SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINHTẾ & QTKD
-------------------------------------
HOÀNG TRUNG THÀNH
PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN
LỰC CƠ BẢN TRONG NÔNG NGHIỆP CHO PHÁT TRIỂN
CÂY CHÈ CỦA HUỲÊN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINHTẾ & QTKD
-------------------------------------
HOÀNG TRUNG THÀNH
PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN
LỰC CƠ BẢN TRONG NÔNG NGHIỆP CHO PHÁT TRIỂN
CÂY CHÈ CỦA HUỲÊN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60. 31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giáo viênhƣớng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Khánh Doanh
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ kinh tế “Phương án sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cho phát triển cây chè
của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020" đã đƣợc
triển khai nghiên cứu tại huyện Phú Lƣơng Tỉnh Thái Nguyên là công trình
nghiên cứu độc lập.
Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụ
cho việc viết luận văn, các nguồn thông tin đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Ngoài
ra nguồn số liệu điều tra thực tế ở địa bàn nghiên cứu đã đƣợc xử lý.
Tháinguyên, ngày01tháng10 năm 2011
Tác giả luận văn
Hoàng Trung Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã đƣợc sự giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới
tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu..
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập tạitrƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh
ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các
phòng chức năng của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho việc
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn những cộng tác viên, đồng nghiệp đã giúp đỡ,
chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôixin chân thành cảm ơn!
Tháinguyên, ngày 01tháng10 năm 2011
Tác giả luận văn
Hoàng Trung Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................... i
Lời cảm ơn..................................................................................................ii
Mục lục......................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................vii
Danh mục các bảng, biểu...........................................................................viii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ.......................................................................ix
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận văn ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................. 2
2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2
3. Giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................ 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn..................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 4
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về nguồn lực .................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm về nguồn lực .................................................................. 4
1.1.1.2. Đặc điểm của nguồn lực.................................................................. 4
1.1.1.3. Phân loại nguồn lực .......................................................................11
1.1.1.4 Vai trò của nguồn lực cơ bản trong phát triển cây chè.......................13
1.2 Kinh nghiệm sửdụng các nguồn lực cơ bản trong phát triển cây chè trên
thế giới và Việt Nam..................................................................................15
1.2.1 Phát triển cây chè trên thế giới...........................................................15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
1.2.2 Phát triển cây chè tại Việt Nam .........................................................18
2 Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................21
2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu.......................................................................21
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu............................................................21
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp................................................................................21
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp.................................................................................22
2.2.3Phƣơngphápphântíchsố liệu...............................................................23
2.2.3.1 Thống kê mô tả...............................................................................23
2.2.3.2 Mô hình hoá...................................................................................24
2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu..............................26
Chƣơng 2: PHƢƠNG ÁNSỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC CƠ
BẢN CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ HUYỆN PHÚ LƢƠNG GIAI ĐOẠN
2010 - 2020 ...............................................................................................27
2.1 Đặc điểm địa bàn huyện Phú Lƣơng .....................................................27
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên...............................................................27
2.1.1.1 Vị trí địa lý.....................................................................................27
2.1.1.2 Địa hình.........................................................................................27
2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn.............................................................28
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................29
2.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai.................................................29
2.1.2.2 Đặc điểm dân số vào lao động.........................................................30
2.1.2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng...................................................................33
2.1.2.4 Đặc điểm văn hóa, y tế và giáo dục..................................................34
2.1.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông nghiệp của
huyện Phú Lƣơng......................................................................................36
2.1.3.1 Thuận lợi........................................................................................36
2.1.3.2 Khó khăn........................................................................................37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
2.2 TìnhhìnhsảnxuấtvàphânphốichècủaTháiNguyênvàhuyệnPhúLƣơng...........39
2.3 Mô hình phân tích hệ thống...................................................................43
2.3.1 Giải thích mô hình.............................................................................43
2.3.1.1 Sơ đồ mô phỏng mối quan hệ giữa các biến trong mô hình................43
2.4 Phân tích sự biến động của các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp .....46
2.4.1 Sự biến động của dân số, lao động......................................................46
2.4.2 Sự biến động của đất chè...................................................................49
2.4.3 Sự biến động sản lƣợng chè...............................................................50
2.4.4 Phân tích sựbiến độngcủa dân số, đấtchè, sản lƣợng chè trong trạng
thái động...................................................................................................53
2.5 Xây dựng các phƣơng án sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển cây
chè ở huyện Phú Lƣơng.............................................................................55
2.5.1 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi có sự tác độngcủa các yếu tố
kỹ thuật .....................................................................................................55
2.5.1.1 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi tăng đầu tƣ phân đạm .......56
2.5.1.2Biến độngsảnlƣợng vàcânbằngchè khiđầutƣphân lân và kalităng....57
2.5.1.3 Biến độngsảnlƣợng vàcân bằng chèkhigiảm lƣợng thuốc bảo vệthực
vật59
2.5.1.4 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi đầu tƣ lao động tăng.........60
2.5.1.5 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi học vấn chủ hộ tăng..........60
2.5.1.6 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi thay đổi cơ cấu giống........61
2.5.1.7 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi đốn chè hợp lý..................62
2.5.1.8 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi có sự thay đổiđồngthời của
các yếu tố kĩ thuật......................................................................................64
2.5.2 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi tỷ lệ hao hụt giảm................65
2.5.3 Biến động diện tích và cân bằng chè khi mở rộng diện tích..................66
2.5.4 Biến động về diện tích, sản lƣợng và cân bằng chè khi có sự thay đổi
đồng thời của các yếu tố.............................................................................67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC
NGUỒN LỰC CƠ BẢN CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ CỦA HUYỆN PHÚ
LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 .......................69
3.1 Địnhhƣớngvà mục tiêuvề sửdụngcác nguồnlực cơbảnchopháttriểncây
chècủa huyệnPhúLƣơng, tỉnhTháiNguyên giaiđoạn 2010 -2020...................69
3.1.1 Quan điểm sử dụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè của
huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2020..........................69
3.1.1.1 1.1 Sử dụng lao động cho sản xuất chè.............................................69
3.1.1.2 1.2 Sử dụng đất nông nghiệp cho sản xuất chè..................................69
3.1.2 Phƣơnghƣớngvàmục tiêusửdụngcác nguồnlực cơbảnchopháttriểncây
chècủa huyệnPhúLƣơng, tỉnhTháiNguyên giaiđoạn 2010 -2020...................69
3.1.2.1 Phƣơng hƣớng...............................................................................69
3.1.2.2 Mục tiêu.........................................................................................70
3.2 Một số giải pháp sử dụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè của
huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020.........................71
3.2.1 Giải pháp về yếu tố kỹ thuật...............................................................71
3.2.2 Giải pháp về mở rộng diện tích, tăng sản lƣợng và cân đối chè ............72
3.2.3 Giải pháp về giảm tỷ lệ hao hụt ..........................................................72
KẾT LUẬN...............................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- CN - TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ côngnghiệp
- CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
- DT Diện tích
- LĐ Lao động
- NN Nông nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Diện tích đất chè thế giới giai đoạn 1996 - 2010............................16
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng chè Việt Nam ...........................20
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lƣơng năm 2010...........29
Bảng 2.2: Tình hình biến động dân số qua các năm 2008 - 2010...................31
Bảng 2.3: Thực trạng về lao động - việc làm huyện Phú Lƣơng 2008-2010 . 32
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên...............................39
Bảng 2.5: Tình hình phân phối chè của các hộ điều tra.................................43
Bảng 2.6 : Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất chè ....................................45
Bảng 2.7: Sự thay đổi của dân số, lao động đến năm 2020............................46
Bảng 2.8: Sự thay đổi của đất chè đến năm 2020 .........................................50
Bảng2.9:Sựthayđổidiệntích,năngsuất,sảnlƣợngchègiaiđoạn2000-2010..............51
Bảng 2.10: Sự thay đổi sản lƣợng chè đến năm 2020...................................52
Bảng 2.11: Quy hoạch phát triển chè tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020..........53
Bảng2.12:Sựthayđổicủadânsố,laođộng,đấtchè,sảnlƣợngchèđếnnăm2020.......54
Bảng 2.13: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 1.........................56
Bảng 2.14: Liều lƣợng phân đạm urê bón cho chè.......................................57
Bảng 2.15: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 2........................58
Bảng 2.16: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 3.........................59
Bảng 2.17: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 4........................60
Bảng 2.18: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 5.........................61
Bảng 2.19: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 6.........................62
Bảng 2.20: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 7.........................63
Bảng 2.21: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 8.........................64
Bảng 2.22: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 9.........................66
Bảng 2.23: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 10.......................67
Bảng 2.24: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 11.......................68
Bảng 3.1: Mục tiêu sửdụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè của
huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020.........................70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa dân số - lao động nông nghiệp, đất canh tác, sản
lƣợng và cân bằng chè huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên ........................ 45
Đồthị2.1Tìnhhìnhmở rộngdiện tíchchècủaTháiNguyên giai đoạn1999 -2010........41
Đồ thị2.2: Sự chuyểndịchcơ cấulao độngcủahuyện PhúLƣơng giai đoạn
2010 - 2020............................................................................................... 48
Đồ thị2.3: Sựthay đổidiện tíchchèhuyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000 -2010...........50
Đồthị 2.4:Sựbiếnđộngdiện tích,năng suất,sảnlƣợng chègiai đoạn2000 -2010........51
Đồ thị 2.5: Mối quan hệ giữa dân số, diện tíchchè và sản lƣợng chè giai đoạn
2010-2020................................................................................................. 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
1. Tính cấp thiết của luận văn
MỞ ĐẦU
Phát triển nông nghiệp nông thôn đã và đang là một trong những ƣu tiên
hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bƣớc
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân nông thôn. Trong xu
hƣớng phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày càng sâu rộng, việc phát
triển nông nghiệp nông thôn cũng đặt ra những yêu cầu mới sao cho phù hợp,
một trong những yêu cầu quan trọng đó là việc khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp để phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn đảm bảo hiệu quả và bền vững.
Trƣớc những yêu cầu cấp thiết nhƣ vậy huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái
Nguyên đang từng bƣớc thay đổi, các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp
nhƣ: đất đai, dân số - lao động nông nghiệp... có xu hƣớng biến động và sự
biến động đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Xu hƣớng
tất yếu các nguồn lực cơ bản đang có xu hƣớng giảm trong khu vực nông
nghiệp và chuyển dịch sang các ngành khác nhƣ công nghiệp, tiêu thủ công
nghiệp, dịch vụ,...
Vấn đề đặt ra là: những nguồn lực cơ bản để sản xuất nông nghiệp bao
gồm: đất đai, dân số - lao động nông nghiệp... của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái
Nguyên sẽ thay đổi, chuyển dịchthế nào?Các định hƣớng và giải pháp cho quá
trình chuyển dịch đất đai, lao động nông nghiệp ra sao? Cơ cấu chuyển dịch
các nguồn lực nhƣ nào? Sản lƣợng các nông lâm nghiệp chính (chè, lúa, gỗ)
biến độngnhƣ thế nào trong 10 năm tới? Đây là những câu hỏi lớn cho các nhà
hoạch định chính sách kinh tế để đƣa nền kinh tế nông nghiệp của huyện phát
triển bền vững.
Để nghiên cứu và đề xuất những định hƣớng, giải pháp sử dụng một
cách có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp tác giả tiến hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
nghiên cứu đề tài: “Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản
trong nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2010 - 2020” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cơ bản nhƣ lao động, đất đai
cho phát triển chè trong dài hạn tại huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự biến động các
nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè.
- Phân tích sự biến động của các nguồn lực chủ yếu cho phát triển cây
chè huyện Phú Lƣơng ở trạng thái động.
- Xây dựng các phƣơng án sử dụng hiệu quả nguồn lực cơ bản cho phát
triển cây chè huyện Phú Lƣơng, tỉnh TháiNguyên.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản
cho phát triển cây chè trong dài hạn tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
3. Giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xu hƣớng biến động của các nguồn lực cơ bản nhƣ:
dân số, lao động nông nghiệp, đất canh tác, và kết quả của sự biến động các
nguồn lực cơ bản đến sản lƣợng chè cho huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu xu hƣớng biến động của một số nguồn lực
cơ bản nhƣ dân số - lao động nông nghiệp, đất trồng chè tác động đến sản
lƣợng chè từ đó đƣa ra một số giải pháp sử dụng lao động, đất nông nghiệp
phát triển cây chè huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên trong dài hạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu sự biến động lao động, đất nông nghiệp trong phát
triển cây chè trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu sự biến động lao động, đất nông nghiệp cho
phát triển cây chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất định
hƣớng, giải pháp sử dụng nguồn lực cơ bản đến năm 2020.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sự biến động và chuyển
dịch các nguồn lực cơ bản nhƣ: lao động, đất nông nghiệp và một số giải pháp
ổn định, phát triển cây chè theo hƣớng bền vững.
- Cung cấp hệ thống số liệu cho địa phƣơng về sự chuyển dịch cơ cấu
các nguồn lực cơ bản trên địa bàn. Giúp địa phƣơng nhận dạng đƣợc các vấn
đề hiện đang nảy sinh của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và
chuyển dịch cây trồng nói chung.
- Khuyếnnghị cho địaphƣơngmộtsốchínhsáchvàgiảipháp choquátrình
chuyển dịch đất đai, lao động nông nghiệp nhằm phát triển cây chè bền vững.
5. Kết cấucủa luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm các phần nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổngquan tài liệu nghiên cứuvà phƣơngpháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Phƣơng án sử dụng hiệu quả các nguồn lực cơ bản cho phát
triển cây chè tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn2010 - 2020
Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp sử dụng các nguồn lực cơ
bản cho phát triển cây chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 -2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1 Một số vấn đề lý luận vềnguồn lực
