SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----o0o-----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths.LÊ QUANG VIẾT TRẦN THỊ THANH TRÚC
MSSV: 4053664
Lớp: Kế toán tổng hợp
Khoá: 31
Cần Thơ - Năm 2009
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
i
LỜI CẢM TẠ
Sau bốn năm học tập, được sự chỉ dạy tận tình của các Thầy Cô trường Đại
học Cần Thơ, em đã tích luỹ được rất nhiều vốn kiến thức hữu ích mà Thầy Cô đã
truyền đạt. Để tăng cường khả năng thực hành và tiếp cận thực tế, trong chương
trình đào tạo các chuyên ngành kinh tế, tất cả các sinh viên năm cuối phải thực tập
tại các đơn vị quản lý kinh tế và kinh doanh nhằm nâng cao khả năng thực hành để
khi ra trường đáp ứng kịp thời với nhu cầu của xã hội. Chính vì lý do này, em đã
có điều kiện được thực tập tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương
Tín Chi Nhánh Vĩnh Long trong suốt khoảng thời gian vừa qua. Trong đợt thực
tập này, em đã có dịp được học hỏi, tiếp xúc với hoàn cảnh thực tế và đó cũng là
hành trang quý báu cho em sau này khi ra trường.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài là: “Phân tích
hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
Thương Tín Chi Nhánh Vĩnh Long”, ngoài sự nổ lực của bản thân, em đã được sự
hướng dẫn nhiệt tình của thầy Lê Quang Viết, từ lúc hình thành đề tài cho đến khi
hoàn tất công đoạn cuối cùng. Em xin chân thành cám ơn Thầy và xin gởi lời chúc
sức khoẻ đến Thầy. Một lần nữa, em xin chúc Thầy luôn hạnh phúc và thành công
trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Em cũng xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám Đốc và các anh chị
trong Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long, nơi em được nhận thực tập.
Chính môi trường thực tập thuận lợi, sự thân thiện của mọi người trong ngân hàng
cùng với những góp ý và giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng Kế toán và Phòng
Hành Chánh cũng góp phần không nhỏ giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin
chúc hoạt động của ngân hàng sẽ luôn phát triển. Kính chúc Ban Giám Đốc và các
anh chị của ngân hàng luôn dồi dào sức khoẻ. Chân thành cám ơn!
Ngày …. tháng …. năm ….
Sinh viên thực hiện
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng …. năm .…
Sinh viên thực hiện
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày …. tháng …. năm ….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
iv
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
  
