SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐĂNG TRUYỀN
NHÂN DÂN LỆ THỦY (QUẢNG BÌNH) TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ
1965 ĐẾN 1973
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60220313
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN HOA
Thừa Thiên Huế, năm
i
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu đã nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho
phép sử dụng, và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Huế, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Đăng Truyền
ii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành luận văn này chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến tập
thể và cá nhân sau:
- Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học - trường Đại học sư phạm Huế
- Quý thầy cô giảng dạy bộ môn lịch sử trường Đại học sư phạm và trường
Đại học khoa học Huế
- Các cô, các bác là nhân chứng lịch sử tham gia hoạt động ở Lệ Thủy
- Trung tâm lưu trữ tỉnh Quảng Bình, Báo Quảng Bình, Ban Tuyên giáo
huyện Lệ Thủy, Ban chỉ huy huyện đội Lệ Thủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện
Lệ Thủy
- Bác Đỗ Trung Tuân, bác Cao Minh Phán, thầy giáo Nguyễn Khắc Thái,
thầy giáo Nguyễn Việt Anh, đã cung cấp nhiều tư liệu quý
- Gia đình và bạn bè cùng anh chị em đồng nghiệp
Đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên truyền đạt tri thức cho tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy giáo TS. Nguyễn Văn
Hoa giảng viên bộ môn Lịch sử Việt Nam - Trường ĐHSP Huế, người trực tiếp
giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt niềm đam mê nghiên cứu lịch sử dân tộc cho tôi.
Mặc dù đã rất cố gắng song do năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên
cứu chưa nhiều nên luận văn chắc sẽ còn khiếm khuyết, rất mong sự góp ý chân
tình của quý thầy cô và bè bạn để luận văn ngày một tốt hơn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đăng Truyền
iii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 7
6. Đóng góp của luận văn....................................................................................................... 8
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................................. 8
Chương 1: NHÂN DÂN LỆ THỦY TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,
CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1965 - 1968...................................................................................... 9
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước
của nhân dân Lệ Thủy............................................................................................................. 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................... 9
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................... 11
1.1.3. Truyền thống yêu nước .............................................................................................. 13
1.2. Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
và chủ trương của Đảng ...................................................................................................... 17
1.2.1. Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc ..................... 17
1.2.2. Chủ trương của Đảng.................................................................................................. 20
1.3. Quân dân Lệ Thủy xây dựng và bảo vệ hậu phương,
ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam ................................................................... 22
1.3.1. Trên lĩnh vực xây dựng .............................................................................................. 22
1.3.2. Trên lĩnh vực bảo vệ.................................................................................................... 32
1.3.3. Hoạt động chi viện ....................................................................................................... 34
Chương 2: NHÂN DÂN LỆ THỦY TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,
CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1969 - 1973................................................................................... 37
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng......................................................... 37
2.1.1. Bối cảnh lịch sử............................................................................................................. 37
2.1.2. Chủ trương của Đảng.................................................................................................. 38
2.2. Quân dân Lệ Thủy đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ hậu phương,
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tăng cường chi viện cho tiền tuyến miền Nam ........................................................ 42
2.2.1. Trên lĩnh vực xây dựng .............................................................................................. 42
2.2.2. Trên lĩnh vực bảo vệ.................................................................................................... 51
2.2.3. Hoạt động chi viện ....................................................................................................... 53
Chương 3: VAI TRÒ CỦA LỆ THỦY TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
TỪ 1965 ĐẾN 1973 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM...................................................... 56
3.1. Vai trò................................................................................................................................... 56
3.1.1. Đối với tỉnh Quảng Bình ........................................................................................... 56
3.1.2. Đối với miền Bắc.......................................................................................................... 59
3.1.3. Đối với miền Nam........................................................................................................ 63
3.2. Bài học kinh nghiệm..................................................................................................... 66
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 83
PHỤ LỤC................................................................................................................................................ 92
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam tạm thời bị chia làm hai
miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. Miền Bắc Việt Nam được
hoàn toàn giải phóng, nhân dân miền Bắc ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh,
khôi phục kinh tế, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động
Việt Nam (9-1960), Đảng chủ trương đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, xây
dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước. Cùng với nhân dân miền
Bắc, nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bắt tay vào việc thực hiện kế hoạch
5 năm (1961-1965), phát triển kinh tế - xã hội và làm nhiệm vụ hậu phương.
Trong khi đó, bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã
dựng nên “sự kiện vịnh Bắc Bộ” ngày 5-8-1964 và bắt đầu cho máy bay ném bom
bắn phá một vài nơi ở miền Bắc như cửa sông Gianh (Quảng Bình), Vinh - Bến
Thủy (Nghệ An)... Tiếp đó, lấy cớ trả đũa việc quân Giải phóng miền Nam tiến
công sân bay và doanh trại Mỹ ở Pleiku, ngày 7-2-1965 Tổng thống Mỹ Johnson ra
lệnh mở chiến dịch “Mũi lao lửa I”, chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không
quân và hải quân phá hoại miền Bắc. Đặc biệt ở Quảng Bình, đế quốc Mỹ đã chọn
Lệ Thủy, nơi tiếp giáp với Vĩnh Linh để đánh phá liên tục, ác liệt ngay từ đầu với
những đợt ném bom xuống xã Ngư Thủy, Sen Thủy ngày 8-2-1965; đến ngày 13-2-
1965 thì đánh phá Hạ Cờ, Chấp Lễ; và ngày 14-2-1965, tàu biệt kích địch tiếp tục
bắn phá vào Ngư Thủy.
Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ từ năm 1965 đến năm
1973, nhân dân huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung đã anh
dũng chiến đấu và nỗ lực sản xuất, đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ vùng đất, góp phần làm nên thắng lợi của nhân dân Việt Nam
trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi đó chính là sự kết tinh
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của con người Việt Nam anh dũng và thông
minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm tháng chiến tranh đã đi qua, song những bài học kinh nghiệm của nó để
lại vẫn mãi mãi có giá trị đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Có thể xem huyện Lệ Thủy là bức tranh tiêu biểu của một địa phương chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc nước ta. Quá trình sản xuất, chiến đấu
cũng như những đóng góp của quân và dân Lệ Thủy có vị trí rất quan trọng, song
hiện nay việc nghiên cứu vấn đề này còn ở một mức độ nhất định, chưa làm nổi bật
được quá trình chiến đấu và xây dựng của dân huyện Lệ Thủy trong thời gian đế
quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại (1965-1973).
Sinh ra ở vùng đất Lệ Thủy, ngay từ thời niên thiếu tôi đã được nghe kể đến
nhiều chiến công của quê hương, lớn lên được học tập, tiếp xúc với nhiều nhân
chứng lịch sử, từ đó hình thành nên ý thức tìm hiểu về lịch sử của vùng đất mà mình
được sinh ra, đặc biệt là những năm tháng quê hương kháng chiến chống đế quốc
Mỹ. Qua một quá trình tìm hiểu, tôi quyết định chọn đề tài: “Nhân dân Lệ Thủy
(Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973” làm
luận văn tốt nghiệp của mình.
Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn lịch
sử huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ; nhận thức có hệ thống hơn quá trình xây dựng, chiến đấu và chi viện của
quân và dân Lệ Thủy từ năm 1965 đến năm 1973; trên cơ sở đó, thấy được vai trò
của Lệ Thủy đối với Quảng Bình và đối với miền Bắc nói riêng, cả nước nói chung
trong những năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao bài giảng lịch sử địa phương ở
các nhà trường phổ thông ở Lệ Thủy, là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên
cứu lịch sử huyện Lệ Thủy thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Mặc khác, kết
quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu góp phần vào việc giáo dục truyền thống
yêu nước và cách mạng đối với nhân dân địa phương, nhất là đối với thế hệ trẻ,
những thế hệ được sinh ra và lớn lên trong hòa bình thấy được những chiến công
của cha ông mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, để không chỉ biết tự hào mà
còn ra sức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước hiện
nay.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Liên quan đến đề tài có một số công trình, sách báo, tạp chí, tiêu biểu như:
“Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ cứu nước 1954-1975”, xuất bản năm 1994,
dưới sự chỉ đạo biên soạn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Quảng Bình. Công trình đã trình bày có hệ thống quá trình kháng chiến chống đế
quốc Mỹ của nhân dân Quảng Bình, trong đó thể hiện được phần nào vai trò của
quân và dân huyện Lệ Thủy từ năm 1965 đến năm 1973.
Năm 1999, Ban Thường vụ Huyện ủy và Bộ Chỉ huy quân sự huyện Lệ Thủy
cho xuất bản cuốn “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Lệ Thủy” tập 1 (1945-
1995). Đây là công trình được biên soạn công phu, phản ánh có hệ thống quá trình
hình thành, củng cố và phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân huyện Lệ Thủy từ
sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1995. Riêng trong
những năm 1965-1973, công trình đã làm nổi bật vai trò của lực lượng vũ trang
huyện trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ hai của đế
quốc Mỹ.
Đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lệ Thủy trong năm 2000 đã cho xuất
bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thủy”, tập 2 (1954-1975). Đây là công trình
biên soạn có hệ thống, tái hiện khá chi tiết quá trình khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh, cũng như quá trình vừa sản xuất vừa chiến đấu của quân và dân
Lệ Thủy thời kỳ cùng cả tỉnh và cả nước kháng chiến chống Mỹ, trong đó, những
năm từ 1965 đến 1973 đã được đề cập khá cụ thể.
Ở một khía cạnh khác, vào năm 2007, nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn đã cho
xuất bản cuốn “Lệ Thủy quê tôi” của tác giả Lê Văn Khuyên. Cuốn sách là sự sưu
tầm, chắt lọc tư liệu một cách khá tỉ mỉ, phong phú về các yếu tố tự nhiên, con
người và truyền thống tốt đẹp của huyện Lệ Thủy, tất cả đã góp phần làm nên chiến
thắng trước kẻ thù xâm lược cũng như những thành tựu trong công cuộc xây dựng
quê hương, đất nước.
Năm 2010, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin cho xuất bản cuốn “Địa chí huyện
Lệ Thủy”. Đây là công trình cung cấp nhiều nguồn tư liệu quý giá về lịch sử, văn
hóa, truyền thống, phong tục tập quán của người dân Lệ Thủy, trong đó đã làm nổi
bật sức mạnh, ý chí của con người Lệ Thủy qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là trong
những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975.
Với công trình “Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lệ Thủy 1930-
2008” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lệ Thủy xuất bản năm 2013,
người đọc đã có được những thông tin quan trọng về quá trình xây dựng và trưởng
thành của tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lệ Thủy trong hai cuộc kháng
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội thời bình, đổi mới đất nước. Công trình cũng đã làm nổi bật vai trò của các tổ
chức, đoàn thể, tầng lớp nhân dân trong những năm Lệ Thủy trực tiếp chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Các công trình trên đây viết về Quảng Bình nói chung và Lệ Thủy nói riêng
trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đều tập trung làm rõ
vai trò lãnh đạo của Đảng, những bài học kinh nghiệm trong chiến đấu và sản xuất
của quân và dân Lệ Thủy, nhưng chưa có công trình nào đi sâu, làm rõ quá trình 8
năm (từ 1965 đến 1973) nhân dân Lệ Thủy vừa sản xuất vừa chiến đấu, đồng thời ra
sức chi viện cho cách mạng miền Nam.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tái hiện một cách có hệ thống và toàn
diện về sự nghiệp xây dựng kết hợp với bảo vệ và nỗ lực chi viện của quân và dân
Lệ Thủy trong thời kỳ cùng cả tỉnh Quảng Bình và cả nước kháng chiến chống Mỹ,
tập trung trong những năm từ 1965 đến 1973. Trên cơ sở làm rõ những thành tựu
trong chiến đấu và sản xuất của nhân dân Lệ Thủy, luận văn nêu bật vai trò của Lệ
Thủy đối với Quảng Bình, miền Bắc và cả nước; qua đó, đúc rút những bài học kinh
nghiệm để không chỉ nhận thức toàn diện hơn lịch sử 8 năm (1965-1973) của Lệ
Thủy mà còn có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu về quá trình quân và dân Lệ Thủy vừa sản
xuất vừa chiến đấu và ra sức chi viện từ năm 1965 đến năm 1973.
- Trình bày điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước của
nhân dân Lệ Thủy, đặc biệt là bối cảnh lịch sử khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến
tranh phá hoại trên phạm vi tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng.
- Phân tích, làm rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong giai đoạn 1965-
1968 và 1969-1973, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc;
trình bày chủ trương của Trung ương Đảng, của Đảng bộ Quảng Bình, nhất là chủ
trương của Đảng bộ Lệ Thủy trong mỗi giai đoạn nói trên.
- Tái hiện quá trình quân và dân Lệ Thủy vừa sản xuất vừa chiến đấu, đồng
thời ra sức chi viện cho cách mạng miền Nam trong những năm từ 1965 đến 1973.
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ trên, luận văn nêu bật vai trò của huyện
Lệ Thủy và đúc rút một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng, chiến đấu và
chi viện của quân và dân trong huyện thời kỳ 1965-1973.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân dân Lệ Thủy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965
đến năm 1973.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Địa bàn huyện Lệ Thủy thời kỳ chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ với 22 xã: An Thủy, Liên Thủy, Xuân Thủy, Phong Thủy, Lộc
Thủy, Mai Thủy, Trường Thủy, Phú Thủy, Sơn Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy,
Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy, Ngư Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy,
Mỹ Thủy, Dương Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy - tương đương với địa bàn huyện Lệ
Thủy hiện nay. Tuy nhiên đề tài cũng có đề cập đến một số khu vực lân cận như
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ năm 1965 đến năm 1973 với hai giai
đoạn tương đương với hai lần đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại.
5. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng bộ
tỉnh Quảng Bình và Đảng bộ huyện Lệ Thủy.
- Các công trình nghiên cứu, sách đã xuất bản liên quan trực tiếp đến đề tài
luận văn.
- Các tài liệu lưu trữ của Trung tâm lưu trữ Quảng Bình, Ban Tuyên giáo Lệ
Thủy, Văn phòng Huyện ủy và Ban Chỉ huy Huyện đội Lệ Thủy.
- Thông tin từ các nhân chứng và khảo sát điền dã.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
nhau và kết hợp các phương pháp ấy trên cơ sở phương pháp luận sử học mác - xít:
phương pháp lịch sử và logic, phương pháp khảo sát điền dã, phương pháp đối
chiếu, so sánh, phân tích và tổng hợp.
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Thứ nhất, làm rõ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân huyện
Lệ Thủy từ năm 1965 đến năm 1973, qua đó thấy được vai trò của nhân dân Lệ
Thủy ở hai giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến.
- Thứ hai, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử huyện Lệ Thủy nói riêng và
tỉnh Quảng Bình nói chung thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
- Thứ ba, đóng góp thiết thực vào việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các nhà
trường phổ thông trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai
đoạn 1965-1968.
Chương 2: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai
đoạn 1969-1973.
Chương 3: Vai trò của Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ từ 1965 đến
1973 và bài học kinh nghiệm.
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 1
NHÂN DÂN LỆ THỦY TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1965 - 1968
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG
YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN LỆ THỦY
