SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan về phát triển du lịch bền
vững
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một
sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch trở
thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu
trong đời sống xã hội.
Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy
nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên
cứu khác nhau nên khái niệm về du lịch cũng không giống nhau.
Trong quyển Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan với nội dung khá
chi tiết, nhà địa lý Belarus đã nhấn mạnh “Du lịch là một dạng hoạt động của
cư dân, trong thời gian rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài
nơi ở thường xuyên, nhằm mục đích phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức, văn hóa hoặc hoạt động thể thao, kèm theo việc tiếp thu
những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ”.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, Hội nghị Liên Hợp Quốc về du
lịch được tổ chức tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch:“Du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến cư
trú không phải là nơi làm việc của họ”.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo tổ chức du lịch thế giới WTO:“Du lịch là tổng thể các hiện tượng
và các mối quan hệ xuất phát từ sự giao lưu giữa du khách và các nhà kinh
doanh, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong quá trình thu hút và
đón tiếp khách”.
Luật du lịch Việt Nam năm 2006 đã đưa ra khái niệm như sau:“Du lịch
là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung,
của xã hội loài người nói riêng. Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng
bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật,
văn hoá…Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội từ xã hội công xã nguyên thủy
đến chiếm hữu nô lệ lên phong kiến rồi chế độ tư bản…đó được coi là một quá
trình phát triển.
Mục tiêu chính của quá trình phát triển là không ngừng nâng cao các điều
kiện và chất lượng cuộc sống của con người, làm cho con người ít phụ thuộc
vào thiên nhiên đồng thời tạo lập sự công bằng và bình đẳng giữa các tầng lớp
trong xã hội. Các mục tiêu của phát triển thường được cụ thể hoá bằng những
chỉ tiêu về đời sống vật chất như bình quân đầu người về GDP, lương thực, nhà
ở, các điều kiện chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần như giáo dục, mức
hưởng thụ văn hoá nghệ thuật, thể thao, sự bình đẳng xã hội, tự do, chính trị,
truyền thống lịch sử của từng quốc gia.
Song trong quá trình phát triển, bên cạnh việc mang lại những lợi ích về
mặt kinh tế, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất của con người thì
quá trình này cũng đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây
ra những tác động tiêu cực làm suy thoái môi trường. Trước những thực
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tế không thể phủ nhận là môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải từ
hoạt động kinh tế, nhiều hệ sinh thái đã bị diệt vong ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình phát triển của toàn xã hội qua nhiều thế hệ, mâu thuẫn giữa sử dụng
tài nguyên cho nhu cầu cuộc sống trước mắt với việc dự trữ và nuôi dưỡng tiềm
năng tài nguyên cho thế hệ mai sau ngày càng trở nên gay gắt. Từ nhận thức
này đã xuất hiện một khái niệm mới của con người về hoạt động phát triển đó
là “Phát triển bền vững”.
Vào giữa những năm 1980, khái niệm về phát triển bền vững được đề
cập đến và được chính thức đưa ra tại hội nghị của Ủy ban thế giới về phát triển
môi trường CED (năm 1987 với tên gọi chính thức là Ủy ban Brundtlant). Theo
địnhnghĩa của Brundtlant thì “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát
triển kinh tế nhằm đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau”. Tuy nhiên nội
dung chủ yếu của phát triển bền vững đề cập đến trong định nghĩa này chỉ xoay
quanh vấn đề phát triển kinh tế. [13, tr7]
Trong năm 1980, tổ chức bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra
một khái niệm khác về phát triển bền vững. Theo đó“Phát triển bền vững phải
cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng
tái tạo và không tái tạo đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc
tổ chức kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. [13, tr7]. Điều
này cho thấy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các nước trên thế giới
phải được xác định trong mối quan hệ bền vững.
Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh khái niệm về phát triển bền
vững ở những góc độ khác nhau, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng cho đến nay
khái niệm mà Ủy ban Thế giới về phát triển và môi trường WCED đưa ra năm
1987 được sử dụng rộng rãi, làm chuẩn mực để so sánh các hoạt động phát triển
có trách nhiệm đối với môi trường.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sau này, quan niệm về phát triển bền vững đã được các nhà khoa học
trên thế giới phát triển và bổ sung thêm. Tại Hội nghị về môi trường, toàn cầu
RIO_92 và RIO_92+5, khái niệm về phát triển bền vững được thảo luận, bổ
sung và mở rộng theo đó “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hài
hòa, đan xen và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và
hệ văn hoá - xã hội”. [6, tr60]
Biểu đồ 1.1: Quan niệm về phát triển bền vững
Dưới quan điểm phát triển bền vững này, Jacobs và Saller (1992) cho
rằng phát triển bền vững là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của
3 hệ thống nói trên, đồng thời xác định phát triển bền vững không cho phép con
người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra suy thoái và tàn phá đối với
hệ khác, hay nói cách cụ thể thì phát triển bền vững là sự dung hòa các tương
tác và sự thỏa hiệp giữa 3 hệ thống nói trên nhằm đưa ra các mục tiêu hẹp hơn
cho sự phát triển bền vững bao gồm:
- Tăng cường sự tham gia có hiệu quả cộng đồng vào những quyết định
mang tính chất chính trị trong quá trình phát triển của xã hội.
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Tạo ra những khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm
suy thoái tài nguyên thông qua áp dụng những thách thức mới về khoa học kỹ
thuật.
- Giải quyết những xung đột do phát triển không công bằng.
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng
cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn
nhưng trong những năm gần đây, lý luận về phát triển bền vững cũng được các
nhà khoa học, nhà lý luận quan tâm nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu những kết
quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững đối
với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng tài nguyên tự nhiên và nhân văn
rất phong phú. Tuy nhiên trong quá trình lịch sử, nguồn tài nguyên thiên nhiên
và môi trường của Việt Nam bị nhiều tác động đặc biệt là hậu quả của hai cuộc
chiến tranh và tiếp đó là việc khai thác thiếu khoa học của con người. Trước
tình hình đó, việc nghiên cứu lý luận làm cơ sở để phân tích, đưa ra các giải
pháp đảm bảo sự phát triển bền vững phù hợp với đặc điểm Việt Nam là hết
sức cấp bách và cần thiết.
Các vấn đề về phát triển bền vững ở nước ta còn được cụ thể hóa trong
các văn bản quan trọng. Hơn cả là chỉ thị số 36/TC ngày 25/6/1998 của Bộ
Chính Trị BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định mục tiêu và các quan
điểm cơ bản cho phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động môi
trường.[tr5]. Đồng thời trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII của Đảng (1996) cũng đã chính thức đề cập đến khía cạnh bảo vệ
môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể
tách rời của phát triển bền vững. [tr1]
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển của nước ta trong 20 năm tới là
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
“Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát
triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường” và …“sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ cải thiện môi trường, bảo tồn đa
dạng sinh học, coi đây là một nội dung chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chương
trình và dự án phát triển kinh tế xã hội”. [tr13]
Qua nội dung các văn bản trên ta thấy nhận thức thực tế về phát triển bền
vững trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường đã được thể hiện một cách
đầy đủ rõ ràng trong đường lối của Đảng ta.
1.1.1.3. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học trên
thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về
kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái và các nền văn hóa bản địa.
Hậu quả của các tác động này sẽ làm ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâu
dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu “Nghiên cứu phát triển
du lịch bền vững” nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động đảm bảo
sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch bước đầu quan tâm đến khía cạnh
môi trường đã bắt đầu xuất hiện như: du lịch sinh thái, du lịch dựa vào thiên
nhiên, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm, du lịch xanh…đã góp phần nâng
cao trách nhiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Dưới góc độ kinh tế “Du lịch bền vững là quá trình hoạt động du lịch
mà ở đó có thể duy trì được mức độ tăng trưởng liên tục của các chỉ tiêu kinh
tế trong một khoảng thời gian nhiều năm, hoặc trong một giai đoạn nhất định”
(Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, 2001. Cơ sở khoa học và giải pháp phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam). Tuy nhiên quan niệm này chịu rất nhiều sự
chỉ trích, phê phán của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về môi
trường và tài nguyên.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị
về môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Rio de Janerio năm 1992
“Du lịch bền vững là sự phát triển của hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu
cầu bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch
trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên
nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, văn hóa, thẩm mỹ của con người trong
khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển
của hệ sinh thái và cả hệ thống hỗ trợ của con người”. [tr8]
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế (WTTC), 1996 “Du lịch bền
vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn
đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ du lịch trong tương lai”.
[tr7]
Như vậy với những quan điểm trên đây có thể xem du lịch bền vững là
một nhánh của phát triển bền vững nói chung đã được Hội nghị Ủy ban Thế
giới về phát triển và môi trường (hay Ủy ban Brudtlant) xây dựng năm 1987.
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch bền vững còn khá mới. Tuy nhiên, theo
Khoản 21, điều 4, chương 1 – Luật Du lịch Việt Nam (2005) “Du lịch bền vững
là sự phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của tương lai”. [tr10]
Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm chưa thực sự thống nhất với khái niệm
phát triển du lịch bền vững từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và
lĩnh vực khác liên quan, song đến nay đa số các ý kiến cho rằng “Phát triển du
lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và
nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm
đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và
tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
triển hoạt động du lịch trong tương lai và góp phần nâng cao mức sống của
cộng đồng địa phương”.
Như vậy, du lịch bền vững đòi hỏi ta phải chú ý đến cả 3 hệ sinh thái: xã
hội, nhân văn và kinh tế. Các lợi ích của 3 hệ này được chú ý và có tầm quan
trọng như nhau để từ đó có được một nền du lịch bền vững.
1.1.2. Các nguyên tắc và tiêu chí phát triển du lịch bền vững
1.1.2.1. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt,
mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.
Chính vì vậy, sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng
bộ của toàn xã hội.
Bên cạnh đó, phát triển du lịch bền vững cần hướng đến việc đảm bảo 3
mục tiêu cơ bản: Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, đảm bảo sự bền
vững về tài nguyên và môi trường, đảm bảo sự bền vững về xã hội. Tuy nhiên,
để đảm bảo 3 mục tiêu cơ bản trên, phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý
Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Hoạt động du
lịch mang lại hiệu quả về nhiều mặt nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều tác động
tiêu cực làm suy giảm cạn kiệt tài nguyên, môi trường…Tuy nhiên một số tài
nguyên du lịch không thể đổi mới hay thay thế được. Trong khi đó, tài nguyên du
lịch lại được xem là sản phẩm quan trọng nhất, là mục đích chuyến đi của du
khách. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du lịch cần xây dựng
những chiến lược, phương pháp bảo tồn, tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch theo
hướng tiết kiệm, hợp lý để lưu lại cho thế hệ tương lai.
- Hạn chế việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra môi trường
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Việc tiêu thụ quá mức tài nguyên không chỉ dẫn đến sự hủy hoại môi trường,
làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà còn không đảm bảo nguồn tài nguyên cho phát
triển lâu dài của ngành du lịch. Bên cạnh đó, các chất thải từ dịch vụ du lịch, hoạt
động của du khách, chất thải của phương tiện vận chuyển khách…nếu chúng
không được thu gom, xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường, làm suy thoái tài nguyên, xáo trộn về văn hóa xã hội. Đối với những
quốc gia và địa phương hoạt động du lịch phát triển thì lượng chất thải ra môi
trường từ hoạt động này cũng ngày càng nhiều.
Vì vậy, giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi
phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất
lượng du lịch là điều rất cần thiết.
- Duy trì tính đa dạng
Tính đa dạng về tài nguyên du lịch là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo nên
sự hấp dẫn của du lịch, làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án quy hoạch du lịch cũng như
sự phát triển du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm mất đi tính đa
dạng của thiên nhiên, văn hóa – xã hội. Vì vậy trong quá trình quy hoạch cần
phải xây dựng và thực hiện các phương cách, chiến lược nhằm duy trì bảo tồn
tính đa dạng của tài nguyên.
- Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội
Du lịch là một ngành kinh tế liên ngành, có mối quan hệ chặt chẽ với
nhiều ngành kinh tế - xã hội khác. Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn
khổ quy hoạch chiến lược quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động
môi trường sẽ làm tăng khả năng tồn tại, phát triển lâu dài của ngành du lịch.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khi sự phát triển là một bộ phận hợp nhất của quy hoạch, kế hoạch phát
triển cấp quốc gia hoặc địa phương, nếu xem việc phát triển du lịch là một tổng
thể thì sẽ mang lại lợi ích tối đa và dài hạn hơn cho nền kinh tế - xã hội. Điều
này sẽ khuyến khích việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác tài nguyên môi trường
du lịch hiệu quả hơn, vừa góp phần hấp dẫn du khách và nâng cao đời sống
cộng đồng địa phương.
