SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Thị Thùy Lớp:CQ50/15.01i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và không
sao chép dưới bấtkỳ hình thức nào, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Thạc
sĩ Trần Thị Thu Hiền – khoa Ngân hàng Bảo hiểm – Học viện Tài chính. Các
số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả khóa luận tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thùy
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Thị Thùy Lớp:CQ50/15.01ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................................4
1.1 Hoạt động tín dụng cuả ngân hàng thương mại ....................................................4
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại .....................................................................4
1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ....................................................5
1.2.Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại. .................................................6
1.2.1.Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư. ....................................................................6
1.2.2.Sự cần thiết về thẩm định dự án đầu tư...................................................................6
1.3.Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại...............................9
1.3.1.Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư.................................................9
1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định dự án đầu tư. ................................10
1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư ở ngân
hàng thương mại. ................................................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN ..............15
2.1 Những nét cơ bản về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Việt
Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên..............................................................................15
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên..................................................15
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức............................................................................................17
2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên.........................................32
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Thị Thùy Lớp:CQ50/15.01iii
2.2.1. Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi
nhánh Đại Từ Thái Nguyên..............................................................................................32
2.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ
Thái Nguyên.......................................................................................................................34
2.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ
Thái Nguyên.......................................................................................................................36
2.3 Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại Agribank Đại Từ .......41
2.3.1. Giới thiệu về DNTN TM Trường Giang .............................................................41
2.3.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.............................................................43
2.3.3 Thẩm định “Dự án đầu tư mua đầu kéo, sơ mi rơ moóc của DNTN TM
Trường Giang ”..................................................................................................................51
2.3.4 Kết luận và đề xuất của cán bộ thẩm định............................................................60
2.3.5. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định: “Dự án đầu tư mua đầu kéo, sơ mi rơ
moóc của DNTN TM Trường Giang” ............................................................................61
2.4 Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánh
Đại Từ Thái Nguyên .........................................................................................................62
2.4.1 Những kết quả đạt được..........................................................................................62
2.4.2 Những điểm hạn chế trong quá trình thẩm định và nguyên nhân của những
mặt hạn chế đó. .................................................................................................................63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẠI TỪ THÁI
NGUYÊN ...........................................................................................................................65
3.1 Định hướng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh
nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ....................65
3.1.1 Định hướng phát triển của chi nhánh ....................................................................65
3.1.2. Định hướng về công tác thẩm định tại Ngân hàng NN&PT Nông thôn Việt
Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên..............................................................................66
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Thị Thùy Lớp:CQ50/15.01iv
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư
tại Agribank Đại Từ ..........................................................................................................67
3.2.1 Hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định........................................................67
3.2.2 Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng của cán bộ thẩm định ...............68
3.2.3 Đa dạng hóa nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.........................70
KẾT LUẬN ........................................................................................................................75
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Thị Thùy Lớp:CQ50/15.01v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ/cụm từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 CP Chi phí
2 DAĐT Dự án đầu tư
3 DH Dài hạn
4 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
5 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
6 DNXNK Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
7 DTBB Dự trữ bắt buộc
8 KBNN Kho bạc nhà nước
9 KHKD Kế hoạch kinh doanh
10 KHDN Khách hàng doanh nghiệp
11 L/C Thư tín dụng
12 LN Lợi nhuận
13 No&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn
14 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
15 NHNN Ngân hàng Nhà nước
16 TCTD Tổ chức tín dụng
17 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
18 SXKD Sản xuất kinh doanh
19 VHĐ Vốn huy động
20 HĐV Huy động vốn
21 Agribank Ngân hàng No&PTNT Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ
yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn
trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm
phương tiện thanh toán. Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM thì
nghiệp vụ cấp tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu. Đây là nghiệp vụ tạo
ra lợi nhuận cao nhất nhưng đây cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.
Nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, theo
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đòi hỏi việc triển
khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư với nguồn vốn trong và ngoài nước,
thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho vay dự án đầu tư của
NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh
nghiệp và Chính phủ. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với các
NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay theo dự án. Bởi vì,
các dự án đầu tư thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao.
Để đi đến quyết định cho vay, thì thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng,
quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng. Thẩm định dự án
đầu tư ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn
cho ngân hàng.
Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm
định nhưng nhìn chungkết quảđạt được chưacao, chưa đem lại cho nền kinh tế
một sựpháttriển xứng đáng. Chínhvì vậy trongthời gian thực tập tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên,
em đãchọnđềtài: “Nângcaochấtlượng thẩmđịnh dự án đầu tư của doanh
nghiệptạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh Đại Từ, Thái Nguyên” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
2
2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thẩm định dự án đầu tư
của doanh nghiệp.
- Mục tiêu chung:
Phân tích thực trạng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái
Nguyên. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án
đầu tư của doanh nghiệp tại ngân hàng.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động thẩm định dự án đầu tư của
doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng cách nghiên cứu kết hợp lý
luận và thực tiến, sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, phân tích, tổng hợp,
thống kê để đánh giá.
- Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng những kỹ thuật như: Kỹ thuật
phân tích ngang, kỹ thuật phân tích dọc, kỹ thuật phân tích qua hệ số…trong
phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của doanh
nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi
nhánh Đại Từ Thái Nguyên.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
3
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án
đầu tư của doanh nghiệp tại ngân hàng
Vì thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực của bản thân còn hạn chế
nên khóa luận chỉ đi sâu vào một số vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay
nói chung và hoạt động thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nói riêng.
Do vậy, khóa luận của em không tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động tín dụng cuả ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
- Khái niệm: Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi,
cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng trong nền kinh tế
quốc dân.
- Theo tiêu chí sở hữu vốn của ngân hàng, hiện nay ở Việt Nam có 4 loại
hình ngân hàng thương mại đó là:
- Ngân hàng thương mại nhà nước: là ngân hàng thuộc sở hữu của nhà
nước, được thành lập bằng 100% vốn của ngân sách nhà nước cấp. Hiện nay,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là
ngân hàng thương mại nhà nước duy nhất.
- Ngân hàng thương mại cố phần: là ngân hàng được thành lập dưới hình
thức một công ty cổ phần, vốn của nó do các cổ đông đóng góp.
- Ngân hàng thương mại liên doanh: là ngân hàng được thành lập dưới
hình thức góp vốn liên doanh giữa các đối tác sở hữu khác nhau.
- Ngân hàng thương mại nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo
pháp luật nước ngoàihoặc Việt Nam, được Chínhphủcấp giấy phép hoạt động.
- Với các chức năng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và đặc
biệt là chức năng tạo tiền, NHTM đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề về vốn cho
các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các NHTM cũng
gặp phải không ít rủi ro, vì vậy các NHTM cần áp dụng các biện pháp quản lý
rủi ro thích hợp để bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
5
1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của NHTM là trung gian tín dụng và
chức năng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế
pháttriển. Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung
vốn tiềntệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho
vay. Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng sử dụng
cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng
làm trung gian tín dụng, NHTM đã huy động triệt để được các khoản vốn
nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình
luận chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp. * Hoạt động cho vay đối với dự án đầu tư. Như đã nói ở trên, nội
dung hoạt động tín dụng bao gồm nhiều nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ cho
vay. Đây là một trong các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản nhất của mỗi NHTM,
thông qua nghiệp vụ này, các NHTM đã trực tiếp hỗ trợ cho việc mở rộng sản
xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy sự phát triển chung
của nền kinh tế. Đồng thời về phía các ngân hàng thì nghiệp vụ này cũng
chính là nguồn tạo ra thu nhập ổn định và rất lớn, đóng góp vào sự tăng
trưởng của ngân hàng. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động
cho vay đã đa dạng hơn rất nhiều, trong đó có hoạt động cho vay theo dự án
đầu tư. Đối với mỗi doanh nghiệp thì nhu cầu đầu tư là một hoạt động diễn ra
thường xuyên, nó góp phần nâng cao năng suất lao động hay mở rộng sản
xuất, nhằm làm gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu. Nhưng trên thực tế không
phải bất cứ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đều sẵn vốn để thực hiện.
Một trong các nguồn mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng và khá quen
thuộc đó là nguồn vốn vay từ các NHTM. Khi các doanh nghiệp đến vay vốn,
NHTM thường yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng các dự án, thể hiện
mục đích, kế hoạch đầu tư và tiến trình thực hiện cụ thể. Đồng thời các ngân
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
6
hàng cũng phải thẩm định dự án mà doanh nghiệp đưa ra nhằm xác minh và
khẳng định tính hiệu quả của dự án. Quá trình này ngày càng được các ngân
hàng chuẩn hóa và xây dựng thành các phương pháp, quy trình cụ thể. Điều
này vừa đảm bảo tính khoa học trong công tác thẩm định vừa tránh được các
sai sót do yếu tố chủ quan gây nên,làm ảnh hưởng đến tính an toàn của nguồn
vốn cho vay.
1.2.Thẩmđịnh dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại.
1.2.1.Kháiniệm vềthẩm địnhdự án đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách
quan, khoa học và toàndiện các nộidungcơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng thực hiện và hiệu quả của dự án để ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư
hoặc tài trợ vốncho dự án. Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung
cơ bản củadựán một cáchđộclập, táchbiệt với quá trìnhsoạnthảo dự án.Thẩm
định dựán tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kếtluận
rút ra từ thẩm định là cơ sở đểcác đơnvị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà
nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.
1.2.2.Sựcần thiết về thẩm địnhdự án đầu tư
Đầu tư là một lĩnh vực quan trọng quyết định sự tăng trưởng và phát
triển của các thành phần kinh tế cũng như của nền kinh tế quốc dân. Nhưng
hoạt động đầu tư sẽ không thể tiến hành được khi không có vốn hay không đủ
vốn. Một câu hỏi là: “Vốn lấy từ đâu?” Ngoài nguồn vốn tự có của mình, các
nhà đầu tư thường kêu gọi sự tài trợ từ bên ngoài mà trong đó chủ yếu là
nguồn vốn vay của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không đồng ý cho
vay nếu không biết rằng vốn vay có được sử dụng an toàn và hiệu quả hay
không. Do đó, không chỉ riêng các nhà đầu tư mà cả ngân hàng và các cơ
quan chức hữu quan cũng phải tiến hành thầm định dự án đầu tư tức là đi sâu
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
7
xem xét, nghiên cứu, đánh giá hàng loạt các vấn đề trên nhiều lĩnh vực khác
nhau nhằm đưa ra một quyết định đúng đắn.
- Đối với nhà đầu tư:
Sựtồn tại và pháttriển của mỗi doanhnghiệp là nhờ vào kế hoạch sán xuất
kinh doanhđúngđắn mà các kế hoạchnày lại được thực hiện bởi các dự án. Với
tư cáchlà chủ dựán và bên lập dựán, chủ đầu tư biết khá rõ và tương đối tỷ mỷ
dựán đầutư củamình, nắm được những điểm mạnh cũng như điểm yếu, những
khó khăn thách thức trong quátrình thực hiện dự án của mình. Trên thực tế, khi
đưa ra một quyết định đầu tư, chủ đầu tư thường xây dựng và tính toán các
phươngán khác nhau. Điều đó có nghĩalà có nhiều dựán khác nhau được đưara
nhưng khôngphải dễdàng gì trong việc lựa chọndự án này, loại bỏ dự án kia vì
nhiều khi khả năng thu thập, năm bắt những thông tin mới của chủ dự án bị hạn
chế nhất là đốivới các xu hướng kinh tế, chínhtrị, xã hội mới và điều này sẽ làm
nguy cơ rủi ro tăng cao và làm giảm tính chính xác trong phán đoán của họ.
Thôngquaviệc thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư chọn được dự án tối
ưu và thích hợp nhất với năng lực của mình.
- Đối với Ngân hàng:
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện việc nhận tiền
gửi và cho vay. Trong quá trình cho vay, không phải bất cứ một doanh nghiệp
nào cũng được ngân hàng đáp ứng, ngân hàng chỉ cho vay khi đã biết chắc
chắn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, mạng lại lợi ích cho cả doanh
nghiệp và ngân hàng. Muốn vậy. ngân hàng sẽ yêu cầu người xin vay lập và
nộp cho ngân hàng dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, cùng với cac nguồn thông tin
khác ngân hàng sẽ tiến hành tổng hợp và thẩm định dự án của chủ đầu tư một
cách khách quan hơn. Việc thẩm định dự án đầu tư còn là cơ sỏ để ngân hàng
xác định số tiền vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, thời điểm bỏ vốn
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
8
cho dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
trong tương lai.
Tóm lại, đối với ngân hàng, công tác thẩm định dự án đầu tư là rất quan
trọng, nó giúp cho ngân hàng ra quyết định có bỏ vốn đầu tư hay không? Nếu
đầu tư thì đầu tư như thế nào? Mức độ bỏ vốn là bao nhiêu? Điều này sẽ giúp
ngân hàng đạt được những chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn,
giảm thiểu nợ quá hạn và nợ khó đòi, hạn chế những rủi ro có thể xảy đến với
ngân hàng.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội:
Đầu tư luôn được coi là động lực phát triển nói chung và sự phát triển
kinh tế nói riêng của mỗi quốc gia. Nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là đầu tư
như thế nào cho có hiệu quả, bằng không tác động của đầu tư không hợp lý là
rất nguy hại và gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Hiệu quả ở đây không
đơn thuần là hiệu quả kinh tế nó bao hàm cả các hiệu quả về mặt xã hội như
vấn đề giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, tăng khả năng cạnh
tranh trong và ngoài nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm môi trường sinh thái.
Ngoài ra, dự án được chọn đầu tư còn phải phì hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, của từng địa phương mà dự án này thực hiện và
phải hoàn toàn tuân thủ cac quy chế quản lý kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng
và các quy chế quản lý khác của Nhà nước.
1.2.3.Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại.
Các nội dung chính mà các NHTM thường tiến hành thẩm định ở các dự
án đầu tư xin vay vốn ở ngân hàng là:
* Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án.
* Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án.
* Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án.
* Thẩm định về phương tiện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
9
* Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án (quan trọng nhất).
- Thẩm định mức độ phù hợp của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn.
- Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án.
- Kiểm tra tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án.
- Kiểm tra tính hợp lý của giá bán, doanh thu hàng năm của dự án.
- Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án.
Căn
cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động.
- Thẩm định dòng tiền của dự án.
- Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
- Kiểm tra độ an toàn trong thang toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và
khả năng trả nợ của dự án.
* Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án.
1.3.Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại.
1.3.1.Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư được coi là có chất lượng tốt khi nó thoả mãn
được các yêu cầu mà ngân hàng và doanh nghiệp đặt ra. Yêu cầu của ngân
hàng trong thẩm định dự án đầu tư là thời gian ngắn và chi phí thẩm định
thấp, đánh giá được chính xác hiệu quả của dự án đầu tư, làm căn cứ chính
yếu nhất để ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ đúng đắn: cho vay hay không,
cho vay bao nhiêu, thời hạn vay bao lâu, phương thức giải ngân, hình thức thu
nợ thế nào cho phù hợp…nhằm hạn chế tối đa rủi ro nhưng không bỏ lỡ cơ
hội đầu tư với những dựán tốt. Trong khi đó, yêu cầu của doanh nghiệp là
được tài trợ đủ nhu cầu vốn với thời hạn và lãi suất phù hợp, thời gian thẩm
định dự án đầu tư càng ngắn càng tốt để không bị lỡ thời cơ kinh doanh, được
ngân hàng cung cấp các tiện ích khác như tư vấn tài chính,… Lí do của các
yêu cầu trên xuất phát từ đặc điểm: dự án đầu tư vừa là cơ hội đầutư của
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
10
doanh nghiệp vừa là cơ hội đầu tư của ngân hàng nên việc thẩm định dự án
đầu tư được đánh giá là có chất lượng tốt khi nó đáp ứng đồng thời yêu cầu
của cả hai bên. Do đó, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt
động cho vay của ngân hàng chính là nâng cao sự thoả mãn hai yêu cầu nói
trên. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài dự án đầu tư là các chỉ
tiêu thể hiện mức độ thoả mãn yêu cầu đặt ra của ngân hàng và doanh nghiệp.
1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định dự án đầu tư.
* Thời gian thẩm định.
Để thẩm định một dự án đầu tư, trước hết cần thu thập thông tin, phân
tích, đánh giá và tổng hợp các thông tin đó nhằm đưa ra kết luận chính xác về
tính khả thi của dự án. Để thực hiện được những công việc trên đòi hỏi phải có
một khoảng thời gian nhất định. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện
nay, chi phí cơ hội của dự án là rất lớn, thời gian đối với chủ đầu tư là hết sức
quý giá, các doanh nghiệp khi đến với ngân hàng luôn mong muốn được ngân
hàng trả lời sớmnhất dù cho vay hay không cho vay. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho
các ngân hàng là cần phải tổ chức thẩm định và thiết lập hệ thống công nghệ
chức thẩm định và thiết lập hệ thống công nghệ hỗ trợ phù hợp sao cho thời
gian thẩm định phải đủ để tổ chức khâu thẩm định được kỹ càng nhưng không
được quá dài sẽ làm mất cơ hội đầu tư của doanhnghiệp . Có như vậy mới đảm
bảo cơ hội đầu tư cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. * Chi phí thẩm định. Chi
phí thẩm định bao gồm tất cả các chi phí cần thiết mà ngân hàng phải chi
trảcho việc tiến hành thẩm định dự án. Hơn nữa trong cùng một thời gian, ngân
hàng phải trả lời cho vay hay không cho vay đối với nhiều dự án khác nhau vì
vậy chi phí thẩm định của ngân hàng còn bao gồm cả chi phí cơ hội đối với
việc xem xét cho vay dự án khác cùng thời điểm. Thu nhập của ngân hàng từ
dự án là tiền lãi vay và các khoản phí dịch vụ cung ứng. Là một doanh
nghiệphoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy khi tiến hành thẩm định dự án
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
11
ngân hàng cần phải so sánh thu nhập và chi phí thẩm định dự án. Trường hợp
chi phí thẩm định mà quá lớn so với thu nhập nhận được từ dự án thì ngân hàng
vẫn có thể từ chối cho vay dù dự án hiệu quả.
