát sinh do yếu tố con người, chẳng hạn
như gian lận của Nhân viên Ngân hàng, do lỗi cẩu thả, sai sót trong quá
23
trình tác nghiệp, sự thiếu chặt chẽ trong quy trình nghiệp vụ hoặc các lý do
khác.
Trong các loại rủi ro của ngân hàng thì rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro
ảnh hưởng nhiều nhất và bao trùm lên tất cả các loại rủi ro. Đây là rủi ro từ
con người, từ hệ thống nội bộ. Do đó, trong hoạt động quản lý rủi ro, nếu
như quản lý tốt rủi ro tác nghiệp thì sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra các loại
rủi ro khác.
1.2.2.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp
Dựa trên các yếu tố tác động đến rủi ro tác nghiệp, ta có thể chia rủi
ro tác nghiệp thành các dạng sau:
o Rủi ro liên quan đến gian lận và phạm tội nội bộ
- Cán bộ ngân hàng tự thực hiện hoặc cấu kết với các đối tượng bên
ngoài thực hiện các hành vi gian lận;
o Rủi ro liên quan đến gian lận và tội phạm từ bên ngoài
- Các đối tượng bên ngoài thực hiện trộm cắp, lừa đảo;
o Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc
- Sai sót trong quá trình xử lý công việc do vô tình, thiếu kinh
nghiệm trong quá trình xử lý công việc;
- Trong quá trình xử lý công việc, thực hiện không hết trách nhiệm,
nhiệm vụ được giao.
- Trong quá trình tác nghiệp không thực hiện đúng quy trình.
o Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin
- Lỗi phần cứng;
- Lỗi đường truyền;
- Phần mềm bị lỗi hoặc bị vius xâm nhập trong quá trình tác nghiệp.
o Rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định, quy trình
- Những quy trình, quy định không sát với thực tế hoặc có kẻ hở
trong quá trình tác nghiệp.
- Những văn bản, quy định có sự chồng chéo, khó thực hiện;
o Rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc
24
- Các chính sách liên quan đến sắp xếp, tổ chức, thăng tiến không
hợp lý;
- Thực hiện chưa hoặc không đầy đủ các nghĩa vụ đối với người LĐ;
Về bản thân cán bộ:
- Cán bộ chưa có đầy đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc;
- Vi phạm kỷ luật, nội quy lao động;
Về an toàn nơi làm việc: nơi làm việc chưa đảm bảo an toàn dẫn đến phát
sinh các khoản bồi thường tai nạn lao động.
1.2.2.3 Hậu quả do rủi ro tác nghiệp:
RRTN không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng về mặt tài chính mà
còn gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Sau đây
chỉ ra một số hậu quả chính mà ngân hàng gặp phải do RRTN gây ra:
+ Trước hết đó là rủi ro gây tổn thất về tài chính-vốn và tài sản của
Ngân hàng, là rủi ro có tổn thất có thể xác định được giá trị bằng tiền.
+ Đối với hoạt động marketing và bán hàng: RRTN có thể đưa ngân
hàng rơi vào tình trạng khi đưa các sản phẩm mới mà không được thị
trường đón nhận.
+ Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: Ngân hàng có thể đối mặt
với tình trạng mất dữ liệu hoặc hệ thống ngừng hoạt động.
+ Đối với hoạt động tài chính: Hậu quả của RRTN có thể là việc
định giá tài sản sai, các báo cáo lãi lỗ không hoàn chỉnh, các khoản mục kế
toán không được đối chiếu;
+ Đối với hoạt động quản lý nhân sự và môi trường làm việc: Hậu
quả của RRTN có thể là việc đình công, nghỉ việc hàng loạt của người lao
động hoặc những ứng xử không đúng với Luật lao động.
+Đối với uy tín của ngân hàng: Ứng xử của nhân viên ngân hàng
không tốt dẫn đến ngân hàng mất khách hàng, làm giảm lợi nhuận và uy tín
của ngân hàng.
25
1.3 Một số nội dung về Quản trị RRTN
1.3.1 Khái niệm
Khái niệm: Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình xác định phạm vi,
thiết lập bộ máy; cơ cấu tổ chức, các chính sách, trách nhiệm quản lý, sử
dụng các nguồn lực, công cụ quản lý để nhận diện, đánh giá/đo lường, đưa
ra các giải pháp nhằm phòng ngừa/giảm thiểu và giám sát/báo cáo các rủi
ro tác nghiệp đã được xác định.
Mục tiêu của QTRRTN:
+ Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt
động tác nghiệp;
+ Giảm vốn dành cho RRTN, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt
động kinh doanh;
+ Bảo vệ uy tín của ngân hàng, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an
toàn, hiệu quả.
1.3.2 Các yếu tố tác động đến Quản trị Rủi ro tác nghiệp
QTRRTN của NHTM bị chi phối bởi nhiều yếu tố, cả yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan.
Yếu tố chủ quan là những yếu tố xuất phát từ nội tại của các NHTM,
cụ thể gồm có:
Bộ máy quản lý: được xây dựng hợp lý, khoa học, phân công công
công việc rõ ràng cụ thể sẽ giúp cho công tác QTRRTN được thực hiện dễ
dàng, thuận lợi.
Nhân sự: Nhân sự được đào tạo bài bản, có năng lực, có đạo đức
nghề nghiệp sẽ hạn chế những gian lận trong nội bộ ngân hàng và hạn chế
những thao tác sai trong quá trình tác nghiệp (RRTN). Do đó, việc
QTRRTN sẽ được thuận lợi dễ dàng.
Nền tảng công nghệ: Công nghệ tốt sẽ giúp cho các thao tác trong
quá trình tác nghiệp được thực hiện dễ dàng, thuận lợi từ đó đảm bảo thuận
tiện cho quá trình QTRRTN.
26
Yếu tố khách quan chẳng hạn như môi trường kinh doanh, môi
trường kinh doanh thuận lợi thì công tác QTRRTN được thực hiện dễ dàng,
thuận lợi, môi trường kinh doanh có nhiều biến động thì công tác QTRRTN
thực hiện khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng QTRRTN
Tiêu chí về tần suất xảy ra rủi ro: Tần suất xảy ra rủi ro là số lần xuất
hiện (xảy ra) rủi ro. Tần suất xảy ra rủi ro cao chứng tỏ ngân hàng chưa
nhận diện, phát hiện, giảm thiểu rủi ro xảy ra trong quá khứ và dự báo được
những rủi ro xảy ra trong tương lai. Do đó, đây là một trong những tiêu chí
để đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tác nghiệp.
Tiêu chí về mức độ rủi ro: Mức độ rủi ro chính là mức độ tổn thất khi
xảy ra rủi ro. Nếu các loại rủi ro có khả năng xảy ra tổn thất nhiều cho NH
thì năng lực quản trị RRTN của NH chưa tốt.
Tiêu chí về trích lập dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro là số tiền dùng
để bù đắp cho những tổn thất trong hoạt động kinh doanh của NH. Số tiền
trích lập dự phòng rủi ro cao chứng tỏ ngân hàng có nhiều rủi ro, điều này
công tác QTRRTN thực hiện chưa tốt.
1.4 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng trên
thế giới và Việt Nam
1.4.1 Bài học từ sự đổ vỡ của Ngân hàng Banrings năm 1995
Trước khi tuyên bố phá sản vào ngày 26/02/1995, Ngân hàng
Banrings là một ngân hàng thương mại bán buôn lâu đời nhất tại Vương
quốc Anh và nổi bật hơn so với các ngân hàng bán buôn khác. Thành lập
vào năm 1762, mặc dù không phải là ngân hàng lớn nhất hoặc quan trong
nhất Vương quốc Anh, nhưng Banrings từng được xem là một tổ chức uy
tín nhất tại đất nước này nhờ gây dựng uy tín từ đầu những năm 1800. Bên
cạnh đó, khách hàng của Banrings còn có cả nữ hoàng Anh và các thành
viên khác của gia đình hoàng gia. Được cho là một tổ chức được điều hành
vô cùng cẩn trọng, thế nhưng danh tiếng đó đã bị phá vỡ vào ngày
24/02/1995 khi ngân hàng này rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề do vụ đầu
27
cơ của một chuyên viên giao dịch ở chi nhánh Singapore- Nick Leeson.
Nick Leeson tham gia ngân hàng Banrings năm 1989 và ba năm sau anh ta
được bổ nhiệm làm giám đốc bộ phận kinh doanh chứng khoán phái sinh tại
Sàn giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore. Trước khi sang Singapore, Nick đã
bị Ủy ban Chứng khoán Anh quốc từ chối cấp giấy phép hành nghề môi
giới vì phát hiện gian lận trong hồ sơ xin hành nghề của anh ta.
Năm 1992, Nick Leeson đã tự ý thực hiện một số thương vụ đầu cơ;
lúc đầu những thương vụ này có lãi lớn, mang về cho ngân hàng khoản lợi
nhuận 10 triệu bảng Anh, tương đương 10% lợi nhuận hàng năm của ngân
hàng và bản thân anh ta được thưởng 130.000 bảng, ngoài tiền lương
50.000 bảng Anh năm đó. Tuy nhiên, những vụ đầu cơ kế tiếp lại thua lỗ và
Nick Leeson phải dùng tài khoản 88888 – một tài khoản nội bộ của ngân
hàng dùng để xử lý những vụ sai sót, nhầm lẫn trong giao dịch – để che
giấu những khoản lỗ đó. Sai lầm chết người của Ngân hàng Banrings là cho
phép anh ta vừa làm nhà kinh doanh chính vừa chịu trách nhiệm thu xếp
tiền bạc cho các thương vụ - hai công việc lẽ ra phải do hai nhân viên khác
nhau đảm nhiệm để tăng khả năng giám sát. Thế là Nick Leeson có điều
kiện để giấu kín những vụ làm ăn thua lỗ của mình. Vào cuối năm 1992, số
tiền thất thoát từ tài khoản này là 2 triệu bảng Anh, tăng lên tới 208 triệu
bảng vào cuối năm 1994.
Thảm họa thật sự xảy ra vào ngày 16/01/1995, khi Nick Leeson đặt
lệnh mua bán 2 chiều trên sàn chứng khoán Tokyo và Singapore, phán đoán
rằng thị thường chứng khoán Singapore sẽ không thay đổi nhiều trong ngắn
hạn. Bất ngờ, sáng sớm ngày hôm sau 17/01/1995, trận động đất kinh
hoàng ở Kobe, đẩy các thị trường Châu Á vào một cơn lốc. Leeson đã cố
gắng vớt vát bằng cách đầu cơ hàng lợt thương vụ càng lúc càng rủi ro với
niềm tin rằng chỉ số Nikkei sẽ sớm phục hồi nhưng điều đó không xảy ra.
Hơn một tháng sau, ngày 23/02/1995, Leeson đào tẩu khỏi Singapore. Đến
lúc ấy tổng số tiền thua lỗ và thất thoát mà anh ta gây ra cho Ngân hàng đã
lên tới 837 triệu bảng Anh, tương đương 1,4 tỷ đô la Mỹ. Sau nỗ lực cứu
28
nguy không thành của Ngân hàng Trung Ương Anh Quốc, ngân hàng
Banrings đã tuyên bố phá sản vào ngày 26/02/1995. Theo nhiều nhà phân
tích, vụ Leeson xảy ra có phần lớn là do những khiếm khuyết trong cung
cách quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Banrings. Báo cáo
của chính quyền Singapore cũng phê phán nặng nề hệ thống quản lý của
Ngân hàng Banrings, lưu ý rằng các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng
phải biết rõ hành vi của cán bộ dưới quyền chứ không thể để cho nhân viên
tự tung tự tác và thoái thác trách nhiệm.
Với số vốn điều lệ 350 triệu bảng Anh, Banrings không xử lý nổi
khoản thất thoát 837 triệu bảng, buộc phải bán mình cho Ngân hàng ING
Hà Lan với giá tượng trưng 1 bảng Anh, cùng với toàn bộ nghĩa vụ trả nợ,
kết thúc số phận của một ngân hàng có hơn 250 năm tuổi (ra đời năm 1762)
và để lại một bài học lớn cho các ngân hàng trên khắp thế giới.
1.4.2 Bài học từ các sự cố rủi ro tác nghiệp tại các NH Việt Nam
Vài năm trở lại đây, hàng loạt các vụ án hình sự liên quan đến sai
phạm trong hoạt động ngân hàng liên tiếp xảy ra. Theo báo cáo của Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46), trong
hai năm 2010-2011, đã xử lý 69 vụ án, khởi tố 40 vụ, liên quan đến 70 cán
bộ ngân hàng, thiệt hại đến tiền vốn nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng, nhưng số
tiền thu hồi chưa đến 2.000 tỷ đồng. Các vụ việc xảy ra hầu hết các tội danh
chủ yếu đều do cán bộ ngân hàng cố ý làm sai chế độ, thể lệ quy định; lợi
dụng chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi tham nhũng bằng giấy tờ giả,
cấu kết với các tổ chức, cá nhân chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.
Điển hình như vụ việc xảy ra tại Agribank chi nhánh Mỹ Đức: Tháng
5/2011, Công an huyện Mỹ đức (Hà nội) nhận được báo cáo của Chi nhánh
Mỹ Đức về một số cán bộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đã rút
hơn 45 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng để chiếm đoạt, sử dụng
cho mục đích cá nhân. Các bị cáo được giao nhiệm vụ trực tiếp giao dịch
với khách hàng có nhu cầu gửi và rút tiền tiết kiệm tại hai phòng giao dịch
thuộc Chi nhánh Mỹ Đức, hướng dẫn khách hàng viết giấy yêu cầu gửi tiền
29
tiết kiệm, lập thẻ lưu nhận tiền nhập quỹ và lập sổ tiết kiệm giao cho khách
hàng, lập chứng từ tất toán sổ tiết kiệm. Đồng thời thao tác trên máy nhập
các thông tin số liệu về gửi và rút tiền tiết kiệm của khách hàng. Lợi dụng
sơ hở trong việc quản lý của lãnh đạo Phòng giao dịch, công tác hậu kiểm
thiếu chặt chẽ, các bị cáo đã tất toán khống trên máy 177 số tiết kiệm của
khách hàng để lấy tiền cá độ bóng đá và chi tiêu cá nhân. Theo cáo trạng,
tại thời điểm xảy ra vụ án, do giám đốc phòng giao dịch để lộ user và mật
khẩu, dẫn đến việc bị đánh cắp user và mật khẩu để tất toán khống trên máy
159 số tiết kiệm, chiếm đoạt 34,5 tỷ đồng. Trong thời gian từ ngày 9/5 đến
17/5/2011, Cán bộ hậu kiểm lại không phát hiện được việc tất toán khống.
Nguyên nhân là vì cán bộ hậu kiểm đã làm sai quy trình hậu kiểm, chỉ kiểm
tra trên mạng nội bộ, mà không đối chiếu chứng từ gốc, nhưng vẫn lập báo
cáo hậu kiểm xác nhận giao dịch không hợp lệ.
1.4.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng trên
thế giới
Ngay sau khi Hiệp ước Basel II có hiệu lực, rất nhiều ngân hàng trên
thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tác nghiệp. Nhiều ngân
hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đã tiếp cận cách đo lường hiện đại. Kết quả
do Ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến
hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn RRHĐ của các ngân hàng sử dụng
AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dung AMA.
Hơn 50% ngân hàng Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và
tổ chức nhằm mục tiêu quản trị RRTN như: thành lập một bộ phận riêng
biệt chuyên về RRTN, đổi mới các hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ
hiện đại phục vụ kiểm soát RRTN. Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn
lực từ bên ngoài để quản trị RRTN, như ING Group thuê IBM để quản trị
RRTN, Citibank sử dụng phần mềm CLS. Citibank thực hiện quản trị
RRTN theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự
đánh giá rủi ro. Hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh được xác
định, đánh giá thường xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi
30
hoạt động để giảm thiểu RRTN được đưa ra. Các tài liệu này được tài liệu
hóa và công bố trong ngân hàng.
1.4.4 Kinh nghiệm quản trị RRTN của các ngân hàng tại Việt Nam
Thông qua các nguyên tắc của Ủy ban Basel, một số ngân hàng đã
triển khai, áp dụng tốt mô hình quản trị rủi ro tác nghiệp của riêng mình,
điểm hình như:
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Techcombank đã triển khai thực hiện QTRRTN từ rất sớm (2007),
ngân hàng này đã duy trì một mô hình QTRRTN theo tiêu chuẩn hiện đại:
“Techcombank đã xây dựng mô hình ba tuyến phòng thủ. Trong đó,
tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên
khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở… Nhiệm vụ chính
của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi
các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (chi vay) và các quy trình
vận hành khác, bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro
và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.
Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản
trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó
quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân
đối) tính hiệu quả ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông
qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy
trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm,q aunr trị
danh mục… giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ.
Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận
trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng,
nên việc đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được
thực hiện độc lập và khách quan.
Mô hình phòng thủ trên, nói thì rất đơn giản, nhưng theo các chuyên
gia, để vận hành thành công, đòi hỏi phải đầu tư rất lớn cả về tiền bạc lẫn
31
thời gian. Điều quan trọng là, để thực hiện thành công, đòi hỏi phải có sự
tuân thủ đầu tiên từ lãnh đạo ngân hàng.
1.5 Lý do chọn Quản trị rủi ro tác nghiệp làm đề tài nghiên cứu
1.5.1 Vấn đề rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên
Trong giai đoạn 2012 đến 2018, BIDV Phú Yên đã phát sinh những
lỗi thuộc rủi ro tác nghiệp như sau:
o Các hành vi gian lận và phạm tội nội bộ
Năm 2013 TAND tỉnh Phú Yên vừa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị
Lệ Đông, nguyên Trưởng phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ - BIDV Phú
Yên 15 năm tù về tội tham ô tài sản. Trước đó từ tháng 01/2009 đến ngày
27/7/2012, Lệ Đông đã không tuân thủ các quy tắc về quản lý tài chính và
an toàn kho quỹ, lợi dụng nhiệm vụ được giao, sự buông lỏng của Ban quản
lý kho quỹ chiếm đoạt 6,7 tỷ đồng dùng vào mục đích cá nhân (Theo báo
Thanh niên số ra ngày 09/9/2013).
o Sai sót trong tác nghiệp của cán bộ:
Thực tế, quy trình nghiệp vụ về cho vay, chuyển tiền, thanh toán
quốc tế, gửi tiết kiệm… của ngân hàng được BIDV TW xây dựng khá chặt
chẽ và hạn chế được hầu hết rủi ro. Vấn đề rủi ro xảy ra thường do quy
trình bị bỏ sót (cố tình hoặc do non kém nghiệp vụ mà bỏ qua các bước
thực hiện trong quá trình tác nghiệp).
