SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
PHẠM VĂN CHÂU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Kiên
Hà nội - 2004
104
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 ...................................................................................................... 7
TÍNH TẤT YẾU VÀ NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA .............................................................................................................. 7
1.1. Tính tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.1. Những khái niệm chung ............................................................... 7
1.1.2. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.................................................. 14
1.1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp .......................................................................................... 18
1.2. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá................................................................. 21
1.2.1. Một số vấn đề có tính quy luật trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá........ 21
1.2.2. Những biến đổi cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa................................................. 26
Chƣơng 2 .................................................................................................... 35
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ............................ 35
NÔNG NGHIỆP Ở BẾN TRE................................................................... 35
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh........................................... 35
2.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến
Tre......................................................................................................... 42
2.2. Đánh giá chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh và những
vấn đề đặt ra cần giải quyết.................................................................... 63
105
2.2.1. Đánh giá chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh .......... 63
2.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết........................................... 71
Chƣơng 3 .................................................................................................... 75
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẾN TRE ĐẾN........ 75
NĂM 2010................................................................................................... 75
3.1. Phƣơng hƣớng cơ bản của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Bến Tre ............................................................................. 75
3.1.1. Những quan điểm cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Bến Tre ......................................................................... 75
3.1.2. Phƣơng hƣớng cơ bản của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Bến Tre .......................................................................... 78
3.2. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2010 ............................................... 81
3.2.1. Chính sách về phát triển thị trƣờng .......................................... 82
3.2.2. Chính sách tổ chức, quản lý....................................................... 83
3.2.3. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực...................................... 86
3.2.4. Chính sách về đầu tƣ, hỗ trợ và sử dụng vốn cho nông nghiệp 88
3.2.5. Chính sách về khoa học - công nghệ đối với nông nghiệp ........ 90
3.2.6. Chính sách về phát triển kết cấu hạ tầng vật chất ở nông thôn93
KẾT LUẬN................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 100
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001 - 2010 đã xác định:
“Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “Tăng
cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”[7, tr 92].
Trong những năm đổi mới, gắn liền với việc thực hiện những
chủ trương, chính sách, cơ chế quản lí mới, nông nghiệp nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng kể theo phương hướng trên. Những thành tựu đó đã
góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy
nhiên, kinh tế nước ta vẫn nặng về nông nghiệp (70%), trong nông nghiệp vẫn
nặng về trồng trọt (khoảng 80%), chăn nuôi mới chỉ chiếm 20%…Nhìn một
cách tổng quát, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta còn
chậm .
Bến Tre là một trong các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, là một tỉnh
đất hẹp người đông, nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông -
lâm - ngư nghiệp. Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến nay,
giá trị nông- lâm- ngư nghiệp bình quân mỗi năm chiếm trên 65% GDP của
tỉnh, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 60% diện tích đất tự nhiên. Trong
sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là ngành trồng trọt, giá trị
trồng trọt bình quân mỗi năm chiếm trên 70% giá trị sản xuất nông - lâm -
ngư nghiệp.
Với một vị trí tiếp giáp biển Đông ở vùng cửa sông Mêkông, hàng năm
Bến Tre thường bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô, quá trình này tạo cho
Bến Tre có các vùng sản xuất đặc trưng như: vùng ngọt ở đầu nguồn,
vùng lợ ở giữa và vùng mặn giáp biển. Chính từ yếu tố này đã tạo điều kiện
2
cho cơ cấu cây trồng của Bến Tre rất đa dạng và có những đặc thù riêng: vùng
ngọt có ưu thế phát triển cây ăn trái; vùng lợ có ưu thế
phát triển cây công nghiệp (mía, dừa), lúa 2 - 3 vụ và cây ăn trái; vùng mặn có
ưu thế phát triển một vụ lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
Từ khi nền kinh tế chuyển theo cơ chế thị trường, đặc biệt là từ năm 1990
trở lại đây, kinh tế nông nghiệp Bến Tre có những thay đổi rõ rệt và đạt được
nhiều thành tựu đáng khích lệ. Nông nghiệp, nông thôn chuyển từ nền sản
xuất thuần nông, tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành
phần, phát huy các lợi thế và tiềm năng kinh tế của từng địa phương, từng
vùng sinh thái. Tuy vậy, nền kinh tế của tỉnh cho đến nay chủ yếu vẫn dựa
vào nông nghiệp là chính, nhưng nông nghiệp của tỉnh còn mang tính chất
độc canh, sản xuất nhỏ còn phổ biến, chưa đưa khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất nên năng suất lao động còn thấp. Hơn thế nữa,
đồng ruộng lại bị phân chia manh mún nên chưa thực hiện chuyên môn hoá
được, hiệu quả sản xuất lại thấp, sản xuất chưa thật sự gắn với thị trường, tình
trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng mở rộng, đặc biệt là vùng nông thôn. Vì
thế, phát triển nông nghiệp, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo định hướng hợp lý là vấn đề cấp bách đang đặt ra ở tỉnh hiện nay.
Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu”Dân giàu, nước mạnh” đòi hỏi
nông nghiệp của tỉnh phải có sự chuyển biến thật mạnh mẽ về năng suất,
chất lượng, hiệu quả của một nền nông nghiệp hiện đại trên cơ sở đa dạng hóa
theo hướng một nền nông nghiệp toàn diện. Vấn đề đó đặt ra yêu cầu là phải
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do
vậy, cần tiếp tục làm rõ hơn nội dung và thực trạng của sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và đề ra phương hướng, giải pháp để thúc đẩy sự chuyển dịch đó. Vì
thế, ”Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ơ ỷtỉnh Bến Tre được chọn làm đề tài luận văn Thạc sĩ này.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nói riêng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một vấn
đề rất quan trọng mang tính bức xúc cả về lý luận và thực tiễn.
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề này được công bố
như sau:
- Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước Châu á và
Việt Nam - GS Nguyễn Điền.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa -
GS TS Ngô Đình Giao.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - PTS Nguyễn Sinh Cúc.
-Những chủ trương giải pháp lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Tạp chí thông tin công tác tư
tưởng số 4/1998.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam - Bùi Tất Thắng.
Từ nhiều góc độ nghiên cứu và phương pháp tiếp cận khác nhau, các tác
giả đã phân tích, luận giải vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên phạm ùvi một địa phương cụ
thể rất ít được quan tâm. Riêng đề tài”Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre” chưa có tác
giả nào nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài là đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre từ nay cho đến năm 2010.
4
3.2. Để đạt được mục đích này, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
trong những năm gần đây và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong những
năm tới.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh
Bến Tre.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng Sản
Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nói riêng
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Về phương pháp chung: dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Về phương pháp cụ thể: Sử dụng các phương pháp kết hợp chặt chẽỷ
giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử,
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… .
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu thực trạng cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Bến Tre theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Phạm vi nghiên cứu:
5
Trong luận văn này, tác giả không có tham vọng và cũng không có khả
năng nghiên cứu hết những nội dung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói
chung, mà chỉ nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Bến Tre từ nay đến năm 2010.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo Đảng bộ và Chính quyền tỉnh
Bến Tre trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm
hoàn thiện cơ cấu kinh tế của tỉnh- cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch
vụ.
- Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và
học tập môn kinh tế chính trị trong các trường học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương , 6 tiết.
Chương 1: Tính tất yếu và nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chương 2: Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre và
những vấn đề đặt ra cần giải quyết .
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2010.
6
Chƣơng 1
TÍNH TẤT YẾU VÀ NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Tính tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.1. Những khái niệm chung
1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cấu trúc bên trong của quá trình tái sản xuất mở rộng nền
kinh tế quốc dân, là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành
nền kinh tế: Các lĩnh vực kinh tế (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng);
các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) ; các thành
phần kinh tế, các vùng kinh tế.
Trong các bộ phận cấu thành cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tế là
bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt, là” bộ xương” của cơ cấu kinh tế,
vì nó quyết định hướng sản xuất cái gì có hiệu quả; còn cơ cấu thành phần
kinh tế quyết định ai sản xuất có hiệu quả nhất và cơ cấu kỹ thuật quyết định
sử dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ nào có lợi nhất; cơ cấu lãnh thổ sẽ chỉ
ra sự bố trí cơ cấu ngành, thành phần, kỹ thuật ở đâu có hiệu quả nhất. Xem
xét cơ cấu kinh tế không chỉ xem xét tỷ lệ về số lượng những quá trình sản
xuất xã hội mà còn xem xét về chất lượng của những mối quan hệ đó.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về số lượng và về chất
lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất
xã hội, với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định vào một thời gian nhất
định. Do đó, cơ cấu kinh tế mang tính khách quan và mang tính
lịch sử, xã hội nhất định.
7
Cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đối với nhịp độ và qui
mô tăng trưởng kinh tế. Sự hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý tạo ra
tiền đề vật chất cho việc tăng hiệu quả kinh tế của sự phát triển nền kinh tế
quốc dân. Bởi vì, cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu cho phép khai thác mọi tiềm
năng bên trong và các lợi thế so sánh của đất nước, sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy thế mạnh về lao
động, đất đai, truyền thống ngành nghề, tạo một thế đứng cho nước ta trong
tương lai trên thị trường thế giới, tham gia có hiệu quả sự phân công lao động
và hợp tác quốc tế, bảo đảm sự phát triển với
năng suất cao cho toàn bộ nền kinh tế. Có thể nói, cơ cấu kinh tế hợp lý là
điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội
bền vững trong tương lai.
1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc
độ và chất lượng các mối quan hệ kinh tế ngành, vùng và thành phần kinh tế
nhằm đạt tới một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là quá trình chuyển từ một nước
sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp thành một nước có
cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công nghệ tiên
tiến, năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân.
Điều đó có nghĩa là tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng
tăng, còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm trong cơ cấu nền
kinh tế quốc dân.
8
Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành trong tổng thể nền kinh tế
quốc dân. Sự vận động của nông nghiệp chịu sự tác động của sự vận động
chung của nền kinh tế, đồng thời nó tác động trở lại nền kinh tế.
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra nông sản thiết yếu (lương thực,
thực phẩm…) cho dân cư, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, là
ngành sản xuất chủ yếu ở nông thôn. Tuy nhiên, tự bản thân nông nghiệp
không thể phát triển nhanh được, do đó việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang phát triển tổng hợp: nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ gắn bó với nhau là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Phát triển nông nghiệp, công nghiệp nông thôn yêu cầu phải mở rộng hoạt
động dịch vụ, còn dịch vụ được phát triển sẽ đáp ứng “đầu vào”, “đầu ra” cho
nông nghiệp, công nghiệp và thúc đẩy nông nghiệp,
công nghiệp phát triển.
Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của nước ta là giảm tỷ trọng
nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong nông - lâm - ngư
nghiệp thì nông nghiệp theo xu hướng giảm tỷ trọng (trồng trọt giảm và chăn
nuôi tăng), trong khi đó, tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp tăng lên.
Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã định hướng việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là:”Dựa vào nguồn lực
trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây
dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và trên thế giới, hướng mạnh
về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước
sản xuất có hiệu quả.
Yêu cầu của việc thực hiện định hướng trên, theo Đại hội IX là phải gắn
quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động với đổi mới căn bản về
công nghiệp, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và lâu bền của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây là vấn đề lớn, cấp thiết trong quá trình xây
9
dựng cơ cấu kinh tế theo ngành cũng như cơ cấu kinh tế theo vùng và nó được
thực hiện.
1.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới, để đưa
đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đại hội VI chủ
trương”phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được
ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu” và nhấn mạnh”các chương trình mục tiêu trên là cụ thể hoá nội
dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu
tiên”. Khi đất nước đã khắc phục được một bước quan trọng tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội và đang tạo ra những tiền đề mới đưa đất nước chuyển
sang thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng
ta lại chủ trương”phải rất quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và kinh tế nông thôn”. Trong thời
kỳ mới của cách mạng, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Đảng ta lại khẳng định phải” đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn[6, tr 86], và coi đây là nội dung
cơ bản hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm
còn lại của thập kỷ 90.
Trước yêu cầu phải rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hoá so với các nước đi trước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đại hội IX của
Đảng chủ trương: tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết
10
để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; đồng
thời chỉ rõ những định hướng lớn về chính sách để
thực hiện nhiệm vụ này đến năm 2010.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khoá IX đã đưa ra Nghị quyết về” Đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”. Nghị quyết
trung ương 5 chỉ rõ:
“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi
hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh
học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ vào các khâu
sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh giá trị sản phẩm và lao động các
ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông
nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông
thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng,
văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân ở
nông thôn”[8, tr 93- 94].
Theo cách hiểu trên thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn là quá trình hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý và ứng dụng những
thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và
kinh tế nông thôn, nhằm xóa bỏ cơ cấu kinh tế nông thôn truyền thống, tạo sự
tăng trưởng cao và lâu bền, đưa khu vực nông thôn phát triển bền vững. Và
11
như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn không chỉ
đơn giản bao gồm phát triển công nghiệp nông thôn và hiện đại hoá một số
công đoạn của sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi
hóa và sinh học hóa, mà nó còn
bao gồm toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống vật
chất và tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp hiện đại
và phương thức tổ chức quản lý tiên tiến.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá là chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất lao động
tương ứng với tiềm năng về sinh thái và khả năng áp dụng công nghệ mới.
Trong quá trình đó sẽ diễn ra sự tích tụ ruộng đất, tạo ra nhiều doanh nghiệp
sản xuất nông nghiệp lớn, đồng thời giải phóng một bộ phận nông dân khỏi
các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, phân tán, qui mô nhỏ, tự
túc tự cấp để tìm kiếm thu nhập cao hơn trong hoạt động phi nông nghiệp,
góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và
cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm nông - lâm - ngư nghiệp, do
đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có nghĩa là chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp là chuyển dịch theo
hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp,
ngư nghiệp nhằm khai thác hết thế mạnh, tiềm năng của tài nguyên,
đất đai, ao hồ, sông rạch…, đồng thời kết hợp chặt chẽ nông - lâm -
ngư nghiệp để hỗ trợ nhau phát triển.
12
Từ những vấn đề phân tích trên có thể kết luận rằng:
Sự hình thành từng bước cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá luôn luôn gắn liền với sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế do chính sự đổi mới công nghệ tạo ra và đến lượt nó, sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế lại là lực đẩy, bảo đảm tính hiệu quả và tính định hướng
của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát
triển và tăng trưởng bền vững với nhịp độ cao trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, cơ
cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp, nhằm giải phóng mạnh mẽ
sức sản xuất, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống nhân dân nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn va
thành thị, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, công bằng, góp phần
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Để đạt được mục tiêu trên, một trong những nội dung chính của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn.
1.1.2. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu đối với những nước
nông nghiệp lạc hậu để xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại.
Nông nghiệp là khu vực kinh tế truyền thống, tập trung tuyệt đại đa số
lao động của xã hội; nó chịu ảnh hưởng to lớn của điều kiện đất đai, khí hậu
và là khu vực duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm. Do những đặc
điểm nổi bật trên, kinh tế nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự
13
phát triển toàn bộ kinh tế, đồng thời bản thân nó chịu ảnh hưởng to lớn của
quá trình đó.
Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hoá thì không chỉ nhấn mạnh một chiều việc mở rộng khu vực công nghiệp
hiện đại mà còn phải chú ý đến khu vực nông nghiệp; phải chú ý đến sự phát
triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp,
có như vậy kinh tế nông thôn mới ổn định và là điều kiện để nền kinh tế phát
triển bền vững. Nếu không có sự kết hợp hài hòa đó thì nền kinh tế sẽ mất cân
đối và kìm hãm tốc độ phát triển. Điều này đã được minh chứng ở một số
nước như: Thái Lan, thời kỳ đầu của công nghiệp hóa cũng chỉ tập trung vào
công nghiệp hóa đô thị (vùng Băng Cốc), cho nên kinh tế trong thời kỳ ấy
không những không phát triển mà còn lâm vào tình trạng trì trệ, nông nghiệp
vẫn lạc hậu. Thấy được vấn đề, Thái Lan đã kịp thời chuyển hướng chiến lược
công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ chỗ đơn thuần tập trung vào công nghiệp
hóa đô thị, chuyển sang đa dạng hóa nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa
cả đô thị và nông thôn, cả công nghiệp và nông nghiệp đều hướng vào xuất
khẩu. Thực thi đường lối
phát triển nông nghiệp hướng vào xuất khẩu phục vụ công nghiệp hóa, Thái
Lan đã trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, sắn và cao su, là
nước thứ ba về xuất khẩu đường.