- Hỗ trợ kinh tế và thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch là cần
thiết bởi chính nền văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là
những nhân tố thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch không chỉ
giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn có trách nhiệm hơn với
tài nguyên môi trường và chất lượng sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, hoạt động
du lịch một mặt mang lại hiệu quả tích cực, mặt khác cũng để lại những hậu
quả tiêu cực cho tài nguyên môi trường và kinh tế - xã hội của địa phương.
Chính vì vậy, ngành du lịch có trách nhiệm đóng góp một phần thu nhập cho
phát triển kinh tế địa phương.
- Thường xuyên lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan
Việc lấy ý kiến của cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp du lịch, các
tổ chức và cơ quan khác nhau là cần thiết. Bởi vì, điều này sẽ giúp nâng cao
nhận thức của các bên tham gia với các dự án quy hoạch, cùng nhau giải quyết
những mâu thuẫn về quyền lợi, góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững
của ngành du lịch.
- Thường xuyên tiến hành các công tác nghiên cứu
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học
vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Chính vì vậy, để
các dự án quy hoạch du lịch có hiệu quả cần: đầu tư cho công tác điều tra, giám
sát, thống kê, phân tích, so sánh từ đó có thể xây dựng các mục tiêu, giải
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
pháp phù hợp. Ngoài ra, công tác nghiên cứu còn giúp cho việc nhận thức được
những thiếu sót, hạn chế của dự án quy hoạch để có những kế hoạch điều chỉnh,
bổ sung kịp thời.
- Đào tạo nguồn nhân lực
Con người là yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với bất kỳ
sự phát triển nào. Một lực lượng lao động du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch. Một nhân viên được trang bị những kiến thức về môi trường,
văn hóa, ngoại ngữ và khả năng giao tiếp tốt không những làm cho du khách
hài lòng mà còn giúp họ có ý thức trách nhiệm và nhận thức đúng về môi trường,
về những giá trị văn hóa truyền thống.
Chính vì vậy, việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ là một
trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch.
- Nâng cao trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch
Xúc tiến, quảng cáo luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển
du lịch, đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản
phẩm du lịch. Việc quảng cáo, tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông
tin đầy đủ và có trách nhiệm nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi
trường tự nhiên, văn hóa và xã hội, đồng thời làm tăng sự thỏa mãn của du
khách đối với sản phẩm du lịch. Ngược lại, hoạt động quảng cáo, tiếp thị thiếu
trách nhiệm mang đến cho khách những thông tin không đầy đủ và thiếu chính
xác dẫn đến sự thất vọng của du khách về sản phẩm du lịch được quảng cáo,
ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của hoạt động du lịch…Chính vì vậy, khi
thực hiện quảng bá, tiếp thị du lịch cần phải đảm bảo tính trung thực, chính xác
và đầy đủ để đảm bảo tính bền vững trong du lịch.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.2.2. Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là một phạm trù còn mới trong chiến lược
phát triển du lịch ở nước ta. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và xây dựng,
các nhà quản lý có thể đưa ra một số giải pháp phù hợp và kịp thời điều chỉnh
các hoạt động nhằm đạt tới trạng thái bền vững hơn cho quá trình phát triển.
Tuy nhiên, chúng ta không thể đánh giá phát triển du lịch bền vững một cách
tùy tiện mà phải dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:
- Các tiêu chí kinh tế
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự tăng trưởng liên tục và ổn
định lâu dài của các chỉ tiêu kinh tế du lịch (chỉ tiêu về khách du lịch, thu nhập,
GDP, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động…). Theo xu thế phát triển hiện nay ở
trong nước và trên thế giới, các chỉ tiêu kinh tế đã phát triển liên tục trong nhiều
năm (thường là trên dưới 10 năm) ở mức trung bình khoảng 7 – 10%/năm thì
được xem là phát triển bền vững. Tuy nhiên tùy thuộc vào trình độ phát triển
và mức khởi điểm của các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi nước, mỗi địa phương mà mức
độ tăng trưởng sẽ cao hay thấp khác nhau được lựa chọn để đánh giá tính bền
vững. Với tiêu chí này cần đề cập đến những chỉ tiêu cụ thể sau:
Chỉ tiêu khách du lịch: Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá
trình phát triển du lịch, quyết định sự thành công hay thất bại, sự phát triển bền
vững hay không bền vững của ngành du lịch. Thực tế cho thấy, các hoạt động
phát triển du lịch tự phát thường chỉ quan tâm đến việc thu hút khách đến và
không chú trọng đến chất lượng nguồn khách (khả năng chi trả, trình độ văn
hóa…), đến thời gian dài ngày hay ngắn ngày, đến mức độ hài lòng và mong
muốn quay trở lại của họ. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững sẽ được đảm bảo
hơn trong trường hợp lượng khách du lịch ít (không gây áp lực
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đến tài nguyên, môi trường) nhưng thời gian lưu trú dài hơn và có khả năng chi
trả cao hơn.
Ngoài ra, sự quay trở lại của khách du lịch cũng là một trong những chỉ
tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của du lịch. Chất lượng sản phẩm du
lịch, chất lượng các dịch vụ bổ sung, chất lượng của đội ngũ trong lao động du
lịch sẽ đảm bảo đáp ứng mức độ hài lòng của khách du lịch làm tăng thêm mong
muốn quay trở lại của họ và cũng chính họ sẽ là người quảng cáo tốt nhất cho
hoạt động du lịch. Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại càng chứng tỏ rằng hoạt động
du lịch đang phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Điều này càng quan trọng
đối với những đối tượng khách du lịch từ những thị trường khách có khả năng
chi trả cao, có thời gian lưu trú dài ngày.
Như vậy, để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững thì ngoài sự phát
triển liên tục của chỉ tiêu về số lượng khách, các chỉ tiêu khác có liên quan đến
khách du lịch (ngày lưu trú, mức chi tiêu, mức độ hài lòng…) cũng cần được
phát triển liên tục và bền vững.
Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du
lịch): Thu nhập du lịch là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với
sự phát triển của du lịch cả nước nói chung và du lịch của địa phương nói riêng,
là thước đo mức độ phát triển và cho sự thành công của du lịch. Chỉ tiêu thu
nhập du lịch liên quan chặt chẽ đến chỉ tiêu khách du lịch, sự tăng trưởng liên
tục của khách du lịch sẽ kéo theo sự tăng trưởng về thu nhập và sẽ đóng góp
quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch.
Thu nhập du lịch của một vùng lãnh thổ nào đó bao gồm tất cả các khoản
thu nhập do khách du lịch chi trả khi đến lãnh thổ đó điển hình như: dịch vụ lưu
trú, ăn uống, vận chuyển (không kể vận chuyển quốc tế), các dịch vụ vui chơi
giải trí, mua sắm hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác. Ngoài ra còn một
số ngành dịch vụ khác không chỉ phục vụ người dân
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
địa phương mà còn phục vụ cho cả khách du lịch như: dịch vụ y tế, ngân hàng,
bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm…
Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thước đo sự phát triển kinh tế
nói chung và của từng ngành nói riêng. Sự phát triển và gia tăng liên tục của
chỉ tiêu GDP sẽ phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế có bền vững hay
không? Đối với ngành du lịch, việc tăng trưởng thường xuyên, liên tục của chỉ
tiêu GDP không chỉ đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn
cho thấy vị trí của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng GDP
càng cao, ổn định và tăng trưởng theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển
gần với mục tiêu phát triển bền vững.
Như vậy, chỉ tiêu thu nhập du lịch và tổng sản phẩm quốc nội là những tiêu
chí quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế.
Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật trong du lịch (cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phương tiện vận
chuyển, các khu du lịch, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác…) là thước đo phản
ánh trình độ phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển cả về số lượng, chủng
loại và chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, một mặt đáp
ứng được mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách, mặt khác góp phần quan trọng
vào việc hấp dẫn, thu hút khách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành.
Để có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có chất lượng cao thì vấn đề
đầu tư rất quan trọng. Nếu không được đầu tư hoặc đầu tư không đồng bộ thì
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẽ nghèo nàn, lạc hậu, kém chất lượng
và không có khả năng hấp dẫn khách du lịch, không có khả năng lưu giữ khách
du lịch dài ngày, làm giảm khả năng chi tiêu của họ, dẫn đến giảm nguồn thu
nhập và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của du lịch.
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chỉ tiêu nhân lực ngành du lịch: Du lịch là một ngành có nhu cầu về
đội ngũ lao động rất cao. Do đó, trong hoạt động du lịch, chất lượng đội ngũ
lao động luôn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định. Bởi vì, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cuối cùng là ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng của các chỉ tiêu du lịch khác. Như vậy, chất
lượng đội ngũ lao động được đào tạo không chỉ nhằm nâng cao uy tín của
ngành, của đất nước mà còn là yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh thu hút
khách đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch về mặt chuyên môn bên cạnh
những kỹ năng nghề nghiệp giỏi, khả năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ,
cần được trang bị kiến thức về tài nguyên, quản lý môi trường, luật môi trường
và hệ thống kiến thức sâu rộng về xã hội. Về mặt kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán
bộ trở thành các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, hiểu được những
mối quan hệ sinh thái mà còn giúp đỡ người dân và khách du lịch trong việc sử
dụng các nguồn tài nguyên một cách tốt hơn.
Tinh thần trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du
lịch: Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc thu hút khách du lịch. Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền
quảng bá thông qua việc cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tuyến điểm,
về sản phẩm du lịch sẽ tạo được lòng tin cho du khách đồng nghĩa với việc tăng
trưởng kinh tế thông qua hoạt động du lịch.
- Các tiêu chí về tài nguyên, môi trường
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo khai thác và sử dụng một cách
hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc
khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cần được quản lý
và giám sát để đáp ứng nhu cầu hiện tại và đảm bảo cho nhu cầu phát triển du
lịch trong tương lai. Tiêu chí này bao gồm các chỉ tiêu sau:
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Số lƣợng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch đƣợc đầu tƣ tôn tạo và bảo
tồn: Đây là hạt nhân trong phát triển du lịch, trong đó tài nguyên du lịch đóng
vai trò trung tâm. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng
đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả du lịch càng cao. Ở những địa phương
càng có nhiều khu, điểm du lịch được đầu tư, bảo tồn, tôn tạo thì chứng tỏ
hoạt động phát triển du lịch ở nơi đó càng đáp ứng được mục tiêu phát triển
bền vững.
Theo tổ chức du lịch thế giới, nếu tỷ lệ này vượt quá 50% thì hoạt động
du lịch được xem là trong trạng thái phát triển bền vững.
Áp lực tài nguyên, môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch: Một trong
những mục tiêu mà phát triển bền vững hướng đến là bảo vệ môi trường. Việc
phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không chú trọng đến công tác
đánh giá và quản lý tác động đến môi trường tại các khu vực phát triển du lịch
sẽ là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và
kết quả là sự phát triển du lịch thiếu bền vững. Để hạn chế những tác động tiêu
cực và quản lý nguồn tài nguyên, môi trường một cách có hiệu quả cần lưu ý
đến vấn đề giảm thiểu các chất thải, mức độ kiểm soát các hoạt động du lịch,
mức độ đầu tư bảo tồn và duy trì tính đa dạng sinh học, vấn đề sức chứa tại các
điểm du lịch.
Mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho công tác bảo tồn, phát triển
tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng: Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên
phục vụ du lịch không chỉ mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà còn đóng
góp cho cộng đồng địa phương, cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch.
Nguồn thu này sẽ đóng góp vào mục đích tôn tạo, bảo tồn và nâng cấp các
nguồn tài nguyên đó. Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho công tác bảo tồn
được thể hiện qua tỷ lệ giữa phần đóng góp và tổng nguồn thu. Tỷ lệ này càng
lớn thì mức độ đóng góp càng cao và đảm bảo cho việc
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Vì vậy đây là tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá sự phát triển du lịch
bền vững về mặt tài nguyên, môi trường.
- Các tiêu chí về xã hội
Trong phát triển du lịch bền vững đòi hỏi ngành Du lịch phải có những
đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: Tạo công ăn việc làm
cho người lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc
sống, chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch, đảm bảo sự công bằng trong phát
triển, góp phần hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Mức độ phát triển hệ thống các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ:
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải
có sự thích nghi cao đối với những thay đổi bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan. Để hạn chế được những rủi ro trong quá trình hoạt động chúng ta cần
phải phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ tạo công ăn
việc làm cho một bộ phận người dân lao động ở địa phương, cải thiện chất
lượng cuộc sống, nâng cao dân trí, thu hút các nguồn lực phát triển du lịch, phù
hợp với tính chất xã hội hóa cao của du lịch, đảm bảo sự phát triển du lịch bền
vững về mặt kinh tế, xã hội.
