SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH THỊ CẨM TÚ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
QUẬN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH THỊ CẨM TÚ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
QUẬN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM QUANG HUY
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân quận từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn này là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Huỳnh Thị Cẩm Tú
LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian tôi được học tập và hoàn thành luận văn này, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của quý thầy cô giảng viên tham
gia giảng dạy và công tác tại cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ
Chí Minh. Với tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy và bề dày kinh nghiệm của
đội ngũ thầy cô giảng viên đã truyền đạt cho tôi và các anh chị học viên những
kiến thức khoa học hữu ích, giúp học viên được tiếp cận những vấn đề lý luận
và thực tiễn. Qua đó, đã giúp tôi nhận ra bản thân cần phải cố gắng, nổ lực
nhiều hơn nữa trong học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến Quý thầy cô giảng viên, cảm ơn anh chị học viên cùng khóa
học, anh chị đồng nghiệp cơ quan Hội đồng nhân dân quận Bình Tân, quận Thủ
Đức, Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Giảng viên – Tiến sĩ Phạm
Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này. Tôi gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện, lãnh đạo
và cán bộ cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Huỳnh Thị Cẩm Tú
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN .........................................................................9
1.1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân quận .....9
1.1.1. Khái quát về chính quyền địa phương ở quận ......................................9
1.1.2. Vị trí pháp lý, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân quận .....11
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận............................14
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận theo Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015.........................................................................16
1.2. Những vấn đề lý luận và pháp luật về hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
..........................................................................................................................19
1.2.1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân quậnError! Bookmark not
defined.
1.2.2. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân quận ................Error!
Bookmark not defined.2
1.2.3. Hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân quận ............................243
1.2.4. Hoạt động của Tổ đại biểu đồng nhân dân và đại biểu đồng nhân dân
quận............................................................................................................254
1.3. Các yếu tố đảm bảo tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân quận và mối
quan hệ trong sự tương quan quyền lực của Hội đồng nhân dân quận............254
1.3.1. Các yếu tố đảm bảo tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
......................................................................................................................25
1.3.2. Mối quan hệ trong sự tương quan quyền lực của Hội đồng nhân dân
quận..............................................................................................................27
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN QUẬN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2016 ĐẾN
NĂM 2018............................................................................................................31
2.1. Khái quát về đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội thành
phố Hồ Chí Minh..............................................................................................31
2.1.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh
......................................................................................................................31
2.1.2. Khái quát về tình hình dân cư, cơ cấu đơn vị hành chính các quận thuộc
thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................32
2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy Hội đồng nhân quận tại thành phố Hồ Chí
Minh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015............................33
2.2.1. Đại biểu Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh..........33
2.2.2. Cơ cấu tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân quận.......................35
2.2.3. Cơ cấu tổ chức các Ban Hội đồng nhân dân quận..............................37
2.2.4. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân quận .................................................38
2.2.5. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận .................39
2.3. Thực trạng về hoạt động của Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí
Minh .................................................................................................................39
2.3.1. Hoạt động giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân quận....................39
2.3.2. Hoạt động giám sát giữa 2 kỳ họp của Hội đồng nhân dân quận .......44
2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
quận tại thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................53
2.4.1. Những ưu điểm và thành tựu đạt được trong tổ chức và hoạt động của
Hội đồng nhân dân quận ..............................................................................53
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong tổ
chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận .........................................54
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN .......................................................................64
3.1. Yêu cầu thực tiễn về hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hội đồng nhân dân quận ...................................................................................64
3.2. Phương hướng nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân quận ...........................................................................................................65
3.3. Một số nội dung và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của Hội đồng nhân dân quận.............................................................................66
3.3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ
quốc, đoàn thể và cán bộ, đảng viên đối với Hội đồng nhân dân quận ........67
3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội
đồng nhân dân ..............................................................................................67
3.3.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng
nhân dân ở quận...........................................................................................68
3.3.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân quận.......................................................................................................70
3.3.5. Tăng cường mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với các cơ quan, tổ
chức khác......................................................................................................71
3.3.6 Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc và các điều kiện đảm
bảo hoạt động của Hội đồng nhân dân quận................................................71
KẾT LUẬN..........................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Khái quát cơ cấu tổ chức của HĐND ở quận...........................................18
Bảng 2.1. Số lượng dân cư, đơn vị hành chính quận của thành phố Hồ Chí Minh (năm
2016)..........................................................................................................................32
Bảng 2.2. Số lượng đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2..................33
Bảng 2.3. Cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2..34
Bảng 2.4. Tính đại diện thông qua nghề nghiệp, vị trí công tác...............................34
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đại biểu HĐND quận Bình
Tân, Thủ Đức, Quận 2...............................................................................................35
Bảng 2.6. Cơ cấu thường trực HĐND các quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2.........36
Bảng 2.7. Cơ cấu tổ chức các Ban của HĐND quận................................................37
Bảng 2.8. Số lượng tổ đại biểu HĐND quận............................................................38
Bảng 2.9. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của HĐND quận .........................................43
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
(XHCN) Việt Nam, việc đổi mới và hoàn thiện Bộ máy Nhà nước trong giai đoạn
hiện nay là một yêu cầu tất yếu và khách quan. Quan điểm và nội dung xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam đã được Đảng ta đề cập từ Hội nghị lần thứ 2
Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 11/1991) và tiếp tục phát triển, khẳng
định ở các văn kiện của Đảng cho đến nay, Đảng ta đã chỉ ra một trong những nội
dung chính của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là: Trong Nhà nước pháp
quyền phải đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân… ở tất cả các khâu lập pháp,
hành pháp, tư pháp phải thể hiện bản chất thật sự là của Nhân dân. Phải có sự kiểm
soát chặt chẽ bộ máy quyền lực Nhà nước, tránh sự lạm dụng, thao túng làm tha hóa
quyền lực Nhân dân.
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những địa phương sau khi thực
hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp quận, huyện, phường
theo Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, hiện nay đã tái lập trở lại tổ chức HĐND các cấp theo Luật tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Từ đó, thực tiễn tổ chức và hoạt động của HĐND ở quận nói chung đã có nhiều kết
quả tích cực, giải quyết kịp thời những vấn đề “nóng” của cử tri quan tâm, từng bước
nâng cao hiệu hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện
nói chung, cơ bản đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân địa phương, góp phần tích cực
vào thắng lợi chung trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của chính quyền địa
phương ở quận, được lãnh đạo thành phố và cử tri ghi nhận, đánh giá cao. Bên cạnh
đó, vẫn còn những khó khăn, hạn chế, bất cập và những vấn đề đặt ra trong quá trình
tổ chức và hoạt động của HĐND ở quận như: HĐND ở quận chưa phát huy được hết
“thế” và “lực” trong thực hiện chức năng, quyền hạn của mình; những kết quả đạt
được chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của quận
ở đô thị; nội dung hoạt động của HĐND ở quận chưa thoát ly được tính hình thức...
2
Trong giai đoạn hiện hiện nay, trước yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước, cùng với việc đổi mới và hoàn thiện Bộ máy Nhà nước, việc
hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung, tổ chức
và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm
đảm bảo được vai trò của Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa
phương, tăng cường chức năng quyết định các vấn đề xây dựng địa phương và chức
năng giám sát của Hội đồng nhân dân.
Đồng thời, xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu thực tế về tổ chức và hoạt động của
Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh, nhằm chỉ ra thực trạng tổ chức
và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận, qua đó, đưa ra những giải pháp đóng
góp vào việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận, đó là lý
do, tác giả chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận từ thực
tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này vừa
có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm giúp các cơ quan hữu quan, cán bộ, đảng
viên và đại biểu HĐND quận nhìn nhận sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa và phương
pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND quận, luận văn còn có giá trị
tham khảo trong quá trình nghiên cứu giảng dạy, học tập và hướng tới việc hoàn thiện
quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội
đồng nhân dân quận nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hội đồng nhân dân là một thiết chế hiến định, là một cơ quan của Chính quyền
địa phương. Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân không phải
là một vấn đề mới ở Việt Nam, nhưng việc nghiên cứu thực trạng về tổ chức, hoạt
động của Hội đồng nhân dân quận ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một
số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân Quận là vấn đề có tính cấp thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trước đây, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như:
Tác giả Công Phương Khoa, Quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước
cấp quận ở thành phố Hà Nội, Tạp chí nhân lực khoa học xã hội, số 6/2017. Bài viết
3
đề cập đến mô hình tổ chức chính quyền các cấp nói chung và cơ chế tổ chức thực thi
quyền lực của HĐND cấp quận qua năm giai đoạn lịch sử trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
Tác giả Bùi Xuân Đức, Đổi mới bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, tác giả đề cập đến vấn đề đổi
mới tổ chức cơ quan chính quyền địa phương, thiết lập cơ chế giám sát chuyên trách
bằng các thiết chế đặc biệt – Tòa án Hiến pháp.
Tác giả Vũ Thư, Bàn về vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước. Bài viết đánh giá
khái quát về quyền lực nhà nước và nhấn mạnh trong thực thi các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp cần quan tâm đến vấn đề hiệu lực, hiệu quả thực thi quyền lực
và hơn cả là vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh trong
tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương, vấn đề cần làm là tăng cường tính chủ
động, tự quản của chính quyền địa phương mà vẫn kiểm soát tốt việc thực hiện quyền
lực nhà nước đối với chính quyền địa phương.
Tác giả Nguyễn Thị Thư (2017), Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Nam Định, do Giáo sư, tiến sĩ Thái Vĩnh Thắng hướng
dẫn. Đề tài phân tích cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và Hội đồng nhân dân cấp
huyện; phân tích, đánh giá thực trạng những kết quả đạt được, hạn chế vướng mắc
trong hoạt động của HĐND cấp huyện tại tỉnh Nam Định và đưa ra quan điểm, giải
pháp nâng cao phiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện.
Tác giả Nguyễn Thị Hoàn, Hội đồng nhân dân trong nhà nước pháp quyền,
Luận văn thạc sĩ luật học của Đại học quốc gia Hà Nội, do Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn
Đăng Dung hướng dẫn. Đề tài phân tích yêu cầu của HĐND trong nhà nước pháp
quyền, đánh giá thực trạng của HĐND trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số kiến
nghị đổi mới HĐND trong điều kiện nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
Sách chuyên khảo của tác giả Bùi Xuân Đức (2017), Đổi mới, hoàn thiện bộ
máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, có bàn về Hội đồng nhân dân trong
điều kiện cải cách bộ máy nhà nước. Bài viết đề cập khái quát về lịch sử HĐND và
4
phân tích tính chất của HĐND, đưa ra những điểm hợp lý và bất cập để từ đó khẳng
định việc đổi mới HĐND phải gắn với đổi mới tổng thể mô hình tổ chức chính quyền
địa phương nói chung.
Cuốn sách của tác giả Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên), Giám sát
và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2003. Đây là công trình nghiên cứu của hơn 40 tác giả với gần
600 trang sách, nội dung nghiên cứu được đề cập khá toàn diện như những vấn đề lý
luận chung về giám sát, việc thực hiện quyền lực nhà nước và cơ chế giám sát, giám
sát của bộ máy nhà nước (giám sát của Quốc hội, HĐND, Chủ tịch Nước; kiểm tra
thanh tra của Chính phủ; kiểm tra, giám sát của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân
dân); giám sát của các tổ chức chính trị xã hội,…
Các công trình nghiên cứu trên đây có giá trị rất lớn trong việc đổi mới và nâng
cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Các công trình nghiên cứu
trên đã cung cấp một lượng kiến thức và thông tin khá lớn về tổ chức và hoạt động
của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên được tiếp cận,
tập trung theo những góc độ nhất định và hướng tới sự hoàn thiện tổng thể như đổi
mới tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân, mới nêu ra những nhận định khái quát và trong một thời điểm nhất
định, chưa đề cập đến những giải pháp cụ thể ở từng địa phương. Đặc biệt là chưa có
công trình nghiên cứu nào đề cập đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
quận từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này tuy không phải là một nội dung lĩnh vực
mới, song với việc đi sâu tìm hiểu cụ thể tại một số địa phương quận Bình Tân, quận
Thủ Đức, quận 2 thuộc thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh địa phương này vừa
trải qua thời gian thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, phường
và hiện tại đang vận hành theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015,
trong đề tài này vẫn sẽ có những đóng góp về lý luận chung, cũng như về mặt thực
tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận. Do đó, nghiên cứu đề tài này vẫn là
cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
5
Thông qua đề tài này, tác giả sẽ phân tích toàn diện cả về cấu trúc tổ chức và
thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng
thời, chỉ ra thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện về mặt
tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở Quận trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội
đồng nhân Quận từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm cơ cấu tổ chức bộ
máy cơ quan Thường trực HĐND quận, cơ quan của HĐND quận, tổ đại biểu HĐND
quận, đại biểu HĐND quận. Về các mặt hoạt động của HĐND quận tại kỳ họp HĐND
quận và hoạt động giữa hai kỳ họp HĐND quận, bao gồm các hoạt động xem xét báo
cáo, đề án, tờ trình để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; hoạt động
chất vấn và trả lời chất vấn; hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; hoạt
động xem xét việc giải quyết kiến nghị của cử tri; hoạt động giám sát của HĐND…
trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của Hội đồng nhân quận tại thành phố Hồ Chí Minh.
Việc nghiên cứu đề tài giúp tác giả nâng cao năng lực nghiên cứu; vận dụng
các kỹ năng tích hợp được qua quá trình nghiên cứu vào thực tiễn công việc hiện tại
