SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỌC SƠN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỌC SƠN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên
Nguyễn Học Sơn
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học
tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy PGS.TS. Vũ Trọng Hách
người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận
văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa
Quản lý công đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho
đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Quý thầy cô đã không ngừng hỗ trợ
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, ngày…… tháng năm 2018
Học viên thực hiện
Nguyễn Học Sơn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI....................................................................... 8
1.1. Những khái niệm cơ bản .......................................................................... 8
1.1.1. Trật tự an toàn xã hội............................................................................. 8
1.1.2. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội............................................ 10
1.2. Nội dung và vai trò quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội ................. 16
1.2.1. Nội dung............................................................................................. 16
1.2.2. Vai trò Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội ................................ 21
1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội...... 23
1.3.1. Về chính trị......................................................................................... 23
1.3.2. Về pháp luật........................................................................................ 24
1.3.3. Về kinh tế........................................................................................... 25
1.3.4. Hội nhập quốc tế ................................................................................. 25
1.4. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên một số lĩnh vực ............... 26
1.4.1. Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm .......................... 26
1.4.2. Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.................... 27
1.4.3. Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ........................................ 28
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội........................... 29
1.5.1. Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức............................................................. 29
1.5.2. Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.................................................... 31
1.5.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội
được rút ra.................................................................................................... 31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN
TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI............... 36
2.1. Khái quát huyện Thanh Trì..................................................................... 36
2.1.1. Về lịch sử, vị trí địa lý và đặc điểm dân cư........................................... 36
2.1.2. Về hệ thống chính trị và tình hình kinh tế - xã hội................................. 36
2.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
huyện Thanh Trì, Hà Nội. ............................................................................. 38
2.2.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về trật tự an
toàn xã hội.................................................................................................... 38
2.2.2.Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật quản lý nhà nước về trật tự an
toàn xã hội.................................................................................................... 46
2.2.3. Kết quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên một số lĩnh vực. 48
2.2.4 Thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm trật tự, an toàn xã hội. ....................... 53
2.3. Đánh giá chung...................................................................................... 54
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân......................................................... 54
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................... 56
2.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội ............ 58
2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Công an huyện Thanh Trì ............................. 59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 61
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỂ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................... 62
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội................................................................... 62
3.1.1. Phương hướng kết hợp đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ gìn an ninh
quốc gia, quốc phòng trên địa bàn huyện và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên
địa bàn huyện Thanh Trì............................................................................... 62
3.1.2. Quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội phải hướng đến phục vụ và
đáp ứng tốt cho nhu cầu của người dân.......................................................... 63
3.1.3. Nâng cao trách nhiệm các cấp, các ngành trên địa bàn đảm bảo trật tự an
toàn xã hội.................................................................................................... 64
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.... 65
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, củng cố hệ thống chính trị
cơ sở............................................................................................................ 65
3.2.2. Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, xã hội trên địa bàn huyện và
hoàn thiện bộ máy công an huyện Thanh Trì đáp ứng đảm bảo trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn huyện................................................................................... 66
3.2.3. Nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội của
cán bộ công an huyện Thanh Trì ................................................................... 70
3.2.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa công an huyện và các ngành, các
cấp trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện........... 71
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện cho lực lượng đảm bảo trật tự an
toàn xã hội.................................................................................................... 72
3.2.6. Tăng cường và hoàn thiện chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm
trong trật tự an toàn xã hội. ........................................................................... 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 75
KẾT LUẬN.................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 79
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cáiviết tắt/ Ký hiệu Cụm từ đầy đủ
UBND
TTXH
TTATXH
QLNN
XHCN
HĐND
TNGT
TNXH
CATP
CBCS
ANQG
ANTQ
ANTT
CNH – HĐH
ANNT
ANND
ANCT
PCCC
Ủy ban nhân dân
Trật tự xã hội
Trật tự an toàn xã hội
Quản lý nhà nước
Xã hội chủ nghĩa
Hội đồng nhân dân
Tai nạn giao thông
Tệ nạn xã hội
Công an thành phố
Cán bộ cảnh sát
An ninh quốc gia
An ninh Tổ quốc
An ninh trật tự
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
An ninh nông thôn
An ninh nhân dân
An ninh chính trị
Phòng cháy chữa cháy.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội là một bộ phận không thể tách
rời của hoạt động quản lý nhà nước. Giữ vững an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự,
an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng và duy trì cuộc sống
trật tự, ổn định cho người dân và toàn xã hội không chỉ có ý nghĩa quan trọng
đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội một cách lành mạnh và bền vững, trật tự,
theo đúng định hướng mà còn góp phần quan trọng vào việc tăng niềm tin của
nhân dân vào Đảng và Nhà nước, vào chế độ XHCN. Do đó, QLNN về
TTATXH là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, có vai trò quan trọng trong
sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Gần đây, tình hình quốc tế có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường.
Chiến tranh, bạo lực nổ ra ở Ucraina, Iraq, Palestine, đảo chính ở Thái Lan,
khủng bố ở Tân Cương - Trung Quốc, dịch bệnh Ebola đang bùng phát, hoành
hành tại các quốc gia Tây Phi, đặc biệt là việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn
khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam, là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển năm 1982, đã có những ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến tình hình an ninh
của Việt Nam. Đây cũng là những vấn đề mới phát sinh, đặt ra cho hoạt động
quản lý nhà nước nói chung, trong đó có quản lý nhà nước về ANTT nói riêng.
Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước cũng như công cuộc xây dựng
Thủ đô, địa bàn huyện Thanh Trì không tránh khỏi chịu sự ảnh hưởng tích cực
và tiêu cực của các địa bàn khác. Chính phủ, thành phố và huyện triển khai thực
hiện nhiều dự án công trình trọng điểm về giao thông, đô thị, khu công nghiệp,
dự án đấu giá quyền sử dụng đất; hàng trăm ha đất nông nghiệp phải thu hồi dẫn
đến tình trạng người dân thiếu việc làm. Mặt khác, do tác động của mặt trái cơ
chế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp nhân dân diễn ra
1
nhanh chóng và rõ rệt, người huyện ngoài về huyện cư trú, tạm trú, làm việc, lao
động, học tập ngày càng đông, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhạy cảm về
ANTT ngày càng nhiều. Hơn nữa, hoạt động của tội phạm và tệ nạn xã hội diễn
biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, liều lĩnh... tình hình an ninh nông
thôn, an ninh tôn giáo có nhiều tiềm ẩn phức tạp đã tác động không nhỏ đến
công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn huyện.
Thực tế những năm gần đây cho thấy tình hình ANTT, TTATXH trên địa bàn
huyện Thanh Trì có nhiều phức tạp. Đáng chú ý là hoạt động của số đối tượng
chính trị tham gia nhóm NoU; tình hình tranh chấp đất đai, hoạt động biểu hiện lấn
lướt chính quyền của tôn giáo; tình hình phát triển đạo lạ, tín ngưỡng trái pháp luật;
các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến thu hồi, đền bù, giải phóng mặt
bằng; tình hình ô nhiễm môi trường; tội phạm ma túy, buôn lậu, làm hàng giả,
chống người thi hành công vụ…diễn biến phức tạp. Có thể nói, tình hình ANTT an
toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị - xã hội tại địa phương.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại
Thủ đô Hà Nội nói chung và tại địa bàn huyện Thanh Trì nói riêng, Công an
huyện Thanh Trì những năm qua đã chủ động tập trung lực lượng, triển khai
đồng bộ các biện pháp công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
huyện và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tích đạt được, công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn còn có những
thiếu sót, bộc lộ những bất cập đã làm hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả của
công tác quản lý nhà nước về TTATXH trên địa bàn huyện Thanh Trì: công tác
giữ gìn an ninh trật tự chưa được thực hiện thường xuyên, sự quản lý về trật tự
an toàn xã hội chưa đạt được sự thống nhất, đồng thuận thực sự giữa các bộ
phận, ban, ngành liên quan, nên có những trường hợp vi phạm pháp luật không
được xử lý nghiêm túc, làm mất lòng tin của dân. Có những đồng chí nhận thức
về công tác này chưa đầy đủ, chưa đúng tầm.., nên khi thực hiện các biện pháp
2
công tác còn đơn thuần, mang nặng tính chất hành chính, do đó công tác xử lý
chưa kiên quyết, triệt để, công minh với những trường hợp vi phạm pháp luật
trên địa bàn huyện. Mặt khác, sự phối hợp của Công an với quần chúng nhân
dân chưa được tiến hành một cách đồng bộ nên đã làm hạn chế hiệu quả, hiệu
lực quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì. Với
những đặc điểm chung của đất nước, tình hình cụ thể tại huyện Thanh Trì, đề tài
được tiến hành nghiên cứu, nhằm tổng kết, khắc phục những khuyết điểm, phát
huy những ưu điểm, tìm ra những giải pháp, đóng góp kinh nghiệm để tăng
cường công tác quản lý, giữ gìn TTATXH của cán bộ chiến sĩ công an huyện
Thanh Trì. Với lý do đó, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ” làm đề tài
luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài luận văn
Cho đến nay, lý luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội đã được đề
cập đến nhiều trong các giáo trình, bài viết, sách, luận án….. như:
- Học viện Cảnh sát nhân dân (2016), Giáo trình quản lý Nhà nước về an
ninh trật tự, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
-Học viện chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: “Tăng cường quản lý
nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của cảnh sát
nhân dân ở nước ta hiện nay” - Lê Thế Tiệm (1996).
- Học viện Hành chính quốc gia (2007), Giáo trình Hành chính Công, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
- Học viện Hành chính (2010), Giáo trình lý luận Hành chính Nhà nước,
Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
- Học viện Hành chính Quốc gia (2015), Giáo trình Quản lý công, Nxb
Bách khoa, Hà Nội.
- Bài viết của ThS Nguyễn Trung Anh – Phó trưởng khoa Dân vận và Công
tác xã hội Học viện cán bộ thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Nhận thức quản
lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội”.
3
- “Cảnh sátquản lý hành chính về trật tự xã hội” - Chỉ đạo biên soạn Đại
tá Phạm Văn Đức – NXB Công An Nhân dân, Hà Nội – (1998).
- “Kỹ năng giaotiếp của cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội” -
Chủ biên PGS. TS Đinh Trọng Hoàn – NXB Công An Nhân Dân – (2009).
- Bài viết: “Quản lý nhà nước về an ninh trật tự” - Chủ biên Trần Viết
Long và tập thể tác giả Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân, Hà Nội – (2007).
- “An ninh trật tự vùng nông thôn huyện Phú Yên – thực trạng và giải
pháp”,luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Anh Tuấn – (1999).
- “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về AN, TT trong lĩnh
vực đầu tư nước ngoài tại địa bàn huyện Hưng Yên”, luận văn Thạc sĩ của Lê
Văn Tuyến (2006).
Các công trình khoa học trên đi sâu nghiên cứu công tác đảm bảo ANTT ở
các địa bàn khác; còn trên địa bàn huyện Thanh Trì về vấn đề này có 01 công
trình nghiên cứu đề tài cấp Thành phố “Những giải pháp xây dựng xã, thị trấn
an toàn về an ninh nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì trong điều kiện
hiện nay” từ năm 2008 do tác giả Nguyễn Duy Ngọc làm chủ nhiệm, nguyên
Trưởng Công an huyện Thanh Trì (hiện là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh
sát Bộ Công An) - Công trình nghiên cứu này chỉ đề cập đến khía cạnh của công
tác đảm bảo ANTT đó là an ninh nông thôn trên địa bàn huyện, hơn nữa thời
điểm nghiên cứu là vào năm 2008, đến nay một số nội dung không còn phù hợp
với tình hình thực tiễn trên địa bàn. Luận văn Thạc sỹ “Công tác đảm bảo an
ninh nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong tình
hình hiện nay” của ThS Võ Hồng Trường, Trung tá, Đồn trưởng Đồn Công an
Cầu Bươu năm 2014 – Luận văn này nghiên cứu chủ yếu về thực trạng công tác
đảm bảo an ninh nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì, đánh giá kết quả, hạn
chế, thiếu sót, nguyên nhân, đưa ra dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện Thanh Trì, chưa nghiên cứu sâu
vấn đề Quản lý nhà nước nói chung và Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã
4
hội nói riêng. Qua nghiên cứu cho thấy, vấn đề học viên chọn làm đề tài luận
văn Thạc sĩ không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá đúng những ưu điểm và hạn chế
của công tác QLNN về TTATXH trên địa bàn huyện Thanh Trì cùng với những
nguyên nhân và hạn chế, luận văn xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện,
góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững ANTT tại địa phương.
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đíchtrên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, đặc điểm,
nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội
- Phân tích đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nước về trật tự
an toàn xã hội tại huyện Thanh Trì.
- Rút ra những ưu diểm, khuyết điểm, xác định rõ nguyên nhân của những
ưu điểm và hạn chế, thiếu xót đang đặt ra đối với công tác này trên địa bàn
huyện Thanh Trì
- Qua việc phân tích thực trạng, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước và trật tự
an toàn xã hội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước của cán bộ, chiến
sĩ về trật tự an toàn xã hội theo chức năng của lực lượng Công an huyện Thanh
Trì, Thành phố Hà Nội.
5
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đảm
bảo, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của lực lượng công an nhân dân trên địa bàn
huyện Thanh Trì trong thời gian từ 2015 đến 2018.
5. Phương pháp lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê
- nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối và quan điểm của Đảng và
Nhà nước về trật tự an toàn xã hội và công tác quản lý nhà nước về trật tự an
toàn xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dựng để nghiên cứu các công trình
khoa học đã được công bố, sách, giáo trình liên quan đến quản lý nhà nước về
trật tự an toàn xã hội. Thu thập những tài liệu, báo cáo tổng kết và khảo sát thực
tế về tình hình trật tự an toàn xã hội và công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực
này tại địa bàn huyện Thanh Trì.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: được sử dụng để đánh giá,
nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý trật tự an toàn xã
hội theo chức năng của lực lượng công an huyện Thanh Trì.
6. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và rút ra những đánh giá,
nhận xét thực tiễn hoạt động của lực lượng công an trong quản lý nhà nước về
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì. Luận văn đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn huyện Thanh Trì.
- Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong
công tác thực tiễn của Công an huyện Thanh Trì.
6
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục số
liệu, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã
hội.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Trậttự an toàn xã hội
Trong một số tài liệu, từ điển, bài viết… thuật ngữ “trật tự an toàn xã hội”
được hiểu một cách phổ biến là sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần
xã hội trong cơ cấu xã hội; trật tự xã hội nhằm duy trì sự phát triển xã hội và cơ
chế bảo đảm tính trật tự xã hội là các thiết chế xã hội. Trật tự xã hội biểu hiện
tính tổ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Nhờ
trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, cho phép nó hoạt động
một cách có hiệu quả dưới sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Cũng có tác giả tách thuật ngữ “trật tự an toàn” thành hai vấn đề riêng biệt là
“trật tự” và “an toàn”. Chẳng hạn: “trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên
dưới, trước sau... An toàn là yên ổn trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn” [26,
Tr 16].
