SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
B GIÁO D C VÀ ĐÀO T O
TRƯ NG Đ I H C KINH T QU C DÂN
---------------------------------
LÊ TH ANH
“SỬ DỤNG MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU
AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG”
LU N ÁN TI N SĨ
NGÀNH KINH T H C
HÀ N I – 2020
B GIÁO D C VÀ ĐÀO T O
TRƯ NG Đ I H C KINH T QU C DÂN
---------------------------------
LÊ TH ANH
“SỬ DỤNG MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU
AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG”
Chuyên ngành: Toán kinh t
Mã s : 9310101
LU N ÁN TI N SĨ
Ngư i hư ng d n khoa h c: PGS.TS. NGUY N TH MINH
HÀ N I – 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng, luận án: “Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu
hành vi tiêu dùng RAT của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối
xứng” là do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học
thuật.”
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Lê Thị Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
“Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Thị
Minh, người hướng dẫn khoa học, đã luôn tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Toán kinh tế và các
đồng nghiệp thuộc Bộ môn Toán cơ bản – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo
mọi điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo công tác
trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để
giúp tác giả hoàn thiện luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo và cán bộ Viện Sau đại học –
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên và khích lệ tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.”
Nghiên cứu sinh
Lê Thị Anh
iii
MỤC LỤC
“
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
Chương 1 ........................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................8
1.1. Một số khái niệm ....................................................................................................8
1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án .................................................................................12
1.2.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng Lancaster......................................................13
1.2.2. Lý thuyết thông tin bất đối xứng .........................................................................15
1.2.3. Lý thuyết phát tín hiệu.........................................................................................16
1.2.4. Vấn đề thông tin bất đối xứng và phát tín hiệu trên trị trường RAT...................19
1.3. Tổng quan nghiên cứu..........................................................................................25
1.3.1 Các nghiên cứu về vai trò các tín hiệu đối với lòng tin của người tiêu dùng về
thực phẩm an toàn..........................................................................................................26
1.3.2 Các nghiên cứu về cầu và cầu tiềm năng đối với thực phẩm an toàn ..................30
1.3.3. Các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả cho thực phẩm an toàn ........................34
1.3.4. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................37
1.4. Khung nghiên cứu của luận án............................................................................37
1.5. Kết luận chương....................................................................................................40
Chương 2 ......................................................................................................................42
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................42
2.1.Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................42
2.2. Phương pháp hồi quy logit xếp hạng thứ bậc (rank ordered logit - ROL).....44
2.3. Phương pháp hồi quy khoảng (interval regression)..........................................48
2.4. Phương pháp hồi quy tỷ lệ (fractional regression)............................................51
2.5. Phương pháp phi tham số....................................................................................53
2.6. Kết luận chương 2.................................................................................................56
Chương 3 ......................................................................................................................57
iv
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN VIỆT NAM VÀ SỐ LIỆU
ĐIỀU TRA....................................................................................................................57
3.1. Thị trường rau an toàn Việt Nam: bối cảnh và chính sách..............................57
3.2. Thực trạng thị trường rau an toàn Việt Nam....................................................61
3.3. Số liệu điều tra và phân tích thống kê ................................................................64
3.3.1. Mô tả về số liệu điều tra ......................................................................................64
3.3.2. Phân tích thống kê ...............................................................................................66
3.4. Kết luận chương 3.................................................................................................80
Chương 4 ......................................................................................................................81
PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA
KHÁCH HÀNG...........................................................................................................81
4.1. Mô hình đánh giá vai trò của tín hiệu đối với lòng tin của khách hàng trong
quyết định tiêu dùng rau an toàn...............................................................................81
4.1.1. Mô hình và các biến số........................................................................................81
4.1.2. Kết quả ước lượng ...............................................................................................84
4.2. Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng rau an toàn
.......................................................................................................................................87
4.2.1. Biến số trong các mô hình...................................................................................87
4.2.2. Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến cầu về rau an toàn ...................89
4.2.2.1. Các mô hình hồi quy.........................................................................................89
4.2.2.2. Các kết quả ước lượng......................................................................................90
4.2.3. Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố đến mức sẵn lòng chi trả cho rau an
toàn ................................................................................................................................95
4.2.3.1. Các mô hình hồi quy.........................................................................................95
4.2.3.2. Các kết quả ước lượng......................................................................................97
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy khoảng.................................................................97
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy phi tham số........................................................100
4.2.4. Mô hình đánh giá tác động các yếu tố đến mức cầu tiềm năng về rau an toàn.102
4.2.4.1. Các mô hình hồi quy.......................................................................................102
Như được trình bày trong chương 2 và cũng giống như các tiếp cận trong mục 2.2.3,
trong mô hình đánh giá tác động của các nhận tố đến cầu tiềm năng, luận án sử dụng
mô hình hồi quy khoảng và hồi quy phi tham số. .......................................................102
4.2.4.2. Kết quả ước lượng hồi quy khoảng ................................................................104
4.2.4.3. Kết quả ước lượng hồi quy phi tham số .........................................................107
4.5. Kết luận chương 4...............................................................................................110
Chương 5 ....................................................................................................................112
v
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................112
5.1. Kết luận ...............................................................................................................112
5.2. Một số kiến nghị..................................................................................................115
5.3. Hạn chế của luận án và một số hướng nghiên cứu tiếp theo..........................118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG
LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN LUẬN ÁN...........................................................119
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................120
PHỤ LỤC ...................................................................................................................132
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích Tiếng Anh Giải thích Tiếng Việt
ATTP An toàn thực phẩm
BĐX Bất đối xứng
BVTV Bảo vệ thực vật
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp Phát triển
Nông thôn
FAO Food and Agriculture Organization
of the United Nations
Tổ chức Nông lương Liên