Quy trình tín dụng, giao dịch cùng các nghiệp vụ khác tương đối
nhiều, mục đích là để kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tuy nhiên chính điều này
dẫn đến tăng thời gian tác nghiệp của cán bộ, trong khi đó, các yêu cầu của
khách hàng liên tục và tần suất lớn, dẫn đến cán bộ lơ là hoặc bỏ qua một
số thao tác trong quy trình.
Bảng sau đây thống kê lỗi tác nghiệp của BIDV Phú Yên trong giai
đoạn từ năm 2014-2018
Bảng 1.3: Số liệu lỗi rủi ro tác nghiệp BIDV Phú Yên theo
nghiệp vụ qua các năm từ 2014-2018
32
CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Huy động vốn (tiền gửi) 110 69 179 180 207
Chuyển tiền 86 146 155 102 234
Kho quỹ 25 17 19 20 26
Tín dụng bảo lãnh 100 133 163 133 185
Điện toán
Tổ chức cán bộ
Kế toán (2013) 10 13 12 10 15
Thẻ 15 10 14 13 15
CIF 4 5 7
Quản lý rủi ro 5 5 7 10
Tài trợ thưong mại
Kinh doanh ngoại tệ 5 5 2 5 10
Kiểm tra nội bộ 5 2 16 10 15
IBMB (2013) 2 5 7 5 10
Ngân hàng điện tử (2015) 4 8 6 15
Tổng lỗi 362 414 587 491 642
(Nguồn: Báo cáo dấu hiệu và sự cố rủi ro tác nghiệp của BIDV Phú Yên từ 2014 đến 2018)
o Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin
Một số lỗi liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin thường xuyên
xảy ra ở Chi nhánh như chủ thẻ rút tiền ở các máy ATM không được tiền
nhưng tài khoản vẫn bị ghi nợ ở tài khoản. Đây là lỗi thường xuyên xảy ra
và chi nhánh đang tìm cách khắc phục. Ngoài ra còn có một số lỗi khác liên
quan đến hệ thống công nghệ thông tin như người sử dụng không tắt user
khi nghỉ ốm, đi công tác hoặc cho người khác mượn user để sử dụng. Đây
là lỗi rất nặng nếu người sử dụng cố tình sử dụng user để tác nghiệp sai trên
hệ thống.
o Rủi ro phát sinh từ cơ chế, chính sách, quy định, quy trình
Các quy trình của BIDV về cơ bản được biên soạn tương đối đầy đủ
bởi các chuyên gia hàng đầu về ngân hàng. Tuy nhiên, trong khi tác nghiệp
các bước của quy trình lại không sát với thực tế công việc, có khi lại chồng
chéo hoặc không cần thiết. Qua thực tế, Chi nhánh đã tổng hợp được rất
33
nhiều ý kiến phản hồi từ các Phòng ban (khoảng 25 ý kiến đóng góp) để gửi
về Hội sở chính.
Qua tình hình sơ bộ trên, có thể nhận thấy rằng vấn đề đáng quan tâm
nhất hiện nay tại BIDV Phú Yên chính là Rủi ro tác nghiệp và những hậu
quả của nó. Tuy nhiên, những lỗi phát sinh do RRTN lại có thể chủ động
phòng ngừa từ chính bản thân mỗi nhân viên. Vì vậy, học viên quyết định
tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện, giảm thiểu
những tổn thất, hậu quả do RRTN gây ra tại BIDV Phú Yên.
34
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung Chương 1 đi vào giới thiệu tổng quan về Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên và
vấn đề quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên. Thứ nhất, giới thiệu về BIDV
Phú Yên ở các khía cạnh: Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Phú
Yên; Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Phú Yên; Cơ cấu tổ chức tại BIDV Phú Yên; Sơ lược Tình
hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Phú Yên; Công tác huy động vốn;
Tình hình sử dụng vốn; Lợi nhuận qua các năm. Qua hơn 20 năm hoạt
động và trưởng thành với quyết tâm cao của toàn bộ cán bộ chi nhánh cùng
với sự đổi mới mạnh mẽ của toàn hệ thống, chi nhánh đã không ngừng mở
rộng được phạm vi, đối tượng khách hàng, nâng cao quy mô, chất lượng,
hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu hoạt động. Thông qua phân tích các chỉ số
tài sản, tổng huy động vốn, việc sử dụng vốn và lợi nhuận của ngân hàng
BIDV chi nhánh Phú Yên qua các năm, có thể nhận thấy ngân hàng BIDV
chi nhánh Phú Yên đang trên đà tăng trưởng khá tốt. Đây chính là những
nhân tố nội tại cần thiết tạo điều kiện cho việc hoàn thiện rủi ro tác nghiệp
tại ngân hàng này. Thứ hai, Tình hình quản trị rủi ro tại BIDV Chi nhánh
Phú Yên. Ở khía cạnh này tác giả đi vào 3 ý chính: Các loại rủi ro đặc thù
theo quy định tại BIDV; Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng; Sơ lược tình hình quản trị rủi ro tại BIDV Chi nhánh Phú Yên
và lý do chọn Quản trị rủi ro tác nghiệp làm mục tiêu nghiên cứu. Qua phân
tích tình hình RRTN tại BIDV Phú Yên cho thấy số lượng lỗi cùng tổn thất
do RRTN gây ra có xu hướng tăng trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên,
những lỗi phát sinh do RRTN lại có thể chủ động phòng ngừa từ chính bản
thân mỗi nhân viên. Vì vậy, học viên quyết định tìm hiểu nguyên nhân và
đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện, giảm thiểu những tổn thất, hậu quả do
RRTN gây ra tại BIDV Phú Yên.
35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH PHÚ YÊN
2.1. Khuôn khổ pháp lý cho Quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên
Trên cơ sở các chính sách quản lý rủi ro của Nhà nước, của ngành,
BIDV Phú Yên áp dụng quản trị RRTN dựa trên 2 văn bản chính của
BIDV:
+ Quyết định số 1234/QĐ-HĐQT ngày 31/7/2013 của Hội đồng quản
trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành
Chính sách quản trị rủi ro tác nghiệp;
+ Quy định số 4555/QĐ-QLRRTN ngày 01/8/2013 của Tổng Giám
đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành
Quy định quản trị rủi ro tác nghiệp;
2.2. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên
Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp gồm 3 bước như sau:
2.2.1. Nhận diện rủi ro
Nhận diện rủi ro là quá trình sử dụng các biện pháp cần thiết để nhận
dạng các rủi ro chính trong hoạt động của các ngân hàng, nhận dạng đó là
loại rủi ro nào: Con người, quy trình, hệ thống hay từ các yếu tố bên ngoài
tác động. Việc phân tích các loại rủi ro này là rất cần thiết vì những phần
quan trọng rất dễ bị bỏ sót. Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận rủi ro
chẳng hạn như (i) xem qua danh sách mô tả, nhận định xem điều gì có thể
xảy ra; (ii) suy nghĩ thấu đáo về hệ thống, tổ chức, phân tích các rủi ro đối
với từng bộ phận; (iii) nhận định những điểm yếu của tổ chức nếu có thể;
(iv) phỏng vấn nhiều người để có thể lấy những ý kiến khác nhau.
Tại BIDV Phú Yên, phòng chức năng thực hiện nhận diện RRTN như
sau:
Đầu tiên là xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp, các phòng nghiệp vụ
thực hiện xác định rủi ro tác nghiệp bao gồm: Tự đánh giá nguy cơ rủi ro,
36
nguồn gốc của rủi ro, đối tượng gây rủi ro, các cấp độ rủi ro và phải mở sổ
theo dõi rủi ro. Việc đánh giá xác định rủi ro tác nghiệp dựa trên 5 tiêu chí:
+ Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài;
+ Rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm
việc;
vụ.
+ Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc;
+ Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin;
+ Rủi ro phát sinh từ cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nghiệp
BIDV sử dụng công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp để xác định
tất cả các dấu hiệu rủi ro trong các mặt nghiệp vụ của BIDV và xây dựng
lên thư viện dấu hiệu rủi ro tác nghiệp. Báo cáo dấu hiệu RRTN được thực
hiện định kỳ hàng quý.
Các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh tự thực hiện phát hiện, nhận diện
rủi ro và báo cáo về Phòng QLRR. Theo quy định của Hội sở chính có 02
phương pháp thực hiện : (i) Các bộ phận trực tiếp nhập trên chương trình,
(ii) Các phòng nghiệp vụ lập báo cáo trên file và gửi về cho bộ phận đầu
mối là phòng Quản lý rủi ro (QLRR) tổng hợp sau đó cán bộ đầu mối trực
thuộc phòng QLRR nhập dữ liệu vào chương trình.
Để phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh. Hiện tại Chi nhánh lựa
chọn cách (ii) để thực hiện báo cáo này. Cụ thể, phòng QLRR tổng hợp báo
cáo của toàn chi nhánh bằng file excel và nhập thông tin vào chương trình,
bản giấy được gửi về Ban QLRRTT&TN, thông tin nhập vào chương trình
QTRRTN của BIDV sau khi duyệt tại Chi nhánh số liệu sẽ được chuyển về
Hội sở. Ban QLRRTT&TN tổng hợp báo cáo toàn hệ thống và báo cáo Ban
lãnh đạo BIDV.
Xác định sự cố rủi ro tác nghiệp.
Sự cố rủi ro tác nghiệp là những sự kiện xảy ra trong quá trình hoạt
động do yếu tố con người, sự yếu kém trong hệ thống công nghệ thông tin,
sự sơ hở, yếu kém trong các quy định nội bộ hoặc từ những yếu tố bên
37
ngoài làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của BIDV. Các phòng chức năng
chủ động theo dõi, báo cáo các sự cố rủi ro tác nghiệp. Khi có sự cố rủi ro
tác nghiệp xảy ra, các phòng phải có biện pháp xử lý kịp thời và báo cáo
ngay về Phòng QLRR. Phòng QLRR báo cáo Hội sở chính. Ban QLRRTT
& TN đầu mối xây dựng, lưu trữ bộ dữ liệu tổn thất rủi ro tác nghiệp của
BIDV.
BIDV sử dụng công cụ báo cáo sự cố RRTN để xây dựng bộ dữ liệu
về tổn thất rủi ro tác nghiệp của BIDV qua các năm.
2.2.2. Đánh giá rủi ro
Sau khi nhận diện rủi ro, các đơn vị chức năng thực hiện đánh giá, đo
lường khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro, nhận diện
rủi ro có thể chấp nhận được và rủi ro không thể chấp nhận được.
Căn cứ dữ liệu rủi ro thu thập được, kinh nghiệm và phân tích, dự
đoán, BIDV Phú Yên xác định mức độ ảnh hưởng của rủi ro theo bảng dưới
đây:
Bảng 2.1 Xác định mức độ ảnh hưởng của RRTN
Ảnh hưởng 1 2 3 4 5
Tài chính
(đơn vị: triệu
VND)
Tổn thất
không đáng
kể (tổn
thất<20)
Tổn thất nhỏ
(20<tổn
thất<50)
Tổn thất đáng
kể (50<tổn
thất<100)
Tổn thất lớn
(100<tổn
thất<500)
Tổn thất rất lớn
(tổn thất>500)
Danh tiếng Không có
thông tin trên
các kênh
thông tin đại
chúng
Thông tin
mang tính
chất tường
thuật, không
có những từ
ngữ chỉ trích
Thông tin mang
tích chỉ trích/bất
lợi hướng tới
một chi
nhánh/đơn vị cụ
thể của BIDV
Thông tin mang
tính chỉ
trích/bất lợi đối
với toàn hệ
thống hoặc liên
quan đến Ban
lãnh đạo BIDV.
Danh tiếng của
NH bị ảnh
hưởng nghiêm
trọng trên các
kênh thông tin
đại chúng.
Các cơ quan
quản lý
Không có
hành động gì
Nhắc nhở
bằng văn bản
Yêu cầu giải
trình hoặc cử
đoàn thanh
kiểm tra
Yêu cầu tạm
ngừng cung cấp
có thời hạn một
số dịch vụ cụ
Giám sát đặc
biệt.
38
thể
Khách hàng Không có
hành động gì
Một vài thắc
mắc, than
phiền tại 1
điểm giao
dịch
Nhiều thắc mắc,
than phiền tại 1
điểm giao dịch.
Một vài khách
hàng bày tỏ sự
lo ngại, yêu cầu
cam kết giải
quyết/có biện
pháp giải quyết
vấn đề
Hàng loạt
khách hàng rút
tiền khỏi BIDV,
trong đó có
nhiều khách
hàng quan trọng
Chi phí khắc
phục
Khắc phục
ngay trong
ngày
Khắc phục
trong vòng 1
tuần và/hoặc
chi phí không
đáng kể
Khắc phục
trong vòng 1
tháng và/hoặc
chi phí tương
đối tốn kém
Khắc phục
trong 2-3 tháng
và/hoặc ảnh
hưởng tới lợi
nhuận
Thời gian khắc
phục kéo dài
(Nguồn: Quy định QTRRTN của BIDV)
Sau khi xác định được khả năng xảy ra rủi ro và ảnh hưởng của rủi ro
thì BIDV Phú Yên xác định rủi ro tổng thể để ước tính thiệt hại lớn nhất có
thể xảy ra (là rủi ro trong trường hợp xấu nhất xảy ra khi không có khâu
kiểm soát nào được áp dụng hoặc các khâu kiểm soát không hiệu quả). Rủi
ro tổng thể được xác định căn cứ vào điểm khả năng của rủi ro và điểm ảnh
hưởng. Mối quan hệ giữa điểm khả năng và điểm ảnh hưởng được xác định
theo từng thời kỳ, nghiệp vụ và được Ban Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị
trường phối hợp với các Ban có liên quan tại Trụ sở chính nghiên cứu, đề
xuất.
Trên cơ sở thực hiện các phương pháp đo lường định tính và đo lường
định lượng, Ban Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường phối hợp với các
Ban có liên quan tại Trụ sở chính và Chi nhánh thực hiện đo lường rủi ro
tổng thể.
Điểm rủi ro tổng thể được xác định cụ thể như sau:
+ Điểm rủi ro tổng thể = điểm khả năng X trọng số khả năng +
điểm ảnh hưởng X trọng số ảnh hưởng.
Trong đó:
39
(i) Điểm khả năng: căn cứ vào tần suất xảy ra bình quân/năm của 2
năm liền kề.
(ii) Điểm ảnh hưởng: Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro được
xác định từ 1 đến 5 điểm (Quy định về cách tính toán và quy ước về điểm
số từ 1-5 do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành).
(iii) Trọng số khả năng và trọng số ảnh hưởng được xác định từ 10 –
100% căn cứ vào tần suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro.
(iv) Điểm tổng cộng ≤ 2 điểm (rủi ro thấp), từ >2 đến < 4 điểm (rủi ro
trung bình) và ≥ 4 điểm (rủi ro cao).
2.2.3. Kiểm soát rủi ro
Theo quy định nội bộ của BIDV Phú Yên, trưởng các đơn vị là người
trực tiếp thực hiện giám sát quá trình QTRRTN tại đơn vị mình được giao
phụ trách, nội dung giám sát gồm:
- Theo dõi hoạt động triển khai công tác QTRRTN;
- Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các phương án phòng ngừa,
giảm thiểu RRTN tại đơn vị;
- Theo dõi những dấu hiệu rủi ro có mức độ cao, đề xuất biện pháp kịp
thời để tránh rủi ro xảy ra;
- Theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của từng loại rủi ro;
- Theo dõi việc lập và gửi đầy đủ các loại báo cáo về RRTN theo quy
định;
- Thường xuyên bổ sung và cập nhật các RRTN mới được nhận diện
và các biện pháp kiểm soát rủi ro mới được thiết lập tại đơn vị.
2.3. Phân tích thực trạng Quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên
2.3.1 Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng
40
Bảng 2.2: Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng phát hiện từ năm
2014 đến năm 2018 tại BIDV Phú Yên
Tên lỗi sai sót
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
lỗi
Tỷ
trọng
Số
lỗi
Tỷ
trọng
Số
lỗi
Tỷ
trọng
Số
lỗi
Tỷ
trọng
Số
lỗi
Tỷ
trọng
Hồ sơ tín dụng chưa đầy
đủ, chưa đúng quy định
50 50% 78 59% 89 55% 70 46% 80 43%
Không thực hiện kiểm tra
vốn vay
20 20% 26 20% 45 28% 40 26% 50 27%
Thu thừa, thiếu phí
Hạch toán giao dịch chưa
đúng quy định
Nhập thông tin khoản vay
không đúng với hồ sơ cho
vay
5 5% 10 8% 6 4% 8 5% 10 5%
Thực hiện bảo lãnh cho
khách hàng khi chưa đầy
đủ hồ sơ
15 10% 20 11%
Các lỗi khác 25 25% 19 14% 23 14% 20 13% 25 14%
Tổng cộng 100 133 163 153 185
(Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên)
Tín dụng được coi là nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao nhất trong
nghiệp vụ ngân hàng. Từ năm 2014 đến nay lỗi sai sót trong nghiệp vụ tín
dụng tăng rất nhanh. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy lỗi phát hiện thiếu hồ sơ tin
dụng tăng nhanh (tỷ trọng trong tổng lỗi năm 2014 là 50% năm 2014 tăng
đến 59% năm 2015, 55% năm 2016 và 46% năm 2017). Lỗi không kiểm tra
vốn vay chiếm khoảng 20% năm 2014 và 2015, sang năm 2016 lỗi này
chiếm tỷ trọng 28% và chiếm 26% vào năm 2017. Lỗi nhập thông tin vào
hệ thống không đúng với hồ sơ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 5% vào năm 2014.