trong hoạt động của HĐND quận – nơi tác giả đang làm việc; góp phần vào những
nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân Quận tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
Khi nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân Quận tại
Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả luận văn nhận thấy có nhiều điểm tương đối giống
nhau từ cơ cấu tổ chức đến nội dung và hình thức hoạt động của các quận, từ đó tác
giả luận văn quyết định nghiên cứu sâu ở 3 quận là quận Bình Tân, quận Thủ Đức
và quận 2.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn xác định ba nhiệm vụ cụ thể, đó
là:
Thứ nhất: Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và pháp luật về cơ cấu tổ chức và
hoạt động của Hội đồng nhân dân quận.
6
Thứ hai: Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
Quận tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu ở 3 quận:
quận Bình Tân, quận Thủ Đức và quận 2.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
Hội đồng nhân dân quận.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng tổ chức, hoạt động
của HĐND quận và các yếu tố đảm bảo hoạt động của HĐND tại quận Bình Tân,
quận Thủ Đức, quận 2 của thành phố Hồ Chí Minh.
- Về phạm vi nghiên cứu: về thời gian nghiên cứu: từ khi Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015 mới ban hành, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016
tới nay. Về không gian: trên địa bàn quận thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, tác giả
tập trung nghiên cứu 3 quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận 2.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức Bộ máy
Nhà nước và Hội đồng nhân dân. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật
về tổ chức chính quyền địa phương, về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả tập trung sử dụng phương pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Ở phương pháp này, tác giả
thu thập thông tin, số liệu sẵn có từ các báo cáo, tạp chí, sách chuyên khảo, giáo trình,
công trình nghiên cứu khác liên quan đến đề tài...
Thứ hai là Luận văn sử dụng phương pháp định tính với một số phương pháp
thu thập thông tin định tính cơ bản như nghiên cứu tài liệu, hồ sơ và phỏng vấn định
tính. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả còn kết hợp với phương pháp
định lượng nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, cũng như cập nhật những vấn đề
7
từ thực tiễn quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với
yêu cầu của cấu trúc luận văn.
Bên cạnh đó, luận văn dựa trên một số phương pháp cụ thể như phương pháp
tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn… để làm sáng tỏ những nội
dung cần nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận
Luận văn có ý nghĩa về mặt lý luận, giúp người học nghiên cứu, hệ thống hóa
nhận thức về mặt lý luận và áp dụng pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Hội
đồng nhân dân các cấp nói chung và Hội đồng nhân dân quận nói riêng. Từ đó đề ra
giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận.
- Về mặt thực tiễn
Luận văn có ý nghĩa thiết thực, là cơ sở khoa học tham khảo để giúp cán bộ,
công chức trong các cơ quan nhà nước ở quận nhìn nhận đúng đắn vai trò của HĐND
quận trong việc kiểm soát việc thực thi quyền lực Nhà nước ở địa phương;
Góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực với cơ
quan hành chính ở quận; Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân quận với cơ quan Nhà
nước cấp trên và cơ quan Nhà nước cấp dưới.
Đặt ra những vấn đề mới, tiếp tục nghiên cứu góp phần hoàn thiện tổ chức và
hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận.
Luận văn cũng có giá trị làm tài liệu tham khảo, vận dụng vào hoạt động thực
tiễn của HĐND các cấp, góp phần nâng cao nhận thức về lý luận và nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND và các cơ quan của Hội đồng nhân
dân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được bố trí trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân ở quận.
8
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận tại
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2018.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
Quận.
9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN
1.1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân
quận
1.1.1. Khái quát về chính quyền địa phương ở quận
Trên thế giới, ở các nước khác nhau thường có mô hình tổ chức chính quyền
địa phương cũng khác nhau. Ngay tên gọi về chính quyền địa phương trong Hiến
pháp, pháp luật của các nước cũng khác nhau. Hiện nay, có một số mô hình tổ chức
chính quyền địa phương trên thế giới như: mô hình tổ chức chính quyền địa phương
của các nước xã hội chủ nghĩa (hay còn gọi là mô hình Xô viết); mô hình tổ chức
chính quyền địa phương theo mô hình Anglo – Saxon (điển hình là Anh, Mỹ,
Canada); mô hình tổ chức chính quyền địa phương của Pháp…
Ở Việt Nam, tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình các nước xã hội
chủ nghĩa (hay còn gọi là mô hình Xô viết): Về cơ cấu tổ chức của mô hình này, bao
giờ cũng bao gồm cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
nhân dân địa phương (gọi là Hội đồng nhân dân, Hội đồng dân cử, Đại hội đại biểu
nhân dân địa phương…) và Ủy ban hành chính, Ủy ban nhân dân (UBND) hoặc Ủy
ban chấp hành hoặc chính phủ địa phương. Ủy ban chấp hành… do Hội đồng nhân
dân (Hội đồng dân cử) cùng cấp bầu ra. Hội đồng nhân dân được xác định là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương. Chính quyền địa phương chịu sự lãnh đạo trực tiếp
và toàn diện của cấp ủy địa phương. Về vai trò, chức năng: chính quyền địa phương
có vai trò, chức năng “kép”: vừa phải thực hiện các quyết định của trung ương, vừa
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của địa phương. Ba là, về vị trí, chính quyền địa
phương được tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, vừa chịu trách nhiệm
trước trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên, vừa chịu trách nhiệm trước nhân dân
địa phương, Ủy ban nhân dân vừa là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân hay
Hội đồng dân cử, vừa là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (vừa chịu trách
10
nhiệm trước cơ quan bầu ra mình, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính
nhà nước cấp trên) [28, tr. 04].
Riêng ở tầm Hiến pháp, khái niệm chính quyền địa phương lần đầu tiên được
sử dụng ở Hiến pháp năm 2013. Trong các bản Hiến pháp 1946, năm 1959, năm 1980
và năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), để chỉ chính quyền địa phương, các nhà
lập hiến đã dùng hai khái niệm Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, hoặc Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân [28, tr. 01].
Theo Hiến pháp năm 2013, và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 xác định: cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức
ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Như vậy, HĐND và
UBND được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam. Đặc biệt, có một điểm mới tại Điều 111, Hiến pháp năm 2013 là “Cấp chính
quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù
hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do
luật định” [34, tr. 55]. Theo quy định này, cấp chính quyền được tổ chức phù hợp với
đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Nó cũng
bao hàm ý nghĩa là có sự phân biệt pháp lý về Chính quyền địa phương ở đô thị khác
với Chính quyền địa phương ở nông thôn so với các Hiến pháp trước đây không có
sự phân biệt này. Và theo đó, chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền
địa phương ở tỉnh, huyện, xã; chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa
phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
Từ những cơ sở Hiến pháp và pháp luật trên đây, chúng ta có thể khái quát:
chính quyền địa phương ở quận là một bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhân dân địa phương ở quận lập nên, có sự phê
chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên; chịu trách nhiệm trước chính
quyền địa phương thành phố và trước nhân dân địa phương; Có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện Hiến pháp, pháp luật trên địa bàn quận, thực hiện văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên và thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
11
1.1.2. Vị trí pháp lý, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân quận
1.1.2.1. Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân quận
Hội đồng nhân dân là một thiết chế của Bộ máy Nhà nước Việt Nam được quy
định trong Hiến pháp từ sau năm 1945 đến nay. Qua các thời kỳ gắn với các Hiến
pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013, UBND có tên gọi khác nhau nhưng HĐND
vẫn là một thiết chế có tên gọi không thay đổi. Cụ thể: Hiến pháp 1946: Hội đồng
nhân dân và Ủy ban hành chính; Hiến pháp 1959: Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành
chính địa phương các cấp; Hiến pháp 1980: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Hiến pháp 1992: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Hiến pháp 2013: Chính
quyền địa phương. Trong đó, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND.
Điều này, phù hợp với nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc tập trung
dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Việt Nam….
Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy
định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu
ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [34,
tr. 56].
Với quy định này, ta có thể thấy HĐND quận là một cơ quan nhà nước, có vị
trí quan trọng ở quận, có tư cách pháp lý là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Đặc trưng cơ bản của HĐND là nó vừa mang tính đại diện, vừa mang tính quyền lực
nhà nước. Tính quyền lực Nhà nước của Hội động nhân dân Quận thể hiện ở chỗ
HĐND có quyền độc lập trong quyết định và quyết định đó có giá trị bắt buộc cho
mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Tất nhiên, các quyết định, Nghị quyết của HĐND
Quận ban hành phải đảm bảo trong phạm vi, thẩm quyền và trên cơ sở quy định của
Hiến pháp và pháp luật. Tính quyền lực của HĐND còn thể hiện ở quyền được giám
sát. HĐND có quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thi hành
12
Nghị quyết của HĐND cấp trên, việc thi hành Nghị quyết của HĐND cấp mình ban
hành ở địa phương.
Bên cạnh tính quyền lực Nhà nước, HĐND quận còn có tính đại diện của
Nhân dân địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân
dân ở địa phương. Tính đại diện của HĐND quận thể hiện ở việc trong hoạt động của
HĐND phải tiếp xúc, lắng nghe Nhân dân, đề đạt ý kiến của Nhân dân, phải thể hiện
được ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề
quan trọng của địa phương, phải báo cáo với Nhân dân và chịu trách nhiệm trước
Nhân dân Quận.
Ở đây ta thấy, Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
năm 2015 không chỉ khẳng định tư cách pháp lý của Hội đồng nhân dân quận mà còn
đề cập đến chế độ trách nhiệm là HĐND quận chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nhằm tăng
cường trách nhiệm của HĐND đối với Nhân dân địa phương và trách nhiệm đối với
cơ quan Nhà nước cấp trên trong mọi hoạt động của HĐND quận.
Tóm lại, HĐND quận có vị trí pháp lý quan trọng ở địa phương, thuộc hệ thống
cơ quan quyền lực nhà nước, nhưng lại chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp
trên, trong đó bao gồm cả cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Với vị trí và tính
chất này có ý nghĩa quyết định đến phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
HĐND quận.
1.1.2.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân quận
Với tính chất là cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi đơn vị hành chính
– lãnh thổ. HĐND các cấp nói chung và cấp quận nói riêng đều có 2 chức năng cơ
bản là chức năng quyết định và chức năng giám sát được quy định trong Hiến pháp
năm 2013: quyết định các vấn đề của địa phương; giám sát việc tuân theo Hiến pháp
và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân [34,
tr. 56]. Điều này được cụ thể hóa theo từng cấp đơn vị hành chính và được cụ thể
trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Cụ thể:
13
- Chức năng quyết định của HĐND quận trước hết được thể hiện trong chức
năng chung của Chính quyền địa phương ở quận được quy định cụ thể tại Điều 45
Luật Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015: quyết định những vấn đề của
quận trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật; Quyết định
và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy
động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh trên địa bàn quận [36, tr. 44].
- Bên cạnh đó, HĐND quận có chức năng riêng cụ thể tại Điều 47 Luật Luật
tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015: quyết định những vấn đề liên quan đến
ngân sách, quyết định chủ trương đầu tư công; quyết định các biện pháp để thực hiện
các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho
chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của chính quyền địa phương ở quận.[36, tr. 46]
- Cùng với năng quyết định, HĐND có chức năng cơ bản, quan trọng nữa là
chức năng là giám sát. Chức năng này được quy định trong Hiến pháp năm 2013:
HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực
hiện Nghị quyết của HĐND. Điều này được khẳng định và cụ thể hóa trong Luật Tổ
chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội
và HĐND được Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015, trước đây,
chỉ có Luật giám sát của Quốc hội không có HĐND. Điều này càng khẳng định và
nâng cao vai trò của HĐND trong tổ chức Chính quyền địa phương.
Chức năng giám sát có mối quan hệ và tác động đến chức năng quyết định của
HĐND quận. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND quận không chỉ tạo ra
sự thống nhất cao trong xây dựng, áp dụng pháp luật ở địa phương; tăng cường hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền; Giám sát còn giúp HĐND có thông
tin, căn cứ khoa học, thực tiễn để ban hành nghị quyết phù hợp với yêu cầu thực tế.
Bên cạnh đó, chức năng giám sát còn đảm bảo cho HĐND thật sự là cơ quan đại diện
của nhân dân, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Bởi, thông qua công
tác giám sát của HĐND, hoạt động của các cơ quan nhà nước sẽ được đặt dưới sự
14
kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tính cục bộ địa
phương, ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Đây chính là điều
kiện bảo đảm vững chắc cho quyền lực của nhân dân được thực hiện trong thực tế.
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận
Hội đồng nhân dân quận là một cơ quan của Chính quyền địa phương ở quận,
nên trước hết, Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ, quyền hạn chung của chính
quyền địa phương ở quận được quy định tại Điều 45, Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương. Trong đó, đặc biệt là có thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên ủy quyền. Từ quy định trên đây, chúng ta có thể thể thấy,
cùng với UBND quận hợp thành chính quyền địa phương ở quận, thì HĐND quận
còn mang tính hành pháp [29, tr. 373].
Nhiệm vụ, quyền hạn riêng của Hội đồng nhân dân quận bao gồm mười một
nội dung cụ thể được quy định tại Điều 47 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
năm 2015, chúng ta có thể khái quát lại nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân
quận trong bốn nhóm lĩnh vực là: công tác nhân sự; việc quyết định các vấn đề của
địa phương ở quận do luật định; việc xây dựng, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và
hoạt động giám sát. Cụ thể như:
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận về công tác nhân sự:
Hội đồng nhân dân quận bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong cùng
đơn vị hành chính quận bao gồm: các chức danh trong HĐND, gồm: Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của
Hội đồng nhân dân quận; các chức danh trong UBND, gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân quận; chức danh
trong ngành Tòa án nhân dân đó là Hội thẩm nhân dân nhân dân quận.
Hội đồng nhân dân quận lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các
chức danh do Hội đồng nhân nhân quận bầu. Cụ thể là các chức danh trong HĐND
quận trừ Phó Trưởng Ban HĐND quận; các chức danh trong UBND quận.
15
Hội đồng nhân dân quận bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân quận và chấp
nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân quận xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu [36, tr.47].
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận trong việc quyết định các
vấn đề của quận do luật định
Trên cơ sở quy định về phạm vi thẩm quyền theo luật định, Hội đồng nhân dân
quận có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định những vấn đề sau: quyết định thông qua kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của quận trước khi trình Ủy
ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt; quyết định dự toán thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán
ngân sách quận; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết;
phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định, chủ trương đầu tư chương
trình, dự án trên địa bàn quận trong phạm vi được phân quyền; quyết định các biện
pháp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định
việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận; quyết định thành lập, bãi
bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận [36, tr.46].
Hội đồng nhân dân quận quyết định giải tán Hội đồng nhân dân
phường trong trường hợp Hội đồng nhân dân phường đó làm thiệt hại nghiêm trọng
đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
phê chuẩn [26, tr.47].
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận trong việc ban hành và xử
lý văn bản quy phạm pháp luật
Hội đồng nhân dân quận ban hành Nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận. Nghị quyết là hình thức văn bản chủ yếu
của HĐND được ban hành tại các kỳ họp của HĐND, trên cơ sở quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn và phạm vi thẩm quyền, HĐND ban hành Nghị quyết để các cơ quan,
tổ chức, cá nhân hữu quan tổ chức thực hiện trong đơn vị hành chính quận. Hội đồng
16
nhân dân quận bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp
luật của Hội đồng nhân dân phường [36, tr.47].
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận trong hoạt động giám sát
Hội đồng nhân dân quận giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương, việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận; giám sát hoạt động
của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm
sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy
phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân
phường [36, tr.47].
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận theo Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015
Về hệ thống tổ chức HĐND có một điểm khác biệt so với các quy định trước
đây chỉ quy định chung là hệ thống HĐND được tổ chức theo 3 cấp, gồm: cấp tỉnh,
cấp huyện và cấp xã. Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định của Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương thì HĐND được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, tùy thuộc
vào chính quyền nông thôn hay đô thị, nhưng về cơ bản thì HĐND cũng được tổ chức
ở 3 cấp. Theo đó, đối với Chính quyền địa phương ở đô thị, thì HĐND được tổ chức
ở 3 cấp: cấp thành phố trực thuộc trung ương; cấp quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và cấp phường [36, tr.6].
Hội đồng nhân dân quận gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở quận
bầu ra [36, tr. 45]. Trong Hội đồng nhân dân quận, có Thường trực Hội đồng nhân
dân quận là cơ quan Thường trực của Hội đồng nhân dân quận, có Ban của Hội đồng
nhân dân quận là cơ quan của Hội đồng nhân dân quận. Cụ thể như sau:
1.1.4.1. Địa vị pháp lý của đại biểu Hội đồng nhân dân quận
Địa vị pháp lý của người đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định lần đầu
tiên trong Hiến pháp 1992 và được kế thừa, tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp năm
17
2013, tại Điều 115 quy định đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí,
nguyện vọng của nhân dân địa phương. Điều này đã được cụ thể hóa trong Luật Tổ
chức chính quyền địa phương tại khoản 2, Điều 6 quy định đại biểu Hội đồng nhân
dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách
nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn đại biểu của mình [36, tr. 6].
Đại biểu Hội đồng nhân có vai trò là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng
của Nhân dân, nên cũng đặt ra yêu cầu về tiêu chuẩn riêng của người đại biểu, khác
với người cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính hay trong cơ quan Đảng, đoàn
thể được quy định tại Điều 7, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
Một vấn đề nữa đặt ra là về số lượng đại biểu cũng được quy định chặt chẽ
trong Luật. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện
theo hai nguyên tắc: Một là, quận có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba
mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu
thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu. Nguyên tắc thứ hai
là, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở quận có từ ba mươi phường trực thuộc trở
lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng
nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm
đại biểu [36, tr. 45].
1.1.4.2. Thường trực Hội đồng nhân dân quận
Thường trực Hội đồng nhân dân quận là cơ quan Thường trực của Hội đồng
nhân dân quận, do HĐND quận bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân quận gồm
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận có thể là
đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách [36, tr.45].
1.1.4.3. Các Ban Hội đồng nhân dân quận
18
Hội đồng nhân dân quận thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Ban
của Hội đồng nhân dân quận gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy
viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân
quận quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận có thể là đại biểu Hội đồng
nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận là
đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách [36, tr.45].
Việc thành lập Ban của HĐND có sự khác nhau ở nông thôn và đô thị, khác
nhau ở cấp thành phố trực thuộc trung ương và cấp quận. Đối với HĐND ở huyện,
ngoài hai Ban pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội, nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Còn đối với Hội đồng nhân dân quận chỉ thành lập
hai ban Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Đối với HĐND thành phố trực thuộc
trung ương thành lập bốn Ban gồm: Ban Pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn
hóa xã hội, Ban đô thị.
1.1.4.4. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân quận
Các đại biểu Hội đồng nhân dân quận được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu
cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân
dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội
đồng nhân dân quận quyết định [36, tr.46].
Bảng 1.1. Khái quát cơ cấu tổ chức của HĐND ở quận
Đơn vị HC
Cơ cấu
Quận
Thường trực HĐND Chủ tịch (có thể chuyên trách)
2 Phó Chủ tịch (chuyên trách)
Ủy viên (Trưởng Ban HĐND)
Các Ban HĐND Ban pháp
chế
Trưởng ban (có
thể chuyên trách).
Ban KT-
XH
Trưởng ban (có thể
chuyên trách).
19
01 Phó trưởng
ban (chuyên
trách)
01 Phó trưởng ban
(chuyên trách)
Ủy viên (kiêm
nhiệm)
Ủy viên (kiêm
nhiệm)
Tổ đại biểu HĐND Các đại biểu HĐND ở 01 đơn vị bầu cử hợp thành 01 Tổ đại biểu
HĐND
Đại biểu HĐND Từ 30 – 40 đại biểu
80.000 dân trở
xuống/01 ĐB
+ 10.000 dân/+1 ĐB +...dân/40 ĐB
Quận có từ 30 đơn vị hành chính trực thuộc
Thì UB.TVQH quyết định số lượng đại biểu, tối đa là 45 đại
biểu.
Nguồn dữ liệu: Chương 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
1.2. Những vấn đề lý luận và pháp luật về hoạt động của Hội đồng nhân
dân quận
1.2.1. Hoạt động của HĐND quận
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận, thì
hoạt động của Hội đồng nhân nhân quận cũng như hoạt động của HĐND các cấp nói
chung, bao gồm 05 hoạt động trọng tâm như: hoạt động xem xét báo cáo công tác của
các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát; hoạt động xem xét việc trả lời chất vấn của
những người bị chất vấn theo quy định; hoạt động xem xét quyết định của UBND
quận, Nghị quyết của HĐND phường có dấu hiệu trái Hiến pháp, pháp luật và văn
bản của cấp trên; hoạt động giám sát chuyên đề; hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ
phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND quận bầu. Về hình thức hoạt
động gồm hoạt động tại kỳ họp và hoạt động giữa 02 kỳ họp. Hoạt động của Hội đồng
nhân dân quận tại kỳ họp chủ yếu là xem xét báo cáo của UBND quận, báo cáo hoạt
động xét xử của Tòa án nhân dân quận, xem xét báo cáo hoạt động kiểm sát của Viện
20
Kiểm sát nhân dân quận, xem xét các tờ trình, dự thảo đề án của UBND quận, hoạt
động chất vấn và trả lời chất vấn, xem xét các Quyết định của UBND quận và Nghị
quyết của HĐND cấp phường có dấu hiệu trái với pháp luật và trái với văn bản quy
phạm pháp luật của cấp trên, ngoài ra còn có hoạt động giám sát tại kỳ họp… qua đó,
HĐND quận quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương theo quy định pháp
luật liên quan. Riêng hoạt động của HĐND quận giữa 2 kỳ họp chủ yếu là hoạt động
giám sát. Do đó, hoạt động giám sát có phần ảnh hưởng, tác động đến những nội dung
hoạt động khác của HĐND quận. Do đó, tác giả đi vào phân tích làm rõ những vấn
đề lý luận và pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND quận.
Từ sau khi có Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015,
nhằm cụ thể hóa hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Quốc hội đã ban hành
luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm
2015. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm đảm bảo hoạt động giám sát của Quốc hội
và HĐND mà trước đây chưa có luật này. Hoạt động của HĐND các cấp trước đây
được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4
năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá XI về ban hành Quy chế hoạt động
của HĐND . Có thể nói, việc ban hành Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015 là một bước tiến mới trong hoàn thiện
pháp pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND.
1.2.1.1 Hoạt động xem xét báo cáo
Hoạt động xem xét báo cáo là hình thức hoạt động giám sát quan trọng, trực
tiếp của HĐND quận tại kỳ họp HĐND quận. Hoạt động này được thực hiện ở các
kỳ họp thường lệ hoặc kỳ họp bất thường của HĐND quận. Tại kỳ họp giữa năm và
kỳ họp cuối năm, các cơ quan chịu sự giám sát của HĐND quận gửi báo cáo đến đại
biểu HĐND quận để xem xét, thảo luận, đánh giá, bao gồm các báo cáo công tác của
Thường trực Hội đồng nhân dân quận, các Ban của HĐND quận, Ủy ban nhân dân,
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Chi cục Thi hành án dân sự quận. Thường
trực HĐND quận có thể yêu cầu báo cáo về những vấn đề khác khi thấy cần thiết.
Riêng đối với Báo cáo công tác của UBND quận, Viện kiểm sát nhân dân quận, Tòa
21
án nhân dân quận phải được các Ban của HĐND quận thẩm tra theo sự phân công
của Thường trực HĐND. Đối với Báo cáo của UBND quận để trình HĐND quận xem
xét gồm báo cáo các nội dung: Báo cáo về kinh tế - xã hội; báo cáo về thực hiện ngân
sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; báo cáo về công tác
phòng, chống tham nhũng; báo cáo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; báo cáo
về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; báo cáo về việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri.
1.2.1.2. Hoạt động xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn
theo quy định
Chất vấn là việc đại biểu HĐND quận nêu ra những câu hỏi xoay quanh những
vấn đề, lĩnh vực đời sống xã hội được đông đảo cử tri quan tâm, thuộc thẩm quyền,
phạm vi, trách nhiệm của người bị chất vấn. Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy
đủ những vấn đề mà đại biểu HĐND quận đã nêu, không được ủy quyền người khác
trả lời thay, xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất
cập nếu có đối với những nhiệm vụ của từng chức danh mà HĐND quận đã bầu ra.
Chất vấn là hoạt động giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện tính chất quyền
lực và tính đại diện của HĐND ở quận. Thông qua chất vấn, các đại biểu HĐND thể
hiện trách nhiệm của mình đối với cử tri. Đồng thời, thông qua việc trả lời chất vấn,
để người bị chất vấn nâng cao trách nhiệm của mình đối với những nội dung, lĩnh vực
được giao phụ trách. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tại
kỳ họp được quy định cụ thể tại Điều 60 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và
HĐND năm 2015. Sau hoạt động chất vấn, HĐND quận có thể ra nghị quyết về trả
lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết [35, tr.94].
1.2.1.3. Hoạt động xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với
Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân quận
Đây là hoạt động giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm
pháp luật của UBND quận và Nghị quyết HĐND cấp dưới. Nếu HĐND quận phát
hiện những văn bản này có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của HĐND
22
cấp trên và cấp quận thì HĐND quận sẽ xem xét, thảo luận và ra Nghị quyết về việc
xem xét văn bản đó.Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật,
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng
nhân dân quận thì quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó [35, tr. 97].
Đây là hoạt động quan trọng của HĐND quận, thông qua hoạt động này để rà
soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ những văn bản trái luật, đảm bảo tính hợp Hiến, hợp
pháp,tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật.
1.2.1.4. Hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND quận
Trên cơ sở chương trình hoạt động giám sát hằng năm của HĐND quận đã đề
ra, tại kỳ họp giữa năm trước, HĐND quận quyết nghị thành lập đoàn giám sát chuyên
đề theo đề nghị của Thường trực HĐND quận để thực hiện giám sát chuyên đề trong
năm sau. Khác với hoạt động thanh tra nhà nước, kiểm tra Đảng, hoạt động giám sát
chuyên đề của HĐND phải báo cáo kết quả giám sát để HĐND quận xem xét tại kỳ
họp gần nhất, và sau khi xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề thì HĐND quận
ban hành nghị quyết giám sát, nghị quyết này được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan [35, tr.98].
Như vậy, theo quy định này ta thấy một điểm chưa phù hợp với thực tiễn, khi
HĐND quận xác định chương trình giám sát cho năm sau vào kỳ họp giữa năm trước,
có thể những nội dung vấn đề chọn giám sát sẽ không còn là vấn đề “trọng tâm”,
“nóng” mà cử tri quan tâm ở thời điểm giám sát.
1.2.1.5. Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của HĐND quận
Theo quy định tại Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014
của Quốc hội khóa XIII về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người
giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn thì hiện nay, Hội
đồng nhân dân quận thực hiện việc Lấy phiếu tín nhiệm mỗi nhiệm kỳ một lần vào
thời điểm cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm gồm
những người giữ các chức danh do Hội đồng nhân dân quận bầu. Về hình thức lấy
phiếu tín nhiệm là ghi phiếu kín với ba mức tín nhiệm: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín
nhiệm thấp.
23
Đồng thời, Hội đồng nhân dân quận cũng sẽ thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm
đối với những người giữ các chức do Hội đồng nhân dân quận bầu trong các trường
hợp sau: Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; Người được lấy phiếu
tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín
nhiệm thấp [36, tr.76]. Trong các trường hợp này, thì hình thức bỏ phiếu tín nhiệm là
ghi phiếu kín với hai mức độ: tín nhiệm hoặc không tín nhiệm.
Về hệ quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm, khi người được đưa ra bỏ phiếu tín
nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có
thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền
giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó có trách nhiệm trình Hội đồng nhân
dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm người không được Hội đồng nhân dân tín
nhiệm [36, tr.76].
Đây là cơ chế giám sát đặc biệt của HĐND quận. Mục tiêu của việc lấy phiếu
tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đại
biểu HĐND thay mặt cử tri đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm của mình đối với các
chức danh do HĐND bầu, qua đó, tăng cường trách nhiệm của những chức danh này
trước HĐND cũng như trước cử tri của quận.
Ngoài ra, Hội đồng nhân dân quận còn thực hiện một số hoạt động khác như
xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở quận. Trong trường hợp cần
thiết, Hội đồng nhân dân quận thảo luận và ra nghị quyết về việc giải quyết ý kiến,
kiến nghị của cử tri [36, tr. 6].
1.2.2. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân quận
Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp nói chung cũng như
hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân ở quận hiện nay gồm những hoạt động
trọng tâm như: Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, phiên họp
Thường trực Hội đồng nhân dân và hoạt động tiếp Công dân của Thường trực Hội
đồng nhân dân.
24
- Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân quận được quy định
cụ thể tại Điều 66 luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm
2015, cụ thể như: Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết
của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cùng cấp; Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn quy
định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật này trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng
nhân dân; Giám sát chuyên đề; Tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường
trực Hội đồng nhân dân; Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri [35, tr.103].
1.2.3. Hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân quận
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban HĐND quận, nội dung hoạt
động của các Ban HĐND quận như thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên
quan đến lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân
dân phân công; giúp HĐND quận giám sát, khảo sát theo thẩm quyền. Nội dung hoạt
động của các Ban HĐNĐ quận theo lĩnh vực phụ trách của Ban được quy định cụ thể
ở Điều 108 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Cụ thể:
- Ban Pháp chế HĐND quận chịu trách nhiệm trong trong các lĩnh vực thi hành
Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính
quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương [36, tr. 89].
- Ban Kinh tế - Xã hội HĐND quận chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh
tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin,
thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách tôn giáo
ở địa phương. Ngoài ra, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND quận còn chịu trách nhiệm trong
lĩnh vực dân tộc ở địa phương [36, tr. 89].
Trên cơ sở lĩnh vực Ban phụ trách, Ban của HĐND quận giúp HĐND quận
giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan thuộc UBND quận, giám sát văn bản quy
phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ban phụ trách. Hoạt động giám sát của các Ban HĐND
chủ yếu gồm các nội dung như: Thẩm tra các báo cáo do Hội đồng nhân dân, Thường
25
trực Hội đồng nhân dân phân công; Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng
cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; Giám sát chuyên đề; Giám
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân [36, tr.76].
1.2.4. Hoạt động của Tổ đại biểu đồng nhân dân và đại biểu đồng nhân dân
quận
Hoạt động của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân quận và đại biểu đồng nhân
dân quận tập trung chủ yếu ở hai nhiệm vụ trọng tâm là hoạt động giám sát và hoạt
động tiếp xúc cử tri nhằm thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp HĐND
quận và báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp HĐND quận. Về hoạt động giám sát của
Tổ đại biểu HĐND quận và đại biểu HĐND quận được quy định tại Điều 83 Luật
hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, nội dung cụ thể theo thẩm
quyền giám sát của Tổ đại biểu HĐND quận như đã phân tích phần trên.
Nói chung, hoạt động giám sát của HĐND quận mang tính quyền lực nhà nước
ở địa phương, đây còn là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân. Thực hiện tốt hoạt động giám sát của HĐND còn góp
phần kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan hành pháp ở địa phương.
1.3. Các yếu tố đảm bảo tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
và mối quan hệ trong sự tương quan quyền lực của HĐND quận
1.3.1. Các yếu tố đảm bảo tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Để HĐND ở quận được đảm bảo thực quyền theo quy định của Hiến pháp và
pháp luật, cần phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản sau đây:
Thứ nhất, là yếu tố chính trị: Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, Nhân
