SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HOÀNG XUÂN HÒA
PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI - TỪ THỰC TIỄN
TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐẮK LẮK
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH VĂN THỚI
ĐẮK LẮK
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự
tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực
tiễn./.
Tác giả luận văn
Hoàng Xuân Hòa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS. TS Huỳnh
Văn Thới đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phân viện Hành chính Tây Nguyên - Học viện
Hành chính quốc gia, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã
tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong đại gia đình đã động viên,
ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn của mình./.
Tác giả luận văn
Hoàng Xuân Hòa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO
TRỢ XÃ HỘI...................................................................................................7
1.1. Tổng quan về bảo trợ xã hội và pháp luật về bảo trợ xã hội......................7
1.2. Khái quát về thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội .................................18
1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội.......................................35
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ
THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH
ĐẮK LẮK ......................................................................................................56
2.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk tác động đến
thực hiện pháp luật bảo trợ xã hội...................................................................56
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk................59
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI ....................................................................97
3.1. Phương hướng pháp luật về bảo trợ xã hội..............................................97
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk ............101
KẾT LUẬN ..................................................................................................118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTXH: Bảo trợ xã hội
LĐTBXH: Lao động Thương binh và Xã hội
NCT: Người cao tuổi
NKT: Người khuyết tật
TEMC: Trẻ em mồ côi
NĐT: Người đơn thân
ASXH: An sinh xã hội
QLNN: Quản lý Nhà nước
UBND: Ủy ban Nhân dân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu Tên bảng Trang
2.1 Tổng số đối tượng BTXH hưởng thường xuyên từ năm 2011 - 2015 61
2.2 Tổng hợp đối tượng NCT hưởng BTXH ở tỉnh Đắk Lắk 62
2.3 Tổng số NKT được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015 62
2.4 Tổng số trẻ em được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015 64
2.5 Số người đơn thân được trợ cấp qua các năm 2011-2015 64
2.6 Tổng hợp số liệu cơ sở BTXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 69
2.7 Số liệu đối tượng tại các cơ sở BTXH ở tỉnh Đắk Lắk 70
2.8 Kinh phí trợ cấp thường xuyên tỉnh Đắk Lắk năm 2011-2015 83
2.9 Tổng hợp hỗ trợ đột xuất của tỉnh Đắk Lắk năm 2011-2015 84
2.10 Tổng hợp cứu đói qua các năm từ năm 2011-2015 84
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong một xã hội văn minh, hiện đại sự phát triển của một quốc gia không
chỉ đơn thuần được đánh giá bởi nền kinh tế phát triển, mà còn dựa trên cách
thức mà quốc gia đó quan tâm, chăm lo cho công dân nước mình. Nhà nước
và nhân dân ta hiện đang chăm lo đời sống cho thương binh, bệnh binh, gia
đình liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng, người về hưu, mất sức
lao động, tai nạn lao động gây ra thương tật, người già cả cô đơn, người tàn
tật vì rủi ro và bẩm sinh không có khả năng tự lao động nuôi sống mình hoàn
toàn, trẻ mồ côi, nhân dân bị khó khăn do thiên tai và dịch họa....số lượng này
chiếm khoảng 10% dân số cả nước, đây là những nhóm xã hội khác những
người bình thường.
Bảo trợ xã hội (BTXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể
hiện tính nhân văn sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành
đùm lá rách” vốn là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Là một bộ phận
của hệ thống chính sách an sinh xã hội, BTXH là sự chăm lo về vật chất, y tế,
giáo dục, đào tạo, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho các đối tượng yếu thế
cụ thể: người già neo đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa,
người nhiễm HIV/AIDS, người mắc bệnh tâm thần hoặc người gặp rủi ro do
thiên tai,…nhằm giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập
cộng đồng. Thời gian qua, chính sách BTXH đã và đang phát huy tác dụng là
tấm lưới an toàn cho các đối tượng bảo trợ xã hội, góp phần thực hiện mục
tiêu “Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thúc đẩy tiến bộ xã hội và công bằng
ở mỗi giai đoạn và trong suốt quá trình phát triển” [23].
Đắk Lắk là một tỉnh của khu vực Tây Nguyên, với khoảng trên 47 dân tộc
từ các địa phương cùng đến sinh sống trên địa bàn, đời sống người dân còn
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
gặp nhiều khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai và một số yếu
tố khác đã làm cho nhiều đối tượng bảo trợ xã hội cần được trợ giúp rất lớn.
Với sự nỗ lực thực hiện chăm lo các đối tượng yếu thế, đẩy mạnh hoạt động
thực hiện pháp luật về BTXH trên địa bàn, nên hoạt động bảo trợ xã hội đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ, việc chăm lo cho các đối tượng được
quan tâm thực hiện. Hiện nay, tỉnh đã chăm lo cho 34.972 đối tượng yếu thế
về tài chính, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe miễn phí, dạy nghề và giới
thiệu việc làm… nhờ vậy các đối tượng yếu thế trên địa bàn phần nào giảm
bớt những khó khăn trong cuộc sống, có điều kiện hòa nhập vào xã hội. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được công tác thực hiện pháp luật về
BTXH vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục như: lực lượng thực hiện hoạt
động BTXH còn thiếu và yếu; công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực
hiện các văn bản pháp quy về BTXH chưa thật sự chủ động, còn trông chờ
vào hướng dẫn của cấp trên; công tác tuyên truyền phổ biến còn hình thức,
các chính sách chưa thật sự đến với người dân cũng như các đối tượng BTXH
quản lý đối tượng không thống nhất, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý chưa cao nên
thường xảy ra trùng lắp, thực hiện sai đối tượng; hoạt động thanh tra, kiểm tra
còn mang nặng tính hình thức, lỏng lẽo, chỉ khi có dư luận mới tiến hành
kiểm tra…Những hạn chế trong pháp luật về BTXH đã dẫn đến nhiều yếu
kém trong hoạt động như: các đối tượng chưa được chăm lo kịp thời, chính
sách tác động chưa cao đến đời sống cộng đồng của các đối tượng, chưa thể
hiện được tính ưu việc của chính sách. Chính vì lý do đó, vấn đề “Pháp luật
về bảo trợ xã hội - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” được tác giả chọn làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành
chính. Công trình hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc phát triển, hòa nhập
đời sống cộng đồng xã hội và đảm bảo thực hiện các quyền của đối tượng bảo
trợ xã hội.
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Pháp luật là một trong các lĩnh vực pháp lý cụ thể nói chung và pháp luật
về BTXH đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan
nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học pháp lý. Một số công trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài này có thể kể đến là:
- Đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt nam
hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Báo, Học viện Chính trị
- Hành chính Quốc gia.
- Đề tài: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách xã hội khác, Luận văn thạc sĩ luật học của Hoàng Thị Liên,
Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2015.
- Đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk” của tác giả Nguyễn Tiến Ngọc, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công năm 2015.
- Đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn
huyện Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Thanh,
Luận văn Thạc sĩ Hành chính công năm 2013.
- Đề tài “Đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi” của tác giả Trịnh Quang Nghĩa, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế năm 2011.
Các công trình nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về
mặt lý luận và thực tiễn hoạt động nhân đạo, hoạt động bảo trợ xã hội. Tuy
nhiên BTXH còn khá mới mẽ ở Việt Nam, ít được quan tâm nghiên cứu, cơ
sở lý luận thực sự chưa nhiều, cần phải kế thừa, vận dụng những kết quả
nghiên cứu của các công trình nêu trên. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này tác
giả chỉ tập trung các vấn đề pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp
luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, mong tìm ra những nguyên nhân để từ đó đề ra
các phương hướng, giải pháp nhằm góp một phần nhỏ bé để hoàn thiện công
tác này ở địa phương.
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp
luật, nghiên cứu và đánh giá chính xác thực trạng pháp luật về BTXH và thực
tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đưa ra những
phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BTXH, góp phần bảo đảm
thực hiện các quyền của đối tượng BTXH, tạo cơ hội cho đối tượng BTXH
bình đẳng và hòa nhập cộng đồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu đặt ra, luận văn tập trung hoàn thành những
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Một là, hệ thống hóa và khái lược hóa một số nội dung cả về lý luận và
thực tiễn liên quan đến BTXH. Trên cơ sở đó, hình thành lý luận những vấn
đề của pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, phân tích các hình thức và vai trò
pháp luật về BTXH.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về BTXH và thực tiễn
thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, những kết quả đạt được và hạn
chế, thiếu sót, nguyên nhân từ đó rút ra những kinh nghiệm đúc kết pháp luật
về BTXH tỉnh Đắk Lắk.
Ba là, đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BTXH tỉnh
Đắk Lắk. Những giải pháp cần được xây dựng mang tính chất tổng thể phù
hợp với hoạt động QLNN cũng như hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về BTXH và thực tiễn thực
hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk.
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ tập trung các vấn đề thực tiễn thực hiện
pháp luật về BTXH ở tỉnh Đắk Lắk.
- Về mặt thời gian: từ năm 2011 đến năm 2015.
- Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Đắk Lắk.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật
Nhà nước ta về bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn
của đề tài.
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu để phân tích, so
sánh việc thực hiện chế độ chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội qua các
năm. Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, tổng kết
thực tiễn để tìm hiểu, đối chiếu tình hình thực tế. Khi thực hiện đề tài này, tác
giả có tham khảo các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu luật, hành
chính, kinh tế học…và một số tài liệu mang tính chất kế thừa của các luận văn
tốt nghiệp, các báo cáo về hoạt động bảo trợ xã hội của Trung ương, tỉnh và
các tổ chức khác để làm tài liệu tham khảo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống pháp luật về bảo trợ
xã hội - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk và có những đóng góp mới sau đây:
- Làm sáng tỏ lý luận những vấn đề của pháp luật về BTXH.
- Đánh giá có hệ thống và khái quát thực trạng pháp luật về BTXH và thực
tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, có những đánh giá
mang tính chất chuyên sâu thực hiện pháp luật về BTXH.
- Đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BTXH và
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
từ đó nâng cao nhận thức cả xã hội, đề xuất việc giải quyết các chế độ chính
sách trợ giúp cho đối tượng BTXH có hiệu quả hơn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các khuyến nghị khoa học của luận văn có thể được vận dụng vào thực tế
hoạt động thực hiện pháp luật về BTXH ở tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, luận văn
còn là tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức, cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác xã hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận những vấn đề của pháp luật về bảo trợ xã hội.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp
luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk tác động
đến thực hiện pháp luật bảo trợ xã hội
2.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên về hướng Tây Nam dãy
Trường Sơn, giữa cao nguyên Nam Trung Bộ, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng,
tỉnh Đắk Nông; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa, phía Tây giáp Cộng hòa Nhân dân Campuchia có đường biên giới
chung dài trên 76 km, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai
nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên giới kết hợp với bảo
vệ an ninh quốc phòng.
Tổng diện tích tự nhiên: 1.312.345 ha, trong đó: Đất nông nghiệp:
1.160.092 ha; Đất phi nông nghiệp: 88.351 ha; Đất chưa sử dụng: 63.902 ha
[16, tr.10].
Dân số: 1.853.698 người, với khoảng 47 dân tộc anh em sinh sống, trong
đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 30%; mật độ dân số 141,23
người/km2
, diện tích 13.125,37 km2
[16, tr 23].
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột,
Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Ea H’Leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk,
Buôn Đôn, Cư M’Gar, Ea Kar, M’Rắk, Krông Pắk, Krông Bông, Krông Ana,
Lắk, Cư Kuin.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tỉnh Đắk Lắk xác định tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tăng tính bền vững trong phát
triển; đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nâng cao rõ rệt chất lượng
56
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hoá, thể dục thể thao.
Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường
sinh thái, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh, bảo đảm quốc phòng an ninh để từng bước xây dựng tỉnh Đắk
Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Tây Nguyên, một
cực phát triển trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Giai đoạn 2010-2015, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và
Đắk Lắk nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lường. Đó là
tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nước và khu vực trên thế giới; những
vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông; doanh nghiệp hoạt
động đình trệ, thua lỗ, giải thể; khô hạn diễn ra khốc liệt… Tất cả các yếu tố
trên đan xen tác động đến quá trình phát triển của tỉnh. Song với quyết tâm
chính trị cao, toàn Đảng bộ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh
đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Quy mô, chất lượng nền kinh tế tiếp tục được nâng lên: Trong bối cảnh có
nhiều yếu tố không thuận lợi, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so
sánh năm 1994) vẫn đạt mức tăng khá, bình quân 8%/năm. So với năm 2010,
quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp gần 1,5 lần; thu nhập bình quân đầu người
đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ,
giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông
nghiệp. Năm 2015, ước tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47%,
giảm 2,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 16,2%, tăng 0,5%; dịch vụ chiếm
36,7%, tăng 2,7% so với năm 2010.
Nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển đi vào chiều sâu: Tốc độ tăng
trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định, bình quân tăng 4%/năm. Các
vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, tiêu đều tăng diện tích và
57
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
từng bước thực hiện tái canh, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ về giống,
quản lý dịch bệnh, tưới nước, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch… đã
cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng thu nhập trên một đơn vị
diện tích. Ước tính giá trị sản xuất bình quân/1 ha đất nông nghiệp năm 2015
đạt khoảng 72,3 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2010. Chương trình xây
dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Đến tháng 9/2015, bình quân
chung toàn tỉnh đã đạt 10,4 tiêu chí/xã và có 7 xã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu
chí nông thôn mới.
Từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng: Hệ thống các đô thị, điểm dân cư nông
thôn tiếp tục được quy hoạch và phát triển. Đô thị trung tâm của tỉnh - thành
phố Buôn Ma Thuột đã được công nhận là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh và
đang xây dựng, phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Các tuyến
giao thông đối ngoại như: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và các tuyến
quốc lộ đã và đang được cải tạo mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới. Giao
thông đối nội đã kết nối thông suốt đến 100% trung tâm các xã trên toàn tỉnh,
trong đó nhựa hoá và bê tông hoá 95,5% đường tỉnh, 81% đường huyện và
42% đường xã.
Thương mại - dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lượng: Khu vực dịch
vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15,2%/năm; giá trị năm 2015 ước đạt
47.686 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2010. Nhiều siêu thị, trung tâm
thương mại được đầu tư xây dựng và hoạt động khá tốt, góp phần cung ứng
hàng hóa tiêu dùng đảm bảo chất lượng, giữ bình ổn giá và từng bước hình
thành thói quen giao dịch văn minh, hiện đại trong dân cư.
Doanh nghiệp từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp
Nhà nước được sắp xếp theo kế hoạch và hoạt động có hiệu quả hơn. Kinh tế
tập thể được quan tâm hỗ trợ phát triển, các tổ hợp tác và hợp tác xã kiểu mới
58
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ngày càng tăng về số lượng và chất lượng hoạt động; vai trò của thành phần
kinh tế này được phát huy rõ nét hơn trong cơ chế thị trường và xây dựng
nông thôn mới. Hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh từng bước
phục hồi, đóng góp ngày càng lớn vào quá trình phát triển kinh tế, giải quyết
việc làm cho lao động trên địa bàn. Đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh có
5.813 doanh nghiệp hoạt động, tổng vốn đăng ký gần 19.200 tỷ đồng.
Bước tiến trong kiên cố hóa, chuẩn hóa trường lớp học: Cơ sở vật chất
trường học tiếp tục được đầu tư, xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa,
từng bước hiện đại hóa. So với năm 2010, năm 2015 đạt 95% thôn, buôn có
điểm trường hoặc lớp mẫu giáo, tăng 10,7%; có 68,5% số phòng học đã được
kiên cố hóa, tăng 10%; 31% số trường đạt Chuẩn Quốc gia, tăng 19,4%. Quy
mô chất lượng ở các bậc học có sự tiến bộ, duy trì được kết quả phổ cập giáo
dục trung học cơ sở toàn tỉnh. Đến nay có 50% lao động của tỉnh đã qua đào
tạo, tăng 13%; trong đó có 40% qua đào tạo nghề, tăng 11% so với năm 2010.
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Các phương diện đánh giá
2.2.1.1. Về thực hiện quy định về đối tượng và điều kiện bảo trợ xã hội
Tỉnh Đắk Lắk có tiềm năng kinh tế dồi dào song nền kinh tế chưa cao, kèm
theo một số lượng lớn đối tượng BTXH theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng
BTXH [10] và Nghị định 13/2010/NĐ-CP [19], Nghị định 136/2013/NĐ-CP
về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng BTXH [10].
Trong giai đoạn năm 2011-2015, chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH
được nhà nước hết sức quan tâm việc ban hành Luật NCT năm 2009 [13],
Luật NKT năm 2010 [12], các Nghị định và Thông tư có liên quan. Trên cơ sở
đó, UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và địa phương trong
tỉnh thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời và đúng quy định các chính sách,
59
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chế độ cho đối tượng BTXH. Đối tượng càng được mở rộng, mức trợ cấp
ngày càng được nâng cao. Việc điều chỉnh trợ cấp xã hội cho các đối tượng
theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP [10] và Thông tư số 29/2014/TTLT-
BLĐTBXH-BTC [7] được các địa phương thực hiện đồng bộ, đúng quy trình,
các đối tượng thuộc diện điều chỉnh đã được điều chỉnh đúng hệ số, mức trợ
cấp, thời gian điều chỉnh…
Đối tượng và điều kiện thuộc diện thụ hưởng chính sách BTXH ngày càng
mở rộng, từ 4 nhóm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng năm 2000 tăng lên 9
nhóm đối tượng từ năm 2007; điều kiện, tiêu chuẩn cũng ngày càng được mở
rộng hơn. Đối tượng BTXH trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ tương đối cao
khoảng hơn 2% dân số của tỉnh. Qua số liệu từng năm cho thấy số đối tượng
được hưởng BTXH cũng ngày một tăng, cụ thể năm 2012 tăng so với năm
2011 là 2.306 đối tượng, năm 2013 tăng vượt bậc so với năm 2012 là 5.560
đối tượng, năm 2014 số đối tượng lại tăng đáng kể đến 7.809 đối tượng so với
năm 2012 do chính sách đổi mới của Nhà nước ta với việc bổ sung sửa đổi
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP đã mở rộng
đối tượng BTXH và mức trợ cấp, cụ thể NCT từ 85 tuổi xuống còn 80 tuổi, bỏ
điều kiện cần cho đối tượng người tâm thần, người tàn tật; năm 2015 số đối
tượng lại giảm đến 666 đối tượng so với năm 2014 do nhóm trẻ em được
hưởng đã ngoài độ tuổi, nhóm NCT thì giảm do già yếu, bệnh tật... Nhìn
chung đối tượng được hưởng BTXH đều tăng qua các năm. Qua phân tích số
liệu thực tế, sự thay đổi dân số cũng ảnh hưởng đến đối tượng BTXH, cụ thể
là dân số và đối tượng yếu thế cùng tăng qua mỗi năm. Sự gia tăng tổng số đối
tượng qua các năm là kết quả của sự gia tăng từng nhóm đối tượng, trong đó
sức ảnh hưởng lớn nhất đối với sự gia tăng tổng số đối tượng là NCT. Tỷ lệ
NCT khá cao trên 50% tổng số và tiếp theo thấp dần với các nhóm NKT,
60
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhóm người đơn thân, nhóm trẻ em, nhóm người bị nhiễm HIV được thể hiện
rõ qua số liệu từ bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tổng số đối tượng BTXH hưởng thường xuyên từ năm 2011 - 2015.