Bảng 2.3: Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng từ năm 2014 đến
năm 2018 tại Sacombank CN Phú Yên
Tên lỗi sai sót
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Số lỗi Số lỗi Số lỗi Số lỗi Số lỗi
Hồ sơ tín dụng chưa đầy đủ, chưa đúng quy định 50 100 50 30 20
Không thực hiện kiểm tra vốn vay 50 26 20 30 50
Thu thừa, thiếu phí
Hạch toán giao dịch chưa đúng quy định
Nhập thông tin khoản vay không đúng với hồ sơ
cho vay
10 10 10 10 10
Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng khi chưa đầy
đủ hồ sơ
15 20
Các lỗi khác 10 10 20 25
Tổng cộng 110 146 90 105 125
41
So sánh với các lỗi phát sinh trong nghiệp vụ tín dụng của
Sacombank Chi nhánh Phú Yên ta thấy lỗi phát sinh trong nghiệp vụ tín
dụng tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên thấp hơn hẳn tại BIDV Phú Yên.
Điều này, phản ánh phần nào rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên là ở mức
báo động so với các NH khác trên địa bàn vì tín dụng là nghiệp vụ trọng
yếu trong hoạt động ngân hàng.
2.3.2 Sai sót trong nghiệp vụ huy động vốn
Bảng 2.4: Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ huy động vốn từ năm
2014 đến năm 2018 tại BIDV Phú Yên
Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nhập sai thông tin trên hệ thống 34 15 94 90 96
Không lưu trữ hồ sơ khách hàng 30 34 26 30 36
Sai sót trong quá trình giao dịch
Áp dụng lãi suất không đúng
Thu phí không đúng 23 45 40 47
Các lỗi khác 23 20 14 20 28
Tổng cộng 110 69 179 180 207
(Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy các lỗi thuộc nghiệp vụ huy động vốn
thường mắc phải gồm : Các sai sót trong quá trình giao dịch (thiếu các giấy
tờ liên quan như bản photo chứng minh, chữ ký khách hàng, chữ ký người
phê duyệt, chưa quét mẫu dấu chữ ký) chiếm tỷ trọng 31% vào năm 2014,
22% vào năm 2015, 53% vào năm 2016 và 50% vào năm 2017. Lỗi không
lưu trữ hồ sơ của khách hàng chiếm tỷ trọng khá cao vào năm 2014 chiếm
tỷ trọng 27% năm, 49% năm 2015 nhưng đã giảm xuống còn 15% năm
2016 và chiếm 17% vào năm 2017.
42
Bảng 2.5: Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ huy động vốn từ năm
2014 đến năm 2018 tại Sacombank CN Phú Yên
Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nhập sai thông tin trên hệ thống 20 30 15 60 50
Không lưu trữ hồ sơ khách hàng 10 15 30 30 30
Sai sót trong quá trình giao dịch
Áp dụng lãi suất không đúng
Thu phí không đúng 15 45 40 20
Các lỗi khác 15 40 20 30
Tổng cộng 60 85 90 120 130
So với BIDV thì thương hiệu Sacombank không uy tín bằng, đây là
một trong những nhân tố quan trọng làm cho nguồn tiền huy động của
Sacombank không dồi dào như BIDV. Điều này làm cho số lượng lỗi tác
nghiệp của Sacombank Phú Yên không nhiều như ở BIDV Phú Yên.
Ngoài ra, điều này cũng phản ánh chất lượng tác nghiệp của đội ngũ
giao dịch viên tại Sacombank hiệu quả hơn hẳn tại BIDV Phú Yên
2.3.3 Sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền
Bảng 2.6: Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ chuyển tiền từ năm 2014
đến năm 2018 tại BIDV Phú Yên
Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Ký duyệt không đúng thẩm quyền 5 5 5 2 4
Không lập báo cáo và kiểm soát
số dư tài khoản trung gian cuối
ngày theo quy định
5 10 5 3 6
Hạch toán sai số tiền, sai đơn vị
tiền tệ, sai tài khoản
5
Chữ ký của khách hàng trên
chứng từ không khớp với chữ ký
đã đăng ký trong hệ thống
10 15 10 7 8
Lựa chọn tài khoản sai trên các
màn hình giao dịch
25 25 45 20 26
Thu phí không đúng 18 41 34 30 40
Các lỗi khác 23 45 56 40 50
Tổng cộng 86 146 155 102 134
(Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên)
Do số lệnh chuyển tiền tương đối nhiều, nên sai sót trong nghiệp vụ
này chủ yếu do áp lực công việc. Lỗi chủ yếu của nghiệp vụ này là chuyển
43
nhầm tài khoản của người thụ hưởng. Đây là lỗi khá nghiêm trọng, mặc dù
lỗi này diễn ra không thường xuyên. Khi xảy ra lỗi này, điều quan trọng
nhất là phải truy đòi số tiền cho người thụ hưởng.
Bảng 2.7: Tình hình lỗi tác nghiệp trong nghiệp vụ chuyển tiền từ năm
2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên
Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Ký duyệt không đúng thẩm quyền 10 20 30 40 4
Không lập báo cáo và kiểm soát
số dư tài khoản trung gian cuối
ngày theo quy định
10 20 3 6
Hạch toán sai số tiền, sai đơn vị
tiền tệ, sai tài khoản
10
Chữ ký của khách hàng trên
chứng từ không khớp với chữ ký
đã đăng ký trong hệ thống
10 10 7
Lựa chọn tài khoản sai trên các
màn hình giao dịch
20 20
Thu phí không đúng 30 40
Các lỗi khác 45 60
Tổng cộng 50 85 120 70 70
Qua khảo sát và so sánh thì lỗi tác nghiệp trong hoạt động chuyển
tiền tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên cũng không nhiều như tại BIDV
Phú Yên.
2.3.4 Sai sót trong nghiệp vụ kho quỹ
Bảng 2.8: Tình hình lỗi tác nghiệp kho quỹ từ năm 2014 đến 2018
tại BIDV Phú Yên
Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Hạch toán sai số tiền, sai đơn
vị tiền
5 3 5
Thực hiện, phê duyệt giao
dịch vượt hạn mức (hạn mức
thu chi tiền mặt, hạn mức giao
dịch, hạn mức tồn quỹ)
10 5 7
Cho mượn tài sản không có
phê duyệt của lãnh đạo
5
Không kiểm kê TS định kỳ
theo quy định
10 5 5 5 7
Chưa tuân thủ quy định an
toàn kho quỹ
5 7 9 7 7
Thu phí không đúng quy định
Tổng cộng 25 17 19 20 26
(Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên)
44
Trong nghiệp vụ ngân quỹ có lỗi vượt hạn mức tiền mặt cuối ngày
của Giao dịch viên ngân quỹ chính có xu hướng giảm nhiều. Lỗi liên quan
đến kho quỹ mà tác giả đánh giá tương đối rủi ro là cho mượn tài sản
không có sự phê duyệt của lãnh đạo. Đây cũng là một kẻ hở trong quá trình
tác nghiệp dễ dẫn đến hành vi vi phạm của cán bộ tín dụng và khách hàng.
Vì khi khách hàng chưa thực hiện xong nghĩa vụ nợ tại ngân hàng nhưng
thủ quỹ đã cho cán bộ mượn tài sản (bản gốc) mà không có sự phê duyệt
của cấp có thẩm quyền sẽ dẫn đến rủi ro tài sản bị chuyển nhượng, mất
mát.
Bảng 2.9: Tình hình lỗi tác nghiệp ở nghiệp vụ kho quỹ từ năm 2014
đến năm 2018 tại Sacombank CN Phú Yên
Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Hạch toán sai số tiền, sai đơn
vị tiền
5
Thực hiện, phê duyệt giao
dịch vượt hạn mức (hạn mức
thu chi tiền mặt, hạn mức giao
dịch, hạn mức tồn quỹ)
10 7
Cho mượn tài sản không có
phê duyệt của lãnh đạo
Không kiểm kê TS định kỳ
theo quy định
10 10 5 5 7
Chưa tuân thủ quy định an
toàn kho quỹ
15 7 9 7 7
Thu phí không đúng quy định
Tổng cộng 35 17 14 12 21
Nhìn chung, các lỗi rủi ro tác nghiệp tại Sacombank Chi nhánh Phú
Yên không phổ biến như tại BIDV Phú Yên, một phần vì công tác kho quỹ
tại Sacombank nhìn chung được thực hiện bài bản, khoa học hơn. Điều này
cũng nói lên rằng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kho quỹ tại Sacombank
Chi nhánh Phú Yên không cao như tại BIDV Phú Yên.
2.3.5 Các nghiệp vụ khác
Nhìn chung, việc tuân thủ quy định các mảng nghiệp vụ khác là
tương đối tốt.
45
2.4 Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tác nghiệp
Qua phân tích và tìm hiểu thực tế, học viên đúc kết lại những nguyên
nhân chính dẫn đến rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên bao gồm:
2.4.1. Lỗi phát sinh do quy trình, quy chế:
Quy trình tín dụng, giao dịch cùng các nghiệp vụ khác tương đối
nhiều, mục đích là để kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tuy nhiên chính điều này
làm tăng thêm thời gian tác nghiệp của cán bộ, trong khi đó, các yêu cầu
của khách hàng liên tục và tần suất lớn, dẫn đến cán bộ lơ là và bỏ qua một
số thao tác trong quy trình.
Chưa ban hành quy chế luân chuyển gắn với đào tạo vì khi luân
chuyển cán bộ bên cạnh mặt được là cán bộ biết được nhiều việc, hạn chế
lợi dụng mối quan hệ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ để thực hiện
ý đồ không tốt, ảnh hưởng đến uy tín, vật chất của ngân hàng thì khi cán bộ
mới được luân chuyển chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ, thao tác chưa
chính xác, chưa thành thục… dễ dẫn đến sai sót trong quá trình tác nghiệp.
2.4.2. Lỗi phát sinh từ yếu tố cán bộ:
Đội ngũ cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm: Phần lớn cán bộ chi nhánh
mới được tuyển dụng hơn 2 năm trở lại đây. Tuổi đời bình quân của cán bộ
chi nhánh là 33 tuổi nhưng số lượng cán bộ dưới 30 tuổi chiếm 59%. Do áp
lực cạnh tranh, khối lượng công việc nhiều nên công tác đào tạo, tự đào tạo
chủ yếu qua công việc thực tế phát sinh, dẫn đến nhiều tác nghiệp, công
việc thực hiện theo lối mòn, theo thói quen người cũ.
Năng lực chuyên môn và nhận thức rủi ro của cán bộ còn yếu: Mỗi
cán bộ quản lý một khối lượng khách hàng lớn dẫn đến công tác cập nhật
văn bản/mẫu biểu mới, quy trình nghiệp vụ, quy định của Pháp luật, đặc
biệt là các quy định về hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ dự án đầu tư. Hạn
chế về kỹ năng thẩm định, tập trung chủ yếu ở cán bộ mới, một số trường
hợp chưa có đủ cơ sở đánh giá được tính khả thi của phương án/dự án vay
vốn. Đề xuất cấp tín dụng chủ yếu còn dựa trên đề nghị của khách hàng,
46
chưa thu thập đầy đủ thông tin, bằng chứng làm cơ sở cho việc phân tích,
đánh giá, xác định được nhu cầu của khách hàng…
+ Thiếu kỹ năng rà soát sự chặt chẽ đối với hồ sơ pháp lý của khách
hàng cũng như hồ sơ tài chính/phương án kinh doanh của khách hàng.
+ Tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều là một trong những bất
lợi lớn đối với đội ngũ cán bộ của Chi nhánh. Chính điều này là một trong
những nguyên nhân làm cho việc nhìn nhận được những rủi ro trong quá
trình tác nghiệp còn nhiều hạn chế. Trong các mặt nghiệp vụ của Ngân
hàng thì hơn hết nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ đòi hỏi kinh nghiệm là
quan trọng nhất, bởi khi để xảy ra rủi ro thì rủi ro tín dụng là rất nặng
không những để mất cán bộ, hậu quả khó khắc phục mà còn là liên quan
đến pháp luật. Cụ thể là các mặt kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay là
rất quan trọng nhưng đội ngũ cán bộ của Chi nhánh chưa thực hiện đầy đủ
để có những ứng xử phù hợp.
+ Một lỗi tác nghiệp mà cán bộ còn thường xuyên mắc phải chính là
lỗi tác nghiệp trên máy (các phân hệ tín dụng, tiền gửi, thanh toán…). Khối
lượng các giao dịch phát sinh nhiều làm cho cán bộ tác nghiệp dễ mắc phải
các lỗi như nhập sai lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn, đối chiếu chữ
ký không khớp…. dẫn đến hồ sơ trên giấy và hồ sơ trên máy không khớp
nhau.
Ý thức tuân thủ của cán bộ còn hạn chế:
+ Đối với một số khách hàng thân quen, CBTD và trưởng phó phòng
xem xét hồ sơ không kỹ, tiến hành giải ngân ngay mà không thẩm định kỹ
hoặc thẩm định cho qua loa. Đối với các giao dịch viên cũng thường xuyên
không đối chiếu chữ ký của khách hàng trên giấy và trên máy dẫn đến tình
trạng nhiều trường hợp có hồ sơ không khớp chữ ký. Đây là những ví dụ
điển hình về việc một số bước trong quy trình nghiệp vụ bị bỏ qua. Nếu
điều này lặp đi lặp lại nhiều lần rất dễ dẫn đến tình trạng bị khách hàng lợi
dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
47
+ Một số trưởng phó phòng có một số lỗi tác nghiệp lặp đi, lặp lại
được phát hiện bởi thanh tra NHNN Phú Yên như thiếu kiểm tra lãi suất
cho vay, tài sản đảm bảo định giá không đúng, không đôn đốc cán bộ kiểm
tra sau khi cho vay…
Vai trò của lãnh đạo cấp Phòng chưa phát huy được hiệu quả của
chốt kiểm soát:
+ Khối lượng công việc của Chi nhánh phát sinh rất nhiều, đặc biệt
trong những năm gần đây khi chi nhánh tập trung vào công tác bán lẻ làm
cho cán bộ cấp phòng đôi khi kiểm soát và phê duyệt không kỹ tạo kẻ hở
làm phát sinh các lỗi tác nghiệp dễ dẫn đến những tranh chấp về sau nếu
các lỗi này là tương đối nghiêm trọng (ví dụ: nhập sai lãi suất cho vay, hồ
sơ pháp lý dự án không đầy đủ, định giá tài sản thế chấp không đúng…).
+ Trưởng, phó phòng đôi lúc bỏ qua một số bước trong quy trình
nghiệp vụ tạo thói quen không tốt cho nhân viên dưới quyền. Công tác
kiểm tra, kiểm soát đôi khi chưa thật sự sâu sát đặc biệt là việc phối hợp
với nhân viên thực hiện kiểm tra sau khi cho vay để có những ứng xử phù
hợp với khoản vay.
Công tác đào tạo, tự đào tạo chưa đạt hiệu quả cao
Các lỗi phát sinh tập trung ở khâu thẩm định, giám sát khách hàng,
khâu nhập liệu lên hệ thống, sai sót trong giao dịch… đây là những luồng
công việc đòi hỏi về kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ. Điều này chứng tỏ
công tác đào tạo cán bộ tại Chi nhánh chưa phát huy được hiệu quả.
2.4.3. Lỗi phát sinh do hệ thống tác nghiệp, công nghệ thông tin
- Hệ thống tác nghiệp hiện tại còn nhiều thao tác phức tạp, dẫn đến
trường hợp nhập nhầm/thiếu.
- Hệ thống đôi lúc chưa ổn định, thỉnh thoảng xảy ra các lỗi khi thực
hiện nhập thông tin.
- Hệ thống chưa có công cụ hỗ trợ cán bộ trong việc quản lý các
chương trình cho vay ưu đãi, cụ thể: Chưa có công cụ nhắc nhở cán bộ điều
48
chỉnh lãi suất các tài khoản vay hết thời gian ưu đãi lãi suất, dẫn đến, khi
phát hiện được thì sự kiện rủi ro và tổn thất đã xảy ra.
Về nguyên tắc mỗi người chỉ được cấp một user tác nghiệp liên quan
đến một phân hệ cụ thể (ví dụ: CBTD thì được cấp user liên quan đến phân
hệ tín dụng, cán bộ làm công tác teller thì được cấp user liên quan đến phân
hệ tiền gửi…) nên khi cán bộ kiểm tra tiến hành kiểm tra nghiệp vụ nào
mới được cấp user liên quan đến nghiệp vụ đó, điều này làm cho công tác
kiểm tra, giám sát các lỗi tác nghiệp không được thường xuyên, liên tục.
2.5 Đánh giá về thực trạng Quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên
2.5.1. Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại
BIDV Phú Yên
o Về quy trình, quy định:
BIDV Việt Nam đã hoàn thiện được các quy trình, quy chế trên cơ
sở các ý kiến đóng góp của Chi nhánh. Thực tế phát sinh tại Chi nhánh
trong các năm vừa qua đã nảy sinh những vấn đề mới mà các quy trình,
quy chế trước đây không có các bước cần thiết để kiểm soát rủi ro phát sinh
cũng như đáp ứng những nhu cầu cần thiết của khách hàng.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của Chi nhánh, BIDV đã hoàn thiện
các bước cần thiết của quy trình, quy chế nhằm hạn chế tối đa rủi ro cũng
như đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
o Về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm của BIDV Việt
Nam. BIDV Chi nhánh Phú Yên cử cán bộ tham gia đào tạo theo hình thức
tập trung tại các Trung tâm đào tạo bồi dưỡng của BIDV Việt Nam. Sau
các đợt đào tạo của BIDV Việt Nam, các trung tâm đào tạo đều cấp chứng
chỉ đào tạo cho những người được đào tạo.
Các lớp đào tạo này nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
kiến thức pháp lý để các cán bộ có cơ sở thực hiện chuyên môn nghiệp vụ
sau khi được đào tạo.
