SlideShare a Scribd company logo
1 of 153
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KA THÀNH ONG
K NĂNG X Đ TÀI H U T
TRÊN O IN HI N NAY
M số : 60.32.01
U N VĂN THẠC S
T thông
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS : N D
HÀ NỘI - 2008
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................3
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:...................................................................................8
7. Kết cấu của luận văn...................................................................................................................12
Chương 2: Phóng viên săn tin hình sự ..........................................................................................12
Chương 3. Phóng viên điều tra ......................................................................................................12
Chương 4: Kinh nghiệm vấn đề và một số giải pháp...................................................................12
Chương 1. Đề tài pháp luật và kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay ................13
1.1.Vị trí, vai trò của mảng đề tài pháp luật trong cơ cấu nội dung của tờ báo in ............................13
1.1.1.Đối với báo chính trị xã hội. ....................................................................................................13
1.1.2. Đối với báo chuyên về pháp luật.............................................................................................17
1.1.3. Đối với báo chuyên ngành khác..............................................................................................18
1.2. Khái niệm đề tài, đề tài pháp luật...............................................................................................19
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động tác nghiệp của phóng viên ...........................................25
Chương 2. Phóng viên săn tin hình sự..........................................................................................30
2.1. Phát hiện tin hình sự...................................................................................................................32
2.1.1. Nguồn tin từ đâu......................................................................................................................32
2.1.2. Mô hình cặp đôi khi lấy thông tin ...........................................................................................37
2.1.3 Xây dựng và duy trì nguồn tin bằng cách nào?........................................................................38
2.2. Kỹ năng xử lý tin hình sự...........................................................................................................45
2.2.1 Dẫn nguồn tin nhƣ thế nào? .....................................................................................................45
2.2.2. Sự độc lập tƣơng đối của phóng viên với nguồn tin ...............................................................48
2.2.3 Cảnh giác để tránh bị lợi dụng .................................................................................................52
2.3. Những lƣu ý với phóng viên đƣa tin hình sự .............................................................................54
2.3.1 Sử dụng công cụ để thu thập chứng cứ ....................................................................................54
2.3.2. Những lỗi cần tránh.................................................................................................................57
Chương 3. Phóng viên điều tra .....................................................................................................71
1.Khái niệm về điều tra...................................................................................................................71
3.2. Các bƣớc khởi đầu bài điều tra ..................................................................................................75
2
3.2.1.Tìm đề tài cho bài điều tra........................................................................................................75
3.2.2. Tập hợp chứng cứ ...................................................................................................................85
3.2.3. Đánh giá chứng cứ ..................................................................................................................92
3.3.1. Làm thế nào để chỉ ra sai phạm?...........................................................................................104
3.3.2. Kết cấu một bài báo điều tra .................................................................................................111
3.4. Những điều lƣu ý khi thực hiện bài điều tra.............................................................................118
3.4.1. Bằng chứng để bảo vệ phóng viên ........................................................................................118
3.4.2. Nhà báo bảo vệ mình bằng câu chữ trong bài.......................................................................118
3.4.3. Đánh giá hậu bài báo.............................................................................................................120
Chương 4. Kinh nghiệm tác nghiệp và một số kiến nghị giải pháp..........................................123
4.1. Kinh nghiệm tác nghiệp ...........................................................................................................123
4.1.1.Kinh nghiệm khi đƣa tin hình sự............................................................................................123
4.1.2. Kinh nghiệm làm điều tra......................................................................................................124
4.2 Vấn đề đặt ra và các kiến nghị ..................................................................................................125
4.2.1 Nhà báo đơn độc trong cuộc chiến chống tham nhũng ..........................................................125
4.2.2. Những đề xuất, kiến nghị......................................................................................................130
C. Kết luận.....................................................................................................................................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................138
D. Phụ lục.......................................................................................................................................141
3
PHẦN MỞ ĐẦU
Khi tôi viết luận văn này là lúc hai nhà báo Việt Chiến, báo Thanh Niên
và Nguyễn Văn Hải báo Tuổi Trẻ đang ngồi trong nhà giam (đến 15.10, anh
Nguyễn Văn Hải đƣợc xử cho tại ngoại, PV Việt Chiến nhận mức án 2 năm tù
giam). Bản thân tôi bị gọi lên cơ quan điều tra trong gần 2 tháng để giải trình
về vụ PMU 18. Vụ án này đã khiến 2 phó tổng biên tập là nhà báo Nguyễn
Quốc Phong, báo Thanh Niên, nhà báo Bùi Thanh báo Tuổi Trẻ bị cách chức,
thu thẻ nhà báo. Tổng thƣ ký tòa soạn báo Thanh Niên, ông Huỳnh Kim Sánh
bị cách chức, thu thẻ; Trƣởng văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ, nhà báo Đà
Trang bị cách chức, thu thẻ; gần 40 phóng viên của gần 40 tờ báo bị gọi lên
thẩm vấn.. . Quá trình tác nghiệp đƣa tin về vụ PMU 18 là thời kỳ sôi động
nhƣng cũng có quá nhiều sơ hở, bất cẩn, vi phạm cả lỗi nghiệp vụ lẫn quy
định của pháp luật hình sự. Không chỉ có những phóng viên trẻ mà cả những
cây bút già dặn cũng bị sai sót, không chỉ những tờ báo nhỏ mà cả những tờ
báo chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam cũng có quá nhiều lỗi.
Trong bối cảnh đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Kỹ năng xử lý đề tài
pháp luật trên báo in” cho luận văn Thạc sĩ báo chí của mình. Những thông
tin trong luận văn này đƣợc rút ra từ quá trình tác nghiệp của bản thân tôi
(hiện là phóng viên phụ trách mảng pháp luật của báo Thanh Niên) và qua
quá trình cộng tác, quan sát, trao đổi kỹ năng tác nghiệp với các đàn anh đi
trƣớc từ các tờ báo nhƣ Tiền Phong, Lao Động, Đại Đòan Kết, Sài Gòn Giải
Phóng... Với thông tin từ thực tế nghề báo, qua hoạt động của những nhà báo
cụ thể để rút ra những kinh nghiệm, những bài học thực tế nên trong luận văn
sẽ không có nhiều những trích dẫn từ sách vở kinh điển mà nhiều hơn là
những phỏng vấn, những ví dụ thực tế trên báo in của Việt Nam và nƣớc
ngoài để minh họa, chứng minh các luận điểm, luận cứ.
4
1.Tính cấp thiết của đề tài
Vụ PMU 18 có lẽ cần đƣợc ghi vào lịch sử nền báo chí Việt Nam vì số
lƣợng các nhà báo bị liên lụy và mức độ xử lý đối với nhà báo: Hai tờ nhật
báo có lƣợng phát hành lớn nhất nƣớc mỗi tờ có 1 ngƣời bị đi tù, 2 lãnh đạo bị
mất chức, thu thẻ. Còn gần 40 nhà báo của các báo lớn khác bị liên lụy. Có rất
nhiều bài học cần phân tích, đúc rút thành những kinh nghiệm để phổ biến
cho sinh viên, phóng viên mới làm nghề. Đã từ lâu, mảng đề tài pháp luật là
mảng đề tài hấp dẫn nhƣng đầy thử thách, là mảng thông tin nhiều ngƣời đọc
nhƣng lại rất dễ bị kiện tụng.
Trong khi đó, tại các cơ sở đào tạo báo chí, rất ít khi sinh viên báo chí
đƣợc giảng sâu về mối quan hệ giữa pháp luật với báo chí và những va chạm
pháp lý có thể xảy ra khi phóng viên tác nghiệp. Tại các tòa soạn báo, công
tác đào tạo, sinh hoạt nghiệp vụ giữa cơ quan quản lý với phóng viên, giữa
các phóng viên với nhau hầu nhƣ rất ít đƣợc chú ý.
Trong quan hệ đồng nghiệp, đã có những câu lạc bộ phóng viên theo
dõi các lĩnh vực nhƣ câu lạc bộ phóng viên công nghệ thông tin, câu lạc bộ
phóng viên viết về chứng khóan, địa ốc .. . nhƣng chƣa có câu lạc bộ phóng
viên theo dõi đề tài pháp luật.
Thực tế đời sống báo chí nhƣ vậy, nhƣng cho đến nay, theo tìm hiểu
của cá nhân tôi, hầu nhƣ chƣa có công trình nghiên cứu hay các quy chuẩn
nào đƣợc đƣa ra cho phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật. Xuất phát từ
lý do đó, tôi đã quyết tâm thực hiện đề tài nghiên cứu “kỹ năng xử lý đề tài
pháp luật trên báo in”. Qua luận văn này, tôi hi vọng có thể giúp các sinh viên
báo chí, những nhà báo trẻ hình dung ra đƣợc công việc của một phóng viên
theo dõi mảng đề tài pháp luật để có thể nhập cuộc tốt hơn. Các nhà báo mới
làm mảng đề tài pháp luật cũng có thể thu thập đƣợc một số kinh nghiệm để
rút ra bài học cho riêng mình.
5
Đây là thời điểm rất hợp lý và cần thiết sau khi “cơn bão” PMU 18 đi
qua, chúng ta có thể nhìn lại và tổng kết kinh nghiệm tác nghiệp cho phóng
viên theo dõi mảng đề tài pháp luật.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo tìm hiểu của cá nhân tôi, đề tài nghiên cứu về “Kỹ năng xử lý đề
tài pháp luật trên báo in” hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu một cách tổng thể.
Hiện mới có một số cuốn sách tập hợp những bài điều tra của một số tác giả
nhƣ tập Phóng sự điều tra của nhà báo Quang Hùng (Tên thật: Vũ Quang
Hùng, Sinh năm 1945, Nguyên phó tổng biên tập Báo CA TP.HCM, Nguyên
tổng biên tập Tạp chí Ngƣời Du Lịch, Nguyên biên tập viên Báo Pháp Luật
TP.HCM). Tập sách này chỉ là tập hợp những bài điều tra mà không có nhiều
những phân tích, đúc rút kinh nghiệm hay khái quát thành lý thuyết.
Bên cạnh đó, có một số bài viết chia sẻ kinh nghiệm của một số nhà
báo làm điều tra nhƣ Vũ Thị Hải, báo Văn Nghệ Trẻ; Đinh Anh Tuấn, báo
Tiền Phong .. .; Nhà báo Đinh Anh Tuấn, báo Tiền Phong cho in một tấp sách
có tên: Đi tìm nửa kia sự thật trong đó tập hợp một số bài viết, một số phóng
sự, phóng sự điều tra của tác giả này. Mới đây nhất, tháng 6.2008, sinh viên
Nguyễn Thị Bích Ngọc, sinh viên ngành ảnh báo chí, học viện Báo chí và
tuyên truyền đã làm luận văn tốt nghiệp đề tài mã số 1.01.01 với đề tài “Nhà
báo Đinh Anh Tuấn với thể loại phóng sự” (khảo sát qua tập Đi tìm nửa kia
sự thật và một số tác phẩm phóng sự trên báo Tiền Phong từ năm 2007 đến
nay). Luận văn có nhắc đôi chút đến một số kinh nghiệm viết phóng sự điều
tra của nhà báo Đinh Anh Tuấn, báo Tiền Phong. Tuy nhiên luận văn không
giải quyết vấn đề lớn: Kỹ năng của nhà báo khi xử lý thông tin về đề tài pháp
luật trên báo in.
6
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích: Từ khi tốt nghiệp khoa báo chí, đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn ra trƣờng, vào làm mảng đề tài pháp luật, tôi thấy hầu hết phóng
viên theo dõi mảng đề tài này đều làm việc theo kinh nghiệm. Hầu nhƣ phóng
viên phải tự bơi, tự hòan thiện mình và cái giả phải trả đôi khi rất đắt. Có
ngƣời bị treo bút, bị kỷ luật vì đƣa tin không đúng một cách vô tình, có ngƣời
bị kiện chỉ vì một câu, một dòng trong bài viết .. . Có những phóng viên trẻ
chỉ vì một bài báo bị kiện mà bị từ chối ký hợp đồng .. . Sau một thời gian
làm việc tại báo Thanh Niên, tôi đã mong muốn tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn làm báo về mảng đề tài pháp luật của các đàn anh đi trƣớc để có thể đƣa
ra một bộ quy tắc, những kinh nghiệm, những bài học cho phóng viên mới
theo dõi mảng đề tài thú vị nhƣng đầy thử thách này. Sau vụ PMU 18, bản
thân tôi (đã bị liên quan đến các rắc rối pháp lý) mong muốn tìm hiểu và đi
sâu nghiên cứu về công việc của phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật.
Khi thực hiện luận văn này, tôi đề ra mục tiêu sẽ tổng kết kinh nghiệm của
báo chí trong việc đƣa tin pháp luật nhằm làm tạo nên những quy tắc, những
thao tác cơ bản của một phóng viên hình sự, phóng viên điều tra, giúp các
sinh viên báo chí, các nhà báo chuyên nghiệp hoặc nghiệp dƣ có thể hiểu hơn
về nghề, có thể làm nghề tốt hơn và quan trọng nhất là tránh đƣợc những sai
sót, những vấp ngã trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.
Nhiệm vụ: Luận văn này sẽ hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên
quan đến báo chí đƣa tin về mảng đề tài pháp luật, kết hợp với thực tế để đƣa
ra những quy tắc chuẩn mực (một cách tƣơng đối) cho phóng viên theo dõi
mảng đề tài pháp luật.
Trong luận văn này, tôi khảo sát hoạt động xử lý đề tài pháp luật trên
báo in với tƣ cách là phóng viên chuyên theo dõi mảng đề tài pháp luật để từ
7
đó tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn thành lý thuyết sau đó có thể tác động
trở lại giúp các phóng viên làm việc bài bản, khoa học và hiệu quả hơn.
Luận văn này cũng nêu những vấn đề, những kinh nghiệm và những
kiến nghị giải pháp giúp phóng viên xử lý đề tài pháp luật có hiệu quả hơn,
đạt chất lƣợng tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu
cơ bản nhƣ:
Phƣơng pháp luận: khi nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và tổng hợp các
kinh nghiệm thực tế trong hoạt động báo chí, chúng tôi cố gắng bám sát
những quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về báo chí và vai trò của báo chí
trong đời sống xã hội. Bởi lẽ Đảng và nhà nƣớc luôn có những chỉ đạo rất sát
sao đến hoạt động báo chí, từ đƣờng lối chỉ đạo đến các quy định chi tiết. Khi
nghiên cứu mảng đề tài pháp luật trên báo chí, chúng tôi cũng dựa vào các
quy định của pháp luật liên quan đến nghề làm báo nhƣ luật báo chí, luật hình
sự, luật dân sự và các luật có liên quan.
Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản: phƣơng pháp này đƣợc dùng để
nghiên cứu các tài liệu có liên quan để dùng để nghiên cứu ví dụ các văn
bản quy phạm pháp luật, các văn bản quy định của Đảng và Nhà nƣớc về
hoạt động báo chí hoặc các hồ sơ vụ án.
Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: đƣợc dùng để tổng kết kinh
nghiệm để tổng kết kinh nghiệm của các nhà báo chuyên viết về pháp luật
trong đó có kinh nghiệm của tác giả.
Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp: đƣợc dùng để khảo cứu một số
vụ việc cụ thể nhƣ các vụ án lớn, cách đƣa tin của các báo về các vụ án,
các trƣờng hợp vi phạm pháp luật.. .
8
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc dùng để phỏng vấn một số chuyên
gia, một số nhà báo có kinh nghiệm và lãnh đạo cơ quan báo chí.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là một số kỹ năng tác nghiệp
của phóng viên trong quá trình xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tập trung nghiên cứu phƣơng pháp tác
nghiệp của phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật của một số tờ báo in
nhƣ Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ, Công an nhân dân, An ninh thủ đô…
trong thời gian từ năm 2006 đến nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
* Ý nghĩa khoa học: với mục đích và nhiệm vụ của luận văn này đƣợc
thực hiện, đây là công trình đầu tiên góp phần tổng kết kinh nghiệm hoạt động
của phóng viên về đề tài pháp luật, nhất là kinh nghiệm xử lý thông tin hình
sự và các vụ điều tra độc lập.
*Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn này là tài liệu tham khảo bổ ích và thú vị
cho các cơ sở đào tạo báo chí đồng thời có ích cho nhà báo đang tác nghiệp và
cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này. Cụ thể:
a. Với sinh viên đang học, sinh viên mới ra trường
Những sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trƣờng hầu hết đều mong muốn
và cảm thấy ngƣỡng mộ những nhà báo chuyên về thể loại điều tra. Hơn ai
hết, họ mong muốn đƣợc nổi tiếng, đƣợc khẳng định mình. Tuy nhiên, nhiều
khi để thực hiện những bài điều tra là thử thách quá sức đối với họ.
Mặc dầu vậy, nếu biết cách chọn đề tài và có những cách khai thác
thông tin khéo léo, một sinh viên báo chí hòan toàn có thể rèn nghề, có thể
học hỏi kinh nghiệm với việc thực hiện những bài điều tra ngay từ khi họ còn
ngồi trên ghế nhà trƣờng.
9
Sinh viên có thể làm điều tra ngay từ những vấn đề gần gũi trong cuộc
sống nhƣ về chỗ ở tại Ký túc xá, về những bất cập trong việc đi tàu xe về quê,
từ những chuyện cảm thấy “chƣớng tai gai mắt” tại quê hƣơng. Đó có thể là
chuyện vì sao một nhà máy sản xuất cồn công nghiệp lại có thể vô tƣ sản xuất
ra hàng ngàn m3 nƣớc thải độc hại từ năm này qua năm khác, khiến cả một
dòng suối bị ô nhiễm mà chính quyền địa phƣơng vẫn làm ngơ. Đó là chuyện
vì sao ký túc xá vẫn còn chỗ mà sinh viên không đƣợc vào ở, hay những
khỏan thu phi lý mà sinh viên phải gánh chịu. .. Những đề tài nhỏ sẽ là bƣớc
tập dƣợt hết sức hữu ích cho sinh viên khi họ đang học nghề. Với những kỹ
thuật đƣợc tổng kết trong luận văn này hòan tòan có thể giúp một sinh viên
báo chí nói riêng và sinh viên hay trí thức nói chung có thể thu thập bằng
chứng, tổ chức những bài điều tra chi tiết để có thể tự mình “giải phóng”
những bức xúc trong lòng và góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Hầu hết sinh viên mới ra trƣờng thƣờng ít khi đƣợc giao nhiệm vụ tham
gia ngay vào việc đƣa tin đề tài pháp luật. Tuy nhiên, với một tòa soạn mới
thành lập hoặc một cơ quan báo chí muốn “thử lửa” với nhân viên mới thì
việc bị giao theo dõi mảng đề tài pháp luật thƣờng đƣợc coi là bài kiểm tra
khả năng thích ứng và bản lĩnh của phóng viên mà họ mới nhận về. Lúc này
những phóng viên mới vào buộc phải chứng tỏ mình, để khẳng định chỗ
đứng. Tuy nhiên, điều khó khăn là hầu hết các trƣờng đều dạy về cách viết
báo, về kỹ thuật hình thành bài báo, nhƣng những kinh nghiệm làm bài điều
tra, những quy tắc để xử lý thông tin mảng đề tài pháp luật rất ít đƣợc phổ
biến. Chính vì vậy, luận văn này cũng là một tài liệu thiết thực cho những ai
mới bƣớc vào làm công việc của phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật.
b. Với các nhà quản lý cơ quan báo chí
10
Chúng tôi muốn góp một số thông tin giúp cán bộ quản lý cơ quan báo
chí có kinh nghiệm quản lý phóng viên, trong tình trạng nhiều phóng viên làm
điều tra với động cơ không lành mạnh.
