SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Dương Thị Ngọc Bích
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC
CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE TỪ LOÀI TRÀ SHAN TUYẾT
Camellia sinensis var. assamica (J.W.MAST.) Kitam.
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC
Hà Nội – 2020
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Dương Thị Ngọc Bích
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC
CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE TỪ LOÀI TRÀ SHAN TUYẾT
Camellia sinensis var. assamica (J.W.MAST.) Kitam.
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 8440114
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Cúc
Hà Nội – 2020
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất kì công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020
Học viên
Dương Thị Ngọc Bích
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ii
Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên
cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp
đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn đề tài Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Việt Nam (NAFOSTED) mã số 104.01-2014.02 đã hỗ trợ tôi thực hiện thành
công luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Cúc - Viện Hoá
sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp thuộc phòng Nghiên
cứu cấu trúc, Viện Hoá sinh biển đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo tại Học
viện Khoa học và Công nghệ đã giúp đỡ, tạo điều kiện và truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận
văn.
Tôi trân trọng và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động viên và
giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, 28 tháng 5 năm 2020
Học viên
Dương Thị Ngọc Bích
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải
13
C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Cộng hưởng từ hạt nhân
Resonance cacbon 13
1
H-NMR Proton Nuclear Magnetic Cộng hưởng từ hạt nhân
Resonance proton
CC Column chromatography Sắc kí cột
DEPT Distortionless Enhancement by Phổ DEPT
Polarisation Transfer
DMSO Dimethylsulfoxide (CH3)2SO
HMBC Heteronuclear mutiple Bond Tương tác dị hạt nhân qua
Connectivity nhiều liên kết
HSQC Heteronuclear Single-Quantum Tương tác dị hạt nhân qua 1
Coherence liên kết
IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối
tượng thử nghiệm
RP-18 Reserve phase C-18 Chất hấp phụ pha đảo C-18
TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng
TMS Tetramethylsilane (CH3)4Si
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
iv
Danh mục các bảng
Bảng 4.1. Số liệu NMR của CA1 và chất tham khảo CA1a..........................35
Bảng 4.2. Số liệu NMR của CA2 và chất tham khảo CA1............................40
Bảng 4.3. Số liệu NMR của CA3 và chất tham khảo.....................................47
Bảng 4.4. Số liệu NMR của CA4 và chất tham khảo.....................................51
Bảng 4.5. Số liệu NMR của CA5 và chất tham khảo.....................................55
Bảng 4.6. Số liệu NMR của CA6 và chất tham khảo.....................................58
Bảng 4.7. Số liệu NMR của CA8 và chất tham khảo.....................................64
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các
hợp chất ...........................................................................................................71
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
v
Danh mục các hình vẽ
Hình 1.1. Cây trà Shan tuyết (C. sinensis var. assamica) ................................4
Hình 3.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài trà Shan tuyết C. sinensis var.
assamica……………………………………………………………………..29
Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của CA1 và hợp chất tham khảo CA1a………34
Hình 4.2. Các tương tác HMBC và COSY chính của CA1 ...........................36
Hình 4.3. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất CA1...............................................37
Hình 4.4. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA1 ...................................................37
Hình 4.5. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA1..................................................38
Hình 4.6. Phổ HSQC của hợp chất CA1........................................................38
Hình 4.7. Phổ HMBC của hợp chất CA1.......................................................39
Hình 4.8. Phổ COSY của hợp chất CA1........................................................39
Hình 4.9. Cấu trúc hóa học của CA2 và hợp chất tham khảo CA1 ...............40
Hình 4.10. Các tương tác HMBC và COSY chính của CA2.........................42
Hình 4.11. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất CA2.............................................42
Hình 4.12. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA2 .................................................43
Hình 4.13. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA2................................................43
Hình 4.14. Phổ HSQC của hợp chất CA2......................................................44
Hình 4.15. Phổ HMBC của hợp chất CA2.....................................................44
Hình 4.16. Phổ COSY của hợp chất CA2......................................................45
Hình 4.17. Phổ NOESY của hợp chất CA2 ...................................................45
Hình 4.18. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA3 .........46
Hình 4.19. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA3 .................................................48
Hình 4.20. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA3................................................48
Hình 4.21. Phổ HSQC của hợp chất CA3......................................................49
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
vi
Hình 4.22. Phổ HMBC của hợp chất CA3.....................................................49
Hình 4.23. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA4 .........50
Hình 4.24. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA4 .................................................52
Hình 4.25. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA4................................................52
Hình 4.26. Phổ HSQC của hợp chất CA4......................................................53
Hình 4.27. Phổ HMBC của hợp chất CA4.....................................................53
Hình 4.28. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA5 .........54
Hình 4.29. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA5 .................................................56
Hình 4.30. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA5................................................56
Hình 4.31. Phổ HSQC của hợp chất CA5......................................................57
Hình 4.32. Phổ HMBC của hợp chất CA5.....................................................57
Hình 4.33. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA6 .........58
Hình 4.34. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA6 .................................................59
Hình 4.35. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA6................................................60
Hình 4.36. Phổ HSQC của hợp chất CA6......................................................60
Hình 4.37. Phổ HMBC của hợp chất CA6.....................................................61
Hình 4.38. Cấu trúc hóa học của CA7............................................................61
Hình 4.39. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA7 .................................................62
Hình 4.40. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA7................................................63
Hình 4.41. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA8 .........63
Hình 4.42. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA8 .................................................65
Hình 4.43. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA8................................................66
Hình 4.44. Phổ HSQC của hợp chất CA8......................................................66
Hình 4.45. Phổ HMBC của hợp chất CA8.....................................................67
Hình 4.46. Cấu trúc hóa học của CA9............................................................67
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
vii
Hình 4.47. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA9 .................................................68
Hình 4.48. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA9................................................69
Hình 4.49. Phổ DEPT của hợp chất CA9.......................................................69
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
viii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................I
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.....................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................IV
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..........................................................................V
MỤC LỤC....................................................................................................VIII
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI Camellia.............................................................3
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÀ SHAN TUYẾT (Camellia sinensis var.
assamica) .......................................................................................................3
1.2.1. Thực vật học....................................................................................3
1.2.2. Đặc điểm thực vật ...........................................................................4
1.2.3. Bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, công dụng ...................................5
1.2.3.1. Bộ phận dùng ...............................................................................5
1.2.3.2. Tính vị, tác dụng ..........................................................................5
1.2.3.3. Công dụng ....................................................................................5
1.2.4. Tác dụng dược lý.............................................................................5
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI Camellia sinensis var. assamica .....6
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................7
1.3.1.1. Các hợp chất flavonoid ................................................................7
1.3.1.2. Các hợp chất terpenoid...............................................................14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................17
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ix
1.4. TỔNG QUAN VỀ TIỂU ĐƯỜNG......................................................18
1.4.1. Khái quát về bệnh tiểu đường .......................................................18
1.4.2. Các thuốc điều trị bệnh tiểu đường...............................................19
1.4.2.1. Các thuốc điều trị tiểu đường dùng tiêm....................................19
1.4.2.2. Các thuốc điều trị tiểu đường dùng đường uống .......................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................25
2.2.1. Phương pháp phân tích, phân tách và phân lập các hợp chất .......25
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất ..................26
2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase ...26
2.3. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ ............................................................27
2.3.1. Hóa chất...................................................................................27
2.3.2. Thiết bị.....................................................................................27
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM ......................................................................29
3.1. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT ............................................................29
3.2. THÔNG SỐ VẬT LÍ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC...30
3.2.1. Hợp chất CA1................................................................................30
3.2.2. Hợp chất CA2................................................................................31
3.2.3. Hợp chất CA3................................................................................31
3.2.4. Hợp chất CA4................................................................................31
3.2.5. Hợp chất CA5................................................................................31
3.2.6. Hợp chất CA6................................................................................32
3.2.7. Hợp chất CA7................................................................................32
3.2.8. Hợp chất CA8................................................................................32
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
x
3.2.9. Hợp chất CA9................................................................................33
3.3. ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α-
GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP CHẤT .................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................34
4.1. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT ..........34
4.1.1. Hợp chất CA1: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(4′′′-
methoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới)................................34
4.1.2. Hợp chất CA2: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(3′′′,4′′′-
dimethoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới).............................40
4.1.3. Hợp chất CA3: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-
glucopyranoside ......................................................................................46
4.1.4. Hợp chất CA4: Sasastilboside A...................................................50
4.1.5. Hợp chất CA5: 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D-
glucopyranoside ......................................................................................54
4.1.6. Hợp chất CA6: Epicatechin...........................................................58
4.1.7. Hợp chất CA7: Epicatechin 3-O-gallate .......................................61
4.1.8. Hợp chất CA8: Epigallocatechin 3-O-gallate ...............................63
4.1.9. Hợp chất CA9: Kaempferol -3-O-β-D-glucopyranoside ..............67
4.1.10. Danh sách các hợp chất phân lập từ loài trà Shan tuyết (C.
sinensis var. assamica) ............................................................................70
4.2. HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE CỦA CÁC
HỢP CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP......................................................................70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................72
5.1. KẾT LUẬN..........................................................................................72
5.2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1
MỞ ĐẦU
Xu hướng sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên nói chung, đặc biệt là các
hợp chất thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật để chữa trị một số bệnh nhiệt
đới và những bệnh hiểm nghèo đã và đang là mối quan tâm không chỉ của
ngành dược ở nước ta mà còn của các nước trong khu vực cũng như các nước
trên thế giới.
Việc nghiên cứu, phát hiện các hợp chất mới có hoạt tính sinh học từ
thiên nhiên nhằm phục vụ cuộc sống của con người là một trong những nhiệm
vụ quan trọng đặt ra cho các nhà khoa học. Nguồn tài nguyên sinh vật của
nước ta dồi dào, đặc biệt hệ thực vật Việt Nam vô cùng phong phú. Theo ước
tính của các nhà khoa học, số loài thực vật bậc cao có mặt ở nước ta có thể lên
tới 12.000 loài trong đó đã biết khoảng 3500 loài là cây thuốc, đây là nguồn
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thuốc chữa bệnh.
Chi Trà (Camellia) là một chi thực vật có hoa thuộc họ Chè (Theaceae),
có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á. Trên thế giới có
khoảng 280 loài. Ở Việt Nam, hiện đã biết 68 loài trong đó có tới 15 loài đặc
hữu [1]. Một số loài trong chi Trà đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường
như: trà xanh Thái Nguyên, trà đen, trà ô long (từ lá loài Camellia sinensis),
trà Shan tuyết (từ lá loài C. sinensis var. assamica), trà hoa vàng (từ lá và hoa
loài C. hakodate).... Các loài trong chi Trà có tiềm năng lớn về các
chất có hoạt chất sinh học như: tác dụng hạ đường huyết, hoạt tính gây độc tế
bào, hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính kháng viêm, ... Tuy nhiên, ở Việt
Nam, các loài này mới chỉ có một vài nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học
và hoạt tính sinh học. Từ những lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ
loài trà Shan tuyết Camellia sinensis var. assamica (J.W.Mast.) Kitam”.
Nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ giá trị cũng như công dụng của loài trà
Shan tuyết. Vì vậy, sẽ góp phần tích cực vào việc khai thác và sử dụng một
cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đề tài bao gồm các
mục tiêu sau:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2
1. Phân lập các hợp chất từ loài trà Shan tuyết.
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được.
3. Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất phân lập
được.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI Camellia
Giới : Plantae
Bộ : Ericales
Họ : Theaceae
Chi : Camellia
Camellia là một chi thực vật có hoa trong họ Theaceae phân bố chủ yếu
ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Châu Á. Camellia có nguồn
gốc ở vùng Assam (Ấn Độ). Cũng có giả thiết cho rằng cây xuất xứ từ vùng
Vân Nam (Trung Quốc) và Bắc Việt Nam.
Trên thế giới có khoảng 280 loài thuộc Chi Camellia, ở Việt Nam, hiện
đã biết 68 loài trong đó có tới 15 loài đặc hữu [1]. Các loài trong chi trà là các
cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ và thường xanh, cao khoảng 2–20 m. Lá sắp xếp
theo kiểu so le, lá đơn, dày, mép lá có khía, thông thường có mặt ngoài bóng
láng, dài 3–17 cm. Hoa lớn và dễ thấy, đường kính 1–12 cm, với 5–9 cánh
hoa; có màu từ trắng tới hồng hay đỏ, còn màu vàng có ở một số loài. Quả là
loại quả nang khô được chia thành 1–5 ngăn, mỗi ngăn chứa 1–8 hạt [2].
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÀ SHAN TUYẾT (Camellia sinensis var.
assamica)
1.2.1. Thực vật học
Tên khoa học: Camellia sinensis var. assamica (J.W.Mast.) Kitam.
Tên thường gọi: Trà (chè) Shan tuyết hay trà tuyết
Giới : Plantae
Bộ : Ericales
Họ : Theaceae
Chi : Camellia
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
4
1.2.2. Đặc điểm thực vật
Trà Shan tuyết có đặc điểm là cây gỗ thường xanh, cao 7-16m, gốc lớn
có đường kính 1m, tán rộng khoảng 8m. Trà có lá dài 7-16cm, rộng 2,8-
5,5cm, có chóp nhọn dài thành đuôi, gân bên 9-13 đôi, cuống lá khoảng 0,4-
1cm. Hoa 1-4; lá đài 5, mặt trong không lông; số cánh hoa từ 7-9; nhị nhiều;
bầu 3-5 lá noãn, vòi nhụy 3, rời ở đỉnh. Quả nang rộng 3-4 cm.
Trà Shan tuyết là loài cây ưa lạnh, thường gặp ở các vùng núi có độ cao
từ 800-1000m. C. sinensis var. assamica phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Mianma,
Nam Trung Quốc. Ở nước ta, loài cây này được trồng ở các tỉnh miền núi
phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái [3].
Hình 1.1. Cây trà Shan tuyết (C. sinensis var. assamica)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
5
1.2.3. Bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, công dụng
1.2.3.1. Bộ phận dùng
Búp trà, lá trà non tươi hoặc đã chế biến khô và quả.
1.2.3.2. Tính vị, tác dụng
Trà có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát, vào kinh can, thận có tác dụng
thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, làm cho đầu não được thư thái, da
thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt, xây xẩm, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ [3].
1.2.3.3. Công dụng
Trà Shan tuyết được chế biến thành trà mạn, trà xanh hoặc trà đen có
chất lượng cao dùng làm thức uống. Bên cạnh đó, lá và quả trà tuyết còn được
dùng làm thuốc. Ở Vân Nam (Trung Quốc), trà Shan tuyết được dùng để trị đi
đái nước tiều vàng, cảm nắng, nóng miệng, khát, sa khí bụng đái, dịch tả khan
và bệnh lỵ. Dùng trong dạng thuốc sắc với liều 4-8 g [3].
1.2.4. Tác dụng dược lý
Cũng như các loài thuộc họ trà, trà Shan tuyết là loại nước uống tốt cho
sức khỏe. Từ lâu, trà Shan tuyết nói riêng và trà nói chung đã được sử dụng
như là một phương thuốc trong y học phương đông. Căn cứ vào các sách đông
y dược, ghi chép qua các thời đại và thực tiễn chứng minh chẳng những bảo
vệ sức khỏe mà còn có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh, nên người ta coi trà
là loại thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên các hiểu biết về cơ chế tác động của lá trà mới được bắt đầu
nghiên cứu mạnh mẽ trong thế kỉ 20. Trước đây, tác dụng của trà được cho
rằng do tác động của các thành phần caffeine và vitamin C. Bắt đầu từ khoảng
thập niên 70 của thế kỉ 20, việc nghiên cứu chi tiết về trà đã chỉ ra rằng những
tác dụng về mặt dược lý của trà là do sự có mặt của nhiều nhóm hợp chất như:
flavonoid, terpenoid, alkaloid, lipid, tinh dầu, acid amin và nhiều sinh tố cùng
các nguyên tố vi lượng như P, sắt, iod, Mg, Cu,… tổng cộng trên 300 loại
thành phần. Các thành phần này có tác dụng trọng yếu trong phòng và chữa
bệnh đối với cơ thể con người.
Một số tác dụng cụ thể của trà Shan tuyết:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
6
- Tinh thần nâng cao, đầu óc tỉnh táo: khi đầu óc xây xẩm, tinh thần
mệt mỏi, người ta uống một chén trà mới pha, sẽ cảm thấy tinh thần sảng
khoái.
- Thanh lợi đầu và mắt: uống trà lâu dài có thể thanh lợi đầu và mắt, đạt
tác dụng làm tinh thần sảng khoái, mắt tinh, tai sáng. Trong trà có chứa nhiều
thành phần dinh dưỡng có quan hệ tới thị lực như là: tiền sinh tố A (β −
caroten), vitamin B1, B2, và C, đều là những chất cần thiết duy trì thị lực.
- Tiểu thử giải khát: sau khi uống trà nóng, tinh dầu thơm trong trà và
caffeine mau phát huy tác dụng, làm giãn huyết quản, mở tuyến mồ hôi, thân
thể hơi toát mồ hôi, tán phát nhiệt lượng trong cơ thể, do đó đạt được mục
đích tiêu thử giáng thấp thanh nhiệt, sau khi uống trà nóng gia tăng được
lượng nước tiểu, làm cho tiểu tiện bài tiết điều hòa, tự nhiên sẽ có bộ phận
nhiệt lượng theo đường tiểu tiện tiết ra ngoài, làm cho ra mồ hôi. Ngoài ra,
làm co dãn cơ trơn dạ dày, ruột giãn giải co thắt trường vị, cho nên uống trà
điều trị được thử nhiệt, sa khí, đau bụng.
- Giảm béo: trà xanh chứa nhiều thành phần như chứa chất dẫn phenol,
flavonoid, quereetin cùng nhiều loại sinh tố, nhất là vitamin C với lượng lớn.
dẫn chất phenol trong lá trà giáng giải chất mỡ, flavonoid, quereetin hỗ trợ
việc giáng thấp cholesterol. Vitamin C hỗ trợ lợi tiểu làm cholesterol bài tiết
ra ngoài nhanh chóng. Các vitamin khác cải thiện cơ năng chuyển hóa của cơ
thể, hỗ trợ và để phòng mạch máu bị xơ cứng. Trong lá chè có diệp lục
(chlorophyll) sau khi vào cơ thể, sẽ loại cholesterol từ thức ăn, ngăn cản tiêu
hóa hấp thụ cholesterol trong cơ thể [4].
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT
TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI Camellia sinensis var. assamica
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa
học và hoạt tính sinh học của loài C. sinensis var. assamica. Thành phần hóa
học chủ yếu của chi trà nói chung cũng như của loài trà Shan tuyết nói riêng
là các hợp chất flavonoid và terpenoid. Dưới đây là tổng quan nghiên cứu về
thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài C. sinensis var. assamica.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
7
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.3.1.1. Các hợp chất flavonoid
Năm 1989, Hashimoto và cộng sự đã phân lập được hai tư flavan từ lá
của loài Camellia sinensis var. assamica. Các hợp chất đó được xác định là:
assamicain A-C (1-3), (-)-epiafzelechin (4), (-)-epicatechin (5), (-)-
epigallocatechin (6), epiafzelechin 3-O-gallate (7), (-)-epicatechin 3-O-gallate
(8), (-)-epigallocatechin 3-O-gallate (9), (-)-epicatechin 3,5-di-O-gallate (10),
(-)-epigallocatechin 3,5-di-O-gallate (11), (-)-epigallocatechin 3,3′-di-O-
gallate (12), (-)-epigallocatechin 3,4′ di-O-gallate (13), (-)-epigallocatechin 3-
O-caffeoate (14), procyanidin B-2 (15), procyanidin C-1 (16), procyanidin B-
3 (17), procyanidin B-4 (18), catechin-(4α-8)-epigallocatechin (19),
gallocatechin-(4α-8)-epicatechin (20), prodelphinidin B-4 (21), theaseninsin
A (22), theaseninsin B (23) và desfalloyl theasinensin F (24) [5].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
8
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tách được hai flavan-3-ol thay thế 8-
C (25-26), puerin A (25) và puerin B (26), cùng năm hợp chất flavonoid khác
(27-31) bao gồm, cinchonain epicatechin-[7,8-bc]-4α-(4-hydroxyphenyl)-
dihydro-2(3H)-pyranone (27), cinchonain Ib (28), (-)-epicatechin-8-C-β-D-
glucopyranoside (29), gallocatechin (30) và myricetin (31) từ lá cây C.
sinensis var. assamica [6].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
9
Từ lá trà C. sinensis var. assamica, Tao và cộng sự đã phân lập được năm
hợp chất flavan-3-ol (32-36), puerin C-F (32-35) có tên gọi tương ứng là (+)-
gallocatechin-[8,7-e]-4α-(2,4,5-tri-hydroxyphenyl)-dihydro-2(3H)-pyranone
(32), (-)-gallocatechin-[8,7-e]-4α-(2,4,5-trihydroxyphenyl)-dihydro-2(3H)-
pyranone (33), (-)-epigallocatechin-[8,7-e]-4β-(2,4,5-trihydroxyphenyl)-
dihydro-2(3H)-pyranone (34), (+)-epigallocatechin-[8,7-e]-4β-(2,4,5-
trihydroxyphenyl)-dihydro-2(3H)-pyranone (35) và (+)-catechin (36) [7].
Năm 2014, Tian và cộng sự đã phân lập được mười bảy hợp chất từ lá
trà C. sinensis var. assamica. Các hợp chất này được xác định là: 8-
carboxymethyl-(+)-catechin (37), 8-carboxymethyl-(+)-catechin methyl ester
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
10
(38), 6-carboxymethyl-(+)-catechin (39), 6-carboxyl-(-)-gallocatechin (40), 8-
carboxyl-(+)-catechin (41), (+)-catechin-8-O-β-D-glucopyranoside (42), (−)-
epicatechin-8-C-β-D-glucopyranoside (43), vicenin-2 (44), isoschaftoside
(45), 2′′-O-β-D-glucopyranosylvitexin (46), quercetin 4′-O-α-L-rhamnopyranosyl-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside
(47), rutin (48), nicotifiorin (49), myricetin 3-O-β-D-glucopyranoside (50),
myricetin 3-O-β-D-galactopyranoside (51), quercetin 3-O-β-D-
glucopyranoside (52) và quercetin 3-O-β-D-galactopyranoside (53). Trong đó,
các hợp chất 40 và 42-53 được thử nghiệm hoạt động cấp tính về độ nhạy
insulin trong các tế bào mỡ 3T3-L1 biệt hóa, nhưng không có chất nào thể
hiện hoạt tính sinh học ở nồng độ 10 μM [8].
Theo nghiên cứu của Wang và cộng sự đã tiến hành phân lập các hợp
chất từ lá trà C. sinensis var. assamica và thu được tám dẫn xuất flavan-3-ol
