SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
1.1. Khái niệm chung về công ty
Công ty cũng như bất kỳ một hiện tượng kinh tế nào khác ra đời, tồn tại
và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Các công ty với
tư cách là những pháp nhân độc lập cùng với những thành viên có TNHH xuất
hiện với số lượng lớn từ năm 1870. Nhưng những mầm mống của công ty hiện
đại có thể nhận thấy trong việc thừa nhận TNHH ở Luật La Mã, các công ty
thương mại và ngân hàng ở thế kỷ XIV, các công ty Anh thế kỷ XVII. Những
công ty thương mại đối nhân đầu tiên chính thức xuất hiện vào thế kỷ thứ XIII
ở một số thành phố của các nước Châu Âu, nơi có điều kiện địa lý thuận lợi cho
việc giao lưu buôn bán. Sang thế kỷ XVIII, XIX, cùng với quá trình công nghiệp
hóa nhanh chóng ở Châu Âu, Châu Mỹ, đã xuất hiện các công ty cổ phần đáp
ứng được nhu cầu tập trung nguồn vốn của các nhà đầu tư. Trong khoảng 100
năm trở lại đây, số lượng công ty các loại đã phát triển rất nhanh, đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế nói riêng và đời sống xã hội nói
chung.
Sự ra đời các công ty xuất phát từ những nhu cầu tất yếu khách quan của
đời sống xã hội. Cụ thể:
Trong xã hội, khi việc sản xuất hàng hóa đã phát triển đến một mức độ
nhất định, xuất hiện nhu cầu cần phải mở mang kinh doanh. Từ nhu cầu mở
mang quy mô kinh doanh, xuất hiện các nhu cầu về vốn. Để đáp ứng nhu cầu
này, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau. Đầu tiên, những người quen biết
nhau, tin cẩn nhau liên kết với nhau, tạo ra các công ty đối nhân. Sau đó sự liên
kết này được mở rộng tới các thành viên có thể không quen biết nhau
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mà chỉ cần có vốn, có tài sản. Trên cơ sở đó, các công ty đối vốn xuất hiện.
Như vậy, một mô hình tổ chức kinh doanh mới đã ra đời - đó là các công ty.
Ngoài ra, trong một xã hội có nền sản xuất hàng hóa phát triển, luôn luôn
tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các công ty. Trong nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường rơi vào vị trí bất lợi trong quá trình
cạnh tranh. Để tránh sự bất lợi đó, các nhà kinh doanh cần liên kết nhau lại thông
qua hình thức góp vốn để thành lập một doanh nghiệp nhằm tạo thế đứng vững
chắc trên thị trường.
Mặt khác, trong kinh doanh thường phát sinh rủi ro. Trong trường hợp đó
đòi hỏi các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau để có thể phân chia rủi ro cho
nhiều người.
Tóm lại, khi hai hay nhiều người cùng góp vốn thành lập một doanh
nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh kiếm lời chia nhau đã hình thành một
loại hình doanh nghiệp gọi là công ty. Trong thực tế, mô hình liên kết này tỏ ra
phù hợp với nền kinh tế thị trường và rất hấp dẫn đối với nhiều nhà kinh doanh.
Sự ra đời của công ty là sản phẩm tất yếu của quá tình liên kết, hợp tác, phản
ánh sự phát triển mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Xét cho cùng,
sự ra đời của mô hình công ty là kết quả tất yếu của việc thực hiện nguyên tắc
tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội.
Vậy khái niệm chung về công ty được hiểu như thế nào?
Công ty (tiếng Anh là “the company”) được hiểu trên nhiều nghĩa, nhiều
khía cạnh khác nhau.
Ở góc độ kinh tế, công ty có thể được hiểu là các tổ chức chuyên hoạt
động kinh doanh thương nghiệp dịch vụ, nhằm phân biệt với các nhà máy, xí
nghiệp là những đơn vị kinh tế chuyên hoạt động sản xuất.
Trong khoa học pháp lý, mỗi nước có một định nghĩa công ty khác nhau.
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tuy nhiên, khi xem xét bản chất của công ty, pháp luật của các nước nói chung
có một số điểm cơ bản chung thống nhất. Công ty do hai chủ thể trở lên góp vốn
thành lập. Đây là quan niệm truyền thống từ trước đến nay về công ty.
Khái niệm về công ty của các nước như Pháp, Đức, Thái Lan và một số
nước khác nhau đều chứa đựng yếu tố liên kết, mà muốn liên kết thì phải có
nhiều người. Công ty sẽ không thỏa mãn yếu tố liên kết nếu chỉ có một chủ thể
góp vốn để thành lập. Chủ thể ở đây có thể hiểu là các cá nhân hoặc pháp nhân.
Công ty có thể là sự liên kết giữa hai hay nhiều cá nhân với nhau.
Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức quan niệm công ty là sự liên kết giữa
cá nhân hoặc pháp nhân bằng các sự kiện pháp lý. Thông qua các sự kiện pháp
lý này, họ tiến hành một hoặc một số hoạt động để đạt được mục tiêu chung nào
đó. “Mục tiêu” của việc thành lập công ty ở đây không được thể hiện rõ ràng
khiến người ta có thể hiểu sang một khía cạnh khác, đó là một số công ty hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận. Như vậy, khái niệm ban đầu về công ty ở
Cộng hòa Liên bang Đức mới chỉ nêu được một đặc điểm nổi bật của công ty đó
là sự liên kết giữa hai hay nhiều người chứ chưa làm rõ được bản chất của sự
liên kết đó.
Nếu như pháp luật Đức khẳng định công ty là sự liên kết của hai hay nhiều
người thông qua sự kiện pháp lý thì pháp luật Cộng hòa Pháp và Thái Lan lại có
cách nhìn cụ thể hơn, rõ ràng hơn về công ty. Các nước này thừa nhận công ty
là sự liên kết của hai hay nhiều người. Nhưng điểm khác cơ bản ở đây là họ đã
nêu lên được mục đích của việc liên kết đó là vì lợi nhuận và các thành viên thoả
thuận sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung.
Năm 1990, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban
hành Luật Công ty nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong nước. Luật
Công ty (1990) định nghĩa:
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Công ty TNHH và công ty cổ phần gọi chung là công ty, là
doanh nghiệp trong đó các thành viên đều góp vốn, cùng nhau chia
lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của
mình vào công ty [27].
Luật Công ty ghi nhận công ty là doanh nghiệp bao gồm công ty TNHH
và công ty cổ phần. Công ty có tư cách pháp nhân độc lập, các thành viên công
ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp
mà họ đã góp vào công ty. Việc thành lập công ty ở đây dựa trên yếu tố liên kết
đó là vốn gốp của các thành viên. Công ty được hiểu theo nghĩa truyền thống,
đó là sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức thông qua hoạt động kinh doanh nhằm
thu lợi nhuận. Công ty ở đây chỉ bao gồm hai loại công ty là công ty TNHH và
công ty cổ phần. Tại thời điểm này, khái niệm công ty ở Việt Nam giống khái
niệm công ty ở Mỹ, đó là chỉ có loại hình công ty đối vốn. Pháp luật Mỹ chỉ
phân biệt hai trường hợp: công ty có phát hành cổ phiếu và công ty không phát
hành cổ phiếu [26].
Trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 của nước CHXHCN Việt Nam, các
nhà làm luật không đưa ra một định nghĩa chung về công ty mà đưa ra các khái
niệm cụ thể về các loại hình công ty. Công ty theo quy định tại Luật Doanh
nghiệp 1999 đã được mở rộng: công ty bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH,
công ty hợp danh. Trong đó công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành
viên là tổ chức và công ty TNHH hai thành viên. Như vậy Luật Doanh nghiệp
(1999) bổ sung thêm loại hình công ty TNHH một thành viên là tổ chức và công
ty hợp danh [27].
Theo Luật Doanh nghiệp (1999) thì khái niệm công ty không còn nguyên
vẹn theo nghĩa truyền thống của nó nữa. Công ty có thể là doanh nghiệp do một
người làm chủ sở hữu, tức là pháp luật Việt Nam thừa nhận sự
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tồn tại của công ty TNHH một thành viên cũng có nghĩa là phá vỡ ý nghĩa “liên
kết” của công ty. Một thành viên là tổ chức có thể độc lập thành lập công ty, có
tư cách pháp nhân [27].
Luật Doanh nghiệp (2005) không đưa ra định nghĩa chung về công ty mà
đưa ra các khái niệm cụ thể của các loại hình công ty: công ty TNHH hai thành
viên trở lên (Khoản 1, Điều 38), công ty TNHH một thành viên (Khoản 1, Điều
63), công ty cổ phần (khoản 1 Điều 77), công ty hợp danh [30].
Nhìn một cách khái quát thì “công ty” theo Luật Doanh nghiệp (2005)
được quy định cụ thể rõ ràng hơn, bổ sung thêm loại hình công ty TNHH một
thành viên là cá nhân. Đây là sự thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội
ở nước ta cũng như xu thế phát triển doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế giới.
Chính sự thay đổi này đã tạo ra cơ chế huy động vốn mềm dẻo, bảo
đảm cho các thành phần kinh tế có thể tham gia một cách dễ dàng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, từ đó
tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn kinh doanh, góp phần xây dựng
một nền kinh tế ổn định, bền vững. Do vậy, việc ban hành Luật Doanh nghiệp
thống nhất không những chỉ bảo đảm sự công bằng về chế độ pháp lý cho các
doanh nghiệp trong nước mà còn đảm bảo sự công bằng về chế độ pháp lý cho
các nhà đầu tư nước ngoài.
Xét về khía cạnh pháp lý, công ty theo Luật Doanh nghiệp (2005) có một
số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, công ty có thể do một hoặc hai chủ thể trở lên góp vốn thành
lập, chủ thể ở đây là pháp nhân hoặc cá nhân. Công ty có thể là sự liên kết giữa
liên kết giữa hai hay nhiều thể nhân với nhau, hoặc giữa thể nhân với pháp nhân,
hoặc cũng có thể giữa các pháp nhân với nhau. Vấn dề này dường như làm người
ta rất phân vân khi giải thích về công ty TNHH một thành viên. Nhiều quan điểm
xem việc ra đời của hình thức công ty này là một hiện
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tượng ngoại lệ mà khó lý giải được từ phương diện lý thuyết, chí ít xuất phát từ
đặc điểm thứ nhất mang tính nguyên tắc này. Điều đó làm cho người ta dễ lầm
tưởng rằng công ty TNHH một thành viên không phản ánh được bản chất, đặc
điểm của công ty, không thể coi là một loại hình công ty.
Thứ hai, các thành viên phải góp một cái gì đó có tính chất tài sản vào
