SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
“Ô CHÂU CẬN LỤC” 
Bài tựa viết năm Ất Mão 1555, do 
Lương An sưu dịch 
--- --- 
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 
“Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân” 
Gia Dụ Hoàng Đế Nguyễn Hoàng năm Mậu Ngọ (1558) gây dựng cơ 
nghiệp Miền Nam gồm đất Thuận Quảng, dựng dinh ở xã Ai Tử (làng Trà 
Bát) huyện Đăng Xương, đổi huyện Kim Trà làm huyện Hương Trà, 
huyện Đan Điền làm huyện Quảng Điền, do đó có Sơn Tùng làng ta cho 
đến ngày nay. 
Châu Ô, Châu Rí ( Ô Lý ) từ đời Trần đến thuộc Minh, rồi đến đầu đời 
Hậu Lê, nặng về phát động công cuộc thiên cư, hiếu dụ dân chúng, xây đắp 
thành trì, Chiêm Thành thường hay quấy nhiễu đòi lại đất đai, đến như vua 
Chiêm Chế Bồng Nga còn tiến phạm Kinh Đô Thăng Long đời Trần Nghệ Tông 
năm Tân Hợi (1371) đời Lê Nhân Tông năm 1445( At Sửu) hiệu Thái Hòa năm 
thứ 3 quân Chiêm Thành vẫn còn đến cướp thành Yên Xá( cách Huế 5 cây số) 
thuộc Hóa Châu, Làng ta thuộc cương giới biên địa lúc bấy giờ Cha Ông Tiên 
Tổ nhiều nhọc nhằn kham khổ. 
Vua Lê lấy Hóa Châu làm trọng Trấn, phái trọng Thần về trấn thủ, 
Sách Biệt Lục chép : “ Ngày mồng 7 tháng 8 năm Giáp Tý niên hiệu Thái 
Hòa( 1444) Vua Lê Nhân Tông xuống chiếu thư sắc dụ các Tướng sĩ và quân 
dân Hóa Châu như sau : “ này các ngươi, đất các ngươi tiếp giáp với nước 
Chiêm Thành từng bị quân giặc cướp bóc. Ong cha các ngươi đãlấy hết sức 
đánh giặc giữ đất giữ vững bờ cõi nước ta” ( 18 a). 
Vào đời Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế chúng ta, khi Ngài mới dựng nước 
Ngài nghĩ các ngươi đã hết sức phòng bị ngăn chống quân giặc trước sau một 
lòng, đời đời giữ lòng trung nghĩa nên Ngài đã hậu gia ấn tước cho các ngươi, 
trước đây vua Chiêm Thành xuất lãnh quân lính và voi tới đánh, vây hãm Hóa 
Châu. Lúc bấy giờ viện binh ta chưa tới kịp sự thế rất là nguy nan và cấp bách. 
Thế mà các ngươi đã hăng hái đứng lên say sưa chiến đấu không kể đến thân 
mình, các ngươi chiến đấu trong một tình thế vạn tử nhất sinh, lấy một người 
mà địch với muôn người. Rốt cuộc các ngươi đã giết chết bọn cường lố mà 
gìn giữ được cô thành, khiến oai phong của Hoàng Gia được phổ cập đến các 
chốn xa xôi, ấy là nhờ sức của các ngươi vậy. 
Nay Trẫm phái: “Chính Sự Viện Mật Tham Mưu” là Nghiêm Tử Kiết 
cùng Hàn Lâm Viện Đại Chế là Hoàng Bút Phu mang sắc dụ tới nơi để ủy lạo 
nhân dân trong hạt. 
Những Ấp nào xét có chiến công cùng những nhà nào có người bị trận 
vong, thì các viên Thủ quan phải kê khai rõ ràng để tâu lên Trẫm sắc ban tinh 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 38
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
thưởng, còn những nơi bị giặc đốt cướp của thì Trẫm tha cho 3 năm tô thuế. 
Chiếu dụ này khiến mọi người đều được nghe biết (18 b) “ 
Từ ngày về miền biên địa Tổ Tiên dựng làng góp sức gìn giữ biên 
cương mở mang bờ cõi, chống ngoại thù xây dựng quê hương Tổ Tiên bao 
lần kham khổ, nên Thu Trung Sơn Tùng Văn Vọng Tế của Sơn Tùng Địa 
Phương Ký có ghi : 
“Ai nằm gai nếm mật, thuở thôn dã hoang sơ, 
Tổ Tiên xưa chưa một phút hững hờ, 
Cùng đồng bào dựng cao cờ dân Việt 
Đã bao lần quên mình đâu dám tiếc, 
Trường xông pha chốn đạn lạc với tên bay. 
Trãi máu xương nơi chiến địa bao ngày, 
Là Tiên Tổ Sơn Tùng từ muôn thuở 
Ôi! 
Bao lòng trung nghĩa, mấy thuở ghi công. 
Phận con dân Tôn Phái có phân giòng, 
Đoái hoài tiếc xương đồng da sắt 
Xây dựng làng, thôn quên nghĩ đến hình hài, 
Nhớ Tiên Tổ gan vàng dạ đá! 
--- --- 
NHỮNG DIỄN BIẾN SƠN TÙNG - MỸ THẠNH 
Năm 1626 (Bính Dần), Lê Thần Tông Vĩnh Tộ năm thứ 8, Chúa Nguyễn 
Phúc Nguyên (Chúa Sãi) chống quân Trịnh tại Lũy Thầy quân Trịnh thua, năm 
này Chúa Nguyễn dời đô từ Quảng Trị (làng Trà Bát) vào thiết lập Dinh Trấn 
Thủ tại địa phận các xã Phước Yên - Bát Vọng huyện Quảng Điền, bấy giờ 
làng ta Sơn Tùng là nơi đóng Tượng Binh, hiện di tích vẫn còn, bà con dân 
làng thường gọi là “ Tàu Voi “. 
+ Kể từ năm 1526 (Bính Tuất) Mạc Đăng Dung giết vua Lê Chiêu Tông 
Quang Thiệu năm thứ 11 rồi sau đó cướp ngôi, đến năm 1533 Triệu Thái Tổ 
Tĩnh Hoàng Đế nhà Nguyễn Nguyễn Kim, An Thành Hầu nhà Lê, phò Lê 
Trang Tông đang tị nạn ở Ai Lao (Lào) về làm vua “ Lê Trung Hưng “ đánh 
nhau với nhà Mạc thành ra Nam Bắc Triều, Sơn Tùng làng ta ở phía Nam 
Triều. 
+ Năm 1672 (Nhâm Tý) Chúa Nguyễn Phúc Tần con của Nguyễn Phúc 
Lan phía Nam, Chúa Trịnh là Trịnh Tạc đời vua Lê Gia Tông Dương Đức 
nguyên niên, sau trận chiến ác liệt Nam Bắc ở phủ Trấn Ninh đôi bên đều tổn 
thất nặng nề nên cùng đồng ý lấy sông Đại Linh(sông Gianh)làm ranh giới 
không đánh nhau nữa, người đương thời gọi là đàng Trong, đàng Ngoài – 
Làng Sơn Tùng làng ta ở về phía đàng Trong. 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 39
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
+ Năm 1822 (Nhâm Ngọ) Minh Mệnh năm thứ 3, đổi Quảng Đức Doanh 
thành Thừa Thiên Phủ. Từ đây trong văn tế, văn tự, Sơn Tùng làng ta kể cả 
phường ngoài Mỹ Thạnh đều ghi : Việt Nam Quốc, Thừa Thiên Phủ, Quảng 
Điền huyện, Phước Yên tổng, Sơn Tùng xã. 
+ Năm 1834 (Giáp Ngọ ) Minh Mệnh thứ 15, bắt đầu đặt 3 huyện: Phú Lộc, 
Hương Thuỷ, Phong Điền, Huyện Quảng Điền được chia làm hai (Phong Điền, 
Quãng Điền). Nơi đây một điều khá quan trọng cần nói đến : Sơn Tùng Hạ 
thuộc huyện Quãng Điền, Sơn Tùng Thượng thuộc huyện Phong Điền, theo 
truyền thuyết xưa kia hai Sơn Tùng là một. Vì quản trị hành chánh nên lần hồi 
xa dần, (xem STĐPK) tích sự còn lưu lại tại chùa Sơn Tùng Hạ đã bị cháy 
sạch đêm 25 tháng 2 năm 1949 ( Kỷ Sửu) nên đến nay hoàn toàn mất tích 
hẳn, khoản cách chỉ khoảng 3 cây số ngàn đường chim bay. Ơ đây chúng tôi 
suy nghĩ trường hợp Sơn Tung làng trong Mỹ Thạnh phường ngoài nếu không 
lưu sử tích e cũng đến ngày xa dần như trường hợp trên, hậu duệ con cháu 
chỉ là một bóng mờ trong truyền thuyết. 
Cho nên, nhắn ai về. 
Nhớ về Sơn Tùng Hạ, 
Bởi đường có lạ, thì hỏi Chợ Nan, 
Xuống xe đã đến đầu làng. 
Rẽ về phía phải, à làng mình đây. 
Kìa nhà thờ giòng họ còn đó: họ Văn, họ Hồ, họ Đoàn, họ Nguyễn ... 
Vẫn còn chung lư hương bát nuớc, Tổ Tiên ngày nào thương về con cháu, 
nén hương phụng thờ tưởng nhớ người xưa. Rồi đi ngã chợ Sịa, hay băng 
qua độn Bạch Sa đến bờ Nam Phá Tam Giang là Mỹ Thạnh phường ngoài 
Sơn Tùng thương mến. 
Việc sinh hoạt quản trị hành chánh, lý lịch văn tự cho con dân Sơn 
Tùng Mỹ Thạnh như ghi ở trên, cho đến năm 1945 trước cách mạng mùa thu 
tháng 8, những Ngài lo việc chung của làng nay đã ra người thiên cổ. 
Sơn Tùng: + Lý Trưởng: Ông Văn Hữu Tự (phường ngoài). 
Ông Hồ Đăng Mục (phường ngoài) 
+ Phó Lý Trưởng: Ông Đoàn Quang Kháng (làng trong) 
+ Hương Bộ: Ông Đoàn Quang Bỉnh (làng trong). 
+ Hương Kiểm: Ông Văn Hữu Hạch (làng trong). 
+ Hương Mục: Ông Hồ Chinh (làng trong). 
+ Kháng Thủ: Ông Hồ Khâm (làng ngoài). 
+ Trùm làng: Ông Lê Quào (làng trong). 
- Năm 1945 sau Cách Mạng Mùa Thu tháng 8, phường ngoài Mỹ Thạnh đổi 
thành thôn Mỹ Thạnh xã Quãng Giang, làng Sơn Tùng đổi thành Làng Sơn 
Tùng xã Quãng Lợi đều thuộc huyện Quãng Điền tỉnh Thừa Thiên, nuớc Việt 
Nam Dân Chủ Cộng Hòa. 
- Ngày 21 tháng Giêng năm Đinh Hợi (16/2/ 1947) sau khi mặt trận Thuận Hóa 
(Huế) vỡ, quân Pháp từ Huế chia hai ngã: Hạ Lang – Sịa, Phú Oc – Sịa, lúc 9 
giờ 30 phút quân Pháp đến chợ Nan bắn phá và trú quân tại nhà ông Phan 
Chương đầu làng Sơn Tùng và từ đây xãy ra bao tai biến đau thương. 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 40
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
- Năm 1947 đến năm 1954: Làng Sơn Tùng xã Quãng Hòa, thôn Mỹ Thạnh xã 
Quãng Giang đều thuộc vùng Du Kích chiến huyện Quãng Điền tỉnh Thừa 
Thiên, trong 9 năm khói lửa triền miên việc liên hệ gặp gỡ nhau rất khó khăn 
bởi từ Mỹ Thạnh vào Sơn Tùng tuy không xa, nhưng phải băng qua đường 
huyện lộ đầy nguy hiểm bất trắc, hay từ Sơn Tùng ra Mỹ Thạnh cũng vậy, tuy 
nhiên vấn đề quyền lợi ruộng đất của Ông Bà để lại vẫn được phân chia đồng 
đều trong khói lửa tao loạn. 
- Sau hiệp định Genève, Sơn Tùng - Mỹ Thạnh ở về phía miền Nam, năm1955 
miền Nam đổi thành thôn Mỹ Thạnh xã Quãng Lợi, Làng Sơn Tùng xã Quãng 
Vinh thuộc quận Quãng Điền tỉnh Thừa Thiên, miền Nam gọi là Cộng Hòa Việt 
Nam, Ngô Đình Diệm làm Tổng thống. 
- Năm 1956 diện tích ruộng đất được đem chia đồng đều thành hai thôn. Sơn 
Tùng phải cắt bớt một phần diện tích cho phường ngoài ( tức thôn Mỹ Thạnh) 
và đồng ruộng Rột (Rột Vạn Thưởng ) gần chùa làng Thủ Lễ thành đồng 
ruộng Mỹ Thạnh cho đến hôm nay. 
- Năm 1972 thôn Mỹ Thạnh lại làm Đình Làng riêng gần mộ Ngài Hồ Công 
Muốn. 
Tích sự diễn biến ghi lại rõ ràng để hậu duệ có tài liệu về nguồn gốc của Tổ 
Tiên Sơn Tùng - Mỹ Thạnh. 
--- --- 
SƠN TÙNG CÓ 5 GIÁP 
Từ ngày dựng làng Sơn Tùng có 5 Giáp (xóm, phường) 
1. Thạnh Đức Giáp (xóm Côi) 
2. Thiện Khánh Giáp (xóm Chùa) 
3. Hậu Sanh Giáp (xóm Dưới). 
4. Văn Hoàng Giáp (xóm Rào) 
5. Mỹ Thạnh Giáp (phường ngoài tức thôn Mỹ Thạnh). 
Về sau có mấy xóm mới thành lập như : Xóm Bài, Xóm Ong Lộ, Xóm Đuồi.… 
Các địa danh tọa lạc những cánh đồng canh tác, chỉ vị trí mộ địa, mộ phần Gia 
Phả như sau: 
1- SƠN TÙNG 
Trộ Đó Xứ thân thương từ tự cổ : Là khoảnh đất ông bà lần đầu tiên 
đến dựng làng, được bao quanh bằng một con đê (đập) rào (sông) kênh, cầu, 
có di tích hiện còn như: Đình, Chùa, Miếu Vũ, Cô Hồn, nhà thờ các Tộc Họ, 
vào khu vực xưa nhất là xóm Côi (Trên ), xóm Chùa, xóm Dưới. 
Xứ Cồn Lư : Xóm Rào, xứ ông Hạ : đồng ruộng Tịa, Rấy, Trọt cồn ma 
từ chùa Thủ Lễ đến xóm Bài. Xứ Ong Xương: xóm Bài, ruộng Đồng, ruộng 
Đuồi, mồ ma Cồn Xơn. Xứ Rột Vạn Tượng: đồng ruộng Rột nay là ruộng Mỹ 
Thạnh. Ruộng Đốc Tướng: toạ lạc tại làng Xuân Tùy và Đức Nhuận, ruộng 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 41
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Đầu Cầu: bên kia sông trước Đình làng, diện tích gồm 256 mẫu 9 sào 10 
thướt điền ta thường đem quân cấp. 
2- MỸ THẠNH. 
Các địa danh mang tên : Thạnh Đàn, Xứ Trung Cừ, Lội Liễu… các diện 
tích gần 96 mẫu điền ta thường đem quân cấp nông dân. 
Những Triều đại Phong kiến phân bố dân canh tác, gìn giữ an ninh mặt biển, 
bên bờ Phá Tam Giang các làng phía trong đều đưa dân ra nên thường gọi 
tên làng trong như : Bao La, Cổ Tháp, Sơn Tùng … hiện nay hòn đảo có tên 
riêng như trường hợp thôn Mỹ Thạnh làng ta. 
Ngài Hồ Công Muốn, một trong những Bổn Thổ khai canh Tôn thần ghi 
trong Văn tế Sơn Tùng ra lập phường ngoài Mỹ Thạnh (Sơn Tùng ngoài) cần 
xem lại thời gian các Tộc, Họ ra theo như họ : Văn, Hồ, Ngô, Đoàn … chiếu 
Gia Phả để phối kiếm. Chứng tích rõ ràng trong Văn Chánh Tế, lăng mộ Ngài 
được xây dựng vào thời Khải Định lục niên(1821) Tân Dậu bên bờ Nam Phá 
Tam Giang. 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 42
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Sơn Tùng: “Văn Chánh Tế” 
Việt Nam Quốc 
Thừa Thiên Tỉnh, Quảng Điền Huyện, 
Quảng Vinh Xã, Sơn Tùng Thôn. 
Uy Tế: Đồng Bổn Thôn Nam Nữ Đẳng, 
Duy: 
Bổn Thổ Thượng HạThần Kỳ Tôn Thần, 
Bổn Thổ Tiền Khai Khẩn, Hậu Khai Khẩn Tôn Thần 
Bổn Thổ Khai Canh Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Hồ Quí Tướng Tôn Thần. 
Bổn Thổ Khai Canh Dực Bảo Trung Hưng Hộ Bộ Thượng Thư Hồ Quí Công 
Bình Tôn Thần. 
Bổn Thổ Khai Canh Câu Kệ Hồ Thu Hảo Tôn Thần 
Bổn Thổ Khai Canh Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Xã Trưởng Hồ Công 
Muốn Tôn Thần. 
Bổn Thổ Đề Lãnh Nanh Tôn Thần 
Bổn Thổ Tiền Khai Canh Hậu Khai Canh Tôn Thần 
Hiển Thượng Thủy Tổ Hồ Công Tồn Đại Lang, 
Tịnh Bà Hồ Gia, Tiên Tổ Tiên Linh liệt vị. 
Hiển Thượng Thủy Tổ Hồ Thiện Đào Đại Lang 
Tịnh Bà Hồ Gia, Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị. 
Hiển Thương Thủy Tổ Văn Hữu Diễn Đại Lang, 
Tịnh Bà Văn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị 
Hiển Thượng Thủy Tổ Nguyễn Nô Đại Lang 
Tịnh Bà Nguyễn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị 
Hiển Thượng Thủy Tổ Nguyễn Thế Ai Đại Lang, 
Tịnh Bà Nguyễn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị 
Hiển Thượng Thủy Tổ Đoàn Hữu Lễ Đại Lang, 
Tịnh Bà Đoạn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị 
Hiển Thượng Thủy Tổ Đoàn Phước Khương Đại Lang, 
Tịnh Bà Đoạn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị 
Hiển Thượng Thủy Tổ Đoàn Nhơn Thọ Đại Lang, 
Tịnh Bà Đoạn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị 
Hiển Thượng Thủy Tổ Hồ Hữu Vĩnh Đại Lang, 
Tịnh Bà Hồ Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị 
Hiển Thượng Thủy Tổ Ngô Hữu Quãng Đại Lang 
Tịnh Bà Ngô Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị 
Hiển Thượng Thủy Tổ Hồ Hữu Quãng Đại Lang, 
Tịnh Bà Hồ Gia Tiên Tổ Tôn Linh lệt vị 
Hiển Thượng Thủy Tổ Đoàn Viết Chinh Đại Lang, 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 43
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Tịnh Bà Đoạn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị 
Hiển Thượng Thủy Tổ Hồ Công Đây Đại Lang, 
Tịnh Bà Hồ GiaTiên Tổ tôn linh liệt vị 
Hiển Thượng thủy Tổ Hồ Hữu Ngưu Đại Lang, 
Tịnh Bà Hồ Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị 
Các Phái: Đào Phái, Lê Phái, Trần Phái, Hoàng Phái, Trịnh Phái. 
Long Võ Vệ Tín Đức Bá Đoàn Phước Hòa Tôn Linh 
Long Võ Vệ Cai Tri Phó Tướng Tòng Quân Danh Phương Tử Đoàn Phước 