Theo các nhà kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á
năm 1997 có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến
sự lạc hậu của nông nghiệp và nông thôn. Hàn Quốc đã rút ra kết luận sự đổ
vỡ lần này còn là do bao nhiêu năm họ chỉ tập trung vào công nghiệp, coi nhẹ
nông nghiệp và nông thôn. Thực tế Inđônêxia, Malayxia cũng cho ta nhận xét
tương tự. Thường ở những nước này tập trung quá mức vào công nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp nặng, mà không chú ý đúng mức nông nghiệp và nông
14
thôn. Trong khi đó Đài Loan, nông nghiệp, nông thôn và thành thị đều được
phát triển hài hòa. Ngay từ những năm 50,
ở Đài Loan nông nghiệp rất được chú trọng với khẩu hiệu “lấy nông nghiệp
bồi dưỡng công nghiệp”, chính điều này đã góp phần quan trọng
ổn định đời sống của nhân dân Đài Loan những năm sau chiến tranh.
Như vậy, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, nếu không muốn nói
nông nghiệp là khởi đầu của sự phát triển. Chú ý đến nông nghiệp trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu hướng được áp dụng phổ biến trong
những năm gần đây ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Đối với nước ta, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng:
1.1.2.1. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, vì đầu ra cho công nghiệp chính là nông nghiệp,
nông thôn.
Thật vậy, muốn công nghiệp phát triển phải có thị trường, thị trường chủ
yếu là nông dân, có nâng cao được sức mua của nông dân thì mới có đầu ra
cho công nghiệp. Với một thị trường đông dân và sức mua hiện nay còn rất
thấp, thì tiềm năng có thể khai thác là rất lớn. Có thể nói, sức mua của nông
dân có vai trò rất quan trọng, đôi khi là quyết định đối với qui mô và tốc độ
phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Kinh nghiệm các nước và thực tiễn
nước ta trong những năm đổi mới đã và đang chứng minh mối quan hệ nhân
quả đó. Chẳng hạn, những năm được mùa, được giá,
thu nhập của nông dân tăng, thì sức mua của xã hội tăng theo và ngược lại. Để
thoát khỏi tình trạng đó, đòi hỏi phải rất coi trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thêm việc làm cho
người lao động, từ đó thu nhập của nông dân được nâng lên và sức mua của
thị trường cũng được cải thiện.
15
1.1.2.2. Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực để
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Học thuyết kinh tế và kinh nghiệm các nước đã qua công nghiệp hoá đã chỉ
ra rằng, quá trình phát triển kinh tế theo hướng hiện đại đều gắn với việc
chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang phi nông
nghiệp. Trong vòng 30 năm, từ 1965 -1995 tại nhiều nước châu á khi thực
hiện công nghiệp hoá, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm đi khá nhanh và số
lao động đó được chuyển dịch vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. ở
những nước có tốc độ công nghiệp hoá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
thì tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp càng lớn.
1.1.2.3. Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm
và nguyên liệu cho công nghiệp.
Xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, từ những vấn đề phân tích
trên, nhận thức đúng đắn vai trò của nông nghiệp, về mối quan hệ giữa công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông nghiệp, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nước ta phải bắt đầu từ nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
xác định “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”,việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề bức xúc, là một nhu cầu tất yếu
phải tiến hành.
Tuy nhiên, trong tổng giá trị nông sản của cả nước, sản phẩm trồng trọt vẫn
chiếm khoảng 80%, còn chăn nuôi chỉ chiếm 20%. Hiện nay cả nước có lực
lượng lao động gần 9 triệu người không có đủ việc làm, trong khi vẫn còn
khoảng 10 triệu ha đang hoang hóa , gần 1,4 triệu ha mặt nước có thể nuôi
trồng thủy sản nhưng chưa được khai thác sử dụng. Nước ta có nhiều loại
nông sản, nhưng sản xuất phân tán, manh mún với dần 12 triệu hộ sản xuất
trên gần 75 triệu thửa đất nhỏ. Công nghiệp mới chế biến được 60% sản
16
lượng chè, 30% sản lượng mía, 1% sản lượng thịt. Tỷ lệ
hao hụt sau thu hoạch của lúa gạo khoảng 13%, của rau, quả trung bình
khoảng 20%. Cơ sơ hạ tầng nông thôn thấp kém, vẫn còn 600 xã chưa có
đường ô tô tới khu trung tâm. Thu nhập trung bình ở thành thị cao hơn nông
thôn 5 lần và có xu hướng doãng ra. ở nông thôn vẫn còn khoảng 2,4 triệu hộ
với khoảng 12 triệu người thuộc diện đói nghèo, 300.000 hộ thường xuyên
thiếu đói…[3].
Từ những số liệu trên có thể sơ bộ rút ra nhận xét là: chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn chậm chạp, cơ cấu ngành phản ánh khá rõ tính chất độc canh trong
nông nghiệp truyền thống, ngành nghề kém phát triển, lao động
dư thừa nhiều. Tiềm năng to lớn về đất đai, rừng, biển và lao động trong nông
nghiệp chưa được khai thác sử dụng. Trong nhiều lĩnh vực nông - lâm - ngư
nghiệp lạc hậu, công nghiệp chế biến kém phát triển, khả năng cạnh tranh của
nông sản hàng hóa thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn thấp kém, không đáp ứng
được yêu cầu sản xuất hàng hóa phát triển với qui mô lớn.
Do vậy, nếu vẫn giữ cơ cấu kinh tế nông nghiệp như hiện nay thì khó tạo ra
một sức bật mới trong nông thôn. Có chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
thì mới đa dạng hóa được sản phẩm, biến một nền nông nghiệp mà cơ bản vẫn
là tự cấp tự túc thành một nền nông nghiệp hàng hóa. Vì thế, vấn đề bức xúc
đặt ra đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và nông nghiệp nói riêng là phải
nhanh chóng chuyển mạnh theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đó
là yêu cầu cấp thiết, là hướng đi tất yếu nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý
đủ sức vượt lên thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, đuổi kịp các nước khác.
1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
Như trên đã đề cập, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được biểu hiện bằng sự
tương quan về số lượng và chất lượng của các mối quan hệ tương tác giữa các
17
yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp
trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể. Cơ cấu này phụ
thuộc vào nhiều nhân tố đa dạng và phức tạp, đó là những nhân tố chủ quan
và khách quan sau đây:
1.1.3.1. Vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên
Cơ cấu kinh tế của một nước, một vùng, bao giờ cũng dựa trên ưu thế về
địa lý và khí hậu. Vì vậy, ở những vị trí địa lý khác nhau và vùng khí hậu
khác nhau thì việc xác định cơ cấu kinh tế cũng khác nhau. Nếu điều kiện
tự nhiên thuận lợi, con người có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào
“miễn phí” để tạo ra những sản phẩm với chi phí thấp nhất và chất lượng cao
nhất. Đối với nước ta, có thể tận dụng ưu thế về địa lý, khí hậu từng vùng để
có thể xác định cơ cấu cây, con phù hợp. Ví dụ: ở những vùng núi cao, độ ẩm
lớn, mang tính khí hậu ôn đới có thể thích hợp với các cây công nghiệp, chăn
nuôi gia súc như trâu, bò, dê, cừu hoặc các loại rau quả. Vùng đồng bằng, địa
hình bằng phẳng, đất đai màu mở, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho
trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm…Tài nguyên thiên nhiên
nước ta phong phú nhưng chưa được khai thác bao nhiêu, trong đó đất đai,
nước, rừng là những nguồn lợi cần thiết được quan tâm khai thác.
Như vậy, vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên là một nhân tố cần lưu ý để các
nhà hoạch định chiến lược kinh tế thiết lập cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý,
phát huy thế mạnh của từng địa phương, phù hợp với xu hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
1.1.3.2. Trình độ khoa học- công nghệ
Có thể nói, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là nhân tố giữ vai trò quyết định trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp
18
hoá, hiện đại hoá. Bởi lẻ, nó mở ra những triển vọng to lớn cho việc áp dụng
công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra bước đột phá về giống cây, con có năng
suất, chất lượng cao, tạo ra sự phát triển cho ngành chế biến và bảo quản nông
sản phẩm, nâng cao sản xuất và chất lượng để sớm có thể hòa nhập vào thị
trường quốc tế. Nó cũng làm thay đổi vị trí của các ngành trong nền kinh tế
quốc dân, thay đổi vai trò của nguyên liệu trong quá trình lao động, đòi hỏi
phải có quan điểm mới trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Chính vì
vậy, ở đâu có sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học và công nghệ thì ở
đó quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế càng nhanh chóng và thuận lợi.
1.1.3.3. Lực lượng lao động
Con người là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành cơ cấu
kinh tế. Tuy cơ cấu kinh tế mang tính khách quan nhưng quá trình chuyển
dịch của cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, phù hợp hay không phù hợp lại do
sự tác động chủ quan của con người. Ví dụ: Một nước dân cư có trình độ học
vấn cao, thông minh có liên quan đến việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu
khoa học, công nghệ mới sản xuất, do đó thúc đẩy nhanh chóng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Nhật Bản là một ví dụ sinh động, đó là một nước hiếm tài
nguyên nhưng nhờ phát huy nhân tố con người có trí tuệ nên đã nhanh chóng
vươn lên ngang tầm với các nước phát triển nhất thế giới.
Mặt khác, con người sống trong cộng đồng xã hội, nên phong tục tập quán
và truyền thống cũng chi phối và ảnh hưởng tới nhân tố con người. Do đó,
trình độ tri thức của con người và phong tục tập quán, truyền thống luôn đan
xen, tác động lẫn nhau tạo ra nhân tố vừa có tác dụng thúc đẩy, vừa có tác
dụng kìm hãm. ở đâu có phong tục tập quán lạc hậu thì ở đó chuyển đổi cơ
cấu sản xuất không dễ diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ.
Ngược lại, ở đâu tập quán, truyền thống dân tộc tiến bộ thì ở đó việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế dễ dàng hơn.
19
1.1.3.4. Nhân tố chính trị và tổ chức
Thực tiễn đã chứng minh đường lối chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước trong từng thời kỳ đều có hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Đặc biệt, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của
Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Từ Đại hội VI trở về trước, theo tư duy
cũ, với chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng đã tạo ra một cơ cấu
kinh tế kém năng động, trì trệ, kém hiệu quả. Từ Đại hội VI đến nay, với quan
điểm mới, chính sách mới đã tạo ra một bước ngoặt mới cho sự phát triển
kinh tế nói chung và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nói riêng. Những nhân tố mới này thực sự trở thành nhân tố
chính trị và tổ chức tác động rất quan trọng đến việc hình thành chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay.
Tóm lại, các nhân tố nói trên có quan hệ mật thiết với nhau và đều có
tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, nhất thiết phải được
tính đến trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta. Tuy
tác động của các nhân tố đó ở mức độ khác nhau đối với quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nhưng không được coi nhẹ hoặc bỏ qua một nhân tố nào.
Việc chú trọng một cách hợp lý các nhân tố đó sẽ tạo nên những động lực
thúc đẩy quá trình đó nhanh chóng và có hiệu quả.
1.2. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.2.1. Một số vấn đề có tính quy luật trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nghiên cứu các tư liệu về phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta, một số
nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy, do đặc điểm riêng của sản xuất
nông nghiệp (đặc điểm sinh học và thời vụ) nên để bảo đảm tính ổn định và
20
bền vững của kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, thì quá trình
phát triển phải luôn giữ vững mối quan hệ phát triển giữa các ngành kinh tế
và nội bộ của ngành kinh tế nông nghiệp, đó là: tốc độ phát triển của ngành
công nghiệp và dịch vụ phải lớn hơn tốc độ phát triển của nông nghiệp; trong
nội bộ ngành nông nghiệp thì tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi cao hơn
tốc độ phát triển của ngành trồng trọt; trong nội bộ ngành trồng trọt thì tốc độ
phát triển của cây công nghiệp và cây ăn quả cao hơn tốc độ phát triển của
cây lương thực; trong ngành chăn nuôi thì tốc độ phát triển chăn nuôi đại gia
súc cao hơn tốc độ phát triển chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm. Chính vì vậy, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nổi lên
một số xu hướng mang tính quy luật như sau:
1.2.1.1. Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ trong GDP.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên năng
suất lao động và hiệu quả thường rất thấp. Trong khi đó, phát triển tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc
tạo việc làm cho người lao động, vừa làm tăng hiệu quả cho kinh tế nông
thôn, nâng cao mức thu nhập và đời sống cho dân cư nông thôn.
Vì vậy, thực hiện nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn còn phải giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành
sản xuất ngoài nông nghiệp
Phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa hướng vào xuất khẩu là nội
dung quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta, là một định hướng quan trọng mà Đảng ta xác định hiện nay. Phát
triển công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ trên địa bàn nông thôn sẽ
tạo điều kiện cho trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản có năng suất, chất lượng cao và phát triển mạnh để phá vỡ
21
trạng thái khép kín, trì trệ, lạc hậu vốn có của nền nông nghiệp nhỏ ở nước ta,
tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tạo cơ sở cho công nghiệp
phát triển.
Việc phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thống sẽ cho phép
mở rộng khả năng khai thác các tiềm lực kinh tế của từng địa phương và
phù hợp vơi xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển ngành nghề và làng nghề sẽ góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công
nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ ở nông thôn bao gồm cả các
hoạt động dịch vụ cho sản xuất (làm đất, tưới tiêu, vốn, dịch vụ đầu vào và
đầu ra) và dịch vụ đời sống (cung cấp các hàng hóa công nghệ phẩm, sản
phẩm văn hóa, phát triển chợ…) sẽ tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất yêu cầu
của phát triển kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của dịch vụ chính là
quá trình hoàn thiện sự phân công lao động xã hội, thúc đẩy quá trình phát
triển của kinh tế hàng hóa. Phát triển dịch vụ còn đáp ứng nhu cầu nâng cao
mức sống của nhân dân và yêu cầu mở cửa với bên ngoài, đồng thời còn là
biện pháp tạo ra nhiều việc làm trong nông thôn.
Đẩy mạnh công nghiệp chế biến để tạo ra giá trị gia tăng của nông sản
hàng hóa, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ cho dân cư nông thôn là nhiệm vụ
cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
hiện nay. Một nền nông nghiệp đa ngành, tạo ra nhiều
chủng loại sản phẩm nhưng nếu không có công nghiệp chế biến thì
hiệu quả cuối cùng sẽ không cao.
Công nghiệp chế biến nông sản phát triển, thị trường tiêu thụ của nông
nghiệp được mở rộng, do đó có tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất,
22
trước hết là cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Nó làm cho sản xuất nông nghiệp
phát triển cân đối giữa lúa và màu, giữa trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ suất
nông sản hàng hóa, do đó thị trường nông nghiệp sẽ được mở rộng phạm vi
hoạt động ra nước ngoài. Như vậy, giảm dần tỷ trọng của sản xuất nông
nghiệp, tăng tỷ trọng của tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là trực tiếp góp phần
phát triển nông nghiệp và nông thôn, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh” ở nông thôn.
1.2.1.2. Cơ cấu lao động nông nghiệp giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương
đối, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng trong xã hội
Kinh nghiệm của các nước trên cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp cũng chính là quá trình phân công lại lao động trong lĩnh vực
nông - lâm - ngư nghiệp. Đối với nước ta, quá trình phân công lại lao động
được tiến hành từ việc chuyển dịch một bộ phận lao động chuyên canh trồng
lúa sang trồng màu và chăn nuôi, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nuôi
trồng thủy sản. Bên cạnh đó, chuyển một bộ phận lao động sang làm các nghề
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, không chỉ phục vụ cho nhu cầu phát triển nông
nghiệp mà còn phục vụ cho cả nhu cầu phát triển công nghiệp, thương nghiệp
và dịch vụ. Như vậy, trong nông nghiệp, sự phân công lao động theo hướng
giảm lao động trồng lúa, tăng lao động trong các nghề chăn nuôi, trồng cây
công nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
ở Việt Nam, tuy lực lượng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 72% nhưng
tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm hơn 50%, với tốc độ đô thị hóa
như hiện nay, không thể hy vọng giải quyết số lao động dư ra ở nông thôn
bằng cách chuyển sang làm dịch vụ ở các đô thị, vì số lao động dư thừa ở đô
thị cũng ngày càng tăng. Vì vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp cần phải gắn chặt với quá trình công nghiệp hoá nông thôn và
hiện hiện đại hoá nông nghiệp nhằm giải quyết việc làm ngay tại chỗ.
