SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG
1.1.1. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng
Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội.
Gia đình có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Để xây dựng gia đình tốt thì nền tảng hôn
nhân phải bền vững, ngoài việc được hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng, tiến bộ thì việc tạo lập tài sản là một trong những điều kiện tất yếu để
nuôi sống gia đình, là điều kiện vật chất, cơ sở kinh tế cho hôn nhân tồn tại bền
vững. Vì vậy, các nhà làm luật đã quan tâm xây dựng các quy định về chế độ
tài sản của vợ chồng là một trong những chế định quan trọng, cơ bản nhất của
pháp luật hôn nhân và gia đình.
Trước khi kết hôn và sau khi hôn nhân chấm dứt, vợ, chồng là những
người độc thân có tài sản riêng, còn gọi là tài sản cá nhân. Tài sản theo nghĩa
từ điển Luật học là “của cải, vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu
dùng” [75], còn theo Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 “tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [57, Điều 163]. Trước khi kết hôn, tài
sản của vợ, chồng thuộc phạm trù tài sản riêng của cá nhân. Vợ, chồng có quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Chỉ sau khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân, vấn đề tài sản giữa vợ chồng
mới bị ràng buộc, tài sản chung được hình thành, các lợi ích và các quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng được hình thành, do tính
chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân - tính cộng đồng, hai vợ
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chồng cùng đóng góp công sức trong việc tạo dựng tài sản, xây dựng gia đình
hoà thuận, hạnh phúc.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng ràng buộc lẫn nhau bởi nhiều bổn
phận, trong đó có những bổn phận có ảnh hưởng nhất định đối với quyền hạn
của vợ, chồng trong việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản, thậm chí
có những bổn phận có tác dụng đặt cơ sở cho việc xác định tính chất chung hay
riêng của một tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra. Tất cả các tài sản của vợ, chồng,
dù là của riêng mỗi người hay của chung hai người, đều phải được khai thác,
sử dụng trước hết nhằm bảo đảm sự duy trì và phát triển của gia đình, thực hiện
nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
các con,… sau đó mới phục vụ cho cá nhân chủ sở hữu. Nhân danh lợi ích của
gia đình, vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trên tài
sản chung và trong một số trường hợp, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch ấy
có thể ràng buộc cả vợ và chồng một cách liên đới, nghĩa là khiến cho chồng
hoặc vợ, dù không trực tiếp đứng ra giao dịch, phải có trách nhiệm cùng với vợ
hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung, thậm chí bằng tài sản riêng
của mình. Do vậy, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của
hai bên mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia
vào hoạt động kinh doanh thương mại. Đây là một trong những lý do mà các
nhà lập pháp phải dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng. Nhờ có chế độ tài sản
của vợ chồng được quy định, tạo điều kiện cho vợ, chồng và người thứ ba tự do
tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng trong khuôn khổ luật
định, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Mặt khác, dựa vào các quy định của pháp luật mà quyền và nghĩa vụ về tài
sản của vợ chồng mới được bảo đảm, “vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” [54, Điều 28]. Vợ
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chồng có quyền ngang nhau trong việc sở hữu tài sản chung nhằm đảm bảo nhu
cầu đời sống chung của gia đình, có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản chung nhưng phải có nghĩa vụ sử dụng tài sản đúng mục đích
luật định, vì lợi ích của vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Mọi giao
dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc dùng tài sản chung để đầu
tư kinh doanh, hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình thì về
nguyên tắc phải có sự thoả thuận của hai vợ chồng.
Hơn nữa, để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba khi tham gia vào các giao
dịch có liên quan đến tài sản của vợ chồng, pháp luật cần phải quy định người
thứ ba có quyền biết rằng giao dịch đó được bảo đảm thực hiện từ tài sản chung
của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ, chồng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng
của mình.
Lý do cuối cùng khiến nhà làm luật dự liệu về chế độ tài sản của vợ
chồng thể hiện ở chỗ: việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp
luật là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và với người khác.
Ví dụ: Việc giải quyết những món nợ mà vợ chồng vay chung vì lợi ích
chung của gia đình hoặc mỗi bên vợ, chồng vay riêng, sử dụng vào mục đích
riêng. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng
quy kết theo nghĩa vụ chung của vợ chồng hay nghĩa vụ riêng của vợ, chồng
phải thanh toán trả món nợ đó.
Như vậy, điều kiện hình thành và duy trì chế độ tài sản của vợ chồng là
có tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ chồng. Chế độ tài sản của vợ
chồng được nhà làm luật dự liệu do tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân
được xác lập, thể hiện như là yếu tố khách quan; phụ thuộc vào các điều kiện
kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá để Nhà nước quy
định trong pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng.
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Vì vậy, tôi đồng ý với luận điểm khái quát chế độ tài sản của vợ chồng
như sau: “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài
sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng;
nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng” [24].
Tài sản được phân loại gồm: tài sản chung và tài sản riêng. Với quan hệ
tài sản chung, vợ chồng cùng tham gia vào việc tạo lập, duy trì và phát triển
khối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi quan hệ tài sản riêng bảo
tồn sự độc lập của mỗi người trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu đối
với tài sản. Việc quy định chế độ tài sản vợ chồng ở các quốc gia là khác nhau
tuỳ thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần phong, mỹ tục.
Riêng đối với việc xác lập tài sản của vợ chồng, pháp luật hôn nhân gia đình
nói chung quy định hai cách thức tương ứng với hai chế độ tài sản vợ chồng:
chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật (chế độ hôn sản pháp định) và chế độ tài
sản vợ chồng theo thoả thuận (chế độ hôn sản ước định).
1.1.2. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu tài sản của vợ
chồng. Vợ, chồng với tư cách là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hôn nhân
và gia đình, vừa là chủ thể của quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sở hữu của
mình, tham gia các giao dịch dân sự. Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng có
những đặc điểm riêng biệt sau:
Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này, thì
các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau.
Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có
đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi phải tuân
thủ các điều kiện kết hôn được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn
tại và phát triển của xã hội, Nhà nước bằng pháp luật quy định chế độ tài sản
của vợ chồng đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm
quyền lợi của gia đình, trong đó có lợi ích cá nhân của vợ và chồng. Những quy
định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở tạo điều kiện để vợ
chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản của
vợ chồng.
Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự
kiện phát sinh và chấm dứt của quan hệ hôn nhân. Hay nói cách khác, chế độ
tài sản của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ tư, chế độ tài sản của vợ chồng cũng mang những đặc thù riêng trong
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Đối với tài sản chung của vợ
chồng, bắt buộc vợ chồng khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế phải xuất
phát từ lợi ích chung của gia đình. Thông thường, khi vợ chồng sử dụng tài sản
chung để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình thì pháp luật luôn coi
là có sự thoả thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng, trừ những tài sản chung
có giá trị lớn. Đối với tài sản riêng, thông thường người có tài sản có quyền tự
mình định đoạt không phụ thuộc ý chí của người khác. Tuy nhiên, với chế độ
tài sản của vợ chồng trong một số trường hợp quyền năng này của họ bị hạn
chế (ví dụ, nếu tài sản riêng đang là nguồn sống duy nhất của cả gia đình, khi
định đoạt liên quan đến tài sản này thì phải có thoả thuận của hai vợ chồng).
1.1.3. Ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng
Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế. Vì
vậy, bên cạnh việc ban hành pháp luật buộc tất cả mọi công dân phải nghiêm
chỉnh chấp hành, Nhà nước bảo đảm pháp luật phải được thực thi và đi vào
cuộc sống. Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ có
những ý nghĩa quan trọng đối với xã hội:
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Chế độ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong pháp
luật hôn nhân và gia đình được Nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của
các điều kiện kinh tế - xã hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ
chính trị - xã hội cụ thể. Nhìn vào chế độ tài sản của vợ chồng được quy định
trong pháp luật của Nhà nước, người ta có thể nhận biết được trình độ phát triển
của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của Nhà nước thể hiện bản chất của
chế độ xã hội đó. Tương ứng với mỗi chế độ xã hội cụ thể là một chế độ hôn
nhân và gia đình, trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng.
Trong xã hội phong kiến, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là bất bình đẳng,
pháp luật hầu như không bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, ở nhà chồng, tài
sản làm ra thuộc sở hữu của nhà chồng, khi chồng còn sống, người vợ không
có quyền lợi kinh tế, khi chồng chết, tài sản không thuộc về họ mà thuộc về con
cái và dòng họ nhà chồng, như vậy vợ và chồng không có quan hệ tài sản, càng
không thể có sự thoả thuận về tài sản giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Dưới thời Pháp thuộc, chế độ tài sản của vợ chồng được quy định có tiến bộ
hơn, pháp luật thừa nhận cho vợ chồng có quyền xây dựng các quan hệ tài sản
theo thoả thuận, miễn là các thoả thuận ấy không có tác dụng tước đi quyền
đứng đầu gia đình của người chồng và không trái với thuần phong mỹ tục; song
các quan hệ tài sản theo thoả thuận hầu như không được các cặp vợ chồng Việt
Nam quan tâm. Đến luật Việt Nam hiện đại, đã ghi nhận quyền và nghĩa vụ
giữa vợ và chồng là bình đẳng. Vợ chồng bình đẳng trong việc dạy dỗ con cái,
chia sẻ công việc gia đình, cùng lao động để tạo dựng khối tài sản chung của
gia đình và cùng quản lý, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung đó. Vợ chồng
có thể uỷ quyền cho nhau quản lý khối tài sản chung, có quyền thừa kế tài sản
của nhau khi người kia chết. Hệ thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ
năm 1945 đến nay đều thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi quy định
về chế độ tài sản của vợ chồng, không bên nào được áp đặt, phụ thuộc bên nào.
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có ý nghĩa
nhằm xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi
hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ
chồng được dự liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng
lựa chọn chế độ tài sản ước định hay chế độ tài sản pháp định, dù chế độ tài sản
cộng đồng hay theo tiêu chuẩn phân sản thì các loại tài sản của vợ chồng luôn
được pháp luật quy định rõ.
- Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng của chế độ
tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với
các loại tài sản của vợ chồng.
- Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý
để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với
những người khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về
tài sản cho các bên vợ, chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan
đến tài sản của vợ chồng. Khi vợ, chồng tham gia các giao dịch nhằm đáp ứng
cho nhu cầu thiết yếu của gia đình như ăn, mặc, ở, học hành của con,…. Những
giao dịch đó được xác lập vì lợi ích chung của gia đình nên cả vợ và chồng đều
phải liên đới trách nhiệm trong việc thực hiện giao dịch với người khác. Trong
suốt thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng sẽ tham gia rất nhiều các giao dịch vì cuộc
sống chung của gia đình hay vì mục đích riêng của mỗi bên vợ, chồng. Căn cứ
vào những quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng mà các cơ
quan có thẩm quyền có cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan, bảo vệ
quyền lợi của các bên, góp phần tạo sự ổn định trật tự xã hội.
1.2. NỘI DUNG CÁC LOẠI CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở
mỗi quốc gia được quy định gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sở hữu, truyền thống, phong tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của người dân.
Do đó, giữa các nước khác nhau thường có những quy định khác biệt về tài sản
của vợ chồng. Tuy nhiên, về cơ bản pháp luật của các quốc gia trên thế giới đã
quy định có hai chế độ tài sản của vợ chồng đó là chế độ tài sản theo sự thoả
thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và chế độ tài sản theo quy định
của pháp luật (chế độ tài sản pháp định).
1.2.1. Chế độ tài sản dựa trên sự thoả thuận của vợ chồng (chế độ tài
sản ước định)
Chế độ tài sản ước định là chế độ tài sản vợ chồng được quyền xác định
quan hệ tài sản của mình trên cơ sở tự thoả thuận. Văn bản ghi nhận sự thoả
thuận đó là hôn ước. Ở nhiều nước trên thế giới, hôn ước được pháp luật công
nhận. Hôn ước giúp vợ, chồng bảo vệ phần tài sản trước hôn nhân của mình.
Trong hôn ước, hai bên vợ, chồng thoả thuận cụ thể về tài sản và quyền sở hữu
tài sản có trước và sau khi kết hôn, cũng như việc phân chia tài sản đó khi hôn
nhân chấm dứt.
Theo quy định tại BLDS Cộng hoà Pháp thì vợ chồng có quyền tự do lựa
chọn chế độ tài sản: “Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi
không có thoả thuận riêng, mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần
thiết, miễn sao những thoả thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục và
những quy định sau đây” [45, Điều 1387].
Còn theo BLDS và Thương mại Thái Lan thì:
Khi vợ chồng không có sự thoả thuận đặc biệt về tài sản của
họ trước khi kết hôn, thì quan hệ giữa họ về tài sản sẽ được điều
chỉnh bởi những quy định của Chương này.
Bất cứ điều khoản nào trong thoả thuận trước khi thành hôn
trái với trật tự công cộng, với đạo đức, hoặc quy định là quan hệ giữa
hai vợ chồng về tài sản đó sẽ phải được điều chỉnh bởi luật pháp nước
ngoài, thì vô hiệu [63, Điều 1465].
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trước khi kết hôn vợ chồng hoàn toàn có quyền tự do lập hôn ước để
quy định chế độ tài sản của họ. Họ muốn lựa chọn chế độ tài sản nào cũng được,
pháp luật chỉ can thiệp và quy định chế độ tài sản của vợ chồng khi họ không
lập hôn ước. Hôn ước là một văn kiện ký kết giữa một cặp nam nữ trước khi
kết hôn, do vậy:
Hôn ước là văn bản ghi nhận sự thoả thuận của hai người nam nữ trước
khi kết hôn về vấn đề điều chỉnh quan hệ tài sản của họ trong thời kỳ hôn nhân.
Văn bản này được lập trước khi các bên nam nữ kết hôn và chỉ phát sinh hiệu
lực trong thời kỳ hôn nhân.
Nội dung của hôn ước phải là sự thoả thuận về vấn đề sở hữu tài sản của
vợ chồng. Hôn ước trước hết phải quy định rõ cách thức xác định đâu là tài sản
chung, tài sản riêng của vợ chồng. Trong hôn ước có thể xác định về quyền và
nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với nhau hay đối với bên thứ ba trong
trường hợp có giao dịch với bên thứ ba. Hôn ước có tính ổn định cao, việc xác
lập, thay đổi chế độ tài sản theo thoả thuận hôn ước phải tuân theo những thể
thức nhất định, Điều 1397 BLDS Cộng hoà Pháp (Luật số 65-570 ngày
13/7/1965 và Luật số 89-18 ngày 13/1/1989) quy định:
Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân theo thoả
thuận hoặc theo luật định, hai vợ chồng có thể vì lợi ích của gia đình,
xin sửa đổi hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân
bằng một chứng thư có chứng thực của Công chứng viên và được
Toà án nơi cư trú phê chuẩn [45].
BLDS và Thương mại Thái Lan quy định:
Sau khi kết hôn, bản thoả thuận trước khi thành hôn không thể
bị sửa đổi, trừ trường hợp Toà án cho phép. Khi có một quyết định
cuối cùng của Toà án cho phép tiến hành sửa đổi hoặc huỷ bỏ bản
thoả thuận trước khi thành hôn, thì Toà án phải thông báo cho