Trật tự xã hội còn được hiểu là: Trạng thái xã hội có trật tự được hình thành
và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà
mọi người phải tuân theo. Trật tự xã hội là một mặt của trật tự an toàn xã hội và
có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa; sự tuân
thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi
người thừa nhận; tình trạng yên ổn, có trật tự, tôn trọng lẫn nhau trong lao động,
sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
Như vậy, nói đến trật tự an toàn xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái) ổn
định, có trật tự, kỷ cương của xã hội. Trật tự, kỷ cương đó được xác lập trên cơ
sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (được gọi là những quy phạm
pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống được mọi
8
người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi người có
được cuộc sống yên ổn. Nói cách khác: Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội
có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy
phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.
Dưới góc độ đảm bảo ANTT, khái niệm trật tự an toàn xã hội được định nghĩa
như sau: Là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ
sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.
Đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội bao gồm: giữ gìn trật tự nơi công cộng; đảm
bảo trật tự an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội; bảo vệ môi
trường... Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Trong
đó lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu,
hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng,
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã
hội, bảo vệ môi trường. Dù đứng ở góc độ nghiên cứu nào, chúng ta cũng thấy có
sự thống nhất trong đánh giá về nội hàm của khái niệm trật tự an toàn xã hội, điều
đó được thể hiện trên những dấu hiệu căn bản sau:
- Đó là một trạng thái trật tự, nề nếp, kỷ cương, bìnhyên của xã hội.
- Trạng thái này chỉ đạt tới độ vững chắc khi được thiết lập trên cơ sở sự tự
giác tuân thủ quy phạm pháp luật, đạo đức của mọi người trong xã hội.
- Là kết quả tổng hợp của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm,
tệ nạn xã hội; công tác quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự, an toàn trên nhiều llĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội.
Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người
được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực
đạo đức, pháp lí xác định. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội là phòng ngừa, phát
hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về
trật tự an toàn xã hội.
9
Có nhiều quan điểm về “trật tự an toàn xã hội” đều có những ưu điểm nhất
định. Tuy nhiên các quan điểm này không tránh khỏi những hạn chế khi xác
định nội hàm, khách thể và phương pháp điều chỉnh.
Để có khái niệm TTATXH một cách chính xác, có ý nghĩa chỉ đạo thực
tiễn, xuất phát từ 3 căn cứ sau: Thứ nhất, trật tự an toàn xã hội là sản phẩm tất
yếu của xã hội có Nhà nước. Trong tất cả các kiểu Nhà nước đều hình thành và
tồn tại một trật tự an toàn xã hội của mình nhằm bảo vệ Nhà nước và xã hội đó.
Vì vậy, khái niệm trật tự an toàn xã hội phải phản ánh được bản chất của Nhà
nước của dân, do dân và vì dân mà chúng ta đang xây dựng. Thứ hai, TTATXH
còn phải được quan niệm như là kết quả của trạng thái xã hội ổn định vững vàng
của Nhà nước và hệ thống chính trị, trong đó quyền của công dân được bảo vệ
và tôn trọng. Thứ ba, trật tự an toàn xã hội được điều chỉnh bởi một hệ thống các
quy phạm pháp luật, đạo đức, chính trị và bằng phương pháp giáo dục thuyết
phục, cưỡng chế Nhà nước, trong đó quy phạm pháp luật đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành trật tự đó.
Tác giả thống nhất khái niệm thuật ngữ an toàn xã hội theo quan niệm sau:
“Trật tự an toàn xã hội là trạng thái của các quan hệ xã hội được hình thành
và điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật của nhà nước và các chuẩn mực
đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của mỗi quốc gia, nhờ
đó mọi công dân sống và lao động có tổ chức, có kỉ cương, mọi lợi ích chính
đáng được đảm bảo không bị xâm hại” [38, tr 14].
1.1.2. Quảnlýnhà nước về trật tự an toàn xã hội
1.1.2.1. Cáckháiniệm
- Quản lý
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản
lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa về quản lý.
Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào
những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá
10
trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục
đích đã định trước. Vấn đề mà chúng ta quan tâm nghiên cứu là quản lý xã hội
(quản lý nhà nước, quản lý của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội….).
Chủ thể của quản lý là con người hay tổ chức của người. Những cá nhân
hay tổ chức của con người phải là những chủ thể đại diện có quyền uy, có quyền
hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân
hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý.
Khách thể của quản lý là hành vi, hoạt động của con người và các quá trình
xã hội nhằm hướng tới trật tự quản lý. Trật tự này được quy định bởi nhiều loại
quy phạm xã hội khác nhau như quy định bởi nhiều loại quy phạm xã hội khác
nhau như quy phạm tập quán, quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm
tôn giáo, quy phạm pháp luật.
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới
đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích đề ra. Như vậy:
- Quản lý xuất hiện ở bất kỳ đâu, khi nào nếu có ở đó và lúc đó có hoạt
động chung của con người.
- Quản lý là sự tác động có mục đíchcủa các chủ thể quản lý đối với các
đối tượng quản lý.
- Mục đích và nhiệm vụ của quản lý và điều khiển, chỉ đạo hoạt động
chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo
thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung
đó theo những phương hướng thống nhất, nhằm đạt được mục đích đã định
trước.
- Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy.
- Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một quá trình phức tạp, đa dạng và là một yếu tố
không thể thiếu trong đời sống xã hội. Các – Mác cho rằng quản lý xã hội là một
11
chức năng đặc biệt nảy sinh, trước hết là chính bản chất của quá trình lao động
xã hội, ông viết: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà
tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ
nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động
này khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc
công tự điều khiển mình nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng” [5, Tr 342].
Sau này ông còn nói: “Lao động giám sát và quản lý ở tất cả những nơi mà hoạt
động sản xuất trực tiếp có hình thức của một quá trình phối hợp mang tính xã
hội, chứ không phải là lao động riêng rẽ của những người sản xuất độc lập” [6,
Tr 432].
“Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,
hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của
nhà nước” [37, Tr5]. Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ
thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý
nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Như vậy, tất
cả các cơ quan nhà nước đều thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước, bằng việc sử dụng
pháp luật, nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức xã hội hoặc các cá nhân
để các chủ thể này thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.
Chủ thể quản lý nhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà
nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước
bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được nhà nước ủy
quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.
Khách thể quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước, trật tự quản lý nhà
nước do pháp luật quy định.
“Quản lý nhà nước đang được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, cũng có
khi nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu toàn dân hoặc do tổ
12
chức xã hội thực hiện nếu được nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà
nước. Quản lý nhà nước không phải là quản lý các tổ chức chính trị gọi là nhà
nước, mà là sự quản lý có tính chất nhà nước do nhà nước thực hiện thông qua
bộ máy nhà nước, trên cơ sở quyền lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức
năng của Nhà nước” [38, Tr20]. Quản lý nhà nước là sự tác động và điều chỉnh
mang tính quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội, đó là những tác
động có tính pháp lý dựa trên căn cứ khoa học và có tính khoa học, được thực
hiện một cách liên tục để thực hiện quá trình phát triển xã hội. Như vây, QLNN
là một dạng hoạt động của nhà nước, theo nghĩa rộng đó là toàn bộ hoạt động
của bộ máy nhà nước từ lập pháp đến hành pháp và tư pháp; còn theo nghĩa hẹp
đó là việc thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan quản lý
nhà nước bao gồm: Chính phủ, các bộ, UBND các cấp. Dĩ nhiên, quản lý nhà
nước phải do cơ quan QLNN tiến hành như các tổ chức quần chúng, tổ chức
chính trị xã hội hoặc nhân dân trực tiếp thực hiện nhưng phải do nhà nước giao
quyền, nhân danh trên cơ sở quyền lực nhà nước.
- Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội
Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là bộ phận rất quan trọng của
quản lý nhà nước nói chung, của quản lý nhà nước về an ninh, trật tự nói riêng.
Về thực chất, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội bao gồm những
điểm chính yếu sau:
- Là sự tác động có tổ chức, có hệ thống và bằng pháp luật vào tất cả những
yếu tố cấu thành nên trật tự an toàn xã hội nhằm điều chỉnh có hiệu lực, hiệu
quả các quan hệ xã hội, tạo nên những cơ sở vững chắc đảm bảo cho một nền
trật tự an toàn xã hội theo ý chí của nhà nước.
- Là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người liên quan đến trật
tự an toàn xã hội.
13
- Hệ thống các chủ thể quản lý rất rộng, trong đó chủ thể trực tiếp, nòng cốt
là lực lượng Công an nhân dân.
- Đối tượng quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là tất cả các cơ quan,
tổ chức, nhóm người, cộng đồng người, các cá nhân tham gia các mối quan hệ
thuộc phạm trù trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu cụ thể của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là nhằm thực
hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ an toàn các cơ quan nhà nước, các tổ chức, bảo vệ
trật tự pháp luật và các kỷ cương xã hội, đấu tranh có hiệu quả đối với tình trạng
phạm tội, với các vi phạm pháp luật và các loại tệ nạn xã hội, giữ cho xã hội
luôn luôn ở trong trạng thái bình yên, trật tự, nề nếp kỷ cương...
Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội giành ưu tiên cho mục tiêu đảm
bảo cho các quá trình xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội diễn ra một
cách bình thường, an toàn... trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của
pháp luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức Xã hội chủ nghĩa.
Trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ
vững chắc an ninh quốc gia, tăng cường lòng tin của quần chúng nhân dân vào
Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Cần nhấn mạnh rằng: Nếu tình hình
trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, không kiểm soát
được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí chuyển hóa thành vấn đề chống đối
chính trị, điều đó rõ ràng tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia.
1.1.2.2Đặcđiểm của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.
Về thực chất, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội bao gồm những
đặc điểm chính yếu sau:
Là sự tác động có tổ chức, có hệ thống và bằng pháp luật vào tất cả những
yếu tố cấu thành nên trật tự an toàn xã hội nhằm điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả
các quan hệ xã hội, tạo nên những cơ sở vững chắc đảm bảo cho một nền trật tự
an toàn xã hội theo ý chí của nhà nước.
14
Là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người liên quan đến trật tự
an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, quyền lực của nhà nước cònthể hiện trong việc các chủ thể có
thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để đảm bảo thực hiện ý chí nhà
nước như các biện pháp về tổ chức, về kinh tế, tuyên truyền giáo dục, thuyết
phục, cưỡng chế …. Chính các biện pháp này thể hiện sự tập trung rõ nét của
sức mạnh Nhà nước, một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nước, nhờ đó ý chí của
chủ thể nhà nước được thực hiện.
QLNN về trật tự ATXH là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có
quyền năng hành pháp nhằm tạo nên sự ổn định, an toàn cho đất nước trên mọi
phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm đạt tới các mục tiêu xây
dựng thành công và bảo vệ vững chắc XHCN.
Đối tượng quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là tất cả các cơ quan,
tổ chức, nhóm người, cộng đồng người, các cá nhân tham gia các mối quan hệ
thuộc phạm trù trật tự an toàn xã hội. Cơ quan quản lý phải thể hiện những quy
định khắt khe, hàng loạt các điều kiện đảm bảo TTATXH, cán bộ công chức
phải có trình độ chuyên môn nhất định có trách nhiệm với công việc xử lý các vi
phạm pháp luật về TTATXH đều dựa trên cơ sở pháp luật, đúng pháp luật.
Trong quá trình đó các chủ thể này, không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà
quan trọng hơn cả, chúng nhận chức năng chỉ đạo nhằm vận hành hoạt động của
các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất; tổ chức để mọi đối
tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa
vụ của bên trong quan hệ quản lý.
Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội thường xuyên khai thác, kế thừa,
sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhất là trong giai đoạn
hiện nay, khi mà kỹ thuật điện, điện tử và khoa học công nghệ, thông tin viễn
thông phổ biến …. Từ đó đòi hỏi các cơ quan QLNN cần có kế hoạch đầu tư,
15
nâng cấp các trang thiết bị kỹ thuật và ứng dụng nhanh nhất thành tựu của các
ngành khoa học vào QLNN về TTATXH.
1.2. Nộidung và vai trò quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội
1.2.1. Nội dung
1.2.1.1Hoạch định chính sách chiến lược ban hành chương trình mục tiêu
về đảm bảo trật tự an toàn xã hội
Chiến lược, chính sách, kế hoạch, mục tiêu đảm bảo TTATXH luôn luôn
phải đi đúng hướng, nhất là thể hiện sự nhất quán với chủ trương, đường lối, tư
tưởng chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ TTATXH. Mục tiêu
QLNN về TTATXH bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh
vực như sau:
Mục tiêu chung của QLNN về TTATXH trong thời kỳ hiện nay là: Bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, tạo thế chủ động chiến lược, đẩy lùi, ngăn chặn, làm
thất bại âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; giữ
vững ổn định chính trị, trật tự xã hội và môi trường hòa bình, điều kiện thuận lợi
phục vụ đắc lực chiến lược phát triển theo định hướng XHCN, góp phần thực
hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể đó là tạo được sự chuyển biến trong công tác xây dựng
Đảng, Nhà nước, ngăn chặn từng bước đẩy lùi suy thoái chính trị đạo đức, lối
sống quan liêu, tham nhũng lãng phí trong một số bộ phận đảng viên, củng cố
đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Tập
trung hiệu quả việc tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa nền
kinh tế đất nước ra khỏi tình trạng khó khăn. Phòng ngừa, ngăn chặn các nguy
cơ xung đột, chiến tranh biên giới, biển, đảo, chiến tranh mạng, không để xảy ra
bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước. Xây dựng
lực lượng vũ trang các mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất
16
lượng tổng hợp và chiến đấu cao. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự
phát triển của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên khu vực và thế giới.
Trên cơ sở những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, có thể đưa ra mục
tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực như sau:
Về chính trị: Đảm bảo giữ vững ổn định chính trị xã hội, xác định, củng cố
phát huy vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, tăng cường hiệu quả QLNN đối với quản
lý xã hội, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Về kinh tế - xã hội: Bảo vệ đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, góp phần bảo vệ nguồn lực của nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư thuận
lợi, đảm bảo công bằng xã hội đi đôi với tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Về tư tưởng – văn hóa: Bảo vệ sự phát triển đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tư tưởng HCM, kế thừa phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp
thu có chọn lọc tinh hoa, văn hóa nhân loại phù hợp với văn hóa Việt Nam, củng cố
khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trên cơ sở đoàn kết các cộng đồng dân tộc.
Về trật tự an toàn xã hội: Ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm,
tập trung phòng, chống có hiệu quả các loại tội phạm nguy hiểm gây hậu quả tác
hại, gây bức xúc trong xã hội, bài trừ các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn nghiện hút,
cờ bạc, mại dâm, tệ nạn quan liêu, tham nhũng; ngăn ngừa, làm giảm các tai
nạn; duy trì trật tự, kỷ cương, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, nghiêm
minh trong đời sống xã hội.