Họ và tên người hướng dẫn: .........................................................................................
Học vị:...........................................................................................................................
Chuyên ngành: ..............................................................................................................
Cơ quan công tác:..........................................................................................................
Tên học viên:.................................................................................................................
Mã số sinh viên: ............................................................................................................
Chuyên ngành: ..............................................................................................................
Tên đề tài:......................................................................................................................
.......................................................................................................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Về hình thức
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
Người nhận xét
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày …. tháng …. Năm ….
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi họ tên)
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
vi
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn............................................................................1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
1.3.1. Mục tiêu chung..........................................................................................2
1.3.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
1.4.1. Không gian ................................................................................................2
1.4.2. Thời gian....................................................................................................2
1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu.........................................................................3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .........................................................................................................................4
2.1. Phương pháp luận............................................................................................4
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh.........................4
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng .......................................................6
2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng ..............16
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................17
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................17
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................17
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG......................................................18
3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh
Long ........................................................................................................................18
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................18
3.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng .....................................................19
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng.................................................................19
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
vii
3.2. Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long từ năm 2006 đến năm 2008 ..31
3.3. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng................................................33
3.3.1. Thuận lợi..................................................................................................33
3.3.2. Khó khăn .................................................................................................33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH
LONG.....................................................................................................................35
4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của Chi nhánh ..............................................35
4.2. Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng........................................37
4.3. Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng.................................................39
4.4. Phân tích hoạt động dịch vụ của ngân hàng..................................................47
4.4.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ................................................................47
4.4.2. Hoạt động kinh doanh vàng.....................................................................49
4.5. Phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng...................................50
4.5.1. Phân tích thu nhập ...................................................................................51
4.5.2. Phân tích chi phí......................................................................................53
4.5.3. Phân tích lợi nhuận..................................................................................56
4.6. Phân tích các chỉ số tài chính ........................................................................58
4.6.1. ROA: lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ....................................................58
4.6.2. Lợi nhuận ròng trên thu nhập............... ...................................................59
4.6.3. Tổng chi phí trên tổng thu nhập ..............................................................59
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG .....................................................61
5.1. Phương hướng hoạt động ..............................................................................61
5.2. Một số giải pháp............................................................................................61
5.2.1. Về vốn .....................................................................................................61
5.2.2. Về nhân lực..............................................................................................63
5.2.3. Về sản phẩm dịch vụ............... ................................................................64
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
viii
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................65
6.1. Kết luận .........................................................................................................65
6.2. Kiến nghị.......................................................................................................66
6.2.1. Về phía ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long............................66
6.2.2. Về phía ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.....................................67
6.2.3. Về phía ngân hàng Nhà Nước .................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................69
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
ix
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm.......................31
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm......................................36
Bảng 3: Tình hình số dư huy động qua ba năm ......................................................38
Bảng 4: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn qua ba năm............................................40
Bảng 5: Tình hình cho vay qua ba năm ..................................................................41
Bảng 6: Tình hình dư nợ qua ba năm......................................................................43
Bảng 7: Hệ số thu nợ...............................................................................................45
Bảng 8: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ.......................................................................46
Bảng 9: Tổng hợp tình hình ngoại tệ qua ba năm...................................................48
Bảng 10: Tình hình dư nợ của ngoại tệ qua ba năm ...............................................48
Bảng 11: Tình hình kinh doanh vàng qua ba năm ..................................................49
Bảng 12: Tình hình dư nợ của vàng qua ba năm ....................................................50
Bảng 13: Tình hình thu nhập qua ba năm...............................................................51
Bảng 14: Tình hình chi phí qua ba năm..................................................................53
Bảng 15: Tổng hợp tình hình lợi nhuận qua ba năm ..............................................57
Bảng 16: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản..............................................................58
Bảng 17: Lợi nhuận ròng trên thu nhập ..................................................................59
Bảng 18: Tổng chi phí trên tổng thu nhập ..............................................................60
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
x
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh
Vĩnh Long ...............................................................................................................20
Hình 2:Tình hình cho vay qua 3 năm......................................................................41
Hình 3: Tình hình dư nợ qua 3 năm........................................................................44
Hình 4: Tỷ trọng các loại dư nợ qua 3 năm ............................................................45
Hình 5: Tình hình thu nhập qua 3 năm ...................................................................51
Hình 6: Tình hình chi phí qua 3 năm ......................................................................54
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
xi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM: Ngân hàng thương mại
TCTD: Tổ chức tín dụng
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
TMCP: Thương mại cổ phần
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
xii
TÓM TẮT
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long đã phân tích một số hoạt động
của ngân hàng như: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch
vụ, tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính. Thông qua đó đề
ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Qua phân
tích hoạt động của ngân hàng, ta thấy Chi nhánh hoạt động khá hiệu quả mặc dù
thời gian thành lập chưa lâu. Ngân hàng đã đảm bảo có lợi nhuận qua ba năm từ
năm 2006 đến năm 2008. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động được luôn tăng với
một tỷ trọng cao chứng tỏ ngân hàng đã chiếm được lòng tin từ phía khách hàng.
Mặt khác tình hình cho vay của ngân hàng qua ba năm đều có xu hướng tăng, và
công tác thu nợ của ngân hàng diễn ra khá tốt. Thu nhập từ lãi luôn tăng, đồng thời
các khoản thu từ dịch vụ cũng có sự gia tăng qua ba năm. Bên cạnh đó, chi phí của
Chi nhánh cũng không ngừng tăng lên làm cho lợi nhuận năm 2008 có giảm so với
năm 2007 nhưng lợi nhuận của Chi nhánh vẫn được đảm bảo. Với nguồn vốn huy
động khá vững vàng, và hoạt động dịch vụ đang có chiều hướng phát triển. Chính
điều đó sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả và sẽ có những
bước phát triển tốt hơn trong tương lai.
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, các ngân hàng thương mại
đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu
kinh tế xã hội ngày càng cao. Để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển, các
tổ chức tín dụng cần hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Trước bối cảnh nền kinh tế thế giới lâm vào tình cảnh khủng hoảng như hiện
nay, hệ thống ngân hàng cả nước cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
kinh doanh nhằm khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự
cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng sôi nổi hơn. Vì vậy, các nhà quản lý
cần vạch ra phương hướng và biện pháp mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh , đồng thời hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh. Muốn thực hiện
được điều đó, các ngân hàng cần phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm
tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, để củng cố, phát huy, khắc phục, cải tiến
quản lý. Kết quả của việc phân tích là cơ sở giúp cho các nhà quản trị đưa ra
những quyết định đúng đắn.
Kết quả kinh doanh là mục tiêu của mọi tổ chức tín dụng, hoàn thành hay
không hoàn thành kế hoạch đều phải xem xét, phân tích, đánh giá để kịp thời tìm
ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh giúp nhà quản trị có được những thông tin cần thiết để đưa
ra những quyết định kịp thời nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để đánh giá hoạt động của ngân
hàng thương mại. Bằng các chỉ tiêu tài chính như lợi nhuận, doanh thu,… của kỳ
phân tích, các nhà lãnh đạo ngân hàng có thể tìm ra được quy mô hoạt động, thấy
được chất lượng kinh doanh của mình, đánh giá được tốc độ phát triển và tính
bền vững ổn định của các hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua. Bên cạnh
đó, việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng góp phần giúp ngân hàng đánh giá
lại chiến lược kinh doanh của mình có đúng đắn, chính xác hay không, có phù
hợp với thực tiễn hay chưa để có những điều chỉnh lại cho phù hợp. Bởi vì, một
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc2
chiến lược kinh doanh đặt ra bao giờ cũng còn có những thiếu sót, dù là ít hay
nhiều.
Thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
còn giúp ngân hàng có thể đánh giá được khả năng quản trị của ngân hàng, trình
độ chuyên môn của cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ và thiết bị hoạt động của
ngân hàng có phù hợp với điều kiện phát triển và cạnh tranh của ngân hàng hay
chưa. Mặt khác, việc phân tích này giúp cho ngân hàng rút ra những bài học từ
thực tiễn và có những sách lược, chiến lược mới phù hợp với điều kiện và môi
trường kinh doanh ở hiện tại cũng như trong tương lai. Chính vì những lý do trên
mà tôi chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long” làm đề tài
tốt nghiệp.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm gần đây giúp
cho nhà lãnh đạo đề ra những giải pháp quản lý đúng đắn và kịp thời nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong quá trình hoạt động kinh
doanh.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng cụ thể như sau:
- Phân tích tình hình huy động vốn
- Phân tích hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ
- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng
- Dựa vào các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và
trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi
nhánh Vĩnh Long.
1.4.2. Thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2006 đến năm 2008.
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Phân tích hoạt động kinh doanh là một đề tài khá quen thuộc và đã được
nhiều sinh viên chọn nghiên cứu để làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Tuy nhiên,
từng doanh nghiệp, từng đơn vị sẽ có hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau
và vì vậy phương pháp phân tích cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như luận văn tốt
nghiệp của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ
với đề tài là:
1. “Phân tích hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang”
của Nguyễn Thanh Dung. Đề tài này chủ yếu là phân tích về tình hình nguồn
vốn, sử dụng vốn, phân tích rủi ro, phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận, từ đó
đề ra giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2. Đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Công Thương Sóc
Trăng” của Huỳnh Hoàng Ngô. Đề tài này phân tích khái quát bảng cân đối kế
toán, báo cáo hoạt động kinh doanh, sau đó phân tích các chỉ số tài chính ( phân
tích hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời, tình hình thanh toán, khả năng
thanh toán ), đánh giá tình hình tài chính, các nhân tố ảnh hưởng, sau cùng là đề
ra giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của ngân hàng.
Các đề tài trên tuy là có nội dung tương tự nhau nhưng cách trình bày và
phân tích của mỗi người lại không giống nhau. Do đó, đề tài của tôi tuy là có nội
dung tương tự như các đề tài trên nhưng tôi xin cam đoan rằng đề tài của tôi sẽ
không trùng với bất kỳ đề tài nào.
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt
động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu
hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu
thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ chất
lượng của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở
đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh
nghiệp.
2.1.1.2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động
kinh doanh với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả
đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
2.1.1.3. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh
Là làm sao cho các con số trên các tài liệu hạch toán “biết nói” để người sử
dụng chúng hiểu được tình hình và kết quả kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh căn cứ vào các tài liệu của hạch toán nghiên
cứu đánh giá, từ đó đưa ra các nhận xét, trên cơ sở nhận xét đúng đắn thì mới đưa
ra giải pháp đúng đắn
Vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp để đưa ra kết luận sâu sắc sẽ
là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh
doanh, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn,
biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh.
2.1.1.4. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành
hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến kết
quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được
biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc5
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của
kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân
tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.
Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hệ thống
các chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân
tố tác động đến chỉ tiêu.
2.1.1.5. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu
kinh tế đã xây dựng.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên
các mức độ ảnh hưởng đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại
yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
2.1.1.6. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm
tàng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong
kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận
đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp
của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu
cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh
doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng
quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản
trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác,
khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ
mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay,… với
doanh nghiệp nữa hay không?
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc6
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng
hoá, nó kinh doanh loại hàng hoá rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Thực chất thì các
ngân hàng thương mại kinh doanh “quyền sử dụng vốn”. Nghĩa là ngân hàng
thương mại nhận tiền gửi của công chúng, của các tổ chức kinh tế, xã hộ, và sử
dụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện
ràng buộc là phải hoàn trả lại vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thoả
thuận.
Theo luật ngân hàng Nhà nước năm 2003 thì hoạt động ngân hàng được xác
định là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch
vụ thanh toán.
Nói theo bản chất thì hoạt động của ngân hàng thương mại một phần nào đó
tương tự như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường khác. Ngân hàng thương
mại giống một doanh nghiệp bình thường ở chỗ nó cũng là một đơn vị kinh
doanh vì lợi nhuận, có vốn chủ sở hữu, có bộ máy tổ chức để quản lý và hoạt
động trong lĩnh vực riêng của mình theo quy định của pháp luật. Tất cả những
điều đó nói lên rằng: Kinh doanh của các NHTM cũng là một loại kinh doanh
bình thường không có gì đặc biệt. Nhưng khi nhìn vào đối tượng kinh doanh của
ngân hàng thương mại chúng ta sẽ thấy kinh doanh của NHTM là một loại hình
kinh doanh đặc biệt.
Khác với doanh nghiệp khác, NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và
lưu thông hàng hoá, nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua
việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài
chính và dịch vụ tài chính. Đối tượng kinh doanh như đã nói ở trên là “quyền sử
dụng vốn” thông qua các nghiệp vụ tín dụng và thanh toán của NHTM.
2.1.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng
a. Nghiệp vụ huy động vốn
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sự phát triển của nền kinh tế thì việc tạo lập
vốn là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong đó vốn
tự có của các NHTM tham gia vào nguồn vốn cho vay chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, mà
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc7