23
1.2.1.3. Trong nội bộ ngành nông nghiệp giảm dần tỷ trọng nhóm cây
lương thực, tăng dần tỷ trọng nhóm cây công nghiệp, cây ăn trái, tăng giá trị
sản lượng chăn nuôi.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng,
vật nuôi chuyển dịch theo xu hướng sau:
- Trong nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu giá trị sản xuất giữa các loại cây
trồng chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng tỷ
trọng nhóm cây công nghiệp và cây ăn quả.
Trong nông nghiệp xóa dần tình trạng chỉ độc canh cây lương thực,
dần dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Muốn vậy, phải quy hoạch lại
sản xuất, chỉ giữ một phần diện tích cần thiết cho cây lúa và một số cây màu
chủ lực đảm bảo an toàn lương thực cho quốc gia, giữ một phần
quỹ đất đáng kể hơn để tăng thêm loại cây công nghiệp, cây ăn quả,
cây dược liệu. Tăng cường các loại cây có giá trị thương phẩm cao.
- Trong nông nghiệp, giảm lao động trồng cây lương thực, tăng lao động
trong nghề chăn nuôi, trồng cây công ghiệp và cây ăn quả.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính vì xu hướng
chuyển dịch giảm tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng tỷ trọng nhóm cây công
nghiệp và cây ăn quả, tăng giá trị sản lượng chăn nuôi lên ngành sản xuất
chính thì tất yếu sẽ chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nhiệp là giảm lao
động trồng cây lương thực, tăng lao động chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và
cây ăn quả.
Như vậy, muốn cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, không
có con đường nào khác là phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, thay những loại cây con có năng suất thấp, giá trị thấp
bằng những loại cây, con có năng suất cao, giá trị lớn, các hoạt động dịch vụ
cho nông nghiệp tạo hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở thâm canh tăng năng suất,
24
sản phẩm có chất lượng cao, tạo ra một sự chuyển biến rõ rệt theo hướng sản
xuất đa dạng, khai thác lợi thế các vùng sinh thái, hình thành các vùng sản
xuất nông sản hàng hóa.
1.2.2. Những biến đổi cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.2.1. Vị trí của nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất ra đời sớm nhất và nó tồn tại,
phát triển với tư cách là một ngành sản xuất chủ yếu ở nông thôn. Hồ Chí
Minh đã từng chỉ ra rằng:”Người thì có hai chân. Kinh tế một nước thì có hai
bộ phận chính: nông nghiệp và công nghiệp. Người không thể thiếu một chân
thì nước không thể thiếu một bộ phận kinh tế” và “Nước ta là một nước nông
nghiệp, cho nên hiện nay nông nghiệp là quan trọng nhất”[20,
tr 77]. Rõ ràng, đối với nước ta nông nghiệp có một vị trí hết sức
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tự bản thân nông nghiệp
cũng không thể phát triển nhanh được. Vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu
kinh tế tùy thuộc vào trình độ phát triển của đất nước. Với tư cách là một bộ
phận hợp thành hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, sự phát triển của nông
nghiệp có quan hệ tương hỗ với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ.
Nông nghiệp có cơ cấu nội tại rất phức tạp, biểu hiện ở các bộ phận
cấu thành hệ thống nông nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận
ấy. Sự hình thành và vận động của cơ cấu nông nghiêp phụ thuộc vào các yếu
tố kinh tế và tổ chức, khoa học và công nghệ, tự nhiên và xã hội… Với tiềm
năng đa dạng về sinh thái, nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển một nền
nông nghiệp toàn diện. Song điều kiện tự nhiên nước ta cũng gây những bất
lợi, khó khăn và cản trở sự phát triển bền vững của các bộ phận hợp thành nền
nông nghiệp. Những khó khăn bất lợi sẽ gia tăng khi môi trường kinh tế - xã
25
hội, tổ chức không thích ứng, trình độ phát triển của khoa học, công nghệ còn
thấp kém.
Công cuộc công nghiệp hoá ở nước ta được thực hiện với điểm xuất phát
rất thấp: nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất tập trung chủ yếu vào cây lương
thực với cây lúa nước giữ vị trí trọng tâm, 80% dân cư và lao động sống ơ
ỷnông thôn. Với việc nhanh chóng biến nước ta thành một nước công- nông
nghiệp hiện đại, trong thập niên 60, chúng ta đã thực hiện công nghiệp hóa
theo định hướng” Ưu tiên phát triển công nghiệp một cách hợp lý, đồng thời
ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Sang thập niên 70, định
hướng trên được điều chỉnh thành” Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một
cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Về danh
nghĩa, nền nông nghiệp nước ta luôn được khẳng định có vị trí quan trọng và
đòi hỏi phải được chú ý đúng mức, song trên thực tế, trí tuệ, sức lực và vốn lại
được tập trung cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng. Kết quả là
nước ta có một lực lượng công nghiệp nặng đáng kể, trong khi đó nông
nghiệp chưa được khai thác, phát triển đúng mức, do vậy nền tảng cho sự phát
triển công nghiệp không bền vững, những mất cân đối về kinh tế ngày càng
trầm trọng và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc nãy sinh như thiếu ăn,
thiếu việc làm ở nông thôn.
Tình hình thực tế lúc bấy giờ là nông nghiệp nhìn chung phát triển chậm và
bấp bênh, ở một số tỉnh thành ở miền Nam thậm chí còn diễn ra tình trạng
thiếu lương thực (1978 - 1979). Thực tiễn cho thấy ngày càng rõ hơn tính bất
hợp lý và kém hiệu quả của một số chính sách cơ cấu mà nước ta thực thi hơn
20 năm qua. Đầu những năm 80, quan điểm về công nghiệp hóa đã được điều
chỉnh theo hướng coi nội dung chính của công nghiệp hóa là”Tập trung sức
phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa
nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” và
26
”Tập trung sức người sức của vào việc thực hiện ba chương trình kinh tế:
lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Như vậy,
nông nghiệp đã từng bước đặt vào đúng vị trí của mình: việc phát triển nông
nghiệp tập trung vào thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản là bảo đảm lương thực,
thực phẩm, tiến tới có lương thực dự trữ, bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất
hàng tiêu dùng, cung cấp sản phẩm xuất khẩu.
Đến Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) xác định:”Phát triển nông- lâm -
ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông
thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định
tình hình kinh tế- xã hội”. Đặc biệt, Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã”đặc
biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; phát
triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông,
lâm, thủy sản…”[5, tr 86]. Đến Đại hội Đảng lần thứ IX yêu cầu:”Tăng
cường sự chỉ dạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”[7, tr 92]. Và một lần
nữa, Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá IX) khẳng
định:”Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, thâm canh, có
năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, nhất
là công nghệ sinh học, gắn với chế biến,tiêu thụ…”[9, tr 90].
Như vậy, công cuộc đổi mới những năm qua cũng lấy nông thôn làm
địa bàn trọng điểm và nông nghiệp làm khâu đột phá.
Nước ta trong những năm gần đây, nhờ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,
nông nghiệp nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ,
trong đó sản xuất lương thực đã tạo ra những chuyển biến cho ngành và nền
kinh tế. Sự phát triển của lương thực đã đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu
gạo đứng hàng thứ ba, rồi hàng thứ hai trên thế giới sau
27
Thái Lan. Nước ta cũng đã giải quyết được vấn đề lương thực, nhờ đó đời
sống dân cư được ổn định, tạo cơ sở thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn và toàn bộ nền kinh tế.
Nhưng muốn phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá không thể tách rời
sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan như công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế và bộ
mặt nông thôn, thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn.
Như vậy, nông nghiệp là một ngành kinh tế cơ sở trong hệ thống các ngành
của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp là xuất phát điểm có ý nghĩa quan trọng đối với toàn
bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung.
1.2.2.2 Những biến đổi căn bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sự điều chỉnh công nghiệp hoá qua từng thời kỳ biến đổi của đất nước, biểu
hiện nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò của nông nghiệp trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân trong điều kiện lịch sử nước ta. Điều có
ý nghĩa là sự điều chỉnh được xem như một sự điều chỉnh chiến lược nhằm
phát triển kinh tế ở nước ta. Sự điều chỉnh được thực hiện bằng một loạt thay
đổi về cơ chế quản lý, về các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách nông
nghiệp ở nước ta theo đường lối đổi mới; tạo động lực
giải phóng sức sản xuất, ứng dụng có hiệu quả hơn những thành tựu của khoa
học, công nghệ, sự hỗ trợ của nhà nước và việc tổ chức quan hệ
kinh tế - kỹ thuật với các ngành kinh tế khác.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất
Xuất phát điểm của Việt Nam là một nước thuần nông, tuy nhiên lại là đất
nước giàu ngành nghề truyền thống. Đặc điểm đó cho thấy trong
28
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam, cần và có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giải phóng ở
ngành nông nghiệp có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao là công
nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề. Kinh nghiệm của các nước châu á như
Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan…cho thấy: khi tiến hành công nghiệp hoá
nhất thiết phải xây dựng chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động
nông thôn theo hướng tiến bộ.
Bảng 1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (Đơn vị%)
Năm 1990 1995 1996 1997 1998 19991 2000
Toàn ngành 100 100 100 100 100 100 100
Nông nghiệp 82.5 82,4 84,8 84,6 84,5 81,8 80,7
Lâm nghiệp 6,6 5,0 6,5 5,5 5,5 4,1 4,2
Thuỷ sản 10,0 12,0 9,2 9,0 10,0 13,8 15,1
Nguồn: Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm trong
toàn ngành, nhưng vẫn còn ở mức cao (trên 80%), tỷ trọng thuỷ sản tăng liên
tục và mạnh, phản ánh sự chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng
lâm nghiệp giảm, điều đó phản ánh tình trạng khai thác rừng bừa bãi trong
phạm vi cả nước. Sau 15 năm đổi mới, cơ cấu giá trị giữa trồng trọt, chăn nuôi
và dịch vụ chưa có sự thay đổi đáng kể, về cơ bản vẫn là cơ cấu truyền thống
của ngành nông nghiệp.
Bảng 2: Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp
Giá cố định năm 1994- đơn vị %)
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1986 100 80.2 16,7 3,1
1990 100 80,2 16,6 3,2
1995 100 80,4 16,6 3,0
1996 100 80,5 16,6 2,9
1997 100 80,5 16,7 2,8
1998 100 80,4 16,9 2,7
1999 100 80,6 16,8 2,6
Nguồn: Số liệu thống kê nông-lâm-thuỷ sản VN, 1975-2000, NXB Thống kê 2000.
29
Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng tăng, tỷ trọng chăn nuôi tăng không
đáng kể, còn tỷ trọng dịch vụ giảm 0,5%. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành này
chưa phản ánh rõ ràng trong đổi mới ngành nông nghiệp, chăn nuôi và hoạt
động dịch vụ vẫn còn hạn chế.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều
chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
ở nông thôn. Từ đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp, dịch vụ và ngành nghề trên địa bàn nông thôn đã được khởi động,
nhất là những vùng nông thôn ven đô thị, ven khu công nghiệp và các vùng có
nhiều ngành nghề truyền thống, vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung.
Cơ cấu kinh tế nông thôn theo giá trị sản xuất cũng chuyển dịch theo hướng:
Tỷ trọng nông nghiệp - phi nông nghiệp từ 57% và 43% đến 35% và 65%.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất nói riêng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn nói chung gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn theo hướng giảm số lượng tuyệt đối và tỷ trọng lao động nông nghiệp,
tăng số lượng và tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông
thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam có nét đặc thù riêng so với các nước, đó là: trong khi
các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản thực hiện cơ khí hoá nhằm giải phóng lao
động nông nghiệp để cung cấp lao động cho ngành công nghiệp và các ngành
kinh tế khác, thì ở Việt Nam giảm lao động nông nghiệp để cung cấp lao động
cho công nghiệp và dịch vụ ngay tại địa bàn nông thôn, tạo việc làm cho dân
cư nông thôn. Việt Nam là đất nước mà ngành công nghiệp chưa phát triển,
khi cơ giới hoá tạo ra năng suất lao động cao trong nông nghiệp làm tăng trình
trạng thất nghiệp, do vậy sự phát triển các ngành nghề nông thôn đã thực sự
thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
30
động nông thôn tăng, nông nghiệp sang công nghiệp với tốc độ từ 1-
1,5%/năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm từ 80% năm 1994 xuống
70% năm 2001, lao động phi nông nghiệp tăng từ 20 lên 30%.
Sự chuyển dịch lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn, xét về mặt chất lượng còn nhiều hạn chế.
Lực lượng lao động có trình độ văn hoá cao cho đến nay vẫn chỉ tập trung ở
ngành y tế, giáo dục, quản lý kinh tế trong công nghiệp…, còn trong nông,
lâm, ngư nghiệp rất hạn chế. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu lao động
hướng tới tăng dần tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng còn
chậm. Tình hình trên một mặt do hạn chế trong đào tạo, mặt khác do nông
nghiệp và nông thôn chưa có chính sách phù hợp khuyến khích người lao
động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
- Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng
Cho tới cuối những năm 80 của thế kỷ XX, nền sản xuất nông nghiệp nước
ta lấy tự cấp tự túc làm mục tiêu chính với cơ chế kế hoạch hoá tập trung trói
buộc đã trở nên sa sút. Nghị quyết 10 của Ban Chấp hành trung ương Đảng đã
chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Trên 10 triệu hộ nông dân
với 25 triệu lao động nông nghiệp đã thực sự phát huy được tiềm năng to lớn
trong sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp Việt Nam hơn 10 năm liên tiếp được mùa lớn, sản lượng
lương thực tăng liên tục từ 21,5 triệu tấn lên 35,6 triệu tấn (năm 2001),
sản lượng thuỷ sản, sản lượng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả và
sản lượng chăn nuôi cũng tăng cao. Sự tăng nhanh sản lượng và đa dạng hoá
sản phẩm nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người
sản xuất và tạo ra một khối lượng nông sản hàng hoá lớn trong nước và xuất
khẩu. Tỷ trọng nông sản hàng hoá trong những năm gần đây đã chiếm hơn
31
40% sản lượng nông nghiệp nói chung. Nhiều loại nông sản có khối lượng và
tỷ trọng hàng hoá cao như lương thực (50% là hàng hoá, trong đó 20% là
hàng hoá xuất khẩu), các loại cây công nghiệp, phần lớn sản phẩm chăn nuôi
và nuôi trồng thuỷ sản. Nổi bật là xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo
hướng kinh tế hàng hoá.
Nhìn chung, công nghiệp nông thôn còn phân tán, qui mô còn nhỏ,
phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp cả về vốn, lao động và
thị trường. Công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, chưa phát huy được
các lợi thế về lao động, nguyên liệu và sự khéo léo về tay nghề và thị trường
rộng lớn ở nông thôn. Đặc biệt các dịch vụ cấp thiết đối với nông dân như
dịch vụ về khoa học kỹ thuật, về tư vấn kinh doanh, về thị trường…chưa được
chú ý đúng mức.
Tóm lại, nông nghiệp là ngành kinh tế cơ sở trong hệ thống các ngành kinh
tế quốc dân. Sự phát triển của nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp là xuất phát điểm có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. Tuy nhiên, “Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn còn chậm, mang nặng tính tự phát, thiếu bền
vững. Nhiều vấn đề trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân chậm được giải
quyết” [9, tr 27]. Tuy không thể làm giàu bằng nông nghiệp, nhưng những
chuyển biến tích cực của nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào việc giải
quyết những vấn đề kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho những bước phát triển
mạnh hơn trong tương lai.
32
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP Ở BẾN TRE
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Bến Tre là một trong các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long nằm trong
khu vực châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có toạ độ địa lý từ 9048’ đến
10020’ vĩ độ Bắc và 105057’ kinh độ đông. Tỉnh Bến Tre là một vùng đất
thấp được bồi lắng qua nhiều thế kỷ bởi bốn nhánh sông Cửu Long (sông
Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên), hình thành nên ba
dãy cu ứlao: Cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh. Nhìn trên bản đồ,
tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt mà cán quạt nằm ở phía thượng nguồn, các
nhánh sông lớn giống như những nan quạt xoè rộng ra ở phía Đông.
