SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………………… …………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN NGỌC QUYÊN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
MÃ TÀI LIỆU: 80378
ZALO: 0936885877
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………………… …………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN NGỌC QUYÊN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG VĂN CHỨC
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Tác giả Luận văn
Trần Ngọc Quyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ủy ban nhân dân UBND
Quản lý nhà nước QLNN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
ChƯơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.................... 8
1.1.1. TínngƯỡng.................................................................................... 8
1.1.2. Mê tín, dị đoan............................................................................... 9
1.1.3. Tôn giáo......................................................................................... 10
1.1.4. Hoạt động tôn giáo........................................................................... 12
1.1.5. Quản lý Nhà nước đốivới hoạt độngtôn giáo.................................... 13
1.2. NỘI DUNG, CHỦ THỂ, ĐỐITƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI TÔN GIÁO............................................................................................ 15
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo....................... 15
1.2.2. Chủ thể và đốitƯợng quản lý nhà nước đốivới hoạt động tôn giáo..... 16
1.3. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO............................................................................................................ 18
13.1. Thực hiện chức năng của Nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực ...... 18
13.2. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.......................................... 23
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC CHO THỊ XÃ HÀ
TIÊN............................................................................................................. 25
1.4.1. Huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang............................................... 25
1.4.2. Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.................................................... 27
1.4.3. Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang .............................................. 31
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hà Tiên .................................. 33
Tiểu kết ChƯơng 1.................................................................................... 34
ChƯơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NUỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN........ 36
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...................................................... 36
2.2.2. Phát triển kinh tế.............................................................................. 37
2.2.3. Văn hoá – xã hội.............................................................................. 38
2.2. THỰC TRẠNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN....... 39
2.2.1. Phật giáo ..................................................................................... 40
2.2.2. Công giáo.................................................................................... 41
2.2.3. Tịnh độ cƯ sĩ Phật hội Việt Nam................................................... 42
2.2.4. Cao đài........................................................................................ 43
2.2.5. Phật đƯờngNam tông Minh SƯ đạo............................................. 45
2.2.6. Phật giáo Hoà hảo........................................................................ 46
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN ............... 47
2.3.1. Xây dựng ban hành kế hoạch và hƯớng dẫn thực hiện quản lý nhà
nước đốivới hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã.................................... 47
2.3.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhànước
đốivới hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã ............................................ 50
2.3.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực
hiện quản lý quản lý Nhà nước đốivới hoạt độngtôn giáo........................... 52
2.3.4. Tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc thực hiện pháp luật,
chính sách về công tác tôn giáo.................................................................. 53
2.3.5. Tổ chức quản lý đối với nội dung hoạt động tôn giáo cụ thể........... 55
2.3.6. Chống lợi dụng tôn giáo............................................................... 56
2.3.7 Thanh tra, kiểm tra QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn
Thị xã....................................................................................................... 58
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ............................... 62
2.4.1. Kết quả đạt đƯợc......................................................................... 62
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................... 64
Tiểu kết ChƯơng 2.................................................................................... 66
ChƯơng 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ
TIÊN
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ
TIÊN........................................................................................................ 68
3.1.1. Quan điểm của Đảng về tôn giáo .................................................. 68
3.1.2 Xu hƯớng phát triển của tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và
thị xã Hà Tiên........................................................................................... 73
3.1.3. PhƯơng hƯớng quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên.................................................. 76
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN............................................... 78
3.2.1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật,
chính sách trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn
Thị xã....................................................................................................... 79
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác tôn
giáo các cấp trên địa bàn Thị xã................................................................. 80
3.2.3. Đổi mới nội dung và phƯơng thức tuyên truyền, vận động đối với
đồng bào có đạo trên địa bàn Thị xã........................................................... 81
3.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho đồng bào có đạo trên địa bàn Thị xã..................................................... 84
3.2.5. Tăng cƯờng phốihợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về công
tác tôn giáo với các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của Thị xã ...... 86
3.2.6. Xây dựng, cố hệ thống chính trị ở cơ sở, chống lợi dụng tôn giáo
trên địa bàn Thị xã .................................................................................... 87
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động
tôn giáo trên địa bàn Thị xã ....................................................................... 89
3.5 KHUYẾN NGHỊ................................................................................. 90
3.5.1. Với các cơ quan chức năng ở Trung Ương .................................... 90
3.5.2. Với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang............................. 91
Tiểu kết ChƯơng 3.................................................................................... 92
KẾT LUẬN.............................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 95
PHỤ LỤC................................................................................................. 100
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Tôn giáo vừa là một thực thể xã hội vừa là tổ chức xã hội. Tôn giáo tác
động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của một quốc gia, một
địa phƯơng.
Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loại ngƯời đã chứng minh
vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội và khẳng định tôn giáo đã, đang và
sẽ tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội.
Thời gian gần đây, tình hình tôn giáo ở nhiều quốc gia, châu lục, trong
đó có Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo đang có xu hƯớng phục hồi
và phát triển mạnh mẽ. Tình hình tôn giáo đã và đang diễn biến theo nhiều
khuynh hƯớng, góc độ khác nhau.
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, theo Ban Tôn
giáo Chính phủ ở Việt Nam hiện nay có khoảng 95% dân số có đời sống tín
ngƯỡng, tôn giáo; có 14 tôn giáo với 38 tổ chức, 1 pháp môn tu hành đƯợc
nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, gần 24 triệu tín đồ, chiếm
khoảng 27% dân số cả nước.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung còn
nhiều tồn tại nổi lên nhƯ: Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động tôn giáo
chƯa hoàn thiện. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp có
nhiều điểm chƯa phù hợp với nhiệm vụ đƯợc giao. Nhận thức của tổ chức, cá
nhân đối với tôn giáo còn đa chiều. Tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính
về lĩnh vực tôn giáo, tín ngƯỡng liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành còn
chậm. Trong thực tế hoạt động lợi dụng tín ngƯỡng, tôn giáo vi phạm pháp
luật vẫn còn xảy ra.
Kiên Giang là một địa phƯơng có vị thế quan trọng của đất nước và khu
vực đồng bằng Sông Cửu Long, có nhiều tôn giáo và có đông đồng bào dân
2
tộc (chủ yếu là Khmer, Hoa) sinh sống; đang trong quá trình phát triển toàn
diện trên các mặt tƯơng xứng với vị thế và tiềm năng của mình. Thời gian
qua, Kiên Giang đã đạt đƯợc nhiều kết quả quan trọng trong quản lý nhà nước
đối với hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo cũng còn những yếu kém, hạn chế nhất định; hoạt động tôn giáo trên
địa bàn vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hƯởng đến an
ninh trật tự, an toàn xã hội, hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật biểu hiện ở
nhiều nơi, nhiều nội dung, có những biểu hiện khác thƯờng; xử lý vi
phạmcủa cơ quan chức năng còn lúng túng, trách nhiệm thiếu rõ ràng, minh
bạch; các thế lực thù địch luôn lợi dụng hoạt động tôn giáo để thực hiện ý đồ,
âm mƯu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự nghiệp cách
mạng nước ta.
Thị xã Hà Tiên là vùng đất nằm ở cực Tây Nam của Tổ quốc, là đơn vị
hành chính cấp huyện của tỉnh Kiên Giang, đƯợc định danh cách đây hơn 300
năm gắn liền với dòng học Mạc. Theo dòng chảy lịch sử, địa giới hành chính
của Hà Tiên qua từng thời kỳ có những thay đổi khác nhau. Từ 1998 đến nay,
Hà Tiên là đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã Hà Tiên) thuộc tỉnh Kiên
Giang, có 7 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 02 xã, phƯờng biên giới và
01 xã đảo. Đời sống văn hóa của ngƯời dân Hà Tiên phong phú, đa dạng là
do vùng đất mới đƯợc khai phá nên đƯợc tiếp cận với nhiều nền văn hóa khi
cộng đồng dân cƯ ở các nơi khác đến sinh sống mang lại. Trãi qua hơn 3 thế
kỷ hình thành và phát triển vùng đất Hà Tiên thì Tôn giáo cũng đồng hành
phát triển. Đặt nền móng đầu tiên cho tôn giáo Hà Tiên phải kể đến là Phật
giáo. Là Thị xã có diện tích nhỏ, dân số ít nhƯng có vị thế quan trọng về kinh
tế, văn hoá, quốc phòng của tỉnh Kiên Giang, là địa bàn có nhiều tôn giáo và
tín ngƯỡng. Có đƯờng biên giới giáp ranh với VƯơng quốc Campuchia nên
cóđôngđồng bào dân tộc sinh sống, đa số đồng bào dân tộc Khmer theo Phật
giáo Nam tông.
3
Với những lý do trên, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nhƯ làm sao, làm
thế nào để làm tốt công tác tôn giáo, QLNN về tôn giáo và phải đƯợc lý giải
trên cơ sở khoa học đối với một quốc gia, một địa phƯơng trong đó có tỉnh
Kiên Giang, thị xã Hà Tiên. Vì vậy, học viên chọn: “Quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên” làm đề tài nghiên cứu
tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tôn giáo nói chung, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói
riêng là vấn đề đƯợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu dƯới nhiều gốc độ khác
nhau, bản thân học viên đã tiếp cận nhiều công trình nghiên cứu khoa học,
sách khoa học, bài báo, luận văn, đề tài, …. đã xuất bản và công bố, trong đó
có:
Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữu (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo, Nxb. Tôn giáo.
Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb. Tôn giáo.
Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2010), Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam với công tác tôn giáo (lƯu hành nội bộ).
Nguyễn Thanh Xuân (2013), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Tôn
giáo.
Tỉnh hội phật giáo Kiên Giang (2002), Lược sử những ngôi chùa ở
Kiên Giang, Nbx. Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thanh Xuân (2013), Đạo Cao đài hai khía cạnh lịch sử và tôn
giáo, Nbx. Tôn giáo.
Các công trình trên đã đóng góp xuất sắc vào nghiên cứu khoa học về
tôn giáo, hoạt động tôn giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo với
nhiều gốc độ khác nhau nhƯ: quan điểm của Đảng và nhà nước ta về tôn giáo
và quản lý lý nhà nước về tôn giáo; khái quát một số tôn giáo lớn ở Việt Nam;
4
làm rõ thêm lịch sử một số cơ sở thờ tự trong tỉnh Kiên Giang; nội dung,
phƯơng thức trong công tác vận động tôn giáo.
* Một số luận văn chuyên ngành về tôn giáo nhƯ :
Trịnh Lâm Đồng (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, Luận văn Cao học, Học Viện Hành
chính Quốc gia.
Thái Châu Báu (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn cao học, Học viện Hành chính quốc
gia.
Phan Thị PhƯơng Mai (2011) “Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
động tôn giáotrên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội ”, Luận văn
tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị - hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trần Thanh Tùng (2013), Tổ chức Giáo phận XuânLộc - Những vấn đề
đặt ra hiện nay, Luận văn cao học, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đăng Bản (2013), Công tác đấu tranh chống lợi dụng đạo Tin
Lành ĐêGa ở Tây nguyên hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện chính trị -
hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
DƯơng Đình Văn (2012), Công tác tranh thủ hàng giáo sĩ đạo Công
giáo trên địa bàn tỉnh NghệAn thực trạng và giải pháp”, Luận văn tốt nghiệp
Cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị - hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh.
Đào Xuân Hồng (2013), Ảnh hưởng của cộng đồng Vatican II (1962 –
1965) đối với đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, luận văn Cao học,
Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Các luận văn, đề tài nêu trên là những công trình nghiên cứu thực tiễn ở
một số địa phƯơng, tập trung vào một số tôn giáo lớn ở nước ta, các công
5
trình đó đã có đóng góp to lớn vào lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo.
Tuy nhiên, các công trình trên chƯa đề cập đến vấn đề QLNN đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên. Kế thừa các công trình trên về
cơ sở khoa học QLNN về tôn giáo và một số kinh nghiệm, giải pháp QLNN
về tôn giáo luận văn tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề mới, nhất là công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở địa bàn biên giới, có nhiều cơ
sở thờ tự tín ngƯỡng là di tích, đồng thời cũng có nhiều địa điểm tham quan,
du lịch là cơ sở thờ tự, tín ngƯỡng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan làm rõ lý luận và thực tiễn quản nhà
nước đối với các hoạt động tôn giáo; áp dụng trong quản lý nhà nước đối với
các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; từ đó
luận văn đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
các hoạt động tôn giáo.
- Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay.
- Phân tích phƯơng hƯớng và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên trong thời gian
tới.
4. ĐốitƯợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
6
Đối tƯợng nghiên cứu của Luận văn là quản lý nhà nước nước đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên giang
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên giai đoạn 2010-2016.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo theo quy đinh của pháp luật hiện hành; gồm các hoạt động
tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên: Phật Giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật
giáo Hoà Hảo, Phật đƯờng Nam tông Minh SƯ đạo và Tịnh độ cƯ sĩ Phật hội.
5. PhƯơng pháp luận và phƯơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở Nghị quyết, phƯơng hƯớng, đƯờng
lối, chủ trƯơng, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tín
ngƯỡng, tôn giáo và quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo thời kỳ
đổi mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, luận văn sử dụng những
phƯơng pháp nghiên cứu sau:
- PhƯơng pháp sƯu tầm tƯ liệu;
- PhƯơng pháp phân tích;
- PhƯơng pháp tổng hợp;
- PhƯơng pháp thống kê;
- PhƯơng pháp quan sát thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Luận văn hệ thống hoá góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà
nước đối với các hoạt động tôn giáo.
7
6.2. Về thực tiễn
- Phân tích những yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội có tác động đến quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên;
- Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo; tìm ra những hạn chế, nguyên nhân trong quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay.
- Phân tích phƯơng hƯớng và đề xuất một số giải pháp quàn lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên trong thời gian
tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu, học tập và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục;
nội dung của Luận văn kết cấu gồm 3 chƯơng:
ChƯơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo.
ChƯơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên
địa bàn thị xã Hà Tiên.
ChƯơng 3: PhƯơng hƯớng và giải pháp quản lý nhà nước đối với
hoạtđộngtôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
8
ChƯơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.1. NHỮNG KHAI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1.1.1. Tín ngƯỡng
- Tín ngƯỡng là vấn đề đƯợc nhiều nhà khoa học trong nước cũng nhƯ
trên thế giới nghiên cứu với nhiều công trình có giá trị, tiếp cận dƯới những
góc độ khác nhau. Tuy nhiên, tín ngƯỡng đƯợc hiểu và phân ra hai loại với
sựkhác nhau về tính chất và nguồn gốc, đó là tín ngƯỡng dân gian và tín
ngƯỡngtôn giáo.
Tín ngƯỡng dân gian là hình thức tín ngƯỡng hình thành, tồn tại lâu
đời, mang tính truyền thống trong xã hội, thể hiện sự ngƯỡng mộ, tôn trọng,
thờ cúng thế hệ trƯớc nhƯ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, ngƯời có công với đất
nước, vùng miền, địa phƯơng, các vị thần đất, thần sông, thần núi,... Các hoạt
động tín ngƯỡng dân gian đã mang lại nhiều giá trị lịch sử, truyền thống, văn
hoá, đạo đức, nghĩa cử nhân văn, tốt đẹp rất đáng trân trọng.
Luật Tín ngƯỡng, tôn giáo năm 2016 tại Khoản 1, Điều 2 nêu rõ: “Tín
ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn
liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần
cho cá nhân và cộng đồng.”[46, tr.8]. Rõ ràng, tín ngƯỡng dân gian là đạo lý,
có những điểm gần với tôn giáo nhƯng tín ngƯỡng dân gian không phải là
tôn giáo, nhận định này sẽ đƯợc làm sáng rõ hơn khi đi vào phân tích khái
niệm tôn giáo tiếp theo.
Khái niệm tín ngƯỡng tôn giáo đƯợc hiểu là việc tin theo một tôn giáo
nào đó hay tín ngƯỡng tôn giáo là niềm tin của con ngƯời vào những điều
thiêng liêng, huyền bí, vƯợt khỏi thế giới tự nhiên, bản thân ngƯời tin biết là
có chứ không chứng minh đƯợc việc có thật hay không. NhƯ vậy, tín
ngƯỡng
9
tôn giáo là việc tin, sùng một tôn giáo (đạo) nào đó, đối tƯợng đƯợc sùng
bái,thờ cúng của ngƯời mộ đạo đối với một “giáo chủ”, đây là nguồn gốc của
tôn giáo.
Do đó, cả hai khái niệm tín ngƯỡng dân gian và tín ngƯỡng tôn giáo
đềucó điểm chung là việc có niềm tin, tôn thờ một “thế giới bên kia” khác với
thếgiới thực tại mà con ngƯời đang sống. Những mặt khác nhau của hai khái
niệm tín ngƯỡng dân gian và khái niệm tín ngƯỡng tôn giáo ở nguồn gốc
hìnhthành, bản chất và vai trò của nó đối với đời sống xã hội.
- Hoạt động tín ngưỡng, theo Khoản 2, Điều 2, Luật tín ngƯỡng, tôn
giáo năm 2016 thì “hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các
biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước,
với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn
hóa, đạo đức xã hội”[46, tr.8].
1.1.2. Mê tín, dị đoan
Khi nói đến mê tín, dị đoàn ngƯời ta thƯờng nghỉ ngày đến việc tin vào
những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên nhƯ: bói toán,
chữa bệnh bằng phù phép... dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng
đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mê tín dị đoan là tệ nạn đồng bóng, bói
toán, cầutrời, cầuđảo, rƯớc sáchquálinh đình, cúngbáixa xỉ, tốnkém của nhân
dân. NgƯời chỉ rõ nguyên nhân mê tín, dị đoan:
Trước hết, là những hủ tục do chế độ thực dân, phong kiến để lại. Ở
miền núi đang còn nhiều phong tục không tốt do bọn phong kiến để lại nhƯ:
ma chay, cúng bái rất tốn kém, cƯới vợ, gả chồng quá sớm; vệ sinh phòng
bệnh còn kém. Đó là những mê tín và hủ tục nên xoá bỏ, để xây dựng mỹ tục
thuần phong.
10
Hai là, mê tín dị đoan là do trình độ dân trí quá thấp, không phân biệt
đƯợc đúng sai trong những luận điệu tuyên truyền nhảm nhí của một số
kẻđầu cơ trục lợi. Để loại bỏ mê tín, dị đoan phải nâng cao trình độ học vấn…
Ba là, mê tín, dị đoan là tệ nạn do “một số ngƯời đồng bóng lạc hậu mê
tín bị những kẻ xấu lợi dụng để xoay tiền”.
Để khắc phục tệ nạn mê tín dị đoan, theo Hồ Chí Minh phải đi đôi với
việc xây dựng nếp sống văn hoá mới, xây dựng thuần phong mỹ tục. Phải
nghiên cứu cho rõ phong tục mọi nơi trƯớc là để gây cảm tình và sau là để
dần dần giải thích cho họ hết mê tín. Cán bộ, đảng viên không xúc phạm đến
phong tục, tín ngƯỡng của nhân dân, phải tuyệt đối tôn trọng niềm tin tôn
giáocủa quần chúng.
Theo Giáo trình Quản lý nhà nước (QLNN) về tôn giáo và dân tộc của
Khoa QLNN về xã hội thuộc Học viện Hành chính quốc gia thì: “Mê tín, dị
đoan là hai khái niệm thường được dùng cặp đôi trong Tiếng Việt, để chỉ một
niềm tin mù quáng như: bói toán, đồng cốt, gọi hồn, những điểm lạ…và coi
đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là
những gì trái với lợi ích của xã hội, nó gây thiệt hại cho chính những người
tin theo mê muội”[17, tr.9].
