SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân
luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, theo dõi và bảo hộ. Việt
Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa với các truyền thống
đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó, đối với người Việt Nam
hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em
gắn bó keo sơn đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế
của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc
nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này không rõ ràng
khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ làm giảm đi mối quan
hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Chính vì vậy phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam
được giải quyết theo quy định của pháp luật. Việt Nam đang trên bước đường hội
nhập toàn cầu. Tầm quan trọng của pháp luật ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu
nghiên cứu, sửa đổi luật pháp cho phù hợp với tình hình đất nước đang ngày càng tiến
lên là một nhu cầu cần thiết. Trong vấn đề thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa
kế là vấn đề vô cùng quan trọng. Nó xác định phạm vi và thứ tự được hưởng thừa kế
của những người được hưởng thừa kế. Hiện nay quy định của pháp luật tuy đã khá
chặt chẽ nhưng thực tế vẫn còn những điểm cần khắc phục, bởi vậy tôi đã chọn đề tài
“Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị” làm đề tài niên luận của
mình.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và nội dung của quyền thừa kế, đặc biệt
các quy định về diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 từ đó tìm ra những hạn chế và
kiến nghị sửa đổi
3. Phương pháp nghiên cứu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Niên luận dựa trên cơ sở lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phương
pháp tổng hợp.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứ làm sáng tỏa bản chất và nội dung của diện và hàng thừa kế theo
BLDS 2015 trên cơ sở đó xác định những người thuộc diện thừa kế và thứ tự hưởng
ưu tiên theo quy định của luật.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả rút ra những hạn chế và vướng mắc tồn tại
khi áp dụng và thực thi các quy định về diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 từ đó
đề xuất những giải pháp khắc phục và hoàn thiện.
5. Bố cục của niên luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục thì niên luận gồm 2 chương
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 1. Quy định của BLDS 2015 về diện và hàng thừa kế
1.1 Khái quan chung về thừa kế theo pháp luật diện và hàng thừa kế
1.1.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Tại Điều 649 BLDS quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng
thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Như vậy, nếu thừa kế
theo di chúc là nhằm chuyển di sản của người chết cho người thừa kế theo ý chí của
người lập di chúc thì thừa kế theo pháp luật là việc phân chia di ản theo ý chí của Nhà
nước.
1.1.2. Các trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 650 BLDS 2015 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng
với những trường hợp sau đây:
- Không có di chúc: Đây là trường hợp theo quy định của pháp luật thì người để
lại di sản có năng lực chủ thể trong việc lập di chúc nhưng người này lại không thực
hiện quyền lập di chúc, do đó không có di chúc, di sản được chia theo pháp luật cho
diện và hàng thừa kế của họ .
- Di chúc không hợp pháp: Người để lại di sản có để lại di chúc nhưng di chúc đó
vi phạm các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo luật định. Trường hợp này, di chúc
bị coi là vô hiệu nên di sản được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ.
- Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng thời điểm với
người lập di chúc: cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không
còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, trong trường hợp này, di chúc sẽ bị coi là vô
hiệu toàn bộ hoặc một phần và di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu được chia
theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền
hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản: Trường hợp này người thừa kế vi phạm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vào khoản 1 Điều 621 và người lập di chúc không biết hành vi của người thừa kế này
hoặc người thừa kế theo di chúc từ chối quyền nhận di sản thừa kế.
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc: Người để lại di sản có nhiều
di sản nhưng họ chỉ định đoạt một phần nhất định trong tổng số di sản họ để lại, phần
di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật cho diện và
hàng thừa kế của họ.
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực: Nếu di chúc
có một phần không có hiệu lực thì chỉ phần di sản liên quan đến phần di chúc bị vô
hiệu được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ.
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không
có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di
chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
1.1.3 Khái niệm diện thừa kế
Diện thừa kế là khái niệm được đề cập dưới góc độ khoa học pháp lý, tuy nhiên,
dưới góc độ pháp luật thì chưa được đề cập tới.
Ta có thể hiểu: Diện thừa kế là phạm vi những người có thể được hưởng di sản
do người chết để lại được xác định một trong ba quan hệ (quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng) với người để lại di sản
1.1.4 Khái niệm hàng thừa kế
Như chúng ta đã biết, khi thừa kế theo pháp luật thì di sản của người chết phải
được dịch chuyển cho những người thân thích của người đó. Tuy nhiên, trong số
những người đó thì mức độ gần gũi, thân thích của mỗi người đối với người chết là
khác nhau. Theo trình tự hưởng di sản thừa kế thì người nào có mức độ gần gũi nhất
với người chết sẽ được hưởng di sản mà người đó để lại, nhiều người có cùng một
mức độ gần gũi với người chết sẽ cùng được hưởng di sản của người đó. Khi không có
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
người gần gũi nhất thì những người có mức độ gần gũi tiếp theo sẽ được hưởng di sản
của người chết để lại. Như vậy, không phải tất cả những người trong diện những
người thừa kế theo pháp luật đều được thừa kế cùng một lúc. Để những người thuộc
diện thừa kế theo pháp luật hưởng di sản theo trình tự trước, sau căn cứ vào mức độ
gần gũi giữa họ với người chết, pháp luật về thừa kế đã xếp những người đó theo từng
nhóm khác nhau. Mỗi một nhóm đó được gọi là một hàng thừa kế theo pháp luật.
Vậy hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi
với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà
người chết để lại.
1.2 Quy định của BLDS Việt Nam 2015 về diện và hàng thừa kế
1.2.1 Diện thừa kế
1.2.1.1 Căn cứ xác định diện thừa kế
- Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân:
Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi đã kết hôn”. Như vậy, chỉ coi là quan hệ hôn nhân giữa một người nam
và một người nữ khi họ kết hôn hợp pháp. Sau khi kết hôn, vợ và chồng có quyền và
nghĩa vụ đối với nhau và một trong những quyền của vợ chồng được pháp luật thừa
nhận là “Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của luật về thừa
kế” (Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình 2004). Để có thể được pháp luật
thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp thì việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện và
thủ tục do pháp luật quy định (Điều 8_Điều kiện kết hôn và Điều 9_Đăng ký kết hôn
Luật Hôn nhân và Gia đình 2004).
Quan hệ hôn nhân là cơ sở để xác định chủ thể trong các quan hệ sở hữu về tài
sản, về nghĩa vụ,… một trong các quan hệ về tài sản là quyền thừa kế của nhau khi vợ
hoặc chồng chết trước. quyền thừa kế của vợ chồng còn được bảo về bằng pháp luật,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khi vợ hoặc chồng chết trước dù đã có di chúc là truất quyền thừa kế của vợ hoặc
chồng còn sống.
- Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống:
Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ
(Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối cới con; ông bà đối với cháu
nội và cháu ngoại; cụ đối với chắt nội và chắt ngoại) hoặc bàng hệ (không trực tiếp
sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung: ví dụ như quan hệ giữa anh chị em
ruột và ngược lại).
Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của
những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm
cha làm mẹ của con. Quyền thừa kế của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân
của cha đẻ, mẹ đẻ.
- Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ nuôi dưỡng:
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa những người nuôi dưỡng với người được
nuôi dưỡng, là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa những người
thân thuộc theo quy định của pháp luật.
Quan hệ nuôi dưỡng được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong
hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hoặc còn nhưng không có khả năng lao động, không có
năng lực hành vi dân sự.
Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, chắt nội, ngoại
(Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình).
Quan hệ nuôi dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng.
Cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng luật không quy định có nghĩa vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc nhau, nhưng trong trực tế, cha dượng, mẹ kế với con riêng của của
vợ, chồng đã thể hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha mẹ con theo
Điều 679 BLDS 2005, họ được hưởng thừa kế của nhau.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại.
Việc xác định quan hệ nuôi dưỡng thông qua sự kiện nhận nuôi con nuôi theo quy
định của pháp luật. Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do luật
hôn nhân và gia đình quy định (khỏa 3 điều 68 và Điều 69).
Ý nghĩa:
Xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật trước hết để xác định những
người có quyển hưởng di sản. Sau nữa là loại trừ những trường hợp không thuộc diện
thừa kế theo pháp luật hoặc thuộc nhưng không có quyền hưởng di sản thừa kế theo
pháp luật.
Phạm vi những người thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên 3 mối quan
hệ như đã trình bày ở trên. Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng có tình