Đối Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ
tượng 2011 (%) 2012 (%) 2013 (%) 2014 (%) 2015 (%)
(người) (người) (người) (người) (người)
Nhóm
868 3,40 860 3,09 622 1,86 497 1,39 380 1,09
Trẻ em
Nhóm
18.926 74,15 19.036 68,40 19.774 59,22 21.228 59,57 20.829 59,56
NCT
Nhóm
4.077 15,97 5.749 20,66 10.819 32,40 11.963 33,57 12.000 34,31
NKT
Nhóm
1.651 6,47 2.171 7,80 2.160 6,47 1.936 5,43 1.739 4,97
NĐT
Nhóm
1 0,01 13 0,05 14 0,04 14 0,04 24 0,07
HIV
Tổng số 25.523 100 27.829 100 33.389 100 35.638 100 34.972 100
Nguồn số liệu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Nhìn chung, các đối tượng đều tăng qua mỗi năm, chỉ có các đối tượng
khác khi giảm khi tăng là do các đối tượng gồm trẻ em lang thang, các đối
tượng trợ cấp đột xuất không cố định. Người lang thang hoạt động theo mùa,
phụ thuộc tự nhiên nên đối tượng này ít và tăng giảm vô chừng. Tổng số đối
tượng tăng giảm là sự biến động của từng nhóm trong đó, bao gồm:
- Nhóm người cao tuổi:
Đây là nhóm đối tượng được xem là chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm
đối tượng; Trong đó, bao gồm hai đối tượng là NCT thuộc hộ gia đình nghèo
neo đơn và NCT trên 80 tuổi và tỷ lệ người trên 80 tuổi luôn chiếm đa số, số
lượng NCT được hưởng BTXH tăng qua các năm. Đến năm 2014 có sự gia
tăng đáng kể so với năm 2011 với số lượng là 2.302 người chiếm tỷ lệ lên đến
59,25% tổng số đối tượng BTXH có sự gia tăng đối tượng BTXH qua các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
61
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
năm từ năm 2011 đến năm 2014, năm 2015 lại giảm so với năm 2014 với số
lượng là 399 người chiếm tỷ lệ đến 59,56% tổng số đối tượng BTXH.
Bảng 2.2: Tổng hợp đối tượng NCT hưởng BTXH ở tỉnh Đắk Lắk.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số NCT (người) 18.926 19.036 19.774 21.228 20.829
Số lượng tăng (người) - 110 738 1.454 (399)
Tỷ lệ tăng, giảm (%) - 0,58 3,88 7,53 1,88
Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Sự ra đời của Nghị định số 13/2010/NĐ-CP mở rộng về đối tượng và điều
kiện hưởng chính sách BTXH; Năm 2010 áp dụng theo Nghị định số
67/2007/NĐ-CP thì đối tượng NCT là 85 tuổi. Theo Khoản 2, Điều 17, Mục
4, Luật NCT năm 2009 có hiệu lực từ ngày 15/7/2010 khi đó NCT được
hưởng BTXH là 80 tuổi, gọi chung là NCT. Đây có thể là lý do của sự gia
tăng về số lượng từ năm 2014 đối với NCT trên 80 tuổi tăng so với năm 2011,
năm 2015 số lượng NCT giảm so với năm 2014 là 1,88% là do tuổi già, bệnh
tật chết… nên số lượng NCT trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể [15].
- Nhóm người khuyết tật:
Đối tượng này cao thứ hai trong tổng số người được hưởng chính sách
BTXH; Số lượng thực tế người khuyết tật khó khăn trên địa bàn ngày càng
tăng so với sự gia tăng của đối tượng được BTXH. Số NKT được hưởng chế
độ trợ cấp được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tổng số NKT được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số NKT (người) 4.077 5.749 10.819 11.963 12.000
Số lượng tăng (người) - 1.672 5.070 1.144 37
Tỷ lệ tăng (%) - 0,41 0,88 0,11 0,003
Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
62
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Qua bảng số liệu cho thấy, đối tượng NKT tăng qua các năm. Đặc biệt có
sự gia tăng đột ngột vào năm 2013 là do mở rộng đối tượng, nhà nước bỏ tiêu
chí nghèo cho NKT bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày
27/02/2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP
ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối tượng BTXH [9]. Cụ thể, số người
khuyết tật năm 2011 chỉ chiếm 15,97% số đối tượng BTXH, nhưng đến năm
2013 tăng lên chiếm 32,40%; Mặc dù, đối tượng này đã được mở rộng nhưng
thực tế vẫn chưa bao phủ, còn nhiều người khuyết tật tương đối khó khăn
nhưng chưa được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước.
Nhìn chung, người khuyết tật tăng ổn định khoảng trên dưới 5% năm, do có
chính sách mở rộng đối tượng của Nhà nước bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 27/02/ 2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối tượng
BTXH, giảm bớt điều kiện sửa đổi tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định
67/2007/NĐ-CP “thuộc hộ gia đình nghèo” và tại Khoản 5, Điều 4 “có kết
luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc
diện hộ nghèo” cho người tàn tật nặng, người mắc bệnh tâm thần được gộp
vào nhóm NKT [9].
- Nhóm đối tượng trẻ em:
Nhóm này bao gồm các đối tượng TEMC theo Khoản 1, Điều 4, Nghị
định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007: TEMC cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi,
mất nguồn nuôi dưỡng; TEMC cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc
cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ
năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha
và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại
giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia
đình nghèo; Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi
63
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên [4]. Năm 2014, Nghị
định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 có hiệu lực thì đối tượng trẻ em
được mở rộng đối tượng hưởng, được nhóm chung thành nhóm trẻ em.
Bảng 2.4: Tổng số trẻ em được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số trẻ em (người) 868 860 622 497 380
Số lượng giảm (người) - (8) (238) (125) (117)
Tỷ lệ giảm (%) - 0,92 27,7 20,1 23,5
Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk
Trong năm 2011, số trẻ em được trợ cấp hàng tháng là 868 em, chiếm tỷ
lệ 3,40% đối tượng BTXH. Qua bảng số liệu, ta thấy nhóm trẻ em giảm qua
các năm cụ thể: năm 2012 giảm so với năm 2011 là 8 em tỷ lệ giảm 0,92%;
năm 2013 giảm so với năm 2012 là 238 em tỷ lệ giảm 27,7%, năm 2014 giảm
so với năm 2013 là 125 em tỷ lệ giảm 20,1%; năm 2015 giảm so với năm
2014 là 117 em tỷ lệ giảm 23,5%. Nhóm trẻ em giảm qua các năm nguyên
nhân là do số đối tượng hưởng đã ngoài độ tuổi hưởng.
- Nhóm đối tượng đơn thân:
Theo Khoản 9, Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007
“Người đơn thân thuộc hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp
con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi” [4].
Bảng 2.5: Số người đơn thân được trợ cấp qua các năm 2011-2015.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số đơn thân (người) 1.651 2.171 2.160 1.936 1.739
Số lượng giảm (người) - 520 (11) (224) (197)
Tỷ lệ giảm (%) - 31,5 0,51 10,4 10,2
Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
64
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Số người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc diện hộ nghèo được hưởng trợ cấp
hàng tháng ngày càng giảm, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 11 người tỷ
lệ giảm 31,5%; năm 2014 giảm so với năm 2013 là 224 người tỷ lệ giảm
10,4%, năm 2015 giảm so với năm 2014 là 197 người tỷ lệ giảm 10,2%.
Nguyên nhân giảm là do tại Khoản 4, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP
ngày 21/10/2013 hạn chế đối tượng hưởng “Người thuộc hộ nghèo không có
chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất
tích theo quy định của pháp luật…”[10].
- Nhóm đối tượng HIV:
Qua số liệu bảng 2.1, nhóm đối tượng này có chiều hướng ngày càng tăng,
năm 2011 có 01 trường hợp, chiếm 0,01% tổng số đối tượng BTXH sau đó
tăng dần theo các năm, đến năm 2015 tăng lên 24 trường hợp, chiếm 0,07%
tổng số đối tượng BTXH.
Qua phân tích các nhóm đối tượng trên đã minh chứng rằng đối tượng yếu
thế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là không nhỏ và ngày càng có xu hướng gia
tăng; Trên địa bàn cũng còn rất nhiều các đối tượng có hoàn cảnh vô cùng khó
khăn, nhưng không được hưởng trợ cấp do không đáp ứng điều kiện cần và đủ
của chính sách như trẻ em gia đình quá nghèo nhưng không phải trẻ mồ côi,
trẻ em mồ côi theo chế độ mẫu hệ, những người tàn tật có hoàn cảnh khó khăn
nhưng vẫn còn khả năng phục vụ được. Đây là một thách thức lớn đối với các
nhà quản lý, cần xây dựng chính sách bao phủ đến các đối tượng khó khăn
nhưng vẫn đảm bảo nguồn ngân sách; Đồng thời các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương phải thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước theo đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình để hỗ trợ nhóm
đối tượng khắc phục khó khăn, ổn định, phát triển, hòa nhập cộng đồng.
2.2.1.2. Về thực hiện quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp
xã hội
65
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Công tác quản lý các đối tượng BTXH, các cơ sở BTXH khá chặt chẽ, theo
đúng quy trình. Cụ thể, quy trình quản lý tại cộng đồng được thực hiện từ
khâu rà soát, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và ra quyết định trợ cấp; UBND các
cấp trực tiếp quản lý đối tượng, theo dõi thay đổi về hoàn cảnh, lứa tuổi… để
hướng dẫn làm hồ sơ và trực tiếp tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ và chi trả phụ cấp.
Đối với các đối tượng BTXH tại các trung tâm, Sở LĐTBXH thẩm định, ra
quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở theo quy định.
- Việc tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ trợ giúp
thường xuyên
Năm 2015, Phòng LĐTBXH các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tiếp
nhận, thẩm định nghiêm túc và có trách nhiệm trình Chủ tịch UBND các cấp
quyết định cho 34.972 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, gồm:
20.829 đối tượng NCT; 380 đối tượng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi...;
12.000 đối tượng là NKT; 1.739 đối tượng là người đơn thân nghèo đang nuôi
con nhỏ, 24 đối tượng bị nhiễm HIV.
Cụ thể về tình hình xác nhận người khuyết tật, trách nhiệm xác định mức
độ khuyết tật từ năm 2011-2015 như sau:
Toàn tỉnh có 184/184 xã, phường, thị trấn thành lập hội đồng xác định mức
độ khuyết tật theo đúng quy định tại Điều 16, Luật NKT [12] và tổ chức hoạt
động theo quy định tại Điều 2, Chương 2 của Thông tư liên tịch số
37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT [6]; Thủ tục xác định mức độ
khuyết tật thực hiện đúng quy định tại Điều 18, Luật NKT [12] và Điều 5 của
Thông tư liên tịch số 37 [6]; Giấy xác nhận khuyết tật: Hàng năm Sở
LĐTBXH in và cấp phôi giấy xác nhận khuyết tật cấp cho các huyện, thị xã,
thành phố theo quy định, đảm bảo về số lượng và đầy đủ các nội dung theo
quy định tại Khoản 1, Điều 19 của Luật NKT [12]; Tính đến cuối năm 2015,
66
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
toàn tỉnh có 12.000 NKT được xác định mức độ khuyết tật và được cấp giấy
xác nhận khuyết tật, cụ thể:
+ Về dạng tật: Khuyết tật vận động: 3.984 người; khuyết tật nghe, nói:
1.737 người; khuyết tật tầm nhìn: 1.739 người; khuyết tật thần kinh, tâm thần:
2.171 người, khuyết tật trí tuệ: 1.046 người; khuyết tật khác: 1.323 người.
+ Về mức độ khuyết tật: Khuyết tật nhẹ: 3.705 người, khuyết tật nặng:
5.944 người; khuyết tật đặc biệt nặng: 2.351 người.
- Về thủ tục hồ sơ: Tất cả các hồ sơ thực hiện đầy đủ, đúng các biểu mẫu
theo quy định hiện hành.
- Về quy trình lập hồ sơ: Một số ít hồ sơ được lập không đúng trình tự, quy
trình thiết lập hồ sơ. Đa số các hồ sơ được thể hiện thời gian từ khi đối tượng
làm thủ tục đến khi hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đều chậm hơn thời gian
quy định (Có những hồ sơ thời gian niêm yết trước thời gian hội đồng xét
duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ).
Đối với những trường hợp thôi hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, quyết
định dừng hưởng chưa kịp thời, dẫn đến trường hợp phải thu hồi lại số tiền đã
nhận hàng tháng bằng hình thức trừ vào tiền mai táng phí. Đối tượng NCT
chết quyết định thôi hưởng trợ cấp kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết mà vẫn cho thân nhân NCT được hưởng
thêm 01 tháng trợ cấp kể từ tháng đối tượng NCT chết.
- Về đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.
- Về mức hưởng trợ cấp: Hưởng đúng theo mức quy định.
- Về thời gian hưởng trợ cấp: Thời gian hưởng trợ cấp xã hội đối với NCT
quy định tại Điểm b, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP [10] kể từ
thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Đối với các đối tượng còn lại, hầu hết được
Chủ tịch UBND một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk quyết định cho
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trước tháng Chủ tịch UBND ký quyết định.
67
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Việc tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ trợ giúp đột
xuất, chế độ mai táng phí:
Năm 2011-2015 Phòng LĐTBXH đã tiếp nhận, thẩm định và trình Chủ tịch
UBND các cấp quyết định trợ cấp đột xuất cho 170 hộ gia đình có người chết
và 237 hộ gia đình có nhà bị đỗ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng với tổng số tiền là
2.247.000.000 đồng. Việc trợ giúp đột xuất được thực hiện đúng đối tượng,
đúng mức quy định và kịp thời cho đối tượng; Tiếp nhận, thẩm định và trình
Chủ tịch UBND các cấp quyết định hưởng chế độ mai táng phí cho 170 đối
tượng với tổng số tiền chi trả là 510.000.000 đồng. Việc chi trả mai táng phí
được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng mức và đúng đối tượng.
- Việc tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở bảo
trợ xã hội, nhà xã hội:
Năm 2015, Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk đã ký Quyết định đưa 119 đối tượng
vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh (trong đó: trẻ em 09 người, cao tuổi 01
người, khuyết tật đặc biệt nặng 09 người và lang thang 100 người). Tổng số
đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội
tỉnh, nhà xã hội và các cơ sở khác là 1.179 người, kinh phí thực hiện khoảng
10 tỷ đồng. Trong đó, tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang nuôi dưỡng 397
người, kinh phí thực hiện 4,2 tỷ đồng, gồm:
Người cao tuổi là 16 người; Khuyết tật đặc biệt nặng là 162 người; Trẻ em
mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi là 140 người; Đối tượng lang thang là 15 người; Đối
tượng tự nguyện là 36 người; Đối tượng ngoài tỉnh là 28 người.
2.2.1.3. Về thực hiện quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể
cơ sở bảo trợ xã hội
Từ năm 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh có 02 cơ sở BTXH, trong đó có 01 cơ
sở nhà nước, tổng số đối tượng đang được nuôi dưỡng đến năm 2015 là 551
đối tượng. Ngoài ra còn có 06 có sở khác có nuôi dưỡng, dạy nghề, phục hồi
68
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chức năng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt tổng số đối tượng nuôi
dưỡng 621 đối tượng (số liệu cụ thể bảng 2.6).
Bảng 2.6: Tổng hợp số liệu cơ sở BTXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
1. Tổng số cơ sở BTXH (cơ sở) 02 02 02 02 02
Trong đó ngoài công lập 01 01 01 01 01
Tổng số đối tượng (đối tượng) 447 517 542 402 551
2. Số cơ sở có nuôi dưỡng, dạy
06 06 06 06 06
nghề, phục hồi chức năng
Trong đó ngoài công lập 02 02 02 02 02
Tổng số đối tượng (đối tượng) 498 591 502 502 621
Tổng số đối tượng tại các cơ
945 1.108 1.044 904 1.172
sở (đối tượng)
Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Các
đối tượng được nuôi dưỡng tại các cơ sở chủ yếu là NKT,
TEMC…hiện nay theo quy định tại Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày
14/10/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk thì mức trợ cấp cho đối tượng BTXH
đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm BTXH tỉnh là bằng 80% mức lương tối
thiểu [29] (bảng 2.6 phân tích đối tượng tại các cơ sở).