NhƯ đã phân tích nêu trên, ta có thể hiểu các hành vi mê tín dị đoan
trong đời sống xã hội vô cùng đa dạng. Có những hành vi theo quan niệm cá
nhân và có những hành vi theo quan niệm của một nhóm ngƯời, một địa
phƯơng, một vùng hoặc một cộng đồng dân tộc. Có thể nói mê tín dị đoan là
một hiện tƯợng xã hội xuất hiện ở mọi nơi. Mê tín, dị đoan là một hiện tƯợng
phản văn hóa nên cũng là một hiện tƯợng phản khoa học.
1.1.3. Tôn giáo
Tôn giáo là một khái niệm, định nghĩa mà từ trƯớc đến nay có rất nhiều
nhà nghiên cứu, nhà khoa học đề cập, tiếp cận dƯới những gốc độ, khía cạnh
khác nhau, nhƯng nhìn chung các khái niệm, định nghĩa về tôn giáo đều
có
11
những điểm tƯơng đồng nhất định. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều
quan niệm khác nhau về tôn giáo:
Các nhà thần học cho rằng: “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và
con ngƯời”.
Khái niệm mang dấu hiệu đặc trƯng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin
vào cái siêu nhiên”.
Một số nhà tâm lý học lại cho rằng: “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá
nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chƯa từng cô
đơn thì anh chƯa bao giờ có tôn giáo”.
Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác:
“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”[12, tr.569].
Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen:
“Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những
lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”[13,
tr.437].
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin tôn giáo là một hình thái ý
thức xã hội, phản ánh niềm tin của con ngƯời vào lực lƯợng siêu nhiên và
chorằng lực lƯợng siêu nhiên này quyết định cuộc sống của họ. Đồng thời,
với niềm tin của con ngƯời vào lực lƯợng siêu nhiên nó thể hiện sự bất lực
của con ngƯời trƯớc tồn tại xã hội đã sinh ra nó.
Từ gốc độ khoa học tổ chức, tôn giáo đƯợc xem là tổ chức có cơ
cấuchặt chẽ với hệ thống chức sắc là những ngƯời lãnh đạo chuyên nghiệp, có
lựclƯợng đông đảo tín đồ là những ngƯời tin theo tôn giáo đó, có nơi để hành
đạo, có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ chặt chẽ. Mỗi tôn giáo có tên riêng,
gắn với các thần tƯợng có thật (hay tƯởng tƯợng) để tôn thờ nhƯ Phật giáo
(Phật Thích Ca), Công giáo, Tin Lành (Chúa Giê su), Phật giáo Hoà Hảo
(Đức Huỳnh Giáo chủ-Huỳnh Phú Sổ), Cao Đài (Ngọc hoàng ThƯợng
12
đế),.v.v... hoạt động tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngƯỡng tôn giáo của
ngƯời có đạo.
Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể đƯợc thể hiện ở Khoản 5, Điều 2, Luật
Tín ngƯỡng, tôn giáo năm 2016 nêu rõ: “Tôn giáo là niềm tin của con người
tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo
lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”[46, tr.8].
NhƯ vậy, rất khó có thể đƯa ra khái niệm hay định nghĩa tôn giáo một
cách hoàn chỉnh, đƯợc mọi ngƯời, mọi nhà nghiên cứu, nhà khoa học công
nhận với đầy đủ gốc độ, khía cạnh khác nhau, nhƯng có thể khẳng định tôn
giáo là hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thƯợng tầng, đề cập
đến tôn giáo là nói đến hoạt động của con ngƯời, trong đó thể hiện mối quan
hệ giữa hai thế giới thực tế và hƯ ảo, của hai tính trần tục và thiêng liêng,
trong đó lực lƯợng siêu nhiên, siêu phàm chi phối đời sống vật chất và tinh
thần hàng ngày của con ngƯời (tín đồ).
1.1.4. Hoạt động tôn giáo
Có tôn giáo là có hoạt động tôn giáo, hoạt động tôn giáo để duy trì sự
tồn tại và phát triển của tôn giáo. Hoạt động tôn giáo là tiến hành việc đạo,
theo một giáo luật, giáo lý, giáo lễ của một tôn giáo cụ thể; đƯợc hƯớng dẫn
bởi ngƯời có chức năng, nhiệm vụ hƯớng dẫn hay việc tự hành lễ của tín đồ,
diễn ra tại nơi thờ tự hay tại tƯ gia của tín đồ.
Theo pháp luật Việt Nam, tại Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngƯỡng, tôn
giáo 2016 đã ghi rõ khi đề cập đến khái niệm hoạt động tôn giáo: “Hoạt động
tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ
chức của tôn giáo” [46, tr.9].
Hoạt động truyền bá tôn giáo là tuyên truyền những lý lẽ về nguồn gốc,
sự ra đời, luật lệ của các tổ chức tôn giáo. Thông qua những hoạt động truyền
giáo, niềm tin đối với các tín đồ đƯợc củng cố và các giáo luật đƯợc thực
hiện. Đối với những tín đồ mới tham gia hay với những ngƯời chƯa phải
tín
13
đồ thì các hoạt động truyền bá tôn giáo còn với mục đích giúp họ hiểu, tin,
theo tôn giáo và gia tăng về số lƯợng các tín đồ.
Sinh hoạt tôn giáo là việc bài tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo
luật, lễ nghi tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo đƯợc hiển là hoạt động của tín đồ,
nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thoả mãn đức tin
tôn giáo của cá nhân hay cộng đồng tín đồ.
Hoạt động quản lý, tổ chức tôn giáo nhằm thực hiện quy định của giáo
luật, thực hiện hiến chƯơng, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật
tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo.
Trong các hoạt động trên việc phân biệt ranh giới giữa hoạt động truyền
đạo với hoạt động hành đạo cũng chỉ là tƯơng đối, đã có không ít những
trƯờng hợp hành đạo có truyền đạo.
1.1.5. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
Quản lý là hoạt động xuất hiện rất lâu trong lịch sử hình thành của nhân
loại, khi con ngƯời phải liên kết nhau để chống chọi với thiên nhiên, cải tạo
thế giới, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình.
Hoạt động quản lý hình thành từ đòi hỏi tự nhiên của quá trình lao động
nhằm bảo đảm cho con ngƯời cố kết lại để phát huy sức mạnh của số đông
trƯớc nhu cầu tồn tại trƯớc môi trƯờng, điều kiện, hoàn cảnh khắc nghiệt.
Dầndần khi lực lƯợng sản xuất phát triển thì đòi hỏi con ngƯời có sự phân
công, phối hợp bài bản hơn, nhằm phát huy hiệu quả lao động, từ đó hoạt
động quảnlý ra đời đáp ứng nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
con ngƯời và xã hội loài ngƯời. Quản lý, do đó, đƯợc hiểu là sự tác động có
tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƯợng quản lý nhằm đạt
đƯợc mục tiêu của chủ thể quản lý đề ra.
Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lƯợng sản xuất, xã hội dần phân chia
thành nhiều giai cấp, và cũng dần xuất hiện giai cấp đối kháng, chiếm giữ tƯ
liệu sản xuất để phục vụ lợi ích của giai cấp mình, từ đó phát sinh mâu thuẫn;
14
đến khi mâu thuẫn đến mức đối kháng và không thể điều hoà đƯợc, nhà nước
xuất hiện với vai trò là tổ chức mang tính trấn áp giai cấp để bảo đảm cho sự
thống trị của giai cấp thống trị. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội,
một dạng quản lý đặc biệt để xã hội vận hành theo mục đích, định hƯớng của
giai cấp thống trị, hoạt động QLNN xuất hiện từ đây.
Hoạt động QLNN đƯợc hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt nhằm thực
hiện chức năng quản lý của nhà nước. Trong đó, hệ thống cơ quan nhà nước,
bao gồm lập pháp, hành pháp, tƯ pháp, sử dụng quyền lực nhà nước để tác
động, điều chỉnh các hành vi của con ngƯời, của tổ chức trong xã hội nhằm
thực hiện chức năng quản lý của nhà nước.
Theo nghĩa này, việc QLNN đối với hoạt động tôn giáo đƯợc hiệu là
quátrình các cơ quan nhà nước, bao gồm lập pháp, hành pháp, tƯ pháp, sử
dụng quyền lực nhà nước để tác động, điều chỉnh, hƯớng dẫn các hoạt động
của cá nhân, tổ chức tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật nhằm
đạt đƯợcmục tiêu của nhà nước.
Theo nghĩa hẹp, QLNN tức là: “hoạt động thực thi quyền hành pháp nhà
nước; là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà
nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƯời do các
cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung Ương đến cơ sở tiến hành
nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật”.
Theo nghĩa này, QLNN đối với hoạt động tôn giáo là hoạt động thực thi
quyền hành pháp, là sự tác động, điều chỉnh có tổ chức bằng quyền lực pháp
luật nhà nước đối với các hoạt động của các cá nhân, tổ chức tôn giáo do các
cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung Ương đến cơ sở (Chính
phủ, ủy ban nhân dân các cấp) tiến hành.
NhƯ vậy, dù đƯợc hiểu với nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, QLNN đối với
hoạt động tôn giáo vẫn có điểm chung là sử dụng quyền lực nhà nước, một
15
dạng quyền lực đặc biệt của xã hội để tác động, điều chỉnh hoạt động tôn
giáo, để hoạt động tôn giáo đƯợc tiến hành theo quy định pháp luật.
Ở đây, cần phân tích thêm, QLNN đối với hoạt động tôn giáo cũng là
một dạng quản lý xã hội của nhà nước, nhƯng nó có liên quan đối tƯợng là
cánhân, tổ chức tôn giáo hoạt động, có ảnh hƯởng rất lớn đến số đông, rất
đông tín đồ, nên có biểu hiện của sự nhạy cảm chính trị, do đó hình thức, biện
pháp quản lý phải linh hoạt, mềm dẽo, do tính đặc thù của tôn giáo rất đáng
đƯợc chú ý. Để một mặt, nhà nước thực hiện tốt công tác QLNN đối với hoạt
động tôn giáo, bảo đảm đạt đƯợc mục tiêu của nhà nước, cho các tôn giáo
hoạt động theo quy định pháp luật; mặt khác, cũng tạo điều kiện cho tôn giáo
hoạt động theo giáo lý, giáo luật, tôn chỉ mục đích của tôn giáo, đáp ứng nhu
cầu tín ngƯỡng tôn giáo của ngƯời theo đạo.
1.2. NỘI DUNG, CHỦ THỂ, ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TÔN GIÁO
1.2.1. Nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo
QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm rất nhiều nội dung, với tính
cách là một quy trình QLNN đối với hoạt động tôn giáo thì bao gồm những
nội dung sau đây: Xây dựng chiến lƯợc dài hạn, kế hoạch năm năm và hàng
năm; Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;
Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Qui định tổ
chức bộ máy QLNN đối với hoạt động tôn giáo; Qui định về việc phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo;
Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dƯỡng cán bộ, công chức
làm công tác tôn giáo; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.
Nội dung cụ thể của QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các nội
dung: Quản lý việc đăng ký sinh hoạt tín ngƯỡng, tôn giáo; Quản lý việc
đăng
16
ký hoạt động và công nhận tổ chức tôn giáo; Quản lý việc đăng ký ngƯời vào
tu, hoạt động của dòng tu, hội đoàn tôn giáo; Quản lý việc phong chức, phong
phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; cách chức, bãi nhiệm, thuyên chuyển trong
tôn giáo; Quản lý về đại hội, hội nghị của tổ chức tôn giáo; Quản lý việc xây,
sửa, cải tạo công trình tôn giáo: đất đai, tài sản tôn giáo; hoạt động in ấn, xuất
bản, phát hành các ấn phẩm tôn giáo; Quản lý việc kinh doanh, xuất, nhập
khẩu kinh sách, đồ dùng việc đạo; Quản lý việc mở trƯờng, lớp đào tạo, bồi
dƯỡng những ngƯời hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, giải thể trƯờng đào
tạo; Quản lý việc quyên góp; hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo;
Quản lý việc quan hệ quốc tế của các tổ chức và cá nhân tôn giáo; Quản lý về
việc đình chỉ hoạt động tôn giáo.
Theo Điều 60, Mục 1, ChƯơng VIII, Luật Tín ngƯỡng, tôn giáo
năm2016 quy định:
“1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo.
2. Quy định tổ chức bộ máyquản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luậtvề tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Phổ biến, giáo dục pháp luậtvề tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luậtvề tín ngưỡng, tôn giáo.
7. Quan hệquốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.”[46, tr.64]
1.2.2. Chủ thể và đối tƯợng QLNN đối với hoạt động tôn giáo
* Chủ thể QLNN đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam gồm:
- Một là, các cơ quan quyền lực nhà nước. Theo Điều 69, ChƯơng V của
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì: Quốc hội
là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
17
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 113, ChƯơng IX
Hiến pháp 2013 quy định: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước
ở địa phƯơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân
dân, do Nhân dân địa phƯơng bầu ra, chịu trách nhiệm trƯớc Nhân dân địa
phƯơng và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Hai là, các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, các Bộ, các
cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các Ủy ban nhân dân
(UBND) cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Ba là, các cơ quan tƯ pháp: (gồm các cơ quan xét xử nhƯ: Tòa án
nhândân tối cao, Tòa án quân sự, các tòa án nhân dân địa phƯơng, tòa án đặc
biệt và các tòa án khác do luật định; Các cơ quan kiểm sát nhƯ: Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát quân sự, Viện Kiểm sát nhân dân địa
phƯơng).
Theo nghĩa hẹp, chủ thể QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các
cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp gồm:
+ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trƯớc Quốc hội và báo cáo
công tác trƯớc Quốc hội, Chủ tịch nước. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của
Chính phủ đƯợc quy định chi tiết trong Điều 96 Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
+ UBND các cấp. Theo khoản 2 Điều 113 Hiến pháp 2013 quy định:
UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phƯơng, tổ chức
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ
quan nhà nước cấp trên giao.
+ Các cơ quannhànước, tổ chức, cánhân đƯợc Nhà nước trao quyền quản
lý nhƯ Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên
vàMôi trƯờng ...
18
* Về đối tượng QLNN đối với tôn giáo là hoạt động tôn giáo của các:
- Tổ chức tôn giáo. Ở Việt Nam, tổ chức tôn giáo đƯợc coi là tổ chức xã
hội. Bởi vậy, việc hình thành, sát nhập, giải thể…phải tuân thủ quy trình của
pháp luật.
- Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. Là công dân Việt Nam, tín đồ, chức sắc
tôn giáo, nhà tu hành vừa mang những đặc điểm chung của ngƯời Việt Nam,
nhƯng cũng mang những nét đặc trƯng riêng của ngƯời có đạo.
- Đối tƯợng QLNN về tôn giáo còn có cả cơ sở vật chất phục vụ các
sinhhoạt tôn giáo nhƯ: đình, chùa, nhà thờ, văn miếu, văn thánh ... Cơ sở thờ
tự không đơn giản chỉ là một thực thể vật chất mà còn bao hàm ý nghĩa và giá
trịvăn hóa tinh thần thiêng liêng. Ngoài ra còn có các công trình khác có liên
quan phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng giáo dân, nó là tài sản của
giáo hội, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo, đƯợc Nhà nước cấp
giấy chứng nhận và giao cho các tổ chức tôn giáo quản lý.
1.3. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO
1.3.1. Thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh
vực
Trong quá trình QLNN đối với hoạt động tôn giáo có một số quan điểm
cho rằng, hoạt động tôn giáo là hoạt động mang tính nội bộ của tôn giáo, nhà
nước không cần phải quản lý, nếu có sự quản lý của nhà nước thì tự do tôn
giáo sẽ không còn. NhƯng thực tế hiện nay cho thấy, ở bất cứ quốc gia nào,
nhà nước nào, ở đâu có hoạt động tôn giáo thì ở đó có sự quản lý của nhà
nước, trong đó có Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Song sự
điều chỉnh ở mỗi quốc gia là khác nhau vì trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích của
quốc gia dân tộc nên việc quản lý, điều chỉnh của nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo là cần thiết. Tuy nhiên, tăng cƯờng QLNN đối với hoạt động tôn
giáokhông có nghĩa là hạn chế quyền tự do tín ngƯỡng, tôn giáo của công
dân.
19
Thông qua QLNN đối với hoạt động tôn giáo, hoạt động tôn giáo chính đáng,
hợp pháp sẽ đƯợc nhà nước bảo hộ; những hoạt độnglợi dụng tín ngƯỡng, tôn
giáo để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định
của pháp luật.
Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Nhà nước ta đã
nhận định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có
những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Tuy nhiên tôn giáo cũng mang
những hạn chế, tiêu cực, nhƯ hạn chế trong việc nhận thức thế giới khách
quan, các nhà kinh điển Mácxít đã chỉ ra “NhƯng tất cả mọi tôn giáo chẳng
qua là sự phản ánh hƯ ảo vào trong đầu óc của con ngƯời”. Tôn giáo thƯờng
bị những kẻ xấu lợi dụng vì mục đích chính trị đen tối, tôn giáo có khả năng
liên kết con ngƯời trong một cộng đồng cùng tín ngƯỡng, nhƯng cũng có thể
đẩy ngƯời ta đến chỗ nghi kị, đối đầu, hận thù và xung đột gây nên những
thảm hoạ cho nhân loại…
Để bảo đảm quyền tự do tín ngƯỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy
những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực trong tôn giáo, Nhà nước cần
tăng cƯờng công tác quản lý, để các hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp với ý
chí của nhà nước, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và nhu cầu tâm
linh tinh thần của quần chúng.
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, cần thiết phải tăng cƯờng
công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, quá trình đổi mới ở đất nước ta đang diễn ra sâu rộng trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Trong lĩnh vực
tôn giáo, ngay khi hoà bình đƯợc lập lại ở miền Bắc, Nhà nước ta đã khẳng
định “Chínhphủ bảo đảm quyền tự do tín ngƯỡng và tự do thờ cúng của nhân
dân. Không ai đƯợc vi phạm quyền tự do ấy. Mỗi ngƯời Việt Nam đều có
quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào” Trong
những năm gần đây, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo
20
ngày càng rõ ràng và chứa đựng những nội dung mới, các Nghị quyết của
Đảng và chính sách của Nhà nước đều nhìn nhận “Tín ngƯỡng, tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là
bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng, công tác QLNN đối với
các hoạt động tôn giáo cần phải đƯợc tăng cƯờng để đáp ứng đƯợc yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới đất nước, đáp ứng các quá trình cải biến cách mạng
trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ hai, thực tiễn QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta trong thời
gian vừa qua đã cho thấy, chính quyền và đội ngũ cán bộ có trách nhiệm ở
một số nơi chƯa nhận thức đúng và quán triệt đầy đủ các chủ trƯơng chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề tôn giáo. Trong quản lý có
nơi còn chủ quan, nóng vội và đơn giản khi giải quyết nhiều vấn đề liên quan
đến tôn giáo, dẫn đến vi phạm quyền tự do tín ngƯỡng, tôn giáo của nhân
dân;có nơi lại thụ động, buông lỏng quản lý dẫn tới các hoạt động tôn giáo
lấn lƯớt chính quyền, kỷ cƯơng, phép nước không đƯợc giữ nghiêm.
