SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Đặc điểm 5+6
5. Để chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến
hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa là mũi đột phá nhằm gây chia rẽ, suy giảm niềm
tin, gây hỗn loạn về lý luận tư tưởng, tạo ra những khoảng trống để đưa hệ tư tưởng tư sản
thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và nhân dân tiến tới xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, chúng ta phải nhận rõ bộ mặt thật của thủ đoạn thâm độc này để có biện pháp
phòng, chống hiệu quả, điều này rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa đối với
nước ta trong những năm qua được thể hiện trên các thủ đoạn và nội dung chủ yếu như
xuyên tạc bôi nhọ, đả kích bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hóa, văn
nghệ cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa - những giá trị tinh thần của chế độ xã hội chủ
nghĩa. Chúng ra sức truyền bá văn hóa, lối sống tư sản phương Tây vào nước ta, đây là
lối sống thực dụng, vụ lợi, cá nhân sùng bái đồng tiền, dâm ô trụy lạc… kích thích sự
phục hồi phát triển lối sống mê tín dị đoan, tôn thờ chủ nghĩa hữu thần, tìm hiểu, móc nối,
mua chuộc, kích động trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội,... Qua
đó, lôi kéo vào con đường chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tìm cách thao túng,
lũng đoạn, chi phối các cơ quan, tổ chức văn hóa, văn nghệ làm cho văn hóa, văn nghệ đi
chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, chúng cũng ra sức phá vỡ, đẩy lùi lý luận
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng, đời
sống tinh thần của xã hội. Đồng thời, chúng tăng cường đả kích, xuyên tạc đường lối, chủ
trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và mục tiêu, con đường độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn. Chúng cho rằng con
đường đó không còn phù hợp với quy luật của lịch sử, làm cho đất nước không thể phát
triển và đòi Việt Nam từ bỏ con đường đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác động của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa ở nước ta trong những
năm qua thể hiện trên những phương diện chủ yếu như sau:
Phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, làm giảm sút niềm tin của nhân dân
đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi dụng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch đã tấn công quyết liệt vào nền tảng tư
tưởng của Đảng, Nhà nước ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đả kích
đường lối cách mạng của Đảng, lái cách mạng Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa.
Chúng kích động, lôi kéo những phần tử bất mãn trong nội bộ Đảng, nội bộ Nhà nước ta
để làm nòng cốt chuyển hóa từ bên trong, kích động tâm lý hoài nghi dẫn đến phủ nhận
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế đã có một bộ phận nhân dân trong đó có một
số cán bộ, đảng viên đã dao động, giảm lòng tin đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, cũng như con đường mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn. Một số kẻ cơ hội xét
lại đã tung ra những bài viết xuyên tạc, vu khống, bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Những việc làm ấy đã
gây hoang mang, hoài nghi cho không ít người. Bằng cách đó, chúng muốn thúc
đẩy “tự diễn biến” từ bên trong xã hội ta. Trước hết là “tự diễn biến” về nhận thức, tư
tưởng, từ đó dẫn đến những “tự diễn biến” về các mặt khác.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền để phá hoại về tư tưởng đối
với Việt Nam, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của chúng ta, đặt điều kiện hòng ép
ta thỏa hiệp, nhượng bộ về chính trị, thay đổi đường lối của ta, đi theo quỹ đạo của chúng;
núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để tuyên truyền kích động dư luận thế giới cô
lập Việt Nam, gieo rắc sự nghi ngờ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước; kích động
và khơi dậy sự phản kháng của những kẻ bất mãn, những phần tử cơ hội, thoái hóa biến
chất, những người trước đây cộng tác với chế độ cũ, hiện đang còn ở Việt Nam để chống
phá Đảng, Nhà nước ta.
Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cònra sức vu khống, xuyên tạc chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, dân tộc; chính sách đối với văn nghệ sĩ. Âm mưu
của chúng là tạo ra những lực lượng chống đối ngầm trong nội bộ nhân dân ta. Nếu không
được vạch trần, ngăn chặn, nó có khả năng làm rối loạn xã hội, tạo cơ hội cho “diễn biến
hòa bình” phát triển.
Trong lĩnh vực văn hóa, kẻ thù tập trung phá hoại truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa
cách mạng, các chuẩn mực đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa. Chúng tìm mọi phương thức
để các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập sâu vào nước ta. Chúng sử dụng các sản phẩm
văn hóa đồi trụy, phản động để đầu độc quần chúng nói chung, đặc biệt là thế hệ thanh
thiếu niên ở nước ta nói riêng, làm chuyển đổi giá trị thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật, chuyển
đổi các thang bậc giá trị xã hội theo chiều hướng xấu; âm mưu biến thế hệ trẻ thành công
cụ và lực lượng xã hội chủ yếu trong thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của chúng.
Ngoài ra, “diễn biến hòa bình” còn tác động xấu đến đạo đức, lối sống nhân dân ta, đó
là sùng ngoại, coi thường giá trị văn hóa của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá
nhân, ích kỉ, ham muốn làm giàu không chính đáng, ham muốn quyền lực cực đoan… đã
và đang phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Khuynh hướng này hết sức nguy
hiểm, có sức phá hoại mạnh, tác động trực tiếp đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân
dân ta và về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tóm lại, nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn tinh vi xảo quyệt của các thế lực thù địch trong
chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa đối với Việt Nam hiện
nay là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành tích cực,
chủ động đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa
trong tình hình mới một cách thường xuyên, liên tục và không khoan nhượng. Đây là yêu
cầu, nhiệm vụ cấp bách và là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, góp
phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
6. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta:
Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính
sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau
cùng phát triển. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng và
nhà nước ta.
- Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của
chính sách dân tộc về quyền của các dân tộc thiểu số. Các dân tộc không phân biệt đa số
hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ
trong mọi lĩnh vực hoạt động cuả đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và
pháp luật. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị,
chống mọi biểu hiện chia rẽ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân
tộc,… Quyền bình đẳng về kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các
dân tộc. Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có kinh tế chậm phát triển để cùng đạt
được trình độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nước. Bình đẳng về văn hoá,
xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, làm phong
phú và đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất.
Do phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển thấp, vì vậy bên
cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cần phải
tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển bình đẳng
với các dân tộc khác. Sự quan tâm tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, đó chính là biểu
hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đặc trưng nhất ở Việt Nam.
- Các dân tộc Việt Nam đã cùng chung sống lâu đời bên nhau, gắn bó máu thịt với nhau,
no đói có nhau, vinh nhục cùng nhau, đồng cam cộng khổ, sống chết một lòng sát cánh
cùng nhau dựng nước và giữ nước. Truyền thống đoàn kết đó được gìn giữ và phát triển
trong suốt tiến trình hàng ngàn năm lịch sử, gắn kết các dân tộc chung sức xây dựng tổ
quốc Việt Nam thống nhất.
Kế thừa truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đoàn
kết dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc xuyên suốt quá trình cách
mạng Việt Nam. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc đang phát huy truyền
thống đoàn kết tốt đẹp, cùng nhau xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh và tiến bộ. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt
Nam đều phải có trách nhiệm chăm lo, vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân
tộc theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
- Do lịch sử để lại, hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn còn đang tồn tại tình trạng phát
triển không đồng đều. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển là
một tất yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã coi
tương trợ nhau cùng phát triển là một nguyên tắc quan trọng của chính sách dân tộc trong
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao hơn phải có trách nhiệm giúp đỡ các
dân tộc có điều kiện phát triển khó khăn hơn. Tương trợ lẫn nhau không phải chỉ là giúp
đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển của dân tộc này là điều kiện để cho các dân tộc
khác ngày càng phát triển hơn.
Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội. Tương trợ, giúp nhau để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của đồng bào các dân tộc, nhằm thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc.
Chính sách dân tộc của Đảng đã được thể chế bằng Hiến pháp, luật pháp và bằng các văn
bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã
ghi: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống
trên đất nước Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm
cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những
phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” - Điều 5, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam,
1992.
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Hiến pháp, các bộ luật, luật như Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn
nhân gia đình, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân,… đều thể hiện rõ quyền
bình đẳng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Đồng thời với việc thể chế bằng Hiến pháp và pháp luật, chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước được cụ thể hoá trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, trong các
chương trình, dự án đầu tư phát triển cho vùng dân tộc và miền núi, trong các chính sách,
các quy định cụ thể ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,… đối với đồng bào dân
tộc thiểu số.
Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách dân tộc của Đảng đã được thể hiện ở các Nghị quyết
Đại hội Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Thực hiện tốt các chính
sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn làm giàu và phát huy bản sắc
văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về công tác
dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: “Ưu tiên đầu tư phát
triển kinh tế – xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển
giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế
mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực,
tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm
hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước?.
Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết
các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc
trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ...”.
Xuất phát từ những quan điểm trên, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu
số tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
- Xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộcthiểu số, trọng tâm là đồng
bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trong những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào
nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
- Phát triển sản xuất hàng hoá phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Khuyến
khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương làm giàu cho
mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí
thức dân tộc thiểu số.
- Kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số góp phần
xây dựng nền văn hoá Việt Nam đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống
của đồng bào các dân tộc, trong những năm đổi mới vừa qua và nhất là giai đoạn hiện nay,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu tiên đối với đồng bào
dân tộc thiểu số một cách đồng bộ và toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đồng thời, đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn
miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương
trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phát triểnkinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn
miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135),…
Với sự quan tâm sâu sắc, chăm lo đầy đủ, cụ thể của Đảng và Nhà nước, cùng với tinh thần
nỗ lực, cố gắng của đồng bào các dân tộc, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc
đã có bước chuyển biến, tiến bộ đáng kể, cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ rệt, quyền của các dân tộc thiểu số được bảo đảm
đầy đủ và toàn diện.