* Báo cáo thẩm định.
Báo cáo thẩm định dự án đầu tư là văn bản tổng kết lại toàn bộ các kết
quả cuối cùng của quá trình thẩm định dự án. Báo cáo thẩm định là căn cứ
hàng đầu để ngân hàng ra các quyết định cho vay, là cơ sở để tiến hành tái
thẩm định, do đó nó có vai trò rất quan trọng. Là sự tổng kết của toàn bộ quá
trình thẩm định nênchất lượng của báo cáo thẩm định thể hiện chất lượng của
công tác thẩm định dự án đầu tư. Bản báo cáo thẩm định có chất lượng tốt
phải đạt yêu cầu trình bày khoa học, đầy đủ, chính xác và khách quan, sát với
thực tế khi dự án đi vào hoạt động. Báo cáo thẩm định tốt phải giúp người đọc
nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về hiệu quả dự án, phải thể hiện
được các quyết định và chứng minh được tính hợp lý của các quyết định tài
trợ cho dự án. * Các quyết định cho vay. Vì mục tiêu cuối cùng của thẩm định
dự án đầu tư là để ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay một cách hợp lý
nên chất lượng các quyết định cho vay cũngphản ánh chất lượng thẩm định dự
án đầu tư. Chất lượng các quyết định cho vaythể hiện ở hiệu quả hoạt động
của các dự án được ngân hàng tài trợ và kết quả hoạt động cho vay theo dự án
của ngân hàng. Khi bỏ vốn tài trợ cho mộtdự án, ngân hàng bao giờ cũng
mong muốn dự án hoạt động có hiệu quả để đảm bảo thu hồi được cả vốn và
lãi. Thẩm định dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để ngân hàng đưa ra
quyết định cho vay hay không. Điều đó có nghĩa là các dự án được ngân hàng
tài trợ vốn là các dự án được ngân hàng thẩm định là có hiệu quả. Vì vậy các
dự án đã được xét duyệt cho vay mà hoạt động tốt theo đúng dự kiến chứng tỏ
ngân hàng đã ra quyết định đúng đắn hay chất lượng thẩm định dự án đầu tư
tốt. Ngược lại, nếu dự án được ngân hàng cho vay hoạt động không hiệu quả
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
12
thể hiện sự yếu kém trong chất lượng thẩm định dự án đầutư của ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động của các dự án tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động
cho vay theo dự án của ngân hàng, hay nói cách khác kết quả hoạt động cho
vay theo dự án phần nào cũng phản ánh chất lượng các quyết định cho vay.
Nếu các quyết định cho vay đúng đắn, dự án hoạt động có hiệu quả sẽ làm
tăng dư nợ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay theo dự án.
Nếu các quyết định cho vay không hợp lý, dự án hoạt động không có hiệ
u quả sẽ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn, có thể làm cho ngân hàng bị mất vốn…
* Cung cấp những dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp.
Thẩm định dự án đầu tư có chất lượng tốt sẽ mang lại cho cán bộ ngân
hàng cái nhìn sâu sắc về dự án, từ đó có thể tư vấn cho khách hàng nhiều vấn
đề liên quan như kế hoạch kinh doanh phù hợp, phương án về nguồn vốn sao
cho hiệu quả...Những tư vấn này sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành dự án được
tốt hơn, đồng thời ngân hàng an toàn hơn, có lợi ích hơn khi cho vay các dự
án hiệu quả.
1.3.3.Cácnhân tốảnhhưởng đến chấtlượngthẩm địnhdựán đầu tư ở ngân
hàng thương mại.
* Tổ chức công tác thẩm định.
Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở
phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phù hợp với năng lực và trình
độ chuyên môn, có kiểm tra giám sát chặt chẽ thì chất lượng thẩm định dự án
đầu tư sẽ tốt hơn.
* Chất lượng của đội ngũ cán bộ.
Đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định
dự án đầu tư. Do tính chất phức tạp, hàm chứa nhiều vấn đề liên quan đến
nhiều lĩnh vực trong công tác thẩm định dự án đầu tư, đòi hỏi cán bộ thẩm
định phải có trình độ chuyên môn vững vàng, sự hiểu biết toàn diện về những
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
13
vấn đề cần thẩm định như: hiểu biết về lĩnh vực doanh nghiệp đầu tư, hiểu
biết về sự phát triển chung của ngành, của nền kinh tế,…cũng như phải nắm
vững các quy địnhquy chế liên quan đến hoạt động cho vay. Chất lượng đội
ngũ cán bộ là hết sức quan trọng nhưng nếu số lượng cán bộ thẩm định quá ít
so với yêu cầu tất yếu xảy ra hiện tượng mỗi cán bộ phải thực hiện khối lượng
công việc quá tải, từ đó dẫn đến việc thẩm định thiếu kỹ càng, kém hiệu quả.
Do đó số lượng cán bộ quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự
án đầu tư.
* Thông tin.
Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở phân các thông tin
trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Thông tin càng đầy đủ, chính xác
bao nhiêu thì việc thẩm định càng thuận lợi và chất lượng bấy nhiêu. Nếu
thông tin sai lệch thì kết quả thẩm định dự án đầu tư sẽ bị hạn chế, có thể dẫn
đến những quyết định đầu tư sai lầm, gây tổn thất lớn và ảnh hưởng đến uy tín
của ngân hàng. Chính vì vậy, yếu tố thông tin có một vai trò rất quan trọng
đối với chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Và vị trí của yếu tố này đang ngày
càng được coi trọng trong thời đại thông tin hiện nay.
* Phương pháp thẩm định.
Phương pháp thẩm định thể hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu và cách áp
dụng khi thẩm định dự án đầu tư. Tùy theo đặc điểm tính chất của từng dự án
mà cánbộ thẩm định phải sử dụng kết hợp các chỉ tiêu và phải biết chỉ tiêu
nào là quan trọng trong viêc phân tích, ra quyết định cho vay.
* Trang thiết bị, công nghệ của ngân hàng.
Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm
định dự án đầu tư. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lí các thông
tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, dự báo nhanh nhiều
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
14
phương án, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời. Nhờ vậy chất lượng
công tác thẩm định dự án đầu tư sẽ được nâng cao.
* Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng thẩm
định dựán đầu tư. Với môi trường pháp lý rõ ràng, chặt chẽ sẽ có tác động tích
cực đến quá trình thẩm định và thực hiện dự án. Ngược lại, những sai sót,
khiếm khuyết,không chặt chẽ trong các văn bản pháp lý, chính sách quản lý
của nhà nước sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng thẩm định. Vì khi đó các
chủ đầu tư sẽ dựa vào những chỗ sơ hở, thiếu sót của luật định để có những
việc làm sai trái, gây trở ngại trong quá trình thẩm định.Ngoài ra, sự mâu
thuẫn, chồng chéo của các văn bản luật, dưới luật về các lĩnh vực, sự thay đổi
liên tục về quy chế quản lý tài chính, tính không đồng bộ của kế toán thống
kê…sẽ làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như khó khăn
cho ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro và có thể làm mất cơ hội đầu
tư cho những dự án tốt của ngân hàng.
* Môi trường kinh tế.
Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia quy định kinh
nghiệm, năng lực của chủ thế trong nền kinh tế, đồng thời quy định độ tin cậy
của các thông tin. Do đó, môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng đến chất
lượng thẩm định dự án đầu tư. Một môi trường kinh tế lành mạnh, ổn định,
với các thông tinđầy đủ, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
thẩm định dự án đạt kết quả cao. Trái lại, nếu nền kinh tế chưa phát triển, cơ
sở kinh tế thiếu đồng bộcũng với sự bất ổn của điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn
chế trong việc cung cấp thông tin xác thực, dẫn đến phản ánh sai lệch diễn
biến, mối quan hệ thị trường về giá cả, cung - cầu, dự báo xu hướng của nền
kinh tế…nên sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công tác thẩm định dự án đầu tư
và như vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định dự án.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẠI TỪ
THÁI NGUYÊN
2.1 Những nét cơ bản về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông
thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánhĐại Từ Thái Nguyên
Agribank chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên được thành lập
19/06/1998 theo quyết định số 340/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, là một trong những
mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch thuộc Agribank Việt Nam.
Đây là đơn vị hạch toán báo cáo sổ trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và
pháttriển nôngthôn tỉnhThái Nguyên. Khi mới thành lập, chi nhánh mới chỉ có
26 nhân viên. Sau gần 20 năm hoạtđộng, tìnhhình nhân sự của chi nhánh đã ổn
định với tổng số 55 nhân viên.
Những năm gần đây là giai đoạn khá khó khăn của các NHTM, huy động
vốn và xây dựng hình ảnh, tiếng tăm của ngân hàng là điều khó khăn nhất.
Với thực tế là chi nhánh ngân hàng thuộc huyện miền núi phía Bắc, nguồn
nhân lực chưa dồi dào, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, Agibank Đại Từ đã
bắt nhịp cùng quỹ đạo kinh doanh hiệu quả của toàn hệ thống. Không những
thế với tài năng và lòng nhiệt huyết của toàn bộ cán bộ nhân viên ở đây đã
nhanh chóng giúp chi nhánh trở thành một trong những chi nhánh hiệu quả
nhất ngay cả khi thị trường tiền tệ hoạt động không ổn định. Agibank luôn
phấn đấu thuộc nhóm NHTM hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu
quả.Agribank Đại Từ đã từng bước xây dựng môi trường làm việc minh bạch,
chuyên nghiệp, lấy khách hàng làm trọng tâm. Bên cạnh đó, Agribank Đại Từ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
16
đã cải cách bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, phát huy năng lực của
từng cá nhân, xây dựng tập thể vững mạnh.
Các chỉ tiêu hoạt độngcủachi nhánh hầu hết đã đạt được kế hoạch. Sự
tin tưởng và cam kết, tính minh bạch và trách nhiệm, sự chuyên nghiệp và sáng
tạo là nền tảng tạo nên quy tắc ứng xử và văn hoá kinh doanh của Ngân hàng
Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ,thực hiện các hoạt động Ngân
hàng và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Huy độngvốn:Nhận tiền gửi củacác tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín
dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng
Việt Nam và ngoạitệ. Thực hiện các hìnhthức huyđộng vốn khác theo quy định
của pháp luật.
- Cho vay: Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, các dự án
đầu tư phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác của các tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng
đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với các quy định của pháp luật
- Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn
thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho
các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam
- Kinh doanh ngoại hối, thanh toán trực tiếp qua mạng trong nước và
quốc tế, thanh toán L/C, hàng xuất khẩu, chi trả kiều hối và các dịch vụ ngân
hàng khác.
- Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ nguồn
vốn đầu tư củachínhphủ, cáctổ chứctàichính, tiền tệ, các tổ chức xã hội đoàn
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
17
thể, cánhân trongvà ngoài nước theo quy định của luật ngân hàng Nhà nước và
luật của các tổ chức tín dụng
- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
- Thực hiện các dịch vụ: Thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và
các dịch vụ ngân quỹ.
- Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với khách
hàng, các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác…
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Qua gần 20 năm hình thành và phát triển, tình hình nhân sự của
Agribank Đại Từ Thái nguyên có những sự biến động nhất định qua các năm.
Nhân sự qua các năm có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Tuy nhiên vẫn giữ
được sự ổn định của bộ máy hoạt động, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền
vững của ngân hàng. Độ tuổi trung bình của nhân sự trong chi nhánh là 30,5
tuổi. Độ tuổi rất trẻ, là thế hệ vàng, với tinh thần nhiệt huyết, năng động hứa
hẹn sẽ đưa chi nhánh ngày càng phát triển.
Cùng với sự lớn mạnh về hoạt động kinh doanh, số cán bộ nhân viên của
chi nhánh đãlà 55 cánbộ. Bangiám đốc (GĐ)củachinhánhbao gồmmột Giám
đốc và một Phó giám đốc với ba phòng nghiệp vụ và một phòng giao dịch. Ba
phòngnghiệp vụ gồm: phòng Kế hoạch kinh doanh (KHKD), phòng Kế toán –
ngân quỹ, phòng Hành chính.
Tính đến thời điểm 11/3/2016, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ, Thái Nguyên có 55 nhân sự. Trong đó:
Giám đốc: ông Nguyễn Trung Kiên
Phó GĐ: ông Dương Trọng Nghĩa
Phòng KHKD: Trưởng phòng: ông Nguyễn Văn Hưng
Phòng kế toán- ngân quỹ: Trưởng phòng: ông Đặng Ngọc Tâm
Phòng hành chính
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
18
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Agribank Đại Từ Thái Nguyên năm 2016
( Nguồn:Phòng hànhchính – nhân sự chi nhánhĐạiTừ)
2.1.3 Tìnhhình hoạt động những năm gần đây
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế với phương thức hoạt động “ đi vay để
cho vay”, là một tổ chức tài chính trung gian trong xã hội. Ngân hàng vừa
GIÁM ĐỐC
Ông: Nguyễn Trung Kiên
PHÓ GIÁM ĐỐC
Ông: Dương Trọng Nghĩa
Hành chính
Phòng Kế hoạch
kinh doanh
Phòng Kế toán
ngân quỹ
Phòng hành
chính
Giao dịch viên
Khách hàng cá
nhân
Khách hàng
doanh nghiệp
Tư vấn khách
hàng
Kế toán
Ngân quỹ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
19
thực hiện công tác đi vay, vừa thực hiện công tác cho vay. Để có vốn cho các
cá nhân, tổ chức kinh tế vay thì bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ hội sở,
các ngân hàng phải huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Do vậy,
công tác huy động vốn được xem là quan trọng, là yếu tố quyết định cho hoạt
động tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Chính vì thế, ngân hàng cần phải có biện pháp để huy động được những
nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.
a. Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Trong những năm vừa qua, tiền gửi dân cư không ngừng tăng và luôn
chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng huy động nguồn vốn của Ngân hàng điều
đó được thực hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ lệ Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ lệ
(%) (%) (%) (%) (%)
1.TG dân
cư 811.651 93.72 944.914 93.07 1.046.450 92.40 133.263 16.42 101.536 10.75
2.TG các
TC KTXH 50.969 5.89 64.251 6.33 74.100 6.54 13.282 26.06 9.849 15.33
3.TG
KBNN
3.223 0.37 5.803 0.57 11.414 1.01 2.580 80.05 5.611 96.69
4.TG
NHCSXH 160 0.02 330 0.03 522 0.05 170 106.25 192 58.18
5.Tổng
VHĐ 866.003 100.00 1.015.298 100.00 1.132.486 100.00 149.295 17.24 117.188 11.54
Qua bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm qua luôn
tăng liên tục năm 2013 VHĐ là 866.003 triệu đồng đến năm 2014 tăng lên
1.015.298 triệu đồng và đến năm 2015 con số đã lên đến 1.132.486 triệu đồng.
Tiền gửi dân cư trong nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng áp đảo so với
các loại tiền huy động khác. Năm 2013 đạt 811.651 triệu đồng , chiếm
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
20
93,72% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2014 tăng 16,42% so với năm
2013, tức đạt 944.914 triệu đồng chiếm 93,07% tổng vốn huy động .Đến năm
2015 tăng 10,75% so với năm 2014 tức đạt 1.046.450 triệu đồng chiếm 92,4%
trong tổng số vốn huy động được.
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, xã hội biến
động có xu hướng tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng qua các năm . Năm 2013 đạt
50.969 triệu đồng, chiếm 5,89% tổng vốn huy động, năm 2014 đạt 64.251
triệu đồng, chiếm 6,33% tổng vốn huy động , năm 2015 đạt 74.100 triệu đồng
chiếm 6,54% tổng vốn huy động. Các con số này chưa tương xứng với tiềm
năng của chi nhánh, bởi chi nhanh hoạt động trên địa bàn có khá nhiều doanh
nghiệp và các tổ chức xã hội đang hoạt động . Điều này sẽ gây bất lợi cho
hoạt động của chi nhánh vì nguồn này là có chi phí huy động bình quân thấp
hơn so với nguồn vốn huy động từ tiết kiệm dân cư. Trong những năm tới chi
nhánh cần có những giải pháp để thu hút được nhiều doanh nghiệp và các tổ
chức kinh tế xã hội mở tài khoản tại chi nhánh hơn nữa.
