SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÂM THỊ ÁNH HẰNG
NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC ĐẾN Ý ĐỊNH
VI PHẠM BẢN QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
LÂM THỊ ÁNH HẰNG
NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC ĐẾN Ý ĐỊNH
VI PHẠM BẢN QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ NHẬT HẠNH
Tp. Hồ Chí Minh – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lâm Thị Ánh Hằng, tác giả của nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này. Tôi cam đoan đề tài này là công sức và kết quả sau quá trình học tập và làm việc
nghiêm túc của bản thân. Các dữ liệu thu thập có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và khách
quan.
Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong phạm vi bài nghiên cứu của mình nếu có
bất kỳ sự không trung thực nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2019
Tác giả
Lâm Thị Ánh Hằng
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
SUMMARY
TÓM TẮT...........................................................................................................................3
SUMMARY........................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................1
1.1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
1.5. Ý nghĩa đối với thực tiễn của đề tài .......................................................................5
1.6. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................5
Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................6
2.1. Tổng quan về vi phạm bản quyền..........................................................................6
2.2. Tổng quan lý thuyết nền tảng về đạo đức .............................................................7
2.3. Tổng quan về những nghiên cứu trước về yếu tố đạo đức và hành vi vi phạm
bản quyền........................................................................................................................9
2.3.1. Công trình của Cowan & cộng sự (2019): Làm thế nào để ngăn cản cá
nhân vận dụng lý luận tách rời đạo đức ...................................................................9
2.3.2. Nghiên cứu của Schwartz (2015): Lý thuyết ra quyết định đạo đức, cách
tiếp cận thích hợp......................................................................................................11
2.3.3. Nghiên cứu của Bhattacharjee & cộng sự (2013): Cơ chế của hợp lý hóa
đạo đức và tách rời đạo đức.....................................................................................12
2.3.4. Nghiên cứu của Chen & cộng sự (2016): Liệu chiến lược đạo đức có tác
động vào việc theo đuổi hàng xa xỉ giả của người tiêu dùng hay không?............13
2.4. Tóm tắt các nghiên cứu về hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam hoặc thu
thập số liệu tại Việt Nam..............................................................................................14
2.4.1. Công trình của Domon & cộng sự (2019): Tình trạng không tôn trọng bản
quyền kỹ thuật số ở châu Á......................................................................................14
2.4.2. Công trình của Yoo & cộng sự (2012): Ảnh hưởng của chính sách răn đe
trong vi phạm bản quyền phần mềm_Phân tích đa văn hóa giữa Hàn Quốc và
Việt Nam ....................................................................................................................15
2.5. Mô hình nghiên cứu và phát triển mô hình ........................................................16
2.5.1. Sự nhận thức đạo đức và mối quan hệ giữa sự nhận thức đạo đức và ý
định mua hàng...........................................................................................................16
2.5.2. Lý luận đạo đức...............................................................................................17
2.5.2.1. Cơ chế của hợp lý hóa đạo đức................................................................19
2.5.2.2. Cơ chế của tách rời đạo đức ....................................................................22
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết của mô hình .............................23
Tóm tắt chương 2..............................................................................................................25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................26
3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................26
3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................27
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ.............................................................................................27
3.2.1.1. Thang đo nháp của khái niệm sự nhận thức đạo đức ..............................27
3.2.1.2. Thang đo nháp của sự hợp lý hóa đạo đức................................................27
3.2.1.3. Thang đo nháp của khái niệm sự tách rời đạo đức ..................................28
3.2.1.4. Thang đo nháp của khái niệm sự phán xét đạo đức .................................29
3.2.1.5. Thang đo nháp của khái niệm nhận thức lợi ích ......................................30
3.2.1.6. Thang đo nháp của khái niệm ý định mua hàng vi phạm bản quyền.....30
3.2.2. Nghiên cứu chính thức....................................................................................33
3.3. Phương thức lấy mẫu............................................................................................34
3.4. Kích thước mẫu .....................................................................................................34
3.5. Quy trình thu thập số liệu ....................................................................................35
Tóm tắt chương 3..............................................................................................................36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................37
4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát.........................................................................................37
4.1.2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính ........................................................39
4.1.2.2. Cơ cấu mẫu khảo sát theo độ tuổi...........................................................40
4.1.2.3. Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân....................................................41
4.1.2.4. Cơ cấu mẫu khảo sát theo trình độ học vấn ..........................................42
4.1.2.5. Cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp..................................................43
4.1.2.6. Cơ cấu mẫu khảo sát theo thu nhập .......................................................44
4.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach ‘s Alpha.......................................................45
4.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA.....................................................................47
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết ....................................................51
4.4.1. Kiểm định và phân tích độ phù hợp của mô hình với dữ liệu ....................51
4.4.2. Phân tích Bootstrap ........................................................................................52
4.4.3. Kiểm định và phân tích các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ............53
4.4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................55
Tóm tắt chương 4..............................................................................................................60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ....................................................61
5.1. Kết luận ..................................................................................................................61
5.2. Hàm ý quản trị.......................................................................................................62
5.2.1. Hàm ý về mặt lý thuyết...................................................................................62
5.2.1.1. Về sự nhận thức đạo đức và tác động của nó.........................................62
5.2.1 2. Về hai cơ chế đạo đức: sự hợp lý hóa đạo đức và sự tách rời đạo đức63
5.2.2. Hàm ý về mặt quản trị....................................................................................64
5.3. Mặt hạn chế của nghiên cứu ................................................................................66
Tóm tắt chương 5..............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo nháp của khái niệm Nhận thức đạo đức..........................................27
Bảng 3.2: Thang đo nháp của khái niệm Sự hợp lý hóa đạo đức...................................28
Bảng 3.3: Thang đo nháp của khái niệm Sự tách rời đạo đức........................................29
Bảng 3.4: Thang đo nháp của khái niệm sự phán xét đạo đức.......................................29
Bảng 3.5: Thang đo nháp của Nhận thức lợi ích............................................................30
Bảng 3.6: Thang đo Ý định mua hàng vi phạm bản quyền............................................30
Bảng 3.7: Thang đo sau khi hiệu chỉnh..........................................................................31
Bảng 3.8: Đặc điểm mẫu khảo sát dự kiến.................................................................... 35
Bảng 4.1: Thống kê các loại sản phẩm có nhiều trường hợp vi phạm bản quyền nhất
theo ý kiến của người tiêu dùng .....................................................................................37
Bảng 4.2: Đặc điểm của mẫu khảo sát ...........................................................................38
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo......................................................46
Bảng 4.4: Kết quả độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích của các nhân tố .........49
Bảng 4.5:Kết quả MSV, ASV và các hệ số tương quan giữa hai khái niệm..................50
Bảng 4.6: Tổng hợp các kết quả từ quá trình kiểm định thang đo .................................51
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Bootstrap.........................................................................53
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mối quan hệ của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
........................................................................................................................................53
Bảng 4.9: So sánh kết quả từ 02 bài nghiên cứu............................................................59
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tỷ lệ và giá trị thương mại của phần mềm máy tính cá nhân được cài đặt trái
phép................................................................................................................................. 2
Hình 2.1: Mô hình sự tác động của những yếu tố đạo đức tiêu dùng đến ý định mua
hàng vi phạm bản quyền của người tiêu dùng tại Việt Nam..........................................24
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu......................................................................................26
Hình 4.1: Cơ cấu mẫu theo giới tính............................................................................. 40
Hình 4.2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo độ tuổi ..................................................................41
Hình 4.3: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình trạng hôn nhân ............................................. 42
Hình 4.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo trình độ học vấn .................................................. 43
Hình 4.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp......................................................... 44
Hình 4.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo thu nhập................................................................45
Hình 4.7: Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn.........................................................48
Hình 4.8 : Kết quả phân tích mô hình SEM...................................................................52
TÓM TẮT
NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC ĐẾN Ý ĐỊNH VI
PHẠM BẢN QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM
Tiêu dùng vô đạo đức chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại to
lớn đến sự phát triển của kinh tế và xã hội (Liu & cộng sự, 2009). Vì thế mà yếu tố này
đã và đang được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công bền
vững ở các nước phát triển nói chung và thị trường các nước châu Á nói riêng, đặc biệt
là Việt Nam. Bên cạnh sự nỗ lực để thúc đẩy nền kinh tế, Việt Nam cũng đồng thời
phải đối mặt với những vấn nạn tiêu dùng vô đạo đức như việc tiêu thụ hàng giả hoặc
những sản phẩm vi phạm bản quyền. Cuộc khảo sát phần mềm toàn cầu BSA vào năm
2018 đã chỉ ra rằng phần mềm không được cấp phép đã tìm thấy trong máy tính cá
nhân ở Việt Nam được đo ở mức 74%. Trong kết quả báo cáo được công bố vào năm
2019 của ICC (BASCAP) cho thấy vấn nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam đã trở
thành một trong những rào cản trên con đường phát triển kinh tế.
Đề tài nghiên cứu với tên gọi “Nghiên cứu sự tác động của yếu tố đạo đức
đến ý định vi phạm bản quyền của người tiêu dùng tại Việt Nam” được thực hiện
với mục đích sau: (1) Kiểm định lại mô hình những tác động của yếu tố đạo đức đến ý
định mua hàng vi phạm bản quyền, từ đó đưa ra phương hướng ngăn chặn sự hình
thành ý định này; (2) Đánh giá tầm quan trọng của những tác động đó lên ý định vi
phạm của người tiêu dùng.
Phương pháp được sử dụng là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Phần mềm thống kê SPSS Statistics 25.0 và AMOS hỗ trợ cho quá trình xử lý số liệu.
Kết quả phân tích đã khẳng định được mối quan hệ giữa nhận thức đạo đức cũng như
các chiến lược lý luận đạo đức và ý định mua hàng. Kết quả cho thấy nhận thức đạo
đức tác động tiêu cực trực tiếp lên ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Bên cạnh đó,
yếu tố này còn tác động tiêu cực lên việc sử dụng cơ chế lý luận đạo đức, gián tiếp làm
giảm ý định này của người tiêu dùng. Ngoài ra kết quả còn cho thấy người tiêu dùng
Việt Nam ưa thích sử dụng cơ chế Hợp lý hóa đạo đức để thúc đẩy ý định mua hàng
của mình. Từ những nhận định trên, môt số hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị được
đưa ra.
Từ khóa: Ý định mua hàng vi phạm bản quyền, Hợp lý hóa đạo đức, Tách rời đạo đức,
Phán xét đạo đức.
SUMMARY
STUDYING THE IMPACT OF ETHICAL FACTORS ON THE INTENTION
OF COPYRIGHT BY CONSUMERS IN VIETNAM
Unethical consumption is one of the causes of great damage to economic and
social development (Liu et al., 2009). Therefore, this factor has been considered as one
of the factors affecting sustainable success in developed countries in general and Asian
markets in particular, especially Vietnam. Besides efforts to boost the economy,
Vietnam also faces unethical consumer issues such as the consumption of counterfeit
goods or pirated products. The BSA global software survey in 2018 showed that
unlicensed software found in personal computers in Vietnam was measured at 74%. In
the report published in 2019 by ICC (BASCAP), the issue of copyright infringement in
Vietnam has become one of the barriers on the path of economic development.
The research project called "Researching the impact of ethical factors on
consumers' copyright infringement in Vietnam" is carried out for the following
purposes: (1) Re-testing the model of the impact of ethical factors on the intention to
purchase pirated goods, thereby providing a direction to prevent the formation of this
intention; (2) Assessing the importance of such impacts on consumers' violations.
The methods used are qualitative research and quantitative research. SPSS
Statistics 25.0 and AMOS statistical software support the data processing. The results
of the analysis have confirmed the relationship between ethical awareness as well as
moral reasoning strategies and purchasing intent. The results show that moral
awareness has a direct negative effect on the intention to purchase pirated goods.
Besides, this factor also has a negative impact on the use of ethical reasoning
mechanisms, indirectly reducing this intention of consumers. In addition, the results
also show that Vietnamese consumers prefer to use Ethical Reasoning mechanism to
promote their purchasing intention. From the above comments, theoretical and
administrative implications are given.
Keywords: Piracy purchase intention, Moral rationalization, Moral decoupling, Moral
judgment
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Năm 2016, theo báo cáo của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cho biết việc
xuất hiện của hàng hóa không tôn trọng bản quyền đã mang lại những tác hại nghiêm
trọng đến nền kinh tế và xã hội trên thế giới. Cụ thể chúng mang đến những tổn thất về
các khoản thu thuế của chính phủ và khiến hàng loạt người lao động bị mất việc làm.
Báo cáo này cho biết tổng giá trị của hàng nhái và hàng không tôn trọng bản quyền
toàn cầu được dự báo đến năm 2022 đạt mức từ 1,90 – 2,81 (nghìn tỷ).
Vi phạm bản quyền cũng là một trong những thách thức gây nhiều tác động tiêu
cực trong quá trình phát triển của Việt Nam. Được nói đến như một thị trường kinh tế
sôi động nổi bật trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tăng đều và
ổn định qua các năm (mức tăng trưởng GDP đạt 6,2% năm 2016; 6,8% năm 2017;
6,5% năm 2018 theo số liệu của cuộc khảo sát kinh tế và xã hội châu Á và Thái Bình
Dương năm 2018 của ESCAP), Việt Nam vừa phải thực hiện công cuộc hiện đại hóa
đất nước, vừa phải ra sức phòng chống tác hại từ vấn nạn nêu trên.
Cuộc khảo sát phần mềm toàn cầu BSA năm 2018 đã chỉ ra rằng lượng phần
mềm không được cấp phép đã tìm thấy trong máy tính cá nhân ở Việt Nam năm 2017
được đo ở mức 74% giảm so với tỷ lệ 78% vào năm 2015 (được thể hiện tại hình 1.1),
điều này cho thấy hành vi vi phạm bản quyền có xu hướng giảm. Tuy vậy Việt Nam
vẫn đang là một trong những quốc gia có tỉ lệ hành vi không tôn trọng bản quyền trực
tuyến nằm trong nhóm cao nhất trên thế giới. Trong báo cáo được công bố vào năm
2019 của tổ chức BASCAP cho thấy vấn nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam đã trở
thành một trong những rào cản trên con đường phát triển kinh tế, ảnh hưởng đa dạng
trên nhiều lĩnh vực như: phần mềm, dược phẩm, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm v.v… Thực
tế này cho thấy người tiêu dùng tại Việt Nam ở góc độ nào đó vẫn còn thể hiện nhận
thức về đạo đức trong hành vi tiêu dùng ở mức thấp.
2
Nguồn: Kết quả Khảo Sát Phần Mềm Toàn Cầu của BSA năm 2018
Hình 1.1: Tỷ lệ và giá trị thương mại của phần mềm máy tính cá nhân được
cài đặt trái phép
Nói về khía cạnh đạo đức trong hành vi tiêu dùng, trong lịch sử nghiên cứu, có
rất nhiều công trình nói về vấn đề đạo đức cũng như sự phát triển của đạo đức trong
marketing (Zhao & cộng sự, 2013; Liu, Zeng & Su, 2009). Tuy nhiên phần lớn những
nghiên cứu này được thể hiện dưới góc nhìn của doanh nghiệp thay vì xem xét cả góc
độ của người tiêu dùng (Vitell & Paolillo, 2003). Điều này dẫn đến sự thiếu sót trong lý
thuyết nghiên cứu khi mà marketing ngày nay là sự trao đổi giá trị song phương giữa
doanh nghiệp và khách hàng (Kotler & Armstrong, 2013, P.5). Những nghiên cứu sau
này đã tập trung đi sâu hơn về việc lý giải vì sao người tiêu dùng sẵn lòng thực hiện
những hành vi vô đạo đức như tiêu thụ hàng hóa xâm phạm bản quyền. Trong công