nguồn vốn chủ yếu để cấp tín dụng vào nền kinh tế là nguồn vốn huy động,
chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn. Việc huy động được nhiều vốn vừa đem lại
lợi nhuận, vừa mở rộng hoạt động của Ngân hàng.
 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
của họ được gửi tại Ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền tạm thời được
giải phóng khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc
sử dụng cho các mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định như: quỹ đầu tư
phát triển, quỹ dự trữ tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi.
Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào Ngân hàng dưới các hình thức sau:
- Tiền gửi không kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc
nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải thoả mãn các
nhu cầu đó của khách hàng.
Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào với mục đích nhằm đáp ứng việc
thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanhhoặc giao dịch
của mình. Đối với loại tiền gửi này, khách hàng không có mục đích nhận lãi suất
tiền gửi mà chủ yếu là để được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua
ngân hàng như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc,….
Về phía ngân hàng, dù đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ
lúc nào nhưng cũng có lúc chúng tạm thời nhàn rỗi và ngân hàng được quyền sử
dụng để đầu tư, tức nó cũng tạo vốn cho ngân hàng. Nhưng đối với bộ phận vốn
này rất không ổn định vì khách hàng có thể gửi vào và rút ra liên tục nên ngân
hàng phải thường dự trữ lại với số lượng rất lớn để đáp ứng yêu cầu của khách
hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời gian
rút ra giữa ngân hàng và khách hàng.
Theo quy định, khách hàng gửi tiền có kỳ hạn chỉ được rút tiền ra khi đến
hạn. Tuy nhiên trên thuẹc tế, do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các ngân
hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc8
được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn, thông
thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Đối với ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn đem lại cho ngân hàng nguồn vốn rất
ổn định vì ngân hàng biết trước thời điểm mà khách hàng sẽ rút tiền ra. Chính vì
vậy mà ngân hàng có thể chủ động tận dụng tối đa nguồn tiền này để đầu tư sinh
lời mà không cần phải dự trữ lại quá nhiều. Vì vậy để khuyến khích khách hàng
gửi tiền, các NHTM thường đưa ra các loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu
cầu gửi tiền của khách hàng. Ngân hàng còn áp dụng lãi suất càng cao cho loại
tiền gửi có thời hạn càng dài để thu hút nguồn vốn trung và dài hạn.
 Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình
Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình bao gồm:
- Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết
kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của ngân
hàng nhận gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi.
Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của ngân hàng.
Đối với ngân hàng, hình thức tiền gửi này tạo cho ngân hàng nguồn vốn ổn định.
Mặc dù món tiền gửi từ cá nhân thường là nhỏ nhưng do ngân hàng huy động từ
số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn để
kinh doanh.
- Tài khoản tiền gửi cá nhân
Là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng cho
việc thanh toán không dùng tiền mặt như ký séc, hoặc sử dụng cho các loại thẻ
thanh toán. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế được cải thiện, mọi người hướng đến
sử dụng càng nhiều các tiện ích của xã hội cung cấp, và trong đó thì các tiện ích
mà ngân hàng đem lại cho khách hàng càng được cá nhân quan tâm nhiều hơn.
Chẳng hạn như, thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lương vào tài khoản, thanh toán
khấu trừ tự động tiền điện thoại, tiền điện, nước…. mà ngân hàng đã cung cấp
cho khách hàng.
Hiện nay, các ngân hàng đua nhau phát hành thẻ và các dịch vụ tài chính khác
cho cá nhân để cung cấp tiện ích cho khách hàng, ngoài mục đích ngân hàng
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc9
chứng minh là mình có sản phẩm mới, hiện đại, thu được phí thì nó còn giúp cho
ngân hàng thu được nguồn vốn lớn từ tiền nhàn rỗi của cá nhân trên tài khoản
tiền gửi thanh toán của họ. Chính vì lẽ đó mà ở nước ta ngày càng có nhiều ngân
hàng đua nhau đầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm
mới hơn.
- Tiền gửi khác
Ngoài hai loại tiền gửi trên tại các ngân hàng thương mại còn có các khoanr
tiền gửi như sau: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng
khác, tiền gửi của kho bạc nhà nước….
 Vốn huy động bằng các chứng từ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn
trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định,
điều khoản trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua.
Ở Việt Nam hiện nay, khi các NHTM cần huy động số vốn lớn trong thời
gian ngắn thì ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu
ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi
- Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn đến một năm bao
gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
- Giấy tờ có giá dài hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn từ trên một năm trở lên
kể từ khi phát hành đến hết hạn bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và
các giấy tờ có giá dài hạn khác.
Huy động bằng các giấy tờ có giá, ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớn
vào ngân hàng với thời gian ngắn. Vì để huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư,
đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn thì ngân hàng không thể dựa vào nguồn tiền
gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Đối với ngân hàng nguồn vốn có được
từ việc phát hành các giấy tờ có giá thì rất ổn định nhưng ngân hàng thường phải
trả một mức lãi suất lớn hơn nhiều và ngân hàng chỉ phát hành các giấy tờ có giá
khi đã có kế hoach về nguồn vốn cụ thể. Đặc biệt là khi phát hành giấy tờ có giá
phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
b. Nghiệp vụ tín dụng
 Khái niệm về tín dụng: Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá. Tín dụng là một quan hệ
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc10
kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay, tín dụng
được hiểu theo những định nghĩa sau:
Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền
tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi
sau một thời gian nhất định.
Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn
lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá.
Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái
chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ, chứng khoán,….dựa vào lời
hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người đi vay).
Như vậy, “Tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng
cùng chỉ một hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ này
được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành
 Bản chất tín dụng
Tín dụng thể hiện như một sự chuyển giao tạm thời quyền sử dụng một vật
hoặc số tiền giữa người cho vay và người đi vay. Vì vậy, người ta có thể sử dụng
được giá trị của hàng hóa trực tiếp hay gián tiếp thông qua trao đổi. Bản chất tín
dụng thể hiện trong mối quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động của tín dụng
và mối quan hệ của nó trong quá trình sản xuất.
 Nguyên tắc tín dụng
Các chủ ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ ra
của mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả người đi vay và chính bản thân ngân hàng.
Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc
khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch được thoả
thuận với ngân hàng.Các nguyên tắc tín dụng được ngân hàng xây dựng dựa trên
bản chất tín dụng của ngân hàng. Trong việc cấp tín dụng các NHTM xem các
nguyên tắc này là cơ sở quyết định các món tín dụng cấp ra cho khách hàng.
Hiện nay, ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp
đồng tín dụng.
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả
thuận trên hợp đồng tín dụng.
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc11
 Thời hạn tín dụng
Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian mà người vay được quyền sử dụng vốn
vay. Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian được tính từ khi người vay rút khoản
tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ.
Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian do ngân hàng và người đi vay thoả
thuận. Thời hạn tín dụng được xác định dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh của
người đi vay, hoặc thời hạn đầu tư của dự án vay vốn. Ngoài ra thời hạn tín dụng
còn phụ thuộc vào khả năng cho vay cũng như khả năng trả nợ của người vay
vốn.
Các loại thời hạn tín dụng được định nghĩa như sau:
Tín dụng ngắn hạn là khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng
Tín dụng dài hạn là loại có thời hạn trên 60 tháng.
c. Rủi ro tín dụng
 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro một hoặc một nhóm khách hàngkhông thực hiện
được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng
Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố
không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách
hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc vqà lãi khi đến
hạn, từ đó tác động xấu đếnhoạt động và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản.
Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề
nhất. Thông thường ở các nước, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho
ngân hàng. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn có
nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu
nhập của ngân hàng. Tín dụng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro
do tác động bởi nhiều yếu tố của môi trường kinh doanh ngân hàng.
 Hậu quả của rủi ro tín dụng
- Về phía ngân hàng
Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của ngân
hàng là khó tránh vì ngân hàng người đi vay và cho vay
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc12
Tác động trực tiếp của ro tín dụng đến hoạt động kinh tế của ngân hàng như
làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gởi tiền, vì ngân hàng kinh doanh
chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức ngân hàng không thu
hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của ngân hàng
không thể đảm bảo được.
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh
toán, dần làm cho ngân hàng lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản.
- Về phía hoạt động kinh tế - xã hội
Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và
xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Chính vì
vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây lan ra nhiều
ngân hàng, chắn chắc khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng. Lúc đó, nhiều
người sẽ đua nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Khi đó, rủi ro tín
dụng sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, làm cho các doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp.
Do đó, rủi ro tín dụng thật sự là vấn đề rất nghiêm trọng và cần được quan
tâm đặc biệt hơn từ Chính phủ, từ Ngân hàng Trung Ương. Ngân hàng Trung
Ương cần phải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công
tác thanh tra kiểm soát hoạt động của các NHTM, và cần thiết có sự hỗ trợ cho
các NHTM khi có các biến cố rủi ro xảy ra
 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
 Nguyên nhân từ phía khách hàng
Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả
nợ, vốn bị ứ động không có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các
khoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
- Đối với khách hàng là cá nhân
Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợ
cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi như:
Thu nhập không ổn định
Bị sa thảy, thất nghiệp
Bị tai nạn lao động
Hoả hoạn, lũ lụt
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc13
Hoàn cảnh gia đình khó khăn
Sử dụng vốn sai mục đích
Thiếu năng lực pháp lý
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của ngân hàng đầy đủ cả
gốc lẫn lãi khi gặp phải các trường hợp sau:
Người lãnh đạo đơn vị vay vốn không có trình độ chuyên môn, thiếu năng lực
quản lý
Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính
Sử dụng vốn sai mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Những biến động từ thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh nghiệp
Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị mất thị trường tiêu thụ
Chính sách Nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Thiếu kế hoạch về nguồn vốn
Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp
Những tai nạn bất ngờ: hoả hoạn, động đất, công nhân đình công, chiến
tranh…
 Nguyên nhân từ điều kiện khách quan
- Điều kiện kinh tế trong nước
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những
biến động của nền kinh tế xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế
Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp
thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không thể thu hồi
được. Điều này làm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng
Ở thời kỳ lạm phát của nền kinh tế tăng cao dễ dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì
trong thời kỳ này người gửi tiền có tâm lý lo sợ đồng tiền của mình bị mất giá
khi gửi trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi
đó, người vay tiền càng có lợi nên họ lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và
muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc14
vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản cho vay càng trở nên khó
thu hồi.
- Điều kiện kinh tế thế giới
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia có vai trò như một tế
bào của nền kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế các nước đều có ảnh hưởng lẫn
nhau vì xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới.
Khi có những biến cố và tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kỳ
một nước nào thì cũng có htể tác động mạnh đền nhiều nước khác trên toàn thế
giới và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt động
của ngân hàng.
 Nguyên nhân liên quan việc đảm bảo tín dụng
- Đối với bảo lãnh vay vốn ngân hàng
Trường hợp người bảo lãnh gặp phải những tình huống chủ quan hay khách
quan như đã trình bày ở trên, có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng
thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng trả nợ gốc và lãi
thay cho người đi vay vốn cho ngân hàng.
- Đối với thế chấp và cầm cố
Rủi ro tín dụng xảy ra liên quan đến vật dùng để thế chấp và cầm cố nợ vay
khi gặp phải những trường hợp sau:
Việc đánh giá không chính xác về tài sản thế chấp và cầm cố của người vay.
Tài sản thế chấp và cầm cố không chuyển nhượng được.
Không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về tài sản thế chấp
và cầm cố nên không thể phát mãi.
Tài sản thế chấp và cầm cố bị sự cố rủi ro như hoả hoạn hoặc bị cấm lưu
thông.
 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Những nguyên nhân đẫn đến rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng bao gồm:
Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước lợi nhuận cao hơn các
khoản cho vay lành mạnh.
Ngân hàng vi phạm các nguên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn ( ví dụ
như cho một khách hàng vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng ), thiếu tài sản
thế chấp và cầm cố…
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc15
Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác
thực.
Vi phạm về mặt đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng.
 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
- Phân tích khách hàng
Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm tạo ra tuyến phòng thủ đối với rủi ro của
ngân hàng. Khi đánh giá khách hàng thì cán bộ ngân hàng cần phân tích những
khía cạnh sau đây:
Năng lực tài chính của khách hàng.
Năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn.
Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn hiểu biết của người đứng đầu
doanh nghiệp.
Phân tích tính khả thi của phương án vay vốn.
- Phân tích hoạt động tín dụng
Chất lượng và hiệu quả tín dụng cần được phân tích thường xuyên.
Khả năng mở rộng quy mô tín dụng của NHTM cũng được đánh giá đúng
mức.
Đánh giá về việc thực hiện các đảm bảo tín dụng .
Đánh giá về năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng.
- Phân tán rủi ro tín dụng
NHTM không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc những khách
hàng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cho dù khách hàng đó, những lĩnh vực
kinh doanh đó có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh
doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM. Vì vậy, NHTM cần phải
tôn trọng giới hạn an toàn do NHNN quy định. Giới hạn an toàn đều được quy
định ở các nước trên thế giới. Bất kỳ một khoản vay nào vượt quá giới hạn quy
định so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng đều có thể dẫn đến rủi ro.
Thực hiện đồng tài trợ: trường hợp một khoản vay có giá trị lớn, nếu một
NHTM e ngại rủi ro cao thì khi đó có thể kết hợp với một hay nhiều ngân hàng
khác để cùng cho vay. Hình thức cho vay như vậy được gọi là cho vay hợp vốn
hay còn gọi là đồng tài trợ. Trong hình thức đồng tài trợ thì có một NHTM làm
đầu mối phối hợp với các bên tài trợ ( NHTM ) khác để thực hiện, nhằm phân tán
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc16
rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
của ngân hàng. Các NHTM đồng tài trợ sẽ thoả thuận rõ trách nhiệm và quyền
hạn của từng bên tham gia. Khi có rủi ro xảy ra thì mỗi NHTM thành viên sẽ
chịu trách nhiệm về phần góp vốn của mình. Chính vì vậy rủi ro cũng được chia
sẻ bởi các NHTM thành viên.
Bảo hiểm tín dụng: Là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rui ro. Bảo hiểm tín
dụng có thể thực hiện bởi các loại như: bảo hiểm hoạt động cho vay,bảo hiểm tài
sản, bảo hiểm tiền vay. Ở các nước, bảo hiểm tín dụng thương đwcj thực hiện
dưới dạng sau:
Khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinh
doanh.
Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm và sẽ được bồi
thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có bảo hiểm trực tiếp cho hoạt động tín dụng. Như
vậy, các NHTM có thể yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản hình
thành từ vốn vay hoặc mua bảo hiểm cho tài sản làm đảm bảo tín dụng.
Trích lập dự phòng rủi ro theo quy định: Tất cả các quốc gia đều có quy định
cho các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro để có thể dùng để bù đắp các
khoản cho vay bị rủi ro.
2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng
- Vốn điều hoà / Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh sự hỗ trợ của ngân hàng cấp trên và các tổ chức tín
dụng khác
- Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh số cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi được
bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt cho ngân hàng.
Hệ số thu nợ =
Doanh số thu nợ
x 100%
Doanh số cho vay
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc17
- Phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận
Phân tích thu nhập:
Tỷ trọng % từng khoản mục
thu nhập
=
Số thu từng khoản mục
x 100%
Tổng thu nhập
Chỉ số này giúp cho chúng ta thấy được cơ cấu của thu nhập để từ đó có
những biện pháp phù hợp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời có thể
kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.
Phân tích chi phí:
Chỉ số này giúp người phân tích biết được kết cấu các khoản chi để có thể hạn
chế những khoản chi bất hợp lý, tăng cường những khoản chi có lợi cho hoạt
động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà hội đồng quản trị đã đề ra.
Phân tích lợi nhuận:
Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
Qua phân tích lợi nhuận, nhà quản trị có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá
đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động đến
tình hình lợi nhuận của ngân hàng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập những số liệu thực tế có liên quan đến việc phân tích hoạt động kinh
doanh của ngân hàng trong ba năm gần đây chủ yếu từ:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích các chỉ tiêu kinh tế bằng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt
đối kết hợp dùng đồ thị để biểu diễn những chỉ tiêu.
Tỷ trọng % từng
khoản mục chi phí
=
Số chi cho từng khoản mục
x 100%
Tổng chi phí
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc18
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG
3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1.1. Thời gian thành lập
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long (ngân hàng
Sacombank chi nhánh Vĩnh Long) được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày
14/06/2006, tiền thân là Tổ tín dụng Vĩnh Long trực thuộc chi nhánh Cần Thơ.
Hiện tại, Chi nhánh có hai phòng giao dịch trực thuộc là:
- Phòng giao dịch Bình Minh: khai trương hoạt động vào ngày 24/01/2007
- Phòng giao dịch 30 tháng 4: khai trương hoạt động vào ngày 25/04/2008
Số lượng nhân sự tại Chi nhánh và các phòng giao dịch tính đến thời điểm
tháng 01/2009 là 65 người.
3.1.1.2. Địa điểm trụ sở
Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long có trụ sở tại 156 Nguyễn Huệ,