Trong thời gian gần đây, tình trạng một số phóng viên vòi vĩnh doanh
nghiệp, đe dọa ngƣời dân hay cán bộ, chính quyền xảy khá thƣờng xuyên.
Một số nhà báo đã bị bắt nhƣ: Ngày 14.12.2005, hai nhà báo là Vƣơng Tiến
Tòan - phó ban thƣ ký tòa soạn - và một phóng viên trẻ của ban kinh tế báo
Hà Tây (tỉnh Hà Tây cũ) bị khởi tố về tội cƣỡng đọat tài sản khi yêu cầu công
ty Thành An ở Hòai Đức, Hà Tây phải đƣa 10 triệu đồng. Ngày 17.9.2006,
Cục bảo vệ an ninh kinh tế, Bộ Công an đã bắt quả tang nhà báo Phạm Hồng
Sơn, báo Diễn đàn doanh nghiệp nhận hối lộ của doanh nghiệp tại Hải Dƣơng
10.000 USD. Mới đây, trung tá công an, nhà báo Dƣơng Tiến của báo Công
an TP Hồ Chí Minh bị bắt vì hành vi xúi giục ngƣời dân tổ chức khiếu kiện,
tố cáo trái quy định.
Những vụ việc nhƣ trên xảy ra một phần là do các tòa soạn thƣờng
quản lý phóng viên lỏng lẻo, để phóng viên tự tung tự tác hoặc mƣợn danh cơ
quan để đi làm việc tƣ. Chính vì những lý do đó, nếu lãnh đạo cơ quan biết
đƣợc công việc của phóng viên điều tra, họ sẽ có đƣợc những phƣơng án quản
lý phóng viên chặt chẽ hơn, không để những phóng viên này vi phạm pháp
luật, mƣợn danh cơ quan để tƣ lợi cá nhân.
Ngƣợc lại, chính sự quản lý chặt của tòa soạn cũng là một cách để
phóng viên buộc phải “giữ mình”, họ sẽ có những rào cản để không dễ vƣợt
quá ranh giới, không bị mua chuộc, bị khống chế hoặc dính vào vòng lao lý.
c.Tạo bộ quy tắc chung cho phóng viên theo dõi mảng pháp luật
Sau khi kết thúc luận văn này, tác giả cũng cố gắng đƣa ra bộ quy tắc
(mang tính tham khảo) cho những phóng viên pháp luật bởi nhiều phóng viên
11
làm việc theo kinh nghiệm chủ nghĩa, bị sai sót, kiện ngƣợc, phải treo bút, bồi
thƣờng …
Làm phóng viên mảng pháp luật, trong đó có phóng viên điều tra
thƣờng gặp hàng trăm ngàn các tình huống khó xử khác nhau. Tuy nhiên,
chúng ta cũng chƣa có một bộ quy tắc để có thể thu thập, kiểm chứng thông
tin sao cho chính xác, đầy đủ nhất, nhằm tránh đƣợc những vụ kiện cáo,
những sai sót đáng tiếc. Trong khuôn khổ luận văn này, tôi cũng cố gắng tổng
hợp để đƣa ra một bộ quy tắc cho phóng viên theo dõi mảng pháp luật.
12
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn tổ chức thành 4 chương
Chương 1. Đề tài pháp luật và kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên
báo in hiện nay.
Trong chƣơng 1, tác giả giải quyết các vấn đề về khái niệm nhƣ đề tài,
đề tài pháp luật; Công việc của một phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp
luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý thông tin về đề tài pháp
luật; Các cơ sở pháp lý ràng buộc và có ảnh hƣởng đến công việc của phóng
viên.
Chương 2: Phóng viên săn tin hình sự
Đây là chƣơng bàn về công việc của phóng viên săn tin hình sự, các
tiêu chí để có đƣợc tin sớm nhất, chính xác nhất. Trong chƣơng này tác giả
cũng bàn về các lỗi thƣờng gặp cả trong thu thập thông tin lẫn trong cách xử
lý tin bài trên mặt báo.
Chương 3. Phóng viên điều tra
Trong chƣơng này, tác giả tìm hiểu công việc của phóng viên điều tra
từ khi phát hiện vấn đề, thu thập chứng cứ, đến việc đánh giá chứng cứ và thể
hiện thành bài viết. Các kinh nghiệm về chuẩn bị tƣ liệu, chuẩn bị “đón” các
vụ kiện cũng đƣợc đề cập một phần ở chƣơng này.
Chương 4: Kinh nghiệm vấn đề và một số giải pháp
Đây là chƣơng tổng kết kinh nghiệm của phóng viên theo dõi mảng
pháp luật, đƣa ra một số kinh nghiệm (theo quan điểm của tác giả) để tham
khảo. Trong chƣơng này, tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất về
những bất cập trong việc bảo vệ phóng viên khi tác nghiệp, các vấn đề cần
thay đổi trong việc quản lý, điều động phóng viên khi theo dõi mảng đề tài
pháp luật nói chung và phóng viên làm điều tra nói riêng.
13
B. Phần Nội dung
Chương 1. Đề tài pháp luật và kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in
hiện nay
1.1.Vị trí, vai trò của mảng đề tài pháp luật trong cơ cấu nội dung của tờ
báo in
Mảng đề tài pháp luật là một trong những mảng đề tài thu hút nhiều bạn
đọc nhất trong các tờ báo chính trị xã hội. Với các báo chuyên về pháp
luật thì mảng đề tài này chiếm tới trên 70% lượng tin bài của báo. Với
một số báo chuyên ngành kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, mảng đề tài này
cũng được đề cập theo góc nhìn riêng của họ.
1.1.1.Đối với báo chính trị xã hội.
Các tờ báo chính trị xã hội nhƣ nhƣ Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động,
Tiền Phong … đều có trang pháp luật. Các báo điện tử nhƣ Vietnamnet.vn,
Vnexpress.net, dantri.com.vn.. . đều có chuyên mục pháp luật. Trang pháp
luật ở các báo chính trị xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Mục pháp luật là
một trong những mục đinh của các tờ báo.
Thế mạnh của mảng thông tin pháp luật các báo chính trị xã hội là
những bài, loạt bài điều tra gây tiếng vang lớn, đƣợc làm tới cùng, mang lại
hiệu ứng xã hội tích cực. Ví dụ bài điều tra về tệ tham nhũng của cảnh sát
giao thông ở Dầu Giây (Đồng Nai) trên báo Tuổi trẻ, loạt bài về chạy thuế cho
doanh nghiệp nƣớc ngòai trên báo Tuổi trẻ. Loạt bài về chạy trƣờng trên báo
Thanh Niên, loạt bài về tham nhũng đất đai tại Hải Phòng, Hòa Bình trên báo
Thanh Niên .. .
Ngoài ra, thông tin về các vụ án lớn, án điểm cũng là mảng thông tin
quan trọng trên các báo dạng này. Ví dụ, vụ CLB Sông lam nghệ an mua chức
vô địch, vụ cầu thủ U23 Việt Nam bán độ, vụ Nguyễn Lâm Thái lừa đảo .. .
14
đều là những vụ án lớn, chiếm diện tích nhiều trang báo trong thời gian nhiều
tháng theo diễn biến quá trình điều tra.
Với báo Thanh Niên, mục pháp luật nằm ở top 5 chuyên mục đƣợc đọc
nhiều nhất với hơn 150 ngàn ngƣời đọc/ngày (đếm trên báo điện tử). Nhà báo
Việt Hƣng, Phó tổng thƣ ký tòa soạn báo Thanh Niên cho biết: Mỗi khi có vụ
việc lớn, bạn đọc sẽ thƣờng chờ đón ở Thanh Niên những bài báo có sức
nặng, họ sẽ mang tờ Thanh niên để so sánh thông tin với các tờ báo khác. Và
một trong những yếu tố làm nên tên tuổi, thƣơng hiệu cho tờ Thanh Niên
chính là nhờ tính chiến đấu của tờ báo, điều đó thể hiện ra ở các loạt bài
chống tiêu cực, bảo vệ cái đúng, cái tốt nhƣ vụ Năm Cam, vụ chạy trƣờng tại
TP Hồ Chí Minh. ..
Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong khẳng
định: Mục pháp luật là chuyên mục có lƣợng bạn đọc lớn thứ 2 tại báo Tiền
Phong, chỉ sau mục Chính trị xã hội. Tại báo giấy không có công cụ đo chính
xác, nhƣng trên bao điện tử (www.tienphong.vn), chuyên mục Pháp luật hầu
nhƣ luôn nằm trong top đầu các chuyên mục có nhiều ngƣời đọc nhất. Bạn
đọc báo điện tử đa số là những ngƣời trí thức, có trình độ học vấn nhất định
mà chuyên mục pháp luật còn thu hút số đông bạn đọc. Thực tế, bạn đọc báo
giấy (có trình độ phổ thông hơn, gồm cả xe ôm, ngƣời bán hàng rong, nông
dân … thì chắc chắn chuyên mục pháp luật còn hút khách hơn nữa”.
Ví dụ: Tháng 9.2008, toàn trang Tiền phong có 33.259.957 ngƣời đọc,
trong đó mục pháp luật đứng trong top 2 mục có nhiều bạn đọc nhất với
2.678.132 ngƣời đọc (sau mục thời sự xã hội).
Ngày 10.10 (ngày Giải phóng Thủ đô), có 1.149176 ngƣời đọc trên
toàn trang, trong đó mục thời sự xã hội chiếm số lƣợng lớn nhất với 108.877
ngƣời đọc, mục pháp luật xếp thứ 2 với 103.877 ngƣời. Trong một số ngày có
15
các sự kiện đặc biệt về pháp luật nhƣ các phiên tòa lớn, các vụ án lớn .. .
lƣợng bạn đọc mảng pháp luật càng tăng cao.
Báo Tiền Phong ngày 14.10.2008, toàn trang báo Tiền Phong có
1.093.802 ngƣời đọc; trong đó mục pháp luật dẫn đầu với 126.849 ngƣời đọc,
mục thời sự xã hội chỉ có 95.587 ngƣời đọc; mục văn hóa có 70.140 ngƣời
đọc. .. .
Ngày 15.10, tổng số có 1.029.943 ngƣời đọc, mục pháp luật tiếp tục
dẫn đầu với 98.900 ngƣời, mục thời sự xã hội có 98.758 ngƣời dọc; mục văn
hóa có 55.870 ngƣời đọc.
Ngày 14.15/10 là ngày diễn ra phiên tòa xét xử các nhà báo.
Biểu đồ bạn đọc mục pháp luật trên báo Tiền phong điện tử từ 1-15.9.2008 và
từ 15-30.9 (trang bên)
16
Biểu đồ lƣợng bạn đọc mục pháp luật so với các mục khác. Báo Tiền
phong điện tử tháng 9.2008
17
Số lƣợng bạn đọc các chuyên mục trên báo Tiền phong điện tử tháng
9.2008
1.1.2. Đối với báo chuyên về pháp luật
Các báo chuyên về ngành pháp luật nhƣ Công an nhân dân, An ninh thủ
đô, công an TP HCM, pháp luật Việt Nam, Pháp luật TP HCM.. . đối tƣợng
đọc báo đã đƣợc khu biệt, đó phần lớn là ngƣời dân lao động, ngƣời làm nghề
tự do, nói chung là những ngƣời bình dân, có trình độ dân trí thấp (trừ tờ PL
TPHCM có một lƣợng lớn ngƣời làm luật, luật sƣ thƣờng đọc). Các tờ báo
dạng này lấy thông tin pháp luật là nền tảng cho tờ báo, với thời lƣợng lớn, đi
vào khai thác chi tiết, tình tiết cụ thể của vụ án.
Tò mò là một bản tính của hầu hết bạn đọc, hầu nhƣ ai cũng muốn biết
những điều bí mật của ngƣời khác. Nhất là với những bí mật về chuyện ăn
chơi, phạm pháp của ngƣời nổi tiếng hay những ngƣời gần gũi với mình,
những ngƣời hàng xóm, những ngƣời ở trong khu phố, hay là quan xã, quan
huyện mình. Chính vì khai thác những vấn đề dạng nhƣ thế này mà báo An
18
ninh thủ đô, an ninh thế giới, công an nhân dân, pháp luật TP Hồ Chí Minh,
đặc biệt là báo Công an TP Hồ Chí Minh đã có lƣợng phát hành cực lớn. Báo
công an TP Hồ Chí Minh, lƣợng phát hành của tờ này vào khoảng 500.000
bản/kỳ, tuần 3 kỳ, là một tờ báo có lƣợng phát hành lớn nhất cả nƣớc tính trên
mỗi số báo. Đây có thể là những tờ báo không sang, nhƣng câu khách. Đối
tƣợng bạn đọc chủ yếu của những tờ này là giới bình dân, bà bán hàng xén,
bác xe ôm, ngƣời phu khuân vác .. .họ đọc những tờ này không chỉ để giải tỏa
sự tò mò, mà còn, ở góc độ nào đó, để thu lƣợm những thông tin hữu ích đối
với họ nhƣ: Thủ đoạn của một bọn trộm mới, những chiêu lừa của một số
khách ngoại quốc khi đổi tiền ngoại tệ, cần cảnh giác với những chiêu lừa cổ
phiếu, bán đất trên giấy …
Nhà báo Nhƣ Phong, Phó tổng biên tập báo Công an nhân dân cho
rằng, cả tờ báo công an nhân dân hoặc an ninh thế giới có tới trên 70% lƣợng
tin bài là về đề tài pháp luật, và bạn đọc tìm đến tờ báo này cũng chủ yếu để
thỏa mãn trí tò mò, để học đƣợc những kinh nghiệm cho cuộc sống của chính
họ. ví dụ những ngƣời lái xe ôm, lái taxi có thể biết đƣợc thủ đoạn của bọn
cƣớp xe nhƣ thế nào, những ngƣời bán vàng có thể tìm thấy khuyến cáo về
việc đảm bảo an ninh tránh bị cƣớp tiệm vàng; những ngƣời thƣơng nhân đọc
báo có thể cảnh giác tình trạng sụp đổ các đƣờng dây cho vay tín dụng đen.. .
1.1.3. Đối với báo chuyên ngành khác
Ngoại trừ báo chuyên về pháp luật nhƣ báo Công an, Pháp luật, các báo
chuyên ngành khác nhƣ Thời báo kinh tế Việt Nam, báo Đầu Tƣ, báo Sinh
Viên .. . mảng đề tài pháp luật không phải là mảng thƣờng trực nhƣng các tờ
báo này cũng thƣờng tham gia đƣa tin khi có các vụ án lớn, các vấn đề quan
tâm của xã hội. Ví dụ, vụ PMU 18 năm 2006, hầu hết các báo đều đƣa tin, dù
với chừng mực khác nhau. Báo Sinh viên việt nam đƣa tin, nêu nghi vấn về lá
đơn tố cáo của một sinh viên phải phục vụ các đại gia PMU 18 giải đen khi
19
đánh bạc. Báo Đầu tƣ có bài viết về chất lƣợng công trình, giá trị hiệu quả của
các khỏan đầu tƣ từ vốn vay của Chính phủ Nhật tại các quốc lộ mà PMU 18
thi công .. .
Mảng đề tài pháp luật trên các báo này thƣờng đƣợc đƣa về những ví
dụ gần gũi, phù hợp với đối tƣợng độc giả của từng báo. Ví dụ chuyện sinh
viên phạm pháp và bài học cho quản lý sinh viên tại các trƣờng đại học,
chuyện đầu tƣ nƣớc ngoài và các con số “bánh vẽ” của các ông chủ “ma” trên
báo đầu tƣ .. . và đây vẫn thƣờng là những bài viết thu hút sự quan tâm của
bạn đọc và góp phần tạo nên uy tín cho tờ báo.
1.2. Khái niệm đề tài, đề tài pháp luật
Nhƣ trên đã nói, mảng đề tài pháp luật có vị trí và vai trò quan trọng
trong hầu hết các báo chính trị xã hội và cả các báo chuyên ngành. Tuy nhiên,
một câu hỏi thƣờng đƣợc các sinh viên báo chí và một số ngƣời mới vào theo
dõi mảng đề tài pháp luật đặt ra là: Thế nào là đề tài pháp luật, hay cụ thể hơn,
đề tài gì đƣợc gọi là đề tài pháp luật? Trƣớc khi đi vào tìm hiểu kỹ năng xử lý
đề tài pháp luật, chúng ta cần làm rõ khái niệm thế nào là đề tài pháp luật?
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, thời kỳ đƣợc gọi là những
năm đầu đổi mới, báo chí Việt Nam đã dần thoát khỏi xu hƣớng tuyên truyền
một chiều mà dần dần từng bƣớc thực hiện nhiệm vụ thông tin- tuyên truyền.
Cũng từ thời điểm này, làng báo phía Bắc (đi sau làng báo phía Nam vài năm)
bắt đầu xuất hiện với tần suất cao hơn những bài báo đấu tranh chống tiêu
cực, nêu lên những vụ việc tiêu cực do chính nhà báo phát hiện hoặc đƣa tin
về nhƣng vụ việc tiêu cực do cơ quan chức năng tiến hành. Những bài báo
chống tiêu cực của Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Tiền
Phong … đã trở nên nổi tiếng và khởi xƣớng một thời kỳ phát triển mới của
báo chí Việt Nam, thời kỳ có những tờ báo gần dân hơn, bảo vệ quyền lợi
20
chính đáng của đa số ngƣời dân chứ không còn là tuyên truyền một chiều, tô
hồng chính sách.
Bên cạnh những mảng đề tài nhƣ nghị trƣờng, kinh tế, văn hóa, thể
thao, y tế, trên báo chí còn một mảng đề tài rất quan trọng, đƣợc nhiều độc
giả quan tâm, đó là mảng đề tài về pháp luật. Mảng đề tài này, mà xung kích
là những bài điều tra đã tạo nên một diện mạo mới, khởi đầu thời kỳ đổi mới
của báo chí Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20.
Nói nhƣ vậy để thấy rằng mảng đề tài pháp luật cũng mới chỉ đƣợc chú
trong trong thời gian khoảng 20 năm trở lại đây, do đó những nghiên cứu về
nó còn chƣa nhiều và nhiều khái niệm cũng chƣa đƣợc đề cập trong các công
trình nghiên cứu.
Về khái niệm đề tài, trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, tác
giả Trần Quang đƣa ra khái niệm: “Đề tài là các lĩnh vực thuộc phạm vi nhất
định của cuộc sống, nó có tính ổn định tƣơng đối (còn gọi là chủ đề theo
nghĩa rộng) nhƣ kinh tế, chính trị, thể thao, quốc phòng .. . Việc lặp lại đề tài
trên báo chí là tất yếu, vì nó thuộc một lĩnh vực lớn của cuộc sống. Đề tài có
thể lặp đi lặp lại nhiều lần thƣờng trực trong tâm trí của mỗi nhà báo và trong
tất cả các báo. ở các báo lớn, nhà báo thƣờng phụ trách chuyên sâu về một số
lĩnh vực nào đó.
Chủ đề là một mặt nào đó của thuộc thực tế khách quan, đƣợc lựa chọn
trong một thời điểm cụ thể của nó. Nói cách khác, đó là vấn đề cốt lõi của sự
kiện, hiện tƣợng trong cuộc sống đƣợc nhà báo lựa chọn để xây dựng tác
phẩm. Trong một tác phẩm báo chí có thể có chủ đề chính, chủ đề phụ. Ngòai
ra, trong một chủ đề còn chứa đựng những tƣ tƣởng, thƣờng đƣợc gọi là tƣ
tƣởng chủ đề. Đó là tƣ tƣởng chính toát ra từ chủ đề. Khi xây dựng chủ đề cho
tác phẩm, chắc chắn nhà báo phải chú ý đến việc chủ đề đó thể hiện tƣ tƣởng
gì? Định phổ biến tƣ tƣởng gì?
21
Chủ đề không đƣợc phép lặp lại, vì cuộc sống luôn luôn vận động và
phát triển, thực tế khách quan luôn biến đổi không ngừng” .
Theo chúng tôi, trên thực tiễn, có thể hiểu một cách đơn giản, đề tài tác
phẩm báo chí là phạm vi cuộc sống, phạm vi thực tiễn đƣợc tác phẩm báo chí
phản ánh. Đề tài là hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào chủ quan của
nhà báo.
Đề tài cũng có 2 cấp độ, đề tài rộng và đề tài hẹp. Đề tài rộng (còn gọi
là mảng đề tài) nhƣ đề tài pháp luật, đề tài kinh tế, đề tài văn hóa. Đề tài hẹp
chính là đề tài của từng bài báo cụ thể: Nhƣ đề tài về trang trại của ông Việt
Tiến ở quê Ninh Bình, đề tài về nƣớc sạch cho chƣơng trình 135, đề tài về
ngập lụt ở Hà Nội.. .Trong luận văn này, chúng tôi bàn đến kỹ năng xử lý đề
tài pháp luật trên báo qua từng nhóm đề tài (theo nghĩa hẹp), đề tài của từng
bài báo với các dạng khác nhau nhƣ đƣa tin phiên tòa, tƣờng thuật vụ án hay
xử lý thông tin viết một bài điều tra độc lập. Qua các đề tài cụ thể để khái quát
đƣợc các tình huống thƣờng gặp khi phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp
luật.
Còn chủ đề: là chủ định, ý đồ của nhà báo muốn phát biểu với công
chúng thông qua một đề tài cụ thể. Chủ đề có thể hiểu là ý tƣởng, chủ đích
mang tính chủ quan của nhà báo. Đó là góc nhìn, là suy nghĩ của nhà báo
muốn thông qua một đề tài chuyển đến cho độc giả một thông điệp. Nói chủ
đề là thể hiện quan điểm chủ quan của nhà báo nhƣng điều đó chỉ mang ý
nghĩa tƣơng đối, bởi lẽ dù là ý nghĩ chủ quan của nhà báo nhƣng ý nghĩ chủ
quan đó là kết quả của quá trình nhận thức khách quan của nhà báo. Tức là
nhà báo tìm hiểu thực tiễn khách quan hình thành nhận thức về thực tế khách
quan và tạo ra chủ đề. Sau khi nhận thức vấn đề, nhà báo thể hiện suy nghĩ
chủ quan tƣơng đối đó lên mặt báo thông qua tác phẩm báo chí.
22
Có thể lấy ví dụ: Chủ đề về ngập lụt ở Hà Nội trong thời gian đầu tháng
11.2008. Đây là một sự thật khách quan, Hà Nội ngập chìm trong nƣớc suốt 5
ngày, đó là một đề tài báo chí. Nhƣng cùng phản ánh đề tài này lại có nhiều
chủ đề khác nhau. Có nhà báo viết về sự nỗ lực của lãnh đạo chính quyền Hà
Nội từ Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, phó chủ tịch Nguyễn Văn Khôi xuống
hiện trƣờng trạm bơm Yên Sở để đôn đốc, chỉ đạo chống úng. Có báo lại viết:
“Dân gặp nạn chính quyền ở đâu”, để phản ánh sự thiếu trách nhiệm, thiếu
chuẩn bị của chính quyền TP Hà Nội trong việc ứng phó với thiên tai. Nhƣ
vậy, từ hiện thực khách quan là lụt lội, mỗi nhà báo đã tìm cho mình một chủ
đề từ đề tài lụt lội và thể hiện lên mặt báo.
Một ví dụ khác, hai nhà báo cùng về quê ông Việt Tiến, Thứ trƣởng bộ
Giao thông vận tải tại tỉnh Ninh Bình để viết về một đề tài là đất đai ở quê của
các quan chức. Cùng quan sát thấy khuôn viên chùa chiền của dòng tộc nhà
ông Tiến nhƣng có báo viết là ông Tiến ăn chơi xa hoa, mang tiền tham ô về
đắp tƣợng, trang hoàng nhà cửa thể hiện thói dị hợm, khoe của. Nhà báo kia
lại khen ông Tiến là ngƣời có hiếu, có nghĩa với quê hƣơng, khi thành đạt đã
nhớ về quê hƣơng. Nhƣ vậy, có thể hiểu đề tài là cái hiện thực khách quan, là
cái tồn tại không phụ thuộc vào suy nghĩ của nhà báo nhƣng chủ đề lại là kết
quả của quá trình nhận thức khách quan, thể hiện suy nghĩ chủ quan của tác
giả - ngƣời làm báo.
Thực ra trong khi làm nghề, không hiếm trƣờng hợp nhà báo áp đặt suy
nghĩ chủ quan của mình lên thực tiễn khách quan. Tức là nhà báo nhăm nhăm
nghĩ và viết một chủ đề của một đề tài trƣớc khi đến hiện trƣờng, sau khi đến
hiện trƣờng, nhà báo chỉ tìm mọi chứng cứ bảo vệ, chứng minh quan điểm của
anh ta từ trƣớc khi tìm hiểu. Đó chính là lỗi của nhà báo, đã thiếu khách quan,
trung thực, chỉ phản ánh “một nửa sự thật”.
23
Pháp luật là gì? Pháp luật đƣợc hiểu nhƣ là: “Tổng thể các quy tắc xử
sự do nhà nƣớc ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định và đƣợc bảo
đảm thực hiện bằng các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc”1
Luật pháp thông thƣờng đƣợc thực thi thông qua một hệ thống tòa án trong đó
quan tòa sẽ nghe tranh tụng từ các bên và áp dụng các quy định để đƣa ra
phán quyết công bằng và hợp lý. Cách thức mà luật pháp đƣợc thực thi đƣợc
biết đến nhƣ là hệ thống pháp lý, thông thƣờng phát triển trên cơ sở tập quán
tại mỗi quốc gia.
Nhƣ vậy, khái niệm “Đề tài pháp luật” có thể hiểu rộng là những thông
tin về pháp luật trên báo chí. Đề tài pháp luật là đề tài phản ánh những vấn đề
liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật, liên quan đến các chuẩn mực
ứng xử đƣợc pháp luật bảo vệ.
Nói nhƣ vậy, đề tài pháp luật sẽ rất rộng, việc một cơ quan quản lý nhà
nƣớc nhƣ Văn hóa thể thao du lịch đƣa ra quy chế tổ chức thi hoa hậu hay Bộ
Nông nghiệp ban hành quy định về việc không thu thuế đất nông nghiệp thì
đó cũng là văn bản quy phạm pháp luật. Nhƣng trên báo chí, những đề tài đó
thƣờng không đƣợc coi là đề tài pháp luật mà nó đƣợc xem nhƣ đề tài về văn