Tác động đến xã hội từ các hoạt động du lịch: Du lịch là một ngành
mang tính xã hội hóa cao, vì vậy các hoạt động phát triển du lịch không tránh
khỏi những tác động mạnh mẽ lên nhiều mặt của đời sống xã hội trong đó bao
gồm cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền
vững, vấn đề đặt ra ở đây là cần phát huy hơn nữa những mặt tích cực và kiểm
soát, hạn chế những tiêu cực từ hoạt động này.
Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phƣơng với các hoạt
động du lịch: Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững cần có sự ủng hộ, hợp
tác của cộng đồng địa phương bởi họ chính là người bảo vệ, là chủ nhân của
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch. Do vậy, mức độ hài lòng của cộng
đồng dân cư địa phương đối với các hoạt động du lịch sẽ phản ánh mức độ bền
vững của du lịch trong quá trình phát triển.
Để có được sự hài lòng và hợp tác của cư dân địa phương thì vai trò và
trách nhiệm của họ phải được quan tâm hàng đầu, cụ thể là:
- Phải phát huy được vai trò của cộng đồng địa phương trong việc giám
sát, thực hiện các dự án quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch.
- Tăng cường khả năng tham gia của cộng đồng địa phương trong công
tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Ưu tiên cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động kinh
doanh du lịch trên địa bàn, tạo công ăn việc làm, cải thiện chất lượng cuộc
sống.
- Phúc lợi xã hội chung cho cộng đồng địa phương được nâng cao lên
nhờ các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn địa phương.
1.2. Quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn
tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó chính là hoạt động quản
lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận
quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn
phương đối với xã hội. Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của
các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.
Hiện nay, quyền lực nhà nước ở mọi quốc gia trong quá trình thực thi
đều được chia thành ba bộ phận cơ bản là quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền tư pháp.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp và Luật, tức
là quyền xây dựng các quy tắc pháp lý cơ bản để điều chỉnh tất cả các mối quan
hệ xã hội theo định hướng thống nhất của nhà nước. Quyền lập pháp do cơ quan
lập pháp thực hiện.
- Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, tức là quyền chấp hành
luật và tổ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật. Quyền này
do cơ quan hành pháp thực hiện, bao gồm cơ quan hành pháp Trung ương và
hệ thống cơ quan hành pháp ở địa phương.
- Quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp (trước
hết là hệ thống Tòa án) thực hiện.
Ở Việt Nam, “quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công,
phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [2, tr5]. Theo cơ chế đó, quyền lập
pháp được trao cho một cơ quan duy nhất thực hiện là Quốc hội. Quyền hành
pháp được trao cho Chính phủ và bộ máy hành chính địa phương thực hiện bao
gồm quyền lập quy và điều hành hành chính. Quyền tư pháp được trao cho hệ
thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp và hệ thống Tòa án nhân dân các cấp
thực hiện.
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước
do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức
trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền
lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích
chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội
phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước.
1.2.1.2. Khái niệm Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững
Với tư cách là chủ thể, nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý tất cả các
lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội và ngành du lịch cũng nằm trong số đó.
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi có sự quản lý của Nhà nước
để duy trì và phát triển bền vững. Việc thành công hay thất bại phụ thuộc rất
lớn vào khung pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ
phát triển của đất nước. Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững là một
lĩnh vực của quản lý nhà nước, là hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước
nhằm quản lý vi mô các hoạt động du lịch thông qua hệ thống các chính sách,
chương trình, văn bản quy phạm pháp luật các văn bản chỉ đạo, điều hành về
lĩnh vực du lịch nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực du lịch.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp từ những quan điểm khác nhau đối với
quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, có thể đưa ra định nghĩa tổng
quát như sau:“Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững là sự tác động
có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước (qua hệ thống pháp
luật) đối với các quá trình, hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát
triển ngày càng bền vững các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế nhằm đạt
được hiệu quả về kinh tế, tự nhiên và xã hội đã đặt ra”. Quản lý nhà nước về
phát triển du lịch bền vững nhằm đưa du lịch phát triển bền vững theo định
hướng chung của tiến trình phát triển đất nước và theo quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển
du lịch bền vững trong phạm vi cả nước là Tổng cục Du lịch. Tổng cục Du lịch
thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phát triển du lịch bền
vững trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về phát triển du lịch bền
vững theo quy định của pháp luật.
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch
bền vững
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ phát triển một cách bền vững
trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những
điều kiện mang đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh
đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên những tiềm năng du lịch
khác nhau.
Điều kiện tự nhiên là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa
hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý
thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn…Đây là cơ sở cho
quy hoạch phát triển du lịch bền vững và các biện pháp chính sách để phát triển
sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Những yếu tố về điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho việc hoạch định
phát triển du lịch bền vững và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước
về du lịch.
1.2.2.2. Kinh tế xã hội
Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác
động tới sự phát triển bền vững của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát
triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ
chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch,
điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Trong thực tế, sự ổn định
chính trị và xã hội được một số nghiên cứu xem như là một đặc điểm của sản
phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du
lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến
động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP
(Tổng sản phẩm quốc nội) không ổn định.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng như
chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng. Có hai loại cơ sở vật chất
kỹ thuật đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội. Các thành
tựu kinh tế, chính trị cũng có sức thu hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc
triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách. Các
thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan
tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến
để quan sát, xem xét và học hỏi,….
1.2.2.3. Đường lối phát triển du lịch bền vững
Đường lối phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa cực kì quan trọng đối
với mỗi quốc gia, bởi đây chính là chìa khóa mang lại sự thành công cho ngành
công nghiệp được ví như “con gà đẻ trứng vàng”. Đường lối phát triển du lịch
bền vững được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương
hướng, mục tiêu phát triển du lịch bền vững về tổng thể dài hạn như: chiến lược
đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng
các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường đi kèm với đó
là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược. Nó góp phần hỗ
trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong kế hoạch đầu tư phát triển ngành du
lịch bền vững, tạo cơ sở xây dựng các quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều
kiện thực tế. Như vậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược phát triển bền
vững, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có
những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những
đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung sẽ trở
thành nguyên nhân kìm hãm du lịch phát triển bền vững.
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sự phát triển bền vững của du lịch là đối tượng của quản lý nhà nước du
lịch trên địa phương hay lãnh thổ nào đó. Hoạt động du lịch tốt thể thiện qua sự
phát triển bền vững của du lịch. Khi du lịch phát triển một cách bền vững, quy
mô của nó ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn và chất lượng cao hơn
cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Hay nói cách khác, đối
tượng của quản lý nhà nước du lịch vận động và thay đổi theo thời gian và theo
quy luật kinh tế khách quan. Trong khi các quyết định của quản lý nhà nước
mang tính chủ quan, chỉ có hiệu lực nếu phù hợp và có tính khoa học cao. Do
đó, quản lý nhà nước du lịch cũng luôn phải đổi mới toàn diện từ hoạch định,
tổ chức, điều hành đến kiểm soát và điều chỉnh. Chỉ có như vậy quản lý nhà
nước mới có hiệu lực thật sự.
1.2.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững
Bảo đảm quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững có hiệu lực và
hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành
bởi ba thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân
lực quản lý; (4) nguồn lực cho quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước về phát
triển du lịch bền vững bản thân nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung
cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước. Quá trình này cũng đòi hỏi
phải có các nguồn lực để thực hiện. Do đó số lượng điều kiện nguồn lực cũng
quyết định đến chất lượng hoạt động của công tác quản lý nhà nước về phát
triển du lịch bền vững.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch
bền vững
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp, do
đó, nhà nước phải đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
du lịch và dùng công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch để thúc
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, trở thành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.
Để làm được điều này, nhà nước phải xác định được chiến lược tổng thể phát triển
du lịch bền vững phù hợp với điều kiện đất nước, vừa phát huy được tính đặc thù,
huy động được nội lực để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch, vừa phù hợp với
thông lệ quốc tế, vừa tranh thủ được nguồn lực bên ngoài.
Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là các đơn vị kinh doanh
có lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng
phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển
của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ
tầng các khu, điểm du lịch,…hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật
như nhà hàng, khách sạn. Vì thế, nhà nước phải hết sức quan tâm đến việc xây
dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du
lịch bền vững của đất nước.
1.2.3.2. Ban hành các văn bản pháp luật về phát triển du lịch bền vững Hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng từ các quy định chính
sách, pháp luật của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân thủ theo.
Để các quy định, chính sách đó đi vào cuộc sống thì Nhà nước phải xây dựng,
ban hành và tổ chức thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh. Như vậy, muốn
quản lý sự phát triển ngành du lịch tại địa phương, các cơ quan nhà nước ở địa
phương cần chỉ đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của Trung ương ban hành
có hiệu quả ở địa phương mình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại
địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý phát triển ngành ở địa phương nhưng
không trái với luật pháp của Nhà nước. Mục đích là thiết lập môi trường pháp
lý để đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ, tạo điều kiện thuận lợi cho du
lịch phát triển bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các văn bản, các chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn, xử lý nghiêm minh
mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không tùy tiện thay đổi
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các chính sách của mình, xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban
hành, giảm tối đa sự trùng lắp gây khó khăn cho hoạt động du lịch.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo theo đúng
quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải
thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích
phát triển. Phải đảm bảo tính ổn định, bình đẳng và nghiêm minh trong quá
trình thực thi văn bản quy phạm pháp luật.
1.2.3.3.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững,
sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về phát
triển du lịch bền vững
Du lịch là hoạt động mang tính liên ngành, do đó quản lý nhà nước đối
với phát triển du lịch bền vững phải tạo được những cân đối chung, điều tiết
được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp
lý thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển bền vững. Và để thực hiện tốt
điều này, bộ máy quản lý nhà nước phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có
hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, đồng thời các cơ quan trong bộ máy
đó phải luôn được phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo du lịch luôn có sự
thống nhất trong tổ chức và hoạt động.
Hiện nay, theo quy định của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì hoạt động
du lịch chịu sự quản lý thống nhất của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước
về phát triển du lịch bền vững. Chính phủ trao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững và chịu trách nhiệm trước
Chính phủ. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản
lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững ở Trung ương trong việc thực hiện
quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững.
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tổng cục Du lịch là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực
hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phát triển du lịch bền vững
trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định của
pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách
nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa phương;
cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du
lịch bền vững phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch,
tuyến du lịch, đô thị du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung
ương và địa phương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên
quan mật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện
quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững.
Có thể mô tả hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch theo sơ đồ sau:
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chính phủ
UBND tỉnh, thành phố
thuộc Trung ƣơng
UBND cấp huyện
Bộ VHTTDL
Tổng cục DL
Sở VHTTDL
UBND cấp xã Phòng VHTTDL
Doanh Doanh Doanh Doanh Doanh
nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp
Du lịch Du lịch Du lịch Du lịch Du lịch
Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý Nhà nước về Du lịch
1.2.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
Cũng như các lĩnh vực khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động
du lịch cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Bởi lẽ,
từ cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh quốc gia, giữa các ngành các doanh nghiệp
cho đến cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng là cạnh tranh bằng trí tuệ của
nhà quản lý và chất lượng nguồn nhân lực. Để hoạt động du lịch của một quốc
gia, một vùng, một địa phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động phát triển du
lịch bền vững cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, những địa
phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch bền vững cần phải có chiến
lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới
khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất –
kỹ thuật du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch
bền vững. Vì vậy, cơ quan nhà nước cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch tại các điểm du lịch như mở đường giao
thông, xây dựng hệ thống điện nước, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, ứng
dụng khoa học, công nghệ về du lịch để hỗ trợ trong việc tôn tạo và bảo tồn các
di tích văn hóa – lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch…
1.2.3.5. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến
du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Nâng cao tính liên kết là một điều kiện tất yếu để phát triển bền vững
ngành du lịch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm tính liên kết
ngành, vùng và quốc gia. Sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp du
lịch, liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ tạo
nên một môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi, công bằng. Để tạo điều kiện
tốt hơn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, cơ
quan nhà nước cần làm tốt việc cung cấp thông tin, cập nhật chính sách mới về
phát triển du lịch bền vững, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước và
cán bộ quản trị doanh nghiệp để giúp họ hiểu rõ về các cam kết, nghĩa vụ của
Nhà nước và của doanh nghiệp theo luật quốc tế và điều kiện của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Chính quyền cấp tỉnh cần phải trở thành trung
tâm gắn kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn với thị trường liên
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vùng, khu vực và trên thế giới, nhất là các trung tâm kinh tế lớn. Một mặt, chính
quyền cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham gia hợp tác quốc tế về du lịch theo quy
định của pháp luật, góp phần đẩy mạnh liên kết và hội nhập dịch vụ du lịch với
các nước trong khu vực và quốc tế. Mặt khác, cần chủ động làm “đầu nối” thông
qua việc tổ chức và thiết lập các điểm thông tin, lựa chọn và công bố các địa
chỉ giao dịch của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có uy tín đang hoạt
động tại các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới nhằm giúp các
doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để có thể lựa chọn đối tác liên doanh,
liên kết.