dân làm chủ là cơ chế phù hợp với bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam,
trong các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như thời kỳ đổi mới, xây dựng
chủ nghĩa xã hội. sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động của
HĐND các cấp nói chung và cấp quận nói riêng là yếu tố hết sức quan trọng. Đảng
bộ quận lãnh đạo HĐND bằng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, làm căn cứ để HĐND quận
26
cụ thể hóa bằng nghị quyết để UBND quận tổ chức thực hiện. Đặc biệt, là Đảng lãnh
đạo về nhân sự trong tổ chức bộ máy của HĐND và đại biểu HĐND. Đây là một
trong những yếu tố cơ bản, tác động ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức và hoạt động
của HĐND.
Đối với hoạt động giám sát của HĐND quận, sự lãnh đạo của Đảng bộ quận
chính là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của hoạt động giám sát của HĐND quận. Mọi hoạt động giám sát của HĐND
quận đều căn cứ vào quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, đều phải báo cáo và xin ý
kiến của cấp ủy Đảng trước khi tiến hành. Sau khi giám sát, những vấn đề nổi lên,
những vấn đề liên quan cơ chế, chính sách, cán bộ… đều được báo cáo với cấp ủy
Đảng. Do đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND là vấn đề có tính
nguyên tắc, quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND.
Thứ hai là yếu tố pháp lý: với đặc điểm và tính chất của nhà nước pháp quyền
XHCN, pháp luật là yếu tố rất quan trọng và có tác động rất lớn đến tổ chức và hoạt
động của HĐND. Hệ thống pháp luật càng hoàn thiện thì càng đảm bảo tổ chức và
hoạt động của HĐND được thực quyền. Và ngược lại nếu hệ thống pháp luật, văn
bản quy định pháp luật chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn khách
quan, còn chồng chéo, trùng lắp... thì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả
hoạt động của HĐND. Đo đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND
quận thì đòi hỏi phải có đầy đủ, cụ thể các quy định pháp luật liên quan đến toàn bộ
hoạt động của HĐND quận.
Thứ ba là yếu tố cán bộ: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: cán bộ là
gốc, mọi việc tốt hay xấu đều do cán bộ mà ra. Muốn đảm bảo chất lượng, hiệu quả
hoạt động của HĐND đòi hỏi phải có những cán bộ trong bộ máy tổ chức HĐND đủ
năng lực, có tâm và có tầm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND mà
luật quy định. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND trước hết phụ thuộc vào
phẩm chất, trình độ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ và đại biểu HĐND quận.
Người đại biểu HĐND phải có đủ nội lực để phát huy được vai trò là đại diện cho
nhân dân, đại diện cho cử tri, nói lên được tiếng nói cử tri, phải có chính kiến tham
27
gia chất lượng vào việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Đối với
đại biểu HĐND quận được pháp luật ghi nhận và có tư cách pháp lý để thực quyền
năng giám sát và quyền quyết định. Do đó, đòi hỏi cán bộ chuyên trách HĐND quận,
đại biểu HĐND quận phải có đủ phẩm chất, trình độ, sự am hiểu chủ trương, chính
sách của Đảng, nắm chắc pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao và năng lực thực hiện
nhiệm vụ đại biểu HĐND quận.
Thứ tư là bộ máy giúp việc: Bộ máy giúp việc của HĐND quận được quy
định ở Điều Điều 127, Luật tổ chức chính quyền địa phương, theo quy định này thì
Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ
hoạt động của HĐND và UBND cấp huyện. Như vậy ở quận thì cơ quan quyền lực
và cơ quan chấp hành là HĐND và UBND có chung bộ máy giúp việc tham mưu,
phục vụ hoạt động. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của HĐND quận
[36, tr. 100].
Muốn đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND quận thì đòi hỏi phái có bộ máy
phù hợp, đủ khả năng để tổ chức thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình. Ở bất kỳ cơ quan nào nếu có một tổ chức bộ máy giúp việc hợp lý, đồng
bộ, có năng lực và trách nhiệm thì ở đó hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Ở đây, chúng
ta thấy, bộ máy Văn phòng giúp việc cho HĐND quận chưa được tách bạch về mặt
pháp lý, kể cả về biên chế bộ máy. Trong một bộ máy nhưng phải thực hiện hai chức
năng, hai nhiệm vụ tham mưu cho cơ quyền lực, cơ quan giám sát lại vừa tham mưu
cho cơ quan chấp hành, cơ quan chịu sự giám sát thì rất khó thực hiện và khó đảm
bảo sự khách quan, kịp thời, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, đại biểu HĐND quận
không có bộ phận giúp việc riêng, không có bố trí nơi làm việc, cơ sở vật chất… nên
rất khó phát huy hết vai trò của đại biểu HĐND quận trong thực hiệm nhiệm vụ của
người đại biểu HĐND.
1.3.2. Mối quan hệ trong sự tương quan quyền lực của HĐND quận
Là một cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, với vị trí, tính chất
pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như đã phân tích trên, HĐND quận có
những mối quan hệ với các quan khác trong cùng cấp đơn vị hành chính quận, với cơ
28
quan cấp trên và với cơ quan cấp dưới. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập
đến các mối quan hệ chủ yếu. Cụ thể như sau:
- Mối quan hệ giữa HĐND quận với cơ quan nhà nước cấp trên: HĐND quận
chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trong đó có cả HĐND và UBND.
Những nội dung của mối quan hệ này cụ thể như: kết quả bầu chủ tịch HĐND, Phó
Chủ tịch HĐND cấp huyện phải được Thường trực HĐND cấp tỉnh phê chuẩn; kết
quả miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND cấp huyện phải
được Thường trực HĐND cấp tỉnh phê chuẩn; sau mỗi kỳ họp HĐND quận thì các
nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản kỳ họp HĐND quận phải được Thường trực
HĐND quận gửi lên Thường trực HĐND và UBND cấp trên trực tiếp… Hội đồng
nhân dân thành phố có thẩm quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp
luật của HĐND quận; HĐND thành phố giải tán HĐND quận trong trường hợp
HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi tích của nhân dân và trình Ủy ban
Thường vụ Quốc hội phê chuẩn…
Đối với chủ tịch UBND thành phố trực thuộc Trung ương thì có thẩm quyền
đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của HĐND quận, báo cáo HĐND thành
phố để đề nghị HĐND thành phố bãi bỏ. Ngoài ra, HĐND quận cùng với chính quyền
địa phương quận còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước
cấp trên ủy quyền … Điều này, cho ta thấy HĐND thuộc nhánh cơ quan quyền lực
nhưng lại chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính cấp trên.
- Mối quan hệ của HĐND quận với Đảng bộ quận: Hội đồng nhân dân quận
chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ quận, từ công tác nhân sự, tổ chức, đến định
hướng hoạt động và kiểm tra, giám sát hoạt động, đánh giá chất lượng hoạt động của
HĐND quận. Trên cơ sở chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ Quận, HĐND quận cụ
thể thành nghị quyết của HĐND quận để triển khai tổ chức thực hiện. Quá trình hoạt
động của HĐND quận gắn với giám sát việc thực hiện Nghị quyết của cấp ủy Đảng
đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể về những
nội dung mà HĐND quận phải xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy trước khi
quyết định; những nội dung nào do HĐND quận tự quyết định; những nội dung nào
29
HĐND quyết định xong phải báo cáo lại cấp ủy. Ta thấy, vấn đề đặt ra trong thực tiễn
là cấp ủy Đảng phải lãnh đạo như thế nào để hoạt động của HĐND đạt hiệu quả để
tránh tình trạng Đảng bao biện, làm thay chính quyền, làm thay HĐND. Một vấn đề
nữa đặt ra là, trong quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương chỉ quy định:
sau mỗi kỳ họp HĐND quận thì các nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản kỳ họp
HĐND quận phải được Thường trực HĐND quận gửi lên Thường trực HĐND và
UBND cấp trên trực tiếp mà không có quy định phải gửi đến cấp ủy cùng cấp.
- Mối quan hệ giữa HĐND quận với UBND quận: đây là mối quan hệ giữa cơ
quan quyền lực nhà nước và cơ quan chấp hành của HĐND quận - cơ quan hành
chính nhà nước ở quận. Bởi vì, UBND quận do HĐND quận bầu ra, chịu trách nhiệm
trước HĐND quận. Xuất phát từ nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng đồng thời cả 2 cơ quan HĐND và
UBND cũng chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên. Những nội dung
chính của mối quan hệ này, cụ thể là:
Về công tác nhân sự, tổ chức: UBND quận là cơ quan chấp hành của HĐND
quận; UBND quận có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND quận;
HĐND quận bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và
các Ủy viên UBND quận; HĐND quận quyết định thành lập, bãi bỏ các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND quận; HĐND quận lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
đối với Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND quận;
Về hoạt động giám sát: HĐND quận giám sát hoạt động của UBND quận; đại
biểu HĐND quận được quyền chất vấn Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các
Ủy viên UBND quận; HĐND quận được quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn
bản trái pháp luật của UBND quận, của Chủ tịch UBND quận.
- Mối quan hệ giữa HĐND quận với HĐND phường: HĐND phường chịu
trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trong đó, có HĐND quận. Những nội
dung chính của mối quan hệ này, cụ thể: kết quả bầu chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch
HĐND phường phải được Thường trực HĐND quận phê chuẩn; kết quả miễn nhiệm,
30
bãi nhiệm chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND phường phải được Thường trực
HĐND quận phê chuẩn; sau mỗi kỳ họp HĐND phường thì các nghị quyết, đề án,
báo cáo, biên bản kỳ họp HĐND phường phải được Thường trực HĐND phường gửi
lên Thường trực HĐND quận; Hội đồng nhân dân quận có thẩm quyền bãi bỏ một
phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của HĐND phường; HĐND quận giải tán
HĐND phường trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi tích
của nhân dân và trình HĐND thành phố trực thuộc trung ương phê chuẩn…
Tiểu kết chương 1
Để có căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn
thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ chính trị của quận trong tình hình mới, cũng như đáp ứng yêu cầu về hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trong chương 1 của luận văn đã hệ thống
hoá, phân tích khái quát, đồng thời làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động
của Hội đồng nhân dân ở quận thuộc đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn giới
thiệu khái quát về tổ chức chính quyền địa phương ở quận trong hệ thống Bộ máy
nhà nước Việt Nam; phân tích cụ thể vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của HĐND ở quận. Về cơ cấu tổ chức HĐND: Luận văn làm rõ địa vị pháp lý
của đại biểu HĐND quận, khái quát cơ cấu cơ quan Thường trực HĐND quận, các
Ban của HĐND quận, tổ đại biểu HĐND quận. Về hoạt động của HĐND quận: phân
tích, so sánh, làm rõ những nội dung hoạt động của HĐND quận, của Thường trực
HĐND quận, của các Ban HĐND quận, của Tổ đại biểu và đại biểu HĐND quận.
Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến các yếu tố đảm bảo hoạt động của HĐND và
các mối quan hệ trong sự tương quan quyền lực của HĐND quận.
31
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN QUẬN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2018
2.1. Khái quát về đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã
hội thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương, được xếp loại
đô thị loại đặc biệt của Việt Nam, với diện tích tự nhiên 2.095 km2
, là trung tâm kinh
tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của cả nước, chiếm 9,1% tổng dân
cư của cả nước với khoảng 8,43 triệu người. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm
từ 8% - 8,5%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông
nghiệp. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 6 tháng năm 2018 là 1.027.272
tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hằng năm 19,27%, đóng góp 28,6% tổng thu ngân
sách của quốc gia, xuất khẩu năm 2018 đạt 32,5 tỷ đôla, chiếm 16,8% cả nước. Về
cơ cấu hành chính, thành phố Hồ Chí Minh gồm có 19 quận và 5 huyện, với 259
phường, 58 xã và 5 thị trấn.
Với mong muốn phát huy tối đa tiềm năng của thành phố, lãnh đạo các cấp đã
đặt ra mục tiêu cho thành phố Hồ Chí Minh tại Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10
tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị “ Xây dựng thành thành phố Hồ Chí Minh văn
minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa , đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước, từng bước trở thành
trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của đất nước
và khu vực Đông Nam Á” . Ngày 24 tháng 11 năm 2017, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội
khóa XIV đã ban hành Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển
thành phố Hồ Chí Minh, trong đó quy định những vấn đề cụ thể về quản lý đất đai,
tài chính – ngân sách nhà nước, quy định cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền
và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý.
32
2.1.2. Khái quát về tình hình dân cư, cơ cấu đơn vị hành chính các quận thuộc
thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1. Số lượng dân cư, đơn vị hành chính quận của thành phố Hồ Chí
Minh (năm 2016)
STT Quận
Dân số
(người)
Số phường/xã
Diện tích
(km2
)
1 Quận 1 193.632 10 7,73
2 Quận 2 147.168 11 49,74
3 Quận 3 196.333 14 4,92
4 Quận 4 186.727 15 4,18
5 Quận 5 178.615 15 4,27
6 Quận 6 258.945 14 7,19
7 Quận 7 310.178 10 35,69
8 Quận 8 431.969 18 19,18
9 Quận 9 290.620 13 114
10 Quận 10 238.558 15 5,72
11 Quận 11 230.596 16 5,14
12 Quận 12 510.326 11 52,78
13 Bình Thạnh 487.985 20 20,76
14 Thủ Đức 528.413 12 48
15 Gò Vấp 634.146 16 19,74
16 Phú Nhuận 182.477 15 4,88
17 Tân Bình 459.029 15 22,38
18 Tân Phú 464.493 11 16,06
19 Bình Tân 686.474 10 51,89
Huyện
20 Huyện Nhà Bè 139.225 7 100
21 Huyện Hóc Môn 422.471 12 109
22 Huyện Củ Chi 403.038 21 435
23 Cần Giờ 74.960 7 704
24 Huyện Bình Chánh 591.451 16 253
33
Với đặc điểm về tình hình dân cư và cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính quận,
huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh như trên đây có ảnh hưởng quyết định đến bộ
máy tổ chức và hoạt động của HĐND quận, huyện nói chung, cũng như HĐND ở
quận nói riêng.
2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy Hội đồng nhân quận tại thành phố Hồ
Chí Minh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
2.2.1. Đại biểu Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương thực hiện thí điểm
không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số
724/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
khóa mười hai về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đến khi
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2015 và có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Với đặc điểm tự nhiên về tình hình dân cư, đơn vị hành chính quận, huyện của
thành phố Hồ Chí Minh như trên, vào ngày 22 tháng 5 năm 2016, Ủy ban bầu cử
các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước đã tổ chức bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Kết quả bầu đại biểu HĐND quận cụ
thể ở quận Bình Tân: 40 đại biểu; quận Thủ Đức: 40 đại biểu; quận 2: 37 đại biểu.
Về số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu ở các quận Bình Tân, quận Thủ
Đức, quận 2 được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 2.2. Số lượng đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2
Đơn vị HC.Quận
Tiêu chí
Bình Tân Thủ Đức Quận 2
Đại biểu chuyên trách 4 4 4
Đại biểu kiêm nhiệm 36 36 33
Tổng Số đại biểu 40 40 37
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử của Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND quận
Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 nhiệm kỳ 2016 – 2021
34
Bảng 2.3. Cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức,
Quận 2
Số
TT
Cơ cấu,
thành phần
Tiêu chí
Quận Bình Tân Quận Thủ Đức Quận 2
Số
lượng
Đạt
Tỷ lệ
Số
lượng
Đạt
Tỷ lệ
Số
lượng
Đạt Tỷ
lệ
1 Nữ 12 30% 15 37,5% 16 43,24%
2 Ngoài đảng 03 7,5% 02 05% 01 2,7%
3 Dưới 35 tuổi 06 15% 04 10% 05 13,51%
4 Người dân tộc thiểu số 00 00% 00 00% 00 00%
5 Tôn giáo 02 05% 01 7,5% 03 8,1%
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử của Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND quận
Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 nhiệm kỳ 2016 – 2021
Bảng 2.4. Tính đại diện thông qua nghề nghiệp, vị trí công tác
Đơn vị
Hành
chính
Cơ cấu
Cơ
quan
Đảng
Chính
quyền
UBMT
TQ và
các
Đoàn
thể
Cơ quan
nội chính
(TAND,
VKSND,
CA, QS)
Cơ
quan,
đơn vị
khác
Tổng
cộng
Quận
Bình Tân
Số lượng 16 07 05 04 08 40
Tỷ lệ 40% 17,5% 12,5% 10% 20% 100%
Quận
Thủ Đức
Số lượng 12 17 08 03 00 40
Tỷ lệ 30% 42,5% 20% 7,5% 00% 100%
Quận
2
Số lượng 06 14 09 01 07 37
Tỷ lệ 15% 35% 22,5% 2,5% 17,5% 100%
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử của Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND quận
Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 nhiệm kỳ 2016 – 2021
35
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đại biểu HĐND
quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2
Tiêu chí
ĐV.
Hành
chính
Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị
Trên
ĐH
Đại
học
Tung
cấp
Chưa
ĐT
Cao
cấp
Cử
nhân
Trung
cấp
Sơ
cấp
Quận
Bình Tân
9 27 4 0 13 15 8 4
22,5% 67,5% 10% 00 32,5% 37,5% 20% 10%
Quận
Thủ Đức
10 29 00 01 15 16 07 02
25% 72,5% 00% 2,5% 37,5% 40% 17,5% 5%
Quận
2
11 23 03 00 14 11 9 3
27,5% 57,5% 7,5% 00% 35% 27,5% 22,5% 7,5%
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử của Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND quận
Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 nhiệm kỳ 2016 – 2021
Nhìn chung, đại biểu HĐND các quận nhiệm kỳ 2016 – 2021 đảm bảo được
cơ cấu, thành phần, số lượng theo quy định. Tuy nhiên, trong hơn nữa nhiệm kỳ qua,
do công tác điều động, luân chuyển cán bộ và lý do khác, số lượng đại biểu HĐND
các quận có giảm ở mỗi quận từ 02 đến 05 đại biểu. Cụ thể như: quận Bình Tân giảm
04 đại biểu, quận Thủ Đức giảm 03 đại biểu, quận 2 giảm 05 đại biểu.
Riêng về thực trạng bộ máy tổ chức của HĐND quận tại thành phố Hồ Chí
Minh sau khi tiến hành kỳ họp thứ nhất của HĐND quận, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đến
nay. Cụ thể như sau:
2.2.2. Cơ cấu tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân quận
Trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, tại
kỳ họp thứ nhất, HĐND quận đã bầu cử các chức danh do HĐND quận bầu theo quy
định. Theo đó, Thường trực HĐND các quận gồm có 05 thành viên, gồm: Chủ tịch
HĐND quận, 02 Phó Chủ tịch HĐND quận và 02 Ủy viên Thường trực HĐND quận.
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận

More Related Content

What's hot

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...luanvantrust
 
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên ...
 
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa họcLuận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
 
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phươngĐề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính ở UBND tỉnh Thanh Hoá, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
 
Báo cáo thực tập: Áp dụng pháp luật về quản lý hộ tịch, HAY
Báo cáo thực tập: Áp dụng pháp luật về quản lý hộ tịch, HAYBáo cáo thực tập: Áp dụng pháp luật về quản lý hộ tịch, HAY
Báo cáo thực tập: Áp dụng pháp luật về quản lý hộ tịch, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh BảoLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
 
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
 
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại tỉnh Hưng Yên, HOT
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại tỉnh Hưng Yên, HOTLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại tỉnh Hưng Yên, HOT
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại tỉnh Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Đề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái NguyênĐề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
Đề tài: Năng lực của công chức Văn hóa - xã hội tại Thái Nguyên
 
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
 
Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch
Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịchTuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch
Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch
 
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 

Similar to Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận

Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...luanvantrust
 

Similar to Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận (20)

Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAYLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa
Luận văn: Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh HóaLuận văn: Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa
Luận văn: Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa
 
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng NinhĐề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núiLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
 
Pháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Pháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luậtPháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Pháp chế trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
 
Đề tài: Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố tại Lào, HAY
Đề tài: Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố tại Lào, HAYĐề tài: Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố tại Lào, HAY
Đề tài: Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố tại Lào, HAY
 
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnhLuận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
 
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAYPhân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAYLuận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạmLuận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
 
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch GiáĐề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
 
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
 
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính, HAY
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính, HAYLuận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính, HAY
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính, HAY
 