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Lệ Thủy ở vào eo đất hẹp của lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Quảng
Bình, có tọa độ 160
55’
đến 170
22’
độ vĩ Bắc, 1060
25’
đến 1060
59’
độ kinh Đông
[5, tr. 17], phía Bắc giáp với huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp khu Vĩnh Linh,
phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với tỉnh Khăm Muộn của Lào.
Diện tích tự nhiên phần đất liền của Lệ Thủy rộng 127.600 ha, có địa hình bề
mặt thấp dần từ Tây sang Đông, từ Nam ra Bắc với tổ chức hành chính gồm 22 xã:
An Thủy, Liên Thủy, Xuân Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy, Trường Thủy,
Phú Thủy, Sơn Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy,
Sen Thủy, Ngư Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Mỹ Thủy, Dương Thủy, Kim Thủy,
Ngân Thủy.
Địa hình gồm vùng núi cao và vùng đồi trung du, vùng đồng bằng ven biển,
vùng dẫn cát nội đồng ven biển trong đó vùng đồi núi trung du chiếm 70% diện tích
toàn huyện. Núi rừng rậm rạp có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, táu, sến, trắc, dạ
hương và nhiều loại thú quý. Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng phong phú có giá
trị kinh tế cao như trầm hương, mây, và các loại dược liệu quý hiếm, có ngọn núi
cao nhất 1.250 m. Lòng núi chứa những khoáng sản quý như vàng sa khoáng ở Khe
Vàng, đá ốp lát ở Khe Giữa, Vít Thù Lù, đồng, chì, kẽm ở khu vực An Mã, đặc biệt
ở đây có nguồn suối khoáng Bang với nhiệt độ sôi 1050
C; vùng đồi trung du có
nhiều đồi lô nhô dạng bát úp có rất nhiều cây tràm, cây chổi là nguyên liệu cho các
sản phẩm tinh dầu, dược liệu, cây muồng, cây đốt xen lẫn cây lá muôn hoa và đồi cỏ
rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê; vùng đồng bằng ven biển mặt
rộng có nơi thấp hơn mặt nước biển, đất đai phì nhiêu, dân cư đông đúc, làng thôn
trù phú, là vùng sản xuất lương thực chủ yếu của huyện đây cũng là vùng trọng
điểm lương thực của tỉnh, có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Cuối hạ lưu sông Kiến Giang có phá Hạc Hải rộng 600 - 700 ha là nơi cung cấp
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nguồn lợi sản vật phong phú; vùng dãi đất cát đồng nội ven biển hầu hết diện tích
bờ mặt là cát trắng thành bãi, thành đồi nối nhau hình lượn sóng. Đặc điểm đất cát ở
đây ít chua, ít màu, nghèo dinh dưỡng. Do ảnh hưởng của gió kết hợp với địa hình
dốc và dòng chạy của nước từ các đụm cát làm xuất hiện hiện tượng cát bay, cát
chảy, cát di động gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất, giao thông và cư trú. Đất cát
chủ yếu sử dụng vào đất lâm nghiệp.
Về khí hậu, thủy văn, huyện Lệ Thủy nằm trong vành đai khí hậu gió mùa chịu
ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam của nước ta, với
đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông lạnh ở
miền Bắc. “Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa kèm theo bão lụt từ tháng 9
đến tháng 12, lượng mưa trung bình 2.400 - 2.500mm/ năm, vì thế bảo lụt thường
diễn ra trên diện rộng” [5, tr. 20]. Trung bình cứ 10 năm thì có 9 năm có bão lụt lớn;
mùa khô có gió Tây Nam thổi rất nóng trong các tháng giữa hè. Mùa khô thường
kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, trùng với mùa nắng gay gắt có gió nên lượng nước
bốc hơi lớn gây ra hạn hán nghiêm trọng.
Từ những vấn đề đã nói ở trên, có thể thấy một số thuận lợi và khó khăn do tác
động của yếu tố tự nhiên khi quân và dân Lệ Thủy bước vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
Về thuận lợi:
- Với địa hình vùng núi cao và vùng đồi trung du chiếm 72% diện tích cùng
với vùng rừng núi rậm rạp, địa bàn Lệ Thủy sẽ phù hợp với lối đánh du kích của ta
nếu địch đổ bộ đất liền, đồng thời gây khó khăn cho địch trong việc phát hiện các
mục tiêu của ta.
- Hệ thống đồi cát ven biển được phủ bởi hệ thống cây dương, tràm, bạch đàn
dày đặc, các quả đồi thấp cao khác nhau tạo thuận lợi cho chúng ta bố trí các trận
địa pháo mặt đất, pháo phòng không, để tiêu diệt máy bay và tàu chiến hải quân Mỹ,
trong đó có việc xây dựng đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy sau này.
- Vùng đồi trung du có rất nhiều cây cỏ tạo điều kiện tốt cho việc chăn nuôi
trâu bò, đảm bảo sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.
- Phần đất vùng đồng bằng với sông Kiến Giang kéo dài mang đến nhiều tôm
cá, sản vật đồng thời cung cấp nước tưới tiêu cho hệ thống đồng ruộng của vùng
An, Phong, Lộc tạo nên những cánh đồng phù sa màu mỡ để phát triển nông nghiệp.
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Khí hậu thất thường, nắng nóng gay gắt, có thể gây khó khăn cho kẻ thù khi
chúng tìm cách đánh trên bộ.
Về khó khăn:
- Giáp với Vĩnh Linh - nơi khu giới tuyến tạm thời, Lệ Thủy được xem như
tuyến đầu của hậu phương miền Bắc và là hậu phương trực tiếp của Trị - Thiên nên
nơi đây là một trong những địa điểm địch sẽ đánh phá ác liệt nhằm chặt đứt nguồn
chi viện của miền Bắc vào miền Nam.
- Trên địa bàn huyện có hệ thống đường giao thông huyết mạch đi qua vùng
đất hẹp: đường sông, đường số 1, đường 15A, đường tỉnh lộ 16, đường 10 nên địch
thường tập trung đánh phá.
- Khí hậu Lệ Thủy khắc nghiệt, hạn hán thường xuyên xảy ra, đời sống nhân
dân hết sức khó khăn.
- Địa hình chủ yếu của Lệ Thủy là đồi núi, đồng bằng lại nhỏ hẹp, ảnh hưởng
bất lợi đến sản xuất của nông dân.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư Lệ Thủy chủ yếu là người Kinh (Việt) với 98,58%, còn lại là một số
thành phần dân tộc ít người.
Dân số huyện Lệ Thủy tại thời điểm năm 1960 là 55.305 người, hầu hết sinh
sống ở nông thôn. Ngành nghề chủ yếu của huyện là nông nghiệp, chiếm 94% khu
vực sản xuất.
Về kinh tế, thấu suốt quan điểm của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9-
1960) và nghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, nghị quyết của Tỉnh ủy
Quảng Bình đầu năm 1961 và nghị quyết đại hội lần thứ V của đảng bộ huyện,
huyện Lệ Thủy đã kịp thời đề ra các chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ
chính trị, đẩy mạnh việc hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng cao khả
năng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường
tiềm lực quốc phòng an ninh, đồng thời nâng cao tinh thần chiến đấu của các tổ
chức đảng [6, tr. 82]. Vào năm 1961, nhân dân Lệ Thủy tập trung vào các nhiệm vụ
trọng tâm là: đi đôi với củng cố và phát triển phong trào hợp tác xã, tăng cường
quan hệ sản xuất mới, phải ra sức đẩy mạnh sản xuất trọng tâm là sản xuất nông
nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, trên cơ sở cải tiến kỹ thuật nhằm bảo đảm
tự túc lương thực, cải tiến một bước đời sống nhân dân, phục vụ cho sự nghiệp công
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đó là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong năm 1961,
bên cạnh đó là các nhiệm vụ quan trọng khác về phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế, chăm lo đời sống nhân dân, tăng cường công
tác quốc phòng, an ninh.
Đánh giá tình hình chung của huyện trong năm 1961, nghị quyết Huyện ủy
nêu rõ: “Tình hình phong trào của huyện ta trong năm qua có nhiều tiến bộ về mọi
mặt mà thắng lợi căn bản có tính chất quyết định nhất là đã hoàn thành công cuộc
cải tạo xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là hoàn thành hợp tác xã bậc cao và quy mô toàn
thôn với hơn 99,7% hộ nông dân tham gia” [6, tr. 82]. Phong trào thi đua tiếp tục
phát triển, đến tháng 3-1964 Lệ Thủy hưởng ứng và thực hiện lời kêu gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi người làm việc bằng hai, để đền đáp cho đồng bào miền
Nam ruột thịt”. Vâng lời Bác nhân dân trong huyện đã tạo nên một phong trào thi
đua hoàn thành nhiệm vụ trong các nghành, các cấp, các giới, làm việc có năng suất,
chất lượng nhất là trên mặt trận nông nghiệp.
Thủ công nghiệp, sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp còn nhỏ bé. Sản
xuất tiểu thủ công nghiệp ban đầu có sự phát triển như nông trường Lệ Ninh, xí
nghiệp cơ khí Kiến Giang, xí nghiệp xay xát lương thực, hợp tác xã gạch ngói
Quyết Tâm. “Ở nhiều vùng có hợp tác xã mộc, cưa, may, lò rèn. Nhiều mặt hàng
được sản xuất như thuốc lá, cói, chè, gai, lạc... Nhìn chung do nhận thức hạn chế và
trong hoàn cảnh chung nền công nghiệp còn khó khăn về vốn đầu tư và kỹ thuật nên
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế” [6, tr. 102].
Về văn hóa xã hội, Lệ Thủy đã từng bước vươn lên theo mục tiêu, tinh thần
Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ đề ra, tiêu biểu có phong trào thi đua trong
ngành giáo dục “dạy tốt, học tốt”, phong trào đã được cấp ủy, chính quyền địa
phương quan tâm vật chất lẫn tinh thần, nhân dân ủng hộ. Vai trò của người thầy
được đề cao trong xã hội. Năm học 1964-1965 bình quân trong huyện có 4 người
dân thì có một người đi học, hệ thống trường lớp cơ bản được đáp ứng, học sinh
phấn khởi học tập.
Về y tế, mạng lưới y tế chăm sóc sức, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được xây
dựng từ huyện đến xã, thôn. Huyện đã chú trọng bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp,
tinh thần phục vụ nhân dân cho cán bộ, nhân viên y tế, phát động phong trào vệ sinh
cho tất cả mọi người nội dung chủ yếu là “ba sạch, bốn diệt”, kết hợp thường xuyên
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
công tác tiêm chủng. Cuối năm 1964 bệnh xá Lệ Thủy được nâng cấp lên thành
bệnh viện huyện. Từ đó, bệnh viện có điều kiện hơn trong khám chữa bệnh cho
nhân dân. Y tế các xã vùng sâu vùng xa như Kim Thủy, Ngân Thủy, Thái Thủy, Sen
Thủy, Ngư Thủy được cán bộ của nghành đến theo dõi, chăm sóc sức khỏe nhân
dân.
Dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội III của Đảng, Nghị quyết Đại hội đảng bộ
huyện lần thứ V, từ năm 1961-1964, được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Bình,
Đảng bộ huyện Lệ Thủy đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, phấn đấu thực hiện kế
hoạch năm năm lần thứ nhất, bước đầu tạo được sự chuyển biến về nhiều mặt kinh
tế - xã hội. Quân và dân Lệ Thủy đã giành được những thắng lợi to lớn trên mặt trận
sản xuất nông nghiệp; xây dựng được ngọn cờ Đại Phong, cơ sở vật chất kỹ thuật
được xây dựng một bước, quan hệ sản xuất mới được củng cố trong toàn huyện.
Những nhân tố tích cực đó đã đưa Lệ Thủy trở thành một huyện ổn định chính
trị, kinh tế - xã hội phát triển, an ninh quốc phòng được củng cố để sẵn sàng bước
vào một cuộc chiến đấu mới đầy thử thách, hy sinh gian khổ nhưng tin tưởng sẽ
giành được những thắng lợi to lớn.
1.1.3. Truyền thống yêu nước
Lệ Thủy từng là vùng đất biên viễn dưới các triều đại phong kiến Việt Nam,
do đó trong suốt chiều dài lịch sử cộng đồng dân cư trên vùng đất Lệ Thủy phải
gánh chịu những thử thách vô cùng khốc liệt của các cuộc chiến tranh xâm lược và
sự tranh chấp giữa các thế lực.
Thời cổ đại, nhân dân Lệ Thủy đã chiến đấu chống lại các cuộc xâm lược của
các triều đại phong kiến Tần - Hán, bảo vệ cương vực lãnh thổ, ngăn chặn sự bành
trướng về phía Nam của các quốc gia này.
Thời trung đại, vùng đất Lệ Thủy thuộc địa bàn vương quốc Chămpa. Người
dân Lệ Thủy đã ủng hộ khởi nghĩa của Khu Liên. Sau khi vùng đất Lệ Thủy nhập
vào vùng đất Đại Việt, cộng đồng cư dân trên địa bàn Lệ Thủy đã đóng góp nhân
tài, vật lực, cùng nhân dân cả nước chiến đấu ngoan cường dũng cảm. Đặc biệt
trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, riêng vùng đất này đã đóng góp hai danh tướng đó
là Nguyễn Danh Cả người Tuy Lộc và Phạm Đăng Man người Đại Phong.
Đến giữa thế kỷ XIX thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, cùng với nhân
dân cả nước, với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, nhân dân Lệ Thủy
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sớm dấy lên phong trào yêu nước, bắt đầu phong trào đấu tranh tự phát, gây cho
địch nhiều khó khăn, làm chậm quá trình tiến công và bình định của chúng. Hưởng
ứng chiếu Cần Vương, nhiều sỹ phu yêu nước trong huyện đã tham gia đội quân
tình nguyện bảo vệ nhà vua. Theo sử sách, Lệ Thủy là một trong 3 huyện có lòng
căm thù giặc sôi sục “đâu đâu cũng rùng rùng dậy cả, ai cũng vậy, làng nào làng
nấy, đâu đó cùng đua nhau, kẻ bá hộ, nhà giàu đều xuất tiền bạc...”[54, tr. 591].
Nhiều hào kiệt nổi tiếng lúc bấy giờ như Đề Chít, Đề Én, Đề Ấn, Phạm Xuân Trân,
đặc biệt là tướng Hoàng Phúc đã liên kết các đạo quân để hưởng ứng chiếu Cần
Vương. Đến đầu thế kỷ XX, những luồng tư tưởng tiến bộ đã truyền vào nước ta,
một số sách báo bắt đầu lưu hành một số địa phương trong huyện như Thạch Bàn,
An Xá. Dưới ảnh hưởng của phong trào đấu tranh yêu nước của các tổ chức cách
mạng tiền thân, một số thanh niên có học ở Lệ Thủy cũng bắt đầu nhen nhóm các
hoạt động yêu nước, tạo tiền đề hình thành các tổ chức cách mạng ở Lệ Thủy về
sau.
Thời kỳ 1930-1945, những hoạt động của nhóm đọc sách báo tiến bộ đầu thế
kỷ XX ở Thạch Bàn, An Xá đã tuyên truyền lòng yêu nước, lên án tội ác của đế
quốc, phong kiến, vận động quần chúng chống lại áp bức, địa chủ trong huyện.
Cùng thời gian trên, ảnh hưởng của các xu hướng yêu nước tiến bộ cũng đã lan ra ở
một số địa phương khác trong huyện như Trung Lực, Mỹ Thổ, Ga Mỹ Đức, Thượng
Lâm, Hòa Luật Bắc... Đến tháng 11-1931 tại miếu Thần Hoàng ở Trung Lực - Mỹ
Thổ thuộc địa phận xã Tân Thủy, chi bộ đầu tiên ở Lệ Thủy được thành lập, đây
cũng là nơi thành lập chi bộ đầu tiên ở Quảng Bình với 3 đảng viên Nguyễn Đông,
Lê Thuận Chất, Lê Thuận Sản do đồng chí Lê Thuận Chất làm Bí thư. Đây là một
mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển hướng của phong trào yêu nước và cách mạng
tại địa phương. Từ đây phong trào cách mạng đã được lãnh đạo, chỉ đạo bởi tổ chức
những người cộng sản. Từ Trung Lực - Mỹ Thổ phong trào phát triển mạnh đến các
các làng và xã khác. Tất cả kết quả và hoạt động trên đã góp phần cũng cố niềm tin,
tạo điều kiện mới cho phong trào đấu tranh yêu nước của toàn huyện dưới sự lãnh
đạo của đảng viên và chi bộ cộng sản ở các địa phương trong huyện. Tháng 9-1939,
Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, ở Đông Dương thực dân Pháp mở đường cho
phát xít Nhật vào. Từ đó, cũng như nhân dân cả nước, cả tỉnh, nhân dân Lệ Thủy lại
chịu cảnh áp bức “một cổ hai tròng”.
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, các cuộc đấu tranh chống Nhật
thu thóc, bắt lính, trưng thu xe cộ, thuyền bè nổ ra một số nơi. Tuy nhiên, do sự bao
vây gắt gao của địch và việc mất liên lạc với cấp trên làm cho phong trào cách mạng
trong thời kỳ này gặp nhiều khó khăn lớn. Đến tháng 2-1942 Tỉnh ủy cử đồng chí
Bùi Trung Lập liên lạc với các tổ chức Đảng trong huyện và truyền đạt tinh thần
nghị quyết của hội nghị Trung ương 8 (5-1941) về chủ trương thành lập Mặt trận
Việt Minh, xây dựng căn cứ địa cách mạng, tổ chức lực lượng vũ trang, chuẩn bị
mọi điều kiện để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Phong trào sau một thời
gian tạm lắng đã tiếp tục phát triển trở lại, quần chúng đã tích cực tham gia tổ chức
Việt Minh ở các làng, các tổng, nhất là An Xá, Thạch Bàn, Lộc An, Xuân Lai, Quy
Hậu. Chính sự phát triển của phong trào đã dẫn đến thắng lợi cuộc khởi nghĩa giành
chính quyền trong cách mạng Tháng 8-1945.
Ngày 19-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa huyện (vừa là Uỷ ban nhân dân cách
mạng lâm thời) Lệ Thủy được thành lập do đồng chí Võ Văn Quyết làm Chủ tịch đã
nhóm họp tại thôn Thượng Phong để bàn kế hoạch khởi nghĩa toàn huyện, vạch kế
hoạch cụ thể. Rạng sáng ngày 23-8-1945, lệnh khởi nghĩa được ban bố và đến 8 giờ
30 phút cùng ngày, khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra trên địa bàn Lệ Thủy giành thắng lợi
to lớn. Điều này khẳng định sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, đứng đầu là Mặt trận
Việt Minh, là sức mạnh to lớn của đội quân chính trị của quần chúng cách mạng kết
hợp với các đội tự vệ nồng cốt, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng ở Lệ Thủy.
Thời kỳ 1945-1954, ngay sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi
cùng với nhân dân trong tỉnh, nhân dân Lệ Thủy hăng hái tham gia chế độ mới. Tuy
nhiên, sau năm 1945 cũng như tình hình chung cả nước nhân dân Lệ Thủy đứng
trước muôn vàn khó khăn đòi hỏi tổ chức Đảng phải lãnh đạo nhân dân vượt qua
chặng đầu khó khăn khi mới giành được chính quyền, tiếp tục đưa phong trào cách
mạng tiến lên. Ngày 20-10-1945, Hội nghị cán bộ Đảng trong toàn huyện đã diễn ra
do đồng chí Võ Văn Quyết chỉ đạo và chủ trì. Đây là lần đầu tiên Lệ Thủy có một
hội nghị thống nhất toàn bộ cơ sở Đảng trong địa phương để bàn về các nội dung
quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng trong
huyện. Vì thế, Hội nghị ngày 20-10-1945 có ý nghĩa như một đại hội, đây được xem
là mốc ra đời của Đảng bộ Lệ Thủy. Sau khi Pháp trở lại xâm lược nước ta, hưởng
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến nhân dân Lệ Thủy đã anh dũng chiến đấu
chặn đường tiến công của Pháp. Nhiều cơ quan, đoàn thể, nhân dân theo kế hoạch
trước đã tản cư lên các vùng rừng núi phía Tây, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du
kích, toàn dân đánh giặc. Từ 1945-1954 nhân dân Lệ Thủy giành nhiều thắng lợi to
lớn như hưởng ứng “cao trào Quảng Bình quật khởi”, chiến thắng Xuân Bồ, trận
đánh đồn Sen Hạ, chiến thắng Xuân Lai - Mỹ Lộc, xây dựng xã chiến đấu Hưng
Đạo, tiêu diệt đồn Thượng Phong. Sau hiệp định Genève, những tên lính cuối cùng
trong đội viễn chinh Pháp rút khỏi Lệ Thủy, rút khỏi Quảng Bình vào ngày 18-8-
1954 chấm dứt 8 năm kháng chiến trường kỳ anh dũng để bảo vệ quê hương.
Thời kỳ 1954-1965, phát huy những truyền thống đã đạt được, nhân dân Lệ
Thủy bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất
đạt được những kết quả hết sức quan trọng, đời sống nhân dân ổn định, có nhiều
biến đổi tích cực trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Sản xuất nông nghiệp
trở thành mặt trận hàng đầu của Lệ Thủy. Bên cạnh khôi phục kinh tế nhân dân Lệ
Thủy còn ra sức đấu tranh chống chiến dịch cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam của
đế quốc Mỹ. Đứng trước nhiều thủ đoạn của kẻ thù như cho bọn phản động phá của
nhà cửa giáo dân, nói xấu chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Tình hình đó
đã làm cho một số giáo dân hoang mang, dao động, bỏ nhà cửa ruộng vườn ra đi.
Xóm Mỹ Phước thuộc xã Phong Thủy có 42 hộ gia đình ra đi, trong thời gia từ 1954
đến đầu năm 1955 địch đã đưa hàng nghìn người dân Lệ Thủy di cư vào Nam, trong
đó cơ bản là giáo dân ở các làng có đạo. Trước tình hình đó, cấp ủy Đảng và chính