trình của Chen & cộng sự (2016) cho thấy sự liên quan giữa những chiến lược lý luận
3
đạo đức và ý định mua những sản phẩm vi phạm bản quyền tại Trung Quốc. Thông qua
đó, kết quả nghiên cứu cung cấp những gợi ý quan trọng giúp những nhãn hàng xa xỉ
có chiến lược đúng đắn trong việc giảm tỷ lệ tiêu thụ hàng xa xỉ giả. Tuy nhiên bài
nghiên cứu này vẫn có những mặt hạn chế nhất định như:
 Tác giả chỉ sử dụng một phát biểu duy nhất để đo lường khái niệm sự công nhận
đạo đức (Moral Recognition). Đây được xem là một hạn chế về tính linh hoạt
của bảng câu hỏi;
 Ngoài ra, dữ liệu được thu thập từ chỉ một quốc gia là Trung Quốc. Điều này
làm giảm tính khái quát của các phát biểu.
Để hoàn thiện kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý những bài nghiên cứu ở tương lai
nên thu thập dữ liệu ở một quốc gia khác, vì các đặc điểm của mỗi cá nhân đối với đạo
đức hay ý định vi phạm bản quyền có thể thay đổi theo địa lý giữa các nền văn hóa.
Ngoài ra, vì nghiên cứu này chỉ tập trung vào dòng sản phẩm xa xỉ giả, gợi mở cho
những công trình nghiên cứu trong tương lai nên kiểm chứng kết quả trên có đúng với
các loại sản phẩm khác hay không.
Từ mục tiêu kiểm định lại mô hình trên nhằm khẳng định sự đúng đắn của kết quả
tại những đất nước đang phát triển như Việt Nam, tác giả luận văn đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu sự tác động của yếu tố đạo đức đến ý định vi phạm bản quyền của
người tiêu dùng tại Việt Nam”. So với Trung Quốc, luật về bảo vệ bản quyền tại Việt
Nam xuất hiện khá trễ. Một số nghiên cứu cho rằng những yếu tố liên quan đến pháp lý
có thể so sánh với luật bảo vệ bản quyền có thể được tìm thấy trong toàn bộ các giai
đoạn hình thành lịch sử của Trung Quốc. Bộ luật về bản quyền hiện đại đầu tiên đã
được hiệu chỉnh vào năm 1990 và sau đó được sửa đổi vào năm 2001 (Ganea & Hajun
2009; Alford 1995). Ở Việt Nam, pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả đầu tiên được ban
hành vào ngày 10 tháng 12 năm 1994 và một bộ luật bản quyền tiên tiến hơn sau đó
được công bố vào năm 2005 (Phan 2009).
4
Đồng thời, tác giả đã thay thế khái niệm đo lường sự công nhận đạo đức (Moral
Recognition) ở bài nghiên cứu trên bao gồm 01 mục quan sát bằng khái niệm sự nhận
thức đạo đức (Moral Awareness) với 03 mục quan sát (Reynolds, S. J., 2006) nhằm
hoàn thiện bảng câu hỏi. Đồng thời tác giả mở rộng phạm vi nghiên cứu là các mặt
hàng vi phạm bản quyền nói chung thay vì chỉ tập trung vào dòng sản phẩm xa xỉ giả
nhằm gia tăng mức độ khát quát của kết quả.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Nghiên cứu này nhằm kiểm định lại các tác động của yếu tố đạo đức lên hành vi
vi phạm bản quyền của người tiêu dùng ở Việt Nam;
 Mức độ quan trọng của các ảnh hưởng này đến hành vi vi phạm bản quyền của
người tiêu dùng Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là ý định mua hàng vi phạm bản quyền và
các yếu tố đạo đức tác động đến nó.
Dựa vào số liệu tại Tổng Cục Thống kê, thành phồ Hồ Chí Minh là khu vực có
sự tập trung dân số đông nhất Việt Nam (theo số liệu sơ bộ năm 2017). Bên cạnh đó,
để tạo sự thuận lợi cho công tác thu thập dữ liệu khảo sát, tác giả chọn nơi tiến hành
khảo tại khu vực này.
Với đề tài trên, tác giả chọn kỹ thuật lấy mẫu hạn ngạch với bảng câu hỏi. Đối
tượng khảo sát là cá nhân tới tham quan, mua sắm tại hệ thống Co.opmart tại thành phố
Hồ Chí Minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu sơ bộ nhằm hoàn thiện thang đo và đưa ra bảng
câu hỏi dùng cho nghiên cứu chính thức thông qua việc thu thập, hiệu chỉnh thang đo
5
và tiến hành thảo luận nhóm. Nghiên cứu định lượng chính thức thực hiện nhằm kiếm
tra và đánh giá tiêu chuẩn phù hợp của thang đo, cũng như phân tích dữ liệu và kiểm
định tính đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình. Dữ liệu được thu thập
thông qua bảng câu hỏi đã được thiết lập và chuẩn hóa dựa trên các thang đo tương ứng
với mỗi khái niệm.
Thông tin sau khi được thu thập sẽ được xử lý qua công cụ là phần mềm thống
kê SPSS Statistics 25.0 và AMOS.
1.5. Ý nghĩa đối với thực tiễn của đề tài:
Tác giả hy vọng đề tài này sẽ mang đến những thông tin hữu ích về sự ảnh
hưởng của các khía cạnh đạo đức đến hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam. Trên
cơ sở sẽ gợi mở cho các doanh nghiệp những phương án nhằm hạn chế hành vi vi
phạm bản quyền.
1.6. Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về đề tài;
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Kết quả nghiên cứu;
Chương 5: Kết luận, hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị.
Tóm tắt chương 1:
Ở chương 1, tác giả trình bày một cách tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu cần phải đạt được. Đồng thời, nội dung cũng nêu ra đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài cũng như kết cấu của bài nghiên cứu.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:
2.1. Tổng quan về vi phạm bản quyền:
Các doanh nghiệp sản xuất và phân phối những sản phẩm chính hãng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi sự vi phạm tràn lan về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (Feinberg &
Rousslang, 1990; Shultz & Saporito, 1996). Các tài liệu về đạo đức kinh doanh chỉ ra
rằng có bốn hình thức vi phạm IPR phổ biến: giả mạo, vi phạm bản quyền, giả nhãn
hiệu và tiếp thị màu xám. Theo Lai & Zaichkowsky (1999), hai hình thức xâm phạm
đầu tiên có bản chất tương tự như sao chép các bản sao giống hệt với hàng chính hãng.
Trong đó, hàng hóa vi phạm bản quyền được sao chép chính xác từ bản gốc về xuất xứ
hay công nghệ, điển hình như các sản phẩm về phần mềm. Sự khác biệt giữa hai hình
thức vi phạm này là với vi phạm bản quyền, khách hàng cố tình mua hàng lậu, trong
khi với hàng giả mạo, khách hàng bị lừa khi nghĩ rằng sản phẩm họ mua là thật
(McDonald & Roberts, 1994). Các nhãn hiệu thường bị làm giả bao gồm Calvin Klein,
Chanel, DKNY và Rolex (Nia & Zaichkowsky, 2000). Các thương hiệu và thiết kế liên
quan đến các thương hiệu này thường được sao chép nhằm trục lợi. Những mặt hàng
làm giả có chất lượng đôi khi khá kém, như vậy, hàng vi phạm bản quyền nói chung ít
gây hại cho khách hàng hơn là đối với các doanh nghiệp sản xuất hay phân phối sản
phẩm có bản quyền (Simone, 1999). Điều này bắt nguồn từ nguyên do khách hàng
thường có thể phân biệt hàng vi phạm bản quyền và tránh chúng nếu họ muốn. Trong
khi các doanh nghiệp này phải đối diện với nhiều khó khăn gây thiệt hại trực tiếp cho
họ.
Ở Việt Nam, hành vi xâm phạm bản quyền được xem xét dưới góc độ của Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo đó, hành vi được xem là vi phạm bản quyền khi xâm
phạm đến quyền sở hữu trí tuệ do Luật Sở hữu trí tuệ quy định. Dựa trên báo cáo của
ICC BASCAP năm 2019 cho biết Việt Nam đã dần trở thành khu vực hấp dẫn của
những mặt hàng làm giả và nhập lậu. Thực tế hàng giả, hàng nhái đang được kinh
7
doanh rộng rãi trong và ngoài nước. Song song đó, còn có nhiều đơn vị sản xuất trái
phép thực hiện hành vi sao chép thương hiệu, thiết kế bao bì, nhãn mác của các thương
hiệu nổi tiếng.
2.2. Tổng quan lý thuyết nền tảng về đạo đức
Khi đối diện với các tình xuống xung đột giữa đạo đức và lợi ích cá nhân, cá nhân
có thể tự bào chữa rằng những hành vi của họ không làm trái những chuẩn mực đạo
đức. Với cách làm đó sẽ giúp cá nhân xoa dịu những xung đột trên (Hanzaee &
Jalalian, 2012; Tsang 2002).
Theo Tsang (2002), có 03 lý thuyết được dùng làm nền tảng để giải thích những
góc độ khác nhau của việc vì sao cá nhân lựa chọn thực hiện hành vi vi phạm đạo đức
gồm có: sự xung đột về nhận thức, sự tự nhìn nhận và sự buông thả về khía cạnh đạo
đức:
 Sự xung đột của nhận thức đạo đức:
Xung đột về nhận thức là một thể loại cảm xúc mà khi đó cá nhân cảm thấy không
thoải mái về mặt tâm lý. Chúng xuất hiện lúc cá nhân có nhận thức về hành động đi
ngược lại với niềm tin và quan điểm đạo đức của họ. Các cơ chế lý luận đạo đức được
hình thành để giảm bớt những cảm xúc đó (Elkin & Ericpe 1986; Elliot & Devine
1994; Festinger 1962).
Từ việc sử dụng cơ chế đạo đức như thế dẫn đến việc những quyết định của cá nhân
sẽ bị thay đổi. Để việc tự bào chữa trở nên dễ dàng, cá nhân tiến hành hiệu chỉnh quan
điểm riêng thông qua việc bổ sung những lập luận có khả năng làm cho các yếu tố đạo
đức không còn quan trọng như ban đầu nữa, hoặc họ sẽ diễn giải lại một hành động để
biến nó từ vi phạm đạo đức thành phù hợp với đạo đức (Eisend & Schuchert-Gu¨ler
2006).
 Sự tự nhìn nhận
8
Việc tự nhìn nhận giúp cá nhân hướng sự chú ý vào hành động vô đạo đức của đối
tượng khác nhằm tự phân bua về hành vi của bản thân mình là tốt (Tsang 2002). Hoặc
có thể lập luận rằng nếu một người gặp phải những nhận thức đạo đức thiếu sự rõ ràng,
người đó sẽ tham gia vào quá trình tự bào chữa để biến những hành động vi phạm đạo
đức trở thành phù hợp với đạo đức (Tsang 2002).
 Sự buông thả về khía cạnh đạo đức
Dựa trên lý thuyết này, khi một người không muốn đối diện với những cảm giác tội
lỗi của mình, họ sẽ có thể tiến hành tự bào chữa thông qua các cơ chế đạo đức (Tsang
2002). Quá trình mà một người dùng những cơ chế trên theo cách phong phú và linh
hoạt để tự thuyết phục nhằm tránh cảm giác có lỗi từ hành vi trái đạo đức của bản thân
(Bandura 1999; Bhattacharjee & cộng sự, 2013) được gọi là sự buông thả đạo đức của
cá nhân đó. Quá trình này còn có thể thực hiện thông qua một số hành vi có lựa chọn
và không khắt khe trong khâu kiểm soát tính đúng đắn của các khía cạnh đạo đức
(Chen & cộng sự, 2015; Shu & cộng sự, 2011).
Ngoài ra, trong lý thuyết về Mô hình hành động có mục đích của Fishbein và Ajzen
đã nhắc tới việc hành vi của con người bắt nguồn từ ý định thực hiện hành vi đó. Mô
hình này cho thấy ý định bắt nguồn từ hai yếu tố: (1) thái độ đối với hành vi; và (2) các
chuẩn mực đạo đức chi phối đến hành vi (Marcketti & Shelley, 2009; Fishbein & Ajzen,
1975). Như vậy, nếu cá nhân có thái độ tích cực với hành vi vi phạm bản quyền thì điều
này sẽ thúc đẩy ý định đó của họ.
9
2.3. Tổng quan về những nghiên cứu trước về yếu tố đạo đức và hành vi vi phạm
bản quyền:
2.3.1. Công trình của Cowan & cộng sự (2019): Làm thế nào để ngăn cản cá nhân
vận dụng lý luận tách rời đạo đức
Sự phổ biến của các vụ bê bối về doanh nghiệp, xã hội và chính trị đã thúc đẩy
các nhà nghiên cứu đánh giá về những vụ bê bối này để hiểu và dự đoán phản ứng của
cá nhân đối với các hành vi trái đạo đức (Sturm, 2017), gần đây là nghiên cứu của
Cowan & cộng sự (2019). Đã có nhiều nghiên cứu trước đây nhận định về tách rời đạo
đức như một cơ chế lý luận giúp cá nhân tránh những mâu thuẫn về mặt đạo đức,
nhưng vẫn chưa có nghiên cứu tìm hiểu rằng điều gì đã đóng vai trò thúc đẩy một
người thực hiện cơ chế lý luận này trong tình huống người tiêu dùng vẫn lựa chọn ủng
hộ những doanh nghiệp, thương hiệu kinh tế hoặc thương hiệu chính trị (chính khách,
nhân vật của công chúng) có các hành vi vô đạo đức.
Cowan & cộng sự (2019) đã xác định lý thuyết điều tiết tập trung (một khung
kiểm tra tư duy của người tiêu dùng như phòng ngừa hoặc thúc đẩy định hướng là một
trong những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc ngăn cản một người sử dụng lý luận tách rời
đạo đức. Cụ thể, lý thuyết điều tiết tập trung lập luận rằng mọi người có tư duy thúc
đẩy hoặc phòng ngừa (Higgins 1997, 1998). Đối với tư duy phòng ngừa, các cá nhân
tập trung vào nhiệm vụ và nghĩa vụ, tìm kiếm sự an toàn và giảm thiểu hậu quả trong
các quyết định của họ. Tuy nhiên, trong một tư duy thúc đẩy, các cá nhân được thúc
đẩy để thực hiện những hy vọng và ước mơ của họ và cải thiện tình hình của họ
(Crowe & Higgins 1997; Higgins 1997, 1998). Tùy từng dạng tư duy sẽ đưa ra sự lựa
chọn thông tin trong phán đoán và ra quyết định.
Ba thí nghiệm đã được triển khai trên cơ sở áp dụng Mô hình Tiêu chuẩn hoạt
hóa (Schwartz 1977), bao gồm ba biến liên quan đến đạo đức bao gồm: Tiêu chuẩn cá
nhân (PN), đề cập đến việc cá nhân cảm thấy một nghĩa vụ đạo đức phải tham gia hoặc
10
ngăn chặn các hành vi (Schwartz & Howard 1981); biến thứ hai liên quan đến nhận
thức về hậu quả tiêu cực (AC) cho người khác khi cá nhân thực hiện một hành động vô
đạo đức; biến thứ ba là sự quy đổ trách nhiệm (AR) đề cập đến mức độ cảm thấy có
trách nhiệm đối với các hậu quả tiêu cực (trả lời câu hỏi đó là lỗi của ai khi hành vi vô
đạo đức này dẫn đến hậu quả tiêu cực). Kết quả từ ba thí nghiệm này đã ủng hộ giả
thuyết của Cowan & cộng sự (2019) rằng những hậu quả của các hành vi vi phạm đạo
đức sẽ được nhìn nhận với mức độ cao hơn khi các cá nhân có tư duy thúc đẩy (so với
phòng ngừa), trừ khi vi phạm liên quan đến hiệu suất công việc của người vi phạm (Thí
nghiệm 1 - 3). Các vi phạm đạo đức sẽ được nhìn nhận một cách tiêu cực hơn khi các
cá nhân có tư duy phòng ngừa (Thí nghiệm 2 - 3). Tác giả đưa ra ví dụ về trường hợp
một hành vi không đúng với đạo đức của vận động viên. Khi hành vi vi phạm có liên
quan đến hiệu suất công việc của vận động viên (ví dụ: sử dụng thuốc kích thích nhằm
tăng khả năng thi đấu) so với hành vi không liên quan đến hiệu suất công việc (ví dụ:
thực hiện những hành động lừa đảo), mọi người sẽ ít sử dụng lý luận tách rời đạo đức
và sẽ có những đánh giá tiêu cực hơn về thương hiệu của vận động viên đó (Lee &
cộng sự, 2015). Nghiên cứu này đã đưa ra nhận định rằng tư duy thúc đẩy ít có lợi cho
việc tách rời đạo đức và vì vậy được dự kiến sẽ tác động đến việc đánh giá thương
hiệu. Đồng thời, một tư duy phòng ngừa sẽ tác động tích cực cho việc sử dụng sự tách
rời đạo đức (giúp tránh làm ảnh hưởng đến các quan điểm đạo đức của bản thân cá
nhân). Trên cơ sở đó, các thương hiệu và doanh nghiệp có thể tránh khỏi những đánh
giá tiêu cực của người tiêu dùng có tư duy phòng ngừa bằng cách không tác động đến
những lợi ích mà cá nhân đưa ra đánh giá đó nhận được. Kết quả của cuộc thí nghiệm
số 3 đã xác nhận luận điểm tổng thể của nghiên cứu này về vai trò của lý thuyết điều
tiết tập trung trong việc đưa ra những đánh giá về các vi phạm đạo đức khác nhau.
Sau ba cuộc thí nghiệm của Cowan & cộng sự (2019) đã đóng góp thêm cho cơ
sở lý thuyết của lý luận đạo đức bằng cách liên kết điều tiết tập trung (tư duy phòng
11
ngừa và tư duy thúc đẩy) với cơ chế tách rời đạo đức. Ngoài ra, công trình của Cowan
& cộng sự (2019) chứng minh được quảng cáo có thể thúc đẩy tư duy phòng ngừa.
2.3.2. Nghiên cứu của Schwartz (2015): Lý thuyết ra quyết định đạo đức, cách tiếp
cận thích hợp
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hoàn thiện các lý thuyết mô tả về mô hình
ra quyết định đạo đức (EDM). Đầu tiên, tác giả giới thiệu về một số mô hình EDM
khác nhau. Những mô hình này thường có thể được chia thành các nhóm sau:
(a) Dựa trên chủ nghĩa duy lý: Cách tiếp cận duy lý cho thấy rằng khi đối diện
với sự mâu thuẫn về đạo đức, người ra quyết định cố gắng giải quyết xung đột bằng
cách vận dụng quá trình nhận thức có chủ ý thông qua việc xem xét và cân nhắc những
chuẩn mực đạo đức khác nhau.
(b) Không theo chủ nghĩa duy lý (nghĩa là dựa vào trực giác và cảm xúc): Các
mô hình phi chủ nghĩa duy lý cho rằng cả trực giác và cảm xúc chi phối quá trình đưa
ra phán xét đạo đức, các nhận thức duy lý chỉ đóng vai trò thứ yếu trong quá trình này
(Haidt 2001; Sonenshein 2007).
Kế tiếp, Schwartz đã đưa ra mô hình tích hợp I-EDM đề xuất (hình 2.1) để hoàn
thiện mô hình EDM từ những nghiên cứu trước đây bằng cách hợp nhất các quá trình,
yếu tố và lý thuyết chính với nhau, bao gồm cảm xúc, trực giác, cơ chế lý luận v.v...
Mô hình tích hợp được đề xuất có thể được xem xét để áp dụng với cách tiếp cận tương
tác đặt cá nhân vào một tình huống cụ thể, và cách tiếp cận trong đó có sự gắn kết giữa
trực giác, tình cảm với chủ nghĩa duy lý trong quá trình đưa ra phán xét đạo đức.
Trong mô hình 2.1, nhận thức đạo đức được nhắc đến với vai trò là tiền đề để cá
nhân tham gia vào quá trình I-EDM. Cụ thể, khi cá nhân nhận thức được rằng có một
vấn đề đạo đức hoặc tình huống khó xử tồn tại, thì con người có thể tham gia vào quá
trình I-EDM để đưa ra phán xét đạo đức và ý định. Theo đó, nhận thức đạo đức càng
12
cao thì càng giúp cá nhân có thể đưa ra những phán xét đạo đức ủng hộ cho những ý
định đạo đức. Một điểm mới trong công trình của Schwartz là việc tác giả xem xét sự
ảnh hưởng của nhân tố Hợp lý hóa đạo đức trong mô hình I-EDM, vì nhân tố này chưa
được làm rõ trong bất cứ mô hình EDM nào trước đó. Cơ chế lý luận này được tình bày
như một sự lựa chọn xoa dịu những xung đột đạo đức bắt nguồn từ sự khác biệt giữa
nhận thức của cá nhân về những quy tắc đạo đức, từ đó đưa ra những nhận xét có lợi
cho mong muốn của họ.
Về phạm vi, mô hình I-EDM tập trung vào việc ra quyết định và hành vi của cá
nhân, thay vì tổ chức và được thiết kế để áp dụng chủ yếu vào bối cảnh kinh doanh.
Ngoài ra, mô hình nghiên cứu có thể bị đánh giá rằng có tính chất duy lý quá mức bằng
cách tiếp tục dựa vào Rest (1986) làm khuôn khổ chi phối để giải thích quá trình EDM,
và do đó không đại diện cho một mô hình tổng hợp thuần túy. Cách thức và mức độ mà
các biến và quy trình được mô tả bởi mô hình I-EDM như được mô tả trong hình 2.1 có
thể bị xem là quá bao quát và do đó thiếu tập trung. Vì vậy tác giả đưa ra gợi ý rằng
những nghiên cứu về EDM sau này cần phải tìm hiểu và khám phá chi tiết hơn.
2.3.3. Nghiên cứu của Bhattacharjee & cộng sự (2013): Cơ chế của hợp lý hóa đạo
đức và tách rời đạo đức
Công trình của Bhattacharjee & cộng sự (2013) thực hiện 06 cuộc thí nghiệm để
chứng minh và khẳng định cơ chế của hợp lý hóa đạo đức và tách rời đạo đức.
Để cá nhân có thể giảm thiểu những căng thẳng giữa kết quả hướng đến và các
quy tắc đạo đức bằng lý luận hợp lý hóa đạo đức, quan điểm của họ buộc phải dễ dãi
hơn đối với những hành vi phản cảm. Khi chọn cách đứng về phía những hành động
không đúng đắn, cá nhân có nguy cơ ảnh hưởng đến những chuẩn mực đạo đức của
bản thân hoặc bị người khác đánh giá tiêu cực. Như vậy, cá nhân sẽ tìm kiếm một
chiến lược lý luận không đòi hỏi họ phải từ bỏ quan điểm đạo đức của mình. Cụ thể
hơn, tác giả đã điều tra sự khác biệt về tâm lý khi cá nhân sử dụng hai lý luận này:
13
trong khi hợp lý hóa đạo đức hoạt động bằng cách giảm các phán xét về sự vô đạo đức
thì việc tách rời đạo đức giúp cá nhân vừa ủng hộ người thực hiện hành vi đồng thời
vừa lên án hành vi do những hậu quả tiêu cực của nó.
Cơ chế tách rời đạo đức sẽ trở nên dễ dàng hơn khi áp dụng trong các lĩnh vực
kinh doanh và khó thực hiện trong các lĩnh vực như nghệ thuật hoặc chính trị, vì trong
những lĩnh vực này đòi hỏi mối quan tâm đạo đức cao hơn. Nghiên cứu của
Bhattacharjee & cộng sự (2013) đã đưa ra một gợi mở thú vị cho những nghiên cứu về
sau này xoay quanh vấn đề về việc lý giải vì sao các nhân vật của công chúng có thể
tạo nên sức hút riêng của mình từ những vi phạm. Hoặc đưa ra định hướng giúp cho
các nhà cố vấn cho thể giúp đỡ những thanh niên vượt qua những sai lầm trong quá
khứ và dần lấy lại niềm tin.
2.3.4. Nghiên cứu của Chen & cộng sự (2016): Liệu chiến lược đạo đức có tác
động vào việc theo đuổi hàng xa xỉ giả của người tiêu dùng hay không?
Bài nghiên cứu giới thiệu về hai lý luận là sự hợp lý hóa đạo đức (1), sự tách rời
đạo đức (2) được sử dụng trong quá trình đưa ra ý định mua hàng xa xỉ giả của người
dùng tại Trung Quốc cũng như quy trình thực hiện chúng.
Công trình của Chen & cộng sự (2016) cho thấy rằng khi một người ở trong sự
xung đột đạo đức (những chuẩn mực đạo đức mâu thuẫn với lợi ích kỳ vọng) họ sẽ sử
dụng hai lý luận đạo đức này như một cách để xoa dịu những mâu thuẫn đó. Với lý
luận (1), con người được cho là tự bào chữa nhằm cho phép hành động mua hàng xa xỉ
giả của họ ít sai với đạo đức hơn, từ đó đưa ra những phán xét ủng hộ cho ý định mua