Phường 2, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.
3.1.1.3. Khen thưởng
- Bằng khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà Nước và các tổ
chức chính trị xã hội năm 2007 (Quyết định số 213/QĐ-UBND ngày 29/01/2008
của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
- Bằng khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long
ủng hộ một trăm hai mươi bảy triệu đồng xây dựng các công trình phúc lợi xã hội
tại tỉnh Vĩnh Long năm 2008 (Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 06/10/2008
của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
- Giấy khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long đã
có thành tích: Hoàn thành tốt công tác thuế năm 2007 (Quyết định số 349/QĐ-
CT ngày 12/11/2008 của Cục thuế Nhà Nước tỉnh Vĩnh Long)
- Bằng khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long
xây dựng doanh nghiệp phát triển đúng hướng và bền vững tiêu biểu trong phong
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc19
trào thi đua sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao năm 2008 (Quyết định
số58/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh
Long)
3.1.2. Hoạt động kinh doanh
Hiện tại, Sacombank có thể cung cấp tới khách hàng tất cả các dịch vụ đang
có tại Việt Nam.
- Thanh toán quốc tế: từng bước, từng bước, vừa làm, vừa học hỏi, rút kinh
nghiệm, Ngân hàng đã có những thành công bước đầu trong nghiệp vụ này.
- Kinh doanh ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh của hoạt động này như: nghiệp vụ
hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Future), quyền chọn (Option),… cũng góp phần đa
dạng hoá sản phẩm, cung cấp thêm lựa chọn cho khách hàng.
- Dịch vụ chuyển tiền: Đây là dịch vụ truyền thống ra đời ngay trong những ngày
đầu thành lập ngân hàng và từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường.
- Các dịch vụ khác: Như bảo lãnh, phát hành và chấp nhận thẻ, các hoạt động
thu, chi hộ, quản lý ngân quỹ,… cũng đã được triển khai và thu được những kết
quả nhất định đồng thời góp phần đa dạng hoá sản phẩm và quảng bá thương
hiệu ngân hàng
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng
Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế
của Tỉnh đồng thời cũng thực hiện tốt các chính sách của Nhà Nước tạo điều kiện
cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đáp ứng
kịp thời nhu cầu về vốn cho các ngành nghề. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ
cấu tổ chức của ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long.
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc20
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long
Nguồn: Phòng Hành Chánh
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HỖ TRỢ
PHÒNG CÁ
NHÂN
PHÒNG DOANH
NGHIỆP
PHÒNG KẾ
TOÁN & QUỸ
P.HÀNH
CHÁNH
BỘ PHẬN TIẾP
THỊ DN
BỘ PHẬN
TIẾP THỊ CN
BỘ PHẬN
QUẢN LÝ
TÍN DỤNG
BỘ PHẬN XỬ
LÝ GIAO DỊCH
BỘ PHẬN
KẾ TOÁN
BỘ PHẬN
QUỸ
BỘ PHẬN THẨM
ĐỊNH DN
BỘ PHẬN THẨM
ĐỊNH CN
PHÒNG GIAO DỊCH
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc21
3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
a. Chức năng và nhiệm vụ của phòng doanh nghiệp
 Chức năng
 Tiếp thị doạnh nghiệp:
- Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể
- Tiếp thị và quản lý khách hàng
- Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp
- Chức năng khác
 Thẩm định doanh nghiệp:
- Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng
- Chức năng khác
 Nhiệm vụ
 Tiếp thị doanh nghiệp:
- Đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho
Phòng tiếp thị và phát triển sản phẩm Doanh nghiệp và tham mưu cho Ban lãnh
đạo Chi nhánh.
- Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể
- Tham mưu Ban lãnh đạo Chi nhánh giao, điều phối chỉ tiêu bán hàng cho
đơn vị trực thuộc Chi nhánh
- Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng
- Trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực
thuộc Chi nhánh
- Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm
dịch vụ
- Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ
- Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động
của Chi nhánh và toàn Ngân hàng
- Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng
- Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng
cho đơn vị trực thuộc
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc22
- Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồithông tin về các ý kiến đóng góp,
khiếu nại, thắc mắc của khách hàng
- Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ và hướng
dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan
- Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ
- Thông báo quyết định của Ngân hàng đến khách hàng liên quan đến đề nghị
sản phẩm dịch vụ của khách hàng
- Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng thời hạn
- Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi, đánh
giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải
tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần, khắc phục khó khăn.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc
Chi nhánh trong mảng chức năng được giao
 Thẩm định doanh nghiệp:
- Phối hợp với Bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác
minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng
- Nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng
- Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín
dụng
- Phối hợp với Phòng Thẩm định/Phòng Dự án của Ngân hàng trong công tác
thu thập hồ sơ, đánh giá khách hàng
- Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định tại Chi nhánh và đơn vị trực thuộc
Chi nhánh
- Thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho Bộ phận
Tiếp thị doanh nghiệp
- Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất
sau khi cho vay
- Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi, đánh
giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải
tiến, tăng cường chất lượng thẩm định.
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc23
b. Chức năng và nhiệm vụ của phòng cá nhân
 Chức năng
 Tiếp thị cá nhân:
- Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể
- Tiếp thị và quản lý khách hàng
- Chăm sóc khách hàng cá nhân
- Chức năng khác
 Thẩm định cá nhân:
- Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng
- Chức năng khác
 Nhiệm vụ
 Tiếp thị cá nhân:
- Đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho
Phòng tiếp thị Cá nhân và tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh
- Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể
- Tham mưu Ban lãnh đạo Chi nhánh giao, điều phối chỉ tiêu bán hàng cho
đơn vị trực thuộc Chi nhánh
- Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng
- Trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực
thuộc Chi nhánh
- Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm
dịch vụ
- Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ
- Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động
của Chi nhánh và toàn Ngân hàng
- Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng
- Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng
cho đơn vị trực thuộc
- Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến đóng góp,
khiếu nại, thắc mắc của khách hàng
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc24
- Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn
khách hàng đến quầy giao dịch liên quan
- Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ
- Thông báo quyết định của Ngân hàng đến khách hàng liên quan đến đề nghị
sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng
- Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng kỳ hạn
- Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng,quý; theo dõi, đánh
giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải
tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần, khắc phục khó khăn.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc
Chi nhánh trong mảng chức năng được giao
 Thẩm định cá nhân:
- Phối hợp với bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác
minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng
- Nghiên cứu hồ sơ phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng
- Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín
dụng
- Phối hợp với Phòng Thẩm định của Ngân hàng trong công tác thu thập hồ
sơ, đánh giá khách hàng
- Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định tại Chi nhánh và đơn vị trực thuộc
Chi nhánh
- Thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho Bộ phận
Tiếp thị cá nhân
- Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất
sau khi cho vay
- Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi đánh
giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải
tiến, tăng cường chất lượng thẩm định.
c. Chức năng và nhiệm vụ của phòng hỗ trợ
 Chức năng
 Quản lý tín dụng:
- Hỗ trợ công tác tín dụng
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc25
- Kiểm soát tín dụng
- Quản lý nợ
- Chức năng khác
 Thanh toán quốc tế:
- Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế
- Xử lý các giao dịch chuyển tiền quốc tế
- Chức năng khác
 Xử lý giao dịch
 Nhiệm vụ
 Quản lý tín dụng:
- Thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay
- Tiếp nhận tài sản bảo đảm
- Kiểm soát lại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo Chi
nhánh những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có)
- Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có): hợp đông tín
dụng, hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ; tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài
sản bảo đảm và các giấy tờ có liên quan
- Tham gia cùng với bộ phận Thẩm định doanh nghiệp/cá nhân kiểm tr sử
dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay đối với khách hàng có nợ xấu
- Lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm: kiểm soát tình hình dư nợ trước khi
lập giấy giải chấp; hoàn trả bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo cho khách
hàng
- Kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh theo quy
định của ngân hàng
- Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo doanh mục ngành nghề kinh
doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng … theo chính sách tín dụng của
Ngân hàng trong từng thời kỳ và đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro,
nâng cao hiệu quả
- Theo dõi các báo cáo cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, thông báo cho phòng Cá
nhân/doanh nghiệp về tình hình thu vốn, lãi của Chi nhánh và diễn biến của từng
món vay
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc26
- Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp
cụ thể để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ không thu được lãi
- Đề xuất biện pháp thực hiện việc thu nợ đối với các khoản nợ trễ hạn, nợ
quá hạn, nợ xấu
- Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất sau: tình hình nợ đến hạn trong
mười ngày kế tiếp; nợ trễ hạn; nợ được gia hạn; nợ quá hạn đến ba tháng, sáu
tháng, chín tháng, mười hai tháng, trên muời hai tháng; danh mục cho vay theo
ngành nghề, theo loại khách hàng, theo lãi suất, theo hạn mức và một số báo cáo
khác có liên quan đến tín dụng
- Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện
- Lưu trữ, bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy
nhận nợ, giấy gia hạn nợ và các giấy từ liên quan khác
- Tổ chức lưu giữ toàn bộ các bản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã
tất toán và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu
- Thông báo nhắc nợ nội bộ cho bộ phận Thẩm định doanh nghiệp/cá nhân và
bộ phận tiếp thị doanh nghiệp/cá nhân
 Thanh toán quốc tế:
- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến L/C nhập khẩu
- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến nhờ thu nhập khẩu
- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến L/C xuất khẩu
- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến nhờ thu xuất khẩu
- Xử lý nhờ thu trơn
- Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu theo đúng quy
định, quy chế kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
- Thực hiện các báo cáo về công tác thanh toán quốc tế cho phòng thanh toán
quốc tế
- Xử lý các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài
- Thực hiện việc xác nhận mang ngoại tệ
- Đầu mối thực hiện phát hành bankdraft theo uỷ quyền của Ban Tổng giám
đốc, xử lý nghiệp vụ huỷ bankdraft theo yêu cầu khách hàng
- Phối hợp kiểm kê bankdraft rỗng theo quy định
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc27
- Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu chuyển tiền đi nước ngoài hợp pháp theo
đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng
- Thực hiện các báo cáo về công tác chuyển tiền quốc tế cho phòng thanh
toán quốc tế
- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận phụ trách
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định
- Triển khai thực hiện các phần công việc trong các quy trình tác nghiệp liên
quan đến chức năng của bộ phận
- Tham gia thực hiện các phần công việc trong các quy trình có liên quan đến
bộ phận
- Lập bàng phân công cho các nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ trên
 Xử lý giao dịch:
- Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên
quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
- Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm: huy động tiết kiệm dân cư, cho
vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng và các dịch vụ khác
có liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm theo yêu cầu của khách hàng
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay liên quan đến việc thu nợ
- Thực hiện các nghiệp vụ: chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối và chi
trả chuyển tiền phi mậu dịch
- Thực hiện thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và thanh toán các loại thẻ
quốc tế
- Thực hiện các tác nghiệp về thẻ được giao
- Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến vốn cổ phần theo sự phân công
- Thu chi tiền mặt theo đúng nhiệm vụ quy định của từng giao dịch viên
- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến các tác nghiệp do phòng đảm trách
- Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng,… của khách hàng
- Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng, ngoại tệ theo quy định của Ngân
hàng.
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc28
d. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán và quỹ
 Chức năng
 Quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh
 Quản lý công tác an toàn kho quỹ
- Thu chi và xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, các giấy tờ có giá
- Kiểm điểm, phân loại, đóng bótiền theo quy định
- Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá
- Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá
 Nhiệm vụ
 Quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh và đơn vị trực
thuộc Chi nhánh
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát tình hình thanh toán trong
nội bộ toàn Chi nhánh, giữa chi nhánh đối với các đơn vị khác trong hệ nội bộ
Ngân hàng và giữa Chi nhánh thanh toán trực tiếp với các Ngân hàng khác.
- Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu đã phát sinh trong ngày, tháng, quý,
năm của các đơn vị trực thuộc
- Chịu trách nhiệm hậu kiểm kịp thời chứng từ kế toán tại Chi nhánh do các
đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý kịp
thời.
- Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định
- Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra.
- Xây dựng kế hoạch và quản lý chi phí cho toàn chi nhánh
- Quản lý số dư tài khoản của Chi nhánh tại các ngân hàng và tài khoản của
các ngân hàng khác tại Chi nhánh phục vụ cho việc giao dịch của ngân hàng.
- Quản lý, điều hành nhân viên kế toán Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc
- Lập các báo cáo kế toán có liên quan đến công việc do Phòng đảm trách
- Tổng hợp kế hoạch kinh doanh , tài chính trong tháng, năm của toàn Chi
nhánh do phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc xây dựng, lập kế hoạch tài
chính; theo dõi tổng hợp các phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế toán theo
định kỳ của toàn Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, thực hiện các báo cáo số
liệu định kỳ theo yêu cầu.
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc29
 Quản lý công tác an toàn kho quỹ:
- Thực hiện thu chi tiền mặt,ngoại tệ, tài sản quý, và giấy tờ có giá
- Xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá được bảo quản theo quy định
- Tạm ứng quỹ, thanh toán tạm ứng với các quỹ phụ và các đơn vị trực thuộc
theo quy định
- Bốc xếp tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá lên xuống các phương tiện vận
chuyển theo quy định
- Quản lý, theo dõi, giám sát quá trình vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy
tờ có giá
- Thực hiện kiểm kê tồn quỹ hàng ngày, định kỳ và đột xuất theo quy định
- Lưu trữ, bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kho theo đúng
quy định
- Thực hiện các công tác nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ theo quy
định.
e. Chức năng và nhiệm vụ của phòng hành chính
 Chức năng
 Quản lý công tác hành chánh
 Quản lý công tác nhân sự
 Công tác IT
 Nhiệm vụ
 Quản lý công tác hành chánh:
- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư
- Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh
- Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật
phẩm liên quan đến hoạt động tại Chi nhánh
- Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn Chi nhánh
- Chủ trì việc kiểm kê tài sản của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc
-Tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở có kế hoạch đã
được duyệt
- Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh,
phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài
giờ làm việc
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc30
- Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của Ngân hàng và nhân sự phụ trách kho
hàng cầm cố ( chỉ thực hiện đối với các chi nhánh hoạt động tại địa bàn không có
hệ thống kho hàng của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân
hàng )
 Quản lý công tác nhân sự:
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ vào kế hoạch mở
rộng mạng lưới và kết quả định biên của Chi nhánh
- Phối hợp với phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại Chi nhánh
- Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: hợp đồng lao động,
nghỉ phép,… tại Chi nhánh
- Tham gia giải quyết các tranh chấp lao động tại Chi nhánh
- Tổng hợp kết quả thi đua khen thưởng toàn Chi nhánh
- Báo cáo lao động định kỳ theo quy định của Chính quyền địa phương
- Đầu mối tiếp nhận và theo dõi việc giải quyết các đề xuất liên quan đến
nhân sự tại Chi nhánh, đơn vị trực thuộc
- Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong việc sắp xếp, bố trí, điều động,
đề bạt và xử lý kỷ luật đối với cấp nhân viên của Chi nhánh
- Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy,
quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn Chi nhánh
 Công tác IT:
- Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực
thuộc (mạng, server, các chương trình ứng dụng)
- Hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tại Chi nhánh và
các đơn vị trực thuộc
- Bão dưỡng trang thiết bị công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị
trực thuộc.
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long
GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc31
3.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI
NHÁNH VĨNH LONG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008.
Trong khoảng thời gian vừa qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động
kéo theo nền kinh tế của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Và chính vì vậy, hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều chuyển biến
phức tạp và ngân hàng tất nhiên cũng nằm trong số đó. Bên cạnh đó, hiện nay
nước ta đã có sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng chẳng những trong nước mà
còn có các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng
nói chung và các tổ chức tín dụng trên địa bàn nói riêng ngày càng trở nên gay
gắt hơn và đây cũng là mối quan tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Vĩnh Long. Sau đây, chúng ta sẽ tìm
hiểu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm:
2006, 2007, 2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế Toán
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua cũng
tương đối ổn định. Năm 2006, 2007, và năm 2008 hoạt động kinh doanh của
ngân hàng đều có lãi. Doanh thu qua ba năm đều tăng cụ thể: năm 2006 tổng thu
nhập là 6.202 triệu đồng, năm 2007 tổng thu nhập là 26.975 triệu đồng tăng
20.773 triệu đồng, tức tăng 334,9% so với năm 2006, năm 2008 tổng thu nhập là
56.764 triệu đồng tăng 29.789 triệu đồng, tức tăng 110,4% so với năm 2007. Bên
cạnh đó, chi phí cũng tăng lên qua các năm, cụ thể là: năm 2006 tổng chi phí là
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
So Sánh
2007/2006
So Sánh
2008/2007
Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 6.202 26.975 56.764 20.773 334,9 29.789 110,4
Tổng chi phí 4.401 21.000 53.884 16.599 377,2 32.884 156,6
Lãi thuần 1.801 5.975 2.880 4.174 231,8 (3.095) (51,8)
Lãi ròng 1.296,7 4.302 2.073,6 3.005,3 231,8 (2.228,4) (51,8)
www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188
Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188