công ty. Tài sản ở đây có thể là của cải như tiền, vàng, nhà cửa, ruộng đất hoặc
có thể là công sức hay giá trị tinh thần (ví dụ: quyền sở hữu công ty, uy tín kinh
doanh...). Tuy nhiên, nếu tất cả các thành viên đều chỉ góp công sức thôi thì
không thể thành lập được công ty; cần phải có ít nhiều phần tài sản được đem
đóng góp mới có thể thành lập được công ty.
Thứ ba, các thành viên liên kết nhau lại để thành lập công ty với mục đích
kiếm lời. Đây là dấu hiệu để phân biệt công ty với các tổ chức khác như hội từ
thiện, các hội đoàn chuyên nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm mục đích
phi kinh doanh. Những sự liên kết không nhằm mục đích kinh doanh được gọi
là hiệp hội chứ không gọi là công ty. Ở Cộng hòa Liên bang Đức, các loại hội
không có mục đích kinh doanh tuy được gọi là công ty nhưng đó đều là công ty
dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự chứ không phải Bộ luật Thương
mại [30]; [23].
1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – một loại hình công ty
trách nhiệm hữu hạn
Để hiểu rõ hơn về công ty TNHH một thành viên, trước hết cần tìm hiểu
công ty TNHH truyền thống, có nghĩa là công ty TNHH nhiều thành viên, bởi
công ty TNHH một thành viên là một biến tướng khá đặc biệt của công ty TNHH
nhiều thành viên.
Trên thế giới, người ta chia ra hai loại hình công ty phổ biến là: công ty
đối nhân và công ty đối vốn. Công ty TNHH là một loại hình công ty đối vốn
- lại hình mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của thành viên. Công ty TNHH
xuất hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1892, sau đó được công nhận và phát triển
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha, các nước khác ở Châu Âu lục địa và Nam Mỹ. Từ
đó đến này, các công ty TNHH phát triển rất nhanh chóng về mặt số lượng và
trở thành một trong những loại hình công ty phổ biến nhất trên thế giới. Sự xuất
hiện của loại hình công ty này đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đời sống
kinh doanh đặt ra trên cả ba phương diện:
Thứ nhất, trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, bên cạnh các công ty cổ
phần có quy mô lớn trong xã hội, xuất hiện nhu cầu đầu tư vừa và nhỏ. Mô hình
công ty cổ phần với quy chế pháp lý phức tạp và khắt khe tỏ ra không thích hợp
với khuynh hướng đầu tư vừa và nhỏ, ít thành viên và nhất là các thành viên
thường biết rõ về nhau, tin cậy lẫn nhau.
Thứ hai, trong kinh doanh, các thương gia vừa muốn tận dụng khả năng
“đối vốn” của công ty cổ phần đồng thời không muốn chịu những quy chế pháp
lý khắt khe của công ty cổ phần. Họ muốn có một mô hình công ty mới giải
quyết được mâu thuẫn đó.
Thứ ba, các thành viên của công ty không muốn chịu trách nhiệm vô
hạn như đối với công ty hợp danh.
Công ty TNHH là mô hình liên kết mới đã ra đời, đáp ứng được 4 yêu
cầu: quy mô nhỏ, số lượng thành viên ít, quy chế pháp lý đơn giản và chịu trách
nhiệm hữu hạn. Nó đã kết hợp được ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm hữu
hạn của công ty đối vốn với ưu điểm về sự quen biết nhau giữa các thành viên
của công ty đối nhân, đồng thời khắc phục được nhược điểm về quy chế quản lý
phức tạp của công ty đối vốn và nhược điểm của việc không phân chia được rủi
ro trong công ty đối nhân.
Điều đáng lưu ý là pháp luật các nước quy định tính chất của công ty
TNHH không giống nhau. Ví dụ: Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức coi công
ty TNHH là công ty đối vốn, nó là một pháp nhân hoạt động độc lập, các thành
viên của công ty không có tư cách thương gia. Trong khi đó, Bộ luật
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thương mại Cộng hòa Pháp lại xếp công ty TNHH vào loại công ty đối nhân
với lý do thành viên của công ty này thường quen biết nhau, tin cậy nhau giống
như trong công ty đối nhân. Tuy vậy, khuynh hướng chung đều coi công ty
TNHH là loại hình công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn
vì bản thân nó vừa mang đặc trưng của một công ty đối nhân (các thành viên
quen biết nhau), lại vừa có tính chất của công ty đối vốn (các thành viên chỉ chịu
trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn của họ đóng góp
vào công ty).
Công ty TNHH có những đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, công ty TNHH là một pháp nhân độc lập. Địa vị pháp lý này
quyết định chế độ trách nhiệm của công ty.
Thứ hai, thành viên công ty không nhiều và thường là những người quen
biết nhau.
Thứ ba, vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều,
ít khác nhau. Trong Điều lệ công ty phải ghi rõ vốn ban đầu. Nếu khi thành lập
công ty mà các thành viên chưa đóng góp đủ phần vốn góp thì công ty bị coi là
vô hiệu. Công ty phải bảo toàn vốn ban đầu. Nguyên tắc này thể hiện rõ trong
quá trình góp vốn, sử dụng vốn và phân chia lợi nhuận để đảm bảo an toàn cho
chủ nợ và cho những người góp vốn.
Thứ tư, phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất khó
chuyển nhượng ra bên ngoài. Như vậy, các thành viên công ty TNHH dù đã góp
đủ phần vốn góp của mình vẫn không được cấp một thứ chứng khoán nào đồng
thành lập công ty. Pháp luật các nước thường quy định như vậy vì trong công ty
TNHH cũng như trong công ty hợp danh, sự tín nhiệm giữa các thành viên là
một yếu tố quan trọng. Thành viên là những người quen biết nhau, tín nhiệm lẫn
nhau. Nếu các thành viên được cấp chứng khoán về phần vốn góp của mình, họ
sẽ có khả năng chuyển nhượng vốn góp này cho một
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
người xa lạ không quen biết. Phần vốn góp của các thành viên chỉ có thể được
chuyển nhượng ra bên ngoài trong khuôn khổ những điều kiện do luật định. Ví
dụ: phải được ¾ số thành viên đồng ý...
Các thành viên của công ty có thể góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật. Nếu
góp vốn bằng hiện vật thì phải xác định giá trị của chúng.
Thứ năm, trong quá trình hoạt động, công ty TNHH không được phép
công khai huy động vốn trong công chúng (không được phát hành cổ phiếu).
Công ty TNHH một thành viên còn được gọi với tên khác là “công ty
TNHH một chủ” (Tiếng Anh là Sole member limited liability company).
Công ty TNHH một chủ ra đời là hệ quả pháp lý đặc biệt của quá trình
phát triển của công ty TNHH khi toàn bộ tài sản của một công ty TNHH nhiều
thành viên (vì những lý do khác nhau) đã chuyển vào tay một thành viên duy
nhất. Ví dụ, khi một thành viên của công ty TNHH có hai thành viên chết, hoặc
một thành viên ra khỏi công ty. Trong trường hợp này, nếu công ty đang hoạt
động có hiệu quả, pháp luật nhiều nước cho phép công ty này tiếp tục tồn tại,
không phải chuyển đổi hình thức, cũng như không bị phụ thuộc phải giải thể
công ty. Như vậy, công ty TNHH từ chỗ có nhiều chủ sở hữu đã trở thành công
ty chỉ có một chủ, từ chỗ có nhiều thành viên đã trở thành công ty chỉ có một
thành viên.
Sau này, trong quá trình phát triển, công ty TNHH một chủ đã được thành
lập mới và không ngừng tăng lên về số lượng.
Quan niệm về công ty TNHH một thành viên trên thế giới
Quan niệm về công ty TNHH một thành viên ở các nước trên thế giới có
sự khác biệt. Hệ thống pháp luật của Đức, Anh, Hoa Kỳ đều ghi nhận và có
những quy định cụ thể về loại hình công ty TNHH một chủ. Luật Công ty TNHH
của Cộng hòa Liên bang Đức đã định nghĩa: “Công ty TNHH do một hay nhiều
người sáng lập trên cơ sở những quy định của Luật và theo đó có
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mục đích hoạt động được pháp luật cho phép” [22]. Bộ luật Dân sự Cộng hòa
Pháp quy định: “Công ty có thể được thành lập trong những trường hợp do Luật
định bằng hành vi ý chí của một người” [25]. Trong khi đó pháp luật Mỹ không
đưa ra quan niệm cụ thể về công ty TNHH một thành viên mà chỉ quy định trong
Luật Thương mại Mỹ: luật pháp cho phép thành lập công ty TNHH một chủ
[26].
Như vậy, tính đặc thù của công ty TNHH một thành viên ở các nước trên
thế giới so với các loại hình công ty nói chung đó là không có sự liên kết giữa
hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để thành lập công ty, mà một cá nhân có thể độc
lập thành lập công ty.
Loại hình công ty này được pháp luật các nước thừa nhận xuất phát từ
những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là một sự đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn kinh doanh. Sự
xuất hiện của những “hợp đồng công ty giả cách” trong khi vốn của toàn bộ công
ty thuộc về một người; hoặc trường hợp khác trong quá trình hoạt động vì nhiều
nguyên nhân khác nhau đã làm cho công ty TNHH chỉ còn một người hoặc trên
thực tế, công ty TNHH một chủ đã tồn tại từ trước đó rất lâu một cách trá hình
dưới nhiều hình thức... Do đó, cần phải thừa nhận chính thức loại hình công ty
này về mặt pháp lý.
Thứ hai, trong hệ thống kinh tế thị trường, chế độ TNHH tạo điều kiện
cho các nhà kinh doanh hạn chế rủi ro bằng cách chia sẻ trách nhiệm cho nhiều
người. Chính chế độ TNHH này giúp các nhà kinh doanh mạnh dạn đầu tư vào
bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào có lợi cho xã hội. Trường hợp phải chịu trách nhiệm
vô hạn, họ không dám đầu tư vào những khu vực có rủi ro lớn và như vậy sẽ gây
tổn hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Đây là lý do cơ bản nhất cho sự ra đời
và phát triển của công ty TNHH một chủ.
Thứ ba, việc thừa nhận loại hình công ty TNHH một chủ tạo điều kiện
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thuận lợi cho các cá nhân, pháp nhân lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp
trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. Loại hình công ty TNHH “mở”
uyển chuyển này cho phép tăng cường tích tụ và tập trung tư bản, khả năng
chuyển dịch vốn đầu tư mà không làm mất đi bản chất pháp lý của doanh nghiệp.
