SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG
Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng
và các ca khúc về quận Hồng Bàng
PHẦN I
VỊ TRÍ, ĐỊA LÝ, MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI QUẬN HỒNG BÀNG
Hồng Bàng là đơn vị hành chính cấp quận, có diện tích 14,42 km2
, là quận
trung tâm thành phố Hải Phòng. Quận Hồng Bàng (Hải Phòng) nằm trên hữu ngạn
sông Cấm trong phạm vi giữa các vĩ độ bắc 20 độ 51’ 15’’ và 20 độ 52’ 40’’ giữa
các kinh độ đông 106 độ 38’ 40’’ và 106 độ 41’ 45’’ có vị trí độc đáo cả về kinh
tế và quân sự với đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp sông Cấm, bên kia sông là
huyện Thuỷ Nguyên; phía Đông giáp quận Ngô Quyền; phía Nam giáp quận Lê
Chân; phía Tây và Tây Nam giáp huyện An Dương. Địa hình quận không bằng
phẳng, phía Tây sông Tam Bạc cao hơn phía Đông; các khu vực trũng thấp tồn tại
dưới dạng đầm lầy, do quá trình đô thị hoá qua các thời kì nên đã được bồi đắp
tôn cao. Hồng Bàng là cửa ngõ giao thông thuỷ, sắt, bộ của thành phố, nối liền
với thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh tạo thành khu tam giác phát triển kinh tế “Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” phía Bắc Việt Nam đã được Chính phủ quy hoạch.
Trên địa bàn quận có sông Cấm, sông đào Hạ Lý và sông Lấp (nay là hồ Tam
Bạc). Từ cảng Hải Phòng (vốn là bến Ninh Hải xưa), tàu biển có thể đi tới khắp
các cảng trong nước và quốc tế; có quốc lộ 5 và đường sắt đi Hà Nội và các tỉnh;
đường 10 đi Thái Bình, qua phà Bính là đường 10 đi Uông Bí, Đông Triều, thành
phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh…
Địa bàn quận Hồng Bàng là một trong 3 quận nội thành và lại là cái nôi đô
thị của thành phố Hải Phòng, từ xưa đã có cư dân sinh sống, với thành phần phức
tạp và đa dạng, nhất là từ cuối thế kỷ 19. Ngoài cư dân các làng cổ: Gia Viên, An
Biên, Hạ Lý, Thượng Lý, An Lạc, An Chân, An Trì, còn có cư dân gốc ở các tỉnh
và cả thương nhân nước ngoài, đặc biệt là người Hoa. Quận Hồng Bàng có vị trí
xung yếu trong quá trình hình thành và phát triển thành phố công nghiệp và hải
cảng lớn nhất miền Bắc Việt Nam, nơi đầu tiên người Pháp xây dựng bộ máy
chính quyền để cai trị, bình định và khai thác thuộc địa ở miền Bắc. Quá trình đô
thị hóa làm biến đổi căn bản vùng đất này, nhưng cư dân vẫn bảo lưu truyền thống
lịch sử, văn hóa và cách mạng qua các thời kỳ, bên cạch sự tiếp xúc, ảnh hưởng
sự giao thoa giữa văn hóa cổ truyền làng xã với văn hóa phương Tây vào những
năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Ngày 05 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số
92/CP thành lập khu phố Hồng Bàng, gồm các khu phố cũ: Máy Nước, Thượng Lý
- Hạ Lý và Trên Sông. Tên gọi Hồng Bàng theo Quốc hiệu của Việt Nam thời cổ.
Ngày 03 tháng 01 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số
03/CP “Về việc thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính ở nội thành, nội thị”;
khu phố Hồng Bàng gọi là quận Hồng Bàng, gồm 09 phường: Minh Khai, Hoàng
2
Văn Thụ, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Hạ Lý, Thượng Lý,
Trại Chuối, Sở Dầu.
Trước yêu cầu phát triển của đô thị Hải Phòng, ngày 23 tháng 11 năm 1993,
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 89/CP “Về việc điều chỉnh địa giới huyện An
Hải, quận Hồng Bàng thuộc thành phố Hải Phòng”, chuyển xã Hùng Vương thành
phường Hùng Vương, thị trấn Quán Toan thành phường Quán Toan, giao cho
quận Hồng Bàng quản lý. Từ ngày 01 tháng 01 năm 1994, quận Hồng Bàng có
11 phường.
Có thể nhận thấy Hồng Bàng nằm kề sát bờ lõm của sông Cấm, được sông
Tam Bạc và các phụ nhánh của nó phân cắt thành các khu vực có hình thái khác
nhau, phản ánh động lực hình thành và đặc điểm phát triển địa hình khác nhau.
Trải qua trên 55 năm xây dựng và phát triển, từ một khu đô thị cũ, quận Hồng
Bàng đã có nhiều đổi thay to lớn. Với diện tích 14,42 km2, dân số trên 11 vạn
người, quận Hồng Bàng có 11 đơn vị hành chính cấp phường, gồm 216 tổ dân
phố, được chia thành 3 vùng có đặc thù xã hội, dân cư và đô thị khác nhau:
- Vùng 1 (khu trung tâm) vùng đô thị ổn định, gồm 5 phường: Hoàng Văn
Thụ, Minh Khai, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái; có thể gọi là khu
đô thị cổ. Quá trình đô thị hóa và cảng hóa đã thay đổi hẳn địa hình tự nghiên của
khu vực này. Chỉ còn hình dáng chung của nó vẫn còn giữ lại được nhờ sự phân
định ranh giới của sông Tam Bạc, sông Lấp cũ và sông Cấm. Sông Lấp (bây giờ là
hồ Tam Bạc và khu vườn hoa dọc đường Trần Hưng Đạo – Quang Trung và Trần
Phú – Nguyễn Đức Cảnh), xưa là vị trí của kênh đảo Bon-nan đào vào năm 1885.
Ngày nay, trên khu vực tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Trung ương, trụ sở
của Thành uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thành phố và Văn phòng đại
diện nước ngoài; có chợ Tam Bạc, chợ Sắt hoạt động buôn bán khá sầm uất; có dải
trung tâm chạy dọc từ cổng Cảng chính đến bến xe Tam Bạc. Đây là khu vực hội
tụ nhiều lợi thế và tiềm năng về du lịch - dịch vụ - thương mại.
- Vùng 2 (khu cận trung tâm) là vùng đô thị đang xây dựng, gồm 3 phường:
Hạ Lý, Thượng Lý, Trại Chuối đây cũng là phần trũng nhất, thấp nhất của nội
thành Hải Phòng, có thể thấy ở các bãi lầy ven sông lác đác những đám thực vật
ngập mặn ưa nước lợ như cói, bần, thậm trí có cả sú trang. Là nơi tập trung cư trú
chủ yếu của công nhân lao động. Có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn và mũi nhọn
của thành phố nằm ở khu vực này: Xi măng Hải Phòng, đóng tàu Bạch Đằng,
đóng tàu sông Cấm, đóng tàu Tam Bạc.
- Vùng 3 (khu vực xa trung tâm) là vùng đang trong quá trình đô thị hoá,
gồm 3 phường: Sở Dầu, Hùng Vương, Quán Toan. Các phường này nằm trong
vùng quy hoạch khu công nghiệp phía Bắc đường 5. Hiện nay, ở đây có nhiều cơ
sở liên doanh với nước ngoài về sản xuất thép. Với quỹ đất nông nghiệp, đất chưa
sử dụng còn khá lớn, lực lượng lao động trẻ, dồi dào, đây là khu vực chứa đựng
thế mạnh và tiềm năng phát triển sản xuất - dịch vụ…
Mảnh đất Quận Hồng Bàng ngày nay vốn tồn tại một nền văn hóa truyền
thống với nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt dân giàu bản sắc. Hàng năm, vào
mùa thu, mùa xuân, các làng xã thường mở hội hay vào đám, có các trò chơi dân
3
gian đầy tinh thần thượng võ như vật, kéo co, đua thuyền, chọi gà…. Sau này, dân
cư nhiều nơi đến cư trú mang theo nhiều tập quán khác nhau như Dòng họ Trần ở
làng Vị Dương (Nam Định) đến đây dựng đình Bát Tràng, dân làng Keo (Thái
Bình) dựng đình Đất, người Hoa xây đền Nhà Bà….
Dân cư Hồng Bàng hiện nay chủ yếu là dân mới từ các nơi khác đến sinh
cơ lập nghiệp như Hà Nội, Hải Hưng, Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Nam Ninh và
một ít Hà Bắc. Dân Hồng Bàng cư trú trên vùng đất từ xa xửa vốn đã bất lợi về
nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện giao lưu kinh tế và văn hóa trong và ngoài
nước nên nghề buôn bán, thủ công và chài lưới, sống phóng khoáng, năng động,
khả năng hấp thụ các yếu tố văn hóa nhanh. Sau 100 năm đô thị hóa, thành phần
dân cư Hồng Bàng thay đổi về căn bản, những tính cách của khối dân cư này là
sự pha trộn những tinh hoa của nông dân lao động, cộng với tích cách do nền sản
xuất công nghiệp hình thành. Song cũng từ những tầng lớp cư dân này mà các cơ
sở cách mạng đầu tiên được hình thành ở Hải Phòng, như chi bộ Đảng Cộng sản
ở nhà máy Xi Măng…Khu dân cư này cũng là nơi cách mạng đặt cơ sở bí mật
trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống thực dân Pháp. Trải qua hàng
ngàn năm với biết bao sự thăng trầm của lịch sử, nhân dân vùng đất Hồng Bàng
vẫn luôn tự hào với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê
hương, đất nước của các thế hệ nối tiếp nhau, đã góp phần cùng quân, dân cả nước
làm nên cuộc Cách mạng vĩ đại - Cách mạng tháng Tám 1945, giành lại độc lập,
tự do cho dân tộc. Đây là bước ngoặt của lịch sử, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ mà
nhân dân được làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ đất nước mình.
Sau khi giải phóng, Hải Phòng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa của thành phố. Hơn các quận khác, nó tập trung một khối lượng cán bộ, đảng
viên làm việc tại các cơ quan đầu não của thành phố và các ngành. Họ là những
người đi đầu trong việc tuyên truyền thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước; chỗ dựa của chuyên chính vô sản. Đảng bộ, quân và dân quận Hồng
Bàng đã phát huy cao độ lòng yêu nước, yêu CNXH, ý chí kiên cường và long
dũng cảm, tinh thần chủ động cách mạng tiến công, sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi,
phòng tránh tốt. Bản hùng ca chống Mỹ cứu nước của đất nước, thành phố có
phần đóng góp tích cực bằng tinh thần quyết chiến, quyết thắng, chủ nghĩa anh
hùng cách mạng của cán bộ, đảng viên, quân dân Hồng Bàng.
Ngày nay Hồng Bàng đã “thay da đổi thịt”, đời sống của người lao động
được cải thiện rất nhiều. Từ một địa bàn là nơi có nhiều công sở của thực dân
Pháp, nơi nhiều tệ nạn xã hội cũ, nơi sống của những lao động bần cùng bị bóc
lột, giờ đây Hồng Bàng đã trở thành đô thị khang trang, sạch sẽ, sáng sủa. Dải
trung tâm thành phố Hải Phòng ngày càng xanh, sạch, đẹp và là niềm tự hào của
người dân Hải Phòng.
4
PHẦN II
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
I. XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ MỚI VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP XÂM LƯỢC (8/1945 – 5/1955)
1. Tích cực chuẩn bị kháng chiến (8/1945 – 11/1946)
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời. Chính quyền, nhân dân Hồng Bàng đứng trước muôn vàn khó khăn, trở ngại.
Cùng với nhân dân cả nước, Hồng Bàng phải chống lại cả giặc đói, giặc dốt và
giặc ngoại xâm. Nhưng chính trong những hoàn cảnh khó khăn đó, người dân
Hồng Bàng lại một lần nữa phát huy những đức tính tốt đẹp, những truyền thống
quý báu và tinh thần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách. Nhiều phong
trào “Lá lành đùm lá rách”, “Hũ gạo cứu đói”, “Vì Nam Bộ kháng chiến”, “Quỹ
độc lập”, “Tuần lễ vàng”… được nhân dân ủng hộ tích cực.
Theo Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế
quân đội Tưởng. Ngày 7-3-1946 quân Pháp được phép đổ bộ lên Hải Phòng và
đóng quân tại các điểm thuộc khu phố Hồng Bàng. Thực dân Pháp ngày càng bộc
lộ mưu đồ xâm lược nước ta bằng những hành động khiêu khích, lấn chiếm và
những đòi hỏi vô lý.
Để đối phó với thực dân Pháp và bọn phản động, nhân dân Hồng Bàng càng
đề cao cảnh giác, xây dựng lực lượng vũ trang, tự vệ. Phong trào mua sắm, rèn
đúc vũ khí được phát động rộng rãi trong nhân dân. Công nhân xưởng cơ khí tích
cực sửa chữa vũ khí hỏng và rèn giáo mác. Trong không khí chuẩn bị chiến đấu,
Hải Phòng vinh dự được đón Bác Hồ khi từ Pháp về nước bằng đường biển. Cuộc
mít tinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành cuộc biểu dương lực lượng của quân dân
Hải Phòng nói chung và Hồng Bàng nói riêng quyết tâm chuẩn bị và tiến hành
kháng chiến vì độc lập dân tộc, bảo về thành quả cách mạng mà mình đã đổ bao
xương máu mới giành được.
2. Kháng chiến và giải phóng thành phố (11/1946 – 5/1955)
Ngày 23-11, chỉ huy quân đội Pháp đòi tất cả các lực lượng quận sự và bán
quân sự Việt Nam phải rút khỏi phố Khách, phố Tây, khu Lạc Viên, đòi tước khí
giới của bộ đội. Ủy ban hành chính Hải Phòng bác bỏ những đòi hỏi vô lý. Đúng
9 giờ, quân Pháp nổ súng tấn công, cho pháo bắn vào khu dân cư phối hợp cho
máy bay ném bom và tàu chiến từ ngoài biển bắn vào. Nhân dân Hồng Bàng xông
pha dưới làn bom đạn, tiếp tế cơm nước tới các vị trí chiến đấu, chị em cấp cứu
những chiến sĩ bị thương, nhiều em nhỏ xung phong làm liên lạc, hay tiếp tế.
Đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn và từng bước vững chãi đi lên, liên tiếp
giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồng Bàng bừng lên tinh thần
quyết tử bảo vệ thành phố, mà điểm son là cuộc chiến đấu 7 ngày đêm bảo vệ Nhà
hát lớn, đốt phá kho xăng Sở Dầu. Những tháng ngày kiên cường ấy đã đi sâu vào
tâm thức của quân và dân Hồng Bàng, tạo niềm tin mãnh liệt vào cuộc chiến của
5
nhân dân ngay trong những thời khắc gian nan nhất. Đội ngũ đảng viên được rèn
luyện, giáo dục, trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Nhiều chiến sĩ, cán bộ,
đảng viên bị bắt, bị cầm tù, bị tra tấn nhưng vẫn vững vàng, kiên định, tiếp tục đấu
tranh. Nhân dân Hồng Bàng hết lòng giúp đỡ, bảo vệ chiến sĩ cách mạng.
Trong những năm kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh, nhân dân Hồng Bàng
đã anh dũng vượt qua nhiều thử thách, đoàn kết khắc phục khó khăn, cùng quân
và dân Hải Phòng giành thắng lợi vẻ vang, viết nên những trang sử vàng chói lọi.
Ngày 13-5-1955, nhân dân Hồng Bàng cầm cờ, hòa cùng nhân dân Hải Phòng
xuống đường đón chào bộ đội. Các phố đường đỏ rực màu cờ chen lẫn màu hoa
phượng và các sắc màu tươi thắm của những bộ quần áo mới. “Những năm chịu
đựng gian khổ, đoàn kết chiến đấu, đã kết quả vẻ vang: miền Bắc đã hoàn toàn giải
phóng, Hải Phòng đã giải phóng hoàn toàn..” Nhân dân Hồng Bàng sung sướng,
kiêu hãnh ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, hướng về một ngày mai
tươi đẹp.
II. NÂNG CAO SẢN XUẤT VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1955 – 1975)
Ngày 13/5/1955, quân đội Pháp lặng lẽ rút quân khỏi thành phố Hải Phòng.
Trong niềm vui chiến thắng, nhân dân Hồng Bàng phấn khởi nguyện một lòng
hăng hái bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới và tiếp
tục ủng hộ cuộc cách mạng miền Nam anh hùng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất tập trung xây dựng cơ sở, vật chất kỹ thuật cho CNXH. Thành phố Hải Phòng
là cửa khẩu giao lưu quốc tế, trung tâm công nghiệp giữ vị trí đặc biệt quan trọng
trong xây dựng CNXH và quốc phòng của miền Bắc. Trước yêu cầu của công
cuộc xây dựng CNXH, theo đề nghị của Hội đồng nhân dân thành phố (khóa 2),
Ngày 05/7/1961, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 92/CP phân chia lại các