49
BIDV Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các kỳ thi kiểm tra trực
tuyến hàng năm đối với các giao dịch viên, nhân viên thanh toán quốc tế…
và có chế độ khen thưởng, tăng lương, chế độ thăng tiến đối với các cá
nhân có thành tích xuất sắc.
o Về tổ chức, phân công trách nhiệm:
Từ tháng 10/2008 thực hiện mô hình TA2, BIDV Phú Yên đã tiến
hành tách mô hình tín dụng thành các khâu chuyên biệt theo thông lệ quốc
tế gồm có các bộ phận:
- Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân: thực hiện tiếp
nhận hồ sơ, thẩm định đề xuất cho vay hay không cho vay, tìm kiếm khách
hàng, kiểm tra trước trong và sau khi cho vay…
- Bộ phận quản trị tín dụng: tiến hành giải ngân, kiểm tra hồ sơ tín
dụng trước khi giải ngân, đề xuất bổ sung hồ sơ trước khi giải ngân, quản
lý hồ sơ tín dụng…
- Bộ phận QLRR: thẩm định rủi ro tín dụng, thực hiện công tác ISO,
kiểm tra nội bộ, đầu mối giám sát việc thực hiện các chỉ đạo của BIDV
Việt Nam về công tác QTRRTN tại chi nhánh, thống kê, thực hiện các báo
cáo dấu hiệu về RRTN, sự cố RRTN. Tiến hành kiểm tra theo chỉ đạo của
Giám đốc đối với các mặt nghiệp vụ của Chi nhánh.
o Về thiết bị, công nghệ:
Đã trang bị thiết bị camera tại các phòng giao dịch, máy ATM.
Bất kỳ ai tham gia vào phân hệ BDS đều để lại bằng chứng thông
qua user người sử dụng. Ngoài ra, ngày giờ giao dịch đều thể hiện trên
chứng từ.
2.5.2. Những hạn chế trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Yên
2.5.2.1. Về quy trình, quy định
Công tác luân chuyển cán bộ còn mang tính cảm tính, chưa ban hành
quy định cụ thể gắn với công tác đào tạo, điều này dễ dẫn đến những lãng
phí trong công tác đào tạo, vì có không ít trường hợp cán bộ được đào tạo
50
một nghiệp vụ này lại được phân công nhận một nhiệm vụ khác, điều này
dễ dẫn đến sai sót trong quá trình tác nghiệp.
Việc phân phối tiền lương chưa thật sự sát với thực tế khối lượng,
trách nhiệm công việc của từng vị trí như vị trí giao dịch viên có khối
lượng công việc tương đối nhiều nhưng tiền lương lại khá thấp so với các
vị trí khác.
Chưa quy định về năng lực và kinh nghiệm đối với từng vị trí. Năng
lực có thể là điểm số học tập (tốt nghiệp đại học loại khá là một ví dụ…)
hoặc những thành tích đạt được trong công việc. Đây là những tiêu chí vô
cùng quan trọng đối với cán bộ QLRR nhưng hiện tại chưa được Chi nhánh
quan tâm đúng mức.
2.5.2.2 Về tổ chức, phân công trách nhiệm, phân quyền:
Thực tế là QTRRTN là một khái niệm tương đối mới mẻ tại Việt
Nam, điều này phần nào làm tư duy tiếp cận và nhận thức của các cán bộ
đặc biệt là cán bộ cấp lãnh đạo về QTRRTN bị hạn chế, một số người chỉ
cho rằng QTRRTN chỉ là công việc của một bộ phận, phòng ban của một
số người cụ thể.
Quyền phán quyết tín dụng đối với Giám đốc là rất lớn. Điều này
tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao, kèm theo đó là tệ nạn tham nhũng, cấu kết với
các khách hàng để làm lợi bất chính nếu việc lựa chọn quyết định bổ nhiệm
không đúng người có năng lực và phẩm chất đạo đức. Thực tế điều này đã
xảy ra không chỉ riêng tại BIDV mà hầu hết các NHTM quốc doanh đều có
hiện tượng này mà mấu chốt vấn đề nằm ở quyền phán quyết tín dụng chỉ
tập trung vào một người.
2.5.2.3 Về công tác kiểm tra giám sát
Theo mô hình TA2 thì Phòng QLRR là Phòng chịu trách nhiệm
chính trong việc kiểm tra, giám sát phát hiện lỗi trong quá trình tác nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay quyền hạn của Phòng QLRR không lớn làm
ảnh hưởng đến việc phát hiện, ngăn chặn các lỗi phát sinh trong quá trình
tác nghiệp. Ngoài ra, cán bộ QLRR phải là những cán bộ có kinh nghiệm,
51
năng lực để nhìn nhận phát hiện các lỗi tác nghiệp còn ở dạng tiềm tàng,
nhưng trên thực tế đội ngũ cán bộ QLRR còn thiếu về kinh nghiệm và yếu
về năng lực.
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QTRRTN tại
BIDV Phú Yên
2.5.3.1 Về công tác tổ chức
Sau khi chuyển đổi mô hình TA2, về cơ bản BIDV nói chung và
BIDV Phú Yên đã tách bạch được các khâu tác nghiệp, tuy nhiên về công
tác luân chuyển cán bộ thực hiện chưa tốt, cán bộ QLRR đóng vai trò rất
quan trọng trong khâu hậu kiểm nhưng lại chưa đầu tư đúng mức đối với
dạng cán bộ này làm cho công tác tái thẩm định tín dụng nói riêng và phát
hiện các lỗi tác nghiệp chỉ mang tính hình thức, qua loa.
Việc xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất và báo cáo RRTN được
thực hiện dựa trên ý thức và thái độ của cán bộ nhân viên, nên số liệu báo
cáo nhiều khi mang tính chủ quan, không đầy đủ và chính xác, thiếu trung
thực… Hơn nữa, về văn hóa làm việc của người Việt Nam ít khi trao đổi
thẳng thắn với nhau những khuất tất trong công việc, thậm chí còn che đậy
những lỗi phát sinh trong một thời gian dài. Điều này vô hình chung chính
là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc ngăn ngừa và phát
hiện RRTN trở nên khó khăn.
2.5.3.2 Về công tác đào tạo
Công tác đào tạo và tự đào tạo chưa sát với thực tế sử dụng nguồn
nhân lực tại chi nhánh. Chưa xây dựng chiến lược đào tạo kết hợp với
chiến lược sử dụng, bố trí, luân chuyển cán bộ nên chiến lược chưa hiệu
quả.
2.5.3.3 Công tác cảnh báo rủi ro
Để thực hiện công tác QTRRTN một cách tốt nhất, hoàn thiện nhất
thì ngoài việc phân tích, tổng hợp, rút kinh nghiệm đối với những RRTN đã
xảy ra trong quá khứ. BIDV nói chung và BIDV Phú Yên nói riêng phải
xây dựng cho bằng được một quy trình, một đội ngũ có thể nhìn thấy được
52
những RRTN có thể xảy ra trong tương lai để có biện pháp ngăn chặn,
phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.
Có thực hiện được như vậy, thì công tác QTRRTN tại BIDV Phú
Yên mới đạt được hiệu quả cao nhất.
2.5.3.4 Do các yếu tố bên ngoài
Các loại tội phạm bên ngoài cấu kết với cán bộ ngân hàng thực hiện
các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phá hoại…
53
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đi sâu vào phân tích thực trạng RRTN tại BIDV Phú Yên.
Nội dung lý thuyết đi vào 2 vấn đề chính là vấn đề rủi ro tác nghiệp bao
gồm khái niệm, hậu quả và vấn đề quản trị RRTN. Sau đó, chương này
trình bày quy trình quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên và đánh giá về thực
trạng quản lý RRTN tại BIDV Phú Yên. Quy trình quản trị rủi ro gồm 3
bước như sau: Nhận diện rủi ro, Đánh giá rủi ro, Kiểm soát rủi ro. Sau đó
đi vào phân tích thực trạng Quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên ở khía cạnh
các lỗi sai sót trong các mặt nghiệp vụ. Nêu nguyên nhân chính dẫn đến
rủi ro tác nghiệp sau đó đánh giá.
Về những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV
Phú Yên. Từ khi Quản trị rủi ro tác nghiệp chưa đề cập là một lĩnh vực
quản lý riêng trong khâu quản lý rủi ro của Chi nhánh mặc dù thời gian
đầu triển khai còn gặp rất nhiều bỡ ngỡ cũng như khó khăn trong quá trình
thực hiện do Rủi ro tác nghiệp là lĩnh vực khá mới mẻ và chưa thực sự
nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, công nhân viên. Ngoài
những kết quả đạt được là những hạn chế trong quản trị rủi ro tác nghiệp
tại BIDV Phú Yên trong quy trình, quy định tại BIDV Phú Yên; Tổ chức,
phân công trách nhiệm, phân quyền; Công nghệ; công tác kiểm tra giám
sát.
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...NOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
 
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
 
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã HộiLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhánh hả...
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đHoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank, 9đ
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Đề tài tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
 

Similar to Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư

Luận văn: Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ ...
Luận văn: Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ ...Luận văn: Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ ...
Luận văn: Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...nataliej4
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực làm Đại lý thu BHYT trên địa bàn huyện...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực làm Đại lý thu BHYT trên địa bàn huyện...Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực làm Đại lý thu BHYT trên địa bàn huyện...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực làm Đại lý thu BHYT trên địa bàn huyện...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...luanvantrust
 
Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...
Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...
Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng DũngLuận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng DũngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư (20)

Luận văn: Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ ...
Luận văn: Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ ...Luận văn: Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ ...
Luận văn: Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ ...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Luận văn: Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc giaLuận văn: Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Luận văn: Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
 
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính CôngLuận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
Luận Văn Tạo Động lực lao động Qua Đãi ngộ Tài chính Công
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú ThọLuận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực làm Đại lý thu BHYT trên địa bàn huyện...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực làm Đại lý thu BHYT trên địa bàn huyện...Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực làm Đại lý thu BHYT trên địa bàn huyện...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực làm Đại lý thu BHYT trên địa bàn huyện...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
Luận Văn Chất Lượng Lao Động Gián Tiếp Tại Công Ty Xây Dựng Hòa Bình
Luận Văn Chất Lượng Lao Động Gián Tiếp Tại Công Ty Xây Dựng Hòa BìnhLuận Văn Chất Lượng Lao Động Gián Tiếp Tại Công Ty Xây Dựng Hòa Bình
Luận Văn Chất Lượng Lao Động Gián Tiếp Tại Công Ty Xây Dựng Hòa Bình
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
 
Đề tài: Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A, HOT
Đề tài: Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A, HOTĐề tài: Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A, HOT
Đề tài: Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A, HOT
 
Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...
Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...
Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M & A tại công ty cổ phần chứng ...
 
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó làm việc của người lao ...
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng DũngLuận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của MexicoLuận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Đầu Tư

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÂM QUỐC ĐỊNH Tên đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ YÊN Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH KẾ Phú Yên - 2022
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÂM QUỐC ĐỊNH Tên đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH KẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG Phú Yên – 2022
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Yên” là công trình nghiên cứu do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Cơ sở lý luận được tham khảo từ sách, báo, các bài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã được nêu trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu được đưa ra với dẫn chứng nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả trình bày trong luận văn này được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trước đây. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương, các cá nhân, tập thể cơ quan, gia đình, các đơn vị đã giúp đỡ và tài trợ trong quá trình nghiên cứu, thực hiện cho đến khi hoàn thành luận văn thạc sĩ. Phú Yên, ngày 17 tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Lâm Quốc Định
  • 4. 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP............................................16 1.1. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Phú Yên..........................................16 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................... 16 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của BIDV Chi nhánh Phú Yên........17 1.1.3. Cơ cấu tổ chức tại BIDV Chi nhánh Phú Yên...................................17 1.1.4. Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Phú Yên ........... 18 1.1.4.1. Công tác huy động vốn .......................................................18 1.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn.........................................................19 1.1.4.3. Lợi nhuận qua các năm........................................................21 1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NH .................21 1.2.1. Các loại rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh doanh NH..................21 1.2.2. Một số nội dung về Rủi ro tác nghiệp .............................................. 22 1.2.2.1. Khái niệm rủi ro tác nghiệp.................................................22 1.2.2.2. Phân loại rủi ro tác nghiệp.................................................23 1.2.2.3. Hậu quả do rủi ro tác nghiệp...............................................24 1.3. Một số nội dung về Quản trị rủi ro tác nghiệp............................... 25 1.3.1. Khái niệm............................................................................... 25 1.3.2. Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro tác nghiệp............... 25 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tác nghiệp ...............................................................................................26 1.4. Kinh nghiệm về Quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam..................................................................................26
  • 5. 5 1.4.1. Bài học từ sự đổ vỡ của NH Banrings năm 1995 .................26 1.4.2. Bài học từ các sự cố rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng Việt Nam 28 1.4.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng trên thế giới 29 1.4.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng tại Việt Nam 30 1.5. Lý do chọn Quản trị rủi ro tác nghiệp làm đề tài nghiên cứu 31 1.5.1. Vấn đề Rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên.................. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI BIDV CHI NHÁNH PHÚ YÊN ...................................................... 35 2.1. Khuôn khổ pháp lý cho quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên… ..................................................................................... 35 2.2. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên…........... 35 2.2.1. Nhận diện rủi ro ............................................................................... 35 2.2.2. Đánh giá rủi ro..................................................................................37 2.2.3. Kiểm soát rủi ro.................................................................................37 2.3. Phân tích thực trạng Quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên ......................................................................................... 39 2.3.1. Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng.......................................................39 2.3.2. Sai sót trong nghiệp vụ huy động vốn .............................................. 41 2.3.3. Sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền .................................................42 2.3.4. Sai sót trong nghiệp vụ kho quỹ ....................................................... 43 2.3.5. Các nghiệp vụ khác .......................................................................... 44 2.4. Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh
  • 6. 6 Phú Yên… ................................................................................................ 45 2.4.1. Nguyên nhân do quy trình, quy chế...................................................45 2.4.2. Nguyên nhân do yếu tố con người.....................................................45 2.4.3. Nguyên nhân do hệ thống tác nghiệp, công nghệ thông tin............. 47 2.5. Đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên ......................................................................................... 48 2.5.1. Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên......................................................................................48 2.5.2. Những hạn chế trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên.......................................................................................................49 2.5.2.1. Về quy trình, quy định..........................................................49 2.5.2.2. Về tổ chức, phân công trách nhiệm, phân quyền.................50 2.5.2.3. Về công tác kiểm tra, giám sát.............................................50 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên .........................................................51 2.5.3.1. Về công tác tổ chức..............................................................51 2.5.3.2. Về công tác đào tạo..............................................................51 2.5.3.3. Công tác cảnh báo rủi ro.................................................... 51 2.5.3.4. Do các yếu tố bên ngoài.......................................................52 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTN TẠI BIDV CHI NHÁNH PHÚ YÊN...................................54 3.1. Định hướng về công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên trong thời gian tới..........................................................54 3.2. Một số giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Phú Yên.......................................................................54
  • 7. 7 3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy trình .................................. 54 3.2.2. Giải pháp đối với nguồn nhân lực. ...................................................55 3.2.3 .Giải pháp đối với hệ thống công nghệ thông tin...............................56 3.2.4. Giải pháp xây dựng văn hóa tuân thủ.............................................. 57 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI BIDV CN PHÚ YÊN........................................59 4.1. Kế hoạch thực hiện các nhóm giải pháp .........................................59 4.1.1 Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và quy trình 59 4.1.2 Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp đối với nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa tuân thủ.................................................................................59 4.1.3. Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp đối với hệ thống Công nghệ thông tin.......................................................................................................60 4.2. Đánh giá hiệu quả thực hiện các nhóm giải pháp .......................... 61 4.2.1. Hiệu quả khi thực hiện nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, quy trình 61 4.2.2. Hiệu quả khi thực hiện nhóm giải pháp đối với nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa tuân thủ ......................................................................... 61 4.2.3. Hiệu quả khi thực hiện nhóm giải pháp đối với hệ thống Công nghệ thông tin.......................................................................................................62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................64 5.1. Kết luận .............................................................................................. 64 5.1.1. Đánh giá chung kết quả đạt được đối với BIDV Chi nhánh Phú Yên khi thực hiện giải pháp................................................................................64 5.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ......64 5.3. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ..........................68
  • 8. 8 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ATM Máy rút tiền tự động 2 BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3 HSC Hội sở chính 4 KH Khách hàng 5 NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 QLRR Quản lý rủi ro 8 QTRRTN Quản trị rủi ro tác nghiệp 9 TMCP Thương mại cổ phần 10 RRTN Rủi ro tác nghiệp 11 QLRRTN&TT Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường 12 TSĐB Tài sản đảm bảo
  • 9. 9 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Tổng vốn huy động giai đoạn 2014-2018 18 2 Bảng 1.2 Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2014-2018 19 3 Bảng 1.3 Số liệu RRTN BIDV Phú Yên theo nghiệp vụ qua các năm từ 2014-2018 32 4 Bảng 2.1 Xác định mức độ ảnh hưởng của Rủi ro tác nghiệp 38 5 Bảng 2.2 Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng phát hiện từ năm 2014 đến năm 2018 tại BIDV Phú Yên. 40 6 Bảng 2.3 Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng phát hiện từ năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên. 40 7 Bảng 2.4 Tình hình lỗi tác nghiệp Nghiệp vụ huy động vốn từ năm 2014 đến năm 2018 tại BDV CN Phú Yên. 41 8 Bảng 2.5 Tình hình lỗi tác nghiệp Nghiệp vụ huy động vốn từ năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên. 42 9 Bảng 2.6 Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ chuyển tiền từ năm 2014 đến năm 2018 tại BIDV CN Phú Yên 42 10 Bảng 2.7 Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ chuyển tiền từ năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên 43 11 Bảng 2.8 Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ kho quỹ từ năm 2014 đến năm 2018 tại BIDV Chi nhánh Phú Yên 43 12 Bảng 2.9 Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ kho quỹ từ năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank CN Phú Yên 44
  • 10. 10 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Hình Nội dung Trang 1 Biểu đồ 1.1 Lợi nhuận trước thuế của BIDV Chi nhánh Phú Yên giai đoạn 2011-2018 21
  • 11. 11 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Phú Yên” để nghiên cứu với mong muốn hạn chế rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng của hệ thống Quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên nhằm phát hiện các vấn đề, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể. Với phương pháp thu thập dữ liệu và tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích dựa trên dữ liệu thu thập để làm rõ thực trạng. Qua đó tác giả đưa ra các giải pháp và kế hoạch thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên. Nghiên cứu đã chỉ ra một số giải pháp, kế hoạch cụ thể cho BIDV Phú Yên để hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu này song đề tài nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Những hạn chế trên là gợi mở để tác giả có định hướng khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo.