quyền Lệ Thủy đã phát động quần chúng dấy lên phong trào căm thù địch, tấn công
vào hành động, luận điệu xảo quyệt của bọn phản động. Nhờ đó, hàng chục gia đình
ở Xuân Hòa, Mỹ Trạch, Xuân Bồ, Phú Thiết có ý định ra đi đã ở lại. Sau một thời
gian, tình hình di cư vào Nam đã ổn định trở lại, nhân dân yên tâm sản xuất, ổn định
đời sống. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đã xây dựng thành công
các mô hình hợp tác xã mà tiêu biểu là ngọn cờ nông nghiệp Đại Phong. Nhờ đẩy
mạnh khai phá miền Tây của huyện, làm tốt công tác thủy lợi mở rộng diện tích lúa
và màu, phục hồi chăn nuôi và các nghề truyền thống, nên đời sống xã viên ngày
càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn Đại Phong không ngừng đổi sắc, thay da. Từ
một vùng quê đời sống nhân dân luôn gặp khó khăn, nhờ làm ăn tập thể, Đại Phong
đã trở thành một điển hình về quản lý lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
và thâm canh tăng vụ. Ngày 26-5-1960, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ
Chính trị, trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, cùng các ban nghành ở Trung ương
và đại biểu các tỉnh trên toàn miền Bắc đã về dự hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm,
đồng thời phát động phong trào thi đua với Đại Phong. Hợp tác xã nông nghiệp Đại
Phong trở thành lá cờ đầu của nghành nông nghiệp toàn miền Bắc.
Đến năm 1964, sau 10 năm khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng - an ninh, nhân dân Lệ Thủy đã nỗ lực vượt bậc làm thay đổi bộ mặt quê
hương trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, đặc biệt Lệ Thủy giành thắng lợi to lớn
trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, xây dựng ngọn cờ Đại Phong. Những kết quả
tích cực đó đã đưa Lệ Thủy thành một huyện luôn ổn định về chính trị, kinh tế, văn
hóa, quốc phòng - an ninh được củng cố, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mới trong
giai đoạn tiếp theo.
1.2. ĐẾ QUỐC MỸ TIẾN HÀNH CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN
BẮC VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
1.2.1. Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
Năm 1964, khi gây ra những cuộc đánh phá bằng không quân ở miền Bắc, đế
quốc Mỹ đã thấy rõ miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước Việt Nam, hậu
phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Vì vậy, ngay từ đầu và trong tất cả các
thời kỳ của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chúng luôn tìm cách phá hoại
miền Bắc. Tháng 3-1964, Jonhson phê chuẩn kế hoạch, dùng tàu khu trục Mỹ tuần
tiễu ở Vịnh Bắc Bộ để ngăn chặn sự tiếp tế bằng đường biển của ta; tiến hành quấy
rối, trinh sát vùng ven biển; yểm trợ cho tàu biệt kích ngụy vây bắt ngư dân đánh cá
để khai thác tin tức. Trung tuần tháng 4-1964, Hội đồng Tham mưu trưởng liên
quân Mỹ vạch ra kế hoạch ném bom miền Bắc, thông qua danh sách 94 mục tiêu
đánh phá khi được lệnh. Ngày 31-7-1964, tàu khu trục Maddox của Mỹ tiến vào khu
vực phía nam đảo Cồn Cỏ để do thám và uy hiếp ta dọc bờ biển. Cùng ngày, máy
bay Mỹ từ Lào sang bắn phá đồn biên phòng Nậm Cắn và bản Nọong Dẻ nằm sâu
trong lãnh thổ Việt Nam. Tiếp sau sự kiện trưa chủ nhật 2-8-1964, ba tàu phóng lôi
của hải quân Việt Nam tiến công đánh đuổi tàu Madốc của Mỹ đang vào sâu hải
phận nước ta giữa đảo Hòn Mê và Lạch Tường, chính quyền Jonhson dựng lên sự
kiện đêm 4-8-1964: tàu chiến Mỹ bị hải quân Việt Nam tiến công ở ngoài khơi vịnh
Bắc Bộ, thuộc hải phận quốc tế, để lấy cớ ra lệnh cho không quân Mỹ ném bom một
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
số nơi trên miền Bắc, như cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thủy, Lạch Tường, thị xã
Hồng Gai vào ngày 5-8-1964.
Dựng nên “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, Jonhson nhằm trước hết kích động Quốc hội
nước Mỹ thông qua một số nghị quyết cho phép chính phủ áp dụng biện pháp chiến
tranh không quân và hải quân ở miền Bắc Việt Nam. Nghị quyết về sự kiện vịnh
Bắc bộ được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 7-8-1964 [64, tr. 1038].
Ngày 7-2-1965, lấy cớ “trả đũa” việc Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
tiến công doanh trại Mỹ ở Pleiku (đêm 6-2-1965), Jonhson ra lệnh cho quân Mỹ mở
chiến dịch “Mũi lao lửa” ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, chính
thức mở rộng cuộc chiến tranh không quân và hải quân lần thứ nhất phá hoại miền
Bắc với những mục tiêu cụ thể là:
- Phá hủy tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào
miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ở
cả hai miền đất nước.
Đặc biệt ở Quảng Bình, đế quốc Mỹ chọn Lệ Thủy, nơi tiếp giáp với Vĩnh
Linh để đánh phá liên tục, ác liệt ngay từ đầu với những đợt tấn công như: ngày 8-2
-1965, máy bay Mỹ ném bom xuống xã Ngư Thủy, Sen Thủy; ngày 13-2-1965 máy
bay đánh phá Hạ Cờ, Chấp Lễ; ngày 14-2-1965 tàu biệt kích địch tiếp tục bắn phá
vào Ngư Thủy. Như vậy, có thể nói huyện Lệ Thủy có vị trí quan trọng, hiểm yếu
trong kế hoạch tiến hành hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
Về phía ta, sau năm 1954, bên cạnh việc khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội
thì công tác chính trị, an ninh - quốc phòng cũng được quan tâm đúng mức sẵn sàng
đối phó với âm mưu và thủ đoạn quân sự của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước.
Lệ Thủy đã tập trung đúng mức để xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ đủ sức đối
phó với những hành động liều lĩnh xâm phạm miền Bắc ngày một gia tăng của Mỹ -
Ngụy. Phong trào xây dựng và tổ chức hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ
được triển khai rộng khắp trong toàn huyện. Trong một thời gian ngắn mỗi xã, mỗi
nông trường, lâm trường, xí nghiệp đều tổ chức được một đại đội dân quân tự vệ,
một trung đội du kích. Huyện chỉ đạo dân quân 1 số xã vùng biển và vùng núi cùng
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
với tự vệ một số lâm trường, đồn Công an vũ trang Ngư Thủy, Làng Ho luyện tập
phương án sẵn sàng chống biệt kích.
Chính nhờ những phương án hiệp đồng đó mà trong các lần địch tung gián
điệp, biệt kích ra thăm dò, phá hoại ở Ngư Thủy (năm 1962), tại Kim Thủy, Ngân
Thủy (4-1963) ta đã chủ động chiến đấu, đẩy đuổi địch và tiêu diệt chúng.
Giai đoạn này, nhân dân Lệ Thủy còn góp công sức to lớn của mình vào việc
mở đường Trường Sơn, hình thành tuyến Đường 559, sau này phát triển thành
đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Điển hình là việc quân dân Lệ Thủy phối hợp sư
đoàn 325 xây dựng tuyến dường Thạch Bàn - Khe Hó phía Tây Lệ Thủy.
Thực hiện Nghị quyết của tỉnh ủy Quảng Bình về công tác quân sự, quốc
phòng nhằm “đẩy mạnh sản xuất, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời tích
cực chuẩn bị để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai”,
nhân dân Lệ Thủy đã cảnh giác đối phó với mọi âm mưu của kẻ thù, tăng cường
công tác trị an, bảo mật, phòng gian, xây dựng phương án tác chiến, chống địch tập
kích, bảo vệ mục tiêu quan trọng về quân sự, kinh tế, văn hóa sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ mới trong các giai đoạn tiếp theo.
Về kinh tế - xã hội, từ năm 1955 đến 1964, sau 10 năm khôi phục, phát triển
kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, nhân dân Lệ Thủy đã nỗ lực vượt bậc làm thay
đổi bộ mặt quê hương trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là trên mặt trận nông nghiệp
tiêu biểu là việc xây dựng hợp tác xã Đại Phong. Năm 1958 chủ trương xây dựng
hợp tác xã đưa nhân dân vào con đường làm ăn tập thể, đưa năng suất sản lượng thu
nhập của của người nông dân lên cao, khai hoang phục hóa mở rộng diện tích, đi
đầu trong sử dụng kỹ thuật vào sản xuất và làm thủy lợi, đại tướng Nguyễn Chí
Thanh đã phát hiện và xây dựng hợp tác xã Đại Phong thành lá cờ đầu của phong
trào nông nghiệp toàn miền Bắc, được Bác Hồ gửi thư khen và gửi tặng chiếc máy
cày do Đoàn thanh niên cộng sản Liên Xô tặng Bác.
Thi đua với phong trào Đại Phong, phong trào hợp tác hóa của Lệ Thủy đã
thực sự chuyển biến nhanh, đúng hướng. Kết quả và thành tích ban đầu của phong
trào hợp tác hóa ở Lệ Thủy đã xóa bỏ quan hệ người bốc lột người, đưa nông thôn
và nông dân Lệ Thủy vào con đường làm ăn tập thể, xây dựng đời sống mới. Đến
cuối năm 1960, toàn huyện có 187 hợp tác xã nông nghiệp với 118 hộ chiếm 75%
tổng số hộ dân. Có 20 hợp tác xã ngư nghiệp với 722 hộ chiếm tỉ lệ 90% tổng số hộ
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dân. Bộ mặt nông thôn có sự đổi mới, hệ thống lớp học có từ cấp 1 đến cấp 3 phục
vụ việc học tập con em trong huyện. Phong trào xây dựng đời sống mới, bài trừ các
tệ nạn xã hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ ca ngợi đời sống mới và tuyên
truyền lí tưởng cách mạng. Các phong trào thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, hệ thống
trạm y tế bước đầu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong nhân dân.
1.2.2. Chủ trương của Đảng
1.2.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trong điều kiện có chiến tranh đang lan rộng ra
cả nước, một vấn đề lớn được đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là: có
thể tiếp tục công cuộc xây dựng miền Bắc hay phải dừng lại? Tháng 1-1965, Hội
đồng quốc phòng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định nhiệm
vụ miền Bắc là tăng cường công tác phòng thủ, trị an và sẵn sàng chiến đấu; ra sức
xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh; tích cực xây dựng và củng cố miền Bắc về
mọi mặt. Tháng 3-1965, Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương Đảng nhận định: đế
quốc Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực chiến tranh rất lớn cho nên chúng đẩy
mạnh chiến tranh tới mức độ cao nhất, bao gồm cả việc bắn phá miền Bắc thường
xuyên, mạnh mẽ và ác liệt hơn. Chúng có thể dùng các phương tiện chiến tranh hiện
đại để phong tỏa đường biển và tập kích một số vùng bờ biển nước ta. Còn nhiệm
vụ của quân và dân ta trên miền Bắc lúc này là: xây dựng miền Bắc trở thành một
hậu phương lớn, vững chắc của cách mạng miền Nam, đồng thời bảo đảm đời sống
cho nhân dân và đáp ứng hậu cần tại chổ; đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ; tăng cường viện trợ cho tiền tuyến miền Nam và cho cách mạng Lào [3,
tr. 342]. Để thực hiện phương châm xây dựng kinh tế phù hợp với thời chiến, Hội
nghị lần thứ 11 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng quyết định: chuyển hướng xây
dựng kinh tế sang thời chiến, chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức, tăng cường lực
lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới và nhiệm vụ cấp bách của ta ở
miền Bắc.
1.2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình
Để đối phó với các hành động khiêu khích, phá hoại ngày càng tăng của Mỹ -
ngụy, Tỉnh ủy Quảng Bình đã đề ra nhiệm vụ cho các ngành, nhất là lực lượng vũ
trang, về công tác chiến đấu. Sau trận đầu đánh thắng không quân Mỹ, Tỉnh ủy đã
đề ra nhiệm vụ cấp thiết cho Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh: “Phải tăng cường
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
công tác phòng thủ, trọng tâm là công tác chống tập kích bờ biển và công tác phòng
không nhân dân. Trong công tác phòng không phải chú ý đến hai mặt: tổ chức lực
lượng đánh địch và phòng tránh. Phải phát động phong trào thi đua bắn máy bay Mỹ
bằng súng bộ binh rộng khắp trong các địa phương. Đặc biệt chú trọng các vùng thị
xã, thị trấn, quân cảng, sân bay, và các mục tiêu quân sự khác. Về tư tưởng, phải
giáo dục, xây dựng cho lực lượng vũ trang và quần chúng có quyết tâm cao. Giặc
đến ta chủ động, không bị bất ngờ, với tinh thần quyết đánh, dám đánh, có gì đánh
nấy, lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại, quyết đánh thắng giòn giã” [24, tr.
85].
1.2.2.3. Chủ trương của Đảng bộ huyện Lệ Thủy
Giữa tháng 3, đầu tháng 4-1965, Đảng bộ và nhân dân Lệ Thủy đã kịp thời
quán triệt thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Quân khu IV, Tỉnh ủy
Quảng Bình nhằm nhanh chóng chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức; chuyển
hướng xây dựng kinh tế, sản xuất sang thời chiến; chuyển hướng tăng cường tốt hơn
tiềm lực quốc phòng phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra.
Về tư tưởng và tổ chức, Huyện ủy kịp thời triển khai công tác giáo dục tuyên
truyền trong tình hình mới, thấy được âm mưu xảo quyệt của địch, thấy được tình
hình cả nước và trong tỉnh để nâng cao ý chí chiến đấu lên một bước mới. Công tác
tổ chức cán bộ được sắp xếp lại, một số cán bộ được thay đổi vị trí công tác cho phù
hợp hơn. Cơ quan bắt đầu sơ tán người, cơ sở vật chất, phương tiện và tài liệu để
hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do địch gây ra.
Về kinh tế, Huyện ủy đề ra chủ trương phát triển kinh tế toàn diện với phương
châm khẩn trương, kịp thời hơn. Trước hết là tập trung vào sản xuất nông nghiệp
đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm và có phần dự trữ. Các hợp tác xã tiếp
tục thực hiện tốt hơn cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật,
nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất trong toàn huyện.
Về quốc phòng an ninh, Huyện ủy tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân
sự, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, gọi thanh niên nhập ngũ, củng cố phát triển lực
lượng dân quân tự vệ xã, cơ quan xí nghiệp và phát động phong trào “tay cày, tay
súng”, “tay búa, tay súng”, với khẩu hiệu “đồng ruộng là chiến trường, nhà nông là
chiến sĩ”, “hậu phương thi đua với tiền phương”. Bên cạnh đó lực lượng công an
huyện, công an xã được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng và phương thức hoạt
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
động. Huyện ủy đã kịp thời chỉ đạo các cấp chính quyền triển khai các biện pháp
phòng tránh an toàn nhất, tổ chức cho dân quân du kích xây dựng hầm hào cho các
gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình bộ đội, hầm trú ẩn của các gia đình nối với
giao thông chạy dọc, chạy ngang trong thôn, xóm, thành lập các tổ, các phân đội
trực chiến phòng không.
Về tổ chức đời sống cho nhân dân, các hợp tác xã lập danh sách những đối
tượng khó khăn để theo dõi, có biện pháp hổ trợ kịp thời, không để xãy ra tình trạng
dài ngày. Hệ thống y tế từ huyện đến xã, thôn xóm được củng cố và phát triển rộng
khắp đi đôi với xây dựng và huấn luyện đội ngũ cứu thương để chủ động cứu chữa
tại chổ. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao vẫn được duy trì. Các
trường tổ chức cho học sinh học ban đêm, học theo ca, kíp thuận lợi trong từng
thôn, xã.
Huyện ủy cũng đã phát động nhiều phong trào như “tất cả cho tiền tuyến, tất
cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “mỗi người làm việc bằng hai”, “ba sẵn
sàng”, “ba đảm đang”, “dạy tốt, học tốt”... đã được triển khai và bước đầu đạt được
nhiều kết quả tích cực [6, tr. 157].
1.3. QUÂN DÂN LỆ THỦY XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG, RA
SỨC CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN MIỀN NAM
1.3.1. Trên lĩnh vực xây dựng
1.3.1.1. Về hệ thống chính trị
Từ thời bình chuyển sang thời chiến, nhưng các tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể các cấp đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, ngày đêm bám sát cơ sở, do đó
tình hình chính trị, xã hội và đời sống nhân dân nhanh chóng ổn định. Với quyết
tâm đánh thắng Mỹ ngay từ trận đầu, tuyến đầu. Quân dân Lệ Thủy nêu cao khẩu
hiệu “sản xuất giỏi chiến đấu giỏi” ra sức chi viện cho tiền tuyến.
Vào giữa năm 1965, nhằm động viên quân và dân trong huyện giành chiến
thắng ngay trong năm đầu địch gây chiến tranh phá hoại, Thường vụ Huyện ủy đã tổ
chức Đại hội thi đua quyết thắng toàn huyện tại xã Mỹ Thủy. Tại Đại hội, đồng chí
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tư Thoan khen ngợi quân và dân Lệ Thủy đã nhanh chóng
chuyển hướng sự lãnh đạo từ thời bình sang thời chiến và đã đạt những thành tích
bước đầu trong sản xuất, chiến đấu và các mặt công tác khác. Sau đại hội, Huyện uỷ
đã phân công cán bộ xuống các xã miền núi và miền biển để theo dõi và
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
động viên tinh thần lao động, chiến đấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm
biến tinh thần: “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” thành những kết quả cụ
thể trên mặt trận sản xuất, chiến đấu và công tác. Cũng trong thời gian này nhân dân
Lệ Thủy cùng với nhân dân cả tỉnh được chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen “Bác
rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội và
cán bộ Quảng Bình đã bắn rơi 100 máy bay Mỹ, vừa qua lại thu hoạch một vụ
chiêm rất tốt. Như vậy là tỉnh nhà chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi. Các tỉnh khác
hãy ra sức thi đua với Quảng Bình. Các chú bộ đội, cán bộ và đồng bào tỉnh nhà hãy
phát huy thắng lợi, nêu cao truyền thống anh hùng của quân và dân ta; đoàn kết chặt
chẽ, luôn luôn cảnh giác, quyết giành nhiều thành tích to lớn hơn nữa cùng đồng
bào cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược cho đến thắng lợi hoàn toàn”
[33, tr. 16].
Tiếp đó tháng 11-1965, “Đại hội thi đua chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi” của
Tỉnh Quảng Bình đã tổ chức tại xã Hoa Thủy đã vinh danh những cá nhân, tập thể
tiêu biểu trong chiến đấu, lao động, quên mình hi sinh vì Tổ quốc. Trong đó huyện
Lệ Thủy có nhiều tấm gương tiêu biểu nhất như Đảng bộ nhân dân Phong Thủy,
Ngư Thủy, Trường cấp I Dương Thủy, tự vệ công trường Cẩm Ly... Sau thành công
của đại hội, Huyện ủy đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong đảng bộ,
quân và dân toàn huyện nhằm động viên mọi người ra sức thi đua chống Mỹ, cứu
nước, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tích cực đẩy mạnh sản xuất coi đó là
nhiệm vụ chính trị trung tâm của huyện. Với phương châm: giặc đến là đánh và
đánh thắng, giặc chạy là sản xuất tốt, sản xuất phải được coi là một nhiệm vụ của
chiến đấu. Như vậy, phong trào thi đua “hai giỏi” là sản phẩm của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, là sự tiếp tục của phong trào thi đua yêu nước do chủ tịch Hồ
Chí Minh phát động, là nhân tố hết sức quan trọng, thúc đẩy quân dân tỉnh Quảng
Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn.
Trước tình hình cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt,
nhằm động viên nhân dân toàn huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua chiến