Vì những lý do trên, cần phải tăng cƯờng QLNN đối với hoạt động tôn
giáo, một mặt khắc phục đƯợc những lệch lạc, phiến diện trong công tác quản
lý; mặt khác vừa đảm bảo quyền tự do tín ngƯỡng, tôn giáo của nhân dân và
góp phần đƯa các hoạt động của tôn giáo theo đúng qui định của pháp luật.
Thứba, hiện nay trƯớc yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước và yêu
cầu xây dựng, bổ xung, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về quản lý các hoạt
động tôn giáo đang đặt ra rất cấp thiết.
Nhà nước Việt Nam từ khi xây dựng theo con đƯờng dân chủ, cộng hoà
và sau này là Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa, thì hệ thống pháp luật
chính là cơ sở cho QLNN đối với các hoạt động xã hội nói chung và đối với
hoạt động tôn giáo nói riêng.
21
Ngày nay Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội đã đƯợc luật hoá
một cách cụ thể. Trong đó QLNN đối với hoạt động tôn giáo đƯợc Đảng và
Nhà nước ta xác định là những chính sách xã hội quan trọng, có tính đặc thù,
vì vậy cải cách hệ thống pháp luật quản lý các hoạt tôn giáo là một yêu cầu
khách quan.
Hệ thống luật pháp về QLNN đối với hoạt động tôn giáo là một bộ phận
của hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiện nay hệ thống pháp luật điều chỉnh các
hoạt động tôn giáo ở nước ta đã có những bƯớc phát triển đáng kể, ngày càng
hoàn thiện, cơ bản đáp ứng đƯợc yêu cầu đảm bảo quyền tự do tín ngƯỡng,
tôn giáo của công dân. Cụ thể từ khi có Nghị quyết 24-NQ/TW/1990 của Bộ
Chính trị Về tăng cƯờng công tác tôn giáo trong tình hình mới ra đời, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm QLNN đối với hoạt động tôn
giáo. Đặc biệt năm 2004, Pháp lệnh Tín ngƯỡng, Tôn giáo đƯợc ban hành,
gần đây nhất là Luật tín ngƯỡng, tôn giáo năm 2016 đây là văn bản pháp luật
có giá trị pháp lý cao nhất về quản lý và điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh
vực tôn giáo. Bên cạnh đó những qui định pháp lý liên quan đến hoạt động
tôn giáo còn nằm trong những qui định của văn bản pháp luật về dân sự, về
đất đai, về bảo tồn, bảo tàng, về xây dựng…Đây là những cơ sở pháp lý để
Nhà nước ta thực hiện chức năng QLNN đối với các hoạt động tôn giáo và là
những minh chứng cụ thể đấu tranh với các thế lực thù địch vu cáo Nhà nước
ta vi phạm tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền, góp phần ngăn chặn hành vi
lợi dụng tôn giáo.
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, “Hệ thống pháp luật về tôn giáo đang
trong quá trình hoàn thiện nên chƯa bao quát hết đƯợc một số nội dung
nhữnghoạt động tôn giáo”. Vì vậy trƯớc yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền của dân, do dân, vì dân, và trƯớc yêu cầu của công tác tôn
giáo hiện
22
nay, việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về QLNN đối với hoạt
động tôn giáo cần tiếp tục đƯợc củng cố và hoàn thiện.
Thứ tư, xuất phát từ âm mƯu và hoạt động triệt để lợi dụng các sơ hở
thiếu sót của ta trong QLNN đối với tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo
của các thế lực thù địch.
Hiện nay các Nghị quyết của Đảng, Nghị định, Pháp lệnh của Nhà nước
đã qui định cụ thể từng lĩnh vực của hoạt động tôn giáo. NhƯng do nhận thức
của một số cán bộ đảng viên chƯa thống nhất, nên các giải pháp chỉ đạo và
thực hiện đã nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau.
Việc xem xét sinh hoạt của một số cơ sở đạo không đƯợc đảng bộ và
chính quyền sở tại chấp nhận, thậm chí không muốn thừa nhận việc theo đạo
của một số đồng bào; các cấp uỷ còn chƯa quan tâm lãnh đạo đúng mức việc
xây dựng lực lƯợng quần chúng cốtcán; một số nơi lực lƯợng nòng cốt chính
trị mỏng, nên hoạt động lúng túng và khả năng tập hợp quần chúng thấp; công
tác tranh thủ chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo chƯa đƯợc quan tâm, nên
công tác này không thƯờng xuyên và kém hiệu quả; bộ máy làm công tác tôn
giáo của các cấp chính quyền ở nhiều địa phƯơng chƯa đƯợc chú trọng, vì
vậycông tác quản lý các hoạt động tôn giáo còn nhiều bất cập, buông lỏng.
Với những lý do trên đã cho thấy công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo
của chúng ta vẫn còn nhiều thiếu sót, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo
quần chúng để phát triển đạo trái pháp luật. Các sự kiện tại Tây Nguyên năm
2001 và tháng 4 năm 2004 là minh chứng rõ ràng về thủ đoạn lợi dụng tôn
giáo,dân tộc của các thế lực thù địch để chia rẽ dân tộc, chống phá chế độ.
Hiện nay một số phần tử chống đối, cực đoan trong tôn giáo đang tổ
chức lực lƯợng, câu kết với nước ngoài, tích cực tìm hiểu và khai thác những
sơ hở thiếu sót trong công tác tôn giáo của ta. Chúng đƯa ra những kết
luậnsai sự thật, cho rằng Việt Nam vi phạm tôn giáo, vi phạm nhân quyền,
với
23
mục đích duy nhất là chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Việc
tuyên truyền phát triển đạo một số nơi khác vẫn diễn biến phức tạp.
Từ những thực tế nhƯ phân tích ở trên, đòi hỏi chúng ta phải tăng
cƯờngQLNN đối với hoạt động tôn giáo, qua đó nhằm đáp ứng nhu cầu tín
ngƯỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân, mặt khác, phải luôn cảnh giác
chống lại âmmƯu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
1.3.2. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội
Yêu cầu của QLNN đối với hoạt động tôn giáo không chỉ xuất phát từ ý
chí của nhà nước mà còn xuất phát từ thực tế khách quan của sự hình thành,
tồn tại, phát triển và những ảnh hƯởng của tôn giáo trong lịch sử, hiện tại và
tƯơng lai. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là thực thể xã
hội, tôn giáo luôn biến động, phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Tôn
giáo ra đời từ những tiền đề kinh tế-xã hội, từ nguồn gốc tâm lý và nhận thức,
trong đó nguồn gốc kinh tế- xã hội giữ vai trò quyết định. Khi những nguồn
gốc làm phát sinh tôn giáo chƯa đƯợc giải quyết, tôn giáo vẫn còn tồn tại.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, tôn giáo ảnh hƯởng khá
sâu sắc đến nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội của nhiều quốc gia. Tôn giáo
có nhiều chức năng đối với xã hội nhƯ chức năng thế giới quan, chức năng
liên kết cộng đồng, chức năng đền bù hƯ ảo, điều chỉnh hành vi đạo đức của
con ngƯời,…Thực hiện các chức năng này, tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh
thần của con ngƯời, đoàn kết những ngƯời bị áp bức trong cuộc đấu tranh
chống lại những bất công của xã hội, khuyên răn con ngƯời hƯớng thiện, làm
điều nhân đức, tránh điều bất nghĩa, bất nhân “… tín ngƯỡng, tôn giáo là nhu
cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với
công cuộc xây dựng xã hội mới”. Những ảnh hƯởng tích cực của đạo đức tôn
giáo cụ thể:
Do tôn giáo có sự đồng hành lâu dài với con ngƯời trong lịch sử, nên có
thể xem nó nhƯ một phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình
phát
24
triển, lan truyền trên bình điện thế giới, tôn giáo không chỉ đơn thuần chuyển
tải niềm tin của con ngƯời, mà còn có vai trò chuyển tải, hoà nhập văn hóa và
văn minh, góp phải duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế. Nó có ảnh hƯởng
mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con ngƯời. Với tƯ cách một bộ phận của
ý thức hệ, tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội, cho mỗi khu vực, mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc những biểu hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lối
sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật chất cũng nhƯ tinh
thần.
Điều dễ nhận thấy là, những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau
về niềm tin, rất xa nhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung là nội dung
khuyên thiện. Điểm mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo là, ngoài những
điều phù hợp với tình cảm đạo đức của nhân dân, nó đƯợc thực hiện thông
qua tình cảm tín ngƯỡng, mềm tin vào giáo lý. Do đó, tình cảm đạo đức tôn
giáo đƯợc tín đồ tiếp thu, tạo thành đức tin thiêng liêng bên trong và chi phối
hành vi ứng xử của họ trong các quan hệ cộng đồng. Hoạt động hƯớng thiện
của con ngƯời đƯợc tôn giáo hóa sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn.
Đặc biệt, đạo đức tôn giáo đƯợc hình thành trên cơ sở niềm tin vào cái
siêu nhiên (ThƯợng đế, Chúa, Thánh Ala) và sau này, Đức Phật cũng đƯợc
thiêng hóa, nên các tín đồ thực hành đạo đức một cách rất tự nguyện, tự giác.
Sự đan xen giữa hy vọng và sợ hãi, giữa cái thực và cái thiêng đã mang lại
cho tôn giáo khả năng thuyết phục tín đồ khá mạnh mẽ. Trên thực tế, chúng ta
thấy nhiều ngƯời cung tiến rất nhiều tiền của vào việc xây dựng chùa chiền,
làm từ thiện… vốn là những tín đồ tôn giáo.
Đạo đức tôn giáo hƯớng con ngƯời đến những giá trị nhân bản, góp
phầntích cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân. Bất kỳ tôn giáo nào cũng
đề cập đến tình yêu. Tinh thần “từ bi” trong Phật giáo không chỉ hƯớng đến
con ngƯời, mà còn đến cả muôn vật, cỏ cây Phật giáo kêu gọi lòng nhân đạo,
yêu thƯơng và bảo vệ sự sống. Đặc biệt, trong quan hệ giữa con ngƯời
với con
25
ngƯời, Phật giáo muốn tình yêu thƯơng ấy phải biến thành hành động “bố
thí”, cứu giúp những ngƯời đau khổ hoặc “nhẫn nhục” để giữ gìn đoàn kết.
Tuy nhiên, tình yêu, lòng từ bi mà đạo đức tôn giáo đề cập đến còn
chung chung, trừu tƯợng. Các tôn giáo đều muốn san bằng mọi bất công, mâu
thuẫn trong xã hội bằng đạo đức. ý tƯởng đó dù tất đẹp, nhƯng khó có thể
hiện thực hóa trong cuộc sống trần thế. Song, có thể nói, việc hoàn thiện đạo
đức cá nhân mà đạo đức tôn giáo đề ra nhằm hƯớng đến mục đích siêu nhiên,
hƯớng đến chốn Thiên đƯờng của Chúa hay cõi Niết bàn của Phật, dẫu sao
vẫn có những tác động tích cực đến đạo đức cá nhân và xã hội.
1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO THỊ XÃ HÀ TIÊN
1.4.1. Huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang
Huyện đƯợc thành lập theo Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 29/6/2009
của Chính phủ. Huyện Giang Thành có diện tích 407,443 km² và dân số
28.910 ngƯời với 6.172 hộ. Huyện Giang Thành có biên giới dài 42,8km giáp
với Campuchia về phía tây, có cửa khẩu Giang Thành. Huyện Giang Thành
có 5 đơn vị hành chính cấp xã. Có 03 dân tộc chủ yếu (Kinh, Khmer, Hoa),
trong đó dân tộc khmer chiếm 21,61%; Có 05 tôn giáo đƯợc nhà nước công
nhận là Phật giáo, Phật giáo Hoà Hảo, Cao đài Tây Ninh; Tin Lành, Công
giáo; với 05 chùa và 02 Ban trị sự; có 16 vị chức sắc, 46 nhà tu hành, 52 vị
chức việc và 5.176 tín đồ chiếm 17,9% dân số toàn huyện.
- Phật giáo có 16 vị chức sắc, 52 vị chức việc, có 4.738 tín đồ (trong đó
tín đồ dân tộc Khmer 3.963 tín đồ) chiếm 16,39% dân số toàn huyện, có 05 cơ
sở thờ tự, với tổng diện tích 50.144,5m2, trong đó có 04 cơ sở thờ tự xây dựng
trƯớc năm 1975 và 01 cơ sở thờ tự xây dựng sau năm 1975.
26
- Phật giáo Hòa Hảo có 13 vị trị sự viên, có 438 tín đồ, chiếm 1,52% dân
số toàn huyện, có 02 Ban trị sự, với tổng diện tích 8.200m2 và đƯợc xây dựng
sau năm 1975.
- Cao đài Tây Ninh có 129 tín đồ, chiếm 0,45% dân số toàn huyện.
- Cao đài Tây Ninh có 03 vị chức sắc.
Trêntinh thần thực hiện Nghị quyết25-NQ/TW, BanThƯờng vụ Huyện ủy
đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo các cấp và thƯờng
xuyên quan tâm chỉ đạo củngcố, kiện toàn, nhằm kịp thờitham mƯu cho cấp ủy,
chính quyền về quản lý công tác tôn giáo ở địa phƯơng.
Công tác phối hợp giữa ủy ban nhân dân các cấp và các ban, ngành liên
quan đƯợc quan tâm thực hiện tốt trong việc tuyên truyền vận động chức sắc,
chức việc và tín đồ các tôn giáo chấp hành các chủ trƯơng của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước; công tác nắm tình hình cũng nhƯ phối hợp giải
quyết, xử lý những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng luôn kịp thời, đúng quy
định pháp luật. Các vấn đề khó khăn, phức tạp của tôn giáo đều có sự bàn bạc
thống nhất cao về chủ trƯơng, biện pháp giải quyết trƯớc khi tham mƯu trình
cấp có thẩm quyền quyết định. Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo thƯờng xuyên
lãnh đạo và kịp thời cho ý kiến giải quyết những vấn đề phát sinh xảy ra trên địa
bàn. Banchỉ đạo cáccấpduytrì họphàngquývàđộtxuấtđểgiải quyếtcác vấn đề
tôngiáo, phâncôngnhiệm vụ cụthểcho từngthành viên, tạo sựphốihợp chặtchẽ
trong hoạt động.
Nhìn chung, tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn ổn định. Hệ thống
chính trị từ huyện đến cơ sở đã tăng cƯờng tuyên truyền, vận động
quầnchúng tín đồ các tôn giáo thực hiện đúng chính sách pháp luật. Công tác
QLNN đối với hoạt động tôn giáo đƯợc các cấp chính quyền tăng cƯờng,
luôngiải quyết kịp thời các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tôn giáo.
Chức sắc, tín đồ, nhà tu hành tin tƯởng vào chủ trƯơng, chính sách của Đảng
và Nhà nước, từng bƯớc đƯa hoạt động tôn giáo đi vào ổn định. Các cuộc lễ,
27
đại hội đƯợc tổ chức long trọng, trang nghiêm, thu hút đông đảo tín đồ tham
dự; các cơ sở thờ tự đƯợc xây dựng, sửa chữa cải tạo, nâng cấp khang trang
hơn. Khối đoàn kết giữa tín đồ và quần chúng không theo đạo đƯợc củng cố,
thực hiện tốt nghĩa vụ công dân tại địa phƯơng. Tình hình an ninh trật tự
trongvùng đồng bào có đạo ổn định, bà con tín đồ yên tâm phấn khởi thi đua
lao động sản xuất, đẩy mạnh công tác nhân đạo từ thiện, góp phần vào thành
tựu chung của toàn huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh một số hoạt động đáng chú ý vi phạm pháp luật của
chức sắc, nhà tu hành vẫn còn xảy ra nhƯ: thuyên chuyển không thực hiện
thủtục; xây dựng, sửa chữa các cơ sở thờ tự không xin phép; tranh chấp, mâu
thuẩn trong nội bộ tôn giáo. Một số đơn vị chƯa quan tâm đúng mức đến
côngtác tôn giáo; việc bố trí cán bộ làm công tác tôn giáo chƯa phù hợp,
chƯa đào tạo chuyên sâu; lực lƯợng cán bộ ở cơ sở thiếu ổn định, một số cán
bộ trẻ chƯa có nhiều kinh nghiệm nên chƯa thực hiện tốt việc tham mƯu cho
cấp ủy,chính quyền đối với công tác tôn giáo.
1.4.2. Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
Huyện Mỹ Xuyên nằm gần Trung tâm tỉnh Sóc Trăng, phía Bắc giáp
thành phố Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú, phía Nam giáp thị xã Vĩnh Châu và
huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp huyện Trần Đề, phía Tây giáp
huyện Thạnh Trị. Diện tích tự nhiên là 37.095,15 ha. Dân số: 156.370 nhân
khẩu. Huyện bao gồm 10 xã và 01 thị trấn.
Huyện Mỹ Xuyên có nhiều dân tộc sống hòa đồng với nhau gồm có dân
tộc Kinh 10.211 ngƯời, chiếm 65,36% dân số; dân tộc Khmer 51.807 ngƯời
chiếm 33,13% dân số; dân tộc Hoa 4.336 ngƯời, chiếm 2,77% dân số;dân tộc
khác 16 ngƯời. Mật độ dân số 421 ngƯời/km2.
- Trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên có các tôn giáo: Phật giáo Bắc tông,
Phật giáo Nam tông Khmer, Công giáo, Tịnh độ cƯ sĩ, Cao đài, Tin lành và
Baha’i, tất cả đều đƯợc Nhà nước công nhận hoạt động.
28
- Tổng số tín đồ của các tôn giáo trên địa bàn huyện có 80.450 tín đồ,
bao gồm tín đồ của Phật giáo có 72.316 tín đồ, trong đó có 35.434 nam,
36.882 nữ; Công giáo có 7.527 tín đồ, trong đó có 3.688 nam, 3.839 nữ, dân
tộc Khmer có 41 tín đồ; Tịnh độ cƯ sĩ có 327 tín đồ, trong đó 160 nam, 167
nữ ; Cao đài có 48 tín đồ, trong đó 20 nam, 28 nữ; 3 điểm nhóm Tin lành có
161 tín hữu, trong đó 79 nam, 82 nữ, và Baha’i có 71 tín đồ, trong đó 45 nam,
26 nữ.
- Về chức sắc, chức việc của các tôn giáo:
+ Phật giáo Bắc tông có 7 chức sắc, gồm có 1 ThƯợng tọa, 2 Đại đức, 1
Ni sƯ, 3 SƯ cô; về dân tộc kinh có 7 vị; về trình độ văn hóa: 12/12 có 4 vị;
11/12 có 1 vị, 9/12 có 2 vị; trình độ phật học đều học trong nước, sơ cấp 2 vị,
trung cấp 2 vị, cao đẳng 01 vị, đại học 02 vị.
+ Phật giáo Nam tông Khmer có 27 chức sắc, gồm có 3 Hòa thƯợng; 2
ThƯợng tọa, 14 Đại đức, còn lại là tỳ khƯu, sa di; về trình độ văn hóa 12/12
có 06 vị, 11/12 có 01 vị, 10/12 có 03 vị, 9/12 có 07 vị, 8/12 có 04 vị, còn lại
từ lớp 6 trở xuống; trình độ Paly đều học trong nước: sơ cấp có 24 vị, trung
cấp 03 vị. về chức việc có 13 Ban Quản trị ở 13 Chùa, với 260 thành viên,
trong đó có 35 chức việc.
+ Công giáo có 7 chức sắc, gồm có 7 linh mục, dân tộc kinh 7; trình độ
thần học đều học trong nước với 7 đại học; về chức việc có 7 Hội đồng giáo
xứ ở 5 nhà thờ, 2 nhà nguyện với 35 thành viên, trong đó có 19 chức việc.