More Related Content

What's hot

Luan van tot nghiep ke toan (20)
Luan van tot nghiep ke toan (20)Luan van tot nghiep ke toan (20)
Luan van tot nghiep ke toan (20)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (31)
Luan van tot nghiep ke toan (31)Luan van tot nghiep ke toan (31)
Luan van tot nghiep ke toan (31)
Nguyễn Công Huy
 
báo cáo thực tập tại trung tâm ATHENA
báo cáo thực tập tại trung tâm ATHENAbáo cáo thực tập tại trung tâm ATHENA
báo cáo thực tập tại trung tâm ATHENA
nvthongathena
 

What's hot (20)

luan van thac si xay dung website ho tro dang ky xet tuyen vao dai hoc
luan van thac si xay dung website ho tro dang ky xet tuyen vao dai hocluan van thac si xay dung website ho tro dang ky xet tuyen vao dai hoc
luan van thac si xay dung website ho tro dang ky xet tuyen vao dai hoc
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
 
Báo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athenaBáo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athena
 
Luan van tot nghiep ke toan (20)
Luan van tot nghiep ke toan (20)Luan van tot nghiep ke toan (20)
Luan van tot nghiep ke toan (20)
 
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Minh Tuyền
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Minh TuyềnBáo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Minh Tuyền
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Minh Tuyền
 
Bctt hồng thắm
Bctt hồng thắmBctt hồng thắm
Bctt hồng thắm
 
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
 
Luan van tot nghiep ke toan (31)
Luan van tot nghiep ke toan (31)Luan van tot nghiep ke toan (31)
Luan van tot nghiep ke toan (31)
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Trọng Nhân - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Trọng Nhân - 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Trọng Nhân - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Trọng Nhân - 2016
 
BÁO CÁO THỰC TẬP- NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN SEO
BÁO CÁO THỰC TẬP- NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN SEOBÁO CÁO THỰC TẬP- NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN SEO
BÁO CÁO THỰC TẬP- NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN SEO
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Đề tài: Website hỗ trợ quản lý lương trường Nguyễn Tất Thành, HAY
Đề tài: Website hỗ trợ quản lý lương trường Nguyễn Tất Thành, HAYĐề tài: Website hỗ trợ quản lý lương trường Nguyễn Tất Thành, HAY
Đề tài: Website hỗ trợ quản lý lương trường Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực TP.HCM
Luận văn: Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực TP.HCMLuận văn: Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực TP.HCM
Luận văn: Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực TP.HCM
 
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
 
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uốngĐề tài: Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống
 
báo cáo thực tập tại trung tâm ATHENA
báo cáo thực tập tại trung tâm ATHENAbáo cáo thực tập tại trung tâm ATHENA
báo cáo thực tập tại trung tâm ATHENA
 
TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...
TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...
TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...
 
Đề tài: Quản lý thu chi tại trung tâm đào tạo ngoại ngữ, HOT
Đề tài: Quản lý thu chi tại trung tâm đào tạo ngoại ngữ, HOTĐề tài: Quản lý thu chi tại trung tâm đào tạo ngoại ngữ, HOT
Đề tài: Quản lý thu chi tại trung tâm đào tạo ngoại ngữ, HOT
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
 

Viewers also liked

Enigma, and Editing in Horr
Enigma, and Editing in HorrEnigma, and Editing in Horr
Enigma, and Editing in Horr
Blue-Clouds
 

Viewers also liked (11)

Why You Should Drink Water
Why You Should Drink WaterWhy You Should Drink Water
Why You Should Drink Water
 
Conquering Chaos in the Age of Networked Science: Research Data Management
Conquering Chaos in the Age of Networked Science: Research Data ManagementConquering Chaos in the Age of Networked Science: Research Data Management
Conquering Chaos in the Age of Networked Science: Research Data Management
 
Enigma, and Editing in Horr
Enigma, and Editing in HorrEnigma, and Editing in Horr
Enigma, and Editing in Horr
 
DataCite - services and support for opening up research data
DataCite - services and support for opening up research dataDataCite - services and support for opening up research data
DataCite - services and support for opening up research data
 
Codes and conventions for Thriller Films
Codes and conventions for Thriller FilmsCodes and conventions for Thriller Films
Codes and conventions for Thriller Films
 
Catalogo megalisp nancy_mary
Catalogo megalisp nancy_maryCatalogo megalisp nancy_mary
Catalogo megalisp nancy_mary
 
Film idea & opening sequence idea
Film idea & opening sequence ideaFilm idea & opening sequence idea
Film idea & opening sequence idea
 
Conferencia sobre Innovación, Comercio y Propiedad Intelectual - WIPOI
Conferencia sobre Innovación, Comercio  y Propiedad Intelectual - WIPOIConferencia sobre Innovación, Comercio  y Propiedad Intelectual - WIPOI
Conferencia sobre Innovación, Comercio y Propiedad Intelectual - WIPOI
 
Knowledge Management Kiat Sukses Mengelola Modal & Aset Perusahaan
Knowledge Management Kiat Sukses Mengelola Modal & Aset PerusahaanKnowledge Management Kiat Sukses Mengelola Modal & Aset Perusahaan
Knowledge Management Kiat Sukses Mengelola Modal & Aset Perusahaan
 
Innovation Match Mx
Innovation Match MxInnovation Match Mx
Innovation Match Mx
 
Media institutions and concept
Media institutions and conceptMedia institutions and concept
Media institutions and concept
 

Similar to Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188

luan van tot nghiep ke toan (40).pdf
luan van tot nghiep ke toan (40).pdfluan van tot nghiep ke toan (40).pdf
luan van tot nghiep ke toan (40).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)
Nguyễn Công Huy
 
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
Man_Ebook
 
Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188 (20)

Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn,  ĐIỂM 8Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn,  ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM 8
 
luan van tot nghiep ke toan (40).pdf
luan van tot nghiep ke toan (40).pdfluan van tot nghiep ke toan (40).pdf
luan van tot nghiep ke toan (40).pdf
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
 
Thiet lap giai phap huy dong von
Thiet lap giai phap huy dong vonThiet lap giai phap huy dong von
Thiet lap giai phap huy dong von
 
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAYLuận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
 
Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH ĐT TM-DV XNK Hoàng Quân
Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH ĐT TM-DV XNK Hoàng QuânPhân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH ĐT TM-DV XNK Hoàng Quân
Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH ĐT TM-DV XNK Hoàng Quân
 
Lv (26)
Lv (26)Lv (26)
Lv (26)
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
 
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
 
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdftailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
 
Luận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAY
Luận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAYLuận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAY
Luận văn ngành tài chính ngân hàng đại học kinh tế Huế, HAY
 
Đề tài: Xây dựng Website quản lý điểm trường Phổ thông, 9đ
Đề tài: Xây dựng Website quản lý điểm trường Phổ thông, 9đĐề tài: Xây dựng Website quản lý điểm trường Phổ thông, 9đ
Đề tài: Xây dựng Website quản lý điểm trường Phổ thông, 9đ
 
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...
 
Đề tài giải pháp hoạt động dịch vụ thẻ, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp hoạt động dịch vụ thẻ, ĐIỂM 8, HOTĐề tài giải pháp hoạt động dịch vụ thẻ, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp hoạt động dịch vụ thẻ, ĐIỂM 8, HOT
 
Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Đề tài tốt nghiệp "Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của sinh viên...
Đề tài tốt nghiệp "Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của sinh viên...Đề tài tốt nghiệp "Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của sinh viên...
Đề tài tốt nghiệp "Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của sinh viên...
 

Phan tich hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_sai_gon_1q_dwq_20130326090515_15188