  • 12. 12 SUMMARY ON THE TOPIC Acknowledging the significance of risk management in banking oerotions, the author has chosen the topic “Operational risk management at Phu Yen Branch of Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development” to do research with the desire to minimize operational risks at BIDV, Phu Yen Branch. The stuly analyzes the status of operational risk management system at BIDV, Phu Yen branch in order to detect problems, thereby offering specific solutions. With methods of data collection and aggregation, comparison, evaluation, analysis based on collected data to clarify the situation, the author gives solutions as well as plans for implementing solutions to complete the work of risk management at BIDV, Phu Yen branch. The study has pointed out a number of specific solutions, concrete plans for BIDV, Phu Yen branch to complete the operational risk management. Although the author has made strenuous effort in this research, the research topic does bear certain limitations. The above limitations are suggestive for the author to better in the coming studies.
  • 13. 13 LỜI MỞ ĐẦU 1. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Trước xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế trong nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đang dần chuyển mình để đón nhận những cơ hội hợp tác phát triển mới. Bên cạnh cơ hội, nhiều rủi ro cũng đang đe dọa đến hoạt động của các ngân hàng trong nước, đặc biệt là sự gia tăng tổn thất do rủi ro tác nghiệp gây ra. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp hiệu quả cũng như xây dựng một văn hóa quản lý rủi ro đối với toàn bộ cán bộ nhân viên, nhằm đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro tác nghiệp cho tương lai. Bối cảnh quốc tế đó cùng với những vấn đề nội tại đã đẩy nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng vào nhiều khó khăn thách thức. Hiện tại một số NHTM lớn đã chú tâm xây dựng và tiến tới hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình quản lý rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp (QTRRTN). QTRRTN đã được các ngân hàng trên thế giới ứng dụng từ hàng chục năm nay. Thấy rõ được tầm quan trọng cũng như những hậu quả của RRTN, BIDV chính là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc nhận thức đầy đủ những lợi ích của việc thiết lập một mô hình QTRRTN theo thông lệ quốc tế nhằm ngăn ngừa những hậu quả do RRTN gây ra. Tính đến thời điểm hiện tại không chỉ BIDV mà toàn hệ thống NHTM Việt Nam đã có một cách hiểu khác về RRTN và hậu quả của nó, vấn đề đặt ra chung cho các NHTM đó là làm sao để quản trị được RRTN trong thời gian ngắn nhất, giảm thiểu RRTN, giảm thiểu tổn thất cho Ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Muốn làm được điều đó, mỗi NHTM cần quản trị tốt RRTN tại ngân hàng mình.
  • 14. 14 Trong thời gian qua, BIDV Phú Yên đã thống kê không ít các RRTN xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Công tác quản trị RRTN nhằm hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro và không gây hậu quả cho Chi nhánh cũng như toàn hệ thống BIDV là một vấn đề được Ban lãnh đạo Chi nhánh đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Yên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Giới thiệu quy trình QTRRTN cũng như phân tích thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp theo quy trình đó tại hệ thống BIDV Việt Nam nhằm phát hiện những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy trình. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp quy trình QTRRTN tại BIDV Phú Yên thực hiện thuận lợi hơn. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV Phú Yên. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng BIDV – Chi nhánh Phú Yên. Về thời gian: Số liệu của BIDV Chi nhánh Phú Yên trong giai đoạn 2014 – 2018. 1.4. Phương pháp thực hiện Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu thu thập từ các báo cáo thống kê tại đơn vị, các kết luận thanh tra/kiểm tra và các thông tin, số liệu từ internet.
  • 15. 15 1.5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 05 chương, cụ thể như sau: Chương 1 : Tổng quan Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- CN Phú Yên và vấn đề Quản trị Rủi ro tác nghiệp. Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên. Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên. Chương 4 : Kế hoạch thực hiện giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên. Chương 5 : Kết luận và khuyến nghị.
  • 16. 16 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP 1.1. Giới thiệu về BIDV Phú Yên 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Phú Yên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Yên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp số 101680 do Trọng tài Kinh tế Phú Yên cấp ngày 19/07/1993. Ngày 27/04/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa, đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trở thành một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần của Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc chuyển đổi mô hình cổ phần hóa, Chi nhánh đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý chuyển đổi mô hình, đăng ký hoạt động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 0100150619-054 ngày 30/07/2012. Qua hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành với quyết tâm cao của toàn bộ cán bộ chi nhánh cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của toàn hệ thống, chi nhánh đã không ngừng mở rộng được phạm vi, đối tượng khách hàng, nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu hoạt động. Hiện nay, số lượng cán bộ nhân viên tại chi nhánh là 98 người, trong đó số nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao (82 người, chiếm tỷ lệ 83,67%), nhân viên có trình độ thạc sỹ là 04 người chiếm tỷ lệ 4%. Chi nhánh thực hiện hầu hết các nhiệm vụ kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam bao gồm các sản phẩm huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ của ngân hàng.
  • 17. 17 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Yên Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Yên thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và có các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác với lãi suất hấp dẫn. - Cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, phát hành thẻ tín dụng…) đối với mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán như dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu…; dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật. - Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật. - Mở tài khoản thanh toán cho tất cả các khách hàng bao gồm cả các định chế tài chính. - Tư vấn, và cung ứng cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng về các hoạt động cho vay, tiền gửi, dịch vụ thanh toán… - Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ về hoạt động chứng khoán, lưu ký chứng khoán. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức tại BIDV Phú Yên Theo điều lệ hoạt động của BIDV, tất cả các chi nhánh đều có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các loại hình dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp đối với mọi thành phần kinh tế. Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Phú Yên như sau:
  • 18. 18 Phó GĐ P. QLRR P.KHTH P. TCHC P.TCKT( chi tiêu nội bộ) Phó GĐ P. QHKHCN P. Quản trị tín dụng P. GD khách hàng P.QL& DV kho quỹ P.Tài chính kế toán PGD Phú Lâm PGD Tuy Hòa P. QHKHDN GIÁM ĐỐC (Nguồn: Phòng TCHC BIDV Phú Yên) 1.1.4. Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Phú Yên 1.1.4.1. Công tác huy động vốn Tính đến 31/12/2018 tổng nguồn vốn huy động năm 2018 là 3.006.780 triệu đồng tăng 5% so với 2017; 30% so với năm 2016 và tăng 76% so với năm 2015. Có thể thấy nguồn vốn huy động mỗi năm một tăng và thay đổi về cơ cấu. Cụ thể: Bảng 1.1. Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Tổng vốn huy động 1,311,136 1,705,854 2,306,948 2,850,479 3,006,780 Trung dài hạn 412,356 616,720 1,038,126 1,639,651 2,650,351 Ngắn hạn 898,780 1,089,134 1,268,822 1,210,828 356,429 (Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Phú Yên qua các năm) Nguồn vốn huy động trung dài hạn của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm (năm 2014 là 412.356 triệu đồng; năm 2015 là 616.720 triệu đồng;
  • 19. 19 năm 2016 là 1.038.126 triệu đồng; năm 2017 là 1.639.651 triệu đồng, năm 2018 là: 2.650.351 triệu đồng). Lý giải về điều này, ngoài việc áp dụng lãi suất huy động ở mức cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn, Chi nhánh còn áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn như tặng tiền, tặng quà, ô tô, xe máy…Việc tăng số tiền huy động trung dài hạn còn đến từ chính thương hiệu BIDV và phong cách hành xử, tác nghiệp thân thiện, chuyên nghiệp của đội ngũ giao dịch viên. Từ đó tạo được uy tín, niềm tin nơi người gửi tiền. Xét về tổng thể, nguồn vốn huy động trung dài hạn đủ cung ứng cho các khoản vay trung dài hạn của Chi nhánh. 1.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn Bảng 1.2 Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2014-2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dư nợ 1,697,206 2,318,396 2,796,324 3,254,271 3,500,251 I. Phân theo thời hạn 1. TD trung dài hạn 478,605 676,177 848,760 1,251,036 1,345,598 2. TD ngắn hạn 1,218,601 1,642,219 1,947,564 2,223,531 2,154,653 II. Phân theo TPKT 1. Cho vay ngoài quốc doanh 373,384 452,085 1,954,630 2,874,984 3,092,295 2. Cho vay quốc doanh 1,323,822 1,866,311 841,694 510,472 407,956 (Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng: Số tiền cho vay trung dài hạn tăng dần từ 478.605 triệu đồng năm 2014 lên 676.177 triệu đồng năm 2015; 848.760 triệu đồng năm 2016 và 1.251.036 triệu đồng năm 2017, sang năm 2018 thì con số này là: 1.345.598 triệu đồng. Tín dụng trung dài hạn tăng đều qua các năm như vậy chứng tỏ BIDV Phú Yên đã huy động được một nguồn tiền gửi lớn và ổn định trong nền kinh tế. Đối tượng của các khoản vay trung dài hạn là các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh, các dự án BOT… (đây cũng chính là các khách hàng truyền thống của BIDV).
  • 20. 20 Số tiền cho vay ngắn hạn năm 2014 là 1.218.601 triệu đồng, năm 2015 là 1.642.219 triệu đồng, năm 2016 là 1.947.564 triệu đồng, năm 2017 là 2.223.531 triệu đồng, sang năm 2018 thì số tiền này là: 2.154.653 triệu đồng. Số tiền cho vay ngắn hạn luôn chiếm xấp xỉ 70% dư nợ. Đây chính là tỷ trọng cho vay hợp lý và an toàn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo nguồn vốn luân chuyển nhanh. Ngoài ra cũng qua bảng trên ta nhận thấy số tiền cho các đối tượng kinh tế ngoài quốc doanh tăng liên tục. Năm 2014 chỉ chiếm 22% tổng dư nợ cho vay, năm 2015 con số này cũng chỉ là 19%, tuy nhiên sang năm 2017 đã có sự nhảy vọt khi con số này là 70% và sang năm 2017,2018 thì tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh đã chiếm 88% dư nợ. Đây cũng là chủ trương chung của BIDV khi giảm dần tỷ trọng cho vay thành phần kinh tế nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tiến hành cổ phần hóa cũng góp phần làm cho tỷ lệ này tăng lên. Ngoài hoạt động huy động và cho vay thì mảng kinh doanh dịch vụ cũng được BIDV Phú Yên quan tâm đúng mức và phát triển rất sôi động như dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trong nước và quốc tế. Với lợi thế là một ngân hàng lớn với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới nên dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV Phú Yên rất được các khách hàng trên địa bàn tỉnh nhà tín nhiệm sử dụng. Ngoài ra, BIDV Phú Yên cũng là ngân hàng có số lượng máy ATM và số lượng thẻ phát hành với số lượng lớn nhất so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, đây chính là tiền đề để BIDV Phú Yên phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Công tác tiền tệ kho quỹ: được tổ chức tốt, quản lý tài sản thế chấp của khách hàng an toàn, không để thất thoát, lẫn lộn các loại tiền trong quá trình niêm phong, đóng bó.
  • 21. 21 70000.0 60000.0 50000.0 40000.0 30000.0 20000.0 10000.0 .0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1.1.4.3. Lợi nhuận qua các năm Đơn vị: triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 31.996 25.719 40.510 49.856 63.767 61.935 62.412 63.150 (Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV chi nhánh Phú Yên qua các năm) Biểu đồ 1.1. Lợi nhuận trước thuế của BIDV chi nhánh Phú Yên giai đoạn 2011 – 2018 Về lợi nhuận trước thuế, BIDV Phú Yên đang ở mức tăng trưởng khá cao, lợi nhuận trước thuế năm 2016 là: 61.935 triệu đồng, năm 2017 là: 62.142 triệu đồng, năm 2018 là: 63.150 triệu đồng. Thông qua phân tích các chỉ số tài sản, tổng huy động vốn, việc sử dụng vốn và lợi nhuận của ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên qua các năm, có thể nhận thấy ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên đang trên đà tăng trưởng khá tốt. Đây chính là những nhân tố nội tại cần thiết tạo điều kiện cho việc hoàn thiện rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng này. 1.2. Cơ sở lý luận của RRTN trong hoạt động NH 1.2.1 Các loại rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Có rất nhiều khái niệm về rủi ro, trong đó khái niệm phổ biến nhất là: “Rủi ro là những sự kiện có thể làm mất mát tài sản hay làm phát sinh một
  • 22. 22 khoản nợ”. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là “khả năng một hành động hoặc một sự kiện nào đó có thể đem lại những kết quả bất lợi ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập hay nguồn vốn của tổ chức hoặc tạo ra các trở ngại ngăn cản tổ chức tiếp tục kinh doanh và tận dụng cơ hội tạo ra lợi nhuận”. Căn cứ Hiệp ước Basel II, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm ba loại rủi ro chính là rủi ro Tín dụng, Rủi ro thị trường và rủi ro Hoạt động. Bên cạnh đó, rủi ro còn được phân loại thành rủi ro thanh khoản, rủi ro danh tiếng, rủi ro chính sách và rủi ro pháp lý. Trong rủi ro hoạt động, được chia thành các loại rủi ro sau: - Rủi ro TS cố định. - Rủi ro hợp nhất/tái cơ cấu. - Rủi ro thuê ngoài. - Rủi ro bảo mật thông tin, Công nghệ thông tin. - Rủi ro rửa tiền/tài trợ khủng bố. - Rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh liên tục. - Rủi ro tác nghiệp. Như vậy, theo phân loại như trên thì Rủi ro tác nghiệp là một rủi ro đặc thù thuộc rủi ro hoạt động. 1.2.2 Một số nội dung về rủi ro tác nghiệp 1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tác nghiệp Khái niệm rủi ro tác nghiệp: Theo Hiệp ước vốn Basel II thì Rủi ro tác nghiệp “là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc không hoạt động, hay do các sự kiện bên ngoài. Khái niệm rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro luật pháp, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín doanh nghiệp”. Như vậy, RRTN là rủi ro phát sinh do yếu tố con người, chẳng hạn như gian lận của Nhân viên Ngân hàng, do lỗi cẩu thả, sai sót trong quá
  • 23. 23 trình tác nghiệp, sự thiếu chặt chẽ trong quy trình nghiệp vụ hoặc các lý do khác. Trong các loại rủi ro của ngân hàng thì rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro ảnh hưởng nhiều nhất và bao trùm lên tất cả các loại rủi ro. Đây là rủi ro từ con người, từ hệ thống nội bộ. Do đó, trong hoạt động quản lý rủi ro, nếu như quản lý tốt rủi ro tác nghiệp thì sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra các loại rủi ro khác. 1.2.2.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp Dựa trên các yếu tố tác động đến rủi ro tác nghiệp, ta có thể chia rủi ro tác nghiệp thành các dạng sau: o Rủi ro liên quan đến gian lận và phạm tội nội bộ - Cán bộ ngân hàng tự thực hiện hoặc cấu kết với các đối tượng bên ngoài thực hiện các hành vi gian lận; o Rủi ro liên quan đến gian lận và tội phạm từ bên ngoài - Các đối tượng bên ngoài thực hiện trộm cắp, lừa đảo; o Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc - Sai sót trong quá trình xử lý công việc do vô tình, thiếu kinh nghiệm trong quá trình xử lý công việc; - Trong quá trình xử lý công việc, thực hiện không hết trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. - Trong quá trình tác nghiệp không thực hiện đúng quy trình. o Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin - Lỗi phần cứng; - Lỗi đường truyền; - Phần mềm bị lỗi hoặc bị vius xâm nhập trong quá trình tác nghiệp. o Rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định, quy trình - Những quy trình, quy định không sát với thực tế hoặc có kẻ hở trong quá trình tác nghiệp. - Những văn bản, quy định có sự chồng chéo, khó thực hiện; o Rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc
  • 24. 24 - Các chính sách liên quan đến sắp xếp, tổ chức, thăng tiến không hợp lý; - Thực hiện chưa hoặc không đầy đủ các nghĩa vụ đối với người LĐ; Về bản thân cán bộ: - Cán bộ chưa có đầy đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc; - Vi phạm kỷ luật, nội quy lao động; Về an toàn nơi làm việc: nơi làm việc chưa đảm bảo an toàn dẫn đến phát sinh các khoản bồi thường tai nạn lao động. 1.2.2.3 Hậu quả do rủi ro tác nghiệp: RRTN không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng về mặt tài chính mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Sau đây chỉ ra một số hậu quả chính mà ngân hàng gặp phải do RRTN gây ra: + Trước hết đó là rủi ro gây tổn thất về tài chính-vốn và tài sản của Ngân hàng, là rủi ro có tổn thất có thể xác định được giá trị bằng tiền. + Đối với hoạt động marketing và bán hàng: RRTN có thể đưa ngân hàng rơi vào tình trạng khi đưa các sản phẩm mới mà không được thị trường đón nhận. + Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: Ngân hàng có thể đối mặt với tình trạng mất dữ liệu hoặc hệ thống ngừng hoạt động. + Đối với hoạt động tài chính: Hậu quả của RRTN có thể là việc định giá tài sản sai, các báo cáo lãi lỗ không hoàn chỉnh, các khoản mục kế toán không được đối chiếu; + Đối với hoạt động quản lý nhân sự và môi trường làm việc: Hậu quả của RRTN có thể là việc đình công, nghỉ việc hàng loạt của người lao động hoặc những ứng xử không đúng với Luật lao động. +Đối với uy tín của ngân hàng: Ứng xử của nhân viên ngân hàng không tốt dẫn đến ngân hàng mất khách hàng, làm giảm lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.
  • 25. 25 1.3 Một số nội dung về Quản trị RRTN 1.3.1 Khái niệm Khái niệm: Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình xác định phạm vi, thiết lập bộ máy; cơ cấu tổ chức, các chính sách, trách nhiệm quản lý, sử dụng các nguồn lực, công cụ quản lý để nhận diện, đánh giá/đo lường, đưa ra các giải pháp nhằm phòng ngừa/giảm thiểu và giám sát/báo cáo các rủi ro tác nghiệp đã được xác định. Mục tiêu của QTRRTN: + Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp; + Giảm vốn dành cho RRTN, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh; + Bảo vệ uy tín của ngân hàng, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. 1.3.2 Các yếu tố tác động đến Quản trị Rủi ro tác nghiệp QTRRTN của NHTM bị chi phối bởi nhiều yếu tố, cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan là những yếu tố xuất phát từ nội tại của các NHTM, cụ thể gồm có: Bộ máy quản lý: được xây dựng hợp lý, khoa học, phân công công công việc rõ ràng cụ thể sẽ giúp cho công tác QTRRTN được thực hiện dễ dàng, thuận lợi. Nhân sự: Nhân sự được đào tạo bài bản, có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp sẽ hạn chế những gian lận trong nội bộ ngân hàng và hạn chế những thao tác sai trong quá trình tác nghiệp (RRTN). Do đó, việc QTRRTN sẽ được thuận lợi dễ dàng. Nền tảng công nghệ: Công nghệ tốt sẽ giúp cho các thao tác trong quá trình tác nghiệp được thực hiện dễ dàng, thuận lợi từ đó đảm bảo thuận tiện cho quá trình QTRRTN.