hàng. Đối với lý luận tách rời đạo đức, cá nhân hướng sự tập trung đến những lợi ích
mà họ sẽ nhận được khi mua hàng xa xỉ giả và bỏ qua những thiệt hại mà hành động
này mang lại.
Kết quả cho thấy mỗi chiến lược trên đều tác động đồng biến đến ý định mua
hàng, nhưng không ảnh hưởng một cách trực tiếp mà là gián tiếp đến ý định đó. Như
14
vậy, cá nhân không trực tiếp biện minh để chuyển đổi ngay hành vi mua hàng vi phạm
bản quyền thành hành vi hợp đạo đức, mà họ phải trải qua một quá trình cơ cấu lại
hành vi trên để chúng không hoàn toàn sai về đạo đức. Ngoài ra, cá nhân cũng không
trực tiếp tách biệt tính vô đạo đức từ hành vi của mình mà sẽ chuyển sang tập trung vào
những lợi ích mà họ nhận được khi thực hiện hành vi đó. Đồng thời, sự nhận thức đạo
đức không tác động trực tiếp tiêu cực đến ý định mua hàng như kỳ vọng.
2.4. Tóm tắt các nghiên cứu về hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam hoặc thu
thập số liệu tại Việt Nam:
2.4.1. Công trình của Domon & cộng sự (2019): Tình trạng không tôn trọng bản
quyền kỹ thuật số ở châu Á
Vi phạm bản quyền là cơn ác mộng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở
góc độ chính trị. Nếu một số ít các bài báo đã cố gắng hiểu rõ hơn về hành động vi
phạm bản quyền của người tiêu dùng ở các nước phương Tây, thì vấn đề này vẫn bị bỏ
quên ở nhiều quốc gia. Nghiên cứu này trình bày một cuộc điều tra xuyên quốc gia về
thái độ đối với mạng đồng đẳng (P2P) tại bốn quốc gia thuộc châu Á bao gồm: Trung
Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tác giả tổ chức một cuộc điều tra hành vi về nạn xâm phạm bản quyền ở hạng
mục âm nhạc. Một bảng câu hỏi đã được gửi từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2006 cho
một số sinh viên đại học ở Trung Quốc (Bắc Kinh), Việt Nam (Thành phố Hồ Chí
Minh), Hàn Quốc (Seoul) và Nhật Bản (Tokyo). Tác giả đã thu thập 100 người trả lời
ngẫu nhiên mỗi quốc gia và thu được tổng số 400 quan sát. Công trình này đã phản ánh
một thực trạng rằng những chuẩn mực xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến các hành vi
vi phạm bản quyền hơn so với khung pháp lý. Những công trình đi trước đã chỉ ra rằng
khi có sự khác biệt đáng kể giữa khung pháp lý và sự đồng thuận của xã hội, cá nhân
có thể sẽ thực hiện hành vi vi phạm (Leroch 2014; Migheli & Ramello, 2018). Như
15
vậy, nếu pháp luật chỉ được thiết lập nhưng không có sự thừa nhận và phù hợp với môi
trường địa phương có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.
Bài nghiên cứu này bước đầu cung cấp những cái nhìn cơ bản về vấn nạn xâm
phạm bản quyền kỹ thuật số ở các quốc gia châu Á. Bên cạnh những mặt hạn chế như
phương pháp và giới hạn về độ tổng quát của mẫu, nghiên cứu cũng đã gợi mở định
hướng cho các quốc gia trong việc xây dựng luật bản quyền cần chú trọng không chỉ ở
tính pháp lý mà còn cần thúc đẩy sự thay đổi trong những quy tắc xã hội.
2.4.2. Công trình của Yoo & cộng sự (2012): Ảnh hưởng của chính sách răn đe
trong vi phạm bản quyền phần mềm_Phân tích đa văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt
Nam
Đây là nghiên cứu nêu lên sự khác biệt giữa hành vi vi phạm bản quyền tại Việt
Nam và Hàn Quốc. Trong bối cảnh khi tỷ lệ các mặt hàng không tôn trọng bản quyền ở
Việt Nam đạt mức 83% (BSA 2010) trong khi ở Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ ở mức 40%.
Nội dung nghiên cứu nhằm tìm kiếm câu trả lời cho hai câu hỏi sau:
1. Ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa đối với hành vi vi phạm bản quyền là gì?
2. Yếu tố nào có tác động khác nhau đáng kể đến hành vi vi phạm bản quyền ở
Hàn Quốc và Việt Nam?
Trong số 300 bảng câu hỏi được phân phối ở mỗi quốc gia, có 142 câu hỏi được
thu thập từ Hàn Quốc và 153 bảng đến từ Việt Nam. Sau khi loại trừ những câu hỏi
không thể sử dụng, 132 câu hỏi đã hoàn thành từ Hàn Quốc và 145 câu hỏi từ Việt
Nam đã được dùng cho việc phân tích. Kết quả thu được cho thấy những hành động
xâm phạm bản quyền ở Hàn Quốc chịu sự tác động của yếu tố hình phạt thấp, đồng
thời họ cũng cho rằng những mặt lợi thu được từ việc mua hàng vi phạm bản quyền là
không cao. Mặt khác, vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam được thực hiện dưới
một rủi ro nặng nề như hình phạt. Tuy nhiên, tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam
16
trên thực tế vẫn cao hơn Hàn Quốc. Như vậy, những lợi ích có thể có từ hành vi vi
phạm bản quyền phần mềm lớn hơn những rủi ro hoặc thiệt hại có thể có từ hình phạt ở
Việt Nam. Bên cạnh đó, khi được hỏi về chi phí phần mềm theo cảm nhận của người
tiêu dùng, tại Việt Nam đánh giá mức chi phí này ở mức thấp. Tác giả đã lập luận rằng
tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam khá cao, cho thấy người Việt Nam hiếm khi mua
phần mềm, vì vậy họ đánh giá chi phí phần mềm thấp hơn dự kiến.
Bên cạnh những đóng góp trên, bài nghiên cứu này vẫn còn những mặt hạn chế
như việc dù mẫu đã được phân chia theo từng quốc gia và đã thỏa mãn các tiêu chí tối
thiểu để không tác động vào kết quả, nhưng vẫn cần cỡ mẫu lớn hơn để có những nhận
định chính xác hơn. Ngoài ra, dù Việt Nam và Hàn Quốc có một số đặc trưng khác biệt
nhất định nhưng vẫn còn một số tiêu chí tương đồng. Tác giả gợi ý các công trình sau
này hãy chọn các quốc gia khác khu vực để có thể có sự so sánh phong phú.
2.5. Mô hình nghiên cứu và phát triển mô hình:
2.5.1. Sự nhận thức đạo đức và mối quan hệ giữa sự nhận thức đạo đức và ý định
mua hàng
Nhận thức đạo đức là khái niệm ám chỉ thời điểm khi một cá nhân nhận ra rằng
họ phải đối mặt với một tình huống đòi hỏi một quyết định hoặc hành động có thể ảnh
hưởng đến lợi ích, phúc lợi hoặc kỳ vọng của bản thân hoặc người khác theo cách có
thể xung đột với một hoặc nhiều tiêu chuẩn đạo đức (Butterfield & cộng sự, 2000).
Những gì cá nhân được yêu cầu thực hiện chỉ là thừa nhận rằng giữa tình huống thực tế
xảy ra và tiêu chuẩn đạo đức như vậy là phù hợp; các quy tắc đạo đức đó có ảnh hưởng
đến nội dung của vấn đề; và cá nhân có thể áp dụng chính xác các khuôn khổ và công
cụ phân tích đạo đức vào tình huống. Nói cách khác, người ra quyết định phải thừa
nhận rằng quan điểm đạo đức là quan điểm đúng đắn và hợp lệ (Baier, 1958). Từ lập
luận trên, một cá nhân được xem là có nhận thức đạo đức khi họ nhận diện được các
17
khía cạnh đạo đức xuất hiện trong một tình huống và có thể đánh giá dựa trên quan
điểm, khuôn khổ đạo đức cụ thể.
Về ý định mua hàng vi phạm bản quyền, những nghiên cứu trước đây cũng khẳng
định rằng người tiêu dùng có những hệ thống quan điểm đạo đức riêng dựa trên các tiêu
chuẩn hay niềm tin của họ về các khía cạnh đạo đức, mà hệ thống những giá trị đạo đức
đó có thể được xem là công cụ làm giảm ý định mua hàng vi phạm bản quyền
(Michaelidou & Christodoulides 2011). Khi cá nhân có ý thức trách nhiệm cao hơn,
điều này sẽ góp phần ngăn cản ý định mua hàng vi phạm bản quyền (Tan 2002; Trevino
1992). Ngoài ra, thái độ tôn trọng tính hợp pháp của hàng hóa chính hãng có tác động
ngược chiều đối với dự định mua hàng vi phạm bản quyền (Cordell & cộng sự, 1996;
Swinyard & cộng sự, 1990). Trong lý thuyết mô hình hành động có lý do của Fishbein
và Ajzen, các hành vi của một người bắt nguồn từ ý định thực hiện hành vi đó. Mô hình
cho thấy ý định hành vi bắt nguồn từ hai yếu tố: (1) thái độ đối với hành vi; và (2) các
chuẩn mực chủ quan hoặc áp lực xã hội (Marcketti & Shelley, 2009). Trên cơ sở này, sự
nhận thức đạo đức tập trung sự chú ý của con người về những vấn đề đạo đức, do đó sẽ
ảnh hưởng đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết về
mối quan hệ sự nhận thức đạo đức và ý định mua hàng vi phạm bản quyền như sau:
H1: Sự nhận thức đạo đức có tác động tiêu cực đến ý định vi phạm bản quyền.
Cụ thể hơn, khi một người nhận ra những mâu thuẫn về mặt đạo đức sẽ ngăn họ đến
gần hơn với ý định vi phạm bản quyền.
2.5.2. Lý luận đạo đức:
Theo Haidt (2001), lý luận đạo đức bắt nguồn từ việc hình thành một nhận xét
đạo đức thông qua trực giác. Cụ thể, nếu một người được đặt trong tình huống khó xử
về mặt đạo đức, những nhận thức đạo đức không rõ ràng sẽ cho phép họ tự hiệu chỉnh
những đánh giá của mình theo thông tin có lợi nhằm phù hợp với kết quả ưa thích
18
thông qua việc vận dụng những lý luận này (củng cố ý định vi phạm bản quyền) (Ditto
& cộng sự, 2009).
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức đạo đức và ý định mua hàng một cách
toàn diện, chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ của sự nhận thức đạo đức lên các cơ chế
lý luận đạo đức. Theo Jones (1991), sự chuyển hóa trong suy nghĩ của một người từ
việc có nhận thức đạo đức qua trang thái dùng những lý luận đạo đức sẽ thay đổi tùy
vào từng tình huống khác nhau. Như vậy, trong mỗi tình huống nhất định, con người
được cho là vận dụng các lý luận đạo đức một cách linh động (Bhattacharjee & cộng
sự, 2013). Những quá trình này đóng vai trò hỗ trợ nhằm thúc đẩy cá nhân thực hiện
một hành động trái với đạo đức (Lee & cộng sự, 2015).
Trong bối cảnh vi phạm bản quyền mà khách hàng có thể phân biệt được hàng
vi phạm bản quyền và hàng chính hãng (Wiedmann & cộng sự, 2012), họ sẽ phải giải
quyết xung đột giữa lợi ích và chuẩn mực đạo đức (Cordell & cộng sự, 1996; Furnham
& Valgeirsson 2007). Để giải quyết sự xung đột đó, cá nhân sẽ phải chọn giữa quyết
định mua hàng chính hãng, hay vì lợi ích thu được mà dùng các cơ chế lý luận đạo đức
(Tsang 2002).
Như vậy, khi con người cố gắng xoa dịu các mâu thuẫn bắt nguồn từ tình huống
khó xử về mặt đạo đức, những cơ chế đạo đức sẽ được dùng để giải quyết tình huống
đó thông qua việc tự bào chữa (Lee & cộng sự 2015). Theo Jones (1991), những cơ chế
lý luận đạo đức tỷ lệ thuận với mức độ khó xử của cá nhân về trong tình huống. Nói
cách khác, lý luận đạo đức đưa ra để ủng hộ cho kết quả mong muốn của cá nhân thay
vì giúp họ tìm kiếm sự thật đúng đắn (Haidt 2001). Vì vậy, khi một người từng mua
sản phẩm vi phạm bản quyền và tiếp tục có nhu cầu, người đó sẽ lại dùng những cơ chế
như đã được đề cập nhằm đưa ra những nhận xét đạo đức ủng hộ cho mục đích của
mình (Bhattacharjee & cộng sự, 2013).
19
Hai cơ chế lý luận đang được trình bày chính là sự hợp lý hóa đạo đức và tách
rời đạo đức (Bhattacharjee & cộng sự, 2013). Hợp lý hóa đạo đức được định nghĩa là
công cụ giúp cá nhân tái xây dựng lại những hành động vi phạm chuẩn mực đạo đức
thông qua việc đưa ra những nhận định nhằm khiến hành động đó trở nên nhẹ nhàng và
ít gây hại hơn. Cá nhân thường sử dụng cơ chế này khi mà hiểu biết biết của họ không
rõ ràng về vấn đề đạo đức xoay quanh sản phẩm vi phạm bản quyền (Bhattacharjee &
cộng sự, 2013). Cơ chế này thường được sử dụng để tự bào chữa cho việc vi phạm bản
quyền. Khi đó cá nhân sẽ trình bày về hành động không đúng với đạo đức theo cách
tích cực hơn nhằm hỗ trợ cho kết quả họ mong muốn (ví dụ: Dana, Weber & Kuang
2007; Mazar & cộng sự, 2008; Shu & cộng sự, 2011). Ở một góc độ khác, cơ chế này
vẫn có những khuyết điểm khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi sử dụng. Dù cơ chế
này giúp cá nhân tìm cách xoa dịu những mâu thuẫn từ lợi ích nhận được và các tiêu
chuẩn đạo đức, họ vẫn đòi hỏi phải có lập trường dễ dãi hơn đối với những hành vi
phản cảm. Khi một cá nhân chọn cách đứng về phía những hành động sai, họ có nguy
cơ vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức của chính họ hoặc bị người khác đánh giá tiêu cực.
Theo Lee & Kwak (2015), vì cơ chế hợp lý hóa đạo đức có quan hệ mật thiết
với lý thuyết tự nhìn nhận, vì vậy sẽ khó dùng hơn so với cơ chế tách rời đạo đức. Vận
dụng cơ chế này giúp cá nhân chia tách sự vi phạm của một hành động khỏi lợi ích thu
được bởi hành động đó (Bhattacharjee & cộng sự, 2013). Dù tách rời đạo đức có nét
tương đồng với cơ chế hợp lý hóa đạo đức, nhưng hai quá trình này được xác định là
có sự tách biệt. Nếu một cá nhân ngầm xác định rằng đó là hành vi vi phạm đạo đức,
tách rời đạo đức có thể sẽ được dùng để tách biệt lợi ích nhận được khỏi những tác hại
từ hành động đó gây ra (Bhattacharjee & cộng sự, 2013; Lee & Kwak 2015). Mặt khác,
khi các quy tắc đạo đức không rõ ràng, người tiêu dùng không cảm thấy rõ việc thực
hiện hành vi đó là sai trái, cơ chế hợp lý hóa đạo đức có thể được ưu tiên.
2.5.2.1. Cơ chế của hợp lý hóa đạo đức:
20
Nếu người tiêu dùng muốn thực hiện hành vi vi phạm bản quyền thì họ cần rút
ngắn khoảng cách giữa chuẩn mực đạo đức và ý định mua hàng (Aquino & Reed 2002;
Shu & cộng sự 2011). Để làm được điều đó, cá nhân phải khiến bản thân tin rằng hành
vi của họ vẫn tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức (Tsang 2002; Bhattacharjee & cộng sự,
2013; Hanzaee & Jalalian, 2012).
Mỗi cá nhân với những đặc điểm tâm lý và tính cách khác nhau sẽ có cách sử
dụng những phương pháp lý luận không tương đồng nhằm tự giải thích và bào chữa
cho mình (ví dụ: “Vi phạm bản quyền không tệ như một số điều kinh khủng khác mà
mọi người làm”; “Một hoặc hai lần vi phạm bản quyền cũng không sao, vì nó không
thực sự gây hại nhiều”). Các phương pháp từ cơ chế này được xem như tập hợp chiến
lược dựa trên lý thuyết sự buông thả về mặt đạo đức.
 Đầu vào: tác động của sự nhận thức đạo đức đến quá trình áp dụng lý
luận hợp lý hóa đạo đức
Khi một người có thể nhận ra những khía cạnh đạo đức có thể bị vi phạm nếu họ
thực hiện một hành vi nào đó, thì cá nhân đó sẽ cảm thấy không dễ dàng gì để vận
dụng cơ chế lý luận này. Hoặc ngược lại, khi những quy tắc hay chuẩn mực đạo đức
được nhìn nhận một cách không rõ ràng sẽ khiến cá nhân thuận tiện hơn trong việc vận
dụng cơ chế hợp lý hóa đạo đức. Từ đây, tác giả đặt ra giả thuyết như sau:
H2: Sự nhận thức đạo đức có tác động nghịch biến đến sự hợp lý hóa đạo đức,
do đó nếu tăng nhận thức đạo đức sẽ dẫn đến việc giảm sự hợp lý hóa đạo đức.
 Kết quả 01: sự tác động trực tiếp của hợp lý hóa đạo đức đến ý định
mua hàng
Khi đứng trước mặt hàng vi phạm bản quyền, thay vì tìm kiếm những chuẩn mức
đạo đức chứng minh hành vi đó là sai, cá nhân có thể bị thu hút bởi các sản phẩm này.
Như đã trình bày, sự mẫu thuẫn giữa mong muốn và trách nhiệm đạo đức tạo nên cuộc
21
xung đột trong tâm lý người tiêu dùng. Và hợp lý hóa được sử dụng như một công cụ
có thể xoa dịu sự mâu thuẫn đó. Cá nhân sử dụng cơ chế hợp lý hóa đạo đức nhằm che
đậy cảm giác có lỗi của mình (Kim & Johnson 2014). Bên cạnh đó, chính sự sự nhập
nhằng trong định nghĩa về hàng vi phạm bản quyền (Wanjau & Muthiani 2012) cũng là
một nguyên nhân khiến người tiêu dùng có thể thuận lợi sử dụng cơ chế hợp lý hóa đạo
đức nhằm thúc đẩy cho ý định mua hàng của họ. Từ những lập luận trên, tác giả đưa ra
giả thuyết:
H3: Hợp lý hóa đạo đức có tác động cùng chiều đến ý định mua hàng vi phạm
bản quyền.
 Kết quả 02: Sự tác động của hợp lý hóa đạo đức đến sự phán xét đạo
đức và tác động gián tiếp của nó đến ý định mua hàng
Theo Wang & cộng sự (2014), hợp lý hóa đạo đức sẽ diễn giải lại hành vi vi phạm
bản quyền sao cho cá nhân có thể tự thuyết phục mình rằng đó là một hành vi phù hợp
với đạo đức. Từ đây, những phán xét ủng hộ cho hành vi vi phạm bản quyền được ra
đời. Cá nhân có thể đưa ra nhiều sự bào chữa để đưa ra sự phán xét có lợi cho ý định
mua hàng vi phạm bản quyền. Các phán xét đạo đức này được tạo ra sau một quá trình
lý luận có ý thức nhằm xử lý thông tin có chọn lọc (Musschenga 2008). Từ những lập
luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:
H4: Hợp lý hóa đạo đức có tác động cùng chiều đến phán xét đạo đức. Vì thế, khi
tăng sự hợp lý hóa đạo đức có tác động đến việc tăng phán xét đạo đức.
Theo Bandura & cộng sự (1996), tương ứng với từng tình huống khó xử về mặt đạo
đức riêng biệt sẽ có những lập luận phán xét khác nhau và không hề cố định. Trường
hợp cá nhân có thái độ ủng hộ cho việc vi phạm bản quyền, so với những người nhận
định hành vi đó là vô đạo đức, thì những người này sẽ có ý định mua hàng hóa vi phạm
bản quyền cao hơn (Fernandes 2013). Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
22
H5: Phán xét đạo đức có tác động cùng chiều đến ý định mua hàng vi phạm bản
quyền.
2.5.2.2. Cơ chế của tách rời đạo đức:
Tách rời đạo đức giúp cá nhân cảm thấy mình hoàn toàn không liên quan đến
hành vi vi phạm của bản thân. Cơ chế này động viên họ chỉ nên quan tâm đến lợi ích
nhận được và bao biện rằng những tác động tiêu cực từ hành vi đó không phải là lỗi
của họ.
 Đầu vào: sự tác động của sự nhận thức đạo đức đến việc vận dụng lý
luận tách rời đạo đức
Nếu vi phạm bản quyền được nhìn nhận như một hành vi vô đạo đức một cách
rõ ràng, thì rất khó để các cá nhân thực hiện cơ chế tách rời đạo đức. Trong thực tế, khi
các cá nhân chọn mua sản phẩm vi phạm bản quyền, họ có thể vận dụng việc tách rời
đạo đức theo hướng tách biệt tính vô đạo đức trong hành vi ra khỏi lợi ích kinh tế mà
họ nhận được. Dựa vào đặc điểm này, có thể thấy khi những tiêu chuẩn đạo đức được
thể hiện rõ nét, cá nhân có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng cơ chế tách rời đạo
đức. Từ lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:
H6: Sự nhận thức đạo đức có tác động ngược chiều đến việc tách rời đạo đức, vì
vậy khi mức độ khó xử về mặt đạo đức càng cao thì càng ít có khả năng cá nhân vận
dụng cơ chế tách rời đạo đức.
 Kết quả 01: sự tác động trực tiếp của tách rời đạo đức đến ý định mua
hàng
Cơ chế tách rời đạo đức đóng vai trò là phương tiện giúp cá nhân có thể thu hẹp
khoảng cách giữa các tiêu chuẩn đạo đức và lợi ích có được từ việc vi phạm bản quyền,
từ đó thúc đẩy ý định vi phạm bản quyền. Tác giả đưa ra giả thuyết sau:
23
H7: Cơ chế tách rời đạo đức có tác động tích cực đến ý định mua hàng vi phạm
bản quyền.
 Kết quả 02: sự tác động của tách rời đạo đức đến nhận thức lợi ích và
tác động gián tiếp của nó đến ý định mua hàng
Sự tách rời đạo đức hướng về sự hấp dẫn đến từ lợi ích mà cá nhân sẽ có được
khi thực hiện hành vi vi phạm bản quyền. Những lợi ích này càng trở nên béo bở hơn
khi cá nhân loại bỏ những tác hại đến từ hành vi đó. Thật vậy, khi sử dụng cơ chế này
họ chỉ chú ý vào các lợi ích cũng như sự tối ưu giữa chi phí bỏ ra và giá trị sử dụng của
sản phẩm (Chen & cộng sự, 2015; Liao & Hsieh 2012). Do đó, tác giả đưa ra giả
thuyết:
H8: Sự tách rời đạo đức có tác động cùng chiều đến nhận thức lợi ích, vì vậy
khi tách rời đạo đức được sử dụng một cách mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sự gia tăng của nhận
thức lợi ích đối với việc vi phạm bản quyền.
Những lợi ích về vật chất hay tinh thần đó (Eisend & Schuchert-Gu¨ler 2006;
Sharma & Chan 2011; Wilcox & 2009) sẽ có tác động thúc đẩy ý định mua hàng vi
phạm bản quyền. Vì vậy, tác giả trình bày giả thuyết:
H9: Nhận thức lợi ích có tác động tích cực đến việc tăng ý định mua hàng vi
phạm bản quyền.
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết của mô hình:
Dựa vào cơ sở lý thuyết đã được trình bày, tác giả trình bày về mô hình nghiên
cứu cho đề tài này. Trong đó bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vi phạm bản
quyền như: Sự nhận thức đạo đức, sự hợp lý hóa đạo đức, sự tách rời đạo đức, sự phán
xét về mặt đạo đức và nhận thức lợi ích.
24
Sự hợp
lý hóa
đạo đức
H4 Sự phán
xét về mặt
đạo đức
Nhận
thức lợi
ích
H2
H7
H8 H9
(-)
H3
Sự nhận
thức đạo
đức
H1 (-)
Ý định
mua hàng
H6 (-)
Sự tách
rời đạo
đức
H5
Hình 2.1: Mô hình sự tác động của những yếu tố đạo đức tiêu dùng đến ý định mua
hàng vi phạm bản quyền của người tiêu dùng tại Việt Nam
H1: Sự nhận thức đạo đức có tác động tiêu cực đến ý định vi phạm bản quyền. Cụ thể
hơn, khi một người nhận ra những mâu thuẫn về mặt đạo đức sẽ ngăn họ đến gần hơn
với ý định vi phạm bản quyền.
H2: Sự nhận thức đạo đức có tác động nghịch biến đến sự hợp lý hóa đạo đức, do đó
nếu tăng nhận thức đạo đức sẽ dẫn đến việc giảm sự hợp lý hóa đạo đức.