độc lập tương đối, vì quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia. Tuy nhiên, từng quan hệ
được xác định theo quy định của pháp luật giữa người để lại di sản với người thừa kế.
Chỉ có sự xác định diện những người thừa kế theo quy định pháp luật chuẩn xác mới
ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong dòng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý
thức pháp luật cho những người thuộc diện thừa kế.
1.2.1.2 Người không được quyền hưởng di sản, người từ chối quyền hưởng
di sản, người bị truất quyền hưởng di sản
Trong quan hệ thừa kế, những người là vợ hoặc chồng, con… của người chết
hoặc những người được chỉ định trong di chúc là những người được hưởng thừa kế
của người chết. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp họ đã vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ của mình, có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, trái với
thuần phong mĩ tục của nhân dân Việt Nam, xâm hại đến danh dự, uy tín, tính mạng,
sức khỏe của bố, mẹ, anh, chị, em, vợ, chồng,… Người có những hành vi như vậy
không xứng đáng được hưởng di sản thừa kế của người mà họ đã xâm phạm tới. Theo
đó, khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 quy định những trường hợp không được quyền
hưởng di sản:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành
vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh
dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một
phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự định đoạt của người có di sản, người này vẫn
có thể được hưởng nếu biết nhưng vẫn viết di chúc cho họ được hưởng.
- Người từ chối nhận di sản: được quy định tại khoản 2 Điều 620 BLDS : “Việc
từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những
người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng
hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối
nhận di sản”. Quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế được pháp luật thừa nhận
với điều kiện việc từ chối nhận di sản không nhằm chốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ
tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản cũng cần có điều kiện
về thời gian: “Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ thời điểm mở thừa kế…”
Tuy nhiên người từ chối nhận di sản có quyền từ chối theo các mức độ kác nhau,
họ có thể chỉ từ chối quyền hưởng di sản được chia theo di chúc mà không từ chối
quyền hưởng di sản được chia theo pháp luật và ngược lại.
- Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có
thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật (như: Cha, mẹ, vợ,
chồng, con, anh, em ruột…) mà không nhất thiết phải nêu lý do, người lập di chúc có
thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế
của mình.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tuy nhiên, do pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là “truất” nên hiện
nay còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng người lập di chúc không
cho người thừa kế nào hưởng di sản theo di chúc thì người đó là người bị truất quyền.
Theo quan điểm này thì có hai cách truất quyền khác nhau:
+ Người bị truất quyền hưởng di sản trực tiếp: Là việc người lập di chúc tuyên
bố một cách minh bạch trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp
luật không có quyền hưởng di sản trừ trường hợp Điều 669.
+ Người bị truất quyền hưởng di sản gián tiếp: Là việc người lập di chúc chỉ
định một hoặc nhiều người để hưởng toàn bộ di sản nhưng lại không nói gì đến
những người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định. Khi đó người thừa kế
không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản không được nói rõ.
Tuy nhiên theo quan điểm này thì người bị truất quyền hưởng di sản không mất tư
cách người thừa kế mà họ có được do luật định.
1.2.2 Hàng thừa kế
1.2.2.1 Bản chất pháp luật về hàng thừa kế
Hàng thừa kế thứ nhất
Gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người
chết.
- Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại:
Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Tuy nhiên,
chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp. Đối với quan hệ thừa kế
giữa vợ và chồng cần lưu ý:
 Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà
sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
 Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án
cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người
chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế (khoản 2 Điều 655 BLDS
2015).
 Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì
dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản (Khoản 3 Điều 655
BLDS 2015).
 Đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960
ở Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc
(trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau
không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp
này, người chồng, người vợ được hươnhr thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả
những người chồng (vợ) và ngược lại.
- Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại:
Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau không chỉ là quy
địnhb của pháp luật thừa kế Việt Nam mà còn của hầu hết các nước trên thế giới. Con
đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá
thú và ngược lại.
- Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại:
 Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha
nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con
nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người con
nuôi đó.
Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó
không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, cho nên họ không phải là người
thừa kế của nhau theo pháp luật.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
 Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ,
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như
người không làm con nuôi người khác.
- Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế:
Nếu có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được
hưởng thừa kế tài sản của nhau và còn được hưởng thừa kế tài sản theo quy định tại
Điều 652 và Điều 653 BLDS 2015.
Hàng thừa kế thứ hai
Gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, am ruột của người
chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Quan hệ thừa kế giữa ộng nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại
với cháu ngoại và ngược lại:
Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người sinh ra nẹ của
cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của
cháu và ngược lại.
Trên thực tế có trường hợp ông bà chết nhưng cha mẹ cháu không được hưởng
thừa kế mặc dù vẫn còn sống (bị truất quyền, không có quyền hưởng di sản), trong
trường hợp này, cháu ruột của ông bà cũng không được hưởng di sản vì không thuộc
hàng thừa kế của ông bà. Xuất phát từ lý do đó, pháp luật có quy định cháu ruột thuộc
hàng thừa kế thứ hai của ông bà nếu ông bà chết.
- Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại:
Anh, chị, em ruột là hàng thừa kế thứ hai của nhau. Anh, chị, em ruột có thể
cùng cha mẹ, cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, không phân biệt con trong giá thú hay
con ngoài giá thú, nếu anh, chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng thừa
kế của anh chị ruột và ngược lại.
 Con riêng của vợ, con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của
nhau. Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của on đẻ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng
thứ hai của nhau.
 Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh
chị em ruột mình. Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi người khác vẫn là người
thừa kế hàng thứ hai của người đã làm con nuôi người khác đó.
Hàng thừa kế thứ ba
Gồm cụ nội, cụ ngoai của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì
ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và ngược
lại:
Cụ nội là người sinh ra ông hoặc bà nội của người đó, cụ ngoại là người sinh ra
ông hoặc bà ngoại của người đó.
Trong trường hợp cụ nội, cụ ngoại mất không có người thừa kế là con, cháu
hoặc có người thừa kế nhưng họ đều từ chối hoặc bị truất quyền hưởng thừa kế thì
chắt sẽ được hưởng di sản của cụ.
- Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu
ruột và ngược lại:
Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột là anh chị em ruột của bố hoặc mẹ
của cháu. Khi cháu ruột chết, anh chị em ruột của bố, mẹ thuộc hàng thừa kế thứ ba
của cháu và ngược lại.
1.2.2.2 Hưởng di sản thừa kế theo trình tự hàng
Khi chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được
hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được nhận di sản
nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước hoặc còn nhưng từ chối quyền thừa kế hoặc bị
truất quyền hưởng di sản thừa kế (nguyên tắc hàng trước được ưu tiên). Khi tất cả các
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hàng thừa kế đều không còn người thừa kế thì di sản thuộc về Nhà nước (Khoản 2
Điều 651 BLDS 2015).
1.2.3 Thừa kế thế vị
1.2.3.1 Khái niệm
Theo quy định tại Điều 613 BLDS 2015 thì người thừa kế là cá nhân còn sống
vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người thừa kế không còn sống
vào thời điểm mở thừa kế. Để dảm bảo quyền lợi cho những người có quan hệ huyết
thống trực hệ trong phạm vi gần gũi, Điều 652 BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị
như sau:
“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của
cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt
được hưởng nếu còn sống”.
Ý nghĩa:
Pháp luật quy định về thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, các
chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp, do đó, quy đinh này là phù hợp với đạo
lý và thực tiễn nước ta hiện nay, tránh tình trạng di sản của ông bà àm các cháu lại
không được hưởng lại để cho người khác hưởng.
1.2.3.2 Bản chất pháp luật về thừa kế thế vị
Một người cha (mẹ) có bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó (cháu
của ông bà) sẽ được hưởng thừa kế thế vị của ông bà nếu cha mẹ chết trước ông bà.
Tất cả những người con này chỉ được hưởng một suất thừa kế mà lẽ ra cha hoặc mẹ
của những người này được hưởng nếu còn sống. Tương tự như vậy, nếu cháu cũng
chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì (tất cả) chắt được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Mối liên hệ giữa thừa kế thế vị và hàng thừa kế:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thừa kế thế vị nói riêng có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ thừa kế thế vị không phải là quan hệ thừa kế theo
trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị trong
trường hợp con của người để lại di sản là người được hưởng thừa kế theo hàng nhưng
đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
Theo quy định hàng thừa kế thứ hai Điều 651 và thừa kế thế vị Điều 652 thì
cháu thuộc diện thừa kế của ông bà nội, ông bà ngoại. Vậy khi nào cháu nội, cháu
ngoại được hưởng thừa kế thế vị và khi nào được hưởng thừa kế theo hàng?
- Các cháu được hưởng thừa kế thế vị khi bố mẹ các cháu đã chết trước hoặc
cùng thời điểm với người để lại di sản (Điều 652).
- Các cháu được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai khi những người thuộc
hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hoặc còn nhưng họ bị truất, bị tước quyền hưởng
di sản thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế (khoản 3 Điều 651).
Chương 2. Thực tiễn áp dụng, một số bất cấp, hạn chế và phương hướng hoàn
thiện qui định về diện và hàng thừa kế
2.1 Thực tiễn áp dụng
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Thừa kế theo pháp luật là
thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Theo
nguyên tắc phân chia di sản theo trình tự hàng, người thừa kế ở hàng thứ nhất có
quyền hưởng di sản trước tiên so với các hàng thừa kế sau. Thừa kế theo hàng là thừa
kế theo trật tự hàng gần hơn loại hàng xa hơn. Thừa kế theo trật tự hàng mang tính
chất tuyệt đối.
Theo quy định của pháp luật về thừa kế, di sản thừa kế được chia theo pháp luật
tuân theo trật tự hàng thừa kế, do vậy không thể có trường hợp những người thừa kế
thuộc hai hàng khác nhau cùng được hưởng di sản chia theo pháp luật. Theo quy định
tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự thì: “Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được
hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Theo quy định
trên thì sự hoán vị thừa kế xảy ra trong trưởng hợp đặc biệt sau đây:
Người lập di chúc đã định đoạt tài sản của mình cho những người khác hưởng
một phần tài sản và truất quyền thừa kế của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất
không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, các con chưa thành niên mà truất quyền của các con
đã thành niên và có khả năng lao động, do vậy di sản thừa kế của người lập di chúc
sau khi chết thì một phần được chia theo di chúc, một phần được chia theo pháp luật
cho những người thừa kế ở hàng thứ hai.
Trường hợp thứ nhất, ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn các con đều đã trưởng
thành mà người lập di chúc truất quyền thừa kế của toàn bộ các con nhưng sau đó có
một người con đã chết trước hoặc cùng chết một thời điểm với người lập di chúc mà
người này có con. Theo hiệu lực pháp luật của di chúc thì phần di chúc liên quan đến
người con đã chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà vô hiệu. Phần di sản liên
quan đến phần của di chúc vô hiệu được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, chia theo
pháp luật phần di sản tương ứng với phần di sản của người con nếu không có di chúc
mà còn sống thì được hưởng theo pháp luật hay chia toàn bộ di sản của người chết để
lại di chúc cho cháu của người ông là ông, bà nội,ngoại có cha, mẹ đã chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người để lại di chúc là ông, bà nội ngoại được thừa kế thế vị?
Giải quyết vấn đề đặt ra, cần thiết phải xác định những mối quan hệ sau đây liên quan
đến quy định của pháp luật thừa kế.
Di chúc trong trường hợp này chỉ vô hiệu một phần, phần của di chúc liên quan
đến người con đã bị truất quyền thừa kế nhưng người này lại chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc, tính phần thừa kế theo pháp luật của người đó
còn sống thì hưởng, để cho con của người này được thừa kế thế vị; phần di sản còn lại
được chuyển giao cho những người thừa kế tại hàng thứ hai được hưởng.
Ví dụ: ông A có ba người con là B, C, và D đều đã trưởng thành. Ông A chết có
để lại di chúc truất quyền thừa kế của B, C và D nhưng không chỉ định cho ai khác
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hưởng di sản. Nhưng anh C và ông A chết cùng thời điểm do tai nạn giao thông, vào
thời điểm này anh C đã có hai người con là E và Q. Di sản của ông A có 360 000 000
đồng. Theo cách lập luận trên, việc di sản của ông A được thực hiện theo một trong
hai cách hiểu rất khác nhau.
+ Cách hiểu thứ nhất: anh B, C và D đều bị ông A truất quyền hưởng di sản
nhưng anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, phần di chúc liên quan đến C vô hiệu,
phần di chúc liên quan đến anh B và D có hiệu lực pháp luật. Vậy di sản của ông A
được chia như sau: C = 360 000 000 : 3 = 120 000 000 đồng. Do anh C đã chết cùng
thời điểm với ông A, các con của anh C là E và Q được thừa kế thế vị theo quy định
tại điều 677 Bộ luật dân sự. Theo đó con của anh C là:
E = Q = 120 000 000 : 2 = 60 000 000 đồng
Di sản còn lại của ông A được chuyển giao cho những người ở hàng thứ hai
hưởng là 240 000 000 đồng.
+ Cách hiểu thứ hai: Ba người con của ông A đều bị truất quyền hưởng di sản
nhưng anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, do vậy phần di chúc liên quan đến
quan đến anh C vô hiệu và toàn bộ di sản của ông A được chia theo pháp luật. Do anh
C đã chết cùng thời điểm với ông A, do vậy 2 người con của ông C được thừa kế thế
vị. Tại hàng thừa kế thứ nhất của ông A chỉ còn 1 suất thừa kế liên quan đến anh C và
các con của anh C được thế vị là:
E = Q = 360 000 000 đồng : 2 = 180 000 000 đồng
Cách hiểu thứ hai đúng pháp luật vì vẫn tuân theo nguyên tắc hưởng di sản theo
trình tự hàng thừa kế và không thể có hai hàng thừa kế cùng được hưởng di sản. Cách
hiểu thứ nhất không đúng với nguyên tắc phân chia di sản theo pháp luật vì những
người thừa kế thuộc hàng thừa kế khác nhau cùng được hưởng di sản.
Hai cách hiểu khác nhau đã cho ta thấy được việc áp dụng pháp luật thừa kế để
giải quyết những tình huống cụ thể có thể có những sai sót. Vì vậy, khi giải quyết tình
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
huống phân chia di sản theo pháp luật cụ thể, thì việc áp dụng pháp luật phải tuân theo
nguyên tắc trật tự hàng thừa kế.
Trường hợp thứ hai, nếu tại hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản chỉ
còn có các con đã trưởng thành và đều bị người lập di chúc truất quyền thừa kế và
người lập di chúc cũng không định đoạt cho một ai khác thừa kế theo di chúc. Các con
của người để lại di sản đều đã có con nhưng họ đều đã chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc thì trong trường hợp này di chúc vô hiệu, theo đó toàn bộ
di sản của người chết để lại được chia theo pháp luật cho những người thừa kế là các
con của người để lại di sản ở hàng thừa kế thứ nhất được hưởng nếu còn sống, để cho
các cháu được thừa kế thế vị hay di sản của người chết để lại trong trường hợp này
được chia cho những người thừa kế ở hàng thứ hai? Trong trường hợp này, các con
của người để lại di sản đều đã trưởng thành và đều đã có con, họ đều bị người lập di
chúc truất quyền hưởng di sản nhưng họ đều đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc, do vậy di chúc vô hiệu. Theo quy định tại điều 650 Bộ luật dân
sự về những trường hợp thừa kế theo pháp luật thì di sản của người chết được chia
theo pháp luật mà các con của người này thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Ví dụ: Ông A có hai người con là B và C. Anh B có con là E và F. Anh C có
con là Q và H. Ông A chết cùng thời điểm với anh B và anh C, có để lại di chúc truất
quyền thừa kế của anh B và anh C và không chỉ định cho bất kỳ ai khác hưởng di sản
của ông. Di sản của ông A có là 720 000 000 đồng.
Vậy di sản của ông A chia như sau:
B = C = 720 000 000 đồng : 2 = 360 000 000 đồng
Do anh B và anh C chết cùng thời điểm với ông A, do vậy con của họ được
thừa kế thế vị theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự.
E = F = 360 000 000 đồng : 2 = 180 000 000 đồng
Q = H = 360 000 000 đồng : 2 = 180 000 000 đồng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trong trường hợp này, di sản của ông A không thể chuyển giao cho những
người thuộc hàng thừa kế thứ hai được hưởng. Vì hiệu lực pháp luật của di chúc vô
hiệu và di sản của ông A đã được chia theo pháp luật và các cháu của ông A đã thừa
kế thế vị, do anh B và anh C chết cùng thời điểm với ông A.
Trường hợp thứ ba, nếu toàn bộ người ở hàng thừa kế thứ nhất đều bị người để
lại di sản truất quyền thừa kế theo di chúc và tại hàng này không có cha, mẹ, vợ hoặc
chồng của người để lại di sản. Các con của người để lại di sản đều còn sống vào thời
điểm mở thừa kế của người để lại di sản thì di sản của người chết được chuyển giao
cho những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ hai được hưởng.
Ví dụ: ông A có một người em ruột là ông M và có hai người con là B và C, đều
đã trưởng thành. Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của anh B và anh C.
Di sản của ông A có 90 000 000 đồng.
Do hai người con của ông A bị truất quyền hưởng di sản của ông A, nên di sản
của ông A được chuyển sang hàng thừa kế thứ hai được hưởng, theo đó ông M được
hưởng thừa kế di sản của ông A theo pháp luật là 90 000 000 đồng.
Trường hợp thứ tư, những người thừa kế tại hàng thứ nhất đều đã chết trước
người để lại di sản và trong số họ có người đã có con, do vậy di sản của người chết
không thể chuyển xuống cho những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng mà vẫn
chia di sản theo hàng thừa kế thứ nhất để có căn cứ xác định phần di sản của người
được hưởng thừa kế thế vị.
Ví dụ: ông A có ba người con là anh B, anh C và chị D. Anh C có hai con là M
và N. Cả ba người con của ông A đều đã chết trước ông A. Ông A qua đời vào tháng
3, 2007 không để lại di chúc. Vậy di sản của ông A được chia như sau: Hàng thừa kế
thứ nhất của ông A có ba người nhưng đều đã chết trước ông A nhưng anh C đã có
con, vậy di sản của ông A được chia cho 1 suất thừa kế (là anh C nếu còn sống thì
hưởng) và trong trường hợp này, các con của anh C được thừa kế thế vị.
Vậy M = N = 90 000 000 đồng : 2 = 45 000 000 đồng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Theo những nội dung phân tích trên đây, nhận thấy pháp luật thừa kế của nước
