SlideShare a Scribd company logo
1 of 184
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN THƯ
c¸c tØnh ñy ë ®ång b»ng s«ng hång l·nh ®¹o
ph¸t triÓn v¨n hãa - x· héi trong giai ®o¹n hiÖn nay
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN THƯ
c¸c tØnh ñy ë ®ång b»ng s«ng hång l·nh ®¹o
ph¸t triÓn v¨n hãa - x· héi trong giai ®o¹n hiÖn nay
Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 62 31 23 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGÔ HUY TIẾP
2. TS. LÂM QUỐC TUẤN
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Văn Thư
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5
1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước 6
1.3. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục phải giải quyết 15
Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ
YẾU VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 17
2.1. Khái quát về các tỉnh đồng bằng sông Hồng và phát triển văn hoá - xã hội
ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay 17
2.2. Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội
hiện nay - khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo 54
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ - XÃ HỘI VÀ CÁC
TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA - XÃ HỘI HIỆN NAY - NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 71
3.1. Thực trạng phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng
hiện nay 71
3.2. Các tỉnh uỷ đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội,
thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 101
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2025 122
4.1. Những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của
Tỉnh uỷ đối với phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông
Hồng đến năm 2025 122
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ đối với
phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 133
KẾT LUẬN 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 168
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
HĐND : Hội đồng nhân dân
KH&CN : Khoa học và Công nghệ
KHCN : Khoa học công nghệ
Nxb : Nhà xuất bản
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với lãnh đạo chính trị và lãnh đạo các lĩnh vực trọng yếu của đời sống
xã hội như kinh tế, quốc phòng, an ninh,… lãnh đạo văn hóa - xã hội là vấn đề được
đặt ra từ rất sớm, ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng giải phóng dân tộc.
Phát triển văn hoá - xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp
cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng
đối với phát triển văn hóa - xã hội là đòi hỏi khách quan, có ý nghĩa chính trị quan
trọng, quyết định đối với sự phát triển văn hóa - xã hội của đất nước, nhằm thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Là khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm, các tỉnh đồng bằng sông Hồng
(ĐBSH) rất giàu tiềm năng, thế mạnh để phát triển về mọi mặt, không chỉ của vùng,
mà còn là động lực và cực tăng trưởng cho toàn miền Bắc và cả nước. Dự báo đến
năm 2020, khu vực các tỉnh ĐBSH, một mặt phải bảo đảm an ninh lương thực cho
vùng, và theo quy hoach, cùng với đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo an ninh
lương thực cho cả nước. Mặt khác, các tỉnh ĐBSH sẽ tiếp tục chuyển đổi hàng chục
vạn ha đất nông nghiệp mầu mỡ sang mục đích sử dụng khác; lúc đó diện tích đô
thị, công nghiệp, thương mại - dịch vụ trên địa bàn sẽ chiếm tỷ lệ khá lớn diện tích
tự nhiên của các tỉnh trong vùng. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng tất yếu sẽ tạo ra những biến đổi
căn bản ở một vùng nông thôn rộng lớn, từ một vùng kinh tế lấy sản xuất nông
nghiệp, ở nông thôn, do người nông thực hiện là chủ yếu, sẽ chuyển dần sang nền
kinh tế nông nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, phát triển nhanh các
thành phố công nghiệp, thương mại - dịch vụ thuộc tỉnh. Để thích ứng với sự phát
triển khách quan đó, thực tiễn đang đặt ra cho các đảng bộ, chính quyền các tỉnh
ĐBSH những nhiệm vụ to lớn phải giải quyết là nâng cao chất lượng giáo dục - đào
tạo, phát triển khoa học - công nghệ, chăm sóc sức khỏe và đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo và bài trừ các tệ nạn xã hội… Nếu không
2
giải quyết tốt những nhiệm vụ này, sẽ không chỉ làm chậm quá trình phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn, mà còn cản trở quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng là cơ quan lãnh đạo của các đảng bộ
tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội ở địa phương.
Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, đời sống kinh tế, văn
hoá - xã hội ở các địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ, các lĩnh vực giáo
dục, khoa học - công nghệ y tế, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội… đã đạt được
những kết quả rất quan trọng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với phát triển văn hóa - xã hội
vẫn còn những mặt yếu kém, khuyết điểm đang đặt ra cần phải giải quyết, như
kinh tế có bước phát triển nhanh và mạnh, nhưng văn hoá - xã hội chưa phát triển
tương xứng, thậm chí có những bước thụt lùi như: phân hoá giàu nghèo ngày càng
lớn, gia tăng nhanh các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và tai nạn lao động; mê
tín, dị đoan, buôn thần, bán thánh; thương mại hoá các hoạt động văn hoá tâm
linh…Về phía lãnh đạo, có những cấp ủy đảng chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc các
nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với phát triển văn hoá - xã hội, còn
biểu hiện buông lỏng lãnh đạo, khoán trắng một số nội dung lãnh đạo quan trọng
cho các đơn vị chuyên môn; chưa thường xuyên coi trọng việc sơ kết, tổng kết, rút
kinh nghiệm… Những yếu kém đó đã hạn chế năng lực lãnh đạo của tỉnh ủy, làm
chậm quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa - xã hội trên địa bàn rộng
lớn và hết sức quan trọng này. Song, sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ đối với phát triển
văn hoá - xã hội là vấn đề rất mới và rất khó, cả trên phương diện lý luận và thực
tiễn. Trước yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, tôi chọn đề tài “Các tỉnh ủy ở đồng
bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội trong giai đoạn hiện nay”
làm luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam, với mong muốn luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải
pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của các tỉnh uỷ ĐBSH đối với phát
triển văn hoá - xã hội hiện nay.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng
sông Hồng đối với phát triển văn hóa - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
Tỉnh ủy đối với lĩnh vực hết sức quan trọng này
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của phát triển văn hóa - xã hội và
những vấn đề có liên quan đến phát triển văn hóa - xã hội của các tỉnh ở đồng bằng
sông Hồng giai đoạn hiện nay.
- Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò lãnh đạo của các tỉnh ủy
đối với phát văn hóa - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển văn hóa - xã hội và sự lãnh đạo của
các tỉnh ủy đối với phát triển văn hoa - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện
nay, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn.
- Xác định những nhân tố tác động, phương hướng và những giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đồng bằng sông Hồng đối với
phát triển văn hoa - xã hội giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là: các tỉnh ủy ở đồng bằng sông
Hồng lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, khảo sát, đánh giá sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với
phát triển văn hóa - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm 2005 đến nay;
phương hướng và những giải pháp của đề tài có giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về sự lãnh đạo của Đảng đối với các
4
lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nói chung, đối với phát triển văn hóa - xã hội
nói riêng.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Qúa trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển văn hóa - xã hội
của các tỉnh ủy các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm 2005 đến nay, với tất cả
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo của
các tỉnh ủy trong thời gian vừa qua.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành:
lôgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê, so sánh; tổng kết thực tiễn và
phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy ĐBSH
đối với phát triển văn hóa - xã hội ở địa phương giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
các tỉnh ủy ĐBSH đối với phát triển văn hóa - xã hội ở địa phương đến năm 2025.
6. Ý nghĩa và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh
ủy, các ban thường vụ tỉnh ủy trong cả nước, nhất là ở các tỉnh ĐBSH trong lãnh
đạo, chỉ đạo và tổ chức phát triển văn hóa - xã hội giai đoạn hiện nay.
- Luận án cũng có thể làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và
đào tạo ở các trường chính trị và cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã
công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
4 chương, 9 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển văn hoá
- Đề cương quy hoạch phát triển văn hoá Trung Quốc, Tài liệu dịch - Viện
Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện khoa học xã hội và Nhân văn Việt Nam, lưu
hành nội bộ [49]. Đây là tài liệu quan trọng trình bày tổng thể mục tiêu phát triển
văn hoá của Trung Quốc "năm năm lần thứ 11".
Đề cương quy hoạch phát triển văn hoá Trung Quốc thể hiện những tư tưởng
cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc về đường hướng phát triển văn hoá mang
đặc sắc Trung Quốc thời kỳ hiện nay, trong đó nhấn mạnh phát triển toàn diện, lấy
thị trường trong nước, ngoài nước làm động lực thúc đẩy các ngành văn hoá phát
triển. Văn hoá hướng vào phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân trên con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Những mục tiêu, nhiệm vụ mà đề cương này nêu lên đã gợi
ý cho tác giả luận án suy nghĩ về những nội dung phát triển văn hoá - xã hội các
tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay.
- Phăn đuông chít vông sa, Công tác lý luận của Đảng nhân dân cách mạng
Lào trong thời kỳ mới [51]. Nội dung luận án bàn về công tác lý luận của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào thời kỳ mới, trong đó đáng chú ý là luận án đã trình bày
những nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác lý luận, một
lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp. Tác giả nêu 4 nội dung và 4 phương thức lãnh đạo
của Đảng. Nội dung của đề tài có tác dụng tham khảo tốt cho NCS tìm hiểu, nghiên
cứu về nội dung, phương thức lãn đạo của các Tỉnh uỷ ĐBSH lãnh đạo phát triển
văn hoá - xã hội hiện nay.
- Lưu Vân Sơn, Tìm tòi thực tiễn và tư duy lý luận xây dựng văn hóa xã hội
chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc [66]. Tạp chí Cộng sản Số 17 (209) năm 2010 (phát
biểu của đồng chí Lưu Vân Sơn tại Hội thảo lần này với chủ đề "Ðẩy mạnh xây
dựng văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế" giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam và Ðảng Cộng sản Trung Quốc).
6
Theo tác giả, trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường XHCN, văn hóa
được thể hiện bằng hai hình thái là sự nghiệp và ngành nghề; mục đích căn bản của
phát triển văn hóa là vì dân, sức mạnh phải dựa vào dân, đẩy mạnh xây dựng văn
hóa xã hội chủ nghĩa cần phải kiên trì lấy con người làm gốc, hướng tới quần
chúng, đáp ứng tối đa nhu cầu văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân.
- Phitstamay bounvilay, Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở một số quốc gia và bài học cho thành phố Viêng chăn, (Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào) [53, tr.62-66]. Bài nghiên cứu tổng thuật những kinh nghiệm giáo dục đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, quản trị và thu hút tài năng khoa học công nghệ của
các quốc gia phát triển ở Châu Á như Nhật bản, Hàn Quốc, Sinhgapore, Thái Lan.
Bài báo giúp nghiên cứu sinh nhìn rõ hơn công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực
và bồi dưỡng nhân tài ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển xã hội
- Khăm bay ma la sinh, Thực trạng đói nghèo trong các hộ gia đình ở nông
thôn tỉnh Chăm Pa Sắc, kiến nghị về chính sách, giải pháp [36], tác giả luận văn đã
trình bày hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách xã hội của Đảng và Nhà
nước, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào làm cơ sở nghiên cứu vấn đề đói,
nghèo trong các gia đình ở nông thôn tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay. Tác giả luận văn
đã có những đánh giá khá công phu về thực trạng đói nghèo ở tỉnh Chăm Pa Sắc,
chỉ rõ quy mô, mức độ đói, nghèo và nguyên nhân đói, nghèo của địa phương. Tác
giả luận văn đưa ra một số kiến nghị về chính sách và các giải pháp xoá đói, giảm
nghèo cho địa phương. Kết quả nghiên cứu của tác giả góp một gợi ý tốt suy nghĩ
về thực trạng nghèo ở các tỉnh ĐBSH nước ta hiện nay, đồng thời góp nhận thức rõ
hơn về khái niệm phát triển xã hội ở các tỉnh ĐBSH.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về văn hoá và Đảng lãnh đạo phát
triển văn hoá
1.2.1.1. Những công trình nghiên cứu về văn hoá
- Sách tham khảo, Vai trò của văn hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá -
hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, PGS.TS. Lê Quý
Đức [27]. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp bộ, do tập thể
7
các nhà khoa học Viện Văn hoá và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh thực hiện. Cuốn sách bàn về một số nội dung phát triển văn hoá ở nông thôn
ĐBSH đầu những năm 2000. Ở mỗi một nội dung phát triển văn hoá, các tác giả
làm rõ cơ sở lý luận thực trạng và giải pháp thực hiện các giải pháp đó. Những nội
dung phát triển văn hoá được đề cập trong cuốn sách được kế thừa để chọn nghiên
cứu những nội dung phát triển văn hoá - xã hội trong luận án, một nhiệm vụ quan
trọng, đối tượng lãnh đạo của các Tỉnh uỷ ĐBSH mà luận án nghiên cứu.
- Sách tham khảo, Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng
ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, TS. Ngô Văn Giá [28].
Các tác giả cuốn sách nhấn mạnh: trong công cuộc đổi mới hôm nay, sự biến
đổi mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội đã kéo theo sự biến đổi rõ rệt diện
mạo và các giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô. Vì vậy, cùng với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển văn hóa thủ đô,
văn hóa các làng ven đô là thực sự cấp thiết.
- Sách tham khảo, Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, GS.TS. Phạm Minh Hạc [29].
Cuốn sách là chương trình nghiên cứu phát triển văn hóa, con người và
nguồn nhân lực trong bối cảnh đất nước bước vào thế kỷ XXI, trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Nội dung cuốn sách tập trung trình bày kết quả
nghiên cứu chủ yếu của chương trình: Những vấn đề mang tính phương pháp luận
về văn hóa, con người, nguồn nhân lực, đời sống văn hóa và xu hướng phát triển
văn hóa ở những vùng, miền khác nhau; đặc điểm con người Việt Nam hiện nay;
thực trạng nguồn nhân lực, phương hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
của đất nước thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, v.v..
- Sách tham khảo, Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa,
PGS.TS. Phạm Duy Đức [24]. Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của văn hóa, đi
sâu tìm hiểu quan điểm của các nhà kinh điển mác-xít về xây dựng nền văn hóa xã
hội chủ nghĩa, về một số lĩnh vực cơ bản như văn hóa trong lãnh đạo chính trị; vấn
đề xây dựng con người, đạo đức và lối sống; vấn đề phát triển giáo dục - đào tạo,
8
xây dựng đội ngũ trí thức; phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật; báo chí; vấn đề
tín ngưỡng, tôn giáo,... góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
- Sách tham khảo, Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa -
một góc nhìn từ Việt Nam, GS.TS. Phạm Xuân Nam [48].
Tác giả đã đi sâu phân tích những đặc trưng, những cơ hội và thách thức; dự
báo chiều hướng phát triển của văn hóa Việt Nam đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế hiện nay, qua đó đề xuất phương châm, nguyên tắc và hệ quan
điểm định hướng cho việc thực hiện sự cam kết với tính đa dạng văn hóa, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc và tăng cường tiếp xúc, giao lưu, đối thoại giữa văn hóa
Việt Nam với các nền văn hóa khác trong thế giới đương đại. Nhưng mặt khác, quá
trình trên cũng làm nảy sinh nguy cơ ghê gớm về sự đồng nhất hóa các hệ thống giá
trị, đe dọa làm suy kiệt khả năng sáng tạo đa dạng của các nền văn hóa - nhân tố cực
kỳ quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của từng dân tộc và của
cả nhân loại.
- Sách tham khảo: Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam
25 năm đổi mới (1986-2010), PGS.TS. Phạm Duy Đức [26]. Cuốn sách được biên
soạn từ kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học trọng điểm cấp Nhà nước Mã số
KX04.13/06-10. Nội dung cuốn sách phản ánh thực trạng văn hóa Việt Nam qua 25
năm đổi mới, chỉ ra những thành tựu quan trọng, đồng thời vạch ra những mặt yếu
kém, hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị để xây dựng và
phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm tiếp theo. Cuốn sách tập trung nêu
lên một số giải pháp chủ yếu để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc
xây dựng con người và phát triển văn hóa trong thời gian tới.
- Đề tài khoa học cấp bộ, Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Những vấn đề phương pháp luận (2010), PGS.TS Phạm Duy Đức [25]. Các tác giả
của đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-
2020 ở những lĩnh vực cơ bản của đời sống văn hóa dân tộc như: phát triển con
người, phát triển môi trường văn hóa cùng với các lĩnh vực hoạt động văn hóa cơ
bản như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, thông tin
9
đại chúng; phát triển công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa, bảo vệ và phát huy di
sản văn hóa; đảm bảo sự đa dạng văn hóa giữa các dân tộc. Về xu hướng vận động
và quan điểm chỉ đạo xây dựng phát triển văn hóa giai đoạn 2011-2020, tập thể tác
giả cho rằng, cần phải kế thừa các quan điểm chỉ đạo mà các Nghị quyết của Đảng
đã nêu, đặc biệt là các quan điểm được nêu lên trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa
VIII đồng thời phải bổ sung một số điểm mới.
- Sách tham khảo, Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, PGS.TS Nguyễn Duy Bắc [2].
Cuốn sách đã xây dựng được hệ thống lý luận cơ bản về văn hóa, giá trị văn
hóa, biến đổi giá trị văn hóa. Đồng thời đã chỉ ra được thực trạng biến đổi các giá trị
văn hóa, phát triển văn hóa trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; góp phần bổ sung và hoàn thiện hệ
thống đường lối, chính sách về phát triển văn hóa và con người, xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, hình thành các giá trị văn hóa mới
trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hà Vũ Tuyến, Công tác đào tạo nghề ở Vĩnh Phúc - kết quả và một số kinh
nghiệm [103]. Nội dung bài báo nêu những vấn đề sau: Vĩnh Phúc là một trong số
chín tỉnh ĐBSH, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, tác giả bài báo đã đánh
giá khái quát những thành tựu công tác đào tạo nghề ở Vĩnh Phúc những năm vừa
qua. Do tốc độ CNH, HĐH ở Vĩnh Phúc khá nhanh, nên sớm đặt ra nhu cầu đào tạo
nghề cho địa phương. Chính vì công tác đào tạo nghề phát triển, nên đã có nhiều
thanh niên, học sinh được học nghề phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ
tại địa phương. Từ thực tiễn đào tạo nghề ở Vĩnh Phúc, tác giả tổng kết một số kinh
nghiệm và giải pháp. Nội dung bài báo phản ánh một góc thực trạng giáo dục đào tạo
nghề ở Vĩnh phúc, một nội dung của phát triển văn hoá - xã hội các tỉnh ĐBSH hiện
nay. NCS có thể nghiên cứu, tham khảo cho phần đánh giá thực trạng của luận án.
1.2.1.2. Những công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo văn hoá
- Sách tham khảo, Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu
của đời sống xã hội nước ta, PGS. Lê Văn Lý [42].
10
Đây là công trình khoa học đề tài cấp Nhà nước được in thành sách, một
công trình lớn, bàn khá sớm về sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu
đời sống xã hội nước ta. Công trình tuy không bàn chuyên sâu về Đảng lãnh đạo
phát triển văn hoá - xã hội, nhưng đã đề cập đến một mặt của phát triển văn hoá: sự
lãnh đạo của Đảng đối với tư tưởng, lý luận và văn học - nghệ thuật.
Những nghiên cứu của đề tài rất hữu ích cho đề tài luận án của tác giả khi
phải xác định rõ nội dung và phương thức lãnh đạo của các Tỉnh uỷ ĐBSH trong
phát triển văn hoá - xã hội. Mặc dù cuốn sách nói trên nghiên cứu trê quy mô toàn
Đảng, không nghiên cứu ở một đảng bộ địa phương nào đó của ĐBSH, song cuốn
sách đã cho những gợi ý, chỉ dẫn quan trọng để tác giả luận án xác định nội dung,
phương thức các Tỉnh uỷ lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội hiện nay.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển xã hội và Đảng lãnh
đạo phát triển xã hội
1.2.2.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển xã hội
- Sách: Tác động của phân tầng mức sống vào quá trình phát triển văn hoá
nông thôn, Trần Thị Lan Hương [34]. Tác giả cuốn sách nghiên cứu phân tầng mức
sống tác động đến qúa trình phát triển văn hoá nông thôn ở các tỉnh ĐBSH vào
những năm 2000, khoảng thời gian nước ta đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh
tế - xã hội, cả nước bước vào thời đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tác giả cuốn
sách tiếp cận vấn đề nghiên cứu bắt đầu đi từ các lý thuyết phân tầng xã hội hiện
đại, sau đó chọn cho mình khung lý thuyết ứng với chủ đề nghiên cứu. Nội dung
cuốn sách tiếp cận vấn đề biến đổi, phát triển văn hoá trong cộng đồng cư dân nông
thôn ĐBSH từ góc nhìn xã hội học, đi từ những biến đổi trong cơ cấu xã hội, phân
tầng xã hội, phân tầng mức sống để xem xét vấn đề phát triển văn hoá. Những kiến
giải của tác giả là những gợi ý sâu sắc cho luận án khi phân tích nguyên nhân của
những thành tự và hạn chế trong phát triển môi trường văn hoá ở nông thôn các tỉnh
ĐBSH hiện nay, cũng như gợi ý cho luận án nghiên cứu những giải pháp tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng địa phương trong phát triển văn hoá - xã hội
hiện nay.
- Sách: Xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới (trường hợp
tỉnh Hà Tây cũ) của TS. Phan Tân [67]. Tác giả sách tuy không trình bày bức
11
tranh xung đột xã hội ở nông thôn các tỉnh ĐBSH, song tác giả chọn mẫu nghiên
cứu là tỉnh Hà Tây cũ, một trong những tỉnh thuộc vùng ĐBSH. Tác giả tiếp cận
vấn đề xung đột xã hội trên bình diện lý luận rộng, có điểm qua một cách khái
quát vai trò đất đai với người dân nói chung, với người nông dân trong vùng qua
các thời kỳ lịch sử, từ đó nhìn nhận những vấn đề xã hội hiện nay khi người dân
mất đất trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ hiện nay.
Tác giả sách tiếp cận vấn đề xung đột xã hội dưới góc độ khoa học, chỉ ra bản
chất, vai trò, chức năng của xung đột xã hội và phương pháp giải quyết xung đột
dưới góc độ lý luận. Từ đó nghiên cứu những nảy sinh xung đột xã hội từ các
quan hệ đất đai trong xã hội. Kết quả nghiên cứu của cuốn sách là tài liệu tham
khảo tốt nghi nghiên cứu về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng địa
phương đối với phát triển văn hoá - xã hội không được xem nhẹ những vấn đề
kinh tế - xã hội liên quan đến quan hệ về đất đai.
- Sách: Ứng xử của người dân vùng đồng bằng sông Hồng trong gia đình, Lê
Thị Thanh Hương [33], các tác giả của cuốn sách này làm rõ hàng loạt các mối
quan hệ trong gia đình, từ đó đặt vấn đề nghiên cứu việc xử lý các mối quan hệ gia
đình thông qua các hình thức và phương pháp ứng xử. Các tác giả nhìn nhận mối
quan hệ trao truyền các giá trị văn hoá - xã hội giữa các thế hệ trong gia đình, nhất
là thế hệ các ông bà, cha mẹ với con, cháu vùng ĐBSH hiện nay. Các tác giả đặt ra
vấn đề làm sao để các thế hệ về sao tiếp nhận được những giá trị chuẩn mực của
những thế hệ đi trước, nhưng không rơi vào bảo thủ, nệ cổ. Đồng thời đặt vấn đề có
bình đẳng hay không bình đẳng trong quan hệ giữa ông bà với con cháu, cần hay
không cần sự bình đẳng, bình đẳng có tốt hơn không bình đẳng. Cuốn sách giúp
người đọc nhận diện một vấn đề xã hội rất lớn là các quan hệ trong gia đình hiện đại
vùng ĐBSH, vai trò của các quan hệ đó trong cộng đồng, vai trò của gia đình trong
tiếp nhận các chính sách văn hoá của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Phát triển gia
đình là một trong những nội dung quan trọng của phát triển văn hoá - xã hội các
tỉnh ĐBSH hiện nay, cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt nhìn nhận sự tác động
chính sách và vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với những vấn đề xã hội
không thể xem nhẹ các quan hệ gia đình, nhất là vai trò giáo dục từ trong gia đình.
12
Gia đình là tế bào xã hội, gia đình yên vui, hạnh phúc là nguồn nuôi dưỡng những
thế hệ tương lai khoẻ mạnh về thể chất, lành mạnh về tâm hồn, vì thế sẽ làm cho
toàn xã hội phát triển ổn định. Nội dung cuốn sách gợi ý cho tác giả luận án nghiên
cứu đề xuất giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với phát triển văn
hoá - xã hội, có nội dung trọng tâm là lãnh đạo xây dựng, phát triển các gia đình và
các thành viên của nó.
- PGS.TS Ngô Ngọc Thắng, Chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh tái
cấu trúc mô hình tăng trưởng [71, tr.16-21]. Tác giả bài báo khẳng định, Đảng và
Nhà nước ta luôn nhất quán trong quan điểm, đường lối và chính sách xã hội, coi an
sinh xã hội (ASXH) vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định xã hội và phát triển
bền vững đất nước. Tác giả cho rằng những chính sách của Đảng và Nhà nước được
triển khai đồng bộ trên 3 phương diện: giúp các đối tượng thụ hưởng khả năng tiếp
cận dịch vụ công cộng; hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội.
Sau khi khẳng định quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng về ASXH, tác
giả xem xét ASXH dưới sự tác động của tái cấu trúc mô hình tăng trưởng, từ tăng
trưởng theo bề rộng chuyển sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa trên tăng năng
xuất lao động, phát triển khoa học công nghệ. Theo tác giả, trong điều kiện tái cấu
trúc mô hình tăng trưởng, đứng trước thách thức: một là, hệ thống chính sách
ASXH chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế thị trường; hai là, những rủi ro về
kinh tế, xã hội, môi trường trong điều kiện tái cấu trúc kinh tế và mô hình tăng
trưởng; ba là, hiện tường già hoá dân số bắt đầu xuất hiện gây áp lực lên hệ thống
an sinh xã hội; bốn là nhận thức của người dân, cơ quan quản lý, cán bộ, đảng viên
chưa đầy đủ về ASXH, một số ASXH mới nảy sinh chưa kịp giải quyết. Từ những
lý giải trên tác giả đưa ra các kiến nghị về quan điểm, về giải pháp. Nội dung bài
báo có tác dụng giúp nghiên cứu sinh nhận thức sâu sắc hơn vai trò của phát triển xã
hội, trên phương diện ASXH gắn với phát triển kinh tế và văn hoá. Sự lãnh đạo của
các cấp uỷ địa phương đối với phát triển văn hoá - xã hội phải chú ý đầy đủ, chu
đáo, sâu sắc vấn đề ASXH.
13
1.2.2.2. Những công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo phát triển xã hội
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX02.21/06-10, Đảng lãnh đạo phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới, PGS. TS. Đinh Xuân Lý [41].
Đề tài gồm 23 bài viết của các tác giả hiện đang công tác ở các trường đại học, học
viện và các viện nghiên cứu. Nội dung tập trung chủ yếu vào bốn vấn đề chính:
Luận cứ của việc nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong quá trình đổi mới; các yếu
tố tác động đến năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội; thực trạng năng lực lãnh đạo của Đảng đối với phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới - những vấn đề đặt ra; hiệu quả
lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trên một số
lĩnh vực.
Theo các tác giả của đề tài, trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ của cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ, sự hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức,
sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa,... đã đặt ra nhiều thời cơ phát triển
lớn đan xen với những thách thức trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội. Điều này đòi hỏi các quốc gia, dân tộc trên thế giới phải tỉnh táo, trước
mỗi bước đi của mình. Nếu xử lý đúng, vượt qua được thách thức thì sẽ tạo ra thời
cơ mới.
Đối với Việt Nam, một đất nước đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập, càng đòi hỏi phải chú trọng phát triển xã hội và tăng cường quản lý phát
triển xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững. Sự lãnh đạo của Đảng
đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội được thể hiện thông qua việc
hoạch định cương lĩnh, đường lối chiến lược, các định hướng về chủ trương và
chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nhằm đạt tới đời sống vật
chất và tinh thần cao đẹp cho nhân dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh... Tuy nhiên đề tài này chưa bàn về những nội
dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với quản lý và phát triển xã hội, một
vấn đề trọng tâm của đề tài luận án rất cần nghiên cứu, tham khảo và kế thừa. Dẫu
14
sao, những kiến giải của đề tài cũng làm sáng rõ vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội hiện nay.
- GS. TS. Nguyễn Đình Tấn, Sự phát triển nhận thức của Đảng về công
bằng xã hội và xoá đói, giảm nghèo [69, tr.3-7]. Tác giả bài báo khoa học đã lược
khảo những quan điểm của Đảng ta qua các đại hội nhiệm kỳ và các Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương xung quanh vấn đề lãnh đạo giải quyết công bằng xã hội và
xoá đói, giảm nghèo, kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay. Theo tác
giả, sự phát triển nhận thức của Đảng trong giải quyết công bằng xã hội và xoá đói,
giảm nghèo có sự vận động phát triển gắn liền với những thành tựu của phát triển
kinh tế xã hội đất nước. Mục tiêu của chính sách là nhất quán hướng tới công bằng
xã hội, xoá đói giảm nghèo, cùng nhau phát triển để ngày càng giàu có hơn. Mục
tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: tăng trưởng bền
vững, gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Quan điểm về công bằng xã hội và xoá
đói, giảm nghèo của Đảng ta hiện nay, là công bằng không chỉ là các chính sách bảo
đảm công bằng trong phân phối các nguồn lực, mà còn cần có sự công bằng về cơ
hội và điều kiện phát triển. Nội dung bài báo bàn về các quan điểm của Đảng trong
lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội ở nước ta hiện nay, dưới góc độ công bằng xã
hội và xoá đói, giảm nghèo đã giúp cho tác giả luận án có cái nhìn sâu sắc hơn về
bản chất chính sách phát triển văn hoá - xã hội của nước ta hiện nay, và do vậy suy
nghĩ sâu hơn về phát triển văn hoá - xã hội các tỉnh ĐBSH và sự lãnh đạo của cấp
uỷ địa phương thực hiện chính sách bảo đảm công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo
ở khu vực này.
- Hoàng Thị Bích Phương, Thực hiện xoá đói, giảm nghèo bền vững ở tỉnh
Bác Giang (2008-2013) [55]. Bài báo tuy không viết về sự lãnh đạo Thực hiện xoá
đói, giảm nghèo bền vững ở một tỉnh nào đó của ĐBSH, song viết về sự lãnh đạo
của Tỉnh uỷ Bắc Giang về vấn đề này. Nội dung bài báo đã hệ thống hoá những
quan điểm, chủ trương của đảng bộ tỉnh, của tỉnh uỷ về lãnh đạo Thực hiện xoá đói,
giảm nghèo bền vững ở địa phương, chỉ ra các giải pháp mà Tỉnh uỷ đã xác định
lãnh đạo phát triển vấn đề xã hội này. Trên cơ sở quan điểm, chủ trương, giải pháp
lãnh đạo của Tỉnh uỷ và đảng bộ tỉnh, việc xoá đói, giảm nghèo ở Bắc Giang đã đạt
15
nhiều thành tựu tốt, bền vững. Nội dung bài báo cho thấy, tác giả đã nhận thức được
vai trò lãnh đạo của đảng bộ tỉnh và của Tỉnh uỷ có tính quyết định thắng lợi xáo
đói giảm nghèo ở địa phương. Tuy bài báo chưa đi sâu phân tích nội dung, phương
thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ, song cũng có thể thấy tác giả đã đề cập theo hướng đó
trong bài báo, đề tài luận án của NCS có thể tham khảo.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN TIẾP TỤC PHẢI GIẢI QUYẾT
1.3.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Qua tổng quan một số công trình nghiên cứu của các tác giả người nước
ngoài viết về phát triển văn hoá - xã hội được dịch ra tiếng Việt, NCS nhận thấy,
mỗi tác giả thường viết về một số đặc điểm, nội dung nào đó trong số nhiều nội
dung về phát triển văn hoá - xã hội theo quan điểm của luận án, ví dụ như viết về
môi trường văn hoá, về giáo dục đào tạo về an sinh xã hội ở quốc gia của các tác
giả, chưa có tác giả nào nghiên cứu viết về phát triển văn hoá ở Việt Nam nói
chung, ở các tỉnh ĐBSH của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, do ở một số nước, văn
hoá đã trở thành một lĩnh vực được đầu tư phát triển trở thành một ngành kinh tế
sản xuất các sản phẩm văn hoá để kinh doanh thương mại, nên nhấn mạnh phát
triển kinh tế trong văn hoá, còn vấn đề xã hội được xem xét dưới góc độ các thành
tựu phát triển của chế độ chính trị, hoặc là những vấn đề chuyên môn sâu của xã hội
học như vấn đề phân tầng xã hội, an sinh xã hội… Vấn đề mà luận án của NCS rất
cần tham khảo là sự lãnh đạo của các đảng cầm quyền đã lãnh đạo chính trị, hoạc
tác động chính trị vào các chính sách phát triển văn hoá - xã hội như thế nào, nhất là
các nội dung và phương thức tác động, thì rất ít tác giả đề cập đến, ngoại trừ một
luận án tiến sĩ của NCS nước Cộng hoá dân chủ nhân dân Lào năm 2002, vì vậy
NCS chưa có thể nghiên cứu, tham khảo được nhiều từ các tác giả nước ngoài nhằm
vận dụng cho nội dung luận án.
1.3.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước
Trong vòng 15 năm trở lại đây, sau khi Đảng ta ban hành Nghị quyết chuyên
đề về phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tại Hội nghị
lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, các cuốn sách, bài báo khoa học viết
16
về phát triển văn hoá - xã hội, tiêu biểu trong số đó là nhóm các công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Văn hoá và phát triển thuộc Học viện chinh
trị Quốc gia Hồ Chí Minh và nhóm các tác giả của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Có những tác giả đã đánh giá khá toàn diện 12 nội dung phát triển văn hoá ở Việt
Nam trong 25 năm đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tinh thần của
Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII về văn hoá, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế trên
từng nội dung, rút ra kinh nghiệm từ chủ trương lãnh đạo của Đảng, chính sách phát
triển của Nhà nước.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở trên không đi sâu nghiên cứu về sự
lãnh đạo của Đảng trong phát triển văn hoá - xã hội, không bàn về những nội dung,
phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này. Đương nhiên là những công trình
nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả về một số Tỉnh uỷ ĐBSH lãnh đạo phát triển
văn hoá - xã hội thì chưa thấy ai đề cập đến. Như vậy góc độ nghiên cứu của luận
án do NCS thực hiện vẫn còn rất nhiều khoảng trống phải thực hiện mà chưa có
người đi trước nghiên cứu.
17
Chương 2
CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU
VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ PHÁT
TRIỂN VĂN HOÁ - XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
2.1.1. Khái quát về điều kiện địa lý - tự nhiên và kinh tế các tỉnh đồng
bằng sông Hồng hiện nay
* Về điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sông Hồng là một trong hai đồng bằng lớn nhất Việt Nam, ở đó
có chín đơn vị hành chính tỉnh, gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,
Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và hai thành phố lớn trực
thuộc Trung ương là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Diện tích toàn vùng
đồng bằng bắc bộ là: 23.336 km2
chiếm gần 7,1% diện tích của cả nước. Riêng chín
tỉnh đồng bằng sông Hồng có diện tích 16.207,43km2
, chiếm gần 69,4% diện tích
toàn vùng và chiếm hơn 4,9% diện tích cả nước. Dân số chín tỉnh đồng bằng sông
Hồng là 9.765.445 người chiếm 22,7% dân số cả nước (Phụ lục số 1). Các tỉnh
đồng bằng sông Hồng có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị hết sức quan trọng đối
với chiến lược phát triển của đất nước; nơi đây có nguồn tài nguyên khá đa dạng,
khí hậu thuận lợi, kết cấu hạ tầng phát triển, hội tụ đầy đủ điều kiện cho phát triển
kinh tế, văn hoá - xã hội trong vùng.
Các tỉnh ĐBSH có địa hình đa dạng và phong phú, bao gồm đồng bằng, đồi
núi, rừng và biển xen kẽ nhau; là nơi hội tụ và giao thoa giữa vùng Đông Bắc với
vùng Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung; có hệ thống sông ngòi đa
dạng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam ra vịnh Bắc Bộ. Một đặc điểm độc đáo về