Quy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh Hóa
Quy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh HóaQuy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh Hóa
Quy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH THỊ CẨM TÚ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH THỊ CẨM TÚ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM QUANG HUY HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn này là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Huỳnh Thị Cẩm Tú
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong khoảng thời gian tôi được học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của quý thầy cô giảng viên tham gia giảng dạy và công tác tại cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Với tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy và bề dày kinh nghiệm của đội ngũ thầy cô giảng viên đã truyền đạt cho tôi và các anh chị học viên những kiến thức khoa học hữu ích, giúp học viên được tiếp cận những vấn đề lý luận và thực tiễn. Qua đó, đã giúp tôi nhận ra bản thân cần phải cố gắng, nổ lực nhiều hơn nữa trong học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô giảng viên, cảm ơn anh chị học viên cùng khóa học, anh chị đồng nghiệp cơ quan Hội đồng nhân dân quận Bình Tân, quận Thủ Đức, Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Giảng viên – Tiến sĩ Phạm Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện, lãnh đạo và cán bộ cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Huỳnh Thị Cẩm Tú
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN .........................................................................9 1.1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân quận .....9 1.1.1. Khái quát về chính quyền địa phương ở quận ......................................9 1.1.2. Vị trí pháp lý, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân quận .....11 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận............................14 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.........................................................................16 1.2. Những vấn đề lý luận và pháp luật về hoạt động của Hội đồng nhân dân quận ..........................................................................................................................19 1.2.1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân quậnError! Bookmark not defined. 1.2.2. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân quận ................Error! Bookmark not defined.2 1.2.3. Hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân quận ............................243 1.2.4. Hoạt động của Tổ đại biểu đồng nhân dân và đại biểu đồng nhân dân quận............................................................................................................254 1.3. Các yếu tố đảm bảo tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân quận và mối quan hệ trong sự tương quan quyền lực của Hội đồng nhân dân quận............254 1.3.1. Các yếu tố đảm bảo tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân quận ......................................................................................................................25 1.3.2. Mối quan hệ trong sự tương quan quyền lực của Hội đồng nhân dân quận..............................................................................................................27 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2018............................................................................................................31
  • 6. 2.1. Khái quát về đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................................31 2.1.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................31 2.1.2. Khái quát về tình hình dân cư, cơ cấu đơn vị hành chính các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................32 2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy Hội đồng nhân quận tại thành phố Hồ Chí Minh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015............................33 2.2.1. Đại biểu Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh..........33 2.2.2. Cơ cấu tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân quận.......................35 2.2.3. Cơ cấu tổ chức các Ban Hội đồng nhân dân quận..............................37 2.2.4. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân quận .................................................38 2.2.5. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận .................39 2.3. Thực trạng về hoạt động của Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................39 2.3.1. Hoạt động giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân quận....................39 2.3.2. Hoạt động giám sát giữa 2 kỳ họp của Hội đồng nhân dân quận .......44 2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................53 2.4.1. Những ưu điểm và thành tựu đạt được trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận ..............................................................................53 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận .........................................54 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN .......................................................................64 3.1. Yêu cầu thực tiễn về hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân quận ...................................................................................64 3.2. Phương hướng nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận ...........................................................................................................65
  • 7. 3.3. Một số nội dung và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận.............................................................................66 3.3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và cán bộ, đảng viên đối với Hội đồng nhân dân quận ........67 3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ..............................................................................................67 3.3.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận...........................................................................................68 3.3.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận.......................................................................................................70 3.3.5. Tăng cường mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với các cơ quan, tổ chức khác......................................................................................................71 3.3.6 Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc và các điều kiện đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân dân quận................................................71 KẾT LUẬN..........................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Khái quát cơ cấu tổ chức của HĐND ở quận...........................................18 Bảng 2.1. Số lượng dân cư, đơn vị hành chính quận của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2016)..........................................................................................................................32 Bảng 2.2. Số lượng đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2..................33 Bảng 2.3. Cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2..34 Bảng 2.4. Tính đại diện thông qua nghề nghiệp, vị trí công tác...............................34 Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2...............................................................................................35 Bảng 2.6. Cơ cấu thường trực HĐND các quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2.........36 Bảng 2.7. Cơ cấu tổ chức các Ban của HĐND quận................................................37 Bảng 2.8. Số lượng tổ đại biểu HĐND quận............................................................38 Bảng 2.9. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của HĐND quận .........................................43
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, việc đổi mới và hoàn thiện Bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu tất yếu và khách quan. Quan điểm và nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam đã được Đảng ta đề cập từ Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 11/1991) và tiếp tục phát triển, khẳng định ở các văn kiện của Đảng cho đến nay, Đảng ta đã chỉ ra một trong những nội dung chính của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là: Trong Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân… ở tất cả các khâu lập pháp, hành pháp, tư pháp phải thể hiện bản chất thật sự là của Nhân dân. Phải có sự kiểm soát chặt chẽ bộ máy quyền lực Nhà nước, tránh sự lạm dụng, thao túng làm tha hóa quyền lực Nhân dân. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những địa phương sau khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp quận, huyện, phường theo Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay đã tái lập trở lại tổ chức HĐND các cấp theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Từ đó, thực tiễn tổ chức và hoạt động của HĐND ở quận nói chung đã có nhiều kết quả tích cực, giải quyết kịp thời những vấn đề “nóng” của cử tri quan tâm, từng bước nâng cao hiệu hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện nói chung, cơ bản đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân địa phương, góp phần tích cực vào thắng lợi chung trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của chính quyền địa phương ở quận, được lãnh đạo thành phố và cử tri ghi nhận, đánh giá cao. Bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn, hạn chế, bất cập và những vấn đề đặt ra trong quá trình tổ chức và hoạt động của HĐND ở quận như: HĐND ở quận chưa phát huy được hết “thế” và “lực” trong thực hiện chức năng, quyền hạn của mình; những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của quận ở đô thị; nội dung hoạt động của HĐND ở quận chưa thoát ly được tính hình thức...
  • 10. 2 Trong giai đoạn hiện hiện nay, trước yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, cùng với việc đổi mới và hoàn thiện Bộ máy Nhà nước, việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung, tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đảm bảo được vai trò của Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, tăng cường chức năng quyết định các vấn đề xây dựng địa phương và chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân. Đồng thời, xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu thực tế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh, nhằm chỉ ra thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận, qua đó, đưa ra những giải pháp đóng góp vào việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận, đó là lý do, tác giả chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này vừa có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm giúp các cơ quan hữu quan, cán bộ, đảng viên và đại biểu HĐND quận nhìn nhận sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa và phương pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND quận, luận văn còn có giá trị tham khảo trong quá trình nghiên cứu giảng dạy, học tập và hướng tới việc hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân quận nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hội đồng nhân dân là một thiết chế hiến định, là một cơ quan của Chính quyền địa phương. Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân không phải là một vấn đề mới ở Việt Nam, nhưng việc nghiên cứu thực trạng về tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân quận ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận là vấn đề có tính cấp thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trước đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như: Tác giả Công Phương Khoa, Quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước cấp quận ở thành phố Hà Nội, Tạp chí nhân lực khoa học xã hội, số 6/2017. Bài viết
  • 11. 3 đề cập đến mô hình tổ chức chính quyền các cấp nói chung và cơ chế tổ chức thực thi quyền lực của HĐND cấp quận qua năm giai đoạn lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác giả Bùi Xuân Đức, Đổi mới bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, tác giả đề cập đến vấn đề đổi mới tổ chức cơ quan chính quyền địa phương, thiết lập cơ chế giám sát chuyên trách bằng các thiết chế đặc biệt – Tòa án Hiến pháp. Tác giả Vũ Thư, Bàn về vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước. Bài viết đánh giá khái quát về quyền lực nhà nước và nhấn mạnh trong thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cần quan tâm đến vấn đề hiệu lực, hiệu quả thực thi quyền lực và hơn cả là vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh trong tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương, vấn đề cần làm là tăng cường tính chủ động, tự quản của chính quyền địa phương mà vẫn kiểm soát tốt việc thực hiện quyền lực nhà nước đối với chính quyền địa phương. Tác giả Nguyễn Thị Thư (2017), Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Nam Định, do Giáo sư, tiến sĩ Thái Vĩnh Thắng hướng dẫn. Đề tài phân tích cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và Hội đồng nhân dân cấp huyện; phân tích, đánh giá thực trạng những kết quả đạt được, hạn chế vướng mắc trong hoạt động của HĐND cấp huyện tại tỉnh Nam Định và đưa ra quan điểm, giải pháp nâng cao phiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện. Tác giả Nguyễn Thị Hoàn, Hội đồng nhân dân trong nhà nước pháp quyền, Luận văn thạc sĩ luật học của Đại học quốc gia Hà Nội, do Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung hướng dẫn. Đề tài phân tích yêu cầu của HĐND trong nhà nước pháp quyền, đánh giá thực trạng của HĐND trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số kiến nghị đổi mới HĐND trong điều kiện nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Sách chuyên khảo của tác giả Bùi Xuân Đức (2017), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, có bàn về Hội đồng nhân dân trong điều kiện cải cách bộ máy nhà nước. Bài viết đề cập khái quát về lịch sử HĐND và
  • 12. 4 phân tích tính chất của HĐND, đưa ra những điểm hợp lý và bất cập để từ đó khẳng định việc đổi mới HĐND phải gắn với đổi mới tổng thể mô hình tổ chức chính quyền địa phương nói chung. Cuốn sách của tác giả Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Đây là công trình nghiên cứu của hơn 40 tác giả với gần 600 trang sách, nội dung nghiên cứu được đề cập khá toàn diện như những vấn đề lý luận chung về giám sát, việc thực hiện quyền lực nhà nước và cơ chế giám sát, giám sát của bộ máy nhà nước (giám sát của Quốc hội, HĐND, Chủ tịch Nước; kiểm tra thanh tra của Chính phủ; kiểm tra, giám sát của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân); giám sát của các tổ chức chính trị xã hội,… Các công trình nghiên cứu trên đây có giá trị rất lớn trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một lượng kiến thức và thông tin khá lớn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên được tiếp cận, tập trung theo những góc độ nhất định và hướng tới sự hoàn thiện tổng thể như đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, mới nêu ra những nhận định khái quát và trong một thời điểm nhất định, chưa đề cập đến những giải pháp cụ thể ở từng địa phương. Đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này tuy không phải là một nội dung lĩnh vực mới, song với việc đi sâu tìm hiểu cụ thể tại một số địa phương quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận 2 thuộc thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh địa phương này vừa trải qua thời gian thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, phường và hiện tại đang vận hành theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, trong đề tài này vẫn sẽ có những đóng góp về lý luận chung, cũng như về mặt thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận. Do đó, nghiên cứu đề tài này vẫn là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
  • 13. 5 Thông qua đề tài này, tác giả sẽ phân tích toàn diện cả về cấu trúc tổ chức và thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời, chỉ ra thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện về mặt tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở Quận trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân Quận từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Thường trực HĐND quận, cơ quan của HĐND quận, tổ đại biểu HĐND quận, đại biểu HĐND quận. Về các mặt hoạt động của HĐND quận tại kỳ họp HĐND quận và hoạt động giữa hai kỳ họp HĐND quận, bao gồm các hoạt động xem xét báo cáo, đề án, tờ trình để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; hoạt động xem xét việc giải quyết kiến nghị của cử tri; hoạt động giám sát của HĐND… trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân quận tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu đề tài giúp tác giả nâng cao năng lực nghiên cứu; vận dụng các kỹ năng tích hợp được qua quá trình nghiên cứu vào thực tiễn công việc hiện tại trong hoạt động của HĐND quận – nơi tác giả đang làm việc; góp phần vào những nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân Quận tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khi nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân Quận tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả luận văn nhận thấy có nhiều điểm tương đối giống nhau từ cơ cấu tổ chức đến nội dung và hình thức hoạt động của các quận, từ đó tác giả luận văn quyết định nghiên cứu sâu ở 3 quận là quận Bình Tân, quận Thủ Đức và quận 2. Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn xác định ba nhiệm vụ cụ thể, đó là: Thứ nhất: Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận.
  • 14. 6 Thứ hai: Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu ở 3 quận: quận Bình Tân, quận Thủ Đức và quận 2. Thứ ba: Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng tổ chức, hoạt động của HĐND quận và các yếu tố đảm bảo hoạt động của HĐND tại quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận 2 của thành phố Hồ Chí Minh. - Về phạm vi nghiên cứu: về thời gian nghiên cứu: từ khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 mới ban hành, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 tới nay. Về không gian: trên địa bàn quận thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu 3 quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận 2. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức Bộ máy Nhà nước và Hội đồng nhân dân. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương, về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. - Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả tập trung sử dụng phương pháp chủ yếu sau: Thứ nhất là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Ở phương pháp này, tác giả thu thập thông tin, số liệu sẵn có từ các báo cáo, tạp chí, sách chuyên khảo, giáo trình, công trình nghiên cứu khác liên quan đến đề tài... Thứ hai là Luận văn sử dụng phương pháp định tính với một số phương pháp thu thập thông tin định tính cơ bản như nghiên cứu tài liệu, hồ sơ và phỏng vấn định tính. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả còn kết hợp với phương pháp định lượng nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, cũng như cập nhật những vấn đề
  • 15. 7 từ thực tiễn quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu của cấu trúc luận văn. Bên cạnh đó, luận văn dựa trên một số phương pháp cụ thể như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn… để làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận Luận văn có ý nghĩa về mặt lý luận, giúp người học nghiên cứu, hệ thống hóa nhận thức về mặt lý luận và áp dụng pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung và Hội đồng nhân dân quận nói riêng. Từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận. - Về mặt thực tiễn Luận văn có ý nghĩa thiết thực, là cơ sở khoa học tham khảo để giúp cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ở quận nhìn nhận đúng đắn vai trò của HĐND quận trong việc kiểm soát việc thực thi quyền lực Nhà nước ở địa phương; Góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực với cơ quan hành chính ở quận; Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân quận với cơ quan Nhà nước cấp trên và cơ quan Nhà nước cấp dưới. Đặt ra những vấn đề mới, tiếp tục nghiên cứu góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận. Luận văn cũng có giá trị làm tài liệu tham khảo, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của HĐND các cấp, góp phần nâng cao nhận thức về lý luận và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND và các cơ quan của Hội đồng nhân dân. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được bố trí trình bày trong 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận.
  • 16. 8 Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2018. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận.
  • 17. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN 1.1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân quận 1.1.1. Khái quát về chính quyền địa phương ở quận Trên thế giới, ở các nước khác nhau thường có mô hình tổ chức chính quyền địa phương cũng khác nhau. Ngay tên gọi về chính quyền địa phương trong Hiến pháp, pháp luật của các nước cũng khác nhau. Hiện nay, có một số mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên thế giới như: mô hình tổ chức chính quyền địa phương của các nước xã hội chủ nghĩa (hay còn gọi là mô hình Xô viết); mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình Anglo – Saxon (điển hình là Anh, Mỹ, Canada); mô hình tổ chức chính quyền địa phương của Pháp… Ở Việt Nam, tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình các nước xã hội chủ nghĩa (hay còn gọi là mô hình Xô viết): Về cơ cấu tổ chức của mô hình này, bao giờ cũng bao gồm cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương (gọi là Hội đồng nhân dân, Hội đồng dân cử, Đại hội đại biểu nhân dân địa phương…) và Ủy ban hành chính, Ủy ban nhân dân (UBND) hoặc Ủy ban chấp hành hoặc chính phủ địa phương. Ủy ban chấp hành… do Hội đồng nhân dân (Hội đồng dân cử) cùng cấp bầu ra. Hội đồng nhân dân được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Chính quyền địa phương chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của cấp ủy địa phương. Về vai trò, chức năng: chính quyền địa phương có vai trò, chức năng “kép”: vừa phải thực hiện các quyết định của trung ương, vừa tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của địa phương. Ba là, về vị trí, chính quyền địa phương được tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, vừa chịu trách nhiệm trước trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên, vừa chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, Ủy ban nhân dân vừa là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân hay Hội đồng dân cử, vừa là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (vừa chịu trách