đấu giỏi, sản xuất giỏi và chi viện cho tiền tuyến, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
VIII diễn ra từ ngày 2 đến 7-5-1967 tại thôn Xuân Hòa (Hoa Thủy). Đại hội tổng
kết đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong hơn 10 năm (1957-1967) dưới sự lãnh
đạo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Đảng bộ huyện Lệ Thủy với trên
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.500 đảng viên đã phát huy phẩm chất cách mạng và năng lực trí tuệ tập thể, đoàn
kết nhất trí cao, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Đảng bộ đã lãnh
đạo nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, tạo nên hiệu quả
lớn trong các cấp, các ngành, các giới. Đối với nông dân tập thể, phong trào thi đua
đã cổ vũ sự cần cù lao động, dũng cảm bám đồng, bám biển để sản xuất và phục vụ
tốt nhiệm vụ chiến đấu, thi đua cải tiến kỹ thuật, tạo năng suất lao động ngày một
cao hơn. Phong trào thi đua “hai giỏi” đã thúc đẩy lực lượng vũ trang nhân dân lớn
mạnh, vừa kiên cường chiến đấu, không ngại hi sinh, vừa giữ gìn trật tự trị an, bảo
vệ tốt tính mạng, tài sản của nhân dân. Đối với phụ nữ, phong trào thi đua “hai giỏi”
là sự tiếp nối đỉnh cao phong trào “ba đảm đang”, lực lượng chị em phụ nữ vừa lao
động cần cù, chiến đấu gan dạ, vừa tham gia phục vụ chiến đấu mọi lúc mọi nơi.
Đối với thanh niên, phong trào “hai giỏi” đã kích thích sức lực và trí tuệ tuổi trẻ
cống hiến nhiều cho quê hương, Tổ quốc. Phong trào thi đua “hai giỏi” cũng đã
động viên các cụ, các mẹ, không quản ngại tuổi già, sức yếu, phát huy lòng yêu
nước thương nòi, khuyến khích được con cháu công tác, học tập, lao động, chiến
đấu tốt hơn. Với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng biểu hiện sinh động của phong trào
hai giỏi là việc thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tự rèn luyện để trở thành
con ngoan, trò giỏi, trở thành những người có ích cho xã hội.
Phương hướng của Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ huyện cũng nêu quyết tâm,
xây dựng huyện Lệ Thủy thành hậu phương vững mạnh, đáp ứng nhu cầu hậu cần
tại chổ, đảm bảo đời sống cho nhân dân, chi viện kịp thời cho tiền tuyến, góp phần
đánh thắng chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ. Về xây dựng Đảng, Đại hội nhấn
mạnh phương hướng phấn đấu xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng đạt nhiều đảng bộ,
chi bộ 4 tốt, phấn đấu trong năm 1967 có 70% đảng viên đạt 4 tốt [6, tr. 224].
Năm 1968, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, Đảng bộ huyện
đã tập trung đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng chi bộ đảng 4 tốt, kết hợp
với cuộc vận động, cải tiến công tác quản lý trong các hợp tác xã, trong các công
trường xí nghiệp, cơ quan trường học, phát động trong đảng viên và quần chúng
phong trào hành động cách mạng, bồi dưỡng lập trường giai cấp và tư tưởng tiến
công liên tục, nổ lực phấn đấu, vượt qua mọi gian khổ hi sinh, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
1.3.1.2. Về lực lượng vũ trang
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu, trước tình hình hết sức phức tạp,
Huyện ủy đã nêu rõ: Giữ vững tiến độ sản xuất, đẩy mạnh công tác phòng không
nhân dân; phát động dùng súng bộ binh bắn máy bay Mỹ, tăng cường lực lượng
chiến đấu ở những mục tiêu quan trọng, cố gắng hạn chế sự thiệt hại của ta. Các xã,
đơn vị sôi nổi bổ sung giải pháp thực hiện kế hoạch nhiệm vụ chiến đấu và công tác,
sản xuất trong năm. Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường. Ngày 6-5-1965,
Đại đội 361 ở địa phương được lập lại. Đại đội có 3 trung đội bộ binh, 2 trung đội
hỏa lực súng 75mm, là đơn vị chủ lực trong chiến đấu với địch bằng đường không,
đường biển của huyện Lệ Thủy. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan xí nghiệp có “trận địa
thắng Mỹ”. Cả huyện bừng lên khí thế mọi lứa tuổi, mọi nghành đều tham gia đánh
Mỹ. Tháng 8-1965, máy bay Mỹ điên cuồng bắn phá xuống mảnh đất Lệ Thủy, đặc
biệt là ở xã Ngư Thủy dồn dập trong 4 ngày đêm. Trước tình hình đó lực lượng vũ
trang Lệ Thủy nêu quyết tâm: Giặc dùng đạn bom, ta giáng trả bằng trí lực, súng
đạn của ta. Lực lượng chiến đấu bắn máy bay địch phát triển nhanh, có hiệu quả.
Trên địa bàn huyện có các đơn vị của bộ đội chủ lực như trung đoàn 218 pháo cao
xạ 85 ly và 37 ly; bộ đội tiểu đoàn 9 địa phương Quảng Bình pháo 37 ly. Lực lượng
dân quân tự vệ 22 xã và công nông trường xí, nghiệp có thêm những phân đội trực
chiến được trang bị súng 12 ly 7, đại liên, trung liên và có hàng ngàn tay súng dân
quân du kích dàn thế trận khắp nơi thành lưới bủa vây máy bay địch.
Tỉnh đội Quảng Bình, huyện đội Lệ Thủy đã tích cực chỉ đạo các đơn vị, các
phân đội rút kinh nghiệm sau một đợt huấn luyện, chiến đấu và bồi dưỡng nâng cao
trình độ kỹ, chiến thuật, thông tin, trinh sát cho cán bộ chiến sĩ và dân quân tự vệ.
Trước âm mưu ngày càng xảo quyệt của kẻ thù, Huyện ủy chủ trương tiếp tục đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về nhiệm vụ an ninh - quốc
phòng và tinh thần sẵn sàng chiến đấu, thực hiện tốt khẩu hiệu “mỗi dân quân du
kích, mỗi người dân là một chiến sĩ diệt Mỹ”. Bước sang năm 1967, địch tăng
cường đánh phá miền Bắc, biển Lệ Thủy là một trong năm trọng điểm đánh phá của
chúng: Vĩnh Linh, Lệ Thủy, Đồng Hới, Đèo Ngang, Lạch Giang. Được Quân ủy
Trung ương và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương phát
động phong trào toàn dân tham gia chiến đấu, đánh tàu chiến địch, xây dựng lực
lượng ba thứ quân bảo vệ bờ biển; căn cứ vào tình hình thực tế, đại đội nữ pháo
binh Ngư Thủy được thành lập để chiến đấu bảo vệ địa bàn, đuổi tàu địch ra xa cho
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ngư dân bám biển. Ngày 21-11-1967, đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy được thành
lập gồm 37 đồng chí với tuổi đời còn rất trẻ từ 16 đến 22, chia làm 3 trung đội, với
4 khẩu pháo 85 ly do đồng chí Ngô Thị The làm đại đội trưởng, đồng chí Trần Thị
Thản làm chính trị viên. Là một đơn vị pháo binh đầu tiên của địa phương, đại đội
nữ pháo binh được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân. Qua huấn luyện, đại đội
chứng tỏ là một tập thể gắn bó, có kỷ luật, có nề nếp sinh hoạt chính quy theo điều
lệnh quân đội, trong quá trình chiến đấu đã đạt những thành tích vang dội.
1.3.1.3. Về kinh tế
Khẩu hiệu “vững tay cày, chắc tay súng”, “vững tay chèo, chắc tay súng” đã
cổ vũ quân dân Lệ Thủy và tạo ra tinh thần tiến công cách mạng trong sản xuất,
chiến đấu trên đồng ruộng, trên trận địa, công trường, ngư trường. Mặc dù phải
dành 48% công sức lao động để phục vụ chiến đấu, phục vụ tiền tuyến, các hợp tác
xã sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã phát huy được quan hệ sản xuất
mới, phân công lao động hợp lý với đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất,
chiến đấu. Hầu hết ở các hợp tác xã, các cở sản xuất đều xây dựng được nhiều tổ,
đội xung kích đảm nhận nhiệm vụ cày, cấy, chăm sóc và thu hoạch ở những nơi
địch đánh phá ác liệt nhất. Vì vậy, ở những vùng trọng điểm đánh phá của địch đã
xuất hiện mô hình “cánh đồng thắng Mỹ”.
Trong nông nghiệp: Hợp tác xã Việt Xô hữu nghị (tháng 4-1961 hợp tác xã
Việt Xô ra đời trên cở sở sát nhập hợp tác xã Đại Phong và hợp tác xã Thượng
Phong) tiếp tục phát triển, phát huy tác dụng đầu tàu trên các mặt, nhất là về công
tác quản lý sản xuất. Năm 1965-1966, hợp tác xã đạt năng suất bình quân 24,5 tạ/
ha, ruộng tăng sản của hợp tác xã đạt năng suất từ 36 - 49 tạ/ha, vượt trội lên dẫn
đầu năng suất toàn huyện và toàn tỉnh, bốn năm liên tục nhận cờ thi đua xuất sắc
của tỉnh, ba năm liên tục nhận cờ thi đua trong nông nghiệp. “Cùng với Việt - Xô,
thi đua với Việt - Xô, một loạt hợp tác xã như Lộc An, Lộc Thượng, Lộc Hạ, An
Xá, Xuân Hồi sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao trong hai năm 1966-1967, góp
phần đưa năng suất toàn huyện đạt 17.309 tấn năm 1966 và 23.495 tấn năm 1967.
Đến năm 1968, toàn huyện gieo cấy 15.996 ha, với tổng sản lượng 20.197 tấn” [54,
tr. 651]. Lực lượng ngư dân tập thể, ngoài việc chống chọi với sóng gió phải đương
đầu với tàu bay, tàu chiến giặc Mỹ theo dõi bắn phá ngày đêm. Trong điều kiện
thuyền lưới bị bắn phá có hư hại, mất mát một số thuyền vừa tham gia vận chuyển
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hàng hóa của nhà nước, vừa bám biển để sản xuất, nhưng sản lượng cá vẫn không
giảm sút. Các hợp tác xã ngư nghiệp khai thác vẫn vượt 10% kế hoạch.
Trong tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và một số nghành khác: Cùng với
sản xuất nông nghiệp, các nghành kinh tế khác đều có sự phát triển. Xưởng cơ khí
Kiến Giang sản xuất tăng cả về số lượng và chủng loại sản phẩm, các công cụ sản
xuất dân dụng như cày, bừa, guồng đạp nước, thuyền, giường tủ. Nông trường quốc
doanh Lệ Ninh, nằm ở vị trí ngã ba tỉnh lộ số 10, là nơi chân hàng của tuyến vận tải
quân sự chi viện chiến trường, vì thế may bay giặc Mỹ liên tục đánh phá, nhưng cán
bộ, công nhân vẫn bám trụ sản xuất chiến đấu, năng suất lao động đạt 140%. Ngoài
ra nông trường còn tạo điều kiện, giúp đỡ các xã và hợp tác xã ở Sơn Thủy, Phú
Thủy, Hoa Thủy phát triển sản xuất.
Đầu năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến vai trò của hợp tác
xã sản xuất nông nghiệp: “Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn
dân ta là chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Sản xuất và
chiến đấu là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau. Các hợp tác xã nông nghiệp là
đội quân hậu cần của quân đội chiến đấu ngoài mặt trận. Các xã viên hợp tác là
chiến sĩ sản xuất, cần phải cố gắng như chiến sĩ ngoài mặt trận” [3, tr. 348]. Theo
lời Bác, phong trào hợp tác hóa tiếp tục phát triển, giai cấp nông dân tập thể đã góp
công, góp sức củng cố và phát huy quan hệ sản xuất mới, tạo đà cho sản xuất phát
triển, giành 3 mục tiêu “4 tấn thóc, 7 tấn hoa màu, 3 đầu gia súc trên một héc ta gieo
trồng” do tỉnh phát động. Bên cạnh đó, 100% hợp tác xã tích cực thực hiện công tác
quản lý, cải tiến kỹ thuật. Các cuộc vận động đó đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào
xây dựng hợp tác xã trong nông thôn đi lên. Đánh giá kết quả cuộc vận động cải tiến
quản lý hợp tác xã đối chiếu với yêu cầu đặt ra, Lệ Thủy có 57 hợp tác xã loại tốt,
chiếm 67,2%; 13 hợp tác xã đạt loại khá, chiếm 23,6%; 5 hợp tác xã đạt loại trung
bình chiếm 9,2% [6, tr. 197]. Sản xuất nông nghiệp phát triển, mặt trận phân phối
lưu thông được cải tiến đảm bảo hàng hóa thiết yếu đến tận tay người tiêu dùng.
Mạng lưới hợp tác mua bán phát triển khắp 22 xã, với hàng chục điểm bán hàng,
mua hàng. Phong trào gửi tiền tiết kiệm chống Mỹ, thu hút mọi gia đình tham gia.
Năm 1968, toàn huyện đạt bình quân đầu người hơn 90 đồng/ người so với năm
1965 là 20 đồng/ người. Trong điều kiện có chiến tranh, nhân dân Lệ Thủy vẫn
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
“chắc tay cày, tay súng”, tranh thủ mọi điều kiện để sản xuất, thực hiện việc “bám
ruộng thâm canh”.
Đến năm 1968, cả huyện gieo cấy 15.996,2 ha đạt 111,8% kế hoạch, so với
năm 1965 vượt 8 ha. Năng suất lúa đạt 12,3 tạ/ha so với năm 1967 là 11,99 tạ/ha.
“Huyện Lệ Thủy đạt tổng sản lượng lương thực 20.197,3 tấn đạt 138,2% kế hoạch
so với năm 1965 tăng 74,9 tấn, bình quân lương thực đầu người 320,2 kg. Toàn
huyện bán lương thực cho nhà nước, tính chung từ 1965-1968, Lệ Thủy bán cho nhà
nước 949 tấn lợn hơi, 898 con trâu và 1.100 con bò thịt, 23492 kg thịt, 1.210.197
quả trứng” [6, tr. 199].
Phong trào thi đua “hai giỏi” đã phát triển mạnh mẽ, tiếp tục tiến lên lập
nhiều thành tích mới. Năm 1968, cả huyện có 17/22 xã hai giỏi; 55/84 hợp tác xã
hai giỏi, 321/442 đội sản xuất hai giỏi, 1.774/15.047 gia đình hai giỏi, 15526/27947
xã viên hai giỏi.
Trong giao thông vận tải: Do nằm ở vị trí trung lộ trên tuyến đường Bắc -
Nam, địa bàn huyện Lệ Thủy có các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, đường
biển quan trọng đi qua, tạo nên hệ thống giao thông đan xen. Các tuyến đường qua
Lệ Thủy gồm quốc lộ 1, tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến tỉnh lộ 16, tuyến tỉnh lộ
số 10 ngoài ra còn có các tuyến đường nối liền trong huyện. Do vị trí hiểm yếu của
mình nên Lệ Thủy chịu nhiều trận đánh ác liệt của đế quốc Mỹ hòng tạo nên những
điểm tắc dài ngày, hàng hóa không vào được chiến trường. Quán triệt tinh thần Nghị
quyết của Trung ương Đảng “bảo đảm giao thông suốt liên tục trở thành một công
tác trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, một công tác có tầm quan trọng
chiến lược đối với việc củng cố và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đối với việc
chi viện cuộc cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam và giúp đỡ cách mạng các
nước bạn” [3, tr. 369]. Ngay từ đầu, Huyện ủy đã coi trọng công tác giao thông đảm
bảo cao nhất cho vận tải quân sự được thông suốt. Huyện đã thành lập ở mỗi xã một
đội ứng cứu giao thông lưu động; các xã dọc đường số 1, đường 15A chuẩn bị sẵn
vật liệu gỗ, ván, bổi, rơm, để lấp vá đường thông xe. Năm 1965-1966, toàn huyện
đã bỏ ra hơn một triệu ngày công cho công tác bảo đảm giao thông, chủ yếu là sửa
chữa cầu, ngầm, lấp hố bom, vá mặt đường, chống lầy, bốc dỡ hàng hóa quân sự.
Giữa năm 1968, huyện đã lập ban chỉ đạo đảm bảo giao thông do đồng chí ủy viên
Thường vụ, Phó chủ tịch ủy ban hành chính huyện phụ trách và thành lập đội giao
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thông nông thôn. Huyện đề ra mục tiêu hộ gia đình các xã dọc quốc lộ, chuẩn bị
trước 1 - 2 gánh bổi, 2 - 3 bao đất đá để sẵn sàng san lấp hố bom, thông đường
thông xe. Dân quân du kích xã Dương Thủy, Mai Thủy, Phú Thủy, Sơn thủy, Hoa
Thủy đã phá gỡ hàng trăm quả bom từ trường, bom nổ chậm. Ngay sau khi máy bay
đánh phá vừa dứt, nhân dân và cán bộ xã Hồng Thủy đã tập trung sửa đường san lấp
hố bom, nhân dân ở xã Hồng Thủy với xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh) là nơi thực
hiện khẩu hiệu “xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu, tiếc
xương”. Trên mỗi vùng, ở từng xã đều có những tập thể và những gia đình không
tiếc mồ hôi, công sức của cải và cả máu xương để phục vụ cho giao thông vận tải
thông suốt. Cuối năm 1967 đầu năm 1968, nhân dân Lệ Thủy càng dốc sức bảo đảm
mạch máu giao thông, thực hiện tốt chủ trương và biện pháp của tỉnh để ra sức củng
cố và phát triển lực lượng vận tải, thực hiện triệt để đường lối quần chúng trong
khâu tổ chức vận tải. “Quyết tâm bảo vệ cầu đường, giữ vững mạch máu giao thông,
tích cực đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn bảo đảm giao thông vận tải trong
mọi tình huống khó khăn. Giáo dục toàn Đảng, toàn dân có ý thức phòng gian bảo
mật, bảo vệ tính mạng tài sản một cách thường xuyên. Thực hiện khẩu hiệu toàn
Đảng toàn dân tham gia giao thông”[4, tr. 225]. Với quyết tâm đánh bại âm mưu
của chúng, đảm bảo giao thông vận tải thông suốt, thông xe thông hàng, huyện đã
chỉ đạo các lực lượng tham gia bám trụ ngày đêm vì mạch máu giao thông trên bộ,
trên sông, trên các tuyến. “Từ giữa năm 1968, huyện đã tổ chức được hơn 50 đội, tổ
canh phòng, báo động, phát hiện máy bay bỏ bom từ trường, nổ chậm dọc tuyến
đường để xử lý, 69 thuyền vận tải quốc phòng, 70 thuyền cơ động phục vụ thường
trực cho hai binh trạm 14, 16” [86]. Đến hết năm 1968, công tác phục vụ vận tải của
huyện cho chiến trường B và C đạt 103% chỉ tiêu đề ra là một cố gắng lớn của Đảng
bộ, quân và dân huyện nhà. Toàn huyện đã đóng góp 5 triệu ngày công phục vụ cho
yêu cầu bảo đảm giao thông, xây trận địa, chuyển hàng ra mặt trận, củng cố nâng
cấp 100 km đường ô tô và vận chuyển hàng trăm tấn hàng từ Đồng Hới lên An Lạc,
Xuân Bồ, Mỹ Trạch, Thác Cóc. Nhân dân đã dành nhiều công sức giúp đỡ các đơn
vị bộ đội chủ lực, các quân, binh chủng và bộ đội địa phương của tỉnh đóng quân,
chiến đấu trên địa bàn. Hầu hết các xã trong huyện đã giành nhiều lương thực san sẽ
với chiến trường Trị Thiên. Trong một đợt cuối năm
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1968, nhân dân tự xay giã góp được 500 tấn gạo kịp thời chuyển vào cho chiến
trường Trị - Thiên đánh Mỹ.
1.3.1.4. Về văn hóa, giáo dục, y tế:
Văn hóa trong thời kỳ này tập trung vào việc tuyên truyền đường lối, chính
sách của Đảng, nêu cao lòng tin tưởng tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hoạt
động văn hóa, văn nghệ cũng đã làm tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng,
giáo dục lòng căm thù giặc Mỹ xâm lược, nâng cao truyền thống yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, bồi dưỡng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phản ánh ca ngợi những
con người, tập thể chiến công trong trong phong trào thi đua hai giỏi và các phong
trào hành động cách mạng khác. Năm 1966, trong huyện đã xây dựng được 19 đội
thông tin tuyên truyền cơ sở, 15 trên 22 xã có đội văn hóa, văn nghệ. Nhiều đội có
lực lượng mạnh còn phục vụ biểu diễn cho nhân dân trong huyện và các đơn vị bộ
đội như đội văn nghệ xã Thanh Thủy, xã Liên Thủy, Phong Thủy, Xuân Thủy.
Đài truyền thanh Lệ Thủy hoạt động liên tục vào các giờ buổi sáng, buổi trưa,
buổi tối có đầy đủ các chương trình phát thanh từ trung ương, đến huyện, xã. Các
đội thông tin văn hóa xã đảm nhiệm một tuần có một chương trình lên phát trên đài
huyện. Nhân dân tích cực tham gia phong trào “cất cao giọng hò chống Mỹ”, “cất
cao tiếng hát át tiếng bom”. Phòng Thông tin văn hóa huyện đã sưu tầm hiện vật
truyền thống tổ chức trưng bày triển lãm lưu động ở các cụm xã có phục vụ văn
nghệ cho bà con.
Các phong trào đọc sách báo, xem chiếu bóng, xem văn công địa phương, văn
công lực lượng vũ trang tỉnh, quân khu, xây dựng nếp sống gia đình hai giỏi, liên
tục phát động và phát triển rộng ra trên địa bàn. Một số địa phương có sáng kiến xây
dựng thư viện trong nhà hầm, sách báo được mắc trên dây để phục vụ nhân dân. Các
hoạt động trên đây góp phần làm cho nhân dân lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của
sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Lệ Thủy hưởng ứng và xây dựng nên phong trào “tiếng hát át tiếng bom”,
“tiếng loa hòa tiếng súng”. Có nhiều xã hoạt động văn hóa văn nghệ tốt: Phong
Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, Hồng Thủy, Xuân Thủy, Liên Thủy... Bên cạnh đó các
cấp ủy, chính quyền và nhân dân có chính sách quan tâm đến các gia đình chính
30
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc
Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc

More Related Content

Similar to Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc

Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niênGiáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.docLuận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.docsividocz
 

Similar to Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc (20)

Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống MỹĐấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
 
Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)
Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)
Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)
 
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.docNghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.doc
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.docNghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.doc
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.doc
 
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
 
Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ chrysididae ...
Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ chrysididae ...Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ chrysididae ...
Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ chrysididae ...
 
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAYĐấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
 
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
 
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
 
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niênGiáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
 
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
 
Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...
Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...
Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...
 
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.docMàu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
 
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.docLuận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
Luận Văn Khảo Sát Truyền Thuyết Dân Gian Bắc Giang.doc
 
Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...
Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...
Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn tại tỉnh ...
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docxQuản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh quảng bình.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Nhân dân lệ thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ĐĂNG TRUYỀN NHÂN DÂN LỆ THỦY (QUẢNG BÌNH) TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ 1965 ĐẾN 1973 LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60220313 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN HOA Thừa Thiên Huế, năm i
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu đã nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng, và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Đăng Truyền ii
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN! Để hoàn thành luận văn này chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể và cá nhân sau: - Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học - trường Đại học sư phạm Huế - Quý thầy cô giảng dạy bộ môn lịch sử trường Đại học sư phạm và trường Đại học khoa học Huế - Các cô, các bác là nhân chứng lịch sử tham gia hoạt động ở Lệ Thủy - Trung tâm lưu trữ tỉnh Quảng Bình, Báo Quảng Bình, Ban Tuyên giáo huyện Lệ Thủy, Ban chỉ huy huyện đội Lệ Thủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy - Bác Đỗ Trung Tuân, bác Cao Minh Phán, thầy giáo Nguyễn Khắc Thái, thầy giáo Nguyễn Việt Anh, đã cung cấp nhiều tư liệu quý - Gia đình và bạn bè cùng anh chị em đồng nghiệp Đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên truyền đạt tri thức cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy giáo TS. Nguyễn Văn Hoa giảng viên bộ môn Lịch sử Việt Nam - Trường ĐHSP Huế, người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt niềm đam mê nghiên cứu lịch sử dân tộc cho tôi. Mặc dù đã rất cố gắng song do năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn chắc sẽ còn khiếm khuyết, rất mong sự góp ý chân tình của quý thầy cô và bè bạn để luận văn ngày một tốt hơn. Tác giả luận văn Nguyễn Đăng Truyền iii
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................ 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 7 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 7 6. Đóng góp của luận văn....................................................................................................... 8 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................................. 8 Chương 1: NHÂN DÂN LỆ THỦY TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1965 - 1968...................................................................................... 9 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước của nhân dân Lệ Thủy............................................................................................................. 9 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................... 9 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................... 11 1.1.3. Truyền thống yêu nước .............................................................................................. 13 1.2. Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc và chủ trương của Đảng ...................................................................................................... 17 1.2.1. Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc ..................... 17 1.2.2. Chủ trương của Đảng.................................................................................................. 20 1.3. Quân dân Lệ Thủy xây dựng và bảo vệ hậu phương, ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam ................................................................... 22 1.3.1. Trên lĩnh vực xây dựng .............................................................................................. 22 1.3.2. Trên lĩnh vực bảo vệ.................................................................................................... 32 1.3.3. Hoạt động chi viện ....................................................................................................... 34 Chương 2: NHÂN DÂN LỆ THỦY TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1969 - 1973................................................................................... 37 2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng......................................................... 37 2.1.1. Bối cảnh lịch sử............................................................................................................. 37 2.1.2. Chủ trương của Đảng.................................................................................................. 38 2.2. Quân dân Lệ Thủy đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ hậu phương, 1
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tăng cường chi viện cho tiền tuyến miền Nam ........................................................ 42 2.2.1. Trên lĩnh vực xây dựng .............................................................................................. 42 2.2.2. Trên lĩnh vực bảo vệ.................................................................................................... 51 2.2.3. Hoạt động chi viện ....................................................................................................... 53 Chương 3: VAI TRÒ CỦA LỆ THỦY TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ 1965 ĐẾN 1973 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM...................................................... 56 3.1. Vai trò................................................................................................................................... 56 3.1.1. Đối với tỉnh Quảng Bình ........................................................................................... 56 3.1.2. Đối với miền Bắc.......................................................................................................... 59 3.1.3. Đối với miền Nam........................................................................................................ 63 3.2. Bài học kinh nghiệm..................................................................................................... 66 KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 83 PHỤ LỤC................................................................................................................................................ 92 2
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam tạm thời bị chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, nhân dân miền Bắc ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960), Đảng chủ trương đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước. Cùng với nhân dân miền Bắc, nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bắt tay vào việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965), phát triển kinh tế - xã hội và làm nhiệm vụ hậu phương. Trong khi đó, bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã dựng nên “sự kiện vịnh Bắc Bộ” ngày 5-8-1964 và bắt đầu cho máy bay ném bom bắn phá một vài nơi ở miền Bắc như cửa sông Gianh (Quảng Bình), Vinh - Bến Thủy (Nghệ An)... Tiếp đó, lấy cớ trả đũa việc quân Giải phóng miền Nam tiến công sân bay và doanh trại Mỹ ở Pleiku, ngày 7-2-1965 Tổng thống Mỹ Johnson ra lệnh mở chiến dịch “Mũi lao lửa I”, chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. Đặc biệt ở Quảng Bình, đế quốc Mỹ đã chọn Lệ Thủy, nơi tiếp giáp với Vĩnh Linh để đánh phá liên tục, ác liệt ngay từ đầu với những đợt ném bom xuống xã Ngư Thủy, Sen Thủy ngày 8-2-1965; đến ngày 13-2- 1965 thì đánh phá Hạ Cờ, Chấp Lễ; và ngày 14-2-1965, tàu biệt kích địch tiếp tục bắn phá vào Ngư Thủy. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ từ năm 1965 đến năm 1973, nhân dân huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung đã anh dũng chiến đấu và nỗ lực sản xuất, đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vùng đất, góp phần làm nên thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi đó chính là sự kết tinh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của con người Việt Nam anh dũng và thông minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm tháng chiến tranh đã đi qua, song những bài học kinh nghiệm của nó để lại vẫn mãi mãi có giá trị đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 3
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Có thể xem huyện Lệ Thủy là bức tranh tiêu biểu của một địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc nước ta. Quá trình sản xuất, chiến đấu cũng như những đóng góp của quân và dân Lệ Thủy có vị trí rất quan trọng, song hiện nay việc nghiên cứu vấn đề này còn ở một mức độ nhất định, chưa làm nổi bật được quá trình chiến đấu và xây dựng của dân huyện Lệ Thủy trong thời gian đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại (1965-1973). Sinh ra ở vùng đất Lệ Thủy, ngay từ thời niên thiếu tôi đã được nghe kể đến nhiều chiến công của quê hương, lớn lên được học tập, tiếp xúc với nhiều nhân chứng lịch sử, từ đó hình thành nên ý thức tìm hiểu về lịch sử của vùng đất mà mình được sinh ra, đặc biệt là những năm tháng quê hương kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Qua một quá trình tìm hiểu, tôi quyết định chọn đề tài: “Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn lịch sử huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; nhận thức có hệ thống hơn quá trình xây dựng, chiến đấu và chi viện của quân và dân Lệ Thủy từ năm 1965 đến năm 1973; trên cơ sở đó, thấy được vai trò của Lệ Thủy đối với Quảng Bình và đối với miền Bắc nói riêng, cả nước nói chung trong những năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao bài giảng lịch sử địa phương ở các nhà trường phổ thông ở Lệ Thủy, là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu lịch sử huyện Lệ Thủy thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Mặc khác, kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng đối với nhân dân địa phương, nhất là đối với thế hệ trẻ, những thế hệ được sinh ra và lớn lên trong hòa bình thấy được những chiến công của cha ông mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, để không chỉ biết tự hào mà còn ra sức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước hiện nay. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Liên quan đến đề tài có một số công trình, sách báo, tạp chí, tiêu biểu như: “Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ cứu nước 1954-1975”, xuất bản năm 1994, dưới sự chỉ đạo biên soạn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh 4
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Quảng Bình. Công trình đã trình bày có hệ thống quá trình kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân Quảng Bình, trong đó thể hiện được phần nào vai trò của quân và dân huyện Lệ Thủy từ năm 1965 đến năm 1973. Năm 1999, Ban Thường vụ Huyện ủy và Bộ Chỉ huy quân sự huyện Lệ Thủy cho xuất bản cuốn “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Lệ Thủy” tập 1 (1945- 1995). Đây là công trình được biên soạn công phu, phản ánh có hệ thống quá trình hình thành, củng cố và phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân huyện Lệ Thủy từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1995. Riêng trong những năm 1965-1973, công trình đã làm nổi bật vai trò của lực lượng vũ trang huyện trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lệ Thủy trong năm 2000 đã cho xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thủy”, tập 2 (1954-1975). Đây là công trình biên soạn có hệ thống, tái hiện khá chi tiết quá trình khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cũng như quá trình vừa sản xuất vừa chiến đấu của quân và dân Lệ Thủy thời kỳ cùng cả tỉnh và cả nước kháng chiến chống Mỹ, trong đó, những năm từ 1965 đến 1973 đã được đề cập khá cụ thể. Ở một khía cạnh khác, vào năm 2007, nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn đã cho xuất bản cuốn “Lệ Thủy quê tôi” của tác giả Lê Văn Khuyên. Cuốn sách là sự sưu tầm, chắt lọc tư liệu một cách khá tỉ mỉ, phong phú về các yếu tố tự nhiên, con người và truyền thống tốt đẹp của huyện Lệ Thủy, tất cả đã góp phần làm nên chiến thắng trước kẻ thù xâm lược cũng như những thành tựu trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Năm 2010, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin cho xuất bản cuốn “Địa chí huyện Lệ Thủy”. Đây là công trình cung cấp nhiều nguồn tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán của người dân Lệ Thủy, trong đó đã làm nổi bật sức mạnh, ý chí của con người Lệ Thủy qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. Với công trình “Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lệ Thủy 1930- 2008” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lệ Thủy xuất bản năm 2013, người đọc đã có được những thông tin quan trọng về quá trình xây dựng và trưởng thành của tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lệ Thủy trong hai cuộc kháng 5
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thời bình, đổi mới đất nước. Công trình cũng đã làm nổi bật vai trò của các tổ chức, đoàn thể, tầng lớp nhân dân trong những năm Lệ Thủy trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Các công trình trên đây viết về Quảng Bình nói chung và Lệ Thủy nói riêng trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đều tập trung làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, những bài học kinh nghiệm trong chiến đấu và sản xuất của quân và dân Lệ Thủy, nhưng chưa có công trình nào đi sâu, làm rõ quá trình 8 năm (từ 1965 đến 1973) nhân dân Lệ Thủy vừa sản xuất vừa chiến đấu, đồng thời ra sức chi viện cho cách mạng miền Nam. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tái hiện một cách có hệ thống và toàn diện về sự nghiệp xây dựng kết hợp với bảo vệ và nỗ lực chi viện của quân và dân Lệ Thủy trong thời kỳ cùng cả tỉnh Quảng Bình và cả nước kháng chiến chống Mỹ, tập trung trong những năm từ 1965 đến 1973. Trên cơ sở làm rõ những thành tựu trong chiến đấu và sản xuất của nhân dân Lệ Thủy, luận văn nêu bật vai trò của Lệ Thủy đối với Quảng Bình, miền Bắc và cả nước; qua đó, đúc rút những bài học kinh nghiệm để không chỉ nhận thức toàn diện hơn lịch sử 8 năm (1965-1973) của Lệ Thủy mà còn có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu về quá trình quân và dân Lệ Thủy vừa sản xuất vừa chiến đấu và ra sức chi viện từ năm 1965 đến năm 1973. - Trình bày điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước của nhân dân Lệ Thủy, đặc biệt là bối cảnh lịch sử khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại trên phạm vi tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng. - Phân tích, làm rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong giai đoạn 1965- 1968 và 1969-1973, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc; trình bày chủ trương của Trung ương Đảng, của Đảng bộ Quảng Bình, nhất là chủ trương của Đảng bộ Lệ Thủy trong mỗi giai đoạn nói trên. - Tái hiện quá trình quân và dân Lệ Thủy vừa sản xuất vừa chiến đấu, đồng thời ra sức chi viện cho cách mạng miền Nam trong những năm từ 1965 đến 1973. 6
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ trên, luận văn nêu bật vai trò của huyện Lệ Thủy và đúc rút một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng, chiến đấu và chi viện của quân và dân trong huyện thời kỳ 1965-1973. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân dân Lệ Thủy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1973. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa bàn huyện Lệ Thủy thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ với 22 xã: An Thủy, Liên Thủy, Xuân Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy, Trường Thủy, Phú Thủy, Sơn Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy, Ngư Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Mỹ Thủy, Dương Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy - tương đương với địa bàn huyện Lệ Thủy hiện nay. Tuy nhiên đề tài cũng có đề cập đến một số khu vực lân cận như - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ năm 1965 đến năm 1973 với hai giai đoạn tương đương với hai lần đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại. 5. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nguồn tư liệu - Các văn kiện của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình và Đảng bộ huyện Lệ Thủy. - Các công trình nghiên cứu, sách đã xuất bản liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn. - Các tài liệu lưu trữ của Trung tâm lưu trữ Quảng Bình, Ban Tuyên giáo Lệ Thủy, Văn phòng Huyện ủy và Ban Chỉ huy Huyện đội Lệ Thủy. - Thông tin từ các nhân chứng và khảo sát điền dã. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau và kết hợp các phương pháp ấy trên cơ sở phương pháp luận sử học mác - xít: phương pháp lịch sử và logic, phương pháp khảo sát điền dã, phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích và tổng hợp. 7