Hiệp Quốc
HTX Hợp tác xã
HTX DV NN Hợp tác tác xã dịch vụ nông
nghiệp
HTX NN Hợp tác xã Nông nghiệp
MM Method of moment Phương pháp moment
NN & PTNN Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn
OLS Ordinary Least Square Bình phương nhỏ nhất
PGS Participatory Guarantee System Hệ thống giám sát cộng đồng
QTSXRAT Quy trình sản xuất rau an toàn
RAT Rau an toàn
ROL Rank Ordered Logit Logit có xếp hạng thứ bậc
TPAT Thực phẩm an toàn
USDA United States Department of
Agriculture
Bộ Nông nghệp Hoa Kì
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
VietGAP Vietnamese Good Agricultural
Practices
Thực hành nông nghiệp tốt
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương Mại Thế giới
WTP Willingness to pay Mức sẵn lòng chi trả
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Vai trò các tín hiệu về thực phẩm an toàn đối với lòng tin khách hàng .......38
Bảng 1.2. Đặc điểm nhân khẩu học tác động đến lòng tin............................................39
Bảng 1.3. Các nhân tố tác động đến hành vi người tiêu dùng.......................................39
Bảng 3.1.Thống kê mô tả các đặc điểm hộ gia đình .....................................................65
Bảng 3.2. Đặc điểm thu nhập và chi tiêu cho rau quả của hộ gia đình. ........................66
Bảng 3.3. Mức độ quan trọng của các tín hiệu..............................................................67
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định sự khác biệt về giá sẵn lòng chi trả và mức giá rau an
toàn hiện tại. ..................................................................................................................74
Bảng 4.1a. Thống kê mô tả biến phụ thuộc và tín hiệu trong mô hình nghiên cứu ......83
Bảng 4.1b. Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu......................83
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố quyết định đến lòng tin của người
tiêu dùng trong việc lựa chọn RAT ...............................................................................85
Bảng 4.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình..............................................................86
Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.....................................90
Bảng 4.5. Kết quả mô hình hồi quy tỷ lệ.......................................................................91
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy phi tham số .........................................................................94
Bảng 4.7. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.....................................97
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy khoảng (WTP) ....................................98
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy phi tham số (WTP) ...........................................................101
Bảng 4.10. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.................................104
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy khoảng về cầu tiềm năng về RAT..................................105
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy phi tham số .....................................................................108
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Nhóm các tín hiệu..........................................................................................38
Hình 1.2. Khung nghiên cứu của luận án ......................................................................40
Hình 3.1. Tỷ lệ mua rau an toàn ....................................................................................68
Hình 3.2. Tương quan giữa thu nhập và tỷ lệ mua rau an toàn....................................69
Hình 3.3. Lòng tin của người tiêu dùng vào rau an toàn...............................................69
Hình 3.4. Tương quan giữa lòng tin và tỷ lệ mua RAT ................................................70
Hình 3.5. Nhận thức về sự tiện lợi của người tiêu dùng khi mua RAT ........................71
Hình 3.6. Tương quan giữa nhận thức về sự tiện lợi và tỷ lệ mua RAT.......................71
Hình 3.7. Nhận thức rủi ro từ rau thông thường............................................................72
Hình 3.8. Mức độ phân biệt rau an toàn và rau thông thường.......................................73
Hình 3.9. Mức sẵn lòng chi trả cho rau an toàn ............................................................73
Hình 3.10. Giá rau an toàn so với giá rau thông thường ...............................................74
Hình 3.11. Tương quan giữa lòng tin vào rau an toàn và mức sẵn lòng chi trả............75
Hình 3.12. Tương quan giữa nhận thức rủi ro và mức sẵn lòng chi trả ........................76
Hình 3.13. Tương quan giữa thu nhập bình quân và mức sẵn lòng chi trả ...................76
Hình 3.14. Tương quan giữa tỷ lệ mua RAT và mức sẵn lòng chi trả..........................77
Hình 3.15. Cầu tiềm năng về rau an toàn ......................................................................77
Hình 3.16. Tương quan giữa biến cầu tiềm năng với lòng tin.......................................78
Hình 3.17. Tương quan giữa biến cầu tiềm năng với thu nhập bình quân....................78
Hình 3.18. Tương quan giữa biến cầu tiềm năng với tỷ lệ mua rau an toàn .................79
Hình 3.19. Tương quan giữa biến cầu tiềm năng với nhận thức rủi ro .........................79
Hình 4.1. Tác động biên của các biến số đến tỷ lệ chi cho rau quả an toàn..................95
Hình 4.2. Tác động biên của các biến số đến mức sẵn lòng chi trả ............................102
Hình 4.3. Tác động cận biên của các biến số đến cầu tiềm năng................................109
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rau quả là thực phẩm rất quan trọng cho sức khỏe con người. Các nghiên cứu
chỉ ra rằng rau quả giúp phòng chống ngăn ngừa các bệnh như: xơ vữa động mạch,
ung thư, tiểu đường, viêm khớp và lão hóa (Kaur and Kapoor, 2001), v.v. Do vậy, rau
quả luôn là một phần không thể thiếu trong bữa ăn thông thường của các gia đình, đặc
biệt là tại Việt Nam, một nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp, nơi mà nhu cầu tiêu
thụ rau quả của người dân thuộc nhóm cao nhất thế giới (Wertheim - Hesk et al.,
2014). Tuy nhiên, tình trạng mất an toàn rau quả ở Việt Nam đang đặc biệt báo động
do việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, hóa chất bảo quản vượt quá
giới hạn cho phép, v.v. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014). Do đó, nhu
cầu về đảm bảo rau quả an toàn tại Việt Nam là rất hiện hữu và cấp thiết. Thêm vào
đó, với mức thu nhập bình quân đang gia tăng, nhu cầu về an toàn thực phẩm, trong đó
có rau an toàn (RAT) của các hộ gia đình Việt Nam càng gia tăng đáng kể. Như vậy có
thể nói, sản xuất nông nghiệp Việt nam nói chung, và sản xuất rau quả nói riêng, đang
có cơ hội lớn trong việc tiếp cận với nhu cầu ngày càng gia tăng này. Đây cũng là cơ
hội cho hơn 10 triệu nông hộ Việt Nam trong việc nâng cao thu nhập của mình bằng
cách sản xuất các sản phẩm an toàn, trong đó có rau quả an toàn thường đưa lại giá trị
gia tăng cao thay vì các sản phẩm thông thường với giá trị gia tăng thấp.
Không chỉ trên thị trường nội địa, tiềm năng nông nghiệp Việt Nam nói chung
và rau quả nói riêng trên thị trường quốc tế là rất lớn, đặc biệt là thị trường châu Âu,
do lợi thế của Việt Nam về sự đa dạng trong chủng loại hoa quả nhiệt đới1
. Tuy
nhiên để có thể biến các tiềm năng này thành hiện thực thì ngành sản xuất rau quả
Việt Nam cần đảm bảo được các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm của các
thị trường này.
Mặt khác, ngành nông nghiệp sạch Việt Nam cũng đang chịu sự cạnh tranh
mạnh mẽ trên thị trường nội địa. Trong đó, ngành rau quả chịu sự cạnh tranh đáng kể,
đặc biệt là từ các sản phẩm rau quả được sản xuất tại các quốc gia phát triển như Mỹ,
Úc, New Zealand, Hàn quốc, v.v nơi mà độ an toàn của nó được đảm bảo một cách
khá nghiêm ngặt và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam. Theo số liệu
từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng rau quả nhập khẩu vào Việt Nam
đang ngày càng gia tăng một cách đáng kể2
. Điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường
1
https://baomoi.com/thi-truong-a-au-can-rau-qua-viet-nam/c/32683288.epi
2
https://baodautu.vn/nhap-khau-tang-xuat-khau-rau-qua-sut-giam-5-thang-lien-tiep-d108277.html
2
rau quả nội địa bởi chỉ có đảm bảo được sự an toàn của rau quả, thị trường này mới có
thể phát triển bền vững, ngành trồng trọt của Việt Nam mới có thể giữ vững được thị
trường sân nhà, giữ được việc làm và nguồn thu nhập cho người nông dân cũng như
đáp ứng nhu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng cao của người dân và có thể có
những bước phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, bản thân việc sản xuất ra các sản phẩm rau quả an toàn là chưa đủ để
có một thị trường rau quả an toàn, điều cốt yếu là cần có một cơ chế vận hành thị
trường phù hợp với đặc tính của thị trường này - tính bất đối xứng (BĐX) thông tin ở
mức cao giữa người bán và người mua về chất lượng của sản phẩm (Akerlof,1970).
Đây là một vấn đề không dễ, kể cả tại quốc gia phát triển. Cụ thể hơn, người bán
thường có thông tin tốt chính xác hơn người mua về việc liệu rau quả mình bán có phải
là rau quả an toàn hay không, còn người mua thì gần như không thể biết được, kể cả
sau khi đã tiêu dùng nó. Do đó, người tiêu dùng thường dựa vào lòng tin đối với các