Hơn nữa, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch của địa phương
thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức các đoàn công tác kết hợp
tham quan trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong nước hoặc nước
ngoài…
1.2.3.6. Tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về phát triển du lịch bền vững
Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như
khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường
sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất
nước, của địa phương…Do đó, cơ quan nhà nước phải chỉ đạo thực hiện thường
xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động phát triển du
lịch bền vững để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực
có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, cơ quan nhà nước cần phải làm tốt
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh
về đầu tư khai thác các điểm, khu du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký
và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có
điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lữ hành,...đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về phát
triển du lịch bền vững trên địa bàn.
1.2.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền
vững
Nhà nước ra đời là nhằm thực hiện vai trò, chức năng quản lý mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội. Bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào cũng cần đến
sự quản lý, điều tiết của nhà nước nhằn đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh
tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, và du lịch cũng không
ngoại lệ. Du lịch là một hiện tượng, một yếu tố cấu thành nên các hình thái kinh
tế xã hội. Bên cạnh các quy luật chung, nó hình thành, vận động và phát triển
theo những quy luật riêng của mình. Thực chất quá trình quản lý các hoạt động
du lịch là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước.
Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành kinh tế du lịch phát triển ổn định, bền
vững, phát huy được tối đa những lợi ích và những hạn chế, tiêu cực thì cần
phải có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình để
đảm bảo ngành du lịch phát triển bền vững theo định hướng, góp phần thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhà nước là người đại diện cho nhân dân để đảm bảo các quyền trong
hiến pháp của công dân nói chung và văn hóa nói riêng, điều tiết sự phát triển
hài hòa, phù hợp với sự phát triển bền vững của du lịch, lợi ích văn hóa của các
nhóm xã hội, các yêu cầu phát triển và thỏa mãn du lịch của các dân tộc, các
vùng miền trên lãnh thổ cả nước. Nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể
để can thiệp vào hoạt động du lịch nhằm tạo ra môi trường du lịch lành mạnh,
phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát
triển xã hội một cách hài hòa, phù hợp với giá trị và văn hóa của một quốc gia,
một vùng, một địa phương. Mặt khác, với tính chất mà một ngành kinh tế - xã
hội mang lại những hiệu quả tổng hợp, cũng như các ngành kinh
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tế khác, du lịch muốn phát triển bền vững không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô
của Nhà nước.
Sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định, bền
vững, phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế của những mặt trái. Điều này
xuất phát từ bản chất của du lịch là một lĩnh vực kinh tế mang tính đặc thù rõ
nét, bên cạnh các quy luật chung, du lịch được hình thành, vận động và phát
triển theo những quy luật riêng của mình. Theo đó, ngoài những tác động tích
cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động này cũng làm
nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, đặc biệt là đối với môi trường. Chính vì vậy, để
đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững không thể thiếu sự quản lý của
nhà nước.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ chặt chẽ với các
ngành khác như giao thông, thuế, tài chính, điện, bưu điện,…Mối quan hệ giữa
chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển bền vững của du lịch thúc
đẩy các ngành khác phát triển và ngược lại, sự phát triển của các ngành khác
góp phần không nhỏ để du lịch phát triển bền vững. Do vậy, phải xác định phát
triển du lịch bền vững là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành có liên quan,
đồng thời có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách có hiệu
quả mối quan hệ giữa du lịch và các ngành khác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động du lịch sẽ tạo hiệu quả rộng lớn
hơn, thúc đẩy tăng trưởng các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục các yếu tố
tiêu cực do hoạt động kinh doanh du lịch mang lại. Sự phối hợp này thể hiện
thông qua việc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch (Sở Du lịch, UBND các huyện thị) với các cơ quan ban ngành
có liên quan như Điện, Bưu điện, Giao thông, tài chính…nhằm tạo ra cơ chế
“một cửa” trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch bền
vững và các hoạt động liên quan.
39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nhà nước định hướng sự phát triển bền vững của du lịch bằng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc
của hoạt động du lịch và ngành du lịch. Cụ thể là nhà nước không buông lỏng
hay thả nổi công tác quy hoạch, kế hoạch nhưng phải đổi mới công tác đó cho
phù hợp với yêu cầu xã hội, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập kinh tế quốc tế. Cần phát huy tối đa mọi lợi thế về du lịch và các
hoạt động phục vụ du lịch của quốc gia, vùng và địa phương. Thu hút mọi
nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của ngành du lịch
nói riêng. Thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững
ngành du lịch, nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển bền
vững theo hướng tích cực với việc khai thác hiệu quả và bền vững các tài
nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử.
Sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh du lịch hoạt
động trong khuôn khổ cho phép, xóa bỏ dần các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, thiếu văn minh, hoặc đơn thuần chỉ chạy theo lợi nhuận mà phá hoại môi
trường sinh thái, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội. Cơ quan quản
lý nhà nước không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh
nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp được phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nếu buông
lỏng quản lý nhà nước để tự nó phát triển, hoạt động du lịch sẽ bị chệch hướng,
thị trường bị lũng đoạn, tài nguyên du lịch bị khai thác kiệt quệ, không đảm
bảo phát triển du lịch bền vững.
40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Như vậy, quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững là việc làm
không thể thiếu và thực sự rất cần thiết đối với sự phát triển của đất nước nói
chung và sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng.
1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững của
một số địa phƣơng trong nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền
vững ở Nha Trang
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Nha
Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km² với dân số 392.279 (2009). Nha
Trang là thành phố du lịch biển nổi tiếng nhất của Việt Nam. Các bãi biển dọc
chiều dài thành phố và trên các đảo thuộc Vịnh Nha Trang như Hòn Tre, Hòn
Tằm, Hòn Mun, Hòn Chồng – Vợ đều là những thắng cảnh tuyệt vời thu hút du
khách trong và ngoài nước. Du lịch Nha Trang còn thu hút khách bởi di tích
Chămpa nổi tiếng là Tháp Bà Ponagar và các điểm tham qua thú vị trong thành
phố như Chợ Đầm, Chùa Long Sơn, Nhà Thờ Núi và Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo
Đại). Nha Trang cũng tổ chức nhiều sự kiện du lịch, đáng chú ý là Festival Biển
Nha Trang với nhiều hoạt động vui chơi giải trí phong phú. Những năm gần
đây, ngành dịch vụ du lịch ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu
kinh tế của thành phố Nha Trang, hệ thống cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ
được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Đến đây, du khách có nhiều dịch vụ vui chơi,
giải trí, thư giãn phù hợp với túi tiền. Vì vậy, quanh năm hai thành phố này luôn
tấp nập khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế lưu trú dài ngày nên doanh thu
du lịch luôn cao và tăng trưởng đều theo từng năm. Theo báo cáo của Sở Du
lịch, 5 tháng qua, toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có
446.236 lượt khách quốc tế. Trong số các thị
41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trường khách quốc tế, khách đến từ Trung Quốc chiếm số lượng lớn với
175.000 lượt. [tr28]
Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững của Thành phố Nha
Trang được chú trọng và đẩy mạnh. Thành ủy Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa
trực tiếp chỉ đạo các sở, phòng, ban chuyên môn xây dựng các nghị quyết
chuyên đề hoặc đề án như: đề án quản lý vỉa hè lòng đường không vì mục đích
giao thông; đề án quản lý các tuyến phố kinh doanh theo từng nhóm hàng, dịch
vụ; đề án thu gom rác thải; đề án chăm sóc cây xanh; đề án về an ninh du
lịch…trong đó, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, phòng ban
chuyên môn. Công tác phối hợp giữa các phòng ban của thành phố Nha Trang
và cấp phường chặt chẽ, thông tin hai chiều, toàn diện. Thành phố Nha Trang
có lực lượng thanh niên xung kích hơn 100 người, chốt trực 24/24 giờ trên các
bãi biển, tuyến điểm du lịch làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đô thị. Mỗi ngày có 8
công an được bố trí hỗ trợ lực lượng thanh niên xung kích thực hiện nhiệm vụ.
Kinh phí cho công tác giữ gìn trật tự đô thị gần 8 tỷ đồng/năm. Dưới bãi biển,
để bảo đảm an toàn tính mạng cho khách tắm biển, thành phố Nha Trang có lực
lượng cứu hộ bờ biển chuyên nghiệp, cứ cách 30m có 1 người, chốt trực từ 5
giờ 30 đến 19 giờ hàng ngày.
Trong năm 2015, quản lý nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn
thành phố Nha Trang đã đạt được một số kết quả nhất định nhất là công tác đảm
bảo môi trường du lịch lành mạnh, các hoạt động kiểm tra, xử lý về kinh doanh
lưu trú du lịch được tăng cường, hoạt động của Tổ Kiểm tra liên ngành chèo
kéo, đeo bám khách du lịch được duy trì. UBND thành phố ban hành văn bản
chỉ đạo Ban Quản lý Vịnh Nha Trang có kế hoạch chỉnh trang hoặc xây dựng
mới nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn theo quy định tại khu vực bến tàu Du lịch
Cầu Đá – Vĩnh Nguyên để phục vụ nhân dân và du khách.UBND thành phố chỉ
đạo các cơ quan, phòng, ban, UBND các xã, phường trên địa
42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bàn thành phố tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an
ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang. Tổ Kiểm tra
liên ngành về kiểm tra, xử lý các đối tượng buôn bán hàng rong đeo bám, chèo
kéo khách tại các điểm tham quan du lịch thành phố đã kiểm tra được 66 lượt
tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố, góp phần đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn xã hội cho 45 lượt tàu khách quốc tế cập cảng, có 41.711
du khách lên bờ tham quan thành phố.
Để có được những hiệu quả tích cực về phát triển du lịch bền vững,
Thành phố Nha Trang đã có những biện pháp tích cực trong vấn đề quản lý nhà
nước đối với phát triển du lịch bền vững. Chính quyền địa phương đã xây dựng
được các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể về phát triển du lịch bền vững
tổng thể, lâu dài trên cơ sở bảo vệ môi trường, an toàn cho du khách. Có chính
sách tăng cường thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật
du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Bên cạnh đó,
chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đưa công nghệ thông
tin hiện đại vào quản lý du lịch. Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng
bá theo chuyên đề, kết hợp những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên toàn
quốc và tham gia các hội trợ triển lãm, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế
để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của tỉnh…
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền
vững ở thành phố Vũng Tàu
Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông
Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao
quanh, diện tích 141,1 km² với dân số 450.000 người (năm 2014).Vũng Tàu
từng là 30 trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục của tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch của miền Nam
43
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Việt Nam. Vũng Tàu thích hợp cho những chuyến nghỉ ngơi, thư giãn vào cuối
tuần hay các dịp lễ. Đến đây, du khách sẽ được tắm biển, tham quan thưởng
thức những món ăn ngon và bị thu hút bởi một thành phố năng động, mến
khách. Bãi Sau là bãi biển thường được khách du lịch Vũng Tàu lựa chọn để
tắm biển nhất. Ngoài ra, Vũng Tàu cũng có những điểm tham quan đáng chú ý
như Tượng Chúa Kitô Vua trên núi Nhỏ, Chùa Thích Ca Phật Đài và tòa Bạch
Dinh nằm sát biển. Lễ hội Nghinh Ông và lễ hội Dinh Cô là hai lễ hội văn hóa
nổi bật nhất của Vũng Tàu. [tr29]
Thời gian qua, thành phốVũng Tàu đã đẩy mạnh quản lý nhà nước về
phát triển du lịch bền vững, qua đó, môi trường văn hóa, kinh doanh du lịch
trên địa bàn thành phố từng bước được cải thiện. Nhằm nâng cao kỹ năng và
cung cách phục vụ khách hàng, hàng năm, thành phố Vũng Tàu phối hợp với
Sở Công thương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng bán hàng và văn hóa kinh
doanh cho cán bộ quản lý và nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán ăn trên địa
bàn thành phố. Từ năm 2013 đến nay, đã có 747 học viên được cấp chứng chỉ.