Triêm Tôn Linh. 
Đặt Trấn Phụ Quốc Thượng Tướng Quân CẩmY Vệ Đô Chỉ Huy Sứ Thuộc 
Nội Cai Đội Dương Châu Hầu Hồ Công Đen Tôn Linh. 
Thuộc Nội Đan Điền Câu Trực Bá Đoàn Phước Cầu Tôn Linh 
Thuộc Nội Điên Nội Trực Đội Kiêm Thủ Nội tiến Khổ Triêm Ân Bá Hồ Công 
Đẹp Tôn Linh. 
Cai Tri Phó Tướng Tòng Quân Tân Định Thuyền kiêm Thủ Nội Hàm Khố Lưu 
phước Tử Hồ Hữu Kiếm Tôn Linh 
Quan Tân Tu Thân Doãn Hoằng Tín Đại Phu Chánh Dinh Chiêm Hậu, Gián 
Trực Bá Hồ Hữu Khoa Tôn Linh. 
Không Chương Trung Đại Phu Nội Trang Hữu Phủ Thừa, Anh Quang Bá, 
Đoàn Quang Anh Tôn Linh 
Quan Tân Tu Thân Doãn Hoằng Tín Đại Phu, Hồng Lô tự Thiếu Khanh Chánh 
Dinh Chiêm Hầu Nhật Quang Tử Hồ Hữu Dụng Tôn Linh. 
Ngân Tượng Ty Thủ Hạp, Tuyển Đức Tử Hồ Hữu Thành Tôn Linh 
Binh Bộ Thượng Thư Kiêm Đô Sát Viện, Vinh Lộc Đại Phu, Hiệp Biện Đại Học 
Sĩ Đoàn Văn Phú Tôn Linh 
Bổn Xã Tiền hậu Công Đức Tôn Linh liệt vị 
VIẾT CÔNG DUY 
Tôn Thần Tướng Địa Đạo 
Dy xác thổ khai cương, thiên niên lưu sử tích 
Hậu dân sinh đi canh điền tạc tỉnh 
Vạn thế lại kỳ công, 
Khuyến dĩ thiệt nghiệp nông, trang, 
Chiêu dân lập ấp 
Giáo dĩ tuần thường lễ nghĩa mỹ tục thuần phong, 
Mặt vẫn điêu linh chương dương tại thượng, 
Xuân, Thu kỳ báo 
Thứ biểu thôn Trung 
Thời duy bát Nguyệt, tiết thuộc Thu Trung 
Phẩm nghi tứ thiết phỉ lễ Kiền công, 
Phục nguyện lai cách lai lâm, 
Bảo bổn xã dân an vật phụ 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 44
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Ngưỡng vọng hữu thành, hữu cảm 
Phò đồng dân: Văn tấn, Võ thăng 
Ngưỡng lại thần ai đức Gia huệ rõ 
Tuế thứ, Canh Ngọ niên tam nguyệt sơ lục nhật 
Cẩn cáo 
Văn chánh tế có từ xa xưa kể cả Sơn Tùng - Mỹ Thạnh sau chiến tranh 
còn sót lại không bị tiêu hủy mất sạch như nhiều làng khác và đây cũng là tài 
liệu độc nhất, Chú Văn Hữu Đối sao dịch vào dịp tế khi hiệp định Genève ký 
kết, vào ngằy rằm (12 – 5 – 1955), hiện chú Hồ Đăng Duyệt giữ, và đem đọc 
trong dịp thu phục cung nghinh Đình Sơn Tùng ngày (06-3) Canh Ngọ (1990). 
--- --- 
Những di tích, thời gian tu tạo của Sơn Tùng - Mỹ Thạnh 
Chùa Sơn Tùng 
--- --- 
- Chùa Sơn Tùng, Chùa cổ lâu đời (xem ảnh chụp ở Đại Nam Nhất Thống 
Chí). 
- Năm 1754 (Giáp Tuất) Ngài Tín Đức Bá Đoàn Phúc Hòa Vệ Long Võ cùng 
bà con dân làng tùng tu lại, hiển tích sử còn ghi lại trên tấm bia đá còn sót lại 
khi Chùa cháy ( 25-02 năm Kỹ Sửu) 1949 còn để lại tại Chùa. 
- Năm 1756 (Bính Tý) đời vua Lê Cảnh Hưng thứ 16. Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng 
Đế Nguyễn Phúc Khoát (Chúa Đàng trong) ban bố tấm biển “ Sắc Tứ Sơn 
Tùng Tự” và bốn câu đối: 
1 – “Thủy Tú Sơn Minh Hải Quốc Vô Song Nguyên Phước Địa 
Trùng Hưng Cổ Tự Nam Thiên Đệ Nhất Thị Sơn Tùng” 
2 - “Pháp Vũ Tân Xuân Song Thọ Chi Đầu Liên Bối Diệp 
Hương Vân Liệu Nhiễu Đàm Hoa Anh Lý Hiện Kim Dung” 
3 –“Vạn Tượng Quang Trung nhất điểm linh quang triêm hóa nhật 
Bách hoa nhị nội Sở chi hàm nhị báo xuân minh” 
4 – “Mai ngọc diện xuân phong độc ái thanh hương cung Phật tọa. 
Đào hoa khai lệ nhật dĩ lai thể sắc ảnh huyền cung” 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 45
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
“Quốc Vương Từ Tế Đạo Nhân Ngự Đề” 
- Năm 1842 ( Nhâm Dần) Hoàng Triều Thế Tổ Thiệu Trị thứ 2, Vua Sắc Chế 
Dung Trào, bằng thẻ vàng bao bọc để vào chỗ Chùa, để truyền thắng tích. 
-Năm 1788 Nguyễn Huệ xưng đế hiệu Quang Trung ra Bắc Hà lần thứ 3 tảo 
quân trừ Thanh (Tôn Sĩ Nghị ) trong phong trào Tây Sơn chùa Sơn Tùng sử 
sách ghi bị binh hỏa thật ra phong trào này có cải cách chùa làng , nhưng 
không hư hại, bị thiêu rụi hoàn toàn như năm Kỹ Sửu (1949) gần đây. 
-Lúc 11 giờ đêm ngày 24 rạng ngày 25 tháng 2 năm Kỹ Sửu Chùa Sơn Tùng 
bị đốt cháy hoàn toàn, bao tài liệu di tích quí giá bị thiêu rụi, một kho tàng văn 
hóa không còn nữa, chỉ sót lại tấm bia đá lửa không đốt được, và cái chuông 
Au có người đem dìm xuống giếng của anh Văn May, khi hòa bình tìm lại hiện 
đang còn để tại chùa. 
- Nền Chùa cỏ mọc đá vùi bởi là nơi chiến địa hãi hùng đê đập cạnh chùa cây 
cối rậm rạp, phía bên sông (rào) là điểm yếu cố thủ đồn Tây Phổ Lại ngang 
tầm sát hại súng trường của du kích quân, nếu địch muốn tiến qua phải có lực 
lượng và hỏa lực tương đối. Tên qua đạn lạc lại triền miên cho đến năm 1954 
hiệp định Hòa Bình Genève. 
- Đầu thập kỷ 1960 Khuông Hội Phật Giáo Sơn Tùng xây dưng Chùa mới trên 
nền Chùa xưa, đúc tượng Phật Tổ Thích ca Mâu Ni, Đại Hồng Chung .v.v. 
như hiện nay. Các ngài xây lại Chùa là Văn Hữu Đối, Đoàn Quang Kháng, 
Văn Hữu Hạch, Hồ Chinh, Hồ Đăng Quát giờ đây đã qua đời tất cả. 
- Ngài tín Đức Bá: Đoàn Phúc Hòa -Vệ Long Võ có trong văn chánh tế Sơn 
Tùng, phần công đức là đã sùng tu Chùa năm 1754 (Giáp Tuất, hiện bia đá 
còn tại Chùa. 
Tam Quan Sơn Tùng 
--- --- 
Tam Quan Sơn Tùng tuyệt đẹp, con dân nếu ai sống trước năm 1945 
đều đã thấy, kĩ thuật lúc bấy giờ bằng vôi hầu, nước đường, gạch đào đất 
làng nung lấy (nay gọi là ruộng Lò) làm cửa tầng trên đi lại được, hai bên hai 
dãy thành bằng đá trái núi. 
Năm 1831 (Tân Mão) Hoàng Triều Thánh Tổ Minh Mạng Năm thứ 12 
Ngài Đoàn Văn Phú (co trong văn chánh tế Sơn Tùng ) lúc bấy giờ là Thị 
Lang Bộ Công tham gia xây dựng thành Trấn Nghệ An, cửa ải ở núi Hoành 
Sơn, đến năm 1833 lại tham gia xây dựng điệnThái Hòa, Đại Cung Môn, Ngọ 
Môn được thăng Tả Tham Tri Bộ Công, thời gian này Ngài tham gia xây dựng 
Tam Quan Sơn Tùng có sự ân thuận giúp đỡ của Triều đình vua Minh Mạng. 
Về sau Ngài vào trấn nhậm nhiều nhiệm vụ phía Nam, rồi mất 1840 Minh 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 46
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Mạng thứ 21 (xem sao lục Ngài Đoàn Văn Phú ), khi đang tại chức Tổng Đốc 
Long Tường( Vĩnh Long Định Tường) 
Năm 1949 (Kỷ Sửu) Chùa cháy nhưng Tam Quan vẫn còn, ngày ngày 
chứng kiến cảnh tên qua đạn lại đồn Phổ Lại cố thủ, địch di chuyển trên 
huyện lộ Phú Ốc Sịa với Du kích quân từ đê đập Sơn Tùng bắn qua, Tam 
Quan là đài quan sát của Du kích quân. Tam Quan lần cuối cùng là sở chỉ 
huy tiền phương của tiểu đoàn 436 thuộc Trung Đoàn 101chủ lực quân Bình 
Trị Thiên trong trận hợp đồng tác chiến giữa bộ binh và pháo binh, công kiên 
chiến đêm 9/ 3/ 1951 đánh tan đồn Phổ Lại, khẩu canh nông Bô Pho đặt cạnh 
Tam Quan khai hỏa đánh sập lô cốt cố thủ đồn Phổ Lại, và bộ binh từ đê đập 
Sơn Tùng vượt rào tiến quân dưới làn đạn phóng pháo Lẳng Xờ Bom đánh 
chiếm đồn. 
Đến tháng 8 năm Tân Mão 1951 Bảo Vệ Quân đóng theo thế liên hoàn 
tam giác: Lô Cốt Phổ Lại, Lô Cốt Chợ Nan, Đồn Bằng và pháo đài Tam Quan 
Sơn Tùng. Không chịu nổi sự uy hiếp của du kích quân, lúc 4 giờ chiều ngày 
10 / 6 Nhâm Thìn (1952) Bảo Vệ Quân dùng mìn giựt sập Tam Quan kéo về 
đóng phía bên kia sông (Rào). Thế là Tam Quan theo Chùa đi vào dĩ vãng, 
hiện nay đã có bốn trụ biểu dựng lên khi khuông hội Phật Giáo Sơn Tùng xây 
lại như đã nêu ở trên. 
ĐÌNH SƠN TÙNG 
--- --- 
Đình Sơn Tùng đã có tự bao đời trước năm căn hai chái, cột rất to 
được làm lại và an vị khánh thành vào năm 1933 (Quý Dậu), Bảo Đại năm 
thứ 8, phần nhiều bằng vôi gạch, chỉ có rui đòn tay bằng gỗ kiền kiền mái lợp 
ngói. Không phải ba căn mà chung quanh đều có mái đúc mát mẽ. 
Đình làm năm 1933, lúc bấy giờ kể cả làng Sơn Tùng trong và Sơn 
Tùng ngoài(Mỹ Thạnh) Ban Lý Hương lúc bấy giờ là ông Văn Hữu Tự Lý 
Trưởng, ông Hồ Địch Phó Lý, Kháng Thủ ông Hồ Khâm, Hương Kiểm Đoàn 
Bách, Hương Bộ ông Đoàn Quang Đề. Ban xây dựng Đình ông Hồ Đăng Đờn 
lúc bấy giờ là Tiên chỉ, ông Văn Hữu Đối là thủ quỹ… 
Đám đất cất Đình làng tọa lạc tại xóm Côi (Trên) xứ Trộ Đó, có hình 
dáng một con dơi đang bay, tượng trưng cho chữ “Phúc” nơi Tế Tự cầu phúc 
cho Quốc Thái Dân An, mưa hòa gió thuận, ngũ cốc phong đăng đa đa lục 
súc nơi tập trung bàn định việc làng, nơi tiễn đưa con em lên đường ra mặt 
trận chống xâm lăng. 
Trong sân Đình có Miếu thờ Thành Hoàng (dân ta tin rằng Đất có ThỔ 
Công, Sông có Hà Bá,Cảnh Thổ nào Thành Hoàng nấy) lại có miếu các Ngài 
Khai Canh của họ Hồ Nhất và họ Hồ Nhì: 
Bổn Thổ Khai Canh Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Hồ Qúy Tướng huý 
Phước Sanh người họ Hồ Nhất 
Thượng Thư Hồ Công Bình Tôn Thần, người họ Hồ Nhì, hiện còn lăng 
mộ và bia đá (Xem hình chụp). 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 47
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Trước năm 1945, Sơn Tùng nói chung cả phường ngoài Mỹ Thạnh, 
thường niên có Xuân Kỳ, Thu Tế vào cuối Xuân đầu Hạ, rằm tháng Bảy hoặc 
Thu trung tại Đình để cầu an và tưởng nhớ công đức. Nét đặc biệt là trong Văn 
Tế từ xưa còn lại của làng ta thấy, ở một xã hội Thần Quyền xa xưa mà Tổ 
Tiên đã biết kết hợp đời sống hiện thực tưởng nhớ Công đức với Thần quyền 
trong Tế – Lễ. Trong Sơn Tùng ĐPK tập 2 có đoạn ghi : 
“Hò rằng: Từ dựng cơ đồ, 
Dân làng nhớ mãi họ Hồ dày công 
Nhờ ai có ruộng có đồng, 
Có sông có nước có ông có bà 
Nhớ ai xây dựng làng ta, 
Tiền canh hậu khẩn ấy là mấy ông, 
Thứ nhất là họ Hồ Công, 
Thời canh mộ chí còn trong sân đình, 
Hồ Nhì thời khẩn quang vinh 
Thượng Thư Hộ Bộ bia xanh rõ ràng.” 
Chừng nào lúa chín vang vang, 
Xuân kỳ Thu tế dân làng về đây 
Ơn xưa, nghĩa nặng công dày 
Con dân phải nhớ những ngày Tổ Tông, 
Ai ơi! con Lạc, cháu Hồng, 
Hùng Vương dựng nước núi sông phụng thờ, 
Dặn lòng lòng những thờ ơ, 
Thật tình yêu nước trước thờ Quê Hương, 
Vì ai băng gió băng sương, 
Ai theo công chúa Huyền Trân lên đường, 
Gấm xưa muôn dặm đường trường, 
Ao dày cơm nặng, xây hương dựng làng, 
Để cho tre mọc ngay hàng, 
Để cho đồng ruộng chứa chang tình người 
****************** 
Mùa xuân năm Đinh hợi (1947) viên quan hai Pháp, trung úy Đờ Ghi 
(Liettemen Degie) dẫn đại hội chiếm Đình Sơn-Tùng đóng đồn, tháng 03 năm 
1948 Bảo-Vệ –Quân rút, mấy đêm sau bị phá sập hoàn toàn. 
Đình Sơn Tùng cũng như Chùa là nơi chiến địa hoang tàn, bà con nào 
vô phúc lên đây lô cốt đồn Phổ Lại nhìn thấy là bị bắn ngay, cho đến ngày hòa 
bình lập lại Hiệp Định Genève 1954, 
Năm 1968 tái tạo lại, tháng 8/ 1972 (Nhâm Tý) mới khánh thành an vị, 
năm này Đoàn Diểu làm thôn trưởng, 
Năm 1975 khi thống nhất đất nước Đình Sơn Tùng được cải biến thành 
kho đổ lúa của Hợp tác xã nông nghiệp và sân phơi, 
Ngày mồng 6 tháng 3 năm Canh Ngọ (1990) Đình được tu phục lại 
cung nghinh lư hương các ngài Khai Canh, Tiền Hậu Công Đức, Thuỷ Tổ Tộc 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 48
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Họ thuộc làng Sơn- Tùng về thờ lại tại Đình, ngày cung nghinh anh em bà 
con Mỹ-Thạnh có vào dự đông đúc. 
Tại đây cũng ghi lại về việc đại sùng tu Đình làng năm Qúy Dậu 1933, 
ngân sách làm Đình lúc này rất lớn, đóng góp toàn dân kể cả Sơn-Tùng, Mỹ- 
Thạnh theo khẩu phần ruộng quân cấp mỗi người 5 sào đến 6 trang tức ba 
năm đem đấu giá ( lúc bấy giờ chưa có Nam Nữ bình quyền nên phía nam 
giới mới được quân cấp ruộng cộng điền vàcông thổ làng), Đình xây dựng 
kiên cố to lớn, ngày cất Đình nhiều làng lân cận đến tham quan, một di tích 
lịch sử quý báu của Sơn Tùng đã bị chiến tranh tàn phá. 
Kể cũng nên ghi lại đây lúc xây Đình xãy ra một vụ vi phí ngân sách bởi 
các cụ có trách nhiệm và “ Vang bóng một thời” dẫn đến ông Văn Hữu Tự Lý 
trưởng (người Mỹ Thạnh phương ngoài) phải mất một căn phố xin xắng bên 
bờ sông Gia Hội đất thần kinh Huế. 
CÔ ĐÀN 
--- --- 
Hiện còn bia đá cũ chưa dịch, 
Xin ghi lời ở bia mới năm 1975 để dẫn. 
CÔ ĐÀN TỰ - SƠN TÙNG 
“Nguyên ngày xưa thường năm Lễ Tảo Mộ ngày 20 tháng 12, đến năm 
Bính Ngọ (1905) Làng trong thiếc nghĩ rằng: tuy làvô tự nhưng đã cùng nhau 
chung sống trong một địa phương. Nhân thấy thiên thu hương hỏa không chổ 
bằng ý mới đồng lòng cam tưởng nên lập ra một Cô Đàn, năm Mậu Thân 
1907 xây Đàn bằng gạch, lấy tháng 2 làm ngày Tảo Mộ, sự tích đã có bia. 
Từ khi sáng lập đến nay đã 70 năm, năm qua tháng lại gió tạc mưa 
xang sảng sắc cũ không được trang nghiêm đẹp đẽ. Làng đồng thuận lấy tiền 
khẩu phần toàn dân, kiến thiếc nội tẩm ba gian, ngoại đàn ba án, diện tiền có 
bốn trụ đăng, ngày 23 tháng 9 năm Giáp Dần (1974) khởi công đến tháng 2 
năm Ất Mão (1975) hoàn thành. 
Tổng kê công tác hạn liệu số bạc hai triệu tám trăm ngàn đồng 
(2.800.000), nay minh phí đồng bổn thôn phụng lập. 
--- --- 
Đại sùng tu Cô Đàn Giáp dần (1974) làng ủy nhiệm hai ông Văn Hạch 
và Hồ Côi đốc suất công việc. 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 49
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
MIẾU THẦN NÔNG 
--- --- 
Miếu Thần Nông, ngoài việc thờ vị Thần sáng tạo ra nghề ruộng vườn, 
cúng lễ Hạ Điền thường niên của làng vào ngày Rằm tháng 10, còn là nơi 
thắng cảnh bởi “Cây Đa Đồng Quê “ đúng nghĩa của nó, như một chiếc dù 
khổng lồ mát mẽ trưa hè nắng cháy con dân núp bóng trong nghững ngày 
nông vụ tân thời mùa Chiêm nắng hạ hay trên đường đi chợ Sịa nghỉ chân. 
Là di tích còn lại sau chiến tranh 9 năm (1945 – 1954), Miếu này vẫn do 
ngân sách chung từ ngày Sơn Tùng - Mỹ Thạnh xây dựng lại trước năm 1945 
thay cho tòa miếu cũ. Miếu tọa lạc trên đất xóm Bài - Sơn Tùng bên đường đi 
chợ Sịa, hôm nay cảnh có đổi thay, cây đa không còn nữa vì thiên tai bảo lụt, 
xe lùa nước Tàu Rấy đã thay bằng máy bơm nước, những con dân Sơn Tùng 