được thay thế 8-C N-ethyl-2-pyrrolidinone (puerin I-VIII) (54-61). Các hợp
chất này được đánh giá một số hoạt tính sinh học. Kết quả chỉ ra rằng các
purin I-IV có tác dụng bảo vệ tiềm năng đối với các tổn thương tế bào nội mô
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
11
vi mạch (HMEC) do H2O2 gây ra tốt hơn so với các polyphenol trong các loại
trà khác [9].
Năm 2017, nhóm tác giả Wang đã phân lập được mười sáu hợp chất
flavonoid được xác định là (-)-epiafzelechin (4), (-)-epicatechin (5), (-)-
epigallo-catechin (6), (-)-epiafzelechin-3-O-gallate (7), (-)-epicatechin-3-O-
gallate (8), (–)-epigallo-catechin-3-O-gallate (9), gallocatechin (30), (+)-
catechin (36), (-)-epicatechin-3-O-(Z)-coumarate (62), (-)-epicatechin-3-O-
(E)-coumarate (63), (-)-epicatechin-3-O-(E)-caffeate (64), epicatechin-3-O-p-
hydroxybenzoate (65), epicatechin-3-O-p-hydroxybenzoate (66), (+)-
catechin-3-O-gallate (67), (+)-epiafzelechin-3-O-gallate (68) và (+)-
gallocatechin-3-O-gallate (69) từ dịch chiết nước của trà C. sinensis var.
assamica. Đồng thời, dịch chiết của trà này và các phân đoạn của nó đã được
đánh giá hoạt tính ức chế α-glucosidase và lipase. Hợp chất 9 cho thấy tác
dụng ức chế sucrase với giá trị IC50 là 32.5 µmol/L và ức chế maltase với giá
trị IC50 là 1.3 µmol/L. Các hợp chất 8, 9, 67 và 68 cho thấy hoạt tính ức chế
lipase với các giá trị IC50 lần lượt là 16.0, 13.3, 13.6 và 19.8 μmol/L [10].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
12
Theo nghiên cứu của Zhou và cộng sự đã phân lập được mười một hợp
chất flavonoid: (-)-epicatechin (5), (-)-epigallocatechin gallate (6), amelliaone
A-E (70-74), quercetin (75), (-)-gallocatechin gallate (76), apigenin (77) và
amentoflavone (78) từ dịch chiết ethanol của lá trà Camellia sinensis var.
assamica. Đồng thời, tác giả cũng đã đánh giá hoạt tính chống oxi hóa, ức chế
α-glucosidase và hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất này. Hợp chất 77
thể hiện hoạt tính ức chế α-glucosidase với giá trị IC50 là 10.2 µM, tốt hơn so
với acarbose (18.2 µM). Năm flavanone (77-81) thể hiện độc tính tế bào đối
với dòng tế bào ung thư ở người HepG2, với giá trị IC50 trong khoảng 50.2 –
123.5 µM [11].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
13
Gần đây, từ loài trà C. sinensis var. assamica, Cheng và cộng sự đã
phân lập được mười flavoalkaloid. Các hợp chất đã được xác định là (-)-6-
(5'''S)-N-ethyl-2-pyrrolidinone-epicatechin-3-O-gallate (79), (-)-6-(5'''R)-N-
ethyl-2-pyrrolidinone-epicatechin-3-O-gallate (80), (-)-8-(5'''S)-N-ethyl-2-
pyrrolidinone-epicatechin-3-O-gallate (81), (-)-8-(5'''R)-N-ethyl-2-
pyrrolidinone-epicatechin-3-O-gallate (82), (-)-8-(5'''S)-N-ethyl-2-
pyrrolidinone-catechin-3-O-gallate (83), (-)-8-(5'''R)-N-ethyl-2-pyrrolidinone-
catechin-3-O-gallate (84) và etc-pyrrolidinone A-D (85-88). Bên cạnh đó, các
hợp chất (79-84) đã thể hiện khả năng bảo vệ chống lại sự lão hóa tế bào do
glucose trên các tế bào nội mô tĩnh mạch rốn của con người (HUVEC) ở 1.0
và 10 µM [12].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
14
1.3.1.2. Các hợp chất terpenoid
Từ hạt loài trà Camellia sinensis var. assamica, nhóm tác giả Murakami
đã phân lập được tám triterpenoid: assamsaponin A-E (89-93), theasaponin E1
(94), theasaponin E2 (95) và camelliasaponin B1 (96). Hoạt tính bảo vệ dạ dày
của các hợp chất thu được đã được đánh giá và kết quả chỉ ra rằng hợp chất 94
thể hiện hoạt tính ức chế tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bởi ethanol trên
chuột tốt hơn so với thuốc tham khảo omeprazole [13].
Năm 2000, nhóm tác giả Murakami tiếp tục phân lập được thêm bốn
hợp chất assamsaponin F- I (97-100) từ hạt và assamsaponin J (101) từ lá của
loại trà Camellia sinensis var. assamica [14].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
15
Năm 2000, Lu và cộng sự cũng đã phân lập được ba triterpenoid từ rễ
loài trà C. sinensis var. assamica bao gồm: axit 3-O-α-L-
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
16
arabinopyranosyl(1→3)-β-D-glucuronopyranosyl-21,22-di-O-angeloyl-R1-
barrigenol-23-oic (102), axit 3-O-α-L-arabinopyranosyl(1→3)-β-D-
glucuronopyranosyl-21-O-angeloyl-22-O-2-methylbutanoyl-R1 barrigenol 23-
oic (103) và axit 3-O-α-L-arabinopyranosyl (1→3)-β-D-glucuronopyranosyl-
16α-O-acetyl-21-O-angeloyl-22-O-2-methylbutanoyl-R1-barrigenol-23-oic
(104) [15].
Theo nghiên cứu của Ohta, tám oligoglycoside triterpen:
floraassamsaponin I-VIII (105-112) được phân lập từ nụ hoa của loài
Camellia sinensis var. assamica. Các hợp chất floraassamsaponin II-IV (106-
108) và floraassamsaponin VII (111) đã được thử nghiệm hiệu quả ức chế sự
tổng hợp của 42-mer amyloid β-protein (Aβ42), một loại protein gây ra bệnh
Alzheimer. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất 107, 108 và 111 có
hiệu quả ức chế đối với sự tổng hợp của Aβ42 với phần trăm ức chế (%)
tương ứng là 107: 73.4±8.0 (p<0.01), 108: 68.8±8.4 (p<0.01), và 111:
56.9±13.2 (p<0.01) ở nồng độ 100 µM. Trong khi đó, hợp chất 106 có ảnh
hưởng yếu hơn với phần trăm ức chế là 18.3±5.4 (p<0.01) ở cùng nồng độ
[16].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, chi trà mới chỉ có một vài nghiên cứu sơ bộ về thành phần
hóa học và hoạt tính sinh học. Năm 2014, tác giả Trần Thị Liên đã nghiên cứu
thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của phụ phẩm trà trong quá trình chế
biến trà khô của trà xanh Thái Nguyên. Tác giả đã phân lập được bốn hợp
chất từ dịch chiết ethyl acetate của trà: epiafzelechin (4), epicatechin (5),
epigallocatechin (6) và catechin (36). Đồng thời, dịch chiết nước từ trà và
phân đoạn giàu polyphenol thể hiện hoạt tính kháng oxi hoá DPPH rất tốt,
trong đó tốt nhất là phân đoạn giàu polyphenol có giá trị EC50 = 5.0 μg/ml tốt
hơn chất đối chứng Resveratrol 1.66 lần và cao trà tổng có giá trị EC50 = 8.9
μg/ml, chất đối chứng (8.3 μg/ml) [17].
Nguyễn Thị Hương và cộng sự đã phân lập được hai saponin triterpene:
camellioside I (113) và J (114), và hai glycoside megastigmane:
camellistigoside A (115) và B (116) từ lá của loài Camellia bugiamapensis.
Tác dụng ức chế của chúng đối với sự sản xuất NO do LPS gây ra trong các tế
bào RAW264.7 đã được đánh giá. Trong số các hợp chất này, chỉ có
camellioside I (113) cho thấy hoạt tính ức chế sản xuất NO với IC50 = 49.42 ±
1.34 µM, so với chất đối chứng dương là cardamonin (IC50 là 2.20 ±
0.27µM). Thử nghiệm khả năng sống của tế bào chỉ ra rằng hợp chất này ít
hoặc không ảnh hưởng đến độc tính tế bào [18].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
18
Gần đây, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân đã tiến hành chiết tách
các hợp chất flavonoid từ hoa của loài Camellia chrysantha và thu được các
hợp chất: (-)-epicatechin (5), (+)-catechin (36), quercetin (75), quercetin-3-O-
methyl ete (117) và kaempferol (118) [19].
1.4. TỔNG QUAN VỀ TIỂU ĐƯỜNG
1.4.1. Khái quát về bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và
protein khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ
thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Bệnh tiểu đường được
chia làm hai loại chính sau:
- Tiểu đường tuýp 1 (còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin): cơ thể
ngừng sản xuất insulin. Thường gặp ở trẻ em hoặc thiếu niên. Những
bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 cần phải được điều trị bằng insulin mỗi
ngày để duy trì cuộc sống.
- Tiểu đường tuýp 2: là một chứng bệnh mạn tính phát triển khi tuyến tụy
không sản xuất đủ insulin hoặc khi các mô trong cơ thể không thể sử
dụng insulin một cách bình thường. Tiểu đường tuýp 2 rất phổ biến
(chiếm trên 90% số trường hợp mắc bệnh), thường gặp ở người trên 40
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
19
tuổi trong đó người bị bệnh tiểu đường thường dễ bị một số bệnh đi
kèm như tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đục thuỷ tinh
thể... và thường có tuổi thọ ngắn hơn những người khác.
- Tiểu đường thai kỳ: đây là một tình trạng rối loại dung nạp glucose
trong quá trình mang thai. Bệnh này làm tăng đường huyết trong thai
nhi dẫn đến nguy cơ gây sảy thai, thai lưu, dị tật…
Bệnh tiểu đường thường gây ra những biến chứng nguy hiểm. Những
biến chứng cấp tính của bệnh này có thể là hôn mê do tăng đường huyết, hạ
đường huyết và tăng keto-axit máu. Các biến chứng lâu dài do bệnh tiểu
đường gây ra gồm có các tổn thương thần kinh, tim mạch, thị giác, nguy cơ
nhiễm trùng. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu quá cao lâu ngày gây
thương tổn các mạch máu nhỏ với hậu quả là mù mắt, suy thận, đồng thời
thúc đẩy xơ mỡ động mạch (atherosclerosis) làm hẹp các động mạch lớn gây
tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn có
ảnh hưởng xấu lên dây thần kinh, cơ tim, da, chân và răng lợi. Các biến chứng
mãn tính xảy ra sớm hay muộn, nặng hay nhẹ rất khác biệt ở từng bệnh nhân.
1.4.2. Các thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Để kiểm soát được đường huyết của các bệnh nhân mắc bệnh tiểu
đường thường kết hợp chế độ ăn phù hợp với dùng thuốc. Thuốc cho bệnh
nhân tiểu đường có 2 loại cơ bản là thuốc dùng đường tiêm và thuốc viên
uống.
1.4.2.1. Các thuốc điều trị tiểu đường dùng tiêm
- Isulin: Insulin là nội tiết tố của tuyến tuỵ do tế bào β của tiểu đảo
Langerhans tiết ra. Insulin có tác dụng điều hoà đường huyết bằng cách đưa
glucose qua màng tế bào vào chu trình Krebs. Sự tăng glucose trong máu có
thể do thiếu insulin hay do insulin không thể hấp thụ vào các mô. Sự mất cân
bằng này dẫn đến bất thường trong chuyển hoá glucid, lipid và protid. Insulin
gắn vào receptor đặc hiệu trên màng tế bào, quá trình này sẽ hoạt hoá tyrosin
kinase đặc hiệu của receptor ở trong tế bào và kinase này lại hoạt hoá protein
kinase khác, bằng phản ứng phosphoryl hoá. Cuối cùng những enzym này có
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
20
thể phosphoryl hoá nhiều enzym quan trọng khác như glucokinase, glycogen
synthetase....
- Amylin: Amylin là một hormon được bài tiết từ tế bào β của tuỵ cùng
với insulin đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế điều hoà đường
huyết. Trong tế bào β, insulin và amylin cùng được chứa trong mép nang tiết
và cùng được bài tiết khi tăng đường huyết. Amylin có tác dụng ức chế bài
tiết glucagon sau ăn và làm chậm tiêu hoá thức ăn ở dạ dày, chậm hấp thu
đường ở ruột vì vậy làm cho đường huyết tăng chậm. Trong khi đó insulin có
tác dụng tăng dự trữ glucose ở mỡ, cơ, xương và giảm sản xuất glucose ở gan,
giảm tiết glucagon. Cả hai hormon này hoạt động tương trợ nhau giúp kiểm
soát đường huyết tốt hơn.
1.4.2.2. Các thuốc điều trị tiểu đường dùng đường uống
Nhiều thuốc có tác dụng hạ đường huyết được đưa vào cơ thể bằng
đường uống. Theo cấu trúc và cơ chế tác dụng các chất này được chia thành 5
nhóm sau:
- Các thuốc nhóm dẫn xuất biguanide:
Chất đầu tiên thuộc biguanide tìm thấy có tác dụng hạ đường huyết là
Metformin vào năm 1948. Dẫn xuất biguanid có công thức chung như sau:
Trong nhóm biguanide gồm có: metformin, buformin, phenformin. Vì
nguy cơ gây nhiễm acid lactic nên buformin, phenformin ngày nay ít được sử
dụng. Cơ chế tác dụng của các thuốc nhóm này như sau:
+ Làm tăng tác dụng của insulin tại thụ thể và hậu thụ thể
+ Tăng sử dụng glucose ở tổ chức ngoại vi, đặc biệt ở tế bào cơ
+ Giảm sinh glucose ở gan
+ Giảm hấp thu glucose ở ruột
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
21
+ Tăng sự nhạy cảm của insulin ở thụ thể và hậu thụ thể
Chúng không có tác dụng kích thích bài tiết insulin ở tuỵ như các sulfamide
chống tiểu đường.
- Các thuốc nhóm dẫn xuất sulfamide:
Khái niệm sulfamide chống tiểu đường xuất hiện từ năm 1942, sau khi
Laubatiere thử nghiệm một loại sulfamide kháng khuẩn trên bệnh nhân
thương hàn thấy có dấu hiệu hạ đường huyết. Nhưng mãi tới năm 1995 người
ta mới thực sự tìm ra những chất có tác dụng điều trị thuộc nhóm dẫn xuất
benzen sulfonylurea với các gốc ankyl có công thức chung là:
Chất đầu tiên được đưa vào điều trị là Carbutamide (R1
= ̶NH2, R2
= n ̶
C4H9) được dùng điều trị bệnh tiểu đường dưới dạng thuốc uống vào năm
1955. Sau nhiều năm nghiên cứu người ta thấy rằng không nhất thiết phải có
nhóm -NH2 gắn với nhân thơm và khi thay nhóm ̶NH2 bằng nhóm ̶CH3, ̶Cl hay
một nhóm thế khác thì vẫn có tác dụng tốt và độc tính giảm đi. Cơ chế tác
dụng là kích thích bài tiết insulin. Trong trạng thái sinh lý, đường huyết tăng
cao sẽ có hiện tượng khoá kênh K+
̶ATP, dẫn tới K+
trong tế bào tăng đột ngột
sẽ kích thích hoạt động của kênh Ca++
dưới tác động của AMP vòng, Ca++
vào
tế bào tăng. Kích thích quá trình phosphoryl hoá và giải phóng insulin từ nang
tiết vào máu. sulfamide có tác dụng như một cái khoá hoạt động trên kênh K+
̶ATP và vì vậy có tác dụng kích thích bài tiết insulin.
Cho đến nay có rất nhiều sulfamide hạ đường huyết đã được khám phá
và đưa vào điều trị. Dựa vào thời gian duy trì tác dụng (nhanh hoặc kéo dài)
và liều dùng mà người ta chia sulfamide hạ đường huyết thành hai thế hệ, thế
hệ một và thế hệ hai.
Các sulfamide hạ đường huyết thế hệ một gồm có: carbutamide,
tolbutamide, phenbutamide, metabutamide, chlorpropamide, tolcyclamide,
acetohexamide, metahexamide, tolazamide.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
22
Các sulfamide hạ đường huyết thế hệ hai cũng là các dẫn xuất của
sulfonylurea có công thức tổng quát giống như sulfamide hạ đường huyết thế
hệ thứ nhất nhưng được tìm ra trong thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, nó bao
gồm các phân tử có cấu trúc nhóm thế phức tạp hơn, có mạch cacbon dài hơn,
có hiệu lực tác dụng mạnh hơn và tác dụng kéo dài hơn nên thường mỗi ngày
chỉ phải uống một lần. Các sulfamide hạ đường huyết thế hệ hai gồm có
glypinamide, gliclazide, glibonuride, glibenclamide, glipizide, glisoxepide,
gliquidon, glimepiride.
Trong số các sulfamide hạ đường huyết liệt kê ở trên thì tolbutamide,
chlorpropamide và glibenclamide hiện đang được sử dụng phổ biến nhất trong
điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở nước ta.
- Các thuốc nhóm ức chế enzyme α-glucosidase: các thuốc loại này
có tác dụng ngăn không cho hấp thu glucose vào máu. Vì thế có ưu điểm là
không có nguy cơ gây hạ đường máu, không gây tăng cân (như: insulin và các
sulfamid hạ đường huyết khác). Ngày nay trên thị trường xuất hiện một số
thuốc ức chế enzyme α-glucosidase có tác dụng gây hạ đường huyết sau đây:
+ Acarbose:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
23
Acarbose hoạt động theo cơ chế ức chế cạnh tranh sự phân giải đường
phức. Acarbose là một phân tử được tổng hợp từ Actiplanes (vi khuẩn) bằng
kỹ thuật sinh học. Hoạt động của nó làm chậm tiêu hóa đường bằng cách ức
chế cạnh tranh enzyme α -glucosidase ruột và các yếu tố enzyme ở ruột non
có nhiệm vụ tách các đường phức thành các đường đơn. Kết quả là kéo dài
thời gian thủy phân các đường đôi dẫn đến việc tiêu hóa các đường này bị
chậm lại. Thuốc có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase ở rìa bàn chải niêm
mạc ruột non. Ngoài ra còn ức chế các enzym thuỷ phân đường đa ở ruột, do
vậy làm giảm hấp thu glucose.
+ Voglibose (Basen): Voglibose là một chất ức chế α-glucosidase được
sử dụng để làm giảm mức đường huyết sau ăn ở những người bị tiểu đường.
Voglibose làm chậm sự hấp thu glucose do đó làm giảm nguy cơ biến chứng
mạch máu vĩ mô.
- Benfluorex: Benfluorex có tác dụng tạo thuận lợi cho sự xâm nhập và
sử dụng glucose ở tế bào, không có tác dụng trên sự bài tiết insulin, ngoài ra
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
24
còn có tác dụng giảm lipid máu. Thuốc dùng để hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng
trong bệnh tiểu đường.
- Các thuốc nhóm meglitinide: Các thuốc nhóm meglitinide liên kết
với kênh K+
(KATP) phụ thuộc ATP trên màng tế bào của các tế bào beta
tuyến tụy theo cách tương tự như sulfoamide nhưng có ái lực liên kết yếu hơn
và phân ly nhanh hơn từ vị trí gắn SUR1. Điều này làm tăng nồng độ kali nội
bào. Sự khử cực này mở các kênh Ca2+
có điện áp. Sự gia tăng canxi nội bào
dẫn đến tăng phản ứng tổng hợp insulin trong màng tế bào, và do đó tăng tiết
insulin. Hiện nhóm này có 2 hoạt chất chính là repaglinide (Prandin) và
nateglinide (Starlix).
- Các thuốc nhóm thiazolidinedione (TZD hay glitazone): Các thuốc
nhóm TZD có tác dụng làm tăng nhạy cảm của insulin tại các mô trong cơ thể
và giảm rối loạn mỡ máu tương tự như nhóm Biguanide. Nhưng thuốc lại làm
tăng tích trữ mỡ dưới da nên thường gây tăng cân cho người bệnh. Mặt khác
còn gây giữ nước, do đó cần thận trọng khi sử dụng điều trị cho những người
bệnh tim mạch hay viêm gan, men gan tăng cao. Thuốc đang được dùng là
rosiglitazone và pioglitazone, nhóm này trước đây có troglitazone nhưng nay
đã bị cấm vì tác hại gây độc với gan, dẫn tới suy gan và tử vong.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Mẫu lá trà Shan tuyết (Camellia sinensis var. assamica (J.W.MAST.)
Kitam.) được thu hái tại Nguyên Bình, Cao Bằng, Việt Nam vào tháng
4/2019. Tên khoa học được TS. Nguyễn Thế Cường, Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật giám định. Mẫu tiêu bản (NCCT-P86) được lưu tại Viện Hóa
sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp phân tích, phân tách và phân lập các hợp chất
Sắc ký lớp mỏng (TLC)
Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien
60 F254 (Merck 1,05715), RP18 F254s (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử
ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch
H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng từ từ trên bếp
điện đến khi hiện màu.
Sắc ký lớp mỏng điều chế
Sắc ký lớp mỏng điều chế thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn silica gel
60G F254 (Merck 1,05875), phát hiện vệt chất bằng đèn tử ngoại hai bước
sóng 254 nm và 365 nm, hoặc cắt rìa bản mỏng để phun thuốc thử là dung
dịch H2SO4 10%, hơ nóng để phát hiện vệt chất; ghép lại bản mỏng như cũ để
xác định vùng chất; sau đó cạo lớp silica gel có chất, giải hấp phụ và tinh chế
lại bằng cách kết tinh trong dung môi thích hợp.
Sắc ký cột (CC)
Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là silica gel pha thường và
chất hấp phụ pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm
(240-430 mesh). Chất hấp phụ pha đảo là octadecylsilyl (ODS) hoặc YMC
(30-50 m, Fuji Silysia Chemical Ltd.). Nhựa trao đổi ion Diaion HP-20
(Misubishi Chem. Ind. Co., Ltd.).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
26
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất
Phương pháp chung để xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất là sự
kết hợp xác định giữa các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại
bao gồm:
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Phổ NMR đo trên các máy: máy Bruker AM500 FT-NMR
Spectrometer của Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam. Chất nội chuẩn là TMS (Tetrametyl Silan).
Các kỹ thuật phổ cộng hưởng từ hạt nhân được sử dụng bao gồm:
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều: 1
H-NMR, 13
C-NMR và DEPT.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều: HSQC và HMBC.
Dung môi được sử dụng bao gồm các dung môi: CD3OD hoặc DMSO-
d6.
2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase
Hoạt tính ức chế α-glucosidase được thực hiện dựa vào phản ứng thủy
phân p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNPG) thành đường glucose và p-
nitrophenol, hợp chất có màu vàng, dưới xúc tác của enzyme α-glucosidase.
Khi mẫu thử có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase, sự tạo thành hợp chất
p-nitrophenol sẽ giảm, do vậy mật độ quang (OD) của p-nitrophenol so với
mẫu đối chứng, không bị ức chế sẽ giảm theo. Mật độ quang (OD) của p-
nitrophenol sinh ra sau phản ứng được đo ở bước sóng 405 nm và được dùng
để đánh giá hoạt động ức chế enzyme của mẫu thử.
Cách tiến hành:
- Sử dụng phiến 96-giếng
- Trong mỗi giếng chứa mẫu nghiên cứu (50 L) đã ủ với enzyme α-
glucosidase (100 L) trong 10 phút ở 25o
C sau đó bổ sung p- nitrophenyl- α-D-
glucopyranoside (50 L), ủ trong 5 phút ở 25o
C. Đo OD ở bước sóng 405 nm.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
27
- Chất đối chứng dương: Acarbose
- Kết quả được tính theo công thức sau:
% Ức chế =
(OD
c+
- OD
c-
) - (OD
s
- OD
b
)
x100 ODc+ - ODc-
Trong đó:
ODc+: Mật độ quang trung bình của mẫu chứng dương (không có mẫu
thử, có α-glucosidase; trường hợp này coi như giá trị ức chế 0%);
ODc-: Mật độ quang trung bình của mẫu chứng âm (không có mẫu thử
và α-glucosidase; trường hợp này coi như giá trị ức chế 100%);
ODs: Mật độ quang trung bình của mẫu thử;
ODb: Mật độ quang trung bình mẫu trắng (có mẫu thử, không có α-
glucosidase).
Nồng độ ức chế 50%, IC50 được xây dựng trên 5 nồng độ thử nghiệm.
Giá trị IC50 được xác định theo phương pháp hồi quy tuyến tính trên
phần mềm Graphpad Prism 5.0.
2.3. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.3.1. Hóa chất
Dung môi: methanol, dichloromethane, ethyl acetate, acetonitrile, n-
hexan, dichloromethane, acetone, sulfuric acid, nước cất.
2.3.2. Thiết bị
Bản mỏng tráng sẵn silica gel DC-Alufolien 60 F254 và RP18 F254S
(Merck)
Bản mỏng điều chế tráng sẵn silica gel 60G F254 (Merck 1,05875)
Đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 và 365 nm
Chất hấp phụ silica gel (Silica gel 240-430 mesh, Merck)
Chất hấp phụ pha đảo (ODS hoặc YMC 30-50 m, Fuji Silysia, Nhật Bản)
Máy fraction collector EYELLA DC-1200
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
28
Máy cộng hưởng từ hật nhân Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
29
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM
3.1. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT
Mẫu lá trà Shan tuyết khô (5 kg) được nghiền nhỏ ngâm trong bể siêu
âm với methanol ba lần (mỗi lần 15L, 30 phút). Dịch chiết methanol được
gom lại, lọc qua giấy lọc và cất thu hồi dung môi dưới áp suất thấp thu được
400 g cặn chiết methanol. Cặn chiết này được phân tán vào nước cất và chiết
phân bố lần lượt với các dung môi tăng dần độ phân cực (dichloromethane,
ethyl acetate). Các dịch chiết được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu
được các cặn chiết tương ứng dichloromethane (CA1A, 100.0 g), ethyl acetate
(CA1B, 70.0 g) và dịch nước (CA1C).
Hình 3.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài trà Shan tuyết C. sinensis var.
assamica
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
30
Tiếp đó, phần cặn ethyl acetate được đưa lên cột sắc ký silica gel pha
thường với hệ dung môi rửa giải gradient CH2Cl2/MeOH (50/1, 20/1, 10/1,
2/1, v/v) thu được bốn phân đoạn CA1B1-CA1B4. Phân đoạn CA1B2 được
đưa lên cột pha đảo với hệ dung môi rửa giải MeOH/nước (1/1.5, v/v) thu
được ba phân đoạn CA1B2A (1.5 g), CA1B2B (1.9 g) và CA1B2C (2.0 g).
Phân đoạn CA1B2A được tinh chế trên máy HPLC (cột J’sphere M-80, dài
150 mm×20 mm ID, sử dụng 25% acetonitrile trong nước, tốc độ 3 mL/min)
thu được bốn hợp chất CA1 (6 mg), CA3 (98 mg), CA5 (76 mg) và CA9 (30
mg). Phân đoạn CA1B2B được tinh chế trên máy HPLC (cột J’sphere M-80,
dài 150 mm×20 mm ID, sử dụng 28% acetonitrile trong nước, tốc độ 3
mL/min) thu được hai hợp chất CA2 (3 mg) và CA4 (30 mg). Phân đoạn
CA1B4 được đưa lên cột pha đảo với hệ dung môi rửa giải MeOH/nước
(1/2.0, v/v) thu được ba phân đoạn CA1B4A (0.9 g), CA1B4B (3.5 g) và
CA1B4C (2.5 g). Phân đoạn CA1B4A và CA1B4B được lần lượt phân tách
trên cột Sephadex LH-20 với hệ dung môi rửa giải bằng MeOH/nước (1/1,
v/v) thu được CA6 (20 mg) và CA7 (500 mg). Phân đoạn CA1B4C được tinh
chế trên cột sắc ký silica gel pha thường với hệ dung môi CH2Cl2/MeOH
(5/1, v/v) thu được CA8 (500 mg).
3.2. THÔNG SỐ VẬT LÍ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC
3.2.1. Hợp chất CA1
Tên: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(4′′′-methoxy)galloyl]-β-D-
glucopyranoside (chất mới)
Chất bột vô định hình, màu trắng.
Công thức phân tử: C28H30O12. Khối lượng phân tử: 558
HR-ESI-MS: m/z 593.1429 [M+Cl] –
Tính toán lý thuyết cho công thức [C28H30O12Cl] –
, 593.1426
1
H-NMR (CD3OD) và 13
C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.1.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
31
3.2.2. Hợp chất CA2
Tên: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(3′′′,4′′′-
dimethoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới)
Chất bột vô định hình, màu trắng.
Công thức phân tử: C29H32O12.
Khối lượng phân tử: 572
HR-ESI-MS: m/z 607.1574 [M+Cl] –
Tính toán lý thuyết cho công thức [C29H32O12Cl] –
, 607.1582
1
H-NMR (CD3OD) và 13
C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.2.
3.2.3. Hợp chất CA3
Tên: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-glucopyranoside
Chất bột vô định hình, màu trắng. Công thức phân tử:
C20H24O8
Khối lượng phân tử: 392
1
H-NMR (CD3OD) và 13
C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.3.
3.2.4. Hợp chất CA4
Tên: Sasastilboside A
Chất bột vô định hình, màu trắng.
Công thức phân tử: C21H26O8.
Khối lượng phân tử: 406
1
H-NMR (CD3OD) và 13
C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.4.
3.2.5. Hợp chất CA5
Tên: 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D-glucopyranoside
Chất bột vô định hình, màu trắng. Công thức phân tử:
C20H24O8.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
32
Khối lượng phân tử: 392
1
H-NMR (CD3OD) và 13
C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.5.
3.2.6. Hợp chất CA6
Tên: Epicatechin
Chất bột vô định hình, màu vàng.
Công thức phân tử: C15H14O6.
Khối lượng phân tử: 290
1
H-NMR (CD3OD) và 13
C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.6
3.2.7. Hợp chất CA7
Tên: Epicatechin 3-O-gallate
Chất bột vô định hình, màu vàng.
Công thức phân tử: C22H18O10
Khối lượng phân tử: 442
1
H-NMR (CD3OD): H 5.05 (br s, H-2),5.55 (H-3), 2.89 (dd, J = 2.0, 17.0
Hz, H-4)/ 3.02 (dd, J = 4.5, 17.0 Hz, H-4), 6.00 (s, H-6/H-8), 6.97 (d, J =
2.0 Hz, H-2′), 6.73 (d, J = 8.0 Hz, H-5′), 6.84 (dd, J = 2.0, 8.0 Hz, H-6′)
và 6.98 (s, H-2″/H-6″).
13
C-NMR (CD3OD): C 78.5 (C-2), 70.0 (C-3), 26.8 (C-4), 157.8 (C-5),
96.6 (C-6), 157.8 (C-7), 95.9 (C-8), 157.2 (C-9), 99.4 (C-10), 131.4 (C-
1′), 115.1 (C-2′), 145.9 (C-3′), 145.9 (C-4′), 116.0 (C-5′), 119.4 (C-6′),
121.5 (C-1′′), 110.2 (C-2′′/C-6′′), 146.2 (C-3′′/C-5′′), 139.7 (C-4′′) và
167.6 (C-7′′).
3.2.8. Hợp chất CA8
Tên: Epigallocatechin 3-O-gallate
Chất bột vô định hình, màu vàng.
Công thức phân tử: C22H18O11
Khối lượng phân tử: 458
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
33
1
H-NMR (CD3OD) và 13
C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.7.
3.2.9. Hợp chất CA9
Tên: Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside
Chất bột vô định hình, màu vàng.
Công thức phân tử: C21H20O11
Khối lượng phân tử: 448
1
H-NMR (DMSO-d6): H 6.20 (d, J = 1.5 Hz, H-6), 6.43 (d, J = 1.5 Hz,
H-8), 8.04 (d, J = 9.0 Hz, H-2′/H-6′) và 6.88 (d, J = 9.0 Hz, H-3′/H-5′).
13
C-NMR (DMSO-d6): C 156.2 (C-2), 133.2 (C-3), 177.5 (C-4), 161.2
(C-5), 98.8 (C-6), 164.4 (C-7), 93.7 (C-8), 156.4 (C-9), 103.9 (C-10),
120.9 (C-1′), 130.9 (C-2′/C-6′), 115.1 (C-3′/C-5′), 160.0 (C-4′), 100.9
(C-1′′), 74.2 (C-2′′), 76.4 (C-3′′), 69.9 (C-4′′), 77.5 (C-5′′) và 60.9 (C-6′′).
3.3. ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α-
GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP CHẤT