More Related Content

What's hot

Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Thích Hô Hấp
 
đườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảngđườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảngCông Thành
 
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...Thảo Nguyễn
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5thuyettrinh
 
giáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhgiáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhTrung Dũng Hoàng
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtTư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtBích Phương
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtSusutryoh
 
Tu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi MinhTu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi Minhguest3c41775
 
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcmNguynKimNgn31
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởngKatsu
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcCloud2127
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Thảo Nguyễn
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếHoa PN Thaycacac
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcanhpb635
 

What's hot (20)

Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
 
đườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảngđườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảng
 
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
giáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhgiáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đình
 
Triet
TrietTriet
Triet
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtTư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
 
Luận văn: Quyền của người dân tộc thiểu số theo luật pháp, HOT
Luận văn: Quyền của người dân tộc thiểu số theo luật pháp, HOTLuận văn: Quyền của người dân tộc thiểu số theo luật pháp, HOT
Luận văn: Quyền của người dân tộc thiểu số theo luật pháp, HOT
 
Bài th đảng
Bài th đảngBài th đảng
Bài th đảng
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Tu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi MinhTu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi Minh
 
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống diễn biến hoà bình
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống diễn biến hoà bìnhĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống diễn biến hoà bình
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống diễn biến hoà bình
 
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởng
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
 

Similar to đặC điểm 56

Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxKhanhLinh716771
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...luanvantrust
 
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sửMan_Ebook
 
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnQuan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnMyLan2014
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Học tập làm theo tư tưởng yêu nước của hồ chí minh
Học tập làm theo tư tưởng yêu nước của hồ chí minhHọc tập làm theo tư tưởng yêu nước của hồ chí minh
Học tập làm theo tư tưởng yêu nước của hồ chí minhHoàng Nguyễn
 
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Mỹ Duyên
 
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdfMyTr999546
 
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdfMyTr999546
 
Bài thu hoạch thực tế.doc
Bài thu hoạch thực tế.docBài thu hoạch thực tế.doc
Bài thu hoạch thực tế.doctrmynguyn98
 

Similar to đặC điểm 56 (20)

5+6
5+65+6
5+6
 
Dt nd cde q2-2020
Dt nd cde q2-2020Dt nd cde q2-2020
Dt nd cde q2-2020
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
 
Mở đầu
Mở đầuMở đầu
Mở đầu
 
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnQuan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Học tập làm theo tư tưởng yêu nước của hồ chí minh
Học tập làm theo tư tưởng yêu nước của hồ chí minhHọc tập làm theo tư tưởng yêu nước của hồ chí minh
Học tập làm theo tư tưởng yêu nước của hồ chí minh
 