Thành phố cũng thành lập đường dây nóng nhằm chấn chỉnh tình trạng gian lận
thương mại, lắp đặt 4 panô quảng bá địa chỉ tin cậy du lịch…Bên cạnh đó, từ
năm 2013 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Vũng Tàu đã tổ chức
kiểm ra 198 lượt cơ sở lưu trú và dịch vụ, xử phạt hành chính với 61 cơ sở,
trong đó, phạt cảnh cáo 15 cơ sở, phạt tiền 46 cơ sở, thu nộp kho bạc nhà nước
166 triệu đồng. Đến nay, 7 địa chỉ đen về “chặt chém” du khách trên địa bàn
thành phố đã được xử lý, lấy lại uy tín cho ngành du lịch Vũng Tàu. Bên cạnh
đó, UBND thành phố Vũng Tàu đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo các
đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện niêm yết giá, bán hàng hóa, dịch vụ theo
đúng giá của cơ quan có thẩm quyền quy định, các dịch vụ phục vụ du lịch như:
giá giữ xe, giá thuê phao dù, ghế bố,
44
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tắm nước ngọt, thuê phòng trọ, khách sạn, nhà hàng…nhằm bảo đảm việc kinh
doanh lành mạnh, tạo sự yên tâm cho du khách khi đến Vũng Tàu.
Hiện, Vũng Tàu có 1.540 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó, có 497 khách
sạn, nhà nghỉ với 7.098 phòng, có 112 khách sạn, khu resort đạt chuẩn từ 1-5
sao. Năm 2014, mặc dù chịu ảnh hưởng chung do cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới, hệ thống giao thông quốc lộ 51 mới hoàn thành, hệ thống đường thủy tàu
cánh ngầm bị đình chỉ hoạt động…nhưng lượng khách đến Vũng Tàu vẫn tăng.
8 tháng đầu năm 2014, Vũng Tàu đón hơn 3,6 triệu lượt khách, tăng 3% so với
cùng kỳ năm 2013, doanh thu du lịch ước đạt 1.135 tỷ đồng.
Tuy nhiên, để tạo bước đột phá cho du lịch thành phố Vũng Tàu, thành
phố cần đẩy mạnh hơn nữa việc quản lý môi trường du lịch an toàn, thân thiện
để khách yên tâm; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và cung cách phục vụ;
duy trì tổ chức các lễ hội, giải thể thao, bóng chuyền bãi biển, festival diều quốc
tế, lễ hội ẩm thực phố biển…một cách quy mô và lan tỏa trong cộng đồng để
thu hút du khách. Thành phố Vũng Tàu đã đề nghị UBND tỉnh và các ngành
liên quan cần đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình, dự án du lịch của tỉnh
đầu tư trên địa bàn, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng, vệ sinh môi trường; thành
lập phòng du lịch và trung tâm hướng dẫn du lịch; thành lập đội cảnh sát du
lịch thành phố Vũng Tàu để cùng với các cơ quan quản lý nhà nước làm tốt hơn
nhiệm vụ phát triển và giữ gìn hình ảnh, môi trường du lịch của thành phố.
Thành phố Vũng Tàu cần phát huy vai trò quản lý về phát triển du lịch bền
vững đối với tất cả các đối tượng, mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh
dịch vụ và dịch vụ du lịch trên địa bàn toàn thành phố. Ngành du lịch cần tăng
cường phối hợp với các cấp, các ngành để tạo được sự chuyển biến đồng bộ
trong hoạt động du lịch. Chính quyền thành phố cần phối hợp với các ngành
chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an
toàn cho du khách và bảo vệ môi trường trên
45
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
địa bàn. Sắp xếp ổn định bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa
trong hoạt động quản lý nhà nước, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của
các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch
bền vững. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo nhà nước
về phát triển du lịch bền vững tỉnh và Hiệp hội du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý Nhà nƣớc về phát triển
du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Từ những kinh nghiệm quản lý Nhà nước về phát triển du lịch bền vững
ở một số địa phương trong nước như đã nêu trên, có thể rút ra một số kinh
nghiệm thực tiễn cho việc quản lý Nhà nước về phát triển du lịch theo hướng
bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh như sau:
Thứ nhất, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững
cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và các chính sách
khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển bền vững. Ở nhiều nước trên thế
giới và nhiều vùng trong cả nước, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mỗi nước, mỗi địa phương đều có chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong
và và ngoài nước để phát triển du lịch bền vững. Chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chiến lược phát triển bền vững được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất
và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, cũng cần
quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật
du lịch.
Thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các
sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Xã hội càng văn
minh thì nhu cầu của du khách càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa
46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa
phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt.
Thứ ba, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của
tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành
và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa
phương. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên tryền, quảng bá du lịch là một trong
những kinh nghiệm quan trọng cần học hỏi để đưa du lịch của tỉnh Trà Vinh
phát triển một cách bền vững.
Thứ tư, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các
doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của tổ chức WTO, ngành du lịch phải đối mặt với những
cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa
phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc hình thành các tour, các tuyến du lịch và trong việc xúc tiến đầu tư,
quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch nhất là du khách quốc tế.
Thứ năm, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho
ngành du lịch ở địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ có đối tượng
phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm
vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du khách không giống với các ngành kinh
tế và dịch vụ khác, nó mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên
phục vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu
phát triển bền vững ngày càng cao của du lịch.
Thứ sáu, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt
động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của
47
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
du lịch. Việc phát triển du lịch bền vững đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không
thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch
thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình lịch sử, văn hóa, kéo theo
sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật
của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm
pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du
lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.
48
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx

More Related Content

Similar to Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx

Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Thư viện Tài liệu mẫu
 
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdfPhmNguynQunhPhng
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...anh hieu
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...hieu anh
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx (20)

Tiểu Luận Ảnh Hưởng Toàn Cầu Hóa Tác Động Đến Du Lịch Việt Nam.docx
Tiểu Luận Ảnh Hưởng Toàn Cầu Hóa Tác Động Đến Du Lịch Việt Nam.docxTiểu Luận Ảnh Hưởng Toàn Cầu Hóa Tác Động Đến Du Lịch Việt Nam.docx
Tiểu Luận Ảnh Hưởng Toàn Cầu Hóa Tác Động Đến Du Lịch Việt Nam.docx
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.docx
 
Agenda 21
Agenda 21Agenda 21
Agenda 21
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóaĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
 
Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên.docxCơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên.docx
 
Cơ sở lý luận về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường.docx
Cơ sở lý luận về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường.docxCơ sở lý luận về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường.docx
Cơ sở lý luận về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường.docx
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt NamLuận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docxCơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx
 
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngLuận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
 
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan về phát triển du lịch bền vững 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm về du lịch cũng không giống nhau. Trong quyển Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan với nội dung khá chi tiết, nhà địa lý Belarus đã nhấn mạnh “Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân, trong thời gian rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên, nhằm mục đích phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc hoạt động thể thao, kèm theo việc tiếp thu những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ”. Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch được tổ chức tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch:“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến cư trú không phải là nơi làm việc của họ”. 9
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo tổ chức du lịch thế giới WTO:“Du lịch là tổng thể các hiện tượng và các mối quan hệ xuất phát từ sự giao lưu giữa du khách và các nhà kinh doanh, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong quá trình thu hút và đón tiếp khách”. Luật du lịch Việt Nam năm 2006 đã đưa ra khái niệm như sau:“Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài người nói riêng. Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá…Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội từ xã hội công xã nguyên thủy đến chiếm hữu nô lệ lên phong kiến rồi chế độ tư bản…đó được coi là một quá trình phát triển. Mục tiêu chính của quá trình phát triển là không ngừng nâng cao các điều kiện và chất lượng cuộc sống của con người, làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên đồng thời tạo lập sự công bằng và bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội. Các mục tiêu của phát triển thường được cụ thể hoá bằng những chỉ tiêu về đời sống vật chất như bình quân đầu người về GDP, lương thực, nhà ở, các điều kiện chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần như giáo dục, mức hưởng thụ văn hoá nghệ thuật, thể thao, sự bình đẳng xã hội, tự do, chính trị, truyền thống lịch sử của từng quốc gia. Song trong quá trình phát triển, bên cạnh việc mang lại những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất của con người thì quá trình này cũng đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra những tác động tiêu cực làm suy thoái môi trường. Trước những thực 10
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tế không thể phủ nhận là môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động kinh tế, nhiều hệ sinh thái đã bị diệt vong ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của toàn xã hội qua nhiều thế hệ, mâu thuẫn giữa sử dụng tài nguyên cho nhu cầu cuộc sống trước mắt với việc dự trữ và nuôi dưỡng tiềm năng tài nguyên cho thế hệ mai sau ngày càng trở nên gay gắt. Từ nhận thức này đã xuất hiện một khái niệm mới của con người về hoạt động phát triển đó là “Phát triển bền vững”. Vào giữa những năm 1980, khái niệm về phát triển bền vững được đề cập đến và được chính thức đưa ra tại hội nghị của Ủy ban thế giới về phát triển môi trường CED (năm 1987 với tên gọi chính thức là Ủy ban Brundtlant). Theo địnhnghĩa của Brundtlant thì “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau”. Tuy nhiên nội dung chủ yếu của phát triển bền vững đề cập đến trong định nghĩa này chỉ xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế. [13, tr7] Trong năm 1980, tổ chức bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra một khái niệm khác về phát triển bền vững. Theo đó“Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo và không tái tạo đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. [13, tr7]. Điều này cho thấy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các nước trên thế giới phải được xác định trong mối quan hệ bền vững. Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh khái niệm về phát triển bền vững ở những góc độ khác nhau, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng cho đến nay khái niệm mà Ủy ban Thế giới về phát triển và môi trường WCED đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi, làm chuẩn mực để so sánh các hoạt động phát triển có trách nhiệm đối với môi trường. 11
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sau này, quan niệm về phát triển bền vững đã được các nhà khoa học trên thế giới phát triển và bổ sung thêm. Tại Hội nghị về môi trường, toàn cầu RIO_92 và RIO_92+5, khái niệm về phát triển bền vững được thảo luận, bổ sung và mở rộng theo đó “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hài hòa, đan xen và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá - xã hội”. [6, tr60] Biểu đồ 1.1: Quan niệm về phát triển bền vững Dưới quan điểm phát triển bền vững này, Jacobs và Saller (1992) cho rằng phát triển bền vững là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống nói trên, đồng thời xác định phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra suy thoái và tàn phá đối với hệ khác, hay nói cách cụ thể thì phát triển bền vững là sự dung hòa các tương tác và sự thỏa hiệp giữa 3 hệ thống nói trên nhằm đưa ra các mục tiêu hẹp hơn cho sự phát triển bền vững bao gồm: - Tăng cường sự tham gia có hiệu quả cộng đồng vào những quyết định mang tính chất chính trị trong quá trình phát triển của xã hội. 12
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Tạo ra những khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm suy thoái tài nguyên thông qua áp dụng những thách thức mới về khoa học kỹ thuật. - Giải quyết những xung đột do phát triển không công bằng. Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng trong những năm gần đây, lý luận về phát triển bền vững cũng được các nhà khoa học, nhà lý luận quan tâm nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững đối với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng tài nguyên tự nhiên và nhân văn rất phong phú. Tuy nhiên trong quá trình lịch sử, nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường của Việt Nam bị nhiều tác động đặc biệt là hậu quả của hai cuộc chiến tranh và tiếp đó là việc khai thác thiếu khoa học của con người. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu lý luận làm cơ sở để phân tích, đưa ra các giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững phù hợp với đặc điểm Việt Nam là hết sức cấp bách và cần thiết. Các vấn đề về phát triển bền vững ở nước ta còn được cụ thể hóa trong các văn bản quan trọng. Hơn cả là chỉ thị số 36/TC ngày 25/6/1998 của Bộ Chính Trị BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động môi trường.[tr5]. Đồng thời trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) cũng đã chính thức đề cập đến khía cạnh bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững. [tr1] Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển của nước ta trong 20 năm tới là 13
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 “Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường” và …“sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, coi đây là một nội dung chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội”. [tr13] Qua nội dung các văn bản trên ta thấy nhận thức thực tế về phát triển bền vững trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường đã được thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng trong đường lối của Đảng ta. 1.1.1.3. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái và các nền văn hóa bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ làm ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường đã bắt đầu xuất hiện như: du lịch sinh thái, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm, du lịch xanh…đã góp phần nâng cao trách nhiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững. Dưới góc độ kinh tế “Du lịch bền vững là quá trình hoạt động du lịch mà ở đó có thể duy trì được mức độ tăng trưởng liên tục của các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian nhiều năm, hoặc trong một giai đoạn nhất định” (Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, 2001. Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam). Tuy nhiên quan niệm này chịu rất nhiều sự chỉ trích, phê phán của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về môi trường và tài nguyên. 14