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Thứ nhất, làm rõ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân huyện Lệ Thủy từ năm 1965 đến năm 1973, qua đó thấy được vai trò của nhân dân Lệ Thủy ở hai giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến. - Thứ hai, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. - Thứ ba, đóng góp thiết thực vào việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các nhà trường phổ thông trên địa bàn huyện Lệ Thủy. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965-1968. Chương 2: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969-1973. Chương 3: Vai trò của Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ từ 1965 đến 1973 và bài học kinh nghiệm. 8
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 1 NHÂN DÂN LỆ THỦY TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1965 - 1968 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN LỆ THỦY 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Lệ Thủy ở vào eo đất hẹp của lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Bình, có tọa độ 160 55’ đến 170 22’ độ vĩ Bắc, 1060 25’ đến 1060 59’ độ kinh Đông [5, tr. 17], phía Bắc giáp với huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp khu Vĩnh Linh, phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với tỉnh Khăm Muộn của Lào. Diện tích tự nhiên phần đất liền của Lệ Thủy rộng 127.600 ha, có địa hình bề mặt thấp dần từ Tây sang Đông, từ Nam ra Bắc với tổ chức hành chính gồm 22 xã: An Thủy, Liên Thủy, Xuân Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy, Trường Thủy, Phú Thủy, Sơn Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy, Ngư Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Mỹ Thủy, Dương Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy. Địa hình gồm vùng núi cao và vùng đồi trung du, vùng đồng bằng ven biển, vùng dẫn cát nội đồng ven biển trong đó vùng đồi núi trung du chiếm 70% diện tích toàn huyện. Núi rừng rậm rạp có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, táu, sến, trắc, dạ hương và nhiều loại thú quý. Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng phong phú có giá trị kinh tế cao như trầm hương, mây, và các loại dược liệu quý hiếm, có ngọn núi cao nhất 1.250 m. Lòng núi chứa những khoáng sản quý như vàng sa khoáng ở Khe Vàng, đá ốp lát ở Khe Giữa, Vít Thù Lù, đồng, chì, kẽm ở khu vực An Mã, đặc biệt ở đây có nguồn suối khoáng Bang với nhiệt độ sôi 1050 C; vùng đồi trung du có nhiều đồi lô nhô dạng bát úp có rất nhiều cây tràm, cây chổi là nguyên liệu cho các sản phẩm tinh dầu, dược liệu, cây muồng, cây đốt xen lẫn cây lá muôn hoa và đồi cỏ rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê; vùng đồng bằng ven biển mặt rộng có nơi thấp hơn mặt nước biển, đất đai phì nhiêu, dân cư đông đúc, làng thôn trù phú, là vùng sản xuất lương thực chủ yếu của huyện đây cũng là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh, có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Cuối hạ lưu sông Kiến Giang có phá Hạc Hải rộng 600 - 700 ha là nơi cung cấp 9
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nguồn lợi sản vật phong phú; vùng dãi đất cát đồng nội ven biển hầu hết diện tích bờ mặt là cát trắng thành bãi, thành đồi nối nhau hình lượn sóng. Đặc điểm đất cát ở đây ít chua, ít màu, nghèo dinh dưỡng. Do ảnh hưởng của gió kết hợp với địa hình dốc và dòng chạy của nước từ các đụm cát làm xuất hiện hiện tượng cát bay, cát chảy, cát di động gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất, giao thông và cư trú. Đất cát chủ yếu sử dụng vào đất lâm nghiệp. Về khí hậu, thủy văn, huyện Lệ Thủy nằm trong vành đai khí hậu gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam của nước ta, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông lạnh ở miền Bắc. “Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa kèm theo bão lụt từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa trung bình 2.400 - 2.500mm/ năm, vì thế bảo lụt thường diễn ra trên diện rộng” [5, tr. 20]. Trung bình cứ 10 năm thì có 9 năm có bão lụt lớn; mùa khô có gió Tây Nam thổi rất nóng trong các tháng giữa hè. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, trùng với mùa nắng gay gắt có gió nên lượng nước bốc hơi lớn gây ra hạn hán nghiêm trọng. Từ những vấn đề đã nói ở trên, có thể thấy một số thuận lợi và khó khăn do tác động của yếu tố tự nhiên khi quân và dân Lệ Thủy bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Về thuận lợi: - Với địa hình vùng núi cao và vùng đồi trung du chiếm 72% diện tích cùng với vùng rừng núi rậm rạp, địa bàn Lệ Thủy sẽ phù hợp với lối đánh du kích của ta nếu địch đổ bộ đất liền, đồng thời gây khó khăn cho địch trong việc phát hiện các mục tiêu của ta. - Hệ thống đồi cát ven biển được phủ bởi hệ thống cây dương, tràm, bạch đàn dày đặc, các quả đồi thấp cao khác nhau tạo thuận lợi cho chúng ta bố trí các trận địa pháo mặt đất, pháo phòng không, để tiêu diệt máy bay và tàu chiến hải quân Mỹ, trong đó có việc xây dựng đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy sau này. - Vùng đồi trung du có rất nhiều cây cỏ tạo điều kiện tốt cho việc chăn nuôi trâu bò, đảm bảo sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. - Phần đất vùng đồng bằng với sông Kiến Giang kéo dài mang đến nhiều tôm cá, sản vật đồng thời cung cấp nước tưới tiêu cho hệ thống đồng ruộng của vùng An, Phong, Lộc tạo nên những cánh đồng phù sa màu mỡ để phát triển nông nghiệp. 10
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Khí hậu thất thường, nắng nóng gay gắt, có thể gây khó khăn cho kẻ thù khi chúng tìm cách đánh trên bộ. Về khó khăn: - Giáp với Vĩnh Linh - nơi khu giới tuyến tạm thời, Lệ Thủy được xem như tuyến đầu của hậu phương miền Bắc và là hậu phương trực tiếp của Trị - Thiên nên nơi đây là một trong những địa điểm địch sẽ đánh phá ác liệt nhằm chặt đứt nguồn chi viện của miền Bắc vào miền Nam. - Trên địa bàn huyện có hệ thống đường giao thông huyết mạch đi qua vùng đất hẹp: đường sông, đường số 1, đường 15A, đường tỉnh lộ 16, đường 10 nên địch thường tập trung đánh phá. - Khí hậu Lệ Thủy khắc nghiệt, hạn hán thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. - Địa hình chủ yếu của Lệ Thủy là đồi núi, đồng bằng lại nhỏ hẹp, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất của nông dân. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Dân cư Lệ Thủy chủ yếu là người Kinh (Việt) với 98,58%, còn lại là một số thành phần dân tộc ít người. Dân số huyện Lệ Thủy tại thời điểm năm 1960 là 55.305 người, hầu hết sinh sống ở nông thôn. Ngành nghề chủ yếu của huyện là nông nghiệp, chiếm 94% khu vực sản xuất. Về kinh tế, thấu suốt quan điểm của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9- 1960) và nghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Bình đầu năm 1961 và nghị quyết đại hội lần thứ V của đảng bộ huyện, huyện Lệ Thủy đã kịp thời đề ra các chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh việc hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng cao khả năng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, đồng thời nâng cao tinh thần chiến đấu của các tổ chức đảng [6, tr. 82]. Vào năm 1961, nhân dân Lệ Thủy tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm là: đi đôi với củng cố và phát triển phong trào hợp tác xã, tăng cường quan hệ sản xuất mới, phải ra sức đẩy mạnh sản xuất trọng tâm là sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, trên cơ sở cải tiến kỹ thuật nhằm bảo đảm tự túc lương thực, cải tiến một bước đời sống nhân dân, phục vụ cho sự nghiệp công 11
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đó là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong năm 1961, bên cạnh đó là các nhiệm vụ quan trọng khác về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế, chăm lo đời sống nhân dân, tăng cường công tác quốc phòng, an ninh. Đánh giá tình hình chung của huyện trong năm 1961, nghị quyết Huyện ủy nêu rõ: “Tình hình phong trào của huyện ta trong năm qua có nhiều tiến bộ về mọi mặt mà thắng lợi căn bản có tính chất quyết định nhất là đã hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là hoàn thành hợp tác xã bậc cao và quy mô toàn thôn với hơn 99,7% hộ nông dân tham gia” [6, tr. 82]. Phong trào thi đua tiếp tục phát triển, đến tháng 3-1964 Lệ Thủy hưởng ứng và thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi người làm việc bằng hai, để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt”. Vâng lời Bác nhân dân trong huyện đã tạo nên một phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ trong các nghành, các cấp, các giới, làm việc có năng suất, chất lượng nhất là trên mặt trận nông nghiệp. Thủ công nghiệp, sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp còn nhỏ bé. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ban đầu có sự phát triển như nông trường Lệ Ninh, xí nghiệp cơ khí Kiến Giang, xí nghiệp xay xát lương thực, hợp tác xã gạch ngói Quyết Tâm. “Ở nhiều vùng có hợp tác xã mộc, cưa, may, lò rèn. Nhiều mặt hàng được sản xuất như thuốc lá, cói, chè, gai, lạc... Nhìn chung do nhận thức hạn chế và trong hoàn cảnh chung nền công nghiệp còn khó khăn về vốn đầu tư và kỹ thuật nên công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế” [6, tr. 102]. Về văn hóa xã hội, Lệ Thủy đã từng bước vươn lên theo mục tiêu, tinh thần Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ đề ra, tiêu biểu có phong trào thi đua trong ngành giáo dục “dạy tốt, học tốt”, phong trào đã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm vật chất lẫn tinh thần, nhân dân ủng hộ. Vai trò của người thầy được đề cao trong xã hội. Năm học 1964-1965 bình quân trong huyện có 4 người dân thì có một người đi học, hệ thống trường lớp cơ bản được đáp ứng, học sinh phấn khởi học tập. Về y tế, mạng lưới y tế chăm sóc sức, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được xây dựng từ huyện đến xã, thôn. Huyện đã chú trọng bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tinh thần phục vụ nhân dân cho cán bộ, nhân viên y tế, phát động phong trào vệ sinh cho tất cả mọi người nội dung chủ yếu là “ba sạch, bốn diệt”, kết hợp thường xuyên 12
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 công tác tiêm chủng. Cuối năm 1964 bệnh xá Lệ Thủy được nâng cấp lên thành bệnh viện huyện. Từ đó, bệnh viện có điều kiện hơn trong khám chữa bệnh cho nhân dân. Y tế các xã vùng sâu vùng xa như Kim Thủy, Ngân Thủy, Thái Thủy, Sen Thủy, Ngư Thủy được cán bộ của nghành đến theo dõi, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội III của Đảng, Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ V, từ năm 1961-1964, được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Bình, Đảng bộ huyện Lệ Thủy đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, phấn đấu thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, bước đầu tạo được sự chuyển biến về nhiều mặt kinh tế - xã hội. Quân và dân Lệ Thủy đã giành được những thắng lợi to lớn trên mặt trận sản xuất nông nghiệp; xây dựng được ngọn cờ Đại Phong, cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng một bước, quan hệ sản xuất mới được củng cố trong toàn huyện. Những nhân tố tích cực đó đã đưa Lệ Thủy trở thành một huyện ổn định chính trị, kinh tế - xã hội phát triển, an ninh quốc phòng được củng cố để sẵn sàng bước vào một cuộc chiến đấu mới đầy thử thách, hy sinh gian khổ nhưng tin tưởng sẽ giành được những thắng lợi to lớn. 1.1.3. Truyền thống yêu nước Lệ Thủy từng là vùng đất biên viễn dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, do đó trong suốt chiều dài lịch sử cộng đồng dân cư trên vùng đất Lệ Thủy phải gánh chịu những thử thách vô cùng khốc liệt của các cuộc chiến tranh xâm lược và sự tranh chấp giữa các thế lực. Thời cổ đại, nhân dân Lệ Thủy đã chiến đấu chống lại các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Tần - Hán, bảo vệ cương vực lãnh thổ, ngăn chặn sự bành trướng về phía Nam của các quốc gia này. Thời trung đại, vùng đất Lệ Thủy thuộc địa bàn vương quốc Chămpa. Người dân Lệ Thủy đã ủng hộ khởi nghĩa của Khu Liên. Sau khi vùng đất Lệ Thủy nhập vào vùng đất Đại Việt, cộng đồng cư dân trên địa bàn Lệ Thủy đã đóng góp nhân tài, vật lực, cùng nhân dân cả nước chiến đấu ngoan cường dũng cảm. Đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, riêng vùng đất này đã đóng góp hai danh tướng đó là Nguyễn Danh Cả người Tuy Lộc và Phạm Đăng Man người Đại Phong. Đến giữa thế kỷ XIX thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, cùng với nhân dân cả nước, với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, nhân dân Lệ Thủy 13
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sớm dấy lên phong trào yêu nước, bắt đầu phong trào đấu tranh tự phát, gây cho địch nhiều khó khăn, làm chậm quá trình tiến công và bình định của chúng. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhiều sỹ phu yêu nước trong huyện đã tham gia đội quân tình nguyện bảo vệ nhà vua. Theo sử sách, Lệ Thủy là một trong 3 huyện có lòng căm thù giặc sôi sục “đâu đâu cũng rùng rùng dậy cả, ai cũng vậy, làng nào làng nấy, đâu đó cùng đua nhau, kẻ bá hộ, nhà giàu đều xuất tiền bạc...”[54, tr. 591]. Nhiều hào kiệt nổi tiếng lúc bấy giờ như Đề Chít, Đề Én, Đề Ấn, Phạm Xuân Trân, đặc biệt là tướng Hoàng Phúc đã liên kết các đạo quân để hưởng ứng chiếu Cần Vương. Đến đầu thế kỷ XX, những luồng tư tưởng tiến bộ đã truyền vào nước ta, một số sách báo bắt đầu lưu hành một số địa phương trong huyện như Thạch Bàn, An Xá. Dưới ảnh hưởng của phong trào đấu tranh yêu nước của các tổ chức cách mạng tiền thân, một số thanh niên có học ở Lệ Thủy cũng bắt đầu nhen nhóm các hoạt động yêu nước, tạo tiền đề hình thành các tổ chức cách mạng ở Lệ Thủy về sau. Thời kỳ 1930-1945, những hoạt động của nhóm đọc sách báo tiến bộ đầu thế kỷ XX ở Thạch Bàn, An Xá đã tuyên truyền lòng yêu nước, lên án tội ác của đế quốc, phong kiến, vận động quần chúng chống lại áp bức, địa chủ trong huyện. Cùng thời gian trên, ảnh hưởng của các xu hướng yêu nước tiến bộ cũng đã lan ra ở một số địa phương khác trong huyện như Trung Lực, Mỹ Thổ, Ga Mỹ Đức, Thượng Lâm, Hòa Luật Bắc... Đến tháng 11-1931 tại miếu Thần Hoàng ở Trung Lực - Mỹ Thổ thuộc địa phận xã Tân Thủy, chi bộ đầu tiên ở Lệ Thủy được thành lập, đây cũng là nơi thành lập chi bộ đầu tiên ở Quảng Bình với 3 đảng viên Nguyễn Đông, Lê Thuận Chất, Lê Thuận Sản do đồng chí Lê Thuận Chất làm Bí thư. Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển hướng của phong trào yêu nước và cách mạng tại địa phương. Từ đây phong trào cách mạng đã được lãnh đạo, chỉ đạo bởi tổ chức những người cộng sản. Từ Trung Lực - Mỹ Thổ phong trào phát triển mạnh đến các các làng và xã khác. Tất cả kết quả và hoạt động trên đã góp phần cũng cố niềm tin, tạo điều kiện mới cho phong trào đấu tranh yêu nước của toàn huyện dưới sự lãnh đạo của đảng viên và chi bộ cộng sản ở các địa phương trong huyện. Tháng 9-1939, Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, ở Đông Dương thực dân Pháp mở đường cho phát xít Nhật vào. Từ đó, cũng như nhân dân cả nước, cả tỉnh, nhân dân Lệ Thủy lại chịu cảnh áp bức “một cổ hai tròng”. 14
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, các cuộc đấu tranh chống Nhật thu thóc, bắt lính, trưng thu xe cộ, thuyền bè nổ ra một số nơi. Tuy nhiên, do sự bao vây gắt gao của địch và việc mất liên lạc với cấp trên làm cho phong trào cách mạng trong thời kỳ này gặp nhiều khó khăn lớn. Đến tháng 2-1942 Tỉnh ủy cử đồng chí Bùi Trung Lập liên lạc với các tổ chức Đảng trong huyện và truyền đạt tinh thần nghị quyết của hội nghị Trung ương 8 (5-1941) về chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, xây dựng căn cứ địa cách mạng, tổ chức lực lượng vũ trang, chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Phong trào sau một thời gian tạm lắng đã tiếp tục phát triển trở lại, quần chúng đã tích cực tham gia tổ chức Việt Minh ở các làng, các tổng, nhất là An Xá, Thạch Bàn, Lộc An, Xuân Lai, Quy Hậu. Chính sự phát triển của phong trào đã dẫn đến thắng lợi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Tháng 8-1945. Ngày 19-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa huyện (vừa là Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời) Lệ Thủy được thành lập do đồng chí Võ Văn Quyết làm Chủ tịch đã nhóm họp tại thôn Thượng Phong để bàn kế hoạch khởi nghĩa toàn huyện, vạch kế hoạch cụ thể. Rạng sáng ngày 23-8-1945, lệnh khởi nghĩa được ban bố và đến 8 giờ 30 phút cùng ngày, khởi nghĩa kết thúc thắng lợi. Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra trên địa bàn Lệ Thủy giành thắng lợi to lớn. Điều này khẳng định sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, đứng đầu là Mặt trận Việt Minh, là sức mạnh to lớn của đội quân chính trị của quần chúng cách mạng kết hợp với các đội tự vệ nồng cốt, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng ở Lệ Thủy. Thời kỳ 1945-1954, ngay sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi cùng với nhân dân trong tỉnh, nhân dân Lệ Thủy hăng hái tham gia chế độ mới. Tuy nhiên, sau năm 1945 cũng như tình hình chung cả nước nhân dân Lệ Thủy đứng trước muôn vàn khó khăn đòi hỏi tổ chức Đảng phải lãnh đạo nhân dân vượt qua chặng đầu khó khăn khi mới giành được chính quyền, tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên. Ngày 20-10-1945, Hội nghị cán bộ Đảng trong toàn huyện đã diễn ra do đồng chí Võ Văn Quyết chỉ đạo và chủ trì. Đây là lần đầu tiên Lệ Thủy có một hội nghị thống nhất toàn bộ cơ sở Đảng trong địa phương để bàn về các nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng trong huyện. Vì thế, Hội nghị ngày 20-10-1945 có ý nghĩa như một đại hội, đây được xem là mốc ra đời của Đảng bộ Lệ Thủy. Sau khi Pháp trở lại xâm lược nước ta, hưởng 15