Quan niệm công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật Việt Nam trước đây cũng không ghi nhận công ty TNHH một
thành viên [27]. Bởi vì, ở giai đoạn này công ty vẫn được hiểu theo nghĩa truyền
thống, gồm ba đặc trưng: sự liên kết của nhiều người thể hiện thông qua việc
góp vốn bằng tài sản hoặc bằng giá trị tinh thần; sự liên kết phải thông qua một
sự kiện pháp lý đó là hợp đồng thành lập công ty; mục đích của sự liên kết đó là
nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, trong ba điều kiện thì công ty TNHH một
thành viên không thỏa mãn hai điều kiện, bởi vì, nếu chỉ có một cá nhân hay một
tổ chức thì không thể thực hiện được hành vi “liên kết”, không thể có sự góp vốn
vì vậy không thể chấp nhận một hợp đồng đơn phương chỉ có một bên tham gia.
Đến Luật Doanh nghiệp (1999) thì quan niệm về công ty có sự thay đổi.
Luật Doanh nghiệp (1999) quy định: “Công ty TNHH một thành viên là doanh
nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ
sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp” [28].
Theo Luật Doanh nghiệp (1999), số lượng thành viên công ty không nhất
thiết phải từ hai thành viên trở lên như trước mà luật cho phép thành lập công ty
TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu (từ Điều 46 đến Điều 50).
Đây là một điểm mới lần đầu tiên về công ty TNHH được pháp luật Việt Nam
thừa nhận.
Trong thực tế thương mại nước ta tồn tại rất nhiều công ty TNHH trong
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đó có một số thành viên danh nghĩa vào danh sách thành viên sáng lập công ty
để hợp pháp hóa việc thành lập công ty còn thực chất công ty chỉ có một chủ.
Như vậy, dù pháp luật có thừa nhận hay không thì công ty TNHH một thành
viên vẫn tồn tại và hoạt động trên thực tế. Luật Công ty trước đây không ngăn
chặn việc thành lập công ty thuộc sở hữu của một chủ. Do đó, khi Luật Doanh
nghiệp thừa nhận loại hình công ty này tức là đã đưa ra được giải pháp pháp lý
đối với một vấn đề bức xúc trên thực tế, tạo nên một môi trường kinh doanh rõ
ràng, minh bạch hơn.
Để cụ thể hóa khái niệm “tổ chức” làm chủ sở hữu, Điều 14 Nghị Định số
03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ quy định tổ chức là chủ sở hữu
của công ty TNHH một thành viên bao gồm 17 tổ chức khác nhau [11].
Sỡ dĩ pháp luật chỉ thừa nhận công ty TNHH một thành viên là tổ chức
mà không thừa nhận công ty TNHH một thành viên là cá nhân bởi vì theo quan
niệm của các nhà làm luật Việt Nam giai đoạn này thì những tổ chức này phải
là một pháp nhân, có cơ cấu chặt chẽ, có tài sản độc lập với tài sản công ty. Sự
tách bạch giữa tài sản công ty và tài sản của thành viên công ty là đặc điểm quan
trọng thể hiện chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên công ty chỉ chịu
trách nhiệm tương ứng với phần vốn họ góp vào công ty. Trong khi đó, nếu
thành viên công ty là một cá nhân thì rất khó để phân tách đâu là tài sản công ty,
đâu là tài sản cá nhân và chủ doanh nghiệp góp bao nhiêu vốn vào công ty. Mặt
khác, trong suốt quá trình hoạt động của công ty sẽ dễ có sự chuyển dịch tài sản
cá nhân – chủ sở hữu công ty và tài sản công ty. Hơn nữa, vào thời điểm này các
nhà làm luật thấy không cần thiết phải thừa nhận loại hình công ty TNHH một
thành viên là cá nhân vì trên thực tế khi một cá nhân muốn tham gia vào thị
trường thì đã có loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, qua sáu năm thực thi Luật Doanh nghiệp, chúng ta thấy rõ một
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
số bất cập khi không ghi nhận loại hình công ty TNHH một thành viên là cá nhân.
Trên thực tế, Luật Doanh nghiệp (1999) cũng đã gián tiếp thừa nhận mô hình công
ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu công ty. Tại Điều 111,
Khoản 3 Luật Doanh nghiệp (1999) quy định “công ty phải giải thể nếu không còn
đủ số lượng thành viên tối thiểu theo luật định trong thời hạn sáu tháng liên tục”
[28]. Điều đó có nghĩa là, khi một hoặc một số thành viên công ty chết hay mất tích
mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế không được chấp nhận, hoặc khi
thành viên công ty rút vốn, công ty vẫn được phép tồn tại trong vòng sáu tháng với
một thành viên duy nhất. Đây là khoảng thời gian khá dài để cho công ty có thể thực
hiện rất nhiều hoạt động kinh doanh, thực hiện các giao dịch làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ khác nhau giữa công ty với người lao động, giữa công ty với các
chủ nợ hay người có liên quan.
Theo Luật Doanh nghiệp (2005): “Công ty TNHH một thành viên là
doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là
chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty” [30].
Như vậy, nếu trước đây công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm
chủ sở hữu không được thừa nhận chính thức thì đến Luật Doanh nghiệp (2005)
vấn đề này đã được ghi nhận rõ ràng với đầy đủ tư cách pháp nhân, bình đẳng
với các thành phần kinh tế khác. Luật Doanh nghiệp (2005) chính thức thừa nhận
công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu là sự đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn đời sống, đồng thời hòa nhập với xu hướng chung của pháp luật về
công ty trên thế giới.
1.3. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty TNHH một thành viên có những đặc điểm cơ bản sau:
1.3.1. Thành viên công ty là một cá nhân hoặc một tổ chức
Thành viên duy nhất này của công ty cũng chính là chủ sở hữu công ty.
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nếu như trước đây công ty TNHH một thành viên là một tổ chức thì bây giờ
pháp luật nước ta đã thừa nhận chủ sở hữu công ty là một pháp nhân. Điều này
phù hợp với chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp của Đảng và Nhà
nước ta, đồng thời tạo ra môi trường pháp lý đa dạng và thuận lợi để cá nhân
thành lập công ty riêng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế cũng như các quy
định của Luật Doanh nghiệp. Chính sự thừa nhận này tạo ra ưu thế riêng cho
công ty TNHH một thành viên so với loại hình doanh nghiệp tư nhân.
1.3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là pháp nhân
Cá nhân hay tổ chức thành lập công ty TNHH một thành viên được coi là
có tư cách pháp nhân, tức là đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện luật định, đó là: được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc
công nhận; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức
khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan
hệ pháp luật một cách độc lập [31, Điều 84].
Theo quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới, công ty TNHH một
chủ được thừa nhận là pháp nhân vì có sự tách bạch về tài sản giữa tài sản của
doanh nghiệp và tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu về pháp nhân chúng ta thấy: tài sản đem nhập vào công
ty nói chung không còn thực quyền sở hữu của người góp tài sản, cũng không
thuộc quyền sở hữu cộng đồng (sở hữu chung) của các thành viên nhưng cũng
không là một vật vô chủ. Vậy ai là chủ của tài sản đó? Người chủ chính là người
được quyền khai thác các tài sản do các thành viên đã đem góp vào công ty; sự
khai thác nhằm đạt tới mục đích của các thành viên được ghi nhận trong khế ước
khi thành lập công ty. Người chủ ấy là một chủ thể vô hình. Đó thực chất là một
pháp nhân được tạo ra do khế ước thành lập công ty. Cho nên, danh từ công ty
còn được dùng để chỉ pháp nhân này.
Các luật gia quan niệm pháp nhân theo nhiều cách. Loại quan niệm thứ
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhất cho rằng, pháp nhân là “một chủ thể giả tưởng”. Bởi vì chỉ có người ta có
hình hài, xương cốt - mới là chủ thể thực sự. Còn pháp nhân chỉ là một “cấu tạo
giả tưởng” mang tính ước lệ của pháp luật. Pháp luật giả tưởng rằng, một tổ chức
- do nhiều người hợp lại - cũng là một người; phải giả tưởng như vậy, để có một
cái gì đó làm trụ cho những quyền và nghĩa vụ được công nhận cho tổ chức đó,
mà không phải là của riêng một thành viên nào cả. Đó là pháp nhân, một người
vô hình, do các thành viên hợp lại cấu thành và là người đại diện cho tất cả các
thành viên.
Loại quan điểm thứ hai, pháp nhân là một chủ thể thực sự. Theo thuyết
này, khi một tổ chức, có hoạt động độc lập với ý chí, hoạt động của các thành
viên thì tổ chức ấy là một chủ thể, có quyền lợi, có nghĩa vụ như một con người,
tức là có nhân cách, nhân tính.
Khác với hai quan niệm trên, loại hình quan niệm thứ ba đơn giản cho
rằng, nếu một tổ chức có tài sản để theo đuổi mục đích của mình thì tổ chức đó
là một pháp nhân.
Pháp luật nước ta quy định các điều kiện để có tư cách pháp nhân như vậy
là để góp phần tạo lập tư cách pháp lý độc lập và chế độ tự chịu trách nhiệm,
nhất là trách nhiệm tài sản của các tổ chức, cá nhân đối với các hành
vi pháp lý của mình. Khi thành lập công ty, chủ sở hữu là thành viên duy nhất
của công ty phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn
góp vốn cụ thể. Số vốn góp của chủ sở hữu được thể hiện trong Điều lệ của công
ty. Trường hợp chủ sở hữu không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì
số vốn chưa góp được coi như là nợ của cá nhân, tổ chức đó đối với công ty. Cá
nhân, tổ chức là chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong số vốn đã
góp hoặc cam kết góp vào công ty, mọi nghĩa vụ phát sinh ngoài số vốn này thì
không phải chịu trách nhiệm, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do không góp đủ
và đúng hạn số vốn đã cam kết thì chủ sở hữu phải
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
liên đới chịu trách nhiệm đối với công ty. Đây cũng chính là đặc điểm xuất phát
từ chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty TNHH một thành viên.