Phía Bắc của Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông
Tiền; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới
chung là sông Cổ Chiên; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài hơn 65km.
Diện tích tự nhiên vùng đất liền của tỉnh Bến Tre là 2.287km2 (chiếm 0,68%
diện tích cả nước và 5,68% diện tích đồng bằng sông
Cửu Long) và vùng lãnh hải khoảng 20.000km2.
Địa hình tỉnh Bến Tre tương đối bằng phẳng, nơi cao nhất không quá
5 mét, thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và ra biển, trong đó
địa hình có độ cao từ 1-2 mét chiếm trên 90% diện tích, toàn tỉnh ngập nước
một phần khi có triều cường từ tháng 9 đến tháng 12.
- Về đất đai của tỉnh Bến Tre gồm nhiều loại được phân làm bốn
nhóm chính:
33
+ Nhóm đất phù sa: diện tích 68.097 ha (chiếm 30% diện tích toàn tỉnh)
nằm trên khu vực phía Tây.
+ Nhóm đất phù sa nhiễm mặn (từ lợ đến mặn): diện tích 94.881 ha (chiếm
41,8% diện tích toàn tỉnh) đã và đang được cải tạo cho nhiều mục đích sử
dụng; từ trồng lúa, các cây công nghiệp như mía, dừa, cây ăn trái đến làm
muối, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng.
+ Nhóm đất phèn: diện tích 3134 ha (chiếm 1,3% diện tích toàn tỉnh) đang
được cải tạo để trồng lúa.
+ Nhóm đất giồng cát: diện tích 12.250 ha (chiếm 5,4% diện tích toàn
tỉnh) thích hợp cho trồng rau màu, các loại cây lâu năm, cây công nghiệp
ngắn ngày và là nơi tập trung dân cư.
Gần đây do việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống thoát nước
ra biển, nước mặn đã lấn sâu vào đất liền, thu hẹp đáng kể vùng ngọt,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất và nước, đặc biệt là hệ thực vật,
làm biến động các hệ sinh thái của tỉnh Bến Tre.
Tóm lại, thời gian qua quỹ đất của Bến Tre được sử dụng khá triệt để.
Đáng chú ý là quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây
công nghiệp và cây ăn quả, cũng như quá trình gia tăng các loại đất lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và đất thuỷ lợi. Sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng
đất những năm qua khá cao (22%) và được đánh giá là đúng hướng. Nó đã có
tác động tích cực lên gia tăng giá trị và cơ cấu sản xuất của khu vực I (ngành
sản xuất nông nghiệp). Tuy nhiên, quỹ đất dành cho cơ sở hạ tầng và các
công trình dân dụng còn thấp, chưa đáp ứng những yêu cầu của phát triển
kinh tế - xã hội Bến Tre.
- Về khí hậu: Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
bình quân 27,3 độ C; độ ẩm bình quân 81- 82%; lượng mưa hàng năm trung
34
bình từ 1264mm đến 1498,2mm. ở Bến Tre phân bố thành hai mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12- 04.
- Sông ngòi của tỉnh Bến Tre chằng chịt gồm 4 nhánh sông lớn (sông Tiền
dài 90km, sông Ba Lai dài 70km, sông Hàm Luông dài 72km và sông Cổ
Chiên dài 87km) và có nhiều kênh rạch nối các con sông lại với nhau.
Thuỷ triều ở Bến Tre lên xuống mỗi ngày hai lần, mỗi tháng có 2 kỳ
triều cường, đỉnh triều cường cao nhất vào tháng 10 đến tháng 12. Bến Tre
bị nước mặn xâm nhập nghiêm trọng nhất vào mùa khô, độ mặn biến thiên
theo từng tháng do ảnh hưởng của thuỷ triều, gió và lượng nước nguồn đổ về.
Trong những năm gần đây, nước mặn xâm nhập sâu hơn, đây là vấn đề bức
xúc cho sản xuất và đời sống. Theo đánh giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bến Tre:”Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa và
nền nhiệt cao, ổn định quanh năm, ít bão. Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây,
tình hình khí hậu thuỷ văn diễn biến khá phức tạp, tạo nên tình trạng
ngập lũ, bão lốc, xâm nhập mặn sâu và rộng trên hầu hết các địa bàn”[35].
- Về vị trí địa lý kinh tế, Bến Tre có nhiều thuận lợi trong giai đoạn phát
triển kinh tế- xã hội sắp tới. Với một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,
trong sản xuất nông nghiệp, vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định cho việc đầu tư sản xuất.
Bến Tre là tỉnh nằm trong một vòng cung các địa bàn và trung tâm phát
triển: Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu và địa bàn kinh tế
trọng điểm phía Nam. Tuy có khó khăn về đường bộ, song đường thuỷ nối
Bến Tre với các trung tâm này khá thuận lợi. Hiện nay, nhiều tuyến đường bộ
được dự định nối Bến Tre với các tỉnh lân cận, một số cảng trung chuyển
đường thuỷ đang được đầu tư mới và nâng cấp theo hướng hiện đại; cầu Rạch
Miễu đã khởi công xây dựng, cầu Hàm Luông đang có kế hoạch thi công sẽ
nối liền các dãy cù lao của Bến Tre và các tỉnh lân cận. Vài năm tới đây, sự
35
giao lưu thông suốt về đường bộ và thuỷ giữa Bến Tre với các tỉnh khác sẽ tạo
cho Bến Tre một lợi thế về vị trí quan trọng giao thông đường bộ, đường thuỷ
từ đồng bằng sông Cửu Long đi miền Đông Nam bộ và ngược lại. Với giao
thông đường biển, đường sông và hệ thống kênh, rạch chằng chịt, liên thông
với nhau, Bế Tre có thể phát triển mạnh mẽ các ngành vận tải thuỷ, dịch vụ
đường thuỷ và cơ hội phát triển cho những ngành này sẽ càng lớn khi nền
kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam bộ phát triển.
- Về tài nguyên thiên nhiên của Bến Tre cũng rất đa dạng và phong phú
(đất đai, sông nước, các hệ sinh thái cửa sông ven biển…) thuận lợi cho việc
phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là phát triển nuôi trồng
thuỷ sản và đang là tỉnh trọng điểm cây ăn quả của đồng bằng sông Cửu
Long. Đó là những lợi thế tuyệt đối không chỉ trước mắt mà còn có tính chất
lâu dài, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và cả cho xuất khẩu, tạo
nền tảng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ
đi kèm.
Bên cạnh đó, cảnh quan, sông nước- côn bãi và các di tích lịch sử văn hoá
tạo nên một vành đai môi trường và sinh thái thuận lợi cho việc phát triển các
tuyến và điểm du lịch, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Với điều kiện tự nhiên như trên, Bến Tre một mặt thích hợp cho sản xuât
nông nghiệp, lưu thông thuận tiện bằng đường thuỷ…nhưng mặt khác, tạo
không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống; do diện tích đất
nhiễm mặn lớn vào mùa khô và cách trở lưu thông bằng đường bộ, khó thu
hút đầu tư quốc tế và kể cả trong nước. Để đi lên công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, Bến Tre muốn phát triển kịp các tỉnh lân cận cần phải nhanh chóng
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tạo
môi trường, phát triển ngành nghề thích hợp với điều kiện tự nhiên.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
36
- Về lĩnh vực kinh tế:
Trong những năm qua, tình hình kinh tế của Bến Tre tuy có bước phát
triển, nhưng nhìn chung “Nền kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ chậm” [11, tr 40]. Số liệu
thống kê cho thấy GDP của tỉnh ở khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) năm
2000 đạt 4.020,366 tỷ đồng, chiếm 67,67% tổng sản phẩm của tỉnh, năm 2001
đạt 4.252,372 tỷ đồng, chiếm 66,65% và năm 2002 đạt 4.635,444 tỷ đồng,
chiếm 64,63% và năm 2003 đạt 4.906,646 tỷ đồng, chiếm 62,59%. ở khu vực
II (Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng) năm 2000 đạt 1.853,267 tỷ
đồng, chiếm 12,09% tổng sản phẩm của tỉnh; năm 2001 đạt 2.084,475 tỷ
đồng, chiếm 12,83%; năm 2002 đạt 2.381,919 tỷ đồng, chiếm 13,72% và năm
2003 đạt 2.761,093 tỷ đồng, chiếm 14,52%. ở khu vực III (Dịch vụ) năm 2000
đạt 1.296,357 tỷ đồng, chiếm 20,23% tổng sản phẩm của tỉnh; năm 2001 đạt
1.407,791 tỷ đồng, chiếm 20,51%; năm 2002 đạt 1.555,670 tỷ đồng, chiếm
21,66% và năm 2003 đạt 1.742,713 tỷ đồng, đạt chiếm 22,89% [25, tr 12].
Tốc độ tăng trưởng của khu vực I (theo giá trị thị trường giá so sánh năm
1994) năm 2000 là 6,04%, năm 2001 là 5,77%, năm 2002 là 9,01% và năm
2003 là 5,85%. Tốc độ tăng trưởng của khu vực II năm 2000 là 8,15%, năm
2001 là 12,48%, năm 2002 là 14,27% và năm 2003 là 15,90%. Tốc độ tăng
trưởng của khu vực III năm 2000 là 6,24%, năm 2001 là 8,60%,
năm 2002 là 10,50% và năm 2003 là 12,02% [12, tr 2].
Về cơ cấu ngành nghề, Bến Tre bị hạn chế về địa lý lãnh thổ nên ít bị
ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng kinh tế trong vùng và các tỉnh lân cận.
Do đó, mức độ đa dạng hoá ngành nghề sản xuất còn thấp, chủ yếu
phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như khai thác và chế
biến nông- thuỷ sản, vì vậy, nền kinh tế của Bến Tre đang đứng trước những
khó khăn thách thức như:
37
+ Những tồn tại yếu kém của nền kinh tế chưa khắc phục được trong nhiều
năm qua vẫn còn rất nặng nề, trình độ phát triển của tỉnh còn rất thấp, qui mô
sản xuất còn nhỏ bé.
+ Trình độ công nghệ trong các ngành kinh tế còn lạc hậu, vấn đề đổi mới
thiết bị, công nghệ triển khai rất chậm.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm diễn biến theo chiều hướng
không thuận lợi, trong khi đó, những điều kiện để chặn đà giảm sút và tạo
bước đi lên cho những năm sau còn hạn chế.
+ Những vấn đề bức xúc đặt ra trong lĩnh vực xã hội ngày càng gay gắt,
nổi lên là vấn đề giải quyết việc làm, một bộ phận đời sống dân cư ở vùng
nông thôn vẫn còn khó khăn, tiêu thụ sản phẩm sản xuất của nông dân không
ổn định, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng làm hạn chế động lực phát
triển kinh tế.
+ Năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước của bộ máy các cấp chưa đồng bộ và chưa đáp ứng kịp so với yêu
cầu của sự phát triển.
+ Bên cạnh đó, các tỉnh trong khu vực có điều kiện thuận lợi hơn tỉnh Bến
Tre trong việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, cạnh tranh sản xuất và xuất
khẩu, trong khi đó ở Bến Tre sản phẩm hàng hoá và môi trường thu hút vốn
đầu tư đã yếu kém, sẽ càng khó khăn hơn trong bối cảnh mới.
- Về lĩnh vực xã hội:
Những năm gần đây, đời sống dân cư bước đầu được cải thiện nhưng còn
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ khá và giàu có tăng, số hộ nghèo còn nhiều. Theo số
liệu thống kê, năm 2000 Bến Tre có 43.063 hộ nghèo, chiếm 14,27% số hộ
của tỉnh, năm 2001 có 43.299 hộ chiếm 11,26% số hộ, năm 2002 có 27.234
hộ chiếm 8,96% số hộ và năm 2003 có 22.718 hộ chiếm 7,46% số hộ[12, tr
29].
38
Như vậy, qua số liệu trên, số hộ nghèo từng bước được kéo lùi, nhưng tỷ lệ
hộ nghèo vẫn còn khá cao (7,46%). Điều đó chỉ rõ đời sống khó khăn của một
bộ phận dân cư khá đông, mặc dù một năm qua có giảm,
nhưng vẫn còn cao hơn trước đó.
ở Bến Tre, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã có những chuyển biến tích cực,
góp phần quan trọng vào việc xây dựng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
nâng cao dân trí, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung,
“Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng kịp thời với
những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, việc giáo dục đạo đức,
pháp luật và thể chất trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức; lượng
đào tạo, thu hút nhân tài còn hạn hẹp” [11, tr 19].. Trong đó, nổi lên các vấn
đề như: việc đào tạo và sử dụng người được
đào tạo chưa thích hợp và cân đối giữa các ngành nghề; sự mất cân đối giữa
các bậc và các ngành đào tạo, phần lớn tập trung ở 3 nhóm: kinh tế, tài chính,
quản trị kinh doanh, còn các mũi nhọn của tỉnh như nông học, chế biến nông -
thuỷ - hải sản rất ít. Mặt khác, khi tốt nghiệp xong,
các em trở về tỉnh không nhiều, dẫn đến không ổn định trong quy hoạch đào
tạo, nhất la ứcán bộ đầu đàn của các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Tất cả những điều nói trên, đòi hỏi Bến Tre cần có những giải pháp thích
hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, để đáp ứng yêu cầu xây dựng
lực lượng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành nghề của
tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.
Tóm lại, những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội tạo nên những nét
đặc thù cho việc biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự phân công lại
lao động của tỉnh Bến Tre hiện nay. Việc phát triển kinh tế- xã hội ở một
vùng đất có nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít khó khăn, hiệu quả khai
39
thác và sử dụng còn thấp, đời sống của nhân dân còn nghèo, cơ sở vật chất
phục vụ sản xuất và đời sống thấp kém. Trước xu thế tất yếu và đòi hỏi cần
phải nhanh chóng thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, đặc biệt
là kinh tế nông nghiệp và nông thôn nhằm góp phần thực hiện mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
2.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre
2.1.2.1.Tình hình về sản xuất nông nghiệp
Cùng nằm ở châu thổ sông Cửu Long, nhưng so với các tỉnh khác trong
vùng. Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích đất đai ít nhất, diện tích
mặt nước và chiều dài sông rạch nhiều nhất, đất nông nghiệp bình quân cho
đầu người cũng thuộc loại thấp nhất. Dưới đây là bảng so sánh
diện tích đất canh tác của Bến Tre với đồng bằng sông Cửu Long:
Bảng 3:
Diện tích Bến Tre ĐBSCL
Diện tích tự nhiên (ha) 228.715 3.965.314
Diện tích đất nông nghiệp (ha) 162.490 2.912.174
Diện tích đất trồng lúa (ha) 56.129 2.062.684
Diện tích sông rạch (ha) 37.462 210.720
So sánh diện tích bình quân đầu người:
Bảng 4:
Diện tích Bến Tre ĐBSCL Cả nƣớc
Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
1247m2
431m2
1479m2
1270m2
1168m2
585m2
Là một tỉnh nằm trong vựa lúa châu thổ sông Cửu Long, nhưng Bến Tre
vẫn là một tỉnh thiếu lương thực. Trước giải phóng, hàng năm tỉnh cũng phải
nhập thêm khoảng 7 vạn tấn gạo. Một bài toán đặt ra cho Đảng bộ và nhân
dân Bến Tre là trong điều kiện đất hẹp, người đông, tốc độ tăng dân số chưa
40
giảm được bao nhiêu, trong thời gian trước mắt phải làm gì để giải quyết đủ
cái ăn, cải thiện đời sống nhân dân và góp phần tích cực vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cần phải có một cơ cấu như thế nào, một phương
hướng phát triển kinh tế năng động phù hợp với điều kiện cụ thể của Bến Tre?
Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, Bến Tre cũng đã xác định được mục tiêu
phấn đấu của mình là lấy nông nghiệp phát triển toàn diện làm cơ sở, đẩy
nhanh việc mở rộng diện tích, tăng năng suất lao động, kiên quyết
duy trì, giữ vững diện tích dừa, cây ăn quả, đồng thời phát triển chăn nuôi,
ngư nghiệp, lâm nghiệp, gắn nông nghiệp với công nghiệp và thủ công
nghiệp, ra sức phát triển thuỷ lợi, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đưa sản xuất
đi vào chiều sâu, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế ngày càng cao trên mãnh đất
tương đối hẹp của mình.