1.1.1.1 Khái niệm về nguồn lực
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn
lực thƣờng đƣợc hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ nhƣ tài
nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền,...Theo nghĩa rộng, nguồn lực đƣợc
hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ
cho một mục tiêu nhất định nào đó.
Tuỳ vào phạm vi phân tích, khái niệm nguồn lực đƣợc sử dụng rộng rãi
ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, vùng lãnh thổ, phạm vi doanh nghiệp hoặc
từng chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế,...
Nguồn lực quốc gia đƣợc hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết
cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc (Chu Tiến Quang, 2005)
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, con
ngƣời đã sử dụng một lƣợng nhất định các yếu tố về sức lao động, tƣ liệu lao
động và đối tƣợng lao động đƣợc kết hợp theo một công nghệ nhất định với
một thời gian và không gian cụ thể. Các yếu tố tham gia vào quá trình sản
xuất không ngừng đƣợc tái sản xuất mở rộng nhằm tạo ra ngày càng nhiều của
cải vật chất và dịch vụ. Tất cả những nguồn tài nguyên hiện đang đƣợc sử
dụng hoặc có thể sử dụng vào sản xuất của cải vật chất, dịch vụ đƣợc gọi là
những yếu tố nguồn lực (Đặng Kim Sơn, 2001)
1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn lực
a. Nguồn lực conngƣời
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại khá nhiều khái niệm
về nguồn lực con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn lực con ngƣời là toàn bộ vốn con
ngƣời (thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp,...) mà mỗi cá nhân sở hữu, có
thể huy động đƣợc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay một hoạt động
nào đó (Đỗ Nguyên Phƣơng và Nguyễn Viết Thông, 2005)
Theo Đỗ Nguyên Phƣơng và cộng sự (2005), thì nguồn lực là tổng thể
những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ chính
trị, vị thế xã hội, ... tạo nên năng lực của con ngƣời, của cộng đồng ngƣời có
thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc
và trong những hoạt động xã hội [11].
Theo Lê Du Phong (2006), thì nguồn lực con ngƣời đƣợc hiểu là tổng
hoà trongthể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con ngƣời (thể lực, trí
lực, nhân cách)vàtínhnăngđộngxãhộicủaconngƣời. Tínhthốngnhấtđó đƣợc
thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con ngƣờithành vốn con ngƣời[9].
Nhƣ vậy, theo cách tiếp cận này, nguồn lực con ngƣời có nội hàm rất
rộng, bao gồm các yếu tố cấu thành về lực lƣợng (số lƣợng), tri thức, khả
năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội và sức sáng tạo,
cũng nhƣ truyền thống lịch sử và nền văn hoá mà con ngƣời đƣợc thụ
hƣởng,...
Trong nền kinh tế nào cũng vậy, nguồn lực con ngƣời đều giữ vai trò
quyết định đối với các hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ. Trong nền
kinh tế kém phát triển, sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc,
con ngƣời tuy trình độ hiểu biết về mọi mặt, nhất là hiểu biết về thế giới tự
nhiên còn hết sức hạn chế, song vẫn là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát
triển của nền kinh tế.
Trong thế giới hiện đại, khi nền kinh tế của nhân loại đang chuyển dần
sang nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanh
chóng thì vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với phát triển lại càng rõ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
nét hơn. Các lý thuyết tăng trƣởng gần đây đã chỉ ra rằng, một nền kinh tế
muốn tăng trƣởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản
là: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực. Trong đó, yếu tố và cũng là động lực quan trọng nhất
của sự tăng trƣởng kinh tế bền vững chính là nguồn lực con ngƣời, đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tức là những nhân lực đƣợc đầu tƣ phát triển,
tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở
thành “nguồn vốn con ngƣời, vốn nhân lực”. Bởi vì, hiện nay trong chiến lƣợc
phát triển kinh tế của mình, nhiều quốc gia đã xác định phát triển nguồn vốn
nhân lực là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất.
Nếu xét ở góc độ phát triển bền vững, bao gồm tăng trƣởng kinh tế, an
toàn xã hội và bảo vệ môi trƣờng, thì phát triển nguồn vốn con ngƣời, vốn
nhân lực. Vốn nhân lực vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh
cao nhất của quá trình phát triển ở mỗi quốc gia.
Tầm quan trọngcủa nguồn lực conngƣờikhông chỉ dừng lại ở nhận thức
lý luận, ở tƣ duy của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà luôn
luôn đƣợc khẳngđịnh trongcuộc sốngsinhđộng. Nguồnlực con ngƣời, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, luôn là động lực to lớn của sự phát triển kinh
tế - xã hội, là yếu tố vật chấtquan trọng nhất, quyết định nhất của lực lƣợng sản
xuất, của nền kinh tế, củaxã hội, cũngnhƣ củaviệc sửdụngcác tiếnbộ khoahọc,
công nghệ mới vào quy trình sản xuất - và vì vậy nó là một trong những yếu tố
quyết định nhất của tăng trƣởng kinh tế.
b. Nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng vật của thiên nhiên cho con
ngƣời, là điều kiện của lao động; đất kết hợp với lao động là nguồn gốc sinh
ra mọi của cải vật chất trên trái đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
Đất là cái nôi để con ngƣời và xã hội loài ngƣời tồn tại và phát triển.
Con ngƣời sinh ra từ đất, lớn lên nhờ đất và khi mất lại trở về với đất. Chính
vì con ngƣời gắn bó với đất nhƣ vậy, nên lúc đầu, khi chƣa có con ngƣời, đất
đai là một phạm trù tự nhiên, nhƣng từ khi loài ngƣời xuất hiện, con ngƣời
luôn tác động vào đất, bắt đất biến đổi không ngừng để phục vụ cho lợi ích
con ngƣời, thì đất đai không còn là phạm trù tự nhiên đơn thuần nữa, mà còn
là phạm trù xã hội [9].
Đất đai không chỉ cho con ngƣời chỗ ở, mà còn tham gia vào mọi hoạt
động kinh tế - xã hội của con ngƣời. Tất nhiên, mức độ tham gia này có khác
nhau giữa các ngành, các lĩnh vực.
Đối với các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, văn hóa, xã hội...
đất đai là nền móng để dựng nhà xƣởng và các công trình cần thiết, cái mà
không có nó thì mọi hoạt động không thể diễn ra đƣợc.
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai có vai trò hoàn toàn khác - con
ngƣời muốn tồn tại và pháttriển trƣớc hết phải có ăn, tức là phải có lƣơng thực
và thực phẩm. Điều đáng nói là nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm của con ngƣời
không ngừng tăng lên cả về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại. Sự tăng lên này
một mặt do dân số tăng, mặt khác do nhu cầu của bản thân từng con ngƣời
cũng tăng lên cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nông nghiệp
là ngành đảm nhận việc sản xuất và cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho con
ngƣời - nhƣng sản xuất nông nghiệp muốn tiến hành đƣợc phải có đất - nếu
nhƣ ở các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là điều kiện, là nền móng của hoạt
độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì ở sản xuất nông nghiệp đất đai là tƣ liệu
chủ yếu, tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đƣợc. Tƣ liệu sản xuất ở
đây có nghĩa là đấtđai vừa là đốitƣợng lao động (khi con ngƣời thông qua các
công cụ và phƣơng tiện khác tác động lên đất), vừa là tƣ liệu lao động (đất đai
thông qua tính chất hóa, lý tác động lên cây trồng vật nuôi làm cho chúng sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
trƣởngvà pháttriển). Đấtđailà tƣ liệu không thể thay thế đƣợc bởivì khôngcó
đất thì không có sảnxuất nông nghiệp.
Điều đáng nói ở đây là so với các nguồn lực khác, nguồn lực đất đai rất
có hạn về diện tích (cả thể giới bị giới hạn bởi diện tích của trái đất, trong
từng quốc gia bị giới hạn bởi biên giới giữa các quốc gia, từng địa phƣơng bị
giới hạn bởi địa giới hành chính). Mặt khác, nguồn lực này còn bị giới hạn
bởi cơ cấu các loại đất ở từng nơi nhƣ đất đồi núi, sông suối,... và lại cố định
về mặt vị trí, không thể di chuyển đƣợc. Song có một thuận lợi là các tƣ liệu
sản xuất khác thì cùng với thời gian sử dụng, cùng với sự tiến bộ của khoa
học - công nghệ, chúng không ngừng bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất do
hao mòn vô hình và hữu hình, còn đất đai, trái lại nếu biết sử dụng hợp lý thì
sức sản xuất không ngừng tăng lên.
Vì những đặc điểm nêu trên của đất đai, nên đòi hỏi con ngƣời trong
quá trình sử dụng phải biết phân bổ hợp lý nguồn lực này giữa các ngành, các
lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt phải biết tiết kiệm đất và làm cho
độ màu mỡ của nó không ngừng tăng lên (trong nông nghiệp).
Tóm lại, đất đai là một trong ba yếu tố chủ yếu hợp thành đầu vào của
quá trình sản xuất (đất đai - lao động - vốn). Trong nền kinh tế thị trƣờng, các
yếu tố này cũng là hàng hóa và chịu sự tác động, sự chi phối của các quy luật
của nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, cần phải thấy tính chất và đặc điểm của
nó nên đất đai cũng là một loại hàng hóa đặc biệt - không thể xử sự với nó
nhƣ một loạihàng hóa thông thƣờng đƣợc.
Cùng với đất đai, rừng, biển, khoáng sản cũng là những tặng vật vô giá
của tự nhiên cho con ngƣời và chúng cũng là những nguồn lực quan trọng đối
với sự phát triển của mọi nền kinh tế. Nƣớc nào có nhiều khoáng sản (kể cả số
lƣợng, chất lƣợng và chủng loại) thì nƣớc đó sẽ có điều kiện bật nhanh hơn
trong phát triển kinh tế (Mỹ, Anh, Đức là những nƣớc khá điển hình về vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
này). Còn rừng và biển ngoài việc cung cấp cho con ngƣời và nền kinh tế
những sản phẩm đặc biệt quý giá nhƣ gỗ, các loại độngvật và thực vật quý, các
loại hải sản, các loài rong và tảo,.. chúng còn góp phần giữ cho môi trƣờng
sống của con ngƣờiluôn trong sạch và cân bằng.
c. Nguồn lực vốn tài chính
Nguồn vốn tài chính chúng ta có thể hiểu đó là lƣợng vốn thực tế dƣới
dạng tiền tệ và quy đổira tiền tệ đã và đang đƣợc huy độngđể phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của một đất nƣớc.
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập khu vực và thế giới đã trở thành
xu hƣớng mạnh mẽ, mang tính tất yếu của tất cả các nền kinh tế, thì nguồn lực
vốn tài chínhcủa một quốc gia thƣờng xuất phát từ hai nguồn gốc: trong nƣớc
và nƣớc ngoài.
Nguồn vốn trong nước gồm có phần tích lũy đƣợc của ngân sách nhà
nƣớc, của các doanh nghiệp và của mọi tầng lớp dân cƣ. Thông thƣờng, để
phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia đều tìm mọi cách để huy động một
cách tối đa nguồn lực vốn tài chính có trong nƣớc và coi đó là yếu tố quyết
định của sự phát triển [3],[15],[16].
Nguồn vốn nước ngoài gồm có vốn tài trợ của các quốc gia, các tố chức
quốc tế và cá nhân nƣớc ngoài, vốn đầu tƣ trực tiếp cả các nhà sản xuất kinh
doanh, vốn tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế, đối
với Việt Nam còn có vốn do ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoàigửi về cho
gia đình, hoặc đầu tƣ cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh ở trong nƣớc
[3],[15],[16].
Ngày nay, nguồn vốn nƣớc ngoài giữ vai trò hết sức quan trọng trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, đặc biệt là trong việc tiếp thu
các công nghệ mới để tạo ra sự phát triển đột biến cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
nƣớc nào cũng vậy, muốn phát triển nhanh và ổn định bao giờ cũng phải kết
hợp hài hòa giữa nguồn lực trong nƣớc và ngoài nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
Nếu nhƣ trong nền kinh tế kém phát triển, sản xuất mang nặng tính tự
nhiên, tự cấp, tự túc, nguồn lao động với trình độ thủ công và nguồn lực đất
đai là các nguồn lực giữ vai trò hàng đầu, thì trong nền kinh tế thị trƣờng với
sự phát triển của công nghiệp - dịch vụ, bên cạnh các nguồn lực lao động, đất
đai, tài nguyên, nguồn lực vốn tài chính trở thành nguồn lực cơ bản nhất.
d. Nguồn lực khoa học - côngnghệ
Về nguồn lực khoa học - công nghệ có thể hiểu đó là: khả năng nghiên
cứu, sáng tạo ra các công nghệ mới và năng lực tổ chức chuyển giao các kết
quả nghiên cứu đó vào ứng dụng trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh -
dịch vụ, nhằm tạo cho nền kinh tế phát triển nhanh, vững chắc, đạt năng suất,
chất lƣợng và hiệu quả cao [10].
Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy nguồn lực khoa học - công nghệ bao
gồm hai nội dung hết sức quan trọng:
Một là, nghiên cứu khoa học và tạo ra công nghệ mới. Nghiên cứu khoa
học giúp con ngƣời hiểu đƣợc bản chất của thế giới tự nhiên, nắm đƣợc các
quy luật vận độngtự thân của nó, trên cơ sở tìm tòi, sáng tạo ra các công nghệ
mới ngày càng hiện đại để chinh phục thế giới tự nhiên, bắt nó phục vụ ngày
càng tốt hơn cho cuộc sống của con ngƣời và sự phát triển không ngừng của
xã hội loài ngƣời.
Hailà, tổ chức chuyển giao các kết quả nghiên cứu đƣa vào sản xuất và
đời sống. Nghiên cứu đã là vấn đề khó khăn, phức tạp, song việc đƣa đƣợc kết
quả nghiên cứu vào cuộc sống không phải là chuyện dễ. Thực tiễn phát triển
của xã hội loài ngƣời đã cho chúng ta thấy không ít những nghiên cứu, phát
minh làm ra bị bỏ trong các ngăn kéo của các nhà khoa học, hoặc phải đến
hàng chục, thậm chí vàichục năm sau mới đƣợc đƣa ra ứng dụng.
Bởi vậy, một quốc gia muốn có tiềm lực khoa học - công nghệ hùng
mạnh, phải luôn luôn chú trọng gắn kết một cách chặt chẽ giữa nghiên cứu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
sáng chế, phát minh và tổ chức chuyển giao các kết quả đó vào ứng dụng thực
tiễn. Tất nhiên, cũng cần lƣu ý là những quốc gia không mạnh về nghiên cứu
cơ bản thì cần đầu tƣ mạnh cho nghiên cứu ứng dụng để có thể bắt kịp với
trình độ phát triển chung của nhân loại, điều này hoàn toàn có thể làm đƣợc,
vì trong xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay việc nhập khẩu công nghệ mới
không còn khó khăn nhƣ trƣớc nữa.
Ngày nay, nhân loại đang thực hiện bƣớc chuyển quan trọng từ nền
kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức - nền kinh tế mà hàm lƣợng trí
tuệ chiếm trong giá trị hàng hóa và dịch vụ tới 60 -70%, thì nguồn lực khoa
học - công nghệ trở nên vô cùng quan trọng, đúng hơn nó đang dần dần chiếm
vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
ở xã hội hiện đại [10].
1.1.1.3 Phân loại nguồn lực
a. Phân theo giá trị
Theo cách phân loại này nguồn lực có thể chia làm hai loại: Nguồn lực
kinh tế và nguồn lực phi kinh tế.
Tiêu thức đánh giá một nguồn lực là kinh tế hay phi kinh tế đƣợc căn
cứ vào giá của nó.
Nguồn lực kinh tế có giá trị lớn hơn không trong khi nguồn lực phi
kinh tế có giá trị bằng không. Giá của nguồn lực đƣợc quyết định bởi khả
năng tạo ra giá trị mới. Nguồn lực kinh tế là nguồn lực mà tiềm năng của nó
bị hạn chế ở một mức nào đó nhƣ trữ lƣợng khoáng sản, lao động, vốn, công
nghệ, ... Nguồn lực phi kinh tế là nguồn lực tiềm năng của nó không bị giới
hạn nhƣ nƣớc, không khí, ...
b. Phân theo nguồn gốc hình thành
Theo cách phân loại này thì nguồn lực đƣợc chia thành hai loại, nguồn
lực tự nhiên và nguồn lực nhân tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Nguồnlực tự nhiên đƣợc hìnhthànhtrongquátrình phát triển tự nhiên nhƣ
đấtđai, tàinguyên khoángsản,...Nguồnlực nàyđƣợcconngƣờisửdụngcho mục
đích sản xuất ra các sản phẩm là tƣ liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.
Nguồn lực nhân tạo là nguồn lực do con ngƣời tạo ra nhƣ các hạng mục
kết cấu hạ tầng, các phát minh sáng chế trong khoa học, phát triển con ngƣời
với trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Trong thực tế sự phân biệt rạch ròi giữa hai nguồn lực này không dễ
dàng. Đất nông nghiệp là một ví dụ. Rõ ràng, đất là sản phẩm của tự nhiên,
tuy nhiên để có độ màu mỡ nhất định thì đất đai cần có tác động của lao động,
cải tạo lâu dài hàng chục thậm chí hàng trăm năm.
c. Phân theokhả năng táitạo
Theo cách phân loại này nguồn lực đƣợc chia thành nguồn lực có khả
năng tái tạo và nguồn lực không có khả năng tái tạo.
Nguồn lực có khả năng tái tạo là nguồn lực không mất đi cả về số
lƣợng và chất lƣợng trong quá trình sử dụng nhƣ đất đai, rừng, sức lao động...
Nguồn lực không có khả năng tái tạo là nguồn lực sẽ mất đi trong quá
trình sử dụng. Dầu mỏ, các tài nguyên khoáng sản là nguồn lực không có khả
năng tái tạo.
Nguồn lực có khả năng tái tạo không đồng nghĩa với việc nó luôn tái tạo
khi conngƣờikhai thác nó. Khả năng tái tạo này phụthuộc rất lớn vào cách thức
và cƣờngđộ khai thác nguồn lực. Ví dụ: rừng tự nhiên có khả năng tự phát triển
nhƣng sẽnhanh chóngmất đikhi conngƣờikhaithác quá mức và không có biện
pháp duytrì khả năng phục hồi và phát triển của rừng. Tỷ lệ đất có rừng trên thế
giới đang giảm đi nhanh chóng trong các thập kỷ qua là minh chứng cho việc
khai thác không hợp lý nguồn tàinguyên này.
d. Phân theophạm vi lãnh thổ
Theo cách phân loại này nguồn lực đƣợc chia thành nguồn lực trong
nƣớc và nguồn lực nƣớc ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Nguồn lực trong nƣớc (còn gọi là nội lực) bao gồm các nguồn lực tự
nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đƣờng lối chính sách đang đƣợc
khai thác. Nguồn lực trong nƣớc đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định
trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Nguồn lực nƣớc ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm khoa học - kỹ
thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất -
kinh doanh từ nƣớc ngoài.
Nguồn lực nƣớc ngoài có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan
trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Mặc dù có vai trò khác nhau, nhƣng giữa nguồn lực trong nƣớc và
nguồn lực nƣớc ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ
hỗ trợ, hợp tác, bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và
tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng
kết hợp nguồn lực trong nƣớc (nội lực) với nguồn lực nƣớc ngoài (ngoại lực)
thành sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
1.1.1.4 Vaitrò của nguồn lực cơ bản trong pháttriển cây chè
a. Vaitrò của đấtđai nông nghiệp trong pháttriển cây chè
Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói
chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng, chất
lƣợng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. để cây chè sinh trƣởng tốt, năng
suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều
mùn, sâu, chua và thoát nƣớc. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0.
Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nƣớc ngầm phải dƣới 1 mét thì
hệ rễ mới phát triển bình thƣờng.
- Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ
đƣợc phát triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. ở vùng núi phần
lớn là đất feralit vàng đỏ đƣợc phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trƣởng của chè nhƣ có độ
pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nƣớc. Những đất này thƣờng
nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ.. Vì thế vấn đề bón phân
hữu cơ để bổ sung dinh dƣỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất
cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học
hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất
trồng chè chỉ có một lƣợng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị
hại. Bởi thế không bao giờ ngƣời ta dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ
trƣờng hợp đất có độ pH quá thấp, dƣới 4.
- Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều
yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện
nhất định thì điều kiện dinh dƣỡng của đất có ảnh hƣởng rất lớn đến phẩm
chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trƣởng trên loại đất pha
cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hƣơng của chè
thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nƣớc
có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hƣơng không thơm, vị nhạt và chất hòa
tan ít.
- Địa hình và địa thế có ảnh hƣởng rất rõ đến sinh trƣởng và chất
lƣợng chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè không
trồng trên núi cao có hƣơng thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và
đồng bằng. Kinh nghiệm nhận thấy chè đƣợc chế biến từ nguyên liệu ở núi
cao Xrilanca có mùi thơm của hoa mà hƣơng vị đó không thể có đƣợc trong
chè trồng ở khu vực thấp. Nhiều tác giả ở Liên Xô Kharabava, Đjêmukhatze
đã xác định chè trồng ở nơi có địa thế càng cao hơn mặt biển (trong một
chừng mực nhất định) thì khuynh hƣớng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nƣớc trên thế giới
thƣờng có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
ở Ấn Độ trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 mét. Chất lƣợng chè ở vùng cao
tốt nhƣng về sinh trƣởng thƣờng kém hơn ở vùng thấp. Hƣớng dốc có ảnh
hƣởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. Dogonatze (1969) nhận thấy
rằng cƣờng độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiều vào chế độ
nhiệt. Ở hƣớng dốc phía nam hàm lƣợng tanin và chất hòa tan trong búp chè
cao hơn ở hƣớng dốc phíabắc. Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lƣợng chè
càng có xu hƣớng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh
hƣởng không tốt đến sinh trƣởng và tích lũy vật chất trong cây chè.
b. Vai trò của lao động nông nghiệp trong phát triển cây chè
Trong sản xuất chè đòi hỏi sự tham gia của nhiều lao động. Lao động
nông nghiệp sản xuất chè có ở nhiều công đoạn: thiết kế nƣơng chè, trồng
chè, chăm sóc, đốn chè, thu hái chè....Chính vì vậy, cũng nhƣ nhiều ngành
trong nông nghiệp, lao động là yếu tố quan trọng nhất, cách mạng nhất.
Nguồn lực trong phát triển chè càng cao về trình độ học vấn và kỹ năng nghề
thì năng suất và chất lƣợng càng tốt.
1.2 Kinh nghiệm sử dụng các nguồn lực cơ bản trong phát triển cây chè
trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Phát triển cây chè trên thế giới
Trên thế giới chè đƣợc trồng tập trung ở châu Á và châu Phi, chủ yếu ở
một số nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Nhật Bản,
Kenya. Giai đoạn 1996 - 2010 diện tích trồng chè thế giới có xu hƣớng giảm
nhẹ. Nếu năm 1996, diện tích chè là gần 2,4 triệu ha thì năm 2010 còn khoảng
2,1 triệu ha, bình quân giảm 0,53% trên năm. Trong đó Nhật Bản giảm diện
tích trồng chè bình quân mỗi năm 1,0%, khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
là 0,64%. Tuy nhiên tại châu Á lại có sự gia tăng đáng kể của 3 nƣớc đó là
Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Với tốc độ tăng bình quân 5,31%/năm,
hiện nay Trung Quốc đã trở thành nƣớc có diện tích chè lớn nhất thế giới với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
1,84 triệu ha. Tuy diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 nhƣng Ấn Độ lại là nƣớc
có sản lƣợng chè lớn nhất. Năm 2010 do điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến
bất lợi tuy nhiên Ấn Độ vẫn sản xuất đƣợc 966 ngàn tấn chè. Sản lƣợng chè
của Ấn Độ chiếm khoảng 28% sản lƣợng chè toàn cầu và 14% giao dịch
[FAO, 2010]. Trong xu hƣớng giảm diện tích trồng chè trên toàn thế giới,
Nhật Bản là nƣớc có diện tích chè giảm nhiều nhất. Sở dĩ diện tích chè của
Nhật Bản giảm trong giai đoạn này vì nƣớc này đang tập trung vào nghiên
cứu trồng các giống chè có năng suất cao. Hiện nay Nhật Bản là nƣớc có năng
suất chè cao nhất thế giới.
Bảng 1.1 Diện tích đất chè thế giới giaiđoạn 1996 - 2010
ĐVT: 1000 ha
TT
Quốc gia
và khu vực
1996 2000 2005 2010
TTPTBQ
(%)
Thế giới 2303.83 2419.38 2105.66 2139.44 -0.53
1 Ấn Độ 427.07 486.61 523.46 556.54 1.91
2 Bangladesh 48.25 49.92 53.2 53.73 0.77
3
Châu Á –
Thái Bình
Dƣơng
1913.46 2029.76 1717.28 1749.44 -0.64
4 Indonesia 114.63 114.97 116.29 118.39 0.23
5 Iran 34.68 32.27 29.85 30.71 -0.86
6 Nhật Bản 52.72 49.92 48.7 45.81 -1.00
7 Srilanka 187.69 203.17 222.04 215.36 0.99
8 Trung Quốc 891.45 933.25 1058.58 1840.35 5.31
9 Việt Nam 71.77 87.7 122.5 130.38 4.36
Nguồn:- FAO, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
- Tính toán của tác giả
Cùng với những biến động trong diện tích trồng chè, thế giới hiện nay
đang diễn ra sự chuyển dịch lao động từ các ngành khác trong nội bộ ngành
nông nghiệp sang trồng chè. Tại Ấn Độ sản xuất chè hàng năm đã thu hút hơn
2 triệu lao động tới làm việc trong 1600 đồn điền và nhiều nhà máy chế biến
chè. Ấn Độ đã đầu tƣ trên 6 triệu USD để xây dựng công viên chè đầu tiên
trên thế giới nhằm nâng cao chất lƣợng chè đạt tiêu chuẩn quốc tế [Xây dựng
công viên chè ở Ấn Độ, 6.2005]. Trong giai đoạn 2010 - 2020 công viên chè
sẽ trở thành một khu kinh tế đặc biệt của Ấn Độ. Để nâng cao chất lƣợng các
sản phẩm chè xuất khẩu Ấn Độ đã chú ý phát huy vai trò của nguồn nhân lực
trong từng khâu của quá trình sản xuất và chế biến chè, thƣờng xuyên đào tạo,
đào tạo lại, bồi dƣỡng trình độ học vấn và kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của chè nội tiêu và xuất khẩu. Các hiệp hội chè không chỉ
hƣớng tới mục tiêu phát triển chè mà còn hƣớng tới lợi ích của ngƣời lao
động trong ngành.
Với Trung Quốc - nƣớc có diện tích chè bằng nột nửa diện tích thế giới
(khoảng 1,84 triệu ha năm 2010), trong những năm qua đã đầu tƣ nhiều nhân
lực cho ngành chè. Cây chè không chỉ tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời lao
động mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo cho hàng triệu nông dân tại khu
vực nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc.
Trong số 5 quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới thì Srilanka là nƣớc
có biến động tăng giảm không đều: giai đoạn 1996 - 2005 diện tích tăng bình
quân 1,88%/năm khiến cho lƣợng chè sản xuất ra tăng lên đáng kể. Từ năm
2006 - 2010 chè của giảm về cả diện tích lẫn sản lƣợng: giảm bình quân
0,61%/năm, tuy nhiên nƣớc này tăng diện tích 0,99%/năm trong toàn thời kỳ.
Tại quốc gia Nam Á này ngành chè đã đƣợc chính phủ đặc biệt coi trọng vì
nhẽ: nó không chỉ đóng góp lớn vào GDP mà còn là khu vực kinh tế thu hút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Là ngành sản xuất tạo điều kiện cho các
ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ tại Srilanka phát triển theo. Chè Ceylon
của Srilanka đã nổi tiếng thế giới từ hơn một thế kỷ về chất lƣợng và hƣơng
vị. Để thúc đẩy sự phát triển của chè bên cạnh các biện pháp kỹ thuật nhằm
tăng năng suất và chất lƣợng chè, chính phủ Srilanka đã thành lập Ủy ban chè
từ tháng 1 năm 1976. Ủy ban chè có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cho ngƣời
sản xuất và xuất khẩu chè nhƣ: xúc tiến thƣơng mại chè Ceylon trong và
ngoài nƣớc, là trung tâm thông tin về thị trƣờng chè, duy trì phòng thí nghiệm
phân tích nhằm đạt tiêu chuẩn ISO cho sản phẩm chè, bảo hộ và phát triển
thƣơng hiệu chè Srilanka, thu hut khách du lịch từ ngành chè...Từ nhiều hoạt
động khác nhau trong sản xuất và tiêu thụ, ngành chè thực sự là ngành mũi
nhọn thu hút sự chuyển dịch lao động cả nƣớc tạo nên sự độc đáo trong chè
Srilanka.
Tóm lại, với điều kiện tự nhiên phù hợp cho pháttriển chè trong những
năm qua các nước châu Á và châu Phi đã không ngừng mở rộng diện tích, áp
dụng các tiến bộ khoa học, sử dụng nhiều lao động nông nghiệp,đầu tư thâm
canh chè khiến cho sản lượng không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao về đồ uống của một bộ phận dân cư trên thế giới.
1.2.2 Phát triển cây chè tại Việt Nam
Lịch sử trồng chè của Việt Nam đã có từ lâu. Nhƣng cây chè đƣợc
khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu từ năm 1960 trở lại đây. Quá
trình phát triển diện tích trồng chè ở Việt Nam có thể chia làm bốn giai đoạn
sau đây:
Giai đoạn 1890 - 1945:năm 1890 một số đồn điền chè đƣợc thành lập
đầu tiên: Tĩnh Cƣơng (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam)
250 ha, chè đƣợc trồng ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với diện tích
1900 ha. Năm 1925 - 1940 ngƣời Pháp mở các đồn điền trồng chè ở cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
nguyên Trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha. Tính đến năm 1938, tổng
diện tích trồng chè của Việt Nam là 13.405 ha với sản lƣợng trên 27 ngàn tấn
chè búp tƣơi. Cây chè đƣợc trồng nhiều ở Bắc bộ và Trung bộ trong đó trên
75% diện tích là của ngƣời Việt, khoảng 25% diện tích là của ngƣời Pháp.
Theo số liệu thống kê năm 1939 sản lƣợng chè của Việt Nam là 10.900 tấn,
đứng hàng thứ 6 sau Ấn Độ, Sri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản và Inđônêxia.
Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là diện tích là diện tích trồng chè rất
phân tán, lẻ tẻ, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp. Kỹ thuật canh tác lâu
sơ sài với phƣơng thức quảng canh, năng suất rất thấp chỉ đạt trên dƣới 1,5
tấn búp tƣơi/ha. Các cơ sở nghiên cứu về cây chè đƣợc thành lập ở hai nơi
Phú Hộ (Vĩnh Phú) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Giai đoạn 1945 - 1955: do ảnh hƣởng của cuộc chiến tranh chống
Pháp các vƣờn chè bị bỏ hoang nhiều, số còn lại không đƣợc đầu tƣ chăm
sóc cho nên diện tích và sản lƣợng chè trong thời kỳ này giảm sút dần.
Giai đoạn 1956 - 2000: với phƣơng châm xây dựng nền nông nghiệp
toàn diện và vững chắc, nghề trồng chè của Việt Nam đã đƣợc chú ý đúng
mức. Chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nƣớc ta.
Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan
trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Giai đoạn này
việc sản xuất và cung cấp chè chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ ngày càng
tăng ở trong nƣớc, cũng nhƣ nhu cầu xuất khẩu. Tính đến hết năm 2000 cả
nƣớc có 87.700 ha chè với tổng sản lƣợng trên 314 ngàn tấn chè búp tƣơi
(Hoàng Văn Chung, Giáo trình chè, NXB ĐH Thái Nguyên).
Giai đoạn 2000 - 2010: thời gian này chè của nƣớc ta biến động tăng
về diện tích (năm 2010 tăng 48,23% so với 2000) tuy nhiên tốc độ trƣởng
không đều. Nếu nhƣ giai đoạn 2000 - 2004 diện tích trồng chè trên toàn quốc
tăng mạnh (tăng trên 33 ngàn ha) thì chậm lại vào giai đoạn 2005 - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
(tăng 8 ngàn ha), bình quân tăng diện tích đạt 4,47%/năm [Tổng cục Thống
kê, 2010].
Nhƣ vậy, diện trồng chè cả nƣớc và tại các vùng trồng chè chính của
nƣớc ta tăng khá đều trong những năm qua. Sở dĩ diện tích biến động tăng
liên tục trong nhiều thập kỷ vì Việt Nam xác định ngành chè là một bộ phận
quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Sản xuất chè
không chỉ đóng góp kim ngạch xuất khẩu mà còn là khu vực thu thút nhiều
lao động nông nghiệp (năm 2010 ngành chè thu hút khoảng 6 triệu lao động-
Nguồn: Trung tâm thông tin – Bộ Lao động). Từ năm 2002 đến nay, ngoài
việc mở rộng diện tích, một cuộc cách mạng về giống chè đã triển khai trên
diện rộng. Rất nhiều diện tích chè cằn cỗi, năng suất thấp đã đƣợc cải tạo và
thay thế bằng một số giống mới năng suất cao, chất lƣợng tốt. Nhờ vậy năng
suất chè không ngừng tăng lên. Năm 2010, tại Thái Nguyên - một tỉnh có
chất lƣợng chè tốt nhất Việt Nam năng suất bình quân đạt 10,55 tấn chè búp
tƣơi trên 1 ha [Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2010].
Bảng 1.2 Diệntích, năng suấtvà sảnlƣợng chè Việt Nam
Năm Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
2000 87700 3.59 314.74
2001 98300 3.46 340.13
2002 109300 3.88 423.60
2003 116300 3.86 448.62
2004 120800 4.25 513.81
2005 122500 4.65 570.02
2006 122900 5.28 648.95
2007 126200 5.59 705,98
2008 125600 5.94 746.27
2009 128100 6.24 798.83
2010 130068 6.47 841.54
Nguồn:Tổng cụcThống kê năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào,
thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện
tích trồng cây lƣơng thực, chè là một trong những cây có ƣu thế nhất. Nguồn
lao động của ta dồi dào nhƣng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng
đồng bằng, chè là một loại cây yêu cầu một lƣợng lao động sống rất lớn. Do
đó việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi là một biện pháp
có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý vừa để phân bố đồng đều nguồn lao động
dồi dào trong phạm vi cả nƣớc. Việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du
và miền núi dẫn tới việc phân bổ doang nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở
những vùng đó, do đó làm cho việc phân bố công nghiệp đƣợc đồng đều và
làm cho vùng trung du và miền núi mau chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế
và văn hóa.
2 Phƣơng phápnghiêncứu
2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên là một huyện miền núi nằm trong
vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Những năm gần đây huyện đã tiến hành
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với tốc độ
nhanh. Trong quá trình này, diện tích đất nông nghiệp trong huyện đang bị thu
hẹp khiến cho sản lƣợng chè có nhiều biến động. Vì vậy để ổn định tình hình
sản xuất chè đồng thời thực hiện công nghiệp hóa thành công là điều không
dễ dàng. Với những lý do trên, huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên đƣợc
chọn làm điểm nghiên cứu đề tài
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
- Các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố: báo cáo khoa học, tạp
chí, bài báo.
- Báo cáo tổngkếttìnhhìnhsảnxuấtkinhdoanh, kinh tế- xãhộicủahuyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
- Niên giám thống kê huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên
Các số liệu thứcấp đƣợc thuthập nhằmphântíchtìnhhình kinh tế-xã hội
của huyện, đồng thời phân tích tình hình sử dụng một số nguồn lực từ đó xây
dựng lên mô hình phân tích hệ thống nhằm sử dụng nguồn lực cho phù hợp.
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra phòng vấn hộ nông
dân nhằm xác định cụ thể các yếu tố ảnh hƣởng đế năng xuất chè, tình hình
phân bổ sản lƣợng chè.
Chọn điểm điều tra: để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, địa điểm điều
tra phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phƣơng diện điều kiên tự nhiên,
kinh tế - xã hội và đặc điểm tình hình nông thôn và nông dân của vùng. Căn
cứ vào đặc điểm cụ thể của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên, tác giả chọn
3 xã đại diện cho 3 vùng chính của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên đề
điều tra các yếu tố ảnh hƣởng đến năng xuất chè đó là:
- Xã Yên Ninh đại diện cho vùng núi cao của huyện, là một xã miền
núi của huyện, sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, sản xuất chè
theo hƣớng quảng canh, năng suất chè ở mức thấp trong huyện. Tại Yên Ninh
tác giả điều tra 60 hộ nông dân trồng chè nhằm thu thập các số liệu về yếu tố
đầu vào trong quá trình sản xuất chè của xã.
- Thị trấn Đu đại diện cho vùng trung tâm, nơi có tiến trình đô thị hoá
nhanh, đất đai, dân số- lao động nông nghiệp có những biến động lớn nên ảnh
hƣởng sâu sắc đến diện tích đất nông lâm nghiệp dùng cho sản xuất nông
nghiệp. Thị trấn Đu có định hƣớng phát triển nông lâm nghiệp với tốc độ
nhanh, ổn định, đa dạng theo hƣớng sản xuất hàng hoá, đặc biệt chú trọng
phát triển vùng chè đặc sản, vùng lúa thâm canh và vƣờn rừng. Tại thị trấn Đu
tác giả điều tra 60 hộ nông dân trồng chè nhằm thu thập các số liệu về yếu tố
đầu vào trong quá trình sản xuất chè của thị trấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
- Xã Cổ Lũng đại diện cho vùng thấp của huyện. Xã có đất đai tƣơng
đối bằng phẳng, mầu mỡ, sản xuất nông lâm nghiệp theo hƣớng hàng hoá với
thế mạnh là sản phẩn lúa gạo và chăn nuôi. Phát triển cây chè tại Cổ Lũng
mạnh mẽ theo hƣớng thâm canh mang lại thu nhập cao cho các hộ nông dân
trong xã. Tại Cổ Lũng tác giả điều tra 60 hộ nông dân trồng chè nhằm thu
thập các số liệu về yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất chè của xã.
2.2.3Phương pháp phântíchsốliệu
2.2.3.1 Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế -
xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này
đƣợc sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện và tình hình sử
dụng các nguồn lực đất chè, đất rừng, dân số - lao động, sản lƣợng chè qua
các năm.
* Dùng phƣơng pháp chỉ số để phân tích biến động của từng nhân tố
xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố cấu thành nhân tố và tổng thể. Cụ
thể trong đề tài này chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ số 3 để xem xét và phân
tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tớisản lƣợng chè của huyện.
* Dãy số thời gian: giúp ta dự báo (dự đoán sự phát triển của hiện
tƣợngtrongtƣơnglai):
- Dự báo theo lƣợng tăng lên bìnhquân:
Yk = y0 + k.d
Trong đó:Yk:Là mức độ kì thứ k kể từ kì gốc
Y0: Là mức độ kì gốc
Xn – X1
n-1
- Dự báo theo tốc độ phát triển bình quân
Yk = y0*tk
Trong đó:t là tốc độ phát triển bình quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
- Dự báo mức tăng dân số
Nt = N0 [ 1+ (P +(-)V)/100]
Trong đó:P là tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
V là tỉ lệ gia tăng dân số cơ học
2.2.3.2 Mô hình hoá
a) Mô hình hoá năng suấtchè
- Sử dụng mô hình Cobb - Douglas để mô hình hoá các yếu tố ảnh
hƣởng đến năng suất chè. Mô hình Cobb - Douglas là mô hình đƣợc sử dụng
rộng rãi trong kinh tế học vi mô và vĩ mô. Ƣu thế của mô hình Cobb -
Douglas là thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa các yếu tố không cùng độ đo
lƣờng, các yếu tố không cùng bản chất đều đƣợc đánh giá đồng thời.
- Mô hình Cobb -Douglas có dạng tổng quát nhƣ sau:
Y= F(Z)= a.Z1
1
.Z2
2
...Zn
n
.e(D)
Y là biến số phụ thuộc, phản ánh yếu tố kết quả của sự tác động
A là hằng số
Z1, Z2...Zn là các biến độc lập phản ánh nguyên nhân
D là biến giả định mang tính định tính, D nhận giá trị bằng 0 hoặc 1
1, 2...n là cáchệ sốcủabiếnsốZ
là hệ số của D
Sau khi biến đổisẽ thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa biến số phụ thuộc và
các biến độc lập thể hiện ở phƣơngtrình hồi quy tƣơng quan sau:
LnY= 0+1LnZ1+2LnZ2+...+nLnZn+D
- Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa/chè
LnY=0+1LnX1+2LnX2+3LnX3+4LnX4+5LnX5+
6LnX6+7LnX7
Y: Năng suất chè (tấn/ha)
i: hệ số của biến số Xi
(i=1,7) X1: lƣợng bónphân kali
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
(kg/ha) X2: lƣợng bónphânlân
(kg/ha)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
X3: lƣợng bónđạm(kg/ha)
X4: tiền thuốc bảo vệ thực vật (nghìn đồng/ha)
X5: lao động(ngày ngƣời/ha)
X6: giống (kg/ha)
X7: lƣợng phân chuồng(tấn/ha)
b) Mô hình hoá trong sử dụng cácnguồn lực
Mô hình phân tích hệ thống là loại mô hình dùng để mô tả và phân
tích sự vận động của một chuỗi sự vật hiện tƣợng kinh tế xã hội trong một
khoảng thời gian dài. Chuỗi sự vật hiện tƣợng trong mô hình có mối quan hệ
hữu cơ và ảnh hƣởng lẫn nhau tạo nên một sự tƣơng tác thay đổi có tính chất