  • 26. 26 Yếu tố khách quan chẳng hạn như môi trường kinh doanh, môi trường kinh doanh thuận lợi thì công tác QTRRTN được thực hiện dễ dàng, thuận lợi, môi trường kinh doanh có nhiều biến động thì công tác QTRRTN thực hiện khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng QTRRTN Tiêu chí về tần suất xảy ra rủi ro: Tần suất xảy ra rủi ro là số lần xuất hiện (xảy ra) rủi ro. Tần suất xảy ra rủi ro cao chứng tỏ ngân hàng chưa nhận diện, phát hiện, giảm thiểu rủi ro xảy ra trong quá khứ và dự báo được những rủi ro xảy ra trong tương lai. Do đó, đây là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tác nghiệp. Tiêu chí về mức độ rủi ro: Mức độ rủi ro chính là mức độ tổn thất khi xảy ra rủi ro. Nếu các loại rủi ro có khả năng xảy ra tổn thất nhiều cho NH thì năng lực quản trị RRTN của NH chưa tốt. Tiêu chí về trích lập dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro là số tiền dùng để bù đắp cho những tổn thất trong hoạt động kinh doanh của NH. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro cao chứng tỏ ngân hàng có nhiều rủi ro, điều này công tác QTRRTN thực hiện chưa tốt. 1.4 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam 1.4.1 Bài học từ sự đổ vỡ của Ngân hàng Banrings năm 1995 Trước khi tuyên bố phá sản vào ngày 26/02/1995, Ngân hàng Banrings là một ngân hàng thương mại bán buôn lâu đời nhất tại Vương quốc Anh và nổi bật hơn so với các ngân hàng bán buôn khác. Thành lập vào năm 1762, mặc dù không phải là ngân hàng lớn nhất hoặc quan trong nhất Vương quốc Anh, nhưng Banrings từng được xem là một tổ chức uy tín nhất tại đất nước này nhờ gây dựng uy tín từ đầu những năm 1800. Bên cạnh đó, khách hàng của Banrings còn có cả nữ hoàng Anh và các thành viên khác của gia đình hoàng gia. Được cho là một tổ chức được điều hành vô cùng cẩn trọng, thế nhưng danh tiếng đó đã bị phá vỡ vào ngày 24/02/1995 khi ngân hàng này rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề do vụ đầu
  • 27. 27 cơ của một chuyên viên giao dịch ở chi nhánh Singapore- Nick Leeson. Nick Leeson tham gia ngân hàng Banrings năm 1989 và ba năm sau anh ta được bổ nhiệm làm giám đốc bộ phận kinh doanh chứng khoán phái sinh tại Sàn giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore. Trước khi sang Singapore, Nick đã bị Ủy ban Chứng khoán Anh quốc từ chối cấp giấy phép hành nghề môi giới vì phát hiện gian lận trong hồ sơ xin hành nghề của anh ta. Năm 1992, Nick Leeson đã tự ý thực hiện một số thương vụ đầu cơ; lúc đầu những thương vụ này có lãi lớn, mang về cho ngân hàng khoản lợi nhuận 10 triệu bảng Anh, tương đương 10% lợi nhuận hàng năm của ngân hàng và bản thân anh ta được thưởng 130.000 bảng, ngoài tiền lương 50.000 bảng Anh năm đó. Tuy nhiên, những vụ đầu cơ kế tiếp lại thua lỗ và Nick Leeson phải dùng tài khoản 88888 – một tài khoản nội bộ của ngân hàng dùng để xử lý những vụ sai sót, nhầm lẫn trong giao dịch – để che giấu những khoản lỗ đó. Sai lầm chết người của Ngân hàng Banrings là cho phép anh ta vừa làm nhà kinh doanh chính vừa chịu trách nhiệm thu xếp tiền bạc cho các thương vụ - hai công việc lẽ ra phải do hai nhân viên khác nhau đảm nhiệm để tăng khả năng giám sát. Thế là Nick Leeson có điều kiện để giấu kín những vụ làm ăn thua lỗ của mình. Vào cuối năm 1992, số tiền thất thoát từ tài khoản này là 2 triệu bảng Anh, tăng lên tới 208 triệu bảng vào cuối năm 1994. Thảm họa thật sự xảy ra vào ngày 16/01/1995, khi Nick Leeson đặt lệnh mua bán 2 chiều trên sàn chứng khoán Tokyo và Singapore, phán đoán rằng thị thường chứng khoán Singapore sẽ không thay đổi nhiều trong ngắn hạn. Bất ngờ, sáng sớm ngày hôm sau 17/01/1995, trận động đất kinh hoàng ở Kobe, đẩy các thị trường Châu Á vào một cơn lốc. Leeson đã cố gắng vớt vát bằng cách đầu cơ hàng lợt thương vụ càng lúc càng rủi ro với niềm tin rằng chỉ số Nikkei sẽ sớm phục hồi nhưng điều đó không xảy ra. Hơn một tháng sau, ngày 23/02/1995, Leeson đào tẩu khỏi Singapore. Đến lúc ấy tổng số tiền thua lỗ và thất thoát mà anh ta gây ra cho Ngân hàng đã lên tới 837 triệu bảng Anh, tương đương 1,4 tỷ đô la Mỹ. Sau nỗ lực cứu
  • 28. 28 nguy không thành của Ngân hàng Trung Ương Anh Quốc, ngân hàng Banrings đã tuyên bố phá sản vào ngày 26/02/1995. Theo nhiều nhà phân tích, vụ Leeson xảy ra có phần lớn là do những khiếm khuyết trong cung cách quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Banrings. Báo cáo của chính quyền Singapore cũng phê phán nặng nề hệ thống quản lý của Ngân hàng Banrings, lưu ý rằng các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng phải biết rõ hành vi của cán bộ dưới quyền chứ không thể để cho nhân viên tự tung tự tác và thoái thác trách nhiệm. Với số vốn điều lệ 350 triệu bảng Anh, Banrings không xử lý nổi khoản thất thoát 837 triệu bảng, buộc phải bán mình cho Ngân hàng ING Hà Lan với giá tượng trưng 1 bảng Anh, cùng với toàn bộ nghĩa vụ trả nợ, kết thúc số phận của một ngân hàng có hơn 250 năm tuổi (ra đời năm 1762) và để lại một bài học lớn cho các ngân hàng trên khắp thế giới. 1.4.2 Bài học từ các sự cố rủi ro tác nghiệp tại các NH Việt Nam Vài năm trở lại đây, hàng loạt các vụ án hình sự liên quan đến sai phạm trong hoạt động ngân hàng liên tiếp xảy ra. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46), trong hai năm 2010-2011, đã xử lý 69 vụ án, khởi tố 40 vụ, liên quan đến 70 cán bộ ngân hàng, thiệt hại đến tiền vốn nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng, nhưng số tiền thu hồi chưa đến 2.000 tỷ đồng. Các vụ việc xảy ra hầu hết các tội danh chủ yếu đều do cán bộ ngân hàng cố ý làm sai chế độ, thể lệ quy định; lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi tham nhũng bằng giấy tờ giả, cấu kết với các tổ chức, cá nhân chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Điển hình như vụ việc xảy ra tại Agribank chi nhánh Mỹ Đức: Tháng 5/2011, Công an huyện Mỹ đức (Hà nội) nhận được báo cáo của Chi nhánh Mỹ Đức về một số cán bộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đã rút hơn 45 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng để chiếm đoạt, sử dụng cho mục đích cá nhân. Các bị cáo được giao nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng có nhu cầu gửi và rút tiền tiết kiệm tại hai phòng giao dịch thuộc Chi nhánh Mỹ Đức, hướng dẫn khách hàng viết giấy yêu cầu gửi tiền
  • 29. 29 tiết kiệm, lập thẻ lưu nhận tiền nhập quỹ và lập sổ tiết kiệm giao cho khách hàng, lập chứng từ tất toán sổ tiết kiệm. Đồng thời thao tác trên máy nhập các thông tin số liệu về gửi và rút tiền tiết kiệm của khách hàng. Lợi dụng sơ hở trong việc quản lý của lãnh đạo Phòng giao dịch, công tác hậu kiểm thiếu chặt chẽ, các bị cáo đã tất toán khống trên máy 177 số tiết kiệm của khách hàng để lấy tiền cá độ bóng đá và chi tiêu cá nhân. Theo cáo trạng, tại thời điểm xảy ra vụ án, do giám đốc phòng giao dịch để lộ user và mật khẩu, dẫn đến việc bị đánh cắp user và mật khẩu để tất toán khống trên máy 159 số tiết kiệm, chiếm đoạt 34,5 tỷ đồng. Trong thời gian từ ngày 9/5 đến 17/5/2011, Cán bộ hậu kiểm lại không phát hiện được việc tất toán khống. Nguyên nhân là vì cán bộ hậu kiểm đã làm sai quy trình hậu kiểm, chỉ kiểm tra trên mạng nội bộ, mà không đối chiếu chứng từ gốc, nhưng vẫn lập báo cáo hậu kiểm xác nhận giao dịch không hợp lệ. 1.4.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng trên thế giới Ngay sau khi Hiệp ước Basel II có hiệu lực, rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tác nghiệp. Nhiều ngân hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đã tiếp cận cách đo lường hiện đại. Kết quả do Ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn RRHĐ của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dung AMA. Hơn 50% ngân hàng Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm mục tiêu quản trị RRTN như: thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về RRTN, đổi mới các hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại phục vụ kiểm soát RRTN. Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị RRTN, như ING Group thuê IBM để quản trị RRTN, Citibank sử dụng phần mềm CLS. Citibank thực hiện quản trị RRTN theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi
  • 30. 30 hoạt động để giảm thiểu RRTN được đưa ra. Các tài liệu này được tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. 1.4.4 Kinh nghiệm quản trị RRTN của các ngân hàng tại Việt Nam Thông qua các nguyên tắc của Ủy ban Basel, một số ngân hàng đã triển khai, áp dụng tốt mô hình quản trị rủi ro tác nghiệp của riêng mình, điểm hình như: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Techcombank đã triển khai thực hiện QTRRTN từ rất sớm (2007), ngân hàng này đã duy trì một mô hình QTRRTN theo tiêu chuẩn hiện đại: “Techcombank đã xây dựng mô hình ba tuyến phòng thủ. Trong đó, tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở… Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (chi vay) và các quy trình vận hành khác, bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị. Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm,q aunr trị danh mục… giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ. Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên việc đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan. Mô hình phòng thủ trên, nói thì rất đơn giản, nhưng theo các chuyên gia, để vận hành thành công, đòi hỏi phải đầu tư rất lớn cả về tiền bạc lẫn
  • 31. 31 thời gian. Điều quan trọng là, để thực hiện thành công, đòi hỏi phải có sự tuân thủ đầu tiên từ lãnh đạo ngân hàng. 1.5 Lý do chọn Quản trị rủi ro tác nghiệp làm đề tài nghiên cứu 1.5.1 Vấn đề rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên Trong giai đoạn 2012 đến 2018, BIDV Phú Yên đã phát sinh những lỗi thuộc rủi ro tác nghiệp như sau: o Các hành vi gian lận và phạm tội nội bộ Năm 2013 TAND tỉnh Phú Yên vừa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Lệ Đông, nguyên Trưởng phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ - BIDV Phú Yên 15 năm tù về tội tham ô tài sản. Trước đó từ tháng 01/2009 đến ngày 27/7/2012, Lệ Đông đã không tuân thủ các quy tắc về quản lý tài chính và an toàn kho quỹ, lợi dụng nhiệm vụ được giao, sự buông lỏng của Ban quản lý kho quỹ chiếm đoạt 6,7 tỷ đồng dùng vào mục đích cá nhân (Theo báo Thanh niên số ra ngày 09/9/2013). o Sai sót trong tác nghiệp của cán bộ: Thực tế, quy trình nghiệp vụ về cho vay, chuyển tiền, thanh toán quốc tế, gửi tiết kiệm… của ngân hàng được BIDV TW xây dựng khá chặt chẽ và hạn chế được hầu hết rủi ro. Vấn đề rủi ro xảy ra thường do quy trình bị bỏ sót (cố tình hoặc do non kém nghiệp vụ mà bỏ qua các bước thực hiện trong quá trình tác nghiệp). Quy trình tín dụng, giao dịch cùng các nghiệp vụ khác tương đối nhiều, mục đích là để kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tuy nhiên chính điều này dẫn đến tăng thời gian tác nghiệp của cán bộ, trong khi đó, các yêu cầu của khách hàng liên tục và tần suất lớn, dẫn đến cán bộ lơ là hoặc bỏ qua một số thao tác trong quy trình. Bảng sau đây thống kê lỗi tác nghiệp của BIDV Phú Yên trong giai đoạn từ năm 2014-2018 Bảng 1.3: Số liệu lỗi rủi ro tác nghiệp BIDV Phú Yên theo nghiệp vụ qua các năm từ 2014-2018
  • 32. 32 CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Huy động vốn (tiền gửi) 110 69 179 180 207 Chuyển tiền 86 146 155 102 234 Kho quỹ 25 17 19 20 26 Tín dụng bảo lãnh 100 133 163 133 185 Điện toán Tổ chức cán bộ Kế toán (2013) 10 13 12 10 15 Thẻ 15 10 14 13 15 CIF 4 5 7 Quản lý rủi ro 5 5 7 10 Tài trợ thưong mại Kinh doanh ngoại tệ 5 5 2 5 10 Kiểm tra nội bộ 5 2 16 10 15 IBMB (2013) 2 5 7 5 10 Ngân hàng điện tử (2015) 4 8 6 15 Tổng lỗi 362 414 587 491 642 (Nguồn: Báo cáo dấu hiệu và sự cố rủi ro tác nghiệp của BIDV Phú Yên từ 2014 đến 2018) o Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin Một số lỗi liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin thường xuyên xảy ra ở Chi nhánh như chủ thẻ rút tiền ở các máy ATM không được tiền nhưng tài khoản vẫn bị ghi nợ ở tài khoản. Đây là lỗi thường xuyên xảy ra và chi nhánh đang tìm cách khắc phục. Ngoài ra còn có một số lỗi khác liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin như người sử dụng không tắt user khi nghỉ ốm, đi công tác hoặc cho người khác mượn user để sử dụng. Đây là lỗi rất nặng nếu người sử dụng cố tình sử dụng user để tác nghiệp sai trên hệ thống. o Rủi ro phát sinh từ cơ chế, chính sách, quy định, quy trình Các quy trình của BIDV về cơ bản được biên soạn tương đối đầy đủ bởi các chuyên gia hàng đầu về ngân hàng. Tuy nhiên, trong khi tác nghiệp các bước của quy trình lại không sát với thực tế công việc, có khi lại chồng chéo hoặc không cần thiết. Qua thực tế, Chi nhánh đã tổng hợp được rất
  • 33. 33 nhiều ý kiến phản hồi từ các Phòng ban (khoảng 25 ý kiến đóng góp) để gửi về Hội sở chính. Qua tình hình sơ bộ trên, có thể nhận thấy rằng vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay tại BIDV Phú Yên chính là Rủi ro tác nghiệp và những hậu quả của nó. Tuy nhiên, những lỗi phát sinh do RRTN lại có thể chủ động phòng ngừa từ chính bản thân mỗi nhân viên. Vì vậy, học viên quyết định tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện, giảm thiểu những tổn thất, hậu quả do RRTN gây ra tại BIDV Phú Yên.
  • 34. 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Nội dung Chương 1 đi vào giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên và vấn đề quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên. Thứ nhất, giới thiệu về BIDV Phú Yên ở các khía cạnh: Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Phú Yên; Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Yên; Cơ cấu tổ chức tại BIDV Phú Yên; Sơ lược Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Phú Yên; Công tác huy động vốn; Tình hình sử dụng vốn; Lợi nhuận qua các năm. Qua hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành với quyết tâm cao của toàn bộ cán bộ chi nhánh cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của toàn hệ thống, chi nhánh đã không ngừng mở rộng được phạm vi, đối tượng khách hàng, nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu hoạt động. Thông qua phân tích các chỉ số tài sản, tổng huy động vốn, việc sử dụng vốn và lợi nhuận của ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên qua các năm, có thể nhận thấy ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên đang trên đà tăng trưởng khá tốt. Đây chính là những nhân tố nội tại cần thiết tạo điều kiện cho việc hoàn thiện rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng này. Thứ hai, Tình hình quản trị rủi ro tại BIDV Chi nhánh Phú Yên. Ở khía cạnh này tác giả đi vào 3 ý chính: Các loại rủi ro đặc thù theo quy định tại BIDV; Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; Sơ lược tình hình quản trị rủi ro tại BIDV Chi nhánh Phú Yên và lý do chọn Quản trị rủi ro tác nghiệp làm mục tiêu nghiên cứu. Qua phân tích tình hình RRTN tại BIDV Phú Yên cho thấy số lượng lỗi cùng tổn thất do RRTN gây ra có xu hướng tăng trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, những lỗi phát sinh do RRTN lại có thể chủ động phòng ngừa từ chính bản thân mỗi nhân viên. Vì vậy, học viên quyết định tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện, giảm thiểu những tổn thất, hậu quả do RRTN gây ra tại BIDV Phú Yên.
  • 35. 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ YÊN 2.1. Khuôn khổ pháp lý cho Quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên Trên cơ sở các chính sách quản lý rủi ro của Nhà nước, của ngành, BIDV Phú Yên áp dụng quản trị RRTN dựa trên 2 văn bản chính của BIDV: + Quyết định số 1234/QĐ-HĐQT ngày 31/7/2013 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành Chính sách quản trị rủi ro tác nghiệp; + Quy định số 4555/QĐ-QLRRTN ngày 01/8/2013 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành Quy định quản trị rủi ro tác nghiệp; 2.2. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp gồm 3 bước như sau: 2.2.1. Nhận diện rủi ro Nhận diện rủi ro là quá trình sử dụng các biện pháp cần thiết để nhận dạng các rủi ro chính trong hoạt động của các ngân hàng, nhận dạng đó là loại rủi ro nào: Con người, quy trình, hệ thống hay từ các yếu tố bên ngoài tác động. Việc phân tích các loại rủi ro này là rất cần thiết vì những phần quan trọng rất dễ bị bỏ sót. Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận rủi ro chẳng hạn như (i) xem qua danh sách mô tả, nhận định xem điều gì có thể xảy ra; (ii) suy nghĩ thấu đáo về hệ thống, tổ chức, phân tích các rủi ro đối với từng bộ phận; (iii) nhận định những điểm yếu của tổ chức nếu có thể; (iv) phỏng vấn nhiều người để có thể lấy những ý kiến khác nhau. Tại BIDV Phú Yên, phòng chức năng thực hiện nhận diện RRTN như sau: Đầu tiên là xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp, các phòng nghiệp vụ thực hiện xác định rủi ro tác nghiệp bao gồm: Tự đánh giá nguy cơ rủi ro,
  • 36. 36 nguồn gốc của rủi ro, đối tượng gây rủi ro, các cấp độ rủi ro và phải mở sổ theo dõi rủi ro. Việc đánh giá xác định rủi ro tác nghiệp dựa trên 5 tiêu chí: + Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài; + Rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc; vụ. + Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc; + Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin; + Rủi ro phát sinh từ cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nghiệp BIDV sử dụng công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp để xác định tất cả các dấu hiệu rủi ro trong các mặt nghiệp vụ của BIDV và xây dựng lên thư viện dấu hiệu rủi ro tác nghiệp. Báo cáo dấu hiệu RRTN được thực hiện định kỳ hàng quý. Các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh tự thực hiện phát hiện, nhận diện rủi ro và báo cáo về Phòng QLRR. Theo quy định của Hội sở chính có 02 phương pháp thực hiện : (i) Các bộ phận trực tiếp nhập trên chương trình, (ii) Các phòng nghiệp vụ lập báo cáo trên file và gửi về cho bộ phận đầu mối là phòng Quản lý rủi ro (QLRR) tổng hợp sau đó cán bộ đầu mối trực thuộc phòng QLRR nhập dữ liệu vào chương trình. Để phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh. Hiện tại Chi nhánh lựa chọn cách (ii) để thực hiện báo cáo này. Cụ thể, phòng QLRR tổng hợp báo cáo của toàn chi nhánh bằng file excel và nhập thông tin vào chương trình, bản giấy được gửi về Ban QLRRTT&TN, thông tin nhập vào chương trình QTRRTN của BIDV sau khi duyệt tại Chi nhánh số liệu sẽ được chuyển về Hội sở. Ban QLRRTT&TN tổng hợp báo cáo toàn hệ thống và báo cáo Ban lãnh đạo BIDV. Xác định sự cố rủi ro tác nghiệp. Sự cố rủi ro tác nghiệp là những sự kiện xảy ra trong quá trình hoạt động do yếu tố con người, sự yếu kém trong hệ thống công nghệ thông tin, sự sơ hở, yếu kém trong các quy định nội bộ hoặc từ những yếu tố bên
  • 37. 37 ngoài làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của BIDV. Các phòng chức năng chủ động theo dõi, báo cáo các sự cố rủi ro tác nghiệp. Khi có sự cố rủi ro tác nghiệp xảy ra, các phòng phải có biện pháp xử lý kịp thời và báo cáo ngay về Phòng QLRR. Phòng QLRR báo cáo Hội sở chính. Ban QLRRTT & TN đầu mối xây dựng, lưu trữ bộ dữ liệu tổn thất rủi ro tác nghiệp của BIDV. BIDV sử dụng công cụ báo cáo sự cố RRTN để xây dựng bộ dữ liệu về tổn thất rủi ro tác nghiệp của BIDV qua các năm. 2.2.2. Đánh giá rủi ro Sau khi nhận diện rủi ro, các đơn vị chức năng thực hiện đánh giá, đo lường khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro, nhận diện rủi ro có thể chấp nhận được và rủi ro không thể chấp nhận được. Căn cứ dữ liệu rủi ro thu thập được, kinh nghiệm và phân tích, dự đoán, BIDV Phú Yên xác định mức độ ảnh hưởng của rủi ro theo bảng dưới đây: Bảng 2.1 Xác định mức độ ảnh hưởng của RRTN Ảnh hưởng 1 2 3 4 5 Tài chính (đơn vị: triệu VND) Tổn thất không đáng kể (tổn thất<20) Tổn thất nhỏ (20<tổn thất<50) Tổn thất đáng kể (50<tổn thất<100) Tổn thất lớn (100<tổn thất<500) Tổn thất rất lớn (tổn thất>500) Danh tiếng Không có thông tin trên các kênh thông tin đại chúng Thông tin mang tính chất tường thuật, không có những từ ngữ chỉ trích Thông tin mang tích chỉ trích/bất lợi hướng tới một chi nhánh/đơn vị cụ thể của BIDV Thông tin mang tính chỉ trích/bất lợi đối với toàn hệ thống hoặc liên quan đến Ban lãnh đạo BIDV. Danh tiếng của NH bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên các kênh thông tin đại chúng. Các cơ quan quản lý Không có hành động gì Nhắc nhở bằng văn bản Yêu cầu giải trình hoặc cử đoàn thanh kiểm tra Yêu cầu tạm ngừng cung cấp có thời hạn một số dịch vụ cụ Giám sát đặc biệt.
  • 38. 38 thể Khách hàng Không có hành động gì Một vài thắc mắc, than phiền tại 1 điểm giao dịch Nhiều thắc mắc, than phiền tại 1 điểm giao dịch. Một vài khách hàng bày tỏ sự lo ngại, yêu cầu cam kết giải quyết/có biện pháp giải quyết vấn đề Hàng loạt khách hàng rút tiền khỏi BIDV, trong đó có nhiều khách hàng quan trọng Chi phí khắc phục Khắc phục ngay trong ngày Khắc phục trong vòng 1 tuần và/hoặc chi phí không đáng kể Khắc phục trong vòng 1 tháng và/hoặc chi phí tương đối tốn kém Khắc phục trong 2-3 tháng và/hoặc ảnh hưởng tới lợi nhuận Thời gian khắc phục kéo dài (Nguồn: Quy định QTRRTN của BIDV) Sau khi xác định được khả năng xảy ra rủi ro và ảnh hưởng của rủi ro thì BIDV Phú Yên xác định rủi ro tổng thể để ước tính thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra (là rủi ro trong trường hợp xấu nhất xảy ra khi không có khâu kiểm soát nào được áp dụng hoặc các khâu kiểm soát không hiệu quả). Rủi ro tổng thể được xác định căn cứ vào điểm khả năng của rủi ro và điểm ảnh hưởng. Mối quan hệ giữa điểm khả năng và điểm ảnh hưởng được xác định theo từng thời kỳ, nghiệp vụ và được Ban Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường phối hợp với các Ban có liên quan tại Trụ sở chính nghiên cứu, đề xuất. Trên cơ sở thực hiện các phương pháp đo lường định tính và đo lường định lượng, Ban Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường phối hợp với các Ban có liên quan tại Trụ sở chính và Chi nhánh thực hiện đo lường rủi ro tổng thể. Điểm rủi ro tổng thể được xác định cụ thể như sau: + Điểm rủi ro tổng thể = điểm khả năng X trọng số khả năng + điểm ảnh hưởng X trọng số ảnh hưởng. Trong đó:
  • 39. 39 (i) Điểm khả năng: căn cứ vào tần suất xảy ra bình quân/năm của 2 năm liền kề. (ii) Điểm ảnh hưởng: Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro được xác định từ 1 đến 5 điểm (Quy định về cách tính toán và quy ước về điểm số từ 1-5 do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành). (iii) Trọng số khả năng và trọng số ảnh hưởng được xác định từ 10 – 100% căn cứ vào tần suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. (iv) Điểm tổng cộng ≤ 2 điểm (rủi ro thấp), từ >2 đến < 4 điểm (rủi ro trung bình) và ≥ 4 điểm (rủi ro cao). 2.2.3. Kiểm soát rủi ro Theo quy định nội bộ của BIDV Phú Yên, trưởng các đơn vị là người trực tiếp thực hiện giám sát quá trình QTRRTN tại đơn vị mình được giao phụ trách, nội dung giám sát gồm: - Theo dõi hoạt động triển khai công tác QTRRTN; - Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các phương án phòng ngừa, giảm thiểu RRTN tại đơn vị; - Theo dõi những dấu hiệu rủi ro có mức độ cao, đề xuất biện pháp kịp thời để tránh rủi ro xảy ra; - Theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của từng loại rủi ro; - Theo dõi việc lập và gửi đầy đủ các loại báo cáo về RRTN theo quy định; - Thường xuyên bổ sung và cập nhật các RRTN mới được nhận diện và các biện pháp kiểm soát rủi ro mới được thiết lập tại đơn vị. 2.3. Phân tích thực trạng Quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên 2.3.1 Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng
  • 40. 40 Bảng 2.2: Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng phát hiện từ năm 2014 đến năm 2018 tại BIDV Phú Yên Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lỗi Tỷ trọng Số lỗi Tỷ trọng Số lỗi Tỷ trọng Số lỗi Tỷ trọng Số lỗi Tỷ trọng Hồ sơ tín dụng chưa đầy đủ, chưa đúng quy định 50 50% 78 59% 89 55% 70 46% 80 43% Không thực hiện kiểm tra vốn vay 20 20% 26 20% 45 28% 40 26% 50 27% Thu thừa, thiếu phí Hạch toán giao dịch chưa đúng quy định Nhập thông tin khoản vay không đúng với hồ sơ cho vay 5 5% 10 8% 6 4% 8 5% 10 5% Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng khi chưa đầy đủ hồ sơ 15 10% 20 11% Các lỗi khác 25 25% 19 14% 23 14% 20 13% 25 14% Tổng cộng 100 133 163 153 185 (Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên) Tín dụng được coi là nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao nhất trong nghiệp vụ ngân hàng. Từ năm 2014 đến nay lỗi sai sót trong nghiệp vụ tín dụng tăng rất nhanh. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy lỗi phát hiện thiếu hồ sơ tin dụng tăng nhanh (tỷ trọng trong tổng lỗi năm 2014 là 50% năm 2014 tăng đến 59% năm 2015, 55% năm 2016 và 46% năm 2017). Lỗi không kiểm tra vốn vay chiếm khoảng 20% năm 2014 và 2015, sang năm 2016 lỗi này chiếm tỷ trọng 28% và chiếm 26% vào năm 2017. Lỗi nhập thông tin vào hệ thống không đúng với hồ sơ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 5% vào năm 2014. Bảng 2.3: Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng từ năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank CN Phú Yên Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lỗi Số lỗi Số lỗi Số lỗi Số lỗi Hồ sơ tín dụng chưa đầy đủ, chưa đúng quy định 50 100 50 30 20 Không thực hiện kiểm tra vốn vay 50 26 20 30 50 Thu thừa, thiếu phí Hạch toán giao dịch chưa đúng quy định Nhập thông tin khoản vay không đúng với hồ sơ cho vay 10 10 10 10 10 Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng khi chưa đầy đủ hồ sơ 15 20 Các lỗi khác 10 10 20 25 Tổng cộng 110 146 90 105 125
  • 41. 41 So sánh với các lỗi phát sinh trong nghiệp vụ tín dụng của Sacombank Chi nhánh Phú Yên ta thấy lỗi phát sinh trong nghiệp vụ tín dụng tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên thấp hơn hẳn tại BIDV Phú Yên. Điều này, phản ánh phần nào rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên là ở mức báo động so với các NH khác trên địa bàn vì tín dụng là nghiệp vụ trọng yếu trong hoạt động ngân hàng. 2.3.2 Sai sót trong nghiệp vụ huy động vốn Bảng 2.4: Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ huy động vốn từ năm 2014 đến năm 2018 tại BIDV Phú Yên Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nhập sai thông tin trên hệ thống 34 15 94 90 96 Không lưu trữ hồ sơ khách hàng 30 34 26 30 36 Sai sót trong quá trình giao dịch Áp dụng lãi suất không đúng Thu phí không đúng 23 45 40 47 Các lỗi khác 23 20 14 20 28 Tổng cộng 110 69 179 180 207 (Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên) Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy các lỗi thuộc nghiệp vụ huy động vốn thường mắc phải gồm : Các sai sót trong quá trình giao dịch (thiếu các giấy tờ liên quan như bản photo chứng minh, chữ ký khách hàng, chữ ký người phê duyệt, chưa quét mẫu dấu chữ ký) chiếm tỷ trọng 31% vào năm 2014, 22% vào năm 2015, 53% vào năm 2016 và 50% vào năm 2017. Lỗi không lưu trữ hồ sơ của khách hàng chiếm tỷ trọng khá cao vào năm 2014 chiếm tỷ trọng 27% năm, 49% năm 2015 nhưng đã giảm xuống còn 15% năm 2016 và chiếm 17% vào năm 2017.
  • 42. 42 Bảng 2.5: Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ huy động vốn từ năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank CN Phú Yên Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nhập sai thông tin trên hệ thống 20 30 15 60 50 Không lưu trữ hồ sơ khách hàng 10 15 30 30 30 Sai sót trong quá trình giao dịch Áp dụng lãi suất không đúng Thu phí không đúng 15 45 40 20 Các lỗi khác 15 40 20 30 Tổng cộng 60 85 90 120 130 So với BIDV thì thương hiệu Sacombank không uy tín bằng, đây là một trong những nhân tố quan trọng làm cho nguồn tiền huy động của Sacombank không dồi dào như BIDV. Điều này làm cho số lượng lỗi tác nghiệp của Sacombank Phú Yên không nhiều như ở BIDV Phú Yên. Ngoài ra, điều này cũng phản ánh chất lượng tác nghiệp của đội ngũ giao dịch viên tại Sacombank hiệu quả hơn hẳn tại BIDV Phú Yên 2.3.3 Sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền Bảng 2.6: Tình hình lỗi tác nghiệp nghiệp vụ chuyển tiền từ năm 2014 đến năm 2018 tại BIDV Phú Yên Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Ký duyệt không đúng thẩm quyền 5 5 5 2 4 Không lập báo cáo và kiểm soát số dư tài khoản trung gian cuối ngày theo quy định 5 10 5 3 6 Hạch toán sai số tiền, sai đơn vị tiền tệ, sai tài khoản 5 Chữ ký của khách hàng trên chứng từ không khớp với chữ ký đã đăng ký trong hệ thống 10 15 10 7 8 Lựa chọn tài khoản sai trên các màn hình giao dịch 25 25 45 20 26 Thu phí không đúng 18 41 34 30 40 Các lỗi khác 23 45 56 40 50 Tổng cộng 86 146 155 102 134 (Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên) Do số lệnh chuyển tiền tương đối nhiều, nên sai sót trong nghiệp vụ này chủ yếu do áp lực công việc. Lỗi chủ yếu của nghiệp vụ này là chuyển
  • 43. 43 nhầm tài khoản của người thụ hưởng. Đây là lỗi khá nghiêm trọng, mặc dù lỗi này diễn ra không thường xuyên. Khi xảy ra lỗi này, điều quan trọng nhất là phải truy đòi số tiền cho người thụ hưởng. Bảng 2.7: Tình hình lỗi tác nghiệp trong nghiệp vụ chuyển tiền từ năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Ký duyệt không đúng thẩm quyền 10 20 30 40 4 Không lập báo cáo và kiểm soát số dư tài khoản trung gian cuối ngày theo quy định 10 20 3 6 Hạch toán sai số tiền, sai đơn vị tiền tệ, sai tài khoản 10 Chữ ký của khách hàng trên chứng từ không khớp với chữ ký đã đăng ký trong hệ thống 10 10 7 Lựa chọn tài khoản sai trên các màn hình giao dịch 20 20 Thu phí không đúng 30 40 Các lỗi khác 45 60 Tổng cộng 50 85 120 70 70 Qua khảo sát và so sánh thì lỗi tác nghiệp trong hoạt động chuyển tiền tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên cũng không nhiều như tại BIDV Phú Yên. 2.3.4 Sai sót trong nghiệp vụ kho quỹ Bảng 2.8: Tình hình lỗi tác nghiệp kho quỹ từ năm 2014 đến 2018 tại BIDV Phú Yên Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Hạch toán sai số tiền, sai đơn vị tiền 5 3 5 Thực hiện, phê duyệt giao dịch vượt hạn mức (hạn mức thu chi tiền mặt, hạn mức giao dịch, hạn mức tồn quỹ) 10 5 7 Cho mượn tài sản không có phê duyệt của lãnh đạo 5 Không kiểm kê TS định kỳ theo quy định 10 5 5 5 7 Chưa tuân thủ quy định an toàn kho quỹ 5 7 9 7 7 Thu phí không đúng quy định Tổng cộng 25 17 19 20 26 (Nguồn: Phòng QLRR BIDV Phú Yên)
  • 44. 44 Trong nghiệp vụ ngân quỹ có lỗi vượt hạn mức tiền mặt cuối ngày của Giao dịch viên ngân quỹ chính có xu hướng giảm nhiều. Lỗi liên quan đến kho quỹ mà tác giả đánh giá tương đối rủi ro là cho mượn tài sản không có sự phê duyệt của lãnh đạo. Đây cũng là một kẻ hở trong quá trình tác nghiệp dễ dẫn đến hành vi vi phạm của cán bộ tín dụng và khách hàng. Vì khi khách hàng chưa thực hiện xong nghĩa vụ nợ tại ngân hàng nhưng thủ quỹ đã cho cán bộ mượn tài sản (bản gốc) mà không có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền sẽ dẫn đến rủi ro tài sản bị chuyển nhượng, mất mát. Bảng 2.9: Tình hình lỗi tác nghiệp ở nghiệp vụ kho quỹ từ năm 2014 đến năm 2018 tại Sacombank CN Phú Yên Tên lỗi sai sót Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Hạch toán sai số tiền, sai đơn vị tiền 5 Thực hiện, phê duyệt giao dịch vượt hạn mức (hạn mức thu chi tiền mặt, hạn mức giao dịch, hạn mức tồn quỹ) 10 7 Cho mượn tài sản không có phê duyệt của lãnh đạo Không kiểm kê TS định kỳ theo quy định 10 10 5 5 7 Chưa tuân thủ quy định an toàn kho quỹ 15 7 9 7 7 Thu phí không đúng quy định Tổng cộng 35 17 14 12 21 Nhìn chung, các lỗi rủi ro tác nghiệp tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên không phổ biến như tại BIDV Phú Yên, một phần vì công tác kho quỹ tại Sacombank nhìn chung được thực hiện bài bản, khoa học hơn. Điều này cũng nói lên rằng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kho quỹ tại Sacombank Chi nhánh Phú Yên không cao như tại BIDV Phú Yên. 2.3.5 Các nghiệp vụ khác Nhìn chung, việc tuân thủ quy định các mảng nghiệp vụ khác là tương đối tốt.