- Mỹ Thạnh có ngang qua đây xin ghé lại để hồi tưởng dấu tích nhớ đến người 
xưa xây dựng độ nào. 
MỸ THẠNH 
--- --- 
Từ ngày dựng làng Tổ Tiên Sơn Tùng dựng nhiều di tích Đình, Chùa, 
Miếu Vũ, nhà thờ Tộc Họ, đê đập, cầu cống, công trình thủy lợi… phần nhiều 
thuộc làng trong riêng Mỹ Thạnh có lăng Ngài Bổn Thổ Khai canh Dực Bảo 
Trung Hưng Linh Phò Xa Trương Hồ- Công- Muốn Tôn Thần, xây thời Khải 
Định lục niên (1921 Tân- Dậu). 
- Cô Đàn mới xây và khánh thành năm 1971 (Tân Hợi). 
- Năm 1972 xây Đình Làng (Nhâm Tý) tọa lạc trên ruộng Công- Đức điền 
Họ Hồ Nhì mới xảy ra vụ kiện: 
Ruộng Tằm trước 1975 vẫn còn ruộng công đức điền thuộc họ Đoàn 
Phúc, truyền thuyết trong việc tranh chấp giữa Sơn Tùng và Làng Bao La 
(Sơn Tùng, Mỹ Thạnh, Bao La, Thủy Lập) vì mốc giới ruộng Thạnh-Đáng, nhờ 
Ngài họ Đoàn tâu vua can thiệp Sơn Tùng thắng kiện nên nhờ công đức mà 
trích ruộng để hương khói, Lăng Ngài hiện còn tại Sơn Tùng dân làng thường 
gọi là Lăng ông Tâu (tâu Vua), tất cả hiện nay được đưa vào HTX nông 
nghiệp sản xuất. Trên đây chúng tôi lược ghi những di tích lưu lại để chứng 
minh cho hậu duệ về tích sự của một quê hương “Sơn Tùng- Mỹ Thạnh” 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 50
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Loạt Trung liên bắn vào dĩ vãng, hay bắn vào một mối thâm tình 
tưởng nhớ…… 
--- --- 
Tháng giêng năm 1951 
Năm này cụ đã 70 tuổi, từ phường ngoài Mỹ Thạnh, mấy năm rồi Cụ 
không vào làng trong thăm bà con giòng họ xưa kia làng trong phường ngoài 
là một, bao di tích thờ phụng lịch sử đều ở làng trong, chiến tranh mấy năm rồi 
Cụ nhớ, cụ thương mối thâm tình ấy mà cụ không sợ nguy hiểm vào thăm 
làng. 
Từ xa Cụ đã thấy cây đa làng xanh lá như chiếc sú to tướng che miếu 
Thần Nông, gợi cho cụ nhớ thời xa xưa là nơi làm lễ Hạ Điền hằng năm, Cụ 
đã già mà lòng rộn lên như một kẻ đi xa lâu ngày về thăm quê cũ. Cụ đi, đi riết 
vào trong xóm Côi, xóm Chùa, bà con gặp Cụ ai cũng mừng rỡ, Cụ bồi hồi 
nhìn thấy xóm làng cháy cả chỉ còn lại những túp lều tranh rạ, che vội vả 
nhưng mấy nhà thờ dòng họ vẫn còn, tường và mái bị bom đạn loan lổ, Cụ 
ghé vào nhà thờ họ Hồ nhất là họ của Cụ, ngồi chốc lát rồi đi vào đường giữa 
và mất hút. Té ra cụ đi thẳng lên đường Chùa, đang đứng nhìn quanh ngơ 
ngác bổng: 
- Toành toành toan toát! 
- Một loạt đạn từ lô cốt Phổ Lại bắn về, Cụ lom khom một loạt khác bắn 
tiếp. 
- Toan toát! Xé không gian đạn rít bay xuyên qua xóm tre 
- Du kích bắn qua, có người hỏi. 
- Không nghe, 
- Sao bắn lại. 
- Không biết. 
Một vài người đi đường trong xóm kinh hoàng vì đạn bay sát qua vội nằm 
xuống đất. 
Bổng có tiếng thét ở phiá trên 
- Ai lên ghe bác Bộ Thạc về 
- Mô rứa, 
- Trên đường Chùa. 
Trời đất bác lên khi mô! Có tiếng hỏi qua hỏi lại 
- Hai thanh niên thận trọng bò lên và nhanh như cắt cõng cụ già xuyên 
qua đám ruộng vào bờ tre bác Phó Kháng chạy về phiá sau, một số người 
xúm lại hỏi. 
- Có can chi không? 
- Không can chi. 
- Lạy mệ, thật Ong bà che chở và hỏi cụ già- Bác lên khi mô trên nớ rứa. 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 51
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
- Tau lên thăm Đình, Chùa ……Cụ trả lời. 
- Đình, Chùa còn mô mà thăm. 
- Tau biết nhưng mà nhớ tau vẫn lên thăm, ai ngờ nó bắn tau. 
Nét mặt cụ bơ phờ không hốt hoảng nhưng lộ vẻ u sầu nhìn xa xăm. 
Suy nghĩ về kỷ niện xa xưa, vết áo dính bùn, râu dài ươn ướt vắt tréo 
về phiá sau, Cụ thở dài không nói gì mắt chớp nhẹ uể oải theo một thanh niên 
dẫn về. 
Ấy là Bác Hồ Đăng Thạc người họ Hồ Nhất ở phường ngoài Mỹ Thạnh 
vào thăm làng, lại nhớ công trình, cảnh cũ mà vội vả đi lên đường Chùa cạnh 
đê (đập) của ngày nào hoa Xoan (sầu đâu) nở rộ về Xuân, ve sầu ca mùa Hạ, 
xoài chín chuông chùa Thu không...Giờ đây là bãi chiến địa hãi hùng hoang 
tàn một phút sơ xảy là mất mạng như không …! Thương nhớ đến thế là 
cùng!!! 
--- --- 
QUAN LẠI SƠN TÙNG - MỸ THẠNH 
Chức Tước của Triều Đại Phong Kiến 
Công : Quận Công, Quốc Công. 
Hầu : Đô Tài Hầu, Trạch Tài Hầu … 
Bá : Tín Đức Bá, Thanh Long Bá… 
Tử : Khôi Nguyên Tử, Khương Lộc Tử… 
Nam : Thuận Đức Nam … 
Lược biên chức tước quan lại của Tổ Tiên Sơn Tùng - Mỹ Thạnh đãcó từ 
trước theo Văn Chánh Tế, tài liệu, bia đá như sau: 
Tước Hầu : 03 người (họ Hồ 2, họ Đoàn 1). 
Tước Bá : 22 người (họ Hồ 10, họ Văn 7, họ Đoàn 3, họ Đoàn 2). 
Tước Tử : 05 người (họ Hồ 2, họ Văn 1, họ Đoạn 2, họ Đoàn 2). 
Tước Nam : 1 người (họ Hồ). 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh từ ngày dựng làng gồm 14 giòng họ (Thập Tứ Tôn 
Phái) 
Văn, Ngô mỗi một Họ nhà, 
Sáu Hồ, bốn Đoạn làng ta, 
Lại thêm 2 Nguyễn làm ra Sơn Tùng 
(1 + 1 + 6 + 4 + 2 = 14). 
Về sau tuyệt tự hết 6 Họ chỉ còn lại 8 Họ thường gọi là Bát Tộc 
Tuần tự có các Phái đến nhập làng là: Đào Phái, Lê Phái, Trần Phái, 
Hoàng Phái, Trịnh Phái(phía Sơn Tùng) còn phía Mỹ Thạnh vẫn có xin sưu 
tầm. Theo tài liệu dịch Thập Tứ Tôn Phái có từ năm Tân Tỵ (1461) ngày mồng 
10 tháng 8 “ Tuế Thứ Tân Tỵ Niên Bát nguyệt Sơ Thập Nhất Cự Ý” nhờ Huế 
dịch lại vào mùa Hạ năm Kỷ Tỵ (1989). 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 52
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Tuy không tồn tại một cơ sở và di tích gì đáng kể, Gia Phả, bia đá 
khiêm tốn nhưng cũng chứng minh đặc điểm quan lại Sơn Tùng. 
Chức tước Tổ Tiên Sơn Tùng - Mỹ Thạnh được dịch ghi ở tài liệu nêu 
trên, ở Văn Chánh Tế cũng như bia đá tại Chùa Sơn Tùng thường thuộc nhà 
Hậu Lê (Lê Thái Tổ) Lê Trung Hưng ( Lê Trang Tông) thời Trịnh – Nguyễn. 
Các Ngài phần nhiều là Võ quan ở trong các binh chủng tổ chức Quốc 
phòng quân sự nhiều hơn là quan Văn, Tước Hầu, Tước Bá.… thường được 
phong cho những người chỉ huy cao cấp có nhiều công trạng. 
Cứ theo tài liệu (xem STĐPK) Sơn Tùng thuộc Hóa Châu nơi biên 
phòng trọng Trấn thường xảy ra giao tranh giành giật, địahình ở Châu này với 
việc hành binh xưa thường dựa vào quân thủy, lại đối chiếu chức tước thì các 
Ngài phần nhiều thuộc thuỷ binh. 
Tấm bảng bằng gỗ mít láng bóng cùng những sắc bằng diệu huê ghi 
tên tuổi chức tước….đã bị thiêu rụi hoàn toàn năm 1949 khi Chùa bị đốt cháy, 
theo văn chánh tế di tích còn lại là tấm bia đá ghi về Ngài Đoàn Phúc Hoà là 
chứng tích đời Lê, Ngài Đoàn Văn Phú được sưu ghi ở các tài liệu thuộc triều 
Nguyễn đời vua Minh Mạng (xem hình chụp). 
Quê hương Sơn Tùng - Mỹ Thạnh phạm vi nhỏ bé cũng như nhiều làng 
Việt Nam khác những tích sự đến cần cù kham khổ nghĩ là thiêng liêng là linh 
hồn thật của Dân tộc. 
Kể từ đời Tự Đức về sau làng ta không có ai ra làm quan, sống âm 
thầm qua những năm tháng dài nô lệ, năm 1885 (At Dậu) kinh thành thất thủ, 
cụ Văn Hưũ Trạch theo đoàn quan quân của Vua Hàm Nghi xuất bôn ra Sơn 
phòng Quảng Trị, những tháng ngày sau theo các phong trào quần chúng đấu 
tranh cũng chỉ là những đốm lửa le lói bé nhỏ lụi tàn dần, rồi lại có người phải 
đi tòng chinh trong quân đội Pháp thời đệ nhất đệ nhị thế chiến triều đình 
phong kiến tặng cho những hàm: Lục, Thất, Bát, Cửu phẩm… 
Cách Mạng mùa thu tháng tám năm 1945, mặt trận Thuận Hóa (Huế) 
vỡ giặc Pháp tràn về thanh niên làng rời bỏ chuôi cày đồng ruộng lên đường 
kháng chiến gia nhập những đơn vị vũ trang kéo dài. Năm 1954 chia cắt Sơn 
Tùng lại ở về phía Nam, ngày trở lại với cấp bậc Binh, Sĩ, Úy, Tá, Tướng, cán 
bộ hành chánh, ngành nghề …, cho 30 năm dài đi suốt phía Bắc. 
Người ở lại phía Nam ngày kết cuộc cũng Binh, Sĩ, Uy, Tá, Tướng, đơn 
vị trưởng, Chỉ huy trưởng, Bác sĩ, Kỹ sư … lại đánh dấu cho một đoạn đuờng 
đời thời gian trăn trở cho quê hương Sơn Tùng - Mỹ Thạnh quê ta. 
Suốt thời gian từ năm 1885 đến năm 1945 làng ta không ai ra làm quan 
(Ất Dậu trước kinh thành thất thủ, năm Ất Dậu này kinh thành khôi phục lời 
của Phạm Quỳnh), tiên chỉ sau cùng làng ta là cụ Lục Sách (Văn Đình Sách, 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 53
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
người phường ngoài Mỹ Thạnh) Lục phẩm, Á chỉ là cụ Hồ Đăng Đờn Thất 
phẩm (thường là gọi là cụ Thất Đờn người làng trong Sơn Tùng) vì công việc 
cụ Sách đi xa nhường cụ Thất làm Tiên chỉ tất nhiên cả làng trong lẫn phường 
ngoài, đến Á chỉ là cụ Quyền Khởi tức Đoàn Phúc Khởi làm binh lính Hộ lăng 
của triều đình nhà Nguyễn, đứng vào vị trí thứ nhì trong làng lính gọi là Quyền. 
Phải chăng làng ta bị đứt Long mạch khi ông Đoàn Quang Đó làm thủy 
lợi nên đào kênh bụng (xem STĐPK) mà không ai làm quan được, hay không 
chịu ra làm quan chỉ cam lòng âm thầm ôm cuộc sống để đêm đêm nghe nổi 
buồn vong quốc qua tiếng chim Quốc kêu than! 
Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện 
--- o0o --- 
Nhị Tập Quyển 20, trang 23A 
--- --- 
ĐOÀN VĂN PHÚ 
Thừa Thiên, Quảng Điền Nhân, Gia Long thập thất niên, lệ tùng 
Công bộ Thư Ký Minh Mạng niên giám lịch thọ chủ sự Lang Trung. 
Thập tam niên dĩ mẫn cán cử chức thăng thư Công Bộ Tham Tri, lãnh 
Gia Định Tuần Vũ, tâm cãi thư Long Tường, Định Biên đẳng tỉnh Tổng 
Đốc. Thập cưủ niên thực thọ quyền Biên Trấn Tây Sự Vụ. 
Nhị thập nhất niên: Bệnh tốt. 
Văn Phú vi nhân liêm giới, cư quan thanh bạch cửu dân chính hoạn 
nhất khống tốt chi nhật, quan lại nhân dân tư ai chi quyên ngân trợ 
tang. 
Đế nhã trọng kỳ liêm thảo tặng Hiệp Biên Đại Học Sĩ, thưởng Tống 
cấm tam chỉ, tiền ngũ bách. 
Dẫn dụ viết thư vi nhân thần liêm khiết giả khuyến. 
Tự Đức thập nhất niên liệt từ Hiền Lương Từ 
(Gia phả ghi) 
Đệ Bát Thế (Đời thứ Tám) 
Kỵ tháng 6 ngày 11 
“Binh Bộ Thượng Thư, Sắc Tặng Hiệp Biện Đại Học Sĩ” 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 54
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
“Hè về Sơn Tùng lưu niệm tiếng chim kêu” 
“Chim kêu gợi nhớ hồn non nước, 
Từ thưở ngàn xưa chửa có mình,” 
SƠN TÙNG NGHE TIẾNG CUỐC 
--- --- 
“Sơn Tùng canh vắng tiếng chim đưa, 
Vong Quốc buồn thương bóng nguyệt mờ, 
Lời chim khắc khoải, hồn tê tái, 
Rung động lòng ai dạ ngẩn ngơ! 
Xuân qua hè đến nét đơn sơ, 
Chim kêu gợi nhớ hồn vua Thục, 
Hay tiếng chung tình tự thưở xưa, 
Nhớ nước thương người lòng quặn thắt, 
Đêm buồn hè vắng tiếng chim đưa…” 
Vua Thục là Mạnh Xưởng say mê Hoa Nhị phu nhân bỏ việc triều chính 
bị mất nước về tay người Tống, bị bắt bị đánh thuốc độc chết hoá thành chim 
Cuốc (cuốc cuốc…) kêu ai oán để tỏ lòng nhớ Nước (chim còn gọi là Đỗ 
Quyên hay con Thục Đế). 
Riêng về tương truyền Sơn Tùng “Thưở ấy đôi trai tài gái sắc yêu nhau 
dưới ánh trăng thề êm đẹp, cùng nhau sống qua những ngày khó khăn nhưng 
đầy thơ mộng tưởng không bao giờ xa nhau, nhưng một trong hai người 
chẳng may gặp nạn chia lìa nhau, người còn lại buồn nhớ tiếc thương. Rồi 
một buổi sáng hè khi sao mai chưa lặng trăng mờ tản sáng bổng nấc lên lời ai 
oán trào máu lăng ra chết, từ đó hoá thành chim Cuốc kêu lên tiếng khắc 
khoải não nề …..” 
--- --- 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 55
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
CON DÂN SƠN TÙNG - MỸ THẠNH ĐI CƯ NGỤ CÁC NƠI 
Trước năm 1945, bà con dân làng Sơn Tùng - Mỹ Thạnh rất ít đi xa, 
thậm chí khi có việc cần lên Huế vẫn tranh thủ trở về vì ở lại không có người 
quen! 
Đến năm 1954 khi Hiệp Định đình chiến Geneve đất nước chia đôi bà 
con dân làng mới đi xa: Tập kết, học hành, làm việc, dinh điền buôn bán, hoặc 
sau 1975 đi kinh tế mới .v.v… nơi đây ghi lại để bà con quê hương chúng ta 
khắp nơi tìm gặp lại nhau. 
Thủ Đô Hà-Nội: 
1- Hồ Xuân Đích, Văn-Thị-Niềm: Cán bộ tập kết ra Bắc. 
2- Đoàn Ơn : Con Cụ Đoàn Xào và o Nậy bị bắt trao trả năm 1954. 
3- Văn Xuân Thi : Con Cụ Kháng Tiễn và Trần Thị Sơn 
Vệ Quốc Đoàn tập kết ra Bắc lập gia đình và ở lại 
4- Đào Mới tức The: Con của o Đoàn Thị Điu đi bộ đội Địa-phương, 
tập kết lập gia đình và ở lại. 
5- Trần Thị Thanh Vân: Vợ cậu Đoàn Quang Dũng con của Ông Vân Hùng, 
và hai con Đoàn Quang Bình và Đoàn Quang Nguyện. 
Những tỉnh phiá Bắc: 
1- Văn Phiếu: con của chú Văn Cơ đi Vệ –Quốc-Đoàn bị bắt trao đổi tập kết ra 
Bắc lập gia đình ở Lai Châu, em là Văn Hiệu ở Sơn Tùng, Văn Say ở Đà Lạt. 
2- Đoàn Qùy: con của Bác Đoàn Quang Diêm đi Vệ -Quốc-Đoàn tập kết lấy vợ 
và ở lại sau giải phóng có về làng ở nhà thờ họ Đoàn được mấy năm rồi ra 
Bắc lại (không rõ địa chỉ). 
3- Đoàn Rớt: (sau gọi là Hùng) con của cụ Đoàn Quang Thỏ và dì Liêm đi Vệ- 
Quốc Đoàn tập kết ra Bắc và ở luôn, không rõ địa chỉ. 
4- Đoàn Phúc Quát: con của Đoàn Phúc Xuyến, cán bộ Uy Ban Hành Kháng 
huyện Quãng Điền Thừa Thiên tập kết ra Bắc, sau tiếp tục xây dựng gia đình 
ở lại Quãng Bình. Trước vợ là Văn Thị Y tức Thẻo ở Sơn Tùng và các con, 
con trai Đoàn Phúc Hiền ở Đà Nẵng. 
5- Văn Hữu Tế (Mỹ Thạnh): cán bộ tập kết lập gia đình bị bệnh mất, có con là 
Hùng ở Thành phố Hồ Chí Minh. 
6- Đoàn Kê: con cụ Đoàn Quang Hụ đi vệ Quốc Đoàn tập kết lập gia đình và 
cư ngụ. 
7- Hồ Kê: con của cụ Hồ Kế và Văn Thị Thởi, bộ đội dịa phương tập kết, lập 
gia đình và cư ngụ. 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 56
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn): 
1- Đoàn Quang Đáng (Vân Hùng): đem gia đình từ Hà Nội vào năm 1989, còn 
lại dâu và cháu nội ở lại Hà nội. 
Các con: 
1.1- Đoàn Thị Hải, chồng Nguyễn Bá Cường. 
1.2- Đoàn Thu Hiền, chồng Vũ Thế Hiền. 
1.3- Đoàn Thị Mai Lương, 