tự nhiên của các tỉnh ĐBSH là hầu hết các tỉnh (ngoại trừ hai tỉnh Thái Bình và
Hưng Yên) đều có đồi núi xen kẽ châu thổ, thung lũng và đầm lầy. Đặc điểm địa
hình tự nhiên này đã tạo điều kiện thuận lợi để con người khai phá và kiến tạo nên
những giá trị văn hoá - xã hội đặc sắc phục vụ nhân sinh.
18
Vùng ĐBSH có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung
bình năm khoảng 22,5 - 23,5°C, lượng mưa trung bình năm 1400-2000 mm, phù
hợp với việc canh tác lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày khác như lạc, đậu
tương, ngô… làm cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng này khá phong phú, đa
dạng và chất lượng tốt. Bên cạnh đó, các tỉnh ĐBSH có mạng lưới sông ngòi dày
đặc, đến mức không có làng quê nào không có một con sông chảy qua; sông ngòi
nhiều, nhưng chế độ thuỷ văn tương đối ổn định nên thuận lợi cho tưới tiêu và nuôi
trồng thuỷ sản.
Đất sản xuất nông nghiệp của các tỉnh ĐBSH là nguồn tài nguyên quý giá
được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đất đai của
các tỉnh rất thuận lợi cho thâm canh lúa nước, trồng rau, màu và cây công nghiệp
ngắn ngày. Theo số liệu điều tra năm 2012, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của
chín tỉnh ĐBSH là 11.280,69 km2
, chiếm gần 69,5% diện tích đất của các tỉnh (Phụ
lục 6). Quátrình mở rộng diện tích đất nông nghiệp gắn liền với quá trình chinh
phục biển thông qua sự bồi tụ của hệ thống sông và quai đê, lấn biển của nhân dân
trong vùng.
Bên cạnh tài nguyên đất nông nghiệp và nước để trồng cấy cây lương thực
và nuôi trồng thuỷ sản, trong lòng đất của các tỉnh nơi đây cũng chứa đựng những
tài nguyên phong phú thuận lợi cho phát triển kinh tế như đất sét đen và đất sét
trắng phục vụ công nghiệp sành, sứ; than nâu với trữ lượng lớn chưa được khai
thác. Trên mặt đất có trữ lượng đá vôi lớn (ước tính chiếm gần 5% trữ lượng đá vôi
cả nước) trải dài trên nhiều tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình rất
thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.
Các tỉnh ĐBSH có bờ biển kéo dài từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Kim Sơn,
Ninh Bình, với bờ biển thoải, rộng, giàu phù sa nên rất thuận lợi cho nuôi trồng,
đánh bắt và chế biến thuỷ, hải sản. Bờ biển trong vùng còn có tài nguyên vô giá
khác là cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tạo nên những danh thắng nổi tiếng như Hạ
Long, Cát Bà, Quan Lạn, Cô Tô, Đồ Sơn... rất thuận lợi cho phát triển ngành du
lịch. Không chỉ vậy, bờ biển trong vùng còn có các cảng biển nước sâu và cảng
sông an toàn, thuận lợi cho giao thông thuỷ như: Cái Lân, Quảng Ninh; Lạch huyện,
Hải Phòng; Xuân Trường, Nam Định.
19
Các tỉnh đồng bằng sông Hồng được thừa hưởng một vùng đất mầu mỡ, do
hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình chảy theo hướng Tây Bắc - Đông nam ra
vịnh Bắc Bộ bồi đắp mà thành, nơi đây cây trái tốt tươi, sản vật dồi dào, cư dân
đông đúc, thuần hậu mà can trường. Với một vùng châu thổ phì nhiêu xen lẫn núi
sông hùng vĩ, nơi đây chẳng những lợi về kinh tế, mà còn dễ cho phòng thủ, thuận
để tấn công, nên từ mấy ngàn năm trước, cha ông ta đã chọn vùng đất này để định
đô dựng nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, các tỉnh đồng bằng sông Hồng
tiếp tục được hưởng những lợi thế lớn của vùng kinh tế động lực về mọi mặt. Hơn
nữa, do được bao quanh Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, những trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, nên nơi đây rất có điều kiện để phát
triển, gìn giữ, bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hoá - xã hội giàu bản sắc của dân
tộc Việt Nam ra cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn
hoá - xã hội của các tỉnh ĐBSH nói trên, địa lý tự nhiên nơi đây cũng tạo ra không
ít những khó khăn cho sự phát triển của vùng như: hệ thống sông ngòi chằng chịt,
đồng bằng xen lần đồi, núi, vùng trũng và đầm lầy đã tạo ra sự chia cắt về địa hình,
gây khó khăn cho sản xuất hàng hóa nông nghiệp trên quy mô lớn. Do nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên các tỉnh ĐBSH thường xuyên chịu tác động
lớn của bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân
dân địa phương. Theo dự báo quốc tế, các tỉnh ven biển thuộc ĐBSH Việt Nam là
một trong những vùng chịu ảnh hưởng lớn của nước biển dâng do biến đổi khí hậu
toàn cầu gây nên. Hiện tại, về mùa khô, đất sản xuất của các tỉnh ven biển vẫn bị
tình trạng xâm nhập mặn đe doạ thường xuyên.
Vị trí địa lý và môi trường tự nhiên cũng có những tác động tiêu cực không
nhỏ đối với sự phát triển văn hoá - xã hội nơi đây. Bão lốc, lũ lụt, ẩm thấp là những
yếu tố phá hoại rất nghiêm trọng đối với các công trình văn hoá vật thể trên địa bàn;
người ta tính rằng những công trình kiến trúc bằng gỗ nhóm 1, trong điều kiện
không bị con người và bão, lũ lụt, động đất phá hoại, cứ sau một trăm năm phải
trùng tu lớn và rất khó giữ những công trình đó với độ bền năm trăm năm. Sự giao
thoa văn hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng (khu vực được xem là “cái nôi”
văn hoá dân tộc) với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, với Hà Nội, Hải Phòng
20
và quốc tế rất mạnh nên việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là việc hết sức khó
khăn. Các tệ nạn xã hội và văn hoá xấu độc vốn phát triển mạnh ở các thành phố
lớn như Hà Nội, Hải Phòng đã lan nhanh đến các tỉnh lân cận trong vùng.
* Về kinh tế
Về kinh tế, các tỉnh ĐBSH là một vùng kinh tế động lực quan trọng của cả
nước, có đủ các thế mạnh để phát triển cơ cấu ngành kinh tế hợp lý: nông nghiệp;
công nghiệp và xây dựng; du lịch và dịch vụ. Nhìn chung nền kinh tế các tỉnh trong
vùng đang được chuyển dịch mạnh từ sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu
dùng lương thực của địa phương sang sản xuất hành hoá nông nghiệp phục vụ thị
trường trong nước và khu vực; giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng dần tỷ
trọng giá trị công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của các tỉnh.
Đi liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, là quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động xã hội, từ lao động làm nông nghiệp là chủ yếu sang lao động làm
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Những biến đổi lớn trong lĩnh vực kinh tế đã dẫn
tới những biến đổi mạnh mẽ về mặt văn hoá - xã hội ở các làng quê trong vùng.
Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, các tỉnh ĐBSH có diện tích và tổng sản
lượng lương thực chỉ đứng sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long, song là các tỉnh có
trình độ thâm canh và năng suất lao động nông nghiệp thuộc loại cao so với cả
nước. Hầu hết các tỉnh ở vùng này, ngoài trồng lúa đều gieo trồng một số cây ưa
lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà
chua và trồng hoa xen canh. Hiện nay, vụ đông đã trở thành vụ chính của một số địa
phương trong vùng. Với những kinh nghiệm của nhân dân về trồng trọt, chăn nuôi,
nhất là trồng lúa và các chính sách khuyến nông của Đảng và Nhà nước là nhân tố
quyết định giải quyết thành công vấn đề lương thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân
trong vùng và phục vụ xuất khẩu. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng, diện
tích trồng cây lương thực luôn giữ địa vị hàng đầu, chiếm khoảng 57.500 ha. Sản
lượng lương thực đạt gần 20% trong tổng sản lượng lương thực toàn quốc. Tuy vậy,
do dân số tăng nhanh và mật độ dân số lớn nên việc đảm bảo an ninh lương thực
cho con người và cho các nhu cầu kinh tế khác (phục vụ chăn nuôi, công nghiệp chế
biến v.v…) chưa thật sự vững chắc.
Trong phát triển công nghiệp và xây dựng, các tỉnh ĐBSH đã có những bước
phát triển sớm và tăng mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Giá trị
21
sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng đều qua các năm, trọng điểm là công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu
xây dựng và công nghiệp cơ khí. Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là
máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng dệt kim,
giấy viết, vật liệu xây dựng... Công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các ngành dịch vụ phục vụ phát triển nhanh như: tài chính, ngân hàng, thương mại
phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị, góp phần quan trọng vào
việc phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
Trong phát triển ngành du lịch và dịch vụ, với những tiềm năng to lớn về
cảnh quan thiên nhiên, về các di tích lịch sử, văn hoá của dân tộc, hơn nữa lại bao
quanh Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải phòng nên các tỉnh ĐBSH có thể hình
thành các tuyến du lịch liên vùng. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập
khẩu, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ của các tỉnh ĐBSH có ảnh
hưởng lan tỏa trên phạm vi cả nước, nhất là với các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Các
ngành kinh tế công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ trong vùng
phát triển mạnh làm cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn các tỉnh ĐBSH diễn ra nhanh chóng hơn các tỉnh khác trong cả nước. Cơ sở hạ
tầng thiết yếu bảo đảm cuộc sống người dân như: mạng lưới điện phục vụ sinh hoạt
và công nghiệp, hệ thống giao thông quốc gia và đường giao thông nông thôn, hệ
thống trường học các cấp, trạm y tế từ nông thôn đến thành thị được xây dựng khá
hoàn thiện và đồng bộ. Quá trình đô thị hoá đã làm cho khoảng cách phát triển về
mọi mặt giữa nông thôn và thành thị trong vùng được rút ngắn đáng kể.
Kinh tế trong vùng phát triển đã giúp các tỉnh ĐBSH giải quyết nhiều vấn đề
văn hoá - xã hội phức tạp như: người lao động có việc làm và thu nhập ổn định, góp
phần đẩy lùi các loại tệ nạn; giáo dục đào tạo và dạy nghề phát triển giúp người lao
động có việc làm tốt; sự hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của nhân dân không ngừng
nảy nở, phát triển, đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân càng hướng về cội
nguồn, tổ tiên và các bậc thánh nhân có công dựng nước, giữ nước. Lời ca, điệu
nhạc và các áng văn chương ca ngợi cuộc sống tươi đẹp vang vọng khắp mọi chốn
thôn quê và thị thành...Tuy nhiên, sự phát triển nói trên cũng đang đặt ra nhiều
thách thức đối với năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội của đội ngũ cán bộ các
22
tỉnh ĐBSH, nhất là lãnh đạo bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã
hội; lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn văn hoá - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự và
an toàn xã hội. Sự chuyển đổi mô hình kinh tế, quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế
về nhiều mặt đã tạo nên sự đứt gãy các giá trị văn hoá: giữa truyền thống và hiện
đại, giữa giữ gìn bản sắc và hội nhập. Quan niệm về các chuẩn giá trị trong xã hội
cũng có nhiều thay đổi, cùng với những thay đổi trong đời sống kinh tế.
2.1.2. Văn hoá - xã hội và những đặc điểm văn hóa - xã hội các tỉnh đồng
bằng sông Hồng hiện nay
2.1.2.1. Khái niệm văn hoá - xã hội
* Khái niệm văn hoá
Định nghĩa về văn hoá, Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng: “Văn hoá là
toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân
tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước”
[102, tr.798]. Theo Hồ Chí Minh:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn [46, tr.431].
Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, ông Mayor (F.Mayor) đưa ra một khái
niệm về văn hoá vừa có tính khái quát, vừa có tính đặc thù: "Văn hoá bao gồm tất
cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi
hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động” [102,
tr.798]. Khái niệm này được cộng đồng quốc tế công nhận tại Hội nghị liên chính
phủ về các chính sách văn hoá tại Vơnidơ (Venníe, 1970). Như vậy, văn hóa bao
gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm mục đích phục
vụ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng loài người. Văn hoá biểu hiện trong lý
tưởng sống, trong thế giới quan và nhân sinh quan, trong tổ chức cuộc sống, trong
lao động và đấu tranh của con người. Văn hoá thể hiện sống động và cụ thể trong
23
các công cụ sản xuất; trong các sản phẩm lao động và hàng hoá; trong phương thức
sản xuất; trong các thể chế chính trị, xã hội; trong phong tục tập quán và quan hệ
giao tiếp giữa người với người; trong trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật và công
nghệ; trong sáng tạo và thưởng thức văn học, nghệ thuật. Có thể nói văn hóa là
"thiên nhiên thứ hai" do con người tạo ra để phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển
của chính con người.
Nhìn một cách khái quát, văn hóa là khái niệm chỉ thuộc tính sáng tạo của
con người trong quá trình cải tạo tự nhiên để sáng tạo ra "thiên nhiên" thứ hai cho
mình, nhờ đó con người vươn tới các giá trị nhân văn cao đẹp. Văn hoá là dấu hiệu
để phân biệt loài người với loài vật, cá nhân này với cá nhân khác, cộng đồng này
với cộng đồng khác. Đồng thời đây cũng là khái niệm để chỉ chất lượng và trình độ
cuộc sống của con người. Tuỳ theo các hướng và mục đích tiếp cận khác nhau,
người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về văn hoá và diễn giải nhận thức về
văn hoá vô cùng đa dạng, phong phú như chính sự phong phú phức tạp của văn hoá,
tuy vậy, nguồn gốc và bản chất của văn hoá luôn là thống nhất.
Bản chất của văn hóa chính là lao động sáng tạo nhằm cải tạo thế giới khách
quan để hướng tới các giá trị nhân văn, hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Thông
qua lao động sáng tạo mà loài người đã tạo nên những thành tựu vật chất và tinh
thần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của loài người. Trong tác phẩm “Tác dụng của
lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”, Ph.Ăngghen nhận xét:
Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi
của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cái
cung cấp những vật liệu cho lao động biến thành của cải. Nhưng lao
động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế. Lao động là điều kiện cơ
bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà
trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản
thân con người [45, tr.641].
Người còn cho rằng:
Bàn tay không chỉ là những khí quan của lao động, mà còn là sản phẩm của
lao động nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những động tác
ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng
24
cách đó của các cơ, của các gân và sau những khoảng thời gian dài hơn, của
cả xương nữa và cuối cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tinh luyện thừa
hưởng được đó vào những động tác mới, ngày càng phức tạp hơn, mà bàn
tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao khiến nó có thể, như
một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Raphaen, các pho
tượng của Tovanxen và các nhạc điệu của Paganini [45, tr.643].
Sự phát triển của lao động đòi hỏi phải gia tăng các mối quan hệ giao tiếp
trong xã hội. Nhu cầu giao tiếp xã hội đòi hỏi con người "phải nói với nhau một cái
gì đấy" và luyện tập cách phát âm ra những âm vận nối tiếp nhau. Đó chính là
nguồn gốc của ngôn ngữ. Theo Ph.Ăngghen: "Trước hết là lao động, sau lao động
là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn,
làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người" [45, tr.646]. Ông
so sánh phương thức kiếm sống của loài vượn với lao động xã hội của loài người:
"Đàn vượn chỉ biết ăn hết sạch lương thực sẵn có trong khu vực mà điều kiện địa lý
hoặc là sự kháng cự của đàn vượn bên cạnh đã hạn định cho chúng" [45, tr.647].
Điều đó có nghĩa là loài vượn không tự tạo ra thức ăn (như chăn nuôi hay trồng trọt)
mà chỉ ăn những thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Từ đó Ph.Ăngghen rút ra nhận định
quan trọng: "Nhưng tất cả những cái đó vẫn chưa phải là lao động, theo đúng nghĩa
của nó. Lao động bắt đầu với việc chế tạo ra công cụ" [45, tr.648].
Như vậy, lao động của con ngời là lao động sáng tạo. Nhờ có sự sáng tạo mà
con người mới tạo ra cái mới trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người. Tuy nhiên không phải sự sáng tạo cũng đều
là sản phẩm văn hóa. Chỉ có sự sáng tạo vươn tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp, vươn
tới các giá trị nhân văn thúc đẩy sự tiến bộ xã hội mới trở thành văn hóa. Còn những
sáng tạo chống lại con người, huỷ diệt con người, làm tha hóa nhân cách, đạo đức
và lối sống của con người là những sáng tạo phản văn hóa. Phát hiện ra năng lượng
hạt nhân là thành tựu khoa học công nghệ vĩ đại của nhân loại, là văn hoá; nhưng
ứng dụng năng lượng hạt nhân để chế tạo ra bom hạt nhân huỷ diệt con người là
phản văn hoá, phản phát triển, là tội ác ghê tởm phải bị cấm vĩnh viễn.
Văn hoá có mối quan hệ sâu rộng đối với tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội
như: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tôn giáo, dân tộc…Văn hoá
25
là sản phẩm hoạt động sáng tạo của con người trong xã hội, những sản phẩm văn
hoá, đến lượt nó cấu thành xã hội có văn hoá. Trong mối quan hệ với chính trị,
chừng nào xã hội còn giai cấp và đấu tranh giai cấp, thì văn hoá trong xã hội có giai
cấp cũng có tính giai cấp. Văn hoá của giai cấp thống trị (thuộc về một hình thái
kinh tế xã hội nào đó), sẽ là văn hoá đặc trưng cho xã hội đó. Những giá trị văn hoá
chính thống do giai cấp thống trị bảo vệ và phát triển, sẽ thực hiện những chức năng
vốn có của nó để làm nên tính chất, đặc trưng, diện mạo và bản sắc của nền văn
hoá. Khi bàn về xây dựng nền văn hoá dân tộc Việt Nam trong tương lai, Hồ Chí
Minh chủ trương thực hiện:
Năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc.
1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường.
2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân
dân trong xã hội.
4- Xây dựng chính trị: dân quyền
5- Xây dựng kinh tế [46, tr.431].
Nền văn hoá đó, theo tư tưởng của Người, văn hoá phải soi đường cho quốc
dân đi, văn hoá có liên hệ rất mật thiết với chính trị, phải làm cho văn hoá thấm sâu
vào mọi tầng lớp nhân dân, trở thành cội nguồn sức mạnh của quốc dân, văn hoá
phải trở thành bảo vật để giữ nước và dựng nước; văn hoá còn, thì nước còn, văn
hoá mất thì nước mất.
Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998), Đảng
ta chủ trương xây dựng một nền văn hoá bao gồm toàn bộ các hoạt động tinh thần
của xã hội, từ tư tưởng, đạo đức, lối sống tới văn học, nghệ thuật; thông tin đại
chúng; giáo dục - đào tạo; khoa học - công nghệ; bảo tồn di sản văn hóa; phát triển
văn hóa các dân tộc thiểu số; xây dựng môi trường văn hóa; chính sách văn hoá đối