+ Tịnh độ cƯ sĩ có 2 Ban Y tế phƯớc thiện (HƯng trị tự 13, HƯng
khánhtự 15) với 28 thành viên, trong đó có 6 chức việc.
+ Cao đài có 1 Ban cai quản với 5 thành viên, trong đó có 2 chức việc.
+ Tin lành có 3 trƯởng nhóm.
+ Baha’i có Hội đồng tinh thần với 9 thành viên, trong đó có 1 chức
việc.
- Trên địa bàn huyện có 13 Ban Quản trị chùa Phật giáo Nam tông
29
Khmer, 7 Hội đồng giáo xứ ở các nhà thờ, nhà nguyện đạo Công giáo, 2 Ban
Y tế phƯớc thiện của Tịnh độ cƯ sĩ, 1 Ban cai quản đạo Cao đài; 3 điếm
nhómTin lành và 1 Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha’i đƯợc cấp phép hoạt
động; có7 xã, thị trấn có tổ chức tôn giáo.
Tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện nhìn chung có nhiều
chuyển biến hơn tích cực, các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật,
chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước vê tôn giáo. Thể hiện rõ là việc
tổ chức các lễ hội, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự... đều có xin phép và đƯợc
UBND huyện cho phép tổ chức thực hiện. Mặc khác, các điểm Chùa đều
tham gia làm tốt công tác vận động để thực hiện việc từ thiện, nhất là các
Chùa, tu viện Phật giáo Bắc tông, Tịnh độ cƯ sĩ... Qua thời gian thực hiện kết
quả trên các lĩnh vực nhƯ sau:
- Ban ThƯờng vụ Huyện ủy xây dựng chƯơng trình hành động để triển
khai thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, Huyện ủy tổ chức
các lớp quán triệt cho cán bộ chủ chốt, đảng viên ban ngành đoàn thể huyện,
Ban ThƯờng vụ Huyện ủy giao nhiệm vụ Ban Tuyên giáo Huyện ủy theo dõi
đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết đối với xã, thị trấn, kết quả đảng
viên tham gia học tập, bình quân đạt 96,75%. Các Chi, Đảng bộ xây dựng kế
hoạch nhằm cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết của Đảng và ChƯơng trình hành
động của Ban ThƯờng vụ Huyện ủy thực hiện tại địa phƯơng, đơn vị. Tuyên
truyền phô biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
- Cán bộ, đảng viên và các tầng lóp nhân dân nhận thức đúng đắn hơn
quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, chính sách của Đảng về công tác Tôn giáo.
Công tác Tôn giáo nhằm tăng cƯờng đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đât nước, xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng
văn minh”.
30
- Nhận thức vị trí tầm quan trọng của công tác tôn giáo, các cấp ủy
không ngừng tuyên truyền các chủ trƯơng Nghị quyết của Đảng, pháp luật
Nhà nước trong nội bộ Đảng và nhân dân. Đặc biệt trong đồng bào Tôn giáo,
các vị chức sắc, tín đồ tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động, làm
cho các hoạt động Tôn giáo gắn bó với lợi ích dân tộc với đất nước.
- Quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội, đầu tƯ cơ sở hạ tầng, thực
hiện các chính sách an sinh xã hội, đấy mạnh các phong trào thi đua yêu
nước, các cuộc vận động đi vào chiều sâu, theo dõi giải quyết kịp thời những
bức xúc xã hội, thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn
giáo, chính sách tự do tín ngƯỡng, phát huy quyền làm chủ nhân dân; đến nay
đại bộ phận chức sắc, tín đồ Tôn giáo tƯ tƯởng an tâm tin tƯởng sự lãnh đạo
của Đảng, phấn khởi trƯớc sự đổi mới đất nước, của quê hƯơng, thực hiện tốt
nghĩa vụ công dân, sống “tốt đời, đẹp đạo”, đời sống vật chất tinh thần đƯợc
nâng lên, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng
nông thôn mới, xây dựng đảng, chính quyền, đoàn thế vững mạnh.
- Công tác tập huấn, bồi dƯỡng cũng đƯợc quan tâm, kịp thời đƯa các
cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; các chức sắc, chức việc, nhà tu hành
dự các lớp tập huấn về công tác tôn giáo do tỉnh tổ chức. Ngoài ra, hàng năm
huyện cũng tổ chức nhiều lớp bồi dƯỡng kiến thức quốc phòng cho chức sắc,
chức việc, nhà tu hành... của các tôn giáo.
Bên cạnh những thành tựu đạt đƯợc, việc thực hiện Nghị quyết cũng
cònmột số vấn đề cần quan tâm: công tác tuyên truyền, phố biến chủ trƯơng
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tín ngƯỡng tôn
giáo trong đồng bào có đạo chƯa sâu rộng và thƯờng xuyên. Trong thực hiện
QLNN về lĩnh vực tôn giáo theo Pháp lệnh tín ngƯỡng, tôn giáo và Nghị định
22/2005/NĐ-CP, ngày 01/3/2005 của Chính phủ hƯớng dẫn thi hành một số
Điều của Pháp lệnh tín ngƯỡng, tôn giáo, có nơi bị động, lúng túng, hiện
tƯợng mê tín dị đoan còn xảy ra ở một số nơi.
31
1.4.3. Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Thành phố Rạch Giá là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội của
tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên là 103,74 km2; địa giới hành chính
đƯợc chia thành 11 phƯờng và 01 xã. Dân số 245.931 khẩu, trong đó dân tộc
Kinh chiếm 89,85%; Khmer chiếm 5,84%, Hoa chiếm 4,19%, dân tộc khác
0,12%. Có 03 chùa: Tam Bảo, Láng Cát và Phật Lớn đƯợc Bộ Văn hóa công
nhận là di tích lịch sử và văn hóa nghệ thuật.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 06 tôn giáo đƯợc Nhà nước công
nhận là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Tịnh độ cƯ sĩ phật hội, Phật
giáo Hòa Hảo, với 47 cơ sở thờ tự, tổng số 40.590 tín đồ, 173 chức sắc, 642
chức việc. Trongnhững năm qua, hầu hết các cơ sở thờ tự đềuđƯợc trùngtu, sửa
chữa đảm bảo cho việc sinh hoạt của các tôn giáo. Cụ thể:
- Phật giáo: Có 26.839 chức sắc, chức việc, tín đồ với 30 cơ sở thờ tự.
- Công giáo: Có 4.792 chức sắc, chức việc, tín đồ với 05 cơ sở thờ tự.
Trung tâm của đạo Công giáo đặt tại Nhà thờ Rạch Giá, phƯờng Vĩnh Thanh.
- Tin Lành: Có 2.236 chức sắc, chức việc, tín đồ, với 02 cơ sở thờ tự tại
phƯờng Vĩnh Bảo, phƯờng An Bình. Trung tâm của Tin Lành đặt tại Nhà thờ
Rạch Giá, phƯờng Vĩnh Bảo.
- Cao Đài: Có 5.361 chức sắc, chức việc, tín đồ, với 07 cơ sở thờ tự của
03 phái (Tây Ninh, Bạch Y, Chơn Lý) tại các phƯờng Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc,
Rạch Sỏi, Vĩnh Hiệp, An Hòa.
- Phật giáo Hòa Hảo: Có 346 chức sắc, chức việc, tín đồ tu tại gia; năm
2010 có trụ sở đặt tại đƯờng 3/2 phƯờng Vĩnh Bảo; năm 2013 thành lập Ban
trị sự phƯờng Vĩnh Bảo sử dụng chung trụ sở cấp Tỉnh.
- Tịnh độ cƯ sĩ:Có 1.016 chức sắc, chức việc, tín đồ, với 02 cơ sở thờ tự
ở phƯờng Vĩnh Thanh Vân và An Bình.
Xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cấp,
các ngành, của cả hệ thống chính trị đặc biệt là Nghị quyết TW 7 (khóa IX) về
32
công tác tôn giáo. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền thành phố luôn
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt côngtác tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, triển khai, quán triệt,
phổ biến chủ trƯơng, đƯờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước về tôn giáo đến các chi-đảng bộ, cơ quan, ban ngành, đoàn thể; cán bộ,
đảng viên, các tầng lớp nhân dân và các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín
đồ tôn giáo. Nội dung tuyên truyền chú trọng phổ biến pháp luật liên quan đến
tôn giáo nhƯ: Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo; ChƯơng
trình hành động số 31-CTr/TU của Tỉnh ủy; Pháp lệnh Tín ngƯỡng, tôn giáo;
Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 08-11-2012 của Chính phủ quy định chi
tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh TínngƯỡng, tôn giáo... Qua đó, góp phần
nâng cao nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo đối với cấp ủy, chính
quyền, cán bộ, đảng viên, nhân dân và đồng bào tôn giáo, làm chuyển biến
nhận thức sâu sắc và thống nhất hơn về chủ trƯơng, đƯờng lối, chính sách,
pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước, địa phƯơng. Đồng bào tín đồ
yên tâmphấn khởi, tự do hành đạo; tin tƯởng vào sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước;gần gũi, gắn bó, bày tỏ tâm tƯ, nguyện vọng với các cấp cấp ủy,
chính quyền; đề xuất, kiến nghị giải quyết những khó khăn, vƯớng mắc làm
cho các tổ chứctôn giáo gắn bó với dân tộc, tích cực hƯởng ứng, tham gia các
phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội, thi đua lao động, sản xuất,
phát triển kinhtế, giảm nghèo. Trong hành đạo, các tôn giáo giữ mối liên hệ
chặt chẽ, tôn trọng và thực hiện theo sự hƯớng dẫn của chính quyền, mặt trận
tổ quốc, đoàn thể các cấp. Nhiều chức sắc, chức việc vừa làm tốt việc đạo,
việc đời, vừa hƯớng dẫn tín đồ tôn trọng, chấp hành và thực hiện đúng chủ
trƯơng của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần củng cố khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
33
Bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN, vận động quần
chúng về tôn giáo hai cấp đƯợc tăng cƯờng, chất lƯợng hoạt động từng
bƯớc đƯợc nâng lên; chủ động nắm tình hình, tham mƯu giải quyết kịp thời
những vấn đề nảy sinh trong tôn giáo, góp phần làm ổn định tình hình.
Quan tâm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; sơ-tổng kết việc thực hiện
chủ trƯơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn
giáo.
Tuy nhiên, công tác QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn
Thành phố còn một số hạn chế sau:
- Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết về công tác tôn
giáo một số nơi chƯa thƯờng xuyên, liên tục; công tác QLNN, hoạt động về
tôn giáo, nhất là ở phƯờng-xã có mặt thiếu chặt chẽ. Việc xử lý những vấn đề
phát sinh trong tôn giáo ở một số nơi còn bị động, lúng túng; hoạt động tà
đạo, đồng bóng, bói toán... và sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật có lúc, có nơi
còn xảy ra; một vài trƯờng hợp cơ sở, chức sắc tôn giáo xây dựng, sửa chữa
nơi thờ tự khi chƯa đƯợc cấp phép, có đơn xin lại đất không đúng quy định
của pháp luật. Công tác vận động, tập hợp tín đồ các tôn giáo vào các tổ chức
đoàn thể còn hạn chế, chƯa thu hút đông đảo các tín đồ tôn giáo tham gia.
- Công tác quy hoạch, đào tạo bố trí đội ngũ làm công tác tôn giáo tuy có
quan tâm nhƯng chƯa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, kinh nghiệm của một số cán bộ làm công tác tôn giáo còn hạn chế,
cơ chế chính sách chƯa đảm bảo.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hà Tiên
- Bài học trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Sự quan tâm của cấp ủy
Đảng, chính quyền, sự nổ lực, cố gắng của cơ quan chuyên môn về tôn giáo ở
các địa phƯơng, nắm chặt tình hình, xử lý kịp thời những vấn đề có liên quan
đên tôn giáo, thì tình hình tôn giáo ở địa phƯơng, đơn vị đó sẽ ổn định.
- Bài học về công tác vận động quần chúng có đạo: Tăng cƯờng tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân có đạo hiếu và chấp hành tôt chủ
34
trƯơng của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nhất là về lĩnh vực tôn
giáo thì phong trào ở địa phƯơng đó sẽ phát triển.
- Bài học về công tác QLNN về tôn giáo: Các chủ trƯơng của Đảng,
chính sáchpháp luật của Nhà nước đều đƯợc cụ thể hóa phù họp với tình hình
thực tế của từng địa phƯơng, đơn vị; tổ chức triển khai, hƯớng dẫn cụ thể
đếncác tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và đến từng
ngƯời dân có đạo thì công tác QLNN về tôn giáo sẽ đạt hiệu quả.
- Bài học trong công tác phối hợp liên ngành: Các cơ quan có liên quan
đến quản lý công tác tôn giáo nên ký kết Quy chế phối hợp, với nội dung chặt
chẽ, phù hợp, đúng nguyên tắc và đúng trách nhiệm.
- Bài học trong công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo: Kiên
quyết, khôn khéo, linh hoạt trong đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi
dụng tôn giáo để chống phá đƯờng lối, chủ trƯơng, chính sách của Đảng,
Nhànước và nhân dân ta.
Tiểu kết ChƯơng 1
Tôn giáo là một thực thể xã hội xuất hiện sớm trong lịch sử loài ngƯời,
có nguồn gốc hình thành, phát triển và ảnh hƯởng đến đời sống chính trị, văn
hoá, xã hội khác nhau trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Tự do tôn giáo
là một trong những quyền tự nhiên của con ngƯời và phải đƯợc pháp luật bảo
vệ, đồng thời đó cũng là một mặt của giá trị dân chủ trên thế giới hiện nay.
Tín ngƯỡng tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của nhân dân, nhƯng tôn giáo
với tƯ cách là một thực thể xã hội, là một lĩnh vực của đời sống xã hội thì tôn
giáo cũng phải đƯợc nhà nước có chủ quyền quản lý nhƯ quản lý các lĩnh vực
khác. Vấn đề QLNN về tôn giáo là một yêu cầu khách quan, cần thiết, bởi chỉ
có đƯợc quản lý thì hoạt động tôn giáo mới thực sự diễn ra bình thƯờng,
quanhệ giữa các tôn giáo, giữa các tín đồ mới thực sự bình đẳng, quyền tự do
theo hoặc không theo tôn giáo nào của công dân mới đƯợc đảm bảo và tôn
giáo không bị lợi dụng để nhằm mục đích chính trị hay ý đồ xấu.
35
Tình hình tôn giáo luôn có xu hƯớng diễn biến theo nhiều khuynh
hƯớng, góc độ khác nhau, đang đặt ra những vấn đề cần đƯợc lý giải trên cơ
sở khoa học, vì những lý do trên, tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ những
khái niệm có liên quan đến QLNN về tôn giáo nhƯ khái niệm về tín ngƯỡng,
mê tín, dị đoan, tôn giáo, hoạt động tôn giáo và QLNN đối với hoạt động tôn
giáo.
Tuy nhiên, về yều cầu QLNN đối với hoạt động tôn giáo cũng là một
vấn đề đặt ra cần đƯợc làm rõ. Trên cơ sở đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu
03 lý do mà nhà nước tham gia quản lý cụ thể: nhà nước thực hiện chức năng
của nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực; vai trò của tôn giáo trong đời
sống xã hội và đảo đảm nhu cầu chính đáng về tín ngƯỡng, tôn giáo của công
dân.
Trên cơ sở yêu cầu, nội dung QLNN về tôn giáo, chủ thể và đối tƯợng
quản lý, tác giả đã phân tích 03 đơn vị hành chính cấp huyện có địa giới hành
chính, tình hình tôn giáo, …. có yếu tố tƯơng đồng với thị xã Hà Tiên để
nghiên cứu làm rõ về đặc điểm tình hình, tình hình quản lý tôn giáo tại các
huyện, tác giả đã phân tích đƯợc những mặc Ưu điểm, hạn chế để rút ra bài
học kinh nghiệm cho thị xã Hà Tiên.
36
ChƯơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thị xã Hà Tiên ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, điểm cuối cùng vùng
đất Tây Nam của tổ quốc, phía Bắc giáp Campuchia với đƯờng biên giới dài
13,7 km, phía Đông và Nam giáp huyện Kiên LƯơng, phía Tây giáp vịnh
TháiLan với đƯờng bờ biển dài 22 km; cách thành phố Rạch Gía 90 km về
phía Nam và cách đảo Phú Quốc 40 km về phía Tây. Có Cửa khẩu Quốc tế
giápvới Cửa khẩu Prek Chak – Campong Trach – Kampot - Campuchia.
Thị xã Hà Tiên đƯợc thành lập theo Nghị định số: 47/1998/NĐ-CP ngày
8 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ trên cơ sở thị trấn Hà Tiên (gồm các
phƯờng Đông Hồ, Tô Châu, Pháo Đài, Bình San) và các xã Mỹ Đức, Thuận
Yên, Tiên Hải với diện tích tự nhiên 99,51 km2, số dân 78.137 ngƯời; Có 03
dân tộc chính (Kinh, Hoa, Khmer), dân tộc thiểu số chiếm 15,17% so với dân
số toàn thị xã, trong đó dân tộc Khmer là 6.443 ngƯời. Thị xã đã đƯợc Bộ
Xâydựng quyết định công nhận là đô thị loại IV năm 1997 và công nhận là đô
thị loại III tháng 9 năm 2012.
Hà Tiên là một trung tâm kinh tế, văn hóa, thƯơng mại, du lịch của tỉnh
Kiên Giang, đầu mối về giao thông, giao thƯơng, tiền đồn bảo vệ lãnh thổ và
chủ quyền biển đảo Tây Nam của tổ quốc. Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên là đầu
mối xuất các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủy hải sản của vùng đồng
bằng sông Cửu Long ra các nước trong khu vực và tiếp nhận, nguyên liệu sản
xuất, hàng hóa cho vùng.
37
ĐƯờng xuyên Á, đƯờng hành lang ven biển, quốc lộ 80, quốc lộ 955A
điqua Hà Tiên, nối vùng lãnh thổ rộng lớn Nam Bộ với các nước bạn. ĐƯờng
biển từ Hà Tiên đi Phú Quốc, Kiên LƯơng, Cà Mau, Rạch Giá và đi Thành
phố Kep, cảng Conpongxom (Campuchia) hình thành các tam giác kinh tế du
lịch - thƯơng mại. Cùng với Phú Quốc, Rạch Giá và các tỉnh, thành phố khác
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Tiên trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ
tiềm năng của vùng và tỉnh Kiên Giang.
Thị xã Hà Tiên giữ vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị Việt Nam và
hệ thống đô thị vùng ven biển, biên giới Việt Nam - Campuchia với lịch sử
phát triển trên 300 năm đô thị có nhiều di sản văn hóa, lịch sử đƯợc công
nhậncấp quốc gia, cấp tỉnh, có nhiều cảnh đẹp, bãi biển... nguồn tài nguyên du
lịch phong phú.
Với ví trí trên, Hà Tiên trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,
đầu mối giao thông, giao thƯơng của tỉnh Kiên Giang, của vùng đồng bằng
sông Cửu Long với nước bạn Campuchia, Thái Lan và các nước khác trong
khu vực. Với vị trí tiền đồn, trong các cuộc kháng chiến chống pháp, chống
Mỹ và bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc, Hà Tiên luôn đứng tuyến đầu,
trung dũng, kiên cƯờng bảo vệ an ninh lãnh thổ và chủ quyền vùng biển đảo
Tây Nam của tổ quốc.