1.2.1.2Ban hànhcácvăn bản quyphạm pháp luậtvề trật tự an toàn xã hội Hiện
nay, khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực TTATXH được Quốc hội, Chính phủ và
Thanh tra hướng dẫn đầy đủ. Nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước,
cá nhân người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước phải thể chế
hóa các Luật, Nghị định của Chính phủ để triển khai trong ngành và lĩnh vực
mình quản lý. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác QLNN về TTATXH cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân; đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của các cơ
17
quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân người có thẩm quyền trong giải quyết các vấn
đề TTATXH.
Trong thực tiễn các hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường có nhiều vấn
đề mới nảy sinh, một số chính sách quy định khi được ban hành không theo kịp
diễn biến của quá trình đổi mới, một số quyết định hành chính, hành vi hành
chính của các cấp các ngành thiếu chuẩn xác, còn bất cập, .... đã dẫn đến việc
TTATXH có khả năng tăng nhanh về số lượng, cũng như phức tạp về tính chất.
Tuy nhiên, pháp luật về TTATXH được ban hành khá đầy đủ, nhưng nhiều văn
bản thiếu đồng bộ, bất cập hoặc đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn..... Việc
thường xuyên nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện tổ chức các văn bản TTATXH là
cần thiết và quan trọng, nhằm đánh giá thực trạng, hạn chế , khó khăn, vướng
mắc trong quản lý, triển khai pháp luật về TTATXH, kiến nghị sửa đổi, bổ sung
văn bản quy phạm pháp luật công tác QLNN về TTATXH, tạo ra sự chuyển
biến tích cực, hạn chế các vụ việc TTATXH nổi cộm, phức tạp kéo dài.
1.2.1.3Tổchức bộ máy và bố trí nguồn lực quản lý nhà nước về trật tự an
toàn xã hội
Năm 2018 là năm thứ ba của nhiệm kỳ khóa XII - năm bản lề có ý nghĩa
quyết định thắng lợi của việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đất
nước ta đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi mới để phát triển nhanh và bền
vững. Bối cảnh tình hình đó đặt ra cho lực lượng CAND nhiệm vụ rất nặng nề,
đòi hỏi phải nỗ lực cao hơn nữa, tiếp tục phấn đấu hoàn thành hơn nữa các mục
tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến
rất nhiều đối tượng và tổ chức xã hội rất tinh vi và phức tạp. Vì vậy, cần phải
thường xuyên kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN
về TTATXH. Để có được điều này thì một trong những giải pháp quan trọng là
việc thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho CBCC làm công tác QLNN về
TTATXH. Ngoài phổ biến các quy định được sửa đổi, bổ sung hay mới ban hành;
18
còn cung cấp kiến thức, trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác xử lý về
TTATXH trong thực thi công vụ; tạo điều kiện cho đội ngũ, cán bộ công chức có
cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và phương thức giải quyết. QLNN về TTATXH thông
qua thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị và địa phương.
Công an phải là lực lượng nòng cốt, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn
thể bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, tạo sự chuyển biến rõ nét về TTATXH,
bảo đảm an toàn cho cuộc sống của nhân dân, góp phần tích cực bảo vệ độc lập,
chủ quyền lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, an ninh, an
toàn để đất nước phát triển nhanh và bền vững... Nâng cao chất lượng công tác
dự báo, phân tích tình hình; phát hiện từ sớm các mối đe dọa đến lợi ích, an ninh
quốc gia, TTATXH để chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp
ủy, chính quyền các cấp về chủ trương, giải pháp bảo đảm ANTT; kiên quyết
không để bị động, bất ngờ. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, triển khai các
biện pháp bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, TTATXH, góp phần thực hiện
hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng, Nhà nước.
1.2.1.4 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm
pháp luật
Thanh tra, kiểm tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình nhà nước về
TTATXH, là phương thức đảm bảo pháp chế XHCN, tăng cường kỷ luật và
nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Thanh tra, kiểm tra TTATXH là một mắt
xích, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình QLNN và TTATXH. Qua thanh tra,
kiểm tra trách nhiệm trong giải quyết TTATXH sẽ nâng cao trách nhiệm quản lý
của các cấp các ngành đồng thời nắm bắt được tình hình trật tự ATXH của từng
địa phương và kết quả giải quyết ở cơ quan đơn vị đó. Qua đó, thấy được những
bài học kinh nghiệm cũng như những vướng mắc thiếu sót trong việc thực hiện
các chính sách pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo sâu sắc hơn, hoặc đề nghị xử lý
19
những người thiếu trách nhiệm xử lý những người không thực hiện đúng quy
định của pháp luật.
Trong công tác thanh kiểm tra về TTATXH phải thực hiện tốt việc phối
hợp giữa công an với các ban ngành đoàn thể trên các lĩnh vực QLNN về
TTATXH. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể,
tổ chức kinh tế xã hội và quan hệ giữa các tổ chức này với lực lượng công an
trong việc thực hiện quan hệ đấu tranh, ngăn ngừa hoạt động phá hoại của các
thế lực thù địch, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội. Đồng thời đề cao vị
trí, vai trò giám sát của HĐND, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp thông qua
việc đóng góp ý kiến liên quan đến các hoạt động của quản lý TTATXH.
Quản lý nhà nước về TTATXH là nhiệm vụ của các cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động QLNN của mình,
thực hiện QLNN về TTATXH có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm cho nền hành chính quốc gia phát
triển. Hoạt động QLNN TTATXH thực chất là hoạt động chấp hành và điều
hành, việc giải quyết các vi phạm TTATXH, được thể hiện đúng quy định mà
các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, được các cơ
quan hành chính nhà nước áp dụng vào hoạt động QLNN về TTATXH.
Mặt khác, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về
TTATXH thể hiện hoạt động điều hành khi giải quyết các vi phạm TTATXH
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã trực tiếp tác động lên các hành vi chủ
thể vi phạm, làm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể khi xử lý vi phạm TTATXH.
Đồng thời công tác QLNN về TTATXH đảm bảo tồn tại và sự ổn định chấp
hành, giải quyết TTATXH phải tuân thủ nghiêm minh quy định của văn bản
pháp luật, xử lý theo pháp luật, công minh và đảm bảo công bằng cho đối tượng
vi phạm TTATXH đảm bảo được các quyền lợi của các chủ thể liên quan, nhất
là vi phạm TTATXH.
20
1.2.2. Vai trò quản lýnhà nước về trật tự an toàn xã hội
Cũng như tất cả các quốc gia nói chung, vấn đề quản lý nhà nước về trật tự
an toàn xã hội nói chung và nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với công
tác quản lý nhà nước bởi nó là một tiền đề nhằm ổn định xã hội xác lập cơ sở để
phát triển các mặt kinh tế - văn hóa – xã hội.
Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh phải nhằm bảo đảm cho đất
nước hòa bình, ổn định trên mọi lĩnh vực, “không để bị động, bất ngờ trong mọi
tình huống”, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch, mọi cuộc
chiến tranh xâm lược của các thế lực phản động đối với nước ta. Các thế lực thù
địch hiện nay đang thực hiện nhiều âm mưu, nhiều thủ đoạn nhằm kìm hãm sự
phát triển của đất nước, phá hoại sự ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa,...
Chúng tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng mọi sơ hở của ta
hòng làm suy yếu nội bộ để “tự diễn biến”, tạo nên các tình huống phức tạp, bất
ngờ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” làm mất ổn định chính trị,
gây bạo loạn lật đổ hoặc bất ngờ tiến hành chiến tranh xâm lược.
Chúng ta biết rằng, bản chất của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội
là nhằm quản lý con người trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội, tập trung vào
quản lý cư trú đi lại hành nghề, kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự cũng
như các hoạt động khác của con người. Khi tham gia vào quá trình xã hội, quá
trình quản lý nhà nước về TTATXH hội giúp cho các nhà quản lý có được
những thông tin cần thiết về con người trong các hoạt động của đời sống xã hội
như thông tin về dân số, cơ cấu mật độ dân số, an toàn giao thông… Đây là
những nguồn thông tin cơ bản thu được thông qua hoạt động quản lý nhà nước
về trật tự an toàn xã hội, giúp cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, xây
dựng các chính sách cũng như các chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của đất
nước, các kế hoạch của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở.
Ngoài ra, QLNN về TTATXH còn có vai trò to lớn là điều chỉnh, điều
khiển các hoạt động xã hội và hành vi của công dân theo trật tự nhất định của
21
nền trật tự xã hội chủ nghĩa đó là một nền trật tự của một xã hội mà nơi đó con
người sống có kỷ cương, nền nếp, lành mạnh, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là một biện pháp công tác cơ bản
của lực lượng công an nhân dân để phòng ngừa tội phạm, hoạt động quản lý nhà
nước về trật tự an toàn xã hội có tác dụng tước bỏ điều kiện xóa bỏ cơ số tội
phạm và phần tử xấu lợi dụng để hoạt động phạm pháp.
Hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội có điều kiện đi sâu
nắm chắc tình hình thu nhập thông tin, cung cấp thông tin cho các hoạt động nghiệp
vụ làm cơ sở cho việc triển khai các mặt công tác nghiệp vụ khác của lực lượng
Công an nhân dân như hỗ trợ cho các hoạt động điều tra: hoạt động sưu tra, xác
minh hiềm nghi... Dù ở giai đoạn nào thì vai trò của quản lý hành chính về trật tự
an toàn xã hội rất lớn góp phần xây dựng cuộc sống yên vui lành mạnh, hạnh phúc
của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước.
Đất nước ta hiện nay đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá với đặc trưng của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có nhiều thay đổi
cơ bản vì hiện đại hoá kinh tế có mối quan hệ đến vấn đề dân chủ hoá các mặt
đời sống xã hội. Người lao động ở thời kỳ này đòi hỏi phải có việc làm và tự do
lựa chọn việc làm theo khả năng trí tuệ của mình. Các quyền cơ bản của dân đòi
hỏi phải được đảm bảo hơn như các quyền tự do cư trú, đi lại... Vấn đề dân chủ
của dân phải được đảm bảo bằng pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là đảm bảo cho quyền tự do của công dân được thực
hiện trong thực hiện pháp luật, hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn
xã hội đóng vai trò biểu hiện của nhà nước pháp quyền, nó đảm bảo vững chắc
cho nhà nước của dân, do dân, vì dân. Song còn đó những mặt trái: sự phân hoá
giàu nghèo, tội phạm mới xuất hiện, phương thức thủ đoạn của tội phạm ngày
càng tinh vi... Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước luôn phải
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, quản lý
hành chính về trật tự an toàn xã hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quan hệ
22
đến sự an toàn và ổn định của xã hội, sự bền vững của quốc gia và sự sống của
chế độ.
1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội
1.3.1. Vềchính trị
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế
hoạch, phương án bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội gắn liền với sự
tồn vong của chế độ chính trị, lợi ích sống còn của quốc gia dân tộc, của đất
nước; Chủ tịch nước Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công tác bảo vệ an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phải gắn chặt với đường lối chính trị của Đảng,
nếu thoát li đường lối chính trị của Đảng thì khéo mấy cũng không có kết quả”.
Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội mang bản chất giai cấp sâu sắc.
Đó là bản chất của giai cấp công nhân, do các cơ quan nhà nước của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bản chất đó được biểu hiện ở
mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng - an ninh là: “bảovệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo
đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất
bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta” [19, Tr 2]. Đây là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó: “Xây dựng Quân đội
nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao…”
[20, Tr 2].
Như vậy, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là vấn đề rất quan trọng
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
và của toàn Đảng, toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân
23
dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật
tự an toàn xã hội, công tác tuyên truyền, giáo dục cần được triển khai, tiến hành
sâu, rộng trong toàn xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất nhận thức, thấy rõ mục
tiêu và nhiệm vụ chung của việc quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là
yêu cầu khách quan có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta hiện
nay; cũng như tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách
nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng -
an ninh. Đồng thời, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động
trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới như: chiến tranh
bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, vùng trời, “diễn
biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm
xuyên quốc gia.
1.3.2 Vềpháp luật
Quản lý nhà nước về TTATXH là quá trình nắm và điều hành bằng pháp
luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Quốc hội và Nhà nước trong
mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội, có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, do hệ thống các cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến
hành theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của mỗi cơ quan. Chủ thể
quản lý nhà nước về TTATXH bao gồm tổng thể các cơ quan nhà nước, từ trung
ương đến cơ sở. Trong đó, nòng cốt là các cơ quan quản lý nhà nước. Khách thể
quản lý nhà nước về TTATXH bao gồm tổng thể các lĩnh vực, các hoạt động
xây dựng đảm bảo an toàn cho xã hội, tất cả các hoạt động xã hội có quan hệ đến
việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của
các cơ quan nhà nước, của toàn dân. Toàn dân và các đoàn thể quần chúng tích
cực tham gia các hoạt động quản lý nhà nước về ATXH dưới nhiều hình thức
khác nhau theo cơ chế chung: Đảng lãnh đạo, Nhà nước điều hành, nhân
24
dân làm chủ. Các đặc điểm trên đòi hỏi việc quản lý nhà nước phải hết sức khoa
học, đồng bộ, cụ thể, chặt chẽ, nghiêm túc.
1.3.3. Vềkinhtế
Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí của quốc gia là những
điều kiện về vật chất, tinh thần là những yếu tố cơ bản để đảm bảo cho việc tổ
chức thực hiện tốt các nội dung yêu cầu QLNN về TTATXH. Hay nói một cách
khác đó là điều kiện cần và đủ để đảm bảo Luật TTATXH có khả năng đi vào
cuộc sống (có tính khả thi). Xuất phát từ điều kiện kinh tế, khả năng xây dựng,
tổ chức các công trình, mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng
đến việc khai thác sử dụng các phương tiện mà Nhà nước quy định các nội dung
yêu cầu quản lý và trách nhiệm công dân trong việc chấp hành quy định quản lý.
Cùng với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, việc xác định
nội dung, yêu cầu QLNN về TTATXH cònphải căn cứ vào trình độ dân trí cũng
như khả năng, điều kiện, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Do vậy,
QLNN về TTATXH nhất thiết phải phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã
hội, trình độ dân trí của quốc gia, vừa là nguyên tắc cơ bản, vừa là điều kiện
khách quan cần và đủ để đảm bảo TTATXH đạt kết quả tốt nhất.
1.3.4. Hội nhập quốc tế
Hợp tác quốc tế về đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực,
công tác bảo vệ an ninh trật tự không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia và cũng
không phải chỉ là hoạt động độc lập của các cơ quan, cán bộ chuyên trách, với
sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước. Công tác bảo vệ an
ninh trật tự hiện nay đã vượt khỏi biên giới quốc gia, có sự hỗ trợ, phối hợp của
các cơ quan, tổ chức quốc tế , các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong
khuôn khổ luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam. Vì vậy trong QLNN về
TTATXH cần tổ chức tốt các mối quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và song
25
phương với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ
an ninh trật tự.
1.4 Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên một số lĩnh vực
1.4.1 Quản lýnhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm
Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm là một bộ phận trong
QLNN về trật tự an toàn xã hội.
Thứ nhất, hoạtđộng quản lý Nhà nước trong phòng ngừa tội phạm
góp phần đảm bảosự ổn định và pháttriển về mọi mặttại địa bàn cơ sở.