khu phố thuộc nội thành Hải Phòng, thành lập khu phố Hồng Bàng, gồm các khu
Máy Nước, Thượng Lý- Hạ Lý và Trên Sông. Ngày 14/7/1961, Ban Thường vụ
Thành ủy họp chỉ định Đảng ủy khu phố Hồng Bàng, gồm 17 đồng chí, đồng chí
Bùi Trí Đức làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Vũ Sáng làm phó Bí thư Đảng ủy. Các
đoàn thể công đoàn, thanh niên, phụ nữ, các cơ quan quân sự, công an… của khu
phố nhanh chóng được thành lập. Ngày 1/8/1961, các cơ quan Đảng, chính quyền,
đoàn thể của quận Hồng Bàng bắt đầu hoạt động.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hồng Bàng là mục tiêu trọng
yếu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại, phong tỏa của Đế quốc Mỹ giai đoạn
1961- 1972. Vừa khẩn trương khắc phục những hậu quả chiến tranh do thực dân
Pháp để lại, góp phần xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa chiến đấu chống
lại 2 cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt do Đế quốc Mỹ gây ra, tập trung sức người,
sức của chi viện cho miền Nam, cùng quân và dân Hải Phòng lập nên “pháo đài
thép bên bờ biển Đông”. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, bảo vệ thành phố,
bảo vệ khu phố, hình ảnh Hồng Bàng luôn hiên ngang, bất khuất, trung dũng,
quyết thắng. Năm 1965, cách mạng Việt Nam đứng trước tình hình và nhiệm vụ
mới, Đế quốc Mỹ tăng cường phá hoại miền Bắc. Quán triệt đường lối chiến tranh
6
nhân dân của Đảng, Đảng bộ khu phố thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ
công tác an ninh, quốc phòng. Quân và dân Hồng Bàng đã chiến đấu và phục vụ
chiến đấu góp phần cùng bộ đội chủ lực trên địa bàn bảo vệ vững chắc thành phố
Cảng. Các khu vực Cầu Quay, chợ Sắt, cảng Hải Phòng… là những nơi địch đánh
phá ác liệt, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Nhưng với tinh thần quả cảm,
mưu trí, lực lượng vũ trang khu phố đã lập nhiều chiến công, góp phần cùng Hải
Phòng đánh bại âm mưu chống phá của địch.
Đối với miền Nam, với tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược”, lớp lớp cán bộ, đảng viên, thanh niên Hồng Bàng đã lên
đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, tham gia chiến đấu ở các chiến trường.
Hơn 5000 con em của quận tòng quân chống Mỹ, trong đó gần 1000 chiến sỹ đã
anh dũng hi sinh vì độc lập, tự do, thống nhất nước nhà.
III. KHẮC PHỤC, XÂY DỰNG, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN
Trải qua 20 năm thành lập, Đảng ủy khu phố có bước trưởng thành rõ về
năng lực lãnh đạo, chỉ đạo. Số lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng trực thuộc
tăng nhanh, có sự tiến bộ về chất lượng. Hệ thống chính quyền, các đoàn thể quần
chúng từ khu phố đến các tiểu khu được tăng cường cán bộ. Trước tình hình và
nhiệm vụ mới, ngày 03/01/1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số
03/CP “về việc thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính ở nội thành, nội thị”,
Khu phố Hồng Bàng được thống nhất tên gọi là Hồng Bàng, gồm 09 phường.
Cùng với yêu cầu phát triển của đô thị Hải Phòng, ngày 23/11/1993, Chính phủ
ra Nghị quyết số 89/CP “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện An Hải,
quận Hồng Bàng thuộc thành phố Hải Phòng”, chuyển xã Hùng Vương thành
phường Hùng Vương, thành lập phường Quán Toan và giao cho quận Hồng Bàng
quản lý. Như vậy, từ 01/01/1994, quận Hồng Bàng có 11 phường với diện tích
14,42 km2
216 tổ dân phố.
Trong giai đoạn những năm đầu thành lập khu phố Hồng Bàng với biết bao
khó khăn thử thách, song với tinh thần quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân Hồng
Bàng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
quốc phòng an ninh.
Bước vào thời kì đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Hồng Bàng nêu cao tinh
thần đoàn kết, phát huy tinh thần tự lực tự cường vượt qua khó khăn, thử thách,
năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đi đầu trong phong trào thi đua yêu nước,
huy động mọi nguồn lực, trí tuệ cho phát triển, xây dựng quận vững mạnh về mọi
mặt. Đảng bộ Hồng Bàng đã phát huy cao độ bản lĩnh và truyền thống của mình,
luôn giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo. Nhờ đó, tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…đều có bước phát triển vượt bậc.
Nhờ những nỗ lực không ngừng, Đảng bộ và nhân dân quận Hồng Bàng đã
đạt nhiều thành tích trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an
ninh quốc phòng và được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: 26
năm liền (từ năm 1991 đến năm 2015), Đảng bộ quận được Thành ủy công nhận
là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. 11 năm liền (từ năm 1997 đến năm 2007) quận
được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu các quận của Thành phố Hải
7
Phòng. Năm 1994, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân quận vinh dự là đơn
vị đầu tiên của thành phố được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu cao quý :
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2005, Đảng bộ và nhân dân quận lại
vinh dự được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Năm
1999, quận được trao tặng Huân chương lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc
trong 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1994- 1998). Năm 2001, Chính phủ
quyết định trao tặng Huân chương độc lập hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền,
nhân dân quận Hồng Bàng vì những thành tích xuất sắc trong 5 năm (1997-2001).
Năm 2006, quận được tặng Huân chương độc lập hạng Nhì về thành tích xuất sắc
trong 5 năm (2001-2006). Năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập
quận (7/5/1961- 7/5/2011), nhân dân và cán bộ Hồng Bàng đã vinh dự được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất. Năm 2015 được đề nghị Thủ
tướng Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu các quận của Thành phố Hải Phòng.
Cùng với thành tích chung của nhân dân và cán bộ quận, nhiều ngành, đơn vị,
nhiều cá nhân của quận đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Cờ,
Bằng khen.
Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy,
sự giúp đỡ của các ban, ngành thành phố và các địa phương, cán bộ, đảng viên và
nhân dân quận Hồng Bàng đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách để hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, đạt nhiều thành tích trong quá trình xây dựng, phát triển quận.
Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo Quận ủy trong 55 năm qua, Đảng
bộ, quân và dân Hồng Bàng tự tin vững bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
Hồng Bàng quyết tâm phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, với tinh thần đoàn
kết thống nhất, năng động sáng tạo, gương mẫu đi đầu, tranh thủ những thời cơ
thuận lợi và tiềm năng thế mạnh, khắc phục khó khăn để xây dựng quận Hồng
Bàng trở thành quận phát triển toàn diện về kinh tế - văn hóa - xã hội, đô thị văn
minh hiện đại, xứng đáng là quận trung tâm của thành phố.
8
PHẦN III
ĐỊA DANH, DI TÍCH – VĂN HÓA, NHÂN VẬT LỊCH SỬ
TRÊN MẢNH ĐẤT QUẬN HỒNG BÀNG
I. ĐỊA DANH, DI TÍCH – VĂN HÓA LỊCH SỬ
1. Văn hóa lịch sử
1.1 Nhà hát thành phố - Di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố
Việt Nam có 3 thành phố vinh dự xây nhà hát lớn đó là Hà Nội, Hải Phòng,
thành phố Hồ Chí Minh. Nhà hát thành phố Hải Phòng là một trong những di tích
kiến trúc văn hoá của một giai đoạn kiến trúc Việt Nam, với những trang trí hoa
văn, phù điêu độc đáo được bố cục hài hoà, có giá trị mĩ thuật cao.
Giới hạn bởi các phố: Hoàng Văn Thụ (Phía Tây), Trần Phú (phía Nam),
Đinh Tiên Hoàng (phía Đông), Nhà Hát lớn (phía Bắc). Diện tích 5400m2
, gồm
hai khu vực: khu sân Nhà Hát lớn và khu cột cở (khu thảm cỏ cũ). Ngăn cách bởi
đường Nhà Hát lớn. Nền và sân trước Nhà Hát lớn vốn là chợ của làng cổ An
Biên. Những năm cuối thế kỷ 19, Pháp đuổi chợ lấy đất xây Nhà Hát. Bản vẽ,
thiết kế và nguyên vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do
thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư, kỹ sư Pháp. Đối diện
với Nhà Hát thời Pháp thuộc là vườn hoa Nhà Kèn nằm trên kênh Bonnan đã bị
lấp. Xung quanh vườn hoa trồng cây và thảm cỏ.
Sau giải phóng dỡ bỏ Nhà kèn, toàn bộ khu vực này được cải tạo thành
vườn hoa. Năm 1985 sửa sang lại. Ở vị trí Nhà Kèn trước kia, xây cột cờ, xung
quanh là các thảm cỏ vuông vắn, viền bởi các lối đi lát gạch men trắng. Công trình
hoàn thành dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng.
Kỷ niệm 51 ngày giải phóng Hải Phòng, một Đài phun nước màu nghệ thuật
đã được xây dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước
tại vườn hoa Lê Chân và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi.
Nhà hát thành phố: Nền và sân trước Nhà Hát thành phố vốn là chợ của
làng An Biên. Những năm cuối cùng thể kỷ 19, chính quyền Pháp đuổi chợ xây
Nhà Hát nên chợ phải chuyển. Bản vẽ, thiết kế và nguyên vật liệu đều mang từ
Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến
trúc sư, kỹ sư Pháp.
9
Nhà Hát xây dựng theo kiểu kiến trúc Barốc, đây là loại hình nghệ thuật
kiến trúc xuất hiện ở Ý rồi chuyển sang Áo, Tây
Ban Nha, 1 phần của nước Pháp rồi trở thành khuynh hướng nghệ thuật chủ
yếu từ cuối thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 18. Nhà hát có 4 cột trụ áp sát vào tường để
tăng độ vững của tường. Kiến trúc theo lối cột Côranhđiêng mềm mại theo lối cột
từ trên xuống dưới. Về kiến trúc bên trong Nhà hát có sân khấu, 2 tầng ghế khán
giả, trên tầng 2 có các cửa hình mái vòm theo kiểu Gôtích. Phía trên sân khấu có
để tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Bên phải, bên trái
sân khấu là phòng trang điểm, phòng nghỉ của diễn viên. Ngoài cửa sổ kính, chớp,
phía trong hành lang có cửa đệm bọc da để cách âm. Trần nhà hát hình vòm, tạo
tiếng vang và làm tôn thêm chiều cao nhà hát. Vòn trần có vẽ những lẵng hoa
trang trí, ghi tên các nhạc sĩ, kịch sĩ châu Âu lừng danh: Mozard, Betthoven,
Moliere. Về trang trí thì tiêu biểu nhất của nhà hát lớn phải kể đến hình tượng
chiếc đàn Lia trên cánh cửa - đây có thể xem như biểu tượng cho âm nhạc, cho
Nhà hát. Phía ngoài, hai bên có hai phòng với hiên rộng có mái che, trước đây là
nơi bán vé và căng tin giải khát cho khán giả.
Thời Pháp thuộc, Nhà Hát là nơi sinh hoạt văn hóa của người Pháp và
những người bản xứ giầu có. Chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh
hát nổi tiếng cả nước mới được biểu diễn tại đây và chỉ những người giầu mới đủ
tiền mua vé vào xem. Hàng năm Pháp cũng tổ chức phát phần thưởng cho những
học sinh giỏi.
Vào ngày 20.10.1946 nhân dân Hải Phòng, Kiến An và các tỉnh lân cận
cùng đoàn đại biểu Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận nồng nhiệt đón chào Hồ Chủ
tịch thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp về nước. Cuộc đón Bác là cuộc biểu
dương lực lượng của nhân dân ta ủng hộ Chính phủ cụ Hồ trước kẻ thù hung bạo
đang âm mưu gây chiến tái chiếm nước ta. Sáng ngày 21.10.1946, Bác đã nói
chuyện với hàng vạn nhân dân tại Quảng trường Nhà hát thành phố trước khi về
Hà Nội.
Nhà hát Lớn Hải Phòng còn là một địa danh lịch sử gắn liền với thời kỳ
kháng chiến chống Pháp. Ngày 20-11-1946, ghi dấu "sự kiện Hải Phòng" bùng nổ
với cuộc chiến đấu quyết tử bảo vệ Nhà hát Lớn, mãi mãi đi vào lịch sử và truyền
thống chiến đấu của thành phố như một bản anh hùng ca bất diệt. Tại đây đã diễn
ra trận đánh đẫm máu để bảo vệ thành phố, 13 chiến sĩ Vệ quốc đoàn và 22 chiến
sĩ tuyên truyền văn hóa Chiến khu Ba do trung đội trưởng Đặng Kim Nở chỉ huy
đã cầm chân lực lượng quân đội Pháp có xe tăng yểm trợ. Một trận đánh không
cân sức, chênh lệch cả về lực lượng và hỏa lực nhưng kết quả khiến quân Pháp
kinh ngạc: Nhà hát thành phố được giữ vững, 50 tên lính Pháp bị tiêu diệt, nhiều
tên khác bị thương, 2 xe thiết giáp bị phá hủy… Một ngày đêm ròng rã chiến đấu,
các chiến sĩ đã chiến đấu đến người cuối cùng. "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh",
13 đồng chí đã anh dũng hy sinh, tám đồng chí bị giặc bắt do bị thương nặng. Với
“sự kiện Hải Phòng”, thành phố Cảng là nơi nổ phát súng đầu tiên trước khi cuộc
kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ngày 13 tháng 12 năm 1996 Nhà hát thành phố
10
được công nhận là di tích lịch sử - di tích kháng chiến theo Quyết định số
2837/QĐ-VX của Ủy ban nhân dân thành phố.
Ngày nay vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, chào mừng các sự kiện lịch
sử quan trọng hay vào thời khắc chào đón năm mới... hàng ngàn người dân thành
phố hân hoan đổ về quảng trường nhà hát thành phố để tham dự các hoạt động tổ
chức tại đây. Nhà hát lớn còn là nơi sinh hoạt, thưởng thức nghệ thuật của đông
đảo quần chúng nhân dân lao động thành phố, những buổi hoà nhạc, các chương
trình biểu diễn liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên, những ngày
hội văn hoá... được tổ chức tại đây đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân.
Quảng trưởng Nhà Hát thành phố
Giới hạn bởi các phố: Hoàng Văn Thụ (Phía Tây), Trần Phú (phía Nam),
Đinh Tiên Hoàng (phía Đông), Nhà Hát lớn (phía Bắc). Diện tích 5400m2
, gồm hai
khu vực: khu sân Nhà Hát lớn và khu cột cờ (khu thảm cỏ cũ). Ngăn cách bởi đường
Nhà Hát lớn. Nền và sân trước Nhà Hát lớn vốn là chợ của làng cổ An Biên. Những
năm cuối thế kỷ 19, Pháp đuổi chợ lấy đất xây Nhà Hát. Bản vẽ, thiết kế và nguyên
vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực
hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư, kỹ sư Pháp. Năm 1985, vào dịp kỷ niệm 30
năm giải phóng Hải Phòng, quảng trường nhà hát thành phố lại một lần nữa được
cải tạo với mặt bằng và không gian thoáng rộng, phục vụ các cuộc mít tinh của
nhân dân thành phố trong những ngày lịch sử trọng đại của dân tộc.
1.2 Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1876, là nơi được sử dụng
để đổ bộ và tiếp tế cho quân đội viễn chinh. Sau đó, thương cảng này được nối
liền với Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa. Đến năm 1939, cảng này thực
hiện 23% khối lượng vận chuyển xuất nhập khẩu của xứ Đông Dương. Sau ngày
11
13-5-1955 đến nay, Cảng Hải Phòng được mở rộng và đầu tư trang thiết bị, kho
tàng và là một Cảng lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Cảng Hải Phòng có cầu Ngự,
là một di tích lịch sử. Ngày 20-10-1946 chiếc tàu Pháp Duy-mông Duyeesc-vin
chở chủ tịch Hồ Chí Minh về nước đã ghé vào cầu Ngự. Chính phủ ta do đồng chí
Võ Nguyên Giáp dẫn đầu ra đón Người ở đây trước khi về Hà Nội.
1.3. Bưu điện Hải Phòng - Di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố
Vào những năm hai mươi của thế kỷ XX, hệ thống giao thông cách mạng do
Lãnh đạo nguyễn Ái quốc tổ chức từ Pháp, Trung Quốc đã đảm nhiệm tài liệu, sách
báo cách mạng và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước qua cửa khẩu Hải
Phòng. Một số nhân viên, công nhân Bưu điện tiếp thu, được giác ngộ và hình thành
tổ chức Hội Việt nam cách mạng Thanh niên và đầu năm 1930 chuyển thành Đảng
bộ Đảng cộng sản Việt Nam - một trong 14 chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ Hải
Phòng. Tinh thần yêu nước được phát huy trong nhân viên Bưu điện và những chiến
sỹ giao thông cách mạng, góp phầm vào những thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa
Tháng Tám năm 1945, mở đầu truyền thống của ngành Giao thông Bưu điện Việt
Nam trong đó có Bưu điện Hải Phòng - Kiến An.
12
Trong 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, cán bộ,
nhân viên - những chiến sỹ giao thông Bưu điện Hải Phòng - Kiến An đã vượt lên
mọi gian khổ, hy sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bằng mọi hình thức, biện
pháp sáng tạo, giao thông viên đã mưu trí dũng cảm vượt qua mọi sự truy lùng
gắt gao, bắn giết giã man của kẻ thù để chuyển công văn tài liệu, đưa đón cán bộ,
bộ đội. Nhiều người đã hy sinh anh dũng hoặc hy sinh một phần xương máu để
giữ vững mạch máu giao thông kháng chiến.
Miền Bắc được giải phóng, Hải Phòng được giải phóng, máy móc, thiết bị
Bưu điện do người Pháp để lại vừa ít, vừa lạc hậu, càng thúc đẩy sự sáng tạo và
quyết tâm vượt khó vươn lên của cán bộ nhân viên Bưu điện Hải Phòng. Suốt 20
năm (1955-1975) xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại và
phong tỏa của đế quốc Mỹ, hệ thống tổ chức và mạng lưới Bưu điện đựợc mở
rộng, phục vụ đắc lực cho sản xuất và chiến đấu. Bom đạn cũng không chặt đứt
đựợc mạch máu thông tin. Những chiến sỹ Bưu điện Hải Phòng với tinh thần quả
cảm, trách nhiệm cao đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến
“bảo vệ miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam” thống nhất tổ quốc.
Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cán bộ công
nhân viên Bưu điện Hải Phòng đã kiên cường bám trụ, giữ vững mạch máu thông
tin, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nhiều đồng chí đã xung phong ra tiền tuyến
chi viện cho chiến trường miền Nam và đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm
vụ: 99 liệt sỹ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và 15 liệt sỹ hy sinh
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Khi đất nước thống nhất (1975) cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương
chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới, Bưu điện
Hải Phòng là một trong những đơn vị đi đầu thực hiện chiến lược tăng tốc của
toàn ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ Bưu điện Hải
Phòng tập trung nguồn lực, trí tuệ tiến thẳng vào hiện đại hóa mạng lưới và nâng
cao chất lượng dịch vụ, vừa đảm bảo nhiệm vụ hoạt động công ích vừa cạnh tranh
thắng lợi trong quá trình hội nhập.
Với truyền thống vẻ vang “Trung thành - dũng cảm - sáng tạo - nghĩa tình”, qua
hơn 60 năm hình thành và hoạt động, ghi nhận công lao đóng góp của tập thể, cán
bộ công nhân viên. Đảng và Nhà nước đã trao tặng thưởng nhiều phần thưởng cao
quý cho tập thể và cá nhân: Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân; Huân chương
kháng chiến hạng Nhì; Huân chương chiến công hạng Ba; Huân chương lao động
hạng Nhì. Với đóng góp to lớn của Bưu điện Hải Phòng Ủy ban nhân dân thành
13
phố đã có Quyết định số 177/QĐ-UB ngày 28 tháng 01 năm 2005, công nhận
Bưu điện Hải Phòng là di tích lịch sử, kháng chiến cấp thành phố.
1.4 Hồ Tam Bạc
Nguyên trước là con kênh vành đai hay sông đào Bon-nan, tên một công sứ
người Pháp, người đã chủ trì việc đào kênh để ngăn cách khu người Việt và người
Âu, lấy đất san lấp mặt bằng và lợi dụng dòng kênh làm đường vận chuyển nguyên
vật liệu, hàng hóa nối đoạn sông Tam Bạc và sông Cấm ở đoạn cổng cảng chính
hiện nay. Kênh dài 3 km, rộng 74m. Hai bờ sông là hai đại lộ Nguyễn Đức Cảnh
– Trần Phú và Trần Hưng Đạo – Quang Trung.
Nối hai bờ sông là 3 cầu: một cầu ở ngã tư Cầu Đất, trước cửa Nhà hát lớn,
một cầu bằng sắt ở ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Hưng Đạo và ngã tư Điện Biên
Phủ - Trần Phú, một cầu bằng sắt mặt lát gỗ ở phía gần chợ Sắt.
Năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Hải Phòng, Thành ủy,
UBND thành phố quyết định cải tạo đoạn sông còn lại thành một công trình văn
hóa phục vụ nhân dân lao động. Năm 1999, lòng hồ Tam Bạc được nạo vét sâu
hơn, hai bên bờ có rào chắn, trồng phượng vĩ, cây xanh, có đường đi dạo và ghế
đá cho người dân ngồi hóng gió.
Hiện thành phố đã cải tạo nâng cấp hồ khang trang sạch đẹp hơn. vỉa hè lát
đá tạo hình khối đẹp, hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý giúp du khách nghỉ chân,
trò chuyện, ngắm cảnh hồ, hít thở không khí trong lành nhờ những hàng cây được
trồng lâu năm cũng như hàng trăm cây phượng được trồng bổ sung theo hàng lối.
Khi màn đêm buông xuống, hồ Tam Bạc trở nên lung linh, huyền ảo bởi hệ thống
điện chiếu sáng được bài trí trên hè đường dọc hai bên hồ. Luồng ánh sáng in
xuống lòng hồ, tạo nên dải lụa đỏ đối xứng, thẳng tắp ở trên và dưới lòng hồ.
14
1.5 Khu vực Nhà triển lãm thành phố
Trước kia khu vực Nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti
(Djibouti) cũ, nhân dân ta hay gọi là vườn hoa Đưa Người. Theo danh mục đường
phố Hải Phòng năm 1936, vườn hoa này được xác định từ đại lộ Amiran Cuốcbê
(nay là phố Hoàng Văn Thụ) đến phố Bắc Ninh (nay là phố Lãn Ông) với tổng
diện tích 14.300m2
. Sau đó vườn hoa Dibutti được chia ra làm nhiều phần để xây
quán hoa, bến xe ô tô, quán giải khát, thư viện bình dân, nhà tắm công cộng, nhà
thương làm phúc.
Năm 1954 mang tên công viên Khổng Tử. Trong thời thành phố bị địch tạm
chiếm, một phần của công viên này được xây dựng thành chợ, gọi là chợ Vườn
Hoa. Sau giải phóng bỏ chợ, cải tạo thành vườn hoa, đặt tên là vườn hoa An Biên,
sau đó cải tạo thành Nhà Triển lãm thành phố.
Tại đây ngày 27/11/1954 đã diễn ra cuộc đấu tranh của hàng ngàn nhân dân
thành phố và nhân viên nhà thương, giữ lại dụng cụ y tế, thuốc men quân đội viễn
chinh Pháp định đưa vào Nam trước khi rút khỏi thành phố. Địch huy động cảnh
sát tới can thiệp và bắt bớ. Sau một ngày đấu tranh quyết liệt chúng phải nhượng
bộ. Cuộc đấu tranh này mở đầu cho một loạt cuộc đấu tranh khác ở Máy nước,
Máy đèn, Hỏa xa...
15
1.6 Vườn hoa Lê Chân
Nằm giữa các phố: Quang Trung (phía bắc), Cầu Đất (phía đông), Nguyễn
Đức Cảnh (phái nam) và nhà triển lãm thành phố (phía tây). Diện tích khoảng
2000m2
. Vườn hoa Lê Chân nằm trên đất của kênh Bonnan đã bị lấp và là một
phần của vườn hoa Dibuti cũ.
Vườn hoa này từng là nơi quân đội Pháp tập trung để bao vây và đánh chiếm
Nhà Hát lớn từ trưa ngày 20/11 đến ngày 24/11/1946. Các chiến sĩ đóng ở hiệu
Phúc Vinh Xương đã bắn trả quyết liệt để chia lửa với các chiến sĩ bảo vệ Nhà Hát.
Trên vườn hoa có Tượng đài nữ tướng Lê Chân đặt uy nghiêm trước nhà
triển lãm thành phố là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng.
Được khởi công xây dựng vào ngày 30 tháng 11 năm 1999, khánh thành ngày 31
tháng 12 năm 2000, tượng đúc bằng đồng, cao 7,5 m, nặng 19 tấn. Tượng được sơn
mầu đen, bệ được làm bằng gạch ốp đá granito phù hợp với kiến trúc cảnh quan.
Tượng đài được dựng lên để tôn vinh nữ tướng Lê Chân – người đã có công gây
dựng trang An Biên tức thành phố cảng Hải Phòng ngày nay và là một nữ tướng
lập nhiều công lớn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Lê Chân là tướng tài của Hai Bà Trưng, được tấn phong là Thánh Chân
công chúa, theo bản thần tích hiện còn lưu giữ ở đền Nghè, Lê Chân còn là con
ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu, quê ở An Biên huyện Đông Triều, phủ Kinh
Môn, xứ Hải Dương (nay thuộc xã An Thuỷ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh), Xuất thân trong 1 gia đình nề nếp, chuyên nghề dạy học và chữa bệnh. Thái
thú Tô Định nghe danh, đòi lấy làm tỳ thiếp. Bị khước từ, Tô Định căm giận, bức
hại gia đình bà. Lê Chân ngầm đem 1 số người nhà, người làng đến vùng biển An
dương lập trại, lấy tên quê cũ đặt cho miền đất mới, chiêu mộ nhân tài các nơi
cùng lo dấy binh chống bọn đô hộ. Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê
Chân cùng nghĩa quân ở căn cứ An Biên đã lập nên chiến công vang dội. Khởi
nghĩa thành công, Lê Chân đã ra sức tổ chức, xây dựng lực lượng. Khi Mã Viện
mang quân ra phục thù do tình thế bất lợi, bà phải rút quân về bảo vệ căn cứ Mê
Linh. Sau khi căn cứ này bị vỡ, Hai Bà Trưng tử trận, Lê Chân đem quân về lập
căn cứ địa ở Lạt Sơn, thuộc Hà Nam ngày nay nhằm khôi phục cơ đồ. Một lần
16
nữa Mã Viện đem lực lượng tới tấn công, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng
không bảo toàn được lực lượng. Cuối cùng nữ tướng Lê Chân gieo mình xuống
sông để bảo toàn danh tiết. Sau khi bà tuẫn tiết, nhân dân An Biên (phường An
Biên, quận Lê Chân ngày nay) dựng đền thờ ở xứ Đồng Mạ (khu vực Đền Nghè
bây giờ). Đến thời vua Trần Anh Tông, bà được phong là thành hoàng xã An Biên
huyện An Dương. Hàng năm, cứ đến ngày sinh mồng 8/2, ngày hoá 25/chạp, ngày
khánh hạ 15/8, nhân dân An Biên nô nức đến đền Nghè lễ tưởng niệm vị nữ tướng.
1.7 Nhà máy xi măng Hải Phòng (Nơi Bác Hồ về thăm)
Di tích lịch sử cách mạng cấp thành phố
Nhà máy Xi măng Hải Phòng (nay là công ty Xi măng Hải Phòng), do đế
quốc Pháp xây dựng ngày 25/12/1899 trên vùng đất ngã ba sông Cấm và kênh đào
Hạ Lý. Xi măng Hải Phòng được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và Đông Dương, từ
lâu được coi là trọng điểm kinh tế của đất nước và là cái “Nôi”, là cánh chim đầu
đàn trong ngành xi măng Việt Nam. Xi măng Hải Phòng cũng là một trong những
nhà máy đầu tiên hình thành nên giai cấp công nhân Việt Nam.
Nơi đây, vào tháng 8/1929, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng của nhà
máy được thành lập và là một trong những Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hải Phòng
lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh chống thực dân Pháp. Ngày 8/1/1930
được ghi dấu bởi cuộc đình công lớn của công nhân Nhà máy xi măng Hải Phòng
đòi tăng lương, giảm giờ làm, trả lương đúng kỳ, chống đánh đập công nhân...
Ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành xi măng.
Ngày 30/5/1957, Bác Hồ về thăm Nhà
máy xi măng Hải Phòng, Bác căn dặn
anh chị em công nhân “nhà máy Xi
măngHải Phòng trước đây là của thực
dân. Bây giờ là của các cô, các chú.
Người công nhân trước đây là người
làm thuê cho tư bản, bây giờ là người
làm chủ đất nước, phải xứng đáng với
vai trò của mình...”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy Xi măng Hải Phòng, ngày 30/5/1957
Nhà máy Xi măng Hải Phòng ngày ấy là niềm tự hào của nhân dân thành
phố. Năm 1961, “Tổ đá nhỏ ca A” của Nhà máy Xi măng Hải Phòng trở thành
cánh chim đầu đàn trong phong trào thi đua Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và trở
thành tổ Anh hùng Lao động.
Hàng vạn con người của nhiều thế hệ người lao động Hải Phòng đã gắn bó
cả cuộc đời mình, sống, chiến đấu, làm việc và hy sinh ngay trong nhà máy này.
Ngay trong những thời điểm khó khăn, năm 1964, những người công nhân xi
17
măng vẫn sáng tạo làm nên một kỳ tích: nâng công suất nhà máy từ 100 nghìn
tấn/năm theo thiết kế lên 592 nghìn tấn/năm để kiến thiết đất nước.
Xi măng Hải Phòng nhãn hiệu “Con Rồng” truyền thống từ lâu đã in sâu
trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh Xi măng Hải Phòng cũng gắn
liền với các công trình lịch sử của nước nhà như Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh,
Cầu Thăng Long, Thủy điện Hoà Bình… Thời thế giới mới chỉ biết tới Việt Nam
qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, thì danh tiếng của xi măng Con Rồng đã vươn
xa tới vùng viễn Đông, Vladivostoc (Nga), Jawa (Indonesia), Singapo hay vùng
Hoa Nam (Trung Quốc).
Với những đóng góp to lớn của mình, Nhà máy xi măng Hải Phòng đã được
công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp thành phố theo Quyết định số 177/QĐ-
UB ngày 28 tháng 1 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Bước ngoặt của Xi măng Hải Phòng thời kỳ đổi mới chính là việc nhà máy
mới được chuyển về Tràng Kênh - Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. Nhà
máy xi măng Hải Phòng mới chính là độ cao mới mà thương hiệu xi măng “Con
Rồng” bay tới. Tuy vậy, trong ký ức người Hải Phòng, vẫn còn y nguyên, bên bờ
sông Tam Bạc, hình ảnh tượng đài người công nhân xi măng, đầu ngẩng cao nhìn
về phía Tây, bàn tay người thợ tựa lên chiếc xe cút kít thô sơ chất đầy bao xi măng
"Con Rồng", nhãn hiệu nổi tiếng của xi măng Hải Phòng từ thời Pháp thuộc.
1.8 Nhà máy cơ khí Duyên Hải, phường Hoàng Văn Thụ (Nơi Bác Hồ
về thăm) – Di tích lịch sử cấp thành phố
Nhà máy cơ khí Duyên Hải nay là công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Cơ khí Duyên Hải thành lập ngày 5 tháng 10 năm 1955, sau ngày thành phố Hải
Phòng hoàn toàn giải phóng. Nhà máy Cơ khí Duyên Hải, nơi khởi nguồn nhiều
phong trào thi đua sôi nổi được cả nước biết đến như phong trào “Sóng Duyên
hải”, một trong 4 phong trào thi đua lớn của cả nước gồm “Sóng Duyên hải, gió
Đại Phong, trống Bắc Lý và cờ ba nhất”. Những năm 60 của thế kỷ trước, "Sóng
Duyên Hải" đã trở thành điển hình thi đua trong công nghiệp của toàn miền Bắc.
Ngày đó, Nhà máy Cơ khí Duyên Hải không chỉ là niềm tự hào của riêng Hải
Phòng mà còn là lá cờ đầu trong ngành cơ khí.
Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói
chuyện với công nhân nhà máy
cơ khí Duyên Hải, ngày 16/3/1961
Ngày 15 tháng 3 năm 1961, cán bộ
công nhân Nhà máy vinh dự được
đón Bác Hồ về thăm. Tại cuộc nói
chuyện với cán bộ, công nhân nhà
máy Bác dạy "xây dựng Chủ nghĩa
xã hội để có đời sống toàn dân được
no ấm hạnh phúc. Muốn no thì phải
sản xuất nhiều gạo, nhiều vải thì
nông nghiệp không thể để mãi như
thế này mà phải có máy móc. Máy
móc là do các chú làm và phải có
nhiều máy và máy tốt... "
18
Từ đó trong ngành công nghiệp miền Bắc dấy lên phong trào thi đua "Học
tập Duyên Hải, đuổi kịp và vượt Duyên Hải". Những năm tiếp theo, lãnh đạo Đảng
và Nhà nước đã nhiều lần về thăm nhà máy. Ngày 27 tháng 8 năm 1990, Nhà máy
Cơ khí Duyên Hải được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng công nhận là di
tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 780/QĐ-UB. Nhà máy Cơ khí
Duyên Hải tự hào là cái nôi của phong trào thi đua ái quốc ngày nay, Công ty
TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Duyên Hải tiếp tục phát huy truyền thống
"Sóng Duyên Hải" trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Nhà máy Cơ khí Duyên Hải trước đây ở số 14 Trần Quang Khải, phường
Hoàng Văn Thụ. Hiện nay, nhà máy đã chuyển đi do thành phố đã cho chuyển đổi
mục đích sử dụng.
1.9 Cơ sở Đảng thời kỳ 1929 – 1931 (Số 14 ngõ 61 Lý Thường Kiệt,
phường Quang Trung) – Di tích lịch sử văn hóa cách mạng cấp quốc gia
Nhà số 14 ngõ Gạo (nay là ngõ 61), Lý Thường Kiệt là trạm giao thông liên
lạc quốc tế của Đảng trong những năm 20, có vai trò quan trọng trong việc tiếp
nhận và truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, cũng là nơi đầu tiên đón
nhận cuốn “Đường Cách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc do Sao Đỏ (tức
Nguyễn Lương Bằng) mang về. Nguyễn Lương Bằng là một chiến sĩ cách mạng
kiên cường đã hoạt động nhiều năm trên địa bàn Hải Phòng; sau khi Hồ Chủ tịch
qua đời, ông làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều sách báo
và tư tưởng tiến bộ đã về đây và đã theo đường dây liên lạc bí mật này. Từ Quảng
Châu - Trung Quốc về Hải Phòng và từ đây tỏa đi khắp nơi, góp phần thắp sáng
ngọn lửa cách mạng Việt Nam từ trước khi Đảng được thành lập. (Theo cuốn “Lược
khảo đường phố Hải Phòng” của NXB Hải Phòng năm 1993)
1.10 Di tích tội ác đế quốc Mỹ ở phố Phạm Hồng Thái – Tôn Đản – Di
tích lịch sử cấp thành phố
Ngôi nhà số 2-4-6 đường Phạm Hồng Thái và số nhà 41 phố Tôn Đản là một
di tích về tội ác của đế quốc Mỹ gây ra tại thành phố Hải Phòng trong những năm
chống chiến tranh phá hoại. Ngôi nhà thuộc tiểu khu Ký con – chợ Sắt, khu phố
Hồng Bàng. Di tích này đã được công nhận là di tích tội ác chiến tranh cấp thành
phố theo Quyết định số 177/QĐ-UB ngày 28 tháng 1 năm 2005. Nhưng hiện tại
di tích này đã bị chuyển nhượng bất hợp pháp từ năm 2005.
Ngày 12 tháng 12 năm 1986 nơi đây đã được Ủy ban nhân dân thành phố
công nhận là di tích Cách mạng cấp quốc gia theo Quyết định số 235/VH-QĐ.
Nhưng hiện nay di tích này không còn do công ty kinh doanh nhà quản lý đã ký
hợp đồng cho dân thuê để ở và đã bị chuyển đổi qua nhiều chủ sử dụng.
1.11 Tầng 2 nhà số 8 phố Hạ Lý
Thuôc phường Hạ Lý, những năm 1930 là cơ quan in tài liệu của Thành ủy
Hải Phòng. Đây là nhà do đồng chí Khuất Duy Tiến (tức Minh Thanh), lúc đó là
một viên chức của Pháp thường gọi là ông Pháp Tiến thuê và cho Thành ủy sử
dụng. Đây còn là một cơ sở của Xứ ủy Bắc Kỳ thỉnh thoảng dùng làm nơi tụ họp,
nghiên cứu đường lối cách mạng Việt Nam.
19
1.12 Nhà số 6 ngõ 31 phố Phạm Hồng Thái
Thuộc địa bàn phường Phạm Hồng Thái, địa điểm này nguyên là cơ quan
của Tỉnh đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Hải Phòng. Từ cuối năm 1929, các
đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Công Hòa, Đặng Xuân
Thiều là những người đã sống và làm việc ở đây. Đây còn là địa điểm tạm trú của
cán bộ chờ ra nước ngoài hoạt động theo đường biển và là đầu não chỉ đạo phong
trào đấu phao trào đấu tranh của công nhân các nhà máy Xi măng, Máy Tơ, Máy
Chai… chống chủ tư bàn Pháp.
1.13 Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố
Nguyên trước là Tòa thị chính thành phố do Pháp xây dựng trên đất nhượng
địa theo hiệp ước 1874 và cũng chính là địa điểm của đình làng Gia Viên cũ và
được hoàn chỉnh vào năm 1895. Đó là một trong những công trình đầu tiên do
Pháp xây dựng ở thành phố Hải Phòng. Mặt chính của Ủy ban nhân quay ra hướng
nam, giáp đại lộ Nguyễn Tri Phương, phía Bắc, phía Đông, phía Tây tiếp giáp với
khu vực Cảng Hải Phòng.
Từ ngày hòa bình lập lại đến nay trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố. Đây là
công trình kiến trúc kiểu Châu Âu đã trải nhiều lần tu bổ nhưng cơ bản vẫn giữ
dáng cũ, là một trong những công trình kiến trúc đẹp.
1.14 Ngân hàng thành phố
Nguyên trước là chi nhánh Ngân hàng Đông Dương do Pháp xây dựng năm
1923. Sau hòa bình ta vẫn sử dụng là chi nhánh ngân hàng Việt Nam và là ngân
hàng trung tâm thành phố. Ngân hàng quận Hồng Bàng cũng đặt trụ sở tại đây.
Ngân hàng trung tâm vừa là một cơ
quan kinh tế quan trọng vừa là một
công trình kiến trúc đẹp và kiên cố của
thành phố.
20
1.15 Quán Hoa
Nằm ở vị trí trung tâm cạnh quảng trường Nhà hát thành phố, nơi tiếp điểm
của các phố chính Hoàng Văn Thụ, Cầu Đất, Quang Trung, Trần Hưng Đạo,
Nguyễn Đức Cảnh, Trần Phú. Đây là nơi hội tụ của các loại hoa, cây cảnh của các
làng hoa ven nội thuộc Đằng Hải, Đông Hải, Đằng Giang, Dư Hàng….. để phục
vụ nhu cầu văn hóa và cũng là chợ hoa của thành phố trong những ngày Tết âm
lịch, làm tôn vẻ đẹp của khu trung tâm, quảng trường Nhà hát.
Quán hoa được xây dựng vào cuối năm 1944 do Đốc Lí Luyxiani (Luciani)
chủ trì việc kiến thiết và Chánh lục lộ Gôchiê (Gautier) phụ trách thiết kế mỹ
thuật. Mẫu quán được chọn từ hàng chục mẫu thiết kế của nhiều kiến trúc sư. Mỗi
quán rộng 20m2
, cao gần 4m, các quán cách nhau 6m. Tất cả có 05 quán trải trên
diện tích 300m2
.
Về phần mái: bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía đông, tây, nam,
bắc. Bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành 1 góc nhọn vươn lên cao, cong vút, toàn
bộ mái lợp bằng ngói âm dương. Nguyên liệu chính của quán hoa là gỗ lim, 1 loại
chất liệu có khả năng chống mối mọt. Trải qua gần 68 năm căn bản vẫn còn
nguyên vẹn. Quán hoa Hải Phòng từ lâu đã là nguồn cảm hứng của các hoạ sĩ, các
nghệ sĩ nhiếp ảnh khi vẽ và chụp ảnh nghệ thuật về Hải Phòng. Đây cũng là điểm
đến thường xuyên của du khách khi đến thăm Hải Phòng.
1.16 Vườn hoa Kim Đồng
Rộng 2.5 ha. Dưới thời thuộc Pháp, nó mang tên “Vườn hoa con cóc”. Hiện
nay vẫn còn dấu tích của thời xa xưa với chiếc bể vây ở giữa có con cóc phun
nước, ngôi nhà nhiều mái của tên chủ nhà máy Xi –măng Poosooc-lăng Hải Phòng
xây dựng năm 1912 là nơi tổ chức triển lãm…
21
Bao quanh là các phố: Điện Biên Phủ, Trần Phú, Trần Bình Trọng, Trần
Hưng Đạo. Phía bắc là sân vận động Cảng, phía tây nam là vườn hoa Nguyễn Du.
Năm 1938 Pháp mở Hội chợ Hải Phòng, chọn vùng đất vườn hoa Nguyễn Du và
vườn hoa Kim Đồng làm địa điểm. Năm 1942 mở lần nữa. Hội chợ bán nhiều mặt
hàng thủ công, mĩ nghệ, công nghiệp, sập gụ tủ chè, tủ khảm trai ... Sau năm 1942
chính thức gọi là vườn hoa Jardin d’ Enfant (Ấu Trĩ Viên), ta thường gọi là vườn
trẻ. Tuy nhiên người Pháp vẫn sử dụng nơi này làm Hội chợ
Sau giải phóng ta đổi tên là vườn hoa Kim Đồng (Kim Đồng - người anh
hùng nhỏ tuổi, đội viên đầu tiên của Đội thiếu niên tiền phong) tạo điểm vui chơi
cho trẻ em như: Đu quay, cầu tụt, cầu bập bênh ... Trong vườn hoa còn có thư viện
thiếu nhi thành phố.
1.17 Vươn hoa Nguyễn Du
Mang tên danh nhân văn hóa nước ta thế kỷ XVIII, bao quanh bởi các phố:
Trần Bình Trọng, Trần Phú, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, vườn hoa Kim
Đồng, vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm, diện tích 19.000m2
.
Sau khi lấp kênh Bonnan, phần đất vườn hoa bị bỏ hoang một thời gian. Sau
đó người ta gọi là vườn Giữa vì ở vị trí trung tâm bãi Bonnan. Nhân dân thường gọi
là vườn hoa Cây Cọ vì ở đây trồng nhiều loại họ cọ. Những cây này hiện vẫn đang
sống và đã cao khoảng trên 20m. Có người nói giống cọ này được mang từ Dibuti,
một thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi về trồng.
22
Kiến trúc duy nhất thời Pháp thuộc xây dựng là bể cá hình chữ nhật có đài
phun nước. Năm 1954 đổi gọi là công trường Độc Lập. Sau giải phóng mang tên
Nguyễn Du – Nhà đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Năm 1956
thành phố xây nhà kèn tám mái theo nguyên mẫu Nhà Kèn người Pháp xây dựng
tại quảng trường Nhà hát trước kia, nhưng quy mô lớn hơn.
Nhà Kèn: Nhà kèn tại Hải Phòng là công trình kiến trúc do người Pháp xây
dựng vào đầu thế kỷ XX, cùng thời điểm xây dựng với nhà kèn Hà Nội. Thời Pháp,
Nhà kèn ở sân Nhà Hát nằm trên đất của kênh Bonnan đã bị lấp. Nhà kèn có kiến
trúc nhà 8 mái, lợp tôn dày, có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng
đãng. Ban đầu, người Pháp sử dụng nhà kèn làm nơi cho đội nhạc binh chơi kèn
vào chiều thứ bảy, sáng chủ nhật hàng tuần. Thời kỳ này, vào mỗi buổi tập thường
chơi ba bài nhạc như: Kèn gọi lính, quân hành, quốc ca Pháp.
Sau này, chính quyền thuộc địa đã tổ chức các sự kiện văn hóa tại đây, quy tụ
được nhiều tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam như những nhạc sĩ thuộc nhóm Đồng
Vọng: Lê Thương, Văn Cao, Hoàng Quý. Các nhạc sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng khác như
Đỗ Nhuận, Ngô Thụy Miên, Đoàn Chuẩn, Nguyễn Đình Thi… xem nhà kèn là nơi
sinh hoạt văn hóa, giao lưu âm nhạc. ...
Sau giải phóng dỡ bỏ Nhà Kèn, toàn bộ khu vực này được cải tạo thành vườn
hoa. Năm 1985 lại sửa sang lần nữa, ở vị trí Nhà Kèn trước kia xây cột cờ. 30 năm
sau, thành phố quyết định xây dựng lại Nhà Kèn theo nguyên mẫu ở vị trí mới -
vườn hoa Nguyễn Du.
1.18 Vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bao quanh bởi một phần các phố Phạm Ngũ Lão, Trần Phú, Nguyễn
Khuyến, Trần Hưng Đạo, Vườn hoa Nguyễn Du, trạm bán xăng. Diện tích vườn
hoa là 24.000m2
.
Tải bản FULL (48 trang): https://bit.ly/2RXAZtQ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
23
Nằm trong dải trung tâm, vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm được thiết kế chia
theo 11 khu để quản lý thuận tiện với mục tiêu cải tạo môi sinh, trồng nhiều xây
xanh tạo một không gian có bóng mát. Xung quanh vườn hoa là hệ thống tường
lửng ngăn cách với hè đường.
Năm 1985 nhân dịp kỉ niệm 400 năm ngày mất của danh nhân văn hóa
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, HĐND thành phố quyết định đặt tên ông cho
vườn hoa này. Vườn hoa có nhiều ô cỏ, trên ô cỏ có nhiều cây, nhất là cây cọ.
1.19 Vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi
Vốn là sân vận động chủ yếu để tự do luyện tập và chơi thể thao thời Pháp
thuộc có tên gọi Bon-nan ở trước trụ sở Thành đoàn thanh niên. Sau giải phóng
vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi gọi là sân sông Lấp. Sau khi bỏ sân vận động Giơnô
(nay là chợ ga), đây là nơi thi đấu bóng đá chính thức.. Năm 1960 cải tạo thành
vườn hoa trong dải văn hóa trung tâm. Bao quanh bởi các phố Trần Hưng Đạo
(phía Bắc), trạm bán xăng (phía Đông), phố Trần Phú (phía Nam), quảng trường
Nhà Hát thành phố (phía Tây).
Lúc đầu vườn hoa mang tên nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Khi người anh hùng
Nguyễn Văn Trỗi hi sinh, Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam thành phố đã tổ
chức truy điệu anh ở đây, từ đó đổi gọi thành vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi. Trong
khuôn viên vườn hoa còn có Đài phun nước màu nghệ thuật được thành phố xây
Tải bản FULL (48 trang): https://bit.ly/2RXAZtQ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
24
dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại khu vực
quảng trường Nhà hát và vườn hoa Lê Chân. Đây là một trong những công trình
kỷ niệm 51 ngày giải phóng Hải Phòng.
2. Di tích Văn hóa tâm linh
2.1. Đền liệt sỹ quận Hồng Bàng - Công trình Văn hóa tâm linh
* Địa điểm: Khu dân cư An Lạc 1, Đại lộ Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu,
quận Hồng Bàng.
* Trưởng ban quản lý: Đỗ Xuân Trường.
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” để ghi nhớ công ơn của các Bà mẹ Việt
Nam anh hùng, các liệt sỹ đã hy sinh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh
liệt sỹ 27/7/1947 - 27/7/1997, thể theo nguyện vọng của cán bộ, nhân dân trong
quận, ngày 18/7/1997, Ban thường vụ Quận uỷ Hồng Bàng có Thông báo số 51 về
việc xây dựng nhà bia ghi tên các liệt sỹ (nay là Đền Liệt sỹ). Ngày 19/7/1997, Uỷ
ban nhân dân thành phố có quyết định giao đất, duyệt phương án đền bù, thu hồi
đất, xây dựng Đền. Ngày 12/8/1997, ký hợp đồng thiết kế công trình với công ty tư
vấn thiết kế kiến trúc Hà Nội, do Kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng (Trưởng khoa Kiến
trúc trường Đại học Xây dựng Hà Nội) làm chủ biên phần kiến trúc. Để công trình
thiết kế đạt yêu cầu tâm linh truyền thống dân tộc Á Đông, trang nghiêm, hiện đại,
quận đã cử một số đoàn công tác đi nghiên cứu, tham khảo nhiều công trình văn
hoá như: Nhà bia tưởng niệm của Bộ Tư lệnh phòng không không quân, Đền Liệt
sỹ Bến Dược, Đền Liệt sỹ huyện Hải Hậu và tổ chức trưng cầu ý kiến của các vị
lão thành cách mạng, cán bộ chủ chốt của thành phố và quận đã nghỉ hưu. Sau khi
các phương án đã được chọn và Uỷ ban nhân dân thành phố duyệt, Công ty 3/2
Hồng Bàng là đơn vị thi công.
Mùa xuân năm Canh Thìn 2000 các hạng mục công trình đã hoàn thành, toà
nhà chính 2 tầng, cổng tam quan, ao cảnh, vườn hoa, cây cảnh, thảm thảo mộc và
toàn bộ hạ tầng cơ sở đã hoàn thành. Phần kết cấu công trình gồm nhiều loại cọc
bê tông, khung sàn bê tông cốt thép, ngói mũi hài, vảy cá Giếng Đáy, cửa gỗ lim
trạm trổ tùng, trúc, cúc, mai.
5335291

More Related Content

Similar to TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng và các ca khúc về quận Hồng Bàng

Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThanh Hải
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minhrenownboy
 
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...Chau Duong
 
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamĐào Trịnh
 
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docxĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docxAnVn23
 
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcphamtruongtimeline
 
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa) Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa) nataliej4
 
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngluongthuykhe
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019hieupham236
 
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh Long Nguyen
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdfstyle tshirt
 
HÀ NỘI.pptx
HÀ NỘI.pptxHÀ NỘI.pptx
HÀ NỘI.pptxDianaKotex
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giangAnh Tuan
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIHuynh ICT
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 

Similar to TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng và các ca khúc về quận Hồng Bàng (20)

Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.docTiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
 
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
 
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
 
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
 
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
 
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docxĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
 
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
 
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa) Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
 
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
 
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Hồ Chí Minh
 
Phố cổ hội an
Phố cổ hội anPhố cổ hội an
Phố cổ hội an
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
 
HÀ NỘI.pptx
HÀ NỘI.pptxHÀ NỘI.pptx
HÀ NỘI.pptx
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giang
 
Phố cổ Hà Nội xưa và nay
Phố cổ Hà Nội xưa và nayPhố cổ Hà Nội xưa và nay
Phố cổ Hà Nội xưa và nay
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng và các ca khúc về quận Hồng Bàng

  • 1. TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng và các ca khúc về quận Hồng Bàng PHẦN I VỊ TRÍ, ĐỊA LÝ, MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI QUẬN HỒNG BÀNG Hồng Bàng là đơn vị hành chính cấp quận, có diện tích 14,42 km2 , là quận trung tâm thành phố Hải Phòng. Quận Hồng Bàng (Hải Phòng) nằm trên hữu ngạn sông Cấm trong phạm vi giữa các vĩ độ bắc 20 độ 51’ 15’’ và 20 độ 52’ 40’’ giữa các kinh độ đông 106 độ 38’ 40’’ và 106 độ 41’ 45’’ có vị trí độc đáo cả về kinh tế và quân sự với đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp sông Cấm, bên kia sông là huyện Thuỷ Nguyên; phía Đông giáp quận Ngô Quyền; phía Nam giáp quận Lê Chân; phía Tây và Tây Nam giáp huyện An Dương. Địa hình quận không bằng phẳng, phía Tây sông Tam Bạc cao hơn phía Đông; các khu vực trũng thấp tồn tại dưới dạng đầm lầy, do quá trình đô thị hoá qua các thời kì nên đã được bồi đắp tôn cao. Hồng Bàng là cửa ngõ giao thông thuỷ, sắt, bộ của thành phố, nối liền với thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh tạo thành khu tam giác phát triển kinh tế “Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” phía Bắc Việt Nam đã được Chính phủ quy hoạch. Trên địa bàn quận có sông Cấm, sông đào Hạ Lý và sông Lấp (nay là hồ Tam Bạc). Từ cảng Hải Phòng (vốn là bến Ninh Hải xưa), tàu biển có thể đi tới khắp các cảng trong nước và quốc tế; có quốc lộ 5 và đường sắt đi Hà Nội và các tỉnh; đường 10 đi Thái Bình, qua phà Bính là đường 10 đi Uông Bí, Đông Triều, thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh… Địa bàn quận Hồng Bàng là một trong 3 quận nội thành và lại là cái nôi đô thị của thành phố Hải Phòng, từ xưa đã có cư dân sinh sống, với thành phần phức tạp và đa dạng, nhất là từ cuối thế kỷ 19. Ngoài cư dân các làng cổ: Gia Viên, An Biên, Hạ Lý, Thượng Lý, An Lạc, An Chân, An Trì, còn có cư dân gốc ở các tỉnh và cả thương nhân nước ngoài, đặc biệt là người Hoa. Quận Hồng Bàng có vị trí xung yếu trong quá trình hình thành và phát triển thành phố công nghiệp và hải cảng lớn nhất miền Bắc Việt Nam, nơi đầu tiên người Pháp xây dựng bộ máy chính quyền để cai trị, bình định và khai thác thuộc địa ở miền Bắc. Quá trình đô thị hóa làm biến đổi căn bản vùng đất này, nhưng cư dân vẫn bảo lưu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng qua các thời kỳ, bên cạch sự tiếp xúc, ảnh hưởng sự giao thoa giữa văn hóa cổ truyền làng xã với văn hóa phương Tây vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ngày 05 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 92/CP thành lập khu phố Hồng Bàng, gồm các khu phố cũ: Máy Nước, Thượng Lý - Hạ Lý và Trên Sông. Tên gọi Hồng Bàng theo Quốc hiệu của Việt Nam thời cổ. Ngày 03 tháng 01 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/CP “Về việc thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính ở nội thành, nội thị”; khu phố Hồng Bàng gọi là quận Hồng Bàng, gồm 09 phường: Minh Khai, Hoàng
  • 2. 2 Văn Thụ, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Hạ Lý, Thượng Lý, Trại Chuối, Sở Dầu. Trước yêu cầu phát triển của đô thị Hải Phòng, ngày 23 tháng 11 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 89/CP “Về việc điều chỉnh địa giới huyện An Hải, quận Hồng Bàng thuộc thành phố Hải Phòng”, chuyển xã Hùng Vương thành phường Hùng Vương, thị trấn Quán Toan thành phường Quán Toan, giao cho quận Hồng Bàng quản lý. Từ ngày 01 tháng 01 năm 1994, quận Hồng Bàng có 11 phường. Có thể nhận thấy Hồng Bàng nằm kề sát bờ lõm của sông Cấm, được sông Tam Bạc và các phụ nhánh của nó phân cắt thành các khu vực có hình thái khác nhau, phản ánh động lực hình thành và đặc điểm phát triển địa hình khác nhau. Trải qua trên 55 năm xây dựng và phát triển, từ một khu đô thị cũ, quận Hồng Bàng đã có nhiều đổi thay to lớn. Với diện tích 14,42 km2, dân số trên 11 vạn người, quận Hồng Bàng có 11 đơn vị hành chính cấp phường, gồm 216 tổ dân phố, được chia thành 3 vùng có đặc thù xã hội, dân cư và đô thị khác nhau: - Vùng 1 (khu trung tâm) vùng đô thị ổn định, gồm 5 phường: Hoàng Văn Thụ, Minh Khai, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái; có thể gọi là khu đô thị cổ. Quá trình đô thị hóa và cảng hóa đã thay đổi hẳn địa hình tự nghiên của khu vực này. Chỉ còn hình dáng chung của nó vẫn còn giữ lại được nhờ sự phân định ranh giới của sông Tam Bạc, sông Lấp cũ và sông Cấm. Sông Lấp (bây giờ là hồ Tam Bạc và khu vườn hoa dọc đường Trần Hưng Đạo – Quang Trung và Trần Phú – Nguyễn Đức Cảnh), xưa là vị trí của kênh đảo Bon-nan đào vào năm 1885. Ngày nay, trên khu vực tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Trung ương, trụ sở của Thành uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thành phố và Văn phòng đại diện nước ngoài; có chợ Tam Bạc, chợ Sắt hoạt động buôn bán khá sầm uất; có dải trung tâm chạy dọc từ cổng Cảng chính đến bến xe Tam Bạc. Đây là khu vực hội tụ nhiều lợi thế và tiềm năng về du lịch - dịch vụ - thương mại. - Vùng 2 (khu cận trung tâm) là vùng đô thị đang xây dựng, gồm 3 phường: Hạ Lý, Thượng Lý, Trại Chuối đây cũng là phần trũng nhất, thấp nhất của nội thành Hải Phòng, có thể thấy ở các bãi lầy ven sông lác đác những đám thực vật ngập mặn ưa nước lợ như cói, bần, thậm trí có cả sú trang. Là nơi tập trung cư trú chủ yếu của công nhân lao động. Có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn và mũi nhọn của thành phố nằm ở khu vực này: Xi măng Hải Phòng, đóng tàu Bạch Đằng, đóng tàu sông Cấm, đóng tàu Tam Bạc. - Vùng 3 (khu vực xa trung tâm) là vùng đang trong quá trình đô thị hoá, gồm 3 phường: Sở Dầu, Hùng Vương, Quán Toan. Các phường này nằm trong vùng quy hoạch khu công nghiệp phía Bắc đường 5. Hiện nay, ở đây có nhiều cơ sở liên doanh với nước ngoài về sản xuất thép. Với quỹ đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng còn khá lớn, lực lượng lao động trẻ, dồi dào, đây là khu vực chứa đựng thế mạnh và tiềm năng phát triển sản xuất - dịch vụ… Mảnh đất Quận Hồng Bàng ngày nay vốn tồn tại một nền văn hóa truyền thống với nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt dân giàu bản sắc. Hàng năm, vào mùa thu, mùa xuân, các làng xã thường mở hội hay vào đám, có các trò chơi dân
  • 3. 3 gian đầy tinh thần thượng võ như vật, kéo co, đua thuyền, chọi gà…. Sau này, dân cư nhiều nơi đến cư trú mang theo nhiều tập quán khác nhau như Dòng họ Trần ở làng Vị Dương (Nam Định) đến đây dựng đình Bát Tràng, dân làng Keo (Thái Bình) dựng đình Đất, người Hoa xây đền Nhà Bà…. Dân cư Hồng Bàng hiện nay chủ yếu là dân mới từ các nơi khác đến sinh cơ lập nghiệp như Hà Nội, Hải Hưng, Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Nam Ninh và một ít Hà Bắc. Dân Hồng Bàng cư trú trên vùng đất từ xa xửa vốn đã bất lợi về nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện giao lưu kinh tế và văn hóa trong và ngoài nước nên nghề buôn bán, thủ công và chài lưới, sống phóng khoáng, năng động, khả năng hấp thụ các yếu tố văn hóa nhanh. Sau 100 năm đô thị hóa, thành phần dân cư Hồng Bàng thay đổi về căn bản, những tính cách của khối dân cư này là sự pha trộn những tinh hoa của nông dân lao động, cộng với tích cách do nền sản xuất công nghiệp hình thành. Song cũng từ những tầng lớp cư dân này mà các cơ sở cách mạng đầu tiên được hình thành ở Hải Phòng, như chi bộ Đảng Cộng sản ở nhà máy Xi Măng…Khu dân cư này cũng là nơi cách mạng đặt cơ sở bí mật trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống thực dân Pháp. Trải qua hàng ngàn năm với biết bao sự thăng trầm của lịch sử, nhân dân vùng đất Hồng Bàng vẫn luôn tự hào với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước của các thế hệ nối tiếp nhau, đã góp phần cùng quân, dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng vĩ đại - Cách mạng tháng Tám 1945, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là bước ngoặt của lịch sử, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ mà nhân dân được làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ đất nước mình. Sau khi giải phóng, Hải Phòng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của thành phố. Hơn các quận khác, nó tập trung một khối lượng cán bộ, đảng viên làm việc tại các cơ quan đầu não của thành phố và các ngành. Họ là những người đi đầu trong việc tuyên truyền thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; chỗ dựa của chuyên chính vô sản. Đảng bộ, quân và dân quận Hồng Bàng đã phát huy cao độ lòng yêu nước, yêu CNXH, ý chí kiên cường và long dũng cảm, tinh thần chủ động cách mạng tiến công, sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, phòng tránh tốt. Bản hùng ca chống Mỹ cứu nước của đất nước, thành phố có phần đóng góp tích cực bằng tinh thần quyết chiến, quyết thắng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của cán bộ, đảng viên, quân dân Hồng Bàng. Ngày nay Hồng Bàng đã “thay da đổi thịt”, đời sống của người lao động được cải thiện rất nhiều. Từ một địa bàn là nơi có nhiều công sở của thực dân Pháp, nơi nhiều tệ nạn xã hội cũ, nơi sống của những lao động bần cùng bị bóc lột, giờ đây Hồng Bàng đã trở thành đô thị khang trang, sạch sẽ, sáng sủa. Dải trung tâm thành phố Hải Phòng ngày càng xanh, sạch, đẹp và là niềm tự hào của người dân Hải Phòng.
  • 4. 4 PHẦN II QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN I. XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ MỚI VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (8/1945 – 5/1955) 1. Tích cực chuẩn bị kháng chiến (8/1945 – 11/1946) Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Chính quyền, nhân dân Hồng Bàng đứng trước muôn vàn khó khăn, trở ngại. Cùng với nhân dân cả nước, Hồng Bàng phải chống lại cả giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nhưng chính trong những hoàn cảnh khó khăn đó, người dân Hồng Bàng lại một lần nữa phát huy những đức tính tốt đẹp, những truyền thống quý báu và tinh thần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách. Nhiều phong trào “Lá lành đùm lá rách”, “Hũ gạo cứu đói”, “Vì Nam Bộ kháng chiến”, “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”… được nhân dân ủng hộ tích cực. Theo Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân đội Tưởng. Ngày 7-3-1946 quân Pháp được phép đổ bộ lên Hải Phòng và đóng quân tại các điểm thuộc khu phố Hồng Bàng. Thực dân Pháp ngày càng bộc lộ mưu đồ xâm lược nước ta bằng những hành động khiêu khích, lấn chiếm và những đòi hỏi vô lý. Để đối phó với thực dân Pháp và bọn phản động, nhân dân Hồng Bàng càng đề cao cảnh giác, xây dựng lực lượng vũ trang, tự vệ. Phong trào mua sắm, rèn đúc vũ khí được phát động rộng rãi trong nhân dân. Công nhân xưởng cơ khí tích cực sửa chữa vũ khí hỏng và rèn giáo mác. Trong không khí chuẩn bị chiến đấu, Hải Phòng vinh dự được đón Bác Hồ khi từ Pháp về nước bằng đường biển. Cuộc mít tinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành cuộc biểu dương lực lượng của quân dân Hải Phòng nói chung và Hồng Bàng nói riêng quyết tâm chuẩn bị và tiến hành kháng chiến vì độc lập dân tộc, bảo về thành quả cách mạng mà mình đã đổ bao xương máu mới giành được. 2. Kháng chiến và giải phóng thành phố (11/1946 – 5/1955) Ngày 23-11, chỉ huy quân đội Pháp đòi tất cả các lực lượng quận sự và bán quân sự Việt Nam phải rút khỏi phố Khách, phố Tây, khu Lạc Viên, đòi tước khí giới của bộ đội. Ủy ban hành chính Hải Phòng bác bỏ những đòi hỏi vô lý. Đúng 9 giờ, quân Pháp nổ súng tấn công, cho pháo bắn vào khu dân cư phối hợp cho máy bay ném bom và tàu chiến từ ngoài biển bắn vào. Nhân dân Hồng Bàng xông pha dưới làn bom đạn, tiếp tế cơm nước tới các vị trí chiến đấu, chị em cấp cứu những chiến sĩ bị thương, nhiều em nhỏ xung phong làm liên lạc, hay tiếp tế. Đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn và từng bước vững chãi đi lên, liên tiếp giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồng Bàng bừng lên tinh thần quyết tử bảo vệ thành phố, mà điểm son là cuộc chiến đấu 7 ngày đêm bảo vệ Nhà hát lớn, đốt phá kho xăng Sở Dầu. Những tháng ngày kiên cường ấy đã đi sâu vào tâm thức của quân và dân Hồng Bàng, tạo niềm tin mãnh liệt vào cuộc chiến của
  • 5. 5 nhân dân ngay trong những thời khắc gian nan nhất. Đội ngũ đảng viên được rèn luyện, giáo dục, trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Nhiều chiến sĩ, cán bộ, đảng viên bị bắt, bị cầm tù, bị tra tấn nhưng vẫn vững vàng, kiên định, tiếp tục đấu tranh. Nhân dân Hồng Bàng hết lòng giúp đỡ, bảo vệ chiến sĩ cách mạng. Trong những năm kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh, nhân dân Hồng Bàng đã anh dũng vượt qua nhiều thử thách, đoàn kết khắc phục khó khăn, cùng quân và dân Hải Phòng giành thắng lợi vẻ vang, viết nên những trang sử vàng chói lọi. Ngày 13-5-1955, nhân dân Hồng Bàng cầm cờ, hòa cùng nhân dân Hải Phòng xuống đường đón chào bộ đội. Các phố đường đỏ rực màu cờ chen lẫn màu hoa phượng và các sắc màu tươi thắm của những bộ quần áo mới. “Những năm chịu đựng gian khổ, đoàn kết chiến đấu, đã kết quả vẻ vang: miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, Hải Phòng đã giải phóng hoàn toàn..” Nhân dân Hồng Bàng sung sướng, kiêu hãnh ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, hướng về một ngày mai tươi đẹp. II. NÂNG CAO SẢN XUẤT VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1955 – 1975) Ngày 13/5/1955, quân đội Pháp lặng lẽ rút quân khỏi thành phố Hải Phòng. Trong niềm vui chiến thắng, nhân dân Hồng Bàng phấn khởi nguyện một lòng hăng hái bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới và tiếp tục ủng hộ cuộc cách mạng miền Nam anh hùng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất tập trung xây dựng cơ sở, vật chất kỹ thuật cho CNXH. Thành phố Hải Phòng là cửa khẩu giao lưu quốc tế, trung tâm công nghiệp giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng CNXH và quốc phòng của miền Bắc. Trước yêu cầu của công cuộc xây dựng CNXH, theo đề nghị của Hội đồng nhân dân thành phố (khóa 2), Ngày 05/7/1961, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 92/CP phân chia lại các khu phố thuộc nội thành Hải Phòng, thành lập khu phố Hồng Bàng, gồm các khu Máy Nước, Thượng Lý- Hạ Lý và Trên Sông. Ngày 14/7/1961, Ban Thường vụ Thành ủy họp chỉ định Đảng ủy khu phố Hồng Bàng, gồm 17 đồng chí, đồng chí Bùi Trí Đức làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Vũ Sáng làm phó Bí thư Đảng ủy. Các đoàn thể công đoàn, thanh niên, phụ nữ, các cơ quan quân sự, công an… của khu phố nhanh chóng được thành lập. Ngày 1/8/1961, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của quận Hồng Bàng bắt đầu hoạt động. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hồng Bàng là mục tiêu trọng yếu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại, phong tỏa của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1961- 1972. Vừa khẩn trương khắc phục những hậu quả chiến tranh do thực dân Pháp để lại, góp phần xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa chiến đấu chống lại 2 cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt do Đế quốc Mỹ gây ra, tập trung sức người, sức của chi viện cho miền Nam, cùng quân và dân Hải Phòng lập nên “pháo đài thép bên bờ biển Đông”. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, bảo vệ thành phố, bảo vệ khu phố, hình ảnh Hồng Bàng luôn hiên ngang, bất khuất, trung dũng, quyết thắng. Năm 1965, cách mạng Việt Nam đứng trước tình hình và nhiệm vụ mới, Đế quốc Mỹ tăng cường phá hoại miền Bắc. Quán triệt đường lối chiến tranh
  • 6. 6 nhân dân của Đảng, Đảng bộ khu phố thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác an ninh, quốc phòng. Quân và dân Hồng Bàng đã chiến đấu và phục vụ chiến đấu góp phần cùng bộ đội chủ lực trên địa bàn bảo vệ vững chắc thành phố Cảng. Các khu vực Cầu Quay, chợ Sắt, cảng Hải Phòng… là những nơi địch đánh phá ác liệt, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Nhưng với tinh thần quả cảm, mưu trí, lực lượng vũ trang khu phố đã lập nhiều chiến công, góp phần cùng Hải Phòng đánh bại âm mưu chống phá của địch. Đối với miền Nam, với tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, lớp lớp cán bộ, đảng viên, thanh niên Hồng Bàng đã lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, tham gia chiến đấu ở các chiến trường. Hơn 5000 con em của quận tòng quân chống Mỹ, trong đó gần 1000 chiến sỹ đã anh dũng hi sinh vì độc lập, tự do, thống nhất nước nhà. III. KHẮC PHỤC, XÂY DỰNG, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN Trải qua 20 năm thành lập, Đảng ủy khu phố có bước trưởng thành rõ về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo. Số lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tăng nhanh, có sự tiến bộ về chất lượng. Hệ thống chính quyền, các đoàn thể quần chúng từ khu phố đến các tiểu khu được tăng cường cán bộ. Trước tình hình và nhiệm vụ mới, ngày 03/01/1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/CP “về việc thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính ở nội thành, nội thị”, Khu phố Hồng Bàng được thống nhất tên gọi là Hồng Bàng, gồm 09 phường. Cùng với yêu cầu phát triển của đô thị Hải Phòng, ngày 23/11/1993, Chính phủ ra Nghị quyết số 89/CP “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện An Hải, quận Hồng Bàng thuộc thành phố Hải Phòng”, chuyển xã Hùng Vương thành phường Hùng Vương, thành lập phường Quán Toan và giao cho quận Hồng Bàng quản lý. Như vậy, từ 01/01/1994, quận Hồng Bàng có 11 phường với diện tích 14,42 km2 216 tổ dân phố. Trong giai đoạn những năm đầu thành lập khu phố Hồng Bàng với biết bao khó khăn thử thách, song với tinh thần quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân Hồng Bàng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Bước vào thời kì đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Hồng Bàng nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy tinh thần tự lực tự cường vượt qua khó khăn, thử thách, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đi đầu trong phong trào thi đua yêu nước, huy động mọi nguồn lực, trí tuệ cho phát triển, xây dựng quận vững mạnh về mọi mặt. Đảng bộ Hồng Bàng đã phát huy cao độ bản lĩnh và truyền thống của mình, luôn giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo. Nhờ đó, tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…đều có bước phát triển vượt bậc. Nhờ những nỗ lực không ngừng, Đảng bộ và nhân dân quận Hồng Bàng đã đạt nhiều thành tích trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: 26 năm liền (từ năm 1991 đến năm 2015), Đảng bộ quận được Thành ủy công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. 11 năm liền (từ năm 1997 đến năm 2007) quận được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu các quận của Thành phố Hải
  • 7. 7 Phòng. Năm 1994, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân quận vinh dự là đơn vị đầu tiên của thành phố được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu cao quý : Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2005, Đảng bộ và nhân dân quận lại vinh dự được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Năm 1999, quận được trao tặng Huân chương lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1994- 1998). Năm 2001, Chính phủ quyết định trao tặng Huân chương độc lập hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân quận Hồng Bàng vì những thành tích xuất sắc trong 5 năm (1997-2001). Năm 2006, quận được tặng Huân chương độc lập hạng Nhì về thành tích xuất sắc trong 5 năm (2001-2006). Năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập quận (7/5/1961- 7/5/2011), nhân dân và cán bộ Hồng Bàng đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất. Năm 2015 được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu các quận của Thành phố Hải Phòng. Cùng với thành tích chung của nhân dân và cán bộ quận, nhiều ngành, đơn vị, nhiều cá nhân của quận đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Cờ, Bằng khen. Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, sự giúp đỡ của các ban, ngành thành phố và các địa phương, cán bộ, đảng viên và nhân dân quận Hồng Bàng đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt nhiều thành tích trong quá trình xây dựng, phát triển quận. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo Quận ủy trong 55 năm qua, Đảng bộ, quân và dân Hồng Bàng tự tin vững bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hồng Bàng quyết tâm phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, với tinh thần đoàn kết thống nhất, năng động sáng tạo, gương mẫu đi đầu, tranh thủ những thời cơ thuận lợi và tiềm năng thế mạnh, khắc phục khó khăn để xây dựng quận Hồng Bàng trở thành quận phát triển toàn diện về kinh tế - văn hóa - xã hội, đô thị văn minh hiện đại, xứng đáng là quận trung tâm của thành phố.
  • 8. 8 PHẦN III ĐỊA DANH, DI TÍCH – VĂN HÓA, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRÊN MẢNH ĐẤT QUẬN HỒNG BÀNG I. ĐỊA DANH, DI TÍCH – VĂN HÓA LỊCH SỬ 1. Văn hóa lịch sử 1.1 Nhà hát thành phố - Di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố Việt Nam có 3 thành phố vinh dự xây nhà hát lớn đó là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà hát thành phố Hải Phòng là một trong những di tích kiến trúc văn hoá của một giai đoạn kiến trúc Việt Nam, với những trang trí hoa văn, phù điêu độc đáo được bố cục hài hoà, có giá trị mĩ thuật cao. Giới hạn bởi các phố: Hoàng Văn Thụ (Phía Tây), Trần Phú (phía Nam), Đinh Tiên Hoàng (phía Đông), Nhà Hát lớn (phía Bắc). Diện tích 5400m2 , gồm hai khu vực: khu sân Nhà Hát lớn và khu cột cở (khu thảm cỏ cũ). Ngăn cách bởi đường Nhà Hát lớn. Nền và sân trước Nhà Hát lớn vốn là chợ của làng cổ An Biên. Những năm cuối thế kỷ 19, Pháp đuổi chợ lấy đất xây Nhà Hát. Bản vẽ, thiết kế và nguyên vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư, kỹ sư Pháp. Đối diện với Nhà Hát thời Pháp thuộc là vườn hoa Nhà Kèn nằm trên kênh Bonnan đã bị lấp. Xung quanh vườn hoa trồng cây và thảm cỏ. Sau giải phóng dỡ bỏ Nhà kèn, toàn bộ khu vực này được cải tạo thành vườn hoa. Năm 1985 sửa sang lại. Ở vị trí Nhà Kèn trước kia, xây cột cờ, xung quanh là các thảm cỏ vuông vắn, viền bởi các lối đi lát gạch men trắng. Công trình hoàn thành dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng. Kỷ niệm 51 ngày giải phóng Hải Phòng, một Đài phun nước màu nghệ thuật đã được xây dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại vườn hoa Lê Chân và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi. Nhà hát thành phố: Nền và sân trước Nhà Hát thành phố vốn là chợ của làng An Biên. Những năm cuối cùng thể kỷ 19, chính quyền Pháp đuổi chợ xây Nhà Hát nên chợ phải chuyển. Bản vẽ, thiết kế và nguyên vật liệu đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư, kỹ sư Pháp.
  • 9. 9 Nhà Hát xây dựng theo kiểu kiến trúc Barốc, đây là loại hình nghệ thuật kiến trúc xuất hiện ở Ý rồi chuyển sang Áo, Tây Ban Nha, 1 phần của nước Pháp rồi trở thành khuynh hướng nghệ thuật chủ yếu từ cuối thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 18. Nhà hát có 4 cột trụ áp sát vào tường để tăng độ vững của tường. Kiến trúc theo lối cột Côranhđiêng mềm mại theo lối cột từ trên xuống dưới. Về kiến trúc bên trong Nhà hát có sân khấu, 2 tầng ghế khán giả, trên tầng 2 có các cửa hình mái vòm theo kiểu Gôtích. Phía trên sân khấu có để tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Bên phải, bên trái sân khấu là phòng trang điểm, phòng nghỉ của diễn viên. Ngoài cửa sổ kính, chớp, phía trong hành lang có cửa đệm bọc da để cách âm. Trần nhà hát hình vòm, tạo tiếng vang và làm tôn thêm chiều cao nhà hát. Vòn trần có vẽ những lẵng hoa trang trí, ghi tên các nhạc sĩ, kịch sĩ châu Âu lừng danh: Mozard, Betthoven, Moliere. Về trang trí thì tiêu biểu nhất của nhà hát lớn phải kể đến hình tượng chiếc đàn Lia trên cánh cửa - đây có thể xem như biểu tượng cho âm nhạc, cho Nhà hát. Phía ngoài, hai bên có hai phòng với hiên rộng có mái che, trước đây là nơi bán vé và căng tin giải khát cho khán giả. Thời Pháp thuộc, Nhà Hát là nơi sinh hoạt văn hóa của người Pháp và những người bản xứ giầu có. Chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng cả nước mới được biểu diễn tại đây và chỉ những người giầu mới đủ tiền mua vé vào xem. Hàng năm Pháp cũng tổ chức phát phần thưởng cho những học sinh giỏi. Vào ngày 20.10.1946 nhân dân Hải Phòng, Kiến An và các tỉnh lân cận cùng đoàn đại biểu Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận nồng nhiệt đón chào Hồ Chủ tịch thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp về nước. Cuộc đón Bác là cuộc biểu dương lực lượng của nhân dân ta ủng hộ Chính phủ cụ Hồ trước kẻ thù hung bạo đang âm mưu gây chiến tái chiếm nước ta. Sáng ngày 21.10.1946, Bác đã nói chuyện với hàng vạn nhân dân tại Quảng trường Nhà hát thành phố trước khi về Hà Nội. Nhà hát Lớn Hải Phòng còn là một địa danh lịch sử gắn liền với thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngày 20-11-1946, ghi dấu "sự kiện Hải Phòng" bùng nổ với cuộc chiến đấu quyết tử bảo vệ Nhà hát Lớn, mãi mãi đi vào lịch sử và truyền thống chiến đấu của thành phố như một bản anh hùng ca bất diệt. Tại đây đã diễn ra trận đánh đẫm máu để bảo vệ thành phố, 13 chiến sĩ Vệ quốc đoàn và 22 chiến sĩ tuyên truyền văn hóa Chiến khu Ba do trung đội trưởng Đặng Kim Nở chỉ huy đã cầm chân lực lượng quân đội Pháp có xe tăng yểm trợ. Một trận đánh không cân sức, chênh lệch cả về lực lượng và hỏa lực nhưng kết quả khiến quân Pháp kinh ngạc: Nhà hát thành phố được giữ vững, 50 tên lính Pháp bị tiêu diệt, nhiều tên khác bị thương, 2 xe thiết giáp bị phá hủy… Một ngày đêm ròng rã chiến đấu, các chiến sĩ đã chiến đấu đến người cuối cùng. "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", 13 đồng chí đã anh dũng hy sinh, tám đồng chí bị giặc bắt do bị thương nặng. Với “sự kiện Hải Phòng”, thành phố Cảng là nơi nổ phát súng đầu tiên trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ngày 13 tháng 12 năm 1996 Nhà hát thành phố
  • 10. 10 được công nhận là di tích lịch sử - di tích kháng chiến theo Quyết định số 2837/QĐ-VX của Ủy ban nhân dân thành phố. Ngày nay vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, chào mừng các sự kiện lịch sử quan trọng hay vào thời khắc chào đón năm mới... hàng ngàn người dân thành phố hân hoan đổ về quảng trường nhà hát thành phố để tham dự các hoạt động tổ chức tại đây. Nhà hát lớn còn là nơi sinh hoạt, thưởng thức nghệ thuật của đông đảo quần chúng nhân dân lao động thành phố, những buổi hoà nhạc, các chương trình biểu diễn liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên, những ngày hội văn hoá... được tổ chức tại đây đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Quảng trưởng Nhà Hát thành phố Giới hạn bởi các phố: Hoàng Văn Thụ (Phía Tây), Trần Phú (phía Nam), Đinh Tiên Hoàng (phía Đông), Nhà Hát lớn (phía Bắc). Diện tích 5400m2 , gồm hai khu vực: khu sân Nhà Hát lớn và khu cột cờ (khu thảm cỏ cũ). Ngăn cách bởi đường Nhà Hát lớn. Nền và sân trước Nhà Hát lớn vốn là chợ của làng cổ An Biên. Những năm cuối thế kỷ 19, Pháp đuổi chợ lấy đất xây Nhà Hát. Bản vẽ, thiết kế và nguyên vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư, kỹ sư Pháp. Năm 1985, vào dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Hải Phòng, quảng trường nhà hát thành phố lại một lần nữa được cải tạo với mặt bằng và không gian thoáng rộng, phục vụ các cuộc mít tinh của nhân dân thành phố trong những ngày lịch sử trọng đại của dân tộc. 1.2 Cảng Hải Phòng Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1876, là nơi được sử dụng để đổ bộ và tiếp tế cho quân đội viễn chinh. Sau đó, thương cảng này được nối liền với Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa. Đến năm 1939, cảng này thực hiện 23% khối lượng vận chuyển xuất nhập khẩu của xứ Đông Dương. Sau ngày
  • 11. 11 13-5-1955 đến nay, Cảng Hải Phòng được mở rộng và đầu tư trang thiết bị, kho tàng và là một Cảng lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Cảng Hải Phòng có cầu Ngự, là một di tích lịch sử. Ngày 20-10-1946 chiếc tàu Pháp Duy-mông Duyeesc-vin chở chủ tịch Hồ Chí Minh về nước đã ghé vào cầu Ngự. Chính phủ ta do đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đầu ra đón Người ở đây trước khi về Hà Nội. 1.3. Bưu điện Hải Phòng - Di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố Vào những năm hai mươi của thế kỷ XX, hệ thống giao thông cách mạng do Lãnh đạo nguyễn Ái quốc tổ chức từ Pháp, Trung Quốc đã đảm nhiệm tài liệu, sách báo cách mạng và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước qua cửa khẩu Hải Phòng. Một số nhân viên, công nhân Bưu điện tiếp thu, được giác ngộ và hình thành tổ chức Hội Việt nam cách mạng Thanh niên và đầu năm 1930 chuyển thành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam - một trong 14 chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ Hải Phòng. Tinh thần yêu nước được phát huy trong nhân viên Bưu điện và những chiến sỹ giao thông cách mạng, góp phầm vào những thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, mở đầu truyền thống của ngành Giao thông Bưu điện Việt Nam trong đó có Bưu điện Hải Phòng - Kiến An.
  • 12. 12 Trong 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, cán bộ, nhân viên - những chiến sỹ giao thông Bưu điện Hải Phòng - Kiến An đã vượt lên mọi gian khổ, hy sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bằng mọi hình thức, biện pháp sáng tạo, giao thông viên đã mưu trí dũng cảm vượt qua mọi sự truy lùng gắt gao, bắn giết giã man của kẻ thù để chuyển công văn tài liệu, đưa đón cán bộ, bộ đội. Nhiều người đã hy sinh anh dũng hoặc hy sinh một phần xương máu để giữ vững mạch máu giao thông kháng chiến. Miền Bắc được giải phóng, Hải Phòng được giải phóng, máy móc, thiết bị Bưu điện do người Pháp để lại vừa ít, vừa lạc hậu, càng thúc đẩy sự sáng tạo và quyết tâm vượt khó vươn lên của cán bộ nhân viên Bưu điện Hải Phòng. Suốt 20 năm (1955-1975) xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại và phong tỏa của đế quốc Mỹ, hệ thống tổ chức và mạng lưới Bưu điện đựợc mở rộng, phục vụ đắc lực cho sản xuất và chiến đấu. Bom đạn cũng không chặt đứt đựợc mạch máu thông tin. Những chiến sỹ Bưu điện Hải Phòng với tinh thần quả cảm, trách nhiệm cao đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến “bảo vệ miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam” thống nhất tổ quốc. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cán bộ công nhân viên Bưu điện Hải Phòng đã kiên cường bám trụ, giữ vững mạch máu thông tin, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nhiều đồng chí đã xung phong ra tiền tuyến chi viện cho chiến trường miền Nam và đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ: 99 liệt sỹ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và 15 liệt sỹ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khi đất nước thống nhất (1975) cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới, Bưu điện Hải Phòng là một trong những đơn vị đi đầu thực hiện chiến lược tăng tốc của toàn ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ Bưu điện Hải Phòng tập trung nguồn lực, trí tuệ tiến thẳng vào hiện đại hóa mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa đảm bảo nhiệm vụ hoạt động công ích vừa cạnh tranh thắng lợi trong quá trình hội nhập. Với truyền thống vẻ vang “Trung thành - dũng cảm - sáng tạo - nghĩa tình”, qua hơn 60 năm hình thành và hoạt động, ghi nhận công lao đóng góp của tập thể, cán bộ công nhân viên. Đảng và Nhà nước đã trao tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân: Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân; Huân chương kháng chiến hạng Nhì; Huân chương chiến công hạng Ba; Huân chương lao động hạng Nhì. Với đóng góp to lớn của Bưu điện Hải Phòng Ủy ban nhân dân thành
  • 13. 13 phố đã có Quyết định số 177/QĐ-UB ngày 28 tháng 01 năm 2005, công nhận Bưu điện Hải Phòng là di tích lịch sử, kháng chiến cấp thành phố. 1.4 Hồ Tam Bạc Nguyên trước là con kênh vành đai hay sông đào Bon-nan, tên một công sứ người Pháp, người đã chủ trì việc đào kênh để ngăn cách khu người Việt và người Âu, lấy đất san lấp mặt bằng và lợi dụng dòng kênh làm đường vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa nối đoạn sông Tam Bạc và sông Cấm ở đoạn cổng cảng chính hiện nay. Kênh dài 3 km, rộng 74m. Hai bờ sông là hai đại lộ Nguyễn Đức Cảnh – Trần Phú và Trần Hưng Đạo – Quang Trung. Nối hai bờ sông là 3 cầu: một cầu ở ngã tư Cầu Đất, trước cửa Nhà hát lớn, một cầu bằng sắt ở ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Hưng Đạo và ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Phú, một cầu bằng sắt mặt lát gỗ ở phía gần chợ Sắt. Năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Hải Phòng, Thành ủy, UBND thành phố quyết định cải tạo đoạn sông còn lại thành một công trình văn hóa phục vụ nhân dân lao động. Năm 1999, lòng hồ Tam Bạc được nạo vét sâu hơn, hai bên bờ có rào chắn, trồng phượng vĩ, cây xanh, có đường đi dạo và ghế đá cho người dân ngồi hóng gió. Hiện thành phố đã cải tạo nâng cấp hồ khang trang sạch đẹp hơn. vỉa hè lát đá tạo hình khối đẹp, hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý giúp du khách nghỉ chân, trò chuyện, ngắm cảnh hồ, hít thở không khí trong lành nhờ những hàng cây được trồng lâu năm cũng như hàng trăm cây phượng được trồng bổ sung theo hàng lối. Khi màn đêm buông xuống, hồ Tam Bạc trở nên lung linh, huyền ảo bởi hệ thống điện chiếu sáng được bài trí trên hè đường dọc hai bên hồ. Luồng ánh sáng in xuống lòng hồ, tạo nên dải lụa đỏ đối xứng, thẳng tắp ở trên và dưới lòng hồ.
  • 14. 14 1.5 Khu vực Nhà triển lãm thành phố Trước kia khu vực Nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti (Djibouti) cũ, nhân dân ta hay gọi là vườn hoa Đưa Người. Theo danh mục đường phố Hải Phòng năm 1936, vườn hoa này được xác định từ đại lộ Amiran Cuốcbê (nay là phố Hoàng Văn Thụ) đến phố Bắc Ninh (nay là phố Lãn Ông) với tổng diện tích 14.300m2 . Sau đó vườn hoa Dibutti được chia ra làm nhiều phần để xây quán hoa, bến xe ô tô, quán giải khát, thư viện bình dân, nhà tắm công cộng, nhà thương làm phúc. Năm 1954 mang tên công viên Khổng Tử. Trong thời thành phố bị địch tạm chiếm, một phần của công viên này được xây dựng thành chợ, gọi là chợ Vườn Hoa. Sau giải phóng bỏ chợ, cải tạo thành vườn hoa, đặt tên là vườn hoa An Biên, sau đó cải tạo thành Nhà Triển lãm thành phố. Tại đây ngày 27/11/1954 đã diễn ra cuộc đấu tranh của hàng ngàn nhân dân thành phố và nhân viên nhà thương, giữ lại dụng cụ y tế, thuốc men quân đội viễn chinh Pháp định đưa vào Nam trước khi rút khỏi thành phố. Địch huy động cảnh sát tới can thiệp và bắt bớ. Sau một ngày đấu tranh quyết liệt chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh này mở đầu cho một loạt cuộc đấu tranh khác ở Máy nước, Máy đèn, Hỏa xa...
  • 15. 15 1.6 Vườn hoa Lê Chân Nằm giữa các phố: Quang Trung (phía bắc), Cầu Đất (phía đông), Nguyễn Đức Cảnh (phái nam) và nhà triển lãm thành phố (phía tây). Diện tích khoảng 2000m2 . Vườn hoa Lê Chân nằm trên đất của kênh Bonnan đã bị lấp và là một phần của vườn hoa Dibuti cũ. Vườn hoa này từng là nơi quân đội Pháp tập trung để bao vây và đánh chiếm Nhà Hát lớn từ trưa ngày 20/11 đến ngày 24/11/1946. Các chiến sĩ đóng ở hiệu Phúc Vinh Xương đã bắn trả quyết liệt để chia lửa với các chiến sĩ bảo vệ Nhà Hát. Trên vườn hoa có Tượng đài nữ tướng Lê Chân đặt uy nghiêm trước nhà triển lãm thành phố là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Được khởi công xây dựng vào ngày 30 tháng 11 năm 1999, khánh thành ngày 31 tháng 12 năm 2000, tượng đúc bằng đồng, cao 7,5 m, nặng 19 tấn. Tượng được sơn mầu đen, bệ được làm bằng gạch ốp đá granito phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Tượng đài được dựng lên để tôn vinh nữ tướng Lê Chân – người đã có công gây dựng trang An Biên tức thành phố cảng Hải Phòng ngày nay và là một nữ tướng lập nhiều công lớn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Lê Chân là tướng tài của Hai Bà Trưng, được tấn phong là Thánh Chân công chúa, theo bản thần tích hiện còn lưu giữ ở đền Nghè, Lê Chân còn là con ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu, quê ở An Biên huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay thuộc xã An Thuỷ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), Xuất thân trong 1 gia đình nề nếp, chuyên nghề dạy học và chữa bệnh. Thái thú Tô Định nghe danh, đòi lấy làm tỳ thiếp. Bị khước từ, Tô Định căm giận, bức hại gia đình bà. Lê Chân ngầm đem 1 số người nhà, người làng đến vùng biển An dương lập trại, lấy tên quê cũ đặt cho miền đất mới, chiêu mộ nhân tài các nơi cùng lo dấy binh chống bọn đô hộ. Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân cùng nghĩa quân ở căn cứ An Biên đã lập nên chiến công vang dội. Khởi nghĩa thành công, Lê Chân đã ra sức tổ chức, xây dựng lực lượng. Khi Mã Viện mang quân ra phục thù do tình thế bất lợi, bà phải rút quân về bảo vệ căn cứ Mê Linh. Sau khi căn cứ này bị vỡ, Hai Bà Trưng tử trận, Lê Chân đem quân về lập căn cứ địa ở Lạt Sơn, thuộc Hà Nam ngày nay nhằm khôi phục cơ đồ. Một lần
  • 16. 16 nữa Mã Viện đem lực lượng tới tấn công, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng không bảo toàn được lực lượng. Cuối cùng nữ tướng Lê Chân gieo mình xuống sông để bảo toàn danh tiết. Sau khi bà tuẫn tiết, nhân dân An Biên (phường An Biên, quận Lê Chân ngày nay) dựng đền thờ ở xứ Đồng Mạ (khu vực Đền Nghè bây giờ). Đến thời vua Trần Anh Tông, bà được phong là thành hoàng xã An Biên huyện An Dương. Hàng năm, cứ đến ngày sinh mồng 8/2, ngày hoá 25/chạp, ngày khánh hạ 15/8, nhân dân An Biên nô nức đến đền Nghè lễ tưởng niệm vị nữ tướng. 1.7 Nhà máy xi măng Hải Phòng (Nơi Bác Hồ về thăm) Di tích lịch sử cách mạng cấp thành phố Nhà máy Xi măng Hải Phòng (nay là công ty Xi măng Hải Phòng), do đế quốc Pháp xây dựng ngày 25/12/1899 trên vùng đất ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý. Xi măng Hải Phòng được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và Đông Dương, từ lâu được coi là trọng điểm kinh tế của đất nước và là cái “Nôi”, là cánh chim đầu đàn trong ngành xi măng Việt Nam. Xi măng Hải Phòng cũng là một trong những nhà máy đầu tiên hình thành nên giai cấp công nhân Việt Nam. Nơi đây, vào tháng 8/1929, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng của nhà máy được thành lập và là một trong những Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hải Phòng lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh chống thực dân Pháp. Ngày 8/1/1930 được ghi dấu bởi cuộc đình công lớn của công nhân Nhà máy xi măng Hải Phòng đòi tăng lương, giảm giờ làm, trả lương đúng kỳ, chống đánh đập công nhân... Ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành xi măng. Ngày 30/5/1957, Bác Hồ về thăm Nhà máy xi măng Hải Phòng, Bác căn dặn anh chị em công nhân “nhà máy Xi măngHải Phòng trước đây là của thực dân. Bây giờ là của các cô, các chú. Người công nhân trước đây là người làm thuê cho tư bản, bây giờ là người làm chủ đất nước, phải xứng đáng với vai trò của mình...”. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy Xi măng Hải Phòng, ngày 30/5/1957 Nhà máy Xi măng Hải Phòng ngày ấy là niềm tự hào của nhân dân thành phố. Năm 1961, “Tổ đá nhỏ ca A” của Nhà máy Xi măng Hải Phòng trở thành cánh chim đầu đàn trong phong trào thi đua Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và trở thành tổ Anh hùng Lao động. Hàng vạn con người của nhiều thế hệ người lao động Hải Phòng đã gắn bó cả cuộc đời mình, sống, chiến đấu, làm việc và hy sinh ngay trong nhà máy này. Ngay trong những thời điểm khó khăn, năm 1964, những người công nhân xi
  • 17. 17 măng vẫn sáng tạo làm nên một kỳ tích: nâng công suất nhà máy từ 100 nghìn tấn/năm theo thiết kế lên 592 nghìn tấn/năm để kiến thiết đất nước. Xi măng Hải Phòng nhãn hiệu “Con Rồng” truyền thống từ lâu đã in sâu trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh Xi măng Hải Phòng cũng gắn liền với các công trình lịch sử của nước nhà như Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cầu Thăng Long, Thủy điện Hoà Bình… Thời thế giới mới chỉ biết tới Việt Nam qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, thì danh tiếng của xi măng Con Rồng đã vươn xa tới vùng viễn Đông, Vladivostoc (Nga), Jawa (Indonesia), Singapo hay vùng Hoa Nam (Trung Quốc). Với những đóng góp to lớn của mình, Nhà máy xi măng Hải Phòng đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp thành phố theo Quyết định số 177/QĐ- UB ngày 28 tháng 1 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Bước ngoặt của Xi măng Hải Phòng thời kỳ đổi mới chính là việc nhà máy mới được chuyển về Tràng Kênh - Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. Nhà máy xi măng Hải Phòng mới chính là độ cao mới mà thương hiệu xi măng “Con Rồng” bay tới. Tuy vậy, trong ký ức người Hải Phòng, vẫn còn y nguyên, bên bờ sông Tam Bạc, hình ảnh tượng đài người công nhân xi măng, đầu ngẩng cao nhìn về phía Tây, bàn tay người thợ tựa lên chiếc xe cút kít thô sơ chất đầy bao xi măng "Con Rồng", nhãn hiệu nổi tiếng của xi măng Hải Phòng từ thời Pháp thuộc. 1.8 Nhà máy cơ khí Duyên Hải, phường Hoàng Văn Thụ (Nơi Bác Hồ về thăm) – Di tích lịch sử cấp thành phố Nhà máy cơ khí Duyên Hải nay là công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Duyên Hải thành lập ngày 5 tháng 10 năm 1955, sau ngày thành phố Hải Phòng hoàn toàn giải phóng. Nhà máy Cơ khí Duyên Hải, nơi khởi nguồn nhiều phong trào thi đua sôi nổi được cả nước biết đến như phong trào “Sóng Duyên hải”, một trong 4 phong trào thi đua lớn của cả nước gồm “Sóng Duyên hải, gió Đại Phong, trống Bắc Lý và cờ ba nhất”. Những năm 60 của thế kỷ trước, "Sóng Duyên Hải" đã trở thành điển hình thi đua trong công nghiệp của toàn miền Bắc. Ngày đó, Nhà máy Cơ khí Duyên Hải không chỉ là niềm tự hào của riêng Hải Phòng mà còn là lá cờ đầu trong ngành cơ khí. Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với công nhân nhà máy cơ khí Duyên Hải, ngày 16/3/1961 Ngày 15 tháng 3 năm 1961, cán bộ công nhân Nhà máy vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Tại cuộc nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy Bác dạy "xây dựng Chủ nghĩa xã hội để có đời sống toàn dân được no ấm hạnh phúc. Muốn no thì phải sản xuất nhiều gạo, nhiều vải thì nông nghiệp không thể để mãi như thế này mà phải có máy móc. Máy móc là do các chú làm và phải có nhiều máy và máy tốt... "
  • 18. 18 Từ đó trong ngành công nghiệp miền Bắc dấy lên phong trào thi đua "Học tập Duyên Hải, đuổi kịp và vượt Duyên Hải". Những năm tiếp theo, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nhiều lần về thăm nhà máy. Ngày 27 tháng 8 năm 1990, Nhà máy Cơ khí Duyên Hải được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 780/QĐ-UB. Nhà máy Cơ khí Duyên Hải tự hào là cái nôi của phong trào thi đua ái quốc ngày nay, Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Duyên Hải tiếp tục phát huy truyền thống "Sóng Duyên Hải" trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhà máy Cơ khí Duyên Hải trước đây ở số 14 Trần Quang Khải, phường Hoàng Văn Thụ. Hiện nay, nhà máy đã chuyển đi do thành phố đã cho chuyển đổi mục đích sử dụng. 1.9 Cơ sở Đảng thời kỳ 1929 – 1931 (Số 14 ngõ 61 Lý Thường Kiệt, phường Quang Trung) – Di tích lịch sử văn hóa cách mạng cấp quốc gia Nhà số 14 ngõ Gạo (nay là ngõ 61), Lý Thường Kiệt là trạm giao thông liên lạc quốc tế của Đảng trong những năm 20, có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, cũng là nơi đầu tiên đón nhận cuốn “Đường Cách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc do Sao Đỏ (tức Nguyễn Lương Bằng) mang về. Nguyễn Lương Bằng là một chiến sĩ cách mạng kiên cường đã hoạt động nhiều năm trên địa bàn Hải Phòng; sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, ông làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều sách báo và tư tưởng tiến bộ đã về đây và đã theo đường dây liên lạc bí mật này. Từ Quảng Châu - Trung Quốc về Hải Phòng và từ đây tỏa đi khắp nơi, góp phần thắp sáng ngọn lửa cách mạng Việt Nam từ trước khi Đảng được thành lập. (Theo cuốn “Lược khảo đường phố Hải Phòng” của NXB Hải Phòng năm 1993) 1.10 Di tích tội ác đế quốc Mỹ ở phố Phạm Hồng Thái – Tôn Đản – Di tích lịch sử cấp thành phố Ngôi nhà số 2-4-6 đường Phạm Hồng Thái và số nhà 41 phố Tôn Đản là một di tích về tội ác của đế quốc Mỹ gây ra tại thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại. Ngôi nhà thuộc tiểu khu Ký con – chợ Sắt, khu phố Hồng Bàng. Di tích này đã được công nhận là di tích tội ác chiến tranh cấp thành phố theo Quyết định số 177/QĐ-UB ngày 28 tháng 1 năm 2005. Nhưng hiện tại di tích này đã bị chuyển nhượng bất hợp pháp từ năm 2005. Ngày 12 tháng 12 năm 1986 nơi đây đã được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận là di tích Cách mạng cấp quốc gia theo Quyết định số 235/VH-QĐ. Nhưng hiện nay di tích này không còn do công ty kinh doanh nhà quản lý đã ký hợp đồng cho dân thuê để ở và đã bị chuyển đổi qua nhiều chủ sử dụng. 1.11 Tầng 2 nhà số 8 phố Hạ Lý Thuôc phường Hạ Lý, những năm 1930 là cơ quan in tài liệu của Thành ủy Hải Phòng. Đây là nhà do đồng chí Khuất Duy Tiến (tức Minh Thanh), lúc đó là một viên chức của Pháp thường gọi là ông Pháp Tiến thuê và cho Thành ủy sử dụng. Đây còn là một cơ sở của Xứ ủy Bắc Kỳ thỉnh thoảng dùng làm nơi tụ họp, nghiên cứu đường lối cách mạng Việt Nam.
  • 19. 19 1.12 Nhà số 6 ngõ 31 phố Phạm Hồng Thái Thuộc địa bàn phường Phạm Hồng Thái, địa điểm này nguyên là cơ quan của Tỉnh đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Hải Phòng. Từ cuối năm 1929, các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Công Hòa, Đặng Xuân Thiều là những người đã sống và làm việc ở đây. Đây còn là địa điểm tạm trú của cán bộ chờ ra nước ngoài hoạt động theo đường biển và là đầu não chỉ đạo phong trào đấu phao trào đấu tranh của công nhân các nhà máy Xi măng, Máy Tơ, Máy Chai… chống chủ tư bàn Pháp. 1.13 Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyên trước là Tòa thị chính thành phố do Pháp xây dựng trên đất nhượng địa theo hiệp ước 1874 và cũng chính là địa điểm của đình làng Gia Viên cũ và được hoàn chỉnh vào năm 1895. Đó là một trong những công trình đầu tiên do Pháp xây dựng ở thành phố Hải Phòng. Mặt chính của Ủy ban nhân quay ra hướng nam, giáp đại lộ Nguyễn Tri Phương, phía Bắc, phía Đông, phía Tây tiếp giáp với khu vực Cảng Hải Phòng. Từ ngày hòa bình lập lại đến nay trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố. Đây là công trình kiến trúc kiểu Châu Âu đã trải nhiều lần tu bổ nhưng cơ bản vẫn giữ dáng cũ, là một trong những công trình kiến trúc đẹp. 1.14 Ngân hàng thành phố Nguyên trước là chi nhánh Ngân hàng Đông Dương do Pháp xây dựng năm 1923. Sau hòa bình ta vẫn sử dụng là chi nhánh ngân hàng Việt Nam và là ngân hàng trung tâm thành phố. Ngân hàng quận Hồng Bàng cũng đặt trụ sở tại đây. Ngân hàng trung tâm vừa là một cơ quan kinh tế quan trọng vừa là một công trình kiến trúc đẹp và kiên cố của thành phố.
  • 20. 20 1.15 Quán Hoa Nằm ở vị trí trung tâm cạnh quảng trường Nhà hát thành phố, nơi tiếp điểm của các phố chính Hoàng Văn Thụ, Cầu Đất, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Phú. Đây là nơi hội tụ của các loại hoa, cây cảnh của các làng hoa ven nội thuộc Đằng Hải, Đông Hải, Đằng Giang, Dư Hàng….. để phục vụ nhu cầu văn hóa và cũng là chợ hoa của thành phố trong những ngày Tết âm lịch, làm tôn vẻ đẹp của khu trung tâm, quảng trường Nhà hát. Quán hoa được xây dựng vào cuối năm 1944 do Đốc Lí Luyxiani (Luciani) chủ trì việc kiến thiết và Chánh lục lộ Gôchiê (Gautier) phụ trách thiết kế mỹ thuật. Mẫu quán được chọn từ hàng chục mẫu thiết kế của nhiều kiến trúc sư. Mỗi quán rộng 20m2 , cao gần 4m, các quán cách nhau 6m. Tất cả có 05 quán trải trên diện tích 300m2 . Về phần mái: bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía đông, tây, nam, bắc. Bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành 1 góc nhọn vươn lên cao, cong vút, toàn bộ mái lợp bằng ngói âm dương. Nguyên liệu chính của quán hoa là gỗ lim, 1 loại chất liệu có khả năng chống mối mọt. Trải qua gần 68 năm căn bản vẫn còn nguyên vẹn. Quán hoa Hải Phòng từ lâu đã là nguồn cảm hứng của các hoạ sĩ, các nghệ sĩ nhiếp ảnh khi vẽ và chụp ảnh nghệ thuật về Hải Phòng. Đây cũng là điểm đến thường xuyên của du khách khi đến thăm Hải Phòng. 1.16 Vườn hoa Kim Đồng Rộng 2.5 ha. Dưới thời thuộc Pháp, nó mang tên “Vườn hoa con cóc”. Hiện nay vẫn còn dấu tích của thời xa xưa với chiếc bể vây ở giữa có con cóc phun nước, ngôi nhà nhiều mái của tên chủ nhà máy Xi –măng Poosooc-lăng Hải Phòng xây dựng năm 1912 là nơi tổ chức triển lãm…
  • 21. 21 Bao quanh là các phố: Điện Biên Phủ, Trần Phú, Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo. Phía bắc là sân vận động Cảng, phía tây nam là vườn hoa Nguyễn Du. Năm 1938 Pháp mở Hội chợ Hải Phòng, chọn vùng đất vườn hoa Nguyễn Du và vườn hoa Kim Đồng làm địa điểm. Năm 1942 mở lần nữa. Hội chợ bán nhiều mặt hàng thủ công, mĩ nghệ, công nghiệp, sập gụ tủ chè, tủ khảm trai ... Sau năm 1942 chính thức gọi là vườn hoa Jardin d’ Enfant (Ấu Trĩ Viên), ta thường gọi là vườn trẻ. Tuy nhiên người Pháp vẫn sử dụng nơi này làm Hội chợ Sau giải phóng ta đổi tên là vườn hoa Kim Đồng (Kim Đồng - người anh hùng nhỏ tuổi, đội viên đầu tiên của Đội thiếu niên tiền phong) tạo điểm vui chơi cho trẻ em như: Đu quay, cầu tụt, cầu bập bênh ... Trong vườn hoa còn có thư viện thiếu nhi thành phố. 1.17 Vươn hoa Nguyễn Du Mang tên danh nhân văn hóa nước ta thế kỷ XVIII, bao quanh bởi các phố: Trần Bình Trọng, Trần Phú, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, vườn hoa Kim Đồng, vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm, diện tích 19.000m2 . Sau khi lấp kênh Bonnan, phần đất vườn hoa bị bỏ hoang một thời gian. Sau đó người ta gọi là vườn Giữa vì ở vị trí trung tâm bãi Bonnan. Nhân dân thường gọi là vườn hoa Cây Cọ vì ở đây trồng nhiều loại họ cọ. Những cây này hiện vẫn đang sống và đã cao khoảng trên 20m. Có người nói giống cọ này được mang từ Dibuti, một thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi về trồng.
  • 22. 22 Kiến trúc duy nhất thời Pháp thuộc xây dựng là bể cá hình chữ nhật có đài phun nước. Năm 1954 đổi gọi là công trường Độc Lập. Sau giải phóng mang tên Nguyễn Du – Nhà đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Năm 1956 thành phố xây nhà kèn tám mái theo nguyên mẫu Nhà Kèn người Pháp xây dựng tại quảng trường Nhà hát trước kia, nhưng quy mô lớn hơn. Nhà Kèn: Nhà kèn tại Hải Phòng là công trình kiến trúc do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ XX, cùng thời điểm xây dựng với nhà kèn Hà Nội. Thời Pháp, Nhà kèn ở sân Nhà Hát nằm trên đất của kênh Bonnan đã bị lấp. Nhà kèn có kiến trúc nhà 8 mái, lợp tôn dày, có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng. Ban đầu, người Pháp sử dụng nhà kèn làm nơi cho đội nhạc binh chơi kèn vào chiều thứ bảy, sáng chủ nhật hàng tuần. Thời kỳ này, vào mỗi buổi tập thường chơi ba bài nhạc như: Kèn gọi lính, quân hành, quốc ca Pháp. Sau này, chính quyền thuộc địa đã tổ chức các sự kiện văn hóa tại đây, quy tụ được nhiều tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam như những nhạc sĩ thuộc nhóm Đồng Vọng: Lê Thương, Văn Cao, Hoàng Quý. Các nhạc sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng khác như Đỗ Nhuận, Ngô Thụy Miên, Đoàn Chuẩn, Nguyễn Đình Thi… xem nhà kèn là nơi sinh hoạt văn hóa, giao lưu âm nhạc. ... Sau giải phóng dỡ bỏ Nhà Kèn, toàn bộ khu vực này được cải tạo thành vườn hoa. Năm 1985 lại sửa sang lần nữa, ở vị trí Nhà Kèn trước kia xây cột cờ. 30 năm sau, thành phố quyết định xây dựng lại Nhà Kèn theo nguyên mẫu ở vị trí mới - vườn hoa Nguyễn Du. 1.18 Vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm Bao quanh bởi một phần các phố Phạm Ngũ Lão, Trần Phú, Nguyễn Khuyến, Trần Hưng Đạo, Vườn hoa Nguyễn Du, trạm bán xăng. Diện tích vườn hoa là 24.000m2 . Tải bản FULL (48 trang): https://bit.ly/2RXAZtQ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 23. 23 Nằm trong dải trung tâm, vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm được thiết kế chia theo 11 khu để quản lý thuận tiện với mục tiêu cải tạo môi sinh, trồng nhiều xây xanh tạo một không gian có bóng mát. Xung quanh vườn hoa là hệ thống tường lửng ngăn cách với hè đường. Năm 1985 nhân dịp kỉ niệm 400 năm ngày mất của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, HĐND thành phố quyết định đặt tên ông cho vườn hoa này. Vườn hoa có nhiều ô cỏ, trên ô cỏ có nhiều cây, nhất là cây cọ. 1.19 Vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi Vốn là sân vận động chủ yếu để tự do luyện tập và chơi thể thao thời Pháp thuộc có tên gọi Bon-nan ở trước trụ sở Thành đoàn thanh niên. Sau giải phóng vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi gọi là sân sông Lấp. Sau khi bỏ sân vận động Giơnô (nay là chợ ga), đây là nơi thi đấu bóng đá chính thức.. Năm 1960 cải tạo thành vườn hoa trong dải văn hóa trung tâm. Bao quanh bởi các phố Trần Hưng Đạo (phía Bắc), trạm bán xăng (phía Đông), phố Trần Phú (phía Nam), quảng trường Nhà Hát thành phố (phía Tây). Lúc đầu vườn hoa mang tên nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Khi người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hi sinh, Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam thành phố đã tổ chức truy điệu anh ở đây, từ đó đổi gọi thành vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi. Trong khuôn viên vườn hoa còn có Đài phun nước màu nghệ thuật được thành phố xây Tải bản FULL (48 trang): https://bit.ly/2RXAZtQ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. 24 dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại khu vực quảng trường Nhà hát và vườn hoa Lê Chân. Đây là một trong những công trình kỷ niệm 51 ngày giải phóng Hải Phòng. 2. Di tích Văn hóa tâm linh 2.1. Đền liệt sỹ quận Hồng Bàng - Công trình Văn hóa tâm linh * Địa điểm: Khu dân cư An Lạc 1, Đại lộ Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng. * Trưởng ban quản lý: Đỗ Xuân Trường. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” để ghi nhớ công ơn của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các liệt sỹ đã hy sinh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/1947 - 27/7/1997, thể theo nguyện vọng của cán bộ, nhân dân trong quận, ngày 18/7/1997, Ban thường vụ Quận uỷ Hồng Bàng có Thông báo số 51 về việc xây dựng nhà bia ghi tên các liệt sỹ (nay là Đền Liệt sỹ). Ngày 19/7/1997, Uỷ ban nhân dân thành phố có quyết định giao đất, duyệt phương án đền bù, thu hồi đất, xây dựng Đền. Ngày 12/8/1997, ký hợp đồng thiết kế công trình với công ty tư vấn thiết kế kiến trúc Hà Nội, do Kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng (Trưởng khoa Kiến trúc trường Đại học Xây dựng Hà Nội) làm chủ biên phần kiến trúc. Để công trình thiết kế đạt yêu cầu tâm linh truyền thống dân tộc Á Đông, trang nghiêm, hiện đại, quận đã cử một số đoàn công tác đi nghiên cứu, tham khảo nhiều công trình văn hoá như: Nhà bia tưởng niệm của Bộ Tư lệnh phòng không không quân, Đền Liệt sỹ Bến Dược, Đền Liệt sỹ huyện Hải Hậu và tổ chức trưng cầu ý kiến của các vị lão thành cách mạng, cán bộ chủ chốt của thành phố và quận đã nghỉ hưu. Sau khi các phương án đã được chọn và Uỷ ban nhân dân thành phố duyệt, Công ty 3/2 Hồng Bàng là đơn vị thi công. Mùa xuân năm Canh Thìn 2000 các hạng mục công trình đã hoàn thành, toà nhà chính 2 tầng, cổng tam quan, ao cảnh, vườn hoa, cây cảnh, thảm thảo mộc và toàn bộ hạ tầng cơ sở đã hoàn thành. Phần kết cấu công trình gồm nhiều loại cọc bê tông, khung sàn bê tông cốt thép, ngói mũi hài, vảy cá Giếng Đáy, cửa gỗ lim trạm trổ tùng, trúc, cúc, mai. 5335291