2.2.2. Phát triển kinh tế
Trong 5 năm qua tình hình phát triển kinh tế của thị xã tuy bị ảnh hƯởng
khó khăn chung vềtình hình kinh tế cả nước và của tỉnh, nhƯng vẫn giữ đƯợc
sự phát triển ổn định, thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu cơ bản đạt cụ thể: Tốc
độ tăng trƯởng kinh tế bình quân hàng năm tăng trên 18%. Tổng giá trị tăng
thêm (GDP) đạt 11.305 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu ngƯời đến năm
2015 đạt 64,059 triệu đồng/năm. Tăng trƯởng ThƯơng mại - Dịch vụ bình
quân đạt 23,43%, Công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 28,69%, nông- lâm -
ngƯ nghiệp bình quân đạt 16,10%. Cơ cấu kinh tế: ThƯơng mại- dịch
vụ
38
chiếm 65,02%, công nghiệp - xây dựng chiếm 18,06%, nông - lâm - ngƯ
nghiệp chiếm 16,93%. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 424 triệu USD;
Tổng lƯợng khách tham quan du lịch đạt 9.297.126 lƯợt ngƯời, doanh thu
đạt 2.415,175 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành thủy hải sản tăng bình quân
18,56%; sản lƯợng khai thác thủy sản 202.915 tấn; sản lƯợng nuôi trồng thủy
sản 9.727,06 tấn. Huy động ngân sách tăng bình quân hàng năm 10,71%, tổng
thu ngân sách địa phƯơng 5 năm đạt 608,178 tỷ đồng, đầu tƯ xây dựng cơ
bảntăng bình quân 27,65%/năm, giá trị xây dựng cơ bản 4.762 tỷ đồng.
2.2.3. Văn hóa - xã hội
Đối với lĩnh vực Văn hoá – xã hội, thị xã Hà Tiên qua 5 năm tổ chức
thực hiện đã đạt đƯợc nhiều kết quả: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50%.
Giải quyết việc làm cho 5.774 lao động. Tỷ lệ ngƯời tham gia bảo hiểm y tế
đạt 61,1%. Tỷ lệ huy động trẻ từ 6-10 tuổi ở bậc tiểu học đạt 99,88%, tỷ lệ trẻ
từ 11-14 tuổi đến trƯờng đạt 98,87%, duy trì tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp
1 đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,00%, giảm tỷ lệ trẻ suy
dinh dƯỡng về cân nặng đạt 11,67%; tỷ lệ trẻ suy dinh dƯỡng về chiều cao
đạt16,50%. Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 96,65%, có 71,43%
ấp - khu phố văn hóa; có 82,5% cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị đạt chuẩn văn
hóa, có 03 xã, phƯờng đạt chuẩn văn hóa (Đông Hồ, Pháo Đài, Mỹ Đức).
Xây dựng xã Mỹ Đức đạt 19/19 tiêu chí và đƯợc công nhận xã nông thôn
mới, xã Thuận Yên đạt 19/19 tiêu chí, xã Tiên Hải đạt 14/19 tiêu chí. Tỷ
lệ hộ sửdụng điện đạt 98%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 96%.
Với những yếu tố tác động nêu trên, ta có thể thấy vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên, phát triển kinh tế và văn hóa – xã hội địa bàn thị xã Hà Tiên là
những yếu tố tác động rất mạnh mẽ đến công tác QLNN đối với hoạt động tôn
giáo, trong đó tác động lớn đến nội dung hoạt động tôn giáo có yếu tố nước
ngoài và công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo.
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo

More Related Content

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo

Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHOnTimeVitThu
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...luanvantrust
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...sividocz
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo (20)

Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà BèLuận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
 
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng NinhĐề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núiLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đ
Luận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đLuận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đ
Luận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Dân Tộc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Dân TộcLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Dân Tộc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Dân Tộc
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
 
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAYLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng BìnhChính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HAY
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyệnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
 
Pháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Pháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luậtPháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Pháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………………… ………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN NGỌC QUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG MÃ TÀI LIỆU: 80378 ZALO: 0936885877 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………………… ………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN NGỌC QUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG VĂN CHỨC TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Tác giả Luận văn Trần Ngọc Quyên
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ủy ban nhân dân UBND Quản lý nhà nước QLNN
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 ChƯơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.................... 8 1.1.1. TínngƯỡng.................................................................................... 8 1.1.2. Mê tín, dị đoan............................................................................... 9 1.1.3. Tôn giáo......................................................................................... 10 1.1.4. Hoạt động tôn giáo........................................................................... 12 1.1.5. Quản lý Nhà nước đốivới hoạt độngtôn giáo.................................... 13 1.2. NỘI DUNG, CHỦ THỂ, ĐỐITƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO............................................................................................ 15 1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo....................... 15 1.2.2. Chủ thể và đốitƯợng quản lý nhà nước đốivới hoạt động tôn giáo..... 16 1.3. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO............................................................................................................ 18 13.1. Thực hiện chức năng của Nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực ...... 18 13.2. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.......................................... 23 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC CHO THỊ XÃ HÀ TIÊN............................................................................................................. 25 1.4.1. Huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang............................................... 25 1.4.2. Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.................................................... 27 1.4.3. Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang .............................................. 31 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hà Tiên .................................. 33 Tiểu kết ChƯơng 1.................................................................................... 34 ChƯơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NUỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
  • 6. 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN........ 36 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...................................................... 36 2.2.2. Phát triển kinh tế.............................................................................. 37 2.2.3. Văn hoá – xã hội.............................................................................. 38 2.2. THỰC TRẠNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN....... 39 2.2.1. Phật giáo ..................................................................................... 40 2.2.2. Công giáo.................................................................................... 41 2.2.3. Tịnh độ cƯ sĩ Phật hội Việt Nam................................................... 42 2.2.4. Cao đài........................................................................................ 43 2.2.5. Phật đƯờngNam tông Minh SƯ đạo............................................. 45 2.2.6. Phật giáo Hoà hảo........................................................................ 46 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN ............... 47 2.3.1. Xây dựng ban hành kế hoạch và hƯớng dẫn thực hiện quản lý nhà nước đốivới hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã.................................... 47 2.3.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhànước đốivới hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã ............................................ 50 2.3.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện quản lý quản lý Nhà nước đốivới hoạt độngtôn giáo........................... 52 2.3.4. Tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc thực hiện pháp luật, chính sách về công tác tôn giáo.................................................................. 53 2.3.5. Tổ chức quản lý đối với nội dung hoạt động tôn giáo cụ thể........... 55 2.3.6. Chống lợi dụng tôn giáo............................................................... 56 2.3.7 Thanh tra, kiểm tra QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã....................................................................................................... 58 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ............................... 62
  • 7. 2.4.1. Kết quả đạt đƯợc......................................................................... 62 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................... 64 Tiểu kết ChƯơng 2.................................................................................... 66 ChƯơng 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN 3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN........................................................................................................ 68 3.1.1. Quan điểm của Đảng về tôn giáo .................................................. 68 3.1.2 Xu hƯớng phát triển của tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên........................................................................................... 73 3.1.3. PhƯơng hƯớng quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên.................................................. 76 3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN............................................... 78 3.2.1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã....................................................................................................... 79 3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp trên địa bàn Thị xã................................................................. 80 3.2.3. Đổi mới nội dung và phƯơng thức tuyên truyền, vận động đối với đồng bào có đạo trên địa bàn Thị xã........................................................... 81 3.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo trên địa bàn Thị xã..................................................... 84 3.2.5. Tăng cƯờng phốihợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo với các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của Thị xã ...... 86 3.2.6. Xây dựng, cố hệ thống chính trị ở cơ sở, chống lợi dụng tôn giáo
  • 8. trên địa bàn Thị xã .................................................................................... 87 3.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã ....................................................................... 89 3.5 KHUYẾN NGHỊ................................................................................. 90 3.5.1. Với các cơ quan chức năng ở Trung Ương .................................... 90 3.5.2. Với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang............................. 91 Tiểu kết ChƯơng 3.................................................................................... 92 KẾT LUẬN.............................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 95 PHỤ LỤC................................................................................................. 100
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Tôn giáo vừa là một thực thể xã hội vừa là tổ chức xã hội. Tôn giáo tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của một quốc gia, một địa phƯơng. Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loại ngƯời đã chứng minh vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội và khẳng định tôn giáo đã, đang và sẽ tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội. Thời gian gần đây, tình hình tôn giáo ở nhiều quốc gia, châu lục, trong đó có Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo đang có xu hƯớng phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Tình hình tôn giáo đã và đang diễn biến theo nhiều khuynh hƯớng, góc độ khác nhau. Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, theo Ban Tôn giáo Chính phủ ở Việt Nam hiện nay có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngƯỡng, tôn giáo; có 14 tôn giáo với 38 tổ chức, 1 pháp môn tu hành đƯợc nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, gần 24 triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số cả nước. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung còn nhiều tồn tại nổi lên nhƯ: Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động tôn giáo chƯa hoàn thiện. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp có nhiều điểm chƯa phù hợp với nhiệm vụ đƯợc giao. Nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với tôn giáo còn đa chiều. Tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo, tín ngƯỡng liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành còn chậm. Trong thực tế hoạt động lợi dụng tín ngƯỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra. Kiên Giang là một địa phƯơng có vị thế quan trọng của đất nước và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, có nhiều tôn giáo và có đông đồng bào dân
  • 10. 2 tộc (chủ yếu là Khmer, Hoa) sinh sống; đang trong quá trình phát triển toàn diện trên các mặt tƯơng xứng với vị thế và tiềm năng của mình. Thời gian qua, Kiên Giang đã đạt đƯợc nhiều kết quả quan trọng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cũng còn những yếu kém, hạn chế nhất định; hoạt động tôn giáo trên địa bàn vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hƯởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật biểu hiện ở nhiều nơi, nhiều nội dung, có những biểu hiện khác thƯờng; xử lý vi phạmcủa cơ quan chức năng còn lúng túng, trách nhiệm thiếu rõ ràng, minh bạch; các thế lực thù địch luôn lợi dụng hoạt động tôn giáo để thực hiện ý đồ, âm mƯu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta. Thị xã Hà Tiên là vùng đất nằm ở cực Tây Nam của Tổ quốc, là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Kiên Giang, đƯợc định danh cách đây hơn 300 năm gắn liền với dòng học Mạc. Theo dòng chảy lịch sử, địa giới hành chính của Hà Tiên qua từng thời kỳ có những thay đổi khác nhau. Từ 1998 đến nay, Hà Tiên là đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã Hà Tiên) thuộc tỉnh Kiên Giang, có 7 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 02 xã, phƯờng biên giới và 01 xã đảo. Đời sống văn hóa của ngƯời dân Hà Tiên phong phú, đa dạng là do vùng đất mới đƯợc khai phá nên đƯợc tiếp cận với nhiều nền văn hóa khi cộng đồng dân cƯ ở các nơi khác đến sinh sống mang lại. Trãi qua hơn 3 thế kỷ hình thành và phát triển vùng đất Hà Tiên thì Tôn giáo cũng đồng hành phát triển. Đặt nền móng đầu tiên cho tôn giáo Hà Tiên phải kể đến là Phật giáo. Là Thị xã có diện tích nhỏ, dân số ít nhƯng có vị thế quan trọng về kinh tế, văn hoá, quốc phòng của tỉnh Kiên Giang, là địa bàn có nhiều tôn giáo và tín ngƯỡng. Có đƯờng biên giới giáp ranh với VƯơng quốc Campuchia nên cóđôngđồng bào dân tộc sinh sống, đa số đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông.
  • 11. 3 Với những lý do trên, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nhƯ làm sao, làm thế nào để làm tốt công tác tôn giáo, QLNN về tôn giáo và phải đƯợc lý giải trên cơ sở khoa học đối với một quốc gia, một địa phƯơng trong đó có tỉnh Kiên Giang, thị xã Hà Tiên. Vì vậy, học viên chọn: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tôn giáo nói chung, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói riêng là vấn đề đƯợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu dƯới nhiều gốc độ khác nhau, bản thân học viên đã tiếp cận nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách khoa học, bài báo, luận văn, đề tài, …. đã xuất bản và công bố, trong đó có: Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữu (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb. Tôn giáo. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb. Tôn giáo. Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2010), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác tôn giáo (lƯu hành nội bộ). Nguyễn Thanh Xuân (2013), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo. Tỉnh hội phật giáo Kiên Giang (2002), Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang, Nbx. Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thanh Xuân (2013), Đạo Cao đài hai khía cạnh lịch sử và tôn giáo, Nbx. Tôn giáo. Các công trình trên đã đóng góp xuất sắc vào nghiên cứu khoa học về tôn giáo, hoạt động tôn giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo với nhiều gốc độ khác nhau nhƯ: quan điểm của Đảng và nhà nước ta về tôn giáo và quản lý lý nhà nước về tôn giáo; khái quát một số tôn giáo lớn ở Việt Nam;
  • 12. 4 làm rõ thêm lịch sử một số cơ sở thờ tự trong tỉnh Kiên Giang; nội dung, phƯơng thức trong công tác vận động tôn giáo. * Một số luận văn chuyên ngành về tôn giáo nhƯ : Trịnh Lâm Đồng (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, Luận văn Cao học, Học Viện Hành chính Quốc gia. Thái Châu Báu (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn cao học, Học viện Hành chính quốc gia. Phan Thị PhƯơng Mai (2011) “Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáotrên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội ”, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trần Thanh Tùng (2013), Tổ chức Giáo phận XuânLộc - Những vấn đề đặt ra hiện nay, Luận văn cao học, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Đăng Bản (2013), Công tác đấu tranh chống lợi dụng đạo Tin Lành ĐêGa ở Tây nguyên hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. DƯơng Đình Văn (2012), Công tác tranh thủ hàng giáo sĩ đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh NghệAn thực trạng và giải pháp”, Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đào Xuân Hồng (2013), Ảnh hưởng của cộng đồng Vatican II (1962 – 1965) đối với đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, luận văn Cao học, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Các luận văn, đề tài nêu trên là những công trình nghiên cứu thực tiễn ở một số địa phƯơng, tập trung vào một số tôn giáo lớn ở nước ta, các công
  • 13. 5 trình đó đã có đóng góp to lớn vào lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, các công trình trên chƯa đề cập đến vấn đề QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên. Kế thừa các công trình trên về cơ sở khoa học QLNN về tôn giáo và một số kinh nghiệm, giải pháp QLNN về tôn giáo luận văn tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề mới, nhất là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở địa bàn biên giới, có nhiều cơ sở thờ tự tín ngƯỡng là di tích, đồng thời cũng có nhiều địa điểm tham quan, du lịch là cơ sở thờ tự, tín ngƯỡng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan làm rõ lý luận và thực tiễn quản nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo; áp dụng trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; từ đó luận văn đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã. 3.2. Nhiệm vụ Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo. - Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay. - Phân tích phƯơng hƯớng và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên trong thời gian tới. 4. ĐốitƯợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 14. 6 Đối tƯợng nghiên cứu của Luận văn là quản lý nhà nước nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên giang - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên giai đoạn 2010-2016. - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo theo quy đinh của pháp luật hiện hành; gồm các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên: Phật Giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Phật đƯờng Nam tông Minh SƯ đạo và Tịnh độ cƯ sĩ Phật hội. 5. PhƯơng pháp luận và phƯơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở Nghị quyết, phƯơng hƯớng, đƯờng lối, chủ trƯơng, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tín ngƯỡng, tôn giáo và quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo thời kỳ đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, luận văn sử dụng những phƯơng pháp nghiên cứu sau: - PhƯơng pháp sƯu tầm tƯ liệu; - PhƯơng pháp phân tích; - PhƯơng pháp tổng hợp; - PhƯơng pháp thống kê; - PhƯơng pháp quan sát thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận Luận văn hệ thống hoá góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo.
  • 15. 7 6.2. Về thực tiễn - Phân tích những yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội có tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên; - Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; tìm ra những hạn chế, nguyên nhân trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay. - Phân tích phƯơng hƯớng và đề xuất một số giải pháp quàn lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung của Luận văn kết cấu gồm 3 chƯơng: ChƯơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. ChƯơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên. ChƯơng 3: PhƯơng hƯớng và giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạtđộngtôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
  • 16. 8 ChƯơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.1. NHỮNG KHAI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1.1.1. Tín ngƯỡng - Tín ngƯỡng là vấn đề đƯợc nhiều nhà khoa học trong nước cũng nhƯ trên thế giới nghiên cứu với nhiều công trình có giá trị, tiếp cận dƯới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, tín ngƯỡng đƯợc hiểu và phân ra hai loại với sựkhác nhau về tính chất và nguồn gốc, đó là tín ngƯỡng dân gian và tín ngƯỡngtôn giáo. Tín ngƯỡng dân gian là hình thức tín ngƯỡng hình thành, tồn tại lâu đời, mang tính truyền thống trong xã hội, thể hiện sự ngƯỡng mộ, tôn trọng, thờ cúng thế hệ trƯớc nhƯ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, ngƯời có công với đất nước, vùng miền, địa phƯơng, các vị thần đất, thần sông, thần núi,... Các hoạt động tín ngƯỡng dân gian đã mang lại nhiều giá trị lịch sử, truyền thống, văn hoá, đạo đức, nghĩa cử nhân văn, tốt đẹp rất đáng trân trọng. Luật Tín ngƯỡng, tôn giáo năm 2016 tại Khoản 1, Điều 2 nêu rõ: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.”[46, tr.8]. Rõ ràng, tín ngƯỡng dân gian là đạo lý, có những điểm gần với tôn giáo nhƯng tín ngƯỡng dân gian không phải là tôn giáo, nhận định này sẽ đƯợc làm sáng rõ hơn khi đi vào phân tích khái niệm tôn giáo tiếp theo. Khái niệm tín ngƯỡng tôn giáo đƯợc hiểu là việc tin theo một tôn giáo nào đó hay tín ngƯỡng tôn giáo là niềm tin của con ngƯời vào những điều thiêng liêng, huyền bí, vƯợt khỏi thế giới tự nhiên, bản thân ngƯời tin biết là có chứ không chứng minh đƯợc việc có thật hay không. NhƯ vậy, tín ngƯỡng
  • 17. 9 tôn giáo là việc tin, sùng một tôn giáo (đạo) nào đó, đối tƯợng đƯợc sùng bái,thờ cúng của ngƯời mộ đạo đối với một “giáo chủ”, đây là nguồn gốc của tôn giáo. Do đó, cả hai khái niệm tín ngƯỡng dân gian và tín ngƯỡng tôn giáo đềucó điểm chung là việc có niềm tin, tôn thờ một “thế giới bên kia” khác với thếgiới thực tại mà con ngƯời đang sống. Những mặt khác nhau của hai khái niệm tín ngƯỡng dân gian và khái niệm tín ngƯỡng tôn giáo ở nguồn gốc hìnhthành, bản chất và vai trò của nó đối với đời sống xã hội. - Hoạt động tín ngưỡng, theo Khoản 2, Điều 2, Luật tín ngƯỡng, tôn giáo năm 2016 thì “hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội”[46, tr.8]. 1.1.2. Mê tín, dị đoan Khi nói đến mê tín, dị đoàn ngƯời ta thƯờng nghỉ ngày đến việc tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên nhƯ: bói toán, chữa bệnh bằng phù phép... dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mê tín dị đoan là tệ nạn đồng bóng, bói toán, cầutrời, cầuđảo, rƯớc sáchquálinh đình, cúngbáixa xỉ, tốnkém của nhân dân. NgƯời chỉ rõ nguyên nhân mê tín, dị đoan: Trước hết, là những hủ tục do chế độ thực dân, phong kiến để lại. Ở miền núi đang còn nhiều phong tục không tốt do bọn phong kiến để lại nhƯ: ma chay, cúng bái rất tốn kém, cƯới vợ, gả chồng quá sớm; vệ sinh phòng bệnh còn kém. Đó là những mê tín và hủ tục nên xoá bỏ, để xây dựng mỹ tục thuần phong.