ta còn nhiều vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật đặc biệt là mối quan hệ giữa
thừa kế thế vị và trường hợp di sản được chuyển cho những ngưởi thừa kế tại hàng thứ
hai.
2.2 Một số tồn tại và hạn chế.
2.2.1 Hàng thừa kế thứa hai của cháu
Hàng thừa kế thứ hai cháu chỉ được thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại khi ở hàng thừa kế thứ nhất có một người thừa kế là cha đẻ (mẹ đẻ) bị mất
quyền hưởng di sản hoặc có nhiều người thừa kế nhưng tất cả đều không có quyền
hưởng di sản hoặc không nhận di sản,thì cháu cùng với anh chị em ruột của người
chết sẽ được hưởng di sản của ông bà. Trên thực tế trường hợp này rất khó xảy ra. Mặt
khác, quan hệ giữa cháu nội với ông nội, bà nội là quan hệ huyết thống trực hệ và nếu
xét về quan hệ gia đình truyền thống thì giữa ông nội, bà nội và cháu nội là một gia
đình, cháu phải nuôi dưỡng thờ cúng ông bà, cho nên cháu cần được hưởng di sản
trước anh chị em ruột của người chết. Trường hợp không có cháu hoặc chắt thì anh chị
em ruột được hưởng di sản của người chết.
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì cháu ở
hàng thứ hai chỉ được nhận di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại khi hàng
thứ nhất có một người thừa kế duy nhất còn. Trường hợp này nếu cha đẻ, mẹ đẻ của
cháu không nhận hoặc không có quyền nhận di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại thì di sản chia cho người thừa kế hàng thứ hai là cháu. Ngược lại, nếu hàng thứ
nhất nhiều người thừa kế trong đó có một người là cha hoặc mẹ cháu không nhận di
sản, không có quyền nhận di sản…thì phần di sản lẽ ra cha mẹ cháu được hưởng sẽ
chia cho những người thừa kế cùng hàng là cô, dì, chú, bác ruột của cháu. Trường hợp
này vô hình chung những người thừa kế hàng thứ nhất được hưởng nhiều hơn một
suất theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của các cháu, pháp luật nên
cho phép cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu không được hưởng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Theo quy định tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự quy định những người thừa
kế hàng sau chỉ được hưởng di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã
chết…Quy định này mâu thuẫn với Điều 652 là cháu thừa kế thế vị khi bố hoặc mẹ
chết trước hoặc chết cùng ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, vì vậy nếu cháu thế vị
thì hàng thứ hai hoặc thứ ba không được hưởng di sản.
2.2.2 Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Điều 654 BLDS 2015 quy định:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như
cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Ðiều 651 và Ðiều 652 của Bộ luật dân sự2015.”
Trên tinh thần của Điều 654 thì tiêu chí để xác định con riêng với bố dượng, mẹ
kế có được hưởng thừa kế hay không là dựa vào quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn
nhau. Nếu hai phía không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau thì không được
hưởng thừa kế của nhau. Tuy nhiên, “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” là một phạm trù
rất trừu tượng, không thể xác định một cách cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt hiểu như thế nào
là chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như cha con, mẹ con? Quy định này còn rất chung
chung nên trong thực tiễn áp dụng nhiều khi rất khác nhau và do cách hiểu của các
nhà áp dụng pháp luật. Tình trạng này tồn tại là do không có cơ sở, tiêu chí để xác
định thế nào là quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.
Điều đó cũng do không thống nhất về căn cứ đánh giá thời gian nuôi dưỡng, mức độ
nuôi dưỡng, chăm sóc như thế nào. Chính điều này dẫn tơi sự không thống nhất trong
cách giải quyết giữa các tòa.
Bên cạnh đó, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng một chiều có được xem như là cha
con, mẹ con để được hưởng thừa kế không? Xét đến quan hệ nuôi dưỡng không nhất
thiết phải quy định điều kiện họ cùng chung sống với nhau. Bởi trên thực tế, nhiều
trường hợp người con riêng ở xa nhưng vẫn chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ kế với tấm
lòng yêu thương thật sự. Vậy họ có được coi là quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc không?
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Về mặt đạo đức thì ngĩa vụ chăm sóc, thương yêu, nuôi dưỡng nhau không bắt buộc
lúc nào cũng phải thể hiện bằng vật chất.
Cũng có trường hợp, khi người để lại di sản chết, vì không muốn cho con riêng
hưởng di sản nên những người khác không thừa nhận quan hệ nuôi dưỡng đã có.
Trong trường hợp này thì quyền lợi của người là cha dượng, mẹ kế, con riêng sẽ được
đảm bảo bằng biện pháp nào? Pháp luật đã không quy định cụ thể và thiết nghĩ đây là
điều cần thiết phải bổ sung để tránh gây ra tình trạng điều luật được hiểu không thống
nhất để đảm bảo quyền lợi cho người được hưởng di sản thừa kế.
2.2.3 Về thừa kế thế vị
Khoản 1 Điều 621 quy định về hành vi của người không có quyền hưởng di sản
thừa kế của người để lại di sản. Vấn đề đặt ra, trường hợp con của người để lại di sản
chết trước hoặc cúng thời điểm với người để lại di sản nhưng người con đó khi còn
sống lại bị kết án về một trong những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 621 thì cháu
có được hưởng thừa kế thế vị không?
2.2.4 Những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học
Pháp luật thừa kế hiện hành của nước ta chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Trong xã hội phát triển, nhiều người ngày càng muốn sinh con theo phương pháp khoa
học hiện đại. Do vậy, vấn đề công nhận cha cho những đứa bè sinh theo phương pháp
thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm hết sức quan trọng vì nó đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của những đứa trẻ được sinh ra theo phương pháp này và hạn chế
những tranh chấp có thể xảy ra.
2.3 Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện
2.3.1 Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Luật cần có sự quy định cụ thể cách thức, phương thức xác định mức độ, thời
gian nuôi dưỡng chăm sóc để đủ điều kiện hưởng thừa kế giữa con riêng và bố dượng,
mẹ kế (tại điều 654) từ đó có cách hiểu, cách xác định rõ ràng cụ thể để người dân dễ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vận dụng và các tòa án có cách hiểu và xét xử một cách thống nhất, tránh tình trạng
tùy nghi
2.3.2 Về thừa kế thế vị
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cháu của người để lại di sản, thiết
nghĩ cần quy định cho cháu được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ
của cháu khi còn sống đã bị kết án về một trong những hành vi quy định tại Khoản 1
Điều 621. Vì xét theo quan hệ thân thuộc, cháu không có lỗi và không phải chịu trách
nhiệm về hành vi độc lập của cha hoặc mẹ. Do vậy, cần bổ sung trường hợp những
người bị tước quyền thừa kế theo Điều 621 thì cháu họ vẫn được hưởng quyền thừa kế
thế vị trừ khi chính con cháu họ cũng vi phạm Khoản 1 Điều 621
2.3.3 Về nhường quyền hưởng di sản thừa kế
BLDS chưa quy định về người nhường quyền thừa kế mà chỉ quy định người từ
chối quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại. Trong thực tiễn, giải quyết
tranh chấp về thừa kế, nhiều trường hợp người thừa kế nhường kỷ phần thừa kế của
mình cho người thừa kế khác. Trong trường hợp này, Tòa án vẫn chấp nhận cho họ
được nhường kỷ phần bởi trong quan hệ dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự là
quyền luôn luôn được tôn trọng và là nguyên tắc của luật Dân sự (Điều 3Bộ luật dân
sự 2015). Khi người thừa kế từ chối quyền hưởng di sản thừa kế thì phần di sản đó sẽ
được chia theo pháp luậtcho những người thừa kế khác. Còn khi người thừa kế
nhường kỷ phần thừa kế của mình cho người thừa kế khác thì về mặt pháp lý, người
nhưởng kỷ phàn đã nhận phần di sản của mình và đã nhường lại cho người khác (với
tư cách là tặng, cho người khác). Để có cơ sở pháp lý, cần thiết nên có quy định về
vấn đề nhượng kỷ phần thừa kế, cụ thể:
- Người thừa kế có thể nhường quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho
những người khác. Việc nhường quyền hưởng di sản phải được ;ập thành văn bản, có
công chứng, chứng thực.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Người được nhường quyền hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do
người chết để lại trogn phạm vi di sản mà mình được nhường, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
2.3.4 Cần ban hành quy định của pháp luật về những người thừa kế được
sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại
Ban hành các quy định này không chỉ mang lại quyền lợi cho những đứa bé đó
mà còn có ý nghĩa về tình thương yêu, có ý nghĩa trong việc hình thành nhân cách đứa
bé. Ngược lại, nếu xảy ra tranh chấp xuất phát từ vấn đề này sẽ hình thành những suy
nghĩ không tốt cho những đứa bé đó.
Vì vậy, việc bổ sung vấn đề thuộc diện thừa kế được sinh ra theo phương pháp
khoa học hiện đại một cách cụ thể là cần thiết. Có như vậy, khi phát sinh tranh chấp
về thừa kế liên quan đến những người này thì mới được giải quyết một cách thỏa
đáng.
C KẾT LUẬN
Những tranh chấp trong quan hệ thừa kế ngày càng trở nên phổ biến và phức
tập hơn. Việc xác định chính xác diện và hàng thừa kế có ý nghĩa pháp lý quan trọng
trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế. Việc nghiên cứu những quy định của pháp
luật về diện và hàng thừa kế giúp chúng ta hiểu đúng, hiểu rõ hơn những người thừa
kế của người chết trong những người thân thích của người để lại di sản cũng như thứ
tự ưu tiên hưởng di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân Sự của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nxb.LĐ, Hà
Nội, 2011.
2. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Nxb.LĐ, Hà Nội, 2011.
3. TS.Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2008.
4. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2009.
5. Lê Đình Nghị, giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb.GDVN, Hà Nội, 2010.
6. Phan Thị Kim Chi, Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân Sự 2015,
luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2006.
7. Nguyễn Đình Toàn, Cần quy định bổ sung về thừa kế giữa con riêng và bố dượng,
mẹ kế, Dân chủ và Pháp luật, Bộ tư pháp số 8/2009, trang 46-48.
8. Website:
www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
www.danluat.thuvienphapluat.vn
www.nclp.org.vn

