SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN VĂN CHÂU
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN BẮC
Thừa Thiên Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Văn Châu là học viên cao học Trƣờng Đại học Sƣ phạm,
Đại học Huế. Tôi cam đoan đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long” do chính tôi thực hiện. Các số liệu,
kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực.
Vĩnh Long, ngày….. tháng…… năm 2018
Nguyễn Văn Châu
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế; Khoa Tâm lý - Giáo dục và quý
thầy/cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Bắc, ngƣời trực
tiếp hƣớng dẫn, chỉ dạy tác giả những kiến thức quý báu để có kết quả ngày hôm
nay.
Xin chân thành cảm Ban giám hiệu trƣờng Đại học Cửu Long, Quý thầy cô
giáo và các bạn sinh viên của Trƣờng Đại học Cửu Long đã cung cấp số liệu, tạo
điều kiện khảo sát và tác giả xin cảm ơn tới các đơn vị, các sở ban ngành trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long đã cung cấp cho tác giả nguồn số liệu quý báu để thực hiện và
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
tốt nhất cho tác giả hoàn thành đề tài trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Vĩnh Long, ngày….. tháng…… năm 2018
Nguyễn Văn Châu
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ...............................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. L DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................7
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................8
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU..................................................8
4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC .......................................................................................9
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...................................................................................9
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................9
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................9
8. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU.................................................................................10
NỘI DUNG ..............................................................................................................11
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ...................................................................11
1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................11
1.1.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài ...................................................................................11
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................................15
1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................17
1.2.1. Quản lý............................................................................................................17
1.2.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................18
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng .........................................................................................19
1.2.4. Kỹ năng ...........................................................................................................21
1.2.5. Kỹ năng mềm ..................................................................................................22
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục ............................................................................26
1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm......................................................27
2
1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ...............................................28
1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên..............................28
1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên.............................28
1.3.3. Hình thức và phƣơng pháp hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV ..........34
1.3.4. Các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ......36
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ..................................37
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ................37
1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên................38
1.4.3. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV............38
1.4.4. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV.....38
1.4.5. Quản lý các phƣơng pháp hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV ............39
1.4.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ở SV.......40
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ở SV.......40
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................40
1.5.2. Các yếu tố khách quan ....................................................................................42
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................44
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
MỀM CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG ............................45
2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Cửu Long ...........................................................45
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................45
2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng...................................................................................49
2.1.3. Tình hình đội ngũ giảng viên ở trƣờng Đại học Cửu Long ............................49
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát..........................................................................50
2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................50
2.2.2 Nội dung khảo sát.............................................................................................51
2.2.3. Đối tƣợng khảo sát ..........................................................................................51
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát .....................................................................................53
2.2.5. Thời gian tiến hành khảo sát ...........................................................................53
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trƣờng Đại học
Cửu Long..................................................................................................................53
3
2.3.1. Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về sự cần thiết hoạt động giáo
dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long....................................53
2.3.2. Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về hình thức giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên ....................................................................................................54
2.3.3. Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về các kỹ năng trong hoạt động
giáo dục KNM cho sinh viên ....................................................................................56
2.3.4. Đánh giá về những khó khăn làm giảm hiệu quả của các hoạt động giáo dục
KNM cho SV.............................................................................................................58
2.3.5. Đánh giá của, CBQL, GV và sinh viên về kết quả giáo dục kỹ năng mềm ở
sinh viên ....................................................................................................................59
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại
học Cửu Long............................................................................................................60
2.4.1. Quản lý mục tiêu, chƣơng trình kế hoạch giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên...60
2.4.2. Quản lý các nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên...........................61
2.4.3. Quản lý về phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên....................................................................................................................65
2.4.4. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động GD KNM .........66
2.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên .............................................................................................................68
2.4.6. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên ....................................................................................................................69
2.4.7. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên..70
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................71
2.5.1. Ƣu điểm...........................................................................................................71
2.5.2. Hạn chế............................................................................................................71
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................72
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2...........................................................................................72
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
MỀM CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG ............................73
3.1. Các nguyên tắc xác lập biện pháp quản lý.........................................................73
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ...................................................................................73
4
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................................73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi.................................................73
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................74
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại
học Cửu Long............................................................................................................74
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về ý
nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ năng mềm.................................................74
3.2.2. Quản lý chặt chẽ hoạt động đổi mới phƣơng pháp giáo dục kỹ năng mềm....77
3.2.3. Xây dựng, bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ thực hiện công tác hoạt động giáo
dục kỹ năng mềm ......................................................................................................79
3.2.4. Tăng cƣờng quản lý các điều kiện về CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục
kỹ năng mềm.............................................................................................................81
3.2.5. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên ....................................................................................................82
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp..........................................................................83
3.4. Khảo sát tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp......................................84
3.4.1. Đánh giá về tính hợp lý của các biện pháp .....................................................85
3.4.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp.....................................................87
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................90
1. Kết luận .................................................................................................................90
2. Khuyến nghị..........................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBQL Cán bộ quản lý
CĐ Cao đẳng
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CSVC Cơ sở vật chất
CTGD Chƣơng trình giáo dục
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐH Đại học
ĐHCL Đại học Cửu Long
GD Giáo dục
GDKNM Giáo dục kỹ năng mềm
GV Giảng viên
KNM Kỹ năng mềm
KT – ĐG Kiểm tra - đánh giá
MKU Mekong University
QĐ Quyết định
QLGD Quản lý giáo dục
SV Sinh viên
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp nhân sự hiện tại Trƣờng ĐHCL.......................................50
Bảng 2.2: Tình hình khảo sát CBQL, GV và Sinh viên............................................52
Bảng 2.3: Độ tuổi đối tƣợng khảo sát .......................................................................52
Bảng 2.4: Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về sự cần thiết hoạt động
giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long ..........53
Bảng 2.5: Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về hình thức giáo dục kỹ
năng mềm cho sinh viên ..........................................................................54
Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về các kỹ năng trong hoạt
động giáo dục KNM cho sinh viên.........................................................56
Bảng 2.7: Đánh giá về những khó khăn làm giảm hiệu quả của các hoạt động giáo
dục KNM cho SV ....................................................................................58
Bảng 2.8: Đánh giá của, CBQL, GV và sinh viên về kết quả giáo dục kỹ năng mềm
ở sinh viên................................................................................................59
Bảng 2.9: Quản lý mục tiêu, chƣơng trình kế hoạch giáo dục kỹnăng mềmcho sinh viên....60
Bảng 2.10: Quản lý các nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên..................61
Bảng 2.11: Quản lý về phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên...................................................................................................65
Bảng 2.12: Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động GD KNM .....66
Bảng 2.13: Quản lý các điều kiện hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên...................................................................................68
Bảng 2.14: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên............................................................................................69
Bảng 2.15: Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹnăng mềm cho sinh viên.........70
Bảng 3.1: Đánh giá về tính hợp lý của các biện pháp...............................................85
Bảng 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp..............................................87
HÌNH
Hình 2.1. Hình tổng thể Trƣờng ĐHCL....................................................................46
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Trƣờng ĐHCL ..................................................................48
7
MỞ ĐẦU
1. L DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa,
kinh tế của đất nƣớc. Để bắt kịp đà phát triển của những nƣớc lớn mạnh, thì cần sự
chung sức, đồng lòng của tất cả mọi ngƣời, mà lực lƣợng chính là giới trẻ. Bởi giới
trẻ là lực lƣợng nòng cốt là chủ nhân tƣơng lai, là nhân vật chính tạo nên cái thế, cái
dáng cho Tổ Quốc Việt Nam. Nhất là sinh viên – nguồn lao động trí thức góp phần
quan trọng cho nền kinh tế của đất nƣớc. Nhƣng thời gian gần đây, vấn đề đƣợc xã
hội quan tâm và phản ánh phần lớn là do sinh viên thiếu kỹ năng mềm.
Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu giáo dục Trƣờng ĐHSP TPHCM cho
thấy có 83% sinh viên thiếu kỹ năng mềm đặc biệt là khả năng hành trang cho đời
mình. Thậm chí nhiều ngƣời còn phàn nàn giới trẻ thiếu kỹ năng để giữ gìn hạnh
phúc gia đình, kiểm sóat bản thân, rèn chỉ số cảm xúc, làm chủ sự thay đổi, làm chủ
thời gian, hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, hoạch định mục tiêu cuộc đời, ra quyết
định… Nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã thừa nhận không đƣợc nhận vào
làm vì thiếu kỹ năng mềm, cụ thể là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng quản lý thời gian… Điều này đã không còn trƣờng hợp ngoại lệ đối với sinh
viên hiện nay. Đa số sinh viên điều có thể tự làm tốt, thậm chí xúc sắc nhƣng khi
làm việc nhóm lại đùn đẩy công việc “bóng lăn tới chân thì đá”.
Sinh viên đang học ở trƣờng cũng luôn khẳng định kỹ năng mềm rất quan
trọng trong việc học tập cũng nhƣ trong cuộc sống và môi trƣờng làm việc sau này.
Hình thức đào tạo cùng môi trƣờng học tập và rèn luyện kỹ năng rất cần thiết song
phần lớn sinh viên đang học ở trƣờng luôn nhận thấy bản thân còn rất thiếu và yếu
kỹ năng mềm cần thiết. Nguyên nhân của những nhận thức đó một phần là do sinh
viên thiếu chủ động trong nhận thức cũng nhƣ thiếu kỹ năng mềm.
Nhận thức từ tầm quan trọng của kỹ năng mềm, việc đào tạo, phát triển và rèn
luyện kỹ năng cho sinh viên nhà trƣờng rất chú trọng. Tuy nhiên việc đào tạo các lớp
kỹ năng mềm cho sinh viên còn hạn chế, phần nhiều trên góc độ lý thuyết vì vậy
không sáng tạo đƣợc niềm say mê và hứng thú của sinh viên trong khóa học. Dẫn đến
việc hiện nay với nhiều sinh viên, kỹ năng mềm là thuật ngữ khá xa lạ. Do vậy sinh
8
viên chƣa định hƣớng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng mềm.
Trƣờng Đại học Cửu Long đƣợc thành lập theo Quyết định số 04/2000/QĐ-
TTg ngày 05 tháng 1 năm 2000 của Thủ tƣớng chính phủ. Trƣờng Đại học Cửu
Long là trƣờng đại học ngoài công lập đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Trƣờng có sứ mạng là đại học đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng nhu cầu xã hội;
là trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, văn hóa – khoa học kỹ thuật
trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, bên cạnh việc
giáo dục những kiến thức chuyên môn; Nhà trƣờng cũng triển khai đƣợc giáo dục
Kỹ năng mềm cho sinh viên, với nhiều hình thức khác nhau, nhà Trƣờng có nhiều
khởi sắc và đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu trong giáo dục Kỹ năng mềm. Tuy nhiên,
việc giáo dục Kỹ năng mềm hiện nay của nhà Trƣờng chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng do
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một trong những nguyên nhân đó là
vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm vẫn còn hạn chế, bất cập. Từ ý chí
chủ quan Tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại hoc Cửu Long” là một vấn đề cần thiết,
không chỉ cho sinh viên trƣờng Đại học Cửu Long nói riêng mà cho sinh viên các
trƣờng Đại học khác nói chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng của công tác quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trƣờng Đại học Cửu Long, luận văn
đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Trƣờng Đại học Cửu Long nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện và sự
thành đạt cho sinh viên của trƣờng sau khi tốt nghiệp.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học
Cửu Long.
9