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
viên chức đăng ký kết hôn nội dung quyết định đó để ghi nội dung
đó vào sổ đăng ký kết hôn [63, Điều 1467].
Như vậy, mặc dù hôn ước mang tính ổn định cao nhưng pháp luật các
nước đã dần thừa nhận các thoả thuận trong hôn ước có thể thay đổi trong thời
kỳ hôn nhân, pháp luật đã tạo cho vợ chồng quyền chủ động hơn trong việc quy
định chế độ tài sản của mình.
Tại Việt Nam, hôn ước đã từng tồn tại trong thời kỳ Pháp thuộc, ở thời
kỳ này, hôn ước được quy định do chịu ảnh hưởng của pháp luật nước Pháp
chứ không phải xuất phát dưới góc độ nhu cầu đời sống thực tiễn trong quan hệ
tài sản của vợ chồng. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không có bất cứ
quy định nào của pháp luật đề cập đến hôn ước. Hiện nay, Luật HN&GĐ năm
2014 đã bổ sung quy định về áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng: “Vợ chồng
có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản
theo thoả thuận” [60, Điều 28].
Để phù hợp với sự thay đổi của xã hội Việt Nam, với quá trình hội nhập
quốc tế kéo theo sự thay đổi về chức năng kinh tế của gia đình, hôn ước được
thừa nhận trong Luật sẽ thể hiện sự văn minh, tiến bộ trong việc thực hiện
quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu.
1.2.2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của
pháp luật (chế độ tài sản pháp định)
Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản trong đó pháp luật quy định cụ
thể về căn cứ xác định tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
đối với tài sản đó, cũng như trong việc thực hiện các giao dịch giữa vợ chồng
với người thứ ba.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật được tất cả các
nước dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình nhằm điều chỉnh quan hệ tài
sản giữa vợ chồng. Có nước quy định chế độ tài sản pháp định mang tính
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chất thay thế trong trường hợp vợ chồng không có thoả thuận bằng hôn ước,
hoặc với mục đích để vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản áp dụng cho họ, điển
hình là pháp luật của Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, ….. Ví dụ, Điều 1400 BLDS
Cộng hoà Pháp quy định: “Chế độ cộng đồng tài sản được thiết lập khi không
có hôn ước hoặc khi vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài sản”
[45]. Ở Việt Nam, dưới chế độ nguỵ quyền Sài Gòn cũng có quy định tương
tự, Điều 150 BLDS Sài Gòn năm 1972 quy định:
Chế độ cộng đồng tài sản là chế độ phu phụ tài sản thường luật
trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước hoặc khai kết hôn dưới
chế độ cộng đồng tài sản. Chế độ này khởi đầu từ ngày lập hôn thú,
không ai có thể định một ngày nào khác cho khởi điểm này [62].
Có nước quy định chế độ tài sản pháp định như là căn cứ duy nhất để xác
định tài sản của vợ chồng, phổ biến trong pháp luật HN&GĐ các nước XHCN
như Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba, … Điều 29 LGĐ Cộng hoà Cu-ba quy định:
Chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung theo quy
định của Bộ luật này. Chế độ tài sản này áp dụng kể từ ngày việc kết
hôn được chính quyền công nhận hoặc từ ngày có cuộc sống chung
…; chế độ tài sản này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt không
kể vì lý do gì [31].
Chế độ tài sản pháp định được quy định ở nhiều hình thức khác nhau,
nhưng tựu chung lại thường dưới hai hình thức: Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn
cộng đồng (chế độ tài sản cộng đồng) và chế độ tài sản theo tiêu chuẩn phân
sản (chế độ phân sản).
* Chế độ tài sản của vợ chồng theo tiêu chuẩn cộng đồng:
- Chế độ cộng đồng toàn sản: Theo chế độ tài sản này, thì tất cả các tài
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sản mà vợ, chồng có được đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Chế độ
cộng đồng toàn sản không thừa nhận quyền sở hữu riêng của vợ, chồng mà chỉ
thừa nhận quyền sở hữu chung, theo đó toàn bộ tài sản vợ, chồng có trước và
trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung. Quy định đó xuất phát từ
quan niệm nhu cầu chung, lợi ích chung của gia đình là tối cao, tài sản của vợ
chồng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ là vì mục đích đó, nên tất cả tài sản
vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân phải thuộc khối tài sản chung,
quyền có tài sản riêng không được thừa nhận vì mâu thuẫn với lợi ích của gia
đình. Chế độ tài sản này chỉ phù hợp với quan hệ HN&GĐ trong xã hội truyền
thống. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, khi quyền tự do cá
nhân luôn được đề cao, chế độ cộng đồng toàn sản đã bộc lộ những hạn chế cơ
bản, vì không đảm bảo quyền tự định đoạt của người có tài sản, đặc biệt khi tài
sản đó do vợ, chồng làm ra trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng; nó cũng không đảm bảo được sự độc lập của vợ, chồng do họ
không có tài sản riêng để tham gia các quan hệ xã hội khác ngoài quan hệ gia
đình; mặt khác, việc chế độ cộng đồng toàn sản được áp dụng trong giai đoạn
hiện nay có thể khuyến khích cho các quan hệ hôn nhân thực dụng, dễ nảy sinh
các quan hệ hôn nhân được xác lập không phải vì tình cảm yêu thương, gắn bó
với mục đích xác lập quan hệ vợ chồng chung sống lâu dài, hạnh phúc, mà chỉ
nhằm vào tiền bạc, tài sản. Vì vậy, các nước thường không lựa chọn chế độ tài
sản cộng đồng này.
- Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản: Chế độ tài sản này đã thừa nhận
trong hôn nhân bao gồm có tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Chế
độ cộng đồng động sản và tạo sản xác định tài sản của vợ chồng dựa trên việc
phân định tài sản của vợ, chồng là động sản hay bất động sản. Theo đó, khối tài
sản chung chỉ bao gồm các động sản của vợ, chồng có trước và trong
thời kỳ hôn nhân, các hoa lợi và các bất động sản mà vợ, chồng mua lại bằng
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tài sản chung. Vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với bất động sản có trước
khi kết hôn và bất động sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Việc quy định chế độ cộng đồng động sản và tạo sản là xuất phát từ quan
điểm của nhà làm luật một số nước cho rằng: Vợ, chồng phải để dành cho mình
làm của riêng những tài sản chính của mình và theo các nhà làm luật đó là bất
động sản [31]. BLDS năm 1804 của Cộng hoà Pháp đã quy định dành cho mỗi
bên vợ, chồng giữ làm của riêng các bất động sản hiện có khi lập hôn thú và tất
cả các bất động sản mà người vợ, người chồng có được do được tặng cho riêng,
được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Bởi những bất động sản này thường
do cha mẹ, ông bà hoặc các thành viên khác trong gia đình của người vợ, người
chồng truyền lại nên cần phải để làm của riêng.
Ở nước ta dưới chế độ nguỵ quyền Sài Gòn, Sắc Luật 15/64 ngày
23/7/1964 áp dụng ở miền Nam trước ngày giải phóng cũng đã dự liệu chế độ
cộng đồng động sản và tạo sản là chế độ tài sản pháp định giành cho các cặp
vợ chồng không lập hôn ước. Những quy định của chế độ tài sản theo Sắc Luật
15/64 đã được ghi nhận lại trong BLDS năm 1972 dưới chế độ nguỵ quyền Sài
Gòn (các Điều 150, 151, 152,…). Điều 152 BLDS Sài Gòn năm
1972 quy định: “Bất động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi vợ chồng ngày lập
hôn thú hoặc thủ đắc trong thời gian hôn thú do sự thừa kế, tặng dữ và di tặng
là của riêng của mỗi người” [62]. Chế độ tài sản cộng đồng này chỉ phù hợp
với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội lấy bất động sản là tiêu chí xác định
thành phần chính yếu và chắc chắn của tài sản trong gia đình.
Với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, việc xác định tài sản chung, tài
sản riêng của vợ, chồng dựa trên sự phân tách động sản và bất động sản đã mất
đi sự công bằng trong gia đình và đã không đảm bảo được mục đích đề ra ban
đầu của nhà làm luật, vì lúc này tài sản chính yếu không chỉ là bất động
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sản mà còn gồm những tài sản thuộc về động sản, quyền tài sản hoặc các giấy
tờ trị giá được bằng tiền. Do vậy, hiện nay nhiều nước không ghi nhận chế độ
tài sản này.
- Chế độ cộng đồng tạo sản: Theo quy định của chế độ tài sản này, thành
phần, phạm vi các loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng được thu
hẹp hơn nữa so với chế độ cộng đồng động sản và tạo sản. Chế độ cộng đồng
tạo sản có đặc điểm, tài sản chung của vợ chồng chỉ được xác định đối với
những tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản khác
không phân biệt động sản hay bất động sản mà vợ, chồng có được trước khi kết
hôn, hay được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc
sở hữu riêng của vợ hoặc chồng.
Chế độ cộng đồng tạo sản được hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia lựa
chọn quy định trong pháp luật, như Pháp, Trung Quốc, Việt Nam,…. Điều 13 Luật
hôn nhân năm 1980 của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định: “Tài sản của vợ
chồng làm ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài
ra, mỗi bên có thể có tài sản riêng ngoài quy định trên” [31].
BLDS Cộng hoà Pháp cũng quy định: “Tài sản cộng đồng gồm những thu nhập
chung của hai vợ chồng hoặc thu nhập riêng của từng người trong thời kỳ hôn
nhân và có nguồn gốc từ công việc làm ăn của họ, cũng như từ những khoản
tiết kiệm có được do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của họ” [45, Điều 1401].
Ở Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 14, 15, 16) và Luật HN&GĐ năm
2000 (Điều 27, 28, 32, 33) cũng lựa chọn chế độ cộng đồng tạo sản để áp dụng
cho các cặp vợ chồng từ khi xác lập quan hệ hôn nhân.
Việc chế độ cộng đồng tạo sản được thừa nhận rộng rãi ở các nước là do
chế độ tài sản cộng đồng này rất phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi nước. Một
mặt, nó không làm phá vỡ chế độ tài sản chung của vợ chồng, mặt khác
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chế độ tài sản này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vợ, chồng có thể chủ động
trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, ngăn chặn các trường
hợp kết hôn với mục đích không lành mạnh, việc kết hôn chỉ nhằm vào khối tài
sản đã sẵn có của bên kia.
* Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn phân sản:
Chế độ phân sản là một hình thức của chế độ tài sản pháp định, trong đó
giữa vợ chồng không tồn tại khối tài sản chung, tất cả các loại tài sản mà mỗi
bên vợ, chồng đã có từ trước khi kết hôn hoặc tạo ra được trong thời kỳ hôn
nhân đều thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ
của vợ, chồng về đóng góp vào chi tiêu chung của gia đình.
Trong chế độ phân sản còn có chế độ hồi môn. Chế độ tài sản này có
nguồn gốc từ pháp luật La Mã cổ đại. Theo đó, những tài sản thuộc của hồi môn
của người vợ sẽ giao cho người chồng để người chồng quản lý và sử dụng. Như
vậy, hoa lợi từ tài sản riêng của người chồng và từ của hồi môn của người vợ
thuộc về người chồng. Đặc điểm của chế độ hồi môn là tài sản hồi môn không
thể được chuyển nhượng, người chồng không có quyền bán tài sản hồi môn vì
người chồng không phải là chủ sở hữu, người vợ cũng không có quyền chấp
thuận để người chồng bán. Cho dù có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng, tài sản
hồi môn cũng không thể bán được [31].
Trước đây, chế độ tài sản này đã từng được áp dụng ở Italia và ở Anh từ
năm 1857. Khi một đôi vợ chồng tạo lập một tài sản thành của hồi môn, họ phải
ký một hôn ước theo chế độ của hồi môn. Vì vậy, tại những nước này, chế độ
tài sản áp dụng cho những đôi vợ chồng không lập hôn ước là chế độ phân sản
[24]. Hiện nay, chế độ phân sản không được pháp luật của nhiều nước áp dụng,
vì nó đề cao lợi ích cá nhân của vợ, chồng mà xem nhẹ lợi ích gia đình.
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.3. KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
1.3.1. Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ phong kiến
Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo, trong
đó có các quan niệm về hôn nhân và gia đình. Các quy định về HN&GĐ chiếm
một vị trí quan trọng trong các văn bản luật, tiêu biểu nhất là hai bộ luật: Quốc
triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức - thời Lê) và Hoàng Việt luật lệ
(còn gọi là Bộ luật Gia Long - thời Nguyễn). Theo các nhà nghiên cứu, chế độ
tài sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẽ và cụ thể.
Trong Quốc triều hình luật (QTHL) đã thiết lập một chế độ tài sản tương đối
bình đẳng giữa vợ và chồng, quyền bình đẳng về tài sản thể hiện qua các quyền
sở hữu tài sản của vợ và chồng đối với tài sản chung và tài sản riêng.
Nguồn tài sản gồm có:
- Tài sản của chồng được thừa kế từ gia đình chồng (phu điền sản);
- Tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình vợ (thê điền sản);
- Tài sản chung do hai vợ chồng cùng kiếm được sau khi lấy nhau (tần
tảo điền sản).
Toàn bộ tài sản trong gia đình được hợp thành một khối. Mặc dù Bộ luật
Hồng Đức và Bộ luật Gia Long không trực tiếp đề cập đến việc quản lý tài sản
trong gia đình, nhưng quy định tại các Điều 374, 375, 376 của Bộ luật nhà Lê
đã gián tiếp thừa nhận năng lực bình đẳng của vợ chồng trong việc quản lý tài
sản của gia đình. Các văn cổ lập dưới thời Lê cho thấy các định đoạt quan trọng
đối với tài sản như bán, tặng cho, cầm cố, lập chúc thư, … do hai vợ chồng
cùng thực hiện, các văn tự đều do hai vợ chồng cùng ký [40].
Với tư cách là người chủ gia đình, người chồng có quyền quản lý và sử
dụng tài sản của gia đình nhưng phải xuất phát vì lợi ích của gia đình, nếu làm
tổn hại đến tài sản của gia đình thì người vợ có quyền phản đối.
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trong Bộ luật cũng thừa nhận vợ chồng đều có quyền sở hữu tài sản
riêng. Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản có trước khi kết hôn, được thừa kế
từ gia đình mỗi người. Đối với tài sản này vợ, chồng đều có quyền sở hữu riêng,
mặc dù tài sản này được quản lý chung bởi vợ chồng và các lợi tức từ tài sản
đó mang lại là tài sản chung, nhưng tài sản này chỉ tạm thời gộp lại để vợ chồng
quản lý trong thời gian hôn nhân. Như vậy, có thể hiểu tài sản riêng của vợ và
chồng thì cả hai đều có quyền chiếm hữu, sử dụng trong thời gian hôn nhân
nhưng không có quyền định đoạt đối với tài sản riêng của người khác. Do đó,
khi họ ly hôn thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người đó và họ có quyền
mang theo trừ trường hợp ly hôn do vợ gian dâm. Việc thừa nhận vợ có quyền
sở hữu tài sản riêng là điểm đặc sắc của pháp luật phong kiến nhà Lê và tạo cho
người vợ có vị thế ngang bằng nhất định với người chồng.
Tuy nhiên, sự bất bình đẳng trong quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy
định của Bộ luật Hồng Đức thể hiện ở chỗ trong trường hợp người chồng chết
trước, nếu người vợ lấy chồng khác thì người vợ mất quyền hưởng hoa lợi từ
tài sản của người chồng đã chết; nhưng ngược lại, nếu người vợ chết trước thì
mặc dù người chồng lấy vợ khác, nhưng vẫn được hưởng hoa lợi từ tài sản của
người vợ đã chết.
Đến thế kỷ XIX, Bộ luật Gia Long cho phép người chồng có toàn quyền
chuyển nhượng tài sản của gia đình, vấn đề tài sản giữa vợ và chồng hầu như
không được Luật Gia Long đề cập tới, người vợ phải phụ thuộc người chồng
một cách tuyệt đối. Quy định này xuất phát từ chỗ Bộ luật Gia Long đã sao
chép máy móc các quy định của Nhà Thanh và đã làm hạn chế quyền tài sản
của người vợ so với các quy định tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức.
Qua nghiên cứu các quy định liên quan đến vấn đề tài sản của vợ chồng
trong QTHL và HVLL có thể thấy rằng, chế độ tài sản của vợ chồng được áp
dụng trong thời kỳ phong kiến là chế độ cộng đồng toàn sản, với nội dung
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
toàn bộ tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc do vợ chồng
tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng,
khối tài sản chung này được sử dụng vào mục đích là nuôi dưỡng, giáo dục các
con, để lại cho các con khi cha, mẹ chết. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm
các tài sản là động sản (QTHL gọi là phù vật) và các bất động sản (điền sản).
Trong đó điền sản được coi là tài sản chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu
trong khối tài sản chung của vợ chồng. Nó có ý nghĩa thiêng liêng và thể hiện
trật tự giữa các thành viên trong gia đình.
1.3.2. Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc
Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp ban hành ở nước ta ba Bộ luật
dân sự áp dụng cho ba miền:
- Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (DLBK);
- Ở Trung Kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK);
- Ở Nam Kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (DLGYNK).
Trong cả ba Bộ dân luật nói trên đều có phần quy định về HN&GĐ,
trong đó có chế độ tài sản vợ chồng.
Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ có 5 tiết nói về hôn thú, ly dị, phụ hệ, nuôi