hóa hay kinh tế.
Trong quá trình thông tin về đề tài pháp luật có rất nhiều dạng thông tin
ở nhìêu góc độ, nhiều tình huống. Từ quá trình xây dựng luật ban hành các dự
thảo luật, lấy ý kiến nhân dân, thông qua tại quốc hội rồi ban hành, tuyên
truyền để đƣa pháp luật vào đời sống; Việc chế tài, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, đa số các tòa
soạn báo và các phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật hiện nay đều tập
trung khai thác các vụ án, các dấu hiệu hành vi hoặc hành vi vi phạm pháp
luật. Chỉ có một số ít báo chuyên ngành, nhƣ báo pháp luật TP Hồ Chí Minh
1
Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo Dục, 2004, trang 741
24
khai thác các nội dung văn bản luật. Trong khi đó, các vấn đề khi xây dựng
luật (ban hành dự thảo, lấy ý kiến, thông quan trong quốc hội) lại thƣờng do
các phóng viên theo dõi nghị trƣờng (theo dõi Quốc hội) theo dõi và đƣa tin.
Từ thực tiễn đó, trong luận văn này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu về
đề tài pháp luật ở khía cạnh khi luật đã ban hành, đi vào cuộc sống và thể hiện
chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Nói cụ thể, chúng tôi nghiên cứu đề
tài pháp luật trên báo in thể hiện qua các thao tác hình thành bài báo phản ánh
dấu hiệu hành vi, hành vi vi phạm pháp luật và quá trình xử lý các dấu hiệu
hành vi, hành vi vi phạm ấy.
Trong luận văn này, chúng tôi đƣa ra khái niệm mảng đề tài pháp luật
là mảng đề tài báo chí phản ánh những hành vi hoặc dấu hiệu hành vi vi
phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức và các quy tắc xã hội. Cụ
thể, đó là những thông tin liên quan đến vụ án hình sự nhƣ việc khởi tố, bắt
giam, truy tố, xét xử hay những vụ vi phạm pháp luật; các dấu hiệu sai phạm
hoặc sai phạm của cá nhân, đơn vị mà phóng viên tự phát hiện. Mảng đề tài
này cũng bao hàm cả việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật thông qua
những ví dụ cụ thể nhƣ một phiên tòa hay một vụ án.
Tiêu đề của luận văn là “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in” do
đó, tôi tiếp cần đề tài luận văn này từ góc độ của phóng viên, tức là ngƣời xử
lý đề tài pháp luật. Cụ thể, tôi đi sâu tìm hiểu công việc của phóng viên phụ
trách mảng pháp luật trong một tờ báo in, nêu lên những tình huống họ
thƣờng gặp phải và đƣa ra những kinh nghiệm thực tế xử lý tình huống sao
cho phóng viên có thể đƣa tin đầy đủ, nhanh nhất và chính xác, khách quan
nhất có thể. Tôi cũng mong muốn có thể đƣa ra một bộ quy tắc (mang tính
tham khảo) cho phóng viên phụ trách mảng pháp luật trong một tờ báo in.
25
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động tác nghiệp của phóng viên
Khi hoạt động nghề nghiệp, một điều đáng buồn là hầu hết các phóng
viên đều không hiểu rõ mình có quyền gì, có nghĩa vụ gì. Theo cuộc điều tra
nhỏ của chúng tôi với 100 phiếu hỏi phát ra cho 100 phóng viên theo dõi
mảng pháp luật, xã hội thì có tới 70% không trả lời đủ quyền và nghĩa vụ của
nhà báo. 85% số ngƣời đƣợc hỏi không nêu đủ đƣợc nhiệm vụ của báo chí.
80% số ngƣời đƣợc hỏi không biết quy định về bảo vệ nguồn tin, khi nào nhà
báo phải cung cấp nguồn tin, bằng chứng cho cơ quan chức năng. Có thể nói,
trình độ hiểu biết pháp luật của các nhà báo Việt Nam hiện nay, nhất là các
nhà báo trẻ đang ở mức rất thấp.
Khi họat động báo chí, nhà báo tác nghiệp theo quy định tại luật báo
chí (luật năm 1989 sửa đổi năm 1999). Điều 2, luật báo chí quy định: Nhà
nƣớc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của
mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đƣợc Nhà nƣớc bảo
hộ; không một tổ chức, cá nhân nào đƣợc hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo
hoạt động. Không ai đƣợc lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, tập thể và công dân.
Điều 4 luật báo chí quy định: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân, trong đó ghi rõ ngƣời dân có quyền:
1- Đƣợc thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nƣớc và thế giới;
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài,
ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức,
cá nhân nào và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thông tin;
3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nƣớc và thế giới;
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng,
26
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc;
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các
tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ
chức đó.
Điều 6 luật báo chí quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí:
Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Thông tin trung thực về tình hình trong nƣớc và thế giới phù hợp với lợi
ích của đất nƣớc và của nhân dân;
2- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đƣờng lối, chủ
trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, thành tựu của đất nƣớc
và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định
chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân,
bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
3- Phản ánh và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do
ngôn luận của nhân dân;
4- Phát hiện, nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tƣợng tiêu cực xã hội khác;
5- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số
Việt Nam;
6- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nƣớc và các dân tộc, tham gia vào
sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội".
Như vậy, việc chống tiêu cực là quyền nhưng cũng là trách nhiệm của
nhà báo.
27
Điều 15 (sửa đổi) quy định quyền và nghĩa vụ của nhà báo, trong đó
điểm đ. Khoản 1 quy định rõ: Nhà báo đƣợc pháp luật bảo hộ trong hoạt động
nghề nghiệp. Không ai đƣợc đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm của nhà báo, phá huỷ, thu giữ phƣơng tiện, tài liệu, cản trở nhà
báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Và trách nhiệm của nhà báo đƣợc quy định ở điểm đ, khoản 2 điều này:
Nhà báo chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc ngƣời đứng đầu cơ quan
báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm
pháp luật về báo chí".
Một điều quan trọng mà tạo nên “quyền” của nhà đó là điều 7. Cung
cấp thông tin cho báo chí: Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các
tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo
chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội
dung thông tin.
Đối với vụ án đang đƣợc điều tra hoặc chƣa xét xử thì các cơ quan tiến hành
tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhƣng báo chí có
quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trƣớc
pháp luật về nội dung thông tin.
Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên ngƣời cung cấp thông tin nếu
có hại cho ngƣời đó, trừ trƣờng hợp có yêu cầu của Viện trƣởng Viện kiểm
sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tƣơng đƣơng trở lên
cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.
Nhƣ vậy, nhà báo có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp
thông tin (trừ cơ quan điều tra khi đang điều tra vụ án). Do đó, nhà báo cần sử
dụng tối đa quyền này, với những tài liệu không thuộc danh mục mật, nhà báo
có quyền yêu cầu (bằng văn bản) gửi đến cơ quan để yêu cầu đƣợc cung cấp.
28
Luật báo chí đã nêu khá chi tiết về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, do
đó, khi tác nghiệp nhà báo cần bám sát vào các quy định này để có thể thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình. Dấu hiệu rõ nhất bạn là nhà báo là bằng thẻ nhà
báo, tuy nhiên, nên đi kèm với một giấy giới thiệu, nếu chƣa đƣợc cấp thẻ nhà
báo thì việc cầm giấy giới thiệu đi làm việc là một yêu cầu bắt buộc.
Mặc dù là nhà báo, với vị trí vai trò đã đƣợc quy định, nhà báo có
quyền đƣợc hoạt động với quyền và nghĩa vụ “đặc thù”, nhƣng trƣớc hết nhà
báo cũng là công dân. Vì thế, nhà báo phải tuân thủ mọi quy định của pháp
luật nhƣ mọi công dân khác. Điều mà các nhà báo thƣờng băn khoăn nhất
chính là những xung đột lợi ích, những nguy cơ vi phạm pháp luật khi tác
nghiệp. Ví dụ: Tháng 10.2008, tôi nhận đƣợc phản ánh về một đƣờng dây tiêu
thụ xe gian trong đó có sự dính líu của cả cán bộ cảnh sát (ở khâu làm giấy tờ
hợp thức hóa cho xe ăn cắp). Những kẻ mổ xe có thể thiện nghệ đến mức
khách hàng chỉ bất kỳ xe nào, trong vòng 3 ngày chúng xe lấy chiếc xe đó và
làm giấy tờ mang tên ngƣời đặt hàng. Tôi định thâm nhập đƣờng dây trộm xe
đó với vai trò là ngƣời đi “đặt hàng” cho chúng mổ một chiếc xe để làm lại
giấy tờ.
Khi trao đổi với thƣợng tá Nguyễn Văn Thành, phó trƣởng công an
quận Đống Đa, ông Thành cho biết: Nếu nhà báo làm nhƣ vậy, khi công an
bắt đƣờng dây kia, nếu chúng khai ra thì nhà báo cũng bị điều tra, xử lý về
hành vi tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có. Chính vì vậy, trƣớc khi
điều tra hay “nhập vai”, nhà báo cần cân nhắc xem hành động đó có vi phạm
pháp luật, có bị xử lý không.
Các tình huống hay gặp khác nhƣ: Nhà báo đƣa tiền cho cảnh sát giao
thông, chuyện nhà báo lấy tài liệu điều tra (dạng tài liệu mật) từ cơ quan điều
tra.. . là những ranh giới hết sức mong manh mà ngƣời làm báo cần lƣu ý khi
tác nghiệp. Một lời khuyên của các nhà báo điều tra lão luyện là: trƣớc khi
29
làm bất cứ việc gì thuộc về nghiệp vụ để điều tra, nhà báo cần tìm hiểu xem
việc làm đó có vi phạm pháp luật, có bị xử lý?
Bên cạnh luật báo chí, luật hình sự, nhà báo cũng cần nắm rõ luật dân
sự, luật khiếu nại tố cáo để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà báo.
Với luật dân sự, nếu không cân nhắc, khi đƣa tin, hình ảnh... làm ảnh hƣởng
đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức, có thể nhà báo phải đối mặt với
những vụ kiện dân sự mà mức bồi thƣờng lên tới hàng chục tỉ đồng.
Nhà báo muốn làm đƣợc việc phải có thông tin, mà thông tin xuất phát
từ các nguồn tin. Nguồn tin càng nhiều, càng chất lƣợng thì nhà báo càng có
nhiều tin hay. Nhƣng một mâu thuẫn khác là việc bảo vệ nguồn tin nhƣ thế
nào. Trên thế giới, vụ Watergate ở Mỹ nổi đình nổi đám nhƣng tới gần nửa
thế kỷ sau khi loạt bài điều tra nổi tiếng của Washington Post (đăng tải từ năm
1972) đến tận 2005 nhân vật bí danh “Deepthoart” mới lộ mặt. Tại Việt Nam,
việc bảo vệ nguồn tin cũng đƣợc quy định trong luật.
Trong điều 7 luật báo chí quy định: Báo chí có quyền và nghĩa vụ
không tiết lộ tên ngƣời cung cấp thông tin nếu có hại cho ngƣời đó, trừ trƣờng
hợp có yêu cầu của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà
án nhân dân cấp tỉnh và tƣơng đƣơng trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử
tội phạm nghiêm trọng.
Điều này có nghĩa là chỉ khi nào viện trƣởng viện KSND hoặc chánh án
tòa án nhân dân cấp tỉnh và tƣơng đƣơng trở lên có yêu cầu. việc bảo vệ
nguồn tin là quyền nhƣng cũng là nghĩa vụ của nhà báo.
30
Tiểu kết chương 1
Công việc của phóng viên theo dõi mảng pháp luật cũng rất khác nhau
ở từng tòa soạn khác nhau. Tùy vào tòa soạn báo mà mỗi phóng viên phụ
trách mảng pháp luật sẽ có công việc cụ thể khác nhau, phụ trách những lĩnh
vực hẹp khác nhau. Ví dụ: Phóng viên báo Thanh Niên phải phụ trách tòan bộ
mảng đƣa tin hình sự (các vụ án mạng, cƣớp tài sản, hiếp dâm, án kinh tế, các
diễn biến tố tụng nhƣ khởi tố bị can, bắt tạm giam, đƣa tin các phiên tòa), làm
điều tra độc lập. Trong khi đó, phóng viên của một số báo nhƣ báo Tiền
Phong lại tách một tổ gồm 3 ngƣời phụ trách mảng an ninh quốc phòng thì có
1 phóng viên chuyên làm tin hình sự, 2 phóng viên khác chuyên làm điều tra
độc lập. Báo Tuổi Trẻ thì một phóng viên đƣa tin hình sự còn lại việc điều tra
đƣợc khuyến khích tất cả các phóng viên theo dõi các lĩnh vực khác.
Đề tài pháp luật trên báo in thƣờng đƣợc chia thành 2 dạng chính: Tin,
bài về các vụ án hình sự, các hành vi vi phạm pháp luật và các bài điều tra độc
lập về các hành vi, dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật.
Tin hình sự là cách gọi chung các tin bài đƣa tin theo cơ quan tố tụng
(công an, tòa án, viện kiểm sát và các nguồn tin khác nhƣ hải quan, thanh tra)
về các hoạt động tố tụng, hoạt động nghiệp vụ điều tra nhƣ khởi tố bị can, bắt
tạm giam kẻ phạm tội, phá một chuyên án, khởi tố bị can, truy nã bị can, đƣa
ra tòa xét xử, thu giữ hàng hóa, phạt hành chính, chuyền hồ sơ sang cơ quan
điều tra.. .
Bài điều tra độc lập là bài điều tra của ngƣời làm báo nhằm chỉ ra
những sai phạm của cá nhân, của nhiều cá nhân trong tổ chức đã có những
hành vi, quyết định vi phạm quy định của pháp luật, gây tác hại đến cái
chung.
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu sâu vào công việc của phóng viên
theo dõi mảng pháp luật trong đó phải làmh hai mảng việc chính là mảng săn
31
tin hình sự và mảng thứ hai là làm điều tra độc lập.
32
Chương 2. Phóng viên săn tin hình sự
2.1. Phát hiện tin hình sự
Phóng viên đƣa tin hình sự luôn là một trong những phóng viên vất vả
nhất trong tòa soạn báo. Trong khi phóng viên kinh tế có thể ngồi phòng máy
lạnh gọi điện để làm tin thì phóng viên hình sự phải lao ra đƣờng, chạy đến
hiện trƣờng; trong khi phóng viên mảng chính trị xã hội, y tế có thể kê cao gối
ngủ thì phóng viên hình sự phải để điện thoại 24/24 giờ và có thể phải ra
đƣờng tác nghiệp bất kỳ lúc nào.
Công việc của phóng viên đƣa tin hình sự là đƣa tin về các vụ án, các
vụ vi phạm pháp luật nhƣ giết ngƣời, gây rối, cƣớp tài sản, hiếp dâm, đƣa tin
các phiên tòa, các vụ hỏa hoạn, tai nạn giao thông .. .
2.1.1. Nguồn tin từ đâu
a.Cơ quan công an
Cơ quan công an là nơi cung cấp nhiều thông tin về mảng hình sự nhất
cho các nhà báo. Mỗi ngày trên cả nƣớc xảy ra hàng trăm vụ án lớn nhỏ, đó
chính là nguồn thông tin vô tận cho các phóng viên hình sự có thể yên tâm
“rủng rỉnh” nhuận bút. Công an bắt một kẻ buôn bán heroin có thể làm tin,
một băng cƣớp bị xóa xổ có thể làm một bài; Theo chân cảnh sát đƣờng thủy
triệt phá băng cƣớp chuyên uy hiếp thuyền buôn trên sông, phóng viên có thể
tạo ra một phóng sự thú vị. Nhƣ trên đã nói, con ngƣời luôn có xu hƣớng tò
mò, luôn muốn biết những vụ án ly kì rùng rợn, luôn muốn biết những điều bí
mật về thủ đoạn phạm tội, về những thủ thuật phá án của công an.. . Đề tài về
hình sự luôn có sức hấp dẫn lớn với bạn đọc và biên tập viên rất khó để bỏ
những tin hình sự nóng hổi.
Lực lƣợng trong ngành công an chia làm hai ngạch, an ninh và cảnh
sát. Thông tin từ Bộ Công an (để có thể đăng trên báo) có nhiều nhất tại cơ
33
quan Cảnh sát trong đó có các cục nhƣ: Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự xã hội (C14), Bộ công an; Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý
kinh tế và chức vụ (C15); Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C17);
Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C37); Cục cảnh sát điều tra tội
phạm về môi trƣờng (C36). ..
Ngòai ra, theo phân cấp, tại các địa phƣơng (các tỉnh) cũng có các đơn
vị này ở cấp phòng nhƣ PC 14, PC 15, PC 17, PC 37, PC 36 .. .
Trong các lực lƣợng cảnh sát, lực lƣợng cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội, thƣờng gọi là cảnh sát hình sự (phiên hiệu là C14) và các đơn vị
cảnh sát hình sự cấp tỉnh (PC 14) là nơi thƣờng có nhiều thông tin nhất cho
báo chí, bởi đây là đơn vị làm án “nổi” gọi chung là cƣớp, giết, hiếp .. . những
thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội, ảnh hƣởng đến nhiều ngƣời,
nhiều ngƣời biết. Đơn vị này cũng là nơi thƣờng xuyên cung cấp thông tin
cho báo chí.
Cơ quan cảnh sát kinh tế cũng là đơn vị hay có những chuyên án lớn về
tham ô, đƣa nhận hối lộ, cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyến hạn.. . tuy
nhiên, cơ quan này thƣờng không cởi mở với báo chí. Những vụ án về kinh tế
thƣờng kéo dài, nhiều phức tạp và có những tranh luận đến phút cuối cùng
của các phiên tòa. Với những vụ án kinh tế, phóng viên cần hết sức thận trọng
khi đƣa tên tuổi, công ty, bởi rất có thể nhà báo sẽ bị kiện, phải bồi thƣờng số
tiền lớn vì làm ảnh hƣởng đến công việc làm ăn tại các doanh nghiệp.
Ngoài ra, lực lƣợng an ninh cũng là đơn vị làm án điểm, những án lớn
có liên quan đến an ninh quốc gia (thực tế những thông tin này đƣợc bạn đọc
rất quan tâm). Tuy nhiên, đây là đơn vị thƣờng làm án “nhạy cảm” nhƣ phản
gián, gián điệp, án có yếu tố nƣớc ngoài nên thƣờng không có nhiều thông tin
cho báo chí đăng tải.
34
b.Nguồn tin từ Viện kiểm sát
Viện kiểm sát là cơ quan công tố, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống
cơ quan pháp luật của Việt Nam. Viện kiểm sát và toà án là hai cơ quan thuộc
nhánh Tƣ pháp trong bộ máy nhà nƣớc (Lập pháp, Hành pháp, Tƣ pháp).
Trong bộ máy nhà nƣớc của các nƣớc nằm trong hệ thống các nƣớc
XHCN trƣớc đây đƣợc xây dựng trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân
dân, nhân nhân thực hiện quyền lực của mình thông qua các cơ quan đại diện
là Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Mọi
quyền lực đều tập trung ở Quốc hội, nhƣng Quốc hội không trực tiếp thực thi
quyền lực mà giao cho các cơ quan nhà nƣớc, trong đó Viện kiểm sát nhân
dân đƣợc giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung (Hiến
pháp 1960, 1980). Hiến pháp 1992 quy định VKSND kiểm sát việc tuân theo
pháp luật và thực hành quyền công tố; Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2002 quy
định VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp.
chức năng thực hành quyền công tố là chức năng chủ yếu của VKS.
Nếu nguồn tin từ cơ quan điều tra bị tắc thì thông tin từ Viện Kiểm sát
có thể là cứu cánh cho phóng viên đƣa tin pháp luật. Bởi lẽ, bất kỳ lệnh bắt
giam hay quyết định khởi tố bị can nào cũng đều phải đƣa sang Viện kiểm sát.
Trừ lệnh bắt khẩn cấp cơ quan điều tra có thể đƣa sang phê chuẩn sau 24 giờ,
còn lại tất cả các lệnh bắt giam bị can đều phải có sự phê chuẩn của Viện
kiểm sát.
Nguồn tin từ viện kiểm sát là nơi có thể cho nhà báo những thông tin
chính xác về việc cơ quan điều tra của Bộ công an đã khởi tố, bắt tạm giam
một bị can nào đó hay chƣa. Cơ quan này cũng là nơi có kết luận điều tra (nếu
cơ quan điều tra bộ Công an không cung cấp cho nhà báo), và sau đó là có cáo
trạng truy tố bị cáo ra trƣớc tòa.
c.Tòa án
35
Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nƣớc
Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp. Có 2 cấp:
Tòa án Nhân dân Tối cao, trực thuộc Trung ƣơng, là tòa án nhân dân
cấp cao nhất trong hệ thống luật pháp.
Tòa án Nhân dân địa phƣơng, gồm có tòa án cấp tỉnh, cấp huyện, trực
thuộc Bộ tƣ pháp và do Tòa án nhân dân tối cao quản lý, trong các phiên xử
thƣờng có Hội thẩm nhân dân tham gia.
Tòa án thƣờng không cho phóng viên tin mới (vì các thủ tục tố tụng đã
tiến hành trƣớc đó và thƣờng đƣợc đƣa tin, nhƣ việc khởi tố bị can, bắt, khám
xét … ). Tuy nhiên, phiên tòa lại có thể cho phóng viên những tình tiết hấp
dẫn về thái độ của ngƣời tham gia, những lời khai, quan điểm bào chữa .. .
hoặc thậm chí có những vụ đối đáp, tranh luận thú vị mà nhiều bạn đọc thích
thú.
Không chỉ có tòa án hình sự, tòa dân sự, mà hiện nay, ngày càng có
nhiều phiên tòa hành chính (thƣờng là các vụ dân kiện quan) đƣợc đƣa ra xét
xử. Đây là điều rất lý thú và có thể thu hút đƣợc đông đảo bạn đọc. Ví dụ vụ
dân ở TP Việt Trì kiện UBND tỉnh Phú Thọ; lái xe Bùi Trung Dung kiện
Trƣởng phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Hải Dƣơng .. .
Để không bỏ lọt những vụ án hay, phóng viên cần quan hệ tốt với văn
phòng tòa án, để có đƣợc lịch xử án trong tháng, trong đó lƣu ý đến những vụ