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến nhân dân Lệ Thủy đã anh dũng chiến đấu chặn đường tiến công của Pháp. Nhiều cơ quan, đoàn thể, nhân dân theo kế hoạch trước đã tản cư lên các vùng rừng núi phía Tây, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích, toàn dân đánh giặc. Từ 1945-1954 nhân dân Lệ Thủy giành nhiều thắng lợi to lớn như hưởng ứng “cao trào Quảng Bình quật khởi”, chiến thắng Xuân Bồ, trận đánh đồn Sen Hạ, chiến thắng Xuân Lai - Mỹ Lộc, xây dựng xã chiến đấu Hưng Đạo, tiêu diệt đồn Thượng Phong. Sau hiệp định Genève, những tên lính cuối cùng trong đội viễn chinh Pháp rút khỏi Lệ Thủy, rút khỏi Quảng Bình vào ngày 18-8- 1954 chấm dứt 8 năm kháng chiến trường kỳ anh dũng để bảo vệ quê hương. Thời kỳ 1954-1965, phát huy những truyền thống đã đạt được, nhân dân Lệ Thủy bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất đạt được những kết quả hết sức quan trọng, đời sống nhân dân ổn định, có nhiều biến đổi tích cực trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Sản xuất nông nghiệp trở thành mặt trận hàng đầu của Lệ Thủy. Bên cạnh khôi phục kinh tế nhân dân Lệ Thủy còn ra sức đấu tranh chống chiến dịch cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam của đế quốc Mỹ. Đứng trước nhiều thủ đoạn của kẻ thù như cho bọn phản động phá của nhà cửa giáo dân, nói xấu chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Tình hình đó đã làm cho một số giáo dân hoang mang, dao động, bỏ nhà cửa ruộng vườn ra đi. Xóm Mỹ Phước thuộc xã Phong Thủy có 42 hộ gia đình ra đi, trong thời gia từ 1954 đến đầu năm 1955 địch đã đưa hàng nghìn người dân Lệ Thủy di cư vào Nam, trong đó cơ bản là giáo dân ở các làng có đạo. Trước tình hình đó, cấp ủy Đảng và chính quyền Lệ Thủy đã phát động quần chúng dấy lên phong trào căm thù địch, tấn công vào hành động, luận điệu xảo quyệt của bọn phản động. Nhờ đó, hàng chục gia đình ở Xuân Hòa, Mỹ Trạch, Xuân Bồ, Phú Thiết có ý định ra đi đã ở lại. Sau một thời gian, tình hình di cư vào Nam đã ổn định trở lại, nhân dân yên tâm sản xuất, ổn định đời sống. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đã xây dựng thành công các mô hình hợp tác xã mà tiêu biểu là ngọn cờ nông nghiệp Đại Phong. Nhờ đẩy mạnh khai phá miền Tây của huyện, làm tốt công tác thủy lợi mở rộng diện tích lúa và màu, phục hồi chăn nuôi và các nghề truyền thống, nên đời sống xã viên ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn Đại Phong không ngừng đổi sắc, thay da. Từ một vùng quê đời sống nhân dân luôn gặp khó khăn, nhờ làm ăn tập thể, Đại Phong đã trở thành một điển hình về quản lý lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 16
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 và thâm canh tăng vụ. Ngày 26-5-1960, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, cùng các ban nghành ở Trung ương và đại biểu các tỉnh trên toàn miền Bắc đã về dự hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm, đồng thời phát động phong trào thi đua với Đại Phong. Hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong trở thành lá cờ đầu của nghành nông nghiệp toàn miền Bắc. Đến năm 1964, sau 10 năm khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, nhân dân Lệ Thủy đã nỗ lực vượt bậc làm thay đổi bộ mặt quê hương trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, đặc biệt Lệ Thủy giành thắng lợi to lớn trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, xây dựng ngọn cờ Đại Phong. Những kết quả tích cực đó đã đưa Lệ Thủy thành một huyện luôn ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh được củng cố, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mới trong giai đoạn tiếp theo. 1.2. ĐẾ QUỐC MỸ TIẾN HÀNH CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG 1.2.1. Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Năm 1964, khi gây ra những cuộc đánh phá bằng không quân ở miền Bắc, đế quốc Mỹ đã thấy rõ miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước Việt Nam, hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Vì vậy, ngay từ đầu và trong tất cả các thời kỳ của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chúng luôn tìm cách phá hoại miền Bắc. Tháng 3-1964, Jonhson phê chuẩn kế hoạch, dùng tàu khu trục Mỹ tuần tiễu ở Vịnh Bắc Bộ để ngăn chặn sự tiếp tế bằng đường biển của ta; tiến hành quấy rối, trinh sát vùng ven biển; yểm trợ cho tàu biệt kích ngụy vây bắt ngư dân đánh cá để khai thác tin tức. Trung tuần tháng 4-1964, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ vạch ra kế hoạch ném bom miền Bắc, thông qua danh sách 94 mục tiêu đánh phá khi được lệnh. Ngày 31-7-1964, tàu khu trục Maddox của Mỹ tiến vào khu vực phía nam đảo Cồn Cỏ để do thám và uy hiếp ta dọc bờ biển. Cùng ngày, máy bay Mỹ từ Lào sang bắn phá đồn biên phòng Nậm Cắn và bản Nọong Dẻ nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Tiếp sau sự kiện trưa chủ nhật 2-8-1964, ba tàu phóng lôi của hải quân Việt Nam tiến công đánh đuổi tàu Madốc của Mỹ đang vào sâu hải phận nước ta giữa đảo Hòn Mê và Lạch Tường, chính quyền Jonhson dựng lên sự kiện đêm 4-8-1964: tàu chiến Mỹ bị hải quân Việt Nam tiến công ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, thuộc hải phận quốc tế, để lấy cớ ra lệnh cho không quân Mỹ ném bom một 17
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 số nơi trên miền Bắc, như cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thủy, Lạch Tường, thị xã Hồng Gai vào ngày 5-8-1964. Dựng nên “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, Jonhson nhằm trước hết kích động Quốc hội nước Mỹ thông qua một số nghị quyết cho phép chính phủ áp dụng biện pháp chiến tranh không quân và hải quân ở miền Bắc Việt Nam. Nghị quyết về sự kiện vịnh Bắc bộ được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 7-8-1964 [64, tr. 1038]. Ngày 7-2-1965, lấy cớ “trả đũa” việc Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tiến công doanh trại Mỹ ở Pleiku (đêm 6-2-1965), Jonhson ra lệnh cho quân Mỹ mở chiến dịch “Mũi lao lửa” ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, chính thức mở rộng cuộc chiến tranh không quân và hải quân lần thứ nhất phá hoại miền Bắc với những mục tiêu cụ thể là: - Phá hủy tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. - Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam. - Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước. Đặc biệt ở Quảng Bình, đế quốc Mỹ chọn Lệ Thủy, nơi tiếp giáp với Vĩnh Linh để đánh phá liên tục, ác liệt ngay từ đầu với những đợt tấn công như: ngày 8-2 -1965, máy bay Mỹ ném bom xuống xã Ngư Thủy, Sen Thủy; ngày 13-2-1965 máy bay đánh phá Hạ Cờ, Chấp Lễ; ngày 14-2-1965 tàu biệt kích địch tiếp tục bắn phá vào Ngư Thủy. Như vậy, có thể nói huyện Lệ Thủy có vị trí quan trọng, hiểm yếu trong kế hoạch tiến hành hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Về phía ta, sau năm 1954, bên cạnh việc khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội thì công tác chính trị, an ninh - quốc phòng cũng được quan tâm đúng mức sẵn sàng đối phó với âm mưu và thủ đoạn quân sự của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước. Lệ Thủy đã tập trung đúng mức để xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ đủ sức đối phó với những hành động liều lĩnh xâm phạm miền Bắc ngày một gia tăng của Mỹ - Ngụy. Phong trào xây dựng và tổ chức hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ được triển khai rộng khắp trong toàn huyện. Trong một thời gian ngắn mỗi xã, mỗi nông trường, lâm trường, xí nghiệp đều tổ chức được một đại đội dân quân tự vệ, một trung đội du kích. Huyện chỉ đạo dân quân 1 số xã vùng biển và vùng núi cùng 18
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 với tự vệ một số lâm trường, đồn Công an vũ trang Ngư Thủy, Làng Ho luyện tập phương án sẵn sàng chống biệt kích. Chính nhờ những phương án hiệp đồng đó mà trong các lần địch tung gián điệp, biệt kích ra thăm dò, phá hoại ở Ngư Thủy (năm 1962), tại Kim Thủy, Ngân Thủy (4-1963) ta đã chủ động chiến đấu, đẩy đuổi địch và tiêu diệt chúng. Giai đoạn này, nhân dân Lệ Thủy còn góp công sức to lớn của mình vào việc mở đường Trường Sơn, hình thành tuyến Đường 559, sau này phát triển thành đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Điển hình là việc quân dân Lệ Thủy phối hợp sư đoàn 325 xây dựng tuyến dường Thạch Bàn - Khe Hó phía Tây Lệ Thủy. Thực hiện Nghị quyết của tỉnh ủy Quảng Bình về công tác quân sự, quốc phòng nhằm “đẩy mạnh sản xuất, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời tích cực chuẩn bị để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai”, nhân dân Lệ Thủy đã cảnh giác đối phó với mọi âm mưu của kẻ thù, tăng cường công tác trị an, bảo mật, phòng gian, xây dựng phương án tác chiến, chống địch tập kích, bảo vệ mục tiêu quan trọng về quân sự, kinh tế, văn hóa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mới trong các giai đoạn tiếp theo. Về kinh tế - xã hội, từ năm 1955 đến 1964, sau 10 năm khôi phục, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, nhân dân Lệ Thủy đã nỗ lực vượt bậc làm thay đổi bộ mặt quê hương trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là trên mặt trận nông nghiệp tiêu biểu là việc xây dựng hợp tác xã Đại Phong. Năm 1958 chủ trương xây dựng hợp tác xã đưa nhân dân vào con đường làm ăn tập thể, đưa năng suất sản lượng thu nhập của của người nông dân lên cao, khai hoang phục hóa mở rộng diện tích, đi đầu trong sử dụng kỹ thuật vào sản xuất và làm thủy lợi, đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã phát hiện và xây dựng hợp tác xã Đại Phong thành lá cờ đầu của phong trào nông nghiệp toàn miền Bắc, được Bác Hồ gửi thư khen và gửi tặng chiếc máy cày do Đoàn thanh niên cộng sản Liên Xô tặng Bác. Thi đua với phong trào Đại Phong, phong trào hợp tác hóa của Lệ Thủy đã thực sự chuyển biến nhanh, đúng hướng. Kết quả và thành tích ban đầu của phong trào hợp tác hóa ở Lệ Thủy đã xóa bỏ quan hệ người bốc lột người, đưa nông thôn và nông dân Lệ Thủy vào con đường làm ăn tập thể, xây dựng đời sống mới. Đến cuối năm 1960, toàn huyện có 187 hợp tác xã nông nghiệp với 118 hộ chiếm 75% tổng số hộ dân. Có 20 hợp tác xã ngư nghiệp với 722 hộ chiếm tỉ lệ 90% tổng số hộ 19
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dân. Bộ mặt nông thôn có sự đổi mới, hệ thống lớp học có từ cấp 1 đến cấp 3 phục vụ việc học tập con em trong huyện. Phong trào xây dựng đời sống mới, bài trừ các tệ nạn xã hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ ca ngợi đời sống mới và tuyên truyền lí tưởng cách mạng. Các phong trào thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, hệ thống trạm y tế bước đầu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong nhân dân. 1.2.2. Chủ trương của Đảng 1.2.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trong điều kiện có chiến tranh đang lan rộng ra cả nước, một vấn đề lớn được đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là: có thể tiếp tục công cuộc xây dựng miền Bắc hay phải dừng lại? Tháng 1-1965, Hội đồng quốc phòng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định nhiệm vụ miền Bắc là tăng cường công tác phòng thủ, trị an và sẵn sàng chiến đấu; ra sức xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh; tích cực xây dựng và củng cố miền Bắc về mọi mặt. Tháng 3-1965, Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương Đảng nhận định: đế quốc Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực chiến tranh rất lớn cho nên chúng đẩy mạnh chiến tranh tới mức độ cao nhất, bao gồm cả việc bắn phá miền Bắc thường xuyên, mạnh mẽ và ác liệt hơn. Chúng có thể dùng các phương tiện chiến tranh hiện đại để phong tỏa đường biển và tập kích một số vùng bờ biển nước ta. Còn nhiệm vụ của quân và dân ta trên miền Bắc lúc này là: xây dựng miền Bắc trở thành một hậu phương lớn, vững chắc của cách mạng miền Nam, đồng thời bảo đảm đời sống cho nhân dân và đáp ứng hậu cần tại chổ; đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; tăng cường viện trợ cho tiền tuyến miền Nam và cho cách mạng Lào [3, tr. 342]. Để thực hiện phương châm xây dựng kinh tế phù hợp với thời chiến, Hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng quyết định: chuyển hướng xây dựng kinh tế sang thời chiến, chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức, tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới và nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc. 1.2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình Để đối phó với các hành động khiêu khích, phá hoại ngày càng tăng của Mỹ - ngụy, Tỉnh ủy Quảng Bình đã đề ra nhiệm vụ cho các ngành, nhất là lực lượng vũ trang, về công tác chiến đấu. Sau trận đầu đánh thắng không quân Mỹ, Tỉnh ủy đã đề ra nhiệm vụ cấp thiết cho Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh: “Phải tăng cường 20
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 công tác phòng thủ, trọng tâm là công tác chống tập kích bờ biển và công tác phòng không nhân dân. Trong công tác phòng không phải chú ý đến hai mặt: tổ chức lực lượng đánh địch và phòng tránh. Phải phát động phong trào thi đua bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh rộng khắp trong các địa phương. Đặc biệt chú trọng các vùng thị xã, thị trấn, quân cảng, sân bay, và các mục tiêu quân sự khác. Về tư tưởng, phải giáo dục, xây dựng cho lực lượng vũ trang và quần chúng có quyết tâm cao. Giặc đến ta chủ động, không bị bất ngờ, với tinh thần quyết đánh, dám đánh, có gì đánh nấy, lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại, quyết đánh thắng giòn giã” [24, tr. 85]. 1.2.2.3. Chủ trương của Đảng bộ huyện Lệ Thủy Giữa tháng 3, đầu tháng 4-1965, Đảng bộ và nhân dân Lệ Thủy đã kịp thời quán triệt thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Quân khu IV, Tỉnh ủy Quảng Bình nhằm nhanh chóng chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức; chuyển hướng xây dựng kinh tế, sản xuất sang thời chiến; chuyển hướng tăng cường tốt hơn tiềm lực quốc phòng phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra. Về tư tưởng và tổ chức, Huyện ủy kịp thời triển khai công tác giáo dục tuyên truyền trong tình hình mới, thấy được âm mưu xảo quyệt của địch, thấy được tình hình cả nước và trong tỉnh để nâng cao ý chí chiến đấu lên một bước mới. Công tác tổ chức cán bộ được sắp xếp lại, một số cán bộ được thay đổi vị trí công tác cho phù hợp hơn. Cơ quan bắt đầu sơ tán người, cơ sở vật chất, phương tiện và tài liệu để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do địch gây ra. Về kinh tế, Huyện ủy đề ra chủ trương phát triển kinh tế toàn diện với phương châm khẩn trương, kịp thời hơn. Trước hết là tập trung vào sản xuất nông nghiệp đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm và có phần dự trữ. Các hợp tác xã tiếp tục thực hiện tốt hơn cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất trong toàn huyện. Về quốc phòng an ninh, Huyện ủy tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, gọi thanh niên nhập ngũ, củng cố phát triển lực lượng dân quân tự vệ xã, cơ quan xí nghiệp và phát động phong trào “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, với khẩu hiệu “đồng ruộng là chiến trường, nhà nông là chiến sĩ”, “hậu phương thi đua với tiền phương”. Bên cạnh đó lực lượng công an huyện, công an xã được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng và phương thức hoạt 21
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 động. Huyện ủy đã kịp thời chỉ đạo các cấp chính quyền triển khai các biện pháp phòng tránh an toàn nhất, tổ chức cho dân quân du kích xây dựng hầm hào cho các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình bộ đội, hầm trú ẩn của các gia đình nối với giao thông chạy dọc, chạy ngang trong thôn, xóm, thành lập các tổ, các phân đội trực chiến phòng không. Về tổ chức đời sống cho nhân dân, các hợp tác xã lập danh sách những đối tượng khó khăn để theo dõi, có biện pháp hổ trợ kịp thời, không để xãy ra tình trạng dài ngày. Hệ thống y tế từ huyện đến xã, thôn xóm được củng cố và phát triển rộng khắp đi đôi với xây dựng và huấn luyện đội ngũ cứu thương để chủ động cứu chữa tại chổ. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao vẫn được duy trì. Các trường tổ chức cho học sinh học ban đêm, học theo ca, kíp thuận lợi trong từng thôn, xã. Huyện ủy cũng đã phát động nhiều phong trào như “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “mỗi người làm việc bằng hai”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, “dạy tốt, học tốt”... đã được triển khai và bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực [6, tr. 157]. 1.3. QUÂN DÂN LỆ THỦY XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG, RA SỨC CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN MIỀN NAM 1.3.1. Trên lĩnh vực xây dựng 1.3.1.1. Về hệ thống chính trị Từ thời bình chuyển sang thời chiến, nhưng các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, ngày đêm bám sát cơ sở, do đó tình hình chính trị, xã hội và đời sống nhân dân nhanh chóng ổn định. Với quyết tâm đánh thắng Mỹ ngay từ trận đầu, tuyến đầu. Quân dân Lệ Thủy nêu cao khẩu hiệu “sản xuất giỏi chiến đấu giỏi” ra sức chi viện cho tiền tuyến. Vào giữa năm 1965, nhằm động viên quân và dân trong huyện giành chiến thắng ngay trong năm đầu địch gây chiến tranh phá hoại, Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng toàn huyện tại xã Mỹ Thủy. Tại Đại hội, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tư Thoan khen ngợi quân và dân Lệ Thủy đã nhanh chóng chuyển hướng sự lãnh đạo từ thời bình sang thời chiến và đã đạt những thành tích bước đầu trong sản xuất, chiến đấu và các mặt công tác khác. Sau đại hội, Huyện uỷ đã phân công cán bộ xuống các xã miền núi và miền biển để theo dõi và 22
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 động viên tinh thần lao động, chiến đấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm biến tinh thần: “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” thành những kết quả cụ thể trên mặt trận sản xuất, chiến đấu và công tác. Cũng trong thời gian này nhân dân Lệ Thủy cùng với nhân dân cả tỉnh được chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen “Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội và cán bộ Quảng Bình đã bắn rơi 100 máy bay Mỹ, vừa qua lại thu hoạch một vụ chiêm rất tốt. Như vậy là tỉnh nhà chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi. Các tỉnh khác hãy ra sức thi đua với Quảng Bình. Các chú bộ đội, cán bộ và đồng bào tỉnh nhà hãy phát huy thắng lợi, nêu cao truyền thống anh hùng của quân và dân ta; đoàn kết chặt chẽ, luôn luôn cảnh giác, quyết giành nhiều thành tích to lớn hơn nữa cùng đồng bào cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược cho đến thắng lợi hoàn toàn” [33, tr. 16]. Tiếp đó tháng 11-1965, “Đại hội thi đua chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi” của Tỉnh Quảng Bình đã tổ chức tại xã Hoa Thủy đã vinh danh những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong chiến đấu, lao động, quên mình hi sinh vì Tổ quốc. Trong đó huyện Lệ Thủy có nhiều tấm gương tiêu biểu nhất như Đảng bộ nhân dân Phong Thủy, Ngư Thủy, Trường cấp I Dương Thủy, tự vệ công trường Cẩm Ly... Sau thành công của đại hội, Huyện ủy đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong đảng bộ, quân và dân toàn huyện nhằm động viên mọi người ra sức thi đua chống Mỹ, cứu nước, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tích cực đẩy mạnh sản xuất coi đó là nhiệm vụ chính trị trung tâm của huyện. Với phương châm: giặc đến là đánh và đánh thắng, giặc chạy là sản xuất tốt, sản xuất phải được coi là một nhiệm vụ của chiến đấu. Như vậy, phong trào thi đua “hai giỏi” là sản phẩm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là sự tiếp tục của phong trào thi đua yêu nước do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, là nhân tố hết sức quan trọng, thúc đẩy quân dân tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn. Trước tình hình cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt, nhằm động viên nhân dân toàn huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi và chi viện cho tiền tuyến, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII diễn ra từ ngày 2 đến 7-5-1967 tại thôn Xuân Hòa (Hoa Thủy). Đại hội tổng kết đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong hơn 10 năm (1957-1967) dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Đảng bộ huyện Lệ Thủy với trên 23