Như vậy, công ty TNHH một thành viên được ghi nhận là một pháp nhân,
một chủ thể thực sự, theo đó, tài sản của công ty hoàn toàn độc lập với tài sản
của thành viên công ty.
Thời điểm ghi nhận công ty TNHH một thành viên là pháp nhân cũng là
một vấn đề quan trọng. Theo quan niệm chung của giới học giả nhiều nước thì
công ty được coi là có tư cách pháp nhân ngay sau khi những thể thức thành lập
đã hoàn tất, không cứ là công ty đã được công bố hay chưa. Nói cách khác, pháp
nhân của công ty phát sinh khi nó được thành lập xong mà không cần phải đợi
đến lúc nó được công bố; sự công bố chỉ là giấy khai sinh, báo cho người thứ ba
biết là công ty đã ra đời.
Tuy nhiên, cũng không ít các văn bản pháp luật về công ty của các nước
đã quy định rõ thời điểm phát sinh tư cách pháp nhân của công ty. Ví dụ: Luật
Doanh nghiệp (2005) quy định cụ thể thời điểm phát sinh tư cách pháp nhân của
công ty TNHH một thành viên là thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. “Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” [30]. Và như vậy, cho đến khi
công ty TNHH một thành viên tan rã, pháp nhân lúc nào cũng là biểu tượng cho
công ty, chịu nghĩa vụ và hưởng quyền lợi do pháp luật và hợp đồng mang lại.
Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân, trước pháp lý, giống
thể nhân về nhiều phương diện. Cũng như một thể nhân, công ty có tên, có chỗ
ở (tức là trụ sở), có quốc tịch, có sản nghiệp, có năng lực pháp lý, tức là năng
lực thực hiện những hành vi pháp lý.
Tên công ty
Công ty cũng như con người, phải được đặt tên để phân biệt công ty
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
này với công ty kia. Tên của công ty TNHH một thành viên phải ghi vào sổ đăng
ký thương mại (ở Việt Nam gọi là phòng đăng ký kinh doanh) theo tên đã chọn.
Khi đó, tên của công ty cũng được bảo vệ như thương danh của một thương gia
thể nhân, không công ty nào khác được sử dụng tên gọi ấy.
Việc thay đổi tên gọi của công ty TNHH một thành viên cũng được pháp
luật quy định hết sức nghiêm ngặt (vì việc thay đổi tên gọi của công ty có thể
gây những hậu quả xấu cho xã hội hay cho người thứ ba). Pháp luật của Pháp
coi việc thay đổi tên gọi của công ty cũng tương đương với việc thay đổi điều lệ
của công ty và phải đăng ký tên gọi mới vào sổ đăng bạ thương mại.
Trụ sở
Công ty TNHH một thành viên phải có trụ sở cũng như người ta phải có
trú quán. Trụ sở là nơi đặt cơ sở của công ty, cho nên trụ sở được đặt ở đâu thì
các cơ quan điều khiển và quản trị của công ty TNHH một thành viên phải ở đó.
Quốc tịch
Địa vị pháp lý của công ty TNHH một thành viên do pháp luật của nước
mà công ty mang quốc tịch quyết định. Quốc tịch của công ty là mối liên hệ mặt
pháp lý của công ty vào một quốc gia. Vấn đề quốc tịch của doanh nghiệp nói
chung, của công ty TNHH một thành viên nói riêng ở Việt Nam cho đến này vẫn
còn là một vấn đề còn nhiều tranh luận, chưa ngã ngũ, chưa được quy định một
cách rõ ràng trong pháp luật.
1.3.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm hữu
hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn điều lệ của công ty
Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên được hiểu là số do thành
viên góp và ghi vào Điều lệ công ty. Vốn điều lệ của công ty có thể là tiền Việt
Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty
do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu phát sinh các khoản nợ và
ngoài tài sản khác của công ty thì chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong
phạm vi số vốn điều lệ đã góp hoặc cam kết góp vào công ty chứ không phải đưa
tài sản riêng của cá nhân, tổ chức ra để thanh toán các khoản nợ đó. Như vậy,
trong công ty TNHH một thành viên, có sự phân tách tài sản giữa tài sản của
công ty và tài sản của thành viên công ty.
Đây là một đặc điểm cho phép phân biệt công ty TNHH một thành viên
với doanh nghiệp tư nhân vốn được coi là một loại hình doanh nghiệp một chủ
truyền thống. Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân
bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn
về các khoản nợ trong kinh doanh. Trong doanh nghiệp tư nhân, không có sự
tách bạch về tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và tài sản của chính doanh
nghiệp tư nhân đó.
1.3.4. Không được phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy
động vốn
Luật Doanh nghiệp (2005) quy định rõ: “Công ty TNHH một thành viên
không được quyền phát hành cổ phần” [30, Điều 63, Khoản 3]. Đây cũng là một
đặc điểm chung của loại hình công ty TNHH có nhiều thành viên theo truyền
thống.
1.3.5. Quyền của chủ sở hữu trong việc chuyển nhượng, rút vốn công ty
bị hạn chế
Một thông lệ chung của pháp luật các nước trên thế giới là đều có những
quy định hạn chế quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên trong
việc chuyển nhượng, rút vốn công ty. Luật Doanh nghiệp (2005) quy định chủ
sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác,
nếu với hình thức khác thì chủ sở hữu phải liên đới chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác [30]. Đây có thể là một hạn chế nhằm cân
đối so với doanh nghiệp tư nhân khi quy định TNHH là một lợi thế cho thành
viên duy nhất của công ty. Việc hạn chế này là một điều cần thiết nhằm bảo vệ
cho quyền lợi cho các chủ thể liên quan khi tham gia các quan hệ pháp luật với
công ty TNHH một thành viên. Rõ ràng, khi một cá nhân là thành viên đồng thời
là chủ sở hữu công ty, rất dễ dẫn tới sự chuyển dịch khối tài sản công ty thành
tài sản riêng của cá nhân, trong khí đó anh ta chỉ phải chịu TNHH trong kinh
doanh, pháp luật buộc phải có quy định nhằm tạo ra sự minh bạch trong vấn đề
tài chính của công ty TNHH một thành viên cũng như ngăn ngừa trước những
nguy cơ, hành vi làm dụng quyền để vi phạm pháp luật của chủ sở hữu công ty.
1.4. Vai trò của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Với khái niệm công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, Luật Doanh nghiệp (2005) đã ghi nhận vai
trò quan trọng của công ty TNHH một thành viên.
Trước hết công ty TNHH một thành viên ra đời góp phần khẳng định
nguyên tắc cơ bản của công ty đó là tự do ý chí và tự do kinh doanh.
Nguyên tắc tự do ý chí, tự do kinh doanh được xem là nền tảng cơ bản thể
hiện bản chất pháp lý của công ty. Học thuyết tự do ý chí, tự do kinh doanh dựa
trên nền tảng của tự do cá nhân, có ý nghĩa là không ai có thể ép buộc làm hay
không làm một việc gì đó ngoài ý muốn của họ, không ai có thể bị ép buộc làm
hay không làm một việc gì mà không xuất phát từ lợi ích của bản thân họ. Tuy
nhiên, tự do cá nhân sẽ bị hạn chế trong lợi ích chung của cả cộng đồng, vì thế
pháp luật đưa ra những quy định có tính bắt buộc để điều tiết các quan hệ cá
nhân vì một lợi ích lớn hơn đó là sự tồn tại và phát triển của xã hội.
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Luật Doanh nghiệp (2005) ghi nhận quyền tự do thành lập công ty TNHH
một thành viên do tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ có ý nghĩa rất lớn đối với
Việt Nam giai đoạn này. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân
và vì dân, người dân tự lo liệu cuộc sống của mình thông qua sự lựa chọn cách
thức làm ăn đó là bước vào hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập công
ty. Nhà nước với quyền lực được nhân dân giao cho, có trách nhiệm tạo ra môi
trường pháp lý và cung cấp phương tiện, chỉ dẫn cách thức để từng cá nhân có
thể đáp ứng được các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của mình.
Công ty TNHH một thành viên sẽ giúp các tổ chức, cá nhân gia tăng lợi nhuận
cũng được đáp ứng ngày một tốt hơn, con người trao đổi sản phẩm và phục vụ
lẫn nhau [30].
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy công ty TNHH một thành
viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh mà pháp
luật đã thừa nhận. Do vậy, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ loại hình
công ty TNHH một thành viên bên cạnh các loại hình doanh nghiệp đang tồn tại
và phát triển ở Việt Nam.
Mặt khác, công ty TNHH một thành viên đã khẳng định ưu thế của mình
ở chế độ chịu trách nhiệm. Trong nền kinh tế thị trường, chế độ chịu trách nhiệm
hữu hạn phần nào giúp cho các nhà kinh doanh hạn chế rủi ro bằng cách chia sẻ
trách nhiệm cho nhiều người, đồng thời giúp cho các nhà kinh doanh đầu tư vào
nhiều lĩnh vực kinh tế nào có lợi cho cá nhân họ, có lợi cho xã hội. Trường hợp
đầu tư kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm vô hạn thì họ sẽ không dám đầu từ
vào những lĩnh vực, ngành nghề có rủi ro lớn và như vậy thì môi trường kinh
doanh sẽ bị hạn chế, gây tổn hạn đến lợi ích chung của toàn xã hội.
Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp rất tiện lợi cho
chủ sở hữu công ty. Một cá nhân có thể lựa chọn phương thức thành lập
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
công ty TNHH một thành viên để tiến hành hoạt động kinh doanh mà không bắt
buộc phải liên kết với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Điều này đáp ứng nguyện
vọng của người kinh doanh muốn mình là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp
và doanh nghiệp đó hoạt động theo quy chế của công ty TNHH một thành viên.
Với mô hình này, nhà kinh doanh cảm thấy an toàn, phân tán được rủi ro, chuyển
dịch vốn, hợp vốn dễ dàng với các chủ thể kinh doanh khác mà không làm mất
đi bản chất pháp lý của doanh nghiệp.
Do vậy, công ty TNHH một thành viên ngày càng được khuyến khích phát
triển sẽ làm tăng khả năng lựa chọn loại hình doanh nghiệp, các cá nhân có thể
tự mình độc lập thành lập công ty TNHH, có tư cách pháp nhân để tham gia vào
thương trường. Điều này là một lợi thế vượt trội so với loại hình doanh nghiệp
tư nhân.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx

Similar to Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx (20)

Cơ sở pháp lý cơ bản về công ty cổ phần.docx
Cơ sở pháp lý cơ bản về công ty cổ phần.docxCơ sở pháp lý cơ bản về công ty cổ phần.docx
Cơ sở pháp lý cơ bản về công ty cổ phần.docx
 
Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.doc
Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.docPháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.doc
Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.doc
 
Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docx
Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docxTổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docx
Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docx
 
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệpBài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
 
Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của V...
Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của V...Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của V...
Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của V...
 
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docxCơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
 
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOTLuận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
 
Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.
Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.
Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luậtLuận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
 
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệpGiáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
 
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
 
Pháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp.doc
Pháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp.docPháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp.doc
Pháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp.doc
 
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiệnMột số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện
 
Cơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docxCơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docx
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công TyBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Luận án: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt NamLuận án: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
 

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docxCơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docxCơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.docCơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
 
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docxCơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
 
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
 
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
 
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.docNăng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
 
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.docQuản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
 
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
 
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
 
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
 
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
 
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.docChế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
 
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.docHoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 

Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 1.1. Khái niệm chung về công ty Công ty cũng như bất kỳ một hiện tượng kinh tế nào khác ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Các công ty với tư cách là những pháp nhân độc lập cùng với những thành viên có TNHH xuất hiện với số lượng lớn từ năm 1870. Nhưng những mầm mống của công ty hiện đại có thể nhận thấy trong việc thừa nhận TNHH ở Luật La Mã, các công ty thương mại và ngân hàng ở thế kỷ XIV, các công ty Anh thế kỷ XVII. Những công ty thương mại đối nhân đầu tiên chính thức xuất hiện vào thế kỷ thứ XIII ở một số thành phố của các nước Châu Âu, nơi có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. Sang thế kỷ XVIII, XIX, cùng với quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Châu Âu, Châu Mỹ, đã xuất hiện các công ty cổ phần đáp ứng được nhu cầu tập trung nguồn vốn của các nhà đầu tư. Trong khoảng 100 năm trở lại đây, số lượng công ty các loại đã phát triển rất nhanh, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Sự ra đời các công ty xuất phát từ những nhu cầu tất yếu khách quan của đời sống xã hội. Cụ thể: Trong xã hội, khi việc sản xuất hàng hóa đã phát triển đến một mức độ nhất định, xuất hiện nhu cầu cần phải mở mang kinh doanh. Từ nhu cầu mở mang quy mô kinh doanh, xuất hiện các nhu cầu về vốn. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau. Đầu tiên, những người quen biết nhau, tin cẩn nhau liên kết với nhau, tạo ra các công ty đối nhân. Sau đó sự liên kết này được mở rộng tới các thành viên có thể không quen biết nhau 6
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mà chỉ cần có vốn, có tài sản. Trên cơ sở đó, các công ty đối vốn xuất hiện. Như vậy, một mô hình tổ chức kinh doanh mới đã ra đời - đó là các công ty. Ngoài ra, trong một xã hội có nền sản xuất hàng hóa phát triển, luôn luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường rơi vào vị trí bất lợi trong quá trình cạnh tranh. Để tránh sự bất lợi đó, các nhà kinh doanh cần liên kết nhau lại thông qua hình thức góp vốn để thành lập một doanh nghiệp nhằm tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. Mặt khác, trong kinh doanh thường phát sinh rủi ro. Trong trường hợp đó đòi hỏi các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau để có thể phân chia rủi ro cho nhiều người. Tóm lại, khi hai hay nhiều người cùng góp vốn thành lập một doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh kiếm lời chia nhau đã hình thành một loại hình doanh nghiệp gọi là công ty. Trong thực tế, mô hình liên kết này tỏ ra phù hợp với nền kinh tế thị trường và rất hấp dẫn đối với nhiều nhà kinh doanh. Sự ra đời của công ty là sản phẩm tất yếu của quá tình liên kết, hợp tác, phản ánh sự phát triển mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Xét cho cùng, sự ra đời của mô hình công ty là kết quả tất yếu của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội. Vậy khái niệm chung về công ty được hiểu như thế nào? Công ty (tiếng Anh là “the company”) được hiểu trên nhiều nghĩa, nhiều khía cạnh khác nhau. Ở góc độ kinh tế, công ty có thể được hiểu là các tổ chức chuyên hoạt động kinh doanh thương nghiệp dịch vụ, nhằm phân biệt với các nhà máy, xí nghiệp là những đơn vị kinh tế chuyên hoạt động sản xuất. Trong khoa học pháp lý, mỗi nước có một định nghĩa công ty khác nhau. 7
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tuy nhiên, khi xem xét bản chất của công ty, pháp luật của các nước nói chung có một số điểm cơ bản chung thống nhất. Công ty do hai chủ thể trở lên góp vốn thành lập. Đây là quan niệm truyền thống từ trước đến nay về công ty. Khái niệm về công ty của các nước như Pháp, Đức, Thái Lan và một số nước khác nhau đều chứa đựng yếu tố liên kết, mà muốn liên kết thì phải có nhiều người. Công ty sẽ không thỏa mãn yếu tố liên kết nếu chỉ có một chủ thể góp vốn để thành lập. Chủ thể ở đây có thể hiểu là các cá nhân hoặc pháp nhân. Công ty có thể là sự liên kết giữa hai hay nhiều cá nhân với nhau. Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức quan niệm công ty là sự liên kết giữa cá nhân hoặc pháp nhân bằng các sự kiện pháp lý. Thông qua các sự kiện pháp lý này, họ tiến hành một hoặc một số hoạt động để đạt được mục tiêu chung nào đó. “Mục tiêu” của việc thành lập công ty ở đây không được thể hiện rõ ràng khiến người ta có thể hiểu sang một khía cạnh khác, đó là một số công ty hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Như vậy, khái niệm ban đầu về công ty ở Cộng hòa Liên bang Đức mới chỉ nêu được một đặc điểm nổi bật của công ty đó là sự liên kết giữa hai hay nhiều người chứ chưa làm rõ được bản chất của sự liên kết đó. Nếu như pháp luật Đức khẳng định công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người thông qua sự kiện pháp lý thì pháp luật Cộng hòa Pháp và Thái Lan lại có cách nhìn cụ thể hơn, rõ ràng hơn về công ty. Các nước này thừa nhận công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người. Nhưng điểm khác cơ bản ở đây là họ đã nêu lên được mục đích của việc liên kết đó là vì lợi nhuận và các thành viên thoả thuận sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung. Năm 1990, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Công ty nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong nước. Luật Công ty (1990) định nghĩa: 8
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Công ty TNHH và công ty cổ phần gọi chung là công ty, là doanh nghiệp trong đó các thành viên đều góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty [27]. Luật Công ty ghi nhận công ty là doanh nghiệp bao gồm công ty TNHH và công ty cổ phần. Công ty có tư cách pháp nhân độc lập, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp mà họ đã góp vào công ty. Việc thành lập công ty ở đây dựa trên yếu tố liên kết đó là vốn gốp của các thành viên. Công ty được hiểu theo nghĩa truyền thống, đó là sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức thông qua hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Công ty ở đây chỉ bao gồm hai loại công ty là công ty TNHH và công ty cổ phần. Tại thời điểm này, khái niệm công ty ở Việt Nam giống khái niệm công ty ở Mỹ, đó là chỉ có loại hình công ty đối vốn. Pháp luật Mỹ chỉ phân biệt hai trường hợp: công ty có phát hành cổ phiếu và công ty không phát hành cổ phiếu [26]. Trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 của nước CHXHCN Việt Nam, các nhà làm luật không đưa ra một định nghĩa chung về công ty mà đưa ra các khái niệm cụ thể về các loại hình công ty. Công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 1999 đã được mở rộng: công ty bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh. Trong đó công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên là tổ chức và công ty TNHH hai thành viên. Như vậy Luật Doanh nghiệp (1999) bổ sung thêm loại hình công ty TNHH một thành viên là tổ chức và công ty hợp danh [27]. Theo Luật Doanh nghiệp (1999) thì khái niệm công ty không còn nguyên vẹn theo nghĩa truyền thống của nó nữa. Công ty có thể là doanh nghiệp do một người làm chủ sở hữu, tức là pháp luật Việt Nam thừa nhận sự 9