H3: Hợp lý hóa đạo đức có tác động cùng chiều đến ý định mua hàng vi phạm bản
quyền.
H4: Hợp lý hóa đạo đức có tác động cùng chiều đến phán xét đạo đức. Vì thế, khi tăng
sự hợp lý hóa đạo đức có tác động đến việc tăng phán xét đạo đức.
H5: Phán xét đạo đức có tác động cùng chiều đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền.
25
H6: Sự nhận thức đạo đức có tác động ngược chiều đến việc tách rời đạo đức, vì vậy
khi mức độ khó xử về mặt đạo đức càng cao thì càng ít có khả năng cá nhân vận dụng
cơ chế tách rời đạo đức.
H7: Cơ chế tách rời đạo đức có tác động tích cực đến ý định mua hàng vi phạm bản
quyền.
H8: Sự tách rời đạo đức có tác động cùng chiều đến nhận thức lợi ích, vì vậy khi tách
rời đạo đức được sử dụng một cách mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sự gia tăng của nhận thức lợi
ích đối với việc vi phạm bản quyền.
H9: Nhận thức lợi ích có tác động cùng chiều đến việc tăng ý định mua hàng vi phạm
bản quyền.
Tóm tắt chương 2:
Ở chương 2, tác giả trình bày những nội dung sau: cơ sở lý thuyết của các khái
niệm trong mô hình như sự nhận thức đạo đức, sự hợp lý hóa đạo đức, sự tách rời đạo
đức, sự phán xét về mặt đạo đức, nhận thức lợi ích, ý định mua hàng. Đồng thời nêu
qua những nghiên cứu có liên quan đến đề tài, và đưa ra giả thuyết và mô hình nghiên
cứu đề xuất.
26
Xác định vấn đề và mục
tiêu của bài nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết
Xây dựng mô hình và
thang đo
Nghiên cứu sơ bộ
Thang đo chính thức
Nghiên cứu định lượng
chính thức
Phân tích Cronbach's
Alpha, đánh giá độ phù
hợp của mô hình CFA;
kiểm định các giả thuyết
thông qua mô hình tuyến
tính SEM
Phân tích; thảo luận kết
quả
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
27
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ:
Tác giả tiến hành thu thập thang đo cho các biến nghiên cứu từ các bài nghiên
cứu trước bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Sau đó tác giả tiến hành dịch sang tiếng Việt và
điều chỉnh cho phù hợp với phạm vi nghiên cứu là sản phẩm vi phạm bản quyền. Tiếp
theo tác giả tiến hành thảo luận nhóm với dàn bài thảo luận được thể hiện ở Phụ lục số
01. Kết quả sau khi thảo luận thu được thang đo nháp, cụ thể như sau:
3.2.1.1. Thang đo nháp của khái niệm sự nhận thức đạo đức:
Sự nhận thức đạo đức liên quan đến niềm tin rõ ràng của một cá nhân về vấn đề
đạo đức đối với các sản phẩm vi phạm bản quyền, được 03 mục quan sát, được ký hiệu
là nhanthuc1, nhanthuc2, nhanthuc3 (Reynolds, S. J. 2006).
Bảng 3.1 Thang đo nháp của khái niệm nhận thức đạo đức
Tên mục Nội dung
nhanthuc1
Có những khía cạnh đạo đức rất quan trọng đối với tình huống vi phạm
bản quyền XXX.
nhanthuc2
Việc vi phạm bản quyền rõ ràng liên quan đến đạo đức hay vấn đề đạo
đức.
nhanthuc3
Tôi chắc chắn sẽ báo cáo tình hình vi phạm bản quyền này với đơn vị
chắc năng có thẩm quyền.
Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả
3.2.1.2. Thang đo nháp của sự hợp lý hóa đạo đức:
Hợp lý hóa đạo đức được đo lường bằng cách sử dụng thang đo có 8 biến quan
sát được hiệu chỉnh từ và kế thừa từ các nghiên cứu trước đó (Bandura & cộng sự,
1996; Bhattacharjee & công sự, 2013). Thang đo sự hợp lý hóa đạo đức bao gồm 08
28
mục quan sát, được ký hiệu lần lượt là hoplyhoa1, hoplyhoa2, hoplyhoa3, hoplyhoa4,
hoplyhoa5, hoplyhoa6, hoplyhoa7, hoplyhoa8.
Bảng 3.2: Thang đo nháp của khái niệm sự hợp lý hóa đạo đức
Tên mục Nội dung
hoplyhoa1 Tôi cảm thấy bình thường khi mua các sản phẩm vi phạm bản quyền.
hoplyhoa2
Mua một hoặc hai món hàng vi phạm bản quyền từ sản phẩm gốc thì
không phải là một hành vi xấu.
hoplyhoa3
Mua một món hàng vi phạm bản quyền không tệ như một số việc kinh
khủng khác mà mọi người làm.
hoplyhoa4
Mọi người không nên cảm thấy có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản
quyền vì sự tiện lợi của hành vi đó trong xã hội hiện nay.
hoplyhoa5
Mọi người không nên có cảm giác có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản
quyền khi rất nhiều người khác làm điều đó.
hoplyhoa6
Thật không công bằng khi đổ lỗi cho các hành vi mua sản phẩm vi phạm
bản quyền vì đó có thể là lỗi của môi trường kinh doanh xung quanh
chúng ta.
hoplyhoa7
Bạn có thể mua một hoặc hai sản phẩm vi phạm bản quyền vì nó không
thật sự gây hại nhiều.
hoplyhoa8
Không phải lỗi của chúng ta khi mua những mặt hàng vi phạm bản
quyền vì giá của sản phẩm chính hãng quá cao.
Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả
3.2.1.3. Thang đo nháp của khái niệm sự tách rời đạo đức:
Thang đo được dùng để đo lường cho khái niệm sự tách rời đạo đức được hiệu
chỉnh từ nghiên cứu của Bhattacharjee & cộng sự (2013). Trong đó, thang đo này sử
dụng ba biến quan sát để đánh được ký hiệu lần lượt là tachroi1, tachroi2, tachroi3.
29
Bảng 3.3: Thang đo nháp của khái niệm sự tách rời đạo đức
Tên mục Nội dung
tachroi1
Các hành động vi phạm đạo đức từ hành động mua sản phẩm vi phạm
bản quyền không làm thay đổi nhận xét của tôi về những lợi ích thu được
khi mua chúng.
tachroi2
Nhận thức về mặt lợi ích nên được tách biệt với các đánh giá về đạo đức
đối với hành động mua sản phẩm vi phạm bản quyền.
tachroi3
Báo cáo về các hành vi sai trái không cần thiết để ảnh hưởng đến quan
điểm của chúng ta về việc mua những mặt hàng vi phạm bản quyền.
Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả
3.2.1.4. Thang đo nháp của khái niệm sự phán xét đạo đức:
Thang đo của khái niệm phán xét đạo đức được hiệu chỉnh từ nghiên cứu của
Reidenbach và Robin (1990). Thang đo sự phán xét đạo đức bao gồm 05 biến quan sát,
được ký hiệu lần lượt là phanxet1, phanxet2, phanxet3, phanxet4, phanxet5.
Bảng 3.4: Thang đo nháp của khái niệm sự phán xét đạo đức
Tên mục Nội dung
phanxet1 Hành động mua hàng hóa vi phạm bản quyền là hợp đạo đức.
phanxet2 Gia đình tôi đồng ý đối với việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền.
phanxet3
Theo thói quen trước đây, có thể chấp nhận được việc mua sản phẩm vi
phạm bản quyền.
phanxet4
Việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền có thể chấp nhận được về mặt
văn hóa.
phanxet5
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, hành động mua sản phẩm vi
phạm bản quyền đã được ngầm đồng tình trước.
Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả
30
3.2.1.5. Thang đo nháp của khái niệm nhận thức lợi ích:
Thang đo của khái niệm nhận thức lợi ích được hiệu chỉnh từ Bian và Moutinho
(2009). Thang đo này bao gồm 03 biến quan sát cho thấy mức độ lợi ích mà người tiêu
dùng nhận thấy từ việc vi phạm bản quyền được ký hiệu lần lượt là loiich1, loiich2,
loiich3.
Bảng 3.5: Thang đo nháp của nhận thức lợi ích
Tên mục Nội dung
loiich1 Chất lượng và mức giá của những mặt hàng vi phạm bản quyền.
loiich2 Mặt hàng vi phạm bản quyền có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích.
loiich3 Mặt hàng vi phạm bản quyền có thể hoạt động tốt.
Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả
3.2.1.6. Thang đo nháp của khái niệm ý định mua hàng vi phạm bản quyền:
Thang đo ý định mua hàng vi phạm bản quyền được điều chỉnh từ Chen & cộng
sự (2016) và Teng & Laroche (2007), trong đó thang đo này sử dụng 04 biến quan sát
được ký hiệu lần lượt là ydinh1, ydinh2, ydinh3, ydinh4.
Bảng 3.6: Thang đo ý định mua hàng vi phạm bản quyền
Tên mục Nội dung
ydinh1 Tôi có ý định mua hàng vi phạm bản quyền.
ydinh2 Tôi cân nhắc về việc mua hàng vi phạm bản quyền.
ydinh3 Tôi được mua hàng vi phạm bản quyền.
ydinh4 Tôi có kế hoạch chắc chắn mua sản phẩm vi phạm bản quyền.
Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả
Dựa trên thang đo nháp, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 30 người với đối tượng
tham gia là cá nhân đến tham quan, mua sắm tại hệ thống Co.opmart thành phố Hồ Chí
31
Minh và tiến hành điều chỉnh theo góp ý về ngôn từ sao cho dễ hiểu và phù hợp với bối
cảnh nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam. Kết quả thu được tại bảng 3.7 thể hiện thang
đo đã được chuẩn hóa và hoàn thiện dựa trên kết quả và phản hồi. Sau đó, bảng câu hỏi
chính thức được đưa vào phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng. Các biến quan
sát được đo lường bằng thang đo Likert 7 điểm, từ 1 nghĩa là “Hoàn toàn không đồng
ý” đến 7 là “Hoàn toàn đồng ý”.
Bảng 3.7: Thang đo sau khi hiệu chỉnh
Ký hiệu Nội dung
Nhân tố: Sự nhận thức đạo đức
nhanthuc1
Có những khía cạnh đạo đức rất quan trọng đối với tình huống vi phạm
bản quyền XXX.
nhanthuc2
Việc vi phạm bản quyền rõ ràng liên quan đến đạo đức hay vấn đề đạo
đức.
nhanthuc3
Tôi nghĩ nên báo cáo tình hình vi phạm bản quyền này với đơn vị chức
năng có thẩm quyền.
Nhân tố: Sự hợp lý hóa đạo đức
hoplyhoa1 Cũng không có vấn đề gì khi mua các sản phẩm vi phạm bản quyền.
hoplyhoa2
Mua một hoặc hai món hàng vi phạm bản quyền từ sản phẩm gốc thì
không phải là một điều xấu.
hoplyhoa3
Mua một món hàng vi phạm bản quyền không tệ như một số điều kinh
khủng khác mà mọi người làm.
hoplyhoa4
Mọi người không nên cảm thấy có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản
quyền vì sự tiện lợi của hành vi đó trong xã hội hiện nay.
hoplyhoa5
Mọi người không nên cảm thấy có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản
quyền khi rất nhiều người khác làm điều đó.
hoplyhoa6 Thật không công bằng khi đổ lỗi cho các hành vi mua sản phẩm vi
32
phạm bản quyền bởi vì đó có thể là lỗi của môi trường kinh doanh xung
quanh chúng ta.
hoplyhoa7
Bạn có thể mua một hoặc hai sản phẩm vi phạm bản quyền vì nó không
thật sự gây hại nhiều.
hoplyhoa8
Không phải lỗi của chúng ta khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền vì
giá của sản phẩm chính hãng quá cao.
Nhân tố: Sự tách rời đạo đức
tachroi1
Các hành động vô đạo đức của việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền không
làm thay đổi đánh giá của tôi về lợi ích nhận được khi mua sắm chúng.
tachroi2
Nhận thức lợi ích nên tách biệt với các đánh giá về đạo đức đối với việc
mua sản phẩm vi phạm bản quyền.
tachroi3
Báo cáo về những hành vi sai trái không nên ảnh hưởng đến quan điểm
của chúng ta về việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền.
Nhân tố: Sự phán xét đạo đức
phanxet1 Việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền là hợp đạo đức.
phanxet2 Gia đình tôi chấp nhận được việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền.
phanxet3
Theo tiền lệ trước đây, có thể chấp nhận được việc mua sản phẩm vi
phạm bản quyền.
phanxet4
Việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền có thể chấp nhận được về mặt
văn hóa.
phanxet5
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc mua sản phẩm vi phạm
bản quyền đã được ngầm đồng tình trước.
Nhân tố: Nhận thức lợi ích
loiich1 Chất lượng và giá cả của sản phẩm vi phạm bản quyền.
loiich2 Sản phẩm vi phạm bản quyền có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích.
loiich3 Sản phẩm vi phạm bản quyền có thể hoạt động tốt.
33
Nhân tố: Ý định mua hàng
ydinh1 Tôi có ý định mua sản phẩm vi phạm bản quyền.
ydinh2 Tôi cân nhắc về việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền.
ydinh3 Tôisẽmua sảnphẩm vi phạm bản quyền.
ydinh4 Tôi có kế hoạch chắc chắn mua sản phẩm vi phạm bản quyền.
Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả
3.2.2. Nghiên cứu chính thức:
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Dữ liệu thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính
thức (tham khảo phụ lục 02) với đối tượng khảo sát là cá nhân trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh. Tác giả chọn hệ thống siêu thị Co.opmart vì đây là nơi mua sắm quen
thuộc và là địa chỉ được ưa chuộng của nhiều gia đình (tham khảo phụ lục số 07). Bảng
câu hỏi được thiết kế gồm:
Phần 1: Những câu hỏi liên quan đến nhận thức của đối tượng khảo sát về các
sản phẩm vi phạm bản quyền. Thang đo được sử dụng là thang đo định danh.
Phần 2: Đây là phần khảo sát chính nhằm khảo sát ý kiến của người tiêu dùng
về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Tác giả sử dụng
thang đo Likert 7 điểm, từ 1 nghĩa là “Hoàn toàn không đồng ý” đến 7 là “Hoàn toàn
đồng ý”.
Phần 3: Thông tin cá nhân nhằm phân loại và mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát.
Các câu hỏi trong phần này bao gồm hỏi về giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân,
nghề nghiệp và thu nhập. Thang đo được sử dụng là thang đo định danh.
Bên cạnh đó, phần mềm thống kê SPSS Statistics 25.0 và AMOS hỗ trợ cho quá
trình xử lý số liệu sau khi thu thập.
34
3.3. Phương thức lấy mẫu:
Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật chọn mẫu hạn ngạch. Các thông tin đưa vào
phân tích đều được thu thập thông qua bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết lập và
chuẩn hóa dựa trên các thang đo tương ứng với mỗi khái niệm. Ngoài ra, tác giả bổ
sung một số thông tin về nhân khẩu học.
3.4. Kích thước mẫu:
Theo Hair & cộng sự (1998), kích thước mẫu tối thiểu là 05 tương ứng với một
biến quan sát. Như vậy, ta có công thức:
a = b * 5
Với:
 a: mẫu tối thiểu cần được thu thập;
 b: số biến quan sát trong bài nghiên cứu.
Dựa theo công thức trên, số biến quan sát là 26 biến thì cỡ mẫu tương ứng tối thiểu
mà tác giả cần thu thập là 130 mẫu (26 mục quan sát * 5 mẫu). Nhằm hạn chế sự sai
sót trong quá trình chọn mẫu, tác giả chọn kích thước mẫu là 385, thời gian thực hiện
thu thập trong vòng 04 tuần. Trước khi phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, tác giả sẽ tiến
hành trao đổi nhanh nếu cá nhân có hiểu về vi phạm bản quyền mới bắt đầu thực hiện
phỏng vấn chính thức. Khi mỗi hạn ngạch (theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp) phù
hợp thì dừng lại.
Dựa theo tỷ lệ thống kê năm 2017 từ Tổng Cục Thống kê
(https://www.gso.gov.vn/) về các chỉ số như:
 Tỷ lệ giới tính;
 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo nhóm
tuổi;
35
 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo nghề
nghiệp.
Tác giả đưa ra mẫu khảo sát dự kiến có những đặc điểm như sau:
Bảng 3.8: Đặc điểm mẫu khảo sát dự kiến
Yếu tố Các đặc điểm Tần suất Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 191 49.5
Nữ 194 50.5
Độ tuổi
<= 18 16 4.1
18 - 25 34 8.9
26 - 30 43 11.1
31 - 35 48 12.4
36 – 40 48 12.4
41 - 45 48 12.4
46 - 50 45 11.6
51 - 55 31 8.1
56 - 60 31 8.1
>= 60 41 10.8
Nghề nghiệp
Học sinh 17 4.1
Sinh viên 51 13.2
Nội trợ 58 15.1
Giáo viên 50 13.0
Bác sĩ 13 3.5
Nhân viên kinh doanh 48 12.4
Nhân viên văn phòng 58 15.1
Khác 90 23.5
Nguồn: Theo tỷ lệ thống kê năm 2017 của Tổng Cục Thống kê
3.5. Quy trình thu thập số liệu:
Bảng câu hỏi đưa vào phỏng vấn được xây dựng dựa trên các biến quan sát nêu trên
đồng thời bổ sung một số thông tin về nhân khẩu học. Trong khoảng thời gian từ tháng
9/ 2019 đến tháng 10/ 2019, tác giả tiến hành thu thập 385 bảng câu hỏi thu thập được
36
từ các cá nhân đến tham quan, mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.opmart tại khu vực
Tp.HCM. Tác giả chọn hệ thống Co.opmart vì đây là địa điểm mua sắm quen thuộc của
nhiều gia đình Việt Nam, là nơi tập trung đông người tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ
liệu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu hạn ngạch. Theo Gschwend (2005), ưu
điểm của phương pháp này đảm bảo sự đại diện cho các tầng trong mẫu, có thể tạo mẫu
nhanh chóng với một mức chi phí thấp. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này
rủi ro do độ chính xác sẽ phụ thuộc vào người phỏng vấn.
Tóm tắt chương 3:
Trong nội dung chương 3, tác giả trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, cách thức chọn mẫu và thông tin mẫu khảo sát. Bên cạnh đó, chi tiết về
thang đo của từng khái niệm sử dụng trong mô hình cũng được kể đến.
37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3 đã nêu quy trình được áp dụng và phương pháp nghiên cứu được
sử dụng để kiểm định thang đo và giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Chương 4 này
sẽ trình bày kết quả sau khi tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát vừa qua. Nội dung
chương này bao gồm:
 Đặc điểm của mẫu đã khảo sát được;
 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach‘s Alpha;
 Đánh giá độ phù hợp của mô hình CFA;
 Kiểm định những giả thuyết thông qua mô hình tuyến tính SEM.
4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát
4.1.1. Nhận định ban đầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm vi phạm bản
quyền
Khi được phỏng vấn về việc cá nhân nghĩ loại sản phẩm nào trong bảng câu hỏi
xảy ra nhiều trường hợp vi phạm bản quyền nhất, kết quả thống kê chi tiết theo bảng
sau:
Bảng 4.1: Thống kê các loại sản phẩm có nhiều trường hợp vi phạm bản quyền
nhất theo ý kiến của người tiêu dùng
STT Loại sản phẩm Tần số Tỷ lệ %
1 Phần mềm 45 12.2
2 Sách báo, tạp chí 36 9.7
3 Quần áo, phụ kiện thời trang 41 11.1
4 Hàng điện tử, gia dụng 42 11.4
5 Mỹ phẩm 48 13.0
6 Ấn phẩm online 101 27.3
7 Sản phẩm khác 57 15.4
Tổng cộng 370 100.0
Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả
38
Theo kết quả trên, người tiêu dùng Việt Nam cho rằng ấn phẩm online là hạng
mục sản phẩm có tỷ lệ hàng vi phạm bản quyền cao nhất (27,3%), các hạng mục sản
phẩm còn lại chiếm tỷ lệ gần giống nhau. Điều này cho thấy người tiêu dùng tại Việt
Nam rất quan tâm đến tình trạng vi phạm bản quyền của các sản phẩm trực tuyến hơn
so với những sản phẩm khác. Theo báo cáo từ kết quả khảo sát của Liên minh phần
mềm BSA vừa công bố vào ngày 12/6/2018 cho thấy tình trạng sử dụng phần mềm trái
phép trên tổng số phần mềm trên máy tính cá nhân năm 2017 là 74%, giảm 4% so với
năm 2016. Tuy tỷ lệ có giảm nhưng vẫn rất cao so với tỷ lệ toàn cầu là 37%.
4.1.2. Đặc điểm của mẫu khảo sát:
Sau 04 tuần thu thập, tác giả thu về được 385 bảng câu hỏi. Khi được sàng lọc
phát hiện có 15 bảng câu hỏi bị loại do không đạt yêu cầu. Điều này xuất phát từ việc
người làm không đọc kỹ yêu cầu được đưa ra dẫn đến chọn nhiều hơn một đáp án trong
mỗi phát biểu, hoặc tình trạng trả lời theo quy luật. Số mẫu hợp lệ còn lại là 370 bảng
câu hỏi, đạt tỷ lệ 96,103%. Mẫu chính thức sử dụng cho bài nghiên cứu sau khi thu
thập mang những đặc điểm sau:
Bảng 4.2: Đặc điểm của mẫu khảo sát
Yếu tố Các đặc điểm Tần suất Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 183 49.5
Nữ 187 50.5
Độ tuổi
<= 18 15 4.1
18 - 25 33 8.9
26 - 30 41 11.1
31 - 35 46 12.4
36 – 40 46 12.4
41 - 45 46 12.4
46 - 50 43 11.6
51 - 55 30 8.1
56 - 60 30 8.1
>= 60 40 10.8
39
Tình trạng hôn
nhân
Độc thân 121 32.7
Đã kết hôn 219 59.2
Khác 30 8.1
Học vấn
Trung học phổ thông 15 4.1
Cao đẳng/Đại học 171 46.2
Thạc sĩ 41 11.1
Tiến sĩ 5 1.4
Khác 138 37.3
Nghề nghiệp
Học sinh 15 4.1
Sinh viên 49 13.2
Nội trợ 56 15.1
Giáo viên 48 13.0
Bác sĩ 13 3.5
Nhân viên kinh doanh 46 12.4
Nhân viên văn phòng 56 15.1
Khác 87 23.5
Thu nhập
Dưới 5 triệu đồng 120 32.4
Từ 5 - dưới 9 triệu đồng 104 28.1
Từ 9 - dưới 15 triệu đồng 76 20.5
Trên 15 triệu đồng 70 18.9
Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả
4.1.2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính:
Theo kết quả thống kê thể hiện tại hình 4.1, trong 370 mẫu đạt chuẩn có số
lượng nam đạt xấp xỉ 49,5% và 50,5% là nữ. Như vậy, tỷ lệ nam nữ là gần bằng nhau.
40
Nguồn: Theo kết quả xử lý số liệu của tác giả
Hình 4.1: Cơ cấu mẫu theo giới tính
4.1.2.2. Cơ cấu mẫu khảo sát theo độ tuổi
Mẫu tác giả thu thập được với từng nhóm tuổi chi tiết được thể hiện tại hình 4.2.
Theo đó, nhóm người thực hiện khảo sát dưới 30 tuổi chiếm 24,10%; nhóm người thực
hiện khảo sát từ 31 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ 37,20%; nhóm người thực hiện khảo sát từ
46 đến dưới 60 tuổi chiếm 27,80%; nhóm người thực hiện khảo sát từ 60 tuổi trở lên
chiếm 10,80%.
050%
051%
Nam Nữ
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam

More Related Content

What's hot

Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxKỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxPhamLong70
 
Quan tri cong nghe
Quan tri cong ngheQuan tri cong nghe
Quan tri cong ngheluanizura
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao nataliej4
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệpHướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệpLuan van Viet
 
Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ánGiám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ándinhtrongtran39
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...phamhieu56
 
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYẢnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOTĐề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxKỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
 
Quan tri cong nghe
Quan tri cong ngheQuan tri cong nghe
Quan tri cong nghe
 
Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đLuận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
 
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
 
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệpHướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn trình bày chuyên đề tốt nghiệp
 
Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ánGiám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự án
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYẢnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
 
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam

Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công ViệcLuận Văn Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công ViệcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Jmatek
Luận Văn Hoàn Thiện Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty JmatekLuận Văn Hoàn Thiện Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Jmatek
Luận Văn Hoàn Thiện Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty JmatekViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÚC LỢI BỔ SUNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÚC LỢI BỔ SUNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÚC LỢI BỔ SUNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÚC LỢI BỔ SUNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam (20)

Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
 
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
 
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công ViệcLuận Văn Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên SinhLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
 
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
 
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Viên Chức Của Bảo Hiểm Xã Hội Sơn La
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Viên Chức Của Bảo Hiểm Xã Hội Sơn LaNâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Viên Chức Của Bảo Hiểm Xã Hội Sơn La
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Viên Chức Của Bảo Hiểm Xã Hội Sơn La
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao  Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân ĐộiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao  Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Jmatek
Luận Văn Hoàn Thiện Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty JmatekLuận Văn Hoàn Thiện Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Jmatek
Luận Văn Hoàn Thiện Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Jmatek
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÚC LỢI BỔ SUNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÚC LỢI BỔ SUNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÚC LỢI BỔ SUNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÚC LỢI BỔ SUNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở ...
 