Việc thành lập các cơ sở BTXH hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề đã gây
khó khăn cho công tác quản lý các cơ sở BTXH, cụ thể:
Theo quy định hiện nay việc thành lập các cơ sở BTXH thì việc thẩm định hồ
sơ thành lập thuộc trách nhiệm của ngành Nội vụ; tuy nhiên trong đề án thành
lập thì có một số nội dung liên quan đến ngành LĐTBXH như đối tượng tiếp
nhận, quy trình chăm sóc và các quy định khác. Do đó việc thành lập các cơ sở
BTXH trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Hiện nay ngoài 02 cơ sở BTXH đã
có quyết định thành lập thì tỉnh Đắk Lắk có 06 cơ sở khác có nuôi dưỡng, dạy
69
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghề, phục hồi chức năng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt song nhiều
cơ sở gặp khó khăn trong việc hoàn chỉnh thủ tục để công nhận là cơ sở
BTXH theo quy định vì một số điều kiện không đảm bảo.
Bảng 2.7: Số liệu đối tượng tại các cơ sở BTXH ở tỉnh Đắk Lắk.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Người khuyết tật 429 570 634 608 465
Trẻ em mồ côi 300 222 275 196 294
Người cao tuổi 73 47 45 26 34
Đối tượng khác 143 269 199 74 379
Tổng cộng 945 1.108 1.044 904 1.172
Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Ngoài
ra việc tiếp nhận và quản lý đối tượng cũng còn nhiều bất cập gây khó
khăn cho các ngành trong công tác quản lý cụ thể: trong quản lý các đối tượng
tại các cơ sở BTXH như NCT, NKT, TEMC… thì đối tượng quản lý thuộc
ngành LĐTBXH nhưng về mô hình hoạt động, giáo án, giáo trình giảng dạy
thì do các ngành như Giáo dục, Y tế đảm nhận. Việc tiếp nhận, đưa đối tượng
vào các cơ sở BTXH cũng rất khó khăn, đặc biệt là đối tượng lang thang; theo
quy định khi đưa các đối tượng vào trung tâm BTXH thì đối tượng phải có
thân nhân, địa chỉ và một số quy định bắt buộc khác, tuy nhiên đối với đối
tượng lang thang thì hầu hết họ không nhận thức được về bản thân, không có
giấy tờ tùy thân do đó khi thu gom đối tượng gặp nhiều khó khăn trong việc
xác định danh tính, tuổi tác, quê quán của đối tượng; trong khi theo quy định
thì thời gian nuôi dưỡng đối tượng lang thang ngắn (tối đa 03 tháng và tối
thiểu 15 ngày) do đó khi hết thời hạn trên phải thả đối tượng sau đó lại tiếp
tục thu gom, điều này gây khó khăn lớn trong việc quản lý.
2.2.1.4. Về thực hiện quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà
nước trong việc quản lý hoạt động bảo trợ xã hội
70
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về BTXH là một trong những
công cụ, cơ sở quan trọng nhất cho việc nâng cao hiệu lực pháp luật về
BTXH; Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk cũng như cả nước đang áp dụng chính sách
BTXH trên cơ sở Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định 13/2010/NĐ-CP,
Nghị định 136/2013/NĐ-CP và một số văn bản có liên quan; ngoài ra tỉnh
cũng có nhiều văn bản để triển khai nội dung này đến các quận huyện làm cơ
sở thực hiện. Sau Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ra đời, UBND tỉnh cũng có
Quyết định 122/2007/QĐ-UBND ngày 21/9/2007 của UBND tỉnh về điều
chỉnh, bổ sung một số chế độ, chính sách xã hội của tỉnh Đắk Lắk để điều
chỉnh mức trợ cấp cho đối tượng được BTXH [28]. Với Nghị định
13/2010/NĐ-CP, tỉnh cũng có Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày
14/10/2010 về việc quy định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng BTXH
trên địa bàn tình Đắk Lắk là 180.000đồng/người/tháng [29]; riêng các đối
tượng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh được hưởng mức trợ cấp là bằng 80%
mức lương tối thiểu. Đối với Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, hiện nay đã điều
chỉnh mức trợ cấp xã hội tăng lên 270.000đồng/người/tháng tuy nhiên hiện
nay chưa áp dụng cho tất cả đối tượng BTXH mà chỉ áp dụng cho một số
nhóm đối tượng nhất định.
Ngoài ra Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk tham mưu UBND ban hành: Quyết
định số 1062/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 về việc phê duyệt kế hoạch thực
hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi năm 2014 - 2020;
Quyết định số 374/QĐ-UBND ngày 04/2/2010 về việc thành lập Ban công tác
người cao tuổi tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 28/4/2011
quy định kinh phí thực hiện chính sách BTXH và mức quà tặng chúc thọ,
mừng thọ Người cao tuổi cụ thể:
Mức chi thù lao cho cán bộ cấp xã là 350.000 đồng/người/tháng; Mức
tặng quà chúc thọ, mừng thọ ở các độ tuổi quy định là: 70-75 tuổi mức tặng
71
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quà bằng hiện vật trị giá 100.000 đồng và 100.000 đồng tiền mặt; 80-85 tuổi
mức tặng quà bằng hiện vật trị giá 100.000 đồng và 200.000 đồng tiền mặt; 95
tuổi mức tặng quà bằng hiện vật trị giá 100.000đồng và 300.000 đồng tiền
mặt; trên 100 tuổi mức tặng quà bằng hiện vật trị giá 200.000 đồng và
500.000 đồng tiền mặt; 90 tuổi mức tặng quà bằng hiện vật trị giá 100.000
đồng và 300.000 đồng tiền mặt; 100 tuổi mức tặng quà là 05m vải lụa và
500.000 đồng tiền mặt [15].
Để triển khai thực hiện, Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn
bản hướng dẫn việc thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng
BTXH nhằm đảm bảo thực hiện một cách thống nhất trên toàn tỉnh cụ thể:
Năm 2011 đến 2015 đã ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn, tổ chức thực
hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng BTXH gồm: Công văn số
28/LĐTBXH-BTXH ngày 06/01/2012 về việc triển khai thực hiện chi trả trợ
cấp xã hội thông qua bưu điện; công văn số 94/LĐTBXH-BTXH ngày
07/02/2012 về việc hướng dẫn quyết toán kinh phí ngân sách dành cho Người
cao tuổi; công văn số 488/LĐTBXH-TBXH, ngày 25/4/2012 về việc hướng
dẫn công tác BTXH; Kế hoạch số 657/KH-LĐTBXH ngày 28/5/2012 về kế
hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã
hội và thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thông qua bưu điện; hướng dẫn số
1254/HD-LĐTBXH ngày 05/9/2012 về hướng dẫn hồ sơ của Người cao tuổi
90 và 100 tuổi đề nghị tặng quà, chúc thọ, mừng thọ; kế hoạch số 1339/KH-
LĐTBXH, ngày 18/9/2012 kế hoạch thăm, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ cho
Người cao tuổi 90 và 100 tuổi nhân dịp Quốc tế Người cao tuổi; công văn số
1403/LĐTBXH-BTXH, ngày 01/10/2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm
chi trả trợ cấp xã hội thông qua cung cấp dịch vụ; công văn số 83/LĐTBXH-
BTXH ngày 17/01/2013 về việc tổ chức cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp
hạt 2013; công văn số 131/LĐTBXH-BTXH ngày 24/01/2013 về việc thực
72
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hiện trợ giúp xã hội cho Người cao tuổi và Người khuyết tật; kế hoạch số
485/KH-LĐTBXH ngày 11/4/2013 kế hoạch kiểm tra cứu đói dịp giáp hạt
2013; kế hoạch số 844/KH-LĐTBXH ngày 17/6/2013 về giao nhận gạo và
hướng dẫn cấp gạo cứu đói cho nhân dân; công văn số 1076/LĐTBXH-BTXH
ngày 24/7/2013 về việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội đối với đối tượng
BTXH; kế hoạch số 1359/KH-LĐTBXH ngày 13/9/2013 về thăm, tặng quà,
chúc thọ, mừng thọ cho Người Cao tuổi 90 tuổi và 100 tuổi nhân dịp Quốc tế
Người Cao tuổi; công văn số 18/LĐTBXH-BTXH ngày 07/01/2014 về báo
cáo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014; công văn số 52/LĐTBXH-
BTXH ngày 14/01/2014 về việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho các
đối tượng BTXH; hướng dẫn số 133/HD-LĐTBXH ngày 24/01/2014 hướng
dẫn cấp gạo cho dân dịp Tết Nguyên đán 2014; kế hoạch số 490/KH-
LĐTBXH ngày 11/4/2014 về kiểm tra cứu đói giáp hạt 2014; hướng dẫn số
948/HD-LĐTBXH ngày 20/6/2014 về hướng dẫn thực hiện các chính sách
BTXH; kế hoạch số 1566/KH-LĐTBXH ngày 12/9/2014 về thăm, tặng quà,
chúc thọ, mừng thọ cho Người Cao tuổi 90 tuổi và 100 tuổi nhân dịp Quốc tế
Người Cao tuổi; kế hoạch số 1782/KH-LĐTBXH ngày 13/10/2014 về kiểm
tra tình hình chi trả trợ cấp xã hội thông qua bưu điện và công văn số
2366/LĐTBXH-BTXH ngày 26/12/2014 về việc trợ giúp xã hội Tết Nguyên
đán Ất Mùi và giáp hạt năm 2015; Công văn số 414/SLĐTBXH-BTXH ngày
18/3/2015 về việc điều chỉnh trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; Công văn số 368/LĐTBXH-BTXH ngày
11/03/2015 về việc cứu đói giáp hạt năm 2015; Kế hoạch số 415/KH-
SLĐTBXH ngày 18/3/2015 về việc kiểm tra tình hình thực hiện Nghị định số
136/2013/NĐ-CP của Chính phủ; Kế hoạch số 1718/KH-SLĐTBXH ngày
18/9/2015 về thăm, tặng quà chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi 90 tuổi,
100 tuổi nhân dịp Ngày Quốc tế Người cao tuổi 01/10; Kế hoạch số
73
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1767/KH-SLĐTBXH ngày 28/9/2015 về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng kỹ năng nâng cao năng lực cho cán bộ,
viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội năm 2015; Kế hoạch số
1860/KH-SLĐTBXH ngày 7/10/2015 về tập huấn cho cán bộ, nhân viên và
cộng tác viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần năm 2015.
Nhìn chung, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật về BTXH. Tuy nhiên, công tác xây dựng và ban hành văn bản
pháp luật về BTXH còn thụ động, trông chờ vào cấp trên; Nhiều chính sách
dành cho các đối tượng BTXH nhưng các đối tượng không sử dụng được tất
cả các dịch vụ, cụ thể về kinh tế người được chăm lo cần nhưng không đủ, về
các chính sách khác như giáo dục, đào tạo, dạy nghề thì nhiều đối tượng vẫn
chưa sử dụng đến vì điều kiện, hoàn cảnh không cho phép. Nhiều văn bản nên
dẫn đến khi thực hiện cần tra cứu nhiều nguồn, dễ hiểu nhầm và hiểu sai,
chồng chéo đối tượng, phạm vi gây khó khăn trong tổ chức thực hiện; Một số
chính sách chưa thật hợp lý, công bằng. Ví dụ chế độ trợ cấp đối với gia đình
nhận nuôi một trẻ (mồ côi) hoặc nuôi nhiều trẻ cũng chỉ được hưởng 1 suất là
không hợp lý...
- Thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32) [14]:
Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan
tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1262/KH-UBND ngày
21/03/2011 về thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, Sở LĐTBXH được UBND tỉnh giao chủ trì
thực hiện kế hoạch nên hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để thực
hiện như: Kế hoạch số 1473/KH-LĐTBXH ngày 05/12/2011; Kế hoạch số
1619/KH-LĐTBXH ngày 08/11/2012; Kế hoạch số 1520/KH-LĐTBXH ngày
17/10/2013; Kế hoạch số 1513/KH-LĐTBXH ngày 05/9/2014; Kế hoạch số
1767/KH-SLĐTBXH ngày 28/9/2015.
74
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Công tác tuyên truyền được thực hiện trên các phương tiện truyền thông
như: Đài phát thanh và truyền hình, tờ rơi, băng rôn… Năm 2014, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện phóng sự “Thực trạng và hướng phát
triển nghề công tác xã hội tại Đắk Lắk”.
Đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn kỹ năng: Giai đoạn năm 2011 - 2015, Sở
LĐTBXH phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề
công tác xã hội để mở 01 lớp đào tạo tại chức hệ vừa làm vừa học (trình độ
đại học) cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội ở các cấp và 09 lớp bồi dưỡng,
tập huấn cho cán bộ, viên chức, nhân viên của cấp xã, cấp huyện và của Trung
tâm bảo trợ xã hội tỉnh, cụ thể:
- Bồi dưỡng, tập huấn: Mở 09 lớp bồi dưỡng, tập huấn với 13 chuyên đề
liên quan cho 554 lượt cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện và
Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh, kinh phí 1.096.125.000 đồng, trong đó: (Năm
2011: mở 03 lớp, cho 157 cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện,
kinh phí 353.150.000 đồng; Năm 2012: mở 03 lớp, cho 186 cán bộ, viên chức,
nhân viên cấp xã, cấp huyện, Trung tâm bảo trợ xã hội, kinh phí 348.656.000
đồng (trong đó: mở 02 lớp cho 142 cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp
huyện; 01 lớp cho 44 cán bộ, viên chức, nhân viên của Trung tâm bảo trợ xã
hội tỉnh); Năm 2013: mở 01 lớp, cho 88 cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã,
cấp huyện, kinh phí 149.337.000 đồng; Năm 2014, mở 01 lớp, cho 67 cán bộ,
viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện, kinh phí 134.982.000 đồng; Năm
2015, mở 01 lớp, cho 78 cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện, kinh
phí 110.000.000 đồng).
- Đào tạo, bắt đầu từ năm 2013 Sở LĐTBXH liên kết với Trường Đại học
Lao động Xã hội (cơ sở II, tại thành phố Hồ Chí Minh) mở 01 lớp đào tạo tại
chức hệ vừa làm vừa học (trình độ đại học) cho 40 cán bộ, nhân viên công tác
xã hội, kinh phí 160.000.000 đồng/năm, thời gian học 04 năm.
75
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Xây dựng thí điểm, phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ; phát triển đội
ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội và điều tra,
thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu:
+ Hiện nay ở tỉnh Đắk Lắk, đang xây dựng phương án thành lập Trung
tâm công tác xã hội của tỉnh.
+ Theo kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội của tỉnh,
trong 10 năm (2011 - 2020), tỉnh Đắk Lắk sẽ thu thập thông tin, xây dựng cơ
sở dữ liệu và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên
công tác xã hội ở các cấp trình độ cho khoảng 1.000 người, trong đó cộng tác
viên công tác xã hội ở cấp xã từ 184 đến 368 người (mỗi xã, phường, thị trấn
có từ 01 đến 02 cộng tác viên công tác xã hội). Hiện nay, Bộ LĐTBXH đã
ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 quy định tiêu
chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn. Do vậy,
một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh chỉ đạo các phòng, ban liên
quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tuyển chọn và lập dự toán kinh phí chi
trả phụ cấp cho cộng tác viên công tác xã hội cấp xã trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt, tiến tới ký hợp đồng, sử dụng, quản lý cộng tác viên công tác xã
hội cấp xã.
- Thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm
thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng (Đề án 1215) [14]:
Sở LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3275/KH-UBND ngày 18/6/2012 về thực
hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người
rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015.
Hàng năm, Sở LĐTBXH xây dựng, ban hành kế hoạch tập huấn cho cán bộ,
nhân viên và cộng tác viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần và tập
huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi
76
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chức năng cho người tâm thần: Kế hoạch số 1717/KH-LĐTBXH, ngày
18/11/2013; Kế hoạch số 1778/KH-LĐTBXH ngày 13/10/2014; Kế hoạch số
1860/KH-SLĐTBXH ngày 07/10/2015.
Công tác tuyên truyền: Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng trong việc trợ giúp xã
hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trong
thời gian qua đã được triển khai. Sở LĐTBXH thực hiện 01 panô ngoài trời,
kích thước 32m2
(8m x 4m), nội dung “Đừng xa lánh! Hãy quan tâm chăm
sóc người bệnh tâm thần”.
Phát triển nguồn nhân lực: Việc bồi dưỡng, tập huấn kiến thức công tác xã
hội cho cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên và tập huấn về kỹ năng,
phương pháp chăm sóc, phục hồi chức năng đối với người tâm thần cho gia
đình đối tượng trong thời gian qua được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, Sở
LĐTBXH phối hợp với Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk và Bệnh viện Tâm
thần Trung ương 2 (tỉnh Đồng Nai) để tổ chức 08 lớp tập huấn cho 616 người
là cán bộ cấp xã, cấp huyện và gia đình đối tượng (trong đó: cán bộ cấp xã,
cấp huyện là 347 người; gia đình đối tượng là 269 người), kinh phí thực hiện
348.214.000 đồng, cụ thể: Năm 2013: Mở 05 lớp tập huấn cho 367 người là
cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện và gia đình đối tượng (98 cán
bộ cấp huyện, cấp xã và 269 gia đình đối tượng), kinh phí 128.533.000 đồng;
Năm 2014: Mở 02 tập huấn cho 141 người là cán bộ, viên chức, nhân viên cấp
xã, cấp huyện, kinh phí 119.681.500 đồng; Năm 2015: Mở 01 lớp tập huấn
cho 108 người là cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện, kinh phí
100.000.000 đồng.
Xây mới cơ sở BTXH và phục hồi chức năng cho người tâm thần: Trên cơ
sở Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH ngày 02/10/2012 của Bộ LĐTBXH về
phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở BTXH chăm sóc và phục hồi chức năng
77
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn
2012-2020; Công văn số 462/LĐTBXH-BTXH ngày 19/2/2013 của Bộ
LĐTBXH về việc triển khai đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở BTXH chăm
sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa
vào cộng đồng giai đoạn 2012 - 2020. UBND tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thiện hồ
sơ, thủ tục theo quy định gửi các Bộ, ngành Trung ương liên quan, bố trí đất
và quyết định thành lập Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người
tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trực thuộc Sở LĐTBXH (Quyết định số
1197/QĐ-UBND ngày 19/5/2015) và đề nghị Bộ LĐTBXH thẩm định phê
duyệt đề xuất chủ trương đầu tư và bố trí vốn đầu tư (giai đoạn 1), cụ thể:
Diện tích sử dụng đất: 100.000m2
; Địa điểm xây dựng: Phường Thành Nhất,
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Quy mô nuôi dưỡng, phục hồi luân
phiên cho 500 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí (giai đoạn 1 với quy mô
300 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí); Giai đoạn thực hiện đầu tư 2016
đến 2018 (dự kiến tháng 11/2018 hoàn thành và đưa vào sử dụng); Tổng mức
đầu tư 71.648 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 64.648 triệu
đồng, ngân sách địa phương 7.000 triệu đồng (đền bù giải phóng mặt bằng).
Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu; Phát triển các cơ sở phòng và trị
liệu rối nhiễu tâm trí: Theo kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục
hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng
giai đoạn 2012 - 2015 của tỉnh thì trong giai đoạn 2012 - 2015 xây dựng thí
điểm 01 mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại 01 đơn vị cấp
huyện có đông đối tượng và có nguy cơ cao bị tâm thần và khảo sát nhu cầu
đào tạo của cán bộ, viên chức và cộng tác viên về lĩnh vực trợ giúp xã hội và
phục hồi chức năng cho người tâm thần; nghiên cứu khảo sát, đánh giá nhu
cầu phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; khảo sát, cập nhật số liệu đối tượng
người tâm thần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng
78
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đồng. Tuy nhiên, do kinh phí không được bố trí (địa phương khó khăn về
ngân sách) do vậy các nội dung này chưa được triển khai thực hiện.
2.2.1.5. Về thực hiện quy định về các nguồn lực bảo đảm thực hiện chế độ
bảo trợ xã hội
- Về tổ chức bộ máy quản lý thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội [30]:
Một là, đối với cấp tỉnh: Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên
môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN đối với các hoạt động
BTXH trên địa bàn; Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt
động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và kiểm
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ LĐTBXH.
Sở LĐTBXH tỉnh có 10 phòng chuyên môn thực hiện công tác bảo đảm
hoạt động ngành cùng với chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở về các lĩnh
vực chính sách lao động, việc làm, dạy nghề, chính sách người có công, chính
sách xã hội, thanh tra chính sách, pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh... Chức
năng của Sở trong quản lý hoạt động BTXH như sau :
Giúp UBND tỉnh QLNN đối với các đối tượng BTXH, cơ sở BTXH theo
quy định của pháp luật; Phối hợp với các tổ chức liên quan trong phạm vi,
quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thực hiện theo các quy định của pháp
luật BTXH; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp huyện trong việc xác định và
quản lý đối tượng; tổ chức thực hiện BTXH trên địa bàn; Báo cáo định kỳ 6
tháng, 01 năm và đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp các
đối tượng BTXH cho Bộ LĐTBXH và UBND tỉnh.
Phòng Bảo trợ xã hội: là phòng chuyên môn của Sở LĐTBXH, trực tiếp
thực hiện công việc tham mưu các nội dung về hoạt động BTXH, các phong
trào toàn dân chăm sóc, hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội. Trong đó, riêng về
BTXH gồm các nhiệm vụ thực hiện các chế độ, chính sách cho các đối tượng
BTXH, thống kê, báo cáo BTXH theo quy định của pháp luật; quản lý
79
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các đối tượng BTXH, cơ sở BTXH trên địa bàn; tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép hoạt động của các cơ sở BTXH; theo dõi và thực hiện kiểm tra,
giám sát các cơ sở BTXH và các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác
BTXH. Phòng bảo trợ xã hội, có 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng và
04 cán bộ, chuyên viên, trong đó có 03 cán bộ hợp đồng, tổng số cán bộ, công
chức là 07 người (trong đó có 02 nữ); về trình độ có 01 Thạc sỹ, 06 Cử nhân.
Song số lượng cán bộ, công chức được đào tạo chuyên ngành về công tác xã
hội là 02 người, còn lại chuyên ngành được đào tạo chủ yếu là kinh tế. Công
tác phối hợp của phòng Bảo trợ xã hội: phòng sẽ phối hợp với ban đại diện
hội NCT tỉnh, hội bảo trợ NTT và TEMC tỉnh, UBND cấp huyện để quản lý
các đối tượng này, phối hợp với phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở trong quá
trình quản lý kinh phí hoạt động BTXH trên địa bàn.
Thanh tra Sở LĐTBXH chức năng giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước về
công tác thanh tra và thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về pháp
luật lao động, người có công và xã hội; thanh tra việc thực hiện các quy định
của pháp luật về chính sách trợ giúp cho các đối tượng BTXH trên địa bàn
tỉnh; thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền
quản lý của Sở về thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao;
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở LĐTBXH, có 01 Chánh thanh tra,
02 Phó chánh thanh tra, 02 thanh tra viên và 01 chuyên viên (trong đó có 03
nữ), về trình độ có 01 Thạc sỹ, 05 Cử nhân. Đa số lượng cán bộ, công chức
được đào tạo chuyên ngành về luật. Phối hợp với phòng bảo trợ xã hội để nắm
bắt, cập nhật số lượng đối tượng và các văn bản chính sách pháp luật về
BTXH hiện hành phục vụ cho công tác thanh tra.
Hai là, đối với cấp huyện: có một lãnh đạo phòng LĐTBXH phụ trách và
01 chuyên viên trực tiếp đảm nhậm nhiệm vụ về hoạt động BTXH. Phòng
80
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LĐTBXH cấp huyện cũng phối hợp với hội NCT, hội bảo trợ NTT và TEMC
cùng cấp để quản lý hoạt động BTXH ở địa phương mình.
Ba là, đối với cấp xã: có 01 cán bộ phụ trách công tác BTXH, tuy nhiên
hiện nay hầu hết là kiêm nhiệm.
Nhìn chung tổ chức bộ máy khá chặt chẽ từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.
Song công tác phối hợp thực hiện chưa thật sự hiệu quả, một số huyện, thị xã,
thành phố chưa có cán bộ chuyên trách, nhiều xã, phường thị trấn cán bộ
LĐTBXH còn kiêm nhiệm, nên công tác BTXH đôi lúc còn chậm trễ.
Tóm lại, cơ quan quản lý chính hoạt động BTXH là Sở LĐTBXH tỉnh, các
cơ quan khác cũng có trách nhiệm trong các công việc liên quan như Ban đại
diện hội NCT tỉnh, hội bảo trợ NTT - TEMC tỉnh…. Tuy nhiên, tất cả các cơ
quan này đều không có nhân sự chuyên trách thực hiện BTXH mà chủ yếu là
kiêm nhiệm; Các cơ quan cũng chưa có văn bản thống nhất trong việc phối
hợp hoạt động, đây là những tồn tại chính về tổ chức bộ máy quản lý BTXH
tại địa phương.
- Đội ngũ nhân lực thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội :
Trong những năm qua, nhân lực thực hiện pháp luật về BTXH với tinh thần
phục vụ, tận tụy, sáng tạo đã thực hiện khá tốt vai trò tham mưu giúp UBND
tỉnh quản lý hoạt động BTXH trên địa bàn theo phân cấp và theo quy định của
pháp luật. Công tác BTXH trên địa bàn tỉnh được quan tâm nhiều, các lực
lượng xem xét, theo dõi ở khắp địa bàn. Tuy nhiên, lực lượng hỗ trợ QLNN
đối với hoạt động BTXH hiện nay còn hạn chế, cấp huyện chỉ có 01 cán bộ
phụ trách chính; cấp xã, cán bộ phụ trách thực hiện BTXH chỉ thực hiện công
việc kiêm nhiệm, chưa phân công một nhân sự cụ thể để phụ trách quản lý
lĩnh vực này. Mặc dù có sự kết hợp với nhiều tổ chức để quản lý, chăm lo đối
tượng BTXH, nhưng thực hiện chính vẫn là ngành LĐTBXH đảm nhận nên
việc quản lý không hiệu quả, dễ mắc lỗi. Đảng và chính quyền cũng xác định
81
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được tầm quan trọng của đội ngũ nhân lực thực hiện pháp luật về BTXH và đã
có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ QLNN đối với hoạt động BTXH nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
hiện tại, công tác này vẫn còn những tồn tại:
+ Về số lượng: tổng số cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã là: 630 người/1.873.724
dân số (cụ thể cấp tỉnh 15 người; cấp huyện 45 người và cấp xã 350 người,
tại các cơ sở BTXH 220 người). Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả thực
hiện pháp luật về BTXH: chậm trễ trong việc ra quyết định hưởng trợ cấp
thường xuyên, mai táng phí và trợ cấp đột xuất; chậm trong công tác tổng
hợp, báo cáo về đối tượng cũng như việc thực hiện chính sách cho các đối
tượng; khó khăn trong việc quản lý các cơ sở nuôi dưỡng đối tượng BTXH.
+ Về chất lượng: hiện tại đội ngũ cán bộ cấp tỉnh hầu hết được đào tạo các
chuyên ngành về kinh tế nên thiếu kỹ năng về công tác xã hội, số lượng cán
bộ hợp đồng còn nhiều (03 người); chuyên viên phụ trách quản lý hoạt động
BTXH cấp huyện chưa có chuyên môn cao, do tính chất công việc kiêm
nhiệm, thời gian làm việc bị phân tán cho chuyên môn khác.
+ Về công tác đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ thực hiện pháp luật về
BTXH tuy đã được chú trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của phòng nói chung và của chuyên
viên thực hiện chính sách BTXH nói riêng, đã có những đóng góp nhất định
nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Do đó, cần
đẩy mạnh hơn nữa công tác này trong thời gian tới, nhất là cán bộ cơ sở.
Ngoài ra, việc luân chuyển cán bộ không dự bị cán bộ kế thừa, nên việc nắm
bắt tình hình không sát sao, dẫn đến hồ sơ chậm trễ và công tác quản lý, thu
thập số liệu cũng khó khăn.
Về trợ giúp về vật chất: Thực hiện về trợ giúp vật chất, theo Nghị định số
67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP Nhà nước trợ giúp bằng tiền
82
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đối với người yếu thế dưới hai hình thức là trợ cấp đột xuất và trợ cấp thường
xuyên. Trợ cấp thường xuyên có thể xem là hoạt động chủ đạo của BTXH;
theo qui định thì mức trợ cấp đột xuất chỉ mang tính hỗ trợ, phần lớn là vận
động từ cộng đồng xã hội. Trên địa bàn tỉnh, số lượng được hưởng trợ cấp
hàng năm đều tăng nên số tiền trợ cấp cũng tăng đáng kể; Sự điều chỉnh mức
hưởng cũng như mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp từ Nghị định 13/2010/NĐ-
CP của Chính phủ đã phần nào thay đổi diện mạo cho chính sách BTXH, kinh
phí thực hiện qua các năm như sau:
Bảng 2.8: Kinh phí trợ cấp thường xuyên tỉnh Đắk Lắk năm 2011-2015.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số đối tượng (người) 25.523 27.829 33.389 35.638 34.972
Kinh phí (triệu đồng) 57.276 74.848 84.054 94.400 126.000
Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Từ bảng 2.8 kinh phí trợ cấp thường xuyên BTXH trên có thể thấy rằng
kinh phí cho hoạt động này ngày một tăng theo sự gia tăng của đối tượng
BTXH. Cụ thể, năm 2011 kinh phí chi trợ cấp hàng tháng hơn 57.276 triệu
đồng, năm 2014 số đối tượng tăng nên kinh phí trợ cấp cũng tăng theo lên trên
37.000 tỷ đồng, năm 2015 số đối tượng giảm nhưng kinh phí lại tăng lên
31.600 tỷ đồng.
Số tiền chi cho trợ cấp đột xuất khá khiêm tốn so với trợ cấp thường xuyên
(bảng 2.8); Song số lượng người chết, mất tích và số nhà ở được hỗ trợ do
thiên tai, bão lũ ngày càng tăng, điều này chứng tỏ tình hình thiên tai trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.
Ngoài ra việc cứu đói dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt hàng năm luôn được
UBND tỉnh quan tâm, cũng như kinh phí phân bổ từ Trung ương cho việc cứu
đói nhờ vậy đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định đời sống của người
dân, giúp người dân yên tâm hơn trong cuộc sống.
83
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 2.9: Tổng hợp hỗ trợ đột xuất của tỉnh Đắk Lắk năm 2011-2015.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số người chết, mất tích
9 50 34 52 25
(người)
Tổng số nhà sập, đỗ, hư
hỏng nặng được hỗ trợ do 21 20 55 77 64
thiên tai
Kinh phí (triệu đồng) 148 337 560 705 497
Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Bảng 2.10: Tổng hợp cứu đói qua các năm từ năm 2011-2015.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số hộ được
2.999 31.952 38.921 28.065 29.839
cứu đói (hộ)
Tổng số khẩu được
11.993 120.362 127.838 93.129 99.461
cứu đói (khẩu)
Số gạo cứu đói (kg) 25.2075 2.174.630 1.589.462 1.360.940 1.440.000
Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Bên cạnh đó, cuối năm 2009 Luật NCT được ban hành và có hiệu lực vào
tháng 7/2010, theo đó những NCT tròn 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi sẽ
được thăm, mừng thọ chúc thọ, mừng thọ. Bắt đầu thực hiện năm 2011 đến
nay đã tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho 26.936 lượt người, kinh phí trên 6 tỷ
đồng; tổ chức thăm tặng quà cho 51.581 lượt người, kinh phí gần 500 triệu
đồng. Ngoài ra, mỗi năm các đơn vị phối hợp như Hội Bảo trợ NTT và
TEMC, hội NCT, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ
tỉnh… cũng vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để xây dựng nhà
tình thương cho một số đối tượng đặc biệt khó khăn, tặng quà tết cho các đối
tượng; tặng học bỗng, quần áo, sách vở cho nhóm đối tượng trẻ em; Thêm vào
đó, Nhà nước còn hỗ trợ bằng cách cho các các đối tượng nghèo neo đơn vay
với lãi suất ưu đãi để làm sinh kế [22].
84
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Qua các số liệu thống kê, khoản chi ngân sách cho hoạt động BTXH mỗi
năm chiếm khoảng 3% tổng chi ngân sách của tỉnh và con số này luôn tăng
qua mỗi năm, vì thế các nhà quản lý cần có sự rà soát chặt chẽ và dự báo sự
gia tăng của đối tượng để đảm bảo nguồn kinh phí không ảnh hưởng đến chi
ngân sách cho các hoạt động quan trọng khác đồng thời có những chính sách
khuyến khích cộng đồng cùng tham gia tiến tới xã hội hóa hoạt động BTXH.
Tuy nhiên, có một thực tế rất rõ ràng là mức trợ cấp còn thấp và chậm được
điều chỉnh. Mức trợ cấp tối thiểu cho đối tượng sống tại cộng đồng hiện nay
mới chỉ bằng 10,31% thu nhập bình quân, 60% chuẩn nghèo khu vực nông
thôn ban hành năm 2011.... Mức trợ cấp hiện hành mới chỉ bảo đảm hỗ trợ
được một phần các nhu cầu thiết yếu tối thiểu của đối tượng. Bên cạnh mức
hưởng thấp thì thời gian giữa các lần điều chỉnh mức trợ cấp lại dài (thường là
3-5 năm) nên mức trợ cấp không phản ánh được đúng nhu cầu tiêu dùng tối
thiểu của các nhóm đối tượng cũng như chi phí cuộc sống (phản ánh bằng chỉ
số giá tiêu dùng). Trong giai đoạn 2000-2010, mức chuẩn này chỉ tăng có 2,7
lần, trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 4 lần. Chính vì vậy, hiệu quả chính
sách chưa cao, chưa tạo được sự an toàn cho đối tượng hưởng lợi. Ngoài ra,
trợ cấp đột xuất, khắc phục rủi ro, thiên tai có lúc, có nơi chưa kịp thời (nguồn
ngân sách) và chưa công bằng, hợp lý (nguồn cộng đồng đóng góp ủng hộ).
- Trợ giúp bằng y tế, phục hồi chức năng:
Hàng năm, kèm theo sự trợ giúp bằng tiền, một số đối tượng BTXH còn
được chăm lo về y tế. Với chủ trương giúp những người yếu thế tiếp cận với
các dịch vụ y tế, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, Nhà nước đã
hỗ trợ bằng khám chữa bệnh miễn phí, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng và
khuyến khích hình thức khám chữa bệnh nhân đạo. Bảo đảm 100% đối tượng
BTXH trên địa bàn tỉnh được cấp thẻ BHYT miễn phí. Mỗi đối tượng đều
85
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được cấp thẻ BHYT, trường hợp các hộ gia đình nuôi con nhỏ thì các bé cũng
nhận được BHYT.
Bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách y tế vẫn còn một số tồn tại
nhất định: Các đối tượng rất khó khăn và rất cần được chăm sóc đầy đủ về sức
khỏe, đặc biệt là các đối tượng NTT, người tâm thần, các đối tượng là NCT;
Bệnh viện tuyến huyện không đủ dụng cụ cũng như tay nghề điều trị các căn
bệnh mãn tính, bệnh nặng khác, trong khi đó các đối tượng BTXH không có
điều kiện về tài chính lẫn phương tiện để lên tuyến trên, cùng với tư tưởng của
các bác sỹ không muốn chuyển bệnh nhiều lên tuyến trên nên các đối tượng
hưởng không trọn vẹn chính sách. Công tác thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế
đôi lúc trùng lắp đối tượng, có đối tượng nhận hai thẻ, có đối tượng bỏ sót,
tuy số lượng này không nhiều nhưng cũng bộc lộ sự hạn chế trong công tác
quản lý.
- Trợ giúp bằng học nghề, giới thiệu việc làm:
Toàn tỉnh hiện nay có 43 cơ sở dạy nghề và 01 Trung tâm dịch vụ việc làm,
các trung tâm cũng có nhiều ngành học cho các học viên, nhưng đối với đối
tượng NTT thì các trung tâm không có ngành học cũng như dụng cụ chức
năng cho học viên, chính vì thế số lượng NTT được học nghề rất hạn chế, chỉ
có một số em khuyết tật ở chân nhưng không phải trong đối tượng được
hưởng chế độ BTXH và các em cũng học không trọn khóa học với lý do mặc
cảm với bạn bè cùng lứa. Mặc dù thiện nay đã có nhiều hỗ trợ cho các em khi
theo học nghề như miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn khi đi học, hỗ trợ dụng
cụ học tập nhưng số theo học của đối tượng BTXH vẫn không cao, cụ thể
trong giai đoạn 2011-2015 chỉ có 27 đối tượng bảo trợ xã hội đến học nghề tại
các cơ sở dạy nghề, số lượng vẫn quá ít so với số đối tượng trong độ tuổi lao
động. Nhìn chung công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh đối với các đối tượng
BTXH không hiệu quả; Số lượng đối tượng được đào tạo không tăng trong
86
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khi đối tượng BTXH trong độ tuổi lao động ngày một tăng sẽ dẫn đến thực
trạng lao động không có tay nghề, lương không cao, kéo theo thảm cảnh
nghèo không giảm, đây cũng là vấn đề cho các nhà quản lý về dạy nghề, việc
làm cũng như các vấn đề xã hội.
2.2.1.6. Về thực hiện quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BTXH là một khâu
quan trọng trong chu trình thực hiện pháp luật nói chung, cũng như việc đảm
bảo thực hiện tốt an sinh xã hội nói riêng. Thanh tra, kiểm tra pháp luật về bảo
trợ xã hội được Sở LĐTBXH thực hiện hàng năm, đều thành lập các đoàn
thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện công tác BTXH tại các huyện, thị xã,
thành phố. Trong giai đoạn năm 2011-2015 đã tổ chức được 07 đoàn thanh tra
tại 07 đơn vị, qua thanh tra hầu hết các đơn vị đều thực hiện tương đối tốt các
quy định của pháp luật hiện hành về BTXH. Thanh tra, kiểm tra liên quan đến
chính sách người cao tuổi, phát hiện một số hạn chế đó là: hồ sơ, thủ tục
hưởng chưa đúng quy định; sai tuổi hưởng; sai thời điểm truy lĩnh; thôi hưởng
chế độ chưa kịp thời…Tất cả sai phạm, hạn chế tại các địa phương được Sở
LĐTBXH kết luận đề nghị địa phương khắc phục, xử lý theo quy định và các
địa phương đã khắc phục, xử lý đúng quy định. Ngoài ra còn một số hạn chế
như: việc lập dự toán chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng không đúng
theo quy định tại khoản 4, Điều 14, Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-
BLĐTBXH-BTC [5]; tình trạng ký nhận thay đối tượng không có giấy ủy
quyền vẫn còn diễn ra; việc niêm yết công khai danh sách các đối tượng đủ
điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp xã hội tại một số xã, phường, thị trấn
chưa được công khai; việc cập nhật, theo dõi biến động của đối tượng tại một
số địa phương chưa được thường xuyên, chặt chẽ dẫn đến vẫn còn tình trạng
đối tượng NCT đã chết nhưng chưa được điều chỉnh thôi hưởng trợ cấp hàng
tháng kịp thời…
87
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc

More Related Content

Similar to Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc

Similar to Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc (20)

Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
 
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu sốLuận văn: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú ThọĐề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu sốPhổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú ThọLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú Thọ
 
Quản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOT
Quản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOTQuản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOT
Quản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOT
 
Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.doc
Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.docQuản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.doc
Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.doc
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
 
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước_ Không đăng ký khai sinh hậu quả và trá...
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước_ Không đăng ký khai sinh hậu quả và trá...Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước_ Không đăng ký khai sinh hậu quả và trá...
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước_ Không đăng ký khai sinh hậu quả và trá...
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm ĐồngĐề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
 
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu sốQuản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ  PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.docLUẬN VĂN THẠC SĨ  PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.doc
 
Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài...
Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài...Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài...
Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài...
 
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái NguyênQuản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
 
Pháp Luật Về Phổ Biến, Giao Dục Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng
Pháp Luật Về Phổ Biến, Giao Dục Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp DụngPháp Luật Về Phổ Biến, Giao Dục Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng
Pháp Luật Về Phổ Biến, Giao Dục Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng
 
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...
 
Luận Văn Thực Trạng Thi Hành Pháp Luật Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Thực Trạng Thi Hành Pháp Luật Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Ở Việt Nam.docLuận Văn Thực Trạng Thi Hành Pháp Luật Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Thực Trạng Thi Hành Pháp Luật Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Ở Việt Nam.doc
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG XUÂN HÒA PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI - TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60380102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH VĂN THỚI ĐẮK LẮK
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn./. Tác giả luận văn Hoàng Xuân Hòa
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS. TS Huỳnh Văn Thới đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Phân viện Hành chính Tây Nguyên - Học viện Hành chính quốc gia, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong đại gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn của mình./. Tác giả luận văn Hoàng Xuân Hòa
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1 Chương 1: LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI...................................................................................................7 1.1. Tổng quan về bảo trợ xã hội và pháp luật về bảo trợ xã hội......................7 1.2. Khái quát về thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội .................................18 1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội.......................................35 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK ......................................................................................................56 2.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk tác động đến thực hiện pháp luật bảo trợ xã hội...................................................................56 2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk................59 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI ....................................................................97 3.1. Phương hướng pháp luật về bảo trợ xã hội..............................................97 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk ............101 KẾT LUẬN ..................................................................................................118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................1
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTXH: Bảo trợ xã hội LĐTBXH: Lao động Thương binh và Xã hội NCT: Người cao tuổi NKT: Người khuyết tật TEMC: Trẻ em mồ côi NĐT: Người đơn thân ASXH: An sinh xã hội QLNN: Quản lý Nhà nước UBND: Ủy ban Nhân dân
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Tổng số đối tượng BTXH hưởng thường xuyên từ năm 2011 - 2015 61 2.2 Tổng hợp đối tượng NCT hưởng BTXH ở tỉnh Đắk Lắk 62 2.3 Tổng số NKT được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015 62 2.4 Tổng số trẻ em được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015 64 2.5 Số người đơn thân được trợ cấp qua các năm 2011-2015 64 2.6 Tổng hợp số liệu cơ sở BTXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 69 2.7 Số liệu đối tượng tại các cơ sở BTXH ở tỉnh Đắk Lắk 70 2.8 Kinh phí trợ cấp thường xuyên tỉnh Đắk Lắk năm 2011-2015 83 2.9 Tổng hợp hỗ trợ đột xuất của tỉnh Đắk Lắk năm 2011-2015 84 2.10 Tổng hợp cứu đói qua các năm từ năm 2011-2015 84
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong một xã hội văn minh, hiện đại sự phát triển của một quốc gia không chỉ đơn thuần được đánh giá bởi nền kinh tế phát triển, mà còn dựa trên cách thức mà quốc gia đó quan tâm, chăm lo cho công dân nước mình. Nhà nước và nhân dân ta hiện đang chăm lo đời sống cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng, người về hưu, mất sức lao động, tai nạn lao động gây ra thương tật, người già cả cô đơn, người tàn tật vì rủi ro và bẩm sinh không có khả năng tự lao động nuôi sống mình hoàn toàn, trẻ mồ côi, nhân dân bị khó khăn do thiên tai và dịch họa....số lượng này chiếm khoảng 10% dân số cả nước, đây là những nhóm xã hội khác những người bình thường. Bảo trợ xã hội (BTXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” vốn là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Là một bộ phận của hệ thống chính sách an sinh xã hội, BTXH là sự chăm lo về vật chất, y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho các đối tượng yếu thế cụ thể: người già neo đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người nhiễm HIV/AIDS, người mắc bệnh tâm thần hoặc người gặp rủi ro do thiên tai,…nhằm giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Thời gian qua, chính sách BTXH đã và đang phát huy tác dụng là tấm lưới an toàn cho các đối tượng bảo trợ xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thúc đẩy tiến bộ xã hội và công bằng ở mỗi giai đoạn và trong suốt quá trình phát triển” [23]. Đắk Lắk là một tỉnh của khu vực Tây Nguyên, với khoảng trên 47 dân tộc từ các địa phương cùng đến sinh sống trên địa bàn, đời sống người dân còn 1
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 gặp nhiều khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai và một số yếu tố khác đã làm cho nhiều đối tượng bảo trợ xã hội cần được trợ giúp rất lớn. Với sự nỗ lực thực hiện chăm lo các đối tượng yếu thế, đẩy mạnh hoạt động thực hiện pháp luật về BTXH trên địa bàn, nên hoạt động bảo trợ xã hội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, việc chăm lo cho các đối tượng được quan tâm thực hiện. Hiện nay, tỉnh đã chăm lo cho 34.972 đối tượng yếu thế về tài chính, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe miễn phí, dạy nghề và giới thiệu việc làm… nhờ vậy các đối tượng yếu thế trên địa bàn phần nào giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống, có điều kiện hòa nhập vào xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được công tác thực hiện pháp luật về BTXH vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục như: lực lượng thực hiện hoạt động BTXH còn thiếu và yếu; công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về BTXH chưa thật sự chủ động, còn trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên; công tác tuyên truyền phổ biến còn hình thức, các chính sách chưa thật sự đến với người dân cũng như các đối tượng BTXH quản lý đối tượng không thống nhất, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý chưa cao nên thường xảy ra trùng lắp, thực hiện sai đối tượng; hoạt động thanh tra, kiểm tra còn mang nặng tính hình thức, lỏng lẽo, chỉ khi có dư luận mới tiến hành kiểm tra…Những hạn chế trong pháp luật về BTXH đã dẫn đến nhiều yếu kém trong hoạt động như: các đối tượng chưa được chăm lo kịp thời, chính sách tác động chưa cao đến đời sống cộng đồng của các đối tượng, chưa thể hiện được tính ưu việc của chính sách. Chính vì lý do đó, vấn đề “Pháp luật về bảo trợ xã hội - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Công trình hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc phát triển, hòa nhập đời sống cộng đồng xã hội và đảm bảo thực hiện các quyền của đối tượng bảo trợ xã hội. 2
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Pháp luật là một trong các lĩnh vực pháp lý cụ thể nói chung và pháp luật về BTXH đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học pháp lý. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này có thể kể đến là: - Đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Báo, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia. - Đề tài: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội khác, Luận văn thạc sĩ luật học của Hoàng Thị Liên, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2015. - Đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Nguyễn Tiến Ngọc, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công năm 2015. - Đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Luận văn Thạc sĩ Hành chính công năm 2013. - Đề tài “Đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Trịnh Quang Nghĩa, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế năm 2011. Các công trình nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động nhân đạo, hoạt động bảo trợ xã hội. Tuy nhiên BTXH còn khá mới mẽ ở Việt Nam, ít được quan tâm nghiên cứu, cơ sở lý luận thực sự chưa nhiều, cần phải kế thừa, vận dụng những kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này tác giả chỉ tập trung các vấn đề pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, mong tìm ra những nguyên nhân để từ đó đề ra các phương hướng, giải pháp nhằm góp một phần nhỏ bé để hoàn thiện công tác này ở địa phương. 3
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nghiên cứu và đánh giá chính xác thực trạng pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BTXH, góp phần bảo đảm thực hiện các quyền của đối tượng BTXH, tạo cơ hội cho đối tượng BTXH bình đẳng và hòa nhập cộng đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu đặt ra, luận văn tập trung hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, hệ thống hóa và khái lược hóa một số nội dung cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến BTXH. Trên cơ sở đó, hình thành lý luận những vấn đề của pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, phân tích các hình thức và vai trò pháp luật về BTXH. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk, những kết quả đạt được và hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân từ đó rút ra những kinh nghiệm đúc kết pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk. Ba là, đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk. Những giải pháp cần được xây dựng mang tính chất tổng thể phù hợp với hoạt động QLNN cũng như hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk. 4
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ tập trung các vấn đề thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH ở tỉnh Đắk Lắk. - Về mặt thời gian: từ năm 2011 đến năm 2015. - Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước ta về bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu để phân tích, so sánh việc thực hiện chế độ chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội qua các năm. Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, tổng kết thực tiễn để tìm hiểu, đối chiếu tình hình thực tế. Khi thực hiện đề tài này, tác giả có tham khảo các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu luật, hành chính, kinh tế học…và một số tài liệu mang tính chất kế thừa của các luận văn tốt nghiệp, các báo cáo về hoạt động bảo trợ xã hội của Trung ương, tỉnh và các tổ chức khác để làm tài liệu tham khảo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống pháp luật về bảo trợ xã hội - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk và có những đóng góp mới sau đây: - Làm sáng tỏ lý luận những vấn đề của pháp luật về BTXH. - Đánh giá có hệ thống và khái quát thực trạng pháp luật về BTXH và thực tiễn thực hiện pháp luật về BTXH tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, có những đánh giá mang tính chất chuyên sâu thực hiện pháp luật về BTXH. - Đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BTXH và 5
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 từ đó nâng cao nhận thức cả xã hội, đề xuất việc giải quyết các chế độ chính sách trợ giúp cho đối tượng BTXH có hiệu quả hơn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các khuyến nghị khoa học của luận văn có thể được vận dụng vào thực tế hoạt động thực hiện pháp luật về BTXH ở tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương: Chương 1: Lý luận những vấn đề của pháp luật về bảo trợ xã hội. Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội. 6
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk tác động đến thực hiện pháp luật bảo trợ xã hội 2.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên về hướng Tây Nam dãy Trường Sơn, giữa cao nguyên Nam Trung Bộ, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp Cộng hòa Nhân dân Campuchia có đường biên giới chung dài trên 76 km, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên giới kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Tổng diện tích tự nhiên: 1.312.345 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 1.160.092 ha; Đất phi nông nghiệp: 88.351 ha; Đất chưa sử dụng: 63.902 ha [16, tr.10]. Dân số: 1.853.698 người, với khoảng 47 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 30%; mật độ dân số 141,23 người/km2 , diện tích 13.125,37 km2 [16, tr 23]. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Ea H’Leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn, Cư M’Gar, Ea Kar, M’Rắk, Krông Pắk, Krông Bông, Krông Ana, Lắk, Cư Kuin. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tỉnh Đắk Lắk xác định tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tăng tính bền vững trong phát triển; đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nâng cao rõ rệt chất lượng 56
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm quốc phòng an ninh để từng bước xây dựng tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Tây Nguyên, một cực phát triển trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Giai đoạn 2010-2015, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lường. Đó là tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nước và khu vực trên thế giới; những vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông; doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thua lỗ, giải thể; khô hạn diễn ra khốc liệt… Tất cả các yếu tố trên đan xen tác động đến quá trình phát triển của tỉnh. Song với quyết tâm chính trị cao, toàn Đảng bộ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng. Quy mô, chất lượng nền kinh tế tiếp tục được nâng lên: Trong bối cảnh có nhiều yếu tố không thuận lợi, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh năm 1994) vẫn đạt mức tăng khá, bình quân 8%/năm. So với năm 2010, quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp gần 1,5 lần; thu nhập bình quân đầu người đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Năm 2015, ước tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47%, giảm 2,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 16,2%, tăng 0,5%; dịch vụ chiếm 36,7%, tăng 2,7% so với năm 2010. Nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển đi vào chiều sâu: Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định, bình quân tăng 4%/năm. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, tiêu đều tăng diện tích và 57
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 từng bước thực hiện tái canh, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ về giống, quản lý dịch bệnh, tưới nước, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch… đã cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ước tính giá trị sản xuất bình quân/1 ha đất nông nghiệp năm 2015 đạt khoảng 72,3 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2010. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Đến tháng 9/2015, bình quân chung toàn tỉnh đã đạt 10,4 tiêu chí/xã và có 7 xã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí nông thôn mới. Từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng: Hệ thống các đô thị, điểm dân cư nông thôn tiếp tục được quy hoạch và phát triển. Đô thị trung tâm của tỉnh - thành phố Buôn Ma Thuột đã được công nhận là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh và đang xây dựng, phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Các tuyến giao thông đối ngoại như: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và các tuyến quốc lộ đã và đang được cải tạo mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới. Giao thông đối nội đã kết nối thông suốt đến 100% trung tâm các xã trên toàn tỉnh, trong đó nhựa hoá và bê tông hoá 95,5% đường tỉnh, 81% đường huyện và 42% đường xã. Thương mại - dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lượng: Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15,2%/năm; giá trị năm 2015 ước đạt 47.686 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2010. Nhiều siêu thị, trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng và hoạt động khá tốt, góp phần cung ứng hàng hóa tiêu dùng đảm bảo chất lượng, giữ bình ổn giá và từng bước hình thành thói quen giao dịch văn minh, hiện đại trong dân cư. Doanh nghiệp từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp theo kế hoạch và hoạt động có hiệu quả hơn. Kinh tế tập thể được quan tâm hỗ trợ phát triển, các tổ hợp tác và hợp tác xã kiểu mới 58
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ngày càng tăng về số lượng và chất lượng hoạt động; vai trò của thành phần kinh tế này được phát huy rõ nét hơn trong cơ chế thị trường và xây dựng nông thôn mới. Hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh từng bước phục hồi, đóng góp ngày càng lớn vào quá trình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn. Đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 5.813 doanh nghiệp hoạt động, tổng vốn đăng ký gần 19.200 tỷ đồng. Bước tiến trong kiên cố hóa, chuẩn hóa trường lớp học: Cơ sở vật chất trường học tiếp tục được đầu tư, xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa. So với năm 2010, năm 2015 đạt 95% thôn, buôn có điểm trường hoặc lớp mẫu giáo, tăng 10,7%; có 68,5% số phòng học đã được kiên cố hóa, tăng 10%; 31% số trường đạt Chuẩn Quốc gia, tăng 19,4%. Quy mô chất lượng ở các bậc học có sự tiến bộ, duy trì được kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở toàn tỉnh. Đến nay có 50% lao động của tỉnh đã qua đào tạo, tăng 13%; trong đó có 40% qua đào tạo nghề, tăng 11% so với năm 2010. 2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Các phương diện đánh giá 2.2.1.1. Về thực hiện quy định về đối tượng và điều kiện bảo trợ xã hội Tỉnh Đắk Lắk có tiềm năng kinh tế dồi dào song nền kinh tế chưa cao, kèm theo một số lượng lớn đối tượng BTXH theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng BTXH [10] và Nghị định 13/2010/NĐ-CP [19], Nghị định 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng BTXH [10]. Trong giai đoạn năm 2011-2015, chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH được nhà nước hết sức quan tâm việc ban hành Luật NCT năm 2009 [13], Luật NKT năm 2010 [12], các Nghị định và Thông tư có liên quan. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và địa phương trong tỉnh thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời và đúng quy định các chính sách, 59
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chế độ cho đối tượng BTXH. Đối tượng càng được mở rộng, mức trợ cấp ngày càng được nâng cao. Việc điều chỉnh trợ cấp xã hội cho các đối tượng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP [10] và Thông tư số 29/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC [7] được các địa phương thực hiện đồng bộ, đúng quy trình, các đối tượng thuộc diện điều chỉnh đã được điều chỉnh đúng hệ số, mức trợ cấp, thời gian điều chỉnh… Đối tượng và điều kiện thuộc diện thụ hưởng chính sách BTXH ngày càng mở rộng, từ 4 nhóm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng năm 2000 tăng lên 9 nhóm đối tượng từ năm 2007; điều kiện, tiêu chuẩn cũng ngày càng được mở rộng hơn. Đối tượng BTXH trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ tương đối cao khoảng hơn 2% dân số của tỉnh. Qua số liệu từng năm cho thấy số đối tượng được hưởng BTXH cũng ngày một tăng, cụ thể năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2.306 đối tượng, năm 2013 tăng vượt bậc so với năm 2012 là 5.560 đối tượng, năm 2014 số đối tượng lại tăng đáng kể đến 7.809 đối tượng so với năm 2012 do chính sách đổi mới của Nhà nước ta với việc bổ sung sửa đổi Nghị định số 67/2007/NĐ-CP bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP đã mở rộng đối tượng BTXH và mức trợ cấp, cụ thể NCT từ 85 tuổi xuống còn 80 tuổi, bỏ điều kiện cần cho đối tượng người tâm thần, người tàn tật; năm 2015 số đối tượng lại giảm đến 666 đối tượng so với năm 2014 do nhóm trẻ em được hưởng đã ngoài độ tuổi, nhóm NCT thì giảm do già yếu, bệnh tật... Nhìn chung đối tượng được hưởng BTXH đều tăng qua các năm. Qua phân tích số liệu thực tế, sự thay đổi dân số cũng ảnh hưởng đến đối tượng BTXH, cụ thể là dân số và đối tượng yếu thế cùng tăng qua mỗi năm. Sự gia tăng tổng số đối tượng qua các năm là kết quả của sự gia tăng từng nhóm đối tượng, trong đó sức ảnh hưởng lớn nhất đối với sự gia tăng tổng số đối tượng là NCT. Tỷ lệ NCT khá cao trên 50% tổng số và tiếp theo thấp dần với các nhóm NKT, 60
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhóm người đơn thân, nhóm trẻ em, nhóm người bị nhiễm HIV được thể hiện rõ qua số liệu từ bảng 2.1. Bảng 2.1: Tổng số đối tượng BTXH hưởng thường xuyên từ năm 2011 - 2015. Đối Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ tượng 2011 (%) 2012 (%) 2013 (%) 2014 (%) 2015 (%) (người) (người) (người) (người) (người) Nhóm 868 3,40 860 3,09 622 1,86 497 1,39 380 1,09 Trẻ em Nhóm 18.926 74,15 19.036 68,40 19.774 59,22 21.228 59,57 20.829 59,56 NCT Nhóm 4.077 15,97 5.749 20,66 10.819 32,40 11.963 33,57 12.000 34,31 NKT Nhóm 1.651 6,47 2.171 7,80 2.160 6,47 1.936 5,43 1.739 4,97 NĐT Nhóm 1 0,01 13 0,05 14 0,04 14 0,04 24 0,07 HIV Tổng số 25.523 100 27.829 100 33.389 100 35.638 100 34.972 100 Nguồn số liệu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Nhìn chung, các đối tượng đều tăng qua mỗi năm, chỉ có các đối tượng khác khi giảm khi tăng là do các đối tượng gồm trẻ em lang thang, các đối tượng trợ cấp đột xuất không cố định. Người lang thang hoạt động theo mùa, phụ thuộc tự nhiên nên đối tượng này ít và tăng giảm vô chừng. Tổng số đối tượng tăng giảm là sự biến động của từng nhóm trong đó, bao gồm: - Nhóm người cao tuổi: Đây là nhóm đối tượng được xem là chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm đối tượng; Trong đó, bao gồm hai đối tượng là NCT thuộc hộ gia đình nghèo neo đơn và NCT trên 80 tuổi và tỷ lệ người trên 80 tuổi luôn chiếm đa số, số lượng NCT được hưởng BTXH tăng qua các năm. Đến năm 2014 có sự gia tăng đáng kể so với năm 2011 với số lượng là 2.302 người chiếm tỷ lệ lên đến 59,25% tổng số đối tượng BTXH có sự gia tăng đối tượng BTXH qua các
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 61
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 năm từ năm 2011 đến năm 2014, năm 2015 lại giảm so với năm 2014 với số lượng là 399 người chiếm tỷ lệ đến 59,56% tổng số đối tượng BTXH. Bảng 2.2: Tổng hợp đối tượng NCT hưởng BTXH ở tỉnh Đắk Lắk. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số NCT (người) 18.926 19.036 19.774 21.228 20.829 Số lượng tăng (người) - 110 738 1.454 (399) Tỷ lệ tăng, giảm (%) - 0,58 3,88 7,53 1,88 Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Sự ra đời của Nghị định số 13/2010/NĐ-CP mở rộng về đối tượng và điều kiện hưởng chính sách BTXH; Năm 2010 áp dụng theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP thì đối tượng NCT là 85 tuổi. Theo Khoản 2, Điều 17, Mục 4, Luật NCT năm 2009 có hiệu lực từ ngày 15/7/2010 khi đó NCT được hưởng BTXH là 80 tuổi, gọi chung là NCT. Đây có thể là lý do của sự gia tăng về số lượng từ năm 2014 đối với NCT trên 80 tuổi tăng so với năm 2011, năm 2015 số lượng NCT giảm so với năm 2014 là 1,88% là do tuổi già, bệnh tật chết… nên số lượng NCT trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể [15]. - Nhóm người khuyết tật: Đối tượng này cao thứ hai trong tổng số người được hưởng chính sách BTXH; Số lượng thực tế người khuyết tật khó khăn trên địa bàn ngày càng tăng so với sự gia tăng của đối tượng được BTXH. Số NKT được hưởng chế độ trợ cấp được thể hiện ở bảng 2.3. Bảng 2.3: Tổng số NKT được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số NKT (người) 4.077 5.749 10.819 11.963 12.000 Số lượng tăng (người) - 1.672 5.070 1.144 37 Tỷ lệ tăng (%) - 0,41 0,88 0,11 0,003 Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. 62
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Qua bảng số liệu cho thấy, đối tượng NKT tăng qua các năm. Đặc biệt có sự gia tăng đột ngột vào năm 2013 là do mở rộng đối tượng, nhà nước bỏ tiêu chí nghèo cho NKT bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối tượng BTXH [9]. Cụ thể, số người khuyết tật năm 2011 chỉ chiếm 15,97% số đối tượng BTXH, nhưng đến năm 2013 tăng lên chiếm 32,40%; Mặc dù, đối tượng này đã được mở rộng nhưng thực tế vẫn chưa bao phủ, còn nhiều người khuyết tật tương đối khó khăn nhưng chưa được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước. Nhìn chung, người khuyết tật tăng ổn định khoảng trên dưới 5% năm, do có chính sách mở rộng đối tượng của Nhà nước bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/02/ 2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối tượng BTXH, giảm bớt điều kiện sửa đổi tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP “thuộc hộ gia đình nghèo” và tại Khoản 5, Điều 4 “có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo” cho người tàn tật nặng, người mắc bệnh tâm thần được gộp vào nhóm NKT [9]. - Nhóm đối tượng trẻ em: Nhóm này bao gồm các đối tượng TEMC theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007: TEMC cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; TEMC cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo; Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi 63
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên [4]. Năm 2014, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 có hiệu lực thì đối tượng trẻ em được mở rộng đối tượng hưởng, được nhóm chung thành nhóm trẻ em. Bảng 2.4: Tổng số trẻ em được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2011-2015 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số trẻ em (người) 868 860 622 497 380 Số lượng giảm (người) - (8) (238) (125) (117) Tỷ lệ giảm (%) - 0,92 27,7 20,1 23,5 Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Trong năm 2011, số trẻ em được trợ cấp hàng tháng là 868 em, chiếm tỷ lệ 3,40% đối tượng BTXH. Qua bảng số liệu, ta thấy nhóm trẻ em giảm qua các năm cụ thể: năm 2012 giảm so với năm 2011 là 8 em tỷ lệ giảm 0,92%; năm 2013 giảm so với năm 2012 là 238 em tỷ lệ giảm 27,7%, năm 2014 giảm so với năm 2013 là 125 em tỷ lệ giảm 20,1%; năm 2015 giảm so với năm 2014 là 117 em tỷ lệ giảm 23,5%. Nhóm trẻ em giảm qua các năm nguyên nhân là do số đối tượng hưởng đã ngoài độ tuổi hưởng. - Nhóm đối tượng đơn thân: Theo Khoản 9, Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 “Người đơn thân thuộc hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi” [4]. Bảng 2.5: Số người đơn thân được trợ cấp qua các năm 2011-2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số đơn thân (người) 1.651 2.171 2.160 1.936 1.739 Số lượng giảm (người) - 520 (11) (224) (197) Tỷ lệ giảm (%) - 31,5 0,51 10,4 10,2 Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. 64
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Số người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc diện hộ nghèo được hưởng trợ cấp hàng tháng ngày càng giảm, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 11 người tỷ lệ giảm 31,5%; năm 2014 giảm so với năm 2013 là 224 người tỷ lệ giảm 10,4%, năm 2015 giảm so với năm 2014 là 197 người tỷ lệ giảm 10,2%. Nguyên nhân giảm là do tại Khoản 4, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 hạn chế đối tượng hưởng “Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật…”[10]. - Nhóm đối tượng HIV: Qua số liệu bảng 2.1, nhóm đối tượng này có chiều hướng ngày càng tăng, năm 2011 có 01 trường hợp, chiếm 0,01% tổng số đối tượng BTXH sau đó tăng dần theo các năm, đến năm 2015 tăng lên 24 trường hợp, chiếm 0,07% tổng số đối tượng BTXH. Qua phân tích các nhóm đối tượng trên đã minh chứng rằng đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là không nhỏ và ngày càng có xu hướng gia tăng; Trên địa bàn cũng còn rất nhiều các đối tượng có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng không được hưởng trợ cấp do không đáp ứng điều kiện cần và đủ của chính sách như trẻ em gia đình quá nghèo nhưng không phải trẻ mồ côi, trẻ em mồ côi theo chế độ mẫu hệ, những người tàn tật có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn còn khả năng phục vụ được. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý, cần xây dựng chính sách bao phủ đến các đối tượng khó khăn nhưng vẫn đảm bảo nguồn ngân sách; Đồng thời các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước theo đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình để hỗ trợ nhóm đối tượng khắc phục khó khăn, ổn định, phát triển, hòa nhập cộng đồng. 2.2.1.2. Về thực hiện quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội 65
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Công tác quản lý các đối tượng BTXH, các cơ sở BTXH khá chặt chẽ, theo đúng quy trình. Cụ thể, quy trình quản lý tại cộng đồng được thực hiện từ khâu rà soát, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và ra quyết định trợ cấp; UBND các cấp trực tiếp quản lý đối tượng, theo dõi thay đổi về hoàn cảnh, lứa tuổi… để hướng dẫn làm hồ sơ và trực tiếp tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ và chi trả phụ cấp. Đối với các đối tượng BTXH tại các trung tâm, Sở LĐTBXH thẩm định, ra quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở theo quy định. - Việc tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ trợ giúp thường xuyên Năm 2015, Phòng LĐTBXH các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tiếp nhận, thẩm định nghiêm túc và có trách nhiệm trình Chủ tịch UBND các cấp quyết định cho 34.972 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, gồm: 20.829 đối tượng NCT; 380 đối tượng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi...; 12.000 đối tượng là NKT; 1.739 đối tượng là người đơn thân nghèo đang nuôi con nhỏ, 24 đối tượng bị nhiễm HIV. Cụ thể về tình hình xác nhận người khuyết tật, trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật từ năm 2011-2015 như sau: Toàn tỉnh có 184/184 xã, phường, thị trấn thành lập hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo đúng quy định tại Điều 16, Luật NKT [12] và tổ chức hoạt động theo quy định tại Điều 2, Chương 2 của Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT [6]; Thủ tục xác định mức độ khuyết tật thực hiện đúng quy định tại Điều 18, Luật NKT [12] và Điều 5 của Thông tư liên tịch số 37 [6]; Giấy xác nhận khuyết tật: Hàng năm Sở LĐTBXH in và cấp phôi giấy xác nhận khuyết tật cấp cho các huyện, thị xã, thành phố theo quy định, đảm bảo về số lượng và đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 1, Điều 19 của Luật NKT [12]; Tính đến cuối năm 2015, 66
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 toàn tỉnh có 12.000 NKT được xác định mức độ khuyết tật và được cấp giấy xác nhận khuyết tật, cụ thể: + Về dạng tật: Khuyết tật vận động: 3.984 người; khuyết tật nghe, nói: 1.737 người; khuyết tật tầm nhìn: 1.739 người; khuyết tật thần kinh, tâm thần: 2.171 người, khuyết tật trí tuệ: 1.046 người; khuyết tật khác: 1.323 người. + Về mức độ khuyết tật: Khuyết tật nhẹ: 3.705 người, khuyết tật nặng: 5.944 người; khuyết tật đặc biệt nặng: 2.351 người. - Về thủ tục hồ sơ: Tất cả các hồ sơ thực hiện đầy đủ, đúng các biểu mẫu theo quy định hiện hành. - Về quy trình lập hồ sơ: Một số ít hồ sơ được lập không đúng trình tự, quy trình thiết lập hồ sơ. Đa số các hồ sơ được thể hiện thời gian từ khi đối tượng làm thủ tục đến khi hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đều chậm hơn thời gian quy định (Có những hồ sơ thời gian niêm yết trước thời gian hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ). Đối với những trường hợp thôi hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, quyết định dừng hưởng chưa kịp thời, dẫn đến trường hợp phải thu hồi lại số tiền đã nhận hàng tháng bằng hình thức trừ vào tiền mai táng phí. Đối tượng NCT chết quyết định thôi hưởng trợ cấp kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết mà vẫn cho thân nhân NCT được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp kể từ tháng đối tượng NCT chết. - Về đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. - Về mức hưởng trợ cấp: Hưởng đúng theo mức quy định. - Về thời gian hưởng trợ cấp: Thời gian hưởng trợ cấp xã hội đối với NCT quy định tại Điểm b, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP [10] kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Đối với các đối tượng còn lại, hầu hết được Chủ tịch UBND một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk quyết định cho hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trước tháng Chủ tịch UBND ký quyết định. 67