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----o0o----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths.LÊ QUANG VIẾT TRẦN THỊ THANH TRÚC MSSV: 4053664 Lớp: Kế toán tổng hợp Khoá: 31 Cần Thơ - Năm 2009 www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 2. i LỜI CẢM TẠ Sau bốn năm học tập, được sự chỉ dạy tận tình của các Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, em đã tích luỹ được rất nhiều vốn kiến thức hữu ích mà Thầy Cô đã truyền đạt. Để tăng cường khả năng thực hành và tiếp cận thực tế, trong chương trình đào tạo các chuyên ngành kinh tế, tất cả các sinh viên năm cuối phải thực tập tại các đơn vị quản lý kinh tế và kinh doanh nhằm nâng cao khả năng thực hành để khi ra trường đáp ứng kịp thời với nhu cầu của xã hội. Chính vì lý do này, em đã có điều kiện được thực tập tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Vĩnh Long trong suốt khoảng thời gian vừa qua. Trong đợt thực tập này, em đã có dịp được học hỏi, tiếp xúc với hoàn cảnh thực tế và đó cũng là hành trang quý báu cho em sau này khi ra trường. Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài là: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Vĩnh Long”, ngoài sự nổ lực của bản thân, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Lê Quang Viết, từ lúc hình thành đề tài cho đến khi hoàn tất công đoạn cuối cùng. Em xin chân thành cám ơn Thầy và xin gởi lời chúc sức khoẻ đến Thầy. Một lần nữa, em xin chúc Thầy luôn hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Em cũng xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám Đốc và các anh chị trong Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long, nơi em được nhận thực tập. Chính môi trường thực tập thuận lợi, sự thân thiện của mọi người trong ngân hàng cùng với những góp ý và giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng Kế toán và Phòng Hành Chánh cũng góp phần không nhỏ giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin chúc hoạt động của ngân hàng sẽ luôn phát triển. Kính chúc Ban Giám Đốc và các anh chị của ngân hàng luôn dồi dào sức khoẻ. Chân thành cám ơn! Ngày …. tháng …. năm …. Sinh viên thực hiện www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm .… Sinh viên thực hiện www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 4. iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày …. tháng …. năm …. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 5. iv BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC    Họ và tên người hướng dẫn: ......................................................................................... Học vị:........................................................................................................................... Chuyên ngành: .............................................................................................................. Cơ quan công tác:.......................................................................................................... Tên học viên:................................................................................................................. Mã số sinh viên: ............................................................................................................ Chuyên ngành: .............................................................................................................. Tên đề tài:...................................................................................................................... ....................................................................................................................................... NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Về hình thức ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Người nhận xét www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 6. v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày …. tháng …. Năm …. Giáo viên phản biện (Ký và ghi họ tên) www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 7. vi MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1 1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn............................................................................1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2 1.3.1. Mục tiêu chung..........................................................................................2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2 1.4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 1.4.1. Không gian ................................................................................................2 1.4.2. Thời gian....................................................................................................2 1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu.........................................................................3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................................4 2.1. Phương pháp luận............................................................................................4 2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh.........................4 2.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng .......................................................6 2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng ..............16 2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................17 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................17 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................17 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG......................................................18 3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long ........................................................................................................................18 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................18 3.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng .....................................................19 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng.................................................................19 www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 8. vii 3.2. Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long từ năm 2006 đến năm 2008 ..31 3.3. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng................................................33 3.3.1. Thuận lợi..................................................................................................33 3.3.2. Khó khăn .................................................................................................33 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG.....................................................................................................................35 4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của Chi nhánh ..............................................35 4.2. Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng........................................37 4.3. Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng.................................................39 4.4. Phân tích hoạt động dịch vụ của ngân hàng..................................................47 4.4.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ................................................................47 4.4.2. Hoạt động kinh doanh vàng.....................................................................49 4.5. Phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng...................................50 4.5.1. Phân tích thu nhập ...................................................................................51 4.5.2. Phân tích chi phí......................................................................................53 4.5.3. Phân tích lợi nhuận..................................................................................56 4.6. Phân tích các chỉ số tài chính ........................................................................58 4.6.1. ROA: lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ....................................................58 4.6.2. Lợi nhuận ròng trên thu nhập............... ...................................................59 4.6.3. Tổng chi phí trên tổng thu nhập ..............................................................59 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG .....................................................61 5.1. Phương hướng hoạt động ..............................................................................61 5.2. Một số giải pháp............................................................................................61 5.2.1. Về vốn .....................................................................................................61 5.2.2. Về nhân lực..............................................................................................63 5.2.3. Về sản phẩm dịch vụ............... ................................................................64 www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 9. viii CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................65 6.1. Kết luận .........................................................................................................65 6.2. Kiến nghị.......................................................................................................66 6.2.1. Về phía ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long............................66 6.2.2. Về phía ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.....................................67 6.2.3. Về phía ngân hàng Nhà Nước .................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................69 www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 10. ix DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm.......................31 Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm......................................36 Bảng 3: Tình hình số dư huy động qua ba năm ......................................................38 Bảng 4: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn qua ba năm............................................40 Bảng 5: Tình hình cho vay qua ba năm ..................................................................41 Bảng 6: Tình hình dư nợ qua ba năm......................................................................43 Bảng 7: Hệ số thu nợ...............................................................................................45 Bảng 8: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ.......................................................................46 Bảng 9: Tổng hợp tình hình ngoại tệ qua ba năm...................................................48 Bảng 10: Tình hình dư nợ của ngoại tệ qua ba năm ...............................................48 Bảng 11: Tình hình kinh doanh vàng qua ba năm ..................................................49 Bảng 12: Tình hình dư nợ của vàng qua ba năm ....................................................50 Bảng 13: Tình hình thu nhập qua ba năm...............................................................51 Bảng 14: Tình hình chi phí qua ba năm..................................................................53 Bảng 15: Tổng hợp tình hình lợi nhuận qua ba năm ..............................................57 Bảng 16: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản..............................................................58 Bảng 17: Lợi nhuận ròng trên thu nhập ..................................................................59 Bảng 18: Tổng chi phí trên tổng thu nhập ..............................................................60 www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 11. x DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long ...............................................................................................................20 Hình 2:Tình hình cho vay qua 3 năm......................................................................41 Hình 3: Tình hình dư nợ qua 3 năm........................................................................44 Hình 4: Tỷ trọng các loại dư nợ qua 3 năm ............................................................45 Hình 5: Tình hình thu nhập qua 3 năm ...................................................................51 Hình 6: Tình hình chi phí qua 3 năm ......................................................................54 www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 12. xi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại TCTD: Tổ chức tín dụng NHNN: Ngân hàng Nhà nước TMCP: Thương mại cổ phần www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 13. xii TÓM TẮT Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long đã phân tích một số hoạt động của ngân hàng như: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ, tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính. Thông qua đó đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Qua phân tích hoạt động của ngân hàng, ta thấy Chi nhánh hoạt động khá hiệu quả mặc dù thời gian thành lập chưa lâu. Ngân hàng đã đảm bảo có lợi nhuận qua ba năm từ năm 2006 đến năm 2008. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động được luôn tăng với một tỷ trọng cao chứng tỏ ngân hàng đã chiếm được lòng tin từ phía khách hàng. Mặt khác tình hình cho vay của ngân hàng qua ba năm đều có xu hướng tăng, và công tác thu nợ của ngân hàng diễn ra khá tốt. Thu nhập từ lãi luôn tăng, đồng thời các khoản thu từ dịch vụ cũng có sự gia tăng qua ba năm. Bên cạnh đó, chi phí của Chi nhánh cũng không ngừng tăng lên làm cho lợi nhuận năm 2008 có giảm so với năm 2007 nhưng lợi nhuận của Chi nhánh vẫn được đảm bảo. Với nguồn vốn huy động khá vững vàng, và hoạt động dịch vụ đang có chiều hướng phát triển. Chính điều đó sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả và sẽ có những bước phát triển tốt hơn trong tương lai. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 14. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao. Để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển, các tổ chức tín dụng cần hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trước bối cảnh nền kinh tế thế giới lâm vào tình cảnh khủng hoảng như hiện nay, hệ thống ngân hàng cả nước cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng sôi nổi hơn. Vì vậy, các nhà quản lý cần vạch ra phương hướng và biện pháp mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh , đồng thời hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh. Muốn thực hiện được điều đó, các ngân hàng cần phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, để củng cố, phát huy, khắc phục, cải tiến quản lý. Kết quả của việc phân tích là cơ sở giúp cho các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn. Kết quả kinh doanh là mục tiêu của mọi tổ chức tín dụng, hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch đều phải xem xét, phân tích, đánh giá để kịp thời tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp nhà quản trị có được những thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định kịp thời nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại. Bằng các chỉ tiêu tài chính như lợi nhuận, doanh thu,… của kỳ phân tích, các nhà lãnh đạo ngân hàng có thể tìm ra được quy mô hoạt động, thấy được chất lượng kinh doanh của mình, đánh giá được tốc độ phát triển và tính bền vững ổn định của các hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua. Bên cạnh đó, việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng góp phần giúp ngân hàng đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình có đúng đắn, chính xác hay không, có phù hợp với thực tiễn hay chưa để có những điều chỉnh lại cho phù hợp. Bởi vì, một www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 15. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc2 chiến lược kinh doanh đặt ra bao giờ cũng còn có những thiếu sót, dù là ít hay nhiều. Thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại còn giúp ngân hàng có thể đánh giá được khả năng quản trị của ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ và thiết bị hoạt động của ngân hàng có phù hợp với điều kiện phát triển và cạnh tranh của ngân hàng hay chưa. Mặt khác, việc phân tích này giúp cho ngân hàng rút ra những bài học từ thực tiễn và có những sách lược, chiến lược mới phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh ở hiện tại cũng như trong tương lai. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long” làm đề tài tốt nghiệp. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm gần đây giúp cho nhà lãnh đạo đề ra những giải pháp quản lý đúng đắn và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng cụ thể như sau: - Phân tích tình hình huy động vốn - Phân tích hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ - Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng - Dựa vào các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long. 1.4.2. Thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2006 đến năm 2008. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 16. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Phân tích hoạt động kinh doanh là một đề tài khá quen thuộc và đã được nhiều sinh viên chọn nghiên cứu để làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Tuy nhiên, từng doanh nghiệp, từng đơn vị sẽ có hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau và vì vậy phương pháp phân tích cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ với đề tài là: 1. “Phân tích hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang” của Nguyễn Thanh Dung. Đề tài này chủ yếu là phân tích về tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn, phân tích rủi ro, phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2. Đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Công Thương Sóc Trăng” của Huỳnh Hoàng Ngô. Đề tài này phân tích khái quát bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh, sau đó phân tích các chỉ số tài chính ( phân tích hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời, tình hình thanh toán, khả năng thanh toán ), đánh giá tình hình tài chính, các nhân tố ảnh hưởng, sau cùng là đề ra giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của ngân hàng. Các đề tài trên tuy là có nội dung tương tự nhau nhưng cách trình bày và phân tích của mỗi người lại không giống nhau. Do đó, đề tài của tôi tuy là có nội dung tương tự như các đề tài trên nhưng tôi xin cam đoan rằng đề tài của tôi sẽ không trùng với bất kỳ đề tài nào. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 17. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ chất lượng của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. 2.1.1.2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. 2.1.1.3. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh Là làm sao cho các con số trên các tài liệu hạch toán “biết nói” để người sử dụng chúng hiểu được tình hình và kết quả kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh căn cứ vào các tài liệu của hạch toán nghiên cứu đánh giá, từ đó đưa ra các nhận xét, trên cơ sở nhận xét đúng đắn thì mới đưa ra giải pháp đúng đắn Vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp để đưa ra kết luận sâu sắc sẽ là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh. 2.1.1.4. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 18. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc5 Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu. Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu. 2.1.1.5. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. 2.1.1.6. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay,… với doanh nghiệp nữa hay không? www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 19. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc6 2.