tín hiệu liên quan tới sản phẩm, thường được cung cấp bởi bên bán, trong quá trình ra
quyết định mua/không mua các sản phẩm này.
Tuy nhiên lòng tin trong bối cảnh này là không đủ cơ sở nếu các tín hiệu này
không được xác thực bởi một bên thứ ba, thường là cơ quan quản lý nhà nước (Le
Quoc Hoi và Nguyen Thi Minh, 2018; McCluskey, 2000). Do đó, hành vi của người
tiêu dùng trên thị trường này phụ thuộc vào lòng tin vào các tín hiệu cũng như vào vai
trò xác thực tín hiệu của quản lý nhà nước chứ không đơn thuần như hành vi tiêu dùng
tại các thị trường hàng hóa thông thường. Vì vậy, để có thể xây dựng một cơ chế vận
hành nhằm phát triển bền vững thị trường rau quả an toàn, việc nghiên cứu định lượng
về hành vi của người tiêu dùng, đặc biệt là lòng tin của họ trên thị trường rau quả an
toàn là rất cần thiết.
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này, kết quả tùy thuộc đáng
kể vào mức độ phát triển kinh tế – văn hóa – nhận thức xã hội của người dân. Việt
Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi, nơi mà nhà nước đã từng vận hành thay
cho thị trường, cơ chế quản lý nhà nước vẫn bộc lộ nhiều vấn đề. Thêm vào đó, thị
trường rau quả Việt Nam, đặc biệt ở phía người bán là một thị trường phân tán nhỏ lẻ,
vì vậy hiệu lực kiểm soát của nhà nước về chất lượng sẽ gặp nhiều khó khăn, và hậu
quả là mức độ tin cậy của người tiêu dùng vào các thông tin được cung cấp cũng sẽ bị
ảnh hưởng. Do đó việc nghiên cứu riêng cho thị trường Việt Nam là rất cần thiết.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về thị trường rau quả an toàn như Nguyễn
Thị Hồng Trang (2016), Nguyễn Thành Long (2012). Các nghiên cứu này chủ yếu tập
trung vào phía cung, tức là về vấn đề kỹ thuật đảm bảo chất lượng từ người trồng trọt.
3
Một số khác nghiên cứu về cầu như Lê Thùy Hương (2014) nghiên cứu về ý định mua
thực phẩm an toàn. Gần đây có Le Quoc Hoi và Nguyen Thi Minh (2018) nhưng đây
là nghiên cứu mang tính lý thuyết mô phỏng. Hay Trần Thị Thu Ha và cộng sự (2020)
lại nghiên cứu về nhận thức rủi ro của người tiêu dùng trên thị trường thực phẩm an
toàn. Hầu như chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện các khía cạnh về
hành vi của người tiêu dùng trên thị trường RAT Việt Nam . Vì vậy Nghiên cứu sinh
chọn chủ đề: “Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an
toàn của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng” làm đề tài
luận án của mình.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án đặt mục tiêu nghiên cứu định lượng hành vi của người tiêu dùng trên
thị trường rau an toàn dựa trên cơ sở lý thuyết phát tín hiệu. Trong đó, luận án tập
trung định lượng: (i) vai trò của các tín hiệu đối với lòng tin trong quyết định tiêu dùng
rau an toàn, (ii) tác động của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng rau an toàn. Từ đó, luận
án đề xuất các kiến nghị về quản lý nhà nước nhằm xây dựng và phát triển thị trường
RAT bền vững, cũng như kiến nghị tới các bên tham gia vào thị trường rau an toàn,
gồm nhà cung cấp và người tiêu dùng
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Các tín hiệu về RAT có vai trò như thế nào trong quyết định tiêu dùng rau an
toàn của người dân Việt Nam?
(2) Lòng tin của người tiêu dùng có tác động như thế nào đến hành vi tiêu dùng rau
an toàn của người dân Việt Nam?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu thị trường từ
phía cầu, chủ yếu phân tích hành vi tiêu dùng RAT của người dân Việt Nam ở khu vực
thành thị thông qua mô hình định lượng. Luận án tập trung nghiên cứu ở khu vực
thành thị vì: ở khu vực thành thị người tiêu dùng gần như không có khả năng tự trồng
nên mối quan tâm của họ về rau an toàn cao, ngoài ra RAT thường có giá bán cao hơn
rau thông thường mà người dân ở đây được cho là có thu nhập tương đối cao.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu thị trường RAT từ phía cầu. Cụ thể
hơn, luận án nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng trên thị trường RAT ở bốn
khía cạnh, bao gồm:
(1) Lòng tin của người tiêu dùng đối với các tín hiệu trên thị trường;
(2) Tác động của lòng tin và các nhân tố đến cầu về RAT;
(3) Tác động của lòng tin lên mức sẵn lòng chi trả RAT;
(4) Tác động của lòng tin và các nhân tố đến cầu tiềm năng.
Luận án quan tâm định lượng hóa mối quan hệ này trên thị trường Việt Nam.
- Phạm vi không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu đối với người tiêu dùng tại
Hà Nội. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho thị trường RAT ở các
thành phố lớn bởi vì hầu hết họ đều không có khả năng tự trồng và xu hướng tiêu dùng
thì khá tương đồng.
- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong mô hình trong luận án là kết quả thu
được từ cuộc khảo sát người tiêu dùng Hà Nội năm 2017. Ngoài ra, trong phần thực
trạng, tác giả có phân tích sơ bộ sự phát triển của ngành rau thời kì 2008 – 2019 vì
năm 2008 là thời điểm mà Bộ Nông nghiệp có Quyết định chính thức về phát triển
RAT trong đó có tiêu chuẩn VietGap.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tại bàn: để tìm hiểu sâu hơn về các lý thuyết nền tảng
được sử dụng trong luận án. Ngoài ra, nghiên cứu tại bàn về tổng quan nghiên cứu
định lượng về cùng chủ đề giúp rút ra được khung nghiên cứu cho luận án.
- Phương pháp điều tra và phân tích thống kê: Nghiên cứu sinh đã thực hiện
thu thập số liệu với các bước được thực hiện, bao gồm là: (1) Xây dựng bảng hỏi; (2)
Hoàn thiện bảng hỏi thông qua điều tra thử; (3) Thiết kế chọn mẫu; (4) Làm sạch số
liệu và phân tích thống kê.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh và thống kê mô tả để: (i) phân tích thực trạng
sản xuất RAT; (ii) phân tích thực trạng tiêu thụ ran toàn trên thị trường Việt Nam; và
(iii) mô tả tương quan thống kê giữa các biến số trong các mô hình định lượng.
- Phương pháp kinh tế lượng: Luận án sử dụng các mô hình định lượng trong
phân tích như sau:
5
(i) Mô hình hồi quy logit có xếp hạng thứ bậc ROL được sử dụng trong phân
tích lòng tin của người tiêu dùng vào các tín hiệu được phát ra bởi các nhà cung cấp
nhà sản xuất. Mô hình ROL có lợi thế vượt trội so với các mô hình thường được sử
dụng trong cùng lĩnh vực do nó giúp khai thác được hữu hiệu các thông tin từ việc xếp
hạng các lựa chọn.
(ii) Các mô hình hồi quy tham số và mô hình hồi quy phi tham số trong phân
tích tác động của các nhân tố đối với cầu, cầu tiềm năng và mức sẵn lòng chi trả của
người tiêu dùng.
Việc sử dụng đồng thời hai loại mô hình này nhằm tận dụng các ưu điểm của
mỗi loại mô hình, qua đó giúp đảm bảo tốt hơn độ tin cậy của các kết quả phân tích.
- Phần mềm hỗ trợ xử lý số liệu: STATA.
- Nguồn dữ liệu: Luận án sử dụng bộ số liệu khảo sát người tiêu dùng trên thị
trường Hà Nội năm 2017 do Nghiên cứu sinh thực hiện trong các mô hình định lượng.
Ngoài ra, trong phần phân tích thực trạng luận án có sử dụng thêm số liệu từ nguồn số
liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Những đóng góp mới
(1) Đây là nghiên cứu định lượng đầu tiên tại Việt Nam về hành vi của người
tiêu dùng trên thị trường RAT dựa trên cơ sở lý thuyết thông tin bất đối xứng và lý
thuyết phát tín hiệu. Trong đó, luận án đặc biệt quan tâm đến vai trò của các tín hiệu
trong quyết định tiêu dùng, đồng thời cũng quan tâm đến cầu, cầu tiềm năng cũng như
mức sẵn lòng chi trả NẾU người tiêu dùng TIN rau thực sự an toàn.
(2) Luận án quan tâm đến vai trò quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm từ
con mắt của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho nhà quản lý nhà
nước trong việc phát triển thị trường RAT Việt Nam.
(3) Với số liệu sơ cấp do Nghiên cứu sinh thu thập, luận án đã sử dụng một lớp
các mô hình khác nhau, trong đó có mô hình gần như chưa được sử dụng tại Việt Nam.
Cụ thể hơn, mô hình logit có xếp hạng thứ bậc (ROL) là một mô hình hữu hiệu cho
nghiên cứu thị trường vì có khả năng tận dụng được tính giàu thông tin từ số liệu điều
tra, khi người được hỏi không chỉ lựa chọn phương án thích nhất mà còn xếp hạng các
lựa chọn này theo thứ tự yêu thích. Việc sử dụng đồng thời phương pháp tham số và
phi tham số trong luận án cũng giúp cho việc đảm bảo tốt hơn độ tin cậy của các kết
quả thu được. Do đó, luận án đã giới thiệu và ứng dụng thực nghiệm một hệ thống các
6
mô hình trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trên thị trường sản phẩm có thông
tin bất đối xứng.
(4) Kết quả thu được có thể hữu ích cho việc xây dựng một giải pháp hợp lý và
toàn diện trong việc phát triển thị trường RAT tại Việt Nam từ góc nhìn thị trường.
Mặc dù nghiên cứu chỉ tập trung cho RAT nhưng các kết luận thu được có thể áp dụng
cho các sản phẩm có tính BĐX thông tin khác có cấu trúc thị trường tương đồng như
hoa quả, thực phẩm tươi sống.
5.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu
(1) Tại Việt Nam vai trò quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm chưa thực
sự hiệu quả. Người tiêu dùng đang tin tưởng doanh nghiệp hơn nhà nước. Điều này
cho thấy vai trò quản lý của nhà nước còn thấp, kết quả này cũng đồng nhất với Ha et
al., (2020). Kết luận này như một hồi chuông cảnh báo cao đối với nhà nước bởi vấn
đề này sẽ tiềm ẩn một rủi ro lớn là lòng tin của người tiêu dùng bị sai lệch. Khi việc
thanh tra kiểm soát chất lượng không chặt chẽ mọi thông tin của nhà cung cấp đều
không đáng tin cậy, thị trường sẽ không phát triển tối ưu thậm chí nguy cơ sụp đổ rất
cao (McCluskey, 2000; Le và Nguyen, 2018). Kết quả gợi ý nhà nước cần có chính
sách quản lý chất lượng thị trường phù hợp nhằm phát huy vai trò và củng cố lòng tin