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tồn tại của công ty TNHH một thành viên cũng có nghĩa là phá vỡ ý nghĩa “liên kết” của công ty. Một thành viên là tổ chức có thể độc lập thành lập công ty, có tư cách pháp nhân [27]. Luật Doanh nghiệp (2005) không đưa ra định nghĩa chung về công ty mà đưa ra các khái niệm cụ thể của các loại hình công ty: công ty TNHH hai thành viên trở lên (Khoản 1, Điều 38), công ty TNHH một thành viên (Khoản 1, Điều 63), công ty cổ phần (khoản 1 Điều 77), công ty hợp danh [30]. Nhìn một cách khái quát thì “công ty” theo Luật Doanh nghiệp (2005) được quy định cụ thể rõ ràng hơn, bổ sung thêm loại hình công ty TNHH một thành viên là cá nhân. Đây là sự thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta cũng như xu thế phát triển doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Chính sự thay đổi này đã tạo ra cơ chế huy động vốn mềm dẻo, bảo đảm cho các thành phần kinh tế có thể tham gia một cách dễ dàng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn kinh doanh, góp phần xây dựng một nền kinh tế ổn định, bền vững. Do vậy, việc ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất không những chỉ bảo đảm sự công bằng về chế độ pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước mà còn đảm bảo sự công bằng về chế độ pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài. Xét về khía cạnh pháp lý, công ty theo Luật Doanh nghiệp (2005) có một số đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, công ty có thể do một hoặc hai chủ thể trở lên góp vốn thành lập, chủ thể ở đây là pháp nhân hoặc cá nhân. Công ty có thể là sự liên kết giữa liên kết giữa hai hay nhiều thể nhân với nhau, hoặc giữa thể nhân với pháp nhân, hoặc cũng có thể giữa các pháp nhân với nhau. Vấn dề này dường như làm người ta rất phân vân khi giải thích về công ty TNHH một thành viên. Nhiều quan điểm xem việc ra đời của hình thức công ty này là một hiện 10
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tượng ngoại lệ mà khó lý giải được từ phương diện lý thuyết, chí ít xuất phát từ đặc điểm thứ nhất mang tính nguyên tắc này. Điều đó làm cho người ta dễ lầm tưởng rằng công ty TNHH một thành viên không phản ánh được bản chất, đặc điểm của công ty, không thể coi là một loại hình công ty. Thứ hai, các thành viên phải góp một cái gì đó có tính chất tài sản vào công ty. Tài sản ở đây có thể là của cải như tiền, vàng, nhà cửa, ruộng đất hoặc có thể là công sức hay giá trị tinh thần (ví dụ: quyền sở hữu công ty, uy tín kinh doanh...). Tuy nhiên, nếu tất cả các thành viên đều chỉ góp công sức thôi thì không thể thành lập được công ty; cần phải có ít nhiều phần tài sản được đem đóng góp mới có thể thành lập được công ty. Thứ ba, các thành viên liên kết nhau lại để thành lập công ty với mục đích kiếm lời. Đây là dấu hiệu để phân biệt công ty với các tổ chức khác như hội từ thiện, các hội đoàn chuyên nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm mục đích phi kinh doanh. Những sự liên kết không nhằm mục đích kinh doanh được gọi là hiệp hội chứ không gọi là công ty. Ở Cộng hòa Liên bang Đức, các loại hội không có mục đích kinh doanh tuy được gọi là công ty nhưng đó đều là công ty dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự chứ không phải Bộ luật Thương mại [30]; [23]. 1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – một loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn Để hiểu rõ hơn về công ty TNHH một thành viên, trước hết cần tìm hiểu công ty TNHH truyền thống, có nghĩa là công ty TNHH nhiều thành viên, bởi công ty TNHH một thành viên là một biến tướng khá đặc biệt của công ty TNHH nhiều thành viên. Trên thế giới, người ta chia ra hai loại hình công ty phổ biến là: công ty đối nhân và công ty đối vốn. Công ty TNHH là một loại hình công ty đối vốn - lại hình mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của thành viên. Công ty TNHH xuất hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1892, sau đó được công nhận và phát triển 11
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha, các nước khác ở Châu Âu lục địa và Nam Mỹ. Từ đó đến này, các công ty TNHH phát triển rất nhanh chóng về mặt số lượng và trở thành một trong những loại hình công ty phổ biến nhất trên thế giới. Sự xuất hiện của loại hình công ty này đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh doanh đặt ra trên cả ba phương diện: Thứ nhất, trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, bên cạnh các công ty cổ phần có quy mô lớn trong xã hội, xuất hiện nhu cầu đầu tư vừa và nhỏ. Mô hình công ty cổ phần với quy chế pháp lý phức tạp và khắt khe tỏ ra không thích hợp với khuynh hướng đầu tư vừa và nhỏ, ít thành viên và nhất là các thành viên thường biết rõ về nhau, tin cậy lẫn nhau. Thứ hai, trong kinh doanh, các thương gia vừa muốn tận dụng khả năng “đối vốn” của công ty cổ phần đồng thời không muốn chịu những quy chế pháp lý khắt khe của công ty cổ phần. Họ muốn có một mô hình công ty mới giải quyết được mâu thuẫn đó. Thứ ba, các thành viên của công ty không muốn chịu trách nhiệm vô hạn như đối với công ty hợp danh. Công ty TNHH là mô hình liên kết mới đã ra đời, đáp ứng được 4 yêu cầu: quy mô nhỏ, số lượng thành viên ít, quy chế pháp lý đơn giản và chịu trách nhiệm hữu hạn. Nó đã kết hợp được ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty đối vốn với ưu điểm về sự quen biết nhau giữa các thành viên của công ty đối nhân, đồng thời khắc phục được nhược điểm về quy chế quản lý phức tạp của công ty đối vốn và nhược điểm của việc không phân chia được rủi ro trong công ty đối nhân. Điều đáng lưu ý là pháp luật các nước quy định tính chất của công ty TNHH không giống nhau. Ví dụ: Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức coi công ty TNHH là công ty đối vốn, nó là một pháp nhân hoạt động độc lập, các thành viên của công ty không có tư cách thương gia. Trong khi đó, Bộ luật 12
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thương mại Cộng hòa Pháp lại xếp công ty TNHH vào loại công ty đối nhân với lý do thành viên của công ty này thường quen biết nhau, tin cậy nhau giống như trong công ty đối nhân. Tuy vậy, khuynh hướng chung đều coi công ty TNHH là loại hình công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn vì bản thân nó vừa mang đặc trưng của một công ty đối nhân (các thành viên quen biết nhau), lại vừa có tính chất của công ty đối vốn (các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn của họ đóng góp vào công ty). Công ty TNHH có những đặc trưng cơ bản như sau: Thứ nhất, công ty TNHH là một pháp nhân độc lập. Địa vị pháp lý này quyết định chế độ trách nhiệm của công ty. Thứ hai, thành viên công ty không nhiều và thường là những người quen biết nhau. Thứ ba, vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau. Trong Điều lệ công ty phải ghi rõ vốn ban đầu. Nếu khi thành lập công ty mà các thành viên chưa đóng góp đủ phần vốn góp thì công ty bị coi là vô hiệu. Công ty phải bảo toàn vốn ban đầu. Nguyên tắc này thể hiện rõ trong quá trình góp vốn, sử dụng vốn và phân chia lợi nhuận để đảm bảo an toàn cho chủ nợ và cho những người góp vốn. Thứ tư, phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất khó chuyển nhượng ra bên ngoài. Như vậy, các thành viên công ty TNHH dù đã góp đủ phần vốn góp của mình vẫn không được cấp một thứ chứng khoán nào đồng thành lập công ty. Pháp luật các nước thường quy định như vậy vì trong công ty TNHH cũng như trong công ty hợp danh, sự tín nhiệm giữa các thành viên là một yếu tố quan trọng. Thành viên là những người quen biết nhau, tín nhiệm lẫn nhau. Nếu các thành viên được cấp chứng khoán về phần vốn góp của mình, họ sẽ có khả năng chuyển nhượng vốn góp này cho một 13
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 người xa lạ không quen biết. Phần vốn góp của các thành viên chỉ có thể được chuyển nhượng ra bên ngoài trong khuôn khổ những điều kiện do luật định. Ví dụ: phải được ¾ số thành viên đồng ý... Các thành viên của công ty có thể góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật. Nếu góp vốn bằng hiện vật thì phải xác định giá trị của chúng. Thứ năm, trong quá trình hoạt động, công ty TNHH không được phép công khai huy động vốn trong công chúng (không được phát hành cổ phiếu). Công ty TNHH một thành viên còn được gọi với tên khác là “công ty TNHH một chủ” (Tiếng Anh là Sole member limited liability company). Công ty TNHH một chủ ra đời là hệ quả pháp lý đặc biệt của quá trình phát triển của công ty TNHH khi toàn bộ tài sản của một công ty TNHH nhiều thành viên (vì những lý do khác nhau) đã chuyển vào tay một thành viên duy nhất. Ví dụ, khi một thành viên của công ty TNHH có hai thành viên chết, hoặc một thành viên ra khỏi công ty. Trong trường hợp này, nếu công ty đang hoạt động có hiệu quả, pháp luật nhiều nước cho phép công ty này tiếp tục tồn tại, không phải chuyển đổi hình thức, cũng như không bị phụ thuộc phải giải thể công ty. Như vậy, công ty TNHH từ chỗ có nhiều chủ sở hữu đã trở thành công ty chỉ có một chủ, từ chỗ có nhiều thành viên đã trở thành công ty chỉ có một thành viên. Sau này, trong quá trình phát triển, công ty TNHH một chủ đã được thành lập mới và không ngừng tăng lên về số lượng. Quan niệm về công ty TNHH một thành viên trên thế giới Quan niệm về công ty TNHH một thành viên ở các nước trên thế giới có sự khác biệt. Hệ thống pháp luật của Đức, Anh, Hoa Kỳ đều ghi nhận và có những quy định cụ thể về loại hình công ty TNHH một chủ. Luật Công ty TNHH của Cộng hòa Liên bang Đức đã định nghĩa: “Công ty TNHH do một hay nhiều người sáng lập trên cơ sở những quy định của Luật và theo đó có 14