Sự phát triển về mọi mặt ở các địa bàn cơ sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau, trong đó vấn đề đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, làm cơ sở cho
việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách phát triển kinh
tế, xã hội là một nhiệm vụ mang tính chất chiến lược. Thực tiễn tiến hành hoạt
động quản lý nhà nước trong phòng ngừa tội phạm cho thấy vai trò quan trọng
của hoạt động này trong việc đảm bảo cho sự hoạt động bình thường, đúng đắn
của các cơ quan, tổ chức, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn, góp
phần tích cực trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và các
diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự, từ đó thắt chặt thêm sự đồng thuận, thống
nhất trong cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn.
Thứ hai, hoạt động quản lý Nhà nước trong phòng ngừa tội phạm vừa
mang hiệu quả kinh tế cao vừa mang tính nhân đạo sâu sắc.
Lực lượng Công an với chức năng nhiệm vụ tiến hành các hoạt động phòng
ngừa không để tội phạm xảy ra không chỉ bảo vệ được tài sản của nhà nước và
nhân dân; hạn chế những thiệt hại vật chất trong quá trình đấu tranh, xử lý tội
phạm mà còn đảm bảo sự ổn định xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, xã hội ở địa bàn cơ sở. Mặt khác phòng ngừa tội phạm là nhằm không để một
công dân nào trên địa bàn phải chịu hình phạt của pháp luật bởi những hành vi
phạm tội. Đối với toàn xã hội, điều quan trọng hơn cả là không để các hành vi
phạm tội xảy ra. Mặt khác, một người khi đã có hành vi phạm tội thì cần phải có
26
các biện pháp xử lý, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích - đó cũng
chính là một biện pháp phòng ngừa tích cực và nhân đạo.
Thứ ba, hoạtđộng quản lý nhà nước trong phòng ngừa tội phạm góp phần
tích cực vào việc phát hiện, ngăn chặn tội phạm và làm giảm tội phạm trong
cộng đồng dân cư.
Tuyên truyền, vận động mọi người hiểu và tự giác chấp hành pháp luật; xây
dựng nếp sống văn hóa, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; xây dựng
môi trường xã hội lành mạnh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc góp phần làm
giảm tội phạm.
1.4.2. Quảnlýnhà nước về đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình nhà nước cùng các ngành,
các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lượng công
an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại
trừ các tệ nạn xã hội.
Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống xã đòi hỏi phải có sự tham gia
của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội. Trong đó, lực lượng cơ sở có một
vai trò, vị trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chủ công, nòng cốt tuyên truyền,
hướng dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình
để phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn. Là nơi thực hiện các cuộc vận động
của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư, góp
phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội. Do đó cần xác định đúng vai trò của nhà
trường trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội
Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, nhà nước ta luôn chú
trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật để điều chỉnh công tác này, như: tội hành nghề mê tín dị đoan; tội
chứa mại dâm; tội môi giới mại dâm; tội mua dâm người
27
chưa thành niên; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; các tội phạm về
ma tuý…
Trong quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm cần xử lý nghiêm
minh những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên nghiệp, những đối tượng chủ
chứa, tổ chức, môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ nhóm hoạt động tệ nạn xã
hội, cần tích cực, kiên trì cũng như quan tâm tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất
và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm hoá đối tượng là nạn nhân của tệ nạn xã
hội để họ yên tâm rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội.
1.4.3. Quảnlýnhà nước về phòng cháy, chữa cháy
“Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt
động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách
nhiệm của mình” [15, Tr2]. Trong đó lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt,
chịu trách nhiệm hướng dẫn phòng cháy và làm nhiệm vụ chữa cháy. UBND các
cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan thông tin, tổ chức, hộ gia đình
phải nhận thức rõ hơn và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định an toàn về PCCC.
Hiệu lực quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC ngày càng được tăng
cường; hệ thống các văn bản pháp luật; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về
PCCC ngày càng hoàn thiện đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối chặt chẽ, đưa
việc thực hiện công tác PCCC vào khuôn khổ và nề nếp. Năm 2001, trước yêu
cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luật PCCC được
Quốc hội Khóa X, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001. Ngày 22/11/2013,
Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Ngày
25/6/2015, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 47/CT-TW
của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC…
28
Nền kinh tế nước ta đã, đang và sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ,
phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Theo đó, huyện Thanh Trì phấn đấu lên quận vào năm 2020. Nên trong
những năm tới tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng nhanh, các đô thị
mới, khu công nghiệp – khu chế xuất – khu công nghệ cao sẽ tiếp tục mở rộng,
phát triển; các tổ hợp nhà nhiều tầng và siêu cao tầng sẽ phát triển mạnh cả về số
lượng cũng như quy mô; hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ cũng
không ngừng tăng cao; số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tăng
nhanh chóng, trong đó có rất nhiều cơ sở lớn có nguy cơ cháy, nổ cao. Tất cả các
yếu tố nêu trên có liên quan trực tiếp đến nguy cơ cháy, nổ và những thảm họa
khôn lường do cháy, nổ gây ra.
Trước yêu cầu ngày càng cao của việc bảo đảm an toàn PCCC phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động quản lý nhà nước về
PCCC đang đứng trước sự đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và
phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu lực quản lý.
1.5 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự an toànxã hội.
1.5.1 Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức
Do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, tháng 3/2017, trên
địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã xảy ra tình trạng vi phạm trên đất Quốc
phòng. Người dân trên địa bàn xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên các cơ
quan của huyện và TP. UBND TP Hà Nội đã giải quyết, xử lý cán bộ sai phạm.
Tuy nhiên, mặc dù các cơ quan chức năng của thành phố đã áp dụng nhiều
biện pháp như tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải
quyết nhiều kiến nghị của người dân, nhưng một số công dân vẫn khiếu kiện,
kích động, không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, có nhiều hoạt
động gây mất an ninh trật tự tại địa bàn.
Ngày 30-3-2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an Thành phố Hà Nội đã
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo
29
điều 245 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Công an
Thành phố đã 3 lần triệu tập các công dân có liên quan lên làm việc nhưng số
người này không chấp hành, tiếp tục có các hành vi chống đối. Ngày 15-4-2017,
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hà Nội đã áp dụng biện pháp
ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Ngay sau khi Công an Thành phố triển khai bắt giữ các đối tượng trên, số công
dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe ô tô của các
lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn ở xã Đồng Tâm; giữ, đập phá 5 xe ô tô
của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương);
giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sỹ Công an thành phố
Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành...
Lãnh đạo Thành phố trực tiếp tuyên truyền, vận động với số cầm đầu, quá
khích, giải thích rõ việc bắt giữ người là hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu họ
thả cán bộ, chiến sỹ bị bắt giữ trái pháp luật. Thành phố đã tổ chức 2 tổ công tác
trực tiếp xuống địa bàn tuyên truyền, vận động quần chúng, tuy nhiên, các đối
tượng không hợp tác...
Đến ngày 20/4, Thanh tra Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện
việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay với diện tích đất khu
sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Kết
quả sẽ được công bố sau 45 ngày.
Căng thẳng tại xã Đồng Tâm kéo dài từ ngày 15 đến 22/4 mới được tháo gỡ
hoàn toàn sau cuộc đối thoại giữa đồng chí Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch
UBND Thành phố Hà Nội với người dân thôn Hoành.
Việc một số công dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức lôi kéo, kích động
người dân, có các hành vi vi phạm pháp luật với mức độ ngày càng nghiêm
trọng, gây rối an ninh TTATXH trên địa bàn. Đây là một hành động coi thường
pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh TTATXH trên địa
bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung.
30
1.5.2 Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Tại Kim Nỗ (Đông Anh – Hà Nội), trong ngày khởi công Dự án xây dựng sân
gôn (năm 2004) đã có gần 400 nông dân bao vây tấn công lực lượng bảo vệ và quan
khách với lý do Dự án khởi động kéo dài, gây thiệt hại nhiều cho người dân có đất
bị giải phóng mặt bằng và doanh nghiệp đã không thực hiện lời hứa với người dân
trước khi thu hồi đất. Họ chửi bới, ném gạch đá, chai xăng vào quan khách tham dự
buổi lễ; xô xát trở lên căng thẳng, hơn 10 chiến sỹ công an bị thương. Những đối
tượng quá khích còn đập nhát một chiếc xe máy của nhân viên bảo vệ. Một số
phương tiện, máy móc thi công bị hư hỏng; nhiều phương tiện hỗ trợ của lực lượng
cảnh sát cũng bị mất mát và hư hỏng. Để tránh những thương vong đáng tiếc, lãnh
đạo huyện Đông Anh đã phải ra lệnh ngừng buổi lễ thi công.
1.5.3 Bài học kinhnghiệm trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã
hội được rút ra.
Một là, cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà
nước về trật tự an toàn xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội, hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật phải được phổ biến một cách sâu rộng cho mọi tầng lớp xã hội,
thông qua đó để mọi người nâng cao ý thức và thực hiện theo pháp luật.
Hai là, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm trật tự an toàn xã hội phải được
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng; phát huy sức
mạnh của hệ thống chính trị; xây dựng tư duy mới về TTATXH; “xã hội hoá”,
biến vấn đề TTATXH và công tác bảo đảm TTATXH là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân; trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt.
Ba là, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ Công an đối với công tác bảo đảm
TTATXH; coi đó là nguyên tắc, phương châm trong mọi hoạt động chấp hành và
điều hành của các lực lượng tham gia công tác bảo đảm TTATXH từ Trung ương
xuống địa phương. Lực lượng Công an cần chủ động trong mọi tình huống, nhạy
bén, đi trước đón đầu; coi trọng công tác dự báo; nắm chắc tình
31
hình, phòng ngừa từ xa; kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng hệ
thống pháp luật tiếp cận sát tình hình; sẵn sàng ngăn chặn, đối phó với mọi
diễn biến bất lợi về TTATXH.
Bốn là, dựa vào nhân dân; coi trọng thế trận lòng dân; thế trận An ninh
nhân dân; kết hợp giữa lực lượng an ninh với quốc phòng; thường xuyên đổi
mới hình thức vận động quần chúng; sáng tạo phát huy cao nhất sự đồng tình
ủng hộ của quần chúng nhân dân, tham gia công tác bảo đảm TTATXH. Bám sát
và coi trọng tổng kết thực tiễn công tác bảo đảm TTATXH; lấy thực tiễn kinh
nghiệm để soi rọi lý luận, bổ sung lý luận ngày một hoàn thiện, thực hiện sứ
mệnh dẫn đường, chỉ đạo cho thực tiễn công tác đấu tranh bảo đảm TTATXH.
Năm là, xây dựng, tổ chức hệ thống lực lượng cán bộ, chiến sỹ tham gia
bảo đảm TTATXH phù hợp; có đạo đức, có kỷ luật và năng lực thực tiễn chiến
đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; chăm lo đội ngũ tri thức, cán bộ
khoa học trong lực lượng Công an nhân dân; có chính sách ưu đãi nhất định; tạo
điều kiện tốt nhất trong khả năng có thể để họ làm việc và cống hiến hết sức
mình trong nghiên cứu, đào tạo vì sự nghiệp đấu tranh bảo đảm TTATXH.
Sáu là, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các
nước, áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong
lĩnh vực đấu tranh bảo đảm TTATXH.
Một số kinh nghiệm khi xảy ra điểm nóng về TTATXH:
- Phải tuyệt đối tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phải tin vào dân, dựa vào
dân. Mà dân là ai, chính là những người đang đứng trước mặt chúng ta, thậm chí
đang la mắng, chửi bới, có hành vi quá khích, nhưng phải tin vào họ là những
người lương thiện, hướng thiện, những người luôn nhận ra lẽ phải để cùng chính
quyền giải quyết vấn đề.
- Phải chọn những phương pháp tốt nhất (không sử dụng bạo lực), rồi đến
phương pháp ít tốt hơn (thượng sách, trung sách, hạ sách). Trước hết phải đối
thoại với dân, có thể có trung gian hòa giải để làm xích lại gần nhau lòng tin, sự
32
khác biệt. Đối thoại chỉ có thể có hiệu quả và thực chất khi đã tìm ra được
những nội dung cần thiết, khi các bên đã đạt đến một trạng thái sẵn sàng đối
thoại, đủ bình tĩnh để bày tỏ và giải quyết những vấn đề đặt ra. Phải tuân thủ
nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong quá trình đối thoại.
- Phải đảm bảo nguyên tắc hợp pháp, hợp lý, thậm chí cả hợp tình, nhất là đối
với những tình huống phải bắt những người vi phạm pháp luật. Coi trọng vận động
quần chúng. Lực lượng bạo lực nên tập trung vào giữ gìn an ninh, TTATX
33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
An ninh quốc gia cùng với trật tự an toàn xã hội tạo nên sự ổn định, phát
triển bền vững của đất nước, là hàng rào an toàn trước những nguy cơ tấn công
từ mọi phía, bằng mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch với Việt Nam, đồng thời
góp phần củng cố vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Giữ cho xã hội được an
toàn, có trật tự, kỷ cương cũng có nghĩa là tạo được môi trường sống yên ổn,
góp phần đảm bảo cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, hạnh phúc cho mọi người, vì
vậy đây cũng là lĩnh vực được quần chúng quan tâm và sẵn sàng tham gia. Cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó, giữ gìn trật tự an toàn xã hội cũng là
nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó lực lượng công an nhân
dân có vai trò là nòng cốt, xung kích. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam rất
quan tâm đến lĩnh vực này và đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật
làm cơ sở, hành lang pháp lý cho công tác quản lý về trật tự an toàn xã hội cả ở
tầm vĩ mô, cả ở tầm cơ sở, trong đó có quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của công an xã, thị trấn.
Bước vào thời kỳ mới, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội lại càng quan trọng. Tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới diễn
biến phức tạp, khó lường; những khó khăn trong nước do tác động từ bên ngoài
và cả những tồn tại từ những giai đoạn trước để lại đã bộc lộ và tác động tiêu
cực đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay. Cộng vào đó,
tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, có mặt, những lĩnh vực
đang có chiều hướng gia tăng, gây lo ngại, bức xúc xã hội... Tình hình trên đây
đặt ra cho công an huyện, với tư cách là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt
trận đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội giữ gìn an ninh trật tự tại cơ
sở, đồng thời là chủ thể quan trọng, trực tiếp trong quản lý nhà nước về trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn huyện nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Trước hết, cần
nhận thức sâu sắc hơn nữa rõ về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình là góp phần
34
đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN;
giữ vững an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chủ
động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn xã hội, giảm thiểu
hành vi vi phạm pháp luật... Từ đó, công an huyện Thanh Trì cần phải được xây
dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, góp
phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn huyện.
35
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội.
2.1.1 Vềđặc điểm tự nhiên.
Thanh Trì là huyện ngoại thành Hà Nội, mảnh đất giàu truyền thống lịch
sử, văn hóa và cách mạng, là huyện Anh hùng của Thủ đô Anh hùng. Nằm ở đầu
những tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng (đường thủy có sông Hồng,
đường bộ có tuyến quốc lộ 1A, 1B, đường sắt Bắc – Nam đi qua), do đó huyện
Thanh Trì có vị trí quan trọng về quân sự và kinh tế đối với Thủ đô Hà Nội.