con nuôi và phụ quyền; không có quy định về hôn sản, di sản và tư sản. Thời
kỳ đầu các án lệ của Nam Kỳ có công nhận người vợ có của riêng và chế độ
hôn nhân theo tục lệ là cộng đồng tạo sản. Nhưng sau đó các án lệ lại đổi hướng
không công nhận quyền có tài sản riêng của người vợ, với lập luận rằng nếu
công nhận chế độ cộng đồng tài sản tức là đã gán cho người vợ những quyền
ngang hàng với quyền của người chồng, trong khi đó trong gia đình, người vợ
chỉ có địa vị của một người con gái.
Chế độ hôn sản được áp dụng tại Nam Kỳ theo các nguyên tắc:
Người vợ không có của riêng, do đó không thể có cộng đồng tài sản giữa
vợ và chồng. Toàn thể tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyền quản lý của người chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi người
vợ chết. Trong trường hợp vợ chết thì chồng là chủ sở hữu đối với toàn bộ tài
sản của gia đình do hiệu lực của hôn nhân chứ không phải là hưởng gia tài của
người vợ; nhưng nếu người chồng chết thì người vợ chỉ có quyền hưởng dụng
thu lợi trên toàn bộ tài sản gia đình trong khi còn ở goá.
Theo đó, các án lệ tại các Toà án ở Nam Kỳ đã áp dụng nguyên tắc chồng
là chủ sở hữu duy nhất các tài sản của gia đình, bao gồm:
+ Các động sản đã mua trong thời kỳ hôn nhân, kể cả các động sản khi
mua đã đứng tên vợ;
+ Các bất động sản đã ban cấp riêng cho người vợ;
+ Các bất động sản có được trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù các bất
động sản đó đứng tên người vợ khi mua …
Như vậy, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng trong thời Pháp thuộc
ở Nam Kỳ là rất bất công đối với người vợ, nhất là khi tài sản mà vợ tạo ra được
do hành nghề riêng trong thời kỳ hôn nhân vẫn phải coi là thuộc tài sản của
người chồng.
Tuy nhiên, án lệ cũng công nhận trong một số trường hợp thì những tài
sản sau đây được coi là tài sản riêng của vợ:
+ Các đồ tư trang của người vợ;
+ Tài sản người vợ có được do được gia đình vợ tặng cho hoặc được
hưởng di sản của gia đình vợ;
+ Bất động sản đã ghi rõ tên vợ là chủ sở hữu trong sổ địa bộ.
Do các án lệ đã công nhận chồng là chủ sở hữu đối với tài sản của gia
đình nên trong việc quản lý tài sản, người chồng có thể một mình đứng ra thực
hiện các giao dịch và thu nhận hoa lợi; nếu con nợ vay tiền của vợ thì có thể trả
nợ đó cho người chồng. Ngược lại, người vợ không được ký kết các hợp đồng
một mình và người chồng có quyền khiếu nại để phủ nhận hợp
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đồng đó. Là chủ sở hữu đối với tài sản của gia đình, người chồng có thể một
mình ký kết để chuyển dịch động sản và bất động sản. Trên thực tế, mỗi khi
chồng bán hoặc tặng cho bất động sản thì người vợ cũng thường ký cùng chồng
vào các giấy tờ, nhưng các án lệ không coi đó là một thể thức có giá trị pháp lý
[40].
Tại Bắc và Trung Kỳ, ảnh hưởng của BLDS Pháp (1804) thể hiện trong
việc nhà làm luật dự liệu chế độ tài sản ước định và áp dụng nguyên tắc bất di,
bất dịch của chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn khế. Điều 104 DLBK quy
định:
Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến đoàn thể vợ
chồng là khi nào vợ chồng không có tuỳ ý lập ước riêng với nhau mà
thôi, miễn là ước riêng ấy không được trái với phong tục và không
được trái với quyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn
thể [6]. Tiếp đó, Điều 105 quy định: Phàm tư ước về tài sản giá thú
phải làm thành chứng thư tại trước mặt, hoặc do Lý trưởng thị thực,
mà phải làm trước khi khai giá thú. Đã khai giá thú rồi thì không được
thay đổi gì nữa [6].
Quy định chế độ tài sản ước định này lần đầu tiên được dự liệu trong hệ
thống pháp luật Việt Nam theo quan niệm của nhà làm luật tư sản là không phù
hợp với tục lệ và truyền thống của gia đình người Việt Nam, nên mặc dù được
hai bộ DLBK và DLTK dự liệu, các cặp vợ chồng thường không thoả thuận lựa
chọn loại chế độ tài sản ước định này.
Trường hợp vợ chồng không thoả thuận lập hôn khế khi kết lập giá thú,
DLBK và DLTK đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho họ,
đó là chế độ cộng đồng toàn sản. Theo tục lệ của người Việt Nam thì mọi tài
sản trong gia đình đều là tài sản chung và đều để dành cho con cháu. Các quy
định trong hai Bộ Dân Luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật cũng
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chấp nhận tục lệ này. Điều 106 DLBK và Điều 104 DLTK quy định: “Nếu hai
vợ chồng không lập hôn ước riêng thì hai người đã theo chế độ cộng đồng toàn
sản, gồm tất cả của cải và hoa lợi của chồng cũng như của vợ” [6]; [73].
Vợ hoặc chồng có thể có của riêng trước khi kết hôn, nhưng kể từ khi
kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì các tài sản riêng đó (bao gồm cả
động sản và bất động sản) hợp nhất thành khối tài sản chung. Tuy nhiên, đó chỉ
là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân. Chỉ có những tài sản do hai vợ
chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức. Khi hôn
nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ chồng đã được hợp nhất tạm thời
vào khối tài sản chung lại được tách ra để chia theo nguyên tắc của ai thì người
đó lấy lại, còn các tài sản chung thì được chia đôi cho vợ và chồng.
Theo quy định tại Điều 107 DLBK và Điều 105 DLTK thì tài sản chung
của vợ và chồng gồm có:
- Các tài sản do vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra;
- Lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt
lợi tức từ tài sản riêng hay lợi tức từ tài sản chung [6]; [73].
Như vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân
(cả động sản và bất động sản) đều là tài sản chung của vợ chồng. Để phân biệt
được động sản hoặc bất động sản nào là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ
chồng, thì căn cứ vào việc đăng ký hoặc có chứng thư xác nhận nguồn gốc của
tài sản đó. Đối với các động sản không được đăng ký và cũng không có chứng
thư xác nhận nguồn gốc thì Toà án suy đoán là tài sản chung của vợ chồng; nếu
vợ hoặc chồng muốn khiếu nại đó là tài sản riêng của mình thì phải chứng minh.
Điều 111 Bộ DLBK và Điều 109 HVTKHL quy định khối tài sản cộng
đồng phải gánh chịu các khoản nợ sau đây:
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Các khoản nợ của vợ chồng đã vay trước khi kết hôn;
- Các khoản nợ của chồng vay trong thời kỳ hôn nhân;
- Các khoản nợ do vợ vay với tư cách là đại diện cho đoàn
thể vợ chồng hoặc vay với sự ưng thuận của người chồng;
- Các khoản nợ do hành vi phạm pháp của người vợ gây ra [6]; [40].
Theo quy định trên, tất cả các khoản nợ của chồng, dù vay từ trước khi
kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt là do ký kết hợp đồng
hoặc do hành vi phạm pháp mà gây ra thì đều phải coi là nợ của hai vợ chồng
và do khối cộng đồng phải gánh chịu. Mặc dù các món nợ do hành vi phạm
pháp của người chồng gây ra không được quy định rõ trong hai bộ dân luật,
nhưng theo đạo lý thì phải trích từ khối tài sản chung của gia đình để thanh
toán.
Về việc quản lý tài sản của gia đình, theo Điều 100, Điều 111 DLBK và
Điều 98, Điều 109 DLTK quy định đối với các nhu cầu của gia đình thì vợ hoặc
chồng đều có thể đại diện cho gia đình để giao dịch và được trích từ khối tài
sản của gia đình để chi dùng.
Theo quy định tại Điều 109 Bộ DLBK và Điều 107 HVTKHL vợ chồng
muốn sử dụng tài sản chung thì phải có sự ưng thuận của vợ và của chồng,
chồng có quyền sử dụng các động sản mà không cần phải có sự đồng ý của vợ,
miễn là việc sử dụng đó đem lại lợi ích cho gia đình; việc ưng thuận của người
chồng phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của người chồng, còn việc
ưng thuận của người vợ thì chỉ cần là sự ưng thuận công nhiên hoặc mặc nhiên
không cần phải ghi chép hoặc giấy tờ. Quy định này cũng nói lên sự bất bình
đẳng trong quan hệ vợ chồng khi định đoạt các tài sản của gia đình. Ngoài ra,
pháp luật còn cho phép người chồng có đặc quyền được thực hiện các giao dịch
mua bán bất động sản và các bất động sản chung của gia đình (chỉ trừ bất động
sản riêng của người vợ) mà
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
không cần phải có sự tham gia hoặc ưng thuận của người vợ, miễn là việc
mua bán đó đem lại lợi ích cho gia đình [6, Điều 109].
Để bảo vệ khối tài sản của gia đình, các Bộ dân luật đều có
quy định trong trường hợp người vợ một mình thực hiện các giao
dịch cho gia đình mà lạm dụng quyền đó thì người chồng có quyền
thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyền của người vợ [6, Điều 100].
Ngược lại, trong trường hợp người chồng không chu cấp để
nuôi dưỡng vợ con hoặc phá tán tài sản của gia đình thì người vợ có
quyền xin Toà án cấm người chồng sử dụng kỷ phần của mình, và tất
cả các tài sản do nghề nghiệp riêng của vợ tạo ra. Trong trường hợp
này, Toà án có thể cho phép người vợ được quản lý, hưởng dụng các
tài sản đó [6, Điều 110].
Khi ly hôn, nếu người vợ không có con thì được lấy lại kỷ phần
của mình bằng hiện vật và được nửa của chung. Nếu là vợ thứ thì
không được dự phần của chung, chỉ được lấy lại tài sản riêng [6, Điều
112].
Trong trường hợp vợ chồng ly dị mà có con thì pháp luật quy định sẽ
không thanh toán tài sản. Điều 112 Bộ DLBK quy định trong trường hợp này,
người vợ được hưởng một phần từ khối tài sản chung, phần đó nhiều hay ít tuỳ
thuộc vào sự đóng góp của người vợ đã là tăng khối tài sản chung và do Toà án
quyết định; nếu người vợ thông gian mà bị ly hôn thì phần đó sẽ bị bớt đi 1/2;
Người vợ bị ly hôn bao giờ cũng có quyền lấy lại các đồ tư trang, phục sức của
mình. Tuy nhiên, Bộ HVTKHL quy định phần của người vợ khi vợ chồng ly
hôn mà có con bằng 1/3 khối tài sản chung, nếu người vợ thông gian mà bị ly
dị thì bị mất cả quyền lợi về tài sản chung (Điều 110).
Khi người chồng chết mà người vợ không tái giá, của chung vẫn để
nguyên, người vợ goá được thay quyền chồng quản lý tài sản chung.
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nếu người vợ chết trước, người chồng thành sở hữu tất cả tài sản chung
kể cả kỷ phần của người vợ.
Vợ thứ được giữ quyền sở hữu và quản lý, hưởng thụ cùng định đoạt tài
sản riêng của mình.
1.3.3. Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật HN&GĐ của nước
ta từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay
Giai đoạn 1945 - 1954:
Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, do điều kiện lịch sử xã hội,
Nhà nước ta chưa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Các
quan hệ dân luật và HN&GĐ từ năm 1945 - 1950 vẫn được điều chỉnh bởi ba
văn bản luật (DLBK, DLTK, DLGYNK) do thực dân Pháp ban hành trước năm
1945 (theo Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà đã cho phép áp dụng pháp luật cũ một cách chọn lọc; miễn
sao không trái với lợi ích của chính thể Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
và lợi ích của nhân dân lao động).
Năm 1946 Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
đã khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Hiến pháp quy định: “Đàn bà
ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [47, Điều 9]. Đây là cơ sở pháp
lý đầu tiên khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ và cũng chính là cơ sở
pháp lý xác nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.
Đến năm 1950, Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh
quan hệ HN&GĐ, đó là Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy
lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 quy định
về vấn đề ly hôn. Một trong những nội dung của hai sắc lệnh này là thể hiện
nguyên tắc “nam nữ bình đẳng” và nguyên tắc “người chồng và người vợ có
địa vị bình đẳng trong gia đình”. Đây là những quy định mới và tiến bộ góp
phần đáng kể vào việc xoá bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu, nói lên quan
hệ bình đẳng giữa vợ và chồng trong đó có quan hệ về tài sản.
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Sắc lệnh số 97/SL quy định: “Trong lúc còn sinh thời người chồng goá
hay vợ goá, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền
sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung” [17, Điều 11],
trong khi Sắc lệnh số 90/SL đã cho phép vận dụng pháp luật cũ có chọn lọc.
Theo đó, ta suy luận: Mặc dù Sắc lệnh số 97/SL không có điều nào quy định về
thành phần tài sản chung của vợ chồng thì chế độ tài sản của vợ chồng được áp
dụng theo tinh thần của các sắc lệnh trên là chế độ cộng đồng toàn sản (chế độ
tài sản này đã được áp dụng theo DLBK và DLTK).
Sắc lệnh số 159/SL quy định: “Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí
tổn về việc nuôi dạy con, mỗi bên tuỳ theo khả năng của mình” [18, Điều 6]. Theo
đó, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng phải được chia tuỳ theo khả năng của
mỗi bên vợ, chồng phải cùng có nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con.
Như vậy, Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đã góp phần quan
trọng vào việc xoá bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, thúc đẩy
sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân. Nội dung của hai sắc lệnh đã thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của một
nền pháp chế mới.
Giai đoạn 1954 - 1975:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nước ta tạm thời bị
chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt. Miền Bắc được giải
phóng, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục
cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà. Vì vậy, pháp
luật được áp dụng trong giai đoạn này ở hai miền là khác nhau, trong đó có chế
độ HN&GĐ.
- Ở miền Bắc, Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL tuy góp phần
vào việc xoá bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu nhưng không còn đáp ứng
được tình hình mới. Việc xây dựng và ban hành một đạo luật mới về
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
HN&GĐ là một tất yếu khách quan. Vào thời gian này, bản Hiến pháp thứ hai
của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được Quốc hội thông qua vào năm
1959. Hiến pháp năm 1959 đã quy định và ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam
và nữ về mọi mặt, là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ HN&GĐ mới
XHCN. Vì vậy, cùng thời gian này, Luật HN&GĐ năm 1959 đã ra đời và có
những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng.
Theo Luật HN&GĐ năm 1959, chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng
đồng toàn sản quy định: “vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng
ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” [49, Điều 15]. Nghĩa là toàn
bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được tạo ra trong thời kỳ
hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc cả hai vợ
chồng được tặng cho chung hay thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản
và công sức đóng góp đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Luật không thừa
nhận vợ, chồng có tài sản riêng. Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi
thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong
khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đó. Có hai trường hợp chia tài sản chung
của vợ chồng là khi vợ, chồng chết trước (Điều 16) và khi vợ chồng ly hôn (Điều
29). Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia căn cứ vào công sức
đóng góp của mỗi bên vào tình hình tài sản. Lao động trong gia đình được kể như
lao động sản xuất.
- Ở miền Nam, hệ thống các văn bản pháp luật HN&GĐ được ban hành
bao gồm:
+ Luật gia đình ngày 2/1/1959 (Luật số 1 - 59) dưới chế độ Ngô Đình
Diệm.
+ Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng
đồng.
+ Bộ dân luật ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Về chế độ tài sản của vợ chồng, cả ba văn bản luật này đều dự liệu chế
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
độ tài sản ước định, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thoả thuận
về vấn đề tài sản từ trước khi kết hôn, miễn là sự thoả thuận bằng hôn ước đó
không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của con.
Trong trường hợp hai vợ chồng không lập hôn ước với nhau về tài sản thì áp
dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp luật. BLDS
Sài Gòn năm 1972 quy định: “Luật pháp chỉ quy định chế độ phu phụ tài sản
khi vợ chồng không lập hôn ước. Vợ chồng có thể tự do lập hôn ước tuỳ ý muốn,
miễn không trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục” [62, Điều 144,
145]. Điều 45 LGĐ; Điều 49 Sắc luật số 15/64 cũng quy định tương tự. Về chế
độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì LGĐ năm 1959 đã dự liệu chế độ
cộng đồng toàn sản, còn Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 dự liệu chế độ
cộng đồng động sản và tạo sản với những thành phần tài sản, phạm vi quản lý,
định đoạt tài sản và việc phân chia tài sản chung của vợ chồng có những nội
dung khác nhau. Cả ba văn bản luật này vẫn bảo vệ quyền gia trưởng của người
chồng trong gia đình, quan hệ bất bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng vẫn