More Related Content

Similar to Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docx

Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...nguyehieu1
 
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễnĐề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễnViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CHƯƠNG 3-LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (1).ppt
CHƯƠNG 3-LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (1).pptCHƯƠNG 3-LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (1).ppt
CHƯƠNG 3-LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (1).pptThaoNguyenDang4
 

Similar to Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docx (20)

Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.docThực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docxCơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docxCơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
 
Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.doc
Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.docNhững Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.doc
Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.doc
 
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà LạtCơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
 
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docxCơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...
 
Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docxXác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
 
Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.doc
Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.docHình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.doc
Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.doc
 
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.docThừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
 
Cơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docxCơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
 
Cơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docx
Cơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docxCơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docx
Cơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docx
 
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAY
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAYQuyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAY
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Luận văn thạc sĩ Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.docLuận văn thạc sĩ Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Luận văn thạc sĩ Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
 
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý luận và th...
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý luận và th...Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý luận và th...
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý luận và th...
 
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý luận và th...
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý luận và th...Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý luận và th...
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý luận và th...
 
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễnĐề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
Đề tài: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn
 
CHƯƠNG 3-LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (1).ppt
CHƯƠNG 3-LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (1).pptCHƯƠNG 3-LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (1).ppt
CHƯƠNG 3-LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (1).ppt
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
 
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docxThực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
 
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
 
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.docThực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
 
Báo cáo thực tập thực tế tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế  tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.docBáo cáo thực tập thực tế  tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
 
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docx
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docxIntrenship report - Faculty of foreign languages.docx
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docx
 
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docxCơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
 
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docxCơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
 
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.docBáo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
 
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Ngọc Anh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại  Công ty Ngọc Anh.docKế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại  Công ty Ngọc Anh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Ngọc Anh.doc
 
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.docKế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.docKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
 
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
 
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
 
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.docKế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docxBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
 
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docxBáo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
 