Trong những năm gần đây, huyện Thanh Trì đã và đang được đô thị hóa
với tốc độ nhanh; nhiều khu, cụm công nghiệp và khu đô thị được xây dựng; có
nhiều điều kiện thuận lợi, thông thoáng để người dân làm ăn, sinh sống, do vậy
số người huyện ngoài về huyện cư trú, tạm trú, lao động, học tập ngày càng
đông. Dân cư trên địa bàn huyện hiện có 68.154 hộ, 231.834 khẩu (so với tháng
12/2003 tăng 25.398 hộ, 56.212 khẩu = 26,08%); hộ, nhân khẩu đăng ký tạm trú
là 5.406 hộ, 24.240 khẩu; ngoài ra trên địa bàn huyện hiện có 3.379 nhân khẩu
đăng ký lưu trú, 683 nhân khẩu tạm vắng và 34 nhân khẩu là người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài tạm trú trên địa bàn huyện.
Đây là điều kiện thận lợi để huyện Thanh Trì phát triển mạnh về kinh tế
nhưng cũng có những tác động không nhỏ đến công tác đảm bảo ANTT.
2.1.2. Vềđặc điểm kinhtế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế: trong 5 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế,
xã hội của Thủ đô, cán bộ và nhân dân huyện Thanh Trì đã nỗ lực phấn đấu,
vượt qua khó khăn đưa kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng khá. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân đạt từ 15,4 – 15,5%/năm. Thu ngân sách tăng nhanh, tỷ
36
lệ tăng thu ngân sách hàng năm đạt 16%; công tác chi ngân sách được đảm bảo,
chủ động, linh hoạt, chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả. Công tác xóa đói giảm
nghèo được chỉ đạo thường xuyên, có hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới
giảm từ 5,28% (năm 2010) xuống dưới 1% (năm 2015).
Cơ cấu kinh tế: Trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012 – 2017, khu vực công
nghiệp – dịch vụ chiếm 68%. Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng
giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp dịch vụ.
Cơ cấu đầu tư: có sự chuyển hướng, tập trung hơn vào việc đầu tư xây
dựng cơ cấu hạ tầng, chú trọng phát triển dịch vụ (chiếm đến 63% tổng số vốn
đầu tư xã hội năm 2017).
Về dân số: Mật độ dân cư toàn huyện là 3.626 người/km2 (so với tháng
12/2003 tăng 878 người/km2). Bình quân diện tích đất canh tác ở các xã sản
xuất nông nghiệp là 183,3 m2/nhân khẩu.
Nguồn lao động: Nguồn lao động của huyện trong giai đoạn 2012 - 2017
tương đối dồi dào, chiếm 60,7% dân số, tăng bình quân 2,3%/năm. Lao động có
việc làm hàng năm tăng 2,7%/năm, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tồn tại, chiếm khoảng
5%.
Các công tác khác: công tác giáo dục đào tạo được quan tâm và đạt được
nhiều kết quả tốt; chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện tiếp tục được nâng lên.
Trong 5 năm, huyện Thanh Trì đã đầu tư với tổng kinh phí trên 1.000 tỷ đồng
xây dựng mới 30 trường học, cải tạo và sửa chữa nâng cấp 90 trường. Là huyện
đầu tiên thực hiện Đề án: “Xây dựng bể bơi phòng, chống đuối nước trong các
trường học”. Hiện toàn huyện có 51 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 24 trường
so với năm 2010).
Mức sống dân cư: công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa
bàn tiếp tục được chú trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa
bệnh từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư; đội ngũ cán bộ, y bác sỹ được
tăng cường, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; 100%
37
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM

Similar to BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM (20)

Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủĐề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáoLuận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
Luận văn: Quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo
 
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
 
Luận văn: Quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực thông kê, HOT
Luận văn: Quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực thông kê, HOTLuận văn: Quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực thông kê, HOT
Luận văn: Quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực thông kê, HOT
 
Đề tài: Quản lý lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kê, Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kê, Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lý lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kê, Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kê, Thanh Hóa, HAY
 
Quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực thống kê tỉnh Thanh Hóa, HAY - Gửi miễn...
Quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực thống kê tỉnh Thanh Hóa, HAY - Gửi miễn...Quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực thống kê tỉnh Thanh Hóa, HAY - Gửi miễn...
Quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực thống kê tỉnh Thanh Hóa, HAY - Gửi miễn...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kê
Luận văn: Quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kêLuận văn: Quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kê
Luận văn: Quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kê
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận văn: Quản lý trật tự, an toàn xã hội tại tỉnh Kiên Giang, HOT
Luận văn: Quản lý trật tự, an toàn xã hội tại tỉnh Kiên Giang, HOTLuận văn: Quản lý trật tự, an toàn xã hội tại tỉnh Kiên Giang, HOT
Luận văn: Quản lý trật tự, an toàn xã hội tại tỉnh Kiên Giang, HOT
 
Đề tài: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã tỉnh Phú Yên
Đề tài: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã tỉnh Phú YênĐề tài: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã tỉnh Phú Yên
Đề tài: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phườngLuận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỌC SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2018
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỌC SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Nguyễn Học Sơn
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy PGS.TS. Vũ Trọng Hách người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Quản lý công đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Quý thầy cô đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Hà Nội, ngày…… tháng năm 2018 Học viên thực hiện Nguyễn Học Sơn
  • 5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI....................................................................... 8 1.1. Những khái niệm cơ bản .......................................................................... 8 1.1.1. Trật tự an toàn xã hội............................................................................. 8 1.1.2. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội............................................ 10 1.2. Nội dung và vai trò quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội ................. 16 1.2.1. Nội dung............................................................................................. 16 1.2.2. Vai trò Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội ................................ 21 1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội...... 23 1.3.1. Về chính trị......................................................................................... 23 1.3.2. Về pháp luật........................................................................................ 24 1.3.3. Về kinh tế........................................................................................... 25 1.3.4. Hội nhập quốc tế ................................................................................. 25 1.4. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên một số lĩnh vực ............... 26 1.4.1. Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm .......................... 26 1.4.2. Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.................... 27 1.4.3. Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ........................................ 28 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội........................... 29 1.5.1. Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức............................................................. 29 1.5.2. Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.................................................... 31 1.5.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội được rút ra.................................................................................................... 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 34 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI............... 36
  • 6. 2.1. Khái quát huyện Thanh Trì..................................................................... 36 2.1.1. Về lịch sử, vị trí địa lý và đặc điểm dân cư........................................... 36 2.1.2. Về hệ thống chính trị và tình hình kinh tế - xã hội................................. 36 2.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội. ............................................................................. 38 2.2.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.................................................................................................... 38 2.2.2.Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.................................................................................................... 46 2.2.3. Kết quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên một số lĩnh vực. 48 2.2.4 Thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm trật tự, an toàn xã hội. ....................... 53 2.3. Đánh giá chung...................................................................................... 54 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân......................................................... 54 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................... 56 2.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội ............ 58 2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Công an huyện Thanh Trì ............................. 59 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 61 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỂ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................... 62 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội................................................................... 62 3.1.1. Phương hướng kết hợp đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ gìn an ninh quốc gia, quốc phòng trên địa bàn huyện và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn huyện Thanh Trì............................................................................... 62 3.1.2. Quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội phải hướng đến phục vụ và đáp ứng tốt cho nhu cầu của người dân.......................................................... 63
  • 7. 3.1.3. Nâng cao trách nhiệm các cấp, các ngành trên địa bàn đảm bảo trật tự an toàn xã hội.................................................................................................... 64 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.... 65 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở............................................................................................................ 65 3.2.2. Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, xã hội trên địa bàn huyện và hoàn thiện bộ máy công an huyện Thanh Trì đáp ứng đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện................................................................................... 66 3.2.3. Nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội của cán bộ công an huyện Thanh Trì ................................................................... 70 3.2.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa công an huyện và các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện........... 71 3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện cho lực lượng đảm bảo trật tự an toàn xã hội.................................................................................................... 72 3.2.6. Tăng cường và hoàn thiện chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm trong trật tự an toàn xã hội. ........................................................................... 73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 75 KẾT LUẬN.................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 79
  • 8. BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ cáiviết tắt/ Ký hiệu Cụm từ đầy đủ UBND TTXH TTATXH QLNN XHCN HĐND TNGT TNXH CATP CBCS ANQG ANTQ ANTT CNH – HĐH ANNT ANND ANCT PCCC Ủy ban nhân dân Trật tự xã hội Trật tự an toàn xã hội Quản lý nhà nước Xã hội chủ nghĩa Hội đồng nhân dân Tai nạn giao thông Tệ nạn xã hội Công an thành phố Cán bộ cảnh sát An ninh quốc gia An ninh Tổ quốc An ninh trật tự Công nghiệp hóa – hiện đại hóa An ninh nông thôn An ninh nhân dân An ninh chính trị Phòng cháy chữa cháy.
  • 9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội là một bộ phận không thể tách rời của hoạt động quản lý nhà nước. Giữ vững an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng và duy trì cuộc sống trật tự, ổn định cho người dân và toàn xã hội không chỉ có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội một cách lành mạnh và bền vững, trật tự, theo đúng định hướng mà còn góp phần quan trọng vào việc tăng niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, vào chế độ XHCN. Do đó, QLNN về TTATXH là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Gần đây, tình hình quốc tế có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Chiến tranh, bạo lực nổ ra ở Ucraina, Iraq, Palestine, đảo chính ở Thái Lan, khủng bố ở Tân Cương - Trung Quốc, dịch bệnh Ebola đang bùng phát, hoành hành tại các quốc gia Tây Phi, đặc biệt là việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, đã có những ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến tình hình an ninh của Việt Nam. Đây cũng là những vấn đề mới phát sinh, đặt ra cho hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong đó có quản lý nhà nước về ANTT nói riêng. Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước cũng như công cuộc xây dựng Thủ đô, địa bàn huyện Thanh Trì không tránh khỏi chịu sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các địa bàn khác. Chính phủ, thành phố và huyện triển khai thực hiện nhiều dự án công trình trọng điểm về giao thông, đô thị, khu công nghiệp, dự án đấu giá quyền sử dụng đất; hàng trăm ha đất nông nghiệp phải thu hồi dẫn đến tình trạng người dân thiếu việc làm. Mặt khác, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp nhân dân diễn ra 1
  • 10. nhanh chóng và rõ rệt, người huyện ngoài về huyện cư trú, tạm trú, làm việc, lao động, học tập ngày càng đông, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhạy cảm về ANTT ngày càng nhiều. Hơn nữa, hoạt động của tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, liều lĩnh... tình hình an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo có nhiều tiềm ẩn phức tạp đã tác động không nhỏ đến công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn huyện. Thực tế những năm gần đây cho thấy tình hình ANTT, TTATXH trên địa bàn huyện Thanh Trì có nhiều phức tạp. Đáng chú ý là hoạt động của số đối tượng chính trị tham gia nhóm NoU; tình hình tranh chấp đất đai, hoạt động biểu hiện lấn lướt chính quyền của tôn giáo; tình hình phát triển đạo lạ, tín ngưỡng trái pháp luật; các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng; tình hình ô nhiễm môi trường; tội phạm ma túy, buôn lậu, làm hàng giả, chống người thi hành công vụ…diễn biến phức tạp. Có thể nói, tình hình ANTT an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị - xã hội tại địa phương. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại Thủ đô Hà Nội nói chung và tại địa bàn huyện Thanh Trì nói riêng, Công an huyện Thanh Trì những năm qua đã chủ động tập trung lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn còn có những thiếu sót, bộc lộ những bất cập đã làm hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về TTATXH trên địa bàn huyện Thanh Trì: công tác giữ gìn an ninh trật tự chưa được thực hiện thường xuyên, sự quản lý về trật tự an toàn xã hội chưa đạt được sự thống nhất, đồng thuận thực sự giữa các bộ phận, ban, ngành liên quan, nên có những trường hợp vi phạm pháp luật không được xử lý nghiêm túc, làm mất lòng tin của dân. Có những đồng chí nhận thức về công tác này chưa đầy đủ, chưa đúng tầm.., nên khi thực hiện các biện pháp 2
  • 11. công tác còn đơn thuần, mang nặng tính chất hành chính, do đó công tác xử lý chưa kiên quyết, triệt để, công minh với những trường hợp vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện. Mặt khác, sự phối hợp của Công an với quần chúng nhân dân chưa được tiến hành một cách đồng bộ nên đã làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì. Với những đặc điểm chung của đất nước, tình hình cụ thể tại huyện Thanh Trì, đề tài được tiến hành nghiên cứu, nhằm tổng kết, khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, tìm ra những giải pháp, đóng góp kinh nghiệm để tăng cường công tác quản lý, giữ gìn TTATXH của cán bộ chiến sĩ công an huyện Thanh Trì. Với lý do đó, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài luận văn Cho đến nay, lý luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội đã được đề cập đến nhiều trong các giáo trình, bài viết, sách, luận án….. như: - Học viện Cảnh sát nhân dân (2016), Giáo trình quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. -Học viện chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: “Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của cảnh sát nhân dân ở nước ta hiện nay” - Lê Thế Tiệm (1996). - Học viện Hành chính quốc gia (2007), Giáo trình Hành chính Công, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. - Học viện Hành chính (2010), Giáo trình lý luận Hành chính Nhà nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. - Học viện Hành chính Quốc gia (2015), Giáo trình Quản lý công, Nxb Bách khoa, Hà Nội. - Bài viết của ThS Nguyễn Trung Anh – Phó trưởng khoa Dân vận và Công tác xã hội Học viện cán bộ thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Nhận thức quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội”. 3