tồn tại trong pháp luật và trong thực tế.
Giai đoạn từ 1975 đến nay:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, cả nước thống nhất, trước thực tế
đó đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật XHCN thống nhất trên cả hai miền Nam
- Bắc, trong đó có pháp luật về HN&GĐ. Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ
đã ra Nghị quyết số 76/CP, quy định về việc thực hiện pháp luật thống nhất
trong phạm vi cả nước, trong đó có Đạo luật số 13 về hôn nhân và gia đình
(Luật hôn nhân và gia đình năm 1959).
Quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959 đã góp phần
xoá bỏ những tàn tích lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến, thực hiện chế
độ HN&GĐ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, đến những năm 1980 nền
kinh tế xã hội nước ta đã có những thay đổi căn bản, ảnh hưởng sâu sắc tới
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vấn đề thực hiện và áp dụng pháp luật, trong đó có pháp luật về HN&GĐ. Việc
áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959, một số điều không phù hợp. Việc ban hành
Luật HN&GĐ mới là một tất yếu khách quan. Trước thực tế đó, năm 1986 Quốc
hội khoá VII kỳ họp thứ 12 đã thông qua Luật HN&GĐ mới, trong đó có các
điều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng.
Luật HN&GĐ năm 1986 cũng không ghi nhận chế độ tài sản ước định
mà chỉ quy định chế độ cộng đồng tài sản pháp định áp dụng cho các cặp vợ
chồng. Chế độ cộng đồng tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1986
là chế độ cộng đồng tạo sản, với phạm vi thành phần khối tài sản chung của vợ
chồng hẹp hơn rất nhiều so với chế độ cộng đồng toàn sản mà Luật HN&GĐ
năm 1959 áp dụng. Điều 14 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài
sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp
pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa
kế chung hoặc được cho chung” [49].
Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã
ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng quy định: “Đối với tài sản mà vợ
hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho
riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không
nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng” [51, Điều 16].
Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đảm bảo
quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung, quy định rõ mục đích sử dụng
tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo những nhu cầu chung của gia đình:
“Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua
bán, cho, đổi, vay mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản có giá trị
lớn thì phải được sự thoả thuận của hai vợ chồng” [51, Điều 15].
Về chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài hai trường hợp như Luật
HN&GĐ năm 1959: Chia khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 17) và khi
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vợ, chồng ly hôn (Điều 42), Luật HN&GĐ năm 1986 còn quy định thêm chia
tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại (Điều 18). Đây là quy
định mới, xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội và với mục đích bảo đảm
quyền lợi chính đáng của vợ, chồng cũng như của những người có lợi ích liên
quan (người thứ ba) đến tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, trong Luật
HN&GĐ năm 1986 còn quy định “nguyên tắc chia đôi tài sản chung” của vợ
chồng [51, Điều 17, 18, 42].
Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu tương đối đầy đủ các quan hệ
HN&GĐ cần được điều chỉnh, tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, theo sự
phát triển của nền kinh tế xã hội, việc áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986 đã bộc
lộ những hạn chế nhất định: các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 vẫn rất
cô đọng, khái quát, mang tính định khung [78, tr.71]. Vì vậy, quá trình thực
hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986 còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Trước thực tế đó, Luật HN&GĐ năm 2000 đã ra đời với những quy định mới
phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, trong đó có các quy định về chế độ tài sản
của vợ chồng.
Giống với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà
nước ta cũng không dự liệu về chế độ tài sản ước định giữa vợ chồng. Chế độ
cộng đồng tài sản pháp định mà Luật HN&GĐ năm 2000 quy định là chế độ
cộng đồng tạo sản, áp dụng cho các cặp vợ chồng. Cũng như Luật HN&GĐ
năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về phạm vi thành phần khối tài
sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
các loại tài sản đó; các trường hợp chia tài sản chung và hậu quả của việc chia
tài sản chung của vợ chồng.
Khác với Luật HN&GĐ năm 1959 và năm 1986, Luật HN&GĐ năm
2000 có quy định về việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ
chồng; các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng được cụ thể hơn, khắc
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phục một số điểm hạn chế khi dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng góp phần
điều chỉnh kịp thời những phát sinh trong đời sống hôn nhân và gia đình. Tuy
nhiên, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu của vợ
chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng. Sự
không minh bạch này gây hậu quả không an toàn cho các giao dịch dân sự liên
quan đến người thứ ba. Luật chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, còn các tài sản
khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp thì chưa được đề cập tới,
gây khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ
hiện hành chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản pháp
định có một số hạn chế, như: Quy định của luật hiện hành không bảo đảm quyền
tự định đoạt của chủ sở hữu tài sản. Về nguyên tắc, mỗi cá nhân có quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu và theo ý chí của mình,
miễn sao không xâm phạm lợi ích của người khác, không trái với đạo đức xã
hội; Việc chỉ áp dụng một chế độ hôn sản pháp định cho tất cả các trường hợp
không đáp ứng được nhu cầu của một số cặp vợ chồng. Thực tế, có những
trường hợp mà hai người kết hôn muốn tất cả tài sản mà mỗi bên có trước khi
kết hôn cũng như trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung; ngược lại, có
những trường hợp mà người kết hôn có nhiều tài sản riêng có nguồn gốc từ gia
đình mình hoặc vì lý do kinh doanh riêng nên muốn thực hiện một chế độ tách
riêng tài sản và thoả thuận với nhau về việc đóng góp cho đời sống chung của
gia đình. Xuất phát từ những lý do đó, Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành
đã giải quyết được một số vấn đề bất cập của Luật HN&GĐ năm 2000 và bổ
sung nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận.
1.4. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG PHÁP LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Chế độ tài sản của vợ chồng luôn là nội dung quan trọng trong pháp luật
HN&GĐ của các nước. Nhiều luật gia trên thế giới cho rằng vấn đề sở
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hữu tài sản của vợ chồng luôn là một chế định chứa đựng tính phức tạp trên cả
phương diện lý luận và thực tiễn. Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng
gắn liền với điều kiện của mỗi nước, giữa các nước khác nhau thì chế độ tài sản
của vợ chồng được quy định là khác nhau. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của xu thế
hội nhập về kinh tế, sự hợp tác trong quan hệ chính trị, văn hoá, xã hội; cũng
như ảnh hưởng của truyền thống và tư tưởng pháp lý, về cơ bản giữa các nước
có các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tương đồng thì có những
quan điểm chung về chế độ tài sản của vợ chồng.
Nhiều nhà làm luật các nước tư sản cho rằng, hôn nhân thực chất là một
loại hợp đồng dân sự, hôn nhân chỉ khác với các loại hợp đồng dân sự thông
thường khác ở tính chất “long trọng” trong thiết lập và chấm dứt. Bên cạnh đó,
nhà làm luật ở một số nước thường đề cao quyền tự do cá nhân, quyền tự định
đoạt đối với tài sản của vợ, chồng. Tự do lập hôn ước đã trở thành một nguyên
tắc và là giải pháp đầu tiên khi quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp
luật về HN&GĐ, quan niệm này được thể hiện phổ biến là ở các nước phương
Tây.
Ở Pháp, theo quy định của BLDS Pháp: “pháp luật không điều chỉnh
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nếu giữa vợ chồng đã có thoả thuận riêng mà
vợ chồng cho là phù hợp và không trái với thuần phong mĩ tục hoặc với các
quy định sau đây” [45, Điều 1378]. Thực tế, nhà lập pháp của Pháp cũng đã
đưa ra một hệ thống các chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm chế độ tài sản
pháp định và chế độ tài sản ước định. Dưới ảnh hưởng của nguyên tắc tự do lựa
chọn chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ tài sản pháp định không áp dụng một
cách đương nhiên, nó chỉ là một chế độ tuỳ nghi. Những người kết hôn hoàn
toàn có quyền tự do thoả thuận một chế độ tài sản cho riêng mình. Nếu họ không
thiết lập những thoả thuận về vấn đề này, chế độ tài sản pháp định sẽ đương
nhiên được áp dụng.
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ở Đức, Luật gia đình Đức phân biệt các quy định về tài sản hôn nhân do
luật định và các quy định thoả thuận qua hợp đồng hôn nhân (hôn khế). Nguyên
tắc tự do quy định qua hợp đồng cũng được áp dụng cho tài sản hôn nhân nên
vợ chồng có thể tự thoả thuận các quan hệ về tài sản của họ trong hợp đồng hôn
nhân hay thoả thuận áp dụng những quy định luật định nào.
Nếu không có hợp đồng hôn nhân thì quan hệ tài sản trong hôn nhân sẽ
tuân theo các quy định của chế độ tài sản cộng đồng gia tăng (Điều 1361
BLDS). Ở chế độ này, tài sản của vợ hay chồng, kể cả tài sản có được sau khi
kết hôn, vẫn là tài sản riêng của người ấy, mỗi người tự quản lý và chịu trách
nhiệm về tài sản của mình, và chỉ cần ý kiến đồng thuận của người kia khi muốn
chuyển nhượng toàn bộ tài sản của mình hay một đồ vật thuộc về đồ đạc trong
nhà. Tài sản gia tăng của vợ chồng chỉ được chia khi cộng đồng gia tăng chấm
dứt. Nếu chế độ cộng đồng gia tăng bị chấm dứt vì người vợ hay chồng chết thì
sự chia tài sản gia tăng được thực hiện qua việc phần thừa kế của người sống
được tăng thêm 1/4. Nếu chế độ cộng đồng gia tăng bị chấm dứt qua ly hôn thì
người nào có phần tài sản gia tăng cao hơn, sẽ phải chia đôi phần nhiều hơn với
người kia, để cho phần gia tăng tài sản của hai vợ chồng trong thời gian hôn
nhân bằng nhau. Tài sản gia tăng là sự chênh lệch về giá trị (tức là phần gia
tăng) của tài sản tính từ ngày kết hôn đến ngày đơn xin ly hôn đến Toà án gia
đình. Những tài sản mà người vợ hay người chồng nhận được từ cha mẹ hay họ
hàng của mỗi người như của hồi môn, thừa kế, quà tặng riêng… trong thời gian
hôn nhân không bị coi là phần gia tăng của tài sản khi ly hôn.
Qua hợp đồng hôn nhân, vợ chồng có thể thoả thuận không theo chế độ
tài sản cộng đồng gia tăng mà chọn chế độ tài sản sở hữu tài sản tách riêng hoặc
chế độ tài sản sở hữu tài sản chung.
Ở chế độ tài sản sở hữu tài sản tách riêng (Điều 1414 BLDS) tài sản của
vợ chồng, kể cả tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết hôn qua lao
40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
động, là tài sản riêng của người ấy. Mỗi người tự quản lý và chịu trách nhiệm
về tài sản của mình, có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt độc lập không
cần có ý kiến của người kia. Nếu người vợ hay người chồng lâm vào tình trạng
phá sản thì chỉ có tài sản của người này trở thành khối tài sản để thanh toán nợ.
Ở chế độ tài sản sở hữu tài sản chung, tất cả tài sản của hai vợ chồng có
từ trước ngày kết hôn và tài sản vợ chồng có được trong thời gian hôn nhân qua
lao động, thừa kế… trở thành tài sản chung của hai vợ chồng mà không cần
một nghi thức pháp lý nào. Cả hai vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt như nhau đối với tài sản chung, nhưng nếu người vợ hay người chồng
bị phá sản thì toàn bộ tài sản chung sẽ bị đưa vào khối tài sản để thanh toán nợ.
Chế độ tài sản sở hữu tài sản chung kết thúc qua ly hôn, hoặc qua cái chết của
một người vợ hay chồng hoặc qua đơn xin kết thúc chế độ tài sản. Lúc đó tài
sản sẽ chia đôi giữa vợ chồng sau khi thanh toán hết những nghĩa vụ chi trả.
Trong trường hợp người vợ hay chồng chết thì tài sản sẽ chia đôi giữa người
còn sống và các con sau khi thanh toán hết những nghĩa vụ chi trả [8].
Ở Châu Á, pháp luật Nhật Bản cũng có những quy định tương tự như
một số nước phương Tây, chế độ tài sản của vợ chồng do chính họ lựa chọn,
pháp luật chỉ quy định một chế độ tài sản cho họ khi vợ chồng không có hoặc
không thoả thuận được một chế độ tài sản cho mình. Quan niệm này được thể
hiện rõ trong quy định tại Điều 755 và Điều 756 BLDS Nhật Bản, Điều 1465
BLDS và Thương mại Thái Lan, Điều 1387 BLDS Cộng hoà Pháp (Luật số
65-570 ngày 13/7/1965). BLDS Nhật Bản quy định: “Nếu vợ hoặc chồng trước
khi đăng ký kết hôn không ký một hợp đồng nào nhằm quy định khác đi tài sản
của mình, thì quan hệ tài sản của họ được điều chỉnh bởi các quy định của tiểu
mục II (tiểu mục quy định chế độ tài sản pháp định)” [7, Điều 756].
41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Như vậy, bên cạnh chế độ tài sản ước định, pháp luật HN&GĐ của một
số nước (Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan) đều quy định chế độ tài sản theo quy
định của pháp luật. Chế độ tài sản pháp định được quy định ở nhiều hình thức
khác nhau, nhưng hình thức phổ biến nhất là chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng
đồng (chế độ tài sản cộng đồng). Bản thân chế độ tài sản cộng đồng cũng có
nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố vận động khách quan của
các điều kiện kinh tế - xã hội. Ngoài việc ghi nhận hình thức chế độ tài sản cộng
đồng, pháp luật HN&GĐ của một số nước còn ghi nhận hình thức chế độ phân
sản. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, quan niệm của các nhà làm luật luôn lấy lợi
ích vật chất làm trọng, lợi ích cá nhân được đề cao, sự bền vững của gia đình
vì thế được xem xét dựa trên vấn đề đảm bảo lợi ích cá nhân của vợ, chồng.
Khác với quan điểm của các nhà làm luật tư sản, nhà làm luật các nước
XHCN không quan niệm hôn nhân là một loại “hợp đồng dân sự” [24], mà
thực chất hôn nhân là sự liên kết tình cảm giữa nam và nữ trong quan hệ vợ
chồng. Sự liên kết này không phụ thuộc vào tính toán vật chất mà dựa trên cơ
sở tình yêu thương, quý trọng, bình đẳng và tự nguyện giữa vợ và chồng. Pháp
luật XHCN cũng tôn trọng và phát huy quyền tự do cá nhân, lợi ích riêng của
vợ, chồng, nhưng để đảm bảo lợi ích chung của gia đình, của cộng đồng và xã
hội, pháp luật quy định rất cụ thể các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Vợ
chồng phải tuân thủ sự quy định của pháp luật, không thể bằng những thoả
thuận của mình làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó.
Xuất phát từ quan niệm trên, nhà làm luật các nước XHCN đã không
thừa nhận chế độ tài sản ước định, mà chỉ thừa nhận chế độ tài sản pháp định,
như: Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba. Trong đó, hình thức chế độ tài sản pháp
định thường được lựa chọn là chế độ tài sản cộng đồng, trong đó chế độ cộng
đồng tạo sản được áp dụng phổ biến nhất (ở Việt Nam có thời kỳ áp dụng chế
độ cộng đồng toàn sản - Luật HN&GĐ năm 1959).
42
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hiện nay, Việt Nam đã ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận:
Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật
định hoặc chế độ tài sản theo thoả thuận [60, Điều 28].
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo
thoả thuận thì thoả thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình
thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ
chồng theo thoả thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn [60,
Điều 47]. Tiếp đó pháp luật cũng quy định: vợ chồng có quyền sửa đổi,
bổ sung nội dung thoả thuận về chế độ tài sản [60, Điều 49].
Chế độ tài sản pháp định được áp dụng trong pháp luật HN&GĐ ở các
nước XHCN cũng thể hiện tính ưu việt của nó trong việc gắn lợi ích cá nhân
của vợ, chồng với lợi ích chung của gia đình, tuy nhiên, do đặc thù của mỗi
nước ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau sẽ quy định hình thức chế độ tài sản
pháp định là khác nhau. Có nước đã quy định chế độ tài sản pháp định nhưng
đồng thời cũng ghi nhận vợ chồng có quyền thoả thuận thay đổi một số nội dung
trong chế độ tài sản được pháp luật quy định với điều kiện thoả thuận đó phải
có lý do chính đáng và không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia
đình. Việc ghi nhận nội dung này thể hiện sự thông thoáng, hạn chế quy định
cứng nhắc của pháp luật, đặc biệt tạo điều kiện để vợ, chồng có thể tham gia
vào các giao dịch dân sự, kinh tế vì lợi ích chung của gia đình.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx

Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...
Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...
Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
Bùi Quang Xuân
 

Similar to Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx (20)

Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia ĐìnhChia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
 
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docxTIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
 
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
 
Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônCơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
 
Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.docx
Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.docxCơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.docx
Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.docx
 
Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...
Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...
Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docxCơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
 
Cơ sở lý luận về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.docxCơ sở lý luận về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.docx
 
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá NhânHợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà LạtCơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
 
Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.doc
Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.docĐại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.doc
Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.doc
 
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.docThực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
 
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docxCơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia ĐìnhCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình.Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình.
 
Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docx
Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docxDiện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docx
Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docx
 
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG 1.1.1. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. Gia đình có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Để xây dựng gia đình tốt thì nền tảng hôn nhân phải bền vững, ngoài việc được hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ thì việc tạo lập tài sản là một trong những điều kiện tất yếu để nuôi sống gia đình, là điều kiện vật chất, cơ sở kinh tế cho hôn nhân tồn tại bền vững. Vì vậy, các nhà làm luật đã quan tâm xây dựng các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những chế định quan trọng, cơ bản nhất của pháp luật hôn nhân và gia đình. Trước khi kết hôn và sau khi hôn nhân chấm dứt, vợ, chồng là những người độc thân có tài sản riêng, còn gọi là tài sản cá nhân. Tài sản theo nghĩa từ điển Luật học là “của cải, vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng” [75], còn theo Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [57, Điều 163]. Trước khi kết hôn, tài sản của vợ, chồng thuộc phạm trù tài sản riêng của cá nhân. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Chỉ sau khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân, vấn đề tài sản giữa vợ chồng mới bị ràng buộc, tài sản chung được hình thành, các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng được hình thành, do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân - tính cộng đồng, hai vợ 9
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chồng cùng đóng góp công sức trong việc tạo dựng tài sản, xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng ràng buộc lẫn nhau bởi nhiều bổn phận, trong đó có những bổn phận có ảnh hưởng nhất định đối với quyền hạn của vợ, chồng trong việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản, thậm chí có những bổn phận có tác dụng đặt cơ sở cho việc xác định tính chất chung hay riêng của một tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra. Tất cả các tài sản của vợ, chồng, dù là của riêng mỗi người hay của chung hai người, đều phải được khai thác, sử dụng trước hết nhằm bảo đảm sự duy trì và phát triển của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con,… sau đó mới phục vụ cho cá nhân chủ sở hữu. Nhân danh lợi ích của gia đình, vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trên tài sản chung và trong một số trường hợp, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch ấy có thể ràng buộc cả vợ và chồng một cách liên đới, nghĩa là khiến cho chồng hoặc vợ, dù không trực tiếp đứng ra giao dịch, phải có trách nhiệm cùng với vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung, thậm chí bằng tài sản riêng của mình. Do vậy, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại. Đây là một trong những lý do mà các nhà lập pháp phải dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng. Nhờ có chế độ tài sản của vợ chồng được quy định, tạo điều kiện cho vợ, chồng và người thứ ba tự do tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng trong khuôn khổ luật định, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Mặt khác, dựa vào các quy định của pháp luật mà quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mới được bảo đảm, “vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” [54, Điều 28]. Vợ 10
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chồng có quyền ngang nhau trong việc sở hữu tài sản chung nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống chung của gia đình, có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung nhưng phải có nghĩa vụ sử dụng tài sản đúng mục đích luật định, vì lợi ích của vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh, hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình thì về nguyên tắc phải có sự thoả thuận của hai vợ chồng. Hơn nữa, để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba khi tham gia vào các giao dịch có liên quan đến tài sản của vợ chồng, pháp luật cần phải quy định người thứ ba có quyền biết rằng giao dịch đó được bảo đảm thực hiện từ tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ, chồng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Lý do cuối cùng khiến nhà làm luật dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng thể hiện ở chỗ: việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và với người khác. Ví dụ: Việc giải quyết những món nợ mà vợ chồng vay chung vì lợi ích chung của gia đình hoặc mỗi bên vợ, chồng vay riêng, sử dụng vào mục đích riêng. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng quy kết theo nghĩa vụ chung của vợ chồng hay nghĩa vụ riêng của vợ, chồng phải thanh toán trả món nợ đó. Như vậy, điều kiện hình thành và duy trì chế độ tài sản của vợ chồng là có tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng được nhà làm luật dự liệu do tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập, thể hiện như là yếu tố khách quan; phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá để Nhà nước quy định trong pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng. 11
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Vì vậy, tôi đồng ý với luận điểm khái quát chế độ tài sản của vợ chồng như sau: “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng” [24]. Tài sản được phân loại gồm: tài sản chung và tài sản riêng. Với quan hệ tài sản chung, vợ chồng cùng tham gia vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi quan hệ tài sản riêng bảo tồn sự độc lập của mỗi người trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản. Việc quy định chế độ tài sản vợ chồng ở các quốc gia là khác nhau tuỳ thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần phong, mỹ tục. Riêng đối với việc xác lập tài sản của vợ chồng, pháp luật hôn nhân gia đình nói chung quy định hai cách thức tương ứng với hai chế độ tài sản vợ chồng: chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật (chế độ hôn sản pháp định) và chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận (chế độ hôn sản ước định). 1.1.2. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu tài sản của vợ chồng. Vợ, chồng với tư cách là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình, vừa là chủ thể của quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sở hữu của mình, tham gia các giao dịch dân sự. Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng có những đặc điểm riêng biệt sau: Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này, thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình. 12
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, Nhà nước bằng pháp luật quy định chế độ tài sản của vợ chồng đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi của gia đình, trong đó có lợi ích cá nhân của vợ và chồng. Những quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở tạo điều kiện để vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản của vợ chồng. Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự kiện phát sinh và chấm dứt của quan hệ hôn nhân. Hay nói cách khác, chế độ tài sản của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân. Thứ tư, chế độ tài sản của vợ chồng cũng mang những đặc thù riêng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Đối với tài sản chung của vợ chồng, bắt buộc vợ chồng khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình. Thông thường, khi vợ chồng sử dụng tài sản chung để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình thì pháp luật luôn coi là có sự thoả thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng, trừ những tài sản chung có giá trị lớn. Đối với tài sản riêng, thông thường người có tài sản có quyền tự mình định đoạt không phụ thuộc ý chí của người khác. Tuy nhiên, với chế độ tài sản của vợ chồng trong một số trường hợp quyền năng này của họ bị hạn chế (ví dụ, nếu tài sản riêng đang là nguồn sống duy nhất của cả gia đình, khi định đoạt liên quan đến tài sản này thì phải có thoả thuận của hai vợ chồng). 1.1.3. Ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế. Vì vậy, bên cạnh việc ban hành pháp luật buộc tất cả mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành, Nhà nước bảo đảm pháp luật phải được thực thi và đi vào cuộc sống. Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ có những ý nghĩa quan trọng đối với xã hội: 13
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Chế độ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong pháp luật hôn nhân và gia đình được Nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Nhìn vào chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của Nhà nước, người ta có thể nhận biết được trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của Nhà nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó. Tương ứng với mỗi chế độ xã hội cụ thể là một chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Trong xã hội phong kiến, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là bất bình đẳng, pháp luật hầu như không bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, ở nhà chồng, tài sản làm ra thuộc sở hữu của nhà chồng, khi chồng còn sống, người vợ không có quyền lợi kinh tế, khi chồng chết, tài sản không thuộc về họ mà thuộc về con cái và dòng họ nhà chồng, như vậy vợ và chồng không có quan hệ tài sản, càng không thể có sự thoả thuận về tài sản giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Dưới thời Pháp thuộc, chế độ tài sản của vợ chồng được quy định có tiến bộ hơn, pháp luật thừa nhận cho vợ chồng có quyền xây dựng các quan hệ tài sản theo thoả thuận, miễn là các thoả thuận ấy không có tác dụng tước đi quyền đứng đầu gia đình của người chồng và không trái với thuần phong mỹ tục; song các quan hệ tài sản theo thoả thuận hầu như không được các cặp vợ chồng Việt Nam quan tâm. Đến luật Việt Nam hiện đại, đã ghi nhận quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng là bình đẳng. Vợ chồng bình đẳng trong việc dạy dỗ con cái, chia sẻ công việc gia đình, cùng lao động để tạo dựng khối tài sản chung của gia đình và cùng quản lý, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung đó. Vợ chồng có thể uỷ quyền cho nhau quản lý khối tài sản chung, có quyền thừa kế tài sản của nhau khi người kia chết. Hệ thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đều thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, không bên nào được áp đặt, phụ thuộc bên nào. 14
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có ý nghĩa nhằm xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ chồng được dự liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ước định hay chế độ tài sản pháp định, dù chế độ tài sản cộng đồng hay theo tiêu chuẩn phân sản thì các loại tài sản của vợ chồng luôn được pháp luật quy định rõ. - Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng của chế độ tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng. - Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ, chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Khi vợ, chồng tham gia các giao dịch nhằm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình như ăn, mặc, ở, học hành của con,…. Những giao dịch đó được xác lập vì lợi ích chung của gia đình nên cả vợ và chồng đều phải liên đới trách nhiệm trong việc thực hiện giao dịch với người khác. Trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng sẽ tham gia rất nhiều các giao dịch vì cuộc sống chung của gia đình hay vì mục đích riêng của mỗi bên vợ, chồng. Căn cứ vào những quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng mà các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan, bảo vệ quyền lợi của các bên, góp phần tạo sự ổn định trật tự xã hội. 1.2. NỘI DUNG CÁC LOẠI CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở mỗi quốc gia được quy định gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ 15
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sở hữu, truyền thống, phong tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của người dân. Do đó, giữa các nước khác nhau thường có những quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, về cơ bản pháp luật của các quốc gia trên thế giới đã quy định có hai chế độ tài sản của vợ chồng đó là chế độ tài sản theo sự thoả thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và chế độ tài sản theo quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định). 1.2.1. Chế độ tài sản dựa trên sự thoả thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) Chế độ tài sản ước định là chế độ tài sản vợ chồng được quyền xác định quan hệ tài sản của mình trên cơ sở tự thoả thuận. Văn bản ghi nhận sự thoả thuận đó là hôn ước. Ở nhiều nước trên thế giới, hôn ước được pháp luật công nhận. Hôn ước giúp vợ, chồng bảo vệ phần tài sản trước hôn nhân của mình. Trong hôn ước, hai bên vợ, chồng thoả thuận cụ thể về tài sản và quyền sở hữu tài sản có trước và sau khi kết hôn, cũng như việc phân chia tài sản đó khi hôn nhân chấm dứt. Theo quy định tại BLDS Cộng hoà Pháp thì vợ chồng có quyền tự do lựa chọn chế độ tài sản: “Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thoả thuận riêng, mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thoả thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục và những quy định sau đây” [45, Điều 1387]. Còn theo BLDS và Thương mại Thái Lan thì: Khi vợ chồng không có sự thoả thuận đặc biệt về tài sản của họ trước khi kết hôn, thì quan hệ giữa họ về tài sản sẽ được điều chỉnh bởi những quy định của Chương này. Bất cứ điều khoản nào trong thoả thuận trước khi thành hôn trái với trật tự công cộng, với đạo đức, hoặc quy định là quan hệ giữa hai vợ chồng về tài sản đó sẽ phải được điều chỉnh bởi luật pháp nước ngoài, thì vô hiệu [63, Điều 1465]. 16