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Việc tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ trợ giúp đột xuất, chế độ mai táng phí: Năm 2011-2015 Phòng LĐTBXH đã tiếp nhận, thẩm định và trình Chủ tịch UBND các cấp quyết định trợ cấp đột xuất cho 170 hộ gia đình có người chết và 237 hộ gia đình có nhà bị đỗ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng với tổng số tiền là 2.247.000.000 đồng. Việc trợ giúp đột xuất được thực hiện đúng đối tượng, đúng mức quy định và kịp thời cho đối tượng; Tiếp nhận, thẩm định và trình Chủ tịch UBND các cấp quyết định hưởng chế độ mai táng phí cho 170 đối tượng với tổng số tiền chi trả là 510.000.000 đồng. Việc chi trả mai táng phí được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng mức và đúng đối tượng. - Việc tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội: Năm 2015, Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk đã ký Quyết định đưa 119 đối tượng vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh (trong đó: trẻ em 09 người, cao tuổi 01 người, khuyết tật đặc biệt nặng 09 người và lang thang 100 người). Tổng số đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, nhà xã hội và các cơ sở khác là 1.179 người, kinh phí thực hiện khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó, tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang nuôi dưỡng 397 người, kinh phí thực hiện 4,2 tỷ đồng, gồm: Người cao tuổi là 16 người; Khuyết tật đặc biệt nặng là 162 người; Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi là 140 người; Đối tượng lang thang là 15 người; Đối tượng tự nguyện là 36 người; Đối tượng ngoài tỉnh là 28 người. 2.2.1.3. Về thực hiện quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội Từ năm 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh có 02 cơ sở BTXH, trong đó có 01 cơ sở nhà nước, tổng số đối tượng đang được nuôi dưỡng đến năm 2015 là 551 đối tượng. Ngoài ra còn có 06 có sở khác có nuôi dưỡng, dạy nghề, phục hồi 68
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chức năng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt tổng số đối tượng nuôi dưỡng 621 đối tượng (số liệu cụ thể bảng 2.6). Bảng 2.6: Tổng hợp số liệu cơ sở BTXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Năm 2011 2012 2013 2014 2015 1. Tổng số cơ sở BTXH (cơ sở) 02 02 02 02 02 Trong đó ngoài công lập 01 01 01 01 01 Tổng số đối tượng (đối tượng) 447 517 542 402 551 2. Số cơ sở có nuôi dưỡng, dạy 06 06 06 06 06 nghề, phục hồi chức năng Trong đó ngoài công lập 02 02 02 02 02 Tổng số đối tượng (đối tượng) 498 591 502 502 621 Tổng số đối tượng tại các cơ 945 1.108 1.044 904 1.172 sở (đối tượng) Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Các đối tượng được nuôi dưỡng tại các cơ sở chủ yếu là NKT, TEMC…hiện nay theo quy định tại Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk thì mức trợ cấp cho đối tượng BTXH đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm BTXH tỉnh là bằng 80% mức lương tối thiểu [29] (bảng 2.6 phân tích đối tượng tại các cơ sở). Việc thành lập các cơ sở BTXH hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề đã gây khó khăn cho công tác quản lý các cơ sở BTXH, cụ thể: Theo quy định hiện nay việc thành lập các cơ sở BTXH thì việc thẩm định hồ sơ thành lập thuộc trách nhiệm của ngành Nội vụ; tuy nhiên trong đề án thành lập thì có một số nội dung liên quan đến ngành LĐTBXH như đối tượng tiếp nhận, quy trình chăm sóc và các quy định khác. Do đó việc thành lập các cơ sở BTXH trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Hiện nay ngoài 02 cơ sở BTXH đã có quyết định thành lập thì tỉnh Đắk Lắk có 06 cơ sở khác có nuôi dưỡng, dạy 69
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghề, phục hồi chức năng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt song nhiều cơ sở gặp khó khăn trong việc hoàn chỉnh thủ tục để công nhận là cơ sở BTXH theo quy định vì một số điều kiện không đảm bảo. Bảng 2.7: Số liệu đối tượng tại các cơ sở BTXH ở tỉnh Đắk Lắk. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Người khuyết tật 429 570 634 608 465 Trẻ em mồ côi 300 222 275 196 294 Người cao tuổi 73 47 45 26 34 Đối tượng khác 143 269 199 74 379 Tổng cộng 945 1.108 1.044 904 1.172 Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra việc tiếp nhận và quản lý đối tượng cũng còn nhiều bất cập gây khó khăn cho các ngành trong công tác quản lý cụ thể: trong quản lý các đối tượng tại các cơ sở BTXH như NCT, NKT, TEMC… thì đối tượng quản lý thuộc ngành LĐTBXH nhưng về mô hình hoạt động, giáo án, giáo trình giảng dạy thì do các ngành như Giáo dục, Y tế đảm nhận. Việc tiếp nhận, đưa đối tượng vào các cơ sở BTXH cũng rất khó khăn, đặc biệt là đối tượng lang thang; theo quy định khi đưa các đối tượng vào trung tâm BTXH thì đối tượng phải có thân nhân, địa chỉ và một số quy định bắt buộc khác, tuy nhiên đối với đối tượng lang thang thì hầu hết họ không nhận thức được về bản thân, không có giấy tờ tùy thân do đó khi thu gom đối tượng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định danh tính, tuổi tác, quê quán của đối tượng; trong khi theo quy định thì thời gian nuôi dưỡng đối tượng lang thang ngắn (tối đa 03 tháng và tối thiểu 15 ngày) do đó khi hết thời hạn trên phải thả đối tượng sau đó lại tiếp tục thu gom, điều này gây khó khăn lớn trong việc quản lý. 2.2.1.4. Về thực hiện quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động bảo trợ xã hội 70
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về BTXH là một trong những công cụ, cơ sở quan trọng nhất cho việc nâng cao hiệu lực pháp luật về BTXH; Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk cũng như cả nước đang áp dụng chính sách BTXH trên cơ sở Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định 13/2010/NĐ-CP, Nghị định 136/2013/NĐ-CP và một số văn bản có liên quan; ngoài ra tỉnh cũng có nhiều văn bản để triển khai nội dung này đến các quận huyện làm cơ sở thực hiện. Sau Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ra đời, UBND tỉnh cũng có Quyết định 122/2007/QĐ-UBND ngày 21/9/2007 của UBND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung một số chế độ, chính sách xã hội của tỉnh Đắk Lắk để điều chỉnh mức trợ cấp cho đối tượng được BTXH [28]. Với Nghị định 13/2010/NĐ-CP, tỉnh cũng có Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 về việc quy định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng BTXH trên địa bàn tình Đắk Lắk là 180.000đồng/người/tháng [29]; riêng các đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh được hưởng mức trợ cấp là bằng 80% mức lương tối thiểu. Đối với Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, hiện nay đã điều chỉnh mức trợ cấp xã hội tăng lên 270.000đồng/người/tháng tuy nhiên hiện nay chưa áp dụng cho tất cả đối tượng BTXH mà chỉ áp dụng cho một số nhóm đối tượng nhất định. Ngoài ra Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk tham mưu UBND ban hành: Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi năm 2014 - 2020; Quyết định số 374/QĐ-UBND ngày 04/2/2010 về việc thành lập Ban công tác người cao tuổi tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 28/4/2011 quy định kinh phí thực hiện chính sách BTXH và mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ Người cao tuổi cụ thể: Mức chi thù lao cho cán bộ cấp xã là 350.000 đồng/người/tháng; Mức tặng quà chúc thọ, mừng thọ ở các độ tuổi quy định là: 70-75 tuổi mức tặng 71
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quà bằng hiện vật trị giá 100.000 đồng và 100.000 đồng tiền mặt; 80-85 tuổi mức tặng quà bằng hiện vật trị giá 100.000 đồng và 200.000 đồng tiền mặt; 95 tuổi mức tặng quà bằng hiện vật trị giá 100.000đồng và 300.000 đồng tiền mặt; trên 100 tuổi mức tặng quà bằng hiện vật trị giá 200.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt; 90 tuổi mức tặng quà bằng hiện vật trị giá 100.000 đồng và 300.000 đồng tiền mặt; 100 tuổi mức tặng quà là 05m vải lụa và 500.000 đồng tiền mặt [15]. Để triển khai thực hiện, Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn việc thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng BTXH nhằm đảm bảo thực hiện một cách thống nhất trên toàn tỉnh cụ thể: Năm 2011 đến 2015 đã ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng BTXH gồm: Công văn số 28/LĐTBXH-BTXH ngày 06/01/2012 về việc triển khai thực hiện chi trả trợ cấp xã hội thông qua bưu điện; công văn số 94/LĐTBXH-BTXH ngày 07/02/2012 về việc hướng dẫn quyết toán kinh phí ngân sách dành cho Người cao tuổi; công văn số 488/LĐTBXH-TBXH, ngày 25/4/2012 về việc hướng dẫn công tác BTXH; Kế hoạch số 657/KH-LĐTBXH ngày 28/5/2012 về kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thông qua bưu điện; hướng dẫn số 1254/HD-LĐTBXH ngày 05/9/2012 về hướng dẫn hồ sơ của Người cao tuổi 90 và 100 tuổi đề nghị tặng quà, chúc thọ, mừng thọ; kế hoạch số 1339/KH- LĐTBXH, ngày 18/9/2012 kế hoạch thăm, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ cho Người cao tuổi 90 và 100 tuổi nhân dịp Quốc tế Người cao tuổi; công văn số 1403/LĐTBXH-BTXH, ngày 01/10/2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thông qua cung cấp dịch vụ; công văn số 83/LĐTBXH- BTXH ngày 17/01/2013 về việc tổ chức cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2013; công văn số 131/LĐTBXH-BTXH ngày 24/01/2013 về việc thực 72
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hiện trợ giúp xã hội cho Người cao tuổi và Người khuyết tật; kế hoạch số 485/KH-LĐTBXH ngày 11/4/2013 kế hoạch kiểm tra cứu đói dịp giáp hạt 2013; kế hoạch số 844/KH-LĐTBXH ngày 17/6/2013 về giao nhận gạo và hướng dẫn cấp gạo cứu đói cho nhân dân; công văn số 1076/LĐTBXH-BTXH ngày 24/7/2013 về việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội đối với đối tượng BTXH; kế hoạch số 1359/KH-LĐTBXH ngày 13/9/2013 về thăm, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ cho Người Cao tuổi 90 tuổi và 100 tuổi nhân dịp Quốc tế Người Cao tuổi; công văn số 18/LĐTBXH-BTXH ngày 07/01/2014 về báo cáo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014; công văn số 52/LĐTBXH- BTXH ngày 14/01/2014 về việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng BTXH; hướng dẫn số 133/HD-LĐTBXH ngày 24/01/2014 hướng dẫn cấp gạo cho dân dịp Tết Nguyên đán 2014; kế hoạch số 490/KH- LĐTBXH ngày 11/4/2014 về kiểm tra cứu đói giáp hạt 2014; hướng dẫn số 948/HD-LĐTBXH ngày 20/6/2014 về hướng dẫn thực hiện các chính sách BTXH; kế hoạch số 1566/KH-LĐTBXH ngày 12/9/2014 về thăm, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ cho Người Cao tuổi 90 tuổi và 100 tuổi nhân dịp Quốc tế Người Cao tuổi; kế hoạch số 1782/KH-LĐTBXH ngày 13/10/2014 về kiểm tra tình hình chi trả trợ cấp xã hội thông qua bưu điện và công văn số 2366/LĐTBXH-BTXH ngày 26/12/2014 về việc trợ giúp xã hội Tết Nguyên đán Ất Mùi và giáp hạt năm 2015; Công văn số 414/SLĐTBXH-BTXH ngày 18/3/2015 về việc điều chỉnh trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; Công văn số 368/LĐTBXH-BTXH ngày 11/03/2015 về việc cứu đói giáp hạt năm 2015; Kế hoạch số 415/KH- SLĐTBXH ngày 18/3/2015 về việc kiểm tra tình hình thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ; Kế hoạch số 1718/KH-SLĐTBXH ngày 18/9/2015 về thăm, tặng quà chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi 90 tuổi, 100 tuổi nhân dịp Ngày Quốc tế Người cao tuổi 01/10; Kế hoạch số 73
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1767/KH-SLĐTBXH ngày 28/9/2015 về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng kỹ năng nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội năm 2015; Kế hoạch số 1860/KH-SLĐTBXH ngày 7/10/2015 về tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần năm 2015. Nhìn chung, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về BTXH. Tuy nhiên, công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về BTXH còn thụ động, trông chờ vào cấp trên; Nhiều chính sách dành cho các đối tượng BTXH nhưng các đối tượng không sử dụng được tất cả các dịch vụ, cụ thể về kinh tế người được chăm lo cần nhưng không đủ, về các chính sách khác như giáo dục, đào tạo, dạy nghề thì nhiều đối tượng vẫn chưa sử dụng đến vì điều kiện, hoàn cảnh không cho phép. Nhiều văn bản nên dẫn đến khi thực hiện cần tra cứu nhiều nguồn, dễ hiểu nhầm và hiểu sai, chồng chéo đối tượng, phạm vi gây khó khăn trong tổ chức thực hiện; Một số chính sách chưa thật hợp lý, công bằng. Ví dụ chế độ trợ cấp đối với gia đình nhận nuôi một trẻ (mồ côi) hoặc nuôi nhiều trẻ cũng chỉ được hưởng 1 suất là không hợp lý... - Thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32) [14]: Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1262/KH-UBND ngày 21/03/2011 về thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, Sở LĐTBXH được UBND tỉnh giao chủ trì thực hiện kế hoạch nên hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện như: Kế hoạch số 1473/KH-LĐTBXH ngày 05/12/2011; Kế hoạch số 1619/KH-LĐTBXH ngày 08/11/2012; Kế hoạch số 1520/KH-LĐTBXH ngày 17/10/2013; Kế hoạch số 1513/KH-LĐTBXH ngày 05/9/2014; Kế hoạch số 1767/KH-SLĐTBXH ngày 28/9/2015. 74
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Công tác tuyên truyền được thực hiện trên các phương tiện truyền thông như: Đài phát thanh và truyền hình, tờ rơi, băng rôn… Năm 2014, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện phóng sự “Thực trạng và hướng phát triển nghề công tác xã hội tại Đắk Lắk”. Đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn kỹ năng: Giai đoạn năm 2011 - 2015, Sở LĐTBXH phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề công tác xã hội để mở 01 lớp đào tạo tại chức hệ vừa làm vừa học (trình độ đại học) cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội ở các cấp và 09 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, viên chức, nhân viên của cấp xã, cấp huyện và của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh, cụ thể: - Bồi dưỡng, tập huấn: Mở 09 lớp bồi dưỡng, tập huấn với 13 chuyên đề liên quan cho 554 lượt cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện và Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh, kinh phí 1.096.125.000 đồng, trong đó: (Năm 2011: mở 03 lớp, cho 157 cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện, kinh phí 353.150.000 đồng; Năm 2012: mở 03 lớp, cho 186 cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện, Trung tâm bảo trợ xã hội, kinh phí 348.656.000 đồng (trong đó: mở 02 lớp cho 142 cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện; 01 lớp cho 44 cán bộ, viên chức, nhân viên của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh); Năm 2013: mở 01 lớp, cho 88 cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện, kinh phí 149.337.000 đồng; Năm 2014, mở 01 lớp, cho 67 cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện, kinh phí 134.982.000 đồng; Năm 2015, mở 01 lớp, cho 78 cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện, kinh phí 110.000.000 đồng). - Đào tạo, bắt đầu từ năm 2013 Sở LĐTBXH liên kết với Trường Đại học Lao động Xã hội (cơ sở II, tại thành phố Hồ Chí Minh) mở 01 lớp đào tạo tại chức hệ vừa làm vừa học (trình độ đại học) cho 40 cán bộ, nhân viên công tác xã hội, kinh phí 160.000.000 đồng/năm, thời gian học 04 năm. 75
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Xây dựng thí điểm, phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ; phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội và điều tra, thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu: + Hiện nay ở tỉnh Đắk Lắk, đang xây dựng phương án thành lập Trung tâm công tác xã hội của tỉnh. + Theo kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội của tỉnh, trong 10 năm (2011 - 2020), tỉnh Đắk Lắk sẽ thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội ở các cấp trình độ cho khoảng 1.000 người, trong đó cộng tác viên công tác xã hội ở cấp xã từ 184 đến 368 người (mỗi xã, phường, thị trấn có từ 01 đến 02 cộng tác viên công tác xã hội). Hiện nay, Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn. Do vậy, một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh chỉ đạo các phòng, ban liên quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tuyển chọn và lập dự toán kinh phí chi trả phụ cấp cho cộng tác viên công tác xã hội cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến tới ký hợp đồng, sử dụng, quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã. - Thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng (Đề án 1215) [14]: Sở LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3275/KH-UBND ngày 18/6/2012 về thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015. Hàng năm, Sở LĐTBXH xây dựng, ban hành kế hoạch tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần và tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi 76
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chức năng cho người tâm thần: Kế hoạch số 1717/KH-LĐTBXH, ngày 18/11/2013; Kế hoạch số 1778/KH-LĐTBXH ngày 13/10/2014; Kế hoạch số 1860/KH-SLĐTBXH ngày 07/10/2015. Công tác tuyên truyền: Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng trong việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trong thời gian qua đã được triển khai. Sở LĐTBXH thực hiện 01 panô ngoài trời, kích thước 32m2 (8m x 4m), nội dung “Đừng xa lánh! Hãy quan tâm chăm sóc người bệnh tâm thần”. Phát triển nguồn nhân lực: Việc bồi dưỡng, tập huấn kiến thức công tác xã hội cho cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên và tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc, phục hồi chức năng đối với người tâm thần cho gia đình đối tượng trong thời gian qua được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, Sở LĐTBXH phối hợp với Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk và Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (tỉnh Đồng Nai) để tổ chức 08 lớp tập huấn cho 616 người là cán bộ cấp xã, cấp huyện và gia đình đối tượng (trong đó: cán bộ cấp xã, cấp huyện là 347 người; gia đình đối tượng là 269 người), kinh phí thực hiện 348.214.000 đồng, cụ thể: Năm 2013: Mở 05 lớp tập huấn cho 367 người là cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện và gia đình đối tượng (98 cán bộ cấp huyện, cấp xã và 269 gia đình đối tượng), kinh phí 128.533.000 đồng; Năm 2014: Mở 02 tập huấn cho 141 người là cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện, kinh phí 119.681.500 đồng; Năm 2015: Mở 01 lớp tập huấn cho 108 người là cán bộ, viên chức, nhân viên cấp xã, cấp huyện, kinh phí 100.000.000 đồng. Xây mới cơ sở BTXH và phục hồi chức năng cho người tâm thần: Trên cơ sở Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH ngày 02/10/2012 của Bộ LĐTBXH về phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở BTXH chăm sóc và phục hồi chức năng 77