án lớn, vụ án đặc thù mang tính điển hình. Ngòai ra, việc có mối quan hệ thân
thiết với các thẩm phán cũng là cách rất tốt để phóng viên có thể hiểu hơn về
các quy định của pháp luật, những nhận định của thẩm phán trong việc đánh
giá chứng cứ .. . điều này giúp phóng viên không bị sai sót khi sử dụng các
thuật ngữ và có đƣợc những nhận định sâu hơn về bị cáo và các hành vi phạm
tội của bị cáo khi tƣờng thuật tại tòa.
d. Vụ việc ngòai hiện trường và cách cài thông tin viên
36
Ngòai cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát .. . thì hằng ngày có tới
hàng trăm vụ đụng xe, hàng chục vụ cháy hay tai nạn lao động, các vụ côn đồ
thanh tóan nhau hay các vụ cƣớp của, giết ngƣời .. . nếu chỉ chờ đến khi công
an thông báo thì hầu hết hiện trƣờng đã không còn nguyên vẹn. Thậm chí một
số vụ công an không muốn báo tin cho báo chí (ví dụ các vụ cƣớp ngân hàng,
các vụ cƣớp có tổ chức khi chƣa tìm ra thủ phạm bởi họ cũng sợ khi báo chí
đăng, tội phạm sẽ thấy động và trốn mất, gặp khó khăn trong việc truy bắt).
Do đó, một nhu cầu đặt ra là phóng viên cần biết thông tin trƣớc hoặc cùng
lúc với công an. Muốn vậy, phóng viên cần có thông tin viên tại các địa bàn
trọng điểm. phóng viên Hà Trung báo An ninh thủ đô cho rằng: Khi phóng
viên đƣợc phân công địa bàn thì cần cài cắm thông tin viên từ các trật tự viên,
các cảnh sát khu vực, công an phƣờng .. . để khi có bất cứ thông tin nào, từ
việc hàng xóm đánh nhau đến việc côn đồ hành hung ngƣời dân .. . họ đều
báo cho phóng viên với tƣ cách là những ngƣời bạn, những thông tin viên,
chứ không phải là theo đƣờng cơ quan hành chính nhà nƣớc. Đặc biệt, tại các
địa bàn trọng điểm nhƣ bến xe, chợ, ga tàu càng cần phải có nhiều thông tin
viên (có thể là một anh xe ôm quen, một bà hàng nƣớc, một anh tự quản.. .) để
đảm bảo rằng bất kỳ khi nào có việc, bạn sẽ không bị lọt tin.
Trong khi tác nghiệp, tôi cũng có một vụ dụ thú vị: “Hồi đầu tháng
9.2008, tại khu vực bến xe Giáp Bát xảy ra vụ xô xát lớn giữa một nhóm phụ
xe và một số “cò” ở bến. Cảnh sát khu vực và phía bến xe (vốn là những
nguồn tin thƣờng xuyên) không muốn cung cấp thông tin cho báo chí nhƣng
rất may có một bà hàng nƣớc mà tôi hay ngồi uống nƣớc (có để lại số điện
thoại) đã cung cấp thông tin cho tôi, tôi xuống hiện trƣờng khi máu me, chai
lọ, ghế nhựa vẫn còn ngổn ngang và công an quận chƣa kịp đến”.
Một số đơn vị cũng thƣờng xuyên có thông tin và đáng đƣợc phóng
viên cài cắm nguồn tin nhƣ ở cơ quan quản lý thị trƣờng (chuyên kiểm tra
37
hàng lậu, hàng giả, phát hiện các vụ đầu cơ, ém hàng tăng giá .. .). Các công
ty cứu hộ giao thông cũng ngày càng có nhiều việc để làm trong khi tình hình
tai nạn giao thông ngày càng tăng. Họ sẽ là những ngƣời nhận tin và đến hiện
trƣờng rất sớm, do đó, nếu có đƣợc thông tin viên tốt, nhà báo hòan tòan có
thể đến hiện trƣờng các vụ tai nạn giao thông sớm nhất có thể.
Ngòai ra, cán bộ thuộc lực lƣợng trực ban lực lƣợng phản ứng nhanh,
phòng trực ban cơ quan phòng cháy chữa cháy cũng là những nơi có thông tin
cực sớm. Nếu bám chặt những cơ quan này, phóng viên hình sự sẽ không sợ
thiếu tin bài. Vấn đề là quan hệ nhƣ thế nào và có mô hình nào về việc khai
thác nguồn tin?
2.1.2. Mô hình cặp đôi khi lấy thông tin
Mô hình cặp đôi (một lãnh đạo và một cán bộ dƣới quyền) là một mô
hình hiệu quả khi thiết lập nguồn tin từ công an nói riêng và một số cơ quan
hành chính nói chung. Bởi lẽ rất ít khi một lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ nào gọi
điện báo cho PV khi xảy ra vụ việc, nhƣng nhân viên của ông ta thì có thể làm
vậy (Vì lính báo tin có thể do quan hệ cá nhân, có thể họ cũng đƣợc lợi về vật
chất nhờ cơ chế mua tin, và cơ bản, họ chỉ cung cấp thông tin ban đầu, hầu
nhƣ không bị ảnh hƣởng gì đến công việc). Khi cài đƣợc hai nguồn tin này,
phóng viên sẽ biết đƣợc cái để hỏi và có người để hỏi.
Quả thực, với đặc thù của ngành công an, điều khó khăn nhất là việc có
đƣợc thông tin ban đầu. Nhà báo giỏi phải làm sao để nguồn tin chủ động gọi
cho mình. Sau đó, qua nhiều mối liên hệ, anh ta có thể hỏi lại các cơ quan
chức năng. Tôi vẫn muốn nhấn mạnh, dù sao, để có đƣợc thông tin ban đầu là
việc khó nhất.
Những cán bộ (điều tra viên, trinh sát.. .) trong ngành công an đôi khi
họ có thể giúp nhà báo những thông tin ban đầu, nhƣng đó là thông tin hết sức
có giá trị. Trong ngành công an, lực lƣợng cảnh sát phụ trách tuyên truyền
38
(X15) là nơi dễ có thể cài cắm thông tin viên nhất. Đó là đơn vị có nhiều tin
(đôi khi có thể không nóng) nhƣng có thể trở thành thông tin viên có giá trị
của các phóng viên phụ trách mảng pháp luật.
Khi khai thác thông tin từ cơ quan X15 cũng cần lƣu ý một điều, đó là
những thông tin dẫn từ báo cáo rất có thể có vài chi tiết không chính xác, vì
vậy, phóng viên cần kiểm chứng lại những thông tin nhạy cảm.
Những nguồn tin là lính trinh sát, một thiếu úy mới ra trƣờng.. .có thể
không cung cấp đƣợc chi tiết có việc gì xảy ra nhƣng nếu bạn thiết lập quan
hệ thân thiết với họ, họ có thể cho bạn biết vừa mới đƣa tên tội phạm nào về?
hoặc tự nhiên thấy một số cán bộ đội trọng án “mất tích” trong cuộc họp giao
ban.. . Thông tin này đến tai nhà báo, anh ta có thể tổng hợp bằng nhiều
nguồn khác và biết đƣợc đội trọng án đang làm gì, có vụ gì sắp xảy ra, khi
nào có thông tin .. . Nếu làm tốt điều này, phóng viên có thể tạo nên sự khác
biệt so với những phóng viên khác chỉ đơn thuần là nhận tin theo kiểu mớm-
đút.
Không chỉ quan hệ với công an mà ngay cả cơ quan chính quyền, cơ quan
tòa án, viện kiểm sát, các cơ quan nghiệp vụ .. . mô hình cặp đôi cũng tỏ
ra rất hiệu quả.
2.1.3 Xây dựng và duy trì nguồn tin bằng cách nào?
a.Xây dựng nguồn tin
Một nhà báo cần phải có cả hai yếu tố: Nguồn thông tin và cách thể
hiện thông tin. Làm tin mảng đề tài pháp luật cái khó nhất là có nguồn tin.
Với một số thể loại nhƣ phóng sự, ký chân dung .. . cách thể hiện bài báo (kỹ
năng sử dụng tu từ, cách đặt tít, viết sapo, cách ngắt đoạn, cấu trúc bài báo ..
.) chiếm vị trí cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, với loại tin hình sự, cách thể hiện
không quan trọng bằng nguồn thông tin. Thông tin đầy đủ thì một phóng viên
tập sự cũng viết đƣợc tin bài, nhƣng nếu không đủ thông tin, một phóng viên
39
lão làng cũng không thể “phóng bút” mà “tả” ra tin hình sự. Theo tôi, nguồn
thông tin chiếm tới 70% sự thành công của một tác phẩm báo chí về đề tài
pháp luật.
Vậy cách xây dựng nguồn tin nhƣ thế nào, thiết lập quan hệ với nguồn
tin ra sao?
Nhƣ phần trên đã nói, nguồn tin cho đề tài pháp luật rất rộng, từ cơ
quan công an đến tòa án, viện kiểm sát, rồi công an phƣờng, trật tự viên, bà
hàng nƣớc, hay những ngƣời dân bình thƣờng trong khu phố .. . Với các cơ
quan này, việc sử dụng “uy thế” của báo chí hầu nhƣ không có hiệu quả. Bởi
lẽ, “Đối với vụ án đang đƣợc điều tra hoặc chƣa xét xử, thì các cơ quan tiến
hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí”1
.
Với các nguồn tin là cán bộ các cơ quan công tố, sẽ là rất khó khăn để
tiếp cận thông tin bởi hầu hết tin các vụ án thuộc diện tài liệu mật. Trong khi
các cán bộ điều tra lại bị chế tài bởi nếu cung cấp thông tin cho báo chí trái
quy định sẽ là vi phạm vào điều 286 bộ luật hình sự, tội Cố ý làm lộ bí mật
công tác.
Chính vì vậy, cách thiết lập quan hệ với các nguồn tin phải đƣợc xây
dựng trên cơ sở cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân nhà báo với một số cán bộ
các cơ quan chức năng (nhƣ đã nói ở trên). Khi đó, công việc chỉ là cái cớ,
nhƣng cũng là mục đích, còn quan hệ giữa hai ngƣời của hai cơ quan xét cho
cùng đó là quan hệ cá nhân, bạn bè, anh em.
Để có thông tin từ cơ quan công an đa số phóng viên phải dựa vào quan
hệ cá nhân. Cách khai thác nguồn tin từ cơ quan điều tra tốt nhất chính là cách
thiết lập mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tin cậy lẫn nhau.
1 Luật báo chí và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, NXB Chính trị quốc gia 2004, tr 11
40
Mô hình tốt nhất để có thông tin từ cơ quan pháp luật là một hình cặp
đôi (nhƣ đã nói ở trên). Nên thiết kế mối quan hệ thân thiết, tin cậy với lãnh
đạo cơ quan pháp luật nhƣ cục trƣởng cục cảnh sát điều tra, thủ trƣởng cơ
quan điều tra, trƣởng phòng làm án .. . và đi kèm với đó là một nhân viên ở
các cơ quan đó. Nên xây dựng mối quan hệ với càng nhiều nhân viên càng tốt,
nhƣng nên có một số ngƣời thân cận để khi có thông tin, những nhân viên đã
đƣợc “cài cắm” này sẽ cung cấp thông tin ban đầu cho phóng viên. Sau đó,
phóng viên sẽ hỏi lãnh đạo các cơ quan này để xin thông tin đầy đủ, chính
thống.
Những vị lãnh đạo cơ quan bảo vệ pháp luật rất ít khi chủ động cung
cấp thông tin cho phóng viên, vì các vị này thƣờng rất bận. Tuy nhiên, nếu đã
có mối quan hệ tốt và nắm đƣợc thông tin ban đầu, việc phóng viên thu thập
thông tin, xác nhận thông tin qua các vị lãnh đạo cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ
không quá khó.
Một trong những lý do mà nhiều phóng viên gạo cội có thể thiết lập
đƣợc nhiều mối quan hệ với các cơ quan bảo vệ pháp luật chính là nhờ họ đã
có nhiều “va chạm” với các cơ quan này. Phóng viên Chí Tùng, báo Lao
Động đƣa ra một kinh nghiệm: Ban đầu, khi mới vào ngành này, nên làm các
vụ việc theo đơn thƣ, trong đó có nhiều vụ tố cáo những uẩn khúc của vụ án,
những tình huống hiềm nghi, thậm chí cả những lời tố cáo cơ quan bảo vệ
pháp luật làm sai lệch hồ sơ vụ án .. . Phóng viên có thể căn cứ vào đơn đó,
làm giấy giới thiệu đến gặp những ngƣời bị tố cáo, các cơ quan chức năng .. .
nghe họ giải thích. Qua những lần nhƣ thế này có thể chứng minh đƣợc việc
phóng viên là ngƣời đàng hoàng, nghe thông tin hai chiều, qua đó gây dựng
đƣợc mối quan hệ với các điều tra viên, những vị lãnh đạo cơ quan công an,
tòa án .. . Việc còn lại sau đó chính là việc nuôi dƣỡng nguồn tin.
41
Ngòai ra, các mối quan hệ với các sĩ quan cảnh sát cần phải có thời
gian. Nhiều ngƣời ngạc nhiên vì sao phóng viên Tùng Duy báo Tiền Phong có
thể thân với thiếu tƣớng Triệu Văn Đạt, Phó tổng cục trƣởng tổng cục cảnh
sát đến vậy. Họ sẽ không ngạc nhiên khi biếtphóng viên này đã có quan hệ
với ông Đạt từ khi ông còn là một cán bộ cảnh sát ở tỉnh Phú Thọ cách đây cả
chục năm. Một kinh nghiệm rút ra là, chơi với lính thì dễ hơn chơi với sếp.
Nếu phóng viên thân thiết, tạo độ tin cậy với các cán bộ, chiến sĩ công an (và
cả các ngành khác nhƣ hải quan, quản lý thị trƣờng, kiểm sát viên, nhân viên
tòa án hay nhân viên chính quyền … ) thì khi họ lến chức, mối quan hệ đó
mới thực sự bền chặt và có giá trị. Phóng viên nội chính gọi đó là cách nuôi
nguồn tin. Với cách suy tính lâu dài, nếu có đƣợc những thông tin viên tốt (họ
chỉ là những cán bộ cấp thấp), cả hai đã tin cậy lẫn nhau đến khi những thông
tin viên này lên chức, thì đi theo đó, họ lại trở thành ngƣời thứ nhất, thành
“ngƣời để hỏi” trong mô hình cặp đôi.
Thêm vào đó, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp cũng hết sức quan
trọng. Không một ai làm mảng đƣa tin hình sự có thể theo tất cả các “mặt
trận”. Để tránh lọt tin, hầu nhƣ bất kỳ phóng viên nào cũng cần xây dựng cho
mình một nhóm phóng viên để cùng hợp tác, chia sẻ tin tức. Qua các phóng
viên báo khác để tiếp cận các nguồn tin từ cơ quan bảo vệ pháp luật cũng là
một cách làm hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, thƣờng các nguồn tin có
giá trị không muốn cung cấp cho nhiều ngƣời (đảm bảo tính bí mật). Chính vì
vậy, việc có đƣợc mối quan hệ là một chuyện, nhƣng để nuôi dƣỡng nguồn tin
và có đƣợc thông tin có giá trị lại cần phải tốn nhiều công sức.
b.Nuôi dưỡng nguồn tin
Cái quan trọng nhất để nuôi dƣỡng nguồn tin của phóng viên pháp luật
chính là sự tin cậy. Nếu mất sự tin cây sẽ rất khó để có đƣợc thông tin. Ngoài
các vụ họp báo công khai, công bố thông tin vụ án công khai, để có đƣợc
42
những thông tin độc quyền cần phải có đƣợc mối quan hệ tin cẩn và thân
thiết. Nhà báo Trần Công Hùng, PV Báo Tiền Phong, ngƣời đã có những mối
quan hệ rất tốt với Bộ Công an cũng nhƣ công an Hà Nội khẳng định: Chỉ cần
anh đƣa tin sai hoặc để lộ nguồn tin, thì gần nhƣ chắc chắn anh đã mất đi một
mối quan hệ, một nguồn tin, lần sau họ sẽ không dám cung cấp thông tin cho
anh nữa.
Các biểu hiện gắn kết bên ngoài công việc nhƣ mời nguồn tin đi ăn,
uống café, tặng quà sinh nhật .. . cũng cần đƣợc chăm lo một cách chân tình
nhƣ bất kỳ một mối quan hệ thân mật nào khác. Chính những hành động, cử
chỉ chân tình (chứ không phải tiền bạc) sẽ có đƣợc những mối quan hệ tốt.
Một điều cần lƣu ý, với cả lực lƣợng an ninh, cảnh sát, kiểm sát, tòa án .. . đều
có các ngày truyền thống của ngành. Đây cũng là dịp nên thăm hỏi, chúc
mừng để tỏ rõ sự tôn trọng lẫn nhau.
Một mẹo nhỏ với phóng viên, một số nguồn tin là lãnh đạo cơ quan bảo
vệ pháp luật thƣờng rất thích đọc báo để nắm thông tin, do đó, phóng viên có
thể chủ động đặt báo biếu để nguồn tin theo dõi đƣợc các sản phẩm mà phóng
viên làm ra cũng nhƣ là một lời nhắc nhở mỗi sàng thắt chặt thêm mối quan
hệ giữa phóng viên và nguồn tin.
Liên quan đến tờ báo, đó có thể là món quà rẻ tiền, ý nghĩa mà phóng
viên cần chú ý tận dụng. Không nên để bẵng đi thời gian dài mới điện thoại
hoặc qua lại thăm hỏi nguồn tin. Ít nhất từ 3-5 ngày nên gọi điện thoại hỏi
thăm các nguồn tin, hoặc chủ động sang gặp, ngồi nói chuyện với nguồn tin
để chia sẻ công việc và nắm đƣợc lịch trình của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Mỗi lần gặp mặt, nên mang theo khoảng chục tờ báo biếu nguồn tin và cả các
cán bộ làm án, những ngƣời dù chƣa thể cung cấp thông tin cho phóng viên
nhƣng có thể họ sẽ là những ngƣời cho phóng viên tin tức quý giá sau này. Vì
vậy, đừng tiếc tờ báo làm quà, hãy biếu nó cho cả những cán bộ trẻ, những
43
“Cần biết nguồn tin cần gỡ thỡ
ta cố gắng đáp ứng trong khả
năng có thể. Một điểm chung là
nguồn tin nào cũng muốn
thông tin của họ được PV tiếp
nhận một cách trân trọng và
xử lý khoa học, chính xác”, NB
Phạm Hiếu, Phó tổng biên tập
Vnexpress.net
thiếu úy, trung úy (cấp bậc thấp) với sự chân thành và để lại số điện thoại, có
thể nó sẽ phát huy tác dụng trong một tƣơng lai gần.
Tiền bạc không thắt chặt đƣợc nguồn tin, biến nguồn tin thành bạn chí
cốt nhƣng nhà báo cũng không nên “bỏ qua” yếu tố này. Thực tế một số cán
bộ chiến sĩ cảnh sát cấp thấp rất khó khăn về mặt kinh tế, đôi khi họ chỉ sống
nhờ vào lƣơng từ 1,5-2 triệu đồng/tháng. Do đó, nhà báo cũng cần chú ý đến
việc này để có những thăm hỏi động viên kịp thời. Một số ngƣời mặc cả khi
cung cấp tin thì trả tiền, đôi khi nhà báo cũng phải chấp nhận, nhƣng không
nên lạm dụng việc này, vì khi đó có thể bị điều tra về hành vi chiếm đoạt bí
mật nhà nƣớc. Cần biến các mối quan hệ từ công việc thành quan hệ cá nhân,
rồi từ quan hệ cá nhân lại phục vụ công việc, đó là điều lý tƣởng nhất. Nhà
báo Phạm Hiếu, Phó tổng biên tập báo Vnexpress.net, từng là một phóng viên
nội chính trong 9 năm ở báo Lao Động cho rằng: “Không nên trả tiền theo
kiểu “bóc bánh trả tiền”, vì khi đó có thể cả ngƣời đƣa tiền và ngƣời nhận tiền
đều không thoải mái. Thậm chí, với phóng viên nếu có ngƣời mặc cả nhƣ vậy
cũng cần phải hết sức cảnh giác. Có rất nhiều cách nhà báo có thể trả ơn
những ngƣời cung cấp thông tin. Ví dụ, việc bạn biếu con trai của cảnh sát
khu vực một hộp sữa bột ngoại nhập sẽ tốt hơn nhiều việc bạn đƣa cho anh ta
200 ngàn đồng. Cùng là tiền bạc, vật chất, nhƣng nếu biết cách đƣa thì cả
ngƣời nhận và ngƣời đƣa đều cảm thấy thoải mái”.
Cũng nhƣ nhà báo phải biết bạn đọc cần gì để cung cấp thông tin cho
họ thì với nguồn tin cũng vậy, nhà báo cần biết nguồn tin cần gì để cho họ cái
đó phù hợp với khả năng của nhà báo. Có
ngƣời không cần tiền (và nhà báo cũng
không thể có số tiền lớn hàng chục triệu,
hàng trăm triệu đồng để cho nguồn tin). Đôi
khi nguồn tin chỉ cần thấy thông tin của họ
44
cung cấp đã đƣợc xử lý khéo léo, chính xác và đƣa lên mặt báo. Có những khi
nhà báo tặng họ tờ báo có thông tin của họ là đủ. “Với PV Vnexpress.net, sau
khi đƣợc cung cấp thông tin về việc phòng PC 14, công an TP Hà Nội phá
một chuyên án, 1 tiếng sau khi có thông tin, bài đã lên báo điện tử, phóng viên
của chúng tôi in bài báo ra mang sang tặng các chiến sĩ công an. Họ thấy rất
vui vì tin lên rất sớm và chính xác”, anh Phạm Hiếu cho biết.
Đó là với công an, còn với những nguồn tin dân sự, những thông tin
viên nhƣ bà hàng nƣớc, trực ban cứu hỏa hay trực ban cứu hộ giao thông …
nhà báo hòan toàn có thể đƣa ra cơ chế mua tin theo diện trả lƣơng tháng cộng
với nhuận bút cho từng thông tin. Với một số tòa soạn báo lớn, phóng viên có
thể đề xuất chi trả với một mức hợp lý. Ví dụ trả cho mỗi nguồn tin 100.000 đ
khi họ báo tin về một vụ ẩu đả lớn có thể viết bài, phóng viên nhận đƣợc
400.000 đ nhuận bút. Hoặc nói thẳng với nguồn tin là khi anh cung cấp thông
tin, tôi làm bài anh sẽ đƣợc hƣởng 1/3 hoặc 1/2 nhuận bút của tác phẩm ấy.
Đó là cách hết sức sòng phẳng, lâu dài bởi nếu không có nguồn tin phóng viên
cũng không có nhuận bút, còn ngƣời cung cấp tin họ thấy đƣợc lợi mà chẳng
mất gì họ cũng sẽ nhiệt tình hơn, sẽ nhớ đến bạn trong những lần sau.
c.Khai thác nguồn tin
Khi đã có nguồn tin tốt thì việc khai thác sẽ chỉ là vấn đề kỹ thuật.
Hằng ngày, phóng viên cần gọi cho các nguồn tin cấp thấp (nhƣ cán bộ trinh
sát, cán bộ văn phòng, bộ phận tổng hợp) để hỏi xem trong cơ quan đơn vị có
gì đặc biệt không, sắp tới có gì không? Khi đã thân thiết và gắn quyền lợi,
nghĩa vụ với nguồn tin thì họ sẽ thƣờng chủ động thông báo tin tức cho phóng
viên nếu họ có thông tin.
Quá trình thu thập thông tin từ nguồn cần chú ý ghi âm, nên hỏi rõ xem
có thể hỏi ai để khai thác sâu thêm tin này, đơn vị nào làm án.. . Thu thập
thông tin là bƣớc thứ nhất, thứ hai là phải lƣu ý đến kỹ năng xử lý nguồn tin.
45
Nhƣ phần 1 đã nói, việc bảo vệ bí mật nguồn tin là quyền nhƣng cũng là
nghĩa vụ của nhà báo. Do đó, khi làm tin bài cần đặt câu hỏi: nếu tin này đăng
lên có làm ảnh hƣởng đến nguồn tin của mình hay không?
2.2. Kỹ năng xử lý tin hình sự
2.2.1 Dẫn nguồn tin như thế nào?
Cách dẫn nguồn nhƣ thế nào để vừa an toàn, vừa không bị lộ nguồn tin
là một trong những điều phóng viên phụ trách việc đƣa tin hình sự cần đặc
biệt chú ý.
Thông tin lý tƣởng là thông tin đƣợc dẫn nguồn từ nguồn tin có thẩm
quyền và càng chi tiết càng tốt. Ví dụ, một tin dẫn lời Trƣởng ban chuyên án
sẽ tốt hơn dẫn lời một trinh sát. Và thông tin sẽ càng đáng tin cậy hơn khi
đƣợc nêu đích danh tên, chức vụ ngƣời đƣa ra thông tin. Tuy nhiên, đối với
phóng viên đƣa tin hình sự, việc dẫn nguồn tin một cách chi tiết chƣa hẳn đã
tốt và không phải lúc nào cũng làm đƣợc. Với một số nguồn tin ở cấp trung
hoặc cấp thấp trong cơ quan thi hành pháp luật, họ không đƣợc quyền phát
ngôn và hầu nhƣ không bao giờ đồng ý cho bạn nêu tên trên báo (trừ trƣờng
hợp có chỉ đạo của cấp trên). Kể cả các sĩ quan cao cấp cũng rất ngại đƣa tên
lên báo (đây là kinh nghiệm mà tôi và các đồng nghiệp đã gặp rất nhiều lần).
Trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có quy định rất chi tiết về việc phát ngôn
và chịu trách nhiệm trƣớc các thông tin. Trong khi cơ chế cung cấp thông tin
cho báo chí của Bộ Công an lại chƣa tốt, trong vài năm trở lại đây, ngƣời phát
ngôn của Bộ gần nhƣ không làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí một
cách chính thống.
Vì lẽ đó, cách trích dẫn nguồn tin cần đƣợc linh hoạt. Ví dụ: Nguồn tin
từ cơ quan chức năng cho biết, nguồn tin của báo Thanh Niên cho biết .. .
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnHoàng Mai
 