  • 12. - “Cảnh sátquản lý hành chính về trật tự xã hội” - Chỉ đạo biên soạn Đại tá Phạm Văn Đức – NXB Công An Nhân dân, Hà Nội – (1998). - “Kỹ năng giaotiếp của cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội” - Chủ biên PGS. TS Đinh Trọng Hoàn – NXB Công An Nhân Dân – (2009). - Bài viết: “Quản lý nhà nước về an ninh trật tự” - Chủ biên Trần Viết Long và tập thể tác giả Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân, Hà Nội – (2007). - “An ninh trật tự vùng nông thôn huyện Phú Yên – thực trạng và giải pháp”,luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Anh Tuấn – (1999). - “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về AN, TT trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại địa bàn huyện Hưng Yên”, luận văn Thạc sĩ của Lê Văn Tuyến (2006). Các công trình khoa học trên đi sâu nghiên cứu công tác đảm bảo ANTT ở các địa bàn khác; còn trên địa bàn huyện Thanh Trì về vấn đề này có 01 công trình nghiên cứu đề tài cấp Thành phố “Những giải pháp xây dựng xã, thị trấn an toàn về an ninh nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì trong điều kiện hiện nay” từ năm 2008 do tác giả Nguyễn Duy Ngọc làm chủ nhiệm, nguyên Trưởng Công an huyện Thanh Trì (hiện là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công An) - Công trình nghiên cứu này chỉ đề cập đến khía cạnh của công tác đảm bảo ANTT đó là an ninh nông thôn trên địa bàn huyện, hơn nữa thời điểm nghiên cứu là vào năm 2008, đến nay một số nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn. Luận văn Thạc sỹ “Công tác đảm bảo an ninh nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong tình hình hiện nay” của ThS Võ Hồng Trường, Trung tá, Đồn trưởng Đồn Công an Cầu Bươu năm 2014 – Luận văn này nghiên cứu chủ yếu về thực trạng công tác đảm bảo an ninh nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì, đánh giá kết quả, hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân, đưa ra dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện Thanh Trì, chưa nghiên cứu sâu vấn đề Quản lý nhà nước nói chung và Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã 4
  • 13. hội nói riêng. Qua nghiên cứu cho thấy, vấn đề học viên chọn làm đề tài luận văn Thạc sĩ không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá đúng những ưu điểm và hạn chế của công tác QLNN về TTATXH trên địa bàn huyện Thanh Trì cùng với những nguyên nhân và hạn chế, luận văn xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững ANTT tại địa phương. 3.2 Nhiệm vụ Để thực hiện mục đíchtrên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội - Phân tích đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội tại huyện Thanh Trì. - Rút ra những ưu diểm, khuyết điểm, xác định rõ nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, thiếu xót đang đặt ra đối với công tác này trên địa bàn huyện Thanh Trì - Qua việc phân tích thực trạng, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước và trật tự an toàn xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước của cán bộ, chiến sĩ về trật tự an toàn xã hội theo chức năng của lực lượng Công an huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. 5
  • 14. Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đảm bảo, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của lực lượng công an nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì trong thời gian từ 2015 đến 2018. 5. Phương pháp lí luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê - nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối và quan điểm của Đảng và Nhà nước về trật tự an toàn xã hội và công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dựng để nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố, sách, giáo trình liên quan đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội. Thu thập những tài liệu, báo cáo tổng kết và khảo sát thực tế về tình hình trật tự an toàn xã hội và công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này tại địa bàn huyện Thanh Trì. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: được sử dụng để đánh giá, nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý trật tự an toàn xã hội theo chức năng của lực lượng công an huyện Thanh Trì. 6. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và rút ra những đánh giá, nhận xét thực tiễn hoạt động của lực lượng công an trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì. Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì. - Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong công tác thực tiễn của Công an huyện Thanh Trì. 6
  • 15. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục số liệu, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội. 7
  • 16. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Trậttự an toàn xã hội Trong một số tài liệu, từ điển, bài viết… thuật ngữ “trật tự an toàn xã hội” được hiểu một cách phổ biến là sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội; trật tự xã hội nhằm duy trì sự phát triển xã hội và cơ chế bảo đảm tính trật tự xã hội là các thiết chế xã hội. Trật tự xã hội biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Nhờ trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, cho phép nó hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Cũng có tác giả tách thuật ngữ “trật tự an toàn” thành hai vấn đề riêng biệt là “trật tự” và “an toàn”. Chẳng hạn: “trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... An toàn là yên ổn trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn” [26, Tr 16]. Trật tự xã hội còn được hiểu là: Trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự xã hội là một mặt của trật tự an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận; tình trạng yên ổn, có trật tự, tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người. Như vậy, nói đến trật tự an toàn xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái) ổn định, có trật tự, kỷ cương của xã hội. Trật tự, kỷ cương đó được xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (được gọi là những quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống được mọi 8
  • 17. người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi người có được cuộc sống yên ổn. Nói cách khác: Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Dưới góc độ đảm bảo ANTT, khái niệm trật tự an toàn xã hội được định nghĩa như sau: Là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội bao gồm: giữ gìn trật tự nơi công cộng; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường... Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Trong đó lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường. Dù đứng ở góc độ nghiên cứu nào, chúng ta cũng thấy có sự thống nhất trong đánh giá về nội hàm của khái niệm trật tự an toàn xã hội, điều đó được thể hiện trên những dấu hiệu căn bản sau: - Đó là một trạng thái trật tự, nề nếp, kỷ cương, bìnhyên của xã hội. - Trạng thái này chỉ đạt tới độ vững chắc khi được thiết lập trên cơ sở sự tự giác tuân thủ quy phạm pháp luật, đạo đức của mọi người trong xã hội. - Là kết quả tổng hợp của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội; công tác quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự, an toàn trên nhiều llĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội. 9
  • 18. Có nhiều quan điểm về “trật tự an toàn xã hội” đều có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên các quan điểm này không tránh khỏi những hạn chế khi xác định nội hàm, khách thể và phương pháp điều chỉnh. Để có khái niệm TTATXH một cách chính xác, có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn, xuất phát từ 3 căn cứ sau: Thứ nhất, trật tự an toàn xã hội là sản phẩm tất yếu của xã hội có Nhà nước. Trong tất cả các kiểu Nhà nước đều hình thành và tồn tại một trật tự an toàn xã hội của mình nhằm bảo vệ Nhà nước và xã hội đó. Vì vậy, khái niệm trật tự an toàn xã hội phải phản ánh được bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân mà chúng ta đang xây dựng. Thứ hai, TTATXH còn phải được quan niệm như là kết quả của trạng thái xã hội ổn định vững vàng của Nhà nước và hệ thống chính trị, trong đó quyền của công dân được bảo vệ và tôn trọng. Thứ ba, trật tự an toàn xã hội được điều chỉnh bởi một hệ thống các quy phạm pháp luật, đạo đức, chính trị và bằng phương pháp giáo dục thuyết phục, cưỡng chế Nhà nước, trong đó quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành trật tự đó. Tác giả thống nhất khái niệm thuật ngữ an toàn xã hội theo quan niệm sau: “Trật tự an toàn xã hội là trạng thái của các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật của nhà nước và các chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của mỗi quốc gia, nhờ đó mọi công dân sống và lao động có tổ chức, có kỉ cương, mọi lợi ích chính đáng được đảm bảo không bị xâm hại” [38, tr 14]. 1.1.2. Quảnlýnhà nước về trật tự an toàn xã hội 1.1.2.1. Cáckháiniệm - Quản lý Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa về quản lý. Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá 10
  • 19. trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước. Vấn đề mà chúng ta quan tâm nghiên cứu là quản lý xã hội (quản lý nhà nước, quản lý của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội….). Chủ thể của quản lý là con người hay tổ chức của người. Những cá nhân hay tổ chức của con người phải là những chủ thể đại diện có quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý. Khách thể của quản lý là hành vi, hoạt động của con người và các quá trình xã hội nhằm hướng tới trật tự quản lý. Trật tự này được quy định bởi nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau như quy định bởi nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm tập quán, quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích đề ra. Như vậy: - Quản lý xuất hiện ở bất kỳ đâu, khi nào nếu có ở đó và lúc đó có hoạt động chung của con người. - Quản lý là sự tác động có mục đíchcủa các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý. - Mục đích và nhiệm vụ của quản lý và điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất, nhằm đạt được mục đích đã định trước. - Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy. - Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là một quá trình phức tạp, đa dạng và là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội. Các – Mác cho rằng quản lý xã hội là một 11
  • 20. chức năng đặc biệt nảy sinh, trước hết là chính bản chất của quá trình lao động xã hội, ông viết: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng” [5, Tr 342]. Sau này ông còn nói: “Lao động giám sát và quản lý ở tất cả những nơi mà hoạt động sản xuất trực tiếp có hình thức của một quá trình phối hợp mang tính xã hội, chứ không phải là lao động riêng rẽ của những người sản xuất độc lập” [6, Tr 432]. “Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước” [37, Tr5]. Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Như vậy, tất cả các cơ quan nhà nước đều thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước, bằng việc sử dụng pháp luật, nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức xã hội hoặc các cá nhân để các chủ thể này thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước. Chủ thể quản lý nhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được nhà nước ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước. Khách thể quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước, trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định. “Quản lý nhà nước đang được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, cũng có khi nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu toàn dân hoặc do tổ 12
  • 21. chức xã hội thực hiện nếu được nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước. Quản lý nhà nước không phải là quản lý các tổ chức chính trị gọi là nhà nước, mà là sự quản lý có tính chất nhà nước do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước, trên cơ sở quyền lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước” [38, Tr20]. Quản lý nhà nước là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội, đó là những tác động có tính pháp lý dựa trên căn cứ khoa học và có tính khoa học, được thực hiện một cách liên tục để thực hiện quá trình phát triển xã hội. Như vây, QLNN là một dạng hoạt động của nhà nước, theo nghĩa rộng đó là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước từ lập pháp đến hành pháp và tư pháp; còn theo nghĩa hẹp đó là việc thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: Chính phủ, các bộ, UBND các cấp. Dĩ nhiên, quản lý nhà nước phải do cơ quan QLNN tiến hành như các tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị xã hội hoặc nhân dân trực tiếp thực hiện nhưng phải do nhà nước giao quyền, nhân danh trên cơ sở quyền lực nhà nước. - Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là bộ phận rất quan trọng của quản lý nhà nước nói chung, của quản lý nhà nước về an ninh, trật tự nói riêng. Về thực chất, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội bao gồm những điểm chính yếu sau: - Là sự tác động có tổ chức, có hệ thống và bằng pháp luật vào tất cả những yếu tố cấu thành nên trật tự an toàn xã hội nhằm điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả các quan hệ xã hội, tạo nên những cơ sở vững chắc đảm bảo cho một nền trật tự an toàn xã hội theo ý chí của nhà nước. - Là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người liên quan đến trật tự an toàn xã hội. 13
  • 22. - Hệ thống các chủ thể quản lý rất rộng, trong đó chủ thể trực tiếp, nòng cốt là lực lượng Công an nhân dân. - Đối tượng quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là tất cả các cơ quan, tổ chức, nhóm người, cộng đồng người, các cá nhân tham gia các mối quan hệ thuộc phạm trù trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu cụ thể của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ an toàn các cơ quan nhà nước, các tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật và các kỷ cương xã hội, đấu tranh có hiệu quả đối với tình trạng phạm tội, với các vi phạm pháp luật và các loại tệ nạn xã hội, giữ cho xã hội luôn luôn ở trong trạng thái bình yên, trật tự, nề nếp kỷ cương... Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội giành ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các quá trình xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội diễn ra một cách bình thường, an toàn... trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức Xã hội chủ nghĩa. Trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, tăng cường lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Cần nhấn mạnh rằng: Nếu tình hình trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí chuyển hóa thành vấn đề chống đối chính trị, điều đó rõ ràng tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia. 1.1.2.2Đặcđiểm của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội. Về thực chất, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội bao gồm những đặc điểm chính yếu sau: Là sự tác động có tổ chức, có hệ thống và bằng pháp luật vào tất cả những yếu tố cấu thành nên trật tự an toàn xã hội nhằm điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả các quan hệ xã hội, tạo nên những cơ sở vững chắc đảm bảo cho một nền trật tự an toàn xã hội theo ý chí của nhà nước. 14
  • 23. Là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người liên quan đến trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, quyền lực của nhà nước cònthể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để đảm bảo thực hiện ý chí nhà nước như các biện pháp về tổ chức, về kinh tế, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế …. Chính các biện pháp này thể hiện sự tập trung rõ nét của sức mạnh Nhà nước, một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nước, nhờ đó ý chí của chủ thể nhà nước được thực hiện. QLNN về trật tự ATXH là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp nhằm tạo nên sự ổn định, an toàn cho đất nước trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm đạt tới các mục tiêu xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc XHCN. Đối tượng quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là tất cả các cơ quan, tổ chức, nhóm người, cộng đồng người, các cá nhân tham gia các mối quan hệ thuộc phạm trù trật tự an toàn xã hội. Cơ quan quản lý phải thể hiện những quy định khắt khe, hàng loạt các điều kiện đảm bảo TTATXH, cán bộ công chức phải có trình độ chuyên môn nhất định có trách nhiệm với công việc xử lý các vi phạm pháp luật về TTATXH đều dựa trên cơ sở pháp luật, đúng pháp luật. Trong quá trình đó các chủ thể này, không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà quan trọng hơn cả, chúng nhận chức năng chỉ đạo nhằm vận hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất; tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của bên trong quan hệ quản lý. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội thường xuyên khai thác, kế thừa, sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà kỹ thuật điện, điện tử và khoa học công nghệ, thông tin viễn thông phổ biến …. Từ đó đòi hỏi các cơ quan QLNN cần có kế hoạch đầu tư, 15
  • 24. nâng cấp các trang thiết bị kỹ thuật và ứng dụng nhanh nhất thành tựu của các ngành khoa học vào QLNN về TTATXH. 1.2. Nộidung và vai trò quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội 1.2.1. Nội dung 1.2.1.1Hoạch định chính sách chiến lược ban hành chương trình mục tiêu về đảm bảo trật tự an toàn xã hội Chiến lược, chính sách, kế hoạch, mục tiêu đảm bảo TTATXH luôn luôn phải đi đúng hướng, nhất là thể hiện sự nhất quán với chủ trương, đường lối, tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ TTATXH. Mục tiêu QLNN về TTATXH bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực như sau: Mục tiêu chung của QLNN về TTATXH trong thời kỳ hiện nay là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, tạo thế chủ động chiến lược, đẩy lùi, ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội và môi trường hòa bình, điều kiện thuận lợi phục vụ đắc lực chiến lược phát triển theo định hướng XHCN, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể đó là tạo được sự chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng, Nhà nước, ngăn chặn từng bước đẩy lùi suy thoái chính trị đạo đức, lối sống quan liêu, tham nhũng lãng phí trong một số bộ phận đảng viên, củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Tập trung hiệu quả việc tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa nền kinh tế đất nước ra khỏi tình trạng khó khăn. Phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xung đột, chiến tranh biên giới, biển, đảo, chiến tranh mạng, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước. Xây dựng lực lượng vũ trang các mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất 16