với tôn giáo; mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá; xây dựng và hoàn thiện thể chế
văn hoá [13, tr.58-68]. Đây là những lĩnh vực góp phần tạo nên nền tảng tinh thần
xã hội, là động lực phát triển bền vững đất nước.
26
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII,
Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
(6-2014), sau khi đánh giá những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp xây dựng và
phát triển văn hoá, con người Việt Nam những năm đã qua, Đảng ta chỉ rõ mục tiêu
xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam hiện nay là:
Xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn dân
chủ và khoa học. Văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh [22, tr.46-47].
Về nhiệm vụ phát triển văn hoá, con người Việt Nam hiện nay, Đảng ta xác
định sáu nội dung sau đây: 1) Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện;
2) Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; 3) xây dựng văn hoá trong chính trị và
kinh tế; 4) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá; 5) phát triển công
nghiệp văn hoá đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá; 6) Chủ động hội
nhập quốc tế về văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại [22, tr.49-57].
* Khái niệm xã hội
Định nghĩa về xã hội có nhiều cách diễn giải khác nhau, song xã hội hiểu
theo nghĩa chung nhất và rộng nhất là “toàn bộ các hình thức hoạt động chung của
con người đã hình thành trong lịch sử” [102, tr.965]. Người ta thường dùng khái
niệm xã hội để chỉ một tập đoàn người, cấu thành bởi những cá nhân với các mối
quan hệ lẫn nhau hết sức phức tạp, biểu hiện ra như một hiện thực tồn tại của những
thành viên của nó. Xã hội cũng được hiểu là một môi trường hoạt động của con
người mà những cá nhân hoà nhập vào đó, môi trường ấy gồm toàn bộ các lực
lượng có tổ chức, các thiết chế tổ chức vận hành theo những nguyên tắc nào đó, vẫn
hàng ngày tác động lên mỗi cá nhân. Hiểu theo nghĩa như vậy, khái niệm xã hội đối
lập lập với khái niệm cá nhân; cũng như khái niệm sống trong xã hội đối lập với
khái niệm sống đơn độc.
Nói một cách khác, xã hội theo nghĩa rộng là khái niệm chỉ tất cả những gì
liên quan đến con người, đến xã hội loài người, nhằm phân biệt nó với thế giới tự
27
nhiên. Học thuyết Mác - Lênin coi xã hội không phải là tổng số các cá nhân mà là
toàn bộ các quan hệ xã hội giữa các cá nhân tạo nên cộng đồng xã hội. Xã hội, vì
vậy, bao gồm tất cả các hoạt động của con người, của xã hội loài người trong kinh
tế, trong chính trị, trong văn hóa và trong tư tưởng. Đây là khái niệm chỉ cái chung,
cái tổng thể, bao quát và xuyên suốt tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Xã
hội hiểu theo nghĩa rộng sẽ bao hàm trong đó cả những vật thể tự nhiên đã được con
người cải tạo, biến đổi. Đất đai, sông ngòi, rừng biển vốn là vật thể tự nhiên được
con người tác động cải tạo, khai thác sử dụng, chiếm hữu đã trở thành một phần
không thể thiếu của xã hội loài người.
Xã hội hiểu theo nghĩa hẹp là là khái niệm chỉ một loại hệ thống xã hội cụ
thể nào đó trong lịch sử, một hình thức nhất định của các quan hệ xã hội, là một xã
hội ở vào trình độ phát triển nhất định trong lịch sử, như xã hội nô lệ, xã hội phong
kiến, xã hội tư bản, xã hội xã hội chủ nghĩa. Hiểu theo nghĩa này, xã hội đồng nhất
với khái niệm hình thái kinh tế xã hội (HTKTXH) [102, tr.964].
Quan niệm về xã hội theo nghĩa hình thái kinh tế xã hội thể hiện rõ trong
đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
trong đó xác định:
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ; có
nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới [21, tr.70].
* Khái niệm văn hoá - xã hội
Khái niệm văn hoá và xã hội như đã trình bày là những khái niệm có nội
hàm phong phú, có tính độc lập với nhau. Tuy vậy, trên thực tế văn hoá và xã hội là
những khái niệm chỉ có tính độc lập tương đối; những vấn đề văn hoá và xã hội gắn
bó hết sức chặt chẽ với nhau, là nhân quả của nhau. Con người chỉ có thể sáng tạo
các giá trị văn hoá trong xã hội, các giá trị văn hoá trở thành một bộ phận tất yếu
28
cấu thành xã hội, trở thành thước đo sự phát triển của xã hội. Ở chiều ngược lại, con
người sở dĩ là người bởi họ kết thành xã hội, xã hội nâng đỡ và nuôi dưỡng sự sáng
tạo văn hoá của con người. Những vấn đề văn hoá và xã hội luôn gắn bó chặt chẽ
với nhau, có quan hệ nhân quả và tuỳ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, khi diễn đạt những
vấn đề văn hoá và xã hội người ta dùng gạch nối giữa hai khái niệm này (văn hoá -
xã hội) để diễn đạt một nội dung xã hội phong phú hơn, đó là một xã hội cụ thể, đặc
thù có sự thống nhất và không thể tách rời lẫn nhau giữa hai mặt văn hoá và xã hội.
Bản chất của một chế độ xã hội được thể hiện trên mặt văn hoá - xã hội của nó.
Không thể nói một chế độ xã hội tốt đẹp, nếu xã hội đó đầy rẫy bất công, bạo lực,
mất dân chủ và văn hoá suy đồi. Từ những diễn giải nói trên về văn hoá, xã hội và
mối quan hệ giữa chúng, khái niệm văn hoá - xã hội nêu trong luận án được hiểu:
Là thuật ngữ phản ánh xã hội Viêtn Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, trong đó các tầng lớp nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đang không
ngừng lao động sáng tạo, thụ hưởng, bảo tồn và tái tạo những giá trị văn hoá làm
nên diện mạo của xã hội ViêtNam hiện đại; đồng thời, bằng những hoạt động sống
thiết yếu của con người có văn hóa, nhân dân ta đang nỗ lực bảo đảm cho xã hội
phát triển ổn định, nâng đỡ, khuyến khích các sáng tạo văn hóa nhiều hơn nữa. Văn
hoá - xã hội mà luận án đề cập là văn hoá - xã hội ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thuộc Hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa, ở vào giai đoạn đầu của
thời kỳ quá độ, với những nội hàm lớn như đã dẫn ở trên. Tuy nhiên, đi vào cụ thể,
nội dung khái niệm đó bao gồm: hoạt động sáng tạo các giá trị văn hoá của các tầng
lớp nhân dân trong lao động sản xuất; trong sinh hoạt cộng đồng; trong đấu tranh
chống thiên tai, địch hoạ; trong hoạt động chính trị - xã hội; trong đời sống tâm
linh… Cùng với quá trình lao động sáng tạo, bảo tồn và phát triển các giá trị văn
hoá, các tầng lớp nhân dân cũng không ngừng chăm lo, gìn giữ những điều kiện bảo
đảm cho đời sống của mình diễn ra bình yên, hạnh phúc, đó là các hoạt động: duy
trì nòi giống, xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái; xoá đói, giảm nghèo và khắc
phục những bất bình đẳng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng; chống mất an toàn nhân mạng trong lao động, trong giao thông, trong sinh
hoạt… Tất cả những hoạt động đó của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, cấu thành nội hàm của khái niệm văn hoá - xã hội.
29
2.1.2.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Nhân dân ở các tỉnh ĐBSH giàu truyền thống yêu nước, mưu trí, dũng cảm
trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, địch hoạ, đồng thời cũng rất
cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất xây dựng quê hương, đất nước hoà bình.
Với truyền thống bất khuất đó, trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc (sau Công
nguyên), nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân các tỉnh ĐBSH nói riêng, luôn
vùng lên đấu tranh giành độc lập, không cam chịu để các thế lực phong kiến
Phương Bắc thực hiện âm mưu thôn tính, đồng hoá và biến nước ta thành quận,
huyện của chúng. Với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938,
quân dân ta đã chấm dứt ách đô hộ một ngàn năm của các thế lực phong kiến
Phương Bắc, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập. Kể từ đó về sau, nhân dân
Việt Nam còn phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh
giải phóng đất nước khỏi hoạ ngoại xâm của phong kiến Phương Bắc, nhưng đó là
thời kỳ đấu tranh nhân dân ta đã có nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ độc lập,
chủ quyền của quốc gia, dân tộc.
Bước vào thời kỳ lịch sử cận đại và hiện đại, Việt Nam nói chung, trước hết
là vùng ĐBSH nói riêng, lại hứng chịu âm mưu thôn tính của chủ nghĩa thực dân,
đế quốc Phương Tây. Các giáo sĩ Phương tây đi tiên phong mở mang “nước chúa”
của họ vào Việt Nam, điểm đặt chân đầu tiên là các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đi
theo sau các giáo sĩ là những tên đế quốc thực dân nhòm ngó lãnh thổ, toan tính âm
mưu xâm lược, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Những diễn biến lịch sử
diễn ra trên đất nước ta trong suốt thế kỷ XIX, đến nửa sau của thế kỷ XX đã minh
chứng rất rõ những mưu toan nói trên của chủ nghĩa đế quốc thực dân cũ và mới.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là một đòi hỏi tất yếu của lịch sử
Việt Nam hiện đại, đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam khỏi ách áp bức, xâm
lược của chủ nghĩa thực dân - phong kiến cũ và mới. Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khơi dậy, tiếp nối và phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước chống giặc ngoại
xâm của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do và thống nhất tổ quốc, đưa cả nước đi lên
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những bản hùng ca bất tử về chiến tranh chống
30
ngoại xâm của quân, dân Việt Nam trong suốt thiên niên kỷ thứ hai, chủ yếu diễn ra
ở khu vực ĐBSH. Đặc điểm lịch sử nổi bật đó của các tỉnh ĐBSH chi phối mạnh
mẽ những đặc điểm văn hoá - xã hội của vùng đất này.
Các tỉnh ĐBSH được xem là “cái nôi văn hoá” của dân tộc Việt Nam từ ngàn
xưa. Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của vùng đất này, đời sống văn
hoá - xã hội của nhân dân được nuôi dưỡng và phát triển bởi hai dòng chảy chủ đạo
của lịch sử Việt Nam, đó là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, chống thiên tai, địch
hoạ và lịch sử xây dựng quê hương đất nước hoà bình, khẩn hoang, mở mang bờ cõi.
Thực tiễn lịch sử xã hội nói trên đã chi phối, tác động và để lại trong đời sống văn
hoá - xã hội hiện tại của nhân dân các tỉnh ĐBSH một số đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, nhân dân các tỉnh ĐBSH có đời sống tinh thần gắn bó sâu nặng với
văn hoá làng, xã.
Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, làng có vị trí quan trọng đặc biệt:
làng là đơn vị cơ bản hình thành nên quốc gia dân tộc. Nước (quốc gia) chỉ là tổng
số, là kết quả của sự liên kết các làng xã. Làng “Là một đơn vị xã hội của văn hoá
Việt Nam, làng của người Việt là một môi trường văn hoá. Ở đó, mọi thành tố, mọi
hiện tượng văn hoá được sinh thành phát triển, lưu giữ và trao truyền tới mọi cá thể”
[113, tr.47]. Làng xã có vai trò gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Các
nhà khoa học, văn hoá học và xã hội học đều thống nhất nhận định: làng, xã ở Việt
Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, bảo vệ sự
trường tồn của dân tộc Việt trước âm mưu thôn tính, đồng hoá của các thế lực ngoại
xâm. Còn làng thì còn nước, khi mất nước, nhưng vẫn giữ được làng thì sẽ còn cơ
hội để để giành lại nước. Cái hồn của làng Việt Nam là văn hoá làng xã, tiêu biểu là
văn hoá làng xã vùng ĐBSH. Các nhà khoa học cho rằng: “Văn hoá làng có thể
hiểu một cách khái quát nhất là bản sắc riêng của làng, là toàn bộ cuộc sống của
làng, với những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động,
cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục tập quán, tôn giáo, tín
ngưỡng cho đến cả tâm lý của mọi thành viên trong làng với những đặc điểm riêng
của nó” [27, tr.75]. Trên cơ sở quan niệm như vậy, các nhà khoa học cũng chỉ ra ba
đặc trưng quan trọng của văn hoá làng xã vùng ĐBSH là: “văn hoá vùng nông
nghiệp trồng lúa nước; có tính cố kết cộng đồng từ trong gia đình, làng xã đến vùng,
31
miền và cả nước; có tính dân chủ và tính tự chủ” [27, tr.77-90]. Bản sắc văn hoá
làng xã Việt Nam là yếu tố cơ bản của bản sắc văn hoá Việt Nam mà cội rễ là văn
hoá làng xã vùng ĐBSH. Vì vậy có thể nói, cái nôi văn hoá làng xã Việt Nam từ
ngàn xưa đến nay chính là khu vực ĐBSH.
Làng là không gian sống của người nông dân (chủ nhân chính của các làng)
từ lúc chào đời cho đến khi đi vào cõi vĩnh hằng. Đã là người dân của làng, thì dù
sống ở làng, hay sống nơi phố thị, những hình ảnh thân thuộc về làng như: cổng
chùa, ngôi đình, cây đa, bến nước, dòng sông và luỹ tre xanh luôn in đậm trong tâm
trí mỗi người dân vùng này. Bởi thế, những dịp lễ hội quan trọng nhất trong năm
như: Tết Nguyên đán, Tết độc lập (Quốc khánh 2-9) và tiệc làng, người dân vùng
này không quên về với làng của mình.
Làng được xem là một không gian văn hoá - xã hội ở nông thôn các tỉnh
ĐBSH, trong mỗi làng, người dân có nghĩa vụ đóng góp xây dựng và được hưởng
chung các thiết chế văn hoá làng như: chùa làng, đình làng, đền và miếu thờ thần,
hương ước, lệ làng... Chùa làng là nơi người dân trong làng lên chùa lễ phật những
ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng, nhằm thoả mãn những nhu cầu tâm linh
mà không nhất thiết phải là phật tử. Đình làng vừa để dân làng thờ vọng các vị thần,
vừa làm công sở của chính quyền phong kiến xưa, đồng thời là nơi sinh hoạt văn
hoá cộng đồng: hội họp, tổ chức các lễ hội truyền thống, biểu diễn văn nghệ và vui
chơi giải trí hàng ngày của nhân dân. Trong sách Việt Nam phong tục, nhà văn hoá
Phan Kế Bính cho rằng:
Mỗi làng phụng thờ một vị Thành hoàng, có làng thờ hai, ba vị, có làng
thờ năm, bảy vị, tức gọi là Phúc thần, Phúc thần chia làm ba hạng: 1)
Thượng đẳng thần; 2) Trung đẳng thần; 3) Hạ đẳng thần. Thượng đẳng
thần là những thần Danh sơn Đại xuyên và các bậc thiên thần như Đổng
Thiên Vương, Sóc Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh... các vị ấy
có sự tích linh dị mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, nên gọi là Thiên
thần. Hai là các vị Nhân thần như là Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,
v.v... Các vị này khi sinh tiền có đại công lao với dân, với nước lúc mất
đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ, hoặc bởi lòng
dân nhớ công đức mà thờ.
32
Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà
không rõ công trạng, hoặc có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc những
thần có chút linh dị... thì triều đình cũng liệt vào tự điển mà phong làm
Trung đẳng thần. Hạ đẳng thần là những thần dân xã thờ phụng mà
không rõ sự tích làm sao, nhưng cũng thuộc bậc chính thần thì triều đình
cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần [10, tr.85-86].
Làng thờ thần phải có đình và miếu. Miếu là nơi thần ngự hàng ngày, đặt ở
nơi yên tĩnh, linh thiêng; đình là nơi dân thờ vọng các vị thần, thường được đặt ở
trung tâm của làng để tiện cho sinh hoạt. Đến ngày tiệc của làng, dân làng rước các
linh vị thần từ miếu ra đình, hết tiệc, rước ngược lại. Hầu hết các đình, miếu ở các
tỉnh ĐBSH đều thờ Phúc thần.
Mỗi làng thường có cổng làng, sau cổng làng là một không gian văn hoá
trọn vẹn, ở đó chứa đựng những giá trị văn hoá hết sức sâu sắc của người Việt từ
bao đời nay. Ngày nay, do quy mô dân số tăng cao, các xóm trong làng xưa kia
được nâng lên thành thôn, mỗi thôn có trưởng thôn, chi đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh, chi hội Mặt trận tổ quốc
Việt Nam thôn... đóng vai trò cánh tay nối dài của chính quyền, Mặt trận tổ quốc
và các đoàn thể chính trị xã hội xã, thị trấn; nhưng làng thì không thể phân chia
được, bởi dân của một làng có chung chùa thờ phật, miếu, đình thờ thánh đã đi
vào tâm thức người dân. Muốn lập làng mới, được nhân dân thừa nhận thì không
thể thiếu không gian văn hoá làng. Tuy nhiên, hiện tại đã có nhiều đơn vị dân cư
phát triển thành quy mô các làng, ở đó có các nhà văn hoá thôn, nhưng nhà văn
hoá thôn vẫn chưa khoả lấp được sự trống vắng của không gian văn hoá làng
mang tính bản sắc ở các tỉnh ĐBSH.
Hai là, nhân dân các tỉnh ĐBSH có truyền thống hiếu học, tôn vinh những
người có học thức, khoa bảng và tài năng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Trong xã hội hiện đại, việc học tập cho mỗi người dân là công việc không
chỉ của người dân mà còn là công việc của Nhà nước và toàn xã hội. Học tập đã trở
thành một quyền, một nghĩa vụ, một nhu cầu bức thiết của mỗi người dân để phát
triển xã hội. Đối với nhân dân các tỉnh ĐBSH, từ bao đời nay, người dân luôn coi
33
trọng sự học và tôn vinh những người có khoa bảng, thực tài. Ở nhiều làng quê các
tỉnh ĐBSH, có những dòng họ đời nối đời sinh ra những người tài danh, đỗ đạt,
cống hiến lớn cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhân dân thường ghi nhớ
công đức của các vị khoa bảng bằng việc lập đình, đền, miếu thờ. Ví dụ: làng Quan
Tử, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc lập đền thờ Đỗ Khắc Chung, một nhà giáo đã
từng dạy học cho các Hoàng tử và nhiều thế hệ con em dân làng thành đạt.
Ở Làng Vũ Thành, xã Thái Hưng, huyện Thái Thuỵ tỉnh Thái Bình có đình
Đoài thờ Thành hoàng làng là ông Bùi Công Đán. Thần phả chép, ông đỗ tiến sĩ
thời vua Huệ Tông nhà Lý, từng làm đến chức tham tri bộ lễ đời nhà Trần. Ông có
công lớn với làng, nước nên được vua ban cho dân làng lập đình thờ để ghi nhớ
công đức. Làng Bảo Tháp, xã Đông Cừu, huyện Gia Bình, tỉnh Băc Ninh lập đền
thờ Lê Văn Thịnh, quan Trạng thời Lý (1050). Ông là một nhà khoa bảng nổi
tiếng trong lịch sử Việt Nam, có tài năng lớn, được triều đình Nhà Lý thăng tới
chức Thái sư.
Trong các họ tộc, gia phả và nhà thờ họ luôn dành những nơi trang trọng
nhất để vinh danh tài năng, công đức của những người có học thức, khoa bảng
nhằm nêu gương cho con cháu noi theo. Những dòng họ chưa có điều kiện xây nhà
thờ họ, thì việc thờ cúng tổ tiên đặt tại nhà trưởng họ, song xu hướng chung là xây
nhà thờ họ để tiện việc thờ phụng, cất giữ tộc phả và tiến hành các nghi lễ quan
trọng của họ. Ngày nay, ở nhiều họ tộc, nhà thờ họ được chọn làm nơi tổ chức hội
nghị khuyến học, khuyến tài; nơi tôn vinh những người trong họ có học vấn, tài
năng đóng góp cho quê hương, đất nước. Có thể nói, hầu hết các dòng họ lớn thuộc
các tỉnh ĐBSH hiện nay đều có nhà thờ của dòng họ mình.
Ba là, các thiết chế văn hoá ở các tỉnh ĐBSH có sự bảo tồn, phát triển và
thích ứng nhanh với yêu cầu phát triển hiện đại.
Là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, các tỉnh ĐBSH đã sớm có chủ
trương bảo tồn và phát triển các thiết chế văn hoá cho phù hợp với yêu cầu của thời
kỳ mới. Các công trình văn hoá tiêu biểu ở khắp các làng quê như đền, miếu, đình,
chùa, nhà thờ họ, văn bia, phả hệ, sắc phong của các đời vua cho các vị thánh,
thần... được chính quyền địa phương tạo điều kiện để nhân dân khôi phục, tôn tạo,
giữ gìn. Mặt khác, không ít các làng quê khôi phục lại và bổ sung, phát triển các
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY

More Related Content

What's hot

PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyLinh Linpine
 
Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Đoàn & Phong Trào Thanh Niên.pdf
Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Đoàn & Phong Trào Thanh Niên.pdfBáo Cáo Tổng Kết Công Tác Đoàn & Phong Trào Thanh Niên.pdf
Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Đoàn & Phong Trào Thanh Niên.pdfNuioKila
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...PinkHandmade
 
Hành chính học đại cương
Hành chính học đại cươngHành chính học đại cương
Hành chính học đại cươngHọc Huỳnh Bá
 

What's hot (20)

Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại họcLuận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
 
PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan ly
 
Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Đoàn & Phong Trào Thanh Niên.pdf
Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Đoàn & Phong Trào Thanh Niên.pdfBáo Cáo Tổng Kết Công Tác Đoàn & Phong Trào Thanh Niên.pdf
Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Đoàn & Phong Trào Thanh Niên.pdf
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk LắkĐề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyệnLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Hành chính học đại cương
Hành chính học đại cươngHành chính học đại cương
Hành chính học đại cương
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
Luận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấp
Luận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấpLuận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấp
Luận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấp
 
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAYLuận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 

Similar to Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY

Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909jackjohn45
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxBnhMinh89
 

Similar to Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY (20)

Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
 
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận án: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt, HAYLuận án: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt, HAY
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, 9 ĐIỂM
 