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trước khi kết hôn vợ chồng hoàn toàn có quyền tự do lập hôn ước để quy định chế độ tài sản của họ. Họ muốn lựa chọn chế độ tài sản nào cũng được, pháp luật chỉ can thiệp và quy định chế độ tài sản của vợ chồng khi họ không lập hôn ước. Hôn ước là một văn kiện ký kết giữa một cặp nam nữ trước khi kết hôn, do vậy: Hôn ước là văn bản ghi nhận sự thoả thuận của hai người nam nữ trước khi kết hôn về vấn đề điều chỉnh quan hệ tài sản của họ trong thời kỳ hôn nhân. Văn bản này được lập trước khi các bên nam nữ kết hôn và chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kỳ hôn nhân. Nội dung của hôn ước phải là sự thoả thuận về vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng. Hôn ước trước hết phải quy định rõ cách thức xác định đâu là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Trong hôn ước có thể xác định về quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với nhau hay đối với bên thứ ba trong trường hợp có giao dịch với bên thứ ba. Hôn ước có tính ổn định cao, việc xác lập, thay đổi chế độ tài sản theo thoả thuận hôn ước phải tuân theo những thể thức nhất định, Điều 1397 BLDS Cộng hoà Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965 và Luật số 89-18 ngày 13/1/1989) quy định: Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân theo thoả thuận hoặc theo luật định, hai vợ chồng có thể vì lợi ích của gia đình, xin sửa đổi hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân bằng một chứng thư có chứng thực của Công chứng viên và được Toà án nơi cư trú phê chuẩn [45]. BLDS và Thương mại Thái Lan quy định: Sau khi kết hôn, bản thoả thuận trước khi thành hôn không thể bị sửa đổi, trừ trường hợp Toà án cho phép. Khi có một quyết định cuối cùng của Toà án cho phép tiến hành sửa đổi hoặc huỷ bỏ bản thoả thuận trước khi thành hôn, thì Toà án phải thông báo cho 17
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 viên chức đăng ký kết hôn nội dung quyết định đó để ghi nội dung đó vào sổ đăng ký kết hôn [63, Điều 1467]. Như vậy, mặc dù hôn ước mang tính ổn định cao nhưng pháp luật các nước đã dần thừa nhận các thoả thuận trong hôn ước có thể thay đổi trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật đã tạo cho vợ chồng quyền chủ động hơn trong việc quy định chế độ tài sản của mình. Tại Việt Nam, hôn ước đã từng tồn tại trong thời kỳ Pháp thuộc, ở thời kỳ này, hôn ước được quy định do chịu ảnh hưởng của pháp luật nước Pháp chứ không phải xuất phát dưới góc độ nhu cầu đời sống thực tiễn trong quan hệ tài sản của vợ chồng. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không có bất cứ quy định nào của pháp luật đề cập đến hôn ước. Hiện nay, Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung quy định về áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thoả thuận” [60, Điều 28]. Để phù hợp với sự thay đổi của xã hội Việt Nam, với quá trình hội nhập quốc tế kéo theo sự thay đổi về chức năng kinh tế của gia đình, hôn ước được thừa nhận trong Luật sẽ thể hiện sự văn minh, tiến bộ trong việc thực hiện quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu. 1.2.2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định) Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản trong đó pháp luật quy định cụ thể về căn cứ xác định tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đó, cũng như trong việc thực hiện các giao dịch giữa vợ chồng với người thứ ba. Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật được tất cả các nước dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Có nước quy định chế độ tài sản pháp định mang tính 18
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chất thay thế trong trường hợp vợ chồng không có thoả thuận bằng hôn ước, hoặc với mục đích để vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản áp dụng cho họ, điển hình là pháp luật của Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, ….. Ví dụ, Điều 1400 BLDS Cộng hoà Pháp quy định: “Chế độ cộng đồng tài sản được thiết lập khi không có hôn ước hoặc khi vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài sản” [45]. Ở Việt Nam, dưới chế độ nguỵ quyền Sài Gòn cũng có quy định tương tự, Điều 150 BLDS Sài Gòn năm 1972 quy định: Chế độ cộng đồng tài sản là chế độ phu phụ tài sản thường luật trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước hoặc khai kết hôn dưới chế độ cộng đồng tài sản. Chế độ này khởi đầu từ ngày lập hôn thú, không ai có thể định một ngày nào khác cho khởi điểm này [62]. Có nước quy định chế độ tài sản pháp định như là căn cứ duy nhất để xác định tài sản của vợ chồng, phổ biến trong pháp luật HN&GĐ các nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba, … Điều 29 LGĐ Cộng hoà Cu-ba quy định: Chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung theo quy định của Bộ luật này. Chế độ tài sản này áp dụng kể từ ngày việc kết hôn được chính quyền công nhận hoặc từ ngày có cuộc sống chung …; chế độ tài sản này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt không kể vì lý do gì [31]. Chế độ tài sản pháp định được quy định ở nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu chung lại thường dưới hai hình thức: Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng (chế độ tài sản cộng đồng) và chế độ tài sản theo tiêu chuẩn phân sản (chế độ phân sản). * Chế độ tài sản của vợ chồng theo tiêu chuẩn cộng đồng: - Chế độ cộng đồng toàn sản: Theo chế độ tài sản này, thì tất cả các tài 19
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sản mà vợ, chồng có được đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Chế độ cộng đồng toàn sản không thừa nhận quyền sở hữu riêng của vợ, chồng mà chỉ thừa nhận quyền sở hữu chung, theo đó toàn bộ tài sản vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung. Quy định đó xuất phát từ quan niệm nhu cầu chung, lợi ích chung của gia đình là tối cao, tài sản của vợ chồng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ là vì mục đích đó, nên tất cả tài sản vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân phải thuộc khối tài sản chung, quyền có tài sản riêng không được thừa nhận vì mâu thuẫn với lợi ích của gia đình. Chế độ tài sản này chỉ phù hợp với quan hệ HN&GĐ trong xã hội truyền thống. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, khi quyền tự do cá nhân luôn được đề cao, chế độ cộng đồng toàn sản đã bộc lộ những hạn chế cơ bản, vì không đảm bảo quyền tự định đoạt của người có tài sản, đặc biệt khi tài sản đó do vợ, chồng làm ra trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng; nó cũng không đảm bảo được sự độc lập của vợ, chồng do họ không có tài sản riêng để tham gia các quan hệ xã hội khác ngoài quan hệ gia đình; mặt khác, việc chế độ cộng đồng toàn sản được áp dụng trong giai đoạn hiện nay có thể khuyến khích cho các quan hệ hôn nhân thực dụng, dễ nảy sinh các quan hệ hôn nhân được xác lập không phải vì tình cảm yêu thương, gắn bó với mục đích xác lập quan hệ vợ chồng chung sống lâu dài, hạnh phúc, mà chỉ nhằm vào tiền bạc, tài sản. Vì vậy, các nước thường không lựa chọn chế độ tài sản cộng đồng này. - Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản: Chế độ tài sản này đã thừa nhận trong hôn nhân bao gồm có tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản xác định tài sản của vợ chồng dựa trên việc phân định tài sản của vợ, chồng là động sản hay bất động sản. Theo đó, khối tài sản chung chỉ bao gồm các động sản của vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân, các hoa lợi và các bất động sản mà vợ, chồng mua lại bằng 20
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tài sản chung. Vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với bất động sản có trước khi kết hôn và bất động sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Việc quy định chế độ cộng đồng động sản và tạo sản là xuất phát từ quan điểm của nhà làm luật một số nước cho rằng: Vợ, chồng phải để dành cho mình làm của riêng những tài sản chính của mình và theo các nhà làm luật đó là bất động sản [31]. BLDS năm 1804 của Cộng hoà Pháp đã quy định dành cho mỗi bên vợ, chồng giữ làm của riêng các bất động sản hiện có khi lập hôn thú và tất cả các bất động sản mà người vợ, người chồng có được do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Bởi những bất động sản này thường do cha mẹ, ông bà hoặc các thành viên khác trong gia đình của người vợ, người chồng truyền lại nên cần phải để làm của riêng. Ở nước ta dưới chế độ nguỵ quyền Sài Gòn, Sắc Luật 15/64 ngày 23/7/1964 áp dụng ở miền Nam trước ngày giải phóng cũng đã dự liệu chế độ cộng đồng động sản và tạo sản là chế độ tài sản pháp định giành cho các cặp vợ chồng không lập hôn ước. Những quy định của chế độ tài sản theo Sắc Luật 15/64 đã được ghi nhận lại trong BLDS năm 1972 dưới chế độ nguỵ quyền Sài Gòn (các Điều 150, 151, 152,…). Điều 152 BLDS Sài Gòn năm 1972 quy định: “Bất động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi vợ chồng ngày lập hôn thú hoặc thủ đắc trong thời gian hôn thú do sự thừa kế, tặng dữ và di tặng là của riêng của mỗi người” [62]. Chế độ tài sản cộng đồng này chỉ phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội lấy bất động sản là tiêu chí xác định thành phần chính yếu và chắc chắn của tài sản trong gia đình. Với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng dựa trên sự phân tách động sản và bất động sản đã mất đi sự công bằng trong gia đình và đã không đảm bảo được mục đích đề ra ban đầu của nhà làm luật, vì lúc này tài sản chính yếu không chỉ là bất động 21
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sản mà còn gồm những tài sản thuộc về động sản, quyền tài sản hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Do vậy, hiện nay nhiều nước không ghi nhận chế độ tài sản này. - Chế độ cộng đồng tạo sản: Theo quy định của chế độ tài sản này, thành phần, phạm vi các loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng được thu hẹp hơn nữa so với chế độ cộng đồng động sản và tạo sản. Chế độ cộng đồng tạo sản có đặc điểm, tài sản chung của vợ chồng chỉ được xác định đối với những tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản khác không phân biệt động sản hay bất động sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn, hay được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng. Chế độ cộng đồng tạo sản được hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia lựa chọn quy định trong pháp luật, như Pháp, Trung Quốc, Việt Nam,…. Điều 13 Luật hôn nhân năm 1980 của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định: “Tài sản của vợ chồng làm ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra, mỗi bên có thể có tài sản riêng ngoài quy định trên” [31]. BLDS Cộng hoà Pháp cũng quy định: “Tài sản cộng đồng gồm những thu nhập chung của hai vợ chồng hoặc thu nhập riêng của từng người trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc từ công việc làm ăn của họ, cũng như từ những khoản tiết kiệm có được do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của họ” [45, Điều 1401]. Ở Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 14, 15, 16) và Luật HN&GĐ năm 2000 (Điều 27, 28, 32, 33) cũng lựa chọn chế độ cộng đồng tạo sản để áp dụng cho các cặp vợ chồng từ khi xác lập quan hệ hôn nhân. Việc chế độ cộng đồng tạo sản được thừa nhận rộng rãi ở các nước là do chế độ tài sản cộng đồng này rất phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi nước. Một mặt, nó không làm phá vỡ chế độ tài sản chung của vợ chồng, mặt khác 22
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chế độ tài sản này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vợ, chồng có thể chủ động trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, ngăn chặn các trường hợp kết hôn với mục đích không lành mạnh, việc kết hôn chỉ nhằm vào khối tài sản đã sẵn có của bên kia. * Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn phân sản: Chế độ phân sản là một hình thức của chế độ tài sản pháp định, trong đó giữa vợ chồng không tồn tại khối tài sản chung, tất cả các loại tài sản mà mỗi bên vợ, chồng đã có từ trước khi kết hôn hoặc tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ của vợ, chồng về đóng góp vào chi tiêu chung của gia đình. Trong chế độ phân sản còn có chế độ hồi môn. Chế độ tài sản này có nguồn gốc từ pháp luật La Mã cổ đại. Theo đó, những tài sản thuộc của hồi môn của người vợ sẽ giao cho người chồng để người chồng quản lý và sử dụng. Như vậy, hoa lợi từ tài sản riêng của người chồng và từ của hồi môn của người vợ thuộc về người chồng. Đặc điểm của chế độ hồi môn là tài sản hồi môn không thể được chuyển nhượng, người chồng không có quyền bán tài sản hồi môn vì người chồng không phải là chủ sở hữu, người vợ cũng không có quyền chấp thuận để người chồng bán. Cho dù có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng, tài sản hồi môn cũng không thể bán được [31]. Trước đây, chế độ tài sản này đã từng được áp dụng ở Italia và ở Anh từ năm 1857. Khi một đôi vợ chồng tạo lập một tài sản thành của hồi môn, họ phải ký một hôn ước theo chế độ của hồi môn. Vì vậy, tại những nước này, chế độ tài sản áp dụng cho những đôi vợ chồng không lập hôn ước là chế độ phân sản [24]. Hiện nay, chế độ phân sản không được pháp luật của nhiều nước áp dụng, vì nó đề cao lợi ích cá nhân của vợ, chồng mà xem nhẹ lợi ích gia đình. 23
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.3. KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ 1.3.1. Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ phong kiến Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo, trong đó có các quan niệm về hôn nhân và gia đình. Các quy định về HN&GĐ chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản luật, tiêu biểu nhất là hai bộ luật: Quốc triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức - thời Lê) và Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long - thời Nguyễn). Theo các nhà nghiên cứu, chế độ tài sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẽ và cụ thể. Trong Quốc triều hình luật (QTHL) đã thiết lập một chế độ tài sản tương đối bình đẳng giữa vợ và chồng, quyền bình đẳng về tài sản thể hiện qua các quyền sở hữu tài sản của vợ và chồng đối với tài sản chung và tài sản riêng. Nguồn tài sản gồm có: - Tài sản của chồng được thừa kế từ gia đình chồng (phu điền sản); - Tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình vợ (thê điền sản); - Tài sản chung do hai vợ chồng cùng kiếm được sau khi lấy nhau (tần tảo điền sản). Toàn bộ tài sản trong gia đình được hợp thành một khối. Mặc dù Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long không trực tiếp đề cập đến việc quản lý tài sản trong gia đình, nhưng quy định tại các Điều 374, 375, 376 của Bộ luật nhà Lê đã gián tiếp thừa nhận năng lực bình đẳng của vợ chồng trong việc quản lý tài sản của gia đình. Các văn cổ lập dưới thời Lê cho thấy các định đoạt quan trọng đối với tài sản như bán, tặng cho, cầm cố, lập chúc thư, … do hai vợ chồng cùng thực hiện, các văn tự đều do hai vợ chồng cùng ký [40]. Với tư cách là người chủ gia đình, người chồng có quyền quản lý và sử dụng tài sản của gia đình nhưng phải xuất phát vì lợi ích của gia đình, nếu làm tổn hại đến tài sản của gia đình thì người vợ có quyền phản đối. 24
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trong Bộ luật cũng thừa nhận vợ chồng đều có quyền sở hữu tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản có trước khi kết hôn, được thừa kế từ gia đình mỗi người. Đối với tài sản này vợ, chồng đều có quyền sở hữu riêng, mặc dù tài sản này được quản lý chung bởi vợ chồng và các lợi tức từ tài sản đó mang lại là tài sản chung, nhưng tài sản này chỉ tạm thời gộp lại để vợ chồng quản lý trong thời gian hôn nhân. Như vậy, có thể hiểu tài sản riêng của vợ và chồng thì cả hai đều có quyền chiếm hữu, sử dụng trong thời gian hôn nhân nhưng không có quyền định đoạt đối với tài sản riêng của người khác. Do đó, khi họ ly hôn thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người đó và họ có quyền mang theo trừ trường hợp ly hôn do vợ gian dâm. Việc thừa nhận vợ có quyền sở hữu tài sản riêng là điểm đặc sắc của pháp luật phong kiến nhà Lê và tạo cho người vợ có vị thế ngang bằng nhất định với người chồng. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng trong quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy định của Bộ luật Hồng Đức thể hiện ở chỗ trong trường hợp người chồng chết trước, nếu người vợ lấy chồng khác thì người vợ mất quyền hưởng hoa lợi từ tài sản của người chồng đã chết; nhưng ngược lại, nếu người vợ chết trước thì mặc dù người chồng lấy vợ khác, nhưng vẫn được hưởng hoa lợi từ tài sản của người vợ đã chết. Đến thế kỷ XIX, Bộ luật Gia Long cho phép người chồng có toàn quyền chuyển nhượng tài sản của gia đình, vấn đề tài sản giữa vợ và chồng hầu như không được Luật Gia Long đề cập tới, người vợ phải phụ thuộc người chồng một cách tuyệt đối. Quy định này xuất phát từ chỗ Bộ luật Gia Long đã sao chép máy móc các quy định của Nhà Thanh và đã làm hạn chế quyền tài sản của người vợ so với các quy định tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức. Qua nghiên cứu các quy định liên quan đến vấn đề tài sản của vợ chồng trong QTHL và HVLL có thể thấy rằng, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng trong thời kỳ phong kiến là chế độ cộng đồng toàn sản, với nội dung 25
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 toàn bộ tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc do vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, khối tài sản chung này được sử dụng vào mục đích là nuôi dưỡng, giáo dục các con, để lại cho các con khi cha, mẹ chết. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các tài sản là động sản (QTHL gọi là phù vật) và các bất động sản (điền sản). Trong đó điền sản được coi là tài sản chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong khối tài sản chung của vợ chồng. Nó có ý nghĩa thiêng liêng và thể hiện trật tự giữa các thành viên trong gia đình. 1.3.2. Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp ban hành ở nước ta ba Bộ luật dân sự áp dụng cho ba miền: - Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (DLBK); - Ở Trung Kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK); - Ở Nam Kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (DLGYNK). Trong cả ba Bộ dân luật nói trên đều có phần quy định về HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản vợ chồng. Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ có 5 tiết nói về hôn thú, ly dị, phụ hệ, nuôi con nuôi và phụ quyền; không có quy định về hôn sản, di sản và tư sản. Thời kỳ đầu các án lệ của Nam Kỳ có công nhận người vợ có của riêng và chế độ hôn nhân theo tục lệ là cộng đồng tạo sản. Nhưng sau đó các án lệ lại đổi hướng không công nhận quyền có tài sản riêng của người vợ, với lập luận rằng nếu công nhận chế độ cộng đồng tài sản tức là đã gán cho người vợ những quyền ngang hàng với quyền của người chồng, trong khi đó trong gia đình, người vợ chỉ có địa vị của một người con gái. Chế độ hôn sản được áp dụng tại Nam Kỳ theo các nguyên tắc: Người vợ không có của riêng, do đó không thể có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng. Toàn thể tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và 26
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyền quản lý của người chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi người vợ chết. Trong trường hợp vợ chết thì chồng là chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của gia đình do hiệu lực của hôn nhân chứ không phải là hưởng gia tài của người vợ; nhưng nếu người chồng chết thì người vợ chỉ có quyền hưởng dụng thu lợi trên toàn bộ tài sản gia đình trong khi còn ở goá. Theo đó, các án lệ tại các Toà án ở Nam Kỳ đã áp dụng nguyên tắc chồng là chủ sở hữu duy nhất các tài sản của gia đình, bao gồm: + Các động sản đã mua trong thời kỳ hôn nhân, kể cả các động sản khi mua đã đứng tên vợ; + Các bất động sản đã ban cấp riêng cho người vợ; + Các bất động sản có được trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù các bất động sản đó đứng tên người vợ khi mua … Như vậy, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng trong thời Pháp thuộc ở Nam Kỳ là rất bất công đối với người vợ, nhất là khi tài sản mà vợ tạo ra được do hành nghề riêng trong thời kỳ hôn nhân vẫn phải coi là thuộc tài sản của người chồng. Tuy nhiên, án lệ cũng công nhận trong một số trường hợp thì những tài sản sau đây được coi là tài sản riêng của vợ: + Các đồ tư trang của người vợ; + Tài sản người vợ có được do được gia đình vợ tặng cho hoặc được hưởng di sản của gia đình vợ; + Bất động sản đã ghi rõ tên vợ là chủ sở hữu trong sổ địa bộ. Do các án lệ đã công nhận chồng là chủ sở hữu đối với tài sản của gia đình nên trong việc quản lý tài sản, người chồng có thể một mình đứng ra thực hiện các giao dịch và thu nhận hoa lợi; nếu con nợ vay tiền của vợ thì có thể trả nợ đó cho người chồng. Ngược lại, người vợ không được ký kết các hợp đồng một mình và người chồng có quyền khiếu nại để phủ nhận hợp 27
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đồng đó. Là chủ sở hữu đối với tài sản của gia đình, người chồng có thể một mình ký kết để chuyển dịch động sản và bất động sản. Trên thực tế, mỗi khi chồng bán hoặc tặng cho bất động sản thì người vợ cũng thường ký cùng chồng vào các giấy tờ, nhưng các án lệ không coi đó là một thể thức có giá trị pháp lý [40]. Tại Bắc và Trung Kỳ, ảnh hưởng của BLDS Pháp (1804) thể hiện trong việc nhà làm luật dự liệu chế độ tài sản ước định và áp dụng nguyên tắc bất di, bất dịch của chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn khế. Điều 104 DLBK quy định: Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến đoàn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng không có tuỳ ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng ấy không được trái với phong tục và không được trái với quyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn thể [6]. Tiếp đó, Điều 105 quy định: Phàm tư ước về tài sản giá thú phải làm thành chứng thư tại trước mặt, hoặc do Lý trưởng thị thực, mà phải làm trước khi khai giá thú. Đã khai giá thú rồi thì không được thay đổi gì nữa [6]. Quy định chế độ tài sản ước định này lần đầu tiên được dự liệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam theo quan niệm của nhà làm luật tư sản là không phù hợp với tục lệ và truyền thống của gia đình người Việt Nam, nên mặc dù được hai bộ DLBK và DLTK dự liệu, các cặp vợ chồng thường không thoả thuận lựa chọn loại chế độ tài sản ước định này. Trường hợp vợ chồng không thoả thuận lập hôn khế khi kết lập giá thú, DLBK và DLTK đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho họ, đó là chế độ cộng đồng toàn sản. Theo tục lệ của người Việt Nam thì mọi tài sản trong gia đình đều là tài sản chung và đều để dành cho con cháu. Các quy định trong hai Bộ Dân Luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật cũng 28
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chấp nhận tục lệ này. Điều 106 DLBK và Điều 104 DLTK quy định: “Nếu hai vợ chồng không lập hôn ước riêng thì hai người đã theo chế độ cộng đồng toàn sản, gồm tất cả của cải và hoa lợi của chồng cũng như của vợ” [6]; [73]. Vợ hoặc chồng có thể có của riêng trước khi kết hôn, nhưng kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì các tài sản riêng đó (bao gồm cả động sản và bất động sản) hợp nhất thành khối tài sản chung. Tuy nhiên, đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân. Chỉ có những tài sản do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức. Khi hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ chồng đã được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung lại được tách ra để chia theo nguyên tắc của ai thì người đó lấy lại, còn các tài sản chung thì được chia đôi cho vợ và chồng. Theo quy định tại Điều 107 DLBK và Điều 105 DLTK thì tài sản chung của vợ và chồng gồm có: - Các tài sản do vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân; - Tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra; - Lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức từ tài sản riêng hay lợi tức từ tài sản chung [6]; [73]. Như vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân (cả động sản và bất động sản) đều là tài sản chung của vợ chồng. Để phân biệt được động sản hoặc bất động sản nào là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng, thì căn cứ vào việc đăng ký hoặc có chứng thư xác nhận nguồn gốc của tài sản đó. Đối với các động sản không được đăng ký và cũng không có chứng thư xác nhận nguồn gốc thì Toà án suy đoán là tài sản chung của vợ chồng; nếu vợ hoặc chồng muốn khiếu nại đó là tài sản riêng của mình thì phải chứng minh. Điều 111 Bộ DLBK và Điều 109 HVTKHL quy định khối tài sản cộng đồng phải gánh chịu các khoản nợ sau đây: 29
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Các khoản nợ của vợ chồng đã vay trước khi kết hôn; - Các khoản nợ của chồng vay trong thời kỳ hôn nhân; - Các khoản nợ do vợ vay với tư cách là đại diện cho đoàn thể vợ chồng hoặc vay với sự ưng thuận của người chồng; - Các khoản nợ do hành vi phạm pháp của người vợ gây ra [6]; [40]. Theo quy định trên, tất cả các khoản nợ của chồng, dù vay từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt là do ký kết hợp đồng hoặc do hành vi phạm pháp mà gây ra thì đều phải coi là nợ của hai vợ chồng và do khối cộng đồng phải gánh chịu. Mặc dù các món nợ do hành vi phạm pháp của người chồng gây ra không được quy định rõ trong hai bộ dân luật, nhưng theo đạo lý thì phải trích từ khối tài sản chung của gia đình để thanh toán. Về việc quản lý tài sản của gia đình, theo Điều 100, Điều 111 DLBK và Điều 98, Điều 109 DLTK quy định đối với các nhu cầu của gia đình thì vợ hoặc chồng đều có thể đại diện cho gia đình để giao dịch và được trích từ khối tài sản của gia đình để chi dùng. Theo quy định tại Điều 109 Bộ DLBK và Điều 107 HVTKHL vợ chồng muốn sử dụng tài sản chung thì phải có sự ưng thuận của vợ và của chồng, chồng có quyền sử dụng các động sản mà không cần phải có sự đồng ý của vợ, miễn là việc sử dụng đó đem lại lợi ích cho gia đình; việc ưng thuận của người chồng phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của người chồng, còn việc ưng thuận của người vợ thì chỉ cần là sự ưng thuận công nhiên hoặc mặc nhiên không cần phải ghi chép hoặc giấy tờ. Quy định này cũng nói lên sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng khi định đoạt các tài sản của gia đình. Ngoài ra, pháp luật còn cho phép người chồng có đặc quyền được thực hiện các giao dịch mua bán bất động sản và các bất động sản chung của gia đình (chỉ trừ bất động sản riêng của người vợ) mà 30
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 không cần phải có sự tham gia hoặc ưng thuận của người vợ, miễn là việc mua bán đó đem lại lợi ích cho gia đình [6, Điều 109]. Để bảo vệ khối tài sản của gia đình, các Bộ dân luật đều có quy định trong trường hợp người vợ một mình thực hiện các giao dịch cho gia đình mà lạm dụng quyền đó thì người chồng có quyền thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyền của người vợ [6, Điều 100]. Ngược lại, trong trường hợp người chồng không chu cấp để nuôi dưỡng vợ con hoặc phá tán tài sản của gia đình thì người vợ có quyền xin Toà án cấm người chồng sử dụng kỷ phần của mình, và tất cả các tài sản do nghề nghiệp riêng của vợ tạo ra. Trong trường hợp này, Toà án có thể cho phép người vợ được quản lý, hưởng dụng các tài sản đó [6, Điều 110]. Khi ly hôn, nếu người vợ không có con thì được lấy lại kỷ phần của mình bằng hiện vật và được nửa của chung. Nếu là vợ thứ thì không được dự phần của chung, chỉ được lấy lại tài sản riêng [6, Điều 112]. Trong trường hợp vợ chồng ly dị mà có con thì pháp luật quy định sẽ không thanh toán tài sản. Điều 112 Bộ DLBK quy định trong trường hợp này, người vợ được hưởng một phần từ khối tài sản chung, phần đó nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự đóng góp của người vợ đã là tăng khối tài sản chung và do Toà án quyết định; nếu người vợ thông gian mà bị ly hôn thì phần đó sẽ bị bớt đi 1/2; Người vợ bị ly hôn bao giờ cũng có quyền lấy lại các đồ tư trang, phục sức của mình. Tuy nhiên, Bộ HVTKHL quy định phần của người vợ khi vợ chồng ly hôn mà có con bằng 1/3 khối tài sản chung, nếu người vợ thông gian mà bị ly dị thì bị mất cả quyền lợi về tài sản chung (Điều 110). Khi người chồng chết mà người vợ không tái giá, của chung vẫn để nguyên, người vợ goá được thay quyền chồng quản lý tài sản chung. 31
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nếu người vợ chết trước, người chồng thành sở hữu tất cả tài sản chung kể cả kỷ phần của người vợ. Vợ thứ được giữ quyền sở hữu và quản lý, hưởng thụ cùng định đoạt tài sản riêng của mình. 1.3.3. Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật HN&GĐ của nước ta từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay Giai đoạn 1945 - 1954: Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, do điều kiện lịch sử xã hội, Nhà nước ta chưa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Các quan hệ dân luật và HN&GĐ từ năm 1945 - 1950 vẫn được điều chỉnh bởi ba văn bản luật (DLBK, DLTK, DLGYNK) do thực dân Pháp ban hành trước năm 1945 (theo Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã cho phép áp dụng pháp luật cũ một cách chọn lọc; miễn sao không trái với lợi ích của chính thể Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và lợi ích của nhân dân lao động). Năm 1946 Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Hiến pháp quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [47, Điều 9]. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ và cũng chính là cơ sở pháp lý xác nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Đến năm 1950, Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh quan hệ HN&GĐ, đó là Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn. Một trong những nội dung của hai sắc lệnh này là thể hiện nguyên tắc “nam nữ bình đẳng” và nguyên tắc “người chồng và người vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình”. Đây là những quy định mới và tiến bộ góp phần đáng kể vào việc xoá bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu, nói lên quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng trong đó có quan hệ về tài sản. 32
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Sắc lệnh số 97/SL quy định: “Trong lúc còn sinh thời người chồng goá hay vợ goá, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung” [17, Điều 11], trong khi Sắc lệnh số 90/SL đã cho phép vận dụng pháp luật cũ có chọn lọc. Theo đó, ta suy luận: Mặc dù Sắc lệnh số 97/SL không có điều nào quy định về thành phần tài sản chung của vợ chồng thì chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng theo tinh thần của các sắc lệnh trên là chế độ cộng đồng toàn sản (chế độ tài sản này đã được áp dụng theo DLBK và DLTK). Sắc lệnh số 159/SL quy định: “Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi bên tuỳ theo khả năng của mình” [18, Điều 6]. Theo đó, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng phải được chia tuỳ theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng phải cùng có nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con. Như vậy, Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đã góp phần quan trọng vào việc xoá bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nội dung của hai sắc lệnh đã thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của một nền pháp chế mới. Giai đoạn 1954 - 1975: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt. Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà. Vì vậy, pháp luật được áp dụng trong giai đoạn này ở hai miền là khác nhau, trong đó có chế độ HN&GĐ. - Ở miền Bắc, Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL tuy góp phần vào việc xoá bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu nhưng không còn đáp ứng được tình hình mới. Việc xây dựng và ban hành một đạo luật mới về 33
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 HN&GĐ là một tất yếu khách quan. Vào thời gian này, bản Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được Quốc hội thông qua vào năm 1959. Hiến pháp năm 1959 đã quy định và ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt, là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN. Vì vậy, cùng thời gian này, Luật HN&GĐ năm 1959 đã ra đời và có những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Theo Luật HN&GĐ năm 1959, chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản quy định: “vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” [49, Điều 15]. Nghĩa là toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc cả hai vợ chồng được tặng cho chung hay thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Luật không thừa nhận vợ, chồng có tài sản riêng. Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đó. Có hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là khi vợ, chồng chết trước (Điều 16) và khi vợ chồng ly hôn (Điều 29). Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên vào tình hình tài sản. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. - Ở miền Nam, hệ thống các văn bản pháp luật HN&GĐ được ban hành bao gồm: + Luật gia đình ngày 2/1/1959 (Luật số 1 - 59) dưới chế độ Ngô Đình Diệm. + Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng. + Bộ dân luật ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Về chế độ tài sản của vợ chồng, cả ba văn bản luật này đều dự liệu chế 34
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 độ tài sản ước định, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thoả thuận về vấn đề tài sản từ trước khi kết hôn, miễn là sự thoả thuận bằng hôn ước đó không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của con. Trong trường hợp hai vợ chồng không lập hôn ước với nhau về tài sản thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp luật. BLDS Sài Gòn năm 1972 quy định: “Luật pháp chỉ quy định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không lập hôn ước. Vợ chồng có thể tự do lập hôn ước tuỳ ý muốn, miễn không trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục” [62, Điều 144, 145]. Điều 45 LGĐ; Điều 49 Sắc luật số 15/64 cũng quy định tương tự. Về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì LGĐ năm 1959 đã dự liệu chế độ cộng đồng toàn sản, còn Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 dự liệu chế độ cộng đồng động sản và tạo sản với những thành phần tài sản, phạm vi quản lý, định đoạt tài sản và việc phân chia tài sản chung của vợ chồng có những nội dung khác nhau. Cả ba văn bản luật này vẫn bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình, quan hệ bất bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng vẫn tồn tại trong pháp luật và trong thực tế. Giai đoạn từ 1975 đến nay: Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, cả nước thống nhất, trước thực tế đó đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật XHCN thống nhất trên cả hai miền Nam - Bắc, trong đó có pháp luật về HN&GĐ. Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 76/CP, quy định về việc thực hiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước, trong đó có Đạo luật số 13 về hôn nhân và gia đình (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959). Quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959 đã góp phần xoá bỏ những tàn tích lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến, thực hiện chế độ HN&GĐ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, đến những năm 1980 nền kinh tế xã hội nước ta đã có những thay đổi căn bản, ảnh hưởng sâu sắc tới 35
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vấn đề thực hiện và áp dụng pháp luật, trong đó có pháp luật về HN&GĐ. Việc áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959, một số điều không phù hợp. Việc ban hành Luật HN&GĐ mới là một tất yếu khách quan. Trước thực tế đó, năm 1986 Quốc hội khoá VII kỳ họp thứ 12 đã thông qua Luật HN&GĐ mới, trong đó có các điều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Luật HN&GĐ năm 1986 cũng không ghi nhận chế độ tài sản ước định mà chỉ quy định chế độ cộng đồng tài sản pháp định áp dụng cho các cặp vợ chồng. Chế độ cộng đồng tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1986 là chế độ cộng đồng tạo sản, với phạm vi thành phần khối tài sản chung của vợ chồng hẹp hơn rất nhiều so với chế độ cộng đồng toàn sản mà Luật HN&GĐ năm 1959 áp dụng. Điều 14 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung” [49]. Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng quy định: “Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng” [51, Điều 16]. Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung, quy định rõ mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo những nhu cầu chung của gia đình: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, cho, đổi, vay mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản có giá trị lớn thì phải được sự thoả thuận của hai vợ chồng” [51, Điều 15]. Về chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài hai trường hợp như Luật HN&GĐ năm 1959: Chia khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 17) và khi 36
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vợ, chồng ly hôn (Điều 42), Luật HN&GĐ năm 1986 còn quy định thêm chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại (Điều 18). Đây là quy định mới, xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội và với mục đích bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng cũng như của những người có lợi ích liên quan (người thứ ba) đến tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, trong Luật HN&GĐ năm 1986 còn quy định “nguyên tắc chia đôi tài sản chung” của vợ chồng [51, Điều 17, 18, 42]. Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu tương đối đầy đủ các quan hệ HN&GĐ cần được điều chỉnh, tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội, việc áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986 đã bộc lộ những hạn chế nhất định: các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 vẫn rất cô đọng, khái quát, mang tính định khung [78, tr.71]. Vì vậy, quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986 còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trước thực tế đó, Luật HN&GĐ năm 2000 đã ra đời với những quy định mới phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Giống với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta cũng không dự liệu về chế độ tài sản ước định giữa vợ chồng. Chế độ cộng đồng tài sản pháp định mà Luật HN&GĐ năm 2000 quy định là chế độ cộng đồng tạo sản, áp dụng cho các cặp vợ chồng. Cũng như Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về phạm vi thành phần khối tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp chia tài sản chung và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng. Khác với Luật HN&GĐ năm 1959 và năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định về việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng; các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng được cụ thể hơn, khắc 37
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phục một số điểm hạn chế khi dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng góp phần điều chỉnh kịp thời những phát sinh trong đời sống hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng. Sự không minh bạch này gây hậu quả không an toàn cho các giao dịch dân sự liên quan đến người thứ ba. Luật chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, còn các tài sản khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp thì chưa được đề cập tới, gây khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ hiện hành chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản pháp định có một số hạn chế, như: Quy định của luật hiện hành không bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ sở hữu tài sản. Về nguyên tắc, mỗi cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu và theo ý chí của mình, miễn sao không xâm phạm lợi ích của người khác, không trái với đạo đức xã hội; Việc chỉ áp dụng một chế độ hôn sản pháp định cho tất cả các trường hợp không đáp ứng được nhu cầu của một số cặp vợ chồng. Thực tế, có những trường hợp mà hai người kết hôn muốn tất cả tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn cũng như trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung; ngược lại, có những trường hợp mà người kết hôn có nhiều tài sản riêng có nguồn gốc từ gia đình mình hoặc vì lý do kinh doanh riêng nên muốn thực hiện một chế độ tách riêng tài sản và thoả thuận với nhau về việc đóng góp cho đời sống chung của gia đình. Xuất phát từ những lý do đó, Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành đã giải quyết được một số vấn đề bất cập của Luật HN&GĐ năm 2000 và bổ sung nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận. 1.4. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Chế độ tài sản của vợ chồng luôn là nội dung quan trọng trong pháp luật HN&GĐ của các nước. Nhiều luật gia trên thế giới cho rằng vấn đề sở 38
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hữu tài sản của vợ chồng luôn là một chế định chứa đựng tính phức tạp trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng gắn liền với điều kiện của mỗi nước, giữa các nước khác nhau thì chế độ tài sản của vợ chồng được quy định là khác nhau. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của xu thế hội nhập về kinh tế, sự hợp tác trong quan hệ chính trị, văn hoá, xã hội; cũng như ảnh hưởng của truyền thống và tư tưởng pháp lý, về cơ bản giữa các nước có các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tương đồng thì có những quan điểm chung về chế độ tài sản của vợ chồng. Nhiều nhà làm luật các nước tư sản cho rằng, hôn nhân thực chất là một loại hợp đồng dân sự, hôn nhân chỉ khác với các loại hợp đồng dân sự thông thường khác ở tính chất “long trọng” trong thiết lập và chấm dứt. Bên cạnh đó, nhà làm luật ở một số nước thường đề cao quyền tự do cá nhân, quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ, chồng. Tự do lập hôn ước đã trở thành một nguyên tắc và là giải pháp đầu tiên khi quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật về HN&GĐ, quan niệm này được thể hiện phổ biến là ở các nước phương Tây. Ở Pháp, theo quy định của BLDS Pháp: “pháp luật không điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nếu giữa vợ chồng đã có thoả thuận riêng mà vợ chồng cho là phù hợp và không trái với thuần phong mĩ tục hoặc với các quy định sau đây” [45, Điều 1378]. Thực tế, nhà lập pháp của Pháp cũng đã đưa ra một hệ thống các chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm chế độ tài sản pháp định và chế độ tài sản ước định. Dưới ảnh hưởng của nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ tài sản pháp định không áp dụng một cách đương nhiên, nó chỉ là một chế độ tuỳ nghi. Những người kết hôn hoàn toàn có quyền tự do thoả thuận một chế độ tài sản cho riêng mình. Nếu họ không thiết lập những thoả thuận về vấn đề này, chế độ tài sản pháp định sẽ đương nhiên được áp dụng. 39
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ở Đức, Luật gia đình Đức phân biệt các quy định về tài sản hôn nhân do luật định và các quy định thoả thuận qua hợp đồng hôn nhân (hôn khế). Nguyên tắc tự do quy định qua hợp đồng cũng được áp dụng cho tài sản hôn nhân nên vợ chồng có thể tự thoả thuận các quan hệ về tài sản của họ trong hợp đồng hôn nhân hay thoả thuận áp dụng những quy định luật định nào. Nếu không có hợp đồng hôn nhân thì quan hệ tài sản trong hôn nhân sẽ tuân theo các quy định của chế độ tài sản cộng đồng gia tăng (Điều 1361 BLDS). Ở chế độ này, tài sản của vợ hay chồng, kể cả tài sản có được sau khi kết hôn, vẫn là tài sản riêng của người ấy, mỗi người tự quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản của mình, và chỉ cần ý kiến đồng thuận của người kia khi muốn chuyển nhượng toàn bộ tài sản của mình hay một đồ vật thuộc về đồ đạc trong nhà. Tài sản gia tăng của vợ chồng chỉ được chia khi cộng đồng gia tăng chấm dứt. Nếu chế độ cộng đồng gia tăng bị chấm dứt vì người vợ hay chồng chết thì sự chia tài sản gia tăng được thực hiện qua việc phần thừa kế của người sống được tăng thêm 1/4. Nếu chế độ cộng đồng gia tăng bị chấm dứt qua ly hôn thì người nào có phần tài sản gia tăng cao hơn, sẽ phải chia đôi phần nhiều hơn với người kia, để cho phần gia tăng tài sản của hai vợ chồng trong thời gian hôn nhân bằng nhau. Tài sản gia tăng là sự chênh lệch về giá trị (tức là phần gia tăng) của tài sản tính từ ngày kết hôn đến ngày đơn xin ly hôn đến Toà án gia đình. Những tài sản mà người vợ hay người chồng nhận được từ cha mẹ hay họ hàng của mỗi người như của hồi môn, thừa kế, quà tặng riêng… trong thời gian hôn nhân không bị coi là phần gia tăng của tài sản khi ly hôn. Qua hợp đồng hôn nhân, vợ chồng có thể thoả thuận không theo chế độ tài sản cộng đồng gia tăng mà chọn chế độ tài sản sở hữu tài sản tách riêng hoặc chế độ tài sản sở hữu tài sản chung. Ở chế độ tài sản sở hữu tài sản tách riêng (Điều 1414 BLDS) tài sản của vợ chồng, kể cả tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết hôn qua lao 40
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 động, là tài sản riêng của người ấy. Mỗi người tự quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản của mình, có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt độc lập không cần có ý kiến của người kia. Nếu người vợ hay người chồng lâm vào tình trạng phá sản thì chỉ có tài sản của người này trở thành khối tài sản để thanh toán nợ. Ở chế độ tài sản sở hữu tài sản chung, tất cả tài sản của hai vợ chồng có từ trước ngày kết hôn và tài sản vợ chồng có được trong thời gian hôn nhân qua lao động, thừa kế… trở thành tài sản chung của hai vợ chồng mà không cần một nghi thức pháp lý nào. Cả hai vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt như nhau đối với tài sản chung, nhưng nếu người vợ hay người chồng bị phá sản thì toàn bộ tài sản chung sẽ bị đưa vào khối tài sản để thanh toán nợ. Chế độ tài sản sở hữu tài sản chung kết thúc qua ly hôn, hoặc qua cái chết của một người vợ hay chồng hoặc qua đơn xin kết thúc chế độ tài sản. Lúc đó tài sản sẽ chia đôi giữa vợ chồng sau khi thanh toán hết những nghĩa vụ chi trả. Trong trường hợp người vợ hay chồng chết thì tài sản sẽ chia đôi giữa người còn sống và các con sau khi thanh toán hết những nghĩa vụ chi trả [8]. Ở Châu Á, pháp luật Nhật Bản cũng có những quy định tương tự như một số nước phương Tây, chế độ tài sản của vợ chồng do chính họ lựa chọn, pháp luật chỉ quy định một chế độ tài sản cho họ khi vợ chồng không có hoặc không thoả thuận được một chế độ tài sản cho mình. Quan niệm này được thể hiện rõ trong quy định tại Điều 755 và Điều 756 BLDS Nhật Bản, Điều 1465 BLDS và Thương mại Thái Lan, Điều 1387 BLDS Cộng hoà Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965). BLDS Nhật Bản quy định: “Nếu vợ hoặc chồng trước khi đăng ký kết hôn không ký một hợp đồng nào nhằm quy định khác đi tài sản của mình, thì quan hệ tài sản của họ được điều chỉnh bởi các quy định của tiểu mục II (tiểu mục quy định chế độ tài sản pháp định)” [7, Điều 756]. 41
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Như vậy, bên cạnh chế độ tài sản ước định, pháp luật HN&GĐ của một số nước (Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan) đều quy định chế độ tài sản theo quy định của pháp luật. Chế độ tài sản pháp định được quy định ở nhiều hình thức khác nhau, nhưng hình thức phổ biến nhất là chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng (chế độ tài sản cộng đồng). Bản thân chế độ tài sản cộng đồng cũng có nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố vận động khách quan của các điều kiện kinh tế - xã hội. Ngoài việc ghi nhận hình thức chế độ tài sản cộng đồng, pháp luật HN&GĐ của một số nước còn ghi nhận hình thức chế độ phân sản. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, quan niệm của các nhà làm luật luôn lấy lợi ích vật chất làm trọng, lợi ích cá nhân được đề cao, sự bền vững của gia đình vì thế được xem xét dựa trên vấn đề đảm bảo lợi ích cá nhân của vợ, chồng. Khác với quan điểm của các nhà làm luật tư sản, nhà làm luật các nước XHCN không quan niệm hôn nhân là một loại “hợp đồng dân sự” [24], mà thực chất hôn nhân là sự liên kết tình cảm giữa nam và nữ trong quan hệ vợ chồng. Sự liên kết này không phụ thuộc vào tính toán vật chất mà dựa trên cơ sở tình yêu thương, quý trọng, bình đẳng và tự nguyện giữa vợ và chồng. Pháp luật XHCN cũng tôn trọng và phát huy quyền tự do cá nhân, lợi ích riêng của vợ, chồng, nhưng để đảm bảo lợi ích chung của gia đình, của cộng đồng và xã hội, pháp luật quy định rất cụ thể các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Vợ chồng phải tuân thủ sự quy định của pháp luật, không thể bằng những thoả thuận của mình làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó. Xuất phát từ quan niệm trên, nhà làm luật các nước XHCN đã không thừa nhận chế độ tài sản ước định, mà chỉ thừa nhận chế độ tài sản pháp định, như: Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba. Trong đó, hình thức chế độ tài sản pháp định thường được lựa chọn là chế độ tài sản cộng đồng, trong đó chế độ cộng đồng tạo sản được áp dụng phổ biến nhất (ở Việt Nam có thời kỳ áp dụng chế độ cộng đồng toàn sản - Luật HN&GĐ năm 1959). 42
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hiện nay, Việt Nam đã ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận: Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thoả thuận [60, Điều 28]. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận thì thoả thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn [60, Điều 47]. Tiếp đó pháp luật cũng quy định: vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung thoả thuận về chế độ tài sản [60, Điều 49]. Chế độ tài sản pháp định được áp dụng trong pháp luật HN&GĐ ở các nước XHCN cũng thể hiện tính ưu việt của nó trong việc gắn lợi ích cá nhân của vợ, chồng với lợi ích chung của gia đình, tuy nhiên, do đặc thù của mỗi nước ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau sẽ quy định hình thức chế độ tài sản pháp định là khác nhau. Có nước đã quy định chế độ tài sản pháp định nhưng đồng thời cũng ghi nhận vợ chồng có quyền thoả thuận thay đổi một số nội dung trong chế độ tài sản được pháp luật quy định với điều kiện thoả thuận đó phải có lý do chính đáng và không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình. Việc ghi nhận nội dung này thể hiện sự thông thoáng, hạn chế quy định cứng nhắc của pháp luật, đặc biệt tạo điều kiện để vợ, chồng có thể tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế vì lợi ích chung của gia đình.