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2.1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó kinh doanh loại hàng hoá rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Thực chất thì các ngân hàng thương mại kinh doanh “quyền sử dụng vốn”. Nghĩa là ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của công chúng, của các tổ chức kinh tế, xã hộ, và sử dụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn trả lại vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thoả thuận. Theo luật ngân hàng Nhà nước năm 2003 thì hoạt động ngân hàng được xác định là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán. Nói theo bản chất thì hoạt động của ngân hàng thương mại một phần nào đó tương tự như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường khác. Ngân hàng thương mại giống một doanh nghiệp bình thường ở chỗ nó cũng là một đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận, có vốn chủ sở hữu, có bộ máy tổ chức để quản lý và hoạt động trong lĩnh vực riêng của mình theo quy định của pháp luật. Tất cả những điều đó nói lên rằng: Kinh doanh của các NHTM cũng là một loại kinh doanh bình thường không có gì đặc biệt. Nhưng khi nhìn vào đối tượng kinh doanh của ngân hàng thương mại chúng ta sẽ thấy kinh doanh của NHTM là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Khác với doanh nghiệp khác, NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hoá, nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ tài chính. Đối tượng kinh doanh như đã nói ở trên là “quyền sử dụng vốn” thông qua các nghiệp vụ tín dụng và thanh toán của NHTM. 2.1.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng a. Nghiệp vụ huy động vốn Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sự phát triển của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong đó vốn tự có của các NHTM tham gia vào nguồn vốn cho vay chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, mà www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 20. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc7 nguồn vốn chủ yếu để cấp tín dụng vào nền kinh tế là nguồn vốn huy động, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn. Việc huy động được nhiều vốn vừa đem lại lợi nhuận, vừa mở rộng hoạt động của Ngân hàng.  Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại Ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền tạm thời được giải phóng khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho các mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi. Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào Ngân hàng dưới các hình thức sau: - Tiền gửi không kỳ hạn Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải thoả mãn các nhu cầu đó của khách hàng. Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào với mục đích nhằm đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanhhoặc giao dịch của mình. Đối với loại tiền gửi này, khách hàng không có mục đích nhận lãi suất tiền gửi mà chủ yếu là để được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc,…. Về phía ngân hàng, dù đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng cũng có lúc chúng tạm thời nhàn rỗi và ngân hàng được quyền sử dụng để đầu tư, tức nó cũng tạo vốn cho ngân hàng. Nhưng đối với bộ phận vốn này rất không ổn định vì khách hàng có thể gửi vào và rút ra liên tục nên ngân hàng phải thường dự trữ lại với số lượng rất lớn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Tiền gửi có kỳ hạn Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời gian rút ra giữa ngân hàng và khách hàng. Theo quy định, khách hàng gửi tiền có kỳ hạn chỉ được rút tiền ra khi đến hạn. Tuy nhiên trên thuẹc tế, do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 21. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc8 được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn, thông thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Đối với ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn đem lại cho ngân hàng nguồn vốn rất ổn định vì ngân hàng biết trước thời điểm mà khách hàng sẽ rút tiền ra. Chính vì vậy mà ngân hàng có thể chủ động tận dụng tối đa nguồn tiền này để đầu tư sinh lời mà không cần phải dự trữ lại quá nhiều. Vì vậy để khuyến khích khách hàng gửi tiền, các NHTM thường đưa ra các loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Ngân hàng còn áp dụng lãi suất càng cao cho loại tiền gửi có thời hạn càng dài để thu hút nguồn vốn trung và dài hạn.  Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình bao gồm: - Tiền gửi tiết kiệm Là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của ngân hàng nhận gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của ngân hàng. Đối với ngân hàng, hình thức tiền gửi này tạo cho ngân hàng nguồn vốn ổn định. Mặc dù món tiền gửi từ cá nhân thường là nhỏ nhưng do ngân hàng huy động từ số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh. - Tài khoản tiền gửi cá nhân Là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như ký séc, hoặc sử dụng cho các loại thẻ thanh toán. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế được cải thiện, mọi người hướng đến sử dụng càng nhiều các tiện ích của xã hội cung cấp, và trong đó thì các tiện ích mà ngân hàng đem lại cho khách hàng càng được cá nhân quan tâm nhiều hơn. Chẳng hạn như, thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lương vào tài khoản, thanh toán khấu trừ tự động tiền điện thoại, tiền điện, nước…. mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng đua nhau phát hành thẻ và các dịch vụ tài chính khác cho cá nhân để cung cấp tiện ích cho khách hàng, ngoài mục đích ngân hàng www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 22. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc9 chứng minh là mình có sản phẩm mới, hiện đại, thu được phí thì nó còn giúp cho ngân hàng thu được nguồn vốn lớn từ tiền nhàn rỗi của cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán của họ. Chính vì lẽ đó mà ở nước ta ngày càng có nhiều ngân hàng đua nhau đầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm mới hơn. - Tiền gửi khác Ngoài hai loại tiền gửi trên tại các ngân hàng thương mại còn có các khoanr tiền gửi như sau: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của kho bạc nhà nước….  Vốn huy động bằng các chứng từ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều khoản trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua. Ở Việt Nam hiện nay, khi các NHTM cần huy động số vốn lớn trong thời gian ngắn thì ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi - Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn đến một năm bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác - Giấy tờ có giá dài hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn từ trên một năm trở lên kể từ khi phát hành đến hết hạn bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. Huy động bằng các giấy tờ có giá, ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớn vào ngân hàng với thời gian ngắn. Vì để huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư, đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn thì ngân hàng không thể dựa vào nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Đối với ngân hàng nguồn vốn có được từ việc phát hành các giấy tờ có giá thì rất ổn định nhưng ngân hàng thường phải trả một mức lãi suất lớn hơn nhiều và ngân hàng chỉ phát hành các giấy tờ có giá khi đã có kế hoach về nguồn vốn cụ thể. Đặc biệt là khi phát hành giấy tờ có giá phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. b. Nghiệp vụ tín dụng  Khái niệm về tín dụng: Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá. Tín dụng là một quan hệ www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 23. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc10 kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay, tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau: Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá. Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ, chứng khoán,….dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người đi vay). Như vậy, “Tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ một hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành  Bản chất tín dụng Tín dụng thể hiện như một sự chuyển giao tạm thời quyền sử dụng một vật hoặc số tiền giữa người cho vay và người đi vay. Vì vậy, người ta có thể sử dụng được giá trị của hàng hóa trực tiếp hay gián tiếp thông qua trao đổi. Bản chất tín dụng thể hiện trong mối quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó trong quá trình sản xuất.  Nguyên tắc tín dụng Các chủ ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ ra của mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả người đi vay và chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch được thoả thuận với ngân hàng.Các nguyên tắc tín dụng được ngân hàng xây dựng dựa trên bản chất tín dụng của ngân hàng. Trong việc cấp tín dụng các NHTM xem các nguyên tắc này là cơ sở quyết định các món tín dụng cấp ra cho khách hàng. Hiện nay, ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 24. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc11  Thời hạn tín dụng Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian mà người vay được quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian được tính từ khi người vay rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ. Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian do ngân hàng và người đi vay thoả thuận. Thời hạn tín dụng được xác định dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh của người đi vay, hoặc thời hạn đầu tư của dự án vay vốn. Ngoài ra thời hạn tín dụng còn phụ thuộc vào khả năng cho vay cũng như khả năng trả nợ của người vay vốn. Các loại thời hạn tín dụng được định nghĩa như sau: Tín dụng ngắn hạn là khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng Tín dụng dài hạn là loại có thời hạn trên 60 tháng. c. Rủi ro tín dụng  Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro một hoặc một nhóm khách hàngkhông thực hiện được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc vqà lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đếnhoạt động và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất. Thông thường ở các nước, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho ngân hàng. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn có nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tín dụng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác động bởi nhiều yếu tố của môi trường kinh doanh ngân hàng.  Hậu quả của rủi ro tín dụng - Về phía ngân hàng Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của ngân hàng là khó tránh vì ngân hàng người đi vay và cho vay www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 25. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc12 Tác động trực tiếp của ro tín dụng đến hoạt động kinh tế của ngân hàng như làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gởi tiền, vì ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của ngân hàng không thể đảm bảo được. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho ngân hàng lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản. - Về phía hoạt động kinh tế - xã hội Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây lan ra nhiều ngân hàng, chắn chắc khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng. Lúc đó, nhiều người sẽ đua nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp. Do đó, rủi ro tín dụng thật sự là vấn đề rất nghiêm trọng và cần được quan tâm đặc biệt hơn từ Chính phủ, từ Ngân hàng Trung Ương. Ngân hàng Trung Ương cần phải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát hoạt động của các NHTM, và cần thiết có sự hỗ trợ cho các NHTM khi có các biến cố rủi ro xảy ra  Nguyên nhân của rủi ro tín dụng  Nguyên nhân từ phía khách hàng Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ động không có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: - Đối với khách hàng là cá nhân Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi như: Thu nhập không ổn định Bị sa thảy, thất nghiệp Bị tai nạn lao động Hoả hoạn, lũ lụt www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 26. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc13 Hoàn cảnh gia đình khó khăn Sử dụng vốn sai mục đích Thiếu năng lực pháp lý - Đối với khách hàng là doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi gặp phải các trường hợp sau: Người lãnh đạo đơn vị vay vốn không có trình độ chuyên môn, thiếu năng lực quản lý Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính Sử dụng vốn sai mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Những biến động từ thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh nghiệp Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị mất thị trường tiêu thụ Chính sách Nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thiếu kế hoạch về nguồn vốn Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp Những tai nạn bất ngờ: hoả hoạn, động đất, công nhân đình công, chiến tranh…  Nguyên nhân từ điều kiện khách quan - Điều kiện kinh tế trong nước Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không thể thu hồi được. Điều này làm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng Ở thời kỳ lạm phát của nền kinh tế tăng cao dễ dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong thời kỳ này người gửi tiền có tâm lý lo sợ đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi đó, người vay tiền càng có lợi nên họ lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 27. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc14 vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản cho vay càng trở nên khó thu hồi. - Điều kiện kinh tế thế giới Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia có vai trò như một tế bào của nền kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế các nước đều có ảnh hưởng lẫn nhau vì xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới. Khi có những biến cố và tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kỳ một nước nào thì cũng có htể tác động mạnh đền nhiều nước khác trên toàn thế giới và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng.  Nguyên nhân liên quan việc đảm bảo tín dụng - Đối với bảo lãnh vay vốn ngân hàng Trường hợp người bảo lãnh gặp phải những tình huống chủ quan hay khách quan như đã trình bày ở trên, có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng trả nợ gốc và lãi thay cho người đi vay vốn cho ngân hàng. - Đối với thế chấp và cầm cố Rủi ro tín dụng xảy ra liên quan đến vật dùng để thế chấp và cầm cố nợ vay khi gặp phải những trường hợp sau: Việc đánh giá không chính xác về tài sản thế chấp và cầm cố của người vay. Tài sản thế chấp và cầm cố không chuyển nhượng được. Không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về tài sản thế chấp và cầm cố nên không thể phát mãi. Tài sản thế chấp và cầm cố bị sự cố rủi ro như hoả hoạn hoặc bị cấm lưu thông.  Nguyên nhân từ phía ngân hàng Những nguyên nhân đẫn đến rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng bao gồm: Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh. Ngân hàng vi phạm các nguên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn ( ví dụ như cho một khách hàng vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng ), thiếu tài sản thế chấp và cầm cố… www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 28. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc15 Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực. Vi phạm về mặt đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng.  Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng - Phân tích khách hàng Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm tạo ra tuyến phòng thủ đối với rủi ro của ngân hàng. Khi đánh giá khách hàng thì cán bộ ngân hàng cần phân tích những khía cạnh sau đây: Năng lực tài chính của khách hàng. Năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn. Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp. Phân tích tính khả thi của phương án vay vốn. - Phân tích hoạt động tín dụng Chất lượng và hiệu quả tín dụng cần được phân tích thường xuyên. Khả năng mở rộng quy mô tín dụng của NHTM cũng được đánh giá đúng mức. Đánh giá về việc thực hiện các đảm bảo tín dụng . Đánh giá về năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng. - Phân tán rủi ro tín dụng NHTM không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc những khách hàng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cho dù khách hàng đó, những lĩnh vực kinh doanh đó có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM. Vì vậy, NHTM cần phải tôn trọng giới hạn an toàn do NHNN quy định. Giới hạn an toàn đều được quy định ở các nước trên thế giới. Bất kỳ một khoản vay nào vượt quá giới hạn quy định so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng đều có thể dẫn đến rủi ro. Thực hiện đồng tài trợ: trường hợp một khoản vay có giá trị lớn, nếu một NHTM e ngại rủi ro cao thì khi đó có thể kết hợp với một hay nhiều ngân hàng khác để cùng cho vay. Hình thức cho vay như vậy được gọi là cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ. Trong hình thức đồng tài trợ thì có một NHTM làm đầu mối phối hợp với các bên tài trợ ( NHTM ) khác để thực hiện, nhằm phân tán www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 29. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc16 rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của ngân hàng. Các NHTM đồng tài trợ sẽ thoả thuận rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bên tham gia. Khi có rủi ro xảy ra thì mỗi NHTM thành viên sẽ chịu trách nhiệm về phần góp vốn của mình. Chính vì vậy rủi ro cũng được chia sẻ bởi các NHTM thành viên. Bảo hiểm tín dụng: Là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rui ro. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện bởi các loại như: bảo hiểm hoạt động cho vay,bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Ở các nước, bảo hiểm tín dụng thương đwcj thực hiện dưới dạng sau: Khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinh doanh. Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng. Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay. Hiện nay ở Việt Nam chưa có bảo hiểm trực tiếp cho hoạt động tín dụng. Như vậy, các NHTM có thể yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay hoặc mua bảo hiểm cho tài sản làm đảm bảo tín dụng. Trích lập dự phòng rủi ro theo quy định: Tất cả các quốc gia đều có quy định cho các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro để có thể dùng để bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro. 2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Vốn huy động / Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng - Vốn điều hoà / Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh sự hỗ trợ của ngân hàng cấp trên và các tổ chức tín dụng khác - Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh số cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt cho ngân hàng. Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ x 100% Doanh số cho vay www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 30. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc17 - Phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận Phân tích thu nhập: Tỷ trọng % từng khoản mục thu nhập = Số thu từng khoản mục x 100% Tổng thu nhập Chỉ số này giúp cho chúng ta thấy được cơ cấu của thu nhập để từ đó có những biện pháp phù hợp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh. Phân tích chi phí: Chỉ số này giúp người phân tích biết được kết cấu các khoản chi để có thể hạn chế những khoản chi bất hợp lý, tăng cường những khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà hội đồng quản trị đã đề ra. Phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí Qua phân tích lợi nhuận, nhà quản trị có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập những số liệu thực tế có liên quan đến việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm gần đây chủ yếu từ: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Phân tích các chỉ tiêu kinh tế bằng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối kết hợp dùng đồ thị để biểu diễn những chỉ tiêu. Tỷ trọng % từng khoản mục chi phí = Số chi cho từng khoản mục x 100% Tổng chi phí www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 31. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc18 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1. Thời gian thành lập Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long (ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long) được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 14/06/2006, tiền thân là Tổ tín dụng Vĩnh Long trực thuộc chi nhánh Cần Thơ. Hiện tại, Chi nhánh có hai phòng giao dịch trực thuộc là: - Phòng giao dịch Bình Minh: khai trương hoạt động vào ngày 24/01/2007 - Phòng giao dịch 30 tháng 4: khai trương hoạt động vào ngày 25/04/2008 Số lượng nhân sự tại Chi nhánh và các phòng giao dịch tính đến thời điểm tháng 01/2009 là 65 người. 