1.4- Đoàn Quang Minh, vợ Đinh Châu. 
2- Đoàn Phúc Kiêm: con ông Đoàn Phúc Toại và o Cháu, cán bộ tập kết đem 
gia đình vào công tác và cư ngụ luôn. 
3- Văn Bích: Bác sĩ Y khoa, lập gia đình và ở lại Sài Gòn. Con ông Văn Hữu 
Khoái và bà Trần thị Mĩu. 
4- Văn Thị Thơm (Mỹ Thạnh) cán bộ tập kết lấy chồng Vệ Quốc Đoàn cũng 
tập kết người làng Xuân Tùy công tác và ở luôn TP Hồ chí Minh (Sài Gòn). 
5-Hồ Thị Hường con ông Hồ Bạn và bà Hoàng Thị Mượn chiến tranh lưu lạc 
lấy chồng lập nghiệp tại Sài Gòn. 
6- Hồ Thị Khuyên con ông Hồ Đăng Phò và bà Đoàn Thị Lịch, theo dì ruột 
Đoàn Thị Bích di tản vào Sài Gòn, lấy chồng Hoàng Đăng Anh (Đại học Tài 
Chánh) lập nghiệp và thường trú tại đây. 
7- Văn Hữu Tính ( Mỹ Thạnh ) trước lập nghiệp Đà Lạt, năm 1975 vào cư ngụ 
lập nghiệp tại TP .HCM ( Sài Gòn ) và các con đã trưởng thành. 
8- Hồ Thị Huyền em ruột Hồ thị Khuyên, theo chị vào học và lấy chồng tên 
Phạm Lực lập nghiệp và sinh sống tại đây. 
9- Hồ Thị Dự theo chị ruột là Hồ Thị Hường vào lập nghiệp và lấy chồng ở 
đây. 
10- Trịnh Thị Xuân: con Bác Trịnh Vọng lấy chồng ở Huế cùng nhau vào lập 
nghiệp ở đây. 
11- Văn Hữu Tuất - vợ Đoàn Thị Bích, sĩ quan di tản từ Huế vào trước 1975 
( tháng 3 /1975) đi học tập cải tạo về trú tại TP. HCM. 
12- Hồ Thị Gái: con của ông Hồ Ninh, vào lập nghiệp và ở lại tại đây. 
13- Văn Hữu Kế (Mỹ Thạnh): trước ở Long Khánh, 1982 đem gia đình lập 
nghiệp và cư trú tại TP. HCM. 
14- Văn Tiến Khanh ( tức Cổn ) và vợ là Lê Thị Hồng, sĩ quan học tập tại Huế, 
1982 đem gia đình và vợ con và lập nghiệp tại TP. HCM. 
15- Văn Hữu Kiêm: trước năm 1975 đi lính không quân đóng ở Đà Nẵng lập 
gia đình và ở lại đây. 
Thành Phố Đà Nẵng: 
1- Đoàn Phúc Hiền: con của anh Đoàn Phúc Quát và chị Văn Thị Y (Thẻo) học 
Đại học ở Huế làm việc lập gia đình ở Đà Nẵng vợ người Quãng Ngãi. 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 57
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
2- Đoàn Thị Gà, Đoàn Tùng con chú Đoàn Quang Mạo vào lập nghiệp ở đây. 
3- Đoàn Thị Tỷ con Bác Đoàn Quang Cung và Văn Thị Thỉu, lấy chồng lập 
nghiệp ở đây. 
Kinh tế mới A Sao, A Lưới: 
1- Văn Cui, vợ Hồ Thị Nê, con Ong Văn Khoái, mẹ Trần Thị Mĩu. 
2- Văn Tác: con của chú Văn Đài và Đoàn thị Tràm. 
3- Văn Hiệt: con chú Văn Cáp và Lê thị Cháu. 
4- Lê Bỉ: con cụ Lê Quào (Trùm Quào) 
5- Lê Nam: con Lê Kiện và O Lầm (cháu Lê Bỉ). 
6- Hồ Tổng: con dượng Hồ Mô và Văn Thị Thẻo. 
7- Hồ Thích: con ông Hồ Cáo 
8- Đoàn Tuất: con Bác Đoàn Quang Đỗ và Trịnh Thị Mộng. 
9- Đoàn Năm: con ông Đoàn Tạ 
10- Đoàn Lô: con anh Đoàn Diễu và Văn Thị Chắt 
11- Đoàn Tăng: em ruột Đoàn Lô 
12- Đoàn Phúc Nhuận (Đẻo): con chú Đoàn Bách. 
13- Hồ Bạn: con chú Hồ Lãng, Đoàn thị Dưỡng, là cha của o Hường ở Sài 
Gòn, Hồ Bạn đã hồi cư Sơn Tùng năm 1991. 
14- Hồ Thanh: con Hồ Chỉnh 
Kinh tế mới Thanh Tân Ồ Ồ (Phong Sơn): 
1- Đoàn Đẩu: con Bác Đoàn Quang Thái và bà Hồ thị Thiệp. 
2- Hồ Xưng: con dượng Hồ Tuấn và Trần Thị Lẹo 
3- Đoàn Chấm: con cụ Đoàn Chấp và o Tiềm. 
4- Hồ Ngô: con của ông Hồ Côi và o Bưởi. 
5- Đoàn Loan: con Cụ Đoàn Trẹt và Hồ Thị Ngô. 
6- Đoàn Xang: con cụ Đoàn Sứ 
7- Nguyễn Mới: con dượng Nguyễn Đố và Văn Thị Mày. 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 58
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
8- Hồ Đó: con cụ Hồ Ứng và Đoàn Thị Phải. 
9- Hồ Thị Ngâu: vợ của Đoàn Lọng, con ông Hồ Côi và o Bưỡi. 
10- Đoàn Lạch: con của Đoàn Mọ và Trần Thị Đị. 
11- Văn Hữu Lạnh: con chú Văn Hiệu và Hồ Thị Lời. 
12- Đoàn Danh: con bác Đoàn Cung và o Văn Thị Thỉu. 
13- Trần Thận: con dượng Trần Chấp và Hoàng Thị Cận. 
14- Đoàn Chức: con của Đoàn Phẩm. 
Thành phố Huế: 
1- Đoàn Quang Tiếp: tập kết vào năm 1975 
2- Đoàn Quang Hồ: tập kết vào năm 1975 
3- Đoàn Phúc Xuân: tập kết vào năm 1975 
4- Đoàn Quang Trung (Don): tập kết vào năm 1975 
5- Đoàn Kính (Khẩn): tập kết vào năm 1975 
6- Đào Ý: đi lính Bảo- Vệ –Quân lập gia đình và ở Huế 
7- Hồ Hiển: con chú Hồ Uyên lập nghiệp ở Huế 
8- Văn Hữu Tín: con anh Văn Hường lập nghiệp ở Huế 
9- Hồ Thoàng: lập nghiệp ở Huế 
10- Hồ Thị Lài: con ông Hồ Côi lập nghiệp ở Huế 
Trước năm 1945 làng ta có gia đình cụ Đoàn Quang Thức thường gọi Nghè 
Thức lên ở Huế, con cháu khá đông, phiá họ Văn có phái Thượng An là chú 
Văn Hữu Cẩn, Văn Hữu Tồn, Văn Hữu Thẻ, hiện nay con cháu là Văn Hữu 
Tư. 
--- --- 
Kinh tế mới Đắc Lắc - Pleiku 
1- ĐoànXuân Vỹ: tập kết, sau giải phóng trở về làm Chủ nhiệm hợp tác xã 
nông nghiệp Đông Vinh xã Quảng Vinh, khoảng năm 1988 đem gia 
đình lên đây lập nghiệp. Con cụ Đoàn Quang Mạng và o Hè. 
2- Đoàn Thị Đốm: con cụ Đoàn Quang Thỏ (Còm) và dì Liêm vợ của Hồ 
Xão theo vợ hai ở Giạ Lê Hương Thủy. 
3- Đoàn Cạnh: con của chú Đoàn Bạo và Hồ Thị Thẻo. 
4- Nguyễn Dinh: con dượng Nguyễn Đố và Văn Thị Mày. 
5- Nguyễn Minh: tức Nọ cháu dượng Nguyễn Đố. 
6- Hồ Bốn: con của chú Hồ Chỉnh. 
7- Đoàn Tài: con chú Đoàn Cừ và Hồ Thị Thiệt. 
8- Hồ Phê: con dượng Hồ Mộ và Văn Thị Thẻo (Thẻo chị ) . 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 59
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
9- Đoàn Thị A: con cụ Đoàn Giã và o Huyền. 
10-Hồ Hối: và vợ là Trần Thị Lụt, con chú Hồ Địch (Kiểm Địch) và Đoàn Thị 
Lùn. 
11-Đoàn Thị Phê: con bác Đoàn Quang Cơ và Hồ Thị Ngãi . 
12-Văn Sào: con của chú Văn Hiệu và Hồ Thị Lời (có chú ruột Văn Say ở 
Đà Lạt) 
13-Đoàn Y: con của cụ Đoàn Giã và o Huyền. 
14-Văn Thị Thục: con chú Mục Dị và Đoàn Thị Kiến vợ của Hồ Thua. 
15-Đoàn Ngư: con của cụ Đoàn Mậu. 
16- Hồ Tiệp: con chú Hồ Chẩn và Đoàn Thị Cháu. 
Trước có gia đình chú Hồ Thống và O Thiệt đi dinh điền, Văn Cáp cũng 
đi trong trường hợp này nhưng trở lại Sơn Tùng. 
--- --- 
Miền Tây Nam Bộ 
1- Đoàn Thị Cẩm Tú: con anh Đoàn Quang Lãnh và Văn Thị Chuyết. 
2- Đoàn Thị Lợ: con chú Đoàn Phúc Kỉnh và Hồ Thị Cóp ở Long Xuyên. 
3- Văn Thị Nhung, Văn Thị Xíu: con chú Văn Cáp. 
4- Vợ con chú Văn Phó lưu lạc phía Cần Thơ. 
5- Vợ Văn Thỉ, thím Hồ Thị Gái, và các con ở đồn điền Xà Bang gần Bà 
Rịa miền Đông Nam Bộ. 
6- Hồ Xuân Lịch (Mỹ Thạnh) phiá Long Thành Bà Rịa. 
--- --- 
Nha Trang 
Đoàn thị Hoa, con của Dượng Đoàn Quang Thỏ, Hồ Thị Xưng, có anh 
Đoàn Phiến ở Sơn Tùng. 
--- --- 
Buôn Mê Thuột. 
1- Hồ Thuyết và vợ là Đoàn Thị Thiếp, cùng các con lập nghiệp năm 1960 
(anh Tý). 
2- Hồ Vọng (Đắc Lý Buôn Mê Thuột) đi dinh điền năm 1957 đã mất, con 
Hồ Thụy cũng đã mất, hiện còn dâu là Đoàn Thị Thuận, con của cụ 
Đoàn Quang Mọ và Trần Thị Đị. 
3- Hồ Bê con của dượng Hồ Quy và O Văn Thị Thú lấy con Hồ Vọng cùng 
đi dinh điền. 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 60
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
4- Đoàn Năm con của Đoàn Uông vào lập nghiệp sau giải phóng. 
5- Văn Gà người Sơn Tùng ngoài phường Mỹ-Thạnh. 
6- Hồ Xanh con dượng Hồ Cật và Văn Thị Xuyên (Đắc Lý). 
7- Đoàn Chuân: cháu của Đoàn Thối (Đắc Lý). 
8- Hồ Thị Hát, Hồ Hò con chú Hồ Thống và Thị Thiệt, trước đi dinh điền ở 
Pleiku sau về đây (Đắc Lý). 
9- Văn Tộ, Văn Thưởng, Văn Diệm, Văn Bơi, Hồ Tuý, Cao Rớt, Ngô 
Đẽo,Cao May, Hồ Bé, Nguyễn Kiểu, Nguyễn Thơ, Nguyễn Hiệp, người 
phười ngoài Mỹ Thạnh đi dinh điền năm1957. 
--- --- 
Gia Lai 
Văn thị Con, Văn Hữu Nghiêm (Phan Thiết ) con chú Văn Hữu Trang 
( Mục Trang ). 
--- --- 
Phan Thiết 
Văn Thị Rơi, (Thuộc chú Văn hữu Đối, Văn thị Đua ở Sơn Tùng) lấy 
chồng và lập nghiệp. 
--- --- 
Thành Phố Đà Lạt 
1- Văn Hữu Tính và vợ Hồ thị Vinh, đem gia đình vào năm 1963. Hiện về 
ở Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) năm 1975. 
2- Văn Hữu Chấn và vợ Hồ thị Tập đem gia đình vào năm 1963 theo anh 
ruột Văn Hữu Tính, (đi Canada tháng 8 năm1993). 
3- Văn Ước vợ Đoàn Thị Dựng và các con vào năm 1964. 
4- Văn Thị Xuân, chồng Hồ Ong, và các con vào năm 1964. 
5- Văn Hữu Khôi, và vợ Đoàn Thị Hoa vào năm 1964. 
6- Văn Hữu Luân và Vợ Đoàn Thị Kế và các con vào năn 1964 có người 
anh là Văn Hữu Đáo ở Sông Bé. 
7- Văn Hữu Đỗ vợ là Đoàn Thị Huê, và các con vào năm 1964. 
8- Văn Say vợ và các con vào năm 1966, còn anh ruột là Văn Hiệu ở Sơn 
Tùng, và Văn Phiếu ở Lai Châu (Bắc Việt). 
9- Văn Cho và vợ Hà Thị Giao và các con vào năm 1965. 
10-Văn Thừa vợ và các con vào năm 1991. 
11-Đoàn Tợi và vợ Hà Thị Bại và các con vào năm 1965. 
12-Đoàn Hạnh và vợ Đoàn Thị Ngâu và các con vào năm 1965. 
13-Đoàn Thô và vợ Thị Chắc, các con vào năm 1965. 
Đoàn Thô và vợ Hà thị Lời và các con vào năm 1965. 
--- --- 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 61
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Phương Lâm 
Văn Thị Sim và chồng Hồ Uy đem gia đình vào năm 1975 
--- --- 
HOA KỲ (USA) 
1- Đoàn Phúc Mới, con của Đoàn Phúc Qùy và O Chư đi theo diện con lai 
năm 1988. 
2- Hồ Thị Đích con cụ Hồ Lộ và Hồ Thị Té đi theo diện con lai năm 1988. 
3- Đoàn Phúc Huề sĩ quan (Thiếu Tá) đi theo diện H.O ngày 16/2/1993. 
4- Văn Thị Sáo, (Mỹ Thạnh). 
CANADA 
1- Hồ Thông, con của Hồ Uy và Văn Thị Sim SVSQ Đà Lạt di tản năm 
1975. 
2- Văn Hữu Long, con của Văn Hữu Tính và Hồ Thị Vinh. 
3- Văn Hữu Chấp, và vợ Hồ Thị Tập đi theo diện đoàn tụ tháng 8 năm 
1993 và các con : Văn Thị Mân, Văn Hữu An, Văn Hữu Chanh, Văn Thị 
Thúy Hà, Văn Thị Bích Huệ, văn Hữu Chinh, Văn Hữu Thái, Văn Thị Mỹ 
Linh. Để lại 2 con ở Đà Lạt: Văn Hữu Dũng và Văn Hữu Sỹ. 
Đã kết thúc phần lược biên Sơn Tùng Mỹ Thạnh, xin trích dẫn một 
đoạn theo “ Sơn Tùng Địa Phương Ký “. 
!!!… Con dân Sơn Tùng Mỹ Thạnh yêu làng nước quê hương thiêng 
liêng, đất mẹ hiền hòa, nếu nói hẹp hòi thì e chưa phải lắm “ yêu nước xuất 
phát từ lòng yêu Quê hương “. Ai đem đất mẹ để nhường cho ai! Phát xuất từ 
tấm lòng ấy mà hướng về quê hương hải đảo, ai đã buồn giận khi nghe người 
ngoài chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ai ngậm ngùi nhìn bản đồ Việt Nam 
ngày càng hẹp lại so với thời kỳ vua Minh Mạng. 
Yêu loài người cần phải phát huy vẫn được dạy dỗ từ thuở còn thơ, 
yêu Quê hương là hồn nhiên sinh thú, từ chỗ ấy mà sinh ra bao lòng can đảm, 
ý chí trung kiên hy sinh cao cả khi Quê hương khốn khổ, Tổ Quốc lâm nguy. 
Mong cơ đồ được vững bền, con dân Sơn Tùng - Mỹ Thạnh không khỏi 
bồi hồi ngậm ngùi nhớ ơn người xưa Tiên Tổ, tấc đất ngọn rau từng ghi công 
ơn khai phá … 
“…………………………….. 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 62
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Biển sâu ruộng cạn thuộc lòng con dân, 
Tri điền, Nông lão xa gần, 
Thương yêu đồng ruộng như thân của mình, 
Lại mang một mối thâm tình, 
Thiêng liêng đồng ruộng làng mình từ xưa 
Đã đành đời sống ruộng trưa, 
Mà đây tình nghĩa sớm trưa dạt dào, 
Thương thay cỏ mọc bờ rào, 
Thương cây cổ thụ ngày nào trên đê, 
Thương đàn cò trắng bay về, 
Hoàng hôn nghỉ đậu làng quê ban chiều, 
Thương cây Mưng, Mã, giây Chìu, 
Lùm Môi lách mọc lội đầy cá con, 
Đói no lòng dạ sắc son, 
Lòng sông gợn sóng, gợi hồn mến thương. 
Thương cây cỏ mọc bờ dường, 
Rau Trai, rau éo bờ mươn xanh dờn, 
Thương luôn Đam (cua) cá lệt, lươn, 
Từng mùa câu, bắt ruộng dường làng ta, 
Nhớ năm năm sáu (1956) xảy ra, 
Cắt đồng ruộng “Rột “giao ra phường ngoài. 
Kêu tên Mỹ Thạnh khá oai, 
Thiêng liêng còn đọng cho ai đau lòng 
Bởi vì đất mạ Sơn Tùng, 
Ngàn xưa kham khổ đồng lòng dựng nên 
Mối tình sâu đậm ai quên, 
Lại đem phân rẽ hai bên mà buồn, 
Từ Hồ Công Muốn ra Truông, 
Tam Giang canh tác, nay buồn phân ly, 
Lúc này “Đốc Tướng “ruộng thì, 
Đầu Cầu mấy mẫu phân ly Sơn Tùng, 
Mong cho lợi ích núi sông, 
Sơn Tùng đồng ruộng, ngang giòng máu xương, 
………………………………………..” 
--- --- 
LÀNG SƠN 
QUÊ MẸ. 
Sơn Tùng quê miền thùy dương, 
Nước sông hai ngã thân thương chảy về, 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 63
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Nguồn Bồ tưới mát đồng quê, 
Nhắn ai xa vắng nhớ về làng ta 
Quê mẹ hiền khói lam chiều cuộn, 
Mái tranh nghèo muôn thuở sống yêu thương, 
Tơ Thu giăng bàn bạc sầu vương, 
Từ muôn thuở cơ cầu ai bàn đến,. 
Trăng vẫn đẹp thuyền ai rời bến ! 
Nước Bờ Hường, Rào Rột vẫn uốn quanh, 
Ruộng Đồng, ruộng Tịa khoai lúa xanh xanh, 
Cho lòng ấm khi Đông về giá lạnh 
Hương cau tỏa, trăng vàng lấp lánh, 
Mảnh trăng thề, tóc chấm bỏ bờ vai, 
Sương khuya rơi! Cuốc còn gọi đêm dài, 
Sơn Tùng hỡi! Thương ai qua mấy độ, 
Nhớ xa xưa Tổ – Tiên kham khổ, 
Gió sương mơ, miền biên địa xa xuôi, 
Theo Huyền Trân đi xây dựng tương lai, 
Cho đất đẹp lòng ai còn lưu luyến, 
Tiếng chuông chiều đều đều buông tiếng, 
Ai nguyện cầu cho đất mạ thân thương, 
Bồ Chao kêu, chim Nghệ hót quanh vườn, 
Thương lắm rứa! Cây đa làng sừng sững 
Đẹp làm sao khi bình minh trời hửng, 
Gió Nam, Nồm nhẹ lướt tiếng hò ô! 
Lúa xanh xanh xây dựng cơ đồ, 
Cho đất mẹ Sơn Tùng luôn hồ hỡi, 
Đất mẹ từng sướng vui buồn khổ, 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 64
Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 
Khi thanh bình có gió mát trăng thanh, 
Lúc đạn bom xối xả tan tành, 
Sơn Tùng vẫn như núi Tùng vững chải, 
Chừ, giờ đây xa xưa và mãi mãi, 
Ghi vào lòng cho ấm lại một Quê hương, 
Ai còn đây, ai xa vắng dặm trường! 
Xin nhớ lấy hai tiếng thân thương, 
“Sơn Tùng “ ấy nước non hiền muôn thuở. 
Đừng phản lại đừng láo lường tráo trở, 
Cho Sơn Tùng muôn thuở ở lòng ta… 
Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 65