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mục đích hoạt động được pháp luật cho phép” [22]. Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định: “Công ty có thể được thành lập trong những trường hợp do Luật định bằng hành vi ý chí của một người” [25]. Trong khi đó pháp luật Mỹ không đưa ra quan niệm cụ thể về công ty TNHH một thành viên mà chỉ quy định trong Luật Thương mại Mỹ: luật pháp cho phép thành lập công ty TNHH một chủ [26]. Như vậy, tính đặc thù của công ty TNHH một thành viên ở các nước trên thế giới so với các loại hình công ty nói chung đó là không có sự liên kết giữa hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để thành lập công ty, mà một cá nhân có thể độc lập thành lập công ty. Loại hình công ty này được pháp luật các nước thừa nhận xuất phát từ những lý do cơ bản sau: Thứ nhất, đó là một sự đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn kinh doanh. Sự xuất hiện của những “hợp đồng công ty giả cách” trong khi vốn của toàn bộ công ty thuộc về một người; hoặc trường hợp khác trong quá trình hoạt động vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho công ty TNHH chỉ còn một người hoặc trên thực tế, công ty TNHH một chủ đã tồn tại từ trước đó rất lâu một cách trá hình dưới nhiều hình thức... Do đó, cần phải thừa nhận chính thức loại hình công ty này về mặt pháp lý. Thứ hai, trong hệ thống kinh tế thị trường, chế độ TNHH tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh hạn chế rủi ro bằng cách chia sẻ trách nhiệm cho nhiều người. Chính chế độ TNHH này giúp các nhà kinh doanh mạnh dạn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào có lợi cho xã hội. Trường hợp phải chịu trách nhiệm vô hạn, họ không dám đầu tư vào những khu vực có rủi ro lớn và như vậy sẽ gây tổn hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Đây là lý do cơ bản nhất cho sự ra đời và phát triển của công ty TNHH một chủ. Thứ ba, việc thừa nhận loại hình công ty TNHH một chủ tạo điều kiện 15
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thuận lợi cho các cá nhân, pháp nhân lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. Loại hình công ty TNHH “mở” uyển chuyển này cho phép tăng cường tích tụ và tập trung tư bản, khả năng chuyển dịch vốn đầu tư mà không làm mất đi bản chất pháp lý của doanh nghiệp. Quan niệm công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam Pháp luật Việt Nam trước đây cũng không ghi nhận công ty TNHH một thành viên [27]. Bởi vì, ở giai đoạn này công ty vẫn được hiểu theo nghĩa truyền thống, gồm ba đặc trưng: sự liên kết của nhiều người thể hiện thông qua việc góp vốn bằng tài sản hoặc bằng giá trị tinh thần; sự liên kết phải thông qua một sự kiện pháp lý đó là hợp đồng thành lập công ty; mục đích của sự liên kết đó là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, trong ba điều kiện thì công ty TNHH một thành viên không thỏa mãn hai điều kiện, bởi vì, nếu chỉ có một cá nhân hay một tổ chức thì không thể thực hiện được hành vi “liên kết”, không thể có sự góp vốn vì vậy không thể chấp nhận một hợp đồng đơn phương chỉ có một bên tham gia. Đến Luật Doanh nghiệp (1999) thì quan niệm về công ty có sự thay đổi. Luật Doanh nghiệp (1999) quy định: “Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp” [28]. Theo Luật Doanh nghiệp (1999), số lượng thành viên công ty không nhất thiết phải từ hai thành viên trở lên như trước mà luật cho phép thành lập công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu (từ Điều 46 đến Điều 50). Đây là một điểm mới lần đầu tiên về công ty TNHH được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Trong thực tế thương mại nước ta tồn tại rất nhiều công ty TNHH trong 16
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đó có một số thành viên danh nghĩa vào danh sách thành viên sáng lập công ty để hợp pháp hóa việc thành lập công ty còn thực chất công ty chỉ có một chủ. Như vậy, dù pháp luật có thừa nhận hay không thì công ty TNHH một thành viên vẫn tồn tại và hoạt động trên thực tế. Luật Công ty trước đây không ngăn chặn việc thành lập công ty thuộc sở hữu của một chủ. Do đó, khi Luật Doanh nghiệp thừa nhận loại hình công ty này tức là đã đưa ra được giải pháp pháp lý đối với một vấn đề bức xúc trên thực tế, tạo nên một môi trường kinh doanh rõ ràng, minh bạch hơn. Để cụ thể hóa khái niệm “tổ chức” làm chủ sở hữu, Điều 14 Nghị Định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ quy định tổ chức là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên bao gồm 17 tổ chức khác nhau [11]. Sỡ dĩ pháp luật chỉ thừa nhận công ty TNHH một thành viên là tổ chức mà không thừa nhận công ty TNHH một thành viên là cá nhân bởi vì theo quan niệm của các nhà làm luật Việt Nam giai đoạn này thì những tổ chức này phải là một pháp nhân, có cơ cấu chặt chẽ, có tài sản độc lập với tài sản công ty. Sự tách bạch giữa tài sản công ty và tài sản của thành viên công ty là đặc điểm quan trọng thể hiện chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn họ góp vào công ty. Trong khi đó, nếu thành viên công ty là một cá nhân thì rất khó để phân tách đâu là tài sản công ty, đâu là tài sản cá nhân và chủ doanh nghiệp góp bao nhiêu vốn vào công ty. Mặt khác, trong suốt quá trình hoạt động của công ty sẽ dễ có sự chuyển dịch tài sản cá nhân – chủ sở hữu công ty và tài sản công ty. Hơn nữa, vào thời điểm này các nhà làm luật thấy không cần thiết phải thừa nhận loại hình công ty TNHH một thành viên là cá nhân vì trên thực tế khi một cá nhân muốn tham gia vào thị trường thì đã có loại hình doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, qua sáu năm thực thi Luật Doanh nghiệp, chúng ta thấy rõ một 17
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 số bất cập khi không ghi nhận loại hình công ty TNHH một thành viên là cá nhân. Trên thực tế, Luật Doanh nghiệp (1999) cũng đã gián tiếp thừa nhận mô hình công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu công ty. Tại Điều 111, Khoản 3 Luật Doanh nghiệp (1999) quy định “công ty phải giải thể nếu không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo luật định trong thời hạn sáu tháng liên tục” [28]. Điều đó có nghĩa là, khi một hoặc một số thành viên công ty chết hay mất tích mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế không được chấp nhận, hoặc khi thành viên công ty rút vốn, công ty vẫn được phép tồn tại trong vòng sáu tháng với một thành viên duy nhất. Đây là khoảng thời gian khá dài để cho công ty có thể thực hiện rất nhiều hoạt động kinh doanh, thực hiện các giao dịch làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác nhau giữa công ty với người lao động, giữa công ty với các chủ nợ hay người có liên quan. Theo Luật Doanh nghiệp (2005): “Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty” [30]. Như vậy, nếu trước đây công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu không được thừa nhận chính thức thì đến Luật Doanh nghiệp (2005) vấn đề này đã được ghi nhận rõ ràng với đầy đủ tư cách pháp nhân, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Luật Doanh nghiệp (2005) chính thức thừa nhận công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu là sự đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đời sống, đồng thời hòa nhập với xu hướng chung của pháp luật về công ty trên thế giới. 1.3. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty TNHH một thành viên có những đặc điểm cơ bản sau: 1.3.1. Thành viên công ty là một cá nhân hoặc một tổ chức Thành viên duy nhất này của công ty cũng chính là chủ sở hữu công ty. 18
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nếu như trước đây công ty TNHH một thành viên là một tổ chức thì bây giờ pháp luật nước ta đã thừa nhận chủ sở hữu công ty là một pháp nhân. Điều này phù hợp với chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời tạo ra môi trường pháp lý đa dạng và thuận lợi để cá nhân thành lập công ty riêng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế cũng như các quy định của Luật Doanh nghiệp. Chính sự thừa nhận này tạo ra ưu thế riêng cho công ty TNHH một thành viên so với loại hình doanh nghiệp tư nhân. 1.3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là pháp nhân Cá nhân hay tổ chức thành lập công ty TNHH một thành viên được coi là có tư cách pháp nhân, tức là đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện luật định, đó là: được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập [31, Điều 84]. Theo quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới, công ty TNHH một chủ được thừa nhận là pháp nhân vì có sự tách bạch về tài sản giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về pháp nhân chúng ta thấy: tài sản đem nhập vào công ty nói chung không còn thực quyền sở hữu của người góp tài sản, cũng không thuộc quyền sở hữu cộng đồng (sở hữu chung) của các thành viên nhưng cũng không là một vật vô chủ. Vậy ai là chủ của tài sản đó? Người chủ chính là người được quyền khai thác các tài sản do các thành viên đã đem góp vào công ty; sự khai thác nhằm đạt tới mục đích của các thành viên được ghi nhận trong khế ước khi thành lập công ty. Người chủ ấy là một chủ thể vô hình. Đó thực chất là một pháp nhân được tạo ra do khế ước thành lập công ty. Cho nên, danh từ công ty còn được dùng để chỉ pháp nhân này. Các luật gia quan niệm pháp nhân theo nhiều cách. Loại quan niệm thứ 19
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhất cho rằng, pháp nhân là “một chủ thể giả tưởng”. Bởi vì chỉ có người ta có hình hài, xương cốt - mới là chủ thể thực sự. Còn pháp nhân chỉ là một “cấu tạo giả tưởng” mang tính ước lệ của pháp luật. Pháp luật giả tưởng rằng, một tổ chức - do nhiều người hợp lại - cũng là một người; phải giả tưởng như vậy, để có một cái gì đó làm trụ cho những quyền và nghĩa vụ được công nhận cho tổ chức đó, mà không phải là của riêng một thành viên nào cả. Đó là pháp nhân, một người vô hình, do các thành viên hợp lại cấu thành và là người đại diện cho tất cả các thành viên. Loại quan điểm thứ hai, pháp nhân là một chủ thể thực sự. Theo thuyết này, khi một tổ chức, có hoạt động độc lập với ý chí, hoạt động của các thành viên thì tổ chức ấy là một chủ thể, có quyền lợi, có nghĩa vụ như một con người, tức là có nhân cách, nhân tính. Khác với hai quan niệm trên, loại hình quan niệm thứ ba đơn giản cho rằng, nếu một tổ chức có tài sản để theo đuổi mục đích của mình thì tổ chức đó là một pháp nhân. Pháp luật nước ta quy định các điều kiện để có tư cách pháp nhân như vậy là để góp phần tạo lập tư cách pháp lý độc lập và chế độ tự chịu trách nhiệm, nhất là trách nhiệm tài sản của các tổ chức, cá nhân đối với các hành vi pháp lý của mình. Khi thành lập công ty, chủ sở hữu là thành viên duy nhất của công ty phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn góp vốn cụ thể. Số vốn góp của chủ sở hữu được thể hiện trong Điều lệ của công ty. Trường hợp chủ sở hữu không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi như là nợ của cá nhân, tổ chức đó đối với công ty. Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp hoặc cam kết góp vào công ty, mọi nghĩa vụ phát sinh ngoài số vốn này thì không phải chịu trách nhiệm, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì chủ sở hữu phải 20