Qua 10 năm phấn đấu gian khổ (1975 - 1985) nông nghiệp Bến Tre đã đạt
được những thành quả khá cơ bản, trong khi đó dân số bình quân tăng mỗi
năm 25.000 người. Diện tích trồng lúa từ 60.000 ha đã tăng lên 90.000 ha.
Nhờ đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, áp dụng biện pháp kỹ thuật, đưa giống mới
vào nên đã tăng sản lượng từ 180.000 tấn lên 392.075 tấn, gấp 2,5lần
(năm2002). Bình quân lương thực tính theo đầu người tăng từ 260 kg lên 380
kg. Đến năm 1985, Bến Tre không những giải quyết về cơ bản vấn đề lương
thực cho hơn một triệu dân trong tỉnh , mà còn đóng góp nghĩa vụ cho Nhà
nước. Sản lượng năm sau cao hơn năm trước, trong khi diện tích canh tác lúa
không tăng mà có xu hướng giảm. Do dân số phát triển, đất thổ cư và vườn
ngày càng mở rộng, lấn sang đất trồng lúa. Vấn đề đặt ra là không phải tìm
cách ngăn chặn mà có biện pháp hợp lý để hướng dẫn sự phát triển đó đi vào
qui hoạch, đúng hướng.
Tuy phải phấn đấu cao nhất để giải quyết vấn đề lương thực, nhưng
con đường phát triển lâu dài và cơ bản nhất không phải chỉ nhằm vào cây lúa,
41
mà phải chú ý đầu tư vào các cây công nghiệp, cây ăn quả vốn là
thế mạnh của tỉnh nhà.
Đề án quy hoạch, phát triển các vùng chuyên canh phù hợp với lợi thế
các loại cây trồng và vật nuôi mang lại hiệu quả cao, có thể tạo được sản
lượng hàng hoá để tiêu thụ trên thị trường cả trong và ngoài nước, cùng với đề
án quy hoạch phát triển kinh tế, kết hợp lâm nghiệp và ngư nghiệp của Bến
Tre, trong mối tương tác qua lại đã tạo nên một bước phát triển mới, mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Trước hết là cây lúa: Từ định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
với mục tiêu nhằm ổn định lương thực của địa phương mặc dù diện tích lúa
liên tục giảm từ 90.000 ha năm 1985 đến năm 2003 chỉ còn khoảng 50.000
ha. So với năm 2000, đất lúa giảm từ 35% xuống còn 34%, nhưng hệ số vòng
quay của đất tăng lên 1,8 lần với hơn 20.000 ha lúa 3 vụ, 20.000 ha lúa 2 vụ.
Sản lượng lúa tăng từ 356.446 tấn năm 1996 lên 392.000 tấn
năm 2003. Các cánh đồng lúa đặc sản xuất khẩu với các giống lúa thơm đã
bắt đầu được hình thành tại các huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành,
Bình Đại.
Cây dừa: Tuy diện tích có giảm từ 40.000 ha đến năm 2003 chỉ còn 35.100
ha, nhưng năng suất vẫn tăng đều hàng năm, từ 120 triệu quả lên 231,66 triệu
quả năm 2000 và 210 triệu quả năm 2003, trong đó việc cải tiến giống mới
tuy có phần chậm, nhưng kỹ thuật canh tác đã tiến bộ nhiều. Hầu hết vườn
dừa đã được bón phân, kết hợp với bồi bùn hàng năm. Phong trào cải tạo, tỉa
thưa và thâm canh dừa đã được phát triển và nhân rộng. Việc kết hợp trồng
xen, nuôi xen tôm cá dưới mương vườn đã dần dần phổ biến và hiệu quả của
vườn dừa thực tế đã được nâng lên từ 1,2 cho đến 1,5 lần, thậm chí có nơi đã
tăng lên gấp đôi so với lối độc canh trước đây. Đặc biệt là phong trào thâm
canh, cải tạo vườn dừa, hầu hết nông dân đã có sự chú ý, chọn lọc kỹ về
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre.pdf
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre.pdf
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre.pdf
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre.pdf
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre.pdf
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre.pdf

More Related Content

Similar to Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre.pdf

Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...jackjohn45
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuChính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...
Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...
Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...nataliej4
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfHanaTiti
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdfPhát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdfNuioKila
 

Similar to Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre.pdf (20)

Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAYLuận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
 
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.doc
 
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuChính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOTLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
 
Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...
Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...
Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...
 
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..docPhát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên SởKhóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAYLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOTĐề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
 
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdfPhát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
 
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.doc
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.docChính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.doc
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.doc
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ PHẠM VĂN CHÂU Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Kiên Hà nội - 2004
  • 2. 104 MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 Chƣơng 1 ...................................................................................................... 7 TÍNH TẤT YẾU VÀ NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA .............................................................................................................. 7 1.1. Tính tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.1.1. Những khái niệm chung ............................................................... 7 1.1.2. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.................................................. 14 1.1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .......................................................................................... 18 1.2. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá................................................................. 21 1.2.1. Một số vấn đề có tính quy luật trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá........ 21 1.2.2. Những biến đổi cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa................................................. 26 Chƣơng 2 .................................................................................................... 35 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ............................ 35 NÔNG NGHIỆP Ở BẾN TRE................................................................... 35 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh........................................... 35 2.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre......................................................................................................... 42 2.2. Đánh giá chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.................................................................... 63
  • 3. 105 2.2.1. Đánh giá chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh .......... 63 2.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết........................................... 71 Chƣơng 3 .................................................................................................... 75 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẾN TRE ĐẾN........ 75 NĂM 2010................................................................................................... 75 3.1. Phƣơng hƣớng cơ bản của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre ............................................................................. 75 3.1.1. Những quan điểm cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre ......................................................................... 75 3.1.2. Phƣơng hƣớng cơ bản của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre .......................................................................... 78 3.2. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2010 ............................................... 81 3.2.1. Chính sách về phát triển thị trƣờng .......................................... 82 3.2.2. Chính sách tổ chức, quản lý....................................................... 83 3.2.3. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực...................................... 86 3.2.4. Chính sách về đầu tƣ, hỗ trợ và sử dụng vốn cho nông nghiệp 88 3.2.5. Chính sách về khoa học - công nghệ đối với nông nghiệp ........ 90 3.2.6. Chính sách về phát triển kết cấu hạ tầng vật chất ở nông thôn93 KẾT LUẬN................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 100
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001 - 2010 đã xác định: “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”[7, tr 92]. Trong những năm đổi mới, gắn liền với việc thực hiện những chủ trương, chính sách, cơ chế quản lí mới, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể theo phương hướng trên. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, kinh tế nước ta vẫn nặng về nông nghiệp (70%), trong nông nghiệp vẫn nặng về trồng trọt (khoảng 80%), chăn nuôi mới chỉ chiếm 20%…Nhìn một cách tổng quát, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta còn chậm . Bến Tre là một trong các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, là một tỉnh đất hẹp người đông, nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến nay, giá trị nông- lâm- ngư nghiệp bình quân mỗi năm chiếm trên 65% GDP của tỉnh, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 60% diện tích đất tự nhiên. Trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là ngành trồng trọt, giá trị trồng trọt bình quân mỗi năm chiếm trên 70% giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Với một vị trí tiếp giáp biển Đông ở vùng cửa sông Mêkông, hàng năm Bến Tre thường bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô, quá trình này tạo cho Bến Tre có các vùng sản xuất đặc trưng như: vùng ngọt ở đầu nguồn, vùng lợ ở giữa và vùng mặn giáp biển. Chính từ yếu tố này đã tạo điều kiện
  • 5. 2 cho cơ cấu cây trồng của Bến Tre rất đa dạng và có những đặc thù riêng: vùng ngọt có ưu thế phát triển cây ăn trái; vùng lợ có ưu thế phát triển cây công nghiệp (mía, dừa), lúa 2 - 3 vụ và cây ăn trái; vùng mặn có ưu thế phát triển một vụ lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Từ khi nền kinh tế chuyển theo cơ chế thị trường, đặc biệt là từ năm 1990 trở lại đây, kinh tế nông nghiệp Bến Tre có những thay đổi rõ rệt và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Nông nghiệp, nông thôn chuyển từ nền sản xuất thuần nông, tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần, phát huy các lợi thế và tiềm năng kinh tế của từng địa phương, từng vùng sinh thái. Tuy vậy, nền kinh tế của tỉnh cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, nhưng nông nghiệp của tỉnh còn mang tính chất độc canh, sản xuất nhỏ còn phổ biến, chưa đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lao động còn thấp. Hơn thế nữa, đồng ruộng lại bị phân chia manh mún nên chưa thực hiện chuyên môn hoá được, hiệu quả sản xuất lại thấp, sản xuất chưa thật sự gắn với thị trường, tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng mở rộng, đặc biệt là vùng nông thôn. Vì thế, phát triển nông nghiệp, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo định hướng hợp lý là vấn đề cấp bách đang đặt ra ở tỉnh hiện nay. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu”Dân giàu, nước mạnh” đòi hỏi nông nghiệp của tỉnh phải có sự chuyển biến thật mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, hiệu quả của một nền nông nghiệp hiện đại trên cơ sở đa dạng hóa theo hướng một nền nông nghiệp toàn diện. Vấn đề đó đặt ra yêu cầu là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, cần tiếp tục làm rõ hơn nội dung và thực trạng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đề ra phương hướng, giải pháp để thúc đẩy sự chuyển dịch đó. Vì thế, ”Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ơ ỷtỉnh Bến Tre được chọn làm đề tài luận văn Thạc sĩ này.
  • 6. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một vấn đề rất quan trọng mang tính bức xúc cả về lý luận và thực tiễn. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề này được công bố như sau: - Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước Châu á và Việt Nam - GS Nguyễn Điền. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa - GS TS Ngô Đình Giao. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - PTS Nguyễn Sinh Cúc. -Những chủ trương giải pháp lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Tạp chí thông tin công tác tư tưởng số 4/1998. - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam - Bùi Tất Thắng. Từ nhiều góc độ nghiên cứu và phương pháp tiếp cận khác nhau, các tác giả đã phân tích, luận giải vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên phạm ùvi một địa phương cụ thể rất ít được quan tâm. Riêng đề tài”Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre” chưa có tác giả nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích của đề tài là đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre từ nay cho đến năm 2010.
  • 7. 4 3.2. Để đạt được mục đích này, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong những năm gần đây và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong những năm tới. - Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1.Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng 4.2. Phương pháp nghiên cứu: - Về phương pháp chung: dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Về phương pháp cụ thể: Sử dụng các phương pháp kết hợp chặt chẽỷ giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… . 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Phạm vi nghiên cứu:
  • 8. 5 Trong luận văn này, tác giả không có tham vọng và cũng không có khả năng nghiên cứu hết những nội dung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, mà chỉ nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2010. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Bến Tre trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế của tỉnh- cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ. - Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập môn kinh tế chính trị trong các trường học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương , 6 tiết. Chương 1: Tính tất yếu và nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương 2: Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre và những vấn đề đặt ra cần giải quyết . Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2010.
  • 9. 6 Chƣơng 1 TÍNH TẤT YẾU VÀ NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1. Tính tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.1.1. Những khái niệm chung 1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là cấu trúc bên trong của quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân, là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế: Các lĩnh vực kinh tế (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng); các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) ; các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. Trong các bộ phận cấu thành cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt, là” bộ xương” của cơ cấu kinh tế, vì nó quyết định hướng sản xuất cái gì có hiệu quả; còn cơ cấu thành phần kinh tế quyết định ai sản xuất có hiệu quả nhất và cơ cấu kỹ thuật quyết định sử dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ nào có lợi nhất; cơ cấu lãnh thổ sẽ chỉ ra sự bố trí cơ cấu ngành, thành phần, kỹ thuật ở đâu có hiệu quả nhất. Xem xét cơ cấu kinh tế không chỉ xem xét tỷ lệ về số lượng những quá trình sản xuất xã hội mà còn xem xét về chất lượng của những mối quan hệ đó. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về số lượng và về chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội, với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định vào một thời gian nhất định. Do đó, cơ cấu kinh tế mang tính khách quan và mang tính lịch sử, xã hội nhất định.
  • 10. 7 Cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đối với nhịp độ và qui mô tăng trưởng kinh tế. Sự hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý tạo ra tiền đề vật chất cho việc tăng hiệu quả kinh tế của sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Bởi vì, cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu cho phép khai thác mọi tiềm năng bên trong và các lợi thế so sánh của đất nước, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, truyền thống ngành nghề, tạo một thế đứng cho nước ta trong tương lai trên thị trường thế giới, tham gia có hiệu quả sự phân công lao động và hợp tác quốc tế, bảo đảm sự phát triển với năng suất cao cho toàn bộ nền kinh tế. Có thể nói, cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội bền vững trong tương lai. 1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng các mối quan hệ kinh tế ngành, vùng và thành phần kinh tế nhằm đạt tới một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là quá trình chuyển từ một nước sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp thành một nước có cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Điều đó có nghĩa là tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
  • 11. 8 Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Sự vận động của nông nghiệp chịu sự tác động của sự vận động chung của nền kinh tế, đồng thời nó tác động trở lại nền kinh tế. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra nông sản thiết yếu (lương thực, thực phẩm…) cho dân cư, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, là ngành sản xuất chủ yếu ở nông thôn. Tuy nhiên, tự bản thân nông nghiệp không thể phát triển nhanh được, do đó việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang phát triển tổng hợp: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn bó với nhau là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Phát triển nông nghiệp, công nghiệp nông thôn yêu cầu phải mở rộng hoạt động dịch vụ, còn dịch vụ được phát triển sẽ đáp ứng “đầu vào”, “đầu ra” cho nông nghiệp, công nghiệp và thúc đẩy nông nghiệp, công nghiệp phát triển. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của nước ta là giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong nông - lâm - ngư nghiệp thì nông nghiệp theo xu hướng giảm tỷ trọng (trồng trọt giảm và chăn nuôi tăng), trong khi đó, tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp tăng lên. Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã định hướng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là:”Dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và trên thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Yêu cầu của việc thực hiện định hướng trên, theo Đại hội IX là phải gắn quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động với đổi mới căn bản về công nghiệp, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây là vấn đề lớn, cấp thiết trong quá trình xây
  • 12. 9 dựng cơ cấu kinh tế theo ngành cũng như cơ cấu kinh tế theo vùng và nó được thực hiện. 1.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới, để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đại hội VI chủ trương”phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” và nhấn mạnh”các chương trình mục tiêu trên là cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên”. Khi đất nước đã khắc phục được một bước quan trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và đang tạo ra những tiền đề mới đưa đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta lại chủ trương”phải rất quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn”. Trong thời kỳ mới của cách mạng, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta lại khẳng định phải” đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn[6, tr 86], và coi đây là nội dung cơ bản hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm còn lại của thập kỷ 90. Trước yêu cầu phải rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá so với các nước đi trước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đại hội IX của Đảng chủ trương: tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết
  • 13. 10 để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; đồng thời chỉ rõ những định hướng lớn về chính sách để thực hiện nhiệm vụ này đến năm 2010. Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã đưa ra Nghị quyết về” Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”. Nghị quyết trung ương 5 chỉ rõ: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân ở nông thôn”[8, tr 93- 94]. Theo cách hiểu trên thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý và ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhằm xóa bỏ cơ cấu kinh tế nông thôn truyền thống, tạo sự tăng trưởng cao và lâu bền, đưa khu vực nông thôn phát triển bền vững. Và
  • 14. 11 như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn không chỉ đơn giản bao gồm phát triển công nghiệp nông thôn và hiện đại hoá một số công đoạn của sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và sinh học hóa, mà nó còn bao gồm toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp hiện đại và phương thức tổ chức quản lý tiên tiến. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất lao động tương ứng với tiềm năng về sinh thái và khả năng áp dụng công nghệ mới. Trong quá trình đó sẽ diễn ra sự tích tụ ruộng đất, tạo ra nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp lớn, đồng thời giải phóng một bộ phận nông dân khỏi các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, phân tán, qui mô nhỏ, tự túc tự cấp để tìm kiếm thu nhập cao hơn trong hoạt động phi nông nghiệp, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm nông - lâm - ngư nghiệp, do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp là chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp, ngư nghiệp nhằm khai thác hết thế mạnh, tiềm năng của tài nguyên, đất đai, ao hồ, sông rạch…, đồng thời kết hợp chặt chẽ nông - lâm - ngư nghiệp để hỗ trợ nhau phát triển.
  • 15. 12 Từ những vấn đề phân tích trên có thể kết luận rằng: Sự hình thành từng bước cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá luôn luôn gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế do chính sự đổi mới công nghệ tạo ra và đến lượt nó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại là lực đẩy, bảo đảm tính hiệu quả và tính định hướng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển và tăng trưởng bền vững với nhịp độ cao trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn va thành thị, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, công bằng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu trên, một trong những nội dung chính của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn. 1.1.2. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu đối với những nước nông nghiệp lạc hậu để xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại. Nông nghiệp là khu vực kinh tế truyền thống, tập trung tuyệt đại đa số lao động của xã hội; nó chịu ảnh hưởng to lớn của điều kiện đất đai, khí hậu và là khu vực duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm. Do những đặc điểm nổi bật trên, kinh tế nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự
  • 16. 13 phát triển toàn bộ kinh tế, đồng thời bản thân nó chịu ảnh hưởng to lớn của quá trình đó. Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá thì không chỉ nhấn mạnh một chiều việc mở rộng khu vực công nghiệp hiện đại mà còn phải chú ý đến khu vực nông nghiệp; phải chú ý đến sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, có như vậy kinh tế nông thôn mới ổn định và là điều kiện để nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu không có sự kết hợp hài hòa đó thì nền kinh tế sẽ mất cân đối và kìm hãm tốc độ phát triển. Điều này đã được minh chứng ở một số nước như: Thái Lan, thời kỳ đầu của công nghiệp hóa cũng chỉ tập trung vào công nghiệp hóa đô thị (vùng Băng Cốc), cho nên kinh tế trong thời kỳ ấy không những không phát triển mà còn lâm vào tình trạng trì trệ, nông nghiệp vẫn lạc hậu. Thấy được vấn đề, Thái Lan đã kịp thời chuyển hướng chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ chỗ đơn thuần tập trung vào công nghiệp hóa đô thị, chuyển sang đa dạng hóa nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa cả đô thị và nông thôn, cả công nghiệp và nông nghiệp đều hướng vào xuất khẩu. Thực thi đường lối phát triển nông nghiệp hướng vào xuất khẩu phục vụ công nghiệp hóa, Thái Lan đã trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, sắn và cao su, là nước thứ ba về xuất khẩu đường. Theo các nhà kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á năm 1997 có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến sự lạc hậu của nông nghiệp và nông thôn. Hàn Quốc đã rút ra kết luận sự đổ vỡ lần này còn là do bao nhiêu năm họ chỉ tập trung vào công nghiệp, coi nhẹ nông nghiệp và nông thôn. Thực tế Inđônêxia, Malayxia cũng cho ta nhận xét tương tự. Thường ở những nước này tập trung quá mức vào công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, mà không chú ý đúng mức nông nghiệp và nông
  • 17. 14 thôn. Trong khi đó Đài Loan, nông nghiệp, nông thôn và thành thị đều được phát triển hài hòa. Ngay từ những năm 50, ở Đài Loan nông nghiệp rất được chú trọng với khẩu hiệu “lấy nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp”, chính điều này đã góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân Đài Loan những năm sau chiến tranh. Như vậy, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, nếu không muốn nói nông nghiệp là khởi đầu của sự phát triển. Chú ý đến nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu hướng được áp dụng phổ biến trong những năm gần đây ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đối với nước ta, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng: 1.1.2.1. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì đầu ra cho công nghiệp chính là nông nghiệp, nông thôn. Thật vậy, muốn công nghiệp phát triển phải có thị trường, thị trường chủ yếu là nông dân, có nâng cao được sức mua của nông dân thì mới có đầu ra cho công nghiệp. Với một thị trường đông dân và sức mua hiện nay còn rất thấp, thì tiềm năng có thể khai thác là rất lớn. Có thể nói, sức mua của nông dân có vai trò rất quan trọng, đôi khi là quyết định đối với qui mô và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Kinh nghiệm các nước và thực tiễn nước ta trong những năm đổi mới đã và đang chứng minh mối quan hệ nhân quả đó. Chẳng hạn, những năm được mùa, được giá, thu nhập của nông dân tăng, thì sức mua của xã hội tăng theo và ngược lại. Để thoát khỏi tình trạng đó, đòi hỏi phải rất coi trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thêm việc làm cho người lao động, từ đó thu nhập của nông dân được nâng lên và sức mua của thị trường cũng được cải thiện.
  • 18. 15 1.1.2.2. Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Học thuyết kinh tế và kinh nghiệm các nước đã qua công nghiệp hoá đã chỉ ra rằng, quá trình phát triển kinh tế theo hướng hiện đại đều gắn với việc chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong vòng 30 năm, từ 1965 -1995 tại nhiều nước châu á khi thực hiện công nghiệp hoá, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm đi khá nhanh và số lao động đó được chuyển dịch vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. ở những nước có tốc độ công nghiệp hoá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp càng lớn. 1.1.2.3. Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, từ những vấn đề phân tích trên, nhận thức đúng đắn vai trò của nông nghiệp, về mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông nghiệp, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta phải bắt đầu từ nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”,việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề bức xúc, là một nhu cầu tất yếu phải tiến hành. Tuy nhiên, trong tổng giá trị nông sản của cả nước, sản phẩm trồng trọt vẫn chiếm khoảng 80%, còn chăn nuôi chỉ chiếm 20%. Hiện nay cả nước có lực lượng lao động gần 9 triệu người không có đủ việc làm, trong khi vẫn còn khoảng 10 triệu ha đang hoang hóa , gần 1,4 triệu ha mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản nhưng chưa được khai thác sử dụng. Nước ta có nhiều loại nông sản, nhưng sản xuất phân tán, manh mún với dần 12 triệu hộ sản xuất trên gần 75 triệu thửa đất nhỏ. Công nghiệp mới chế biến được 60% sản
  • 19. 16 lượng chè, 30% sản lượng mía, 1% sản lượng thịt. Tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch của lúa gạo khoảng 13%, của rau, quả trung bình khoảng 20%. Cơ sơ hạ tầng nông thôn thấp kém, vẫn còn 600 xã chưa có đường ô tô tới khu trung tâm. Thu nhập trung bình ở thành thị cao hơn nông thôn 5 lần và có xu hướng doãng ra. ở nông thôn vẫn còn khoảng 2,4 triệu hộ với khoảng 12 triệu người thuộc diện đói nghèo, 300.000 hộ thường xuyên thiếu đói…[3]. Từ những số liệu trên có thể sơ bộ rút ra nhận xét là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chạp, cơ cấu ngành phản ánh khá rõ tính chất độc canh trong nông nghiệp truyền thống, ngành nghề kém phát triển, lao động dư thừa nhiều. Tiềm năng to lớn về đất đai, rừng, biển và lao động trong nông nghiệp chưa được khai thác sử dụng. Trong nhiều lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp lạc hậu, công nghiệp chế biến kém phát triển, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn thấp kém, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa phát triển với qui mô lớn. Do vậy, nếu vẫn giữ cơ cấu kinh tế nông nghiệp như hiện nay thì khó tạo ra một sức bật mới trong nông thôn. Có chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì mới đa dạng hóa được sản phẩm, biến một nền nông nghiệp mà cơ bản vẫn là tự cấp tự túc thành một nền nông nghiệp hàng hóa. Vì thế, vấn đề bức xúc đặt ra đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và nông nghiệp nói riêng là phải nhanh chóng chuyển mạnh theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đó là yêu cầu cấp thiết, là hướng đi tất yếu nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý đủ sức vượt lên thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, đuổi kịp các nước khác. 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Như trên đã đề cập, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được biểu hiện bằng sự tương quan về số lượng và chất lượng của các mối quan hệ tương tác giữa các
  • 20. 17 yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể. Cơ cấu này phụ thuộc vào nhiều nhân tố đa dạng và phức tạp, đó là những nhân tố chủ quan và khách quan sau đây: 1.1.3.1. Vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên Cơ cấu kinh tế của một nước, một vùng, bao giờ cũng dựa trên ưu thế về địa lý và khí hậu. Vì vậy, ở những vị trí địa lý khác nhau và vùng khí hậu khác nhau thì việc xác định cơ cấu kinh tế cũng khác nhau. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào “miễn phí” để tạo ra những sản phẩm với chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất. Đối với nước ta, có thể tận dụng ưu thế về địa lý, khí hậu từng vùng để có thể xác định cơ cấu cây, con phù hợp. Ví dụ: ở những vùng núi cao, độ ẩm lớn, mang tính khí hậu ôn đới có thể thích hợp với các cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, cừu hoặc các loại rau quả. Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mở, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm…Tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú nhưng chưa được khai thác bao nhiêu, trong đó đất đai, nước, rừng là những nguồn lợi cần thiết được quan tâm khai thác. Như vậy, vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên là một nhân tố cần lưu ý để các nhà hoạch định chiến lược kinh tế thiết lập cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, phát huy thế mạnh của từng địa phương, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.1.3.2. Trình độ khoa học- công nghệ Có thể nói, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là nhân tố giữ vai trò quyết định trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp
  • 21. 18 hoá, hiện đại hoá. Bởi lẻ, nó mở ra những triển vọng to lớn cho việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra bước đột phá về giống cây, con có năng suất, chất lượng cao, tạo ra sự phát triển cho ngành chế biến và bảo quản nông sản phẩm, nâng cao sản xuất và chất lượng để sớm có thể hòa nhập vào thị trường quốc tế. Nó cũng làm thay đổi vị trí của các ngành trong nền kinh tế quốc dân, thay đổi vai trò của nguyên liệu trong quá trình lao động, đòi hỏi phải có quan điểm mới trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Chính vì vậy, ở đâu có sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học và công nghệ thì ở đó quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế càng nhanh chóng và thuận lợi. 1.1.3.3. Lực lượng lao động Con người là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành cơ cấu kinh tế. Tuy cơ cấu kinh tế mang tính khách quan nhưng quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, phù hợp hay không phù hợp lại do sự tác động chủ quan của con người. Ví dụ: Một nước dân cư có trình độ học vấn cao, thông minh có liên quan đến việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới sản xuất, do đó thúc đẩy nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhật Bản là một ví dụ sinh động, đó là một nước hiếm tài nguyên nhưng nhờ phát huy nhân tố con người có trí tuệ nên đã nhanh chóng vươn lên ngang tầm với các nước phát triển nhất thế giới. Mặt khác, con người sống trong cộng đồng xã hội, nên phong tục tập quán và truyền thống cũng chi phối và ảnh hưởng tới nhân tố con người. Do đó, trình độ tri thức của con người và phong tục tập quán, truyền thống luôn đan xen, tác động lẫn nhau tạo ra nhân tố vừa có tác dụng thúc đẩy, vừa có tác dụng kìm hãm. ở đâu có phong tục tập quán lạc hậu thì ở đó chuyển đổi cơ cấu sản xuất không dễ diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ. Ngược lại, ở đâu tập quán, truyền thống dân tộc tiến bộ thì ở đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dễ dàng hơn.
  • 22. 19 1.1.3.4. Nhân tố chính trị và tổ chức Thực tiễn đã chứng minh đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ đều có hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Từ Đại hội VI trở về trước, theo tư duy cũ, với chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng đã tạo ra một cơ cấu kinh tế kém năng động, trì trệ, kém hiệu quả. Từ Đại hội VI đến nay, với quan điểm mới, chính sách mới đã tạo ra một bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế nói chung và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Những nhân tố mới này thực sự trở thành nhân tố chính trị và tổ chức tác động rất quan trọng đến việc hình thành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay. Tóm lại, các nhân tố nói trên có quan hệ mật thiết với nhau và đều có tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, nhất thiết phải được tính đến trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta. Tuy tác động của các nhân tố đó ở mức độ khác nhau đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng không được coi nhẹ hoặc bỏ qua một nhân tố nào. Việc chú trọng một cách hợp lý các nhân tố đó sẽ tạo nên những động lực thúc đẩy quá trình đó nhanh chóng và có hiệu quả. 1.2. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.2.1. Một số vấn đề có tính quy luật trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nghiên cứu các tư liệu về phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta, một số nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy, do đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp (đặc điểm sinh học và thời vụ) nên để bảo đảm tính ổn định và
  • 23. 20 bền vững của kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, thì quá trình phát triển phải luôn giữ vững mối quan hệ phát triển giữa các ngành kinh tế và nội bộ của ngành kinh tế nông nghiệp, đó là: tốc độ phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ phải lớn hơn tốc độ phát triển của nông nghiệp; trong nội bộ ngành nông nghiệp thì tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi cao hơn tốc độ phát triển của ngành trồng trọt; trong nội bộ ngành trồng trọt thì tốc độ phát triển của cây công nghiệp và cây ăn quả cao hơn tốc độ phát triển của cây lương thực; trong ngành chăn nuôi thì tốc độ phát triển chăn nuôi đại gia súc cao hơn tốc độ phát triển chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm. Chính vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nổi lên một số xu hướng mang tính quy luật như sau: 1.2.1.1. Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên năng suất lao động và hiệu quả thường rất thấp. Trong khi đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động, vừa làm tăng hiệu quả cho kinh tế nông thôn, nâng cao mức thu nhập và đời sống cho dân cư nông thôn. Vì vậy, thực hiện nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn phải giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành sản xuất ngoài nông nghiệp Phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa hướng vào xuất khẩu là nội dung quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, là một định hướng quan trọng mà Đảng ta xác định hiện nay. Phát triển công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ trên địa bàn nông thôn sẽ tạo điều kiện cho trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có năng suất, chất lượng cao và phát triển mạnh để phá vỡ
  • 24. 21 trạng thái khép kín, trì trệ, lạc hậu vốn có của nền nông nghiệp nhỏ ở nước ta, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tạo cơ sở cho công nghiệp phát triển. Việc phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thống sẽ cho phép mở rộng khả năng khai thác các tiềm lực kinh tế của từng địa phương và phù hợp vơi xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển ngành nghề và làng nghề sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ ở nông thôn bao gồm cả các hoạt động dịch vụ cho sản xuất (làm đất, tưới tiêu, vốn, dịch vụ đầu vào và đầu ra) và dịch vụ đời sống (cung cấp các hàng hóa công nghệ phẩm, sản phẩm văn hóa, phát triển chợ…) sẽ tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất yêu cầu của phát triển kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của dịch vụ chính là quá trình hoàn thiện sự phân công lao động xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế hàng hóa. Phát triển dịch vụ còn đáp ứng nhu cầu nâng cao mức sống của nhân dân và yêu cầu mở cửa với bên ngoài, đồng thời còn là biện pháp tạo ra nhiều việc làm trong nông thôn. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến để tạo ra giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ cho dân cư nông thôn là nhiệm vụ cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Một nền nông nghiệp đa ngành, tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm nhưng nếu không có công nghiệp chế biến thì hiệu quả cuối cùng sẽ không cao. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển, thị trường tiêu thụ của nông nghiệp được mở rộng, do đó có tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất,
  • 25. 22 trước hết là cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Nó làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển cân đối giữa lúa và màu, giữa trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ suất nông sản hàng hóa, do đó thị trường nông nghiệp sẽ được mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài. Như vậy, giảm dần tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là trực tiếp góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” ở nông thôn. 1.2.1.2. Cơ cấu lao động nông nghiệp giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng trong xã hội Kinh nghiệm của các nước trên cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chính là quá trình phân công lại lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Đối với nước ta, quá trình phân công lại lao động được tiến hành từ việc chuyển dịch một bộ phận lao động chuyên canh trồng lúa sang trồng màu và chăn nuôi, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, chuyển một bộ phận lao động sang làm các nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, không chỉ phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp mà còn phục vụ cho cả nhu cầu phát triển công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Như vậy, trong nông nghiệp, sự phân công lao động theo hướng giảm lao động trồng lúa, tăng lao động trong các nghề chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản. ở Việt Nam, tuy lực lượng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 72% nhưng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm hơn 50%, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, không thể hy vọng giải quyết số lao động dư ra ở nông thôn bằng cách chuyển sang làm dịch vụ ở các đô thị, vì số lao động dư thừa ở đô thị cũng ngày càng tăng. Vì vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phải gắn chặt với quá trình công nghiệp hoá nông thôn và hiện hiện đại hoá nông nghiệp nhằm giải quyết việc làm ngay tại chỗ.