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại Trường Cao Đẳng Nghề.
Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại Trường Cao Đẳng Nghề.Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại Trường Cao Đẳng Nghề.
Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại Trường Cao Đẳng Nghề.
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người Tiêu Dùng Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÂM THỊ ÁNH HẰNG NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC ĐẾN Ý ĐỊNH VI PHẠM BẢN QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÂM THỊ ÁNH HẰNG NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC ĐẾN Ý ĐỊNH VI PHẠM BẢN QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ NHẬT HẠNH Tp. Hồ Chí Minh – 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lâm Thị Ánh Hằng, tác giả của nghiên cứu được trình bày trong luận văn này. Tôi cam đoan đề tài này là công sức và kết quả sau quá trình học tập và làm việc nghiêm túc của bản thân. Các dữ liệu thu thập có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và khách quan. Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong phạm vi bài nghiên cứu của mình nếu có bất kỳ sự không trung thực nào. Thành phố Hồ Chí Minh, 2019 Tác giả Lâm Thị Ánh Hằng
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT SUMMARY TÓM TẮT...........................................................................................................................3 SUMMARY........................................................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................1 1.1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4 1.5. Ý nghĩa đối với thực tiễn của đề tài .......................................................................5 1.6. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................5 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................6 2.1. Tổng quan về vi phạm bản quyền..........................................................................6 2.2. Tổng quan lý thuyết nền tảng về đạo đức .............................................................7 2.3. Tổng quan về những nghiên cứu trước về yếu tố đạo đức và hành vi vi phạm bản quyền........................................................................................................................9 2.3.1. Công trình của Cowan & cộng sự (2019): Làm thế nào để ngăn cản cá nhân vận dụng lý luận tách rời đạo đức ...................................................................9 2.3.2. Nghiên cứu của Schwartz (2015): Lý thuyết ra quyết định đạo đức, cách tiếp cận thích hợp......................................................................................................11
  • 5. 2.3.3. Nghiên cứu của Bhattacharjee & cộng sự (2013): Cơ chế của hợp lý hóa đạo đức và tách rời đạo đức.....................................................................................12 2.3.4. Nghiên cứu của Chen & cộng sự (2016): Liệu chiến lược đạo đức có tác động vào việc theo đuổi hàng xa xỉ giả của người tiêu dùng hay không?............13 2.4. Tóm tắt các nghiên cứu về hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam hoặc thu thập số liệu tại Việt Nam..............................................................................................14 2.4.1. Công trình của Domon & cộng sự (2019): Tình trạng không tôn trọng bản quyền kỹ thuật số ở châu Á......................................................................................14 2.4.2. Công trình của Yoo & cộng sự (2012): Ảnh hưởng của chính sách răn đe trong vi phạm bản quyền phần mềm_Phân tích đa văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam ....................................................................................................................15 2.5. Mô hình nghiên cứu và phát triển mô hình ........................................................16 2.5.1. Sự nhận thức đạo đức và mối quan hệ giữa sự nhận thức đạo đức và ý định mua hàng...........................................................................................................16 2.5.2. Lý luận đạo đức...............................................................................................17 2.5.2.1. Cơ chế của hợp lý hóa đạo đức................................................................19 2.5.2.2. Cơ chế của tách rời đạo đức ....................................................................22 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết của mô hình .............................23 Tóm tắt chương 2..............................................................................................................25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................26 3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................26 3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................27 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ.............................................................................................27 3.2.1.1. Thang đo nháp của khái niệm sự nhận thức đạo đức ..............................27 3.2.1.2. Thang đo nháp của sự hợp lý hóa đạo đức................................................27 3.2.1.3. Thang đo nháp của khái niệm sự tách rời đạo đức ..................................28 3.2.1.4. Thang đo nháp của khái niệm sự phán xét đạo đức .................................29 3.2.1.5. Thang đo nháp của khái niệm nhận thức lợi ích ......................................30 3.2.1.6. Thang đo nháp của khái niệm ý định mua hàng vi phạm bản quyền.....30 3.2.2. Nghiên cứu chính thức....................................................................................33 3.3. Phương thức lấy mẫu............................................................................................34 3.4. Kích thước mẫu .....................................................................................................34
  • 6. 3.5. Quy trình thu thập số liệu ....................................................................................35 Tóm tắt chương 3..............................................................................................................36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................37 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát.........................................................................................37 4.1.2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính ........................................................39 4.1.2.2. Cơ cấu mẫu khảo sát theo độ tuổi...........................................................40 4.1.2.3. Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân....................................................41 4.1.2.4. Cơ cấu mẫu khảo sát theo trình độ học vấn ..........................................42 4.1.2.5. Cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp..................................................43 4.1.2.6. Cơ cấu mẫu khảo sát theo thu nhập .......................................................44 4.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach ‘s Alpha.......................................................45 4.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA.....................................................................47 4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết ....................................................51 4.4.1. Kiểm định và phân tích độ phù hợp của mô hình với dữ liệu ....................51 4.4.2. Phân tích Bootstrap ........................................................................................52 4.4.3. Kiểm định và phân tích các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ............53 4.4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................55 Tóm tắt chương 4..............................................................................................................60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ....................................................61 5.1. Kết luận ..................................................................................................................61 5.2. Hàm ý quản trị.......................................................................................................62 5.2.1. Hàm ý về mặt lý thuyết...................................................................................62 5.2.1.1. Về sự nhận thức đạo đức và tác động của nó.........................................62 5.2.1 2. Về hai cơ chế đạo đức: sự hợp lý hóa đạo đức và sự tách rời đạo đức63 5.2.2. Hàm ý về mặt quản trị....................................................................................64 5.3. Mặt hạn chế của nghiên cứu ................................................................................66 Tóm tắt chương 5..............................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thang đo nháp của khái niệm Nhận thức đạo đức..........................................27 Bảng 3.2: Thang đo nháp của khái niệm Sự hợp lý hóa đạo đức...................................28 Bảng 3.3: Thang đo nháp của khái niệm Sự tách rời đạo đức........................................29 Bảng 3.4: Thang đo nháp của khái niệm sự phán xét đạo đức.......................................29 Bảng 3.5: Thang đo nháp của Nhận thức lợi ích............................................................30 Bảng 3.6: Thang đo Ý định mua hàng vi phạm bản quyền............................................30 Bảng 3.7: Thang đo sau khi hiệu chỉnh..........................................................................31 Bảng 3.8: Đặc điểm mẫu khảo sát dự kiến.................................................................... 35 Bảng 4.1: Thống kê các loại sản phẩm có nhiều trường hợp vi phạm bản quyền nhất theo ý kiến của người tiêu dùng .....................................................................................37 Bảng 4.2: Đặc điểm của mẫu khảo sát ...........................................................................38 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo......................................................46 Bảng 4.4: Kết quả độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích của các nhân tố .........49 Bảng 4.5:Kết quả MSV, ASV và các hệ số tương quan giữa hai khái niệm..................50 Bảng 4.6: Tổng hợp các kết quả từ quá trình kiểm định thang đo .................................51 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Bootstrap.........................................................................53 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mối quan hệ của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ........................................................................................................................................53 Bảng 4.9: So sánh kết quả từ 02 bài nghiên cứu............................................................59
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tỷ lệ và giá trị thương mại của phần mềm máy tính cá nhân được cài đặt trái phép................................................................................................................................. 2 Hình 2.1: Mô hình sự tác động của những yếu tố đạo đức tiêu dùng đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền của người tiêu dùng tại Việt Nam..........................................24 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu......................................................................................26 Hình 4.1: Cơ cấu mẫu theo giới tính............................................................................. 40 Hình 4.2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo độ tuổi ..................................................................41 Hình 4.3: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình trạng hôn nhân ............................................. 42 Hình 4.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo trình độ học vấn .................................................. 43 Hình 4.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp......................................................... 44 Hình 4.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo thu nhập................................................................45 Hình 4.7: Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn.........................................................48 Hình 4.8 : Kết quả phân tích mô hình SEM...................................................................52
  • 9. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC ĐẾN Ý ĐỊNH VI PHẠM BẢN QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM Tiêu dùng vô đạo đức chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại to lớn đến sự phát triển của kinh tế và xã hội (Liu & cộng sự, 2009). Vì thế mà yếu tố này đã và đang được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công bền vững ở các nước phát triển nói chung và thị trường các nước châu Á nói riêng, đặc biệt là Việt Nam. Bên cạnh sự nỗ lực để thúc đẩy nền kinh tế, Việt Nam cũng đồng thời phải đối mặt với những vấn nạn tiêu dùng vô đạo đức như việc tiêu thụ hàng giả hoặc những sản phẩm vi phạm bản quyền. Cuộc khảo sát phần mềm toàn cầu BSA vào năm 2018 đã chỉ ra rằng phần mềm không được cấp phép đã tìm thấy trong máy tính cá nhân ở Việt Nam được đo ở mức 74%. Trong kết quả báo cáo được công bố vào năm 2019 của ICC (BASCAP) cho thấy vấn nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam đã trở thành một trong những rào cản trên con đường phát triển kinh tế. Đề tài nghiên cứu với tên gọi “Nghiên cứu sự tác động của yếu tố đạo đức đến ý định vi phạm bản quyền của người tiêu dùng tại Việt Nam” được thực hiện với mục đích sau: (1) Kiểm định lại mô hình những tác động của yếu tố đạo đức đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền, từ đó đưa ra phương hướng ngăn chặn sự hình thành ý định này; (2) Đánh giá tầm quan trọng của những tác động đó lên ý định vi phạm của người tiêu dùng. Phương pháp được sử dụng là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phần mềm thống kê SPSS Statistics 25.0 và AMOS hỗ trợ cho quá trình xử lý số liệu. Kết quả phân tích đã khẳng định được mối quan hệ giữa nhận thức đạo đức cũng như các chiến lược lý luận đạo đức và ý định mua hàng. Kết quả cho thấy nhận thức đạo đức tác động tiêu cực trực tiếp lên ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Bên cạnh đó, yếu tố này còn tác động tiêu cực lên việc sử dụng cơ chế lý luận đạo đức, gián tiếp làm
  • 10. giảm ý định này của người tiêu dùng. Ngoài ra kết quả còn cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ưa thích sử dụng cơ chế Hợp lý hóa đạo đức để thúc đẩy ý định mua hàng của mình. Từ những nhận định trên, môt số hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị được đưa ra. Từ khóa: Ý định mua hàng vi phạm bản quyền, Hợp lý hóa đạo đức, Tách rời đạo đức, Phán xét đạo đức.
  • 11. SUMMARY STUDYING THE IMPACT OF ETHICAL FACTORS ON THE INTENTION OF COPYRIGHT BY CONSUMERS IN VIETNAM Unethical consumption is one of the causes of great damage to economic and social development (Liu et al., 2009). Therefore, this factor has been considered as one of the factors affecting sustainable success in developed countries in general and Asian markets in particular, especially Vietnam. Besides efforts to boost the economy, Vietnam also faces unethical consumer issues such as the consumption of counterfeit goods or pirated products. The BSA global software survey in 2018 showed that unlicensed software found in personal computers in Vietnam was measured at 74%. In the report published in 2019 by ICC (BASCAP), the issue of copyright infringement in Vietnam has become one of the barriers on the path of economic development. The research project called "Researching the impact of ethical factors on consumers' copyright infringement in Vietnam" is carried out for the following purposes: (1) Re-testing the model of the impact of ethical factors on the intention to purchase pirated goods, thereby providing a direction to prevent the formation of this intention; (2) Assessing the importance of such impacts on consumers' violations. The methods used are qualitative research and quantitative research. SPSS Statistics 25.0 and AMOS statistical software support the data processing. The results of the analysis have confirmed the relationship between ethical awareness as well as moral reasoning strategies and purchasing intent. The results show that moral awareness has a direct negative effect on the intention to purchase pirated goods. Besides, this factor also has a negative impact on the use of ethical reasoning mechanisms, indirectly reducing this intention of consumers. In addition, the results also show that Vietnamese consumers prefer to use Ethical Reasoning mechanism to
  • 12. promote their purchasing intention. From the above comments, theoretical and administrative implications are given. Keywords: Piracy purchase intention, Moral rationalization, Moral decoupling, Moral judgment
  • 13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài: Năm 2016, theo báo cáo của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cho biết việc xuất hiện của hàng hóa không tôn trọng bản quyền đã mang lại những tác hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội trên thế giới. Cụ thể chúng mang đến những tổn thất về các khoản thu thuế của chính phủ và khiến hàng loạt người lao động bị mất việc làm. Báo cáo này cho biết tổng giá trị của hàng nhái và hàng không tôn trọng bản quyền toàn cầu được dự báo đến năm 2022 đạt mức từ 1,90 – 2,81 (nghìn tỷ). Vi phạm bản quyền cũng là một trong những thách thức gây nhiều tác động tiêu cực trong quá trình phát triển của Việt Nam. Được nói đến như một thị trường kinh tế sôi động nổi bật trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tăng đều và ổn định qua các năm (mức tăng trưởng GDP đạt 6,2% năm 2016; 6,8% năm 2017; 6,5% năm 2018 theo số liệu của cuộc khảo sát kinh tế và xã hội châu Á và Thái Bình Dương năm 2018 của ESCAP), Việt Nam vừa phải thực hiện công cuộc hiện đại hóa đất nước, vừa phải ra sức phòng chống tác hại từ vấn nạn nêu trên. Cuộc khảo sát phần mềm toàn cầu BSA năm 2018 đã chỉ ra rằng lượng phần mềm không được cấp phép đã tìm thấy trong máy tính cá nhân ở Việt Nam năm 2017 được đo ở mức 74% giảm so với tỷ lệ 78% vào năm 2015 (được thể hiện tại hình 1.1), điều này cho thấy hành vi vi phạm bản quyền có xu hướng giảm. Tuy vậy Việt Nam vẫn đang là một trong những quốc gia có tỉ lệ hành vi không tôn trọng bản quyền trực tuyến nằm trong nhóm cao nhất trên thế giới. Trong báo cáo được công bố vào năm 2019 của tổ chức BASCAP cho thấy vấn nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam đã trở thành một trong những rào cản trên con đường phát triển kinh tế, ảnh hưởng đa dạng trên nhiều lĩnh vực như: phần mềm, dược phẩm, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm v.v… Thực tế này cho thấy người tiêu dùng tại Việt Nam ở góc độ nào đó vẫn còn thể hiện nhận thức về đạo đức trong hành vi tiêu dùng ở mức thấp.
  • 14. 2 Nguồn: Kết quả Khảo Sát Phần Mềm Toàn Cầu của BSA năm 2018 Hình 1.1: Tỷ lệ và giá trị thương mại của phần mềm máy tính cá nhân được cài đặt trái phép Nói về khía cạnh đạo đức trong hành vi tiêu dùng, trong lịch sử nghiên cứu, có rất nhiều công trình nói về vấn đề đạo đức cũng như sự phát triển của đạo đức trong marketing (Zhao & cộng sự, 2013; Liu, Zeng & Su, 2009). Tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu này được thể hiện dưới góc nhìn của doanh nghiệp thay vì xem xét cả góc độ của người tiêu dùng (Vitell & Paolillo, 2003). Điều này dẫn đến sự thiếu sót trong lý thuyết nghiên cứu khi mà marketing ngày nay là sự trao đổi giá trị song phương giữa doanh nghiệp và khách hàng (Kotler & Armstrong, 2013, P.5). Những nghiên cứu sau này đã tập trung đi sâu hơn về việc lý giải vì sao người tiêu dùng sẵn lòng thực hiện những hành vi vô đạo đức như tiêu thụ hàng hóa xâm phạm bản quyền. Trong công trình của Chen & cộng sự (2016) cho thấy sự liên quan giữa những chiến lược lý luận
  • 15. 3 đạo đức và ý định mua những sản phẩm vi phạm bản quyền tại Trung Quốc. Thông qua đó, kết quả nghiên cứu cung cấp những gợi ý quan trọng giúp những nhãn hàng xa xỉ có chiến lược đúng đắn trong việc giảm tỷ lệ tiêu thụ hàng xa xỉ giả. Tuy nhiên bài nghiên cứu này vẫn có những mặt hạn chế nhất định như:  Tác giả chỉ sử dụng một phát biểu duy nhất để đo lường khái niệm sự công nhận đạo đức (Moral Recognition). Đây được xem là một hạn chế về tính linh hoạt của bảng câu hỏi;  Ngoài ra, dữ liệu được thu thập từ chỉ một quốc gia là Trung Quốc. Điều này làm giảm tính khái quát của các phát biểu. Để hoàn thiện kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý những bài nghiên cứu ở tương lai nên thu thập dữ liệu ở một quốc gia khác, vì các đặc điểm của mỗi cá nhân đối với đạo đức hay ý định vi phạm bản quyền có thể thay đổi theo địa lý giữa các nền văn hóa. Ngoài ra, vì nghiên cứu này chỉ tập trung vào dòng sản phẩm xa xỉ giả, gợi mở cho những công trình nghiên cứu trong tương lai nên kiểm chứng kết quả trên có đúng với các loại sản phẩm khác hay không. Từ mục tiêu kiểm định lại mô hình trên nhằm khẳng định sự đúng đắn của kết quả tại những đất nước đang phát triển như Việt Nam, tác giả luận văn đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự tác động của yếu tố đạo đức đến ý định vi phạm bản quyền của người tiêu dùng tại Việt Nam”. So với Trung Quốc, luật về bảo vệ bản quyền tại Việt Nam xuất hiện khá trễ. Một số nghiên cứu cho rằng những yếu tố liên quan đến pháp lý có thể so sánh với luật bảo vệ bản quyền có thể được tìm thấy trong toàn bộ các giai đoạn hình thành lịch sử của Trung Quốc. Bộ luật về bản quyền hiện đại đầu tiên đã được hiệu chỉnh vào năm 1990 và sau đó được sửa đổi vào năm 2001 (Ganea & Hajun 2009; Alford 1995). Ở Việt Nam, pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả đầu tiên được ban hành vào ngày 10 tháng 12 năm 1994 và một bộ luật bản quyền tiên tiến hơn sau đó được công bố vào năm 2005 (Phan 2009).
  • 16. 4 Đồng thời, tác giả đã thay thế khái niệm đo lường sự công nhận đạo đức (Moral Recognition) ở bài nghiên cứu trên bao gồm 01 mục quan sát bằng khái niệm sự nhận thức đạo đức (Moral Awareness) với 03 mục quan sát (Reynolds, S. J., 2006) nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi. Đồng thời tác giả mở rộng phạm vi nghiên cứu là các mặt hàng vi phạm bản quyền nói chung thay vì chỉ tập trung vào dòng sản phẩm xa xỉ giả nhằm gia tăng mức độ khát quát của kết quả. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:  Nghiên cứu này nhằm kiểm định lại các tác động của yếu tố đạo đức lên hành vi vi phạm bản quyền của người tiêu dùng ở Việt Nam;  Mức độ quan trọng của các ảnh hưởng này đến hành vi vi phạm bản quyền của người tiêu dùng Việt Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là ý định mua hàng vi phạm bản quyền và các yếu tố đạo đức tác động đến nó. Dựa vào số liệu tại Tổng Cục Thống kê, thành phồ Hồ Chí Minh là khu vực có sự tập trung dân số đông nhất Việt Nam (theo số liệu sơ bộ năm 2017). Bên cạnh đó, để tạo sự thuận lợi cho công tác thu thập dữ liệu khảo sát, tác giả chọn nơi tiến hành khảo tại khu vực này. Với đề tài trên, tác giả chọn kỹ thuật lấy mẫu hạn ngạch với bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là cá nhân tới tham quan, mua sắm tại hệ thống Co.opmart tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu sơ bộ nhằm hoàn thiện thang đo và đưa ra bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu chính thức thông qua việc thu thập, hiệu chỉnh thang đo
  • 17. 5 và tiến hành thảo luận nhóm. Nghiên cứu định lượng chính thức thực hiện nhằm kiếm tra và đánh giá tiêu chuẩn phù hợp của thang đo, cũng như phân tích dữ liệu và kiểm định tính đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi đã được thiết lập và chuẩn hóa dựa trên các thang đo tương ứng với mỗi khái niệm. Thông tin sau khi được thu thập sẽ được xử lý qua công cụ là phần mềm thống kê SPSS Statistics 25.0 và AMOS. 1.5. Ý nghĩa đối với thực tiễn của đề tài: Tác giả hy vọng đề tài này sẽ mang đến những thông tin hữu ích về sự ảnh hưởng của các khía cạnh đạo đức đến hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam. Trên cơ sở sẽ gợi mở cho các doanh nghiệp những phương án nhằm hạn chế hành vi vi phạm bản quyền. 1.6. Kết cấu đề tài: Chương 1: Tổng quan về đề tài; Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu; Chương 5: Kết luận, hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị. Tóm tắt chương 1: Ở chương 1, tác giả trình bày một cách tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu cần phải đạt được. Đồng thời, nội dung cũng nêu ra đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài cũng như kết cấu của bài nghiên cứu.
  • 18. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: 2.1. Tổng quan về vi phạm bản quyền: Các doanh nghiệp sản xuất và phân phối những sản phẩm chính hãng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự vi phạm tràn lan về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (Feinberg & Rousslang, 1990; Shultz & Saporito, 1996). Các tài liệu về đạo đức kinh doanh chỉ ra rằng có bốn hình thức vi phạm IPR phổ biến: giả mạo, vi phạm bản quyền, giả nhãn hiệu và tiếp thị màu xám. Theo Lai & Zaichkowsky (1999), hai hình thức xâm phạm đầu tiên có bản chất tương tự như sao chép các bản sao giống hệt với hàng chính hãng. Trong đó, hàng hóa vi phạm bản quyền được sao chép chính xác từ bản gốc về xuất xứ hay công nghệ, điển hình như các sản phẩm về phần mềm. Sự khác biệt giữa hai hình thức vi phạm này là với vi phạm bản quyền, khách hàng cố tình mua hàng lậu, trong khi với hàng giả mạo, khách hàng bị lừa khi nghĩ rằng sản phẩm họ mua là thật (McDonald & Roberts, 1994). Các nhãn hiệu thường bị làm giả bao gồm Calvin Klein, Chanel, DKNY và Rolex (Nia & Zaichkowsky, 2000). Các thương hiệu và thiết kế liên quan đến các thương hiệu này thường được sao chép nhằm trục lợi. Những mặt hàng làm giả có chất lượng đôi khi khá kém, như vậy, hàng vi phạm bản quyền nói chung ít gây hại cho khách hàng hơn là đối với các doanh nghiệp sản xuất hay phân phối sản phẩm có bản quyền (Simone, 1999). Điều này bắt nguồn từ nguyên do khách hàng thường có thể phân biệt hàng vi phạm bản quyền và tránh chúng nếu họ muốn. Trong khi các doanh nghiệp này phải đối diện với nhiều khó khăn gây thiệt hại trực tiếp cho họ. Ở Việt Nam, hành vi xâm phạm bản quyền được xem xét dưới góc độ của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo đó, hành vi được xem là vi phạm bản quyền khi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ do Luật Sở hữu trí tuệ quy định. Dựa trên báo cáo của ICC BASCAP năm 2019 cho biết Việt Nam đã dần trở thành khu vực hấp dẫn của những mặt hàng làm giả và nhập lậu. Thực tế hàng giả, hàng nhái đang được kinh