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 liên đới chịu trách nhiệm đối với công ty. Đây cũng chính là đặc điểm xuất phát từ chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty TNHH một thành viên. Như vậy, công ty TNHH một thành viên được ghi nhận là một pháp nhân, một chủ thể thực sự, theo đó, tài sản của công ty hoàn toàn độc lập với tài sản của thành viên công ty. Thời điểm ghi nhận công ty TNHH một thành viên là pháp nhân cũng là một vấn đề quan trọng. Theo quan niệm chung của giới học giả nhiều nước thì công ty được coi là có tư cách pháp nhân ngay sau khi những thể thức thành lập đã hoàn tất, không cứ là công ty đã được công bố hay chưa. Nói cách khác, pháp nhân của công ty phát sinh khi nó được thành lập xong mà không cần phải đợi đến lúc nó được công bố; sự công bố chỉ là giấy khai sinh, báo cho người thứ ba biết là công ty đã ra đời. Tuy nhiên, cũng không ít các văn bản pháp luật về công ty của các nước đã quy định rõ thời điểm phát sinh tư cách pháp nhân của công ty. Ví dụ: Luật Doanh nghiệp (2005) quy định cụ thể thời điểm phát sinh tư cách pháp nhân của công ty TNHH một thành viên là thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. “Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” [30]. Và như vậy, cho đến khi công ty TNHH một thành viên tan rã, pháp nhân lúc nào cũng là biểu tượng cho công ty, chịu nghĩa vụ và hưởng quyền lợi do pháp luật và hợp đồng mang lại. Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân, trước pháp lý, giống thể nhân về nhiều phương diện. Cũng như một thể nhân, công ty có tên, có chỗ ở (tức là trụ sở), có quốc tịch, có sản nghiệp, có năng lực pháp lý, tức là năng lực thực hiện những hành vi pháp lý. Tên công ty Công ty cũng như con người, phải được đặt tên để phân biệt công ty 21
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 này với công ty kia. Tên của công ty TNHH một thành viên phải ghi vào sổ đăng ký thương mại (ở Việt Nam gọi là phòng đăng ký kinh doanh) theo tên đã chọn. Khi đó, tên của công ty cũng được bảo vệ như thương danh của một thương gia thể nhân, không công ty nào khác được sử dụng tên gọi ấy. Việc thay đổi tên gọi của công ty TNHH một thành viên cũng được pháp luật quy định hết sức nghiêm ngặt (vì việc thay đổi tên gọi của công ty có thể gây những hậu quả xấu cho xã hội hay cho người thứ ba). Pháp luật của Pháp coi việc thay đổi tên gọi của công ty cũng tương đương với việc thay đổi điều lệ của công ty và phải đăng ký tên gọi mới vào sổ đăng bạ thương mại. Trụ sở Công ty TNHH một thành viên phải có trụ sở cũng như người ta phải có trú quán. Trụ sở là nơi đặt cơ sở của công ty, cho nên trụ sở được đặt ở đâu thì các cơ quan điều khiển và quản trị của công ty TNHH một thành viên phải ở đó. Quốc tịch Địa vị pháp lý của công ty TNHH một thành viên do pháp luật của nước mà công ty mang quốc tịch quyết định. Quốc tịch của công ty là mối liên hệ mặt pháp lý của công ty vào một quốc gia. Vấn đề quốc tịch của doanh nghiệp nói chung, của công ty TNHH một thành viên nói riêng ở Việt Nam cho đến này vẫn còn là một vấn đề còn nhiều tranh luận, chưa ngã ngũ, chưa được quy định một cách rõ ràng trong pháp luật. 1.3.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên được hiểu là số do thành viên góp và ghi vào Điều lệ công ty. Vốn điều lệ của công ty có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng 22
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu phát sinh các khoản nợ và ngoài tài sản khác của công ty thì chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp hoặc cam kết góp vào công ty chứ không phải đưa tài sản riêng của cá nhân, tổ chức ra để thanh toán các khoản nợ đó. Như vậy, trong công ty TNHH một thành viên, có sự phân tách tài sản giữa tài sản của công ty và tài sản của thành viên công ty. Đây là một đặc điểm cho phép phân biệt công ty TNHH một thành viên với doanh nghiệp tư nhân vốn được coi là một loại hình doanh nghiệp một chủ truyền thống. Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh. Trong doanh nghiệp tư nhân, không có sự tách bạch về tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và tài sản của chính doanh nghiệp tư nhân đó. 1.3.4. Không được phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy động vốn Luật Doanh nghiệp (2005) quy định rõ: “Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần” [30, Điều 63, Khoản 3]. Đây cũng là một đặc điểm chung của loại hình công ty TNHH có nhiều thành viên theo truyền thống. 1.3.5. Quyền của chủ sở hữu trong việc chuyển nhượng, rút vốn công ty bị hạn chế Một thông lệ chung của pháp luật các nước trên thế giới là đều có những quy định hạn chế quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên trong việc chuyển nhượng, rút vốn công ty. Luật Doanh nghiệp (2005) quy định chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển 23
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, nếu với hình thức khác thì chủ sở hữu phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác [30]. Đây có thể là một hạn chế nhằm cân đối so với doanh nghiệp tư nhân khi quy định TNHH là một lợi thế cho thành viên duy nhất của công ty. Việc hạn chế này là một điều cần thiết nhằm bảo vệ cho quyền lợi cho các chủ thể liên quan khi tham gia các quan hệ pháp luật với công ty TNHH một thành viên. Rõ ràng, khi một cá nhân là thành viên đồng thời là chủ sở hữu công ty, rất dễ dẫn tới sự chuyển dịch khối tài sản công ty thành tài sản riêng của cá nhân, trong khí đó anh ta chỉ phải chịu TNHH trong kinh doanh, pháp luật buộc phải có quy định nhằm tạo ra sự minh bạch trong vấn đề tài chính của công ty TNHH một thành viên cũng như ngăn ngừa trước những nguy cơ, hành vi làm dụng quyền để vi phạm pháp luật của chủ sở hữu công ty. 1.4. Vai trò của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Với khái niệm công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, Luật Doanh nghiệp (2005) đã ghi nhận vai trò quan trọng của công ty TNHH một thành viên. Trước hết công ty TNHH một thành viên ra đời góp phần khẳng định nguyên tắc cơ bản của công ty đó là tự do ý chí và tự do kinh doanh. Nguyên tắc tự do ý chí, tự do kinh doanh được xem là nền tảng cơ bản thể hiện bản chất pháp lý của công ty. Học thuyết tự do ý chí, tự do kinh doanh dựa trên nền tảng của tự do cá nhân, có ý nghĩa là không ai có thể ép buộc làm hay không làm một việc gì đó ngoài ý muốn của họ, không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một việc gì mà không xuất phát từ lợi ích của bản thân họ. Tuy nhiên, tự do cá nhân sẽ bị hạn chế trong lợi ích chung của cả cộng đồng, vì thế pháp luật đưa ra những quy định có tính bắt buộc để điều tiết các quan hệ cá nhân vì một lợi ích lớn hơn đó là sự tồn tại và phát triển của xã hội. 24
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Luật Doanh nghiệp (2005) ghi nhận quyền tự do thành lập công ty TNHH một thành viên do tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam giai đoạn này. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, người dân tự lo liệu cuộc sống của mình thông qua sự lựa chọn cách thức làm ăn đó là bước vào hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập công ty. Nhà nước với quyền lực được nhân dân giao cho, có trách nhiệm tạo ra môi trường pháp lý và cung cấp phương tiện, chỉ dẫn cách thức để từng cá nhân có thể đáp ứng được các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của mình. Công ty TNHH một thành viên sẽ giúp các tổ chức, cá nhân gia tăng lợi nhuận cũng được đáp ứng ngày một tốt hơn, con người trao đổi sản phẩm và phục vụ lẫn nhau [30]. Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy công ty TNHH một thành viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh mà pháp luật đã thừa nhận. Do vậy, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ loại hình công ty TNHH một thành viên bên cạnh các loại hình doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển ở Việt Nam. Mặt khác, công ty TNHH một thành viên đã khẳng định ưu thế của mình ở chế độ chịu trách nhiệm. Trong nền kinh tế thị trường, chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn phần nào giúp cho các nhà kinh doanh hạn chế rủi ro bằng cách chia sẻ trách nhiệm cho nhiều người, đồng thời giúp cho các nhà kinh doanh đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế nào có lợi cho cá nhân họ, có lợi cho xã hội. Trường hợp đầu tư kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm vô hạn thì họ sẽ không dám đầu từ vào những lĩnh vực, ngành nghề có rủi ro lớn và như vậy thì môi trường kinh doanh sẽ bị hạn chế, gây tổn hạn đến lợi ích chung của toàn xã hội. Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp rất tiện lợi cho chủ sở hữu công ty. Một cá nhân có thể lựa chọn phương thức thành lập 25
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 công ty TNHH một thành viên để tiến hành hoạt động kinh doanh mà không bắt buộc phải liên kết với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Điều này đáp ứng nguyện vọng của người kinh doanh muốn mình là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp và doanh nghiệp đó hoạt động theo quy chế của công ty TNHH một thành viên. Với mô hình này, nhà kinh doanh cảm thấy an toàn, phân tán được rủi ro, chuyển dịch vốn, hợp vốn dễ dàng với các chủ thể kinh doanh khác mà không làm mất đi bản chất pháp lý của doanh nghiệp. Do vậy, công ty TNHH một thành viên ngày càng được khuyến khích phát triển sẽ làm tăng khả năng lựa chọn loại hình doanh nghiệp, các cá nhân có thể tự mình độc lập thành lập công ty TNHH, có tư cách pháp nhân để tham gia vào thương trường. Điều này là một lợi thế vượt trội so với loại hình doanh nghiệp tư nhân.