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Rio de Janerio năm 1992 “Du lịch bền vững là sự phát triển của hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, văn hóa, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và cả hệ thống hỗ trợ của con người”. [tr8] Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế (WTTC), 1996 “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ du lịch trong tương lai”. [tr7] Như vậy với những quan điểm trên đây có thể xem du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững nói chung đã được Hội nghị Ủy ban Thế giới về phát triển và môi trường (hay Ủy ban Brudtlant) xây dựng năm 1987. Ở Việt Nam, khái niệm du lịch bền vững còn khá mới. Tuy nhiên, theo Khoản 21, điều 4, chương 1 – Luật Du lịch Việt Nam (2005) “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai”. [tr10] Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm chưa thực sự thống nhất với khái niệm phát triển du lịch bền vững từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và lĩnh vực khác liên quan, song đến nay đa số các ý kiến cho rằng “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát 15
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 triển hoạt động du lịch trong tương lai và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. Như vậy, du lịch bền vững đòi hỏi ta phải chú ý đến cả 3 hệ sinh thái: xã hội, nhân văn và kinh tế. Các lợi ích của 3 hệ này được chú ý và có tầm quan trọng như nhau để từ đó có được một nền du lịch bền vững. 1.1.2. Các nguyên tắc và tiêu chí phát triển du lịch bền vững 1.1.2.1. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Chính vì vậy, sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội. Bên cạnh đó, phát triển du lịch bền vững cần hướng đến việc đảm bảo 3 mục tiêu cơ bản: Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường, đảm bảo sự bền vững về xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo 3 mục tiêu cơ bản trên, phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Hoạt động du lịch mang lại hiệu quả về nhiều mặt nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực làm suy giảm cạn kiệt tài nguyên, môi trường…Tuy nhiên một số tài nguyên du lịch không thể đổi mới hay thay thế được. Trong khi đó, tài nguyên du lịch lại được xem là sản phẩm quan trọng nhất, là mục đích chuyến đi của du khách. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du lịch cần xây dựng những chiến lược, phương pháp bảo tồn, tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch theo hướng tiết kiệm, hợp lý để lưu lại cho thế hệ tương lai. - Hạn chế việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra môi trường 16
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Việc tiêu thụ quá mức tài nguyên không chỉ dẫn đến sự hủy hoại môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà còn không đảm bảo nguồn tài nguyên cho phát triển lâu dài của ngành du lịch. Bên cạnh đó, các chất thải từ dịch vụ du lịch, hoạt động của du khách, chất thải của phương tiện vận chuyển khách…nếu chúng không được thu gom, xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái tài nguyên, xáo trộn về văn hóa xã hội. Đối với những quốc gia và địa phương hoạt động du lịch phát triển thì lượng chất thải ra môi trường từ hoạt động này cũng ngày càng nhiều. Vì vậy, giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng du lịch là điều rất cần thiết. - Duy trì tính đa dạng Tính đa dạng về tài nguyên du lịch là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án quy hoạch du lịch cũng như sự phát triển du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm mất đi tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa – xã hội. Vì vậy trong quá trình quy hoạch cần phải xây dựng và thực hiện các phương cách, chiến lược nhằm duy trì bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên. - Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Du lịch là một ngành kinh tế liên ngành, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành kinh tế - xã hội khác. Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy hoạch chiến lược quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường sẽ làm tăng khả năng tồn tại, phát triển lâu dài của ngành du lịch. 17
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khi sự phát triển là một bộ phận hợp nhất của quy hoạch, kế hoạch phát triển cấp quốc gia hoặc địa phương, nếu xem việc phát triển du lịch là một tổng thể thì sẽ mang lại lợi ích tối đa và dài hạn hơn cho nền kinh tế - xã hội. Điều này sẽ khuyến khích việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác tài nguyên môi trường du lịch hiệu quả hơn, vừa góp phần hấp dẫn du khách và nâng cao đời sống cộng đồng địa phương. - Hỗ trợ kinh tế và thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch là cần thiết bởi chính nền văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn có trách nhiệm hơn với tài nguyên môi trường và chất lượng sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch một mặt mang lại hiệu quả tích cực, mặt khác cũng để lại những hậu quả tiêu cực cho tài nguyên môi trường và kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì vậy, ngành du lịch có trách nhiệm đóng góp một phần thu nhập cho phát triển kinh tế địa phương. - Thường xuyên lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan Việc lấy ý kiến của cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức và cơ quan khác nhau là cần thiết. Bởi vì, điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức của các bên tham gia với các dự án quy hoạch, cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi, góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. - Thường xuyên tiến hành các công tác nghiên cứu Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Chính vì vậy, để các dự án quy hoạch du lịch có hiệu quả cần: đầu tư cho công tác điều tra, giám sát, thống kê, phân tích, so sánh từ đó có thể xây dựng các mục tiêu, giải 18
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 pháp phù hợp. Ngoài ra, công tác nghiên cứu còn giúp cho việc nhận thức được những thiếu sót, hạn chế của dự án quy hoạch để có những kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời. - Đào tạo nguồn nhân lực Con người là yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với bất kỳ sự phát triển nào. Một lực lượng lao động du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Một nhân viên được trang bị những kiến thức về môi trường, văn hóa, ngoại ngữ và khả năng giao tiếp tốt không những làm cho du khách hài lòng mà còn giúp họ có ý thức trách nhiệm và nhận thức đúng về môi trường, về những giá trị văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ là một trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch. - Nâng cao trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Xúc tiến, quảng cáo luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển du lịch, đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Việc quảng cáo, tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội, đồng thời làm tăng sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch. Ngược lại, hoạt động quảng cáo, tiếp thị thiếu trách nhiệm mang đến cho khách những thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến sự thất vọng của du khách về sản phẩm du lịch được quảng cáo, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của hoạt động du lịch…Chính vì vậy, khi thực hiện quảng bá, tiếp thị du lịch cần phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và đầy đủ để đảm bảo tính bền vững trong du lịch. 19
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.2.2. Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững là một phạm trù còn mới trong chiến lược phát triển du lịch ở nước ta. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và xây dựng, các nhà quản lý có thể đưa ra một số giải pháp phù hợp và kịp thời điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt tới trạng thái bền vững hơn cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể đánh giá phát triển du lịch bền vững một cách tùy tiện mà phải dựa vào các tiêu chí cơ bản sau: - Các tiêu chí kinh tế Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự tăng trưởng liên tục và ổn định lâu dài của các chỉ tiêu kinh tế du lịch (chỉ tiêu về khách du lịch, thu nhập, GDP, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động…). Theo xu thế phát triển hiện nay ở trong nước và trên thế giới, các chỉ tiêu kinh tế đã phát triển liên tục trong nhiều năm (thường là trên dưới 10 năm) ở mức trung bình khoảng 7 – 10%/năm thì được xem là phát triển bền vững. Tuy nhiên tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức khởi điểm của các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi nước, mỗi địa phương mà mức độ tăng trưởng sẽ cao hay thấp khác nhau được lựa chọn để đánh giá tính bền vững. Với tiêu chí này cần đề cập đến những chỉ tiêu cụ thể sau: Chỉ tiêu khách du lịch: Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển du lịch, quyết định sự thành công hay thất bại, sự phát triển bền vững hay không bền vững của ngành du lịch. Thực tế cho thấy, các hoạt động phát triển du lịch tự phát thường chỉ quan tâm đến việc thu hút khách đến và không chú trọng đến chất lượng nguồn khách (khả năng chi trả, trình độ văn hóa…), đến thời gian dài ngày hay ngắn ngày, đến mức độ hài lòng và mong muốn quay trở lại của họ. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững sẽ được đảm bảo hơn trong trường hợp lượng khách du lịch ít (không gây áp lực 20
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đến tài nguyên, môi trường) nhưng thời gian lưu trú dài hơn và có khả năng chi trả cao hơn. Ngoài ra, sự quay trở lại của khách du lịch cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng các dịch vụ bổ sung, chất lượng của đội ngũ trong lao động du lịch sẽ đảm bảo đáp ứng mức độ hài lòng của khách du lịch làm tăng thêm mong muốn quay trở lại của họ và cũng chính họ sẽ là người quảng cáo tốt nhất cho hoạt động du lịch. Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại càng chứng tỏ rằng hoạt động du lịch đang phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Điều này càng quan trọng đối với những đối tượng khách du lịch từ những thị trường khách có khả năng chi trả cao, có thời gian lưu trú dài ngày. Như vậy, để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững thì ngoài sự phát triển liên tục của chỉ tiêu về số lượng khách, các chỉ tiêu khác có liên quan đến khách du lịch (ngày lưu trú, mức chi tiêu, mức độ hài lòng…) cũng cần được phát triển liên tục và bền vững. Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du lịch): Thu nhập du lịch là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của du lịch cả nước nói chung và du lịch của địa phương nói riêng, là thước đo mức độ phát triển và cho sự thành công của du lịch. Chỉ tiêu thu nhập du lịch liên quan chặt chẽ đến chỉ tiêu khách du lịch, sự tăng trưởng liên tục của khách du lịch sẽ kéo theo sự tăng trưởng về thu nhập và sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch. Thu nhập du lịch của một vùng lãnh thổ nào đó bao gồm tất cả các khoản thu nhập do khách du lịch chi trả khi đến lãnh thổ đó điển hình như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển (không kể vận chuyển quốc tế), các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác. Ngoài ra còn một số ngành dịch vụ khác không chỉ phục vụ người dân 21
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 địa phương mà còn phục vụ cho cả khách du lịch như: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm… Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thước đo sự phát triển kinh tế nói chung và của từng ngành nói riêng. Sự phát triển và gia tăng liên tục của chỉ tiêu GDP sẽ phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế có bền vững hay không? Đối với ngành du lịch, việc tăng trưởng thường xuyên, liên tục của chỉ tiêu GDP không chỉ đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn cho thấy vị trí của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng GDP càng cao, ổn định và tăng trưởng theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững. Như vậy, chỉ tiêu thu nhập du lịch và tổng sản phẩm quốc nội là những tiêu chí quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế. Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch (cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển, các khu du lịch, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác…) là thước đo phản ánh trình độ phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, một mặt đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách, mặt khác góp phần quan trọng vào việc hấp dẫn, thu hút khách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành. Để có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có chất lượng cao thì vấn đề đầu tư rất quan trọng. Nếu không được đầu tư hoặc đầu tư không đồng bộ thì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẽ nghèo nàn, lạc hậu, kém chất lượng và không có khả năng hấp dẫn khách du lịch, không có khả năng lưu giữ khách du lịch dài ngày, làm giảm khả năng chi tiêu của họ, dẫn đến giảm nguồn thu nhập và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của du lịch. 22
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chỉ tiêu nhân lực ngành du lịch: Du lịch là một ngành có nhu cầu về đội ngũ lao động rất cao. Do đó, trong hoạt động du lịch, chất lượng đội ngũ lao động luôn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định. Bởi vì, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cuối cùng là ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng của các chỉ tiêu du lịch khác. Như vậy, chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo không chỉ nhằm nâng cao uy tín của ngành, của đất nước mà còn là yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh thu hút khách đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch về mặt chuyên môn bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp giỏi, khả năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ, cần được trang bị kiến thức về tài nguyên, quản lý môi trường, luật môi trường và hệ thống kiến thức sâu rộng về xã hội. Về mặt kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ trở thành các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, hiểu được những mối quan hệ sinh thái mà còn giúp đỡ người dân và khách du lịch trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tốt hơn. Tinh thần trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch: Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá thông qua việc cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tuyến điểm, về sản phẩm du lịch sẽ tạo được lòng tin cho du khách đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động du lịch. - Các tiêu chí về tài nguyên, môi trường Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cần được quản lý và giám sát để đáp ứng nhu cầu hiện tại và đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Tiêu chí này bao gồm các chỉ tiêu sau: 23
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Số lƣợng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch đƣợc đầu tƣ tôn tạo và bảo tồn: Đây là hạt nhân trong phát triển du lịch, trong đó tài nguyên du lịch đóng vai trò trung tâm. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả du lịch càng cao. Ở những địa phương càng có nhiều khu, điểm du lịch được đầu tư, bảo tồn, tôn tạo thì chứng tỏ hoạt động phát triển du lịch ở nơi đó càng đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững. Theo tổ chức du lịch thế giới, nếu tỷ lệ này vượt quá 50% thì hoạt động du lịch được xem là trong trạng thái phát triển bền vững. Áp lực tài nguyên, môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch: Một trong những mục tiêu mà phát triển bền vững hướng đến là bảo vệ môi trường. Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không chú trọng đến công tác đánh giá và quản lý tác động đến môi trường tại các khu vực phát triển du lịch sẽ là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và kết quả là sự phát triển du lịch thiếu bền vững. Để hạn chế những tác động tiêu cực và quản lý nguồn tài nguyên, môi trường một cách có hiệu quả cần lưu ý đến vấn đề giảm thiểu các chất thải, mức độ kiểm soát các hoạt động du lịch, mức độ đầu tư bảo tồn và duy trì tính đa dạng sinh học, vấn đề sức chứa tại các điểm du lịch. Mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng: Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ du lịch không chỉ mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà còn đóng góp cho cộng đồng địa phương, cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch. Nguồn thu này sẽ đóng góp vào mục đích tôn tạo, bảo tồn và nâng cấp các nguồn tài nguyên đó. Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho công tác bảo tồn được thể hiện qua tỷ lệ giữa phần đóng góp và tổng nguồn thu. Tỷ lệ này càng lớn thì mức độ đóng góp càng cao và đảm bảo cho việc 24