  • 18. 10 Hai là, mê tín dị đoan là do trình độ dân trí quá thấp, không phân biệt đƯợc đúng sai trong những luận điệu tuyên truyền nhảm nhí của một số kẻđầu cơ trục lợi. Để loại bỏ mê tín, dị đoan phải nâng cao trình độ học vấn… Ba là, mê tín, dị đoan là tệ nạn do “một số ngƯời đồng bóng lạc hậu mê tín bị những kẻ xấu lợi dụng để xoay tiền”. Để khắc phục tệ nạn mê tín dị đoan, theo Hồ Chí Minh phải đi đôi với việc xây dựng nếp sống văn hoá mới, xây dựng thuần phong mỹ tục. Phải nghiên cứu cho rõ phong tục mọi nơi trƯớc là để gây cảm tình và sau là để dần dần giải thích cho họ hết mê tín. Cán bộ, đảng viên không xúc phạm đến phong tục, tín ngƯỡng của nhân dân, phải tuyệt đối tôn trọng niềm tin tôn giáocủa quần chúng. Theo Giáo trình Quản lý nhà nước (QLNN) về tôn giáo và dân tộc của Khoa QLNN về xã hội thuộc Học viện Hành chính quốc gia thì: “Mê tín, dị đoan là hai khái niệm thường được dùng cặp đôi trong Tiếng Việt, để chỉ một niềm tin mù quáng như: bói toán, đồng cốt, gọi hồn, những điểm lạ…và coi đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là những gì trái với lợi ích của xã hội, nó gây thiệt hại cho chính những người tin theo mê muội”[17, tr.9]. NhƯ đã phân tích nêu trên, ta có thể hiểu các hành vi mê tín dị đoan trong đời sống xã hội vô cùng đa dạng. Có những hành vi theo quan niệm cá nhân và có những hành vi theo quan niệm của một nhóm ngƯời, một địa phƯơng, một vùng hoặc một cộng đồng dân tộc. Có thể nói mê tín dị đoan là một hiện tƯợng xã hội xuất hiện ở mọi nơi. Mê tín, dị đoan là một hiện tƯợng phản văn hóa nên cũng là một hiện tƯợng phản khoa học. 1.1.3. Tôn giáo Tôn giáo là một khái niệm, định nghĩa mà từ trƯớc đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học đề cập, tiếp cận dƯới những gốc độ, khía cạnh khác nhau, nhƯng nhìn chung các khái niệm, định nghĩa về tôn giáo đều có
  • 19. 11 những điểm tƯơng đồng nhất định. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo: Các nhà thần học cho rằng: “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con ngƯời”. Khái niệm mang dấu hiệu đặc trƯng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”. Một số nhà tâm lý học lại cho rằng: “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chƯa từng cô đơn thì anh chƯa bao giờ có tôn giáo”. Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”[12, tr.569]. Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”[13, tr.437]. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh niềm tin của con ngƯời vào lực lƯợng siêu nhiên và chorằng lực lƯợng siêu nhiên này quyết định cuộc sống của họ. Đồng thời, với niềm tin của con ngƯời vào lực lƯợng siêu nhiên nó thể hiện sự bất lực của con ngƯời trƯớc tồn tại xã hội đã sinh ra nó. Từ gốc độ khoa học tổ chức, tôn giáo đƯợc xem là tổ chức có cơ cấuchặt chẽ với hệ thống chức sắc là những ngƯời lãnh đạo chuyên nghiệp, có lựclƯợng đông đảo tín đồ là những ngƯời tin theo tôn giáo đó, có nơi để hành đạo, có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ chặt chẽ. Mỗi tôn giáo có tên riêng, gắn với các thần tƯợng có thật (hay tƯởng tƯợng) để tôn thờ nhƯ Phật giáo (Phật Thích Ca), Công giáo, Tin Lành (Chúa Giê su), Phật giáo Hoà Hảo (Đức Huỳnh Giáo chủ-Huỳnh Phú Sổ), Cao Đài (Ngọc hoàng ThƯợng
  • 20. 12 đế),.v.v... hoạt động tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngƯỡng tôn giáo của ngƯời có đạo. Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể đƯợc thể hiện ở Khoản 5, Điều 2, Luật Tín ngƯỡng, tôn giáo năm 2016 nêu rõ: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”[46, tr.8]. NhƯ vậy, rất khó có thể đƯa ra khái niệm hay định nghĩa tôn giáo một cách hoàn chỉnh, đƯợc mọi ngƯời, mọi nhà nghiên cứu, nhà khoa học công nhận với đầy đủ gốc độ, khía cạnh khác nhau, nhƯng có thể khẳng định tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thƯợng tầng, đề cập đến tôn giáo là nói đến hoạt động của con ngƯời, trong đó thể hiện mối quan hệ giữa hai thế giới thực tế và hƯ ảo, của hai tính trần tục và thiêng liêng, trong đó lực lƯợng siêu nhiên, siêu phàm chi phối đời sống vật chất và tinh thần hàng ngày của con ngƯời (tín đồ). 1.1.4. Hoạt động tôn giáo Có tôn giáo là có hoạt động tôn giáo, hoạt động tôn giáo để duy trì sự tồn tại và phát triển của tôn giáo. Hoạt động tôn giáo là tiến hành việc đạo, theo một giáo luật, giáo lý, giáo lễ của một tôn giáo cụ thể; đƯợc hƯớng dẫn bởi ngƯời có chức năng, nhiệm vụ hƯớng dẫn hay việc tự hành lễ của tín đồ, diễn ra tại nơi thờ tự hay tại tƯ gia của tín đồ. Theo pháp luật Việt Nam, tại Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngƯỡng, tôn giáo 2016 đã ghi rõ khi đề cập đến khái niệm hoạt động tôn giáo: “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo” [46, tr.9]. Hoạt động truyền bá tôn giáo là tuyên truyền những lý lẽ về nguồn gốc, sự ra đời, luật lệ của các tổ chức tôn giáo. Thông qua những hoạt động truyền giáo, niềm tin đối với các tín đồ đƯợc củng cố và các giáo luật đƯợc thực hiện. Đối với những tín đồ mới tham gia hay với những ngƯời chƯa phải tín
  • 21. 13 đồ thì các hoạt động truyền bá tôn giáo còn với mục đích giúp họ hiểu, tin, theo tôn giáo và gia tăng về số lƯợng các tín đồ. Sinh hoạt tôn giáo là việc bài tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo đƯợc hiển là hoạt động của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thoả mãn đức tin tôn giáo của cá nhân hay cộng đồng tín đồ. Hoạt động quản lý, tổ chức tôn giáo nhằm thực hiện quy định của giáo luật, thực hiện hiến chƯơng, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo. Trong các hoạt động trên việc phân biệt ranh giới giữa hoạt động truyền đạo với hoạt động hành đạo cũng chỉ là tƯơng đối, đã có không ít những trƯờng hợp hành đạo có truyền đạo. 1.1.5. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Quản lý là hoạt động xuất hiện rất lâu trong lịch sử hình thành của nhân loại, khi con ngƯời phải liên kết nhau để chống chọi với thiên nhiên, cải tạo thế giới, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình. Hoạt động quản lý hình thành từ đòi hỏi tự nhiên của quá trình lao động nhằm bảo đảm cho con ngƯời cố kết lại để phát huy sức mạnh của số đông trƯớc nhu cầu tồn tại trƯớc môi trƯờng, điều kiện, hoàn cảnh khắc nghiệt. Dầndần khi lực lƯợng sản xuất phát triển thì đòi hỏi con ngƯời có sự phân công, phối hợp bài bản hơn, nhằm phát huy hiệu quả lao động, từ đó hoạt động quảnlý ra đời đáp ứng nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con ngƯời và xã hội loài ngƯời. Quản lý, do đó, đƯợc hiểu là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƯợng quản lý nhằm đạt đƯợc mục tiêu của chủ thể quản lý đề ra. Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lƯợng sản xuất, xã hội dần phân chia thành nhiều giai cấp, và cũng dần xuất hiện giai cấp đối kháng, chiếm giữ tƯ liệu sản xuất để phục vụ lợi ích của giai cấp mình, từ đó phát sinh mâu thuẫn;
  • 22. 14 đến khi mâu thuẫn đến mức đối kháng và không thể điều hoà đƯợc, nhà nước xuất hiện với vai trò là tổ chức mang tính trấn áp giai cấp để bảo đảm cho sự thống trị của giai cấp thống trị. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, một dạng quản lý đặc biệt để xã hội vận hành theo mục đích, định hƯớng của giai cấp thống trị, hoạt động QLNN xuất hiện từ đây. Hoạt động QLNN đƯợc hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt nhằm thực hiện chức năng quản lý của nhà nước. Trong đó, hệ thống cơ quan nhà nước, bao gồm lập pháp, hành pháp, tƯ pháp, sử dụng quyền lực nhà nước để tác động, điều chỉnh các hành vi của con ngƯời, của tổ chức trong xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý của nhà nước. Theo nghĩa này, việc QLNN đối với hoạt động tôn giáo đƯợc hiệu là quátrình các cơ quan nhà nước, bao gồm lập pháp, hành pháp, tƯ pháp, sử dụng quyền lực nhà nước để tác động, điều chỉnh, hƯớng dẫn các hoạt động của cá nhân, tổ chức tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật nhằm đạt đƯợcmục tiêu của nhà nước. Theo nghĩa hẹp, QLNN tức là: “hoạt động thực thi quyền hành pháp nhà nước; là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƯời do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung Ương đến cơ sở tiến hành nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật”. Theo nghĩa này, QLNN đối với hoạt động tôn giáo là hoạt động thực thi quyền hành pháp, là sự tác động, điều chỉnh có tổ chức bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các hoạt động của các cá nhân, tổ chức tôn giáo do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung Ương đến cơ sở (Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp) tiến hành. NhƯ vậy, dù đƯợc hiểu với nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, QLNN đối với hoạt động tôn giáo vẫn có điểm chung là sử dụng quyền lực nhà nước, một
  • 23. 15 dạng quyền lực đặc biệt của xã hội để tác động, điều chỉnh hoạt động tôn giáo, để hoạt động tôn giáo đƯợc tiến hành theo quy định pháp luật. Ở đây, cần phân tích thêm, QLNN đối với hoạt động tôn giáo cũng là một dạng quản lý xã hội của nhà nước, nhƯng nó có liên quan đối tƯợng là cánhân, tổ chức tôn giáo hoạt động, có ảnh hƯởng rất lớn đến số đông, rất đông tín đồ, nên có biểu hiện của sự nhạy cảm chính trị, do đó hình thức, biện pháp quản lý phải linh hoạt, mềm dẽo, do tính đặc thù của tôn giáo rất đáng đƯợc chú ý. Để một mặt, nhà nước thực hiện tốt công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, bảo đảm đạt đƯợc mục tiêu của nhà nước, cho các tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật; mặt khác, cũng tạo điều kiện cho tôn giáo hoạt động theo giáo lý, giáo luật, tôn chỉ mục đích của tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tín ngƯỡng tôn giáo của ngƯời theo đạo. 1.2. NỘI DUNG, CHỦ THỂ, ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO 1.2.1. Nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm rất nhiều nội dung, với tính cách là một quy trình QLNN đối với hoạt động tôn giáo thì bao gồm những nội dung sau đây: Xây dựng chiến lƯợc dài hạn, kế hoạch năm năm và hàng năm; Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Qui định tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động tôn giáo; Qui định về việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo; Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dƯỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo. Nội dung cụ thể của QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các nội dung: Quản lý việc đăng ký sinh hoạt tín ngƯỡng, tôn giáo; Quản lý việc đăng
  • 24. 16 ký hoạt động và công nhận tổ chức tôn giáo; Quản lý việc đăng ký ngƯời vào tu, hoạt động của dòng tu, hội đoàn tôn giáo; Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; cách chức, bãi nhiệm, thuyên chuyển trong tôn giáo; Quản lý về đại hội, hội nghị của tổ chức tôn giáo; Quản lý việc xây, sửa, cải tạo công trình tôn giáo: đất đai, tài sản tôn giáo; hoạt động in ấn, xuất bản, phát hành các ấn phẩm tôn giáo; Quản lý việc kinh doanh, xuất, nhập khẩu kinh sách, đồ dùng việc đạo; Quản lý việc mở trƯờng, lớp đào tạo, bồi dƯỡng những ngƯời hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, giải thể trƯờng đào tạo; Quản lý việc quyên góp; hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo; Quản lý việc quan hệ quốc tế của các tổ chức và cá nhân tôn giáo; Quản lý về việc đình chỉ hoạt động tôn giáo. Theo Điều 60, Mục 1, ChƯơng VIII, Luật Tín ngƯỡng, tôn giáo năm2016 quy định: “1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Quy định tổ chức bộ máyquản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luậtvề tín ngưỡng, tôn giáo. 4. Phổ biến, giáo dục pháp luậtvề tín ngưỡng, tôn giáo. 5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. 6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luậtvề tín ngưỡng, tôn giáo. 7. Quan hệquốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.”[46, tr.64] 1.2.2. Chủ thể và đối tƯợng QLNN đối với hoạt động tôn giáo * Chủ thể QLNN đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam gồm: - Một là, các cơ quan quyền lực nhà nước. Theo Điều 69, ChƯơng V của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
  • 25. 17 nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 113, ChƯơng IX Hiến pháp 2013 quy định: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phƯơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phƯơng bầu ra, chịu trách nhiệm trƯớc Nhân dân địa phƯơng và cơ quan nhà nước cấp trên. - Hai là, các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. - Ba là, các cơ quan tƯ pháp: (gồm các cơ quan xét xử nhƯ: Tòa án nhândân tối cao, Tòa án quân sự, các tòa án nhân dân địa phƯơng, tòa án đặc biệt và các tòa án khác do luật định; Các cơ quan kiểm sát nhƯ: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát quân sự, Viện Kiểm sát nhân dân địa phƯơng). Theo nghĩa hẹp, chủ thể QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp gồm: + Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trƯớc Quốc hội và báo cáo công tác trƯớc Quốc hội, Chủ tịch nước. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Chính phủ đƯợc quy định chi tiết trong Điều 96 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. + UBND các cấp. Theo khoản 2 Điều 113 Hiến pháp 2013 quy định: UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phƯơng, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. + Các cơ quannhànước, tổ chức, cánhân đƯợc Nhà nước trao quyền quản lý nhƯ Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên vàMôi trƯờng ...
  • 26. 18 * Về đối tượng QLNN đối với tôn giáo là hoạt động tôn giáo của các: - Tổ chức tôn giáo. Ở Việt Nam, tổ chức tôn giáo đƯợc coi là tổ chức xã hội. Bởi vậy, việc hình thành, sát nhập, giải thể…phải tuân thủ quy trình của pháp luật. - Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. Là công dân Việt Nam, tín đồ, chức sắc tôn giáo, nhà tu hành vừa mang những đặc điểm chung của ngƯời Việt Nam, nhƯng cũng mang những nét đặc trƯng riêng của ngƯời có đạo. - Đối tƯợng QLNN về tôn giáo còn có cả cơ sở vật chất phục vụ các sinhhoạt tôn giáo nhƯ: đình, chùa, nhà thờ, văn miếu, văn thánh ... Cơ sở thờ tự không đơn giản chỉ là một thực thể vật chất mà còn bao hàm ý nghĩa và giá trịvăn hóa tinh thần thiêng liêng. Ngoài ra còn có các công trình khác có liên quan phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng giáo dân, nó là tài sản của giáo hội, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo, đƯợc Nhà nước cấp giấy chứng nhận và giao cho các tổ chức tôn giáo quản lý. 1.3. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.3.1. Thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực Trong quá trình QLNN đối với hoạt động tôn giáo có một số quan điểm cho rằng, hoạt động tôn giáo là hoạt động mang tính nội bộ của tôn giáo, nhà nước không cần phải quản lý, nếu có sự quản lý của nhà nước thì tự do tôn giáo sẽ không còn. NhƯng thực tế hiện nay cho thấy, ở bất cứ quốc gia nào, nhà nước nào, ở đâu có hoạt động tôn giáo thì ở đó có sự quản lý của nhà nước, trong đó có Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Song sự điều chỉnh ở mỗi quốc gia là khác nhau vì trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích của quốc gia dân tộc nên việc quản lý, điều chỉnh của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là cần thiết. Tuy nhiên, tăng cƯờng QLNN đối với hoạt động tôn giáokhông có nghĩa là hạn chế quyền tự do tín ngƯỡng, tôn giáo của công dân.
  • 27. 19 Thông qua QLNN đối với hoạt động tôn giáo, hoạt động tôn giáo chính đáng, hợp pháp sẽ đƯợc nhà nước bảo hộ; những hoạt độnglợi dụng tín ngƯỡng, tôn giáo để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Nhà nước ta đã nhận định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Tuy nhiên tôn giáo cũng mang những hạn chế, tiêu cực, nhƯ hạn chế trong việc nhận thức thế giới khách quan, các nhà kinh điển Mácxít đã chỉ ra “NhƯng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ánh hƯ ảo vào trong đầu óc của con ngƯời”. Tôn giáo thƯờng bị những kẻ xấu lợi dụng vì mục đích chính trị đen tối, tôn giáo có khả năng liên kết con ngƯời trong một cộng đồng cùng tín ngƯỡng, nhƯng cũng có thể đẩy ngƯời ta đến chỗ nghi kị, đối đầu, hận thù và xung đột gây nên những thảm hoạ cho nhân loại… Để bảo đảm quyền tự do tín ngƯỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực trong tôn giáo, Nhà nước cần tăng cƯờng công tác quản lý, để các hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp với ý chí của nhà nước, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và nhu cầu tâm linh tinh thần của quần chúng. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, cần thiết phải tăng cƯờng công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, quá trình đổi mới ở đất nước ta đang diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Trong lĩnh vực tôn giáo, ngay khi hoà bình đƯợc lập lại ở miền Bắc, Nhà nước ta đã khẳng định “Chínhphủ bảo đảm quyền tự do tín ngƯỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai đƯợc vi phạm quyền tự do ấy. Mỗi ngƯời Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào” Trong những năm gần đây, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo
  • 28. 20 ngày càng rõ ràng và chứa đựng những nội dung mới, các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước đều nhìn nhận “Tín ngƯỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng, công tác QLNN đối với các hoạt động tôn giáo cần phải đƯợc tăng cƯờng để đáp ứng đƯợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, đáp ứng các quá trình cải biến cách mạng trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ hai, thực tiễn QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta trong thời gian vừa qua đã cho thấy, chính quyền và đội ngũ cán bộ có trách nhiệm ở một số nơi chƯa nhận thức đúng và quán triệt đầy đủ các chủ trƯơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề tôn giáo. Trong quản lý có nơi còn chủ quan, nóng vội và đơn giản khi giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo, dẫn đến vi phạm quyền tự do tín ngƯỡng, tôn giáo của nhân dân;có nơi lại thụ động, buông lỏng quản lý dẫn tới các hoạt động tôn giáo lấn lƯớt chính quyền, kỷ cƯơng, phép nước không đƯợc giữ nghiêm. Vì những lý do trên, cần phải tăng cƯờng QLNN đối với hoạt động tôn giáo, một mặt khắc phục đƯợc những lệch lạc, phiến diện trong công tác quản lý; mặt khác vừa đảm bảo quyền tự do tín ngƯỡng, tôn giáo của nhân dân và góp phần đƯa các hoạt động của tôn giáo theo đúng qui định của pháp luật. Thứba, hiện nay trƯớc yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước và yêu cầu xây dựng, bổ xung, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về quản lý các hoạt động tôn giáo đang đặt ra rất cấp thiết. Nhà nước Việt Nam từ khi xây dựng theo con đƯờng dân chủ, cộng hoà và sau này là Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa, thì hệ thống pháp luật chính là cơ sở cho QLNN đối với các hoạt động xã hội nói chung và đối với hoạt động tôn giáo nói riêng.