  • 18. 10 nhiệm trước cơ quan bầu ra mình, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên) [28, tr. 04]. Riêng ở tầm Hiến pháp, khái niệm chính quyền địa phương lần đầu tiên được sử dụng ở Hiến pháp năm 2013. Trong các bản Hiến pháp 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), để chỉ chính quyền địa phương, các nhà lập hiến đã dùng hai khái niệm Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân [28, tr. 01]. Theo Hiến pháp năm 2013, và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 xác định: cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Như vậy, HĐND và UBND được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Đặc biệt, có một điểm mới tại Điều 111, Hiến pháp năm 2013 là “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định” [34, tr. 55]. Theo quy định này, cấp chính quyền được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Nó cũng bao hàm ý nghĩa là có sự phân biệt pháp lý về Chính quyền địa phương ở đô thị khác với Chính quyền địa phương ở nông thôn so với các Hiến pháp trước đây không có sự phân biệt này. Và theo đó, chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã; chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn. Từ những cơ sở Hiến pháp và pháp luật trên đây, chúng ta có thể khái quát: chính quyền địa phương ở quận là một bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhân dân địa phương ở quận lập nên, có sự phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương thành phố và trước nhân dân địa phương; Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật trên địa bàn quận, thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
  • 19. 11 1.1.2. Vị trí pháp lý, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân quận 1.1.2.1. Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân quận Hội đồng nhân dân là một thiết chế của Bộ máy Nhà nước Việt Nam được quy định trong Hiến pháp từ sau năm 1945 đến nay. Qua các thời kỳ gắn với các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013, UBND có tên gọi khác nhau nhưng HĐND vẫn là một thiết chế có tên gọi không thay đổi. Cụ thể: Hiến pháp 1946: Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính; Hiến pháp 1959: Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp; Hiến pháp 1980: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Hiến pháp 1992: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Hiến pháp 2013: Chính quyền địa phương. Trong đó, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND. Điều này, phù hợp với nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Việt Nam…. Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [34, tr. 56]. Với quy định này, ta có thể thấy HĐND quận là một cơ quan nhà nước, có vị trí quan trọng ở quận, có tư cách pháp lý là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đặc trưng cơ bản của HĐND là nó vừa mang tính đại diện, vừa mang tính quyền lực nhà nước. Tính quyền lực Nhà nước của Hội động nhân dân Quận thể hiện ở chỗ HĐND có quyền độc lập trong quyết định và quyết định đó có giá trị bắt buộc cho mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Tất nhiên, các quyết định, Nghị quyết của HĐND Quận ban hành phải đảm bảo trong phạm vi, thẩm quyền và trên cơ sở quy định của Hiến pháp và pháp luật. Tính quyền lực của HĐND còn thể hiện ở quyền được giám sát. HĐND có quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thi hành
  • 20. 12 Nghị quyết của HĐND cấp trên, việc thi hành Nghị quyết của HĐND cấp mình ban hành ở địa phương. Bên cạnh tính quyền lực Nhà nước, HĐND quận còn có tính đại diện của Nhân dân địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương. Tính đại diện của HĐND quận thể hiện ở việc trong hoạt động của HĐND phải tiếp xúc, lắng nghe Nhân dân, đề đạt ý kiến của Nhân dân, phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, phải báo cáo với Nhân dân và chịu trách nhiệm trước Nhân dân Quận. Ở đây ta thấy, Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 không chỉ khẳng định tư cách pháp lý của Hội đồng nhân dân quận mà còn đề cập đến chế độ trách nhiệm là HĐND quận chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nhằm tăng cường trách nhiệm của HĐND đối với Nhân dân địa phương và trách nhiệm đối với cơ quan Nhà nước cấp trên trong mọi hoạt động của HĐND quận. Tóm lại, HĐND quận có vị trí pháp lý quan trọng ở địa phương, thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, nhưng lại chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trong đó bao gồm cả cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Với vị trí và tính chất này có ý nghĩa quyết định đến phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND quận. 1.1.2.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân quận Với tính chất là cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi đơn vị hành chính – lãnh thổ. HĐND các cấp nói chung và cấp quận nói riêng đều có 2 chức năng cơ bản là chức năng quyết định và chức năng giám sát được quy định trong Hiến pháp năm 2013: quyết định các vấn đề của địa phương; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân [34, tr. 56]. Điều này được cụ thể hóa theo từng cấp đơn vị hành chính và được cụ thể trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Cụ thể:
  • 21. 13 - Chức năng quyết định của HĐND quận trước hết được thể hiện trong chức năng chung của Chính quyền địa phương ở quận được quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015: quyết định những vấn đề của quận trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật; Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn quận [36, tr. 44]. - Bên cạnh đó, HĐND quận có chức năng riêng cụ thể tại Điều 47 Luật Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015: quyết định những vấn đề liên quan đến ngân sách, quyết định chủ trương đầu tư công; quyết định các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.[36, tr. 46] - Cùng với năng quyết định, HĐND có chức năng cơ bản, quan trọng nữa là chức năng là giám sát. Chức năng này được quy định trong Hiến pháp năm 2013: HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của HĐND. Điều này được khẳng định và cụ thể hóa trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND được Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015, trước đây, chỉ có Luật giám sát của Quốc hội không có HĐND. Điều này càng khẳng định và nâng cao vai trò của HĐND trong tổ chức Chính quyền địa phương. Chức năng giám sát có mối quan hệ và tác động đến chức năng quyết định của HĐND quận. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND quận không chỉ tạo ra sự thống nhất cao trong xây dựng, áp dụng pháp luật ở địa phương; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền; Giám sát còn giúp HĐND có thông tin, căn cứ khoa học, thực tiễn để ban hành nghị quyết phù hợp với yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, chức năng giám sát còn đảm bảo cho HĐND thật sự là cơ quan đại diện của nhân dân, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Bởi, thông qua công tác giám sát của HĐND, hoạt động của các cơ quan nhà nước sẽ được đặt dưới sự
  • 22. 14 kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tính cục bộ địa phương, ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Đây chính là điều kiện bảo đảm vững chắc cho quyền lực của nhân dân được thực hiện trong thực tế. 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận Hội đồng nhân dân quận là một cơ quan của Chính quyền địa phương ở quận, nên trước hết, Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ, quyền hạn chung của chính quyền địa phương ở quận được quy định tại Điều 45, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương. Trong đó, đặc biệt là có thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền. Từ quy định trên đây, chúng ta có thể thể thấy, cùng với UBND quận hợp thành chính quyền địa phương ở quận, thì HĐND quận còn mang tính hành pháp [29, tr. 373]. Nhiệm vụ, quyền hạn riêng của Hội đồng nhân dân quận bao gồm mười một nội dung cụ thể được quy định tại Điều 47 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, chúng ta có thể khái quát lại nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận trong bốn nhóm lĩnh vực là: công tác nhân sự; việc quyết định các vấn đề của địa phương ở quận do luật định; việc xây dựng, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động giám sát. Cụ thể như: - Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận về công tác nhân sự: Hội đồng nhân dân quận bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong cùng đơn vị hành chính quận bao gồm: các chức danh trong HĐND, gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận; các chức danh trong UBND, gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân quận; chức danh trong ngành Tòa án nhân dân đó là Hội thẩm nhân dân nhân dân quận. Hội đồng nhân dân quận lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Hội đồng nhân nhân quận bầu. Cụ thể là các chức danh trong HĐND quận trừ Phó Trưởng Ban HĐND quận; các chức danh trong UBND quận.
  • 23. 15 Hội đồng nhân dân quận bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân quận và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân quận xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu [36, tr.47]. - Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận trong việc quyết định các vấn đề của quận do luật định Trên cơ sở quy định về phạm vi thẩm quyền theo luật định, Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định những vấn đề sau: quyết định thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của quận trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt; quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách quận; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định, chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn quận trong phạm vi được phân quyền; quyết định các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận; quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận [36, tr.46]. Hội đồng nhân dân quận quyết định giải tán Hội đồng nhân dân phường trong trường hợp Hội đồng nhân dân phường đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê chuẩn [26, tr.47]. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận trong việc ban hành và xử lý văn bản quy phạm pháp luật Hội đồng nhân dân quận ban hành Nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận. Nghị quyết là hình thức văn bản chủ yếu của HĐND được ban hành tại các kỳ họp của HĐND, trên cơ sở quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi thẩm quyền, HĐND ban hành Nghị quyết để các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tổ chức thực hiện trong đơn vị hành chính quận. Hội đồng
  • 24. 16 nhân dân quận bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân phường [36, tr.47]. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận trong hoạt động giám sát Hội đồng nhân dân quận giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân phường [36, tr.47]. 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Về hệ thống tổ chức HĐND có một điểm khác biệt so với các quy định trước đây chỉ quy định chung là hệ thống HĐND được tổ chức theo 3 cấp, gồm: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương thì HĐND được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, tùy thuộc vào chính quyền nông thôn hay đô thị, nhưng về cơ bản thì HĐND cũng được tổ chức ở 3 cấp. Theo đó, đối với Chính quyền địa phương ở đô thị, thì HĐND được tổ chức ở 3 cấp: cấp thành phố trực thuộc trung ương; cấp quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và cấp phường [36, tr.6]. Hội đồng nhân dân quận gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở quận bầu ra [36, tr. 45]. Trong Hội đồng nhân dân quận, có Thường trực Hội đồng nhân dân quận là cơ quan Thường trực của Hội đồng nhân dân quận, có Ban của Hội đồng nhân dân quận là cơ quan của Hội đồng nhân dân quận. Cụ thể như sau: 1.1.4.1. Địa vị pháp lý của đại biểu Hội đồng nhân dân quận Địa vị pháp lý của người đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định lần đầu tiên trong Hiến pháp 1992 và được kế thừa, tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp năm
  • 25. 17 2013, tại Điều 115 quy định đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Điều này đã được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương tại khoản 2, Điều 6 quy định đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình [36, tr. 6]. Đại biểu Hội đồng nhân có vai trò là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, nên cũng đặt ra yêu cầu về tiêu chuẩn riêng của người đại biểu, khác với người cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính hay trong cơ quan Đảng, đoàn thể được quy định tại Điều 7, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Một vấn đề nữa đặt ra là về số lượng đại biểu cũng được quy định chặt chẽ trong Luật. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo hai nguyên tắc: Một là, quận có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu. Nguyên tắc thứ hai là, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở quận có từ ba mươi phường trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu [36, tr. 45]. 1.1.4.2. Thường trực Hội đồng nhân dân quận Thường trực Hội đồng nhân dân quận là cơ quan Thường trực của Hội đồng nhân dân quận, do HĐND quận bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân quận gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách [36, tr.45]. 1.1.4.3. Các Ban Hội đồng nhân dân quận
  • 26. 18 Hội đồng nhân dân quận thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân quận gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân quận quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách [36, tr.45]. Việc thành lập Ban của HĐND có sự khác nhau ở nông thôn và đô thị, khác nhau ở cấp thành phố trực thuộc trung ương và cấp quận. Đối với HĐND ở huyện, ngoài hai Ban pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội, nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Còn đối với Hội đồng nhân dân quận chỉ thành lập hai ban Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Đối với HĐND thành phố trực thuộc trung ương thành lập bốn Ban gồm: Ban Pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa xã hội, Ban đô thị. 1.1.4.4. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân quận Các đại biểu Hội đồng nhân dân quận được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân quận quyết định [36, tr.46]. Bảng 1.1. Khái quát cơ cấu tổ chức của HĐND ở quận Đơn vị HC Cơ cấu Quận Thường trực HĐND Chủ tịch (có thể chuyên trách) 2 Phó Chủ tịch (chuyên trách) Ủy viên (Trưởng Ban HĐND) Các Ban HĐND Ban pháp chế Trưởng ban (có thể chuyên trách). Ban KT- XH Trưởng ban (có thể chuyên trách).
  • 27. 19 01 Phó trưởng ban (chuyên trách) 01 Phó trưởng ban (chuyên trách) Ủy viên (kiêm nhiệm) Ủy viên (kiêm nhiệm) Tổ đại biểu HĐND Các đại biểu HĐND ở 01 đơn vị bầu cử hợp thành 01 Tổ đại biểu HĐND Đại biểu HĐND Từ 30 – 40 đại biểu 80.000 dân trở xuống/01 ĐB + 10.000 dân/+1 ĐB +...dân/40 ĐB Quận có từ 30 đơn vị hành chính trực thuộc Thì UB.TVQH quyết định số lượng đại biểu, tối đa là 45 đại biểu. Nguồn dữ liệu: Chương 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 1.2. Những vấn đề lý luận và pháp luật về hoạt động của Hội đồng nhân dân quận 1.2.1. Hoạt động của HĐND quận Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận, thì hoạt động của Hội đồng nhân nhân quận cũng như hoạt động của HĐND các cấp nói chung, bao gồm 05 hoạt động trọng tâm như: hoạt động xem xét báo cáo công tác của các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát; hoạt động xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn theo quy định; hoạt động xem xét quyết định của UBND quận, Nghị quyết của HĐND phường có dấu hiệu trái Hiến pháp, pháp luật và văn bản của cấp trên; hoạt động giám sát chuyên đề; hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND quận bầu. Về hình thức hoạt động gồm hoạt động tại kỳ họp và hoạt động giữa 02 kỳ họp. Hoạt động của Hội đồng nhân dân quận tại kỳ họp chủ yếu là xem xét báo cáo của UBND quận, báo cáo hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân quận, xem xét báo cáo hoạt động kiểm sát của Viện
  • 28. 20 Kiểm sát nhân dân quận, xem xét các tờ trình, dự thảo đề án của UBND quận, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, xem xét các Quyết định của UBND quận và Nghị quyết của HĐND cấp phường có dấu hiệu trái với pháp luật và trái với văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên, ngoài ra còn có hoạt động giám sát tại kỳ họp… qua đó, HĐND quận quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương theo quy định pháp luật liên quan. Riêng hoạt động của HĐND quận giữa 2 kỳ họp chủ yếu là hoạt động giám sát. Do đó, hoạt động giám sát có phần ảnh hưởng, tác động đến những nội dung hoạt động khác của HĐND quận. Do đó, tác giả đi vào phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND quận. Từ sau khi có Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, nhằm cụ thể hóa hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Quốc hội đã ban hành luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm đảm bảo hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND mà trước đây chưa có luật này. Hoạt động của HĐND các cấp trước đây được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá XI về ban hành Quy chế hoạt động của HĐND . Có thể nói, việc ban hành Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015 là một bước tiến mới trong hoàn thiện pháp pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND. 1.2.1.1 Hoạt động xem xét báo cáo Hoạt động xem xét báo cáo là hình thức hoạt động giám sát quan trọng, trực tiếp của HĐND quận tại kỳ họp HĐND quận. Hoạt động này được thực hiện ở các kỳ họp thường lệ hoặc kỳ họp bất thường của HĐND quận. Tại kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm, các cơ quan chịu sự giám sát của HĐND quận gửi báo cáo đến đại biểu HĐND quận để xem xét, thảo luận, đánh giá, bao gồm các báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân quận, các Ban của HĐND quận, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Chi cục Thi hành án dân sự quận. Thường trực HĐND quận có thể yêu cầu báo cáo về những vấn đề khác khi thấy cần thiết. Riêng đối với Báo cáo công tác của UBND quận, Viện kiểm sát nhân dân quận, Tòa
  • 29. 21 án nhân dân quận phải được các Ban của HĐND quận thẩm tra theo sự phân công của Thường trực HĐND. Đối với Báo cáo của UBND quận để trình HĐND quận xem xét gồm báo cáo các nội dung: Báo cáo về kinh tế - xã hội; báo cáo về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; báo cáo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; báo cáo về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri. 1.2.1.2. Hoạt động xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn theo quy định Chất vấn là việc đại biểu HĐND quận nêu ra những câu hỏi xoay quanh những vấn đề, lĩnh vực đời sống xã hội được đông đảo cử tri quan tâm, thuộc thẩm quyền, phạm vi, trách nhiệm của người bị chất vấn. Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ những vấn đề mà đại biểu HĐND quận đã nêu, không được ủy quyền người khác trả lời thay, xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập nếu có đối với những nhiệm vụ của từng chức danh mà HĐND quận đã bầu ra. Chất vấn là hoạt động giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện tính chất quyền lực và tính đại diện của HĐND ở quận. Thông qua chất vấn, các đại biểu HĐND thể hiện trách nhiệm của mình đối với cử tri. Đồng thời, thông qua việc trả lời chất vấn, để người bị chất vấn nâng cao trách nhiệm của mình đối với những nội dung, lĩnh vực được giao phụ trách. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tại kỳ họp được quy định cụ thể tại Điều 60 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Sau hoạt động chất vấn, HĐND quận có thể ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết [35, tr.94]. 1.2.1.3. Hoạt động xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận Đây là hoạt động giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của UBND quận và Nghị quyết HĐND cấp dưới. Nếu HĐND quận phát hiện những văn bản này có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của HĐND
  • 30. 22 cấp trên và cấp quận thì HĐND quận sẽ xem xét, thảo luận và ra Nghị quyết về việc xem xét văn bản đó.Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận thì quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó [35, tr. 97]. Đây là hoạt động quan trọng của HĐND quận, thông qua hoạt động này để rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ những văn bản trái luật, đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp,tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật. 1.2.1.4. Hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND quận Trên cơ sở chương trình hoạt động giám sát hằng năm của HĐND quận đã đề ra, tại kỳ họp giữa năm trước, HĐND quận quyết nghị thành lập đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực HĐND quận để thực hiện giám sát chuyên đề trong năm sau. Khác với hoạt động thanh tra nhà nước, kiểm tra Đảng, hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND phải báo cáo kết quả giám sát để HĐND quận xem xét tại kỳ họp gần nhất, và sau khi xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề thì HĐND quận ban hành nghị quyết giám sát, nghị quyết này được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan [35, tr.98]. Như vậy, theo quy định này ta thấy một điểm chưa phù hợp với thực tiễn, khi HĐND quận xác định chương trình giám sát cho năm sau vào kỳ họp giữa năm trước, có thể những nội dung vấn đề chọn giám sát sẽ không còn là vấn đề “trọng tâm”, “nóng” mà cử tri quan tâm ở thời điểm giám sát. 1.2.1.5. Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của HĐND quận Theo quy định tại Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn thì hiện nay, Hội đồng nhân dân quận thực hiện việc Lấy phiếu tín nhiệm mỗi nhiệm kỳ một lần vào thời điểm cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm gồm những người giữ các chức danh do Hội đồng nhân dân quận bầu. Về hình thức lấy phiếu tín nhiệm là ghi phiếu kín với ba mức tín nhiệm: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.