More Related Content

What's hot

7 bang phan_chia_vung_tuyen_sinh_2013
7 bang phan_chia_vung_tuyen_sinh_20137 bang phan_chia_vung_tuyen_sinh_2013
7 bang phan_chia_vung_tuyen_sinh_2013Ngô Chí Tâm
 
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019KhoTi1
 
Phan chia-khu-vuc-tuyen-sinh-nam-2015
Phan chia-khu-vuc-tuyen-sinh-nam-2015Phan chia-khu-vuc-tuyen-sinh-nam-2015
Phan chia-khu-vuc-tuyen-sinh-nam-2015giaoduc0123
 
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI nataliej4
 
5. bang phan chia khu vực ưu tiên
5. bang phan chia khu vực ưu tiên5. bang phan chia khu vực ưu tiên
5. bang phan chia khu vực ưu tiênLinh Nguyễn
 
bang phan chia kv ut
bang phan chia kv utbang phan chia kv ut
bang phan chia kv utKe Ma
 
Di tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Di tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng NaiDi tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Di tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng NaiBình Hoàng
 
10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinhphuongtrinhlh
 
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-Phi Phi
 

What's hot (11)

7 bang phan_chia_vung_tuyen_sinh_2013
7 bang phan_chia_vung_tuyen_sinh_20137 bang phan_chia_vung_tuyen_sinh_2013
7 bang phan_chia_vung_tuyen_sinh_2013
 
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
 
Phan chia-khu-vuc-tuyen-sinh-nam-2015
Phan chia-khu-vuc-tuyen-sinh-nam-2015Phan chia-khu-vuc-tuyen-sinh-nam-2015
Phan chia-khu-vuc-tuyen-sinh-nam-2015
 
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
 
Chùa long thạnh
Chùa long thạnhChùa long thạnh
Chùa long thạnh
 
5. bang phan chia khu vực ưu tiên
5. bang phan chia khu vực ưu tiên5. bang phan chia khu vực ưu tiên
5. bang phan chia khu vực ưu tiên
 
bang phan chia kv ut
bang phan chia kv utbang phan chia kv ut
bang phan chia kv ut
 
Di tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Di tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng NaiDi tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Di tích Nhà lao Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
 
10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh
 
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
 
An giang
An giangAn giang
An giang
 

Similar to Sơn Tùng - Mỹ Thạnh

bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfLuanvan84
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThu Thu
 
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nộiAi là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nộiHuy Nguyễn
 
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcphamtruongtimeline
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpklangsontung
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG Chau Duong
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...Chau Duong
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfLuanvan84
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuPham Long
 
Chiến thắng đống đa
Chiến thắng  đống đaChiến thắng  đống đa
Chiến thắng đống đaDam Nguyen
 
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định   nguyễn thanh liêmLịch sử gia định   nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêmKelsi Luist
 
Tây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdfTây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdfNuioKila
 
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdf
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdfNhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdf
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdfBò Cạp Vàng
 
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfChùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfBò Cạp Vàng
 

Similar to Sơn Tùng - Mỹ Thạnh (20)

bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdf
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nộiAi là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nội
 
Lich su giai thoai
Lich su   giai thoaiLich su   giai thoai
Lich su giai thoai
 
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpk
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdf
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
 
Chiến thắng đống đa
Chiến thắng  đống đaChiến thắng  đống đa
Chiến thắng đống đa
 
Dan trang
Dan trangDan trang
Dan trang
 
Giithi~1
Giithi~1Giithi~1
Giithi~1
 
Giithi~1
Giithi~1Giithi~1
Giithi~1
 
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định   nguyễn thanh liêmLịch sử gia định   nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
 
Tây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdfTây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdf
 
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoạiTruongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
 
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdf
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdfNhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdf
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdf
 
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfChùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
 