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.docBáo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, theo dõi và bảo hộ. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa với các truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó, đối với người Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ làm giảm đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Chính vì vậy phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam được giải quyết theo quy định của pháp luật. Việt Nam đang trên bước đường hội nhập toàn cầu. Tầm quan trọng của pháp luật ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu nghiên cứu, sửa đổi luật pháp cho phù hợp với tình hình đất nước đang ngày càng tiến lên là một nhu cầu cần thiết. Trong vấn đề thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế là vấn đề vô cùng quan trọng. Nó xác định phạm vi và thứ tự được hưởng thừa kế của những người được hưởng thừa kế. Hiện nay quy định của pháp luật tuy đã khá chặt chẽ nhưng thực tế vẫn còn những điểm cần khắc phục, bởi vậy tôi đã chọn đề tài “Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị” làm đề tài niên luận của mình. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và nội dung của quyền thừa kế, đặc biệt các quy định về diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 từ đó tìm ra những hạn chế và kiến nghị sửa đổi 3. Phương pháp nghiên cứu
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Niên luận dựa trên cơ sở lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp tổng hợp. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứ làm sáng tỏa bản chất và nội dung của diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 trên cơ sở đó xác định những người thuộc diện thừa kế và thứ tự hưởng ưu tiên theo quy định của luật. Trong quá trình nghiên cứu tác giả rút ra những hạn chế và vướng mắc tồn tại khi áp dụng và thực thi các quy định về diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và hoàn thiện. 5. Bố cục của niên luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục thì niên luận gồm 2 chương
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 1. Quy định của BLDS 2015 về diện và hàng thừa kế 1.1 Khái quan chung về thừa kế theo pháp luật diện và hàng thừa kế 1.1.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật Tại Điều 649 BLDS quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Như vậy, nếu thừa kế theo di chúc là nhằm chuyển di sản của người chết cho người thừa kế theo ý chí của người lập di chúc thì thừa kế theo pháp luật là việc phân chia di ản theo ý chí của Nhà nước. 1.1.2. Các trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật Theo quy định tại Điều 650 BLDS 2015 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng với những trường hợp sau đây: - Không có di chúc: Đây là trường hợp theo quy định của pháp luật thì người để lại di sản có năng lực chủ thể trong việc lập di chúc nhưng người này lại không thực hiện quyền lập di chúc, do đó không có di chúc, di sản được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ . - Di chúc không hợp pháp: Người để lại di sản có để lại di chúc nhưng di chúc đó vi phạm các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo luật định. Trường hợp này, di chúc bị coi là vô hiệu nên di sản được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ. - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc: cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, trong trường hợp này, di chúc sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản: Trường hợp này người thừa kế vi phạm
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vào khoản 1 Điều 621 và người lập di chúc không biết hành vi của người thừa kế này hoặc người thừa kế theo di chúc từ chối quyền nhận di sản thừa kế. - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc: Người để lại di sản có nhiều di sản nhưng họ chỉ định đoạt một phần nhất định trong tổng số di sản họ để lại, phần di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ. - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực: Nếu di chúc có một phần không có hiệu lực thì chỉ phần di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ. - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. 1.1.3 Khái niệm diện thừa kế Diện thừa kế là khái niệm được đề cập dưới góc độ khoa học pháp lý, tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật thì chưa được đề cập tới. Ta có thể hiểu: Diện thừa kế là phạm vi những người có thể được hưởng di sản do người chết để lại được xác định một trong ba quan hệ (quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng) với người để lại di sản 1.1.4 Khái niệm hàng thừa kế Như chúng ta đã biết, khi thừa kế theo pháp luật thì di sản của người chết phải được dịch chuyển cho những người thân thích của người đó. Tuy nhiên, trong số những người đó thì mức độ gần gũi, thân thích của mỗi người đối với người chết là khác nhau. Theo trình tự hưởng di sản thừa kế thì người nào có mức độ gần gũi nhất với người chết sẽ được hưởng di sản mà người đó để lại, nhiều người có cùng một mức độ gần gũi với người chết sẽ cùng được hưởng di sản của người đó. Khi không có
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 người gần gũi nhất thì những người có mức độ gần gũi tiếp theo sẽ được hưởng di sản của người chết để lại. Như vậy, không phải tất cả những người trong diện những người thừa kế theo pháp luật đều được thừa kế cùng một lúc. Để những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hưởng di sản theo trình tự trước, sau căn cứ vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết, pháp luật về thừa kế đã xếp những người đó theo từng nhóm khác nhau. Mỗi một nhóm đó được gọi là một hàng thừa kế theo pháp luật. Vậy hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại. 1.2 Quy định của BLDS Việt Nam 2015 về diện và hàng thừa kế 1.2.1 Diện thừa kế 1.2.1.1 Căn cứ xác định diện thừa kế - Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân: Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Như vậy, chỉ coi là quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ khi họ kết hôn hợp pháp. Sau khi kết hôn, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau và một trong những quyền của vợ chồng được pháp luật thừa nhận là “Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của luật về thừa kế” (Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình 2004). Để có thể được pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp thì việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định (Điều 8_Điều kiện kết hôn và Điều 9_Đăng ký kết hôn Luật Hôn nhân và Gia đình 2004). Quan hệ hôn nhân là cơ sở để xác định chủ thể trong các quan hệ sở hữu về tài sản, về nghĩa vụ,… một trong các quan hệ về tài sản là quyền thừa kế của nhau khi vợ hoặc chồng chết trước. quyền thừa kế của vợ chồng còn được bảo về bằng pháp luật,
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khi vợ hoặc chồng chết trước dù đã có di chúc là truất quyền thừa kế của vợ hoặc chồng còn sống. - Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống: Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ (Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối cới con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại; cụ đối với chắt nội và chắt ngoại) hoặc bàng hệ (không trực tiếp sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung: ví dụ như quan hệ giữa anh chị em ruột và ngược lại). Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha làm mẹ của con. Quyền thừa kế của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha đẻ, mẹ đẻ. - Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ nuôi dưỡng: Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa những người nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng, là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Quan hệ nuôi dưỡng được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hoặc còn nhưng không có khả năng lao động, không có năng lực hành vi dân sự. Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, chắt nội, ngoại (Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình). Quan hệ nuôi dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng. Cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng luật không quy định có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau, nhưng trong trực tế, cha dượng, mẹ kế với con riêng của của vợ, chồng đã thể hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha mẹ con theo Điều 679 BLDS 2005, họ được hưởng thừa kế của nhau.
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Việc xác định quan hệ nuôi dưỡng thông qua sự kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do luật hôn nhân và gia đình quy định (khỏa 3 điều 68 và Điều 69). Ý nghĩa: Xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật trước hết để xác định những người có quyển hưởng di sản. Sau nữa là loại trừ những trường hợp không thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc thuộc nhưng không có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Phạm vi những người thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên 3 mối quan hệ như đã trình bày ở trên. Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng có tình độc lập tương đối, vì quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia. Tuy nhiên, từng quan hệ được xác định theo quy định của pháp luật giữa người để lại di sản với người thừa kế. Chỉ có sự xác định diện những người thừa kế theo quy định pháp luật chuẩn xác mới ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong dòng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý thức pháp luật cho những người thuộc diện thừa kế. 1.2.1.2 Người không được quyền hưởng di sản, người từ chối quyền hưởng di sản, người bị truất quyền hưởng di sản Trong quan hệ thừa kế, những người là vợ hoặc chồng, con… của người chết hoặc những người được chỉ định trong di chúc là những người được hưởng thừa kế của người chết. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp họ đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, trái với thuần phong mĩ tục của nhân dân Việt Nam, xâm hại đến danh dự, uy tín, tính mạng, sức khỏe của bố, mẹ, anh, chị, em, vợ, chồng,… Người có những hành vi như vậy không xứng đáng được hưởng di sản thừa kế của người mà họ đã xâm phạm tới. Theo đó, khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 quy định những trường hợp không được quyền hưởng di sản:
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 “a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự định đoạt của người có di sản, người này vẫn có thể được hưởng nếu biết nhưng vẫn viết di chúc cho họ được hưởng. - Người từ chối nhận di sản: được quy định tại khoản 2 Điều 620 BLDS : “Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản”. Quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế được pháp luật thừa nhận với điều kiện việc từ chối nhận di sản không nhằm chốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản cũng cần có điều kiện về thời gian: “Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ thời điểm mở thừa kế…” Tuy nhiên người từ chối nhận di sản có quyền từ chối theo các mức độ kác nhau, họ có thể chỉ từ chối quyền hưởng di sản được chia theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng di sản được chia theo pháp luật và ngược lại. - Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật (như: Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, em ruột…) mà không nhất thiết phải nêu lý do, người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình.