  • 31. 23 Đồng thời, Hội đồng nhân dân quận cũng sẽ thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức do Hội đồng nhân dân quận bầu trong các trường hợp sau: Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp [36, tr.76]. Trong các trường hợp này, thì hình thức bỏ phiếu tín nhiệm là ghi phiếu kín với hai mức độ: tín nhiệm hoặc không tín nhiệm. Về hệ quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm, khi người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm người không được Hội đồng nhân dân tín nhiệm [36, tr.76]. Đây là cơ chế giám sát đặc biệt của HĐND quận. Mục tiêu của việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu HĐND thay mặt cử tri đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm của mình đối với các chức danh do HĐND bầu, qua đó, tăng cường trách nhiệm của những chức danh này trước HĐND cũng như trước cử tri của quận. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân quận còn thực hiện một số hoạt động khác như xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở quận. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quận thảo luận và ra nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri [36, tr. 6]. 1.2.2. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân quận Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp nói chung cũng như hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân ở quận hiện nay gồm những hoạt động trọng tâm như: Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân và hoạt động tiếp Công dân của Thường trực Hội đồng nhân dân.
  • 32. 24 - Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân quận được quy định cụ thể tại Điều 66 luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, cụ thể như: Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật này trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân; Giám sát chuyên đề; Tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri [35, tr.103]. 1.2.3. Hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân quận Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban HĐND quận, nội dung hoạt động của các Ban HĐND quận như thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; giúp HĐND quận giám sát, khảo sát theo thẩm quyền. Nội dung hoạt động của các Ban HĐNĐ quận theo lĩnh vực phụ trách của Ban được quy định cụ thể ở Điều 108 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Cụ thể: - Ban Pháp chế HĐND quận chịu trách nhiệm trong trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương [36, tr. 89]. - Ban Kinh tế - Xã hội HĐND quận chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách tôn giáo ở địa phương. Ngoài ra, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND quận còn chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương [36, tr. 89]. Trên cơ sở lĩnh vực Ban phụ trách, Ban của HĐND quận giúp HĐND quận giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan thuộc UBND quận, giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ban phụ trách. Hoạt động giám sát của các Ban HĐND chủ yếu gồm các nội dung như: Thẩm tra các báo cáo do Hội đồng nhân dân, Thường
  • 33. 25 trực Hội đồng nhân dân phân công; Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; Giám sát chuyên đề; Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân [36, tr.76]. 1.2.4. Hoạt động của Tổ đại biểu đồng nhân dân và đại biểu đồng nhân dân quận Hoạt động của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân quận và đại biểu đồng nhân dân quận tập trung chủ yếu ở hai nhiệm vụ trọng tâm là hoạt động giám sát và hoạt động tiếp xúc cử tri nhằm thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp HĐND quận và báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp HĐND quận. Về hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND quận và đại biểu HĐND quận được quy định tại Điều 83 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, nội dung cụ thể theo thẩm quyền giám sát của Tổ đại biểu HĐND quận như đã phân tích phần trên. Nói chung, hoạt động giám sát của HĐND quận mang tính quyền lực nhà nước ở địa phương, đây còn là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thực hiện tốt hoạt động giám sát của HĐND còn góp phần kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan hành pháp ở địa phương. 1.3. Các yếu tố đảm bảo tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân quận và mối quan hệ trong sự tương quan quyền lực của HĐND quận 1.3.1. Các yếu tố đảm bảo tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân quận Để HĐND ở quận được đảm bảo thực quyền theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, cần phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản sau đây: Thứ nhất, là yếu tố chính trị: Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ là cơ chế phù hợp với bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, trong các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như thời kỳ đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nói chung và cấp quận nói riêng là yếu tố hết sức quan trọng. Đảng bộ quận lãnh đạo HĐND bằng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, làm căn cứ để HĐND quận
  • 34. 26 cụ thể hóa bằng nghị quyết để UBND quận tổ chức thực hiện. Đặc biệt, là Đảng lãnh đạo về nhân sự trong tổ chức bộ máy của HĐND và đại biểu HĐND. Đây là một trong những yếu tố cơ bản, tác động ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của HĐND. Đối với hoạt động giám sát của HĐND quận, sự lãnh đạo của Đảng bộ quận chính là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hoạt động giám sát của HĐND quận. Mọi hoạt động giám sát của HĐND quận đều căn cứ vào quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, đều phải báo cáo và xin ý kiến của cấp ủy Đảng trước khi tiến hành. Sau khi giám sát, những vấn đề nổi lên, những vấn đề liên quan cơ chế, chính sách, cán bộ… đều được báo cáo với cấp ủy Đảng. Do đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND là vấn đề có tính nguyên tắc, quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND. Thứ hai là yếu tố pháp lý: với đặc điểm và tính chất của nhà nước pháp quyền XHCN, pháp luật là yếu tố rất quan trọng và có tác động rất lớn đến tổ chức và hoạt động của HĐND. Hệ thống pháp luật càng hoàn thiện thì càng đảm bảo tổ chức và hoạt động của HĐND được thực quyền. Và ngược lại nếu hệ thống pháp luật, văn bản quy định pháp luật chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn khách quan, còn chồng chéo, trùng lắp... thì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND. Đo đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND quận thì đòi hỏi phải có đầy đủ, cụ thể các quy định pháp luật liên quan đến toàn bộ hoạt động của HĐND quận. Thứ ba là yếu tố cán bộ: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: cán bộ là gốc, mọi việc tốt hay xấu đều do cán bộ mà ra. Muốn đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND đòi hỏi phải có những cán bộ trong bộ máy tổ chức HĐND đủ năng lực, có tâm và có tầm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND mà luật quy định. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND trước hết phụ thuộc vào phẩm chất, trình độ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ và đại biểu HĐND quận. Người đại biểu HĐND phải có đủ nội lực để phát huy được vai trò là đại diện cho nhân dân, đại diện cho cử tri, nói lên được tiếng nói cử tri, phải có chính kiến tham
  • 35. 27 gia chất lượng vào việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Đối với đại biểu HĐND quận được pháp luật ghi nhận và có tư cách pháp lý để thực quyền năng giám sát và quyền quyết định. Do đó, đòi hỏi cán bộ chuyên trách HĐND quận, đại biểu HĐND quận phải có đủ phẩm chất, trình độ, sự am hiểu chủ trương, chính sách của Đảng, nắm chắc pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND quận. Thứ tư là bộ máy giúp việc: Bộ máy giúp việc của HĐND quận được quy định ở Điều Điều 127, Luật tổ chức chính quyền địa phương, theo quy định này thì Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND và UBND cấp huyện. Như vậy ở quận thì cơ quan quyền lực và cơ quan chấp hành là HĐND và UBND có chung bộ máy giúp việc tham mưu, phục vụ hoạt động. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của HĐND quận [36, tr. 100]. Muốn đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND quận thì đòi hỏi phái có bộ máy phù hợp, đủ khả năng để tổ chức thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ở bất kỳ cơ quan nào nếu có một tổ chức bộ máy giúp việc hợp lý, đồng bộ, có năng lực và trách nhiệm thì ở đó hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Ở đây, chúng ta thấy, bộ máy Văn phòng giúp việc cho HĐND quận chưa được tách bạch về mặt pháp lý, kể cả về biên chế bộ máy. Trong một bộ máy nhưng phải thực hiện hai chức năng, hai nhiệm vụ tham mưu cho cơ quyền lực, cơ quan giám sát lại vừa tham mưu cho cơ quan chấp hành, cơ quan chịu sự giám sát thì rất khó thực hiện và khó đảm bảo sự khách quan, kịp thời, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, đại biểu HĐND quận không có bộ phận giúp việc riêng, không có bố trí nơi làm việc, cơ sở vật chất… nên rất khó phát huy hết vai trò của đại biểu HĐND quận trong thực hiệm nhiệm vụ của người đại biểu HĐND. 1.3.2. Mối quan hệ trong sự tương quan quyền lực của HĐND quận Là một cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, với vị trí, tính chất pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như đã phân tích trên, HĐND quận có những mối quan hệ với các quan khác trong cùng cấp đơn vị hành chính quận, với cơ
  • 36. 28 quan cấp trên và với cơ quan cấp dưới. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến các mối quan hệ chủ yếu. Cụ thể như sau: - Mối quan hệ giữa HĐND quận với cơ quan nhà nước cấp trên: HĐND quận chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trong đó có cả HĐND và UBND. Những nội dung của mối quan hệ này cụ thể như: kết quả bầu chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện phải được Thường trực HĐND cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND cấp huyện phải được Thường trực HĐND cấp tỉnh phê chuẩn; sau mỗi kỳ họp HĐND quận thì các nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản kỳ họp HĐND quận phải được Thường trực HĐND quận gửi lên Thường trực HĐND và UBND cấp trên trực tiếp… Hội đồng nhân dân thành phố có thẩm quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của HĐND quận; HĐND thành phố giải tán HĐND quận trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi tích của nhân dân và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn… Đối với chủ tịch UBND thành phố trực thuộc Trung ương thì có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của HĐND quận, báo cáo HĐND thành phố để đề nghị HĐND thành phố bãi bỏ. Ngoài ra, HĐND quận cùng với chính quyền địa phương quận còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền … Điều này, cho ta thấy HĐND thuộc nhánh cơ quan quyền lực nhưng lại chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính cấp trên. - Mối quan hệ của HĐND quận với Đảng bộ quận: Hội đồng nhân dân quận chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ quận, từ công tác nhân sự, tổ chức, đến định hướng hoạt động và kiểm tra, giám sát hoạt động, đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND quận. Trên cơ sở chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ Quận, HĐND quận cụ thể thành nghị quyết của HĐND quận để triển khai tổ chức thực hiện. Quá trình hoạt động của HĐND quận gắn với giám sát việc thực hiện Nghị quyết của cấp ủy Đảng đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể về những nội dung mà HĐND quận phải xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy trước khi quyết định; những nội dung nào do HĐND quận tự quyết định; những nội dung nào
  • 37. 29 HĐND quyết định xong phải báo cáo lại cấp ủy. Ta thấy, vấn đề đặt ra trong thực tiễn là cấp ủy Đảng phải lãnh đạo như thế nào để hoạt động của HĐND đạt hiệu quả để tránh tình trạng Đảng bao biện, làm thay chính quyền, làm thay HĐND. Một vấn đề nữa đặt ra là, trong quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương chỉ quy định: sau mỗi kỳ họp HĐND quận thì các nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản kỳ họp HĐND quận phải được Thường trực HĐND quận gửi lên Thường trực HĐND và UBND cấp trên trực tiếp mà không có quy định phải gửi đến cấp ủy cùng cấp. - Mối quan hệ giữa HĐND quận với UBND quận: đây là mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan chấp hành của HĐND quận - cơ quan hành chính nhà nước ở quận. Bởi vì, UBND quận do HĐND quận bầu ra, chịu trách nhiệm trước HĐND quận. Xuất phát từ nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng đồng thời cả 2 cơ quan HĐND và UBND cũng chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên. Những nội dung chính của mối quan hệ này, cụ thể là: Về công tác nhân sự, tổ chức: UBND quận là cơ quan chấp hành của HĐND quận; UBND quận có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND quận; HĐND quận bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND quận; HĐND quận quyết định thành lập, bãi bỏ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; HĐND quận lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND quận; Về hoạt động giám sát: HĐND quận giám sát hoạt động của UBND quận; đại biểu HĐND quận được quyền chất vấn Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND quận; HĐND quận được quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND quận, của Chủ tịch UBND quận. - Mối quan hệ giữa HĐND quận với HĐND phường: HĐND phường chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trong đó, có HĐND quận. Những nội dung chính của mối quan hệ này, cụ thể: kết quả bầu chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND phường phải được Thường trực HĐND quận phê chuẩn; kết quả miễn nhiệm,
  • 38. 30 bãi nhiệm chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND phường phải được Thường trực HĐND quận phê chuẩn; sau mỗi kỳ họp HĐND phường thì các nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản kỳ họp HĐND phường phải được Thường trực HĐND phường gửi lên Thường trực HĐND quận; Hội đồng nhân dân quận có thẩm quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của HĐND phường; HĐND quận giải tán HĐND phường trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi tích của nhân dân và trình HĐND thành phố trực thuộc trung ương phê chuẩn… Tiểu kết chương 1 Để có căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của quận trong tình hình mới, cũng như đáp ứng yêu cầu về hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trong chương 1 của luận văn đã hệ thống hoá, phân tích khái quát, đồng thời làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ở quận thuộc đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn giới thiệu khái quát về tổ chức chính quyền địa phương ở quận trong hệ thống Bộ máy nhà nước Việt Nam; phân tích cụ thể vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND ở quận. Về cơ cấu tổ chức HĐND: Luận văn làm rõ địa vị pháp lý của đại biểu HĐND quận, khái quát cơ cấu cơ quan Thường trực HĐND quận, các Ban của HĐND quận, tổ đại biểu HĐND quận. Về hoạt động của HĐND quận: phân tích, so sánh, làm rõ những nội dung hoạt động của HĐND quận, của Thường trực HĐND quận, của các Ban HĐND quận, của Tổ đại biểu và đại biểu HĐND quận. Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến các yếu tố đảm bảo hoạt động của HĐND và các mối quan hệ trong sự tương quan quyền lực của HĐND quận.
  • 39. 31 Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2018 2.1. Khái quát về đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương, được xếp loại đô thị loại đặc biệt của Việt Nam, với diện tích tự nhiên 2.095 km2 , là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của cả nước, chiếm 9,1% tổng dân cư của cả nước với khoảng 8,43 triệu người. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 8% - 8,5%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 6 tháng năm 2018 là 1.027.272 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hằng năm 19,27%, đóng góp 28,6% tổng thu ngân sách của quốc gia, xuất khẩu năm 2018 đạt 32,5 tỷ đôla, chiếm 16,8% cả nước. Về cơ cấu hành chính, thành phố Hồ Chí Minh gồm có 19 quận và 5 huyện, với 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Với mong muốn phát huy tối đa tiềm năng của thành phố, lãnh đạo các cấp đã đặt ra mục tiêu cho thành phố Hồ Chí Minh tại Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị “ Xây dựng thành thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa , đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á” . Ngày 24 tháng 11 năm 2017, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, trong đó quy định những vấn đề cụ thể về quản lý đất đai, tài chính – ngân sách nhà nước, quy định cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý.
  • 40. 32 2.1.2. Khái quát về tình hình dân cư, cơ cấu đơn vị hành chính các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2.1. Số lượng dân cư, đơn vị hành chính quận của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2016) STT Quận Dân số (người) Số phường/xã Diện tích (km2 ) 1 Quận 1 193.632 10 7,73 2 Quận 2 147.168 11 49,74 3 Quận 3 196.333 14 4,92 4 Quận 4 186.727 15 4,18 5 Quận 5 178.615 15 4,27 6 Quận 6 258.945 14 7,19 7 Quận 7 310.178 10 35,69 8 Quận 8 431.969 18 19,18 9 Quận 9 290.620 13 114 10 Quận 10 238.558 15 5,72 11 Quận 11 230.596 16 5,14 12 Quận 12 510.326 11 52,78 13 Bình Thạnh 487.985 20 20,76 14 Thủ Đức 528.413 12 48 15 Gò Vấp 634.146 16 19,74 16 Phú Nhuận 182.477 15 4,88 17 Tân Bình 459.029 15 22,38 18 Tân Phú 464.493 11 16,06 19 Bình Tân 686.474 10 51,89 Huyện 20 Huyện Nhà Bè 139.225 7 100 21 Huyện Hóc Môn 422.471 12 109 22 Huyện Củ Chi 403.038 21 435 23 Cần Giờ 74.960 7 704 24 Huyện Bình Chánh 591.451 16 253
  • 41. 33 Với đặc điểm về tình hình dân cư và cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính quận, huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh như trên đây có ảnh hưởng quyết định đến bộ máy tổ chức và hoạt động của HĐND quận, huyện nói chung, cũng như HĐND ở quận nói riêng. 2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy Hội đồng nhân quận tại thành phố Hồ Chí Minh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 2.2.1. Đại biểu Hội đồng nhân dân quận tại thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa mười hai về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đến khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Với đặc điểm tự nhiên về tình hình dân cư, đơn vị hành chính quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh như trên, vào ngày 22 tháng 5 năm 2016, Ủy ban bầu cử các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước đã tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Kết quả bầu đại biểu HĐND quận cụ thể ở quận Bình Tân: 40 đại biểu; quận Thủ Đức: 40 đại biểu; quận 2: 37 đại biểu. Về số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu ở các quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận 2 được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 2.2. Số lượng đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 Đơn vị HC.Quận Tiêu chí Bình Tân Thủ Đức Quận 2 Đại biểu chuyên trách 4 4 4 Đại biểu kiêm nhiệm 36 36 33 Tổng Số đại biểu 40 40 37 Nguồn: Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử của Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 nhiệm kỳ 2016 – 2021
  • 42. 34 Bảng 2.3. Cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 Số TT Cơ cấu, thành phần Tiêu chí Quận Bình Tân Quận Thủ Đức Quận 2 Số lượng Đạt Tỷ lệ Số lượng Đạt Tỷ lệ Số lượng Đạt Tỷ lệ 1 Nữ 12 30% 15 37,5% 16 43,24% 2 Ngoài đảng 03 7,5% 02 05% 01 2,7% 3 Dưới 35 tuổi 06 15% 04 10% 05 13,51% 4 Người dân tộc thiểu số 00 00% 00 00% 00 00% 5 Tôn giáo 02 05% 01 7,5% 03 8,1% Nguồn: Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử của Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 nhiệm kỳ 2016 – 2021 Bảng 2.4. Tính đại diện thông qua nghề nghiệp, vị trí công tác Đơn vị Hành chính Cơ cấu Cơ quan Đảng Chính quyền UBMT TQ và các Đoàn thể Cơ quan nội chính (TAND, VKSND, CA, QS) Cơ quan, đơn vị khác Tổng cộng Quận Bình Tân Số lượng 16 07 05 04 08 40 Tỷ lệ 40% 17,5% 12,5% 10% 20% 100% Quận Thủ Đức Số lượng 12 17 08 03 00 40 Tỷ lệ 30% 42,5% 20% 7,5% 00% 100% Quận 2 Số lượng 06 14 09 01 07 37 Tỷ lệ 15% 35% 22,5% 2,5% 17,5% 100% Nguồn: Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử của Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 nhiệm kỳ 2016 – 2021
  • 43. 35 Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 Tiêu chí ĐV. Hành chính Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị Trên ĐH Đại học Tung cấp Chưa ĐT Cao cấp Cử nhân Trung cấp Sơ cấp Quận Bình Tân 9 27 4 0 13 15 8 4 22,5% 67,5% 10% 00 32,5% 37,5% 20% 10% Quận Thủ Đức 10 29 00 01 15 16 07 02 25% 72,5% 00% 2,5% 37,5% 40% 17,5% 5% Quận 2 11 23 03 00 14 11 9 3 27,5% 57,5% 7,5% 00% 35% 27,5% 22,5% 7,5% Nguồn: Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử của Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 2 nhiệm kỳ 2016 – 2021 Nhìn chung, đại biểu HĐND các quận nhiệm kỳ 2016 – 2021 đảm bảo được cơ cấu, thành phần, số lượng theo quy định. Tuy nhiên, trong hơn nữa nhiệm kỳ qua, do công tác điều động, luân chuyển cán bộ và lý do khác, số lượng đại biểu HĐND các quận có giảm ở mỗi quận từ 02 đến 05 đại biểu. Cụ thể như: quận Bình Tân giảm 04 đại biểu, quận Thủ Đức giảm 03 đại biểu, quận 2 giảm 05 đại biểu. Riêng về thực trạng bộ máy tổ chức của HĐND quận tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi tiến hành kỳ họp thứ nhất của HĐND quận, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đến nay. Cụ thể như sau: 2.2.2. Cơ cấu tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân quận Trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, tại kỳ họp thứ nhất, HĐND quận đã bầu cử các chức danh do HĐND quận bầu theo quy định. Theo đó, Thường trực HĐND các quận gồm có 05 thành viên, gồm: Chủ tịch HĐND quận, 02 Phó Chủ tịch HĐND quận và 02 Ủy viên Thường trực HĐND quận.