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững. Vì vậy đây là tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá sự phát triển du lịch bền vững về mặt tài nguyên, môi trường. - Các tiêu chí về xã hội Trong phát triển du lịch bền vững đòi hỏi ngành Du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, góp phần hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Mức độ phát triển hệ thống các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ: Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải có sự thích nghi cao đối với những thay đổi bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Để hạn chế được những rủi ro trong quá trình hoạt động chúng ta cần phải phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân lao động ở địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí, thu hút các nguồn lực phát triển du lịch, phù hợp với tính chất xã hội hóa cao của du lịch, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế, xã hội. Tác động đến xã hội từ các hoạt động du lịch: Du lịch là một ngành mang tính xã hội hóa cao, vì vậy các hoạt động phát triển du lịch không tránh khỏi những tác động mạnh mẽ lên nhiều mặt của đời sống xã hội trong đó bao gồm cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, vấn đề đặt ra ở đây là cần phát huy hơn nữa những mặt tích cực và kiểm soát, hạn chế những tiêu cực từ hoạt động này. Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phƣơng với các hoạt động du lịch: Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững cần có sự ủng hộ, hợp tác của cộng đồng địa phương bởi họ chính là người bảo vệ, là chủ nhân của 25
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch. Do vậy, mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư địa phương đối với các hoạt động du lịch sẽ phản ánh mức độ bền vững của du lịch trong quá trình phát triển. Để có được sự hài lòng và hợp tác của cư dân địa phương thì vai trò và trách nhiệm của họ phải được quan tâm hàng đầu, cụ thể là: - Phải phát huy được vai trò của cộng đồng địa phương trong việc giám sát, thực hiện các dự án quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch. - Tăng cường khả năng tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. - Ưu tiên cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, tạo công ăn việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống. - Phúc lợi xã hội chung cho cộng đồng địa phương được nâng cao lên nhờ các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn địa phương. 1.2. Quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước. Hiện nay, quyền lực nhà nước ở mọi quốc gia trong quá trình thực thi đều được chia thành ba bộ phận cơ bản là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. 26
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp và Luật, tức là quyền xây dựng các quy tắc pháp lý cơ bản để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội theo định hướng thống nhất của nhà nước. Quyền lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện. - Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, tức là quyền chấp hành luật và tổ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật. Quyền này do cơ quan hành pháp thực hiện, bao gồm cơ quan hành pháp Trung ương và hệ thống cơ quan hành pháp ở địa phương. - Quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp (trước hết là hệ thống Tòa án) thực hiện. Ở Việt Nam, “quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [2, tr5]. Theo cơ chế đó, quyền lập pháp được trao cho một cơ quan duy nhất thực hiện là Quốc hội. Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ và bộ máy hành chính địa phương thực hiện bao gồm quyền lập quy và điều hành hành chính. Quyền tư pháp được trao cho hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp và hệ thống Tòa án nhân dân các cấp thực hiện. Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước. 1.2.1.2. Khái niệm Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững Với tư cách là chủ thể, nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý tất cả các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội và ngành du lịch cũng nằm trong số đó. 27
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi có sự quản lý của Nhà nước để duy trì và phát triển bền vững. Việc thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào khung pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước. Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững là một lĩnh vực của quản lý nhà nước, là hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước nhằm quản lý vi mô các hoạt động du lịch thông qua hệ thống các chính sách, chương trình, văn bản quy phạm pháp luật các văn bản chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực du lịch nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực du lịch. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp từ những quan điểm khác nhau đối với quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, có thể đưa ra định nghĩa tổng quát như sau:“Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước (qua hệ thống pháp luật) đối với các quá trình, hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng bền vững các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế, tự nhiên và xã hội đã đặt ra”. Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững nhằm đưa du lịch phát triển bền vững theo định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước và theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững trong phạm vi cả nước là Tổng cục Du lịch. Tổng cục Du lịch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phát triển du lịch bền vững trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về phát triển du lịch bền vững theo quy định của pháp luật. 28
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững 1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ phát triển một cách bền vững trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên những tiềm năng du lịch khác nhau. Điều kiện tự nhiên là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn…Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch bền vững và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Những yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho việc hoạch định phát triển du lịch bền vững và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch. 1.2.2.2. Kinh tế xã hội Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển bền vững của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu xem như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có 29
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) không ổn định. Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng như chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng. Có hai loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội. Các thành tựu kinh tế, chính trị cũng có sức thu hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách. Các thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi,…. 1.2.2.3. Đường lối phát triển du lịch bền vững Đường lối phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi quốc gia, bởi đây chính là chìa khóa mang lại sự thành công cho ngành công nghiệp được ví như “con gà đẻ trứng vàng”. Đường lối phát triển du lịch bền vững được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch bền vững về tổng thể dài hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược. Nó góp phần hỗ trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong kế hoạch đầu tư phát triển ngành du lịch bền vững, tạo cơ sở xây dựng các quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế. Như vậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược phát triển bền vững, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm du lịch phát triển bền vững. 30
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sự phát triển bền vững của du lịch là đối tượng của quản lý nhà nước du lịch trên địa phương hay lãnh thổ nào đó. Hoạt động du lịch tốt thể thiện qua sự phát triển bền vững của du lịch. Khi du lịch phát triển một cách bền vững, quy mô của nó ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn và chất lượng cao hơn cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Hay nói cách khác, đối tượng của quản lý nhà nước du lịch vận động và thay đổi theo thời gian và theo quy luật kinh tế khách quan. Trong khi các quyết định của quản lý nhà nước mang tính chủ quan, chỉ có hiệu lực nếu phù hợp và có tính khoa học cao. Do đó, quản lý nhà nước du lịch cũng luôn phải đổi mới toàn diện từ hoạch định, tổ chức, điều hành đến kiểm soát và điều chỉnh. Chỉ có như vậy quản lý nhà nước mới có hiệu lực thật sự. 1.2.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững Bảo đảm quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý; (4) nguồn lực cho quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững bản thân nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước. Quá trình này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Do đó số lượng điều kiện nguồn lực cũng quyết định đến chất lượng hoạt động của công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch bền vững Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp, do đó, nhà nước phải đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch để thúc 31
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, trở thành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Để làm được điều này, nhà nước phải xác định được chiến lược tổng thể phát triển du lịch bền vững phù hợp với điều kiện đất nước, vừa phát huy được tính đặc thù, huy động được nội lực để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tranh thủ được nguồn lực bên ngoài. Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là các đơn vị kinh doanh có lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch,…hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn. Vì thế, nhà nước phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bền vững của đất nước. 1.2.3.2. Ban hành các văn bản pháp luật về phát triển du lịch bền vững Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng từ các quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân thủ theo. Để các quy định, chính sách đó đi vào cuộc sống thì Nhà nước phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh. Như vậy, muốn quản lý sự phát triển ngành du lịch tại địa phương, các cơ quan nhà nước ở địa phương cần chỉ đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của Trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý phát triển ngành ở địa phương nhưng không trái với luật pháp của Nhà nước. Mục đích là thiết lập môi trường pháp lý để đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản, các chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không tùy tiện thay đổi 32
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các chính sách của mình, xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa sự trùng lắp gây khó khăn cho hoạt động du lịch. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển. Phải đảm bảo tính ổn định, bình đẳng và nghiêm minh trong quá trình thực thi văn bản quy phạm pháp luật. 1.2.3.3.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững Du lịch là hoạt động mang tính liên ngành, do đó quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển bền vững. Và để thực hiện tốt điều này, bộ máy quản lý nhà nước phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, đồng thời các cơ quan trong bộ máy đó phải luôn được phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo du lịch luôn có sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Hiện nay, theo quy định của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì hoạt động du lịch chịu sự quản lý thống nhất của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững. Chính phủ trao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững và chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững ở Trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững. 33
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tổng cục Du lịch là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phát triển du lịch bền vững trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch bền vững phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững. Có thể mô tả hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch theo sơ đồ sau: 34
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chính phủ UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ƣơng UBND cấp huyện Bộ VHTTDL Tổng cục DL Sở VHTTDL UBND cấp xã Phòng VHTTDL Doanh Doanh Doanh Doanh Doanh nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp Du lịch Du lịch Du lịch Du lịch Du lịch Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý Nhà nước về Du lịch 1.2.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Cũng như các lĩnh vực khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Bởi lẽ, từ cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh quốc gia, giữa các ngành các doanh nghiệp cho đến cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng là cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản lý và chất lượng nguồn nhân lực. Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi 35
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động phát triển du lịch bền vững cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch bền vững cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, cơ quan nhà nước cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch tại các điểm du lịch như mở đường giao thông, xây dựng hệ thống điện nước, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, ứng dụng khoa học, công nghệ về du lịch để hỗ trợ trong việc tôn tạo và bảo tồn các di tích văn hóa – lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch… 1.2.3.5. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Nâng cao tính liên kết là một điều kiện tất yếu để phát triển bền vững ngành du lịch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm tính liên kết ngành, vùng và quốc gia. Sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ tạo nên một môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi, công bằng. Để tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, cơ quan nhà nước cần làm tốt việc cung cấp thông tin, cập nhật chính sách mới về phát triển du lịch bền vững, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản trị doanh nghiệp để giúp họ hiểu rõ về các cam kết, nghĩa vụ của Nhà nước và của doanh nghiệp theo luật quốc tế và điều kiện của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính quyền cấp tỉnh cần phải trở thành trung tâm gắn kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn với thị trường liên 36
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vùng, khu vực và trên thế giới, nhất là các trung tâm kinh tế lớn. Một mặt, chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham gia hợp tác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, góp phần đẩy mạnh liên kết và hội nhập dịch vụ du lịch với các nước trong khu vực và quốc tế. Mặt khác, cần chủ động làm “đầu nối” thông qua việc tổ chức và thiết lập các điểm thông tin, lựa chọn và công bố các địa chỉ giao dịch của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có uy tín đang hoạt động tại các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới nhằm giúp các doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để có thể lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết. Hơn nữa, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch của địa phương thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức các đoàn công tác kết hợp tham quan trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong nước hoặc nước ngoài… 1.2.3.6. Tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phát triển du lịch bền vững Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương…Do đó, cơ quan nhà nước phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động phát triển du lịch bền vững để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, cơ quan nhà nước cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các điểm, khu du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh 37