4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Chất lƣợng, hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Trƣờng Đại học Cửu Long sẽ đƣợc nâng cao nếu xác lập và áp dụng vào thực tiễn
các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên một cách
khoa học và phù hợp.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long.
5.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên ở trƣờng Đại học Cửu Long.
5.4. Khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm nghiên cứu phương pháp lý luận
Phƣơng pháp này bao gồm các giai đoạn đọc, phân tích hệ thống hóa về các
vấn đề liên quan tới kỹ năng mềm, sinh viên hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng
mềm ở sinh viên.
6.2. Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn
Phƣơng pháp quan sát.
Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu.
Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia.
Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long, trên cơ sở xem xét các biện pháp
quản lý hoạt giáo dục kỹ năng mềm đã có của Trƣờng này trong những năm gần
đây để đề xuất các biện pháp quản lý trong giai đoạn hiện nay.
10
8. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên Trƣờng Đại học Cửu Long.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên Trƣờng Đại học Cửu Long.
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ L LUẬN VỀ QUẢN L HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Giáo dục trong xu hƣớng hiện nay không chỉ hƣớng vào mục tiêu tạo ra
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hƣớng đến mục
tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con ngƣời có năng
lực để sống một cuộc sống có chất lƣợng hạnh phúc. Xã hội hiện đại luôn nảy sinh
những vấn đề phức tạp và những vấn đề bất định đối với con ngƣời. Nếu con ngƣời
không có năng lực để ứng phó vƣợt qua những thách thức đó và hành động theo
cảm tính thì rất đễ gặp rủi ro.
Kỹ năng mềm đƣợc quan tâm trên thế giới từ những năm 1980 đến năm 2000
và mãi đến sau này. Trong suốt quá trình lao động, các chuyên gia nhận ra rằng thực
tế các kỹ năng làm việc của ngƣời lao động vẫn chƣa đủ để có thể đáp ứng thực
tiễn. Ngƣời lao động chƣa tự tin, uyển chuyển và linh hoạt trong quá trình làm việc.
Điều mà ngƣời lao động thƣờng thiếu đó chính là sự áp dụng mềm mại và sáng tạo
những gì đã học cũng nhƣ khả năng thấu hiểu, thiết lập quan hệ với đồng nghiệp và
quản lý... Vì thế, thuật ngữ kỹ năng mềm xuất hiện và vấn đề nghiên cứu về kỹ
năng mềm trong nghề nghiệp cũng nhƣ phát triển kỹ năng mềm cho ngƣời lao động
ở những ngành nghề cụ thể đƣợc quan tâm.
Chính vì vậy, vấn đề kỹ năng mềm đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều từ thế
kỷ XX, đặc biệt trong thời gian gần đây. Sở dĩ vấn đề này đƣợc quan tâm nghiên
cứu nhiều vì kỹ năng mềm đƣợc xác định là nguyên nhân giữ vai trò quan trọng
trong sự thành công hay thất bại của cuộc đời mỗi ngƣời. Có nhiều nghiên cứu
đƣợc tiến hành ở các nƣớc về những kỹ năng cơ bản góp phần vào sự thành công
của công việc và trong đó là những Kỹ năng mềm. Hiện nay, ở các nƣớc, kỹ năng
mềm là một nội dung quan trọng trong chƣơng trình giáo dục từ bậc học mầm non
cho đến đại học.
Hiện nay, các nƣớc phát triển trên thế giới hầu hết đều có các tổ chức chịu trách
12
nhiệm về việc nghiên cứu để phát triển các kỹ năng mềm cho ngƣời lao động. Ví dụ
nhƣ: Bộ lao động Mỹ thành lập Uỷ ban thƣ ký về rèn luyện các kỹ năng cần thiết
- The Secretary’s Comission on Achieving Necessary Skills); Tại Canada, Bộ
phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada - Human Resources and Skills
Development Canada phụ trách về vấn đề phát triển kỹ năng cho ngƣời lao động.
Ngoài ra tại nƣớc này cũng có một tổ chức phi lợi nhuận tên là Conference Board of
Canada chuyên nghiên cứu và phân tích các xu hƣớng kinh tế, năng lực hoạt động
của các tổ chức; chính sách công có liên quan để hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm cho
ngƣời lao động tìm việc làm; Tại Anh, năm 2009, dựa trên những Bộ, ngành cũ thì
vấn đề liên quan đến việc học tập của ngƣời lớn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp đƣợc
một tổ chức mới thành lập là Bộ Kinh tế và Phát triển chịu trách nhiệm; Ở Singapore,
Cục Phát triển Lao động - Workforce Development Agency rất quan tâm đến kỹ năng
nghề nghiệp trong đó vị trí của kỹ năng mềm đƣợc coi là hết sức quan trọng.
Từ năm 1997, bài viết “Successful Consulting Engineering: a Lifetime of
Learning” (Patricla A.Hecker) trên tạp chí GD kỹ thuật quốc tế, số 11[22] đã nghiên
cứu và làm sáng tỏ về sự cần thiết và tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với kỹ
sƣ cố vấn; vai trò của công tác giảng dạy, đào tạo kỹ năng mềm cho kỹ sƣ cố vấn;
và giải pháp nâng cao việc đào tạo kỹ năng mềm cho SV khối kỹ thuật.
Năm 2002, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia -
BCA) kết hợp với Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Úc (The Australian Chamber
of Commerce and Industry - ACCI) dƣới sự bảo trợ của Bộ GD, Đào tạo và Khoa
học (The Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng GD
quốc gia Úc (The Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản
cuốn Employability Skills For Future. Công trình này chỉ ra 8 kỹ năng mềm quan
trọng với ngƣời lao động, bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,
sáng tạo và mạo hiểm, lập kế hoạch và tổ chức công việc, tự quản, học tập suốt đời
và kỹ năng công nghệ [dẫn theo 30].
Bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng của Canada (Human Resourse and
Skills Development Canada – HRSDC) cũng tiến hành nghiên cứu và đƣa ra danh
sách kỹ năng mềm cho tƣơng lai là: giao tiếp, giải quyết vấn đề, tƣ duy và hành
động tích cực, thích ứng, làm việc với ngƣời khác, nghiên cứu khoa học. Cục Phát
triển lao động Singapore (Workfore Development Agency - WDA) đã đƣa ra 10 kỹ
năng mềm: Viết và tính toán, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, giải
13
quyết vấn đề và ra quyết định, sáng tạo và mạo hiểm, giao tiếp và quản lý mối quan
hệ, học tập suốt đời, tƣ duy mở toàn cầu, quản lý bản thân, tổ chức công việc và an
toàn lao động, vệ sinh sức khỏe [dẫn theo 21].
Ở Bồ Đào Nha, năm 2007, Artur Ferreira da Silva, José Tribolet, GV trƣờng
ĐH Kỹ thuật Lisbon đã trình bày tham luận Developing soft skills in engineering
studies – The experience of students’personal portfolio tại hội nghị quốc tế về GD
kỹ thuật. Trong bài viết, tác giả đã trình bày kinh nghiệm thực tế trong 15 năm (tập
trung vào 6 học kỳ) đào tạo kỹ năng mềm cho SV kỹ thuật thông qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp và các buổi thực hành trong chƣơng trình mang tên "Personal
Portfolio"[20].
Một số cuốn sách khác đã đƣợc dịch sang tiếng Việt và xuất bản nhƣ: “Sự
thật cứng về kỹ năng mềm” (The Hard Truth About Soft Skills) của Peggy Klaus -
Dịch giả: Thanh Huyền, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2012 [49]; “Một số kỹ
năng mềm về truyền thông và viết đề xuất dự án tài trợ cho Hiệp hội doanh nghiệp
Việt Nam” (Soft Skills for Vietnamese Business Associations Communication and
Project Proposal Writing) do tổ chức Eurocham & Mutrap phối hợp thực hiện năm
2011:“Kỹ năng mềm cho người đi làm - Ngôn ngữ cơ thể” của Max. A. Eggert đƣợc
dịch thuật và phát hành bởi NXB Trẻ năm 2012 [22].
Đặc biệt, Kỹ năng mềm đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn khi
UNESCO đề cập đến vai trò của KNM trong mục đích học tập thế kỷ XXI: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Từ việc xác định
mục đích này, UNESCO và Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã
tiến hành nhiều dự án nghiên cứu về KNM và giáo dục KNM. Tại diễn đàn thế giới
về giáo dục cho mọi ngƣời họp tại Senegan (2000), Chƣơng trình hành động Dakar
đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó, mục tiêu 3 nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho
người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp”, trong đó
“ngƣời học” ở đây đƣợc hiểu từ trẻ em đến ngƣời lớn tuổi, “phù hợp” đƣợc hiểu là
phù hợp với vùng, miền, địa phƣơng và phù hợp với lứa tuổi; còn trong mục tiêu 6
yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá KNM của người
học”. Nhƣ vậy, kỹ năng mềm trở thành quyền của ngƣời học và chất lƣợng giáo dục
phải đƣợc thể hiện cả trong KNM của ngƣời học”.
Tại các nƣớc Đông Nam Á, những nghiên cứu về kỹ năng mềm rất đƣợc quan
tâm đƣợc ƣu tiên thực hiện một cách có trọng điểm từ những năm 1998 trở đi nhƣ:
14
Giáo dục KNM ở Lào đƣợc bắt đầu quan tâm từ năm 1997. Nội dung KNM
quan tâm đến phòng chống HIV/AIDS đƣợc lồng ghép vào chƣơng trình giáo dục
chính quy và các trƣờng sƣ phạm đào tạo giáo viên. Từ năm 2001, nội dung KNM
đƣợc mở rộng ra các lĩnh vực: giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, môi trƣờng…
đến năm 2002 nội dung KNM cơ bản đƣợc giáo dục là: Kỹ năng giao tiếp có hiệu
quả, kỹ năng thƣơng lƣợng, từ chối, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tƣ duy, kỹ
năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định.
Ở Malaysia việc nghiên cứu và thực hiện giáo dục KNM do Bộ giáo dục sở
tại thực hiện. Nhiều nhà nghiên cứu ở nƣớc này coi KNM là môn học của cuộc sống
và môn học này đƣợc dạy nhƣ một môn học ở trƣờng Tiểu học và Trung học cơ sở
và còn đan xen vào các môn học khác. Mục tiêu của môn học này ở trƣờng tiểu học
là cung cấp cho học sinh những kỹ năng thực tế cơ bản cho họ có thể thực hiện các
nhiệm vụ và có xu hƣớng kinh doanh. Còn các kỹ năng của cuộc sống ở trƣờng
THCS, mục tiêu là tạo ra những cá nhân có thể tự thực hiện, đƣợc xóa mù về công
nghệ và kinh tế, là ngƣời có những đặc điểm và thái độ nhƣ: tự tin, sáng tạo, có khả
năng tƣơng tác có hiệu quả với những ngƣời khác.
Ở Thái Lan, việc quan tâm đến KNM khá sớm đƣợc thực hiện bởi những tổ
chức phi chính phủ và cả những tổ chức giáo dục của Bộ - Ban ngành trong nƣớc.
Tại đây, họ quan niệm KNM là những thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá
nhân đƣơng đầu với tất cả tình huống hàng ngày một cách hiệu quả và có thể đáp
ứng với hoàn cảnh tƣơng lai để có thể sống hạnh phúc.
Còn tại Indonesia thì KNM đƣợc tập trung nghiên cứu nhƣ một khoa học
giáo dục. KNM đƣợc xem nhƣ những kiến thức, kỹ năng, thái độ, giúp ngƣời học
sống một cách độc lập. Việc giáo dục KNM sẽ mang đến những lợi ích nhất định:
nâng cao cơ hội việc làm cho ngƣời học, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực từ đó
thúc đẩy việc thực hiện chính sách tự chủ của địa phƣơng, tạo ra chất lƣợng giáo
dục cho ngƣời nghèo và ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt.
Và tại Philipine KNM đƣợc quan niệm là những năng lực thích nghi và tính
tích cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với những
yêu cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày
nhƣ: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng
quan hệ liên nhân cách, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề…
Nhìn chung, giáo dục KNM cho con ngƣời đã đƣợc nhiêu nƣớc trên thế giới
15
quan tâm và chú trọng tìm hiểu, tuy mỗi nƣớc có quan niệm, nội dung giáo dục
KNM có những nét khác nahu song đều xuất phát quan niệm chung về KNM của
WHO hay UNESCO.
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Thuật ngữ KNM đƣợc ngƣời Việt Nam biết đến bắt đầu từ chƣơng trình của
UNICEF (1996), “Giáo dục kỹ năng mềm để bảo vệ sức khỏe và phòng chống
HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trƣờng” [dẫn theo 5]. Quan
niệm về kỹ năng mềm đƣợc giới thiệu trong chƣơng trình này bao gồm những kỹ
năng cốt lõi: tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, kiên định, đặt mục tiêu… Do
các chuyên gia Úc tập huấn. Tham gia chƣơng trình này có ngành giáo dục và Hội
Chữ thập đỏ Việt Nam Thực Hiện [dẫn theo 4].
Đầu những năm 1990, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã có văn bản chỉ đạo tại
Quyết định 1363/TTg về việc “đƣa nội dung giáo dục môi trƣờng vào hệ thống giáo
dục quốc dân”. Văn bản này đề cập việc trang bị những kỹ năng ứng xử với môi
trƣờng, thái độ sống biểu hiện ban đầu của KNM. Tiếp đến là Chỉ thị số 10/GD&ĐT
năm 1995 hay Chỉ thị 24/CT&GD năm 1996 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã có
những chỉ đạo về công tác phòng chống HIV/AIDS hay tăng cƣờng công tác phòng
chống ma túy tại trƣờng học. Đây cũng là hƣớng đề cập đến những kỹ năng cần có
của học sinh nhƣ: từ chối, bảo vệ bản thân, ứng xử với ngƣời có HIV…
Sang giai đoạn 2, chƣơng trình này mang tên “Giáo dục kỹ năng mềm khỏe
mạnh và kỹ năng sống”. Ngoài ngành giáo dục, còn có hai tổ chức chính trị xã hội
tham gia là Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam. Trên cơ sở đó, quan niệm về kỹ năng mềm cơ bản đối với từng nhóm đối
tƣợng đƣợc vận dụng đa dạng hơn. Ví dụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đƣa ra
những kỹ năng mềm cơ bản nhƣ: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng thƣơng thuyết, kỹ
năng đàm phán, kỹ năng trình bày…
Tuy vậy, cũng có nhiều quan điểm hạn chế về kỹ năng mềm nhƣ cho rằng
những KNM đó cần cho lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các tệ nạn xã hội.
Nghĩa là kỹ năng mềm chỉ dành cho một nhóm đối tƣợng có nguy cơ cao để đƣơng
đầu với những thách thức của xã hội, mà không phải là cần cho mọi ngƣời. Cũng có
quan điểm cho rằng với những kỹ năng đó, con ngƣời có thể vận dụng vào giải
quyết những vấn đề xã hội khác nhau, trong các hoàn cảnh và tình huống của từng
đối tƣợng. Còn có cách hiểu khác cho rằng trong số những KNM cốt lõi đó thì có
16
những kỹ năng cần thiết hơn cho đối tƣợng sống trong các hoàn cảnh xã hội khác
nhau, chẳng hạn nhƣ: đại diện đoàn Thanh niên cho rằng kỹ năng kiên định đối với
thanh niên thành phố thì cần ở mức độ cao hơn so với thanh niên ở vùng nông thôn.
Trong những năm gần đây, KNM nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của một số
nhà tâm lý học, giáo dục học Việt Nam với nhiều công trình nghiên cứu về KNM và
giáo dục KNM cho các đối tƣợng học sinh, sinh viên, các đoàn thể, đã đƣợc triển
khai ở các cấp dƣới nhiều góc độ và phƣơng pháp khac nhau. Tiêu biểu có tác giả
Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Quang Uẩn, Huỳnh Văn Sơn, Đào Thị Oanh và
những nghiên cứu có hƣớng xác định những kỹ năng cần thiết ở các lĩnh vực hoạt
động mà thanh thiếu niên tham gia nhƣ là: “Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt động
thanh thiếu niên” của tác giả Phạm Văn Nhân; “Kỹ năng thanh niên tình nguyện”
của tác giả Trần Thời [dẫn theo 14].
Bộ sách 4 cuốn Giáo dục giá trị sống và kỹ năng mềm cho học sinh các cấp
từ mầm non đến trung học phổ thông (tài liệu dùng cho giáo viên) của tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) [12] đã nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý học
của học của học sinh từng cấp, từ đó đƣa ra những vấn đề chung của giá trị sống và
phƣơng pháp kỹ năng sống (trong đó có kỹ năng mềm) cho học sinh.
Bài viết “Tăng cường GD, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho SV – yêu
cầu cấp bách của đổi mới GD ĐH” của Bùi Loan Thùy [18]. Tác giả phân tích thực
trạng sử dụng kỹ năng làm việc nhóm của SV Việt Nam, những lợi ích đối với SV
khi sử dụng tốt kỹ năng này. Trên cơ sở đó, bài viết đƣa ra biện pháp nâng cao hiệu
quả làm việc nhóm đối với nhà trƣờng, GV và bản thân SV.
Bài viết “Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
ĐH sư phạm”của Huỳnh Văn Sơn [17] đề cập đến việc khảo sát 3 biện pháp phát
triển các kỹ năng mềm cho SV ĐH sƣ phạm: Định hƣớng nghiên cứu có hệ thống
về kỹ năng mềm, tổ chức khóa huấn luyện về kỹ năng mềm cho SV sƣ phạm với tên
gọi “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm” và lồng ghép huấn luyện kỹ
năng mềm cho SV ĐH sƣ phạm thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Một số nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá thực trạng KNM của nhóm sinh
viên, học sinh ở các trƣờng địa phƣơng. Nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo
dục KNM cho thanh thiếu niên nghiên cứu cũng đã tìm hiểu về thực trạng quản lý
hoạt động giáo dục KNM để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp và có tính
khả thi cao.
17
Một số luận văn Thạc sĩ QLGD cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này
nhƣ: Quản lý giáo dục KNM cho sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội theo
tiếp cận năng - 2016 của Lê Hà Thu; Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên Đại học Đồng Nai – 2015 của Lại Thị Ngọc Duyên; Biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trƣờng THPT Thị xã
Hƣơng Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế - 2014 của Hoàng Thị Mỹ Lệ…
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Từ buổi sơ khai khi con ngƣời bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện
những hoạt động phối hợp chung thì việc lãnh đạo, tổ chức, quản lý xuất hiện nhƣ
một nhu cầu tất yếu.
Về nội dung và thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau do cách tiếp
cận và những quan điểm khác nhau của mốt số nhà quản lý khái niệm nhƣ sau:
Ngƣời đầu tiên sáng lập thuyết quản lý hiện đại là Harold Koontz. Theo
Harold Koontz trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, ngƣời đƣợc coi
là cha đẻ của lý luận quản lý hiện đại khẳng định: Quản lí là một hoạt động thiết
yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục
đích của nhóm (tổ chức).
Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có
thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn
cá nhân ít nhất. Cách thức quản lý giống nhƣ mọi lĩnh vực thực hành khác đều là
nghệ thuật. Kiến thức làm cơ sở cho quản lý là một khoa học, còn vận dụng kiến
thức đó để quản lý lại là nghệ thuật.
Quản lý đúng tức là ngƣời đã nhận thức đƣợc quy luật, vận động theo quy
luật và sẽ đạt đƣợc những thành công to lớn. Con ngƣời muốn tồn tại và phát triển
đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến
phạm vi rộng lớn hơn. C.Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một
sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động
của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển
lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[dẫn theo 1].
Theo Ômaror (Liên Xô) -1983: “Quản lý là tính toán hợp lý sử dụng các
18
nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và dịch vụ với hiệu quả kinh tế tối
ưu”[dẫn theo 15].
Tác giả Trần Kiểm khái niệm: “Quản lí là những tác động có hướng đích
của chủ thể quản lý và những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực
hiện mục tiêu của tổ chức” [10].
Theo tác giả Bùi Minh Hiền xét quản lý với tƣ cách là một hành động, có thể
khẳng định: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra” [16].
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, nhƣng khái quát chung lại có
thể hiểu:
Tóm lại, có thể nói quản lý là một khái niệm rộng bao gồm các lĩnh vực của
đời sống xã hội, và đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ, quan điểm khác nhau. Trong luận