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...Thư viện Tài liệu mẫu
 
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI...
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI...SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI...
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI...NuioKila
 
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000 2
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000 2Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000 2
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000 2https://www.facebook.com/garmentspace
 
Manual usuario ECR SAMPOS ER-009
Manual usuario ECR SAMPOS ER-009Manual usuario ECR SAMPOS ER-009
Manual usuario ECR SAMPOS ER-009PCMIRA - ECR&POS
 
hoat dong digital marketing tai cong ty nha khoa tham my ucare viet nam
hoat dong digital marketing tai cong ty nha khoa tham my ucare viet namhoat dong digital marketing tai cong ty nha khoa tham my ucare viet nam
hoat dong digital marketing tai cong ty nha khoa tham my ucare viet namanh hieu
 
Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020
Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020
Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020jackjohn45
 

What's hot (20)

Đề tài thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng phát triển du lịch chợ nổi, ĐIỂM CAO, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
 
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAYKhóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
 
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PRBài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
 
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
 
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 
Đề tài: Chiến lược phát triển kinh doanh bất động sản của tập đoàn ...
Đề tài: Chiến lược phát triển kinh doanh bất động sản của tập đoàn ...Đề tài: Chiến lược phát triển kinh doanh bất động sản của tập đoàn ...
Đề tài: Chiến lược phát triển kinh doanh bất động sản của tập đoàn ...
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tâm linh ở thị xã Quảng Trị
lv: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tâm linh ở thị xã Quảng Trịlv: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tâm linh ở thị xã Quảng Trị
lv: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tâm linh ở thị xã Quảng Trị
 
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI...
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI...SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI...
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính MarektingKhóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
 
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Luận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long
Luận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ LongLuận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long
Luận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long
 
Đề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mại
Đề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mạiĐề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mại
Đề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mại
 
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000 2
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000 2Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000 2
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000 2
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
 
Manual usuario ECR SAMPOS ER-009
Manual usuario ECR SAMPOS ER-009Manual usuario ECR SAMPOS ER-009
Manual usuario ECR SAMPOS ER-009
 
hoat dong digital marketing tai cong ty nha khoa tham my ucare viet nam
hoat dong digital marketing tai cong ty nha khoa tham my ucare viet namhoat dong digital marketing tai cong ty nha khoa tham my ucare viet nam
hoat dong digital marketing tai cong ty nha khoa tham my ucare viet nam
 
Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020
Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020
Hoàn thiện hoạt động truyền thông nội bộ của ngân hàng tmcp á châu đến 2020
 

Similar to KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...hieu anh
 
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao độngKhóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao độngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái NguyênPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyênluanvantrust
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 

Similar to KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
 
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
 
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAYĐề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
 
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao độngKhóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái NguyênPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
 
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
 
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của MexicoLuận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAYLuận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủĐề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú YênĐề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
 
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  KA THÀNH ONG K NĂNG X Đ TÀI H U T TRÊN O IN HI N NAY M số : 60.32.01 U N VĂN THẠC S T thông NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS : N D HÀ NỘI - 2008
  • 2. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................3 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................................................8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:...................................................................................8 7. Kết cấu của luận văn...................................................................................................................12 Chương 2: Phóng viên săn tin hình sự ..........................................................................................12 Chương 3. Phóng viên điều tra ......................................................................................................12 Chương 4: Kinh nghiệm vấn đề và một số giải pháp...................................................................12 Chương 1. Đề tài pháp luật và kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay ................13 1.1.Vị trí, vai trò của mảng đề tài pháp luật trong cơ cấu nội dung của tờ báo in ............................13 1.1.1.Đối với báo chính trị xã hội. ....................................................................................................13 1.1.2. Đối với báo chuyên về pháp luật.............................................................................................17 1.1.3. Đối với báo chuyên ngành khác..............................................................................................18 1.2. Khái niệm đề tài, đề tài pháp luật...............................................................................................19 1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động tác nghiệp của phóng viên ...........................................25 Chương 2. Phóng viên săn tin hình sự..........................................................................................30 2.1. Phát hiện tin hình sự...................................................................................................................32 2.1.1. Nguồn tin từ đâu......................................................................................................................32 2.1.2. Mô hình cặp đôi khi lấy thông tin ...........................................................................................37 2.1.3 Xây dựng và duy trì nguồn tin bằng cách nào?........................................................................38 2.2. Kỹ năng xử lý tin hình sự...........................................................................................................45 2.2.1 Dẫn nguồn tin nhƣ thế nào? .....................................................................................................45 2.2.2. Sự độc lập tƣơng đối của phóng viên với nguồn tin ...............................................................48 2.2.3 Cảnh giác để tránh bị lợi dụng .................................................................................................52 2.3. Những lƣu ý với phóng viên đƣa tin hình sự .............................................................................54 2.3.1 Sử dụng công cụ để thu thập chứng cứ ....................................................................................54 2.3.2. Những lỗi cần tránh.................................................................................................................57 Chương 3. Phóng viên điều tra .....................................................................................................71 1.Khái niệm về điều tra...................................................................................................................71 3.2. Các bƣớc khởi đầu bài điều tra ..................................................................................................75
  • 3. 2 3.2.1.Tìm đề tài cho bài điều tra........................................................................................................75 3.2.2. Tập hợp chứng cứ ...................................................................................................................85 3.2.3. Đánh giá chứng cứ ..................................................................................................................92 3.3.1. Làm thế nào để chỉ ra sai phạm?...........................................................................................104 3.3.2. Kết cấu một bài báo điều tra .................................................................................................111 3.4. Những điều lƣu ý khi thực hiện bài điều tra.............................................................................118 3.4.1. Bằng chứng để bảo vệ phóng viên ........................................................................................118 3.4.2. Nhà báo bảo vệ mình bằng câu chữ trong bài.......................................................................118 3.4.3. Đánh giá hậu bài báo.............................................................................................................120 Chương 4. Kinh nghiệm tác nghiệp và một số kiến nghị giải pháp..........................................123 4.1. Kinh nghiệm tác nghiệp ...........................................................................................................123 4.1.1.Kinh nghiệm khi đƣa tin hình sự............................................................................................123 4.1.2. Kinh nghiệm làm điều tra......................................................................................................124 4.2 Vấn đề đặt ra và các kiến nghị ..................................................................................................125 4.2.1 Nhà báo đơn độc trong cuộc chiến chống tham nhũng ..........................................................125 4.2.2. Những đề xuất, kiến nghị......................................................................................................130 C. Kết luận.....................................................................................................................................136 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................138 D. Phụ lục.......................................................................................................................................141
  • 4. 3 PHẦN MỞ ĐẦU Khi tôi viết luận văn này là lúc hai nhà báo Việt Chiến, báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải báo Tuổi Trẻ đang ngồi trong nhà giam (đến 15.10, anh Nguyễn Văn Hải đƣợc xử cho tại ngoại, PV Việt Chiến nhận mức án 2 năm tù giam). Bản thân tôi bị gọi lên cơ quan điều tra trong gần 2 tháng để giải trình về vụ PMU 18. Vụ án này đã khiến 2 phó tổng biên tập là nhà báo Nguyễn Quốc Phong, báo Thanh Niên, nhà báo Bùi Thanh báo Tuổi Trẻ bị cách chức, thu thẻ nhà báo. Tổng thƣ ký tòa soạn báo Thanh Niên, ông Huỳnh Kim Sánh bị cách chức, thu thẻ; Trƣởng văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ, nhà báo Đà Trang bị cách chức, thu thẻ; gần 40 phóng viên của gần 40 tờ báo bị gọi lên thẩm vấn.. . Quá trình tác nghiệp đƣa tin về vụ PMU 18 là thời kỳ sôi động nhƣng cũng có quá nhiều sơ hở, bất cẩn, vi phạm cả lỗi nghiệp vụ lẫn quy định của pháp luật hình sự. Không chỉ có những phóng viên trẻ mà cả những cây bút già dặn cũng bị sai sót, không chỉ những tờ báo nhỏ mà cả những tờ báo chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam cũng có quá nhiều lỗi. Trong bối cảnh đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in” cho luận văn Thạc sĩ báo chí của mình. Những thông tin trong luận văn này đƣợc rút ra từ quá trình tác nghiệp của bản thân tôi (hiện là phóng viên phụ trách mảng pháp luật của báo Thanh Niên) và qua quá trình cộng tác, quan sát, trao đổi kỹ năng tác nghiệp với các đàn anh đi trƣớc từ các tờ báo nhƣ Tiền Phong, Lao Động, Đại Đòan Kết, Sài Gòn Giải Phóng... Với thông tin từ thực tế nghề báo, qua hoạt động của những nhà báo cụ thể để rút ra những kinh nghiệm, những bài học thực tế nên trong luận văn sẽ không có nhiều những trích dẫn từ sách vở kinh điển mà nhiều hơn là những phỏng vấn, những ví dụ thực tế trên báo in của Việt Nam và nƣớc ngoài để minh họa, chứng minh các luận điểm, luận cứ.
  • 5. 4 1.Tính cấp thiết của đề tài Vụ PMU 18 có lẽ cần đƣợc ghi vào lịch sử nền báo chí Việt Nam vì số lƣợng các nhà báo bị liên lụy và mức độ xử lý đối với nhà báo: Hai tờ nhật báo có lƣợng phát hành lớn nhất nƣớc mỗi tờ có 1 ngƣời bị đi tù, 2 lãnh đạo bị mất chức, thu thẻ. Còn gần 40 nhà báo của các báo lớn khác bị liên lụy. Có rất nhiều bài học cần phân tích, đúc rút thành những kinh nghiệm để phổ biến cho sinh viên, phóng viên mới làm nghề. Đã từ lâu, mảng đề tài pháp luật là mảng đề tài hấp dẫn nhƣng đầy thử thách, là mảng thông tin nhiều ngƣời đọc nhƣng lại rất dễ bị kiện tụng. Trong khi đó, tại các cơ sở đào tạo báo chí, rất ít khi sinh viên báo chí đƣợc giảng sâu về mối quan hệ giữa pháp luật với báo chí và những va chạm pháp lý có thể xảy ra khi phóng viên tác nghiệp. Tại các tòa soạn báo, công tác đào tạo, sinh hoạt nghiệp vụ giữa cơ quan quản lý với phóng viên, giữa các phóng viên với nhau hầu nhƣ rất ít đƣợc chú ý. Trong quan hệ đồng nghiệp, đã có những câu lạc bộ phóng viên theo dõi các lĩnh vực nhƣ câu lạc bộ phóng viên công nghệ thông tin, câu lạc bộ phóng viên viết về chứng khóan, địa ốc .. . nhƣng chƣa có câu lạc bộ phóng viên theo dõi đề tài pháp luật. Thực tế đời sống báo chí nhƣ vậy, nhƣng cho đến nay, theo tìm hiểu của cá nhân tôi, hầu nhƣ chƣa có công trình nghiên cứu hay các quy chuẩn nào đƣợc đƣa ra cho phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật. Xuất phát từ lý do đó, tôi đã quyết tâm thực hiện đề tài nghiên cứu “kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in”. Qua luận văn này, tôi hi vọng có thể giúp các sinh viên báo chí, những nhà báo trẻ hình dung ra đƣợc công việc của một phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật để có thể nhập cuộc tốt hơn. Các nhà báo mới làm mảng đề tài pháp luật cũng có thể thu thập đƣợc một số kinh nghiệm để rút ra bài học cho riêng mình.
  • 6. 5 Đây là thời điểm rất hợp lý và cần thiết sau khi “cơn bão” PMU 18 đi qua, chúng ta có thể nhìn lại và tổng kết kinh nghiệm tác nghiệp cho phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo tìm hiểu của cá nhân tôi, đề tài nghiên cứu về “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in” hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu một cách tổng thể. Hiện mới có một số cuốn sách tập hợp những bài điều tra của một số tác giả nhƣ tập Phóng sự điều tra của nhà báo Quang Hùng (Tên thật: Vũ Quang Hùng, Sinh năm 1945, Nguyên phó tổng biên tập Báo CA TP.HCM, Nguyên tổng biên tập Tạp chí Ngƣời Du Lịch, Nguyên biên tập viên Báo Pháp Luật TP.HCM). Tập sách này chỉ là tập hợp những bài điều tra mà không có nhiều những phân tích, đúc rút kinh nghiệm hay khái quát thành lý thuyết. Bên cạnh đó, có một số bài viết chia sẻ kinh nghiệm của một số nhà báo làm điều tra nhƣ Vũ Thị Hải, báo Văn Nghệ Trẻ; Đinh Anh Tuấn, báo Tiền Phong .. .; Nhà báo Đinh Anh Tuấn, báo Tiền Phong cho in một tấp sách có tên: Đi tìm nửa kia sự thật trong đó tập hợp một số bài viết, một số phóng sự, phóng sự điều tra của tác giả này. Mới đây nhất, tháng 6.2008, sinh viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, sinh viên ngành ảnh báo chí, học viện Báo chí và tuyên truyền đã làm luận văn tốt nghiệp đề tài mã số 1.01.01 với đề tài “Nhà báo Đinh Anh Tuấn với thể loại phóng sự” (khảo sát qua tập Đi tìm nửa kia sự thật và một số tác phẩm phóng sự trên báo Tiền Phong từ năm 2007 đến nay). Luận văn có nhắc đôi chút đến một số kinh nghiệm viết phóng sự điều tra của nhà báo Đinh Anh Tuấn, báo Tiền Phong. Tuy nhiên luận văn không giải quyết vấn đề lớn: Kỹ năng của nhà báo khi xử lý thông tin về đề tài pháp luật trên báo in.
  • 7. 6 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích: Từ khi tốt nghiệp khoa báo chí, đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ra trƣờng, vào làm mảng đề tài pháp luật, tôi thấy hầu hết phóng viên theo dõi mảng đề tài này đều làm việc theo kinh nghiệm. Hầu nhƣ phóng viên phải tự bơi, tự hòan thiện mình và cái giả phải trả đôi khi rất đắt. Có ngƣời bị treo bút, bị kỷ luật vì đƣa tin không đúng một cách vô tình, có ngƣời bị kiện chỉ vì một câu, một dòng trong bài viết .. . Có những phóng viên trẻ chỉ vì một bài báo bị kiện mà bị từ chối ký hợp đồng .. . Sau một thời gian làm việc tại báo Thanh Niên, tôi đã mong muốn tổng kết kinh nghiệm thực tiễn làm báo về mảng đề tài pháp luật của các đàn anh đi trƣớc để có thể đƣa ra một bộ quy tắc, những kinh nghiệm, những bài học cho phóng viên mới theo dõi mảng đề tài thú vị nhƣng đầy thử thách này. Sau vụ PMU 18, bản thân tôi (đã bị liên quan đến các rắc rối pháp lý) mong muốn tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu về công việc của phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật. Khi thực hiện luận văn này, tôi đề ra mục tiêu sẽ tổng kết kinh nghiệm của báo chí trong việc đƣa tin pháp luật nhằm làm tạo nên những quy tắc, những thao tác cơ bản của một phóng viên hình sự, phóng viên điều tra, giúp các sinh viên báo chí, các nhà báo chuyên nghiệp hoặc nghiệp dƣ có thể hiểu hơn về nghề, có thể làm nghề tốt hơn và quan trọng nhất là tránh đƣợc những sai sót, những vấp ngã trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Nhiệm vụ: Luận văn này sẽ hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến báo chí đƣa tin về mảng đề tài pháp luật, kết hợp với thực tế để đƣa ra những quy tắc chuẩn mực (một cách tƣơng đối) cho phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật. Trong luận văn này, tôi khảo sát hoạt động xử lý đề tài pháp luật trên báo in với tƣ cách là phóng viên chuyên theo dõi mảng đề tài pháp luật để từ
  • 8. 7 đó tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn thành lý thuyết sau đó có thể tác động trở lại giúp các phóng viên làm việc bài bản, khoa học và hiệu quả hơn. Luận văn này cũng nêu những vấn đề, những kinh nghiệm và những kiến nghị giải pháp giúp phóng viên xử lý đề tài pháp luật có hiệu quả hơn, đạt chất lƣợng tốt hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ: Phƣơng pháp luận: khi nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và tổng hợp các kinh nghiệm thực tế trong hoạt động báo chí, chúng tôi cố gắng bám sát những quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về báo chí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội. Bởi lẽ Đảng và nhà nƣớc luôn có những chỉ đạo rất sát sao đến hoạt động báo chí, từ đƣờng lối chỉ đạo đến các quy định chi tiết. Khi nghiên cứu mảng đề tài pháp luật trên báo chí, chúng tôi cũng dựa vào các quy định của pháp luật liên quan đến nghề làm báo nhƣ luật báo chí, luật hình sự, luật dân sự và các luật có liên quan. Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản: phƣơng pháp này đƣợc dùng để nghiên cứu các tài liệu có liên quan để dùng để nghiên cứu ví dụ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quy định của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động báo chí hoặc các hồ sơ vụ án. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: đƣợc dùng để tổng kết kinh nghiệm để tổng kết kinh nghiệm của các nhà báo chuyên viết về pháp luật trong đó có kinh nghiệm của tác giả. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp: đƣợc dùng để khảo cứu một số vụ việc cụ thể nhƣ các vụ án lớn, cách đƣa tin của các báo về các vụ án, các trƣờng hợp vi phạm pháp luật.. .
  • 9. 8 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc dùng để phỏng vấn một số chuyên gia, một số nhà báo có kinh nghiệm và lãnh đạo cơ quan báo chí. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là một số kỹ năng tác nghiệp của phóng viên trong quá trình xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tập trung nghiên cứu phƣơng pháp tác nghiệp của phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật của một số tờ báo in nhƣ Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ, Công an nhân dân, An ninh thủ đô… trong thời gian từ năm 2006 đến nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: * Ý nghĩa khoa học: với mục đích và nhiệm vụ của luận văn này đƣợc thực hiện, đây là công trình đầu tiên góp phần tổng kết kinh nghiệm hoạt động của phóng viên về đề tài pháp luật, nhất là kinh nghiệm xử lý thông tin hình sự và các vụ điều tra độc lập. *Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn này là tài liệu tham khảo bổ ích và thú vị cho các cơ sở đào tạo báo chí đồng thời có ích cho nhà báo đang tác nghiệp và cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này. Cụ thể: a. Với sinh viên đang học, sinh viên mới ra trường Những sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trƣờng hầu hết đều mong muốn và cảm thấy ngƣỡng mộ những nhà báo chuyên về thể loại điều tra. Hơn ai hết, họ mong muốn đƣợc nổi tiếng, đƣợc khẳng định mình. Tuy nhiên, nhiều khi để thực hiện những bài điều tra là thử thách quá sức đối với họ. Mặc dầu vậy, nếu biết cách chọn đề tài và có những cách khai thác thông tin khéo léo, một sinh viên báo chí hòan toàn có thể rèn nghề, có thể học hỏi kinh nghiệm với việc thực hiện những bài điều tra ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trƣờng.
  • 10. 9 Sinh viên có thể làm điều tra ngay từ những vấn đề gần gũi trong cuộc sống nhƣ về chỗ ở tại Ký túc xá, về những bất cập trong việc đi tàu xe về quê, từ những chuyện cảm thấy “chƣớng tai gai mắt” tại quê hƣơng. Đó có thể là chuyện vì sao một nhà máy sản xuất cồn công nghiệp lại có thể vô tƣ sản xuất ra hàng ngàn m3 nƣớc thải độc hại từ năm này qua năm khác, khiến cả một dòng suối bị ô nhiễm mà chính quyền địa phƣơng vẫn làm ngơ. Đó là chuyện vì sao ký túc xá vẫn còn chỗ mà sinh viên không đƣợc vào ở, hay những khỏan thu phi lý mà sinh viên phải gánh chịu. .. Những đề tài nhỏ sẽ là bƣớc tập dƣợt hết sức hữu ích cho sinh viên khi họ đang học nghề. Với những kỹ thuật đƣợc tổng kết trong luận văn này hòan tòan có thể giúp một sinh viên báo chí nói riêng và sinh viên hay trí thức nói chung có thể thu thập bằng chứng, tổ chức những bài điều tra chi tiết để có thể tự mình “giải phóng” những bức xúc trong lòng và góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Hầu hết sinh viên mới ra trƣờng thƣờng ít khi đƣợc giao nhiệm vụ tham gia ngay vào việc đƣa tin đề tài pháp luật. Tuy nhiên, với một tòa soạn mới thành lập hoặc một cơ quan báo chí muốn “thử lửa” với nhân viên mới thì việc bị giao theo dõi mảng đề tài pháp luật thƣờng đƣợc coi là bài kiểm tra khả năng thích ứng và bản lĩnh của phóng viên mà họ mới nhận về. Lúc này những phóng viên mới vào buộc phải chứng tỏ mình, để khẳng định chỗ đứng. Tuy nhiên, điều khó khăn là hầu hết các trƣờng đều dạy về cách viết báo, về kỹ thuật hình thành bài báo, nhƣng những kinh nghiệm làm bài điều tra, những quy tắc để xử lý thông tin mảng đề tài pháp luật rất ít đƣợc phổ biến. Chính vì vậy, luận văn này cũng là một tài liệu thiết thực cho những ai mới bƣớc vào làm công việc của phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật. b. Với các nhà quản lý cơ quan báo chí
  • 11. 10 Chúng tôi muốn góp một số thông tin giúp cán bộ quản lý cơ quan báo chí có kinh nghiệm quản lý phóng viên, trong tình trạng nhiều phóng viên làm điều tra với động cơ không lành mạnh. Trong thời gian gần đây, tình trạng một số phóng viên vòi vĩnh doanh nghiệp, đe dọa ngƣời dân hay cán bộ, chính quyền xảy khá thƣờng xuyên. Một số nhà báo đã bị bắt nhƣ: Ngày 14.12.2005, hai nhà báo là Vƣơng Tiến Tòan - phó ban thƣ ký tòa soạn - và một phóng viên trẻ của ban kinh tế báo Hà Tây (tỉnh Hà Tây cũ) bị khởi tố về tội cƣỡng đọat tài sản khi yêu cầu công ty Thành An ở Hòai Đức, Hà Tây phải đƣa 10 triệu đồng. Ngày 17.9.2006, Cục bảo vệ an ninh kinh tế, Bộ Công an đã bắt quả tang nhà báo Phạm Hồng Sơn, báo Diễn đàn doanh nghiệp nhận hối lộ của doanh nghiệp tại Hải Dƣơng 10.000 USD. Mới đây, trung tá công an, nhà báo Dƣơng Tiến của báo Công an TP Hồ Chí Minh bị bắt vì hành vi xúi giục ngƣời dân tổ chức khiếu kiện, tố cáo trái quy định. Những vụ việc nhƣ trên xảy ra một phần là do các tòa soạn thƣờng quản lý phóng viên lỏng lẻo, để phóng viên tự tung tự tác hoặc mƣợn danh cơ quan để đi làm việc tƣ. Chính vì những lý do đó, nếu lãnh đạo cơ quan biết đƣợc công việc của phóng viên điều tra, họ sẽ có đƣợc những phƣơng án quản lý phóng viên chặt chẽ hơn, không để những phóng viên này vi phạm pháp luật, mƣợn danh cơ quan để tƣ lợi cá nhân. Ngƣợc lại, chính sự quản lý chặt của tòa soạn cũng là một cách để phóng viên buộc phải “giữ mình”, họ sẽ có những rào cản để không dễ vƣợt quá ranh giới, không bị mua chuộc, bị khống chế hoặc dính vào vòng lao lý. c.Tạo bộ quy tắc chung cho phóng viên theo dõi mảng pháp luật Sau khi kết thúc luận văn này, tác giả cũng cố gắng đƣa ra bộ quy tắc (mang tính tham khảo) cho những phóng viên pháp luật bởi nhiều phóng viên
  • 12. 11 làm việc theo kinh nghiệm chủ nghĩa, bị sai sót, kiện ngƣợc, phải treo bút, bồi thƣờng … Làm phóng viên mảng pháp luật, trong đó có phóng viên điều tra thƣờng gặp hàng trăm ngàn các tình huống khó xử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng chƣa có một bộ quy tắc để có thể thu thập, kiểm chứng thông tin sao cho chính xác, đầy đủ nhất, nhằm tránh đƣợc những vụ kiện cáo, những sai sót đáng tiếc. Trong khuôn khổ luận văn này, tôi cũng cố gắng tổng hợp để đƣa ra một bộ quy tắc cho phóng viên theo dõi mảng pháp luật.
  • 13. 12 7. Kết cấu của luận văn Luận văn tổ chức thành 4 chương Chương 1. Đề tài pháp luật và kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay. Trong chƣơng 1, tác giả giải quyết các vấn đề về khái niệm nhƣ đề tài, đề tài pháp luật; Công việc của một phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý thông tin về đề tài pháp luật; Các cơ sở pháp lý ràng buộc và có ảnh hƣởng đến công việc của phóng viên. Chương 2: Phóng viên săn tin hình sự Đây là chƣơng bàn về công việc của phóng viên săn tin hình sự, các tiêu chí để có đƣợc tin sớm nhất, chính xác nhất. Trong chƣơng này tác giả cũng bàn về các lỗi thƣờng gặp cả trong thu thập thông tin lẫn trong cách xử lý tin bài trên mặt báo. Chương 3. Phóng viên điều tra Trong chƣơng này, tác giả tìm hiểu công việc của phóng viên điều tra từ khi phát hiện vấn đề, thu thập chứng cứ, đến việc đánh giá chứng cứ và thể hiện thành bài viết. Các kinh nghiệm về chuẩn bị tƣ liệu, chuẩn bị “đón” các vụ kiện cũng đƣợc đề cập một phần ở chƣơng này. Chương 4: Kinh nghiệm vấn đề và một số giải pháp Đây là chƣơng tổng kết kinh nghiệm của phóng viên theo dõi mảng pháp luật, đƣa ra một số kinh nghiệm (theo quan điểm của tác giả) để tham khảo. Trong chƣơng này, tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất về những bất cập trong việc bảo vệ phóng viên khi tác nghiệp, các vấn đề cần thay đổi trong việc quản lý, điều động phóng viên khi theo dõi mảng đề tài pháp luật nói chung và phóng viên làm điều tra nói riêng.
  • 14. 13 B. Phần Nội dung Chương 1. Đề tài pháp luật và kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay 1.1.Vị trí, vai trò của mảng đề tài pháp luật trong cơ cấu nội dung của tờ báo in Mảng đề tài pháp luật là một trong những mảng đề tài thu hút nhiều bạn đọc nhất trong các tờ báo chính trị xã hội. Với các báo chuyên về pháp luật thì mảng đề tài này chiếm tới trên 70% lượng tin bài của báo. Với một số báo chuyên ngành kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, mảng đề tài này cũng được đề cập theo góc nhìn riêng của họ. 1.1.1.Đối với báo chính trị xã hội. Các tờ báo chính trị xã hội nhƣ nhƣ Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Tiền Phong … đều có trang pháp luật. Các báo điện tử nhƣ Vietnamnet.vn, Vnexpress.net, dantri.com.vn.. . đều có chuyên mục pháp luật. Trang pháp luật ở các báo chính trị xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Mục pháp luật là một trong những mục đinh của các tờ báo. Thế mạnh của mảng thông tin pháp luật các báo chính trị xã hội là những bài, loạt bài điều tra gây tiếng vang lớn, đƣợc làm tới cùng, mang lại hiệu ứng xã hội tích cực. Ví dụ bài điều tra về tệ tham nhũng của cảnh sát giao thông ở Dầu Giây (Đồng Nai) trên báo Tuổi trẻ, loạt bài về chạy thuế cho doanh nghiệp nƣớc ngòai trên báo Tuổi trẻ. Loạt bài về chạy trƣờng trên báo Thanh Niên, loạt bài về tham nhũng đất đai tại Hải Phòng, Hòa Bình trên báo Thanh Niên .. . Ngoài ra, thông tin về các vụ án lớn, án điểm cũng là mảng thông tin quan trọng trên các báo dạng này. Ví dụ, vụ CLB Sông lam nghệ an mua chức vô địch, vụ cầu thủ U23 Việt Nam bán độ, vụ Nguyễn Lâm Thái lừa đảo .. .