  • 29. 21 Ngày nay Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội đã đƯợc luật hoá một cách cụ thể. Trong đó QLNN đối với hoạt động tôn giáo đƯợc Đảng và Nhà nước ta xác định là những chính sách xã hội quan trọng, có tính đặc thù, vì vậy cải cách hệ thống pháp luật quản lý các hoạt tôn giáo là một yêu cầu khách quan. Hệ thống luật pháp về QLNN đối với hoạt động tôn giáo là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiện nay hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động tôn giáo ở nước ta đã có những bƯớc phát triển đáng kể, ngày càng hoàn thiện, cơ bản đáp ứng đƯợc yêu cầu đảm bảo quyền tự do tín ngƯỡng, tôn giáo của công dân. Cụ thể từ khi có Nghị quyết 24-NQ/TW/1990 của Bộ Chính trị Về tăng cƯờng công tác tôn giáo trong tình hình mới ra đời, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Đặc biệt năm 2004, Pháp lệnh Tín ngƯỡng, Tôn giáo đƯợc ban hành, gần đây nhất là Luật tín ngƯỡng, tôn giáo năm 2016 đây là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất về quản lý và điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo. Bên cạnh đó những qui định pháp lý liên quan đến hoạt động tôn giáo còn nằm trong những qui định của văn bản pháp luật về dân sự, về đất đai, về bảo tồn, bảo tàng, về xây dựng…Đây là những cơ sở pháp lý để Nhà nước ta thực hiện chức năng QLNN đối với các hoạt động tôn giáo và là những minh chứng cụ thể đấu tranh với các thế lực thù địch vu cáo Nhà nước ta vi phạm tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền, góp phần ngăn chặn hành vi lợi dụng tôn giáo. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, “Hệ thống pháp luật về tôn giáo đang trong quá trình hoàn thiện nên chƯa bao quát hết đƯợc một số nội dung nhữnghoạt động tôn giáo”. Vì vậy trƯớc yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, và trƯớc yêu cầu của công tác tôn giáo hiện
  • 30. 22 nay, việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về QLNN đối với hoạt động tôn giáo cần tiếp tục đƯợc củng cố và hoàn thiện. Thứ tư, xuất phát từ âm mƯu và hoạt động triệt để lợi dụng các sơ hở thiếu sót của ta trong QLNN đối với tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo của các thế lực thù địch. Hiện nay các Nghị quyết của Đảng, Nghị định, Pháp lệnh của Nhà nước đã qui định cụ thể từng lĩnh vực của hoạt động tôn giáo. NhƯng do nhận thức của một số cán bộ đảng viên chƯa thống nhất, nên các giải pháp chỉ đạo và thực hiện đã nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau. Việc xem xét sinh hoạt của một số cơ sở đạo không đƯợc đảng bộ và chính quyền sở tại chấp nhận, thậm chí không muốn thừa nhận việc theo đạo của một số đồng bào; các cấp uỷ còn chƯa quan tâm lãnh đạo đúng mức việc xây dựng lực lƯợng quần chúng cốtcán; một số nơi lực lƯợng nòng cốt chính trị mỏng, nên hoạt động lúng túng và khả năng tập hợp quần chúng thấp; công tác tranh thủ chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo chƯa đƯợc quan tâm, nên công tác này không thƯờng xuyên và kém hiệu quả; bộ máy làm công tác tôn giáo của các cấp chính quyền ở nhiều địa phƯơng chƯa đƯợc chú trọng, vì vậycông tác quản lý các hoạt động tôn giáo còn nhiều bất cập, buông lỏng. Với những lý do trên đã cho thấy công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo của chúng ta vẫn còn nhiều thiếu sót, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo quần chúng để phát triển đạo trái pháp luật. Các sự kiện tại Tây Nguyên năm 2001 và tháng 4 năm 2004 là minh chứng rõ ràng về thủ đoạn lợi dụng tôn giáo,dân tộc của các thế lực thù địch để chia rẽ dân tộc, chống phá chế độ. Hiện nay một số phần tử chống đối, cực đoan trong tôn giáo đang tổ chức lực lƯợng, câu kết với nước ngoài, tích cực tìm hiểu và khai thác những sơ hở thiếu sót trong công tác tôn giáo của ta. Chúng đƯa ra những kết luậnsai sự thật, cho rằng Việt Nam vi phạm tôn giáo, vi phạm nhân quyền, với
  • 31. 23 mục đích duy nhất là chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Việc tuyên truyền phát triển đạo một số nơi khác vẫn diễn biến phức tạp. Từ những thực tế nhƯ phân tích ở trên, đòi hỏi chúng ta phải tăng cƯờngQLNN đối với hoạt động tôn giáo, qua đó nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngƯỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân, mặt khác, phải luôn cảnh giác chống lại âmmƯu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch. 1.3.2. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội Yêu cầu của QLNN đối với hoạt động tôn giáo không chỉ xuất phát từ ý chí của nhà nước mà còn xuất phát từ thực tế khách quan của sự hình thành, tồn tại, phát triển và những ảnh hƯởng của tôn giáo trong lịch sử, hiện tại và tƯơng lai. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là thực thể xã hội, tôn giáo luôn biến động, phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Tôn giáo ra đời từ những tiền đề kinh tế-xã hội, từ nguồn gốc tâm lý và nhận thức, trong đó nguồn gốc kinh tế- xã hội giữ vai trò quyết định. Khi những nguồn gốc làm phát sinh tôn giáo chƯa đƯợc giải quyết, tôn giáo vẫn còn tồn tại. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, tôn giáo ảnh hƯởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội của nhiều quốc gia. Tôn giáo có nhiều chức năng đối với xã hội nhƯ chức năng thế giới quan, chức năng liên kết cộng đồng, chức năng đền bù hƯ ảo, điều chỉnh hành vi đạo đức của con ngƯời,…Thực hiện các chức năng này, tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của con ngƯời, đoàn kết những ngƯời bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống lại những bất công của xã hội, khuyên răn con ngƯời hƯớng thiện, làm điều nhân đức, tránh điều bất nghĩa, bất nhân “… tín ngƯỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Những ảnh hƯởng tích cực của đạo đức tôn giáo cụ thể: Do tôn giáo có sự đồng hành lâu dài với con ngƯời trong lịch sử, nên có thể xem nó nhƯ một phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình phát
  • 32. 24 triển, lan truyền trên bình điện thế giới, tôn giáo không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin của con ngƯời, mà còn có vai trò chuyển tải, hoà nhập văn hóa và văn minh, góp phải duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế. Nó có ảnh hƯởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con ngƯời. Với tƯ cách một bộ phận của ý thức hệ, tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội, cho mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc những biểu hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật chất cũng nhƯ tinh thần. Điều dễ nhận thấy là, những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau về niềm tin, rất xa nhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung là nội dung khuyên thiện. Điểm mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo là, ngoài những điều phù hợp với tình cảm đạo đức của nhân dân, nó đƯợc thực hiện thông qua tình cảm tín ngƯỡng, mềm tin vào giáo lý. Do đó, tình cảm đạo đức tôn giáo đƯợc tín đồ tiếp thu, tạo thành đức tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của họ trong các quan hệ cộng đồng. Hoạt động hƯớng thiện của con ngƯời đƯợc tôn giáo hóa sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn. Đặc biệt, đạo đức tôn giáo đƯợc hình thành trên cơ sở niềm tin vào cái siêu nhiên (ThƯợng đế, Chúa, Thánh Ala) và sau này, Đức Phật cũng đƯợc thiêng hóa, nên các tín đồ thực hành đạo đức một cách rất tự nguyện, tự giác. Sự đan xen giữa hy vọng và sợ hãi, giữa cái thực và cái thiêng đã mang lại cho tôn giáo khả năng thuyết phục tín đồ khá mạnh mẽ. Trên thực tế, chúng ta thấy nhiều ngƯời cung tiến rất nhiều tiền của vào việc xây dựng chùa chiền, làm từ thiện… vốn là những tín đồ tôn giáo. Đạo đức tôn giáo hƯớng con ngƯời đến những giá trị nhân bản, góp phầntích cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân. Bất kỳ tôn giáo nào cũng đề cập đến tình yêu. Tinh thần “từ bi” trong Phật giáo không chỉ hƯớng đến con ngƯời, mà còn đến cả muôn vật, cỏ cây Phật giáo kêu gọi lòng nhân đạo, yêu thƯơng và bảo vệ sự sống. Đặc biệt, trong quan hệ giữa con ngƯời với con
  • 33. 25 ngƯời, Phật giáo muốn tình yêu thƯơng ấy phải biến thành hành động “bố thí”, cứu giúp những ngƯời đau khổ hoặc “nhẫn nhục” để giữ gìn đoàn kết. Tuy nhiên, tình yêu, lòng từ bi mà đạo đức tôn giáo đề cập đến còn chung chung, trừu tƯợng. Các tôn giáo đều muốn san bằng mọi bất công, mâu thuẫn trong xã hội bằng đạo đức. ý tƯởng đó dù tất đẹp, nhƯng khó có thể hiện thực hóa trong cuộc sống trần thế. Song, có thể nói, việc hoàn thiện đạo đức cá nhân mà đạo đức tôn giáo đề ra nhằm hƯớng đến mục đích siêu nhiên, hƯớng đến chốn Thiên đƯờng của Chúa hay cõi Niết bàn của Phật, dẫu sao vẫn có những tác động tích cực đến đạo đức cá nhân và xã hội. 1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỊ XÃ HÀ TIÊN 1.4.1. Huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang Huyện đƯợc thành lập theo Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 29/6/2009 của Chính phủ. Huyện Giang Thành có diện tích 407,443 km² và dân số 28.910 ngƯời với 6.172 hộ. Huyện Giang Thành có biên giới dài 42,8km giáp với Campuchia về phía tây, có cửa khẩu Giang Thành. Huyện Giang Thành có 5 đơn vị hành chính cấp xã. Có 03 dân tộc chủ yếu (Kinh, Khmer, Hoa), trong đó dân tộc khmer chiếm 21,61%; Có 05 tôn giáo đƯợc nhà nước công nhận là Phật giáo, Phật giáo Hoà Hảo, Cao đài Tây Ninh; Tin Lành, Công giáo; với 05 chùa và 02 Ban trị sự; có 16 vị chức sắc, 46 nhà tu hành, 52 vị chức việc và 5.176 tín đồ chiếm 17,9% dân số toàn huyện. - Phật giáo có 16 vị chức sắc, 52 vị chức việc, có 4.738 tín đồ (trong đó tín đồ dân tộc Khmer 3.963 tín đồ) chiếm 16,39% dân số toàn huyện, có 05 cơ sở thờ tự, với tổng diện tích 50.144,5m2, trong đó có 04 cơ sở thờ tự xây dựng trƯớc năm 1975 và 01 cơ sở thờ tự xây dựng sau năm 1975.
  • 34. 26 - Phật giáo Hòa Hảo có 13 vị trị sự viên, có 438 tín đồ, chiếm 1,52% dân số toàn huyện, có 02 Ban trị sự, với tổng diện tích 8.200m2 và đƯợc xây dựng sau năm 1975. - Cao đài Tây Ninh có 129 tín đồ, chiếm 0,45% dân số toàn huyện. - Cao đài Tây Ninh có 03 vị chức sắc. Trêntinh thần thực hiện Nghị quyết25-NQ/TW, BanThƯờng vụ Huyện ủy đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo các cấp và thƯờng xuyên quan tâm chỉ đạo củngcố, kiện toàn, nhằm kịp thờitham mƯu cho cấp ủy, chính quyền về quản lý công tác tôn giáo ở địa phƯơng. Công tác phối hợp giữa ủy ban nhân dân các cấp và các ban, ngành liên quan đƯợc quan tâm thực hiện tốt trong việc tuyên truyền vận động chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo chấp hành các chủ trƯơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; công tác nắm tình hình cũng nhƯ phối hợp giải quyết, xử lý những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng luôn kịp thời, đúng quy định pháp luật. Các vấn đề khó khăn, phức tạp của tôn giáo đều có sự bàn bạc thống nhất cao về chủ trƯơng, biện pháp giải quyết trƯớc khi tham mƯu trình cấp có thẩm quyền quyết định. Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo thƯờng xuyên lãnh đạo và kịp thời cho ý kiến giải quyết những vấn đề phát sinh xảy ra trên địa bàn. Banchỉ đạo cáccấpduytrì họphàngquývàđộtxuấtđểgiải quyếtcác vấn đề tôngiáo, phâncôngnhiệm vụ cụthểcho từngthành viên, tạo sựphốihợp chặtchẽ trong hoạt động. Nhìn chung, tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn ổn định. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã tăng cƯờng tuyên truyền, vận động quầnchúng tín đồ các tôn giáo thực hiện đúng chính sách pháp luật. Công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo đƯợc các cấp chính quyền tăng cƯờng, luôngiải quyết kịp thời các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tôn giáo. Chức sắc, tín đồ, nhà tu hành tin tƯởng vào chủ trƯơng, chính sách của Đảng và Nhà nước, từng bƯớc đƯa hoạt động tôn giáo đi vào ổn định. Các cuộc lễ,
  • 35. 27 đại hội đƯợc tổ chức long trọng, trang nghiêm, thu hút đông đảo tín đồ tham dự; các cơ sở thờ tự đƯợc xây dựng, sửa chữa cải tạo, nâng cấp khang trang hơn. Khối đoàn kết giữa tín đồ và quần chúng không theo đạo đƯợc củng cố, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân tại địa phƯơng. Tình hình an ninh trật tự trongvùng đồng bào có đạo ổn định, bà con tín đồ yên tâm phấn khởi thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh công tác nhân đạo từ thiện, góp phần vào thành tựu chung của toàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh một số hoạt động đáng chú ý vi phạm pháp luật của chức sắc, nhà tu hành vẫn còn xảy ra nhƯ: thuyên chuyển không thực hiện thủtục; xây dựng, sửa chữa các cơ sở thờ tự không xin phép; tranh chấp, mâu thuẩn trong nội bộ tôn giáo. Một số đơn vị chƯa quan tâm đúng mức đến côngtác tôn giáo; việc bố trí cán bộ làm công tác tôn giáo chƯa phù hợp, chƯa đào tạo chuyên sâu; lực lƯợng cán bộ ở cơ sở thiếu ổn định, một số cán bộ trẻ chƯa có nhiều kinh nghiệm nên chƯa thực hiện tốt việc tham mƯu cho cấp ủy,chính quyền đối với công tác tôn giáo. 1.4.2. Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng Huyện Mỹ Xuyên nằm gần Trung tâm tỉnh Sóc Trăng, phía Bắc giáp thành phố Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú, phía Nam giáp thị xã Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp huyện Trần Đề, phía Tây giáp huyện Thạnh Trị. Diện tích tự nhiên là 37.095,15 ha. Dân số: 156.370 nhân khẩu. Huyện bao gồm 10 xã và 01 thị trấn. Huyện Mỹ Xuyên có nhiều dân tộc sống hòa đồng với nhau gồm có dân tộc Kinh 10.211 ngƯời, chiếm 65,36% dân số; dân tộc Khmer 51.807 ngƯời chiếm 33,13% dân số; dân tộc Hoa 4.336 ngƯời, chiếm 2,77% dân số;dân tộc khác 16 ngƯời. Mật độ dân số 421 ngƯời/km2. - Trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên có các tôn giáo: Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông Khmer, Công giáo, Tịnh độ cƯ sĩ, Cao đài, Tin lành và Baha’i, tất cả đều đƯợc Nhà nước công nhận hoạt động.
  • 36. 28 - Tổng số tín đồ của các tôn giáo trên địa bàn huyện có 80.450 tín đồ, bao gồm tín đồ của Phật giáo có 72.316 tín đồ, trong đó có 35.434 nam, 36.882 nữ; Công giáo có 7.527 tín đồ, trong đó có 3.688 nam, 3.839 nữ, dân tộc Khmer có 41 tín đồ; Tịnh độ cƯ sĩ có 327 tín đồ, trong đó 160 nam, 167 nữ ; Cao đài có 48 tín đồ, trong đó 20 nam, 28 nữ; 3 điểm nhóm Tin lành có 161 tín hữu, trong đó 79 nam, 82 nữ, và Baha’i có 71 tín đồ, trong đó 45 nam, 26 nữ. - Về chức sắc, chức việc của các tôn giáo: + Phật giáo Bắc tông có 7 chức sắc, gồm có 1 ThƯợng tọa, 2 Đại đức, 1 Ni sƯ, 3 SƯ cô; về dân tộc kinh có 7 vị; về trình độ văn hóa: 12/12 có 4 vị; 11/12 có 1 vị, 9/12 có 2 vị; trình độ phật học đều học trong nước, sơ cấp 2 vị, trung cấp 2 vị, cao đẳng 01 vị, đại học 02 vị. + Phật giáo Nam tông Khmer có 27 chức sắc, gồm có 3 Hòa thƯợng; 2 ThƯợng tọa, 14 Đại đức, còn lại là tỳ khƯu, sa di; về trình độ văn hóa 12/12 có 06 vị, 11/12 có 01 vị, 10/12 có 03 vị, 9/12 có 07 vị, 8/12 có 04 vị, còn lại từ lớp 6 trở xuống; trình độ Paly đều học trong nước: sơ cấp có 24 vị, trung cấp 03 vị. về chức việc có 13 Ban Quản trị ở 13 Chùa, với 260 thành viên, trong đó có 35 chức việc. + Công giáo có 7 chức sắc, gồm có 7 linh mục, dân tộc kinh 7; trình độ thần học đều học trong nước với 7 đại học; về chức việc có 7 Hội đồng giáo xứ ở 5 nhà thờ, 2 nhà nguyện với 35 thành viên, trong đó có 19 chức việc. + Tịnh độ cƯ sĩ có 2 Ban Y tế phƯớc thiện (HƯng trị tự 13, HƯng khánhtự 15) với 28 thành viên, trong đó có 6 chức việc. + Cao đài có 1 Ban cai quản với 5 thành viên, trong đó có 2 chức việc. + Tin lành có 3 trƯởng nhóm. + Baha’i có Hội đồng tinh thần với 9 thành viên, trong đó có 1 chức việc. - Trên địa bàn huyện có 13 Ban Quản trị chùa Phật giáo Nam tông
  • 37. 29 Khmer, 7 Hội đồng giáo xứ ở các nhà thờ, nhà nguyện đạo Công giáo, 2 Ban Y tế phƯớc thiện của Tịnh độ cƯ sĩ, 1 Ban cai quản đạo Cao đài; 3 điếm nhómTin lành và 1 Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha’i đƯợc cấp phép hoạt động; có7 xã, thị trấn có tổ chức tôn giáo. Tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện nhìn chung có nhiều chuyển biến hơn tích cực, các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước vê tôn giáo. Thể hiện rõ là việc tổ chức các lễ hội, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự... đều có xin phép và đƯợc UBND huyện cho phép tổ chức thực hiện. Mặc khác, các điểm Chùa đều tham gia làm tốt công tác vận động để thực hiện việc từ thiện, nhất là các Chùa, tu viện Phật giáo Bắc tông, Tịnh độ cƯ sĩ... Qua thời gian thực hiện kết quả trên các lĩnh vực nhƯ sau: - Ban ThƯờng vụ Huyện ủy xây dựng chƯơng trình hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, Huyện ủy tổ chức các lớp quán triệt cho cán bộ chủ chốt, đảng viên ban ngành đoàn thể huyện, Ban ThƯờng vụ Huyện ủy giao nhiệm vụ Ban Tuyên giáo Huyện ủy theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết đối với xã, thị trấn, kết quả đảng viên tham gia học tập, bình quân đạt 96,75%. Các Chi, Đảng bộ xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết của Đảng và ChƯơng trình hành động của Ban ThƯờng vụ Huyện ủy thực hiện tại địa phƯơng, đơn vị. Tuyên truyền phô biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. - Cán bộ, đảng viên và các tầng lóp nhân dân nhận thức đúng đắn hơn quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, chính sách của Đảng về công tác Tôn giáo. Công tác Tôn giáo nhằm tăng cƯờng đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đât nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”.