văn này, khái niệm quản lý đƣợc hiểu: “Quản lý là sự tác động có định hướng,
mang tính định hướng, thực hiện có ý thức, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý, bằng cách vạch ra mục tiêu của tổ chức đồng thời tìm kiếm các biện
pháp, cách thức tác động vào tổ chức, nhằm đạt mục tiêu đề ra”. Quản lý là sự điều
khiển có tổ chức và thỏa mãn yêu cầu mục tiêu đề ra, chứ không mang tính áp đặt,
cai trị; Nhƣng tùy theo trƣờng hợp cụ thể mà có những chính sách, biện pháp quản
lý cứng rắn hay mềm mỏng phù hợp nhất để luôn luôn đạt đƣợc kết quả nhƣ mong
muốn đồng thời phải làm cho tổ chức ngày càng phát triển. Hay nói khác đi: “Quản
lý là một khoa học mang tính nghệ thuật; là một quá trình thực hiện kế hoạch đã đề
ra có tính hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý trong điều kiện môi
trường luôn luôn biến đổi, bằng cách vận dụng chức năng quản lý (tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra, đánh giá) nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Cũng nhƣ khái niệm quản lý nói chung, khái niệm quản lý giáo dục cho đến
nay đƣợc nhiều tác giả đề cập đến với những hƣớng tiếp cận khác nhau.
Trong cuốn giáo dục học đại cƣơng đã xác định, Giáo dục là một hiện tƣợng xã
hội đặc biệt, bản chất của nó là lĩnh hội và truyền đạt kinh nghiệm và lịch sử xã hội của
các thế hệ loài ngƣời. Nhƣ vậy, giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ là sản
phẩm xã hội mà còn là nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Trong xã hội hiện đại các quốc gia đua tranh về công nghệ và kỹ thuật thì
giáo dục đóng vai trò quyết định giúp các quốc gia thắng lợi trong cuộc tranh đua
19
đó. Phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu thể hiện chiến lƣợc và mọi
quốc sách của quốc gia.
Theo Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là
hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào
tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [2].
Theo Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Ngọc Uyển: “Quản lý giáo dục và đào
tạo có thể được hiểu là hoạt động quản lý những tác động giáo dục và đào tạo, theo
những mục tiêu xác định. Đó là hoạt động có tính mục đích, được tổ chức một cách
khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức, chỉ đạo một cách khoa học các hoạt động
giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng vào đạt được những mục tiêu đã
định” [3].
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của
chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,… một
cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho
mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [10].
Theo Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “QLGD là hệ thống tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận hành
theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội
chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm là hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ,
đưa giáo dục đến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất” [11].
Từ những khái niệm của các tác giả trên, trong luận văn này, khái niệm quản
lý giáo dục đƣợc hiểu: “Quản lý giáo dục là hệ thống hoạt động, điều hành, phối
hợp, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý, đến khách thể quản lý nhằm
điều khiển các thành tố vận hành tối ưu đúng theo chức năng, đảm bảo cho quá
trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất”.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trong hệ thống giáo dục nhà trƣờng chiếm một phần quan trọng, chủ yếu. Đa
phần các hoạt động giáo dục điều thực hiện trong nhà trƣờng, thông qua các hệ
thống trong nhà trƣờng (phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau
đại học). Nhà trƣờng là nòng cốt của hệ thống giáo dục từ trung ƣơng đến cơ sở.
Theo đó, quan niệm quản lý giáo dục đi kèm với quản lý nhà trƣờng; các nội dung
quản lý giáo dục cũng đi kèm với quản lý nhà trƣờng. Quản lý nhà trƣờng có thể
đƣợc coi nhƣ sự cụ thể quá quản lý giáo dục.
20
Quản lý nhà trƣờng về bản chất là quản lý con ngƣời. Điều đó tạo cho các
chủ thể (ngƣời dạy và ngƣời học) trong nhà trƣờng một sự liên kết chặt chẽ. Cho
nên, quản lý nhà trƣờng không chỉ là trách nhiệm riêng của ngƣời hiệu trƣởng, mà
là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong nhà trƣờng.
Một số nhà nghiên cứu đã đƣa ra các cách hiểu khác nhau về quản lý nhà
trƣờng: Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý nhà trường là hệ thống những tác
động có hướng đích của hiệu trưởng (principal) đến con người (giáo viên, cán bộ,
nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin
v.v…), hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật
kinh tế, quy luật xã hội, v.v…) nhằm đạt mục tiêu giáo dục” [7].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định
vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là qui định chức năng, quyền hạn, nghĩa
vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trường
với tư cách là một tổ chức xã hội” [10].
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực
hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế
hệ trẻ và với từng học sinh” [5].
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác độn
tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ thể
quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác, nhằm tận dụng các
nguồn dự trữ cho Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do xây dựng vốn
tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là
quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và có kế hoạch đào
tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [16].
Hoạt động trọng tâm của nhà trƣờng là dạy - học và giáo dục. QLNT thực chất là
quản lý quá trình lao động sƣ phạm của thầy và lao động học tập của trò diễn ra trong
quá trình dạy học và giáo dục để đạt đến mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục bằng
cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Vì vậy, ngƣời quản lý phải trả lời đƣợc câu hỏi: quản lý để làm gì? đạt đến
cái đích nào? Quản lý giáo dục trong xã hội ta hiện nay là hƣớng tới việc nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ở cấp độ nhân cách, quản lý giáo dục
là quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách.
21
Từ cơ sở lý luận trên, trong luận văn này, khái niệm quản lý nhà trƣờng
đƣợc hiểu:
“Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và
tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng
như huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
trong nhà trường, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài, đáp ứng yêu cầu xã hội, nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.
1.2.4. Kỹ năng
Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng đƣợc giải thích là:“Kỹ năng là khả năng
thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ
thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí
tuệ”[dẫn theo 26].
Trên bình diện của Tâm lý học, có hai quan điểm khác nhau về kỹ năng:
Thứ nhất, xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, coi kỹ năng
nhƣ một phƣơng tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành
động mà con ngƣời đã nắm vững, không cần quan tâm đến kết quả: kỹ năng là cách
thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức
đã thu lƣợm đƣợc, những thói quen và kinh nghiệm” [dẫn theo 23].
Thứ hai, xem kỹ năng là biểu hiện của năng lực con ngƣời, coi kỹ năng là
năng lực thực hiện một công việc kết quả với chất lƣợng cần thiết, trong một
khoảng thời gian cụ thể: Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Trần
Quốc Thành, Trần Thị Quốc Minh cho rằng: “Kỹ năng một mặt của năng lực con
người thực hiện một công việc có kết quả” [dẫn theo 1].
Trên cơ sở khái quát các khái niệm của các nghiên cứu trên, trong luận văn
này, tác giả sử dụng khái niệm kỹ năng sau: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết
quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm
đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn
thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người”.
Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa việc nắm vững cách thức mới thực hiện
hành động, dựa trên cơ sở của tri thức và sự vận dụng đúng những tri thức tƣơng
xứng trong quá trình hoàn thành các bài tập, nhƣng chƣa đạt tới mức độ kỹ xảo.
22
1.2.5. Kỹ năng mềm
a) Khái niệm kỹ năng mềm
Bên cạnh thuật ngữ “kỹ năng sống” đƣợc phổ biến một cách rộng rãi trong
lĩnh vực giáo dục và xã hội thì thuật ngữ “kỹ năng mềm” (Soft Skills) cũng là một
trong những vấn đề đƣợc quan tâm - nhất là các đối tƣợng đang chuẩn bị cho quá
trình lập thân - lập nghiệp. Ngày nay, trình độ học vấn và bằng cấp chƣa đủ để quyết
định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và ngƣời sử dụng lao
động. Họ còn căn cứ vào yếu tố cá nhân nhƣ sự nhạy bén khi xử lý công việc và giao
tiếp của mỗi ngƣời lao động…, các yếu tố này đƣợc ngƣời ta gọi là “kỹ năng mềm”.
Có khá nhiều quan niệm khác nhau hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng
mềm tuỳ theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chuyên môn, ngữ cảnh phát biểu và
thậm chí là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào. Hiểu một cách
đơn giản kỹ năng mềm là những kỹ năng con ngƣời tích luỹ đƣợc để làm cho mình
dễ dàng đƣợc chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt đƣợc hiệu quả.
Tác giả Forland, Jeremy định nghĩa Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về
mặt xã hội. "Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ
năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội,
thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác
đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hòa mình, chung sống và tương tác
với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng" [dẫn theo 3].
Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa Kỹ năng mềm: "Là khả năng, là
cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ
thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm
sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lí thuyết mà đó là khả
năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên
bình diện cá nhân và cả công việc" [dẫn theo 5].
Phan Huy Xu cho rằng: “KNM gồm kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm
việc theo nhóm. Những KNM này không được học trong nhà trường, không liên
quan đến kiến thức chuyên môn, không sờ nắm được mà phụ thuộc vào cá tính của
mỗi người, nó quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả công
việc, nó rât cần đôi với SV học sinh khi tuyển dụng [dẫn theo 23].
Michal Pollick tiếp cận dƣới góc nhìn kỹ năng mềm là một năng lực thuộc về
Trí tuệ cảm xúc: "Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện của EQ
23
(Emotion Intelligence Quotion), đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng giao
tiếp, ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ với
người khác và trong công việc" [dẫn theo 8].
Kỹ năng mềm là thuộc tính của cá nhân tăng cƣờng khả năng tƣơng tác của
cá nhân trong thực tế, góp phần nâng cao hiệu suất của công việc và triển vọng nghề
nghiệp. Kỹ năng mềm liên quan đến khả năng tƣơng tác với ngƣời khác mà cụ thể
là khách hàng nội bộ hay khách hàng bên ngoài để đạt đƣợc hiệu quả làm việc mà
cụ thể là vƣợt chỉ tiêu đƣợc giao để góp phần thành công của tổ chức.
Tác giả Giusoppe Giusti cho rằng kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể
của năng lực hành vi "Kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành
vi, đặc biệt là những kỹ năng cá nhân hay kỹ năng con người. Kỹ năng mềm thường
gắn liền với những thể hiện của tính cách cá nhân trong một tương tác cụ thể, đó là
kỹ năng chuyên biệt rất "người" của con người" [dẫn theo 11].
Theo tác giả D.M. Kaplan thì kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con ngƣời
có đƣợc ngoài yếu tố chuyên môn và sự chuyên nghiệp xét trên lĩnh vực công việc.
Đó còn đƣợc xem là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của con ngƣời, thể hiện khả năng
tinh thần của cá nhân. Nói cách khác, kỹ năng mềm thể hiện sự tồn tại và vận dụng
một cách hiệu quả những đặc điểm của cá nhân nhƣ: thân thiện, vị tha, biết chấp
nhận ngƣời khác... [dẫn theo 9].
Một vài tác giả khác nhƣ E.A. Leutenberg, J.J. Liptak lại cho rằng kỹ năng
mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn của
nghề nghiệp đang sở hữu mà nó thể hiện cái riêng về mặt cá tính của cá nhân trong
công việc và trong mối quan hệ với ngƣời khác [dẫn theo 13].
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và các cộng sự [13] cho rằng kỹ năng mềm là
thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con ngƣời
nhƣ: Một số nét tính cách (quản lý thời gian, thƣ giãn, vƣợt qua khủng hoảng, sáng
tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ
năng làm việc theo nhóm… Đây là những yếu tố ảnh hƣởng đến sự xác lập mối
quan hệ với ngƣời khác. Những kỹ năng này là những thứ thƣờng không đƣợc học
trong nhà trƣờng, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm,
nhƣng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng
ngƣời. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thƣớc đo hiệu quả
cao trong công việc.
24
Nhƣ vậy, có thể nói có khá nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm,
trong luận văn này tác giả sử dụng định nghĩa kỹ năng mềm nhƣ sau: „Kỹ năng mềm
là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về
mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người
khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện
công việc một cách hiệu quả [dẫn theo 25].
b) Đặc điểm của kỹ năng mềm
Việc xác lập định nghĩa về kỹ năng mềm là một việc làm hết sức khó khăn,
vì vậy phân tích các đặc điểm của kỹ năng mềm càng không phải là vấn đề đơn
giản. Tuy vậy, có thể nhấn mạnh đến những đặc điểm cơ bản sau:
Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh của con ngƣời. Kỹ
năng mềm không phải là sự “chín muồi” của những tố chất, hay cũng không hẳn là
sự “phát sáng” theo kiểu bẩm sinh đã có kỹ năng mềm ấy ở chủ thể mà tất cả đều
phải trải qua sự nỗ lực, tập luyện và phát triển một cách đích thực, có biện pháp và
phƣơng pháp của chủ thể.
Kỹ năng mềm không phải chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc. Ở một vài
định nghĩa đã đề cập cũng nhƣ quan điểm của một số tác giả, kỹ năng mềm liên
quan chặt chẽ đến khả năng tƣơng tác với ngƣời khác, vì vậy họ mặc nhiên xem
rằng đây là biểu hiện của chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient). Theo
tôi, nếu kỹ năng mềm là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thì việc sử dụng khái niệm trí
tuệ cảm xúc lại rất bao quát và đầy đủ thì không nhất thiết phải sử dụng thêm thuật
ngữ kỹ năng mềm. Mỗi cá nhân đều có trí tuệ cảm xúc, nhƣng trí tuệ cảm xúc đó
phải đạt đến một mức độ cụ thể nào đó mới có thể đƣợc gọi là kỹ năng. Vì vậy
không thể đồng nhất hai khái niệm kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc.
Kỹ năng mềm đƣợc hình thành bằng con đƣờng trải nghiệm đích thực chứ
không phải là sự “nạp” kiến thức đơn thuần. Có thể nhận ra rằng việc con ngƣời
đƣợc rèn luyện ở một nghề nghiệp thì ngoài những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
thì các kỹ năng nghề theo mô hình thao tác nghề nghiệp nhằm đạt đƣợc sản phẩm
luôn đƣợc ƣu tiên. Cũng chính vì vậy, những kỹ năng cơ bản và đặc trƣng của nghề
nghiệp thƣờng đƣợc ƣu tiên đào tạo và phát triển. Thực tế cho thấy, những kỹ năng
hỗ trợ cho nghề hoặc tạo điều kiện để vận dụng những kỹ năng mang tính thao tác
ấy lại có thể bị bỏ rơi hoặc bỏ quên. Vì vậy, sự thiếu hụt kỹ năng mềm ở SV và
ngƣời lao động đã diễn ra. Thông thƣờng, kỹ năng mềm thƣờng khó khăn hơn để có
đƣợc vì tính chất đặc thù của nó trong mối quan hệ với con ngƣời và hoàn cảnh.
25
Kỹ năng mềm không thể “cố định” với những ngành nghề khác nhau. Mỗi
ngành nghề khác nhau sẽ có một mô hình kỹ năng nghề khác nhau. Chính trong
việc xác định kỹ năng nghề thì những kỹ năng cơ bản và đặc trƣng mang tính
chuyên môn - nghiệp vụ và những kỹ năng mềm cũng chƣa đƣợc phân định rạch
ròi. Nhƣng một thực tế không thể phủ nhận là ở mỗi một nghề nghiệp sẽ có những
kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và những kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp theo hƣớng giúp
chủ thể nghề nghiệp thích ứng - thích nghi, dễ hoà nhập với môi trƣờng mang tính
“xã hội”, chủ động và linh hoạt để vận dụng - triển khai kỹ năng nghề nghiệp đó
chính là kỹ năng mềm. Vì thế, mỗi nghề nghiệp khác nhau không thể có những kỹ
năng mềm giống nhau.
c) Phân loại kỹ năng mềm
Khi có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm thì sẽ có những cách
phân loại kỹ năng mềm khác nhau. Điểm qua sự phân loại từ nhiều tài liệu nghiên
cứu, có thể nhận thấy hƣớng phân loại cơ bản về kỹ năng mềm hƣớng liệt kê các kỹ
năng mềm gắn chặt với các kỹ năng lao động chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc để
thành công.
Theo Bộ lao động Mỹ (The US Department of Labour) cùng với Hiệp hội
Đào tạo và phát triển Mỹ (The American society of Training and Development) đã
nghiên cứu và đƣa ra 13 kỹ năng để thành công trong công việc và những kỹ năng
mềm là trung tâm: kỹ năng học và tự học; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết trình;
kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng tƣ duy sáng tạo; kỹ năng quản lý bản thân và
tinh thần tự tôn; kỹ năng xác lập mục tiêu/ tạo động lực làm việc; kỹ năng phát triển
cá nhân và sự nghiệp; kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ; kỹ năng làm việc nhóm;
kỹ năng thƣơng lƣợng; kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả; kỹ năng lãnh đạo. Tài
liệu “kỹ năng hành nghề cho tƣơng lai” xuất bản năm 2002 tại Úc với sự tham gia
của nhiều tổ chức chuyên môn thì cho rằng, có 8 kỹ năng mềm sau: kỹ năng giao
tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sáng tạo và mạo
hiểm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc; kỹ năng quản lý bản thân; kỹ
năng học tập; kỹ năng về công nghệ [dẫn theo 7].
Nhìn chung, đây là hƣớng phân tích kỹ năng mềm theo một số lƣợng nhất
định có thể gia giảm theo từng nghề nghiệp và công việc khác nhau. Rõ ràng, trong
những kỹ năng đã nêu nhƣ phần đặc điểm tác giả đã đề cập, có những kỹ năng trở
thành kỹ năng nghề nghiệp của một số nghề nghiệp nào đó.
26
Ở Việt Nam, việc phân loại kỹ năng mềm cũng đƣợc quan tâm nhƣng cũng
chỉ dừng ở mức liệt kê thành những kỹ năng đơn lẻ tuỳ theo hƣớng nghiên cứu, lĩnh
vực nghề nghiệp và cả kinh nghiệm của cá nhân. Tuy vậy, những kỹ năng mềm
đƣợc quan tâm nhất vẫn là những kỹ năng làm việc với con ngƣời và kỹ năng làm
hạn chế những thói quen làm việc cảm tính và thiếu sự chuyên nghiệp. Những kỹ
năng mềm thƣờng đƣợc quan tâm nhƣ: kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tƣ duy sáng tạo, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội...
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục
Trong xã hội hiện đại, mỗi công dân của từng quốc gia cần có một nền tảng
giá trị và năng lực ứng phó, ứng xử và giải quyết các vấn đề đặt ra một cách tích
cực. Vì vậy, trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục ở nƣớc ta, cần phải có cái nhìn tổng thể
và tổ chức quá trình giáo dục toàn diện trên cơ sở tiếp cận giáo dục giá trị và giáo
dục kỹ năng mềm để phát triển nhân cách công dân.
Tác giả Phạm Minh Hạc nhận định: “Con ngƣời là mục tiêu và động lực của
phát triển kinh tế - xã hội,… cần tăng cƣờng giáo dục giá trị, làm cho các giá trị -
văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động kinh tế, mọi hành vi của con ngƣời,… định
hƣớng cho phát triển, điều chỉnh suy nghĩ,… hạn chế những tác động tiêu cực của
kinh tế thị trƣờng và hội nhập, cần đúc kết, xây dựng hệ giá trị chung của chúng ta,
định hƣớng giá trị theo đƣờng lối phát triển đúng, vƣợt qua ngƣỡng “sống còn”, xây
dựng môi trƣờng lành mạnh, đặc biệt từng ngƣời biết điều hòa mọi lợi ích, nghĩ và
làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nƣớc.
Vì thế, khái niệm giáo dục cũng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở
cấp độ xã hội và cấp độ nhà trƣờng.
Kỹ năng mềm đƣợc hình thành thông qua quá trình xây dựng những hành vi
lành mạnh và thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp ngƣời học
có cả kiến thức, giá trị, thái độ và những kỹ năng thích hợp. Nhằm giúp ngƣời đƣợc
giáo dục có nhận thức, thái độ đúng đắn về những vấn đề của cuộc sống qua đó hình
thành kỹ năng ứng xử phù hợp tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lƣợng của
cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.
Giáo dục kỹ năng mềm là quá trình hình thành và phát triển cho ngƣời học
các kỹ năng mềm cần thiết để đảm bảo cho quá trình thích ứng với ngƣời khác và
công việc, nhằm duy trì tốt các mỗi quan hệ tích cực và hỗ trợ thực hiện công việc
27
một cách hiệu quả thông qua những cách thức và nội dung khác nhau.
GD kỹ năng mềm cần phải chú trọng đến việc GD các giá trị về mặt tinh thần
cho ngƣời học song song với các hành vi tƣơng ứng. GD kỹ năng mềm phải bắt đầu
từ việc rèn luyện các giá trị nội tâm, các giá trị tinh thần cho ngƣời học trƣớc. Trên
cơ sở đó, kỹ năng mềm mới đƣợc bộc lộ ra ngoài bằng các hành vi, thao tác, cách
ứng xử cụ thể.
Giáo dục Kỹ năng mềm là một trong những vấn đề quan trọng trong việc
giáo dục toàn diện cho sinh viên hiện nay. Việc công bố chuẩn đầu ra đối với sinh
viên tốt nghiệp đòi hỏi mỗi trƣờng đại học không chỉ trang bị những kiến thức
chuyên môn nền tảng cho sinh viên mà còn trang bị nhiều kỹ năng khác cho họ. Đặc
biệt là Kỹ năng mềm cơ bản để họ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống và xã hội
hiện đại ngày nay. Do đó, vấn đề giáo dục KNM trong các nhà trƣờng cần phải có
sự chọn lọc nội dung, hình thức, phƣơng pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu xã
hội hiện nay, cũng nhƣ giúp cho sinh viên vững vàng bƣớc vào cuộc sống hƣớng
đến sự thành công.
Khái niệm quản lý GD có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Quản lý hoạt động giáo
dục là tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra quá trình
GD kỹ năng để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực vật chất và tinh thần,
hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được mục
đích GD kỹ năng đã định.
1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
Qua sự phân tích các khái niệm về quản lý, giáo dục, kỹ năng mềm… khái
niệm về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm đƣợc xem xét ở một số khía
cạnh sau:
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm trong nhà trƣờng đƣợc hiểu nhƣ
một hệ thống những tác động sƣ phạm hợp lý và có hƣớng đích của chủ thể quản lý
nhằm tập hợp mọi nỗ lực của tập thể giáo viên, huy động và phối hợp sức lực, trí
tuệ của các lực lƣợng xã hội khác vào moi hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên.
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm còn là sự tác động có ý thức của
chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đƣa ra hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
đạt tới kết quả mong muốn tiến lên trạng thái mới về chất làm thay đổi hành vi của
ngƣời học nâng cao chất lƣợng cuộc sống cá nhân góp phần phát triển bền vững xã
28
hội. Đây là quá trình tác động có định hƣớng của chủ thể quản lý đối với các thành
tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục kỹ năng mềm để kỹ năng mềm vừa là
yêu cầu vừa là mục tiêu của quá trình giáo dục.
Trong luận văn này, khái niệm về quản lý giáo dục kỹ năng mềm đƣợc hiểu
là: “Sự tác động của chủ thể quả lý trong các cấp giáo dục (hệ thống) đến khách thể
quản lý (đối tượng quản lý) nhằm hình thức có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống,
hợp quy luật (đặc điểm tâm sinh lý sinh viên), đáp ứng với mục tiêu giáo dục trong
giai đoạn hiên nay” (Theo 4 trụ cột của UNESCO).
1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên là tổ hợp những cách
thức, phƣơng pháp của chủ thể quản lý (Hiệu trƣởng/ phó, Trƣởng/ Phó khoa) tác
động vào đối tƣợng quản lý (giảng viên, sinh viên) nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục kỹ năng mềm theo dự kiến. Mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm bao gồm:
- Về kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc khái niệm kỹ năng mềm nói chung và
từng kỹ năng mềm nói riêng và sự cần thiết cũng nhƣ cách biểu hiện các kỹ năng
trong cuộc sống và công việc;
- Về thái độ: sinh viên có thái độ tích cực trong quá trình học tập và rèn
luyện kỹ năng mềm từ đó có các thái độ phù hợp trƣớc các vấn đề trong cuộc sống
và công việc.
- Về kỹ năng mềm: Sinh viên biết vận dụng các kỹ năng mềm trong cuộc
sống và công việc và liên tục rèn luyện để phát triển các kỹ năng mềm đã đƣợc giáo
dục cơ bản ở nhà trƣờng sƣ phạm trong suốt cuộc đời.
Do đó, cần trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cơ bản để quá trình
học tập và rèn luyện đƣợc diễn ra một cách thuận lợi nhất, giúp sinh viên vƣợt qua
những khó khăn, thử thách, biết kiểm soát cảm xúc của bản thân, tự tin hơn trong
giao tiếp và giải quyết có hiệu quả các tình huống bất thƣờng có thể xảy ra trong
cuộc sống.
1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Dựa trên cách tiếp cận CIPO, tác giả nhận thấy các nội dung cần quản lý để
nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nhƣ sau:
- Theo dõi các yếu tố thuộc về bối cảnh có ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục
kỹ năng mềm cho sinh viên; (Thông thƣờng, vấn đề theo dõi các yếu tố thuộc về bối
29
cảnh có ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên không nằm
độc lập mà thƣờng đƣợc lồng ghép trong vấn đề phát triển chƣơng trình giáo dục kỹ
năng mềm cho sinh viên).
- Quản lý các yếu tố đầu vào (chƣơng trình giáo dục kỹ năng mềm, giảng
viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phƣơng tiện giáo dục);
- Quản lý các yếu tố thuộc quá trình giáo dục kỹ năng mềm (quá trình giảng
dạy của giảng viên, quá trình học tập của sinh viên);
- Quản lý kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên.
Một số kỹ năng mềm cần thiết đối với người sinh viên
Từ những đặc điểm tâm lý của sinh viên, chúng ta nhận thấy lứa tuổi này dễ
bị chi phối bởi những đặc điểm phát triển thể chất, môi trƣờng và vai trò xã hội cụ
thể. Trong đổi mới giáo dục đại học, kỹ năng đã đƣợc chú ý tới mục tiêu của mỗi
bài, mỗi chƣơng trong một số giáo trình. Tuy nhiên, mức độ đạt đƣợc còn nhiều hạn
chế hƣớng vào kỹ năng nghề là chủ yếu, còn KNM chƣa đƣợc chú trọng. Vì thế, nội
dung giáo dục KNM cho sinh viên vừa đáp ứng đƣợc những cái chung có tính chất
toàn cầu, vừa có tính đặc thù quốc gia. Nghĩa là nội dung phải linh hoạt, phù hợp
với mục đích của người học, theo hƣớng tổ chức “Giáo dục, Khoa học và văn hóa
Liên hiệp quốc” (UNESCO), KNM gắn với bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỷ
XXI: Học để biết (học để biết cách học); học để làm (học hành); học để tự khẳng
định mình (học để sáng tạo); học để sống với ngƣời khác (học để cùng chung sống
với nhau). Vì vậy, những nội dung giáo dục KNM cho sinh viên là những nội dung
cốt lõi phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của sinh viên. Đó là:
- Nhóm kỹ năng quản lý bản thân:
+ Kỹ năng quản trị cảm xúc: Là khả năng con ngƣời nhận thức rõ cảm xúc
của mình trong một tình huống nào đó và hiểu đƣợc ảnh hƣởng của cảm xúc đến
chính mình và ngƣời khác nhƣ thế nào, đồng thời biết cách kiềm chế và thể hiện
cảm xúc một cách phù hợp. Kỹ năng này cần sự kết hợp với kỹ năng tự nhận thức,
ứng xử với ngƣời khác. Biết quản lý cảm xúc sẽ góp phần giúp giải quyết mâu
thuẫn một cách hài hòa hơn.
Điều chỉnh cảm xúc là việc làm cần thiết đối với mỗi con ngƣời, mang lại
suy nghĩ và cách sống tích cực cho bản thân, là chìa khóa để mở cánh cửa cho sự
thành công.
+ Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con
30
ngƣời sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhằm đạt đƣợc mục đích của mình thông
qua việc lên kế hoạch, tổ chức và kiểm tra việc sử dụng thời gian một cách tối ƣu.
Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thời
hiện đại. Một ngƣời không có khả năng quản lý thời gian có thể làm ảnh hƣởng tới
công sức và thời gian của nhiều ngƣời khác khi làm việc theo nhóm. Kỹ năng này
chi phối trong khá nhiều lĩnh vực. Việc học theo hệ thống tín chỉ ngày nay đòi hỏi
sinh viên phải biết cách sắp xếp, quản lý thời gian cho mình một cách hợp lý để có
kết quả học tập tốt. Bên cạnh đó, còn giúp sinh viên có thể tìm kiếm việc làm thêm
để trang trải học phí. Albert Einstein đã từng khẳng định: “Lý do tồn tại duy nhất
của thời gian là không để mọi thứ xảy ra cùng một lúc”. Vì vậy, sinh viên biết quản
lý thời gian tốt không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, đồng thời
còn giảm thiểu tình trạng căng thẳng, giúp cuộc sống dễ chịu và ít áp lực nhất.
+ Kỹ năng vƣợt qua khó khăn và áp lực: Những khó khăn trong đời là điều
tất yếu đối với sinh viên, đó cũng nhƣ một định luật tự nhiên để phát triển và thăng
tiến cuộc sống. Khó khăn nào cũng đòi hỏi phải vƣợt qua để thể hiện chức năng, sứ
mạng, vai trò, trách nhiệm và bổn phận một cách có thể. Dù nhận thức rằng, khó
khăn nhƣ một điều kiện cần thiết để tiến bộ và sống trƣởng thành hơn, nhƣng đứng
trƣớc khó khăn ai cũng ngại ngùng, lo âu, than vãn và nhiều khi chán nản, chùn
bƣớc, buông xuôi.
Stoltz (2012) cho rằng: “Ngƣời tốt vẫn có thể là ngƣời không bền lòng theo
đuổi mục đích cao đẹp nhƣng họ không đủ can trƣờng để đi tới. Bởi vì, bao giờ
cũng vậy, mục đích cao đẹp luôn đi kèm với những thử thách cực kỳ khó mà chỉ ai
dám vƣợt khó mới có thể tới đích” [dẫn theo 12 - 13].
- Nhóm kỹ năng tự nhận thức:
+ Kỹ năng tƣ duy phê phán: Là khả năng phân tích một cách khách quan và
toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tƣợng… xảy ra. Con ngƣời trong thời đại ngày
nay phải đối mặt với nhiều vấn đề, phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức
tạp… Để đƣa ra những quyết định phù hợp. Cho nên, con ngƣời cần có khả năng
phân tích một cách phê phán cái đúng, cái hợp lí và cái sai, cái không hợp lí của
thông tin, của quan điểm, cách giải quyết vấn đề… trên cơ sở đó lựa chọn những
thông tin, quan điểm, cách giải quyết thích hợp.
Do đó, kỹ năng tƣ duy phê phán rất cần thiết để con ngƣời có thể đƣa ra đƣợc
những quyết định, những tình huống phù hợp, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay.
31
+ Kỹ năng tƣ duy sáng tạo: Là kỹ năng mềm quan trọng bởi vì trong cuộc
sống chúng ta thƣờng xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên
xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh nhƣ vậy đòi hỏi chúng ta phải có tƣ duy sáng tạo
để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp. Kỹ năng tƣ duy sáng tạo giúp con
ngƣời tƣ duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tƣởng tƣợng; biết cách phán đoán
và thích nghi, có tầm nhìn và suy nghĩ rộng, đặc biệt là độc lập trong suy nghĩ.
+ Kỹ năng tƣ duy tích cực: Chính là “sống tích cực” hay “thái độ tích cực”
nghĩa là tích cực chủ động, dùng thái độ của mình để tạo ra thế giới của mình.
Một tƣ duy tích cực sẽ có đủ sức mạnh giúp sinh viên hình thành sự tự tin.
Chính sự tự tin này sẽ thúc đẩy hành động và cách hành động sẽ là câu trả lời cho
những điều ƣớc mơ, những mục tiêu có thể thành công hay không. Tƣ duy tích cực
sẽ là chìa khóa để mở cánh cửa bình an và hạnh phúc.
+ Kỹ năng xác định mục tiêu và xây dựng nhóm: Mục tiêu là cái đích mà
chúng ta muốn đạt tới, muốn thực hiện ở mỗi một giai đoạn trong cuộc đời hay ở
một công việc nào đó. Vì vậy, trong từng giai đoạn của cuộc đời con ngƣời bình
thƣờng đều xác định cho mình những mục tiêu cần đạt dựa trên những nhu cầu,
mong muốn của bản thân. Ngƣời biết đặt cho mình mục tiêu phù hợp với khả năng,
điều kiện của mình và quyết tâm thực hiện chúng sẽ phát huy đƣợc hết những điểm
mạnh của bản thân, dần bƣớc lên những nấc thang thành công trong cuộc sống.
Nếu sinh viên có kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp, thì sẽ đạt đƣợc những
mong muốn, những ƣớc mơ và giải quyết đƣợc những khó khăn gặp phải.
Kỹ năng xây dựng nhóm: Kỹ năng xây dựng nhóm là kỹ năng tƣơng tác giữa
các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc. Kỹ năng xây
dựng nhóm có vai trò rất quan trọng để mọi ngƣời liên kết lại với nhau, phát huy trí
tuệ tập thể trong học tập cũng nhƣ trong công việc.
Đối với sinh viên ngày nay, kỹ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng, bởi
vì: Khi làm việc nhóm mỗi ngƣời đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự
hợp tác trong công việc sẽ giúp cho sinh viên hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức
mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vƣợt qua khó khăn, đem lại chất lƣợng và hiệu
quả cao hơn cho công việc.
+ Kỹ năng kiên định: Là khả năng nhận thức rõ những gì mình muốn, là khả năng
tiến hành các bƣớc cần thiết để đạt đƣợc những gì mình muốn trong hoàn cảnh cụ thể,
dung hòa đƣợc giữa quyền và nhu cầu của mình với quyền và nhu cầu của ngƣời khác.
32
Kỹ năng kiên định sẽ giúp cho sinh viên tự bảo vệ đƣợc chứng kiến, quan
điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trƣớc những áp lực tiêu
cực của những ngƣời xung quanh. Ngƣợc lại, nếu không có kỹ năng kiên định sinh
viên sẽ mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, bản thân luôn bị ngƣời khác điều
khiển, chi phối hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng.
+ Kỹ năng xác định giá trị: Giá trị là những gì con ngƣời cho là quan trọng,
là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hƣớng cho suy nghĩ, hành
động và lối sống của bản thân trong cuộc sống.
Mỗi ngƣời đều có hệ thống giá trị riêng, tạo nên danh dự, nhân phẩm cho
mỗi ngƣời. Đồng thời, mỗi ngƣời cần hiểu và tôn trọng những giá trị riêng của
ngƣời khác, biết chấp nhận rằng ngƣời khác có những giá trị và niềm tin khác.
Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai
đoạn trƣởng thành của ngƣời. Giá trị phụ thuộc vào nền văn hóa, môi trƣờng sống
học tập và làm việc của cá nhân.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề - ra quyết định: “kỹ năng giải quyết vấn đề là sự
giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày của con
ngƣời bằng cách tiến hành đúng đắn các thao tác, hành động trên cơ sở vận dụng
những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể”. Có bảy giai đoạn của quá trình giải
quyết vấn đề nhìn nhận theo tiến trình: Nhận ra vấn đề; Xác định chủ vấn đề; Hiểu
vấn đề; Đề ra các phƣơng án giải quyết; Chọn giải pháp tốt nhất; Thực thi giải pháp;
Theo dõi và đánh giá giải pháp.
Kỹ năng ra quyết định cần thiết với mỗi sinh viên, giúp cho sinh viên lựa
chọn phù hợp những phƣơng án tối ƣu để giải quyết vấn đề khó khăn và kịp thời
đem lại thành công trong cuộc sống.
Vì thế, ra quyết định và giải quyết vấn đề là một việc làm quan trọng, song
không phải khi nào cũng dễ thực hiện. Do đó, đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng này.
- Nhóm kỹ năng tâm lý - xã hội:
+ Kỹ năng giao tiếp: Là kỹ năng sinh viên có thể bày tỏ ý kiến của bản thân
theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn
cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến ngƣời khác ngay cả khi
bất đồng quan điểm.
33
Kỹ năng giao tiếp giúp cho con ngƣời biết đánh giá tình huống giao tiếp và
điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm
xúc nhƣng không làm hại hay gây tổn thƣơng cho ngƣời khác.
Vì thế, giao tiếp là một kỹ năng mềm quan trọng giúp cho sinh viên xây
dựng, tạo mối quan hệ và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đồng thời tạo đƣợc
niềm vui trong cuộc sống và biết dung hòa đối với mong đợi của những ngƣời khác.
+ Kỹ năng thuyết trình hiệu quả: Là khả năng trình bày, nói chuyện về một
vấn đề, chủ đề nào đó trƣớc nhiều ngƣời một cách có hệ thống làm cho ngƣời nghe
dễ hiểu, dễ nắm bắt vấn đề.
Sự hồi hộp trƣớc mỗi buổi thuyết trình là tâm trạng chung của hầu hết mọi
ngƣời. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn, có ngƣời dễ dàng vƣợt qua sự hồi hộp đó
để hoàn thành bài thuyết trình của mình một cách tự tin và tràn đầy cảm hứng
nhƣng có ngƣời lại để nỗi sợ đó trói chặt lại. Nếu chúng ta có kỹ năng thuyết trình
tốt sẽ tăng khả năng truyền tải ý tƣởng, suy nghĩ của mình đối với ngƣời xung
quanh. Vì thế, kỹ năng này cần thiết cho sinh viên hiện nay.
+ Kỹ năng sống an toàn - lành mạnh: Trong xã hội hiện đại, bên cạnh việc
tạo cơ hội cho con ngƣời phát triển một cách toàn diện, thì nó cũng tiềm ẩn những
rủi ro, nguy cơ thách thức. Cho nên, sinh viên có cách nghĩ muốn sống thử nhƣ vợ
chồng và sống độc lập, không phụ thuộc vào gia đình. Bên cạnh đó, dƣới tác động
của môi trƣờng sinh viên thƣờng bị cám dỗ và chạy theo lối sống thực dụng, buông
thả, đua đòi…, vi phạm pháp luật, nghiện rƣợu, ma túy, mang thai ngoài ý muốn và
có nguy cơ bị đối diện với AIDS.
Vì vậy, để tồn tại và phát triển, có năng lực ứng phó với những bất trắc,
những cám dỗ, những rủi ro, thách thức ấy thì sinh viên cần phải đƣợc trang bị
KNM an toàn, lành mạnh nhằm tăng vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống để vƣợt qua
những khó khăn.
+ Kỹ năng hợp tác: Đây là điều bắt buộc đối với các em nếu muốn làm việc
nhóm một cách hiệu quả. Hãy hợp tác với mọi ngƣời trong nhiều dự án khác nhau
và biết chấp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng. Những sinh viên chỉ
thích làm việc một mình chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập và xa hơn
nữa là trong nghề nghiệp tƣơng lai của mình vì rất nhiều công việc ngày nay đòi hỏi
phải có kỹ năng hợp tác.
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long

More Related Content

What's hot

Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơiGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơinataliej4
 

What's hot (8)

Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinhLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinhLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTHLuận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
 
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộcQuản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng HóaLuận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu họcLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
 
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơiGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
 

Similar to Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long

Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long (20)

Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loạiXây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...
 
Phát triển năng lực tự học qua sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon
Phát triển năng lực tự học qua sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbonPhát triển năng lực tự học qua sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon
Phát triển năng lực tự học qua sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...
 
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
 
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trườngPhát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
 
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núiLuận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trườngLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
 
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chấtSử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN VĂN CHÂU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN BẮC Thừa Thiên Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Văn Châu là học viên cao học Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế. Tôi cam đoan đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long” do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Vĩnh Long, ngày….. tháng…… năm 2018 Nguyễn Văn Châu
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế; Khoa Tâm lý - Giáo dục và quý thầy/cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Bắc, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ dạy tác giả những kiến thức quý báu để có kết quả ngày hôm nay. Xin chân thành cảm Ban giám hiệu trƣờng Đại học Cửu Long, Quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên của Trƣờng Đại học Cửu Long đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện khảo sát và tác giả xin cảm ơn tới các đơn vị, các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã cung cấp cho tác giả nguồn số liệu quý báu để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành đề tài trong suốt thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn! Vĩnh Long, ngày….. tháng…… năm 2018 Nguyễn Văn Châu
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC...................................................................................................................1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................5 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ...............................................6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 1. L DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................7 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................8 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU..................................................8 4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC .......................................................................................9 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...................................................................................9 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................9 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................9 8. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU.................................................................................10 NỘI DUNG ..............................................................................................................11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ...................................................................11 1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................11 1.1.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài ...................................................................................11 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................................15 1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................17 1.2.1. Quản lý............................................................................................................17 1.2.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................18 1.2.3. Quản lý nhà trƣờng .........................................................................................19 1.2.4. Kỹ năng ...........................................................................................................21 1.2.5. Kỹ năng mềm ..................................................................................................22 1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục ............................................................................26 1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm......................................................27
  • 5. 2 1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ...............................................28 1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên..............................28 1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên.............................28 1.3.3. Hình thức và phƣơng pháp hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV ..........34 1.3.4. Các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ......36 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ..................................37 1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ................37 1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên................38 1.4.3. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV............38 1.4.4. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV.....38 1.4.5. Quản lý các phƣơng pháp hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho SV ............39 1.4.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ở SV.......40 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ở SV.......40 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................40 1.5.2. Các yếu tố khách quan ....................................................................................42 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................44 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG ............................45 2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Cửu Long ...........................................................45 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................45 2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng...................................................................................49 2.1.3. Tình hình đội ngũ giảng viên ở trƣờng Đại học Cửu Long ............................49 2.2. Khái quát về quá trình khảo sát..........................................................................50 2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................50 2.2.2 Nội dung khảo sát.............................................................................................51 2.2.3. Đối tƣợng khảo sát ..........................................................................................51 2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát .....................................................................................53 2.2.5. Thời gian tiến hành khảo sát ...........................................................................53 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trƣờng Đại học Cửu Long..................................................................................................................53
  • 6. 3 2.3.1. Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về sự cần thiết hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long....................................53 2.3.2. Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về hình thức giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ....................................................................................................54 2.3.3. Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về các kỹ năng trong hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên ....................................................................................56 2.3.4. Đánh giá về những khó khăn làm giảm hiệu quả của các hoạt động giáo dục KNM cho SV.............................................................................................................58 2.3.5. Đánh giá của, CBQL, GV và sinh viên về kết quả giáo dục kỹ năng mềm ở sinh viên ....................................................................................................................59 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long............................................................................................................60 2.4.1. Quản lý mục tiêu, chƣơng trình kế hoạch giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên...60 2.4.2. Quản lý các nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên...........................61 2.4.3. Quản lý về phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên....................................................................................................................65 2.4.4. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động GD KNM .........66 2.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên .............................................................................................................68 2.4.6. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ....................................................................................................................69 2.4.7. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên..70 2.5. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................71 2.5.1. Ƣu điểm...........................................................................................................71 2.5.2. Hạn chế............................................................................................................71 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................72 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2...........................................................................................72 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG ............................73 3.1. Các nguyên tắc xác lập biện pháp quản lý.........................................................73 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ...................................................................................73
  • 7. 4 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................................73 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi.................................................73 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................74 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long............................................................................................................74 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ năng mềm.................................................74 3.2.2. Quản lý chặt chẽ hoạt động đổi mới phƣơng pháp giáo dục kỹ năng mềm....77 3.2.3. Xây dựng, bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ thực hiện công tác hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ......................................................................................................79 3.2.4. Tăng cƣờng quản lý các điều kiện về CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng mềm.............................................................................................................81 3.2.5. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ....................................................................................................82 3.3. Mối quan hệ của các biện pháp..........................................................................83 3.4. Khảo sát tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp......................................84 3.4.1. Đánh giá về tính hợp lý của các biện pháp .....................................................85 3.4.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp.....................................................87 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................90 1. Kết luận .................................................................................................................90 2. Khuyến nghị..........................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93 PHỤ LỤC
  • 8. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSVC Cơ sở vật chất CTGD Chƣơng trình giáo dục ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐH Đại học ĐHCL Đại học Cửu Long GD Giáo dục GDKNM Giáo dục kỹ năng mềm GV Giảng viên KNM Kỹ năng mềm KT – ĐG Kiểm tra - đánh giá MKU Mekong University QĐ Quyết định QLGD Quản lý giáo dục SV Sinh viên
  • 9. 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ Trang BẢNG Bảng 2.1: Bảng tổng hợp nhân sự hiện tại Trƣờng ĐHCL.......................................50 Bảng 2.2: Tình hình khảo sát CBQL, GV và Sinh viên............................................52 Bảng 2.3: Độ tuổi đối tƣợng khảo sát .......................................................................52 Bảng 2.4: Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về sự cần thiết hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long ..........53 Bảng 2.5: Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về hình thức giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ..........................................................................54 Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL, Giảng viên và sinh viên về các kỹ năng trong hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên.........................................................56 Bảng 2.7: Đánh giá về những khó khăn làm giảm hiệu quả của các hoạt động giáo dục KNM cho SV ....................................................................................58 Bảng 2.8: Đánh giá của, CBQL, GV và sinh viên về kết quả giáo dục kỹ năng mềm ở sinh viên................................................................................................59 Bảng 2.9: Quản lý mục tiêu, chƣơng trình kế hoạch giáo dục kỹnăng mềmcho sinh viên....60 Bảng 2.10: Quản lý các nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên..................61 Bảng 2.11: Quản lý về phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên...................................................................................................65 Bảng 2.12: Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động GD KNM .....66 Bảng 2.13: Quản lý các điều kiện hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên...................................................................................68 Bảng 2.14: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên............................................................................................69 Bảng 2.15: Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹnăng mềm cho sinh viên.........70 Bảng 3.1: Đánh giá về tính hợp lý của các biện pháp...............................................85 Bảng 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp..............................................87 HÌNH Hình 2.1. Hình tổng thể Trƣờng ĐHCL....................................................................46 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Trƣờng ĐHCL ..................................................................48
  • 10. 7 MỞ ĐẦU 1. L DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế của đất nƣớc. Để bắt kịp đà phát triển của những nƣớc lớn mạnh, thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi ngƣời, mà lực lƣợng chính là giới trẻ. Bởi giới trẻ là lực lƣợng nòng cốt là chủ nhân tƣơng lai, là nhân vật chính tạo nên cái thế, cái dáng cho Tổ Quốc Việt Nam. Nhất là sinh viên – nguồn lao động trí thức góp phần quan trọng cho nền kinh tế của đất nƣớc. Nhƣng thời gian gần đây, vấn đề đƣợc xã hội quan tâm và phản ánh phần lớn là do sinh viên thiếu kỹ năng mềm. Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu giáo dục Trƣờng ĐHSP TPHCM cho thấy có 83% sinh viên thiếu kỹ năng mềm đặc biệt là khả năng hành trang cho đời mình. Thậm chí nhiều ngƣời còn phàn nàn giới trẻ thiếu kỹ năng để giữ gìn hạnh phúc gia đình, kiểm sóat bản thân, rèn chỉ số cảm xúc, làm chủ sự thay đổi, làm chủ thời gian, hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, hoạch định mục tiêu cuộc đời, ra quyết định… Nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã thừa nhận không đƣợc nhận vào làm vì thiếu kỹ năng mềm, cụ thể là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian… Điều này đã không còn trƣờng hợp ngoại lệ đối với sinh viên hiện nay. Đa số sinh viên điều có thể tự làm tốt, thậm chí xúc sắc nhƣng khi làm việc nhóm lại đùn đẩy công việc “bóng lăn tới chân thì đá”. Sinh viên đang học ở trƣờng cũng luôn khẳng định kỹ năng mềm rất quan trọng trong việc học tập cũng nhƣ trong cuộc sống và môi trƣờng làm việc sau này. Hình thức đào tạo cùng môi trƣờng học tập và rèn luyện kỹ năng rất cần thiết song phần lớn sinh viên đang học ở trƣờng luôn nhận thấy bản thân còn rất thiếu và yếu kỹ năng mềm cần thiết. Nguyên nhân của những nhận thức đó một phần là do sinh viên thiếu chủ động trong nhận thức cũng nhƣ thiếu kỹ năng mềm. Nhận thức từ tầm quan trọng của kỹ năng mềm, việc đào tạo, phát triển và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên nhà trƣờng rất chú trọng. Tuy nhiên việc đào tạo các lớp kỹ năng mềm cho sinh viên còn hạn chế, phần nhiều trên góc độ lý thuyết vì vậy không sáng tạo đƣợc niềm say mê và hứng thú của sinh viên trong khóa học. Dẫn đến việc hiện nay với nhiều sinh viên, kỹ năng mềm là thuật ngữ khá xa lạ. Do vậy sinh