hệ thống động (Bruce hannon & Matthias ruth, 1994). Sự phân tích kết quả
của mô hình đƣợc gọi là phân tích hệ thống.
Chúng ta cũng đã biết, nguồn lực đƣợc sử dụng trong phát triển kinh
tế xã hội hết sức đa dạng và phong phú nhƣ đất đai, dân số - lao động, lƣơng
thực, tài nguyên thiên nhiên,... Sự gia tăng dân số làm diện tích đất nông
nghiệp bình quân trên đầu ngƣời giảm, hay tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ làm
giảm diện tích đất canh tác, do đó làm giảm sản lƣợng chè...Có thể nói, sự
thay đổi của nguồn lực này sẽ có tác động dây chuyền tới các nguồn lực khác,
những nguồn lực đó có mối quan hệ với nhau trong một hệ thống phức tạp.
Trong nghiên cứu này, nguồn lực đất canh tác chè, dân số - lao động,
sản lƣợng chè sẽ đƣợc chúng tôi đặt trong một hệ thống và sử dụng mô hình
kinh tế động để xây dựng cũng nhƣ phân tích hệ thống đó.
Các yếu tố cấu thành nên mô hình phân tích hệ thống động đƣợc thể
hiện nhƣ sau:
Biến chính là các yếu tố cuốicùng đƣợc phân tích, nó chịu sự tác
động của các yếu tố khác và thay đổi theo sự tác động đó. Giá trị
cuối cùng của biến chính là kết quả của mô hình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Biến đầu vào Biến chính1
Biến
điều
Biến
điều
Biến đầu vào Biến chính2
Biến
điều
Biến trung gian đƣợc dùng để tính giá trị của biến chính, biến
chính chịu sự tác động gián tiếp của các yếu tố khác thông qua
biến trung gian. Biến trung gian còn gọi là biến đầu vào và biến
đầu ra.
Biến điều khiển (trong hình vẽ thể hiện bằng hình tròn) là những
biến tác động tới biến chính, sự thay đổi của chúng sẽ kéo theo
sự thay đổi của cả hệ thống.
Các biến được liên kết với nhau bởi các mũi tên chỉ hƣớng của
sự tác động.
- Tác dụng của mô hình phân tích hệ thống: Kết quả của mô hình là cơ
sở để các nhà hoạch định đƣa ra những chiến lƣợc hay kế hoạch sử dụng các
nguồn lực đã đƣợc tính toán cho sự phát triển trong tƣơng lai.
Biến đầu ra
Biến đầu ra
Sơ đồ 1.1:Mô phỏng mô hình hệ thống động
2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu
- Diện tíchđất nông nghiệp từ 2010 - 2020
- Dân số các năm từ 2010 - 2020
- Lao độngnông nghiệp từ năm 2010 - 2020
- Năng suất chè các năm từ 2010 -2020
- Sản lƣợng chè các năm từ 2010 -2020
- Cân bằng chè các năm 2010 - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
Chƣơng 2
PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC
CƠ BẢN CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ HUYỆN PHÚ LƢƠNG
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
2.1 Đặc điểmđịa bàn huyện Phú Lƣơng
2.1.1 Đặcđiểm điều kiệntự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Phú Lƣơng là huyện trung du, miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Thái
Nguyên, có quốc lộ 3 chạy giữa huyện lỵ với chiều dài 38 km, cách trung tâm
thành phố Thái Nguyên khoảng 20 km về phía nam.
- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới (của tỉnh Bắc Kạn)
- Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên
- Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ
Với vị trí địa lý nhƣ trên. Phú Lƣơng có nhiều thuận lợi về giao thông,
thuận lợi trong việc giao lƣu với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh
là thành phố Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên của huyện là 368,95km2
toàn
huyện có 16 đơn vị hành chính (14 xã và 2 thị trấn).
2.1.1.2 Địa hình
Phú Lƣơng là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình
tƣơng đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện
trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vân tải có thể chia thành 4
dạng địa hình chính nhƣ sau:
- Địa hình núi đá phía Tây và Tây Nam.
- Địa hình núi đá dốc từ 250
C đến 300
C chiến 70% diện tích tự nhiên.
- Các thung lũng hẹp chiếm 3,5%.
- Các dải thoải có độ dốc từ 150
C đến 200
C có khoảng 40000 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
Huyện Phú Lƣơng nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và
vùng bát úp, có độ dốc trung bình từ 200 – 500 so với mực nƣớc biển. Thấp
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình từ 15 -20m, địa hình
tƣơng đốiphức tạp bao gồmcảđồngbằng, đồinúi và núi đá, hệ thốngsông suối,
ao hồ khá phong phú nhƣng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không đều
2.1.1.3 Đặcđiểm khí hậu, thủyvăn
- Khí hậu, thời tiết: Phú Lƣơng có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm
tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trƣng của khí hậu Việt Nam . Trong năm
khí hậu đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10,
nhiệt độ trung bình 25 - 27°C, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau,
nhiệt độ trung bình 10 - 18°C, Có hai hƣớng gió chính là gió Đông Bắc và gió
Đông Nam. Đặc điểm này tạo cho huyện Phú Lƣơng sự đa dạng và phong phú
về các loại cây trồng, đặc biệt là các cây nhiệt đới.bên cạnh những thuận lợi
cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây
những bất lợi không nhỏ ảnh hƣởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào
mùa hè nóng ẩm, mƣa nhìều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thƣờng xuyên
xảy ra úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt đến việc chăn nuôi và
trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiêu năm rét đậm, hanh khô, nắng nóng,
sƣơng muối kéo dài làm ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp nói
chung và ngành chè nói riêng.
- Thuỷ văn: huyện Phú Lƣơng có mật độ sông lớn (bình quân 0,2 km)
trữ lƣợng nƣớc lớn, tập trung ở một số sông lớn nhƣ: Sông Đu, sông Cầu và
một số phụ lƣu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện
cho công tác thuỷ lợi.
+ Sông Chu và các hợp thuỷ của nó nằm ở phía bắc của huyện hành
chính dài khoảng 10 km.
+ Sông Đu bắt nguồn từ phía Bắc của huyện chảy dọc theo địa bàn
huyện qua Giang tiên đổ vào sông Cầu tại Sơn Cẩm. Sông Đu đƣợc tạo thành
bởi 2 nhánh bắt nguồn từ tây bắc, một nhánh bắt nguồn từ đông bắc có tổng
chiều dài khoảng 45 km.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết, thuỷ văn của huyện Phú Lƣơng
tƣơng đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và
bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung và
cây chè nói riêng.
2.1.2 Đặcđiểm kinhtế - xã hội
2.1.2.1 Đấtđai và tình hình sử dụng đấtđai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất không
thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đất là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố dân cƣ và xây dựng các cơ sở
kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lƣơng năm 2010
TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 36.895,0 100,0
1 Đất nông nghiệp 30.564,0 82,8
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12.483,4 33,8
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.810,06 15,7
1.1.1 Đất trồng lúa 4.092,82 11,0
1.1.1 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 49,52 0,13
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác 1.667,72 4,52
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 6.673,38 18,0
1.2 Đất lâm nghiệp 17.246,3 46,7
1.2.1 Đất rừng sản suất 14.684,8 39,8
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2.561,47 6,94
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0,00
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 833,72 2,26
2 Đất phi nông ngiệp 5.715 15,4
2.1 Đất ở 1.697,93 4,60
2.2 Đất chuyên dùng 3.085,42 8,36
2.3 Đất tôn giáo , tín ngƣỡng 8,15 0,02
2.4 Đất nghĩa trang , nghĩa địa 75,1 0,20
2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 824,16 2,23
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 24,36 0,07
3 Đất chưa sử dụng 616,0 1,67
Nguồn:Phòng Tài nguyên vàMôi trường huyện Phú Lương, 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai đƣợc con ngƣời thƣờng xuyên
quan tâm bồi dƣỡng, khai thác cho quá trình sản xuất. Khi khoa học kỹ thuật
ngày càng phát triển, con ngƣời lại càng chú trọng đến việc bồi dƣỡng làm
cho nguồn tài nguyên này ngày một màu mỡ để phục vụ cho cuộc sống của
chính mình đƣợc tốt hơn.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Lƣơng là 36.895 ha. Cơ cấu
đất đai đƣợc phân bố nhƣ sau: đất sản xuất nông nghiệp 12.483,4 ha chiếm
33,8% trong đó đất trồng cây hàng năm 5.810,06 ha, đất trồng cây lâu năm là
6.673,38 ha, ao hồ nuôi thuỷ sản 833,72 ha. Đất lâm nghiệp 17.246,3ha chiếm
46,7% trong đó đất rừng sản xuất 14.684,8 ha đất rừng phòng hộ 2.561,47 ha
đất chuyên dùng 3.085,42 ha chiếm 8,36%, đất ở 1697,93 ha chiếm 4,6% đất
chƣa sử dụng 616 chiếm 1,67%.
Quỹ đất nông nghiệp của huyện khá lớn, đây là thuận lợi cho việc sản
xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá, bởi đất đai là tƣ liệu sản xuất của
ngƣời nông dân. Tuy nhiên đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã còn
gần trung tâm thì lại ít hơn, vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông
thôn của huyện cần phân theo khu vực, từ đó định hƣớng phát triển cây trồng
vật nuôi nói chung và cây chè nói riêng phù hợp nhằm phát triển ngành nông
nghiệp huyện Phú Lƣơng bền vững.
2.1.2.2 Đặcđiểm dân số vào lao động
Thành phần dân cƣ của huyện: Phú lƣơng có nhiều anh em dân tộc
sinh sống nhƣ Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,…Theo số liệu tại phòng Thống kê
thì dân số của huyện biến động nhƣ sau:
Phú Lƣơng có diện tích rộng, địa hình chia cắt chủ yếu là đồi núi, dân
cƣ phân bố không đều, ở vùng cao và vùng núi dân cƣ tập trung thƣa thớt,
trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cƣ lại dày đặc. Vì vậy Phú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
Lƣơng có mật độ dân số 287ngƣời/km2
(năm 2010) thấp hơn nhiều so với mật
độ dân số của tỉnh Thái Nguyên (320 ngƣời/km2
).
Giống nhƣ hầu hết các huyện trong tỉnh, dân thành thị sinh sống trong
địa bàn huyện tăng chậm trong những năm qua và chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ
6,9% năm 2008 và có xu hƣớng tăng dần trong 2 năm 2009 và 2010 với tỷ lệ
là 7,0% và 7,1%. Dân nông thôn chiếm tỉ lệ rất cao lên tới 93,1% năm 2008,
93,0 năm 2009 và 92,9 năm 2010.
Bảng 2.2:Tình hình biến động dân số qua các năm 2008 - 2010
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Tốc độ phát
triển (% )
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
09/08 10/09
Tổng dân số 105.152 100 105.444 100 105.998 100 0,28 0,52
Phân theo giới tính:
- Nam 52.627 50,3 51.642 48,9 51.868 48,6 -1,87 0,44
- Nữ 52.525 49,7 53.802 51,1 54.130 51,4 2.43 0,61
Phân theo thành thị,
nông thôn:
- Thành thị 7.299 6,9 7.342 7,0 7.494 7,1 0,59 2,1
- Nông thôn 97.853 93,1 98.102 93,0 98.504 92,9 0,25 0,41
Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Phú Lương năm 2010
Với điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn nhƣ vậy, tốc độ tăng dân số
của huyện ở mức thấp hơn của cả nƣớc. Đây là một nhận thức đúng đắn của
ngƣời dân Phú Lƣơng trong điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Điều này
sẽ giảm áp lực việc làm, giảm tệ nạn xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế
nhanh hơn.
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cho tăng
trƣởng kinh tế, nguồn lao động của huyện chủ yếu là lao động phổ thông. Để
nghiên cứu rõ hơn tình hình biến động của nguồn lao động ta xét bảng sau:
Nguồn lao động của huyện chiếm trên 67,0% (năm 2010) trong tổng
dân số của huyện. Con số này cho thấy dân số của huyện là dân số trẻ, nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
lao động dồi dào là lợi thế nhƣng cũng là một thách thức trong sử dụng nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2008 nguồn lao động
của huyện là 71.098 ngƣời, năm 2010 là 71.365 ngƣời. Năm 2010 số ngƣời
lao động đang làm việc trong nghành nông nghiệp là 38.550 ngƣời chiếm
57%, lao động trong ngành phi nông nghiệp là 32.815 ngƣời chiếm 43%.
Bảng 2.3: Thực trạng về lao động - việc làm huyện Phú Lƣơng 2008-2010
STT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2008 2009 2010
1
Tình hình dân số, LĐ trên địa bàn huyện:
- Dân số:
- Lao động:
Ngƣời
Ngƣời
105.152
71.098
105.444
71.139
105.998
71.365
2 tỷ lệ lao động so với tổng dân số (%) Ngƣời 67,6 67,4 67,3
3 Số Lao động đƣợc giải quyết việc làm mới. Ngƣời 994 1.005 1.100
4 Số LĐ có thêm việc làm Ngƣời 5.011 5.115 5.150
5 Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn. % 81,0 82,4 83,0
6
Số Lao động đƣợc đào tạonghề.
-Trong đóđàotạoqua trung tâmDạynghềhuyện.
Ngƣời
Ngƣời
1.332
537
1.459
577
1.582
619
7
Cơ cấu LĐ theo ngành (%)
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Công nghiệp, tiểu thủ CN & xây dựng.
- Thƣơng mại, dịch vụ .
- Khác.
%
100%
62,0
22,5
14,5
1,0
100%
59,5
24,0
15,0
1,5
100%
57,0
25,5
15,5
2,0
Nguồn: Phòng Lao động - TB & XH huyện Phú Lương
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện chuyển dịch cùng với xu
thế đô thị hoá và công nghiệp hoá, nhu cầu lao động trong các khu công
nghiệp tăng do việc mở rộng diện tích khu công nghiệp... đồng thời nhu cầu
lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng lên (lao động tăng thêm trong các
ngành dịch vụ chất lƣợng cao, trong các cơ sở y tế, nghiên cứu y học, trong
các cơ sở đào tạo, khoa học công nghệ,...) tăng dần tỷ trọng lao động phi nông
nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế
còn chậm lao động nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần cả tuyệt đối lẫn tƣơng
đối, song nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động, năm 2008 chiếm
62% đến năm 2010 chiếm 57%.
2.1.2.3 Đặcđiểm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những nét cơ bản trong bức tranh tổng thể
của nông thôn. Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục
vụ các nhu cầu phát triển kinh tế cũng nhƣ nâng cao phúc lợi của dân cƣ nông
thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nƣớc, cơ sở vật chất kỹ
thuật của huyện đã có nhiều thay đổi. Hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm, các
công trình phúc lợi xã hội đã từng bƣớc đƣợc quan tâm nâng cấp.
- Hệ thống giao thông: trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm
của tỉnh, huyện Phú lƣơng đã đƣợc đầu tƣ nhiều công trình lớn. Do vậy việc
đi lại, thông thƣơng hàng hoá đƣợc thuận tiện. Tất cả 16 xã đều có đƣờng ôtô
đến trung tâm xã, trong đó có 13 xã đã có đƣờng nhựa đến trung tâm xã, chỉ
có 2xãđãcó đƣờngđávà1xãlà cònđƣờngcấpphối. Quốclộ 3 nằm trên địa bàn
huyện nối liền từ thành phố TháiNguyên đi Bắc Kạn, Cao Bằng dài 35 km đƣợc
nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợicho việc phát triển kinh tế.
- Hệ thống điện: trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng đƣa
lƣới điện quốc gia về phục vụ nhân dân trong huyện. Đến nay toàn huyện có
16/16 xã đã có điện. Hàng năm huyện đã có những biện pháp nâng cấp và sửa
chữa mới nhiều km đƣờng điện nhƣng vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân trong huyện.
- Thông tin liên lạc: trong nền kinh tế thị trƣờng, ngoài chức năng về
chính trị, xã hội, thông tin trở thành yếu tố quan trọng đối với sản xuất kinh
doanh. Ngƣời nông dân cần có thông tin kinh tế chính xác từ đó đƣa ra các
quyết định về sản xuất kinh doanh. Nhận thức đƣợc điều này, huyện Phú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
Lƣơng đã phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến toàn bộ tất cả các xã, thị
trấn trong toàn huyện. Đến nay hệ thống bƣu điện đã phục vụ đƣợc 100% dân
cƣ. Tất cả các xã đều có điện thoại, mạng lƣới truyền thanh truyền hình Trung
ƣơng cũng đƣợc phát triển hầu khắp các xã. Tồn tại cơ bản là cơ sở vật chất
kỹ thuật còn đơn giản, lƣợng thông tin cung cấp cho nông dân trong huyện
còn ít, chất lƣợng thông tin còn chƣa cao.
- Thuỷ lợi: hệ thống thuỷ lợi đƣợc coi là yếu tố quan trọng hàng đầu
trong tăng năng suất phần lớn các loại cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, thoát
nƣớc vào mùa mƣa, cung cấp nƣớc vào mùa khô… Trong những năm qua
công tác thuỷ lợi đã liên tục phát triển, đã nâng cấp và xây dựng mới nhiều
công trình lớn, vừa và nhỏ. Đến nay, cả huyện có 32 km kênh mƣơng đƣợc
kiên cố hoá, 42 hồ chứa nƣớc để phục vụ nhân dân chủ động trong công tác
tƣới tiêu. Xây dựng đƣợc 40 đạp lớn nhỏ khác nhau ngăn qua các khe suối để
dẫn nƣớc về đồng ruộng phục vụ sản xuất chuyển từ diện tích lúa 1 vụ sang
diện tích lúa 2 vụ. Để đáp ứng đủ lƣợng nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, đƣa
năng suất và sản lƣợng cây trồng lên cao, đồng thời với việc đầu tƣ nhƣ trên,
huyện còn xây dựng đƣợc 29 trạm bơm nƣớc lớn nhỏ để đƣa nƣớc đến tận
đồng ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện hiện có có một số mỏ
khoáng sản nhƣ: Mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm (đã đƣợc khai thác), đất cao
lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng (trữ lƣợng khoảng 2 triệu tấn, điều kiện khai thác
thuận tiện), mỏ Ti tan ở Động Đạt trữ lƣợng 40 triệu tấn. Ngoài ra còn có mỏ
than Phấn Mễ, mỏ trì, mỏ kẽm ở Yên Lạc... có thể nói nguồn tài nguyên ở
Phú Lƣơng khá phong phú, là điều kiện và là tiền đề cho ngành công nghiệp
khai thác phát triển.
2.1.2.4 Đặc điểm văn hóa, y tế và giáo dục
Kinh tế - xã hội là hai mặt của nền kinh tế nói chung, nếu nhƣ phát triển
kinh tế mà không phát triển xã hội thì cũng không thể phát triển bền vững
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
đƣợc do vậy, phát triển nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với phát triển
văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế.
Về văn hoá: huyện Phú Lƣơng gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống
xen lẫn nhau. Đông nhất là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí. Dân tộc Tày,
Nùng chủ yếu sinh sống ở phía Bắc và phía Tây của huyện, dân tộc Sán Chí
chủ yếu sống ở phía Đông, dân tộc Kinh chủ yếu sống ở phía Nam và trung
tâm huyện. Với vị trí sinh sống nhƣ vậy, phong tục tập quán của mỗi dân tộc
sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, khả năng nhận thức, áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những năm vừa qua huyện đã có nhiều biện
pháp để giảm bớt khoảng cách giữa các dân tộc, nâng cao dân trí, giảm bớt
khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.
Về giáo dục: So với các huyện miền núi khác trong tỉnh, Phú Lƣơng
có hệ thống giáo dục tƣơng đối phát triển, hệ thống trƣờng học của huyện
đƣợc nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân
dân trong huyện. Thực hiện tốt chủ trƣơng tất cả con em đến tuổi đi học đều
đƣợc đến trƣờng, chất lƣợng chuyên môn dạy và học trong các trƣờng không
ngừng đƣợc nâng lên rõ rệt. Để đạt đƣợc điều đó là do có sự đầu tƣ nâng cấp
cơ sở vật chất tại các cơ sở dạy và học. Cho đến nay cả huyện có 27 trƣờng
tiểu học, 16 trƣờng trung học và 2 trƣờng trung học phổ thông với tổng số
phòng học lên đến 641 phòng, 586 lớp học, 1.395 giáo viên và 17.570 học
sinh. hiện nay 16/16 xã, thị trấn đƣợc công nhận phổ cập giáo dục trung học
cơ sở.
Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều chuyển biến tốt, đã huy động
đƣợc nhiều nguồn lực trong xã hội đầu tƣ phát triển giáo dục. Hội đồng giáo
dục, hội khuyến học các cấp, các trung tâm học tập cộng đồng thƣờng xuyên
đƣợc quan tâm, củng cố và phát huy hiệu quả đã có tác dụng động viên
khuyến khích phong trào học tập trong các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè

More Related Content

What's hot

luan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdfluan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdfNguyễn Công Huy
 
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...nataliej4
 
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...Nguyễn Công Huy
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...nataliej4
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...nataliej4
 
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thôngQuản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thôngBent Nc
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019PinkHandmade
 
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội nataliej4
 

What's hot (18)

luan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdfluan van thac si kinh te (32).pdf
luan van thac si kinh te (32).pdf
 
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
 
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa họcLuận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việcĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
 
Đề tài: Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòng
Đề tài: Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòngĐề tài: Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòng
Đề tài: Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòng
 
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...
Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại thư viện tạ qu...
 
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAYĐề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi CốcẢnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
 
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thôngQuản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
 
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
 
Đề tài: Một số điểm du lịch được sinh viên yêu thích ở Hải Phòng
Đề tài: Một số điểm du lịch được sinh viên yêu thích ở Hải Phòng Đề tài: Một số điểm du lịch được sinh viên yêu thích ở Hải Phòng
Đề tài: Một số điểm du lịch được sinh viên yêu thích ở Hải Phòng
 
Đề tài công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên, HAY
 

Similar to Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè

Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Trần Đức Anh
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdfluan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdfNguyễn Công Huy
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuyPhương Thảo Vũ
 
luan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdfluan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfNguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...ssuserc1c2711
 
luan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfluan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfNguyễn Công Huy
 

Similar to Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè (20)

Luận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ Yên
Luận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ YênLuận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ Yên
Luận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ Yên
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
 
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAYLuận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng, HAY
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người Dân
Luận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người DânLuận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người Dân
Luận Văn Tác Động Của Việc Duy Trì Và Bảo Vệ Rừng Đến Sinh Kế Của Người Dân
 
luan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdfluan van thac si kinh te (6).pdf
luan van thac si kinh te (6).pdf
 
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái NguyênTăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 
luan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdfluan van thac si kinh te (12).pdf
luan van thac si kinh te (12).pdf
 
luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdf
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và...Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và...
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo NghềLuận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
 
luan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfluan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdf
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINHTẾ & QTKD ------------------------------------- HOÀNG TRUNG THÀNH PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN TRONG NÔNG NGHIỆP CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ CỦA HUỲÊN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Thái Nguyên - 2011
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINHTẾ & QTKD ------------------------------------- HOÀNG TRUNG THÀNH PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN TRONG NÔNG NGHIỆP CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ CỦA HUỲÊN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60. 31.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ Giáo viênhƣớng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Khánh Doanh Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ kinh tế “Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020" đã đƣợc triển khai nghiên cứu tại huyện Phú Lƣơng Tỉnh Thái Nguyên là công trình nghiên cứu độc lập. Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụ cho việc viết luận văn, các nguồn thông tin đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Ngoài ra nguồn số liệu điều tra thực tế ở địa bàn nghiên cứu đã đƣợc xử lý. Tháinguyên, ngày01tháng10 năm 2011 Tác giả luận văn Hoàng Trung Thành
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tạitrƣờng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các phòng chức năng của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn những cộng tác viên, đồng nghiệp đã giúp đỡ, chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôixin chân thành cảm ơn! Tháinguyên, ngày 01tháng10 năm 2011 Tác giả luận văn Hoàng Trung Thành
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỤC LỤC Lời cam đoan............................................................................................... i Lời cảm ơn..................................................................................................ii Mục lục......................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt.............................................................................vii Danh mục các bảng, biểu...........................................................................viii Danh mục các sơ đồ, biểu đồ.......................................................................ix MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của luận văn ...................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................. 2 2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2 3. Giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................ 2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn..................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 4 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về nguồn lực .................................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm về nguồn lực .................................................................. 4 1.1.1.2. Đặc điểm của nguồn lực.................................................................. 4 1.1.1.3. Phân loại nguồn lực .......................................................................11 1.1.1.4 Vai trò của nguồn lực cơ bản trong phát triển cây chè.......................13 1.2 Kinh nghiệm sửdụng các nguồn lực cơ bản trong phát triển cây chè trên thế giới và Việt Nam..................................................................................15 1.2.1 Phát triển cây chè trên thế giới...........................................................15
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 1.2.2 Phát triển cây chè tại Việt Nam .........................................................18 2 Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................21 2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu.......................................................................21 2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu............................................................21 2.2.2.1 Số liệu thứ cấp................................................................................21 2.2.2.2 Số liệu sơ cấp.................................................................................22 2.2.3Phƣơngphápphântíchsố liệu...............................................................23 2.2.3.1 Thống kê mô tả...............................................................................23 2.2.3.2 Mô hình hoá...................................................................................24 2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu..............................26 Chƣơng 2: PHƢƠNG ÁNSỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ HUYỆN PHÚ LƢƠNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 ...............................................................................................27 2.1 Đặc điểm địa bàn huyện Phú Lƣơng .....................................................27 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên...............................................................27 2.1.1.1 Vị trí địa lý.....................................................................................27 2.1.1.2 Địa hình.........................................................................................27 2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn.............................................................28 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................29 2.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai.................................................29 2.1.2.2 Đặc điểm dân số vào lao động.........................................................30 2.1.2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng...................................................................33 2.1.2.4 Đặc điểm văn hóa, y tế và giáo dục..................................................34 2.1.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông nghiệp của huyện Phú Lƣơng......................................................................................36 2.1.3.1 Thuận lợi........................................................................................36 2.1.3.2 Khó khăn........................................................................................37
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 2.2 TìnhhìnhsảnxuấtvàphânphốichècủaTháiNguyênvàhuyệnPhúLƣơng...........39 2.3 Mô hình phân tích hệ thống...................................................................43 2.3.1 Giải thích mô hình.............................................................................43 2.3.1.1 Sơ đồ mô phỏng mối quan hệ giữa các biến trong mô hình................43 2.4 Phân tích sự biến động của các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp .....46 2.4.1 Sự biến động của dân số, lao động......................................................46 2.4.2 Sự biến động của đất chè...................................................................49 2.4.3 Sự biến động sản lƣợng chè...............................................................50 2.4.4 Phân tích sựbiến độngcủa dân số, đấtchè, sản lƣợng chè trong trạng thái động...................................................................................................53 2.5 Xây dựng các phƣơng án sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển cây chè ở huyện Phú Lƣơng.............................................................................55 2.5.1 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi có sự tác độngcủa các yếu tố kỹ thuật .....................................................................................................55 2.5.1.1 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi tăng đầu tƣ phân đạm .......56 2.5.1.2Biến độngsảnlƣợng vàcânbằngchè khiđầutƣphân lân và kalităng....57 2.5.1.3 Biến độngsảnlƣợng vàcân bằng chèkhigiảm lƣợng thuốc bảo vệthực vật59 2.5.1.4 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi đầu tƣ lao động tăng.........60 2.5.1.5 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi học vấn chủ hộ tăng..........60 2.5.1.6 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi thay đổi cơ cấu giống........61 2.5.1.7 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi đốn chè hợp lý..................62 2.5.1.8 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi có sự thay đổiđồngthời của các yếu tố kĩ thuật......................................................................................64 2.5.2 Biến động sản lƣợng và cân bằng chè khi tỷ lệ hao hụt giảm................65 2.5.3 Biến động diện tích và cân bằng chè khi mở rộng diện tích..................66 2.5.4 Biến động về diện tích, sản lƣợng và cân bằng chè khi có sự thay đổi đồng thời của các yếu tố.............................................................................67
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 .......................69 3.1 Địnhhƣớngvà mục tiêuvề sửdụngcác nguồnlực cơbảnchopháttriểncây chècủa huyệnPhúLƣơng, tỉnhTháiNguyên giaiđoạn 2010 -2020...................69 3.1.1 Quan điểm sử dụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2020..........................69 3.1.1.1 1.1 Sử dụng lao động cho sản xuất chè.............................................69 3.1.1.2 1.2 Sử dụng đất nông nghiệp cho sản xuất chè..................................69 3.1.2 Phƣơnghƣớngvàmục tiêusửdụngcác nguồnlực cơbảnchopháttriểncây chècủa huyệnPhúLƣơng, tỉnhTháiNguyên giaiđoạn 2010 -2020...................69 3.1.2.1 Phƣơng hƣớng...............................................................................69 3.1.2.2 Mục tiêu.........................................................................................70 3.2 Một số giải pháp sử dụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020.........................71 3.2.1 Giải pháp về yếu tố kỹ thuật...............................................................71 3.2.2 Giải pháp về mở rộng diện tích, tăng sản lƣợng và cân đối chè ............72 3.2.3 Giải pháp về giảm tỷ lệ hao hụt ..........................................................72 KẾT LUẬN...............................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................75
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - CN - TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ côngnghiệp - CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá - DT Diện tích - LĐ Lao động - NN Nông nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1 Diện tích đất chè thế giới giai đoạn 1996 - 2010............................16 Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng chè Việt Nam ...........................20 Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lƣơng năm 2010...........29 Bảng 2.2: Tình hình biến động dân số qua các năm 2008 - 2010...................31 Bảng 2.3: Thực trạng về lao động - việc làm huyện Phú Lƣơng 2008-2010 . 32 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên...............................39 Bảng 2.5: Tình hình phân phối chè của các hộ điều tra.................................43 Bảng 2.6 : Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất chè ....................................45 Bảng 2.7: Sự thay đổi của dân số, lao động đến năm 2020............................46 Bảng 2.8: Sự thay đổi của đất chè đến năm 2020 .........................................50 Bảng2.9:Sựthayđổidiệntích,năngsuất,sảnlƣợngchègiaiđoạn2000-2010..............51 Bảng 2.10: Sự thay đổi sản lƣợng chè đến năm 2020...................................52 Bảng 2.11: Quy hoạch phát triển chè tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020..........53 Bảng2.12:Sựthayđổicủadânsố,laođộng,đấtchè,sảnlƣợngchèđếnnăm2020.......54 Bảng 2.13: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 1.........................56 Bảng 2.14: Liều lƣợng phân đạm urê bón cho chè.......................................57 Bảng 2.15: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 2........................58 Bảng 2.16: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 3.........................59 Bảng 2.17: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 4........................60 Bảng 2.18: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 5.........................61 Bảng 2.19: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 6.........................62 Bảng 2.20: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 7.........................63 Bảng 2.21: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 8.........................64 Bảng 2.22: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 9.........................66 Bảng 2.23: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 10.......................67 Bảng 2.24: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 11.......................68 Bảng 3.1: Mục tiêu sửdụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020.........................70
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa dân số - lao động nông nghiệp, đất canh tác, sản lƣợng và cân bằng chè huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên ........................ 45 Đồthị2.1Tìnhhìnhmở rộngdiện tíchchècủaTháiNguyên giai đoạn1999 -2010........41 Đồ thị2.2: Sự chuyểndịchcơ cấulao độngcủahuyện PhúLƣơng giai đoạn 2010 - 2020............................................................................................... 48 Đồ thị2.3: Sựthay đổidiện tíchchèhuyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000 -2010...........50 Đồthị 2.4:Sựbiếnđộngdiện tích,năng suất,sảnlƣợng chègiai đoạn2000 -2010........51 Đồ thị 2.5: Mối quan hệ giữa dân số, diện tíchchè và sản lƣợng chè giai đoạn 2010-2020................................................................................................. 54
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 1. Tính cấp thiết của luận văn MỞ ĐẦU Phát triển nông nghiệp nông thôn đã và đang là một trong những ƣu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân nông thôn. Trong xu hƣớng phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày càng sâu rộng, việc phát triển nông nghiệp nông thôn cũng đặt ra những yêu cầu mới sao cho phù hợp, một trong những yêu cầu quan trọng đó là việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đảm bảo hiệu quả và bền vững. Trƣớc những yêu cầu cấp thiết nhƣ vậy huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên đang từng bƣớc thay đổi, các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp nhƣ: đất đai, dân số - lao động nông nghiệp... có xu hƣớng biến động và sự biến động đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Xu hƣớng tất yếu các nguồn lực cơ bản đang có xu hƣớng giảm trong khu vực nông nghiệp và chuyển dịch sang các ngành khác nhƣ công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, dịch vụ,... Vấn đề đặt ra là: những nguồn lực cơ bản để sản xuất nông nghiệp bao gồm: đất đai, dân số - lao động nông nghiệp... của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên sẽ thay đổi, chuyển dịchthế nào?Các định hƣớng và giải pháp cho quá trình chuyển dịch đất đai, lao động nông nghiệp ra sao? Cơ cấu chuyển dịch các nguồn lực nhƣ nào? Sản lƣợng các nông lâm nghiệp chính (chè, lúa, gỗ) biến độngnhƣ thế nào trong 10 năm tới? Đây là những câu hỏi lớn cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế để đƣa nền kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển bền vững. Để nghiên cứu và đề xuất những định hƣớng, giải pháp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp tác giả tiến hành
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 nghiên cứu đề tài: “Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cơ bản nhƣ lao động, đất đai cho phát triển chè trong dài hạn tại huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự biến động các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè. - Phân tích sự biến động của các nguồn lực chủ yếu cho phát triển cây chè huyện Phú Lƣơng ở trạng thái động. - Xây dựng các phƣơng án sử dụng hiệu quả nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè huyện Phú Lƣơng, tỉnh TháiNguyên. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè trong dài hạn tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. 3. Giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu xu hƣớng biến động của các nguồn lực cơ bản nhƣ: dân số, lao động nông nghiệp, đất canh tác, và kết quả của sự biến động các nguồn lực cơ bản đến sản lƣợng chè cho huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu xu hƣớng biến động của một số nguồn lực cơ bản nhƣ dân số - lao động nông nghiệp, đất trồng chè tác động đến sản lƣợng chè từ đó đƣa ra một số giải pháp sử dụng lao động, đất nông nghiệp phát triển cây chè huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên trong dài hạn.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 3.2.2. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu sự biến động lao động, đất nông nghiệp trong phát triển cây chè trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. 3.2.3. Phạm vi thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu sự biến động lao động, đất nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất định hƣớng, giải pháp sử dụng nguồn lực cơ bản đến năm 2020. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sự biến động và chuyển dịch các nguồn lực cơ bản nhƣ: lao động, đất nông nghiệp và một số giải pháp ổn định, phát triển cây chè theo hƣớng bền vững. - Cung cấp hệ thống số liệu cho địa phƣơng về sự chuyển dịch cơ cấu các nguồn lực cơ bản trên địa bàn. Giúp địa phƣơng nhận dạng đƣợc các vấn đề hiện đang nảy sinh của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cây trồng nói chung. - Khuyếnnghị cho địaphƣơngmộtsốchínhsáchvàgiảipháp choquátrình chuyển dịch đất đai, lao động nông nghiệp nhằm phát triển cây chè bền vững. 5. Kết cấucủa luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm các phần nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổngquan tài liệu nghiên cứuvà phƣơngpháp nghiên cứu Chƣơng 2: Phƣơng án sử dụng hiệu quả các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn2010 - 2020 Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp sử dụng các nguồn lực cơ bản cho phát triển cây chè của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2020
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1.1 Một số vấn đề lý luận vềnguồn lực 1.1.1.1 Khái niệm về nguồn lực Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực thƣờng đƣợc hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ nhƣ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền,...Theo nghĩa rộng, nguồn lực đƣợc hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu nhất định nào đó. Tuỳ vào phạm vi phân tích, khái niệm nguồn lực đƣợc sử dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, vùng lãnh thổ, phạm vi doanh nghiệp hoặc từng chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế,... Nguồn lực quốc gia đƣợc hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc (Chu Tiến Quang, 2005) Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, con ngƣời đã sử dụng một lƣợng nhất định các yếu tố về sức lao động, tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động đƣợc kết hợp theo một công nghệ nhất định với một thời gian và không gian cụ thể. Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất không ngừng đƣợc tái sản xuất mở rộng nhằm tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất và dịch vụ. Tất cả những nguồn tài nguyên hiện đang đƣợc sử dụng hoặc có thể sử dụng vào sản xuất của cải vật chất, dịch vụ đƣợc gọi là những yếu tố nguồn lực (Đặng Kim Sơn, 2001) 1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn lực a. Nguồn lực conngƣời Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại khá nhiều khái niệm về nguồn lực con ngƣời.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn lực con ngƣời là toàn bộ vốn con ngƣời (thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp,...) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động đƣợc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay một hoạt động nào đó (Đỗ Nguyên Phƣơng và Nguyễn Viết Thông, 2005) Theo Đỗ Nguyên Phƣơng và cộng sự (2005), thì nguồn lực là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ chính trị, vị thế xã hội, ... tạo nên năng lực của con ngƣời, của cộng đồng ngƣời có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và trong những hoạt động xã hội [11]. Theo Lê Du Phong (2006), thì nguồn lực con ngƣời đƣợc hiểu là tổng hoà trongthể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con ngƣời (thể lực, trí lực, nhân cách)vàtínhnăngđộngxãhộicủaconngƣời. Tínhthốngnhấtđó đƣợc thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con ngƣờithành vốn con ngƣời[9]. Nhƣ vậy, theo cách tiếp cận này, nguồn lực con ngƣời có nội hàm rất rộng, bao gồm các yếu tố cấu thành về lực lƣợng (số lƣợng), tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội và sức sáng tạo, cũng nhƣ truyền thống lịch sử và nền văn hoá mà con ngƣời đƣợc thụ hƣởng,... Trong nền kinh tế nào cũng vậy, nguồn lực con ngƣời đều giữ vai trò quyết định đối với các hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ. Trong nền kinh tế kém phát triển, sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, con ngƣời tuy trình độ hiểu biết về mọi mặt, nhất là hiểu biết về thế giới tự nhiên còn hết sức hạn chế, song vẫn là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Trong thế giới hiện đại, khi nền kinh tế của nhân loại đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng thì vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với phát triển lại càng rõ
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 nét hơn. Các lý thuyết tăng trƣởng gần đây đã chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trƣởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản là: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Trong đó, yếu tố và cũng là động lực quan trọng nhất của sự tăng trƣởng kinh tế bền vững chính là nguồn lực con ngƣời, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tức là những nhân lực đƣợc đầu tƣ phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành “nguồn vốn con ngƣời, vốn nhân lực”. Bởi vì, hiện nay trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của mình, nhiều quốc gia đã xác định phát triển nguồn vốn nhân lực là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất. Nếu xét ở góc độ phát triển bền vững, bao gồm tăng trƣởng kinh tế, an toàn xã hội và bảo vệ môi trƣờng, thì phát triển nguồn vốn con ngƣời, vốn nhân lực. Vốn nhân lực vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh cao nhất của quá trình phát triển ở mỗi quốc gia. Tầm quan trọngcủa nguồn lực conngƣờikhông chỉ dừng lại ở nhận thức lý luận, ở tƣ duy của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà luôn luôn đƣợc khẳngđịnh trongcuộc sốngsinhđộng. Nguồnlực con ngƣời, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, luôn là động lực to lớn của sự phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố vật chấtquan trọng nhất, quyết định nhất của lực lƣợng sản xuất, của nền kinh tế, củaxã hội, cũngnhƣ củaviệc sửdụngcác tiếnbộ khoahọc, công nghệ mới vào quy trình sản xuất - và vì vậy nó là một trong những yếu tố quyết định nhất của tăng trƣởng kinh tế. b. Nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng vật của thiên nhiên cho con ngƣời, là điều kiện của lao động; đất kết hợp với lao động là nguồn gốc sinh ra mọi của cải vật chất trên trái đất.
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Đất là cái nôi để con ngƣời và xã hội loài ngƣời tồn tại và phát triển. Con ngƣời sinh ra từ đất, lớn lên nhờ đất và khi mất lại trở về với đất. Chính vì con ngƣời gắn bó với đất nhƣ vậy, nên lúc đầu, khi chƣa có con ngƣời, đất đai là một phạm trù tự nhiên, nhƣng từ khi loài ngƣời xuất hiện, con ngƣời luôn tác động vào đất, bắt đất biến đổi không ngừng để phục vụ cho lợi ích con ngƣời, thì đất đai không còn là phạm trù tự nhiên đơn thuần nữa, mà còn là phạm trù xã hội [9]. Đất đai không chỉ cho con ngƣời chỗ ở, mà còn tham gia vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời. Tất nhiên, mức độ tham gia này có khác nhau giữa các ngành, các lĩnh vực. Đối với các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, văn hóa, xã hội... đất đai là nền móng để dựng nhà xƣởng và các công trình cần thiết, cái mà không có nó thì mọi hoạt động không thể diễn ra đƣợc. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai có vai trò hoàn toàn khác - con ngƣời muốn tồn tại và pháttriển trƣớc hết phải có ăn, tức là phải có lƣơng thực và thực phẩm. Điều đáng nói là nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm của con ngƣời không ngừng tăng lên cả về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại. Sự tăng lên này một mặt do dân số tăng, mặt khác do nhu cầu của bản thân từng con ngƣời cũng tăng lên cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nông nghiệp là ngành đảm nhận việc sản xuất và cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời - nhƣng sản xuất nông nghiệp muốn tiến hành đƣợc phải có đất - nếu nhƣ ở các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là điều kiện, là nền móng của hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì ở sản xuất nông nghiệp đất đai là tƣ liệu chủ yếu, tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đƣợc. Tƣ liệu sản xuất ở đây có nghĩa là đấtđai vừa là đốitƣợng lao động (khi con ngƣời thông qua các công cụ và phƣơng tiện khác tác động lên đất), vừa là tƣ liệu lao động (đất đai thông qua tính chất hóa, lý tác động lên cây trồng vật nuôi làm cho chúng sinh