Sơn Tùng - Mỹ Thạnh

  • 1. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT “Ô CHÂU CẬN LỤC” Bài tựa viết năm Ất Mão 1555, do Lương An sưu dịch --- --- HUYỆN QUẢNG ĐIỀN “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân” Gia Dụ Hoàng Đế Nguyễn Hoàng năm Mậu Ngọ (1558) gây dựng cơ nghiệp Miền Nam gồm đất Thuận Quảng, dựng dinh ở xã Ai Tử (làng Trà Bát) huyện Đăng Xương, đổi huyện Kim Trà làm huyện Hương Trà, huyện Đan Điền làm huyện Quảng Điền, do đó có Sơn Tùng làng ta cho đến ngày nay. Châu Ô, Châu Rí ( Ô Lý ) từ đời Trần đến thuộc Minh, rồi đến đầu đời Hậu Lê, nặng về phát động công cuộc thiên cư, hiếu dụ dân chúng, xây đắp thành trì, Chiêm Thành thường hay quấy nhiễu đòi lại đất đai, đến như vua Chiêm Chế Bồng Nga còn tiến phạm Kinh Đô Thăng Long đời Trần Nghệ Tông năm Tân Hợi (1371) đời Lê Nhân Tông năm 1445( At Sửu) hiệu Thái Hòa năm thứ 3 quân Chiêm Thành vẫn còn đến cướp thành Yên Xá( cách Huế 5 cây số) thuộc Hóa Châu, Làng ta thuộc cương giới biên địa lúc bấy giờ Cha Ông Tiên Tổ nhiều nhọc nhằn kham khổ. Vua Lê lấy Hóa Châu làm trọng Trấn, phái trọng Thần về trấn thủ, Sách Biệt Lục chép : “ Ngày mồng 7 tháng 8 năm Giáp Tý niên hiệu Thái Hòa( 1444) Vua Lê Nhân Tông xuống chiếu thư sắc dụ các Tướng sĩ và quân dân Hóa Châu như sau : “ này các ngươi, đất các ngươi tiếp giáp với nước Chiêm Thành từng bị quân giặc cướp bóc. Ong cha các ngươi đãlấy hết sức đánh giặc giữ đất giữ vững bờ cõi nước ta” ( 18 a). Vào đời Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế chúng ta, khi Ngài mới dựng nước Ngài nghĩ các ngươi đã hết sức phòng bị ngăn chống quân giặc trước sau một lòng, đời đời giữ lòng trung nghĩa nên Ngài đã hậu gia ấn tước cho các ngươi, trước đây vua Chiêm Thành xuất lãnh quân lính và voi tới đánh, vây hãm Hóa Châu. Lúc bấy giờ viện binh ta chưa tới kịp sự thế rất là nguy nan và cấp bách. Thế mà các ngươi đã hăng hái đứng lên say sưa chiến đấu không kể đến thân mình, các ngươi chiến đấu trong một tình thế vạn tử nhất sinh, lấy một người mà địch với muôn người. Rốt cuộc các ngươi đã giết chết bọn cường lố mà gìn giữ được cô thành, khiến oai phong của Hoàng Gia được phổ cập đến các chốn xa xôi, ấy là nhờ sức của các ngươi vậy. Nay Trẫm phái: “Chính Sự Viện Mật Tham Mưu” là Nghiêm Tử Kiết cùng Hàn Lâm Viện Đại Chế là Hoàng Bút Phu mang sắc dụ tới nơi để ủy lạo nhân dân trong hạt. Những Ấp nào xét có chiến công cùng những nhà nào có người bị trận vong, thì các viên Thủ quan phải kê khai rõ ràng để tâu lên Trẫm sắc ban tinh Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 38
  • 2. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT thưởng, còn những nơi bị giặc đốt cướp của thì Trẫm tha cho 3 năm tô thuế. Chiếu dụ này khiến mọi người đều được nghe biết (18 b) “ Từ ngày về miền biên địa Tổ Tiên dựng làng góp sức gìn giữ biên cương mở mang bờ cõi, chống ngoại thù xây dựng quê hương Tổ Tiên bao lần kham khổ, nên Thu Trung Sơn Tùng Văn Vọng Tế của Sơn Tùng Địa Phương Ký có ghi : “Ai nằm gai nếm mật, thuở thôn dã hoang sơ, Tổ Tiên xưa chưa một phút hững hờ, Cùng đồng bào dựng cao cờ dân Việt Đã bao lần quên mình đâu dám tiếc, Trường xông pha chốn đạn lạc với tên bay. Trãi máu xương nơi chiến địa bao ngày, Là Tiên Tổ Sơn Tùng từ muôn thuở Ôi! Bao lòng trung nghĩa, mấy thuở ghi công. Phận con dân Tôn Phái có phân giòng, Đoái hoài tiếc xương đồng da sắt Xây dựng làng, thôn quên nghĩ đến hình hài, Nhớ Tiên Tổ gan vàng dạ đá! --- --- NHỮNG DIỄN BIẾN SƠN TÙNG - MỸ THẠNH Năm 1626 (Bính Dần), Lê Thần Tông Vĩnh Tộ năm thứ 8, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi) chống quân Trịnh tại Lũy Thầy quân Trịnh thua, năm này Chúa Nguyễn dời đô từ Quảng Trị (làng Trà Bát) vào thiết lập Dinh Trấn Thủ tại địa phận các xã Phước Yên - Bát Vọng huyện Quảng Điền, bấy giờ làng ta Sơn Tùng là nơi đóng Tượng Binh, hiện di tích vẫn còn, bà con dân làng thường gọi là “ Tàu Voi “. + Kể từ năm 1526 (Bính Tuất) Mạc Đăng Dung giết vua Lê Chiêu Tông Quang Thiệu năm thứ 11 rồi sau đó cướp ngôi, đến năm 1533 Triệu Thái Tổ Tĩnh Hoàng Đế nhà Nguyễn Nguyễn Kim, An Thành Hầu nhà Lê, phò Lê Trang Tông đang tị nạn ở Ai Lao (Lào) về làm vua “ Lê Trung Hưng “ đánh nhau với nhà Mạc thành ra Nam Bắc Triều, Sơn Tùng làng ta ở phía Nam Triều. + Năm 1672 (Nhâm Tý) Chúa Nguyễn Phúc Tần con của Nguyễn Phúc Lan phía Nam, Chúa Trịnh là Trịnh Tạc đời vua Lê Gia Tông Dương Đức nguyên niên, sau trận chiến ác liệt Nam Bắc ở phủ Trấn Ninh đôi bên đều tổn thất nặng nề nên cùng đồng ý lấy sông Đại Linh(sông Gianh)làm ranh giới không đánh nhau nữa, người đương thời gọi là đàng Trong, đàng Ngoài – Làng Sơn Tùng làng ta ở về phía đàng Trong. Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 39
  • 3. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT + Năm 1822 (Nhâm Ngọ) Minh Mệnh năm thứ 3, đổi Quảng Đức Doanh thành Thừa Thiên Phủ. Từ đây trong văn tế, văn tự, Sơn Tùng làng ta kể cả phường ngoài Mỹ Thạnh đều ghi : Việt Nam Quốc, Thừa Thiên Phủ, Quảng Điền huyện, Phước Yên tổng, Sơn Tùng xã. + Năm 1834 (Giáp Ngọ ) Minh Mệnh thứ 15, bắt đầu đặt 3 huyện: Phú Lộc, Hương Thuỷ, Phong Điền, Huyện Quảng Điền được chia làm hai (Phong Điền, Quãng Điền). Nơi đây một điều khá quan trọng cần nói đến : Sơn Tùng Hạ thuộc huyện Quãng Điền, Sơn Tùng Thượng thuộc huyện Phong Điền, theo truyền thuyết xưa kia hai Sơn Tùng là một. Vì quản trị hành chánh nên lần hồi xa dần, (xem STĐPK) tích sự còn lưu lại tại chùa Sơn Tùng Hạ đã bị cháy sạch đêm 25 tháng 2 năm 1949 ( Kỷ Sửu) nên đến nay hoàn toàn mất tích hẳn, khoản cách chỉ khoảng 3 cây số ngàn đường chim bay. Ơ đây chúng tôi suy nghĩ trường hợp Sơn Tung làng trong Mỹ Thạnh phường ngoài nếu không lưu sử tích e cũng đến ngày xa dần như trường hợp trên, hậu duệ con cháu chỉ là một bóng mờ trong truyền thuyết. Cho nên, nhắn ai về. Nhớ về Sơn Tùng Hạ, Bởi đường có lạ, thì hỏi Chợ Nan, Xuống xe đã đến đầu làng. Rẽ về phía phải, à làng mình đây. Kìa nhà thờ giòng họ còn đó: họ Văn, họ Hồ, họ Đoàn, họ Nguyễn ... Vẫn còn chung lư hương bát nuớc, Tổ Tiên ngày nào thương về con cháu, nén hương phụng thờ tưởng nhớ người xưa. Rồi đi ngã chợ Sịa, hay băng qua độn Bạch Sa đến bờ Nam Phá Tam Giang là Mỹ Thạnh phường ngoài Sơn Tùng thương mến. Việc sinh hoạt quản trị hành chánh, lý lịch văn tự cho con dân Sơn Tùng Mỹ Thạnh như ghi ở trên, cho đến năm 1945 trước cách mạng mùa thu tháng 8, những Ngài lo việc chung của làng nay đã ra người thiên cổ. Sơn Tùng: + Lý Trưởng: Ông Văn Hữu Tự (phường ngoài). Ông Hồ Đăng Mục (phường ngoài) + Phó Lý Trưởng: Ông Đoàn Quang Kháng (làng trong) + Hương Bộ: Ông Đoàn Quang Bỉnh (làng trong). + Hương Kiểm: Ông Văn Hữu Hạch (làng trong). + Hương Mục: Ông Hồ Chinh (làng trong). + Kháng Thủ: Ông Hồ Khâm (làng ngoài). + Trùm làng: Ông Lê Quào (làng trong). - Năm 1945 sau Cách Mạng Mùa Thu tháng 8, phường ngoài Mỹ Thạnh đổi thành thôn Mỹ Thạnh xã Quãng Giang, làng Sơn Tùng đổi thành Làng Sơn Tùng xã Quãng Lợi đều thuộc huyện Quãng Điền tỉnh Thừa Thiên, nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. - Ngày 21 tháng Giêng năm Đinh Hợi (16/2/ 1947) sau khi mặt trận Thuận Hóa (Huế) vỡ, quân Pháp từ Huế chia hai ngã: Hạ Lang – Sịa, Phú Oc – Sịa, lúc 9 giờ 30 phút quân Pháp đến chợ Nan bắn phá và trú quân tại nhà ông Phan Chương đầu làng Sơn Tùng và từ đây xãy ra bao tai biến đau thương. Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 40
  • 4. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT - Năm 1947 đến năm 1954: Làng Sơn Tùng xã Quãng Hòa, thôn Mỹ Thạnh xã Quãng Giang đều thuộc vùng Du Kích chiến huyện Quãng Điền tỉnh Thừa Thiên, trong 9 năm khói lửa triền miên việc liên hệ gặp gỡ nhau rất khó khăn bởi từ Mỹ Thạnh vào Sơn Tùng tuy không xa, nhưng phải băng qua đường huyện lộ đầy nguy hiểm bất trắc, hay từ Sơn Tùng ra Mỹ Thạnh cũng vậy, tuy nhiên vấn đề quyền lợi ruộng đất của Ông Bà để lại vẫn được phân chia đồng đều trong khói lửa tao loạn. - Sau hiệp định Genève, Sơn Tùng - Mỹ Thạnh ở về phía miền Nam, năm1955 miền Nam đổi thành thôn Mỹ Thạnh xã Quãng Lợi, Làng Sơn Tùng xã Quãng Vinh thuộc quận Quãng Điền tỉnh Thừa Thiên, miền Nam gọi là Cộng Hòa Việt Nam, Ngô Đình Diệm làm Tổng thống. - Năm 1956 diện tích ruộng đất được đem chia đồng đều thành hai thôn. Sơn Tùng phải cắt bớt một phần diện tích cho phường ngoài ( tức thôn Mỹ Thạnh) và đồng ruộng Rột (Rột Vạn Thưởng ) gần chùa làng Thủ Lễ thành đồng ruộng Mỹ Thạnh cho đến hôm nay. - Năm 1972 thôn Mỹ Thạnh lại làm Đình Làng riêng gần mộ Ngài Hồ Công Muốn. Tích sự diễn biến ghi lại rõ ràng để hậu duệ có tài liệu về nguồn gốc của Tổ Tiên Sơn Tùng - Mỹ Thạnh. --- --- SƠN TÙNG CÓ 5 GIÁP Từ ngày dựng làng Sơn Tùng có 5 Giáp (xóm, phường) 1. Thạnh Đức Giáp (xóm Côi) 2. Thiện Khánh Giáp (xóm Chùa) 3. Hậu Sanh Giáp (xóm Dưới). 4. Văn Hoàng Giáp (xóm Rào) 5. Mỹ Thạnh Giáp (phường ngoài tức thôn Mỹ Thạnh). Về sau có mấy xóm mới thành lập như : Xóm Bài, Xóm Ong Lộ, Xóm Đuồi.… Các địa danh tọa lạc những cánh đồng canh tác, chỉ vị trí mộ địa, mộ phần Gia Phả như sau: 1- SƠN TÙNG Trộ Đó Xứ thân thương từ tự cổ : Là khoảnh đất ông bà lần đầu tiên đến dựng làng, được bao quanh bằng một con đê (đập) rào (sông) kênh, cầu, có di tích hiện còn như: Đình, Chùa, Miếu Vũ, Cô Hồn, nhà thờ các Tộc Họ, vào khu vực xưa nhất là xóm Côi (Trên ), xóm Chùa, xóm Dưới. Xứ Cồn Lư : Xóm Rào, xứ ông Hạ : đồng ruộng Tịa, Rấy, Trọt cồn ma từ chùa Thủ Lễ đến xóm Bài. Xứ Ong Xương: xóm Bài, ruộng Đồng, ruộng Đuồi, mồ ma Cồn Xơn. Xứ Rột Vạn Tượng: đồng ruộng Rột nay là ruộng Mỹ Thạnh. Ruộng Đốc Tướng: toạ lạc tại làng Xuân Tùy và Đức Nhuận, ruộng Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 41
  • 5. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Đầu Cầu: bên kia sông trước Đình làng, diện tích gồm 256 mẫu 9 sào 10 thướt điền ta thường đem quân cấp. 2- MỸ THẠNH. Các địa danh mang tên : Thạnh Đàn, Xứ Trung Cừ, Lội Liễu… các diện tích gần 96 mẫu điền ta thường đem quân cấp nông dân. Những Triều đại Phong kiến phân bố dân canh tác, gìn giữ an ninh mặt biển, bên bờ Phá Tam Giang các làng phía trong đều đưa dân ra nên thường gọi tên làng trong như : Bao La, Cổ Tháp, Sơn Tùng … hiện nay hòn đảo có tên riêng như trường hợp thôn Mỹ Thạnh làng ta. Ngài Hồ Công Muốn, một trong những Bổn Thổ khai canh Tôn thần ghi trong Văn tế Sơn Tùng ra lập phường ngoài Mỹ Thạnh (Sơn Tùng ngoài) cần xem lại thời gian các Tộc, Họ ra theo như họ : Văn, Hồ, Ngô, Đoàn … chiếu Gia Phả để phối kiếm. Chứng tích rõ ràng trong Văn Chánh Tế, lăng mộ Ngài được xây dựng vào thời Khải Định lục niên(1821) Tân Dậu bên bờ Nam Phá Tam Giang. Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 42
  • 6. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Sơn Tùng: “Văn Chánh Tế” Việt Nam Quốc Thừa Thiên Tỉnh, Quảng Điền Huyện, Quảng Vinh Xã, Sơn Tùng Thôn. Uy Tế: Đồng Bổn Thôn Nam Nữ Đẳng, Duy: Bổn Thổ Thượng HạThần Kỳ Tôn Thần, Bổn Thổ Tiền Khai Khẩn, Hậu Khai Khẩn Tôn Thần Bổn Thổ Khai Canh Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Hồ Quí Tướng Tôn Thần. Bổn Thổ Khai Canh Dực Bảo Trung Hưng Hộ Bộ Thượng Thư Hồ Quí Công Bình Tôn Thần. Bổn Thổ Khai Canh Câu Kệ Hồ Thu Hảo Tôn Thần Bổn Thổ Khai Canh Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Xã Trưởng Hồ Công Muốn Tôn Thần. Bổn Thổ Đề Lãnh Nanh Tôn Thần Bổn Thổ Tiền Khai Canh Hậu Khai Canh Tôn Thần Hiển Thượng Thủy Tổ Hồ Công Tồn Đại Lang, Tịnh Bà Hồ Gia, Tiên Tổ Tiên Linh liệt vị. Hiển Thượng Thủy Tổ Hồ Thiện Đào Đại Lang Tịnh Bà Hồ Gia, Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị. Hiển Thương Thủy Tổ Văn Hữu Diễn Đại Lang, Tịnh Bà Văn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị Hiển Thượng Thủy Tổ Nguyễn Nô Đại Lang Tịnh Bà Nguyễn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị Hiển Thượng Thủy Tổ Nguyễn Thế Ai Đại Lang, Tịnh Bà Nguyễn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị Hiển Thượng Thủy Tổ Đoàn Hữu Lễ Đại Lang, Tịnh Bà Đoạn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị Hiển Thượng Thủy Tổ Đoàn Phước Khương Đại Lang, Tịnh Bà Đoạn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị Hiển Thượng Thủy Tổ Đoàn Nhơn Thọ Đại Lang, Tịnh Bà Đoạn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị Hiển Thượng Thủy Tổ Hồ Hữu Vĩnh Đại Lang, Tịnh Bà Hồ Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị Hiển Thượng Thủy Tổ Ngô Hữu Quãng Đại Lang Tịnh Bà Ngô Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị Hiển Thượng Thủy Tổ Hồ Hữu Quãng Đại Lang, Tịnh Bà Hồ Gia Tiên Tổ Tôn Linh lệt vị Hiển Thượng Thủy Tổ Đoàn Viết Chinh Đại Lang, Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 43
  • 7. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Tịnh Bà Đoạn Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị Hiển Thượng Thủy Tổ Hồ Công Đây Đại Lang, Tịnh Bà Hồ GiaTiên Tổ tôn linh liệt vị Hiển Thượng thủy Tổ Hồ Hữu Ngưu Đại Lang, Tịnh Bà Hồ Gia Tiên Tổ Tôn Linh liệt vị Các Phái: Đào Phái, Lê Phái, Trần Phái, Hoàng Phái, Trịnh Phái. Long Võ Vệ Tín Đức Bá Đoàn Phước Hòa Tôn Linh Long Võ Vệ Cai Tri Phó Tướng Tòng Quân Danh Phương Tử Đoàn Phước Triêm Tôn Linh. Đặt Trấn Phụ Quốc Thượng Tướng Quân CẩmY Vệ Đô Chỉ Huy Sứ Thuộc Nội Cai Đội Dương Châu Hầu Hồ Công Đen Tôn Linh. Thuộc Nội Đan Điền Câu Trực Bá Đoàn Phước Cầu Tôn Linh Thuộc Nội Điên Nội Trực Đội Kiêm Thủ Nội tiến Khổ Triêm Ân Bá Hồ Công Đẹp Tôn Linh. Cai Tri Phó Tướng Tòng Quân Tân Định Thuyền kiêm Thủ Nội Hàm Khố Lưu phước Tử Hồ Hữu Kiếm Tôn Linh Quan Tân Tu Thân Doãn Hoằng Tín Đại Phu Chánh Dinh Chiêm Hậu, Gián Trực Bá Hồ Hữu Khoa Tôn Linh. Không Chương Trung Đại Phu Nội Trang Hữu Phủ Thừa, Anh Quang Bá, Đoàn Quang Anh Tôn Linh Quan Tân Tu Thân Doãn Hoằng Tín Đại Phu, Hồng Lô tự Thiếu Khanh Chánh Dinh Chiêm Hầu Nhật Quang Tử Hồ Hữu Dụng Tôn Linh. Ngân Tượng Ty Thủ Hạp, Tuyển Đức Tử Hồ Hữu Thành Tôn Linh Binh Bộ Thượng Thư Kiêm Đô Sát Viện, Vinh Lộc Đại Phu, Hiệp Biện Đại Học Sĩ Đoàn Văn Phú Tôn Linh Bổn Xã Tiền hậu Công Đức Tôn Linh liệt vị VIẾT CÔNG DUY Tôn Thần Tướng Địa Đạo Dy xác thổ khai cương, thiên niên lưu sử tích Hậu dân sinh đi canh điền tạc tỉnh Vạn thế lại kỳ công, Khuyến dĩ thiệt nghiệp nông, trang, Chiêu dân lập ấp Giáo dĩ tuần thường lễ nghĩa mỹ tục thuần phong, Mặt vẫn điêu linh chương dương tại thượng, Xuân, Thu kỳ báo Thứ biểu thôn Trung Thời duy bát Nguyệt, tiết thuộc Thu Trung Phẩm nghi tứ thiết phỉ lễ Kiền công, Phục nguyện lai cách lai lâm, Bảo bổn xã dân an vật phụ Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 44
  • 8. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Ngưỡng vọng hữu thành, hữu cảm Phò đồng dân: Văn tấn, Võ thăng Ngưỡng lại thần ai đức Gia huệ rõ Tuế thứ, Canh Ngọ niên tam nguyệt sơ lục nhật Cẩn cáo Văn chánh tế có từ xa xưa kể cả Sơn Tùng - Mỹ Thạnh sau chiến tranh còn sót lại không bị tiêu hủy mất sạch như nhiều làng khác và đây cũng là tài liệu độc nhất, Chú Văn Hữu Đối sao dịch vào dịp tế khi hiệp định Genève ký kết, vào ngằy rằm (12 – 5 – 1955), hiện chú Hồ Đăng Duyệt giữ, và đem đọc trong dịp thu phục cung nghinh Đình Sơn Tùng ngày (06-3) Canh Ngọ (1990). --- --- Những di tích, thời gian tu tạo của Sơn Tùng - Mỹ Thạnh Chùa Sơn Tùng --- --- - Chùa Sơn Tùng, Chùa cổ lâu đời (xem ảnh chụp ở Đại Nam Nhất Thống Chí). - Năm 1754 (Giáp Tuất) Ngài Tín Đức Bá Đoàn Phúc Hòa Vệ Long Võ cùng bà con dân làng tùng tu lại, hiển tích sử còn ghi lại trên tấm bia đá còn sót lại khi Chùa cháy ( 25-02 năm Kỹ Sửu) 1949 còn để lại tại Chùa. - Năm 1756 (Bính Tý) đời vua Lê Cảnh Hưng thứ 16. Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát (Chúa Đàng trong) ban bố tấm biển “ Sắc Tứ Sơn Tùng Tự” và bốn câu đối: 1 – “Thủy Tú Sơn Minh Hải Quốc Vô Song Nguyên Phước Địa Trùng Hưng Cổ Tự Nam Thiên Đệ Nhất Thị Sơn Tùng” 2 - “Pháp Vũ Tân Xuân Song Thọ Chi Đầu Liên Bối Diệp Hương Vân Liệu Nhiễu Đàm Hoa Anh Lý Hiện Kim Dung” 3 –“Vạn Tượng Quang Trung nhất điểm linh quang triêm hóa nhật Bách hoa nhị nội Sở chi hàm nhị báo xuân minh” 4 – “Mai ngọc diện xuân phong độc ái thanh hương cung Phật tọa. Đào hoa khai lệ nhật dĩ lai thể sắc ảnh huyền cung” Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 45
  • 9. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT “Quốc Vương Từ Tế Đạo Nhân Ngự Đề” - Năm 1842 ( Nhâm Dần) Hoàng Triều Thế Tổ Thiệu Trị thứ 2, Vua Sắc Chế Dung Trào, bằng thẻ vàng bao bọc để vào chỗ Chùa, để truyền thắng tích. -Năm 1788 Nguyễn Huệ xưng đế hiệu Quang Trung ra Bắc Hà lần thứ 3 tảo quân trừ Thanh (Tôn Sĩ Nghị ) trong phong trào Tây Sơn chùa Sơn Tùng sử sách ghi bị binh hỏa thật ra phong trào này có cải cách chùa làng , nhưng không hư hại, bị thiêu rụi hoàn toàn như năm Kỹ Sửu (1949) gần đây. -Lúc 11 giờ đêm ngày 24 rạng ngày 25 tháng 2 năm Kỹ Sửu Chùa Sơn Tùng bị đốt cháy hoàn toàn, bao tài liệu di tích quí giá bị thiêu rụi, một kho tàng văn hóa không còn nữa, chỉ sót lại tấm bia đá lửa không đốt được, và cái chuông Au có người đem dìm xuống giếng của anh Văn May, khi hòa bình tìm lại hiện đang còn để tại chùa. - Nền Chùa cỏ mọc đá vùi bởi là nơi chiến địa hãi hùng đê đập cạnh chùa cây cối rậm rạp, phía bên sông (rào) là điểm yếu cố thủ đồn Tây Phổ Lại ngang tầm sát hại súng trường của du kích quân, nếu địch muốn tiến qua phải có lực lượng và hỏa lực tương đối. Tên qua đạn lạc lại triền miên cho đến năm 1954 hiệp định Hòa Bình Genève. - Đầu thập kỷ 1960 Khuông Hội Phật Giáo Sơn Tùng xây dưng Chùa mới trên nền Chùa xưa, đúc tượng Phật Tổ Thích ca Mâu Ni, Đại Hồng Chung .v.v. như hiện nay. Các ngài xây lại Chùa là Văn Hữu Đối, Đoàn Quang Kháng, Văn Hữu Hạch, Hồ Chinh, Hồ Đăng Quát giờ đây đã qua đời tất cả. - Ngài tín Đức Bá: Đoàn Phúc Hòa -Vệ Long Võ có trong văn chánh tế Sơn Tùng, phần công đức là đã sùng tu Chùa năm 1754 (Giáp Tuất, hiện bia đá còn tại Chùa. Tam Quan Sơn Tùng --- --- Tam Quan Sơn Tùng tuyệt đẹp, con dân nếu ai sống trước năm 1945 đều đã thấy, kĩ thuật lúc bấy giờ bằng vôi hầu, nước đường, gạch đào đất làng nung lấy (nay gọi là ruộng Lò) làm cửa tầng trên đi lại được, hai bên hai dãy thành bằng đá trái núi. Năm 1831 (Tân Mão) Hoàng Triều Thánh Tổ Minh Mạng Năm thứ 12 Ngài Đoàn Văn Phú (co trong văn chánh tế Sơn Tùng ) lúc bấy giờ là Thị Lang Bộ Công tham gia xây dựng thành Trấn Nghệ An, cửa ải ở núi Hoành Sơn, đến năm 1833 lại tham gia xây dựng điệnThái Hòa, Đại Cung Môn, Ngọ Môn được thăng Tả Tham Tri Bộ Công, thời gian này Ngài tham gia xây dựng Tam Quan Sơn Tùng có sự ân thuận giúp đỡ của Triều đình vua Minh Mạng. Về sau Ngài vào trấn nhậm nhiều nhiệm vụ phía Nam, rồi mất 1840 Minh Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 46