  • 11. 8 viên chƣa định hƣớng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng mềm. Trƣờng Đại học Cửu Long đƣợc thành lập theo Quyết định số 04/2000/QĐ- TTg ngày 05 tháng 1 năm 2000 của Thủ tƣớng chính phủ. Trƣờng Đại học Cửu Long là trƣờng đại học ngoài công lập đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trƣờng có sứ mạng là đại học đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng nhu cầu xã hội; là trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, văn hóa – khoa học kỹ thuật trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, bên cạnh việc giáo dục những kiến thức chuyên môn; Nhà trƣờng cũng triển khai đƣợc giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên, với nhiều hình thức khác nhau, nhà Trƣờng có nhiều khởi sắc và đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu trong giáo dục Kỹ năng mềm. Tuy nhiên, việc giáo dục Kỹ năng mềm hiện nay của nhà Trƣờng chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một trong những nguyên nhân đó là vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm vẫn còn hạn chế, bất cập. Từ ý chí chủ quan Tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại hoc Cửu Long” là một vấn đề cần thiết, không chỉ cho sinh viên trƣờng Đại học Cửu Long nói riêng mà cho sinh viên các trƣờng Đại học khác nói chung. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trƣờng Đại học Cửu Long, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện và sự thành đạt cho sinh viên của trƣờng sau khi tốt nghiệp. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu Sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Cửu Long.
  • 12. 9 4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC Chất lƣợng, hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long sẽ đƣợc nâng cao nếu xác lập và áp dụng vào thực tiễn các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên một cách khoa học và phù hợp. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long. 5.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở trƣờng Đại học Cửu Long. 5.4. Khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Nhóm nghiên cứu phương pháp lý luận Phƣơng pháp này bao gồm các giai đoạn đọc, phân tích hệ thống hóa về các vấn đề liên quan tới kỹ năng mềm, sinh viên hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng mềm ở sinh viên. 6.2. Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn Phƣơng pháp quan sát. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu. Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long, trên cơ sở xem xét các biện pháp quản lý hoạt giáo dục kỹ năng mềm đã có của Trƣờng này trong những năm gần đây để đề xuất các biện pháp quản lý trong giai đoạn hiện nay.
  • 13. 10 8. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Cửu Long. Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 14. 11 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ L LUẬN VỀ QUẢN L HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN 1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài Giáo dục trong xu hƣớng hiện nay không chỉ hƣớng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hƣớng đến mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con ngƣời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lƣợng hạnh phúc. Xã hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và những vấn đề bất định đối với con ngƣời. Nếu con ngƣời không có năng lực để ứng phó vƣợt qua những thách thức đó và hành động theo cảm tính thì rất đễ gặp rủi ro. Kỹ năng mềm đƣợc quan tâm trên thế giới từ những năm 1980 đến năm 2000 và mãi đến sau này. Trong suốt quá trình lao động, các chuyên gia nhận ra rằng thực tế các kỹ năng làm việc của ngƣời lao động vẫn chƣa đủ để có thể đáp ứng thực tiễn. Ngƣời lao động chƣa tự tin, uyển chuyển và linh hoạt trong quá trình làm việc. Điều mà ngƣời lao động thƣờng thiếu đó chính là sự áp dụng mềm mại và sáng tạo những gì đã học cũng nhƣ khả năng thấu hiểu, thiết lập quan hệ với đồng nghiệp và quản lý... Vì thế, thuật ngữ kỹ năng mềm xuất hiện và vấn đề nghiên cứu về kỹ năng mềm trong nghề nghiệp cũng nhƣ phát triển kỹ năng mềm cho ngƣời lao động ở những ngành nghề cụ thể đƣợc quan tâm. Chính vì vậy, vấn đề kỹ năng mềm đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều từ thế kỷ XX, đặc biệt trong thời gian gần đây. Sở dĩ vấn đề này đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều vì kỹ năng mềm đƣợc xác định là nguyên nhân giữ vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của cuộc đời mỗi ngƣời. Có nhiều nghiên cứu đƣợc tiến hành ở các nƣớc về những kỹ năng cơ bản góp phần vào sự thành công của công việc và trong đó là những Kỹ năng mềm. Hiện nay, ở các nƣớc, kỹ năng mềm là một nội dung quan trọng trong chƣơng trình giáo dục từ bậc học mầm non cho đến đại học. Hiện nay, các nƣớc phát triển trên thế giới hầu hết đều có các tổ chức chịu trách
  • 15. 12 nhiệm về việc nghiên cứu để phát triển các kỹ năng mềm cho ngƣời lao động. Ví dụ nhƣ: Bộ lao động Mỹ thành lập Uỷ ban thƣ ký về rèn luyện các kỹ năng cần thiết - The Secretary’s Comission on Achieving Necessary Skills); Tại Canada, Bộ phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada - Human Resources and Skills Development Canada phụ trách về vấn đề phát triển kỹ năng cho ngƣời lao động. Ngoài ra tại nƣớc này cũng có một tổ chức phi lợi nhuận tên là Conference Board of Canada chuyên nghiên cứu và phân tích các xu hƣớng kinh tế, năng lực hoạt động của các tổ chức; chính sách công có liên quan để hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm cho ngƣời lao động tìm việc làm; Tại Anh, năm 2009, dựa trên những Bộ, ngành cũ thì vấn đề liên quan đến việc học tập của ngƣời lớn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp đƣợc một tổ chức mới thành lập là Bộ Kinh tế và Phát triển chịu trách nhiệm; Ở Singapore, Cục Phát triển Lao động - Workforce Development Agency rất quan tâm đến kỹ năng nghề nghiệp trong đó vị trí của kỹ năng mềm đƣợc coi là hết sức quan trọng. Từ năm 1997, bài viết “Successful Consulting Engineering: a Lifetime of Learning” (Patricla A.Hecker) trên tạp chí GD kỹ thuật quốc tế, số 11[22] đã nghiên cứu và làm sáng tỏ về sự cần thiết và tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với kỹ sƣ cố vấn; vai trò của công tác giảng dạy, đào tạo kỹ năng mềm cho kỹ sƣ cố vấn; và giải pháp nâng cao việc đào tạo kỹ năng mềm cho SV khối kỹ thuật. Năm 2002, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) kết hợp với Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Úc (The Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) dƣới sự bảo trợ của Bộ GD, Đào tạo và Khoa học (The Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng GD quốc gia Úc (The Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn Employability Skills For Future. Công trình này chỉ ra 8 kỹ năng mềm quan trọng với ngƣời lao động, bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo và mạo hiểm, lập kế hoạch và tổ chức công việc, tự quản, học tập suốt đời và kỹ năng công nghệ [dẫn theo 30]. Bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng của Canada (Human Resourse and Skills Development Canada – HRSDC) cũng tiến hành nghiên cứu và đƣa ra danh sách kỹ năng mềm cho tƣơng lai là: giao tiếp, giải quyết vấn đề, tƣ duy và hành động tích cực, thích ứng, làm việc với ngƣời khác, nghiên cứu khoa học. Cục Phát triển lao động Singapore (Workfore Development Agency - WDA) đã đƣa ra 10 kỹ năng mềm: Viết và tính toán, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, giải
  • 16. 13 quyết vấn đề và ra quyết định, sáng tạo và mạo hiểm, giao tiếp và quản lý mối quan hệ, học tập suốt đời, tƣ duy mở toàn cầu, quản lý bản thân, tổ chức công việc và an toàn lao động, vệ sinh sức khỏe [dẫn theo 21]. Ở Bồ Đào Nha, năm 2007, Artur Ferreira da Silva, José Tribolet, GV trƣờng ĐH Kỹ thuật Lisbon đã trình bày tham luận Developing soft skills in engineering studies – The experience of students’personal portfolio tại hội nghị quốc tế về GD kỹ thuật. Trong bài viết, tác giả đã trình bày kinh nghiệm thực tế trong 15 năm (tập trung vào 6 học kỳ) đào tạo kỹ năng mềm cho SV kỹ thuật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các buổi thực hành trong chƣơng trình mang tên "Personal Portfolio"[20]. Một số cuốn sách khác đã đƣợc dịch sang tiếng Việt và xuất bản nhƣ: “Sự thật cứng về kỹ năng mềm” (The Hard Truth About Soft Skills) của Peggy Klaus - Dịch giả: Thanh Huyền, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2012 [49]; “Một số kỹ năng mềm về truyền thông và viết đề xuất dự án tài trợ cho Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” (Soft Skills for Vietnamese Business Associations Communication and Project Proposal Writing) do tổ chức Eurocham & Mutrap phối hợp thực hiện năm 2011:“Kỹ năng mềm cho người đi làm - Ngôn ngữ cơ thể” của Max. A. Eggert đƣợc dịch thuật và phát hành bởi NXB Trẻ năm 2012 [22]. Đặc biệt, Kỹ năng mềm đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn khi UNESCO đề cập đến vai trò của KNM trong mục đích học tập thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Từ việc xác định mục đích này, UNESCO và Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã tiến hành nhiều dự án nghiên cứu về KNM và giáo dục KNM. Tại diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi ngƣời họp tại Senegan (2000), Chƣơng trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó, mục tiêu 3 nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp”, trong đó “ngƣời học” ở đây đƣợc hiểu từ trẻ em đến ngƣời lớn tuổi, “phù hợp” đƣợc hiểu là phù hợp với vùng, miền, địa phƣơng và phù hợp với lứa tuổi; còn trong mục tiêu 6 yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá KNM của người học”. Nhƣ vậy, kỹ năng mềm trở thành quyền của ngƣời học và chất lƣợng giáo dục phải đƣợc thể hiện cả trong KNM của ngƣời học”. Tại các nƣớc Đông Nam Á, những nghiên cứu về kỹ năng mềm rất đƣợc quan tâm đƣợc ƣu tiên thực hiện một cách có trọng điểm từ những năm 1998 trở đi nhƣ:
  • 17. 14 Giáo dục KNM ở Lào đƣợc bắt đầu quan tâm từ năm 1997. Nội dung KNM quan tâm đến phòng chống HIV/AIDS đƣợc lồng ghép vào chƣơng trình giáo dục chính quy và các trƣờng sƣ phạm đào tạo giáo viên. Từ năm 2001, nội dung KNM đƣợc mở rộng ra các lĩnh vực: giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, môi trƣờng… đến năm 2002 nội dung KNM cơ bản đƣợc giáo dục là: Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả, kỹ năng thƣơng lƣợng, từ chối, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tƣ duy, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định. Ở Malaysia việc nghiên cứu và thực hiện giáo dục KNM do Bộ giáo dục sở tại thực hiện. Nhiều nhà nghiên cứu ở nƣớc này coi KNM là môn học của cuộc sống và môn học này đƣợc dạy nhƣ một môn học ở trƣờng Tiểu học và Trung học cơ sở và còn đan xen vào các môn học khác. Mục tiêu của môn học này ở trƣờng tiểu học là cung cấp cho học sinh những kỹ năng thực tế cơ bản cho họ có thể thực hiện các nhiệm vụ và có xu hƣớng kinh doanh. Còn các kỹ năng của cuộc sống ở trƣờng THCS, mục tiêu là tạo ra những cá nhân có thể tự thực hiện, đƣợc xóa mù về công nghệ và kinh tế, là ngƣời có những đặc điểm và thái độ nhƣ: tự tin, sáng tạo, có khả năng tƣơng tác có hiệu quả với những ngƣời khác. Ở Thái Lan, việc quan tâm đến KNM khá sớm đƣợc thực hiện bởi những tổ chức phi chính phủ và cả những tổ chức giáo dục của Bộ - Ban ngành trong nƣớc. Tại đây, họ quan niệm KNM là những thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đƣơng đầu với tất cả tình huống hàng ngày một cách hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tƣơng lai để có thể sống hạnh phúc. Còn tại Indonesia thì KNM đƣợc tập trung nghiên cứu nhƣ một khoa học giáo dục. KNM đƣợc xem nhƣ những kiến thức, kỹ năng, thái độ, giúp ngƣời học sống một cách độc lập. Việc giáo dục KNM sẽ mang đến những lợi ích nhất định: nâng cao cơ hội việc làm cho ngƣời học, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực từ đó thúc đẩy việc thực hiện chính sách tự chủ của địa phƣơng, tạo ra chất lƣợng giáo dục cho ngƣời nghèo và ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt. Và tại Philipine KNM đƣợc quan niệm là những năng lực thích nghi và tính tích cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày nhƣ: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng quan hệ liên nhân cách, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề… Nhìn chung, giáo dục KNM cho con ngƣời đã đƣợc nhiêu nƣớc trên thế giới
  • 18. 15 quan tâm và chú trọng tìm hiểu, tuy mỗi nƣớc có quan niệm, nội dung giáo dục KNM có những nét khác nahu song đều xuất phát quan niệm chung về KNM của WHO hay UNESCO. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Thuật ngữ KNM đƣợc ngƣời Việt Nam biết đến bắt đầu từ chƣơng trình của UNICEF (1996), “Giáo dục kỹ năng mềm để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trƣờng” [dẫn theo 5]. Quan niệm về kỹ năng mềm đƣợc giới thiệu trong chƣơng trình này bao gồm những kỹ năng cốt lõi: tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, kiên định, đặt mục tiêu… Do các chuyên gia Úc tập huấn. Tham gia chƣơng trình này có ngành giáo dục và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Thực Hiện [dẫn theo 4]. Đầu những năm 1990, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã có văn bản chỉ đạo tại Quyết định 1363/TTg về việc “đƣa nội dung giáo dục môi trƣờng vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Văn bản này đề cập việc trang bị những kỹ năng ứng xử với môi trƣờng, thái độ sống biểu hiện ban đầu của KNM. Tiếp đến là Chỉ thị số 10/GD&ĐT năm 1995 hay Chỉ thị 24/CT&GD năm 1996 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những chỉ đạo về công tác phòng chống HIV/AIDS hay tăng cƣờng công tác phòng chống ma túy tại trƣờng học. Đây cũng là hƣớng đề cập đến những kỹ năng cần có của học sinh nhƣ: từ chối, bảo vệ bản thân, ứng xử với ngƣời có HIV… Sang giai đoạn 2, chƣơng trình này mang tên “Giáo dục kỹ năng mềm khỏe mạnh và kỹ năng sống”. Ngoài ngành giáo dục, còn có hai tổ chức chính trị xã hội tham gia là Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Trên cơ sở đó, quan niệm về kỹ năng mềm cơ bản đối với từng nhóm đối tƣợng đƣợc vận dụng đa dạng hơn. Ví dụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đƣa ra những kỹ năng mềm cơ bản nhƣ: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng thƣơng thuyết, kỹ năng đàm phán, kỹ năng trình bày… Tuy vậy, cũng có nhiều quan điểm hạn chế về kỹ năng mềm nhƣ cho rằng những KNM đó cần cho lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các tệ nạn xã hội. Nghĩa là kỹ năng mềm chỉ dành cho một nhóm đối tƣợng có nguy cơ cao để đƣơng đầu với những thách thức của xã hội, mà không phải là cần cho mọi ngƣời. Cũng có quan điểm cho rằng với những kỹ năng đó, con ngƣời có thể vận dụng vào giải quyết những vấn đề xã hội khác nhau, trong các hoàn cảnh và tình huống của từng đối tƣợng. Còn có cách hiểu khác cho rằng trong số những KNM cốt lõi đó thì có
  • 19. 16 những kỹ năng cần thiết hơn cho đối tƣợng sống trong các hoàn cảnh xã hội khác nhau, chẳng hạn nhƣ: đại diện đoàn Thanh niên cho rằng kỹ năng kiên định đối với thanh niên thành phố thì cần ở mức độ cao hơn so với thanh niên ở vùng nông thôn. Trong những năm gần đây, KNM nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của một số nhà tâm lý học, giáo dục học Việt Nam với nhiều công trình nghiên cứu về KNM và giáo dục KNM cho các đối tƣợng học sinh, sinh viên, các đoàn thể, đã đƣợc triển khai ở các cấp dƣới nhiều góc độ và phƣơng pháp khac nhau. Tiêu biểu có tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Quang Uẩn, Huỳnh Văn Sơn, Đào Thị Oanh và những nghiên cứu có hƣớng xác định những kỹ năng cần thiết ở các lĩnh vực hoạt động mà thanh thiếu niên tham gia nhƣ là: “Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên” của tác giả Phạm Văn Nhân; “Kỹ năng thanh niên tình nguyện” của tác giả Trần Thời [dẫn theo 14]. Bộ sách 4 cuốn Giáo dục giá trị sống và kỹ năng mềm cho học sinh các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông (tài liệu dùng cho giáo viên) của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) [12] đã nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý học của học của học sinh từng cấp, từ đó đƣa ra những vấn đề chung của giá trị sống và phƣơng pháp kỹ năng sống (trong đó có kỹ năng mềm) cho học sinh. Bài viết “Tăng cường GD, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho SV – yêu cầu cấp bách của đổi mới GD ĐH” của Bùi Loan Thùy [18]. Tác giả phân tích thực trạng sử dụng kỹ năng làm việc nhóm của SV Việt Nam, những lợi ích đối với SV khi sử dụng tốt kỹ năng này. Trên cơ sở đó, bài viết đƣa ra biện pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm đối với nhà trƣờng, GV và bản thân SV. Bài viết “Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH sư phạm”của Huỳnh Văn Sơn [17] đề cập đến việc khảo sát 3 biện pháp phát triển các kỹ năng mềm cho SV ĐH sƣ phạm: Định hƣớng nghiên cứu có hệ thống về kỹ năng mềm, tổ chức khóa huấn luyện về kỹ năng mềm cho SV sƣ phạm với tên gọi “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm” và lồng ghép huấn luyện kỹ năng mềm cho SV ĐH sƣ phạm thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một số nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá thực trạng KNM của nhóm sinh viên, học sinh ở các trƣờng địa phƣơng. Nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục KNM cho thanh thiếu niên nghiên cứu cũng đã tìm hiểu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNM để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp và có tính khả thi cao.