3.1.1.2. Địa điểm trụ sở Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long có trụ sở tại 156 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long. 3.1.1.3. Khen thưởng - Bằng khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà Nước và các tổ chức chính trị xã hội năm 2007 (Quyết định số 213/QĐ-UBND ngày 29/01/2008 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long) - Bằng khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long ủng hộ một trăm hai mươi bảy triệu đồng xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại tỉnh Vĩnh Long năm 2008 (Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 06/10/2008 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long) - Giấy khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long đã có thành tích: Hoàn thành tốt công tác thuế năm 2007 (Quyết định số 349/QĐ- CT ngày 12/11/2008 của Cục thuế Nhà Nước tỉnh Vĩnh Long) - Bằng khen: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long xây dựng doanh nghiệp phát triển đúng hướng và bền vững tiêu biểu trong phong www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 32. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc19 trào thi đua sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao năm 2008 (Quyết định số58/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long) 3.1.2. Hoạt động kinh doanh Hiện tại, Sacombank có thể cung cấp tới khách hàng tất cả các dịch vụ đang có tại Việt Nam. - Thanh toán quốc tế: từng bước, từng bước, vừa làm, vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, Ngân hàng đã có những thành công bước đầu trong nghiệp vụ này. - Kinh doanh ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh của hoạt động này như: nghiệp vụ hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Future), quyền chọn (Option),… cũng góp phần đa dạng hoá sản phẩm, cung cấp thêm lựa chọn cho khách hàng. - Dịch vụ chuyển tiền: Đây là dịch vụ truyền thống ra đời ngay trong những ngày đầu thành lập ngân hàng và từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường. - Các dịch vụ khác: Như bảo lãnh, phát hành và chấp nhận thẻ, các hoạt động thu, chi hộ, quản lý ngân quỹ,… cũng đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định đồng thời góp phần đa dạng hoá sản phẩm và quảng bá thương hiệu ngân hàng 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh đồng thời cũng thực hiện tốt các chính sách của Nhà Nước tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các ngành nghề. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 33. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc20 Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long Nguồn: Phòng Hành Chánh GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC PHÒNG HỖ TRỢ PHÒNG CÁ NHÂN PHÒNG DOANH NGHIỆP PHÒNG KẾ TOÁN & QUỸ P.HÀNH CHÁNH BỘ PHẬN TIẾP THỊ DN BỘ PHẬN TIẾP THỊ CN BỘ PHẬN QUẢN LÝ TÍN DỤNG BỘ PHẬN XỬ LÝ GIAO DỊCH BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN QUỸ BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH DN BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH CN PHÒNG GIAO DỊCH www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 34. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc21 3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban a. Chức năng và nhiệm vụ của phòng doanh nghiệp  Chức năng  Tiếp thị doạnh nghiệp: - Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể - Tiếp thị và quản lý khách hàng - Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp - Chức năng khác  Thẩm định doanh nghiệp: - Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng - Chức năng khác  Nhiệm vụ  Tiếp thị doanh nghiệp: - Đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho Phòng tiếp thị và phát triển sản phẩm Doanh nghiệp và tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh. - Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể - Tham mưu Ban lãnh đạo Chi nhánh giao, điều phối chỉ tiêu bán hàng cho đơn vị trực thuộc Chi nhánh - Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng - Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng - Trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực thuộc Chi nhánh - Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ - Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ - Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh và toàn Ngân hàng - Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng - Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đơn vị trực thuộc www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 35. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc22 - Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồithông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng - Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan - Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ - Thông báo quyết định của Ngân hàng đến khách hàng liên quan đến đề nghị sản phẩm dịch vụ của khách hàng - Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng thời hạn - Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần, khắc phục khó khăn. - Quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc Chi nhánh trong mảng chức năng được giao  Thẩm định doanh nghiệp: - Phối hợp với Bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng - Nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng - Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng - Phối hợp với Phòng Thẩm định/Phòng Dự án của Ngân hàng trong công tác thu thập hồ sơ, đánh giá khách hàng - Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định tại Chi nhánh và đơn vị trực thuộc Chi nhánh - Thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho Bộ phận Tiếp thị doanh nghiệp - Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay - Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường chất lượng thẩm định. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 36. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc23 b. Chức năng và nhiệm vụ của phòng cá nhân  Chức năng  Tiếp thị cá nhân: - Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể - Tiếp thị và quản lý khách hàng - Chăm sóc khách hàng cá nhân - Chức năng khác  Thẩm định cá nhân: - Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng - Chức năng khác  Nhiệm vụ  Tiếp thị cá nhân: - Đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho Phòng tiếp thị Cá nhân và tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh - Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể - Tham mưu Ban lãnh đạo Chi nhánh giao, điều phối chỉ tiêu bán hàng cho đơn vị trực thuộc Chi nhánh - Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng - Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng - Trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực thuộc Chi nhánh - Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ - Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ - Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh và toàn Ngân hàng - Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng - Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đơn vị trực thuộc - Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 37. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc24 - Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan - Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ - Thông báo quyết định của Ngân hàng đến khách hàng liên quan đến đề nghị sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng - Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng kỳ hạn - Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng,quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần, khắc phục khó khăn. - Quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc Chi nhánh trong mảng chức năng được giao  Thẩm định cá nhân: - Phối hợp với bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng - Nghiên cứu hồ sơ phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng - Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng - Phối hợp với Phòng Thẩm định của Ngân hàng trong công tác thu thập hồ sơ, đánh giá khách hàng - Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định tại Chi nhánh và đơn vị trực thuộc Chi nhánh - Thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho Bộ phận Tiếp thị cá nhân - Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay - Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường chất lượng thẩm định. c. Chức năng và nhiệm vụ của phòng hỗ trợ  Chức năng  Quản lý tín dụng: - Hỗ trợ công tác tín dụng www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 38. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc25 - Kiểm soát tín dụng - Quản lý nợ - Chức năng khác  Thanh toán quốc tế: - Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế - Xử lý các giao dịch chuyển tiền quốc tế - Chức năng khác  Xử lý giao dịch  Nhiệm vụ  Quản lý tín dụng: - Thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay - Tiếp nhận tài sản bảo đảm - Kiểm soát lại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo Chi nhánh những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có) - Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có): hợp đông tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ; tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm và các giấy tờ có liên quan - Tham gia cùng với bộ phận Thẩm định doanh nghiệp/cá nhân kiểm tr sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay đối với khách hàng có nợ xấu - Lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm: kiểm soát tình hình dư nợ trước khi lập giấy giải chấp; hoàn trả bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo cho khách hàng - Kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh theo quy định của ngân hàng - Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo doanh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng … theo chính sách tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ và đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả - Theo dõi các báo cáo cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, thông báo cho phòng Cá nhân/doanh nghiệp về tình hình thu vốn, lãi của Chi nhánh và diễn biến của từng món vay www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 39. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc26 - Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ không thu được lãi - Đề xuất biện pháp thực hiện việc thu nợ đối với các khoản nợ trễ hạn, nợ quá hạn, nợ xấu - Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất sau: tình hình nợ đến hạn trong mười ngày kế tiếp; nợ trễ hạn; nợ được gia hạn; nợ quá hạn đến ba tháng, sáu tháng, chín tháng, mười hai tháng, trên muời hai tháng; danh mục cho vay theo ngành nghề, theo loại khách hàng, theo lãi suất, theo hạn mức và một số báo cáo khác có liên quan đến tín dụng - Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện - Lưu trữ, bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy nhận nợ, giấy gia hạn nợ và các giấy từ liên quan khác - Tổ chức lưu giữ toàn bộ các bản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu - Thông báo nhắc nợ nội bộ cho bộ phận Thẩm định doanh nghiệp/cá nhân và bộ phận tiếp thị doanh nghiệp/cá nhân  Thanh toán quốc tế: - Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến L/C nhập khẩu - Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến nhờ thu nhập khẩu - Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến L/C xuất khẩu - Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến nhờ thu xuất khẩu - Xử lý nhờ thu trơn - Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu theo đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của ngân hàng - Thực hiện các báo cáo về công tác thanh toán quốc tế cho phòng thanh toán quốc tế - Xử lý các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài - Thực hiện việc xác nhận mang ngoại tệ - Đầu mối thực hiện phát hành bankdraft theo uỷ quyền của Ban Tổng giám đốc, xử lý nghiệp vụ huỷ bankdraft theo yêu cầu khách hàng - Phối hợp kiểm kê bankdraft rỗng theo quy định www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 40. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc27 - Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu chuyển tiền đi nước ngoài hợp pháp theo đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng - Thực hiện các báo cáo về công tác chuyển tiền quốc tế cho phòng thanh toán quốc tế - Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận phụ trách - Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định - Triển khai thực hiện các phần công việc trong các quy trình tác nghiệp liên quan đến chức năng của bộ phận - Tham gia thực hiện các phần công việc trong các quy trình có liên quan đến bộ phận - Lập bàng phân công cho các nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ trên  Xử lý giao dịch: - Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng - Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm: huy động tiết kiệm dân cư, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm theo yêu cầu của khách hàng - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay liên quan đến việc thu nợ - Thực hiện các nghiệp vụ: chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối và chi trả chuyển tiền phi mậu dịch - Thực hiện thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và thanh toán các loại thẻ quốc tế - Thực hiện các tác nghiệp về thẻ được giao - Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến vốn cổ phần theo sự phân công - Thu chi tiền mặt theo đúng nhiệm vụ quy định của từng giao dịch viên - Lập chứng từ kế toán có liên quan đến các tác nghiệp do phòng đảm trách - Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng,… của khách hàng - Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng, ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 41. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc28 d. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán và quỹ  Chức năng  Quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh  Quản lý công tác an toàn kho quỹ - Thu chi và xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, các giấy tờ có giá - Kiểm điểm, phân loại, đóng bótiền theo quy định - Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá - Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá  Nhiệm vụ  Quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh - Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh và đơn vị trực thuộc Chi nhánh - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát tình hình thanh toán trong nội bộ toàn Chi nhánh, giữa chi nhánh đối với các đơn vị khác trong hệ nội bộ Ngân hàng và giữa Chi nhánh thanh toán trực tiếp với các Ngân hàng khác. - Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu đã phát sinh trong ngày, tháng, quý, năm của các đơn vị trực thuộc - Chịu trách nhiệm hậu kiểm kịp thời chứng từ kế toán tại Chi nhánh do các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời. - Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định - Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra. - Xây dựng kế hoạch và quản lý chi phí cho toàn chi nhánh - Quản lý số dư tài khoản của Chi nhánh tại các ngân hàng và tài khoản của các ngân hàng khác tại Chi nhánh phục vụ cho việc giao dịch của ngân hàng. - Quản lý, điều hành nhân viên kế toán Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc - Lập các báo cáo kế toán có liên quan đến công việc do Phòng đảm trách - Tổng hợp kế hoạch kinh doanh , tài chính trong tháng, năm của toàn Chi nhánh do phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc xây dựng, lập kế hoạch tài chính; theo dõi tổng hợp các phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế toán theo định kỳ của toàn Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, thực hiện các báo cáo số liệu định kỳ theo yêu cầu. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 42. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc29  Quản lý công tác an toàn kho quỹ: - Thực hiện thu chi tiền mặt,ngoại tệ, tài sản quý, và giấy tờ có giá - Xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá được bảo quản theo quy định - Tạm ứng quỹ, thanh toán tạm ứng với các quỹ phụ và các đơn vị trực thuộc theo quy định - Bốc xếp tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá lên xuống các phương tiện vận chuyển theo quy định - Quản lý, theo dõi, giám sát quá trình vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá - Thực hiện kiểm kê tồn quỹ hàng ngày, định kỳ và đột xuất theo quy định - Lưu trữ, bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kho theo đúng quy định - Thực hiện các công tác nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ theo quy định. e. Chức năng và nhiệm vụ của phòng hành chính  Chức năng  Quản lý công tác hành chánh  Quản lý công tác nhân sự  Công tác IT  Nhiệm vụ  Quản lý công tác hành chánh: - Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư - Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh - Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động tại Chi nhánh - Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn Chi nhánh - Chủ trì việc kiểm kê tài sản của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc -Tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở có kế hoạch đã được duyệt - Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 43. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc30 - Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của Ngân hàng và nhân sự phụ trách kho hàng cầm cố ( chỉ thực hiện đối với các chi nhánh hoạt động tại địa bàn không có hệ thống kho hàng của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng )  Quản lý công tác nhân sự: - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ vào kế hoạch mở rộng mạng lưới và kết quả định biên của Chi nhánh - Phối hợp với phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại Chi nhánh - Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: hợp đồng lao động, nghỉ phép,… tại Chi nhánh - Tham gia giải quyết các tranh chấp lao động tại Chi nhánh - Tổng hợp kết quả thi đua khen thưởng toàn Chi nhánh - Báo cáo lao động định kỳ theo quy định của Chính quyền địa phương - Đầu mối tiếp nhận và theo dõi việc giải quyết các đề xuất liên quan đến nhân sự tại Chi nhánh, đơn vị trực thuộc - Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong việc sắp xếp, bố trí, điều động, đề bạt và xử lý kỷ luật đối với cấp nhân viên của Chi nhánh - Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn Chi nhánh  Công tác IT: - Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc (mạng, server, các chương trình ứng dụng) - Hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc - Bão dưỡng trang thiết bị công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net
  • 44. Phân tích hiệu quả HĐKD tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Vĩnh Long GVHD: Ths. Lê Quang Viết SVTH: Trần Thị Thanh Trúc31 3.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008. Trong khoảng thời gian vừa qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động kéo theo nền kinh tế của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Và chính vì vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều chuyển biến phức tạp và ngân hàng tất nhiên cũng nằm trong số đó. Bên cạnh đó, hiện nay nước ta đã có sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng chẳng những trong nước mà còn có các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nói chung và các tổ chức tín dụng trên địa bàn nói riêng ngày càng trở nên gay gắt hơn và đây cũng là mối quan tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Vĩnh Long. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm: 2006, 2007, 2008 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế Toán Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua cũng tương đối ổn định. Năm 2006, 2007, và năm 2008 hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều có lãi. Doanh thu qua ba năm đều tăng cụ thể: năm 2006 tổng thu nhập là 6.202 triệu đồng, năm 2007 tổng thu nhập là 26.975 triệu đồng tăng 20.773 triệu đồng, tức tăng 334,9% so với năm 2006, năm 2008 tổng thu nhập là 56.764 triệu đồng tăng 29.789 triệu đồng, tức tăng 110,4% so với năm 2007. Bên cạnh đó, chi phí cũng tăng lên qua các năm, cụ thể là: năm 2006 tổng chi phí là Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 6.202 26.975 56.764 20.773 334,9 29.789 110,4 Tổng chi phí 4.401 21.000 53.884 16.599 377,2 32.884 156,6 Lãi thuần 1.801 5.975 2.880 4.174 231,8 (3.095) (51,8) Lãi ròng 1.296,7 4.302 2.073,6 3.005,3 231,8 (2.228,4) (51,8) www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net