  • 10. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Mạng thứ 21 (xem sao lục Ngài Đoàn Văn Phú ), khi đang tại chức Tổng Đốc Long Tường( Vĩnh Long Định Tường) Năm 1949 (Kỷ Sửu) Chùa cháy nhưng Tam Quan vẫn còn, ngày ngày chứng kiến cảnh tên qua đạn lại đồn Phổ Lại cố thủ, địch di chuyển trên huyện lộ Phú Ốc Sịa với Du kích quân từ đê đập Sơn Tùng bắn qua, Tam Quan là đài quan sát của Du kích quân. Tam Quan lần cuối cùng là sở chỉ huy tiền phương của tiểu đoàn 436 thuộc Trung Đoàn 101chủ lực quân Bình Trị Thiên trong trận hợp đồng tác chiến giữa bộ binh và pháo binh, công kiên chiến đêm 9/ 3/ 1951 đánh tan đồn Phổ Lại, khẩu canh nông Bô Pho đặt cạnh Tam Quan khai hỏa đánh sập lô cốt cố thủ đồn Phổ Lại, và bộ binh từ đê đập Sơn Tùng vượt rào tiến quân dưới làn đạn phóng pháo Lẳng Xờ Bom đánh chiếm đồn. Đến tháng 8 năm Tân Mão 1951 Bảo Vệ Quân đóng theo thế liên hoàn tam giác: Lô Cốt Phổ Lại, Lô Cốt Chợ Nan, Đồn Bằng và pháo đài Tam Quan Sơn Tùng. Không chịu nổi sự uy hiếp của du kích quân, lúc 4 giờ chiều ngày 10 / 6 Nhâm Thìn (1952) Bảo Vệ Quân dùng mìn giựt sập Tam Quan kéo về đóng phía bên kia sông (Rào). Thế là Tam Quan theo Chùa đi vào dĩ vãng, hiện nay đã có bốn trụ biểu dựng lên khi khuông hội Phật Giáo Sơn Tùng xây lại như đã nêu ở trên. ĐÌNH SƠN TÙNG --- --- Đình Sơn Tùng đã có tự bao đời trước năm căn hai chái, cột rất to được làm lại và an vị khánh thành vào năm 1933 (Quý Dậu), Bảo Đại năm thứ 8, phần nhiều bằng vôi gạch, chỉ có rui đòn tay bằng gỗ kiền kiền mái lợp ngói. Không phải ba căn mà chung quanh đều có mái đúc mát mẽ. Đình làm năm 1933, lúc bấy giờ kể cả làng Sơn Tùng trong và Sơn Tùng ngoài(Mỹ Thạnh) Ban Lý Hương lúc bấy giờ là ông Văn Hữu Tự Lý Trưởng, ông Hồ Địch Phó Lý, Kháng Thủ ông Hồ Khâm, Hương Kiểm Đoàn Bách, Hương Bộ ông Đoàn Quang Đề. Ban xây dựng Đình ông Hồ Đăng Đờn lúc bấy giờ là Tiên chỉ, ông Văn Hữu Đối là thủ quỹ… Đám đất cất Đình làng tọa lạc tại xóm Côi (Trên) xứ Trộ Đó, có hình dáng một con dơi đang bay, tượng trưng cho chữ “Phúc” nơi Tế Tự cầu phúc cho Quốc Thái Dân An, mưa hòa gió thuận, ngũ cốc phong đăng đa đa lục súc nơi tập trung bàn định việc làng, nơi tiễn đưa con em lên đường ra mặt trận chống xâm lăng. Trong sân Đình có Miếu thờ Thành Hoàng (dân ta tin rằng Đất có ThỔ Công, Sông có Hà Bá,Cảnh Thổ nào Thành Hoàng nấy) lại có miếu các Ngài Khai Canh của họ Hồ Nhất và họ Hồ Nhì: Bổn Thổ Khai Canh Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Hồ Qúy Tướng huý Phước Sanh người họ Hồ Nhất Thượng Thư Hồ Công Bình Tôn Thần, người họ Hồ Nhì, hiện còn lăng mộ và bia đá (Xem hình chụp). Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 47
  • 11. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Trước năm 1945, Sơn Tùng nói chung cả phường ngoài Mỹ Thạnh, thường niên có Xuân Kỳ, Thu Tế vào cuối Xuân đầu Hạ, rằm tháng Bảy hoặc Thu trung tại Đình để cầu an và tưởng nhớ công đức. Nét đặc biệt là trong Văn Tế từ xưa còn lại của làng ta thấy, ở một xã hội Thần Quyền xa xưa mà Tổ Tiên đã biết kết hợp đời sống hiện thực tưởng nhớ Công đức với Thần quyền trong Tế – Lễ. Trong Sơn Tùng ĐPK tập 2 có đoạn ghi : “Hò rằng: Từ dựng cơ đồ, Dân làng nhớ mãi họ Hồ dày công Nhờ ai có ruộng có đồng, Có sông có nước có ông có bà Nhớ ai xây dựng làng ta, Tiền canh hậu khẩn ấy là mấy ông, Thứ nhất là họ Hồ Công, Thời canh mộ chí còn trong sân đình, Hồ Nhì thời khẩn quang vinh Thượng Thư Hộ Bộ bia xanh rõ ràng.” Chừng nào lúa chín vang vang, Xuân kỳ Thu tế dân làng về đây Ơn xưa, nghĩa nặng công dày Con dân phải nhớ những ngày Tổ Tông, Ai ơi! con Lạc, cháu Hồng, Hùng Vương dựng nước núi sông phụng thờ, Dặn lòng lòng những thờ ơ, Thật tình yêu nước trước thờ Quê Hương, Vì ai băng gió băng sương, Ai theo công chúa Huyền Trân lên đường, Gấm xưa muôn dặm đường trường, Ao dày cơm nặng, xây hương dựng làng, Để cho tre mọc ngay hàng, Để cho đồng ruộng chứa chang tình người ****************** Mùa xuân năm Đinh hợi (1947) viên quan hai Pháp, trung úy Đờ Ghi (Liettemen Degie) dẫn đại hội chiếm Đình Sơn-Tùng đóng đồn, tháng 03 năm 1948 Bảo-Vệ –Quân rút, mấy đêm sau bị phá sập hoàn toàn. Đình Sơn Tùng cũng như Chùa là nơi chiến địa hoang tàn, bà con nào vô phúc lên đây lô cốt đồn Phổ Lại nhìn thấy là bị bắn ngay, cho đến ngày hòa bình lập lại Hiệp Định Genève 1954, Năm 1968 tái tạo lại, tháng 8/ 1972 (Nhâm Tý) mới khánh thành an vị, năm này Đoàn Diểu làm thôn trưởng, Năm 1975 khi thống nhất đất nước Đình Sơn Tùng được cải biến thành kho đổ lúa của Hợp tác xã nông nghiệp và sân phơi, Ngày mồng 6 tháng 3 năm Canh Ngọ (1990) Đình được tu phục lại cung nghinh lư hương các ngài Khai Canh, Tiền Hậu Công Đức, Thuỷ Tổ Tộc Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 48
  • 12. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Họ thuộc làng Sơn- Tùng về thờ lại tại Đình, ngày cung nghinh anh em bà con Mỹ-Thạnh có vào dự đông đúc. Tại đây cũng ghi lại về việc đại sùng tu Đình làng năm Qúy Dậu 1933, ngân sách làm Đình lúc này rất lớn, đóng góp toàn dân kể cả Sơn-Tùng, Mỹ- Thạnh theo khẩu phần ruộng quân cấp mỗi người 5 sào đến 6 trang tức ba năm đem đấu giá ( lúc bấy giờ chưa có Nam Nữ bình quyền nên phía nam giới mới được quân cấp ruộng cộng điền vàcông thổ làng), Đình xây dựng kiên cố to lớn, ngày cất Đình nhiều làng lân cận đến tham quan, một di tích lịch sử quý báu của Sơn Tùng đã bị chiến tranh tàn phá. Kể cũng nên ghi lại đây lúc xây Đình xãy ra một vụ vi phí ngân sách bởi các cụ có trách nhiệm và “ Vang bóng một thời” dẫn đến ông Văn Hữu Tự Lý trưởng (người Mỹ Thạnh phương ngoài) phải mất một căn phố xin xắng bên bờ sông Gia Hội đất thần kinh Huế. CÔ ĐÀN --- --- Hiện còn bia đá cũ chưa dịch, Xin ghi lời ở bia mới năm 1975 để dẫn. CÔ ĐÀN TỰ - SƠN TÙNG “Nguyên ngày xưa thường năm Lễ Tảo Mộ ngày 20 tháng 12, đến năm Bính Ngọ (1905) Làng trong thiếc nghĩ rằng: tuy làvô tự nhưng đã cùng nhau chung sống trong một địa phương. Nhân thấy thiên thu hương hỏa không chổ bằng ý mới đồng lòng cam tưởng nên lập ra một Cô Đàn, năm Mậu Thân 1907 xây Đàn bằng gạch, lấy tháng 2 làm ngày Tảo Mộ, sự tích đã có bia. Từ khi sáng lập đến nay đã 70 năm, năm qua tháng lại gió tạc mưa xang sảng sắc cũ không được trang nghiêm đẹp đẽ. Làng đồng thuận lấy tiền khẩu phần toàn dân, kiến thiếc nội tẩm ba gian, ngoại đàn ba án, diện tiền có bốn trụ đăng, ngày 23 tháng 9 năm Giáp Dần (1974) khởi công đến tháng 2 năm Ất Mão (1975) hoàn thành. Tổng kê công tác hạn liệu số bạc hai triệu tám trăm ngàn đồng (2.800.000), nay minh phí đồng bổn thôn phụng lập. --- --- Đại sùng tu Cô Đàn Giáp dần (1974) làng ủy nhiệm hai ông Văn Hạch và Hồ Côi đốc suất công việc. Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 49
  • 13. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT MIẾU THẦN NÔNG --- --- Miếu Thần Nông, ngoài việc thờ vị Thần sáng tạo ra nghề ruộng vườn, cúng lễ Hạ Điền thường niên của làng vào ngày Rằm tháng 10, còn là nơi thắng cảnh bởi “Cây Đa Đồng Quê “ đúng nghĩa của nó, như một chiếc dù khổng lồ mát mẽ trưa hè nắng cháy con dân núp bóng trong nghững ngày nông vụ tân thời mùa Chiêm nắng hạ hay trên đường đi chợ Sịa nghỉ chân. Là di tích còn lại sau chiến tranh 9 năm (1945 – 1954), Miếu này vẫn do ngân sách chung từ ngày Sơn Tùng - Mỹ Thạnh xây dựng lại trước năm 1945 thay cho tòa miếu cũ. Miếu tọa lạc trên đất xóm Bài - Sơn Tùng bên đường đi chợ Sịa, hôm nay cảnh có đổi thay, cây đa không còn nữa vì thiên tai bảo lụt, xe lùa nước Tàu Rấy đã thay bằng máy bơm nước, những con dân Sơn Tùng - Mỹ Thạnh có ngang qua đây xin ghé lại để hồi tưởng dấu tích nhớ đến người xưa xây dựng độ nào. MỸ THẠNH --- --- Từ ngày dựng làng Tổ Tiên Sơn Tùng dựng nhiều di tích Đình, Chùa, Miếu Vũ, nhà thờ Tộc Họ, đê đập, cầu cống, công trình thủy lợi… phần nhiều thuộc làng trong riêng Mỹ Thạnh có lăng Ngài Bổn Thổ Khai canh Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Xa Trương Hồ- Công- Muốn Tôn Thần, xây thời Khải Định lục niên (1921 Tân- Dậu). - Cô Đàn mới xây và khánh thành năm 1971 (Tân Hợi). - Năm 1972 xây Đình Làng (Nhâm Tý) tọa lạc trên ruộng Công- Đức điền Họ Hồ Nhì mới xảy ra vụ kiện: Ruộng Tằm trước 1975 vẫn còn ruộng công đức điền thuộc họ Đoàn Phúc, truyền thuyết trong việc tranh chấp giữa Sơn Tùng và Làng Bao La (Sơn Tùng, Mỹ Thạnh, Bao La, Thủy Lập) vì mốc giới ruộng Thạnh-Đáng, nhờ Ngài họ Đoàn tâu vua can thiệp Sơn Tùng thắng kiện nên nhờ công đức mà trích ruộng để hương khói, Lăng Ngài hiện còn tại Sơn Tùng dân làng thường gọi là Lăng ông Tâu (tâu Vua), tất cả hiện nay được đưa vào HTX nông nghiệp sản xuất. Trên đây chúng tôi lược ghi những di tích lưu lại để chứng minh cho hậu duệ về tích sự của một quê hương “Sơn Tùng- Mỹ Thạnh” Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 50
  • 14. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Loạt Trung liên bắn vào dĩ vãng, hay bắn vào một mối thâm tình tưởng nhớ…… --- --- Tháng giêng năm 1951 Năm này cụ đã 70 tuổi, từ phường ngoài Mỹ Thạnh, mấy năm rồi Cụ không vào làng trong thăm bà con giòng họ xưa kia làng trong phường ngoài là một, bao di tích thờ phụng lịch sử đều ở làng trong, chiến tranh mấy năm rồi Cụ nhớ, cụ thương mối thâm tình ấy mà cụ không sợ nguy hiểm vào thăm làng. Từ xa Cụ đã thấy cây đa làng xanh lá như chiếc sú to tướng che miếu Thần Nông, gợi cho cụ nhớ thời xa xưa là nơi làm lễ Hạ Điền hằng năm, Cụ đã già mà lòng rộn lên như một kẻ đi xa lâu ngày về thăm quê cũ. Cụ đi, đi riết vào trong xóm Côi, xóm Chùa, bà con gặp Cụ ai cũng mừng rỡ, Cụ bồi hồi nhìn thấy xóm làng cháy cả chỉ còn lại những túp lều tranh rạ, che vội vả nhưng mấy nhà thờ dòng họ vẫn còn, tường và mái bị bom đạn loan lổ, Cụ ghé vào nhà thờ họ Hồ nhất là họ của Cụ, ngồi chốc lát rồi đi vào đường giữa và mất hút. Té ra cụ đi thẳng lên đường Chùa, đang đứng nhìn quanh ngơ ngác bổng: - Toành toành toan toát! - Một loạt đạn từ lô cốt Phổ Lại bắn về, Cụ lom khom một loạt khác bắn tiếp. - Toan toát! Xé không gian đạn rít bay xuyên qua xóm tre - Du kích bắn qua, có người hỏi. - Không nghe, - Sao bắn lại. - Không biết. Một vài người đi đường trong xóm kinh hoàng vì đạn bay sát qua vội nằm xuống đất. Bổng có tiếng thét ở phiá trên - Ai lên ghe bác Bộ Thạc về - Mô rứa, - Trên đường Chùa. Trời đất bác lên khi mô! Có tiếng hỏi qua hỏi lại - Hai thanh niên thận trọng bò lên và nhanh như cắt cõng cụ già xuyên qua đám ruộng vào bờ tre bác Phó Kháng chạy về phiá sau, một số người xúm lại hỏi. - Có can chi không? - Không can chi. - Lạy mệ, thật Ong bà che chở và hỏi cụ già- Bác lên khi mô trên nớ rứa. Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 51
  • 15. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT - Tau lên thăm Đình, Chùa ……Cụ trả lời. - Đình, Chùa còn mô mà thăm. - Tau biết nhưng mà nhớ tau vẫn lên thăm, ai ngờ nó bắn tau. Nét mặt cụ bơ phờ không hốt hoảng nhưng lộ vẻ u sầu nhìn xa xăm. Suy nghĩ về kỷ niện xa xưa, vết áo dính bùn, râu dài ươn ướt vắt tréo về phiá sau, Cụ thở dài không nói gì mắt chớp nhẹ uể oải theo một thanh niên dẫn về. Ấy là Bác Hồ Đăng Thạc người họ Hồ Nhất ở phường ngoài Mỹ Thạnh vào thăm làng, lại nhớ công trình, cảnh cũ mà vội vả đi lên đường Chùa cạnh đê (đập) của ngày nào hoa Xoan (sầu đâu) nở rộ về Xuân, ve sầu ca mùa Hạ, xoài chín chuông chùa Thu không...Giờ đây là bãi chiến địa hãi hùng hoang tàn một phút sơ xảy là mất mạng như không …! Thương nhớ đến thế là cùng!!! --- --- QUAN LẠI SƠN TÙNG - MỸ THẠNH Chức Tước của Triều Đại Phong Kiến Công : Quận Công, Quốc Công. Hầu : Đô Tài Hầu, Trạch Tài Hầu … Bá : Tín Đức Bá, Thanh Long Bá… Tử : Khôi Nguyên Tử, Khương Lộc Tử… Nam : Thuận Đức Nam … Lược biên chức tước quan lại của Tổ Tiên Sơn Tùng - Mỹ Thạnh đãcó từ trước theo Văn Chánh Tế, tài liệu, bia đá như sau: Tước Hầu : 03 người (họ Hồ 2, họ Đoàn 1). Tước Bá : 22 người (họ Hồ 10, họ Văn 7, họ Đoàn 3, họ Đoàn 2). Tước Tử : 05 người (họ Hồ 2, họ Văn 1, họ Đoạn 2, họ Đoàn 2). Tước Nam : 1 người (họ Hồ). Sơn Tùng - Mỹ Thạnh từ ngày dựng làng gồm 14 giòng họ (Thập Tứ Tôn Phái) Văn, Ngô mỗi một Họ nhà, Sáu Hồ, bốn Đoạn làng ta, Lại thêm 2 Nguyễn làm ra Sơn Tùng (1 + 1 + 6 + 4 + 2 = 14). Về sau tuyệt tự hết 6 Họ chỉ còn lại 8 Họ thường gọi là Bát Tộc Tuần tự có các Phái đến nhập làng là: Đào Phái, Lê Phái, Trần Phái, Hoàng Phái, Trịnh Phái(phía Sơn Tùng) còn phía Mỹ Thạnh vẫn có xin sưu tầm. Theo tài liệu dịch Thập Tứ Tôn Phái có từ năm Tân Tỵ (1461) ngày mồng 10 tháng 8 “ Tuế Thứ Tân Tỵ Niên Bát nguyệt Sơ Thập Nhất Cự Ý” nhờ Huế dịch lại vào mùa Hạ năm Kỷ Tỵ (1989). Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 52
  • 16. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Tuy không tồn tại một cơ sở và di tích gì đáng kể, Gia Phả, bia đá khiêm tốn nhưng cũng chứng minh đặc điểm quan lại Sơn Tùng. Chức tước Tổ Tiên Sơn Tùng - Mỹ Thạnh được dịch ghi ở tài liệu nêu trên, ở Văn Chánh Tế cũng như bia đá tại Chùa Sơn Tùng thường thuộc nhà Hậu Lê (Lê Thái Tổ) Lê Trung Hưng ( Lê Trang Tông) thời Trịnh – Nguyễn. Các Ngài phần nhiều là Võ quan ở trong các binh chủng tổ chức Quốc phòng quân sự nhiều hơn là quan Văn, Tước Hầu, Tước Bá.… thường được phong cho những người chỉ huy cao cấp có nhiều công trạng. Cứ theo tài liệu (xem STĐPK) Sơn Tùng thuộc Hóa Châu nơi biên phòng trọng Trấn thường xảy ra giao tranh giành giật, địahình ở Châu này với việc hành binh xưa thường dựa vào quân thủy, lại đối chiếu chức tước thì các Ngài phần nhiều thuộc thuỷ binh. Tấm bảng bằng gỗ mít láng bóng cùng những sắc bằng diệu huê ghi tên tuổi chức tước….đã bị thiêu rụi hoàn toàn năm 1949 khi Chùa bị đốt cháy, theo văn chánh tế di tích còn lại là tấm bia đá ghi về Ngài Đoàn Phúc Hoà là chứng tích đời Lê, Ngài Đoàn Văn Phú được sưu ghi ở các tài liệu thuộc triều Nguyễn đời vua Minh Mạng (xem hình chụp). Quê hương Sơn Tùng - Mỹ Thạnh phạm vi nhỏ bé cũng như nhiều làng Việt Nam khác những tích sự đến cần cù kham khổ nghĩ là thiêng liêng là linh hồn thật của Dân tộc. Kể từ đời Tự Đức về sau làng ta không có ai ra làm quan, sống âm thầm qua những năm tháng dài nô lệ, năm 1885 (At Dậu) kinh thành thất thủ, cụ Văn Hưũ Trạch theo đoàn quan quân của Vua Hàm Nghi xuất bôn ra Sơn phòng Quảng Trị, những tháng ngày sau theo các phong trào quần chúng đấu tranh cũng chỉ là những đốm lửa le lói bé nhỏ lụi tàn dần, rồi lại có người phải đi tòng chinh trong quân đội Pháp thời đệ nhất đệ nhị thế chiến triều đình phong kiến tặng cho những hàm: Lục, Thất, Bát, Cửu phẩm… Cách Mạng mùa thu tháng tám năm 1945, mặt trận Thuận Hóa (Huế) vỡ giặc Pháp tràn về thanh niên làng rời bỏ chuôi cày đồng ruộng lên đường kháng chiến gia nhập những đơn vị vũ trang kéo dài. Năm 1954 chia cắt Sơn Tùng lại ở về phía Nam, ngày trở lại với cấp bậc Binh, Sĩ, Úy, Tá, Tướng, cán bộ hành chánh, ngành nghề …, cho 30 năm dài đi suốt phía Bắc. Người ở lại phía Nam ngày kết cuộc cũng Binh, Sĩ, Uy, Tá, Tướng, đơn vị trưởng, Chỉ huy trưởng, Bác sĩ, Kỹ sư … lại đánh dấu cho một đoạn đuờng đời thời gian trăn trở cho quê hương Sơn Tùng - Mỹ Thạnh quê ta. Suốt thời gian từ năm 1885 đến năm 1945 làng ta không ai ra làm quan (Ất Dậu trước kinh thành thất thủ, năm Ất Dậu này kinh thành khôi phục lời của Phạm Quỳnh), tiên chỉ sau cùng làng ta là cụ Lục Sách (Văn Đình Sách, Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 53
  • 17. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT người phường ngoài Mỹ Thạnh) Lục phẩm, Á chỉ là cụ Hồ Đăng Đờn Thất phẩm (thường là gọi là cụ Thất Đờn người làng trong Sơn Tùng) vì công việc cụ Sách đi xa nhường cụ Thất làm Tiên chỉ tất nhiên cả làng trong lẫn phường ngoài, đến Á chỉ là cụ Quyền Khởi tức Đoàn Phúc Khởi làm binh lính Hộ lăng của triều đình nhà Nguyễn, đứng vào vị trí thứ nhì trong làng lính gọi là Quyền. Phải chăng làng ta bị đứt Long mạch khi ông Đoàn Quang Đó làm thủy lợi nên đào kênh bụng (xem STĐPK) mà không ai làm quan được, hay không chịu ra làm quan chỉ cam lòng âm thầm ôm cuộc sống để đêm đêm nghe nổi buồn vong quốc qua tiếng chim Quốc kêu than! Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện --- o0o --- Nhị Tập Quyển 20, trang 23A --- --- ĐOÀN VĂN PHÚ Thừa Thiên, Quảng Điền Nhân, Gia Long thập thất niên, lệ tùng Công bộ Thư Ký Minh Mạng niên giám lịch thọ chủ sự Lang Trung. Thập tam niên dĩ mẫn cán cử chức thăng thư Công Bộ Tham Tri, lãnh Gia Định Tuần Vũ, tâm cãi thư Long Tường, Định Biên đẳng tỉnh Tổng Đốc. Thập cưủ niên thực thọ quyền Biên Trấn Tây Sự Vụ. Nhị thập nhất niên: Bệnh tốt. Văn Phú vi nhân liêm giới, cư quan thanh bạch cửu dân chính hoạn nhất khống tốt chi nhật, quan lại nhân dân tư ai chi quyên ngân trợ tang. Đế nhã trọng kỳ liêm thảo tặng Hiệp Biên Đại Học Sĩ, thưởng Tống cấm tam chỉ, tiền ngũ bách. Dẫn dụ viết thư vi nhân thần liêm khiết giả khuyến. Tự Đức thập nhất niên liệt từ Hiền Lương Từ (Gia phả ghi) Đệ Bát Thế (Đời thứ Tám) Kỵ tháng 6 ngày 11 “Binh Bộ Thượng Thư, Sắc Tặng Hiệp Biện Đại Học Sĩ” Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 54