  • 20. 17 Một số luận văn Thạc sĩ QLGD cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhƣ: Quản lý giáo dục KNM cho sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội theo tiếp cận năng - 2016 của Lê Hà Thu; Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Đồng Nai – 2015 của Lại Thị Ngọc Duyên; Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trƣờng THPT Thị xã Hƣơng Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế - 2014 của Hoàng Thị Mỹ Lệ… 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Từ buổi sơ khai khi con ngƣời bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những hoạt động phối hợp chung thì việc lãnh đạo, tổ chức, quản lý xuất hiện nhƣ một nhu cầu tất yếu. Về nội dung và thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau do cách tiếp cận và những quan điểm khác nhau của mốt số nhà quản lý khái niệm nhƣ sau: Ngƣời đầu tiên sáng lập thuyết quản lý hiện đại là Harold Koontz. Theo Harold Koontz trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, ngƣời đƣợc coi là cha đẻ của lý luận quản lý hiện đại khẳng định: Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Cách thức quản lý giống nhƣ mọi lĩnh vực thực hành khác đều là nghệ thuật. Kiến thức làm cơ sở cho quản lý là một khoa học, còn vận dụng kiến thức đó để quản lý lại là nghệ thuật. Quản lý đúng tức là ngƣời đã nhận thức đƣợc quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt đƣợc những thành công to lớn. Con ngƣời muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn. C.Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[dẫn theo 1]. Theo Ômaror (Liên Xô) -1983: “Quản lý là tính toán hợp lý sử dụng các
  • 21. 18 nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và dịch vụ với hiệu quả kinh tế tối ưu”[dẫn theo 15]. Tác giả Trần Kiểm khái niệm: “Quản lí là những tác động có hướng đích của chủ thể quản lý và những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức” [10]. Theo tác giả Bùi Minh Hiền xét quản lý với tƣ cách là một hành động, có thể khẳng định: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra” [16]. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, nhƣng khái quát chung lại có thể hiểu: Tóm lại, có thể nói quản lý là một khái niệm rộng bao gồm các lĩnh vực của đời sống xã hội, và đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ, quan điểm khác nhau. Trong luận văn này, khái niệm quản lý đƣợc hiểu: “Quản lý là sự tác động có định hướng, mang tính định hướng, thực hiện có ý thức, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, bằng cách vạch ra mục tiêu của tổ chức đồng thời tìm kiếm các biện pháp, cách thức tác động vào tổ chức, nhằm đạt mục tiêu đề ra”. Quản lý là sự điều khiển có tổ chức và thỏa mãn yêu cầu mục tiêu đề ra, chứ không mang tính áp đặt, cai trị; Nhƣng tùy theo trƣờng hợp cụ thể mà có những chính sách, biện pháp quản lý cứng rắn hay mềm mỏng phù hợp nhất để luôn luôn đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn đồng thời phải làm cho tổ chức ngày càng phát triển. Hay nói khác đi: “Quản lý là một khoa học mang tính nghệ thuật; là một quá trình thực hiện kế hoạch đã đề ra có tính hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý trong điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi, bằng cách vận dụng chức năng quản lý (tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá) nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. 1.2.2. Quản lý giáo dục Cũng nhƣ khái niệm quản lý nói chung, khái niệm quản lý giáo dục cho đến nay đƣợc nhiều tác giả đề cập đến với những hƣớng tiếp cận khác nhau. Trong cuốn giáo dục học đại cƣơng đã xác định, Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là lĩnh hội và truyền đạt kinh nghiệm và lịch sử xã hội của các thế hệ loài ngƣời. Nhƣ vậy, giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ là sản phẩm xã hội mà còn là nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong xã hội hiện đại các quốc gia đua tranh về công nghệ và kỹ thuật thì giáo dục đóng vai trò quyết định giúp các quốc gia thắng lợi trong cuộc tranh đua
  • 22. 19 đó. Phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu thể hiện chiến lƣợc và mọi quốc sách của quốc gia. Theo Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [2]. Theo Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Ngọc Uyển: “Quản lý giáo dục và đào tạo có thể được hiểu là hoạt động quản lý những tác động giáo dục và đào tạo, theo những mục tiêu xác định. Đó là hoạt động có tính mục đích, được tổ chức một cách khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức, chỉ đạo một cách khoa học các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng vào đạt được những mục tiêu đã định” [3]. Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [10]. Theo Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm là hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất” [11]. Từ những khái niệm của các tác giả trên, trong luận văn này, khái niệm quản lý giáo dục đƣợc hiểu: “Quản lý giáo dục là hệ thống hoạt động, điều hành, phối hợp, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý, đến khách thể quản lý nhằm điều khiển các thành tố vận hành tối ưu đúng theo chức năng, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất”. 1.2.3. Quản lý nhà trường Trong hệ thống giáo dục nhà trƣờng chiếm một phần quan trọng, chủ yếu. Đa phần các hoạt động giáo dục điều thực hiện trong nhà trƣờng, thông qua các hệ thống trong nhà trƣờng (phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học). Nhà trƣờng là nòng cốt của hệ thống giáo dục từ trung ƣơng đến cơ sở. Theo đó, quan niệm quản lý giáo dục đi kèm với quản lý nhà trƣờng; các nội dung quản lý giáo dục cũng đi kèm với quản lý nhà trƣờng. Quản lý nhà trƣờng có thể đƣợc coi nhƣ sự cụ thể quá quản lý giáo dục.
  • 23. 20 Quản lý nhà trƣờng về bản chất là quản lý con ngƣời. Điều đó tạo cho các chủ thể (ngƣời dạy và ngƣời học) trong nhà trƣờng một sự liên kết chặt chẽ. Cho nên, quản lý nhà trƣờng không chỉ là trách nhiệm riêng của ngƣời hiệu trƣởng, mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong nhà trƣờng. Một số nhà nghiên cứu đã đƣa ra các cách hiểu khác nhau về quản lý nhà trƣờng: Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng (principal) đến con người (giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin v.v…), hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội, v.v…) nhằm đạt mục tiêu giáo dục” [7]. Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là qui định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trường với tư cách là một tổ chức xã hội” [10]. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [5]. Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác độn tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ cho Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do xây dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và có kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [16]. Hoạt động trọng tâm của nhà trƣờng là dạy - học và giáo dục. QLNT thực chất là quản lý quá trình lao động sƣ phạm của thầy và lao động học tập của trò diễn ra trong quá trình dạy học và giáo dục để đạt đến mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Vì vậy, ngƣời quản lý phải trả lời đƣợc câu hỏi: quản lý để làm gì? đạt đến cái đích nào? Quản lý giáo dục trong xã hội ta hiện nay là hƣớng tới việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ở cấp độ nhân cách, quản lý giáo dục là quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách.
  • 24. 21 Từ cơ sở lý luận trên, trong luận văn này, khái niệm quản lý nhà trƣờng đƣợc hiểu: “Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xã hội, nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. 1.2.4. Kỹ năng Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng đƣợc giải thích là:“Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”[dẫn theo 26]. Trên bình diện của Tâm lý học, có hai quan điểm khác nhau về kỹ năng: Thứ nhất, xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, coi kỹ năng nhƣ một phƣơng tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con ngƣời đã nắm vững, không cần quan tâm đến kết quả: kỹ năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức đã thu lƣợm đƣợc, những thói quen và kinh nghiệm” [dẫn theo 23]. Thứ hai, xem kỹ năng là biểu hiện của năng lực con ngƣời, coi kỹ năng là năng lực thực hiện một công việc kết quả với chất lƣợng cần thiết, trong một khoảng thời gian cụ thể: Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Trần Quốc Thành, Trần Thị Quốc Minh cho rằng: “Kỹ năng một mặt của năng lực con người thực hiện một công việc có kết quả” [dẫn theo 1]. Trên cơ sở khái quát các khái niệm của các nghiên cứu trên, trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm kỹ năng sau: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người”. Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa việc nắm vững cách thức mới thực hiện hành động, dựa trên cơ sở của tri thức và sự vận dụng đúng những tri thức tƣơng xứng trong quá trình hoàn thành các bài tập, nhƣng chƣa đạt tới mức độ kỹ xảo.
  • 25. 22 1.2.5. Kỹ năng mềm a) Khái niệm kỹ năng mềm Bên cạnh thuật ngữ “kỹ năng sống” đƣợc phổ biến một cách rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và xã hội thì thuật ngữ “kỹ năng mềm” (Soft Skills) cũng là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm - nhất là các đối tƣợng đang chuẩn bị cho quá trình lập thân - lập nghiệp. Ngày nay, trình độ học vấn và bằng cấp chƣa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và ngƣời sử dụng lao động. Họ còn căn cứ vào yếu tố cá nhân nhƣ sự nhạy bén khi xử lý công việc và giao tiếp của mỗi ngƣời lao động…, các yếu tố này đƣợc ngƣời ta gọi là “kỹ năng mềm”. Có khá nhiều quan niệm khác nhau hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm tuỳ theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chuyên môn, ngữ cảnh phát biểu và thậm chí là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào. Hiểu một cách đơn giản kỹ năng mềm là những kỹ năng con ngƣời tích luỹ đƣợc để làm cho mình dễ dàng đƣợc chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt đƣợc hiệu quả. Tác giả Forland, Jeremy định nghĩa Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội. "Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hòa mình, chung sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng" [dẫn theo 3]. Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa Kỹ năng mềm: "Là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lí thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc" [dẫn theo 5]. Phan Huy Xu cho rằng: “KNM gồm kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm. Những KNM này không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không sờ nắm được mà phụ thuộc vào cá tính của mỗi người, nó quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả công việc, nó rât cần đôi với SV học sinh khi tuyển dụng [dẫn theo 23]. Michal Pollick tiếp cận dƣới góc nhìn kỹ năng mềm là một năng lực thuộc về Trí tuệ cảm xúc: "Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện của EQ
  • 26. 23 (Emotion Intelligence Quotion), đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ với người khác và trong công việc" [dẫn theo 8]. Kỹ năng mềm là thuộc tính của cá nhân tăng cƣờng khả năng tƣơng tác của cá nhân trong thực tế, góp phần nâng cao hiệu suất của công việc và triển vọng nghề nghiệp. Kỹ năng mềm liên quan đến khả năng tƣơng tác với ngƣời khác mà cụ thể là khách hàng nội bộ hay khách hàng bên ngoài để đạt đƣợc hiệu quả làm việc mà cụ thể là vƣợt chỉ tiêu đƣợc giao để góp phần thành công của tổ chức. Tác giả Giusoppe Giusti cho rằng kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi "Kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi, đặc biệt là những kỹ năng cá nhân hay kỹ năng con người. Kỹ năng mềm thường gắn liền với những thể hiện của tính cách cá nhân trong một tương tác cụ thể, đó là kỹ năng chuyên biệt rất "người" của con người" [dẫn theo 11]. Theo tác giả D.M. Kaplan thì kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con ngƣời có đƣợc ngoài yếu tố chuyên môn và sự chuyên nghiệp xét trên lĩnh vực công việc. Đó còn đƣợc xem là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của con ngƣời, thể hiện khả năng tinh thần của cá nhân. Nói cách khác, kỹ năng mềm thể hiện sự tồn tại và vận dụng một cách hiệu quả những đặc điểm của cá nhân nhƣ: thân thiện, vị tha, biết chấp nhận ngƣời khác... [dẫn theo 9]. Một vài tác giả khác nhƣ E.A. Leutenberg, J.J. Liptak lại cho rằng kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn của nghề nghiệp đang sở hữu mà nó thể hiện cái riêng về mặt cá tính của cá nhân trong công việc và trong mối quan hệ với ngƣời khác [dẫn theo 13]. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và các cộng sự [13] cho rằng kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con ngƣời nhƣ: Một số nét tính cách (quản lý thời gian, thƣ giãn, vƣợt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm… Đây là những yếu tố ảnh hƣởng đến sự xác lập mối quan hệ với ngƣời khác. Những kỹ năng này là những thứ thƣờng không đƣợc học trong nhà trƣờng, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhƣng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng ngƣời. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thƣớc đo hiệu quả cao trong công việc.
  • 27. 24 Nhƣ vậy, có thể nói có khá nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm, trong luận văn này tác giả sử dụng định nghĩa kỹ năng mềm nhƣ sau: „Kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả [dẫn theo 25]. b) Đặc điểm của kỹ năng mềm Việc xác lập định nghĩa về kỹ năng mềm là một việc làm hết sức khó khăn, vì vậy phân tích các đặc điểm của kỹ năng mềm càng không phải là vấn đề đơn giản. Tuy vậy, có thể nhấn mạnh đến những đặc điểm cơ bản sau: Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh của con ngƣời. Kỹ năng mềm không phải là sự “chín muồi” của những tố chất, hay cũng không hẳn là sự “phát sáng” theo kiểu bẩm sinh đã có kỹ năng mềm ấy ở chủ thể mà tất cả đều phải trải qua sự nỗ lực, tập luyện và phát triển một cách đích thực, có biện pháp và phƣơng pháp của chủ thể. Kỹ năng mềm không phải chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc. Ở một vài định nghĩa đã đề cập cũng nhƣ quan điểm của một số tác giả, kỹ năng mềm liên quan chặt chẽ đến khả năng tƣơng tác với ngƣời khác, vì vậy họ mặc nhiên xem rằng đây là biểu hiện của chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient). Theo tôi, nếu kỹ năng mềm là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thì việc sử dụng khái niệm trí tuệ cảm xúc lại rất bao quát và đầy đủ thì không nhất thiết phải sử dụng thêm thuật ngữ kỹ năng mềm. Mỗi cá nhân đều có trí tuệ cảm xúc, nhƣng trí tuệ cảm xúc đó phải đạt đến một mức độ cụ thể nào đó mới có thể đƣợc gọi là kỹ năng. Vì vậy không thể đồng nhất hai khái niệm kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc. Kỹ năng mềm đƣợc hình thành bằng con đƣờng trải nghiệm đích thực chứ không phải là sự “nạp” kiến thức đơn thuần. Có thể nhận ra rằng việc con ngƣời đƣợc rèn luyện ở một nghề nghiệp thì ngoài những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp thì các kỹ năng nghề theo mô hình thao tác nghề nghiệp nhằm đạt đƣợc sản phẩm luôn đƣợc ƣu tiên. Cũng chính vì vậy, những kỹ năng cơ bản và đặc trƣng của nghề nghiệp thƣờng đƣợc ƣu tiên đào tạo và phát triển. Thực tế cho thấy, những kỹ năng hỗ trợ cho nghề hoặc tạo điều kiện để vận dụng những kỹ năng mang tính thao tác ấy lại có thể bị bỏ rơi hoặc bỏ quên. Vì vậy, sự thiếu hụt kỹ năng mềm ở SV và ngƣời lao động đã diễn ra. Thông thƣờng, kỹ năng mềm thƣờng khó khăn hơn để có đƣợc vì tính chất đặc thù của nó trong mối quan hệ với con ngƣời và hoàn cảnh.
  • 28. 25 Kỹ năng mềm không thể “cố định” với những ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có một mô hình kỹ năng nghề khác nhau. Chính trong việc xác định kỹ năng nghề thì những kỹ năng cơ bản và đặc trƣng mang tính chuyên môn - nghiệp vụ và những kỹ năng mềm cũng chƣa đƣợc phân định rạch ròi. Nhƣng một thực tế không thể phủ nhận là ở mỗi một nghề nghiệp sẽ có những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và những kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp theo hƣớng giúp chủ thể nghề nghiệp thích ứng - thích nghi, dễ hoà nhập với môi trƣờng mang tính “xã hội”, chủ động và linh hoạt để vận dụng - triển khai kỹ năng nghề nghiệp đó chính là kỹ năng mềm. Vì thế, mỗi nghề nghiệp khác nhau không thể có những kỹ năng mềm giống nhau. c) Phân loại kỹ năng mềm Khi có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm thì sẽ có những cách phân loại kỹ năng mềm khác nhau. Điểm qua sự phân loại từ nhiều tài liệu nghiên cứu, có thể nhận thấy hƣớng phân loại cơ bản về kỹ năng mềm hƣớng liệt kê các kỹ năng mềm gắn chặt với các kỹ năng lao động chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc để thành công. Theo Bộ lao động Mỹ (The US Department of Labour) cùng với Hiệp hội Đào tạo và phát triển Mỹ (The American society of Training and Development) đã nghiên cứu và đƣa ra 13 kỹ năng để thành công trong công việc và những kỹ năng mềm là trung tâm: kỹ năng học và tự học; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng tƣ duy sáng tạo; kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn; kỹ năng xác lập mục tiêu/ tạo động lực làm việc; kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp; kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thƣơng lƣợng; kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả; kỹ năng lãnh đạo. Tài liệu “kỹ năng hành nghề cho tƣơng lai” xuất bản năm 2002 tại Úc với sự tham gia của nhiều tổ chức chuyên môn thì cho rằng, có 8 kỹ năng mềm sau: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc; kỹ năng quản lý bản thân; kỹ năng học tập; kỹ năng về công nghệ [dẫn theo 7]. Nhìn chung, đây là hƣớng phân tích kỹ năng mềm theo một số lƣợng nhất định có thể gia giảm theo từng nghề nghiệp và công việc khác nhau. Rõ ràng, trong những kỹ năng đã nêu nhƣ phần đặc điểm tác giả đã đề cập, có những kỹ năng trở thành kỹ năng nghề nghiệp của một số nghề nghiệp nào đó.