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc NinhQuản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN THƯ c¸c tØnh ñy ë ®ång b»ng s«ng hång l·nh ®¹o ph¸t triÓn v¨n hãa - x· héi trong giai ®o¹n hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2015
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN THƯ c¸c tØnh ñy ë ®ång b»ng s«ng hång l·nh ®¹o ph¸t triÓn v¨n hãa - x· héi trong giai ®o¹n hiÖn nay Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 31 23 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGÔ HUY TIẾP 2. TS. LÂM QUỐC TUẤN HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Văn Thư
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5 1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 5 1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước 6 1.3. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục phải giải quyết 15 Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 17 2.1. Khái quát về các tỉnh đồng bằng sông Hồng và phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay 17 2.2. Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội hiện nay - khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo 54 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ - XÃ HỘI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI HIỆN NAY - NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 71 3.1. Thực trạng phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay 71 3.2. Các tỉnh uỷ đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 101 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2025 122 4.1. Những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 122 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ đối với phát triển văn hoá - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 133 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 168
  • 5. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng HĐND : Hội đồng nhân dân KH&CN : Khoa học và Công nghệ KHCN : Khoa học công nghệ Nxb : Nhà xuất bản TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với lãnh đạo chính trị và lãnh đạo các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội như kinh tế, quốc phòng, an ninh,… lãnh đạo văn hóa - xã hội là vấn đề được đặt ra từ rất sớm, ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Phát triển văn hoá - xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển văn hóa - xã hội là đòi hỏi khách quan, có ý nghĩa chính trị quan trọng, quyết định đối với sự phát triển văn hóa - xã hội của đất nước, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Là khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm, các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) rất giàu tiềm năng, thế mạnh để phát triển về mọi mặt, không chỉ của vùng, mà còn là động lực và cực tăng trưởng cho toàn miền Bắc và cả nước. Dự báo đến năm 2020, khu vực các tỉnh ĐBSH, một mặt phải bảo đảm an ninh lương thực cho vùng, và theo quy hoach, cùng với đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước. Mặt khác, các tỉnh ĐBSH sẽ tiếp tục chuyển đổi hàng chục vạn ha đất nông nghiệp mầu mỡ sang mục đích sử dụng khác; lúc đó diện tích đô thị, công nghiệp, thương mại - dịch vụ trên địa bàn sẽ chiếm tỷ lệ khá lớn diện tích tự nhiên của các tỉnh trong vùng. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng tất yếu sẽ tạo ra những biến đổi căn bản ở một vùng nông thôn rộng lớn, từ một vùng kinh tế lấy sản xuất nông nghiệp, ở nông thôn, do người nông thực hiện là chủ yếu, sẽ chuyển dần sang nền kinh tế nông nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, phát triển nhanh các thành phố công nghiệp, thương mại - dịch vụ thuộc tỉnh. Để thích ứng với sự phát triển khách quan đó, thực tiễn đang đặt ra cho các đảng bộ, chính quyền các tỉnh ĐBSH những nhiệm vụ to lớn phải giải quyết là nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học - công nghệ, chăm sóc sức khỏe và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo và bài trừ các tệ nạn xã hội… Nếu không
  • 7. 2 giải quyết tốt những nhiệm vụ này, sẽ không chỉ làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, mà còn cản trở quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng hiện nay. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng là cơ quan lãnh đạo của các đảng bộ tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội ở địa phương. Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội ở các địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ, các lĩnh vực giáo dục, khoa học - công nghệ y tế, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội… đã đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với phát triển văn hóa - xã hội vẫn còn những mặt yếu kém, khuyết điểm đang đặt ra cần phải giải quyết, như kinh tế có bước phát triển nhanh và mạnh, nhưng văn hoá - xã hội chưa phát triển tương xứng, thậm chí có những bước thụt lùi như: phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn, gia tăng nhanh các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và tai nạn lao động; mê tín, dị đoan, buôn thần, bán thánh; thương mại hoá các hoạt động văn hoá tâm linh…Về phía lãnh đạo, có những cấp ủy đảng chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc các nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với phát triển văn hoá - xã hội, còn biểu hiện buông lỏng lãnh đạo, khoán trắng một số nội dung lãnh đạo quan trọng cho các đơn vị chuyên môn; chưa thường xuyên coi trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm… Những yếu kém đó đã hạn chế năng lực lãnh đạo của tỉnh ủy, làm chậm quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa - xã hội trên địa bàn rộng lớn và hết sức quan trọng này. Song, sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ đối với phát triển văn hoá - xã hội là vấn đề rất mới và rất khó, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Trước yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, tôi chọn đề tài “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, với mong muốn luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của các tỉnh uỷ ĐBSH đối với phát triển văn hoá - xã hội hiện nay.
  • 8. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đối với phát triển văn hóa - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với lĩnh vực hết sức quan trọng này 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của phát triển văn hóa - xã hội và những vấn đề có liên quan đến phát triển văn hóa - xã hội của các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay. - Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với phát văn hóa - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển văn hóa - xã hội và sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với phát triển văn hoa - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn. - Xác định những nhân tố tác động, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đồng bằng sông Hồng đối với phát triển văn hoa - xã hội giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là: các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, khảo sát, đánh giá sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với phát triển văn hóa - xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm 2005 đến nay; phương hướng và những giải pháp của đề tài có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về sự lãnh đạo của Đảng đối với các
  • 9. 4 lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nói chung, đối với phát triển văn hóa - xã hội nói riêng. 4.2. Cơ sở thực tiễn Qúa trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển văn hóa - xã hội của các tỉnh ủy các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm 2005 đến nay, với tất cả những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo của các tỉnh ủy trong thời gian vừa qua. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành: lôgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê, so sánh; tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án - Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy ĐBSH đối với phát triển văn hóa - xã hội ở địa phương giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ĐBSH đối với phát triển văn hóa - xã hội ở địa phương đến năm 2025. 6. Ý nghĩa và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh ủy, các ban thường vụ tỉnh ủy trong cả nước, nhất là ở các tỉnh ĐBSH trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức phát triển văn hóa - xã hội giai đoạn hiện nay. - Luận án cũng có thể làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo ở các trường chính trị và cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  • 10. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển văn hoá - Đề cương quy hoạch phát triển văn hoá Trung Quốc, Tài liệu dịch - Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện khoa học xã hội và Nhân văn Việt Nam, lưu hành nội bộ [49]. Đây là tài liệu quan trọng trình bày tổng thể mục tiêu phát triển văn hoá của Trung Quốc "năm năm lần thứ 11". Đề cương quy hoạch phát triển văn hoá Trung Quốc thể hiện những tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc về đường hướng phát triển văn hoá mang đặc sắc Trung Quốc thời kỳ hiện nay, trong đó nhấn mạnh phát triển toàn diện, lấy thị trường trong nước, ngoài nước làm động lực thúc đẩy các ngành văn hoá phát triển. Văn hoá hướng vào phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những mục tiêu, nhiệm vụ mà đề cương này nêu lên đã gợi ý cho tác giả luận án suy nghĩ về những nội dung phát triển văn hoá - xã hội các tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay. - Phăn đuông chít vông sa, Công tác lý luận của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong thời kỳ mới [51]. Nội dung luận án bàn về công tác lý luận của Đảng Nhân dân cách mạng Lào thời kỳ mới, trong đó đáng chú ý là luận án đã trình bày những nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác lý luận, một lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp. Tác giả nêu 4 nội dung và 4 phương thức lãnh đạo của Đảng. Nội dung của đề tài có tác dụng tham khảo tốt cho NCS tìm hiểu, nghiên cứu về nội dung, phương thức lãn đạo của các Tỉnh uỷ ĐBSH lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội hiện nay. - Lưu Vân Sơn, Tìm tòi thực tiễn và tư duy lý luận xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc [66]. Tạp chí Cộng sản Số 17 (209) năm 2010 (phát biểu của đồng chí Lưu Vân Sơn tại Hội thảo lần này với chủ đề "Ðẩy mạnh xây dựng văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế" giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Ðảng Cộng sản Trung Quốc).
  • 11. 6 Theo tác giả, trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường XHCN, văn hóa được thể hiện bằng hai hình thái là sự nghiệp và ngành nghề; mục đích căn bản của phát triển văn hóa là vì dân, sức mạnh phải dựa vào dân, đẩy mạnh xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa cần phải kiên trì lấy con người làm gốc, hướng tới quần chúng, đáp ứng tối đa nhu cầu văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân. - Phitstamay bounvilay, Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số quốc gia và bài học cho thành phố Viêng chăn, (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) [53, tr.62-66]. Bài nghiên cứu tổng thuật những kinh nghiệm giáo dục đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, quản trị và thu hút tài năng khoa học công nghệ của các quốc gia phát triển ở Châu Á như Nhật bản, Hàn Quốc, Sinhgapore, Thái Lan. Bài báo giúp nghiên cứu sinh nhìn rõ hơn công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển xã hội - Khăm bay ma la sinh, Thực trạng đói nghèo trong các hộ gia đình ở nông thôn tỉnh Chăm Pa Sắc, kiến nghị về chính sách, giải pháp [36], tác giả luận văn đã trình bày hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào làm cơ sở nghiên cứu vấn đề đói, nghèo trong các gia đình ở nông thôn tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay. Tác giả luận văn đã có những đánh giá khá công phu về thực trạng đói nghèo ở tỉnh Chăm Pa Sắc, chỉ rõ quy mô, mức độ đói, nghèo và nguyên nhân đói, nghèo của địa phương. Tác giả luận văn đưa ra một số kiến nghị về chính sách và các giải pháp xoá đói, giảm nghèo cho địa phương. Kết quả nghiên cứu của tác giả góp một gợi ý tốt suy nghĩ về thực trạng nghèo ở các tỉnh ĐBSH nước ta hiện nay, đồng thời góp nhận thức rõ hơn về khái niệm phát triển xã hội ở các tỉnh ĐBSH. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về văn hoá và Đảng lãnh đạo phát triển văn hoá 1.2.1.1. Những công trình nghiên cứu về văn hoá - Sách tham khảo, Vai trò của văn hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, PGS.TS. Lê Quý Đức [27]. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp bộ, do tập thể
  • 12. 7 các nhà khoa học Viện Văn hoá và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện. Cuốn sách bàn về một số nội dung phát triển văn hoá ở nông thôn ĐBSH đầu những năm 2000. Ở mỗi một nội dung phát triển văn hoá, các tác giả làm rõ cơ sở lý luận thực trạng và giải pháp thực hiện các giải pháp đó. Những nội dung phát triển văn hoá được đề cập trong cuốn sách được kế thừa để chọn nghiên cứu những nội dung phát triển văn hoá - xã hội trong luận án, một nhiệm vụ quan trọng, đối tượng lãnh đạo của các Tỉnh uỷ ĐBSH mà luận án nghiên cứu. - Sách tham khảo, Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, TS. Ngô Văn Giá [28]. Các tác giả cuốn sách nhấn mạnh: trong công cuộc đổi mới hôm nay, sự biến đổi mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội đã kéo theo sự biến đổi rõ rệt diện mạo và các giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô. Vì vậy, cùng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển văn hóa thủ đô, văn hóa các làng ven đô là thực sự cấp thiết. - Sách tham khảo, Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, GS.TS. Phạm Minh Hạc [29]. Cuốn sách là chương trình nghiên cứu phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong bối cảnh đất nước bước vào thế kỷ XXI, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Nội dung cuốn sách tập trung trình bày kết quả nghiên cứu chủ yếu của chương trình: Những vấn đề mang tính phương pháp luận về văn hóa, con người, nguồn nhân lực, đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa ở những vùng, miền khác nhau; đặc điểm con người Việt Nam hiện nay; thực trạng nguồn nhân lực, phương hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của đất nước thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, v.v.. - Sách tham khảo, Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa, PGS.TS. Phạm Duy Đức [24]. Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của văn hóa, đi sâu tìm hiểu quan điểm của các nhà kinh điển mác-xít về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, về một số lĩnh vực cơ bản như văn hóa trong lãnh đạo chính trị; vấn đề xây dựng con người, đạo đức và lối sống; vấn đề phát triển giáo dục - đào tạo,
  • 13. 8 xây dựng đội ngũ trí thức; phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật; báo chí; vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo,... góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Sách tham khảo, Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa - một góc nhìn từ Việt Nam, GS.TS. Phạm Xuân Nam [48]. Tác giả đã đi sâu phân tích những đặc trưng, những cơ hội và thách thức; dự báo chiều hướng phát triển của văn hóa Việt Nam đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, qua đó đề xuất phương châm, nguyên tắc và hệ quan điểm định hướng cho việc thực hiện sự cam kết với tính đa dạng văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tăng cường tiếp xúc, giao lưu, đối thoại giữa văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác trong thế giới đương đại. Nhưng mặt khác, quá trình trên cũng làm nảy sinh nguy cơ ghê gớm về sự đồng nhất hóa các hệ thống giá trị, đe dọa làm suy kiệt khả năng sáng tạo đa dạng của các nền văn hóa - nhân tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của từng dân tộc và của cả nhân loại. - Sách tham khảo: Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986-2010), PGS.TS. Phạm Duy Đức [26]. Cuốn sách được biên soạn từ kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học trọng điểm cấp Nhà nước Mã số KX04.13/06-10. Nội dung cuốn sách phản ánh thực trạng văn hóa Việt Nam qua 25 năm đổi mới, chỉ ra những thành tựu quan trọng, đồng thời vạch ra những mặt yếu kém, hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị để xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm tiếp theo. Cuốn sách tập trung nêu lên một số giải pháp chủ yếu để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc xây dựng con người và phát triển văn hóa trong thời gian tới. - Đề tài khoa học cấp bộ, Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Những vấn đề phương pháp luận (2010), PGS.TS Phạm Duy Đức [25]. Các tác giả của đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 ở những lĩnh vực cơ bản của đời sống văn hóa dân tộc như: phát triển con người, phát triển môi trường văn hóa cùng với các lĩnh vực hoạt động văn hóa cơ bản như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, thông tin
  • 14. 9 đại chúng; phát triển công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; đảm bảo sự đa dạng văn hóa giữa các dân tộc. Về xu hướng vận động và quan điểm chỉ đạo xây dựng phát triển văn hóa giai đoạn 2011-2020, tập thể tác giả cho rằng, cần phải kế thừa các quan điểm chỉ đạo mà các Nghị quyết của Đảng đã nêu, đặc biệt là các quan điểm được nêu lên trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đồng thời phải bổ sung một số điểm mới. - Sách tham khảo, Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, PGS.TS Nguyễn Duy Bắc [2]. Cuốn sách đã xây dựng được hệ thống lý luận cơ bản về văn hóa, giá trị văn hóa, biến đổi giá trị văn hóa. Đồng thời đã chỉ ra được thực trạng biến đổi các giá trị văn hóa, phát triển văn hóa trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; góp phần bổ sung và hoàn thiện hệ thống đường lối, chính sách về phát triển văn hóa và con người, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, hình thành các giá trị văn hóa mới trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. - Hà Vũ Tuyến, Công tác đào tạo nghề ở Vĩnh Phúc - kết quả và một số kinh nghiệm [103]. Nội dung bài báo nêu những vấn đề sau: Vĩnh Phúc là một trong số chín tỉnh ĐBSH, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, tác giả bài báo đã đánh giá khái quát những thành tựu công tác đào tạo nghề ở Vĩnh Phúc những năm vừa qua. Do tốc độ CNH, HĐH ở Vĩnh Phúc khá nhanh, nên sớm đặt ra nhu cầu đào tạo nghề cho địa phương. Chính vì công tác đào tạo nghề phát triển, nên đã có nhiều thanh niên, học sinh được học nghề phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ tại địa phương. Từ thực tiễn đào tạo nghề ở Vĩnh Phúc, tác giả tổng kết một số kinh nghiệm và giải pháp. Nội dung bài báo phản ánh một góc thực trạng giáo dục đào tạo nghề ở Vĩnh phúc, một nội dung của phát triển văn hoá - xã hội các tỉnh ĐBSH hiện nay. NCS có thể nghiên cứu, tham khảo cho phần đánh giá thực trạng của luận án. 1.2.1.2. Những công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo văn hoá - Sách tham khảo, Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta, PGS. Lê Văn Lý [42].
  • 15. 10 Đây là công trình khoa học đề tài cấp Nhà nước được in thành sách, một công trình lớn, bàn khá sớm về sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu đời sống xã hội nước ta. Công trình tuy không bàn chuyên sâu về Đảng lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội, nhưng đã đề cập đến một mặt của phát triển văn hoá: sự lãnh đạo của Đảng đối với tư tưởng, lý luận và văn học - nghệ thuật. Những nghiên cứu của đề tài rất hữu ích cho đề tài luận án của tác giả khi phải xác định rõ nội dung và phương thức lãnh đạo của các Tỉnh uỷ ĐBSH trong phát triển văn hoá - xã hội. Mặc dù cuốn sách nói trên nghiên cứu trê quy mô toàn Đảng, không nghiên cứu ở một đảng bộ địa phương nào đó của ĐBSH, song cuốn sách đã cho những gợi ý, chỉ dẫn quan trọng để tác giả luận án xác định nội dung, phương thức các Tỉnh uỷ lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội hiện nay. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển xã hội và Đảng lãnh đạo phát triển xã hội 1.2.2.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển xã hội - Sách: Tác động của phân tầng mức sống vào quá trình phát triển văn hoá nông thôn, Trần Thị Lan Hương [34]. Tác giả cuốn sách nghiên cứu phân tầng mức sống tác động đến qúa trình phát triển văn hoá nông thôn ở các tỉnh ĐBSH vào những năm 2000, khoảng thời gian nước ta đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội, cả nước bước vào thời đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tác giả cuốn sách tiếp cận vấn đề nghiên cứu bắt đầu đi từ các lý thuyết phân tầng xã hội hiện đại, sau đó chọn cho mình khung lý thuyết ứng với chủ đề nghiên cứu. Nội dung cuốn sách tiếp cận vấn đề biến đổi, phát triển văn hoá trong cộng đồng cư dân nông thôn ĐBSH từ góc nhìn xã hội học, đi từ những biến đổi trong cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, phân tầng mức sống để xem xét vấn đề phát triển văn hoá. Những kiến giải của tác giả là những gợi ý sâu sắc cho luận án khi phân tích nguyên nhân của những thành tự và hạn chế trong phát triển môi trường văn hoá ở nông thôn các tỉnh ĐBSH hiện nay, cũng như gợi ý cho luận án nghiên cứu những giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng địa phương trong phát triển văn hoá - xã hội hiện nay. - Sách: Xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới (trường hợp tỉnh Hà Tây cũ) của TS. Phan Tân [67]. Tác giả sách tuy không trình bày bức
  • 16. 11 tranh xung đột xã hội ở nông thôn các tỉnh ĐBSH, song tác giả chọn mẫu nghiên cứu là tỉnh Hà Tây cũ, một trong những tỉnh thuộc vùng ĐBSH. Tác giả tiếp cận vấn đề xung đột xã hội trên bình diện lý luận rộng, có điểm qua một cách khái quát vai trò đất đai với người dân nói chung, với người nông dân trong vùng qua các thời kỳ lịch sử, từ đó nhìn nhận những vấn đề xã hội hiện nay khi người dân mất đất trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ hiện nay. Tác giả sách tiếp cận vấn đề xung đột xã hội dưới góc độ khoa học, chỉ ra bản chất, vai trò, chức năng của xung đột xã hội và phương pháp giải quyết xung đột dưới góc độ lý luận. Từ đó nghiên cứu những nảy sinh xung đột xã hội từ các quan hệ đất đai trong xã hội. Kết quả nghiên cứu của cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt nghi nghiên cứu về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng địa phương đối với phát triển văn hoá - xã hội không được xem nhẹ những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến quan hệ về đất đai. - Sách: Ứng xử của người dân vùng đồng bằng sông Hồng trong gia đình, Lê Thị Thanh Hương [33], các tác giả của cuốn sách này làm rõ hàng loạt các mối quan hệ trong gia đình, từ đó đặt vấn đề nghiên cứu việc xử lý các mối quan hệ gia đình thông qua các hình thức và phương pháp ứng xử. Các tác giả nhìn nhận mối quan hệ trao truyền các giá trị văn hoá - xã hội giữa các thế hệ trong gia đình, nhất là thế hệ các ông bà, cha mẹ với con, cháu vùng ĐBSH hiện nay. Các tác giả đặt ra vấn đề làm sao để các thế hệ về sao tiếp nhận được những giá trị chuẩn mực của những thế hệ đi trước, nhưng không rơi vào bảo thủ, nệ cổ. Đồng thời đặt vấn đề có bình đẳng hay không bình đẳng trong quan hệ giữa ông bà với con cháu, cần hay không cần sự bình đẳng, bình đẳng có tốt hơn không bình đẳng. Cuốn sách giúp người đọc nhận diện một vấn đề xã hội rất lớn là các quan hệ trong gia đình hiện đại vùng ĐBSH, vai trò của các quan hệ đó trong cộng đồng, vai trò của gia đình trong tiếp nhận các chính sách văn hoá của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Phát triển gia đình là một trong những nội dung quan trọng của phát triển văn hoá - xã hội các tỉnh ĐBSH hiện nay, cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt nhìn nhận sự tác động chính sách và vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với những vấn đề xã hội không thể xem nhẹ các quan hệ gia đình, nhất là vai trò giáo dục từ trong gia đình.
  • 17. 12 Gia đình là tế bào xã hội, gia đình yên vui, hạnh phúc là nguồn nuôi dưỡng những thế hệ tương lai khoẻ mạnh về thể chất, lành mạnh về tâm hồn, vì thế sẽ làm cho toàn xã hội phát triển ổn định. Nội dung cuốn sách gợi ý cho tác giả luận án nghiên cứu đề xuất giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với phát triển văn hoá - xã hội, có nội dung trọng tâm là lãnh đạo xây dựng, phát triển các gia đình và các thành viên của nó. - PGS.TS Ngô Ngọc Thắng, Chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh tái cấu trúc mô hình tăng trưởng [71, tr.16-21]. Tác giả bài báo khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán trong quan điểm, đường lối và chính sách xã hội, coi an sinh xã hội (ASXH) vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định xã hội và phát triển bền vững đất nước. Tác giả cho rằng những chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai đồng bộ trên 3 phương diện: giúp các đối tượng thụ hưởng khả năng tiếp cận dịch vụ công cộng; hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sau khi khẳng định quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng về ASXH, tác giả xem xét ASXH dưới sự tác động của tái cấu trúc mô hình tăng trưởng, từ tăng trưởng theo bề rộng chuyển sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa trên tăng năng xuất lao động, phát triển khoa học công nghệ. Theo tác giả, trong điều kiện tái cấu trúc mô hình tăng trưởng, đứng trước thách thức: một là, hệ thống chính sách ASXH chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế thị trường; hai là, những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường trong điều kiện tái cấu trúc kinh tế và mô hình tăng trưởng; ba là, hiện tường già hoá dân số bắt đầu xuất hiện gây áp lực lên hệ thống an sinh xã hội; bốn là nhận thức của người dân, cơ quan quản lý, cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ về ASXH, một số ASXH mới nảy sinh chưa kịp giải quyết. Từ những lý giải trên tác giả đưa ra các kiến nghị về quan điểm, về giải pháp. Nội dung bài báo có tác dụng giúp nghiên cứu sinh nhận thức sâu sắc hơn vai trò của phát triển xã hội, trên phương diện ASXH gắn với phát triển kinh tế và văn hoá. Sự lãnh đạo của các cấp uỷ địa phương đối với phát triển văn hoá - xã hội phải chú ý đầy đủ, chu đáo, sâu sắc vấn đề ASXH.
  • 18. 13 1.2.2.2. Những công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo phát triển xã hội - Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX02.21/06-10, Đảng lãnh đạo phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới, PGS. TS. Đinh Xuân Lý [41]. Đề tài gồm 23 bài viết của các tác giả hiện đang công tác ở các trường đại học, học viện và các viện nghiên cứu. Nội dung tập trung chủ yếu vào bốn vấn đề chính: Luận cứ của việc nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong quá trình đổi mới; các yếu tố tác động đến năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; thực trạng năng lực lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới - những vấn đề đặt ra; hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trên một số lĩnh vực. Theo các tác giả của đề tài, trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa,... đã đặt ra nhiều thời cơ phát triển lớn đan xen với những thách thức trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Điều này đòi hỏi các quốc gia, dân tộc trên thế giới phải tỉnh táo, trước mỗi bước đi của mình. Nếu xử lý đúng, vượt qua được thách thức thì sẽ tạo ra thời cơ mới. Đối với Việt Nam, một đất nước đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập, càng đòi hỏi phải chú trọng phát triển xã hội và tăng cường quản lý phát triển xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững. Sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội được thể hiện thông qua việc hoạch định cương lĩnh, đường lối chiến lược, các định hướng về chủ trương và chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nhằm đạt tới đời sống vật chất và tinh thần cao đẹp cho nhân dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh... Tuy nhiên đề tài này chưa bàn về những nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với quản lý và phát triển xã hội, một vấn đề trọng tâm của đề tài luận án rất cần nghiên cứu, tham khảo và kế thừa. Dẫu
  • 19. 14 sao, những kiến giải của đề tài cũng làm sáng rõ vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội hiện nay. - GS. TS. Nguyễn Đình Tấn, Sự phát triển nhận thức của Đảng về công bằng xã hội và xoá đói, giảm nghèo [69, tr.3-7]. Tác giả bài báo khoa học đã lược khảo những quan điểm của Đảng ta qua các đại hội nhiệm kỳ và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương xung quanh vấn đề lãnh đạo giải quyết công bằng xã hội và xoá đói, giảm nghèo, kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay. Theo tác giả, sự phát triển nhận thức của Đảng trong giải quyết công bằng xã hội và xoá đói, giảm nghèo có sự vận động phát triển gắn liền với những thành tựu của phát triển kinh tế xã hội đất nước. Mục tiêu của chính sách là nhất quán hướng tới công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, cùng nhau phát triển để ngày càng giàu có hơn. Mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: tăng trưởng bền vững, gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Quan điểm về công bằng xã hội và xoá đói, giảm nghèo của Đảng ta hiện nay, là công bằng không chỉ là các chính sách bảo đảm công bằng trong phân phối các nguồn lực, mà còn cần có sự công bằng về cơ hội và điều kiện phát triển. Nội dung bài báo bàn về các quan điểm của Đảng trong lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội ở nước ta hiện nay, dưới góc độ công bằng xã hội và xoá đói, giảm nghèo đã giúp cho tác giả luận án có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất chính sách phát triển văn hoá - xã hội của nước ta hiện nay, và do vậy suy nghĩ sâu hơn về phát triển văn hoá - xã hội các tỉnh ĐBSH và sự lãnh đạo của cấp uỷ địa phương thực hiện chính sách bảo đảm công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo ở khu vực này. - Hoàng Thị Bích Phương, Thực hiện xoá đói, giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bác Giang (2008-2013) [55]. Bài báo tuy không viết về sự lãnh đạo Thực hiện xoá đói, giảm nghèo bền vững ở một tỉnh nào đó của ĐBSH, song viết về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bắc Giang về vấn đề này. Nội dung bài báo đã hệ thống hoá những quan điểm, chủ trương của đảng bộ tỉnh, của tỉnh uỷ về lãnh đạo Thực hiện xoá đói, giảm nghèo bền vững ở địa phương, chỉ ra các giải pháp mà Tỉnh uỷ đã xác định lãnh đạo phát triển vấn đề xã hội này. Trên cơ sở quan điểm, chủ trương, giải pháp lãnh đạo của Tỉnh uỷ và đảng bộ tỉnh, việc xoá đói, giảm nghèo ở Bắc Giang đã đạt
  • 20. 15 nhiều thành tựu tốt, bền vững. Nội dung bài báo cho thấy, tác giả đã nhận thức được vai trò lãnh đạo của đảng bộ tỉnh và của Tỉnh uỷ có tính quyết định thắng lợi xáo đói giảm nghèo ở địa phương. Tuy bài báo chưa đi sâu phân tích nội dung, phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ, song cũng có thể thấy tác giả đã đề cập theo hướng đó trong bài báo, đề tài luận án của NCS có thể tham khảo. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN TIẾP TỤC PHẢI GIẢI QUYẾT 1.3.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Qua tổng quan một số công trình nghiên cứu của các tác giả người nước ngoài viết về phát triển văn hoá - xã hội được dịch ra tiếng Việt, NCS nhận thấy, mỗi tác giả thường viết về một số đặc điểm, nội dung nào đó trong số nhiều nội dung về phát triển văn hoá - xã hội theo quan điểm của luận án, ví dụ như viết về môi trường văn hoá, về giáo dục đào tạo về an sinh xã hội ở quốc gia của các tác giả, chưa có tác giả nào nghiên cứu viết về phát triển văn hoá ở Việt Nam nói chung, ở các tỉnh ĐBSH của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, do ở một số nước, văn hoá đã trở thành một lĩnh vực được đầu tư phát triển trở thành một ngành kinh tế sản xuất các sản phẩm văn hoá để kinh doanh thương mại, nên nhấn mạnh phát triển kinh tế trong văn hoá, còn vấn đề xã hội được xem xét dưới góc độ các thành tựu phát triển của chế độ chính trị, hoặc là những vấn đề chuyên môn sâu của xã hội học như vấn đề phân tầng xã hội, an sinh xã hội… Vấn đề mà luận án của NCS rất cần tham khảo là sự lãnh đạo của các đảng cầm quyền đã lãnh đạo chính trị, hoạc tác động chính trị vào các chính sách phát triển văn hoá - xã hội như thế nào, nhất là các nội dung và phương thức tác động, thì rất ít tác giả đề cập đến, ngoại trừ một luận án tiến sĩ của NCS nước Cộng hoá dân chủ nhân dân Lào năm 2002, vì vậy NCS chưa có thể nghiên cứu, tham khảo được nhiều từ các tác giả nước ngoài nhằm vận dụng cho nội dung luận án. 1.3.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước Trong vòng 15 năm trở lại đây, sau khi Đảng ta ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tại Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, các cuốn sách, bài báo khoa học viết
  • 21. 16 về phát triển văn hoá - xã hội, tiêu biểu trong số đó là nhóm các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Văn hoá và phát triển thuộc Học viện chinh trị Quốc gia Hồ Chí Minh và nhóm các tác giả của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Có những tác giả đã đánh giá khá toàn diện 12 nội dung phát triển văn hoá ở Việt Nam trong 25 năm đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII về văn hoá, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế trên từng nội dung, rút ra kinh nghiệm từ chủ trương lãnh đạo của Đảng, chính sách phát triển của Nhà nước. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở trên không đi sâu nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển văn hoá - xã hội, không bàn về những nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này. Đương nhiên là những công trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả về một số Tỉnh uỷ ĐBSH lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội thì chưa thấy ai đề cập đến. Như vậy góc độ nghiên cứu của luận án do NCS thực hiện vẫn còn rất nhiều khoảng trống phải thực hiện mà chưa có người đi trước nghiên cứu.
  • 22. 17 Chương 2 CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ - XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 2.1.1. Khái quát về điều kiện địa lý - tự nhiên và kinh tế các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay * Về điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng là một trong hai đồng bằng lớn nhất Việt Nam, ở đó có chín đơn vị hành chính tỉnh, gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và hai thành phố lớn trực thuộc Trung ương là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Diện tích toàn vùng đồng bằng bắc bộ là: 23.336 km2 chiếm gần 7,1% diện tích của cả nước. Riêng chín tỉnh đồng bằng sông Hồng có diện tích 16.207,43km2 , chiếm gần 69,4% diện tích toàn vùng và chiếm hơn 4,9% diện tích cả nước. Dân số chín tỉnh đồng bằng sông Hồng là 9.765.445 người chiếm 22,7% dân số cả nước (Phụ lục số 1). Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị hết sức quan trọng đối với chiến lược phát triển của đất nước; nơi đây có nguồn tài nguyên khá đa dạng, khí hậu thuận lợi, kết cấu hạ tầng phát triển, hội tụ đầy đủ điều kiện cho phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội trong vùng. Các tỉnh ĐBSH có địa hình đa dạng và phong phú, bao gồm đồng bằng, đồi núi, rừng và biển xen kẽ nhau; là nơi hội tụ và giao thoa giữa vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung; có hệ thống sông ngòi đa dạng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam ra vịnh Bắc Bộ. Một đặc điểm độc đáo về tự nhiên của các tỉnh ĐBSH là hầu hết các tỉnh (ngoại trừ hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên) đều có đồi núi xen kẽ châu thổ, thung lũng và đầm lầy. Đặc điểm địa hình tự nhiên này đã tạo điều kiện thuận lợi để con người khai phá và kiến tạo nên những giá trị văn hoá - xã hội đặc sắc phục vụ nhân sinh.
  • 23. 18 Vùng ĐBSH có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 22,5 - 23,5°C, lượng mưa trung bình năm 1400-2000 mm, phù hợp với việc canh tác lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày khác như lạc, đậu tương, ngô… làm cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng này khá phong phú, đa dạng và chất lượng tốt. Bên cạnh đó, các tỉnh ĐBSH có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đến mức không có làng quê nào không có một con sông chảy qua; sông ngòi nhiều, nhưng chế độ thuỷ văn tương đối ổn định nên thuận lợi cho tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản. Đất sản xuất nông nghiệp của các tỉnh ĐBSH là nguồn tài nguyên quý giá được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đất đai của các tỉnh rất thuận lợi cho thâm canh lúa nước, trồng rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Theo số liệu điều tra năm 2012, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của chín tỉnh ĐBSH là 11.280,69 km2 , chiếm gần 69,5% diện tích đất của các tỉnh (Phụ lục 6). Quátrình mở rộng diện tích đất nông nghiệp gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ của hệ thống sông và quai đê, lấn biển của nhân dân trong vùng. Bên cạnh tài nguyên đất nông nghiệp và nước để trồng cấy cây lương thực và nuôi trồng thuỷ sản, trong lòng đất của các tỉnh nơi đây cũng chứa đựng những tài nguyên phong phú thuận lợi cho phát triển kinh tế như đất sét đen và đất sét trắng phục vụ công nghiệp sành, sứ; than nâu với trữ lượng lớn chưa được khai thác. Trên mặt đất có trữ lượng đá vôi lớn (ước tính chiếm gần 5% trữ lượng đá vôi cả nước) trải dài trên nhiều tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Các tỉnh ĐBSH có bờ biển kéo dài từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Kim Sơn, Ninh Bình, với bờ biển thoải, rộng, giàu phù sa nên rất thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ, hải sản. Bờ biển trong vùng còn có tài nguyên vô giá khác là cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tạo nên những danh thắng nổi tiếng như Hạ Long, Cát Bà, Quan Lạn, Cô Tô, Đồ Sơn... rất thuận lợi cho phát triển ngành du lịch. Không chỉ vậy, bờ biển trong vùng còn có các cảng biển nước sâu và cảng sông an toàn, thuận lợi cho giao thông thuỷ như: Cái Lân, Quảng Ninh; Lạch huyện, Hải Phòng; Xuân Trường, Nam Định.
  • 24. 19 Các tỉnh đồng bằng sông Hồng được thừa hưởng một vùng đất mầu mỡ, do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình chảy theo hướng Tây Bắc - Đông nam ra vịnh Bắc Bộ bồi đắp mà thành, nơi đây cây trái tốt tươi, sản vật dồi dào, cư dân đông đúc, thuần hậu mà can trường. Với một vùng châu thổ phì nhiêu xen lẫn núi sông hùng vĩ, nơi đây chẳng những lợi về kinh tế, mà còn dễ cho phòng thủ, thuận để tấn công, nên từ mấy ngàn năm trước, cha ông ta đã chọn vùng đất này để định đô dựng nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, các tỉnh đồng bằng sông Hồng tiếp tục được hưởng những lợi thế lớn của vùng kinh tế động lực về mọi mặt. Hơn nữa, do được bao quanh Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, nên nơi đây rất có điều kiện để phát triển, gìn giữ, bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hoá - xã hội giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam ra cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của các tỉnh ĐBSH nói trên, địa lý tự nhiên nơi đây cũng tạo ra không ít những khó khăn cho sự phát triển của vùng như: hệ thống sông ngòi chằng chịt, đồng bằng xen lần đồi, núi, vùng trũng và đầm lầy đã tạo ra sự chia cắt về địa hình, gây khó khăn cho sản xuất hàng hóa nông nghiệp trên quy mô lớn. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên các tỉnh ĐBSH thường xuyên chịu tác động lớn của bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân địa phương. Theo dự báo quốc tế, các tỉnh ven biển thuộc ĐBSH Việt Nam là một trong những vùng chịu ảnh hưởng lớn của nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu gây nên. Hiện tại, về mùa khô, đất sản xuất của các tỉnh ven biển vẫn bị tình trạng xâm nhập mặn đe doạ thường xuyên. Vị trí địa lý và môi trường tự nhiên cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với sự phát triển văn hoá - xã hội nơi đây. Bão lốc, lũ lụt, ẩm thấp là những yếu tố phá hoại rất nghiêm trọng đối với các công trình văn hoá vật thể trên địa bàn; người ta tính rằng những công trình kiến trúc bằng gỗ nhóm 1, trong điều kiện không bị con người và bão, lũ lụt, động đất phá hoại, cứ sau một trăm năm phải trùng tu lớn và rất khó giữ những công trình đó với độ bền năm trăm năm. Sự giao thoa văn hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng (khu vực được xem là “cái nôi” văn hoá dân tộc) với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, với Hà Nội, Hải Phòng
  • 25. 20 và quốc tế rất mạnh nên việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là việc hết sức khó khăn. Các tệ nạn xã hội và văn hoá xấu độc vốn phát triển mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng đã lan nhanh đến các tỉnh lân cận trong vùng. * Về kinh tế Về kinh tế, các tỉnh ĐBSH là một vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước, có đủ các thế mạnh để phát triển cơ cấu ngành kinh tế hợp lý: nông nghiệp; công nghiệp và xây dựng; du lịch và dịch vụ. Nhìn chung nền kinh tế các tỉnh trong vùng đang được chuyển dịch mạnh từ sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng lương thực của địa phương sang sản xuất hành hoá nông nghiệp phục vụ thị trường trong nước và khu vực; giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của các tỉnh. Đi liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, từ lao động làm nông nghiệp là chủ yếu sang lao động làm công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Những biến đổi lớn trong lĩnh vực kinh tế đã dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ về mặt văn hoá - xã hội ở các làng quê trong vùng. Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, các tỉnh ĐBSH có diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long, song là các tỉnh có trình độ thâm canh và năng suất lao động nông nghiệp thuộc loại cao so với cả nước. Hầu hết các tỉnh ở vùng này, ngoài trồng lúa đều gieo trồng một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Hiện nay, vụ đông đã trở thành vụ chính của một số địa phương trong vùng. Với những kinh nghiệm của nhân dân về trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa và các chính sách khuyến nông của Đảng và Nhà nước là nhân tố quyết định giải quyết thành công vấn đề lương thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng và phục vụ xuất khẩu. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng, diện tích trồng cây lương thực luôn giữ địa vị hàng đầu, chiếm khoảng 57.500 ha. Sản lượng lương thực đạt gần 20% trong tổng sản lượng lương thực toàn quốc. Tuy vậy, do dân số tăng nhanh và mật độ dân số lớn nên việc đảm bảo an ninh lương thực cho con người và cho các nhu cầu kinh tế khác (phục vụ chăn nuôi, công nghiệp chế biến v.v…) chưa thật sự vững chắc. Trong phát triển công nghiệp và xây dựng, các tỉnh ĐBSH đã có những bước phát triển sớm và tăng mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Giá trị
  • 26. 21 sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng đều qua các năm, trọng điểm là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí. Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng dệt kim, giấy viết, vật liệu xây dựng... Công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành dịch vụ phục vụ phát triển nhanh như: tài chính, ngân hàng, thương mại phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Trong phát triển ngành du lịch và dịch vụ, với những tiềm năng to lớn về cảnh quan thiên nhiên, về các di tích lịch sử, văn hoá của dân tộc, hơn nữa lại bao quanh Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải phòng nên các tỉnh ĐBSH có thể hình thành các tuyến du lịch liên vùng. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ của các tỉnh ĐBSH có ảnh hưởng lan tỏa trên phạm vi cả nước, nhất là với các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Các ngành kinh tế công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ trong vùng phát triển mạnh làm cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn các tỉnh ĐBSH diễn ra nhanh chóng hơn các tỉnh khác trong cả nước. Cơ sở hạ tầng thiết yếu bảo đảm cuộc sống người dân như: mạng lưới điện phục vụ sinh hoạt và công nghiệp, hệ thống giao thông quốc gia và đường giao thông nông thôn, hệ thống trường học các cấp, trạm y tế từ nông thôn đến thành thị được xây dựng khá hoàn thiện và đồng bộ. Quá trình đô thị hoá đã làm cho khoảng cách phát triển về mọi mặt giữa nông thôn và thành thị trong vùng được rút ngắn đáng kể. Kinh tế trong vùng phát triển đã giúp các tỉnh ĐBSH giải quyết nhiều vấn đề văn hoá - xã hội phức tạp như: người lao động có việc làm và thu nhập ổn định, góp phần đẩy lùi các loại tệ nạn; giáo dục đào tạo và dạy nghề phát triển giúp người lao động có việc làm tốt; sự hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của nhân dân không ngừng nảy nở, phát triển, đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân càng hướng về cội nguồn, tổ tiên và các bậc thánh nhân có công dựng nước, giữ nước. Lời ca, điệu nhạc và các áng văn chương ca ngợi cuộc sống tươi đẹp vang vọng khắp mọi chốn thôn quê và thị thành...Tuy nhiên, sự phát triển nói trên cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội của đội ngũ cán bộ các
  • 27. 22 tỉnh ĐBSH, nhất là lãnh đạo bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội; lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn văn hoá - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Sự chuyển đổi mô hình kinh tế, quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế về nhiều mặt đã tạo nên sự đứt gãy các giá trị văn hoá: giữa truyền thống và hiện đại, giữa giữ gìn bản sắc và hội nhập. Quan niệm về các chuẩn giá trị trong xã hội cũng có nhiều thay đổi, cùng với những thay đổi trong đời sống kinh tế. 2.1.2. Văn hoá - xã hội và những đặc điểm văn hóa - xã hội các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay 2.1.2.1. Khái niệm văn hoá - xã hội * Khái niệm văn hoá Định nghĩa về văn hoá, Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng: “Văn hoá là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước” [102, tr.798]. Theo Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn [46, tr.431]. Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, ông Mayor (F.Mayor) đưa ra một khái niệm về văn hoá vừa có tính khái quát, vừa có tính đặc thù: "Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động” [102, tr.798]. Khái niệm này được cộng đồng quốc tế công nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá tại Vơnidơ (Venníe, 1970). Như vậy, văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm mục đích phục vụ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng loài người. Văn hoá biểu hiện trong lý tưởng sống, trong thế giới quan và nhân sinh quan, trong tổ chức cuộc sống, trong lao động và đấu tranh của con người. Văn hoá thể hiện sống động và cụ thể trong