  • 15. 14 đều là những vụ án lớn, chiếm diện tích nhiều trang báo trong thời gian nhiều tháng theo diễn biến quá trình điều tra. Với báo Thanh Niên, mục pháp luật nằm ở top 5 chuyên mục đƣợc đọc nhiều nhất với hơn 150 ngàn ngƣời đọc/ngày (đếm trên báo điện tử). Nhà báo Việt Hƣng, Phó tổng thƣ ký tòa soạn báo Thanh Niên cho biết: Mỗi khi có vụ việc lớn, bạn đọc sẽ thƣờng chờ đón ở Thanh Niên những bài báo có sức nặng, họ sẽ mang tờ Thanh niên để so sánh thông tin với các tờ báo khác. Và một trong những yếu tố làm nên tên tuổi, thƣơng hiệu cho tờ Thanh Niên chính là nhờ tính chiến đấu của tờ báo, điều đó thể hiện ra ở các loạt bài chống tiêu cực, bảo vệ cái đúng, cái tốt nhƣ vụ Năm Cam, vụ chạy trƣờng tại TP Hồ Chí Minh. .. Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong khẳng định: Mục pháp luật là chuyên mục có lƣợng bạn đọc lớn thứ 2 tại báo Tiền Phong, chỉ sau mục Chính trị xã hội. Tại báo giấy không có công cụ đo chính xác, nhƣng trên bao điện tử (www.tienphong.vn), chuyên mục Pháp luật hầu nhƣ luôn nằm trong top đầu các chuyên mục có nhiều ngƣời đọc nhất. Bạn đọc báo điện tử đa số là những ngƣời trí thức, có trình độ học vấn nhất định mà chuyên mục pháp luật còn thu hút số đông bạn đọc. Thực tế, bạn đọc báo giấy (có trình độ phổ thông hơn, gồm cả xe ôm, ngƣời bán hàng rong, nông dân … thì chắc chắn chuyên mục pháp luật còn hút khách hơn nữa”. Ví dụ: Tháng 9.2008, toàn trang Tiền phong có 33.259.957 ngƣời đọc, trong đó mục pháp luật đứng trong top 2 mục có nhiều bạn đọc nhất với 2.678.132 ngƣời đọc (sau mục thời sự xã hội). Ngày 10.10 (ngày Giải phóng Thủ đô), có 1.149176 ngƣời đọc trên toàn trang, trong đó mục thời sự xã hội chiếm số lƣợng lớn nhất với 108.877 ngƣời đọc, mục pháp luật xếp thứ 2 với 103.877 ngƣời. Trong một số ngày có
  • 16. 15 các sự kiện đặc biệt về pháp luật nhƣ các phiên tòa lớn, các vụ án lớn .. . lƣợng bạn đọc mảng pháp luật càng tăng cao. Báo Tiền Phong ngày 14.10.2008, toàn trang báo Tiền Phong có 1.093.802 ngƣời đọc; trong đó mục pháp luật dẫn đầu với 126.849 ngƣời đọc, mục thời sự xã hội chỉ có 95.587 ngƣời đọc; mục văn hóa có 70.140 ngƣời đọc. .. . Ngày 15.10, tổng số có 1.029.943 ngƣời đọc, mục pháp luật tiếp tục dẫn đầu với 98.900 ngƣời, mục thời sự xã hội có 98.758 ngƣời dọc; mục văn hóa có 55.870 ngƣời đọc. Ngày 14.15/10 là ngày diễn ra phiên tòa xét xử các nhà báo. Biểu đồ bạn đọc mục pháp luật trên báo Tiền phong điện tử từ 1-15.9.2008 và từ 15-30.9 (trang bên)
  • 17. 16 Biểu đồ lƣợng bạn đọc mục pháp luật so với các mục khác. Báo Tiền phong điện tử tháng 9.2008
  • 18. 17 Số lƣợng bạn đọc các chuyên mục trên báo Tiền phong điện tử tháng 9.2008 1.1.2. Đối với báo chuyên về pháp luật Các báo chuyên về ngành pháp luật nhƣ Công an nhân dân, An ninh thủ đô, công an TP HCM, pháp luật Việt Nam, Pháp luật TP HCM.. . đối tƣợng đọc báo đã đƣợc khu biệt, đó phần lớn là ngƣời dân lao động, ngƣời làm nghề tự do, nói chung là những ngƣời bình dân, có trình độ dân trí thấp (trừ tờ PL TPHCM có một lƣợng lớn ngƣời làm luật, luật sƣ thƣờng đọc). Các tờ báo dạng này lấy thông tin pháp luật là nền tảng cho tờ báo, với thời lƣợng lớn, đi vào khai thác chi tiết, tình tiết cụ thể của vụ án. Tò mò là một bản tính của hầu hết bạn đọc, hầu nhƣ ai cũng muốn biết những điều bí mật của ngƣời khác. Nhất là với những bí mật về chuyện ăn chơi, phạm pháp của ngƣời nổi tiếng hay những ngƣời gần gũi với mình, những ngƣời hàng xóm, những ngƣời ở trong khu phố, hay là quan xã, quan huyện mình. Chính vì khai thác những vấn đề dạng nhƣ thế này mà báo An
  • 19. 18 ninh thủ đô, an ninh thế giới, công an nhân dân, pháp luật TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là báo Công an TP Hồ Chí Minh đã có lƣợng phát hành cực lớn. Báo công an TP Hồ Chí Minh, lƣợng phát hành của tờ này vào khoảng 500.000 bản/kỳ, tuần 3 kỳ, là một tờ báo có lƣợng phát hành lớn nhất cả nƣớc tính trên mỗi số báo. Đây có thể là những tờ báo không sang, nhƣng câu khách. Đối tƣợng bạn đọc chủ yếu của những tờ này là giới bình dân, bà bán hàng xén, bác xe ôm, ngƣời phu khuân vác .. .họ đọc những tờ này không chỉ để giải tỏa sự tò mò, mà còn, ở góc độ nào đó, để thu lƣợm những thông tin hữu ích đối với họ nhƣ: Thủ đoạn của một bọn trộm mới, những chiêu lừa của một số khách ngoại quốc khi đổi tiền ngoại tệ, cần cảnh giác với những chiêu lừa cổ phiếu, bán đất trên giấy … Nhà báo Nhƣ Phong, Phó tổng biên tập báo Công an nhân dân cho rằng, cả tờ báo công an nhân dân hoặc an ninh thế giới có tới trên 70% lƣợng tin bài là về đề tài pháp luật, và bạn đọc tìm đến tờ báo này cũng chủ yếu để thỏa mãn trí tò mò, để học đƣợc những kinh nghiệm cho cuộc sống của chính họ. ví dụ những ngƣời lái xe ôm, lái taxi có thể biết đƣợc thủ đoạn của bọn cƣớp xe nhƣ thế nào, những ngƣời bán vàng có thể tìm thấy khuyến cáo về việc đảm bảo an ninh tránh bị cƣớp tiệm vàng; những ngƣời thƣơng nhân đọc báo có thể cảnh giác tình trạng sụp đổ các đƣờng dây cho vay tín dụng đen.. . 1.1.3. Đối với báo chuyên ngành khác Ngoại trừ báo chuyên về pháp luật nhƣ báo Công an, Pháp luật, các báo chuyên ngành khác nhƣ Thời báo kinh tế Việt Nam, báo Đầu Tƣ, báo Sinh Viên .. . mảng đề tài pháp luật không phải là mảng thƣờng trực nhƣng các tờ báo này cũng thƣờng tham gia đƣa tin khi có các vụ án lớn, các vấn đề quan tâm của xã hội. Ví dụ, vụ PMU 18 năm 2006, hầu hết các báo đều đƣa tin, dù với chừng mực khác nhau. Báo Sinh viên việt nam đƣa tin, nêu nghi vấn về lá đơn tố cáo của một sinh viên phải phục vụ các đại gia PMU 18 giải đen khi
  • 20. 19 đánh bạc. Báo Đầu tƣ có bài viết về chất lƣợng công trình, giá trị hiệu quả của các khỏan đầu tƣ từ vốn vay của Chính phủ Nhật tại các quốc lộ mà PMU 18 thi công .. . Mảng đề tài pháp luật trên các báo này thƣờng đƣợc đƣa về những ví dụ gần gũi, phù hợp với đối tƣợng độc giả của từng báo. Ví dụ chuyện sinh viên phạm pháp và bài học cho quản lý sinh viên tại các trƣờng đại học, chuyện đầu tƣ nƣớc ngoài và các con số “bánh vẽ” của các ông chủ “ma” trên báo đầu tƣ .. . và đây vẫn thƣờng là những bài viết thu hút sự quan tâm của bạn đọc và góp phần tạo nên uy tín cho tờ báo. 1.2. Khái niệm đề tài, đề tài pháp luật Nhƣ trên đã nói, mảng đề tài pháp luật có vị trí và vai trò quan trọng trong hầu hết các báo chính trị xã hội và cả các báo chuyên ngành. Tuy nhiên, một câu hỏi thƣờng đƣợc các sinh viên báo chí và một số ngƣời mới vào theo dõi mảng đề tài pháp luật đặt ra là: Thế nào là đề tài pháp luật, hay cụ thể hơn, đề tài gì đƣợc gọi là đề tài pháp luật? Trƣớc khi đi vào tìm hiểu kỹ năng xử lý đề tài pháp luật, chúng ta cần làm rõ khái niệm thế nào là đề tài pháp luật? Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, thời kỳ đƣợc gọi là những năm đầu đổi mới, báo chí Việt Nam đã dần thoát khỏi xu hƣớng tuyên truyền một chiều mà dần dần từng bƣớc thực hiện nhiệm vụ thông tin- tuyên truyền. Cũng từ thời điểm này, làng báo phía Bắc (đi sau làng báo phía Nam vài năm) bắt đầu xuất hiện với tần suất cao hơn những bài báo đấu tranh chống tiêu cực, nêu lên những vụ việc tiêu cực do chính nhà báo phát hiện hoặc đƣa tin về nhƣng vụ việc tiêu cực do cơ quan chức năng tiến hành. Những bài báo chống tiêu cực của Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Tiền Phong … đã trở nên nổi tiếng và khởi xƣớng một thời kỳ phát triển mới của báo chí Việt Nam, thời kỳ có những tờ báo gần dân hơn, bảo vệ quyền lợi
  • 21. 20 chính đáng của đa số ngƣời dân chứ không còn là tuyên truyền một chiều, tô hồng chính sách. Bên cạnh những mảng đề tài nhƣ nghị trƣờng, kinh tế, văn hóa, thể thao, y tế, trên báo chí còn một mảng đề tài rất quan trọng, đƣợc nhiều độc giả quan tâm, đó là mảng đề tài về pháp luật. Mảng đề tài này, mà xung kích là những bài điều tra đã tạo nên một diện mạo mới, khởi đầu thời kỳ đổi mới của báo chí Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Nói nhƣ vậy để thấy rằng mảng đề tài pháp luật cũng mới chỉ đƣợc chú trong trong thời gian khoảng 20 năm trở lại đây, do đó những nghiên cứu về nó còn chƣa nhiều và nhiều khái niệm cũng chƣa đƣợc đề cập trong các công trình nghiên cứu. Về khái niệm đề tài, trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, tác giả Trần Quang đƣa ra khái niệm: “Đề tài là các lĩnh vực thuộc phạm vi nhất định của cuộc sống, nó có tính ổn định tƣơng đối (còn gọi là chủ đề theo nghĩa rộng) nhƣ kinh tế, chính trị, thể thao, quốc phòng .. . Việc lặp lại đề tài trên báo chí là tất yếu, vì nó thuộc một lĩnh vực lớn của cuộc sống. Đề tài có thể lặp đi lặp lại nhiều lần thƣờng trực trong tâm trí của mỗi nhà báo và trong tất cả các báo. ở các báo lớn, nhà báo thƣờng phụ trách chuyên sâu về một số lĩnh vực nào đó. Chủ đề là một mặt nào đó của thuộc thực tế khách quan, đƣợc lựa chọn trong một thời điểm cụ thể của nó. Nói cách khác, đó là vấn đề cốt lõi của sự kiện, hiện tƣợng trong cuộc sống đƣợc nhà báo lựa chọn để xây dựng tác phẩm. Trong một tác phẩm báo chí có thể có chủ đề chính, chủ đề phụ. Ngòai ra, trong một chủ đề còn chứa đựng những tƣ tƣởng, thƣờng đƣợc gọi là tƣ tƣởng chủ đề. Đó là tƣ tƣởng chính toát ra từ chủ đề. Khi xây dựng chủ đề cho tác phẩm, chắc chắn nhà báo phải chú ý đến việc chủ đề đó thể hiện tƣ tƣởng gì? Định phổ biến tƣ tƣởng gì?
  • 22. 21 Chủ đề không đƣợc phép lặp lại, vì cuộc sống luôn luôn vận động và phát triển, thực tế khách quan luôn biến đổi không ngừng” . Theo chúng tôi, trên thực tiễn, có thể hiểu một cách đơn giản, đề tài tác phẩm báo chí là phạm vi cuộc sống, phạm vi thực tiễn đƣợc tác phẩm báo chí phản ánh. Đề tài là hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào chủ quan của nhà báo. Đề tài cũng có 2 cấp độ, đề tài rộng và đề tài hẹp. Đề tài rộng (còn gọi là mảng đề tài) nhƣ đề tài pháp luật, đề tài kinh tế, đề tài văn hóa. Đề tài hẹp chính là đề tài của từng bài báo cụ thể: Nhƣ đề tài về trang trại của ông Việt Tiến ở quê Ninh Bình, đề tài về nƣớc sạch cho chƣơng trình 135, đề tài về ngập lụt ở Hà Nội.. .Trong luận văn này, chúng tôi bàn đến kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo qua từng nhóm đề tài (theo nghĩa hẹp), đề tài của từng bài báo với các dạng khác nhau nhƣ đƣa tin phiên tòa, tƣờng thuật vụ án hay xử lý thông tin viết một bài điều tra độc lập. Qua các đề tài cụ thể để khái quát đƣợc các tình huống thƣờng gặp khi phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật. Còn chủ đề: là chủ định, ý đồ của nhà báo muốn phát biểu với công chúng thông qua một đề tài cụ thể. Chủ đề có thể hiểu là ý tƣởng, chủ đích mang tính chủ quan của nhà báo. Đó là góc nhìn, là suy nghĩ của nhà báo muốn thông qua một đề tài chuyển đến cho độc giả một thông điệp. Nói chủ đề là thể hiện quan điểm chủ quan của nhà báo nhƣng điều đó chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối, bởi lẽ dù là ý nghĩ chủ quan của nhà báo nhƣng ý nghĩ chủ quan đó là kết quả của quá trình nhận thức khách quan của nhà báo. Tức là nhà báo tìm hiểu thực tiễn khách quan hình thành nhận thức về thực tế khách quan và tạo ra chủ đề. Sau khi nhận thức vấn đề, nhà báo thể hiện suy nghĩ chủ quan tƣơng đối đó lên mặt báo thông qua tác phẩm báo chí.
  • 23. 22 Có thể lấy ví dụ: Chủ đề về ngập lụt ở Hà Nội trong thời gian đầu tháng 11.2008. Đây là một sự thật khách quan, Hà Nội ngập chìm trong nƣớc suốt 5 ngày, đó là một đề tài báo chí. Nhƣng cùng phản ánh đề tài này lại có nhiều chủ đề khác nhau. Có nhà báo viết về sự nỗ lực của lãnh đạo chính quyền Hà Nội từ Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, phó chủ tịch Nguyễn Văn Khôi xuống hiện trƣờng trạm bơm Yên Sở để đôn đốc, chỉ đạo chống úng. Có báo lại viết: “Dân gặp nạn chính quyền ở đâu”, để phản ánh sự thiếu trách nhiệm, thiếu chuẩn bị của chính quyền TP Hà Nội trong việc ứng phó với thiên tai. Nhƣ vậy, từ hiện thực khách quan là lụt lội, mỗi nhà báo đã tìm cho mình một chủ đề từ đề tài lụt lội và thể hiện lên mặt báo. Một ví dụ khác, hai nhà báo cùng về quê ông Việt Tiến, Thứ trƣởng bộ Giao thông vận tải tại tỉnh Ninh Bình để viết về một đề tài là đất đai ở quê của các quan chức. Cùng quan sát thấy khuôn viên chùa chiền của dòng tộc nhà ông Tiến nhƣng có báo viết là ông Tiến ăn chơi xa hoa, mang tiền tham ô về đắp tƣợng, trang hoàng nhà cửa thể hiện thói dị hợm, khoe của. Nhà báo kia lại khen ông Tiến là ngƣời có hiếu, có nghĩa với quê hƣơng, khi thành đạt đã nhớ về quê hƣơng. Nhƣ vậy, có thể hiểu đề tài là cái hiện thực khách quan, là cái tồn tại không phụ thuộc vào suy nghĩ của nhà báo nhƣng chủ đề lại là kết quả của quá trình nhận thức khách quan, thể hiện suy nghĩ chủ quan của tác giả - ngƣời làm báo. Thực ra trong khi làm nghề, không hiếm trƣờng hợp nhà báo áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình lên thực tiễn khách quan. Tức là nhà báo nhăm nhăm nghĩ và viết một chủ đề của một đề tài trƣớc khi đến hiện trƣờng, sau khi đến hiện trƣờng, nhà báo chỉ tìm mọi chứng cứ bảo vệ, chứng minh quan điểm của anh ta từ trƣớc khi tìm hiểu. Đó chính là lỗi của nhà báo, đã thiếu khách quan, trung thực, chỉ phản ánh “một nửa sự thật”.
  • 24. 23 Pháp luật là gì? Pháp luật đƣợc hiểu nhƣ là: “Tổng thể các quy tắc xử sự do nhà nƣớc ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định và đƣợc bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc”1 Luật pháp thông thƣờng đƣợc thực thi thông qua một hệ thống tòa án trong đó quan tòa sẽ nghe tranh tụng từ các bên và áp dụng các quy định để đƣa ra phán quyết công bằng và hợp lý. Cách thức mà luật pháp đƣợc thực thi đƣợc biết đến nhƣ là hệ thống pháp lý, thông thƣờng phát triển trên cơ sở tập quán tại mỗi quốc gia. Nhƣ vậy, khái niệm “Đề tài pháp luật” có thể hiểu rộng là những thông tin về pháp luật trên báo chí. Đề tài pháp luật là đề tài phản ánh những vấn đề liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật, liên quan đến các chuẩn mực ứng xử đƣợc pháp luật bảo vệ. Nói nhƣ vậy, đề tài pháp luật sẽ rất rộng, việc một cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ Văn hóa thể thao du lịch đƣa ra quy chế tổ chức thi hoa hậu hay Bộ Nông nghiệp ban hành quy định về việc không thu thuế đất nông nghiệp thì đó cũng là văn bản quy phạm pháp luật. Nhƣng trên báo chí, những đề tài đó thƣờng không đƣợc coi là đề tài pháp luật mà nó đƣợc xem nhƣ đề tài về văn hóa hay kinh tế. Trong quá trình thông tin về đề tài pháp luật có rất nhiều dạng thông tin ở nhìêu góc độ, nhiều tình huống. Từ quá trình xây dựng luật ban hành các dự thảo luật, lấy ý kiến nhân dân, thông qua tại quốc hội rồi ban hành, tuyên truyền để đƣa pháp luật vào đời sống; Việc chế tài, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, đa số các tòa soạn báo và các phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật hiện nay đều tập trung khai thác các vụ án, các dấu hiệu hành vi hoặc hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ có một số ít báo chuyên ngành, nhƣ báo pháp luật TP Hồ Chí Minh 1 Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo Dục, 2004, trang 741
  • 25. 24 khai thác các nội dung văn bản luật. Trong khi đó, các vấn đề khi xây dựng luật (ban hành dự thảo, lấy ý kiến, thông quan trong quốc hội) lại thƣờng do các phóng viên theo dõi nghị trƣờng (theo dõi Quốc hội) theo dõi và đƣa tin. Từ thực tiễn đó, trong luận văn này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu về đề tài pháp luật ở khía cạnh khi luật đã ban hành, đi vào cuộc sống và thể hiện chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Nói cụ thể, chúng tôi nghiên cứu đề tài pháp luật trên báo in thể hiện qua các thao tác hình thành bài báo phản ánh dấu hiệu hành vi, hành vi vi phạm pháp luật và quá trình xử lý các dấu hiệu hành vi, hành vi vi phạm ấy. Trong luận văn này, chúng tôi đƣa ra khái niệm mảng đề tài pháp luật là mảng đề tài báo chí phản ánh những hành vi hoặc dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức và các quy tắc xã hội. Cụ thể, đó là những thông tin liên quan đến vụ án hình sự nhƣ việc khởi tố, bắt giam, truy tố, xét xử hay những vụ vi phạm pháp luật; các dấu hiệu sai phạm hoặc sai phạm của cá nhân, đơn vị mà phóng viên tự phát hiện. Mảng đề tài này cũng bao hàm cả việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật thông qua những ví dụ cụ thể nhƣ một phiên tòa hay một vụ án. Tiêu đề của luận văn là “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in” do đó, tôi tiếp cần đề tài luận văn này từ góc độ của phóng viên, tức là ngƣời xử lý đề tài pháp luật. Cụ thể, tôi đi sâu tìm hiểu công việc của phóng viên phụ trách mảng pháp luật trong một tờ báo in, nêu lên những tình huống họ thƣờng gặp phải và đƣa ra những kinh nghiệm thực tế xử lý tình huống sao cho phóng viên có thể đƣa tin đầy đủ, nhanh nhất và chính xác, khách quan nhất có thể. Tôi cũng mong muốn có thể đƣa ra một bộ quy tắc (mang tính tham khảo) cho phóng viên phụ trách mảng pháp luật trong một tờ báo in.
  • 26. 25 1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động tác nghiệp của phóng viên Khi hoạt động nghề nghiệp, một điều đáng buồn là hầu hết các phóng viên đều không hiểu rõ mình có quyền gì, có nghĩa vụ gì. Theo cuộc điều tra nhỏ của chúng tôi với 100 phiếu hỏi phát ra cho 100 phóng viên theo dõi mảng pháp luật, xã hội thì có tới 70% không trả lời đủ quyền và nghĩa vụ của nhà báo. 85% số ngƣời đƣợc hỏi không nêu đủ đƣợc nhiệm vụ của báo chí. 80% số ngƣời đƣợc hỏi không biết quy định về bảo vệ nguồn tin, khi nào nhà báo phải cung cấp nguồn tin, bằng chứng cho cơ quan chức năng. Có thể nói, trình độ hiểu biết pháp luật của các nhà báo Việt Nam hiện nay, nhất là các nhà báo trẻ đang ở mức rất thấp. Khi họat động báo chí, nhà báo tác nghiệp theo quy định tại luật báo chí (luật năm 1989 sửa đổi năm 1999). Điều 2, luật báo chí quy định: Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào đƣợc hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai đƣợc lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, tập thể và công dân. Điều 4 luật báo chí quy định: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, trong đó ghi rõ ngƣời dân có quyền: 1- Đƣợc thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nƣớc và thế giới; 2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thông tin; 3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nƣớc và thế giới; 4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng,
  • 27. 26 chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; 5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó. Điều 6 luật báo chí quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí: Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Thông tin trung thực về tình hình trong nƣớc và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nƣớc và của nhân dân; 2- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, thành tựu của đất nƣớc và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; 3- Phản ánh và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; 4- Phát hiện, nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tƣợng tiêu cực xã hội khác; 5- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam; 6- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nƣớc và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Như vậy, việc chống tiêu cực là quyền nhưng cũng là trách nhiệm của nhà báo.
  • 28. 27 Điều 15 (sửa đổi) quy định quyền và nghĩa vụ của nhà báo, trong đó điểm đ. Khoản 1 quy định rõ: Nhà báo đƣợc pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai đƣợc đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá huỷ, thu giữ phƣơng tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Và trách nhiệm của nhà báo đƣợc quy định ở điểm đ, khoản 2 điều này: Nhà báo chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật về báo chí". Một điều quan trọng mà tạo nên “quyền” của nhà đó là điều 7. Cung cấp thông tin cho báo chí: Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thông tin. Đối với vụ án đang đƣợc điều tra hoặc chƣa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhƣng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thông tin. Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên ngƣời cung cấp thông tin nếu có hại cho ngƣời đó, trừ trƣờng hợp có yêu cầu của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tƣơng đƣơng trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng. Nhƣ vậy, nhà báo có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin (trừ cơ quan điều tra khi đang điều tra vụ án). Do đó, nhà báo cần sử dụng tối đa quyền này, với những tài liệu không thuộc danh mục mật, nhà báo có quyền yêu cầu (bằng văn bản) gửi đến cơ quan để yêu cầu đƣợc cung cấp.
  • 29. 28 Luật báo chí đã nêu khá chi tiết về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, do đó, khi tác nghiệp nhà báo cần bám sát vào các quy định này để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Dấu hiệu rõ nhất bạn là nhà báo là bằng thẻ nhà báo, tuy nhiên, nên đi kèm với một giấy giới thiệu, nếu chƣa đƣợc cấp thẻ nhà báo thì việc cầm giấy giới thiệu đi làm việc là một yêu cầu bắt buộc. Mặc dù là nhà báo, với vị trí vai trò đã đƣợc quy định, nhà báo có quyền đƣợc hoạt động với quyền và nghĩa vụ “đặc thù”, nhƣng trƣớc hết nhà báo cũng là công dân. Vì thế, nhà báo phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật nhƣ mọi công dân khác. Điều mà các nhà báo thƣờng băn khoăn nhất chính là những xung đột lợi ích, những nguy cơ vi phạm pháp luật khi tác nghiệp. Ví dụ: Tháng 10.2008, tôi nhận đƣợc phản ánh về một đƣờng dây tiêu thụ xe gian trong đó có sự dính líu của cả cán bộ cảnh sát (ở khâu làm giấy tờ hợp thức hóa cho xe ăn cắp). Những kẻ mổ xe có thể thiện nghệ đến mức khách hàng chỉ bất kỳ xe nào, trong vòng 3 ngày chúng xe lấy chiếc xe đó và làm giấy tờ mang tên ngƣời đặt hàng. Tôi định thâm nhập đƣờng dây trộm xe đó với vai trò là ngƣời đi “đặt hàng” cho chúng mổ một chiếc xe để làm lại giấy tờ. Khi trao đổi với thƣợng tá Nguyễn Văn Thành, phó trƣởng công an quận Đống Đa, ông Thành cho biết: Nếu nhà báo làm nhƣ vậy, khi công an bắt đƣờng dây kia, nếu chúng khai ra thì nhà báo cũng bị điều tra, xử lý về hành vi tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có. Chính vì vậy, trƣớc khi điều tra hay “nhập vai”, nhà báo cần cân nhắc xem hành động đó có vi phạm pháp luật, có bị xử lý không. Các tình huống hay gặp khác nhƣ: Nhà báo đƣa tiền cho cảnh sát giao thông, chuyện nhà báo lấy tài liệu điều tra (dạng tài liệu mật) từ cơ quan điều tra.. . là những ranh giới hết sức mong manh mà ngƣời làm báo cần lƣu ý khi tác nghiệp. Một lời khuyên của các nhà báo điều tra lão luyện là: trƣớc khi
  • 30. 29 làm bất cứ việc gì thuộc về nghiệp vụ để điều tra, nhà báo cần tìm hiểu xem việc làm đó có vi phạm pháp luật, có bị xử lý? Bên cạnh luật báo chí, luật hình sự, nhà báo cũng cần nắm rõ luật dân sự, luật khiếu nại tố cáo để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà báo. Với luật dân sự, nếu không cân nhắc, khi đƣa tin, hình ảnh... làm ảnh hƣởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức, có thể nhà báo phải đối mặt với những vụ kiện dân sự mà mức bồi thƣờng lên tới hàng chục tỉ đồng. Nhà báo muốn làm đƣợc việc phải có thông tin, mà thông tin xuất phát từ các nguồn tin. Nguồn tin càng nhiều, càng chất lƣợng thì nhà báo càng có nhiều tin hay. Nhƣng một mâu thuẫn khác là việc bảo vệ nguồn tin nhƣ thế nào. Trên thế giới, vụ Watergate ở Mỹ nổi đình nổi đám nhƣng tới gần nửa thế kỷ sau khi loạt bài điều tra nổi tiếng của Washington Post (đăng tải từ năm 1972) đến tận 2005 nhân vật bí danh “Deepthoart” mới lộ mặt. Tại Việt Nam, việc bảo vệ nguồn tin cũng đƣợc quy định trong luật. Trong điều 7 luật báo chí quy định: Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên ngƣời cung cấp thông tin nếu có hại cho ngƣời đó, trừ trƣờng hợp có yêu cầu của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tƣơng đƣơng trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là chỉ khi nào viện trƣởng viện KSND hoặc chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và tƣơng đƣơng trở lên có yêu cầu. việc bảo vệ nguồn tin là quyền nhƣng cũng là nghĩa vụ của nhà báo.
  • 31. 30 Tiểu kết chương 1 Công việc của phóng viên theo dõi mảng pháp luật cũng rất khác nhau ở từng tòa soạn khác nhau. Tùy vào tòa soạn báo mà mỗi phóng viên phụ trách mảng pháp luật sẽ có công việc cụ thể khác nhau, phụ trách những lĩnh vực hẹp khác nhau. Ví dụ: Phóng viên báo Thanh Niên phải phụ trách tòan bộ mảng đƣa tin hình sự (các vụ án mạng, cƣớp tài sản, hiếp dâm, án kinh tế, các diễn biến tố tụng nhƣ khởi tố bị can, bắt tạm giam, đƣa tin các phiên tòa), làm điều tra độc lập. Trong khi đó, phóng viên của một số báo nhƣ báo Tiền Phong lại tách một tổ gồm 3 ngƣời phụ trách mảng an ninh quốc phòng thì có 1 phóng viên chuyên làm tin hình sự, 2 phóng viên khác chuyên làm điều tra độc lập. Báo Tuổi Trẻ thì một phóng viên đƣa tin hình sự còn lại việc điều tra đƣợc khuyến khích tất cả các phóng viên theo dõi các lĩnh vực khác. Đề tài pháp luật trên báo in thƣờng đƣợc chia thành 2 dạng chính: Tin, bài về các vụ án hình sự, các hành vi vi phạm pháp luật và các bài điều tra độc lập về các hành vi, dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật. Tin hình sự là cách gọi chung các tin bài đƣa tin theo cơ quan tố tụng (công an, tòa án, viện kiểm sát và các nguồn tin khác nhƣ hải quan, thanh tra) về các hoạt động tố tụng, hoạt động nghiệp vụ điều tra nhƣ khởi tố bị can, bắt tạm giam kẻ phạm tội, phá một chuyên án, khởi tố bị can, truy nã bị can, đƣa ra tòa xét xử, thu giữ hàng hóa, phạt hành chính, chuyền hồ sơ sang cơ quan điều tra.. . Bài điều tra độc lập là bài điều tra của ngƣời làm báo nhằm chỉ ra những sai phạm của cá nhân, của nhiều cá nhân trong tổ chức đã có những hành vi, quyết định vi phạm quy định của pháp luật, gây tác hại đến cái chung. Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu sâu vào công việc của phóng viên theo dõi mảng pháp luật trong đó phải làmh hai mảng việc chính là mảng săn
  • 32. 31 tin hình sự và mảng thứ hai là làm điều tra độc lập.