  • 18. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT “Hè về Sơn Tùng lưu niệm tiếng chim kêu” “Chim kêu gợi nhớ hồn non nước, Từ thưở ngàn xưa chửa có mình,” SƠN TÙNG NGHE TIẾNG CUỐC --- --- “Sơn Tùng canh vắng tiếng chim đưa, Vong Quốc buồn thương bóng nguyệt mờ, Lời chim khắc khoải, hồn tê tái, Rung động lòng ai dạ ngẩn ngơ! Xuân qua hè đến nét đơn sơ, Chim kêu gợi nhớ hồn vua Thục, Hay tiếng chung tình tự thưở xưa, Nhớ nước thương người lòng quặn thắt, Đêm buồn hè vắng tiếng chim đưa…” Vua Thục là Mạnh Xưởng say mê Hoa Nhị phu nhân bỏ việc triều chính bị mất nước về tay người Tống, bị bắt bị đánh thuốc độc chết hoá thành chim Cuốc (cuốc cuốc…) kêu ai oán để tỏ lòng nhớ Nước (chim còn gọi là Đỗ Quyên hay con Thục Đế). Riêng về tương truyền Sơn Tùng “Thưở ấy đôi trai tài gái sắc yêu nhau dưới ánh trăng thề êm đẹp, cùng nhau sống qua những ngày khó khăn nhưng đầy thơ mộng tưởng không bao giờ xa nhau, nhưng một trong hai người chẳng may gặp nạn chia lìa nhau, người còn lại buồn nhớ tiếc thương. Rồi một buổi sáng hè khi sao mai chưa lặng trăng mờ tản sáng bổng nấc lên lời ai oán trào máu lăng ra chết, từ đó hoá thành chim Cuốc kêu lên tiếng khắc khoải não nề …..” --- --- Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 55
  • 19. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT CON DÂN SƠN TÙNG - MỸ THẠNH ĐI CƯ NGỤ CÁC NƠI Trước năm 1945, bà con dân làng Sơn Tùng - Mỹ Thạnh rất ít đi xa, thậm chí khi có việc cần lên Huế vẫn tranh thủ trở về vì ở lại không có người quen! Đến năm 1954 khi Hiệp Định đình chiến Geneve đất nước chia đôi bà con dân làng mới đi xa: Tập kết, học hành, làm việc, dinh điền buôn bán, hoặc sau 1975 đi kinh tế mới .v.v… nơi đây ghi lại để bà con quê hương chúng ta khắp nơi tìm gặp lại nhau. Thủ Đô Hà-Nội: 1- Hồ Xuân Đích, Văn-Thị-Niềm: Cán bộ tập kết ra Bắc. 2- Đoàn Ơn : Con Cụ Đoàn Xào và o Nậy bị bắt trao trả năm 1954. 3- Văn Xuân Thi : Con Cụ Kháng Tiễn và Trần Thị Sơn Vệ Quốc Đoàn tập kết ra Bắc lập gia đình và ở lại 4- Đào Mới tức The: Con của o Đoàn Thị Điu đi bộ đội Địa-phương, tập kết lập gia đình và ở lại. 5- Trần Thị Thanh Vân: Vợ cậu Đoàn Quang Dũng con của Ông Vân Hùng, và hai con Đoàn Quang Bình và Đoàn Quang Nguyện. Những tỉnh phiá Bắc: 1- Văn Phiếu: con của chú Văn Cơ đi Vệ –Quốc-Đoàn bị bắt trao đổi tập kết ra Bắc lập gia đình ở Lai Châu, em là Văn Hiệu ở Sơn Tùng, Văn Say ở Đà Lạt. 2- Đoàn Qùy: con của Bác Đoàn Quang Diêm đi Vệ -Quốc-Đoàn tập kết lấy vợ và ở lại sau giải phóng có về làng ở nhà thờ họ Đoàn được mấy năm rồi ra Bắc lại (không rõ địa chỉ). 3- Đoàn Rớt: (sau gọi là Hùng) con của cụ Đoàn Quang Thỏ và dì Liêm đi Vệ- Quốc Đoàn tập kết ra Bắc và ở luôn, không rõ địa chỉ. 4- Đoàn Phúc Quát: con của Đoàn Phúc Xuyến, cán bộ Uy Ban Hành Kháng huyện Quãng Điền Thừa Thiên tập kết ra Bắc, sau tiếp tục xây dựng gia đình ở lại Quãng Bình. Trước vợ là Văn Thị Y tức Thẻo ở Sơn Tùng và các con, con trai Đoàn Phúc Hiền ở Đà Nẵng. 5- Văn Hữu Tế (Mỹ Thạnh): cán bộ tập kết lập gia đình bị bệnh mất, có con là Hùng ở Thành phố Hồ Chí Minh. 6- Đoàn Kê: con cụ Đoàn Quang Hụ đi vệ Quốc Đoàn tập kết lập gia đình và cư ngụ. 7- Hồ Kê: con của cụ Hồ Kế và Văn Thị Thởi, bộ đội dịa phương tập kết, lập gia đình và cư ngụ. Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 56
  • 20. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn): 1- Đoàn Quang Đáng (Vân Hùng): đem gia đình từ Hà Nội vào năm 1989, còn lại dâu và cháu nội ở lại Hà nội. Các con: 1.1- Đoàn Thị Hải, chồng Nguyễn Bá Cường. 1.2- Đoàn Thu Hiền, chồng Vũ Thế Hiền. 1.3- Đoàn Thị Mai Lương, 1.4- Đoàn Quang Minh, vợ Đinh Châu. 2- Đoàn Phúc Kiêm: con ông Đoàn Phúc Toại và o Cháu, cán bộ tập kết đem gia đình vào công tác và cư ngụ luôn. 3- Văn Bích: Bác sĩ Y khoa, lập gia đình và ở lại Sài Gòn. Con ông Văn Hữu Khoái và bà Trần thị Mĩu. 4- Văn Thị Thơm (Mỹ Thạnh) cán bộ tập kết lấy chồng Vệ Quốc Đoàn cũng tập kết người làng Xuân Tùy công tác và ở luôn TP Hồ chí Minh (Sài Gòn). 5-Hồ Thị Hường con ông Hồ Bạn và bà Hoàng Thị Mượn chiến tranh lưu lạc lấy chồng lập nghiệp tại Sài Gòn. 6- Hồ Thị Khuyên con ông Hồ Đăng Phò và bà Đoàn Thị Lịch, theo dì ruột Đoàn Thị Bích di tản vào Sài Gòn, lấy chồng Hoàng Đăng Anh (Đại học Tài Chánh) lập nghiệp và thường trú tại đây. 7- Văn Hữu Tính ( Mỹ Thạnh ) trước lập nghiệp Đà Lạt, năm 1975 vào cư ngụ lập nghiệp tại TP .HCM ( Sài Gòn ) và các con đã trưởng thành. 8- Hồ Thị Huyền em ruột Hồ thị Khuyên, theo chị vào học và lấy chồng tên Phạm Lực lập nghiệp và sinh sống tại đây. 9- Hồ Thị Dự theo chị ruột là Hồ Thị Hường vào lập nghiệp và lấy chồng ở đây. 10- Trịnh Thị Xuân: con Bác Trịnh Vọng lấy chồng ở Huế cùng nhau vào lập nghiệp ở đây. 11- Văn Hữu Tuất - vợ Đoàn Thị Bích, sĩ quan di tản từ Huế vào trước 1975 ( tháng 3 /1975) đi học tập cải tạo về trú tại TP. HCM. 12- Hồ Thị Gái: con của ông Hồ Ninh, vào lập nghiệp và ở lại tại đây. 13- Văn Hữu Kế (Mỹ Thạnh): trước ở Long Khánh, 1982 đem gia đình lập nghiệp và cư trú tại TP. HCM. 14- Văn Tiến Khanh ( tức Cổn ) và vợ là Lê Thị Hồng, sĩ quan học tập tại Huế, 1982 đem gia đình và vợ con và lập nghiệp tại TP. HCM. 15- Văn Hữu Kiêm: trước năm 1975 đi lính không quân đóng ở Đà Nẵng lập gia đình và ở lại đây. Thành Phố Đà Nẵng: 1- Đoàn Phúc Hiền: con của anh Đoàn Phúc Quát và chị Văn Thị Y (Thẻo) học Đại học ở Huế làm việc lập gia đình ở Đà Nẵng vợ người Quãng Ngãi. Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 57
  • 21. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 2- Đoàn Thị Gà, Đoàn Tùng con chú Đoàn Quang Mạo vào lập nghiệp ở đây. 3- Đoàn Thị Tỷ con Bác Đoàn Quang Cung và Văn Thị Thỉu, lấy chồng lập nghiệp ở đây. Kinh tế mới A Sao, A Lưới: 1- Văn Cui, vợ Hồ Thị Nê, con Ong Văn Khoái, mẹ Trần Thị Mĩu. 2- Văn Tác: con của chú Văn Đài và Đoàn thị Tràm. 3- Văn Hiệt: con chú Văn Cáp và Lê thị Cháu. 4- Lê Bỉ: con cụ Lê Quào (Trùm Quào) 5- Lê Nam: con Lê Kiện và O Lầm (cháu Lê Bỉ). 6- Hồ Tổng: con dượng Hồ Mô và Văn Thị Thẻo. 7- Hồ Thích: con ông Hồ Cáo 8- Đoàn Tuất: con Bác Đoàn Quang Đỗ và Trịnh Thị Mộng. 9- Đoàn Năm: con ông Đoàn Tạ 10- Đoàn Lô: con anh Đoàn Diễu và Văn Thị Chắt 11- Đoàn Tăng: em ruột Đoàn Lô 12- Đoàn Phúc Nhuận (Đẻo): con chú Đoàn Bách. 13- Hồ Bạn: con chú Hồ Lãng, Đoàn thị Dưỡng, là cha của o Hường ở Sài Gòn, Hồ Bạn đã hồi cư Sơn Tùng năm 1991. 14- Hồ Thanh: con Hồ Chỉnh Kinh tế mới Thanh Tân Ồ Ồ (Phong Sơn): 1- Đoàn Đẩu: con Bác Đoàn Quang Thái và bà Hồ thị Thiệp. 2- Hồ Xưng: con dượng Hồ Tuấn và Trần Thị Lẹo 3- Đoàn Chấm: con cụ Đoàn Chấp và o Tiềm. 4- Hồ Ngô: con của ông Hồ Côi và o Bưởi. 5- Đoàn Loan: con Cụ Đoàn Trẹt và Hồ Thị Ngô. 6- Đoàn Xang: con cụ Đoàn Sứ 7- Nguyễn Mới: con dượng Nguyễn Đố và Văn Thị Mày. Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 58
  • 22. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 8- Hồ Đó: con cụ Hồ Ứng và Đoàn Thị Phải. 9- Hồ Thị Ngâu: vợ của Đoàn Lọng, con ông Hồ Côi và o Bưỡi. 10- Đoàn Lạch: con của Đoàn Mọ và Trần Thị Đị. 11- Văn Hữu Lạnh: con chú Văn Hiệu và Hồ Thị Lời. 12- Đoàn Danh: con bác Đoàn Cung và o Văn Thị Thỉu. 13- Trần Thận: con dượng Trần Chấp và Hoàng Thị Cận. 14- Đoàn Chức: con của Đoàn Phẩm. Thành phố Huế: 1- Đoàn Quang Tiếp: tập kết vào năm 1975 2- Đoàn Quang Hồ: tập kết vào năm 1975 3- Đoàn Phúc Xuân: tập kết vào năm 1975 4- Đoàn Quang Trung (Don): tập kết vào năm 1975 5- Đoàn Kính (Khẩn): tập kết vào năm 1975 6- Đào Ý: đi lính Bảo- Vệ –Quân lập gia đình và ở Huế 7- Hồ Hiển: con chú Hồ Uyên lập nghiệp ở Huế 8- Văn Hữu Tín: con anh Văn Hường lập nghiệp ở Huế 9- Hồ Thoàng: lập nghiệp ở Huế 10- Hồ Thị Lài: con ông Hồ Côi lập nghiệp ở Huế Trước năm 1945 làng ta có gia đình cụ Đoàn Quang Thức thường gọi Nghè Thức lên ở Huế, con cháu khá đông, phiá họ Văn có phái Thượng An là chú Văn Hữu Cẩn, Văn Hữu Tồn, Văn Hữu Thẻ, hiện nay con cháu là Văn Hữu Tư. --- --- Kinh tế mới Đắc Lắc - Pleiku 1- ĐoànXuân Vỹ: tập kết, sau giải phóng trở về làm Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Đông Vinh xã Quảng Vinh, khoảng năm 1988 đem gia đình lên đây lập nghiệp. Con cụ Đoàn Quang Mạng và o Hè. 2- Đoàn Thị Đốm: con cụ Đoàn Quang Thỏ (Còm) và dì Liêm vợ của Hồ Xão theo vợ hai ở Giạ Lê Hương Thủy. 3- Đoàn Cạnh: con của chú Đoàn Bạo và Hồ Thị Thẻo. 4- Nguyễn Dinh: con dượng Nguyễn Đố và Văn Thị Mày. 5- Nguyễn Minh: tức Nọ cháu dượng Nguyễn Đố. 6- Hồ Bốn: con của chú Hồ Chỉnh. 7- Đoàn Tài: con chú Đoàn Cừ và Hồ Thị Thiệt. 8- Hồ Phê: con dượng Hồ Mộ và Văn Thị Thẻo (Thẻo chị ) . Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 59
  • 23. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 9- Đoàn Thị A: con cụ Đoàn Giã và o Huyền. 10-Hồ Hối: và vợ là Trần Thị Lụt, con chú Hồ Địch (Kiểm Địch) và Đoàn Thị Lùn. 11-Đoàn Thị Phê: con bác Đoàn Quang Cơ và Hồ Thị Ngãi . 12-Văn Sào: con của chú Văn Hiệu và Hồ Thị Lời (có chú ruột Văn Say ở Đà Lạt) 13-Đoàn Y: con của cụ Đoàn Giã và o Huyền. 14-Văn Thị Thục: con chú Mục Dị và Đoàn Thị Kiến vợ của Hồ Thua. 15-Đoàn Ngư: con của cụ Đoàn Mậu. 16- Hồ Tiệp: con chú Hồ Chẩn và Đoàn Thị Cháu. Trước có gia đình chú Hồ Thống và O Thiệt đi dinh điền, Văn Cáp cũng đi trong trường hợp này nhưng trở lại Sơn Tùng. --- --- Miền Tây Nam Bộ 1- Đoàn Thị Cẩm Tú: con anh Đoàn Quang Lãnh và Văn Thị Chuyết. 2- Đoàn Thị Lợ: con chú Đoàn Phúc Kỉnh và Hồ Thị Cóp ở Long Xuyên. 3- Văn Thị Nhung, Văn Thị Xíu: con chú Văn Cáp. 4- Vợ con chú Văn Phó lưu lạc phía Cần Thơ. 5- Vợ Văn Thỉ, thím Hồ Thị Gái, và các con ở đồn điền Xà Bang gần Bà Rịa miền Đông Nam Bộ. 6- Hồ Xuân Lịch (Mỹ Thạnh) phiá Long Thành Bà Rịa. --- --- Nha Trang Đoàn thị Hoa, con của Dượng Đoàn Quang Thỏ, Hồ Thị Xưng, có anh Đoàn Phiến ở Sơn Tùng. --- --- Buôn Mê Thuột. 1- Hồ Thuyết và vợ là Đoàn Thị Thiếp, cùng các con lập nghiệp năm 1960 (anh Tý). 2- Hồ Vọng (Đắc Lý Buôn Mê Thuột) đi dinh điền năm 1957 đã mất, con Hồ Thụy cũng đã mất, hiện còn dâu là Đoàn Thị Thuận, con của cụ Đoàn Quang Mọ và Trần Thị Đị. 3- Hồ Bê con của dượng Hồ Quy và O Văn Thị Thú lấy con Hồ Vọng cùng đi dinh điền. Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 60
  • 24. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT 4- Đoàn Năm con của Đoàn Uông vào lập nghiệp sau giải phóng. 5- Văn Gà người Sơn Tùng ngoài phường Mỹ-Thạnh. 6- Hồ Xanh con dượng Hồ Cật và Văn Thị Xuyên (Đắc Lý). 7- Đoàn Chuân: cháu của Đoàn Thối (Đắc Lý). 8- Hồ Thị Hát, Hồ Hò con chú Hồ Thống và Thị Thiệt, trước đi dinh điền ở Pleiku sau về đây (Đắc Lý). 9- Văn Tộ, Văn Thưởng, Văn Diệm, Văn Bơi, Hồ Tuý, Cao Rớt, Ngô Đẽo,Cao May, Hồ Bé, Nguyễn Kiểu, Nguyễn Thơ, Nguyễn Hiệp, người phười ngoài Mỹ Thạnh đi dinh điền năm1957. --- --- Gia Lai Văn thị Con, Văn Hữu Nghiêm (Phan Thiết ) con chú Văn Hữu Trang ( Mục Trang ). --- --- Phan Thiết Văn Thị Rơi, (Thuộc chú Văn hữu Đối, Văn thị Đua ở Sơn Tùng) lấy chồng và lập nghiệp. --- --- Thành Phố Đà Lạt 1- Văn Hữu Tính và vợ Hồ thị Vinh, đem gia đình vào năm 1963. Hiện về ở Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) năm 1975. 2- Văn Hữu Chấn và vợ Hồ thị Tập đem gia đình vào năm 1963 theo anh ruột Văn Hữu Tính, (đi Canada tháng 8 năm1993). 3- Văn Ước vợ Đoàn Thị Dựng và các con vào năm 1964. 4- Văn Thị Xuân, chồng Hồ Ong, và các con vào năm 1964. 5- Văn Hữu Khôi, và vợ Đoàn Thị Hoa vào năm 1964. 6- Văn Hữu Luân và Vợ Đoàn Thị Kế và các con vào năn 1964 có người anh là Văn Hữu Đáo ở Sông Bé. 7- Văn Hữu Đỗ vợ là Đoàn Thị Huê, và các con vào năm 1964. 8- Văn Say vợ và các con vào năm 1966, còn anh ruột là Văn Hiệu ở Sơn Tùng, và Văn Phiếu ở Lai Châu (Bắc Việt). 9- Văn Cho và vợ Hà Thị Giao và các con vào năm 1965. 10-Văn Thừa vợ và các con vào năm 1991. 11-Đoàn Tợi và vợ Hà Thị Bại và các con vào năm 1965. 12-Đoàn Hạnh và vợ Đoàn Thị Ngâu và các con vào năm 1965. 13-Đoàn Thô và vợ Thị Chắc, các con vào năm 1965. Đoàn Thô và vợ Hà thị Lời và các con vào năm 1965. --- --- Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 61
  • 25. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Phương Lâm Văn Thị Sim và chồng Hồ Uy đem gia đình vào năm 1975 --- --- HOA KỲ (USA) 1- Đoàn Phúc Mới, con của Đoàn Phúc Qùy và O Chư đi theo diện con lai năm 1988. 2- Hồ Thị Đích con cụ Hồ Lộ và Hồ Thị Té đi theo diện con lai năm 1988. 3- Đoàn Phúc Huề sĩ quan (Thiếu Tá) đi theo diện H.O ngày 16/2/1993. 4- Văn Thị Sáo, (Mỹ Thạnh). CANADA 1- Hồ Thông, con của Hồ Uy và Văn Thị Sim SVSQ Đà Lạt di tản năm 1975. 2- Văn Hữu Long, con của Văn Hữu Tính và Hồ Thị Vinh. 3- Văn Hữu Chấp, và vợ Hồ Thị Tập đi theo diện đoàn tụ tháng 8 năm 1993 và các con : Văn Thị Mân, Văn Hữu An, Văn Hữu Chanh, Văn Thị Thúy Hà, Văn Thị Bích Huệ, văn Hữu Chinh, Văn Hữu Thái, Văn Thị Mỹ Linh. Để lại 2 con ở Đà Lạt: Văn Hữu Dũng và Văn Hữu Sỹ. Đã kết thúc phần lược biên Sơn Tùng Mỹ Thạnh, xin trích dẫn một đoạn theo “ Sơn Tùng Địa Phương Ký “. !!!… Con dân Sơn Tùng Mỹ Thạnh yêu làng nước quê hương thiêng liêng, đất mẹ hiền hòa, nếu nói hẹp hòi thì e chưa phải lắm “ yêu nước xuất phát từ lòng yêu Quê hương “. Ai đem đất mẹ để nhường cho ai! Phát xuất từ tấm lòng ấy mà hướng về quê hương hải đảo, ai đã buồn giận khi nghe người ngoài chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ai ngậm ngùi nhìn bản đồ Việt Nam ngày càng hẹp lại so với thời kỳ vua Minh Mạng. Yêu loài người cần phải phát huy vẫn được dạy dỗ từ thuở còn thơ, yêu Quê hương là hồn nhiên sinh thú, từ chỗ ấy mà sinh ra bao lòng can đảm, ý chí trung kiên hy sinh cao cả khi Quê hương khốn khổ, Tổ Quốc lâm nguy. Mong cơ đồ được vững bền, con dân Sơn Tùng - Mỹ Thạnh không khỏi bồi hồi ngậm ngùi nhớ ơn người xưa Tiên Tổ, tấc đất ngọn rau từng ghi công ơn khai phá … “…………………………….. Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 62
  • 26. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Biển sâu ruộng cạn thuộc lòng con dân, Tri điền, Nông lão xa gần, Thương yêu đồng ruộng như thân của mình, Lại mang một mối thâm tình, Thiêng liêng đồng ruộng làng mình từ xưa Đã đành đời sống ruộng trưa, Mà đây tình nghĩa sớm trưa dạt dào, Thương thay cỏ mọc bờ rào, Thương cây cổ thụ ngày nào trên đê, Thương đàn cò trắng bay về, Hoàng hôn nghỉ đậu làng quê ban chiều, Thương cây Mưng, Mã, giây Chìu, Lùm Môi lách mọc lội đầy cá con, Đói no lòng dạ sắc son, Lòng sông gợn sóng, gợi hồn mến thương. Thương cây cỏ mọc bờ dường, Rau Trai, rau éo bờ mươn xanh dờn, Thương luôn Đam (cua) cá lệt, lươn, Từng mùa câu, bắt ruộng dường làng ta, Nhớ năm năm sáu (1956) xảy ra, Cắt đồng ruộng “Rột “giao ra phường ngoài. Kêu tên Mỹ Thạnh khá oai, Thiêng liêng còn đọng cho ai đau lòng Bởi vì đất mạ Sơn Tùng, Ngàn xưa kham khổ đồng lòng dựng nên Mối tình sâu đậm ai quên, Lại đem phân rẽ hai bên mà buồn, Từ Hồ Công Muốn ra Truông, Tam Giang canh tác, nay buồn phân ly, Lúc này “Đốc Tướng “ruộng thì, Đầu Cầu mấy mẫu phân ly Sơn Tùng, Mong cho lợi ích núi sông, Sơn Tùng đồng ruộng, ngang giòng máu xương, ………………………………………..” --- --- LÀNG SƠN QUÊ MẸ. Sơn Tùng quê miền thùy dương, Nước sông hai ngã thân thương chảy về, Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 63
  • 27. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Nguồn Bồ tưới mát đồng quê, Nhắn ai xa vắng nhớ về làng ta Quê mẹ hiền khói lam chiều cuộn, Mái tranh nghèo muôn thuở sống yêu thương, Tơ Thu giăng bàn bạc sầu vương, Từ muôn thuở cơ cầu ai bàn đến,. Trăng vẫn đẹp thuyền ai rời bến ! Nước Bờ Hường, Rào Rột vẫn uốn quanh, Ruộng Đồng, ruộng Tịa khoai lúa xanh xanh, Cho lòng ấm khi Đông về giá lạnh Hương cau tỏa, trăng vàng lấp lánh, Mảnh trăng thề, tóc chấm bỏ bờ vai, Sương khuya rơi! Cuốc còn gọi đêm dài, Sơn Tùng hỡi! Thương ai qua mấy độ, Nhớ xa xưa Tổ – Tiên kham khổ, Gió sương mơ, miền biên địa xa xuôi, Theo Huyền Trân đi xây dựng tương lai, Cho đất đẹp lòng ai còn lưu luyến, Tiếng chuông chiều đều đều buông tiếng, Ai nguyện cầu cho đất mạ thân thương, Bồ Chao kêu, chim Nghệ hót quanh vườn, Thương lắm rứa! Cây đa làng sừng sững Đẹp làm sao khi bình minh trời hửng, Gió Nam, Nồm nhẹ lướt tiếng hò ô! Lúa xanh xanh xây dựng cơ đồ, Cho đất mẹ Sơn Tùng luôn hồ hỡi, Đất mẹ từng sướng vui buồn khổ, Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 64
  • 28. Sôn Tuøng Ñòa Phöông Kyù TS : Vaên Höõu TuaáT Khi thanh bình có gió mát trăng thanh, Lúc đạn bom xối xả tan tành, Sơn Tùng vẫn như núi Tùng vững chải, Chừ, giờ đây xa xưa và mãi mãi, Ghi vào lòng cho ấm lại một Quê hương, Ai còn đây, ai xa vắng dặm trường! Xin nhớ lấy hai tiếng thân thương, “Sơn Tùng “ ấy nước non hiền muôn thuở. Đừng phản lại đừng láo lường tráo trở, Cho Sơn Tùng muôn thuở ở lòng ta… Tröôøng Ca Kyù Söï Trang 65