  • 26. 23 1.2.1.3. Trong nội bộ ngành nông nghiệp giảm dần tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng dần tỷ trọng nhóm cây công nghiệp, cây ăn trái, tăng giá trị sản lượng chăn nuôi. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo xu hướng sau: - Trong nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu giá trị sản xuất giữa các loại cây trồng chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng tỷ trọng nhóm cây công nghiệp và cây ăn quả. Trong nông nghiệp xóa dần tình trạng chỉ độc canh cây lương thực, dần dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Muốn vậy, phải quy hoạch lại sản xuất, chỉ giữ một phần diện tích cần thiết cho cây lúa và một số cây màu chủ lực đảm bảo an toàn lương thực cho quốc gia, giữ một phần quỹ đất đáng kể hơn để tăng thêm loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu. Tăng cường các loại cây có giá trị thương phẩm cao. - Trong nông nghiệp, giảm lao động trồng cây lương thực, tăng lao động trong nghề chăn nuôi, trồng cây công ghiệp và cây ăn quả. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính vì xu hướng chuyển dịch giảm tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng tỷ trọng nhóm cây công nghiệp và cây ăn quả, tăng giá trị sản lượng chăn nuôi lên ngành sản xuất chính thì tất yếu sẽ chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nhiệp là giảm lao động trồng cây lương thực, tăng lao động chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Như vậy, muốn cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, không có con đường nào khác là phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay những loại cây con có năng suất thấp, giá trị thấp bằng những loại cây, con có năng suất cao, giá trị lớn, các hoạt động dịch vụ cho nông nghiệp tạo hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở thâm canh tăng năng suất,
  • 27. 24 sản phẩm có chất lượng cao, tạo ra một sự chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất đa dạng, khai thác lợi thế các vùng sinh thái, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa. 1.2.2. Những biến đổi cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2.2.1. Vị trí của nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất ra đời sớm nhất và nó tồn tại, phát triển với tư cách là một ngành sản xuất chủ yếu ở nông thôn. Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra rằng:”Người thì có hai chân. Kinh tế một nước thì có hai bộ phận chính: nông nghiệp và công nghiệp. Người không thể thiếu một chân thì nước không thể thiếu một bộ phận kinh tế” và “Nước ta là một nước nông nghiệp, cho nên hiện nay nông nghiệp là quan trọng nhất”[20, tr 77]. Rõ ràng, đối với nước ta nông nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tự bản thân nông nghiệp cũng không thể phát triển nhanh được. Vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế tùy thuộc vào trình độ phát triển của đất nước. Với tư cách là một bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, sự phát triển của nông nghiệp có quan hệ tương hỗ với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp có cơ cấu nội tại rất phức tạp, biểu hiện ở các bộ phận cấu thành hệ thống nông nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy. Sự hình thành và vận động của cơ cấu nông nghiêp phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế và tổ chức, khoa học và công nghệ, tự nhiên và xã hội… Với tiềm năng đa dạng về sinh thái, nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Song điều kiện tự nhiên nước ta cũng gây những bất lợi, khó khăn và cản trở sự phát triển bền vững của các bộ phận hợp thành nền nông nghiệp. Những khó khăn bất lợi sẽ gia tăng khi môi trường kinh tế - xã
  • 28. 25 hội, tổ chức không thích ứng, trình độ phát triển của khoa học, công nghệ còn thấp kém. Công cuộc công nghiệp hoá ở nước ta được thực hiện với điểm xuất phát rất thấp: nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất tập trung chủ yếu vào cây lương thực với cây lúa nước giữ vị trí trọng tâm, 80% dân cư và lao động sống ơ ỷnông thôn. Với việc nhanh chóng biến nước ta thành một nước công- nông nghiệp hiện đại, trong thập niên 60, chúng ta đã thực hiện công nghiệp hóa theo định hướng” Ưu tiên phát triển công nghiệp một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Sang thập niên 70, định hướng trên được điều chỉnh thành” Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Về danh nghĩa, nền nông nghiệp nước ta luôn được khẳng định có vị trí quan trọng và đòi hỏi phải được chú ý đúng mức, song trên thực tế, trí tuệ, sức lực và vốn lại được tập trung cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng. Kết quả là nước ta có một lực lượng công nghiệp nặng đáng kể, trong khi đó nông nghiệp chưa được khai thác, phát triển đúng mức, do vậy nền tảng cho sự phát triển công nghiệp không bền vững, những mất cân đối về kinh tế ngày càng trầm trọng và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc nãy sinh như thiếu ăn, thiếu việc làm ở nông thôn. Tình hình thực tế lúc bấy giờ là nông nghiệp nhìn chung phát triển chậm và bấp bênh, ở một số tỉnh thành ở miền Nam thậm chí còn diễn ra tình trạng thiếu lương thực (1978 - 1979). Thực tiễn cho thấy ngày càng rõ hơn tính bất hợp lý và kém hiệu quả của một số chính sách cơ cấu mà nước ta thực thi hơn 20 năm qua. Đầu những năm 80, quan điểm về công nghiệp hóa đã được điều chỉnh theo hướng coi nội dung chính của công nghiệp hóa là”Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” và
  • 29. 26 ”Tập trung sức người sức của vào việc thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Như vậy, nông nghiệp đã từng bước đặt vào đúng vị trí của mình: việc phát triển nông nghiệp tập trung vào thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản là bảo đảm lương thực, thực phẩm, tiến tới có lương thực dự trữ, bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng, cung cấp sản phẩm xuất khẩu. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) xác định:”Phát triển nông- lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội”. Đặc biệt, Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã”đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản…”[5, tr 86]. Đến Đại hội Đảng lần thứ IX yêu cầu:”Tăng cường sự chỉ dạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”[7, tr 92]. Và một lần nữa, Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá IX) khẳng định:”Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, gắn với chế biến,tiêu thụ…”[9, tr 90]. Như vậy, công cuộc đổi mới những năm qua cũng lấy nông thôn làm địa bàn trọng điểm và nông nghiệp làm khâu đột phá. Nước ta trong những năm gần đây, nhờ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nông nghiệp nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, trong đó sản xuất lương thực đã tạo ra những chuyển biến cho ngành và nền kinh tế. Sự phát triển của lương thực đã đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba, rồi hàng thứ hai trên thế giới sau
  • 30. 27 Thái Lan. Nước ta cũng đã giải quyết được vấn đề lương thực, nhờ đó đời sống dân cư được ổn định, tạo cơ sở thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và toàn bộ nền kinh tế. Nhưng muốn phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá không thể tách rời sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế và bộ mặt nông thôn, thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Như vậy, nông nghiệp là một ngành kinh tế cơ sở trong hệ thống các ngành của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là xuất phát điểm có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. 1.2.2.2 Những biến đổi căn bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự điều chỉnh công nghiệp hoá qua từng thời kỳ biến đổi của đất nước, biểu hiện nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò của nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân trong điều kiện lịch sử nước ta. Điều có ý nghĩa là sự điều chỉnh được xem như một sự điều chỉnh chiến lược nhằm phát triển kinh tế ở nước ta. Sự điều chỉnh được thực hiện bằng một loạt thay đổi về cơ chế quản lý, về các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách nông nghiệp ở nước ta theo đường lối đổi mới; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, ứng dụng có hiệu quả hơn những thành tựu của khoa học, công nghệ, sự hỗ trợ của nhà nước và việc tổ chức quan hệ kinh tế - kỹ thuật với các ngành kinh tế khác. - Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất Xuất phát điểm của Việt Nam là một nước thuần nông, tuy nhiên lại là đất nước giàu ngành nghề truyền thống. Đặc điểm đó cho thấy trong
  • 31. 28 quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, cần và có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giải phóng ở ngành nông nghiệp có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao là công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề. Kinh nghiệm của các nước châu á như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan…cho thấy: khi tiến hành công nghiệp hoá nhất thiết phải xây dựng chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng tiến bộ. Bảng 1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (Đơn vị%) Năm 1990 1995 1996 1997 1998 19991 2000 Toàn ngành 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 82.5 82,4 84,8 84,6 84,5 81,8 80,7 Lâm nghiệp 6,6 5,0 6,5 5,5 5,5 4,1 4,2 Thuỷ sản 10,0 12,0 9,2 9,0 10,0 13,8 15,1 Nguồn: Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm trong toàn ngành, nhưng vẫn còn ở mức cao (trên 80%), tỷ trọng thuỷ sản tăng liên tục và mạnh, phản ánh sự chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng lâm nghiệp giảm, điều đó phản ánh tình trạng khai thác rừng bừa bãi trong phạm vi cả nước. Sau 15 năm đổi mới, cơ cấu giá trị giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ chưa có sự thay đổi đáng kể, về cơ bản vẫn là cơ cấu truyền thống của ngành nông nghiệp. Bảng 2: Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp Giá cố định năm 1994- đơn vị %) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1986 100 80.2 16,7 3,1 1990 100 80,2 16,6 3,2 1995 100 80,4 16,6 3,0 1996 100 80,5 16,6 2,9 1997 100 80,5 16,7 2,8 1998 100 80,4 16,9 2,7 1999 100 80,6 16,8 2,6 Nguồn: Số liệu thống kê nông-lâm-thuỷ sản VN, 1975-2000, NXB Thống kê 2000.
  • 32. 29 Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng tăng, tỷ trọng chăn nuôi tăng không đáng kể, còn tỷ trọng dịch vụ giảm 0,5%. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành này chưa phản ánh rõ ràng trong đổi mới ngành nông nghiệp, chăn nuôi và hoạt động dịch vụ vẫn còn hạn chế. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Từ đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề trên địa bàn nông thôn đã được khởi động, nhất là những vùng nông thôn ven đô thị, ven khu công nghiệp và các vùng có nhiều ngành nghề truyền thống, vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung. Cơ cấu kinh tế nông thôn theo giá trị sản xuất cũng chuyển dịch theo hướng: Tỷ trọng nông nghiệp - phi nông nghiệp từ 57% và 43% đến 35% và 65%. - Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất nói riêng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm số lượng tuyệt đối và tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng số lượng và tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam có nét đặc thù riêng so với các nước, đó là: trong khi các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản thực hiện cơ khí hoá nhằm giải phóng lao động nông nghiệp để cung cấp lao động cho ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác, thì ở Việt Nam giảm lao động nông nghiệp để cung cấp lao động cho công nghiệp và dịch vụ ngay tại địa bàn nông thôn, tạo việc làm cho dân cư nông thôn. Việt Nam là đất nước mà ngành công nghiệp chưa phát triển, khi cơ giới hoá tạo ra năng suất lao động cao trong nông nghiệp làm tăng trình trạng thất nghiệp, do vậy sự phát triển các ngành nghề nông thôn đã thực sự thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
  • 33. 30 động nông thôn tăng, nông nghiệp sang công nghiệp với tốc độ từ 1- 1,5%/năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm từ 80% năm 1994 xuống 70% năm 2001, lao động phi nông nghiệp tăng từ 20 lên 30%. Sự chuyển dịch lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, xét về mặt chất lượng còn nhiều hạn chế. Lực lượng lao động có trình độ văn hoá cao cho đến nay vẫn chỉ tập trung ở ngành y tế, giáo dục, quản lý kinh tế trong công nghiệp…, còn trong nông, lâm, ngư nghiệp rất hạn chế. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu lao động hướng tới tăng dần tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng còn chậm. Tình hình trên một mặt do hạn chế trong đào tạo, mặt khác do nông nghiệp và nông thôn chưa có chính sách phù hợp khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. - Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng Cho tới cuối những năm 80 của thế kỷ XX, nền sản xuất nông nghiệp nước ta lấy tự cấp tự túc làm mục tiêu chính với cơ chế kế hoạch hoá tập trung trói buộc đã trở nên sa sút. Nghị quyết 10 của Ban Chấp hành trung ương Đảng đã chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Trên 10 triệu hộ nông dân với 25 triệu lao động nông nghiệp đã thực sự phát huy được tiềm năng to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam hơn 10 năm liên tiếp được mùa lớn, sản lượng lương thực tăng liên tục từ 21,5 triệu tấn lên 35,6 triệu tấn (năm 2001), sản lượng thuỷ sản, sản lượng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả và sản lượng chăn nuôi cũng tăng cao. Sự tăng nhanh sản lượng và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất và tạo ra một khối lượng nông sản hàng hoá lớn trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng nông sản hàng hoá trong những năm gần đây đã chiếm hơn
  • 34. 31 40% sản lượng nông nghiệp nói chung. Nhiều loại nông sản có khối lượng và tỷ trọng hàng hoá cao như lương thực (50% là hàng hoá, trong đó 20% là hàng hoá xuất khẩu), các loại cây công nghiệp, phần lớn sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nổi bật là xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hoá. Nhìn chung, công nghiệp nông thôn còn phân tán, qui mô còn nhỏ, phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp cả về vốn, lao động và thị trường. Công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, chưa phát huy được các lợi thế về lao động, nguyên liệu và sự khéo léo về tay nghề và thị trường rộng lớn ở nông thôn. Đặc biệt các dịch vụ cấp thiết đối với nông dân như dịch vụ về khoa học kỹ thuật, về tư vấn kinh doanh, về thị trường…chưa được chú ý đúng mức. Tóm lại, nông nghiệp là ngành kinh tế cơ sở trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân. Sự phát triển của nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là xuất phát điểm có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. Tuy nhiên, “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn còn chậm, mang nặng tính tự phát, thiếu bền vững. Nhiều vấn đề trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân chậm được giải quyết” [9, tr 27]. Tuy không thể làm giàu bằng nông nghiệp, nhưng những chuyển biến tích cực của nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho những bước phát triển mạnh hơn trong tương lai.