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lữ hành,...đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn. 1.2.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững Nhà nước ra đời là nhằm thực hiện vai trò, chức năng quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào cũng cần đến sự quản lý, điều tiết của nhà nước nhằn đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, và du lịch cũng không ngoại lệ. Du lịch là một hiện tượng, một yếu tố cấu thành nên các hình thái kinh tế xã hội. Bên cạnh các quy luật chung, nó hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật riêng của mình. Thực chất quá trình quản lý các hoạt động du lịch là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành kinh tế du lịch phát triển ổn định, bền vững, phát huy được tối đa những lợi ích và những hạn chế, tiêu cực thì cần phải có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình để đảm bảo ngành du lịch phát triển bền vững theo định hướng, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước là người đại diện cho nhân dân để đảm bảo các quyền trong hiến pháp của công dân nói chung và văn hóa nói riêng, điều tiết sự phát triển hài hòa, phù hợp với sự phát triển bền vững của du lịch, lợi ích văn hóa của các nhóm xã hội, các yêu cầu phát triển và thỏa mãn du lịch của các dân tộc, các vùng miền trên lãnh thổ cả nước. Nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể để can thiệp vào hoạt động du lịch nhằm tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hòa, phù hợp với giá trị và văn hóa của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Mặt khác, với tính chất mà một ngành kinh tế - xã hội mang lại những hiệu quả tổng hợp, cũng như các ngành kinh 38
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tế khác, du lịch muốn phát triển bền vững không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định, bền vững, phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế của những mặt trái. Điều này xuất phát từ bản chất của du lịch là một lĩnh vực kinh tế mang tính đặc thù rõ nét, bên cạnh các quy luật chung, du lịch được hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật riêng của mình. Theo đó, ngoài những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động này cũng làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, đặc biệt là đối với môi trường. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững không thể thiếu sự quản lý của nhà nước. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác như giao thông, thuế, tài chính, điện, bưu điện,…Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển bền vững của du lịch thúc đẩy các ngành khác phát triển và ngược lại, sự phát triển của các ngành khác góp phần không nhỏ để du lịch phát triển bền vững. Do vậy, phải xác định phát triển du lịch bền vững là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành có liên quan, đồng thời có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách có hiệu quả mối quan hệ giữa du lịch và các ngành khác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động du lịch sẽ tạo hiệu quả rộng lớn hơn, thúc đẩy tăng trưởng các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục các yếu tố tiêu cực do hoạt động kinh doanh du lịch mang lại. Sự phối hợp này thể hiện thông qua việc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (Sở Du lịch, UBND các huyện thị) với các cơ quan ban ngành có liên quan như Điện, Bưu điện, Giao thông, tài chính…nhằm tạo ra cơ chế “một cửa” trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững và các hoạt động liên quan. 39
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nhà nước định hướng sự phát triển bền vững của du lịch bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của hoạt động du lịch và ngành du lịch. Cụ thể là nhà nước không buông lỏng hay thả nổi công tác quy hoạch, kế hoạch nhưng phải đổi mới công tác đó cho phù hợp với yêu cầu xã hội, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cần phát huy tối đa mọi lợi thế về du lịch và các hoạt động phục vụ du lịch của quốc gia, vùng và địa phương. Thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững ngành du lịch, nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển bền vững theo hướng tích cực với việc khai thác hiệu quả và bền vững các tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử. Sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh du lịch hoạt động trong khuôn khổ cho phép, xóa bỏ dần các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn minh, hoặc đơn thuần chỉ chạy theo lợi nhuận mà phá hoại môi trường sinh thái, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội. Cơ quan quản lý nhà nước không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nếu buông lỏng quản lý nhà nước để tự nó phát triển, hoạt động du lịch sẽ bị chệch hướng, thị trường bị lũng đoạn, tài nguyên du lịch bị khai thác kiệt quệ, không đảm bảo phát triển du lịch bền vững. 40
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Như vậy, quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững là việc làm không thể thiếu và thực sự rất cần thiết đối với sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng. 1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững của một số địa phƣơng trong nƣớc 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững ở Nha Trang Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km² với dân số 392.279 (2009). Nha Trang là thành phố du lịch biển nổi tiếng nhất của Việt Nam. Các bãi biển dọc chiều dài thành phố và trên các đảo thuộc Vịnh Nha Trang như Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Chồng – Vợ đều là những thắng cảnh tuyệt vời thu hút du khách trong và ngoài nước. Du lịch Nha Trang còn thu hút khách bởi di tích Chămpa nổi tiếng là Tháp Bà Ponagar và các điểm tham qua thú vị trong thành phố như Chợ Đầm, Chùa Long Sơn, Nhà Thờ Núi và Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại). Nha Trang cũng tổ chức nhiều sự kiện du lịch, đáng chú ý là Festival Biển Nha Trang với nhiều hoạt động vui chơi giải trí phong phú. Những năm gần đây, ngành dịch vụ du lịch ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố Nha Trang, hệ thống cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Đến đây, du khách có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, thư giãn phù hợp với túi tiền. Vì vậy, quanh năm hai thành phố này luôn tấp nập khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế lưu trú dài ngày nên doanh thu du lịch luôn cao và tăng trưởng đều theo từng năm. Theo báo cáo của Sở Du lịch, 5 tháng qua, toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có 446.236 lượt khách quốc tế. Trong số các thị 41
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trường khách quốc tế, khách đến từ Trung Quốc chiếm số lượng lớn với 175.000 lượt. [tr28] Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững của Thành phố Nha Trang được chú trọng và đẩy mạnh. Thành ủy Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa trực tiếp chỉ đạo các sở, phòng, ban chuyên môn xây dựng các nghị quyết chuyên đề hoặc đề án như: đề án quản lý vỉa hè lòng đường không vì mục đích giao thông; đề án quản lý các tuyến phố kinh doanh theo từng nhóm hàng, dịch vụ; đề án thu gom rác thải; đề án chăm sóc cây xanh; đề án về an ninh du lịch…trong đó, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, phòng ban chuyên môn. Công tác phối hợp giữa các phòng ban của thành phố Nha Trang và cấp phường chặt chẽ, thông tin hai chiều, toàn diện. Thành phố Nha Trang có lực lượng thanh niên xung kích hơn 100 người, chốt trực 24/24 giờ trên các bãi biển, tuyến điểm du lịch làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đô thị. Mỗi ngày có 8 công an được bố trí hỗ trợ lực lượng thanh niên xung kích thực hiện nhiệm vụ. Kinh phí cho công tác giữ gìn trật tự đô thị gần 8 tỷ đồng/năm. Dưới bãi biển, để bảo đảm an toàn tính mạng cho khách tắm biển, thành phố Nha Trang có lực lượng cứu hộ bờ biển chuyên nghiệp, cứ cách 30m có 1 người, chốt trực từ 5 giờ 30 đến 19 giờ hàng ngày. Trong năm 2015, quản lý nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang đã đạt được một số kết quả nhất định nhất là công tác đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh, các hoạt động kiểm tra, xử lý về kinh doanh lưu trú du lịch được tăng cường, hoạt động của Tổ Kiểm tra liên ngành chèo kéo, đeo bám khách du lịch được duy trì. UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo Ban Quản lý Vịnh Nha Trang có kế hoạch chỉnh trang hoặc xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn theo quy định tại khu vực bến tàu Du lịch Cầu Đá – Vĩnh Nguyên để phục vụ nhân dân và du khách.UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, phòng, ban, UBND các xã, phường trên địa 42
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bàn thành phố tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang. Tổ Kiểm tra liên ngành về kiểm tra, xử lý các đối tượng buôn bán hàng rong đeo bám, chèo kéo khách tại các điểm tham quan du lịch thành phố đã kiểm tra được 66 lượt tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho 45 lượt tàu khách quốc tế cập cảng, có 41.711 du khách lên bờ tham quan thành phố. Để có được những hiệu quả tích cực về phát triển du lịch bền vững, Thành phố Nha Trang đã có những biện pháp tích cực trong vấn đề quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững. Chính quyền địa phương đã xây dựng được các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể về phát triển du lịch bền vững tổng thể, lâu dài trên cơ sở bảo vệ môi trường, an toàn cho du khách. Có chính sách tăng cường thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đưa công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý du lịch. Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá theo chuyên đề, kết hợp những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên toàn quốc và tham gia các hội trợ triển lãm, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của tỉnh… 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững ở thành phố Vũng Tàu Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, diện tích 141,1 km² với dân số 450.000 người (năm 2014).Vũng Tàu từng là 30 trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch của miền Nam 43
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Việt Nam. Vũng Tàu thích hợp cho những chuyến nghỉ ngơi, thư giãn vào cuối tuần hay các dịp lễ. Đến đây, du khách sẽ được tắm biển, tham quan thưởng thức những món ăn ngon và bị thu hút bởi một thành phố năng động, mến khách. Bãi Sau là bãi biển thường được khách du lịch Vũng Tàu lựa chọn để tắm biển nhất. Ngoài ra, Vũng Tàu cũng có những điểm tham quan đáng chú ý như Tượng Chúa Kitô Vua trên núi Nhỏ, Chùa Thích Ca Phật Đài và tòa Bạch Dinh nằm sát biển. Lễ hội Nghinh Ông và lễ hội Dinh Cô là hai lễ hội văn hóa nổi bật nhất của Vũng Tàu. [tr29] Thời gian qua, thành phốVũng Tàu đã đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, qua đó, môi trường văn hóa, kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố từng bước được cải thiện. Nhằm nâng cao kỹ năng và cung cách phục vụ khách hàng, hàng năm, thành phố Vũng Tàu phối hợp với Sở Công thương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng bán hàng và văn hóa kinh doanh cho cán bộ quản lý và nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố. Từ năm 2013 đến nay, đã có 747 học viên được cấp chứng chỉ. Thành phố cũng thành lập đường dây nóng nhằm chấn chỉnh tình trạng gian lận thương mại, lắp đặt 4 panô quảng bá địa chỉ tin cậy du lịch…Bên cạnh đó, từ năm 2013 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Vũng Tàu đã tổ chức kiểm ra 198 lượt cơ sở lưu trú và dịch vụ, xử phạt hành chính với 61 cơ sở, trong đó, phạt cảnh cáo 15 cơ sở, phạt tiền 46 cơ sở, thu nộp kho bạc nhà nước 166 triệu đồng. Đến nay, 7 địa chỉ đen về “chặt chém” du khách trên địa bàn thành phố đã được xử lý, lấy lại uy tín cho ngành du lịch Vũng Tàu. Bên cạnh đó, UBND thành phố Vũng Tàu đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện niêm yết giá, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá của cơ quan có thẩm quyền quy định, các dịch vụ phục vụ du lịch như: giá giữ xe, giá thuê phao dù, ghế bố, 44
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tắm nước ngọt, thuê phòng trọ, khách sạn, nhà hàng…nhằm bảo đảm việc kinh doanh lành mạnh, tạo sự yên tâm cho du khách khi đến Vũng Tàu. Hiện, Vũng Tàu có 1.540 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó, có 497 khách sạn, nhà nghỉ với 7.098 phòng, có 112 khách sạn, khu resort đạt chuẩn từ 1-5 sao. Năm 2014, mặc dù chịu ảnh hưởng chung do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hệ thống giao thông quốc lộ 51 mới hoàn thành, hệ thống đường thủy tàu cánh ngầm bị đình chỉ hoạt động…nhưng lượng khách đến Vũng Tàu vẫn tăng. 8 tháng đầu năm 2014, Vũng Tàu đón hơn 3,6 triệu lượt khách, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2013, doanh thu du lịch ước đạt 1.135 tỷ đồng. Tuy nhiên, để tạo bước đột phá cho du lịch thành phố Vũng Tàu, thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa việc quản lý môi trường du lịch an toàn, thân thiện để khách yên tâm; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và cung cách phục vụ; duy trì tổ chức các lễ hội, giải thể thao, bóng chuyền bãi biển, festival diều quốc tế, lễ hội ẩm thực phố biển…một cách quy mô và lan tỏa trong cộng đồng để thu hút du khách. Thành phố Vũng Tàu đã đề nghị UBND tỉnh và các ngành liên quan cần đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình, dự án du lịch của tỉnh đầu tư trên địa bàn, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng, vệ sinh môi trường; thành lập phòng du lịch và trung tâm hướng dẫn du lịch; thành lập đội cảnh sát du lịch thành phố Vũng Tàu để cùng với các cơ quan quản lý nhà nước làm tốt hơn nhiệm vụ phát triển và giữ gìn hình ảnh, môi trường du lịch của thành phố. Thành phố Vũng Tàu cần phát huy vai trò quản lý về phát triển du lịch bền vững đối với tất cả các đối tượng, mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh dịch vụ và dịch vụ du lịch trên địa bàn toàn thành phố. Ngành du lịch cần tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành để tạo được sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Chính quyền thành phố cần phối hợp với các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường trên 45
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 địa bàn. Sắp xếp ổn định bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động quản lý nhà nước, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo nhà nước về phát triển du lịch bền vững tỉnh và Hiệp hội du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Từ những kinh nghiệm quản lý Nhà nước về phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương trong nước như đã nêu trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho việc quản lý Nhà nước về phát triển du lịch theo hướng bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh như sau: Thứ nhất, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển bền vững. Ở nhiều nước trên thế giới và nhiều vùng trong cả nước, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mỗi nước, mỗi địa phương đều có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và và ngoài nước để phát triển du lịch bền vững. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, cũng cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch. Thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu của du khách càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa 46
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt. Thứ ba, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên tryền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng cần học hỏi để đưa du lịch của tỉnh Trà Vinh phát triển một cách bền vững. Thứ tư, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, ngành du lịch phải đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tour, các tuyến du lịch và trong việc xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch nhất là du khách quốc tế. Thứ năm, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ có đối tượng phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du khách không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên phục vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cao của du lịch. Thứ sáu, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của 47
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 du lịch. Việc phát triển du lịch bền vững đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình lịch sử, văn hóa, kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. 48