của người tiêu dùng.
(2) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cầu tiềm năng và mức giá sẵn lòng chi trả
cho RAT vẫn còn khá cao nếu người dân TIN rau thực sự là an toàn. Điều này gợi ý
nhà nước, doanh nghiệp có chính sách thỏa đáng để có thể khai thác hiệu quả dư địa về
lượng cầu, giá nhằm đẩy được thị trường RAT dịch chuyển đến điểm cân bằng mới mà
tại đó phúc lợi toàn xã hội được nâng cao. Chẳng hạn, nhà nước, cơ quan quản lý thực
phẩm cần kiểm soát chặt chẽ thị trường RAT, xử phạt mạnh các doanh nghiệp nhà sản
xuất sai phạm, công bố rộng trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet nếu
phát hiện các vi phạm nhằm cũng cố lòng tin của người tiêu dùng.
(3) Người tiêu dùng đang rất tin tưởng doanh nghiệp đặc biệt là các thông tin
mà doanh nghiệp cung cấp thông qua “Nhãn hiệu nhà cung cấp” hoặc “có ghi địa chỉ
sản xuất”. Lòng tin của người tiêu dùng có tác động tích cực đến cầu, mức sẵn lòng chi
trả và cầu tiềm năng. Điều này, gợi ý các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có chính
sách hợp lý để củng cố lòng tin đối với người tiêu dùng như: chú trọng hơn tới việc
dán nhãn hiệu sản phẩm, sản phẩm có bao bì ghi rõ nguồn gốc sản xuất, đặc biệt là giữ
uy tín đối với khách hàng bởi thị trường RAT rất cần khách hàng trung thành.
(4) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thái độ của người tiêu dùng như: mức độ
7
hiểu biết về RAT, nhận thức rủi ro của rau thông thường đến sức khỏe cũng có tác
động đến mức cầu tiềm năng và mức sẵn lòng chi trả cho RAT. Điều này gợi ý nhà
nước, doanh nghiệp kinh doanh cần có chiến lược truyền thông đầy đủ và toàn diện.
Các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin minh bạch về các sản phẩm thực phẩm từ
khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tổ chức cho người tiêu dùng các tour thăm địa
điểm sản xuất nhằm nâng cao lòng tin của người tiêu dùng. Nhà nước cần công bố
minh bạch các sự cố về an toàn thực phẩm về mức độ nghiêm trọng cũng như mức độ
xử phạt. Người tiêu dùng khi phát hiện sự gian lận của doanh nghiệp cũng nên phản
hồi trên trang web doanh nghiệp hoặc mạng xã hội,… để người tiêu dùng khác cùng
biết. Đồng thời người têu dùng cũng cần phải cẩn trọng với lòng tin của mình đối với
các thông tin chỉ dưa vào doanh nghiệp.
6. Bố cục của luận án
Ngoài các phần mở đầu, phần phụ lục, luận án được cấu trúc thành 5 chương,
bao gồm:
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng thị trường rau an toàn Việt Nam và số liệu điều tra
Chương 4. Phân tích định lượng về hành vi tiêu dùng rau an toàn của khách hàng.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về hành vi tiêu dùng
thực phẩm an toàn để làm cơ sở cho các mô hình định lượng trong luận án. Cấu trúc
của chương như sau: mục 1.1 trình bày một số khái niệm về hành vi tiêu dùng RAT;
mục 1.2 trình bày cơ sở lý luận của luận án; mục 1.3 trình bày tổng quan nghiên cứu thực
nghiệm trong đó tập trung vào các kênh chính mà người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn thực
phẩm an toàn cũng như một số nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn;
mục 1.4 trình bày khung phân tích và cuối cùng mục 1.5 là tóm tắt chương.
1.1. Một số khái niệm
Rau an toàn
Trong suốt hai thập kỷ qua, Chính phủ đã có nhiều văn bản quy định và điều
chỉnh khái niệm rau an toàn (RAT). Chẳng hạn, một số văn bản chính từ năm 2008
như sau:
Quyết định 99/2008/QĐ-BNN năm 2008 trong đó quy định: “Rau, quả an toàn
là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương
đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm quy định”.
Tuy nhiên, do phạm vi để thực hiện tiêu chuẩn VietGAP là phạm vi trên cả
nước, nhưng điều kiện tự nhiên, kinh tế có sự khác biệt ở mỗi vùng miền đã dẫn đến
việc thực thi và triển khai không hiệu quả như mong muốn. Bốn năm sau đó, khái
niệm về RAT được sửa đổi và mở rộng bằng Thông tư 59/2012/TT- BNNPTNT trong
đó khái niệm RAT được đưa ra: “RAT là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ
chế, chế biến phù hợp quy định chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo quản an toàn
thực phẩm hoặc phù hợp với quy trình sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt hoặc phù hợp với các quy định liên quan
đến đảm bảo an toàn thực phẩm có quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho
rau, quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu chuẩn GAP khác và mẫu điển hình đạt các chỉ
tiêu an toàn thực phẩm theo quy định. Các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả,
chè an toàn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các Điều 23 và Điều 25 của
Luật An toàn thực phẩm năm 2010”.
Cho đến nay văn bản chính thức có định nghĩa RAT đang có hiệu lực là Thông
9
tư 59/2012/BNNPTNT quy định cho rau, quả và chè an toàn. Trong đó, thuật ngữ
“RAT” tương ứng cho các trường hợp sau:
“- Rau đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.
- Rau được sản xuất theo quy trình được chứng nhận an toàn của các Sở
NN&PTNT cấp tỉnh.
- Rau đạt tiêu chuẩn quy trình VietGAP hoặc tương đương.”
Tuy nhiên, rau gán nhãn mác rau an toàn cũng chỉ là một tín hiệu về RAT từ
phía nhà cung cấp. Do vậy, rau gán nhãn mác rau an toàn chưa đảm bảo được rau có
thực sự là an toàn hay không.
Lòng tin của người tiêu dùng
Trong những thập kỷ qua lòng tin đã nhận được sự quan tâm và nghiên cứu bởi
các học giả từ một số ngành như: nhà tâm lý học (Deutsch 1960, Lindskold 1978); các
nhà kinh tế (Dasgupta,1988); các nhà tâm lý học (Lewis and Weigert, 1985; Strub and
Priest, 1976); và nhà tiếp thị (Anderson and Weitz, 1989; Dwyer et al,. 1987). Quan
điểm về lòng tin rất rộng và không có định nghĩa duy nhất bởi mỗi ngành học cung cấp
một góc nhìn sâu sắc về bản chất lòng tin. Do vậy, lòng tin được coi là một cấu trúc đa
chiều và không thể dự đoán được bằng một thuộc tính duy nhất (Yee et al., 2005).
Theo định nghĩa từ điển tiếng Anh Oxford thì “lòng tin là sự tin tưởng hoặc phụ
thuộc vào một số phẩm chất hoặc thuộc tính của một người hoặc vật, hoặc sự thật của
một tuyên bố,...” (Bhattacharya et al.,1998). Do vậy, nhờ có lòng tin, sự tin tưởng mà
các giao dịch, giao thương có thể được tiến hành trong những điều kiện dù không có
đủ cơ sở để tin chắc nhưng vẫn được thực hiện chủ yếu dựa vào lòng tin. Ngoài ra,
trong nghiên cứu cũng cho thấy lòng tin được xem như một sự “đánh cược” vào một
quan hệ, một giao dịch nên lòng tin luôn hàm chứa cả những rủi ro nhất định. Về hình
thức, lòng tin dựa trên các yếu tố như cơ sở đạo đức, danh tiếng, uy tín, vị thế giữa các
tổ chức và chính quyền, lòng tin đối với bên thứ ba, nhằm đảm bảo lòng tin cho các
bên tham gia giao dịch thêm vững chắc. Như vậy, để tăng cường lòng tin thì những
cam kết, các hợp đồng và các yếu tố mang tính pháp lý sẽ được xem xét, áp dụng.
Thông qua lòng tin có thể chấp nhận hay từ chối xác lập các mối quan hệ và các giao
dịch mua bán trên thị trường trong điều kiện sự cảm nhận và đánh giá về các bên thiếu
những cơ sở, thông tin chắc chắn.
Theo cách giải thích của Yee et al. (2005), trong luận án định nghĩa: “lòng tin
10
đối với nhà kinh doanh là người tiêu dùng sẵn sàng dựa vào nhà cung cấp sản phẩm để
thực hiện các hành vi tiêu dùng rau an toàn”.
Hàng hóa tín hóa
Luận án sử dụng định nghĩa: “Hàng hóa tín hóa (credence goods) là sản phẩm
mà người tiêu dùng không thể xác định các thuộc tính quan trọng của sản phẩm trước
hoặc sau khi tiêu dùng” được đề xuất bởi Darby and Karni (1973, pp.68).
Có thể thấy rau an toàn là thực phẩm dạng tín vì người tiêu dùng hầu như không
phân biệt được RAT với rau thông thường ngay cả khi họ đã mua và tiêu thụ sản phẩm
(Darby and Karni, 1973).
Cầu tiềm năng
Cầu tiềm năng được hiểu là lượng cầu cao nhất có thể có đối với một loại sản
phẩm nào đó, thường là tại một mức giá định sẵn nào đó. Đối với rau an toàn, lượng
cầu không đạt được mức cầu cao nhất chủ yếu là do người dân chưa hoàn toàn tin rằng
đóng mác “rau an toàn” thực sự là rau an toàn.
Để có thể nâng cao niềm tin về rau an toàn, ngoài các biện pháp nhằm đảm bảo
rau an toàn từ phía cung, còn cần các công cụ thanh tra- kiểm soát quản lý thị trường.
Việc thực hiện các biện pháp này đều cần có chi phí, vì vậy luận án muốn tìm hiểu
xem dư địa của cầu về RAT trong trường hợp người dân THỰC SỰ TIN rau gắn mác
an toàn là rau an toàn. Vì vậy Luận án sử dụng các định nghĩa sau:
Cầu tiềm năng về rau an toàn của người tiêu dùng: là cầu nếu họ TIN rau thực
sự là an toàn và có mức giá RAT hiện tại.
Với định nghĩa cầu tiềm năng về RAT có thể thấy cầu tiềm năng về RAT có thể
cao hơn cầu về RAT. Cầu về RAT là lượng rau an toàn thực tế mà người tiêu dùng đã
mua và sử dụng còn cầu tiềm năng là lượng rau an toàn mà người tiêu dùng sẽ mua khi
họ tin rau 100% là an toàn - bao gồm cả lượng RAT đã mua và lượng RAT dự định sẽ
mua thêm.
Mức sẵn lòng chi trả
Theo Lusk et al. (2001): Sẵn lòng chi trả là mức ưu tiên được biểu lộ của người
trả lời trong các cuộc khảo sát về một thành quả trong một tình huống thực tế hoặc giả
định. Đó là một thước đo để biểu diễn tiền tệ được thanh toán tối đa mà một người sẵn
sàng thực hiện cho kết quả của lợi ích có nguồn gốc thu được từ một sản phẩm mới.
Ngoài ra, Hanemann et al. (1991) cung cấp nền tảng lý thuyết của WTP của
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51951
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangTai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangkynguyenxam
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...nataliej4
 