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2020; Công văn số 462/LĐTBXH-BTXH ngày 19/2/2013 của Bộ LĐTBXH về việc triển khai đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở BTXH chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012 - 2020. UBND tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định gửi các Bộ, ngành Trung ương liên quan, bố trí đất và quyết định thành lập Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trực thuộc Sở LĐTBXH (Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 19/5/2015) và đề nghị Bộ LĐTBXH thẩm định phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư và bố trí vốn đầu tư (giai đoạn 1), cụ thể: Diện tích sử dụng đất: 100.000m2 ; Địa điểm xây dựng: Phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Quy mô nuôi dưỡng, phục hồi luân phiên cho 500 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí (giai đoạn 1 với quy mô 300 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí); Giai đoạn thực hiện đầu tư 2016 đến 2018 (dự kiến tháng 11/2018 hoàn thành và đưa vào sử dụng); Tổng mức đầu tư 71.648 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 64.648 triệu đồng, ngân sách địa phương 7.000 triệu đồng (đền bù giải phóng mặt bằng). Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu; Phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí: Theo kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012 - 2015 của tỉnh thì trong giai đoạn 2012 - 2015 xây dựng thí điểm 01 mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại 01 đơn vị cấp huyện có đông đối tượng và có nguy cơ cao bị tâm thần và khảo sát nhu cầu đào tạo của cán bộ, viên chức và cộng tác viên về lĩnh vực trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần; nghiên cứu khảo sát, đánh giá nhu cầu phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; khảo sát, cập nhật số liệu đối tượng người tâm thần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng 78
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đồng. Tuy nhiên, do kinh phí không được bố trí (địa phương khó khăn về ngân sách) do vậy các nội dung này chưa được triển khai thực hiện. 2.2.1.5. Về thực hiện quy định về các nguồn lực bảo đảm thực hiện chế độ bảo trợ xã hội - Về tổ chức bộ máy quản lý thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội [30]: Một là, đối với cấp tỉnh: Sở LĐTBXH tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN đối với các hoạt động BTXH trên địa bàn; Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ LĐTBXH. Sở LĐTBXH tỉnh có 10 phòng chuyên môn thực hiện công tác bảo đảm hoạt động ngành cùng với chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở về các lĩnh vực chính sách lao động, việc làm, dạy nghề, chính sách người có công, chính sách xã hội, thanh tra chính sách, pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh... Chức năng của Sở trong quản lý hoạt động BTXH như sau : Giúp UBND tỉnh QLNN đối với các đối tượng BTXH, cơ sở BTXH theo quy định của pháp luật; Phối hợp với các tổ chức liên quan trong phạm vi, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thực hiện theo các quy định của pháp luật BTXH; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp huyện trong việc xác định và quản lý đối tượng; tổ chức thực hiện BTXH trên địa bàn; Báo cáo định kỳ 6 tháng, 01 năm và đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH cho Bộ LĐTBXH và UBND tỉnh. Phòng Bảo trợ xã hội: là phòng chuyên môn của Sở LĐTBXH, trực tiếp thực hiện công việc tham mưu các nội dung về hoạt động BTXH, các phong trào toàn dân chăm sóc, hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội. Trong đó, riêng về BTXH gồm các nhiệm vụ thực hiện các chế độ, chính sách cho các đối tượng BTXH, thống kê, báo cáo BTXH theo quy định của pháp luật; quản lý 79
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các đối tượng BTXH, cơ sở BTXH trên địa bàn; tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của các cơ sở BTXH; theo dõi và thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở BTXH và các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác BTXH. Phòng bảo trợ xã hội, có 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng và 04 cán bộ, chuyên viên, trong đó có 03 cán bộ hợp đồng, tổng số cán bộ, công chức là 07 người (trong đó có 02 nữ); về trình độ có 01 Thạc sỹ, 06 Cử nhân. Song số lượng cán bộ, công chức được đào tạo chuyên ngành về công tác xã hội là 02 người, còn lại chuyên ngành được đào tạo chủ yếu là kinh tế. Công tác phối hợp của phòng Bảo trợ xã hội: phòng sẽ phối hợp với ban đại diện hội NCT tỉnh, hội bảo trợ NTT và TEMC tỉnh, UBND cấp huyện để quản lý các đối tượng này, phối hợp với phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở trong quá trình quản lý kinh phí hoạt động BTXH trên địa bàn. Thanh tra Sở LĐTBXH chức năng giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về pháp luật lao động, người có công và xã hội; thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp cho các đối tượng BTXH trên địa bàn tỉnh; thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở về thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở LĐTBXH, có 01 Chánh thanh tra, 02 Phó chánh thanh tra, 02 thanh tra viên và 01 chuyên viên (trong đó có 03 nữ), về trình độ có 01 Thạc sỹ, 05 Cử nhân. Đa số lượng cán bộ, công chức được đào tạo chuyên ngành về luật. Phối hợp với phòng bảo trợ xã hội để nắm bắt, cập nhật số lượng đối tượng và các văn bản chính sách pháp luật về BTXH hiện hành phục vụ cho công tác thanh tra. Hai là, đối với cấp huyện: có một lãnh đạo phòng LĐTBXH phụ trách và 01 chuyên viên trực tiếp đảm nhậm nhiệm vụ về hoạt động BTXH. Phòng 80
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LĐTBXH cấp huyện cũng phối hợp với hội NCT, hội bảo trợ NTT và TEMC cùng cấp để quản lý hoạt động BTXH ở địa phương mình. Ba là, đối với cấp xã: có 01 cán bộ phụ trách công tác BTXH, tuy nhiên hiện nay hầu hết là kiêm nhiệm. Nhìn chung tổ chức bộ máy khá chặt chẽ từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Song công tác phối hợp thực hiện chưa thật sự hiệu quả, một số huyện, thị xã, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách, nhiều xã, phường thị trấn cán bộ LĐTBXH còn kiêm nhiệm, nên công tác BTXH đôi lúc còn chậm trễ. Tóm lại, cơ quan quản lý chính hoạt động BTXH là Sở LĐTBXH tỉnh, các cơ quan khác cũng có trách nhiệm trong các công việc liên quan như Ban đại diện hội NCT tỉnh, hội bảo trợ NTT - TEMC tỉnh…. Tuy nhiên, tất cả các cơ quan này đều không có nhân sự chuyên trách thực hiện BTXH mà chủ yếu là kiêm nhiệm; Các cơ quan cũng chưa có văn bản thống nhất trong việc phối hợp hoạt động, đây là những tồn tại chính về tổ chức bộ máy quản lý BTXH tại địa phương. - Đội ngũ nhân lực thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội : Trong những năm qua, nhân lực thực hiện pháp luật về BTXH với tinh thần phục vụ, tận tụy, sáng tạo đã thực hiện khá tốt vai trò tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động BTXH trên địa bàn theo phân cấp và theo quy định của pháp luật. Công tác BTXH trên địa bàn tỉnh được quan tâm nhiều, các lực lượng xem xét, theo dõi ở khắp địa bàn. Tuy nhiên, lực lượng hỗ trợ QLNN đối với hoạt động BTXH hiện nay còn hạn chế, cấp huyện chỉ có 01 cán bộ phụ trách chính; cấp xã, cán bộ phụ trách thực hiện BTXH chỉ thực hiện công việc kiêm nhiệm, chưa phân công một nhân sự cụ thể để phụ trách quản lý lĩnh vực này. Mặc dù có sự kết hợp với nhiều tổ chức để quản lý, chăm lo đối tượng BTXH, nhưng thực hiện chính vẫn là ngành LĐTBXH đảm nhận nên việc quản lý không hiệu quả, dễ mắc lỗi. Đảng và chính quyền cũng xác định 81
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được tầm quan trọng của đội ngũ nhân lực thực hiện pháp luật về BTXH và đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ QLNN đối với hoạt động BTXH nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, công tác này vẫn còn những tồn tại: + Về số lượng: tổng số cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã là: 630 người/1.873.724 dân số (cụ thể cấp tỉnh 15 người; cấp huyện 45 người và cấp xã 350 người, tại các cơ sở BTXH 220 người). Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện pháp luật về BTXH: chậm trễ trong việc ra quyết định hưởng trợ cấp thường xuyên, mai táng phí và trợ cấp đột xuất; chậm trong công tác tổng hợp, báo cáo về đối tượng cũng như việc thực hiện chính sách cho các đối tượng; khó khăn trong việc quản lý các cơ sở nuôi dưỡng đối tượng BTXH. + Về chất lượng: hiện tại đội ngũ cán bộ cấp tỉnh hầu hết được đào tạo các chuyên ngành về kinh tế nên thiếu kỹ năng về công tác xã hội, số lượng cán bộ hợp đồng còn nhiều (03 người); chuyên viên phụ trách quản lý hoạt động BTXH cấp huyện chưa có chuyên môn cao, do tính chất công việc kiêm nhiệm, thời gian làm việc bị phân tán cho chuyên môn khác. + Về công tác đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ thực hiện pháp luật về BTXH tuy đã được chú trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của phòng nói chung và của chuyên viên thực hiện chính sách BTXH nói riêng, đã có những đóng góp nhất định nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác này trong thời gian tới, nhất là cán bộ cơ sở. Ngoài ra, việc luân chuyển cán bộ không dự bị cán bộ kế thừa, nên việc nắm bắt tình hình không sát sao, dẫn đến hồ sơ chậm trễ và công tác quản lý, thu thập số liệu cũng khó khăn. Về trợ giúp về vật chất: Thực hiện về trợ giúp vật chất, theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP Nhà nước trợ giúp bằng tiền 82
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đối với người yếu thế dưới hai hình thức là trợ cấp đột xuất và trợ cấp thường xuyên. Trợ cấp thường xuyên có thể xem là hoạt động chủ đạo của BTXH; theo qui định thì mức trợ cấp đột xuất chỉ mang tính hỗ trợ, phần lớn là vận động từ cộng đồng xã hội. Trên địa bàn tỉnh, số lượng được hưởng trợ cấp hàng năm đều tăng nên số tiền trợ cấp cũng tăng đáng kể; Sự điều chỉnh mức hưởng cũng như mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp từ Nghị định 13/2010/NĐ- CP của Chính phủ đã phần nào thay đổi diện mạo cho chính sách BTXH, kinh phí thực hiện qua các năm như sau: Bảng 2.8: Kinh phí trợ cấp thường xuyên tỉnh Đắk Lắk năm 2011-2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số đối tượng (người) 25.523 27.829 33.389 35.638 34.972 Kinh phí (triệu đồng) 57.276 74.848 84.054 94.400 126.000 Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Từ bảng 2.8 kinh phí trợ cấp thường xuyên BTXH trên có thể thấy rằng kinh phí cho hoạt động này ngày một tăng theo sự gia tăng của đối tượng BTXH. Cụ thể, năm 2011 kinh phí chi trợ cấp hàng tháng hơn 57.276 triệu đồng, năm 2014 số đối tượng tăng nên kinh phí trợ cấp cũng tăng theo lên trên 37.000 tỷ đồng, năm 2015 số đối tượng giảm nhưng kinh phí lại tăng lên 31.600 tỷ đồng. Số tiền chi cho trợ cấp đột xuất khá khiêm tốn so với trợ cấp thường xuyên (bảng 2.8); Song số lượng người chết, mất tích và số nhà ở được hỗ trợ do thiên tai, bão lũ ngày càng tăng, điều này chứng tỏ tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Ngoài ra việc cứu đói dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt hàng năm luôn được UBND tỉnh quan tâm, cũng như kinh phí phân bổ từ Trung ương cho việc cứu đói nhờ vậy đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định đời sống của người dân, giúp người dân yên tâm hơn trong cuộc sống. 83
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 2.9: Tổng hợp hỗ trợ đột xuất của tỉnh Đắk Lắk năm 2011-2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số người chết, mất tích 9 50 34 52 25 (người) Tổng số nhà sập, đỗ, hư hỏng nặng được hỗ trợ do 21 20 55 77 64 thiên tai Kinh phí (triệu đồng) 148 337 560 705 497 Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Bảng 2.10: Tổng hợp cứu đói qua các năm từ năm 2011-2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số hộ được 2.999 31.952 38.921 28.065 29.839 cứu đói (hộ) Tổng số khẩu được 11.993 120.362 127.838 93.129 99.461 cứu đói (khẩu) Số gạo cứu đói (kg) 25.2075 2.174.630 1.589.462 1.360.940 1.440.000 Nguồn số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó, cuối năm 2009 Luật NCT được ban hành và có hiệu lực vào tháng 7/2010, theo đó những NCT tròn 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi sẽ được thăm, mừng thọ chúc thọ, mừng thọ. Bắt đầu thực hiện năm 2011 đến nay đã tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho 26.936 lượt người, kinh phí trên 6 tỷ đồng; tổ chức thăm tặng quà cho 51.581 lượt người, kinh phí gần 500 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm các đơn vị phối hợp như Hội Bảo trợ NTT và TEMC, hội NCT, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh… cũng vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để xây dựng nhà tình thương cho một số đối tượng đặc biệt khó khăn, tặng quà tết cho các đối tượng; tặng học bỗng, quần áo, sách vở cho nhóm đối tượng trẻ em; Thêm vào đó, Nhà nước còn hỗ trợ bằng cách cho các các đối tượng nghèo neo đơn vay với lãi suất ưu đãi để làm sinh kế [22]. 84
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Qua các số liệu thống kê, khoản chi ngân sách cho hoạt động BTXH mỗi năm chiếm khoảng 3% tổng chi ngân sách của tỉnh và con số này luôn tăng qua mỗi năm, vì thế các nhà quản lý cần có sự rà soát chặt chẽ và dự báo sự gia tăng của đối tượng để đảm bảo nguồn kinh phí không ảnh hưởng đến chi ngân sách cho các hoạt động quan trọng khác đồng thời có những chính sách khuyến khích cộng đồng cùng tham gia tiến tới xã hội hóa hoạt động BTXH. Tuy nhiên, có một thực tế rất rõ ràng là mức trợ cấp còn thấp và chậm được điều chỉnh. Mức trợ cấp tối thiểu cho đối tượng sống tại cộng đồng hiện nay mới chỉ bằng 10,31% thu nhập bình quân, 60% chuẩn nghèo khu vực nông thôn ban hành năm 2011.... Mức trợ cấp hiện hành mới chỉ bảo đảm hỗ trợ được một phần các nhu cầu thiết yếu tối thiểu của đối tượng. Bên cạnh mức hưởng thấp thì thời gian giữa các lần điều chỉnh mức trợ cấp lại dài (thường là 3-5 năm) nên mức trợ cấp không phản ánh được đúng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của các nhóm đối tượng cũng như chi phí cuộc sống (phản ánh bằng chỉ số giá tiêu dùng). Trong giai đoạn 2000-2010, mức chuẩn này chỉ tăng có 2,7 lần, trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 4 lần. Chính vì vậy, hiệu quả chính sách chưa cao, chưa tạo được sự an toàn cho đối tượng hưởng lợi. Ngoài ra, trợ cấp đột xuất, khắc phục rủi ro, thiên tai có lúc, có nơi chưa kịp thời (nguồn ngân sách) và chưa công bằng, hợp lý (nguồn cộng đồng đóng góp ủng hộ). - Trợ giúp bằng y tế, phục hồi chức năng: Hàng năm, kèm theo sự trợ giúp bằng tiền, một số đối tượng BTXH còn được chăm lo về y tế. Với chủ trương giúp những người yếu thế tiếp cận với các dịch vụ y tế, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, Nhà nước đã hỗ trợ bằng khám chữa bệnh miễn phí, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng và khuyến khích hình thức khám chữa bệnh nhân đạo. Bảo đảm 100% đối tượng BTXH trên địa bàn tỉnh được cấp thẻ BHYT miễn phí. Mỗi đối tượng đều 85
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được cấp thẻ BHYT, trường hợp các hộ gia đình nuôi con nhỏ thì các bé cũng nhận được BHYT. Bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách y tế vẫn còn một số tồn tại nhất định: Các đối tượng rất khó khăn và rất cần được chăm sóc đầy đủ về sức khỏe, đặc biệt là các đối tượng NTT, người tâm thần, các đối tượng là NCT; Bệnh viện tuyến huyện không đủ dụng cụ cũng như tay nghề điều trị các căn bệnh mãn tính, bệnh nặng khác, trong khi đó các đối tượng BTXH không có điều kiện về tài chính lẫn phương tiện để lên tuyến trên, cùng với tư tưởng của các bác sỹ không muốn chuyển bệnh nhiều lên tuyến trên nên các đối tượng hưởng không trọn vẹn chính sách. Công tác thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế đôi lúc trùng lắp đối tượng, có đối tượng nhận hai thẻ, có đối tượng bỏ sót, tuy số lượng này không nhiều nhưng cũng bộc lộ sự hạn chế trong công tác quản lý. - Trợ giúp bằng học nghề, giới thiệu việc làm: Toàn tỉnh hiện nay có 43 cơ sở dạy nghề và 01 Trung tâm dịch vụ việc làm, các trung tâm cũng có nhiều ngành học cho các học viên, nhưng đối với đối tượng NTT thì các trung tâm không có ngành học cũng như dụng cụ chức năng cho học viên, chính vì thế số lượng NTT được học nghề rất hạn chế, chỉ có một số em khuyết tật ở chân nhưng không phải trong đối tượng được hưởng chế độ BTXH và các em cũng học không trọn khóa học với lý do mặc cảm với bạn bè cùng lứa. Mặc dù thiện nay đã có nhiều hỗ trợ cho các em khi theo học nghề như miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn khi đi học, hỗ trợ dụng cụ học tập nhưng số theo học của đối tượng BTXH vẫn không cao, cụ thể trong giai đoạn 2011-2015 chỉ có 27 đối tượng bảo trợ xã hội đến học nghề tại các cơ sở dạy nghề, số lượng vẫn quá ít so với số đối tượng trong độ tuổi lao động. Nhìn chung công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh đối với các đối tượng BTXH không hiệu quả; Số lượng đối tượng được đào tạo không tăng trong 86
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khi đối tượng BTXH trong độ tuổi lao động ngày một tăng sẽ dẫn đến thực trạng lao động không có tay nghề, lương không cao, kéo theo thảm cảnh nghèo không giảm, đây cũng là vấn đề cho các nhà quản lý về dạy nghề, việc làm cũng như các vấn đề xã hội. 2.2.1.6. Về thực hiện quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BTXH là một khâu quan trọng trong chu trình thực hiện pháp luật nói chung, cũng như việc đảm bảo thực hiện tốt an sinh xã hội nói riêng. Thanh tra, kiểm tra pháp luật về bảo trợ xã hội được Sở LĐTBXH thực hiện hàng năm, đều thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện công tác BTXH tại các huyện, thị xã, thành phố. Trong giai đoạn năm 2011-2015 đã tổ chức được 07 đoàn thanh tra tại 07 đơn vị, qua thanh tra hầu hết các đơn vị đều thực hiện tương đối tốt các quy định của pháp luật hiện hành về BTXH. Thanh tra, kiểm tra liên quan đến chính sách người cao tuổi, phát hiện một số hạn chế đó là: hồ sơ, thủ tục hưởng chưa đúng quy định; sai tuổi hưởng; sai thời điểm truy lĩnh; thôi hưởng chế độ chưa kịp thời…Tất cả sai phạm, hạn chế tại các địa phương được Sở LĐTBXH kết luận đề nghị địa phương khắc phục, xử lý theo quy định và các địa phương đã khắc phục, xử lý đúng quy định. Ngoài ra còn một số hạn chế như: việc lập dự toán chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng không đúng theo quy định tại khoản 4, Điều 14, Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT- BLĐTBXH-BTC [5]; tình trạng ký nhận thay đối tượng không có giấy ủy quyền vẫn còn diễn ra; việc niêm yết công khai danh sách các đối tượng đủ điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp xã hội tại một số xã, phường, thị trấn chưa được công khai; việc cập nhật, theo dõi biến động của đối tượng tại một số địa phương chưa được thường xuyên, chặt chẽ dẫn đến vẫn còn tình trạng đối tượng NCT đã chết nhưng chưa được điều chỉnh thôi hưởng trợ cấp hàng tháng kịp thời… 87