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 trƣởngvà pháttriển). Đấtđailà tƣ liệu không thể thay thế đƣợc bởivì khôngcó đất thì không có sảnxuất nông nghiệp. Điều đáng nói ở đây là so với các nguồn lực khác, nguồn lực đất đai rất có hạn về diện tích (cả thể giới bị giới hạn bởi diện tích của trái đất, trong từng quốc gia bị giới hạn bởi biên giới giữa các quốc gia, từng địa phƣơng bị giới hạn bởi địa giới hành chính). Mặt khác, nguồn lực này còn bị giới hạn bởi cơ cấu các loại đất ở từng nơi nhƣ đất đồi núi, sông suối,... và lại cố định về mặt vị trí, không thể di chuyển đƣợc. Song có một thuận lợi là các tƣ liệu sản xuất khác thì cùng với thời gian sử dụng, cùng với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, chúng không ngừng bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất do hao mòn vô hình và hữu hình, còn đất đai, trái lại nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất không ngừng tăng lên. Vì những đặc điểm nêu trên của đất đai, nên đòi hỏi con ngƣời trong quá trình sử dụng phải biết phân bổ hợp lý nguồn lực này giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt phải biết tiết kiệm đất và làm cho độ màu mỡ của nó không ngừng tăng lên (trong nông nghiệp). Tóm lại, đất đai là một trong ba yếu tố chủ yếu hợp thành đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai - lao động - vốn). Trong nền kinh tế thị trƣờng, các yếu tố này cũng là hàng hóa và chịu sự tác động, sự chi phối của các quy luật của nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, cần phải thấy tính chất và đặc điểm của nó nên đất đai cũng là một loại hàng hóa đặc biệt - không thể xử sự với nó nhƣ một loạihàng hóa thông thƣờng đƣợc. Cùng với đất đai, rừng, biển, khoáng sản cũng là những tặng vật vô giá của tự nhiên cho con ngƣời và chúng cũng là những nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của mọi nền kinh tế. Nƣớc nào có nhiều khoáng sản (kể cả số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại) thì nƣớc đó sẽ có điều kiện bật nhanh hơn trong phát triển kinh tế (Mỹ, Anh, Đức là những nƣớc khá điển hình về vấn đề
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 này). Còn rừng và biển ngoài việc cung cấp cho con ngƣời và nền kinh tế những sản phẩm đặc biệt quý giá nhƣ gỗ, các loại độngvật và thực vật quý, các loại hải sản, các loài rong và tảo,.. chúng còn góp phần giữ cho môi trƣờng sống của con ngƣờiluôn trong sạch và cân bằng. c. Nguồn lực vốn tài chính Nguồn vốn tài chính chúng ta có thể hiểu đó là lƣợng vốn thực tế dƣới dạng tiền tệ và quy đổira tiền tệ đã và đang đƣợc huy độngđể phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nƣớc. Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập khu vực và thế giới đã trở thành xu hƣớng mạnh mẽ, mang tính tất yếu của tất cả các nền kinh tế, thì nguồn lực vốn tài chínhcủa một quốc gia thƣờng xuất phát từ hai nguồn gốc: trong nƣớc và nƣớc ngoài. Nguồn vốn trong nước gồm có phần tích lũy đƣợc của ngân sách nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và của mọi tầng lớp dân cƣ. Thông thƣờng, để phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia đều tìm mọi cách để huy động một cách tối đa nguồn lực vốn tài chính có trong nƣớc và coi đó là yếu tố quyết định của sự phát triển [3],[15],[16]. Nguồn vốn nước ngoài gồm có vốn tài trợ của các quốc gia, các tố chức quốc tế và cá nhân nƣớc ngoài, vốn đầu tƣ trực tiếp cả các nhà sản xuất kinh doanh, vốn tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế, đối với Việt Nam còn có vốn do ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoàigửi về cho gia đình, hoặc đầu tƣ cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh ở trong nƣớc [3],[15],[16]. Ngày nay, nguồn vốn nƣớc ngoài giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, đặc biệt là trong việc tiếp thu các công nghệ mới để tạo ra sự phát triển đột biến cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nƣớc nào cũng vậy, muốn phát triển nhanh và ổn định bao giờ cũng phải kết hợp hài hòa giữa nguồn lực trong nƣớc và ngoài nƣớc.
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Nếu nhƣ trong nền kinh tế kém phát triển, sản xuất mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, nguồn lao động với trình độ thủ công và nguồn lực đất đai là các nguồn lực giữ vai trò hàng đầu, thì trong nền kinh tế thị trƣờng với sự phát triển của công nghiệp - dịch vụ, bên cạnh các nguồn lực lao động, đất đai, tài nguyên, nguồn lực vốn tài chính trở thành nguồn lực cơ bản nhất. d. Nguồn lực khoa học - côngnghệ Về nguồn lực khoa học - công nghệ có thể hiểu đó là: khả năng nghiên cứu, sáng tạo ra các công nghệ mới và năng lực tổ chức chuyển giao các kết quả nghiên cứu đó vào ứng dụng trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, nhằm tạo cho nền kinh tế phát triển nhanh, vững chắc, đạt năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao [10]. Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy nguồn lực khoa học - công nghệ bao gồm hai nội dung hết sức quan trọng: Một là, nghiên cứu khoa học và tạo ra công nghệ mới. Nghiên cứu khoa học giúp con ngƣời hiểu đƣợc bản chất của thế giới tự nhiên, nắm đƣợc các quy luật vận độngtự thân của nó, trên cơ sở tìm tòi, sáng tạo ra các công nghệ mới ngày càng hiện đại để chinh phục thế giới tự nhiên, bắt nó phục vụ ngày càng tốt hơn cho cuộc sống của con ngƣời và sự phát triển không ngừng của xã hội loài ngƣời. Hailà, tổ chức chuyển giao các kết quả nghiên cứu đƣa vào sản xuất và đời sống. Nghiên cứu đã là vấn đề khó khăn, phức tạp, song việc đƣa đƣợc kết quả nghiên cứu vào cuộc sống không phải là chuyện dễ. Thực tiễn phát triển của xã hội loài ngƣời đã cho chúng ta thấy không ít những nghiên cứu, phát minh làm ra bị bỏ trong các ngăn kéo của các nhà khoa học, hoặc phải đến hàng chục, thậm chí vàichục năm sau mới đƣợc đƣa ra ứng dụng. Bởi vậy, một quốc gia muốn có tiềm lực khoa học - công nghệ hùng mạnh, phải luôn luôn chú trọng gắn kết một cách chặt chẽ giữa nghiên cứu,
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 sáng chế, phát minh và tổ chức chuyển giao các kết quả đó vào ứng dụng thực tiễn. Tất nhiên, cũng cần lƣu ý là những quốc gia không mạnh về nghiên cứu cơ bản thì cần đầu tƣ mạnh cho nghiên cứu ứng dụng để có thể bắt kịp với trình độ phát triển chung của nhân loại, điều này hoàn toàn có thể làm đƣợc, vì trong xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay việc nhập khẩu công nghệ mới không còn khó khăn nhƣ trƣớc nữa. Ngày nay, nhân loại đang thực hiện bƣớc chuyển quan trọng từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức - nền kinh tế mà hàm lƣợng trí tuệ chiếm trong giá trị hàng hóa và dịch vụ tới 60 -70%, thì nguồn lực khoa học - công nghệ trở nên vô cùng quan trọng, đúng hơn nó đang dần dần chiếm vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở xã hội hiện đại [10]. 1.1.1.3 Phân loại nguồn lực a. Phân theo giá trị Theo cách phân loại này nguồn lực có thể chia làm hai loại: Nguồn lực kinh tế và nguồn lực phi kinh tế. Tiêu thức đánh giá một nguồn lực là kinh tế hay phi kinh tế đƣợc căn cứ vào giá của nó. Nguồn lực kinh tế có giá trị lớn hơn không trong khi nguồn lực phi kinh tế có giá trị bằng không. Giá của nguồn lực đƣợc quyết định bởi khả năng tạo ra giá trị mới. Nguồn lực kinh tế là nguồn lực mà tiềm năng của nó bị hạn chế ở một mức nào đó nhƣ trữ lƣợng khoáng sản, lao động, vốn, công nghệ, ... Nguồn lực phi kinh tế là nguồn lực tiềm năng của nó không bị giới hạn nhƣ nƣớc, không khí, ... b. Phân theo nguồn gốc hình thành Theo cách phân loại này thì nguồn lực đƣợc chia thành hai loại, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực nhân tạo.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Nguồnlực tự nhiên đƣợc hìnhthànhtrongquátrình phát triển tự nhiên nhƣ đấtđai, tàinguyên khoángsản,...Nguồnlực nàyđƣợcconngƣờisửdụngcho mục đích sản xuất ra các sản phẩm là tƣ liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng. Nguồn lực nhân tạo là nguồn lực do con ngƣời tạo ra nhƣ các hạng mục kết cấu hạ tầng, các phát minh sáng chế trong khoa học, phát triển con ngƣời với trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Trong thực tế sự phân biệt rạch ròi giữa hai nguồn lực này không dễ dàng. Đất nông nghiệp là một ví dụ. Rõ ràng, đất là sản phẩm của tự nhiên, tuy nhiên để có độ màu mỡ nhất định thì đất đai cần có tác động của lao động, cải tạo lâu dài hàng chục thậm chí hàng trăm năm. c. Phân theokhả năng táitạo Theo cách phân loại này nguồn lực đƣợc chia thành nguồn lực có khả năng tái tạo và nguồn lực không có khả năng tái tạo. Nguồn lực có khả năng tái tạo là nguồn lực không mất đi cả về số lƣợng và chất lƣợng trong quá trình sử dụng nhƣ đất đai, rừng, sức lao động... Nguồn lực không có khả năng tái tạo là nguồn lực sẽ mất đi trong quá trình sử dụng. Dầu mỏ, các tài nguyên khoáng sản là nguồn lực không có khả năng tái tạo. Nguồn lực có khả năng tái tạo không đồng nghĩa với việc nó luôn tái tạo khi conngƣờikhai thác nó. Khả năng tái tạo này phụthuộc rất lớn vào cách thức và cƣờngđộ khai thác nguồn lực. Ví dụ: rừng tự nhiên có khả năng tự phát triển nhƣng sẽnhanh chóngmất đikhi conngƣờikhaithác quá mức và không có biện pháp duytrì khả năng phục hồi và phát triển của rừng. Tỷ lệ đất có rừng trên thế giới đang giảm đi nhanh chóng trong các thập kỷ qua là minh chứng cho việc khai thác không hợp lý nguồn tàinguyên này. d. Phân theophạm vi lãnh thổ Theo cách phân loại này nguồn lực đƣợc chia thành nguồn lực trong nƣớc và nguồn lực nƣớc ngoài.
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Nguồn lực trong nƣớc (còn gọi là nội lực) bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đƣờng lối chính sách đang đƣợc khai thác. Nguồn lực trong nƣớc đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nguồn lực nƣớc ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất - kinh doanh từ nƣớc ngoài. Nguồn lực nƣớc ngoài có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể. Mặc dù có vai trò khác nhau, nhƣng giữa nguồn lực trong nƣớc và nguồn lực nƣớc ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác, bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng kết hợp nguồn lực trong nƣớc (nội lực) với nguồn lực nƣớc ngoài (ngoại lực) thành sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. 1.1.1.4 Vaitrò của nguồn lực cơ bản trong pháttriển cây chè a. Vaitrò của đấtđai nông nghiệp trong pháttriển cây chè Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng, chất lƣợng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. để cây chè sinh trƣởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nƣớc. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nƣớc ngầm phải dƣới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thƣờng. - Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ đƣợc phát triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. ở vùng núi phần lớn là đất feralit vàng đỏ đƣợc phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trƣởng của chè nhƣ có độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nƣớc. Những đất này thƣờng nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ.. Vì thế vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dƣỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất trồng chè chỉ có một lƣợng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị hại. Bởi thế không bao giờ ngƣời ta dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ trƣờng hợp đất có độ pH quá thấp, dƣới 4. - Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện nhất định thì điều kiện dinh dƣỡng của đất có ảnh hƣởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trƣởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hƣơng của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nƣớc có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hƣơng không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít. - Địa hình và địa thế có ảnh hƣởng rất rõ đến sinh trƣởng và chất lƣợng chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè không trồng trên núi cao có hƣơng thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng. Kinh nghiệm nhận thấy chè đƣợc chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Xrilanca có mùi thơm của hoa mà hƣơng vị đó không thể có đƣợc trong chè trồng ở khu vực thấp. Nhiều tác giả ở Liên Xô Kharabava, Đjêmukhatze đã xác định chè trồng ở nơi có địa thế càng cao hơn mặt biển (trong một chừng mực nhất định) thì khuynh hƣớng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn. Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nƣớc trên thế giới thƣờng có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 ở Ấn Độ trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 mét. Chất lƣợng chè ở vùng cao tốt nhƣng về sinh trƣởng thƣờng kém hơn ở vùng thấp. Hƣớng dốc có ảnh hƣởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. Dogonatze (1969) nhận thấy rằng cƣờng độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiều vào chế độ nhiệt. Ở hƣớng dốc phía nam hàm lƣợng tanin và chất hòa tan trong búp chè cao hơn ở hƣớng dốc phíabắc. Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lƣợng chè càng có xu hƣớng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hƣởng không tốt đến sinh trƣởng và tích lũy vật chất trong cây chè. b. Vai trò của lao động nông nghiệp trong phát triển cây chè Trong sản xuất chè đòi hỏi sự tham gia của nhiều lao động. Lao động nông nghiệp sản xuất chè có ở nhiều công đoạn: thiết kế nƣơng chè, trồng chè, chăm sóc, đốn chè, thu hái chè....Chính vì vậy, cũng nhƣ nhiều ngành trong nông nghiệp, lao động là yếu tố quan trọng nhất, cách mạng nhất. Nguồn lực trong phát triển chè càng cao về trình độ học vấn và kỹ năng nghề thì năng suất và chất lƣợng càng tốt. 1.2 Kinh nghiệm sử dụng các nguồn lực cơ bản trong phát triển cây chè trên thế giới và Việt Nam 1.2.1 Phát triển cây chè trên thế giới Trên thế giới chè đƣợc trồng tập trung ở châu Á và châu Phi, chủ yếu ở một số nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Nhật Bản, Kenya. Giai đoạn 1996 - 2010 diện tích trồng chè thế giới có xu hƣớng giảm nhẹ. Nếu năm 1996, diện tích chè là gần 2,4 triệu ha thì năm 2010 còn khoảng 2,1 triệu ha, bình quân giảm 0,53% trên năm. Trong đó Nhật Bản giảm diện tích trồng chè bình quân mỗi năm 1,0%, khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng là 0,64%. Tuy nhiên tại châu Á lại có sự gia tăng đáng kể của 3 nƣớc đó là Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Với tốc độ tăng bình quân 5,31%/năm, hiện nay Trung Quốc đã trở thành nƣớc có diện tích chè lớn nhất thế giới với
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 1,84 triệu ha. Tuy diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 nhƣng Ấn Độ lại là nƣớc có sản lƣợng chè lớn nhất. Năm 2010 do điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi tuy nhiên Ấn Độ vẫn sản xuất đƣợc 966 ngàn tấn chè. Sản lƣợng chè của Ấn Độ chiếm khoảng 28% sản lƣợng chè toàn cầu và 14% giao dịch [FAO, 2010]. Trong xu hƣớng giảm diện tích trồng chè trên toàn thế giới, Nhật Bản là nƣớc có diện tích chè giảm nhiều nhất. Sở dĩ diện tích chè của Nhật Bản giảm trong giai đoạn này vì nƣớc này đang tập trung vào nghiên cứu trồng các giống chè có năng suất cao. Hiện nay Nhật Bản là nƣớc có năng suất chè cao nhất thế giới. Bảng 1.1 Diện tích đất chè thế giới giaiđoạn 1996 - 2010 ĐVT: 1000 ha TT Quốc gia và khu vực 1996 2000 2005 2010 TTPTBQ (%) Thế giới 2303.83 2419.38 2105.66 2139.44 -0.53 1 Ấn Độ 427.07 486.61 523.46 556.54 1.91 2 Bangladesh 48.25 49.92 53.2 53.73 0.77 3 Châu Á – Thái Bình Dƣơng 1913.46 2029.76 1717.28 1749.44 -0.64 4 Indonesia 114.63 114.97 116.29 118.39 0.23 5 Iran 34.68 32.27 29.85 30.71 -0.86 6 Nhật Bản 52.72 49.92 48.7 45.81 -1.00 7 Srilanka 187.69 203.17 222.04 215.36 0.99 8 Trung Quốc 891.45 933.25 1058.58 1840.35 5.31 9 Việt Nam 71.77 87.7 122.5 130.38 4.36 Nguồn:- FAO, 2011
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 - Tính toán của tác giả Cùng với những biến động trong diện tích trồng chè, thế giới hiện nay đang diễn ra sự chuyển dịch lao động từ các ngành khác trong nội bộ ngành nông nghiệp sang trồng chè. Tại Ấn Độ sản xuất chè hàng năm đã thu hút hơn 2 triệu lao động tới làm việc trong 1600 đồn điền và nhiều nhà máy chế biến chè. Ấn Độ đã đầu tƣ trên 6 triệu USD để xây dựng công viên chè đầu tiên trên thế giới nhằm nâng cao chất lƣợng chè đạt tiêu chuẩn quốc tế [Xây dựng công viên chè ở Ấn Độ, 6.2005]. Trong giai đoạn 2010 - 2020 công viên chè sẽ trở thành một khu kinh tế đặc biệt của Ấn Độ. Để nâng cao chất lƣợng các sản phẩm chè xuất khẩu Ấn Độ đã chú ý phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong từng khâu của quá trình sản xuất và chế biến chè, thƣờng xuyên đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng trình độ học vấn và kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chè nội tiêu và xuất khẩu. Các hiệp hội chè không chỉ hƣớng tới mục tiêu phát triển chè mà còn hƣớng tới lợi ích của ngƣời lao động trong ngành. Với Trung Quốc - nƣớc có diện tích chè bằng nột nửa diện tích thế giới (khoảng 1,84 triệu ha năm 2010), trong những năm qua đã đầu tƣ nhiều nhân lực cho ngành chè. Cây chè không chỉ tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời lao động mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo cho hàng triệu nông dân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc. Trong số 5 quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới thì Srilanka là nƣớc có biến động tăng giảm không đều: giai đoạn 1996 - 2005 diện tích tăng bình quân 1,88%/năm khiến cho lƣợng chè sản xuất ra tăng lên đáng kể. Từ năm 2006 - 2010 chè của giảm về cả diện tích lẫn sản lƣợng: giảm bình quân 0,61%/năm, tuy nhiên nƣớc này tăng diện tích 0,99%/năm trong toàn thời kỳ. Tại quốc gia Nam Á này ngành chè đã đƣợc chính phủ đặc biệt coi trọng vì nhẽ: nó không chỉ đóng góp lớn vào GDP mà còn là khu vực kinh tế thu hút
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Là ngành sản xuất tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ tại Srilanka phát triển theo. Chè Ceylon của Srilanka đã nổi tiếng thế giới từ hơn một thế kỷ về chất lƣợng và hƣơng vị. Để thúc đẩy sự phát triển của chè bên cạnh các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lƣợng chè, chính phủ Srilanka đã thành lập Ủy ban chè từ tháng 1 năm 1976. Ủy ban chè có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cho ngƣời sản xuất và xuất khẩu chè nhƣ: xúc tiến thƣơng mại chè Ceylon trong và ngoài nƣớc, là trung tâm thông tin về thị trƣờng chè, duy trì phòng thí nghiệm phân tích nhằm đạt tiêu chuẩn ISO cho sản phẩm chè, bảo hộ và phát triển thƣơng hiệu chè Srilanka, thu hut khách du lịch từ ngành chè...Từ nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất và tiêu thụ, ngành chè thực sự là ngành mũi nhọn thu hút sự chuyển dịch lao động cả nƣớc tạo nên sự độc đáo trong chè Srilanka. Tóm lại, với điều kiện tự nhiên phù hợp cho pháttriển chè trong những năm qua các nước châu Á và châu Phi đã không ngừng mở rộng diện tích, áp dụng các tiến bộ khoa học, sử dụng nhiều lao động nông nghiệp,đầu tư thâm canh chè khiến cho sản lượng không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đồ uống của một bộ phận dân cư trên thế giới. 1.2.2 Phát triển cây chè tại Việt Nam Lịch sử trồng chè của Việt Nam đã có từ lâu. Nhƣng cây chè đƣợc khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu từ năm 1960 trở lại đây. Quá trình phát triển diện tích trồng chè ở Việt Nam có thể chia làm bốn giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1890 - 1945:năm 1890 một số đồn điền chè đƣợc thành lập đầu tiên: Tĩnh Cƣơng (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha, chè đƣợc trồng ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với diện tích 1900 ha. Năm 1925 - 1940 ngƣời Pháp mở các đồn điền trồng chè ở cao
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 nguyên Trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha. Tính đến năm 1938, tổng diện tích trồng chè của Việt Nam là 13.405 ha với sản lƣợng trên 27 ngàn tấn chè búp tƣơi. Cây chè đƣợc trồng nhiều ở Bắc bộ và Trung bộ trong đó trên 75% diện tích là của ngƣời Việt, khoảng 25% diện tích là của ngƣời Pháp. Theo số liệu thống kê năm 1939 sản lƣợng chè của Việt Nam là 10.900 tấn, đứng hàng thứ 6 sau Ấn Độ, Sri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản và Inđônêxia. Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là diện tích là diện tích trồng chè rất phân tán, lẻ tẻ, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp. Kỹ thuật canh tác lâu sơ sài với phƣơng thức quảng canh, năng suất rất thấp chỉ đạt trên dƣới 1,5 tấn búp tƣơi/ha. Các cơ sở nghiên cứu về cây chè đƣợc thành lập ở hai nơi Phú Hộ (Vĩnh Phú) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). Giai đoạn 1945 - 1955: do ảnh hƣởng của cuộc chiến tranh chống Pháp các vƣờn chè bị bỏ hoang nhiều, số còn lại không đƣợc đầu tƣ chăm sóc cho nên diện tích và sản lƣợng chè trong thời kỳ này giảm sút dần. Giai đoạn 1956 - 2000: với phƣơng châm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc, nghề trồng chè của Việt Nam đã đƣợc chú ý đúng mức. Chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nƣớc ta. Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Giai đoạn này việc sản xuất và cung cấp chè chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở trong nƣớc, cũng nhƣ nhu cầu xuất khẩu. Tính đến hết năm 2000 cả nƣớc có 87.700 ha chè với tổng sản lƣợng trên 314 ngàn tấn chè búp tƣơi (Hoàng Văn Chung, Giáo trình chè, NXB ĐH Thái Nguyên). Giai đoạn 2000 - 2010: thời gian này chè của nƣớc ta biến động tăng về diện tích (năm 2010 tăng 48,23% so với 2000) tuy nhiên tốc độ trƣởng không đều. Nếu nhƣ giai đoạn 2000 - 2004 diện tích trồng chè trên toàn quốc tăng mạnh (tăng trên 33 ngàn ha) thì chậm lại vào giai đoạn 2005 - 2010
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 (tăng 8 ngàn ha), bình quân tăng diện tích đạt 4,47%/năm [Tổng cục Thống kê, 2010]. Nhƣ vậy, diện trồng chè cả nƣớc và tại các vùng trồng chè chính của nƣớc ta tăng khá đều trong những năm qua. Sở dĩ diện tích biến động tăng liên tục trong nhiều thập kỷ vì Việt Nam xác định ngành chè là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Sản xuất chè không chỉ đóng góp kim ngạch xuất khẩu mà còn là khu vực thu thút nhiều lao động nông nghiệp (năm 2010 ngành chè thu hút khoảng 6 triệu lao động- Nguồn: Trung tâm thông tin – Bộ Lao động). Từ năm 2002 đến nay, ngoài việc mở rộng diện tích, một cuộc cách mạng về giống chè đã triển khai trên diện rộng. Rất nhiều diện tích chè cằn cỗi, năng suất thấp đã đƣợc cải tạo và thay thế bằng một số giống mới năng suất cao, chất lƣợng tốt. Nhờ vậy năng suất chè không ngừng tăng lên. Năm 2010, tại Thái Nguyên - một tỉnh có chất lƣợng chè tốt nhất Việt Nam năng suất bình quân đạt 10,55 tấn chè búp tƣơi trên 1 ha [Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2010]. Bảng 1.2 Diệntích, năng suấtvà sảnlƣợng chè Việt Nam Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2000 87700 3.59 314.74 2001 98300 3.46 340.13 2002 109300 3.88 423.60 2003 116300 3.86 448.62 2004 120800 4.25 513.81 2005 122500 4.65 570.02 2006 122900 5.28 648.95 2007 126200 5.59 705,98 2008 125600 5.94 746.27 2009 128100 6.24 798.83 2010 130068 6.47 841.54 Nguồn:Tổng cụcThống kê năm 2010