Các hợp chất CA6-CA9 được đánh giá sơ bộ hoạt tính ức chế enzyme
α-Glucosidase
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT
4.1.1. Hợp chất CA1: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-
(4′′′-methoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới)
Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của CA1 và hợp chất tham khảo CA1a
Hợp chất CA1 thu được dưới dạng bột vô định hình, màu trắng. Công
thức phân tử của CA1 được xác định là C28H30O12 dựa trên phổ HR-ESI-MS
m/z 593.1429 [M+Cl] –
(tính toán theo lý thuyết cho công thức
[C28H30O12Cl] –
, 593.1426).
Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA1 thấy xuất hiện tín hiệu bốn proton của
một vòng thơm thế p- tại δH 6.65 (2H, d, J = 8.5 Hz) và 6.82 (2H, d, J = 8.5 Hz),
ba proton của một vòng thơm thế 1,3,5- tại δH 6.20 (dd, J = 1.0, 2.0 Hz, 1H),
6.28 (1H, dd, J = 1.0, 2.0 Hz) và 6.36 (1H, dd, J = 2.0, 2.0 Hz), hai proton của
một vòng thơm thế 1,3,4,5- tại δH 7.11(2H, s), hai nhóm methylene tại δH 2.58
(1H, m)/2.65 (1H, m) và 2.61 (1H, m)/2.71 (1H, m), một nhóm methoxy ở δH
3.85 (3H, s), và một proton anomeric ở δH 4.69 (1H, d, J = 7.5 Hz). Phổ 13
C-
NMR và HSQC của CA1 thể hiện tín hiệu của 28 carbon, bao gồm 10 carbon
không liên kết trực tiếp với hydro (δC 126.5, 133.8, 141.3, 145.6, 151.8×2,
159.0, 156.3, 159.9 và 167.8), 14 carbon methine (δC 71.8, 74.8, 75.5, 77.8,
102.4, 103.1, 109.2, 110.4×2, 111.1, 116.0×2, 130.6×2), 3 carbon methylene (δC
37.8, 39.2 và 65.1), và một nhóm methoxy (δC 60.7). Phân tích dữ liệu phổ 1
H-
NMR và 13
C-NMR của hợp chất CA1 cho thấy đây là một dẫn xuất của
dihydrostilbene, tương tự hợp chất 5,4′-
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
35
dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-glucopyranoside (CA1a) [20], ngoại trừ
sự xuất hiện thêm một nhóm 4′′′-methoxygalloyl tại glc C-6′′.
Bảng 4.1. Số liệu NMR của CA1 và chất tham khảo CA1a
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J = Hz)
1 145.5 145.6 -
2 109.2 109.2 6.20 (dd, 1.0, 2.0)
3 159.9 159.9 -
4 102.6 103.1 6.36 (dd, 2.0, 2.0)
5 159.0 159.0 -
6 110.7 111.1 6.28 (dd, 1.0, 2.0)
α 39.4 39.2 2.58 (m)/2.65 (m)
α′ 37.8 37.8 2.61 (m)/2.71 (m)
1′ 133.9 133.8 -
2′,6′ 130.4 130.6 6.82 (d, 8.5)
3′,5′ 115.9 116.0 6.65 (d, 8.5)
4′ 156.2 156.3 -
O-Glc
1′′ 102.1 102.4 4.69 (d, 7.5)
2′′ 74.8 74.8 3.45 (m)
3′′ 77.9 77.8 3.51 (t, 9.0)
4′′ 71.2 71.8 3.42 (m)
5′′ 77.9 75.5 3.69 (m)
6′′ 62.4 65.1 4.38 (dd, 6.5, 12.0)
4.68 (dd, 2.0, 12.0)
Mgal
1′′′ 126.5 -
2′′′ 110.4 7.11 (s)
3′′′ 151.8 -
4′′′ 141.3 -
5′′′ 151.8 -
6′′′ 110.4 7.11 (s)
7′′′ 167.8 -
4′′′-OMe 60.7 3.85 (s)
a
đo trong CD3OD, b
125 MHz, c
500 MHz, Glc, glucopyranosyl; Mgal, 4′′′-methoxygalloyl,
#
δC của 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-glucopyranoside đo trong CD3OD.
Tương tác trên phổ HMBC giữa H-2′/H-6′ (δH 6.82) và C-4′ (δC 156.3),
giữa H-3′/H-5′ (δH 6.65) và C-1′ (δC 133.8)/C-4′ (δC 156.3), giữa H-2 (δH
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
36
6.20) và C-3 (δC 159.9)/C-4 (δC 103.1)/C-6 (δC 111.1), giữa H-6 (δH 6.28) và
C-2 (δC 109.2)/C-4 (δC 103.1) gợi ý vị trí nhóm hydroxy tại C-5 và C-4′.
Thủy phân CA1 trong môi trường acid thu được đường D-glucose (xác định
theo phương pháp thủy phân đường và phân tích GC) [21], kết hợp với tín
hiệu proton glc H-1′′ [δH 4.69 (d, J = 7.5 Hz)] trên phổ 1
H-NMR cho phép
xác định phân tử đường trong hợp chất CA1 là β-D-glucopyranosyl. Vị trí của
đường β-D-glucopyranosyl tại C-3 được xác định dựa trên tương tác HMBC
từ glc H-1′′ (δH 4.69) đến C-3 (δC 159.9). Vị trí nhóm 4′′′-methoxygalloyl tại
glc C-6′′ được xác định dựa trên tương tác HMBC từ glc H-6′′ (δH 4.38/4.68)
đến C-7′′′ (δC 167.8). Dựa vào các dữ liệu trên, cấu trúc của CA1 đã được xác
định. Đây là một hợp chất mới và có tên gọi là 5,4′-dihydroxydihydrostilbene
3-O-[6′′-O-(4′′′-methoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside.
Hình 4.2. Các tương tác HMBC và COSY chính của CA1
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
37
Hình 4.3. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất CA1
Hình 4.4. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA1
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
38
Hình 4.5. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA1
Hình 4.6. Phổ HSQC của hợp chất CA1
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
39
Hình 4.7. Phổ HMBC của hợp chất CA1
Hình 4.8. Phổ COSY của hợp chất CA1
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
40
4.1.2. Hợp chất CA2: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-
(3′′′,4′′′-dimethoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới)
Hình 4.9. Cấu trúc hóa học của CA2 và hợp chất tham khảo CA1
Hợp chất CA2 thu được dưới dạng bột vô định hình, màu trắng. Công
thức phân tử của CA2 được xác định là C29H32O12 dựa vào phổ HR-ESI-
MS xuất hiện pic ion tại m/z 607.1574 [M+Cl] –
(tính toán lý thuyết cho
công thức [C29H32O12Cl] –
, 607.1582).
Bảng 4.2. Số liệu NMR của CA2 và chất tham khảo CA1
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J = Hz)
1 145.6 145.5 -
2 109.2 109.0 6.20 (dd, 1.5, 1.5)
3 159.9 159.9 -
4 103.1 103.1 6.35 (dd, 1.5, 2.0)
5 159.0 159.1 -
6 111.1 111.0 6.27 (dd, 1.5, 2.0)
α 39.2 39.2 2.49 (m)/2.61 (m)
α′ 37.8 37.8 2.61 (m)/2.70 (m)
1′ 133.8 133.8 -
2′,6′ 130.6 130.5 6.81 (d, 8.5)
3′,5′ 116.0 116.0 6.65 (d, 8.5)
4′ 156.3 156.3 -
O-Glc
1′′ 102.4 102.3 4.72 (d, 8.0)
2′′ 74.8 74.8 3.45 (dd, 8.0, 9.0)
3′′ 77.8 77.8 3.51 (t, 9.0)
4′′ 71.8 72.0 3.42 (m)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
41
5′′ 75.5 75.5 3.72 (m)
6′′ 65.1 65.4 4.36 (dd, 7.0, 12.0)
4.77 (dd, 2.0, 12.0)
Mgal Dmgal
1′′′ 126.5 126.5 -
2′′′ 110.4 106.3 7.18 (d, 2.0)
3′′′ 151.8 154.4 -
4′′′ 141.3 142.3 -
5′′′ 151.8 151.7 -
6′′′ 110.4 112.2 7.25 (d, 2.0)
7′′′ 167.8 167.6 -
3′′′-OMe 56.5 3.80 (s)
4′′′-OMe 60.7 61.0 3.83 (s)
a
đo trong CD3OD, b
125 MHz, c
500 MHz, Glc, glucopyranosyl;
Dmgal, 3′′′,4′′′-dimethoxygalloyl, Mgal, 4′′′-methoxygalloyl.
Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA2 xuất hiện tín hiệu của bốn proton của
một vòng thơm thế p- tại δH 6.65 (2H, d, J = 8.5 Hz) và 6.81 (2H, d, J = 8.5
Hz), ba proton của một vòng thơm thế 1,3,5- tại δH 6.20 (1H, dd, J = 1.5, 1.5
Hz), 6.27 (1H, dd, J = 1.5, 2.0 Hz) và 6.35 (1H, dd, J = 1.5, 2.0 Hz), hai
proton của một vòng thơm thế 1,3,4,5- tại δH 7.18 (1H, d, J = 2.0 Hz) và 7.25
(1H, d, J = 2.0 Hz), hai nhóm methylene tại 2.49 (1H, m)/2.61 (1H, m) và
2.61 (1H, m)/2.70 (1H, m), hai nhóm methoxy tại δH 3.80 (3H, s) và 3.83
(3H, s), và một proton anomeric δH 4.72 (1H, d, J = 8.0 Hz). Phổ 13
C-NMR
và HSQC cho thấy tín hiệu của 29 carbon, bao gồm 10 carbon không liên kết
trực tiếp với hydro (δC 126.5, 133.8, 142.3, 145.5, 151.7, 154.4, 156.3, 159.1,
159.9, 167.6), 14 carbon methine (δC 72.0, 74.8, 75.5, 77.8, 102.3, 103.1,
106.3, 109.0, 111.0, 112.2, 116.0×2, 130.5×2), 3 carbon methylene (δC 37.8,
39.2, 65.4), 2 nhóm methoxy (δC 56.5, 61.0). Phân tích dữ liệu phổ 1
H-NMR
và 13
C-NMR của hợp chất CA2 cho thấy đây là một dẫn xuất dihydrostilbene,
tương tự hợp chất CA1, ngoại trừ sự thay thế nhóm 4′′′-methoxygalloyl bằng
nhóm 3′′′,4′′′-dimethoxygalloyl.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
42
Hình 4.10. Các tương tác HMBC và COSY chính của CA2
Tương tác trên phổ HMBC giữa H-2′/H-6′ (δH 6.81) và C-4′ (δC 156.3),
giữa H-3′/H-5′ (δH 6.65) và C-1′ (δC 133.8)/C-4′ (δC 156.3), giữa H-2 (δH
6.20) và C-3 (δC 159.9)/C-4 (δC 103.1)/C-6 (δC 111.0), giữa H-6 (δH 6.27) và
C-2 (δC 109.0)/C-4 (δC 103.1) gợi ý vị trí nhóm hydroxy tại C-5 và C-4′. Vị
trí của đường β-D-glucopyranosyl tại C-3 được xác định dựa trên tương tác
HMBC từ glc H-1′′ (δH 4.72) đến C-3 (δC 159.9). Vị trí nhóm 3′′′,4′′′-
dimethoxygalloyl tại glc C-6′′ được xác định dựa trên tương tác HMBC từ glc
H-6′′ (δH 4.38/4.68) đến C-7′′′ (δC 167.8). Từ các dữ liệu trên, hợp chất mới
CA2 được xác định là 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-(6-O-(3′′′,4′′′-
dimethylgalloyl))-β-D-glucopyranoside.
Hình 4.11. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất CA2
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
43
Hình 4.12. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA2
Hình 4.13. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA2
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
44
Hình 4.14. Phổ HSQC của hợp chất CA2
Hình 4.15. Phổ HMBC của hợp chất CA2
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
45
Hình 4.16. Phổ COSY của hợp chất CA2
Hình 4.17. Phổ NOESY của hợp chất CA2
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
46
4.1.3. Hợp chất CA3: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-
glucopyranoside
Hình 4.18. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA3
Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA3 xuất hiện tín hiệu của bốn proton của
một vòng thơm thế p- tại δH 6.69 (2H, d, J = 8.5 Hz) và 6.98 (2H, d, J = 8.5
Hz), ba proton của một vòng thơm thế 1,3,5- tại δH 6.32 (1H, dd, J = 1.5, 2.0
Hz), 6.40 (1H, dd, J = 2.0, 2.0 Hz) và 6.42 (1H, dd, J = 1.5, 2.0 Hz), hai nhóm
methylene tại δH 2.76 (2H, m) và δH 2.79 (2H, m), và một proton anomeric tại
δH 4.82 (1H, d, J = 7.5 Hz). Phổ 13
C-NMR và HSQC của CA3 thấy xuất hiện
tín hiệu của 20 carbon, bao gồm 5 carbon không liên kết trực tiếp với hydro
(δC 134.0, 145.6, 156.3, 159.2 và 160.0), 12 carbon methine (δC 71.4, 74.9,
78.0×2, 102.2, 102.7, 109.3, 110.8, 116.0×2, 130.4×2), 3 carbon methylene
(δC 37.9, 39.4, 62.5). Phân tích số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của hợp
chất CA3 cho thấy số liệu phổ của CA3 giống với hợp chất 5,4′-
dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-glucopyranoside [20].
Vị trí các nhóm hydroxyl tại C-5 và C-4′ của hợp chất CA3 được xác
định bằng tương tác HMBC từ H-6 (δH 6.32) đến C-2 (δC 109.3)/C-4 (δC
102.7)/C-5 (δC 159.2) và từ H-2′ (δH 6.98) đến C-1′ (δC 134.0)/C-3′ (δC
116.0)/C-4′ (δC 156.3)/C-6′(δC 130.4). Tương tác HMBC giữa H-1′′ (δH 4.82)
và C-3 (δC 160.0) gợi ý vị trí của β-D-glucopyranosyl tại C-3. Từ các dẫn
chứng trên kết hợp với tra cứu tài liệu, cấu trúc hóa học của CA3 được xác
định là 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-glucopyranoside.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
47
Bảng 4.3. Số liệu NMR của CA3 và chất tham khảo
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J = Hz)
1 145.5 145.6 -
2 109.2 109.3 6.42 (dd, 1.5, 2.0)
3 159.9 160.0 -
4 102.6 102.7 6.40 (dd, 2.0, 2.0)
5 159.0 159.2 -
6 110.7 110.8 6.32 (dd, 1.5, 2.0)
α 39.4 39.4 2.76 (m)
α′ 37.8 37.9 2.79 (m)
1′ 133.9 134.0 -
2′,6′ 130.4 130.4 6.98 (d, 8.5)
3′,5′ 115.9 116.0 6.69 (d, 8.5)
4′ 156.2 156.3 -
O-Glc
1′′ 102.1 102.2 4.82 (d, 7.5)
2′′ 74.8 74.9 3.44 (m)
3′′ 77.9 78.0 3.47 (m)
4′′ 71.2 71.4 3.41 (m)
5′′ 77.9 78.0 3.41 (m)
6′′ 62.4 62.5 3.73 (dd, 5.0, 12.0)
3.91 (dd, 1.0, 12.0)
a
đo trong CD3OD, b
125 MHz, c
500 MHz,
#
δC của 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-
D-glucopyranoside đo trong CD3OD.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
48
Hình 4.19. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA3
Hình 4.20. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA3
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
49
Hình 4.21. Phổ HSQC của hợp chất CA3
Hình 4.22. Phổ HMBC của hợp chất CA3
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
50
4.1.4. Hợp chất CA4: Sasastilboside A
Hình 4.23. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA4
Hợp chất CA4 thu được dưới dạng bột vô định hình, màu trắng. Phổ
1
H-NMR của hợp chất CA4 xuất hiện tín hiệu của bốn proton của một vòng
thơm thế p- tại δH 7.01 (2H, d, J = 8.5 Hz) và 7.08 (2H, d, J = 8.5 Hz), ba
proton của một vòng thơm thế 1,3,5- tại δH 6.20 (1H, dd, J = 1.5, 2.0 Hz), 6.23
(1H, d, J = 2.0 Hz) và 6.24 (1H, d, J = 1.5 Hz), hai nhóm methylene tại δH
2.75 (2H, t, J = 8.0 Hz) và 2.83 (2H, t, J = 8.0 Hz), một nhóm methoxy tại δH
3.70 (3H, s), và một proton anomeric tại δH 4.88 (1H, d, J = 7.5 Hz).
Phổ 13
C-NMR và HSQC của CA4 xuất hiện tín hiệu của 21 carbon,
bao gồm 5 carbon không liên kết trực tiếp với hydro (δC 137.1, 145.3, 157.3,
159.3 và 162.1), 12 carbon methine (δC 71.4, 74.9, 77.9, 78.0, 99.9, 102.5,
106.7, 109.1, 117.6×2 và 130.4×2), 3 carbon methylene (δC 37.8, 39.3, và
62.5), và một nhóm methoxy (δC 55.5). Từ các phân tích dữ liệu phổ NMR
cho thấy cấu trúc hóa học của hợp chất này giống với của hợp chất
sasastilboside A [22].
Vị trí của nhóm hydroxy ở C-5 và nhóm methoxy ở C-3 được xác định
bằng tương tác HMBC giữa H-2 (δH 6.23) và C-3 (δC 162.1)/C-4 (δC 99.9)/C-
6 (δC 109.1), giữa H-6 (δH 6.24) và C-2 (δC 106.7)/C-4 (δC 99.9)/C-5 (δC
159.3), giữa nhóm methoxy (δH 3.70) và C-3 (δC 162.1). Tương tác HMBC
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
51
giữa glc H-1′′ (δH 4.88) và C-4′ (δH 157.3) xác định vị trí của β-D-
glucopyranosyl ở C-4′. Dựa trên những bằng chứng phổ, hợp chất CA4 được
xác định là sasastilboside A.
Bảng 4.4. Số liệu NMR của CA4 và chất tham khảo
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J = Hz)
1 145.3 145.3 -
2 106.7 106.7 6.23 (d, 2.0)
3 162.1 162.1 -
4 99.9 99.9 6.20 (dd, 1.5, 2.0)
5 159.3 159.3 -
6 109.1 109.1 6.24 (d, 1.5)
α 39.3 39.3 2.75 (t, 8.0)
α′ 37.8 37.8 2.83 (t, 8.0)
1′ 137.1 137.1 -
2′,6′ 130.4 130.4 7.08 (d, 8.5)
3′,5′ 117.6 117.6 7.01 (d, 8.5)
4′ 157.3 157.3 -
3-OMe 55.5 55.5 3.70 (s)
O-Glc
1′′ 102.5 102.5 4.88 (d, 7.5)
2′′ 74.9 74.9 3.47 (m)
3′′ 78.0 78.0 3.43 (m)
4′′ 71.4 71.4 3.42 (m)
5′′ 77.9 77.9 3.48 (m)
6′′ 62.5 62.5 3.72 (dd, 5.0, 12.0)
3.91 (dd, 1.5, 12.0)
a
đo trong CD3OD, b
125 MHz, c
500 MHz, Glc, glucopyranosyl,
#
δC của sasatilboside A đo
trong CD3OD.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
52
Hình 4.24. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA4
Hình 4.25. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA4
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
53
Hình 4.26. Phổ HSQC của hợp chất CA4
Hình 4.27. Phổ HMBC của hợp chất CA4
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
54
4.1.5. Hợp chất CA5: 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D-
glucopyranoside
Hình 4.28. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA5
Hợp chất CA5 thu được dưới dạng bột vô định hình, màu trắng. Phổ
1
H-NMR của hợp chất CA5 cho thấy tín hiệu một vòng thơm thế p- tại δH
7.01 (2H, d, J = 8.5 Hz) và 7.08 (2H, d, J = 8.5 Hz), ba proton của một vòng
thơm thế 1,3,5- tại δH 6.13 (1H, d, J = 2.0 Hz) và 6.16 (2H, d, J = 2.0 Hz), hai
nhóm methylene tại δH 2.71 (2H, t, J = 7.0 Hz) và 2.81 (2H, t, J = 7.0 Hz), và
một proton anomeric tại δH 4.88 (1H, d, J = 7.5 Hz).
Phổ 13
C-NMR và HSQC của hợp chất CA5 xuất hiện tín hiệu của 20
carbon, bao gồm 5 carbon không liên kết trực tiếp với hydro (δC 137.1, 145.3,
157.2 và 159.2×2), 12 carbon methine (δC 71.3, 74.9, 77.9×2, 101.2, 102.4,
108.1×2, 117.6×2 và 130.3×2), 3 carbon methylene (δC 37.8, 39.1 và 62.5).
Để xác định vị trí các nhóm chức của hợp chất CA5, phép đo HMBC
được tiến hành. Các tương tác HMBC giữa H-4 (δH 6.13) và C-2/C-6 (δC
108.1)/C-3/C-5 (δC 159.2) gợi ý vị trí nhóm hydroxyl tại C-3 và C-5. Tương
tác giữa H-1′′ (δH 4.88) và C-4′ (δC 157.2) gợi ý vị trí đường β-D-
glucopyranosyl tại C-4′. Dựa vào những phân tích trên kết hợp so sánh các dữ
liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của hợp chất CA5 với hợp chất tham khảo
3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D-glucopyranoside [23], cấu trúc của
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
55
hợp chất CA5 được xác định là 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D-
glucopyranoside.
Bảng 4.5. Số liệu NMR của CA5 và chất tham khảo
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J = Hz)
1 145.4 145.3 -
2 108.1 108.1 6.16 (d, 2.0)
3 159.3 159.2 -
4 101.2 101.2 6.13 (d, 2.0)
5 159.3 159.2 -
6 108.1 108.1 6.16 (d, 2.0)
α 39.3 39.1 2.71 (t, 7.0)
α′ 38.0 37.8 2.81 (t, 7.0)
1′ 137.1 137.1 -
2′,6′ 130.4 130.3 7.08 (d, 8.5)
3′,5′ 117.6 117.6 7.01 (d, 8.5)
4′ 157.4 157.2 -
O-Glc
1′′ 102.5 102.4 4.88 (d, 7.5)
2′′ 74.9 74.9 3.43 (m)
3′′ 78.1 77.9 3.48 (m)
4′′ 71.4 71.3 3.43 (m)
5′′ 78.0 77.9 3.49 (m)
6′′ 62.5 62.5 3.73 (dd, 5.0, 12.0)
3.91 (dd, 1.5, 12.0)
a
đo trong CD3OD, b
125 MHz, c
500 MHz,
#
δC của 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-
O-β-D-glucopyranoside đo trong CD3OD [23]
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
56
Hình 4.29. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA5
Hình 4.30. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA5
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
57
Hình 4.31. Phổ HSQC của hợp chất CA5
Hình 4.32. Phổ HMBC của hợp chất CA5
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
58
4.1.6. Hợp chất CA6: Epicatechin
Hình 4.33. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA6
Hợp chất CA6 phân lập được dưới dạng bột vô định hình, màu vàng.
Trên phổ 1
H-NMR của CA6 thấy xuất hiện các tín hiệu proton thơm tại H
5.95 (1H, s), 5.98 (1H, s), 6.79 (1H, d, J = 8.5 Hz), 6.82 (1H, d, J = 8.5 Hz) và
7.00 (1H, s). Ngoài ra, còn xuất hiện tín hiệu của hai proton oxymethine tại H
4.20* và 4.85 (1H, br s), và một proton methylene tại H 2.76 (1H, dd, J = 2.5,
17.0 Hz)/2.88 (1H, dd, J = 4.5, 17.0 Hz). Phổ 13
C-NMR và HSQC của hợp
chất CA6 xuất hiện tín hiệu của 15 carbon đặc trưng cho một hợp chất flavan,
bao gồm 12 carbon của hai vòng thơm tại C 95.9, 96.5, 100.1, 115.3, 115.9,
119.4, 132.2, 145.7, 145.9, 157.3, 157.6 và 157.9; hai carbon oxymethine tại
C 67.4 và 79.8; và một carbon methylene tại C 29.2.
Bảng 4.6. Số liệu NMR của CA6 và chất tham khảo
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J = Hz)
2 79.2 79.8 4.85 (br s)
3 67.0 67.4 4.20*
4 28.7 29.2 2.76 (dd, 2.5, 17.0)
2.88 (dd, 4.5, 17.0)
5 156.6 157.6 -
6 95.7 95.9 5.95 (s)
7 156.8 157.9 -
8 96.3 96.5 5.98 (s)
9 157.2 157.3 -
10 99.7 100.1 -
1′ 131.8 132.2 -
2′ 114.8 115.3 7.00 (s)
3′ 145.1 145.7 -
4′ 145.2 145.9 -
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
59
5′ 115.7 115.9 6.79 (d, 8.5)
6′ 119.1 119.4 6.82 (d, 8.5)
a
đo trong CD3OD, b
125 MHz, c
500 MHz,* tín hiệu bị chập, #
δC của Epicatechin đo trong
acetone-d6.
Trên phổ HMBC xuất hiện tương tác giữa H-6 ( H 5.95) với C-5 ( C
157.6)/C-7 ( C 157.9)/C-8 ( C 96.5)/C-10 ( C 100.1); giữa H-4 ( H 2.76/2.88)
với C-2 ( C 79.8)/C-3 ( C 67.4)/C-9 ( C 157.3)/C-10 ( C 100.1) gợi ý vị trí của
các nhóm hydroxyl tại C-3, C-5 và C-7. Vị trí của các nhóm hydroxyl tại C-3 ,
C-4 được xác định dựa trên tương tác HMBC giữa H-2 ( H 7.00) với C-1 ( C
132.2)/C-3 ( C 145.7)/C-4 ( C 145.9)/C-6 ( C 119.4) và độ chuyển dịch hóa
học của C-3 ( C 145.7) và C-4 ( C 145.9). Tín hiệu proton tại vị trí H-2 dạng
broad singlet khẳng định proton H-2 và H-3 cùng dạng β. Mặt khác, dữ liệu
phổ của hợp chất CA6 hoàn toàn trùng khớp với dữ liệu phổ của epicatechin
đã được công bố [24]. Dựa vào các bằng chứng phổ kết hợp với tài liệu tham
khảo cho phép xác định hợp chất CA6 là epicatechin.
Hình 4.34. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA6
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
60
Hình 4.35. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA6
Hình 4.36. Phổ HSQC của hợp chất CA6
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
61
Hình 4.37. Phổ HMBC của hợp chất CA6
4.1.7. Hợp chất CA7: Epicatechin 3-O-gallate
Hình 4.38. Cấu trúc hóa học của CA7
Hợp chất CA7 phân lập được dưới dạng bột vô định hình, màu vàng.
Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA7 thấy xuất hiện tín hiệu proton thơm tại H
6.00 (2H, s), 6.73 (1H, d, J = 8.0 Hz), 6.84 (1H, dd, J = 2.0, 8.0 Hz), 6.97
(1H, d, J = 2.0 Hz) và 6.98 (2H, s). Ngoài ra, còn xuất hiện tín hiệu của hai
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
62
proton oxymethine tại H 5.05 (1H, br s) và 5.55*(1H), và một proton
methylene tại H 2.89 (1H, dd, J = 2.5, 17.0 Hz)/3.02 (1H, dd, J = 4.5, 17.0
Hz).
Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA7 thấy xuất hiện tín hiệu 22 carbon bao
gồm: một carbon carbonyl tại C 167.6; mười một carbon không liên kết với
hydro tại C 99.4, 121.5, 131.4, 139.7, 145.9×2, 146.2×2, 157.2, 157.8×2; chín
carbon methine tại C 70.0, 78.5, 95.9, 96.6, 110.2×2, 115.1, 116.0, 119.4; và
một carbon methylene tại C 26.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất CA7 giống
với số liệu phổ của epicatechin 3-O-gallate [25] ở các vị trí tương ứng. Từ
những phân tích trên, hợp chất CA7 được xác định là epicatechin 3-O-gallate.
Hình 4.39. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA7
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
63
Hình 4.40. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA7
4.1.8. Hợp chất CA8: Epigallocatechin 3-O-gallate
Hình 4.41. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA8
Hợp chất CA8 thu được dưới dạng bột vô định hình, màu vàng. Trên
phổ 1
H-NMR của CA8 thấy xuất hiện các tín hiệu proton thơm tại H 6.03
(2H, s), 6.57 (2H, s) và 7.00 (2H, s). Ngoài ra còn xuất hiện tín hiệu của hai
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
64
oxymethine tại H 5.00 (1H, br s) và 5.56* (1H), và một proton methylene tại
H 2.90 (1H, br d, J = 17.5 Hz)/3.01 (1H, dd, J = 4.5, 17.5 Hz). Phổ 13
C-NMR
và HSQC của hợp chất CA8 xuất hiện tín hiệu của 22 carbon bao gồm: một
carbon carbonyl tại C 167.6; mười hai carbon không liên kết với hydro tại C
99.4, 121.3, 130.7, 133.6, 139.7, 146.1×2, 146.5×2, 157.0, 157.5×2; tám
carbon methine tại C 69.9, 78.4, 95.9, 96.6, 106.9×2 và 110.2×2; và một
carbon methylene tại C 26.6. Phân tích số liệu phổ NMR gợi ý hợp chất CA8
là flavan, tương tự hợp chất tham khảo epigallocatechin 3-O-gallate [26].
Trên phổ HMBC của hợp chất CA8 thấy xuất hiện tương tác giữa H-6 (
H 6.03) với C-5 ( C 157.5)/C-7 ( C 157.5)/C-8 ( C 96.6)/C-10 ( C 99.4) gợi ý
vị trí của các nhóm hydroxyl tại C-5 và C-7. Vị trí của các nhóm hydroxyl tại
C-3 , C-4 , C-5 được xác định dựa trên tương tác HMBC giữa H-2 ( H 6.57)
với C-3 ( C 146.5)/C-4 ( C 133.6)/C-6 ( C 106.9) và giữa H-6 ( H 6.57) với C-
2 ( C 106.9)/C-4 ( C 133.6)/C-5 ( C 146.5). Tương tác HMBC giữa H-2 ( H
7.00) với C-1 ( C 121.3)/C-3 ( C 146.1)/C-4 ( C 139.7)/C-6 ( C 110.2)/C7″ ( C
167.6); tương tác giữa H-3 ( H 5.56) với C-7″ ( C 167.6) gợi ý vị trí của các
nhóm hydroxyl tại C-3 , C-4 , C-5 và nhóm carbonyl tại C-7″. Tín hiệu proton
tại vị trí H-2 dạng broad singlet khẳng định proton H-2 và H-3 cùng dạng β.
So sánh số liệu phổ của hợp chất CA8 với hợp chất tham khảo
epigallocatechin 3-O-gallate thấy tương tự. Vì vậy, cấu trúc của hợp chất CA8
được xác định là epigallocatechin 3-O-gallate.
Bảng 4.7. Số liệu NMR của CA8 và chất tham khảo
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J = Hz)
2 78.1 78.4 5.00 (br s)
3 69.2 69.9 5.56*
4 26.6 26.6 2.90 (br d, 17.5)
3.01 (dd, 4.5, 17.5)
5 157.1 157.5 -
6 95.8 95.9 6.03 (s)
7 157.8 157.5 -
8 96.5 96.6 6.03 (s)
9 157.4 157.0 -
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
65
10 99.0 99.4 -
1′ 130.7 130.7 -
2′, 6′ 106.7 106.9 6.57 (s)
3′, 5′ 146.2 146.5 -
4′ 133.1 133.6 -
1″ 121.9 121.3 -
2″, 6″ 110.0 110.2 7.00 (s)
3″, 5″ 146.2 146.1 -
4″ 133.1 139.7 -
7″ 166.0 167.6 -
a
đo trong CD3OD, b
125 MHz, c
500 MHz, *tín hiệu bị chập,
#
δC của epigallocatechin 3-
O-gallate đo trong acetone-d6.
Hình 4.42. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA8
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
66
Hình 4.43. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA8
Hình 4.44. Phổ HSQC của hợp chất CA8
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
67
Hình 4.45. Phổ HMBC của hợp chất CA8
4.1.9. Hợp chất CA9: Kaempferol -3-O-β-D-glucopyranoside
Hình 4.46. Cấu trúc hóa học của CA9
Hợp chất CA9 phân lập được dưới dạng bột vô định hình, màu vàng.
Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA9 thấy xuất hiện các tín hiệu proton của vòng
thơm thuộc hệ tương tác spin-spin AA′BB′ tại H 6.88 (2H, d, J = 9.0 Hz) và
8.04 (2H, d, J = 9.0 Hz) cho thấy vòng B đối xứng có 1 nhóm thế ở vị trí C-4′.
Trên vòng A, các giá trị tại H 6.20 (1H, d, J = 1.5 Hz) và 6.43 (1H, d, J = 1.5
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
68
Hz) khẳng định ở vòng A bị thế 4 vị trí. Ngoài ra, trên phổ còn thấy xuất hiện
một proton anome tại δH 5.45 (1H, d, J = 7.5 Hz) gợi ý sự có mặt của một đơn
vị đường. Phổ 13
C-NMR và DEPT của hợp chất CA9 xuất hiện tín hiệu của
21 carbon bao gồm: chín carbon không liên kết trực tiếp với hydro ( C 103.9,
120.9, 133.2, 156.2, 156.4, 160.0, 161.2, 164.4 và 177.5), mười một carbon
methine ( C 69.9, 74.2, 76.4, 77.5, 93.7, 98.8, 100.9, 115.1×2 và 130.9×2) và
một carbon methylene ( C 60.9).
Số liệu phổ NMR của hợp chất CA9 giống với số liệu phổ của
kaempferol -3-O-β-D-glucopyranoside [27] ở các vị trí tương ứng. Từ những
phân tích trên cho phép kết luận hợp chất CA9 là kaempferol -3-O-β-D-
glucopyranoside.
Hình 4.47. Phổ 1
H-NMR của hợp chất CA9
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
69
Hình 4.48. Phổ 13
C-NMR của hợp chất CA9
Hình 4.49. Phổ DEPT của hợp chất CA9
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
70
4.1.10. Danh sách các hợp chất phân lập từ loài trà Shan tuyết (C.
sinensis var. assamica)
Từ cặn chiết methanol của loài loài trà Shan tuyết (C. sinensis var.
assamica) đã phân lập và xác định được cấu trúc của chín hợp chất:
4.2. HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP
CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP
Các hợp chất phân lập từ loài trà Shan tuyết được sàng lọc đánh giá
hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase. Ở nồng độ 200 μM, các hợp chất
CA6-CA9 cho thấy khả năng ức chế enzyme α-glucosidase với phần trăm ức
chế trên 50%. Vì vậy, các hợp chất này được đánh giá ở nồng độ 10, 25, 50,
100 và 200 µM để xác định giá trị IC50. Kết quả cho thấy: các hợp chất thể
hiện hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase ở các mức độ khác nhau. Cụ thể:
hợp chất CA7 có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase tốt nhất với giá trị
IC50 là 52.98 ± 0.87 µM, các hợp chất CA6, CA8, CA9 có khả năng ức chế
enzyme α-glucosidase yếu hơn với giá trị IC50 tương ứng là: 84.53 ± 0.79
µM, 61.05 ± 1.31 µM, và 123.03 ± 2.08 µM, đối chứng dương acarbose IC50
= 72,4 ± 0,8 µM.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
71
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của
các hợp chất
Hợp chất IC50 (µM)
CA6 84.53 ± 0.79
CA7 52.98 ± 0.87
CA8 61.05 ± 1.31
CA9 123.03 ± 2.08
Acarbose 72,4 ± 0,8
Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà shan tuyết Camellia sinensis var. Assamica (j.w.mast.) Kitam..doc
Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà shan tuyết Camellia sinensis var. Assamica (j.w.mast.) Kitam..doc
Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà shan tuyết Camellia sinensis var. Assamica (j.w.mast.) Kitam..doc
Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà shan tuyết Camellia sinensis var. Assamica (j.w.mast.) Kitam..doc
Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà shan tuyết Camellia sinensis var. Assamica (j.w.mast.) Kitam..doc

More Related Content

Similar to Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà shan tuyết Camellia sinensis var. Assamica (j.w.mast.) Kitam..doc

Similar to Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà shan tuyết Camellia sinensis var. Assamica (j.w.mast.) Kitam..doc (20)

Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
 
Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Khả Năng Kháng Viêm Của Các Hoạt Chất...
Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Khả Năng Kháng Viêm Của Các Hoạt Chất...Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Khả Năng Kháng Viêm Của Các Hoạt Chất...
Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Khả Năng Kháng Viêm Của Các Hoạt Chất...
 
Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...
Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...
Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...
 
Đánh Giá Khả Năng Hấp Phụ Cr Trong Môi Trường Nước.docx
Đánh Giá Khả Năng Hấp Phụ Cr Trong Môi Trường Nước.docxĐánh Giá Khả Năng Hấp Phụ Cr Trong Môi Trường Nước.docx
Đánh Giá Khả Năng Hấp Phụ Cr Trong Môi Trường Nước.docx
 
Nghiên cứu chế tạo xúc tác moxal2o3 (m=cu, pd) bằng phương pháp plasma ứng dụ...
Nghiên cứu chế tạo xúc tác moxal2o3 (m=cu, pd) bằng phương pháp plasma ứng dụ...Nghiên cứu chế tạo xúc tác moxal2o3 (m=cu, pd) bằng phương pháp plasma ứng dụ...
Nghiên cứu chế tạo xúc tác moxal2o3 (m=cu, pd) bằng phương pháp plasma ứng dụ...
 
Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.
 
Cải Biến Phương Pháp Sắc Ký Lỏng Hiệu Năng Cao Pha Đảo (Rp – Hplc) Xác Định L...
Cải Biến Phương Pháp Sắc Ký Lỏng Hiệu Năng Cao Pha Đảo (Rp – Hplc) Xác Định L...Cải Biến Phương Pháp Sắc Ký Lỏng Hiệu Năng Cao Pha Đảo (Rp – Hplc) Xác Định L...
Cải Biến Phương Pháp Sắc Ký Lỏng Hiệu Năng Cao Pha Đảo (Rp – Hplc) Xác Định L...
 
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...
 
Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...
Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...
Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tổng Hợp Một Số Chalcone Có Hoạt Tính.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tổng Hợp Một Số Chalcone Có Hoạt Tính.docLuận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tổng Hợp Một Số Chalcone Có Hoạt Tính.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tổng Hợp Một Số Chalcone Có Hoạt Tính.doc
 
Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...
Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...
Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...
 
Đề tài “ nghiên cứu đánh giá và xây dựng quy trình nhân giống cho loài sâm nú...
Đề tài “ nghiên cứu đánh giá và xây dựng quy trình nhân giống cho loài sâm nú...Đề tài “ nghiên cứu đánh giá và xây dựng quy trình nhân giống cho loài sâm nú...
Đề tài “ nghiên cứu đánh giá và xây dựng quy trình nhân giống cho loài sâm nú...
 
Nghiên Cứu Chế Tạo Và Tính Chất Từ Của Mẫu Bột Bifeo3 Pha Tạp Mn.doc
Nghiên Cứu Chế Tạo Và Tính Chất Từ Của Mẫu Bột Bifeo3 Pha Tạp Mn.docNghiên Cứu Chế Tạo Và Tính Chất Từ Của Mẫu Bột Bifeo3 Pha Tạp Mn.doc
Nghiên Cứu Chế Tạo Và Tính Chất Từ Của Mẫu Bột Bifeo3 Pha Tạp Mn.doc
 
Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...
Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...
Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...
 
Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...
Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...
Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...
 
Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...
Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...
Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...
 
Nghiên cứu chế tạo xúc tác moxal2o3 (m=cu, pd) bằng phương pháp plasma ứng dụ...
Nghiên cứu chế tạo xúc tác moxal2o3 (m=cu, pd) bằng phương pháp plasma ứng dụ...Nghiên cứu chế tạo xúc tác moxal2o3 (m=cu, pd) bằng phương pháp plasma ứng dụ...
Nghiên cứu chế tạo xúc tác moxal2o3 (m=cu, pd) bằng phương pháp plasma ứng dụ...
 
Tổng Hợp, Chuyển Hóa Một Số Xetone Α,Β-Không No Thành Các Hợp Chất Benzothiaz...
Tổng Hợp, Chuyển Hóa Một Số Xetone Α,Β-Không No Thành Các Hợp Chất Benzothiaz...Tổng Hợp, Chuyển Hóa Một Số Xetone Α,Β-Không No Thành Các Hợp Chất Benzothiaz...
Tổng Hợp, Chuyển Hóa Một Số Xetone Α,Β-Không No Thành Các Hợp Chất Benzothiaz...
 
Nghiên Cứu Cấu Trúc Đa Thù Hình Và Các Tính Chất Động Học Của Co Bằng Phương ...
Nghiên Cứu Cấu Trúc Đa Thù Hình Và Các Tính Chất Động Học Của Co Bằng Phương ...Nghiên Cứu Cấu Trúc Đa Thù Hình Và Các Tính Chất Động Học Của Co Bằng Phương ...
Nghiên Cứu Cấu Trúc Đa Thù Hình Và Các Tính Chất Động Học Của Co Bằng Phương ...
 
Nghiên Cứu Tổng Hợp Vật Liệu Nano Ceo2-Fe2o3 Và Hoạt Tính Xúc Tác Phản Ứng Ô ...
Nghiên Cứu Tổng Hợp Vật Liệu Nano Ceo2-Fe2o3 Và Hoạt Tính Xúc Tác Phản Ứng Ô ...Nghiên Cứu Tổng Hợp Vật Liệu Nano Ceo2-Fe2o3 Và Hoạt Tính Xúc Tác Phản Ứng Ô ...
Nghiên Cứu Tổng Hợp Vật Liệu Nano Ceo2-Fe2o3 Và Hoạt Tính Xúc Tác Phản Ứng Ô ...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 

Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà shan tuyết Camellia sinensis var. Assamica (j.w.mast.) Kitam..doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Dương Thị Ngọc Bích NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE TỪ LOÀI TRÀ SHAN TUYẾT Camellia sinensis var. assamica (J.W.MAST.) Kitam. LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC Hà Nội – 2020
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Dương Thị Ngọc Bích NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE TỪ LOÀI TRÀ SHAN TUYẾT Camellia sinensis var. assamica (J.W.MAST.) Kitam. Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 8440114 LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Cúc Hà Nội – 2020
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020 Học viên Dương Thị Ngọc Bích
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ii Lời cảm ơn Luận văn được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin chân thành cảm ơn đề tài Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam (NAFOSTED) mã số 104.01-2014.02 đã hỗ trợ tôi thực hiện thành công luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Cúc - Viện Hoá sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp thuộc phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hoá sinh biển đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo tại Học viện Khoa học và Công nghệ đã giúp đỡ, tạo điều kiện và truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn. Tôi trân trọng và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận văn này. Hà Nội, 28 tháng 5 năm 2020 Học viên Dương Thị Ngọc Bích
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM iii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải 13 C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Cộng hưởng từ hạt nhân Resonance cacbon 13 1 H-NMR Proton Nuclear Magnetic Cộng hưởng từ hạt nhân Resonance proton CC Column chromatography Sắc kí cột DEPT Distortionless Enhancement by Phổ DEPT Polarisation Transfer DMSO Dimethylsulfoxide (CH3)2SO HMBC Heteronuclear mutiple Bond Tương tác dị hạt nhân qua Connectivity nhiều liên kết HSQC Heteronuclear Single-Quantum Tương tác dị hạt nhân qua 1 Coherence liên kết IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm RP-18 Reserve phase C-18 Chất hấp phụ pha đảo C-18 TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng TMS Tetramethylsilane (CH3)4Si
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM iv Danh mục các bảng Bảng 4.1. Số liệu NMR của CA1 và chất tham khảo CA1a..........................35 Bảng 4.2. Số liệu NMR của CA2 và chất tham khảo CA1............................40 Bảng 4.3. Số liệu NMR của CA3 và chất tham khảo.....................................47 Bảng 4.4. Số liệu NMR của CA4 và chất tham khảo.....................................51 Bảng 4.5. Số liệu NMR của CA5 và chất tham khảo.....................................55 Bảng 4.6. Số liệu NMR của CA6 và chất tham khảo.....................................58 Bảng 4.7. Số liệu NMR của CA8 và chất tham khảo.....................................64 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất ...........................................................................................................71
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM v Danh mục các hình vẽ Hình 1.1. Cây trà Shan tuyết (C. sinensis var. assamica) ................................4 Hình 3.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài trà Shan tuyết C. sinensis var. assamica……………………………………………………………………..29 Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của CA1 và hợp chất tham khảo CA1a………34 Hình 4.2. Các tương tác HMBC và COSY chính của CA1 ...........................36 Hình 4.3. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất CA1...............................................37 Hình 4.4. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA1 ...................................................37 Hình 4.5. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA1..................................................38 Hình 4.6. Phổ HSQC của hợp chất CA1........................................................38 Hình 4.7. Phổ HMBC của hợp chất CA1.......................................................39 Hình 4.8. Phổ COSY của hợp chất CA1........................................................39 Hình 4.9. Cấu trúc hóa học của CA2 và hợp chất tham khảo CA1 ...............40 Hình 4.10. Các tương tác HMBC và COSY chính của CA2.........................42 Hình 4.11. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất CA2.............................................42 Hình 4.12. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA2 .................................................43 Hình 4.13. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA2................................................43 Hình 4.14. Phổ HSQC của hợp chất CA2......................................................44 Hình 4.15. Phổ HMBC của hợp chất CA2.....................................................44 Hình 4.16. Phổ COSY của hợp chất CA2......................................................45 Hình 4.17. Phổ NOESY của hợp chất CA2 ...................................................45 Hình 4.18. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA3 .........46 Hình 4.19. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA3 .................................................48 Hình 4.20. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA3................................................48 Hình 4.21. Phổ HSQC của hợp chất CA3......................................................49
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM vi Hình 4.22. Phổ HMBC của hợp chất CA3.....................................................49 Hình 4.23. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA4 .........50 Hình 4.24. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA4 .................................................52 Hình 4.25. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA4................................................52 Hình 4.26. Phổ HSQC của hợp chất CA4......................................................53 Hình 4.27. Phổ HMBC của hợp chất CA4.....................................................53 Hình 4.28. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA5 .........54 Hình 4.29. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA5 .................................................56 Hình 4.30. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA5................................................56 Hình 4.31. Phổ HSQC của hợp chất CA5......................................................57 Hình 4.32. Phổ HMBC của hợp chất CA5.....................................................57 Hình 4.33. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA6 .........58 Hình 4.34. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA6 .................................................59 Hình 4.35. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA6................................................60 Hình 4.36. Phổ HSQC của hợp chất CA6......................................................60 Hình 4.37. Phổ HMBC của hợp chất CA6.....................................................61 Hình 4.38. Cấu trúc hóa học của CA7............................................................61 Hình 4.39. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA7 .................................................62 Hình 4.40. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA7................................................63 Hình 4.41. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA8 .........63 Hình 4.42. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA8 .................................................65 Hình 4.43. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA8................................................66 Hình 4.44. Phổ HSQC của hợp chất CA8......................................................66 Hình 4.45. Phổ HMBC của hợp chất CA8.....................................................67 Hình 4.46. Cấu trúc hóa học của CA9............................................................67
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM vii Hình 4.47. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA9 .................................................68 Hình 4.48. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA9................................................69 Hình 4.49. Phổ DEPT của hợp chất CA9.......................................................69
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................I LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.....................................III DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................IV DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..........................................................................V MỤC LỤC....................................................................................................VIII MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI Camellia.............................................................3 1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÀ SHAN TUYẾT (Camellia sinensis var. assamica) .......................................................................................................3 1.2.1. Thực vật học....................................................................................3 1.2.2. Đặc điểm thực vật ...........................................................................4 1.2.3. Bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, công dụng ...................................5 1.2.3.1. Bộ phận dùng ...............................................................................5 1.2.3.2. Tính vị, tác dụng ..........................................................................5 1.2.3.3. Công dụng ....................................................................................5 1.2.4. Tác dụng dược lý.............................................................................5 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI Camellia sinensis var. assamica .....6 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................7 1.3.1.1. Các hợp chất flavonoid ................................................................7 1.3.1.2. Các hợp chất terpenoid...............................................................14 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................17
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ix 1.4. TỔNG QUAN VỀ TIỂU ĐƯỜNG......................................................18 1.4.1. Khái quát về bệnh tiểu đường .......................................................18 1.4.2. Các thuốc điều trị bệnh tiểu đường...............................................19 1.4.2.1. Các thuốc điều trị tiểu đường dùng tiêm....................................19 1.4.2.2. Các thuốc điều trị tiểu đường dùng đường uống .......................20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............25 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................25 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................25 2.2.1. Phương pháp phân tích, phân tách và phân lập các hợp chất .......25 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất ..................26 2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase ...26 2.3. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ ............................................................27 2.3.1. Hóa chất...................................................................................27 2.3.2. Thiết bị.....................................................................................27 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM ......................................................................29 3.1. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT ............................................................29 3.2. THÔNG SỐ VẬT LÍ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC...30 3.2.1. Hợp chất CA1................................................................................30 3.2.2. Hợp chất CA2................................................................................31 3.2.3. Hợp chất CA3................................................................................31 3.2.4. Hợp chất CA4................................................................................31 3.2.5. Hợp chất CA5................................................................................31 3.2.6. Hợp chất CA6................................................................................32 3.2.7. Hợp chất CA7................................................................................32 3.2.8. Hợp chất CA8................................................................................32
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM x 3.2.9. Hợp chất CA9................................................................................33 3.3. ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α- GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP CHẤT .................................................33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................34 4.1. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT ..........34 4.1.1. Hợp chất CA1: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(4′′′- methoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới)................................34 4.1.2. Hợp chất CA2: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(3′′′,4′′′- dimethoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới).............................40 4.1.3. Hợp chất CA3: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D- glucopyranoside ......................................................................................46 4.1.4. Hợp chất CA4: Sasastilboside A...................................................50 4.1.5. Hợp chất CA5: 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D- glucopyranoside ......................................................................................54 4.1.6. Hợp chất CA6: Epicatechin...........................................................58 4.1.7. Hợp chất CA7: Epicatechin 3-O-gallate .......................................61 4.1.8. Hợp chất CA8: Epigallocatechin 3-O-gallate ...............................63 4.1.9. Hợp chất CA9: Kaempferol -3-O-β-D-glucopyranoside ..............67 4.1.10. Danh sách các hợp chất phân lập từ loài trà Shan tuyết (C. sinensis var. assamica) ............................................................................70 4.2. HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP......................................................................70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................72 5.1. KẾT LUẬN..........................................................................................72 5.2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1 MỞ ĐẦU Xu hướng sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên nói chung, đặc biệt là các hợp chất thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật để chữa trị một số bệnh nhiệt đới và những bệnh hiểm nghèo đã và đang là mối quan tâm không chỉ của ngành dược ở nước ta mà còn của các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Việc nghiên cứu, phát hiện các hợp chất mới có hoạt tính sinh học từ thiên nhiên nhằm phục vụ cuộc sống của con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các nhà khoa học. Nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta dồi dào, đặc biệt hệ thực vật Việt Nam vô cùng phong phú. Theo ước tính của các nhà khoa học, số loài thực vật bậc cao có mặt ở nước ta có thể lên tới 12.000 loài trong đó đã biết khoảng 3500 loài là cây thuốc, đây là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thuốc chữa bệnh. Chi Trà (Camellia) là một chi thực vật có hoa thuộc họ Chè (Theaceae), có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á. Trên thế giới có khoảng 280 loài. Ở Việt Nam, hiện đã biết 68 loài trong đó có tới 15 loài đặc hữu [1]. Một số loài trong chi Trà đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường như: trà xanh Thái Nguyên, trà đen, trà ô long (từ lá loài Camellia sinensis), trà Shan tuyết (từ lá loài C. sinensis var. assamica), trà hoa vàng (từ lá và hoa loài C. hakodate).... Các loài trong chi Trà có tiềm năng lớn về các chất có hoạt chất sinh học như: tác dụng hạ đường huyết, hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính kháng viêm, ... Tuy nhiên, ở Việt Nam, các loài này mới chỉ có một vài nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Từ những lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà Shan tuyết Camellia sinensis var. assamica (J.W.Mast.) Kitam”. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ giá trị cũng như công dụng của loài trà Shan tuyết. Vì vậy, sẽ góp phần tích cực vào việc khai thác và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đề tài bao gồm các mục tiêu sau:
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2 1. Phân lập các hợp chất từ loài trà Shan tuyết. 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được. 3. Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất phân lập được.
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI Camellia Giới : Plantae Bộ : Ericales Họ : Theaceae Chi : Camellia Camellia là một chi thực vật có hoa trong họ Theaceae phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Châu Á. Camellia có nguồn gốc ở vùng Assam (Ấn Độ). Cũng có giả thiết cho rằng cây xuất xứ từ vùng Vân Nam (Trung Quốc) và Bắc Việt Nam. Trên thế giới có khoảng 280 loài thuộc Chi Camellia, ở Việt Nam, hiện đã biết 68 loài trong đó có tới 15 loài đặc hữu [1]. Các loài trong chi trà là các cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ và thường xanh, cao khoảng 2–20 m. Lá sắp xếp theo kiểu so le, lá đơn, dày, mép lá có khía, thông thường có mặt ngoài bóng láng, dài 3–17 cm. Hoa lớn và dễ thấy, đường kính 1–12 cm, với 5–9 cánh hoa; có màu từ trắng tới hồng hay đỏ, còn màu vàng có ở một số loài. Quả là loại quả nang khô được chia thành 1–5 ngăn, mỗi ngăn chứa 1–8 hạt [2]. 1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÀ SHAN TUYẾT (Camellia sinensis var. assamica) 1.2.1. Thực vật học Tên khoa học: Camellia sinensis var. assamica (J.W.Mast.) Kitam. Tên thường gọi: Trà (chè) Shan tuyết hay trà tuyết Giới : Plantae Bộ : Ericales Họ : Theaceae Chi : Camellia
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 4 1.2.2. Đặc điểm thực vật Trà Shan tuyết có đặc điểm là cây gỗ thường xanh, cao 7-16m, gốc lớn có đường kính 1m, tán rộng khoảng 8m. Trà có lá dài 7-16cm, rộng 2,8- 5,5cm, có chóp nhọn dài thành đuôi, gân bên 9-13 đôi, cuống lá khoảng 0,4- 1cm. Hoa 1-4; lá đài 5, mặt trong không lông; số cánh hoa từ 7-9; nhị nhiều; bầu 3-5 lá noãn, vòi nhụy 3, rời ở đỉnh. Quả nang rộng 3-4 cm. Trà Shan tuyết là loài cây ưa lạnh, thường gặp ở các vùng núi có độ cao từ 800-1000m. C. sinensis var. assamica phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, loài cây này được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái [3]. Hình 1.1. Cây trà Shan tuyết (C. sinensis var. assamica)
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 5 1.2.3. Bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, công dụng 1.2.3.1. Bộ phận dùng Búp trà, lá trà non tươi hoặc đã chế biến khô và quả. 1.2.3.2. Tính vị, tác dụng Trà có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát, vào kinh can, thận có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt, xây xẩm, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ [3]. 1.2.3.3. Công dụng Trà Shan tuyết được chế biến thành trà mạn, trà xanh hoặc trà đen có chất lượng cao dùng làm thức uống. Bên cạnh đó, lá và quả trà tuyết còn được dùng làm thuốc. Ở Vân Nam (Trung Quốc), trà Shan tuyết được dùng để trị đi đái nước tiều vàng, cảm nắng, nóng miệng, khát, sa khí bụng đái, dịch tả khan và bệnh lỵ. Dùng trong dạng thuốc sắc với liều 4-8 g [3]. 1.2.4. Tác dụng dược lý Cũng như các loài thuộc họ trà, trà Shan tuyết là loại nước uống tốt cho sức khỏe. Từ lâu, trà Shan tuyết nói riêng và trà nói chung đã được sử dụng như là một phương thuốc trong y học phương đông. Căn cứ vào các sách đông y dược, ghi chép qua các thời đại và thực tiễn chứng minh chẳng những bảo vệ sức khỏe mà còn có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh, nên người ta coi trà là loại thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên các hiểu biết về cơ chế tác động của lá trà mới được bắt đầu nghiên cứu mạnh mẽ trong thế kỉ 20. Trước đây, tác dụng của trà được cho rằng do tác động của các thành phần caffeine và vitamin C. Bắt đầu từ khoảng thập niên 70 của thế kỉ 20, việc nghiên cứu chi tiết về trà đã chỉ ra rằng những tác dụng về mặt dược lý của trà là do sự có mặt của nhiều nhóm hợp chất như: flavonoid, terpenoid, alkaloid, lipid, tinh dầu, acid amin và nhiều sinh tố cùng các nguyên tố vi lượng như P, sắt, iod, Mg, Cu,… tổng cộng trên 300 loại thành phần. Các thành phần này có tác dụng trọng yếu trong phòng và chữa bệnh đối với cơ thể con người. Một số tác dụng cụ thể của trà Shan tuyết:
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 6 - Tinh thần nâng cao, đầu óc tỉnh táo: khi đầu óc xây xẩm, tinh thần mệt mỏi, người ta uống một chén trà mới pha, sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái. - Thanh lợi đầu và mắt: uống trà lâu dài có thể thanh lợi đầu và mắt, đạt tác dụng làm tinh thần sảng khoái, mắt tinh, tai sáng. Trong trà có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có quan hệ tới thị lực như là: tiền sinh tố A (β − caroten), vitamin B1, B2, và C, đều là những chất cần thiết duy trì thị lực. - Tiểu thử giải khát: sau khi uống trà nóng, tinh dầu thơm trong trà và caffeine mau phát huy tác dụng, làm giãn huyết quản, mở tuyến mồ hôi, thân thể hơi toát mồ hôi, tán phát nhiệt lượng trong cơ thể, do đó đạt được mục đích tiêu thử giáng thấp thanh nhiệt, sau khi uống trà nóng gia tăng được lượng nước tiểu, làm cho tiểu tiện bài tiết điều hòa, tự nhiên sẽ có bộ phận nhiệt lượng theo đường tiểu tiện tiết ra ngoài, làm cho ra mồ hôi. Ngoài ra, làm co dãn cơ trơn dạ dày, ruột giãn giải co thắt trường vị, cho nên uống trà điều trị được thử nhiệt, sa khí, đau bụng. - Giảm béo: trà xanh chứa nhiều thành phần như chứa chất dẫn phenol, flavonoid, quereetin cùng nhiều loại sinh tố, nhất là vitamin C với lượng lớn. dẫn chất phenol trong lá trà giáng giải chất mỡ, flavonoid, quereetin hỗ trợ việc giáng thấp cholesterol. Vitamin C hỗ trợ lợi tiểu làm cholesterol bài tiết ra ngoài nhanh chóng. Các vitamin khác cải thiện cơ năng chuyển hóa của cơ thể, hỗ trợ và để phòng mạch máu bị xơ cứng. Trong lá chè có diệp lục (chlorophyll) sau khi vào cơ thể, sẽ loại cholesterol từ thức ăn, ngăn cản tiêu hóa hấp thụ cholesterol trong cơ thể [4]. 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI Camellia sinensis var. assamica Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài C. sinensis var. assamica. Thành phần hóa học chủ yếu của chi trà nói chung cũng như của loài trà Shan tuyết nói riêng là các hợp chất flavonoid và terpenoid. Dưới đây là tổng quan nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài C. sinensis var. assamica.
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 7 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.3.1.1. Các hợp chất flavonoid Năm 1989, Hashimoto và cộng sự đã phân lập được hai tư flavan từ lá của loài Camellia sinensis var. assamica. Các hợp chất đó được xác định là: assamicain A-C (1-3), (-)-epiafzelechin (4), (-)-epicatechin (5), (-)- epigallocatechin (6), epiafzelechin 3-O-gallate (7), (-)-epicatechin 3-O-gallate (8), (-)-epigallocatechin 3-O-gallate (9), (-)-epicatechin 3,5-di-O-gallate (10), (-)-epigallocatechin 3,5-di-O-gallate (11), (-)-epigallocatechin 3,3′-di-O- gallate (12), (-)-epigallocatechin 3,4′ di-O-gallate (13), (-)-epigallocatechin 3- O-caffeoate (14), procyanidin B-2 (15), procyanidin C-1 (16), procyanidin B- 3 (17), procyanidin B-4 (18), catechin-(4α-8)-epigallocatechin (19), gallocatechin-(4α-8)-epicatechin (20), prodelphinidin B-4 (21), theaseninsin A (22), theaseninsin B (23) và desfalloyl theasinensin F (24) [5].
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 8 Các nhà khoa học Trung Quốc đã tách được hai flavan-3-ol thay thế 8- C (25-26), puerin A (25) và puerin B (26), cùng năm hợp chất flavonoid khác (27-31) bao gồm, cinchonain epicatechin-[7,8-bc]-4α-(4-hydroxyphenyl)- dihydro-2(3H)-pyranone (27), cinchonain Ib (28), (-)-epicatechin-8-C-β-D- glucopyranoside (29), gallocatechin (30) và myricetin (31) từ lá cây C. sinensis var. assamica [6].
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 9 Từ lá trà C. sinensis var. assamica, Tao và cộng sự đã phân lập được năm hợp chất flavan-3-ol (32-36), puerin C-F (32-35) có tên gọi tương ứng là (+)- gallocatechin-[8,7-e]-4α-(2,4,5-tri-hydroxyphenyl)-dihydro-2(3H)-pyranone (32), (-)-gallocatechin-[8,7-e]-4α-(2,4,5-trihydroxyphenyl)-dihydro-2(3H)- pyranone (33), (-)-epigallocatechin-[8,7-e]-4β-(2,4,5-trihydroxyphenyl)- dihydro-2(3H)-pyranone (34), (+)-epigallocatechin-[8,7-e]-4β-(2,4,5- trihydroxyphenyl)-dihydro-2(3H)-pyranone (35) và (+)-catechin (36) [7]. Năm 2014, Tian và cộng sự đã phân lập được mười bảy hợp chất từ lá trà C. sinensis var. assamica. Các hợp chất này được xác định là: 8- carboxymethyl-(+)-catechin (37), 8-carboxymethyl-(+)-catechin methyl ester
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 10 (38), 6-carboxymethyl-(+)-catechin (39), 6-carboxyl-(-)-gallocatechin (40), 8- carboxyl-(+)-catechin (41), (+)-catechin-8-O-β-D-glucopyranoside (42), (−)- epicatechin-8-C-β-D-glucopyranoside (43), vicenin-2 (44), isoschaftoside (45), 2′′-O-β-D-glucopyranosylvitexin (46), quercetin 4′-O-α-L-rhamnopyranosyl-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside (47), rutin (48), nicotifiorin (49), myricetin 3-O-β-D-glucopyranoside (50), myricetin 3-O-β-D-galactopyranoside (51), quercetin 3-O-β-D- glucopyranoside (52) và quercetin 3-O-β-D-galactopyranoside (53). Trong đó, các hợp chất 40 và 42-53 được thử nghiệm hoạt động cấp tính về độ nhạy insulin trong các tế bào mỡ 3T3-L1 biệt hóa, nhưng không có chất nào thể hiện hoạt tính sinh học ở nồng độ 10 μM [8]. Theo nghiên cứu của Wang và cộng sự đã tiến hành phân lập các hợp chất từ lá trà C. sinensis var. assamica và thu được tám dẫn xuất flavan-3-ol được thay thế 8-C N-ethyl-2-pyrrolidinone (puerin I-VIII) (54-61). Các hợp chất này được đánh giá một số hoạt tính sinh học. Kết quả chỉ ra rằng các purin I-IV có tác dụng bảo vệ tiềm năng đối với các tổn thương tế bào nội mô
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 11 vi mạch (HMEC) do H2O2 gây ra tốt hơn so với các polyphenol trong các loại trà khác [9]. Năm 2017, nhóm tác giả Wang đã phân lập được mười sáu hợp chất flavonoid được xác định là (-)-epiafzelechin (4), (-)-epicatechin (5), (-)- epigallo-catechin (6), (-)-epiafzelechin-3-O-gallate (7), (-)-epicatechin-3-O- gallate (8), (–)-epigallo-catechin-3-O-gallate (9), gallocatechin (30), (+)- catechin (36), (-)-epicatechin-3-O-(Z)-coumarate (62), (-)-epicatechin-3-O- (E)-coumarate (63), (-)-epicatechin-3-O-(E)-caffeate (64), epicatechin-3-O-p- hydroxybenzoate (65), epicatechin-3-O-p-hydroxybenzoate (66), (+)- catechin-3-O-gallate (67), (+)-epiafzelechin-3-O-gallate (68) và (+)- gallocatechin-3-O-gallate (69) từ dịch chiết nước của trà C. sinensis var. assamica. Đồng thời, dịch chiết của trà này và các phân đoạn của nó đã được đánh giá hoạt tính ức chế α-glucosidase và lipase. Hợp chất 9 cho thấy tác dụng ức chế sucrase với giá trị IC50 là 32.5 µmol/L và ức chế maltase với giá trị IC50 là 1.3 µmol/L. Các hợp chất 8, 9, 67 và 68 cho thấy hoạt tính ức chế lipase với các giá trị IC50 lần lượt là 16.0, 13.3, 13.6 và 19.8 μmol/L [10].
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 12 Theo nghiên cứu của Zhou và cộng sự đã phân lập được mười một hợp chất flavonoid: (-)-epicatechin (5), (-)-epigallocatechin gallate (6), amelliaone A-E (70-74), quercetin (75), (-)-gallocatechin gallate (76), apigenin (77) và amentoflavone (78) từ dịch chiết ethanol của lá trà Camellia sinensis var. assamica. Đồng thời, tác giả cũng đã đánh giá hoạt tính chống oxi hóa, ức chế α-glucosidase và hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất này. Hợp chất 77 thể hiện hoạt tính ức chế α-glucosidase với giá trị IC50 là 10.2 µM, tốt hơn so với acarbose (18.2 µM). Năm flavanone (77-81) thể hiện độc tính tế bào đối với dòng tế bào ung thư ở người HepG2, với giá trị IC50 trong khoảng 50.2 – 123.5 µM [11].
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 13 Gần đây, từ loài trà C. sinensis var. assamica, Cheng và cộng sự đã phân lập được mười flavoalkaloid. Các hợp chất đã được xác định là (-)-6- (5'''S)-N-ethyl-2-pyrrolidinone-epicatechin-3-O-gallate (79), (-)-6-(5'''R)-N- ethyl-2-pyrrolidinone-epicatechin-3-O-gallate (80), (-)-8-(5'''S)-N-ethyl-2- pyrrolidinone-epicatechin-3-O-gallate (81), (-)-8-(5'''R)-N-ethyl-2- pyrrolidinone-epicatechin-3-O-gallate (82), (-)-8-(5'''S)-N-ethyl-2- pyrrolidinone-catechin-3-O-gallate (83), (-)-8-(5'''R)-N-ethyl-2-pyrrolidinone- catechin-3-O-gallate (84) và etc-pyrrolidinone A-D (85-88). Bên cạnh đó, các hợp chất (79-84) đã thể hiện khả năng bảo vệ chống lại sự lão hóa tế bào do glucose trên các tế bào nội mô tĩnh mạch rốn của con người (HUVEC) ở 1.0 và 10 µM [12].
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 14 1.3.1.2. Các hợp chất terpenoid Từ hạt loài trà Camellia sinensis var. assamica, nhóm tác giả Murakami đã phân lập được tám triterpenoid: assamsaponin A-E (89-93), theasaponin E1 (94), theasaponin E2 (95) và camelliasaponin B1 (96). Hoạt tính bảo vệ dạ dày của các hợp chất thu được đã được đánh giá và kết quả chỉ ra rằng hợp chất 94 thể hiện hoạt tính ức chế tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bởi ethanol trên chuột tốt hơn so với thuốc tham khảo omeprazole [13]. Năm 2000, nhóm tác giả Murakami tiếp tục phân lập được thêm bốn hợp chất assamsaponin F- I (97-100) từ hạt và assamsaponin J (101) từ lá của loại trà Camellia sinensis var. assamica [14].
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 15 Năm 2000, Lu và cộng sự cũng đã phân lập được ba triterpenoid từ rễ loài trà C. sinensis var. assamica bao gồm: axit 3-O-α-L-
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 16 arabinopyranosyl(1→3)-β-D-glucuronopyranosyl-21,22-di-O-angeloyl-R1- barrigenol-23-oic (102), axit 3-O-α-L-arabinopyranosyl(1→3)-β-D- glucuronopyranosyl-21-O-angeloyl-22-O-2-methylbutanoyl-R1 barrigenol 23- oic (103) và axit 3-O-α-L-arabinopyranosyl (1→3)-β-D-glucuronopyranosyl- 16α-O-acetyl-21-O-angeloyl-22-O-2-methylbutanoyl-R1-barrigenol-23-oic (104) [15]. Theo nghiên cứu của Ohta, tám oligoglycoside triterpen: floraassamsaponin I-VIII (105-112) được phân lập từ nụ hoa của loài Camellia sinensis var. assamica. Các hợp chất floraassamsaponin II-IV (106- 108) và floraassamsaponin VII (111) đã được thử nghiệm hiệu quả ức chế sự tổng hợp của 42-mer amyloid β-protein (Aβ42), một loại protein gây ra bệnh Alzheimer. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất 107, 108 và 111 có hiệu quả ức chế đối với sự tổng hợp của Aβ42 với phần trăm ức chế (%) tương ứng là 107: 73.4±8.0 (p<0.01), 108: 68.8±8.4 (p<0.01), và 111: 56.9±13.2 (p<0.01) ở nồng độ 100 µM. Trong khi đó, hợp chất 106 có ảnh hưởng yếu hơn với phần trăm ức chế là 18.3±5.4 (p<0.01) ở cùng nồng độ [16].
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 17 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, chi trà mới chỉ có một vài nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Năm 2014, tác giả Trần Thị Liên đã nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của phụ phẩm trà trong quá trình chế biến trà khô của trà xanh Thái Nguyên. Tác giả đã phân lập được bốn hợp chất từ dịch chiết ethyl acetate của trà: epiafzelechin (4), epicatechin (5), epigallocatechin (6) và catechin (36). Đồng thời, dịch chiết nước từ trà và phân đoạn giàu polyphenol thể hiện hoạt tính kháng oxi hoá DPPH rất tốt, trong đó tốt nhất là phân đoạn giàu polyphenol có giá trị EC50 = 5.0 μg/ml tốt hơn chất đối chứng Resveratrol 1.66 lần và cao trà tổng có giá trị EC50 = 8.9 μg/ml, chất đối chứng (8.3 μg/ml) [17]. Nguyễn Thị Hương và cộng sự đã phân lập được hai saponin triterpene: camellioside I (113) và J (114), và hai glycoside megastigmane: camellistigoside A (115) và B (116) từ lá của loài Camellia bugiamapensis. Tác dụng ức chế của chúng đối với sự sản xuất NO do LPS gây ra trong các tế bào RAW264.7 đã được đánh giá. Trong số các hợp chất này, chỉ có camellioside I (113) cho thấy hoạt tính ức chế sản xuất NO với IC50 = 49.42 ± 1.34 µM, so với chất đối chứng dương là cardamonin (IC50 là 2.20 ± 0.27µM). Thử nghiệm khả năng sống của tế bào chỉ ra rằng hợp chất này ít hoặc không ảnh hưởng đến độc tính tế bào [18].
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 18 Gần đây, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân đã tiến hành chiết tách các hợp chất flavonoid từ hoa của loài Camellia chrysantha và thu được các hợp chất: (-)-epicatechin (5), (+)-catechin (36), quercetin (75), quercetin-3-O- methyl ete (117) và kaempferol (118) [19]. 1.4. TỔNG QUAN VỀ TIỂU ĐƯỜNG 1.4.1. Khái quát về bệnh tiểu đường Tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Bệnh tiểu đường được chia làm hai loại chính sau: - Tiểu đường tuýp 1 (còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin): cơ thể ngừng sản xuất insulin. Thường gặp ở trẻ em hoặc thiếu niên. Những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 cần phải được điều trị bằng insulin mỗi ngày để duy trì cuộc sống. - Tiểu đường tuýp 2: là một chứng bệnh mạn tính phát triển khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi các mô trong cơ thể không thể sử dụng insulin một cách bình thường. Tiểu đường tuýp 2 rất phổ biến (chiếm trên 90% số trường hợp mắc bệnh), thường gặp ở người trên 40
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 19 tuổi trong đó người bị bệnh tiểu đường thường dễ bị một số bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đục thuỷ tinh thể... và thường có tuổi thọ ngắn hơn những người khác. - Tiểu đường thai kỳ: đây là một tình trạng rối loại dung nạp glucose trong quá trình mang thai. Bệnh này làm tăng đường huyết trong thai nhi dẫn đến nguy cơ gây sảy thai, thai lưu, dị tật… Bệnh tiểu đường thường gây ra những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng cấp tính của bệnh này có thể là hôn mê do tăng đường huyết, hạ đường huyết và tăng keto-axit máu. Các biến chứng lâu dài do bệnh tiểu đường gây ra gồm có các tổn thương thần kinh, tim mạch, thị giác, nguy cơ nhiễm trùng. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu quá cao lâu ngày gây thương tổn các mạch máu nhỏ với hậu quả là mù mắt, suy thận, đồng thời thúc đẩy xơ mỡ động mạch (atherosclerosis) làm hẹp các động mạch lớn gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn có ảnh hưởng xấu lên dây thần kinh, cơ tim, da, chân và răng lợi. Các biến chứng mãn tính xảy ra sớm hay muộn, nặng hay nhẹ rất khác biệt ở từng bệnh nhân. 1.4.2. Các thuốc điều trị bệnh tiểu đường Để kiểm soát được đường huyết của các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường kết hợp chế độ ăn phù hợp với dùng thuốc. Thuốc cho bệnh nhân tiểu đường có 2 loại cơ bản là thuốc dùng đường tiêm và thuốc viên uống. 1.4.2.1. Các thuốc điều trị tiểu đường dùng tiêm - Isulin: Insulin là nội tiết tố của tuyến tuỵ do tế bào β của tiểu đảo Langerhans tiết ra. Insulin có tác dụng điều hoà đường huyết bằng cách đưa glucose qua màng tế bào vào chu trình Krebs. Sự tăng glucose trong máu có thể do thiếu insulin hay do insulin không thể hấp thụ vào các mô. Sự mất cân bằng này dẫn đến bất thường trong chuyển hoá glucid, lipid và protid. Insulin gắn vào receptor đặc hiệu trên màng tế bào, quá trình này sẽ hoạt hoá tyrosin kinase đặc hiệu của receptor ở trong tế bào và kinase này lại hoạt hoá protein kinase khác, bằng phản ứng phosphoryl hoá. Cuối cùng những enzym này có
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 20 thể phosphoryl hoá nhiều enzym quan trọng khác như glucokinase, glycogen synthetase.... - Amylin: Amylin là một hormon được bài tiết từ tế bào β của tuỵ cùng với insulin đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế điều hoà đường huyết. Trong tế bào β, insulin và amylin cùng được chứa trong mép nang tiết và cùng được bài tiết khi tăng đường huyết. Amylin có tác dụng ức chế bài tiết glucagon sau ăn và làm chậm tiêu hoá thức ăn ở dạ dày, chậm hấp thu đường ở ruột vì vậy làm cho đường huyết tăng chậm. Trong khi đó insulin có tác dụng tăng dự trữ glucose ở mỡ, cơ, xương và giảm sản xuất glucose ở gan, giảm tiết glucagon. Cả hai hormon này hoạt động tương trợ nhau giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. 1.4.2.2. Các thuốc điều trị tiểu đường dùng đường uống Nhiều thuốc có tác dụng hạ đường huyết được đưa vào cơ thể bằng đường uống. Theo cấu trúc và cơ chế tác dụng các chất này được chia thành 5 nhóm sau: - Các thuốc nhóm dẫn xuất biguanide: Chất đầu tiên thuộc biguanide tìm thấy có tác dụng hạ đường huyết là Metformin vào năm 1948. Dẫn xuất biguanid có công thức chung như sau: Trong nhóm biguanide gồm có: metformin, buformin, phenformin. Vì nguy cơ gây nhiễm acid lactic nên buformin, phenformin ngày nay ít được sử dụng. Cơ chế tác dụng của các thuốc nhóm này như sau: + Làm tăng tác dụng của insulin tại thụ thể và hậu thụ thể + Tăng sử dụng glucose ở tổ chức ngoại vi, đặc biệt ở tế bào cơ + Giảm sinh glucose ở gan + Giảm hấp thu glucose ở ruột
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 21 + Tăng sự nhạy cảm của insulin ở thụ thể và hậu thụ thể Chúng không có tác dụng kích thích bài tiết insulin ở tuỵ như các sulfamide chống tiểu đường. - Các thuốc nhóm dẫn xuất sulfamide: Khái niệm sulfamide chống tiểu đường xuất hiện từ năm 1942, sau khi Laubatiere thử nghiệm một loại sulfamide kháng khuẩn trên bệnh nhân thương hàn thấy có dấu hiệu hạ đường huyết. Nhưng mãi tới năm 1995 người ta mới thực sự tìm ra những chất có tác dụng điều trị thuộc nhóm dẫn xuất benzen sulfonylurea với các gốc ankyl có công thức chung là: Chất đầu tiên được đưa vào điều trị là Carbutamide (R1 = ̶NH2, R2 = n ̶ C4H9) được dùng điều trị bệnh tiểu đường dưới dạng thuốc uống vào năm 1955. Sau nhiều năm nghiên cứu người ta thấy rằng không nhất thiết phải có nhóm -NH2 gắn với nhân thơm và khi thay nhóm ̶NH2 bằng nhóm ̶CH3, ̶Cl hay một nhóm thế khác thì vẫn có tác dụng tốt và độc tính giảm đi. Cơ chế tác dụng là kích thích bài tiết insulin. Trong trạng thái sinh lý, đường huyết tăng cao sẽ có hiện tượng khoá kênh K+ ̶ATP, dẫn tới K+ trong tế bào tăng đột ngột sẽ kích thích hoạt động của kênh Ca++ dưới tác động của AMP vòng, Ca++ vào tế bào tăng. Kích thích quá trình phosphoryl hoá và giải phóng insulin từ nang tiết vào máu. sulfamide có tác dụng như một cái khoá hoạt động trên kênh K+ ̶ATP và vì vậy có tác dụng kích thích bài tiết insulin. Cho đến nay có rất nhiều sulfamide hạ đường huyết đã được khám phá và đưa vào điều trị. Dựa vào thời gian duy trì tác dụng (nhanh hoặc kéo dài) và liều dùng mà người ta chia sulfamide hạ đường huyết thành hai thế hệ, thế hệ một và thế hệ hai. Các sulfamide hạ đường huyết thế hệ một gồm có: carbutamide, tolbutamide, phenbutamide, metabutamide, chlorpropamide, tolcyclamide, acetohexamide, metahexamide, tolazamide.
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 22 Các sulfamide hạ đường huyết thế hệ hai cũng là các dẫn xuất của sulfonylurea có công thức tổng quát giống như sulfamide hạ đường huyết thế hệ thứ nhất nhưng được tìm ra trong thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, nó bao gồm các phân tử có cấu trúc nhóm thế phức tạp hơn, có mạch cacbon dài hơn, có hiệu lực tác dụng mạnh hơn và tác dụng kéo dài hơn nên thường mỗi ngày chỉ phải uống một lần. Các sulfamide hạ đường huyết thế hệ hai gồm có glypinamide, gliclazide, glibonuride, glibenclamide, glipizide, glisoxepide, gliquidon, glimepiride. Trong số các sulfamide hạ đường huyết liệt kê ở trên thì tolbutamide, chlorpropamide và glibenclamide hiện đang được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở nước ta. - Các thuốc nhóm ức chế enzyme α-glucosidase: các thuốc loại này có tác dụng ngăn không cho hấp thu glucose vào máu. Vì thế có ưu điểm là không có nguy cơ gây hạ đường máu, không gây tăng cân (như: insulin và các sulfamid hạ đường huyết khác). Ngày nay trên thị trường xuất hiện một số thuốc ức chế enzyme α-glucosidase có tác dụng gây hạ đường huyết sau đây: + Acarbose:
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 23 Acarbose hoạt động theo cơ chế ức chế cạnh tranh sự phân giải đường phức. Acarbose là một phân tử được tổng hợp từ Actiplanes (vi khuẩn) bằng kỹ thuật sinh học. Hoạt động của nó làm chậm tiêu hóa đường bằng cách ức chế cạnh tranh enzyme α -glucosidase ruột và các yếu tố enzyme ở ruột non có nhiệm vụ tách các đường phức thành các đường đơn. Kết quả là kéo dài thời gian thủy phân các đường đôi dẫn đến việc tiêu hóa các đường này bị chậm lại. Thuốc có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase ở rìa bàn chải niêm mạc ruột non. Ngoài ra còn ức chế các enzym thuỷ phân đường đa ở ruột, do vậy làm giảm hấp thu glucose. + Voglibose (Basen): Voglibose là một chất ức chế α-glucosidase được sử dụng để làm giảm mức đường huyết sau ăn ở những người bị tiểu đường. Voglibose làm chậm sự hấp thu glucose do đó làm giảm nguy cơ biến chứng mạch máu vĩ mô. - Benfluorex: Benfluorex có tác dụng tạo thuận lợi cho sự xâm nhập và sử dụng glucose ở tế bào, không có tác dụng trên sự bài tiết insulin, ngoài ra
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 24 còn có tác dụng giảm lipid máu. Thuốc dùng để hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng trong bệnh tiểu đường. - Các thuốc nhóm meglitinide: Các thuốc nhóm meglitinide liên kết với kênh K+ (KATP) phụ thuộc ATP trên màng tế bào của các tế bào beta tuyến tụy theo cách tương tự như sulfoamide nhưng có ái lực liên kết yếu hơn và phân ly nhanh hơn từ vị trí gắn SUR1. Điều này làm tăng nồng độ kali nội bào. Sự khử cực này mở các kênh Ca2+ có điện áp. Sự gia tăng canxi nội bào dẫn đến tăng phản ứng tổng hợp insulin trong màng tế bào, và do đó tăng tiết insulin. Hiện nhóm này có 2 hoạt chất chính là repaglinide (Prandin) và nateglinide (Starlix). - Các thuốc nhóm thiazolidinedione (TZD hay glitazone): Các thuốc nhóm TZD có tác dụng làm tăng nhạy cảm của insulin tại các mô trong cơ thể và giảm rối loạn mỡ máu tương tự như nhóm Biguanide. Nhưng thuốc lại làm tăng tích trữ mỡ dưới da nên thường gây tăng cân cho người bệnh. Mặt khác còn gây giữ nước, do đó cần thận trọng khi sử dụng điều trị cho những người bệnh tim mạch hay viêm gan, men gan tăng cao. Thuốc đang được dùng là rosiglitazone và pioglitazone, nhóm này trước đây có troglitazone nhưng nay đã bị cấm vì tác hại gây độc với gan, dẫn tới suy gan và tử vong.
  • 37. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Mẫu lá trà Shan tuyết (Camellia sinensis var. assamica (J.W.MAST.) Kitam.) được thu hái tại Nguyên Bình, Cao Bằng, Việt Nam vào tháng 4/2019. Tên khoa học được TS. Nguyễn Thế Cường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật giám định. Mẫu tiêu bản (NCCT-P86) được lưu tại Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp phân tích, phân tách và phân lập các hợp chất Sắc ký lớp mỏng (TLC) Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715), RP18 F254s (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng từ từ trên bếp điện đến khi hiện màu. Sắc ký lớp mỏng điều chế Sắc ký lớp mỏng điều chế thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn silica gel 60G F254 (Merck 1,05875), phát hiện vệt chất bằng đèn tử ngoại hai bước sóng 254 nm và 365 nm, hoặc cắt rìa bản mỏng để phun thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%, hơ nóng để phát hiện vệt chất; ghép lại bản mỏng như cũ để xác định vùng chất; sau đó cạo lớp silica gel có chất, giải hấp phụ và tinh chế lại bằng cách kết tinh trong dung môi thích hợp. Sắc ký cột (CC) Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là silica gel pha thường và chất hấp phụ pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240-430 mesh). Chất hấp phụ pha đảo là octadecylsilyl (ODS) hoặc YMC (30-50 m, Fuji Silysia Chemical Ltd.). Nhựa trao đổi ion Diaion HP-20 (Misubishi Chem. Ind. Co., Ltd.).
  • 38. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 26 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất Phương pháp chung để xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất là sự kết hợp xác định giữa các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại bao gồm: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Phổ NMR đo trên các máy: máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer của Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất nội chuẩn là TMS (Tetrametyl Silan). Các kỹ thuật phổ cộng hưởng từ hạt nhân được sử dụng bao gồm: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều: 1 H-NMR, 13 C-NMR và DEPT. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều: HSQC và HMBC. Dung môi được sử dụng bao gồm các dung môi: CD3OD hoặc DMSO- d6. 2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase Hoạt tính ức chế α-glucosidase được thực hiện dựa vào phản ứng thủy phân p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNPG) thành đường glucose và p- nitrophenol, hợp chất có màu vàng, dưới xúc tác của enzyme α-glucosidase. Khi mẫu thử có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase, sự tạo thành hợp chất p-nitrophenol sẽ giảm, do vậy mật độ quang (OD) của p-nitrophenol so với mẫu đối chứng, không bị ức chế sẽ giảm theo. Mật độ quang (OD) của p- nitrophenol sinh ra sau phản ứng được đo ở bước sóng 405 nm và được dùng để đánh giá hoạt động ức chế enzyme của mẫu thử. Cách tiến hành: - Sử dụng phiến 96-giếng - Trong mỗi giếng chứa mẫu nghiên cứu (50 L) đã ủ với enzyme α- glucosidase (100 L) trong 10 phút ở 25o C sau đó bổ sung p- nitrophenyl- α-D- glucopyranoside (50 L), ủ trong 5 phút ở 25o C. Đo OD ở bước sóng 405 nm.
  • 39. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 27 - Chất đối chứng dương: Acarbose - Kết quả được tính theo công thức sau: % Ức chế = (OD c+ - OD c- ) - (OD s - OD b ) x100 ODc+ - ODc- Trong đó: ODc+: Mật độ quang trung bình của mẫu chứng dương (không có mẫu thử, có α-glucosidase; trường hợp này coi như giá trị ức chế 0%); ODc-: Mật độ quang trung bình của mẫu chứng âm (không có mẫu thử và α-glucosidase; trường hợp này coi như giá trị ức chế 100%); ODs: Mật độ quang trung bình của mẫu thử; ODb: Mật độ quang trung bình mẫu trắng (có mẫu thử, không có α- glucosidase). Nồng độ ức chế 50%, IC50 được xây dựng trên 5 nồng độ thử nghiệm. Giá trị IC50 được xác định theo phương pháp hồi quy tuyến tính trên phần mềm Graphpad Prism 5.0. 2.3. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ 2.3.1. Hóa chất Dung môi: methanol, dichloromethane, ethyl acetate, acetonitrile, n- hexan, dichloromethane, acetone, sulfuric acid, nước cất. 2.3.2. Thiết bị Bản mỏng tráng sẵn silica gel DC-Alufolien 60 F254 và RP18 F254S (Merck) Bản mỏng điều chế tráng sẵn silica gel 60G F254 (Merck 1,05875) Đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 và 365 nm Chất hấp phụ silica gel (Silica gel 240-430 mesh, Merck) Chất hấp phụ pha đảo (ODS hoặc YMC 30-50 m, Fuji Silysia, Nhật Bản) Máy fraction collector EYELLA DC-1200
  • 40. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 28 Máy cộng hưởng từ hật nhân Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer.
  • 41. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 29 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 3.1. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT Mẫu lá trà Shan tuyết khô (5 kg) được nghiền nhỏ ngâm trong bể siêu âm với methanol ba lần (mỗi lần 15L, 30 phút). Dịch chiết methanol được gom lại, lọc qua giấy lọc và cất thu hồi dung môi dưới áp suất thấp thu được 400 g cặn chiết methanol. Cặn chiết này được phân tán vào nước cất và chiết phân bố lần lượt với các dung môi tăng dần độ phân cực (dichloromethane, ethyl acetate). Các dịch chiết được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn chiết tương ứng dichloromethane (CA1A, 100.0 g), ethyl acetate (CA1B, 70.0 g) và dịch nước (CA1C). Hình 3.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài trà Shan tuyết C. sinensis var. assamica
  • 42. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 30 Tiếp đó, phần cặn ethyl acetate được đưa lên cột sắc ký silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải gradient CH2Cl2/MeOH (50/1, 20/1, 10/1, 2/1, v/v) thu được bốn phân đoạn CA1B1-CA1B4. Phân đoạn CA1B2 được đưa lên cột pha đảo với hệ dung môi rửa giải MeOH/nước (1/1.5, v/v) thu được ba phân đoạn CA1B2A (1.5 g), CA1B2B (1.9 g) và CA1B2C (2.0 g). Phân đoạn CA1B2A được tinh chế trên máy HPLC (cột J’sphere M-80, dài 150 mm×20 mm ID, sử dụng 25% acetonitrile trong nước, tốc độ 3 mL/min) thu được bốn hợp chất CA1 (6 mg), CA3 (98 mg), CA5 (76 mg) và CA9 (30 mg). Phân đoạn CA1B2B được tinh chế trên máy HPLC (cột J’sphere M-80, dài 150 mm×20 mm ID, sử dụng 28% acetonitrile trong nước, tốc độ 3 mL/min) thu được hai hợp chất CA2 (3 mg) và CA4 (30 mg). Phân đoạn CA1B4 được đưa lên cột pha đảo với hệ dung môi rửa giải MeOH/nước (1/2.0, v/v) thu được ba phân đoạn CA1B4A (0.9 g), CA1B4B (3.5 g) và CA1B4C (2.5 g). Phân đoạn CA1B4A và CA1B4B được lần lượt phân tách trên cột Sephadex LH-20 với hệ dung môi rửa giải bằng MeOH/nước (1/1, v/v) thu được CA6 (20 mg) và CA7 (500 mg). Phân đoạn CA1B4C được tinh chế trên cột sắc ký silica gel pha thường với hệ dung môi CH2Cl2/MeOH (5/1, v/v) thu được CA8 (500 mg). 3.2. THÔNG SỐ VẬT LÍ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC 3.2.1. Hợp chất CA1 Tên: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(4′′′-methoxy)galloyl]-β-D- glucopyranoside (chất mới) Chất bột vô định hình, màu trắng. Công thức phân tử: C28H30O12. Khối lượng phân tử: 558 HR-ESI-MS: m/z 593.1429 [M+Cl] – Tính toán lý thuyết cho công thức [C28H30O12Cl] – , 593.1426 1 H-NMR (CD3OD) và 13 C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.1.
  • 43. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 31 3.2.2. Hợp chất CA2 Tên: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(3′′′,4′′′- dimethoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới) Chất bột vô định hình, màu trắng. Công thức phân tử: C29H32O12. Khối lượng phân tử: 572 HR-ESI-MS: m/z 607.1574 [M+Cl] – Tính toán lý thuyết cho công thức [C29H32O12Cl] – , 607.1582 1 H-NMR (CD3OD) và 13 C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.2. 3.2.3. Hợp chất CA3 Tên: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-glucopyranoside Chất bột vô định hình, màu trắng. Công thức phân tử: C20H24O8 Khối lượng phân tử: 392 1 H-NMR (CD3OD) và 13 C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.3. 3.2.4. Hợp chất CA4 Tên: Sasastilboside A Chất bột vô định hình, màu trắng. Công thức phân tử: C21H26O8. Khối lượng phân tử: 406 1 H-NMR (CD3OD) và 13 C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.4. 3.2.5. Hợp chất CA5 Tên: 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D-glucopyranoside Chất bột vô định hình, màu trắng. Công thức phân tử: C20H24O8.
  • 44. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 32 Khối lượng phân tử: 392 1 H-NMR (CD3OD) và 13 C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.5. 3.2.6. Hợp chất CA6 Tên: Epicatechin Chất bột vô định hình, màu vàng. Công thức phân tử: C15H14O6. Khối lượng phân tử: 290 1 H-NMR (CD3OD) và 13 C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.6 3.2.7. Hợp chất CA7 Tên: Epicatechin 3-O-gallate Chất bột vô định hình, màu vàng. Công thức phân tử: C22H18O10 Khối lượng phân tử: 442 1 H-NMR (CD3OD): H 5.05 (br s, H-2),5.55 (H-3), 2.89 (dd, J = 2.0, 17.0 Hz, H-4)/ 3.02 (dd, J = 4.5, 17.0 Hz, H-4), 6.00 (s, H-6/H-8), 6.97 (d, J = 2.0 Hz, H-2′), 6.73 (d, J = 8.0 Hz, H-5′), 6.84 (dd, J = 2.0, 8.0 Hz, H-6′) và 6.98 (s, H-2″/H-6″). 13 C-NMR (CD3OD): C 78.5 (C-2), 70.0 (C-3), 26.8 (C-4), 157.8 (C-5), 96.6 (C-6), 157.8 (C-7), 95.9 (C-8), 157.2 (C-9), 99.4 (C-10), 131.4 (C- 1′), 115.1 (C-2′), 145.9 (C-3′), 145.9 (C-4′), 116.0 (C-5′), 119.4 (C-6′), 121.5 (C-1′′), 110.2 (C-2′′/C-6′′), 146.2 (C-3′′/C-5′′), 139.7 (C-4′′) và 167.6 (C-7′′). 3.2.8. Hợp chất CA8 Tên: Epigallocatechin 3-O-gallate Chất bột vô định hình, màu vàng. Công thức phân tử: C22H18O11 Khối lượng phân tử: 458
  • 45. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 33 1 H-NMR (CD3OD) và 13 C-NMR (CD3OD): Xem Bảng 4.7. 3.2.9. Hợp chất CA9 Tên: Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside Chất bột vô định hình, màu vàng. Công thức phân tử: C21H20O11 Khối lượng phân tử: 448 1 H-NMR (DMSO-d6): H 6.20 (d, J = 1.5 Hz, H-6), 6.43 (d, J = 1.5 Hz, H-8), 8.04 (d, J = 9.0 Hz, H-2′/H-6′) và 6.88 (d, J = 9.0 Hz, H-3′/H-5′). 13 C-NMR (DMSO-d6): C 156.2 (C-2), 133.2 (C-3), 177.5 (C-4), 161.2 (C-5), 98.8 (C-6), 164.4 (C-7), 93.7 (C-8), 156.4 (C-9), 103.9 (C-10), 120.9 (C-1′), 130.9 (C-2′/C-6′), 115.1 (C-3′/C-5′), 160.0 (C-4′), 100.9 (C-1′′), 74.2 (C-2′′), 76.4 (C-3′′), 69.9 (C-4′′), 77.5 (C-5′′) và 60.9 (C-6′′). 3.3. ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α- GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP CHẤT Các hợp chất CA6-CA9 được đánh giá sơ bộ hoạt tính ức chế enzyme α-Glucosidase
  • 46. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT 4.1.1. Hợp chất CA1: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O- (4′′′-methoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới) Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của CA1 và hợp chất tham khảo CA1a Hợp chất CA1 thu được dưới dạng bột vô định hình, màu trắng. Công thức phân tử của CA1 được xác định là C28H30O12 dựa trên phổ HR-ESI-MS m/z 593.1429 [M+Cl] – (tính toán theo lý thuyết cho công thức [C28H30O12Cl] – , 593.1426). Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA1 thấy xuất hiện tín hiệu bốn proton của một vòng thơm thế p- tại δH 6.65 (2H, d, J = 8.5 Hz) và 6.82 (2H, d, J = 8.5 Hz), ba proton của một vòng thơm thế 1,3,5- tại δH 6.20 (dd, J = 1.0, 2.0 Hz, 1H), 6.28 (1H, dd, J = 1.0, 2.0 Hz) và 6.36 (1H, dd, J = 2.0, 2.0 Hz), hai proton của một vòng thơm thế 1,3,4,5- tại δH 7.11(2H, s), hai nhóm methylene tại δH 2.58 (1H, m)/2.65 (1H, m) và 2.61 (1H, m)/2.71 (1H, m), một nhóm methoxy ở δH 3.85 (3H, s), và một proton anomeric ở δH 4.69 (1H, d, J = 7.5 Hz). Phổ 13 C- NMR và HSQC của CA1 thể hiện tín hiệu của 28 carbon, bao gồm 10 carbon không liên kết trực tiếp với hydro (δC 126.5, 133.8, 141.3, 145.6, 151.8×2, 159.0, 156.3, 159.9 và 167.8), 14 carbon methine (δC 71.8, 74.8, 75.5, 77.8, 102.4, 103.1, 109.2, 110.4×2, 111.1, 116.0×2, 130.6×2), 3 carbon methylene (δC 37.8, 39.2 và 65.1), và một nhóm methoxy (δC 60.7). Phân tích dữ liệu phổ 1 H- NMR và 13 C-NMR của hợp chất CA1 cho thấy đây là một dẫn xuất của dihydrostilbene, tương tự hợp chất 5,4′-
  • 47. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 35 dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-glucopyranoside (CA1a) [20], ngoại trừ sự xuất hiện thêm một nhóm 4′′′-methoxygalloyl tại glc C-6′′. Bảng 4.1. Số liệu NMR của CA1 và chất tham khảo CA1a C δC # δCa,b δH a,c (mult., J = Hz) 1 145.5 145.6 - 2 109.2 109.2 6.20 (dd, 1.0, 2.0) 3 159.9 159.9 - 4 102.6 103.1 6.36 (dd, 2.0, 2.0) 5 159.0 159.0 - 6 110.7 111.1 6.28 (dd, 1.0, 2.0) α 39.4 39.2 2.58 (m)/2.65 (m) α′ 37.8 37.8 2.61 (m)/2.71 (m) 1′ 133.9 133.8 - 2′,6′ 130.4 130.6 6.82 (d, 8.5) 3′,5′ 115.9 116.0 6.65 (d, 8.5) 4′ 156.2 156.3 - O-Glc 1′′ 102.1 102.4 4.69 (d, 7.5) 2′′ 74.8 74.8 3.45 (m) 3′′ 77.9 77.8 3.51 (t, 9.0) 4′′ 71.2 71.8 3.42 (m) 5′′ 77.9 75.5 3.69 (m) 6′′ 62.4 65.1 4.38 (dd, 6.5, 12.0) 4.68 (dd, 2.0, 12.0) Mgal 1′′′ 126.5 - 2′′′ 110.4 7.11 (s) 3′′′ 151.8 - 4′′′ 141.3 - 5′′′ 151.8 - 6′′′ 110.4 7.11 (s) 7′′′ 167.8 - 4′′′-OMe 60.7 3.85 (s) a đo trong CD3OD, b 125 MHz, c 500 MHz, Glc, glucopyranosyl; Mgal, 4′′′-methoxygalloyl, # δC của 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-glucopyranoside đo trong CD3OD. Tương tác trên phổ HMBC giữa H-2′/H-6′ (δH 6.82) và C-4′ (δC 156.3), giữa H-3′/H-5′ (δH 6.65) và C-1′ (δC 133.8)/C-4′ (δC 156.3), giữa H-2 (δH
  • 48. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 36 6.20) và C-3 (δC 159.9)/C-4 (δC 103.1)/C-6 (δC 111.1), giữa H-6 (δH 6.28) và C-2 (δC 109.2)/C-4 (δC 103.1) gợi ý vị trí nhóm hydroxy tại C-5 và C-4′. Thủy phân CA1 trong môi trường acid thu được đường D-glucose (xác định theo phương pháp thủy phân đường và phân tích GC) [21], kết hợp với tín hiệu proton glc H-1′′ [δH 4.69 (d, J = 7.5 Hz)] trên phổ 1 H-NMR cho phép xác định phân tử đường trong hợp chất CA1 là β-D-glucopyranosyl. Vị trí của đường β-D-glucopyranosyl tại C-3 được xác định dựa trên tương tác HMBC từ glc H-1′′ (δH 4.69) đến C-3 (δC 159.9). Vị trí nhóm 4′′′-methoxygalloyl tại glc C-6′′ được xác định dựa trên tương tác HMBC từ glc H-6′′ (δH 4.38/4.68) đến C-7′′′ (δC 167.8). Dựa vào các dữ liệu trên, cấu trúc của CA1 đã được xác định. Đây là một hợp chất mới và có tên gọi là 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(4′′′-methoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside. Hình 4.2. Các tương tác HMBC và COSY chính của CA1
  • 49. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 37 Hình 4.3. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất CA1 Hình 4.4. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA1
  • 50. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 38 Hình 4.5. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA1 Hình 4.6. Phổ HSQC của hợp chất CA1
  • 51. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 39 Hình 4.7. Phổ HMBC của hợp chất CA1 Hình 4.8. Phổ COSY của hợp chất CA1
  • 52. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 40 4.1.2. Hợp chất CA2: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O- (3′′′,4′′′-dimethoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới) Hình 4.9. Cấu trúc hóa học của CA2 và hợp chất tham khảo CA1 Hợp chất CA2 thu được dưới dạng bột vô định hình, màu trắng. Công thức phân tử của CA2 được xác định là C29H32O12 dựa vào phổ HR-ESI- MS xuất hiện pic ion tại m/z 607.1574 [M+Cl] – (tính toán lý thuyết cho công thức [C29H32O12Cl] – , 607.1582). Bảng 4.2. Số liệu NMR của CA2 và chất tham khảo CA1 C δC # δCa,b δH a,c (mult., J = Hz) 1 145.6 145.5 - 2 109.2 109.0 6.20 (dd, 1.5, 1.5) 3 159.9 159.9 - 4 103.1 103.1 6.35 (dd, 1.5, 2.0) 5 159.0 159.1 - 6 111.1 111.0 6.27 (dd, 1.5, 2.0) α 39.2 39.2 2.49 (m)/2.61 (m) α′ 37.8 37.8 2.61 (m)/2.70 (m) 1′ 133.8 133.8 - 2′,6′ 130.6 130.5 6.81 (d, 8.5) 3′,5′ 116.0 116.0 6.65 (d, 8.5) 4′ 156.3 156.3 - O-Glc 1′′ 102.4 102.3 4.72 (d, 8.0) 2′′ 74.8 74.8 3.45 (dd, 8.0, 9.0) 3′′ 77.8 77.8 3.51 (t, 9.0) 4′′ 71.8 72.0 3.42 (m)
  • 53. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 41 5′′ 75.5 75.5 3.72 (m) 6′′ 65.1 65.4 4.36 (dd, 7.0, 12.0) 4.77 (dd, 2.0, 12.0) Mgal Dmgal 1′′′ 126.5 126.5 - 2′′′ 110.4 106.3 7.18 (d, 2.0) 3′′′ 151.8 154.4 - 4′′′ 141.3 142.3 - 5′′′ 151.8 151.7 - 6′′′ 110.4 112.2 7.25 (d, 2.0) 7′′′ 167.8 167.6 - 3′′′-OMe 56.5 3.80 (s) 4′′′-OMe 60.7 61.0 3.83 (s) a đo trong CD3OD, b 125 MHz, c 500 MHz, Glc, glucopyranosyl; Dmgal, 3′′′,4′′′-dimethoxygalloyl, Mgal, 4′′′-methoxygalloyl. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA2 xuất hiện tín hiệu của bốn proton của một vòng thơm thế p- tại δH 6.65 (2H, d, J = 8.5 Hz) và 6.81 (2H, d, J = 8.5 Hz), ba proton của một vòng thơm thế 1,3,5- tại δH 6.20 (1H, dd, J = 1.5, 1.5 Hz), 6.27 (1H, dd, J = 1.5, 2.0 Hz) và 6.35 (1H, dd, J = 1.5, 2.0 Hz), hai proton của một vòng thơm thế 1,3,4,5- tại δH 7.18 (1H, d, J = 2.0 Hz) và 7.25 (1H, d, J = 2.0 Hz), hai nhóm methylene tại 2.49 (1H, m)/2.61 (1H, m) và 2.61 (1H, m)/2.70 (1H, m), hai nhóm methoxy tại δH 3.80 (3H, s) và 3.83 (3H, s), và một proton anomeric δH 4.72 (1H, d, J = 8.0 Hz). Phổ 13 C-NMR và HSQC cho thấy tín hiệu của 29 carbon, bao gồm 10 carbon không liên kết trực tiếp với hydro (δC 126.5, 133.8, 142.3, 145.5, 151.7, 154.4, 156.3, 159.1, 159.9, 167.6), 14 carbon methine (δC 72.0, 74.8, 75.5, 77.8, 102.3, 103.1, 106.3, 109.0, 111.0, 112.2, 116.0×2, 130.5×2), 3 carbon methylene (δC 37.8, 39.2, 65.4), 2 nhóm methoxy (δC 56.5, 61.0). Phân tích dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của hợp chất CA2 cho thấy đây là một dẫn xuất dihydrostilbene, tương tự hợp chất CA1, ngoại trừ sự thay thế nhóm 4′′′-methoxygalloyl bằng nhóm 3′′′,4′′′-dimethoxygalloyl.
  • 54. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 42 Hình 4.10. Các tương tác HMBC và COSY chính của CA2 Tương tác trên phổ HMBC giữa H-2′/H-6′ (δH 6.81) và C-4′ (δC 156.3), giữa H-3′/H-5′ (δH 6.65) và C-1′ (δC 133.8)/C-4′ (δC 156.3), giữa H-2 (δH 6.20) và C-3 (δC 159.9)/C-4 (δC 103.1)/C-6 (δC 111.0), giữa H-6 (δH 6.27) và C-2 (δC 109.0)/C-4 (δC 103.1) gợi ý vị trí nhóm hydroxy tại C-5 và C-4′. Vị trí của đường β-D-glucopyranosyl tại C-3 được xác định dựa trên tương tác HMBC từ glc H-1′′ (δH 4.72) đến C-3 (δC 159.9). Vị trí nhóm 3′′′,4′′′- dimethoxygalloyl tại glc C-6′′ được xác định dựa trên tương tác HMBC từ glc H-6′′ (δH 4.38/4.68) đến C-7′′′ (δC 167.8). Từ các dữ liệu trên, hợp chất mới CA2 được xác định là 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-(6-O-(3′′′,4′′′- dimethylgalloyl))-β-D-glucopyranoside. Hình 4.11. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất CA2
  • 55. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 43 Hình 4.12. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA2 Hình 4.13. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA2
  • 56. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 44 Hình 4.14. Phổ HSQC của hợp chất CA2 Hình 4.15. Phổ HMBC của hợp chất CA2
  • 57. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 45 Hình 4.16. Phổ COSY của hợp chất CA2 Hình 4.17. Phổ NOESY của hợp chất CA2
  • 58. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 46 4.1.3. Hợp chất CA3: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D- glucopyranoside Hình 4.18. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA3 Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA3 xuất hiện tín hiệu của bốn proton của một vòng thơm thế p- tại δH 6.69 (2H, d, J = 8.5 Hz) và 6.98 (2H, d, J = 8.5 Hz), ba proton của một vòng thơm thế 1,3,5- tại δH 6.32 (1H, dd, J = 1.5, 2.0 Hz), 6.40 (1H, dd, J = 2.0, 2.0 Hz) và 6.42 (1H, dd, J = 1.5, 2.0 Hz), hai nhóm methylene tại δH 2.76 (2H, m) và δH 2.79 (2H, m), và một proton anomeric tại δH 4.82 (1H, d, J = 7.5 Hz). Phổ 13 C-NMR và HSQC của CA3 thấy xuất hiện tín hiệu của 20 carbon, bao gồm 5 carbon không liên kết trực tiếp với hydro (δC 134.0, 145.6, 156.3, 159.2 và 160.0), 12 carbon methine (δC 71.4, 74.9, 78.0×2, 102.2, 102.7, 109.3, 110.8, 116.0×2, 130.4×2), 3 carbon methylene (δC 37.9, 39.4, 62.5). Phân tích số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của hợp chất CA3 cho thấy số liệu phổ của CA3 giống với hợp chất 5,4′- dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-glucopyranoside [20]. Vị trí các nhóm hydroxyl tại C-5 và C-4′ của hợp chất CA3 được xác định bằng tương tác HMBC từ H-6 (δH 6.32) đến C-2 (δC 109.3)/C-4 (δC 102.7)/C-5 (δC 159.2) và từ H-2′ (δH 6.98) đến C-1′ (δC 134.0)/C-3′ (δC 116.0)/C-4′ (δC 156.3)/C-6′(δC 130.4). Tương tác HMBC giữa H-1′′ (δH 4.82) và C-3 (δC 160.0) gợi ý vị trí của β-D-glucopyranosyl tại C-3. Từ các dẫn chứng trên kết hợp với tra cứu tài liệu, cấu trúc hóa học của CA3 được xác định là 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D-glucopyranoside.
  • 59. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 47 Bảng 4.3. Số liệu NMR của CA3 và chất tham khảo C δC # δCa,b δH a,c (mult., J = Hz) 1 145.5 145.6 - 2 109.2 109.3 6.42 (dd, 1.5, 2.0) 3 159.9 160.0 - 4 102.6 102.7 6.40 (dd, 2.0, 2.0) 5 159.0 159.2 - 6 110.7 110.8 6.32 (dd, 1.5, 2.0) α 39.4 39.4 2.76 (m) α′ 37.8 37.9 2.79 (m) 1′ 133.9 134.0 - 2′,6′ 130.4 130.4 6.98 (d, 8.5) 3′,5′ 115.9 116.0 6.69 (d, 8.5) 4′ 156.2 156.3 - O-Glc 1′′ 102.1 102.2 4.82 (d, 7.5) 2′′ 74.8 74.9 3.44 (m) 3′′ 77.9 78.0 3.47 (m) 4′′ 71.2 71.4 3.41 (m) 5′′ 77.9 78.0 3.41 (m) 6′′ 62.4 62.5 3.73 (dd, 5.0, 12.0) 3.91 (dd, 1.0, 12.0) a đo trong CD3OD, b 125 MHz, c 500 MHz, # δC của 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β- D-glucopyranoside đo trong CD3OD.
  • 60. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 48 Hình 4.19. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA3 Hình 4.20. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA3
  • 61. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 49 Hình 4.21. Phổ HSQC của hợp chất CA3 Hình 4.22. Phổ HMBC của hợp chất CA3
  • 62. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 50 4.1.4. Hợp chất CA4: Sasastilboside A Hình 4.23. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA4 Hợp chất CA4 thu được dưới dạng bột vô định hình, màu trắng. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA4 xuất hiện tín hiệu của bốn proton của một vòng thơm thế p- tại δH 7.01 (2H, d, J = 8.5 Hz) và 7.08 (2H, d, J = 8.5 Hz), ba proton của một vòng thơm thế 1,3,5- tại δH 6.20 (1H, dd, J = 1.5, 2.0 Hz), 6.23 (1H, d, J = 2.0 Hz) và 6.24 (1H, d, J = 1.5 Hz), hai nhóm methylene tại δH 2.75 (2H, t, J = 8.0 Hz) và 2.83 (2H, t, J = 8.0 Hz), một nhóm methoxy tại δH 3.70 (3H, s), và một proton anomeric tại δH 4.88 (1H, d, J = 7.5 Hz). Phổ 13 C-NMR và HSQC của CA4 xuất hiện tín hiệu của 21 carbon, bao gồm 5 carbon không liên kết trực tiếp với hydro (δC 137.1, 145.3, 157.3, 159.3 và 162.1), 12 carbon methine (δC 71.4, 74.9, 77.9, 78.0, 99.9, 102.5, 106.7, 109.1, 117.6×2 và 130.4×2), 3 carbon methylene (δC 37.8, 39.3, và 62.5), và một nhóm methoxy (δC 55.5). Từ các phân tích dữ liệu phổ NMR cho thấy cấu trúc hóa học của hợp chất này giống với của hợp chất sasastilboside A [22]. Vị trí của nhóm hydroxy ở C-5 và nhóm methoxy ở C-3 được xác định bằng tương tác HMBC giữa H-2 (δH 6.23) và C-3 (δC 162.1)/C-4 (δC 99.9)/C- 6 (δC 109.1), giữa H-6 (δH 6.24) và C-2 (δC 106.7)/C-4 (δC 99.9)/C-5 (δC 159.3), giữa nhóm methoxy (δH 3.70) và C-3 (δC 162.1). Tương tác HMBC
  • 63. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 51 giữa glc H-1′′ (δH 4.88) và C-4′ (δH 157.3) xác định vị trí của β-D- glucopyranosyl ở C-4′. Dựa trên những bằng chứng phổ, hợp chất CA4 được xác định là sasastilboside A. Bảng 4.4. Số liệu NMR của CA4 và chất tham khảo C δC # δCa,b δH a,c (mult., J = Hz) 1 145.3 145.3 - 2 106.7 106.7 6.23 (d, 2.0) 3 162.1 162.1 - 4 99.9 99.9 6.20 (dd, 1.5, 2.0) 5 159.3 159.3 - 6 109.1 109.1 6.24 (d, 1.5) α 39.3 39.3 2.75 (t, 8.0) α′ 37.8 37.8 2.83 (t, 8.0) 1′ 137.1 137.1 - 2′,6′ 130.4 130.4 7.08 (d, 8.5) 3′,5′ 117.6 117.6 7.01 (d, 8.5) 4′ 157.3 157.3 - 3-OMe 55.5 55.5 3.70 (s) O-Glc 1′′ 102.5 102.5 4.88 (d, 7.5) 2′′ 74.9 74.9 3.47 (m) 3′′ 78.0 78.0 3.43 (m) 4′′ 71.4 71.4 3.42 (m) 5′′ 77.9 77.9 3.48 (m) 6′′ 62.5 62.5 3.72 (dd, 5.0, 12.0) 3.91 (dd, 1.5, 12.0) a đo trong CD3OD, b 125 MHz, c 500 MHz, Glc, glucopyranosyl, # δC của sasatilboside A đo trong CD3OD.
  • 64. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 52 Hình 4.24. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA4 Hình 4.25. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA4
  • 65. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 53 Hình 4.26. Phổ HSQC của hợp chất CA4 Hình 4.27. Phổ HMBC của hợp chất CA4
  • 66. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 54 4.1.5. Hợp chất CA5: 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D- glucopyranoside Hình 4.28. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA5 Hợp chất CA5 thu được dưới dạng bột vô định hình, màu trắng. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA5 cho thấy tín hiệu một vòng thơm thế p- tại δH 7.01 (2H, d, J = 8.5 Hz) và 7.08 (2H, d, J = 8.5 Hz), ba proton của một vòng thơm thế 1,3,5- tại δH 6.13 (1H, d, J = 2.0 Hz) và 6.16 (2H, d, J = 2.0 Hz), hai nhóm methylene tại δH 2.71 (2H, t, J = 7.0 Hz) và 2.81 (2H, t, J = 7.0 Hz), và một proton anomeric tại δH 4.88 (1H, d, J = 7.5 Hz). Phổ 13 C-NMR và HSQC của hợp chất CA5 xuất hiện tín hiệu của 20 carbon, bao gồm 5 carbon không liên kết trực tiếp với hydro (δC 137.1, 145.3, 157.2 và 159.2×2), 12 carbon methine (δC 71.3, 74.9, 77.9×2, 101.2, 102.4, 108.1×2, 117.6×2 và 130.3×2), 3 carbon methylene (δC 37.8, 39.1 và 62.5). Để xác định vị trí các nhóm chức của hợp chất CA5, phép đo HMBC được tiến hành. Các tương tác HMBC giữa H-4 (δH 6.13) và C-2/C-6 (δC 108.1)/C-3/C-5 (δC 159.2) gợi ý vị trí nhóm hydroxyl tại C-3 và C-5. Tương tác giữa H-1′′ (δH 4.88) và C-4′ (δC 157.2) gợi ý vị trí đường β-D- glucopyranosyl tại C-4′. Dựa vào những phân tích trên kết hợp so sánh các dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của hợp chất CA5 với hợp chất tham khảo 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D-glucopyranoside [23], cấu trúc của
  • 67. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 55 hợp chất CA5 được xác định là 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D- glucopyranoside. Bảng 4.5. Số liệu NMR của CA5 và chất tham khảo C δC # δCa,b δH a,c (mult., J = Hz) 1 145.4 145.3 - 2 108.1 108.1 6.16 (d, 2.0) 3 159.3 159.2 - 4 101.2 101.2 6.13 (d, 2.0) 5 159.3 159.2 - 6 108.1 108.1 6.16 (d, 2.0) α 39.3 39.1 2.71 (t, 7.0) α′ 38.0 37.8 2.81 (t, 7.0) 1′ 137.1 137.1 - 2′,6′ 130.4 130.3 7.08 (d, 8.5) 3′,5′ 117.6 117.6 7.01 (d, 8.5) 4′ 157.4 157.2 - O-Glc 1′′ 102.5 102.4 4.88 (d, 7.5) 2′′ 74.9 74.9 3.43 (m) 3′′ 78.1 77.9 3.48 (m) 4′′ 71.4 71.3 3.43 (m) 5′′ 78.0 77.9 3.49 (m) 6′′ 62.5 62.5 3.73 (dd, 5.0, 12.0) 3.91 (dd, 1.5, 12.0) a đo trong CD3OD, b 125 MHz, c 500 MHz, # δC của 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′- O-β-D-glucopyranoside đo trong CD3OD [23]
  • 68. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 56 Hình 4.29. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA5 Hình 4.30. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA5
  • 69. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 57 Hình 4.31. Phổ HSQC của hợp chất CA5 Hình 4.32. Phổ HMBC của hợp chất CA5
  • 70. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 58 4.1.6. Hợp chất CA6: Epicatechin Hình 4.33. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA6 Hợp chất CA6 phân lập được dưới dạng bột vô định hình, màu vàng. Trên phổ 1 H-NMR của CA6 thấy xuất hiện các tín hiệu proton thơm tại H 5.95 (1H, s), 5.98 (1H, s), 6.79 (1H, d, J = 8.5 Hz), 6.82 (1H, d, J = 8.5 Hz) và 7.00 (1H, s). Ngoài ra, còn xuất hiện tín hiệu của hai proton oxymethine tại H 4.20* và 4.85 (1H, br s), và một proton methylene tại H 2.76 (1H, dd, J = 2.5, 17.0 Hz)/2.88 (1H, dd, J = 4.5, 17.0 Hz). Phổ 13 C-NMR và HSQC của hợp chất CA6 xuất hiện tín hiệu của 15 carbon đặc trưng cho một hợp chất flavan, bao gồm 12 carbon của hai vòng thơm tại C 95.9, 96.5, 100.1, 115.3, 115.9, 119.4, 132.2, 145.7, 145.9, 157.3, 157.6 và 157.9; hai carbon oxymethine tại C 67.4 và 79.8; và một carbon methylene tại C 29.2. Bảng 4.6. Số liệu NMR của CA6 và chất tham khảo C δC # δCa,b δH a,c (mult., J = Hz) 2 79.2 79.8 4.85 (br s) 3 67.0 67.4 4.20* 4 28.7 29.2 2.76 (dd, 2.5, 17.0) 2.88 (dd, 4.5, 17.0) 5 156.6 157.6 - 6 95.7 95.9 5.95 (s) 7 156.8 157.9 - 8 96.3 96.5 5.98 (s) 9 157.2 157.3 - 10 99.7 100.1 - 1′ 131.8 132.2 - 2′ 114.8 115.3 7.00 (s) 3′ 145.1 145.7 - 4′ 145.2 145.9 -
  • 71. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 59 5′ 115.7 115.9 6.79 (d, 8.5) 6′ 119.1 119.4 6.82 (d, 8.5) a đo trong CD3OD, b 125 MHz, c 500 MHz,* tín hiệu bị chập, # δC của Epicatechin đo trong acetone-d6. Trên phổ HMBC xuất hiện tương tác giữa H-6 ( H 5.95) với C-5 ( C 157.6)/C-7 ( C 157.9)/C-8 ( C 96.5)/C-10 ( C 100.1); giữa H-4 ( H 2.76/2.88) với C-2 ( C 79.8)/C-3 ( C 67.4)/C-9 ( C 157.3)/C-10 ( C 100.1) gợi ý vị trí của các nhóm hydroxyl tại C-3, C-5 và C-7. Vị trí của các nhóm hydroxyl tại C-3 , C-4 được xác định dựa trên tương tác HMBC giữa H-2 ( H 7.00) với C-1 ( C 132.2)/C-3 ( C 145.7)/C-4 ( C 145.9)/C-6 ( C 119.4) và độ chuyển dịch hóa học của C-3 ( C 145.7) và C-4 ( C 145.9). Tín hiệu proton tại vị trí H-2 dạng broad singlet khẳng định proton H-2 và H-3 cùng dạng β. Mặt khác, dữ liệu phổ của hợp chất CA6 hoàn toàn trùng khớp với dữ liệu phổ của epicatechin đã được công bố [24]. Dựa vào các bằng chứng phổ kết hợp với tài liệu tham khảo cho phép xác định hợp chất CA6 là epicatechin. Hình 4.34. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA6
  • 72. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 60 Hình 4.35. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA6 Hình 4.36. Phổ HSQC của hợp chất CA6
  • 73. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 61 Hình 4.37. Phổ HMBC của hợp chất CA6 4.1.7. Hợp chất CA7: Epicatechin 3-O-gallate Hình 4.38. Cấu trúc hóa học của CA7 Hợp chất CA7 phân lập được dưới dạng bột vô định hình, màu vàng. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA7 thấy xuất hiện tín hiệu proton thơm tại H 6.00 (2H, s), 6.73 (1H, d, J = 8.0 Hz), 6.84 (1H, dd, J = 2.0, 8.0 Hz), 6.97 (1H, d, J = 2.0 Hz) và 6.98 (2H, s). Ngoài ra, còn xuất hiện tín hiệu của hai
  • 74. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 62 proton oxymethine tại H 5.05 (1H, br s) và 5.55*(1H), và một proton methylene tại H 2.89 (1H, dd, J = 2.5, 17.0 Hz)/3.02 (1H, dd, J = 4.5, 17.0 Hz). Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA7 thấy xuất hiện tín hiệu 22 carbon bao gồm: một carbon carbonyl tại C 167.6; mười một carbon không liên kết với hydro tại C 99.4, 121.5, 131.4, 139.7, 145.9×2, 146.2×2, 157.2, 157.8×2; chín carbon methine tại C 70.0, 78.5, 95.9, 96.6, 110.2×2, 115.1, 116.0, 119.4; và một carbon methylene tại C 26.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất CA7 giống với số liệu phổ của epicatechin 3-O-gallate [25] ở các vị trí tương ứng. Từ những phân tích trên, hợp chất CA7 được xác định là epicatechin 3-O-gallate. Hình 4.39. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA7
  • 75. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 63 Hình 4.40. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA7 4.1.8. Hợp chất CA8: Epigallocatechin 3-O-gallate Hình 4.41. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA8 Hợp chất CA8 thu được dưới dạng bột vô định hình, màu vàng. Trên phổ 1 H-NMR của CA8 thấy xuất hiện các tín hiệu proton thơm tại H 6.03 (2H, s), 6.57 (2H, s) và 7.00 (2H, s). Ngoài ra còn xuất hiện tín hiệu của hai
  • 76. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 64 oxymethine tại H 5.00 (1H, br s) và 5.56* (1H), và một proton methylene tại H 2.90 (1H, br d, J = 17.5 Hz)/3.01 (1H, dd, J = 4.5, 17.5 Hz). Phổ 13 C-NMR và HSQC của hợp chất CA8 xuất hiện tín hiệu của 22 carbon bao gồm: một carbon carbonyl tại C 167.6; mười hai carbon không liên kết với hydro tại C 99.4, 121.3, 130.7, 133.6, 139.7, 146.1×2, 146.5×2, 157.0, 157.5×2; tám carbon methine tại C 69.9, 78.4, 95.9, 96.6, 106.9×2 và 110.2×2; và một carbon methylene tại C 26.6. Phân tích số liệu phổ NMR gợi ý hợp chất CA8 là flavan, tương tự hợp chất tham khảo epigallocatechin 3-O-gallate [26]. Trên phổ HMBC của hợp chất CA8 thấy xuất hiện tương tác giữa H-6 ( H 6.03) với C-5 ( C 157.5)/C-7 ( C 157.5)/C-8 ( C 96.6)/C-10 ( C 99.4) gợi ý vị trí của các nhóm hydroxyl tại C-5 và C-7. Vị trí của các nhóm hydroxyl tại C-3 , C-4 , C-5 được xác định dựa trên tương tác HMBC giữa H-2 ( H 6.57) với C-3 ( C 146.5)/C-4 ( C 133.6)/C-6 ( C 106.9) và giữa H-6 ( H 6.57) với C- 2 ( C 106.9)/C-4 ( C 133.6)/C-5 ( C 146.5). Tương tác HMBC giữa H-2 ( H 7.00) với C-1 ( C 121.3)/C-3 ( C 146.1)/C-4 ( C 139.7)/C-6 ( C 110.2)/C7″ ( C 167.6); tương tác giữa H-3 ( H 5.56) với C-7″ ( C 167.6) gợi ý vị trí của các nhóm hydroxyl tại C-3 , C-4 , C-5 và nhóm carbonyl tại C-7″. Tín hiệu proton tại vị trí H-2 dạng broad singlet khẳng định proton H-2 và H-3 cùng dạng β. So sánh số liệu phổ của hợp chất CA8 với hợp chất tham khảo epigallocatechin 3-O-gallate thấy tương tự. Vì vậy, cấu trúc của hợp chất CA8 được xác định là epigallocatechin 3-O-gallate. Bảng 4.7. Số liệu NMR của CA8 và chất tham khảo C δC # δCa,b δH a,c (mult., J = Hz) 2 78.1 78.4 5.00 (br s) 3 69.2 69.9 5.56* 4 26.6 26.6 2.90 (br d, 17.5) 3.01 (dd, 4.5, 17.5) 5 157.1 157.5 - 6 95.8 95.9 6.03 (s) 7 157.8 157.5 - 8 96.5 96.6 6.03 (s) 9 157.4 157.0 -
  • 77. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 65 10 99.0 99.4 - 1′ 130.7 130.7 - 2′, 6′ 106.7 106.9 6.57 (s) 3′, 5′ 146.2 146.5 - 4′ 133.1 133.6 - 1″ 121.9 121.3 - 2″, 6″ 110.0 110.2 7.00 (s) 3″, 5″ 146.2 146.1 - 4″ 133.1 139.7 - 7″ 166.0 167.6 - a đo trong CD3OD, b 125 MHz, c 500 MHz, *tín hiệu bị chập, # δC của epigallocatechin 3- O-gallate đo trong acetone-d6. Hình 4.42. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA8
  • 78. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 66 Hình 4.43. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA8 Hình 4.44. Phổ HSQC của hợp chất CA8
  • 79. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 67 Hình 4.45. Phổ HMBC của hợp chất CA8 4.1.9. Hợp chất CA9: Kaempferol -3-O-β-D-glucopyranoside Hình 4.46. Cấu trúc hóa học của CA9 Hợp chất CA9 phân lập được dưới dạng bột vô định hình, màu vàng. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA9 thấy xuất hiện các tín hiệu proton của vòng thơm thuộc hệ tương tác spin-spin AA′BB′ tại H 6.88 (2H, d, J = 9.0 Hz) và 8.04 (2H, d, J = 9.0 Hz) cho thấy vòng B đối xứng có 1 nhóm thế ở vị trí C-4′. Trên vòng A, các giá trị tại H 6.20 (1H, d, J = 1.5 Hz) và 6.43 (1H, d, J = 1.5
  • 80. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 68 Hz) khẳng định ở vòng A bị thế 4 vị trí. Ngoài ra, trên phổ còn thấy xuất hiện một proton anome tại δH 5.45 (1H, d, J = 7.5 Hz) gợi ý sự có mặt của một đơn vị đường. Phổ 13 C-NMR và DEPT của hợp chất CA9 xuất hiện tín hiệu của 21 carbon bao gồm: chín carbon không liên kết trực tiếp với hydro ( C 103.9, 120.9, 133.2, 156.2, 156.4, 160.0, 161.2, 164.4 và 177.5), mười một carbon methine ( C 69.9, 74.2, 76.4, 77.5, 93.7, 98.8, 100.9, 115.1×2 và 130.9×2) và một carbon methylene ( C 60.9). Số liệu phổ NMR của hợp chất CA9 giống với số liệu phổ của kaempferol -3-O-β-D-glucopyranoside [27] ở các vị trí tương ứng. Từ những phân tích trên cho phép kết luận hợp chất CA9 là kaempferol -3-O-β-D- glucopyranoside. Hình 4.47. Phổ 1 H-NMR của hợp chất CA9
  • 81. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 69 Hình 4.48. Phổ 13 C-NMR của hợp chất CA9 Hình 4.49. Phổ DEPT của hợp chất CA9
  • 82. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 70 4.1.10. Danh sách các hợp chất phân lập từ loài trà Shan tuyết (C. sinensis var. assamica) Từ cặn chiết methanol của loài loài trà Shan tuyết (C. sinensis var. assamica) đã phân lập và xác định được cấu trúc của chín hợp chất: 4.2. HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP Các hợp chất phân lập từ loài trà Shan tuyết được sàng lọc đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase. Ở nồng độ 200 μM, các hợp chất CA6-CA9 cho thấy khả năng ức chế enzyme α-glucosidase với phần trăm ức chế trên 50%. Vì vậy, các hợp chất này được đánh giá ở nồng độ 10, 25, 50, 100 và 200 µM để xác định giá trị IC50. Kết quả cho thấy: các hợp chất thể hiện hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase ở các mức độ khác nhau. Cụ thể: hợp chất CA7 có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase tốt nhất với giá trị IC50 là 52.98 ± 0.87 µM, các hợp chất CA6, CA8, CA9 có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase yếu hơn với giá trị IC50 tương ứng là: 84.53 ± 0.79 µM, 61.05 ± 1.31 µM, và 123.03 ± 2.08 µM, đối chứng dương acarbose IC50 = 72,4 ± 0,8 µM.
  • 83. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 71 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất Hợp chất IC50 (µM) CA6 84.53 ± 0.79 CA7 52.98 ± 0.87 CA8 61.05 ± 1.31 CA9 123.03 ± 2.08 Acarbose 72,4 ± 0,8