  • 35. 32 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở BẾN TRE 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Bến Tre là một trong các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có toạ độ địa lý từ 9048’ đến 10020’ vĩ độ Bắc và 105057’ kinh độ đông. Tỉnh Bến Tre là một vùng đất thấp được bồi lắng qua nhiều thế kỷ bởi bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên), hình thành nên ba dãy cu ứlao: Cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt mà cán quạt nằm ở phía thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như những nan quạt xoè rộng ra ở phía Đông. Phía Bắc của Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài hơn 65km. Diện tích tự nhiên vùng đất liền của tỉnh Bến Tre là 2.287km2 (chiếm 0,68% diện tích cả nước và 5,68% diện tích đồng bằng sông Cửu Long) và vùng lãnh hải khoảng 20.000km2. Địa hình tỉnh Bến Tre tương đối bằng phẳng, nơi cao nhất không quá 5 mét, thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và ra biển, trong đó địa hình có độ cao từ 1-2 mét chiếm trên 90% diện tích, toàn tỉnh ngập nước một phần khi có triều cường từ tháng 9 đến tháng 12. - Về đất đai của tỉnh Bến Tre gồm nhiều loại được phân làm bốn nhóm chính:
  • 36. 33 + Nhóm đất phù sa: diện tích 68.097 ha (chiếm 30% diện tích toàn tỉnh) nằm trên khu vực phía Tây. + Nhóm đất phù sa nhiễm mặn (từ lợ đến mặn): diện tích 94.881 ha (chiếm 41,8% diện tích toàn tỉnh) đã và đang được cải tạo cho nhiều mục đích sử dụng; từ trồng lúa, các cây công nghiệp như mía, dừa, cây ăn trái đến làm muối, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng. + Nhóm đất phèn: diện tích 3134 ha (chiếm 1,3% diện tích toàn tỉnh) đang được cải tạo để trồng lúa. + Nhóm đất giồng cát: diện tích 12.250 ha (chiếm 5,4% diện tích toàn tỉnh) thích hợp cho trồng rau màu, các loại cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày và là nơi tập trung dân cư. Gần đây do việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống thoát nước ra biển, nước mặn đã lấn sâu vào đất liền, thu hẹp đáng kể vùng ngọt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất và nước, đặc biệt là hệ thực vật, làm biến động các hệ sinh thái của tỉnh Bến Tre. Tóm lại, thời gian qua quỹ đất của Bến Tre được sử dụng khá triệt để. Đáng chú ý là quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây công nghiệp và cây ăn quả, cũng như quá trình gia tăng các loại đất lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và đất thuỷ lợi. Sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất những năm qua khá cao (22%) và được đánh giá là đúng hướng. Nó đã có tác động tích cực lên gia tăng giá trị và cơ cấu sản xuất của khu vực I (ngành sản xuất nông nghiệp). Tuy nhiên, quỹ đất dành cho cơ sở hạ tầng và các công trình dân dụng còn thấp, chưa đáp ứng những yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội Bến Tre. - Về khí hậu: Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân 27,3 độ C; độ ẩm bình quân 81- 82%; lượng mưa hàng năm trung
  • 37. 34 bình từ 1264mm đến 1498,2mm. ở Bến Tre phân bố thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12- 04. - Sông ngòi của tỉnh Bến Tre chằng chịt gồm 4 nhánh sông lớn (sông Tiền dài 90km, sông Ba Lai dài 70km, sông Hàm Luông dài 72km và sông Cổ Chiên dài 87km) và có nhiều kênh rạch nối các con sông lại với nhau. Thuỷ triều ở Bến Tre lên xuống mỗi ngày hai lần, mỗi tháng có 2 kỳ triều cường, đỉnh triều cường cao nhất vào tháng 10 đến tháng 12. Bến Tre bị nước mặn xâm nhập nghiêm trọng nhất vào mùa khô, độ mặn biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng của thuỷ triều, gió và lượng nước nguồn đổ về. Trong những năm gần đây, nước mặn xâm nhập sâu hơn, đây là vấn đề bức xúc cho sản xuất và đời sống. Theo đánh giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre:”Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa và nền nhiệt cao, ổn định quanh năm, ít bão. Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây, tình hình khí hậu thuỷ văn diễn biến khá phức tạp, tạo nên tình trạng ngập lũ, bão lốc, xâm nhập mặn sâu và rộng trên hầu hết các địa bàn”[35]. - Về vị trí địa lý kinh tế, Bến Tre có nhiều thuận lợi trong giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội sắp tới. Với một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trong sản xuất nông nghiệp, vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định cho việc đầu tư sản xuất. Bến Tre là tỉnh nằm trong một vòng cung các địa bàn và trung tâm phát triển: Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy có khó khăn về đường bộ, song đường thuỷ nối Bến Tre với các trung tâm này khá thuận lợi. Hiện nay, nhiều tuyến đường bộ được dự định nối Bến Tre với các tỉnh lân cận, một số cảng trung chuyển đường thuỷ đang được đầu tư mới và nâng cấp theo hướng hiện đại; cầu Rạch Miễu đã khởi công xây dựng, cầu Hàm Luông đang có kế hoạch thi công sẽ nối liền các dãy cù lao của Bến Tre và các tỉnh lân cận. Vài năm tới đây, sự
  • 38. 35 giao lưu thông suốt về đường bộ và thuỷ giữa Bến Tre với các tỉnh khác sẽ tạo cho Bến Tre một lợi thế về vị trí quan trọng giao thông đường bộ, đường thuỷ từ đồng bằng sông Cửu Long đi miền Đông Nam bộ và ngược lại. Với giao thông đường biển, đường sông và hệ thống kênh, rạch chằng chịt, liên thông với nhau, Bế Tre có thể phát triển mạnh mẽ các ngành vận tải thuỷ, dịch vụ đường thuỷ và cơ hội phát triển cho những ngành này sẽ càng lớn khi nền kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam bộ phát triển. - Về tài nguyên thiên nhiên của Bến Tre cũng rất đa dạng và phong phú (đất đai, sông nước, các hệ sinh thái cửa sông ven biển…) thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là phát triển nuôi trồng thuỷ sản và đang là tỉnh trọng điểm cây ăn quả của đồng bằng sông Cửu Long. Đó là những lợi thế tuyệt đối không chỉ trước mắt mà còn có tính chất lâu dài, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và cả cho xuất khẩu, tạo nền tảng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ đi kèm. Bên cạnh đó, cảnh quan, sông nước- côn bãi và các di tích lịch sử văn hoá tạo nên một vành đai môi trường và sinh thái thuận lợi cho việc phát triển các tuyến và điểm du lịch, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Với điều kiện tự nhiên như trên, Bến Tre một mặt thích hợp cho sản xuât nông nghiệp, lưu thông thuận tiện bằng đường thuỷ…nhưng mặt khác, tạo không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống; do diện tích đất nhiễm mặn lớn vào mùa khô và cách trở lưu thông bằng đường bộ, khó thu hút đầu tư quốc tế và kể cả trong nước. Để đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bến Tre muốn phát triển kịp các tỉnh lân cận cần phải nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tạo môi trường, phát triển ngành nghề thích hợp với điều kiện tự nhiên. 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
  • 39. 36 - Về lĩnh vực kinh tế: Trong những năm qua, tình hình kinh tế của Bến Tre tuy có bước phát triển, nhưng nhìn chung “Nền kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ chậm” [11, tr 40]. Số liệu thống kê cho thấy GDP của tỉnh ở khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) năm 2000 đạt 4.020,366 tỷ đồng, chiếm 67,67% tổng sản phẩm của tỉnh, năm 2001 đạt 4.252,372 tỷ đồng, chiếm 66,65% và năm 2002 đạt 4.635,444 tỷ đồng, chiếm 64,63% và năm 2003 đạt 4.906,646 tỷ đồng, chiếm 62,59%. ở khu vực II (Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng) năm 2000 đạt 1.853,267 tỷ đồng, chiếm 12,09% tổng sản phẩm của tỉnh; năm 2001 đạt 2.084,475 tỷ đồng, chiếm 12,83%; năm 2002 đạt 2.381,919 tỷ đồng, chiếm 13,72% và năm 2003 đạt 2.761,093 tỷ đồng, chiếm 14,52%. ở khu vực III (Dịch vụ) năm 2000 đạt 1.296,357 tỷ đồng, chiếm 20,23% tổng sản phẩm của tỉnh; năm 2001 đạt 1.407,791 tỷ đồng, chiếm 20,51%; năm 2002 đạt 1.555,670 tỷ đồng, chiếm 21,66% và năm 2003 đạt 1.742,713 tỷ đồng, đạt chiếm 22,89% [25, tr 12]. Tốc độ tăng trưởng của khu vực I (theo giá trị thị trường giá so sánh năm 1994) năm 2000 là 6,04%, năm 2001 là 5,77%, năm 2002 là 9,01% và năm 2003 là 5,85%. Tốc độ tăng trưởng của khu vực II năm 2000 là 8,15%, năm 2001 là 12,48%, năm 2002 là 14,27% và năm 2003 là 15,90%. Tốc độ tăng trưởng của khu vực III năm 2000 là 6,24%, năm 2001 là 8,60%, năm 2002 là 10,50% và năm 2003 là 12,02% [12, tr 2]. Về cơ cấu ngành nghề, Bến Tre bị hạn chế về địa lý lãnh thổ nên ít bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng kinh tế trong vùng và các tỉnh lân cận. Do đó, mức độ đa dạng hoá ngành nghề sản xuất còn thấp, chủ yếu phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như khai thác và chế biến nông- thuỷ sản, vì vậy, nền kinh tế của Bến Tre đang đứng trước những khó khăn thách thức như:
  • 40. 37 + Những tồn tại yếu kém của nền kinh tế chưa khắc phục được trong nhiều năm qua vẫn còn rất nặng nề, trình độ phát triển của tỉnh còn rất thấp, qui mô sản xuất còn nhỏ bé. + Trình độ công nghệ trong các ngành kinh tế còn lạc hậu, vấn đề đổi mới thiết bị, công nghệ triển khai rất chậm. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi, trong khi đó, những điều kiện để chặn đà giảm sút và tạo bước đi lên cho những năm sau còn hạn chế. + Những vấn đề bức xúc đặt ra trong lĩnh vực xã hội ngày càng gay gắt, nổi lên là vấn đề giải quyết việc làm, một bộ phận đời sống dân cư ở vùng nông thôn vẫn còn khó khăn, tiêu thụ sản phẩm sản xuất của nông dân không ổn định, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng làm hạn chế động lực phát triển kinh tế. + Năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của bộ máy các cấp chưa đồng bộ và chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu của sự phát triển. + Bên cạnh đó, các tỉnh trong khu vực có điều kiện thuận lợi hơn tỉnh Bến Tre trong việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu, trong khi đó ở Bến Tre sản phẩm hàng hoá và môi trường thu hút vốn đầu tư đã yếu kém, sẽ càng khó khăn hơn trong bối cảnh mới. - Về lĩnh vực xã hội: Những năm gần đây, đời sống dân cư bước đầu được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ khá và giàu có tăng, số hộ nghèo còn nhiều. Theo số liệu thống kê, năm 2000 Bến Tre có 43.063 hộ nghèo, chiếm 14,27% số hộ của tỉnh, năm 2001 có 43.299 hộ chiếm 11,26% số hộ, năm 2002 có 27.234 hộ chiếm 8,96% số hộ và năm 2003 có 22.718 hộ chiếm 7,46% số hộ[12, tr 29].
  • 41. 38 Như vậy, qua số liệu trên, số hộ nghèo từng bước được kéo lùi, nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao (7,46%). Điều đó chỉ rõ đời sống khó khăn của một bộ phận dân cư khá đông, mặc dù một năm qua có giảm, nhưng vẫn còn cao hơn trước đó. ở Bến Tre, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung, “Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng kịp thời với những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, việc giáo dục đạo đức, pháp luật và thể chất trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức; lượng đào tạo, thu hút nhân tài còn hạn hẹp” [11, tr 19].. Trong đó, nổi lên các vấn đề như: việc đào tạo và sử dụng người được đào tạo chưa thích hợp và cân đối giữa các ngành nghề; sự mất cân đối giữa các bậc và các ngành đào tạo, phần lớn tập trung ở 3 nhóm: kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, còn các mũi nhọn của tỉnh như nông học, chế biến nông - thuỷ - hải sản rất ít. Mặt khác, khi tốt nghiệp xong, các em trở về tỉnh không nhiều, dẫn đến không ổn định trong quy hoạch đào tạo, nhất la ứcán bộ đầu đàn của các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tất cả những điều nói trên, đòi hỏi Bến Tre cần có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, để đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành nghề của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Tóm lại, những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội tạo nên những nét đặc thù cho việc biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự phân công lại lao động của tỉnh Bến Tre hiện nay. Việc phát triển kinh tế- xã hội ở một vùng đất có nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít khó khăn, hiệu quả khai
  • 42. 39 thác và sử dụng còn thấp, đời sống của nhân dân còn nghèo, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống thấp kém. Trước xu thế tất yếu và đòi hỏi cần phải nhanh chóng thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và nông thôn nhằm góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 2.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre 2.1.2.1.Tình hình về sản xuất nông nghiệp Cùng nằm ở châu thổ sông Cửu Long, nhưng so với các tỉnh khác trong vùng. Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích đất đai ít nhất, diện tích mặt nước và chiều dài sông rạch nhiều nhất, đất nông nghiệp bình quân cho đầu người cũng thuộc loại thấp nhất. Dưới đây là bảng so sánh diện tích đất canh tác của Bến Tre với đồng bằng sông Cửu Long: Bảng 3: Diện tích Bến Tre ĐBSCL Diện tích tự nhiên (ha) 228.715 3.965.314 Diện tích đất nông nghiệp (ha) 162.490 2.912.174 Diện tích đất trồng lúa (ha) 56.129 2.062.684 Diện tích sông rạch (ha) 37.462 210.720 So sánh diện tích bình quân đầu người: Bảng 4: Diện tích Bến Tre ĐBSCL Cả nƣớc Đất nông nghiệp Đất trồng lúa 1247m2 431m2 1479m2 1270m2 1168m2 585m2 Là một tỉnh nằm trong vựa lúa châu thổ sông Cửu Long, nhưng Bến Tre vẫn là một tỉnh thiếu lương thực. Trước giải phóng, hàng năm tỉnh cũng phải nhập thêm khoảng 7 vạn tấn gạo. Một bài toán đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Bến Tre là trong điều kiện đất hẹp, người đông, tốc độ tăng dân số chưa
  • 43. 40 giảm được bao nhiêu, trong thời gian trước mắt phải làm gì để giải quyết đủ cái ăn, cải thiện đời sống nhân dân và góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cần phải có một cơ cấu như thế nào, một phương hướng phát triển kinh tế năng động phù hợp với điều kiện cụ thể của Bến Tre? Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, Bến Tre cũng đã xác định được mục tiêu phấn đấu của mình là lấy nông nghiệp phát triển toàn diện làm cơ sở, đẩy nhanh việc mở rộng diện tích, tăng năng suất lao động, kiên quyết duy trì, giữ vững diện tích dừa, cây ăn quả, đồng thời phát triển chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp, gắn nông nghiệp với công nghiệp và thủ công nghiệp, ra sức phát triển thuỷ lợi, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đưa sản xuất đi vào chiều sâu, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế ngày càng cao trên mãnh đất tương đối hẹp của mình. Qua 10 năm phấn đấu gian khổ (1975 - 1985) nông nghiệp Bến Tre đã đạt được những thành quả khá cơ bản, trong khi đó dân số bình quân tăng mỗi năm 25.000 người. Diện tích trồng lúa từ 60.000 ha đã tăng lên 90.000 ha. Nhờ đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, áp dụng biện pháp kỹ thuật, đưa giống mới vào nên đã tăng sản lượng từ 180.000 tấn lên 392.075 tấn, gấp 2,5lần (năm2002). Bình quân lương thực tính theo đầu người tăng từ 260 kg lên 380 kg. Đến năm 1985, Bến Tre không những giải quyết về cơ bản vấn đề lương thực cho hơn một triệu dân trong tỉnh , mà còn đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước. Sản lượng năm sau cao hơn năm trước, trong khi diện tích canh tác lúa không tăng mà có xu hướng giảm. Do dân số phát triển, đất thổ cư và vườn ngày càng mở rộng, lấn sang đất trồng lúa. Vấn đề đặt ra là không phải tìm cách ngăn chặn mà có biện pháp hợp lý để hướng dẫn sự phát triển đó đi vào qui hoạch, đúng hướng. Tuy phải phấn đấu cao nhất để giải quyết vấn đề lương thực, nhưng con đường phát triển lâu dài và cơ bản nhất không phải chỉ nhằm vào cây lúa,
  • 44. 41 mà phải chú ý đầu tư vào các cây công nghiệp, cây ăn quả vốn là thế mạnh của tỉnh nhà. Đề án quy hoạch, phát triển các vùng chuyên canh phù hợp với lợi thế các loại cây trồng và vật nuôi mang lại hiệu quả cao, có thể tạo được sản lượng hàng hoá để tiêu thụ trên thị trường cả trong và ngoài nước, cùng với đề án quy hoạch phát triển kinh tế, kết hợp lâm nghiệp và ngư nghiệp của Bến Tre, trong mối tương tác qua lại đã tạo nên một bước phát triển mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trước hết là cây lúa: Từ định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, với mục tiêu nhằm ổn định lương thực của địa phương mặc dù diện tích lúa liên tục giảm từ 90.000 ha năm 1985 đến năm 2003 chỉ còn khoảng 50.000 ha. So với năm 2000, đất lúa giảm từ 35% xuống còn 34%, nhưng hệ số vòng quay của đất tăng lên 1,8 lần với hơn 20.000 ha lúa 3 vụ, 20.000 ha lúa 2 vụ. Sản lượng lúa tăng từ 356.446 tấn năm 1996 lên 392.000 tấn năm 2003. Các cánh đồng lúa đặc sản xuất khẩu với các giống lúa thơm đã bắt đầu được hình thành tại các huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại. Cây dừa: Tuy diện tích có giảm từ 40.000 ha đến năm 2003 chỉ còn 35.100 ha, nhưng năng suất vẫn tăng đều hàng năm, từ 120 triệu quả lên 231,66 triệu quả năm 2000 và 210 triệu quả năm 2003, trong đó việc cải tiến giống mới tuy có phần chậm, nhưng kỹ thuật canh tác đã tiến bộ nhiều. Hầu hết vườn dừa đã được bón phân, kết hợp với bồi bùn hàng năm. Phong trào cải tạo, tỉa thưa và thâm canh dừa đã được phát triển và nhân rộng. Việc kết hợp trồng xen, nuôi xen tôm cá dưới mương vườn đã dần dần phổ biến và hiệu quả của vườn dừa thực tế đã được nâng lên từ 1,2 cho đến 1,5 lần, thậm chí có nơi đã tăng lên gấp đôi so với lối độc canh trước đây. Đặc biệt là phong trào thâm canh, cải tạo vườn dừa, hầu hết nông dân đã có sự chú ý, chọn lọc kỹ về