  • 19. 7 doanh rộng rãi trong và ngoài nước. Song song đó, còn có nhiều đơn vị sản xuất trái phép thực hiện hành vi sao chép thương hiệu, thiết kế bao bì, nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng. 2.2. Tổng quan lý thuyết nền tảng về đạo đức Khi đối diện với các tình xuống xung đột giữa đạo đức và lợi ích cá nhân, cá nhân có thể tự bào chữa rằng những hành vi của họ không làm trái những chuẩn mực đạo đức. Với cách làm đó sẽ giúp cá nhân xoa dịu những xung đột trên (Hanzaee & Jalalian, 2012; Tsang 2002). Theo Tsang (2002), có 03 lý thuyết được dùng làm nền tảng để giải thích những góc độ khác nhau của việc vì sao cá nhân lựa chọn thực hiện hành vi vi phạm đạo đức gồm có: sự xung đột về nhận thức, sự tự nhìn nhận và sự buông thả về khía cạnh đạo đức:  Sự xung đột của nhận thức đạo đức: Xung đột về nhận thức là một thể loại cảm xúc mà khi đó cá nhân cảm thấy không thoải mái về mặt tâm lý. Chúng xuất hiện lúc cá nhân có nhận thức về hành động đi ngược lại với niềm tin và quan điểm đạo đức của họ. Các cơ chế lý luận đạo đức được hình thành để giảm bớt những cảm xúc đó (Elkin & Ericpe 1986; Elliot & Devine 1994; Festinger 1962). Từ việc sử dụng cơ chế đạo đức như thế dẫn đến việc những quyết định của cá nhân sẽ bị thay đổi. Để việc tự bào chữa trở nên dễ dàng, cá nhân tiến hành hiệu chỉnh quan điểm riêng thông qua việc bổ sung những lập luận có khả năng làm cho các yếu tố đạo đức không còn quan trọng như ban đầu nữa, hoặc họ sẽ diễn giải lại một hành động để biến nó từ vi phạm đạo đức thành phù hợp với đạo đức (Eisend & Schuchert-Gu¨ler 2006).  Sự tự nhìn nhận
  • 20. 8 Việc tự nhìn nhận giúp cá nhân hướng sự chú ý vào hành động vô đạo đức của đối tượng khác nhằm tự phân bua về hành vi của bản thân mình là tốt (Tsang 2002). Hoặc có thể lập luận rằng nếu một người gặp phải những nhận thức đạo đức thiếu sự rõ ràng, người đó sẽ tham gia vào quá trình tự bào chữa để biến những hành động vi phạm đạo đức trở thành phù hợp với đạo đức (Tsang 2002).  Sự buông thả về khía cạnh đạo đức Dựa trên lý thuyết này, khi một người không muốn đối diện với những cảm giác tội lỗi của mình, họ sẽ có thể tiến hành tự bào chữa thông qua các cơ chế đạo đức (Tsang 2002). Quá trình mà một người dùng những cơ chế trên theo cách phong phú và linh hoạt để tự thuyết phục nhằm tránh cảm giác có lỗi từ hành vi trái đạo đức của bản thân (Bandura 1999; Bhattacharjee & cộng sự, 2013) được gọi là sự buông thả đạo đức của cá nhân đó. Quá trình này còn có thể thực hiện thông qua một số hành vi có lựa chọn và không khắt khe trong khâu kiểm soát tính đúng đắn của các khía cạnh đạo đức (Chen & cộng sự, 2015; Shu & cộng sự, 2011). Ngoài ra, trong lý thuyết về Mô hình hành động có mục đích của Fishbein và Ajzen đã nhắc tới việc hành vi của con người bắt nguồn từ ý định thực hiện hành vi đó. Mô hình này cho thấy ý định bắt nguồn từ hai yếu tố: (1) thái độ đối với hành vi; và (2) các chuẩn mực đạo đức chi phối đến hành vi (Marcketti & Shelley, 2009; Fishbein & Ajzen, 1975). Như vậy, nếu cá nhân có thái độ tích cực với hành vi vi phạm bản quyền thì điều này sẽ thúc đẩy ý định đó của họ.
  • 21. 9 2.3. Tổng quan về những nghiên cứu trước về yếu tố đạo đức và hành vi vi phạm bản quyền: 2.3.1. Công trình của Cowan & cộng sự (2019): Làm thế nào để ngăn cản cá nhân vận dụng lý luận tách rời đạo đức Sự phổ biến của các vụ bê bối về doanh nghiệp, xã hội và chính trị đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu đánh giá về những vụ bê bối này để hiểu và dự đoán phản ứng của cá nhân đối với các hành vi trái đạo đức (Sturm, 2017), gần đây là nghiên cứu của Cowan & cộng sự (2019). Đã có nhiều nghiên cứu trước đây nhận định về tách rời đạo đức như một cơ chế lý luận giúp cá nhân tránh những mâu thuẫn về mặt đạo đức, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu tìm hiểu rằng điều gì đã đóng vai trò thúc đẩy một người thực hiện cơ chế lý luận này trong tình huống người tiêu dùng vẫn lựa chọn ủng hộ những doanh nghiệp, thương hiệu kinh tế hoặc thương hiệu chính trị (chính khách, nhân vật của công chúng) có các hành vi vô đạo đức. Cowan & cộng sự (2019) đã xác định lý thuyết điều tiết tập trung (một khung kiểm tra tư duy của người tiêu dùng như phòng ngừa hoặc thúc đẩy định hướng là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc ngăn cản một người sử dụng lý luận tách rời đạo đức. Cụ thể, lý thuyết điều tiết tập trung lập luận rằng mọi người có tư duy thúc đẩy hoặc phòng ngừa (Higgins 1997, 1998). Đối với tư duy phòng ngừa, các cá nhân tập trung vào nhiệm vụ và nghĩa vụ, tìm kiếm sự an toàn và giảm thiểu hậu quả trong các quyết định của họ. Tuy nhiên, trong một tư duy thúc đẩy, các cá nhân được thúc đẩy để thực hiện những hy vọng và ước mơ của họ và cải thiện tình hình của họ (Crowe & Higgins 1997; Higgins 1997, 1998). Tùy từng dạng tư duy sẽ đưa ra sự lựa chọn thông tin trong phán đoán và ra quyết định. Ba thí nghiệm đã được triển khai trên cơ sở áp dụng Mô hình Tiêu chuẩn hoạt hóa (Schwartz 1977), bao gồm ba biến liên quan đến đạo đức bao gồm: Tiêu chuẩn cá nhân (PN), đề cập đến việc cá nhân cảm thấy một nghĩa vụ đạo đức phải tham gia hoặc
  • 22. 10 ngăn chặn các hành vi (Schwartz & Howard 1981); biến thứ hai liên quan đến nhận thức về hậu quả tiêu cực (AC) cho người khác khi cá nhân thực hiện một hành động vô đạo đức; biến thứ ba là sự quy đổ trách nhiệm (AR) đề cập đến mức độ cảm thấy có trách nhiệm đối với các hậu quả tiêu cực (trả lời câu hỏi đó là lỗi của ai khi hành vi vô đạo đức này dẫn đến hậu quả tiêu cực). Kết quả từ ba thí nghiệm này đã ủng hộ giả thuyết của Cowan & cộng sự (2019) rằng những hậu quả của các hành vi vi phạm đạo đức sẽ được nhìn nhận với mức độ cao hơn khi các cá nhân có tư duy thúc đẩy (so với phòng ngừa), trừ khi vi phạm liên quan đến hiệu suất công việc của người vi phạm (Thí nghiệm 1 - 3). Các vi phạm đạo đức sẽ được nhìn nhận một cách tiêu cực hơn khi các cá nhân có tư duy phòng ngừa (Thí nghiệm 2 - 3). Tác giả đưa ra ví dụ về trường hợp một hành vi không đúng với đạo đức của vận động viên. Khi hành vi vi phạm có liên quan đến hiệu suất công việc của vận động viên (ví dụ: sử dụng thuốc kích thích nhằm tăng khả năng thi đấu) so với hành vi không liên quan đến hiệu suất công việc (ví dụ: thực hiện những hành động lừa đảo), mọi người sẽ ít sử dụng lý luận tách rời đạo đức và sẽ có những đánh giá tiêu cực hơn về thương hiệu của vận động viên đó (Lee & cộng sự, 2015). Nghiên cứu này đã đưa ra nhận định rằng tư duy thúc đẩy ít có lợi cho việc tách rời đạo đức và vì vậy được dự kiến sẽ tác động đến việc đánh giá thương hiệu. Đồng thời, một tư duy phòng ngừa sẽ tác động tích cực cho việc sử dụng sự tách rời đạo đức (giúp tránh làm ảnh hưởng đến các quan điểm đạo đức của bản thân cá nhân). Trên cơ sở đó, các thương hiệu và doanh nghiệp có thể tránh khỏi những đánh giá tiêu cực của người tiêu dùng có tư duy phòng ngừa bằng cách không tác động đến những lợi ích mà cá nhân đưa ra đánh giá đó nhận được. Kết quả của cuộc thí nghiệm số 3 đã xác nhận luận điểm tổng thể của nghiên cứu này về vai trò của lý thuyết điều tiết tập trung trong việc đưa ra những đánh giá về các vi phạm đạo đức khác nhau. Sau ba cuộc thí nghiệm của Cowan & cộng sự (2019) đã đóng góp thêm cho cơ sở lý thuyết của lý luận đạo đức bằng cách liên kết điều tiết tập trung (tư duy phòng
  • 23. 11 ngừa và tư duy thúc đẩy) với cơ chế tách rời đạo đức. Ngoài ra, công trình của Cowan & cộng sự (2019) chứng minh được quảng cáo có thể thúc đẩy tư duy phòng ngừa. 2.3.2. Nghiên cứu của Schwartz (2015): Lý thuyết ra quyết định đạo đức, cách tiếp cận thích hợp Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hoàn thiện các lý thuyết mô tả về mô hình ra quyết định đạo đức (EDM). Đầu tiên, tác giả giới thiệu về một số mô hình EDM khác nhau. Những mô hình này thường có thể được chia thành các nhóm sau: (a) Dựa trên chủ nghĩa duy lý: Cách tiếp cận duy lý cho thấy rằng khi đối diện với sự mâu thuẫn về đạo đức, người ra quyết định cố gắng giải quyết xung đột bằng cách vận dụng quá trình nhận thức có chủ ý thông qua việc xem xét và cân nhắc những chuẩn mực đạo đức khác nhau. (b) Không theo chủ nghĩa duy lý (nghĩa là dựa vào trực giác và cảm xúc): Các mô hình phi chủ nghĩa duy lý cho rằng cả trực giác và cảm xúc chi phối quá trình đưa ra phán xét đạo đức, các nhận thức duy lý chỉ đóng vai trò thứ yếu trong quá trình này (Haidt 2001; Sonenshein 2007). Kế tiếp, Schwartz đã đưa ra mô hình tích hợp I-EDM đề xuất (hình 2.1) để hoàn thiện mô hình EDM từ những nghiên cứu trước đây bằng cách hợp nhất các quá trình, yếu tố và lý thuyết chính với nhau, bao gồm cảm xúc, trực giác, cơ chế lý luận v.v... Mô hình tích hợp được đề xuất có thể được xem xét để áp dụng với cách tiếp cận tương tác đặt cá nhân vào một tình huống cụ thể, và cách tiếp cận trong đó có sự gắn kết giữa trực giác, tình cảm với chủ nghĩa duy lý trong quá trình đưa ra phán xét đạo đức. Trong mô hình 2.1, nhận thức đạo đức được nhắc đến với vai trò là tiền đề để cá nhân tham gia vào quá trình I-EDM. Cụ thể, khi cá nhân nhận thức được rằng có một vấn đề đạo đức hoặc tình huống khó xử tồn tại, thì con người có thể tham gia vào quá trình I-EDM để đưa ra phán xét đạo đức và ý định. Theo đó, nhận thức đạo đức càng
  • 24. 12 cao thì càng giúp cá nhân có thể đưa ra những phán xét đạo đức ủng hộ cho những ý định đạo đức. Một điểm mới trong công trình của Schwartz là việc tác giả xem xét sự ảnh hưởng của nhân tố Hợp lý hóa đạo đức trong mô hình I-EDM, vì nhân tố này chưa được làm rõ trong bất cứ mô hình EDM nào trước đó. Cơ chế lý luận này được tình bày như một sự lựa chọn xoa dịu những xung đột đạo đức bắt nguồn từ sự khác biệt giữa nhận thức của cá nhân về những quy tắc đạo đức, từ đó đưa ra những nhận xét có lợi cho mong muốn của họ. Về phạm vi, mô hình I-EDM tập trung vào việc ra quyết định và hành vi của cá nhân, thay vì tổ chức và được thiết kế để áp dụng chủ yếu vào bối cảnh kinh doanh. Ngoài ra, mô hình nghiên cứu có thể bị đánh giá rằng có tính chất duy lý quá mức bằng cách tiếp tục dựa vào Rest (1986) làm khuôn khổ chi phối để giải thích quá trình EDM, và do đó không đại diện cho một mô hình tổng hợp thuần túy. Cách thức và mức độ mà các biến và quy trình được mô tả bởi mô hình I-EDM như được mô tả trong hình 2.1 có thể bị xem là quá bao quát và do đó thiếu tập trung. Vì vậy tác giả đưa ra gợi ý rằng những nghiên cứu về EDM sau này cần phải tìm hiểu và khám phá chi tiết hơn. 2.3.3. Nghiên cứu của Bhattacharjee & cộng sự (2013): Cơ chế của hợp lý hóa đạo đức và tách rời đạo đức Công trình của Bhattacharjee & cộng sự (2013) thực hiện 06 cuộc thí nghiệm để chứng minh và khẳng định cơ chế của hợp lý hóa đạo đức và tách rời đạo đức. Để cá nhân có thể giảm thiểu những căng thẳng giữa kết quả hướng đến và các quy tắc đạo đức bằng lý luận hợp lý hóa đạo đức, quan điểm của họ buộc phải dễ dãi hơn đối với những hành vi phản cảm. Khi chọn cách đứng về phía những hành động không đúng đắn, cá nhân có nguy cơ ảnh hưởng đến những chuẩn mực đạo đức của bản thân hoặc bị người khác đánh giá tiêu cực. Như vậy, cá nhân sẽ tìm kiếm một chiến lược lý luận không đòi hỏi họ phải từ bỏ quan điểm đạo đức của mình. Cụ thể hơn, tác giả đã điều tra sự khác biệt về tâm lý khi cá nhân sử dụng hai lý luận này:
  • 25. 13 trong khi hợp lý hóa đạo đức hoạt động bằng cách giảm các phán xét về sự vô đạo đức thì việc tách rời đạo đức giúp cá nhân vừa ủng hộ người thực hiện hành vi đồng thời vừa lên án hành vi do những hậu quả tiêu cực của nó. Cơ chế tách rời đạo đức sẽ trở nên dễ dàng hơn khi áp dụng trong các lĩnh vực kinh doanh và khó thực hiện trong các lĩnh vực như nghệ thuật hoặc chính trị, vì trong những lĩnh vực này đòi hỏi mối quan tâm đạo đức cao hơn. Nghiên cứu của Bhattacharjee & cộng sự (2013) đã đưa ra một gợi mở thú vị cho những nghiên cứu về sau này xoay quanh vấn đề về việc lý giải vì sao các nhân vật của công chúng có thể tạo nên sức hút riêng của mình từ những vi phạm. Hoặc đưa ra định hướng giúp cho các nhà cố vấn cho thể giúp đỡ những thanh niên vượt qua những sai lầm trong quá khứ và dần lấy lại niềm tin. 2.3.4. Nghiên cứu của Chen & cộng sự (2016): Liệu chiến lược đạo đức có tác động vào việc theo đuổi hàng xa xỉ giả của người tiêu dùng hay không? Bài nghiên cứu giới thiệu về hai lý luận là sự hợp lý hóa đạo đức (1), sự tách rời đạo đức (2) được sử dụng trong quá trình đưa ra ý định mua hàng xa xỉ giả của người dùng tại Trung Quốc cũng như quy trình thực hiện chúng. Công trình của Chen & cộng sự (2016) cho thấy rằng khi một người ở trong sự xung đột đạo đức (những chuẩn mực đạo đức mâu thuẫn với lợi ích kỳ vọng) họ sẽ sử dụng hai lý luận đạo đức này như một cách để xoa dịu những mâu thuẫn đó. Với lý luận (1), con người được cho là tự bào chữa nhằm cho phép hành động mua hàng xa xỉ giả của họ ít sai với đạo đức hơn, từ đó đưa ra những phán xét ủng hộ cho ý định mua hàng. Đối với lý luận tách rời đạo đức, cá nhân hướng sự tập trung đến những lợi ích mà họ sẽ nhận được khi mua hàng xa xỉ giả và bỏ qua những thiệt hại mà hành động này mang lại. Kết quả cho thấy mỗi chiến lược trên đều tác động đồng biến đến ý định mua hàng, nhưng không ảnh hưởng một cách trực tiếp mà là gián tiếp đến ý định đó. Như
  • 26. 14 vậy, cá nhân không trực tiếp biện minh để chuyển đổi ngay hành vi mua hàng vi phạm bản quyền thành hành vi hợp đạo đức, mà họ phải trải qua một quá trình cơ cấu lại hành vi trên để chúng không hoàn toàn sai về đạo đức. Ngoài ra, cá nhân cũng không trực tiếp tách biệt tính vô đạo đức từ hành vi của mình mà sẽ chuyển sang tập trung vào những lợi ích mà họ nhận được khi thực hiện hành vi đó. Đồng thời, sự nhận thức đạo đức không tác động trực tiếp tiêu cực đến ý định mua hàng như kỳ vọng. 2.4. Tóm tắt các nghiên cứu về hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam hoặc thu thập số liệu tại Việt Nam: 2.4.1. Công trình của Domon & cộng sự (2019): Tình trạng không tôn trọng bản quyền kỹ thuật số ở châu Á Vi phạm bản quyền là cơn ác mộng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở góc độ chính trị. Nếu một số ít các bài báo đã cố gắng hiểu rõ hơn về hành động vi phạm bản quyền của người tiêu dùng ở các nước phương Tây, thì vấn đề này vẫn bị bỏ quên ở nhiều quốc gia. Nghiên cứu này trình bày một cuộc điều tra xuyên quốc gia về thái độ đối với mạng đồng đẳng (P2P) tại bốn quốc gia thuộc châu Á bao gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tác giả tổ chức một cuộc điều tra hành vi về nạn xâm phạm bản quyền ở hạng mục âm nhạc. Một bảng câu hỏi đã được gửi từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2006 cho một số sinh viên đại học ở Trung Quốc (Bắc Kinh), Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh), Hàn Quốc (Seoul) và Nhật Bản (Tokyo). Tác giả đã thu thập 100 người trả lời ngẫu nhiên mỗi quốc gia và thu được tổng số 400 quan sát. Công trình này đã phản ánh một thực trạng rằng những chuẩn mực xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến các hành vi vi phạm bản quyền hơn so với khung pháp lý. Những công trình đi trước đã chỉ ra rằng khi có sự khác biệt đáng kể giữa khung pháp lý và sự đồng thuận của xã hội, cá nhân có thể sẽ thực hiện hành vi vi phạm (Leroch 2014; Migheli & Ramello, 2018). Như
  • 27. 15 vậy, nếu pháp luật chỉ được thiết lập nhưng không có sự thừa nhận và phù hợp với môi trường địa phương có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn. Bài nghiên cứu này bước đầu cung cấp những cái nhìn cơ bản về vấn nạn xâm phạm bản quyền kỹ thuật số ở các quốc gia châu Á. Bên cạnh những mặt hạn chế như phương pháp và giới hạn về độ tổng quát của mẫu, nghiên cứu cũng đã gợi mở định hướng cho các quốc gia trong việc xây dựng luật bản quyền cần chú trọng không chỉ ở tính pháp lý mà còn cần thúc đẩy sự thay đổi trong những quy tắc xã hội. 2.4.2. Công trình của Yoo & cộng sự (2012): Ảnh hưởng của chính sách răn đe trong vi phạm bản quyền phần mềm_Phân tích đa văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam Đây là nghiên cứu nêu lên sự khác biệt giữa hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam và Hàn Quốc. Trong bối cảnh khi tỷ lệ các mặt hàng không tôn trọng bản quyền ở Việt Nam đạt mức 83% (BSA 2010) trong khi ở Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ ở mức 40%. Nội dung nghiên cứu nhằm tìm kiếm câu trả lời cho hai câu hỏi sau: 1. Ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa đối với hành vi vi phạm bản quyền là gì? 2. Yếu tố nào có tác động khác nhau đáng kể đến hành vi vi phạm bản quyền ở Hàn Quốc và Việt Nam? Trong số 300 bảng câu hỏi được phân phối ở mỗi quốc gia, có 142 câu hỏi được thu thập từ Hàn Quốc và 153 bảng đến từ Việt Nam. Sau khi loại trừ những câu hỏi không thể sử dụng, 132 câu hỏi đã hoàn thành từ Hàn Quốc và 145 câu hỏi từ Việt Nam đã được dùng cho việc phân tích. Kết quả thu được cho thấy những hành động xâm phạm bản quyền ở Hàn Quốc chịu sự tác động của yếu tố hình phạt thấp, đồng thời họ cũng cho rằng những mặt lợi thu được từ việc mua hàng vi phạm bản quyền là không cao. Mặt khác, vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam được thực hiện dưới một rủi ro nặng nề như hình phạt. Tuy nhiên, tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam
  • 28. 16 trên thực tế vẫn cao hơn Hàn Quốc. Như vậy, những lợi ích có thể có từ hành vi vi phạm bản quyền phần mềm lớn hơn những rủi ro hoặc thiệt hại có thể có từ hình phạt ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khi được hỏi về chi phí phần mềm theo cảm nhận của người tiêu dùng, tại Việt Nam đánh giá mức chi phí này ở mức thấp. Tác giả đã lập luận rằng tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam khá cao, cho thấy người Việt Nam hiếm khi mua phần mềm, vì vậy họ đánh giá chi phí phần mềm thấp hơn dự kiến. Bên cạnh những đóng góp trên, bài nghiên cứu này vẫn còn những mặt hạn chế như việc dù mẫu đã được phân chia theo từng quốc gia và đã thỏa mãn các tiêu chí tối thiểu để không tác động vào kết quả, nhưng vẫn cần cỡ mẫu lớn hơn để có những nhận định chính xác hơn. Ngoài ra, dù Việt Nam và Hàn Quốc có một số đặc trưng khác biệt nhất định nhưng vẫn còn một số tiêu chí tương đồng. Tác giả gợi ý các công trình sau này hãy chọn các quốc gia khác khu vực để có thể có sự so sánh phong phú. 2.5. Mô hình nghiên cứu và phát triển mô hình: 2.5.1. Sự nhận thức đạo đức và mối quan hệ giữa sự nhận thức đạo đức và ý định mua hàng Nhận thức đạo đức là khái niệm ám chỉ thời điểm khi một cá nhân nhận ra rằng họ phải đối mặt với một tình huống đòi hỏi một quyết định hoặc hành động có thể ảnh hưởng đến lợi ích, phúc lợi hoặc kỳ vọng của bản thân hoặc người khác theo cách có thể xung đột với một hoặc nhiều tiêu chuẩn đạo đức (Butterfield & cộng sự, 2000). Những gì cá nhân được yêu cầu thực hiện chỉ là thừa nhận rằng giữa tình huống thực tế xảy ra và tiêu chuẩn đạo đức như vậy là phù hợp; các quy tắc đạo đức đó có ảnh hưởng đến nội dung của vấn đề; và cá nhân có thể áp dụng chính xác các khuôn khổ và công cụ phân tích đạo đức vào tình huống. Nói cách khác, người ra quyết định phải thừa nhận rằng quan điểm đạo đức là quan điểm đúng đắn và hợp lệ (Baier, 1958). Từ lập luận trên, một cá nhân được xem là có nhận thức đạo đức khi họ nhận diện được các
  • 29. 17 khía cạnh đạo đức xuất hiện trong một tình huống và có thể đánh giá dựa trên quan điểm, khuôn khổ đạo đức cụ thể. Về ý định mua hàng vi phạm bản quyền, những nghiên cứu trước đây cũng khẳng định rằng người tiêu dùng có những hệ thống quan điểm đạo đức riêng dựa trên các tiêu chuẩn hay niềm tin của họ về các khía cạnh đạo đức, mà hệ thống những giá trị đạo đức đó có thể được xem là công cụ làm giảm ý định mua hàng vi phạm bản quyền (Michaelidou & Christodoulides 2011). Khi cá nhân có ý thức trách nhiệm cao hơn, điều này sẽ góp phần ngăn cản ý định mua hàng vi phạm bản quyền (Tan 2002; Trevino 1992). Ngoài ra, thái độ tôn trọng tính hợp pháp của hàng hóa chính hãng có tác động ngược chiều đối với dự định mua hàng vi phạm bản quyền (Cordell & cộng sự, 1996; Swinyard & cộng sự, 1990). Trong lý thuyết mô hình hành động có lý do của Fishbein và Ajzen, các hành vi của một người bắt nguồn từ ý định thực hiện hành vi đó. Mô hình cho thấy ý định hành vi bắt nguồn từ hai yếu tố: (1) thái độ đối với hành vi; và (2) các chuẩn mực chủ quan hoặc áp lực xã hội (Marcketti & Shelley, 2009). Trên cơ sở này, sự nhận thức đạo đức tập trung sự chú ý của con người về những vấn đề đạo đức, do đó sẽ ảnh hưởng đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ sự nhận thức đạo đức và ý định mua hàng vi phạm bản quyền như sau: H1: Sự nhận thức đạo đức có tác động tiêu cực đến ý định vi phạm bản quyền. Cụ thể hơn, khi một người nhận ra những mâu thuẫn về mặt đạo đức sẽ ngăn họ đến gần hơn với ý định vi phạm bản quyền. 2.5.2. Lý luận đạo đức: Theo Haidt (2001), lý luận đạo đức bắt nguồn từ việc hình thành một nhận xét đạo đức thông qua trực giác. Cụ thể, nếu một người được đặt trong tình huống khó xử về mặt đạo đức, những nhận thức đạo đức không rõ ràng sẽ cho phép họ tự hiệu chỉnh những đánh giá của mình theo thông tin có lợi nhằm phù hợp với kết quả ưa thích
  • 30. 18 thông qua việc vận dụng những lý luận này (củng cố ý định vi phạm bản quyền) (Ditto & cộng sự, 2009). Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức đạo đức và ý định mua hàng một cách toàn diện, chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ của sự nhận thức đạo đức lên các cơ chế lý luận đạo đức. Theo Jones (1991), sự chuyển hóa trong suy nghĩ của một người từ việc có nhận thức đạo đức qua trang thái dùng những lý luận đạo đức sẽ thay đổi tùy vào từng tình huống khác nhau. Như vậy, trong mỗi tình huống nhất định, con người được cho là vận dụng các lý luận đạo đức một cách linh động (Bhattacharjee & cộng sự, 2013). Những quá trình này đóng vai trò hỗ trợ nhằm thúc đẩy cá nhân thực hiện một hành động trái với đạo đức (Lee & cộng sự, 2015). Trong bối cảnh vi phạm bản quyền mà khách hàng có thể phân biệt được hàng vi phạm bản quyền và hàng chính hãng (Wiedmann & cộng sự, 2012), họ sẽ phải giải quyết xung đột giữa lợi ích và chuẩn mực đạo đức (Cordell & cộng sự, 1996; Furnham & Valgeirsson 2007). Để giải quyết sự xung đột đó, cá nhân sẽ phải chọn giữa quyết định mua hàng chính hãng, hay vì lợi ích thu được mà dùng các cơ chế lý luận đạo đức (Tsang 2002). Như vậy, khi con người cố gắng xoa dịu các mâu thuẫn bắt nguồn từ tình huống khó xử về mặt đạo đức, những cơ chế đạo đức sẽ được dùng để giải quyết tình huống đó thông qua việc tự bào chữa (Lee & cộng sự 2015). Theo Jones (1991), những cơ chế lý luận đạo đức tỷ lệ thuận với mức độ khó xử của cá nhân về trong tình huống. Nói cách khác, lý luận đạo đức đưa ra để ủng hộ cho kết quả mong muốn của cá nhân thay vì giúp họ tìm kiếm sự thật đúng đắn (Haidt 2001). Vì vậy, khi một người từng mua sản phẩm vi phạm bản quyền và tiếp tục có nhu cầu, người đó sẽ lại dùng những cơ chế như đã được đề cập nhằm đưa ra những nhận xét đạo đức ủng hộ cho mục đích của mình (Bhattacharjee & cộng sự, 2013).
  • 31. 19 Hai cơ chế lý luận đang được trình bày chính là sự hợp lý hóa đạo đức và tách rời đạo đức (Bhattacharjee & cộng sự, 2013). Hợp lý hóa đạo đức được định nghĩa là công cụ giúp cá nhân tái xây dựng lại những hành động vi phạm chuẩn mực đạo đức thông qua việc đưa ra những nhận định nhằm khiến hành động đó trở nên nhẹ nhàng và ít gây hại hơn. Cá nhân thường sử dụng cơ chế này khi mà hiểu biết biết của họ không rõ ràng về vấn đề đạo đức xoay quanh sản phẩm vi phạm bản quyền (Bhattacharjee & cộng sự, 2013). Cơ chế này thường được sử dụng để tự bào chữa cho việc vi phạm bản quyền. Khi đó cá nhân sẽ trình bày về hành động không đúng với đạo đức theo cách tích cực hơn nhằm hỗ trợ cho kết quả họ mong muốn (ví dụ: Dana, Weber & Kuang 2007; Mazar & cộng sự, 2008; Shu & cộng sự, 2011). Ở một góc độ khác, cơ chế này vẫn có những khuyết điểm khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi sử dụng. Dù cơ chế này giúp cá nhân tìm cách xoa dịu những mâu thuẫn từ lợi ích nhận được và các tiêu chuẩn đạo đức, họ vẫn đòi hỏi phải có lập trường dễ dãi hơn đối với những hành vi phản cảm. Khi một cá nhân chọn cách đứng về phía những hành động sai, họ có nguy cơ vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức của chính họ hoặc bị người khác đánh giá tiêu cực. Theo Lee & Kwak (2015), vì cơ chế hợp lý hóa đạo đức có quan hệ mật thiết với lý thuyết tự nhìn nhận, vì vậy sẽ khó dùng hơn so với cơ chế tách rời đạo đức. Vận dụng cơ chế này giúp cá nhân chia tách sự vi phạm của một hành động khỏi lợi ích thu được bởi hành động đó (Bhattacharjee & cộng sự, 2013). Dù tách rời đạo đức có nét tương đồng với cơ chế hợp lý hóa đạo đức, nhưng hai quá trình này được xác định là có sự tách biệt. Nếu một cá nhân ngầm xác định rằng đó là hành vi vi phạm đạo đức, tách rời đạo đức có thể sẽ được dùng để tách biệt lợi ích nhận được khỏi những tác hại từ hành động đó gây ra (Bhattacharjee & cộng sự, 2013; Lee & Kwak 2015). Mặt khác, khi các quy tắc đạo đức không rõ ràng, người tiêu dùng không cảm thấy rõ việc thực hiện hành vi đó là sai trái, cơ chế hợp lý hóa đạo đức có thể được ưu tiên. 2.5.2.1. Cơ chế của hợp lý hóa đạo đức:
  • 32. 20 Nếu người tiêu dùng muốn thực hiện hành vi vi phạm bản quyền thì họ cần rút ngắn khoảng cách giữa chuẩn mực đạo đức và ý định mua hàng (Aquino & Reed 2002; Shu & cộng sự 2011). Để làm được điều đó, cá nhân phải khiến bản thân tin rằng hành vi của họ vẫn tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức (Tsang 2002; Bhattacharjee & cộng sự, 2013; Hanzaee & Jalalian, 2012). Mỗi cá nhân với những đặc điểm tâm lý và tính cách khác nhau sẽ có cách sử dụng những phương pháp lý luận không tương đồng nhằm tự giải thích và bào chữa cho mình (ví dụ: “Vi phạm bản quyền không tệ như một số điều kinh khủng khác mà mọi người làm”; “Một hoặc hai lần vi phạm bản quyền cũng không sao, vì nó không thực sự gây hại nhiều”). Các phương pháp từ cơ chế này được xem như tập hợp chiến lược dựa trên lý thuyết sự buông thả về mặt đạo đức.  Đầu vào: tác động của sự nhận thức đạo đức đến quá trình áp dụng lý luận hợp lý hóa đạo đức Khi một người có thể nhận ra những khía cạnh đạo đức có thể bị vi phạm nếu họ thực hiện một hành vi nào đó, thì cá nhân đó sẽ cảm thấy không dễ dàng gì để vận dụng cơ chế lý luận này. Hoặc ngược lại, khi những quy tắc hay chuẩn mực đạo đức được nhìn nhận một cách không rõ ràng sẽ khiến cá nhân thuận tiện hơn trong việc vận dụng cơ chế hợp lý hóa đạo đức. Từ đây, tác giả đặt ra giả thuyết như sau: H2: Sự nhận thức đạo đức có tác động nghịch biến đến sự hợp lý hóa đạo đức, do đó nếu tăng nhận thức đạo đức sẽ dẫn đến việc giảm sự hợp lý hóa đạo đức.  Kết quả 01: sự tác động trực tiếp của hợp lý hóa đạo đức đến ý định mua hàng Khi đứng trước mặt hàng vi phạm bản quyền, thay vì tìm kiếm những chuẩn mức đạo đức chứng minh hành vi đó là sai, cá nhân có thể bị thu hút bởi các sản phẩm này. Như đã trình bày, sự mẫu thuẫn giữa mong muốn và trách nhiệm đạo đức tạo nên cuộc
  • 33. 21 xung đột trong tâm lý người tiêu dùng. Và hợp lý hóa được sử dụng như một công cụ có thể xoa dịu sự mâu thuẫn đó. Cá nhân sử dụng cơ chế hợp lý hóa đạo đức nhằm che đậy cảm giác có lỗi của mình (Kim & Johnson 2014). Bên cạnh đó, chính sự sự nhập nhằng trong định nghĩa về hàng vi phạm bản quyền (Wanjau & Muthiani 2012) cũng là một nguyên nhân khiến người tiêu dùng có thể thuận lợi sử dụng cơ chế hợp lý hóa đạo đức nhằm thúc đẩy cho ý định mua hàng của họ. Từ những lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết: H3: Hợp lý hóa đạo đức có tác động cùng chiều đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền.  Kết quả 02: Sự tác động của hợp lý hóa đạo đức đến sự phán xét đạo đức và tác động gián tiếp của nó đến ý định mua hàng Theo Wang & cộng sự (2014), hợp lý hóa đạo đức sẽ diễn giải lại hành vi vi phạm bản quyền sao cho cá nhân có thể tự thuyết phục mình rằng đó là một hành vi phù hợp với đạo đức. Từ đây, những phán xét ủng hộ cho hành vi vi phạm bản quyền được ra đời. Cá nhân có thể đưa ra nhiều sự bào chữa để đưa ra sự phán xét có lợi cho ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Các phán xét đạo đức này được tạo ra sau một quá trình lý luận có ý thức nhằm xử lý thông tin có chọn lọc (Musschenga 2008). Từ những lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết: H4: Hợp lý hóa đạo đức có tác động cùng chiều đến phán xét đạo đức. Vì thế, khi tăng sự hợp lý hóa đạo đức có tác động đến việc tăng phán xét đạo đức. Theo Bandura & cộng sự (1996), tương ứng với từng tình huống khó xử về mặt đạo đức riêng biệt sẽ có những lập luận phán xét khác nhau và không hề cố định. Trường hợp cá nhân có thái độ ủng hộ cho việc vi phạm bản quyền, so với những người nhận định hành vi đó là vô đạo đức, thì những người này sẽ có ý định mua hàng hóa vi phạm bản quyền cao hơn (Fernandes 2013). Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
  • 34. 22 H5: Phán xét đạo đức có tác động cùng chiều đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền. 2.5.2.2. Cơ chế của tách rời đạo đức: Tách rời đạo đức giúp cá nhân cảm thấy mình hoàn toàn không liên quan đến hành vi vi phạm của bản thân. Cơ chế này động viên họ chỉ nên quan tâm đến lợi ích nhận được và bao biện rằng những tác động tiêu cực từ hành vi đó không phải là lỗi của họ.  Đầu vào: sự tác động của sự nhận thức đạo đức đến việc vận dụng lý luận tách rời đạo đức Nếu vi phạm bản quyền được nhìn nhận như một hành vi vô đạo đức một cách rõ ràng, thì rất khó để các cá nhân thực hiện cơ chế tách rời đạo đức. Trong thực tế, khi các cá nhân chọn mua sản phẩm vi phạm bản quyền, họ có thể vận dụng việc tách rời đạo đức theo hướng tách biệt tính vô đạo đức trong hành vi ra khỏi lợi ích kinh tế mà họ nhận được. Dựa vào đặc điểm này, có thể thấy khi những tiêu chuẩn đạo đức được thể hiện rõ nét, cá nhân có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng cơ chế tách rời đạo đức. Từ lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết: H6: Sự nhận thức đạo đức có tác động ngược chiều đến việc tách rời đạo đức, vì vậy khi mức độ khó xử về mặt đạo đức càng cao thì càng ít có khả năng cá nhân vận dụng cơ chế tách rời đạo đức.  Kết quả 01: sự tác động trực tiếp của tách rời đạo đức đến ý định mua hàng Cơ chế tách rời đạo đức đóng vai trò là phương tiện giúp cá nhân có thể thu hẹp khoảng cách giữa các tiêu chuẩn đạo đức và lợi ích có được từ việc vi phạm bản quyền, từ đó thúc đẩy ý định vi phạm bản quyền. Tác giả đưa ra giả thuyết sau:
  • 35. 23 H7: Cơ chế tách rời đạo đức có tác động tích cực đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền.  Kết quả 02: sự tác động của tách rời đạo đức đến nhận thức lợi ích và tác động gián tiếp của nó đến ý định mua hàng Sự tách rời đạo đức hướng về sự hấp dẫn đến từ lợi ích mà cá nhân sẽ có được khi thực hiện hành vi vi phạm bản quyền. Những lợi ích này càng trở nên béo bở hơn khi cá nhân loại bỏ những tác hại đến từ hành vi đó. Thật vậy, khi sử dụng cơ chế này họ chỉ chú ý vào các lợi ích cũng như sự tối ưu giữa chi phí bỏ ra và giá trị sử dụng của sản phẩm (Chen & cộng sự, 2015; Liao & Hsieh 2012). Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết: H8: Sự tách rời đạo đức có tác động cùng chiều đến nhận thức lợi ích, vì vậy khi tách rời đạo đức được sử dụng một cách mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sự gia tăng của nhận thức lợi ích đối với việc vi phạm bản quyền. Những lợi ích về vật chất hay tinh thần đó (Eisend & Schuchert-Gu¨ler 2006; Sharma & Chan 2011; Wilcox & 2009) sẽ có tác động thúc đẩy ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Vì vậy, tác giả trình bày giả thuyết: H9: Nhận thức lợi ích có tác động tích cực đến việc tăng ý định mua hàng vi phạm bản quyền. 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết của mô hình: Dựa vào cơ sở lý thuyết đã được trình bày, tác giả trình bày về mô hình nghiên cứu cho đề tài này. Trong đó bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vi phạm bản quyền như: Sự nhận thức đạo đức, sự hợp lý hóa đạo đức, sự tách rời đạo đức, sự phán xét về mặt đạo đức và nhận thức lợi ích.
  • 36. 24 Sự hợp lý hóa đạo đức H4 Sự phán xét về mặt đạo đức Nhận thức lợi ích H2 H7 H8 H9 (-) H3 Sự nhận thức đạo đức H1 (-) Ý định mua hàng H6 (-) Sự tách rời đạo đức H5 Hình 2.1: Mô hình sự tác động của những yếu tố đạo đức tiêu dùng đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền của người tiêu dùng tại Việt Nam H1: Sự nhận thức đạo đức có tác động tiêu cực đến ý định vi phạm bản quyền. Cụ thể hơn, khi một người nhận ra những mâu thuẫn về mặt đạo đức sẽ ngăn họ đến gần hơn với ý định vi phạm bản quyền. H2: Sự nhận thức đạo đức có tác động nghịch biến đến sự hợp lý hóa đạo đức, do đó nếu tăng nhận thức đạo đức sẽ dẫn đến việc giảm sự hợp lý hóa đạo đức. H3: Hợp lý hóa đạo đức có tác động cùng chiều đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền. H4: Hợp lý hóa đạo đức có tác động cùng chiều đến phán xét đạo đức. Vì thế, khi tăng sự hợp lý hóa đạo đức có tác động đến việc tăng phán xét đạo đức. H5: Phán xét đạo đức có tác động cùng chiều đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền.
  • 37. 25 H6: Sự nhận thức đạo đức có tác động ngược chiều đến việc tách rời đạo đức, vì vậy khi mức độ khó xử về mặt đạo đức càng cao thì càng ít có khả năng cá nhân vận dụng cơ chế tách rời đạo đức. H7: Cơ chế tách rời đạo đức có tác động tích cực đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền. H8: Sự tách rời đạo đức có tác động cùng chiều đến nhận thức lợi ích, vì vậy khi tách rời đạo đức được sử dụng một cách mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sự gia tăng của nhận thức lợi ích đối với việc vi phạm bản quyền. H9: Nhận thức lợi ích có tác động cùng chiều đến việc tăng ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Tóm tắt chương 2: Ở chương 2, tác giả trình bày những nội dung sau: cơ sở lý thuyết của các khái niệm trong mô hình như sự nhận thức đạo đức, sự hợp lý hóa đạo đức, sự tách rời đạo đức, sự phán xét về mặt đạo đức, nhận thức lợi ích, ý định mua hàng. Đồng thời nêu qua những nghiên cứu có liên quan đến đề tài, và đưa ra giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất.
  • 38. 26 Xác định vấn đề và mục tiêu của bài nghiên cứu Trình bày cơ sở lý thuyết Xây dựng mô hình và thang đo Nghiên cứu sơ bộ Thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng chính thức Phân tích Cronbach's Alpha, đánh giá độ phù hợp của mô hình CFA; kiểm định các giả thuyết thông qua mô hình tuyến tính SEM Phân tích; thảo luận kết quả CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu: Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
  • 39. 27 3.2. Phương pháp nghiên cứu: 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ: Tác giả tiến hành thu thập thang đo cho các biến nghiên cứu từ các bài nghiên cứu trước bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Sau đó tác giả tiến hành dịch sang tiếng Việt và điều chỉnh cho phù hợp với phạm vi nghiên cứu là sản phẩm vi phạm bản quyền. Tiếp theo tác giả tiến hành thảo luận nhóm với dàn bài thảo luận được thể hiện ở Phụ lục số 01. Kết quả sau khi thảo luận thu được thang đo nháp, cụ thể như sau: 3.2.1.1. Thang đo nháp của khái niệm sự nhận thức đạo đức: Sự nhận thức đạo đức liên quan đến niềm tin rõ ràng của một cá nhân về vấn đề đạo đức đối với các sản phẩm vi phạm bản quyền, được 03 mục quan sát, được ký hiệu là nhanthuc1, nhanthuc2, nhanthuc3 (Reynolds, S. J. 2006). Bảng 3.1 Thang đo nháp của khái niệm nhận thức đạo đức Tên mục Nội dung nhanthuc1 Có những khía cạnh đạo đức rất quan trọng đối với tình huống vi phạm bản quyền XXX. nhanthuc2 Việc vi phạm bản quyền rõ ràng liên quan đến đạo đức hay vấn đề đạo đức. nhanthuc3 Tôi chắc chắn sẽ báo cáo tình hình vi phạm bản quyền này với đơn vị chắc năng có thẩm quyền. Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả 3.2.1.2. Thang đo nháp của sự hợp lý hóa đạo đức: Hợp lý hóa đạo đức được đo lường bằng cách sử dụng thang đo có 8 biến quan sát được hiệu chỉnh từ và kế thừa từ các nghiên cứu trước đó (Bandura & cộng sự, 1996; Bhattacharjee & công sự, 2013). Thang đo sự hợp lý hóa đạo đức bao gồm 08
  • 40. 28 mục quan sát, được ký hiệu lần lượt là hoplyhoa1, hoplyhoa2, hoplyhoa3, hoplyhoa4, hoplyhoa5, hoplyhoa6, hoplyhoa7, hoplyhoa8. Bảng 3.2: Thang đo nháp của khái niệm sự hợp lý hóa đạo đức Tên mục Nội dung hoplyhoa1 Tôi cảm thấy bình thường khi mua các sản phẩm vi phạm bản quyền. hoplyhoa2 Mua một hoặc hai món hàng vi phạm bản quyền từ sản phẩm gốc thì không phải là một hành vi xấu. hoplyhoa3 Mua một món hàng vi phạm bản quyền không tệ như một số việc kinh khủng khác mà mọi người làm. hoplyhoa4 Mọi người không nên cảm thấy có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền vì sự tiện lợi của hành vi đó trong xã hội hiện nay. hoplyhoa5 Mọi người không nên có cảm giác có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền khi rất nhiều người khác làm điều đó. hoplyhoa6 Thật không công bằng khi đổ lỗi cho các hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền vì đó có thể là lỗi của môi trường kinh doanh xung quanh chúng ta. hoplyhoa7 Bạn có thể mua một hoặc hai sản phẩm vi phạm bản quyền vì nó không thật sự gây hại nhiều. hoplyhoa8 Không phải lỗi của chúng ta khi mua những mặt hàng vi phạm bản quyền vì giá của sản phẩm chính hãng quá cao. Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả 3.2.1.3. Thang đo nháp của khái niệm sự tách rời đạo đức: Thang đo được dùng để đo lường cho khái niệm sự tách rời đạo đức được hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Bhattacharjee & cộng sự (2013). Trong đó, thang đo này sử dụng ba biến quan sát để đánh được ký hiệu lần lượt là tachroi1, tachroi2, tachroi3.
  • 41. 29 Bảng 3.3: Thang đo nháp của khái niệm sự tách rời đạo đức Tên mục Nội dung tachroi1 Các hành động vi phạm đạo đức từ hành động mua sản phẩm vi phạm bản quyền không làm thay đổi nhận xét của tôi về những lợi ích thu được khi mua chúng. tachroi2 Nhận thức về mặt lợi ích nên được tách biệt với các đánh giá về đạo đức đối với hành động mua sản phẩm vi phạm bản quyền. tachroi3 Báo cáo về các hành vi sai trái không cần thiết để ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về việc mua những mặt hàng vi phạm bản quyền. Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả 3.2.1.4. Thang đo nháp của khái niệm sự phán xét đạo đức: Thang đo của khái niệm phán xét đạo đức được hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Reidenbach và Robin (1990). Thang đo sự phán xét đạo đức bao gồm 05 biến quan sát, được ký hiệu lần lượt là phanxet1, phanxet2, phanxet3, phanxet4, phanxet5. Bảng 3.4: Thang đo nháp của khái niệm sự phán xét đạo đức Tên mục Nội dung phanxet1 Hành động mua hàng hóa vi phạm bản quyền là hợp đạo đức. phanxet2 Gia đình tôi đồng ý đối với việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền. phanxet3 Theo thói quen trước đây, có thể chấp nhận được việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền. phanxet4 Việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền có thể chấp nhận được về mặt văn hóa. phanxet5 Trong môi trường kinh doanh hiện nay, hành động mua sản phẩm vi phạm bản quyền đã được ngầm đồng tình trước. Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả
  • 42. 30 3.2.1.5. Thang đo nháp của khái niệm nhận thức lợi ích: Thang đo của khái niệm nhận thức lợi ích được hiệu chỉnh từ Bian và Moutinho (2009). Thang đo này bao gồm 03 biến quan sát cho thấy mức độ lợi ích mà người tiêu dùng nhận thấy từ việc vi phạm bản quyền được ký hiệu lần lượt là loiich1, loiich2, loiich3. Bảng 3.5: Thang đo nháp của nhận thức lợi ích Tên mục Nội dung loiich1 Chất lượng và mức giá của những mặt hàng vi phạm bản quyền. loiich2 Mặt hàng vi phạm bản quyền có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích. loiich3 Mặt hàng vi phạm bản quyền có thể hoạt động tốt. Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả 3.2.1.6. Thang đo nháp của khái niệm ý định mua hàng vi phạm bản quyền: Thang đo ý định mua hàng vi phạm bản quyền được điều chỉnh từ Chen & cộng sự (2016) và Teng & Laroche (2007), trong đó thang đo này sử dụng 04 biến quan sát được ký hiệu lần lượt là ydinh1, ydinh2, ydinh3, ydinh4. Bảng 3.6: Thang đo ý định mua hàng vi phạm bản quyền Tên mục Nội dung ydinh1 Tôi có ý định mua hàng vi phạm bản quyền. ydinh2 Tôi cân nhắc về việc mua hàng vi phạm bản quyền. ydinh3 Tôi được mua hàng vi phạm bản quyền. ydinh4 Tôi có kế hoạch chắc chắn mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả Dựa trên thang đo nháp, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 30 người với đối tượng tham gia là cá nhân đến tham quan, mua sắm tại hệ thống Co.opmart thành phố Hồ Chí
  • 43. 31 Minh và tiến hành điều chỉnh theo góp ý về ngôn từ sao cho dễ hiểu và phù hợp với bối cảnh nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam. Kết quả thu được tại bảng 3.7 thể hiện thang đo đã được chuẩn hóa và hoàn thiện dựa trên kết quả và phản hồi. Sau đó, bảng câu hỏi chính thức được đưa vào phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng. Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 7 điểm, từ 1 nghĩa là “Hoàn toàn không đồng ý” đến 7 là “Hoàn toàn đồng ý”. Bảng 3.7: Thang đo sau khi hiệu chỉnh Ký hiệu Nội dung Nhân tố: Sự nhận thức đạo đức nhanthuc1 Có những khía cạnh đạo đức rất quan trọng đối với tình huống vi phạm bản quyền XXX. nhanthuc2 Việc vi phạm bản quyền rõ ràng liên quan đến đạo đức hay vấn đề đạo đức. nhanthuc3 Tôi nghĩ nên báo cáo tình hình vi phạm bản quyền này với đơn vị chức năng có thẩm quyền. Nhân tố: Sự hợp lý hóa đạo đức hoplyhoa1 Cũng không có vấn đề gì khi mua các sản phẩm vi phạm bản quyền. hoplyhoa2 Mua một hoặc hai món hàng vi phạm bản quyền từ sản phẩm gốc thì không phải là một điều xấu. hoplyhoa3 Mua một món hàng vi phạm bản quyền không tệ như một số điều kinh khủng khác mà mọi người làm. hoplyhoa4 Mọi người không nên cảm thấy có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền vì sự tiện lợi của hành vi đó trong xã hội hiện nay. hoplyhoa5 Mọi người không nên cảm thấy có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền khi rất nhiều người khác làm điều đó. hoplyhoa6 Thật không công bằng khi đổ lỗi cho các hành vi mua sản phẩm vi
  • 44. 32 phạm bản quyền bởi vì đó có thể là lỗi của môi trường kinh doanh xung quanh chúng ta. hoplyhoa7 Bạn có thể mua một hoặc hai sản phẩm vi phạm bản quyền vì nó không thật sự gây hại nhiều. hoplyhoa8 Không phải lỗi của chúng ta khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền vì giá của sản phẩm chính hãng quá cao. Nhân tố: Sự tách rời đạo đức tachroi1 Các hành động vô đạo đức của việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền không làm thay đổi đánh giá của tôi về lợi ích nhận được khi mua sắm chúng. tachroi2 Nhận thức lợi ích nên tách biệt với các đánh giá về đạo đức đối với việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền. tachroi3 Báo cáo về những hành vi sai trái không nên ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Nhân tố: Sự phán xét đạo đức phanxet1 Việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền là hợp đạo đức. phanxet2 Gia đình tôi chấp nhận được việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền. phanxet3 Theo tiền lệ trước đây, có thể chấp nhận được việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền. phanxet4 Việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền có thể chấp nhận được về mặt văn hóa. phanxet5 Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền đã được ngầm đồng tình trước. Nhân tố: Nhận thức lợi ích loiich1 Chất lượng và giá cả của sản phẩm vi phạm bản quyền. loiich2 Sản phẩm vi phạm bản quyền có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích. loiich3 Sản phẩm vi phạm bản quyền có thể hoạt động tốt.
  • 45. 33 Nhân tố: Ý định mua hàng ydinh1 Tôi có ý định mua sản phẩm vi phạm bản quyền. ydinh2 Tôi cân nhắc về việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền. ydinh3 Tôisẽmua sảnphẩm vi phạm bản quyền. ydinh4 Tôi có kế hoạch chắc chắn mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả 3.2.2. Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức (tham khảo phụ lục 02) với đối tượng khảo sát là cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả chọn hệ thống siêu thị Co.opmart vì đây là nơi mua sắm quen thuộc và là địa chỉ được ưa chuộng của nhiều gia đình (tham khảo phụ lục số 07). Bảng câu hỏi được thiết kế gồm: Phần 1: Những câu hỏi liên quan đến nhận thức của đối tượng khảo sát về các sản phẩm vi phạm bản quyền. Thang đo được sử dụng là thang đo định danh. Phần 2: Đây là phần khảo sát chính nhằm khảo sát ý kiến của người tiêu dùng về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Tác giả sử dụng thang đo Likert 7 điểm, từ 1 nghĩa là “Hoàn toàn không đồng ý” đến 7 là “Hoàn toàn đồng ý”. Phần 3: Thông tin cá nhân nhằm phân loại và mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát. Các câu hỏi trong phần này bao gồm hỏi về giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp và thu nhập. Thang đo được sử dụng là thang đo định danh. Bên cạnh đó, phần mềm thống kê SPSS Statistics 25.0 và AMOS hỗ trợ cho quá trình xử lý số liệu sau khi thu thập.
  • 46. 34 3.3. Phương thức lấy mẫu: Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật chọn mẫu hạn ngạch. Các thông tin đưa vào phân tích đều được thu thập thông qua bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết lập và chuẩn hóa dựa trên các thang đo tương ứng với mỗi khái niệm. Ngoài ra, tác giả bổ sung một số thông tin về nhân khẩu học. 3.4. Kích thước mẫu: Theo Hair & cộng sự (1998), kích thước mẫu tối thiểu là 05 tương ứng với một biến quan sát. Như vậy, ta có công thức: a = b * 5 Với:  a: mẫu tối thiểu cần được thu thập;  b: số biến quan sát trong bài nghiên cứu. Dựa theo công thức trên, số biến quan sát là 26 biến thì cỡ mẫu tương ứng tối thiểu mà tác giả cần thu thập là 130 mẫu (26 mục quan sát * 5 mẫu). Nhằm hạn chế sự sai sót trong quá trình chọn mẫu, tác giả chọn kích thước mẫu là 385, thời gian thực hiện thu thập trong vòng 04 tuần. Trước khi phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, tác giả sẽ tiến hành trao đổi nhanh nếu cá nhân có hiểu về vi phạm bản quyền mới bắt đầu thực hiện phỏng vấn chính thức. Khi mỗi hạn ngạch (theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp) phù hợp thì dừng lại. Dựa theo tỷ lệ thống kê năm 2017 từ Tổng Cục Thống kê (https://www.gso.gov.vn/) về các chỉ số như:  Tỷ lệ giới tính;  Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo nhóm tuổi;
  • 47. 35  Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo nghề nghiệp. Tác giả đưa ra mẫu khảo sát dự kiến có những đặc điểm như sau: Bảng 3.8: Đặc điểm mẫu khảo sát dự kiến Yếu tố Các đặc điểm Tần suất Tỷ lệ % Giới tính Nam 191 49.5 Nữ 194 50.5 Độ tuổi <= 18 16 4.1 18 - 25 34 8.9 26 - 30 43 11.1 31 - 35 48 12.4 36 – 40 48 12.4 41 - 45 48 12.4 46 - 50 45 11.6 51 - 55 31 8.1 56 - 60 31 8.1 >= 60 41 10.8 Nghề nghiệp Học sinh 17 4.1 Sinh viên 51 13.2 Nội trợ 58 15.1 Giáo viên 50 13.0 Bác sĩ 13 3.5 Nhân viên kinh doanh 48 12.4 Nhân viên văn phòng 58 15.1 Khác 90 23.5 Nguồn: Theo tỷ lệ thống kê năm 2017 của Tổng Cục Thống kê 3.5. Quy trình thu thập số liệu: Bảng câu hỏi đưa vào phỏng vấn được xây dựng dựa trên các biến quan sát nêu trên đồng thời bổ sung một số thông tin về nhân khẩu học. Trong khoảng thời gian từ tháng 9/ 2019 đến tháng 10/ 2019, tác giả tiến hành thu thập 385 bảng câu hỏi thu thập được
  • 48. 36 từ các cá nhân đến tham quan, mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.opmart tại khu vực Tp.HCM. Tác giả chọn hệ thống Co.opmart vì đây là địa điểm mua sắm quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam, là nơi tập trung đông người tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu hạn ngạch. Theo Gschwend (2005), ưu điểm của phương pháp này đảm bảo sự đại diện cho các tầng trong mẫu, có thể tạo mẫu nhanh chóng với một mức chi phí thấp. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này rủi ro do độ chính xác sẽ phụ thuộc vào người phỏng vấn. Tóm tắt chương 3: Trong nội dung chương 3, tác giả trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách thức chọn mẫu và thông tin mẫu khảo sát. Bên cạnh đó, chi tiết về thang đo của từng khái niệm sử dụng trong mô hình cũng được kể đến.
  • 49. 37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong chương 3 đã nêu quy trình được áp dụng và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định thang đo và giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Chương 4 này sẽ trình bày kết quả sau khi tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát vừa qua. Nội dung chương này bao gồm:  Đặc điểm của mẫu đã khảo sát được;  Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach‘s Alpha;  Đánh giá độ phù hợp của mô hình CFA;  Kiểm định những giả thuyết thông qua mô hình tuyến tính SEM. 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát 4.1.1. Nhận định ban đầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm vi phạm bản quyền Khi được phỏng vấn về việc cá nhân nghĩ loại sản phẩm nào trong bảng câu hỏi xảy ra nhiều trường hợp vi phạm bản quyền nhất, kết quả thống kê chi tiết theo bảng sau: Bảng 4.1: Thống kê các loại sản phẩm có nhiều trường hợp vi phạm bản quyền nhất theo ý kiến của người tiêu dùng STT Loại sản phẩm Tần số Tỷ lệ % 1 Phần mềm 45 12.2 2 Sách báo, tạp chí 36 9.7 3 Quần áo, phụ kiện thời trang 41 11.1 4 Hàng điện tử, gia dụng 42 11.4 5 Mỹ phẩm 48 13.0 6 Ấn phẩm online 101 27.3 7 Sản phẩm khác 57 15.4 Tổng cộng 370 100.0 Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả
  • 50. 38 Theo kết quả trên, người tiêu dùng Việt Nam cho rằng ấn phẩm online là hạng mục sản phẩm có tỷ lệ hàng vi phạm bản quyền cao nhất (27,3%), các hạng mục sản phẩm còn lại chiếm tỷ lệ gần giống nhau. Điều này cho thấy người tiêu dùng tại Việt Nam rất quan tâm đến tình trạng vi phạm bản quyền của các sản phẩm trực tuyến hơn so với những sản phẩm khác. Theo báo cáo từ kết quả khảo sát của Liên minh phần mềm BSA vừa công bố vào ngày 12/6/2018 cho thấy tình trạng sử dụng phần mềm trái phép trên tổng số phần mềm trên máy tính cá nhân năm 2017 là 74%, giảm 4% so với năm 2016. Tuy tỷ lệ có giảm nhưng vẫn rất cao so với tỷ lệ toàn cầu là 37%. 4.1.2. Đặc điểm của mẫu khảo sát: Sau 04 tuần thu thập, tác giả thu về được 385 bảng câu hỏi. Khi được sàng lọc phát hiện có 15 bảng câu hỏi bị loại do không đạt yêu cầu. Điều này xuất phát từ việc người làm không đọc kỹ yêu cầu được đưa ra dẫn đến chọn nhiều hơn một đáp án trong mỗi phát biểu, hoặc tình trạng trả lời theo quy luật. Số mẫu hợp lệ còn lại là 370 bảng câu hỏi, đạt tỷ lệ 96,103%. Mẫu chính thức sử dụng cho bài nghiên cứu sau khi thu thập mang những đặc điểm sau: Bảng 4.2: Đặc điểm của mẫu khảo sát Yếu tố Các đặc điểm Tần suất Tỷ lệ % Giới tính Nam 183 49.5 Nữ 187 50.5 Độ tuổi <= 18 15 4.1 18 - 25 33 8.9 26 - 30 41 11.1 31 - 35 46 12.4 36 – 40 46 12.4 41 - 45 46 12.4 46 - 50 43 11.6 51 - 55 30 8.1 56 - 60 30 8.1 >= 60 40 10.8
  • 51. 39 Tình trạng hôn nhân Độc thân 121 32.7 Đã kết hôn 219 59.2 Khác 30 8.1 Học vấn Trung học phổ thông 15 4.1 Cao đẳng/Đại học 171 46.2 Thạc sĩ 41 11.1 Tiến sĩ 5 1.4 Khác 138 37.3 Nghề nghiệp Học sinh 15 4.1 Sinh viên 49 13.2 Nội trợ 56 15.1 Giáo viên 48 13.0 Bác sĩ 13 3.5 Nhân viên kinh doanh 46 12.4 Nhân viên văn phòng 56 15.1 Khác 87 23.5 Thu nhập Dưới 5 triệu đồng 120 32.4 Từ 5 - dưới 9 triệu đồng 104 28.1 Từ 9 - dưới 15 triệu đồng 76 20.5 Trên 15 triệu đồng 70 18.9 Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả 4.1.2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính: Theo kết quả thống kê thể hiện tại hình 4.1, trong 370 mẫu đạt chuẩn có số lượng nam đạt xấp xỉ 49,5% và 50,5% là nữ. Như vậy, tỷ lệ nam nữ là gần bằng nhau.
  • 52. 40 Nguồn: Theo kết quả xử lý số liệu của tác giả Hình 4.1: Cơ cấu mẫu theo giới tính 4.1.2.2. Cơ cấu mẫu khảo sát theo độ tuổi Mẫu tác giả thu thập được với từng nhóm tuổi chi tiết được thể hiện tại hình 4.2. Theo đó, nhóm người thực hiện khảo sát dưới 30 tuổi chiếm 24,10%; nhóm người thực hiện khảo sát từ 31 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ 37,20%; nhóm người thực hiện khảo sát từ 46 đến dưới 60 tuổi chiếm 27,80%; nhóm người thực hiện khảo sát từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,80%. 050% 051% Nam Nữ