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.500 đảng viên đã phát huy phẩm chất cách mạng và năng lực trí tuệ tập thể, đoàn kết nhất trí cao, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, tạo nên hiệu quả lớn trong các cấp, các ngành, các giới. Đối với nông dân tập thể, phong trào thi đua đã cổ vũ sự cần cù lao động, dũng cảm bám đồng, bám biển để sản xuất và phục vụ tốt nhiệm vụ chiến đấu, thi đua cải tiến kỹ thuật, tạo năng suất lao động ngày một cao hơn. Phong trào thi đua “hai giỏi” đã thúc đẩy lực lượng vũ trang nhân dân lớn mạnh, vừa kiên cường chiến đấu, không ngại hi sinh, vừa giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ tốt tính mạng, tài sản của nhân dân. Đối với phụ nữ, phong trào thi đua “hai giỏi” là sự tiếp nối đỉnh cao phong trào “ba đảm đang”, lực lượng chị em phụ nữ vừa lao động cần cù, chiến đấu gan dạ, vừa tham gia phục vụ chiến đấu mọi lúc mọi nơi. Đối với thanh niên, phong trào “hai giỏi” đã kích thích sức lực và trí tuệ tuổi trẻ cống hiến nhiều cho quê hương, Tổ quốc. Phong trào thi đua “hai giỏi” cũng đã động viên các cụ, các mẹ, không quản ngại tuổi già, sức yếu, phát huy lòng yêu nước thương nòi, khuyến khích được con cháu công tác, học tập, lao động, chiến đấu tốt hơn. Với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng biểu hiện sinh động của phong trào hai giỏi là việc thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tự rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những người có ích cho xã hội. Phương hướng của Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ huyện cũng nêu quyết tâm, xây dựng huyện Lệ Thủy thành hậu phương vững mạnh, đáp ứng nhu cầu hậu cần tại chổ, đảm bảo đời sống cho nhân dân, chi viện kịp thời cho tiền tuyến, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ. Về xây dựng Đảng, Đại hội nhấn mạnh phương hướng phấn đấu xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng đạt nhiều đảng bộ, chi bộ 4 tốt, phấn đấu trong năm 1967 có 70% đảng viên đạt 4 tốt [6, tr. 224]. Năm 1968, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, Đảng bộ huyện đã tập trung đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng chi bộ đảng 4 tốt, kết hợp với cuộc vận động, cải tiến công tác quản lý trong các hợp tác xã, trong các công trường xí nghiệp, cơ quan trường học, phát động trong đảng viên và quần chúng phong trào hành động cách mạng, bồi dưỡng lập trường giai cấp và tư tưởng tiến công liên tục, nổ lực phấn đấu, vượt qua mọi gian khổ hi sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. 1.3.1.2. Về lực lượng vũ trang 24
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu, trước tình hình hết sức phức tạp, Huyện ủy đã nêu rõ: Giữ vững tiến độ sản xuất, đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân; phát động dùng súng bộ binh bắn máy bay Mỹ, tăng cường lực lượng chiến đấu ở những mục tiêu quan trọng, cố gắng hạn chế sự thiệt hại của ta. Các xã, đơn vị sôi nổi bổ sung giải pháp thực hiện kế hoạch nhiệm vụ chiến đấu và công tác, sản xuất trong năm. Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường. Ngày 6-5-1965, Đại đội 361 ở địa phương được lập lại. Đại đội có 3 trung đội bộ binh, 2 trung đội hỏa lực súng 75mm, là đơn vị chủ lực trong chiến đấu với địch bằng đường không, đường biển của huyện Lệ Thủy. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan xí nghiệp có “trận địa thắng Mỹ”. Cả huyện bừng lên khí thế mọi lứa tuổi, mọi nghành đều tham gia đánh Mỹ. Tháng 8-1965, máy bay Mỹ điên cuồng bắn phá xuống mảnh đất Lệ Thủy, đặc biệt là ở xã Ngư Thủy dồn dập trong 4 ngày đêm. Trước tình hình đó lực lượng vũ trang Lệ Thủy nêu quyết tâm: Giặc dùng đạn bom, ta giáng trả bằng trí lực, súng đạn của ta. Lực lượng chiến đấu bắn máy bay địch phát triển nhanh, có hiệu quả. Trên địa bàn huyện có các đơn vị của bộ đội chủ lực như trung đoàn 218 pháo cao xạ 85 ly và 37 ly; bộ đội tiểu đoàn 9 địa phương Quảng Bình pháo 37 ly. Lực lượng dân quân tự vệ 22 xã và công nông trường xí, nghiệp có thêm những phân đội trực chiến được trang bị súng 12 ly 7, đại liên, trung liên và có hàng ngàn tay súng dân quân du kích dàn thế trận khắp nơi thành lưới bủa vây máy bay địch. Tỉnh đội Quảng Bình, huyện đội Lệ Thủy đã tích cực chỉ đạo các đơn vị, các phân đội rút kinh nghiệm sau một đợt huấn luyện, chiến đấu và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật, thông tin, trinh sát cho cán bộ chiến sĩ và dân quân tự vệ. Trước âm mưu ngày càng xảo quyệt của kẻ thù, Huyện ủy chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về nhiệm vụ an ninh - quốc phòng và tinh thần sẵn sàng chiến đấu, thực hiện tốt khẩu hiệu “mỗi dân quân du kích, mỗi người dân là một chiến sĩ diệt Mỹ”. Bước sang năm 1967, địch tăng cường đánh phá miền Bắc, biển Lệ Thủy là một trong năm trọng điểm đánh phá của chúng: Vĩnh Linh, Lệ Thủy, Đồng Hới, Đèo Ngang, Lạch Giang. Được Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương phát động phong trào toàn dân tham gia chiến đấu, đánh tàu chiến địch, xây dựng lực lượng ba thứ quân bảo vệ bờ biển; căn cứ vào tình hình thực tế, đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy được thành lập để chiến đấu bảo vệ địa bàn, đuổi tàu địch ra xa cho 25
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ngư dân bám biển. Ngày 21-11-1967, đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy được thành lập gồm 37 đồng chí với tuổi đời còn rất trẻ từ 16 đến 22, chia làm 3 trung đội, với 4 khẩu pháo 85 ly do đồng chí Ngô Thị The làm đại đội trưởng, đồng chí Trần Thị Thản làm chính trị viên. Là một đơn vị pháo binh đầu tiên của địa phương, đại đội nữ pháo binh được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân. Qua huấn luyện, đại đội chứng tỏ là một tập thể gắn bó, có kỷ luật, có nề nếp sinh hoạt chính quy theo điều lệnh quân đội, trong quá trình chiến đấu đã đạt những thành tích vang dội. 1.3.1.3. Về kinh tế Khẩu hiệu “vững tay cày, chắc tay súng”, “vững tay chèo, chắc tay súng” đã cổ vũ quân dân Lệ Thủy và tạo ra tinh thần tiến công cách mạng trong sản xuất, chiến đấu trên đồng ruộng, trên trận địa, công trường, ngư trường. Mặc dù phải dành 48% công sức lao động để phục vụ chiến đấu, phục vụ tiền tuyến, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã phát huy được quan hệ sản xuất mới, phân công lao động hợp lý với đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu. Hầu hết ở các hợp tác xã, các cở sản xuất đều xây dựng được nhiều tổ, đội xung kích đảm nhận nhiệm vụ cày, cấy, chăm sóc và thu hoạch ở những nơi địch đánh phá ác liệt nhất. Vì vậy, ở những vùng trọng điểm đánh phá của địch đã xuất hiện mô hình “cánh đồng thắng Mỹ”. Trong nông nghiệp: Hợp tác xã Việt Xô hữu nghị (tháng 4-1961 hợp tác xã Việt Xô ra đời trên cở sở sát nhập hợp tác xã Đại Phong và hợp tác xã Thượng Phong) tiếp tục phát triển, phát huy tác dụng đầu tàu trên các mặt, nhất là về công tác quản lý sản xuất. Năm 1965-1966, hợp tác xã đạt năng suất bình quân 24,5 tạ/ ha, ruộng tăng sản của hợp tác xã đạt năng suất từ 36 - 49 tạ/ha, vượt trội lên dẫn đầu năng suất toàn huyện và toàn tỉnh, bốn năm liên tục nhận cờ thi đua xuất sắc của tỉnh, ba năm liên tục nhận cờ thi đua trong nông nghiệp. “Cùng với Việt - Xô, thi đua với Việt - Xô, một loạt hợp tác xã như Lộc An, Lộc Thượng, Lộc Hạ, An Xá, Xuân Hồi sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao trong hai năm 1966-1967, góp phần đưa năng suất toàn huyện đạt 17.309 tấn năm 1966 và 23.495 tấn năm 1967. Đến năm 1968, toàn huyện gieo cấy 15.996 ha, với tổng sản lượng 20.197 tấn” [54, tr. 651]. Lực lượng ngư dân tập thể, ngoài việc chống chọi với sóng gió phải đương đầu với tàu bay, tàu chiến giặc Mỹ theo dõi bắn phá ngày đêm. Trong điều kiện thuyền lưới bị bắn phá có hư hại, mất mát một số thuyền vừa tham gia vận chuyển 26
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hàng hóa của nhà nước, vừa bám biển để sản xuất, nhưng sản lượng cá vẫn không giảm sút. Các hợp tác xã ngư nghiệp khai thác vẫn vượt 10% kế hoạch. Trong tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và một số nghành khác: Cùng với sản xuất nông nghiệp, các nghành kinh tế khác đều có sự phát triển. Xưởng cơ khí Kiến Giang sản xuất tăng cả về số lượng và chủng loại sản phẩm, các công cụ sản xuất dân dụng như cày, bừa, guồng đạp nước, thuyền, giường tủ. Nông trường quốc doanh Lệ Ninh, nằm ở vị trí ngã ba tỉnh lộ số 10, là nơi chân hàng của tuyến vận tải quân sự chi viện chiến trường, vì thế may bay giặc Mỹ liên tục đánh phá, nhưng cán bộ, công nhân vẫn bám trụ sản xuất chiến đấu, năng suất lao động đạt 140%. Ngoài ra nông trường còn tạo điều kiện, giúp đỡ các xã và hợp tác xã ở Sơn Thủy, Phú Thủy, Hoa Thủy phát triển sản xuất. Đầu năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến vai trò của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp: “Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân ta là chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Sản xuất và chiến đấu là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau. Các hợp tác xã nông nghiệp là đội quân hậu cần của quân đội chiến đấu ngoài mặt trận. Các xã viên hợp tác là chiến sĩ sản xuất, cần phải cố gắng như chiến sĩ ngoài mặt trận” [3, tr. 348]. Theo lời Bác, phong trào hợp tác hóa tiếp tục phát triển, giai cấp nông dân tập thể đã góp công, góp sức củng cố và phát huy quan hệ sản xuất mới, tạo đà cho sản xuất phát triển, giành 3 mục tiêu “4 tấn thóc, 7 tấn hoa màu, 3 đầu gia súc trên một héc ta gieo trồng” do tỉnh phát động. Bên cạnh đó, 100% hợp tác xã tích cực thực hiện công tác quản lý, cải tiến kỹ thuật. Các cuộc vận động đó đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xây dựng hợp tác xã trong nông thôn đi lên. Đánh giá kết quả cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã đối chiếu với yêu cầu đặt ra, Lệ Thủy có 57 hợp tác xã loại tốt, chiếm 67,2%; 13 hợp tác xã đạt loại khá, chiếm 23,6%; 5 hợp tác xã đạt loại trung bình chiếm 9,2% [6, tr. 197]. Sản xuất nông nghiệp phát triển, mặt trận phân phối lưu thông được cải tiến đảm bảo hàng hóa thiết yếu đến tận tay người tiêu dùng. Mạng lưới hợp tác mua bán phát triển khắp 22 xã, với hàng chục điểm bán hàng, mua hàng. Phong trào gửi tiền tiết kiệm chống Mỹ, thu hút mọi gia đình tham gia. Năm 1968, toàn huyện đạt bình quân đầu người hơn 90 đồng/ người so với năm 1965 là 20 đồng/ người. Trong điều kiện có chiến tranh, nhân dân Lệ Thủy vẫn 27
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 “chắc tay cày, tay súng”, tranh thủ mọi điều kiện để sản xuất, thực hiện việc “bám ruộng thâm canh”. Đến năm 1968, cả huyện gieo cấy 15.996,2 ha đạt 111,8% kế hoạch, so với năm 1965 vượt 8 ha. Năng suất lúa đạt 12,3 tạ/ha so với năm 1967 là 11,99 tạ/ha. “Huyện Lệ Thủy đạt tổng sản lượng lương thực 20.197,3 tấn đạt 138,2% kế hoạch so với năm 1965 tăng 74,9 tấn, bình quân lương thực đầu người 320,2 kg. Toàn huyện bán lương thực cho nhà nước, tính chung từ 1965-1968, Lệ Thủy bán cho nhà nước 949 tấn lợn hơi, 898 con trâu và 1.100 con bò thịt, 23492 kg thịt, 1.210.197 quả trứng” [6, tr. 199]. Phong trào thi đua “hai giỏi” đã phát triển mạnh mẽ, tiếp tục tiến lên lập nhiều thành tích mới. Năm 1968, cả huyện có 17/22 xã hai giỏi; 55/84 hợp tác xã hai giỏi, 321/442 đội sản xuất hai giỏi, 1.774/15.047 gia đình hai giỏi, 15526/27947 xã viên hai giỏi. Trong giao thông vận tải: Do nằm ở vị trí trung lộ trên tuyến đường Bắc - Nam, địa bàn huyện Lệ Thủy có các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, đường biển quan trọng đi qua, tạo nên hệ thống giao thông đan xen. Các tuyến đường qua Lệ Thủy gồm quốc lộ 1, tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến tỉnh lộ 16, tuyến tỉnh lộ số 10 ngoài ra còn có các tuyến đường nối liền trong huyện. Do vị trí hiểm yếu của mình nên Lệ Thủy chịu nhiều trận đánh ác liệt của đế quốc Mỹ hòng tạo nên những điểm tắc dài ngày, hàng hóa không vào được chiến trường. Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Trung ương Đảng “bảo đảm giao thông suốt liên tục trở thành một công tác trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, một công tác có tầm quan trọng chiến lược đối với việc củng cố và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đối với việc chi viện cuộc cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam và giúp đỡ cách mạng các nước bạn” [3, tr. 369]. Ngay từ đầu, Huyện ủy đã coi trọng công tác giao thông đảm bảo cao nhất cho vận tải quân sự được thông suốt. Huyện đã thành lập ở mỗi xã một đội ứng cứu giao thông lưu động; các xã dọc đường số 1, đường 15A chuẩn bị sẵn vật liệu gỗ, ván, bổi, rơm, để lấp vá đường thông xe. Năm 1965-1966, toàn huyện đã bỏ ra hơn một triệu ngày công cho công tác bảo đảm giao thông, chủ yếu là sửa chữa cầu, ngầm, lấp hố bom, vá mặt đường, chống lầy, bốc dỡ hàng hóa quân sự. Giữa năm 1968, huyện đã lập ban chỉ đạo đảm bảo giao thông do đồng chí ủy viên Thường vụ, Phó chủ tịch ủy ban hành chính huyện phụ trách và thành lập đội giao 28
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thông nông thôn. Huyện đề ra mục tiêu hộ gia đình các xã dọc quốc lộ, chuẩn bị trước 1 - 2 gánh bổi, 2 - 3 bao đất đá để sẵn sàng san lấp hố bom, thông đường thông xe. Dân quân du kích xã Dương Thủy, Mai Thủy, Phú Thủy, Sơn thủy, Hoa Thủy đã phá gỡ hàng trăm quả bom từ trường, bom nổ chậm. Ngay sau khi máy bay đánh phá vừa dứt, nhân dân và cán bộ xã Hồng Thủy đã tập trung sửa đường san lấp hố bom, nhân dân ở xã Hồng Thủy với xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh) là nơi thực hiện khẩu hiệu “xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu, tiếc xương”. Trên mỗi vùng, ở từng xã đều có những tập thể và những gia đình không tiếc mồ hôi, công sức của cải và cả máu xương để phục vụ cho giao thông vận tải thông suốt. Cuối năm 1967 đầu năm 1968, nhân dân Lệ Thủy càng dốc sức bảo đảm mạch máu giao thông, thực hiện tốt chủ trương và biện pháp của tỉnh để ra sức củng cố và phát triển lực lượng vận tải, thực hiện triệt để đường lối quần chúng trong khâu tổ chức vận tải. “Quyết tâm bảo vệ cầu đường, giữ vững mạch máu giao thông, tích cực đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn bảo đảm giao thông vận tải trong mọi tình huống khó khăn. Giáo dục toàn Đảng, toàn dân có ý thức phòng gian bảo mật, bảo vệ tính mạng tài sản một cách thường xuyên. Thực hiện khẩu hiệu toàn Đảng toàn dân tham gia giao thông”[4, tr. 225]. Với quyết tâm đánh bại âm mưu của chúng, đảm bảo giao thông vận tải thông suốt, thông xe thông hàng, huyện đã chỉ đạo các lực lượng tham gia bám trụ ngày đêm vì mạch máu giao thông trên bộ, trên sông, trên các tuyến. “Từ giữa năm 1968, huyện đã tổ chức được hơn 50 đội, tổ canh phòng, báo động, phát hiện máy bay bỏ bom từ trường, nổ chậm dọc tuyến đường để xử lý, 69 thuyền vận tải quốc phòng, 70 thuyền cơ động phục vụ thường trực cho hai binh trạm 14, 16” [86]. Đến hết năm 1968, công tác phục vụ vận tải của huyện cho chiến trường B và C đạt 103% chỉ tiêu đề ra là một cố gắng lớn của Đảng bộ, quân và dân huyện nhà. Toàn huyện đã đóng góp 5 triệu ngày công phục vụ cho yêu cầu bảo đảm giao thông, xây trận địa, chuyển hàng ra mặt trận, củng cố nâng cấp 100 km đường ô tô và vận chuyển hàng trăm tấn hàng từ Đồng Hới lên An Lạc, Xuân Bồ, Mỹ Trạch, Thác Cóc. Nhân dân đã dành nhiều công sức giúp đỡ các đơn vị bộ đội chủ lực, các quân, binh chủng và bộ đội địa phương của tỉnh đóng quân, chiến đấu trên địa bàn. Hầu hết các xã trong huyện đã giành nhiều lương thực san sẽ với chiến trường Trị Thiên. Trong một đợt cuối năm 29
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1968, nhân dân tự xay giã góp được 500 tấn gạo kịp thời chuyển vào cho chiến trường Trị - Thiên đánh Mỹ. 1.3.1.4. Về văn hóa, giáo dục, y tế: Văn hóa trong thời kỳ này tập trung vào việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, nêu cao lòng tin tưởng tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng đã làm tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục lòng căm thù giặc Mỹ xâm lược, nâng cao truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phản ánh ca ngợi những con người, tập thể chiến công trong trong phong trào thi đua hai giỏi và các phong trào hành động cách mạng khác. Năm 1966, trong huyện đã xây dựng được 19 đội thông tin tuyên truyền cơ sở, 15 trên 22 xã có đội văn hóa, văn nghệ. Nhiều đội có lực lượng mạnh còn phục vụ biểu diễn cho nhân dân trong huyện và các đơn vị bộ đội như đội văn nghệ xã Thanh Thủy, xã Liên Thủy, Phong Thủy, Xuân Thủy. Đài truyền thanh Lệ Thủy hoạt động liên tục vào các giờ buổi sáng, buổi trưa, buổi tối có đầy đủ các chương trình phát thanh từ trung ương, đến huyện, xã. Các đội thông tin văn hóa xã đảm nhiệm một tuần có một chương trình lên phát trên đài huyện. Nhân dân tích cực tham gia phong trào “cất cao giọng hò chống Mỹ”, “cất cao tiếng hát át tiếng bom”. Phòng Thông tin văn hóa huyện đã sưu tầm hiện vật truyền thống tổ chức trưng bày triển lãm lưu động ở các cụm xã có phục vụ văn nghệ cho bà con. Các phong trào đọc sách báo, xem chiếu bóng, xem văn công địa phương, văn công lực lượng vũ trang tỉnh, quân khu, xây dựng nếp sống gia đình hai giỏi, liên tục phát động và phát triển rộng ra trên địa bàn. Một số địa phương có sáng kiến xây dựng thư viện trong nhà hầm, sách báo được mắc trên dây để phục vụ nhân dân. Các hoạt động trên đây góp phần làm cho nhân dân lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Lệ Thủy hưởng ứng và xây dựng nên phong trào “tiếng hát át tiếng bom”, “tiếng loa hòa tiếng súng”. Có nhiều xã hoạt động văn hóa văn nghệ tốt: Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, Hồng Thủy, Xuân Thủy, Liên Thủy... Bên cạnh đó các cấp ủy, chính quyền và nhân dân có chính sách quan tâm đến các gia đình chính 30