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
 
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf
 
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf
594051560-đề-cương-tư-tưởng-hồ-chi-minh-20213.pdf
 
Bài thu hoạch thực tế.doc
Bài thu hoạch thực tế.docBài thu hoạch thực tế.doc
Bài thu hoạch thực tế.doc
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 

Recently uploaded

CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 

Recently uploaded (15)

CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 

đặC điểm 56

  • 1. Đặc điểm 5+6 5. Để chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa là mũi đột phá nhằm gây chia rẽ, suy giảm niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận tư tưởng, tạo ra những khoảng trống để đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và nhân dân tiến tới xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta phải nhận rõ bộ mặt thật của thủ đoạn thâm độc này để có biện pháp phòng, chống hiệu quả, điều này rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa đối với nước ta trong những năm qua được thể hiện trên các thủ đoạn và nội dung chủ yếu như xuyên tạc bôi nhọ, đả kích bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hóa, văn nghệ cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa - những giá trị tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng ra sức truyền bá văn hóa, lối sống tư sản phương Tây vào nước ta, đây là lối sống thực dụng, vụ lợi, cá nhân sùng bái đồng tiền, dâm ô trụy lạc… kích thích sự phục hồi phát triển lối sống mê tín dị đoan, tôn thờ chủ nghĩa hữu thần, tìm hiểu, móc nối, mua chuộc, kích động trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội,... Qua đó, lôi kéo vào con đường chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tìm cách thao túng, lũng đoạn, chi phối các cơ quan, tổ chức văn hóa, văn nghệ làm cho văn hóa, văn nghệ đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, chúng cũng ra sức phá vỡ, đẩy lùi lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng, đời sống tinh thần của xã hội. Đồng thời, chúng tăng cường đả kích, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và mục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn. Chúng cho rằng con đường đó không còn phù hợp với quy luật của lịch sử, làm cho đất nước không thể phát triển và đòi Việt Nam từ bỏ con đường đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác động của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa ở nước ta trong những năm qua thể hiện trên những phương diện chủ yếu như sau: Phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi dụng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch đã tấn công quyết liệt vào nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đả kích đường lối cách mạng của Đảng, lái cách mạng Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chúng kích động, lôi kéo những phần tử bất mãn trong nội bộ Đảng, nội bộ Nhà nước ta để làm nòng cốt chuyển hóa từ bên trong, kích động tâm lý hoài nghi dẫn đến phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế đã có một bộ phận nhân dân trong đó có một số cán bộ, đảng viên đã dao động, giảm lòng tin đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như con đường mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn. Một số kẻ cơ hội xét
  • 2. lại đã tung ra những bài viết xuyên tạc, vu khống, bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Những việc làm ấy đã gây hoang mang, hoài nghi cho không ít người. Bằng cách đó, chúng muốn thúc đẩy “tự diễn biến” từ bên trong xã hội ta. Trước hết là “tự diễn biến” về nhận thức, tư tưởng, từ đó dẫn đến những “tự diễn biến” về các mặt khác. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền để phá hoại về tư tưởng đối với Việt Nam, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của chúng ta, đặt điều kiện hòng ép ta thỏa hiệp, nhượng bộ về chính trị, thay đổi đường lối của ta, đi theo quỹ đạo của chúng; núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để tuyên truyền kích động dư luận thế giới cô lập Việt Nam, gieo rắc sự nghi ngờ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước; kích động và khơi dậy sự phản kháng của những kẻ bất mãn, những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất, những người trước đây cộng tác với chế độ cũ, hiện đang còn ở Việt Nam để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cònra sức vu khống, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, dân tộc; chính sách đối với văn nghệ sĩ. Âm mưu của chúng là tạo ra những lực lượng chống đối ngầm trong nội bộ nhân dân ta. Nếu không được vạch trần, ngăn chặn, nó có khả năng làm rối loạn xã hội, tạo cơ hội cho “diễn biến hòa bình” phát triển. Trong lĩnh vực văn hóa, kẻ thù tập trung phá hoại truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa cách mạng, các chuẩn mực đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa. Chúng tìm mọi phương thức để các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập sâu vào nước ta. Chúng sử dụng các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động để đầu độc quần chúng nói chung, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên ở nước ta nói riêng, làm chuyển đổi giá trị thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật, chuyển đổi các thang bậc giá trị xã hội theo chiều hướng xấu; âm mưu biến thế hệ trẻ thành công cụ và lực lượng xã hội chủ yếu trong thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của chúng. Ngoài ra, “diễn biến hòa bình” còn tác động xấu đến đạo đức, lối sống nhân dân ta, đó là sùng ngoại, coi thường giá trị văn hóa của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, ích kỉ, ham muốn làm giàu không chính đáng, ham muốn quyền lực cực đoan… đã và đang phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Khuynh hướng này hết sức nguy hiểm, có sức phá hoại mạnh, tác động trực tiếp đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta và về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tóm lại, nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn tinh vi xảo quyệt của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa đối với Việt Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành tích cực, chủ động đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa trong tình hình mới một cách thường xuyên, liên tục và không khoan nhượng. Đây là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách và là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  • 3. 6. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta: Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta. - Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của chính sách dân tộc về quyền của các dân tộc thiểu số. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động cuả đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu hiện chia rẽ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân tộc,… Quyền bình đẳng về kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các dân tộc. Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có kinh tế chậm phát triển để cùng đạt được trình độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nước. Bình đẳng về văn hoá, xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, làm phong phú và đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất. Do phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển thấp, vì vậy bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác. Sự quan tâm tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, đó chính là biểu hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đặc trưng nhất ở Việt Nam. - Các dân tộc Việt Nam đã cùng chung sống lâu đời bên nhau, gắn bó máu thịt với nhau, no đói có nhau, vinh nhục cùng nhau, đồng cam cộng khổ, sống chết một lòng sát cánh cùng nhau dựng nước và giữ nước. Truyền thống đoàn kết đó được gìn giữ và phát triển trong suốt tiến trình hàng ngàn năm lịch sử, gắn kết các dân tộc chung sức xây dựng tổ quốc Việt Nam thống nhất. Kế thừa truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đoàn kết dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc đang phát huy truyền thống đoàn kết tốt đẹp, cùng nhau xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh và tiến bộ. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều phải có trách nhiệm chăm lo, vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”.
  • 4. - Do lịch sử để lại, hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn còn đang tồn tại tình trạng phát triển không đồng đều. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã coi tương trợ nhau cùng phát triển là một nguyên tắc quan trọng của chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao hơn phải có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc có điều kiện phát triển khó khăn hơn. Tương trợ lẫn nhau không phải chỉ là giúp đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển của dân tộc này là điều kiện để cho các dân tộc khác ngày càng phát triển hơn. Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Tương trợ, giúp nhau để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhằm thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng đã được thể chế bằng Hiến pháp, luật pháp và bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” - Điều 5, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, 1992. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Hiến pháp, các bộ luật, luật như Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân,… đều thể hiện rõ quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đồng thời với việc thể chế bằng Hiến pháp và pháp luật, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển cho vùng dân tộc và miền núi, trong các chính sách, các quy định cụ thể ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,… đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách dân tộc của Đảng đã được thể hiện ở các Nghị quyết
  • 5. Đại hội Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Thực hiện tốt các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về công tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: “Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế – xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước?. Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ...”. Xuất phát từ những quan điểm trên, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: - Xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộcthiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trong những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. - Phát triển sản xuất hàng hoá phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số. - Kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, trong những năm đổi mới vừa qua và nhất là giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số một cách đồng bộ và toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Đồng thời, đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương
  • 6. trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phát triểnkinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135),… Với sự quan tâm sâu sắc, chăm lo đầy đủ, cụ thể của Đảng và Nhà nước, cùng với tinh thần nỗ lực, cố gắng của đồng bào các dân tộc, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc đã có bước chuyển biến, tiến bộ đáng kể, cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ rệt, quyền của các dân tộc thiểu số được bảo đảm đầy đủ và toàn diện.