SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
Download to read offline
[123doc] -
phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-
hai-phong
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)
Scan to open on Studocu
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
[123doc] -
phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-
hai-phong
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)
Scan to open on Studocu
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
LỜI MỞ ĐẦU.
Hàng năm ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số tiền khổng lồ.
Thực tế cho thấy khi Chính phủ chi ra một đồng để đầu tư vào du lịch sẽ thu về
hàng ngàn đồng lợi nhuận, bởi lẽ du lịch là ngành tổng hợp mang tính chất chính
trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Đầu tư vào du lịch là đã mở ra sự phát triển mới, Nhà
nước quản lý về du lịch và chỉ đạo các chiến lược kinh doanh du lịch đi đôi với việc
hợp tác về du lịch. Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội thu hút hàng triệu người
trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục
vụ thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của du khách. Bên cạnh sự phát triển rất
nhanh của ngành công nghiệp không khói này thì chúng ta đã và đang phải đối mặt
với tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan
đến du lịch ngày càng gia tăng. Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà
chức trách, của mọi người dân trên thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải
tìm hướng đi mới cho mình đó là phát triển du lịch một cách bền vững.
Cùng với kinh tế cảng biển, du lịch đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế
của thành phố Hải Phòng và trong đó không thể không kể đến du lịch biển. Dọc
theo bờ biển Hải Phòng chúng ta thấy rất nhiều bãi cát đẹp là hạt nhân tiền đề hình
thành các khu du lịch biển. Ngoài khơi là một dẫy đảo như một chuỗi ngọc viền
quanh bờ biển. Trong lòng biển là thế giới san hô, bào ngư, và nhiều loại hải sản
khác vừa đáp ứng cho du lịch lặn biển vừa là những món ăn đặc sản phục vụ du
khách. Sự đa dạng của địa hình ven biển và hải đảo đã tạo ra những cảnh quan
thiên nhiên đặc sắc với những vũng, vịnh, đầm phá, hang động nổi tiếng. Dọc theo
dải ven biển cũng như các đảo ven bờ tập trung khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc
gia Cát Bà có tính đa dạng sinh học cao, nhiều di tích văn hoá lịch sử và các lễ hội
đặc biệt có giá trị to lớn đối với phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
1
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng.... Chính những điều kiện đó mà du lịch
biển Hải Phòng trong thời gian vừa qua là địa chỉ quen thuộc của du khách trong
nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng doanh thu du lịch của thành phố. Tuy
nhiên sự phát triển "nóng" về du lịch của vùng ven biển Hải Phòng cũng đang đứng
trước những thách thức không bền vững nếu không được kiểm soát với mục tiêu
bền vững.
Vì những lý do trên em đã chon đề tài: ''Phương hướng và giải pháp phát
triển bền vững du lịch biển Hải Phòng" . Với hy vọng đánh giá thực trạng hoạt
động du lịch biển Hải Phòng để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp
khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh phát triển du lịch biển Hải Phòng, đưa du lịch
biển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Phòng.
Luận văn gồm ba phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Phần 2: Thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng.
Phần 3: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng.
Để hoàn thành đề tài này em được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Th.s
Bùi Đức Tuân và các anh chị trong ban nghiên cứu và phát triển các ngành dịch
vụ- Viện Chiến lược phát triển. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô và quý cơ quan giúp đỡ
góp ý
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Trần Hùng
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
2
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.
1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững.
1.1.1. Phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi
quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, chính trị, văn hoá, địa lý.... riêng để hoạch
định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững.
Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của
nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta đã bắt đầu có những
lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con
người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan niệm về phát
triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững
được Ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là
"...Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai"*. Quan niệm đầu tiên về phát triển bền
vững của WB chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống của con người trong quá trình phát
triển của con người chưa thấy được vấn đề xã hội được đề cập đến. Ngày nay, quan
điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi
trường và tài nguyên thiên nhiên thì yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với một ý
nghĩa cũng vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững. Hội nghị thượng
đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm
2002 đã xác định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
3
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
* Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển.
[23]
chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm : tăng trưởng về mặt kinh tế,
cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống**. Cùng với đó tiêu chí để
đánh giá sự phát triển bền vững là sự bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã
hội và bền vững về mặt môi trường. Mối quan hệ đó được thể hiên qua hình vẽ sau:
Hình 1.1 : Mối quan hệ trong phát triển bền vững.
Nguồn : Giáo trình kinh tế phát triển.
Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời
gian dài. Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh
tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu
dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
Xã hội Kinh tế
Môi
trường
Phát triển
bền vững
4
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Bền vững về mặt môi trường : Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến
** Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển. [23]
sự sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các
điều kiện vật lý, hoá học, sinh học....và xã hội bao quanh. Bền vững về mặt môi
trường là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái
bền vững.
Bền vững về xã hội : Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một
cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi công bằng cho
mọi cá nhân trong xã hội. Phát triển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hoà
bình, mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người cùng với đó là việc
nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển.
Ngoài ra phát triển bền vững còn được xem là sự phát triển "bình đẳng và
cân đối". Bình đẳng được hiểu là bình đẳng giữa các nhóm người trong cùng một
xã hội. Còn tính cân đối được thể hiện ở việc cân đối giữa các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội - môi trường.
1.1.1.2. Các thước đo về phát triển bền vững.
Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng và rất đặc
trưng. Tuy nhiên hệ thống thước đo này rất phức tạp và nhiều thước đo rất khó xác
định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế- xã hội- môi trường.
Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số như: tổng sản phẩm trong
nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP và GNP, GDP/người,
GNP/người.... Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu GDP/người phải ở mức 5% mới
được coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp
của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nông
nghiệp trong cơ cấu.
Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá như: chỉ số phát triển con người
(HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá...HDI là chỉ tiêu đánh
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
5
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn phát triển bền vững thì yêu
cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trưởng và đạt đến mức trung bình. Chỉ số
bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng
trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên
nhân gây ra những xung đột, bất ổn trong xã hội.
Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhiêm (không khí,
nguồn nước...), mức độ che phủ rừng.... là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá
tính bền vững của môi trường. Môi trường bền vững là môi trương luôn thay đổi
nhưng vẫn làm tròn ba chức năng : là không gian sinh tồn ; là nơi cung cấp nguồn
tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con người ; là nơi
chứa đựng, xử lý chất thải.
Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu về giáo
dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đại học,... các
chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác.
1.1.2. Phát triển du lịch bền vững.
1.1.2.1. Các quan niệm về du lịch và du khách
a) Các quan niệm về du lịch.
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một
nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá- xã hội của các nước. Về mặt
kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều
nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp- công nghiệp
du lịch- và hiện nay ngành "công nghiệp" này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và
ô tô. Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền
kinh tế ốm yếu của quốc gia.
Để có nhận thức khoa học về du lịch, nhận thức đó phải trải qua quá trình từ
thấp tới cao, từ việc chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
6
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
- Quan niệm trước đây về du lịch.
Trước đây người ta mới chỉ quan niệm du lịch là một hoạt độn mang tính
chất văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con
người, du lịch không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh
doanh và ít được đầu tư để phát triển. Trong nhiều thế kỷ trước đây, du khách hầu
hết là những người hành hương, thương nhân, sinh viên và cả nghệ sĩ... Đến đầu thế
kỷ 20, du lịch vẫn còn dành riêng cho những người khá giả, họ đi du lịch là để giải
trí. Còn du lịch ngày nay gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người, và
một hoạt động du lịch như vậy được thực sự bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới lần
thứ hai. Mặc dù vậy, khi đề cập đến du lịch, không ít người thường lầm tưởng rằng
: du lịch chỉ là những kỳ nghỉ hè tầm thường, với các sân bay, bãi biển đầy người,
hoặc hình ảnh những xe du lịch chở du khách tham quan các phố... Do đó, muốn
cho du lịch phát triển mạnh mẽ và đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu ngày càng
tăng của đời sống con người, trước hết cần phải có quan niệm đúng đắn về du lịch.
- Quan niệm khoa học về du lịch.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch
họp tai Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch : Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không
phải là nơi làm việc của họ*. Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã
được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du
lịch thế giới thông qua.
Trong định nghĩa này, các tác giả đã gộp hai phạm trù hoạt động du khách và
hoạt động kinh tế thành một hệ thống nhân- quả.
Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt
Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
7
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
* Nguồn: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành.
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham gia tích
cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, v.v... Theo nghĩa thứ hai,
du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt :
nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó
góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu
nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu
quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và
nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như
vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau
vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng. Dựa
theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó.
Du lịch có thể được hiểu là :
+ Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
+ Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao
nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp
phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà
nó còn là một hiện tượng xã hội. Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
8
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một
lĩnh vực văn hoá khác.
b) Quan niệm về du khách.
Du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục
đích thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục vụ sức khoẻ, xây dựng
hay tăng cường tình cảm của con người (với nhau hoặc với thiên nhiên), thư giãn,
giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất
và các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Trong giai đoạn hiện nay
của Việt Nam, có thể cụ thể hoá tiêu chí cơ bản này bằng việc nghỉ qua đêm tại một
cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Nói một cách khác thì du khách là người từ nơi
khác đến với / hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất,
tinh thần hữu hình hoặc vô hình của thiên nhiên và / hoặc của cộng đồng xã hội. Về
phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch
như lữ hành, lưu trú, ăn uống.... Cần phải phân biệt hai loại du khách cơ bản.
Những người mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi
đến về các điều kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là du khách
thuần tuý. Ngược lại có những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác
như công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp... Trên đường đi hay tại nơi đến,
những người này sắp xếp được thời gian cho việc thăm quan, nghỉ ngơi. Khi đó họ
mới được coi là du khách. Để nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là
du lịch công vụ, du lịch thể thao du lịch tôn giáo...
Do du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một lĩnh vực kinh tế
với đối tượng phục vụ là người đi du lịch nên việc thống nhấn khái niệm du khách
là một nhu cầu tất yếu. Đối với doanh nghiệp du lịch, thông qua số lượng du khách
có thể nắm được doanh thu. Sự chuẩn hoá khái niệm du khách sẽ giúp các nhà
thống kê thống nhất được tiêu chí phân định giữa khách tham quan và du khách,
giúp cho các cơ quan quản lý xác định được nghĩa vụ, đối với nhà nước của các
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
9
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
doanh nghiệp du lịch. Việc thống nhất và chuẩn hoá định nghĩa du khách còn có ý
nghĩa làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào hoạt động thống kê du
lịch khu vực và quốc tế.
1.1.2.2. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững.
Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến , nâng cấp và
hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan
tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho
rằng : Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng
du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch
tương lai. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được
xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì
hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài.
Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị
về môi trười và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: "Du lịch
bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện
tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn
và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương
lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn
các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì
được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái
và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người"*. Trong định nghĩa mới này
thì du lịch đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực
kinh tế- xã hội- môi trường.
Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái Bình Dương
tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: " ..các hình
thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa
phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau,
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
10
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
* Nguồn: Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2001
du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du
lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng
đồng địa phương.
Tóm lại: phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếu được
trong quá trình đi lên của đất nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Tuy
nhiên bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của
quá trình phát triển.
1.1.2.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.
Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân
thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền
vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là
nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài.
Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất
thải. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm
chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể
kinh tế- xã hội.
Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn
hoá. Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát
triển một cách bền vững.
Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển. Du
lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan
mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn
phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa
phương phát triển.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
11
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia
của cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm
tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi
trường.
Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan. Điều đó
giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của
mọi nguời, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du
lịch được lâu dài.
Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta đã
biết nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân
lực có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn.
Nguyên tắc 9: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (marketing du lịch).
Đó là việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch một
cách có trách nhiệm qua đó giúp du khách thoả mãn tối đa nhu cầu của mình.
Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, nhằm
mang lại lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại lợi
ích cho doanh nghiệp du lịch.
Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các
nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh
tế, và môi trường xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội
và kinh tế. Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhon chỉ khi nó
được phát triển một cách bền vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên
trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao,
hiệu quả tốt nhất.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
12
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
1.1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững.
a) Nguồn tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du
lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách.
Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài
nguyên du lịch thiên nhiên.
Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng
sản,...tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá
trình thu hút du khách, giúp du lịch phát triển.
Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá,
phong tục tập quán, lễ hội... là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch.
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được, là
điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút
khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm:
Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tố quyết định đến việc phát triển du
lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương. Mạng lưới giao
thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch.
Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ
dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến
đi được thuận lợi. Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết
trong các doanh nghiệp du lịch với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát
triển.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện,
cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, khu vui
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
13
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
chơi giải trí..là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cũng như nhu cầu
giải trí của du khách từ đó thu hút được nhiều khách du lịch hơn.
c) Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người).
Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Chất lượng công tác
kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay
không bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện công tác
chuyên môn về du lịch của mình hộ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là trao đổi
văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho du khách có cảm giác hứng khởi trong lúc
du lịch.
d) Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch.
Các yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch bao gồm mức thu nhập, trình
độ văn hoá, thời gian rỗi.
Thứ nhất, trình độ văn hoá: khi nhận thức của con người càng cao thì việc họ
thích thú với khám phá thế giới, thiên nhiên, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi ngày
càng tăng về nhu cầu, động cơ đi du lịch tăng lên. Theo một số cuộc điều tra cho
thấy: nếu người chủ gia đình có trình độ văn hoá ở mức trung học thì tỷ lệ đi du
lịch là 65%, trình độ cao đẳng tỷ lệ này là 75% , trình độ đai học thì tỉ lệ này lên tới
85%.
Thứ hai, Mức thu nhập (Hay điều kiện sống): Đây là nhân tố quan trọng để
phát triển du lịch. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì ngoài việc chi tiêu cho
cơm ăn áo mặc thì họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ trong đó có cả việc đi du
lịch.
Cuối cùng là thời gian rỗi: Phần lớn mọi người đi du lịch khi họ rảnh rỗi
(ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, cuối tuần...). Vì vậy nhân tố này cũng rất quan trọng để
phát triển du lịch.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
14
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
e) Đường lối chính sách phát triển du lịch.
Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lối
chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển. Đường lối
phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung , đường lối phát triển kinh
tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của
xã hội.
f) Tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch
phát triển bền vững hơn. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu
nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du
lịch. Việc tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được.
Trên đây chỉ là một số yếu tố chủ yếu để phát triển du lịch ở mỗi địa phương.
Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưng riêng. Tuy nhiên
các yếu tố này không tách rời nhau mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống
nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển du lịch thành công.
1.1.2.5. Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững du lịch không bền vững.
Thực tế cho thấy, du lịch tình dụ hoăc du lịch 3-S ( sea, sun, sand: biển, nắng, và
cát) ở hầu các nước cho thấy không bền vững. Tuy vậy phần lớn các loại hình du
lịch đều có thể phát triển với quy mô lớn, do đó đã trở nên không bền vững (ví du:
số lượng đi du lịch câu cá, đi săn bắt quá đông ở một khu du lịch). Đa số các mô
hình du lịch có thể làm cho bền vững hơn thông qua những thay đổi về định tính
hoặc định lượng.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
15
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Bảng1.2: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với
khái niệm du lịch bền vững.
Không tương thích Tương thích cao
* Du lịch bờ biển có thị trường lớn * Du lịch sinh thái
* Kỳ nghỉ có tác động tiêu cực với môi
trường tự nhiên
* Du lịch văn hóa, du lịch lịch sử thu hút
khách ham tìm hiểu của 1 khu vực
* Du lịch tình dục * Điểm du lịch đô thị có sự dụng những
khu vực trống
* Du lịch săn bắn và câu cá ở nơi quản
lý yếu
* Du lịch nông thôn quy mô nhỏ
* Du lịch ở những nơi có môi trường
nhạy cảm như rừng nhiệt đới, nam cực,
bắc cực...
* Kỳ nghỉ bảo tồn, trong đó du khách
thực hiện công tác bảo tồn trong kỳ nghỉ
của mình
Nguồn: Du lịch bền vững.
Muốn củng cố khái niệm du lịch bền vững, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên
cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố
được coi là không bền vững có một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra tác động của du
lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố
được coi là không bền vững và các yếu tố được coi là bền vững trong phát triển du
lịch.
Bảng 1.2: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững.
Du lịch kém bền vững hơn Du lịch bền vững hơn
Khái niệm chung:
Phát triển nhanh Phát trỉên chậm
Phát triển không kiểm soát Phát triển có kiểm soát
Quy mô không phù hợp Quy mô phù hợp
Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu dài hạn
Phương pháp tiếp cận theo số lượng Phương pháp tiếp cận theo chất lượng
Tìm kiếm sự tối đa Tìm kiếm sự cân bằng
Kiểm soát từ xa Địa phương kiểm soát
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
16
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Chiến lược phát triển:
Không lập kế hoạch, triển khai tùy tiện Quy hoạch trước, triển khai sau
Kế hoạch theo dự án Kế hoạch theo quan điểm
Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực Phương pháp tiếp cận chính luận
Tập trung vào các trọng điểm Quan tâm tới cả vùng
Áp lực và lới ích tập trung Phân tán áp lực và lợi ích
Thời vụ và mùa cao điểm Quanh năm và cần bằng
Các nhà thầu bên ngoài Các nhà thầu địa phương
Nhân công bên ngoài Nhân công địa phương
Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch Kiến trúc bản địa
Xúc tiến Marketing tràn lan Xúc tiến Marketing có tập trung theo đối
tượng.
Nguồn lực:
Sự dụng tài nguyên nước, năng lượng
lãng phí
Sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng
lượng
Không tái sịnh Tăng cường tài sinh
Không chú ý tới lãng phí sản xuất Giảm thiểu lãng phí
Thực phẩm nhập khẩu Thực phẩm sản xuất tại địa phương
Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ
ràng
Tiền hợp pháp
Nguồn nhân lực chất lượng kém Nguồn nhân lực có chất lượng
Khách du lịch:
Số lượng nhiều Số lượng ít
Không có nhận thức cụ thể Có thông tin cần thiết bất kỳ lúc nào
Không học tiếng địa phương Học tiến địa phương
Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ Chủ động và có nhu cầu
Không ý tứ và kỹ lưỡng Thông cảm và lịch thiệp
Tìm kiếm du lịch tình dục Không tham gia vào du lịch tình dục
Lẵng lẽ, kỳ quặc Lặng lẽ, riêng biệt
Không trở lại tham quan Trở lại tham quan
Nguồn: Du lịch bền vững.
Tùy thuộc vào đặc điểm của khu du lịch để sử dụng các yếu tố để đánh giá
tính bền vững của phát triển du lịch.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
17
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa bào bộ chỉ tiêu môi trường của tổ
chức du lịch thế giới UNWTO.
Chỉ tiêu môi trường là những thông tin tổng hợp giúp đánh giá các hoạt động
bền vững của du lịch. Để đánh giá mức độ bền vững của điểm du lịch, chúng ta
thường dùng các chỉ tiêu đơn và bộ chỉ tiêu đơn. Tổ chức du lịch thế giới WTO xây
dựng hai bộ chỉ tiêu đơn là: chỉ tiêu chung cho ngành du lịch bền vững và chỉ tiêu
đặc thù cho điểm du lịch. Ngoài ra,còn sử dụng phương pháp PRA (đánh giá có sự
tham gia của cộng đồng) để đánh giá.
Bảng 1.3 : các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững.
STT Chỉ tiêu Cách xác định
1 Bảo vệ điểm du lịch Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN
2 Áp lực Số du khách viếng thăm điểm du lịch( tính theo
năm, tháng cao điểm)
3 Cường độ sử dụng Cường độ sử dụng - thời kỳ cao điểm ( người/ha)
4 Tác động xã hội Tỷ số Du khách/Dân địa phương (thời kỳ cao điểm)
5 Mức độ kiểm soát Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát
hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và
mật độ sử dụng
6 Quản lý chất thải Phần trăm đường cống thoát tại điểm du lịch có xử
lý (chỉ số phụ có thể là giới hạn kết cấu của năng
lực cơ sở hạ tầng của điểm du lịch, ví dụ như cấp
nước, bãi rác)
7 Quá trình lập quy
hoạch
Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (kể
cả các yếu tố du lịch)
8 Các hệ sinh thái tới
hạn
Số lượng các loài hiếm đang bị đe dọa
9 Sự thỏa mãn của du
khách
Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên các
phiếu thăm dò ý kiến)
10 Sự thỏa mãn của địa Mức độ thỏa mãn của điạ phương (dựa trên các
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
18
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
phương phiếu thăm dò ý kiến)
Nguồn: Du lịch bền vững.
Ngoài các chỉ tiêu chung cho ngành du lịch, để đánh giá tính bền vững của
điểm du lịch cụ thể thì UNWTO đã đưa ra một số chỉ tiêu đặc thù.
Bảng 1.4 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch
STT Hệ sinh thái Các chỉ tiêu đặc thù
1 Các vùng bờ biển Độ suy thoái (% bãi biển suy thoái, bị xói mòn)
Cường độ sử dụng (số người/1m bãi biển)
Hệ động vật bờ biển/động vật dưới biển ( số loài chủ yếu
nhìn thấy)
Chất lượng nước (rác, phân và lượng kim loại nặng)
2 Các vùng núi Độ xói mòn (% diện tích bề mặt bị xói mòn)
Đa dang sinh học (số lượng các loài chủ yếu).
Lối vào các điểm chủ yếu (số giờ chờ đợi)
3 Các điểm văn
hóa (các cộng
đồng truyền
thống)
Áp lực xã hội tiềm tàng (tỷ số thu nhập bình quân từ du
lịch/số dân địa phương)
Tính mùa vụ (% số cửa hàng mở cửa quanh năm/ tổng số
cửa hàng)
Xung đột (số vụ việc có báo cáo giữa dân điạ phương và
du khách)
4 Đảo nhỏ Lượng tiền tệ rò rỉ (% thu lỗ từ thu nhập trong ngành du
lịch)
Quyền sở hữu (% quyền sỏ hữu nước ngoài hoặc không
thuộc địa phương đối với các cơ sở du lịch)
Khả năng cấp nước (chi phí, khả năng cung ứng)
Các thước đo cường độ sử dụng (ở quy mô toàn đảo
cũng như đối với các điểm chịu tác động
Nguồn: Du lịch bền vững
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
19
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Bộ chỉ tiêu UNWTO sử dụng để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch cụ
thể. Tuy vậy, các chỉ tiêu này cũng chưa thực sự chính xác.Vì vậy để đánh giá tính
bền vững của điểm du lịch chúng ta thường sử dụng thêm hệ thống chỉ tiêu về môi
trường. Trên thực tế du lịch bền vững còn được xem xét bởi mối quan hệ mới – du
lịch bền vững -được thiết lập khi thỏa mãn yêu cầu sau:
- Nhu cầu của du khách: được đáp ứng cao.
- Phân hệ sinh thái tự nhiên: không suy thoái.
- Phân hệ xã hội – nhân văn: giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của cộng
đồng địa phương trên cơ sở tăng cường văn minh do mở rộng giao lưu với các du
khách, các nền văn hóa khác.
Bảng 1.5: Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh
tính bền vững của điểm du lịch
STT Chỉ tiêu Các xác định
1 Bộ chỉ tiêu về đáp
ứng nhu cầu của
khách du lịch
- Tỷ lệ % số khách trở lại/tổng số khách
- Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách
- Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tại
nạn) do du lịch/tổng số khách
2 Bộ chỉ tiêu để đánh
giá tác động của du
lịch lên phân hệ
sinh thát tự nhiên
- % chất thải chưa được thu gom và xủ lý
- Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo
mùa
- Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo
mùa
- % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây
dựng/tổng diện tích sử dụng do du lịch
- % số công trình kiến trúc không phù hợp với
kiến trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/tổng số
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
20
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
công trình
- Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật
quý hiếm (phổ biến-hiếm hoi-không có)
- % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ
giới (tính theo trọng tải)
3 Bộ chỉ tiêu đánh giá
tác động lên phân
hệ kinh tế
-% vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của
địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn
khác
- % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho
người địa phương so với tổng số lao động địa phương
- % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du
lịch gây ra hoặc có lợi do du lịch mang lại
- % giá trị chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng
chỉ phí vật liệu xây dựng
- % giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa
tiêu dùng cho du lịch
4 Bộ chỉ tiêu đánh giá
tác động của du lịch
lên phân hệ xã hội
– nhân văn
- Chỉ số Doxey
- Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan tới du lịch
- Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch
- Hiện trang các di tích lịch sử văn hóa của địa
phương
- Số người ăn xin/tổng số dân địa phương
- Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm
du lịch
- Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa
truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong
tục, tập quán…) xác định thông qua trao đổi
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
21
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
với các chuyên gia
Nguồn: Du lịch bền vững
1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay.
Du lịch của một nước phát triển làm tăng ngân sách nhà nước, giải quyết đời
sống xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo. Trên thế
giới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ
lớn. Năm 1995 các nước thu nhập du lịch quốc tế cao : Mỹ 58 tỷ USD, Italia 27 tỷ
USD... Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước như :
Thailand, Philippin, Hongkong... Việc phát triển du lịch còn là nhân tố thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển như : giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không,
nông nghiệp, ngân hàng...Vai trò của du lịch còn thể hiện ở chỗ, giúp cho du khách
biết được tiềm năng kinh tế của các nước, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển các
quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước.
Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển du lịch bền vững còn góp phần
giới thiệu truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới.Phát triển du lịch
bền vững ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện nay :
Du lịch phát triển bền vững sẽ mang tính chất giáo dục cao về ý thức bảo vệ
môi trường và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng địa phương.
Du lịch bền vững là phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và
phúc lợi cho xã hội. Nếu không có phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn
tài nguyên sẽ bị cạn kiệt.
Giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái môi trường trong
hiện tại và tương lai.
Phát triển du lịch bền vững là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi
trường thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người.
Phát triển du lịch bền vững góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sức
thu hút cao, đem lại cho du khách những chuyến đi với chất lượng và hiệu quả cao.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
22
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới và
tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Có thể nói rằng, phát triển du lịch bền vững là việc cần làm và có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế góp phần quan trọng trong việc tăng tốc của nền kinh tế đất nước.
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho
phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng.
1.4.1. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững.
1.4.1.1. Phát triển du lịch ở Pattaya (Thái Lan).
Trong gần ba thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ hơn 400
lên đến gần 25.000 phòng khách sạn. Với việc ồ ạt phát triển các cơ sở lưu trú trong
một thời gian ngắn tại một địa điểm đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực. Biển trở
nên rất ô nhiễm và Uỷ ban Môi trường quốc gia Thái Lan đã phải đưa ra tuyên bố
là việc tắm biển ở đây không an toàn vào năm 1989. Cùng với đó là các đặc điểm
tự nhiên khác bị phá huỷ một cách nghiêm trọng, sự đánh mất cây cối, động vật
hoang dã, làm cho môi trường trở nên khô cằn. Sự phát triển không có quy hoạch
đó đã kéo theo sự ùn tắc về giao thông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị
và cả về mặt xã hội ngày càng gia tăng làm gây cản trở cho sự phát triển du lịch
bền vững. Khung cảnh tự nhiên của khu du lịch bị mất đi, độ hấp dẫn khách du lịch
giảm sút. Những nguyên nhân đó đã làm cho nhiều du khách không muốn đến với
Pattaya và đến năm 1989 thì hầu như không có khách du lịch nào muốn quay trở lại
với địa điểm du lịch này nữa. Với những giải pháp hữu hiệu được đưa ra vào năm
1993 nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần bị đẩy lùi và
số lượng khách đã có dấu hiệu tăng trở lại.
Một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du lịch
Pattaya đó chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷ môi
trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã.... Cùng với đó là sự
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
23
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhận thức được vấn
đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch.
Mọi sự phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đều dân đến thất bại. Để du
lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách phát triển du lịch hợp lý, phải kết
hợp giưa việc phát triển du lịch với viêc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu du lịch.
1.4.1.2. Phát triển du lịch ở đảo Canary (Tây Ban Nha).
Đảo Canary gồm 7 đảo và một số đảo nhỏ ở Đại Tây Dương, cách Tây Ban
Nha lục địa khoảng 1.500 km, nổi tiếng là trung tâm đa dạng sinh học với sự tập
trung của nhiều loài sinh vật biển, có nhều cảnh quan đẹp, phong phú, khí hậu lý
tưởng. Điều đó đã giúp cho nơi đây trở thành điểm đến quen thuộc của du khách
Châu Âu. Ở đây du lịch được phát triển khá sớm bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 với
một số ít du khách Châu Âu đến đây vì lý do chữa bệnh. Từ năm 1900 với 8.000 du
khách thì đến năm 1975 thì quần đảo Canary đã đón được 2 triệu khách và con số
đó tiếp tục tăng nhanh, vào năm 1990 là 7,4 triệu khách và 13 triệu khách vào năm
1999. Ngành du lịch dịch vụ chiếm gần 80% tổng thu nhập của nền kinh tế. Điều
đó cho thấy, nền kinh tế ở đây phụ thuộc vào du lịch quá nhiều.
Sự phát triển nhanh cua du lịch ở Canary nhưng không có những quy hoạch
phát triển cở sở hạ tầng du lịch một cách hợp lý đã dẫn đến việc quá tải du lịch.
Quá trình xây dựng bất hợp lý đó đã kéo theo sự mất kiểm soát trong phân bổ
nguồn nước sinh hoạt, phân bổ công việc của các nhân tố khác, tắc nghẽn giao
thông.... Sự gia tăng xây dựng không có quy hoạch hợp lý ở Canary đã tạo ra áp lực
về đất đai. Cùng với đó là sự đầu tư ồ ạt của người nước ngoài vào nơi đây đã tạo
ra môi trường không tốt cho dân cư địa phương và cư dân địa phương đang dần dần
trở thành những người thiểu số.
Sự phát triển quá nóng ở quần đảo Canary đã cho thấy tính chất không bền
vững trong quá phát triển du lịch. Cùng với lượng du khách đông là việc thải ra
hàng triệu tấn rác thải, ô nhiễm không khí do quá nhiều các phương tiện chuyên
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
24
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
trở. Mức độ khai thác du lịch bất hợp pháp ngày càng gia tăng do người dân chạy
theo lợi nhuận đã làm cho cảnh quan nơi đây xuống cấp nghiêm trọng. Quả thật
Canary đang trở thành một vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Muốn phát triển
du lịch một cách lâu dài ở đây thì các nhà chức trách và các ban ngành phải cùng
tham gia giải quyết.
1.4.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững.
1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
Vân Nam là một tỉnh của Trung Quốc với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm
80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có
chính sách phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch dân cư, sử dụng đất đai một cách
hợp lý. Phát triển du lịch ở đây được đặt dưới sự quản lý tốt của nhà nước bằng các
quy hoạch hợp lý với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương. Vân
Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho
du lịch của tỉnh phát triển một cách đa dạng.Với sự quản lý khai thác tài nguyên du
lịch được thống nhất cao gắn kết với sự tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền
tảng cho du lịch ở đây phát triển một cách bền vững, lâu dài. Quy hoạch các khu du
lịch ở đây tuân theo quy luật của thị trường nhưng có một sự định hướng rõ ràng.
Trong quá trình lập quy hoạch du lịch có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh
nghiệm về các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, du lịch, lữ hành, văn hoá, môi
trường... Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với việc phát triển du
lịch là việc gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan du lịch.
Ở các địa điểm du lịch thì đều có các quy định rõ ràng cho các nhà quản lý,
người kinh doanh và khách du lịch phải thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ sở lưu
trú, dịch vụ phục vụ du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với khu
du lịch, không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các tệ
nạn xã hội... Chính quyền tỉnh hỗ trợ cư dân địa phương phát triển các ngành nghề
truyền thống bằng cách mở các lớp đào tạo nghề thu công, cho vay vốn tạo dựng cở
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
25
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
sở sản xuất thủ công....chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu
nhập, giải quyết vấn đề việc làm giảm sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng.
Bên cạnh sự gia tăng về số lượng khách du lịch thì cơ sở vật chất ở Phong
Nha - Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiện, môi trường đã
được quan tâm, giữ gìn, chất lượng phục vụ du lịch được nâng lên một bước và sự
tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch.
Điều đó đã giúp cho Phong Nha - Kẻ Bàng được sự hài lòng của du khách khi đến
đây. Du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết
công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm
nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Các tệ nạn xã hội liên quan
đến du lịch như mại dâm, ma tuý, tội phạm... không có chiều hướng gia tăng và
luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương.
Tuy vậy, với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng
nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải
rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn
(bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp.
Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch tỉnh Quảng
Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng
mắc như việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính
sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ
người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền
thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc
thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các
hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách,
giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
26
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi
trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.
1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho du lịch biển Hải Phòng.
Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của tỉnh Vân Nam, của
Phong Nha - Kẻ Bàng và sự phát triển du lịch không bền vững của Pattaya, của đảo
Canary có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tại các
khu du lịch nói chung và du lịch biển Hải Phòng nói riêng như sau:
Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành
liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Tích cực quảng
bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch, xây dựng hệ thống
thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về du lịch biển Hải Phòng.
Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa
phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch.
Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao nhận
thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan khu du lịch.
Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai
thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách
làm du lịch bền vững.
Xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng đồng
tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môi trường.
Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi phục
vụ du lịch.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
27
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN HẢI PHÒNG.
2.1. Tổng quan về thực trạng kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng.
Đến năm 2007, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu của
thành phố Hải Phòng đều đạt kế hoạch, thậm chí có một số chỉ tiêu đạt mức cao
vượt mức kế hoạch của thành phố.
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế.
Quy mô nền kinh tế của thành phố đạt ở mức khá lớn, tạo cho Hải Phòng có
điểm xuất phát thuận lợi hơn nhiều địa phương khác. Vì thế nhịp độ tăng trưởng
GDP trung bình năm khá cao đặc biệt là trong những năm sau 2000. Tốc độ tăng
trưởng trung bình năm đạt 10,23% trong thời 1996-2005, trong đó giai đoạn 1996-
2000 là 9,37%, giai đoạn 2001-2005 là 11,10%. Trong 2 năm đầu của giai đoạn
2006-2010 thì tốc độ này vẫn được duy trì ở mức cao trên 11% cụ thể là năm 2006
tốc độ tăng là 11,34% và đến năm 2007 tăng gần mức 12%. Tăng trưởng bình quân
từ năm 2001 đến năm 2007 cao hơn gần 1,5 lần so với mức tăng chung của cả
nước, tương đương với mức tăng của các thành phố lớn, cao hơn mức tăng của các
tỉnh lân cận. Tốc độ tăng các ngành công nghiệp- xây dựng, nông - lâm - ngư
nghiệp, dịc vụ vủa Hải Phòng đều cao hơn mức trung bình của cả nước (công
nghiệp cao hơn 1,42 lần, nông nghiệp 1,25 lần, dịch vụ gần 1,5 lần). Giá trị xuất
khẩu năm 2007 đạt hơn 900 triệu USD, tăng trung bình hơn 19%/ năm giai đoạn
1996-2007. Như vậy , trong tương lai, nếu duy trì được mức tăng trưởng như hiện
nay, Hải Phòng vẫn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
28
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Bảng 2.1 : Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP Hải Phòng.
Đơn vị : Tỷ đồng
1995 2000 2007 Tăng bình quân/năm (%)
1996-
2000
2001-
2007
1996-
2007
Tổng số 5311,4 8313,7 16753,8 9,37 11,2 10,45
1. Công
nghiệp,
xây dựng
1526,9 2931,6 6053,2 13,94 14,67 14,21
2. Dịch
vụ
2827,4 4092,4 8967,8 7,68 10,56 9,21
3. Nông-
lâm-thuỷ
sản
957,1 1289,7 1732,8 6,15 4,23 5,34
Nguồn : Cục thống kê Hải Phòng.
Một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sự phát triển tương đối nhanh, vững
chắc, có quy mô ngày càng mở rộng. Giai đoạn 1996-2007, sản phẩm thuỷ sản
đông lạnh tăng trung bình 31,0%; sản phẩm may tương ứng là 18,4%; thép cán
29,5%. Nhiều ngành lĩnh vực kinh doanh mới đã xuất hiện như dịch vụ tư vấn, dịch
vụ kinh doanh bất động sản, thị trường chứng khoán, xuất khẩu thuyền viên, công
nghiệp hàm lượng công nghệ cao...Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thành
phố đã được nâng lên rõ rệt theo thời gian.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
29
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng
tăng nhanh của ngành công nghiệp và giảm dần của ngành nông- lâm- thuỷ sản. Do
thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp nên tỷ
trọnh GDP công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng nhanh, từ 26,8% năm 1995
lên 34,1% năm 2000 tiếp đó là 36,6% năm 2005 và đến năm 2007 con số đó là trên
37%. Tuy nhiên các lĩnh vực chủ lực gắn với các lợi thế của Hải Phòng như hàng
hải, thương mai, du lịch... đang thiếu các điều kiện để phát triển (vốn, trang thiết bị,
cơ chế chính sách...).
Cơ cấu theo thành phần kinh tế đang chuyển dịch theo đúng quy luật khách
quan với sự tăng dần của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế Nhà nước tuy
giảm dần về tỷ trọng nhưng vấn giữ vai trò chủ đạo.
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm
thiểu chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, hiện đại hoá nông thôn, phát triển
nhanh vùng ven biển Hải Phòng thành vùng kinh tế quan trọng của thành phố.
2.1.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.3.1. Công tác giáo dục, y tế và văn hoá.
Về giáo dục: Hải Phòng là địa phương có chỉ số phát triển giáo dục và tuổi
thọ cao trong cả nước. Về chỉ số giáo dục, Hải Phòng chỉ đứng sau Hà Nội và Đà
Nẵng. Về trình đọ học vấn, nhìn chung lao động khu vực thành thị có trình độ học
vấn cao hơn nhiều so với lao động khu vực nông thôn. Khu vực thành thị có
58,02% lao động tốt nghiệp THPT; 32,37% tốt nghiệp THCS trong khi các tỷ lệ
này ở khu vực nông thôn là 15,14% và 52,24%. Điều này cho thấy khu vực nông
thôn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo chuyên môn kỹ thuật để dịch chuyển cơ
cấu lao động từ sản xuất lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Do vậy,
cần có cơ chế chính sách thích hợp để khuyến khích nâng cao trình độ học vấn cho
nguời lao động ở nông thôn.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
30
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Về y tế: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 24 bệnh viện (trong đó, tuyến
thành phố có 8 bệnh viện, tuyến quận, huyện, thị xã có 14 bệnh viên, 1 bệnh viện
Hải quân, 1 bệnh viện thuộc Bộ Giao thông vận tải), 27 phòng khám đa khoa khu
vực, 10 trung tâm chuyên khoa và y tế cộng đồng, 217 trạm y tế xã, phường. Trong
thời gian qua, các bệnh viện đầu ngành và một số trung tâm y tế của thành phố đã
được đầu tư nâng cấp, cơ sở khám chũă bệnh được bổ xung.
Một số chỉ tiêu cơ bản có sự cải thiện như cán bộ y tế/1 vạn dân tăng từ 20,7
năm 2000 lên gần 26 năm 2007, số bác sĩ/1 vạn dân từ 6,2 lên 6,8 trong cùng thời
kỳ.Tỷ lệ tre em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 29% năm 2000 xuống 17%
năm 2007. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và
nông thôn về các chỉ tiêu này.
Về văn hoá- thông tin, thể dục thể thao: Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật,
thể dục thể thao được tổ chức rộng rãi đến xã, phường với nội dung phong phú
hướng vào việc phát huy bản sắc dân tộc, truyền thống của địa phương và sự tham
gia của cộng đồng vào các phong trào thể dục toàn dân, xây dựng các làng văn hoá,
các hội thị hướng vào các chủ đề gia đình- xã hội, nếp sống văn minh. Thành phố
đã xây dựng được trên 190 nhà văn hoá (trong đó có 2 nhà văn hoá do thành phố
quản lý), ngày càng nhiều làng văn hoá được hình thành đáp ứng yêu cầu nâng cao
dân trí và tiến bộ xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là phát thanh
truyền hình, báo chí từng bước được nâng cấp, số hộ dân cư được xem truyền hình
đạt gần 100%. Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch đáng kể về điều kiện cơ sở vật chất
và mức độ hưởng thụ văn hoá giữa khu vực nội thành và các khu vực khác trong
thành phố, nhất là hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vỹ.
2.1.3.2. Bảo vệ môi trường.
Việc quản lý, bảo vệ môi trường được tăng cường, cùng với đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhiều dự án về chống ô nhiễm môi trường, bảo
vệ môi trường được triển khai, góp phần quan trọng kiềm chế tốc độ gia tăng ô
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
31
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
nhiễm suy thoái môi trường. Tuy nhiên tình trạng môi trường thành phố vẫn còn
nhiều bất cập do các chất thải, nhất là rác thải đô thị và khu công nghiệp, chưa
được xử lý và quả lý hiệu quả, thiếu quy hoạch đồng bộ cho việc xử lý chất thải.
Công ngệ xử lý rác của thành phố mới dừng lại ở việc chôn lấp tại một số bãi rác.
2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng.
Khi nói đến sự đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP của Hải Phòng thì
chúng ta không thể không nhắc tới sự đóng góp của du lịch. Ngành du lịch có vị trí
rất quan trọng trong nền kinh tế Hải Phòng ở hiện tại cũng như tương lai. Và phần
lớn doanh thu đó do du lịch biển Hải Phòng tạo ra.
2.2.1. Tiềm năng du lịch biển Hải Phòng.
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Vùng biển Hải Phòng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận
lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Phần lục địa với các kiểu địa hình đồi,
núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đệp của nhiều bãi tắm ở đây, cùng với mặt
nước, đấy biển và hải đảo tạo nên nhiều danh lam, thắng cảnh, hang động kỳ thú,
sơn thuỷ hữu tình.
Khí hậu của vùng biển Hải Phòng là khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh
hưởng của đại dương, mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất
liền. Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa. Mùa mưa chủ yếu là
tháng 7, 8... Độ ẩm trung bình: 85%. Dao động của thuỷ triều: 3,3-3,9 mét. Độ mặn
nước biển: từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% ( mùa khô). Nhiệt độ trung bình 25-
28 độ C dao động theo mùa. Về mùa hè có thể lên trên 30 độ C, về mùa đông trung
bình 15- 20 độ C nhưng có thời điểm có thể xuống dưới 10 độ C (khi có gió mùa
đông bắc). Nhìn chung khí hậu ở vùng biển Hải Phòng thuận lợi cho việc tổ chức
du lịch biển vào mùa hè.
Tài nguyên nước: Hiện nay, vùng biển Hải Phòng có các nguồn nước khoáng
tập trung ở đảo Cát Bà và huyện Tiên Lãng. Các nguồn nước khoáng này đều đã
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
32
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
được đưa vào khai thác và sử dụng chủ yếu là do nhu cầu giải khát và chữa bệnh.
Nước khoáng ở xã Bạch Đằng huyện Tiên Lãng đã được khai thác phục vụ cho
mục đích chữa bệnh. Suối nước khoáng ở đảo Cát Bà có thể cung cấp nước ngọt
cho sinh hoạt và chữa bệnh. Đảo Cát Hải chưa có nguồn nước ngọt. Khả năng khai
thác nguồn suối nước khoáng ở đây có thể đạt tới hàng triệu lít/năm và có thể so
sánh với một số loại nước khoáng nổi tiếng trong nước và của nước ngoài. Nguồn
suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh ở xã Xuân Đám nhiệt độ luôn ở 38độ C rất
thích hợp cho mục đích khai thác nước khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng.
Tài nguyên sinh vật : Tài nguyên sinh vật phục vụ du lịch chủ yếu tập trung ở
các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, rừng văn hoá lịch sử và môi trường,
các hệ sinh thái đặc biệt, các điểm tham quan sinh vật và tài nguyên sinh vật biển...
Vùng biển Hải Phòng có rừng quốc gia Cát Bà, rừng văn hoá lịch sử và môi trường
ở Đồ Sơn... rất nổi tiếng, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Rừng trung tâm
Cát Bà nằm cách trung tâm thị trấn Cát Bà 15 km về phía tây bắc, rộng khoảng
26.240 ha trong đó có 17.040 ha rừng cạn và 9200 ha rừng ngập mặn., có khu rừng
nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha, với nhiều hang động kỳ thú. Khu rừng nguyên
sinh nhiệt đới ở đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú. Thực vật : có 741 loài,
nhiều loại cây gỗ quý như trí lý, lát hoa, lim sẹt, giẻ hoa, kim giao, gỗ trắng, chò
dãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, thực vật ngập mặn 23 loài, rong
biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài. Động vật : có 282 loài trong đó 20 loài thú,
69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11 loài ếch nhái. Đặc biết có voọc Cát Bà
tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus tức voọc đầu
vàng (một số tài liệu gọi là voọc đầu trắng tên khoa học: Trachypithecus
poliocephalus phân loài leucocephalus chỉ có ở Trung Quốc) là loài thú đặc biệt
quý hiếm trên thế giới chỉ còn lại ở Việt Nam (khoảng 50-60 con theo sách đỏ của
IUCN). Động vật phù du 98 loài cá biển 196 loài, san hô 177 loài. Bên cạnh đó,
vùng biển Hải Phòng có các tài nguyên sinh vật biển giàu có và phong phú từ lâu
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
33
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
đã được du khách trên thế giới biết đến và ưa chuộng. Một số loài với các món ăn
từ chúng rất hấp dẫn khách du lịch gần xa như tôm, cua, sò huyết, sá sùng, bào
ngư.... Ngoài ra, những tài nguyên sinh vật biển còn là nguồn cung cấp nguyên liệu
( như đồi mồi, ngọc ttrai, san hô, gỗ quý...) cho các ngành thủ công, mỹ nghệ sản
xuất những mặt hàng mà người nước ngoài ưa chuộng.
Vùng biển Hải Phòng có đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm lớn nhỏ là điều
kiện thuận lợi cho việc khai thác phục vụ du lịch. Trong đó có những bãi tắm đẹp,
nổi tiếng như: các bãi tắm khu I, khu II, khu III, ở Đồ Sơn; các bãi tắm Cát Cò1,
Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái, Đường Danh.v.v là những bãi tắm nhỏ ,
đẹp, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao,
trong suốt tới đáy Ở Cát Bà đã và đang thu hút rất đông du khách đến tắm biển, vui
chơi và nghỉ dưỡng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng lên những khu
du lịch biển có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên nước biển ở Đồ
Sơn đang được đánh giá có độ trong không cao, chỉ đạt 0,3 m, thấp nhất so với các
khu vực biển khác trong cả nước cũng gây trở ngại không nhỏ cho phát triển du
lịch biển.
Hải Phòng có nhiều đảo và bán đảo. Vùng biển Hải Phòng có tới 366 hòn
đảo trong đó có 243 đảo ven bờ, lớn nhất là đảo Cát Bà với diện tích gần 19 nghìn
ha. Trên 90% diện tích đảo Cát Bà là rừng và đất rừng, trong đó có 570 ha rừng
nguyên sinh. Rừng nguyên sinh Cát Bà hoang sơ, rậm rạp, có chỗ còn chưa in dấu
chân người và là nơi hội tụ của nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Chính vì
vậy, rừng Cát Bà đang được xem xét xếp vào danh sách những khu bảo tồn thiên
nhiên của thế giới. Cát Bà bao gồm một đảo chính và 366 đảo nhỏ và chỉ cách
trung tâm của du khách, những con đường mòn dã ngoại, những hang động tự
nhiên kỳ thú, những bờ biển cát trắng lạ thường và biển trong xanh. Hải Phòng có
bán đảo Đồ Sơn nổi tiếng, chạy dài 4 km do dãy núi Rồng vươn ra biển tạo thành.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
34
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Bãi biển đồ sơn bằng phẳng, sóng nước êm đềm nên từ lâu đã trở thành khu tắm
biển và nghỉ ngơi hấp dẫn.
Nhìn chung, hệ thống đảo và bán đảo ven bờ biển của Hải Phòng có giá trị
rất lớn trong phát triển du lịch. Ngoài các cảnh quan hoang sơ, không khí trong
lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên các đảo ven bờ biển còn giữ được tính đa
dạnh sinh học cao. Các bãi tắm trên các đảo không lớn, thậm chí rất nhỏ nhưng
thường rất đẹp, bãi cát mịn, nước trong xanh. Các đặcc điểm trên là điều kiện thích
hợp để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình tham quan, nghỉ dưỡng.
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố nhân văn giàu bản sác văn
hoá dân tộc của vùng biển Hải Phòng cũng có ý nghĩa to lớn đối với du lịch biển
chu thể là:
- Các di tích lịch sử văn hoá.
Hải Phòng còn giữ được rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, nhiều đền, chùa,
lăng miếu và các sinh hoạt văn hoá dân tộc ở từng làng xã. Hiện nay Hải Phòng có
162 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và cấp thành phố. Trong số đó có 62 di tích
xếp hạng cấp quốc gia và 27 di tích được xếp hạng cấp thành phố tập trung ở 7
quận huyên ven biển, chiếm 54,94% tổng số.
Các di tích lịch sử này có giá trị rất lớn đối với du lịch, hợp lại thành bộ sưu
tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam. Nhiều di vật bên trong một số
di tích vẫn được bảo quản nguyên vẹn. Nhiều công trình kiến trúc như : Đền Nghè,
Chùa Hàng, Chùa Vẽ, Núi Voi, Đền Ngô Quyền, Đền Trần Quốc Bảo, Đền Nguyễn
Bỉnh Khiêm được duy trì bảo tồn tốt. Tuy nhiên hiện nay nhiều di tích đang bị
xuống cấp, bị lấn chiếm, hoặc bị huỷ hoại. Nếu chúng ta tiếp tục khôi phục và giữ
gìn nó để phát triển tuyến du lịch văn hoá biển Hải Phòng thì chắc chắn sẽ có nhiều
người ngưỡng mộ và thu hút được một số lượng khách du lịch lớn hơn đến khu vực
này.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
35
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
- Lễ hội:
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của
người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Lễ hội là sự kiện
thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng,
được định danh là những vị "Thần" -những người có thật trong lịch sử dân tộc hay
huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của
con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người chống chọi
với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền
thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn
cuộc sống hạnh phúc....Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của cá
vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội
của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lẽ hội cũng là nhu
cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng
lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế
thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách
riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí...Lễ hội là dịp
con người được giải toả, dãi bầy phiền muộn, lo âu với thần linh, mong đợi thần
giúp đỡ, chở che vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn.
Cũng giống như các vùng khác trên cả nước, lễ hội của người dân vùng biển
Hải Phòng thường tập trung vào những tháng đầu năm sau tết cổ truyền và thường
gắn liền với sản xuất và các hoạt động văn hoá dân gian. Nhìn chung, lễ hội của
con người dân vùng biển Hải Phòng giống như lễ hội người kinh ở khu vực khác.
Đến đây, du khách sẽ được tiếp xúc với nền văn hoá dân tộc độc đáo của vùng biển
Hải Phòng, sẽ được sống lại những ngày tháng hào hùng của lịch sử dân tộc. Các lễ
hội của người dân vùng biển Hải Phòng rất đa dạng và phong phú, thu hút nhiều
khách du lịch như: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn; lễ hội đền Trạng; lễ hội xuống biển;
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
36
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
hội du xuân ở Thuỷ Nguyên; hội đình Dư Hàng; hội đền Phò Mã (đền Dẹo); hội
đền Nghè; Lễ hội hát đúm Thuỷ Nguyên; lễ hội pháo đất Vĩnh Bảo; hội đua thuyền
truyền thống trên biển (đảo Cát Hải); hội đền An Lư; múa rối cạn và múa rối
nước....Trong đó đặc trưng nhất là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đây là một trong những
lễ hội được chọn là tiêu biểu của toàn quốc trong chương trình hành động quốc gia.
Lễ hội diễn ra trong 2 ngày (từ 8 đến 9/8 âm lịch). Lễ nghi thật trang trọng, có lọng
che, kiệu rước thần, phường bát âm.... Mở đầu trận đấu là màn múa cờ tưng bừng
của mấy chục nam nữ thanh niên khoẻ. Sau tiếng loa từng cặp trâu vào sói chọi. Có
nhiều cặp trâu thi đấu chúng xông vào nhau, dùng sức mạnh để húc, để ghì, khoá
sừng nhau. Con nào bỏ chạy là thua. Trâu thắng vào chung kết ngày mùng9 tháng 8
âm lịch, trâu nào giành được giải nhất được rước về đình trong tiếng reo hò, hân
hoan của cộng đồng. Trâu thắng hay trâu thua đều bị làm thịt để cúng thần linh và
được chia sẻ cho mọi người là "lộc".
- Các tài nguyên nhân văn khác:
Các tài nguyên nhân văn khác như: các ngành nghề thủ công truyền thống,
nghệ thuật ẩm thực, ca múa nhạc.... cũng tạo nên sự hấp dẫn du khách bốn phương.
Hải Phòng hiện có hơn 30 làng nghề, trong đó có 17 làng nghề truyền thống, hoạt
động trên nhiều lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, cơ khí, đúc đồng, đúc gang, làm đồ thờ
tự và tạc tượng. Những ngành nghề truyền thống ở đây khá đa dạng và có khả năng
khai thác phục vụ du lịch không chỉ như là các mặt hàng lưu niệm mà còn có giá trị
về mặt cội nguồn văn hoá như tổ chức cho du khách tham quan các làng nghề kết
hợp tham dự những lễ hội và di tích có liên quan đến các vị tổ nghề truyền thống.
Hải Phòng có những vùng chợ quê từ lâu nổi tiếng bởi những đặc trưng được
gìn giữ và lưu truyền nhiều thế hệ. Mỗi chợ quê đều có những nét đẹp riêng, thể
hiện phong tục tập quán địa phương, mang đậm bản sắc văn hoá miền biển Hải
Phòng. Những ngày giáp tết, chợ tết lại càng phong phú hơn.
2.2.2. Hiện trạng môi trường du lịch biển Hải Phòng.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
37
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Hải Phòng là thành phố Cảng biển lớn đồng thời là cửa ngõ ra biển của thủ
đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Với tổng cộng diện tích hơn 5.000 km2 trong đó
chỉ có 1.507 km2 đất nổi. Bờ biển Hải Phòng dài trên 132 km, có cảng quốc tế lớn
với công suất hàng năm đạt trên 15 triệu tấn. Hải Phòng có hai huyện đảo Cát Bà
và Bạch Long Vĩ rất thuận tiện cho du lịch biển và dịch vụ nghề cá phát triển trong
đó Đồ Sơn và Cát Bà là hai trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, hàng năm thu hút
hàng vạn khách du lịch trong nước và quốc tế.
Về mặt môi trường, thiên nhiên ưu đãi cho Hải Phòng nhiều lợi thế. Hệ sinh
thái đa dạng, tài nguyên biển phong phú, nhiều bãi cát nổi tiếng như Bạch Long Vĩ,
các rạng san hô đẹp quanh đảo Cát Bà là vườn quốc gia trên biển nổi tiếng. Nơi đây
có tới 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ. Động vật trong vườn quốc
gia cũng hết sức đa dạng, nhiều loài thú quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, đặc
biệt là loài voọc đầu trắng một loài quý hiếm của thế giới chỉ có ở Vươn Quốc gia
Cát Bà.
Tuy nhiên, môi trường của vùng ven biển Hải Phòng đang có những báo
động về ô nhiệm. Theo kết quả phân tích, điều tra khảo sát gần đây nhất của cơ
quan nghiên cứu về môi trường thì biển ven bờ của vùng biển Hải Phòng, đặc biệt
là khu vực cửa sông có cảng, đang bị ô nhiễm.
Sự ô nhiễm trước tiên phải kể đến là ô nhiễm dầu. Đa số các mẫu phân tích
đều cho thấy hàm lượng dầu trong nước vùng biển ven bờ Hải Phòng có xu hướng
tăng cao trong các khu vực của sông, gần khu vực cảng, bến đỗ tầu thuyền. Có
trường hợp dầu lan vào các khu đầm nuôi trồng thuỷ sản bám vào lá sú vẹt và ngấm
vào trầm tích mặt đáy. Hệ số ô nhiễm dầu trong trầm tích tăng từ 0,4 ( năm 1995)
lên 2,4 (năm 2000) và đến các năm gần đây vẫn tiếp tục tăng. Dự báo tình trạng
phát triển giao thông thuỷ, công nghiệp và do các phương tiện thuyền đánh cá lạc
hậu... Chưa kể Hải Phòng còn có tiềm ẩn nhiều sự cố tràn dầu.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
38
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Ô nhiễm đục nước đứng thứ hai sau ô nhiễm dầu. Gần đây ảnh hưởng đục
nước của ven biển Hải Phòng tăng lên rõ ở khu vực bãi tắm Đồ Sơn và Đông Nam
Cát Bà. Đó là kết quả của nạn phá rừng đầu nguồn và xói lở ở ven biển. Chỉ riêng
sông cấm từ 1960 đến năm 1992, lưu lượng nước tăng từ 1 km3/năm lên 12,9
Km3/năm và hàm lượng phù sa tăng từ 20 g/m3 lên 340 g/m3. Đục không những
làm bẩn nước, thiệt hại tới du lịch, mà còn làm chết san hô, giảm năng suất sơ cấp
thực vật nổi do hạn chế quang hợp.
Ngoài ra độ ôxy hoà tan (DO) của vùng biển Hải Phòng thấp, trung bình
khoảng 3,3 đến 10,9 mg/l vào mùa khô và khoảng 0,1 đến 6,1 mg/l vào mùa lũ.
Nhu cầu ôxy hoá sinh học (BOD) khá cao (13,6 đến 31mg/l), chỉ số vi trùng học
(colifom) qua khảo sát đều thấy vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do
chất thải công nghiệp, đô thị, các khu dân cư và những hoạt động trên biển gây ra.
Nhiều nhà máy cơ sở sản xuất, khách sạn...có nước thải không được xử lý đều đổ
thẳng vào sông, biển. Nhiều rác thải rắn từ các hoạt động tầu thuyền và dân cư ven
biển cũng không được thu gom thường được đổ ra sông, biển ven bờ.
Ô nhiễm môi trường biển của Hải Phòng đã và đang tác động xấu đến các
hoạt động của cảng, giao thông đường thuỷ, do lượng bồi lắng cộng với xói lở biển
gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, du lịch biển
cũng như cuộc sống của ngư dân và dân cư vùng ven biển. Nếu không chú ý và có
ý thức bảo vệ môi trường biển Hải Phòng sẽ mất lợi thế về biển. Đồng thời cộng
với những biến đổi khí hậu toàn cầu, Hải Phòng sẽ còn phải đương đầu với những
cơn bão lớn, mực nước dâng cao và sóng biển dữ dội. Tất cả những vấn đề đó sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, đến cuộc sống của nhân dân Hải Phòng.
Theo các nhà quản lý và nghiên cứu môi trường thì để bảo vệ môi trường Hải
Phòng, giải pháp trước tiên là phải tạo ra được một sự chuyển biến mạnh mẽ về
nhận thức, coi trọng sự nghiệp của mọi người và của cộng đồng. Từ đó, xây dựng
thói quen nếp sống văn minh, tự giác chấp hành quy chế bảo vệ môi trường biển.
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
39
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Thứ hai, mọi chường trình, mọi đề án phát triển kinh tế biển, vùng ven biển
phải được giải quyết hài hoà, thoả đáng, cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi
trường biển, nhằm phát triển bền vững. Muốn vậy tất cả các công trình xây dựng
phục vụ dân sinh kinh tế, quốc phòng, các hoạt động phục vụ dịch vụ du lịch, vui
chơi giải trí ven biển, trên biển đều phải tự xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Nứoc
thải các loại chỉ được thải ra biển khi đã dược xử lý và đạt tiêu chuẩn cho phép.
Cùng với đó, phải kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Có kế hoạch khai thác bãi triều, rừng ven biển. Đưa diện tích rừng ven biển của Hải
Phòng từ 2.253 ha như hiện nay lên 8.252 ha vào năm 2010 như trong quy hoạch.
Thứ ba, từ Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy định khác, thành phố
cần rà soát, nghiên cứu xây dựng và ban hành cụ thể chi tiết quy chế bảo vệ môi
trường biển, tạo thành hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc quản lý, bảo vệ môi
trường.
2.2.3. Thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng.
2.2.3.1. Hiện trạng về thị trường du lịch biển Hải Phòng.
Khách du lịch đến thành phố Hải Phòng chủ yếu là đi biển. Số lượng khách
du lịch quốc tế đến vùng biển Hải Phòng chiếm 71,2% lượng khách du lịch quốc tế
đến Hải Phòng và khách du lịch nôi địa đến vùng biển Hải Phòng chiếm 90% lượng
khách du lịch nội địa đến Hải Phòng. Trong số các vùng du lịch ven biển Hải
Phòng thì Đồ Sơn và Cát Bà là hai điểm du lịch chủ yếu thu hút số lượng đông đảo
cả trong và ngoài nước. Đặc biệt năm 2007, theo số liệu sơ bộ thì số khách đến Đồ
Sơn là khoảng 1,5 triệu lượt khách, chiếm trên 65% tổng số khách du lịch đến vùng
biển Hải Phòng.
Biểu 2.1: Thị phần khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng năm 2007
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
40
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân
Nguồn : Sở du lịch Hải Phòng.
Biểu 2.2: Thị phần khách du lịch nội địa đến Hải Phòng năm 2007
Nguồn :Sở du lịch Hải Phòng.
Khách du lịch đến vùng biển Hải Phòng từ năm 1995 đến nay tăng đáng kể
cả về số lượng và chất lượng. Năm 1995 tổng lượng khách du lịch do các cơ sở lưu
trú phục vụ mới chỉ đạt khoảng 246.302 lượt khách thì năm 2004 con số này đã lên
Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46
41
Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com)
lOMoARcPSD|12552918
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf
123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf

More Related Content

Similar to 123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf

luan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfluan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to 123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf (20)

Ktpt phan1
Ktpt phan1Ktpt phan1
Ktpt phan1
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
 
luan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfluan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdf
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
 
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docxCơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bền Vững Thành Phố Nha Trang
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bền Vững Thành Phố Nha TrangLuận Văn Phát Triển Du Lịch Bền Vững Thành Phố Nha Trang
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bền Vững Thành Phố Nha Trang
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bền Vững Thành Phố Nha Trang.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bền Vững Thành Phố Nha Trang.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bền Vững Thành Phố Nha Trang.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bền Vững Thành Phố Nha Trang.
 
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khách sạn Công Đoàn Thanh ...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình ThuậnLuận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
 
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mt
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải DươngLuận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
 
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.docTóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
 
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.docLuận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdf
CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdfCHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdf
CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdf
 
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh tháiLuận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
 

123doc-phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-hai-phong.pdf

  • 1. [123doc] - phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien- hai-phong Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Scan to open on Studocu Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university [123doc] - phuong-huong-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-du-lich-bien- hai-phong Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Scan to open on Studocu Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 2. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân LỜI MỞ ĐẦU. Hàng năm ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số tiền khổng lồ. Thực tế cho thấy khi Chính phủ chi ra một đồng để đầu tư vào du lịch sẽ thu về hàng ngàn đồng lợi nhuận, bởi lẽ du lịch là ngành tổng hợp mang tính chất chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Đầu tư vào du lịch là đã mở ra sự phát triển mới, Nhà nước quản lý về du lịch và chỉ đạo các chiến lược kinh doanh du lịch đi đôi với việc hợp tác về du lịch. Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội thu hút hàng triệu người trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của du khách. Bên cạnh sự phát triển rất nhanh của ngành công nghiệp không khói này thì chúng ta đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch ngày càng gia tăng. Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách, của mọi người dân trên thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải tìm hướng đi mới cho mình đó là phát triển du lịch một cách bền vững. Cùng với kinh tế cảng biển, du lịch đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng và trong đó không thể không kể đến du lịch biển. Dọc theo bờ biển Hải Phòng chúng ta thấy rất nhiều bãi cát đẹp là hạt nhân tiền đề hình thành các khu du lịch biển. Ngoài khơi là một dẫy đảo như một chuỗi ngọc viền quanh bờ biển. Trong lòng biển là thế giới san hô, bào ngư, và nhiều loại hải sản khác vừa đáp ứng cho du lịch lặn biển vừa là những món ăn đặc sản phục vụ du khách. Sự đa dạng của địa hình ven biển và hải đảo đã tạo ra những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc với những vũng, vịnh, đầm phá, hang động nổi tiếng. Dọc theo dải ven biển cũng như các đảo ven bờ tập trung khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia Cát Bà có tính đa dạng sinh học cao, nhiều di tích văn hoá lịch sử và các lễ hội đặc biệt có giá trị to lớn đối với phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 1 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 3. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng.... Chính những điều kiện đó mà du lịch biển Hải Phòng trong thời gian vừa qua là địa chỉ quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng doanh thu du lịch của thành phố. Tuy nhiên sự phát triển "nóng" về du lịch của vùng ven biển Hải Phòng cũng đang đứng trước những thách thức không bền vững nếu không được kiểm soát với mục tiêu bền vững. Vì những lý do trên em đã chon đề tài: ''Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng" . Với hy vọng đánh giá thực trạng hoạt động du lịch biển Hải Phòng để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh phát triển du lịch biển Hải Phòng, đưa du lịch biển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Phòng. Luận văn gồm ba phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững. Phần 2: Thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng. Phần 3: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng. Để hoàn thành đề tài này em được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Th.s Bùi Đức Tuân và các anh chị trong ban nghiên cứu và phát triển các ngành dịch vụ- Viện Chiến lược phát triển. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô và quý cơ quan giúp đỡ góp ý Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2008 Sinh viên Trần Hùng Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 2 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 4. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG. 1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững. 1.1.1. Phát triển bền vững. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, chính trị, văn hoá, địa lý.... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững. Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta đã bắt đầu có những lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan niệm về phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được Ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là "...Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai"*. Quan niệm đầu tiên về phát triển bền vững của WB chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống của con người trong quá trình phát triển của con người chưa thấy được vấn đề xã hội được đề cập đến. Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên thì yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với một ý nghĩa cũng vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 3 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 5. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân * Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển. [23] chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm : tăng trưởng về mặt kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống**. Cùng với đó tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường. Mối quan hệ đó được thể hiên qua hình vẽ sau: Hình 1.1 : Mối quan hệ trong phát triển bền vững. Nguồn : Giáo trình kinh tế phát triển. Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 Xã hội Kinh tế Môi trường Phát triển bền vững 4 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 6. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Bền vững về mặt môi trường : Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến ** Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển. [23] sự sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học....và xã hội bao quanh. Bền vững về mặt môi trường là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững. Bền vững về xã hội : Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội. Phát triển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hoà bình, mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển. Ngoài ra phát triển bền vững còn được xem là sự phát triển "bình đẳng và cân đối". Bình đẳng được hiểu là bình đẳng giữa các nhóm người trong cùng một xã hội. Còn tính cân đối được thể hiện ở việc cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. 1.1.1.2. Các thước đo về phát triển bền vững. Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng và rất đặc trưng. Tuy nhiên hệ thống thước đo này rất phức tạp và nhiều thước đo rất khó xác định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế- xã hội- môi trường. Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số như: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP và GNP, GDP/người, GNP/người.... Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu GDP/người phải ở mức 5% mới được coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu. Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá như: chỉ số phát triển con người (HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá...HDI là chỉ tiêu đánh Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 5 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 7. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn phát triển bền vững thì yêu cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trưởng và đạt đến mức trung bình. Chỉ số bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột, bất ổn trong xã hội. Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhiêm (không khí, nguồn nước...), mức độ che phủ rừng.... là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tính bền vững của môi trường. Môi trường bền vững là môi trương luôn thay đổi nhưng vẫn làm tròn ba chức năng : là không gian sinh tồn ; là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con người ; là nơi chứa đựng, xử lý chất thải. Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu về giáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đại học,... các chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác. 1.1.2. Phát triển du lịch bền vững. 1.1.2.1. Các quan niệm về du lịch và du khách a) Các quan niệm về du lịch. Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá- xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp- công nghiệp du lịch- và hiện nay ngành "công nghiệp" này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia. Để có nhận thức khoa học về du lịch, nhận thức đó phải trải qua quá trình từ thấp tới cao, từ việc chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 6 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 8. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân - Quan niệm trước đây về du lịch. Trước đây người ta mới chỉ quan niệm du lịch là một hoạt độn mang tính chất văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con người, du lịch không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được đầu tư để phát triển. Trong nhiều thế kỷ trước đây, du khách hầu hết là những người hành hương, thương nhân, sinh viên và cả nghệ sĩ... Đến đầu thế kỷ 20, du lịch vẫn còn dành riêng cho những người khá giả, họ đi du lịch là để giải trí. Còn du lịch ngày nay gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người, và một hoạt động du lịch như vậy được thực sự bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Mặc dù vậy, khi đề cập đến du lịch, không ít người thường lầm tưởng rằng : du lịch chỉ là những kỳ nghỉ hè tầm thường, với các sân bay, bãi biển đầy người, hoặc hình ảnh những xe du lịch chở du khách tham quan các phố... Do đó, muốn cho du lịch phát triển mạnh mẽ và đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng của đời sống con người, trước hết cần phải có quan niệm đúng đắn về du lịch. - Quan niệm khoa học về du lịch. Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tai Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch : Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ*. Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua. Trong định nghĩa này, các tác giả đã gộp hai phạm trù hoạt động du khách và hoạt động kinh tế thành một hệ thống nhân- quả. Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 7 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 9. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân * Nguồn: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành. chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham gia tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, v.v... Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng. Dựa theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là : + Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. + Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện tượng xã hội. Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 8 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 10. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác. b) Quan niệm về du khách. Du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục đích thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục vụ sức khoẻ, xây dựng hay tăng cường tình cảm của con người (với nhau hoặc với thiên nhiên), thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất và các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, có thể cụ thể hoá tiêu chí cơ bản này bằng việc nghỉ qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Nói một cách khác thì du khách là người từ nơi khác đến với / hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hoặc vô hình của thiên nhiên và / hoặc của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống.... Cần phải phân biệt hai loại du khách cơ bản. Những người mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là du khách thuần tuý. Ngược lại có những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp... Trên đường đi hay tại nơi đến, những người này sắp xếp được thời gian cho việc thăm quan, nghỉ ngơi. Khi đó họ mới được coi là du khách. Để nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao du lịch tôn giáo... Do du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một lĩnh vực kinh tế với đối tượng phục vụ là người đi du lịch nên việc thống nhấn khái niệm du khách là một nhu cầu tất yếu. Đối với doanh nghiệp du lịch, thông qua số lượng du khách có thể nắm được doanh thu. Sự chuẩn hoá khái niệm du khách sẽ giúp các nhà thống kê thống nhất được tiêu chí phân định giữa khách tham quan và du khách, giúp cho các cơ quan quản lý xác định được nghĩa vụ, đối với nhà nước của các Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 9 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 11. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân doanh nghiệp du lịch. Việc thống nhất và chuẩn hoá định nghĩa du khách còn có ý nghĩa làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào hoạt động thống kê du lịch khu vực và quốc tế. 1.1.2.2. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững. Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến , nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng : Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài. Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trười và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người"*. Trong định nghĩa mới này thì du lịch đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế- xã hội- môi trường. Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: " ..các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 10 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 12. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân * Nguồn: Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2001 du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương. Tóm lại: phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếu được trong quá trình đi lên của đất nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. 1.1.2.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài. Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội. Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá. Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát triển một cách bền vững. Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển. Du lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 11 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 13. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan. Điều đó giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của mọi nguời, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch được lâu dài. Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta đã biết nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn. Nguyên tắc 9: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (marketing du lịch). Đó là việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm qua đó giúp du khách thoả mãn tối đa nhu cầu của mình. Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, nhằm mang lại lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp du lịch. Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, và môi trường xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế. Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhon chỉ khi nó được phát triển một cách bền vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 12 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 14. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân 1.1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững. a) Nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách. Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,...tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút du khách, giúp du lịch phát triển. Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội... là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch. b) Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm: Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tố quyết định đến việc phát triển du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương. Mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch. Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến đi được thuận lợi. Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp du lịch với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, khu vui Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 13 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 15. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân chơi giải trí..là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cũng như nhu cầu giải trí của du khách từ đó thu hút được nhiều khách du lịch hơn. c) Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người). Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Chất lượng công tác kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay không bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện công tác chuyên môn về du lịch của mình hộ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là trao đổi văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho du khách có cảm giác hứng khởi trong lúc du lịch. d) Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch. Các yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch bao gồm mức thu nhập, trình độ văn hoá, thời gian rỗi. Thứ nhất, trình độ văn hoá: khi nhận thức của con người càng cao thì việc họ thích thú với khám phá thế giới, thiên nhiên, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi ngày càng tăng về nhu cầu, động cơ đi du lịch tăng lên. Theo một số cuộc điều tra cho thấy: nếu người chủ gia đình có trình độ văn hoá ở mức trung học thì tỷ lệ đi du lịch là 65%, trình độ cao đẳng tỷ lệ này là 75% , trình độ đai học thì tỉ lệ này lên tới 85%. Thứ hai, Mức thu nhập (Hay điều kiện sống): Đây là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì ngoài việc chi tiêu cho cơm ăn áo mặc thì họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ trong đó có cả việc đi du lịch. Cuối cùng là thời gian rỗi: Phần lớn mọi người đi du lịch khi họ rảnh rỗi (ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, cuối tuần...). Vì vậy nhân tố này cũng rất quan trọng để phát triển du lịch. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 14 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 16. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân e) Đường lối chính sách phát triển du lịch. Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển. Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung , đường lối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội. f) Tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch phát triển bền vững hơn. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch. Việc tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được. Trên đây chỉ là một số yếu tố chủ yếu để phát triển du lịch ở mỗi địa phương. Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưng riêng. Tuy nhiên các yếu tố này không tách rời nhau mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển du lịch thành công. 1.1.2.5. Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững du lịch không bền vững. Thực tế cho thấy, du lịch tình dụ hoăc du lịch 3-S ( sea, sun, sand: biển, nắng, và cát) ở hầu các nước cho thấy không bền vững. Tuy vậy phần lớn các loại hình du lịch đều có thể phát triển với quy mô lớn, do đó đã trở nên không bền vững (ví du: số lượng đi du lịch câu cá, đi săn bắt quá đông ở một khu du lịch). Đa số các mô hình du lịch có thể làm cho bền vững hơn thông qua những thay đổi về định tính hoặc định lượng. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 15 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 17. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Bảng1.2: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch bền vững. Không tương thích Tương thích cao * Du lịch bờ biển có thị trường lớn * Du lịch sinh thái * Kỳ nghỉ có tác động tiêu cực với môi trường tự nhiên * Du lịch văn hóa, du lịch lịch sử thu hút khách ham tìm hiểu của 1 khu vực * Du lịch tình dục * Điểm du lịch đô thị có sự dụng những khu vực trống * Du lịch săn bắn và câu cá ở nơi quản lý yếu * Du lịch nông thôn quy mô nhỏ * Du lịch ở những nơi có môi trường nhạy cảm như rừng nhiệt đới, nam cực, bắc cực... * Kỳ nghỉ bảo tồn, trong đó du khách thực hiện công tác bảo tồn trong kỳ nghỉ của mình Nguồn: Du lịch bền vững. Muốn củng cố khái niệm du lịch bền vững, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững có một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là không bền vững và các yếu tố được coi là bền vững trong phát triển du lịch. Bảng 1.2: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững. Du lịch kém bền vững hơn Du lịch bền vững hơn Khái niệm chung: Phát triển nhanh Phát trỉên chậm Phát triển không kiểm soát Phát triển có kiểm soát Quy mô không phù hợp Quy mô phù hợp Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu dài hạn Phương pháp tiếp cận theo số lượng Phương pháp tiếp cận theo chất lượng Tìm kiếm sự tối đa Tìm kiếm sự cân bằng Kiểm soát từ xa Địa phương kiểm soát Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 16 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 18. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Chiến lược phát triển: Không lập kế hoạch, triển khai tùy tiện Quy hoạch trước, triển khai sau Kế hoạch theo dự án Kế hoạch theo quan điểm Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực Phương pháp tiếp cận chính luận Tập trung vào các trọng điểm Quan tâm tới cả vùng Áp lực và lới ích tập trung Phân tán áp lực và lợi ích Thời vụ và mùa cao điểm Quanh năm và cần bằng Các nhà thầu bên ngoài Các nhà thầu địa phương Nhân công bên ngoài Nhân công địa phương Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch Kiến trúc bản địa Xúc tiến Marketing tràn lan Xúc tiến Marketing có tập trung theo đối tượng. Nguồn lực: Sự dụng tài nguyên nước, năng lượng lãng phí Sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lượng Không tái sịnh Tăng cường tài sinh Không chú ý tới lãng phí sản xuất Giảm thiểu lãng phí Thực phẩm nhập khẩu Thực phẩm sản xuất tại địa phương Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ ràng Tiền hợp pháp Nguồn nhân lực chất lượng kém Nguồn nhân lực có chất lượng Khách du lịch: Số lượng nhiều Số lượng ít Không có nhận thức cụ thể Có thông tin cần thiết bất kỳ lúc nào Không học tiếng địa phương Học tiến địa phương Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ Chủ động và có nhu cầu Không ý tứ và kỹ lưỡng Thông cảm và lịch thiệp Tìm kiếm du lịch tình dục Không tham gia vào du lịch tình dục Lẵng lẽ, kỳ quặc Lặng lẽ, riêng biệt Không trở lại tham quan Trở lại tham quan Nguồn: Du lịch bền vững. Tùy thuộc vào đặc điểm của khu du lịch để sử dụng các yếu tố để đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 17 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 19. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân 1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa bào bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức du lịch thế giới UNWTO. Chỉ tiêu môi trường là những thông tin tổng hợp giúp đánh giá các hoạt động bền vững của du lịch. Để đánh giá mức độ bền vững của điểm du lịch, chúng ta thường dùng các chỉ tiêu đơn và bộ chỉ tiêu đơn. Tổ chức du lịch thế giới WTO xây dựng hai bộ chỉ tiêu đơn là: chỉ tiêu chung cho ngành du lịch bền vững và chỉ tiêu đặc thù cho điểm du lịch. Ngoài ra,còn sử dụng phương pháp PRA (đánh giá có sự tham gia của cộng đồng) để đánh giá. Bảng 1.3 : các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. STT Chỉ tiêu Cách xác định 1 Bảo vệ điểm du lịch Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN 2 Áp lực Số du khách viếng thăm điểm du lịch( tính theo năm, tháng cao điểm) 3 Cường độ sử dụng Cường độ sử dụng - thời kỳ cao điểm ( người/ha) 4 Tác động xã hội Tỷ số Du khách/Dân địa phương (thời kỳ cao điểm) 5 Mức độ kiểm soát Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng 6 Quản lý chất thải Phần trăm đường cống thoát tại điểm du lịch có xử lý (chỉ số phụ có thể là giới hạn kết cấu của năng lực cơ sở hạ tầng của điểm du lịch, ví dụ như cấp nước, bãi rác) 7 Quá trình lập quy hoạch Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (kể cả các yếu tố du lịch) 8 Các hệ sinh thái tới hạn Số lượng các loài hiếm đang bị đe dọa 9 Sự thỏa mãn của du khách Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên các phiếu thăm dò ý kiến) 10 Sự thỏa mãn của địa Mức độ thỏa mãn của điạ phương (dựa trên các Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 18 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 20. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân phương phiếu thăm dò ý kiến) Nguồn: Du lịch bền vững. Ngoài các chỉ tiêu chung cho ngành du lịch, để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch cụ thể thì UNWTO đã đưa ra một số chỉ tiêu đặc thù. Bảng 1.4 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch STT Hệ sinh thái Các chỉ tiêu đặc thù 1 Các vùng bờ biển Độ suy thoái (% bãi biển suy thoái, bị xói mòn) Cường độ sử dụng (số người/1m bãi biển) Hệ động vật bờ biển/động vật dưới biển ( số loài chủ yếu nhìn thấy) Chất lượng nước (rác, phân và lượng kim loại nặng) 2 Các vùng núi Độ xói mòn (% diện tích bề mặt bị xói mòn) Đa dang sinh học (số lượng các loài chủ yếu). Lối vào các điểm chủ yếu (số giờ chờ đợi) 3 Các điểm văn hóa (các cộng đồng truyền thống) Áp lực xã hội tiềm tàng (tỷ số thu nhập bình quân từ du lịch/số dân địa phương) Tính mùa vụ (% số cửa hàng mở cửa quanh năm/ tổng số cửa hàng) Xung đột (số vụ việc có báo cáo giữa dân điạ phương và du khách) 4 Đảo nhỏ Lượng tiền tệ rò rỉ (% thu lỗ từ thu nhập trong ngành du lịch) Quyền sở hữu (% quyền sỏ hữu nước ngoài hoặc không thuộc địa phương đối với các cơ sở du lịch) Khả năng cấp nước (chi phí, khả năng cung ứng) Các thước đo cường độ sử dụng (ở quy mô toàn đảo cũng như đối với các điểm chịu tác động Nguồn: Du lịch bền vững Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 19 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 21. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Bộ chỉ tiêu UNWTO sử dụng để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch cụ thể. Tuy vậy, các chỉ tiêu này cũng chưa thực sự chính xác.Vì vậy để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch chúng ta thường sử dụng thêm hệ thống chỉ tiêu về môi trường. Trên thực tế du lịch bền vững còn được xem xét bởi mối quan hệ mới – du lịch bền vững -được thiết lập khi thỏa mãn yêu cầu sau: - Nhu cầu của du khách: được đáp ứng cao. - Phân hệ sinh thái tự nhiên: không suy thoái. - Phân hệ xã hội – nhân văn: giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương trên cơ sở tăng cường văn minh do mở rộng giao lưu với các du khách, các nền văn hóa khác. Bảng 1.5: Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch STT Chỉ tiêu Các xác định 1 Bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch - Tỷ lệ % số khách trở lại/tổng số khách - Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách - Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tại nạn) do du lịch/tổng số khách 2 Bộ chỉ tiêu để đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thát tự nhiên - % chất thải chưa được thu gom và xủ lý - Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo mùa - Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo mùa - % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng do du lịch - % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/tổng số Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 20 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 22. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân công trình - Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (phổ biến-hiếm hoi-không có) - % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới (tính theo trọng tải) 3 Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế -% vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác - % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương - % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra hoặc có lợi do du lịch mang lại - % giá trị chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chỉ phí vật liệu xây dựng - % giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch 4 Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội – nhân văn - Chỉ số Doxey - Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan tới du lịch - Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch - Hiện trang các di tích lịch sử văn hóa của địa phương - Số người ăn xin/tổng số dân địa phương - Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch - Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) xác định thông qua trao đổi Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 21 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 23. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân với các chuyên gia Nguồn: Du lịch bền vững 1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay. Du lịch của một nước phát triển làm tăng ngân sách nhà nước, giải quyết đời sống xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo. Trên thế giới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 1995 các nước thu nhập du lịch quốc tế cao : Mỹ 58 tỷ USD, Italia 27 tỷ USD... Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước như : Thailand, Philippin, Hongkong... Việc phát triển du lịch còn là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như : giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không, nông nghiệp, ngân hàng...Vai trò của du lịch còn thể hiện ở chỗ, giúp cho du khách biết được tiềm năng kinh tế của các nước, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển du lịch bền vững còn góp phần giới thiệu truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới.Phát triển du lịch bền vững ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện nay : Du lịch phát triển bền vững sẽ mang tính chất giáo dục cao về ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng địa phương. Du lịch bền vững là phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và phúc lợi cho xã hội. Nếu không có phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt. Giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái môi trường trong hiện tại và tương lai. Phát triển du lịch bền vững là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người. Phát triển du lịch bền vững góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sức thu hút cao, đem lại cho du khách những chuyến đi với chất lượng và hiệu quả cao. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 22 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 24. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới và tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói rằng, phát triển du lịch bền vững là việc cần làm và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế góp phần quan trọng trong việc tăng tốc của nền kinh tế đất nước. 1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng. 1.4.1. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững. 1.4.1.1. Phát triển du lịch ở Pattaya (Thái Lan). Trong gần ba thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ hơn 400 lên đến gần 25.000 phòng khách sạn. Với việc ồ ạt phát triển các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại một địa điểm đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực. Biển trở nên rất ô nhiễm và Uỷ ban Môi trường quốc gia Thái Lan đã phải đưa ra tuyên bố là việc tắm biển ở đây không an toàn vào năm 1989. Cùng với đó là các đặc điểm tự nhiên khác bị phá huỷ một cách nghiêm trọng, sự đánh mất cây cối, động vật hoang dã, làm cho môi trường trở nên khô cằn. Sự phát triển không có quy hoạch đó đã kéo theo sự ùn tắc về giao thông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và cả về mặt xã hội ngày càng gia tăng làm gây cản trở cho sự phát triển du lịch bền vững. Khung cảnh tự nhiên của khu du lịch bị mất đi, độ hấp dẫn khách du lịch giảm sút. Những nguyên nhân đó đã làm cho nhiều du khách không muốn đến với Pattaya và đến năm 1989 thì hầu như không có khách du lịch nào muốn quay trở lại với địa điểm du lịch này nữa. Với những giải pháp hữu hiệu được đưa ra vào năm 1993 nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần bị đẩy lùi và số lượng khách đã có dấu hiệu tăng trở lại. Một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du lịch Pattaya đó chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã.... Cùng với đó là sự Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 23 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 25. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhận thức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch. Mọi sự phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đều dân đến thất bại. Để du lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách phát triển du lịch hợp lý, phải kết hợp giưa việc phát triển du lịch với viêc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu du lịch. 1.4.1.2. Phát triển du lịch ở đảo Canary (Tây Ban Nha). Đảo Canary gồm 7 đảo và một số đảo nhỏ ở Đại Tây Dương, cách Tây Ban Nha lục địa khoảng 1.500 km, nổi tiếng là trung tâm đa dạng sinh học với sự tập trung của nhiều loài sinh vật biển, có nhều cảnh quan đẹp, phong phú, khí hậu lý tưởng. Điều đó đã giúp cho nơi đây trở thành điểm đến quen thuộc của du khách Châu Âu. Ở đây du lịch được phát triển khá sớm bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 với một số ít du khách Châu Âu đến đây vì lý do chữa bệnh. Từ năm 1900 với 8.000 du khách thì đến năm 1975 thì quần đảo Canary đã đón được 2 triệu khách và con số đó tiếp tục tăng nhanh, vào năm 1990 là 7,4 triệu khách và 13 triệu khách vào năm 1999. Ngành du lịch dịch vụ chiếm gần 80% tổng thu nhập của nền kinh tế. Điều đó cho thấy, nền kinh tế ở đây phụ thuộc vào du lịch quá nhiều. Sự phát triển nhanh cua du lịch ở Canary nhưng không có những quy hoạch phát triển cở sở hạ tầng du lịch một cách hợp lý đã dẫn đến việc quá tải du lịch. Quá trình xây dựng bất hợp lý đó đã kéo theo sự mất kiểm soát trong phân bổ nguồn nước sinh hoạt, phân bổ công việc của các nhân tố khác, tắc nghẽn giao thông.... Sự gia tăng xây dựng không có quy hoạch hợp lý ở Canary đã tạo ra áp lực về đất đai. Cùng với đó là sự đầu tư ồ ạt của người nước ngoài vào nơi đây đã tạo ra môi trường không tốt cho dân cư địa phương và cư dân địa phương đang dần dần trở thành những người thiểu số. Sự phát triển quá nóng ở quần đảo Canary đã cho thấy tính chất không bền vững trong quá phát triển du lịch. Cùng với lượng du khách đông là việc thải ra hàng triệu tấn rác thải, ô nhiễm không khí do quá nhiều các phương tiện chuyên Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 24 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 26. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân trở. Mức độ khai thác du lịch bất hợp pháp ngày càng gia tăng do người dân chạy theo lợi nhuận đã làm cho cảnh quan nơi đây xuống cấp nghiêm trọng. Quả thật Canary đang trở thành một vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Muốn phát triển du lịch một cách lâu dài ở đây thì các nhà chức trách và các ban ngành phải cùng tham gia giải quyết. 1.4.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững. 1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Vân Nam là một tỉnh của Trung Quốc với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch dân cư, sử dụng đất đai một cách hợp lý. Phát triển du lịch ở đây được đặt dưới sự quản lý tốt của nhà nước bằng các quy hoạch hợp lý với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương. Vân Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho du lịch của tỉnh phát triển một cách đa dạng.Với sự quản lý khai thác tài nguyên du lịch được thống nhất cao gắn kết với sự tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền tảng cho du lịch ở đây phát triển một cách bền vững, lâu dài. Quy hoạch các khu du lịch ở đây tuân theo quy luật của thị trường nhưng có một sự định hướng rõ ràng. Trong quá trình lập quy hoạch du lịch có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, du lịch, lữ hành, văn hoá, môi trường... Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với việc phát triển du lịch là việc gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan du lịch. Ở các địa điểm du lịch thì đều có các quy định rõ ràng cho các nhà quản lý, người kinh doanh và khách du lịch phải thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với khu du lịch, không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các tệ nạn xã hội... Chính quyền tỉnh hỗ trợ cư dân địa phương phát triển các ngành nghề truyền thống bằng cách mở các lớp đào tạo nghề thu công, cho vay vốn tạo dựng cở Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 25 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 27. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân sở sản xuất thủ công....chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm giảm sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng khách du lịch thì cơ sở vật chất ở Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiện, môi trường đã được quan tâm, giữ gìn, chất lượng phục vụ du lịch được nâng lên một bước và sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Điều đó đã giúp cho Phong Nha - Kẻ Bàng được sự hài lòng của du khách khi đến đây. Du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch như mại dâm, ma tuý, tội phạm... không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Tuy vậy, với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 26 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 28. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân. 1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho du lịch biển Hải Phòng. Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của tỉnh Vân Nam, của Phong Nha - Kẻ Bàng và sự phát triển du lịch không bền vững của Pattaya, của đảo Canary có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tại các khu du lịch nói chung và du lịch biển Hải Phòng nói riêng như sau: Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về du lịch biển Hải Phòng. Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch. Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan khu du lịch. Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du lịch bền vững. Xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng đồng tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môi trường. Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi phục vụ du lịch. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 27 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 29. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN HẢI PHÒNG. 2.1. Tổng quan về thực trạng kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng. Đến năm 2007, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu của thành phố Hải Phòng đều đạt kế hoạch, thậm chí có một số chỉ tiêu đạt mức cao vượt mức kế hoạch của thành phố. 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế. Quy mô nền kinh tế của thành phố đạt ở mức khá lớn, tạo cho Hải Phòng có điểm xuất phát thuận lợi hơn nhiều địa phương khác. Vì thế nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình năm khá cao đặc biệt là trong những năm sau 2000. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 10,23% trong thời 1996-2005, trong đó giai đoạn 1996- 2000 là 9,37%, giai đoạn 2001-2005 là 11,10%. Trong 2 năm đầu của giai đoạn 2006-2010 thì tốc độ này vẫn được duy trì ở mức cao trên 11% cụ thể là năm 2006 tốc độ tăng là 11,34% và đến năm 2007 tăng gần mức 12%. Tăng trưởng bình quân từ năm 2001 đến năm 2007 cao hơn gần 1,5 lần so với mức tăng chung của cả nước, tương đương với mức tăng của các thành phố lớn, cao hơn mức tăng của các tỉnh lân cận. Tốc độ tăng các ngành công nghiệp- xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp, dịc vụ vủa Hải Phòng đều cao hơn mức trung bình của cả nước (công nghiệp cao hơn 1,42 lần, nông nghiệp 1,25 lần, dịch vụ gần 1,5 lần). Giá trị xuất khẩu năm 2007 đạt hơn 900 triệu USD, tăng trung bình hơn 19%/ năm giai đoạn 1996-2007. Như vậy , trong tương lai, nếu duy trì được mức tăng trưởng như hiện nay, Hải Phòng vẫn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 28 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 30. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Bảng 2.1 : Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP Hải Phòng. Đơn vị : Tỷ đồng 1995 2000 2007 Tăng bình quân/năm (%) 1996- 2000 2001- 2007 1996- 2007 Tổng số 5311,4 8313,7 16753,8 9,37 11,2 10,45 1. Công nghiệp, xây dựng 1526,9 2931,6 6053,2 13,94 14,67 14,21 2. Dịch vụ 2827,4 4092,4 8967,8 7,68 10,56 9,21 3. Nông- lâm-thuỷ sản 957,1 1289,7 1732,8 6,15 4,23 5,34 Nguồn : Cục thống kê Hải Phòng. Một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sự phát triển tương đối nhanh, vững chắc, có quy mô ngày càng mở rộng. Giai đoạn 1996-2007, sản phẩm thuỷ sản đông lạnh tăng trung bình 31,0%; sản phẩm may tương ứng là 18,4%; thép cán 29,5%. Nhiều ngành lĩnh vực kinh doanh mới đã xuất hiện như dịch vụ tư vấn, dịch vụ kinh doanh bất động sản, thị trường chứng khoán, xuất khẩu thuyền viên, công nghiệp hàm lượng công nghệ cao...Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố đã được nâng lên rõ rệt theo thời gian. 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 29 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 31. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng tăng nhanh của ngành công nghiệp và giảm dần của ngành nông- lâm- thuỷ sản. Do thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp nên tỷ trọnh GDP công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng nhanh, từ 26,8% năm 1995 lên 34,1% năm 2000 tiếp đó là 36,6% năm 2005 và đến năm 2007 con số đó là trên 37%. Tuy nhiên các lĩnh vực chủ lực gắn với các lợi thế của Hải Phòng như hàng hải, thương mai, du lịch... đang thiếu các điều kiện để phát triển (vốn, trang thiết bị, cơ chế chính sách...). Cơ cấu theo thành phần kinh tế đang chuyển dịch theo đúng quy luật khách quan với sự tăng dần của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế Nhà nước tuy giảm dần về tỷ trọng nhưng vấn giữ vai trò chủ đạo. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm thiểu chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, hiện đại hoá nông thôn, phát triển nhanh vùng ven biển Hải Phòng thành vùng kinh tế quan trọng của thành phố. 2.1.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 2.1.3.1. Công tác giáo dục, y tế và văn hoá. Về giáo dục: Hải Phòng là địa phương có chỉ số phát triển giáo dục và tuổi thọ cao trong cả nước. Về chỉ số giáo dục, Hải Phòng chỉ đứng sau Hà Nội và Đà Nẵng. Về trình đọ học vấn, nhìn chung lao động khu vực thành thị có trình độ học vấn cao hơn nhiều so với lao động khu vực nông thôn. Khu vực thành thị có 58,02% lao động tốt nghiệp THPT; 32,37% tốt nghiệp THCS trong khi các tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 15,14% và 52,24%. Điều này cho thấy khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo chuyên môn kỹ thuật để dịch chuyển cơ cấu lao động từ sản xuất lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, cần có cơ chế chính sách thích hợp để khuyến khích nâng cao trình độ học vấn cho nguời lao động ở nông thôn. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 30 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 32. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Về y tế: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 24 bệnh viện (trong đó, tuyến thành phố có 8 bệnh viện, tuyến quận, huyện, thị xã có 14 bệnh viên, 1 bệnh viện Hải quân, 1 bệnh viện thuộc Bộ Giao thông vận tải), 27 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm chuyên khoa và y tế cộng đồng, 217 trạm y tế xã, phường. Trong thời gian qua, các bệnh viện đầu ngành và một số trung tâm y tế của thành phố đã được đầu tư nâng cấp, cơ sở khám chũă bệnh được bổ xung. Một số chỉ tiêu cơ bản có sự cải thiện như cán bộ y tế/1 vạn dân tăng từ 20,7 năm 2000 lên gần 26 năm 2007, số bác sĩ/1 vạn dân từ 6,2 lên 6,8 trong cùng thời kỳ.Tỷ lệ tre em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 29% năm 2000 xuống 17% năm 2007. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn về các chỉ tiêu này. Về văn hoá- thông tin, thể dục thể thao: Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao được tổ chức rộng rãi đến xã, phường với nội dung phong phú hướng vào việc phát huy bản sắc dân tộc, truyền thống của địa phương và sự tham gia của cộng đồng vào các phong trào thể dục toàn dân, xây dựng các làng văn hoá, các hội thị hướng vào các chủ đề gia đình- xã hội, nếp sống văn minh. Thành phố đã xây dựng được trên 190 nhà văn hoá (trong đó có 2 nhà văn hoá do thành phố quản lý), ngày càng nhiều làng văn hoá được hình thành đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí và tiến bộ xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là phát thanh truyền hình, báo chí từng bước được nâng cấp, số hộ dân cư được xem truyền hình đạt gần 100%. Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch đáng kể về điều kiện cơ sở vật chất và mức độ hưởng thụ văn hoá giữa khu vực nội thành và các khu vực khác trong thành phố, nhất là hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vỹ. 2.1.3.2. Bảo vệ môi trường. Việc quản lý, bảo vệ môi trường được tăng cường, cùng với đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhiều dự án về chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường được triển khai, góp phần quan trọng kiềm chế tốc độ gia tăng ô Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 31 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 33. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân nhiễm suy thoái môi trường. Tuy nhiên tình trạng môi trường thành phố vẫn còn nhiều bất cập do các chất thải, nhất là rác thải đô thị và khu công nghiệp, chưa được xử lý và quả lý hiệu quả, thiếu quy hoạch đồng bộ cho việc xử lý chất thải. Công ngệ xử lý rác của thành phố mới dừng lại ở việc chôn lấp tại một số bãi rác. 2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng. Khi nói đến sự đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP của Hải Phòng thì chúng ta không thể không nhắc tới sự đóng góp của du lịch. Ngành du lịch có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Hải Phòng ở hiện tại cũng như tương lai. Và phần lớn doanh thu đó do du lịch biển Hải Phòng tạo ra. 2.2.1. Tiềm năng du lịch biển Hải Phòng. 2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. Vùng biển Hải Phòng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Phần lục địa với các kiểu địa hình đồi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đệp của nhiều bãi tắm ở đây, cùng với mặt nước, đấy biển và hải đảo tạo nên nhiều danh lam, thắng cảnh, hang động kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình. Khí hậu của vùng biển Hải Phòng là khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương, mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền. Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa. Mùa mưa chủ yếu là tháng 7, 8... Độ ẩm trung bình: 85%. Dao động của thuỷ triều: 3,3-3,9 mét. Độ mặn nước biển: từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% ( mùa khô). Nhiệt độ trung bình 25- 28 độ C dao động theo mùa. Về mùa hè có thể lên trên 30 độ C, về mùa đông trung bình 15- 20 độ C nhưng có thời điểm có thể xuống dưới 10 độ C (khi có gió mùa đông bắc). Nhìn chung khí hậu ở vùng biển Hải Phòng thuận lợi cho việc tổ chức du lịch biển vào mùa hè. Tài nguyên nước: Hiện nay, vùng biển Hải Phòng có các nguồn nước khoáng tập trung ở đảo Cát Bà và huyện Tiên Lãng. Các nguồn nước khoáng này đều đã Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 32 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 34. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân được đưa vào khai thác và sử dụng chủ yếu là do nhu cầu giải khát và chữa bệnh. Nước khoáng ở xã Bạch Đằng huyện Tiên Lãng đã được khai thác phục vụ cho mục đích chữa bệnh. Suối nước khoáng ở đảo Cát Bà có thể cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và chữa bệnh. Đảo Cát Hải chưa có nguồn nước ngọt. Khả năng khai thác nguồn suối nước khoáng ở đây có thể đạt tới hàng triệu lít/năm và có thể so sánh với một số loại nước khoáng nổi tiếng trong nước và của nước ngoài. Nguồn suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh ở xã Xuân Đám nhiệt độ luôn ở 38độ C rất thích hợp cho mục đích khai thác nước khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên sinh vật : Tài nguyên sinh vật phục vụ du lịch chủ yếu tập trung ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, rừng văn hoá lịch sử và môi trường, các hệ sinh thái đặc biệt, các điểm tham quan sinh vật và tài nguyên sinh vật biển... Vùng biển Hải Phòng có rừng quốc gia Cát Bà, rừng văn hoá lịch sử và môi trường ở Đồ Sơn... rất nổi tiếng, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Rừng trung tâm Cát Bà nằm cách trung tâm thị trấn Cát Bà 15 km về phía tây bắc, rộng khoảng 26.240 ha trong đó có 17.040 ha rừng cạn và 9200 ha rừng ngập mặn., có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha, với nhiều hang động kỳ thú. Khu rừng nguyên sinh nhiệt đới ở đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú. Thực vật : có 741 loài, nhiều loại cây gỗ quý như trí lý, lát hoa, lim sẹt, giẻ hoa, kim giao, gỗ trắng, chò dãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, thực vật ngập mặn 23 loài, rong biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài. Động vật : có 282 loài trong đó 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11 loài ếch nhái. Đặc biết có voọc Cát Bà tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus tức voọc đầu vàng (một số tài liệu gọi là voọc đầu trắng tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài leucocephalus chỉ có ở Trung Quốc) là loài thú đặc biệt quý hiếm trên thế giới chỉ còn lại ở Việt Nam (khoảng 50-60 con theo sách đỏ của IUCN). Động vật phù du 98 loài cá biển 196 loài, san hô 177 loài. Bên cạnh đó, vùng biển Hải Phòng có các tài nguyên sinh vật biển giàu có và phong phú từ lâu Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 33 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 35. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân đã được du khách trên thế giới biết đến và ưa chuộng. Một số loài với các món ăn từ chúng rất hấp dẫn khách du lịch gần xa như tôm, cua, sò huyết, sá sùng, bào ngư.... Ngoài ra, những tài nguyên sinh vật biển còn là nguồn cung cấp nguyên liệu ( như đồi mồi, ngọc ttrai, san hô, gỗ quý...) cho các ngành thủ công, mỹ nghệ sản xuất những mặt hàng mà người nước ngoài ưa chuộng. Vùng biển Hải Phòng có đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác phục vụ du lịch. Trong đó có những bãi tắm đẹp, nổi tiếng như: các bãi tắm khu I, khu II, khu III, ở Đồ Sơn; các bãi tắm Cát Cò1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái, Đường Danh.v.v là những bãi tắm nhỏ , đẹp, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy Ở Cát Bà đã và đang thu hút rất đông du khách đến tắm biển, vui chơi và nghỉ dưỡng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng lên những khu du lịch biển có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên nước biển ở Đồ Sơn đang được đánh giá có độ trong không cao, chỉ đạt 0,3 m, thấp nhất so với các khu vực biển khác trong cả nước cũng gây trở ngại không nhỏ cho phát triển du lịch biển. Hải Phòng có nhiều đảo và bán đảo. Vùng biển Hải Phòng có tới 366 hòn đảo trong đó có 243 đảo ven bờ, lớn nhất là đảo Cát Bà với diện tích gần 19 nghìn ha. Trên 90% diện tích đảo Cát Bà là rừng và đất rừng, trong đó có 570 ha rừng nguyên sinh. Rừng nguyên sinh Cát Bà hoang sơ, rậm rạp, có chỗ còn chưa in dấu chân người và là nơi hội tụ của nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Chính vì vậy, rừng Cát Bà đang được xem xét xếp vào danh sách những khu bảo tồn thiên nhiên của thế giới. Cát Bà bao gồm một đảo chính và 366 đảo nhỏ và chỉ cách trung tâm của du khách, những con đường mòn dã ngoại, những hang động tự nhiên kỳ thú, những bờ biển cát trắng lạ thường và biển trong xanh. Hải Phòng có bán đảo Đồ Sơn nổi tiếng, chạy dài 4 km do dãy núi Rồng vươn ra biển tạo thành. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 34 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 36. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Bãi biển đồ sơn bằng phẳng, sóng nước êm đềm nên từ lâu đã trở thành khu tắm biển và nghỉ ngơi hấp dẫn. Nhìn chung, hệ thống đảo và bán đảo ven bờ biển của Hải Phòng có giá trị rất lớn trong phát triển du lịch. Ngoài các cảnh quan hoang sơ, không khí trong lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên các đảo ven bờ biển còn giữ được tính đa dạnh sinh học cao. Các bãi tắm trên các đảo không lớn, thậm chí rất nhỏ nhưng thường rất đẹp, bãi cát mịn, nước trong xanh. Các đặcc điểm trên là điều kiện thích hợp để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình tham quan, nghỉ dưỡng. 2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố nhân văn giàu bản sác văn hoá dân tộc của vùng biển Hải Phòng cũng có ý nghĩa to lớn đối với du lịch biển chu thể là: - Các di tích lịch sử văn hoá. Hải Phòng còn giữ được rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, nhiều đền, chùa, lăng miếu và các sinh hoạt văn hoá dân tộc ở từng làng xã. Hiện nay Hải Phòng có 162 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và cấp thành phố. Trong số đó có 62 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 27 di tích được xếp hạng cấp thành phố tập trung ở 7 quận huyên ven biển, chiếm 54,94% tổng số. Các di tích lịch sử này có giá trị rất lớn đối với du lịch, hợp lại thành bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam. Nhiều di vật bên trong một số di tích vẫn được bảo quản nguyên vẹn. Nhiều công trình kiến trúc như : Đền Nghè, Chùa Hàng, Chùa Vẽ, Núi Voi, Đền Ngô Quyền, Đền Trần Quốc Bảo, Đền Nguyễn Bỉnh Khiêm được duy trì bảo tồn tốt. Tuy nhiên hiện nay nhiều di tích đang bị xuống cấp, bị lấn chiếm, hoặc bị huỷ hoại. Nếu chúng ta tiếp tục khôi phục và giữ gìn nó để phát triển tuyến du lịch văn hoá biển Hải Phòng thì chắc chắn sẽ có nhiều người ngưỡng mộ và thu hút được một số lượng khách du lịch lớn hơn đến khu vực này. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 35 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 37. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân - Lễ hội: Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị "Thần" -những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc....Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của cá vị thần đối với cộng đồng, dân tộc. Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lẽ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí...Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bầy phiền muộn, lo âu với thần linh, mong đợi thần giúp đỡ, chở che vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn. Cũng giống như các vùng khác trên cả nước, lễ hội của người dân vùng biển Hải Phòng thường tập trung vào những tháng đầu năm sau tết cổ truyền và thường gắn liền với sản xuất và các hoạt động văn hoá dân gian. Nhìn chung, lễ hội của con người dân vùng biển Hải Phòng giống như lễ hội người kinh ở khu vực khác. Đến đây, du khách sẽ được tiếp xúc với nền văn hoá dân tộc độc đáo của vùng biển Hải Phòng, sẽ được sống lại những ngày tháng hào hùng của lịch sử dân tộc. Các lễ hội của người dân vùng biển Hải Phòng rất đa dạng và phong phú, thu hút nhiều khách du lịch như: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn; lễ hội đền Trạng; lễ hội xuống biển; Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 36 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 38. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân hội du xuân ở Thuỷ Nguyên; hội đình Dư Hàng; hội đền Phò Mã (đền Dẹo); hội đền Nghè; Lễ hội hát đúm Thuỷ Nguyên; lễ hội pháo đất Vĩnh Bảo; hội đua thuyền truyền thống trên biển (đảo Cát Hải); hội đền An Lư; múa rối cạn và múa rối nước....Trong đó đặc trưng nhất là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đây là một trong những lễ hội được chọn là tiêu biểu của toàn quốc trong chương trình hành động quốc gia. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày (từ 8 đến 9/8 âm lịch). Lễ nghi thật trang trọng, có lọng che, kiệu rước thần, phường bát âm.... Mở đầu trận đấu là màn múa cờ tưng bừng của mấy chục nam nữ thanh niên khoẻ. Sau tiếng loa từng cặp trâu vào sói chọi. Có nhiều cặp trâu thi đấu chúng xông vào nhau, dùng sức mạnh để húc, để ghì, khoá sừng nhau. Con nào bỏ chạy là thua. Trâu thắng vào chung kết ngày mùng9 tháng 8 âm lịch, trâu nào giành được giải nhất được rước về đình trong tiếng reo hò, hân hoan của cộng đồng. Trâu thắng hay trâu thua đều bị làm thịt để cúng thần linh và được chia sẻ cho mọi người là "lộc". - Các tài nguyên nhân văn khác: Các tài nguyên nhân văn khác như: các ngành nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, ca múa nhạc.... cũng tạo nên sự hấp dẫn du khách bốn phương. Hải Phòng hiện có hơn 30 làng nghề, trong đó có 17 làng nghề truyền thống, hoạt động trên nhiều lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, cơ khí, đúc đồng, đúc gang, làm đồ thờ tự và tạc tượng. Những ngành nghề truyền thống ở đây khá đa dạng và có khả năng khai thác phục vụ du lịch không chỉ như là các mặt hàng lưu niệm mà còn có giá trị về mặt cội nguồn văn hoá như tổ chức cho du khách tham quan các làng nghề kết hợp tham dự những lễ hội và di tích có liên quan đến các vị tổ nghề truyền thống. Hải Phòng có những vùng chợ quê từ lâu nổi tiếng bởi những đặc trưng được gìn giữ và lưu truyền nhiều thế hệ. Mỗi chợ quê đều có những nét đẹp riêng, thể hiện phong tục tập quán địa phương, mang đậm bản sắc văn hoá miền biển Hải Phòng. Những ngày giáp tết, chợ tết lại càng phong phú hơn. 2.2.2. Hiện trạng môi trường du lịch biển Hải Phòng. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 37 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 39. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Hải Phòng là thành phố Cảng biển lớn đồng thời là cửa ngõ ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Với tổng cộng diện tích hơn 5.000 km2 trong đó chỉ có 1.507 km2 đất nổi. Bờ biển Hải Phòng dài trên 132 km, có cảng quốc tế lớn với công suất hàng năm đạt trên 15 triệu tấn. Hải Phòng có hai huyện đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ rất thuận tiện cho du lịch biển và dịch vụ nghề cá phát triển trong đó Đồ Sơn và Cát Bà là hai trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, hàng năm thu hút hàng vạn khách du lịch trong nước và quốc tế. Về mặt môi trường, thiên nhiên ưu đãi cho Hải Phòng nhiều lợi thế. Hệ sinh thái đa dạng, tài nguyên biển phong phú, nhiều bãi cát nổi tiếng như Bạch Long Vĩ, các rạng san hô đẹp quanh đảo Cát Bà là vườn quốc gia trên biển nổi tiếng. Nơi đây có tới 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ. Động vật trong vườn quốc gia cũng hết sức đa dạng, nhiều loài thú quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là loài voọc đầu trắng một loài quý hiếm của thế giới chỉ có ở Vươn Quốc gia Cát Bà. Tuy nhiên, môi trường của vùng ven biển Hải Phòng đang có những báo động về ô nhiệm. Theo kết quả phân tích, điều tra khảo sát gần đây nhất của cơ quan nghiên cứu về môi trường thì biển ven bờ của vùng biển Hải Phòng, đặc biệt là khu vực cửa sông có cảng, đang bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm trước tiên phải kể đến là ô nhiễm dầu. Đa số các mẫu phân tích đều cho thấy hàm lượng dầu trong nước vùng biển ven bờ Hải Phòng có xu hướng tăng cao trong các khu vực của sông, gần khu vực cảng, bến đỗ tầu thuyền. Có trường hợp dầu lan vào các khu đầm nuôi trồng thuỷ sản bám vào lá sú vẹt và ngấm vào trầm tích mặt đáy. Hệ số ô nhiễm dầu trong trầm tích tăng từ 0,4 ( năm 1995) lên 2,4 (năm 2000) và đến các năm gần đây vẫn tiếp tục tăng. Dự báo tình trạng phát triển giao thông thuỷ, công nghiệp và do các phương tiện thuyền đánh cá lạc hậu... Chưa kể Hải Phòng còn có tiềm ẩn nhiều sự cố tràn dầu. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 38 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 40. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Ô nhiễm đục nước đứng thứ hai sau ô nhiễm dầu. Gần đây ảnh hưởng đục nước của ven biển Hải Phòng tăng lên rõ ở khu vực bãi tắm Đồ Sơn và Đông Nam Cát Bà. Đó là kết quả của nạn phá rừng đầu nguồn và xói lở ở ven biển. Chỉ riêng sông cấm từ 1960 đến năm 1992, lưu lượng nước tăng từ 1 km3/năm lên 12,9 Km3/năm và hàm lượng phù sa tăng từ 20 g/m3 lên 340 g/m3. Đục không những làm bẩn nước, thiệt hại tới du lịch, mà còn làm chết san hô, giảm năng suất sơ cấp thực vật nổi do hạn chế quang hợp. Ngoài ra độ ôxy hoà tan (DO) của vùng biển Hải Phòng thấp, trung bình khoảng 3,3 đến 10,9 mg/l vào mùa khô và khoảng 0,1 đến 6,1 mg/l vào mùa lũ. Nhu cầu ôxy hoá sinh học (BOD) khá cao (13,6 đến 31mg/l), chỉ số vi trùng học (colifom) qua khảo sát đều thấy vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do chất thải công nghiệp, đô thị, các khu dân cư và những hoạt động trên biển gây ra. Nhiều nhà máy cơ sở sản xuất, khách sạn...có nước thải không được xử lý đều đổ thẳng vào sông, biển. Nhiều rác thải rắn từ các hoạt động tầu thuyền và dân cư ven biển cũng không được thu gom thường được đổ ra sông, biển ven bờ. Ô nhiễm môi trường biển của Hải Phòng đã và đang tác động xấu đến các hoạt động của cảng, giao thông đường thuỷ, do lượng bồi lắng cộng với xói lở biển gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, du lịch biển cũng như cuộc sống của ngư dân và dân cư vùng ven biển. Nếu không chú ý và có ý thức bảo vệ môi trường biển Hải Phòng sẽ mất lợi thế về biển. Đồng thời cộng với những biến đổi khí hậu toàn cầu, Hải Phòng sẽ còn phải đương đầu với những cơn bão lớn, mực nước dâng cao và sóng biển dữ dội. Tất cả những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, đến cuộc sống của nhân dân Hải Phòng. Theo các nhà quản lý và nghiên cứu môi trường thì để bảo vệ môi trường Hải Phòng, giải pháp trước tiên là phải tạo ra được một sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, coi trọng sự nghiệp của mọi người và của cộng đồng. Từ đó, xây dựng thói quen nếp sống văn minh, tự giác chấp hành quy chế bảo vệ môi trường biển. Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 39 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 41. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Thứ hai, mọi chường trình, mọi đề án phát triển kinh tế biển, vùng ven biển phải được giải quyết hài hoà, thoả đáng, cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường biển, nhằm phát triển bền vững. Muốn vậy tất cả các công trình xây dựng phục vụ dân sinh kinh tế, quốc phòng, các hoạt động phục vụ dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí ven biển, trên biển đều phải tự xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Nứoc thải các loại chỉ được thải ra biển khi đã dược xử lý và đạt tiêu chuẩn cho phép. Cùng với đó, phải kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn tài nguyên. Có kế hoạch khai thác bãi triều, rừng ven biển. Đưa diện tích rừng ven biển của Hải Phòng từ 2.253 ha như hiện nay lên 8.252 ha vào năm 2010 như trong quy hoạch. Thứ ba, từ Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy định khác, thành phố cần rà soát, nghiên cứu xây dựng và ban hành cụ thể chi tiết quy chế bảo vệ môi trường biển, tạo thành hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc quản lý, bảo vệ môi trường. 2.2.3. Thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng. 2.2.3.1. Hiện trạng về thị trường du lịch biển Hải Phòng. Khách du lịch đến thành phố Hải Phòng chủ yếu là đi biển. Số lượng khách du lịch quốc tế đến vùng biển Hải Phòng chiếm 71,2% lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng và khách du lịch nôi địa đến vùng biển Hải Phòng chiếm 90% lượng khách du lịch nội địa đến Hải Phòng. Trong số các vùng du lịch ven biển Hải Phòng thì Đồ Sơn và Cát Bà là hai điểm du lịch chủ yếu thu hút số lượng đông đảo cả trong và ngoài nước. Đặc biệt năm 2007, theo số liệu sơ bộ thì số khách đến Đồ Sơn là khoảng 1,5 triệu lượt khách, chiếm trên 65% tổng số khách du lịch đến vùng biển Hải Phòng. Biểu 2.1: Thị phần khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng năm 2007 Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 40 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918
  • 42. Luận văn tốt nghiệp GVHD: THS. Bùi Đức Tuân Nguồn : Sở du lịch Hải Phòng. Biểu 2.2: Thị phần khách du lịch nội địa đến Hải Phòng năm 2007 Nguồn :Sở du lịch Hải Phòng. Khách du lịch đến vùng biển Hải Phòng từ năm 1995 đến nay tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Năm 1995 tổng lượng khách du lịch do các cơ sở lưu trú phục vụ mới chỉ đạt khoảng 246.302 lượt khách thì năm 2004 con số này đã lên Trần Hùng Lớp: Kinh tế phát triển 46 41 Downloaded by Qu?nh Ph??ng Ph?m (quynhphuong128.lubi@gmail.com) lOMoARcPSD|12552918