  • 25. lượng tổng hợp và chiến đấu cao. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên khu vực và thế giới. Trên cơ sở những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, có thể đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực như sau: Về chính trị: Đảm bảo giữ vững ổn định chính trị xã hội, xác định, củng cố phát huy vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, tăng cường hiệu quả QLNN đối với quản lý xã hội, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân. Về kinh tế - xã hội: Bảo vệ đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo vệ nguồn lực của nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, đảm bảo công bằng xã hội đi đôi với tăng trưởng kinh tế của đất nước. Về tư tưởng – văn hóa: Bảo vệ sự phát triển đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng HCM, kế thừa phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa, văn hóa nhân loại phù hợp với văn hóa Việt Nam, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trên cơ sở đoàn kết các cộng đồng dân tộc. Về trật tự an toàn xã hội: Ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, tập trung phòng, chống có hiệu quả các loại tội phạm nguy hiểm gây hậu quả tác hại, gây bức xúc trong xã hội, bài trừ các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, tệ nạn quan liêu, tham nhũng; ngăn ngừa, làm giảm các tai nạn; duy trì trật tự, kỷ cương, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, nghiêm minh trong đời sống xã hội. 1.2.1.2Ban hànhcácvăn bản quyphạm pháp luậtvề trật tự an toàn xã hội Hiện nay, khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực TTATXH được Quốc hội, Chính phủ và Thanh tra hướng dẫn đầy đủ. Nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, cá nhân người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước phải thể chế hóa các Luật, Nghị định của Chính phủ để triển khai trong ngành và lĩnh vực mình quản lý. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN về TTATXH cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của các cơ 17
  • 26. quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân người có thẩm quyền trong giải quyết các vấn đề TTATXH. Trong thực tiễn các hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường có nhiều vấn đề mới nảy sinh, một số chính sách quy định khi được ban hành không theo kịp diễn biến của quá trình đổi mới, một số quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cấp các ngành thiếu chuẩn xác, còn bất cập, .... đã dẫn đến việc TTATXH có khả năng tăng nhanh về số lượng, cũng như phức tạp về tính chất. Tuy nhiên, pháp luật về TTATXH được ban hành khá đầy đủ, nhưng nhiều văn bản thiếu đồng bộ, bất cập hoặc đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn..... Việc thường xuyên nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện tổ chức các văn bản TTATXH là cần thiết và quan trọng, nhằm đánh giá thực trạng, hạn chế , khó khăn, vướng mắc trong quản lý, triển khai pháp luật về TTATXH, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật công tác QLNN về TTATXH, tạo ra sự chuyển biến tích cực, hạn chế các vụ việc TTATXH nổi cộm, phức tạp kéo dài. 1.2.1.3Tổchức bộ máy và bố trí nguồn lực quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội Năm 2018 là năm thứ ba của nhiệm kỳ khóa XII - năm bản lề có ý nghĩa quyết định thắng lợi của việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi mới để phát triển nhanh và bền vững. Bối cảnh tình hình đó đặt ra cho lực lượng CAND nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi phải nỗ lực cao hơn nữa, tiếp tục phấn đấu hoàn thành hơn nữa các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến rất nhiều đối tượng và tổ chức xã hội rất tinh vi và phức tạp. Vì vậy, cần phải thường xuyên kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về TTATXH. Để có được điều này thì một trong những giải pháp quan trọng là việc thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho CBCC làm công tác QLNN về TTATXH. Ngoài phổ biến các quy định được sửa đổi, bổ sung hay mới ban hành; 18
  • 27. còn cung cấp kiến thức, trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác xử lý về TTATXH trong thực thi công vụ; tạo điều kiện cho đội ngũ, cán bộ công chức có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và phương thức giải quyết. QLNN về TTATXH thông qua thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị và địa phương. Công an phải là lực lượng nòng cốt, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, tạo sự chuyển biến rõ nét về TTATXH, bảo đảm an toàn cho cuộc sống của nhân dân, góp phần tích cực bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, an ninh, an toàn để đất nước phát triển nhanh và bền vững... Nâng cao chất lượng công tác dự báo, phân tích tình hình; phát hiện từ sớm các mối đe dọa đến lợi ích, an ninh quốc gia, TTATXH để chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp về chủ trương, giải pháp bảo đảm ANTT; kiên quyết không để bị động, bất ngờ. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, triển khai các biện pháp bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, TTATXH, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng, Nhà nước. 1.2.1.4 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật Thanh tra, kiểm tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình nhà nước về TTATXH, là phương thức đảm bảo pháp chế XHCN, tăng cường kỷ luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Thanh tra, kiểm tra TTATXH là một mắt xích, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình QLNN và TTATXH. Qua thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong giải quyết TTATXH sẽ nâng cao trách nhiệm quản lý của các cấp các ngành đồng thời nắm bắt được tình hình trật tự ATXH của từng địa phương và kết quả giải quyết ở cơ quan đơn vị đó. Qua đó, thấy được những bài học kinh nghiệm cũng như những vướng mắc thiếu sót trong việc thực hiện các chính sách pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo sâu sắc hơn, hoặc đề nghị xử lý 19
  • 28. những người thiếu trách nhiệm xử lý những người không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong công tác thanh kiểm tra về TTATXH phải thực hiện tốt việc phối hợp giữa công an với các ban ngành đoàn thể trên các lĩnh vực QLNN về TTATXH. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể, tổ chức kinh tế xã hội và quan hệ giữa các tổ chức này với lực lượng công an trong việc thực hiện quan hệ đấu tranh, ngăn ngừa hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội. Đồng thời đề cao vị trí, vai trò giám sát của HĐND, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp thông qua việc đóng góp ý kiến liên quan đến các hoạt động của quản lý TTATXH. Quản lý nhà nước về TTATXH là nhiệm vụ của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động QLNN của mình, thực hiện QLNN về TTATXH có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm cho nền hành chính quốc gia phát triển. Hoạt động QLNN TTATXH thực chất là hoạt động chấp hành và điều hành, việc giải quyết các vi phạm TTATXH, được thể hiện đúng quy định mà các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, được các cơ quan hành chính nhà nước áp dụng vào hoạt động QLNN về TTATXH. Mặt khác, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về TTATXH thể hiện hoạt động điều hành khi giải quyết các vi phạm TTATXH của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã trực tiếp tác động lên các hành vi chủ thể vi phạm, làm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể khi xử lý vi phạm TTATXH. Đồng thời công tác QLNN về TTATXH đảm bảo tồn tại và sự ổn định chấp hành, giải quyết TTATXH phải tuân thủ nghiêm minh quy định của văn bản pháp luật, xử lý theo pháp luật, công minh và đảm bảo công bằng cho đối tượng vi phạm TTATXH đảm bảo được các quyền lợi của các chủ thể liên quan, nhất là vi phạm TTATXH. 20
  • 29. 1.2.2. Vai trò quản lýnhà nước về trật tự an toàn xã hội Cũng như tất cả các quốc gia nói chung, vấn đề quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội nói chung và nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước bởi nó là một tiền đề nhằm ổn định xã hội xác lập cơ sở để phát triển các mặt kinh tế - văn hóa – xã hội. Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh phải nhằm bảo đảm cho đất nước hòa bình, ổn định trên mọi lĩnh vực, “không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch, mọi cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực phản động đối với nước ta. Các thế lực thù địch hiện nay đang thực hiện nhiều âm mưu, nhiều thủ đoạn nhằm kìm hãm sự phát triển của đất nước, phá hoại sự ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa,... Chúng tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng mọi sơ hở của ta hòng làm suy yếu nội bộ để “tự diễn biến”, tạo nên các tình huống phức tạp, bất ngờ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” làm mất ổn định chính trị, gây bạo loạn lật đổ hoặc bất ngờ tiến hành chiến tranh xâm lược. Chúng ta biết rằng, bản chất của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là nhằm quản lý con người trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội, tập trung vào quản lý cư trú đi lại hành nghề, kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự cũng như các hoạt động khác của con người. Khi tham gia vào quá trình xã hội, quá trình quản lý nhà nước về TTATXH hội giúp cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về con người trong các hoạt động của đời sống xã hội như thông tin về dân số, cơ cấu mật độ dân số, an toàn giao thông… Đây là những nguồn thông tin cơ bản thu được thông qua hoạt động quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, giúp cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, xây dựng các chính sách cũng như các chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của đất nước, các kế hoạch của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở. Ngoài ra, QLNN về TTATXH còn có vai trò to lớn là điều chỉnh, điều khiển các hoạt động xã hội và hành vi của công dân theo trật tự nhất định của 21
  • 30. nền trật tự xã hội chủ nghĩa đó là một nền trật tự của một xã hội mà nơi đó con người sống có kỷ cương, nền nếp, lành mạnh, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là một biện pháp công tác cơ bản của lực lượng công an nhân dân để phòng ngừa tội phạm, hoạt động quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội có tác dụng tước bỏ điều kiện xóa bỏ cơ số tội phạm và phần tử xấu lợi dụng để hoạt động phạm pháp. Hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội có điều kiện đi sâu nắm chắc tình hình thu nhập thông tin, cung cấp thông tin cho các hoạt động nghiệp vụ làm cơ sở cho việc triển khai các mặt công tác nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân như hỗ trợ cho các hoạt động điều tra: hoạt động sưu tra, xác minh hiềm nghi... Dù ở giai đoạn nào thì vai trò của quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội rất lớn góp phần xây dựng cuộc sống yên vui lành mạnh, hạnh phúc của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước. Đất nước ta hiện nay đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với đặc trưng của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có nhiều thay đổi cơ bản vì hiện đại hoá kinh tế có mối quan hệ đến vấn đề dân chủ hoá các mặt đời sống xã hội. Người lao động ở thời kỳ này đòi hỏi phải có việc làm và tự do lựa chọn việc làm theo khả năng trí tuệ của mình. Các quyền cơ bản của dân đòi hỏi phải được đảm bảo hơn như các quyền tự do cư trú, đi lại... Vấn đề dân chủ của dân phải được đảm bảo bằng pháp luật. Nhà nước pháp quyền là đảm bảo cho quyền tự do của công dân được thực hiện trong thực hiện pháp luật, hoạt động quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội đóng vai trò biểu hiện của nhà nước pháp quyền, nó đảm bảo vững chắc cho nhà nước của dân, do dân, vì dân. Song còn đó những mặt trái: sự phân hoá giàu nghèo, tội phạm mới xuất hiện, phương thức thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi... Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước luôn phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quan hệ 22
  • 31. đến sự an toàn và ổn định của xã hội, sự bền vững của quốc gia và sự sống của chế độ. 1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội 1.3.1. Vềchính trị Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch, phương án bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội gắn liền với sự tồn vong của chế độ chính trị, lợi ích sống còn của quốc gia dân tộc, của đất nước; Chủ tịch nước Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phải gắn chặt với đường lối chính trị của Đảng, nếu thoát li đường lối chính trị của Đảng thì khéo mấy cũng không có kết quả”. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội mang bản chất giai cấp sâu sắc. Đó là bản chất của giai cấp công nhân, do các cơ quan nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bản chất đó được biểu hiện ở mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng - an ninh là: “bảovệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta” [19, Tr 2]. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó: “Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao…” [20, Tr 2]. Như vậy, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là vấn đề rất quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn Đảng, toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân 23
  • 32. dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, công tác tuyên truyền, giáo dục cần được triển khai, tiến hành sâu, rộng trong toàn xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất nhận thức, thấy rõ mục tiêu và nhiệm vụ chung của việc quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là yêu cầu khách quan có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay; cũng như tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng - an ninh. Đồng thời, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới như: chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, vùng trời, “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia. 1.3.2 Vềpháp luật Quản lý nhà nước về TTATXH là quá trình nắm và điều hành bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Quốc hội và Nhà nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội, có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, do hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của mỗi cơ quan. Chủ thể quản lý nhà nước về TTATXH bao gồm tổng thể các cơ quan nhà nước, từ trung ương đến cơ sở. Trong đó, nòng cốt là các cơ quan quản lý nhà nước. Khách thể quản lý nhà nước về TTATXH bao gồm tổng thể các lĩnh vực, các hoạt động xây dựng đảm bảo an toàn cho xã hội, tất cả các hoạt động xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của các cơ quan nhà nước, của toàn dân. Toàn dân và các đoàn thể quần chúng tích cực tham gia các hoạt động quản lý nhà nước về ATXH dưới nhiều hình thức khác nhau theo cơ chế chung: Đảng lãnh đạo, Nhà nước điều hành, nhân 24
  • 33. dân làm chủ. Các đặc điểm trên đòi hỏi việc quản lý nhà nước phải hết sức khoa học, đồng bộ, cụ thể, chặt chẽ, nghiêm túc. 1.3.3. Vềkinhtế Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí của quốc gia là những điều kiện về vật chất, tinh thần là những yếu tố cơ bản để đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện tốt các nội dung yêu cầu QLNN về TTATXH. Hay nói một cách khác đó là điều kiện cần và đủ để đảm bảo Luật TTATXH có khả năng đi vào cuộc sống (có tính khả thi). Xuất phát từ điều kiện kinh tế, khả năng xây dựng, tổ chức các công trình, mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng đến việc khai thác sử dụng các phương tiện mà Nhà nước quy định các nội dung yêu cầu quản lý và trách nhiệm công dân trong việc chấp hành quy định quản lý. Cùng với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, việc xác định nội dung, yêu cầu QLNN về TTATXH cònphải căn cứ vào trình độ dân trí cũng như khả năng, điều kiện, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Do vậy, QLNN về TTATXH nhất thiết phải phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ dân trí của quốc gia, vừa là nguyên tắc cơ bản, vừa là điều kiện khách quan cần và đủ để đảm bảo TTATXH đạt kết quả tốt nhất. 1.3.4. Hội nhập quốc tế Hợp tác quốc tế về đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, công tác bảo vệ an ninh trật tự không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia và cũng không phải chỉ là hoạt động độc lập của các cơ quan, cán bộ chuyên trách, với sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước. Công tác bảo vệ an ninh trật tự hiện nay đã vượt khỏi biên giới quốc gia, có sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan, tổ chức quốc tế , các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam. Vì vậy trong QLNN về TTATXH cần tổ chức tốt các mối quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và song 25