  • 28. 23 các công cụ sản xuất; trong các sản phẩm lao động và hàng hoá; trong phương thức sản xuất; trong các thể chế chính trị, xã hội; trong phong tục tập quán và quan hệ giao tiếp giữa người với người; trong trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật và công nghệ; trong sáng tạo và thưởng thức văn học, nghệ thuật. Có thể nói văn hóa là "thiên nhiên thứ hai" do con người tạo ra để phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của chính con người. Nhìn một cách khái quát, văn hóa là khái niệm chỉ thuộc tính sáng tạo của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên để sáng tạo ra "thiên nhiên" thứ hai cho mình, nhờ đó con người vươn tới các giá trị nhân văn cao đẹp. Văn hoá là dấu hiệu để phân biệt loài người với loài vật, cá nhân này với cá nhân khác, cộng đồng này với cộng đồng khác. Đồng thời đây cũng là khái niệm để chỉ chất lượng và trình độ cuộc sống của con người. Tuỳ theo các hướng và mục đích tiếp cận khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về văn hoá và diễn giải nhận thức về văn hoá vô cùng đa dạng, phong phú như chính sự phong phú phức tạp của văn hoá, tuy vậy, nguồn gốc và bản chất của văn hoá luôn là thống nhất. Bản chất của văn hóa chính là lao động sáng tạo nhằm cải tạo thế giới khách quan để hướng tới các giá trị nhân văn, hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Thông qua lao động sáng tạo mà loài người đã tạo nên những thành tựu vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của loài người. Trong tác phẩm “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”, Ph.Ăngghen nhận xét: Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cái cung cấp những vật liệu cho lao động biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế. Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người [45, tr.641]. Người còn cho rằng: Bàn tay không chỉ là những khí quan của lao động, mà còn là sản phẩm của lao động nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những động tác ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng
  • 29. 24 cách đó của các cơ, của các gân và sau những khoảng thời gian dài hơn, của cả xương nữa và cuối cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tinh luyện thừa hưởng được đó vào những động tác mới, ngày càng phức tạp hơn, mà bàn tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao khiến nó có thể, như một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Raphaen, các pho tượng của Tovanxen và các nhạc điệu của Paganini [45, tr.643]. Sự phát triển của lao động đòi hỏi phải gia tăng các mối quan hệ giao tiếp trong xã hội. Nhu cầu giao tiếp xã hội đòi hỏi con người "phải nói với nhau một cái gì đấy" và luyện tập cách phát âm ra những âm vận nối tiếp nhau. Đó chính là nguồn gốc của ngôn ngữ. Theo Ph.Ăngghen: "Trước hết là lao động, sau lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người" [45, tr.646]. Ông so sánh phương thức kiếm sống của loài vượn với lao động xã hội của loài người: "Đàn vượn chỉ biết ăn hết sạch lương thực sẵn có trong khu vực mà điều kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của đàn vượn bên cạnh đã hạn định cho chúng" [45, tr.647]. Điều đó có nghĩa là loài vượn không tự tạo ra thức ăn (như chăn nuôi hay trồng trọt) mà chỉ ăn những thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Từ đó Ph.Ăngghen rút ra nhận định quan trọng: "Nhưng tất cả những cái đó vẫn chưa phải là lao động, theo đúng nghĩa của nó. Lao động bắt đầu với việc chế tạo ra công cụ" [45, tr.648]. Như vậy, lao động của con ngời là lao động sáng tạo. Nhờ có sự sáng tạo mà con người mới tạo ra cái mới trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Tuy nhiên không phải sự sáng tạo cũng đều là sản phẩm văn hóa. Chỉ có sự sáng tạo vươn tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp, vươn tới các giá trị nhân văn thúc đẩy sự tiến bộ xã hội mới trở thành văn hóa. Còn những sáng tạo chống lại con người, huỷ diệt con người, làm tha hóa nhân cách, đạo đức và lối sống của con người là những sáng tạo phản văn hóa. Phát hiện ra năng lượng hạt nhân là thành tựu khoa học công nghệ vĩ đại của nhân loại, là văn hoá; nhưng ứng dụng năng lượng hạt nhân để chế tạo ra bom hạt nhân huỷ diệt con người là phản văn hoá, phản phát triển, là tội ác ghê tởm phải bị cấm vĩnh viễn. Văn hoá có mối quan hệ sâu rộng đối với tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tôn giáo, dân tộc…Văn hoá
  • 30. 25 là sản phẩm hoạt động sáng tạo của con người trong xã hội, những sản phẩm văn hoá, đến lượt nó cấu thành xã hội có văn hoá. Trong mối quan hệ với chính trị, chừng nào xã hội còn giai cấp và đấu tranh giai cấp, thì văn hoá trong xã hội có giai cấp cũng có tính giai cấp. Văn hoá của giai cấp thống trị (thuộc về một hình thái kinh tế xã hội nào đó), sẽ là văn hoá đặc trưng cho xã hội đó. Những giá trị văn hoá chính thống do giai cấp thống trị bảo vệ và phát triển, sẽ thực hiện những chức năng vốn có của nó để làm nên tính chất, đặc trưng, diện mạo và bản sắc của nền văn hoá. Khi bàn về xây dựng nền văn hoá dân tộc Việt Nam trong tương lai, Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện: Năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc. 1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường. 2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. 3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 4- Xây dựng chính trị: dân quyền 5- Xây dựng kinh tế [46, tr.431]. Nền văn hoá đó, theo tư tưởng của Người, văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi, văn hoá có liên hệ rất mật thiết với chính trị, phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân, trở thành cội nguồn sức mạnh của quốc dân, văn hoá phải trở thành bảo vật để giữ nước và dựng nước; văn hoá còn, thì nước còn, văn hoá mất thì nước mất. Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998), Đảng ta chủ trương xây dựng một nền văn hoá bao gồm toàn bộ các hoạt động tinh thần của xã hội, từ tư tưởng, đạo đức, lối sống tới văn học, nghệ thuật; thông tin đại chúng; giáo dục - đào tạo; khoa học - công nghệ; bảo tồn di sản văn hóa; phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; xây dựng môi trường văn hóa; chính sách văn hoá đối với tôn giáo; mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá; xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá [13, tr.58-68]. Đây là những lĩnh vực góp phần tạo nên nền tảng tinh thần xã hội, là động lực phát triển bền vững đất nước.
  • 31. 26 Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (6-2014), sau khi đánh giá những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam những năm đã qua, Đảng ta chỉ rõ mục tiêu xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam hiện nay là: Xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn dân chủ và khoa học. Văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [22, tr.46-47]. Về nhiệm vụ phát triển văn hoá, con người Việt Nam hiện nay, Đảng ta xác định sáu nội dung sau đây: 1) Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; 2) Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; 3) xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế; 4) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá; 5) phát triển công nghiệp văn hoá đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá; 6) Chủ động hội nhập quốc tế về văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại [22, tr.49-57]. * Khái niệm xã hội Định nghĩa về xã hội có nhiều cách diễn giải khác nhau, song xã hội hiểu theo nghĩa chung nhất và rộng nhất là “toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con người đã hình thành trong lịch sử” [102, tr.965]. Người ta thường dùng khái niệm xã hội để chỉ một tập đoàn người, cấu thành bởi những cá nhân với các mối quan hệ lẫn nhau hết sức phức tạp, biểu hiện ra như một hiện thực tồn tại của những thành viên của nó. Xã hội cũng được hiểu là một môi trường hoạt động của con người mà những cá nhân hoà nhập vào đó, môi trường ấy gồm toàn bộ các lực lượng có tổ chức, các thiết chế tổ chức vận hành theo những nguyên tắc nào đó, vẫn hàng ngày tác động lên mỗi cá nhân. Hiểu theo nghĩa như vậy, khái niệm xã hội đối lập lập với khái niệm cá nhân; cũng như khái niệm sống trong xã hội đối lập với khái niệm sống đơn độc. Nói một cách khác, xã hội theo nghĩa rộng là khái niệm chỉ tất cả những gì liên quan đến con người, đến xã hội loài người, nhằm phân biệt nó với thế giới tự
  • 32. 27 nhiên. Học thuyết Mác - Lênin coi xã hội không phải là tổng số các cá nhân mà là toàn bộ các quan hệ xã hội giữa các cá nhân tạo nên cộng đồng xã hội. Xã hội, vì vậy, bao gồm tất cả các hoạt động của con người, của xã hội loài người trong kinh tế, trong chính trị, trong văn hóa và trong tư tưởng. Đây là khái niệm chỉ cái chung, cái tổng thể, bao quát và xuyên suốt tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Xã hội hiểu theo nghĩa rộng sẽ bao hàm trong đó cả những vật thể tự nhiên đã được con người cải tạo, biến đổi. Đất đai, sông ngòi, rừng biển vốn là vật thể tự nhiên được con người tác động cải tạo, khai thác sử dụng, chiếm hữu đã trở thành một phần không thể thiếu của xã hội loài người. Xã hội hiểu theo nghĩa hẹp là là khái niệm chỉ một loại hệ thống xã hội cụ thể nào đó trong lịch sử, một hình thức nhất định của các quan hệ xã hội, là một xã hội ở vào trình độ phát triển nhất định trong lịch sử, như xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản, xã hội xã hội chủ nghĩa. Hiểu theo nghĩa này, xã hội đồng nhất với khái niệm hình thái kinh tế xã hội (HTKTXH) [102, tr.964]. Quan niệm về xã hội theo nghĩa hình thái kinh tế xã hội thể hiện rõ trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới [21, tr.70]. * Khái niệm văn hoá - xã hội Khái niệm văn hoá và xã hội như đã trình bày là những khái niệm có nội hàm phong phú, có tính độc lập với nhau. Tuy vậy, trên thực tế văn hoá và xã hội là những khái niệm chỉ có tính độc lập tương đối; những vấn đề văn hoá và xã hội gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, là nhân quả của nhau. Con người chỉ có thể sáng tạo các giá trị văn hoá trong xã hội, các giá trị văn hoá trở thành một bộ phận tất yếu
  • 33. 28 cấu thành xã hội, trở thành thước đo sự phát triển của xã hội. Ở chiều ngược lại, con người sở dĩ là người bởi họ kết thành xã hội, xã hội nâng đỡ và nuôi dưỡng sự sáng tạo văn hoá của con người. Những vấn đề văn hoá và xã hội luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, có quan hệ nhân quả và tuỳ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, khi diễn đạt những vấn đề văn hoá và xã hội người ta dùng gạch nối giữa hai khái niệm này (văn hoá - xã hội) để diễn đạt một nội dung xã hội phong phú hơn, đó là một xã hội cụ thể, đặc thù có sự thống nhất và không thể tách rời lẫn nhau giữa hai mặt văn hoá và xã hội. Bản chất của một chế độ xã hội được thể hiện trên mặt văn hoá - xã hội của nó. Không thể nói một chế độ xã hội tốt đẹp, nếu xã hội đó đầy rẫy bất công, bạo lực, mất dân chủ và văn hoá suy đồi. Từ những diễn giải nói trên về văn hoá, xã hội và mối quan hệ giữa chúng, khái niệm văn hoá - xã hội nêu trong luận án được hiểu: Là thuật ngữ phản ánh xã hội Viêtn Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó các tầng lớp nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đang không ngừng lao động sáng tạo, thụ hưởng, bảo tồn và tái tạo những giá trị văn hoá làm nên diện mạo của xã hội ViêtNam hiện đại; đồng thời, bằng những hoạt động sống thiết yếu của con người có văn hóa, nhân dân ta đang nỗ lực bảo đảm cho xã hội phát triển ổn định, nâng đỡ, khuyến khích các sáng tạo văn hóa nhiều hơn nữa. Văn hoá - xã hội mà luận án đề cập là văn hoá - xã hội ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thuộc Hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa, ở vào giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, với những nội hàm lớn như đã dẫn ở trên. Tuy nhiên, đi vào cụ thể, nội dung khái niệm đó bao gồm: hoạt động sáng tạo các giá trị văn hoá của các tầng lớp nhân dân trong lao động sản xuất; trong sinh hoạt cộng đồng; trong đấu tranh chống thiên tai, địch hoạ; trong hoạt động chính trị - xã hội; trong đời sống tâm linh… Cùng với quá trình lao động sáng tạo, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, các tầng lớp nhân dân cũng không ngừng chăm lo, gìn giữ những điều kiện bảo đảm cho đời sống của mình diễn ra bình yên, hạnh phúc, đó là các hoạt động: duy trì nòi giống, xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái; xoá đói, giảm nghèo và khắc phục những bất bình đẳng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng; chống mất an toàn nhân mạng trong lao động, trong giao thông, trong sinh hoạt… Tất cả những hoạt động đó của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cấu thành nội hàm của khái niệm văn hoá - xã hội.
  • 34. 29 2.1.2.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội các tỉnh đồng bằng sông Hồng Nhân dân ở các tỉnh ĐBSH giàu truyền thống yêu nước, mưu trí, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, địch hoạ, đồng thời cũng rất cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất xây dựng quê hương, đất nước hoà bình. Với truyền thống bất khuất đó, trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc (sau Công nguyên), nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân các tỉnh ĐBSH nói riêng, luôn vùng lên đấu tranh giành độc lập, không cam chịu để các thế lực phong kiến Phương Bắc thực hiện âm mưu thôn tính, đồng hoá và biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, quân dân ta đã chấm dứt ách đô hộ một ngàn năm của các thế lực phong kiến Phương Bắc, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập. Kể từ đó về sau, nhân dân Việt Nam còn phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng đất nước khỏi hoạ ngoại xâm của phong kiến Phương Bắc, nhưng đó là thời kỳ đấu tranh nhân dân ta đã có nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Bước vào thời kỳ lịch sử cận đại và hiện đại, Việt Nam nói chung, trước hết là vùng ĐBSH nói riêng, lại hứng chịu âm mưu thôn tính của chủ nghĩa thực dân, đế quốc Phương Tây. Các giáo sĩ Phương tây đi tiên phong mở mang “nước chúa” của họ vào Việt Nam, điểm đặt chân đầu tiên là các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đi theo sau các giáo sĩ là những tên đế quốc thực dân nhòm ngó lãnh thổ, toan tính âm mưu xâm lược, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Những diễn biến lịch sử diễn ra trên đất nước ta trong suốt thế kỷ XIX, đến nửa sau của thế kỷ XX đã minh chứng rất rõ những mưu toan nói trên của chủ nghĩa đế quốc thực dân cũ và mới. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là một đòi hỏi tất yếu của lịch sử Việt Nam hiện đại, đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam khỏi ách áp bức, xâm lược của chủ nghĩa thực dân - phong kiến cũ và mới. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khơi dậy, tiếp nối và phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do và thống nhất tổ quốc, đưa cả nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những bản hùng ca bất tử về chiến tranh chống
  • 35. 30 ngoại xâm của quân, dân Việt Nam trong suốt thiên niên kỷ thứ hai, chủ yếu diễn ra ở khu vực ĐBSH. Đặc điểm lịch sử nổi bật đó của các tỉnh ĐBSH chi phối mạnh mẽ những đặc điểm văn hoá - xã hội của vùng đất này. Các tỉnh ĐBSH được xem là “cái nôi văn hoá” của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của vùng đất này, đời sống văn hoá - xã hội của nhân dân được nuôi dưỡng và phát triển bởi hai dòng chảy chủ đạo của lịch sử Việt Nam, đó là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, chống thiên tai, địch hoạ và lịch sử xây dựng quê hương đất nước hoà bình, khẩn hoang, mở mang bờ cõi. Thực tiễn lịch sử xã hội nói trên đã chi phối, tác động và để lại trong đời sống văn hoá - xã hội hiện tại của nhân dân các tỉnh ĐBSH một số đặc điểm chủ yếu sau: Một là, nhân dân các tỉnh ĐBSH có đời sống tinh thần gắn bó sâu nặng với văn hoá làng, xã. Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, làng có vị trí quan trọng đặc biệt: làng là đơn vị cơ bản hình thành nên quốc gia dân tộc. Nước (quốc gia) chỉ là tổng số, là kết quả của sự liên kết các làng xã. Làng “Là một đơn vị xã hội của văn hoá Việt Nam, làng của người Việt là một môi trường văn hoá. Ở đó, mọi thành tố, mọi hiện tượng văn hoá được sinh thành phát triển, lưu giữ và trao truyền tới mọi cá thể” [113, tr.47]. Làng xã có vai trò gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Các nhà khoa học, văn hoá học và xã hội học đều thống nhất nhận định: làng, xã ở Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc Việt trước âm mưu thôn tính, đồng hoá của các thế lực ngoại xâm. Còn làng thì còn nước, khi mất nước, nhưng vẫn giữ được làng thì sẽ còn cơ hội để để giành lại nước. Cái hồn của làng Việt Nam là văn hoá làng xã, tiêu biểu là văn hoá làng xã vùng ĐBSH. Các nhà khoa học cho rằng: “Văn hoá làng có thể hiểu một cách khái quát nhất là bản sắc riêng của làng, là toàn bộ cuộc sống của làng, với những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động, cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng cho đến cả tâm lý của mọi thành viên trong làng với những đặc điểm riêng của nó” [27, tr.75]. Trên cơ sở quan niệm như vậy, các nhà khoa học cũng chỉ ra ba đặc trưng quan trọng của văn hoá làng xã vùng ĐBSH là: “văn hoá vùng nông nghiệp trồng lúa nước; có tính cố kết cộng đồng từ trong gia đình, làng xã đến vùng,
  • 36. 31 miền và cả nước; có tính dân chủ và tính tự chủ” [27, tr.77-90]. Bản sắc văn hoá làng xã Việt Nam là yếu tố cơ bản của bản sắc văn hoá Việt Nam mà cội rễ là văn hoá làng xã vùng ĐBSH. Vì vậy có thể nói, cái nôi văn hoá làng xã Việt Nam từ ngàn xưa đến nay chính là khu vực ĐBSH. Làng là không gian sống của người nông dân (chủ nhân chính của các làng) từ lúc chào đời cho đến khi đi vào cõi vĩnh hằng. Đã là người dân của làng, thì dù sống ở làng, hay sống nơi phố thị, những hình ảnh thân thuộc về làng như: cổng chùa, ngôi đình, cây đa, bến nước, dòng sông và luỹ tre xanh luôn in đậm trong tâm trí mỗi người dân vùng này. Bởi thế, những dịp lễ hội quan trọng nhất trong năm như: Tết Nguyên đán, Tết độc lập (Quốc khánh 2-9) và tiệc làng, người dân vùng này không quên về với làng của mình. Làng được xem là một không gian văn hoá - xã hội ở nông thôn các tỉnh ĐBSH, trong mỗi làng, người dân có nghĩa vụ đóng góp xây dựng và được hưởng chung các thiết chế văn hoá làng như: chùa làng, đình làng, đền và miếu thờ thần, hương ước, lệ làng... Chùa làng là nơi người dân trong làng lên chùa lễ phật những ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng, nhằm thoả mãn những nhu cầu tâm linh mà không nhất thiết phải là phật tử. Đình làng vừa để dân làng thờ vọng các vị thần, vừa làm công sở của chính quyền phong kiến xưa, đồng thời là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng: hội họp, tổ chức các lễ hội truyền thống, biểu diễn văn nghệ và vui chơi giải trí hàng ngày của nhân dân. Trong sách Việt Nam phong tục, nhà văn hoá Phan Kế Bính cho rằng: Mỗi làng phụng thờ một vị Thành hoàng, có làng thờ hai, ba vị, có làng thờ năm, bảy vị, tức gọi là Phúc thần, Phúc thần chia làm ba hạng: 1) Thượng đẳng thần; 2) Trung đẳng thần; 3) Hạ đẳng thần. Thượng đẳng thần là những thần Danh sơn Đại xuyên và các bậc thiên thần như Đổng Thiên Vương, Sóc Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh... các vị ấy có sự tích linh dị mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, nên gọi là Thiên thần. Hai là các vị Nhân thần như là Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, v.v... Các vị này khi sinh tiền có đại công lao với dân, với nước lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ, hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ.
  • 37. 32 Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng, hoặc có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc những thần có chút linh dị... thì triều đình cũng liệt vào tự điển mà phong làm Trung đẳng thần. Hạ đẳng thần là những thần dân xã thờ phụng mà không rõ sự tích làm sao, nhưng cũng thuộc bậc chính thần thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần [10, tr.85-86]. Làng thờ thần phải có đình và miếu. Miếu là nơi thần ngự hàng ngày, đặt ở nơi yên tĩnh, linh thiêng; đình là nơi dân thờ vọng các vị thần, thường được đặt ở trung tâm của làng để tiện cho sinh hoạt. Đến ngày tiệc của làng, dân làng rước các linh vị thần từ miếu ra đình, hết tiệc, rước ngược lại. Hầu hết các đình, miếu ở các tỉnh ĐBSH đều thờ Phúc thần. Mỗi làng thường có cổng làng, sau cổng làng là một không gian văn hoá trọn vẹn, ở đó chứa đựng những giá trị văn hoá hết sức sâu sắc của người Việt từ bao đời nay. Ngày nay, do quy mô dân số tăng cao, các xóm trong làng xưa kia được nâng lên thành thôn, mỗi thôn có trưởng thôn, chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh, chi hội Mặt trận tổ quốc Việt Nam thôn... đóng vai trò cánh tay nối dài của chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội xã, thị trấn; nhưng làng thì không thể phân chia được, bởi dân của một làng có chung chùa thờ phật, miếu, đình thờ thánh đã đi vào tâm thức người dân. Muốn lập làng mới, được nhân dân thừa nhận thì không thể thiếu không gian văn hoá làng. Tuy nhiên, hiện tại đã có nhiều đơn vị dân cư phát triển thành quy mô các làng, ở đó có các nhà văn hoá thôn, nhưng nhà văn hoá thôn vẫn chưa khoả lấp được sự trống vắng của không gian văn hoá làng mang tính bản sắc ở các tỉnh ĐBSH. Hai là, nhân dân các tỉnh ĐBSH có truyền thống hiếu học, tôn vinh những người có học thức, khoa bảng và tài năng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội hiện đại, việc học tập cho mỗi người dân là công việc không chỉ của người dân mà còn là công việc của Nhà nước và toàn xã hội. Học tập đã trở thành một quyền, một nghĩa vụ, một nhu cầu bức thiết của mỗi người dân để phát triển xã hội. Đối với nhân dân các tỉnh ĐBSH, từ bao đời nay, người dân luôn coi
  • 38. 33 trọng sự học và tôn vinh những người có khoa bảng, thực tài. Ở nhiều làng quê các tỉnh ĐBSH, có những dòng họ đời nối đời sinh ra những người tài danh, đỗ đạt, cống hiến lớn cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhân dân thường ghi nhớ công đức của các vị khoa bảng bằng việc lập đình, đền, miếu thờ. Ví dụ: làng Quan Tử, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc lập đền thờ Đỗ Khắc Chung, một nhà giáo đã từng dạy học cho các Hoàng tử và nhiều thế hệ con em dân làng thành đạt. Ở Làng Vũ Thành, xã Thái Hưng, huyện Thái Thuỵ tỉnh Thái Bình có đình Đoài thờ Thành hoàng làng là ông Bùi Công Đán. Thần phả chép, ông đỗ tiến sĩ thời vua Huệ Tông nhà Lý, từng làm đến chức tham tri bộ lễ đời nhà Trần. Ông có công lớn với làng, nước nên được vua ban cho dân làng lập đình thờ để ghi nhớ công đức. Làng Bảo Tháp, xã Đông Cừu, huyện Gia Bình, tỉnh Băc Ninh lập đền thờ Lê Văn Thịnh, quan Trạng thời Lý (1050). Ông là một nhà khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, có tài năng lớn, được triều đình Nhà Lý thăng tới chức Thái sư. Trong các họ tộc, gia phả và nhà thờ họ luôn dành những nơi trang trọng nhất để vinh danh tài năng, công đức của những người có học thức, khoa bảng nhằm nêu gương cho con cháu noi theo. Những dòng họ chưa có điều kiện xây nhà thờ họ, thì việc thờ cúng tổ tiên đặt tại nhà trưởng họ, song xu hướng chung là xây nhà thờ họ để tiện việc thờ phụng, cất giữ tộc phả và tiến hành các nghi lễ quan trọng của họ. Ngày nay, ở nhiều họ tộc, nhà thờ họ được chọn làm nơi tổ chức hội nghị khuyến học, khuyến tài; nơi tôn vinh những người trong họ có học vấn, tài năng đóng góp cho quê hương, đất nước. Có thể nói, hầu hết các dòng họ lớn thuộc các tỉnh ĐBSH hiện nay đều có nhà thờ của dòng họ mình. Ba là, các thiết chế văn hoá ở các tỉnh ĐBSH có sự bảo tồn, phát triển và thích ứng nhanh với yêu cầu phát triển hiện đại. Là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, các tỉnh ĐBSH đã sớm có chủ trương bảo tồn và phát triển các thiết chế văn hoá cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Các công trình văn hoá tiêu biểu ở khắp các làng quê như đền, miếu, đình, chùa, nhà thờ họ, văn bia, phả hệ, sắc phong của các đời vua cho các vị thánh, thần... được chính quyền địa phương tạo điều kiện để nhân dân khôi phục, tôn tạo, giữ gìn. Mặt khác, không ít các làng quê khôi phục lại và bổ sung, phát triển các