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tuy nhiên, do pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là “truất” nên hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng người lập di chúc không cho người thừa kế nào hưởng di sản theo di chúc thì người đó là người bị truất quyền. Theo quan điểm này thì có hai cách truất quyền khác nhau: + Người bị truất quyền hưởng di sản trực tiếp: Là việc người lập di chúc tuyên bố một cách minh bạch trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản trừ trường hợp Điều 669. + Người bị truất quyền hưởng di sản gián tiếp: Là việc người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người để hưởng toàn bộ di sản nhưng lại không nói gì đến những người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định. Khi đó người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản không được nói rõ. Tuy nhiên theo quan điểm này thì người bị truất quyền hưởng di sản không mất tư cách người thừa kế mà họ có được do luật định. 1.2.2 Hàng thừa kế 1.2.2.1 Bản chất pháp luật về hàng thừa kế Hàng thừa kế thứ nhất Gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại: Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp. Đối với quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng cần lưu ý:  Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149  Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế (khoản 2 Điều 655 BLDS 2015).  Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản (Khoản 3 Điều 655 BLDS 2015).  Đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, người chồng, người vợ được hươnhr thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại. - Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại: Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau không chỉ là quy địnhb của pháp luật thừa kế Việt Nam mà còn của hầu hết các nước trên thế giới. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại. - Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại:  Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người con nuôi đó. Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149  Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như người không làm con nuôi người khác. - Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế: Nếu có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau và còn được hưởng thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 BLDS 2015. Hàng thừa kế thứ hai Gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, am ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Quan hệ thừa kế giữa ộng nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại và ngược lại: Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người sinh ra nẹ của cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngược lại. Trên thực tế có trường hợp ông bà chết nhưng cha mẹ cháu không được hưởng thừa kế mặc dù vẫn còn sống (bị truất quyền, không có quyền hưởng di sản), trong trường hợp này, cháu ruột của ông bà cũng không được hưởng di sản vì không thuộc hàng thừa kế của ông bà. Xuất phát từ lý do đó, pháp luật có quy định cháu ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nếu ông bà chết. - Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại: Anh, chị, em ruột là hàng thừa kế thứ hai của nhau. Anh, chị, em ruột có thể cùng cha mẹ, cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú, nếu anh, chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng thừa kế của anh chị ruột và ngược lại.  Con riêng của vợ, con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau. Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của on đẻ
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng thứ hai của nhau.  Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh chị em ruột mình. Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của người đã làm con nuôi người khác đó. Hàng thừa kế thứ ba Gồm cụ nội, cụ ngoai của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và ngược lại: Cụ nội là người sinh ra ông hoặc bà nội của người đó, cụ ngoại là người sinh ra ông hoặc bà ngoại của người đó. Trong trường hợp cụ nội, cụ ngoại mất không có người thừa kế là con, cháu hoặc có người thừa kế nhưng họ đều từ chối hoặc bị truất quyền hưởng thừa kế thì chắt sẽ được hưởng di sản của cụ. - Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột và ngược lại: Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột là anh chị em ruột của bố hoặc mẹ của cháu. Khi cháu ruột chết, anh chị em ruột của bố, mẹ thuộc hàng thừa kế thứ ba của cháu và ngược lại. 1.2.2.2 Hưởng di sản thừa kế theo trình tự hàng Khi chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được nhận di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước hoặc còn nhưng từ chối quyền thừa kế hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế (nguyên tắc hàng trước được ưu tiên). Khi tất cả các
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hàng thừa kế đều không còn người thừa kế thì di sản thuộc về Nhà nước (Khoản 2 Điều 651 BLDS 2015). 1.2.3 Thừa kế thế vị 1.2.3.1 Khái niệm Theo quy định tại Điều 613 BLDS 2015 thì người thừa kế là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người thừa kế không còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Để dảm bảo quyền lợi cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ trong phạm vi gần gũi, Điều 652 BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Ý nghĩa: Pháp luật quy định về thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, các chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp, do đó, quy đinh này là phù hợp với đạo lý và thực tiễn nước ta hiện nay, tránh tình trạng di sản của ông bà àm các cháu lại không được hưởng lại để cho người khác hưởng. 1.2.3.2 Bản chất pháp luật về thừa kế thế vị Một người cha (mẹ) có bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó (cháu của ông bà) sẽ được hưởng thừa kế thế vị của ông bà nếu cha mẹ chết trước ông bà. Tất cả những người con này chỉ được hưởng một suất thừa kế mà lẽ ra cha hoặc mẹ của những người này được hưởng nếu còn sống. Tương tự như vậy, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì (tất cả) chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Mối liên hệ giữa thừa kế thế vị và hàng thừa kế:
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thừa kế thế vị nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ thừa kế thế vị không phải là quan hệ thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị trong trường hợp con của người để lại di sản là người được hưởng thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Theo quy định hàng thừa kế thứ hai Điều 651 và thừa kế thế vị Điều 652 thì cháu thuộc diện thừa kế của ông bà nội, ông bà ngoại. Vậy khi nào cháu nội, cháu ngoại được hưởng thừa kế thế vị và khi nào được hưởng thừa kế theo hàng? - Các cháu được hưởng thừa kế thế vị khi bố mẹ các cháu đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản (Điều 652). - Các cháu được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai khi những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hoặc còn nhưng họ bị truất, bị tước quyền hưởng di sản thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế (khoản 3 Điều 651). Chương 2. Thực tiễn áp dụng, một số bất cấp, hạn chế và phương hướng hoàn thiện qui định về diện và hàng thừa kế 2.1 Thực tiễn áp dụng Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Theo nguyên tắc phân chia di sản theo trình tự hàng, người thừa kế ở hàng thứ nhất có quyền hưởng di sản trước tiên so với các hàng thừa kế sau. Thừa kế theo hàng là thừa kế theo trật tự hàng gần hơn loại hàng xa hơn. Thừa kế theo trật tự hàng mang tính chất tuyệt đối. Theo quy định của pháp luật về thừa kế, di sản thừa kế được chia theo pháp luật tuân theo trật tự hàng thừa kế, do vậy không thể có trường hợp những người thừa kế thuộc hai hàng khác nhau cùng được hưởng di sản chia theo pháp luật. Theo quy định tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự thì: “Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Theo quy định trên thì sự hoán vị thừa kế xảy ra trong trưởng hợp đặc biệt sau đây: Người lập di chúc đã định đoạt tài sản của mình cho những người khác hưởng một phần tài sản và truất quyền thừa kế của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, các con chưa thành niên mà truất quyền của các con đã thành niên và có khả năng lao động, do vậy di sản thừa kế của người lập di chúc sau khi chết thì một phần được chia theo di chúc, một phần được chia theo pháp luật cho những người thừa kế ở hàng thứ hai. Trường hợp thứ nhất, ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn các con đều đã trưởng thành mà người lập di chúc truất quyền thừa kế của toàn bộ các con nhưng sau đó có một người con đã chết trước hoặc cùng chết một thời điểm với người lập di chúc mà người này có con. Theo hiệu lực pháp luật của di chúc thì phần di chúc liên quan đến người con đã chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà vô hiệu. Phần di sản liên quan đến phần của di chúc vô hiệu được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, chia theo pháp luật phần di sản tương ứng với phần di sản của người con nếu không có di chúc mà còn sống thì được hưởng theo pháp luật hay chia toàn bộ di sản của người chết để lại di chúc cho cháu của người ông là ông, bà nội,ngoại có cha, mẹ đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di chúc là ông, bà nội ngoại được thừa kế thế vị? Giải quyết vấn đề đặt ra, cần thiết phải xác định những mối quan hệ sau đây liên quan đến quy định của pháp luật thừa kế. Di chúc trong trường hợp này chỉ vô hiệu một phần, phần của di chúc liên quan đến người con đã bị truất quyền thừa kế nhưng người này lại chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, tính phần thừa kế theo pháp luật của người đó còn sống thì hưởng, để cho con của người này được thừa kế thế vị; phần di sản còn lại được chuyển giao cho những người thừa kế tại hàng thứ hai được hưởng. Ví dụ: ông A có ba người con là B, C, và D đều đã trưởng thành. Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của B, C và D nhưng không chỉ định cho ai khác
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hưởng di sản. Nhưng anh C và ông A chết cùng thời điểm do tai nạn giao thông, vào thời điểm này anh C đã có hai người con là E và Q. Di sản của ông A có 360 000 000 đồng. Theo cách lập luận trên, việc di sản của ông A được thực hiện theo một trong hai cách hiểu rất khác nhau. + Cách hiểu thứ nhất: anh B, C và D đều bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, phần di chúc liên quan đến C vô hiệu, phần di chúc liên quan đến anh B và D có hiệu lực pháp luật. Vậy di sản của ông A được chia như sau: C = 360 000 000 : 3 = 120 000 000 đồng. Do anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, các con của anh C là E và Q được thừa kế thế vị theo quy định tại điều 677 Bộ luật dân sự. Theo đó con của anh C là: E = Q = 120 000 000 : 2 = 60 000 000 đồng Di sản còn lại của ông A được chuyển giao cho những người ở hàng thứ hai hưởng là 240 000 000 đồng. + Cách hiểu thứ hai: Ba người con của ông A đều bị truất quyền hưởng di sản nhưng anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, do vậy phần di chúc liên quan đến quan đến anh C vô hiệu và toàn bộ di sản của ông A được chia theo pháp luật. Do anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, do vậy 2 người con của ông C được thừa kế thế vị. Tại hàng thừa kế thứ nhất của ông A chỉ còn 1 suất thừa kế liên quan đến anh C và các con của anh C được thế vị là: E = Q = 360 000 000 đồng : 2 = 180 000 000 đồng Cách hiểu thứ hai đúng pháp luật vì vẫn tuân theo nguyên tắc hưởng di sản theo trình tự hàng thừa kế và không thể có hai hàng thừa kế cùng được hưởng di sản. Cách hiểu thứ nhất không đúng với nguyên tắc phân chia di sản theo pháp luật vì những người thừa kế thuộc hàng thừa kế khác nhau cùng được hưởng di sản. Hai cách hiểu khác nhau đã cho ta thấy được việc áp dụng pháp luật thừa kế để giải quyết những tình huống cụ thể có thể có những sai sót. Vì vậy, khi giải quyết tình
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 huống phân chia di sản theo pháp luật cụ thể, thì việc áp dụng pháp luật phải tuân theo nguyên tắc trật tự hàng thừa kế. Trường hợp thứ hai, nếu tại hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản chỉ còn có các con đã trưởng thành và đều bị người lập di chúc truất quyền thừa kế và người lập di chúc cũng không định đoạt cho một ai khác thừa kế theo di chúc. Các con của người để lại di sản đều đã có con nhưng họ đều đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì trong trường hợp này di chúc vô hiệu, theo đó toàn bộ di sản của người chết để lại được chia theo pháp luật cho những người thừa kế là các con của người để lại di sản ở hàng thừa kế thứ nhất được hưởng nếu còn sống, để cho các cháu được thừa kế thế vị hay di sản của người chết để lại trong trường hợp này được chia cho những người thừa kế ở hàng thứ hai? Trong trường hợp này, các con của người để lại di sản đều đã trưởng thành và đều đã có con, họ đều bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản nhưng họ đều đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, do vậy di chúc vô hiệu. Theo quy định tại điều 650 Bộ luật dân sự về những trường hợp thừa kế theo pháp luật thì di sản của người chết được chia theo pháp luật mà các con của người này thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Ví dụ: Ông A có hai người con là B và C. Anh B có con là E và F. Anh C có con là Q và H. Ông A chết cùng thời điểm với anh B và anh C, có để lại di chúc truất quyền thừa kế của anh B và anh C và không chỉ định cho bất kỳ ai khác hưởng di sản của ông. Di sản của ông A có là 720 000 000 đồng. Vậy di sản của ông A chia như sau: B = C = 720 000 000 đồng : 2 = 360 000 000 đồng Do anh B và anh C chết cùng thời điểm với ông A, do vậy con của họ được thừa kế thế vị theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự. E = F = 360 000 000 đồng : 2 = 180 000 000 đồng Q = H = 360 000 000 đồng : 2 = 180 000 000 đồng