Tiền gửi kho bạc nhà nước cũng như tiền gửi của Ngân hàng chính sách
xã hội đều tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Cụ thể, năm 2013 doanh số tiền gửi
KBNN đạt 3.223 triệu đồng, bước sang năm 2014 doanh số tăng lên thành
5.803 triệu đồng tăng 2.580 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 80,05%. Đến năm
2015, tăng đột biến lên 11.414 triệu đồng. Đây là nguồn bổ sung ngân sách
tạm thời nhàn rỗi được gửi tại ngân hàng. Nhưng do đây là những nguồn vốn
phụ nên cũng không ảnh hưởng nhiều tới nguồn huy động của ngân hàng.
b. Tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi
Là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên
nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là nguồn vốn nội tệ, để thấy rõ
điều này ta xem bảng sau:
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
21
Bảng 2.2: Cơ cấu HĐV theo loại tiền gửi của Agribank Đại Từ (2013 -
2015)
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ Tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch
2014/2013 2015/2014
VND 810.223 950.370 1.034.216 140.147 83.846
Ngoại tệ
(quy đổi ra
VND)
VND)
55.780 64.928 98.270 9.148 33.342
Tổng 866.003 1.015.298 1.132.486 149.295 117.188
( Nguồn:Phòng KHKD)
Dựa vào bảng 2.3 ta thấy, tổng nguồn vốn nói chung và nội tệ nói riêng
liên tục tăng trưởng nhanh chóng qua các năm gần đây. Năm 2013 nguồn vốn
huy động được bằng nội tệ tại ngân hàng là 810.223 triệu đồng, năm 2014
tăng 140.147 triệu đồng tức đạt 950.370 triệu đồng, đến năm 2015 tăng
83.846 triệu đồng so với năm 2014 và đạt 1.034.216 triệu đồng, đồng thời với
số liệu 3 năm gần nhất thì có thể nói nguồn nội tệ là nguồn huy động chính
của Chi nhánh, tuy năm 2015 tỉ trọng có giảm nhẹ nhưng lượng tiền huy động
được tương đối lớn và chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng vốn huy động. Năm
2013 nguồn nội tệ chiếm 93,5% , năm 2014 là 93,6% và năm 2015 chiếm
91,3% trong tổng vốn huy động.
Điều này cho ta thấy, Chi nhánh đã có những chính sách huy động nguồn
nội tệ rất hiệu quả, có nhiệu dịch vụ đa dạng thu hút được sự quan tâm và tạo
được niềm tin cho khách hàng đến giao dịch và gửi tiền. Đạt được mục tiêu
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
22
này là sự cố gắng nố lực đẩy mạnh và thu hút huy động vốn của Ngân Hàng
trong khi tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động.
Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp trong năm
2013 và 2014. Tuy nhiên, đến năm 2015 do tăng cường các chính sách vào đối
tượng khách hàng là các DN XNK tốt, nên lượng huy độngbằngngoại tệ của chi
nhánh tăng cao, đạt8,7%. Trongthờigian tới, chinhánh cầnđa dạnghóa các sản
phẩm tiền gửi ngoại tệ để thu hút thêm được nhiều khách hàng.
c. Tình hình huy động vốn theo thời hạn
Ngoài việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khác
hàng và theo loại tiền thì không thể bỏ qua tiêu trí kì hạn của nguồn vốn huy
động. Do đó chi nhánh Agribank Đại Từ luôn chú trọng vào sự an toàn trong
kinh doanh. Cơ cấu theo kì hạn huy động được thể hiện dưới bảng sau:
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
23
Bảng 2.3: Cơ cấu HĐV theo kì hạn Agribank Đại Từ năm 2013 – 2015
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ Tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So Sánh
2014/2013 2015/2014
1.VHĐ 63.103 64.785 69.752 1.682 4.967
KKH
2.VHĐ
ngắn hạn
643.580 753.303 878.668 109.723 125.365
3.VHĐ
trung&DH
159.320 197.210 184.066 37.890 (13.144)
Tổng VHĐ 866.003 1.015.298 1.132.486 149.295 117.188
(Nguồn: Phòng KHKD)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy: tổng vốn huy động qua các
năm luôn tăng liên tục, cụ thể là năm 2014 tăng 149.295 triệu đồng so với
năm 2013. Năm 2015 tăng 117.188 triệu đồng so với năm 2014.
Vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn huy động được qua các năm. Cụ thể năm 2013 tiền gửi ngắn hạn đạt
643.580 triệu đồng chiếm 74,3% tổng vốn huy động, sang năm 2014 đã tăng
lên 753.303 triệu đồng tương ứng tăng 17% so với năm 2013, đến năm 2015
con số này đạt 878.668 triệu đồng, tăng 16,6% so với năm 2014, chiếm 77,6%
tổng vốn huy động của ngân hàng. Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền này là
các khách hàng có thu nhập ổn định và thường xuyên, gửi tiền vì mục đích an
toàn, sinh lợi. Đây là nguồn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng là
nguồn có tỉ lệ DTBB khá cao và khá nhạy cảm với lãi suất. Do đó, ngân hàng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
24
nên quảnlý chặtchẽ và duy trì tỉ lệ hợp lý đối với nguồn vốn này. Trong khi đó
vồn huy động không kỳ hạn, trung hạn và dài hạn cũng có sự biến động lớn
nhưng tỷ trọng trong tổng vốn huy động vẫn khá nhỏ, đặc biệt, vốn huy động
không kỳ hạn. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng cho vay, đầu tư vào các dự
án trung và dài hạn. Quy mô của nguồn vốn huy động trung và dài hạn giảm,
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của ngân hàng có thể do lãi suất
huy động nguồn vốn này kém hấp dẫn hơn lãi suất dành cho các khoản tiền
gửi có thời hạn dưới 12 tháng. Thêm vào đó, hiện nay trên địa bàn hoạt động
của Agribank Đại Từ đã có sự hiện diện của chi nhánh các ngân hàng Thương
mại lớn như Techcombank, Vietinbank. Do đó mà sự cạnh tranh trong hoạt
động giữa các ngân hàng hiện nay hết sức gay gắt. Cuộc chạy đua lãi suất
ngầm giữa các ngân hàng vẫn đang diễn ra, mặc dù Ngân hàng Nhà Nước đã
có công văn quy định về mức trần về lãi suất huy động và đã từng xử lý vi
phạm ở một số ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng còn cạnh tranh nhau về
thu phí dịch vụ, chính sách tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Vì vậy chi nhánh
cần có những chính sách, biện pháp và hình thức khác nhau như mở loại hình
dự thưởng với tiền gửi trung và dài hạn, tiết kiệm, bậc thang, phát hành kỳ
phiếu dự thưởng… để thu hút thêm nguồn vốn trong thời gian tới.
Nhận xét chung về tình hình huy động vốn: Chủ trương huy động vốn
để tập trung cho đầu tư phát triển là một trong những chủ trương, chính sách
lớn của Đảng và nhà nước. Nhận thức được điều này, ngay từ buổi đầu hoạt
động Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đại Từ đã tập
trung đẩy mạnh công tác huy động vốn. Trong những năm qua chi nhánh đã
mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm cho phù hợp với địa bàn dân cư thị trấn
Hùng Sơn và các khu vực lân cận tuyên truyền vận động mở tài khoản cá
nhân, tài khoản thẻ bằng các hình thức khuyến mãi, áp dụng nhiều hình thức
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
25
gửi tiền linh hoạt, hiệu quả ví dụ như phát hành kỳ phiếu có mục đích... Vì vậy
nguồn vốn của Agribank Đại Từ ngày càng ổn và tăng cao.
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Cùng với sự phát triển và gia tăng của hoạt động huy động vốn, hoạt
động cho vay trong ngân hàng cũng đóng vai trò chủ yêu quan trọng, không
những có ý nghĩa đối với bản thân chi nhánh mà còn đối với nền kinh tế của
địa phương.
a. Doanh số cho vay theo thời hạn
Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2013-2015
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Chênh lệch Chênh lệch
2015/20142014/2013
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn 552.010 706.469 810.478 154.459 27.98 104.009 14.72
Trung&DH 45.641 80.047 77.650 34.406 75.38 (2.397) (2.99)
Dễ dàng nhận thấy doanh số cho vay của chi nhánh tăng qua các năm và
đặc biệt doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn rất nhiều so với doanh số cho vay
trung và dài hạn, cụ thể như năm 2013, cho vay ngắn hạn đạt 522.010 triệu
đồng, trong khi cho vay trung và dài hạn là 45.641 triệu đồng, và con số này
lần lượt thay đổi thành 810.478 triệu đồng và 77.650 triệu đồng vào năm
2015. Nhìn chung, trong hoạt động tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ
trọng khá lớn với tỷ trọng trung bình lên tới hơn 90% trên tổng doanh số cho
vay. Do nguồn vốn để cho vay của Ngân hàng chủ yếu đến từ huy động ngắn
hạn, hơn nữa nền kinh tế địa phương phát triển đa ngành nghề nhưng phần lớn
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
26
là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn (trồng lúa, cải tạo chè..). Vì vậy, việc
cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn
lưu động cho các đơn vị, các nhân để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh,
chế biến nông sản thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
và xây dựng đồng thời đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Còn doanh số cho vay
trung và dài hạn tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhưng đã
góp phần làm tăng doanh số cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng. Khách hàng vay trung hạn thường là các tổ chức kinh tế, các hộ chăn
nuôi có qui mô lớn, họ muốn mở rộng thêm qui mô sản xuất như: phát triển
cơ sở hạ tầng, mua thiết bị sản xuất.
b. Doanh số dư nợ theo thời hạn
Bảng 2.5:Doanh số dư nợ theo thời hạn của Agribank ĐạiTừ 2013 –
2015
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ
tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
2014/2013 2015/2014
(%) (%) (%) Số tiền Số tiền
Ngắn
hạn
58.616 41.9 58.905 41.6 59.287 38.5 289 382
Trung
&DH
81.240 58.1 82.700 58.4 94.766 61.5 1.460 12.066
Tổng 139.856 100 141.605 100 154.053 100 1.749 12.448
Dư nợ phân theo thời hạn vay: Dư nợ ngắn hạn tăng nhẹ trong 3 năm, cụ
thể năm 2014 đạt 58.905 triệu đồng tăng 289 triệu đồng so với năm 2013.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
27
Năm 2015 đạt 59.287 triệu đồng tăng 382 triệu đồng với năm 2014. Dư nợ
trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ ngắn hạn và cũng tăng qua các
năm. Cụ thể là năm 2014 dư nợ trung và dài hạn tăng 1.460 triệu đồng. Đến
năm 2015, dư nợ trung và dài hạn tăng vọt 12.066 triệu đồng so với năm
2014.
c. Nợ quá hạn / tổng dư nợ
Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đại
Từ Thái Nguyên đang hoạt động cho vay ở chiều hướng tốt, tình hình nợ quá
hạn trong những năm gần đây giảm mạnh và sự kiểm soát nợ quá hạn vẫn
đang nằm trong khả năng của ngân hàng, do đó mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng
dư nợ ngày càng được cải thiện.
Bảng 2.6: Tỷ lệ Nợ quá hạn/ tổng dư nợ giai đoạn 2013– 2015
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh
2014/2013
So sánh
2015/2014
Số tiền % Số tiền %
Nợ quá
hạn
5.312 4.280 2.294 (1.032) 19,43 (1.986) (46,40)
Tổng dư
nợ
139.856 141.605 154.053 1.749 1,25 12.428 8,79
NQH/TDN 0,037 0,030 0,014
(Nguồn:Báo cáo tổng kết giaiđoạn 2013 – 2015 AgribankĐạiTừ )
Nhìn chung giai đoạn 2013 – 2015 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của
chi nhánh Agribank Đại Từ có xu hướng giảm (năm 2013 tỷ lệ này là 0,037
giảm xuống còn 0,030 vào năm 2014 và giảm chỉ còn 0,014 ở năm 2015).
Mặc dù tổng dư nợ tăng qua các năm, nhưng nợ quá hạn của chi nhánh lại
giảm đáng kể luôn ở mức cho phép của ngân hàng do đó mà tỷ lệ này được
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
28
cải thiện, thể hiện chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo. Để có được
kết quả khả quan với chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo, nợ quá
hạn nằm ở mức thấp và tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép, là nhờ những chính
sách hiệu quả của ban Giám đốc cũng như sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán
bộ tín dụng. Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Do vậy, Ngân hàng
luôn xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: Hạn chế rủi ro, chấp
nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lí nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn
đề.Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề: Phân tích,
nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết.Trong trường hợp người vay có
khó khăn tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, Ngân
hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi.
Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và
danh mục các khoản cho vay rủi ro, Ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng. Quỹ
này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ cho vốn của chủ khi tổn
thất xảy ra. Các khoản nợ quá hạn này đều đươc ngân hàng theo dõi sát sao,
có biên bản kiểm tra, biên bảnlàm việc đột xuất và định kỳ.Theo tính chất
này, các khoản nợ quá hạn của Agribank Đại Từ đều có hướng giải quyết.
Trong trường hợp xấu nhất, khi khách hàng mất khả năng thanh toán tiền vay,
ngân hàng có thể phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
2.1.3.3Kết quả hoạtđộng kinh doanh
a. Tình hình thu nhập của chi nhánh qua các năm gần đây
Thu nhập của Ngân hàng là toàn bộ khoản tiền thu được từ hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng như: thu từ hoạt động tín dụng, phí điều vốn, thu
từ hoạt động dịch vụ, thu kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
29
Bảng 2.7: Tình hình thu nhập của ngân hàng qua các năm ( 2013- 2015)
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Chênh lệch
2014/2013
Chênh lệch
2015/2014
Số tiền Tỷ
lệ(%)
Số tiền Tỷ
lệ(%)
Thu lãi tiền gửi 151 173 291 22 14,6 118 68,2
Thu lãi cho vay 30.688 35.692 49.370 5.004 16,3 13.678 38,3
Thu phí điều vốn - 299 423 - - 124 41,5
Thu từ hoạt động
dịch vụ
136 212 395 76 55,9 183 86,3
Thu KD ngoại tệ
và vàng
9 13 30 4 44,4 17 130,8
Thu KD và thu
nhập khác
246 7.059 8.136 6.813 2.769,5 1.077 15,3
Tổng thu nhập 31.230 43.448 58.645 12.218 39,1 15.197 35,0
( Nguồn : Phòng Kế toán quỹ)
Thu nhập của Ngân hàng ngày một tăng nhanh, năm sau cao hơn năm
trước. Năm 2013, tổng thu nhập đạt 31.230 triệu đồng. Sang năm 2014, thu
nhập tăng lên 43.448 triệu đồng tăng 12.218 triệu so với năm 2013 với tỉ lệ
tăng 39,1%. Đến năm 2015 tổng thu nhập tiếp tục tăng lên 35% với số tuyệt
đối là 15.197 triệu đồng so với năm 2014 với tổng thu nhập 58.645 triệu
đồng. Có thể nói hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang có những tiến
triển tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện.
b. Tình hình chi phí của chi nhánh qua các năm gần đây
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
30
Bảng 2.8: Tình hình chi phí của ngân hàng qua các năm (2013 – 2015)
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Chênh lệch
2014/2013
Chênh lệch
2015/2014
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1.Chi trả lãi 19.234 18.127 39.839 -1.107 -5,8 21.712 119,8
+ Trả lãi tiền gửi 4.545 5,297 13.017 752 16,5 7.720 145,7
+ Trả lãi tiền vay 14.689 -12.830 26.822 -1.859 -12,7 13.992 109,1
2. Chi khác ngoài lãi 5.958 17.093 12.420 11.135 186,9 -4.673 -27,3
+ Phát hành giấy tờ có
giá
294 2,732 - 2.438 829,3 - -
+ Chi hoạt động dịch vụ 311 429 220 118 37,9 -209 -48,7
+ Chi KD ngoại tệ vàng - 7 27 - - 20 285,7
+Chi phí cho nhân viên 1.577 2.351 2.940 774 49,1 589 25,1
+ CP quản lý, chi khác 979 1.129 1.076 150 15,3 -53 -4,7
+ Chi về tài sản 510 712 895 202 39,6 183 25,7
+Chi dự phòng bảo
hiểm
2.287 9.733 7.262 7.446 325,6 -2471 -25,4
Tổng CP 25.192 35.220 52.259 10.028 39,8 17.039 48,4
( Nguồn : Phòng kế toán-ngân quỹ)
Cùng với sự gia tăng của thu nhập, đa dạng hóa các hình thức cho vay
và dịch vụ cung cấp cho khách hàng là sự gia tăng của chi phí. Vì chi phí
cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận. Do đó, phân
tích chi phí để biết được chi phí nào là chính trong hoạt động của Ngân hàng,
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
31
đồng thời sẽ có biện pháp tiết kiệm những chi phí không hợp lý. Phân tích
chi phí sẽ giúp chúng ta biết được kết cấu các khoản mục chi phí để có thể
hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý góp phần nâng cao lợi nhuận, mạnh
dạn tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực
hiện tốt chiến lược mà Ngân hàng đã đề ra. Chi phí của Ngân hàng bao gồm
các khoản chi trả lãi (trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay) và các khoản chi khác ngoài
lãi (chi hoạt động dịch vụ, chi cho nhân viên, chi quản lý, chi về tài sản, dự
phòng bảo hiểm…)
Tổng chi phí của Ngân hàng luôn tăng qua các năm, đặc biệt tăng
nhanh trong năm 2015. Cụ thể, năm 2013 tổng chi phí là 25.192 triệu đồng,
sang năm 2014 tổng chi phí là 35.220 triệu tăng 10.028 triệu với tỉ lệ 39,8%
so với năm 2013. Đến năm 2015, tổng chi phí của Ngân hàng là 52.259 triệu
đồng, tăng 17.039 triệu đồng so với năm 2014 ứng với tỉ lệ tăng 48,4%.
c. Tình hình lợi nhuận của chi nhánh những năm gần đây
Lợi nhuận là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của
một Ngân hàng. Lợi nhuận Ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng.