  • 45. 45 2.4 Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tác nghiệp Qua phân tích và tìm hiểu thực tế, học viên đúc kết lại những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên bao gồm: 2.4.1. Lỗi phát sinh do quy trình, quy chế: Quy trình tín dụng, giao dịch cùng các nghiệp vụ khác tương đối nhiều, mục đích là để kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tuy nhiên chính điều này làm tăng thêm thời gian tác nghiệp của cán bộ, trong khi đó, các yêu cầu của khách hàng liên tục và tần suất lớn, dẫn đến cán bộ lơ là và bỏ qua một số thao tác trong quy trình. Chưa ban hành quy chế luân chuyển gắn với đào tạo vì khi luân chuyển cán bộ bên cạnh mặt được là cán bộ biết được nhiều việc, hạn chế lợi dụng mối quan hệ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ để thực hiện ý đồ không tốt, ảnh hưởng đến uy tín, vật chất của ngân hàng thì khi cán bộ mới được luân chuyển chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ, thao tác chưa chính xác, chưa thành thục… dễ dẫn đến sai sót trong quá trình tác nghiệp. 2.4.2. Lỗi phát sinh từ yếu tố cán bộ: Đội ngũ cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm: Phần lớn cán bộ chi nhánh mới được tuyển dụng hơn 2 năm trở lại đây. Tuổi đời bình quân của cán bộ chi nhánh là 33 tuổi nhưng số lượng cán bộ dưới 30 tuổi chiếm 59%. Do áp lực cạnh tranh, khối lượng công việc nhiều nên công tác đào tạo, tự đào tạo chủ yếu qua công việc thực tế phát sinh, dẫn đến nhiều tác nghiệp, công việc thực hiện theo lối mòn, theo thói quen người cũ. Năng lực chuyên môn và nhận thức rủi ro của cán bộ còn yếu: Mỗi cán bộ quản lý một khối lượng khách hàng lớn dẫn đến công tác cập nhật văn bản/mẫu biểu mới, quy trình nghiệp vụ, quy định của Pháp luật, đặc biệt là các quy định về hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ dự án đầu tư. Hạn chế về kỹ năng thẩm định, tập trung chủ yếu ở cán bộ mới, một số trường hợp chưa có đủ cơ sở đánh giá được tính khả thi của phương án/dự án vay vốn. Đề xuất cấp tín dụng chủ yếu còn dựa trên đề nghị của khách hàng,
  • 46. 46 chưa thu thập đầy đủ thông tin, bằng chứng làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, xác định được nhu cầu của khách hàng… + Thiếu kỹ năng rà soát sự chặt chẽ đối với hồ sơ pháp lý của khách hàng cũng như hồ sơ tài chính/phương án kinh doanh của khách hàng. + Tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều là một trong những bất lợi lớn đối với đội ngũ cán bộ của Chi nhánh. Chính điều này là một trong những nguyên nhân làm cho việc nhìn nhận được những rủi ro trong quá trình tác nghiệp còn nhiều hạn chế. Trong các mặt nghiệp vụ của Ngân hàng thì hơn hết nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ đòi hỏi kinh nghiệm là quan trọng nhất, bởi khi để xảy ra rủi ro thì rủi ro tín dụng là rất nặng không những để mất cán bộ, hậu quả khó khắc phục mà còn là liên quan đến pháp luật. Cụ thể là các mặt kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay là rất quan trọng nhưng đội ngũ cán bộ của Chi nhánh chưa thực hiện đầy đủ để có những ứng xử phù hợp. + Một lỗi tác nghiệp mà cán bộ còn thường xuyên mắc phải chính là lỗi tác nghiệp trên máy (các phân hệ tín dụng, tiền gửi, thanh toán…). Khối lượng các giao dịch phát sinh nhiều làm cho cán bộ tác nghiệp dễ mắc phải các lỗi như nhập sai lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn, đối chiếu chữ ký không khớp…. dẫn đến hồ sơ trên giấy và hồ sơ trên máy không khớp nhau. Ý thức tuân thủ của cán bộ còn hạn chế: + Đối với một số khách hàng thân quen, CBTD và trưởng phó phòng xem xét hồ sơ không kỹ, tiến hành giải ngân ngay mà không thẩm định kỹ hoặc thẩm định cho qua loa. Đối với các giao dịch viên cũng thường xuyên không đối chiếu chữ ký của khách hàng trên giấy và trên máy dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp có hồ sơ không khớp chữ ký. Đây là những ví dụ điển hình về việc một số bước trong quy trình nghiệp vụ bị bỏ qua. Nếu điều này lặp đi lặp lại nhiều lần rất dễ dẫn đến tình trạng bị khách hàng lợi dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • 47. 47 + Một số trưởng phó phòng có một số lỗi tác nghiệp lặp đi, lặp lại được phát hiện bởi thanh tra NHNN Phú Yên như thiếu kiểm tra lãi suất cho vay, tài sản đảm bảo định giá không đúng, không đôn đốc cán bộ kiểm tra sau khi cho vay… Vai trò của lãnh đạo cấp Phòng chưa phát huy được hiệu quả của chốt kiểm soát: + Khối lượng công việc của Chi nhánh phát sinh rất nhiều, đặc biệt trong những năm gần đây khi chi nhánh tập trung vào công tác bán lẻ làm cho cán bộ cấp phòng đôi khi kiểm soát và phê duyệt không kỹ tạo kẻ hở làm phát sinh các lỗi tác nghiệp dễ dẫn đến những tranh chấp về sau nếu các lỗi này là tương đối nghiêm trọng (ví dụ: nhập sai lãi suất cho vay, hồ sơ pháp lý dự án không đầy đủ, định giá tài sản thế chấp không đúng…). + Trưởng, phó phòng đôi lúc bỏ qua một số bước trong quy trình nghiệp vụ tạo thói quen không tốt cho nhân viên dưới quyền. Công tác kiểm tra, kiểm soát đôi khi chưa thật sự sâu sát đặc biệt là việc phối hợp với nhân viên thực hiện kiểm tra sau khi cho vay để có những ứng xử phù hợp với khoản vay. Công tác đào tạo, tự đào tạo chưa đạt hiệu quả cao Các lỗi phát sinh tập trung ở khâu thẩm định, giám sát khách hàng, khâu nhập liệu lên hệ thống, sai sót trong giao dịch… đây là những luồng công việc đòi hỏi về kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ. Điều này chứng tỏ công tác đào tạo cán bộ tại Chi nhánh chưa phát huy được hiệu quả. 2.4.3. Lỗi phát sinh do hệ thống tác nghiệp, công nghệ thông tin - Hệ thống tác nghiệp hiện tại còn nhiều thao tác phức tạp, dẫn đến trường hợp nhập nhầm/thiếu. - Hệ thống đôi lúc chưa ổn định, thỉnh thoảng xảy ra các lỗi khi thực hiện nhập thông tin. - Hệ thống chưa có công cụ hỗ trợ cán bộ trong việc quản lý các chương trình cho vay ưu đãi, cụ thể: Chưa có công cụ nhắc nhở cán bộ điều
  • 48. 48 chỉnh lãi suất các tài khoản vay hết thời gian ưu đãi lãi suất, dẫn đến, khi phát hiện được thì sự kiện rủi ro và tổn thất đã xảy ra. Về nguyên tắc mỗi người chỉ được cấp một user tác nghiệp liên quan đến một phân hệ cụ thể (ví dụ: CBTD thì được cấp user liên quan đến phân hệ tín dụng, cán bộ làm công tác teller thì được cấp user liên quan đến phân hệ tiền gửi…) nên khi cán bộ kiểm tra tiến hành kiểm tra nghiệp vụ nào mới được cấp user liên quan đến nghiệp vụ đó, điều này làm cho công tác kiểm tra, giám sát các lỗi tác nghiệp không được thường xuyên, liên tục. 2.5 Đánh giá về thực trạng Quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên 2.5.1. Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên o Về quy trình, quy định: BIDV Việt Nam đã hoàn thiện được các quy trình, quy chế trên cơ sở các ý kiến đóng góp của Chi nhánh. Thực tế phát sinh tại Chi nhánh trong các năm vừa qua đã nảy sinh những vấn đề mới mà các quy trình, quy chế trước đây không có các bước cần thiết để kiểm soát rủi ro phát sinh cũng như đáp ứng những nhu cầu cần thiết của khách hàng. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của Chi nhánh, BIDV đã hoàn thiện các bước cần thiết của quy trình, quy chế nhằm hạn chế tối đa rủi ro cũng như đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. o Về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Căn cứ vào kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm của BIDV Việt Nam. BIDV Chi nhánh Phú Yên cử cán bộ tham gia đào tạo theo hình thức tập trung tại các Trung tâm đào tạo bồi dưỡng của BIDV Việt Nam. Sau các đợt đào tạo của BIDV Việt Nam, các trung tâm đào tạo đều cấp chứng chỉ đào tạo cho những người được đào tạo. Các lớp đào tạo này nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp lý để các cán bộ có cơ sở thực hiện chuyên môn nghiệp vụ sau khi được đào tạo.
  • 49. 49 BIDV Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các kỳ thi kiểm tra trực tuyến hàng năm đối với các giao dịch viên, nhân viên thanh toán quốc tế… và có chế độ khen thưởng, tăng lương, chế độ thăng tiến đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc. o Về tổ chức, phân công trách nhiệm: Từ tháng 10/2008 thực hiện mô hình TA2, BIDV Phú Yên đã tiến hành tách mô hình tín dụng thành các khâu chuyên biệt theo thông lệ quốc tế gồm có các bộ phận: - Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân: thực hiện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đề xuất cho vay hay không cho vay, tìm kiếm khách hàng, kiểm tra trước trong và sau khi cho vay… - Bộ phận quản trị tín dụng: tiến hành giải ngân, kiểm tra hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân, đề xuất bổ sung hồ sơ trước khi giải ngân, quản lý hồ sơ tín dụng… - Bộ phận QLRR: thẩm định rủi ro tín dụng, thực hiện công tác ISO, kiểm tra nội bộ, đầu mối giám sát việc thực hiện các chỉ đạo của BIDV Việt Nam về công tác QTRRTN tại chi nhánh, thống kê, thực hiện các báo cáo dấu hiệu về RRTN, sự cố RRTN. Tiến hành kiểm tra theo chỉ đạo của Giám đốc đối với các mặt nghiệp vụ của Chi nhánh. o Về thiết bị, công nghệ: Đã trang bị thiết bị camera tại các phòng giao dịch, máy ATM. Bất kỳ ai tham gia vào phân hệ BDS đều để lại bằng chứng thông qua user người sử dụng. Ngoài ra, ngày giờ giao dịch đều thể hiện trên chứng từ. 2.5.2. Những hạn chế trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Yên 2.5.2.1. Về quy trình, quy định Công tác luân chuyển cán bộ còn mang tính cảm tính, chưa ban hành quy định cụ thể gắn với công tác đào tạo, điều này dễ dẫn đến những lãng phí trong công tác đào tạo, vì có không ít trường hợp cán bộ được đào tạo
  • 50. 50 một nghiệp vụ này lại được phân công nhận một nhiệm vụ khác, điều này dễ dẫn đến sai sót trong quá trình tác nghiệp. Việc phân phối tiền lương chưa thật sự sát với thực tế khối lượng, trách nhiệm công việc của từng vị trí như vị trí giao dịch viên có khối lượng công việc tương đối nhiều nhưng tiền lương lại khá thấp so với các vị trí khác. Chưa quy định về năng lực và kinh nghiệm đối với từng vị trí. Năng lực có thể là điểm số học tập (tốt nghiệp đại học loại khá là một ví dụ…) hoặc những thành tích đạt được trong công việc. Đây là những tiêu chí vô cùng quan trọng đối với cán bộ QLRR nhưng hiện tại chưa được Chi nhánh quan tâm đúng mức. 2.5.2.2 Về tổ chức, phân công trách nhiệm, phân quyền: Thực tế là QTRRTN là một khái niệm tương đối mới mẻ tại Việt Nam, điều này phần nào làm tư duy tiếp cận và nhận thức của các cán bộ đặc biệt là cán bộ cấp lãnh đạo về QTRRTN bị hạn chế, một số người chỉ cho rằng QTRRTN chỉ là công việc của một bộ phận, phòng ban của một số người cụ thể. Quyền phán quyết tín dụng đối với Giám đốc là rất lớn. Điều này tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao, kèm theo đó là tệ nạn tham nhũng, cấu kết với các khách hàng để làm lợi bất chính nếu việc lựa chọn quyết định bổ nhiệm không đúng người có năng lực và phẩm chất đạo đức. Thực tế điều này đã xảy ra không chỉ riêng tại BIDV mà hầu hết các NHTM quốc doanh đều có hiện tượng này mà mấu chốt vấn đề nằm ở quyền phán quyết tín dụng chỉ tập trung vào một người. 2.5.2.3 Về công tác kiểm tra giám sát Theo mô hình TA2 thì Phòng QLRR là Phòng chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, giám sát phát hiện lỗi trong quá trình tác nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay quyền hạn của Phòng QLRR không lớn làm ảnh hưởng đến việc phát hiện, ngăn chặn các lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp. Ngoài ra, cán bộ QLRR phải là những cán bộ có kinh nghiệm,
  • 51. 51 năng lực để nhìn nhận phát hiện các lỗi tác nghiệp còn ở dạng tiềm tàng, nhưng trên thực tế đội ngũ cán bộ QLRR còn thiếu về kinh nghiệm và yếu về năng lực. 2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QTRRTN tại BIDV Phú Yên 2.5.3.1 Về công tác tổ chức Sau khi chuyển đổi mô hình TA2, về cơ bản BIDV nói chung và BIDV Phú Yên đã tách bạch được các khâu tác nghiệp, tuy nhiên về công tác luân chuyển cán bộ thực hiện chưa tốt, cán bộ QLRR đóng vai trò rất quan trọng trong khâu hậu kiểm nhưng lại chưa đầu tư đúng mức đối với dạng cán bộ này làm cho công tác tái thẩm định tín dụng nói riêng và phát hiện các lỗi tác nghiệp chỉ mang tính hình thức, qua loa. Việc xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất và báo cáo RRTN được thực hiện dựa trên ý thức và thái độ của cán bộ nhân viên, nên số liệu báo cáo nhiều khi mang tính chủ quan, không đầy đủ và chính xác, thiếu trung thực… Hơn nữa, về văn hóa làm việc của người Việt Nam ít khi trao đổi thẳng thắn với nhau những khuất tất trong công việc, thậm chí còn che đậy những lỗi phát sinh trong một thời gian dài. Điều này vô hình chung chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc ngăn ngừa và phát hiện RRTN trở nên khó khăn. 2.5.3.2 Về công tác đào tạo Công tác đào tạo và tự đào tạo chưa sát với thực tế sử dụng nguồn nhân lực tại chi nhánh. Chưa xây dựng chiến lược đào tạo kết hợp với chiến lược sử dụng, bố trí, luân chuyển cán bộ nên chiến lược chưa hiệu quả. 2.5.3.3 Công tác cảnh báo rủi ro Để thực hiện công tác QTRRTN một cách tốt nhất, hoàn thiện nhất thì ngoài việc phân tích, tổng hợp, rút kinh nghiệm đối với những RRTN đã xảy ra trong quá khứ. BIDV nói chung và BIDV Phú Yên nói riêng phải xây dựng cho bằng được một quy trình, một đội ngũ có thể nhìn thấy được
  • 52. 52 những RRTN có thể xảy ra trong tương lai để có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Có thực hiện được như vậy, thì công tác QTRRTN tại BIDV Phú Yên mới đạt được hiệu quả cao nhất. 2.5.3.4 Do các yếu tố bên ngoài Các loại tội phạm bên ngoài cấu kết với cán bộ ngân hàng thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phá hoại…
  • 53. 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Chương 2 đi sâu vào phân tích thực trạng RRTN tại BIDV Phú Yên. Nội dung lý thuyết đi vào 2 vấn đề chính là vấn đề rủi ro tác nghiệp bao gồm khái niệm, hậu quả và vấn đề quản trị RRTN. Sau đó, chương này trình bày quy trình quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên và đánh giá về thực trạng quản lý RRTN tại BIDV Phú Yên. Quy trình quản trị rủi ro gồm 3 bước như sau: Nhận diện rủi ro, Đánh giá rủi ro, Kiểm soát rủi ro. Sau đó đi vào phân tích thực trạng Quản trị RRTN tại BIDV Phú Yên ở khía cạnh các lỗi sai sót trong các mặt nghiệp vụ. Nêu nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tác nghiệp sau đó đánh giá. Về những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên. Từ khi Quản trị rủi ro tác nghiệp chưa đề cập là một lĩnh vực quản lý riêng trong khâu quản lý rủi ro của Chi nhánh mặc dù thời gian đầu triển khai còn gặp rất nhiều bỡ ngỡ cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện do Rủi ro tác nghiệp là lĩnh vực khá mới mẻ và chưa thực sự nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, công nhân viên. Ngoài những kết quả đạt được là những hạn chế trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Yên trong quy trình, quy định tại BIDV Phú Yên; Tổ chức, phân công trách nhiệm, phân quyền; Công nghệ; công tác kiểm tra giám sát.