  • 29. 26 Ở Việt Nam, việc phân loại kỹ năng mềm cũng đƣợc quan tâm nhƣng cũng chỉ dừng ở mức liệt kê thành những kỹ năng đơn lẻ tuỳ theo hƣớng nghiên cứu, lĩnh vực nghề nghiệp và cả kinh nghiệm của cá nhân. Tuy vậy, những kỹ năng mềm đƣợc quan tâm nhất vẫn là những kỹ năng làm việc với con ngƣời và kỹ năng làm hạn chế những thói quen làm việc cảm tính và thiếu sự chuyên nghiệp. Những kỹ năng mềm thƣờng đƣợc quan tâm nhƣ: kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tƣ duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội... 1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục Trong xã hội hiện đại, mỗi công dân của từng quốc gia cần có một nền tảng giá trị và năng lực ứng phó, ứng xử và giải quyết các vấn đề đặt ra một cách tích cực. Vì vậy, trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục ở nƣớc ta, cần phải có cái nhìn tổng thể và tổ chức quá trình giáo dục toàn diện trên cơ sở tiếp cận giáo dục giá trị và giáo dục kỹ năng mềm để phát triển nhân cách công dân. Tác giả Phạm Minh Hạc nhận định: “Con ngƣời là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế - xã hội,… cần tăng cƣờng giáo dục giá trị, làm cho các giá trị - văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động kinh tế, mọi hành vi của con ngƣời,… định hƣớng cho phát triển, điều chỉnh suy nghĩ,… hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trƣờng và hội nhập, cần đúc kết, xây dựng hệ giá trị chung của chúng ta, định hƣớng giá trị theo đƣờng lối phát triển đúng, vƣợt qua ngƣỡng “sống còn”, xây dựng môi trƣờng lành mạnh, đặc biệt từng ngƣời biết điều hòa mọi lợi ích, nghĩ và làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nƣớc. Vì thế, khái niệm giáo dục cũng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở cấp độ xã hội và cấp độ nhà trƣờng. Kỹ năng mềm đƣợc hình thành thông qua quá trình xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp ngƣời học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và những kỹ năng thích hợp. Nhằm giúp ngƣời đƣợc giáo dục có nhận thức, thái độ đúng đắn về những vấn đề của cuộc sống qua đó hình thành kỹ năng ứng xử phù hợp tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lƣợng của cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội. Giáo dục kỹ năng mềm là quá trình hình thành và phát triển cho ngƣời học các kỹ năng mềm cần thiết để đảm bảo cho quá trình thích ứng với ngƣời khác và công việc, nhằm duy trì tốt các mỗi quan hệ tích cực và hỗ trợ thực hiện công việc
  • 30. 27 một cách hiệu quả thông qua những cách thức và nội dung khác nhau. GD kỹ năng mềm cần phải chú trọng đến việc GD các giá trị về mặt tinh thần cho ngƣời học song song với các hành vi tƣơng ứng. GD kỹ năng mềm phải bắt đầu từ việc rèn luyện các giá trị nội tâm, các giá trị tinh thần cho ngƣời học trƣớc. Trên cơ sở đó, kỹ năng mềm mới đƣợc bộc lộ ra ngoài bằng các hành vi, thao tác, cách ứng xử cụ thể. Giáo dục Kỹ năng mềm là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho sinh viên hiện nay. Việc công bố chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đòi hỏi mỗi trƣờng đại học không chỉ trang bị những kiến thức chuyên môn nền tảng cho sinh viên mà còn trang bị nhiều kỹ năng khác cho họ. Đặc biệt là Kỹ năng mềm cơ bản để họ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống và xã hội hiện đại ngày nay. Do đó, vấn đề giáo dục KNM trong các nhà trƣờng cần phải có sự chọn lọc nội dung, hình thức, phƣơng pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, cũng nhƣ giúp cho sinh viên vững vàng bƣớc vào cuộc sống hƣớng đến sự thành công. Khái niệm quản lý GD có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Quản lý hoạt động giáo dục là tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra quá trình GD kỹ năng để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được mục đích GD kỹ năng đã định. 1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm Qua sự phân tích các khái niệm về quản lý, giáo dục, kỹ năng mềm… khái niệm về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm đƣợc xem xét ở một số khía cạnh sau: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm trong nhà trƣờng đƣợc hiểu nhƣ một hệ thống những tác động sƣ phạm hợp lý và có hƣớng đích của chủ thể quản lý nhằm tập hợp mọi nỗ lực của tập thể giáo viên, huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của các lực lƣợng xã hội khác vào moi hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm còn là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đƣa ra hoạt động giáo dục kỹ năng mềm đạt tới kết quả mong muốn tiến lên trạng thái mới về chất làm thay đổi hành vi của ngƣời học nâng cao chất lƣợng cuộc sống cá nhân góp phần phát triển bền vững xã
  • 31. 28 hội. Đây là quá trình tác động có định hƣớng của chủ thể quản lý đối với các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục kỹ năng mềm để kỹ năng mềm vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của quá trình giáo dục. Trong luận văn này, khái niệm về quản lý giáo dục kỹ năng mềm đƣợc hiểu là: “Sự tác động của chủ thể quả lý trong các cấp giáo dục (hệ thống) đến khách thể quản lý (đối tượng quản lý) nhằm hình thức có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật (đặc điểm tâm sinh lý sinh viên), đáp ứng với mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiên nay” (Theo 4 trụ cột của UNESCO). 1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên 1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên là tổ hợp những cách thức, phƣơng pháp của chủ thể quản lý (Hiệu trƣởng/ phó, Trƣởng/ Phó khoa) tác động vào đối tƣợng quản lý (giảng viên, sinh viên) nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm theo dự kiến. Mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm bao gồm: - Về kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc khái niệm kỹ năng mềm nói chung và từng kỹ năng mềm nói riêng và sự cần thiết cũng nhƣ cách biểu hiện các kỹ năng trong cuộc sống và công việc; - Về thái độ: sinh viên có thái độ tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng mềm từ đó có các thái độ phù hợp trƣớc các vấn đề trong cuộc sống và công việc. - Về kỹ năng mềm: Sinh viên biết vận dụng các kỹ năng mềm trong cuộc sống và công việc và liên tục rèn luyện để phát triển các kỹ năng mềm đã đƣợc giáo dục cơ bản ở nhà trƣờng sƣ phạm trong suốt cuộc đời. Do đó, cần trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cơ bản để quá trình học tập và rèn luyện đƣợc diễn ra một cách thuận lợi nhất, giúp sinh viên vƣợt qua những khó khăn, thử thách, biết kiểm soát cảm xúc của bản thân, tự tin hơn trong giao tiếp và giải quyết có hiệu quả các tình huống bất thƣờng có thể xảy ra trong cuộc sống. 1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Dựa trên cách tiếp cận CIPO, tác giả nhận thấy các nội dung cần quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nhƣ sau: - Theo dõi các yếu tố thuộc về bối cảnh có ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên; (Thông thƣờng, vấn đề theo dõi các yếu tố thuộc về bối
  • 32. 29 cảnh có ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên không nằm độc lập mà thƣờng đƣợc lồng ghép trong vấn đề phát triển chƣơng trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên). - Quản lý các yếu tố đầu vào (chƣơng trình giáo dục kỹ năng mềm, giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phƣơng tiện giáo dục); - Quản lý các yếu tố thuộc quá trình giáo dục kỹ năng mềm (quá trình giảng dạy của giảng viên, quá trình học tập của sinh viên); - Quản lý kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. Một số kỹ năng mềm cần thiết đối với người sinh viên Từ những đặc điểm tâm lý của sinh viên, chúng ta nhận thấy lứa tuổi này dễ bị chi phối bởi những đặc điểm phát triển thể chất, môi trƣờng và vai trò xã hội cụ thể. Trong đổi mới giáo dục đại học, kỹ năng đã đƣợc chú ý tới mục tiêu của mỗi bài, mỗi chƣơng trong một số giáo trình. Tuy nhiên, mức độ đạt đƣợc còn nhiều hạn chế hƣớng vào kỹ năng nghề là chủ yếu, còn KNM chƣa đƣợc chú trọng. Vì thế, nội dung giáo dục KNM cho sinh viên vừa đáp ứng đƣợc những cái chung có tính chất toàn cầu, vừa có tính đặc thù quốc gia. Nghĩa là nội dung phải linh hoạt, phù hợp với mục đích của người học, theo hƣớng tổ chức “Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc” (UNESCO), KNM gắn với bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI: Học để biết (học để biết cách học); học để làm (học hành); học để tự khẳng định mình (học để sáng tạo); học để sống với ngƣời khác (học để cùng chung sống với nhau). Vì vậy, những nội dung giáo dục KNM cho sinh viên là những nội dung cốt lõi phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của sinh viên. Đó là: - Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: + Kỹ năng quản trị cảm xúc: Là khả năng con ngƣời nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu đƣợc ảnh hƣởng của cảm xúc đến chính mình và ngƣời khác nhƣ thế nào, đồng thời biết cách kiềm chế và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Kỹ năng này cần sự kết hợp với kỹ năng tự nhận thức, ứng xử với ngƣời khác. Biết quản lý cảm xúc sẽ góp phần giúp giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa hơn. Điều chỉnh cảm xúc là việc làm cần thiết đối với mỗi con ngƣời, mang lại suy nghĩ và cách sống tích cực cho bản thân, là chìa khóa để mở cánh cửa cho sự thành công. + Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con
  • 33. 30 ngƣời sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhằm đạt đƣợc mục đích của mình thông qua việc lên kế hoạch, tổ chức và kiểm tra việc sử dụng thời gian một cách tối ƣu. Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thời hiện đại. Một ngƣời không có khả năng quản lý thời gian có thể làm ảnh hƣởng tới công sức và thời gian của nhiều ngƣời khác khi làm việc theo nhóm. Kỹ năng này chi phối trong khá nhiều lĩnh vực. Việc học theo hệ thống tín chỉ ngày nay đòi hỏi sinh viên phải biết cách sắp xếp, quản lý thời gian cho mình một cách hợp lý để có kết quả học tập tốt. Bên cạnh đó, còn giúp sinh viên có thể tìm kiếm việc làm thêm để trang trải học phí. Albert Einstein đã từng khẳng định: “Lý do tồn tại duy nhất của thời gian là không để mọi thứ xảy ra cùng một lúc”. Vì vậy, sinh viên biết quản lý thời gian tốt không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, đồng thời còn giảm thiểu tình trạng căng thẳng, giúp cuộc sống dễ chịu và ít áp lực nhất. + Kỹ năng vƣợt qua khó khăn và áp lực: Những khó khăn trong đời là điều tất yếu đối với sinh viên, đó cũng nhƣ một định luật tự nhiên để phát triển và thăng tiến cuộc sống. Khó khăn nào cũng đòi hỏi phải vƣợt qua để thể hiện chức năng, sứ mạng, vai trò, trách nhiệm và bổn phận một cách có thể. Dù nhận thức rằng, khó khăn nhƣ một điều kiện cần thiết để tiến bộ và sống trƣởng thành hơn, nhƣng đứng trƣớc khó khăn ai cũng ngại ngùng, lo âu, than vãn và nhiều khi chán nản, chùn bƣớc, buông xuôi. Stoltz (2012) cho rằng: “Ngƣời tốt vẫn có thể là ngƣời không bền lòng theo đuổi mục đích cao đẹp nhƣng họ không đủ can trƣờng để đi tới. Bởi vì, bao giờ cũng vậy, mục đích cao đẹp luôn đi kèm với những thử thách cực kỳ khó mà chỉ ai dám vƣợt khó mới có thể tới đích” [dẫn theo 12 - 13]. - Nhóm kỹ năng tự nhận thức: + Kỹ năng tƣ duy phê phán: Là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tƣợng… xảy ra. Con ngƣời trong thời đại ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề, phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp… Để đƣa ra những quyết định phù hợp. Cho nên, con ngƣời cần có khả năng phân tích một cách phê phán cái đúng, cái hợp lí và cái sai, cái không hợp lí của thông tin, của quan điểm, cách giải quyết vấn đề… trên cơ sở đó lựa chọn những thông tin, quan điểm, cách giải quyết thích hợp. Do đó, kỹ năng tƣ duy phê phán rất cần thiết để con ngƣời có thể đƣa ra đƣợc những quyết định, những tình huống phù hợp, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay.
  • 34. 31 + Kỹ năng tƣ duy sáng tạo: Là kỹ năng mềm quan trọng bởi vì trong cuộc sống chúng ta thƣờng xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh nhƣ vậy đòi hỏi chúng ta phải có tƣ duy sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp. Kỹ năng tƣ duy sáng tạo giúp con ngƣời tƣ duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tƣởng tƣợng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và suy nghĩ rộng, đặc biệt là độc lập trong suy nghĩ. + Kỹ năng tƣ duy tích cực: Chính là “sống tích cực” hay “thái độ tích cực” nghĩa là tích cực chủ động, dùng thái độ của mình để tạo ra thế giới của mình. Một tƣ duy tích cực sẽ có đủ sức mạnh giúp sinh viên hình thành sự tự tin. Chính sự tự tin này sẽ thúc đẩy hành động và cách hành động sẽ là câu trả lời cho những điều ƣớc mơ, những mục tiêu có thể thành công hay không. Tƣ duy tích cực sẽ là chìa khóa để mở cánh cửa bình an và hạnh phúc. + Kỹ năng xác định mục tiêu và xây dựng nhóm: Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới, muốn thực hiện ở mỗi một giai đoạn trong cuộc đời hay ở một công việc nào đó. Vì vậy, trong từng giai đoạn của cuộc đời con ngƣời bình thƣờng đều xác định cho mình những mục tiêu cần đạt dựa trên những nhu cầu, mong muốn của bản thân. Ngƣời biết đặt cho mình mục tiêu phù hợp với khả năng, điều kiện của mình và quyết tâm thực hiện chúng sẽ phát huy đƣợc hết những điểm mạnh của bản thân, dần bƣớc lên những nấc thang thành công trong cuộc sống. Nếu sinh viên có kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp, thì sẽ đạt đƣợc những mong muốn, những ƣớc mơ và giải quyết đƣợc những khó khăn gặp phải. Kỹ năng xây dựng nhóm: Kỹ năng xây dựng nhóm là kỹ năng tƣơng tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc. Kỹ năng xây dựng nhóm có vai trò rất quan trọng để mọi ngƣời liên kết lại với nhau, phát huy trí tuệ tập thể trong học tập cũng nhƣ trong công việc. Đối với sinh viên ngày nay, kỹ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng, bởi vì: Khi làm việc nhóm mỗi ngƣời đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc sẽ giúp cho sinh viên hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vƣợt qua khó khăn, đem lại chất lƣợng và hiệu quả cao hơn cho công việc. + Kỹ năng kiên định: Là khả năng nhận thức rõ những gì mình muốn, là khả năng tiến hành các bƣớc cần thiết để đạt đƣợc những gì mình muốn trong hoàn cảnh cụ thể, dung hòa đƣợc giữa quyền và nhu cầu của mình với quyền và nhu cầu của ngƣời khác.
  • 35. 32 Kỹ năng kiên định sẽ giúp cho sinh viên tự bảo vệ đƣợc chứng kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trƣớc những áp lực tiêu cực của những ngƣời xung quanh. Ngƣợc lại, nếu không có kỹ năng kiên định sinh viên sẽ mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, bản thân luôn bị ngƣời khác điều khiển, chi phối hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng. + Kỹ năng xác định giá trị: Giá trị là những gì con ngƣời cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hƣớng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Mỗi ngƣời đều có hệ thống giá trị riêng, tạo nên danh dự, nhân phẩm cho mỗi ngƣời. Đồng thời, mỗi ngƣời cần hiểu và tôn trọng những giá trị riêng của ngƣời khác, biết chấp nhận rằng ngƣời khác có những giá trị và niềm tin khác. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trƣởng thành của ngƣời. Giá trị phụ thuộc vào nền văn hóa, môi trƣờng sống học tập và làm việc của cá nhân. + Kỹ năng giải quyết vấn đề - ra quyết định: “kỹ năng giải quyết vấn đề là sự giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày của con ngƣời bằng cách tiến hành đúng đắn các thao tác, hành động trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể”. Có bảy giai đoạn của quá trình giải quyết vấn đề nhìn nhận theo tiến trình: Nhận ra vấn đề; Xác định chủ vấn đề; Hiểu vấn đề; Đề ra các phƣơng án giải quyết; Chọn giải pháp tốt nhất; Thực thi giải pháp; Theo dõi và đánh giá giải pháp. Kỹ năng ra quyết định cần thiết với mỗi sinh viên, giúp cho sinh viên lựa chọn phù hợp những phƣơng án tối ƣu để giải quyết vấn đề khó khăn và kịp thời đem lại thành công trong cuộc sống. Vì thế, ra quyết định và giải quyết vấn đề là một việc làm quan trọng, song không phải khi nào cũng dễ thực hiện. Do đó, đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng này. - Nhóm kỹ năng tâm lý - xã hội: + Kỹ năng giao tiếp: Là kỹ năng sinh viên có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến ngƣời khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.
  • 36. 33 Kỹ năng giao tiếp giúp cho con ngƣời biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhƣng không làm hại hay gây tổn thƣơng cho ngƣời khác. Vì thế, giao tiếp là một kỹ năng mềm quan trọng giúp cho sinh viên xây dựng, tạo mối quan hệ và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đồng thời tạo đƣợc niềm vui trong cuộc sống và biết dung hòa đối với mong đợi của những ngƣời khác. + Kỹ năng thuyết trình hiệu quả: Là khả năng trình bày, nói chuyện về một vấn đề, chủ đề nào đó trƣớc nhiều ngƣời một cách có hệ thống làm cho ngƣời nghe dễ hiểu, dễ nắm bắt vấn đề. Sự hồi hộp trƣớc mỗi buổi thuyết trình là tâm trạng chung của hầu hết mọi ngƣời. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn, có ngƣời dễ dàng vƣợt qua sự hồi hộp đó để hoàn thành bài thuyết trình của mình một cách tự tin và tràn đầy cảm hứng nhƣng có ngƣời lại để nỗi sợ đó trói chặt lại. Nếu chúng ta có kỹ năng thuyết trình tốt sẽ tăng khả năng truyền tải ý tƣởng, suy nghĩ của mình đối với ngƣời xung quanh. Vì thế, kỹ năng này cần thiết cho sinh viên hiện nay. + Kỹ năng sống an toàn - lành mạnh: Trong xã hội hiện đại, bên cạnh việc tạo cơ hội cho con ngƣời phát triển một cách toàn diện, thì nó cũng tiềm ẩn những rủi ro, nguy cơ thách thức. Cho nên, sinh viên có cách nghĩ muốn sống thử nhƣ vợ chồng và sống độc lập, không phụ thuộc vào gia đình. Bên cạnh đó, dƣới tác động của môi trƣờng sinh viên thƣờng bị cám dỗ và chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, đua đòi…, vi phạm pháp luật, nghiện rƣợu, ma túy, mang thai ngoài ý muốn và có nguy cơ bị đối diện với AIDS. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, có năng lực ứng phó với những bất trắc, những cám dỗ, những rủi ro, thách thức ấy thì sinh viên cần phải đƣợc trang bị KNM an toàn, lành mạnh nhằm tăng vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống để vƣợt qua những khó khăn. + Kỹ năng hợp tác: Đây là điều bắt buộc đối với các em nếu muốn làm việc nhóm một cách hiệu quả. Hãy hợp tác với mọi ngƣời trong nhiều dự án khác nhau và biết chấp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng. Những sinh viên chỉ thích làm việc một mình chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập và xa hơn nữa là trong nghề nghiệp tƣơng lai của mình vì rất nhiều công việc ngày nay đòi hỏi phải có kỹ năng hợp tác.