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích trồng cây lƣơng thực, chè là một trong những cây có ƣu thế nhất. Nguồn lao động của ta dồi dào nhƣng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, chè là một loại cây yêu cầu một lƣợng lao động sống rất lớn. Do đó việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý vừa để phân bố đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả nƣớc. Việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bổ doang nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó làm cho việc phân bố công nghiệp đƣợc đồng đều và làm cho vùng trung du và miền núi mau chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn hóa. 2 Phƣơng phápnghiêncứu 2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu Huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên là một huyện miền núi nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Những năm gần đây huyện đã tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với tốc độ nhanh. Trong quá trình này, diện tích đất nông nghiệp trong huyện đang bị thu hẹp khiến cho sản lƣợng chè có nhiều biến động. Vì vậy để ổn định tình hình sản xuất chè đồng thời thực hiện công nghiệp hóa thành công là điều không dễ dàng. Với những lý do trên, huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên đƣợc chọn làm điểm nghiên cứu đề tài 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1 Số liệu thứ cấp - Các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố: báo cáo khoa học, tạp chí, bài báo. - Báo cáo tổngkếttìnhhìnhsảnxuấtkinhdoanh, kinh tế- xãhộicủahuyện.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 - Niên giám thống kê huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên Các số liệu thứcấp đƣợc thuthập nhằmphântíchtìnhhình kinh tế-xã hội của huyện, đồng thời phân tích tình hình sử dụng một số nguồn lực từ đó xây dựng lên mô hình phân tích hệ thống nhằm sử dụng nguồn lực cho phù hợp. 2.2.2.2 Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra phòng vấn hộ nông dân nhằm xác định cụ thể các yếu tố ảnh hƣởng đế năng xuất chè, tình hình phân bổ sản lƣợng chè. Chọn điểm điều tra: để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, địa điểm điều tra phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phƣơng diện điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm tình hình nông thôn và nông dân của vùng. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên, tác giả chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng chính của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên đề điều tra các yếu tố ảnh hƣởng đến năng xuất chè đó là: - Xã Yên Ninh đại diện cho vùng núi cao của huyện, là một xã miền núi của huyện, sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, sản xuất chè theo hƣớng quảng canh, năng suất chè ở mức thấp trong huyện. Tại Yên Ninh tác giả điều tra 60 hộ nông dân trồng chè nhằm thu thập các số liệu về yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất chè của xã. - Thị trấn Đu đại diện cho vùng trung tâm, nơi có tiến trình đô thị hoá nhanh, đất đai, dân số- lao động nông nghiệp có những biến động lớn nên ảnh hƣởng sâu sắc đến diện tích đất nông lâm nghiệp dùng cho sản xuất nông nghiệp. Thị trấn Đu có định hƣớng phát triển nông lâm nghiệp với tốc độ nhanh, ổn định, đa dạng theo hƣớng sản xuất hàng hoá, đặc biệt chú trọng phát triển vùng chè đặc sản, vùng lúa thâm canh và vƣờn rừng. Tại thị trấn Đu tác giả điều tra 60 hộ nông dân trồng chè nhằm thu thập các số liệu về yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất chè của thị trấn.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 - Xã Cổ Lũng đại diện cho vùng thấp của huyện. Xã có đất đai tƣơng đối bằng phẳng, mầu mỡ, sản xuất nông lâm nghiệp theo hƣớng hàng hoá với thế mạnh là sản phẩn lúa gạo và chăn nuôi. Phát triển cây chè tại Cổ Lũng mạnh mẽ theo hƣớng thâm canh mang lại thu nhập cao cho các hộ nông dân trong xã. Tại Cổ Lũng tác giả điều tra 60 hộ nông dân trồng chè nhằm thu thập các số liệu về yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất chè của xã. 2.2.3Phương pháp phântíchsốliệu 2.2.3.1 Thống kê mô tả Thống kê mô tả là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện và tình hình sử dụng các nguồn lực đất chè, đất rừng, dân số - lao động, sản lƣợng chè qua các năm. * Dùng phƣơng pháp chỉ số để phân tích biến động của từng nhân tố xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố cấu thành nhân tố và tổng thể. Cụ thể trong đề tài này chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ số 3 để xem xét và phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tớisản lƣợng chè của huyện. * Dãy số thời gian: giúp ta dự báo (dự đoán sự phát triển của hiện tƣợngtrongtƣơnglai): - Dự báo theo lƣợng tăng lên bìnhquân: Yk = y0 + k.d Trong đó:Yk:Là mức độ kì thứ k kể từ kì gốc Y0: Là mức độ kì gốc Xn – X1 n-1 - Dự báo theo tốc độ phát triển bình quân Yk = y0*tk Trong đó:t là tốc độ phát triển bình quân
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 - Dự báo mức tăng dân số Nt = N0 [ 1+ (P +(-)V)/100] Trong đó:P là tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên V là tỉ lệ gia tăng dân số cơ học 2.2.3.2 Mô hình hoá a) Mô hình hoá năng suấtchè - Sử dụng mô hình Cobb - Douglas để mô hình hoá các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất chè. Mô hình Cobb - Douglas là mô hình đƣợc sử dụng rộng rãi trong kinh tế học vi mô và vĩ mô. Ƣu thế của mô hình Cobb - Douglas là thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa các yếu tố không cùng độ đo lƣờng, các yếu tố không cùng bản chất đều đƣợc đánh giá đồng thời. - Mô hình Cobb -Douglas có dạng tổng quát nhƣ sau: Y= F(Z)= a.Z1 1 .Z2 2 ...Zn n .e(D) Y là biến số phụ thuộc, phản ánh yếu tố kết quả của sự tác động A là hằng số Z1, Z2...Zn là các biến độc lập phản ánh nguyên nhân D là biến giả định mang tính định tính, D nhận giá trị bằng 0 hoặc 1 1, 2...n là cáchệ sốcủabiếnsốZ là hệ số của D Sau khi biến đổisẽ thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa biến số phụ thuộc và các biến độc lập thể hiện ở phƣơngtrình hồi quy tƣơng quan sau: LnY= 0+1LnZ1+2LnZ2+...+nLnZn+D - Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa/chè LnY=0+1LnX1+2LnX2+3LnX3+4LnX4+5LnX5+ 6LnX6+7LnX7 Y: Năng suất chè (tấn/ha) i: hệ số của biến số Xi (i=1,7) X1: lƣợng bónphân kali
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 (kg/ha) X2: lƣợng bónphânlân (kg/ha)
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 X3: lƣợng bónđạm(kg/ha) X4: tiền thuốc bảo vệ thực vật (nghìn đồng/ha) X5: lao động(ngày ngƣời/ha) X6: giống (kg/ha) X7: lƣợng phân chuồng(tấn/ha) b) Mô hình hoá trong sử dụng cácnguồn lực Mô hình phân tích hệ thống là loại mô hình dùng để mô tả và phân tích sự vận động của một chuỗi sự vật hiện tƣợng kinh tế xã hội trong một khoảng thời gian dài. Chuỗi sự vật hiện tƣợng trong mô hình có mối quan hệ hữu cơ và ảnh hƣởng lẫn nhau tạo nên một sự tƣơng tác thay đổi có tính chất hệ thống động (Bruce hannon & Matthias ruth, 1994). Sự phân tích kết quả của mô hình đƣợc gọi là phân tích hệ thống. Chúng ta cũng đã biết, nguồn lực đƣợc sử dụng trong phát triển kinh tế xã hội hết sức đa dạng và phong phú nhƣ đất đai, dân số - lao động, lƣơng thực, tài nguyên thiên nhiên,... Sự gia tăng dân số làm diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu ngƣời giảm, hay tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ làm giảm diện tích đất canh tác, do đó làm giảm sản lƣợng chè...Có thể nói, sự thay đổi của nguồn lực này sẽ có tác động dây chuyền tới các nguồn lực khác, những nguồn lực đó có mối quan hệ với nhau trong một hệ thống phức tạp. Trong nghiên cứu này, nguồn lực đất canh tác chè, dân số - lao động, sản lƣợng chè sẽ đƣợc chúng tôi đặt trong một hệ thống và sử dụng mô hình kinh tế động để xây dựng cũng nhƣ phân tích hệ thống đó. Các yếu tố cấu thành nên mô hình phân tích hệ thống động đƣợc thể hiện nhƣ sau: Biến chính là các yếu tố cuốicùng đƣợc phân tích, nó chịu sự tác động của các yếu tố khác và thay đổi theo sự tác động đó. Giá trị cuối cùng của biến chính là kết quả của mô hình.
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Biến đầu vào Biến chính1 Biến điều Biến điều Biến đầu vào Biến chính2 Biến điều Biến trung gian đƣợc dùng để tính giá trị của biến chính, biến chính chịu sự tác động gián tiếp của các yếu tố khác thông qua biến trung gian. Biến trung gian còn gọi là biến đầu vào và biến đầu ra. Biến điều khiển (trong hình vẽ thể hiện bằng hình tròn) là những biến tác động tới biến chính, sự thay đổi của chúng sẽ kéo theo sự thay đổi của cả hệ thống. Các biến được liên kết với nhau bởi các mũi tên chỉ hƣớng của sự tác động. - Tác dụng của mô hình phân tích hệ thống: Kết quả của mô hình là cơ sở để các nhà hoạch định đƣa ra những chiến lƣợc hay kế hoạch sử dụng các nguồn lực đã đƣợc tính toán cho sự phát triển trong tƣơng lai. Biến đầu ra Biến đầu ra Sơ đồ 1.1:Mô phỏng mô hình hệ thống động 2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu - Diện tíchđất nông nghiệp từ 2010 - 2020 - Dân số các năm từ 2010 - 2020 - Lao độngnông nghiệp từ năm 2010 - 2020 - Năng suất chè các năm từ 2010 -2020 - Sản lƣợng chè các năm từ 2010 -2020 - Cân bằng chè các năm 2010 - 2020
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 Chƣơng 2 PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN CHO PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ HUYỆN PHÚ LƢƠNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 2.1 Đặc điểmđịa bàn huyện Phú Lƣơng 2.1.1 Đặcđiểm điều kiệntự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Phú Lƣơng là huyện trung du, miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Thái Nguyên, có quốc lộ 3 chạy giữa huyện lỵ với chiều dài 38 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 20 km về phía nam. - Phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới (của tỉnh Bắc Kạn) - Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên - Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Đại Từ Với vị trí địa lý nhƣ trên. Phú Lƣơng có nhiều thuận lợi về giao thông, thuận lợi trong việc giao lƣu với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh là thành phố Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên của huyện là 368,95km2 toàn huyện có 16 đơn vị hành chính (14 xã và 2 thị trấn). 2.1.1.2 Địa hình Phú Lƣơng là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình tƣơng đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vân tải có thể chia thành 4 dạng địa hình chính nhƣ sau: - Địa hình núi đá phía Tây và Tây Nam. - Địa hình núi đá dốc từ 250 C đến 300 C chiến 70% diện tích tự nhiên. - Các thung lũng hẹp chiếm 3,5%. - Các dải thoải có độ dốc từ 150 C đến 200 C có khoảng 40000 ha.
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Huyện Phú Lƣơng nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng bát úp, có độ dốc trung bình từ 200 – 500 so với mực nƣớc biển. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình từ 15 -20m, địa hình tƣơng đốiphức tạp bao gồmcảđồngbằng, đồinúi và núi đá, hệ thốngsông suối, ao hồ khá phong phú nhƣng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không đều 2.1.1.3 Đặcđiểm khí hậu, thủyvăn - Khí hậu, thời tiết: Phú Lƣơng có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trƣng của khí hậu Việt Nam . Trong năm khí hậu đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 25 - 27°C, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 10 - 18°C, Có hai hƣớng gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Đặc điểm này tạo cho huyện Phú Lƣơng sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là các cây nhiệt đới.bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hƣởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm, mƣa nhìều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thƣờng xuyên xảy ra úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt đến việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiêu năm rét đậm, hanh khô, nắng nóng, sƣơng muối kéo dài làm ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng. - Thuỷ văn: huyện Phú Lƣơng có mật độ sông lớn (bình quân 0,2 km) trữ lƣợng nƣớc lớn, tập trung ở một số sông lớn nhƣ: Sông Đu, sông Cầu và một số phụ lƣu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện cho công tác thuỷ lợi. + Sông Chu và các hợp thuỷ của nó nằm ở phía bắc của huyện hành chính dài khoảng 10 km. + Sông Đu bắt nguồn từ phía Bắc của huyện chảy dọc theo địa bàn huyện qua Giang tiên đổ vào sông Cầu tại Sơn Cẩm. Sông Đu đƣợc tạo thành bởi 2 nhánh bắt nguồn từ tây bắc, một nhánh bắt nguồn từ đông bắc có tổng chiều dài khoảng 45 km.
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết, thuỷ văn của huyện Phú Lƣơng tƣơng đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. 2.1.2 Đặcđiểm kinhtế - xã hội 2.1.2.1 Đấtđai và tình hình sử dụng đấtđai Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đất là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố dân cƣ và xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lƣơng năm 2010 TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 36.895,0 100,0 1 Đất nông nghiệp 30.564,0 82,8 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12.483,4 33,8 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.810,06 15,7 1.1.1 Đất trồng lúa 4.092,82 11,0 1.1.1 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 49,52 0,13 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác 1.667,72 4,52 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 6.673,38 18,0 1.2 Đất lâm nghiệp 17.246,3 46,7 1.2.1 Đất rừng sản suất 14.684,8 39,8 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2.561,47 6,94 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 833,72 2,26 2 Đất phi nông ngiệp 5.715 15,4 2.1 Đất ở 1.697,93 4,60 2.2 Đất chuyên dùng 3.085,42 8,36 2.3 Đất tôn giáo , tín ngƣỡng 8,15 0,02 2.4 Đất nghĩa trang , nghĩa địa 75,1 0,20 2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 824,16 2,23 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 24,36 0,07 3 Đất chưa sử dụng 616,0 1,67 Nguồn:Phòng Tài nguyên vàMôi trường huyện Phú Lương, 2010
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai đƣợc con ngƣời thƣờng xuyên quan tâm bồi dƣỡng, khai thác cho quá trình sản xuất. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con ngƣời lại càng chú trọng đến việc bồi dƣỡng làm cho nguồn tài nguyên này ngày một màu mỡ để phục vụ cho cuộc sống của chính mình đƣợc tốt hơn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Lƣơng là 36.895 ha. Cơ cấu đất đai đƣợc phân bố nhƣ sau: đất sản xuất nông nghiệp 12.483,4 ha chiếm 33,8% trong đó đất trồng cây hàng năm 5.810,06 ha, đất trồng cây lâu năm là 6.673,38 ha, ao hồ nuôi thuỷ sản 833,72 ha. Đất lâm nghiệp 17.246,3ha chiếm 46,7% trong đó đất rừng sản xuất 14.684,8 ha đất rừng phòng hộ 2.561,47 ha đất chuyên dùng 3.085,42 ha chiếm 8,36%, đất ở 1697,93 ha chiếm 4,6% đất chƣa sử dụng 616 chiếm 1,67%. Quỹ đất nông nghiệp của huyện khá lớn, đây là thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá, bởi đất đai là tƣ liệu sản xuất của ngƣời nông dân. Tuy nhiên đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã còn gần trung tâm thì lại ít hơn, vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện cần phân theo khu vực, từ đó định hƣớng phát triển cây trồng vật nuôi nói chung và cây chè nói riêng phù hợp nhằm phát triển ngành nông nghiệp huyện Phú Lƣơng bền vững. 2.1.2.2 Đặcđiểm dân số vào lao động Thành phần dân cƣ của huyện: Phú lƣơng có nhiều anh em dân tộc sinh sống nhƣ Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,…Theo số liệu tại phòng Thống kê thì dân số của huyện biến động nhƣ sau: Phú Lƣơng có diện tích rộng, địa hình chia cắt chủ yếu là đồi núi, dân cƣ phân bố không đều, ở vùng cao và vùng núi dân cƣ tập trung thƣa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cƣ lại dày đặc. Vì vậy Phú
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Lƣơng có mật độ dân số 287ngƣời/km2 (năm 2010) thấp hơn nhiều so với mật độ dân số của tỉnh Thái Nguyên (320 ngƣời/km2 ). Giống nhƣ hầu hết các huyện trong tỉnh, dân thành thị sinh sống trong địa bàn huyện tăng chậm trong những năm qua và chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 6,9% năm 2008 và có xu hƣớng tăng dần trong 2 năm 2009 và 2010 với tỷ lệ là 7,0% và 7,1%. Dân nông thôn chiếm tỉ lệ rất cao lên tới 93,1% năm 2008, 93,0 năm 2009 và 92,9 năm 2010. Bảng 2.2:Tình hình biến động dân số qua các năm 2008 - 2010 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tốc độ phát triển (% ) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 09/08 10/09 Tổng dân số 105.152 100 105.444 100 105.998 100 0,28 0,52 Phân theo giới tính: - Nam 52.627 50,3 51.642 48,9 51.868 48,6 -1,87 0,44 - Nữ 52.525 49,7 53.802 51,1 54.130 51,4 2.43 0,61 Phân theo thành thị, nông thôn: - Thành thị 7.299 6,9 7.342 7,0 7.494 7,1 0,59 2,1 - Nông thôn 97.853 93,1 98.102 93,0 98.504 92,9 0,25 0,41 Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Phú Lương năm 2010 Với điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn nhƣ vậy, tốc độ tăng dân số của huyện ở mức thấp hơn của cả nƣớc. Đây là một nhận thức đúng đắn của ngƣời dân Phú Lƣơng trong điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Điều này sẽ giảm áp lực việc làm, giảm tệ nạn xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh hơn. Lao động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cho tăng trƣởng kinh tế, nguồn lao động của huyện chủ yếu là lao động phổ thông. Để nghiên cứu rõ hơn tình hình biến động của nguồn lao động ta xét bảng sau: Nguồn lao động của huyện chiếm trên 67,0% (năm 2010) trong tổng dân số của huyện. Con số này cho thấy dân số của huyện là dân số trẻ, nguồn
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 lao động dồi dào là lợi thế nhƣng cũng là một thách thức trong sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2008 nguồn lao động của huyện là 71.098 ngƣời, năm 2010 là 71.365 ngƣời. Năm 2010 số ngƣời lao động đang làm việc trong nghành nông nghiệp là 38.550 ngƣời chiếm 57%, lao động trong ngành phi nông nghiệp là 32.815 ngƣời chiếm 43%. Bảng 2.3: Thực trạng về lao động - việc làm huyện Phú Lƣơng 2008-2010 STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 1 Tình hình dân số, LĐ trên địa bàn huyện: - Dân số: - Lao động: Ngƣời Ngƣời 105.152 71.098 105.444 71.139 105.998 71.365 2 tỷ lệ lao động so với tổng dân số (%) Ngƣời 67,6 67,4 67,3 3 Số Lao động đƣợc giải quyết việc làm mới. Ngƣời 994 1.005 1.100 4 Số LĐ có thêm việc làm Ngƣời 5.011 5.115 5.150 5 Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn. % 81,0 82,4 83,0 6 Số Lao động đƣợc đào tạonghề. -Trong đóđàotạoqua trung tâmDạynghềhuyện. Ngƣời Ngƣời 1.332 537 1.459 577 1.582 619 7 Cơ cấu LĐ theo ngành (%) - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. - Công nghiệp, tiểu thủ CN & xây dựng. - Thƣơng mại, dịch vụ . - Khác. % 100% 62,0 22,5 14,5 1,0 100% 59,5 24,0 15,0 1,5 100% 57,0 25,5 15,5 2,0 Nguồn: Phòng Lao động - TB & XH huyện Phú Lương Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện chuyển dịch cùng với xu thế đô thị hoá và công nghiệp hoá, nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp tăng do việc mở rộng diện tích khu công nghiệp... đồng thời nhu cầu lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng lên (lao động tăng thêm trong các ngành dịch vụ chất lƣợng cao, trong các cơ sở y tế, nghiên cứu y học, trong các cơ sở đào tạo, khoa học công nghệ,...) tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế còn chậm lao động nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần cả tuyệt đối lẫn tƣơng đối, song nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động, năm 2008 chiếm 62% đến năm 2010 chiếm 57%. 2.1.2.3 Đặcđiểm cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong những nét cơ bản trong bức tranh tổng thể của nông thôn. Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế cũng nhƣ nâng cao phúc lợi của dân cƣ nông thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nƣớc, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện đã có nhiều thay đổi. Hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm, các công trình phúc lợi xã hội đã từng bƣớc đƣợc quan tâm nâng cấp. - Hệ thống giao thông: trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm của tỉnh, huyện Phú lƣơng đã đƣợc đầu tƣ nhiều công trình lớn. Do vậy việc đi lại, thông thƣơng hàng hoá đƣợc thuận tiện. Tất cả 16 xã đều có đƣờng ôtô đến trung tâm xã, trong đó có 13 xã đã có đƣờng nhựa đến trung tâm xã, chỉ có 2xãđãcó đƣờngđávà1xãlà cònđƣờngcấpphối. Quốclộ 3 nằm trên địa bàn huyện nối liền từ thành phố TháiNguyên đi Bắc Kạn, Cao Bằng dài 35 km đƣợc nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợicho việc phát triển kinh tế. - Hệ thống điện: trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng đƣa lƣới điện quốc gia về phục vụ nhân dân trong huyện. Đến nay toàn huyện có 16/16 xã đã có điện. Hàng năm huyện đã có những biện pháp nâng cấp và sửa chữa mới nhiều km đƣờng điện nhƣng vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện. - Thông tin liên lạc: trong nền kinh tế thị trƣờng, ngoài chức năng về chính trị, xã hội, thông tin trở thành yếu tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Ngƣời nông dân cần có thông tin kinh tế chính xác từ đó đƣa ra các quyết định về sản xuất kinh doanh. Nhận thức đƣợc điều này, huyện Phú
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Lƣơng đã phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến toàn bộ tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện. Đến nay hệ thống bƣu điện đã phục vụ đƣợc 100% dân cƣ. Tất cả các xã đều có điện thoại, mạng lƣới truyền thanh truyền hình Trung ƣơng cũng đƣợc phát triển hầu khắp các xã. Tồn tại cơ bản là cơ sở vật chất kỹ thuật còn đơn giản, lƣợng thông tin cung cấp cho nông dân trong huyện còn ít, chất lƣợng thông tin còn chƣa cao. - Thuỷ lợi: hệ thống thuỷ lợi đƣợc coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tăng năng suất phần lớn các loại cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, thoát nƣớc vào mùa mƣa, cung cấp nƣớc vào mùa khô… Trong những năm qua công tác thuỷ lợi đã liên tục phát triển, đã nâng cấp và xây dựng mới nhiều công trình lớn, vừa và nhỏ. Đến nay, cả huyện có 32 km kênh mƣơng đƣợc kiên cố hoá, 42 hồ chứa nƣớc để phục vụ nhân dân chủ động trong công tác tƣới tiêu. Xây dựng đƣợc 40 đạp lớn nhỏ khác nhau ngăn qua các khe suối để dẫn nƣớc về đồng ruộng phục vụ sản xuất chuyển từ diện tích lúa 1 vụ sang diện tích lúa 2 vụ. Để đáp ứng đủ lƣợng nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, đƣa năng suất và sản lƣợng cây trồng lên cao, đồng thời với việc đầu tƣ nhƣ trên, huyện còn xây dựng đƣợc 29 trạm bơm nƣớc lớn nhỏ để đƣa nƣớc đến tận đồng ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện hiện có có một số mỏ khoáng sản nhƣ: Mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm (đã đƣợc khai thác), đất cao lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng (trữ lƣợng khoảng 2 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận tiện), mỏ Ti tan ở Động Đạt trữ lƣợng 40 triệu tấn. Ngoài ra còn có mỏ than Phấn Mễ, mỏ trì, mỏ kẽm ở Yên Lạc... có thể nói nguồn tài nguyên ở Phú Lƣơng khá phong phú, là điều kiện và là tiền đề cho ngành công nghiệp khai thác phát triển. 2.1.2.4 Đặc điểm văn hóa, y tế và giáo dục Kinh tế - xã hội là hai mặt của nền kinh tế nói chung, nếu nhƣ phát triển kinh tế mà không phát triển xã hội thì cũng không thể phát triển bền vững
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 đƣợc do vậy, phát triển nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế. Về văn hoá: huyện Phú Lƣơng gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống xen lẫn nhau. Đông nhất là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí. Dân tộc Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở phía Bắc và phía Tây của huyện, dân tộc Sán Chí chủ yếu sống ở phía Đông, dân tộc Kinh chủ yếu sống ở phía Nam và trung tâm huyện. Với vị trí sinh sống nhƣ vậy, phong tục tập quán của mỗi dân tộc sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, khả năng nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những năm vừa qua huyện đã có nhiều biện pháp để giảm bớt khoảng cách giữa các dân tộc, nâng cao dân trí, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng. Về giáo dục: So với các huyện miền núi khác trong tỉnh, Phú Lƣơng có hệ thống giáo dục tƣơng đối phát triển, hệ thống trƣờng học của huyện đƣợc nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân trong huyện. Thực hiện tốt chủ trƣơng tất cả con em đến tuổi đi học đều đƣợc đến trƣờng, chất lƣợng chuyên môn dạy và học trong các trƣờng không ngừng đƣợc nâng lên rõ rệt. Để đạt đƣợc điều đó là do có sự đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất tại các cơ sở dạy và học. Cho đến nay cả huyện có 27 trƣờng tiểu học, 16 trƣờng trung học và 2 trƣờng trung học phổ thông với tổng số phòng học lên đến 641 phòng, 586 lớp học, 1.395 giáo viên và 17.570 học sinh. hiện nay 16/16 xã, thị trấn đƣợc công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều chuyển biến tốt, đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực trong xã hội đầu tƣ phát triển giáo dục. Hội đồng giáo dục, hội khuyến học các cấp, các trung tâm học tập cộng đồng thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, củng cố và phát huy hiệu quả đã có tác dụng động viên khuyến khích phong trào học tập trong các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động