Lợi nhuận còn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc,
giảm chi phí và gia tăng các dịch vụ. Trong ba năm qua, tuy thu nhập có tăng
nhưng do chi phí tăng nhanh nêntrong năm 2015 đã làm giảm lợi nhuận.
Tình hình lợi nhuận cụ thể qua ba năm như sau:
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
32
Bảng 2.9:Tình hình lợi nhuận của ngân hàng qua các năm (2013 – 2015)
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Chênh lệch
2014/2013
Chênh lệch
2015/2014
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Lợi nhuận 6.038 8.228 6.386 2.190 36,3 (1.842) (22,4)
(Nguồn : Phòng Kế toán-ngânquỹ)
Ta thấy tình hình lợi nhuận của Ngân hàng qua ba năm tuy có tăng trong
năm 2014 nhưng giảm xuống trong năm 2015. Năm 2013, lợi nhuận đạt
6.038 triệu đồng. Sang năm 2014, lợi nhuận đạt 8.228 triệu đồng, tăng 2.190
triệu đồng so với năm 2013 với tỉ lệ tăng 36,3%. Đến năm 2015, lợi nhuận
giảm xuống còn 6.386 triệu đồng, giảm 1.842 triệu đồng so với năm 2014, tỉ
lệ giảm 22,4%.Tình hình lợi nhuận giảm trong năm 2015 là do bên cạnh sự
gia tăng về thu nhập là sự gia tăng về chi phí, tốc độ tăng thu nhập thấp hơn
tốc độ tăng của chi phí. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh
doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần có các biện pháp tích cực hơn
trong việc quản lý chi phí để cải thiện tình hình kinh doanh làm tăng lợi
nhuận trong thời gian tới.
2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên
2.2.1. Khái quátvềcông tác thẩm địnhdự án đầu tư tại Ngân hàng
Agribank chi nhánhĐại Từ Thái Nguyên
Hoạtđộngthẩmđịnh tại Ngân hàng Agribankchinhánh ĐạiTừ được thực
hiện bởiPhòngKHKD, do chỉ làmộtchinhánh tronghệ thốngcác chi nhánh của
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nên Ngân hàng không thành lập Phòng Thẩm
định mà cán bộ tín dụng thực hiện luôn công tác thẩm định dự án vay vốn mà
mìnhtiếp nhận. Nhận thức được rằng cho vay theo dự án là hoạt động mang lại
phần lớn lợi nhuận cho Chi nhánh, tuy nhiên cho vay theo dự án cũng tiềm ẩn
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
33
nhiều rủi ro mà trongđó rủiro lớn nhất là kháchhàng khôngcó khảnăng hoàn trả
vốnvay, do vậy đểhạn chếrủiro này thì côngtác thẩm định cần được chú trọng
khi xét duyệtcho vay. Côngtác thẩmđịnh dự án đầu tư tại Chi nhánh được thực
hiện theo đúng quy trình của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đề ra. Quy trình
thẩm định khá chặtchẽ, quađó cánbộthẩmđịnhcó thểnắm rõ được tìnhhìnhcủa
dự án và đưa ra những quyết định chính xác.
Trong những năm qua các dự án vay vốn tại Chi nhánh tăng lên, đặc
biệt là các dự án cho vay vốn lưu động với thời gian nhỏ hơn hoặc bằng một
năm. Hình thức này giúp cho Chi nhánh có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính
chính xác của dự án đầu tư cao hơn và khả năng có thể xảy ra rủi ro thấp. Với
xu hướng này, tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng khá
nhanh trong thời gian qua. Một số dự án thẩm định cho vay ngắn hạn trong
năm qua tại Ngân hàng Agribank Đại Từ:
Bảng 2.10: Một số dự án cho vay gần đây
ĐVT: Triệu
đồng
STT Tên dự án Chủ đầu tư
Tổng
VĐT
NH cho
vay
1 Kinh doanh xăng dầu CT xăng dầu Bắc Thái 2.712 1.500
3
Kinh doanh vật liệu xây
dựng
CT Cổ phần đầu tư xây dựng TM Hội
An
3.948 2.500
4 Mua vật liệu xây dựng
CT cổ phần xây dựng và TM Thành
Vinh
2.700 1.800
5 Mua vật liệu xây dựng CT TNHH một thành viên Sáng Hào 4.614 2.300
6
Mua NVL phục vụ taxi,
nhà hàng, khách sạn
DNTN Thùy Trang 3.746 2.000
7 Kinh doanh NVL
CT cổ phần xây dựn và TM Quý
Ngần
1.720 1.000
8
Kinh doanh vật liệu xây
dựng
CT cổ phần VLXD Đào Ngân 4.279 2.300
(Phòng KHKD– NgânhàngNo&PTNT huyện ĐạiTừ)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
34
Các dự án trên đều được Chi nhánh xét duyệt cho vay. Các dự án này đã
và đang hoạt động có hiệu quả. Nợ và lãi hoàn trả Ngân hàng đúng thời hạn.
2.2.2. Quytrình thẩm địnhdự án đầu tư tại Ngân hàng Agribankchi
nhánh Đại Từ Thái Nguyên
Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Agribank Đại Từ
Phòng KHKD Cán bộ thẩm định Trưởng phòng KHKD
Chưa
rõ
Chưa đạt
Đạt
(Nguồn: Nghị định số 666/NĐ – HĐQT –TDH Ngân hàng No&PTNT Việt Nam)
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín
dụng riêng, áp dụng trong toàn hệ thống trong đó có quy định cụ thể quy trình
nghiệp vụ thẩm định. Quy trình thẩm định cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn
Cán bộ phòng KHKD tiếp xúc với các khách hàng là doanh nghiệp có
nhu cầu vay vốn để mở rộng họat động sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện
Nhận lại hồ
sơ và kết
quả thẩm
định
Tiếp nhận hồ sơ
để thẩm định
Khách hàng
nộp hồ sơ vay
vốn
Thẩm
định
Bổ sung, giải
thích
Lập báo cáo
thẩm định
Kiểm tra
Kiểm soát
Lưu hồ sơ, tài liệu
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
35
một dự án. Cán bộ phòng KHKD trao đổi với khách hàng để nắm bắt thông
tin về khách hàng đồng thời thông báo cho khách hàng các thông tin liên quan
đến nhu cầu vay vốn như lãi suất cho vay, điều kiện cho vay… Sau khi trao
đổi nếu nhận thấy nhu cầu và điều kiện khách hàng phù hợp với điều kiện cho
vay của Ngân hàng No&PTNT thì cán bộ tín dụng chuyển cho khách hàng
các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cần hoàn thiện để Ngân hàng xét cho vay.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ vay vốn
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn sau đó kiểm tra số lượng hồ sơ,
tài liệu và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Các tài liệu như phương án kinh
doanh, giấy đề nghị vay vốn, biên bản họp hội đồng quản trị (hoặc sáng lập
viên, hội đồng thành viên) thông qua phương án bao gồm cả phương án vay
vốn ngân hàng… bắt buộc phải là bản chính và được ký bởi người đại diện
hợp pháp của bên vay trước pháp luật. Các tài liệu nếu không thể cung cấp
được bản chính thì sử dụng bản sao có công chứng có đóng dấu sao y bản
chính của bên vay. Các hồ sơ tài sản đảm bảo có thể nhận bản sao để tiến
hành định giá nhưng cán bộ tín dụng phải đối chiếu bản chính hồ sơ gốc của
tài sản đảm bảo với bản sao do khách hàng cung cấp nhằm tránh tình trạng hồ
sơ bản chính của tài sản đảm bảo đang được thế chấp ở một Ngân hàng khác.
Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ điều kiện để thẩm định thì cán bộ tín dụng
hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định
thì ký giao nhận hồ sơ, vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp
thẩm định.
Bước 3: Tiến hành thẩm định dự án và lập báo cáo thẩm định
Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung
yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình
này, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
36
xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung
hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.
Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án về mọi phương diện như:
tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh
doanh, đánh giá các tài sản thế chấp, cầm cố… từ đó tập hợp tài liệu lập Báo
cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định là kết quả của cán bộ thẩm định về khách
hàng vay vốn trong đó ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của
dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng. Toàn bộ hồ sơ và Báo cáo
thẩm định sau đó được chuyển lên Trưởng phòng KHKD.
Bước 4: Trình Trưởng phòng KHKD kiểm tra, kiểm soát
Trưởng phòng KHKD kiểm tra, kiểm soát về hồ sơ và Báo cáo thẩm
định do cán bộ thẩm định trình lên. Từ đó, thông qua hoặc yêu cu cán bộ thẩm
định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng
phòng KHKD ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm
Báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng.
2.2.3. Nội dung thẩm địnhdự án đầu tư tại Ngân hàng Agribankchi nhánh
Đại Từ Thái Nguyên
Đây là bước rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ, nếu làm tốt bước
thẩm định này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Việc thẩm
định khách hàng và phân tích hồ sơ và phương án vay vốn do chuyên viên
phân tích tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện.
2.2.3.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ theo theo quy định
của Ngân hàng. Hồ sơ gồm:
a) Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của bên vay
- Quyết định hoặc giấy phép thành lập.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
37
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: do sở kế hoạch đầu tư nơi doanh
nghiệp đóng trụ sở chính cấp, đối với Hợp tác xã thì đăng ký kinh doanh do UBND
quận huyện cấp trừ trường hợp kinh doanh trong các ngành nghề theo quy định của
riêng của chính phủ thì do UBND tỉnh-thành phố trực thuộc TW cấp.
- Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề cần cấp giấy phép.
- Điều lệ: điều lệ của doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền quyết
định thành lập xác nhận, đối với điều lệ Hợp tác xã phải được UBND quận
huyện xác nhận.
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám
đốc), Kế toán trưởng.
- Văn bản ủy quyền hoặc xác định thẩm quyền trong quan hệ vay vốn.
b) Hồ sơ về việc sử dụng vốn vay
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Ngân hàng.
- Dự án đầu tư hay luận chứng kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc sử
dụng vốn vay.
- Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hàng
hoá, máy móc thiết bị…
c) Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của
khách hàng
Các báo cáo tài chính tối thiểu 2 năm gần nhất và quý gần nhất : Bảng
cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ
nếu có.
d) Hồ sơ đảm bảo tín dụng
- Nếu khách hàng có bảo đảm bằng tài sản cần có các giấy tờ chứng
minh tính hợp pháp của tài sản đảm bảo.
- Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng bảo lãnh của ngân hàng thì
phải cung cấp bản chính thư bảo lãnh.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
38
2.2.3.2. Thẩm định khách hàng vay vốn
a) Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của: quyết định thành lập đối với doanh
nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Đăng ký kinh doanh đối với
doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp; Giấy phép đầu tư đối với
Doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Đăng ký kinh doanh đối
với DNNN.
- Quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với
Doanh nghiệp liên doanh.
- Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp.
- Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng …
- Trong tổ chức doanh nghiệp thì ai là người đại diện pháp nhân.
b) Thẩm định năng lực và uy tín của khách hàng
*** Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng
- Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với
ngành nghề kinh doanh hiện tại của Doanh nghiệp và phù hợp với dự án dự
kiến đầu tư.
- Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của
ngành trong tương lai.
*** Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng
- Quan hệ tín dụng: dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn; mục đích vay vốn
của các khoản vay; doanh số cho vay, thu nợ; mức độ tín nhiệm.
- Quan hệ tiền gửi; số dư tiền gửi bình quân; doanh số tiền gửi, tỷ trọng
so với doanh thu.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
39
c) Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng
*Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh:
- Tổng doanh thu, lợi nhuận.
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời,
sự tăng trưởng…
- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động.
*Phân tích tình hình tài chính
- Tổng tài sản
- Tình trạng tài sản:
+ Thực trạng tài sản cố định.
+ Cơ cấu tài sản lưu động: nợ vay ngân hàng và các khoản chiếm dụng.
+ Tình trạng các khoản phải thu, hàng tồn kho.
- Tình trạng nguồn vốn:
+ Nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn.
+ Nợ dài hạn, thời hạn của các khoản nợ.
- Nhóm chỉ tiêu về hệ số tài chính doanh nghiệp:
+ Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
+ Nhóm chỉ tiêu cơ cấu nợ
+ Nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động
2.2.3.3. Thẩm định dự án vay vốn
a) Xem xét đánh giá các nội dung chính của dự án
- Mục tiêu đầu tư của dự án; Sự cần thiết đầu tư dự án.
- Qui mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản
phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Qui mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu
chí khác nhau.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
40
b) Thẩm định thị trường cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu
tố đầu vào cho dự án
- Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
- Các nhàcungứng nguyên liệu đầuvào:một hay nhiều nhà cungcấp, đã có
quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.
- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có).
- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá
trong trường hợp phải nhập khẩu.
c) Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án
- Địa điểm xây dựng
+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay
không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường
tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh
giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
+ Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như
ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu,
tiêu thụ.
- Công nghệ, thiết bị
+ Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới.
+ Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không,
lý do lựa chọn công nghệ này.
+ Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo
cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
+ Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh
mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
+ Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì
thiết bị này có đáp ứng được hay không.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
41
d) Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án
- Kiểm tra tính toán lại doanh thu, chi phí của dự án.
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ
đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố
định), chiphí sửachữaTSCĐ, khấuhao TSCĐ phảitríchhàng năm, nợ phải trả.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án,
của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của
chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu
động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để
xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được
các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá
hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
e, Thẩm định điều kiện cho vay bù đắp tài chính:
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay có hợp pháp hay không, có phù
hợp với giầy chứng nhận đăng kí kinh doanh hay không.
- Dự án đầu tư có khả thi, hiệu quả không
f, Thẩm định bảo đảm cấp tín dụng:
- Giá trị tài sản có đủ để đảm bảo cho các khoản vay của DN tại Ngân
hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên hay không.
2.3 Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại Agribank
Đại Từ
Tên dự án: “Dự án đầu tư mua đầu kéo, sơ mi rơ moóc của DNTN TM
Trường Giang”
2.3.1. Giới thiệu về DNTN TM Trường Giang
- Tên tổ chức: DNTN Thương mại Trường Giang
- Loại hình tổ chức: Doanh nghiệp tư nhân
- Địa chỉ trụ sở chính: Phố Đình, thị trấn Hùng Sơn
- Điện thoại: 02803824252
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
42
- Người đại điện theo pháp luật: Đinh Văn Trường - Chức vụ: Chủ DN
kiêm Giám đốc.
- Ngành nghề kinh doanh: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Hoạt động
thiết kế chuyên dụng; Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan; Xây
dựng nhà các loại; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; Phá dỡ; Bán
buôn vật liệu thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Bán buôn kim loại và quặng
kim loại; Bán buônnhiên liệu rắn lỏng khí và các sản phẩm liên quan; Bán buôn
ô tô và xe có độngcơ khác;khai thác đácátsỏiđấtsét; Nhà hàng và các dịch vụ
ăn uống phục vụ lưu động;Dịnh vụ lưu trú ngắn ngày; Khai thác quặng sắt; Khai
thác quặng kim loại quý hiếm; Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ;
Chuẩn bị mặt bằng; Bán lẻ đồ ngũ kim sơn kính và thiết bị lắp đặt khác trong
xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán phụ tùng và các bộ phận phụ
trợ của ô tô xe máy có động cơ khác; Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng
máy khác; Bán lẻ đồ điện đồ gia dụng gường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương
tự, đènvà bộ đènđiện, đồ dùnggia đìnhkhác chưa được phânvào đâu trong các
của hàng chuyên doanh; Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt.
- Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VND
- Tài khoản tiền gửi số: 8505-201-00001354 tại Agribank chi nhánh Đại
Từ Thái Nguyên.
2.2.1.2. Hồ sơ pháp lý
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 4600418244 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp lần đầu ngày 55/10/2007, thay đổi lần
thứ 03 ngày 09/03/2011
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
43
2.3.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
a, Tình hình sản xuất kinh doanh
Bảng 2.11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu/năm
Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu năm 2015
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
37.782.886.305 100 49.665.438.763 100 20.338.812.607 100,00
3. Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
37.782.886.305 100 49.665.438.763 100 20.338.812.607 100,00
4. Giá vốn hàng bán 34.347.130.316 90,91 46.545.888.592 93,72 19.262.145.181 94,71
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
3.435.755.989 9,09 3.119.550.171 6,28 1.076.667.426 5,29
7. Chi phí tài chính 216.363.333 143.500.000 66.535.891
- Trong đó: Chi phí
lãi vay
216.363.333 143.500.000 66.535.891
8. Chi phí quản lý
kinh doanh
1.145.869.305 3,03 1.665.739.695 3,35 590.489.108 2,90
9. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
2.073.523.351 5,49 1.310.310.476 2,64 419.642.427 2,06
10. Thu nhập khác 721.712.232 456.309.143 54.975.058
11. Chi phí khác 1.225.896.602 604.906.439 62.525.500
12. Lợi nhuận khác -504.184.370 -148.597.296 -7.550.442
13. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế
1.569.338.981 5,49 1.161.713.180 2,64 412.091.985 2,06
14. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
150.102.473 255.576.900 90.660.237
15. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.419.236.508 3,76 906.136.280 1,82 321.431.748 1,58
(Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2013,2014,2015)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
44
Năm 2014, doanh thu thuần của Doanh nghiệp đạt 49.665 triệu đồng,
tăng 11.882 triệu đồng so với năm 2013. Tuy nhiên, do tỷ lệ giá vốn hàng
bán, tỷ lệ chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần tăng so với năm
2013, cụ thể như sau:
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2014 là 93,72%, tăng
2,81% so với năm 2013; tỷ lệ chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần
năm 2014 là 3,35%, tăng 0,32% so với năm 2013.
Vì vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2014 cũng giảm xuống còn 906
triệu đồng (giảm 513 triệu đồng so với năm 2013). Trong thời gian tới, doanh
nghiệp cần sử dụng hiệu quả hơn các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào cũng
như cắt giảm bớt các khoản chi phí cần thiết để có kết quả kinh doanh tốt hơn.
Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2015 cùa Doanh nghiệp đạt 20.338
triệu đồng, giảm 29.326 triệu đồng so với năm 2014 do tại thời điểm báo cáo
mới hết quý 2, chưa ghi nhận được hết doanh thu, chưa đánh giá hết tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận xét: Tình hình hoạt động kinh doanh của DNTN Thương mại
Trường Giang nhìn chung tương đối tốt, kinh doanh có lãi. Tuy nhiên Doanh
nghiệp cũng cần điều chỉnh hợp lý các khoản chi phí quản lý kinh doanh, các
yếu tố đầu vào để tăng hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp trong những năm
tiếp theo.
b, Cân đối tài khoản rút gọn
*** Cơ cấu và tình hình biến động tài sản.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
45
Bảng 2.12: Cơ cấu và tình hình biến động tài sản
Đơn vị: VNĐ
Tên chỉ tiêu/năm 31/12/2013 % 31/12/2014 % 30/06/2015 %
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn 19.345.545.115 72,93 23.337.195.661 76,96 19.917.899.140 60,74
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
1.544.110.255 6,63 1.263.741.206 5,42 377.383.924 1,89
1. Tiền 1.263.741.206 1.263.741.206 377.383.924
II. Các khoản phải thu
ngắn hạn
3.448.588.502 18,09 7.666.745.723 32,85 2.539.157.928 12,75
1. Phải thu khách hàng 3.298.588.502 7.516.745.723 2.185.063.768
2. Các khoản phải thu
khác
150.000.000 150.000.000 354.094.160
III. Hàng tồn kho 14.352.846.358 75,28 14.406.708.732 61,73 17.001.357.288 85,36
1. Hàng tồn kho 14.352.846.358 14.406.708.732 17.001.357.288
B. Tài sản dài hạn 7.077.241.382 27,07 6.987.402.839 23,04 12.874.920.520 39,26
I. Tài sản cố định 5.599.797.002 79,12 5.218.586.185 74,69 11.106.103.866 86,3
1. Nguyên giá 7.756.502.665 9.300.939.029 13.962.657.210
2. Giá trị hao mòn lũy kế -2.156.705.663 -4.082.352.844 -4.503.743.344
3. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
1.647.190.000
II. Tài sản dài hạn khác 1.477.444.380 1.768.816.654 1.768.816.654
1. Chi phí trả trước dài
hạn
1.477.444.380 1.768.816.654 1.768.816.654
Tổng cộng tài sản 26.422.786.497 100 30.324.598.500 100 32.792.819.660 100
(Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm
2013,2014,2015)
DNTN Thương mại Trường Giang luôn duy trì tỷ lệ tài sản ngắn hạn
cao. Cuối năm 2013, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm 72,93% tổng
tài sản; cuối năm 2014 chiếm 76,96% và tại thời điểm 30/06/2015 chiếm
60,74%. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cao là phù hợp với lĩnh vực
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829nataliej4
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAYĐề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAYĐề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
 
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOTLuận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
 
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Lv: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP, HAY!
Lv: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP, HAY!Lv: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP, HAY!
Lv: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP, HAY!
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
 
Luận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư
Luận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tưLuận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư
Luận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên PhongĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
 

Similar to Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...taothichmi
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Dương Hà
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1TyDu6
 
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áNOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên (20)

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
 
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đThẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank ở Quảng Ninh
Đề tài: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank ở Quảng NinhĐề tài: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank ở Quảng Ninh
Đề tài: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank ở Quảng Ninh
 
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh HóaĐề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
 
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
 
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAYĐề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông ĐôĐề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDVĐề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Thị Thùy Lớp:CQ50/15.01i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và không sao chép dưới bấtkỳ hình thức nào, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Thạc sĩ Trần Thị Thu Hiền – khoa Ngân hàng Bảo hiểm – Học viện Tài chính. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả khóa luận tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thùy
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Thị Thùy Lớp:CQ50/15.01ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i MỤC LỤC............................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... v LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................................4 1.1 Hoạt động tín dụng cuả ngân hàng thương mại ....................................................4 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại .....................................................................4 1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ....................................................5 1.2.Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại. .................................................6 1.2.1.Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư. ....................................................................6 1.2.2.Sự cần thiết về thẩm định dự án đầu tư...................................................................6 1.3.Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại...............................9 1.3.1.Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư.................................................9 1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định dự án đầu tư. ................................10 1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng thương mại. ................................................................................................................12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN ..............15 2.1 Những nét cơ bản về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên..............................................................................15 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên..................................................15 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức............................................................................................17 2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên.........................................32
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Thị Thùy Lớp:CQ50/15.01iii 2.2.1. Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên..............................................................................................32 2.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên.......................................................................................................................34 2.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên.......................................................................................................................36 2.3 Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại Agribank Đại Từ .......41 2.3.1. Giới thiệu về DNTN TM Trường Giang .............................................................41 2.3.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.............................................................43 2.3.3 Thẩm định “Dự án đầu tư mua đầu kéo, sơ mi rơ moóc của DNTN TM Trường Giang ”..................................................................................................................51 2.3.4 Kết luận và đề xuất của cán bộ thẩm định............................................................60 2.3.5. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định: “Dự án đầu tư mua đầu kéo, sơ mi rơ moóc của DNTN TM Trường Giang” ............................................................................61 2.4 Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên .........................................................................................................62 2.4.1 Những kết quả đạt được..........................................................................................62 2.4.2 Những điểm hạn chế trong quá trình thẩm định và nguyên nhân của những mặt hạn chế đó. .................................................................................................................63 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN ...........................................................................................................................65 3.1 Định hướng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ....................65 3.1.1 Định hướng phát triển của chi nhánh ....................................................................65 3.1.2. Định hướng về công tác thẩm định tại Ngân hàng NN&PT Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên..............................................................................66
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Thị Thùy Lớp:CQ50/15.01iv 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư tại Agribank Đại Từ ..........................................................................................................67 3.2.1 Hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định........................................................67 3.2.2 Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng của cán bộ thẩm định ...............68 3.2.3 Đa dạng hóa nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.........................70 KẾT LUẬN ........................................................................................................................75
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Thị Thùy Lớp:CQ50/15.01v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ/cụm từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CP Chi phí 2 DAĐT Dự án đầu tư 3 DH Dài hạn 4 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 5 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 6 DNXNK Doanh nghiệp xuất nhập khẩu 7 DTBB Dự trữ bắt buộc 8 KBNN Kho bạc nhà nước 9 KHKD Kế hoạch kinh doanh 10 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 11 L/C Thư tín dụng 12 LN Lợi nhuận 13 No&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn 14 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 15 NHNN Ngân hàng Nhà nước 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 18 SXKD Sản xuất kinh doanh 19 VHĐ Vốn huy động 20 HĐV Huy động vốn 21 Agribank Ngân hàng No&PTNT Việt Nam
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM thì nghiệp vụ cấp tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu. Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cao nhất nhưng đây cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho vay dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay theo dự án. Bởi vì, các dự án đầu tư thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao. Để đi đến quyết định cho vay, thì thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng, quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng. Thẩm định dự án đầu tư ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân hàng. Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng nhìn chungkết quảđạt được chưacao, chưa đem lại cho nền kinh tế một sựpháttriển xứng đáng. Chínhvì vậy trongthời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên, em đãchọnđềtài: “Nângcaochấtlượng thẩmđịnh dự án đầu tư của doanh nghiệptạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ, Thái Nguyên” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 2 2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp. - Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp tại ngân hàng. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015. 4. Phương pháp nghiên cứu - Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng cách nghiên cứu kết hợp lý luận và thực tiến, sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, phân tích, tổng hợp, thống kê để đánh giá. - Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng những kỹ thuật như: Kỹ thuật phân tích ngang, kỹ thuật phân tích dọc, kỹ thuật phân tích qua hệ số…trong phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp - Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên.
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 3 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp tại ngân hàng Vì thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực của bản thân còn hạn chế nên khóa luận chỉ đi sâu vào một số vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay nói chung và hoạt động thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nói riêng. Do vậy, khóa luận của em không tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô.
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động tín dụng cuả ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại - Khái niệm: Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng trong nền kinh tế quốc dân. - Theo tiêu chí sở hữu vốn của ngân hàng, hiện nay ở Việt Nam có 4 loại hình ngân hàng thương mại đó là: - Ngân hàng thương mại nhà nước: là ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước, được thành lập bằng 100% vốn của ngân sách nhà nước cấp. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng thương mại nhà nước duy nhất. - Ngân hàng thương mại cố phần: là ngân hàng được thành lập dưới hình thức một công ty cổ phần, vốn của nó do các cổ đông đóng góp. - Ngân hàng thương mại liên doanh: là ngân hàng được thành lập dưới hình thức góp vốn liên doanh giữa các đối tác sở hữu khác nhau. - Ngân hàng thương mại nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoàihoặc Việt Nam, được Chínhphủcấp giấy phép hoạt động. - Với các chức năng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và đặc biệt là chức năng tạo tiền, NHTM đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề về vốn cho các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các NHTM cũng gặp phải không ít rủi ro, vì vậy các NHTM cần áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp để bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 5 1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của NHTM là trung gian tín dụng và chức năng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế pháttriển. Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung vốn tiềntệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng sử dụng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, NHTM đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luận chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. * Hoạt động cho vay đối với dự án đầu tư. Như đã nói ở trên, nội dung hoạt động tín dụng bao gồm nhiều nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ cho vay. Đây là một trong các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản nhất của mỗi NHTM, thông qua nghiệp vụ này, các NHTM đã trực tiếp hỗ trợ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Đồng thời về phía các ngân hàng thì nghiệp vụ này cũng chính là nguồn tạo ra thu nhập ổn định và rất lớn, đóng góp vào sự tăng trưởng của ngân hàng. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động cho vay đã đa dạng hơn rất nhiều, trong đó có hoạt động cho vay theo dự án đầu tư. Đối với mỗi doanh nghiệp thì nhu cầu đầu tư là một hoạt động diễn ra thường xuyên, nó góp phần nâng cao năng suất lao động hay mở rộng sản xuất, nhằm làm gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu. Nhưng trên thực tế không phải bất cứ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đều sẵn vốn để thực hiện. Một trong các nguồn mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng và khá quen thuộc đó là nguồn vốn vay từ các NHTM. Khi các doanh nghiệp đến vay vốn, NHTM thường yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng các dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư và tiến trình thực hiện cụ thể. Đồng thời các ngân
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 6 hàng cũng phải thẩm định dự án mà doanh nghiệp đưa ra nhằm xác minh và khẳng định tính hiệu quả của dự án. Quá trình này ngày càng được các ngân hàng chuẩn hóa và xây dựng thành các phương pháp, quy trình cụ thể. Điều này vừa đảm bảo tính khoa học trong công tác thẩm định vừa tránh được các sai sót do yếu tố chủ quan gây nên,làm ảnh hưởng đến tính an toàn của nguồn vốn cho vay. 1.2.Thẩmđịnh dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại. 1.2.1.Kháiniệm vềthẩm địnhdự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàndiện các nộidungcơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốncho dự án. Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản củadựán một cáchđộclập, táchbiệt với quá trìnhsoạnthảo dự án.Thẩm định dựán tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kếtluận rút ra từ thẩm định là cơ sở đểcác đơnvị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án. 1.2.2.Sựcần thiết về thẩm địnhdự án đầu tư Đầu tư là một lĩnh vực quan trọng quyết định sự tăng trưởng và phát triển của các thành phần kinh tế cũng như của nền kinh tế quốc dân. Nhưng hoạt động đầu tư sẽ không thể tiến hành được khi không có vốn hay không đủ vốn. Một câu hỏi là: “Vốn lấy từ đâu?” Ngoài nguồn vốn tự có của mình, các nhà đầu tư thường kêu gọi sự tài trợ từ bên ngoài mà trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không đồng ý cho vay nếu không biết rằng vốn vay có được sử dụng an toàn và hiệu quả hay không. Do đó, không chỉ riêng các nhà đầu tư mà cả ngân hàng và các cơ quan chức hữu quan cũng phải tiến hành thầm định dự án đầu tư tức là đi sâu
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 7 xem xét, nghiên cứu, đánh giá hàng loạt các vấn đề trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đưa ra một quyết định đúng đắn. - Đối với nhà đầu tư: Sựtồn tại và pháttriển của mỗi doanhnghiệp là nhờ vào kế hoạch sán xuất kinh doanhđúngđắn mà các kế hoạchnày lại được thực hiện bởi các dự án. Với tư cáchlà chủ dựán và bên lập dựán, chủ đầu tư biết khá rõ và tương đối tỷ mỷ dựán đầutư củamình, nắm được những điểm mạnh cũng như điểm yếu, những khó khăn thách thức trong quátrình thực hiện dự án của mình. Trên thực tế, khi đưa ra một quyết định đầu tư, chủ đầu tư thường xây dựng và tính toán các phươngán khác nhau. Điều đó có nghĩalà có nhiều dựán khác nhau được đưara nhưng khôngphải dễdàng gì trong việc lựa chọndự án này, loại bỏ dự án kia vì nhiều khi khả năng thu thập, năm bắt những thông tin mới của chủ dự án bị hạn chế nhất là đốivới các xu hướng kinh tế, chínhtrị, xã hội mới và điều này sẽ làm nguy cơ rủi ro tăng cao và làm giảm tính chính xác trong phán đoán của họ. Thôngquaviệc thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư chọn được dự án tối ưu và thích hợp nhất với năng lực của mình. - Đối với Ngân hàng: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện việc nhận tiền gửi và cho vay. Trong quá trình cho vay, không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng được ngân hàng đáp ứng, ngân hàng chỉ cho vay khi đã biết chắc chắn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, mạng lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Muốn vậy. ngân hàng sẽ yêu cầu người xin vay lập và nộp cho ngân hàng dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, cùng với cac nguồn thông tin khác ngân hàng sẽ tiến hành tổng hợp và thẩm định dự án của chủ đầu tư một cách khách quan hơn. Việc thẩm định dự án đầu tư còn là cơ sỏ để ngân hàng xác định số tiền vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, thời điểm bỏ vốn
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 8 cho dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong tương lai. Tóm lại, đối với ngân hàng, công tác thẩm định dự án đầu tư là rất quan trọng, nó giúp cho ngân hàng ra quyết định có bỏ vốn đầu tư hay không? Nếu đầu tư thì đầu tư như thế nào? Mức độ bỏ vốn là bao nhiêu? Điều này sẽ giúp ngân hàng đạt được những chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn và nợ khó đòi, hạn chế những rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội: Đầu tư luôn được coi là động lực phát triển nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng của mỗi quốc gia. Nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là đầu tư như thế nào cho có hiệu quả, bằng không tác động của đầu tư không hợp lý là rất nguy hại và gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Hiệu quả ở đây không đơn thuần là hiệu quả kinh tế nó bao hàm cả các hiệu quả về mặt xã hội như vấn đề giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm môi trường sinh thái. Ngoài ra, dự án được chọn đầu tư còn phải phì hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng địa phương mà dự án này thực hiện và phải hoàn toàn tuân thủ cac quy chế quản lý kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng và các quy chế quản lý khác của Nhà nước. 1.2.3.Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại. Các nội dung chính mà các NHTM thường tiến hành thẩm định ở các dự án đầu tư xin vay vốn ở ngân hàng là: * Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án. * Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án. * Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. * Thẩm định về phương tiện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 9 * Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án (quan trọng nhất). - Thẩm định mức độ phù hợp của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn. - Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án. - Kiểm tra tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án. - Kiểm tra tính hợp lý của giá bán, doanh thu hàng năm của dự án. - Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án. Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động. - Thẩm định dòng tiền của dự án. - Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. - Kiểm tra độ an toàn trong thang toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án. * Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án. 1.3.Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại. 1.3.1.Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư được coi là có chất lượng tốt khi nó thoả mãn được các yêu cầu mà ngân hàng và doanh nghiệp đặt ra. Yêu cầu của ngân hàng trong thẩm định dự án đầu tư là thời gian ngắn và chi phí thẩm định thấp, đánh giá được chính xác hiệu quả của dự án đầu tư, làm căn cứ chính yếu nhất để ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ đúng đắn: cho vay hay không, cho vay bao nhiêu, thời hạn vay bao lâu, phương thức giải ngân, hình thức thu nợ thế nào cho phù hợp…nhằm hạn chế tối đa rủi ro nhưng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư với những dựán tốt. Trong khi đó, yêu cầu của doanh nghiệp là được tài trợ đủ nhu cầu vốn với thời hạn và lãi suất phù hợp, thời gian thẩm định dự án đầu tư càng ngắn càng tốt để không bị lỡ thời cơ kinh doanh, được ngân hàng cung cấp các tiện ích khác như tư vấn tài chính,… Lí do của các yêu cầu trên xuất phát từ đặc điểm: dự án đầu tư vừa là cơ hội đầutư của
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 10 doanh nghiệp vừa là cơ hội đầu tư của ngân hàng nên việc thẩm định dự án đầu tư được đánh giá là có chất lượng tốt khi nó đáp ứng đồng thời yêu cầu của cả hai bên. Do đó, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng chính là nâng cao sự thoả mãn hai yêu cầu nói trên. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài dự án đầu tư là các chỉ tiêu thể hiện mức độ thoả mãn yêu cầu đặt ra của ngân hàng và doanh nghiệp. 1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định dự án đầu tư. * Thời gian thẩm định. Để thẩm định một dự án đầu tư, trước hết cần thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và tổng hợp các thông tin đó nhằm đưa ra kết luận chính xác về tính khả thi của dự án. Để thực hiện được những công việc trên đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chi phí cơ hội của dự án là rất lớn, thời gian đối với chủ đầu tư là hết sức quý giá, các doanh nghiệp khi đến với ngân hàng luôn mong muốn được ngân hàng trả lời sớmnhất dù cho vay hay không cho vay. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các ngân hàng là cần phải tổ chức thẩm định và thiết lập hệ thống công nghệ chức thẩm định và thiết lập hệ thống công nghệ hỗ trợ phù hợp sao cho thời gian thẩm định phải đủ để tổ chức khâu thẩm định được kỹ càng nhưng không được quá dài sẽ làm mất cơ hội đầu tư của doanhnghiệp . Có như vậy mới đảm bảo cơ hội đầu tư cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. * Chi phí thẩm định. Chi phí thẩm định bao gồm tất cả các chi phí cần thiết mà ngân hàng phải chi trảcho việc tiến hành thẩm định dự án. Hơn nữa trong cùng một thời gian, ngân hàng phải trả lời cho vay hay không cho vay đối với nhiều dự án khác nhau vì vậy chi phí thẩm định của ngân hàng còn bao gồm cả chi phí cơ hội đối với việc xem xét cho vay dự án khác cùng thời điểm. Thu nhập của ngân hàng từ dự án là tiền lãi vay và các khoản phí dịch vụ cung ứng. Là một doanh nghiệphoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy khi tiến hành thẩm định dự án
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 11 ngân hàng cần phải so sánh thu nhập và chi phí thẩm định dự án. Trường hợp chi phí thẩm định mà quá lớn so với thu nhập nhận được từ dự án thì ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay dù dự án hiệu quả. * Báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định dự án đầu tư là văn bản tổng kết lại toàn bộ các kết quả cuối cùng của quá trình thẩm định dự án. Báo cáo thẩm định là căn cứ hàng đầu để ngân hàng ra các quyết định cho vay, là cơ sở để tiến hành tái thẩm định, do đó nó có vai trò rất quan trọng. Là sự tổng kết của toàn bộ quá trình thẩm định nênchất lượng của báo cáo thẩm định thể hiện chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư. Bản báo cáo thẩm định có chất lượng tốt phải đạt yêu cầu trình bày khoa học, đầy đủ, chính xác và khách quan, sát với thực tế khi dự án đi vào hoạt động. Báo cáo thẩm định tốt phải giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về hiệu quả dự án, phải thể hiện được các quyết định và chứng minh được tính hợp lý của các quyết định tài trợ cho dự án. * Các quyết định cho vay. Vì mục tiêu cuối cùng của thẩm định dự án đầu tư là để ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay một cách hợp lý nên chất lượng các quyết định cho vay cũngphản ánh chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Chất lượng các quyết định cho vaythể hiện ở hiệu quả hoạt động của các dự án được ngân hàng tài trợ và kết quả hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng. Khi bỏ vốn tài trợ cho mộtdự án, ngân hàng bao giờ cũng mong muốn dự án hoạt động có hiệu quả để đảm bảo thu hồi được cả vốn và lãi. Thẩm định dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không. Điều đó có nghĩa là các dự án được ngân hàng tài trợ vốn là các dự án được ngân hàng thẩm định là có hiệu quả. Vì vậy các dự án đã được xét duyệt cho vay mà hoạt động tốt theo đúng dự kiến chứng tỏ ngân hàng đã ra quyết định đúng đắn hay chất lượng thẩm định dự án đầu tư tốt. Ngược lại, nếu dự án được ngân hàng cho vay hoạt động không hiệu quả
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 12 thể hiện sự yếu kém trong chất lượng thẩm định dự án đầutư của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của các dự án tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng, hay nói cách khác kết quả hoạt động cho vay theo dự án phần nào cũng phản ánh chất lượng các quyết định cho vay. Nếu các quyết định cho vay đúng đắn, dự án hoạt động có hiệu quả sẽ làm tăng dư nợ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay theo dự án. Nếu các quyết định cho vay không hợp lý, dự án hoạt động không có hiệ u quả sẽ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn, có thể làm cho ngân hàng bị mất vốn… * Cung cấp những dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp. Thẩm định dự án đầu tư có chất lượng tốt sẽ mang lại cho cán bộ ngân hàng cái nhìn sâu sắc về dự án, từ đó có thể tư vấn cho khách hàng nhiều vấn đề liên quan như kế hoạch kinh doanh phù hợp, phương án về nguồn vốn sao cho hiệu quả...Những tư vấn này sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành dự án được tốt hơn, đồng thời ngân hàng an toàn hơn, có lợi ích hơn khi cho vay các dự án hiệu quả. 1.3.3.Cácnhân tốảnhhưởng đến chấtlượngthẩm địnhdựán đầu tư ở ngân hàng thương mại. * Tổ chức công tác thẩm định. Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn, có kiểm tra giám sát chặt chẽ thì chất lượng thẩm định dự án đầu tư sẽ tốt hơn. * Chất lượng của đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Do tính chất phức tạp, hàm chứa nhiều vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực trong công tác thẩm định dự án đầu tư, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn vững vàng, sự hiểu biết toàn diện về những
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 13 vấn đề cần thẩm định như: hiểu biết về lĩnh vực doanh nghiệp đầu tư, hiểu biết về sự phát triển chung của ngành, của nền kinh tế,…cũng như phải nắm vững các quy địnhquy chế liên quan đến hoạt động cho vay. Chất lượng đội ngũ cán bộ là hết sức quan trọng nhưng nếu số lượng cán bộ thẩm định quá ít so với yêu cầu tất yếu xảy ra hiện tượng mỗi cán bộ phải thực hiện khối lượng công việc quá tải, từ đó dẫn đến việc thẩm định thiếu kỹ càng, kém hiệu quả. Do đó số lượng cán bộ quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. * Thông tin. Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở phân các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Thông tin càng đầy đủ, chính xác bao nhiêu thì việc thẩm định càng thuận lợi và chất lượng bấy nhiêu. Nếu thông tin sai lệch thì kết quả thẩm định dự án đầu tư sẽ bị hạn chế, có thể dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm, gây tổn thất lớn và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Chính vì vậy, yếu tố thông tin có một vai trò rất quan trọng đối với chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Và vị trí của yếu tố này đang ngày càng được coi trọng trong thời đại thông tin hiện nay. * Phương pháp thẩm định. Phương pháp thẩm định thể hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu và cách áp dụng khi thẩm định dự án đầu tư. Tùy theo đặc điểm tính chất của từng dự án mà cánbộ thẩm định phải sử dụng kết hợp các chỉ tiêu và phải biết chỉ tiêu nào là quan trọng trong viêc phân tích, ra quyết định cho vay. * Trang thiết bị, công nghệ của ngân hàng. Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định dự án đầu tư. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lí các thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, dự báo nhanh nhiều
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 14 phương án, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời. Nhờ vậy chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư sẽ được nâng cao. * Môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng thẩm định dựán đầu tư. Với môi trường pháp lý rõ ràng, chặt chẽ sẽ có tác động tích cực đến quá trình thẩm định và thực hiện dự án. Ngược lại, những sai sót, khiếm khuyết,không chặt chẽ trong các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng thẩm định. Vì khi đó các chủ đầu tư sẽ dựa vào những chỗ sơ hở, thiếu sót của luật định để có những việc làm sai trái, gây trở ngại trong quá trình thẩm định.Ngoài ra, sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản luật, dưới luật về các lĩnh vực, sự thay đổi liên tục về quy chế quản lý tài chính, tính không đồng bộ của kế toán thống kê…sẽ làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro và có thể làm mất cơ hội đầu tư cho những dự án tốt của ngân hàng. * Môi trường kinh tế. Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia quy định kinh nghiệm, năng lực của chủ thế trong nền kinh tế, đồng thời quy định độ tin cậy của các thông tin. Do đó, môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Một môi trường kinh tế lành mạnh, ổn định, với các thông tinđầy đủ, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án đạt kết quả cao. Trái lại, nếu nền kinh tế chưa phát triển, cơ sở kinh tế thiếu đồng bộcũng với sự bất ổn của điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế trong việc cung cấp thông tin xác thực, dẫn đến phản ánh sai lệch diễn biến, mối quan hệ thị trường về giá cả, cung - cầu, dự báo xu hướng của nền kinh tế…nên sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công tác thẩm định dự án đầu tư và như vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định dự án.
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN 2.1 Những nét cơ bản về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánhĐại Từ Thái Nguyên Agribank chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên được thành lập 19/06/1998 theo quyết định số 340/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, là một trong những mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch thuộc Agribank Việt Nam. Đây là đơn vị hạch toán báo cáo sổ trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nôngthôn tỉnhThái Nguyên. Khi mới thành lập, chi nhánh mới chỉ có 26 nhân viên. Sau gần 20 năm hoạtđộng, tìnhhình nhân sự của chi nhánh đã ổn định với tổng số 55 nhân viên. Những năm gần đây là giai đoạn khá khó khăn của các NHTM, huy động vốn và xây dựng hình ảnh, tiếng tăm của ngân hàng là điều khó khăn nhất. Với thực tế là chi nhánh ngân hàng thuộc huyện miền núi phía Bắc, nguồn nhân lực chưa dồi dào, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, Agibank Đại Từ đã bắt nhịp cùng quỹ đạo kinh doanh hiệu quả của toàn hệ thống. Không những thế với tài năng và lòng nhiệt huyết của toàn bộ cán bộ nhân viên ở đây đã nhanh chóng giúp chi nhánh trở thành một trong những chi nhánh hiệu quả nhất ngay cả khi thị trường tiền tệ hoạt động không ổn định. Agibank luôn phấn đấu thuộc nhóm NHTM hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả.Agribank Đại Từ đã từng bước xây dựng môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp, lấy khách hàng làm trọng tâm. Bên cạnh đó, Agribank Đại Từ
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 16 đã cải cách bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, phát huy năng lực của từng cá nhân, xây dựng tập thể vững mạnh. Các chỉ tiêu hoạt độngcủachi nhánh hầu hết đã đạt được kế hoạch. Sự tin tưởng và cam kết, tính minh bạch và trách nhiệm, sự chuyên nghiệp và sáng tạo là nền tảng tạo nên quy tắc ứng xử và văn hoá kinh doanh của Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ,thực hiện các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể: - Huy độngvốn:Nhận tiền gửi củacác tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoạitệ. Thực hiện các hìnhthức huyđộng vốn khác theo quy định của pháp luật. - Cho vay: Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với các quy định của pháp luật - Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Kinh doanh ngoại hối, thanh toán trực tiếp qua mạng trong nước và quốc tế, thanh toán L/C, hàng xuất khẩu, chi trả kiều hối và các dịch vụ ngân hàng khác. - Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ nguồn vốn đầu tư củachínhphủ, cáctổ chứctàichính, tiền tệ, các tổ chức xã hội đoàn
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 17 thể, cánhân trongvà ngoài nước theo quy định của luật ngân hàng Nhà nước và luật của các tổ chức tín dụng - Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. - Thực hiện các dịch vụ: Thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹ. - Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với khách hàng, các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác… 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức Qua gần 20 năm hình thành và phát triển, tình hình nhân sự của Agribank Đại Từ Thái nguyên có những sự biến động nhất định qua các năm. Nhân sự qua các năm có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Tuy nhiên vẫn giữ được sự ổn định của bộ máy hoạt động, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của ngân hàng. Độ tuổi trung bình của nhân sự trong chi nhánh là 30,5 tuổi. Độ tuổi rất trẻ, là thế hệ vàng, với tinh thần nhiệt huyết, năng động hứa hẹn sẽ đưa chi nhánh ngày càng phát triển. Cùng với sự lớn mạnh về hoạt động kinh doanh, số cán bộ nhân viên của chi nhánh đãlà 55 cánbộ. Bangiám đốc (GĐ)củachinhánhbao gồmmột Giám đốc và một Phó giám đốc với ba phòng nghiệp vụ và một phòng giao dịch. Ba phòngnghiệp vụ gồm: phòng Kế hoạch kinh doanh (KHKD), phòng Kế toán – ngân quỹ, phòng Hành chính. Tính đến thời điểm 11/3/2016, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ, Thái Nguyên có 55 nhân sự. Trong đó: Giám đốc: ông Nguyễn Trung Kiên Phó GĐ: ông Dương Trọng Nghĩa Phòng KHKD: Trưởng phòng: ông Nguyễn Văn Hưng Phòng kế toán- ngân quỹ: Trưởng phòng: ông Đặng Ngọc Tâm Phòng hành chính
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 18 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Agribank Đại Từ Thái Nguyên năm 2016 ( Nguồn:Phòng hànhchính – nhân sự chi nhánhĐạiTừ) 2.1.3 Tìnhhình hoạt động những năm gần đây 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Ngân hàng là một tổ chức kinh tế với phương thức hoạt động “ đi vay để cho vay”, là một tổ chức tài chính trung gian trong xã hội. Ngân hàng vừa GIÁM ĐỐC Ông: Nguyễn Trung Kiên PHÓ GIÁM ĐỐC Ông: Dương Trọng Nghĩa Hành chính Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng hành chính Giao dịch viên Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp Tư vấn khách hàng Kế toán Ngân quỹ
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 19 thực hiện công tác đi vay, vừa thực hiện công tác cho vay. Để có vốn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế vay thì bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, các ngân hàng phải huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Do vậy, công tác huy động vốn được xem là quan trọng, là yếu tố quyết định cho hoạt động tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế, ngân hàng cần phải có biện pháp để huy động được những nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. a. Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng Trong những năm vừa qua, tiền gửi dân cư không ngừng tăng và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng huy động nguồn vốn của Ngân hàng điều đó được thực hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) (%) (%) (%) (%) 1.TG dân cư 811.651 93.72 944.914 93.07 1.046.450 92.40 133.263 16.42 101.536 10.75 2.TG các TC KTXH 50.969 5.89 64.251 6.33 74.100 6.54 13.282 26.06 9.849 15.33 3.TG KBNN 3.223 0.37 5.803 0.57 11.414 1.01 2.580 80.05 5.611 96.69 4.TG NHCSXH 160 0.02 330 0.03 522 0.05 170 106.25 192 58.18 5.Tổng VHĐ 866.003 100.00 1.015.298 100.00 1.132.486 100.00 149.295 17.24 117.188 11.54 Qua bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm qua luôn tăng liên tục năm 2013 VHĐ là 866.003 triệu đồng đến năm 2014 tăng lên 1.015.298 triệu đồng và đến năm 2015 con số đã lên đến 1.132.486 triệu đồng. Tiền gửi dân cư trong nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng áp đảo so với các loại tiền huy động khác. Năm 2013 đạt 811.651 triệu đồng , chiếm
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 20 93,72% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2014 tăng 16,42% so với năm 2013, tức đạt 944.914 triệu đồng chiếm 93,07% tổng vốn huy động .Đến năm 2015 tăng 10,75% so với năm 2014 tức đạt 1.046.450 triệu đồng chiếm 92,4% trong tổng số vốn huy động được. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, xã hội biến động có xu hướng tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng qua các năm . Năm 2013 đạt 50.969 triệu đồng, chiếm 5,89% tổng vốn huy động, năm 2014 đạt 64.251 triệu đồng, chiếm 6,33% tổng vốn huy động , năm 2015 đạt 74.100 triệu đồng chiếm 6,54% tổng vốn huy động. Các con số này chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh, bởi chi nhanh hoạt động trên địa bàn có khá nhiều doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đang hoạt động . Điều này sẽ gây bất lợi cho hoạt động của chi nhánh vì nguồn này là có chi phí huy động bình quân thấp hơn so với nguồn vốn huy động từ tiết kiệm dân cư. Trong những năm tới chi nhánh cần có những giải pháp để thu hút được nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội mở tài khoản tại chi nhánh hơn nữa. Tiền gửi kho bạc nhà nước cũng như tiền gửi của Ngân hàng chính sách xã hội đều tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Cụ thể, năm 2013 doanh số tiền gửi KBNN đạt 3.223 triệu đồng, bước sang năm 2014 doanh số tăng lên thành 5.803 triệu đồng tăng 2.580 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 80,05%. Đến năm 2015, tăng đột biến lên 11.414 triệu đồng. Đây là nguồn bổ sung ngân sách tạm thời nhàn rỗi được gửi tại ngân hàng. Nhưng do đây là những nguồn vốn phụ nên cũng không ảnh hưởng nhiều tới nguồn huy động của ngân hàng. b. Tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi Là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là nguồn vốn nội tệ, để thấy rõ điều này ta xem bảng sau:
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 21 Bảng 2.2: Cơ cấu HĐV theo loại tiền gửi của Agribank Đại Từ (2013 - 2015) (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ Tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 VND 810.223 950.370 1.034.216 140.147 83.846 Ngoại tệ (quy đổi ra VND) VND) 55.780 64.928 98.270 9.148 33.342 Tổng 866.003 1.015.298 1.132.486 149.295 117.188 ( Nguồn:Phòng KHKD) Dựa vào bảng 2.3 ta thấy, tổng nguồn vốn nói chung và nội tệ nói riêng liên tục tăng trưởng nhanh chóng qua các năm gần đây. Năm 2013 nguồn vốn huy động được bằng nội tệ tại ngân hàng là 810.223 triệu đồng, năm 2014 tăng 140.147 triệu đồng tức đạt 950.370 triệu đồng, đến năm 2015 tăng 83.846 triệu đồng so với năm 2014 và đạt 1.034.216 triệu đồng, đồng thời với số liệu 3 năm gần nhất thì có thể nói nguồn nội tệ là nguồn huy động chính của Chi nhánh, tuy năm 2015 tỉ trọng có giảm nhẹ nhưng lượng tiền huy động được tương đối lớn và chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng vốn huy động. Năm 2013 nguồn nội tệ chiếm 93,5% , năm 2014 là 93,6% và năm 2015 chiếm 91,3% trong tổng vốn huy động. Điều này cho ta thấy, Chi nhánh đã có những chính sách huy động nguồn nội tệ rất hiệu quả, có nhiệu dịch vụ đa dạng thu hút được sự quan tâm và tạo được niềm tin cho khách hàng đến giao dịch và gửi tiền. Đạt được mục tiêu
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 22 này là sự cố gắng nố lực đẩy mạnh và thu hút huy động vốn của Ngân Hàng trong khi tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động. Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp trong năm 2013 và 2014. Tuy nhiên, đến năm 2015 do tăng cường các chính sách vào đối tượng khách hàng là các DN XNK tốt, nên lượng huy độngbằngngoại tệ của chi nhánh tăng cao, đạt8,7%. Trongthờigian tới, chinhánh cầnđa dạnghóa các sản phẩm tiền gửi ngoại tệ để thu hút thêm được nhiều khách hàng. c. Tình hình huy động vốn theo thời hạn Ngoài việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khác hàng và theo loại tiền thì không thể bỏ qua tiêu trí kì hạn của nguồn vốn huy động. Do đó chi nhánh Agribank Đại Từ luôn chú trọng vào sự an toàn trong kinh doanh. Cơ cấu theo kì hạn huy động được thể hiện dưới bảng sau:
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 23 Bảng 2.3: Cơ cấu HĐV theo kì hạn Agribank Đại Từ năm 2013 – 2015 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ Tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So Sánh 2014/2013 2015/2014 1.VHĐ 63.103 64.785 69.752 1.682 4.967 KKH 2.VHĐ ngắn hạn 643.580 753.303 878.668 109.723 125.365 3.VHĐ trung&DH 159.320 197.210 184.066 37.890 (13.144) Tổng VHĐ 866.003 1.015.298 1.132.486 149.295 117.188 (Nguồn: Phòng KHKD) Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy: tổng vốn huy động qua các năm luôn tăng liên tục, cụ thể là năm 2014 tăng 149.295 triệu đồng so với năm 2013. Năm 2015 tăng 117.188 triệu đồng so với năm 2014. Vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động được qua các năm. Cụ thể năm 2013 tiền gửi ngắn hạn đạt 643.580 triệu đồng chiếm 74,3% tổng vốn huy động, sang năm 2014 đã tăng lên 753.303 triệu đồng tương ứng tăng 17% so với năm 2013, đến năm 2015 con số này đạt 878.668 triệu đồng, tăng 16,6% so với năm 2014, chiếm 77,6% tổng vốn huy động của ngân hàng. Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền này là các khách hàng có thu nhập ổn định và thường xuyên, gửi tiền vì mục đích an toàn, sinh lợi. Đây là nguồn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng là nguồn có tỉ lệ DTBB khá cao và khá nhạy cảm với lãi suất. Do đó, ngân hàng
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 24 nên quảnlý chặtchẽ và duy trì tỉ lệ hợp lý đối với nguồn vốn này. Trong khi đó vồn huy động không kỳ hạn, trung hạn và dài hạn cũng có sự biến động lớn nhưng tỷ trọng trong tổng vốn huy động vẫn khá nhỏ, đặc biệt, vốn huy động không kỳ hạn. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng cho vay, đầu tư vào các dự án trung và dài hạn. Quy mô của nguồn vốn huy động trung và dài hạn giảm, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của ngân hàng có thể do lãi suất huy động nguồn vốn này kém hấp dẫn hơn lãi suất dành cho các khoản tiền gửi có thời hạn dưới 12 tháng. Thêm vào đó, hiện nay trên địa bàn hoạt động của Agribank Đại Từ đã có sự hiện diện của chi nhánh các ngân hàng Thương mại lớn như Techcombank, Vietinbank. Do đó mà sự cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng hiện nay hết sức gay gắt. Cuộc chạy đua lãi suất ngầm giữa các ngân hàng vẫn đang diễn ra, mặc dù Ngân hàng Nhà Nước đã có công văn quy định về mức trần về lãi suất huy động và đã từng xử lý vi phạm ở một số ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng còn cạnh tranh nhau về thu phí dịch vụ, chính sách tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Vì vậy chi nhánh cần có những chính sách, biện pháp và hình thức khác nhau như mở loại hình dự thưởng với tiền gửi trung và dài hạn, tiết kiệm, bậc thang, phát hành kỳ phiếu dự thưởng… để thu hút thêm nguồn vốn trong thời gian tới. Nhận xét chung về tình hình huy động vốn: Chủ trương huy động vốn để tập trung cho đầu tư phát triển là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước. Nhận thức được điều này, ngay từ buổi đầu hoạt động Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đại Từ đã tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn. Trong những năm qua chi nhánh đã mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm cho phù hợp với địa bàn dân cư thị trấn Hùng Sơn và các khu vực lân cận tuyên truyền vận động mở tài khoản cá nhân, tài khoản thẻ bằng các hình thức khuyến mãi, áp dụng nhiều hình thức
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 25 gửi tiền linh hoạt, hiệu quả ví dụ như phát hành kỳ phiếu có mục đích... Vì vậy nguồn vốn của Agribank Đại Từ ngày càng ổn và tăng cao. 2.1.3.2 Hoạt động cho vay Cùng với sự phát triển và gia tăng của hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay trong ngân hàng cũng đóng vai trò chủ yêu quan trọng, không những có ý nghĩa đối với bản thân chi nhánh mà còn đối với nền kinh tế của địa phương. a. Doanh số cho vay theo thời hạn Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2013-2015 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch Chênh lệch 2015/20142014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 552.010 706.469 810.478 154.459 27.98 104.009 14.72 Trung&DH 45.641 80.047 77.650 34.406 75.38 (2.397) (2.99) Dễ dàng nhận thấy doanh số cho vay của chi nhánh tăng qua các năm và đặc biệt doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn rất nhiều so với doanh số cho vay trung và dài hạn, cụ thể như năm 2013, cho vay ngắn hạn đạt 522.010 triệu đồng, trong khi cho vay trung và dài hạn là 45.641 triệu đồng, và con số này lần lượt thay đổi thành 810.478 triệu đồng và 77.650 triệu đồng vào năm 2015. Nhìn chung, trong hoạt động tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn với tỷ trọng trung bình lên tới hơn 90% trên tổng doanh số cho vay. Do nguồn vốn để cho vay của Ngân hàng chủ yếu đến từ huy động ngắn hạn, hơn nữa nền kinh tế địa phương phát triển đa ngành nghề nhưng phần lớn
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 26 là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn (trồng lúa, cải tạo chè..). Vì vậy, việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị, các nhân để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng đồng thời đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhưng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Khách hàng vay trung hạn thường là các tổ chức kinh tế, các hộ chăn nuôi có qui mô lớn, họ muốn mở rộng thêm qui mô sản xuất như: phát triển cơ sở hạ tầng, mua thiết bị sản xuất. b. Doanh số dư nợ theo thời hạn Bảng 2.5:Doanh số dư nợ theo thời hạn của Agribank ĐạiTừ 2013 – 2015 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2014/2013 2015/2014 (%) (%) (%) Số tiền Số tiền Ngắn hạn 58.616 41.9 58.905 41.6 59.287 38.5 289 382 Trung &DH 81.240 58.1 82.700 58.4 94.766 61.5 1.460 12.066 Tổng 139.856 100 141.605 100 154.053 100 1.749 12.448 Dư nợ phân theo thời hạn vay: Dư nợ ngắn hạn tăng nhẹ trong 3 năm, cụ thể năm 2014 đạt 58.905 triệu đồng tăng 289 triệu đồng so với năm 2013.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 27 Năm 2015 đạt 59.287 triệu đồng tăng 382 triệu đồng với năm 2014. Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ ngắn hạn và cũng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2014 dư nợ trung và dài hạn tăng 1.460 triệu đồng. Đến năm 2015, dư nợ trung và dài hạn tăng vọt 12.066 triệu đồng so với năm 2014. c. Nợ quá hạn / tổng dư nợ Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên đang hoạt động cho vay ở chiều hướng tốt, tình hình nợ quá hạn trong những năm gần đây giảm mạnh và sự kiểm soát nợ quá hạn vẫn đang nằm trong khả năng của ngân hàng, do đó mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngày càng được cải thiện. Bảng 2.6: Tỷ lệ Nợ quá hạn/ tổng dư nợ giai đoạn 2013– 2015 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn 5.312 4.280 2.294 (1.032) 19,43 (1.986) (46,40) Tổng dư nợ 139.856 141.605 154.053 1.749 1,25 12.428 8,79 NQH/TDN 0,037 0,030 0,014 (Nguồn:Báo cáo tổng kết giaiđoạn 2013 – 2015 AgribankĐạiTừ ) Nhìn chung giai đoạn 2013 – 2015 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh Agribank Đại Từ có xu hướng giảm (năm 2013 tỷ lệ này là 0,037 giảm xuống còn 0,030 vào năm 2014 và giảm chỉ còn 0,014 ở năm 2015). Mặc dù tổng dư nợ tăng qua các năm, nhưng nợ quá hạn của chi nhánh lại giảm đáng kể luôn ở mức cho phép của ngân hàng do đó mà tỷ lệ này được
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 28 cải thiện, thể hiện chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo. Để có được kết quả khả quan với chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo, nợ quá hạn nằm ở mức thấp và tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép, là nhờ những chính sách hiệu quả của ban Giám đốc cũng như sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng. Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Do vậy, Ngân hàng luôn xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: Hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lí nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề.Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề: Phân tích, nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết.Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, Ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi. Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, Ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng. Quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ cho vốn của chủ khi tổn thất xảy ra. Các khoản nợ quá hạn này đều đươc ngân hàng theo dõi sát sao, có biên bản kiểm tra, biên bảnlàm việc đột xuất và định kỳ.Theo tính chất này, các khoản nợ quá hạn của Agribank Đại Từ đều có hướng giải quyết. Trong trường hợp xấu nhất, khi khách hàng mất khả năng thanh toán tiền vay, ngân hàng có thể phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. 2.1.3.3Kết quả hoạtđộng kinh doanh a. Tình hình thu nhập của chi nhánh qua các năm gần đây Thu nhập của Ngân hàng là toàn bộ khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như: thu từ hoạt động tín dụng, phí điều vốn, thu từ hoạt động dịch vụ, thu kinh doanh ngoại tệ và vàng.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 29 Bảng 2.7: Tình hình thu nhập của ngân hàng qua các năm ( 2013- 2015) (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Thu lãi tiền gửi 151 173 291 22 14,6 118 68,2 Thu lãi cho vay 30.688 35.692 49.370 5.004 16,3 13.678 38,3 Thu phí điều vốn - 299 423 - - 124 41,5 Thu từ hoạt động dịch vụ 136 212 395 76 55,9 183 86,3 Thu KD ngoại tệ và vàng 9 13 30 4 44,4 17 130,8 Thu KD và thu nhập khác 246 7.059 8.136 6.813 2.769,5 1.077 15,3 Tổng thu nhập 31.230 43.448 58.645 12.218 39,1 15.197 35,0 ( Nguồn : Phòng Kế toán quỹ) Thu nhập của Ngân hàng ngày một tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2013, tổng thu nhập đạt 31.230 triệu đồng. Sang năm 2014, thu nhập tăng lên 43.448 triệu đồng tăng 12.218 triệu so với năm 2013 với tỉ lệ tăng 39,1%. Đến năm 2015 tổng thu nhập tiếp tục tăng lên 35% với số tuyệt đối là 15.197 triệu đồng so với năm 2014 với tổng thu nhập 58.645 triệu đồng. Có thể nói hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang có những tiến triển tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện. b. Tình hình chi phí của chi nhánh qua các năm gần đây
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 30 Bảng 2.8: Tình hình chi phí của ngân hàng qua các năm (2013 – 2015) (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1.Chi trả lãi 19.234 18.127 39.839 -1.107 -5,8 21.712 119,8 + Trả lãi tiền gửi 4.545 5,297 13.017 752 16,5 7.720 145,7 + Trả lãi tiền vay 14.689 -12.830 26.822 -1.859 -12,7 13.992 109,1 2. Chi khác ngoài lãi 5.958 17.093 12.420 11.135 186,9 -4.673 -27,3 + Phát hành giấy tờ có giá 294 2,732 - 2.438 829,3 - - + Chi hoạt động dịch vụ 311 429 220 118 37,9 -209 -48,7 + Chi KD ngoại tệ vàng - 7 27 - - 20 285,7 +Chi phí cho nhân viên 1.577 2.351 2.940 774 49,1 589 25,1 + CP quản lý, chi khác 979 1.129 1.076 150 15,3 -53 -4,7 + Chi về tài sản 510 712 895 202 39,6 183 25,7 +Chi dự phòng bảo hiểm 2.287 9.733 7.262 7.446 325,6 -2471 -25,4 Tổng CP 25.192 35.220 52.259 10.028 39,8 17.039 48,4 ( Nguồn : Phòng kế toán-ngân quỹ) Cùng với sự gia tăng của thu nhập, đa dạng hóa các hình thức cho vay và dịch vụ cung cấp cho khách hàng là sự gia tăng của chi phí. Vì chi phí cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận. Do đó, phân tích chi phí để biết được chi phí nào là chính trong hoạt động của Ngân hàng,
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 31 đồng thời sẽ có biện pháp tiết kiệm những chi phí không hợp lý. Phân tích chi phí sẽ giúp chúng ta biết được kết cấu các khoản mục chi phí để có thể hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý góp phần nâng cao lợi nhuận, mạnh dạn tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà Ngân hàng đã đề ra. Chi phí của Ngân hàng bao gồm các khoản chi trả lãi (trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay) và các khoản chi khác ngoài lãi (chi hoạt động dịch vụ, chi cho nhân viên, chi quản lý, chi về tài sản, dự phòng bảo hiểm…) Tổng chi phí của Ngân hàng luôn tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh trong năm 2015. Cụ thể, năm 2013 tổng chi phí là 25.192 triệu đồng, sang năm 2014 tổng chi phí là 35.220 triệu tăng 10.028 triệu với tỉ lệ 39,8% so với năm 2013. Đến năm 2015, tổng chi phí của Ngân hàng là 52.259 triệu đồng, tăng 17.039 triệu đồng so với năm 2014 ứng với tỉ lệ tăng 48,4%. c. Tình hình lợi nhuận của chi nhánh những năm gần đây Lợi nhuận là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của một Ngân hàng. Lợi nhuận Ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng. Lợi nhuận còn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và gia tăng các dịch vụ. Trong ba năm qua, tuy thu nhập có tăng nhưng do chi phí tăng nhanh nêntrong năm 2015 đã làm giảm lợi nhuận. Tình hình lợi nhuận cụ thể qua ba năm như sau:
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 32 Bảng 2.9:Tình hình lợi nhuận của ngân hàng qua các năm (2013 – 2015) (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Lợi nhuận 6.038 8.228 6.386 2.190 36,3 (1.842) (22,4) (Nguồn : Phòng Kế toán-ngânquỹ) Ta thấy tình hình lợi nhuận của Ngân hàng qua ba năm tuy có tăng trong năm 2014 nhưng giảm xuống trong năm 2015. Năm 2013, lợi nhuận đạt 6.038 triệu đồng. Sang năm 2014, lợi nhuận đạt 8.228 triệu đồng, tăng 2.190 triệu đồng so với năm 2013 với tỉ lệ tăng 36,3%. Đến năm 2015, lợi nhuận giảm xuống còn 6.386 triệu đồng, giảm 1.842 triệu đồng so với năm 2014, tỉ lệ giảm 22,4%.Tình hình lợi nhuận giảm trong năm 2015 là do bên cạnh sự gia tăng về thu nhập là sự gia tăng về chi phí, tốc độ tăng thu nhập thấp hơn tốc độ tăng của chi phí. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần có các biện pháp tích cực hơn trong việc quản lý chi phí để cải thiện tình hình kinh doanh làm tăng lợi nhuận trong thời gian tới. 2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên 2.2.1. Khái quátvềcông tác thẩm địnhdự án đầu tư tại Ngân hàng Agribank chi nhánhĐại Từ Thái Nguyên Hoạtđộngthẩmđịnh tại Ngân hàng Agribankchinhánh ĐạiTừ được thực hiện bởiPhòngKHKD, do chỉ làmộtchinhánh tronghệ thốngcác chi nhánh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nên Ngân hàng không thành lập Phòng Thẩm định mà cán bộ tín dụng thực hiện luôn công tác thẩm định dự án vay vốn mà mìnhtiếp nhận. Nhận thức được rằng cho vay theo dự án là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho Chi nhánh, tuy nhiên cho vay theo dự án cũng tiềm ẩn
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 33 nhiều rủi ro mà trongđó rủiro lớn nhất là kháchhàng khôngcó khảnăng hoàn trả vốnvay, do vậy đểhạn chếrủiro này thì côngtác thẩm định cần được chú trọng khi xét duyệtcho vay. Côngtác thẩmđịnh dự án đầu tư tại Chi nhánh được thực hiện theo đúng quy trình của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đề ra. Quy trình thẩm định khá chặtchẽ, quađó cánbộthẩmđịnhcó thểnắm rõ được tìnhhìnhcủa dự án và đưa ra những quyết định chính xác. Trong những năm qua các dự án vay vốn tại Chi nhánh tăng lên, đặc biệt là các dự án cho vay vốn lưu động với thời gian nhỏ hơn hoặc bằng một năm. Hình thức này giúp cho Chi nhánh có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính chính xác của dự án đầu tư cao hơn và khả năng có thể xảy ra rủi ro thấp. Với xu hướng này, tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng khá nhanh trong thời gian qua. Một số dự án thẩm định cho vay ngắn hạn trong năm qua tại Ngân hàng Agribank Đại Từ: Bảng 2.10: Một số dự án cho vay gần đây ĐVT: Triệu đồng STT Tên dự án Chủ đầu tư Tổng VĐT NH cho vay 1 Kinh doanh xăng dầu CT xăng dầu Bắc Thái 2.712 1.500 3 Kinh doanh vật liệu xây dựng CT Cổ phần đầu tư xây dựng TM Hội An 3.948 2.500 4 Mua vật liệu xây dựng CT cổ phần xây dựng và TM Thành Vinh 2.700 1.800 5 Mua vật liệu xây dựng CT TNHH một thành viên Sáng Hào 4.614 2.300 6 Mua NVL phục vụ taxi, nhà hàng, khách sạn DNTN Thùy Trang 3.746 2.000 7 Kinh doanh NVL CT cổ phần xây dựn và TM Quý Ngần 1.720 1.000 8 Kinh doanh vật liệu xây dựng CT cổ phần VLXD Đào Ngân 4.279 2.300 (Phòng KHKD– NgânhàngNo&PTNT huyện ĐạiTừ)
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 34 Các dự án trên đều được Chi nhánh xét duyệt cho vay. Các dự án này đã và đang hoạt động có hiệu quả. Nợ và lãi hoàn trả Ngân hàng đúng thời hạn. 2.2.2. Quytrình thẩm địnhdự án đầu tư tại Ngân hàng Agribankchi nhánh Đại Từ Thái Nguyên Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Agribank Đại Từ Phòng KHKD Cán bộ thẩm định Trưởng phòng KHKD Chưa rõ Chưa đạt Đạt (Nguồn: Nghị định số 666/NĐ – HĐQT –TDH Ngân hàng No&PTNT Việt Nam) Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng riêng, áp dụng trong toàn hệ thống trong đó có quy định cụ thể quy trình nghiệp vụ thẩm định. Quy trình thẩm định cụ thể gồm các bước sau: Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn Cán bộ phòng KHKD tiếp xúc với các khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng họat động sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Tiếp nhận hồ sơ để thẩm định Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn Thẩm định Bổ sung, giải thích Lập báo cáo thẩm định Kiểm tra Kiểm soát Lưu hồ sơ, tài liệu
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 35 một dự án. Cán bộ phòng KHKD trao đổi với khách hàng để nắm bắt thông tin về khách hàng đồng thời thông báo cho khách hàng các thông tin liên quan đến nhu cầu vay vốn như lãi suất cho vay, điều kiện cho vay… Sau khi trao đổi nếu nhận thấy nhu cầu và điều kiện khách hàng phù hợp với điều kiện cho vay của Ngân hàng No&PTNT thì cán bộ tín dụng chuyển cho khách hàng các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cần hoàn thiện để Ngân hàng xét cho vay. Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ vay vốn Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn sau đó kiểm tra số lượng hồ sơ, tài liệu và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Các tài liệu như phương án kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, biên bản họp hội đồng quản trị (hoặc sáng lập viên, hội đồng thành viên) thông qua phương án bao gồm cả phương án vay vốn ngân hàng… bắt buộc phải là bản chính và được ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay trước pháp luật. Các tài liệu nếu không thể cung cấp được bản chính thì sử dụng bản sao có công chứng có đóng dấu sao y bản chính của bên vay. Các hồ sơ tài sản đảm bảo có thể nhận bản sao để tiến hành định giá nhưng cán bộ tín dụng phải đối chiếu bản chính hồ sơ gốc của tài sản đảm bảo với bản sao do khách hàng cung cấp nhằm tránh tình trạng hồ sơ bản chính của tài sản đảm bảo đang được thế chấp ở một Ngân hàng khác. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ điều kiện để thẩm định thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định. Bước 3: Tiến hành thẩm định dự án và lập báo cáo thẩm định Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 36 xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm. Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án về mọi phương diện như: tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá các tài sản thế chấp, cầm cố… từ đó tập hợp tài liệu lập Báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định là kết quả của cán bộ thẩm định về khách hàng vay vốn trong đó ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng. Toàn bộ hồ sơ và Báo cáo thẩm định sau đó được chuyển lên Trưởng phòng KHKD. Bước 4: Trình Trưởng phòng KHKD kiểm tra, kiểm soát Trưởng phòng KHKD kiểm tra, kiểm soát về hồ sơ và Báo cáo thẩm định do cán bộ thẩm định trình lên. Từ đó, thông qua hoặc yêu cu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung. Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng phòng KHKD ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng. 2.2.3. Nội dung thẩm địnhdự án đầu tư tại Ngân hàng Agribankchi nhánh Đại Từ Thái Nguyên Đây là bước rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ, nếu làm tốt bước thẩm định này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Việc thẩm định khách hàng và phân tích hồ sơ và phương án vay vốn do chuyên viên phân tích tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện. 2.2.3.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ theo theo quy định của Ngân hàng. Hồ sơ gồm: a) Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của bên vay - Quyết định hoặc giấy phép thành lập.
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 37 - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: do sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cấp, đối với Hợp tác xã thì đăng ký kinh doanh do UBND quận huyện cấp trừ trường hợp kinh doanh trong các ngành nghề theo quy định của riêng của chính phủ thì do UBND tỉnh-thành phố trực thuộc TW cấp. - Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề cần cấp giấy phép. - Điều lệ: điều lệ của doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập xác nhận, đối với điều lệ Hợp tác xã phải được UBND quận huyện xác nhận. - Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng. - Văn bản ủy quyền hoặc xác định thẩm quyền trong quan hệ vay vốn. b) Hồ sơ về việc sử dụng vốn vay - Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Ngân hàng. - Dự án đầu tư hay luận chứng kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc sử dụng vốn vay. - Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hàng hoá, máy móc thiết bị… c) Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng Các báo cáo tài chính tối thiểu 2 năm gần nhất và quý gần nhất : Bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ nếu có. d) Hồ sơ đảm bảo tín dụng - Nếu khách hàng có bảo đảm bằng tài sản cần có các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của tài sản đảm bảo. - Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng bảo lãnh của ngân hàng thì phải cung cấp bản chính thư bảo lãnh.
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 38 2.2.3.2. Thẩm định khách hàng vay vốn a) Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng - Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của: quyết định thành lập đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp; Giấy phép đầu tư đối với Doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Đăng ký kinh doanh đối với DNNN. - Quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với Doanh nghiệp liên doanh. - Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp. - Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng … - Trong tổ chức doanh nghiệp thì ai là người đại diện pháp nhân. b) Thẩm định năng lực và uy tín của khách hàng *** Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng - Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của Doanh nghiệp và phù hợp với dự án dự kiến đầu tư. - Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai. *** Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng - Quan hệ tín dụng: dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn; mục đích vay vốn của các khoản vay; doanh số cho vay, thu nợ; mức độ tín nhiệm. - Quan hệ tiền gửi; số dư tiền gửi bình quân; doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 39 c) Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng *Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh: - Tổng doanh thu, lợi nhuận. - Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng… - Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động. *Phân tích tình hình tài chính - Tổng tài sản - Tình trạng tài sản: + Thực trạng tài sản cố định. + Cơ cấu tài sản lưu động: nợ vay ngân hàng và các khoản chiếm dụng. + Tình trạng các khoản phải thu, hàng tồn kho. - Tình trạng nguồn vốn: + Nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn. + Nợ dài hạn, thời hạn của các khoản nợ. - Nhóm chỉ tiêu về hệ số tài chính doanh nghiệp: + Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán + Nhóm chỉ tiêu cơ cấu nợ + Nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động 2.2.3.3. Thẩm định dự án vay vốn a) Xem xét đánh giá các nội dung chính của dự án - Mục tiêu đầu tư của dự án; Sự cần thiết đầu tư dự án. - Qui mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm. - Qui mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau.
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 40 b) Thẩm định thị trường cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào cho dự án - Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. - Các nhàcungứng nguyên liệu đầuvào:một hay nhiều nhà cungcấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm. - Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có). - Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. c) Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án - Địa điểm xây dựng + Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không. + Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. + Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ. - Công nghệ, thiết bị + Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới. + Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này. + Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. + Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. + Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không.
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 41 d) Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án - Kiểm tra tính toán lại doanh thu, chi phí của dự án. - Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chiphí sửachữaTSCĐ, khấuhao TSCĐ phảitríchhàng năm, nợ phải trả. - Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. - Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. e, Thẩm định điều kiện cho vay bù đắp tài chính: - Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay có hợp pháp hay không, có phù hợp với giầy chứng nhận đăng kí kinh doanh hay không. - Dự án đầu tư có khả thi, hiệu quả không f, Thẩm định bảo đảm cấp tín dụng: - Giá trị tài sản có đủ để đảm bảo cho các khoản vay của DN tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên hay không. 2.3 Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại Agribank Đại Từ Tên dự án: “Dự án đầu tư mua đầu kéo, sơ mi rơ moóc của DNTN TM Trường Giang” 2.3.1. Giới thiệu về DNTN TM Trường Giang - Tên tổ chức: DNTN Thương mại Trường Giang - Loại hình tổ chức: Doanh nghiệp tư nhân - Địa chỉ trụ sở chính: Phố Đình, thị trấn Hùng Sơn - Điện thoại: 02803824252
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 42 - Người đại điện theo pháp luật: Đinh Văn Trường - Chức vụ: Chủ DN kiêm Giám đốc. - Ngành nghề kinh doanh: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Hoạt động thiết kế chuyên dụng; Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan; Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; Phá dỡ; Bán buôn vật liệu thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Bán buôn kim loại và quặng kim loại; Bán buônnhiên liệu rắn lỏng khí và các sản phẩm liên quan; Bán buôn ô tô và xe có độngcơ khác;khai thác đácátsỏiđấtsét; Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;Dịnh vụ lưu trú ngắn ngày; Khai thác quặng sắt; Khai thác quặng kim loại quý hiếm; Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; Chuẩn bị mặt bằng; Bán lẻ đồ ngũ kim sơn kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô xe máy có động cơ khác; Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác; Bán lẻ đồ điện đồ gia dụng gường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đènvà bộ đènđiện, đồ dùnggia đìnhkhác chưa được phânvào đâu trong các của hàng chuyên doanh; Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt. - Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VND - Tài khoản tiền gửi số: 8505-201-00001354 tại Agribank chi nhánh Đại Từ Thái Nguyên. 2.2.1.2. Hồ sơ pháp lý - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 4600418244 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp lần đầu ngày 55/10/2007, thay đổi lần thứ 03 ngày 09/03/2011 - Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng.
  • 48. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 43 2.3.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh a, Tình hình sản xuất kinh doanh Bảng 2.11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu/năm Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu năm 2015 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 37.782.886.305 100 49.665.438.763 100 20.338.812.607 100,00 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 37.782.886.305 100 49.665.438.763 100 20.338.812.607 100,00 4. Giá vốn hàng bán 34.347.130.316 90,91 46.545.888.592 93,72 19.262.145.181 94,71 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.435.755.989 9,09 3.119.550.171 6,28 1.076.667.426 5,29 7. Chi phí tài chính 216.363.333 143.500.000 66.535.891 - Trong đó: Chi phí lãi vay 216.363.333 143.500.000 66.535.891 8. Chi phí quản lý kinh doanh 1.145.869.305 3,03 1.665.739.695 3,35 590.489.108 2,90 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.073.523.351 5,49 1.310.310.476 2,64 419.642.427 2,06 10. Thu nhập khác 721.712.232 456.309.143 54.975.058 11. Chi phí khác 1.225.896.602 604.906.439 62.525.500 12. Lợi nhuận khác -504.184.370 -148.597.296 -7.550.442 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.569.338.981 5,49 1.161.713.180 2,64 412.091.985 2,06 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 150.102.473 255.576.900 90.660.237 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.419.236.508 3,76 906.136.280 1,82 321.431.748 1,58 (Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2013,2014,2015)
  • 49. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 44 Năm 2014, doanh thu thuần của Doanh nghiệp đạt 49.665 triệu đồng, tăng 11.882 triệu đồng so với năm 2013. Tuy nhiên, do tỷ lệ giá vốn hàng bán, tỷ lệ chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần tăng so với năm 2013, cụ thể như sau: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2014 là 93,72%, tăng 2,81% so với năm 2013; tỷ lệ chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần năm 2014 là 3,35%, tăng 0,32% so với năm 2013. Vì vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2014 cũng giảm xuống còn 906 triệu đồng (giảm 513 triệu đồng so với năm 2013). Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần sử dụng hiệu quả hơn các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào cũng như cắt giảm bớt các khoản chi phí cần thiết để có kết quả kinh doanh tốt hơn. Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2015 cùa Doanh nghiệp đạt 20.338 triệu đồng, giảm 29.326 triệu đồng so với năm 2014 do tại thời điểm báo cáo mới hết quý 2, chưa ghi nhận được hết doanh thu, chưa đánh giá hết tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận xét: Tình hình hoạt động kinh doanh của DNTN Thương mại Trường Giang nhìn chung tương đối tốt, kinh doanh có lãi. Tuy nhiên Doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh hợp lý các khoản chi phí quản lý kinh doanh, các yếu tố đầu vào để tăng hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. b, Cân đối tài khoản rút gọn *** Cơ cấu và tình hình biến động tài sản.
  • 50. Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính 45 Bảng 2.12: Cơ cấu và tình hình biến động tài sản Đơn vị: VNĐ Tên chỉ tiêu/năm 31/12/2013 % 31/12/2014 % 30/06/2015 % Tài sản A. Tài sản ngắn hạn 19.345.545.115 72,93 23.337.195.661 76,96 19.917.899.140 60,74 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.544.110.255 6,63 1.263.741.206 5,42 377.383.924 1,89 1. Tiền 1.263.741.206 1.263.741.206 377.383.924 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.448.588.502 18,09 7.666.745.723 32,85 2.539.157.928 12,75 1. Phải thu khách hàng 3.298.588.502 7.516.745.723 2.185.063.768 2. Các khoản phải thu khác 150.000.000 150.000.000 354.094.160 III. Hàng tồn kho 14.352.846.358 75,28 14.406.708.732 61,73 17.001.357.288 85,36 1. Hàng tồn kho 14.352.846.358 14.406.708.732 17.001.357.288 B. Tài sản dài hạn 7.077.241.382 27,07 6.987.402.839 23,04 12.874.920.520 39,26 I. Tài sản cố định 5.599.797.002 79,12 5.218.586.185 74,69 11.106.103.866 86,3 1. Nguyên giá 7.756.502.665 9.300.939.029 13.962.657.210 2. Giá trị hao mòn lũy kế -2.156.705.663 -4.082.352.844 -4.503.743.344 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.647.190.000 II. Tài sản dài hạn khác 1.477.444.380 1.768.816.654 1.768.816.654 1. Chi phí trả trước dài hạn 1.477.444.380 1.768.816.654 1.768.816.654 Tổng cộng tài sản 26.422.786.497 100 30.324.598.500 100 32.792.819.660 100 (Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2013,2014,2015) DNTN Thương mại Trường Giang luôn duy trì tỷ lệ tài sản ngắn hạn cao. Cuối năm 2013, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm 72,93% tổng tài sản; cuối năm 2014 chiếm 76,96% và tại thời điểm 30/06/2015 chiếm 60,74%. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cao là phù hợp với lĩnh vực