  • 38. 30 - Nhận thức vị trí tầm quan trọng của công tác tôn giáo, các cấp ủy không ngừng tuyên truyền các chủ trƯơng Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước trong nội bộ Đảng và nhân dân. Đặc biệt trong đồng bào Tôn giáo, các vị chức sắc, tín đồ tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động, làm cho các hoạt động Tôn giáo gắn bó với lợi ích dân tộc với đất nước. - Quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội, đầu tƯ cơ sở hạ tầng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đấy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động đi vào chiều sâu, theo dõi giải quyết kịp thời những bức xúc xã hội, thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo, chính sách tự do tín ngƯỡng, phát huy quyền làm chủ nhân dân; đến nay đại bộ phận chức sắc, tín đồ Tôn giáo tƯ tƯởng an tâm tin tƯởng sự lãnh đạo của Đảng, phấn khởi trƯớc sự đổi mới đất nước, của quê hƯơng, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống “tốt đời, đẹp đạo”, đời sống vật chất tinh thần đƯợc nâng lên, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đảng, chính quyền, đoàn thế vững mạnh. - Công tác tập huấn, bồi dƯỡng cũng đƯợc quan tâm, kịp thời đƯa các cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; các chức sắc, chức việc, nhà tu hành dự các lớp tập huấn về công tác tôn giáo do tỉnh tổ chức. Ngoài ra, hàng năm huyện cũng tổ chức nhiều lớp bồi dƯỡng kiến thức quốc phòng cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành... của các tôn giáo. Bên cạnh những thành tựu đạt đƯợc, việc thực hiện Nghị quyết cũng cònmột số vấn đề cần quan tâm: công tác tuyên truyền, phố biến chủ trƯơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tín ngƯỡng tôn giáo trong đồng bào có đạo chƯa sâu rộng và thƯờng xuyên. Trong thực hiện QLNN về lĩnh vực tôn giáo theo Pháp lệnh tín ngƯỡng, tôn giáo và Nghị định 22/2005/NĐ-CP, ngày 01/3/2005 của Chính phủ hƯớng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh tín ngƯỡng, tôn giáo, có nơi bị động, lúng túng, hiện tƯợng mê tín dị đoan còn xảy ra ở một số nơi.
  • 39. 31 1.4.3. Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Thành phố Rạch Giá là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội của tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên là 103,74 km2; địa giới hành chính đƯợc chia thành 11 phƯờng và 01 xã. Dân số 245.931 khẩu, trong đó dân tộc Kinh chiếm 89,85%; Khmer chiếm 5,84%, Hoa chiếm 4,19%, dân tộc khác 0,12%. Có 03 chùa: Tam Bảo, Láng Cát và Phật Lớn đƯợc Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử và văn hóa nghệ thuật. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 06 tôn giáo đƯợc Nhà nước công nhận là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Tịnh độ cƯ sĩ phật hội, Phật giáo Hòa Hảo, với 47 cơ sở thờ tự, tổng số 40.590 tín đồ, 173 chức sắc, 642 chức việc. Trongnhững năm qua, hầu hết các cơ sở thờ tự đềuđƯợc trùngtu, sửa chữa đảm bảo cho việc sinh hoạt của các tôn giáo. Cụ thể: - Phật giáo: Có 26.839 chức sắc, chức việc, tín đồ với 30 cơ sở thờ tự. - Công giáo: Có 4.792 chức sắc, chức việc, tín đồ với 05 cơ sở thờ tự. Trung tâm của đạo Công giáo đặt tại Nhà thờ Rạch Giá, phƯờng Vĩnh Thanh. - Tin Lành: Có 2.236 chức sắc, chức việc, tín đồ, với 02 cơ sở thờ tự tại phƯờng Vĩnh Bảo, phƯờng An Bình. Trung tâm của Tin Lành đặt tại Nhà thờ Rạch Giá, phƯờng Vĩnh Bảo. - Cao Đài: Có 5.361 chức sắc, chức việc, tín đồ, với 07 cơ sở thờ tự của 03 phái (Tây Ninh, Bạch Y, Chơn Lý) tại các phƯờng Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc, Rạch Sỏi, Vĩnh Hiệp, An Hòa. - Phật giáo Hòa Hảo: Có 346 chức sắc, chức việc, tín đồ tu tại gia; năm 2010 có trụ sở đặt tại đƯờng 3/2 phƯờng Vĩnh Bảo; năm 2013 thành lập Ban trị sự phƯờng Vĩnh Bảo sử dụng chung trụ sở cấp Tỉnh. - Tịnh độ cƯ sĩ:Có 1.016 chức sắc, chức việc, tín đồ, với 02 cơ sở thờ tự ở phƯờng Vĩnh Thanh Vân và An Bình. Xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị đặc biệt là Nghị quyết TW 7 (khóa IX) về
  • 40. 32 công tác tôn giáo. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt côngtác tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, triển khai, quán triệt, phổ biến chủ trƯơng, đƯờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đến các chi-đảng bộ, cơ quan, ban ngành, đoàn thể; cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo. Nội dung tuyên truyền chú trọng phổ biến pháp luật liên quan đến tôn giáo nhƯ: Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo; ChƯơng trình hành động số 31-CTr/TU của Tỉnh ủy; Pháp lệnh Tín ngƯỡng, tôn giáo; Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 08-11-2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh TínngƯỡng, tôn giáo... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo đối với cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhân dân và đồng bào tôn giáo, làm chuyển biến nhận thức sâu sắc và thống nhất hơn về chủ trƯơng, đƯờng lối, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước, địa phƯơng. Đồng bào tín đồ yên tâmphấn khởi, tự do hành đạo; tin tƯởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước;gần gũi, gắn bó, bày tỏ tâm tƯ, nguyện vọng với các cấp cấp ủy, chính quyền; đề xuất, kiến nghị giải quyết những khó khăn, vƯớng mắc làm cho các tổ chứctôn giáo gắn bó với dân tộc, tích cực hƯởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội, thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinhtế, giảm nghèo. Trong hành đạo, các tôn giáo giữ mối liên hệ chặt chẽ, tôn trọng và thực hiện theo sự hƯớng dẫn của chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp. Nhiều chức sắc, chức việc vừa làm tốt việc đạo, việc đời, vừa hƯớng dẫn tín đồ tôn trọng, chấp hành và thực hiện đúng chủ trƯơng của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  • 41. 33 Bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN, vận động quần chúng về tôn giáo hai cấp đƯợc tăng cƯờng, chất lƯợng hoạt động từng bƯớc đƯợc nâng lên; chủ động nắm tình hình, tham mƯu giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong tôn giáo, góp phần làm ổn định tình hình. Quan tâm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; sơ-tổng kết việc thực hiện chủ trƯơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo. Tuy nhiên, công tác QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố còn một số hạn chế sau: - Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết về công tác tôn giáo một số nơi chƯa thƯờng xuyên, liên tục; công tác QLNN, hoạt động về tôn giáo, nhất là ở phƯờng-xã có mặt thiếu chặt chẽ. Việc xử lý những vấn đề phát sinh trong tôn giáo ở một số nơi còn bị động, lúng túng; hoạt động tà đạo, đồng bóng, bói toán... và sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật có lúc, có nơi còn xảy ra; một vài trƯờng hợp cơ sở, chức sắc tôn giáo xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự khi chƯa đƯợc cấp phép, có đơn xin lại đất không đúng quy định của pháp luật. Công tác vận động, tập hợp tín đồ các tôn giáo vào các tổ chức đoàn thể còn hạn chế, chƯa thu hút đông đảo các tín đồ tôn giáo tham gia. - Công tác quy hoạch, đào tạo bố trí đội ngũ làm công tác tôn giáo tuy có quan tâm nhƯng chƯa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm của một số cán bộ làm công tác tôn giáo còn hạn chế, cơ chế chính sách chƯa đảm bảo. 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hà Tiên - Bài học trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nổ lực, cố gắng của cơ quan chuyên môn về tôn giáo ở các địa phƯơng, nắm chặt tình hình, xử lý kịp thời những vấn đề có liên quan đên tôn giáo, thì tình hình tôn giáo ở địa phƯơng, đơn vị đó sẽ ổn định. - Bài học về công tác vận động quần chúng có đạo: Tăng cƯờng tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân có đạo hiếu và chấp hành tôt chủ
  • 42. 34 trƯơng của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nhất là về lĩnh vực tôn giáo thì phong trào ở địa phƯơng đó sẽ phát triển. - Bài học về công tác QLNN về tôn giáo: Các chủ trƯơng của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước đều đƯợc cụ thể hóa phù họp với tình hình thực tế của từng địa phƯơng, đơn vị; tổ chức triển khai, hƯớng dẫn cụ thể đếncác tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và đến từng ngƯời dân có đạo thì công tác QLNN về tôn giáo sẽ đạt hiệu quả. - Bài học trong công tác phối hợp liên ngành: Các cơ quan có liên quan đến quản lý công tác tôn giáo nên ký kết Quy chế phối hợp, với nội dung chặt chẽ, phù hợp, đúng nguyên tắc và đúng trách nhiệm. - Bài học trong công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo: Kiên quyết, khôn khéo, linh hoạt trong đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá đƯờng lối, chủ trƯơng, chính sách của Đảng, Nhànước và nhân dân ta. Tiểu kết ChƯơng 1 Tôn giáo là một thực thể xã hội xuất hiện sớm trong lịch sử loài ngƯời, có nguồn gốc hình thành, phát triển và ảnh hƯởng đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội khác nhau trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Tự do tôn giáo là một trong những quyền tự nhiên của con ngƯời và phải đƯợc pháp luật bảo vệ, đồng thời đó cũng là một mặt của giá trị dân chủ trên thế giới hiện nay. Tín ngƯỡng tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của nhân dân, nhƯng tôn giáo với tƯ cách là một thực thể xã hội, là một lĩnh vực của đời sống xã hội thì tôn giáo cũng phải đƯợc nhà nước có chủ quyền quản lý nhƯ quản lý các lĩnh vực khác. Vấn đề QLNN về tôn giáo là một yêu cầu khách quan, cần thiết, bởi chỉ có đƯợc quản lý thì hoạt động tôn giáo mới thực sự diễn ra bình thƯờng, quanhệ giữa các tôn giáo, giữa các tín đồ mới thực sự bình đẳng, quyền tự do theo hoặc không theo tôn giáo nào của công dân mới đƯợc đảm bảo và tôn giáo không bị lợi dụng để nhằm mục đích chính trị hay ý đồ xấu.
  • 43. 35 Tình hình tôn giáo luôn có xu hƯớng diễn biến theo nhiều khuynh hƯớng, góc độ khác nhau, đang đặt ra những vấn đề cần đƯợc lý giải trên cơ sở khoa học, vì những lý do trên, tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ những khái niệm có liên quan đến QLNN về tôn giáo nhƯ khái niệm về tín ngƯỡng, mê tín, dị đoan, tôn giáo, hoạt động tôn giáo và QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, về yều cầu QLNN đối với hoạt động tôn giáo cũng là một vấn đề đặt ra cần đƯợc làm rõ. Trên cơ sở đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu 03 lý do mà nhà nước tham gia quản lý cụ thể: nhà nước thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực; vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội và đảo đảm nhu cầu chính đáng về tín ngƯỡng, tôn giáo của công dân. Trên cơ sở yêu cầu, nội dung QLNN về tôn giáo, chủ thể và đối tƯợng quản lý, tác giả đã phân tích 03 đơn vị hành chính cấp huyện có địa giới hành chính, tình hình tôn giáo, …. có yếu tố tƯơng đồng với thị xã Hà Tiên để nghiên cứu làm rõ về đặc điểm tình hình, tình hình quản lý tôn giáo tại các huyện, tác giả đã phân tích đƯợc những mặc Ưu điểm, hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm cho thị xã Hà Tiên.
  • 44. 36 ChƯơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Thị xã Hà Tiên ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, điểm cuối cùng vùng đất Tây Nam của tổ quốc, phía Bắc giáp Campuchia với đƯờng biên giới dài 13,7 km, phía Đông và Nam giáp huyện Kiên LƯơng, phía Tây giáp vịnh TháiLan với đƯờng bờ biển dài 22 km; cách thành phố Rạch Gía 90 km về phía Nam và cách đảo Phú Quốc 40 km về phía Tây. Có Cửa khẩu Quốc tế giápvới Cửa khẩu Prek Chak – Campong Trach – Kampot - Campuchia. Thị xã Hà Tiên đƯợc thành lập theo Nghị định số: 47/1998/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ trên cơ sở thị trấn Hà Tiên (gồm các phƯờng Đông Hồ, Tô Châu, Pháo Đài, Bình San) và các xã Mỹ Đức, Thuận Yên, Tiên Hải với diện tích tự nhiên 99,51 km2, số dân 78.137 ngƯời; Có 03 dân tộc chính (Kinh, Hoa, Khmer), dân tộc thiểu số chiếm 15,17% so với dân số toàn thị xã, trong đó dân tộc Khmer là 6.443 ngƯời. Thị xã đã đƯợc Bộ Xâydựng quyết định công nhận là đô thị loại IV năm 1997 và công nhận là đô thị loại III tháng 9 năm 2012. Hà Tiên là một trung tâm kinh tế, văn hóa, thƯơng mại, du lịch của tỉnh Kiên Giang, đầu mối về giao thông, giao thƯơng, tiền đồn bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền biển đảo Tây Nam của tổ quốc. Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên là đầu mối xuất các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủy hải sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long ra các nước trong khu vực và tiếp nhận, nguyên liệu sản xuất, hàng hóa cho vùng.
  • 45. 37 ĐƯờng xuyên Á, đƯờng hành lang ven biển, quốc lộ 80, quốc lộ 955A điqua Hà Tiên, nối vùng lãnh thổ rộng lớn Nam Bộ với các nước bạn. ĐƯờng biển từ Hà Tiên đi Phú Quốc, Kiên LƯơng, Cà Mau, Rạch Giá và đi Thành phố Kep, cảng Conpongxom (Campuchia) hình thành các tam giác kinh tế du lịch - thƯơng mại. Cùng với Phú Quốc, Rạch Giá và các tỉnh, thành phố khác vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Tiên trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ tiềm năng của vùng và tỉnh Kiên Giang. Thị xã Hà Tiên giữ vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị Việt Nam và hệ thống đô thị vùng ven biển, biên giới Việt Nam - Campuchia với lịch sử phát triển trên 300 năm đô thị có nhiều di sản văn hóa, lịch sử đƯợc công nhậncấp quốc gia, cấp tỉnh, có nhiều cảnh đẹp, bãi biển... nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Với ví trí trên, Hà Tiên trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, đầu mối giao thông, giao thƯơng của tỉnh Kiên Giang, của vùng đồng bằng sông Cửu Long với nước bạn Campuchia, Thái Lan và các nước khác trong khu vực. Với vị trí tiền đồn, trong các cuộc kháng chiến chống pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc, Hà Tiên luôn đứng tuyến đầu, trung dũng, kiên cƯờng bảo vệ an ninh lãnh thổ và chủ quyền vùng biển đảo Tây Nam của tổ quốc. 2.2.2. Phát triển kinh tế Trong 5 năm qua tình hình phát triển kinh tế của thị xã tuy bị ảnh hƯởng khó khăn chung vềtình hình kinh tế cả nước và của tỉnh, nhƯng vẫn giữ đƯợc sự phát triển ổn định, thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu cơ bản đạt cụ thể: Tốc độ tăng trƯởng kinh tế bình quân hàng năm tăng trên 18%. Tổng giá trị tăng thêm (GDP) đạt 11.305 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu ngƯời đến năm 2015 đạt 64,059 triệu đồng/năm. Tăng trƯởng ThƯơng mại - Dịch vụ bình quân đạt 23,43%, Công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 28,69%, nông- lâm - ngƯ nghiệp bình quân đạt 16,10%. Cơ cấu kinh tế: ThƯơng mại- dịch vụ
  • 46. 38 chiếm 65,02%, công nghiệp - xây dựng chiếm 18,06%, nông - lâm - ngƯ nghiệp chiếm 16,93%. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 424 triệu USD; Tổng lƯợng khách tham quan du lịch đạt 9.297.126 lƯợt ngƯời, doanh thu đạt 2.415,175 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành thủy hải sản tăng bình quân 18,56%; sản lƯợng khai thác thủy sản 202.915 tấn; sản lƯợng nuôi trồng thủy sản 9.727,06 tấn. Huy động ngân sách tăng bình quân hàng năm 10,71%, tổng thu ngân sách địa phƯơng 5 năm đạt 608,178 tỷ đồng, đầu tƯ xây dựng cơ bảntăng bình quân 27,65%/năm, giá trị xây dựng cơ bản 4.762 tỷ đồng. 2.2.3. Văn hóa - xã hội Đối với lĩnh vực Văn hoá – xã hội, thị xã Hà Tiên qua 5 năm tổ chức thực hiện đã đạt đƯợc nhiều kết quả: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50%. Giải quyết việc làm cho 5.774 lao động. Tỷ lệ ngƯời tham gia bảo hiểm y tế đạt 61,1%. Tỷ lệ huy động trẻ từ 6-10 tuổi ở bậc tiểu học đạt 99,88%, tỷ lệ trẻ từ 11-14 tuổi đến trƯờng đạt 98,87%, duy trì tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,00%, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƯỡng về cân nặng đạt 11,67%; tỷ lệ trẻ suy dinh dƯỡng về chiều cao đạt16,50%. Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 96,65%, có 71,43% ấp - khu phố văn hóa; có 82,5% cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, có 03 xã, phƯờng đạt chuẩn văn hóa (Đông Hồ, Pháo Đài, Mỹ Đức). Xây dựng xã Mỹ Đức đạt 19/19 tiêu chí và đƯợc công nhận xã nông thôn mới, xã Thuận Yên đạt 19/19 tiêu chí, xã Tiên Hải đạt 14/19 tiêu chí. Tỷ lệ hộ sửdụng điện đạt 98%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 96%. Với những yếu tố tác động nêu trên, ta có thể thấy vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế và văn hóa – xã hội địa bàn thị xã Hà Tiên là những yếu tố tác động rất mạnh mẽ đến công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, trong đó tác động lớn đến nội dung hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài và công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo.