SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------
Lê Thị Liên
NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH
GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT STEROID TỪ
CÂY LÁ ĐẮNG (Vernonia amygdalina)
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
Hà Nội, năm 2020
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------
Lê Thị Liên
NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ
ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT
STEROID TỪ CÂY LÁ ĐẮNG (Veronia amygdalina)
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 8440114
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG LÊ TUẤN ANH
Hà Nội, năm 2020
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Lời cam đoan
Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Lê Thị Liên
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Lời cảm ơn
Luận văn tốt nghiệp cao học này được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình, dìu dắt và giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý giá
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể phòng Ứng dụng và Triển khai Công
nghệ - Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung, đặc biệt là TS. Lê Cảnh Việt
Cường, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành được luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Việt Cường, chủ nhiệm đề
tài “Nghiên cứu phát triển cây dược liệu Vernonia amygdalina Delile (cây lá
đắng) tại tỉnh Thừa Thiên Huế và định hướng ứng dụng” đã hỗ trợ tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo của Học
viện Khoa học và Công nghệ đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức khoa học chuyên ngành cho tôi trong những năm tháng qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè, những người đã luôn động viên, chia sẻ, ủng hộ tôi trong suốt thời
gian qua./.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Lê Thị Liên
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Viết tắt Tiếng Anh Diễn giải
1
H-NMR Proton nuclear magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
resonance spectroscopy proton
13
C-NMR Carbon-13 nuclear magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
resonance spectroscopy cacbon 13
ABTS 2,2'-Azino-bis (axit 3-
ethylbenzthiazoline-6-
sulfonic)
A-549 Human lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi ở người
line
A2780 Human ovarian carcinoma Tế bào ung thư biểu mô
cell line buồng trứng ở người
Bel-7402 Human endocervical Tế bào ung thư biểu mô
adenocarcinoma cell line tuyến nội tiết ở người
CC Column chromatography Sắc ký cột
DPPH 2,2-diphenyl-1-
picrylhydrazyl
DEPT Distortionless enhancement Phổ DEPT
by polarisation transfer
ED50 Median effective dose Liều lượng ảnh hưởng đến
50% đối tượng thử nghiệm
G6Pase Glucose 6-phosphatase
HL-60 Human promyelocytic Tế bào ung thư máu cấp ở
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
leukemia cell line người
HeLa HeLa cell Tế bào ung thư cổ tử cung
HepG2 Hepatocellilar carcinoma Tế bào ung thư biểu mô gan
cell line
HMBC Heteronuclear multiple Phổ tương tác dị hạt nhân
bond coherence qua nhiều tương tác
HSQC Heteronuclear single Phổ tương tác dị hạt nhân
quantum coherence qua 1 liên kết
IC50 Inhibitory concentration at Nồng độ ức chế 50% đối
50% tượng thử nghiệm
MIC Minimum inhibitory Nồng độ ức chế tối thiểu
concentration
L-1210 l-1210 cell line Tế bào ung thư bạch cầu
NCI-661 Large cell lung carcinoma Tế bào ung thư biểu mô tế
cell line bào phổi lớn
OD Optical density Mật độ quang học
TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng
HR-ESI-MS High resolution Phổ khối lượng phân giải
electronspray ionization cao phun mù điện tử
mass spectrum
KB Human epidemoid Tế bào ung thư biểu mô
carcinoma cell line người
L-NMMA N-methylarginine
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
T-47D Breast cancer cell line Tế bào ung thư vú
GM-CSF Granulocyte-macrophage Yếu tố kích thích đại thực
colony stimulating factor bào bạch cầu
SMMC-7721 Human papillomavirus- Tế bào ung thư biểu mô
related endocervical tuyến nội tiết liên quan đến
adenocarcinoma cell line papillomavirus ở người
DLD-1 Colorectal adenocarcinoma Tế bào ung thư biểu mô
cell line tuyến
HSC4 Human oral squamous Tế bào ung thư vòm họng ở
carcinoma cell line người
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Danh mục các bảng
Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA1 và hợp chất tham khảo.........30
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA2 và hợp chất tham khảo.........33
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA3 và hợp chất tham khảo (VA2)
40
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA4 và hợp chất tham khảo.........43
Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA5 và hợp chất tham khảo.........45
Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA6 và hợp chất tham khảo.........48
Bảng 3.11. Các hợp chất phân lập được từ loài lá đắng................................49
Bảng 3.12. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và enzyme α-
glucosidase của các hợp chất..........................................................................51
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-
glucosidase theo nồng độ của các hợp chất phân lập được ...........................51
* Acarbose được dùng làm chất đối chứng dương. ........................................52
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Danh mục các hình vẽ
Hình 1.1. Hình ảnh của một số loài thuộc chi Vernonia. .................................5
“Nguồn: Thư viện điện tử Wikipedia ”.............................................................5
Hình 2.1. Cây lá đắng (V. amygdalina) ..........................................................22
Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. amygdalina.......................26
Hình 3.1. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA1
29
Hình 3.2. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA2
32
Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất VA3 và hợp chất tham khảo (VA2)
34
Hình 3.4. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VA3................................................35
Hình 3.5. Phổ 1
H-NMR của hợp chất VA3.....................................................35
Hình 3.6. Phổ 13
C-NMR của hợp chất VA3...................................................36
Hình 3.7. Phổ HSQC của hợp chất VA3.........................................................37
Hình 3.9. Phổ HMBC của hợp chất VA3........................................................38
Hình 3.10. Phổ NOESY của hợp chất VA3.....................................................39
Hình 3.11. HPLC của VA3 sau khi được acid hóa.........................................42
Hình 3.12. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất
VA4..................................................................................................................42
Hình 3.13. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất
VA5..................................................................................................................44
Hình 3.14. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất
VA6..................................................................................................................47
Phổ 1
H-NMR của hợp chất VA1.....................................................................64
Phổ 13
C-NMR của hợp chất VA1 ...................................................................64
Phổ HMBC của hợp chất VA1........................................................................65
Phổ HSQC của hợp chất VA1.........................................................................65
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Phổ 1
H-NMR của hợp chất VA2.....................................................................67
Phổ 13
C-NMR của hợp chất VA2 ...................................................................67
Phổ HSQC của hợp chất VA2.........................................................................68
Phổ HMBC của hợp chất VA2........................................................................68
Phổ 13
C-NMR của hợp chất VA4 ...................................................................70
Phổ HMBC của hợp chất VA4........................................................................71
Phổ 1
H-NMR của hợp chất VA5.....................................................................73
Phổ 13
C-NMR của hợp chất VA5 ...................................................................73
Phổ HSQC của hợp chất VA5.........................................................................74
Phổ HMBC của hợp chất VA5........................................................................74
Phổ 1
H-NMR của hợp chất VA6.....................................................................76
Phổ 13
C-NMR của hợp chất VA6 ...................................................................76
Phổ HSQC của hợp chất VA6.........................................................................77
Phổ HMBC của hợp chất VA6........................................................................77
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................... 10
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chi Vernonia ............................................. 5
1.1.1. Phân loại chi Vernonia ở Việt Nam ................................................. 5
1.1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
chi Vernonia ............................................................................................... 5
1.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây
lá đắng (Vernonia amygdalina) .............................................................................. 17
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22
2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất ................................................. 22
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất ...................... 23
2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-
glucosidase .................................................................................................. 24
2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase 24
2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-amylase ...... 25
2.3. Phân lập các chất ................................................................................................ 25
2.3.1. Phân lập các hợp chất từ mẫu dược liệu ........................................... 25
2.3.2. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ các hợp chất ...................................... 26
2.3.2.1. Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11-
tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-
stigmastane .............................................................................................. 26
2.3.2.2. Hợp chất VA2: vernoniacum B ................................................ 27
2.3.2.3. Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới) ............................ 27
2.3.2.4. Hợp chất VA4: vernonioside B1 ............................................... 27
2.3.2.5. Hợp chất VA5: vernonioside B2 ............................................... 27
2.3.2.6. Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11-
tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone ............. 27
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................. 29
3.1. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được ........................... 29
3.1.1. Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11-
tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-
stigmastane .................................................................................................. 29
3.1.2. Hợp chất VA2: vernoniacum B ........................................................ 32
3.1.3. Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới) .................................... 34
3.1.4. Hợp chất VA4: vernonioside B1 ....................................................... 42
3.1.5. Hợp chất VA5: vernonioside B2 ....................................................... 44
3.1.6. Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11-
tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone ................. 47
CTPT: 50
M: 470 50
3.2. Hoạt tính sinh học của các chất phân lập được ........................................... 50
3.2.1. Sàng lọc hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase
của các hợp chất phân lập được từ cây lá đắng ........................................... 50
3.2.2. Đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase
theo nồng độ của các hợp chất phân lập được ............................................ 51
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 53
4.1. Kết luận ................................................................................................................. 53
4.1.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học ................................................ 53
4.1.2 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học .................................................... 53
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 53
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 56
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật. Điều này có thể thấy rõ qua sự
đa dạng về số lượng và các chủng loại loài thực vật khác nhau. Theo thống kê
mới nhất của Viện Dược liệu, nước ta có hơn 5.000 loài thực vật có thể sử
dụng làm thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn
trong việc nghiên cứu phát triển các thuốc mới phục vụ cho việc chữa nhiều
bệnh mà con người đang phải đối mặt như tim mạch, ung thư, tiểu đường,
gout, alzheimer, … Do đó, hướng nghiên cứu, sàng lọc các loại thảo dược có
công dụng chữa bệnh nhằm tìm kiếm các hợp chất tự nhiên mới có hoạt tính
sinh học cao đã và đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học trong
nước và quốc tế.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính thường gây nhiều biến chứng
nguy hiểm đối với người bệnh. Là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ
tim, đột quỵ, suy thận giai đoạn cuối, mù lòa… Đái tháo đường được xem là
một trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và làm giảm tuổi thọ trung
bình của con người từ 5 đến 10 năm. Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới
(IDF), năm 2017, cứ trung bình 7 giây lại có một người chết do các biến
chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường và cứ 30 giây lại có một bệnh nhân
đái tháo đường có biến chứng bàn chân bị cắt cụt chi [1]. Hiện nay, số lượng
bệnh nhân đái tháo đường vẫn đang gia tiếp tục tăng nhanh trên toàn thế giới.
Vì vậy, việc nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường đang
rất được các nhà khoa học quan tâm.
Cây lá đắng (Vernonia amygdalina), còn được gọi với các tên khác như
khổ diệp thụ hay cúc ban cưu, là loại cây thường được sử dụng theo kinh
nghiệm để chữa một số bệnh như cao huyết áp, táo bón, viêm dạ dày, viêm
gan… Tại Việt Nam, V. amygdalina đã được một số bệnh nhân bệnh đái tháo
đường sử dụng và cũng đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện
nay việc sử dụng lá cây này để điều trị bệnh đái tháo đường chủ yếu dựa theo
kinh nghiệm truyền miệng, chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành để
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
4
đánh giá toàn diện thành phần hóa học cũng như hoạt tính ức chế enzyme α-
amylase và α-glucosidase của V. amygdalina sinh trưởng tại Việt Nam.
Từ những cơ sở trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phân lập, xác định
cấu trúc và đánh giá hoạt tính sinh học các hợp chất steroid từ cây lá
đắng (Vernonia amygdalina)”.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI Vernonia
1.1.1. Phân loại chi Vernonia ở Việt Nam
Chi Vernonia Schreb. (họ Asteraceae) có khoảng 1.000 loài. Chúng
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, Bắc và Nam Mỹ. Theo từ
điển cây thuốc Việt Nam, có 15 loài thuộc chi Vernonia có thể sử dụng làm
thuốc bao gồm: bạch đầu sát trùng (V. anthelmintica), bạch đầu nhám (V.
aspera), bông bạc (V. arborea), bạch đầu ông (V. cinerea), dây chè (V.
cumingiana), dây dọi tên (V. elliptica), bạch đầu rau (V. esculenta), bạch đầu
to (V. macrachaenia), cúc lá cà (V. solanifolia), bạch đầu Spire (V. spirei),
bạch đầu lông (V. parishii), bạch đầu nhỏ (V. paluta), bạch đầu lá liễu (V.
saligna), bạch đầu bao gai (V. squarrosa), bạch đầu lá lớn (V.
volkameriaefolia). Các loài Vernonia thường được dùng để chữa trị các bệnh
như: giun sán, viêm gan, đau dạ dày, sốt, ho, mụn nhọt, rắn cắn, viêm phế
quản, bỏng lửa, sốt rét...[2]
V. elliptica V. anthelmintica V. cinerea
Hình 1.1. Hình ảnh của một số loài thuộc chi Vernonia.
“Nguồn: Thư viện điện tử Wikipedia ”
1.1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
của chi Vernonia
Hiện nay, các loài thuộc chi Vernonia đang nhận được sự quan tâm lớn
của các nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, các công trình công bố về các
loài thuộc chi Vernonia ở Việt Nam còn rất ít, vì vậy chưa có được đầy đủ cơ
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
6
sở khoa học để định hướng khai thác và phát triển nguồn dược liệu tiềm năng
này.
Trong số 15 loài thuộc chi Vernonia được sử dụng để làm thuốc ở Việt
Nam, V. anthelmintica là 1 trong 3 loài được công bố nhiều nhất. Các nghiên
cứu cho thấy thành phần hóa học của loài V. anthelmintica chủ yếu là các
steroid và sesquiterpenoid. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học loài V. anthelmintica được bắt đầu từ năm 1968, Frost và cộng sự
thông báo đã phân lập được 2 steroid từ hạt loài V. anthelmintica là 7,24(28)-
stigmatadien-3β-ol (1), 7,24(28)-stigmatadien-3β-ol acetate (2) và 1 hợp chất
steroid đã biết khác là avenasterol (3) [3]. Trong các nghiên cứu tiếp theo về
loài này, 7 steroid mới được thông báo phân lập từ hạt gồm 8,14,(Z)-24(28)-
stigmastatrienol (4), stigmasterol (5), 5-stigmasten-3β-ol (6), 7,22-
stigmastadienol (7), 3-oxo-7,(Z)-24(28)-stigmastadiene (8), 5-α-stigmasta-
8(14),15,24(28)-triene -3β-ol (9), 4α-methylvernosterol (10) [4-7]. Bên cạnh
đó, các hợp chất flavonoid, 2ʹ,3,4,4ʹ-tetrahydroxychancone (11), 4ʹ,5,6,7-
tetrahydrohyflavone (12) và 3ʹ,4ʹ,7-trihydroxydihydroflanoe (13) cũng được
phân lập từ hạt của V. anthelmintica [8]. Kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh
học cho thấy dịch chiết ethanol từ hạt loài này có tác dụng hạ đường huyết ở
chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra. Kết quả thử nghiệm
cũng cho thấy với liều thử 0,5 g/kg, mức giảm đường huyết tối đa đạt 82%
sau 6 giờ [9]. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư máu cấp HL-60 của 2
sesquiterpenoid, vernodalidimer A-B (14-15) phân lập từ V. anthelmintica
cũng đã được Liu và cộng sự thông báo với giá trị IC50 lần lượt là 0,72 và
0,47 μM [10].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
7
Năm 2012, Hua và cộng sự đã phân lập được 6 steroid từ phần trên mặt
đất của V. anthelmintica sinh trưởng ở Pakistan gồm vernoanthelsterone A
(16), 24ξ-hydroperoxy-24-vinyllathosterol (17), (24R)-stigmast-7,22(E)-dien-
3β-ol (18), (22E,24R)-24-methyl-5α-cholesta-7,22-diene-3β,5,6β-triol (19),
(22E,24S)-5α,8α-epidioxy-24-methyl-cholesta-6,22-dien-3β-ol (20), và
(22E,24S)-5α,8α-epidioxy-24-methyl-cholesta-6,9(11),22-trien-3β-ol (21)
[11]. Kết quả đánh giá tác dụng đối kháng vi sinh vật kiểm định của các
steroid phân lập được cho thấy 4 hợp chất 16-19 có hoạt tính đối kháng với
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
8
các chủng Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis và
Escherichia coli với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) từ 7,25 đến 250 μg/mL
[11]. Trong một nghiên cứu sau đó, Hua và cộng sự tiếp tục thông báo phân
lập được 11 steroid gồm vernoanthelcin A–I (22–30) và ernoantheloside A-B
(31-32) [12].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
9
Năm 2014, Zhang và cộng sự đã thông báo 4 sesquiterpene lactone
thuộc khung guaianolide và elemanolide, (1R,4R,5S,6R,7R,8S)-8,15-
dihydroxyguaia-10(14),11(13)-dien-12,6-olide (33),
(1R,4R,5S,6R,7R,8S,11S)-8,15-dihydroxyguaia-10(14)-en-6,12-olide (34),
(4S,5R,6R,7R,8S,10R,11S)-11,13-dihydrovernolepin (35),
(5R,6R,7R,8S,10R,11S)-melitensin (36) có hoạt tính gây độc tế bào ung thư đối
với các dòng tế bào ung thư máu cấp HL-60 và ung thư biểu mô tuyến nội tiết
SMMC-7721 với giá trị IC50 từ 24,54 - 28,00 μg/mL. Tuy nhiên, hoạt tính gây
độc của các hợp chất này thấp hơn so với đối chứng dương (mitomycin) với giá
trị IC50 lần lượt là 0,56 và 1,85 μg/mL [13]. Ba hợp chất elemanolide dimer mới,
vernodalidimer C-E (37-39) được phân lập từ hạt V. anthelmintica cũng có tác
dụng gây độc mạnh trên dòng tế bào ung thư vú T-47D với giá trị IC50 lần lượt
là 5,58, 0,95 và 12,75 μM (đối chứng dương doxorubicin có giá trị IC50 là 25,50
μM). Tuy nhiên, cả 3 hợp chất 37-39 đều không thể hiện hoạt tính gây độc đối
với các dòng tế bào ung thư phổi A-549 và ung thư tuyến tiền liệt PC-3 với IC50
> 80 μM [14]. Ito và cộng sự (2016) đã phân lập được 5 sesquiterpene lactone
gồm vernonilide A và B (40-41), vernomelitensin (42), vernodalin (43) và
vernolepin (44) từ hạt V. anthelmintica. Kết quả đánh giá hoạt tính cho thấy tất
cả 5 hợp chất phân lập được đều có hoạt tính gây độc đối với các dòng tế bào
ung thư A-549, Hela và MDA-MB231 với giá IC50 từ 0,25 đến 21,6 μM [15].
Gần đây, Turak và cộng sự cũng thông báo phân lập được 5 hợp chất
sesquiterpene, vernodalidimer F-H (45-47), vernonilide C (48), vernonilide A
(40) từ hạt của V. anthelmintica thu ở Trung Quốc. Các hợp chất này đều thể
hiện hoạt tính gây độc đối với 4 dòng tế bào ung thư ở người, bao gồm ung thư
ruột kết HCT-15, ung thư tuyến tiền liệt PC-3, ung thư phổi A-549 và ung thư cổ
tử cung Hela với giá trị IC50 từ 5,3 đến 56,1 μM
[16]. Ngoài ra, dịch chiết từ loài V. anthelmintica cũng được thông báo có các
hoạt tính khác như kháng vi sinh vật, ức chế tế bào ung thư, kháng viêm,
chống oxi hóa, bảo vệ gan [17-20].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
10
Loài Vernonia cinerea cũng được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất
quan tâm. Năm 1981, Gunasingh và cộng sự đã phân lập được 4 flavonoid từ
hoa loài dược liệu này, gồm luteolin (49), luteolin-7-O-glucoside (50),
isoorientin (51) và chrysoeriol (52) [21]. Các hợp chất thứ cấp thuộc lớp chất
steroid, triterpenoid và acid béo cũng phân lập được từ loài V. cinerea như
stigmast-5,17(20)-dien-3β-ol (53), 26-methylheptacosanoic acid (54) [22], 24-
hydroxytaraxer-14-ene (55) [23], 3β-acetoxyurs-19-ene (56) [24], lupeol
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
11
palmitate (57), α-amyrin palmitate (58), stigmasterol-3-O-β-D-
glucopyranoside (59) [25]. Năm 2003, Kuo và cộng sự đã phân lập được 2
sesquiterpene lactone mới, vernolide A và B (60-61) từ vỏ loài V. cinerea thu
ở Đài Loan [26]. Cả hai hợp chất 60-61 đều có hoạt tính gây độc đối với các
dòng tế bào ung thư người gồm ung thư biểu mô KB, ung thư biểu mô tuyến
DLD-1, NCI-661 và ung thư cổ tử cung Hela. Hợp chất 60 thể hiện hoạt tính
gây độc mạnh đối với cả 4 dòng tế bào ung thư KB, DLD-1, NCI-661 và Hela
với giá trị ED50 lần lượt là 0,02, 0,05, 0,53 và 0,04 mM, trong khi đó hợp chất
61 có tác dụng gây độc đối với 3 dòng tế bào ung thư KB, NCI-661 và Hela
với giá trị ED50 lần lượt là 3,78, 5,88 và 6,42 μM [26]. Trong một nghiên cứu
khác, Pratheeshkumar và Kuttan cũng đã thông báo hợp chất 60 có tác dụng
làm tăng các yếu tố như interleukin-2 (IL-2) và interferron-gamma (INF-γ),
đồng thời làm suy giảm đáng kể các yếu tố tiền viêm như IL-1β, IL6; suy
giảm yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) và yếu tố kích thích đại thực bào bạch cầu
(GM-CSF) trong quá trình di căn. Các bằng chứng này cho thấy hợp chất 60
có tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch chống lại quá trình di căn của các
tế bào ung thư B16F-10 ở chuột [27].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
12
Năm 2012, Youn và cộng sự đã phân lập được 9 hợp chất sesquiterpene
lactone từ V. cinerea, 8α-tigloyloxyhirsutinolide (62), 8α-
hydroxyhirsutinolide (63), 8α-hydroxyl-1-O-methylhirsutinolide (64), 8α-
tigloyloxyhirsutinolide-13-O-acetate (65), 8α-(2-methylacryloyloxy)-
hirsutinolide-13-O-acetate (66), 8α-(2-methylacryloyloxy)-1α-
methoxyhirsutinolide-13-O-acetate (67), vernolide-B (61), hirsutinolide-13-
O-acetate (68), vernolide-A (60). Cả 9 hợp chất (60-68) đều được đánh giá
hoạt tính kháng viêm thông qua khả năng ức chế sự sản sinh NO trong đại
thực bào RAW-264.7 được kích thích bởi LPS. Kết quả cho thấy, các hợp
chất 60-61, 65, 67-68 thể hiện hoạt tính kháng viêm mạnh với giá trị IC50 lần
lượt là 2,4, 1,2, 2,0, 1,5 và 2,7 mM, cao hơn so với đối chứng dương L-
NMMA (IC50 = 25,1 μM). Các hợp chất còn lại thể hiện hoạt tính kháng viêm
yếu hơn với giá trị IC50 từ 5,7 đến 28,4 μM [28].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
13
Từ lá và vỏ của V. cinerea, Youn và cộng sự đã phân lập được 16 hợp
chất gồm 4 sesquiterpene mới, 8α-(2′Z-tigloyloxy)-hirsutinolide (69), 8α-(2′Z-
tigloyloxy)-hirsutinolide-13-O-acetate (70), 8α-(4-hydroxytigloyloxy)-
hirsutinolide (71), 8α-hydroxy-13-O-tigloyl-hirsutinolide (72), 8α-(2-
methylacryloyloxy)-hirsutinolide (73), 8α-tigloyloxyhirsutinolide (74), 8α-
tigloyloxyhirsutinolide-13-O-acetate (75), 8α-(2-methylacryloyloxy)-
hirsutinolide-13-O-acetate (76), vernolide-B (61), 8α-hydroxyhirsutinolide
(77), và vernolide-A (60), loliolide (78), isololiolide (79), (3R)-3-
hydroxyionone (80), apigenine (81), (9Z,12S,13S)-dihydroxy-9-octadecanoic
acid (82). Trong đó, các hợp chất 61, 72, 75-76 có tác dụng ức chế 64,8 – 88,8
% sự phát triển của dòng tế bào ung thư U251 tại nồng độ thử nghiệm 5 μM.
Ngoài ra, hợp chất 75 cũng có tác dụng ức chế 81,7% sự phát triển của dòng
tế bào ung thư vú ở người MDA-MB-231 tại nồng độ thử nghiệm 5 μM [29].
Năm 2018, tác giả và cộng sự đã phân lập được một sesquiterpene, 8α-
tigloyloxyhirsutinolide-13-O-acetat (75), từ phần trên mặt đất của V. cinerea.
Kết quả đánh giá hoạt tính cho thấy hợp chất 75 có hoạt tính ức chế sự phát
triển của dòng tế bào ung thư vòm họng ở người HSC4 theo cơ chế apoptosis.
Hợp chất 75 tác động vào quá trình phân chia tế bào HSC4 ở giai đoạn G2
thông qua việc ức chế quá trình phosphoryl hóa của STAT2 và STAT3 [30].
Ngoài ra, dịch chiết từ loài V. cinerea cũng được thông báo có hoạt tính kháng
viêm, chống sốt rét, kháng u, kháng vi sinh vật, bảo vệ gan, chống oxi hóa,
kháng vi rút, chống tiểu đường trên các thử nghiệm in vitro và in vivo [31-41].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
14
Cũng trong năm 2018, Kuo và cộng sự đã phân lập được 7 hợp chất
sesquiterpene mới, vernolides E–K (83–89) từ V. cinerea. Kết quả đánh giá
hoạt tính kháng viêm thông qua ức chế sự sản sinh NO trong đại thực bào
RAW-264.7 được kích thích bởi LPS của 5 hợp chất phân lập được (83-85,
88-89) cho thấy 4 hợp chất 84, 85, 88 và 89 có hoạt tính kháng viêm mạnh với
giá trị IC50 lần lượt là 2,82, 1,18, 4,51 và 0,85 μM (đối chứng dương, quecetin
có IC50 = 1,82 μM), trong khi đó hợp chất 83 có hoạt tính yếu hơn với giá trị
IC50 là 15,25 μM [42].
Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các
loài còn lại khá ít. Từ phần trên mặt đất loài V. arborea, Krishna và cộng sự
đã phân lập được hợp chất zaluzanin D (90). Tại nồng độ thử nghiệm 200
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
15
ppm, hợp chất 90 có tác dụng kháng nấm đối với cả 6 chủng nấm thử nghiệm
gồm Botrytis cinerea, Curvularia lunata, Colletotrichum lindemuthianum,
Fusarium oxysporum, Fusarium equisetii, Rhizoctonia solani với tỷ lệ ức chế
đạt từ 58 đến 100 % [43]. Dịch chiết ethanol từ lá của loài V. arborea cũng
được thông báo có tác dụng kháng viêm và chống oxi hóa trên mô hình thử
nghiệm in vivo [44].
Từ rễ loài V. cumingiana, Liu và cộng sự (2005) đã phân lập được 9
hợp chất gồm vernonioside G (91), VE-1 (92), 24-methylenelanost-9(11)-en-
3β-ol acetate (93), daucosterol (94), stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranoside
(59), ursolic acid (95), stearic acid (96), β-sitosterol (97), stigmasterol (98)
[45]. Trong một nghiên cứu khác về loài này, Suo và cộng sự đã phân lập
được 2 hợp chất mới là vernonioside S (99) và vernoniether S (100) [46].
Năm 2009 và 2010, Liu và cộng sự tiếp tục phân lập được 14 steroidal
glycoside mới khung stigmastane, vernocuminoside A–N (101–114) từ V.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
16
cumingiana. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng viêm thông qua tác dụng ức
chế yếu tố kính hoạt tiểu cầu (PAF) do enzyme β-glucoronidase tạo ra từ tế
bào bạch cầu đa nhân ở chuột (rat PMNs) của 12 sterodal glycoside phân lập
được (101-107, 109, 111-114) cho thấy hợp chất 102 có tác dụng kháng viêm
đáng kể với tỷ lệ ức chế 65,31% tại nồng độ thử nghiệm 10 μM (đối chứng
dương ginkgolide đạt tỷ lệ ức chế 81,05%). Các hợp chất 107-108, 112, 115
cũng có hoạt tính kháng viêm yếu hơn với tỷ lệ ức chế từ 13,33 đến 28,59%.
Các hợp chất 103-107 không thể hiện hoạt tính gây độc đối với các dòng tế
bào ung thư HCT-8, Bel-7402, BGC-823, A549 và A2780 ở nồng độ 10 μM
[47, 48].
Từ loài V. pulata, Liang và cộng sự cũng đã phân lập được 10 hợp chất,
gồm luteolin (49), tricin (115), luteolin 4'-O-β-D-glucoside (116), luteolin 7-
O-β-D-glucoside (50), 3,4-dicaffeoylquinic acid (117), Et 3,4-
dicaffeoylquinate (118), chlorogenic acid (119), esculetin (120), caffeic acid
(121), protocatechuic acid (122) [49]. Sau đó, Hira và cộng sự cũng đã phân
lập được 5 hợp chất, incaspitolide D (123), (S)-N-benzoylphenylalanine-(S)-2-
benzamido-3-phenyl-Pr ester (124), indole-3-carboxylic acid (125), apigenine
(80), diosmetin (126) [50]. Dịch chiết ethanol từ phần trên mặt đất
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
17
của V. pulata cũng được thông báo có tác dụng kháng viêm tương đương
indomethacin trên chuột bị phù do histamine và hoạt tính chống oxi hóa với
giá trị IC50 = 36,59 μg/mL [51].
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT
TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY LÁ ĐẮNG (Vernonia amygdalina)
Cho đến nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về thành
phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài V. amygdalina (cây lá đắng). Các
kết quả nghiên cứu cho thấy, loài này thường chứa các hợp chất steroid
glucoside, sesquiterpene lactone và flavonoid. Một số hợp chất phân lập từ V.
amygdalina có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, kháng khuẩn, sốt rét,
kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan.
Năm 1992, Mitsuo Jisaka và cộng sự phân lập được 4 hợp chất gồm
vernonioside A1 (127), vernonioside A2 (128), vernonioside A3 (129), là các
hợp chất góp phần tạo nên vị đắng của lá cây. Đặc biệt, hợp chất 130, với sự
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
18
mất đi nhóm OH ở vị trị C-16 và thêm nhóm OH ở C-23, không có tính chất
này [52]. Jisaka và cộng sự đã phân lập được 3 hợp chất mới: vernonioside
A4 (131) và aglycone của nó, cũng như hai glucoside không liên quan đến vị
đắng, vernonioside B2 (132) và vernonioside B3 (133) [53].
Năm 2006, Erasto cùng cộng sự đã phân lập được hai hợp chất
sesquiterpene lactone mới là vernolide (134) và vernodalol (135). Cả hai hợp
chất đều có hoạt tính đối kháng đối với các chủng B. cereus, S. epidermidus,
S. aureus, M. kristinae và S. pyrogens [54].
Trong nghiên cứu của Atangwho và cộng sự năm 2013, nhóm tác giả đã
phát hiện ra hoạt tính chống oxy hóa và chống tiểu đường từ cao chiết của V.
amygdalina. Hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết được đánh giá bằng
khả năng quét gốc tự do 2,20-azino-bis(3-ethylbenzthiazoline-6-sulphonic
acid) (ABTS) hay còn gọi là khả năng chống oxy hóa tương đương Trolox
(TEAC), khả năng chống oxy hóa khử sắt (FRAP), và khả năng quét gốc tự
do 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt
tính chống oxi hóa của các cao chiết phụ thuộc vào liều lượng: cao chiết nước
> cao chiết methanol > cao chiết chloroform > cao chiết ether. Trong thử
nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống, cao chiết chloroform cho hiệu
quả chống tiểu đường tốt nhất (33,3%), tương tự như metformin (27,2%), sau
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
19
2 giờ so với đối chứng (50,8%). Sau 14 ngày chuột bị tiểu đường được cho
uống cao chiết, cao chiết chloroform thể hiện tác dụng hạ đường huyết trong
máu (23,5%) và huyết thanh (21,4%) tốt nhất. Kết quả phân tích GC-MS cao
chiết chloroform cho thấy hàm lượng cao của các axit linoleic (4,72%), axit
α-linolenic (10,8%) và phytols (12,0%), cũng như các hợp chất khác [55].
Năm 2016, Quasie và cộng sự đã phân lập được 4 saponin steroid loại
D7 (136 – 139) mới từ lá của V. amygdalina thu được tại Châu Phi. Các hợp
chất này có hoạt tính kháng viêm thông qua tác dụng ức chế sản xuất NO
được kích hoạt bởi lipopolysacarit trong các tế bào RAW-264.7[56].
Năm 2017, Adefisayo và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày
từ cao chiết methanol của lá V. amygdalina đối với dạ dày bị loét do aspirin
gây ra ở chuột. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng aspirin làm gia tăng đáng kể điểm
và chỉ số loét dạ dày, giảm pH dạ dày, axit dạ dày, giảm hoạt động superoxide
dismutase (SOD) và mức glutathione GSH, đồng thời làm tăng mức lipid
peroxidation (LPO), từ đó gây ra hoại tử các mô dạ dày. Trong khi đó cao
chiết methanol của V. amygdalina có tác dụng làm tăng pH của dạ dày, giảm
bài tiết acid dạ dày và thay đổi các thông số huyết học. Ngoài ra, cao chiết
methanol của cây lá đắng cũng làm tăng đáng kể hoạt động SOD và mức
GSH, trong khi đó làm giảm mức LPO. Các kết quả nghiên cứu này cho thấy
V. amygdalina có các tác dụng bảo vệ dạ dày chống lại bệnh loét dạ dày do
aspirin gây ra [57].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
20
Vai trò của dịch chiết V. amygdalina trong phòng ngừa nhiễm độc thận
gây ra bởi chế độ ăn uống ô nhiễm dầu thô ở chuột cũng đã được Achuba và
cộng sự nghiên cứu. Kết quả cho thấy dịch chiết methanol từ lá V. amygdalina
có thể bảo vệ, chống lại các tác động tiêu cực gây ra bởi dầu thô, cải thiện và
khôi phục các chức năng thận bị mất bằng cách bảo vệ cấu trúc siêu mô [58].
Năm 2018, Wu và cộng sự tiến hành nghiên cứu tác dụng giảm tổn
thương gan từ cao chiết ethanol của V. amygdalina. Kết quả cho thấy cao
chiết ethanol V. amygdalina có tác dụng làm giảm FBG và cải thiện đáng kể
khả năng dung nạp glucose và kháng insulin (HOMA-IR) ở chuột gây ra bởi
STZ. Cao chiết ethanol cũng có tác dụng ức chế sự biểu hiện cao của các
enzyme glucoseogenesis chính (PEPCK và G6Pase) và tăng hoạt động AMPK
trong gan. Trong các tế bào HepG2 được kích hoạt bởi axit palmitic (PA), cao
chiết V. amygdalina có tác dụng làm giảm sản xuất glucose và biểu hiện của
các protein PEPCK và G6Pase, cũng như kích hoạt con đường chuyển hóa
AMPK. Những kết quả này cho thấy cao chiết ethanol của V. amygdalina có
tác dụng ức chế sự phát sinh glucose gan ít nhất một phần thông qua kích hoạt
AMPK [59].Năm 2019, Liu và cộng sự đã phân lập được 14 hợp chất steroid
loại stigmastane từ cây lá đắng (140 – 153) [60].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
21
Ở Việt Nam, loài lá đắng mới chỉ có một vài nghiên cứu về đặc điểm thực
vật và sơ bộ thành phần hóa và hoạt tính sinh học. Năm 2016, Lê Thị Mi Chi
và công sự đã tiến hành khảo sát sơ bộ thành phần hóa học, đặc điểm vi phẫu
và hình thái của cây lá đắng[61]. Đặc điểm thực vật của cây lá đắng được Hồ
Thị Dung và công sự nghiên cứu (2018), nghiên cứu nhằm làm rõ thêm đặc
điểm và nâng cao giá trị sử dụng của loài lá đắng[62]. Gần đây, nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự về tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết
lá đắng trên chuột trắng chỉ ra rằng: Các lô chuột uống dịch chiết lá đắng đều
có nồng độ glucose giảm dần giảm về gần mức đường huyết ban đầu sau đợt
điều trị. Mức liều 200mg/kg cho kết quả giảm đường huyết mạnh nhất (50,3%)
và gần tương đương mức giảm của lô dùng insulin (52,7%)[63].
Tổng quan sơ bộ các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học của chi Vernonia cho thấy các lớp chất chính được phân lập từ chi
này chủ yếu là steroid, steroidal glycoside, sesquiterpenoid, và triterpenoid.
Ngoài ra, một số lớp chất khác như flavonoid, phenolic,… cũng được phân
lập từ chi này. Dịch chiết và các hợp chất phân lập được từ chi Vernonia có
nhiều hoạt tính thú vị như gây độc tế bào, kháng viêm, hạ đường huyết, chống
oxi hóa, kháng vi sinh vật, bảo vệ gan, kháng nấm,...
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
22
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Mẫu lá loài lá đắng (Vernonia amydalina) được thu hái vào tháng 6
năm 2017 tại Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Mẫu được định danh
bởi TS. Nguyễn Thế Cường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Mẫu tiêu bản của cây lá đắng (số
MTB062017) được lưu tại Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hình 2.1. Cây lá đắng (V. amygdalina)
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất
- Sắc ký lớp mỏng (TLC)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
23
Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien
60 F254 (Merck 1.05715), RP18 F254S (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử
ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch
H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng từ từ trên bếp
điện đến khi hiện màu.
- Sắc ký cột (CC)
Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel pha thường và
pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240-430 mesh).
Pha đảo RP-18 (30-50 µm, Fuji Silysia Chemical Ltd.). Nhựa trao đổi ion
Diaion HP-20 (Mitsubishi Chem. Ind. Co., Ltd.).
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất
Phương pháp chung để xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất là sự
kết hợp xác định giữa các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại
bao gồm:
- Phổ khối lượng (MS)
Phổ khối lượng phun mù điện ESI-MS được đo trên máy Agilent 1260
của Viện Hoá sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS
Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS được đo trên máy FT-ICR-Mass
spectrophotometer tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR
Phổ NMR được đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR của Viện Hoá
học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất nội chuẩn là
TMS (Tetrametyl Silan).
Các kỹ thuật phổ cộng hưởng từ hạt nhân được sử dụng bao gồm:
+ Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều: 1
H-NMR, 13
C-NMR và
DEPT.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
24
+ Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều: HSQC, HMBC, 1
H-1
H COSY
và NOESY.
+ Các dung môi được sử dụng bao gồm DMSO-d6, CD3OD, CDCl3,
pyridine-d5. Việc lựa chọn dung môi đo phụ thuộc vào bản chất của từng
mẫu, trên nguyên tắc là dung môi phải hòa tan hoàn toàn mẫu thử.
- Độ quay cực [α]D:
Độ quay cực được đo trên máy JASCO2000 Polarimeter của Viện Hóa
sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase
và α-glucosidase
- Nguyên liệu
Nguyên liệu gồm 03 chất sạch phân lập được (2, 3 và 5).
- Hóa chất
+ (Sulfanilamide) (BDH Chemical, Anh); pNPG), enzyme α-
glucosidase, enzyme α-amylase, starch azure (Sigma, Mỹ).
+ Tris hydroxymethyl aminomethane (Bio Basic, Canada); KH2PO4,
K2HPO4, DMSO, MeOH, acetic acid (Merck, Đức).
2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase
Nguyên tắc: hoạt tính ức chế α-glucosidase được thực hiện dựa trên
phản ứng thủy phân 4- nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNPG) thành
đường glucose và p-nitrophenol, hợp chất có màu vàng dưới xúc tác của
enzyme α-glucosidase. Khi mẫu thử có hoạt tính ức chế enzyme α-
glucosidase, sự tạo thành hợp chất p-nitrophenol sẽ giảm, do vậy mật độ
quang (OD) của p-nitrophenol so với mẫu đối chứng, không bị ức chế sẽ giảm
theo. Mật độ quang (OD) của p-nitrophenol sinh ra sau phản ứng được đo ở
bước sóng 405 nm và được dùng để đánh giá hoạt động ức chế enzyme của
mẫu thử.
Tiến hành: trong mỗi giếng (đĩa 96 giếng) chứa: 50μL mẫu thử và 100
μL dung dịch enzyme α-glucosidase được ủ 25o
C trong 5 phút, tiếp
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
25
tục bổ sung 50 μL 4-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNPG). Mật độ quang
của phản ứng được đo trên máy ELISA ở bước sóng 405 nm [8]. Chất đối
chứng dương (acarbose) được dùng để kiểm soát độ ổn định và đánh giá hoạt
tính ức chế tương đương. Các phép thử được lặp lại 3 lần.
2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-amylase
Nguyên tắc: hoạt tính ức chế enzyme α-amylase được thực hiện dựa
vào phản ứng tạo màu của tinh bột với dung dịch đệm Tris dưới xúc tác của
enzyme α-amylase. Khi mẫu thử có hoạt tính ức chế enzyme α-amylase, sự
phân cắt liên kết α-1.4 của thành phần amilose và amilopectin trong tinh bột
bị cản trở, dẫn đến sự tạo thành các polysaccharide nhỏ, disaccharide glucose
và chất mang màu xanh giảm.
Tiến hành: trong mỗi giếng (đĩa 96 giếng) chứa 100 μL mẫu, 100 μL
tinh bột xanh và 50 μL enzyme α-amylase. Hỗn hợp được ủ tại 37o
C trong 15
phút, sau đó 250 μL axit axetic được thêm vào để dừng phản ứng, ly tâm ở tốc
độ 3000 vòng/phút trong 5 phút. Mật độ quang của phản ứng được đo bằng
máy ELISA ở bước sóng 595 nm.
2.3. PHÂN LẬP CÁC CHẤT
2.3.1. Phân lập các hợp chất từ mẫu dược liệu
Lá loài lá đắng (V. amygdalina) được sấy khô, xay nhỏ thu được 1,2 kg.
Bột khô này được ngâm chiết với methanol (3 lần x 3 lít) bằng thiết bị chiết
siêu âm (ở 500
C, mỗi lần 1 giờ). Dịch chiết được thu lại, lọc qua giấy lọc rồi
tiến hành cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được 200 g cặn thiết
methanol. Cặn chiết này được phân bố đều trong 2 lít nước cất rồi đem chiết
lần lượt với n-hexane, dichloromethane và ethyl acetate. Các dịch chiết được
cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn n-hexane (VAH, 52
g), cặn dichloromethane (VAD, 42 g), cặn ethyl acetate (VAE, 31 g) và cặn
nước (VAW, 75 g). Kiểm tra vết chất của các cặn chiết trên sắc ký bản mỏng
pha thường, pha đảo. Kết quả cho thấy, các cặn VAH, VAD chứa nhiều diệp
lục, các vết chất ít và không rõ ràng. Các vết chất chính của loài đều có mặt ở
cặn VAE nên chúng tôi lựa chọn cặn VAE để tập trung phân lập các hợp chất.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
26
Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. amygdalina
Cặn ethyl acetate (VAE, 31 g) được tẩm với silica gel rồi đưa lên cột
sắc ký pha thường với hệ dung môi rửa giải gradient
dichloromethane/methanol (100/1 → 1/1, v/v) thu được 5 phân đoạn, VAE1-
VAE5. Phân đoạn VAE1 được phân tách trên cột sắc ký pha đảo với hệ dung
môi rửa giải methanol/nước (4/1, v/v/) thu được phân đoạn nhỏ hơn VAE1.1.
Tiếp tục tinh chế phân đoạn VAE1.1 trên cột sắc ký pha thường với dung môi
rửa giải dichloromethane/methanol/nước (20/1/0,05, v/v) thu được hợp chất
VA1 (2 mg). Hợp chất VA6 (2 mg) thu được khi phân tách phân đoạn VAE2
trên sắc ký cột RP-18 với hệ dung môi methanol/nước (3/1, v/v). Tiếp tục
phân tách phân đoạn VAE3 trên sắc ký cột pha thường với hệ dung môi rửa
giải ethyl acetate/methanol (20/1, v/v) thu được 3 phân đoạn nhỏ hơn
VAE3.1-VAE3.3. Hợp chất VA2 (9 mg) thu được khi tinh chế phân đoạn
VAE3.2 trên cột sắc ký pha đảo RP-18 với dung môi rửa giải methanol/nước
(2/1, v/v). Tương tự, các hợp chất VA3 (15 mg), VA4 (2 mg) và VA5 (17 mg)
2.3.2. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ các hợp chất
2.3.2.1. Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11-
tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-stigmastane
Chất bột màu trắng, vô định hình.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
27
25
: +78,1 (c = 0,12, MeOH)
Độ quay cực D
Công thức phân tử: C30H46O7. Khối lượng phân tử: 518
ESI-MS: m/z 553.4 [M + Cl]-
Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR xem bảng 3.1
2.3.2.2. Hợp chất VA2: vernoniacum B
Chất bột màu trắng, vô định hình.
Độ quay cực 25D : +39,3 (c = 0,1, MeOH)
Công thức phân tử: C38H58O13. Khối lượng phân tử:
722 Số liệu 1
H và 13
C-NMR xem bảng 3.2
2.3.2.3. Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới)
Chất bột màu trắng, vô định hình
25
: +27,4 (c = 0,15, MeOH)
Độ quay cực D
Công thức phân tử: C36H56O11. Khối lượng phân tử: 664
HR-ESI-MS: m/z 687,3708 [M+Na]+
Số liệu 1
H và 13
C-NMR xem bảng 3.3
2.3.2.4. Hợp chất VA4: vernonioside B1
Chất bột màu trắng, vô định hình
25
: +32,1 (c = 0,11, MeOH)
Độ quay cực D
Công thức phân tử: C35H52O10. Khối lượng phân tử:
632 Số liệu 1
H và 13
C-NMR xem bảng 3.4
2.3.2.5. Hợp chất VA5: vernonioside B2
Chất bột màu trắng, vô định hình
Độ quay cực
25
: +38,4 (c = 0,15, MeOH)
D
Công thức phân tử: C36H50O12. Khối lượng phân tử:
674 Số liệu 1
H và 13
C-NMR xem bảng 3.5
2.3.2.6. Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11-
tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone
Chất bột màu trắng, vô định hình
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
28
Độ quay cực 25
D : +57,0 (c = 0,14, MeOH)
Công thức phân tử: C29H42O5. Khối lượng phân tử:
470 Số liệu 1
H và 13
C-NMR xem bảng 3.6
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP
ĐƯỢC
3.1.1. Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11-
tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-
stigmastane
Hình 3.1. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA1
Hợp chất VA1 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực
25
: +78,1 (c = 0,12, MeOH). Trên phổ
1
H-NMR (Bảng 3.1) của VA1 xuất
D
hiện tín hiệu của ba nhóm methyl singlet tại δH 0,61 (3H, s, H-18), 0,93 (3H, s,
H-19), 1,45 (3H, s, H-29); hai nhóm methyl doublet tại δH 0,95 (6H, d, J = 6,5
Hz, H-26, H-27); một nhóm methoxy tại δH 3,22 (3H, s, 28-OCH3); hai proton
olefin tại δH 5,44 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-7) và 5,57 (1H, d, J = 5,5 Hz, H-11) và
tín hiệu multiplet đặc trưng của H-3 tại δH 3,53 (1H, m, H-3). Trên phổ 13
C-
NMR (Bảng 3.1) của VA1 quan sát thấy tín hiệu của 30 carbon, bao gồm một
nhóm methoxy (δC 48,5) và 29 carbon thuộc phần khung chất. Các tín hiệu của
hai carbon bậc bốn tại δC 136,5 (C-8), 145,1 (C-9), hai carbon bậc ba tại δC
122,1 (C-7), 119,4 (C-11) và hai nhóm methyl tại δC 12,9 (C-18), 19,8 (C-19)
cùng với tín hiệu của hai proton olefin tại δH 5,43 (H-7), 5,53 (H-
11) cho phép xác định sự có mặt của hai nối đôi liên hợp tại C-7/C-8/C-9/C-11 ở
phần khung chất [47, 64]. Từ các bằng chứng phổ trên, hợp chất VA1 được xác
định có cấu trúc Δ7,9(11)
dienstigmanstane [47, 65]. Bên cạnh đó, các
tương tác HMBC giữa H-21 (δH 5,46) với C-20 (δC 48,8)/ C-22 (δC 81,6)/ C-23
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
30
(δC 91,9), giữa H-22 (δH 4,57) với C-21 (δC 100,0)/ C-23 (δC 91,9), giữa H-
23 (δH 4,58) với C-21 (δC 100,0)/ C-24 (δC 83,1) cho thấy phần chuỗi bên
cạnh có mặt hai vòng furan được nối với nhau tại C-22 và C-23. Các tín hiệu
proton tại δH 0,95 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-26), 0,95 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-27),
1,45 (3H, s, H-29) và 2,06 (1H, m, H-25) cùng với giá trị độ dịch chuyển hóa
học của ba nhóm methyl tại δC 17,4 (C-26), 18,1 (C-27), 17,4 (C-29) và nhóm
methine tại δC 33,1 (C-25) cho thấy sự có mặt của một nhóm isopropyl và
một nhóm methyl. Vị trí của hai nhóm này tại C-24 và C-28 lần lượt được xác
định dựa vào tương tác HMBC giữa H-26/H-27 (δH 0,95) với C-24 (δC 83,1)
và H-29 (δH 1,45) với C-28 (δC 114,1). Ngoài ra, tương tác HMBC proton của
nhóm methoxy (δH 3,22) với C-28 (114,1) xác định vị trí của nhóm methoxy
tại C-28. Từ những phân tích trên hợp chất VA1 được xác định là 28-
methoxy-7,8,9,11-tetradehydro-3,16,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-
diepoxystigmastane. So sánh số liệu phổ NMR của VA1 với phần aglycone
của hợp chất vernonioside B2 [66] cho thấy số liệu phổ hoàn toàn phù hợp.
Điều này cho phép khẳng định VA1 là (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-
7,8,9,11-tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-
stigmastane. Theo nghiên cứu của Mitsuo Jisaka và cộng sự, hợp chất này thu
được khi thủy phân vernonioside B2[66]. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hợp
chất (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11-tetradehydro-3β-16α,21,24-
tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-stigmastane được phân lập từ tự nhiên.
Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA1 và hợp chất tham khảo
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J in Hz)
1 35,2 35,3 1,81 (m); 1,93(m)
2 32,5 32,4 1,50 (m); 1,87 (m)
3 70,2 71,4 3,54 (m)
4 38,8 38,5 1,31(m); 1,72 (brd 12,0)
5 39,6 40,6 1,45(m)
6 30,4 31,0 1,92(m)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
31
7 121,5 122,1 5,45 (d, 5,0)
8 135,0 136,7 -
9 144,2 145,1 -
10 36,2 37,0 -
11 118,6 119,4 5,56 (d, 6,5)
12 41,8 42,5 2,04 (m); 2,28 (dd, 4,0; 10,5)
13 43,7 44,3 -
14 49,2 49,7 2,58 (m)
15 35,3 36,0 1,37 (dd, 3,0; 13,5);
2,00 (dd, 3,0; 13,5)
16 76,3 77,3 4,34 (t, 7,0)
17 56,1 56,3 2,07 (dd, 2,5, 6,5)
18 14,6 14,5 0,61 (s)
19 19,7 19,8 0,93 (s)
20 48,6 48,8 2,23 (t, 5,0)
21 99,2 100.0 5.46 (brs)
22 81,0 81.6 4.57 (t, 5.5)
23 91,2 91,9 4,58 (brs)
24 82,0 83,1 -
25 32,4 33,1 2,06 (m)
26 17,5 17,4 0,95 (d, 6,5)
27 18,5 18,1 0,95 (d, 6,5)
28 113,4 114,1 -
29 17,5 17,4 1,45 (s)
OCH3 48,5 48,5 3,22 (s)
a)
đo trong CD3OD, b)
đo tại 125 MHz, c)
đo tại 500 MHz, #)
δC của hợp chất tham khảo [66].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
32
3.1.2. Hợp chất VA2: vernoniacum B
Hình 3.2. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA2
Hợp chất VA2 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực 25 :
D
+39,3 (c = 0,1, MeOH). Trên phổ 1
H-NMR của VA2 xuất hiện tín hiệu của ba
nhóm methyl singlet tại δH 0,64 (3H, s, H-18), 0,94 (3H, s, H-19), 1,42 (3H, s,
H-29); hai nhóm methyl doublet tại δH 0,93 (3H, d, J = 4,0 Hz, H-26), 0,96
(3H, d, J = 6,5 Hz, H-27); một nhóm methoxy tại δH 3,16 (3H, s, 28-OCH3);
hai proton olefin tại δH 5,44 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-7) và 5,57 (1H, d, J = 5,5
Hz, H-11); một proton anome tại δH 4,42 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1′) và tín hiệu
multiplet đặc trưng của H-3 tại δH 3,53 (1H, m, H-3). Trên phổ 13
C-NMR của
VA2 quan sát thấy tín hiệu của 38 carbon, bao gồm sáu carbon của một phân
tử đường, hai carbon của một nhóm acetyl (δC 172,7, 21,9), một nhóm
methoxy (δC 48,5) và 29 carbon thuộc phần khung chất. Số liệu phổ NMR của
VA2 khá giống với VA1 ngoại trừ sự có mặt nhiều hơn các tín hiệu của một
phần đường O-β-D-glucopyranosyl tại C-3 và một nhóm acetyl tại C-16. Vị trí
của hai nhóm này được xác định dựa vào tương tác HMBC giữa proton
anome H-1′ (δH 4,42) với C-3 (δC 78,9) và H-16 (δH 5,27) với nhóm acetyl
(δC 172,7). Từ những phân tích trên kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo
cho phép khẳng định VA2 là vernoniacum B. Hợp chất này được phân lập lần
đầu tiên từ loài V. cumingiana[67]. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên hợp chất
vernoniacum B được phân lập từ loài V. amygdalina.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
33
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA2 và hợp chất tham khảo
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J in Hz)
1 35,3 35,4 1,35 (m); 2,01 (m)
2 30,5 30,6 1,53 (m); 1,99 (m)
3 77,4 78,9 3,53 (m)
4 38,4 35,0 1,33 (m); 1,88 (m)
5 39,5 40,5 1,41 (m)
6 30,5 31,0 1,31 (m); 1,95 (m)
7 122,1 122,4 5,44 (d, 4,5)
8 135,4 136,3 -
9 144,3 145,0 -
10 36,5 37,1 -
11 119,1 119,6 5,57 (d, 5,5)
12 42,4 42,8 2,03 (m); 2,15 (m)
13 43,5 43,8 -
14 49,3 49,5 2,19 (m)
15 35,2 36,0 1,38 (m); 2,01 (m)
16 78,8 79,8 5,27 (m)
17 48,6 48,6 3,17 (m)
18 14,7 14,5 0,64 (s)
19 19,8 19,8 0,94 (s)
20 49,4 49,5 2,51 (m)
21 99,4 100,0 5,44 (d, 4,5)
22 80,4 80,7 4,31 (t, 6,0)
23 92,1 92,4 4,53 (d, 6,0)
24 82,3 83,0 -
25 32,8 33,1 2,02 (m)
26 17,7 17,5 0,93 (d, 4,0)
27 18,9 18,2 0,96 (d, 6,5)
28 113,1 113,4 -
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
34
29 17,9 17,4 1,42 (s)
1 102,7 102,4 4,42 (d, 8,0)
2 75,7 75,2 3,17 (m)
3 79,0 78,1 3,34 (m)
4 72,1 71,7 3,38 (m)
5 78,9 77,9 3,29 (m)
6 63,3 62,8 3,57 (dd, 5,0; 11,5)
3,87 (brd, 11,5)
16-OCOCH3 170,9 172,7 -
16-OCOCH3 22,2 21,9 2,06 (s)
OCH3 51,6 48,5 3,16 (s)
a) đo trong CD3OD, b)
đo tại 125 MHz, c)
đo tại 500 MHz, #)
δC của hợp chất vernoniacum
B [67].
3.1.3. Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới)
Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất VA3 và hợp chất tham khảo (VA2)
Hợp chất VA3 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực
25 : +27,4 (c = 0,15, MeOH). Công thức phân tử của VA3 được xác định là D
C36H56O11 bởi sự xuất hiện của píc ion giả phân tử [M+Na]+
tại m/z
687,3708 trên phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS (tính toán lý thuyết
cho công thức [C36H56O11Na]+
: 687,3720).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
35
Hình 3.4. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VA3
Trên phổ 1
H-NMR (Bảng 3.3) của VA3 xuất hiện tín hiệu của ba nhóm
methyl singlet tại δH 0,57 (3H, s, H-18), 0,93 (3H, s, H-19), 1,42 (3H, s, H-
29); hai nhóm methyl doublet tại δH 0,94 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-26), 0,95 (3H,
d, J = 7,0 Hz, H-27); một nhóm methoxy tại δH 3,21 (3H, s, 28-OCH3); hai
proton olefin tại δH 5,43 (1H, d, J = 5,0 Hz, H-7), 5,53 (1H, d, J = 5,5 Hz, H-
11); một proton anome tại δH 4,42 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1′) và một proton tín
hiệu multiflet đặc trưng của H-3 tại δH 3,71 (m).
Hình 3.5. Phổ 1
H-NMR của hợp chất VA3
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
36
Phân tích các tính hiệu trên phổ 13
C-NMR, HSQC của VA3 quan sát
thấy tín hiệu của 36 carbon bao gồm 29 carbon thuộc phần khung steroid, lớp
chất chính trong thành phần hóa học của loài V. amygdalina; một carbon
thuộc nhóm methoxy và sáu carbon đặc trưng của phần đường glucopyranosyl
(Bảng 3.3). Các tín hiệu của hai carbon bậc bốn tại δC 137,2 (C-8), 144,8 (C-
9) và hai carbon bậc ba tại δC121,4 (C-7), 119,5 (C-11) cùng với tín hiệu của
hai proton olefin tại δH 5,43 (H-7), 5,53 (H-11) cho phép xác định sự có mặt
của hai nối đôi liên hợp tại C-7/C-8/C-9/C-11 ở phần khung chất [47, 64].
Bên cạnh đó, phần khung của VA3 còn có mặt hai nhóm methyl tại δC 12,9
(C-18), 19,8 (C-19). Từ các bằng chứng phổ trên, cấu trúc hóa học của hợp
chất VA3 được dự đoán là Δ7,9(11)
dienstigmanstane glycoside [47, 65].
Hình 3.6. Phổ 13
C-NMR của hợp chất VA3
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
37
Hình 3.7. Phổ HSQC của hợp chất VA3
Hình 3.8. Các tương tác HMBC chính của hợp chất VA3
Vị trí của hai nhóm methyl ở phần khung chất tại C-10 và C-13 khẳng
định lại dựa vào tương tác HMBC giữa H-19 (δH 0,93) với C-1 (δC 35,8)/ C-5
(δC 40,1)/ C-12 (δC 41,9)/ C-10 (δC 36,8) và H-18 (δH 0,57) với C-12 (δC 41,9)/
C-13 (δC 42,7)/ C-14 (δC 51,9)/ C-17 (δC 45,4). Bên cạnh đó, tương tác HMBC
giữa H-20 (δH 1,95) với C-21 (δC 100,0)/ C-22 (δC 81,0), giữa H-21 (δH 5,43)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
38
với C-22 (δC 81,0)/ C-23 (δC 91,3), giữa H-22 (δH 4,26) với C-21 (δC 100,0)/ C-
23 (δC 91,3), giữa H-23 (δH 4,45) với C-21 (δC 100,0)/ C-24 (δC 83,2)/ C-28 (δC
112,9) cho thấy phần này có mặt hai vòng furan được nối với nhau tại C-
22 và C-23. Hơn nữa, các tín hiệu proton tại δH 0,94 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-
26), 0,95 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-27), 1,42 (3H, s, H-29) và 2,02 (1H, m, H-25)
cùng với giá trị độ dịch chuyển hóa học của ba nhóm methyl tại δC 17,4 (C-
26), 18,1 (C-27), 17,4 (C-29) và nhóm methine tại δC 32,7 (C-25) cho thấy sự
có mặt của một nhóm isopropyl và một nhóm methyl. Vị trí của hai nhóm này
tại C-24 và C-28 lần lượt được xác định dựa vào tương tác HMBC giữa H-26
(δH 0,94)/ H-27 (δH 0,95) với C-24 (δC 83,2) và H-29 (δH 1,42) với C-28 (δC
112,9). Vị trí của phần đường tại C-3 và nhóm methoxy tại C-28 lần lượt
được xác định dựa vào tương tác HMBC giữa C-3 (δC 78,9) với carbon anome
H-1′ (δH 4,42 ) và proton của nhóm methoxy (δH 3,21) với C-28 (δC 112,9).
Hình 3.9. Phổ HMBC của hợp chất VA3
Số liệu phổ NMR của VA3 và hợp chất VA2 khá giống nhau ngoại trừ
sự chuyển dịch về vùng trường cao của tín hiệu C-16 (δC 28,0) của VA3 so
với tín hiệu C-16 (δC 76,2) của hợp chất VA2 trên phổ 13
C-NMR. Điều này
cho thấy, cấu trúc của VA3 hoàn toàn giống VA2 ngoại trừ sự thiếu vắng
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
39
nhóm acetyl tại vị trí C-16. Ngoài ra, trên phổ NOESY của VA3 quan sát thấy
tín hiệu tương tác giữa H-20 với H-21/H-22; H-22 tương tác với H-23/OCH3;
H-23 tương tác với H-27 của nhóm isopropyl cho thấy các hydrogen tại C-20,
C-21, C-22, C-23, OCH3, và nhóm isopropyl đều định hướng β. Hơn nữa, kết
quả thủy phân VA3 trong môi trường acid thu được đường β-glucose (so sánh
trên HPLC với các đường chuẩn L-glucose và D-glucose) cùng với hằng số
tương tác của proton anome, JH-1ʹ/H-2ʹ = 8,0 cho phép xác định phần đường
của VA3 là O-β-D-glucopyranosyl. Từ những phân tích, cấu trúc hóa học của
VA3 được xác định là (22R,23S,24R,28S)-3β-D-glucosyl-28-methoxy-
7,8,9,11-tetradehydro-21,24-dihydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-stigmastane.
Tra cứu trên cơ sở dữ liệu scifinder cho phép khẳng định đây là hợp chất mới.
Hợp chất này được đặt tên là vernoamyoside E.
Hình 3.10. Phổ NOESY của hợp chất VA3
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
40
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA3 và hợp chất tham khảo (VA2)
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J in Hz)
1 35,4 35,8 1,34 (m); 1,99 (m)
2 30,6 30,8 1,93 (m)
3 78,9 78,9 3,71 (m)
4 35,0 34,8 1,32 (m); 1,88 (m)
5 40,5 40,1 1,41 (m)
6 31,0 30,3 1,61 (m); 1,97 (m)
7 122,4 121,4 5,43 (d, 5,0)
8 136,3 137,2 -
9 145,0 144,8 -
10 37,1 36,8 -
11 119,6 119,5 5,53 (d, 5,5)
12 42,8 41,9 2,04 (m), 2,22 (m)
13 43,8 42,7 -
14 49,5 51,9 2,26 (m)
15 36,0 24,2 1,49 (m); 1,86 (m)
16 79,8 28,0 1,53 (m); 2,18 (m)
17 48,6 45,4 2,08 (m)
18 14,5 12,9 0,57 (s)
19 19,8 19,8 0,93 (s)
20 49,5 50,2 1,95 (m)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
41
21 100,0 100,0 5,43 (d, 5,0)
22 80,7 81,0 4,26 (t, 5,5)
23 92,4 91,3 4,45 (d, 5,5)
24 83,0 83,2 -
25 33,1 32,7 2,20 (m)
26 17,5 17,4 0,94 (d, 7,0)
27 18,2 18,1 0,95 (d, 7,0)
28 113,4 112,9 -
29 17,4 17,4 1,42 (s)
1 102,4 102,6 4,42 (d, 8,0)
2 75,2 74,8 3,18*
3 78,1 77,4 3,29 (ddd, 2,5; 5,0, 9,5)
4 71,7 71,4 3,32*
5 77,9 77,7 3,39 (t, 9,0)
6 62,8 62,6 3,70 (dd, 5,5; 12,0)
3,87 (dd, 2,5; 12,0)
28-OCH3 48,5 48,3 3,21 (s)
16-OC OCH3 172,7 - -
16-OCOC H3 21,9 - -
a)
đo trong CD3OD & CDCl3, b)
đo tại 125 MHz, c)
đo tại 500 MHz, #)
δC của hợp chất tham khảo VA2
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
42
Hình 3.11. HPLC của VA3 sau khi được acid hóa
3.1.4. Hợp chất VA4: vernonioside B1
Hình 3.12. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA4
Hợp chất VA4 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực
25D : +32,1 (c = 0,11, MeOH). Trên phổ 1
H-NMR (Bảng 3.4) của VA4 xuất
hiện tín hiệu của năm nhóm methyl tại δH 0,60 (s, H-18), 0,93 (s, H-19), 1,20
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
43
(d, J = 7,0 Hz, H-26), 1,14 (d, J = 7,5 Hz, H-27), 1,37 (d, J = 5,5 Hz, H-29), hai
proton olefin tại δH 5,41 (brs, H-7), 5,55 (d, J = 6,5 Hz, H-11), tín hiệu của một
proton anome tại δH 4,42 (d, J = 8,0 Hz, H-1′) và tín hiệu multiflet đặc trưng của
H-3 tại δH 3,67. Bên cạnh đó, trên phổ 13
C-NMR (Bảng 3.4) của VA4 xuất hiện
tín hiệu của 35 carbon ba gồm sáu carbon của phần đường và
29 carbon của phần khung chất. Số liệu phổ NMR của VA4 khá giống với các
hợp chất VA1, VA2, VA3 cho phép dự đoán hợp chất này là C29-steroid với
cấu trúc khung stigmanstane. So sánh giá trị phổ VA4 với hợp chất
vernonioside B1 [52] cho thấy số liệu phổ hoàn toàn phù hợp. Điều này cho
phép khẳng định hợp chất VA4 là vernonioside B1.
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA4 và hợp chất tham khảo
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J in Hz)
1 35,01 35,9 1,35 (m); 2,00 (m)
2 30,15 30,5 1,61 (m); 1,99 (m)
3 78,56 79,1 3,67 (m)
4 34,54 35,1 1,35 (m); 1,88 (m)
5 39,25 40,4 1,42 (m)
6 30,27 30,9 1,92 (m)
7 120,68 121,1 5,41 (brs)
8 136,53 137,5 -
9 143,84 144,8 -
10 36,12 36,9 -
11 119,75 120,4 5,55 (d, 6,5)
12 41,16 42,6 2,17 (m), 2,76 (m)
13 42,63 43,2 -
14 51,93 52,6 2,29 (brs)
15 23,51 24,1 1,50 (m); 1,83 (m)
16 28,08 28,4 1,51 (m); 2,19 (m)
17 45,81 46,2 2,02 (m)
18 12,68 12,6 0,60 (s)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
44
19 19,52 19,8 0,93 (s)
20 51,01 51,3 2,74 (dd, 4,0; 8,0)
21 176,36 177,6 -
22 77,04 73,7 4,44 (dd, 2,5; 4,0)
23 80,11 80,4 4,69 (d, 2,5)
24 63,81 65,4 -
25 30,33 30,8 1,87 (m)
26 18,49 18,4 1,20 (d, 7,0)
27 18,65 18,5 1,14 (d, 7,5)
28 56,17 57,5 3,38 (m)
29 13,19 13,1 1,37 (d, 5,5)
1 102,28 102,3 4,42 (d, 8,0)
2 75,34 75,0 3,20 (dd, 8,0; 9,0)
3 78,64 78,6 3,70 (m)
4 71,74 71,8 3,35 (m)
5 77,07 78,1 3,37 (m)
6 62,88 62,9 3,71 (dd, 5,0; 12,0)
3,86 (dd, 2,5; 12,0)
a)
đo trong CD3OD, b)
đo tại 125 MHz, c)
đo tại 500 MHz, #)
δC của hợp chất vernonioside B1.
3.1.5. Hợp chất VA5: vernonioside B2
Hình 3.13. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA5
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
45
Hợp chất VA5 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực
25
: +38,4 (c = 0,15, MeOH). Trên phổ
1
H-NMR (Bảng 3.5) của VA5 xuất
D
hiện tín hiệu của ba nhóm methyl singlet tại δH 0,60 (3H, s, H-18), 0,94 (3H,
s, H-19) và 0,95 (3H, s, H-29); hai nhóm methyl doublet ại δH 0,95 (3H, d, J
= 7,0 Hz, H-26) và 0,98 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-27); một nhóm methoxy tại δH
3,16 (3H, s, 28-OCH3); hai proton olefin tại δH 5,44 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-7)
và 5,57 (1H, d, J = 5,5 Hz, H-11); một proton anome tại δH 4,43 (1H, d, J =
8,0 Hz, H-1′) và tín hiệu multiplet đặc trưng của H-3 tại δH 3,73 (1H, m, H-3).
Trên phổ 13
C-NMR (Bảng 3.5) của VA5 quan sát thấy tín hiệu của 36 carbon,
bao gồm sáu carbon của một phân tử đường, một nhóm methoxy (δC 48,5) và
29 carbon thuộc phần khung chất. Số liệu phổ NMR của VA5 khá giống với
VA2 ngoại trừ sự thiếu vắng tín hiệu của một nhóm acetyl tại C-16 so với
VA2 cùng với sự dịch chuyển về vùng trường cao trên phổ 13
C-NMR của tín
hiệu C-16 của VA5 (δC 77,3) so với VA2 (δC 79,8) cho thấy nhóm thế tại C-
16 của VA5 phải là hydroxy. Từ những bằng chứng phổ trên, hợp chất VA5
được xác định là vernonioside B2. Kết luận trên còn được khẳng định lại dựa
vào kết quả so sánh số liệu phổ NMR của VA5 với hợp chất vernonioside B2
[53] theo công bố trước đây.
Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA5 và hợp chất tham khảo
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J in Hz)
1 34,9 35,0 1,34 (m), 1,91 (m)
2 30,1 30,6 1,62 (m); 2,00 (m)
3 77,0 78,9 3,73 (m)
4 34,5 35,3 1,82 (m); 1,96 (m)
5 39,1 40,5 1,43 (m)
6 30,2 31,0 1,30 (m); 1,95 (m)
7 121,3 122,1 5,46 (d, 5,0)
8 135,8 136,7 -
9 144,1 145,1 -
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
46
10 36,2 37,1 -
11 118,6 119,4 5,56 (d, 6,0)
12 41,7 42,5 2,05 (m); 2,28 (m)
13 43,6 44,3 -
14 49,1 49,5 2,57 (m)
15 35,2 36,0 1,37 (m); 2,00 (m)
16 76,2 77,3 4,43 (t, 7,0)
17 56,0 56,3 2,08 (m)
18 14,5 14,6 0,60 (s)
19 19,5 19,8 0,94 (s)
20 48,5 49,0 2,23 (m)
21 99,1 100,0 5.46 (d, 5.0)
22 81,0 81,6 4,56 (dd, 6,0; 6,5)
23 90,1 91,8 4,58 (d, 6,5)
24 82,0 83,1 -
25 32,4 33,1 2,07 (m)
26 17,4 17,4 0,95 (d, 7,0)
27 18,5 18,1 0,98 (d, 6,5)
28 113,3 114,1 -
29 17,4 17,4 0,95 (s)
1 102,3 102,4 4,43 (d, 8,0)
2 75,3 75,2 3,17 (dd, 8,0; 9,0)
3 78,6 78,1 3,38 (t, 9,0)
4 71,8 71,7 3,30 (m)
5 78,4 77,9 3,31 (m)
6 62,9 62,8 3,68 (dd, 5,0; 12,0)
3,88 (dd, 2,5; 12,0)
OCH3 48,5 48,5 3,24 (s)
a)
đo trong CD3OD, b)
đo tại 125 MHz, c)
đo tại 500 MHz, #)
δC của hợp chất vernonioside B2 [53].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
47
3.1.6. Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11-
tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone
Hình 3.14. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA6
Hợp chất VA6 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực
25
: +57,0 (c = 0,14, MeOH). Trên phổ
1
H-NMR (Bảng 3.6) của VA6 xuất
D
hiện tín hiệu của năm nhóm methyl tại δH 0,61 (s, H-18), 0,94 (s, H-19), 1,20
(d, J = 7,0 Hz, H-26), 1,15 (d, J = 7,0 Hz, H-27) và 1,37 (d, J = 5,5 Hz, H-29);
hai proton olefin tại δH 5,44 (brs, H-7) và 5,58 (d, J = 6,5 Hz, H-11) và một
proton tín hiệu multiflet đặc trưng của H-3 tại δH 3,53 (m). Bên cạnh đó, trên
phổ 13
C-NMR (Bảng 3.6) của VA6 xuất hiện tín hiệu của 29 carbon gồm:
năm carbon methyl, bảy carbon methylene, 11 carbon methine và sáu carbon
không liên kết trực tiếp với hydro. Số liệu phổ của VA6 khá giống với các
hợp chất VA6 ngoại trừ sự thiếu vắng các tín hiệu thuộc phần đường tại C-3
cùng với sự dịch chuyển về vùng trường cao của tín hiệu C-3 trên phổ 13
C-
NMR của VA6 (δC 71,5) so VA4 (δC 79,1) chỉ ra rằng cấu trúc của VA6 hoàn
toàn giống VA4 ngoài trừ sự thiếu vắng đơn vị đường β-D-glucopyranose tại
C-3. Từ các phân tích trên hợp chất VA6 được xác định là (23S,24R,28S)-
3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11-tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-
carbolactone là aglycone của hợp chất vernonioside B1. Tra cứu trên cơ sở dữ
liệu Scifinder cho phép khẳng định, đây
là lần đầu tiên hợp chất (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11-
tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone được phân lập
từ tự nhiên.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
48
Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA6 và hợp chất tham khảo
C δC
#
δCa,b δH
a,c
(mult., J in Hz)
1 35,30 36,0 1,35 (m); 2,00 (m)
2 32,58 32,3 1,50 (m); 1,86 (m)
3 70,28 71,5 3,53 (m)
4 38,78 38,8 1,31 (m); 1,71 (m)
5 39,73 40,7 1,43 (m)
6 30,39 31,0 1,30 (m); 1,93 (m)
7 120,85 121,3 5,44 (brs)
8 136,59 137,6 -
9 144,08 144,9 -
10 36,17 16,9 -
11 119,76 120,5 5,58 (d, 6,5)
12 42,20 42,8 2,13 (m); 2,82 (m)
13 42,67 43,3 -
14 51,03 51,4 2,86 (dd, 4,0; 10,5)
15 23,55 24,2 1,52 (m); 1,84 (m)
16 28,10 28,5 1,52 (m); 1,80 (m)
17 45,84 46,3 2,00 (m)
18 12,70 12,6 0,61 (s)
19 19,70 19,9 0,94 (s)
20 52,03 52,8 2,28 (m)
21 176,38 177,8 -
22 73,05 73,8 4,42 (dd, 2,5; 4,0)
23 80,11 80,5 4,77 (d, 2,5)
24 63,82 65,2 -
25 30,33 31,0 1,83 (m)
26 18,49 18,4 1,20 (d, 7,0)
27 18,65 18,6 1,15 (d, 7,0)
28 56,18 57,6 2,29 (s)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
49
29 13,19 13,1 1,37 (d, 5,5)
đo trong CD3OD,
b)
đo tại 125 MHz,
c)
đo tại 500 MHz,
#)
δC của hợp chất tham khảo phần aglycone của vernonioside B1 [52].
Bảng 3.11. Các hợp chất phân lập được từ loài lá đắng
STT Tên chất, CTPT Cấu trúc
1 Hợp chất VA1:
(22R,23S,24R,28S)-28-
methoxy-7,8,9,11-
tetradehydro-3β-16α,21,24-
tetrahydroxy-21,23:22,28-
diepoxy-5α-stigmastane
CTPT: C30H46O7
M: 518
2 Hợp chất VA2: vernoniacum
B
CTPT: C38H58O13
M: 722
3 Hợp chất VA3:
vernoamyoside E (chất mới)
CTPT: C36H56O11
M: 664
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
50
4
5
6
Hợp chất VA4: vernonioside
B1
CTPT: C35H52O10
M: 632
Hợp chất VA5: vernonioside
B2
CTPT: C36H52O12
M: 676
Hợp chất VA6:
(23S,24R,28S)-3β,22α-
dihydroxy-7,8,9,11-
tetradehydro-24,28-epoxy-
5α-stigmastane-21,23-
carbolactone
CTPT: C29H42O5
M: 470
3.2. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC
3.2.1. Sàng lọc hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-
glucosidase của các hợp chất phân lập được từ cây lá đắng
Kết quả đánh giá sơ bộ hoạt tính chống tiểu đường thông qua ức chế
các enzyme α-amylase và α-glucosidase của ba steroid phân lập được (VA2,
VA3 và VA5) cho thấy ở nồng độ 500 μg/mL, hợp chất VA3 thể hiện hoạt
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
51
tính ở cả hai enzyme thử nghiệm với giá trị % ức chế lần lượt là 86,01 và
60,03%. Trong khi đó, hai hợp chất VA2 và VA5 thể hiện khả năng ức chế
chọn lọc đối với enzyme α-amylase với giá trị % ức chế lần lượt là 87,31 và
82,02 %.
Bảng 3.12. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và enzyme α-
glucosidase của các hợp chất
Hợp chất
% Ức chế ở nồng độ 500 μg/mL
enzyme α-amylase enzyme α-glucosidase
VA2 87,31 ± 2,37 21,84 ± 2,47
VA3 86,01 ± 6,33 60,03 ± 3,85
VA5 82,02 ± 0,56 17,72 ± 0,54
Đối chứng * 98,06 ± 0,21 55,01 ± 2,14
* Acarbose: được dùng làm chất đối chứng dương trong các phép sàng
lọc ức chế enzyme α-amylase (100 μg/mL) và enzyme α-glucosidase (500
μg/mL)
3.2.2. Đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-
glucosidase theo nồng độ của các hợp chất phân lập được
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-
glucosidase theo nồng độ của các hợp chất phân lập được
Hợp chất
IC50 (μg/mL)
enzyme α-amylase enzyme α-glucosidase
VA2 83,2 ± 2,5 > 500
VA3 102,2 ± 3,8 327,4 ± 7,8
VA5 87,1 ± 2,9 > 500
Đối chứng * 6,3 ± 0,1 450,0 ± 9,6
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
52
* Acarbose được dùng làm chất đối chứng dương.
Qua kết quả sàng lọc, hợp chất VA3 được lựa chọn để đánh giá hoạt
tính ức chế theo nồng độ trên cả hai enzyme thử nghiệm. Các hợp chất VA2
và VA5 chỉ nghiên cứu đánh giá hoạt tính ức chế theo nồng độ trên enzyme α-
amylase. Kết quả đánh giá cho thấy hai hợp chất VA2 và VA5 có hoạt tính ức
chế mạnh và chọn lọc với enzyme α-amylase với giá trị IC50 từ 83,2 - 87,1
μg/mL. Trong khi đó, hợp chất VA3, một steroid mới được phân lập từ loài lá
đắng (Vernonia amygdalina) có hoạt tính trên cả hai enzyme α-amylase và α-
glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là 102,2 và 327,4 μg/mL.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
53
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
4.1.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học
Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, đề tài đã phân lập được 10 hợp
chất từ cao chiết MeOH của cây lá đắng (Vernonia amygdalina). Cấu trúc hóa
học của 10 hợp chất cũng đã được xác định bằng các phương pháp phổ hiện
đại như phổ khối lượng (HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1D-, 2D-
NMR) và độ quay cực ([α]D
25
). Trong đó, có 1 hợp chất mới và 9 hợp chất đã
biết, cụ thể :
- Hợp chất steroid mới: vernoamyoside E (VA3);
- 2 hợp chất steroid lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên:
(22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11-tetradehydro-3β-16α,21,24-
tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-stigmastane (VA1) và (23S,24R,28S)-
3β-2α-dihydroxy-7,8,9,11-tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-
carbolactone (VA6)
- 7 hợp chất đã biết khác. Bao gồm 3 steroid, vernoniacum B (VA2),
vernonioside B1 (VA4) và vernonioside B2 (VA5).
4.1.2 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học
Đã nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và enzyme α-
glucosidase của 3 chất sạch phân lập được (VA2, VA3 và VA5). Kết quả cho
thấy hợp chất VA3 thể hiện hoạt tính ức chế cả enzyme α-glucosidase và
enzyme α-amylase với giá trị IC50 lần lượt là 102,2 và 327,4 μg/mL. Trong
khi đó, hợp chất VA2 và VA5 lại thể hiện hoạt tính ức chế chọn lọc đối với
enzyme α-amylase giá trị IC50 lần lượt là 83,2 và 87,1 μg/mL.
4.2. KIẾN NGHỊ
Từ các kết quả nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học của các loài Vernoina amygdalina, chúng tôi nhận thấy các steroid
phân lập được thể hiện hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và enzyme α-
glucosidase tốt, đặc biệt là hợp chất vernoamyoside E (VA3) thể hiện hoạt
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
54
tính ức chế với cả hai enzyme α-amylase và α-glucosidase. Vì vậy, cần có
thêm những nghiên cứu sâu hơn nữa về cơ chế ức chế enzyme của hợp chất
này. Ngoài ra, các thử nghiệm in vivo trên các mô hình động vật cũng cần
được nghiên cứu để để từ đó định hướng phát triển thành các sản phẩm phục
vụ cho việc hỗ trợ nâng cao sức khỏe và phòng ngừa, điều trị căn bệnh tiểu
đường.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
55
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Hoang Le Tuan Anh, Le Ba Vinh, Le Thi Lien, Pham Viet Cuong,
Masayoshi Arai,Tran Phuong Ha, Hoang Ngoc Lin,Ton That Huu Đat,
Le Canh Viet Cuong, Young Ho Kim. In vitro study on α-amylase
inhibitory and α-glucosidase of a new stigmastane-type steroid saponin
from the leaves of Vernonia amygdalina. Natural Product Research,
2019 DOI: 10.1080/14786419.2019.1607853.
2. Hoang Le Tuan Anh, Le Thi Lien, Pham Viet Cuong, Masayoshi
Arai,Tran Phuong Ha, Ton That Huu Dat, Le Canh Viet Cuong. Sterols
and flavone from the leaves of Vernonia amygdalina growing in Thua
Thien Hue. Vietnam Journal of Science and Technology, 2018, 56(6):
681-687.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoffstad, O., et al., 2015, Diabetes, Lower-Extremity Amputation, and
Death. Diabetes Care, 38(10), p, 1852.
2. Chi, V.V., 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam.
3. Frost, D.J. and J.P. Ward, 1968, Stereochemistry of 7,24(28)-
stigmastadien-3β-ol and the fucosterols. Tetrahedron Letters, 9(34), p,
3779-3782.
4. Frost, D.J. and J.P. Ward, 1970, Sterols in Vernonia anthelmintica seed
8,14,(Z)-24(28)stigmastatrienol, a new phytosterol. Recueil des
Travaux Chimiques des Pays-Bas, 89(10), p, 1054-1056.
5. Frost, D.J. and J.P. Ward, 1970, Sterols in Vernonia anthelmintica seed,
Recueil des Travaux Chimiques des Pays-Bas, 1970. 89(2), p,186-192.
6. Fioriti, J.A., M.G. Kolor, and R.P. McNaught, New sterol from
Vernonia anthelmintica seed oil, Tetrahedron Letters, 34, p, 2791-2794.
7. Akihisa, T., et al., 1992, 4α-methylvernosterol and other sterols from
Vernonia anthelmintica seeds, Phytochemistry, 31(5), p, 1759-1763.
8. Tian, G., et al., 2004, Separation of flavonoids from the seeds of
Vernonia anthelmintica Willd by high-speed counter-current
chromatography, Journal of Chromatography A, 1049(1), p, 219-222.
9. Fatima, S.S., et al., 2010, Antidiabetic and antihyperlipidemic activity
of ethyl acetate: Isopropanol (1:1) fraction of Vernonia anthelmintica
seeds in Streptozotocin induced diabetic rats, Food and Chemical
Toxicology, 48(2), p, 495-501.
10. Liu, Y., et al., 2010, Vernodalidimers A and B, novel orthoester
elemanolide dimers from seeds of Vernonia anthelmintica, Tetrahedron
Letters, 51(50), p, 6584-6587.
11. Hua, L., et al., 2012, Biologically active steroids from the aerial parts
of Vernonia anthelmintica Willd, Fitoterapia, 83(6), p, 1036-1041.
12. Hua, L., et al., 2012, Highly oxygenated stigmastane-type steroids from
the aerial parts of Vernonia anthelmintica Willd, Steroids, 77(7), p,
811-818.
13. Zhang, L., et al., 2014, Guaianolides and elemanolides from Vernonia
anthelmintica, Phytochemistry Letters, 7, p, 14-18.
14. Turak, A., Y. Liu, and H.A. Aisa, 2015, Elemanolide dimers from seeds
of Vernonia anthelmintica, Fitoterapia, 104, p, 23-30.
15. Ito, T., et al., 2016, New sesquiterpene lactones, vernonilides A and B,
from the seeds of Vernonia anthelmintica in Uyghur and their
antiproliferative activities, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters,
26(15), p, 3608-3611.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
57
16. Turak, A., et al., 2017, Pseudo-disesquiterpenoids from seeds of
Vernonia anthelmintica and their biological activities, Phytochemistry
Letters, 21, p, 163-168.
17. Saluja, K.I.K. and V.K. Saxene, 1979, Antibacterial activity of essential
oils from Vernonia anthelmintica and Viola cinerea, Indian Drugs &
Pharmaceuticals Industry, 14(2), p, 29-30.
18. Lambertini, E., et al., 2004, Effects of extracts from Bangladeshi
medicinal plants on in vitro proliferation of human breast cancer cell
lines and expression of estrogen receptor alpha gene, International
Journal of Oncology, 24, p, 419-423.
19. Jamil, S., et al., 2017, Evaluation of anti-inflammatory and anti-oxidant
potential of seed extracts of Vernonia anthelmintica, Pakistan journal
of pharmaceutical sciences, 30(3), p, 755-760.
20. Jamil , S., R.A. Khan, and S. Ahmed, 2018, In vivo evaluation of
antihyperlipidemic, antihyperglycemic and hepatoprotective effects of
Vernonia anthelmintica seeds in diet model, Pakistan journal of
pharmaceutical sciences, 31(3), p, 813-820.
21. Gunasingh, C., G. Barnabas, and S. Nagarajan, 1981, Flavonoids of the
flowers of Vernonia cinerea, Indian Journal of Pharmaceutical
Sciences, 43(3), p, 114-118.
22. Misra, T.N., et al., 1984, Isolation of a natural sterol and an aliphatic
acid from Vernonia cinerea, Phytochemistry, 23(2), p, 415-417.
23. Misra, T.N., et al., 1984, Chemical constituents of Vernonia cinerea,
Part I. Isolation and spectral studies of triterpenes, Journal of Natural
Products, 47(2), p, 368-372.
24. Misra, T.N., et al., 1993, A new triterpenoidal from Vernonia cinerea,
Planta Med, 59(5), p, 458-460.
25. Tandon, M. and Y.N. Shukla, 1995, Some chemical constituents from
Vernonia cinerea, Indian Drugs 32(3), p, 132-133.
26. Kuo, Y.-H., et al., 2003, Two novel sesquiterpene lactones, cytotoxic
vernolide-A and -B, from Vernonia cinerea, Chemical and
Pharmaceutical Bulletin, 51(4), p, 425-426.
27. Pratheeshkumar, P. and G. Kuttan, 2011, Effect of vernolide-A, a
sesquiterpene lactone from Vernonia cinerea L., on cell-mediated
immune response in B16F-10 metastatic melanoma-bearing mice,
Immunopharmacology and Immunotoxicology, 33(3), p, 533-538.
28. Youn, U.J., et al., 2012, Anti-inflammatory sesquiterpene lactones from
the flower of Vernonia cinerea, Bioorganic & Medicinal Chemistry
Letters, 22(17), p, 5559-5562.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
58
29. Youn, U.J., et al., 2014, Bioactive sesquiterpene lactones and other
compounds isolated from Vernonia cinerea, Fitoterapia, 93, p, 194-
200.
30. Pouyfung, P., et al., 2019, Anti-proliferative effect of 8α-
tigloyloxyhirsutinolide-13-O-acetate (8αTGH) isolated from Vernonia
cinerea on oral squamous cell carcinoma through inhibition of STAT3
and STAT2 phosphorylation, Phytomedicine, 52: p. 238-246.
31. Latha, R.M., T. Geetha, and P. Varalakshmi, 1998, Effect of Vernonia
cinerea Less flower extract in adjuvant-induced arthritis, General
Pharmacology: The Vascular System, 31(4): p. 601-606.
32. Chea, A., et al., 2006, Antimalarial activity of sesquiterpene lactones
from Vernonia cinerea, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 54(10):
p. 1437-1439.
33. Pratheeshkumar, P. and G. Kuttan, 2011, Modulation of immune
response by Vernonia cinerea L. inhibits the proinflammatory cytokine
profile, iNOS, and COX-2 expression in LPS-stimulated macrophages,
Immunopharmacology and Immunotoxicology, 33(1): p. 73-83.
34. Pratheeshkumar, P. and G. Kuttan, 2010, Vernonia cinerea Less.
Inhibits tumor cell invasion and pulmonary metastasis in C57BL/6
Mice, Integrative Cancer Therapies, 10(2): p. 178-191.
35. Rizvi, S.M.D., et al., 2011, In-vitro antibacterial and antioxidant
potential of leaf and flower extracts of Vernonia cinerea and their
phytochemical constituents, International Journal of Pharmaceutical
Sciences Review and Research, 9(2): p. 164-169.
36. Leelaprakash, G., S. Mohan Dass, and V. Sivajothi, 2011, Antioxidant
and hepatoprotective activities of Vernonia cinerea extract against CCl4
induced hepatotoxicity in albino rats, International Journal of
Pharmaceutical Sciences Review and Research, 10(2): p. 30-34.
37. Yadava, R.N. and M. Raj, 2013, A new antiviral flavone glycoside
from Vernonia cinerea Less, Asian Journal of Chemistry, 25(7): p.
3542-3544.
38. Kumar, P.O., et al., 2016, Anti-cancer activity of ethanolic extract of
Vernonia cinerea less by in vivo and in vitro method, International
Journal of Research in Pharmaceutical and Nano Sciences, 5(3): p. 95-
107.
39. Pomjunya, A., J. Ratthanophart, and W. Fungfuang, 2017, Effects of
Vernonia cinerea on reproductive performance in streptozotocin-
induced diabetic rats, The Journal of veterinary medical science, 79(3):
p. 572-578.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
59
40. Naowaboot, J., S. Wannasiri, and P. Pannangpetch, 2018, Vernonia
cinerea water extract improves insulin resistance in high-fat diet–
induced obese mice, Nutrition Research, 56: p. 51-60.
41. Suresh, S.N., V. Varsha, and V. Prejeena, 2017, Oral toxicity study of
Vernonia cinerea aqueous leaf extract in Swiss Albino mice, World
Journal of Pharmaceutical Research, 6(14): p. 1003-1008.
42. Kuo, L.-M.Y., et al., 2018, New hirsutinolide-type sesquiterpenoids
from Vernonia cinerea inhibit nitric oxide production in LPS-stimulated
RAW264.7 cells, Planta Med, 84(18): p. 1348-1354.
43. Krishna Kumari, G.N., et al., 2003 Zaluzanin D: a fungistatic
sesquiterpene from Vernonia arborea, Fitoterapia, 74(5): p. 479-482.
44. Sridharan, S., et al., 2016, Anti-inflammatory screening of ethanolic
leaf extract of Vernonia arborea Buch. -Ham.in formalin induced albino
wistar rats, Indian Journal of Pharmaceutical Education and Research
50(4), 638-648. 50(4): p. 638-648.
45. Liu, Q.-H., et al., 2005, Chemical constituents of the roots of Vernonia
cumingiana Benth, Journal of Integrative Plant Biology, 47(8): p.
1016-1020.
46. Suo, M.R., J.S. Yang, and Z.S. Zhang, 2008, Two new compounds
from the stem of Vernonia cumingiana, Chinese Chemical Letters,
19(2): p. 180-182.
47. Liu, J., et al., 2009, New vernocuminosides from the stem barks of
Vernonia cumingiana Benth, Steroids, 74(1): p. 51-61.
48. Liu, J., et al., 2010, Seven new vernocuminosides from the stem bark of
Vernonia cumingiana Benth, Carbohydrate Research, 345(9), p. 1156-
1162.
49. Lin, Y.-L. and W.-Y. Wang, 2002, Chemical constituents of Vernonia
patula, Chinese Pharmaceutical Journal 54(3): p. 187-192.
50. Liang, Q.-L., J.-H. Jiang, and Z.-D. Min, 2010, A germacrane
sesquiterpenoid from Vernonia patula, Zhongguo Tianran Yaowu,
8(2),p. 104-106.
51. Hira, A., et al., 2013, Anti-inflammatory and antioxidant activities of
ethanolic extract of aerial parts of Vernonia patula (Dryand.) Merr,
Asian Pacific journal of tropical biomedicine, 3(10), p. 798-805.
52. Jisaka, M., et al., 1992, Bitter steroid glucosides, vernoniosides A1, A2,
and A3, and related B1 from a possible medicinal plant, Vernonia
amygdalina, used by wild chimpanzees, Tetrahedron, 48(4): p. 625-
632.
53. Jisaka, M., et al., 1993, Steroid glucosides from vernonia amygdalina, a
possible chimpanzee medicinal plant, Phytochemistry, 34(2), p. 409-
413.
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc

More Related Content

Similar to Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...ssuserc1c2711
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Xét Nghiệm Và Điều Trị Một Số Bệnh Tăng Sinh Tủ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Xét Nghiệm Và Điều Trị Một Số Bệnh Tăng Sinh Tủ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Xét Nghiệm Và Điều Trị Một Số Bệnh Tăng Sinh Tủ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Xét Nghiệm Và Điều Trị Một Số Bệnh Tăng Sinh Tủ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng Gửi miễn phí q...
Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng  Gửi miễn phí q...Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng  Gửi miễn phí q...
Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc (20)

Nghiên Cứu Đặc Tính Sinh Học Của Các Vi Sinh Vật Phù Hợp Cho Lên Men Thức Ăn ...
Nghiên Cứu Đặc Tính Sinh Học Của Các Vi Sinh Vật Phù Hợp Cho Lên Men Thức Ăn ...Nghiên Cứu Đặc Tính Sinh Học Của Các Vi Sinh Vật Phù Hợp Cho Lên Men Thức Ăn ...
Nghiên Cứu Đặc Tính Sinh Học Của Các Vi Sinh Vật Phù Hợp Cho Lên Men Thức Ăn ...
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây...
 
Tối ưu hóa quá trình xử lý kháng sinh ampicillin trong nước bằng kỹ thuật fen...
Tối ưu hóa quá trình xử lý kháng sinh ampicillin trong nước bằng kỹ thuật fen...Tối ưu hóa quá trình xử lý kháng sinh ampicillin trong nước bằng kỹ thuật fen...
Tối ưu hóa quá trình xử lý kháng sinh ampicillin trong nước bằng kỹ thuật fen...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
 
Nghiên cứu hoá học các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả Ké đầu ngựa.doc
Nghiên cứu hoá học các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả Ké đầu ngựa.docNghiên cứu hoá học các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả Ké đầu ngựa.doc
Nghiên cứu hoá học các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả Ké đầu ngựa.doc
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
 
Luận án: Hình thái, phân tử Sán lá phổi Paragonimus heterotremus - Gửi miễn p...
Luận án: Hình thái, phân tử Sán lá phổi Paragonimus heterotremus - Gửi miễn p...Luận án: Hình thái, phân tử Sán lá phổi Paragonimus heterotremus - Gửi miễn p...
Luận án: Hình thái, phân tử Sán lá phổi Paragonimus heterotremus - Gửi miễn p...
 
Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở...
Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở...Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở...
Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở...
 
Đề tài “ nghiên cứu đánh giá và xây dựng quy trình nhân giống cho loài sâm nú...
Đề tài “ nghiên cứu đánh giá và xây dựng quy trình nhân giống cho loài sâm nú...Đề tài “ nghiên cứu đánh giá và xây dựng quy trình nhân giống cho loài sâm nú...
Đề tài “ nghiên cứu đánh giá và xây dựng quy trình nhân giống cho loài sâm nú...
 
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAYĐặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
 
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy t...
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy t...Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy t...
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy t...
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Xét Nghiệm Và Điều Trị Một Số Bệnh Tăng Sinh Tủ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Xét Nghiệm Và Điều Trị Một Số Bệnh Tăng Sinh Tủ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Xét Nghiệm Và Điều Trị Một Số Bệnh Tăng Sinh Tủ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Xét Nghiệm Và Điều Trị Một Số Bệnh Tăng Sinh Tủ...
 
Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...
Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...
Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...
 
Cải Biến Phương Pháp Sắc Ký Lỏng Hiệu Năng Cao Pha Đảo (Rp – Hplc) Xác Định L...
Cải Biến Phương Pháp Sắc Ký Lỏng Hiệu Năng Cao Pha Đảo (Rp – Hplc) Xác Định L...Cải Biến Phương Pháp Sắc Ký Lỏng Hiệu Năng Cao Pha Đảo (Rp – Hplc) Xác Định L...
Cải Biến Phương Pháp Sắc Ký Lỏng Hiệu Năng Cao Pha Đảo (Rp – Hplc) Xác Định L...
 
Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...
Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...
Nghiên Cứu Tích Hợp Một Số Gen Kháng Bạc Lá Và Kháng Đạo Ôn Vào Giống Lúa Bc1...
 
Thử nghiệm hợp chất hóa học có hoạt tính chống ung thư trong loài Tri mẫu
Thử nghiệm hợp chất hóa học có hoạt tính chống ung thư trong loài Tri mẫuThử nghiệm hợp chất hóa học có hoạt tính chống ung thư trong loài Tri mẫu
Thử nghiệm hợp chất hóa học có hoạt tính chống ung thư trong loài Tri mẫu
 
Xây dựng phương pháp xác định cefadroxil và cefotaxim trong nước bằng sắc ký ...
Xây dựng phương pháp xác định cefadroxil và cefotaxim trong nước bằng sắc ký ...Xây dựng phương pháp xác định cefadroxil và cefotaxim trong nước bằng sắc ký ...
Xây dựng phương pháp xác định cefadroxil và cefotaxim trong nước bằng sắc ký ...
 
Phân Tích Cộng Đồng Vi Khuẩn Phân Hủy Rơm Rạ Bằng Kỹ Thuật Pcr-Dgge Và Tạo Dõ...
Phân Tích Cộng Đồng Vi Khuẩn Phân Hủy Rơm Rạ Bằng Kỹ Thuật Pcr-Dgge Và Tạo Dõ...Phân Tích Cộng Đồng Vi Khuẩn Phân Hủy Rơm Rạ Bằng Kỹ Thuật Pcr-Dgge Và Tạo Dõ...
Phân Tích Cộng Đồng Vi Khuẩn Phân Hủy Rơm Rạ Bằng Kỹ Thuật Pcr-Dgge Và Tạo Dõ...
 
Căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu của chủng vi khuẩn phân lập
Căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu của chủng vi khuẩn phân lậpCăn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu của chủng vi khuẩn phân lập
Căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu của chủng vi khuẩn phân lập
 
Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng Gửi miễn phí q...
Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng  Gửi miễn phí q...Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng  Gửi miễn phí q...
Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng Gửi miễn phí q...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhondacom
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtauthihaiyen2000
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (16)

BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 

Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Steroid Từ Cây Lá Đắng (Vernonia Amygdalina).doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------- Lê Thị Liên NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT STEROID TỪ CÂY LÁ ĐẮNG (Vernonia amygdalina) LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC Hà Nội, năm 2020
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------- Lê Thị Liên NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT STEROID TỪ CÂY LÁ ĐẮNG (Veronia amygdalina) Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 8440114 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG LÊ TUẤN ANH Hà Nội, năm 2020
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Lời cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Lê Thị Liên
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Lời cảm ơn Luận văn tốt nghiệp cao học này được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, dìu dắt và giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể phòng Ứng dụng và Triển khai Công nghệ - Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung, đặc biệt là TS. Lê Cảnh Việt Cường, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành được luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Việt Cường, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu phát triển cây dược liệu Vernonia amygdalina Delile (cây lá đắng) tại tỉnh Thừa Thiên Huế và định hướng ứng dụng” đã hỗ trợ tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo của Học viện Khoa học và Công nghệ đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho tôi trong những năm tháng qua. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, những người đã luôn động viên, chia sẻ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua./. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Liên
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Viết tắt Tiếng Anh Diễn giải 1 H-NMR Proton nuclear magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân resonance spectroscopy proton 13 C-NMR Carbon-13 nuclear magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân resonance spectroscopy cacbon 13 ABTS 2,2'-Azino-bis (axit 3- ethylbenzthiazoline-6- sulfonic) A-549 Human lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi ở người line A2780 Human ovarian carcinoma Tế bào ung thư biểu mô cell line buồng trứng ở người Bel-7402 Human endocervical Tế bào ung thư biểu mô adenocarcinoma cell line tuyến nội tiết ở người CC Column chromatography Sắc ký cột DPPH 2,2-diphenyl-1- picrylhydrazyl DEPT Distortionless enhancement Phổ DEPT by polarisation transfer ED50 Median effective dose Liều lượng ảnh hưởng đến 50% đối tượng thử nghiệm G6Pase Glucose 6-phosphatase HL-60 Human promyelocytic Tế bào ung thư máu cấp ở
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM leukemia cell line người HeLa HeLa cell Tế bào ung thư cổ tử cung HepG2 Hepatocellilar carcinoma Tế bào ung thư biểu mô gan cell line HMBC Heteronuclear multiple Phổ tương tác dị hạt nhân bond coherence qua nhiều tương tác HSQC Heteronuclear single Phổ tương tác dị hạt nhân quantum coherence qua 1 liên kết IC50 Inhibitory concentration at Nồng độ ức chế 50% đối 50% tượng thử nghiệm MIC Minimum inhibitory Nồng độ ức chế tối thiểu concentration L-1210 l-1210 cell line Tế bào ung thư bạch cầu NCI-661 Large cell lung carcinoma Tế bào ung thư biểu mô tế cell line bào phổi lớn OD Optical density Mật độ quang học TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng HR-ESI-MS High resolution Phổ khối lượng phân giải electronspray ionization cao phun mù điện tử mass spectrum KB Human epidemoid Tế bào ung thư biểu mô carcinoma cell line người L-NMMA N-methylarginine
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM T-47D Breast cancer cell line Tế bào ung thư vú GM-CSF Granulocyte-macrophage Yếu tố kích thích đại thực colony stimulating factor bào bạch cầu SMMC-7721 Human papillomavirus- Tế bào ung thư biểu mô related endocervical tuyến nội tiết liên quan đến adenocarcinoma cell line papillomavirus ở người DLD-1 Colorectal adenocarcinoma Tế bào ung thư biểu mô cell line tuyến HSC4 Human oral squamous Tế bào ung thư vòm họng ở carcinoma cell line người
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Danh mục các bảng Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA1 và hợp chất tham khảo.........30 Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA2 và hợp chất tham khảo.........33 Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA3 và hợp chất tham khảo (VA2) 40 Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA4 và hợp chất tham khảo.........43 Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA5 và hợp chất tham khảo.........45 Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA6 và hợp chất tham khảo.........48 Bảng 3.11. Các hợp chất phân lập được từ loài lá đắng................................49 Bảng 3.12. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và enzyme α- glucosidase của các hợp chất..........................................................................51 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α- glucosidase theo nồng độ của các hợp chất phân lập được ...........................51 * Acarbose được dùng làm chất đối chứng dương. ........................................52
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Danh mục các hình vẽ Hình 1.1. Hình ảnh của một số loài thuộc chi Vernonia. .................................5 “Nguồn: Thư viện điện tử Wikipedia ”.............................................................5 Hình 2.1. Cây lá đắng (V. amygdalina) ..........................................................22 Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. amygdalina.......................26 Hình 3.1. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA1 29 Hình 3.2. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA2 32 Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất VA3 và hợp chất tham khảo (VA2) 34 Hình 3.4. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VA3................................................35 Hình 3.5. Phổ 1 H-NMR của hợp chất VA3.....................................................35 Hình 3.6. Phổ 13 C-NMR của hợp chất VA3...................................................36 Hình 3.7. Phổ HSQC của hợp chất VA3.........................................................37 Hình 3.9. Phổ HMBC của hợp chất VA3........................................................38 Hình 3.10. Phổ NOESY của hợp chất VA3.....................................................39 Hình 3.11. HPLC của VA3 sau khi được acid hóa.........................................42 Hình 3.12. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA4..................................................................................................................42 Hình 3.13. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA5..................................................................................................................44 Hình 3.14. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA6..................................................................................................................47 Phổ 1 H-NMR của hợp chất VA1.....................................................................64 Phổ 13 C-NMR của hợp chất VA1 ...................................................................64 Phổ HMBC của hợp chất VA1........................................................................65 Phổ HSQC của hợp chất VA1.........................................................................65
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Phổ 1 H-NMR của hợp chất VA2.....................................................................67 Phổ 13 C-NMR của hợp chất VA2 ...................................................................67 Phổ HSQC của hợp chất VA2.........................................................................68 Phổ HMBC của hợp chất VA2........................................................................68 Phổ 13 C-NMR của hợp chất VA4 ...................................................................70 Phổ HMBC của hợp chất VA4........................................................................71 Phổ 1 H-NMR của hợp chất VA5.....................................................................73 Phổ 13 C-NMR của hợp chất VA5 ...................................................................73 Phổ HSQC của hợp chất VA5.........................................................................74 Phổ HMBC của hợp chất VA5........................................................................74 Phổ 1 H-NMR của hợp chất VA6.....................................................................76 Phổ 13 C-NMR của hợp chất VA6 ...................................................................76 Phổ HSQC của hợp chất VA6.........................................................................77 Phổ HMBC của hợp chất VA6........................................................................77
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1 MỤC LỤC MỤC LỤC....................................................................................................... 10 MỞ ĐẦU........................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chi Vernonia ............................................. 5 1.1.1. Phân loại chi Vernonia ở Việt Nam ................................................. 5 1.1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Vernonia ............................................................................................... 5 1.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây lá đắng (Vernonia amygdalina) .............................................................................. 17 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22 2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất ................................................. 22 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất ...................... 23 2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α- glucosidase .................................................................................................. 24 2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase 24 2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-amylase ...... 25 2.3. Phân lập các chất ................................................................................................ 25 2.3.1. Phân lập các hợp chất từ mẫu dược liệu ........................................... 25 2.3.2. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ các hợp chất ...................................... 26 2.3.2.1. Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11- tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α- stigmastane .............................................................................................. 26 2.3.2.2. Hợp chất VA2: vernoniacum B ................................................ 27 2.3.2.3. Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới) ............................ 27 2.3.2.4. Hợp chất VA4: vernonioside B1 ............................................... 27 2.3.2.5. Hợp chất VA5: vernonioside B2 ............................................... 27 2.3.2.6. Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11- tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone ............. 27
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................. 29 3.1. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được ........................... 29 3.1.1. Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11- tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α- stigmastane .................................................................................................. 29 3.1.2. Hợp chất VA2: vernoniacum B ........................................................ 32 3.1.3. Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới) .................................... 34 3.1.4. Hợp chất VA4: vernonioside B1 ....................................................... 42 3.1.5. Hợp chất VA5: vernonioside B2 ....................................................... 44 3.1.6. Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11- tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone ................. 47 CTPT: 50 M: 470 50 3.2. Hoạt tính sinh học của các chất phân lập được ........................................... 50 3.2.1. Sàng lọc hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase của các hợp chất phân lập được từ cây lá đắng ........................................... 50 3.2.2. Đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase theo nồng độ của các hợp chất phân lập được ............................................ 51 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 53 4.1. Kết luận ................................................................................................................. 53 4.1.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học ................................................ 53 4.1.2 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học .................................................... 53 4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 53 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 56
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3 MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật. Điều này có thể thấy rõ qua sự đa dạng về số lượng và các chủng loại loài thực vật khác nhau. Theo thống kê mới nhất của Viện Dược liệu, nước ta có hơn 5.000 loài thực vật có thể sử dụng làm thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn trong việc nghiên cứu phát triển các thuốc mới phục vụ cho việc chữa nhiều bệnh mà con người đang phải đối mặt như tim mạch, ung thư, tiểu đường, gout, alzheimer, … Do đó, hướng nghiên cứu, sàng lọc các loại thảo dược có công dụng chữa bệnh nhằm tìm kiếm các hợp chất tự nhiên mới có hoạt tính sinh học cao đã và đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh. Là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận giai đoạn cuối, mù lòa… Đái tháo đường được xem là một trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và làm giảm tuổi thọ trung bình của con người từ 5 đến 10 năm. Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017, cứ trung bình 7 giây lại có một người chết do các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường và cứ 30 giây lại có một bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng bàn chân bị cắt cụt chi [1]. Hiện nay, số lượng bệnh nhân đái tháo đường vẫn đang gia tiếp tục tăng nhanh trên toàn thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường đang rất được các nhà khoa học quan tâm. Cây lá đắng (Vernonia amygdalina), còn được gọi với các tên khác như khổ diệp thụ hay cúc ban cưu, là loại cây thường được sử dụng theo kinh nghiệm để chữa một số bệnh như cao huyết áp, táo bón, viêm dạ dày, viêm gan… Tại Việt Nam, V. amygdalina đã được một số bệnh nhân bệnh đái tháo đường sử dụng và cũng đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng lá cây này để điều trị bệnh đái tháo đường chủ yếu dựa theo kinh nghiệm truyền miệng, chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành để
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 4 đánh giá toàn diện thành phần hóa học cũng như hoạt tính ức chế enzyme α- amylase và α-glucosidase của V. amygdalina sinh trưởng tại Việt Nam. Từ những cơ sở trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính sinh học các hợp chất steroid từ cây lá đắng (Vernonia amygdalina)”.
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI Vernonia 1.1.1. Phân loại chi Vernonia ở Việt Nam Chi Vernonia Schreb. (họ Asteraceae) có khoảng 1.000 loài. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, Bắc và Nam Mỹ. Theo từ điển cây thuốc Việt Nam, có 15 loài thuộc chi Vernonia có thể sử dụng làm thuốc bao gồm: bạch đầu sát trùng (V. anthelmintica), bạch đầu nhám (V. aspera), bông bạc (V. arborea), bạch đầu ông (V. cinerea), dây chè (V. cumingiana), dây dọi tên (V. elliptica), bạch đầu rau (V. esculenta), bạch đầu to (V. macrachaenia), cúc lá cà (V. solanifolia), bạch đầu Spire (V. spirei), bạch đầu lông (V. parishii), bạch đầu nhỏ (V. paluta), bạch đầu lá liễu (V. saligna), bạch đầu bao gai (V. squarrosa), bạch đầu lá lớn (V. volkameriaefolia). Các loài Vernonia thường được dùng để chữa trị các bệnh như: giun sán, viêm gan, đau dạ dày, sốt, ho, mụn nhọt, rắn cắn, viêm phế quản, bỏng lửa, sốt rét...[2] V. elliptica V. anthelmintica V. cinerea Hình 1.1. Hình ảnh của một số loài thuộc chi Vernonia. “Nguồn: Thư viện điện tử Wikipedia ” 1.1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Vernonia Hiện nay, các loài thuộc chi Vernonia đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, các công trình công bố về các loài thuộc chi Vernonia ở Việt Nam còn rất ít, vì vậy chưa có được đầy đủ cơ
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 6 sở khoa học để định hướng khai thác và phát triển nguồn dược liệu tiềm năng này. Trong số 15 loài thuộc chi Vernonia được sử dụng để làm thuốc ở Việt Nam, V. anthelmintica là 1 trong 3 loài được công bố nhiều nhất. Các nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học của loài V. anthelmintica chủ yếu là các steroid và sesquiterpenoid. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài V. anthelmintica được bắt đầu từ năm 1968, Frost và cộng sự thông báo đã phân lập được 2 steroid từ hạt loài V. anthelmintica là 7,24(28)- stigmatadien-3β-ol (1), 7,24(28)-stigmatadien-3β-ol acetate (2) và 1 hợp chất steroid đã biết khác là avenasterol (3) [3]. Trong các nghiên cứu tiếp theo về loài này, 7 steroid mới được thông báo phân lập từ hạt gồm 8,14,(Z)-24(28)- stigmastatrienol (4), stigmasterol (5), 5-stigmasten-3β-ol (6), 7,22- stigmastadienol (7), 3-oxo-7,(Z)-24(28)-stigmastadiene (8), 5-α-stigmasta- 8(14),15,24(28)-triene -3β-ol (9), 4α-methylvernosterol (10) [4-7]. Bên cạnh đó, các hợp chất flavonoid, 2ʹ,3,4,4ʹ-tetrahydroxychancone (11), 4ʹ,5,6,7- tetrahydrohyflavone (12) và 3ʹ,4ʹ,7-trihydroxydihydroflanoe (13) cũng được phân lập từ hạt của V. anthelmintica [8]. Kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học cho thấy dịch chiết ethanol từ hạt loài này có tác dụng hạ đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy với liều thử 0,5 g/kg, mức giảm đường huyết tối đa đạt 82% sau 6 giờ [9]. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư máu cấp HL-60 của 2 sesquiterpenoid, vernodalidimer A-B (14-15) phân lập từ V. anthelmintica cũng đã được Liu và cộng sự thông báo với giá trị IC50 lần lượt là 0,72 và 0,47 μM [10].
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 7 Năm 2012, Hua và cộng sự đã phân lập được 6 steroid từ phần trên mặt đất của V. anthelmintica sinh trưởng ở Pakistan gồm vernoanthelsterone A (16), 24ξ-hydroperoxy-24-vinyllathosterol (17), (24R)-stigmast-7,22(E)-dien- 3β-ol (18), (22E,24R)-24-methyl-5α-cholesta-7,22-diene-3β,5,6β-triol (19), (22E,24S)-5α,8α-epidioxy-24-methyl-cholesta-6,22-dien-3β-ol (20), và (22E,24S)-5α,8α-epidioxy-24-methyl-cholesta-6,9(11),22-trien-3β-ol (21) [11]. Kết quả đánh giá tác dụng đối kháng vi sinh vật kiểm định của các steroid phân lập được cho thấy 4 hợp chất 16-19 có hoạt tính đối kháng với
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 8 các chủng Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis và Escherichia coli với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) từ 7,25 đến 250 μg/mL [11]. Trong một nghiên cứu sau đó, Hua và cộng sự tiếp tục thông báo phân lập được 11 steroid gồm vernoanthelcin A–I (22–30) và ernoantheloside A-B (31-32) [12].
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 9 Năm 2014, Zhang và cộng sự đã thông báo 4 sesquiterpene lactone thuộc khung guaianolide và elemanolide, (1R,4R,5S,6R,7R,8S)-8,15- dihydroxyguaia-10(14),11(13)-dien-12,6-olide (33), (1R,4R,5S,6R,7R,8S,11S)-8,15-dihydroxyguaia-10(14)-en-6,12-olide (34), (4S,5R,6R,7R,8S,10R,11S)-11,13-dihydrovernolepin (35), (5R,6R,7R,8S,10R,11S)-melitensin (36) có hoạt tính gây độc tế bào ung thư đối với các dòng tế bào ung thư máu cấp HL-60 và ung thư biểu mô tuyến nội tiết SMMC-7721 với giá trị IC50 từ 24,54 - 28,00 μg/mL. Tuy nhiên, hoạt tính gây độc của các hợp chất này thấp hơn so với đối chứng dương (mitomycin) với giá trị IC50 lần lượt là 0,56 và 1,85 μg/mL [13]. Ba hợp chất elemanolide dimer mới, vernodalidimer C-E (37-39) được phân lập từ hạt V. anthelmintica cũng có tác dụng gây độc mạnh trên dòng tế bào ung thư vú T-47D với giá trị IC50 lần lượt là 5,58, 0,95 và 12,75 μM (đối chứng dương doxorubicin có giá trị IC50 là 25,50 μM). Tuy nhiên, cả 3 hợp chất 37-39 đều không thể hiện hoạt tính gây độc đối với các dòng tế bào ung thư phổi A-549 và ung thư tuyến tiền liệt PC-3 với IC50 > 80 μM [14]. Ito và cộng sự (2016) đã phân lập được 5 sesquiterpene lactone gồm vernonilide A và B (40-41), vernomelitensin (42), vernodalin (43) và vernolepin (44) từ hạt V. anthelmintica. Kết quả đánh giá hoạt tính cho thấy tất cả 5 hợp chất phân lập được đều có hoạt tính gây độc đối với các dòng tế bào ung thư A-549, Hela và MDA-MB231 với giá IC50 từ 0,25 đến 21,6 μM [15]. Gần đây, Turak và cộng sự cũng thông báo phân lập được 5 hợp chất sesquiterpene, vernodalidimer F-H (45-47), vernonilide C (48), vernonilide A (40) từ hạt của V. anthelmintica thu ở Trung Quốc. Các hợp chất này đều thể hiện hoạt tính gây độc đối với 4 dòng tế bào ung thư ở người, bao gồm ung thư ruột kết HCT-15, ung thư tuyến tiền liệt PC-3, ung thư phổi A-549 và ung thư cổ tử cung Hela với giá trị IC50 từ 5,3 đến 56,1 μM [16]. Ngoài ra, dịch chiết từ loài V. anthelmintica cũng được thông báo có các hoạt tính khác như kháng vi sinh vật, ức chế tế bào ung thư, kháng viêm, chống oxi hóa, bảo vệ gan [17-20].
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 10 Loài Vernonia cinerea cũng được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm. Năm 1981, Gunasingh và cộng sự đã phân lập được 4 flavonoid từ hoa loài dược liệu này, gồm luteolin (49), luteolin-7-O-glucoside (50), isoorientin (51) và chrysoeriol (52) [21]. Các hợp chất thứ cấp thuộc lớp chất steroid, triterpenoid và acid béo cũng phân lập được từ loài V. cinerea như stigmast-5,17(20)-dien-3β-ol (53), 26-methylheptacosanoic acid (54) [22], 24- hydroxytaraxer-14-ene (55) [23], 3β-acetoxyurs-19-ene (56) [24], lupeol
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 11 palmitate (57), α-amyrin palmitate (58), stigmasterol-3-O-β-D- glucopyranoside (59) [25]. Năm 2003, Kuo và cộng sự đã phân lập được 2 sesquiterpene lactone mới, vernolide A và B (60-61) từ vỏ loài V. cinerea thu ở Đài Loan [26]. Cả hai hợp chất 60-61 đều có hoạt tính gây độc đối với các dòng tế bào ung thư người gồm ung thư biểu mô KB, ung thư biểu mô tuyến DLD-1, NCI-661 và ung thư cổ tử cung Hela. Hợp chất 60 thể hiện hoạt tính gây độc mạnh đối với cả 4 dòng tế bào ung thư KB, DLD-1, NCI-661 và Hela với giá trị ED50 lần lượt là 0,02, 0,05, 0,53 và 0,04 mM, trong khi đó hợp chất 61 có tác dụng gây độc đối với 3 dòng tế bào ung thư KB, NCI-661 và Hela với giá trị ED50 lần lượt là 3,78, 5,88 và 6,42 μM [26]. Trong một nghiên cứu khác, Pratheeshkumar và Kuttan cũng đã thông báo hợp chất 60 có tác dụng làm tăng các yếu tố như interleukin-2 (IL-2) và interferron-gamma (INF-γ), đồng thời làm suy giảm đáng kể các yếu tố tiền viêm như IL-1β, IL6; suy giảm yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) và yếu tố kích thích đại thực bào bạch cầu (GM-CSF) trong quá trình di căn. Các bằng chứng này cho thấy hợp chất 60 có tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch chống lại quá trình di căn của các tế bào ung thư B16F-10 ở chuột [27].
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 12 Năm 2012, Youn và cộng sự đã phân lập được 9 hợp chất sesquiterpene lactone từ V. cinerea, 8α-tigloyloxyhirsutinolide (62), 8α- hydroxyhirsutinolide (63), 8α-hydroxyl-1-O-methylhirsutinolide (64), 8α- tigloyloxyhirsutinolide-13-O-acetate (65), 8α-(2-methylacryloyloxy)- hirsutinolide-13-O-acetate (66), 8α-(2-methylacryloyloxy)-1α- methoxyhirsutinolide-13-O-acetate (67), vernolide-B (61), hirsutinolide-13- O-acetate (68), vernolide-A (60). Cả 9 hợp chất (60-68) đều được đánh giá hoạt tính kháng viêm thông qua khả năng ức chế sự sản sinh NO trong đại thực bào RAW-264.7 được kích thích bởi LPS. Kết quả cho thấy, các hợp chất 60-61, 65, 67-68 thể hiện hoạt tính kháng viêm mạnh với giá trị IC50 lần lượt là 2,4, 1,2, 2,0, 1,5 và 2,7 mM, cao hơn so với đối chứng dương L- NMMA (IC50 = 25,1 μM). Các hợp chất còn lại thể hiện hoạt tính kháng viêm yếu hơn với giá trị IC50 từ 5,7 đến 28,4 μM [28].
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 13 Từ lá và vỏ của V. cinerea, Youn và cộng sự đã phân lập được 16 hợp chất gồm 4 sesquiterpene mới, 8α-(2′Z-tigloyloxy)-hirsutinolide (69), 8α-(2′Z- tigloyloxy)-hirsutinolide-13-O-acetate (70), 8α-(4-hydroxytigloyloxy)- hirsutinolide (71), 8α-hydroxy-13-O-tigloyl-hirsutinolide (72), 8α-(2- methylacryloyloxy)-hirsutinolide (73), 8α-tigloyloxyhirsutinolide (74), 8α- tigloyloxyhirsutinolide-13-O-acetate (75), 8α-(2-methylacryloyloxy)- hirsutinolide-13-O-acetate (76), vernolide-B (61), 8α-hydroxyhirsutinolide (77), và vernolide-A (60), loliolide (78), isololiolide (79), (3R)-3- hydroxyionone (80), apigenine (81), (9Z,12S,13S)-dihydroxy-9-octadecanoic acid (82). Trong đó, các hợp chất 61, 72, 75-76 có tác dụng ức chế 64,8 – 88,8 % sự phát triển của dòng tế bào ung thư U251 tại nồng độ thử nghiệm 5 μM. Ngoài ra, hợp chất 75 cũng có tác dụng ức chế 81,7% sự phát triển của dòng tế bào ung thư vú ở người MDA-MB-231 tại nồng độ thử nghiệm 5 μM [29]. Năm 2018, tác giả và cộng sự đã phân lập được một sesquiterpene, 8α- tigloyloxyhirsutinolide-13-O-acetat (75), từ phần trên mặt đất của V. cinerea. Kết quả đánh giá hoạt tính cho thấy hợp chất 75 có hoạt tính ức chế sự phát triển của dòng tế bào ung thư vòm họng ở người HSC4 theo cơ chế apoptosis. Hợp chất 75 tác động vào quá trình phân chia tế bào HSC4 ở giai đoạn G2 thông qua việc ức chế quá trình phosphoryl hóa của STAT2 và STAT3 [30]. Ngoài ra, dịch chiết từ loài V. cinerea cũng được thông báo có hoạt tính kháng viêm, chống sốt rét, kháng u, kháng vi sinh vật, bảo vệ gan, chống oxi hóa, kháng vi rút, chống tiểu đường trên các thử nghiệm in vitro và in vivo [31-41].
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 14 Cũng trong năm 2018, Kuo và cộng sự đã phân lập được 7 hợp chất sesquiterpene mới, vernolides E–K (83–89) từ V. cinerea. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng viêm thông qua ức chế sự sản sinh NO trong đại thực bào RAW-264.7 được kích thích bởi LPS của 5 hợp chất phân lập được (83-85, 88-89) cho thấy 4 hợp chất 84, 85, 88 và 89 có hoạt tính kháng viêm mạnh với giá trị IC50 lần lượt là 2,82, 1,18, 4,51 và 0,85 μM (đối chứng dương, quecetin có IC50 = 1,82 μM), trong khi đó hợp chất 83 có hoạt tính yếu hơn với giá trị IC50 là 15,25 μM [42]. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài còn lại khá ít. Từ phần trên mặt đất loài V. arborea, Krishna và cộng sự đã phân lập được hợp chất zaluzanin D (90). Tại nồng độ thử nghiệm 200
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 15 ppm, hợp chất 90 có tác dụng kháng nấm đối với cả 6 chủng nấm thử nghiệm gồm Botrytis cinerea, Curvularia lunata, Colletotrichum lindemuthianum, Fusarium oxysporum, Fusarium equisetii, Rhizoctonia solani với tỷ lệ ức chế đạt từ 58 đến 100 % [43]. Dịch chiết ethanol từ lá của loài V. arborea cũng được thông báo có tác dụng kháng viêm và chống oxi hóa trên mô hình thử nghiệm in vivo [44]. Từ rễ loài V. cumingiana, Liu và cộng sự (2005) đã phân lập được 9 hợp chất gồm vernonioside G (91), VE-1 (92), 24-methylenelanost-9(11)-en- 3β-ol acetate (93), daucosterol (94), stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranoside (59), ursolic acid (95), stearic acid (96), β-sitosterol (97), stigmasterol (98) [45]. Trong một nghiên cứu khác về loài này, Suo và cộng sự đã phân lập được 2 hợp chất mới là vernonioside S (99) và vernoniether S (100) [46]. Năm 2009 và 2010, Liu và cộng sự tiếp tục phân lập được 14 steroidal glycoside mới khung stigmastane, vernocuminoside A–N (101–114) từ V.
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 16 cumingiana. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng viêm thông qua tác dụng ức chế yếu tố kính hoạt tiểu cầu (PAF) do enzyme β-glucoronidase tạo ra từ tế bào bạch cầu đa nhân ở chuột (rat PMNs) của 12 sterodal glycoside phân lập được (101-107, 109, 111-114) cho thấy hợp chất 102 có tác dụng kháng viêm đáng kể với tỷ lệ ức chế 65,31% tại nồng độ thử nghiệm 10 μM (đối chứng dương ginkgolide đạt tỷ lệ ức chế 81,05%). Các hợp chất 107-108, 112, 115 cũng có hoạt tính kháng viêm yếu hơn với tỷ lệ ức chế từ 13,33 đến 28,59%. Các hợp chất 103-107 không thể hiện hoạt tính gây độc đối với các dòng tế bào ung thư HCT-8, Bel-7402, BGC-823, A549 và A2780 ở nồng độ 10 μM [47, 48]. Từ loài V. pulata, Liang và cộng sự cũng đã phân lập được 10 hợp chất, gồm luteolin (49), tricin (115), luteolin 4'-O-β-D-glucoside (116), luteolin 7- O-β-D-glucoside (50), 3,4-dicaffeoylquinic acid (117), Et 3,4- dicaffeoylquinate (118), chlorogenic acid (119), esculetin (120), caffeic acid (121), protocatechuic acid (122) [49]. Sau đó, Hira và cộng sự cũng đã phân lập được 5 hợp chất, incaspitolide D (123), (S)-N-benzoylphenylalanine-(S)-2- benzamido-3-phenyl-Pr ester (124), indole-3-carboxylic acid (125), apigenine (80), diosmetin (126) [50]. Dịch chiết ethanol từ phần trên mặt đất
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 17 của V. pulata cũng được thông báo có tác dụng kháng viêm tương đương indomethacin trên chuột bị phù do histamine và hoạt tính chống oxi hóa với giá trị IC50 = 36,59 μg/mL [51]. 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY LÁ ĐẮNG (Vernonia amygdalina) Cho đến nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài V. amygdalina (cây lá đắng). Các kết quả nghiên cứu cho thấy, loài này thường chứa các hợp chất steroid glucoside, sesquiterpene lactone và flavonoid. Một số hợp chất phân lập từ V. amygdalina có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, kháng khuẩn, sốt rét, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan. Năm 1992, Mitsuo Jisaka và cộng sự phân lập được 4 hợp chất gồm vernonioside A1 (127), vernonioside A2 (128), vernonioside A3 (129), là các hợp chất góp phần tạo nên vị đắng của lá cây. Đặc biệt, hợp chất 130, với sự
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 18 mất đi nhóm OH ở vị trị C-16 và thêm nhóm OH ở C-23, không có tính chất này [52]. Jisaka và cộng sự đã phân lập được 3 hợp chất mới: vernonioside A4 (131) và aglycone của nó, cũng như hai glucoside không liên quan đến vị đắng, vernonioside B2 (132) và vernonioside B3 (133) [53]. Năm 2006, Erasto cùng cộng sự đã phân lập được hai hợp chất sesquiterpene lactone mới là vernolide (134) và vernodalol (135). Cả hai hợp chất đều có hoạt tính đối kháng đối với các chủng B. cereus, S. epidermidus, S. aureus, M. kristinae và S. pyrogens [54]. Trong nghiên cứu của Atangwho và cộng sự năm 2013, nhóm tác giả đã phát hiện ra hoạt tính chống oxy hóa và chống tiểu đường từ cao chiết của V. amygdalina. Hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết được đánh giá bằng khả năng quét gốc tự do 2,20-azino-bis(3-ethylbenzthiazoline-6-sulphonic acid) (ABTS) hay còn gọi là khả năng chống oxy hóa tương đương Trolox (TEAC), khả năng chống oxy hóa khử sắt (FRAP), và khả năng quét gốc tự do 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính chống oxi hóa của các cao chiết phụ thuộc vào liều lượng: cao chiết nước > cao chiết methanol > cao chiết chloroform > cao chiết ether. Trong thử nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống, cao chiết chloroform cho hiệu quả chống tiểu đường tốt nhất (33,3%), tương tự như metformin (27,2%), sau
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 19 2 giờ so với đối chứng (50,8%). Sau 14 ngày chuột bị tiểu đường được cho uống cao chiết, cao chiết chloroform thể hiện tác dụng hạ đường huyết trong máu (23,5%) và huyết thanh (21,4%) tốt nhất. Kết quả phân tích GC-MS cao chiết chloroform cho thấy hàm lượng cao của các axit linoleic (4,72%), axit α-linolenic (10,8%) và phytols (12,0%), cũng như các hợp chất khác [55]. Năm 2016, Quasie và cộng sự đã phân lập được 4 saponin steroid loại D7 (136 – 139) mới từ lá của V. amygdalina thu được tại Châu Phi. Các hợp chất này có hoạt tính kháng viêm thông qua tác dụng ức chế sản xuất NO được kích hoạt bởi lipopolysacarit trong các tế bào RAW-264.7[56]. Năm 2017, Adefisayo và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày từ cao chiết methanol của lá V. amygdalina đối với dạ dày bị loét do aspirin gây ra ở chuột. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng aspirin làm gia tăng đáng kể điểm và chỉ số loét dạ dày, giảm pH dạ dày, axit dạ dày, giảm hoạt động superoxide dismutase (SOD) và mức glutathione GSH, đồng thời làm tăng mức lipid peroxidation (LPO), từ đó gây ra hoại tử các mô dạ dày. Trong khi đó cao chiết methanol của V. amygdalina có tác dụng làm tăng pH của dạ dày, giảm bài tiết acid dạ dày và thay đổi các thông số huyết học. Ngoài ra, cao chiết methanol của cây lá đắng cũng làm tăng đáng kể hoạt động SOD và mức GSH, trong khi đó làm giảm mức LPO. Các kết quả nghiên cứu này cho thấy V. amygdalina có các tác dụng bảo vệ dạ dày chống lại bệnh loét dạ dày do aspirin gây ra [57].
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 20 Vai trò của dịch chiết V. amygdalina trong phòng ngừa nhiễm độc thận gây ra bởi chế độ ăn uống ô nhiễm dầu thô ở chuột cũng đã được Achuba và cộng sự nghiên cứu. Kết quả cho thấy dịch chiết methanol từ lá V. amygdalina có thể bảo vệ, chống lại các tác động tiêu cực gây ra bởi dầu thô, cải thiện và khôi phục các chức năng thận bị mất bằng cách bảo vệ cấu trúc siêu mô [58]. Năm 2018, Wu và cộng sự tiến hành nghiên cứu tác dụng giảm tổn thương gan từ cao chiết ethanol của V. amygdalina. Kết quả cho thấy cao chiết ethanol V. amygdalina có tác dụng làm giảm FBG và cải thiện đáng kể khả năng dung nạp glucose và kháng insulin (HOMA-IR) ở chuột gây ra bởi STZ. Cao chiết ethanol cũng có tác dụng ức chế sự biểu hiện cao của các enzyme glucoseogenesis chính (PEPCK và G6Pase) và tăng hoạt động AMPK trong gan. Trong các tế bào HepG2 được kích hoạt bởi axit palmitic (PA), cao chiết V. amygdalina có tác dụng làm giảm sản xuất glucose và biểu hiện của các protein PEPCK và G6Pase, cũng như kích hoạt con đường chuyển hóa AMPK. Những kết quả này cho thấy cao chiết ethanol của V. amygdalina có tác dụng ức chế sự phát sinh glucose gan ít nhất một phần thông qua kích hoạt AMPK [59].Năm 2019, Liu và cộng sự đã phân lập được 14 hợp chất steroid loại stigmastane từ cây lá đắng (140 – 153) [60].
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 21 Ở Việt Nam, loài lá đắng mới chỉ có một vài nghiên cứu về đặc điểm thực vật và sơ bộ thành phần hóa và hoạt tính sinh học. Năm 2016, Lê Thị Mi Chi và công sự đã tiến hành khảo sát sơ bộ thành phần hóa học, đặc điểm vi phẫu và hình thái của cây lá đắng[61]. Đặc điểm thực vật của cây lá đắng được Hồ Thị Dung và công sự nghiên cứu (2018), nghiên cứu nhằm làm rõ thêm đặc điểm và nâng cao giá trị sử dụng của loài lá đắng[62]. Gần đây, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự về tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết lá đắng trên chuột trắng chỉ ra rằng: Các lô chuột uống dịch chiết lá đắng đều có nồng độ glucose giảm dần giảm về gần mức đường huyết ban đầu sau đợt điều trị. Mức liều 200mg/kg cho kết quả giảm đường huyết mạnh nhất (50,3%) và gần tương đương mức giảm của lô dùng insulin (52,7%)[63]. Tổng quan sơ bộ các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Vernonia cho thấy các lớp chất chính được phân lập từ chi này chủ yếu là steroid, steroidal glycoside, sesquiterpenoid, và triterpenoid. Ngoài ra, một số lớp chất khác như flavonoid, phenolic,… cũng được phân lập từ chi này. Dịch chiết và các hợp chất phân lập được từ chi Vernonia có nhiều hoạt tính thú vị như gây độc tế bào, kháng viêm, hạ đường huyết, chống oxi hóa, kháng vi sinh vật, bảo vệ gan, kháng nấm,...
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 22 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Mẫu lá loài lá đắng (Vernonia amydalina) được thu hái vào tháng 6 năm 2017 tại Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Mẫu được định danh bởi TS. Nguyễn Thế Cường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Mẫu tiêu bản của cây lá đắng (số MTB062017) được lưu tại Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hình 2.1. Cây lá đắng (V. amygdalina) 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất - Sắc ký lớp mỏng (TLC)
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 23 Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck 1.05715), RP18 F254S (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng từ từ trên bếp điện đến khi hiện màu. - Sắc ký cột (CC) Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel pha thường và pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240-430 mesh). Pha đảo RP-18 (30-50 µm, Fuji Silysia Chemical Ltd.). Nhựa trao đổi ion Diaion HP-20 (Mitsubishi Chem. Ind. Co., Ltd.). 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất Phương pháp chung để xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất là sự kết hợp xác định giữa các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại bao gồm: - Phổ khối lượng (MS) Phổ khối lượng phun mù điện ESI-MS được đo trên máy Agilent 1260 của Viện Hoá sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS được đo trên máy FT-ICR-Mass spectrophotometer tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR Phổ NMR được đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR của Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất nội chuẩn là TMS (Tetrametyl Silan). Các kỹ thuật phổ cộng hưởng từ hạt nhân được sử dụng bao gồm: + Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều: 1 H-NMR, 13 C-NMR và DEPT.
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 24 + Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều: HSQC, HMBC, 1 H-1 H COSY và NOESY. + Các dung môi được sử dụng bao gồm DMSO-d6, CD3OD, CDCl3, pyridine-d5. Việc lựa chọn dung môi đo phụ thuộc vào bản chất của từng mẫu, trên nguyên tắc là dung môi phải hòa tan hoàn toàn mẫu thử. - Độ quay cực [α]D: Độ quay cực được đo trên máy JASCO2000 Polarimeter của Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase - Nguyên liệu Nguyên liệu gồm 03 chất sạch phân lập được (2, 3 và 5). - Hóa chất + (Sulfanilamide) (BDH Chemical, Anh); pNPG), enzyme α- glucosidase, enzyme α-amylase, starch azure (Sigma, Mỹ). + Tris hydroxymethyl aminomethane (Bio Basic, Canada); KH2PO4, K2HPO4, DMSO, MeOH, acetic acid (Merck, Đức). 2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase Nguyên tắc: hoạt tính ức chế α-glucosidase được thực hiện dựa trên phản ứng thủy phân 4- nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNPG) thành đường glucose và p-nitrophenol, hợp chất có màu vàng dưới xúc tác của enzyme α-glucosidase. Khi mẫu thử có hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase, sự tạo thành hợp chất p-nitrophenol sẽ giảm, do vậy mật độ quang (OD) của p-nitrophenol so với mẫu đối chứng, không bị ức chế sẽ giảm theo. Mật độ quang (OD) của p-nitrophenol sinh ra sau phản ứng được đo ở bước sóng 405 nm và được dùng để đánh giá hoạt động ức chế enzyme của mẫu thử. Tiến hành: trong mỗi giếng (đĩa 96 giếng) chứa: 50μL mẫu thử và 100 μL dung dịch enzyme α-glucosidase được ủ 25o C trong 5 phút, tiếp
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 25 tục bổ sung 50 μL 4-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNPG). Mật độ quang của phản ứng được đo trên máy ELISA ở bước sóng 405 nm [8]. Chất đối chứng dương (acarbose) được dùng để kiểm soát độ ổn định và đánh giá hoạt tính ức chế tương đương. Các phép thử được lặp lại 3 lần. 2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-amylase Nguyên tắc: hoạt tính ức chế enzyme α-amylase được thực hiện dựa vào phản ứng tạo màu của tinh bột với dung dịch đệm Tris dưới xúc tác của enzyme α-amylase. Khi mẫu thử có hoạt tính ức chế enzyme α-amylase, sự phân cắt liên kết α-1.4 của thành phần amilose và amilopectin trong tinh bột bị cản trở, dẫn đến sự tạo thành các polysaccharide nhỏ, disaccharide glucose và chất mang màu xanh giảm. Tiến hành: trong mỗi giếng (đĩa 96 giếng) chứa 100 μL mẫu, 100 μL tinh bột xanh và 50 μL enzyme α-amylase. Hỗn hợp được ủ tại 37o C trong 15 phút, sau đó 250 μL axit axetic được thêm vào để dừng phản ứng, ly tâm ở tốc độ 3000 vòng/phút trong 5 phút. Mật độ quang của phản ứng được đo bằng máy ELISA ở bước sóng 595 nm. 2.3. PHÂN LẬP CÁC CHẤT 2.3.1. Phân lập các hợp chất từ mẫu dược liệu Lá loài lá đắng (V. amygdalina) được sấy khô, xay nhỏ thu được 1,2 kg. Bột khô này được ngâm chiết với methanol (3 lần x 3 lít) bằng thiết bị chiết siêu âm (ở 500 C, mỗi lần 1 giờ). Dịch chiết được thu lại, lọc qua giấy lọc rồi tiến hành cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được 200 g cặn thiết methanol. Cặn chiết này được phân bố đều trong 2 lít nước cất rồi đem chiết lần lượt với n-hexane, dichloromethane và ethyl acetate. Các dịch chiết được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn n-hexane (VAH, 52 g), cặn dichloromethane (VAD, 42 g), cặn ethyl acetate (VAE, 31 g) và cặn nước (VAW, 75 g). Kiểm tra vết chất của các cặn chiết trên sắc ký bản mỏng pha thường, pha đảo. Kết quả cho thấy, các cặn VAH, VAD chứa nhiều diệp lục, các vết chất ít và không rõ ràng. Các vết chất chính của loài đều có mặt ở cặn VAE nên chúng tôi lựa chọn cặn VAE để tập trung phân lập các hợp chất.
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 26 Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. amygdalina Cặn ethyl acetate (VAE, 31 g) được tẩm với silica gel rồi đưa lên cột sắc ký pha thường với hệ dung môi rửa giải gradient dichloromethane/methanol (100/1 → 1/1, v/v) thu được 5 phân đoạn, VAE1- VAE5. Phân đoạn VAE1 được phân tách trên cột sắc ký pha đảo với hệ dung môi rửa giải methanol/nước (4/1, v/v/) thu được phân đoạn nhỏ hơn VAE1.1. Tiếp tục tinh chế phân đoạn VAE1.1 trên cột sắc ký pha thường với dung môi rửa giải dichloromethane/methanol/nước (20/1/0,05, v/v) thu được hợp chất VA1 (2 mg). Hợp chất VA6 (2 mg) thu được khi phân tách phân đoạn VAE2 trên sắc ký cột RP-18 với hệ dung môi methanol/nước (3/1, v/v). Tiếp tục phân tách phân đoạn VAE3 trên sắc ký cột pha thường với hệ dung môi rửa giải ethyl acetate/methanol (20/1, v/v) thu được 3 phân đoạn nhỏ hơn VAE3.1-VAE3.3. Hợp chất VA2 (9 mg) thu được khi tinh chế phân đoạn VAE3.2 trên cột sắc ký pha đảo RP-18 với dung môi rửa giải methanol/nước (2/1, v/v). Tương tự, các hợp chất VA3 (15 mg), VA4 (2 mg) và VA5 (17 mg) 2.3.2. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ các hợp chất 2.3.2.1. Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11- tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-stigmastane Chất bột màu trắng, vô định hình.
  • 37. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 27 25 : +78,1 (c = 0,12, MeOH) Độ quay cực D Công thức phân tử: C30H46O7. Khối lượng phân tử: 518 ESI-MS: m/z 553.4 [M + Cl]- Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR xem bảng 3.1 2.3.2.2. Hợp chất VA2: vernoniacum B Chất bột màu trắng, vô định hình. Độ quay cực 25D : +39,3 (c = 0,1, MeOH) Công thức phân tử: C38H58O13. Khối lượng phân tử: 722 Số liệu 1 H và 13 C-NMR xem bảng 3.2 2.3.2.3. Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới) Chất bột màu trắng, vô định hình 25 : +27,4 (c = 0,15, MeOH) Độ quay cực D Công thức phân tử: C36H56O11. Khối lượng phân tử: 664 HR-ESI-MS: m/z 687,3708 [M+Na]+ Số liệu 1 H và 13 C-NMR xem bảng 3.3 2.3.2.4. Hợp chất VA4: vernonioside B1 Chất bột màu trắng, vô định hình 25 : +32,1 (c = 0,11, MeOH) Độ quay cực D Công thức phân tử: C35H52O10. Khối lượng phân tử: 632 Số liệu 1 H và 13 C-NMR xem bảng 3.4 2.3.2.5. Hợp chất VA5: vernonioside B2 Chất bột màu trắng, vô định hình Độ quay cực 25 : +38,4 (c = 0,15, MeOH) D Công thức phân tử: C36H50O12. Khối lượng phân tử: 674 Số liệu 1 H và 13 C-NMR xem bảng 3.5 2.3.2.6. Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11- tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone Chất bột màu trắng, vô định hình
  • 38. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 28 Độ quay cực 25 D : +57,0 (c = 0,14, MeOH) Công thức phân tử: C29H42O5. Khối lượng phân tử: 470 Số liệu 1 H và 13 C-NMR xem bảng 3.6
  • 39. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC 3.1.1. Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11- tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α- stigmastane Hình 3.1. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA1 Hợp chất VA1 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực 25 : +78,1 (c = 0,12, MeOH). Trên phổ 1 H-NMR (Bảng 3.1) của VA1 xuất D hiện tín hiệu của ba nhóm methyl singlet tại δH 0,61 (3H, s, H-18), 0,93 (3H, s, H-19), 1,45 (3H, s, H-29); hai nhóm methyl doublet tại δH 0,95 (6H, d, J = 6,5 Hz, H-26, H-27); một nhóm methoxy tại δH 3,22 (3H, s, 28-OCH3); hai proton olefin tại δH 5,44 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-7) và 5,57 (1H, d, J = 5,5 Hz, H-11) và tín hiệu multiplet đặc trưng của H-3 tại δH 3,53 (1H, m, H-3). Trên phổ 13 C- NMR (Bảng 3.1) của VA1 quan sát thấy tín hiệu của 30 carbon, bao gồm một nhóm methoxy (δC 48,5) và 29 carbon thuộc phần khung chất. Các tín hiệu của hai carbon bậc bốn tại δC 136,5 (C-8), 145,1 (C-9), hai carbon bậc ba tại δC 122,1 (C-7), 119,4 (C-11) và hai nhóm methyl tại δC 12,9 (C-18), 19,8 (C-19) cùng với tín hiệu của hai proton olefin tại δH 5,43 (H-7), 5,53 (H- 11) cho phép xác định sự có mặt của hai nối đôi liên hợp tại C-7/C-8/C-9/C-11 ở phần khung chất [47, 64]. Từ các bằng chứng phổ trên, hợp chất VA1 được xác định có cấu trúc Δ7,9(11) dienstigmanstane [47, 65]. Bên cạnh đó, các tương tác HMBC giữa H-21 (δH 5,46) với C-20 (δC 48,8)/ C-22 (δC 81,6)/ C-23
  • 40. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 30 (δC 91,9), giữa H-22 (δH 4,57) với C-21 (δC 100,0)/ C-23 (δC 91,9), giữa H- 23 (δH 4,58) với C-21 (δC 100,0)/ C-24 (δC 83,1) cho thấy phần chuỗi bên cạnh có mặt hai vòng furan được nối với nhau tại C-22 và C-23. Các tín hiệu proton tại δH 0,95 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-26), 0,95 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-27), 1,45 (3H, s, H-29) và 2,06 (1H, m, H-25) cùng với giá trị độ dịch chuyển hóa học của ba nhóm methyl tại δC 17,4 (C-26), 18,1 (C-27), 17,4 (C-29) và nhóm methine tại δC 33,1 (C-25) cho thấy sự có mặt của một nhóm isopropyl và một nhóm methyl. Vị trí của hai nhóm này tại C-24 và C-28 lần lượt được xác định dựa vào tương tác HMBC giữa H-26/H-27 (δH 0,95) với C-24 (δC 83,1) và H-29 (δH 1,45) với C-28 (δC 114,1). Ngoài ra, tương tác HMBC proton của nhóm methoxy (δH 3,22) với C-28 (114,1) xác định vị trí của nhóm methoxy tại C-28. Từ những phân tích trên hợp chất VA1 được xác định là 28- methoxy-7,8,9,11-tetradehydro-3,16,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28- diepoxystigmastane. So sánh số liệu phổ NMR của VA1 với phần aglycone của hợp chất vernonioside B2 [66] cho thấy số liệu phổ hoàn toàn phù hợp. Điều này cho phép khẳng định VA1 là (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy- 7,8,9,11-tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α- stigmastane. Theo nghiên cứu của Mitsuo Jisaka và cộng sự, hợp chất này thu được khi thủy phân vernonioside B2[66]. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hợp chất (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11-tetradehydro-3β-16α,21,24- tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-stigmastane được phân lập từ tự nhiên. Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA1 và hợp chất tham khảo C δC # δCa,b δH a,c (mult., J in Hz) 1 35,2 35,3 1,81 (m); 1,93(m) 2 32,5 32,4 1,50 (m); 1,87 (m) 3 70,2 71,4 3,54 (m) 4 38,8 38,5 1,31(m); 1,72 (brd 12,0) 5 39,6 40,6 1,45(m) 6 30,4 31,0 1,92(m)
  • 41. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 31 7 121,5 122,1 5,45 (d, 5,0) 8 135,0 136,7 - 9 144,2 145,1 - 10 36,2 37,0 - 11 118,6 119,4 5,56 (d, 6,5) 12 41,8 42,5 2,04 (m); 2,28 (dd, 4,0; 10,5) 13 43,7 44,3 - 14 49,2 49,7 2,58 (m) 15 35,3 36,0 1,37 (dd, 3,0; 13,5); 2,00 (dd, 3,0; 13,5) 16 76,3 77,3 4,34 (t, 7,0) 17 56,1 56,3 2,07 (dd, 2,5, 6,5) 18 14,6 14,5 0,61 (s) 19 19,7 19,8 0,93 (s) 20 48,6 48,8 2,23 (t, 5,0) 21 99,2 100.0 5.46 (brs) 22 81,0 81.6 4.57 (t, 5.5) 23 91,2 91,9 4,58 (brs) 24 82,0 83,1 - 25 32,4 33,1 2,06 (m) 26 17,5 17,4 0,95 (d, 6,5) 27 18,5 18,1 0,95 (d, 6,5) 28 113,4 114,1 - 29 17,5 17,4 1,45 (s) OCH3 48,5 48,5 3,22 (s) a) đo trong CD3OD, b) đo tại 125 MHz, c) đo tại 500 MHz, #) δC của hợp chất tham khảo [66].
  • 42. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 32 3.1.2. Hợp chất VA2: vernoniacum B Hình 3.2. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA2 Hợp chất VA2 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực 25 : D +39,3 (c = 0,1, MeOH). Trên phổ 1 H-NMR của VA2 xuất hiện tín hiệu của ba nhóm methyl singlet tại δH 0,64 (3H, s, H-18), 0,94 (3H, s, H-19), 1,42 (3H, s, H-29); hai nhóm methyl doublet tại δH 0,93 (3H, d, J = 4,0 Hz, H-26), 0,96 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-27); một nhóm methoxy tại δH 3,16 (3H, s, 28-OCH3); hai proton olefin tại δH 5,44 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-7) và 5,57 (1H, d, J = 5,5 Hz, H-11); một proton anome tại δH 4,42 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1′) và tín hiệu multiplet đặc trưng của H-3 tại δH 3,53 (1H, m, H-3). Trên phổ 13 C-NMR của VA2 quan sát thấy tín hiệu của 38 carbon, bao gồm sáu carbon của một phân tử đường, hai carbon của một nhóm acetyl (δC 172,7, 21,9), một nhóm methoxy (δC 48,5) và 29 carbon thuộc phần khung chất. Số liệu phổ NMR của VA2 khá giống với VA1 ngoại trừ sự có mặt nhiều hơn các tín hiệu của một phần đường O-β-D-glucopyranosyl tại C-3 và một nhóm acetyl tại C-16. Vị trí của hai nhóm này được xác định dựa vào tương tác HMBC giữa proton anome H-1′ (δH 4,42) với C-3 (δC 78,9) và H-16 (δH 5,27) với nhóm acetyl (δC 172,7). Từ những phân tích trên kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo cho phép khẳng định VA2 là vernoniacum B. Hợp chất này được phân lập lần đầu tiên từ loài V. cumingiana[67]. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên hợp chất vernoniacum B được phân lập từ loài V. amygdalina.
  • 43. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 33 Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA2 và hợp chất tham khảo C δC # δCa,b δH a,c (mult., J in Hz) 1 35,3 35,4 1,35 (m); 2,01 (m) 2 30,5 30,6 1,53 (m); 1,99 (m) 3 77,4 78,9 3,53 (m) 4 38,4 35,0 1,33 (m); 1,88 (m) 5 39,5 40,5 1,41 (m) 6 30,5 31,0 1,31 (m); 1,95 (m) 7 122,1 122,4 5,44 (d, 4,5) 8 135,4 136,3 - 9 144,3 145,0 - 10 36,5 37,1 - 11 119,1 119,6 5,57 (d, 5,5) 12 42,4 42,8 2,03 (m); 2,15 (m) 13 43,5 43,8 - 14 49,3 49,5 2,19 (m) 15 35,2 36,0 1,38 (m); 2,01 (m) 16 78,8 79,8 5,27 (m) 17 48,6 48,6 3,17 (m) 18 14,7 14,5 0,64 (s) 19 19,8 19,8 0,94 (s) 20 49,4 49,5 2,51 (m) 21 99,4 100,0 5,44 (d, 4,5) 22 80,4 80,7 4,31 (t, 6,0) 23 92,1 92,4 4,53 (d, 6,0) 24 82,3 83,0 - 25 32,8 33,1 2,02 (m) 26 17,7 17,5 0,93 (d, 4,0) 27 18,9 18,2 0,96 (d, 6,5) 28 113,1 113,4 -
  • 44. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 34 29 17,9 17,4 1,42 (s) 1 102,7 102,4 4,42 (d, 8,0) 2 75,7 75,2 3,17 (m) 3 79,0 78,1 3,34 (m) 4 72,1 71,7 3,38 (m) 5 78,9 77,9 3,29 (m) 6 63,3 62,8 3,57 (dd, 5,0; 11,5) 3,87 (brd, 11,5) 16-OCOCH3 170,9 172,7 - 16-OCOCH3 22,2 21,9 2,06 (s) OCH3 51,6 48,5 3,16 (s) a) đo trong CD3OD, b) đo tại 125 MHz, c) đo tại 500 MHz, #) δC của hợp chất vernoniacum B [67]. 3.1.3. Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới) Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất VA3 và hợp chất tham khảo (VA2) Hợp chất VA3 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực 25 : +27,4 (c = 0,15, MeOH). Công thức phân tử của VA3 được xác định là D C36H56O11 bởi sự xuất hiện của píc ion giả phân tử [M+Na]+ tại m/z 687,3708 trên phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS (tính toán lý thuyết cho công thức [C36H56O11Na]+ : 687,3720).
  • 45. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 35 Hình 3.4. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VA3 Trên phổ 1 H-NMR (Bảng 3.3) của VA3 xuất hiện tín hiệu của ba nhóm methyl singlet tại δH 0,57 (3H, s, H-18), 0,93 (3H, s, H-19), 1,42 (3H, s, H- 29); hai nhóm methyl doublet tại δH 0,94 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-26), 0,95 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-27); một nhóm methoxy tại δH 3,21 (3H, s, 28-OCH3); hai proton olefin tại δH 5,43 (1H, d, J = 5,0 Hz, H-7), 5,53 (1H, d, J = 5,5 Hz, H- 11); một proton anome tại δH 4,42 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1′) và một proton tín hiệu multiflet đặc trưng của H-3 tại δH 3,71 (m). Hình 3.5. Phổ 1 H-NMR của hợp chất VA3
  • 46. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 36 Phân tích các tính hiệu trên phổ 13 C-NMR, HSQC của VA3 quan sát thấy tín hiệu của 36 carbon bao gồm 29 carbon thuộc phần khung steroid, lớp chất chính trong thành phần hóa học của loài V. amygdalina; một carbon thuộc nhóm methoxy và sáu carbon đặc trưng của phần đường glucopyranosyl (Bảng 3.3). Các tín hiệu của hai carbon bậc bốn tại δC 137,2 (C-8), 144,8 (C- 9) và hai carbon bậc ba tại δC121,4 (C-7), 119,5 (C-11) cùng với tín hiệu của hai proton olefin tại δH 5,43 (H-7), 5,53 (H-11) cho phép xác định sự có mặt của hai nối đôi liên hợp tại C-7/C-8/C-9/C-11 ở phần khung chất [47, 64]. Bên cạnh đó, phần khung của VA3 còn có mặt hai nhóm methyl tại δC 12,9 (C-18), 19,8 (C-19). Từ các bằng chứng phổ trên, cấu trúc hóa học của hợp chất VA3 được dự đoán là Δ7,9(11) dienstigmanstane glycoside [47, 65]. Hình 3.6. Phổ 13 C-NMR của hợp chất VA3
  • 47. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 37 Hình 3.7. Phổ HSQC của hợp chất VA3 Hình 3.8. Các tương tác HMBC chính của hợp chất VA3 Vị trí của hai nhóm methyl ở phần khung chất tại C-10 và C-13 khẳng định lại dựa vào tương tác HMBC giữa H-19 (δH 0,93) với C-1 (δC 35,8)/ C-5 (δC 40,1)/ C-12 (δC 41,9)/ C-10 (δC 36,8) và H-18 (δH 0,57) với C-12 (δC 41,9)/ C-13 (δC 42,7)/ C-14 (δC 51,9)/ C-17 (δC 45,4). Bên cạnh đó, tương tác HMBC giữa H-20 (δH 1,95) với C-21 (δC 100,0)/ C-22 (δC 81,0), giữa H-21 (δH 5,43)
  • 48. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 38 với C-22 (δC 81,0)/ C-23 (δC 91,3), giữa H-22 (δH 4,26) với C-21 (δC 100,0)/ C- 23 (δC 91,3), giữa H-23 (δH 4,45) với C-21 (δC 100,0)/ C-24 (δC 83,2)/ C-28 (δC 112,9) cho thấy phần này có mặt hai vòng furan được nối với nhau tại C- 22 và C-23. Hơn nữa, các tín hiệu proton tại δH 0,94 (3H, d, J = 7,0 Hz, H- 26), 0,95 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-27), 1,42 (3H, s, H-29) và 2,02 (1H, m, H-25) cùng với giá trị độ dịch chuyển hóa học của ba nhóm methyl tại δC 17,4 (C- 26), 18,1 (C-27), 17,4 (C-29) và nhóm methine tại δC 32,7 (C-25) cho thấy sự có mặt của một nhóm isopropyl và một nhóm methyl. Vị trí của hai nhóm này tại C-24 và C-28 lần lượt được xác định dựa vào tương tác HMBC giữa H-26 (δH 0,94)/ H-27 (δH 0,95) với C-24 (δC 83,2) và H-29 (δH 1,42) với C-28 (δC 112,9). Vị trí của phần đường tại C-3 và nhóm methoxy tại C-28 lần lượt được xác định dựa vào tương tác HMBC giữa C-3 (δC 78,9) với carbon anome H-1′ (δH 4,42 ) và proton của nhóm methoxy (δH 3,21) với C-28 (δC 112,9). Hình 3.9. Phổ HMBC của hợp chất VA3 Số liệu phổ NMR của VA3 và hợp chất VA2 khá giống nhau ngoại trừ sự chuyển dịch về vùng trường cao của tín hiệu C-16 (δC 28,0) của VA3 so với tín hiệu C-16 (δC 76,2) của hợp chất VA2 trên phổ 13 C-NMR. Điều này cho thấy, cấu trúc của VA3 hoàn toàn giống VA2 ngoại trừ sự thiếu vắng
  • 49. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 39 nhóm acetyl tại vị trí C-16. Ngoài ra, trên phổ NOESY của VA3 quan sát thấy tín hiệu tương tác giữa H-20 với H-21/H-22; H-22 tương tác với H-23/OCH3; H-23 tương tác với H-27 của nhóm isopropyl cho thấy các hydrogen tại C-20, C-21, C-22, C-23, OCH3, và nhóm isopropyl đều định hướng β. Hơn nữa, kết quả thủy phân VA3 trong môi trường acid thu được đường β-glucose (so sánh trên HPLC với các đường chuẩn L-glucose và D-glucose) cùng với hằng số tương tác của proton anome, JH-1ʹ/H-2ʹ = 8,0 cho phép xác định phần đường của VA3 là O-β-D-glucopyranosyl. Từ những phân tích, cấu trúc hóa học của VA3 được xác định là (22R,23S,24R,28S)-3β-D-glucosyl-28-methoxy- 7,8,9,11-tetradehydro-21,24-dihydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-stigmastane. Tra cứu trên cơ sở dữ liệu scifinder cho phép khẳng định đây là hợp chất mới. Hợp chất này được đặt tên là vernoamyoside E. Hình 3.10. Phổ NOESY của hợp chất VA3
  • 50. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 40 Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA3 và hợp chất tham khảo (VA2) C δC # δCa,b δH a,c (mult., J in Hz) 1 35,4 35,8 1,34 (m); 1,99 (m) 2 30,6 30,8 1,93 (m) 3 78,9 78,9 3,71 (m) 4 35,0 34,8 1,32 (m); 1,88 (m) 5 40,5 40,1 1,41 (m) 6 31,0 30,3 1,61 (m); 1,97 (m) 7 122,4 121,4 5,43 (d, 5,0) 8 136,3 137,2 - 9 145,0 144,8 - 10 37,1 36,8 - 11 119,6 119,5 5,53 (d, 5,5) 12 42,8 41,9 2,04 (m), 2,22 (m) 13 43,8 42,7 - 14 49,5 51,9 2,26 (m) 15 36,0 24,2 1,49 (m); 1,86 (m) 16 79,8 28,0 1,53 (m); 2,18 (m) 17 48,6 45,4 2,08 (m) 18 14,5 12,9 0,57 (s) 19 19,8 19,8 0,93 (s) 20 49,5 50,2 1,95 (m)
  • 51. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 41 21 100,0 100,0 5,43 (d, 5,0) 22 80,7 81,0 4,26 (t, 5,5) 23 92,4 91,3 4,45 (d, 5,5) 24 83,0 83,2 - 25 33,1 32,7 2,20 (m) 26 17,5 17,4 0,94 (d, 7,0) 27 18,2 18,1 0,95 (d, 7,0) 28 113,4 112,9 - 29 17,4 17,4 1,42 (s) 1 102,4 102,6 4,42 (d, 8,0) 2 75,2 74,8 3,18* 3 78,1 77,4 3,29 (ddd, 2,5; 5,0, 9,5) 4 71,7 71,4 3,32* 5 77,9 77,7 3,39 (t, 9,0) 6 62,8 62,6 3,70 (dd, 5,5; 12,0) 3,87 (dd, 2,5; 12,0) 28-OCH3 48,5 48,3 3,21 (s) 16-OC OCH3 172,7 - - 16-OCOC H3 21,9 - - a) đo trong CD3OD & CDCl3, b) đo tại 125 MHz, c) đo tại 500 MHz, #) δC của hợp chất tham khảo VA2
  • 52. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 42 Hình 3.11. HPLC của VA3 sau khi được acid hóa 3.1.4. Hợp chất VA4: vernonioside B1 Hình 3.12. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA4 Hợp chất VA4 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực 25D : +32,1 (c = 0,11, MeOH). Trên phổ 1 H-NMR (Bảng 3.4) của VA4 xuất hiện tín hiệu của năm nhóm methyl tại δH 0,60 (s, H-18), 0,93 (s, H-19), 1,20
  • 53. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 43 (d, J = 7,0 Hz, H-26), 1,14 (d, J = 7,5 Hz, H-27), 1,37 (d, J = 5,5 Hz, H-29), hai proton olefin tại δH 5,41 (brs, H-7), 5,55 (d, J = 6,5 Hz, H-11), tín hiệu của một proton anome tại δH 4,42 (d, J = 8,0 Hz, H-1′) và tín hiệu multiflet đặc trưng của H-3 tại δH 3,67. Bên cạnh đó, trên phổ 13 C-NMR (Bảng 3.4) của VA4 xuất hiện tín hiệu của 35 carbon ba gồm sáu carbon của phần đường và 29 carbon của phần khung chất. Số liệu phổ NMR của VA4 khá giống với các hợp chất VA1, VA2, VA3 cho phép dự đoán hợp chất này là C29-steroid với cấu trúc khung stigmanstane. So sánh giá trị phổ VA4 với hợp chất vernonioside B1 [52] cho thấy số liệu phổ hoàn toàn phù hợp. Điều này cho phép khẳng định hợp chất VA4 là vernonioside B1. Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA4 và hợp chất tham khảo C δC # δCa,b δH a,c (mult., J in Hz) 1 35,01 35,9 1,35 (m); 2,00 (m) 2 30,15 30,5 1,61 (m); 1,99 (m) 3 78,56 79,1 3,67 (m) 4 34,54 35,1 1,35 (m); 1,88 (m) 5 39,25 40,4 1,42 (m) 6 30,27 30,9 1,92 (m) 7 120,68 121,1 5,41 (brs) 8 136,53 137,5 - 9 143,84 144,8 - 10 36,12 36,9 - 11 119,75 120,4 5,55 (d, 6,5) 12 41,16 42,6 2,17 (m), 2,76 (m) 13 42,63 43,2 - 14 51,93 52,6 2,29 (brs) 15 23,51 24,1 1,50 (m); 1,83 (m) 16 28,08 28,4 1,51 (m); 2,19 (m) 17 45,81 46,2 2,02 (m) 18 12,68 12,6 0,60 (s)
  • 54. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 44 19 19,52 19,8 0,93 (s) 20 51,01 51,3 2,74 (dd, 4,0; 8,0) 21 176,36 177,6 - 22 77,04 73,7 4,44 (dd, 2,5; 4,0) 23 80,11 80,4 4,69 (d, 2,5) 24 63,81 65,4 - 25 30,33 30,8 1,87 (m) 26 18,49 18,4 1,20 (d, 7,0) 27 18,65 18,5 1,14 (d, 7,5) 28 56,17 57,5 3,38 (m) 29 13,19 13,1 1,37 (d, 5,5) 1 102,28 102,3 4,42 (d, 8,0) 2 75,34 75,0 3,20 (dd, 8,0; 9,0) 3 78,64 78,6 3,70 (m) 4 71,74 71,8 3,35 (m) 5 77,07 78,1 3,37 (m) 6 62,88 62,9 3,71 (dd, 5,0; 12,0) 3,86 (dd, 2,5; 12,0) a) đo trong CD3OD, b) đo tại 125 MHz, c) đo tại 500 MHz, #) δC của hợp chất vernonioside B1. 3.1.5. Hợp chất VA5: vernonioside B2 Hình 3.13. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA5
  • 55. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 45 Hợp chất VA5 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực 25 : +38,4 (c = 0,15, MeOH). Trên phổ 1 H-NMR (Bảng 3.5) của VA5 xuất D hiện tín hiệu của ba nhóm methyl singlet tại δH 0,60 (3H, s, H-18), 0,94 (3H, s, H-19) và 0,95 (3H, s, H-29); hai nhóm methyl doublet ại δH 0,95 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-26) và 0,98 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-27); một nhóm methoxy tại δH 3,16 (3H, s, 28-OCH3); hai proton olefin tại δH 5,44 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-7) và 5,57 (1H, d, J = 5,5 Hz, H-11); một proton anome tại δH 4,43 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1′) và tín hiệu multiplet đặc trưng của H-3 tại δH 3,73 (1H, m, H-3). Trên phổ 13 C-NMR (Bảng 3.5) của VA5 quan sát thấy tín hiệu của 36 carbon, bao gồm sáu carbon của một phân tử đường, một nhóm methoxy (δC 48,5) và 29 carbon thuộc phần khung chất. Số liệu phổ NMR của VA5 khá giống với VA2 ngoại trừ sự thiếu vắng tín hiệu của một nhóm acetyl tại C-16 so với VA2 cùng với sự dịch chuyển về vùng trường cao trên phổ 13 C-NMR của tín hiệu C-16 của VA5 (δC 77,3) so với VA2 (δC 79,8) cho thấy nhóm thế tại C- 16 của VA5 phải là hydroxy. Từ những bằng chứng phổ trên, hợp chất VA5 được xác định là vernonioside B2. Kết luận trên còn được khẳng định lại dựa vào kết quả so sánh số liệu phổ NMR của VA5 với hợp chất vernonioside B2 [53] theo công bố trước đây. Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA5 và hợp chất tham khảo C δC # δCa,b δH a,c (mult., J in Hz) 1 34,9 35,0 1,34 (m), 1,91 (m) 2 30,1 30,6 1,62 (m); 2,00 (m) 3 77,0 78,9 3,73 (m) 4 34,5 35,3 1,82 (m); 1,96 (m) 5 39,1 40,5 1,43 (m) 6 30,2 31,0 1,30 (m); 1,95 (m) 7 121,3 122,1 5,46 (d, 5,0) 8 135,8 136,7 - 9 144,1 145,1 -
  • 56. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 46 10 36,2 37,1 - 11 118,6 119,4 5,56 (d, 6,0) 12 41,7 42,5 2,05 (m); 2,28 (m) 13 43,6 44,3 - 14 49,1 49,5 2,57 (m) 15 35,2 36,0 1,37 (m); 2,00 (m) 16 76,2 77,3 4,43 (t, 7,0) 17 56,0 56,3 2,08 (m) 18 14,5 14,6 0,60 (s) 19 19,5 19,8 0,94 (s) 20 48,5 49,0 2,23 (m) 21 99,1 100,0 5.46 (d, 5.0) 22 81,0 81,6 4,56 (dd, 6,0; 6,5) 23 90,1 91,8 4,58 (d, 6,5) 24 82,0 83,1 - 25 32,4 33,1 2,07 (m) 26 17,4 17,4 0,95 (d, 7,0) 27 18,5 18,1 0,98 (d, 6,5) 28 113,3 114,1 - 29 17,4 17,4 0,95 (s) 1 102,3 102,4 4,43 (d, 8,0) 2 75,3 75,2 3,17 (dd, 8,0; 9,0) 3 78,6 78,1 3,38 (t, 9,0) 4 71,8 71,7 3,30 (m) 5 78,4 77,9 3,31 (m) 6 62,9 62,8 3,68 (dd, 5,0; 12,0) 3,88 (dd, 2,5; 12,0) OCH3 48,5 48,5 3,24 (s) a) đo trong CD3OD, b) đo tại 125 MHz, c) đo tại 500 MHz, #) δC của hợp chất vernonioside B2 [53].
  • 57. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 47 3.1.6. Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11- tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone Hình 3.14. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA6 Hợp chất VA6 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Độ quay cực 25 : +57,0 (c = 0,14, MeOH). Trên phổ 1 H-NMR (Bảng 3.6) của VA6 xuất D hiện tín hiệu của năm nhóm methyl tại δH 0,61 (s, H-18), 0,94 (s, H-19), 1,20 (d, J = 7,0 Hz, H-26), 1,15 (d, J = 7,0 Hz, H-27) và 1,37 (d, J = 5,5 Hz, H-29); hai proton olefin tại δH 5,44 (brs, H-7) và 5,58 (d, J = 6,5 Hz, H-11) và một proton tín hiệu multiflet đặc trưng của H-3 tại δH 3,53 (m). Bên cạnh đó, trên phổ 13 C-NMR (Bảng 3.6) của VA6 xuất hiện tín hiệu của 29 carbon gồm: năm carbon methyl, bảy carbon methylene, 11 carbon methine và sáu carbon không liên kết trực tiếp với hydro. Số liệu phổ của VA6 khá giống với các hợp chất VA6 ngoại trừ sự thiếu vắng các tín hiệu thuộc phần đường tại C-3 cùng với sự dịch chuyển về vùng trường cao của tín hiệu C-3 trên phổ 13 C- NMR của VA6 (δC 71,5) so VA4 (δC 79,1) chỉ ra rằng cấu trúc của VA6 hoàn toàn giống VA4 ngoài trừ sự thiếu vắng đơn vị đường β-D-glucopyranose tại C-3. Từ các phân tích trên hợp chất VA6 được xác định là (23S,24R,28S)- 3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11-tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23- carbolactone là aglycone của hợp chất vernonioside B1. Tra cứu trên cơ sở dữ liệu Scifinder cho phép khẳng định, đây là lần đầu tiên hợp chất (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11- tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone được phân lập từ tự nhiên.
  • 58. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 48 Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA6 và hợp chất tham khảo C δC # δCa,b δH a,c (mult., J in Hz) 1 35,30 36,0 1,35 (m); 2,00 (m) 2 32,58 32,3 1,50 (m); 1,86 (m) 3 70,28 71,5 3,53 (m) 4 38,78 38,8 1,31 (m); 1,71 (m) 5 39,73 40,7 1,43 (m) 6 30,39 31,0 1,30 (m); 1,93 (m) 7 120,85 121,3 5,44 (brs) 8 136,59 137,6 - 9 144,08 144,9 - 10 36,17 16,9 - 11 119,76 120,5 5,58 (d, 6,5) 12 42,20 42,8 2,13 (m); 2,82 (m) 13 42,67 43,3 - 14 51,03 51,4 2,86 (dd, 4,0; 10,5) 15 23,55 24,2 1,52 (m); 1,84 (m) 16 28,10 28,5 1,52 (m); 1,80 (m) 17 45,84 46,3 2,00 (m) 18 12,70 12,6 0,61 (s) 19 19,70 19,9 0,94 (s) 20 52,03 52,8 2,28 (m) 21 176,38 177,8 - 22 73,05 73,8 4,42 (dd, 2,5; 4,0) 23 80,11 80,5 4,77 (d, 2,5) 24 63,82 65,2 - 25 30,33 31,0 1,83 (m) 26 18,49 18,4 1,20 (d, 7,0) 27 18,65 18,6 1,15 (d, 7,0) 28 56,18 57,6 2,29 (s)
  • 59. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 49 29 13,19 13,1 1,37 (d, 5,5) đo trong CD3OD, b) đo tại 125 MHz, c) đo tại 500 MHz, #) δC của hợp chất tham khảo phần aglycone của vernonioside B1 [52]. Bảng 3.11. Các hợp chất phân lập được từ loài lá đắng STT Tên chất, CTPT Cấu trúc 1 Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28- methoxy-7,8,9,11- tetradehydro-3β-16α,21,24- tetrahydroxy-21,23:22,28- diepoxy-5α-stigmastane CTPT: C30H46O7 M: 518 2 Hợp chất VA2: vernoniacum B CTPT: C38H58O13 M: 722 3 Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới) CTPT: C36H56O11 M: 664
  • 60. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 50 4 5 6 Hợp chất VA4: vernonioside B1 CTPT: C35H52O10 M: 632 Hợp chất VA5: vernonioside B2 CTPT: C36H52O12 M: 676 Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α- dihydroxy-7,8,9,11- tetradehydro-24,28-epoxy- 5α-stigmastane-21,23- carbolactone CTPT: C29H42O5 M: 470 3.2. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC 3.2.1. Sàng lọc hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α- glucosidase của các hợp chất phân lập được từ cây lá đắng Kết quả đánh giá sơ bộ hoạt tính chống tiểu đường thông qua ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase của ba steroid phân lập được (VA2, VA3 và VA5) cho thấy ở nồng độ 500 μg/mL, hợp chất VA3 thể hiện hoạt
  • 61. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 51 tính ở cả hai enzyme thử nghiệm với giá trị % ức chế lần lượt là 86,01 và 60,03%. Trong khi đó, hai hợp chất VA2 và VA5 thể hiện khả năng ức chế chọn lọc đối với enzyme α-amylase với giá trị % ức chế lần lượt là 87,31 và 82,02 %. Bảng 3.12. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và enzyme α- glucosidase của các hợp chất Hợp chất % Ức chế ở nồng độ 500 μg/mL enzyme α-amylase enzyme α-glucosidase VA2 87,31 ± 2,37 21,84 ± 2,47 VA3 86,01 ± 6,33 60,03 ± 3,85 VA5 82,02 ± 0,56 17,72 ± 0,54 Đối chứng * 98,06 ± 0,21 55,01 ± 2,14 * Acarbose: được dùng làm chất đối chứng dương trong các phép sàng lọc ức chế enzyme α-amylase (100 μg/mL) và enzyme α-glucosidase (500 μg/mL) 3.2.2. Đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α- glucosidase theo nồng độ của các hợp chất phân lập được Bảng 3.13. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α- glucosidase theo nồng độ của các hợp chất phân lập được Hợp chất IC50 (μg/mL) enzyme α-amylase enzyme α-glucosidase VA2 83,2 ± 2,5 > 500 VA3 102,2 ± 3,8 327,4 ± 7,8 VA5 87,1 ± 2,9 > 500 Đối chứng * 6,3 ± 0,1 450,0 ± 9,6
  • 62. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 52 * Acarbose được dùng làm chất đối chứng dương. Qua kết quả sàng lọc, hợp chất VA3 được lựa chọn để đánh giá hoạt tính ức chế theo nồng độ trên cả hai enzyme thử nghiệm. Các hợp chất VA2 và VA5 chỉ nghiên cứu đánh giá hoạt tính ức chế theo nồng độ trên enzyme α- amylase. Kết quả đánh giá cho thấy hai hợp chất VA2 và VA5 có hoạt tính ức chế mạnh và chọn lọc với enzyme α-amylase với giá trị IC50 từ 83,2 - 87,1 μg/mL. Trong khi đó, hợp chất VA3, một steroid mới được phân lập từ loài lá đắng (Vernonia amygdalina) có hoạt tính trên cả hai enzyme α-amylase và α- glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là 102,2 và 327,4 μg/mL.
  • 63. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 53 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN 4.1.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, đề tài đã phân lập được 10 hợp chất từ cao chiết MeOH của cây lá đắng (Vernonia amygdalina). Cấu trúc hóa học của 10 hợp chất cũng đã được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như phổ khối lượng (HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1D-, 2D- NMR) và độ quay cực ([α]D 25 ). Trong đó, có 1 hợp chất mới và 9 hợp chất đã biết, cụ thể : - Hợp chất steroid mới: vernoamyoside E (VA3); - 2 hợp chất steroid lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11-tetradehydro-3β-16α,21,24- tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α-stigmastane (VA1) và (23S,24R,28S)- 3β-2α-dihydroxy-7,8,9,11-tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23- carbolactone (VA6) - 7 hợp chất đã biết khác. Bao gồm 3 steroid, vernoniacum B (VA2), vernonioside B1 (VA4) và vernonioside B2 (VA5). 4.1.2 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học Đã nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và enzyme α- glucosidase của 3 chất sạch phân lập được (VA2, VA3 và VA5). Kết quả cho thấy hợp chất VA3 thể hiện hoạt tính ức chế cả enzyme α-glucosidase và enzyme α-amylase với giá trị IC50 lần lượt là 102,2 và 327,4 μg/mL. Trong khi đó, hợp chất VA2 và VA5 lại thể hiện hoạt tính ức chế chọn lọc đối với enzyme α-amylase giá trị IC50 lần lượt là 83,2 và 87,1 μg/mL. 4.2. KIẾN NGHỊ Từ các kết quả nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài Vernoina amygdalina, chúng tôi nhận thấy các steroid phân lập được thể hiện hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và enzyme α- glucosidase tốt, đặc biệt là hợp chất vernoamyoside E (VA3) thể hiện hoạt
  • 64. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 54 tính ức chế với cả hai enzyme α-amylase và α-glucosidase. Vì vậy, cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn nữa về cơ chế ức chế enzyme của hợp chất này. Ngoài ra, các thử nghiệm in vivo trên các mô hình động vật cũng cần được nghiên cứu để để từ đó định hướng phát triển thành các sản phẩm phục vụ cho việc hỗ trợ nâng cao sức khỏe và phòng ngừa, điều trị căn bệnh tiểu đường.
  • 65. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 55 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Hoang Le Tuan Anh, Le Ba Vinh, Le Thi Lien, Pham Viet Cuong, Masayoshi Arai,Tran Phuong Ha, Hoang Ngoc Lin,Ton That Huu Đat, Le Canh Viet Cuong, Young Ho Kim. In vitro study on α-amylase inhibitory and α-glucosidase of a new stigmastane-type steroid saponin from the leaves of Vernonia amygdalina. Natural Product Research, 2019 DOI: 10.1080/14786419.2019.1607853. 2. Hoang Le Tuan Anh, Le Thi Lien, Pham Viet Cuong, Masayoshi Arai,Tran Phuong Ha, Ton That Huu Dat, Le Canh Viet Cuong. Sterols and flavone from the leaves of Vernonia amygdalina growing in Thua Thien Hue. Vietnam Journal of Science and Technology, 2018, 56(6): 681-687.
  • 66. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoffstad, O., et al., 2015, Diabetes, Lower-Extremity Amputation, and Death. Diabetes Care, 38(10), p, 1852. 2. Chi, V.V., 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam. 3. Frost, D.J. and J.P. Ward, 1968, Stereochemistry of 7,24(28)- stigmastadien-3β-ol and the fucosterols. Tetrahedron Letters, 9(34), p, 3779-3782. 4. Frost, D.J. and J.P. Ward, 1970, Sterols in Vernonia anthelmintica seed 8,14,(Z)-24(28)stigmastatrienol, a new phytosterol. Recueil des Travaux Chimiques des Pays-Bas, 89(10), p, 1054-1056. 5. Frost, D.J. and J.P. Ward, 1970, Sterols in Vernonia anthelmintica seed, Recueil des Travaux Chimiques des Pays-Bas, 1970. 89(2), p,186-192. 6. Fioriti, J.A., M.G. Kolor, and R.P. McNaught, New sterol from Vernonia anthelmintica seed oil, Tetrahedron Letters, 34, p, 2791-2794. 7. Akihisa, T., et al., 1992, 4α-methylvernosterol and other sterols from Vernonia anthelmintica seeds, Phytochemistry, 31(5), p, 1759-1763. 8. Tian, G., et al., 2004, Separation of flavonoids from the seeds of Vernonia anthelmintica Willd by high-speed counter-current chromatography, Journal of Chromatography A, 1049(1), p, 219-222. 9. Fatima, S.S., et al., 2010, Antidiabetic and antihyperlipidemic activity of ethyl acetate: Isopropanol (1:1) fraction of Vernonia anthelmintica seeds in Streptozotocin induced diabetic rats, Food and Chemical Toxicology, 48(2), p, 495-501. 10. Liu, Y., et al., 2010, Vernodalidimers A and B, novel orthoester elemanolide dimers from seeds of Vernonia anthelmintica, Tetrahedron Letters, 51(50), p, 6584-6587. 11. Hua, L., et al., 2012, Biologically active steroids from the aerial parts of Vernonia anthelmintica Willd, Fitoterapia, 83(6), p, 1036-1041. 12. Hua, L., et al., 2012, Highly oxygenated stigmastane-type steroids from the aerial parts of Vernonia anthelmintica Willd, Steroids, 77(7), p, 811-818. 13. Zhang, L., et al., 2014, Guaianolides and elemanolides from Vernonia anthelmintica, Phytochemistry Letters, 7, p, 14-18. 14. Turak, A., Y. Liu, and H.A. Aisa, 2015, Elemanolide dimers from seeds of Vernonia anthelmintica, Fitoterapia, 104, p, 23-30. 15. Ito, T., et al., 2016, New sesquiterpene lactones, vernonilides A and B, from the seeds of Vernonia anthelmintica in Uyghur and their antiproliferative activities, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 26(15), p, 3608-3611.
  • 67. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 57 16. Turak, A., et al., 2017, Pseudo-disesquiterpenoids from seeds of Vernonia anthelmintica and their biological activities, Phytochemistry Letters, 21, p, 163-168. 17. Saluja, K.I.K. and V.K. Saxene, 1979, Antibacterial activity of essential oils from Vernonia anthelmintica and Viola cinerea, Indian Drugs & Pharmaceuticals Industry, 14(2), p, 29-30. 18. Lambertini, E., et al., 2004, Effects of extracts from Bangladeshi medicinal plants on in vitro proliferation of human breast cancer cell lines and expression of estrogen receptor alpha gene, International Journal of Oncology, 24, p, 419-423. 19. Jamil, S., et al., 2017, Evaluation of anti-inflammatory and anti-oxidant potential of seed extracts of Vernonia anthelmintica, Pakistan journal of pharmaceutical sciences, 30(3), p, 755-760. 20. Jamil , S., R.A. Khan, and S. Ahmed, 2018, In vivo evaluation of antihyperlipidemic, antihyperglycemic and hepatoprotective effects of Vernonia anthelmintica seeds in diet model, Pakistan journal of pharmaceutical sciences, 31(3), p, 813-820. 21. Gunasingh, C., G. Barnabas, and S. Nagarajan, 1981, Flavonoids of the flowers of Vernonia cinerea, Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, 43(3), p, 114-118. 22. Misra, T.N., et al., 1984, Isolation of a natural sterol and an aliphatic acid from Vernonia cinerea, Phytochemistry, 23(2), p, 415-417. 23. Misra, T.N., et al., 1984, Chemical constituents of Vernonia cinerea, Part I. Isolation and spectral studies of triterpenes, Journal of Natural Products, 47(2), p, 368-372. 24. Misra, T.N., et al., 1993, A new triterpenoidal from Vernonia cinerea, Planta Med, 59(5), p, 458-460. 25. Tandon, M. and Y.N. Shukla, 1995, Some chemical constituents from Vernonia cinerea, Indian Drugs 32(3), p, 132-133. 26. Kuo, Y.-H., et al., 2003, Two novel sesquiterpene lactones, cytotoxic vernolide-A and -B, from Vernonia cinerea, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 51(4), p, 425-426. 27. Pratheeshkumar, P. and G. Kuttan, 2011, Effect of vernolide-A, a sesquiterpene lactone from Vernonia cinerea L., on cell-mediated immune response in B16F-10 metastatic melanoma-bearing mice, Immunopharmacology and Immunotoxicology, 33(3), p, 533-538. 28. Youn, U.J., et al., 2012, Anti-inflammatory sesquiterpene lactones from the flower of Vernonia cinerea, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 22(17), p, 5559-5562.
  • 68. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 58 29. Youn, U.J., et al., 2014, Bioactive sesquiterpene lactones and other compounds isolated from Vernonia cinerea, Fitoterapia, 93, p, 194- 200. 30. Pouyfung, P., et al., 2019, Anti-proliferative effect of 8α- tigloyloxyhirsutinolide-13-O-acetate (8αTGH) isolated from Vernonia cinerea on oral squamous cell carcinoma through inhibition of STAT3 and STAT2 phosphorylation, Phytomedicine, 52: p. 238-246. 31. Latha, R.M., T. Geetha, and P. Varalakshmi, 1998, Effect of Vernonia cinerea Less flower extract in adjuvant-induced arthritis, General Pharmacology: The Vascular System, 31(4): p. 601-606. 32. Chea, A., et al., 2006, Antimalarial activity of sesquiterpene lactones from Vernonia cinerea, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 54(10): p. 1437-1439. 33. Pratheeshkumar, P. and G. Kuttan, 2011, Modulation of immune response by Vernonia cinerea L. inhibits the proinflammatory cytokine profile, iNOS, and COX-2 expression in LPS-stimulated macrophages, Immunopharmacology and Immunotoxicology, 33(1): p. 73-83. 34. Pratheeshkumar, P. and G. Kuttan, 2010, Vernonia cinerea Less. Inhibits tumor cell invasion and pulmonary metastasis in C57BL/6 Mice, Integrative Cancer Therapies, 10(2): p. 178-191. 35. Rizvi, S.M.D., et al., 2011, In-vitro antibacterial and antioxidant potential of leaf and flower extracts of Vernonia cinerea and their phytochemical constituents, International Journal of Pharmaceutical Sciences Review and Research, 9(2): p. 164-169. 36. Leelaprakash, G., S. Mohan Dass, and V. Sivajothi, 2011, Antioxidant and hepatoprotective activities of Vernonia cinerea extract against CCl4 induced hepatotoxicity in albino rats, International Journal of Pharmaceutical Sciences Review and Research, 10(2): p. 30-34. 37. Yadava, R.N. and M. Raj, 2013, A new antiviral flavone glycoside from Vernonia cinerea Less, Asian Journal of Chemistry, 25(7): p. 3542-3544. 38. Kumar, P.O., et al., 2016, Anti-cancer activity of ethanolic extract of Vernonia cinerea less by in vivo and in vitro method, International Journal of Research in Pharmaceutical and Nano Sciences, 5(3): p. 95- 107. 39. Pomjunya, A., J. Ratthanophart, and W. Fungfuang, 2017, Effects of Vernonia cinerea on reproductive performance in streptozotocin- induced diabetic rats, The Journal of veterinary medical science, 79(3): p. 572-578.
  • 69. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 59 40. Naowaboot, J., S. Wannasiri, and P. Pannangpetch, 2018, Vernonia cinerea water extract improves insulin resistance in high-fat diet– induced obese mice, Nutrition Research, 56: p. 51-60. 41. Suresh, S.N., V. Varsha, and V. Prejeena, 2017, Oral toxicity study of Vernonia cinerea aqueous leaf extract in Swiss Albino mice, World Journal of Pharmaceutical Research, 6(14): p. 1003-1008. 42. Kuo, L.-M.Y., et al., 2018, New hirsutinolide-type sesquiterpenoids from Vernonia cinerea inhibit nitric oxide production in LPS-stimulated RAW264.7 cells, Planta Med, 84(18): p. 1348-1354. 43. Krishna Kumari, G.N., et al., 2003 Zaluzanin D: a fungistatic sesquiterpene from Vernonia arborea, Fitoterapia, 74(5): p. 479-482. 44. Sridharan, S., et al., 2016, Anti-inflammatory screening of ethanolic leaf extract of Vernonia arborea Buch. -Ham.in formalin induced albino wistar rats, Indian Journal of Pharmaceutical Education and Research 50(4), 638-648. 50(4): p. 638-648. 45. Liu, Q.-H., et al., 2005, Chemical constituents of the roots of Vernonia cumingiana Benth, Journal of Integrative Plant Biology, 47(8): p. 1016-1020. 46. Suo, M.R., J.S. Yang, and Z.S. Zhang, 2008, Two new compounds from the stem of Vernonia cumingiana, Chinese Chemical Letters, 19(2): p. 180-182. 47. Liu, J., et al., 2009, New vernocuminosides from the stem barks of Vernonia cumingiana Benth, Steroids, 74(1): p. 51-61. 48. Liu, J., et al., 2010, Seven new vernocuminosides from the stem bark of Vernonia cumingiana Benth, Carbohydrate Research, 345(9), p. 1156- 1162. 49. Lin, Y.-L. and W.-Y. Wang, 2002, Chemical constituents of Vernonia patula, Chinese Pharmaceutical Journal 54(3): p. 187-192. 50. Liang, Q.-L., J.-H. Jiang, and Z.-D. Min, 2010, A germacrane sesquiterpenoid from Vernonia patula, Zhongguo Tianran Yaowu, 8(2),p. 104-106. 51. Hira, A., et al., 2013, Anti-inflammatory and antioxidant activities of ethanolic extract of aerial parts of Vernonia patula (Dryand.) Merr, Asian Pacific journal of tropical biomedicine, 3(10), p. 798-805. 52. Jisaka, M., et al., 1992, Bitter steroid glucosides, vernoniosides A1, A2, and A3, and related B1 from a possible medicinal plant, Vernonia amygdalina, used by wild chimpanzees, Tetrahedron, 48(4): p. 625- 632. 53. Jisaka, M., et al., 1993, Steroid glucosides from vernonia amygdalina, a possible chimpanzee medicinal plant, Phytochemistry, 34(2), p. 409- 413.