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trong trường hợp này, di sản của ông A không thể chuyển giao cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai được hưởng. Vì hiệu lực pháp luật của di chúc vô hiệu và di sản của ông A đã được chia theo pháp luật và các cháu của ông A đã thừa kế thế vị, do anh B và anh C chết cùng thời điểm với ông A. Trường hợp thứ ba, nếu toàn bộ người ở hàng thừa kế thứ nhất đều bị người để lại di sản truất quyền thừa kế theo di chúc và tại hàng này không có cha, mẹ, vợ hoặc chồng của người để lại di sản. Các con của người để lại di sản đều còn sống vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản thì di sản của người chết được chuyển giao cho những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ hai được hưởng. Ví dụ: ông A có một người em ruột là ông M và có hai người con là B và C, đều đã trưởng thành. Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của anh B và anh C. Di sản của ông A có 90 000 000 đồng. Do hai người con của ông A bị truất quyền hưởng di sản của ông A, nên di sản của ông A được chuyển sang hàng thừa kế thứ hai được hưởng, theo đó ông M được hưởng thừa kế di sản của ông A theo pháp luật là 90 000 000 đồng. Trường hợp thứ tư, những người thừa kế tại hàng thứ nhất đều đã chết trước người để lại di sản và trong số họ có người đã có con, do vậy di sản của người chết không thể chuyển xuống cho những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng mà vẫn chia di sản theo hàng thừa kế thứ nhất để có căn cứ xác định phần di sản của người được hưởng thừa kế thế vị. Ví dụ: ông A có ba người con là anh B, anh C và chị D. Anh C có hai con là M và N. Cả ba người con của ông A đều đã chết trước ông A. Ông A qua đời vào tháng 3, 2007 không để lại di chúc. Vậy di sản của ông A được chia như sau: Hàng thừa kế thứ nhất của ông A có ba người nhưng đều đã chết trước ông A nhưng anh C đã có con, vậy di sản của ông A được chia cho 1 suất thừa kế (là anh C nếu còn sống thì hưởng) và trong trường hợp này, các con của anh C được thừa kế thế vị. Vậy M = N = 90 000 000 đồng : 2 = 45 000 000 đồng
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Theo những nội dung phân tích trên đây, nhận thấy pháp luật thừa kế của nước ta còn nhiều vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật đặc biệt là mối quan hệ giữa thừa kế thế vị và trường hợp di sản được chuyển cho những ngưởi thừa kế tại hàng thứ hai. 2.2 Một số tồn tại và hạn chế. 2.2.1 Hàng thừa kế thứa hai của cháu Hàng thừa kế thứ hai cháu chỉ được thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại khi ở hàng thừa kế thứ nhất có một người thừa kế là cha đẻ (mẹ đẻ) bị mất quyền hưởng di sản hoặc có nhiều người thừa kế nhưng tất cả đều không có quyền hưởng di sản hoặc không nhận di sản,thì cháu cùng với anh chị em ruột của người chết sẽ được hưởng di sản của ông bà. Trên thực tế trường hợp này rất khó xảy ra. Mặt khác, quan hệ giữa cháu nội với ông nội, bà nội là quan hệ huyết thống trực hệ và nếu xét về quan hệ gia đình truyền thống thì giữa ông nội, bà nội và cháu nội là một gia đình, cháu phải nuôi dưỡng thờ cúng ông bà, cho nên cháu cần được hưởng di sản trước anh chị em ruột của người chết. Trường hợp không có cháu hoặc chắt thì anh chị em ruột được hưởng di sản của người chết. Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì cháu ở hàng thứ hai chỉ được nhận di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại khi hàng thứ nhất có một người thừa kế duy nhất còn. Trường hợp này nếu cha đẻ, mẹ đẻ của cháu không nhận hoặc không có quyền nhận di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì di sản chia cho người thừa kế hàng thứ hai là cháu. Ngược lại, nếu hàng thứ nhất nhiều người thừa kế trong đó có một người là cha hoặc mẹ cháu không nhận di sản, không có quyền nhận di sản…thì phần di sản lẽ ra cha mẹ cháu được hưởng sẽ chia cho những người thừa kế cùng hàng là cô, dì, chú, bác ruột của cháu. Trường hợp này vô hình chung những người thừa kế hàng thứ nhất được hưởng nhiều hơn một suất theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của các cháu, pháp luật nên cho phép cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu không được hưởng.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Theo quy định tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự quy định những người thừa kế hàng sau chỉ được hưởng di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết…Quy định này mâu thuẫn với Điều 652 là cháu thừa kế thế vị khi bố hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, vì vậy nếu cháu thế vị thì hàng thứ hai hoặc thứ ba không được hưởng di sản. 2.2.2 Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế Điều 654 BLDS 2015 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 651 và Ðiều 652 của Bộ luật dân sự2015.” Trên tinh thần của Điều 654 thì tiêu chí để xác định con riêng với bố dượng, mẹ kế có được hưởng thừa kế hay không là dựa vào quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau. Nếu hai phía không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau thì không được hưởng thừa kế của nhau. Tuy nhiên, “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” là một phạm trù rất trừu tượng, không thể xác định một cách cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt hiểu như thế nào là chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như cha con, mẹ con? Quy định này còn rất chung chung nên trong thực tiễn áp dụng nhiều khi rất khác nhau và do cách hiểu của các nhà áp dụng pháp luật. Tình trạng này tồn tại là do không có cơ sở, tiêu chí để xác định thế nào là quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Điều đó cũng do không thống nhất về căn cứ đánh giá thời gian nuôi dưỡng, mức độ nuôi dưỡng, chăm sóc như thế nào. Chính điều này dẫn tơi sự không thống nhất trong cách giải quyết giữa các tòa. Bên cạnh đó, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng một chiều có được xem như là cha con, mẹ con để được hưởng thừa kế không? Xét đến quan hệ nuôi dưỡng không nhất thiết phải quy định điều kiện họ cùng chung sống với nhau. Bởi trên thực tế, nhiều trường hợp người con riêng ở xa nhưng vẫn chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ kế với tấm lòng yêu thương thật sự. Vậy họ có được coi là quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc không?
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Về mặt đạo đức thì ngĩa vụ chăm sóc, thương yêu, nuôi dưỡng nhau không bắt buộc lúc nào cũng phải thể hiện bằng vật chất. Cũng có trường hợp, khi người để lại di sản chết, vì không muốn cho con riêng hưởng di sản nên những người khác không thừa nhận quan hệ nuôi dưỡng đã có. Trong trường hợp này thì quyền lợi của người là cha dượng, mẹ kế, con riêng sẽ được đảm bảo bằng biện pháp nào? Pháp luật đã không quy định cụ thể và thiết nghĩ đây là điều cần thiết phải bổ sung để tránh gây ra tình trạng điều luật được hiểu không thống nhất để đảm bảo quyền lợi cho người được hưởng di sản thừa kế. 2.2.3 Về thừa kế thế vị Khoản 1 Điều 621 quy định về hành vi của người không có quyền hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản. Vấn đề đặt ra, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cúng thời điểm với người để lại di sản nhưng người con đó khi còn sống lại bị kết án về một trong những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 621 thì cháu có được hưởng thừa kế thế vị không? 2.2.4 Những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học Pháp luật thừa kế hiện hành của nước ta chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong xã hội phát triển, nhiều người ngày càng muốn sinh con theo phương pháp khoa học hiện đại. Do vậy, vấn đề công nhận cha cho những đứa bè sinh theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm hết sức quan trọng vì nó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những đứa trẻ được sinh ra theo phương pháp này và hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra. 2.3 Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện 2.3.1 Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế Luật cần có sự quy định cụ thể cách thức, phương thức xác định mức độ, thời gian nuôi dưỡng chăm sóc để đủ điều kiện hưởng thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế (tại điều 654) từ đó có cách hiểu, cách xác định rõ ràng cụ thể để người dân dễ
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vận dụng và các tòa án có cách hiểu và xét xử một cách thống nhất, tránh tình trạng tùy nghi 2.3.2 Về thừa kế thế vị Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cháu của người để lại di sản, thiết nghĩ cần quy định cho cháu được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống đã bị kết án về một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 621. Vì xét theo quan hệ thân thuộc, cháu không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi độc lập của cha hoặc mẹ. Do vậy, cần bổ sung trường hợp những người bị tước quyền thừa kế theo Điều 621 thì cháu họ vẫn được hưởng quyền thừa kế thế vị trừ khi chính con cháu họ cũng vi phạm Khoản 1 Điều 621 2.3.3 Về nhường quyền hưởng di sản thừa kế BLDS chưa quy định về người nhường quyền thừa kế mà chỉ quy định người từ chối quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại. Trong thực tiễn, giải quyết tranh chấp về thừa kế, nhiều trường hợp người thừa kế nhường kỷ phần thừa kế của mình cho người thừa kế khác. Trong trường hợp này, Tòa án vẫn chấp nhận cho họ được nhường kỷ phần bởi trong quan hệ dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự là quyền luôn luôn được tôn trọng và là nguyên tắc của luật Dân sự (Điều 3Bộ luật dân sự 2015). Khi người thừa kế từ chối quyền hưởng di sản thừa kế thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luậtcho những người thừa kế khác. Còn khi người thừa kế nhường kỷ phần thừa kế của mình cho người thừa kế khác thì về mặt pháp lý, người nhưởng kỷ phàn đã nhận phần di sản của mình và đã nhường lại cho người khác (với tư cách là tặng, cho người khác). Để có cơ sở pháp lý, cần thiết nên có quy định về vấn đề nhượng kỷ phần thừa kế, cụ thể: - Người thừa kế có thể nhường quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho những người khác. Việc nhường quyền hưởng di sản phải được ;ập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Người được nhường quyền hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trogn phạm vi di sản mà mình được nhường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2.3.4 Cần ban hành quy định của pháp luật về những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại Ban hành các quy định này không chỉ mang lại quyền lợi cho những đứa bé đó mà còn có ý nghĩa về tình thương yêu, có ý nghĩa trong việc hình thành nhân cách đứa bé. Ngược lại, nếu xảy ra tranh chấp xuất phát từ vấn đề này sẽ hình thành những suy nghĩ không tốt cho những đứa bé đó. Vì vậy, việc bổ sung vấn đề thuộc diện thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại một cách cụ thể là cần thiết. Có như vậy, khi phát sinh tranh chấp về thừa kế liên quan đến những người này thì mới được giải quyết một cách thỏa đáng. C KẾT LUẬN Những tranh chấp trong quan hệ thừa kế ngày càng trở nên phổ biến và phức tập hơn. Việc xác định chính xác diện và hàng thừa kế có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế. Việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế giúp chúng ta hiểu đúng, hiểu rõ hơn những người thừa kế của người chết trong những người thân thích của người để lại di sản cũng như thứ tự ưu tiên hưởng di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật Dân Sự của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nxb.LĐ, Hà Nội, 2011. 2. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Nxb.LĐ, Hà Nội, 2011. 3. TS.Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2008. 4. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. 5. Lê Đình Nghị, giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb.GDVN, Hà Nội, 2010. 6. Phan Thị Kim Chi, Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân Sự 2015, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2006. 7. Nguyễn Đình Toàn, Cần quy định bổ sung về thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế, Dân chủ và Pháp luật, Bộ tư pháp số 8/2009, trang 46-48. 8. Website: www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn www.danluat.thuvienphapluat.vn www.nclp.org.vn