  • 33. 32 Chương 2. Phóng viên săn tin hình sự 2.1. Phát hiện tin hình sự Phóng viên đƣa tin hình sự luôn là một trong những phóng viên vất vả nhất trong tòa soạn báo. Trong khi phóng viên kinh tế có thể ngồi phòng máy lạnh gọi điện để làm tin thì phóng viên hình sự phải lao ra đƣờng, chạy đến hiện trƣờng; trong khi phóng viên mảng chính trị xã hội, y tế có thể kê cao gối ngủ thì phóng viên hình sự phải để điện thoại 24/24 giờ và có thể phải ra đƣờng tác nghiệp bất kỳ lúc nào. Công việc của phóng viên đƣa tin hình sự là đƣa tin về các vụ án, các vụ vi phạm pháp luật nhƣ giết ngƣời, gây rối, cƣớp tài sản, hiếp dâm, đƣa tin các phiên tòa, các vụ hỏa hoạn, tai nạn giao thông .. . 2.1.1. Nguồn tin từ đâu a.Cơ quan công an Cơ quan công an là nơi cung cấp nhiều thông tin về mảng hình sự nhất cho các nhà báo. Mỗi ngày trên cả nƣớc xảy ra hàng trăm vụ án lớn nhỏ, đó chính là nguồn thông tin vô tận cho các phóng viên hình sự có thể yên tâm “rủng rỉnh” nhuận bút. Công an bắt một kẻ buôn bán heroin có thể làm tin, một băng cƣớp bị xóa xổ có thể làm một bài; Theo chân cảnh sát đƣờng thủy triệt phá băng cƣớp chuyên uy hiếp thuyền buôn trên sông, phóng viên có thể tạo ra một phóng sự thú vị. Nhƣ trên đã nói, con ngƣời luôn có xu hƣớng tò mò, luôn muốn biết những vụ án ly kì rùng rợn, luôn muốn biết những điều bí mật về thủ đoạn phạm tội, về những thủ thuật phá án của công an.. . Đề tài về hình sự luôn có sức hấp dẫn lớn với bạn đọc và biên tập viên rất khó để bỏ những tin hình sự nóng hổi. Lực lƣợng trong ngành công an chia làm hai ngạch, an ninh và cảnh sát. Thông tin từ Bộ Công an (để có thể đăng trên báo) có nhiều nhất tại cơ
  • 34. 33 quan Cảnh sát trong đó có các cục nhƣ: Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14), Bộ công an; Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15); Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C17); Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C37); Cục cảnh sát điều tra tội phạm về môi trƣờng (C36). .. Ngòai ra, theo phân cấp, tại các địa phƣơng (các tỉnh) cũng có các đơn vị này ở cấp phòng nhƣ PC 14, PC 15, PC 17, PC 37, PC 36 .. . Trong các lực lƣợng cảnh sát, lực lƣợng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thƣờng gọi là cảnh sát hình sự (phiên hiệu là C14) và các đơn vị cảnh sát hình sự cấp tỉnh (PC 14) là nơi thƣờng có nhiều thông tin nhất cho báo chí, bởi đây là đơn vị làm án “nổi” gọi chung là cƣớp, giết, hiếp .. . những thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội, ảnh hƣởng đến nhiều ngƣời, nhiều ngƣời biết. Đơn vị này cũng là nơi thƣờng xuyên cung cấp thông tin cho báo chí. Cơ quan cảnh sát kinh tế cũng là đơn vị hay có những chuyên án lớn về tham ô, đƣa nhận hối lộ, cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyến hạn.. . tuy nhiên, cơ quan này thƣờng không cởi mở với báo chí. Những vụ án về kinh tế thƣờng kéo dài, nhiều phức tạp và có những tranh luận đến phút cuối cùng của các phiên tòa. Với những vụ án kinh tế, phóng viên cần hết sức thận trọng khi đƣa tên tuổi, công ty, bởi rất có thể nhà báo sẽ bị kiện, phải bồi thƣờng số tiền lớn vì làm ảnh hƣởng đến công việc làm ăn tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, lực lƣợng an ninh cũng là đơn vị làm án điểm, những án lớn có liên quan đến an ninh quốc gia (thực tế những thông tin này đƣợc bạn đọc rất quan tâm). Tuy nhiên, đây là đơn vị thƣờng làm án “nhạy cảm” nhƣ phản gián, gián điệp, án có yếu tố nƣớc ngoài nên thƣờng không có nhiều thông tin cho báo chí đăng tải.
  • 35. 34 b.Nguồn tin từ Viện kiểm sát Viện kiểm sát là cơ quan công tố, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan pháp luật của Việt Nam. Viện kiểm sát và toà án là hai cơ quan thuộc nhánh Tƣ pháp trong bộ máy nhà nƣớc (Lập pháp, Hành pháp, Tƣ pháp). Trong bộ máy nhà nƣớc của các nƣớc nằm trong hệ thống các nƣớc XHCN trƣớc đây đƣợc xây dựng trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, nhân nhân thực hiện quyền lực của mình thông qua các cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Mọi quyền lực đều tập trung ở Quốc hội, nhƣng Quốc hội không trực tiếp thực thi quyền lực mà giao cho các cơ quan nhà nƣớc, trong đó Viện kiểm sát nhân dân đƣợc giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung (Hiến pháp 1960, 1980). Hiến pháp 1992 quy định VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố; Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2002 quy định VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. chức năng thực hành quyền công tố là chức năng chủ yếu của VKS. Nếu nguồn tin từ cơ quan điều tra bị tắc thì thông tin từ Viện Kiểm sát có thể là cứu cánh cho phóng viên đƣa tin pháp luật. Bởi lẽ, bất kỳ lệnh bắt giam hay quyết định khởi tố bị can nào cũng đều phải đƣa sang Viện kiểm sát. Trừ lệnh bắt khẩn cấp cơ quan điều tra có thể đƣa sang phê chuẩn sau 24 giờ, còn lại tất cả các lệnh bắt giam bị can đều phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát. Nguồn tin từ viện kiểm sát là nơi có thể cho nhà báo những thông tin chính xác về việc cơ quan điều tra của Bộ công an đã khởi tố, bắt tạm giam một bị can nào đó hay chƣa. Cơ quan này cũng là nơi có kết luận điều tra (nếu cơ quan điều tra bộ Công an không cung cấp cho nhà báo), và sau đó là có cáo trạng truy tố bị cáo ra trƣớc tòa. c.Tòa án
  • 36. 35 Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nƣớc Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp. Có 2 cấp: Tòa án Nhân dân Tối cao, trực thuộc Trung ƣơng, là tòa án nhân dân cấp cao nhất trong hệ thống luật pháp. Tòa án Nhân dân địa phƣơng, gồm có tòa án cấp tỉnh, cấp huyện, trực thuộc Bộ tƣ pháp và do Tòa án nhân dân tối cao quản lý, trong các phiên xử thƣờng có Hội thẩm nhân dân tham gia. Tòa án thƣờng không cho phóng viên tin mới (vì các thủ tục tố tụng đã tiến hành trƣớc đó và thƣờng đƣợc đƣa tin, nhƣ việc khởi tố bị can, bắt, khám xét … ). Tuy nhiên, phiên tòa lại có thể cho phóng viên những tình tiết hấp dẫn về thái độ của ngƣời tham gia, những lời khai, quan điểm bào chữa .. . hoặc thậm chí có những vụ đối đáp, tranh luận thú vị mà nhiều bạn đọc thích thú. Không chỉ có tòa án hình sự, tòa dân sự, mà hiện nay, ngày càng có nhiều phiên tòa hành chính (thƣờng là các vụ dân kiện quan) đƣợc đƣa ra xét xử. Đây là điều rất lý thú và có thể thu hút đƣợc đông đảo bạn đọc. Ví dụ vụ dân ở TP Việt Trì kiện UBND tỉnh Phú Thọ; lái xe Bùi Trung Dung kiện Trƣởng phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Hải Dƣơng .. . Để không bỏ lọt những vụ án hay, phóng viên cần quan hệ tốt với văn phòng tòa án, để có đƣợc lịch xử án trong tháng, trong đó lƣu ý đến những vụ án lớn, vụ án đặc thù mang tính điển hình. Ngòai ra, việc có mối quan hệ thân thiết với các thẩm phán cũng là cách rất tốt để phóng viên có thể hiểu hơn về các quy định của pháp luật, những nhận định của thẩm phán trong việc đánh giá chứng cứ .. . điều này giúp phóng viên không bị sai sót khi sử dụng các thuật ngữ và có đƣợc những nhận định sâu hơn về bị cáo và các hành vi phạm tội của bị cáo khi tƣờng thuật tại tòa. d. Vụ việc ngòai hiện trường và cách cài thông tin viên
  • 37. 36 Ngòai cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát .. . thì hằng ngày có tới hàng trăm vụ đụng xe, hàng chục vụ cháy hay tai nạn lao động, các vụ côn đồ thanh tóan nhau hay các vụ cƣớp của, giết ngƣời .. . nếu chỉ chờ đến khi công an thông báo thì hầu hết hiện trƣờng đã không còn nguyên vẹn. Thậm chí một số vụ công an không muốn báo tin cho báo chí (ví dụ các vụ cƣớp ngân hàng, các vụ cƣớp có tổ chức khi chƣa tìm ra thủ phạm bởi họ cũng sợ khi báo chí đăng, tội phạm sẽ thấy động và trốn mất, gặp khó khăn trong việc truy bắt). Do đó, một nhu cầu đặt ra là phóng viên cần biết thông tin trƣớc hoặc cùng lúc với công an. Muốn vậy, phóng viên cần có thông tin viên tại các địa bàn trọng điểm. phóng viên Hà Trung báo An ninh thủ đô cho rằng: Khi phóng viên đƣợc phân công địa bàn thì cần cài cắm thông tin viên từ các trật tự viên, các cảnh sát khu vực, công an phƣờng .. . để khi có bất cứ thông tin nào, từ việc hàng xóm đánh nhau đến việc côn đồ hành hung ngƣời dân .. . họ đều báo cho phóng viên với tƣ cách là những ngƣời bạn, những thông tin viên, chứ không phải là theo đƣờng cơ quan hành chính nhà nƣớc. Đặc biệt, tại các địa bàn trọng điểm nhƣ bến xe, chợ, ga tàu càng cần phải có nhiều thông tin viên (có thể là một anh xe ôm quen, một bà hàng nƣớc, một anh tự quản.. .) để đảm bảo rằng bất kỳ khi nào có việc, bạn sẽ không bị lọt tin. Trong khi tác nghiệp, tôi cũng có một vụ dụ thú vị: “Hồi đầu tháng 9.2008, tại khu vực bến xe Giáp Bát xảy ra vụ xô xát lớn giữa một nhóm phụ xe và một số “cò” ở bến. Cảnh sát khu vực và phía bến xe (vốn là những nguồn tin thƣờng xuyên) không muốn cung cấp thông tin cho báo chí nhƣng rất may có một bà hàng nƣớc mà tôi hay ngồi uống nƣớc (có để lại số điện thoại) đã cung cấp thông tin cho tôi, tôi xuống hiện trƣờng khi máu me, chai lọ, ghế nhựa vẫn còn ngổn ngang và công an quận chƣa kịp đến”. Một số đơn vị cũng thƣờng xuyên có thông tin và đáng đƣợc phóng viên cài cắm nguồn tin nhƣ ở cơ quan quản lý thị trƣờng (chuyên kiểm tra
  • 38. 37 hàng lậu, hàng giả, phát hiện các vụ đầu cơ, ém hàng tăng giá .. .). Các công ty cứu hộ giao thông cũng ngày càng có nhiều việc để làm trong khi tình hình tai nạn giao thông ngày càng tăng. Họ sẽ là những ngƣời nhận tin và đến hiện trƣờng rất sớm, do đó, nếu có đƣợc thông tin viên tốt, nhà báo hòan tòan có thể đến hiện trƣờng các vụ tai nạn giao thông sớm nhất có thể. Ngòai ra, cán bộ thuộc lực lƣợng trực ban lực lƣợng phản ứng nhanh, phòng trực ban cơ quan phòng cháy chữa cháy cũng là những nơi có thông tin cực sớm. Nếu bám chặt những cơ quan này, phóng viên hình sự sẽ không sợ thiếu tin bài. Vấn đề là quan hệ nhƣ thế nào và có mô hình nào về việc khai thác nguồn tin? 2.1.2. Mô hình cặp đôi khi lấy thông tin Mô hình cặp đôi (một lãnh đạo và một cán bộ dƣới quyền) là một mô hình hiệu quả khi thiết lập nguồn tin từ công an nói riêng và một số cơ quan hành chính nói chung. Bởi lẽ rất ít khi một lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ nào gọi điện báo cho PV khi xảy ra vụ việc, nhƣng nhân viên của ông ta thì có thể làm vậy (Vì lính báo tin có thể do quan hệ cá nhân, có thể họ cũng đƣợc lợi về vật chất nhờ cơ chế mua tin, và cơ bản, họ chỉ cung cấp thông tin ban đầu, hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng gì đến công việc). Khi cài đƣợc hai nguồn tin này, phóng viên sẽ biết đƣợc cái để hỏi và có người để hỏi. Quả thực, với đặc thù của ngành công an, điều khó khăn nhất là việc có đƣợc thông tin ban đầu. Nhà báo giỏi phải làm sao để nguồn tin chủ động gọi cho mình. Sau đó, qua nhiều mối liên hệ, anh ta có thể hỏi lại các cơ quan chức năng. Tôi vẫn muốn nhấn mạnh, dù sao, để có đƣợc thông tin ban đầu là việc khó nhất. Những cán bộ (điều tra viên, trinh sát.. .) trong ngành công an đôi khi họ có thể giúp nhà báo những thông tin ban đầu, nhƣng đó là thông tin hết sức có giá trị. Trong ngành công an, lực lƣợng cảnh sát phụ trách tuyên truyền
  • 39. 38 (X15) là nơi dễ có thể cài cắm thông tin viên nhất. Đó là đơn vị có nhiều tin (đôi khi có thể không nóng) nhƣng có thể trở thành thông tin viên có giá trị của các phóng viên phụ trách mảng pháp luật. Khi khai thác thông tin từ cơ quan X15 cũng cần lƣu ý một điều, đó là những thông tin dẫn từ báo cáo rất có thể có vài chi tiết không chính xác, vì vậy, phóng viên cần kiểm chứng lại những thông tin nhạy cảm. Những nguồn tin là lính trinh sát, một thiếu úy mới ra trƣờng.. .có thể không cung cấp đƣợc chi tiết có việc gì xảy ra nhƣng nếu bạn thiết lập quan hệ thân thiết với họ, họ có thể cho bạn biết vừa mới đƣa tên tội phạm nào về? hoặc tự nhiên thấy một số cán bộ đội trọng án “mất tích” trong cuộc họp giao ban.. . Thông tin này đến tai nhà báo, anh ta có thể tổng hợp bằng nhiều nguồn khác và biết đƣợc đội trọng án đang làm gì, có vụ gì sắp xảy ra, khi nào có thông tin .. . Nếu làm tốt điều này, phóng viên có thể tạo nên sự khác biệt so với những phóng viên khác chỉ đơn thuần là nhận tin theo kiểu mớm- đút. Không chỉ quan hệ với công an mà ngay cả cơ quan chính quyền, cơ quan tòa án, viện kiểm sát, các cơ quan nghiệp vụ .. . mô hình cặp đôi cũng tỏ ra rất hiệu quả. 2.1.3 Xây dựng và duy trì nguồn tin bằng cách nào? a.Xây dựng nguồn tin Một nhà báo cần phải có cả hai yếu tố: Nguồn thông tin và cách thể hiện thông tin. Làm tin mảng đề tài pháp luật cái khó nhất là có nguồn tin. Với một số thể loại nhƣ phóng sự, ký chân dung .. . cách thể hiện bài báo (kỹ năng sử dụng tu từ, cách đặt tít, viết sapo, cách ngắt đoạn, cấu trúc bài báo .. .) chiếm vị trí cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, với loại tin hình sự, cách thể hiện không quan trọng bằng nguồn thông tin. Thông tin đầy đủ thì một phóng viên tập sự cũng viết đƣợc tin bài, nhƣng nếu không đủ thông tin, một phóng viên
  • 40. 39 lão làng cũng không thể “phóng bút” mà “tả” ra tin hình sự. Theo tôi, nguồn thông tin chiếm tới 70% sự thành công của một tác phẩm báo chí về đề tài pháp luật. Vậy cách xây dựng nguồn tin nhƣ thế nào, thiết lập quan hệ với nguồn tin ra sao? Nhƣ phần trên đã nói, nguồn tin cho đề tài pháp luật rất rộng, từ cơ quan công an đến tòa án, viện kiểm sát, rồi công an phƣờng, trật tự viên, bà hàng nƣớc, hay những ngƣời dân bình thƣờng trong khu phố .. . Với các cơ quan này, việc sử dụng “uy thế” của báo chí hầu nhƣ không có hiệu quả. Bởi lẽ, “Đối với vụ án đang đƣợc điều tra hoặc chƣa xét xử, thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí”1 . Với các nguồn tin là cán bộ các cơ quan công tố, sẽ là rất khó khăn để tiếp cận thông tin bởi hầu hết tin các vụ án thuộc diện tài liệu mật. Trong khi các cán bộ điều tra lại bị chế tài bởi nếu cung cấp thông tin cho báo chí trái quy định sẽ là vi phạm vào điều 286 bộ luật hình sự, tội Cố ý làm lộ bí mật công tác. Chính vì vậy, cách thiết lập quan hệ với các nguồn tin phải đƣợc xây dựng trên cơ sở cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân nhà báo với một số cán bộ các cơ quan chức năng (nhƣ đã nói ở trên). Khi đó, công việc chỉ là cái cớ, nhƣng cũng là mục đích, còn quan hệ giữa hai ngƣời của hai cơ quan xét cho cùng đó là quan hệ cá nhân, bạn bè, anh em. Để có thông tin từ cơ quan công an đa số phóng viên phải dựa vào quan hệ cá nhân. Cách khai thác nguồn tin từ cơ quan điều tra tốt nhất chính là cách thiết lập mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tin cậy lẫn nhau. 1 Luật báo chí và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, NXB Chính trị quốc gia 2004, tr 11
  • 41. 40 Mô hình tốt nhất để có thông tin từ cơ quan pháp luật là một hình cặp đôi (nhƣ đã nói ở trên). Nên thiết kế mối quan hệ thân thiết, tin cậy với lãnh đạo cơ quan pháp luật nhƣ cục trƣởng cục cảnh sát điều tra, thủ trƣởng cơ quan điều tra, trƣởng phòng làm án .. . và đi kèm với đó là một nhân viên ở các cơ quan đó. Nên xây dựng mối quan hệ với càng nhiều nhân viên càng tốt, nhƣng nên có một số ngƣời thân cận để khi có thông tin, những nhân viên đã đƣợc “cài cắm” này sẽ cung cấp thông tin ban đầu cho phóng viên. Sau đó, phóng viên sẽ hỏi lãnh đạo các cơ quan này để xin thông tin đầy đủ, chính thống. Những vị lãnh đạo cơ quan bảo vệ pháp luật rất ít khi chủ động cung cấp thông tin cho phóng viên, vì các vị này thƣờng rất bận. Tuy nhiên, nếu đã có mối quan hệ tốt và nắm đƣợc thông tin ban đầu, việc phóng viên thu thập thông tin, xác nhận thông tin qua các vị lãnh đạo cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ không quá khó. Một trong những lý do mà nhiều phóng viên gạo cội có thể thiết lập đƣợc nhiều mối quan hệ với các cơ quan bảo vệ pháp luật chính là nhờ họ đã có nhiều “va chạm” với các cơ quan này. Phóng viên Chí Tùng, báo Lao Động đƣa ra một kinh nghiệm: Ban đầu, khi mới vào ngành này, nên làm các vụ việc theo đơn thƣ, trong đó có nhiều vụ tố cáo những uẩn khúc của vụ án, những tình huống hiềm nghi, thậm chí cả những lời tố cáo cơ quan bảo vệ pháp luật làm sai lệch hồ sơ vụ án .. . Phóng viên có thể căn cứ vào đơn đó, làm giấy giới thiệu đến gặp những ngƣời bị tố cáo, các cơ quan chức năng .. . nghe họ giải thích. Qua những lần nhƣ thế này có thể chứng minh đƣợc việc phóng viên là ngƣời đàng hoàng, nghe thông tin hai chiều, qua đó gây dựng đƣợc mối quan hệ với các điều tra viên, những vị lãnh đạo cơ quan công an, tòa án .. . Việc còn lại sau đó chính là việc nuôi dƣỡng nguồn tin.
  • 42. 41 Ngòai ra, các mối quan hệ với các sĩ quan cảnh sát cần phải có thời gian. Nhiều ngƣời ngạc nhiên vì sao phóng viên Tùng Duy báo Tiền Phong có thể thân với thiếu tƣớng Triệu Văn Đạt, Phó tổng cục trƣởng tổng cục cảnh sát đến vậy. Họ sẽ không ngạc nhiên khi biếtphóng viên này đã có quan hệ với ông Đạt từ khi ông còn là một cán bộ cảnh sát ở tỉnh Phú Thọ cách đây cả chục năm. Một kinh nghiệm rút ra là, chơi với lính thì dễ hơn chơi với sếp. Nếu phóng viên thân thiết, tạo độ tin cậy với các cán bộ, chiến sĩ công an (và cả các ngành khác nhƣ hải quan, quản lý thị trƣờng, kiểm sát viên, nhân viên tòa án hay nhân viên chính quyền … ) thì khi họ lến chức, mối quan hệ đó mới thực sự bền chặt và có giá trị. Phóng viên nội chính gọi đó là cách nuôi nguồn tin. Với cách suy tính lâu dài, nếu có đƣợc những thông tin viên tốt (họ chỉ là những cán bộ cấp thấp), cả hai đã tin cậy lẫn nhau đến khi những thông tin viên này lên chức, thì đi theo đó, họ lại trở thành ngƣời thứ nhất, thành “ngƣời để hỏi” trong mô hình cặp đôi. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp cũng hết sức quan trọng. Không một ai làm mảng đƣa tin hình sự có thể theo tất cả các “mặt trận”. Để tránh lọt tin, hầu nhƣ bất kỳ phóng viên nào cũng cần xây dựng cho mình một nhóm phóng viên để cùng hợp tác, chia sẻ tin tức. Qua các phóng viên báo khác để tiếp cận các nguồn tin từ cơ quan bảo vệ pháp luật cũng là một cách làm hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, thƣờng các nguồn tin có giá trị không muốn cung cấp cho nhiều ngƣời (đảm bảo tính bí mật). Chính vì vậy, việc có đƣợc mối quan hệ là một chuyện, nhƣng để nuôi dƣỡng nguồn tin và có đƣợc thông tin có giá trị lại cần phải tốn nhiều công sức. b.Nuôi dưỡng nguồn tin Cái quan trọng nhất để nuôi dƣỡng nguồn tin của phóng viên pháp luật chính là sự tin cậy. Nếu mất sự tin cây sẽ rất khó để có đƣợc thông tin. Ngoài các vụ họp báo công khai, công bố thông tin vụ án công khai, để có đƣợc
  • 43. 42 những thông tin độc quyền cần phải có đƣợc mối quan hệ tin cẩn và thân thiết. Nhà báo Trần Công Hùng, PV Báo Tiền Phong, ngƣời đã có những mối quan hệ rất tốt với Bộ Công an cũng nhƣ công an Hà Nội khẳng định: Chỉ cần anh đƣa tin sai hoặc để lộ nguồn tin, thì gần nhƣ chắc chắn anh đã mất đi một mối quan hệ, một nguồn tin, lần sau họ sẽ không dám cung cấp thông tin cho anh nữa. Các biểu hiện gắn kết bên ngoài công việc nhƣ mời nguồn tin đi ăn, uống café, tặng quà sinh nhật .. . cũng cần đƣợc chăm lo một cách chân tình nhƣ bất kỳ một mối quan hệ thân mật nào khác. Chính những hành động, cử chỉ chân tình (chứ không phải tiền bạc) sẽ có đƣợc những mối quan hệ tốt. Một điều cần lƣu ý, với cả lực lƣợng an ninh, cảnh sát, kiểm sát, tòa án .. . đều có các ngày truyền thống của ngành. Đây cũng là dịp nên thăm hỏi, chúc mừng để tỏ rõ sự tôn trọng lẫn nhau. Một mẹo nhỏ với phóng viên, một số nguồn tin là lãnh đạo cơ quan bảo vệ pháp luật thƣờng rất thích đọc báo để nắm thông tin, do đó, phóng viên có thể chủ động đặt báo biếu để nguồn tin theo dõi đƣợc các sản phẩm mà phóng viên làm ra cũng nhƣ là một lời nhắc nhở mỗi sàng thắt chặt thêm mối quan hệ giữa phóng viên và nguồn tin. Liên quan đến tờ báo, đó có thể là món quà rẻ tiền, ý nghĩa mà phóng viên cần chú ý tận dụng. Không nên để bẵng đi thời gian dài mới điện thoại hoặc qua lại thăm hỏi nguồn tin. Ít nhất từ 3-5 ngày nên gọi điện thoại hỏi thăm các nguồn tin, hoặc chủ động sang gặp, ngồi nói chuyện với nguồn tin để chia sẻ công việc và nắm đƣợc lịch trình của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Mỗi lần gặp mặt, nên mang theo khoảng chục tờ báo biếu nguồn tin và cả các cán bộ làm án, những ngƣời dù chƣa thể cung cấp thông tin cho phóng viên nhƣng có thể họ sẽ là những ngƣời cho phóng viên tin tức quý giá sau này. Vì vậy, đừng tiếc tờ báo làm quà, hãy biếu nó cho cả những cán bộ trẻ, những
  • 44. 43 “Cần biết nguồn tin cần gỡ thỡ ta cố gắng đáp ứng trong khả năng có thể. Một điểm chung là nguồn tin nào cũng muốn thông tin của họ được PV tiếp nhận một cách trân trọng và xử lý khoa học, chính xác”, NB Phạm Hiếu, Phó tổng biên tập Vnexpress.net thiếu úy, trung úy (cấp bậc thấp) với sự chân thành và để lại số điện thoại, có thể nó sẽ phát huy tác dụng trong một tƣơng lai gần. Tiền bạc không thắt chặt đƣợc nguồn tin, biến nguồn tin thành bạn chí cốt nhƣng nhà báo cũng không nên “bỏ qua” yếu tố này. Thực tế một số cán bộ chiến sĩ cảnh sát cấp thấp rất khó khăn về mặt kinh tế, đôi khi họ chỉ sống nhờ vào lƣơng từ 1,5-2 triệu đồng/tháng. Do đó, nhà báo cũng cần chú ý đến việc này để có những thăm hỏi động viên kịp thời. Một số ngƣời mặc cả khi cung cấp tin thì trả tiền, đôi khi nhà báo cũng phải chấp nhận, nhƣng không nên lạm dụng việc này, vì khi đó có thể bị điều tra về hành vi chiếm đoạt bí mật nhà nƣớc. Cần biến các mối quan hệ từ công việc thành quan hệ cá nhân, rồi từ quan hệ cá nhân lại phục vụ công việc, đó là điều lý tƣởng nhất. Nhà báo Phạm Hiếu, Phó tổng biên tập báo Vnexpress.net, từng là một phóng viên nội chính trong 9 năm ở báo Lao Động cho rằng: “Không nên trả tiền theo kiểu “bóc bánh trả tiền”, vì khi đó có thể cả ngƣời đƣa tiền và ngƣời nhận tiền đều không thoải mái. Thậm chí, với phóng viên nếu có ngƣời mặc cả nhƣ vậy cũng cần phải hết sức cảnh giác. Có rất nhiều cách nhà báo có thể trả ơn những ngƣời cung cấp thông tin. Ví dụ, việc bạn biếu con trai của cảnh sát khu vực một hộp sữa bột ngoại nhập sẽ tốt hơn nhiều việc bạn đƣa cho anh ta 200 ngàn đồng. Cùng là tiền bạc, vật chất, nhƣng nếu biết cách đƣa thì cả ngƣời nhận và ngƣời đƣa đều cảm thấy thoải mái”. Cũng nhƣ nhà báo phải biết bạn đọc cần gì để cung cấp thông tin cho họ thì với nguồn tin cũng vậy, nhà báo cần biết nguồn tin cần gì để cho họ cái đó phù hợp với khả năng của nhà báo. Có ngƣời không cần tiền (và nhà báo cũng không thể có số tiền lớn hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng để cho nguồn tin). Đôi khi nguồn tin chỉ cần thấy thông tin của họ
  • 45. 44 cung cấp đã đƣợc xử lý khéo léo, chính xác và đƣa lên mặt báo. Có những khi nhà báo tặng họ tờ báo có thông tin của họ là đủ. “Với PV Vnexpress.net, sau khi đƣợc cung cấp thông tin về việc phòng PC 14, công an TP Hà Nội phá một chuyên án, 1 tiếng sau khi có thông tin, bài đã lên báo điện tử, phóng viên của chúng tôi in bài báo ra mang sang tặng các chiến sĩ công an. Họ thấy rất vui vì tin lên rất sớm và chính xác”, anh Phạm Hiếu cho biết. Đó là với công an, còn với những nguồn tin dân sự, những thông tin viên nhƣ bà hàng nƣớc, trực ban cứu hỏa hay trực ban cứu hộ giao thông … nhà báo hòan toàn có thể đƣa ra cơ chế mua tin theo diện trả lƣơng tháng cộng với nhuận bút cho từng thông tin. Với một số tòa soạn báo lớn, phóng viên có thể đề xuất chi trả với một mức hợp lý. Ví dụ trả cho mỗi nguồn tin 100.000 đ khi họ báo tin về một vụ ẩu đả lớn có thể viết bài, phóng viên nhận đƣợc 400.000 đ nhuận bút. Hoặc nói thẳng với nguồn tin là khi anh cung cấp thông tin, tôi làm bài anh sẽ đƣợc hƣởng 1/3 hoặc 1/2 nhuận bút của tác phẩm ấy. Đó là cách hết sức sòng phẳng, lâu dài bởi nếu không có nguồn tin phóng viên cũng không có nhuận bút, còn ngƣời cung cấp tin họ thấy đƣợc lợi mà chẳng mất gì họ cũng sẽ nhiệt tình hơn, sẽ nhớ đến bạn trong những lần sau. c.Khai thác nguồn tin Khi đã có nguồn tin tốt thì việc khai thác sẽ chỉ là vấn đề kỹ thuật. Hằng ngày, phóng viên cần gọi cho các nguồn tin cấp thấp (nhƣ cán bộ trinh sát, cán bộ văn phòng, bộ phận tổng hợp) để hỏi xem trong cơ quan đơn vị có gì đặc biệt không, sắp tới có gì không? Khi đã thân thiết và gắn quyền lợi, nghĩa vụ với nguồn tin thì họ sẽ thƣờng chủ động thông báo tin tức cho phóng viên nếu họ có thông tin. Quá trình thu thập thông tin từ nguồn cần chú ý ghi âm, nên hỏi rõ xem có thể hỏi ai để khai thác sâu thêm tin này, đơn vị nào làm án.. . Thu thập thông tin là bƣớc thứ nhất, thứ hai là phải lƣu ý đến kỹ năng xử lý nguồn tin.
  • 46. 45 Nhƣ phần 1 đã nói, việc bảo vệ bí mật nguồn tin là quyền nhƣng cũng là nghĩa vụ của nhà báo. Do đó, khi làm tin bài cần đặt câu hỏi: nếu tin này đăng lên có làm ảnh hƣởng đến nguồn tin của mình hay không? 2.2. Kỹ năng xử lý tin hình sự 2.2.1 Dẫn nguồn tin như thế nào? Cách dẫn nguồn nhƣ thế nào để vừa an toàn, vừa không bị lộ nguồn tin là một trong những điều phóng viên phụ trách việc đƣa tin hình sự cần đặc biệt chú ý. Thông tin lý tƣởng là thông tin đƣợc dẫn nguồn từ nguồn tin có thẩm quyền và càng chi tiết càng tốt. Ví dụ, một tin dẫn lời Trƣởng ban chuyên án sẽ tốt hơn dẫn lời một trinh sát. Và thông tin sẽ càng đáng tin cậy hơn khi đƣợc nêu đích danh tên, chức vụ ngƣời đƣa ra thông tin. Tuy nhiên, đối với phóng viên đƣa tin hình sự, việc dẫn nguồn tin một cách chi tiết chƣa hẳn đã tốt và không phải lúc nào cũng làm đƣợc. Với một số nguồn tin ở cấp trung hoặc cấp thấp trong cơ quan thi hành pháp luật, họ không đƣợc quyền phát ngôn và hầu nhƣ không bao giờ đồng ý cho bạn nêu tên trên báo (trừ trƣờng hợp có chỉ đạo của cấp trên). Kể cả các sĩ quan cao cấp cũng rất ngại đƣa tên lên báo (đây là kinh nghiệm mà tôi và các đồng nghiệp đã gặp rất nhiều lần). Trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có quy định rất chi tiết về việc phát ngôn và chịu trách nhiệm trƣớc các thông tin. Trong khi cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an lại chƣa tốt, trong vài năm trở lại đây, ngƣời phát ngôn của Bộ gần nhƣ không làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí một cách chính thống. Vì lẽ đó, cách trích dẫn nguồn tin cần đƣợc linh hoạt. Ví dụ: Nguồn tin từ cơ quan chức năng cho biết, nguồn tin của báo Thanh Niên cho biết .. .