  • 34. phương với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự. 1.4 Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên một số lĩnh vực 1.4.1 Quản lýnhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm là một bộ phận trong QLNN về trật tự an toàn xã hội. Thứ nhất, hoạtđộng quản lý Nhà nước trong phòng ngừa tội phạm góp phần đảm bảosự ổn định và pháttriển về mọi mặttại địa bàn cơ sở. Sự phát triển về mọi mặt ở các địa bàn cơ sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó vấn đề đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội là một nhiệm vụ mang tính chất chiến lược. Thực tiễn tiến hành hoạt động quản lý nhà nước trong phòng ngừa tội phạm cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động này trong việc đảm bảo cho sự hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn, góp phần tích cực trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và các diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự, từ đó thắt chặt thêm sự đồng thuận, thống nhất trong cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn. Thứ hai, hoạt động quản lý Nhà nước trong phòng ngừa tội phạm vừa mang hiệu quả kinh tế cao vừa mang tính nhân đạo sâu sắc. Lực lượng Công an với chức năng nhiệm vụ tiến hành các hoạt động phòng ngừa không để tội phạm xảy ra không chỉ bảo vệ được tài sản của nhà nước và nhân dân; hạn chế những thiệt hại vật chất trong quá trình đấu tranh, xử lý tội phạm mà còn đảm bảo sự ổn định xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa bàn cơ sở. Mặt khác phòng ngừa tội phạm là nhằm không để một công dân nào trên địa bàn phải chịu hình phạt của pháp luật bởi những hành vi phạm tội. Đối với toàn xã hội, điều quan trọng hơn cả là không để các hành vi phạm tội xảy ra. Mặt khác, một người khi đã có hành vi phạm tội thì cần phải có 26
  • 35. các biện pháp xử lý, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích - đó cũng chính là một biện pháp phòng ngừa tích cực và nhân đạo. Thứ ba, hoạtđộng quản lý nhà nước trong phòng ngừa tội phạm góp phần tích cực vào việc phát hiện, ngăn chặn tội phạm và làm giảm tội phạm trong cộng đồng dân cư. Tuyên truyền, vận động mọi người hiểu và tự giác chấp hành pháp luật; xây dựng nếp sống văn hóa, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc góp phần làm giảm tội phạm. 1.4.2. Quảnlýnhà nước về đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình nhà nước cùng các ngành, các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lượng công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội. Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống xã đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội. Trong đó, lực lượng cơ sở có một vai trò, vị trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chủ công, nòng cốt tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn. Là nơi thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư, góp phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội. Do đó cần xác định đúng vai trò của nhà trường trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, nhà nước ta luôn chú trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh công tác này, như: tội hành nghề mê tín dị đoan; tội chứa mại dâm; tội môi giới mại dâm; tội mua dâm người 27
  • 36. chưa thành niên; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; các tội phạm về ma tuý… Trong quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm cần xử lý nghiêm minh những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên nghiệp, những đối tượng chủ chứa, tổ chức, môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ nhóm hoạt động tệ nạn xã hội, cần tích cực, kiên trì cũng như quan tâm tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm hoá đối tượng là nạn nhân của tệ nạn xã hội để họ yên tâm rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội. 1.4.3. Quảnlýnhà nước về phòng cháy, chữa cháy “Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình” [15, Tr2]. Trong đó lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt, chịu trách nhiệm hướng dẫn phòng cháy và làm nhiệm vụ chữa cháy. UBND các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan thông tin, tổ chức, hộ gia đình phải nhận thức rõ hơn và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định an toàn về PCCC. Hiệu lực quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC ngày càng được tăng cường; hệ thống các văn bản pháp luật; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC ngày càng hoàn thiện đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối chặt chẽ, đưa việc thực hiện công tác PCCC vào khuôn khổ và nề nếp. Năm 2001, trước yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luật PCCC được Quốc hội Khóa X, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001. Ngày 22/11/2013, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Ngày 25/6/2015, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 47/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC… 28
  • 37. Nền kinh tế nước ta đã, đang và sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo đó, huyện Thanh Trì phấn đấu lên quận vào năm 2020. Nên trong những năm tới tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng nhanh, các đô thị mới, khu công nghiệp – khu chế xuất – khu công nghệ cao sẽ tiếp tục mở rộng, phát triển; các tổ hợp nhà nhiều tầng và siêu cao tầng sẽ phát triển mạnh cả về số lượng cũng như quy mô; hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ cũng không ngừng tăng cao; số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tăng nhanh chóng, trong đó có rất nhiều cơ sở lớn có nguy cơ cháy, nổ cao. Tất cả các yếu tố nêu trên có liên quan trực tiếp đến nguy cơ cháy, nổ và những thảm họa khôn lường do cháy, nổ gây ra. Trước yêu cầu ngày càng cao của việc bảo đảm an toàn PCCC phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động quản lý nhà nước về PCCC đang đứng trước sự đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu lực quản lý. 1.5 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự an toànxã hội. 1.5.1 Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức Do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, tháng 3/2017, trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã xảy ra tình trạng vi phạm trên đất Quốc phòng. Người dân trên địa bàn xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên các cơ quan của huyện và TP. UBND TP Hà Nội đã giải quyết, xử lý cán bộ sai phạm. Tuy nhiên, mặc dù các cơ quan chức năng của thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp như tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải quyết nhiều kiến nghị của người dân, nhưng một số công dân vẫn khiếu kiện, kích động, không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, có nhiều hoạt động gây mất an ninh trật tự tại địa bàn. Ngày 30-3-2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an Thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo 29
  • 38. điều 245 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Công an Thành phố đã 3 lần triệu tập các công dân có liên quan lên làm việc nhưng số người này không chấp hành, tiếp tục có các hành vi chống đối. Ngày 15-4-2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra. Ngay sau khi Công an Thành phố triển khai bắt giữ các đối tượng trên, số công dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe ô tô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn ở xã Đồng Tâm; giữ, đập phá 5 xe ô tô của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương); giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sỹ Công an thành phố Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành... Lãnh đạo Thành phố trực tiếp tuyên truyền, vận động với số cầm đầu, quá khích, giải thích rõ việc bắt giữ người là hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu họ thả cán bộ, chiến sỹ bị bắt giữ trái pháp luật. Thành phố đã tổ chức 2 tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn tuyên truyền, vận động quần chúng, tuy nhiên, các đối tượng không hợp tác... Đến ngày 20/4, Thanh tra Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Kết quả sẽ được công bố sau 45 ngày. Căng thẳng tại xã Đồng Tâm kéo dài từ ngày 15 đến 22/4 mới được tháo gỡ hoàn toàn sau cuộc đối thoại giữa đồng chí Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội với người dân thôn Hoành. Việc một số công dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức lôi kéo, kích động người dân, có các hành vi vi phạm pháp luật với mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây rối an ninh TTATXH trên địa bàn. Đây là một hành động coi thường pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh TTATXH trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung. 30
  • 39. 1.5.2 Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Tại Kim Nỗ (Đông Anh – Hà Nội), trong ngày khởi công Dự án xây dựng sân gôn (năm 2004) đã có gần 400 nông dân bao vây tấn công lực lượng bảo vệ và quan khách với lý do Dự án khởi động kéo dài, gây thiệt hại nhiều cho người dân có đất bị giải phóng mặt bằng và doanh nghiệp đã không thực hiện lời hứa với người dân trước khi thu hồi đất. Họ chửi bới, ném gạch đá, chai xăng vào quan khách tham dự buổi lễ; xô xát trở lên căng thẳng, hơn 10 chiến sỹ công an bị thương. Những đối tượng quá khích còn đập nhát một chiếc xe máy của nhân viên bảo vệ. Một số phương tiện, máy móc thi công bị hư hỏng; nhiều phương tiện hỗ trợ của lực lượng cảnh sát cũng bị mất mát và hư hỏng. Để tránh những thương vong đáng tiếc, lãnh đạo huyện Đông Anh đã phải ra lệnh ngừng buổi lễ thi công. 1.5.3 Bài học kinhnghiệm trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội được rút ra. Một là, cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phải được phổ biến một cách sâu rộng cho mọi tầng lớp xã hội, thông qua đó để mọi người nâng cao ý thức và thực hiện theo pháp luật. Hai là, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm trật tự an toàn xã hội phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng; phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị; xây dựng tư duy mới về TTATXH; “xã hội hoá”, biến vấn đề TTATXH và công tác bảo đảm TTATXH là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân; trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt. Ba là, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ Công an đối với công tác bảo đảm TTATXH; coi đó là nguyên tắc, phương châm trong mọi hoạt động chấp hành và điều hành của các lực lượng tham gia công tác bảo đảm TTATXH từ Trung ương xuống địa phương. Lực lượng Công an cần chủ động trong mọi tình huống, nhạy bén, đi trước đón đầu; coi trọng công tác dự báo; nắm chắc tình 31
  • 40. hình, phòng ngừa từ xa; kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật tiếp cận sát tình hình; sẵn sàng ngăn chặn, đối phó với mọi diễn biến bất lợi về TTATXH. Bốn là, dựa vào nhân dân; coi trọng thế trận lòng dân; thế trận An ninh nhân dân; kết hợp giữa lực lượng an ninh với quốc phòng; thường xuyên đổi mới hình thức vận động quần chúng; sáng tạo phát huy cao nhất sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, tham gia công tác bảo đảm TTATXH. Bám sát và coi trọng tổng kết thực tiễn công tác bảo đảm TTATXH; lấy thực tiễn kinh nghiệm để soi rọi lý luận, bổ sung lý luận ngày một hoàn thiện, thực hiện sứ mệnh dẫn đường, chỉ đạo cho thực tiễn công tác đấu tranh bảo đảm TTATXH. Năm là, xây dựng, tổ chức hệ thống lực lượng cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm TTATXH phù hợp; có đạo đức, có kỷ luật và năng lực thực tiễn chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; chăm lo đội ngũ tri thức, cán bộ khoa học trong lực lượng Công an nhân dân; có chính sách ưu đãi nhất định; tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng có thể để họ làm việc và cống hiến hết sức mình trong nghiên cứu, đào tạo vì sự nghiệp đấu tranh bảo đảm TTATXH. Sáu là, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực đấu tranh bảo đảm TTATXH. Một số kinh nghiệm khi xảy ra điểm nóng về TTATXH: - Phải tuyệt đối tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phải tin vào dân, dựa vào dân. Mà dân là ai, chính là những người đang đứng trước mặt chúng ta, thậm chí đang la mắng, chửi bới, có hành vi quá khích, nhưng phải tin vào họ là những người lương thiện, hướng thiện, những người luôn nhận ra lẽ phải để cùng chính quyền giải quyết vấn đề. - Phải chọn những phương pháp tốt nhất (không sử dụng bạo lực), rồi đến phương pháp ít tốt hơn (thượng sách, trung sách, hạ sách). Trước hết phải đối thoại với dân, có thể có trung gian hòa giải để làm xích lại gần nhau lòng tin, sự 32
  • 41. khác biệt. Đối thoại chỉ có thể có hiệu quả và thực chất khi đã tìm ra được những nội dung cần thiết, khi các bên đã đạt đến một trạng thái sẵn sàng đối thoại, đủ bình tĩnh để bày tỏ và giải quyết những vấn đề đặt ra. Phải tuân thủ nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong quá trình đối thoại. - Phải đảm bảo nguyên tắc hợp pháp, hợp lý, thậm chí cả hợp tình, nhất là đối với những tình huống phải bắt những người vi phạm pháp luật. Coi trọng vận động quần chúng. Lực lượng bạo lực nên tập trung vào giữ gìn an ninh, TTATX 33
  • 42. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 An ninh quốc gia cùng với trật tự an toàn xã hội tạo nên sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước, là hàng rào an toàn trước những nguy cơ tấn công từ mọi phía, bằng mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch với Việt Nam, đồng thời góp phần củng cố vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Giữ cho xã hội được an toàn, có trật tự, kỷ cương cũng có nghĩa là tạo được môi trường sống yên ổn, góp phần đảm bảo cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, hạnh phúc cho mọi người, vì vậy đây cũng là lĩnh vực được quần chúng quan tâm và sẵn sàng tham gia. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó, giữ gìn trật tự an toàn xã hội cũng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó lực lượng công an nhân dân có vai trò là nòng cốt, xung kích. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực này và đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật làm cơ sở, hành lang pháp lý cho công tác quản lý về trật tự an toàn xã hội cả ở tầm vĩ mô, cả ở tầm cơ sở, trong đó có quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã, thị trấn. Bước vào thời kỳ mới, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội lại càng quan trọng. Tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; những khó khăn trong nước do tác động từ bên ngoài và cả những tồn tại từ những giai đoạn trước để lại đã bộc lộ và tác động tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay. Cộng vào đó, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, có mặt, những lĩnh vực đang có chiều hướng gia tăng, gây lo ngại, bức xúc xã hội... Tình hình trên đây đặt ra cho công an huyện, với tư cách là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở, đồng thời là chủ thể quan trọng, trực tiếp trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Trước hết, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa rõ về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình là góp phần 34
  • 43. đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn xã hội, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật... Từ đó, công an huyện Thanh Trì cần phải được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. 35
  • 44. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 2.1.1 Vềđặc điểm tự nhiên. Thanh Trì là huyện ngoại thành Hà Nội, mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, là huyện Anh hùng của Thủ đô Anh hùng. Nằm ở đầu những tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng (đường thủy có sông Hồng, đường bộ có tuyến quốc lộ 1A, 1B, đường sắt Bắc – Nam đi qua), do đó huyện Thanh Trì có vị trí quan trọng về quân sự và kinh tế đối với Thủ đô Hà Nội. Trong những năm gần đây, huyện Thanh Trì đã và đang được đô thị hóa với tốc độ nhanh; nhiều khu, cụm công nghiệp và khu đô thị được xây dựng; có nhiều điều kiện thuận lợi, thông thoáng để người dân làm ăn, sinh sống, do vậy số người huyện ngoài về huyện cư trú, tạm trú, lao động, học tập ngày càng đông. Dân cư trên địa bàn huyện hiện có 68.154 hộ, 231.834 khẩu (so với tháng 12/2003 tăng 25.398 hộ, 56.212 khẩu = 26,08%); hộ, nhân khẩu đăng ký tạm trú là 5.406 hộ, 24.240 khẩu; ngoài ra trên địa bàn huyện hiện có 3.379 nhân khẩu đăng ký lưu trú, 683 nhân khẩu tạm vắng và 34 nhân khẩu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tạm trú trên địa bàn huyện. Đây là điều kiện thận lợi để huyện Thanh Trì phát triển mạnh về kinh tế nhưng cũng có những tác động không nhỏ đến công tác đảm bảo ANTT. 2.1.2. Vềđặc điểm kinhtế - xã hội Tăng trưởng kinh tế: trong 5 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô, cán bộ và nhân dân huyện Thanh Trì đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn đưa kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 15,4 – 15,5%/năm. Thu ngân sách tăng nhanh, tỷ 36
  • 45. lệ tăng thu ngân sách hàng năm đạt 16%; công tác chi ngân sách được đảm bảo, chủ động, linh hoạt, chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả. Công tác xóa đói giảm nghèo được chỉ đạo thường xuyên, có hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm từ 5,28% (năm 2010) xuống dưới 1% (năm 2015). Cơ cấu kinh tế: Trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012 – 2017, khu vực công nghiệp – dịch vụ chiếm 68%. Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp dịch vụ. Cơ cấu đầu tư: có sự chuyển hướng, tập trung hơn vào việc đầu tư xây dựng cơ cấu hạ tầng, chú trọng phát triển dịch vụ (chiếm đến 63% tổng số vốn đầu tư xã hội năm 2017). Về dân số: Mật độ dân cư toàn huyện là 3.626 người/km2 (so với tháng 12/2003 tăng 878 người/km2). Bình quân diện tích đất canh tác ở các xã sản xuất nông nghiệp là 183,3 m2/nhân khẩu. Nguồn lao động: Nguồn lao động của huyện trong giai đoạn 2012 - 2017 tương đối dồi dào, chiếm 60,7% dân số, tăng bình quân 2,3%/năm. Lao động có việc làm hàng năm tăng 2,7%/năm, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tồn tại, chiếm khoảng 5%. Các công tác khác: công tác giáo dục đào tạo được quan tâm và đạt được nhiều kết quả tốt; chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện tiếp tục được nâng lên. Trong 5 năm, huyện Thanh Trì đã đầu tư với tổng kinh phí trên 1.000 tỷ đồng xây dựng mới 30 trường học, cải tạo và sửa chữa nâng cấp 90 trường. Là huyện đầu tiên thực hiện Đề án: “Xây dựng bể bơi phòng, chống đuối nước trong các trường học”. Hiện toàn huyện có 51 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 24 trường so với năm 2010). Mức sống dân cư: công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tiếp tục được chú trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư; đội ngũ cán bộ, y bác sỹ được tăng cường, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; 100% 37