Ảnh hưởng của thiết kế bao bì đến quyết định mua ngành hàng F&B
Ảnh hưởng của thiết kế bao bì đến quyết định mua ngành hàng F&BẢnh hưởng của thiết kế bao bì đến quyết định mua ngành hàng F&B
Ảnh hưởng của thiết kế bao bì đến quyết định mua ngành hàng F&BHai Le
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...nataliej4
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 nataliej4
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...nataliej4
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672nataliej4
 
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG nataliej4
 

What's hot (17)

Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangTai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
 
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền TrungPhát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
 
Ảnh hưởng của thiết kế bao bì đến quyết định mua ngành hàng F&B
Ảnh hưởng của thiết kế bao bì đến quyết định mua ngành hàng F&BẢnh hưởng của thiết kế bao bì đến quyết định mua ngành hàng F&B
Ảnh hưởng của thiết kế bao bì đến quyết định mua ngành hàng F&B
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đỨng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước vùng phụ cận TP Vinh, HOT
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước vùng phụ cận TP Vinh, HOTLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước vùng phụ cận TP Vinh, HOT
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước vùng phụ cận TP Vinh, HOT
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
 
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệpĐề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
 
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...
đáNh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch thái lan ng...
 
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
 
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
 

Similar to Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng

Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...hieu anh
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...hieu anh
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng (20)

Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
 
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
 
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng

  • 1. B GIÁO D C VÀ ĐÀO T O TRƯ NG Đ I H C KINH T QU C DÂN --------------------------------- LÊ TH ANH “SỬ DỤNG MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG” LU N ÁN TI N SĨ NGÀNH KINH T H C HÀ N I – 2020
  • 2. B GIÁO D C VÀ ĐÀO T O TRƯ NG Đ I H C KINH T QU C DÂN --------------------------------- LÊ TH ANH “SỬ DỤNG MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG” Chuyên ngành: Toán kinh t Mã s : 9310101 LU N ÁN TI N SĨ Ngư i hư ng d n khoa h c: PGS.TS. NGUY N TH MINH HÀ N I – 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN “Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng, luận án: “Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng” là do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.” Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Lê Thị Anh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN “Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Thị Minh, người hướng dẫn khoa học, đã luôn tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Toán kinh tế và các đồng nghiệp thuộc Bộ môn Toán cơ bản – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo công tác trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giúp tác giả hoàn thiện luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo và cán bộ Viện Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên và khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.” Nghiên cứu sinh Lê Thị Anh
  • 5. iii MỤC LỤC “ LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 Chương 1 ........................................................................................................................8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................8 1.1. Một số khái niệm ....................................................................................................8 1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án .................................................................................12 1.2.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng Lancaster......................................................13 1.2.2. Lý thuyết thông tin bất đối xứng .........................................................................15 1.2.3. Lý thuyết phát tín hiệu.........................................................................................16 1.2.4. Vấn đề thông tin bất đối xứng và phát tín hiệu trên trị trường RAT...................19 1.3. Tổng quan nghiên cứu..........................................................................................25 1.3.1 Các nghiên cứu về vai trò các tín hiệu đối với lòng tin của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn..........................................................................................................26 1.3.2 Các nghiên cứu về cầu và cầu tiềm năng đối với thực phẩm an toàn ..................30 1.3.3. Các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả cho thực phẩm an toàn ........................34 1.3.4. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................37 1.4. Khung nghiên cứu của luận án............................................................................37 1.5. Kết luận chương....................................................................................................40 Chương 2 ......................................................................................................................42 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................42 2.1.Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................42 2.2. Phương pháp hồi quy logit xếp hạng thứ bậc (rank ordered logit - ROL).....44 2.3. Phương pháp hồi quy khoảng (interval regression)..........................................48 2.4. Phương pháp hồi quy tỷ lệ (fractional regression)............................................51 2.5. Phương pháp phi tham số....................................................................................53 2.6. Kết luận chương 2.................................................................................................56 Chương 3 ......................................................................................................................57
  • 6. iv THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN VIỆT NAM VÀ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA....................................................................................................................57 3.1. Thị trường rau an toàn Việt Nam: bối cảnh và chính sách..............................57 3.2. Thực trạng thị trường rau an toàn Việt Nam....................................................61 3.3. Số liệu điều tra và phân tích thống kê ................................................................64 3.3.1. Mô tả về số liệu điều tra ......................................................................................64 3.3.2. Phân tích thống kê ...............................................................................................66 3.4. Kết luận chương 3.................................................................................................80 Chương 4 ......................................................................................................................81 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA KHÁCH HÀNG...........................................................................................................81 4.1. Mô hình đánh giá vai trò của tín hiệu đối với lòng tin của khách hàng trong quyết định tiêu dùng rau an toàn...............................................................................81 4.1.1. Mô hình và các biến số........................................................................................81 4.1.2. Kết quả ước lượng ...............................................................................................84 4.2. Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng rau an toàn .......................................................................................................................................87 4.2.1. Biến số trong các mô hình...................................................................................87 4.2.2. Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến cầu về rau an toàn ...................89 4.2.2.1. Các mô hình hồi quy.........................................................................................89 4.2.2.2. Các kết quả ước lượng......................................................................................90 4.2.3. Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố đến mức sẵn lòng chi trả cho rau an toàn ................................................................................................................................95 4.2.3.1. Các mô hình hồi quy.........................................................................................95 4.2.3.2. Các kết quả ước lượng......................................................................................97 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy khoảng.................................................................97 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy phi tham số........................................................100 4.2.4. Mô hình đánh giá tác động các yếu tố đến mức cầu tiềm năng về rau an toàn.102 4.2.4.1. Các mô hình hồi quy.......................................................................................102 Như được trình bày trong chương 2 và cũng giống như các tiếp cận trong mục 2.2.3, trong mô hình đánh giá tác động của các nhận tố đến cầu tiềm năng, luận án sử dụng mô hình hồi quy khoảng và hồi quy phi tham số. .......................................................102 4.2.4.2. Kết quả ước lượng hồi quy khoảng ................................................................104 4.2.4.3. Kết quả ước lượng hồi quy phi tham số .........................................................107 4.5. Kết luận chương 4...............................................................................................110 Chương 5 ....................................................................................................................112
  • 7. v KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................112 5.1. Kết luận ...............................................................................................................112 5.2. Một số kiến nghị..................................................................................................115 5.3. Hạn chế của luận án và một số hướng nghiên cứu tiếp theo..........................118 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN LUẬN ÁN...........................................................119 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................120 PHỤ LỤC ...................................................................................................................132
  • 8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích Tiếng Anh Giải thích Tiếng Việt ATTP An toàn thực phẩm BĐX Bất đối xứng BVTV Bảo vệ thực vật BNNPTNT Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc HTX Hợp tác xã HTX DV NN Hợp tác tác xã dịch vụ nông nghiệp HTX NN Hợp tác xã Nông nghiệp MM Method of moment Phương pháp moment NN & PTNN Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn OLS Ordinary Least Square Bình phương nhỏ nhất PGS Participatory Guarantee System Hệ thống giám sát cộng đồng QTSXRAT Quy trình sản xuất rau an toàn RAT Rau an toàn ROL Rank Ordered Logit Logit có xếp hạng thứ bậc TPAT Thực phẩm an toàn USDA United States Department of Agriculture Bộ Nông nghệp Hoa Kì VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices Thực hành nông nghiệp tốt WTO World Trade Organization Tổ chức Thương Mại Thế giới WTP Willingness to pay Mức sẵn lòng chi trả
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Vai trò các tín hiệu về thực phẩm an toàn đối với lòng tin khách hàng .......38 Bảng 1.2. Đặc điểm nhân khẩu học tác động đến lòng tin............................................39 Bảng 1.3. Các nhân tố tác động đến hành vi người tiêu dùng.......................................39 Bảng 3.1.Thống kê mô tả các đặc điểm hộ gia đình .....................................................65 Bảng 3.2. Đặc điểm thu nhập và chi tiêu cho rau quả của hộ gia đình. ........................66 Bảng 3.3. Mức độ quan trọng của các tín hiệu..............................................................67 Bảng 3.4. Kết quả kiểm định sự khác biệt về giá sẵn lòng chi trả và mức giá rau an toàn hiện tại. ..................................................................................................................74 Bảng 4.1a. Thống kê mô tả biến phụ thuộc và tín hiệu trong mô hình nghiên cứu ......83 Bảng 4.1b. Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu......................83 Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố quyết định đến lòng tin của người tiêu dùng trong việc lựa chọn RAT ...............................................................................85 Bảng 4.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình..............................................................86 Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.....................................90 Bảng 4.5. Kết quả mô hình hồi quy tỷ lệ.......................................................................91 Bảng 4.6. Kết quả hồi quy phi tham số .........................................................................94 Bảng 4.7. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.....................................97 Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy khoảng (WTP) ....................................98 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy phi tham số (WTP) ...........................................................101 Bảng 4.10. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.................................104 Bảng 4.11. Kết quả hồi quy khoảng về cầu tiềm năng về RAT..................................105 Bảng 4.12. Kết quả hồi quy phi tham số .....................................................................108
  • 10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Nhóm các tín hiệu..........................................................................................38 Hình 1.2. Khung nghiên cứu của luận án ......................................................................40 Hình 3.1. Tỷ lệ mua rau an toàn ....................................................................................68 Hình 3.2. Tương quan giữa thu nhập và tỷ lệ mua rau an toàn....................................69 Hình 3.3. Lòng tin của người tiêu dùng vào rau an toàn...............................................69 Hình 3.4. Tương quan giữa lòng tin và tỷ lệ mua RAT ................................................70 Hình 3.5. Nhận thức về sự tiện lợi của người tiêu dùng khi mua RAT ........................71 Hình 3.6. Tương quan giữa nhận thức về sự tiện lợi và tỷ lệ mua RAT.......................71 Hình 3.7. Nhận thức rủi ro từ rau thông thường............................................................72 Hình 3.8. Mức độ phân biệt rau an toàn và rau thông thường.......................................73 Hình 3.9. Mức sẵn lòng chi trả cho rau an toàn ............................................................73 Hình 3.10. Giá rau an toàn so với giá rau thông thường ...............................................74 Hình 3.11. Tương quan giữa lòng tin vào rau an toàn và mức sẵn lòng chi trả............75 Hình 3.12. Tương quan giữa nhận thức rủi ro và mức sẵn lòng chi trả ........................76 Hình 3.13. Tương quan giữa thu nhập bình quân và mức sẵn lòng chi trả ...................76 Hình 3.14. Tương quan giữa tỷ lệ mua RAT và mức sẵn lòng chi trả..........................77 Hình 3.15. Cầu tiềm năng về rau an toàn ......................................................................77 Hình 3.16. Tương quan giữa biến cầu tiềm năng với lòng tin.......................................78 Hình 3.17. Tương quan giữa biến cầu tiềm năng với thu nhập bình quân....................78 Hình 3.18. Tương quan giữa biến cầu tiềm năng với tỷ lệ mua rau an toàn .................79 Hình 3.19. Tương quan giữa biến cầu tiềm năng với nhận thức rủi ro .........................79 Hình 4.1. Tác động biên của các biến số đến tỷ lệ chi cho rau quả an toàn..................95 Hình 4.2. Tác động biên của các biến số đến mức sẵn lòng chi trả ............................102 Hình 4.3. Tác động cận biên của các biến số đến cầu tiềm năng................................109
  • 11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rau quả là thực phẩm rất quan trọng cho sức khỏe con người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng rau quả giúp phòng chống ngăn ngừa các bệnh như: xơ vữa động mạch, ung thư, tiểu đường, viêm khớp và lão hóa (Kaur and Kapoor, 2001), v.v. Do vậy, rau quả luôn là một phần không thể thiếu trong bữa ăn thông thường của các gia đình, đặc biệt là tại Việt Nam, một nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp, nơi mà nhu cầu tiêu thụ rau quả của người dân thuộc nhóm cao nhất thế giới (Wertheim - Hesk et al., 2014). Tuy nhiên, tình trạng mất an toàn rau quả ở Việt Nam đang đặc biệt báo động do việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, hóa chất bảo quản vượt quá giới hạn cho phép, v.v. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014). Do đó, nhu cầu về đảm bảo rau quả an toàn tại Việt Nam là rất hiện hữu và cấp thiết. Thêm vào đó, với mức thu nhập bình quân đang gia tăng, nhu cầu về an toàn thực phẩm, trong đó có rau an toàn (RAT) của các hộ gia đình Việt Nam càng gia tăng đáng kể. Như vậy có thể nói, sản xuất nông nghiệp Việt nam nói chung, và sản xuất rau quả nói riêng, đang có cơ hội lớn trong việc tiếp cận với nhu cầu ngày càng gia tăng này. Đây cũng là cơ hội cho hơn 10 triệu nông hộ Việt Nam trong việc nâng cao thu nhập của mình bằng cách sản xuất các sản phẩm an toàn, trong đó có rau quả an toàn thường đưa lại giá trị gia tăng cao thay vì các sản phẩm thông thường với giá trị gia tăng thấp. Không chỉ trên thị trường nội địa, tiềm năng nông nghiệp Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng trên thị trường quốc tế là rất lớn, đặc biệt là thị trường châu Âu, do lợi thế của Việt Nam về sự đa dạng trong chủng loại hoa quả nhiệt đới1 . Tuy nhiên để có thể biến các tiềm năng này thành hiện thực thì ngành sản xuất rau quả Việt Nam cần đảm bảo được các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm của các thị trường này. Mặt khác, ngành nông nghiệp sạch Việt Nam cũng đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường nội địa. Trong đó, ngành rau quả chịu sự cạnh tranh đáng kể, đặc biệt là từ các sản phẩm rau quả được sản xuất tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn quốc, v.v nơi mà độ an toàn của nó được đảm bảo một cách khá nghiêm ngặt và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng rau quả nhập khẩu vào Việt Nam đang ngày càng gia tăng một cách đáng kể2 . Điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường 1 https://baomoi.com/thi-truong-a-au-can-rau-qua-viet-nam/c/32683288.epi 2 https://baodautu.vn/nhap-khau-tang-xuat-khau-rau-qua-sut-giam-5-thang-lien-tiep-d108277.html
  • 12. 2 rau quả nội địa bởi chỉ có đảm bảo được sự an toàn của rau quả, thị trường này mới có thể phát triển bền vững, ngành trồng trọt của Việt Nam mới có thể giữ vững được thị trường sân nhà, giữ được việc làm và nguồn thu nhập cho người nông dân cũng như đáp ứng nhu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng cao của người dân và có thể có những bước phát triển bền vững trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bản thân việc sản xuất ra các sản phẩm rau quả an toàn là chưa đủ để có một thị trường rau quả an toàn, điều cốt yếu là cần có một cơ chế vận hành thị trường phù hợp với đặc tính của thị trường này - tính bất đối xứng (BĐX) thông tin ở mức cao giữa người bán và người mua về chất lượng của sản phẩm (Akerlof,1970). Đây là một vấn đề không dễ, kể cả tại quốc gia phát triển. Cụ thể hơn, người bán thường có thông tin tốt chính xác hơn người mua về việc liệu rau quả mình bán có phải là rau quả an toàn hay không, còn người mua thì gần như không thể biết được, kể cả sau khi đã tiêu dùng nó. Do đó, người tiêu dùng thường dựa vào lòng tin đối với các tín hiệu liên quan tới sản phẩm, thường được cung cấp bởi bên bán, trong quá trình ra quyết định mua/không mua các sản phẩm này. Tuy nhiên lòng tin trong bối cảnh này là không đủ cơ sở nếu các tín hiệu này không được xác thực bởi một bên thứ ba, thường là cơ quan quản lý nhà nước (Le Quoc Hoi và Nguyen Thi Minh, 2018; McCluskey, 2000). Do đó, hành vi của người tiêu dùng trên thị trường này phụ thuộc vào lòng tin vào các tín hiệu cũng như vào vai trò xác thực tín hiệu của quản lý nhà nước chứ không đơn thuần như hành vi tiêu dùng tại các thị trường hàng hóa thông thường. Vì vậy, để có thể xây dựng một cơ chế vận hành nhằm phát triển bền vững thị trường rau quả an toàn, việc nghiên cứu định lượng về hành vi của người tiêu dùng, đặc biệt là lòng tin của họ trên thị trường rau quả an toàn là rất cần thiết. Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này, kết quả tùy thuộc đáng kể vào mức độ phát triển kinh tế – văn hóa – nhận thức xã hội của người dân. Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi, nơi mà nhà nước đã từng vận hành thay cho thị trường, cơ chế quản lý nhà nước vẫn bộc lộ nhiều vấn đề. Thêm vào đó, thị trường rau quả Việt Nam, đặc biệt ở phía người bán là một thị trường phân tán nhỏ lẻ, vì vậy hiệu lực kiểm soát của nhà nước về chất lượng sẽ gặp nhiều khó khăn, và hậu quả là mức độ tin cậy của người tiêu dùng vào các thông tin được cung cấp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó việc nghiên cứu riêng cho thị trường Việt Nam là rất cần thiết. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về thị trường rau quả an toàn như Nguyễn Thị Hồng Trang (2016), Nguyễn Thành Long (2012). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào phía cung, tức là về vấn đề kỹ thuật đảm bảo chất lượng từ người trồng trọt.
  • 13. 3 Một số khác nghiên cứu về cầu như Lê Thùy Hương (2014) nghiên cứu về ý định mua thực phẩm an toàn. Gần đây có Le Quoc Hoi và Nguyen Thi Minh (2018) nhưng đây là nghiên cứu mang tính lý thuyết mô phỏng. Hay Trần Thị Thu Ha và cộng sự (2020) lại nghiên cứu về nhận thức rủi ro của người tiêu dùng trên thị trường thực phẩm an toàn. Hầu như chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện các khía cạnh về hành vi của người tiêu dùng trên thị trường RAT Việt Nam . Vì vậy Nghiên cứu sinh chọn chủ đề: “Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án đặt mục tiêu nghiên cứu định lượng hành vi của người tiêu dùng trên thị trường rau an toàn dựa trên cơ sở lý thuyết phát tín hiệu. Trong đó, luận án tập trung định lượng: (i) vai trò của các tín hiệu đối với lòng tin trong quyết định tiêu dùng rau an toàn, (ii) tác động của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng rau an toàn. Từ đó, luận án đề xuất các kiến nghị về quản lý nhà nước nhằm xây dựng và phát triển thị trường RAT bền vững, cũng như kiến nghị tới các bên tham gia vào thị trường rau an toàn, gồm nhà cung cấp và người tiêu dùng 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Các tín hiệu về RAT có vai trò như thế nào trong quyết định tiêu dùng rau an toàn của người dân Việt Nam? (2) Lòng tin của người tiêu dùng có tác động như thế nào đến hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu thị trường từ phía cầu, chủ yếu phân tích hành vi tiêu dùng RAT của người dân Việt Nam ở khu vực thành thị thông qua mô hình định lượng. Luận án tập trung nghiên cứu ở khu vực thành thị vì: ở khu vực thành thị người tiêu dùng gần như không có khả năng tự trồng nên mối quan tâm của họ về rau an toàn cao, ngoài ra RAT thường có giá bán cao hơn rau thông thường mà người dân ở đây được cho là có thu nhập tương đối cao.
  • 14. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu thị trường RAT từ phía cầu. Cụ thể hơn, luận án nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng trên thị trường RAT ở bốn khía cạnh, bao gồm: (1) Lòng tin của người tiêu dùng đối với các tín hiệu trên thị trường; (2) Tác động của lòng tin và các nhân tố đến cầu về RAT; (3) Tác động của lòng tin lên mức sẵn lòng chi trả RAT; (4) Tác động của lòng tin và các nhân tố đến cầu tiềm năng. Luận án quan tâm định lượng hóa mối quan hệ này trên thị trường Việt Nam. - Phạm vi không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu đối với người tiêu dùng tại Hà Nội. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho thị trường RAT ở các thành phố lớn bởi vì hầu hết họ đều không có khả năng tự trồng và xu hướng tiêu dùng thì khá tương đồng. - Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong mô hình trong luận án là kết quả thu được từ cuộc khảo sát người tiêu dùng Hà Nội năm 2017. Ngoài ra, trong phần thực trạng, tác giả có phân tích sơ bộ sự phát triển của ngành rau thời kì 2008 – 2019 vì năm 2008 là thời điểm mà Bộ Nông nghiệp có Quyết định chính thức về phát triển RAT trong đó có tiêu chuẩn VietGap. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tại bàn: để tìm hiểu sâu hơn về các lý thuyết nền tảng được sử dụng trong luận án. Ngoài ra, nghiên cứu tại bàn về tổng quan nghiên cứu định lượng về cùng chủ đề giúp rút ra được khung nghiên cứu cho luận án. - Phương pháp điều tra và phân tích thống kê: Nghiên cứu sinh đã thực hiện thu thập số liệu với các bước được thực hiện, bao gồm là: (1) Xây dựng bảng hỏi; (2) Hoàn thiện bảng hỏi thông qua điều tra thử; (3) Thiết kế chọn mẫu; (4) Làm sạch số liệu và phân tích thống kê. - Phương pháp tổng hợp, so sánh và thống kê mô tả để: (i) phân tích thực trạng sản xuất RAT; (ii) phân tích thực trạng tiêu thụ ran toàn trên thị trường Việt Nam; và (iii) mô tả tương quan thống kê giữa các biến số trong các mô hình định lượng. - Phương pháp kinh tế lượng: Luận án sử dụng các mô hình định lượng trong phân tích như sau:
  • 15. 5 (i) Mô hình hồi quy logit có xếp hạng thứ bậc ROL được sử dụng trong phân tích lòng tin của người tiêu dùng vào các tín hiệu được phát ra bởi các nhà cung cấp nhà sản xuất. Mô hình ROL có lợi thế vượt trội so với các mô hình thường được sử dụng trong cùng lĩnh vực do nó giúp khai thác được hữu hiệu các thông tin từ việc xếp hạng các lựa chọn. (ii) Các mô hình hồi quy tham số và mô hình hồi quy phi tham số trong phân tích tác động của các nhân tố đối với cầu, cầu tiềm năng và mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng. Việc sử dụng đồng thời hai loại mô hình này nhằm tận dụng các ưu điểm của mỗi loại mô hình, qua đó giúp đảm bảo tốt hơn độ tin cậy của các kết quả phân tích. - Phần mềm hỗ trợ xử lý số liệu: STATA. - Nguồn dữ liệu: Luận án sử dụng bộ số liệu khảo sát người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội năm 2017 do Nghiên cứu sinh thực hiện trong các mô hình định lượng. Ngoài ra, trong phần phân tích thực trạng luận án có sử dụng thêm số liệu từ nguồn số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Những đóng góp mới (1) Đây là nghiên cứu định lượng đầu tiên tại Việt Nam về hành vi của người tiêu dùng trên thị trường RAT dựa trên cơ sở lý thuyết thông tin bất đối xứng và lý thuyết phát tín hiệu. Trong đó, luận án đặc biệt quan tâm đến vai trò của các tín hiệu trong quyết định tiêu dùng, đồng thời cũng quan tâm đến cầu, cầu tiềm năng cũng như mức sẵn lòng chi trả NẾU người tiêu dùng TIN rau thực sự an toàn. (2) Luận án quan tâm đến vai trò quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm từ con mắt của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho nhà quản lý nhà nước trong việc phát triển thị trường RAT Việt Nam. (3) Với số liệu sơ cấp do Nghiên cứu sinh thu thập, luận án đã sử dụng một lớp các mô hình khác nhau, trong đó có mô hình gần như chưa được sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể hơn, mô hình logit có xếp hạng thứ bậc (ROL) là một mô hình hữu hiệu cho nghiên cứu thị trường vì có khả năng tận dụng được tính giàu thông tin từ số liệu điều tra, khi người được hỏi không chỉ lựa chọn phương án thích nhất mà còn xếp hạng các lựa chọn này theo thứ tự yêu thích. Việc sử dụng đồng thời phương pháp tham số và phi tham số trong luận án cũng giúp cho việc đảm bảo tốt hơn độ tin cậy của các kết quả thu được. Do đó, luận án đã giới thiệu và ứng dụng thực nghiệm một hệ thống các
  • 16. 6 mô hình trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trên thị trường sản phẩm có thông tin bất đối xứng. (4) Kết quả thu được có thể hữu ích cho việc xây dựng một giải pháp hợp lý và toàn diện trong việc phát triển thị trường RAT tại Việt Nam từ góc nhìn thị trường. Mặc dù nghiên cứu chỉ tập trung cho RAT nhưng các kết luận thu được có thể áp dụng cho các sản phẩm có tính BĐX thông tin khác có cấu trúc thị trường tương đồng như hoa quả, thực phẩm tươi sống. 5.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu (1) Tại Việt Nam vai trò quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm chưa thực sự hiệu quả. Người tiêu dùng đang tin tưởng doanh nghiệp hơn nhà nước. Điều này cho thấy vai trò quản lý của nhà nước còn thấp, kết quả này cũng đồng nhất với Ha et al., (2020). Kết luận này như một hồi chuông cảnh báo cao đối với nhà nước bởi vấn đề này sẽ tiềm ẩn một rủi ro lớn là lòng tin của người tiêu dùng bị sai lệch. Khi việc thanh tra kiểm soát chất lượng không chặt chẽ mọi thông tin của nhà cung cấp đều không đáng tin cậy, thị trường sẽ không phát triển tối ưu thậm chí nguy cơ sụp đổ rất cao (McCluskey, 2000; Le và Nguyen, 2018). Kết quả gợi ý nhà nước cần có chính sách quản lý chất lượng thị trường phù hợp nhằm phát huy vai trò và củng cố lòng tin của người tiêu dùng. (2) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cầu tiềm năng và mức giá sẵn lòng chi trả cho RAT vẫn còn khá cao nếu người dân TIN rau thực sự là an toàn. Điều này gợi ý nhà nước, doanh nghiệp có chính sách thỏa đáng để có thể khai thác hiệu quả dư địa về lượng cầu, giá nhằm đẩy được thị trường RAT dịch chuyển đến điểm cân bằng mới mà tại đó phúc lợi toàn xã hội được nâng cao. Chẳng hạn, nhà nước, cơ quan quản lý thực phẩm cần kiểm soát chặt chẽ thị trường RAT, xử phạt mạnh các doanh nghiệp nhà sản xuất sai phạm, công bố rộng trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet nếu phát hiện các vi phạm nhằm cũng cố lòng tin của người tiêu dùng. (3) Người tiêu dùng đang rất tin tưởng doanh nghiệp đặc biệt là các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp thông qua “Nhãn hiệu nhà cung cấp” hoặc “có ghi địa chỉ sản xuất”. Lòng tin của người tiêu dùng có tác động tích cực đến cầu, mức sẵn lòng chi trả và cầu tiềm năng. Điều này, gợi ý các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có chính sách hợp lý để củng cố lòng tin đối với người tiêu dùng như: chú trọng hơn tới việc dán nhãn hiệu sản phẩm, sản phẩm có bao bì ghi rõ nguồn gốc sản xuất, đặc biệt là giữ uy tín đối với khách hàng bởi thị trường RAT rất cần khách hàng trung thành. (4) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thái độ của người tiêu dùng như: mức độ
  • 17. 7 hiểu biết về RAT, nhận thức rủi ro của rau thông thường đến sức khỏe cũng có tác động đến mức cầu tiềm năng và mức sẵn lòng chi trả cho RAT. Điều này gợi ý nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh cần có chiến lược truyền thông đầy đủ và toàn diện. Các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin minh bạch về các sản phẩm thực phẩm từ khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tổ chức cho người tiêu dùng các tour thăm địa điểm sản xuất nhằm nâng cao lòng tin của người tiêu dùng. Nhà nước cần công bố minh bạch các sự cố về an toàn thực phẩm về mức độ nghiêm trọng cũng như mức độ xử phạt. Người tiêu dùng khi phát hiện sự gian lận của doanh nghiệp cũng nên phản hồi trên trang web doanh nghiệp hoặc mạng xã hội,… để người tiêu dùng khác cùng biết. Đồng thời người têu dùng cũng cần phải cẩn trọng với lòng tin của mình đối với các thông tin chỉ dưa vào doanh nghiệp. 6. Bố cục của luận án Ngoài các phần mở đầu, phần phụ lục, luận án được cấu trúc thành 5 chương, bao gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng thị trường rau an toàn Việt Nam và số liệu điều tra Chương 4. Phân tích định lượng về hành vi tiêu dùng rau an toàn của khách hàng. Chương 5. Kết luận và kiến nghị
  • 18. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 1 trình bày cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn để làm cơ sở cho các mô hình định lượng trong luận án. Cấu trúc của chương như sau: mục 1.1 trình bày một số khái niệm về hành vi tiêu dùng RAT; mục 1.2 trình bày cơ sở lý luận của luận án; mục 1.3 trình bày tổng quan nghiên cứu thực nghiệm trong đó tập trung vào các kênh chính mà người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn thực phẩm an toàn cũng như một số nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn; mục 1.4 trình bày khung phân tích và cuối cùng mục 1.5 là tóm tắt chương. 1.1. Một số khái niệm Rau an toàn Trong suốt hai thập kỷ qua, Chính phủ đã có nhiều văn bản quy định và điều chỉnh khái niệm rau an toàn (RAT). Chẳng hạn, một số văn bản chính từ năm 2008 như sau: Quyết định 99/2008/QĐ-BNN năm 2008 trong đó quy định: “Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm quy định”. Tuy nhiên, do phạm vi để thực hiện tiêu chuẩn VietGAP là phạm vi trên cả nước, nhưng điều kiện tự nhiên, kinh tế có sự khác biệt ở mỗi vùng miền đã dẫn đến việc thực thi và triển khai không hiệu quả như mong muốn. Bốn năm sau đó, khái niệm về RAT được sửa đổi và mở rộng bằng Thông tư 59/2012/TT- BNNPTNT trong đó khái niệm RAT được đưa ra: “RAT là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế, chế biến phù hợp quy định chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo quản an toàn thực phẩm hoặc phù hợp với quy trình sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu chuẩn GAP khác và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định. Các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các Điều 23 và Điều 25 của Luật An toàn thực phẩm năm 2010”. Cho đến nay văn bản chính thức có định nghĩa RAT đang có hiệu lực là Thông
  • 19. 9 tư 59/2012/BNNPTNT quy định cho rau, quả và chè an toàn. Trong đó, thuật ngữ “RAT” tương ứng cho các trường hợp sau: “- Rau đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Rau được sản xuất theo quy trình được chứng nhận an toàn của các Sở NN&PTNT cấp tỉnh. - Rau đạt tiêu chuẩn quy trình VietGAP hoặc tương đương.” Tuy nhiên, rau gán nhãn mác rau an toàn cũng chỉ là một tín hiệu về RAT từ phía nhà cung cấp. Do vậy, rau gán nhãn mác rau an toàn chưa đảm bảo được rau có thực sự là an toàn hay không. Lòng tin của người tiêu dùng Trong những thập kỷ qua lòng tin đã nhận được sự quan tâm và nghiên cứu bởi các học giả từ một số ngành như: nhà tâm lý học (Deutsch 1960, Lindskold 1978); các nhà kinh tế (Dasgupta,1988); các nhà tâm lý học (Lewis and Weigert, 1985; Strub and Priest, 1976); và nhà tiếp thị (Anderson and Weitz, 1989; Dwyer et al,. 1987). Quan điểm về lòng tin rất rộng và không có định nghĩa duy nhất bởi mỗi ngành học cung cấp một góc nhìn sâu sắc về bản chất lòng tin. Do vậy, lòng tin được coi là một cấu trúc đa chiều và không thể dự đoán được bằng một thuộc tính duy nhất (Yee et al., 2005). Theo định nghĩa từ điển tiếng Anh Oxford thì “lòng tin là sự tin tưởng hoặc phụ thuộc vào một số phẩm chất hoặc thuộc tính của một người hoặc vật, hoặc sự thật của một tuyên bố,...” (Bhattacharya et al.,1998). Do vậy, nhờ có lòng tin, sự tin tưởng mà các giao dịch, giao thương có thể được tiến hành trong những điều kiện dù không có đủ cơ sở để tin chắc nhưng vẫn được thực hiện chủ yếu dựa vào lòng tin. Ngoài ra, trong nghiên cứu cũng cho thấy lòng tin được xem như một sự “đánh cược” vào một quan hệ, một giao dịch nên lòng tin luôn hàm chứa cả những rủi ro nhất định. Về hình thức, lòng tin dựa trên các yếu tố như cơ sở đạo đức, danh tiếng, uy tín, vị thế giữa các tổ chức và chính quyền, lòng tin đối với bên thứ ba, nhằm đảm bảo lòng tin cho các bên tham gia giao dịch thêm vững chắc. Như vậy, để tăng cường lòng tin thì những cam kết, các hợp đồng và các yếu tố mang tính pháp lý sẽ được xem xét, áp dụng. Thông qua lòng tin có thể chấp nhận hay từ chối xác lập các mối quan hệ và các giao dịch mua bán trên thị trường trong điều kiện sự cảm nhận và đánh giá về các bên thiếu những cơ sở, thông tin chắc chắn. Theo cách giải thích của Yee et al. (2005), trong luận án định nghĩa: “lòng tin
  • 20. 10 đối với nhà kinh doanh là người tiêu dùng sẵn sàng dựa vào nhà cung cấp sản phẩm để thực hiện các hành vi tiêu dùng rau an toàn”. Hàng hóa tín hóa Luận án sử dụng định nghĩa: “Hàng hóa tín hóa (credence goods) là sản phẩm mà người tiêu dùng không thể xác định các thuộc tính quan trọng của sản phẩm trước hoặc sau khi tiêu dùng” được đề xuất bởi Darby and Karni (1973, pp.68). Có thể thấy rau an toàn là thực phẩm dạng tín vì người tiêu dùng hầu như không phân biệt được RAT với rau thông thường ngay cả khi họ đã mua và tiêu thụ sản phẩm (Darby and Karni, 1973). Cầu tiềm năng Cầu tiềm năng được hiểu là lượng cầu cao nhất có thể có đối với một loại sản phẩm nào đó, thường là tại một mức giá định sẵn nào đó. Đối với rau an toàn, lượng cầu không đạt được mức cầu cao nhất chủ yếu là do người dân chưa hoàn toàn tin rằng đóng mác “rau an toàn” thực sự là rau an toàn. Để có thể nâng cao niềm tin về rau an toàn, ngoài các biện pháp nhằm đảm bảo rau an toàn từ phía cung, còn cần các công cụ thanh tra- kiểm soát quản lý thị trường. Việc thực hiện các biện pháp này đều cần có chi phí, vì vậy luận án muốn tìm hiểu xem dư địa của cầu về RAT trong trường hợp người dân THỰC SỰ TIN rau gắn mác an toàn là rau an toàn. Vì vậy Luận án sử dụng các định nghĩa sau: Cầu tiềm năng về rau an toàn của người tiêu dùng: là cầu nếu họ TIN rau thực sự là an toàn và có mức giá RAT hiện tại. Với định nghĩa cầu tiềm năng về RAT có thể thấy cầu tiềm năng về RAT có thể cao hơn cầu về RAT. Cầu về RAT là lượng rau an toàn thực tế mà người tiêu dùng đã mua và sử dụng còn cầu tiềm năng là lượng rau an toàn mà người tiêu dùng sẽ mua khi họ tin rau 100% là an toàn - bao gồm cả lượng RAT đã mua và lượng RAT dự định sẽ mua thêm. Mức sẵn lòng chi trả Theo Lusk et al. (2001): Sẵn lòng chi trả là mức ưu tiên được biểu lộ của người trả lời trong các cuộc khảo sát về một thành quả trong một tình huống thực tế hoặc giả định. Đó là một thước đo để biểu diễn tiền tệ được thanh toán tối đa mà một người sẵn sàng thực hiện cho kết quả của lợi ích có nguồn gốc thu được từ một sản phẩm mới. Ngoài ra, Hanemann et al. (1991) cung cấp nền tảng lý thuyết của WTP của
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51951 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562